Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 29/04: Những Giới Hạn – Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:24 28/04/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Ông Giu-đa, không phải Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian?” Đức Giê-su đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.”
Đó là lời Chúa
Ngẫu tượng
Lm. Minh Anh
14:21 28/04/2024
NGẪU TƯỢNG
“Thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với chúng ta!”.
“Tội thờ ngẫu tượng là tội tôn thờ bất cứ thứ gì chỉ nên được sử dụng, hoặc sử dụng Bất Cứ Thứ Gì chỉ nên được tôn thờ!”. Những lời của thánh Augustinô đưa J. McMath đến kết luận, “Điều mà tôi sẽ cho đi bất cứ thứ gì để có, và không nhận bất cứ thứ gì để mất; đó là Thiên Chúa của tôi. Tôi không bao giờ tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay tiết lộ một sự thật thú vị, rất hiển nhiên và khá bất ngờ. Rằng, con người luôn có xu hướng thờ ‘một thứ gì đó ít hơn Chúa!’, thờ ‘ngẫu tượng!’.
Tại Lystra, sau khi Phaolô chữa lành một người bại, một số người Lycaonia kết luận, “Thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với chúng ta!”. Họ gọi Phaolô và Barnaba là thần; đồng thời, định đem bò và hoa để tế hai ngài. Phaolô xé áo mình ra và nói, “Chúng tôi đây cũng chỉ là người phàm!” - bài đọc một. Thấy được xu hướng ‘ngẫu tượng’ nơi họ, Phaolô chỉ cho họ biết phải tôn thờ ai! Phải tôn thờ Chúa là Thiên Chúa và chỉ một mình Ngài, đừng thờ ‘một thứ gì đó ít hơn Chúa!’. Nói thay Phaolô, Thánh Vịnh đáp ca reo lên, “Xin đừng làm rạng rỡ chúng con, lạy Chúa, nhưng xin cho Danh Ngài rạng rỡ!”.
Phải, con người luôn bị cám dỗ tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Chúa! Một chủ nghĩa, một hệ tư tưởng, một thần tượng… có thể có một địa vị ‘gần như thần thánh’; và đôi khi, nó nhận được một lòng sùng bái lệch lạc vốn chỉ Thiên Chúa mới đáng có. Thờ ‘ngẫu tượng’ là tội căn bản, cội rễ mọi tội lỗi. Chính sức hấp dẫn của một thực thể nào đó, một con người nào đó, có thể là chất xúc tác để con người mọi thời coi nó như thần thánh. Theo lẽ thường, người Lycaonia sùng bái Phaolô và Barnaba. Họ chưa được soi sáng để điều chỉnh về các quan niệm đang có và các hành vi đang làm.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thừa nhận một nhu cầu cấp thiết mà các môn đệ của Ngài phải có. Đó là sự trợ giúp của Thánh Thần! Ngài nói, “Đấng Bảo Trợ sẽ dạy các con mọi điều và sẽ làm cho các con nhớ lại tất cả những gì Thầy đã nói với các con”. Chính Thánh Thần sẽ dẫn dắt để ngăn ngừa chúng ta khỏi rơi vào ‘ngẫu tượng’; giúp chúng ta đánh giá sâu sắc hơn về tương quan mỗi người phải có đối với Chúa Giêsu, đối với Thiên Chúa, trên hành trình mỗi người cùng Ngài tiến về ‘Nhà của Cha’.
Anh Chị em,
“Thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với chúng ta!”. Dẫu không la lên như người Lycaonia; nhưng khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là thần thánh hoá những gì làm vui thoả, dễ chịu. Nó dẫn chúng ta đến một lối sống buông thả khi thoả hiệp với các giá trị thế tục; đó là những ‘ngẫu tượng’ khiến chúng ta tròn xoe đôi mắt, thán phục, mê mải; mụ mẫm và ngơ khờ chạy theo. Thuyết tương đối và chủ nghĩa tiêu thụ đang âm thầm hoặc công khai quyến rũ. Nó đầy hấp lực và tinh tế khiến chúng ta buông mình dõi theo mà không hay biết; từ đó, vô tình phá đổ các giá trị cao đẹp và linh thánh. Thấy trước điều đó, Chúa Giêsu đã ban Thánh Thần, Thầy Dạy tâm linh. Ước gì bạn và tôi biết đón nhận và yêu quý Quà Tặng vô giá này; đồng thời, ngoan nguỳ với Ngài, hầu không dễ buông mình cho việc tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘ngẫu tượng’ thường làm con hao tổn, mệt mỏi và lầm lạc. Cho con ‘dễ dạy’ với Thánh Thần hầu chỉ tôn thờ một “Giêsu”, ‘Một Ai đó’ nhiều Chúa nhất!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với chúng ta!”.
“Tội thờ ngẫu tượng là tội tôn thờ bất cứ thứ gì chỉ nên được sử dụng, hoặc sử dụng Bất Cứ Thứ Gì chỉ nên được tôn thờ!”. Những lời của thánh Augustinô đưa J. McMath đến kết luận, “Điều mà tôi sẽ cho đi bất cứ thứ gì để có, và không nhận bất cứ thứ gì để mất; đó là Thiên Chúa của tôi. Tôi không bao giờ tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay tiết lộ một sự thật thú vị, rất hiển nhiên và khá bất ngờ. Rằng, con người luôn có xu hướng thờ ‘một thứ gì đó ít hơn Chúa!’, thờ ‘ngẫu tượng!’.
Tại Lystra, sau khi Phaolô chữa lành một người bại, một số người Lycaonia kết luận, “Thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với chúng ta!”. Họ gọi Phaolô và Barnaba là thần; đồng thời, định đem bò và hoa để tế hai ngài. Phaolô xé áo mình ra và nói, “Chúng tôi đây cũng chỉ là người phàm!” - bài đọc một. Thấy được xu hướng ‘ngẫu tượng’ nơi họ, Phaolô chỉ cho họ biết phải tôn thờ ai! Phải tôn thờ Chúa là Thiên Chúa và chỉ một mình Ngài, đừng thờ ‘một thứ gì đó ít hơn Chúa!’. Nói thay Phaolô, Thánh Vịnh đáp ca reo lên, “Xin đừng làm rạng rỡ chúng con, lạy Chúa, nhưng xin cho Danh Ngài rạng rỡ!”.
Phải, con người luôn bị cám dỗ tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Chúa! Một chủ nghĩa, một hệ tư tưởng, một thần tượng… có thể có một địa vị ‘gần như thần thánh’; và đôi khi, nó nhận được một lòng sùng bái lệch lạc vốn chỉ Thiên Chúa mới đáng có. Thờ ‘ngẫu tượng’ là tội căn bản, cội rễ mọi tội lỗi. Chính sức hấp dẫn của một thực thể nào đó, một con người nào đó, có thể là chất xúc tác để con người mọi thời coi nó như thần thánh. Theo lẽ thường, người Lycaonia sùng bái Phaolô và Barnaba. Họ chưa được soi sáng để điều chỉnh về các quan niệm đang có và các hành vi đang làm.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thừa nhận một nhu cầu cấp thiết mà các môn đệ của Ngài phải có. Đó là sự trợ giúp của Thánh Thần! Ngài nói, “Đấng Bảo Trợ sẽ dạy các con mọi điều và sẽ làm cho các con nhớ lại tất cả những gì Thầy đã nói với các con”. Chính Thánh Thần sẽ dẫn dắt để ngăn ngừa chúng ta khỏi rơi vào ‘ngẫu tượng’; giúp chúng ta đánh giá sâu sắc hơn về tương quan mỗi người phải có đối với Chúa Giêsu, đối với Thiên Chúa, trên hành trình mỗi người cùng Ngài tiến về ‘Nhà của Cha’.
Anh Chị em,
“Thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với chúng ta!”. Dẫu không la lên như người Lycaonia; nhưng khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là thần thánh hoá những gì làm vui thoả, dễ chịu. Nó dẫn chúng ta đến một lối sống buông thả khi thoả hiệp với các giá trị thế tục; đó là những ‘ngẫu tượng’ khiến chúng ta tròn xoe đôi mắt, thán phục, mê mải; mụ mẫm và ngơ khờ chạy theo. Thuyết tương đối và chủ nghĩa tiêu thụ đang âm thầm hoặc công khai quyến rũ. Nó đầy hấp lực và tinh tế khiến chúng ta buông mình dõi theo mà không hay biết; từ đó, vô tình phá đổ các giá trị cao đẹp và linh thánh. Thấy trước điều đó, Chúa Giêsu đã ban Thánh Thần, Thầy Dạy tâm linh. Ước gì bạn và tôi biết đón nhận và yêu quý Quà Tặng vô giá này; đồng thời, ngoan nguỳ với Ngài, hầu không dễ buông mình cho việc tôn thờ một thứ gì đó ít hơn Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘ngẫu tượng’ thường làm con hao tổn, mệt mỏi và lầm lạc. Cho con ‘dễ dạy’ với Thánh Thần hầu chỉ tôn thờ một “Giêsu”, ‘Một Ai đó’ nhiều Chúa nhất!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tâm sự người công chính
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
22:28 28/04/2024
TÂM SỰ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Nadarét, chàng Giuse thợ mộc
Đính hôn cùng thôn nữ Maria.
Rõ đẹp đôi, duyên thắm, tình mặn mà,
Hai quả tim chung nhịp lòng yêu Chúa.
Dạ canh cánh lời ngàn xưa đoan hứa:
Từ một gia đình trong đám Tuyển dân
Sẽ sinh ra Đấng Cứu độ gian trần,
Đôi bạn trẻ thầm ước mình được chọn.
Và này đây, đã đến thời làm trọn
Lời tiên báo, Gáp-ri-en xuống trần,
Bay vào tận Na-da-rét cô thôn,
Gặp vị hôn thê vẫn còn trinh nữ.
“Chào bà đầy ân sủng, lời thiên sứ.
Ơn Trên nay đã khấng tuyển chọn bà
Làm thân mẫu Con Thiên Chúa Ngôi Cha
Sinh Thánh Tử nhờ Thánh Thần can thiệp”.
Trí ngỡ ngàng, dạ khiêm nhu khôn xiết
Vẫn “xin vâng” giữa ngàn sóng hân hoan.
Rồi vội vã loan báo với phu quân,
Vừa chia sẻ, vừa ngừa ngăn nghi hoặc.
Chàng Giuse bỗng lâm vào trầm mặc:
“Không xong rồi ! Thiên Chúa đã nhúng tay.
Ái thê ta, Người giành hẳn từ đây,
Để thực thi chương trình bao nhiệm lạ.
Sống công chính, của ai thì phải trả :
Sao còn dám chạm vật thánh Trời Cao?
Con Thiên Chúa, chẳng lẽ nhận vơ vào,
Để thiên hạ tưởng lầm là quý tử?
Chuyện lạ này đem loan truyền tứ xứ
Nào có ai mà tin nổi được chăng?
Lấy đâu ra cho tường tận chứng bằng
Điều hi hữu, xưa rày chưa từng gặp?
Thôi mình cứ bỏ đi là thượng sách,
Dẫu lòng đau vì tan vỡ cuộc tình !
Để mặc Thiên Chúa, ta cứ làm thinh !
Tùy ý Người ra tay và định liệu !”
“Này Giuse, hãy nghe lời thánh triệu:
Đúng là Tối Cao Thiên Tử hóa thân,
Maria thụ thai bởi Thánh Thần,
Nhưng ông hãy cứ rước về làm vợ.
Còn thêm nhiệm vụ nữa, nào hãy nhớ:
Lấy phụ quyền đặt tên trẻ sơ sinh,
Để đưa nó vào dòng tộc của mình,
Hầu ứng nghiệm lời Thánh Kinh tiên báo.
Cứ để bàn dân thiên hạ kháo láo:
Vợ con ông đấy, cho yên cửa nhà.
Bày tỏ điều mầu nhiệm, chuyện còn xa !
Việc trước mắt, hãy giữ gìn Gia thất.
Maria son trẻ, cần dẫn dắt,
Ấu Chúa phải được chăm sóc bảo toàn !
Hỏi có bàn tay nào mạnh mẽ hơn?
Này Giuse, kíp tuân hành mệnh lệnh !”
Tháng 5-2024 Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế.
Thắc mắc, xin mời đọc tiếp
TÂM SỰ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
(Mt 1,18-24)
(đọc trong lễ Thánh Giuse ngày 19-03, vào ngày 18-12 mỗi năm và vào Chúa nhật IV Mùa Vọng năm A)
Văn bản Thánh Kinh
Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, Mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai, và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”. Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời Chúa đã phán xưa qua miệng ngôn sứ : “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy, và đón vợ về nhà.
Giải thích + Suy niệm
Nếu ai đã từng xem cuốn phim “Đức Giê-su thành Na-da-rét” của đạo diễn Franco Zeffirelli (sản xuất năm 1977) chắc còn nhớ phân cảnh Thánh Giu-se nằm mơ thấy Đức Ma-ri-a bị ném đá chết vì tội ngoại tình. Nếu không thì cũng đã có lần được xem một vở kịch diễn lại bài Tin Mừng hôm nay, trong đó có cảnh Thánh Giu-se khắc khoải, lo âu, dằn vặt, thậm chí xấu hổ, trước sự kiện Đức Ma-ri-a mang thai mà ông chẳng biết nguyên do. Đó là những tình tiết lâm ly, bi đát, đầy kịch tính, làm khán thính giả bồi hồi xúc động, nhưng có nằm trong nhãn giới của tác giả Tin Mừng chăng? Ngoài ra, ý tưởng “tố giác” (ám chỉ Giu-se nghi ngờ -mà nghi bậy- Ma-ri-a ngoại tình, hoang thai) nằm bên cạnh ý tưởng “công chính” (một danh hiệu vinh quang, hiếm người được Kinh Thánh trao tặng) đã khiến nhiều học giả phải lý luận vòng vo đủ cách, trưng dẫn bản văn đủ kiểu để hòa hợp hai ý tưởng này. Tất cả những cái đó, theo các nhà chú giải hiện đại, là do cách dịch chưa đúng về một vài từ ngữ trong văn bản.
1. Khúc mắc tâm tư.
Mở đầu bản văn bằng câu “Đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô” và bằng chi tiết “Trước khi hai ông bà về chung sống, Ma-ri-a đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”, Mát-thêu đã muốn chứng minh cho độc giả Do-thái của mình thấy làm sao Đấng Cứu Thế sinh ra thiếu cha trần gian mà vẫn thuộc về dòng dõi Do-thái và con cháu Đa-vít được (trong lúc Lc 1,26-38 thì chỉ trình bày mầu nhiệm cưu mang đồng trinh cho độc giả lương dân hiểu). Việc lạ lùng này, chắc hẳn Đức Ma-ri-a đã tỏ lộ cho người bạn đời yêu quý (bà chị họ Ê-li-sa-bét mà còn được biết nữa là, vì thiên thần đâu có cấm Ma-ri-a tiết lộ : x. Lc 1,39-45). Với hai lý do : cho ông chia sẻ niềm vui và vinh dự của bà là được chọn làm mẹ Con Đấng Tối Cao, hai là để Giu-se khỏi suy nghĩ lung tung dông dài, nhất là rồi đây Ma-ri-a sẽ vắng nhà nhiều tháng. Ngoài ra, việc Mát-thêu khẳng định đầy đủ sự kiện nhiệm mầu ấy ngay từ đầu bài Tin Mừng (ông chẳng viết đơn giản : “Ma-ri-a đã có thai”) hàm ý Giu-se đã biết rõ công chuyện. Thế nhưng việc tỏ lộ này đặt ông vào một hoàn cảnh khó xử.
Theo nhiều nhà chú giải Công Giáo hiện đại, khi kết hôn với nhau, hai ông bà chắc dự tính sẽ có con với nhau một cách bình thường (Cựu Ước luôn cho hôn nhân là tốt đẹp và con cái là hồng ân cao cả, còn vô sinh vô hậu là tủi nhục lớn lao), đồng thời cầu mong con họ sẽ được Thiên Chúa chọn làm Đấng Thiên Sai (Mê-si-a) như bao mộng ước của mọi gia đình và mọi thiếu nữ Do-thái thời đó. Thế nhưng, đang lúc chưa chung sống như vợ chồng, Ma-ri-a đã được sứ thần báo tin cho biết Thiên Chúa đã chọn bà làm mẹ Đấng Thiên Sai, nhưng bà sẽ sinh con một cách nhiệm lạ -do quyền năng Chúa Thánh Thần- vì thai nhi đó chính là Con Thiên Chúa ! Đây là điều mà Cựu Ước cũng như hai ông bà không thể ngờ nổi.
Đứng trước mầu nhiệm cao cả này, Giu-se đâm băn khoăn. Từ nay, Thiên Chúa đã can thiệp vào mối dây liên hệ của đôi bạn, đã sử dụng Ma-ri-a như phương tiện để thực hiện kế hoạch lớn lao của Người. Từ nay Ma-ri-a đã trở thành một vật thánh, thuộc quyền sở hữu của Đấng Tối Cao. Giu-se tự nghĩ mình không có quyền động đến nàng nữa. Và dù không động đến nhưng nếu tiếp tục chung sống trong một nhà, tới lúc con nàng sinh ra, chắc thiên hạ sẽ nói là con của đôi bạn. Để cho ai nấy lầm tưởng như thế là một sự bất công với Thiên Chúa, vì Hài nhi là con của Người mà. Công bố chuyện này cho thiên hạ ư? Ai mà tin nổi ! Có dấu chứng nào? Vả lại Thiên Chúa đâu đã tỏ ý định hãy loan truyền điều ấy cho bá tánh ! Thế là Giu-se dự tính ra đi, ra đi âm thầm, để mặc Thiên Chúa đích thân giải quyết mọi chuyện. Ông xử sự như bao người công chính trong Cựu Ước là run khiếp trước sự hiện diện của Đức Chúa và không dám đoạt lấy một thành quả bởi tay Người. Vả lại, hiểu cách tự nhiên tức thời, công chính, công bình -hay just, juste trong tiếng Anh tiếng Pháp- có nghĩa là của ai thì trả cho người ấy, không vi phạm quyền lợi và sở hữu của tha nhân. Chính cách dịch mới : “Giu-se là người công chính và không muốn tiết lộ chuyện bà” hoàn toàn hỗ trợ cho lối giải thích vừa nói trên đây. Từ Hy-lạp dùng ở đây là “deigmatisai”, tương đương với từ “paradeigmatisai”. Nhưng trong lúc “paradeigmatisai” có nghĩa là “tố giác, bêu nhục” thì “deigmatisai” lại chỉ có nghĩa là “tiết lộ, bày tỏ”, theo Giáo phụ Origène, Giám mục Eusèbe de Césarée và Linh mục Paul Joüon, SJ, thành viên Viện Kinh thánh Giáo hoàng, tác giả cuốn “L’Évangile de Notre-Seigneur Jésus-Christ, traduction et commentaire du texte grec tenant compte du substrat sémitique” (Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô, dịch và chú giải bản văn Hy-lạp, có lưu ý tới ảnh hưởng của tiếng Xê-mít).
Lối giải thích cho rằng Giu-se công chính chiếu luật (vâng lời Lề luật) là không ổn, vì chả có luật nào buộc phải ly dị hôn thê mới bị coi như là ngoại tình cả (x. Đnl 22,13-21.23-27 chỉ liên hệ tới hôn nhân hoàn hợp, như Đnl 24,1 làm chứng). Đàng khác, nếu âm thầm ly dị Ma-ri-a, thì Giu-se lại càng bất tuân Lề luật, vì chứng thư ly dị chỉ có giá trị pháp lý khi mang tính cách chính thức công khai (Đệ Nhị Luật có nói đến việc ly dị tổ chức ở cửa thành). Thành ra đây là sự công chính tôn giáo, sự công chính đòi hỏi Giu-se tôn trọng công trình Thiên Chúa nơi Ma-ri-a và cấm ông không được đoạt lấy công lao của một hành động thần linh.
2. Gỡ mối tơ vò.
“Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông”. Thiên Chúa cuối cùng đã can thiệp : “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng sợ [Hy ngữ: phobethes] đón Ma-ri-a vợ ông về”. Đến đây, các nhà chú giải hiện nay đề nghị cách dịch khác cho từ Hy-lạp gar mà xưa nay vẫn chỉ dịch là “vì” (“Vì người con bà cưu mang…”) và cho từ Hy-lạp dé mà xưa nay vẫn chỉ dịch là “và” (“và ông phải đặt tên…”). Từ “gar” còn có nghĩa : “vì vẫn biết, quả thật, hẳn nhiên, phải rồi”, và thường gặp trong Tân Ước (x. Mt 18,7; 1Cr 9,19; 1Tx 2,20…); từ “dé” cũng còn có nghĩa “nhưng” : “Vì vẫn biết/hẳn nhiên người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai, nhưng ông phải đặt tên con trẻ”. Từ “vẫn biết/hẳn nhiên” nói lên một sự thật mà Giu-se đã rõ (nên đây không có chuyện thiên thần mặc khải mầu nhiệm cưu mang đồng trinh cho ông lúc này). Ma-ri-a sẽ sinh con, “nhưng” Giu-se sẽ đặt tên cho con trẻ. Đặt tên (quyền của người cha theo pháp luật Do-thái) là thừa nhận kẻ được đặt tên như con của mình. Rồi con đẻ hay con nuôi đều có giá trị như nhau trước Do-thái pháp luật, nghĩa là con nuôi cũng hoàn toàn thuộc về dòng dõi cha nuôi với mọi quyền lợi và nghĩa vụ y như con đẻ. Cách giải quyết của Thiên Chúa thật tài tình : lợi dụng một điều khoản trong luật pháp Do-thái (con nuôi # con đẻ, mà chắc Người đã từ lâu xui khiến cho có), Thiên Chúa hoàn tất lời Thánh Kinh : Đấng Thiên Sai sẽ thuộc dòng dõi Đa-vít dù là con của một trinh nữ, với Thiên Chúa là Cha.
Còn một lý do thực tế : cần phải tạm thời che giấu mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể (khó chấp nhận khi chưa có ngôn hành khẳng định của chính Đức Giê-su) bằng cách để thiên hạ lầm tưởng Giu-se là cha đẻ của Người. Sự hiện diện của Thánh Giu-se trong ngôi nhà Na-da-rét còn cần thiết để bảo vệ thanh danh Đức Trinh Nữ cũng như để chăm sóc nuôi dưỡng Ấu Chúa và Mẹ Người.
Đến đây, ta có thể hiểu rõ thêm nữa về sự công chính của Thánh Giu-se : đó là sự thức tỉnh nội tâm đối với Thiên Chúa, một sự thức tỉnh vốn giúp ngài có khả năng đón nhận và hiểu rõ sứ điệp, dẫn ngài tức khắc tới chỗ vâng phục. Dẫu cho đến nay ngài đã bối rối trước các chọn lựa khác nhau của mình, giờ đây ngài biết đâu là đường lối hành động đúng đắn. Là một người công chính, ngài vâng theo các mệnh lệnh Thiên Chúa truyền dạy.
3. Hiểu ra mầu nhiệm.
“Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ: ‘Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta’. Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy, và đón vợ về nhà”. Vậy là bên cạnh Đức Ma-ri-a, bà Ê-li-sa-bét, Thánh Giu-se nay cũng hiểu : vừa là con Thiên Chúa, vừa là con loài người, Đức Giê-su đúng là Em-ma-nu-en thật (x. Is 7,14). Ngay cả cho dù không thực sự mang cái tên độc đáo này, Người vẫn là Em-ma-nu-en, như toàn bộ Tin Mừng sẽ cố gắng minh chứng, là Thiên-Chúa-ở-cùng-nhân-loại trong chính bản thân Người. Hai bản tính trong một ngôi vị này khiến Người có thể đền tội xứng đáng, đầy đủ cho chúng ta và nhất là có thể thần hóa chúng ta, làm chúng ta nên con Thiên Chúa, thông phần bản tính Người : “Con Thiên Chúa đã làm người để biến chúng ta thành Thiên Chúa” (thánh Athanasiô), “Thiên Chúa đã làm người, để biến chúng ta thành thần linh” (thánh Irênê). (Tương tự chúng ta vì là vật chất và tinh thần nên có thể tinh thần hóa vật chất vậy.
Tgp Huế
Nadarét, chàng Giuse thợ mộc
Đính hôn cùng thôn nữ Maria.
Rõ đẹp đôi, duyên thắm, tình mặn mà,
Hai quả tim chung nhịp lòng yêu Chúa.
Dạ canh cánh lời ngàn xưa đoan hứa:
Từ một gia đình trong đám Tuyển dân
Sẽ sinh ra Đấng Cứu độ gian trần,
Đôi bạn trẻ thầm ước mình được chọn.
Và này đây, đã đến thời làm trọn
Lời tiên báo, Gáp-ri-en xuống trần,
Bay vào tận Na-da-rét cô thôn,
Gặp vị hôn thê vẫn còn trinh nữ.
“Chào bà đầy ân sủng, lời thiên sứ.
Ơn Trên nay đã khấng tuyển chọn bà
Làm thân mẫu Con Thiên Chúa Ngôi Cha
Sinh Thánh Tử nhờ Thánh Thần can thiệp”.
Trí ngỡ ngàng, dạ khiêm nhu khôn xiết
Vẫn “xin vâng” giữa ngàn sóng hân hoan.
Rồi vội vã loan báo với phu quân,
Vừa chia sẻ, vừa ngừa ngăn nghi hoặc.
Chàng Giuse bỗng lâm vào trầm mặc:
“Không xong rồi ! Thiên Chúa đã nhúng tay.
Ái thê ta, Người giành hẳn từ đây,
Để thực thi chương trình bao nhiệm lạ.
Sống công chính, của ai thì phải trả :
Sao còn dám chạm vật thánh Trời Cao?
Con Thiên Chúa, chẳng lẽ nhận vơ vào,
Để thiên hạ tưởng lầm là quý tử?
Chuyện lạ này đem loan truyền tứ xứ
Nào có ai mà tin nổi được chăng?
Lấy đâu ra cho tường tận chứng bằng
Điều hi hữu, xưa rày chưa từng gặp?
Thôi mình cứ bỏ đi là thượng sách,
Dẫu lòng đau vì tan vỡ cuộc tình !
Để mặc Thiên Chúa, ta cứ làm thinh !
Tùy ý Người ra tay và định liệu !”
“Này Giuse, hãy nghe lời thánh triệu:
Đúng là Tối Cao Thiên Tử hóa thân,
Maria thụ thai bởi Thánh Thần,
Nhưng ông hãy cứ rước về làm vợ.
Còn thêm nhiệm vụ nữa, nào hãy nhớ:
Lấy phụ quyền đặt tên trẻ sơ sinh,
Để đưa nó vào dòng tộc của mình,
Hầu ứng nghiệm lời Thánh Kinh tiên báo.
Cứ để bàn dân thiên hạ kháo láo:
Vợ con ông đấy, cho yên cửa nhà.
Bày tỏ điều mầu nhiệm, chuyện còn xa !
Việc trước mắt, hãy giữ gìn Gia thất.
Maria son trẻ, cần dẫn dắt,
Ấu Chúa phải được chăm sóc bảo toàn !
Hỏi có bàn tay nào mạnh mẽ hơn?
Này Giuse, kíp tuân hành mệnh lệnh !”
Tháng 5-2024 Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế.
Thắc mắc, xin mời đọc tiếp
TÂM SỰ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
(Mt 1,18-24)
(đọc trong lễ Thánh Giuse ngày 19-03, vào ngày 18-12 mỗi năm và vào Chúa nhật IV Mùa Vọng năm A)
Văn bản Thánh Kinh
Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, Mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai, và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”. Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời Chúa đã phán xưa qua miệng ngôn sứ : “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy, và đón vợ về nhà.
Giải thích + Suy niệm
Nếu ai đã từng xem cuốn phim “Đức Giê-su thành Na-da-rét” của đạo diễn Franco Zeffirelli (sản xuất năm 1977) chắc còn nhớ phân cảnh Thánh Giu-se nằm mơ thấy Đức Ma-ri-a bị ném đá chết vì tội ngoại tình. Nếu không thì cũng đã có lần được xem một vở kịch diễn lại bài Tin Mừng hôm nay, trong đó có cảnh Thánh Giu-se khắc khoải, lo âu, dằn vặt, thậm chí xấu hổ, trước sự kiện Đức Ma-ri-a mang thai mà ông chẳng biết nguyên do. Đó là những tình tiết lâm ly, bi đát, đầy kịch tính, làm khán thính giả bồi hồi xúc động, nhưng có nằm trong nhãn giới của tác giả Tin Mừng chăng? Ngoài ra, ý tưởng “tố giác” (ám chỉ Giu-se nghi ngờ -mà nghi bậy- Ma-ri-a ngoại tình, hoang thai) nằm bên cạnh ý tưởng “công chính” (một danh hiệu vinh quang, hiếm người được Kinh Thánh trao tặng) đã khiến nhiều học giả phải lý luận vòng vo đủ cách, trưng dẫn bản văn đủ kiểu để hòa hợp hai ý tưởng này. Tất cả những cái đó, theo các nhà chú giải hiện đại, là do cách dịch chưa đúng về một vài từ ngữ trong văn bản.
1. Khúc mắc tâm tư.
Mở đầu bản văn bằng câu “Đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô” và bằng chi tiết “Trước khi hai ông bà về chung sống, Ma-ri-a đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần”, Mát-thêu đã muốn chứng minh cho độc giả Do-thái của mình thấy làm sao Đấng Cứu Thế sinh ra thiếu cha trần gian mà vẫn thuộc về dòng dõi Do-thái và con cháu Đa-vít được (trong lúc Lc 1,26-38 thì chỉ trình bày mầu nhiệm cưu mang đồng trinh cho độc giả lương dân hiểu). Việc lạ lùng này, chắc hẳn Đức Ma-ri-a đã tỏ lộ cho người bạn đời yêu quý (bà chị họ Ê-li-sa-bét mà còn được biết nữa là, vì thiên thần đâu có cấm Ma-ri-a tiết lộ : x. Lc 1,39-45). Với hai lý do : cho ông chia sẻ niềm vui và vinh dự của bà là được chọn làm mẹ Con Đấng Tối Cao, hai là để Giu-se khỏi suy nghĩ lung tung dông dài, nhất là rồi đây Ma-ri-a sẽ vắng nhà nhiều tháng. Ngoài ra, việc Mát-thêu khẳng định đầy đủ sự kiện nhiệm mầu ấy ngay từ đầu bài Tin Mừng (ông chẳng viết đơn giản : “Ma-ri-a đã có thai”) hàm ý Giu-se đã biết rõ công chuyện. Thế nhưng việc tỏ lộ này đặt ông vào một hoàn cảnh khó xử.
Theo nhiều nhà chú giải Công Giáo hiện đại, khi kết hôn với nhau, hai ông bà chắc dự tính sẽ có con với nhau một cách bình thường (Cựu Ước luôn cho hôn nhân là tốt đẹp và con cái là hồng ân cao cả, còn vô sinh vô hậu là tủi nhục lớn lao), đồng thời cầu mong con họ sẽ được Thiên Chúa chọn làm Đấng Thiên Sai (Mê-si-a) như bao mộng ước của mọi gia đình và mọi thiếu nữ Do-thái thời đó. Thế nhưng, đang lúc chưa chung sống như vợ chồng, Ma-ri-a đã được sứ thần báo tin cho biết Thiên Chúa đã chọn bà làm mẹ Đấng Thiên Sai, nhưng bà sẽ sinh con một cách nhiệm lạ -do quyền năng Chúa Thánh Thần- vì thai nhi đó chính là Con Thiên Chúa ! Đây là điều mà Cựu Ước cũng như hai ông bà không thể ngờ nổi.
Đứng trước mầu nhiệm cao cả này, Giu-se đâm băn khoăn. Từ nay, Thiên Chúa đã can thiệp vào mối dây liên hệ của đôi bạn, đã sử dụng Ma-ri-a như phương tiện để thực hiện kế hoạch lớn lao của Người. Từ nay Ma-ri-a đã trở thành một vật thánh, thuộc quyền sở hữu của Đấng Tối Cao. Giu-se tự nghĩ mình không có quyền động đến nàng nữa. Và dù không động đến nhưng nếu tiếp tục chung sống trong một nhà, tới lúc con nàng sinh ra, chắc thiên hạ sẽ nói là con của đôi bạn. Để cho ai nấy lầm tưởng như thế là một sự bất công với Thiên Chúa, vì Hài nhi là con của Người mà. Công bố chuyện này cho thiên hạ ư? Ai mà tin nổi ! Có dấu chứng nào? Vả lại Thiên Chúa đâu đã tỏ ý định hãy loan truyền điều ấy cho bá tánh ! Thế là Giu-se dự tính ra đi, ra đi âm thầm, để mặc Thiên Chúa đích thân giải quyết mọi chuyện. Ông xử sự như bao người công chính trong Cựu Ước là run khiếp trước sự hiện diện của Đức Chúa và không dám đoạt lấy một thành quả bởi tay Người. Vả lại, hiểu cách tự nhiên tức thời, công chính, công bình -hay just, juste trong tiếng Anh tiếng Pháp- có nghĩa là của ai thì trả cho người ấy, không vi phạm quyền lợi và sở hữu của tha nhân. Chính cách dịch mới : “Giu-se là người công chính và không muốn tiết lộ chuyện bà” hoàn toàn hỗ trợ cho lối giải thích vừa nói trên đây. Từ Hy-lạp dùng ở đây là “deigmatisai”, tương đương với từ “paradeigmatisai”. Nhưng trong lúc “paradeigmatisai” có nghĩa là “tố giác, bêu nhục” thì “deigmatisai” lại chỉ có nghĩa là “tiết lộ, bày tỏ”, theo Giáo phụ Origène, Giám mục Eusèbe de Césarée và Linh mục Paul Joüon, SJ, thành viên Viện Kinh thánh Giáo hoàng, tác giả cuốn “L’Évangile de Notre-Seigneur Jésus-Christ, traduction et commentaire du texte grec tenant compte du substrat sémitique” (Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô, dịch và chú giải bản văn Hy-lạp, có lưu ý tới ảnh hưởng của tiếng Xê-mít).
Lối giải thích cho rằng Giu-se công chính chiếu luật (vâng lời Lề luật) là không ổn, vì chả có luật nào buộc phải ly dị hôn thê mới bị coi như là ngoại tình cả (x. Đnl 22,13-21.23-27 chỉ liên hệ tới hôn nhân hoàn hợp, như Đnl 24,1 làm chứng). Đàng khác, nếu âm thầm ly dị Ma-ri-a, thì Giu-se lại càng bất tuân Lề luật, vì chứng thư ly dị chỉ có giá trị pháp lý khi mang tính cách chính thức công khai (Đệ Nhị Luật có nói đến việc ly dị tổ chức ở cửa thành). Thành ra đây là sự công chính tôn giáo, sự công chính đòi hỏi Giu-se tôn trọng công trình Thiên Chúa nơi Ma-ri-a và cấm ông không được đoạt lấy công lao của một hành động thần linh.
2. Gỡ mối tơ vò.
“Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông”. Thiên Chúa cuối cùng đã can thiệp : “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng sợ [Hy ngữ: phobethes] đón Ma-ri-a vợ ông về”. Đến đây, các nhà chú giải hiện nay đề nghị cách dịch khác cho từ Hy-lạp gar mà xưa nay vẫn chỉ dịch là “vì” (“Vì người con bà cưu mang…”) và cho từ Hy-lạp dé mà xưa nay vẫn chỉ dịch là “và” (“và ông phải đặt tên…”). Từ “gar” còn có nghĩa : “vì vẫn biết, quả thật, hẳn nhiên, phải rồi”, và thường gặp trong Tân Ước (x. Mt 18,7; 1Cr 9,19; 1Tx 2,20…); từ “dé” cũng còn có nghĩa “nhưng” : “Vì vẫn biết/hẳn nhiên người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai, nhưng ông phải đặt tên con trẻ”. Từ “vẫn biết/hẳn nhiên” nói lên một sự thật mà Giu-se đã rõ (nên đây không có chuyện thiên thần mặc khải mầu nhiệm cưu mang đồng trinh cho ông lúc này). Ma-ri-a sẽ sinh con, “nhưng” Giu-se sẽ đặt tên cho con trẻ. Đặt tên (quyền của người cha theo pháp luật Do-thái) là thừa nhận kẻ được đặt tên như con của mình. Rồi con đẻ hay con nuôi đều có giá trị như nhau trước Do-thái pháp luật, nghĩa là con nuôi cũng hoàn toàn thuộc về dòng dõi cha nuôi với mọi quyền lợi và nghĩa vụ y như con đẻ. Cách giải quyết của Thiên Chúa thật tài tình : lợi dụng một điều khoản trong luật pháp Do-thái (con nuôi # con đẻ, mà chắc Người đã từ lâu xui khiến cho có), Thiên Chúa hoàn tất lời Thánh Kinh : Đấng Thiên Sai sẽ thuộc dòng dõi Đa-vít dù là con của một trinh nữ, với Thiên Chúa là Cha.
Còn một lý do thực tế : cần phải tạm thời che giấu mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể (khó chấp nhận khi chưa có ngôn hành khẳng định của chính Đức Giê-su) bằng cách để thiên hạ lầm tưởng Giu-se là cha đẻ của Người. Sự hiện diện của Thánh Giu-se trong ngôi nhà Na-da-rét còn cần thiết để bảo vệ thanh danh Đức Trinh Nữ cũng như để chăm sóc nuôi dưỡng Ấu Chúa và Mẹ Người.
Đến đây, ta có thể hiểu rõ thêm nữa về sự công chính của Thánh Giu-se : đó là sự thức tỉnh nội tâm đối với Thiên Chúa, một sự thức tỉnh vốn giúp ngài có khả năng đón nhận và hiểu rõ sứ điệp, dẫn ngài tức khắc tới chỗ vâng phục. Dẫu cho đến nay ngài đã bối rối trước các chọn lựa khác nhau của mình, giờ đây ngài biết đâu là đường lối hành động đúng đắn. Là một người công chính, ngài vâng theo các mệnh lệnh Thiên Chúa truyền dạy.
3. Hiểu ra mầu nhiệm.
“Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ: ‘Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta’. Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy, và đón vợ về nhà”. Vậy là bên cạnh Đức Ma-ri-a, bà Ê-li-sa-bét, Thánh Giu-se nay cũng hiểu : vừa là con Thiên Chúa, vừa là con loài người, Đức Giê-su đúng là Em-ma-nu-en thật (x. Is 7,14). Ngay cả cho dù không thực sự mang cái tên độc đáo này, Người vẫn là Em-ma-nu-en, như toàn bộ Tin Mừng sẽ cố gắng minh chứng, là Thiên-Chúa-ở-cùng-nhân-loại trong chính bản thân Người. Hai bản tính trong một ngôi vị này khiến Người có thể đền tội xứng đáng, đầy đủ cho chúng ta và nhất là có thể thần hóa chúng ta, làm chúng ta nên con Thiên Chúa, thông phần bản tính Người : “Con Thiên Chúa đã làm người để biến chúng ta thành Thiên Chúa” (thánh Athanasiô), “Thiên Chúa đã làm người, để biến chúng ta thành thần linh” (thánh Irênê). (Tương tự chúng ta vì là vật chất và tinh thần nên có thể tinh thần hóa vật chất vậy.
Tgp Huế
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bốn giám mục Đức chọn không tham gia ‘Hội đồng đồng nghị’ đang gây tranh cãi
Vũ Văn An
14:09 28/04/2024
Trên Crux ngày 26 tháng 4 năm 2024, Elise Ann Allen đưa tin: Trong bối cảnh đang diễn ra qua lại giữa Vatican và hội đồng giám mục Đức về một cơ quan giáo hội mới gây tranh cãi, bốn vị giáo phẩm của nước này đã từ chối tham gia vào diễn trình, thay vào đó quyết định chờ chỉ đạo từ Rome.
Trong một tuyên bố cùng một lúc vào ngày 24 tháng 4, Đức Giám Mục Gregor Maria Franz Hanke của Eichstätt, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Cologne, Đức Giám Mục Stefan Oster của Passau và Đức Giám Mục Rudolf Voderholzer của Regensburg cho biết các ngài mong muốn “tiếp tục tiến bước trên con đường hướng tới một Giáo hội đồng nghị hơn trong sự hòa hợp với Giáo Hội hoàn vũ.”
Các ngài muốn đề cập đến Thượng hội đồng Giám mục đang diễn ra của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tính Đồng nghị, được phát động vào năm 2021 và dự kiến kết thúc vào tháng 10 này với cuộc họp mặt thứ hai tại Rome, và đề cập đến một số vấn đề tương tự như tiến trình đồng nghị toàn quốc của chính Đức, được gọi là “Con đường đồng nghị”.
Trong tuyên bố của các ngài, Hanke, Woelki, Oster và Voderholzer nói rằng sự phản đối của Vatican đối với Con đường đồng nghị Đức đã nhiều lần làm rõ rằng một Hội đồng đồng nghị, một cơ quan cai quản mới cho giáo hội ở Đức bao gồm cả giám mục lẫn giáo dân, là không thể chấp nhận được.
Cụ thể, các ngài cho biết Hội đồng đồng nghị, “như đã được dự tính và xây dựng trong nghị quyết của Con đường đồng nghị, không tương thích với hiến chế bí tích của Giáo hội”.
Trên cơ sở này, các giám mục cho biết các ngài “vẫn không muốn tham gia” vào một Ủy ban đồng nghị đặc biệt, với mục tiêu chính thức thành lập Hội đồng đồng nghị, và các quy chế đã được thiết lập để bỏ phiếu vào đầu năm nay, cho đến khi cuộc bỏ phiếu bị tạm dừng theo yêu cầu của Vatican.
Bốn giám mục đã ký vào tuyên bố cũng nêu nghi ngờ về tư cách của Hội đồng Giám mục Đức làm nhà tài trợ chính thức của Ủy ban đồng nghị, vì bốn thành viên của Hội đồng không ủng hộ tổ chức này.
Theo tuyên bố, bốn giám mục được đề cập cho biết các ngài “trước tiên sẽ chờ đợi ngày kết thúc của Thượng hội đồng Giám mục và kết quả của nó để sau đó quyết định xem các bước thực hiện hướng tới một Giáo hội đồng nghị hơn có thể được thực hiện ra sao cho hài hòa với Giáo hội hoàn vũ”.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Hội đồng Thường trực của Hội đồng Giám mục Đức, nơi có tất cả 27 giám mục giáo phận, hôm thứ Hai đã phê chuẩn các quy chế cho Ủy ban đồng nghị, bất chấp những cảnh cáo liên tục từ Rome về việc thành lập một thực thể không phù hợp với luật Giáo hội.
Giữa những cuộc cải cách quốc gia kéo dài nhiều năm ở Đức, các viên chức Vatican và đại diện của Hội đồng Giám mục Đức đã tổ chức cuộc họp cả ngày tại Rome để thảo luận về tiến trình cải cách quốc gia của Đức, cao điểm là lời hứa từ các giám mục Đức rằng những cải cách của họ sẽ phù hợp với Giáo luật và sẽ không tiến hành nếu không có sự chấp thuận của Tòa thánh.
Con đường đồng nghị của Giáo hội Đức được khởi động vào năm 2019, với mục đích cải tổ các cơ cấu Giáo hội nhằm ứng phó tốt hơn với các vụ tai tiếng lạm dụng của các giáo sĩ trên toàn quốc.
Tuy nhiên, nó nhanh chóng gây tranh cãi về các đề xuất để phụ nữ được thụ phong linh mục và cử hành Bí tích Rửa tội, để Giáo hội thay đổi giáo huấn về đồng tính luyến ái và chấm dứt luật độc thân linh mục.
Là một phần của quá trình cải cách này, cũng nhằm mục đích thu hút nhiều giáo dân hơn vào đời sống và quản trị Giáo hội, ý tưởng về một Hội đồng đồng nghị đã được đưa ra vào năm 2022 với tư cách là một cơ quan quản trị toàn quốc mới gồm 70 thành viên, cả giám mục lẫn giáo dân.
Đồng thời, một “Ủy ban đồng nghị” với Đức Giám Mục Georg Bätzing của Limburg, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, và giáo dân đồng chủ trì, cũng đã được phê chuẩn với nhiệm vụ cụ thể là thành lập Hội đồng đồng nghị để hoạt động vào năm 2026.
Tuy nhiên, đề xuất thành lập Hội đồng đồng nghị đã vấp phải phản ứng dữ dội ngay lập tức, vì nó có thể thông qua các nghị quyết với đa số đơn giản. Chỉ với 23 giám mục thành viên trong ủy ban, sau khi bốn vị từ chối tham gia, hơn một nửa trong số 70 thành viên của cơ quan là giáo dân, có nghĩa là về mặt lý thuyết, các nghị quyết có thể được thông qua mà không cần sự chấp thuận của bất cứ giám mục nào trong nước.
Vào tháng 1 năm ngoái, những người đứng đầu một số cơ quan chính của Vatican đã viết một lá thư cho các giám mục Đức phủ quyết Hội đồng đồng nghị với lý do cho rằng nó tạo thành một hình thức thẩm quyền giáo hội mới không được công nhận về mặt giáo luật, và về cơ bản sẽ chiếm đoạt thẩm quyền của hội đồng giám mục quốc gia.
Vào thời điểm đó, các giám mục Đức đã phớt lờ những lời cảnh cáo của Vatican, đồng thời tuyên bố trong hội nghị mùa xuân vào tháng 3 năm 2023 rằng kế hoạch thành lập Ủy ban đồng nghị vẫn đang được xúc tiến.
Tuy nhiên, các giám mục đã kiềm chế tổ chức bỏ phiếu sau khi nhận được lá thư từ Vatican đe dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt nếu họ tiến hành.
Cả Đức Phanxicô lẫn các viên chức Vatican khác đã nhiều lần can thiệp vào tiến trình đồng nghị ở Đức ngay từ đầu, cảnh cáo họ không nên thực hiện bất cứ động thái đơn phương nào làm rạn nứt sự hiệp nhất của Giáo hội. Vào năm 2019, Đức Phanxicô đã viết một lá thư cho các giám mục Đức cảnh cáo rằng tiến trình cải cách của họ có nguy cơ làm rạn nứt sự hiệp nhất của Giáo hội. Sau đó, ngài chỉ trích các đề xuất của cả Ủy ban đồng nghị lẫn Hội đồng đồng nghị trong một lá thư tháng 11 năm 2023 gửi các nhà thần học Đức chỉ trích tiến trình cải cách quốc gia, nói rằng các cơ quan này “không thể hòa hợp với cơ cấu bí tích của Giáo hội”.
Vatican và các giám mục Đức đã đồng ý tổ chức các cuộc họp thường kỳ để thảo luận về các cải cách của Con đường đồng nghị trong chuyến thăm ad limina của các giám mục tới Rome vào tháng 11 năm 2022.
Trong cuộc họp làm việc gần đây nhất vào tháng trước, có vẻ như Vatican đã vạch ra một đường lối cứng rắn bằng cách đảm bảo rằng các cuộc cải cách của Giáo hội Đức sẽ không vi phạm giáo luật và chúng phải có sự chấp thuận cuối cùng đối với bất cứ thay đổi nào.
Việc phê chuẩn các quy chế vào hôm thứ Hai ngụ ý rằng bất chấp sự chỉ trích liên tục của Vatican đối với Ủy ban và Hội đồng đồng nghị, các giám mục Đức vẫn có ý định tiến hành theo kế hoạch, với cuộc họp thứ hai của Ủy ban đồng nghị dự kiến diễn ra vào ngày 14-15 tháng 6 tại Mainz.
Không rõ quyết định từ chối tham gia diễn trình lập kế hoạch của Ủy ban đồng nghị của Hanke, Woelki, Oster và Voderholzer, những vị, ngay từ đầu, đã phản đối động thái này, sẽ có tác động gì.
Một cuộc họp khác giữa các viên chức Vatican và các giám mục Đức, trong đó việc phê chuẩn các quy chế của Ủy ban đồng nghị chắc chắn sẽ là một điểm thảo luận, dự kiến sẽ được tổ chức trước mùa hè, tuy nhiên vẫn chưa có công bố nào về ngày giờ cho cuộc thảo luận đó.
Đức Thánh Cha đến Venice với các nghệ sĩ, giới trẻ: Tóm tắt bằng hình ảnh
Vũ Văn An
15:07 28/04/2024
Kathleen N. Hattrup của tạp chí Aleteia, ngày 28/04/24, tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm Gian hàng của Tòa Thánh để dự biến cố nghệ thuật nổi tiếng đương thời, Venice Biennale, nằm trong nhà tù nữ Giudecca.
Ngài nói, trong bài phát biểu đầu tiên tại Venice, tại một nhà tù dành cho phụ nữ, rằng mỗi con người đều mang những vết sẹo mà họ có thể được chữa lành, vì vậy nhà tù phải là “nơi tái sinh”, nơi phẩm giá con người được bảo vệ.
Đức Giáo Hoàng đến miền bắc nước Ý trong chuyến đi ngắn một ngày, bao gồm chuyến viếng thăm gian hàng của Tòa Thánh để tham dự Venice Biennale, nằm trong nhà tù nữ Giudecca.
Trong nhà nguyện kiểu Baroque thế kỷ 16 của nhà tù, trên trần nhà có treo một tác phẩm vải đầy màu sắc của nghệ sĩ Sonia Gomes, Đức Giáo Hoàng đã được chào đón bởi Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục. Đức Hồng Y người Bồ Đào Nha, người phụ trách cuộc triển lãm và là nhân vật chủ chốt trong chuyến viếng thăm Venice của Đức Giáo Hoàng, đã nhắc lại trong một bài phát biểu ngắn gọn rằng Đức Phanxicô là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm Venice Biennale, một biến cố nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực nghệ thuật đương thời.
Nghệ thuật là nơi nương náu
“Thế giới cần các nghệ sĩ”, Đức Giáo Hoàng nói trước tám trong số chín nghệ sĩ tham gia triển lãm, cũng như nhiều đại diện chính trị. Ngài nghĩ ngài không cảm thấy mình là “người xa lạ” đối với các nghệ sĩ, đồng thời giải thích rằng nghệ thuật có khả năng trở thành “thành phố nương náu” cho toàn thể nhân loại; ngài mời khán giả tưởng tượng về một thế giới trong đó không ai cảm thấy mình là người xa lạ.
Khi đó, nghệ thuật trở thành một “thành phố bất tuân chế độ bạo lực và kỳ thị để tạo ra những hình thức thuộc về có tính nhân bản, có khả năng nhận biết, bao gồm, bảo vệ và đón nhận mọi người”.
Đức Giáo Hoàng ca ngợi cuộc triển lãm của Gian hàng Toà Thánh, với chủ đề “Bằng đôi mắt của tôi”.
Ngài nói, nghệ thuật có thể giáo dục cái nhìn chiêm niệm để không còn “dửng dưng” với thế giới và con người.
"Cứ tiếp tục chèo"
Sau đó, trong một cuộc gặp gỡ với giới trẻ, Đức Giáo Hoàng kêu gọi họ hãy năng động. Ngài cảnh cáo về nguy cơ trở thành “củ khoai nằm”, vượt qua những khó khăn của thế giới. Ngài lấy Venice làm hình mẫu cho họ, “điều này cho chúng ta biết rằng chỉ cần chèo thuyền đều đặn thì chúng ta mới có thể tiến xa”.
Để làm được điều này, chúng ta phải tránh bị cuốn đi hoặc chỉ bị cảm xúc chi phối.
Ngài nhấn mạnh, “Tôi cầu nguyện khi tôi thích, tôi đi lễ khi tôi thích, tôi làm những điều tốt khi tôi cảm thấy thích… nó không mang lại kết quả: Bạn phải kiên trì, ngày này qua ngày khác”.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi họ “đi ngược dòng” một xã hội nơi mọi người “ở một mình với chiếc điện thoại di động của mình, đắm chìm trong mạng xã hội và trò chơi điện tử”.
“Hãy chịu trách nhiệm về cuộc sống của bạn, hãy tham gia, tắt TV và mở Tin Mừng, hãy bỏ điện thoại di động của bạn và ra ngoài gặp gỡ mọi người,” ngài khuyến khích, trong một bài phát biểu sôi nổi, trong đó ngài giao tiếp với khán giả trẻ của mình.
Rượu tình yêu của Thiên Chúa
Trong Thánh lễ được cử hành tại quảng trường Thánh Mark, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi bảo vệ di sản cả sinh thái lẫn nhân bản của Venice, “một trong những nơi gợi nhiều liên tưởng nhất trên thế giới”.
Đối với việc cử hành Thánh Thể, tượng Madonna della Salute (Đức Bà Ban Sức khỏe], được người Venice đặc biệt tôn kính, đã được đưa ra khỏi vương và đặt gần bàn thờ.
Trích từ bài Tin Mừng trong ngày, Đức Giáo Hoàng bày tỏ lòng tôn kính Chân phước Gioan Phaolô I, Thượng phụ của Venice trước khi được bầu làm giáo hoàng vào năm 1978. Ngài nhấn mạnh rằng hiệp nhất với cây nho không có nghĩa là “đứng yên, đứng yên một cách thụ động”. Ngược lại, ngài kêu gọi chúng ta phát triển mối quan hệ với Thiên Chúa để sản sinh ra “rượu tình yêu của Thiên Chúa trong tâm hồn con người” và từ đó tạo ra niềm hy vọng.
Sau Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng dành thời gian cầu nguyện trước thánh tích của Thánh sử Thánh Marcô.
Đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Hoa Kỳ cảnh báo về Giáo Hội địa phương tự tham chiếu
Đặng Tự Do
17:50 28/04/2024
Đức Hồng Y Christophe Pierre nhấn mạnh lời kêu gọi đoàn kết của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc trò chuyện với Catholic News Service trước khi chính thức tiếp quản nhà thờ hiệu tòa của ngài ở Rôma.
Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đang vật lộn với xu hướng trở nên “tự tham chiếu” hơn và rút lui khỏi sân khấu quốc tế và giáo hội hoàn vũ, đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hoa Kỳ cho biết.
Trước các vấn đề gây tranh cãi trong Giáo Hội, chẳng hạn như Tuyên ngôn Fiducia Supplicans cho phép chúc lành cho các cặp đồng giới và các kết hiệp bất quy tắc, thái độ phổ biến của Giáo Hội tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác là tránh né những tranh cãi với Tòa Thánh, rút lui, tự tham chiếu đến chính mình. Điều này có thể thấy rõ một cách đặc biệt sau khi Đức Thánh Cha cách chức Đức Cha Joseph Strickland của giáo phận Tyler, Texas.
Nói chuyện với Catholic News Service trước khi chính thức tiếp quản nhà thờ hiệu tòa của mình ở Rôma vào ngày 21 tháng 4, Đức Hồng Y Christophe Pierre đã mô tả thực tế của Giáo Hội ở Hoa Kỳ là một “nghịch lý”. Ngài nói rằng trong khi Giáo hội Hoa Kỳ “luôn rất trung thành với Đức Thánh Cha”, “khó khăn ở Mỹ, cũng như ở mọi quốc gia trong một thế giới được toàn cầu hóa là ngày càng trở nên cá nhân hơn, thay vì phải đón nhận thông điệp của Đức Thánh Cha, đặc biệt là cùng nhau làm việc.”
Ngài nhấn mạnh: “Đức Thánh Cha cảm thấy rằng nếu chúng ta không làm việc cùng nhau thì chúng ta không phải là một giáo hội”.
Đức Hồng Y Pierre chỉ ra “xu hướng rút lui, tự tham chiếu nhiều hơn” cả ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.
Ngài nói với CNS: “Chúng ta phải chia sẻ sự giàu có, của cải của mình,” đặc biệt trong một thế giới ngày càng hướng đến chủ nghĩa cá nhân. “Và tôi coi đó là một thách thức đối với Giáo Hội.”
Vị Hồng Y đã ở Rôma để nhận nhà thờ hiệu tòa của ngài - là Nhà thờ Thánh Bênêđíctô bên ngoài Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành - để xác nhận danh tính Hồng Y của ngài là thành viên hàng giáo sĩ của Rôma. Vào thời cổ đại, các Hồng Y bầu chọn giáo hoàng đều là cha sở của các giáo xứ trong thành phố.
Đức Hồng Y đã cử hành Thánh lễ tại nhà thờ ở Rôma với sự tham gia của giáo dân địa phương, các thành viên của Giáo triều Rôma, Đức Hồng Y James Harvey của Hoa Kỳ, các đại sứ mà ngài đã làm việc cùng trong suốt sự nghiệp ngoại giao 47 năm của mình, đại diện cho Tòa Thánh và khoảng 15 thành viên trong gia đình ngài từ vùng Brittany của Pháp.
Joe Donnelly, đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, đã tham dự phụng vụ và nói với CNS rằng Đức Hồng Y Pierre “là cầu nối giúp phá bỏ những khác biệt” giữa Hoa Kỳ và Vatican, ca ngợi Đức Hồng Y vì đã “cố gắng kết nối Giáo Hội tại Mỹ” với Vatican.”
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Pierre nhắc lại rằng khi còn là chủng sinh, ngài ban đầu nghĩ ơn gọi của mình là tiếp tục làm mục tử trong giáo phận Rennes, Pháp, quê hương của ngài, nhưng sau gần 50 năm đi khắp thế giới trong công tác ngoại giao, “Đức Thánh Cha đã kêu gọi tôi đến một giáo xứ, một giáo xứ mà tôi chưa từng có.”
Trước khi được cử đến Hoa Kỳ vào năm 2016, Đức Hồng Y Pierre đã được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ, Uganda và Haiti. Ngài cũng phục vụ tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Vatican ở Thụy Sĩ, Brazil, Cuba, Zimbabwe, Mozambique và New Zealand.
Source:USCCB
Hơn 50.000 người ký đơn thỉnh nguyện công nhận 171 người thiệt mạng trong vụ tấn công ở Sri Lanka là tử đạo
Đặng Tự Do
17:52 28/04/2024
Hơn 50.000 người Công Giáo đã yêu cầu Giáo hội ở Sri Lanka công nhận 171 nạn nhân của vụ thảm sát Phục sinh năm 2019 tại quốc đảo này là các vị tử đạo.
Vào ngày 21 tháng 4 năm 2019, Chúa Nhật Phục sinh, 8 kẻ đánh bom liều chết đã tấn công hai nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Tin lành và ba khách sạn sang trọng, khiến 269 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương.
Trong số các nạn nhân, có 171 người là tín hữu Công Giáo đang tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Sebastinô và Nhà Thờ Thánh Anttôn ở Colombo, thủ đô của quốc gia Á Châu này.
Năm năm sau thảm kịch, vào Chúa nhật, ngày 21 tháng 4, Giáo hội địa phương thông báo sẽ bắt đầu các thủ tục công nhận sự tử đạo của 171 người Công Giáo, những người đã được tưởng nhớ bằng nhiều sáng kiến khác nhau, bao gồm một bản kiến nghị với hơn 50.000 chữ ký đã được trình lên Tổng giám mục Colombo, là Đức Hồng Y Albert Malcolm Ranjith.
Tổng giáo phận Colombo bây giờ sẽ gửi yêu cầu chính thức tới Bộ Tuyên Thánh để tiến hành mở giai đoạn cấp giáo phận trong án phong chân phước.
“Việc thu thập chữ ký và nâng cao nhận thức nơi các tín hữu đã được tiến hành kể từ đầu Mùa Chay. Trong số người dân có nhận thức đầy đủ về món quà đức tin của những người vô tội, bị sát hại trong nhà thờ khi đang cử hành sự phục sinh của Chúa Kitô,” Cha Jude Chrysantha Fernando, giám đốc văn phòng truyền thông của tổng giáo phận, nói với hãng thông tấn Vatican Fides từ Colombo.
Vị linh mục nói rằng vào Chúa Nhật “có sự tham gia đông đảo của các tín hữu trong các buổi cử hành: vào buổi sáng, Thánh lễ tưởng niệm được tổ chức tại tất cả các nhà thờ và một buổi lễ đặc biệt được tổ chức với sự hiện diện của Đức Hồng Y Ranjith tại Nhà thờ Thánh Anthony ở Colombo” như cũng như với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính quyền dân sự khác.
Tại Colombo, hàng ngàn người đã cử hành “một phút mặc niệm trang trọng kéo dài hai phút, cũng được cử hành tại các nhà thờ trên khắp đất nước, để tôn vinh và tưởng nhớ những người đã thiệt mạng” vào Lễ Phục Sinh năm 2019.
Fernando nói với Fides: “Đó là một khoảnh khắc có cường độ tinh thần mãnh liệt đối với cộng đồng Công Giáo Sri Lanka: Ký ức về những ‘anh hùng đức tin’ này vẫn còn sống động và là nguồn cảm hứng cho nhiều người”.
Trong Thánh lễ được tổ chức tại Nhà thờ Thánh Antôn, Đức Hồng Y Ranjith lưu ý rằng Giáo Hội Công Giáo ở Sri Lanka đã đòi hỏi công lý trong 5 năm và yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra quốc tế và độc lập về các vụ tấn công năm 2019.
Source:National Catholic Register
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ ở Venice: Hãy tắt điện thoại và chú tâm đến người khác.
Thanh Quảng sdb
18:45 28/04/2024
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ ở Venice: Hãy tắt điện thoại và chú tâm đến người khác.
Trong chuyến viếng thăm thành phố Venice, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi giới trẻ hãy biến mình thành một món quà cho tha nhân bằng cách tập trung vào cách chúng ta có thể giúp đỡ người khác thay vì phàn nàn về nỗi cô đơn hoặc bị hiểu lầm.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Sáng Chúa nhật ngày 28/4/2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ giới trẻ ở Venice tại quảng trường phía trước Vương cung thánh đường Đức Maria Phù hộ.
Cuộc gặp gỡ đánh dấu sự kiện thứ ba trong chuyến thăm mục vụ kéo dài một ngày của ngài tới thành phố bắc nước Ý để tham dự cuộc Triển lãm Venice Art Biennale.
Gặp gỡ giới trẻ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều nhận được món quà tuyệt vời là trở thành con cái yêu thương của Thiên Chúa, nên được mời gọi chia sẻ niềm vui của Ngài với người khác.
Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay chúng ta ở đây để tái khám phá vẻ đẹp của chúng ta trong Chúa và để hân hoan nhân danh Chúa Giêsu, một Thiên Chúa trẻ trung yêu thương người trẻ và luôn làm chúng ta ngạc nhiên”.
ĐTC suy ngẫm về hai động từ mô tả hành động của Đức Trinh Nữ Maria ngay khi Được truyền tin trở thành Mẹ Thiên Chúa: “Mẹ đã chỗi dậy và lên đường”.
Chúa nhìn chúng ta như những trẻ thơ để nâng đỡ
“Hãy đứng dậy,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói với giới trẻ ở Venice. “Hãy vươn lên khỏi trần thế, vì chúng ta được tạo dựng cho Nước trời. Hãy trỗi dậy khỏi thế giới buồn chán để ngước nhìn lên. Hãy trỗi dậy để đón nhận cuộc đời chứ không phải ngồi lì mà than vãn!”
ĐTC nhấn mạnh điều đầu tiên mỗi người chúng ta nên làm khi thức dậy mỗi sáng là tạ ơn Chúa vì món quà sự sống bằng cách đọc một lời cầu nguyện ngắn: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì cuộc sống. Lạy Chúa, xin cho con yêu mến cuộc đời. Lạy Chúa, Ngài là sự sống của con.”
Đức Thánh Cha thừa nhận rằng những người trẻ phải chống lại những “sức ép” đang biến thế giới chúng ta thành màu tang tóc ảm đạm.
Đức Thánh Cha nói: “Xin cho chúng con để Chúa nắm lấy tay chúng con, vì Ngài không bao giờ làm thất vọng những ai tin tưởng vào Ngài, nhưng luôn nâng đỡ và thứ tha”.
ĐTC nói thêm, ngay cả khi chúng ta sa ngã hoặc sai phạm, Thiên Chúa vẫn ở đó để dìu chúng ta lên như một người Cha, vì Ngài coi chúng ta là “những đứa trẻ cần được nâng đỡ chứ không phải những kẻ phạm lỗi đáng trừng phạt”.
Hãy nhìn vào người khác, không phải cứ chúi mắt vào điện thoại di động của chúng con
Đức Thánh Cha nói, sau khi chúng ta được vực lên khỏi vũng bùn tội lỗi, chúng ta phải “ở lại” trong Chúa Giêsu qua sự kiên trì bền bỉ.
Thay vì sống theo những cảm xúc chóng qua và những thỏa mãn nhất thời, người Kitô hữu được mời gọi cùng nhau kiên trì trong đức tin và tình mến bằng cách cầu nguyện chung trong các Thánh lễ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng con có thể nói: ‘Nhưng xung quanh chúng con, mọi người đều tập chú một mình vào chiếc điện thoại di động, dán mắt vào mạng xã hội hay trò chơi điện tử! Tuy thế, chúng con phải có can đảm đi ngược dòng: nắm lấy cuộc sống và dấn thân; hãy tắt TV và mở sách Tin Mừng ra; hãy tắt điện thoại di động mà gặp gỡ tha nhân!
Giống như những chiếc thuyền gondola đi lên đi xuống trong các kênh đào ở Venice, người trẻ nên chèo ngược dòng bằng cách để Chúa chiếm hữu chúng con. “Chèo thuyền đòi hỏi phải có sự nhịp nhàng, sự kiên trì sẽ mang lại phần thưởng, ngay cả khi con đường chúng ta đi đầy chông gai gian khó...”
Chúng ta là một món quà cho tha nhân
Sau đó Đức Thánh Cha Phanxicô chuyển sang động từ thứ hai mô tả Đức Maria: “lên đường”.
Ngài nói: “Nếu chỗi dậy là đón nhận chính mình như một món quà, thì lên đường có nghĩa là biến mình thành một món quà”. “Nếu cuộc sống là một món quà, ta được mời gọi sống bằng cách hiến thân cho tha nhân.”
Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ đang tập trung tại Venice, hãy đón nhận lời mời của Thiên Chúa, tham gia vào công trình sáng tạo của Chúa.
ĐTC nói: “Sự sáng tạo mời gọi chúng ta trở thành người kiến tạo ra vẻ đẹp cho chính mình, sáng tạo ra cái gì đó chưa từng tồn tại trước đây”. “Cuộc sống đòi hỏi phải được cho đi chứ không phải chỉ vơ lấy; chúng ta phải thoát ra khỏi thế giới ảo của các trang mạng khiến tâm hồn chúng ta ù lì hôn mê!”
Vẽ lên những con đường sự sống bằng Tin Mừng
Để kết luận, Đức Thánh Cha kêu gọi giới trẻ hãy dâng lên một lời cầu nguyện đơn giản từ trái tim và “dâng thay cho những người không thể…”
ĐTC kết luận “Hãy mở rộng trái tim của chúng con tới Chúa, cảm ơn Ngài và trân trọng vẻ đẹp vốn có của chúng con; hãy yêu mến cuộc sống của chúng con. Và hãy ra đi! Hãy lên đường và tiến bước cùng với người khác; hãy tìm kiếm những người cô đơn, tô thắm cho thế giới bằng sự sáng tạo của chúng con và vẽ lên những con đường cuộc sống bằng Tin Mừng. Hãy đứng lên và cất bước.”
Trong chuyến viếng thăm thành phố Venice, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi giới trẻ hãy biến mình thành một món quà cho tha nhân bằng cách tập trung vào cách chúng ta có thể giúp đỡ người khác thay vì phàn nàn về nỗi cô đơn hoặc bị hiểu lầm.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Sáng Chúa nhật ngày 28/4/2024 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ giới trẻ ở Venice tại quảng trường phía trước Vương cung thánh đường Đức Maria Phù hộ.
Cuộc gặp gỡ đánh dấu sự kiện thứ ba trong chuyến thăm mục vụ kéo dài một ngày của ngài tới thành phố bắc nước Ý để tham dự cuộc Triển lãm Venice Art Biennale.
Gặp gỡ giới trẻ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều nhận được món quà tuyệt vời là trở thành con cái yêu thương của Thiên Chúa, nên được mời gọi chia sẻ niềm vui của Ngài với người khác.
Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay chúng ta ở đây để tái khám phá vẻ đẹp của chúng ta trong Chúa và để hân hoan nhân danh Chúa Giêsu, một Thiên Chúa trẻ trung yêu thương người trẻ và luôn làm chúng ta ngạc nhiên”.
ĐTC suy ngẫm về hai động từ mô tả hành động của Đức Trinh Nữ Maria ngay khi Được truyền tin trở thành Mẹ Thiên Chúa: “Mẹ đã chỗi dậy và lên đường”.
Chúa nhìn chúng ta như những trẻ thơ để nâng đỡ
“Hãy đứng dậy,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói với giới trẻ ở Venice. “Hãy vươn lên khỏi trần thế, vì chúng ta được tạo dựng cho Nước trời. Hãy trỗi dậy khỏi thế giới buồn chán để ngước nhìn lên. Hãy trỗi dậy để đón nhận cuộc đời chứ không phải ngồi lì mà than vãn!”
ĐTC nhấn mạnh điều đầu tiên mỗi người chúng ta nên làm khi thức dậy mỗi sáng là tạ ơn Chúa vì món quà sự sống bằng cách đọc một lời cầu nguyện ngắn: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì cuộc sống. Lạy Chúa, xin cho con yêu mến cuộc đời. Lạy Chúa, Ngài là sự sống của con.”
Đức Thánh Cha thừa nhận rằng những người trẻ phải chống lại những “sức ép” đang biến thế giới chúng ta thành màu tang tóc ảm đạm.
Đức Thánh Cha nói: “Xin cho chúng con để Chúa nắm lấy tay chúng con, vì Ngài không bao giờ làm thất vọng những ai tin tưởng vào Ngài, nhưng luôn nâng đỡ và thứ tha”.
ĐTC nói thêm, ngay cả khi chúng ta sa ngã hoặc sai phạm, Thiên Chúa vẫn ở đó để dìu chúng ta lên như một người Cha, vì Ngài coi chúng ta là “những đứa trẻ cần được nâng đỡ chứ không phải những kẻ phạm lỗi đáng trừng phạt”.
Hãy nhìn vào người khác, không phải cứ chúi mắt vào điện thoại di động của chúng con
Đức Thánh Cha nói, sau khi chúng ta được vực lên khỏi vũng bùn tội lỗi, chúng ta phải “ở lại” trong Chúa Giêsu qua sự kiên trì bền bỉ.
Thay vì sống theo những cảm xúc chóng qua và những thỏa mãn nhất thời, người Kitô hữu được mời gọi cùng nhau kiên trì trong đức tin và tình mến bằng cách cầu nguyện chung trong các Thánh lễ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng con có thể nói: ‘Nhưng xung quanh chúng con, mọi người đều tập chú một mình vào chiếc điện thoại di động, dán mắt vào mạng xã hội hay trò chơi điện tử! Tuy thế, chúng con phải có can đảm đi ngược dòng: nắm lấy cuộc sống và dấn thân; hãy tắt TV và mở sách Tin Mừng ra; hãy tắt điện thoại di động mà gặp gỡ tha nhân!
Giống như những chiếc thuyền gondola đi lên đi xuống trong các kênh đào ở Venice, người trẻ nên chèo ngược dòng bằng cách để Chúa chiếm hữu chúng con. “Chèo thuyền đòi hỏi phải có sự nhịp nhàng, sự kiên trì sẽ mang lại phần thưởng, ngay cả khi con đường chúng ta đi đầy chông gai gian khó...”
Chúng ta là một món quà cho tha nhân
Sau đó Đức Thánh Cha Phanxicô chuyển sang động từ thứ hai mô tả Đức Maria: “lên đường”.
Ngài nói: “Nếu chỗi dậy là đón nhận chính mình như một món quà, thì lên đường có nghĩa là biến mình thành một món quà”. “Nếu cuộc sống là một món quà, ta được mời gọi sống bằng cách hiến thân cho tha nhân.”
Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ đang tập trung tại Venice, hãy đón nhận lời mời của Thiên Chúa, tham gia vào công trình sáng tạo của Chúa.
ĐTC nói: “Sự sáng tạo mời gọi chúng ta trở thành người kiến tạo ra vẻ đẹp cho chính mình, sáng tạo ra cái gì đó chưa từng tồn tại trước đây”. “Cuộc sống đòi hỏi phải được cho đi chứ không phải chỉ vơ lấy; chúng ta phải thoát ra khỏi thế giới ảo của các trang mạng khiến tâm hồn chúng ta ù lì hôn mê!”
Vẽ lên những con đường sự sống bằng Tin Mừng
Để kết luận, Đức Thánh Cha kêu gọi giới trẻ hãy dâng lên một lời cầu nguyện đơn giản từ trái tim và “dâng thay cho những người không thể…”
ĐTC kết luận “Hãy mở rộng trái tim của chúng con tới Chúa, cảm ơn Ngài và trân trọng vẻ đẹp vốn có của chúng con; hãy yêu mến cuộc sống của chúng con. Và hãy ra đi! Hãy lên đường và tiến bước cùng với người khác; hãy tìm kiếm những người cô đơn, tô thắm cho thế giới bằng sự sáng tạo của chúng con và vẽ lên những con đường cuộc sống bằng Tin Mừng. Hãy đứng lên và cất bước.”
VietCatholic TV
Ukraine thắng lớn: 2 nhà máy lọc dầu và phi trường gần dinh Putin nổ tung. Bạo chúa bãi bỏ diễn binh
VietCatholic Media
03:09 28/04/2024
1. Đòn tấn công mới - Khoảnh khắc Ukraine tấn công phi trường Nga phá hủy nhà kho của nhà máy chế tạo bom và nhà máy lọc dầu gần dinh thự của Putin
Tờ The Sun có trụ sở ở London cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “FRESH BLOW Moment Ukraine blitz Russian airfield destroying bomb-making warehouse & oil refineries near Putin’s palace”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một phi trường quân sự của Nga và hai nhà máy lọc dầu tại địa điểm nghỉ mát yêu thích của Vladimir Putin đã bị lực lượng Ukraine tấn công vào rạng sáng ngày Thứ Bẩy, 27 Tháng Tư.
Đoạn phim cho thấy một nhà kho của nhà máy chế tạo bom trên không của Nga bị phá hủy sau khi một đàn gần 100 máy bay không người lái kamikaze tấn công khu vực Krasnodar trong đêm.
Cuộc tấn công chớp nhoáng của Ukraine được phát động tại khu nghỉ mát yêu thích của Putin, nơi tên bạo chúa có hai cung điện rộng lớn và một nhà nghỉ trượt tuyết, nơi từ đó ông ta cai trị nước Nga trong những tháng mùa hè.
Các chiến đấu cơ và các tòa nhà trong phi trường được tường trình đã bị hư hại trong cuộc tấn công vào phi trường quân sự Kushchevskaya.
Trong video, một nhà kho được cho là chứa các bộ phận của bom trên không được Nga sử dụng để tấn công Ukraine đã bị phá hủy.
Các máy bay cũng bị hư hại, theo các nguồn tin được truyền thông độc lập ASTRA trích dẫn, sau khi hỏa hoạn bùng phát tại phi trường nơi cất giữ các chiến đấu cơ Su-27 và Su-34.
Trong khi phi trường này bị tấn công, một đàn máy bay không người lái khác của Ukraine đã tấn công các nhà máy lọc dầu Ilsky và Slavyansky ở Slavyansk-on-Kuban, cũng thuộc vùng Krasnodar.
Hỏa hoạn bùng phát ở cả hai cơ sở và có các báo cáo về thiệt hại đáng kể.
Các nhà quản lý tại nhà máy lọc dầu Slavyansk cho biết: “Nhà máy lọc dầu đã ngừng hoạt động một phần. Mười máy bay không người lái đã tấn công nhà máy lọc dầu từ đêm qua đến sáng.”
“Họ đã tấn công vào các cơ sở lọc dầu, và cả những thứ khác.”
Khoảng 68 máy bay không người lái kamikaze đã được tung vào khu vực này trong cuộc tấn công mới nhất của quân Ukraine.
Như thường lệ, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã bắn hạ các máy bay không người lái, bất chấp hậu quả rõ ràng sau cuộc tấn công của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Trong đêm qua, các nỗ lực của chế độ Kyiv nhằm thực hiện các cuộc tấn công khủng bố bằng cách sử dụng máy bay không người lái kiểu máy bay nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Liên bang Nga đã bị ngăn chặn.”
“Sáu mươi sáu máy bay không người lái của Ukraine đã bị các hệ thống phòng không đang làm nhiệm vụ trên khu vực Krasnodar phá hủy và đánh chặn, và hai chiếc máy bay không người lái khác đã bị phá hủy trên Bán đảo Crimea.”
Tại Ukraine, tổng cộng 34 hỏa tiễn Nga - trong đó có 4 hỏa tiễn Kinzhal siêu thanh - đã được Nga phóng vào nhiều thành phố của Ukraine.
Các nhà máy nhiệt điện ở các khu vực Dnepropetrovsk, Ivano-Frankivsk và Lviv đã trở thành mục tiêu, với 4 nhà máy điện được cho là bị thiệt hại.
Nga hiện đang tìm cách tấn công các tuyến hỏa xa của Ukraine để ngăn chặn làn sóng đạn dược phương Tây mới dự kiến tràn tới tiền tuyến.
Một số tuyến hỏa xa quan trọng đã bị tấn công trong những ngày gần đây.
Cuộc tấn công qua đêm của Ukraine diễn ra khi Nga tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn siêu thanh vào các nhà máy điện của Ukraine.
NATO điều chiến đấu cơ đến nước láng giềng Ba Lan trong một động thái thận trọng khi lực lượng của Putin sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-22M3.
2. Putin hủy bỏ tất cả các cuộc diễn hành quân sự trong Ngày Chiến thắng trên khắp nước Nga vì lo ngại bị Ukraine tấn công
Tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “SCARDY VLAD Putin CANCELS Victory Day military parades across Russia over fears deadly Ukraine drones could slip through defences”, nghĩa là “Vladimir hoảng hốt. Putin HỦY các cuộc diễn hành quân sự trong Ngày Chiến thắng trên khắp nước Nga vì lo ngại máy bay không người lái chết người của Ukraine có thể lọt qua hàng phòng thủ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
VLADIMIR Putin đã buộc phải hủy bỏ cuộc diễn hành mừng Ngày Chiến thắng hàng năm của Nga vì lo ngại về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái kamikaze của Ukraine.
Tên bạo chúa run rẩy, 71 tuổi, đã hủy bỏ hầu hết các lễ kỷ niệm ngày 9 tháng 5 - ngày thiêng liêng nhất trong lịch hàng năm của Nga - vì ông ta không thể bảo đảm an toàn cho công dân của mình.
Các cuộc duyệt binh yêu nước được tổ chức trên khắp nước Nga như một biện pháp kỷ niệm đất nước đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến 2.
Những sự kiện này thường được Putin sử dụng để phô diễn sức mạnh của bộ máy quân sự Nga, và khơi dậy niềm tự hào dân tộc - được dẫn đầu bởi một cuộc diễn hành khổng lồ ở Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa.
Phần này sẽ diễn ra dưới sự giám sát an ninh chặt chẽ - được chủ tọa bởi Putin - nhưng nhiều cuộc diễn hành trong khu vực đã bị hủy bỏ. Các màn bắn pháo hoa lớn cũng bị hủy bỏ.
Các khu vực Belgorod, Bryansk, Pskov, Ryazan, Kursk và Saratov đều hủy bỏ các sự kiện của họ, mặc dù không phải tất cả đều gần Ukraine.
Ngày Chiến thắng cũng đã bị hủy bỏ tại các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine, bao gồm Zaporizhzhia và Sevastopol ở Crimea vì “lý do an ninh”.
Trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, ngày chiến thắng còn được gọi là ngày vẫy cờ thường có xe tăng, hỏa tiễn hạt nhân và súng khổng lồ bay ầm ầm khắp thủ đô khi các chiến đấu cơ bay vút qua đầu.
Trên khắp nước Nga, hàng trăm cuộc tuần hành của 'Trung đoàn bất tử' - khi mọi người mang theo ảnh của người thân là cựu chiến binh của họ - cũng đã bị hủy bỏ vì lý do an ninh.
Người ta cũng lo ngại rằng những sự kiện này có thể đã bị những người biểu tình phản chiến lợi dụng.
Ở một số khu vực khác, như Syktyvkar, pháo hoa đã bị hủy bỏ và các buổi hòa nhạc ở Voronezh cũng bị hủy bỏ.
Ở Rostov và Voronezh, một số cuộc diễn hành bị hủy bỏ, trong khi những cuộc diễn hành khác có thể diễn ra mà không có khán giả.
Dự kiến sẽ có thêm nhiều lần hủy bỏ.
Năm ngoái, Ngày Chiến thắng đã bị hủy bỏ trên một vùng lãnh thổ của Nga. Sự kiện này được tổ chức ở Mạc Tư Khoa với số lượng ít hơn và hầu như không có bất kỳ thiết bị quân sự hạng nặng nào được trưng bày.
Sau hai năm chiến tranh ở Ukraine, có tin đồn rằng cuộc duyệt binh đã bị hủy do thiếu xe tăng để tham gia duyệt binh.
Các thống đốc địa phương một lần nữa viện dẫn “những lo ngại về an ninh”.
Việc hủy bỏ ngày 9 tháng 5 diễn ra khi một quan chức khu vực cảnh báo các sinh viên Nga rằng nhà độc tài này sẵn sàng ra lệnh huy động một đợt huy động mới trong bối cảnh lo ngại rằng ông ta có thể thua trong cuộc chiến.
Konstantin Dizendorf, đến từ vùng Krasnoyarsk ở Siberia, đứng cạnh một thanh niên 18 tuổi được cử tham gia cuộc chiến của Putin và tỏ ra đã để lọt kế hoạch của Điện Cẩm Linh.
Ông nói: “Về cơ bản, xã hội tôi hiểu rằng Nga ngày nay đang gặp khó khăn.
“Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa liệu chúng ta có thắng hay không.”
“Tất cả chúng tôi đều hiểu điều này. Và tất nhiên, rất có thể sẽ có một lệnh tổng động viên khác. Không phải để thực hiện nghĩa vụ quân sự mà là để huy động ra chiến trường.”
Putin được ước tính cần thêm 300.000 quân trong năm nay nhưng không thể có được nếu không cưỡng chế tổng động viên, một động thái không được ưa chuộng mà ông đã không thực hiện kể từ tháng 9 năm 2022.
Việc huy động đã dẫn đến một cuộc di cư hàng loạt lên tới 360.000 thanh niên bỏ chạy khỏi Nga để trốn quân dịch.
3. Ukraine nhận được F-16 nhanh hơn
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine to Receive Expedited Delivery of F-16s”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các quan chức chính phủ Bỉ hôm thứ Sáu tuyên bố nước họ đang đẩy nhanh việc chuyển giao chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon cho Ukraine.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo và Bộ trưởng Quốc phòng Ludivine Dedonder cho biết trong cuộc họp báo rằng các máy bay phản lực sẽ được giao vào cuối năm 2024, theo đài truyền hình VRT của Bỉ.
Vào tháng 10, Bỉ tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine một số lượng máy bay F-16 không được tiết lộ, và hàng chục quốc gia khác cũng cam kết gửi một số chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất từ kho vũ khí của họ cho Kyiv. Khi Bỉ lần đầu tiên cam kết cung cấp máy bay, các quan chức cho biết những chiếc Fighting Falcon của họ sẽ không đến được Ukraine cho đến năm 2025, nhưng giờ đây Dedonder cho biết họ đang nỗ lực để đẩy nhanh việc giao hàng.
Dedonder cho biết: “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để giao máy bay vào cuối năm nay”. “Tôi muốn nói rõ rằng an ninh của chúng tôi sẽ không bị đe dọa.”
Các phi công Ukraine đang được liên minh quốc tế đào tạo về cách lái máy bay F-16. Việc đào tạo đã diễn ra ở Vương quốc Anh, Đan Mạch, Rumani và Hoa Kỳ. Pháp cũng được cho là đã bắt đầu đào tạo phi công của Ukraine về Fighting Falcons vào đầu tháng này.
Các nhà phân tích quân sự coi việc bổ sung F-16 cho quân đội Kyiv như một sự nâng cấp cho Không quân Ukraine. Trong phần lớn cuộc chiến do Putin bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Ukraine đã dựa vào các máy bay phản lực MiG và Sukhoi thời Liên Xô.
Trong khi đó, Putin bác bỏ tuyên bố rằng F-16 sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến. Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Nga hồi tháng 9, nhà lãnh đạo Nga cho biết việc Ukraine mua máy bay phản lực “chỉ đơn giản là kéo dài xung đột”.
Trong khi thảo luận về thời gian biểu mới của F-16, De Croo mô tả quyết định cung cấp chiến đấu cơ cho Kyiv là “một bước tiến lớn để bảo vệ Ukraine”.
Ông nói thêm: “Bây giờ đất nước chúng tôi gia nhập một nhóm hạn chế các quốc gia sẽ thực sự cung cấp máy bay cho Ukraine”.
Tuy nhiên, những chiếc F-16 của Bỉ có thể không phải là những chiếc đầu tiên được giao cho Không quân Ukraine. Phát biểu với tạp chí Chính sách đối ngoại trong một câu chuyện được xuất bản vào tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Arvydas Anušauskas cho biết ông nghĩ “chúng ta sẽ thấy chúng F-16 ở Ukraine vào tháng 6”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng cho biết ông tin rằng quân đội Kyiv sẽ nhận được máy bay này trong năm nay. Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp trực tuyến của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Sáu, Austin cho biết: “Năm nay, hơn một phi đội F-16 được tài trợ sẽ bắt đầu đến Ukraine, cùng với các phi công và nhân viên bảo trì…”
4. Chiến tranh Ukraine mới nhất: Mỹ công bố bổ sung vũ khí trị giá 6 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine war latest: US announces additional $6 billion in weapons for Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mỹ sẽ phân bổ 6 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ quân sự cho Ukraine theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, gọi tắt là USAI, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố hôm 26 Tháng Tư sau cuộc họp của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là UDCG, do Mỹ dẫn đầu, còn được gọi là cuộc họp thường kỳ định dạng Ramstein.
“Đây là gói hỗ trợ an ninh lớn nhất mà chúng tôi đã cam kết ngày hôm nay,” Austin nói trong cuộc họp báo, đồng thời cho biết thêm rằng nó sẽ cho phép Mỹ “mua sắm các khả năng mới cho Ukraine” từ ngành công nghiệp của chính mình.
Theo Austin, gói viện trợ quân sự mới được công bố bao gồm các thiết bị đánh chặn cho hệ thống phòng không Patriot và NASAMS, hệ thống chống máy bay không người lái và thiết bị hỗ trợ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho biết gói hàng này chứa “một lượng đáng kể” đạn pháo cũng như vũ khí không đối đất mà không nêu rõ số lượng.
Sau cuộc họp báo, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng công bố danh sách mở rộng viện trợ quân sự sẽ cung cấp cho Kyiv thông qua Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine.
Ngoài những mặt hàng mà Austin tiết lộ, gói này còn bao gồm đạn dược cho hệ thống hỏa tiễn dẫn đường bằng laser, hỏa tiễn cho bệ phóng HIMARS, radar đa nhiệm và phản pháo, đạn dược phá hủy và trên không chính xác, Switchblade và Hệ thống máy bay không người lái Puma, Đạn pháo 155ly và 152 ly, cùng nhiều loại khác.
Trước đó, Politico ngày 25 Tháng Tư đưa tin Mỹ đang chuẩn bị công bố một hợp đồng vũ khí mới trị giá khoảng 6 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự cho Kyiv. Nguồn cung cấp vũ khí dự kiến sẽ không đến được Ukraine trong “vài năm” vì nguồn tài trợ được phân bổ theo USAI.
Thay vì gửi vũ khí cho Ukraine từ kho dự trữ hiện có của Mỹ, USAI yêu cầu Ngũ Giác Đài gửi hợp đồng cho các công ty quốc phòng Mỹ để sản xuất nguồn cung mới.
5. Đồng minh của Putin cảnh báo đối phương sẽ bị 'phản ứng ngay lập tức' bằng vũ khí hạt nhân của Nga
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm thứ Năm đã cảnh báo những đối phương tiềm năng của đất nước ông “nếu đặt chân lên đất Belarus, họ sẽ nhận được phản ứng ngay lập tức bằng tất cả các loại vũ khí”, bao gồm cả vũ khí hạt nhân.
Lukashenko là đồng minh thân cận của Putin trong nhiều năm và ông là một trong những người bảo vệ lớn nhất cho cuộc chiến hiện tại của Điện Cẩm Linh ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Belarus được ghi nhận là người môi giới các cuộc đàm phán giữa Putin và lãnh đạo Tập đoàn Wagner đã qua đời Yevgeny Prigozhin khi người này lãnh đạo một cuộc binh biến vũ trang chống lại Nga vào tháng 6.
Để thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa hai nước, Putin đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus vào mùa hè. Khi phát biểu tại phiên họp của Đại hội Nhân dân Belarus lần thứ 7 hôm thứ Năm 25 Tháng Tư, vừa qua, Lukashenko đã nói về những vũ khí đó của Nga và cách ông sẽ không ngần ngại sử dụng chúng.
Theo hãng thông tấn nhà nước BelTA của Belarus, Lukashenko cho biết vũ khí hạt nhân của Nga là một biện pháp răn đe chống lại các nước láng giềng được “trang bị tận răng” và có quân đội được triển khai gần biên giới Belarus.
“Làm thế nào chúng ta có thể ngăn cản họ? Vâng, đó là vũ khí hạt nhân. Chúng ta không đe dọa bất cứ ai bằng vũ khí hạt nhân. Chúng ta không tấn công bất cứ ai. Cuộc nói chuyện vu vơ về việc Putin đặt chúng vũ khí hạt nhân ở Belarus và Lukashenko sẽ không sử dụng chúng nếu một cuộc chiến bắt đầu chống lại Belarus, là vô nghĩa. Bạn biết rõ về tôi,” Lukashenko nói.
Ông nói tiếp: “Họ cũng biết rất rõ rằng nếu đặt chân lên đất Belarus, họ sẽ nhận được phản ứng ngay lập tức bằng đủ loại vũ khí từ chúng ta, kể cả từ Liên bang Nga. Gần đây các bạn đã nghe tuyên bố của Tổng thống Putin rằng một cuộc tấn công vào Belarus sẽ bị coi là một cuộc tấn công vào Liên bang Nga. Vì vậy, hôm nay chúng ta hoàn toàn quyết tâm chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào và gây ra thiệt hại không thể chấp nhận được cho đối phương.”
BelTA đưa tin nhà lãnh đạo nhà nước cũng cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Putin triển khai ở Belarus phù hợp với học thuyết của đất nước ông là có khả năng tiêu diệt đối phương.
“Ngay cả trước khi vũ khí hạt nhân được triển khai ở Belarus, chúng ta đã có ý định gây ra thiệt hại không thể chấp nhận được cho họ. Tôi muốn họ nhận ra rằng chúng ta có thể tấn công nhiều đến mức họ không thể chịu đựng được”, ông Lukashenko nói.
“Đứng đối diện và bắn vào nhau không phải là ý tưởng. Chúng ta hiểu rất rõ rằng điều đó sẽ rất khó khăn. Gần như không thể,” ông nói thêm. “Đây là lý do tại sao các tài liệu quân sự trước đây của chúng ta đề cập đến yếu tố gây ra thiệt hại quân sự không thể chấp nhận được”.
6. Ukraine tìm được thi thể 140 liệt sĩ
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine retrieves bodies of 140 fallen soldiers”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine đã tìm được thi thể của 140 binh sĩ thiệt mạng khi chiến đấu chống lại Nga, Trung tâm Điều phối Điều trị Tù nhân Chiến tranh đưa tin hôm 26 Tháng Tư.
Trung tâm cho biết 112 người đã chiến đấu theo hướng Donetsk, 20 người theo hướng Luhansk, 5 người theo hướng Sumy, 2 người theo hướng Zaporizhia và một người theo hướng Kherson.
“Sau khi được nhận dạng, thi thể của những người bảo vệ chúng ta sẽ được bàn giao cho gia đình họ để chôn cất trang nghiêm”, thông báo cho biết thêm.
Nỗ lực tìm kiếm những người bảo vệ đã hy sinh được tiến hành với sự cộng tác của một số cơ quan chính phủ và quân sự, bao gồm Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Bộ Nội vụ, Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước và Lực lượng Vũ trang.
Trụ sở chính cũng cảm ơn Hội Hồng Thập Tự quốc tế vì sự hỗ trợ của họ.
Công ước Geneva quy định rằng những người thiệt mạng trong chiến tranh có quyền được chôn cất trang nghiêm.
Trong đợt chuyển giao trước đó vào ngày 29 Tháng Ba, Trung tâm cho biết thi thể của 121 binh sĩ Ukraine tử trận đã được đưa về chôn cất.
Kyiv gần đây mới công bố thông tin về tổng số binh sĩ Ukraine thiệt mạng trong cuộc xâm lược toàn diện, với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào tháng 2 cho biết con số này là khoảng 31.000.
“Mỗi người là một mất mát rất lớn đối với chúng tôi. 31.000 binh sĩ Ukraine đã chết trong cuộc chiến này”, tổng thống nói và nói thêm: “Điều đó rất đau đớn đối với chúng tôi”.
7. Blinken nói với Bắc Kinh: Hãy ngừng nâng đỡ Nga nếu không sẽ phải đối mặt với các hình phạt
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Blinken tells Beijing: Stop boosting Russia or face punishments”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ngoại trưởng Antony Blinken đã kết thúc ba ngày họp tại Trung Quốc vào thứ Sáu với lời cảnh báo rõ ràng tới lãnh đạo Trung Quốc - hãy ngừng xuất khẩu các nguyên liệu cho phép Nga xây dựng lại cơ sở công nghiệp của mình nếu không sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ông Blinken nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Tư, rằng các công ty nhà nước Trung Quốc đang cung cấp các thành phần quan trọng cho các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga, bao gồm các thiết bị vi điện tử và máy công cụ có “tác động vật chất chống lại Ukraine” và tạo thành “mối đe dọa ngày càng tăng mà Nga đặt ra cho các nước ở Âu Châu”..
Blinken cho biết, trong các cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Vương Nghị, ông đã nói rõ rằng chính quyền Tổng thống Biden đang hết kiên nhẫn trước việc Bắc Kinh tiếp tục từ chối ngừng những hỗ trợ đó.
“Chúng tôi đang xem xét các hành động mà chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ để thực hiện nếu không thấy có sự thay đổi… chúng tôi đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hơn 100 thực thể Trung Quốc, kiểm soát xuất khẩu và chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ để thực hiện các biện pháp bổ sung,” Blinken nói.
Blinken nói rằng đã có “tiến bộ quan trọng” trong việc ổn định quan hệ Mỹ-Trung kể từ cuộc gặp của Tổng thống Joe Biden với ông Tập ở San Francisco vào tháng 11, nhưng những yếu tố gây khó chịu chính - bao gồm căng thẳng về thương mại, Đài Loan và việc Bắc Kinh ngày càng xâm nhập mạnh mẽ vào vùng biển Phi Luật Tân của Philippines. Biển Đông – vẫn là trở ngại lớn
Bắc Kinh không nhượng bộ một inch. Quan hệ Mỹ-Trung có nguy cơ “trở lại vòng xoáy đi xuống” trong quan hệ song phương vì “quyền phát triển hợp pháp của Trung Quốc đã bị đàn áp một cách vô lý và lợi ích cốt lõi của chúng ta đang đối mặt với những thách thức”, ông Vương nói với Blinken trước cuộc gặp hôm thứ Sáu.
Sự bế tắc đó phản ánh sự mong manh của việc giảm bớt hiềm khích song phương hiện nay kể từ cuộc gặp Tổng thống Biden- và Tập Cận Bình vào tháng 11. Và nó cho thấy rằng những tháng tiếp cận ngoại giao cao cấp chuyên sâu của chính quyền Tổng thống Biden tới Bắc Kinh - bao gồm các chuyến thăm của các quan chức Nội các như Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo - đã không thể thay đổi một cách có ý nghĩa hành vi của Bắc Kinh.
Bắc Kinh cáo buộc chính quyền Tổng thống Biden đưa ra yêu cầu đối với chính phủ Trung Quốc mà không thực hiện sự hợp tác đã được Tập và Tổng thống Biden thống nhất vào tháng 11. Hoa Kỳ không nên “tham gia vào một cuộc cạnh tranh luẩn quẩn; và tôn vinh lời nói bằng hành động thay vì nói một đằng làm một nẻo”, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu như trên về cuộc gặp của ông Tập với Blinken.
Bất chấp việc thành lập Nhóm công tác chống ma túy song phương vào tháng Giêng, chính quyền vẫn thấy có nhiều lời hoa mỹ hơn là hành động thực chất để giải quyết vai trò của Trung Quốc trong việc cung cấp hóa chất mà các tập đoàn Mễ Tây Cơ chế biến thành fentanyl rồi xuất hiện trên đường phố ở các thành phố của Hoa Kỳ. Blinken cho biết, Bắc Kinh cần bắt đầu “truy tố những người bán hóa chất và thiết bị dùng để sản xuất fentanyl” và “phá vỡ các mạng lưới tài trợ bất hợp pháp” tài trợ cho hoạt động buôn bán đó.
Chính quyền Tổng thống Biden cũng đang có quan điểm cứng rắn trước nguy cơ tình trạng dư thừa năng lực công nghiệp của Trung Quốc đối với các sản phẩm như tấm pin mặt trời và xe điện tràn vào Mỹ với hàng xuất khẩu được nhà nước trợ cấp chi phí thấp có thể gây hại cho các công ty trong nước. “Đây là một bộ phim mà chúng tôi đã xem trước đây và… Tổng thống Biden sẽ không để điều này xảy ra dưới sự giám sát của ông ấy,” Blinken nói.
Các quan chức chính quyền sẽ ngồi lại với các quan chức Trung Quốc trong một cuộc họp đã được Tổng thống Biden và Tập thống nhất vào tháng 11 về việc quản lý việc phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo. Blinken cho biết các cuộc đàm phán song phương về “những rủi ro và mối lo ngại về an toàn xung quanh AI tiên tiến cũng như cách tốt nhất để quản lý chúng” sẽ diễn ra “trong những tuần tới”.
8. Canada tài trợ gần 12 triệu Mỹ Kim cho hoạt động sản xuất máy bay không người lái của Ukraine, và sáng kiến đạn dược của Tiệp
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Canada to donate nearly $12 million to Ukraine's drone production, Czech ammunition initiative”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Canada sẽ tài trợ 3 triệu đô la Canada hay 2,2 triệu Mỹ Kim cho hoạt động sản xuất máy bay không người lái trong nước của Ukraine và khoảng 13 triệu đô la Canada hay 9,5 triệu Mỹ Kim cho sáng kiến đạn dược do Tiệp dẫn đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair tuyên bố hôm 26 Tháng Tư.
Thông báo về đợt viện trợ quân sự mới từ Canada được đưa ra sau cuộc họp theo hình thức Ramstein của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine, được tổ chức trực tuyến vào ngày 26 tháng 4, nhân kỷ niệm hai năm thành lập nhóm. Cuộc họp có sự tham gia của đại diện từ hơn 50 quốc gia.
Đây là lần đầu tiên Canada trực tiếp đóng góp vào việc sản xuất máy bay không người lái quân sự ở Ukraine. Theo tuyên bố của chính phủ Canada, khoản quyên góp sẽ được thực hiện với sự hợp tác của Vương quốc Anh.
Blair cũng xác nhận rằng Canada sẽ cung cấp thêm kinh phí cho sáng kiến đạn dược do Tiệp dẫn đầu, nhằm mục đích mua 500.000 quả đạn pháo 155 ly và 300.000 quả đạn pháo 122 ly bên ngoài Âu Châu cho Ukraine.
Vào tháng 3, Canada đã cam kết chi 40 triệu đô la Canada hay 29,2 triệu đô la cho sáng kiến này và hiện tại tổng số tiền đóng góp của Canada đã tăng lên 53 triệu đô la Canada hay 38,7 triệu đô la, tuyên bố cho biết.
Nguồn tài trợ cho những khoản quyên góp này đến từ gói hỗ trợ quân sự trước đó trị giá 500 triệu đô la Canada hay 371 triệu Mỹ Kim, được Thủ tướng Canada Justin Trudeau công bố vào tháng 6 năm 2023.
Bộ trưởng Quốc phòng Blair cũng đưa ra thông tin cập nhật về các điều khoản quân sự khác dành cho Ukraine. Canada sẽ cung cấp thêm 100 máy bay không người lái SkyRanger từ Teledyne FLIR ở Waterloo, nâng tổng số đóng góp lên 900 thay vì 800. Việc giao hàng sẽ bắt đầu vào tháng 5.
Blair cho biết 10 trong số 50 xe thiết giáp hỗ trợ chiến đấu đầu tiên được tặng cho Ukraine sẽ được gửi tới Âu Châu vào mùa hè này. Sau khi nhân viên Ukraine hoàn thành khóa huấn luyện phương tiện, họ sẽ được chuyển đến Ukraine vào mùa thu.
Blair cho biết thêm, 10 chiếc tàu đa chức năng đã được cam kết vào Tháng Giêng sẽ được giao vào tháng 7 này.
“Người Ukraine đã không ngừng đấu tranh vì tự do, dân chủ và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ giúp tất cả chúng ta được an toàn. Nhân dịp kỷ niệm 2 năm thành lập Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, Canada tái khẳng định rằng nước này sẽ sát cánh cùng Ukraine cho đến khi nào họ giành được chiến thắng”, ông Blair nói.
Ngân sách Canada năm 2024 đã phân bổ 1,6 tỷ đô la Canada (khoảng 1,16 tỷ Mỹ Kim) để viện trợ quốc phòng cho Ukraine trong 5 năm tới.
Canada là một trong những quốc gia ủng hộ Kyiv mạnh mẽ nhất kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện. Ottawa đã cung cấp cho Ukraine hơn 10 tỷ Mỹ Kim dưới nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau, bao gồm khoảng 2,8 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự.
9. Kyiv di tản bệnh viện nhi đồng do bị đe dọa tấn công
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Kyiv evacuates children hospital due to attack threat”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chính quyền Kyiv hôm 26 Tháng Tư thông báo di tản khẩn cấp hai bệnh viện, trong đó có một bệnh viện dành cho trẻ em, do lo ngại những bệnh viện này có nguy cơ trở thành mục tiêu trong một cuộc không kích.
Theo tuyên bố, hai bệnh viện này nằm trên phố Bohatyrska ở quận Obolon phía bắc thủ đô.
Cơ quan Quản lý Nhà nước Thành phố Kyiv trích dẫn một đoạn video không xác định được lan truyền trên mạng xã hội, dường như “thông báo một cách hiệu quả về cuộc tấn công vào các cơ sở y tế này”. Theo chính quyền, đoạn video tuyên bố sai sự thật rằng các bệnh viện có các quân nhân Ukraine được điều trị.
Các nhà chức trách có thể đang đề cập đến đoạn video cho thấy Ivan Tertel, giám đốc an ninh Belarus, phát biểu tại Hội đồng Nhân dân Toàn Belarus vào ngày 25 tháng 4. Trong video được lan truyền trên mạng, quan chức Belarus đề cập đến “những kẻ khủng bố ẩn náu trong các bệnh viện ở Kyiv” sau khi mà ông ta nêu tên địa chỉ của hai bệnh viện Kyiv trên phố Bohatyrska. Trong khi quân đội Belarus không tham chiến thì Belarus là đồng minh của Nga. Nước láng giềng phía bắc của Ukraine đã giúp đỡ nỗ lực chiến tranh của Nga bằng cách trở thành bệ phóng cho cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine/
Chính quyền Kyiv cho biết không có quân nhân nào ở bệnh viện.
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, gọi tuyên bố của Tertel là “biểu hiện của các hoạt động tâm lý chiến có lợi cho Nga”.
Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko đã đăng một đoạn video lên Telegram cho thấy quá trình di tản khỏi bệnh viện đang diễn ra “để bảo vệ trẻ em, cha mẹ, bệnh nhân người lớn và nhân viên khỏi một cuộc tấn công có thể xảy ra vào các cơ sở y tế này”.
Nhà lãnh đạo Cơ quan quản lý quân sự thành phố Kyiv Serhiy Popko cho biết: “Không có bằng chứng nào cho thấy Nga thực sự sẽ tiến hành các cuộc tấn công như vậy cho đến nay”.
10. Tình báo quân sự Ukraine phát động cuộc tấn công mạng nhằm vào đảng Nước Nga Thống nhất
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's military intelligence launches cyberattack against United Russia party”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Bẩy, 27 Tháng Tư, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết tình báo quân đội Ukraine đã thực hiện một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào ngày 26 tháng 4, nhắm vào các nền tảng trực tuyến của đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền ở Nga, một nguồn tin trong cơ quan đặc biệt của Ukraine nói với Kyiv Independent.
Đảng Nước Nga thống nhất của Putin trước đó cũng tuyên bố rằng các dịch vụ điện tử của họ đang bị tấn công DDoS quy mô lớn. Đảng cáo buộc rằng các cuộc tấn công có liên quan đến việc phát động chiến dịch chống lại Ngày Chiến thắng.
Vào sáng thứ Bẩy, theo tuyên bố của Đảng Nước Nga thống nhất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quan trọng của đảng vẫn hoạt động.
Tuy nhiên, theo các blogger quân sự Nga, các nền tảng kỹ thuật số của Đảng Nước Nga thống nhất trên thực tế “một phần không thể truy cập được” và tình báo quân sự Ukraine đứng đằng sau vụ tấn công.
Theo nguồn tin, các máy chủ, trang web cũng như tên miền er.ru và edinros vẫn đang bị tấn công và không thể hoạt động được vào lúc 9 giờ sáng Thứ Bẩy, theo giờ địa phương.
Các cuộc tấn công mạng đã trở thành một công cụ ngày càng phổ biến được cả hai bên trong cuộc chiến Nga-Ukraine sử dụng.
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã đẩy lùi khoảng 10.000 cuộc tấn công mạng kể từ khi cuộc chiến toàn diện bùng nổ vào năm 2022.
Một trong những cuộc tấn công mạng lớn nhất nhắm vào Kyivstar, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của đất nước, vào tháng 12 năm 2023. Người dân trên khắp đất nước đã báo cáo tình trạng ngừng hoạt động mạng và Internet, đồng thời tổn thất của công ty lên tới 3,6 tỷ tiền Ukraine hay 92,8 triệu Mỹ Kim.
Bạo chúa gánh thêm sỉ nhục mới: Nhà máy lọc dầu Nga và 3 toa xe lửa chở đầy dầu chìm trong biển lửa
VietCatholic Media
14:53 28/04/2024
1. Ngọn lửa cuồng nộ. Khoảnh khắc kịch tính 'Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu của Nga' gây ra địa ngục khổng lồ khi đoàn tàu của Putin phát nổ trong 'cuộc tấn công phá hoại'
Tờ The Sun có trụ sở ở London cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “RAGING FIRE Dramatic moment ‘Ukraine hits Russian oil refinery’ sparking huge inferno as Putin’s train explodes in ‘sabotage attack’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 28 Tháng Tư, phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko, cho biết Ukraine đã tấn công một nhà máy lọc dầu của Nga, và đã gây ra một trận hỏa hoạn lớn phá hủy một trong những đoàn tàu của Vladimir Putin vào rạng sáng ngày Thứ Năm, 25 Tháng Tư.
Đầu máy xe lửa của nhà độc tài bốc cháy trong cuộc tấn công phá hoại gần Nhà máy lọc dầu Omsk ở tây nam nước Nga hôm thứ Năm.
Ba toa xe chở 17, 22 và 50 tấn dầu bốc cháy gần tuyến hỏa xa xuyên Siberia nổi tiếng thế giới.
Ngọn lửa khổng lồ và khói đen cay nồng bao trùm hiện trường, nơi lực lượng cấp cứu tiếp tục dập lửa.
Các cơ quan truyền thông Ukraine ban đầu cho rằng cuộc tấn công có thể là một hành động phá hoại; trước khi SBU thừa nhận đó thị trấn cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của lực lượng đặc biệt Ukraine, gọi tắt là SOF, và SBU.
Các cơ sở dầu mỏ là mục tiêu chính của cả các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và phá hoại của Ukraine.
Nga đã buộc phải ngừng xuất khẩu dầu và thậm chí nhập khẩu từ Belarus do các cuộc tấn công vào các cơ sở của nước này.
Vụ tấn công mới nhất xảy ra sau khi máy bay không người lái kamikaze của Ukraine tấn công nhiều kho dầu có giá trị của Putin trong một cuộc tấn công phối hợp vào ba khu vực vào tối thứ Ba.
Một đoạn video gây sốc cho người Nga đã cho thấy bức tường lửa khổng lồ hoành hành tại một nhà máy nhiên liệu ở Smolensk, cách biên giới Ukraine không xa.
Nhà máy máy kéo Lipetsk cũng bị tấn công - nhà máy sản xuất các bộ phận quan trọng cho xe quân sự được sử dụng trong cuộc chiến phi pháp của Putin.
Một ngọn lửa khác diễn ra hôm Thứ Tư, 24 Tháng Tư, ở Crimea bị tạm chiếm, gần thủ đô Simferopol.
Kênh Telegram Ukraine Pravda Gerashchenko cho biết: “Trong cả hai trường hợp, chính quyền đều không cho biết nguyên nhân vụ cháy.
Ngọn lửa tại ga xe lửa Kombinatskaya bao phủ khoảng 10.750 feet vuông và cần 58 lính cứu hỏa để chế ngự.
Các nguồn tin địa phương cho rằng nguyên nhân là do “chập mạch”, một cụm từ thường xuyên được sử dụng như một cách nói uyển chuyển để chỉ hành động phá hoại.
Tuần trước, máy bay không người lái kamikaze của Ukraine cũng tấn công thêm hai kho dầu có giá trị của Nga, gây ra vụ nổ lớn.
Những thước phim đáng kinh ngạc cho thấy 50 máy bay không người lái đã tấn công vào tám khu vực khác nhau, tạo ra một đòn đáng xấu hổ khác cho Putin.
Cả hai công ty dầu mỏ của Nga bị tấn công đều là trung tâm của nền kinh tế và nguồn cung cấp nhiên liệu quân sự của ông.
Video cho thấy các trung tâm Lukoil và Neftika ở miền Tây nước Nga, gần Belarus, bốc cháy sau cuộc phục kích của Ukraine.
Vào tháng 3, Ukraine đã thực hiện 5 cuộc tấn công thành công vào các nhà máy lọc dầu của Nga trong thời gian 4 ngày.
Vụ tấn công thứ năm diễn ra trong ngày bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc bầu cử tổng thống giả mạo ở Nga.
Đoạn phim cho thấy một vụ nổ lớn khi nhà máy lọc dầu ở vùng Kaluga bị chiếc máy bay không người lái đầu tiên trong số ba chiếc máy bay không người lái tấn công.
Theo nguồn tin được trích dẫn bởi phương tiện truyền thông trực tuyến độc lập của ASTRA, thiết bị của nhà máy đã bị hư hỏng.
2. Tuyên truyền viên Putin hoảng loạn trước việc Ukraine nhận hỏa tiễn tầm xa của Mỹ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Propagandist Panics Over Ukraine Receiving Long-Range US Missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một tuyên truyền viên được mệnh danh là “Búp bê sắt của đài truyền hình Putin” do tận tâm ủng hộ và ca ngợi Putin hết mức đang hoảng sợ trước việc Mỹ chuyển hỏa tiễn tầm xa cho Ukraine.
Các quan chức quốc phòng Mỹ hôm thứ Tư thông báo rằng Tổng thống Joe Biden đã bí mật cho phép vận chuyển một số lượng đáng kể các hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, cho Ukraine vào tháng 2, ngay trước khi tổng thống công bố gói viện trợ 300 triệu Mỹ Kim vào giữa tháng 3.
Một lô hàng hỏa tiễn tầm xa lớn hơn và nhiều loại thiết bị quân sự rất cần thiết dự kiến sẽ sớm được chuyển giao, sau khi Quốc hội phê duyệt khoản viện trợ bổ sung trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine.
Trong buổi phát sóng chương trình 60 phút của Russia-1 hôm thứ Bẩy, nhà tuyên truyền của Putin, Olga Skabeyeva, đã phản ứng trước diễn biến này bằng cách cảnh báo rằng “một vùng lãnh thổ rộng lớn của đất nước chúng ta” đang bị đe dọa, theo báo cáo từ The Kyiv Post.
Skabeyeva lưu ý rằng tầm bắn của hỏa tiễn Mỹ có nghĩa là “người Ukraine hiện có thể tiếp cận” các khu định cư nằm trong lãnh thổ Nga, bao gồm Belgorod, Kursk, Bryansk và Rostov-on-Don.
Cô ta cũng chỉ ra rằng hỏa tiễn có thể tấn công các mục tiêu ở các khu vực của Ukraine mà Nga tuyên bố là lãnh thổ của họ, bao gồm cả Crimea, Donetsk và Luhansk bị sáp nhập bất hợp pháp.
Skabeeva tiếp tục gợi ý rằng tất cả vũ khí trong gói viện trợ Ukraine của Mỹ đã được chuyển đến Kyiv, mặc dù về mặt chính thức việc giao hàng chỉ bắt đầu sau khi Tổng thống Biden ký viện trợ thành luật hôm thứ Tư.
“Các nguồn tin của Mỹ cho biết vũ khí sẽ chỉ được giao vào cuối tuần”, Skabeeva cho biết, theo bản dịch mà cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko chia sẻ với X,.
Cô ta nhấn mạnh rằng: “Nhưng chúng ta thấy rằng trước khi công bố viện trợ quân sự, người Mỹ đã thực sự chuyển viện trợ này cho Ukraine rồi”. “Vì vậy, chúng ta có thể cho rằng mọi thứ đến cái gọi là ‘gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ Mỹ Kim’ đều đã nằm trên lãnh thổ của đối phương của chúng tôi”.
Ukraine đã sử dụng một biến thể ATACMS tầm ngắn hơn kể từ tháng 10 năm 2023, khi các cuộc tấn công vào các khu vực bị Nga tạm chiếm ở Ukraine đã gây thiệt hại cho hai căn cứ quân sự của Nga và ít nhất 31 máy bay trực thăng.
Các lô hàng hỏa tiễn tầm xa mới hơn, được phóng bằng Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, do Mỹ cung cấp, có khả năng bắn trúng mục tiêu cách đó khoảng 286 dặm hay 460km.
Đô đốc Christopher Grady, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết trong nhận xét gần đây với hãng tin AP rằng hỏa tiễn tầm xa sẽ được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga ở xa tiền tuyến. Grady gọi quyết định gửi vũ khí cho Kyiv là “được cân nhắc rất kỹ lưỡng”.
Điện Cẩm Linh hôm thứ Tư cảnh báo rằng việc vận chuyển ATACMS tầm xa sẽ buộc Nga phải tạo ra một “vùng đệm” lớn hơn bằng cách đẩy lực lượng Ukraine lùi xa hơn, theo Reuters.
3. Truyền thông Nga: Nhà máy lọc dầu Krasnodar Krai của Nga 'tạm dừng một phần' hoạt động sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian media: Russia's Krasnodar Krai oil refinery 'partially suspends' operations after drone attack”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở Slavyansk-on-Kuban ở Krasnodar Krai đã đình chỉ một phần hoạt động sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin hôm 27 Tháng Tư.
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào Krasnodar Krai vào rạng sáng ngày Thứ Bẩy, 27 tháng 4, nhằm vào các nhà máy lọc dầu Ilsky và Slavyansk cũng như một phi trường quân sự.
“Công việc của nhà máy bị đình chỉ một phần. Đúng 10 máy bay không người lái đã bay vào nhà máy, gây ra hỏa hoạn mạnh. Có thể có những thiệt hại tiềm ẩn khác”, Eduard Trudnev, giám đốc an ninh của Slavyansk ECO Group, nói với TASS về nhà máy lọc dầu Slavyansk.
Ông cho biết thêm, các cơ quan liên quan đang làm việc tại hiện trường vụ việc. Trudnev không nêu rõ hoạt động chính xác nào đã bị đình chỉ và hoạt động của nhà máy này sẽ bị gián đoạn trong bao lâu.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 28 Tháng Tư, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết máy bay không người lái đã tấn công “các vật thể công nghệ quan trọng” tại nhà máy lọc dầu, gây ra hỏa hoạn và khiến nhân viên phải di tản.
Thống đốc Krasnodar Krai Veniamin Kondratyev cho biết trên Telegram rằng Ukraine “đã cố gắng” tấn công các nhà máy lọc dầu và cơ sở hạ tầng địa phương nhưng khẳng định không có thiệt hại nghiêm trọng, bất kể thực tế của các vụ hỏa hoạn rất lớn có thể được quan sát thấy từ cách đó nhiều cây số.
Theo Kondratyev, hơn 10 máy bay không người lái đã bị chặn trên các quận Slavyansk, Kushchyovsky và Seversky, nơi đặt các cơ sở nói trên.
Trong những tuần gần đây, lực lượng Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga. Một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga vào ngày 20 tháng 4 được cho là đã gây ra hỏa hoạn tại bể chứa nhiên liệu ở Smolensk.
Các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu năng lượng của Nga đã khiến các quan chức Mỹ chỉ trích, những người đã nói rõ rằng Washington không ủng hộ các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu, với lý do lo ngại rằng nó có thể đe dọa thị trường năng lượng toàn cầu.
Đáp lại, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho rằng Kyiv có quyền sử dụng vũ khí của mình với các cuộc tấn công trả đũa vào các nhà máy lọc dầu của Nga.
4. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo Âu Châu vấn đề 'sinh tử' là cần phòng thủ mạnh mẽ hơn
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Sáu 26 Tháng Tư, cảnh báo rằng Âu Châu phải đối mặt với mối đe dọa sống còn từ sự xâm lược của Nga, đồng thời kêu gọi lục địa này áp dụng chiến lược phòng thủ “đáng tin cậy” ít phụ thuộc vào Mỹ hơn, AFP đưa tin.
Ông mô tả hành vi của Nga sau khi xâm chiếm Ukraine là “ngang ngược” và cho biết không còn rõ “giới hạn” của Mạc Tư Khoa nằm ở đâu.
Trong bài phát biểu kéo dài gần hai giờ của mình, ông Macron cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về điều mà ông mô tả là sự thiếu tôn trọng các quy tắc thương mại toàn cầu của cả Mỹ và Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Liên minh Âu Châu sửa đổi chính sách thương mại của mình.
Ông nói: “Âu Châu của chúng ta ngày nay đang đối diện với các bảo đảm sinh tử và nó có thể chết”. “Nó có thể chết và điều này chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta”, ông Macron nói, đồng thời cảnh báo rằng Âu Châu “không được trang bị để chống lại những rủi ro mà chúng ta phải đối mặt” trong một thế giới mà “luật chơi đã thay đổi”.
Ông cảnh báo: “Nguy cơ là Âu Châu sẽ suy thoái và chúng ta đã bắt đầu thấy điều này bất chấp mọi nỗ lực của chúng ta”, đồng thời cho biết lục địa này đang trong tình trạng “bị bao vây” bởi các cường quốc khu vực khác.
Ông nói thêm: “Chúng ta vẫn còn quá chậm và chưa đủ tham vọng”, đồng thời thúc giục một “Âu Châu hùng mạnh”, được “tôn trọng”, “bảo đảm an ninh” và lấy lại “quyền tự chủ chiến lược của mình”.
Theo AFP, ông Macron kêu gọi Âu Châu hãy làm chủ vận mệnh của mình hơn, đồng thời cho biết trước đây Âu Châu phụ thuộc quá nhiều vào Mạc Tư Khoa về năng lượng và Washington về an ninh.
Ông cho rằng “điều kiện thiết yếu” không thể thiếu đối với an ninh Âu Châu là “Nga sẽ không giành chiến thắng trong cuộc chiến xâm lược Ukraine”.
“Chúng ta cần xây dựng khái niệm chiến lược này về một hệ thống phòng thủ Âu Châu đáng tin cậy cho chính mình”, ông Macron nói và cho biết thêm rằng Âu Châu không thể là “chư hầu” của Mỹ.
5. Đồng minh của Putin vạch ra ranh giới đỏ cho 'mục tiêu hợp pháp' ở quốc gia NATO
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Draws Red Line for 'Legitimate Targets' in NATO Country”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Phát ngôn nhân của Putin hôm thứ Năm đe dọa rằng các cơ sở vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan sẽ là một trong những “mục tiêu hợp pháp” đầu tiên của quân đội Nga nếu NATO kích động một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, vài ngày sau khi Ba Lan bày tỏ sự cởi mở trong việc giữ vũ khí hạt nhân của các đồng minh NATO trên lãnh thổ của mình. Zakharova cho rằng hành động đó có thể được coi là ranh giới đỏ, khiến xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang hơn nữa.
Theo hãng thông tấn Tass của Nga, bà Zakharova cho biết: “Chính quyền Ba Lan không hề giấu diếm tham vọng của họ về việc làm thế nào để 'bắt kịp' vũ khí hạt nhân của Mỹ được triển khai ở Âu Châu, họ đã nói về điều này từ lâu”..
“Họ vẫn đang bình luận về điều này, cho rằng nó có liên quan đến chính sách thù địch của họ đối với Nga. Có ấn tượng là Warsaw đang điên cuồng tìm cách thu hút nhiều sự chú ý hơn nữa từ các nhà hoạch định quân sự trong Bộ Tổng tham mưu Nga.”
Cô ấy nói tiếp: “Như các bạn có thể giả định, trong trường hợp vũ khí hạt nhân của Mỹ xuất hiện trên đất Ba Lan, các cơ sở liên quan sẽ ngay lập tức được thêm vào danh sách các mục tiêu hợp pháp cần tấn công trong kịch bản đối đầu quân sự trực tiếp với NATO.”
Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Ba Lan nói với Newsweek: “Bộ Quốc phòng không bình luận về tuyên bố của các chính trị gia Nga”. “Những phát ngôn kiểu này cũng là một phần của hoạt động tâm lý nhằm uy hiếp dư luận”.
Phát ngôn nhân cho biết chương trình “chia sẻ hạt nhân” của NATO là mấu chốt để duy trì uy tín về khả năng răn đe hạt nhân của Liên minh và thúc đẩy một NATO đoàn kết và gắn kết hơn nói chung.
Họ nói: “Đó là một yếu tố thường xuyên trong quan điểm của chúng tôi về chính sách hạt nhân của Liên minh nhằm hỗ trợ các hành động và sáng kiến giúp tăng cường độ tin cậy và hiệu quả của khả năng răn đe hạt nhân của Đồng minh, bao gồm các cơ chế và thủ tục hiện có về sự tham gia của nhà nước vào chính sách hạt nhân của Liên minh”.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói với hãng tin Fakt của Ba Lan, trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Hai, rằng đất nước của ông và Mỹ đã thảo luận về việc lưu trữ vũ khí hạt nhân “một thời gian dài”. Các quốc gia Âu Châu khác hiện đang sở hữu vũ khí hạt nhân của Mỹ trên đất của họ.
Duda nói: “Nếu các đồng minh của chúng tôi quyết định triển khai vũ khí hạt nhân như một phần của việc chia sẻ hạt nhân trên lãnh thổ của chúng tôi nhằm tăng cường an ninh cho sườn phía đông của NATO, thì chúng tôi sẵn sàng cho điều đó”.
Hôm thứ Ba, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã gặp Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại Warsaw.
Ông Stoltenberg ca ngợi Ba Lan vì đã tăng chi tiêu quốc phòng lên khoảng 4% GDP, theo biên bản chuyến thăm. Nhưng không có đề cập nào liên quan đến vũ khí hạt nhân ở Ba Lan.
Ngũ Giác Đài đầu tuần này đã giới thiệu Newsweek với chính phủ Ba Lan về các cuộc thảo luận hậu trường rõ ràng giữa cả hai thực thể.
Bộ Quốc phòng Ba Lan nói với Newsweek: “Trong bối cảnh tình hình an ninh ngày càng tồi tệ, đặc biệt là các mối đe dọa từ Liên bang Nga, bao gồm cả lĩnh vực hạt nhân, khả năng răn đe hạt nhân của NATO là một yếu tố quan trọng để bảo đảm an ninh của Ba Lan và toàn bộ Liên minh”. Một tuyên bố nói thêm rằng Ba Lan “tham gia tích cực” vào các cuộc tham vấn liên tục giữa các đồng minh.
Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ được đặt tại 6 căn cứ trên 5 quốc gia thành viên NATO: Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ không còn lưu trữ vũ khí hạt nhân ở Anh và Pháp, những nước có vũ khí hạt nhân riêng.
Theo hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti, bình luận của Zakharova lặp lại những gì phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói hôm thứ Hai, cảnh báo rằng vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan có thể khiến Nga “thực hiện tất cả các bước trả đũa cần thiết để bảo đảm an ninh của chúng tôi”.
Sự lo lắng của Nga về vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan xuất hiện vài tuần ngắn ngủi sau khi Putin tuyên bố rằng một trong những đồng minh trung thành nhất của họ, Belarus, sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân.
Đại tá Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Mark Cancian, cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói với Newsweek rằng ông kỳ vọng Putin sẽ tiếp tục con đường quân sự hiện tại của mình – được mô tả là “bế tắc” trong đó Nga kiểm soát một phần nhỏ tiền tuyến trong khi Lực lượng Ukraine đang tấn công hầu hết mọi nơi khác.
Cancian nói: “Tôi nghĩ Putin tin rằng ông ấy đang chiến thắng và chiến lược của ông ấy trong ít nhất một năm là tồn tại lâu hơn phương Tây”. “Theo quan điểm của ông ấy, viện trợ của phương Tây dành cho Ukraine đang bấp bênh và cuối cùng sẽ dừng lại hoặc ít nhất là cạn kiệt, và điều đó sẽ tạo cơ hội cho ông ấy giành được lợi thế trên chiến trường”.
Do không bên nào thực sự đạt được thành tựu đáng kể về mặt quân sự, Cancian cho biết Putin đã củng cố quan điểm của mình để có khả năng đàm phán một kết quả có lợi hơn cho bản thân nếu cuối cùng ông ta mong muốn làm như thế.
Nikolai Sokov, thành viên cao cấp tại Trung tâm giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí ở Vienna, nói với Newsweek rằng không có sự cấp bách nào đối với tư thế của NATO. Một cuộc đối đầu trực tiếp giữa cả hai thực thể vẫn “khó xảy ra”.
Sokov nói: “Quân đội Nga đã phát triển các chiến thuật mới, điều chỉnh để thích ứng với chiến tranh hiện đại với đối thủ NATO ngang hàng, nhưng nhanh hơn và tốt hơn, nhưng họ chắc chắn yếu hơn NATO và sẽ cần nhiều năm để khôi phục khả năng chiến đấu sau khi cuộc chiến hiện tại kết thúc”. “Có nghĩa là, NATO có thời gian và miễn là duy trì chính sách thận trọng không tham gia chiến tranh trực tiếp với Nga, thì NATO có thời gian để phát triển các kế hoạch và thực hiện chúng.
“Điều sau có vẻ khá không chắc chắn – tôi thậm chí muốn nói rằng khả năng NATO (hay nói đúng hơn là từng quốc gia riêng lẻ) tham gia một cuộc chiến trực tiếp với Nga lớn hơn đáng kể so với khả năng Nga tham gia cuộc chiến trực tiếp với NATO.”
6. Máy bay NATO được kích hoạt sau làn sóng tấn công của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO Aircraft Activated After Waves of Russian Strikes”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Máy bay của lực lượng không quân Ba Lan và các đồng minh NATO khác đã được huy động sau các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.
Bộ chỉ huy tác chiến RSZ của Ba Lan cho biết vào tối Thứ Bẩy, 27 Tháng Tư, rằng máy bay của họ đã hoạt động, cảnh báo người dân rằng điều này có thể gây ra mức độ tiếng ồn gia tăng ở khu vực phía đông nam đất nước.
Thông báo này được đưa ra khi Nga tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt vào các cơ sở năng lượng trên khắp các khu vực Dnipropetrovsk, Ivano-Frankivsk và Lviv của Ukraine. Không quân Ukraine cho biết họ đã phá hủy 21 trong số 24 hỏa tiễn.
Nga rõ ràng đã mở cuộc tấn công quy mô lớn để trả thù vụ Ukraine tấn công căn cứ không quân Nga tại Krasnodar, phá hủy nhà kho của nhà máy chế tạo bom và nhà máy lọc dầu gần dinh thự của Putin.
Tuyên bố của quân đội Ba Lan, cho biết: “Hoạt động của Liên bang Nga đang được quan sát liên quan đến các cuộc tấn công hỏa tiễn được thực hiện nhằm vào các vật thể nằm trên lãnh thổ Ukraine”. “Tất cả các thủ tục cần thiết để bảo đảm an toàn cho không phận của chúng ta đã được bắt đầu.”
Trong một bài đăng tiếp theo vài giờ sau đó, lực lượng vũ trang Ba Lan cho biết sau một làn sóng tấn công tầm xa khác vào Ukraine, “máy bay Ba Lan và đồng minh đã được kích hoạt”, theo một bản dịch.
Không có tuyên bố nào cho thấy hỏa tiễn của Nga đã đi lạc vào không phận Ba Lan. Thành viên NATO Ba Lan cho biết Nga sẽ chuyển sự chú ý sang các thành viên của liên minh sau cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào Ukraine. Các nhà lãnh đạo phương Tây khác cũng đã cảnh báo về điều này, mặc dù điều này đã bị Putin bác bỏ.
Putin đã đưa ra những lời đe dọa hạt nhân đối với phương Tây và triển khai vũ khí nguyên tử ở Belarus, giáp biên giới Ba Lan và các thành viên NATO, Lithuania và Latvia. Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski đã cảnh cáo Nga và cho biết cuộc chiến giữa Nga và NATO sẽ kết thúc với “thất bại tất yếu” của Mạc Tư Khoa.
Trong cuộc tấn công qua đêm hôm thứ Bẩy, công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine, DTEK, báo cáo rằng 4 nhà máy nhiệt điện của họ đã bị thiệt hại nghiêm trọng mà không nêu rõ cơ sở bị ảnh hưởng ở đâu.
Nga đã tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, phá hủy các nhà máy nhiệt điện trên khắp đất nước, bao gồm cả nhà máy Trypillia, là nhà cung cấp điện chính cho các khu vực Kyiv, Zhytomyr và Cherkasy.
Một số cuộc tấn công đêm thứ Bẩy diễn ra hàng trăm dặm từ tiền tuyến. Tại Lviv, hỏa tiễn hành trình và siêu thanh của Nga đã tấn công hai cơ sở năng lượng gần Stryi và Chervonohrad, theo thống đốc khu vực Maksym Kozytskyi, trong khi nhà lãnh đạo Ivano-Frankivsk cho biết một cơ sở năng lượng đã trở thành mục tiêu trong một cuộc tấn công.
7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 27 Tháng Tư
Trong bản tin tình báo ngày 27 Tháng Tư, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến số quân nhân Nga dính líu vào tội giết người.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Vào ngày 18 tháng 4 năm 2024, trang web Mediazona đưa tin rằng 116 quân nhân Nga đã bị kết tội giết người vào năm 2023. Con số này cao hơn gần 900% so với năm trước. Để so sánh, con số này là 13 bản án vào năm 2022 và 11 bản án vào năm 2021.
Vào ngày 8 tháng 4 năm 2024, tờ New York Times dẫn lời Olga Romanova, người đứng đầu tổ chức “Những Người Nga Đứng Sau Song Sắt”, phát hiện ra rằng 15.000 tù nhân được ân xá đã trở về Nga. Hãng truyền thông Nga Vertska đưa tin rằng những người từng bị kết án đã bị truy tố trong 190 vụ án hình sự, bao gồm 20 vụ giết người hoặc cố ý giết người vào năm 2023. Vào ngày 24 tháng 4 năm 2024, có thông tin cho rằng một cựu tù nhân Wagner đã bị tòa án Kirov kết án 22 năm tù vì tội sát hại và cưỡng hiếp một phụ nữ lớn tuổi sau khi giải ngũ.
Số lượng lớn các vụ giết người do quân nhân Nga đang tại ngũ và cựu chiến binh có thể một phần là do các vấn đề sức khỏe tâm thần kinh niên có liên quan đến chiến tranh. Chúng bao gồm rối loạn căng thẳng sau chấn thương và quá quen đến độ mẫn cảm với bạo lực chiến trường. Nghiện rượu và sử dụng ma túy do tinh thần thấp và buồn chán có thể là những yếu tố góp phần. Kết hợp với điều này là sự quay trở lại cộng đồng những người từng bị kết án có xu hướng phạm tội và bạo lực cực độ từ trước.
8. Bộ trưởng năng lượng cho biết Ý có thể hoạt động mà không cần khí đốt của Nga
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Italy can do without Russian gas, says energy minister”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ý đã tự giải phóng khỏi khí đốt tự nhiên của Nga và sẽ không gặp vấn đề gì với gói trừng phạt được đề xuất của Liên Hiệp Âu Châu đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng, gọi tắt là LNG, mà Ủy ban Âu Châu đang xem xét, Bộ trưởng Năng lượng Ý Gilberto Pichetto Fratin cho biết.
Pichetto Fratin nói với POLITICO hôm thứ Sáu khi ông chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán về khí hậu của các bộ trưởng G7 ở Turin bắt đầu vào cuối tuần này: “Ý hiện đang trong điều kiện có thể sống mà hoàn toàn không cần chút xíu khí đốt nào của Nga”.
Ý là một trong những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga vào thời điểm Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine toàn diện vào năm 2022. Nhưng nước này đã rất nhanh nhẹn trong việc đa dạng hóa nguồn cung, với đường ống từ Algeria và khả năng nhập khẩu LNG ngày càng tăng. Theo số liệu chính thức, các lô hàng từ Nga chiếm chưa đến 5% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của Ý vào năm ngoái, giảm từ mức 43% vào năm 2020.
“Chúng tôi đã đa dạng hóa; chúng tôi có nhiều nguồn khác nhau và chúng tôi có các thiết bị đầu cuối tái hóa khí, vì vậy chúng tôi có đủ nguồn cung,” Pichetto Fratin nói.
Vì vậy, Ý “không có lý do gì để phản đối quá trình trừng phạt mới” đối với LNG của Nga, ông nói.
Liên Hiệp Âu Châu đã áp đặt 13 gói biện pháp chống lại Mạc Tư Khoa kể từ động thái của Putin chống lại Ukraine, nhưng khối này cho đến nay vẫn kiềm chế không nhắm vào lĩnh vực khí đốt của Nga.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 26 Tháng Tư
Trong bản tin tình báo ngày 26 Tháng Tư, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến các thành tựu gần đây của quân Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Cuộc tiến công của lực lượng Nga ở phía tây Avdiivka, tỉnh Donetsk, đã tăng tốc trong tuần qua. Lực lượng Lục quân Nga đã tạo ra một mũi nhọn thọc sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine để tiến vào thị trấn Ocheretyne, nằm cách trung tâm Avdiivka khoảng 15km về phía bắc.
Kể từ khi Lực lượng Lục quân Nga nắm quyền kiểm soát Avdiivka vào giữa tháng 2 năm 2024, khu vực này vẫn là một trong những khu vực hoạt động chính của Nga. Mặc dù tiếp tục chịu tổn thất cao, nhưng rất có khả năng Lực lượng Lục quân Nga có thể liên tục nhắm mục tiêu vào các vị trí của Ukraine trong khu vực và đã giành quyền kiểm soát một số khu định cư nhỏ.
50.000 người ký thỉnh nguyện thư công nhận 171 vị thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Sri Lanka là tử đạo
VietCatholic Media
17:48 28/04/2024
1. Đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Hoa Kỳ cảnh báo về Giáo Hội địa phương 'tự tham chiếu'
Đức Hồng Y Christophe Pierre nhấn mạnh lời kêu gọi đoàn kết của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc trò chuyện với Catholic News Service trước khi chính thức tiếp quản nhà thờ hiệu tòa của ngài ở Rôma.
Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đang vật lộn với xu hướng trở nên “tự tham chiếu” hơn và rút lui khỏi sân khấu quốc tế và giáo hội hoàn vũ, đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hoa Kỳ cho biết.
Trước các vấn đề gây tranh cãi trong Giáo Hội, chẳng hạn như Tuyên ngôn Fiducia Supplicans cho phép chúc lành cho các cặp đồng giới và các kết hiệp bất quy tắc, thái độ phổ biến của Giáo Hội tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác là tránh né những tranh cãi với Tòa Thánh, rút lui, tự tham chiếu đến chính mình. Điều này có thể thấy rõ một cách đặc biệt sau khi Đức Thánh Cha cách chức Đức Cha Joseph Strickland của giáo phận Tyler, Texas.
Nói chuyện với Catholic News Service trước khi chính thức tiếp quản nhà thờ hiệu tòa của mình ở Rôma vào ngày 21 tháng 4, Đức Hồng Y Christophe Pierre đã mô tả thực tế của Giáo Hội ở Hoa Kỳ là một “nghịch lý”. Ngài nói rằng trong khi Giáo hội Hoa Kỳ “luôn rất trung thành với Đức Thánh Cha”, “khó khăn ở Mỹ, cũng như ở mọi quốc gia trong một thế giới được toàn cầu hóa là ngày càng trở nên cá nhân hơn, thay vì phải đón nhận thông điệp của Đức Thánh Cha, đặc biệt là cùng nhau làm việc.”
Ngài nhấn mạnh: “Đức Thánh Cha cảm thấy rằng nếu chúng ta không làm việc cùng nhau thì chúng ta không phải là một giáo hội”.
Đức Hồng Y Pierre chỉ ra “xu hướng rút lui, tự tham chiếu nhiều hơn” cả ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.
Ngài nói với CNS: “Chúng ta phải chia sẻ sự giàu có, của cải của mình,” đặc biệt trong một thế giới ngày càng hướng đến chủ nghĩa cá nhân. “Và tôi coi đó là một thách thức đối với Giáo Hội.”
Vị Hồng Y đã ở Rôma để nhận nhà thờ hiệu tòa của ngài - là Nhà thờ Thánh Bênêđíctô bên ngoài Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành - để xác nhận danh tính Hồng Y của ngài là thành viên hàng giáo sĩ của Rôma. Vào thời cổ đại, các Hồng Y bầu chọn giáo hoàng đều là cha sở của các giáo xứ trong thành phố.
Đức Hồng Y đã cử hành Thánh lễ tại nhà thờ ở Rôma với sự tham gia của giáo dân địa phương, các thành viên của Giáo triều Rôma, Đức Hồng Y James Harvey của Hoa Kỳ, các đại sứ mà ngài đã làm việc cùng trong suốt sự nghiệp ngoại giao 47 năm của mình, đại diện cho Tòa Thánh và khoảng 15 thành viên trong gia đình ngài từ vùng Brittany của Pháp.
Joe Donnelly, đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, đã tham dự phụng vụ và nói với CNS rằng Đức Hồng Y Pierre “là cầu nối giúp phá bỏ những khác biệt” giữa Hoa Kỳ và Vatican, ca ngợi Đức Hồng Y vì đã “cố gắng kết nối Giáo Hội tại Mỹ” với Vatican.”
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Pierre nhắc lại rằng khi còn là chủng sinh, ngài ban đầu nghĩ ơn gọi của mình là tiếp tục làm mục tử trong giáo phận Rennes, Pháp, quê hương của ngài, nhưng sau gần 50 năm đi khắp thế giới trong công tác ngoại giao, “Đức Thánh Cha đã kêu gọi tôi đến một giáo xứ, một giáo xứ mà tôi chưa từng có.”
Trước khi được cử đến Hoa Kỳ vào năm 2016, Đức Hồng Y Pierre đã được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ, Uganda và Haiti. Ngài cũng phục vụ tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Vatican ở Thụy Sĩ, Brazil, Cuba, Zimbabwe, Mozambique và New Zealand.
Source:USCCB
2. Hơn 50.000 người ký đơn thỉnh nguyện công nhận 171 người thiệt mạng trong vụ tấn công ở Sri Lanka là tử đạo
Hơn 50.000 người Công Giáo đã yêu cầu Giáo hội ở Sri Lanka công nhận 171 nạn nhân của vụ thảm sát Phục sinh năm 2019 tại quốc đảo này là các vị tử đạo.
Vào ngày 21 tháng 4 năm 2019, Chúa Nhật Phục sinh, 8 kẻ đánh bom liều chết đã tấn công hai nhà thờ Công Giáo, một nhà thờ Tin lành và ba khách sạn sang trọng, khiến 269 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương.
Trong số các nạn nhân, có 171 người là tín hữu Công Giáo đang tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Sebastinô và Nhà Thờ Thánh Anttôn ở Colombo, thủ đô của quốc gia Á Châu này.
Năm năm sau thảm kịch, vào Chúa nhật, ngày 21 tháng 4, Giáo hội địa phương thông báo sẽ bắt đầu các thủ tục công nhận sự tử đạo của 171 người Công Giáo, những người đã được tưởng nhớ bằng nhiều sáng kiến khác nhau, bao gồm một bản kiến nghị với hơn 50.000 chữ ký đã được trình lên Tổng giám mục Colombo, là Đức Hồng Y Albert Malcolm Ranjith.
Tổng giáo phận Colombo bây giờ sẽ gửi yêu cầu chính thức tới Bộ Tuyên Thánh để tiến hành mở giai đoạn cấp giáo phận trong án phong chân phước.
“Việc thu thập chữ ký và nâng cao nhận thức nơi các tín hữu đã được tiến hành kể từ đầu Mùa Chay. Trong số người dân có nhận thức đầy đủ về món quà đức tin của những người vô tội, bị sát hại trong nhà thờ khi đang cử hành sự phục sinh của Chúa Kitô,” Cha Jude Chrysantha Fernando, giám đốc văn phòng truyền thông của tổng giáo phận, nói với hãng thông tấn Vatican Fides từ Colombo.
Vị linh mục nói rằng vào Chúa Nhật “có sự tham gia đông đảo của các tín hữu trong các buổi cử hành: vào buổi sáng, Thánh lễ tưởng niệm được tổ chức tại tất cả các nhà thờ và một buổi lễ đặc biệt được tổ chức với sự hiện diện của Đức Hồng Y Ranjith tại Nhà thờ Thánh Anthony ở Colombo” như cũng như với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính quyền dân sự khác.
Tại Colombo, hàng ngàn người đã cử hành “một phút mặc niệm trang trọng kéo dài hai phút, cũng được cử hành tại các nhà thờ trên khắp đất nước, để tôn vinh và tưởng nhớ những người đã thiệt mạng” vào Lễ Phục Sinh năm 2019.
Fernando nói với Fides: “Đó là một khoảnh khắc có cường độ tinh thần mãnh liệt đối với cộng đồng Công Giáo Sri Lanka: Ký ức về những ‘anh hùng đức tin’ này vẫn còn sống động và là nguồn cảm hứng cho nhiều người”.
Trong Thánh lễ được tổ chức tại Nhà thờ Thánh Antôn, Đức Hồng Y Ranjith lưu ý rằng Giáo Hội Công Giáo ở Sri Lanka đã đòi hỏi công lý trong 5 năm và yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra quốc tế và độc lập về các vụ tấn công năm 2019.
Source:National Catholic Register
3. Bộ Giáo lý đức tin đang hoàn tất văn kiện về những cuộc hiện ra
Đức Hồng Y Manuel Fernandez, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, cho biết Bộ đang hoàn tất văn kiện về sự phân định các cuộc hiện ra và các hiện tượng khác, trong đó có các mạc khải tư.
Đức Hồng Y tuyên bố như trên với trang mạng “National Catholic Register” ở Mỹ, hôm 23 tháng Tư vừa qua. Đức Hồng Y đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Hai trước đó, ngày 22 tháng Tư, nhưng không tiết lộ với giới báo chí nội dung chi tiết cũng như thời điểm công bố văn kiện này. Nó sẽ cập nhật về vấn đề này được công bố cách đây 46 năm (1978), dưới thời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Văn kiện ấy khẳng định rằng Giáo hội có trách nhiệm trước tiên là thẩm định các sự kiện và sau đó cho phép tôn kính công khai, nếu việc cứu xét là tích cực, và sau cùng đưa ra phán quyết chung kết về sự xác thực và đặc tính siêu nhiên của sự kiện.
Văn kiện cách đây 46 năm cũng vạch ra những tiêu chuẩn tích cực và tiêu cực để thẩm định sự xác thực của các hiện tượng như thế và khi nào, với thẩm quyền thế nào giáo quyền phải can dự, kể cả Tòa Thánh nếu cần. Văn kiện cũng nhấn mạnh rằng sự thận trọng tối đa phải được sử dụng khi điều tra về các sự kiện.
Văn kiện gần đây nhất của Tòa Thánh liên quan đến những cuộc hiện ra, được công bố năm 2001 do Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích và mang tựa đề: “Chỉ nam về lòng đạo đức bình dân và phụng vụ; các nguyên tắc và hướng dẫn”. Bộ rút từ sách Giáo lý của Hội thánh Công Giáo và trưng dẫn những đoạn nói về mạc khải tư, nói rằng “những mạc khải này không thuộc kho tàng đức tin và vai trò của chúng không phải là cải tiến hoặc kiện toàn mạc khải chung kết của Chúa Kitô, nhưng giúp sống trọn vẹn hơn trong một giai đoạn nào đó của lịch sử”. (n.67).