Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 28/04/2010
N2T |
40. Dưới ảnh hưởng của sự sợ hãi, chúng ta nhẫn nại vác Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô; trong ảnh hưởng của hy vọng lại càng có lực khuyến khích, chúng ta dùng tâm hồn kiên định và dũng cảm vác Thánh Giá; nhưng dưới sức mạnh của tình yêu, chúng ta nhiệt tình ôm lấy Thánh Giá.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 28/04/2010
N2T |
431. Trưởng thành là tượng trưng những chuỗi biến chất và trưởng thành.
Chúa Giêsu Phục sinh vẫn luôn hiện diện
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:35 28/04/2010
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH, năm C
Ga 14, 23-29
Chưa có ai sống tâm tình tuyệt vời như Chúa Giêsu. Ngài đã phục sinh và luôn có mặt với các môn đệ, các tông đồ để củng cố niềm tin cho các ông.
Để chuẩn bị cho cuộc ra đi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu đã dạy bảo các môn đệ nhiều điều. Chúa nhật tuần trước, Ngài đã truyền cho các môn đệ một điều răn mới: ” Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu anh em “. Và tiếp nối lệnh truyền ấy, Chúa giải thích về lòng yêu mến đó. Lòng yêu mến của các môn đệ, của con người đối với nhau mà còn đối với Chúa nữa: ” Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy “…
Các môn đệ đã được Chúa phục sinh an ủi, củng cố lòng tin và đặt niềm hy vọng. Trước khi về Trời, Ngài hứa với các ông, dù vắng mặt, nhưng Ngài vẫn luôn có mặt và tiếp tục ban bình an cho các ông. Chúa hiện diện dù rằng các môn đệ không nhìn thấy Thầy, nhưng quả thật đây là cảm nghiệm của những con người yêu thương nhau thiệt tình, yêu thương nhau tha thiết. Chúa sẽ vắng mặt nhưng Ngài luôn hiện diện trong những kẻ yêu mến Ngài: ” Ai yêu mến Thầy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến ở lại với người ấy “ ( Ga 14, 23 ). Bởi vì, trước khi với Chúa Cha, Chúa phục sinh đã nói: ” Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con “. Nhận được bình an của Chúa, Ngài trấn an các ông:” Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi “. Chúa có mặt trong những con người biết giữ Lời của Ngài và thực thi Lời của Ngài: ” Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy…Và Lời anh em nghe đây không phải là của Thầy…Và là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy “( Ga 23, 24 ).
Giữ Lời Thầy là bảo vệ được trật tự Chúa đã thiết lập và tâm hồn sẽ không hề bị nao núng, xao xuyến, hoang mang, thất vọng. Chúa phục sinh không chỉ có mặt một mình nhưng sự bình an mà Ngài trao tặng còn là sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi trong lòng các môn đệ và những tâm hồn thành tâm thiện chí. Đây là sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Chính Thánh Thần sẽ thông truyền, hướng dẫn, soi sáng để con người nhận ra Chúa Cha và Chúa Giêsu đang có mặt trong đời sống của mình.Con người sống Lời của Chúa sẽ nhận được sự bình an của Chúa. Do đó, bài đọc I cho chúng ta thấy: ” Đạo do Chúa thiết lập sẽ phá vỡ cái vỏ chật hẹp của Đạo Do Thái, một Đạo không phù hợp với ơn cứu độ phổ quát do Chúa Kitô mang lại cho nhân loại “, nên Hội Thánh được đặt trên nền móng 12 tông đồ như sách Khải Huyền bài đọc II vừa trình bầy.
Lời hứa của Chúa phục sinh đã luôn được thực hiện trong Giáo Hội muôn thời. Thánh Thần của Chúa luôn soi sáng và hướng dẫn Giáo Hội lắng nghe và thực thi Lời của Chúa trong Thánh Kinh. Giáo Hội của Chúa luôn có sự an bình dù luôn phải trải qua những gian nan, thử thách trong cuộc hành trình đức tin.
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến và gửi Thánh Thần xuống để chúng con biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa hầu thực sự mỗi người chúng con có được sự bình an Chúa hứa ban. Amen.
Ga 14, 23-29
Chưa có ai sống tâm tình tuyệt vời như Chúa Giêsu. Ngài đã phục sinh và luôn có mặt với các môn đệ, các tông đồ để củng cố niềm tin cho các ông.
Để chuẩn bị cho cuộc ra đi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu đã dạy bảo các môn đệ nhiều điều. Chúa nhật tuần trước, Ngài đã truyền cho các môn đệ một điều răn mới: ” Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu anh em “. Và tiếp nối lệnh truyền ấy, Chúa giải thích về lòng yêu mến đó. Lòng yêu mến của các môn đệ, của con người đối với nhau mà còn đối với Chúa nữa: ” Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy “…
Các môn đệ đã được Chúa phục sinh an ủi, củng cố lòng tin và đặt niềm hy vọng. Trước khi về Trời, Ngài hứa với các ông, dù vắng mặt, nhưng Ngài vẫn luôn có mặt và tiếp tục ban bình an cho các ông. Chúa hiện diện dù rằng các môn đệ không nhìn thấy Thầy, nhưng quả thật đây là cảm nghiệm của những con người yêu thương nhau thiệt tình, yêu thương nhau tha thiết. Chúa sẽ vắng mặt nhưng Ngài luôn hiện diện trong những kẻ yêu mến Ngài: ” Ai yêu mến Thầy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến ở lại với người ấy “ ( Ga 14, 23 ). Bởi vì, trước khi với Chúa Cha, Chúa phục sinh đã nói: ” Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con “. Nhận được bình an của Chúa, Ngài trấn an các ông:” Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi “. Chúa có mặt trong những con người biết giữ Lời của Ngài và thực thi Lời của Ngài: ” Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy…Và Lời anh em nghe đây không phải là của Thầy…Và là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy “( Ga 23, 24 ).
Giữ Lời Thầy là bảo vệ được trật tự Chúa đã thiết lập và tâm hồn sẽ không hề bị nao núng, xao xuyến, hoang mang, thất vọng. Chúa phục sinh không chỉ có mặt một mình nhưng sự bình an mà Ngài trao tặng còn là sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi trong lòng các môn đệ và những tâm hồn thành tâm thiện chí. Đây là sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Chính Thánh Thần sẽ thông truyền, hướng dẫn, soi sáng để con người nhận ra Chúa Cha và Chúa Giêsu đang có mặt trong đời sống của mình.Con người sống Lời của Chúa sẽ nhận được sự bình an của Chúa. Do đó, bài đọc I cho chúng ta thấy: ” Đạo do Chúa thiết lập sẽ phá vỡ cái vỏ chật hẹp của Đạo Do Thái, một Đạo không phù hợp với ơn cứu độ phổ quát do Chúa Kitô mang lại cho nhân loại “, nên Hội Thánh được đặt trên nền móng 12 tông đồ như sách Khải Huyền bài đọc II vừa trình bầy.
Lời hứa của Chúa phục sinh đã luôn được thực hiện trong Giáo Hội muôn thời. Thánh Thần của Chúa luôn soi sáng và hướng dẫn Giáo Hội lắng nghe và thực thi Lời của Chúa trong Thánh Kinh. Giáo Hội của Chúa luôn có sự an bình dù luôn phải trải qua những gian nan, thử thách trong cuộc hành trình đức tin.
Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến và gửi Thánh Thần xuống để chúng con biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa hầu thực sự mỗi người chúng con có được sự bình an Chúa hứa ban. Amen.
Lịch phụng vụ tháng Năm 2010
Lm Anphong Trần Đức Phương
08:00 28/04/2010
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 5/2010
Chúng ta đã bắt đầu vào tháng 5, Tháng Hoa dâng kính Mẹ Maria. Trong tháng này chúng ta hãy hy sinh thời giờ, hăng hái tổ chức và tham dự các cuộc rước kiệu, dâng hoa kính Mẹ Maria nơi các Giáo xứ, các Cộng đoàn. Nhiều Cộng đoàn cũng tổ chức cung nghinh Tượng Đức Mẹ đến đọc kinh tại các gia đình. Tất cả đều đem lại một bầu khí nhộn nhịp, sốt sắng, đem lại những thời gian ‘thư giãn thiêng liêng’ bên Maria trong đời sống lao động vất vả hàng ngày, để tiếp tục sống niềm vui mừng của mùa Phục Sinh.
Trong tháng này chúng ta sẽ mừng các Chúa Nhật V, VI, VII mùa Phục Sinh (Năm C), Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần và Chúa Nhật kính Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngoài ra, Lễ Chúa Giêsu Lên Trời được mừng vào Thứ Năm sau Chúa Nhật VI Phục Sinh, nhưng ở nhiều Giáo Phận được chuyển vào Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh.
Chúa Nhật V Mùa Phục Sinh (ngày 2/5/2010): Bài Đọc I (Sách Công Vụ Tông Đồ 14:20-26) ghi lại công việc truyền giáo của Thánh Phaolô và Barnaba tại Vùng Tiểu Á và nhiều người đã tin theo và gia nhập gia đình Giáo Hội. Các Ngài khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững Đức Tin trước bao khó khăn, thử thách: “Chúng ta phải trãi qua nhiều thời gian trước khi được vào Nước Thiên Chúa.” Bài Đọc II (Sách Khải Huyền 21:1-5) diễn tả niềm hy vọng trong thử thách, khi Thiên Chúa đến và ‘đổi mới mọi sự’ và đem lại cho các Tín Hữu “Một Trời Mới và Đất Mới”. Bài Phúc Âm (Gioan 13:31-35) ghi lại khung cảnh Bữa Tiệc Ly sau khi Giuđa đã ra đi, bây giờ Chúa Giêsu căn dặn các Tông Đồ hãy thương yêu nhau và đem tình yêu Chúa đến cho mọi người.
Chúa Nhật VI Mùa Phục Sinh: Bài Đọc I (CVTD 15:1-2;22-29) ghi lại cuộc họp Công đồng Đầu tiên ở Giêrusalem giữa các Tông Đồ, các Niên trưởng cùng với Thánh Phaolô và Barnaba để giải quyết những vấn đề liên hệ đến các Tân Tòng và luật Moisê. Công Nghị đã đi đến quyết định những Tân tòng không buộc phải cắt bì và giữ một số lề luật khác của Do Thái giáo. Bài Đọc II (Khải Huyền 21:10-14;22-23) diễn tả về huy hoàng của “Thành Thánh Thiên Quốc chói lọi trong vinh quang Thiên Chúa” và các Tông Đồ Do cùng các tín hữu đã can đảm sống Đức Tin được vui hưởng cùng Chúa Giêsu là Con Chiên đã đổ máu ra để cứu chuộc nhân loại. Bài Phúc Âm (Gioan 14:23-29) ghi lại những lời tâm huyết Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ trước khi Ngài ra đi chịu nạn, chịu chết để chuộc tội nhân loại. Chúa Giêsu chúc bình an cho các ông và cùng an ủi các ông và nhắc lại lời Chúa đã nói trước với các ông là “Chúa Cha sẽ ban cho các ông ơn Chúa Thánh Thần” để soi sáng cho các ông hiểu rõ hơn các điều Chúa Giêsu đã giảng dạy và nâng đỡ các ông trong mọi gian nan thử thách.
LỄ CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI (Mừng vào Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh): Bài Đọc I (Năm A, B, C: CVTD 1:1-11) nói đến cuộc Lên Trời Vinh hiển của Chúa Giêsu Phục Sinh, sau 40 ngày còn ở lại và hiện ra với các Tông Đồ và ‘một số người được tuyển chọn.’ Chúa Giêsu cũng hứa ban Chúa Thánh Thần xuống trên các Tông Đồ, truyền các ông ra đi rao giảng và làm ‘chứng nhân cho Chúa’ khắp mọi nơi cho ‘đến tận cùng trái đất.’ Bài Đọc II (Năm A, B, C): Ephêsô 1:17-28) Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy luôn sống đức tin nơi Chúa Giêsu Phục Sinh, sau khi Ngài đã chịu nạn chịu chết để chuộc tội nhan loại; sau đó Ngài đã Lên Trời vinh hiện và mở đường về trời cho mọi người tin và sống theo Tin Mừng tình thương của Chúa. Hội Thánh được ví như một Thân Thể mầu nhiệm mà Chúa Giêsu là đầu và chúng ta là các chi thể của Hội Thánh. Bài Phúc Âm (Năm C: Luca 24:46-53) là đọan cuối cùng của Phúc Âm theo Thánh Luca và ghi lại việc Chúa Giêsu về Trời trước mắt các Tông Đồ, sau khi Ngài đã chúc lành cho các ông và nhắc nhở các ông hãy chờ đợi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các ông, và sai các ông đi rao giảng Tin Mừng đến mọi nơi trên thế giới.
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (50 ngày sau Lễ Phục Sinh và 10 ngày sau lễ Chúa Giêsu Lên Trời) mừng Ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên Các Thánh Tông Đồ, ban ơn thánh hóa và biến cải các ông nên những Tông Đồ hăng hái ra đi rao giảng và làm chứng cho Chúa khắp nơi.
Thánh Lễ Vọng (Chiều Thứ Bảy): Bài Đọc I: có thể chọn Sách Khởi Nguyên 11:1-9; Xuất Hành 19:3-8; 16-20; Egiekiel 37:1-14; Gioen 3:1-5). Bài Đọc II: Thơ Rôma 8:22-27; Phúc Âm Gioan 7:37-39.
Thánh Lễ chính ngày: Bài Đọc I (CVTD 2:1-11) ghi lại việc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Tông Đồ ban ơn thánh hóa các ông trở nên những người thông thái và can đảm rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người lúc đó đang tụ tập mừng Lễ Năm Mươi tại Giêrusalem. Bài Đọc II (1 Corintô 12: 8-7;12-13) nói đến việc Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mọi tâm hồn để thánh hóa và liên kết nên một thân thể mầu nhiệm trong Hội Thánh Chúa, để mọi người, tùy theo chức vụ mà hoạt động đem lại lợi ích chung cho toàn thân thể là Hội Thánh Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 20:19-23) ghi lại việc Chúa Giêsu hiện ra với các Tông Đồ đang tụ họp cầu nguyện tại Giêsrusalem, chúc bình an và ơn Chúa Thánh Thần, đồng thời ban quyền tha tội cho các ông “Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha…”
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chấm dứt Mùa Phục Sinh và tuần lễ kế tiếp là bắt đầu Mùa Thường Niên.
Lễ Thiên Chúa Trời Ba Ngôi mừng Mầu Nhiệm quan trọng nhất trong Tín Lý Công Giáo: Có Một Đức Chúa Trời, mà Ngài có Ba Ngôi; Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con và Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần. Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi mỗi khi chúng ta làm Dấu Thánh Giá và khi chúng ta cúi đầu đọc kinh Vinh Danh: “Sáng Danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần”.
Trong Tháng Năm, chúng ta cùng mừng ngày Tôn Vinh Mẹ (Mother’s Day). Năm nay là ngày 09 tháng 5, Chúa Nhật VI Mùa Phục Sinh. Chúng ta hãy nhớ đến và cầu nguyện cho các Bà Mẹ của chúng ta. Xin cho các vị đã qua đời được hưởng ơn Thánh Chúa, cho các vị đang còn sống được Chúa ban ơn phúc và sống an vui trong tuổi già.
Chúng ta đã bắt đầu vào tháng 5, Tháng Hoa dâng kính Mẹ Maria. Trong tháng này chúng ta hãy hy sinh thời giờ, hăng hái tổ chức và tham dự các cuộc rước kiệu, dâng hoa kính Mẹ Maria nơi các Giáo xứ, các Cộng đoàn. Nhiều Cộng đoàn cũng tổ chức cung nghinh Tượng Đức Mẹ đến đọc kinh tại các gia đình. Tất cả đều đem lại một bầu khí nhộn nhịp, sốt sắng, đem lại những thời gian ‘thư giãn thiêng liêng’ bên Maria trong đời sống lao động vất vả hàng ngày, để tiếp tục sống niềm vui mừng của mùa Phục Sinh.
Trong tháng này chúng ta sẽ mừng các Chúa Nhật V, VI, VII mùa Phục Sinh (Năm C), Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần và Chúa Nhật kính Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngoài ra, Lễ Chúa Giêsu Lên Trời được mừng vào Thứ Năm sau Chúa Nhật VI Phục Sinh, nhưng ở nhiều Giáo Phận được chuyển vào Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh.
Chúa Nhật V Mùa Phục Sinh (ngày 2/5/2010): Bài Đọc I (Sách Công Vụ Tông Đồ 14:20-26) ghi lại công việc truyền giáo của Thánh Phaolô và Barnaba tại Vùng Tiểu Á và nhiều người đã tin theo và gia nhập gia đình Giáo Hội. Các Ngài khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững Đức Tin trước bao khó khăn, thử thách: “Chúng ta phải trãi qua nhiều thời gian trước khi được vào Nước Thiên Chúa.” Bài Đọc II (Sách Khải Huyền 21:1-5) diễn tả niềm hy vọng trong thử thách, khi Thiên Chúa đến và ‘đổi mới mọi sự’ và đem lại cho các Tín Hữu “Một Trời Mới và Đất Mới”. Bài Phúc Âm (Gioan 13:31-35) ghi lại khung cảnh Bữa Tiệc Ly sau khi Giuđa đã ra đi, bây giờ Chúa Giêsu căn dặn các Tông Đồ hãy thương yêu nhau và đem tình yêu Chúa đến cho mọi người.
Chúa Nhật VI Mùa Phục Sinh: Bài Đọc I (CVTD 15:1-2;22-29) ghi lại cuộc họp Công đồng Đầu tiên ở Giêrusalem giữa các Tông Đồ, các Niên trưởng cùng với Thánh Phaolô và Barnaba để giải quyết những vấn đề liên hệ đến các Tân Tòng và luật Moisê. Công Nghị đã đi đến quyết định những Tân tòng không buộc phải cắt bì và giữ một số lề luật khác của Do Thái giáo. Bài Đọc II (Khải Huyền 21:10-14;22-23) diễn tả về huy hoàng của “Thành Thánh Thiên Quốc chói lọi trong vinh quang Thiên Chúa” và các Tông Đồ Do cùng các tín hữu đã can đảm sống Đức Tin được vui hưởng cùng Chúa Giêsu là Con Chiên đã đổ máu ra để cứu chuộc nhân loại. Bài Phúc Âm (Gioan 14:23-29) ghi lại những lời tâm huyết Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ trước khi Ngài ra đi chịu nạn, chịu chết để chuộc tội nhân loại. Chúa Giêsu chúc bình an cho các ông và cùng an ủi các ông và nhắc lại lời Chúa đã nói trước với các ông là “Chúa Cha sẽ ban cho các ông ơn Chúa Thánh Thần” để soi sáng cho các ông hiểu rõ hơn các điều Chúa Giêsu đã giảng dạy và nâng đỡ các ông trong mọi gian nan thử thách.
LỄ CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI (Mừng vào Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh): Bài Đọc I (Năm A, B, C: CVTD 1:1-11) nói đến cuộc Lên Trời Vinh hiển của Chúa Giêsu Phục Sinh, sau 40 ngày còn ở lại và hiện ra với các Tông Đồ và ‘một số người được tuyển chọn.’ Chúa Giêsu cũng hứa ban Chúa Thánh Thần xuống trên các Tông Đồ, truyền các ông ra đi rao giảng và làm ‘chứng nhân cho Chúa’ khắp mọi nơi cho ‘đến tận cùng trái đất.’ Bài Đọc II (Năm A, B, C): Ephêsô 1:17-28) Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy luôn sống đức tin nơi Chúa Giêsu Phục Sinh, sau khi Ngài đã chịu nạn chịu chết để chuộc tội nhan loại; sau đó Ngài đã Lên Trời vinh hiện và mở đường về trời cho mọi người tin và sống theo Tin Mừng tình thương của Chúa. Hội Thánh được ví như một Thân Thể mầu nhiệm mà Chúa Giêsu là đầu và chúng ta là các chi thể của Hội Thánh. Bài Phúc Âm (Năm C: Luca 24:46-53) là đọan cuối cùng của Phúc Âm theo Thánh Luca và ghi lại việc Chúa Giêsu về Trời trước mắt các Tông Đồ, sau khi Ngài đã chúc lành cho các ông và nhắc nhở các ông hãy chờ đợi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các ông, và sai các ông đi rao giảng Tin Mừng đến mọi nơi trên thế giới.
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (50 ngày sau Lễ Phục Sinh và 10 ngày sau lễ Chúa Giêsu Lên Trời) mừng Ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên Các Thánh Tông Đồ, ban ơn thánh hóa và biến cải các ông nên những Tông Đồ hăng hái ra đi rao giảng và làm chứng cho Chúa khắp nơi.
Thánh Lễ Vọng (Chiều Thứ Bảy): Bài Đọc I: có thể chọn Sách Khởi Nguyên 11:1-9; Xuất Hành 19:3-8; 16-20; Egiekiel 37:1-14; Gioen 3:1-5). Bài Đọc II: Thơ Rôma 8:22-27; Phúc Âm Gioan 7:37-39.
Thánh Lễ chính ngày: Bài Đọc I (CVTD 2:1-11) ghi lại việc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Tông Đồ ban ơn thánh hóa các ông trở nên những người thông thái và can đảm rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người lúc đó đang tụ tập mừng Lễ Năm Mươi tại Giêrusalem. Bài Đọc II (1 Corintô 12: 8-7;12-13) nói đến việc Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mọi tâm hồn để thánh hóa và liên kết nên một thân thể mầu nhiệm trong Hội Thánh Chúa, để mọi người, tùy theo chức vụ mà hoạt động đem lại lợi ích chung cho toàn thân thể là Hội Thánh Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 20:19-23) ghi lại việc Chúa Giêsu hiện ra với các Tông Đồ đang tụ họp cầu nguyện tại Giêsrusalem, chúc bình an và ơn Chúa Thánh Thần, đồng thời ban quyền tha tội cho các ông “Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha…”
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chấm dứt Mùa Phục Sinh và tuần lễ kế tiếp là bắt đầu Mùa Thường Niên.
Lễ Thiên Chúa Trời Ba Ngôi mừng Mầu Nhiệm quan trọng nhất trong Tín Lý Công Giáo: Có Một Đức Chúa Trời, mà Ngài có Ba Ngôi; Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con và Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần. Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi mỗi khi chúng ta làm Dấu Thánh Giá và khi chúng ta cúi đầu đọc kinh Vinh Danh: “Sáng Danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần”.
Trong Tháng Năm, chúng ta cùng mừng ngày Tôn Vinh Mẹ (Mother’s Day). Năm nay là ngày 09 tháng 5, Chúa Nhật VI Mùa Phục Sinh. Chúng ta hãy nhớ đến và cầu nguyện cho các Bà Mẹ của chúng ta. Xin cho các vị đã qua đời được hưởng ơn Thánh Chúa, cho các vị đang còn sống được Chúa ban ơn phúc và sống an vui trong tuổi già.
Như Thầy đã yêu thương
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:06 28/04/2010
NHƯ THẦY ĐÃ YÊU THƯƠNG
(Chúa Nhật V Phục Sinh C)
Có thể nói rằng Kitô hữu chúng ta vốn không xa lạ gì với giới răn mới mà Chúa Kitô truyền lại: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34). Nói đến Kitô giáo, cách riêng Công giáo là người ta nghĩ ngay đến hai từ “bác ái”. Bác ái không nguyên là yêu thương nhau theo kiểu cha ông truyền dạy là “thương người như thể thương thân” mà còn phải yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta.
Trong thực tế, cách thế yêu thương cũng có năm bảy đường. Có người chủ trương yêu là cho roi cho vọt, lại có kẻ nghiêng chiều việc thương là cho ngọt cho ngào. Trong đời con cái Chúa cũng không thiếu người sống và hành xử cách khác nhau và nhiều khi như nghịch nhau mà vẫn cho rằng mình đã và đang yêu thương “như Chúa Kitô yêu thương”. Chính vì thế, việc lật mở và lần theo các trang Tin Mừng để xét xem Chúa Kitô đã yêu thương như thế nào là điều mà Kitô hữu cần thực hiện liên lỉ.
Có thể còn nhiều bất cập, nhưng xin mạo muội có một cái nhìn về tình yêu Chúa Kitô đã dành cho nhân loại chúng ta theo tiêu chí “toàn diện và lưỡng diện” như sau:
1. Chúa Kitô yêu thương con người cả phần hồn lẫn phần xác. Khi yêu thương, Chúa Kitô không chỉ chữa lành bệnh tật phần xác như cho kẻ què được đi, người câm nói được, người mù sáng mắt, người phung hủi được sạch… mà Người còn xua trừ ma quỷ, thứ tha tội lỗi… Chúa Kitô không chỉ ban lời hằng sống mà còn dùng quyền năng để nuôi đám đông dân chúng mà Tin Mừng tường thuật là có lần đến những năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ và có lần khác thì bốn ngàn người đàn ông (x. Lc 7,22; Mt 14,13-21; Mc 6,30-44; Lc 9,10-17; Ga 6,1-15).
2. Chúa Kitô quan tâm săn sóc con người cả đời này lẫn đời sau. Khi thi ân giáng phúc cho đám đông dân chúng no nê từ năm chiếc bánh và hai con cá xong, thì sau đó Người mời gọi họ hãy lo tìm kiếm lương thực đem lại sự sống trường sinh, đó là tin vào Người là Đấng mà Chúa Cha sai đến (x. Ga 6,26-29). Mặc dù biết rằng con người không thể sống mãi ở đời này, Chúa Kitô vẫn thương bà góa nghèo thành Naim, nghĩ đến cảnh côi cút của bà, để rồi ra tay uy quyền cho người con trai duy nhất của bà được sống lại để phụng dưỡng mẹ già (x. Lc 7,11-17).
3. Chúa Kitô vừa khoan dung tha thứ cho người có tội nhưng vừa kiên quyết diệt trừ tội lỗi và lên án các gương mù, gương xấu, đặc biệt khi chúng gây dịp tội cho những người bé mọn. Khi cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang, Chúa Kitô đã không kết án chị ấy nhưng lại nghiêm nghị dạy rằng: Hãy về và đừng phạm tội nữa! Trên thập giá, dù khẩn xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết hại mình vì họ lầm chẳng biết, nhưng trước đó Chúa Kitô vẫn đã từng nhiều lần kết án những người làm gương mù gương xấu, gây cớ vấp phạm cho những người bé mọn, thậm chí Người đã từng dùng những lời gay gắt như kiểu nguyền rủa: “Khốn cho các ngươi…!” (x. Mt 18,5-9; Ga 8,11; Mt 23,1-36; Lc 11,37-54). Và Người cũng đã từng bện dây thừng thành roi để đánh đuổi những người vô tình hay hữu ý biến Đền thờ thành hang trộm cướp, thành nơi buôn bán (x. Ga 2,13-17; Lc 19,45-46; Mc 11,15-17; Mt 21,12-13). Như thế, cần khẳng định rằng Chúa Kitô vừa giáng phúc thi ân không ngơi nghỉ, nghĩa là làm điều tích cực, nhưng Người cũng vừa hết mình chiến đấu với sự dữ, nghĩa là khử trừ những hiện tượng tiêu cực, xấu xa.
4. Khi yêu thương, Chúa Kitô sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn, đau khổ xảy đến cho mình, nhưng Người luôn tìm cách bảo vệ, gìn giữ những kẻ Chúa Cha đã ban cho Người khỏi những sự dữ (x. Ga 10,28; 17,11-12; 18,8-9). Người sẵn sàng đón nhận lời vu cáo, nhưng vẫn công bố lời chân lý trước cả thần quyền lẫn thế quyền (x. Mt 26,59-66; Ga 18,33-38).
Yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta quả là không dễ. Chúng ta đã nghe rằng: một nửa sự thật chưa hẳn là sự thật và nhiều khi chính ma quỷ cám dỗ chúng ta trình bày một nửa sự thật hầu để che đậy một sự giả dối. Một cách tương tự theo nghĩa loại suy thì khi yêu thương nhau “như Chúa Kitô yêu thương” mà chỉ một vế hay một phần thì có thể chúng ta chưa thực sự yêu thương và cũng có thể chúng ta đang bị ma quỷ cám dỗ che đậy “sự vị kỷ” cách tinh tế mà nhiều khi bản thân chẳng biết, chẳng hay.
“Khốn cho các ngươi, hỡi các người Pharisêu! Các ngươi nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm mà các điều kia cũng không được bỏ” (Lc 11,42). Tình trạng “gạn lọc con muỗi để nuốt cả con lạc đà” vẫn có đó nơi nhiều người tưởng rằng mình đang thực thi giới răn mới của Chúa Kitô, trong khi chỉ sống yêu thương cách phiếm diện (x.Mt 23,24). Mong sao không một ai trong chúng ta phải hứng chịu lời khiển trách của Chúa Kitô ngày xưa: “Khốn cho các ngươi, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khóa của sự hiểu biết: các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại ngăn cản”(Lc 11,52), vì chúng ta không chỉ sống mà còn giảng dạy giới răn mới của Chúa Kitô một cách không toàn vẹn.
Để kết thúc những dòng chia sẻ trên, xin được bổ sung một tiêu chí để kiểm chứng xem chúng ta đã thực sự giữ giới răn mới của Chúa Kitô như thế nào, vì rất có thể chúng ta đang yêu thương theo kiểu cách của mình mà không như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Đó là khi yêu thương nhau, chúng ta đã cúi xuống trong sự hạ mình và bỏ mình chưa? (x. Ga 13,1-17; Pl 2,5-11).(Hy vọng rằng sẽ có dịp triển khai tiêu chí này cách cặn kẻ hơn).
Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật V Phục Sinh C)
Có thể nói rằng Kitô hữu chúng ta vốn không xa lạ gì với giới răn mới mà Chúa Kitô truyền lại: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34). Nói đến Kitô giáo, cách riêng Công giáo là người ta nghĩ ngay đến hai từ “bác ái”. Bác ái không nguyên là yêu thương nhau theo kiểu cha ông truyền dạy là “thương người như thể thương thân” mà còn phải yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta.
Trong thực tế, cách thế yêu thương cũng có năm bảy đường. Có người chủ trương yêu là cho roi cho vọt, lại có kẻ nghiêng chiều việc thương là cho ngọt cho ngào. Trong đời con cái Chúa cũng không thiếu người sống và hành xử cách khác nhau và nhiều khi như nghịch nhau mà vẫn cho rằng mình đã và đang yêu thương “như Chúa Kitô yêu thương”. Chính vì thế, việc lật mở và lần theo các trang Tin Mừng để xét xem Chúa Kitô đã yêu thương như thế nào là điều mà Kitô hữu cần thực hiện liên lỉ.
Có thể còn nhiều bất cập, nhưng xin mạo muội có một cái nhìn về tình yêu Chúa Kitô đã dành cho nhân loại chúng ta theo tiêu chí “toàn diện và lưỡng diện” như sau:
1. Chúa Kitô yêu thương con người cả phần hồn lẫn phần xác. Khi yêu thương, Chúa Kitô không chỉ chữa lành bệnh tật phần xác như cho kẻ què được đi, người câm nói được, người mù sáng mắt, người phung hủi được sạch… mà Người còn xua trừ ma quỷ, thứ tha tội lỗi… Chúa Kitô không chỉ ban lời hằng sống mà còn dùng quyền năng để nuôi đám đông dân chúng mà Tin Mừng tường thuật là có lần đến những năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ và có lần khác thì bốn ngàn người đàn ông (x. Lc 7,22; Mt 14,13-21; Mc 6,30-44; Lc 9,10-17; Ga 6,1-15).
2. Chúa Kitô quan tâm săn sóc con người cả đời này lẫn đời sau. Khi thi ân giáng phúc cho đám đông dân chúng no nê từ năm chiếc bánh và hai con cá xong, thì sau đó Người mời gọi họ hãy lo tìm kiếm lương thực đem lại sự sống trường sinh, đó là tin vào Người là Đấng mà Chúa Cha sai đến (x. Ga 6,26-29). Mặc dù biết rằng con người không thể sống mãi ở đời này, Chúa Kitô vẫn thương bà góa nghèo thành Naim, nghĩ đến cảnh côi cút của bà, để rồi ra tay uy quyền cho người con trai duy nhất của bà được sống lại để phụng dưỡng mẹ già (x. Lc 7,11-17).
3. Chúa Kitô vừa khoan dung tha thứ cho người có tội nhưng vừa kiên quyết diệt trừ tội lỗi và lên án các gương mù, gương xấu, đặc biệt khi chúng gây dịp tội cho những người bé mọn. Khi cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang, Chúa Kitô đã không kết án chị ấy nhưng lại nghiêm nghị dạy rằng: Hãy về và đừng phạm tội nữa! Trên thập giá, dù khẩn xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết hại mình vì họ lầm chẳng biết, nhưng trước đó Chúa Kitô vẫn đã từng nhiều lần kết án những người làm gương mù gương xấu, gây cớ vấp phạm cho những người bé mọn, thậm chí Người đã từng dùng những lời gay gắt như kiểu nguyền rủa: “Khốn cho các ngươi…!” (x. Mt 18,5-9; Ga 8,11; Mt 23,1-36; Lc 11,37-54). Và Người cũng đã từng bện dây thừng thành roi để đánh đuổi những người vô tình hay hữu ý biến Đền thờ thành hang trộm cướp, thành nơi buôn bán (x. Ga 2,13-17; Lc 19,45-46; Mc 11,15-17; Mt 21,12-13). Như thế, cần khẳng định rằng Chúa Kitô vừa giáng phúc thi ân không ngơi nghỉ, nghĩa là làm điều tích cực, nhưng Người cũng vừa hết mình chiến đấu với sự dữ, nghĩa là khử trừ những hiện tượng tiêu cực, xấu xa.
4. Khi yêu thương, Chúa Kitô sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn, đau khổ xảy đến cho mình, nhưng Người luôn tìm cách bảo vệ, gìn giữ những kẻ Chúa Cha đã ban cho Người khỏi những sự dữ (x. Ga 10,28; 17,11-12; 18,8-9). Người sẵn sàng đón nhận lời vu cáo, nhưng vẫn công bố lời chân lý trước cả thần quyền lẫn thế quyền (x. Mt 26,59-66; Ga 18,33-38).
Yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta quả là không dễ. Chúng ta đã nghe rằng: một nửa sự thật chưa hẳn là sự thật và nhiều khi chính ma quỷ cám dỗ chúng ta trình bày một nửa sự thật hầu để che đậy một sự giả dối. Một cách tương tự theo nghĩa loại suy thì khi yêu thương nhau “như Chúa Kitô yêu thương” mà chỉ một vế hay một phần thì có thể chúng ta chưa thực sự yêu thương và cũng có thể chúng ta đang bị ma quỷ cám dỗ che đậy “sự vị kỷ” cách tinh tế mà nhiều khi bản thân chẳng biết, chẳng hay.
“Khốn cho các ngươi, hỡi các người Pharisêu! Các ngươi nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm mà các điều kia cũng không được bỏ” (Lc 11,42). Tình trạng “gạn lọc con muỗi để nuốt cả con lạc đà” vẫn có đó nơi nhiều người tưởng rằng mình đang thực thi giới răn mới của Chúa Kitô, trong khi chỉ sống yêu thương cách phiếm diện (x.Mt 23,24). Mong sao không một ai trong chúng ta phải hứng chịu lời khiển trách của Chúa Kitô ngày xưa: “Khốn cho các ngươi, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khóa của sự hiểu biết: các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại ngăn cản”(Lc 11,52), vì chúng ta không chỉ sống mà còn giảng dạy giới răn mới của Chúa Kitô một cách không toàn vẹn.
Để kết thúc những dòng chia sẻ trên, xin được bổ sung một tiêu chí để kiểm chứng xem chúng ta đã thực sự giữ giới răn mới của Chúa Kitô như thế nào, vì rất có thể chúng ta đang yêu thương theo kiểu cách của mình mà không như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Đó là khi yêu thương nhau, chúng ta đã cúi xuống trong sự hạ mình và bỏ mình chưa? (x. Ga 13,1-17; Pl 2,5-11).(Hy vọng rằng sẽ có dịp triển khai tiêu chí này cách cặn kẻ hơn).
Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
Giáo Hội sống cho Đức Kitô và cho Nước Trời
Lm Phêrô Trần Văn khuê
08:56 28/04/2010
Giáo Hội sống cho Đức Kitô và cho Nước Trời
Chúng ta nhận thấy trong chiều dài lịch sử có nhiều cái nhìn khác nhau về Giáo Hội. Những cái nhìn nhiều lúc trái ngược nhau: có những cái nhìn thiện cảm, tích cực, nhưng cũng có những cái nhìn ác cảm, hay thậm chí thù nghịch.
Ở Tây phương, sau thời hưng thịnh của Giáo Hội hay chúng ta còn gọi là “Thời Hoàng Kim”, nhiều người bắt đầu nghi ngờ về vai trò của Giáo Hội trong đời sống xã hội. Những gì đang diễn ra trên các phương tiện thông tin đại chúng ở châu Âu và ở Mỹ nói cho chúng ta điều này. Giáo Hội nhiều lúc bị xem là cơ chế làm giảm chậm sự phát triển con người và xã hội. Giáo Hội được nhìn như người luôn khắt khe với đời sống luân lý, là rào cản của sự tự do.
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng phải đối diện với những thách đố nhất định. Chúng ta có thể nêu lên ở đây một cách ngắn gọn một số điểm:
Trước hết, Giáo Hội Việt Nam gắn liền với lịch sử của sự “bách hại” ở những bình diện khác nhau. Sau giai đoạn Giáo Hội được xem là “tôn giáo ngoại lai”, Giáo Hội bị cho là kẻ đội lốt “kẻ thù dân tộc”. Người ta cho rằng Giáo Hội làm việc cho Vatican, cho Hoa Kỳ hay cho Tây phương….
Tiếp đến, ý tưởng về Giáo Hội như một thực tại trần thế và Nước Trời nhiều lúc làm cho người Kitô Hữu khó xác định giữa việc sống đạo trong nhà thờ và sống đạo trong lòng dân tộc trong bối cảnh xã hội – chính trị đặc biệt. Mặc dù Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng của Công đồng Vaticanô II, Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày hôm nay đã xác định những nguyên tắc về việc dấn thân của người Kitô Hữu trong đời sống xã hội, tại Việt Nam vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi. Bài viết của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm[1] và của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc[2] gần đây đã nói lên một phần thực tế này.
Sau cùng, chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo phức hợp. Có nghĩa là Giáo Hội đang sống trong một thực tại văn hóa và tôn giáo mà trong đó những người Kitô Hữu chỉ là thiểu số. Tin Mừng đang tìm cách đi vào trong những giá trị nhân văn và tôn giáo khác.
Trong bối cảnh này, điều chắc hẳn phù hợp cho chúng ta là nhắc lại những tính chất của Giáo Hội. Công việc này giúp chúng ta sống căn tính của Giáo Hội một cách sâu xa hơn, đồng thời kiểm chứng lại những hoạt động của chúng ta có phù hợp hay chăng với căn tính của Giáo Hội.
Giáo Hội sống cho Đức Kitô và cho Nước Trời là xác tín sâu xa nói lên toàn bộ nội dung về tín điều về Giáo Hội mà chúng ta sẽ đi tìm những ý nghĩa của chúng. Chúng ta khởi đi từ tài liệu học hỏi trong Năm thánh: Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ. Chúng ta cũng sẽ tham chiếu các văn kiện của Công đồng Vaticanô II như Lumen gentium (Ánh sáng muôn dân), Gaudium et spes (Vui mừng và Hy vọng) hay Ecclesia in Asia (Tông Huấn của ĐGH Gioan Phaolô II gửi các Giáo Hội tại Á châu).
Giáo Hội sống cho Đức Kitô
Trước hết, khi nói tới khía cạnh Giáo Hội sống cho Đức Kitô chúng ta trước tiên phải nói tới Đức Kitô là nền tảng của Giáo Hội. Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng Giáo Hội là thân thể của Đức Kitô và chính Người là Đầu (x. Cl 1, 18).
Khi chúng ta nói Giáo Hội sống cho Đức Kitô chúng ta không chỉ hiểu Giáo Hội được “thánh hiến” cho Đức Kitô nhưng còn chính Đức Kitô trở nên “đá tảng góc tường” của toà nhà Giáo Hội. Giáo Hội sống cho Đức Kitô, trước hết đó là Đức Kitô trở nên tất cả cho Giáo Hội: “trở nên tất cả trong mọi sự”. Quả vậy, Đức Giêsu đã xây dựng Giáo Hội từ lời tuyên xưng đức tin của Phêrô: “Thầy là Đức Kitô, con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Trong Tông huấn Ecclesia in Asia (1999), ĐGH Gioan Phaolô II khẳng định: “Những gì làm nên sự khác biệt giữa Giáo Hội và các cộng đoàn tôn giáo khác đó là đức tin vào Đức Giêsu Kitô. […]. Đức tin vào Đức Giêsu Kitô linh ứng cho hành động rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội Á châu, thường được thực hiện trong những hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm” (số 10). Khó khăn và nguy hiểm ở đây chính là Giáo Hội tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là nền tảng của đời sống mình và là Đấng cứu độ duy nhất. Lịch sử của Giáo Hội Việt Nam đã cho thấy: đức tin vào Đức Giêsu Kitô làm cho những người Công Giáo trở nên những con người phi thường, tuy nhiên sứ mạng của họ chưa bao giờ là một sứ mạng dễ dàng (x. “Nhìn lại chặng đường lịch sử Giáo hội trưởng thành tại Việt Nam” trong Giáo hội tại Việt Nam, Mầu nhiệm - Hiệp Thông - Sứ vụ).
Điểm thứ hai, Giáo Hội sống cho Đức Kitô đó là Giáo Hội rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu mời gọi những người môn đệ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Căn tính của Giáo Hội là rao giảng Tin Mừng. Căn tính này được Công đồng Vaticanô II nhắc lại trong Hiến chế Lumen gentium (s. 5; 17). Tự bản chất Giáo Hội không tồn tại cho chính mình mà cho Đức Kitô và cho Tin Mừng. Giáo Hội không phải là cùng đích của ơn cứu độ, nghĩa là extra ecclesiam nulla salus, nhưng là dấu chỉ của ơn cứu độ; Giáo Hội mạc khải cho con người gương mặt của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô chết và phục sinh. Đó là điều mà chúng ta gọi Giáo Hội là bí tích ơn cứu độ. Cũng trong Tông huấn Ecclesia in Asia, ĐGH Gioan Phaolô II cho rằng: “Không thể có được công cuộc Tin Mừng hóa đích thực nếu không loan báo một cách rõ ràng Đức Giêsu Kitô là Chúa” (số 19). Điều này cho chúng ta hiểu Giáo Hội sống là sống cho Đức Kitô.
Điểm thứ ba, Giáo Hội sống cho Đức Kitô là Giáo Hội sống sự hợp nhất và hiệp thông. Sự hợp nhất không chỉ được hiểu ở cấp độ của cơ cấu tổ chức, nhưng là sự hiệp thông với Đức Kitô và với nhau một cách trọn vẹn trong việc cử hành hy tế của Người. Hiến chế Lumen gentium xác định: “Bí Tích Thánh Thể biểu thị và thực hiện sự hiệp nhất các tín hữu là những kẻ hợp thành một thân thể trong Chúa Kitô” (số 3). Quả thực, thánh Phaolô cho biết: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta chỉ là một thân thể” (x. 1Cor 10, 17). Điều làm chúng ta trở nên một là vì chúng ta cùng chia sẻ một tấm Bánh. Chính tấm Bánh làm chúng ta trở nên hợp nhất và hiệp thông với nhau. Nói cách khác, chỉ qua việc tham dự vào việc bẻ Bánh chúng ta mới có thể thực sự hiểu ý nghĩa đích thực của sự hợp nhất và hiệp thông và chúng ta cũng chỉ có thể học biết sống sự hợp nhất và hiệp thông như thế nào: nơi đó chính Thiên Chúa là nguồn của sự hợp nhất và hiệp thông của chúng ta.
Giáo Hội sống cho Nước Trời
Nước Trời hay Nước Thiên Chúa là gì?
Trong lịch sử của Giáo Hội nhiều người vẫn nhầm lẫn Nước Thiên Chúa với vương triều của thực tại trần thế. Cuốn sách « Thành đô Thiên Chúa » của thánh Augustinô là một ví dụ điển hình nói cho chúng ta về sự hiểu lầm này. Nhiều Kitô Hữu xem thành Rôma là vương quốc của Thiên Chúa, « Thành đô vĩnh cửu » và vì thế trái tim của họ tan vỡ khi nó bị những người man di Alaric phá hủy vào năm 410. Từ sự kiện này thánh Augustinô xây dựng tác phẩm thần học đồ sộ của mình: « Thành đô Thiên Chúa » trong đó thánh nhân phân biệt thành đô trần thế với thành đô thiên quốc. Thánh Augustinô viết: « Hai tình yêu làm nên hai thành đô: tình yêu vị kỷ đến nỗi khinh thị Thiên Chúa, đó là thành đô trần thế; tình yêu dành cho Thiên Chúa đến nổi tự hủy chính mình, đó là thành đô thiên quốc. Tình yêu thứ nhất tự tôn vinh trong chính mình và tình yêu thứ hai vinh danh trong Thiên Chúa »[3].
Đọc Tin Mừng nhất lãm chúng ta thấy: Nước Thiên Chúa là mối quan tâm chính yếu của Chúa Giêsu, là trung tâm của việc rao giảng của Người. Khởi đầu Tin Mừng, thánh Mác-cô viết: « Đức Giêsu đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: « Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng » (Mc 1,14-15).
Cũng trong Tin Mừng nhất lãm, Chúa Giêsu nói về nhiều cách khác nhau của Nước Trời, nhất là trong các dụ ngôn: « Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi giống xuống đất » (Mc 4, 26) hay: « Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây ? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được ? » (Mc 4, 30). Chúa Giêsu thường nói về Nước Trời, nhưng bằng những dụ ngôn, bằng những phép ẩn dụ, những hình ảnh. Chúa Giêsu không bao giờ định nghĩa nó là gì. Đó cũng là lý do khó khăn để chúng ta có thể làm một bản tổng luận về Nước Trời. Như vậy, đâu là ý nghĩa của Nước Thiên Chúa ?
Nếu như Chúa Giêsu không đưa ra cho chúng ta bất cứ một định nghĩa nào về Nước Trời, Nước này cũng được bộc lộ qua chính đời sống và sứ mạng của Người. Nước Trời là một thực tại khó hiểu nhưng con người có thể khám phá ra nó khi sống theo bước chân của Đức Giêsu ngày mỗi ngày, và đặt niềm tin vào lời của Người. Bước theo Đức Giêsu Kitô là đồng hành với Người: khởi đi từ sứ mạng công khai, khiêm tốn nhập hàng giữa những người tội lỗi, công bố Triều Đại Thiên Chúa trong sự khiêm tốn, chấp nhận sự khinh rẽ của người đời. Nói tóm lại, Nước Trời là Đức Giêsu Kitô hay Đức Giêsu Kitô là hiện thân của Nước Trời qua đời sống, sứ mạng, cái chết và sự phục sinh của Người.
Riêng đối với thánh Phaolô, dù không xây dựng một tổng luận về Nước Trời, thánh nhân đã soi dẫn cho chúng ta một số điểm trong các lá thơ mục vụ của ngài về Nước Trời. Chúng ta có thể đơn cử một ví dụ: « Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần » (Rm 14, 17). Đây gần như là câu định nghĩa đẹp nhất về Triều Đại Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.
Giáo Hội sống cho Nước Trời là sống giữa hai lần đến của Đức Kitô: “đã đến” và “chưa đến”.
“Đã đến”:
Giáo Hội xác tín ơn cứu độ của thế giới đã được lĩnh hội trong Đức Giêsu Kitô. Các Kitô Hữu không thất vọng về tương lai cũng không chờ đợi một tương lai khác ngoài Đức Kitô. Họ tin tưởng rằng những cánh cửa của sự sống đã thực sự được mở cho họ một lần toàn vẹn trong lễ Phục Sinh. Bởi lẽ, qua cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa đã tiêu diệt sự chết.
Nhưng cái “đã đến” đồng thời là cái “chưa đến”:
Ơn cứu độ thực sự được lĩnh hội đã không biến đổi gương mặt của thế giới và cuộc sống cá nhân của chúng ta một cách thần diệu, cũng không kết thúc lịch sử. Lịch sử vẫn tiếp tục, bởi lẽ, cho dù đã thật sự được lĩnh hội, ơn cứu độ chưa thiết lập tình trạng cuối cùng của tất cả mọi sự. Từ khía cạnh này, xây dựng thế giới chúng ta đang sống là xây dựng Nước Trời. Nước Thiên Chúa là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần”. “Phúc cho ai xây dựng hòa bình”!
Nước Thiên Chúa chưa thật sự đến, vì chúng ta còn phải chờ lần trở lại thứ hai của Đức Giêsu Kitô, cuối cùng của lịch sử. Sự trở lại được loan báo trong Tân Ước, được gọi là “Parousie” (Quang lâm), tiếng hy lạp có nghĩa “tới” và “hiện diện”. Trong lúc cử hành bí tích Thánh Thể Giáo Hội công bố bằng những lời mà Giáo Hội gọi là “mầu nhiệm đức tin”: “Chúng con nhớ lại việc Chúa chết; chúng con cử hành việc Chúa sống lại và chúng con mong đợi Ngài lại đến trong vinh quang”. Hy vọng Kitô Giáo là Thiên Chúa hoàn toàn “đặt mọi thế lực thù địch dưới chân Ngài” và một viễn cảnh “trời mới đất mới” vĩnh viễn: cái chết, sự hận thù… không còn chổ đứng trong cuộc sống của con người mới.
Quả thực, chúng ta không biết thời gian hoàn tất của trái đất này, nhưng chúng ta biết Thiên Chúa dọn sẵn một nơi trời mới đất mới nơi đó công lý ngự trị (2Cr 5, 2), hạnh phúc và ước vọng hòa bình được đắp đầy (1Cor 2, 9); nơi đó sự chết bị đánh bại (1Cor 15, 42), con người được giải thoát khỏi ách nô lệ (Rm 8, 19-21).
Đối với người Kitô Hữu, sự trông đợi trời mới đất mới không làm suy giảm tính hiện tại và trách nhiệm xây dựng thế giới này, trái lại nó còn tạo thêm những động lực mới giúp họ hoàn tất những bổn phận ấy. Nhiều người lầm tưởng rằng niềm tin Kitô Giáo, sự hướng về những giá trị siêu việt làm con người lãng quên những thực tại trần thế. Tuy nhiên, chỉ có những thực tại siêu việt mới có thể soi chiếu ý nghĩa của những thực tại trần thế[4]. Nếu không phải vì một tương lai lâu bền hơn mà con người không ngừng nổ lực làm việc và phấn đấu cho đến cùng?
Kết: Giáo Hội sống cho Đức Kitô và cho Nước Trời. Khằng định này mời gọi chúng ta trở về nguồn: Giáo Hội sống trong Đức Giêsu Kitô và cho Tin Mừng. Chiều kích nền tảng này cho phép chúng ta hiểu Giáo Hội như thực tại thiêng liêng và hữu hình hay mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Căn tính này làm nên sự khác biệt giữa Giáo Hội với tất cả mọi tổ chức xã hội và chính trị khác. Và như vậy, tiếng nói của Giáo Hội cũng là tiếng nói khác khi Giáo Hội cần phải lên tiếng đối với những vấn đề xã hội.
Lm Phêrô Trần Văn Khuê
--------------------------------------------------------------------------------
[1] ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Quan điểm Công Giáo về trách nhiệm của Giáo Hội trước các vấn đề xã hội (http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=64363).
[2] ĐC Phaolô Bùi Văn Đọc, Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với Nhà nước theo tinh thần của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong Huấn từ cho các Giám Mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Ad Limina (http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1115&CateID=63).
[3] Trích từ Initiation à Saint Augustin (Marcel Neusch), nxb Cerf, 2003, tr. 139.
[4] Chúng ta có thể đọc thông điệp Caritas in veritate của ĐTC Bênêđictô XVI.
Chúng ta nhận thấy trong chiều dài lịch sử có nhiều cái nhìn khác nhau về Giáo Hội. Những cái nhìn nhiều lúc trái ngược nhau: có những cái nhìn thiện cảm, tích cực, nhưng cũng có những cái nhìn ác cảm, hay thậm chí thù nghịch.
Ở Tây phương, sau thời hưng thịnh của Giáo Hội hay chúng ta còn gọi là “Thời Hoàng Kim”, nhiều người bắt đầu nghi ngờ về vai trò của Giáo Hội trong đời sống xã hội. Những gì đang diễn ra trên các phương tiện thông tin đại chúng ở châu Âu và ở Mỹ nói cho chúng ta điều này. Giáo Hội nhiều lúc bị xem là cơ chế làm giảm chậm sự phát triển con người và xã hội. Giáo Hội được nhìn như người luôn khắt khe với đời sống luân lý, là rào cản của sự tự do.
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng phải đối diện với những thách đố nhất định. Chúng ta có thể nêu lên ở đây một cách ngắn gọn một số điểm:
Trước hết, Giáo Hội Việt Nam gắn liền với lịch sử của sự “bách hại” ở những bình diện khác nhau. Sau giai đoạn Giáo Hội được xem là “tôn giáo ngoại lai”, Giáo Hội bị cho là kẻ đội lốt “kẻ thù dân tộc”. Người ta cho rằng Giáo Hội làm việc cho Vatican, cho Hoa Kỳ hay cho Tây phương….
Tiếp đến, ý tưởng về Giáo Hội như một thực tại trần thế và Nước Trời nhiều lúc làm cho người Kitô Hữu khó xác định giữa việc sống đạo trong nhà thờ và sống đạo trong lòng dân tộc trong bối cảnh xã hội – chính trị đặc biệt. Mặc dù Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng của Công đồng Vaticanô II, Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày hôm nay đã xác định những nguyên tắc về việc dấn thân của người Kitô Hữu trong đời sống xã hội, tại Việt Nam vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi. Bài viết của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm[1] và của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc[2] gần đây đã nói lên một phần thực tế này.
Sau cùng, chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo phức hợp. Có nghĩa là Giáo Hội đang sống trong một thực tại văn hóa và tôn giáo mà trong đó những người Kitô Hữu chỉ là thiểu số. Tin Mừng đang tìm cách đi vào trong những giá trị nhân văn và tôn giáo khác.
Trong bối cảnh này, điều chắc hẳn phù hợp cho chúng ta là nhắc lại những tính chất của Giáo Hội. Công việc này giúp chúng ta sống căn tính của Giáo Hội một cách sâu xa hơn, đồng thời kiểm chứng lại những hoạt động của chúng ta có phù hợp hay chăng với căn tính của Giáo Hội.
Giáo Hội sống cho Đức Kitô và cho Nước Trời là xác tín sâu xa nói lên toàn bộ nội dung về tín điều về Giáo Hội mà chúng ta sẽ đi tìm những ý nghĩa của chúng. Chúng ta khởi đi từ tài liệu học hỏi trong Năm thánh: Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ. Chúng ta cũng sẽ tham chiếu các văn kiện của Công đồng Vaticanô II như Lumen gentium (Ánh sáng muôn dân), Gaudium et spes (Vui mừng và Hy vọng) hay Ecclesia in Asia (Tông Huấn của ĐGH Gioan Phaolô II gửi các Giáo Hội tại Á châu).
Giáo Hội sống cho Đức Kitô
Trước hết, khi nói tới khía cạnh Giáo Hội sống cho Đức Kitô chúng ta trước tiên phải nói tới Đức Kitô là nền tảng của Giáo Hội. Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng Giáo Hội là thân thể của Đức Kitô và chính Người là Đầu (x. Cl 1, 18).
Khi chúng ta nói Giáo Hội sống cho Đức Kitô chúng ta không chỉ hiểu Giáo Hội được “thánh hiến” cho Đức Kitô nhưng còn chính Đức Kitô trở nên “đá tảng góc tường” của toà nhà Giáo Hội. Giáo Hội sống cho Đức Kitô, trước hết đó là Đức Kitô trở nên tất cả cho Giáo Hội: “trở nên tất cả trong mọi sự”. Quả vậy, Đức Giêsu đã xây dựng Giáo Hội từ lời tuyên xưng đức tin của Phêrô: “Thầy là Đức Kitô, con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Trong Tông huấn Ecclesia in Asia (1999), ĐGH Gioan Phaolô II khẳng định: “Những gì làm nên sự khác biệt giữa Giáo Hội và các cộng đoàn tôn giáo khác đó là đức tin vào Đức Giêsu Kitô. […]. Đức tin vào Đức Giêsu Kitô linh ứng cho hành động rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội Á châu, thường được thực hiện trong những hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm” (số 10). Khó khăn và nguy hiểm ở đây chính là Giáo Hội tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là nền tảng của đời sống mình và là Đấng cứu độ duy nhất. Lịch sử của Giáo Hội Việt Nam đã cho thấy: đức tin vào Đức Giêsu Kitô làm cho những người Công Giáo trở nên những con người phi thường, tuy nhiên sứ mạng của họ chưa bao giờ là một sứ mạng dễ dàng (x. “Nhìn lại chặng đường lịch sử Giáo hội trưởng thành tại Việt Nam” trong Giáo hội tại Việt Nam, Mầu nhiệm - Hiệp Thông - Sứ vụ).
Điểm thứ hai, Giáo Hội sống cho Đức Kitô đó là Giáo Hội rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu mời gọi những người môn đệ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Căn tính của Giáo Hội là rao giảng Tin Mừng. Căn tính này được Công đồng Vaticanô II nhắc lại trong Hiến chế Lumen gentium (s. 5; 17). Tự bản chất Giáo Hội không tồn tại cho chính mình mà cho Đức Kitô và cho Tin Mừng. Giáo Hội không phải là cùng đích của ơn cứu độ, nghĩa là extra ecclesiam nulla salus, nhưng là dấu chỉ của ơn cứu độ; Giáo Hội mạc khải cho con người gương mặt của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô chết và phục sinh. Đó là điều mà chúng ta gọi Giáo Hội là bí tích ơn cứu độ. Cũng trong Tông huấn Ecclesia in Asia, ĐGH Gioan Phaolô II cho rằng: “Không thể có được công cuộc Tin Mừng hóa đích thực nếu không loan báo một cách rõ ràng Đức Giêsu Kitô là Chúa” (số 19). Điều này cho chúng ta hiểu Giáo Hội sống là sống cho Đức Kitô.
Điểm thứ ba, Giáo Hội sống cho Đức Kitô là Giáo Hội sống sự hợp nhất và hiệp thông. Sự hợp nhất không chỉ được hiểu ở cấp độ của cơ cấu tổ chức, nhưng là sự hiệp thông với Đức Kitô và với nhau một cách trọn vẹn trong việc cử hành hy tế của Người. Hiến chế Lumen gentium xác định: “Bí Tích Thánh Thể biểu thị và thực hiện sự hiệp nhất các tín hữu là những kẻ hợp thành một thân thể trong Chúa Kitô” (số 3). Quả thực, thánh Phaolô cho biết: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta chỉ là một thân thể” (x. 1Cor 10, 17). Điều làm chúng ta trở nên một là vì chúng ta cùng chia sẻ một tấm Bánh. Chính tấm Bánh làm chúng ta trở nên hợp nhất và hiệp thông với nhau. Nói cách khác, chỉ qua việc tham dự vào việc bẻ Bánh chúng ta mới có thể thực sự hiểu ý nghĩa đích thực của sự hợp nhất và hiệp thông và chúng ta cũng chỉ có thể học biết sống sự hợp nhất và hiệp thông như thế nào: nơi đó chính Thiên Chúa là nguồn của sự hợp nhất và hiệp thông của chúng ta.
Giáo Hội sống cho Nước Trời
Nước Trời hay Nước Thiên Chúa là gì?
Trong lịch sử của Giáo Hội nhiều người vẫn nhầm lẫn Nước Thiên Chúa với vương triều của thực tại trần thế. Cuốn sách « Thành đô Thiên Chúa » của thánh Augustinô là một ví dụ điển hình nói cho chúng ta về sự hiểu lầm này. Nhiều Kitô Hữu xem thành Rôma là vương quốc của Thiên Chúa, « Thành đô vĩnh cửu » và vì thế trái tim của họ tan vỡ khi nó bị những người man di Alaric phá hủy vào năm 410. Từ sự kiện này thánh Augustinô xây dựng tác phẩm thần học đồ sộ của mình: « Thành đô Thiên Chúa » trong đó thánh nhân phân biệt thành đô trần thế với thành đô thiên quốc. Thánh Augustinô viết: « Hai tình yêu làm nên hai thành đô: tình yêu vị kỷ đến nỗi khinh thị Thiên Chúa, đó là thành đô trần thế; tình yêu dành cho Thiên Chúa đến nổi tự hủy chính mình, đó là thành đô thiên quốc. Tình yêu thứ nhất tự tôn vinh trong chính mình và tình yêu thứ hai vinh danh trong Thiên Chúa »[3].
Đọc Tin Mừng nhất lãm chúng ta thấy: Nước Thiên Chúa là mối quan tâm chính yếu của Chúa Giêsu, là trung tâm của việc rao giảng của Người. Khởi đầu Tin Mừng, thánh Mác-cô viết: « Đức Giêsu đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: « Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng » (Mc 1,14-15).
Cũng trong Tin Mừng nhất lãm, Chúa Giêsu nói về nhiều cách khác nhau của Nước Trời, nhất là trong các dụ ngôn: « Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi giống xuống đất » (Mc 4, 26) hay: « Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây ? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được ? » (Mc 4, 30). Chúa Giêsu thường nói về Nước Trời, nhưng bằng những dụ ngôn, bằng những phép ẩn dụ, những hình ảnh. Chúa Giêsu không bao giờ định nghĩa nó là gì. Đó cũng là lý do khó khăn để chúng ta có thể làm một bản tổng luận về Nước Trời. Như vậy, đâu là ý nghĩa của Nước Thiên Chúa ?
Nếu như Chúa Giêsu không đưa ra cho chúng ta bất cứ một định nghĩa nào về Nước Trời, Nước này cũng được bộc lộ qua chính đời sống và sứ mạng của Người. Nước Trời là một thực tại khó hiểu nhưng con người có thể khám phá ra nó khi sống theo bước chân của Đức Giêsu ngày mỗi ngày, và đặt niềm tin vào lời của Người. Bước theo Đức Giêsu Kitô là đồng hành với Người: khởi đi từ sứ mạng công khai, khiêm tốn nhập hàng giữa những người tội lỗi, công bố Triều Đại Thiên Chúa trong sự khiêm tốn, chấp nhận sự khinh rẽ của người đời. Nói tóm lại, Nước Trời là Đức Giêsu Kitô hay Đức Giêsu Kitô là hiện thân của Nước Trời qua đời sống, sứ mạng, cái chết và sự phục sinh của Người.
Riêng đối với thánh Phaolô, dù không xây dựng một tổng luận về Nước Trời, thánh nhân đã soi dẫn cho chúng ta một số điểm trong các lá thơ mục vụ của ngài về Nước Trời. Chúng ta có thể đơn cử một ví dụ: « Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần » (Rm 14, 17). Đây gần như là câu định nghĩa đẹp nhất về Triều Đại Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.
Giáo Hội sống cho Nước Trời là sống giữa hai lần đến của Đức Kitô: “đã đến” và “chưa đến”.
“Đã đến”:
Giáo Hội xác tín ơn cứu độ của thế giới đã được lĩnh hội trong Đức Giêsu Kitô. Các Kitô Hữu không thất vọng về tương lai cũng không chờ đợi một tương lai khác ngoài Đức Kitô. Họ tin tưởng rằng những cánh cửa của sự sống đã thực sự được mở cho họ một lần toàn vẹn trong lễ Phục Sinh. Bởi lẽ, qua cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa đã tiêu diệt sự chết.
Nhưng cái “đã đến” đồng thời là cái “chưa đến”:
Ơn cứu độ thực sự được lĩnh hội đã không biến đổi gương mặt của thế giới và cuộc sống cá nhân của chúng ta một cách thần diệu, cũng không kết thúc lịch sử. Lịch sử vẫn tiếp tục, bởi lẽ, cho dù đã thật sự được lĩnh hội, ơn cứu độ chưa thiết lập tình trạng cuối cùng của tất cả mọi sự. Từ khía cạnh này, xây dựng thế giới chúng ta đang sống là xây dựng Nước Trời. Nước Thiên Chúa là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần”. “Phúc cho ai xây dựng hòa bình”!
Nước Thiên Chúa chưa thật sự đến, vì chúng ta còn phải chờ lần trở lại thứ hai của Đức Giêsu Kitô, cuối cùng của lịch sử. Sự trở lại được loan báo trong Tân Ước, được gọi là “Parousie” (Quang lâm), tiếng hy lạp có nghĩa “tới” và “hiện diện”. Trong lúc cử hành bí tích Thánh Thể Giáo Hội công bố bằng những lời mà Giáo Hội gọi là “mầu nhiệm đức tin”: “Chúng con nhớ lại việc Chúa chết; chúng con cử hành việc Chúa sống lại và chúng con mong đợi Ngài lại đến trong vinh quang”. Hy vọng Kitô Giáo là Thiên Chúa hoàn toàn “đặt mọi thế lực thù địch dưới chân Ngài” và một viễn cảnh “trời mới đất mới” vĩnh viễn: cái chết, sự hận thù… không còn chổ đứng trong cuộc sống của con người mới.
Quả thực, chúng ta không biết thời gian hoàn tất của trái đất này, nhưng chúng ta biết Thiên Chúa dọn sẵn một nơi trời mới đất mới nơi đó công lý ngự trị (2Cr 5, 2), hạnh phúc và ước vọng hòa bình được đắp đầy (1Cor 2, 9); nơi đó sự chết bị đánh bại (1Cor 15, 42), con người được giải thoát khỏi ách nô lệ (Rm 8, 19-21).
Đối với người Kitô Hữu, sự trông đợi trời mới đất mới không làm suy giảm tính hiện tại và trách nhiệm xây dựng thế giới này, trái lại nó còn tạo thêm những động lực mới giúp họ hoàn tất những bổn phận ấy. Nhiều người lầm tưởng rằng niềm tin Kitô Giáo, sự hướng về những giá trị siêu việt làm con người lãng quên những thực tại trần thế. Tuy nhiên, chỉ có những thực tại siêu việt mới có thể soi chiếu ý nghĩa của những thực tại trần thế[4]. Nếu không phải vì một tương lai lâu bền hơn mà con người không ngừng nổ lực làm việc và phấn đấu cho đến cùng?
Kết: Giáo Hội sống cho Đức Kitô và cho Nước Trời. Khằng định này mời gọi chúng ta trở về nguồn: Giáo Hội sống trong Đức Giêsu Kitô và cho Tin Mừng. Chiều kích nền tảng này cho phép chúng ta hiểu Giáo Hội như thực tại thiêng liêng và hữu hình hay mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Căn tính này làm nên sự khác biệt giữa Giáo Hội với tất cả mọi tổ chức xã hội và chính trị khác. Và như vậy, tiếng nói của Giáo Hội cũng là tiếng nói khác khi Giáo Hội cần phải lên tiếng đối với những vấn đề xã hội.
Lm Phêrô Trần Văn Khuê
--------------------------------------------------------------------------------
[1] ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Quan điểm Công Giáo về trách nhiệm của Giáo Hội trước các vấn đề xã hội (http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=64363).
[2] ĐC Phaolô Bùi Văn Đọc, Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với Nhà nước theo tinh thần của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong Huấn từ cho các Giám Mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Ad Limina (http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1115&CateID=63).
[3] Trích từ Initiation à Saint Augustin (Marcel Neusch), nxb Cerf, 2003, tr. 139.
[4] Chúng ta có thể đọc thông điệp Caritas in veritate của ĐTC Bênêđictô XVI.
Yêu thương là cách duy nhất để hiểu biết Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
09:14 28/04/2010
YÊU THƯƠNG LÀ CÁCH DUY NHẤT ĐỂ HIỂU BIẾT THIÊN CHÚA
Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm C (Acts 14: 21-27; Psalm 145; Revelation 21: 1-5; John 13: 1, 31-33, 34-35)
Để giống như một môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô ở thế kỷ thứ nhất trong thời đại chúng ta đó là gì? Chúng ta quen là một tín đồ Ki-tô giáo dễ dãi và thoải mái để chúng ta có thể không đủ năng lực đánh giá cuộc đấu tranh, hy sinh và thiết tha đối với sự quan phòng thiêng liêng mà đã được biểu lộ ở những Ki-tô hữu đầu tiên.
Trong Tin Mừng của mình và Sách Tông đồ Công vụ, Thánh Lu-ca không ngớt nhấn mạnh đến sự cần thiết và cắt đứt mối lên kết giữa đau khổ, ngược đãi và phần thưởng hứa hẹn để được bước vào Vương quốc của Thiên Chúa. Nhưng điều này không phải là nỗi thống khổ vô cớ hoặc sự khổ dâm. Những tín hữu ban đầu này đã không có một nơi cư trú an toàn trong xã hội và lối sống của họ hoàn toàn chạy trốn chống lạ những giá trị văn hóa đương thời. Tất cả những điều này đã đặt họ vào một quá trình diễn biến xung đột với việc thành lập và khả kháng thường dẫn đến một tiến trình bạo lực và tội ác chết người.
Thánh Phao-lô và những đồng sự của mình đã làm việc không ngừng trong những điều kiện khó khăn để thiết lập những cộng đồng trên khắp Địa Trung Hải. Nhưng điều quan trọng hơn là họ đã lao động thậm chí tích cực hơn để cổ vũ, động viên những tín hữu trong các cộng đồng này đừng từ bỏ. Trong một số phương cách – không phải là tất cả - bối cảnh của chính chúng ta cũng tương tự. Có nhiều điều cản trở làm chúng ta nản chí. Cho dù những vụ xúc phạm đến luân thường đạo lý, những thảm họa kinh tế và chính trị hoặc những hậu quả đồi bại và suy thoái về đạo đức và của chủ nghĩa duy vật và những khía cạnh chống lại Thiên Chúa thuộc nền văn hóa của chúng ta. Sự đau khổ này cùng với ý nghĩa và mục đích là chịu đựng, nhất là khi nó phải chịu đau khổ cùng với những người khác. Chúng ta cần phải nghe nhiều hơn từ những nhà lãnh đạo giáo hội và trên bục giảng. Nhưng thậm chí còn hơn thế, chúng ta cần một món quà nữa với niềm hy vọng và khuyến khích hơn là sự đầu hàng để dẫn đến tiêu cực và tuyệt vọng.
Đoạn trích mô tả tổ tiên của Tân Jerusalem quen thuộc nhất trong bối cảnh nghi thức tang lễ. Nhưng trong bối cảnh nguyên thủy của nó không nói đến một cách căn bản về cuộc sống trong tương lai mà chỉ nói một phong cách hoàn toàn mới và thay đổi về sự tồn tại con người trên hành tinh Trái Đất. Nó thể hiện sự kính trọng bằng lễ kỷ niệm uy quyền của Thiên Chúa bộc lộ trong sự sáng tạo mới của Người. Những tín hữu đã tâm niệm một cách thiên khải đã đoán trước một Trái Đất biến đổi – đặc biệt xã hội loài người – mà sẽ phản chiếu qua gương công lý và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa chứ không phải tính tham lam, sợ hãi và bạo lực của con người. Nhưng việc chuyển đổi thực sự xảy ra trong nhận thức của con người và nhận biết của Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ không ở “bên trên” hoặc “bên ngoài” trong nhận thức của chúng ta mà ở ngay tại chỗ, ở giữa chúng ta và bên trong chúng ta. Và với kiến thức và nhận thức của trạng thái thân thương và lòng từ bi của Thiên Chúa thì sự cần thiết những giọt nước mắt, đau buồn, sợ hãi và hiểm nguy sẽ dần phải phôi phai. Đó là những gì mà Thiên Chúa dự định cho chúng ta, và đó là những gì chúng ta có thể bắt đầu để kinh qua bằng sự khởi đầu cuộc hành trình tâm linh hướng nội.
Món quà cao quí hơn mà Thầy có thể ban cho các môn đệ của Mình trước lúc rời khỏi thế gian này và quay về với Đức Chúa Cha là gì? Người chuyển giao điều bí mật về tính đồng nhất và mối quan hệ với Đức Chúa Cha: tình yêu. “Giới luật” mới này không phải là mới mẻ và thật sự nó không phải là một giới răn trong ý nghĩa của sự tồn tại một quy luật để tuân hành. Tình yêu là trung tâm đối với giao ước của Israel với Thiên Chúa và mãi mãi như vậy. Nhưng đó là điều răn thứ nhất ban cho chúng ta trong thời đại mới mà Chúa Giê-su đã mở đầu như vậy trong ý thức rằng nó là mới. Tình yêu là chìa khóa không chỉ đối với sự hiểu biết về Chúa Ba Ngôi mà còn là tiềm năng tự chúng ta khóa chặt bên trong.
Trong suốt Tin Mừng của Thánh Gio-an, Chúa Giê-su đã quả quyết với các môn đệ của Người rằng nếu họ tuân thủ Người họ có thể đón chờ để được ban đặc quyền với cùng một kiểu quan hệ mà Chúa Giê-su được hưởng với Đức Chúa Cha. Không chỉ thế, họ còn có thể thực hiện thậm chí những việc vĩ đại hơn mà Chúa Giê-su đã thực hiện. Chúa Giê-su và Chúa Cha mãi hiện hữu trong trái tim và linh hồn của mỗi tín hữu. Nhưng luôn có điều khoản đầy ý nghĩa này, là họ phải yêu thương nhau như chính Chúa Giê-su đã yêu thương họ - cho thập giá.
Tình yêu là cách duy nhất để chúng ta nhận biết hoặc tiếp cận Thiên Chúa. Tình yêu cũng là cách duy nhất để chúng ta có thể thực sự trở nên giống Thiên Chúa. Và cuối cùng, tình yêu là cách duy nhất để chúng ta có thể được thừa nhận là những tông đồ của Đấng Duy Nhất là hiện thân của tình yêu.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm C (Acts 14: 21-27; Psalm 145; Revelation 21: 1-5; John 13: 1, 31-33, 34-35)
Để giống như một môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô ở thế kỷ thứ nhất trong thời đại chúng ta đó là gì? Chúng ta quen là một tín đồ Ki-tô giáo dễ dãi và thoải mái để chúng ta có thể không đủ năng lực đánh giá cuộc đấu tranh, hy sinh và thiết tha đối với sự quan phòng thiêng liêng mà đã được biểu lộ ở những Ki-tô hữu đầu tiên.
Trong Tin Mừng của mình và Sách Tông đồ Công vụ, Thánh Lu-ca không ngớt nhấn mạnh đến sự cần thiết và cắt đứt mối lên kết giữa đau khổ, ngược đãi và phần thưởng hứa hẹn để được bước vào Vương quốc của Thiên Chúa. Nhưng điều này không phải là nỗi thống khổ vô cớ hoặc sự khổ dâm. Những tín hữu ban đầu này đã không có một nơi cư trú an toàn trong xã hội và lối sống của họ hoàn toàn chạy trốn chống lạ những giá trị văn hóa đương thời. Tất cả những điều này đã đặt họ vào một quá trình diễn biến xung đột với việc thành lập và khả kháng thường dẫn đến một tiến trình bạo lực và tội ác chết người.
Thánh Phao-lô và những đồng sự của mình đã làm việc không ngừng trong những điều kiện khó khăn để thiết lập những cộng đồng trên khắp Địa Trung Hải. Nhưng điều quan trọng hơn là họ đã lao động thậm chí tích cực hơn để cổ vũ, động viên những tín hữu trong các cộng đồng này đừng từ bỏ. Trong một số phương cách – không phải là tất cả - bối cảnh của chính chúng ta cũng tương tự. Có nhiều điều cản trở làm chúng ta nản chí. Cho dù những vụ xúc phạm đến luân thường đạo lý, những thảm họa kinh tế và chính trị hoặc những hậu quả đồi bại và suy thoái về đạo đức và của chủ nghĩa duy vật và những khía cạnh chống lại Thiên Chúa thuộc nền văn hóa của chúng ta. Sự đau khổ này cùng với ý nghĩa và mục đích là chịu đựng, nhất là khi nó phải chịu đau khổ cùng với những người khác. Chúng ta cần phải nghe nhiều hơn từ những nhà lãnh đạo giáo hội và trên bục giảng. Nhưng thậm chí còn hơn thế, chúng ta cần một món quà nữa với niềm hy vọng và khuyến khích hơn là sự đầu hàng để dẫn đến tiêu cực và tuyệt vọng.
Đoạn trích mô tả tổ tiên của Tân Jerusalem quen thuộc nhất trong bối cảnh nghi thức tang lễ. Nhưng trong bối cảnh nguyên thủy của nó không nói đến một cách căn bản về cuộc sống trong tương lai mà chỉ nói một phong cách hoàn toàn mới và thay đổi về sự tồn tại con người trên hành tinh Trái Đất. Nó thể hiện sự kính trọng bằng lễ kỷ niệm uy quyền của Thiên Chúa bộc lộ trong sự sáng tạo mới của Người. Những tín hữu đã tâm niệm một cách thiên khải đã đoán trước một Trái Đất biến đổi – đặc biệt xã hội loài người – mà sẽ phản chiếu qua gương công lý và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa chứ không phải tính tham lam, sợ hãi và bạo lực của con người. Nhưng việc chuyển đổi thực sự xảy ra trong nhận thức của con người và nhận biết của Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ không ở “bên trên” hoặc “bên ngoài” trong nhận thức của chúng ta mà ở ngay tại chỗ, ở giữa chúng ta và bên trong chúng ta. Và với kiến thức và nhận thức của trạng thái thân thương và lòng từ bi của Thiên Chúa thì sự cần thiết những giọt nước mắt, đau buồn, sợ hãi và hiểm nguy sẽ dần phải phôi phai. Đó là những gì mà Thiên Chúa dự định cho chúng ta, và đó là những gì chúng ta có thể bắt đầu để kinh qua bằng sự khởi đầu cuộc hành trình tâm linh hướng nội.
Món quà cao quí hơn mà Thầy có thể ban cho các môn đệ của Mình trước lúc rời khỏi thế gian này và quay về với Đức Chúa Cha là gì? Người chuyển giao điều bí mật về tính đồng nhất và mối quan hệ với Đức Chúa Cha: tình yêu. “Giới luật” mới này không phải là mới mẻ và thật sự nó không phải là một giới răn trong ý nghĩa của sự tồn tại một quy luật để tuân hành. Tình yêu là trung tâm đối với giao ước của Israel với Thiên Chúa và mãi mãi như vậy. Nhưng đó là điều răn thứ nhất ban cho chúng ta trong thời đại mới mà Chúa Giê-su đã mở đầu như vậy trong ý thức rằng nó là mới. Tình yêu là chìa khóa không chỉ đối với sự hiểu biết về Chúa Ba Ngôi mà còn là tiềm năng tự chúng ta khóa chặt bên trong.
Trong suốt Tin Mừng của Thánh Gio-an, Chúa Giê-su đã quả quyết với các môn đệ của Người rằng nếu họ tuân thủ Người họ có thể đón chờ để được ban đặc quyền với cùng một kiểu quan hệ mà Chúa Giê-su được hưởng với Đức Chúa Cha. Không chỉ thế, họ còn có thể thực hiện thậm chí những việc vĩ đại hơn mà Chúa Giê-su đã thực hiện. Chúa Giê-su và Chúa Cha mãi hiện hữu trong trái tim và linh hồn của mỗi tín hữu. Nhưng luôn có điều khoản đầy ý nghĩa này, là họ phải yêu thương nhau như chính Chúa Giê-su đã yêu thương họ - cho thập giá.
Tình yêu là cách duy nhất để chúng ta nhận biết hoặc tiếp cận Thiên Chúa. Tình yêu cũng là cách duy nhất để chúng ta có thể thực sự trở nên giống Thiên Chúa. Và cuối cùng, tình yêu là cách duy nhất để chúng ta có thể được thừa nhận là những tông đồ của Đấng Duy Nhất là hiện thân của tình yêu.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Luật Mới – Luật Yêu
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
14:52 28/04/2010
Luật pháp là công cụ tối ưu giúp nhân loại ổn định và duy trì nếp sống thường nhật. Tuỳ vào nền chính trị, văn hoá, lối sống, mà mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có thể định ra những bộ luật đặc thù. Chúng có vai trò góp phần điều chỉnh, điều tiết lợi ích, đảm bảo các quyền căn bản cho con người. Tuy nhiên, mặt trái của “nhân luật” là nó luôn hàm ẩn một dấu ấn chủ quan của nhà lập luật, dẫn đến việc áp đặt những quy tắc thiếu tính vị tha.
Công cuộc cứu độ của Đức Ki-tô được diễn tiến trong bối cảnh lịch sử nhân loại. Do đó, nó cũng được chi phối bởi các hoàn cảnh xã hội với những tác động nhất định. Để có thể đem lại những lợi ích thiết thực cho việc cứu rỗi nhân loại và dẫn đưa tất cả trở về với nguồn cội yêu thương, Đức Ki-tô đã tha thiết kêu mời chúng ta sống giới luật mới: luật yêu thương của Thiên Chúa.
1. Khi giờ vinh quang đến
Giờ vinh quang của Chúa Giêsu được tỏ hiện tuyệt đỉnh vào thời khắc Ngài bước vào cuộc khổ nạn. Thập giá như trang thơm đẹp nhất để Ngài khắc ghi giới luật yêu thương. Đây là điểm ưu việt của một điển luật đến từ Thiên Chúa. Nó không hội tụ một lập trường, một ý chí giai cấp hay vì quyền lợi phe nhóm như một chương luật đời trên bình diện ngôn ngữ. Luật mới do chính Đức Ki-Tô thiết lập bằng tinh thần tự hiến cho vinh quang Thiên Chúa và sự sống mới của chúng ta.
Vinh quang đích thực cho cuộc đời mỗi chúng ta được dệt nên bởi chuỗi những hy sinh mang dấu ấn thập giá. Ta không thể bất ngờ hay nghi vấn trước sự tự hiến của Chúa Giêsu. Bởi thái độ vâng phục tột cùng thánh ý Chúa Cha, và vì muốn giới luật yêu thương thành tựu nơi chúng ta, Chúa Giêsu đã sẵn sàng chấp nhận tất cả. Chính vì thế Ngài đã được Chúa Cha tôn vinh.
“Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người” (Ga 13, 31).
2. Yêu thương là giới luật cao nhất
Chúa Giêsu đã yêu thương nhân loại bằng một tình yêu vị tha. Trong bữa tiệc cuối cùng, Ngài đã thể hiện tình yêu đầy cao thượng khi chính Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Những lời tâm huyết Ngài trao gửi cho các ông trước lúc giã biệt như khẳng định một lần nữa tầm mức của luật yêu thương.
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34)
“Điều răn mới” mà Chúa Giêsu muốn nói, ngầm ý so sánh với luật Mô-sê, khi luật này dạy phải yêu tha nhân như chính mình nhưng vẫn mang tính chất vụ lợi (Lv 19, 18).
Vinh quang Thập giá đã minh chứng cho tình yêu tột cùng mà Chúa Giêsu đã tận hiến vì chúng ta. Do vậy khi Ngài nói “hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương”, nghĩa là một tình yêu hoàn toàn xả kỷ, tinh ròng những hy sinh.
Tình yêu của Đức Ki-tô khẳng định cách thuyết phục cho chúng ta rằng, yêu thương là giới luật cao nhất. Nếu tất cả mọi thứ lề luật đều quy hướng tới việc phục vụ con người thì chính tình yêu Thập giá là đỉnh cao của tinh thần phục vụ ấy, vì “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu” (Ga 15, 13)
Hiện nay, nhiều quốc gia đã và đang đặt ra phương châm xây dựng nền tảng “nhà nước pháp quyền”, nhằm hướng quyền lợi mọi công dân được định đoạt trên cơ sở luật pháp. Tuy nhiên, mức độ của các định hướng ấy còn quá tầm thường. Nghĩa là nó còn thiếu đi sự tác động của luật yêu thương theo Tin Mừng. Do đó, một thực trạng đáng báo động đang diễn ra là, việc lạm dụng luật pháp cho những động cơ không minh bạch, thiếu bác ái đã biến luật pháp trở thành một thứ công cụ thống trị tồi tệ không thể chấp nhận được.
Một tín hiệu khả quan mà chúng ta có thể nhận thấy giữa thời đại hôm nay: những hoa trái Thập giá vẫn tiếp tục nở rộ nơi biết bao tâm hồn đang ngày đêm hy sinh không biết mệt mỏi cho vinh quang Nước Chúa và những nhu cầu bức thiết của những người xung quanh. Vì Chân Lý và vì con người, nhất là những người bần cùng, họ sẵn sàng chấp nhận những thiệt thòi danh lợi và vui vẻ gánh chịu những áp lực nặng nề từ nhiều phía. Tinh thần hy sinh bao dung này chỉ có thể xuất phát từ tình yêu Thập giá.
3. Nên dấu chỉ môn đệ Chúa
“Điều răn mới” mà Chúa Giêsu đã vạch ra là chuẩn mực căn bản cho những người tin nhận và sẵn sàng sống lời mời gọi từ Thập giá. Và tất nhiên một khi ta đã thể hiện đời sống bác ái cách sinh động, mãnh liệt với tình yêu tận hiến của “người đệ Chúa yêu”, thì chắc chắn tình yêu của chúng ta sẽ trở thành lời dẫn dắt mọi người đến gần Thập giá hơn.
“Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).
Công cuộc cứu độ của Đức Ki-tô được diễn tiến trong bối cảnh lịch sử nhân loại. Do đó, nó cũng được chi phối bởi các hoàn cảnh xã hội với những tác động nhất định. Để có thể đem lại những lợi ích thiết thực cho việc cứu rỗi nhân loại và dẫn đưa tất cả trở về với nguồn cội yêu thương, Đức Ki-tô đã tha thiết kêu mời chúng ta sống giới luật mới: luật yêu thương của Thiên Chúa.
1. Khi giờ vinh quang đến
Giờ vinh quang của Chúa Giêsu được tỏ hiện tuyệt đỉnh vào thời khắc Ngài bước vào cuộc khổ nạn. Thập giá như trang thơm đẹp nhất để Ngài khắc ghi giới luật yêu thương. Đây là điểm ưu việt của một điển luật đến từ Thiên Chúa. Nó không hội tụ một lập trường, một ý chí giai cấp hay vì quyền lợi phe nhóm như một chương luật đời trên bình diện ngôn ngữ. Luật mới do chính Đức Ki-Tô thiết lập bằng tinh thần tự hiến cho vinh quang Thiên Chúa và sự sống mới của chúng ta.
Vinh quang đích thực cho cuộc đời mỗi chúng ta được dệt nên bởi chuỗi những hy sinh mang dấu ấn thập giá. Ta không thể bất ngờ hay nghi vấn trước sự tự hiến của Chúa Giêsu. Bởi thái độ vâng phục tột cùng thánh ý Chúa Cha, và vì muốn giới luật yêu thương thành tựu nơi chúng ta, Chúa Giêsu đã sẵn sàng chấp nhận tất cả. Chính vì thế Ngài đã được Chúa Cha tôn vinh.
“Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người” (Ga 13, 31).
2. Yêu thương là giới luật cao nhất
Chúa Giêsu đã yêu thương nhân loại bằng một tình yêu vị tha. Trong bữa tiệc cuối cùng, Ngài đã thể hiện tình yêu đầy cao thượng khi chính Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Những lời tâm huyết Ngài trao gửi cho các ông trước lúc giã biệt như khẳng định một lần nữa tầm mức của luật yêu thương.
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34)
“Điều răn mới” mà Chúa Giêsu muốn nói, ngầm ý so sánh với luật Mô-sê, khi luật này dạy phải yêu tha nhân như chính mình nhưng vẫn mang tính chất vụ lợi (Lv 19, 18).
Vinh quang Thập giá đã minh chứng cho tình yêu tột cùng mà Chúa Giêsu đã tận hiến vì chúng ta. Do vậy khi Ngài nói “hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương”, nghĩa là một tình yêu hoàn toàn xả kỷ, tinh ròng những hy sinh.
Tình yêu của Đức Ki-tô khẳng định cách thuyết phục cho chúng ta rằng, yêu thương là giới luật cao nhất. Nếu tất cả mọi thứ lề luật đều quy hướng tới việc phục vụ con người thì chính tình yêu Thập giá là đỉnh cao của tinh thần phục vụ ấy, vì “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu” (Ga 15, 13)
Hiện nay, nhiều quốc gia đã và đang đặt ra phương châm xây dựng nền tảng “nhà nước pháp quyền”, nhằm hướng quyền lợi mọi công dân được định đoạt trên cơ sở luật pháp. Tuy nhiên, mức độ của các định hướng ấy còn quá tầm thường. Nghĩa là nó còn thiếu đi sự tác động của luật yêu thương theo Tin Mừng. Do đó, một thực trạng đáng báo động đang diễn ra là, việc lạm dụng luật pháp cho những động cơ không minh bạch, thiếu bác ái đã biến luật pháp trở thành một thứ công cụ thống trị tồi tệ không thể chấp nhận được.
Một tín hiệu khả quan mà chúng ta có thể nhận thấy giữa thời đại hôm nay: những hoa trái Thập giá vẫn tiếp tục nở rộ nơi biết bao tâm hồn đang ngày đêm hy sinh không biết mệt mỏi cho vinh quang Nước Chúa và những nhu cầu bức thiết của những người xung quanh. Vì Chân Lý và vì con người, nhất là những người bần cùng, họ sẵn sàng chấp nhận những thiệt thòi danh lợi và vui vẻ gánh chịu những áp lực nặng nề từ nhiều phía. Tinh thần hy sinh bao dung này chỉ có thể xuất phát từ tình yêu Thập giá.
3. Nên dấu chỉ môn đệ Chúa
“Điều răn mới” mà Chúa Giêsu đã vạch ra là chuẩn mực căn bản cho những người tin nhận và sẵn sàng sống lời mời gọi từ Thập giá. Và tất nhiên một khi ta đã thể hiện đời sống bác ái cách sinh động, mãnh liệt với tình yêu tận hiến của “người đệ Chúa yêu”, thì chắc chắn tình yêu của chúng ta sẽ trở thành lời dẫn dắt mọi người đến gần Thập giá hơn.
“Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 28/04/2010
LẦN ĐẦU TIÊN
Thời nhà Đường tại Hồ Bắc đất Kinh Châu mỗi năm đều đưa một số cử nhân lên kinh ứng thi tiến sĩ, nhưng liên tiếp bốn, năm mươi năm mà vẫn cứ chẳng có người nào thi đậu tiến sĩ, do đó người ta gọi Kinh Châu là vùng đất “trời bỏ hoang”.
“Trời bỏ hoang” vốn là chỉ trạng thái ban đầu của vùng đất chưa khai phá, nhưng được người thời ấy dùng để hình dung, không có người nào đi qua vùng đất hẻo lánh lạc hậu đó.
Một năm nọ, có một cử nhân tên là Lưu Thuế đã phá bỏ cục diện ấy khi thi đậu tiến sĩ, đem lại niềm vinh dự cho đất Kinh Châu, thế là mọi người gọi ông ta là “lần đầu tiên”. Nghe nói, lúc ấy quan địa phương đem tặng bảy mươi vạn “tiền lần đầu tiên” cho Lưu Thuế để khích lệ ông ta.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Giáo xứ có con em của mình làm linh mục, mọi người đều vui mừng và hãnh diện, giáo xứ nghèo mà có một người làm linh mục thì càng hãnh diện hơn, nhưng không vì thế mà kiêu ngạo cho rằng giáo xứ mình là “địa linh nhân kiệt”, bởi vì tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa.
Có những gia đình có con làm linh mục thì cha mẹ được gọi là ông bà cố, do đó mà có không ít ông bà cố lên mặt ta đây với mọi người, mọi người kính trọng thiên chức linh mục nơi con của mình, thì đương nhiên họ cũng kính trọng người đã sinh thành dưỡng dục người linh mục ấy, do đó mà trở nên kiêu ngạo và coi thường người khác của các ông bà cố là điều không nên có, trái lại cần phải khiêm tốn nhiều hơn nữa để cầu nguyện cho đứa con linh mục của mình.
Đức Mẹ Maria đã ca tụng Thiên Chúa như sau, khi Mẹ được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới…” (Lc 1, 48a)Mẹ đã không kiêu ngạo khi mình được chọn làm mẹ của Đấng là thượng tế đời đời, Mẹ cũng không kiêu ngạo khi con mình –Chúa Giê-su- là Đấng cứu độ trần gian, nhưng Mẹ đã khiêm tốn cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Mẹ.
Trong gia đình có con làm linh mục thì cha mẹ càng phải sống khiêm tốn đạo đức hơn, chứ không phải kiêu ngạo; trong giáo xứ có người làm linh mục thì giáo xứ phải càng cảm tạ ơn Thiên Chúa thêm, chứ không phải kiêu ngạo cho là đất giáo xứ là “địa linh nhân kiệt”…
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời nhà Đường tại Hồ Bắc đất Kinh Châu mỗi năm đều đưa một số cử nhân lên kinh ứng thi tiến sĩ, nhưng liên tiếp bốn, năm mươi năm mà vẫn cứ chẳng có người nào thi đậu tiến sĩ, do đó người ta gọi Kinh Châu là vùng đất “trời bỏ hoang”.
“Trời bỏ hoang” vốn là chỉ trạng thái ban đầu của vùng đất chưa khai phá, nhưng được người thời ấy dùng để hình dung, không có người nào đi qua vùng đất hẻo lánh lạc hậu đó.
Một năm nọ, có một cử nhân tên là Lưu Thuế đã phá bỏ cục diện ấy khi thi đậu tiến sĩ, đem lại niềm vinh dự cho đất Kinh Châu, thế là mọi người gọi ông ta là “lần đầu tiên”. Nghe nói, lúc ấy quan địa phương đem tặng bảy mươi vạn “tiền lần đầu tiên” cho Lưu Thuế để khích lệ ông ta.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Giáo xứ có con em của mình làm linh mục, mọi người đều vui mừng và hãnh diện, giáo xứ nghèo mà có một người làm linh mục thì càng hãnh diện hơn, nhưng không vì thế mà kiêu ngạo cho rằng giáo xứ mình là “địa linh nhân kiệt”, bởi vì tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa.
Có những gia đình có con làm linh mục thì cha mẹ được gọi là ông bà cố, do đó mà có không ít ông bà cố lên mặt ta đây với mọi người, mọi người kính trọng thiên chức linh mục nơi con của mình, thì đương nhiên họ cũng kính trọng người đã sinh thành dưỡng dục người linh mục ấy, do đó mà trở nên kiêu ngạo và coi thường người khác của các ông bà cố là điều không nên có, trái lại cần phải khiêm tốn nhiều hơn nữa để cầu nguyện cho đứa con linh mục của mình.
Đức Mẹ Maria đã ca tụng Thiên Chúa như sau, khi Mẹ được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới…” (Lc 1, 48a)Mẹ đã không kiêu ngạo khi mình được chọn làm mẹ của Đấng là thượng tế đời đời, Mẹ cũng không kiêu ngạo khi con mình –Chúa Giê-su- là Đấng cứu độ trần gian, nhưng Mẹ đã khiêm tốn cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Mẹ.
Trong gia đình có con làm linh mục thì cha mẹ càng phải sống khiêm tốn đạo đức hơn, chứ không phải kiêu ngạo; trong giáo xứ có người làm linh mục thì giáo xứ phải càng cảm tạ ơn Thiên Chúa thêm, chứ không phải kiêu ngạo cho là đất giáo xứ là “địa linh nhân kiệt”…
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi việc công nhận quyền của người di cư
Bùi Hữu Thư
19:33 28/04/2010
Hội Nghị Malaga
Rôma, Thứ Tư, 28, tháng 4, 2010 (ZENIT.org) - Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi việc công nhận quyền của người di cư.
Đức Thánh Cha gửi một điện văn về vấn đề này cho Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về mục vụ cho người di cư và du mục vào dịp Hội Nghị Âu Châu CCEE lần thứ 8 được tổ chức tại Malaga, Tây Ban Nha (27 tháng Tư đến 1 tháng Năm, 2010) với chủ đề: “Vượt qua những lo sợ. Hình dung ra viễn tượng. Qui tụ hàng trăm vị lãnh đạo giáo hội về xã hội và chính trị.”
Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên cung cấp đầy đủ những săn sóc mục vụ cho tất cả những ai đang chịu đau khổ vì phải rời bỏ quê hương và có cảm tưởng không có chỗ đứng.
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi “phối hợp các sáng kiến và chương trình để đạt được tất cả ánh sáng Phúc Âm, và nhờ đó, có một niềm hy vọng vững chắc là công nhận quyền của của người di cư và cổ võ các cơ hội cho họ có một đời sống có nhân phẩm trên mọi lãnh vực.”
Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio đã đọc điện văn của Đức Thánh Cha cho các tham dự viên. Chính ngài cũng đã mong ước rằng họ sẽ được hướng dẫn bởi “đức ái” trong chiều hướng họ xem xét thực tại các việc di dân và suy nghĩ về tương lai.
Rôma, Thứ Tư, 28, tháng 4, 2010 (ZENIT.org) - Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi việc công nhận quyền của người di cư.
Đức Thánh Cha gửi một điện văn về vấn đề này cho Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về mục vụ cho người di cư và du mục vào dịp Hội Nghị Âu Châu CCEE lần thứ 8 được tổ chức tại Malaga, Tây Ban Nha (27 tháng Tư đến 1 tháng Năm, 2010) với chủ đề: “Vượt qua những lo sợ. Hình dung ra viễn tượng. Qui tụ hàng trăm vị lãnh đạo giáo hội về xã hội và chính trị.”
Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên cung cấp đầy đủ những săn sóc mục vụ cho tất cả những ai đang chịu đau khổ vì phải rời bỏ quê hương và có cảm tưởng không có chỗ đứng.
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi “phối hợp các sáng kiến và chương trình để đạt được tất cả ánh sáng Phúc Âm, và nhờ đó, có một niềm hy vọng vững chắc là công nhận quyền của của người di cư và cổ võ các cơ hội cho họ có một đời sống có nhân phẩm trên mọi lãnh vực.”
Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio đã đọc điện văn của Đức Thánh Cha cho các tham dự viên. Chính ngài cũng đã mong ước rằng họ sẽ được hướng dẫn bởi “đức ái” trong chiều hướng họ xem xét thực tại các việc di dân và suy nghĩ về tương lai.
Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông cảnh giác: Con người có thể bi kỹ thuật nghiền nát
Phụng Nghi
06:00 28/04/2010
ROME (Zenit.org).- Tổng giám mục chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội khẳng định: Thế giới ngày nay cần đến những chứng nhân kỹ thuật số, có thể rao truyền Tin mừng và đối thoại với các tôn giáo khác qua Internet.
Đó là lời Tổng giám mục Claudio Maria Celli trong một diễn từ đọc trước các tham dự viên cuộc hội nghị về “Những Chứng nhân Kỹ thuật Số: Các khuôn mặt và Ngôn ngữ trong Thời đại Truyền thông Giao lưu”, là một sáng kiến được hội đồng giám mục nước Ý phát động.
Cuộc hội nghị khai mạc thứ Năm tuần qua và kết thúc vào thứ Bẩy với cuộc triều yết Đức giáo hoàng Benedict XVI tại Sảnh đường Phaolô VI.
Tổng giám mục Celli nói: “Ngày nay chúng ta thấy mình như đang thám hiểm một thế giới mới. Bây giờ thì người ta không đặt nặng về tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông cho bằng về người chủ đạo, người chứng.”
“Người chứng, trong khi đã trở thành kỹ thuật số, bằng chi tiết kỹ thuật này, nhấn mạnh vào một sự biến hóa mỗi ngày thực sự mở ra và phô bầy trước đôi mắt chúng ta một thế giới mới mẻ.”
Những tiến bộ này đã đòi hỏi phải có “một sự đổi thay nhịp điệu trong những tương quan mà kiến thức và sự học hỏi của con người đã luôn luôn đan dệt với xã hội dân sự.”
Định hướng
Tổng giám mục khẳng định: “Cuộc sống, các biến cố, tất cả những gì đang bao quanh chúng ta đều là một sự nhắc nhở tiếp nối và không ngưng rằng: Truyền thông đã đi vào cuộc đời chúng ta bằng nhiều cách, và thường không chỉ định hướng cuộc đời đó mà còn điều kiện hóa nó nữa; có thể nói, chúng đòi hỏi phải coi đó tương đương như quyền lợi.”
Vì lý do này, nay mọi chú ý đều phải đặt trọng tâm vào con người, “đang có nguy cơ bị nghiền nát bởi sự xâm lăng của những kỹ thuật mới, và được yêu cầu phải đoạt lại hoàn toàn trách nhiệm của mình.”
Ngày nay, “chúng ta không được kêu gọi chỉ đơn thuần làm những công dân, có lẽ bị lạc lõng hay bị tràn ngập trong thế giới kỹ thuật số đầy kỷ ảo.”
“Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là chiếm cứ một khoảng không gian nào đó và bày tỏ một sự hiện diện, bởi vì chúng ta không còn có gì hơn để làm.”
“Mà trái lại, chúng ta được kêu gọi, phải lưu lại một dấu ấn nhìn thấy được, những dấu ấn nhận ra được, làm cho người ta nghĩ là nhờ những dấu vết đó mà quả thực chúng ta đã để lại sự hiện diện của mình.”
“Nếu Internet, theo định nghĩa, là ảo, thì với chúng ta nhiệm vụ là phải làm cho nó thành cụ thể, cho nó một chiều sâu, cung ứng cho nó – theo một ý nghĩa nào đó – một linh hồn, và do đó, sự sống.”
Những nẻo đường ảo
Tổng giám mục khẳng định: “Như các vị tông đồ đầu tiên xuất phát đi vào những nẻo đường quen thuộc lúc đó, thì cũng thế, Internet sẽ phải phục vụ chúng ta để gieo rắc Tin Mừng”, đó không phải chỉ là một “hình ảnh thơ mộng.”
“Dĩ nhiên chúng ta phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức và, do đó, đòi hỏi chúng ta phải biết rõ những cách thức và vững chắc tiến đi. Nhưng trên hết cả, chúng ta ngày nay phải có một mục tiêu rõ rệt và biết rõ tường tận các đối tượng.”
Trưng dẫn lời Đức giáo hoàng Benedict XVI nói về Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 44, tổng giám mục kêu gọi sao cho có được “những chứng nhân chân chính và can trường” để cho đại lục kỹ thuật số sẽ “dàn xếp được những cuộc gặp gỡ mới, luôn bảo đảm được phẩm chất của sự tiếp xúc giữa con người và phục vụ con người cũng như các nhu cầu tâm linh đích thực.”
Điều này có nghĩa là sử dụng “nền văn hóa kỹ thuật số hiện nay không chỉ như là một dịch vụ hữu ích mà còn cần thiết, nhấn mạnh đến chiều kích nhân bản của toàn bộ hiện tượng thông truyền.”
Tổng giám mục kết luận bằng cách trưng dẫn hình ảnh “cái sân của người Dân Ngoại” đã được ĐGH Benedict XVI đề cập, đó là một khoảng không gian nơi Giáo hội có thể dấn thân đối thoại với tín đồ các tôn giáo khác và với những người không có niềm tin, như đã từng xảy ra tại Đền thờ Jerusalem ngày trước.”
“Tôi tin là Đức giáo hoàng đang mời gọi chúng đi vào một cuộc đối thoại 360 độ, mở ra cho tất cả mọi người và chúng ta nên suy nghĩ về ơn gọi đối với truyền thông của chúng ta khi về lại gia đình.”
“Truyền thông không phải là những trường học của chủ nghĩa cơ bản tôn giáo, nhưng hy vọng sẽ là những lúc thực sự gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe, sống động trong sự tôn trọng mà cũng còn trong tính chân thực của con người chúng ta.”
Đó là lời Tổng giám mục Claudio Maria Celli trong một diễn từ đọc trước các tham dự viên cuộc hội nghị về “Những Chứng nhân Kỹ thuật Số: Các khuôn mặt và Ngôn ngữ trong Thời đại Truyền thông Giao lưu”, là một sáng kiến được hội đồng giám mục nước Ý phát động.
Cuộc hội nghị khai mạc thứ Năm tuần qua và kết thúc vào thứ Bẩy với cuộc triều yết Đức giáo hoàng Benedict XVI tại Sảnh đường Phaolô VI.
Tổng giám mục Celli nói: “Ngày nay chúng ta thấy mình như đang thám hiểm một thế giới mới. Bây giờ thì người ta không đặt nặng về tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông cho bằng về người chủ đạo, người chứng.”
“Người chứng, trong khi đã trở thành kỹ thuật số, bằng chi tiết kỹ thuật này, nhấn mạnh vào một sự biến hóa mỗi ngày thực sự mở ra và phô bầy trước đôi mắt chúng ta một thế giới mới mẻ.”
Những tiến bộ này đã đòi hỏi phải có “một sự đổi thay nhịp điệu trong những tương quan mà kiến thức và sự học hỏi của con người đã luôn luôn đan dệt với xã hội dân sự.”
Định hướng
Tổng giám mục khẳng định: “Cuộc sống, các biến cố, tất cả những gì đang bao quanh chúng ta đều là một sự nhắc nhở tiếp nối và không ngưng rằng: Truyền thông đã đi vào cuộc đời chúng ta bằng nhiều cách, và thường không chỉ định hướng cuộc đời đó mà còn điều kiện hóa nó nữa; có thể nói, chúng đòi hỏi phải coi đó tương đương như quyền lợi.”
Vì lý do này, nay mọi chú ý đều phải đặt trọng tâm vào con người, “đang có nguy cơ bị nghiền nát bởi sự xâm lăng của những kỹ thuật mới, và được yêu cầu phải đoạt lại hoàn toàn trách nhiệm của mình.”
Ngày nay, “chúng ta không được kêu gọi chỉ đơn thuần làm những công dân, có lẽ bị lạc lõng hay bị tràn ngập trong thế giới kỹ thuật số đầy kỷ ảo.”
“Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là chiếm cứ một khoảng không gian nào đó và bày tỏ một sự hiện diện, bởi vì chúng ta không còn có gì hơn để làm.”
“Mà trái lại, chúng ta được kêu gọi, phải lưu lại một dấu ấn nhìn thấy được, những dấu ấn nhận ra được, làm cho người ta nghĩ là nhờ những dấu vết đó mà quả thực chúng ta đã để lại sự hiện diện của mình.”
“Nếu Internet, theo định nghĩa, là ảo, thì với chúng ta nhiệm vụ là phải làm cho nó thành cụ thể, cho nó một chiều sâu, cung ứng cho nó – theo một ý nghĩa nào đó – một linh hồn, và do đó, sự sống.”
Những nẻo đường ảo
Tổng giám mục khẳng định: “Như các vị tông đồ đầu tiên xuất phát đi vào những nẻo đường quen thuộc lúc đó, thì cũng thế, Internet sẽ phải phục vụ chúng ta để gieo rắc Tin Mừng”, đó không phải chỉ là một “hình ảnh thơ mộng.”
“Dĩ nhiên chúng ta phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức và, do đó, đòi hỏi chúng ta phải biết rõ những cách thức và vững chắc tiến đi. Nhưng trên hết cả, chúng ta ngày nay phải có một mục tiêu rõ rệt và biết rõ tường tận các đối tượng.”
Trưng dẫn lời Đức giáo hoàng Benedict XVI nói về Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 44, tổng giám mục kêu gọi sao cho có được “những chứng nhân chân chính và can trường” để cho đại lục kỹ thuật số sẽ “dàn xếp được những cuộc gặp gỡ mới, luôn bảo đảm được phẩm chất của sự tiếp xúc giữa con người và phục vụ con người cũng như các nhu cầu tâm linh đích thực.”
Điều này có nghĩa là sử dụng “nền văn hóa kỹ thuật số hiện nay không chỉ như là một dịch vụ hữu ích mà còn cần thiết, nhấn mạnh đến chiều kích nhân bản của toàn bộ hiện tượng thông truyền.”
Tổng giám mục kết luận bằng cách trưng dẫn hình ảnh “cái sân của người Dân Ngoại” đã được ĐGH Benedict XVI đề cập, đó là một khoảng không gian nơi Giáo hội có thể dấn thân đối thoại với tín đồ các tôn giáo khác và với những người không có niềm tin, như đã từng xảy ra tại Đền thờ Jerusalem ngày trước.”
“Tôi tin là Đức giáo hoàng đang mời gọi chúng đi vào một cuộc đối thoại 360 độ, mở ra cho tất cả mọi người và chúng ta nên suy nghĩ về ơn gọi đối với truyền thông của chúng ta khi về lại gia đình.”
“Truyền thông không phải là những trường học của chủ nghĩa cơ bản tôn giáo, nhưng hy vọng sẽ là những lúc thực sự gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe, sống động trong sự tôn trọng mà cũng còn trong tính chân thực của con người chúng ta.”
Các nhà thám hiểm khám phá được một kiến trúc bằng gỗ có thể là Tầu Noe
Phụng Nghi
08:17 28/04/2010
Ankara, Thổ nhĩ kỳ - (CNA/EWTN News).- Một nhóm thám hiểm người Trung hoa và Thổ nhĩ kỳ hôm Chủ nhật vừa qua tường trình rằng họ đã khám phá được một kiến trúc bằng gỗ trên đỉnh núi Ararat ở nước Thổ, và họ tin tưởng rằng đó là Con tầu Noe tường thuật trong Kinh Thánh.
Giáo sư Oktay Belli, một nhà khảo cổ trong nhóm thám hiểm, trong cuộc họp báo hôm 25 tháng 4 tuyên bố: “Nhóm truy tìm đã đạt được một công trình khám phá lớn lao nhất trong lịch sử. Cuộc phát hiện này rất quan trọng và lớn lao nhất tính cho đến nay.”
Ông nói thêm: “Mặc dầu trước đây nhiều người đã tìm kiếm Con tầu Noe trên núi này, nhưng cuộc khám phá mới đây là một tìm kiếm nghiêm túc đầu tiên, và nhóm đã khám phá được một cấu trúc bằng gỗ dưới lớp băng đá.”
Tổ chức NAMI (Noah's Ark Ministries International) tường trình đầu tuần này rằng sau gần hai năm thám hiểm dưới những điều kiện khó khăn về thời tiết và rủi ro khắc nghiệt, nhóm đã khám phá được một cấu trúc bằng gỗ đã bị gẫy đổ, có 7 khoang, chứa những mảnh gỗ có từ hơn 4800 năm trước. Theo Kinh Thánh, sau khi trái đất bị ngập lụt và nước đã rút đi, con tầu Noe kẹt lại trên một ngọn núi, nhiều người tin là núi Ararat – điểm cao nhất trong khu vực này.
Một thành viên trong nhóm thám hiểm là cô Panda Lee nhắc lại hôm Chủ nhật vừa qua rằng vào hồi tháng 10 năm 2008, “tôi trèo lên núi cùng với nhóm người Thổ. Ở độ cao hơn 4 ngàn met (13.123 feet), tôi thấy một cấu trúc làm bằng gỗ giống như những tấm ván. Mỗi tấm ván rộng chừng 8 inches. Tôi có thấy những cái mộng gỗ, chứng tỏ đây là loại kiến trúc cổ trước khi người ta sử dụng đinh bằng kim loại.”
Cô nói thêm: “Chúng tôi đi khoảng 100 met về phía sau. Tôi thấy những mảnh gỗ gẫy bể nằm trong lớp băng đá, dài khoảng 20 met. Tôi quan sát địa thế và thấy kiến trúc bằng gỗ này đã thường xuyên bị bao phủ bởi băng đá và dung nham núi lửa.”
Kiến trúc này gồm những ngăn có xà bằng gỗ mà nhóm thám hiểm cho là nơi chứa súc vật. Bác bỏ những luận cứ cho rằng kiến trúc này có thể là chỗ cư trú của con người, các nhà khảo cổ giải thích rằng chưa hề tìm thấy nhà ở ở độ cao trên 11 ngàn feet trong vùng này, theo tin loan đi của Thông tấn xã Fox hôm thứ Ba vừa qua.
Tiến sĩ Ahmet Özbek, một nhà địa chất học người Thổ nhĩ kỳ, đã giải thích cho biết khí hậu trong vùng này đã giúp bảo tồn được cấu trúc này hàng ngàn năm để không bị hư hoại hoặc hóa thạch.
Ông nói: “Hiện nay, đường tuyết thường xuyên trên núi Ararat là 3900 mét (12.800 feet). Kiến trúc bằng gỗ này được tìm thấy ở độ cao trên 4000 met.” Nhiệt độ thấp và tình trạng môi trường khi có những lớp băng đá và các phún thạch đã giúp được việc bảo tồn không để cho hư hoại. Ông cũng giải thích rằng vật liệu bằng gỗ có thể mang được sức nặng gấp 5 lần hơn trọng lượng của nó, điều này làm cho kiến trúc nói trên có thể chịu đựng được sức nặng đáng kể mà không bị vỡ vụn ra từng mảnh.
Các viên chức chính phủ Thổ đã cám ơn nhóm thám hiểm thuộc giáo hội vì những nỗ lực của nhóm và cam kết giúp đỡ để sự nghiên cứu khoa học của NAMI về khám phá này được tăng tiến thêm. Các viên chức cũng yêu cầu chính quyền trung ương ở Ankara xin UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hiệp quốc) công nhận nơi đây được hưởng tình trạng Di sản Quốc tế để bảo vệ cho địa điểm này trong lúc các nhà khảo cổ đào bới.
Trong cuộc họp báo hôm Chủ nhật, ông Muhsin Bulut Giám đốc Mục vụ Văn hóa tỉnh Agri nói: “Đã hơn 2000 năm qua, các báo cáo liên hệ trong lịch sử và nhân chứng cho chúng ta biết rằng có một chiếc tầu cổ trên núi Ararat, đã thoát được trận hồng thủy và đậu lại trên núi. Người ta tin đó tầu của Noe. Tôi tin là nhóm thám hiểm đã xác định được vị trí con tầu cổ này, và tôi tin đó là chiếc tầu của Noe.”
Giáo sư Oktay Belli, một nhà khảo cổ trong nhóm thám hiểm, trong cuộc họp báo hôm 25 tháng 4 tuyên bố: “Nhóm truy tìm đã đạt được một công trình khám phá lớn lao nhất trong lịch sử. Cuộc phát hiện này rất quan trọng và lớn lao nhất tính cho đến nay.”
Ông nói thêm: “Mặc dầu trước đây nhiều người đã tìm kiếm Con tầu Noe trên núi này, nhưng cuộc khám phá mới đây là một tìm kiếm nghiêm túc đầu tiên, và nhóm đã khám phá được một cấu trúc bằng gỗ dưới lớp băng đá.”
Tổ chức NAMI (Noah's Ark Ministries International) tường trình đầu tuần này rằng sau gần hai năm thám hiểm dưới những điều kiện khó khăn về thời tiết và rủi ro khắc nghiệt, nhóm đã khám phá được một cấu trúc bằng gỗ đã bị gẫy đổ, có 7 khoang, chứa những mảnh gỗ có từ hơn 4800 năm trước. Theo Kinh Thánh, sau khi trái đất bị ngập lụt và nước đã rút đi, con tầu Noe kẹt lại trên một ngọn núi, nhiều người tin là núi Ararat – điểm cao nhất trong khu vực này.
Một thành viên trong nhóm thám hiểm là cô Panda Lee nhắc lại hôm Chủ nhật vừa qua rằng vào hồi tháng 10 năm 2008, “tôi trèo lên núi cùng với nhóm người Thổ. Ở độ cao hơn 4 ngàn met (13.123 feet), tôi thấy một cấu trúc làm bằng gỗ giống như những tấm ván. Mỗi tấm ván rộng chừng 8 inches. Tôi có thấy những cái mộng gỗ, chứng tỏ đây là loại kiến trúc cổ trước khi người ta sử dụng đinh bằng kim loại.”
Nhà thám hiểm Trung quốc bên trong "Tầu Noe" |
Cô nói thêm: “Chúng tôi đi khoảng 100 met về phía sau. Tôi thấy những mảnh gỗ gẫy bể nằm trong lớp băng đá, dài khoảng 20 met. Tôi quan sát địa thế và thấy kiến trúc bằng gỗ này đã thường xuyên bị bao phủ bởi băng đá và dung nham núi lửa.”
Kiến trúc này gồm những ngăn có xà bằng gỗ mà nhóm thám hiểm cho là nơi chứa súc vật. Bác bỏ những luận cứ cho rằng kiến trúc này có thể là chỗ cư trú của con người, các nhà khảo cổ giải thích rằng chưa hề tìm thấy nhà ở ở độ cao trên 11 ngàn feet trong vùng này, theo tin loan đi của Thông tấn xã Fox hôm thứ Ba vừa qua.
Tiến sĩ Ahmet Özbek, một nhà địa chất học người Thổ nhĩ kỳ, đã giải thích cho biết khí hậu trong vùng này đã giúp bảo tồn được cấu trúc này hàng ngàn năm để không bị hư hoại hoặc hóa thạch.
Ông nói: “Hiện nay, đường tuyết thường xuyên trên núi Ararat là 3900 mét (12.800 feet). Kiến trúc bằng gỗ này được tìm thấy ở độ cao trên 4000 met.” Nhiệt độ thấp và tình trạng môi trường khi có những lớp băng đá và các phún thạch đã giúp được việc bảo tồn không để cho hư hoại. Ông cũng giải thích rằng vật liệu bằng gỗ có thể mang được sức nặng gấp 5 lần hơn trọng lượng của nó, điều này làm cho kiến trúc nói trên có thể chịu đựng được sức nặng đáng kể mà không bị vỡ vụn ra từng mảnh.
Các viên chức chính phủ Thổ đã cám ơn nhóm thám hiểm thuộc giáo hội vì những nỗ lực của nhóm và cam kết giúp đỡ để sự nghiên cứu khoa học của NAMI về khám phá này được tăng tiến thêm. Các viên chức cũng yêu cầu chính quyền trung ương ở Ankara xin UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hiệp quốc) công nhận nơi đây được hưởng tình trạng Di sản Quốc tế để bảo vệ cho địa điểm này trong lúc các nhà khảo cổ đào bới.
Trong cuộc họp báo hôm Chủ nhật, ông Muhsin Bulut Giám đốc Mục vụ Văn hóa tỉnh Agri nói: “Đã hơn 2000 năm qua, các báo cáo liên hệ trong lịch sử và nhân chứng cho chúng ta biết rằng có một chiếc tầu cổ trên núi Ararat, đã thoát được trận hồng thủy và đậu lại trên núi. Người ta tin đó tầu của Noe. Tôi tin là nhóm thám hiểm đã xác định được vị trí con tầu cổ này, và tôi tin đó là chiếc tầu của Noe.”
Cần đối thoại với giới ký giả
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:16 28/04/2010
Cần đối thoại với giới ký giả
ROMA, (zenit.org) - Ngày hôm nay liệu đối với những ai làm công tác truyền thông trong Giáo Hội có thể cổ võ sứ điệp Kitô giáo một một cách nhất quán ? Và đâu là những khó khăn gặp phải đối với một phát ngôn viên của Giáo Hội ?
Đó là những câu hỏi được đặt ra của đài phát thanh Vatican cho một trong những phát ngôn viên tham dự buổi gặp gỡ dành cho họ tại Roma với chủ đề: « Truyền thông của Giáo Hội: đồng nhất tính và đối thoại ».
Theo Jozef Kovácik, phụ trách truyền thông của HĐGM Slovakia, trước tiên cần phải « đối thoại » với giới ký giả. « Điều này hôm nay có vẻ khó thực hiện, bởi vì báo chí đã thay đổi tận căn trong những năm qua ». « Nhưng đối với chúng ta, đó là một xu thế. Không được sợ hãi, nhưng phải tìm cách vận dụng mang tính nghiệp vụ cũng như sự bền chí để mang thông tin này cho giới nhà báo ».
Cũng theo cách nhìn của vị phụ trách công tác truyền thông này, tất cả những công việc của một phát ngôn viên trong Giáo Hội cần dựa trên « nề tảng nhân bản ». Jozef Kovácik không ngần ngại cho rằng cần « tiếp xúc thường xuyên với các nhà báo ». « Không những về vấn đề thời sự nóng bỏng, có thể mang tính tiêu cực cho Giáo Hội, nhưng cũng gặp gỡ họ thường xuyên trong lãnh vực làm việc của họ để nói với họ nhằm phá đổ mọi thành kiến trong họ đối với Giáo Hội ».
« Tiếp theo chúng ta có thể nói về những chủ đề quan trọng của Giáo Hội mà giới ký giả không hề được chuẩn bị, vì nơi họ thiếu thông tin chuyên môn Giáo Hội và vì họ không bao giờ được nghe tới ngôn ngữ thần học », Jozef Kovácik khẳng định. Do vậy cần phải « có sự kiên trì để giải thích những gì là quan trọng đối với Giáo Hội ».
Ngày hôm nay, Giáo hội bị « giới truyền thông đối xử như kẻ thù », Jozef Kovácik lấy làm tiếc. Vị phụ trách truyền thông Công Giáo đến từ Slovakia nhấn mạnh sự cần thiết « tính đến sự nông cạn của ký giả rất có thể do bị áp lực của thông tin và muốn rằng mình là người đưa tin đầu tiên ». « Đó là điều cần phải đối diện và chúng ta không được sợ nó », Jozef Kovácik khẳng định.
Nhưng cũng cần « kiên nhẫn giải thích rằng những gì mà Đức Thánh Cha hành xử là rất quan trọng, không chỉ đối với Giáo Hội nhưng cho cả xã hội », sau cùng Jozef Kovácik đánh giá cùng lúc ngỏ lời chào « khiêm nhường » và « nhẫn nại » của Đức Thánh Cha để giải thích rằng « cái mà Giáo Hội tặng cho nhân loại là một con đường tự do và tôn trọng con người ».
ROMA, (zenit.org) - Ngày hôm nay liệu đối với những ai làm công tác truyền thông trong Giáo Hội có thể cổ võ sứ điệp Kitô giáo một một cách nhất quán ? Và đâu là những khó khăn gặp phải đối với một phát ngôn viên của Giáo Hội ?
Đó là những câu hỏi được đặt ra của đài phát thanh Vatican cho một trong những phát ngôn viên tham dự buổi gặp gỡ dành cho họ tại Roma với chủ đề: « Truyền thông của Giáo Hội: đồng nhất tính và đối thoại ».
Theo Jozef Kovácik, phụ trách truyền thông của HĐGM Slovakia, trước tiên cần phải « đối thoại » với giới ký giả. « Điều này hôm nay có vẻ khó thực hiện, bởi vì báo chí đã thay đổi tận căn trong những năm qua ». « Nhưng đối với chúng ta, đó là một xu thế. Không được sợ hãi, nhưng phải tìm cách vận dụng mang tính nghiệp vụ cũng như sự bền chí để mang thông tin này cho giới nhà báo ».
Cũng theo cách nhìn của vị phụ trách công tác truyền thông này, tất cả những công việc của một phát ngôn viên trong Giáo Hội cần dựa trên « nề tảng nhân bản ». Jozef Kovácik không ngần ngại cho rằng cần « tiếp xúc thường xuyên với các nhà báo ». « Không những về vấn đề thời sự nóng bỏng, có thể mang tính tiêu cực cho Giáo Hội, nhưng cũng gặp gỡ họ thường xuyên trong lãnh vực làm việc của họ để nói với họ nhằm phá đổ mọi thành kiến trong họ đối với Giáo Hội ».
« Tiếp theo chúng ta có thể nói về những chủ đề quan trọng của Giáo Hội mà giới ký giả không hề được chuẩn bị, vì nơi họ thiếu thông tin chuyên môn Giáo Hội và vì họ không bao giờ được nghe tới ngôn ngữ thần học », Jozef Kovácik khẳng định. Do vậy cần phải « có sự kiên trì để giải thích những gì là quan trọng đối với Giáo Hội ».
Ngày hôm nay, Giáo hội bị « giới truyền thông đối xử như kẻ thù », Jozef Kovácik lấy làm tiếc. Vị phụ trách truyền thông Công Giáo đến từ Slovakia nhấn mạnh sự cần thiết « tính đến sự nông cạn của ký giả rất có thể do bị áp lực của thông tin và muốn rằng mình là người đưa tin đầu tiên ». « Đó là điều cần phải đối diện và chúng ta không được sợ nó », Jozef Kovácik khẳng định.
Nhưng cũng cần « kiên nhẫn giải thích rằng những gì mà Đức Thánh Cha hành xử là rất quan trọng, không chỉ đối với Giáo Hội nhưng cho cả xã hội », sau cùng Jozef Kovácik đánh giá cùng lúc ngỏ lời chào « khiêm nhường » và « nhẫn nại » của Đức Thánh Cha để giải thích rằng « cái mà Giáo Hội tặng cho nhân loại là một con đường tự do và tôn trọng con người ».
Các khoa học gia tím ra được cấu trúc bằng gỗ được tin là Con Tàu của Ông Noê trong Cựu Ước
Dominic David Trần
10:12 28/04/2010
Các khoa học gia tím ra được cấu trúc bằng gỗ được tin là Con Tàu của Ông Noê trong Cựu Ước
Trong hình chụp: Một nhà khoa học Chinese đang đứng bên trong cấu trúc gỗ nằm trên Núi Ararat Nguồn hình: Ủy Ban Liên Vụ Quốc Tế đi tìm con Tàu của Ông Noê
ANKARA, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28 tháng Tư 1:15AM theo bản tin liên hợp của Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu (CNA/EWTN News)-Một đoàn khảo sát liên quốc gia Thỗ Nhĩ Kỳ-Tàu đã tường trình trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành rằng họ vừa mới khám phá ra được một cấu trúc bằng gỗ ngay trên đỉnh Núi Ararat trong nước Thổ Nhĩ Kỳ và họ tin tưởng rằng đó chính là chiếc tàu của ông Noê được mô tả trong Thánh Kinh Cựu Ước.
"Các toán khảo sát đã thực hiện được khám phá lớn nhất trong lịch sử. Khám phá này rất quan trọng và lớn nhất cho đến hôm nay. Giáo sư Khảo Cổ học Oktay Belli, một thành viên của đoàn đã tuyên bố trong buổi họp báo chí ngày 25 tháng Tư năm 2010. "Mặc dù đã có biết bao nhiêu người đến đỉnh núi này để tìm Chiếc tàu thánh tích này, nhưng khám phá mới nhất này chính là lần đầu tiên có sự khảo sát nghiêm túc nhất về mặt khoa học và đòan chúng tôi đã tìm thấy một cấu trúc bằng gỗ bị chôn dưới lớp băng sâu trên đỉnh núi Ararat."
Ủy Ban Liên Vụ Quốc Tế về Chiếc Tàu của Ông Noê tên tiếng Anh là Noah's Ark Ministries International (NAMI) vào đầu tuần này đã tường trình là sau gần hai năm tìm tòi khảo sát trong điều kiện nguy hiểm nhiều bất trắc và thời tiết khó khăn-đoàn khảo sát đã khám phá ra một cấu trúc bằng gỗ bị vỡ gồm có tất cả là 07 khoang được tạo thành bởi các thanh và phiến gỗ có niên đại vào khoảng hơn 4800 năm trước đây.
Căn cứ như trong Kinh Thánh Cựu Ước, sau khi trái đât bị nạn hồng thủy và sau khi nước lụt rút xuống thì chiếc tàu của Ông Noê đã đậu tại khoảng đất nằm trên một đỉnh núi mà mọi người tin rằng đó là ngọn Núi Ararat- ở vị trí cao nhất trong khu vực này.
Bà Panda Lee một thành viên của đoàn nhớ lại rằng vào một ngày Chúa Nhật trong tháng Mười năm 2008 bà đã leo lên núi Ararat cùng với đoàn khảo sát quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Ở độ cao hơn 4000mét tức khoảng 13123 bộ Anh, tôi bất ngờ trông thấy một cấu trúc bằng gỗ thông hình như được ghép bằng từng phiến gỗ có kích thước rộng 8 inches. Tôi đã có thể nhìn thấy các mộng gỗ, đó là bằng chứng của phương cách xây dựng cổ đại trước khi con người tìm ra đồng sắt và biết cách sử dụng đinh bằng kim loại." Bà Panda nói thêm; "Chúng tôi bước xa thêm khoảng 100mét tại một vị trí khác và chúng tôi có thể nhìn thấy những mảnh gỗ bị vỡ ra và chôn dưới lớp băng hà, và một số thanh gỗ có chiều dài khoảng 20mét. Tôi khảo sát khung cảnh quanh đó và tìm ra được rằng cái cấu trúc bằng gỗ này đã bị bao phủ vĩnh viễn bởi băng vĩnh cửu và đá phun ra từ núi lửa. "
Cấu trúc này gồm có các khoang với khung sườn và đà gỗ mà đoàn khảo sát cho là các ngăn chứa các gia súc (thú nuôi trong nhà hay trong chuồng). Sau khi bác bỏ các luận chứng cho rằng đấy có thể là một dạng nhà ở của con người trước đây- các khoa học gia về khảo cổ học giải thích rằng theo như Thông Tấn Xã Fox News cho biết cho đến tận hôm nay chúng ta chưa bao giờ tìm ra được nơi cư trú hay dạng thức nhà ở của nhân loại nằm ở trên cao độ 11000 bộ Anh trong khu vực này thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiến Sĩ Ahmet Ozbek, một Địa chất gia nước Thổ đã giải thích cho biết là nhờ ở thời tiết và khí hậu đặc biệt trong khu vực đã gíup bảo quản cấu trúc bằng gỗ này trong mấy ngàn năm qua khiến cho các cấu kiện gỗ không bị mục nát hay hóa đá.
"Trong những ngày này, dải tuyết vĩnh cửu ở trên núi Ararat có cao độ là 3900 mét tức là khoảng 12800 bộ Anh. Cấu trúc bằng gỗ đã được tìm thấy ở cao độ hơn 4000 mét, Tiến Sĩ Ahmet Ozbek giải thích thêm vì bởi nhiệt độ thấp, điều kiện môi trường chung quanh là các lớp băng giá vĩnh cữu kết tinh lại cùng với tro bụi đá từ núi lửa đã giúp bảo quản cấu trúc gỗ. Tiến Sĩ Ozbek cũng giải thích thêm là theo nguyên lý của Sức Bền Vật Liệu thì vật liệu gỗ có thể mang hay chịu đựng một tải trọng có sức nặng gấp 5 lần chính cấu trúc gỗ đó. Chính vì vậy đã cho phép cấu trúc gỗ này chịu đựng một tải trọng rất đáng kể mà không bị vỡ vụn ra từng mảnh.
Các quan chức cao cấp trong Chính phủ nước Thổ Nhĩ Kỳ đã trân trọng cảm ơn Phái đoàn Khoa học gia quốc tế theo Phúc Âm này vì những nỗ lực và cam kết của họ trong việc giúp đỡ thêm cho các công trình nghiên cứu khoa học của Ủy ban Liên Vụ Quốc Tế đi tìm chiếc tàu của Ông Noê NAMI qua khám phá này. Các quan chức cao cấp đã yêu cầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trình báo và đăng ký đến Ủy Ban Văn Hoá Khoa Học Kỹ Thuật của Liên Hiệp Quốc UNESCO theo chương trình Công nhận Di Sản Thế Giới để có phương tiện bảo vệ hiện trạng trong suốt thời gian thám sát về khảo cổ học sắp đến.
" Trong hơn 2000 năm qua, đã có biết bao những ghi chép và các chứng nhân tận mắt thuộc về lịch sử đã kể lại cho chúng ta rằng đã có một chiếc tàu cổ đại nằm trên đỉnh núi Ararat. Chiếc tàu trong Kinh Thánh này đã sống sót qua trận đại hồng thủy và đậu lại trên một đỉnh núi." Ông Muhsin Bulut, Giám Đốc Sở Văn Hoá của Tỉnh Agri tuyên bố trong cuộc họp báo trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành; " Mọi người đều tin tưởng rằng đây chính là Con Tàu của Ông Noê. Cá nhân tôi tin rằng đoàn khảo sát cuối cùng đã tìm thấy vị trí con tàu cổ xưa trong Kinh Thánh này và tôi tin tưởng rằng đó chính là Con Tàu Thánh Tích: Con Tàu của Ông Noê. "
ANKARA, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28 tháng Tư 1:15AM theo bản tin liên hợp của Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu (CNA/EWTN News)-Một đoàn khảo sát liên quốc gia Thỗ Nhĩ Kỳ-Tàu đã tường trình trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành rằng họ vừa mới khám phá ra được một cấu trúc bằng gỗ ngay trên đỉnh Núi Ararat trong nước Thổ Nhĩ Kỳ và họ tin tưởng rằng đó chính là chiếc tàu của ông Noê được mô tả trong Thánh Kinh Cựu Ước.
"Các toán khảo sát đã thực hiện được khám phá lớn nhất trong lịch sử. Khám phá này rất quan trọng và lớn nhất cho đến hôm nay. Giáo sư Khảo Cổ học Oktay Belli, một thành viên của đoàn đã tuyên bố trong buổi họp báo chí ngày 25 tháng Tư năm 2010. "Mặc dù đã có biết bao nhiêu người đến đỉnh núi này để tìm Chiếc tàu thánh tích này, nhưng khám phá mới nhất này chính là lần đầu tiên có sự khảo sát nghiêm túc nhất về mặt khoa học và đòan chúng tôi đã tìm thấy một cấu trúc bằng gỗ bị chôn dưới lớp băng sâu trên đỉnh núi Ararat."
Ủy Ban Liên Vụ Quốc Tế về Chiếc Tàu của Ông Noê tên tiếng Anh là Noah's Ark Ministries International (NAMI) vào đầu tuần này đã tường trình là sau gần hai năm tìm tòi khảo sát trong điều kiện nguy hiểm nhiều bất trắc và thời tiết khó khăn-đoàn khảo sát đã khám phá ra một cấu trúc bằng gỗ bị vỡ gồm có tất cả là 07 khoang được tạo thành bởi các thanh và phiến gỗ có niên đại vào khoảng hơn 4800 năm trước đây.
Căn cứ như trong Kinh Thánh Cựu Ước, sau khi trái đât bị nạn hồng thủy và sau khi nước lụt rút xuống thì chiếc tàu của Ông Noê đã đậu tại khoảng đất nằm trên một đỉnh núi mà mọi người tin rằng đó là ngọn Núi Ararat- ở vị trí cao nhất trong khu vực này.
Bà Panda Lee một thành viên của đoàn nhớ lại rằng vào một ngày Chúa Nhật trong tháng Mười năm 2008 bà đã leo lên núi Ararat cùng với đoàn khảo sát quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Ở độ cao hơn 4000mét tức khoảng 13123 bộ Anh, tôi bất ngờ trông thấy một cấu trúc bằng gỗ thông hình như được ghép bằng từng phiến gỗ có kích thước rộng 8 inches. Tôi đã có thể nhìn thấy các mộng gỗ, đó là bằng chứng của phương cách xây dựng cổ đại trước khi con người tìm ra đồng sắt và biết cách sử dụng đinh bằng kim loại." Bà Panda nói thêm; "Chúng tôi bước xa thêm khoảng 100mét tại một vị trí khác và chúng tôi có thể nhìn thấy những mảnh gỗ bị vỡ ra và chôn dưới lớp băng hà, và một số thanh gỗ có chiều dài khoảng 20mét. Tôi khảo sát khung cảnh quanh đó và tìm ra được rằng cái cấu trúc bằng gỗ này đã bị bao phủ vĩnh viễn bởi băng vĩnh cửu và đá phun ra từ núi lửa. "
Cấu trúc này gồm có các khoang với khung sườn và đà gỗ mà đoàn khảo sát cho là các ngăn chứa các gia súc (thú nuôi trong nhà hay trong chuồng). Sau khi bác bỏ các luận chứng cho rằng đấy có thể là một dạng nhà ở của con người trước đây- các khoa học gia về khảo cổ học giải thích rằng theo như Thông Tấn Xã Fox News cho biết cho đến tận hôm nay chúng ta chưa bao giờ tìm ra được nơi cư trú hay dạng thức nhà ở của nhân loại nằm ở trên cao độ 11000 bộ Anh trong khu vực này thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiến Sĩ Ahmet Ozbek, một Địa chất gia nước Thổ đã giải thích cho biết là nhờ ở thời tiết và khí hậu đặc biệt trong khu vực đã gíup bảo quản cấu trúc bằng gỗ này trong mấy ngàn năm qua khiến cho các cấu kiện gỗ không bị mục nát hay hóa đá.
"Trong những ngày này, dải tuyết vĩnh cửu ở trên núi Ararat có cao độ là 3900 mét tức là khoảng 12800 bộ Anh. Cấu trúc bằng gỗ đã được tìm thấy ở cao độ hơn 4000 mét, Tiến Sĩ Ahmet Ozbek giải thích thêm vì bởi nhiệt độ thấp, điều kiện môi trường chung quanh là các lớp băng giá vĩnh cữu kết tinh lại cùng với tro bụi đá từ núi lửa đã giúp bảo quản cấu trúc gỗ. Tiến Sĩ Ozbek cũng giải thích thêm là theo nguyên lý của Sức Bền Vật Liệu thì vật liệu gỗ có thể mang hay chịu đựng một tải trọng có sức nặng gấp 5 lần chính cấu trúc gỗ đó. Chính vì vậy đã cho phép cấu trúc gỗ này chịu đựng một tải trọng rất đáng kể mà không bị vỡ vụn ra từng mảnh.
Các quan chức cao cấp trong Chính phủ nước Thổ Nhĩ Kỳ đã trân trọng cảm ơn Phái đoàn Khoa học gia quốc tế theo Phúc Âm này vì những nỗ lực và cam kết của họ trong việc giúp đỡ thêm cho các công trình nghiên cứu khoa học của Ủy ban Liên Vụ Quốc Tế đi tìm chiếc tàu của Ông Noê NAMI qua khám phá này. Các quan chức cao cấp đã yêu cầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trình báo và đăng ký đến Ủy Ban Văn Hoá Khoa Học Kỹ Thuật của Liên Hiệp Quốc UNESCO theo chương trình Công nhận Di Sản Thế Giới để có phương tiện bảo vệ hiện trạng trong suốt thời gian thám sát về khảo cổ học sắp đến.
" Trong hơn 2000 năm qua, đã có biết bao những ghi chép và các chứng nhân tận mắt thuộc về lịch sử đã kể lại cho chúng ta rằng đã có một chiếc tàu cổ đại nằm trên đỉnh núi Ararat. Chiếc tàu trong Kinh Thánh này đã sống sót qua trận đại hồng thủy và đậu lại trên một đỉnh núi." Ông Muhsin Bulut, Giám Đốc Sở Văn Hoá của Tỉnh Agri tuyên bố trong cuộc họp báo trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành; " Mọi người đều tin tưởng rằng đây chính là Con Tàu của Ông Noê. Cá nhân tôi tin rằng đoàn khảo sát cuối cùng đã tìm thấy vị trí con tàu cổ xưa trong Kinh Thánh này và tôi tin tưởng rằng đó chính là Con Tàu Thánh Tích: Con Tàu của Ông Noê. "
Top Stories
Le autorità di Hanoi convinte di aver ottenuto la rimozione di mons. Kiet
Asia-News
06:42 28/04/2010
In tal senso si è espresso il viceministro per l’informazione, che ha dato disposizioni ai media statali di non occuparsi, quando sarà, della rimozione dell’arcivescovo, “come se fosse un affare interno dei cattolici”. Le sue affermazioni hanno accresciuto i timori di quanti vedono nella nomina di un coadiutore a Hanoi un accordo tra Santa Sede e autorità.
Hanoi (AsiaNews) - Il governo vietnamita appare convinto di aver ottenuto dal Vaticano l’allontanamento dell’arcivescoovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet. Lo evidenzia quanto detto il viceministro per l’informazione e la comunicazione, Do Quy Doan, il 6 aprile, durante un incontro con i responsabili dei media statali, a Hanoi: “l’ostinato Ngo Quang Kiet è stato trattato bene attraverso gli strumenti diplomatici” e ha dato disposizione che “quando il suo trasferimento sarà in corso, i media non debbono pubblicare alcunchè, come se fosse un affare interno dei cattolici”. Il giorno dopo, le dichiarazioni di Doan e i dettagli del piano per quando “Kiet sarà cacciato da Hanoi”, hanno cominciato a circolare su internet.
Naturalmente tali affermazioni hanno rafforzato i timori di quanti hanno visto nella nomina di di mons. Peter Nguyen Van Nhon, presidente della Conferenza episcopale, ad arcivescovo coadiutore di Hanoi, un passo per la sostituzione di mons. Kiet. In ambienti cattolici, infatti si è convinti che la Santa Sede avrebbe ceduto alle pressioni del governo, accettando di rimuovere l’arcivescovo Kiet – cosa da tempo richiesta dalle autorità – in cambio della istaurazione di rapporti diplomatici e di una visita del Papa in Vietnam. E ciò, malgrado l’arcivescovo Kiet e il suo ufficio abbiano diffuso diverse dichiarazioni sulla nomina di mons. Van Nhon, che mons. Kiet ha definito una “grande notizia”, invitando i fedeli di Hanoi a “ringraziare Dio e la Santa Sede per averlo mandato al servizio dell’arcidiocesi e per dare sostegno alla mia fragile salute”.
Così, il 9 aprile, intervistato da Radio Free Asia, padre Matthew Vu Khoi Phung, superiore dei redentoristi di Hanoi, ha espresso “grande preoccupazione” perché “le autorità di Hanoi hanno più volte chiesto il trasfermiento dell’arcivescovo”. E padre John Nghi, direttore di VietCatholic News, ha diciarato: “è veramente una grande sfida essere capaci di tranquillizzare le preoccupazioni della gente e rigudagnare la loro fiducia, senza essere sottoposti a ragionevoli critiche. Occorrerà tempo e sinceri sforzi dei responsabili della Chiesa per recuperare quello che è stato perso nella fiducia della popolazione verso la sua Chiesa”..
La stessa agenzia riferisce che un suo sondaggio svolto tra i cattolici di Hanoi e Ho Chi Minh City ha mostrato “un diffuso sentimento di delusione” e “ansietà”, in quanto a loro sembra che il Vaticano voglia sacrificare le aspirazioni dei fedeli in cambio di progressi nell’istaurazione di rapporti diplomatici. (EN)
Hanoi (AsiaNews) - Il governo vietnamita appare convinto di aver ottenuto dal Vaticano l’allontanamento dell’arcivescoovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet. Lo evidenzia quanto detto il viceministro per l’informazione e la comunicazione, Do Quy Doan, il 6 aprile, durante un incontro con i responsabili dei media statali, a Hanoi: “l’ostinato Ngo Quang Kiet è stato trattato bene attraverso gli strumenti diplomatici” e ha dato disposizione che “quando il suo trasferimento sarà in corso, i media non debbono pubblicare alcunchè, come se fosse un affare interno dei cattolici”. Il giorno dopo, le dichiarazioni di Doan e i dettagli del piano per quando “Kiet sarà cacciato da Hanoi”, hanno cominciato a circolare su internet.
Naturalmente tali affermazioni hanno rafforzato i timori di quanti hanno visto nella nomina di di mons. Peter Nguyen Van Nhon, presidente della Conferenza episcopale, ad arcivescovo coadiutore di Hanoi, un passo per la sostituzione di mons. Kiet. In ambienti cattolici, infatti si è convinti che la Santa Sede avrebbe ceduto alle pressioni del governo, accettando di rimuovere l’arcivescovo Kiet – cosa da tempo richiesta dalle autorità – in cambio della istaurazione di rapporti diplomatici e di una visita del Papa in Vietnam. E ciò, malgrado l’arcivescovo Kiet e il suo ufficio abbiano diffuso diverse dichiarazioni sulla nomina di mons. Van Nhon, che mons. Kiet ha definito una “grande notizia”, invitando i fedeli di Hanoi a “ringraziare Dio e la Santa Sede per averlo mandato al servizio dell’arcidiocesi e per dare sostegno alla mia fragile salute”.
Così, il 9 aprile, intervistato da Radio Free Asia, padre Matthew Vu Khoi Phung, superiore dei redentoristi di Hanoi, ha espresso “grande preoccupazione” perché “le autorità di Hanoi hanno più volte chiesto il trasfermiento dell’arcivescovo”. E padre John Nghi, direttore di VietCatholic News, ha diciarato: “è veramente una grande sfida essere capaci di tranquillizzare le preoccupazioni della gente e rigudagnare la loro fiducia, senza essere sottoposti a ragionevoli critiche. Occorrerà tempo e sinceri sforzi dei responsabili della Chiesa per recuperare quello che è stato perso nella fiducia della popolazione verso la sua Chiesa”..
La stessa agenzia riferisce che un suo sondaggio svolto tra i cattolici di Hanoi e Ho Chi Minh City ha mostrato “un diffuso sentimento di delusione” e “ansietà”, in quanto a loro sembra che il Vaticano voglia sacrificare le aspirazioni dei fedeli in cambio di progressi nell’istaurazione di rapporti diplomatici. (EN)
Hanoi authorities convinced they achieved the removal of Mgr. Kiet
Asia-News
06:51 28/04/2010
Deputy minister of information’s comments reveal this belief. He has instructed the state media to not cover the eventual removal of the archbishop, "as if it were an internal affair of Catholics." His statements have raised fears of those who see the appointment of a coadjutor in Hanoi as an agreement between the Holy See and the authorities.
Hanoi (AsiaNews) - The Vietnamese government appears convinced that it has achieved the Vatican’s removal of the Archbishop of Hanoi, Mgr. Joseph Ngo Quang Kiet. As much has been revealed in comments by the deputy minister for information and communication, Su Quy Doan, who on April 6, during a meeting with heads of state media in Hanoi stated: "the obstinate Ngo Quang Kiet has been dealt with by diplomatic means” and who also ordered that "when his transfer is underway, the media must not publish anything, as if it were an internal affair of Catholics." The next day, Doan’s statements and details of his plan for when " Kiet will be thrown out of Hanoi”, began circulating on the Internet.
Of course these statements have reinforced the fears of those who have seen the appointment of Mgr. Peter Nguyen Van Nhon, President of the Conference of Bishops, as coadjutor to the Archbishop of Hanoi, as a step towards replacing Mgr. Kiet. In Catholic circles, it is believed that the Holy See succumbed to government pressure by agreeing to remove Archbishop Kiet - something long requested by the authorities - in exchange for the establishment of diplomatic relations and a papal visit to Vietnam. This despite the fact that Archbishop Kiet and his office have released several statements on the appointment of Mgr. Van Nhon, which Mgr. Kiet has greeted as "great news", inviting the faithful of Hanoi to "thank God and the Holy See for having sent him to serve the archdiocese and support my frail health."
So, on April 9, interviewed by Radio Free Asia, Fr Matthew Vu Khoi Phung, superior of the Redemptorists of Hanoi, expressed "great concern" because "the Hanoi authorities have repeatedly asked for the transfer of the Archbishop. And Father John Nghi, Director of VietCatholic News, has declared that it "is really a great challenge to be able to allay the concerns of the people and regain their confidence, without being subject to reasonable criticism. It will take time and sincere efforts of Church leaders to recover what was lost in the people's trust for the Church ".. The same agency reports that a poll among Catholics in Hanoi and Ho Chi Minh City showed "a widespread sense of disappointment" and "anxiety" because it seems to them that the Vatican wants to sacrifice the aspirations of the faithful in exchange for diplomatic relations. (EN)
Hanoi (AsiaNews) - The Vietnamese government appears convinced that it has achieved the Vatican’s removal of the Archbishop of Hanoi, Mgr. Joseph Ngo Quang Kiet. As much has been revealed in comments by the deputy minister for information and communication, Su Quy Doan, who on April 6, during a meeting with heads of state media in Hanoi stated: "the obstinate Ngo Quang Kiet has been dealt with by diplomatic means” and who also ordered that "when his transfer is underway, the media must not publish anything, as if it were an internal affair of Catholics." The next day, Doan’s statements and details of his plan for when " Kiet will be thrown out of Hanoi”, began circulating on the Internet.
Of course these statements have reinforced the fears of those who have seen the appointment of Mgr. Peter Nguyen Van Nhon, President of the Conference of Bishops, as coadjutor to the Archbishop of Hanoi, as a step towards replacing Mgr. Kiet. In Catholic circles, it is believed that the Holy See succumbed to government pressure by agreeing to remove Archbishop Kiet - something long requested by the authorities - in exchange for the establishment of diplomatic relations and a papal visit to Vietnam. This despite the fact that Archbishop Kiet and his office have released several statements on the appointment of Mgr. Van Nhon, which Mgr. Kiet has greeted as "great news", inviting the faithful of Hanoi to "thank God and the Holy See for having sent him to serve the archdiocese and support my frail health."
So, on April 9, interviewed by Radio Free Asia, Fr Matthew Vu Khoi Phung, superior of the Redemptorists of Hanoi, expressed "great concern" because "the Hanoi authorities have repeatedly asked for the transfer of the Archbishop. And Father John Nghi, Director of VietCatholic News, has declared that it "is really a great challenge to be able to allay the concerns of the people and regain their confidence, without being subject to reasonable criticism. It will take time and sincere efforts of Church leaders to recover what was lost in the people's trust for the Church ".. The same agency reports that a poll among Catholics in Hanoi and Ho Chi Minh City showed "a widespread sense of disappointment" and "anxiety" because it seems to them that the Vatican wants to sacrifice the aspirations of the faithful in exchange for diplomatic relations. (EN)
Chine: Campagne internationale pour la libération d’un chrétien ouïghour
Eglises d’Asie
09:02 28/04/2010
CHINE: Campagne internationale pour la libération d’un chrétien ouïghour
Eglises d’Asie, 27 avril 2010 – ChinaAid, organisation basée aux Etats-Unis militant pour la défense de la liberté religieuse en Chine, notamment la défense des chrétiens, a lancé une pétition visant à réunir un million de signatures afin de faire pression sur le gouvernement chinois et obtenir la libération d’Alimujiang Yimiti, un Ouïghour du Xinjiang converti au protestantisme en 1995 et détenu depuis janvier 2008.
Agé de 37 ans, Alimujiang Yimiti appartient à la minorité ouïghoure de Chine, minorité ethnique et musulmane principalement présente au Xinjiang, la vaste province de l’extrême-ouest chinois. Marié et père de deux jeunes garçons, il s’est converti au christianisme en 1995. En janvier 2008 (soit bien avant les émeutes qui ont secoué Urumuqi et le Xinjiang en juillet 2009), la Sécurité publique l’a arrêté au motif qu’il aurait fourni des secrets d’Etat à des organisations étrangères. En Chine populaire, la notion de « secret d’Etat » étant extensive et pouvant s’appliquer à la communication d’informations parues dans la presse, l’accusation est très imprécise. Li Dunyong, l’avocat d’Alimujiang Yimiti, affirme que les charges retenues contre son client sont fausses et que le « crime » qui lui est reproché est de s’être entretenu avec des chrétiens américains. Passé en jugement, Alimujiang Yimiti a été condamné à 15 ans de prison ferme et, en mars dernier, sa demande d’un jugement en appel a été rejetée par les autorités. Alimujiang Yimiti aurait été battu durant sa détention et sa femme n’a pas reçu l’autorisation de lui rendre visite.
Dès 2008, le Groupe de travail sur la détention arbitraire de l’ONU a étudié le cas du Ouïghour converti. Il a conclu que sa détention était « arbitraire » et n’était motivée que par l’appartenance et les activités religieuses de l’intéressé. Alimujiang Yimiti était devenu le responsable d’une « Eglise domestique », en fait un groupe de chrétiens et de Ouïghours intéressés par sa démarche spirituelle.
En Europe, le groupe Christian Solidarity Worldwide (CSW), basé à Bruxelles, s’est lui aussi saisi du cas du jeune Ouïghour. Le 25 avril dernier, le journal anglais Catholic Times l’a présenté comme un « prisonnier de conscience » et CSW a organisé la visite dans la capitale belge du président de ChinaAid et de l’avocat Li Dunyong, où ils ont rencontré des représentants des institutions européennes. Le cas de l’avocat Gao Zhisheng a également été rappelé (1).
A Hongkong, les groupes de défense des droits de l’homme indiquent que l’attitude des autorités chinoises n’a cessé de se durcir ces derniers temps. Le 26 avril dernier, le CHRD (Chinese Human Rights Defenders) a publié son rapport pour l’année 2009. On peut y lire que le gouvernement de Pékin n’hésite pas à réduire au silence, par intimidation ou arrestation, les ONG dont l’action lui déplaît, les militants des droits de l’homme, les avocats de ces derniers (2), les activistes sur Internet ou encore ceux qui dénoncent divers scandales de corruption ou d’atteinte aux libertés et à l’environnement. L’année 2009 se caractérise par un bilan, en termes d’arrestations, plus lourds que les années précédentes.
Patrick Poon Kar-wai est catholique. Membre de la Commission ‘Justice et paix’ du diocèse de Hongkong, il est aussi le secrétaire exécutif du Chinese Human Rights Lawyers Concern Group. Il souligne qu’il est du devoir des catholiques de dénoncer les atteintes aux droits de l’homme constatées en Chine populaire, notamment en ce qui concerne la liberté religieuse. Il remarque aussi que les militants qui, sur le continent, travaillent auprès des plus pauvres, des laissés-pour-compte du système, sont eux aussi désormais la cible de la police.
(1) Disparu depuis février 2009, Gao Zhisheng est réapparu, fin mars 2010, en Chine. Connu pour son activité de défenseur des droits de l’homme, Gao Zhisheng, qui est chrétien, résiderait dans un centre de retraite bouddhiste et aurait renoncé à toute action publique, déclarant ne souhaiter que mener une vie tranquille auprès des siens, qui ont trouvé refuge aux Etats-Unis.
Après une première condamnation à trois ans de prison en 2006, Gao Zhisheng avait été relâché, puis arrêté à nouveau à plusieurs reprises. Il avait été interpellé à son domicile du Shaanxi le 4 février 2009 par des agents de la Sécurité publique. Interrogée par sa famille sur son sort, la police avait déclaré qu’il avait « disparu » en septembre 2009.
Reconnu en 2001 par le ministère chinois de la Justice comme « l’un des dix meilleurs avocat du pays », Gao Zhisheng s’est illustré notamment dans la défense de Zheng Yichun, un journaliste et ancien professeur condamné à sept ans de prison en 2005 pour ses écrits. Il a également défendu des membres du mouvement spirituel Falungong ainsi que le pasteur protestant Cai Zhuohua, condamné à trois ans de prison pour avoir imprimé et distribué des exemplaires de la Bible (voir EDA 429). En 2006, Gao Zhisheng avait lancé avec d’autres militants, dont Hu Jia, une « grève de la faim rotative pour les droits de l’homme ». Des individus, dans 29 provinces et à l’étranger, s’étaient joints au mouvement en s’abstenant de s’alimenter pendant 24 heures d’affilée. Plusieurs participants avaient été arrêtés. Dans une lettre ouverte rédigée en novembre 2007 et rendue publique en février 2009, Gao Zhisheng avait décrit des séances de torture subie en détention: « “Gao Zhisheng ! Fils de p*** ! Ton heure est arrivée ! Mes frères ! Montrons à ce salaud à quel point nous pouvons être brutal. Tuons ce salaud !“ Un leader du groupe a alors crié et quatre hommes avec des matraques électriques ont commencé à me frapper sur la tête et sur le corps avec férocité. On n’entendait plus rien dans la salle que le bruit des coups et de mes râles. J’ai été battu si sévèrement que tout mon corps a commencé à trembler de manière incontrôlable. » (source: Reporters sans frontières)
(2) Voir EDA 459 (Cahier de documents: « Les avocats des droits de l’homme et « le camp de l’autorité du droit »)
Eglises d’Asie, 27 avril 2010 – ChinaAid, organisation basée aux Etats-Unis militant pour la défense de la liberté religieuse en Chine, notamment la défense des chrétiens, a lancé une pétition visant à réunir un million de signatures afin de faire pression sur le gouvernement chinois et obtenir la libération d’Alimujiang Yimiti, un Ouïghour du Xinjiang converti au protestantisme en 1995 et détenu depuis janvier 2008.
Agé de 37 ans, Alimujiang Yimiti appartient à la minorité ouïghoure de Chine, minorité ethnique et musulmane principalement présente au Xinjiang, la vaste province de l’extrême-ouest chinois. Marié et père de deux jeunes garçons, il s’est converti au christianisme en 1995. En janvier 2008 (soit bien avant les émeutes qui ont secoué Urumuqi et le Xinjiang en juillet 2009), la Sécurité publique l’a arrêté au motif qu’il aurait fourni des secrets d’Etat à des organisations étrangères. En Chine populaire, la notion de « secret d’Etat » étant extensive et pouvant s’appliquer à la communication d’informations parues dans la presse, l’accusation est très imprécise. Li Dunyong, l’avocat d’Alimujiang Yimiti, affirme que les charges retenues contre son client sont fausses et que le « crime » qui lui est reproché est de s’être entretenu avec des chrétiens américains. Passé en jugement, Alimujiang Yimiti a été condamné à 15 ans de prison ferme et, en mars dernier, sa demande d’un jugement en appel a été rejetée par les autorités. Alimujiang Yimiti aurait été battu durant sa détention et sa femme n’a pas reçu l’autorisation de lui rendre visite.
Dès 2008, le Groupe de travail sur la détention arbitraire de l’ONU a étudié le cas du Ouïghour converti. Il a conclu que sa détention était « arbitraire » et n’était motivée que par l’appartenance et les activités religieuses de l’intéressé. Alimujiang Yimiti était devenu le responsable d’une « Eglise domestique », en fait un groupe de chrétiens et de Ouïghours intéressés par sa démarche spirituelle.
En Europe, le groupe Christian Solidarity Worldwide (CSW), basé à Bruxelles, s’est lui aussi saisi du cas du jeune Ouïghour. Le 25 avril dernier, le journal anglais Catholic Times l’a présenté comme un « prisonnier de conscience » et CSW a organisé la visite dans la capitale belge du président de ChinaAid et de l’avocat Li Dunyong, où ils ont rencontré des représentants des institutions européennes. Le cas de l’avocat Gao Zhisheng a également été rappelé (1).
A Hongkong, les groupes de défense des droits de l’homme indiquent que l’attitude des autorités chinoises n’a cessé de se durcir ces derniers temps. Le 26 avril dernier, le CHRD (Chinese Human Rights Defenders) a publié son rapport pour l’année 2009. On peut y lire que le gouvernement de Pékin n’hésite pas à réduire au silence, par intimidation ou arrestation, les ONG dont l’action lui déplaît, les militants des droits de l’homme, les avocats de ces derniers (2), les activistes sur Internet ou encore ceux qui dénoncent divers scandales de corruption ou d’atteinte aux libertés et à l’environnement. L’année 2009 se caractérise par un bilan, en termes d’arrestations, plus lourds que les années précédentes.
Patrick Poon Kar-wai est catholique. Membre de la Commission ‘Justice et paix’ du diocèse de Hongkong, il est aussi le secrétaire exécutif du Chinese Human Rights Lawyers Concern Group. Il souligne qu’il est du devoir des catholiques de dénoncer les atteintes aux droits de l’homme constatées en Chine populaire, notamment en ce qui concerne la liberté religieuse. Il remarque aussi que les militants qui, sur le continent, travaillent auprès des plus pauvres, des laissés-pour-compte du système, sont eux aussi désormais la cible de la police.
(1) Disparu depuis février 2009, Gao Zhisheng est réapparu, fin mars 2010, en Chine. Connu pour son activité de défenseur des droits de l’homme, Gao Zhisheng, qui est chrétien, résiderait dans un centre de retraite bouddhiste et aurait renoncé à toute action publique, déclarant ne souhaiter que mener une vie tranquille auprès des siens, qui ont trouvé refuge aux Etats-Unis.
Après une première condamnation à trois ans de prison en 2006, Gao Zhisheng avait été relâché, puis arrêté à nouveau à plusieurs reprises. Il avait été interpellé à son domicile du Shaanxi le 4 février 2009 par des agents de la Sécurité publique. Interrogée par sa famille sur son sort, la police avait déclaré qu’il avait « disparu » en septembre 2009.
Reconnu en 2001 par le ministère chinois de la Justice comme « l’un des dix meilleurs avocat du pays », Gao Zhisheng s’est illustré notamment dans la défense de Zheng Yichun, un journaliste et ancien professeur condamné à sept ans de prison en 2005 pour ses écrits. Il a également défendu des membres du mouvement spirituel Falungong ainsi que le pasteur protestant Cai Zhuohua, condamné à trois ans de prison pour avoir imprimé et distribué des exemplaires de la Bible (voir EDA 429). En 2006, Gao Zhisheng avait lancé avec d’autres militants, dont Hu Jia, une « grève de la faim rotative pour les droits de l’homme ». Des individus, dans 29 provinces et à l’étranger, s’étaient joints au mouvement en s’abstenant de s’alimenter pendant 24 heures d’affilée. Plusieurs participants avaient été arrêtés. Dans une lettre ouverte rédigée en novembre 2007 et rendue publique en février 2009, Gao Zhisheng avait décrit des séances de torture subie en détention: « “Gao Zhisheng ! Fils de p*** ! Ton heure est arrivée ! Mes frères ! Montrons à ce salaud à quel point nous pouvons être brutal. Tuons ce salaud !“ Un leader du groupe a alors crié et quatre hommes avec des matraques électriques ont commencé à me frapper sur la tête et sur le corps avec férocité. On n’entendait plus rien dans la salle que le bruit des coups et de mes râles. J’ai été battu si sévèrement que tout mon corps a commencé à trembler de manière incontrôlable. » (source: Reporters sans frontières)
(2) Voir EDA 459 (Cahier de documents: « Les avocats des droits de l’homme et « le camp de l’autorité du droit »)
Viet Nam: Interview de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoi, après la nomination d’un archevêque coadjuteur, Mgr Nguyên Van Nhon
Eglises d’Asie
09:12 28/04/2010
VIETNAM
Interview de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoi, après la nomination d’un archevêque coadjuteur, Mgr Nguyên Van Nhon
[NDLR: La nomination d’un archevêque coadjuteur à Hanoi et la perspective de voir s’éloigner de son poste l’actuel archevêque, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, a soulevé une grande émotion dans la population catholique de l’archidiocèse, fort attachée à son actuel pasteur, ainsi que dans toute l’Eglise du Vietnam. Une lettre demandant le maintien de Mgr Kiêt à son poste a été mise en ligne sur Internet où elle est proposée, ces temps-ci, à la signature des catholiques. Dès avant l’annonce officielle de la nomination de l’archevêque coadjuteur, un certain nombre d’articles écrits par des catholiques ont avancé plusieurs versions hypothétiques des faits, soulignant les pressions exercées par le pouvoir et suggérant des « marchandages » entre la Conférence épiscopale, le Saint-Siège et les autorités civiles du Vietnam. Dans une interview publiée, le 22 mars 2010 sur le site officiel de la Conférence épiscopale du Vietnam, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt a tenu à couper court, lui-même, à ce genre de conjectures. Avec clarté, il affirme avoir toujours reçu un soutien total de la Conférence épiscopale et déclare avoir proposé sa démission pour des raisons de santé. Avec une force particulièrement convaincante, il souligne l’absurdité des accusations lancées contre l’épiscopat vietnamien dans cette affaire de nomination. Les questions ont été posées par le service d’information de la Conférence épiscopale. La traduction en français a été réalisée par la rédaction d’Eglises d’Asie.]
Nous nous réjouissons de votre retour à Hanoi. Excellence, quel est l’état de votre santé aujourd’hui ?
Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt: Merci de vous soucier de moi. La Congrégation pour l’évangélisation des peuples avait réservé pour moi une place à l’hôpital Gemelli. Le Conseil pontifical Cor Unum, lui, s’était mis en rapport avec l’Università campus bio-medico de Rome. L’invitation de Cor Unum m’étant parvenue en premier, je suis entré dans cette dernière institution, fort moderne. La faculté de médecine de l’université de Rome se trouvant à l’intérieur de cet hôpital, il s’y trouvait beaucoup de professeurs et de médecins psychiatres dispensant leurs soins au moyen d’un équipement ultramoderne. Cependant, au bout d’un mois d’observation et de soins, ma maladie n’avait guère évolué. Les professeurs et les médecins en ont conclu qu’il fallait que je me repose pendant longtemps si je voulais restaurer ma santé.
Nous venons d’apprendre, comme vous-même, l’information annonçant la nomination de Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, président de la Conférence épiscopale du Vietnam, comme archevêque coadjuteur de Hanoi. Nous nous réjouissons que vous-même ainsi que le diocèse de Hanoi puissent bénéficier désormais de la présence d’un archevêque coadjuteur. Il existe des rumeurs affirmant que le Saint-Siège avait l’intention de nommer Mgr Pierre Nhon directement archevêque. Mais, à cause de la pression de l’opinion publique, il avait ensuite fallu changer de décision. Quelle est donc la vérité ?
L’actuel président de la Conférence épiscopale est une personne digne de respect et parfaitement capable d’assumer la fonction d’archevêque. Personne ne sait exactement la vérité ! Il s’agit du secret du Saint-Père. Cependant, nous savons que le processus de nomination d’un évêque est fort complexe et doit passer par un certain nombre d’étapes. Le contenu du dossier d’un évêque est assez épais et il faut y consacrer beaucoup de temps. L’opinion publique est l’un des éléments à considérer, mais il faut savoir qu’étant donné la façon de travailler du Saint-Siège, celui-ci ne peut changer d’idée d’un jour à l’autre. Par ailleurs, il est facile de comprendre qu’il aurait été absurde de nommer un nouvel archevêque alors que l’archevêque en poste était encore en activité.
Concernant cette nomination d’un archevêque coadjuteur à Hanoi, une rumeur circule selon laquelle l’actuel archevêque doit quitter Hanoi sous la pression du Saint-Siège, des autorités civiles du Vietnam et de la Conférence épiscopale. Pourriez-vous nous éclairer à ce sujet ?
Personnellement, je n’ai subi aucune pression. Le Saint-Siège comme la Conférence des évêques ont toujours été de mon côté et m’ont soutenu lorsque que j’ai été attaqué. Jamais, ils ne m’ont demandé, même sous la forme détournée d’une suggestion, de démissionner. Je n’ai subi que la pression de la conscience de mes responsabilités. Depuis deux ans, mon état de santé se détériore et je ne peux plus accomplir de travaux efficaces dans le domaine intellectuel. J’ai exposé cela au Saint-Siège et demandé ma démission pour le bien de l’Eglise et plus particulièrement pour celui de l’archidiocèse de Hanoi. Lors de la visite ad limina à Rome [en juin 2009], en apprenant cela, les évêques ont protesté. Ceux de la province ecclésiastique de Hanoi ont même écrit une requête adressée au Saint-Siège. Mais lorsqu’ils ont compris qu’il n’y avait aucune pression de l’Etat ou du Saint-Siège, ils ont alors respecté mon intention.
Vous nous avez confié: « Actuellement, il y a beaucoup de déclarations inexactes concernant des personnes liées à l’archevêché de Hanoi. » Pouvez-vous informer davantage nos lecteurs sur le problème des médias, plus particulièrement des médias catholiques ?
L’archevêché de Hanoi, à l’heure actuelle, est l’objet de l’attention de nombreuses personnes. Cette attention se porte sur le processus de nomination épiscopale, un processus qui se déroule toujours dans la discrétion et le secret, ce qui attire encore davantage la curiosité. Celle-ci amène à des spéculations. Lorsque ce qui n’est qu’une supposition est présenté comme une vérité, alors on franchit une barrière. Surtout lorsque ces spéculations aboutissent à des conclusions qui sont en fait des accusations. Ceci est très dommageable.
Si les moyens de communication profanes sont tenus de respecter la vérité, cela est encore plus vrai des médias catholiques, qui, de plus, doivent faire preuve de charité. Pour privilégier la vérité avant tout, les organes d’information catholiques doivent comprendre la nature de l’Eglise et des activités qui y sont pratiquées. Par exemple, la nature du processus de nomination d’un évêque. La charité impose que l’information proposée ait un caractère constructif. Naturellement, il ne s’agit pas de camoufler les faiblesses, les défauts de l’Eglise. S’il n’y a pas de vérité et qu’en outre, la charité est absente, alors la communication peut devenir une arme terrible répandant venin et destruction.
A cette occasion, pouvez-vous permettre à nos lecteurs de mieux comprendre le processus de nomination épiscopale par le Saint-Siège. Quel rôle y jouent les Conférences épiscopales, dont celle du Vietnam ?
Généralement une nomination épiscopale comporte les étapes fondamentales suivantes: en premier lieu, lorsque s’en manifeste le besoin, l’évêque du lieu fait au Saint-Siège une proposition, à laquelle est jointe une liste de candidats capables de remplir cette charge. Dans une seconde étape, le Saint-Siège examine la liste des candidats et s’informe sur eux grâce à des sondages effectués auprès de nombreuses personnes bénéficiant d’un bon renom. Dans une troisième étape, les organes compétents (assez nombreux) et les conseillers qui les entourent tiennent une réunion durant laquelle, en s’appuyant sur les renseignements recueillis, ils examinent les candidats, choisissent le plus digne et le plus capable de ceux qui ont été présentés sur la liste. Dans le cas où ils ne trouvent pas de candidats appropriés, ils se tournent alors vers l’ordinaire du lieu pour lui demander de refaire sa liste. Le processus de nomination recommence alors à son début. Si le choix du candidat a pu avoir lieu, il faut, bien entendu, demander son accord à l’intéressé. Ce n’est qu’ensuite que le Saint-Père le nomme officiellement et choisit le jour où cette nomination sera annoncée. Ainsi, on peut voir que la Conférence épiscopale ne joue aucun rôle officiel dans la nomination d’un évêque. Le Saint-Siège se contente de demander l’opinion d’un certain nombre d’évêques concernés.
Permettez-moi de revenir avec vous sur des événements survenus il y a deux semaines. La première assemblée de la Conférence épiscopale pour l’année 2010 s’est déroulée au sanctuaire de la Vierge de Bai Dau, dans le diocèse de Vung Tau, du 5 avril au 9 avril 2010. Bien que vous n’ayez pas pris part à cette assemblée, vous avez très certainement suivi son déroulement et vous vous êtes uni à elle dans une prière de communion.
Bien que je n’aie pas participé à cette assemblée, je l’ai suivi et me suis tenu informé de son déroulement. Cette assemblée a certainement été très animée car les débats portaient sur la célébration de l’Année sainte qui fait parti de l’actualité de l’Eglise du Vietnam et est, pour elle, la chose la plus importante. Mais, peut-être, d’autres affaires, bien que plus marginales, étaient d’une actualité plus brûlante. Je n’ai donc cessé de suivre le déroulement de cette assemblée et de prier pour elle avec ferveur.
Cette assemblée s’est terminée et, aussitôt après, l’évêque faisant fonction de secrétaire général adjoint a signé le procès-verbal de l’assemblée. Ce document est destiné à aider la totalité du Peuple de Dieu au Vietnam et tous ceux qui sont intéressés par le contenu des délibérations des évêques. Cependant, une information circule selon laquelle la Conférence épiscopale a débattu, au cours de cette assemblée de question de personnes en rapport avec l’archevêché de Hanoi. Que pensez-vous de cette information ?
Ce type d’informations démontre le peu de compétence de leurs auteurs sur le fonctionnement de l’Eglise, ou alors leur volonté d’orienter l’opinion vers d’autres directions… Il faut le dire tout de suite: la nomination des évêques dépend de l’autorité du Saint-Père et ne relève pas de la compétence de la Conférence épiscopale. Celle-ci ne s’est certainement pas permis de débattre de ce sujet. Par ailleurs, il s’agit là d’un secret pontifical [en français dans le texte] que chacun doit respecter absolument. Il peut y avoir des sondages, mais ce ne sont que des consultations qui n’ont pas de caractère définitif. C’est bien pourquoi les évêques n’ont pas discuté de sujets qui échappent à leur compétence.
Puisque nous avons l’honneur de vous interroger, nous voudrions vous inviter à partager avec le Peuple de Dieu vos sentiments sur d’autres sujets encore, particulièrement sur cette période de célébration de l’Année sainte 2010, où l’Eglise médite sur les thèmes: « Eglise – mystère – communion – mission » et se prépare à la grande assemblée du Peuple de Dieu prévue pour se dérouler à Saigon au mois de novembre 2010.
La communion est une chose très précieuse mais très difficile. Elle n’est pas toute faite, mais il faut la construire. En théorie tout le monde la connaît. Mais la communion n’existe véritablement que lorsqu’elle est pratiquée. Nous avons vécu une expérience de communion lors des cérémonies d’ouverture de l’Année sainte à So Kiên. Toutes les composantes du Peuple de Dieu étaient présentes, depuis son centre jusqu’à la périphérie. Toutes les classes, toutes les professions, toutes les capacités ont collaboré ensemble. La participation était à la fois plurielle et riche, mais en même temps témoignait d’un accord profond. Toutes les différences ont été respectées et considérées. Cela a été véritablement un témoignage vivant et convaincant. Ce fut une homélie éloquente concernant la foi vivante. Je souhaite que tous les éléments du Peuple de Dieu continuent dans cet esprit lors de la grande assemblée du Peuple de Dieu, lors de la messe de clôture de l’Année sainte et dans toutes les activités à venir de l’Eglise. Tel sera l’important ouvrage que l’Année sainte réussira à accomplir, la communion dans l’Eglise et, grâce à elle, l’accomplissement de la mission de l’Eglise au Vietnam.
Interview de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoi, après la nomination d’un archevêque coadjuteur, Mgr Nguyên Van Nhon
[NDLR: La nomination d’un archevêque coadjuteur à Hanoi et la perspective de voir s’éloigner de son poste l’actuel archevêque, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, a soulevé une grande émotion dans la population catholique de l’archidiocèse, fort attachée à son actuel pasteur, ainsi que dans toute l’Eglise du Vietnam. Une lettre demandant le maintien de Mgr Kiêt à son poste a été mise en ligne sur Internet où elle est proposée, ces temps-ci, à la signature des catholiques. Dès avant l’annonce officielle de la nomination de l’archevêque coadjuteur, un certain nombre d’articles écrits par des catholiques ont avancé plusieurs versions hypothétiques des faits, soulignant les pressions exercées par le pouvoir et suggérant des « marchandages » entre la Conférence épiscopale, le Saint-Siège et les autorités civiles du Vietnam. Dans une interview publiée, le 22 mars 2010 sur le site officiel de la Conférence épiscopale du Vietnam, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt a tenu à couper court, lui-même, à ce genre de conjectures. Avec clarté, il affirme avoir toujours reçu un soutien total de la Conférence épiscopale et déclare avoir proposé sa démission pour des raisons de santé. Avec une force particulièrement convaincante, il souligne l’absurdité des accusations lancées contre l’épiscopat vietnamien dans cette affaire de nomination. Les questions ont été posées par le service d’information de la Conférence épiscopale. La traduction en français a été réalisée par la rédaction d’Eglises d’Asie.]
Nous nous réjouissons de votre retour à Hanoi. Excellence, quel est l’état de votre santé aujourd’hui ?
Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt: Merci de vous soucier de moi. La Congrégation pour l’évangélisation des peuples avait réservé pour moi une place à l’hôpital Gemelli. Le Conseil pontifical Cor Unum, lui, s’était mis en rapport avec l’Università campus bio-medico de Rome. L’invitation de Cor Unum m’étant parvenue en premier, je suis entré dans cette dernière institution, fort moderne. La faculté de médecine de l’université de Rome se trouvant à l’intérieur de cet hôpital, il s’y trouvait beaucoup de professeurs et de médecins psychiatres dispensant leurs soins au moyen d’un équipement ultramoderne. Cependant, au bout d’un mois d’observation et de soins, ma maladie n’avait guère évolué. Les professeurs et les médecins en ont conclu qu’il fallait que je me repose pendant longtemps si je voulais restaurer ma santé.
Nous venons d’apprendre, comme vous-même, l’information annonçant la nomination de Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, président de la Conférence épiscopale du Vietnam, comme archevêque coadjuteur de Hanoi. Nous nous réjouissons que vous-même ainsi que le diocèse de Hanoi puissent bénéficier désormais de la présence d’un archevêque coadjuteur. Il existe des rumeurs affirmant que le Saint-Siège avait l’intention de nommer Mgr Pierre Nhon directement archevêque. Mais, à cause de la pression de l’opinion publique, il avait ensuite fallu changer de décision. Quelle est donc la vérité ?
L’actuel président de la Conférence épiscopale est une personne digne de respect et parfaitement capable d’assumer la fonction d’archevêque. Personne ne sait exactement la vérité ! Il s’agit du secret du Saint-Père. Cependant, nous savons que le processus de nomination d’un évêque est fort complexe et doit passer par un certain nombre d’étapes. Le contenu du dossier d’un évêque est assez épais et il faut y consacrer beaucoup de temps. L’opinion publique est l’un des éléments à considérer, mais il faut savoir qu’étant donné la façon de travailler du Saint-Siège, celui-ci ne peut changer d’idée d’un jour à l’autre. Par ailleurs, il est facile de comprendre qu’il aurait été absurde de nommer un nouvel archevêque alors que l’archevêque en poste était encore en activité.
Concernant cette nomination d’un archevêque coadjuteur à Hanoi, une rumeur circule selon laquelle l’actuel archevêque doit quitter Hanoi sous la pression du Saint-Siège, des autorités civiles du Vietnam et de la Conférence épiscopale. Pourriez-vous nous éclairer à ce sujet ?
Personnellement, je n’ai subi aucune pression. Le Saint-Siège comme la Conférence des évêques ont toujours été de mon côté et m’ont soutenu lorsque que j’ai été attaqué. Jamais, ils ne m’ont demandé, même sous la forme détournée d’une suggestion, de démissionner. Je n’ai subi que la pression de la conscience de mes responsabilités. Depuis deux ans, mon état de santé se détériore et je ne peux plus accomplir de travaux efficaces dans le domaine intellectuel. J’ai exposé cela au Saint-Siège et demandé ma démission pour le bien de l’Eglise et plus particulièrement pour celui de l’archidiocèse de Hanoi. Lors de la visite ad limina à Rome [en juin 2009], en apprenant cela, les évêques ont protesté. Ceux de la province ecclésiastique de Hanoi ont même écrit une requête adressée au Saint-Siège. Mais lorsqu’ils ont compris qu’il n’y avait aucune pression de l’Etat ou du Saint-Siège, ils ont alors respecté mon intention.
Vous nous avez confié: « Actuellement, il y a beaucoup de déclarations inexactes concernant des personnes liées à l’archevêché de Hanoi. » Pouvez-vous informer davantage nos lecteurs sur le problème des médias, plus particulièrement des médias catholiques ?
L’archevêché de Hanoi, à l’heure actuelle, est l’objet de l’attention de nombreuses personnes. Cette attention se porte sur le processus de nomination épiscopale, un processus qui se déroule toujours dans la discrétion et le secret, ce qui attire encore davantage la curiosité. Celle-ci amène à des spéculations. Lorsque ce qui n’est qu’une supposition est présenté comme une vérité, alors on franchit une barrière. Surtout lorsque ces spéculations aboutissent à des conclusions qui sont en fait des accusations. Ceci est très dommageable.
Si les moyens de communication profanes sont tenus de respecter la vérité, cela est encore plus vrai des médias catholiques, qui, de plus, doivent faire preuve de charité. Pour privilégier la vérité avant tout, les organes d’information catholiques doivent comprendre la nature de l’Eglise et des activités qui y sont pratiquées. Par exemple, la nature du processus de nomination d’un évêque. La charité impose que l’information proposée ait un caractère constructif. Naturellement, il ne s’agit pas de camoufler les faiblesses, les défauts de l’Eglise. S’il n’y a pas de vérité et qu’en outre, la charité est absente, alors la communication peut devenir une arme terrible répandant venin et destruction.
A cette occasion, pouvez-vous permettre à nos lecteurs de mieux comprendre le processus de nomination épiscopale par le Saint-Siège. Quel rôle y jouent les Conférences épiscopales, dont celle du Vietnam ?
Généralement une nomination épiscopale comporte les étapes fondamentales suivantes: en premier lieu, lorsque s’en manifeste le besoin, l’évêque du lieu fait au Saint-Siège une proposition, à laquelle est jointe une liste de candidats capables de remplir cette charge. Dans une seconde étape, le Saint-Siège examine la liste des candidats et s’informe sur eux grâce à des sondages effectués auprès de nombreuses personnes bénéficiant d’un bon renom. Dans une troisième étape, les organes compétents (assez nombreux) et les conseillers qui les entourent tiennent une réunion durant laquelle, en s’appuyant sur les renseignements recueillis, ils examinent les candidats, choisissent le plus digne et le plus capable de ceux qui ont été présentés sur la liste. Dans le cas où ils ne trouvent pas de candidats appropriés, ils se tournent alors vers l’ordinaire du lieu pour lui demander de refaire sa liste. Le processus de nomination recommence alors à son début. Si le choix du candidat a pu avoir lieu, il faut, bien entendu, demander son accord à l’intéressé. Ce n’est qu’ensuite que le Saint-Père le nomme officiellement et choisit le jour où cette nomination sera annoncée. Ainsi, on peut voir que la Conférence épiscopale ne joue aucun rôle officiel dans la nomination d’un évêque. Le Saint-Siège se contente de demander l’opinion d’un certain nombre d’évêques concernés.
Permettez-moi de revenir avec vous sur des événements survenus il y a deux semaines. La première assemblée de la Conférence épiscopale pour l’année 2010 s’est déroulée au sanctuaire de la Vierge de Bai Dau, dans le diocèse de Vung Tau, du 5 avril au 9 avril 2010. Bien que vous n’ayez pas pris part à cette assemblée, vous avez très certainement suivi son déroulement et vous vous êtes uni à elle dans une prière de communion.
Bien que je n’aie pas participé à cette assemblée, je l’ai suivi et me suis tenu informé de son déroulement. Cette assemblée a certainement été très animée car les débats portaient sur la célébration de l’Année sainte qui fait parti de l’actualité de l’Eglise du Vietnam et est, pour elle, la chose la plus importante. Mais, peut-être, d’autres affaires, bien que plus marginales, étaient d’une actualité plus brûlante. Je n’ai donc cessé de suivre le déroulement de cette assemblée et de prier pour elle avec ferveur.
Cette assemblée s’est terminée et, aussitôt après, l’évêque faisant fonction de secrétaire général adjoint a signé le procès-verbal de l’assemblée. Ce document est destiné à aider la totalité du Peuple de Dieu au Vietnam et tous ceux qui sont intéressés par le contenu des délibérations des évêques. Cependant, une information circule selon laquelle la Conférence épiscopale a débattu, au cours de cette assemblée de question de personnes en rapport avec l’archevêché de Hanoi. Que pensez-vous de cette information ?
Ce type d’informations démontre le peu de compétence de leurs auteurs sur le fonctionnement de l’Eglise, ou alors leur volonté d’orienter l’opinion vers d’autres directions… Il faut le dire tout de suite: la nomination des évêques dépend de l’autorité du Saint-Père et ne relève pas de la compétence de la Conférence épiscopale. Celle-ci ne s’est certainement pas permis de débattre de ce sujet. Par ailleurs, il s’agit là d’un secret pontifical [en français dans le texte] que chacun doit respecter absolument. Il peut y avoir des sondages, mais ce ne sont que des consultations qui n’ont pas de caractère définitif. C’est bien pourquoi les évêques n’ont pas discuté de sujets qui échappent à leur compétence.
Puisque nous avons l’honneur de vous interroger, nous voudrions vous inviter à partager avec le Peuple de Dieu vos sentiments sur d’autres sujets encore, particulièrement sur cette période de célébration de l’Année sainte 2010, où l’Eglise médite sur les thèmes: « Eglise – mystère – communion – mission » et se prépare à la grande assemblée du Peuple de Dieu prévue pour se dérouler à Saigon au mois de novembre 2010.
La communion est une chose très précieuse mais très difficile. Elle n’est pas toute faite, mais il faut la construire. En théorie tout le monde la connaît. Mais la communion n’existe véritablement que lorsqu’elle est pratiquée. Nous avons vécu une expérience de communion lors des cérémonies d’ouverture de l’Année sainte à So Kiên. Toutes les composantes du Peuple de Dieu étaient présentes, depuis son centre jusqu’à la périphérie. Toutes les classes, toutes les professions, toutes les capacités ont collaboré ensemble. La participation était à la fois plurielle et riche, mais en même temps témoignait d’un accord profond. Toutes les différences ont été respectées et considérées. Cela a été véritablement un témoignage vivant et convaincant. Ce fut une homélie éloquente concernant la foi vivante. Je souhaite que tous les éléments du Peuple de Dieu continuent dans cet esprit lors de la grande assemblée du Peuple de Dieu, lors de la messe de clôture de l’Année sainte et dans toutes les activités à venir de l’Eglise. Tel sera l’important ouvrage que l’Année sainte réussira à accomplir, la communion dans l’Eglise et, grâce à elle, l’accomplissement de la mission de l’Eglise au Vietnam.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ phong chức Phó tế cho 9 Đại chủng sinh tại giáo phận Banmêthuột
Anh Thư
08:22 28/04/2010
Lúc 8 giờ sáng ngày 28/4/2010, tại nhà thờ Chính tòa Giáo phận Banmêthuột, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Banmêthuột, chủ tế thánh lễ phong chức Phó tế cho 9 Đại chủng sinh, những người đã theo học tại Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang khóa VII (2003 – 2009) và đã trải qua một năm thực tập mục vụ tại các Giáo xứ trong Giáo phận gồm:
Xem hình truyền chức tại gp. Ban Mê Thuột
01. Thầy Andrê Trần Thế Minh: Giúp Mục vụ tại Giáo xứ Vinh Quang
02. Thầy JB. Nguyễn Tiến Đạt: Giúp Mục Vụ tại Giáo Xứ Nhân Cơ.
03. Thầy Giuse Nguyễn Đình Ngọc: Giúp Mục Vụ tại Giáo Xứ Châu Sơn.
04. Thầy Giuse Trịnh Văn Kính: Giúp Mục Vụ tại Giáo Xứ Xuân Lộc.
05. Thầy Phêrô Nguyễn Thanh Vũ: Giúp Mục Vụ tại Giáo xứ Daknhau
06. Thầy Phêrô Trần Thanh Trực: Giúp Mục Vụ tại Giáo xứ Vinh Hòa.
07. Thầy Phaolô Trần Vĩnh Niệm: Giúp Mục vụ tại Giáo xứ Công Chính
08. Thầy Giuse Hồ Ngọc Vũ: Giúp Mục vụ tại Giaó xứ Nam Thiên
09. Thầy Nicolas Lưu Nhất Tâm: Giúp Mục Vụ tại nhà thờ Chính Tòa - BMT
Tham dự thánh lễ có sự hiện diện gần 120 Linh mục, trong và ngoài Giáo phận BMT, gần 2000 Tu sỹ, thân nhân các Tân chức và Giáo dân.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha Vinh Sơn bày tỏ niềm vui mừng, vì Giáo phận BMT lại được đón nhận hồng ân Chúa ban qua việc Thiên Chúa tuyển chọn thêm 9 Phó tế, một con số khá khiêm tốn so với nhu cầu mục vụ trong cánh đồng truyền giáo rộng lớn của Giáo phận BMT. Tuy nhiên sự đáp trả tiếng Chúa đã đòi hỏi các Đại chủng sinh một sự lựa chọn hi sinh quyết liệt. Trong dịp này Đức cha Giáo phận nói lên niềm tri ân những công lao đóng góp vun trồng ơn gọi của gia đình các tân chức, các cha quản xứ, cha nghĩa phụ và toàn thể mọi người trong Giáo phận. Và nhất là trong 6 năm tại Đại chủng viện, quý cha Giám Đốc, cha Linh hướng, cha giáo đã dạy dỗ và âm thầm giúp các Thầy nhận ra thánh ý Thiên Chúa, uốn nắn bản thân và trau dồi tri thức, để họ có thể trở thành những cộng tác viên đắc lực cho các cha quản xứ và Giáo xứ. Tất cả những hi sinh, ưu tư, những mong ước của bao người đã làm nên niềm vui cho giáo phận Banmêthuột hôm nay.
Trong phần huấn từ, ĐGM kêu gọi toàn thể cộng đoàn cùng tạ ơn Thiên Chúa và tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ các Phó tế để các thầy trở nên những trợ tá đắc lực của Giáo xứ. Vì bên cạnh những nỗ lực không ngừng, các tân chức cũng là những con người yếu đuối, bất toàn, rất cần đến sự nâng đỡ của tất cả mọi người qua lời cầu nguyện, và sự góp ý chân thành.
Xem hình truyền chức tại gp. Ban Mê Thuột
01. Thầy Andrê Trần Thế Minh: Giúp Mục vụ tại Giáo xứ Vinh Quang
02. Thầy JB. Nguyễn Tiến Đạt: Giúp Mục Vụ tại Giáo Xứ Nhân Cơ.
03. Thầy Giuse Nguyễn Đình Ngọc: Giúp Mục Vụ tại Giáo Xứ Châu Sơn.
04. Thầy Giuse Trịnh Văn Kính: Giúp Mục Vụ tại Giáo Xứ Xuân Lộc.
05. Thầy Phêrô Nguyễn Thanh Vũ: Giúp Mục Vụ tại Giáo xứ Daknhau
06. Thầy Phêrô Trần Thanh Trực: Giúp Mục Vụ tại Giáo xứ Vinh Hòa.
07. Thầy Phaolô Trần Vĩnh Niệm: Giúp Mục vụ tại Giáo xứ Công Chính
08. Thầy Giuse Hồ Ngọc Vũ: Giúp Mục vụ tại Giaó xứ Nam Thiên
09. Thầy Nicolas Lưu Nhất Tâm: Giúp Mục Vụ tại nhà thờ Chính Tòa - BMT
Tham dự thánh lễ có sự hiện diện gần 120 Linh mục, trong và ngoài Giáo phận BMT, gần 2000 Tu sỹ, thân nhân các Tân chức và Giáo dân.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha Vinh Sơn bày tỏ niềm vui mừng, vì Giáo phận BMT lại được đón nhận hồng ân Chúa ban qua việc Thiên Chúa tuyển chọn thêm 9 Phó tế, một con số khá khiêm tốn so với nhu cầu mục vụ trong cánh đồng truyền giáo rộng lớn của Giáo phận BMT. Tuy nhiên sự đáp trả tiếng Chúa đã đòi hỏi các Đại chủng sinh một sự lựa chọn hi sinh quyết liệt. Trong dịp này Đức cha Giáo phận nói lên niềm tri ân những công lao đóng góp vun trồng ơn gọi của gia đình các tân chức, các cha quản xứ, cha nghĩa phụ và toàn thể mọi người trong Giáo phận. Và nhất là trong 6 năm tại Đại chủng viện, quý cha Giám Đốc, cha Linh hướng, cha giáo đã dạy dỗ và âm thầm giúp các Thầy nhận ra thánh ý Thiên Chúa, uốn nắn bản thân và trau dồi tri thức, để họ có thể trở thành những cộng tác viên đắc lực cho các cha quản xứ và Giáo xứ. Tất cả những hi sinh, ưu tư, những mong ước của bao người đã làm nên niềm vui cho giáo phận Banmêthuột hôm nay.
Trong phần huấn từ, ĐGM kêu gọi toàn thể cộng đoàn cùng tạ ơn Thiên Chúa và tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ các Phó tế để các thầy trở nên những trợ tá đắc lực của Giáo xứ. Vì bên cạnh những nỗ lực không ngừng, các tân chức cũng là những con người yếu đuối, bất toàn, rất cần đến sự nâng đỡ của tất cả mọi người qua lời cầu nguyện, và sự góp ý chân thành.
Hội Đồng Giáo Xứ Hạt Kiến Xương học hỏi Chỉ Nam Giáo Phận Thái Bình
Trường Giang
11:22 28/04/2010
Giáo hạt Kiến Xương hiện nay có 16878 tín hữu, 13 giáo xứ, 32 giáo họ, 8 linh mục đang coi sóc và làm mục vụ, cha F.A. Nguyễn Tiến Tám, chánh xứ Thân Thượng làm hạt trưởng.
Buổi hội thảo hôm nay có 167 đại biểu tham dự, số đại biểu nữ ít nhất so với các giáo hạt khác. Sau hai phần thuyết trình của Đức cha, các đại biểu phát biểu và đưa ra nhiều câu hỏi, trong đó có nhu cầu xin thêm linh mục về làm mục vụ cho khu vực này.
Kết thúc buổi hội thảo là thánh lễ cầu nguyện cho các vị đã tham gia vai trò hội đồng giáo xứ, giáo họ, người còn sống kẻ đã qua đời. Trong bài giảng Đức cha ghi nhận những công lao đóng góp, sự hy sinh cách âm thầm của tất cả những ai đã nghe theo lời mời gọi của Chúa: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!” (Mt 20,7).
Thánh lễ kết thúc, cộng đoàn cùng chụp hình kỷ niệm, tại sảnh đường nhà thờ, sau đó ăn cơm trưa và giải tán.
Tổng giáo phận Hà Nội nô nức ngày Đại hội Di Dân
Jos. Nguyễn Văn Thống
15:13 28/04/2010
Tổng giáo phận Hà Nội nô nức ngày Đại hội Di Dân
Hà Nội_ vào ngày 28/4/2010, tại dòng Chúa Cứu Thế, ngày Đại hội Di Dân lần thứ nhất với chủ đề: “ Tình yêu của Đức Kitô dành cho người Di Dân” đã thu hút đông đảo linh mục, tu sỹ, chủng sinh, giáo dân và đặc biệt là thành phần Di Dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội về tham dự.
Xem hình đại hội di dân
Di Dân là một trong những thành phần mà tổ chức Liên Hợp Quốc cũng như chính phủ các quốc gia dành sự quan tâm đặc biệt. Đối với Giáo hội Công giáo, Đức Thánh Cha luôn dành tình yêu cho thành phần Di Dân thông qua các Thông Điệp của Ngài để mọi quốc gia và tổ chức phải thực sự là chỗ dựa cho thành phần Di Dân.
Đồng thời, thông qua kỳ hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về Di Dân được họp ngày 8-9/1/2010 tại Sài Gòn. Tổng Giáo Phận Hà Nội với sự quan tâm đặc biệt của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và sự điều hành của Cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh đặc trách Di Dân, đã triển khai chương trình theo định hướng mà UBMV Di Dân đã đề ra. Nhờ đó, trong suốt thời gian qua, đã quy tụ được đông đảo những người Di Dân tại Hà Nội và các vùng phụ cận làm thành một Cộng đoàn Xa Quê trong tình yêu thương và hiệp nhất trong đại gia đình Tổng Giáo phận Hà Nội.
Đúng 14h, Đại hội Di Dân Tổng Giáo phận Hà Nội lần thứ nhất đã được khai mạc trong một bầu không khí hết sức sống động, sau huấn từ của Cha Mathêu Vũ Khởi Phụng CSsR
Thánh lễ tạ ơn cũng đã được bắt đầu lúc 18h30, khi đoàn đồng tế gồm cha Jo Lưu Ngọc Quỳnh trưởng ban tổ chức đại hội, cha Mathêu Vũ Khởi Phụng bề trên DCCT Hà Nội,, cha Brunô Phạm Bá Quế truởng ban Bác Ái Tổng Giáo phận Hà Nội và đông đảo linh mục cùng đoàn rước cung nghinh tượng Thánh Giuse vào nhà thờ để dâng Thánh lễ tạ ơn và mừng kính Thánh Giuse Thợ quan Thầy của những người xa quê.
Chương trình đại hội Di Dân lần thứ I của Tổng Giáo phận Hà Nội kết thúc lúc 21h trong niềm vui tạ ơn khôn xiết với Đấng toàn năng đã thương ban cho người Di Dân.
Mọi người chia tay nhau ra về trong niềm hoan lạc và bình an vì được ấm nồng tình yêu Thiên Chúa và con người, hẹn ngày Đại hội Di Dân lần thứ II sẽ đến.
Hà Nội 28/4/2010
Hà Nội_ vào ngày 28/4/2010, tại dòng Chúa Cứu Thế, ngày Đại hội Di Dân lần thứ nhất với chủ đề: “ Tình yêu của Đức Kitô dành cho người Di Dân” đã thu hút đông đảo linh mục, tu sỹ, chủng sinh, giáo dân và đặc biệt là thành phần Di Dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội về tham dự.
Xem hình đại hội di dân
Di Dân là một trong những thành phần mà tổ chức Liên Hợp Quốc cũng như chính phủ các quốc gia dành sự quan tâm đặc biệt. Đối với Giáo hội Công giáo, Đức Thánh Cha luôn dành tình yêu cho thành phần Di Dân thông qua các Thông Điệp của Ngài để mọi quốc gia và tổ chức phải thực sự là chỗ dựa cho thành phần Di Dân.
Đồng thời, thông qua kỳ hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về Di Dân được họp ngày 8-9/1/2010 tại Sài Gòn. Tổng Giáo Phận Hà Nội với sự quan tâm đặc biệt của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và sự điều hành của Cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh đặc trách Di Dân, đã triển khai chương trình theo định hướng mà UBMV Di Dân đã đề ra. Nhờ đó, trong suốt thời gian qua, đã quy tụ được đông đảo những người Di Dân tại Hà Nội và các vùng phụ cận làm thành một Cộng đoàn Xa Quê trong tình yêu thương và hiệp nhất trong đại gia đình Tổng Giáo phận Hà Nội.
Đúng 14h, Đại hội Di Dân Tổng Giáo phận Hà Nội lần thứ nhất đã được khai mạc trong một bầu không khí hết sức sống động, sau huấn từ của Cha Mathêu Vũ Khởi Phụng CSsR
Thánh lễ tạ ơn cũng đã được bắt đầu lúc 18h30, khi đoàn đồng tế gồm cha Jo Lưu Ngọc Quỳnh trưởng ban tổ chức đại hội, cha Mathêu Vũ Khởi Phụng bề trên DCCT Hà Nội,, cha Brunô Phạm Bá Quế truởng ban Bác Ái Tổng Giáo phận Hà Nội và đông đảo linh mục cùng đoàn rước cung nghinh tượng Thánh Giuse vào nhà thờ để dâng Thánh lễ tạ ơn và mừng kính Thánh Giuse Thợ quan Thầy của những người xa quê.
Chương trình đại hội Di Dân lần thứ I của Tổng Giáo phận Hà Nội kết thúc lúc 21h trong niềm vui tạ ơn khôn xiết với Đấng toàn năng đã thương ban cho người Di Dân.
Mọi người chia tay nhau ra về trong niềm hoan lạc và bình an vì được ấm nồng tình yêu Thiên Chúa và con người, hẹn ngày Đại hội Di Dân lần thứ II sẽ đến.
Hà Nội 28/4/2010