Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 5 Phục Sinh 28/4 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:01 27/04/2024
BÀI ĐỌC 1 Cv 9, 26-31
Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.
Hồi ấy, khi tới Giê-ru-sa-lem, ông Sao-lô tìm cách nhập đoàn với các môn đệ. Nhưng mọi người vẫn còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ. Ông Ba-na-ba liền đứng ra bảo lãnh đưa ông Sao-lô đến gặp các Tông Đồ, và tường thuật cho các ông nghe chuyện ông ấy được thấy Chúa hiện ra trên đường và phán dạy làm sao, cũng như việc ông ấy đã mạnh dạn rao giảng nhân danh Đức Giê-su tại Đa-mát thế nào. Từ đó ông Sao-lô cùng với các Tông Đồ đi lại hoạt động tại Giê-ru-sa-lem. Ông mạnh dạn rao giảng nhân danh Chúa. Ông thường đàm đạo và tranh luận với những người Do-thái theo văn hoá Hy-lạp. Nhưng họ tìm cách giết ông. Các anh em biết thế, liền dẫn ông xuống Xê-da-rê và tiễn ông lên đường về Tác-xô.
Hồi ấy, trong khắp miền Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri, Hội Thánh được bình an, được xây dựng vững chắc và sống trong niềm kính sợ Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ Thánh Thần nâng đỡ.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1 Ga 3, 18-24
Bài trích thư thứ nhất của thánh Gio-an tông đồ.
Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm.
Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa.
Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự.
Anh em thân mến, nếu lòng chúng ta không cáo tội chúng ta, chúng ta được mạnh dạn đến cùng Thiên Chúa.
Và bất cứ điều gì chúng ta xin, chúng ta được Người ban cho, bởi vì chúng ta tuân giữ các điều răn của Người và làm những gì đẹp ý Người.
Đây là điều răn của Người : chúng ta phải tin vào danh Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người, và phải yêu thương nhau, theo điều răn Người đã ban cho chúng
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG
Alleluia, Alleluia!
Chúa nói: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Ai ở lại trong Thầy, thì sinh nhiều hoa trái.” Alleluia
TIN MỪNG Ga 15, 1 - 8
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
“Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”
Đó là Lời Chúa.
Ở lại
Lm. Minh Anh
14:55 27/04/2024
Ở LẠI
“Thầy là cây nho, các con là cành!”.
“Tôi cảm thấy rất tiếc cho những người không muốn già đi. Tôi say sưa với những năm tháng cuối đời của mình. Đây là những năm tháng đẹp nhất đời tôi, một đời gắn bó với Chúa. “Con người bên ngoài” của tôi đang hư mất, nhưng “con người bên trong” của tôi đang được đổi mới và tôi hân hoan mỗi ngày. Bởi lẽ, tôi không chỉ ‘ở lại’, nhưng sẽ ‘ở đời đời’ với Ngài, ‘Cội Nguồn tồn tại’ của tôi!” - Henry Durbanville.
Kính thưa Anh Chị em,
“Cội Nguồn tồn tại của tôi!”. Với Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu tự giới thiệu Ngài là cây nho đích thực và chúng ta, những cành nho, không thể sống nếu không kết hợp với Ngài. Không cây nho nào mà không có cành và ngược lại. Cành không tự cung cấp nhưng phải gắn chặt - ‘ở lại’ - với thân nho, ‘cội nguồn tồn tại’ của nó.
Chúa Giêsu dùng động từ “ở lại” đến bảy lần! Trước khi rời bỏ thế gian, Ngài đã trấn an các môn đệ rằng, họ có thể tiếp tục hiệp nhất với Ngài bằng cách “Ở lại trong Thầy!”. Việc “ở lại” này không thực hiện cách thụ động, “ngủ quên” trong Chúa, mặc cho cuộc sống ru ngủ. Không! Việc “ở lại” Chúa Giêsu đề nghị là ‘ở lại’ cách tích cực và hỗ tương. Tại sao? Vì như cành lìa cây, không thể làm được gì, chúng cần nhựa để lớn lên và sinh trái, vì đó là ‘cội nguồn tồn tại’. Nhưng thật thú vị, cây nho cũng cần cành nho vì quả không mọc trên thân! Đây là một nhu cầu hỗ tương để sinh hoa trái. Chúng ta ở trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu ở trong chúng ta. Chúng ta cần Ngài, Ngài cần chúng ta!
Nói rằng, Chúa Giêsu cần chúng ta như thân cần cành. Điều này xem ra có vẻ táo bạo! Vậy Ngài cần chúng ta theo nghĩa nào? Ngài cần chứng tá của chúng ta! Như những cành nho, hoa trái chúng ta sinh ra là chứng tá cho đời sống Kitô hữu. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, nhiệm vụ của các môn đệ - của bạn và tôi - là tiếp tục loan báo Tin Mừng. Và chúng ta làm điều đó bằng cách làm chứng cho tình yêu Chúa. Hoa trái phải sinh ra là tình yêu. Bên cạnh đó, gắn bó với Ngài, chúng ta nhận được các ân huệ Thánh Thần, nhờ đó, có thể làm điều tốt cho người lân cận, cho xã hội và cho Giáo Hội. Xem quả thì biết cây! Qua 2.000 năm, các Kitô hữu thực sự đã làm chứng cho Chúa Kitô.
Anh Chị em,
“Thầy là cây nho, các con là cành!”. Để có thể thực sự là một cành sống động trên thân nho Giêsu, chúng ta hãy yêu mến việc cầu nguyện. Cầu nguyện là ‘ở lại!’. Sống bác ái yêu thương là ‘ở lại!’. Hãy sống cuộc sống của mình cách sáng tạo để người khác được hưởng lợi! Vì lẽ, những người khác chỉ đến được với Chúa Giêsu khi họ có thể nhìn thấy ảnh hưởng của Ngài trên cuộc đời chúng ta - qua lời nói, hành động và hành vi - của một lối sống Kitô trong một nền văn minh tình thương. Vậy “Đã có bao nhiêu người biết và tin Chúa Giêsu nhờ tôi? Có bao nhiêu người xin được rửa tội nhờ gương sáng của tôi?”. Chỉ qua cách sống của chúng ta mà mọi người mới được truyền cảm hứng để khám phá những gì chúng ta khám phá. Điều chúng ta khám phá là niềm vui được biết tình yêu của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu và Hội Thánh của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con lo lắng và không muốn già đi. Cho con luôn ‘ở lại’ với Chúa hôm nay, và cả khi con đã ‘ở đời đời’ với Ngài, con cũng tiếp tục đơm hoa kết trái!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thầy là cây nho, các con là cành!”.
“Tôi cảm thấy rất tiếc cho những người không muốn già đi. Tôi say sưa với những năm tháng cuối đời của mình. Đây là những năm tháng đẹp nhất đời tôi, một đời gắn bó với Chúa. “Con người bên ngoài” của tôi đang hư mất, nhưng “con người bên trong” của tôi đang được đổi mới và tôi hân hoan mỗi ngày. Bởi lẽ, tôi không chỉ ‘ở lại’, nhưng sẽ ‘ở đời đời’ với Ngài, ‘Cội Nguồn tồn tại’ của tôi!” - Henry Durbanville.
Kính thưa Anh Chị em,
“Cội Nguồn tồn tại của tôi!”. Với Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu tự giới thiệu Ngài là cây nho đích thực và chúng ta, những cành nho, không thể sống nếu không kết hợp với Ngài. Không cây nho nào mà không có cành và ngược lại. Cành không tự cung cấp nhưng phải gắn chặt - ‘ở lại’ - với thân nho, ‘cội nguồn tồn tại’ của nó.
Chúa Giêsu dùng động từ “ở lại” đến bảy lần! Trước khi rời bỏ thế gian, Ngài đã trấn an các môn đệ rằng, họ có thể tiếp tục hiệp nhất với Ngài bằng cách “Ở lại trong Thầy!”. Việc “ở lại” này không thực hiện cách thụ động, “ngủ quên” trong Chúa, mặc cho cuộc sống ru ngủ. Không! Việc “ở lại” Chúa Giêsu đề nghị là ‘ở lại’ cách tích cực và hỗ tương. Tại sao? Vì như cành lìa cây, không thể làm được gì, chúng cần nhựa để lớn lên và sinh trái, vì đó là ‘cội nguồn tồn tại’. Nhưng thật thú vị, cây nho cũng cần cành nho vì quả không mọc trên thân! Đây là một nhu cầu hỗ tương để sinh hoa trái. Chúng ta ở trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu ở trong chúng ta. Chúng ta cần Ngài, Ngài cần chúng ta!
Nói rằng, Chúa Giêsu cần chúng ta như thân cần cành. Điều này xem ra có vẻ táo bạo! Vậy Ngài cần chúng ta theo nghĩa nào? Ngài cần chứng tá của chúng ta! Như những cành nho, hoa trái chúng ta sinh ra là chứng tá cho đời sống Kitô hữu. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, nhiệm vụ của các môn đệ - của bạn và tôi - là tiếp tục loan báo Tin Mừng. Và chúng ta làm điều đó bằng cách làm chứng cho tình yêu Chúa. Hoa trái phải sinh ra là tình yêu. Bên cạnh đó, gắn bó với Ngài, chúng ta nhận được các ân huệ Thánh Thần, nhờ đó, có thể làm điều tốt cho người lân cận, cho xã hội và cho Giáo Hội. Xem quả thì biết cây! Qua 2.000 năm, các Kitô hữu thực sự đã làm chứng cho Chúa Kitô.
Anh Chị em,
“Thầy là cây nho, các con là cành!”. Để có thể thực sự là một cành sống động trên thân nho Giêsu, chúng ta hãy yêu mến việc cầu nguyện. Cầu nguyện là ‘ở lại!’. Sống bác ái yêu thương là ‘ở lại!’. Hãy sống cuộc sống của mình cách sáng tạo để người khác được hưởng lợi! Vì lẽ, những người khác chỉ đến được với Chúa Giêsu khi họ có thể nhìn thấy ảnh hưởng của Ngài trên cuộc đời chúng ta - qua lời nói, hành động và hành vi - của một lối sống Kitô trong một nền văn minh tình thương. Vậy “Đã có bao nhiêu người biết và tin Chúa Giêsu nhờ tôi? Có bao nhiêu người xin được rửa tội nhờ gương sáng của tôi?”. Chỉ qua cách sống của chúng ta mà mọi người mới được truyền cảm hứng để khám phá những gì chúng ta khám phá. Điều chúng ta khám phá là niềm vui được biết tình yêu của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu và Hội Thánh của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con lo lắng và không muốn già đi. Cho con luôn ‘ở lại’ với Chúa hôm nay, và cả khi con đã ‘ở đời đời’ với Ngài, con cũng tiếp tục đơm hoa kết trái!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Yêu thương như Thầy đã yêu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:46 27/04/2024
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH
Cv 10,25-27.34-35.44-48; 1 Ga 4,7-10; Ga 15,9-17
YÊU THƯƠNG NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
Chủ đề chính mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm và sống đó là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương.” Quả thế, tình yêu là cốt lõi của Kitô giáo. Tình yêu là giới răn quan trọng nhất và cũng là bản tóm lược mọi giới răn. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của chủ đề này dưới ánh sáng của các bài đọc hôm nay.
1. Thiên Chúa yêu hết mọi người
Trong bài đọc I, tác giả sách Công Vụ Tông Đồ nhấn mạnh đến tính phổ quát của tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người. Khi đến rao giảng cho Dân Ngoại, thánh Phêrô nhận thấy rằng quyền năng của Đấng Phục Sinh cũng được bày tỏ nơi họ; Thiên Chúa yêu hết mọi người và ban ơn cứu độ cho hết thảy mọi chư dân. Thánh Phêrô vào nhà ông Conêliô và gặp gỡ mọi người ở đó, họ không phải thành phần thuộc dân Do Thái, nhưng họ vẫn được đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi thế, thánh Phêrô kết luận: Tình yêu Thiên Chúa không giới hạn hay loại trừ ai. Thiên Chúa yêu hết mọi người, mọi quốc gia, mọi chủng tộc, cả những tổ chức nhân loại và những nhóm tôn giáo khác vốn được coi là ở ngoài trái tim Thiên Chúa, hay ngoài Giáo Hội. Mỗi người là con cái Thiên Chúa. Đây là tình yêu phổ quát mà Thiên Chúa dành cho viên đại đội trưởng Conêliô và những người Dân Ngoại. Với thị kiến và kinh nghiệm mới mẻ này về tình yêu của Thiên Chúa, Phêrô hiểu rằng những gì Thiên Chúa tuyên bố là thanh sạch thì sao con người gọi là ô uế (x. Cv 10,9-16)! Tình yêu đó đã khiến Phêrô không ngần ngại đến với họ, rao giảng Lời Chúa và làm phép rửa cho họ.
Trong bài đọc II, thánh Gioan quả quyết rằng nguồn mạch đức ái hay nguồn mạch tình yêu của chúng ta bắt nguồn từ chính tình yêu phổ quát của Thiên Chúa: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa” (1 Ga 4,7b).
Quả thế, Thiên Chúa yêu chúng ta trước, ngay khi chúng ta còn là tội nhân. Người yêu chúng ta và muốn cứu độ chúng ta nên đã sai Con Một của Người xuống làm người, chết và phục sinh. Như thế, Chúa Cha yêu mến Chúa Con, Chúa Con yêu mến chúng ta và giờ đây, chúng ta hãy yêu thương nhau. Tình yêu phát xuất tình yêu. Chúng ta được sinh ra từ tình yêu Thiên Chúa, giờ đây, chúng ta hãy thể hiện tình yêu đó đối với tha nhân.
2. Gia phả hệ về tình yêu
Đây cũng chính là chủ đề căn bản trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15,9).
Có thể nói rằng đoạn Tin Mừng này là “bảng gia phả” về tình yêu: Chúa Cha yêu mến Chúa Con, và Chúa Con yêu mến chúng ta; đến lượt chúng ta cũng phải quy hướng về nguồn gốc tình yêu mà chúng ta được sinh ra. Nên Chúa Giêsu nói: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.”
Nhưng ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu không phải là một điều gì đó tĩnh lặng, cũng không phải là ở một cuộc sống êm đềm, lánh đời xa mọi người. Làm sao chúng ta có thể ở lại trong tình yêu của Người? Chúa Giêsu trả lời cho chúng ta: “Hãy giữ các giới răn của Thầy.”
Vậy đâu là giới răn của Chúa mà chúng ta cần phải tuân giữ? Câu trả lời có ngay ở đây: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).
Nói cách khác, Chúa Giêsu nói rằng hãy tiếp tục sống gia phả tình yêu chúng ta: Thầy đến từ Thiên Chúa Cha là Tình Yêu, Đấng đã yêu mến Thầy và sai Thầy đến và yêu thương anh em. Giờ đây, anh em hãy yêu thương nhau. Đừng để cho tình yêu của Chúa Cha vô hiệu quả hay không mang lại hoa trái gì cho đời sống chúng ta.
3. Yêu thương như Thầy đã yêu
Để tình yêu của chúng ta sinh hoa trái nhiều, chúng ta hãy nhìn vào cách thức mà Chúa Giêsu thể hiện tình yêu đối với chúng ta. Người nói: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa… Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu” (Ga 15,15).
Chúa Giêsu là Thiên Chúa, còn chúng ta là thụ tạo, nhưng Người đối xử với chúng ta như bạn hữu, nghĩa là ngang hàng, bình đẳng và tôn trọng. Việc Người đối xử với chúng ta như bạn hữu có nghĩa là sẵn sàng chia sẻ những gì Người đã nghe biết từ Chúa Cha. Chúng ta được mời gọi học nơi Chúa Giêsu về điểm này, để xây dựng mối tương quan bằng hữu với tha nhân, sống và loan truyền tình bằng hữu với anh chị em này mỗi ngày trong đời sống như một thứ linh đạo cho các mối tương quan liên vị. Theo đó, chúng ta không nhìn và đối xử với người khác như là những nô lệ, như hàng hóa hay như đối tượng để lợi dụng và lạm dụng cho lợi ích riêng của mình, và khi chúng ta không cần đến họ nữa, hay thấy họ không còn lợi ích gì nữa, chúng ta loại trừ và vứt bỏ họ ra ngoài một cách không thương tiếc. Không thể chấp nhận! Nhưng chúng ta hãy đối xử với mọi người như Chúa Giêsu đã đối xử, hãy coi họ như bạn hữu, chứ không phải là kẻ thù, hãy coi họ đều là con cái Thiên Chúa, là hình ảnh Thiên Chúa cần được tôn trọng, yêu mến và phục vụ.
Như thế, “yêu thương như Thầy” cũng có nghĩa là đối xử với người khác như bạn hữu. Vì Chúa Giêsu yêu thương chúng ta như bạn hữu, chúng ta hãy đối xử với nhau như là bạn hữu. Hơn nữa, Chúa Giêsu nói về tình yêu cao cả nhất: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Nếu tôi nhìn thấy người khác là bạn hữu như Chúa Giêsu đã yêu, tôi sẽ tôn trọng họ và hiến mình cho họ. Và nếu tôi nhận thấy mình là hoa trái tình yêu của Chúa Kitô, một tình yêu vị tha hoàn toàn vì chúng ta, tôi cũng sẽ hiến thân vì người khác.
Mặc dầu ngày hôm nay, chúng ta không được mời gọi phải tử đạo bằng cái chết đau đớn, nhưng bằng việc hiến thân mình cho người khác hằng ngày trong đời sống, bằng cách yêu mến họ theo cách thức mà Chúa Giêsu dạy chúng ta là đối xử với nhau như bạn hữu của Chúa.
Ở phần cuối, Chúa Giêsu còn muốn nói đến sứ mạng của chúng ta là được sai đi để sinh nhiều hoa trái. Đó là tình yêu truyền giáo. Nghĩa là chúng ta được sai đi truyền giáo không phải để làm một số công việc, nhưng là để làm phát sinh nhiều hoa trái tình yêu.
Sống một xã hội đang bị sa mạc hóa về tình thương, chúng ta được mời gọi phải phục hồi gốc rễ tình yêu của chúng ta bắt nguồn từ chính Thiên Chúa. Tình yêu đó phổ quát dành cho hết mọi người. Thiên Chúa đã yêu thương loài người nên đã sai Chúa Con và Thánh Thần đến với chúng ta. Chúa Giêsu đã yêu thương và hiến mình vì chúng ta. Nên giờ đây, chúng ta được mời gọi kiến tạo và làm phát sinh tình yêu đối với tha nhân. Nhờ đó, chúng ta biến xã hội này trở thành một đại gia đình mà trong đó, con người đối xử với nhau bằng sự thật, công lý và bác ái của Tin Mừng. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Cv 10,25-27.34-35.44-48; 1 Ga 4,7-10; Ga 15,9-17
YÊU THƯƠNG NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
Chủ đề chính mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm và sống đó là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương.” Quả thế, tình yêu là cốt lõi của Kitô giáo. Tình yêu là giới răn quan trọng nhất và cũng là bản tóm lược mọi giới răn. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của chủ đề này dưới ánh sáng của các bài đọc hôm nay.
1. Thiên Chúa yêu hết mọi người
Trong bài đọc I, tác giả sách Công Vụ Tông Đồ nhấn mạnh đến tính phổ quát của tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người. Khi đến rao giảng cho Dân Ngoại, thánh Phêrô nhận thấy rằng quyền năng của Đấng Phục Sinh cũng được bày tỏ nơi họ; Thiên Chúa yêu hết mọi người và ban ơn cứu độ cho hết thảy mọi chư dân. Thánh Phêrô vào nhà ông Conêliô và gặp gỡ mọi người ở đó, họ không phải thành phần thuộc dân Do Thái, nhưng họ vẫn được đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi thế, thánh Phêrô kết luận: Tình yêu Thiên Chúa không giới hạn hay loại trừ ai. Thiên Chúa yêu hết mọi người, mọi quốc gia, mọi chủng tộc, cả những tổ chức nhân loại và những nhóm tôn giáo khác vốn được coi là ở ngoài trái tim Thiên Chúa, hay ngoài Giáo Hội. Mỗi người là con cái Thiên Chúa. Đây là tình yêu phổ quát mà Thiên Chúa dành cho viên đại đội trưởng Conêliô và những người Dân Ngoại. Với thị kiến và kinh nghiệm mới mẻ này về tình yêu của Thiên Chúa, Phêrô hiểu rằng những gì Thiên Chúa tuyên bố là thanh sạch thì sao con người gọi là ô uế (x. Cv 10,9-16)! Tình yêu đó đã khiến Phêrô không ngần ngại đến với họ, rao giảng Lời Chúa và làm phép rửa cho họ.
Trong bài đọc II, thánh Gioan quả quyết rằng nguồn mạch đức ái hay nguồn mạch tình yêu của chúng ta bắt nguồn từ chính tình yêu phổ quát của Thiên Chúa: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa” (1 Ga 4,7b).
Quả thế, Thiên Chúa yêu chúng ta trước, ngay khi chúng ta còn là tội nhân. Người yêu chúng ta và muốn cứu độ chúng ta nên đã sai Con Một của Người xuống làm người, chết và phục sinh. Như thế, Chúa Cha yêu mến Chúa Con, Chúa Con yêu mến chúng ta và giờ đây, chúng ta hãy yêu thương nhau. Tình yêu phát xuất tình yêu. Chúng ta được sinh ra từ tình yêu Thiên Chúa, giờ đây, chúng ta hãy thể hiện tình yêu đó đối với tha nhân.
2. Gia phả hệ về tình yêu
Đây cũng chính là chủ đề căn bản trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15,9).
Có thể nói rằng đoạn Tin Mừng này là “bảng gia phả” về tình yêu: Chúa Cha yêu mến Chúa Con, và Chúa Con yêu mến chúng ta; đến lượt chúng ta cũng phải quy hướng về nguồn gốc tình yêu mà chúng ta được sinh ra. Nên Chúa Giêsu nói: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.”
Nhưng ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu không phải là một điều gì đó tĩnh lặng, cũng không phải là ở một cuộc sống êm đềm, lánh đời xa mọi người. Làm sao chúng ta có thể ở lại trong tình yêu của Người? Chúa Giêsu trả lời cho chúng ta: “Hãy giữ các giới răn của Thầy.”
Vậy đâu là giới răn của Chúa mà chúng ta cần phải tuân giữ? Câu trả lời có ngay ở đây: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).
Nói cách khác, Chúa Giêsu nói rằng hãy tiếp tục sống gia phả tình yêu chúng ta: Thầy đến từ Thiên Chúa Cha là Tình Yêu, Đấng đã yêu mến Thầy và sai Thầy đến và yêu thương anh em. Giờ đây, anh em hãy yêu thương nhau. Đừng để cho tình yêu của Chúa Cha vô hiệu quả hay không mang lại hoa trái gì cho đời sống chúng ta.
3. Yêu thương như Thầy đã yêu
Để tình yêu của chúng ta sinh hoa trái nhiều, chúng ta hãy nhìn vào cách thức mà Chúa Giêsu thể hiện tình yêu đối với chúng ta. Người nói: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa… Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu” (Ga 15,15).
Chúa Giêsu là Thiên Chúa, còn chúng ta là thụ tạo, nhưng Người đối xử với chúng ta như bạn hữu, nghĩa là ngang hàng, bình đẳng và tôn trọng. Việc Người đối xử với chúng ta như bạn hữu có nghĩa là sẵn sàng chia sẻ những gì Người đã nghe biết từ Chúa Cha. Chúng ta được mời gọi học nơi Chúa Giêsu về điểm này, để xây dựng mối tương quan bằng hữu với tha nhân, sống và loan truyền tình bằng hữu với anh chị em này mỗi ngày trong đời sống như một thứ linh đạo cho các mối tương quan liên vị. Theo đó, chúng ta không nhìn và đối xử với người khác như là những nô lệ, như hàng hóa hay như đối tượng để lợi dụng và lạm dụng cho lợi ích riêng của mình, và khi chúng ta không cần đến họ nữa, hay thấy họ không còn lợi ích gì nữa, chúng ta loại trừ và vứt bỏ họ ra ngoài một cách không thương tiếc. Không thể chấp nhận! Nhưng chúng ta hãy đối xử với mọi người như Chúa Giêsu đã đối xử, hãy coi họ như bạn hữu, chứ không phải là kẻ thù, hãy coi họ đều là con cái Thiên Chúa, là hình ảnh Thiên Chúa cần được tôn trọng, yêu mến và phục vụ.
Như thế, “yêu thương như Thầy” cũng có nghĩa là đối xử với người khác như bạn hữu. Vì Chúa Giêsu yêu thương chúng ta như bạn hữu, chúng ta hãy đối xử với nhau như là bạn hữu. Hơn nữa, Chúa Giêsu nói về tình yêu cao cả nhất: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Nếu tôi nhìn thấy người khác là bạn hữu như Chúa Giêsu đã yêu, tôi sẽ tôn trọng họ và hiến mình cho họ. Và nếu tôi nhận thấy mình là hoa trái tình yêu của Chúa Kitô, một tình yêu vị tha hoàn toàn vì chúng ta, tôi cũng sẽ hiến thân vì người khác.
Mặc dầu ngày hôm nay, chúng ta không được mời gọi phải tử đạo bằng cái chết đau đớn, nhưng bằng việc hiến thân mình cho người khác hằng ngày trong đời sống, bằng cách yêu mến họ theo cách thức mà Chúa Giêsu dạy chúng ta là đối xử với nhau như bạn hữu của Chúa.
Ở phần cuối, Chúa Giêsu còn muốn nói đến sứ mạng của chúng ta là được sai đi để sinh nhiều hoa trái. Đó là tình yêu truyền giáo. Nghĩa là chúng ta được sai đi truyền giáo không phải để làm một số công việc, nhưng là để làm phát sinh nhiều hoa trái tình yêu.
Sống một xã hội đang bị sa mạc hóa về tình thương, chúng ta được mời gọi phải phục hồi gốc rễ tình yêu của chúng ta bắt nguồn từ chính Thiên Chúa. Tình yêu đó phổ quát dành cho hết mọi người. Thiên Chúa đã yêu thương loài người nên đã sai Chúa Con và Thánh Thần đến với chúng ta. Chúa Giêsu đã yêu thương và hiến mình vì chúng ta. Nên giờ đây, chúng ta được mời gọi kiến tạo và làm phát sinh tình yêu đối với tha nhân. Nhờ đó, chúng ta biến xã hội này trở thành một đại gia đình mà trong đó, con người đối xử với nhau bằng sự thật, công lý và bác ái của Tin Mừng. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:28 27/04/2024
29. Tình cảm con người thì nhìn bên ngoài nên thường bị sai lầm, duy chỉ có cậy vào ân sủng của Thiên Chúa thì vĩnh viễn không thể sai lầm.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
http://www.nhantai.info
https://www.facebook.com/jmtaiby
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:31 27/04/2024
41. TIỄN CHA CẦU QUAN
Có người hỏi người bạn:
- “Phú ông được phong tước (1) và công tử con quan lão gia, ai sung sướng?”
Bạn trả lời:
- “Làm phú ông mà được phong tước thì tuổi tác đã cao, răng rụng rồi, cho nên làm công tử thì sướng nhất.”
Người ấy vội vàng đứng dậy bỏ chạy, người bạn chạy đuổi theo hỏi tại sao, anh ta nói:
- “Tôi phải đưa phụ thân đi học để cầu quan !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 41:
Làm công tử con quan hay làm phú ông được cấp bổng lộc, xét cho cùng thì ai cũng sung sướng cả, bởi vì cả hai đều được hưởng thụ của cải vật chất.
Làm linh mục, tu sĩ nam nữ, hoặc làm giáo dân thì đều sung sướng cả, bởi vì mọi người đều được hưởng ân sủng của Thiên Chúa như nhau, bởi vì nhờ bí tích Rửa Tội chúng ta đều trở nên người thừa kế kho tàng ân sủng của Thiên Chúa. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều người không muốn gánh vác trách nhiệm của mình, tức là đem trách nhiệm và bổn phận của mình đổ trên đầu người khác để hưởng thụ những cái không xứng đáng với chức vụ của mình, như biến trách nhiệm linh mục của mình thành việc của giáo dân, đem trách nhiệm giáo dân của mình thành trách nhiệm của linh mục, cho nên cuộc sống cứ lẫn lộn trong vòng lẫn quẫn của đam mê...
Tiễn cha đi học để mình làm công tử, chi bằng tự mình siêng năng học hành để được làm quan có sung sướng hơn không !
Cứ sống chu toàn bổn phận của mình thì sung sướng và hạnh phúc, hơn là cứ nhìn chức vụ của người khác mà thèm thuồng tiếc rẻ.
Bình an trong tâm hồn là ở đó vậy !
(1) Người già được phong đất phong tước để hưởng thụ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người hỏi người bạn:
- “Phú ông được phong tước (1) và công tử con quan lão gia, ai sung sướng?”
Bạn trả lời:
- “Làm phú ông mà được phong tước thì tuổi tác đã cao, răng rụng rồi, cho nên làm công tử thì sướng nhất.”
Người ấy vội vàng đứng dậy bỏ chạy, người bạn chạy đuổi theo hỏi tại sao, anh ta nói:
- “Tôi phải đưa phụ thân đi học để cầu quan !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 41:
Làm công tử con quan hay làm phú ông được cấp bổng lộc, xét cho cùng thì ai cũng sung sướng cả, bởi vì cả hai đều được hưởng thụ của cải vật chất.
Làm linh mục, tu sĩ nam nữ, hoặc làm giáo dân thì đều sung sướng cả, bởi vì mọi người đều được hưởng ân sủng của Thiên Chúa như nhau, bởi vì nhờ bí tích Rửa Tội chúng ta đều trở nên người thừa kế kho tàng ân sủng của Thiên Chúa. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều người không muốn gánh vác trách nhiệm của mình, tức là đem trách nhiệm và bổn phận của mình đổ trên đầu người khác để hưởng thụ những cái không xứng đáng với chức vụ của mình, như biến trách nhiệm linh mục của mình thành việc của giáo dân, đem trách nhiệm giáo dân của mình thành trách nhiệm của linh mục, cho nên cuộc sống cứ lẫn lộn trong vòng lẫn quẫn của đam mê...
Tiễn cha đi học để mình làm công tử, chi bằng tự mình siêng năng học hành để được làm quan có sung sướng hơn không !
Cứ sống chu toàn bổn phận của mình thì sung sướng và hạnh phúc, hơn là cứ nhìn chức vụ của người khác mà thèm thuồng tiếc rẻ.
Bình an trong tâm hồn là ở đó vậy !
(1) Người già được phong đất phong tước để hưởng thụ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một triệu bông hồng cho Đức Maria trong tháng 5 này: Một thử thách điên rồ?
Vũ Văn An
13:34 27/04/2024
Trên tạp chí mạng Aleteia ngày 27 tháng 4, 2024, Cécile Séveirac đặt câu hỏi: Tặng một triệu bông hồng cho Đức Trinh Nữ Maria là thử thách thú vị của Hozana trong tháng Năm, tháng của Đức Maria. Một điều bất khả? Không, nếu chúng ta lần hạt Mân Côi!
Lễ kỷ niệm ngày cưới của bố mẹ bạn, bữa tiệc chia tay của đồng nghiệp, chuyến đi du lịch của một người bạn… Chắc chắn bạn đã tham gia ít nhất một lần trong đời để giúp biến một dịp như thế trở nên thực sự đặc biệt. Nhưng nếu có thể góp phần tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria thì sao? Đó là những gì Hozana đang cung cấp.
Hozana là một trang web nơi bạn có thể tham gia các cộng đồng cầu nguyện và ủy thác ý định của mình cho sự chuyển cầu của người khác.
Tháng Năm, theo truyền thống dành riêng cho Đức Trinh Nữ, đang đến rất nhanh. Để đánh dấu dịp này, Hozana dâng tặng Mẹ Chúa Kitô không chỉ một bó hoa… mà là một triệu bông hồng. Đây là những bông hồng rất đặc biệt, vì chúng thực sự là một chục của chuỗi Mân côi, hay “những bông hồng thiêng liêng”!
Cứ 10 Kinh Kính Mừng được cầu nguyện bằng ứng dụng Rosario từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 5 sẽ tương ứng với một bông hồng thiêng liêng dâng lên Đức Maria. Và như lớp kem phủ trên chiếc bánh ở phần cuối của sáng kiến đặc biệt này, hiệp hội Hozana sẽ đặt hàng ngàn bông hồng thật dưới chân tượng Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico, một đền thánh Đức Mẹ đón khoảng 20 triệu du khách mỗi năm.
Hơn 22,000 người ở 23 quốc gia trên thế giới đã tham gia vào món quà chưa từng có này.
Vào tháng 5, mỗi chục kinh Mân Côi được cầu nguyện bằng ứng dụng Rosario sẽ dâng một bông hồng thiêng liêng lên Đức Maria.
Hozana
Được tạo ra vào năm 2022, ứng dụng Rosario được lấy cảm hứng từ Chuỗi Mân Côi sống động, do Chân phước Pauline Jaricot tạo ra cách đây hai thế kỷ, trong đó mỗi người trong một nhóm cầu nguyện đảm nhận việc đọc một chục kinh trong khi suy niệm một mầu nhiệm thánh, từ đó tạo thành một chuỗi Mân Côi hoàn chỉnh. Ban đầu được ra mắt bằng tiếng Pháp, ứng dụng này hiện có một cộng đồng gồm 80,000 người cầu nguyện. Nó sẽ có sẵn bắt đầu từ tháng 5 bằng ba ngôn ngữ mới: tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha.
Kinh Mân Côi, một sự sùng kính đẹp đẽ dâng kính Đức Maria
Đây là một cách thiết thực để bắt đầu lần hạt Mân Côi, như Đức Trinh Nữ đã thường yêu cầu trong những lần hiện ra, khuyến khích mọi người hãy lần hạt Mân Côi để dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa.
Đức Maria nói với các mục đồng nhỏ ở Fatima: “Mẹ đến từ Thiên đường… Hãy lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày để cầu xin hòa bình cho thế giới”.
Kinh Mân Côi là vũ khí đặc biệt mạnh mẽ chống lại sự dữ, vì chính Đức Trinh Nữ Maria đã đập nát đầu ma quỷ. Ma quỷ sợ tên của Trinh nữ!
Trong suốt cuộc đời của mình, nhiều vị thánh đã khuyến khích các tín hữu lần hạt Mân Côi. Điều này đặc biệt đúng với Padre Pio, người mà Kinh Mân Côi là “la mia spada”, tức là “thanh gươm” của ngài chống lại sự dữ. “Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện ưa thích của tôi. Một lời cầu nguyện tuyệt vời vì sự đơn giản và sâu sắc của nó,” Thánh Gioan Phaolô II nói.
Bây giờ đến lượt bạn!!
Một quan điểm Công Giáo về Trí khôn Nhân tạo
Vũ Văn An
14:01 27/04/2024
Tạp chí mạng The Pillar, ngày 25 tháng 4 năm 2024, cho hay Catholic Answer, một tổ chức Công Giáo phi lợi nhuận về hộ giáo ở San Diego, Hoa Kỳ, đã công bố vào thứ Hai việc ra mắt một thử nghiệm Trí khôn Nhân tạo mới, với hình linh mục-hóa thân (avatar-priest) “Cha Justin,” người được thiết kế để trả lời các câu hỏi về đức tin Công Giáo, sử dụng tài liệu từ thư viện của Catholic Answer gồm các bài báo, bài nói chuyện và bài biện giải.
“Cha Justin” thực ra không phải là một linh mục, thậm chí không phải là một người thực sự. Và đối với nhiều người, đó là vấn đề. Và thí nghiệm này nhanh chóng gây tranh cãi, với hàng trăm người Công Giáo chỉ trích nó trên mạng.
Một số người cho rằng hình linh mục hóa thân không phù hợp, gây hiểu lầm hoặc chỉ đơn giản làm rùng mình. Một số người cho biết vị linh mục đã mô phỏng các bí tích ảo - thực sự là “Cha Justin” vui vẻ nghe lời “xưng tội” của The Pillar trước khi đưa ra một số hướng dẫn tâm linh và đọc những lời giải tội. Và một số người nói rằng dự án hộ giáo Trí khôn Nhân tạo dựa quá nhiều vào kỹ thuật không đáng tin cậy, gây tranh cãi và vẫn còn khó hiểu.
Bất chấp những lời chỉ trích, Tổng Giám đốc của Catholic Answers Jon Sorensen nói với The Pillar rằng ông chưa sẵn sàng gạt bỏ Trí khôn Nhân tạo qua một bên. Sorenson cho biết ông sẽ làm việc để chỉnh sửa thí nghiệm Trí khôn Nhân tạo trong tuần này - có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn nhân vật linh mục - nhưng ông tin rằng Trí khôn Nhân tạo có thể có một vai trò trong việc giảng dạy đức tin Công Giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba, Sorensen nói rằng bất cứ điều gì có thể nói về “Cha Justin”, Trí khôn Nhân tạo có khả năng tạo sinh vẫn ở đây - và ông nghĩ người Công Giáo nên học cách làm việc với nó.
Cuộc phỏng vấn này đã được chỉnh sửa vì độ dài và sự rõ ràng.
Jon, mục đích của Trí khôn Nhân tạo 'Cha Justin' là gì? Catholic Answers hy vọng đạt được điều gì?
Lý do đầu tiên để tham gia vào dự án là Trí khôn Nhân tạo sẽ không biến mất. Bạn có thể thấy nó xuất hiện ngày càng nhiều trên internet. Vì vậy, đây là cơ hội tốt để tôi và nhóm của tôi tìm hiểu thêm nhiều điều về cách thức hoạt động của Trí khôn Nhân tạo cũng như những gì diễn ra trong đó.
Từ quan điểm đó, tất cả những điều này đều vô cùng hữu ích. Sáu tháng trước, tôi không biết gì về Trí khôn Nhân tạo. Bây giờ tôi biết nhiều hơn và tôi có rất nhiều ý tưởng về cách sử dụng nó.
Lý do thứ hai là có những câu hỏi mà chúng tôi không thể giải đáp được. Tại Catholic Answers, chúng tôi nhận được rất nhiều email - hàng núi - và có một công cụ tìm kiếm trên trang web của chúng tôi, nhưng nhiều người không sử dụng nó.
Và vì vậy chúng tôi nghĩ rằng đây có thể là một ý tưởng hay, để thử tìm một cách thú vị, hài hước - hoạt hình - khác để cung cấp cho mọi người những câu trả lời chính đáng về đức tin Công Giáo.
Ý tôi là, kỹ thuật nhắc nhở [prompt engineering] ở hậu trường là điều thực sự đáng tin cậy đối với Trí khôn Nhân tạo và đối với dự án của chúng tôi, điều đó khá mạnh mẽ.
Hiển nhiên, bạn muốn nói về nhân vật - vị linh mục - nhưng đó là hai lý do: Đó là cơ hội tốt để tôi và nhóm của tôi tìm hiểu về Trí khôn Nhân tạo và chúng tôi đã hy vọng nó sẽ là một cách đáng lưu ý, mới lạ để có được câu trả lời cho mọi người về đức tin Công Giáo.
Chúng tôi chắc chắn không có ý định coi đó là một vị linh hướng - và đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra tuyên bố từ chối trách nhiệm về nó.
Chi phí để đạt được điểm này là bao nhiêu? Đâu là khoản đầu tư?
Phần lớn chi phí là chi phí cố định - nhân viên của chúng tôi tại Catholic Answers đã làm việc trên rất nhiều phần của dự án này. Vì vậy, khoản đầu tư của chúng tôi vượt xa mức đó về cơ bản là một cơ hội để tìm hiểu những gì có thể làm được và chúng tôi đã chi khoảng 10,000 đô la để thử điều đó.
Trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ khi ra mắt ‘Cha Justin,’ bạn đã thấy rất nhiều phản hồi trực tuyến. Tại sao bạn nghĩ rằng đã có rất nhiều sự phản kháng? Bạn đang học được gì từ đó?
Nhìn vào những bình luận mà tôi nhận được trên Twitter, tôi nghĩ mọi người không thoải mái với việc nó trông giống và trình bày như một linh mục, điều đó không sao - chúng tôi không gắn bó với nhân vật.
Nhưng phần khác là dường như có sự hiểu lầm về cách thức hoạt động của Trí khôn Nhân tạo hoặc nỗi sợ hãi chung về Trí khôn Nhân tạo.
Và hiện tại có rất nhiều người đang cố gắng phá vỡ nó. Và nếu bạn đang ở trên Twitter hoặc bất cứ nơi nào khác, thì đó sẽ giống như khoảnh khắc “bắt quả tang nhé” [gotcha] này. Nhưng khi ai đó phá vỡ Trí khôn Nhân tạo, thì thực sự điều đó giúp chúng tôi cải thiện nó.
Trong khi chờ đợi, trong khi mọi người đang phá vỡ nó và dùng màn hình chống lại nó, đăng nó lên khắp cùng liên mạng, tôi phải chấp nhận hậu quả của hành động mình thôi.
Nhưng đó là cách duy nhất tôi có thể làm cho mọi việc được cải thiện.
Tôi đã hỏi ‘Cha Justin’ rất nhiều câu hỏi và nhiều câu trả lời đều đúng. Nhưng tôi đã có hai trải nghiệm đáng chú ý, điều này sẽ gây ra mối lo ngại.
Đầu tiên, tôi xin ‘Cha Justin’ nghe lời xưng tội của tôi, và ‘cha’ đã làm như vậy, mô phỏng một ‘cuộc xưng tội ảo’, đến tận việc ban giải tội cho tôi, và việc đền tội.
Thứ hai, tôi hỏi liệu tôi có thể rửa tội cho con tôi bằng Gatorade trong trường hợp khẩn cấp hay không, và ‘Cha Justin’ đã đồng ý - và tất nhiên, điều đó không đúng. Tôi không thể rửa tội cho con tôi bằng Gatorade.
Nhưng tôi không đơn độc có những trải nghiệm này, như bạn đã thấy từ những người đăng những bài phê phán lên mạng. Vậy Catholic Answers sẽ học được gì từ cách mọi người tương tác với nó?
Vâng, đầu tiên là tôi luôn muốn nhạy cảm với bất cứ ai quan tâm và tò mò về đức tin Công Giáo. Chúng tôi không bao giờ mong muốn từ chối người ta hoặc tạo ra thứ gì đó có thể gây ra tai tiếng cho bất cứ ai. Vì vậy, chúng tôi đã học được từ điều này.
Một điều tôi muốn đề cập là chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian cho lần thử nghiệm cuối cùng này với hàng nghìn người trước khi phát hành nó. Chúng tôi đã thực hiện sáu tháng thử nghiệm cuối cùng đó.
Vì vậy, một điều tôi đã học được là bạn có thể thử nghiệm lần chót một thứ gì đó trong một năm trước khi phát hành, nhưng vẫn sẽ có những lỗ hổng. Ai đó sẽ tiếp cận nó từ một góc độ hơi khác hoặc nghĩ ra một số câu hỏi để hỏi mà chúng tôi không lường trước được.
Và xin nghe điều này: tôi sẽ chịu đựng các hậu quả của hành động mình.
Nhưng đó là cách duy nhất để mọi chuyện trở nên tốt hơn. Và nếu chúng ta không nỗ lực giải quyết vấn đề này - nếu chúng ta không cố gắng tìm hiểu và hiểu về Trí khôn Nhân tạo - thì chúng ta trong thế giới Công Giáo sẽ tụt hậu về nó.
Có vẻ như bạn đã cam kết thử điều này - sử dụng Trí khôn Nhân tạo theo cách này, để đưa ra câu trả lời về đức tin Công Giáo. Nhưng Catholic Answers cần thay đổi điều gì với 'Cha Justin', để trả lời sự phản đối mà bạn đang nhận được?
Dạ, chắc chắn là trong vài ngày tới, chúng tôi muốn sửa những lỗ hổng được người ta tìm thấy và có thể thay đổi nhân vật.
Như tôi đã nói, tôi không quan tâm đến việc gây tai tiếng cho người ta. Tôi không nhất thiết phải chia sẻ những lo lắng về nhân vật, nhưng chúng tôi không muốn gây tai tiếng cho bất cứ ai. Và chắc chắn việc thay đổi nhân vật không phải là vấn đề lớn; có lẽ sẽ mất vài ngày để làm điều đó.
Ban đầu, chúng tôi đã chọn một tu sĩ dòng Phanxicô, nhưng chúng tôi quyết định chọn một linh mục quản xứ, vì điều này không có vẻ ưu ái linh đạo này hơn linh đạo khác, và vì linh mục giáo xứ là người bình dân hơn.
Tôi muốn nhân vật này phải là một điều mang đậm chất Công Giáo - nhưng nếu chúng ta phải nhìn một cách tổng quát hơn, thì điều đó thật đáng tiếc theo quan điểm của tôi, nhưng cần thiết để tránh gây tai tiếng cho người ta một cách không cần thiết.
Tôi quan tâm đến tính cách của vị linh mục và cách ngài phát triển.
Tôi hỏi ‘Cha Justin’ ngài nhập tịch ở đâu, và về ơn gọi của ngài, và ngài đã cho tôi câu trả lời về chính ngài. Vì vậy, đó là câu chuyện bạn đã khai triển hay Thạc sĩ Luật đang đưa ra câu trả lời ngay tại chỗ?
Có lẽ rất nhiều điều trong số đó đã được viết ra. Hiện có kỹ thuật thiết kế nhập lượng để các dụng cụ Trí Khôn Nhân tạo tạo ra các kết quả tối đa ở hậu trường Trí khôn Nhân tạo và nhân vật có các hoàn cảnh và biến cố dẫn đến tình huống đời thực vì một phần của việc tạo ra nhân vật là giúp tạo ra các rào chắn bảo vệ Trí khôn Nhân tạo. Và nhân vật phải được suy nghĩ khá kỹ lưỡng để không phải lúc nào nó cũng ráng đi chệch hướng.
Nhưng như tôi đã nói, với Trí khôn Nhân tạo, mọi sự luôn có thể bị phá vỡ. Có lẽ là một năm nữa, tôi sẽ chỉnh sửa nó.
Nhưng điều đó thực sự không khác gì những gì chúng tôi làm trên trang web. Mọi người liên hệ với chúng tôi về một số câu trả lời trên catholic.com và họ có thể nói rằng câu trả lời đó thật tệ hoặc không rõ ràng hoặc đại khái như thế. Thông thường, tôi sẽ lấy nó và gửi cho những nhân viên hộ giáo của chúng tôi. Họ sẽ xem xét nó và nếu họ cần thay đổi, chúng tôi sẽ làm. Hoặc nếu chúng tôi cần gỡ bỏ điều gì đó vì câu trả lời chưa đủ tốt hoặc chúng tôi có thể làm tốt hơn, chúng tôi sẽ làm điều đó. Bản thân trang web không ngừng phát triển và chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến nội dung để cố gắng cải thiện nội dung đó.
Và quá trình [Trí khôn Nhân tạo] này cũng giống như vậy. Chỉ có cách duy nhất để chúng tôi làm điều đó là nó phải thật sự công khai, bởi vì tất cả những người này đang xác định những lỗ hổng và vấn đề, và đây là những lỗ hổng mà chúng tôi đã nghiên cứu trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa tìm ra.
Nhưng cũng có một sự chỉ trích rộng rãi chống lại việc sử dụng Trí khôn Nhân tạo trong công việc hộ giáo và giáo lý của bạn. Nếu một người gọi đến chương trình phát thanh của bạn, Catholic Answers Live, họ sẽ nói chuyện với một người trên đài phát thanh. Nếu họ viết thư cho người hộ giáo, họ sẽ nhận được phản hồi từ một con người.
Bản chất của việc hộ giáo hoặc dạy giáo lý là mang tính liên bản vị và tương quan - và cách tiếp cận Trí khôn Nhân tạo này dường như sẽ thay đổi điều đó.
Những nhà hộ giáo của chúng tôi quả có đi ra ngoài để nói chuyện và thực hiện chương trình phát thanh.
[Trên chương trình phát thanh], mỗi ngày chúng tôi nhận được khoảng tám câu hỏi. Và khi những người hộ giáo đi ra ngoài và nói chuyện, họ thường nói nhiều nhất là với vài nghìn người.
Nhưng phần lớn các câu hỏi và câu trả lời mà mọi người tìm thấy từ chúng tôi đều đến từ những người tìm kiếm trên internetđối.
Vì vậy, nó không thực sự mang tính liên bản vị như người ta vẫn nói. Và một phần của vấn đề là chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ người ta. Chúng tôi nhận được hơn 2 triệu lượt truy cập mỗi tháng tại catholic.com và một video từ người hộ giáo của Catholic Answers như Trent Horn có thể nhận được 50,000 lượt xem ngay sau khi nó ra mắt - vì vậy phần lớn liên hệ của chúng tôi với mọi người không thực sự mang tính liên bản vị.
Tôi muốn tất cả công việc của chúng tôi đều mang tính bản vị trực tiếp, nhưng chúng tôi không có đủ người. Và chúng tôi không có đủ tiền để thuê đủ người để trả lời số lượng câu hỏi được đưa ra.
Vì vậy, chúng tôi chỉ đang tìm kiếm những cách sáng tạo để giúp mọi người tìm hiểu thêm về đức tin của họ.
Bất chấp cam kết của bạn, đã có rất nhiều người cho rằng Catholic Answers nên gác lại thí nghiệm Trí khôn Nhân tạo. Nhưng bạn nói rằng bạn cam kết sửa chữa nó. Tại sao điều đó quan trọng với bạn?
Bởi vì Trí khôn Nhân tạo sẽ không mất dạng đi đâu cả. Và ngay cả khi chúng tôi loại bỏ hoàn toàn hình hóa thân và chỉ biến nó thành một chatbot khác - điều đó cũng không sao - đó vẫn là một cách hay khác để mọi người nhận được câu trả lời.
Nhưng tôi vẫn muốn thử những thứ khác.
Và bạn biết không - khi bạn là doanh nhân hoặc người đang thử nghiệm hoặc bất cứ điều gì - và đó là bản chất của tôi - cùng với đó là việc chịu trách nhiệm.
Và đôi khi tôi phải lãnh lấy hậu quả của việc mình làm. Và về việc này, tôi đang lãnh lấy hậu quả của mình và điều đó ổn thôi, bạn ạ.
Thiên tài Guglielmo Marconi, Người biết nhìn xa trông rộng đã phát minh ra chiếc điện thoại di động đầu tiên trong nhiều phát minh
Thanh Quảng sdb
16:32 27/04/2024
Thiên tài Guglielmo Marconi, 'Người biết nhìn xa trông rộng' đã phát minh ra chiếc điện thoại di động đầu tiên trong nhiều phát minh
Trước Ngày Quốc tế, chúng ta tưởng nhớ tới một thiên tài, ông Marconi, 150 năm ông được sinh ra chào đời, chúng ta nhớ tới di sản phong phú của ông Guglielmo Marconi, một doanh nhân với nhiều phát minh, người đã thành lập Đài phát thanh Vatican vào năm 1931 và lắp đặt một chiếc 'điện thoại di động lớn trong xe của Đức Giáo Hoàng Piô XI để có thể liên lạc với Tòa thánh Vatican.
(Tin Vatican - Michele Raviart & Devin Watkins)
Ông Guglielmo Marconi, sinh ra tại Cung điện Marescalchi ở Bologna vào ngày 25 tháng 4 năm 1874.
Cha ông là Giuseppe, một điền chủ của tỉnh Emilia nước Ý, và mẹ ông là Annie Jameson, người đã đến Ý để học hát "bel canto". Bà là người Ái nhĩ lan, một công dân của Vương quốc Anh và là cháu gái của người sáng lập nhà máy rượu whisky Jameson rất nổi tiếng.
Trong số rất nhiều thí nghiệm của ông, Marconi đã phát minh ra chiếc radio đầu tiên có thể phát sóng vượt không gian vào năm 1895.
Sau khi nhận được bằng phát minh đầu tiên cho chiếc “điện thoại không dây” ở Anh, ông Marconi đã thành lập “Công ty Viễn thông và Điện thoại Không dây” có trụ sở tại London, sau này trở thành là Công ty Marconi.
Hai năm sau, ông mở chi nhánh tại Mỹ, công ty của ông sau này được bán cho General Electric và trở thành RCA. Vào cuối đời, Marconi đã nắm đạt 70 bằng phát minh.
Giải Nobel cho những phát minh phò sự sống
Ông đã nhận được giải Nobel Vật lý cùng với nhà khoa học người Đức Karl Ferdinand Braun vì "những đóng góp cho sự phát triển của điện báo không dây". Ông nhận giải Nobel vào tháng 12 năm 1909 tại Stockholm, khi mới 35 tuổi.
Công nghệ vô tuyến của ông trở thành phương tiện bắt buộc, được cài đặt trên tất cả các tàu trên khắp thế giới, sau khi các cuộc gọi vô tuyến Mayday đã cứu giúp hơn 720 người trong vụ đắm tàu Titanic bi thảm vào năm 1912.
Năm 1922, ông Marconi khánh thành một đài phát thanh mới ở London, từ đó, theo lệnh của chính phủ Anh, đài BBC đã ra đời.
Sau đó, vào ngày 12 tháng 2 năm 1931, Đức Giáo Hoàng Piô XI trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên nói chuyện với toàn thế giới qua đài phát thanh bằng tiếng Latinh: “In arcano dei consilium, succidimus in loco principis apostolorum.” ("Trong chương trình bí mật của Thiên Chúa, cá nhân chúng tôi đã được chọn vào vị trí của Phêrô, vị tông đồ trưởng."
Theo yêu cầu của Đức Thánh Cha, ông Marconi đã đích thân thành lập Đài phát thanh Vatican, vào năm 2015, đài được sáp nhập vào Thánh Bộ Truyền thông mới thành lập và tiếp tục hoạt động với tư cách là đài phát thanh Vatican.
Chiếc điện thoại di động lớn của Marconi tặng Đức Giáo Hoàng
Một trong những phát minh khác, ông Marconi đã thực hiện là “chiếc điện thoại di động lớn” để kết nối ô tô của Đức Giáo Hoàng Piô XI với Vatican và dinh thự mùa hè của Giáo hoàng tại Castel Gandolfo, gần Rome.
Nhiều năm sau, ông Steve Jobs, người sáng lập ra điện thoại Apple, nói với những tham dự viên của một Hội nghị tại Hoa Kỳ rằng: Ông Marconi là cội nguồn của chúng ta, chúng ta là những cành nhánh của ông".
Sau Marconi, ông Martin Cooper, người đã phát minh ra điện thoại di động cầm tay như chúng ta dùng ngày nay, ông chia sẻ: "Thực ra, phát minh của tôi, chiếc điện thoại di động nhỏ, được phát sinh từ cái nhìn của ông Marconi và từ chiếc điện thoại di động lớn mà Marconi đã làm ra."
Tất cả các đài phát thanh đã im lặng trước cái chết của ông
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1937, ông Guglielmo Marconi qua đời tại Rome vì cơn đau tim...
Các đài phát thanh trên khắp thế giới lúc đó đã xuất hiện ở nhiều nơi ở các nơi công cộng và tại nhà riêng đã đồng loạt im lặng, ngưng mọi chương trình phát sóng trong suốt hai phút để tưởng nhớ tới ông...
Trước Ngày Quốc tế, chúng ta tưởng nhớ tới một thiên tài, ông Marconi, 150 năm ông được sinh ra chào đời, chúng ta nhớ tới di sản phong phú của ông Guglielmo Marconi, một doanh nhân với nhiều phát minh, người đã thành lập Đài phát thanh Vatican vào năm 1931 và lắp đặt một chiếc 'điện thoại di động lớn trong xe của Đức Giáo Hoàng Piô XI để có thể liên lạc với Tòa thánh Vatican.
(Tin Vatican - Michele Raviart & Devin Watkins)
Ông Guglielmo Marconi, sinh ra tại Cung điện Marescalchi ở Bologna vào ngày 25 tháng 4 năm 1874.
Cha ông là Giuseppe, một điền chủ của tỉnh Emilia nước Ý, và mẹ ông là Annie Jameson, người đã đến Ý để học hát "bel canto". Bà là người Ái nhĩ lan, một công dân của Vương quốc Anh và là cháu gái của người sáng lập nhà máy rượu whisky Jameson rất nổi tiếng.
Trong số rất nhiều thí nghiệm của ông, Marconi đã phát minh ra chiếc radio đầu tiên có thể phát sóng vượt không gian vào năm 1895.
Sau khi nhận được bằng phát minh đầu tiên cho chiếc “điện thoại không dây” ở Anh, ông Marconi đã thành lập “Công ty Viễn thông và Điện thoại Không dây” có trụ sở tại London, sau này trở thành là Công ty Marconi.
Hai năm sau, ông mở chi nhánh tại Mỹ, công ty của ông sau này được bán cho General Electric và trở thành RCA. Vào cuối đời, Marconi đã nắm đạt 70 bằng phát minh.
Giải Nobel cho những phát minh phò sự sống
Ông đã nhận được giải Nobel Vật lý cùng với nhà khoa học người Đức Karl Ferdinand Braun vì "những đóng góp cho sự phát triển của điện báo không dây". Ông nhận giải Nobel vào tháng 12 năm 1909 tại Stockholm, khi mới 35 tuổi.
Công nghệ vô tuyến của ông trở thành phương tiện bắt buộc, được cài đặt trên tất cả các tàu trên khắp thế giới, sau khi các cuộc gọi vô tuyến Mayday đã cứu giúp hơn 720 người trong vụ đắm tàu Titanic bi thảm vào năm 1912.
Năm 1922, ông Marconi khánh thành một đài phát thanh mới ở London, từ đó, theo lệnh của chính phủ Anh, đài BBC đã ra đời.
Sau đó, vào ngày 12 tháng 2 năm 1931, Đức Giáo Hoàng Piô XI trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên nói chuyện với toàn thế giới qua đài phát thanh bằng tiếng Latinh: “In arcano dei consilium, succidimus in loco principis apostolorum.” ("Trong chương trình bí mật của Thiên Chúa, cá nhân chúng tôi đã được chọn vào vị trí của Phêrô, vị tông đồ trưởng."
Theo yêu cầu của Đức Thánh Cha, ông Marconi đã đích thân thành lập Đài phát thanh Vatican, vào năm 2015, đài được sáp nhập vào Thánh Bộ Truyền thông mới thành lập và tiếp tục hoạt động với tư cách là đài phát thanh Vatican.
Chiếc điện thoại di động lớn của Marconi tặng Đức Giáo Hoàng
Một trong những phát minh khác, ông Marconi đã thực hiện là “chiếc điện thoại di động lớn” để kết nối ô tô của Đức Giáo Hoàng Piô XI với Vatican và dinh thự mùa hè của Giáo hoàng tại Castel Gandolfo, gần Rome.
Nhiều năm sau, ông Steve Jobs, người sáng lập ra điện thoại Apple, nói với những tham dự viên của một Hội nghị tại Hoa Kỳ rằng: Ông Marconi là cội nguồn của chúng ta, chúng ta là những cành nhánh của ông".
Sau Marconi, ông Martin Cooper, người đã phát minh ra điện thoại di động cầm tay như chúng ta dùng ngày nay, ông chia sẻ: "Thực ra, phát minh của tôi, chiếc điện thoại di động nhỏ, được phát sinh từ cái nhìn của ông Marconi và từ chiếc điện thoại di động lớn mà Marconi đã làm ra."
Tất cả các đài phát thanh đã im lặng trước cái chết của ông
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1937, ông Guglielmo Marconi qua đời tại Rome vì cơn đau tim...
Các đài phát thanh trên khắp thế giới lúc đó đã xuất hiện ở nhiều nơi ở các nơi công cộng và tại nhà riêng đã đồng loạt im lặng, ngưng mọi chương trình phát sóng trong suốt hai phút để tưởng nhớ tới ông...
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Chương bốn 4
Vũ Văn An
22:20 27/04/2024
Chương Bốn: Màn chen quan trọng: Công đồng Vatican II, tiếp theo và hết
Hiến chế Sacrosanctum Concilium
Bên cạnh những cuộc tranh luận kỹ thuật về Giáo hội và văn hóa - mà ít nhất lúc đầu chỉ đụng tới một số nhà tư tưởng - có lẽ sự phát triển thần học sâu rộng nhất bắt nguồn từ Công đồng là điều mà hầu hết mọi người không hề coi là thần học: những thay đổi triệt để trong phụng vụ Công Giáo. Đọc Sacrosanctum Concilium, Hiến chế về Phụng vụ, là một thao tác buồn cảm vẩn vơ, bởi vì nó cho thấy chính xác việc các bản văn công đồng thực sự đã bị nhận chìm ra sao bởi những phát triển tiếp theo và các thử nghiệm bị quan niệm sai lầm về việc điều gì cần thiết để bắt tay với nền văn hóa đại chúng có xu hướng chiếm ưu thế. Trò đùa lâu đời giữa những người không thích sự hống hách của các người được coi là chuyên gia phụng vụ vào cuối những năm sáu mươi và bảy mươi có lẽ là không công bằng, nhưng – giống như mọi trò đùa – không công bằng theo hướng chung của sự thật:
“Đâu là sự khác biệt giữa một nhà phụng vụ học và một kẻ khủng bố?”
"Bạn có thể thương thảo với một kẻ khủng bố."
Sacrosanctum Concilium vẫn hình dung vai trò trung tâm của tiếng Latinh và thậm chí hơn thế nữa của thánh ca Grêgôrianô, nhưng - có lẽ hơn cả Gaudium et Spes - nó cũng mở cánh cửa cho mọi loại đổi mới, trong số đó, hóa ra, nhiều đổi mới là một thất bại trong chính những điều khoản được Công đồng đặt ra để thay đổi phụng vụ cũ: việc giáo dân tích cực bước vào mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo hội. Ngay câu đầu tiên đã mô tả điều này như “để thích nghi cách thích đáng hơn đối với nhu cầu của thời đại chúng ta”, một khát vọng mơ hồ hình dung cái hiểu và sự tham gia nhiều hơn của giáo dân vào một phụng vụ cải cách. Có những chỗ, điều này dường như muốn nói đến việc huấn luyện giáo dân hiểu phụng vụ là gì và thậm chí có thể hát thánh ca Grêgôrianô – nói cách khác, giáo dục và nâng cao trình độ văn hóa của người dân ít nhất là về một số khía cạnh của nghi lễ cổ xưa. Các chủng sinh cũng phải được đào tạo ở trình độ cao hơn để khi đảm nhiệm công việc giáo xứ, họ sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục công việc thích ứng một cách sáng tạo.
Tuy nhiên, lái theo một hướng khác là các chỉ dẫn trong văn kiện, nói rằng các nghi thức phải được đơn giản hóa và điều chỉnh cho phù hợp với nền văn hóa hiện đại, tương tự như cách theo đó các nhà truyền giáo trong suốt lịch sử đã sử dụng các yếu tố của nền văn hóa bản địa và biến chúng thành công dụng thánh thiêng: “Nghệ thuật trong thời đại của chúng ta, vốn phát xuất từ mọi chủng tộc và khu vực, cũng sẽ được dành cho một phạm vi tự do trong Giáo hội” (SC 123). Như chúng ta đã thấy trong phân tích về Gaudium et Spes, vấn đề với cách tiếp cận này là nền văn hóa hiện đại bị đánh dấu sâu xa bởi các yếu tố không những phi Kitô giáo, mà còn cố tình chống lại Kitô giáo, và nhiều thích ứng mới không đặc biệt nhạy cảm với âm điệu thế tục hóa hoặc tính hời hợt tuyệt đối trong việc tiếp nhận các hình thức hiện đại. Kết quả là, chúng đã đánh mất những biểu tượng phong phú và âm vang của những hình thức cũ mà không thay thế chúng bằng bất cứ thứ gì có thể so sánh được từ nền văn hóa đương thời.
Nền Thần học của Sacrosanctum Concilium đủ vững chắc, (26) và phụng vụ quan trọng đủ để trở thành chủ đề đầu tiên được các Nghị phụ Công đồng bàn đến, thông qua văn kiện vào ngày 4 tháng 12 năm 1963, với số phiếu gần như nhất trí là 2,147 thuận với 4 chống. Có lẽ người ta nghĩ rằng, nếu Giáo hội mạnh mẽ đủ và sự thích ứng khéo léo đủ, thì người Công Giáo - phần lớn trong số họ lúc đó tham dự Thánh lễ Chúa nhật - sẽ bị thu hút hơn nữa bởi sự quen thuộc và khả năng tiếp cận lớn hơn, cũng như, người ta hy vọng thế, sự sâu sắc trong kinh nghiệm. Thay vào đó, điều đã xảy ra phần lớn là việc giản lược một phụng vụ cao cả và trang nghiêm xuống một bình diện văn hóa rất thấp, vốn cung cấp rất ít tinh thần linh thiêng gắn liền suốt lịch sử với các nghi lễ của các tôn giáo lớn trên thế giới. Hàng ngũ giáo dân có lẽ có thể hiểu nhiều hơn một cách thực tế nhờ ngôn ngữ đơn giản của tiếng bản xứ—nếu họ thực sự tham dự nhà thờ. Nhưng trái với mong đợi, họ tham dự Thánh lễ mới ít hơn nhiều so với Thánh lễ cũ, một sự thay đổi đáng chú ý trong một Giáo hội từng tuyên bố, khá đúng đắn, rằng việc cử hành Bí tích Thánh Thể—“qua đó công việc cứu chuộc chúng ta được hoàn thành” (27) (SC 2) —là bí tích liên tục của hành vi cứu chuộc của Chúa Kitô nhằm kéo mọi người trở lại với Thiên Chúa kể từ thời các tông đồ và chính Chúa Giêsu.
Chắc chắn một số cuộc đào ngũ có liên quan đến tính chất tẻ nhạt và không gây hứng thú của phụng vụ mới, nhất là vì cả những cải cách lẫn cách giải thích sai về các yếu tố khác trong giáo huấn của công đồng đã khiến nhiều người tin rằng Thánh lễ đơn giản không còn quan trọng nữa. (28) Thật không may là cuộc cải cách phụng vụ đã bị một cơn bão hoàn chỉnh của những hoàn cảnh bất lợi tấn công. Một phong trào canh tân phụng vụ nghiêm túc hơn nhiều đã được nung nấu từ hơn một thế kỷ trước, bắt đầu từ Đan viện Solesmes và sau đó bao gồm cả các vị giáo hoàng là Đức Piô X, XI và XII và một số nhân vật có óc phán đoán khá sắc sảo khác, chẳng hạn như Romano Guardini và Joseph Ratzinger. Tuy nhiên, bầu không khí cuối thập niên 1960, thời điểm của cuộc cách mạng văn hóa hoàn cầu, đã khuyến khích đủ loại thử nghiệm không nên làm, một số trong đó khá cực đoan. Sacrosanctum Concilium cẩn thận chỉ ra một số quy tắc nhất định và vai trò giám sát của các giám mục trong bất cứ sự thích nghi nào, vốn phải thể hiện “một sự đơn giản cao quý” (SC 34). Sự đơn giản quả có diễn ra, nhưng rất ít tính cao quý, và văn kiện cho rằng các giám mục có thể đứng lên hoặc làm điều gì đó đối với những sự đi trệch triệt để khỏi quá khứ. (29) Như đã diễn ra, đủ loại thử nghiệm đã được áp đặt, thường được biện minh dựa trên các cuộc tái dựng có nghiên cứu cao điều mà các học giả nói là các nền phụng vụ tiên khởi. Chính Đức Phaolô VI đã nắm bắt được tinh thần, và chính ảnh hưởng của ngài hơn bất cứ nhân vật đơn nhất nào khác đã dẫn đến việc gần như tuyệt chủng của phụng vụ cũ.
Đây là một bước đi đáng tiếc vì nhiều lý do, và không chỉ vì nó dẫn đến các biểu ngữ bằng nỉ và các Thánh lễ có đàn guitar vốn không phải là các phương tiện phụng vụ tốt vào thời điểm đó và nhanh chóng trở nên lỗi thời, cả về phương diện “nhu cầu của thời đại chúng ta”. Joseph Ratzinger, một nhà thần học trẻ tham gia với tư cách là chuyên gia được chỉ định trong các cuộc tranh luận phụng vụ tại Công đồng và nhiệt tình với việc cải cách phụng vụ, đã ghi nhận rằng vấn đề ngôn ngữ phụng vụ là vấn đề được tranh luận nhiều nhất, mặc dù không có ý định loại bỏ hoàn toàn tiếng Latinh, một điều sau đó đã xảy ra. Thật vậy, ngài nhận xét rằng các Nghị Phụ Công Đồng không có ý định làm “một cuộc cách mạng phụng vụ”. Dù sao, đó là những gì họ có. Và bất cứ ai – giáo dân bình thường hay chuyên gia thần học – nếu tin rằng Công đồng Vatican II đại diện cho một sự đoạn tuyệt triệt để với quá khứ, điều tốt nhất đối với họ có lẽ là nên lập luận dựa vào những gì người Công Giáo toàn thế giới đã trải nghiệm trong Thánh lễ như kết quả của Công đồng. Thật vậy, từ những ngày đó cho đến tận triều giáo hoàng của ngài, Ratzinger đã nhiều lần than thở về việc áp đặt thô bạo sách lễ của Đức Phaolô VI và loại bỏ Thánh lễ của Công đồng Triđentinô và khuyến khích một “khoa giải thích liên tục” [hermeneutic of continuity] để chống lại điều từng là một nỗ lực quá nhiệt tình nhằm du nhập điều mới lạ bằng cách gần như xóa bỏ điều cũ - khó là một chiến lược tốt trong một định chế vốn tuân theo nguyên tắc truyền thống.
Nhưng có lẽ điều tồi tệ nhất, như Ratzinger và nhiều người khác đã chỉ ra, sự thay đổi triệt để trong kinh nghiệm phụng vụ chung nhất của giáo dân đã biến Thánh Lễ từ một điều được tin chung và được coi là đương nhiên, một điều được truyền lại từ thời xưa, thành một chủ đề tranh chấp. Nếu tiêu chuẩn cho một phụng vụ thành công là kinh nghiệm của những người tham dự, đặc biệt là nơi linh mục đối diện, không phải Thiên Chúa, như trong hình thức cũ, mà là cộng đoàn, (30) thì chính linh mục trở thành một loại nghệ sĩ giải trí và “màn trình diễn” của ngài là chủ đề của một loại hình phê bình sân khấu. Các khái niệm cũ hơn như Sự hiệp thông các Thánh và Nhiệm thể Chúa Kitô được đề cập nhưng truyền đạt bằng những gì có vẻ là một trải nghiệm trần tục hơn nhiều. Các nghi thức, bị liệng bỏ như là “thời trung cổ”, có thể đòi hỏi một chút giáo dục cho giáo dân để làm chúng dễ hiểu, nhưng ít nhất chúng không phải là sản phẩm của một nhân cách đặc thù hoặc thói quen địa phương.(31) Hơn nữa, qua nhiều thế kỷ, chúng đã trở thành hiện thân của các loại hành vi mà các nhà nhân chủng học công nhận là một đặc điểm phổ quát của nghi lễ, tìm cách tạo ra và đi vào không gian và thời gian thánh thiêng, thường bằng cách sử dụng biểu tượng vũ trụ và ngôn ngữ thánh thiêng, qua đó liên kết thời gian và vĩnh cửu. Thay vì cổ vũ việc hồi tâm và tham dự sâu sắc vào mầu nhiệm Chúa Kitô và Ơn Cứu Chuộc của Người – vốn là mục tiêu công khai của cuộc cải cách – thì ngay cả tính hợp lý nông cạn của ngôn ngữ bản địa mới cũng phải chịu đủ loại ngẫu hứng và sai lệch rút ra từ nền văn hóa phản Kitô giáo hiện đại và phong hóa của giai cấp trung lưu, khó phù hợp với các hình thức cổ xưa mà các học giả tìm kiếm.
Tình trạng kích động liên tục mà điều đó gây ra - và sự tan vỡ của cộng đồng, khi các phe phái khác nhau cho rằng họ có quyền kiểm soát các cử hành nay do con người tự tạo - đã khiến ngay cả những người muốn có một "cải cách của cải cách", chẳng hạn như Ratzinger, không cố gắng làm bất cứ điều gì quá triệt để: mặc dù vào đầu thế kỷ 21, Đức Bênêđictô XVI đã phục hồi nghi thức phụng vụ Latinh như một hình thức ngoại thường, nhưng các hình thức “thông thường” hiện dùng ngôn ngữ bản địa đã được chỉnh sửa một cách nhẹ nhàng để khôi phục thêm một chút mầu nhiệm và thi ca của quá khứ và bớt đi một chút chủ nghĩa trí thức và văn xuôi của hiện tại, mà không đưa các tín hữu vào một cuộc cách mạng khác. Liệu đó có phải là một biện pháp khắc phục đầy đủ để đối phó với diễn trình phi thánh thiêng đang diễn ra và mang tính tranh đấu của thế giới hiện đại hay không vẫn còn cần phải xem xét. Nhưng rõ ràng là sự ổn định cũ từng nối kết các người thờ phượng Công Giáo với Chúa Kitô—và qua Người với các thế hệ đã qua đi từ lâu và chưa đến—cũng như với trật tự vũ trụ của Sáng thế, phần lớn đã không còn nữa. Và phụng vụ thay thế nó cung cấp rất ít đối trọng chống lại sự hỗn loạn và mất phương hướng vốn là kinh nghiệm thông thường của con người không có Thiên Chúa.
Tự do tôn giáo, phong trào đại kết và các tôn giáo ngoài Kitô giáo
Một số khía cạnh tích cực nhất phát xuất từ Công đồng Vatican II là các văn kiện về tự do tôn giáo và về mối quan hệ với các giáo phái Kitô giáo khác và các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Dưới ánh sáng của khuôn khổ thay đổi trong tính liên tục được phác thảo trong các trang trước, vốn nói lên cách tốt nhất suy nghĩ của các Nghị phụ Công đồng, thật đáng tiếc là nhiều người bên trong và bên ngoài Giáo hội đã coi việc ủng hộ quyền tự do tôn giáo và nối vòng tay lớn với những người không Công Giáo là một cách đầu hàng lối hiểu hiện đại của phương Tây, như thể Giáo hội, một mặt, thừa nhận đạo Công Giáo chỉ là một trong số nhiều tôn giáo trên thế giới và mặt khác, tự do tôn giáo có nghĩa là các thẩm quyền Giáo hội không thể xác định tín lý và thi hành kỷ luật đối với người Công Giáo, ngay cả trong những vấn đề dường như được chính lời của Chúa Kitô và toàn bộ lịch sử của Giáo hội xác nhận.
Một cách nào đó, đây chỉ là một phần sự hiểu sai khác được mở rộng hợp luận lý, có tính căn bản hơn về Công đồng, như thể nó thực hiện một kiểu tấn công triệt để của Thệ phản vào mọi điều ở giữa Chúa Kitô và tín hữu hiện đại. Theo quan điểm này, không những truyền thống lâu đời của Giáo hội bị hiểu lầm, mà nó còn xác nhận rằng bất cứ điều gì dựa trên truyền thống, chỉ nguyên sự kiện này, cũng đều bị nghi ngờ. Trong các nghiên cứu về Kinh thánh (như sẽ xuất hiện trong chương 6), điều này đã dẫn đến một đạo Thệ phản vượt quá đạo Thệ phản, tranh cãi ngay cả những từ ngữ được tìm thấy trong chính các bản văn Kinh thánh vì chúng phản ảnh “các phát triển” của Công Giáo từ một số thực tại nguyên thủy mà dường như chỉ các học giả Kinh thánh hiện đại mới nhìn thấy được, và cả lúc đó, chỉ khi nào họ sử dụng các phương pháp phê bình lịch sử một cách nào đó.
Dignitatis Humanae, văn kiện về tự do tôn giáo, cần để giải quyết một số vấn đề, mà một số không rõ ràng ngay lập tức nếu tự do tôn giáo được coi là chỉ đề cập đến những điều mà chính Giáo Hội Công Giáo cần thay đổi đối với sự tự hiểu biết chính mình. Các câu hỏi thần học rất nghiêm túc và các vấn đề liên quan đến nhà nước và Giáo Hội phần lớn đã bị làm ngơ nhưng lại củng cố cách tiếp cận các câu hỏi quen thuộc hơn. Đầu tiên, ngay từ thế kỷ 19, Giáo hội đã tìm cách tách biệt Giáo Hội và nhà nước để bảo vệ quyền tự do tôn giáo của chính mình. Về mặt lịch sử, các giáo hoàng đã phản đối sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước trên lý thuyết nhưng cũng phải đấu tranh với các thế lực thế tục để bảo đảm sự độc lập của Giáo hội. Ở Pháp, như phần nào được biết đến nhưng không được đánh giá cao, Chủ nghĩa Pháp giáo [Gallicanism] có nghĩa là sự can thiệp của nhà nước vào việc bổ nhiệm giám mục và các nhà lãnh đạo khác là một thông lệ lâu đời, với tất cả những nguy hiểm kèm theo, chẳng hạn như việc điều hành Giáo hội Yêu nước Trung Quốc bởi Chính quyền cộng sản đã cho thấy thời nay. Nhưng các quốc gia khác có những hình thức xâm nhập riêng của họ vào các vấn đề của Giáo hội. Các tên như chủ nghĩa Josephinism (Hoàng đế Joseph II của Áo), Riccism (giám mục Scipione de’Ricci, Ý, lạc giáo) và Febronianism (Lý thuyết về các mối tương quan giữa nhà nước và Giáo Hội do Justinus Febrorius, Đức, khai triển) ít được biết đến hơn, nhưng thực tế cũng không kém phần nổi bật. (32)
Khi Giáo hội tuyên bố việc cai quản hoàn cầu của giáo hoàng với hiến chế tín lý Pastor Aeternus (Mục tử Đời đời) tại Vatican I, thì đó không những chỉ là một sự thâu tóm quyền lực để tập trung quyền lực ở Rôma, như một số người bất đồng chính kiến đã nghĩ. Có lẽ đúng hơn, đó còn là một nỗ lực nhằm giành quyền kiểm soát các Giáo Hội địa phương khỏi nanh vuốt của các chính phủ. Các chính phủ đó biết điều gì đang xảy ra: để trả đũa, Áo đã hủy bỏ Thỏa ước với Rôma và chính sách Kulturkampf [đấu tranh văn hóa] của Bismarck ở Đức đã ném phần lớn các giám mục Công Giáo vào nhà tù. Vatican phản đối việc mất các Quốc gia Giáo hoàng vào tay Vittorio Emmanuele trong chế độ quân chủ mới thống nhất của Ý. Tuy nhiên, Vatican I đã tái khẳng định tính độc lập của Giáo hội khỏi nhà nước.
Đến lúc Vatican II được triệu tập, tình hình đã khác hẳn. Năm 1904, Pháp, dưới sự chủ trì của Émile Combes, một nhà xã hội chủ nghĩa cấp tiến và cố chấp, đã thông qua luật tịch thu nhiều tài sản của Giáo hội, đóng cửa mười nghìn trường tôn giáo và hạn chế hoạt động của các dòng tu. Tuy tệ như thế, nó vẫn chỉ là điềm báo trước cho những gì sắp xảy ra. Trước giữa thế kỷ 20, các chế độ chống tôn giáo mạnh mẽ sẽ nổi lên ở Mexico, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Liên Xô và khắp toàn bộ khối Cộng sản từ Hungary đến Trung Quốc. So với các ý thức hệ toàn trị đứng đàng sau các chế độ này, các quốc gia dân chủ hiện đại xem được ưa chuộng hơn nhiều. Đức Lêô XIII từng khuyến khích một cuộc Tập hợp [ralliement]với Cộng hòa Pháp trước cuộc đàn áp của Combes. Bất chấp các vấn đề ngay trong các nền dân chủ, một số giáo hoàng hiện đại đã coi chúng như một loại sản phẩm phụ không thể tránh khỏi của các điều kiện hiện đại và bắt đầu chấp nhận chúng như bối cảnh trong đó Giáo hội sẽ phải hoạt động trong thế giới hiện đại.
Vì lý do đó và những lý do khác, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae mở đầu bằng nhận xét rằng “một cảm thức về phẩm giá của con người ngày càng ghi sâu vào tâm thức của con người đương thời” (DH 1). Người ta lập tức liên kết phẩm giá này với loại tự do chỉ có thể được thể hiện dưới một chính phủ hạn chế theo hiến pháp. Hơn nữa, nó xem xét cẩn thận “các mong muốn này” để thấy chúng phù hợp ra sao với sự thật và công lý cũng như với những phát triển hợp pháp bên trong truyền thống Công Giáo, mà từ đó có thể rút ra những điều mới mẻ “hài hòa với những điều cũ xưa”. Và Tuyên ngôn khẳng định một cách minh nhiên —và đúng sự thực—rằng nó sẽ phát triển giáo huấn của “các vị giáo hoàng gần đây về các quyền bất khả xâm phạm của con người và trật tự hiến pháp của xã hội”. Tuy nhiên, con người đó và những quyền đó không giống với ý nghĩa của chúng trong thế kỷ 21, nghĩa là, một loại vùng miễn nhiễm đối với mọi yêu sách của tôn giáo, luật pháp và đạo đức. Đối với các Nghị Phụ Công Đồng, các quyền lợi và cộng đồng được sắp xếp đúng đắn bắt nguồn từ bản chất con người theo nghĩa đầy đủ của nó như do Thiên Chúa tạo dựng.
Với động thái này—về sau khá thất bại vì những tuyên bố trái ngược của dàn diễn viên thế tục—Dignitatis Humanae thận trọng dành một vị trí đặc biệt cho tự do tôn giáo: “Vậy quyền tự do tôn giáo đặt nền tảng trên chính bản tính con người, chứ không phải trên thái độ chủ quan của con người. Vì ngay cả những người không chu toàn nhiệm vụ tìm kiếm và tuân theo chân lý, vẫn còn quyền đặc miễn này, và không ai được ngăn cản việc hành xử quyền ấy nếu trật tự công cộng chính đáng vẫn được bảo đảm” (DH 2). Điều này rõ ràng bác bỏ công thức trước đó khi cho rằng “lỗi lầm không có quyền lợi”. Nhưng như đã rõ trong phần thứ hai của văn kiện này, việc cân bằng quan điểm mở rộng này về quyền tự do tôn giáo với sự thật và chính nghĩa ít nhất cũng sẽ không dễ dàng. (Mặc dù đại đa số các Nghị Phụ Công Đồng tin rằng các quyền tự do dân chủ là điều tốt nhất mà thế giới hiện đại có thể mang lại, nhưng người ta nói rằng Dignitatis Humanae đã nhận được nhiều phiếu chống nhất trong bất cứ bản văn nào do Công Đồng ban hành, có lẽ vì những khó khăn trong việc tìm kiếm những biện minh thần học đúng đắn). Trong hầu hết các xã hội Phương Tây, xu hướng chung vốn coi việc các ý kiến tôn giáo đặc thù xâm nhập vào nơi công cộng như một việc vi phạm vào nền đạo đức xã hội vốn có tính đa nguyên.
Dignitatis Humanae khổ công nói rằng điều này gần như chưa đủ. Các Giáo Hội phải được tự do trong tư cách định chế để thực hành tôn giáo của họ một cách công khai và đưa sự thật của họ vào diễn ngôn chung; cha mẹ có quyền trong giáo dục, và các nhà nước không nên thiết lập các hệ thống hoặc quy tắc thế tục bắt buộc gây gánh nặng cho các bậc cha mẹ muốn giáo dục tôn giáo cho con cái họ. Ngay cả ở những nơi hoàn cảnh lịch sử đặc thù đã trao cho một tín ngưỡng vai trò thống trị trong một số xã hội, các tín ngưỡng khác phải được hưởng các quyền tự do và bảo vệ dân sự đầy đủ. Theo quan điểm được đưa ra ở đây, kiểu laïcité [chính sách biệt lập tôn giáo] được thực hiện ở Pháp, loại bỏ tôn giáo khỏi quảng trường công cộng, là không thỏa đáng. Việc chính quyền dân sự trung lập đối với các yêu sách của các tín ngưỡng khác nhau, hoặc thậm chí trung lập giữa tín ngưỡng và không tín ngưỡng là chưa đủ (trong thực tế, điều này hầu như luôn dẫn đến việc tuyên bố không có tín ngưỡng là việc “trung lập”). Không, chính quyền dân sự có trách nhiệm thúc đẩy việc tìm kiếm tôn giáo và thực thi quyền tự do có trách nhiệm—bởi vì đây là cách duy nhất để họ cũng đạt được quyền tự do trưởng thành trong đời sống công dân.
Không cần phải thăm dò nhiều ở bên dưới bề mặt của những khái niệm tổng quát này để thấy có những giá trị khác nhau đi theo những hướng khác nhau ở đây. Dignitatis Humanae rõ ràng có nghĩa là một “tuyên ngôn” thiết thực hơn, chứ không phải là một “hiến pháp” toàn diện đòi hỏi một sự soạn thảo tỉ mỉ hơn từ các nguyên tắc căn bản. Vì vậy, ngay cả khi nó giải thích rằng không có sự ép buộc nào trong tôn giáo, rằng Chúa Giêsu đã khuyên (Mt 13:30) hãy để lúa mì và cỏ lùng mọc cùng nhau cho đến thời điểm thu hoạch, và rằng Chúa Giêsu không đến như một Đấng Mêxia chính trị, vẫn có một xu hướng ngầm theo một hướng khác: Giáo hội đòi hỏi tự do trước mọi thẩm quyền, Giáo hội sẽ không tiếc công sức trong việc truyền giảng Tin Mừng cho toàn thế giới, và nhiệm vụ của Giáo hội là “phát biểu và giảng dạy một cách có thẩm quyền, chân lý đó là chính Chúa Kitô” (DH 14). Chính các Nghị phụ dường như cảm thấy căng thẳng ở đây bởi vì, trong cùng một đoạn (DH 12), trong đó các ngài phát biểu rằng Tin Mừng ủng hộ tự do tôn giáo đúng đắn và phẩm giá của nhân vị, các ngài thừa nhận rằng Giáo hội đã hoạt động chống lại tự do trong quá khứ: “Trong đời sống của dân Chúa, khi lữ hành qua những thăng trầm của lịch sử nhân loại, đã có lúc xuất hiện một lối hành động khó phù hợp với tinh thần Tin Mừng hoặc thậm chí chống lại nó. Tuy nhiên, tín lý của Giáo hội khi nói rằng không ai bị ép buộc phải có đức tin luôn luôn đứng vững.”
Có lẽ đây là điều tối đa có thể đạt được trong một tuyên ngôn cố tình ngắn gọn nhằm vào các cách tiếp cận thực tế: Giáo hội tự liên kết với quan điểm cao về quyền tự do có trách nhiệm và ý niệm có cấu trúc về phẩm giá con người như quyền tự do, không phải để làm bất cứ điều gì chúng ta muốn, nhưng để làm những gì chúng ta nên làm. Các vấn đề được nhân lên khi việc hiểu sai lập trường này kết hợp với các sắc lệnh về đại kết và các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Unitatis Redintegratio [Tái lập sự hợp nhất], sắc lệnh về đại kết, đã nói đến một điều rất thân thiết với trái tim của Yves Congar: sự tái hợp nhất Kitô giáo. Như chúng ta đã thấy, bản thân Congar nghĩ rằng điều này, hay nhất, cũng chỉ là một viễn cảnh xa vời một khi các trường hợp tương đối dễ dàng hơn của Chính thống giáo phương Đông và có lẽ là Anh giáo được giải quyết. Đơn giản là có quá nhiều khoảng cách với các nhóm Thệ phản chính (chưa nói đến khoảng cách giữa chính những người Thệ phản) và thậm chí còn hơn thế nữa, với nhiều cộng đồng tín ngưỡng bị chia cắt nhỏ hơn đến không thể mong đợi bất cứ điều gì giống như hợp nhất Kitô giáo ngay cả theo nghĩa rộng nhất. Và Công đồng đã ghi nhận cả tai tiếng do điều ấy đại diện lẫn sự cần thiết phải làm gì đó với nó - một cảm giác phổ biến vào thời điểm đó.
Vì vậy, các cuộc đối thoại “đại kết” đã được thúc đẩy bởi một công đồng hoàn vũ của Giáo Hội Công Giáo—vốn tự nó là một điều tốt, nhưng thật không may, đối với nhiều người Công Giáo, lại là một lý do khác nữa để tin rằng có lẽ Kitô giáo có tính chuyên biệt “Công Giáo” chẳng là gì khác hơn ý tưởng của một ai đó về việc Kitô giáo thực sự phải là gì. Và việc tôn trọng đối với người khác dường như cũng gợi ý rằng có thể nếu bạn không tuân theo mọi sự thật ngay trong Giáo hội của chính bạn, thì điều đó cũng không tệ lắm bởi vì, dù sao, ai là Kitô hữu hoàn hảo và trọn vẹn đây?
Hơn nữa, một số và thậm chí rất nhiều yếu tố và tài năng quan trọng nhất cùng nhau xây dựng và mang lại sức sống cho chính Giáo hội, có thể tồn tại bên ngoài ranh giới hữu hình của Giáo Hội Công Giáo: Lời viết ra của Thiên Chúa; sự sống ân sủng; đức tin, đức cậy và đức mến, cùng với các ơn nội tại khác của Chúa Thánh Thần, và cả các yếu tố hữu hình nữa. Tất cả những điều này, phát xuất từ Chúa Kitô và dẫn trở lại Chúa Kitô, đều thuộc về Giáo hội duy nhất của Chúa Kitô. (UR 3)
Sự hào phóng hiển nhiên trong những đoạn văn như thế có lẽ là cần thiết để vượt qua tính độc quyền và cao ngạo lâu đời của Công Giáo. Nó đã làm rất nhiều điều tốt trong việc khuyến khích đối thoại tôn trọng và, nếu Giáo hội vẫn giữ vững sự giáo huấn của chính mình trong những thập niên tiếp theo, thì nó có thể còn làm được nhiều hơn thế. Nhưng trên thực tế, phong trào đại kết nửa thế kỷ sau đã đạt được rất ít, mặc dù có nhiều nhiệt tình, ngoài một cảm thức chung giữa những người Công Giáo cho rằng không có nhiều điều khiến họ khác biệt với những người Thệ phản và một cảm thức, ngay trong số các nhà thần học cho rằng có lẽ những khác biệt về thần học cũng không có nghĩa bao nhiêu.
Các thành viên bảo thủ hơn của hợp đoàn giám mục tại Công đồng đã dự đoán nhiều như vậy. Thực tế mà nói, họ đúng. Đồng thời, “thái độ đắc thắng” [triumphalism], hay sự khẳng định đầy tính đấu tranh cho rằng chỉ Công Giáo mới có chân lý còn tất cả những người khác đều sai lầm, là một lập trường truyền thống với những hiệu quả ngày càng giảm dần. Người Công Giáo được Công đồng khuyến khích đọc “các dấu hiệu của thời đại” và điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với nhu cầu của một thời điểm mới. Đó chắc chắn là ý nghĩa thích hợp giữa hai thái cực vô dụng. Nhưng mọi sự đều phụ thuộc vào trí thông minh mà với nó người ta đọc được những dấu hiệu như vậy và sự khôn ngoan được sử dụng để phản ứng lại chúng.
Tất nhiên, sự hồ đồ và không chắc chắn không phải là giáo huấn của văn kiện về phong trào đại kết. Nó khuyên rằng, ngay cả khi người Công Giáo kiềm chế những cuộc luận chiến không cần thiết, thì giáo huấn Công Giáo phải được trình bày “trong tính toàn bộ của nó” và tránh “chủ nghĩa chủ hòa [irenicism] sai lạc” (mong muốn hòa bình bằng bất cứ giá nào) (UR 11). Thật vậy, nó kêu gọi một cuộc điều tra hỗ tương và đầy tham vọng: “Như vậy, con đường sẽ được mở ra, qua đó thông qua sự cạnh tranh huynh đệ, tất cả sẽ được khuấy động để hiểu biết sâu sắc hơn và trình bày rõ ràng hơn về sự phong phú khôn lường của Chúa Kitô” (UR 11). Trong một hoặc hai thập niên sau Công đồng, cuộc đối thoại đã diễn ra trên nhiều bình diện. Trước đó, một bước tiến vĩ đại đã xảy ra vào những ngày bế mạc của Công đồng khi Thượng phụ Chính thống Athanagoras và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đưa ra một tuyên bố chung, mỗi bên dỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với bên kia đã có hiệu lực kể từ cuộc Đại ly giáo năm 1054 giữa các Giáo Hội Đông phương và Tây phương.
Tuy nhiên, cuộc đối thoại tiếp theo với Chính thống giáo diễn ra chậm chạp, cũng như các cuộc đối thoại tương tự với các nhóm Thệ phản. Trên thực tế, mặc dù Đức Gioan Phaolô II đã tuyên bố tầm quan trọng của chủ nghĩa đại kết đối với triều giáo hoàng của ngài và trong thông điệp Ut Unum Sint [để chúng nên một] năm 1995, ngài đã thực hiện một bước chưa từng có là mời các nhóm tín ngưỡng Kitô giáo khác giúp ngài suy nghĩ về “tính ưu việt Phêrô”, nhưng các khác biệt khó giải quyết trong thần học và thực hành bắt đầu tái xuất hiện. Ở một số khía cạnh, điều này là không thể tránh khỏi, bởi vì sự chia rẽ là có thật và đáng kể. Tin khác đi là nghĩ rằng mọi sự chia rẽ chỉ là vấn đề hiểu lầm về những vấn đề ngoại vi, chứ không phải là vấn đề lựa chọn có ý thức và có cân nhắc những con đường không thể hòa giải trong những vấn đề chính như thẩm quyền, chức linh mục, sự kế vị tông đồ, bí tích, truyền thống, Kinh thánh, v.v.. Cả người Thệ phản lẫn người Công Giáo, vì tất cả thiện chí mà họ đã mang đến để tìm hiểu quan điểm của nhau một cách vô tư hơn và tìm ra những nền tảng chung, đều thừa nhận sự hiện hữu của nhiều quan điểm được giữ một cách có ý thức như vậy, những quan điểm mà họ, dù đúng hay sai, vẫn coi là liên quan đến lòng trung thành của họ đối với chính Chúa Giêsu Kitô. (33)
Nếu có những vấn đề trong cách Vatican II giải quyết các mối quan hệ nội bộ Kitô giáo, thì quan điểm của nó về các tôn giáo khác lại gây ra những khó khăn khác. Tuyên ngôn Nostra Aetate [Thời đại chúng ta] thường được cho là bản văn trong đó Giáo Hội Công Giáo dứt khoát bác bỏ chủ nghĩa bài Do Thái - và thực tế là như vậy, mặc dù đã có nhiều tiền lệ trong truyền thống, nhất là trong thông điệp Mit Brennender Sorge của Đức Piô XI, được viết vào năm 1939 khi chủ nghĩa phát xít đang đạt đến đỉnh cao. Nhưng có lẽ quan trọng hơn, ngay cả khi lặp lại nhiệm vụ thông thường là công bố Đức Kitô là “đường đi, sự thật và sự sống” (NA 2), Nostra Aetate thừa nhận mầu nhiệm Israel. Các nhân vật Kitô giáo từ Thánh Phaolô đến Jacques Maritain đã lập luận rằng, mặc dù người Do Thái bác bỏ Đấng cứu thế khi Người xuất hiện, nhưng Thiên Chúa không hối hận về những lời hứa của Người và giao ước được lập với người Do Thái trong Cựu ước, mặc dù bây giờ được mở rộng bằng việc bổ sung Tân Ước, không đơn giản bị bãi bỏ. Khi Chúa Kitô trở lại vào ngày tận thế, theo một cách thức không rõ ràng trước mắt chúng ta, Israel sẽ được tái hội nhập vào sự hiệp thông viên mãn với dân Thiên Chúa. (34)
Ngày nay, điều rõ ràng là sự nhấn mạnh này một phần đáp ứng đối với Shoah, tức âm mưu diệt chủng của Đức quốc xã đối với người Do Thái, nhưng nó cũng có nguồn gốc vững chắc trong truyền thống, bất chấp chủ nghĩa bài Do Thái lịch sử được thực hành bởi một số người Công Giáo (đáng chú ý là cáo buộc về tội giết Chúa mà đôi khi được gán cho mọi người Do Thái, kể cả những người sống hai nghìn năm sau cuộc đụng độ của Chúa Kitô với một số nhà cầm quyền Do Thái vào thời của Người). Tuy nhiên, câu hỏi thực tế được đặt ra: Vậy thì người Công Giáo sẽ hành động như thế nào đối với người Do Thái? Mặc dù việc cải đạo, tức là những nỗ lực ép buộc phải trở lại đạo được tuyên bố là không phù hợp đối với mọi tín ngưỡng, nhưng điều này có nghĩa là Do Thái giáo nói riêng hiện nay là một con đường song song dẫn đến sự cứu rỗi hay không? Nếu đúng như vậy, tại sao ban đầu các môn đệ của Chúa Giêsu, chủ yếu là người Do Thái, nhận ra rằng họ phải tách mình ra khỏi hội đường? Và thậm chí còn khẩn cấp hơn, nếu Chúa Kitô là con đường duy nhất, liệu những người Công Giáo có lương tâm tốt có thể không rao giảng Tin Mừng cho cả Dân được Chúa chọn, điều mà chính Chúa Kitô đã làm không? Mối quan hệ hậu công đồng với người Do Thái có lẽ tốt hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử Kitô giáo nhưng cũng vẫn còn dễ đụng chạm sau cuộc Shoah. Trong phần còn lại của thế kỷ, không có giải đáp nào cho câu hỏi rao giảng tin mừng phải được thực hiện như thế nào khi đến với người Do Thái.
Nostra Aetate và Ad Gentes, văn kiện về hoạt động truyền giáo, cũng có phần mâu thuẫn về việc tiếp cận các tôn giáo khác. Giáo hội luôn dạy rằng “người ngoại giáo tốt lành”, cũng như các thành viên của các tín ngưỡng khác, có thể thông qua một loại “lễ rửa tội theo nguyện vọng” đều được cứu rỗi. Nhưng với những nhạy cảm hiện đại—và sự bác bỏ chủ nghĩa thực dân phương Tây trong những năm 1960—người ta chỉ có thể kỳ vọng rằng sự tôn trọng dành cho những người theo các truyền thống khác—người ngoại giáo, người theo Ấn giáo, Phật giáo, thậm chí cả người Hồi giáo (kẻ thù quân sự lâu đời của Kitô hữu)—sẽ được nhiều người tiếp nhận, khi tìm cách hòa hợp trong các xã hội đa nguyên, cũng như, trong yếu tính, sự thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều theo đuổi cùng một điều dưới những cái tên khác nhau. Tên gọi truyền thống của hiện tượng bị chỉ trích nhiều này là chủ nghĩa thờ ơ, niềm tin cho rằng bạn theo tôn giáo nào cũng không có gì khác biệt nếu bạn là “người tốt”, một phạm trù có vấn đề trong Công Giáo, một phạm trù cho rằng tất cả đều bị bóp méo sâu xa bởi tội nguyên tổ. Thậm chí, có những nhà thần học Công Giáo dám gợi ý, trái ngược với Kinh thánh, rằng không đúng khi cho rằng không có “danh nào khác” ngoài danh Chúa Kitô nhờ đó chúng ta có thể được cứu. Các mệnh lệnh truyền giáo bắt đầu mất đi sự tự tin mà chúng từng có, và toàn bộ diễn trình truyền giáo trên toàn thế giới dường như là một sự bối rối lớn, bất chấp cả nó nữa cũng có mệnh lệnh từ kinh thánh. (35)
Tất nhiên, bất cứ điều gì ít hơn cũng ngụ ý rằng nội dung thực sự của các tôn giáo lớn trên thế giới là điều không quan trọng; một cách nghịch lý, động thái nhằm tạo ra sự tôn trọng lẫn nhau không những nói với Kitô giáo rằng nó không phải là tôn giáo hoàn toàn trổi vượt, mà còn nói với tất cả các tôn giáo rằng niềm tin của họ cũng không có hậu quả gì, đặc biệt là khi so sánh với ý tưởng tự do hiện đại về sự khoan dung xã hội. Lumen Gentium, Hiến Chế về Giáo Hội, đã đề cao “sứ mệnh phổ quát” hình thành “một cách hiển thị” trong thế giới của chúng ta qua sự phát triển của Giáo Hội, vì mọi người được mời gọi kết hợp với Chúa Kitô, và Giáo Hội đã lãnh nhận “sứ mệnh công bố và loan truyền Nước của Chúa Kitô và của Thiên Chúa cho mọi dân tộc” (LG 5). Có thể nói, những chủ đề truyền thống này phải “được chú tâm ngay từ đầu”, và cung cấp bối cảnh cho những đoạn văn đến sau — nói đúng hơn, phải là bối cảnh cho toàn bộ Công đồng — một điều vốn thường bị hiểu sai. Sự tôn trọng được phát biểu với tất cả những người có thiện chí, một cách nào đó, ở một số nơi, được coi là tương đương với tuyên bố của Giáo hội rằng tất cả các hoạt động tiêu chuẩn của việc giảng dạy, truyền giảng Tin Mừng và đấu tranh cho sự thật đã bị bãi bỏ. Các Nghị Phụ Công Đồng đã dứt khoát phủ nhận chính thái độ đó, vì mệnh lệnh của Chúa Kitô là rao giảng Tin Mừng cho mọi quốc gia có thể không bao giờ bị thu hồi hoặc bỏ qua bởi những người có ý định theo Người. Nói theo quan điểm “mục vụ” của Đức Gioan XXIII, Giáo hội phải đối xử một cách tôn trọng với tất cả những người bên ngoài biên giới của mình, mà không phủ nhận chính mình bằng cách giả vờ cho rằng phía “tín điều” đơn giản đã bị chuyển xuống tư cách chỉ còn là vết tích.
Quả thực, khó mà thấy làm thế nào bất cứ định chế nào cho rằng mình nắm được sự thật và coi chính Thiên Chúa đã thiết lập các phương tiện cứu rỗi chắc chắn cho dân của mình lại có thể khoan thứ chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra trở thành ý kiến phổ biến cho các thành viên ở bất cứ thời điểm nào, những ý kiến luôn luôn và chắc chắn chứa đựng rất nhiều sự ngu dốt và sai lầm về thần học. Mặc dù có nhiều nỗ lực mô tả Công đồng như một kiểu biến đổi nào đó, chuyển qua chủ thể, chuyển hướng dân chủ, Cách mạng Copernicus, hoặc ưu tiên điều mới hơn điều cũ, điều đương thời hơn điều vượt thời gian, Avery Dulles, Dòng Tên, được thăng lên hàng Hồng Y vào cuối đời và có lẽ là học giả nổi tiếng nhất về “các mô hình” của Giáo hội, đã nhận xét: “Tôi cho rằng tất cả những khái quát hóa này đều sai.” (36)
Ghi Chú
1 At the Service of the Church: Henri de Lubac Reflects on the Circumstances That Occasioned His Writings [Phục vụ Giáo hội: Henri de Lubac Suy tư về những hoàn cảnh tạo dịp cho các trước tác của ngái], Bản dịch của Anne Elizabeth Englund (San Francisco: Ignatius Press, 1993), 118.
2 Xem thêm chương 6 để biết cuộc thảo luận về Hiến chế Tín lý về Mặc khải Dei Verbum của Vatican II.
3 Một loạt bài viết trên tờ New Yorker trong thời gian Công đồng của “Xavier Rynne” đã thiết lập cách tiếp cận này một cách nổi tiếng trong thế giới nói tiếng Anh. Loạt bài này (thực ra là của Cha Dòng Chúa Cứu Thế Francis X. Murphy) sau đó được tái bản dưới dạng sách với tựa đề Letters from Vatican City [Những bức thư từ Thành Vatican], 4 tập. (London: Faber và Faber, 1963—1966). Một tài liệu ít mang tính phe phái hơn vào khoảng thời gian đó là Ralph M. Wiltgen, The Rhine Flows to the Tiber: The Unknown Council [Sông Rhine chảy vào sông Tiber: Công Đồng Vô danh] (New York: Hawthorn Books, 1967).
4 Xem Đức Piô XII, Mystici Corporis [Nhiệm thể] (1943).
5 Bản dịch Gaudet Mater Ecclesia [Mẹ Giáo Hội Vui mừng] được đính kèm trong Walter M. Abbott, S.J., chủ biên, The Documents of Vatican II [các văn kiện của Vatican II] (New York: America Press, 1966), 710-19.
6 Từ lời nói đầu của ngài cho ấn bản tiếng Anh của cuốn Theological Highlights of Vatican II [Những điểm nổi bật về thần học của Vatican II] (New York: Paulist Press, 1966), 1.
7 Cùng nguồn, 2.
8 Báo cáo của Ủy ban Thượng Hội đồng, The Furrow vol. 19, số 2 (tháng 2 năm 1968), 108.
9 Về phần mô tả bản thích nghi này, xem George Weigel, Witness to Hope: The Biography of John Paul II [Chứng nhân Hy vọng: Tiểu sử Đức Gioan Phaolô II] (New York: Cliff Street Books, 1999), 155-74.
10 Xem Paul Johnson, Pope John Paul II and the Catholic Restoration [Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Sự Phục hồi Công Giáo] (New York: St. Martin's Press, 1981).
11 “The Final Report: Synod of Bishops” [Báo cáo cuối cùng: Thượng Hội đồng Giám mục], Origins 15 (19/12/1985): 444-50.
12 Avery Dulles, S.J., “The Reception of Vatican II at the Extraordinary Synod of 1985” [Sự tiếp nhận Vatican II tại Thượng hội đồng ngoại thường năm 1985], trong Giuseppe Alberigo, Jean-Pierre Jossua, và Joseph A. Komonchak, chủ biên, The Reception of Vatican II [Sự tiếp đón Vatican II], bản dịch của Matthew J. O'Connell (Washington, D.C.: The Catholic University of America Press, 1987), 350. Alberigo và Komonchak cũng đã xuất bản cuốn History of Vatican II [Lịch sử Vatican II] gồm năm tập (Maryknoll, N.Y.: Orbis Books, 1995-2006), có phần không đồng đều nhưng là nguồn đầy đủ nhất bằng tiếng Anh. Herbert Vorgrimler, chủ biên, Commentary on the Documents of Vatican II [Bình luận về các Tài liệu của Vatican II] (New York: Herder and Herder, 1967-1969), mặc dù cũ hơn, với năm tập, vẫn là một công cụ hữu ích khác.
13 Một dấu hiệu cho thấy sự phức tạp của Vatican II là các giám mục Đức, những người đi đầu trong việc cải cách phụng vụ, giải thích kinh thánh, và tính hợp đoàn của các giám mục với Đức Giáo Hoàng—tất cả thường được coi là những vấn đề cấp tiến—đã chống lại điều mà họ coi như cái nhìn lạc quan quá mức về thế giới hiện đại trong Gaudium et Spes. Ngược lại, Đức Hồng Y Ottaviani, một trong những nhà lãnh đạo bảo thủ, muốn tuyên bố vũ khí hạt nhân về bản chất là vô đạo đức trong khi người Đức cho rằng chúng có thể được coi là biện pháp ngăn chặn. Và hai nhà tư tưởng thường được coi là đối lập nhau – Joseph Ratzinger và Karl Rahner – đã đồng ý phê phán tính lạc quan của văn bản Gaudium et Spes, cũng như Karol Wojtyła. Xem John W. O’Malley, What Happened at Vatican II [Điều gì đã xẩy ra tại Vatican II] (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 2008), 258-59.
14 Dulles, “Reception of Vatican II” [Tiếp nhận Vatican II], 356.
15 Memorandum, May 22, 1859, Letters and Diaries of John Henry Newman [Bản ghi nhớ, ngày 22 tháng 5 năm 1859, Thư và Nhật ký của John Henry Newman], tập 19 (London và New York: T. Nelson, 1969), 140-41.
16 Muốn biết việc khám phá sinh động về chủ đề này, xem Russell Shaw, To Hunt, To Shoot, To Entertain: Clericalism and the Catholic Laity [Săn, bắn, Tiêu khiển: Chủ nghĩa Giáo sĩ trị và hàng ngũ giáo dân Công Giáo] (San Francisco: Ignatius Press, 1993).
17 Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà chương đầu tiên trong cuốn The Splendor of the Church [Sự huy hoàng của Giáo hội] (1956) của de Lubac có tựa đề tương tự: “The Church as Mystery” [Giáo hội như mầu nhiệm] (trong nguyên bản tiếng Pháp, “L'Église est un mystère”: Giáo hội là một mầu nhiệm).
18 Yves Congar, “The Church: The People of God” [Giáo Hội: Dân Thiên Chúa], trong Edward Schillebeeckx, chủ biên, The Church and Mankind [Giáo Hội và Nhân loại] (Glen Rock, N.J.: Paulist Press, 1965), 37.
19 Thí dụ, ở Canada, hội đồng giám mục quốc gia đã đưa ra Winnipeg Statement [Tuyên bố Winnipeg] sau khi công bố Humanae Vitae, một tuyên bố, trong một cách thức hơi khó hiểu, đã thừa nhận các nguyên tắc đạo đức ràng buộc của thông điệp, nhưng lại nói với những người Canada, những người có lương tâm tốt, gặp rắc rối với nó rằng họ “không nên bị coi, hoặc coi mình bị loại khỏi cộng đồng các tín hữu. Nhưng họ nên nhớ rằng thiện chí của họ sẽ tùy thuộc vào sự tự vấn chân thành để xác định những động cơ và cơ sở thực sự cho việc đình chỉ sự đồng ý đối với nó cũng như vào nỗ lực liên tục để hiểu và đào sâu kiến thức của họ về giáo huấn của Giáo hội.” Quan điểm này, được khuyến khích bởi những người bất đồng chính kiến, sau đó đã bị các giám mục bác bỏ, nhưng đó là một thí dụ rõ ràng về cách mà sự đoàn kết Công Giáo dường như bị phá vỡ dưới sự bảo trợ của tính hiệp đoàn.
20 Joseph Ratzinger cũng nhận xét về các điều kiện tại Vatican II, nơi ngài còn là cố vấn thần học trẻ tuổi, “thật khó cho một phiên họp gồm 2,500 người, mỗi người quen với việc có lời cuối cùng [tức là họ là giám mục và là người có thẩm quyền cuối cùng trong giáo phận của họ], để làm quen với việc làm việc với nhau”: Theological Highlights of Vatican II [Các Điểm nổi bật về thần học của Vatican II], 39.
21 “To All Artists and Writers” [Gửi tất cả các nghệ sĩ và nhà văn], được sao chép trong David Pierce, chủ biên, Irish Writing in the Twentieth Century: A Reader [Trước tác Ái Nhĩ Lan trong thế kỷ 20: Một Văn tuyển] (Cork, Ireland: Cork University Press, 2000), 291.
22 Phân tích ở đây một phần được thông tri bởi Tracey Rowland, Culture and the Thomist Tradition: After Vatican II [Văn hóa và truyền thống thuyết Tôma: Sau Vatican II] (New York: Routledge, 2003).
23 Xem James Hitchcock, The Decline and Fall of Radical Catholicism [Sự Suy giảm và Sụp đổ của đạo Công Giáo] (New York: Herder and Herder, 1971).
24 “Trong việc chăm sóc mục vụ, không những phải sử dụng đầy đủ các nguyên tắc thần học mà còn phải sử dụng đầy đủ những khám phá của khoa học thế tục, đặc biệt là tâm lý học và xã hội học, để các tín hữu có thể được đưa đến một đời sống đức tin đầy đủ và trưởng thành hơn” (GS 62).
25 Jacques Maritain, The Peasant of the Garonne [Người nông dân Garonne], bản dịch của Michael Cuddihy và Elizabeth Hughes (New York: Holt, Rinehart, và Winston, 1968), 56-57. Phần Gaudium et Spes mang lại cho nó một cách đọc không phải là cách đọc phổ biến trong những thập niên sau đó.
26 Xem Pamela E. J. Jackson, “The Theology of the Liturgy” [Thần học Phụng vụ], trong Matthew L. Lamb và Matthew Levering, chủ biên, Vatican II: Renewal within Tradition [Vatican II: Canh tân trong Truyền thống] (New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2008), 101-28.
27 Việc trích dẫn Sách lễ Rôma này cũng đã được trích dẫn trong tài liệu về phụng vụ năm 1947 của Đức Piô XII, Mediator Dei [Đấng Trung Gian của Thiên Chúa], gợi ý một quyết định có chủ ý nhằm nói lên tính liên tục với cả lý thuyết lẫn thực hành trước Công đồng. Các tài liệu tham khảo khác về Mediator Dei khẳng định vai trò của linh mục và Sự Hiện Diện Thực Sự của Mình Chúa Kitô trong các yếu tố Thánh Thể như trung tâm của Kitô giáo.
28 Như thường lệ, chính tài liệu này đã tuyên bố điều hoàn toàn ngược lại: “Phụng vụ là đỉnh cao mà hoạt động của Giáo hội hướng tới; đồng thời nó là nguồn suối mà từ đó mọi sức mạnh của Giáo Hội tuôn chảy. Vì mục đích và đối tượng của các công việc tông đồ là tất cả những ai trở thành con cái Thiên Chúa nhờ đức tin và phép rửa phải cùng nhau ca ngợi Thiên Chúa giữa Giáo hội của Người, tham dự hy lễ và ăn bữa tối của Chúa” (SC 10).
29 Phần 40 của Sacrosanctum Concilium trong bản dịch tiếng Anh nói về những trường hợp có thể “cần phải” có những sự thích ứng “cấp tiến hơn”. Điều này gây tò mò vì tiếng Latin nói đơn giản là profundior [sâu sắc hơn], có nghĩa là những thích nghi “sâu hơn”, và bản dịch tiếng Pháp nói, khá trung thực, sâu sắc hơn. Dịch “cấp tiến” trong bản tiếng Anh vẫn là bản chính thức, như có thể thấy trên trang web của Vatican.
30 Công đồng không nói gì về phương hướng của việc cử hành; và ngay cả những người muốn tái tạo lại những gì họ tin là tương ứng với bữa ăn Lễ Vượt Qua mà Chúa Giêsu ban cho các tông đồ của Người và máu của Người cũng biết rằng, trong các bữa tiệc cổ xưa, người ta ngả lưng chứ không đứng hoặc ngồi nhìn nhau như thể họ đang ngồi xung quanh bàn ăn hiện đại.
31 Những điều được coi như thủ tục và sự bổ sung này đã có từ rất lâu từ những thế kỷ đầu và, như lịch sử các nghi lễ phương Đông cho thấy, hầu như không bắt nguồn từ Kitô giáo Latinh thời trung cổ. Xem Martin Mosebach, The Heresy of Formlessness [Dị giáo về vô mô thức], bản dịch của Graham Harrison (San Francisco: Ignatius Press, 2006), 179-85.
32 Xem Russell Hittinger, “Dignitatis Humanae” [Nhân phẩm], trong The First Grace: Rediscovering the Natural Law in a Post-Christian World [Ơn thánh đầu tiên: Tái khám phá Luật Tự Nhiên trong Thế giới hậu Kitô giáo] (Wilmington, Del.: ISI Books, 2003), 215-42.
33 Muốn có cách đọc thiện cảm về phong trào đại kết, cũng như khảo sát về những thành công và bế tắc của nó vào giữa những năm 1980, xem René Girault, “The Reception of Ecumenism” [việc tiếp nhận phong trào đại kết], trong Alberigo, Jossua, và Komonchak, Reception of Vatican II (việc tiếp nhận Vatican II], 137-67.
34 Xem Robert Royal, chủ biên, Jacques Maritain and the Jews [Jacques Maritain và người Do Thái] (Notre Dame, Ind.: American Maritain Association, 1994), và thư mục chọn lọc các bài viết của Maritain về người Do Thái, đạo Do Thái và chủ nghĩa bài Do Thái, trang 273-75.
35 “Tìm cách làm người ta trở lại không phải cải đạo, vì đức tin được ban tặng một cách tự do để mang lại sự kết hợp với Thiên Chúa, sự cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô, và tham gia vào các phúc lành và nhiệm vụ của vương quốc Thiên Chúa—mặc dù điều cần thiết là cần phải ‘xem xét động cơ của việc trở lại' (AG 13)”: Đức Hồng Y Francis George, O.M.I., “The Decree on the Church’s Missionary Activity, Ad Gentes” [Sắc lệnh về Hoạt động Truyền giáo của Giáo hội, Ad Gentes”, trong Lamb and Levering, Vatican II: Renewal within Tradition [Vatican II: Canh tân trong Truyền thống], 299.
36 Avery Cardinal Dulles, “Nature, Mission, and Structure of the Church” [Bản chất, sứ mệnh và cơ cấu của Giáo hội”, trong Lamb and Levering, Vatican II: Renewal within Tradition [Vatican II: Canh tân trong Truyền thống], 25.
VietCatholic TV
Oanh liệt: Ngay Moscow, Kyiv phá hủy trực thăng Ka-32. Ba Lan: NATO đừng sợ Nga. 100 ATACMS đã đến
VietCatholic Media
02:39 27/04/2024
1. Ukraine phá hủy trực thăng Ka-32 Nga ở ngay Mạc Tư Khoa
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Destroys Russian Ka-32 Helicopter in Moscow: Video”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là HUR, tuyên bố đã phá hủy một máy bay trực thăng đa năng Ka-32 của Nga tại phi trường Ostafyevo ngay trong phạm vi thành phố Mạc Tư Khoa.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Bẩy, 27 Tháng Tư, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết “Vụ tấn công diễn ra vào rạng sáng thứ Sáu 26 Tháng Tư. Đơn vị thiết bị hàng không bị phá hủy đã được nhà nước xâm lược sử dụng vì lợi ích của trung tâm hàng không Mạc Tư Khoa, đặc biệt là để hỗ trợ các hoạt động của quân đội xâm lược Nga”.
Một đoạn video lan truyền trên các mạng xã hội của Nga cho thấy một đám cháy bùng lên bên trong cabin của trực thăng. Yusov cho biết máy bay “đã bị đốt cháy”.
Tuyên bố cũng lưu ý rằng phi trường này được vận hành chung với Gazpromavia, một phần của Gazprom, là tập đoàn khí đốt khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước của Nga. Cả hai đều đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.
Hãng truyền thông Ukraine NV — trích dẫn nguồn tin từ HUR — đưa tin rằng chiếc máy bay bị phá hủy thuộc về Bộ Quốc phòng Nga và được sử dụng để hỗ trợ trên không cho quân đội Nga, bao gồm các hoạt động hậu cần và di tản.
Đây là vụ tấn công mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và phá hoại của tình báo Ukraine ở sâu bên trong nước Nga, bao gồm cả những vụ nhắm vào Mạc Tư Khoa.
Kyiv đã tăng cường tấn công vào các cơ sở năng lượng của Nga trong những tháng gần đây, làm cản trở cỗ máy chiến tranh của Mạc Tư Khoa và làm dấy lên lo ngại về tác động lên giá năng lượng toàn cầu. Các quan chức Ukraine không phải lúc nào cũng xác nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga, mặc dù họ đã nhiều lần bảo vệ quyền tự do tiến hành các hoạt động như vậy bất chấp sự phản đối của quốc tế, bao gồm cả Mỹ.
“Dần dần, chiến tranh đang quay trở lại lãnh thổ Nga - tới các trung tâm và căn cứ quân sự mang tính biểu tượng của nước này, và đây là một quá trình tất yếu, tự nhiên và hoàn toàn công bằng”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào mùa hè năm 2023 sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Mạc Tư Khoa.
Những cuộc tấn công như vậy ngày càng trở nên phổ biến trong năm qua. Ví dụ, vào ngày 16 tháng 4, HUR đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một nhà máy sản xuất máy bay ném bom ở miền đông nước Nga.
Vào ngày 5 tháng 4, một cuộc tấn công qua đêm nhằm vào phi trường Morozovsk của Nga, nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 960km và được cho là có các máy bay ném bom chiến thuật bao gồm Sukhoi Su-24 và Su-34 mà Mạc Tư Khoa thường xuyên sử dụng để nhắm vào các vị trí tiền tuyến ở Ukraine..
Các phi trường là mục tiêu ưu tiên của Kyiv. Đầu năm nay, lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn vào phi trường Belbek gần thành phố cảng Sevastopol ở rìa phía tây Crimea. Và vào tháng 8 năm 2022, một chuỗi vụ nổ tại căn cứ không quân Saky ở phía tây Crimea đã làm hư hại nhiều chiến đấu cơ của Nga.
Kyiv tuyên bố đã phá hủy nhiều máy bay ném bom Su-34, chiến đấu cơ Su-35 và ít nhất một máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50 trong năm nay. Tổng cộng, Kyiv tuyên bố đã bắn rơi 347 máy bay Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào tháng 2 năm 2022.
2. Ba Lan cảnh báo Nga sẽ thua trong cuộc chiến với NATO
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia would lose a war with NATO, Poland warns”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski hôm thứ Năm cho biết cuộc chiến giữa nước Nga của Vladimir Putin và NATO sẽ kết thúc với “thất bại tất yếu” của Mạc Tư Khoa.
Sikorski nói trong bài phát biểu trước Sejm, hạ viện của quốc hội Ba Lan: “Không phải chúng ta, phương Tây, nên lo sợ một cuộc đụng độ với Putin mà ngược lại, Putin phải sợ chúng ta mới đúng. Cần nhắc nhở điều này, không phải để làm tăng cảm giác về mối đe dọa cho người Nga, bởi vì NATO chỉ là một hiệp ước phòng thủ, không phải một hiệp ước tấn công. Nhưng nhắc nhở điều đó để chứng tỏ rằng một cuộc tấn công của Nga nhằm vào bất kỳ thành viên nào của Liên minh sẽ dẫn đến hậu quả không thể tránh khỏi của Nga là bị đánh bại.”
Sikorski, người phu trách đưa ra tầm nhìn cho Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk về chính sách đối ngoại của chính phủ mới, cho biết tiềm năng quân sự và kinh tế của Nga là “quá yếu so với phương Tây”, vì NATO có số quân nhân nhiều gấp ba lần, gấp ba lần lực lượng không quân, tài nguyên và số lượng tàu gấp bốn lần so với Nga.
Ông cảnh báo: “Hy vọng duy nhất của Putin là sự thiếu quyết tâm của chúng ta.”
Các đồng minh phương Tây và các quan chức quân sự hàng đầu ngày càng lo lắng về nguy cơ bạo lực lan tỏa từ cuộc xâm lược toàn diện đang diễn ra của Putin ở Ukraine - khi nhà lãnh đạo Nga tiếp tục đưa ra các mối đe dọa hạt nhân không cần che giấu đối với phương Tây và cất giấu vũ khí nguyên tử ở Belarus, giáp biên giới với các thành viên NATO Ba Lan, Lithuania và Latvia.
Sikorski trở lại vị trí ngoại trưởng sau thành công của Tusk trong cuộc bầu cử vào tháng 10 năm ngoái, đánh bật đảng Luật pháp và Công lý, gọi tắt là PiS, theo chủ nghĩa dân tộc của Ba Lan sau 8 năm nắm quyền. Kể từ đó, chính quyền trung hữu của Tusk đã cố gắng hủy bỏ chính sách PiS trong nhiều năm, cam kết khôi phục các tiêu chuẩn dân chủ trong nước và cải thiện quan hệ với Brussels.
Tusk gần đây đã cảnh báo rằng Âu Châu đang ở trong “thời kỳ tiền chiến tranh” nhưng vẫn còn “một chặng đường dài phía trước” trước khi sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa phía trước. Và mới đây, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết Ba Lan “sẵn sàng” triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình nếu NATO quyết định tăng viện cho sườn phía đông của nước này.
Hôm thứ Năm, Sikorski đã chỉ trích chính sách đối ngoại của chính phủ cũ, gọi đó là “một loạt các giả định sai lầm về ý thức hệ, những ý tưởng tồi, những quyết định sai lầm và thiếu sót”. Nó dẫn đến tổn thất tài chính, “mất uy tín”, làm suy giảm quan hệ đối ngoại và đẩy Ba Lan “ra rìa trong các cuộc tranh luận quan trọng nhất ở Liên minh Âu Châu, cũng như ở NATO”.
Sikorski cho biết, trong khi chính phủ trước chọn “con đường đối đầu”, thì chính phủ mới sẽ có những ưu tiên khác, hướng tới việc Ba Lan đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Âu Châu vào nửa đầu năm 2025.
Ông nói: “Sự phát triển và an ninh của Ba Lan phải dựa trên hai trụ cột: hợp tác xuyên Đại Tây Dương - được duy trì độc lập với các quyết định của cử tri Mỹ - và hội nhập Âu Châu,” ông nói, ám chỉ khả năng ứng cử viên Đảng Cộng hòa và người hoài nghi NATO Donald Trump sẽ quay trở lại Tòa Bạch Ốc; và tác động tiềm tàng đối với liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương.
Ba Lan đang nhanh chóng trở thành cường quốc quốc phòng và là nước chi tiêu quân sự lớn thứ 14 trên thế giới, sau khi tăng chi tiêu ở mức khổng lồ 75% trong giai đoạn 2022-2023 lên 31,6 tỷ Mỹ Kim, theo dữ liệu công bố trong tuần này của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.
3. Chiến tranh Ukraine mới nhất: Mỹ bí mật cung cấp cho Ukraine 100 ATACMS; Đan Mạch công bố viện trợ quân sự bổ sung cho Kyiv
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine war latest: US secretly provides Ukraine with 100 ATACMS; Denmark announces additional military aid for Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quốc hội Đan Mạch đã đồng ý bổ sung 4,4 tỷ kroner Đan Mạch tức là 633 triệu Mỹ Kim hỗ trợ quân sự cho Quỹ Ukraine của nước này vào năm 2024, Bộ Ngoại giao Đan Mạch tuyên bố vào ngày 25 Tháng Tư.
Với số tiền bổ sung này, tổng tài trợ cho hỗ trợ quân sự của Quỹ Đan Mạch Ukraine trong giai đoạn 2023-2028 sẽ lên tới 64,8 tỷ kroner Đan Mạch hay 9,3 tỷ Mỹ Kim. Hầu hết số tiền này dành cho năm 2024 đã được phân bổ, khiến các nghị sĩ Đan Mạch phải bổ sung thêm 633 triệu Mỹ Kim.
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen cho biết: “Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Đan Mạch đã là một trong những quốc gia tài trợ tích cực nhất”.
“Chúng ta phải tiếp tục như vậy và đó là lý do tại sao tôi rất vui khi phần lớn các đảng trong Folketing ủng hộ chúng tôi bổ sung thêm 4,4 tỷ kroner Đan Mạch vào Quỹ Ukraine để hỗ trợ quân sự vào năm 2024. Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta phải thể hiện với người Ukraine rằng chúng ta ủng hộ họ trong tình hình nghiêm trọng hiện nay.”
Hỗ trợ quân sự của Quỹ Ukraine sẽ được sử dụng để chi trả cho việc cung cấp vũ khí, thiết bị quân sự và nỗ lực huấn luyện. Điều này bao gồm, trong số những thứ khác, “việc mua thiết bị và vũ khí của ngành công nghiệp quốc phòng Đan Mạch và nước ngoài”, bên cạnh các khoản đóng góp tài chính hợp tác với các nước khác.
Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, là cơ quan theo dõi viện trợ quốc tế cho Ukraine, Đan Mạch là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ tư cho Kyiv, cam kết khoảng 8,4 triệu euro, tức là 9 tỷ Mỹ Kim tính đến Tháng Giêng năm 2024.
Với 2,3% GDP, Đan Mạch là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ hai tính theo tỷ lệ phần trăm trong GDP.
Tờ New York Times cho biết Mỹ đã bí mật gửi Ukraine hơn 100 ATACMS vào tuần trước
Tờ New York Times ngày 25 Tháng Tư đưa tin Mỹ đã bí mật vận chuyển hơn 100 hỏa tiễn ATACMS tầm xa tới Ukraine vào tuần trước, một số trong số đó đã được triển khai ngay lập tức và sử dụng để tấn công căn cứ không quân Dzhankoy ở bán đảo Crimea bị tạm chiếm.
Washington hôm 12 Tháng Ba công bố gói viện trợ trị giá 300 triệu Mỹ Kim cho Kyiv trong khi Quốc hội tranh luận về việc viện trợ thêm cho Ukraine.
Vào tháng 2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ thị cho nhóm của ông đưa ATACMS tầm xa vào gói hàng, thực hiện nó một cách bí mật vì lý do an ninh và “để duy trì yếu tố bất ngờ cho Ukraine”, Reuters đưa tin hôm 24 Tháng Tư, dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên.
Tờ New York Times dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên khác cho biết chính những hỏa tiễn này đã tấn công phi trường ở Dzhankoy vào ngày 17 Tháng Tư.
Tình báo quân sự Ukraine ngày 18 Tháng Tư cho biết, lực lượng Ukraine đã phá hủy 4 bệ phóng S-400, 3 trạm radar, một sở chỉ huy các hoạt động phòng không và thiết bị giám sát không gian Fundament-M trong cuộc tấn công.
Thượng nghị sĩ Roger Wicker của Mississippi, thành viên cao cấp của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Quân vụ, cho biết trong một tuyên bố được New York Times trích dẫn: “Những cuộc tấn công này đã chứng minh - một lần nữa - rằng Ukraine có thể giành chiến thắng trên chiến trường khi được cung cấp các công cụ phù hợp”.
4. Nghị viện Âu Châu lên án cuộc bầu cử của Putin là bất hợp pháp
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “European Parliament condemns Putin's election as illegitimate”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Hôm 25 Tháng Tư, Nghị viện Âu Châu đã thông qua, với tỷ số áp đảo, một nghị quyết lên án cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3 của Putin là bất hợp pháp.
Chính quyền Nga đã tổ chức bầu cử tổng thống từ ngày 15 đến 17 Tháng Ba tại Nga cũng như các khu vực thuộc Ukraine bị tạm chiếm. Cuộc bầu cử kéo dài ba ngày dẫn đến 87,2% phiếu bầu nghiêng về Putin. Nó được nhiều người coi là không tự do và công bằng, và nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã từ chối gửi lời chúc mừng tới Putin, thay vào đó chọn chỉ trích hoàn cảnh cuộc bầu cử được tổ chức.
Ukriniform báo cáo rằng nghị quyết của Nghị viện Âu Châu kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên minh Âu Châu và cộng đồng quốc tế không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Nga là hợp pháp vì chúng được tổ chức tại “các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm bất hợp pháp của Ukraine và thậm chí ngay cả bên trong Nga cũng không diễn ra trong tự do và công bằng, cũng không đáp ứng các tiêu chuẩn bầu cử quốc tế cơ bản, và do đó thiếu tính hợp lệ dân chủ.”
Ngoài ra, nghị quyết nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử diễn ra trong bầu không khí sợ hãi và đàn áp và việc tổ chức bầu cử ở Ukraine bị tạm chiếm là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Ukraine.
Từ việc không công nhận kết quả của cuộc bầu cử, nghị quyết khẳng định rằng Vladimir Putin không phải là Tổng thống hợp pháp của Liên Bang Nga. Vì thế, “Chúng tôi kêu gọi hạn chế quan hệ với Putin trong những vấn đề cần thiết cho hòa bình khu vực, cũng như các mục tiêu nhân đạo và nhân quyền, chẳng hạn như trao đổi tù nhân, trao trả trẻ em bị bắt cóc về lại Ukraine hoặc kêu gọi thả tù nhân chính trị”
Các đại biểu Âu Châu cũng “bày tỏ sự tiếc nuối” khi Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban chúc mừng ông Putin “chiến thắng” trong cuộc bầu cử.
Putin đã nắm quyền tổng thống hoặc thủ tướng từ năm 1999. Những thay đổi hiến pháp được Putin ký vào năm 2021 cho phép ông tranh cử thêm hai nhiệm kỳ sáu năm, nghĩa là ông có khả năng nắm quyền cho đến năm 2036.
5. Mỹ chuẩn bị công bố hợp đồng vũ khí trị giá 6 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US preparing to announce $6B in weapons contracts for Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo hai quan chức Mỹ, Hoa Kỳ đang hoàn thiện những giai đoạn cuối cùng cho một trong những gói viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine cho đến nay, chuẩn bị ký hợp đồng cung cấp vũ khí và thiết bị trị giá lên tới 6 tỷ Mỹ Kim cho lực lượng Kyiv.
Gói này, có thể được hoàn thiện và công bố ngay sau thứ Sáu, sẽ nằm trong khoản tài trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine được Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào hôm thứ Tư. Theo hai quan chức và một người thứ ba quen thuộc với kế hoạch này, nó sẽ bao gồm đạn phòng không Patriot, đạn pháo, máy bay không người lái, vũ khí chống máy bay không người lái và hỏa tiễn không đối không để trang bị trên chiến đấu cơ.
Một số thiết bị này - bao gồm cả đạn dược cho Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao và Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia - có thể sẽ không đến Ukraine trong vài năm nữa vì số tiền này được phân bổ theo Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine. Theo USAI, Ngũ Giác Đài cấp hợp đồng cho các công ty quốc phòng Mỹ để chế tạo thiết bị mới cho Ukraine, thay vì lấy từ kho hiện có của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin dự kiến sẽ công bố khoản viện trợ mới trong cuộc họp trực tuyến vào thứ Sáu với hơn 50 quốc gia tạo nên Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine. Đây sẽ là một động lực lớn sau khi Mỹ buộc phải tham dự cuộc họp hàng tháng trong nhiều tháng trong tình trạng trắng tay trong khi nguồn tài trợ bị đình trệ tại Quốc hội.
Gói này, nằm ngoài gói viện trợ tức thời trị giá 1 tỷ Mỹ Kim được Washington công bố hôm thứ Tư, được đưa ra trong bối cảnh Kyiv đang bị các lực lượng Nga áp đảo và vượt xa trong khi ngành công nghiệp chiến tranh của Nga đang hoạt động hết công suất.
Khi được yêu cầu bình luận, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, cho biết Bộ Quốc Phòng không có thông báo hỗ trợ an ninh nào để đưa ra. Những người quen thuộc với thông báo đang chờ giải quyết đã được giấu tên để thảo luận về kế hoạch nội bộ.
Nga đã bắn tới 10 quả đạn pháo cho mỗi quả đạn của Ukraine bắn, trong khi kho dự trữ của Kyiv ngày càng cạn kiệt.
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng William LaPlante, phụ trách mua sắm khí tài chiến tranh, cho biết hôm thứ Tư: “Người Nga đang làm việc ba ca một ngày, 24 giờ mỗi ngày, và mọi ngày trong tuần lễ” trong ngành công nghiệp quốc phòng của họ. “Tùy thuộc vào người mà bạn tin tưởng, họ chi từ 6 đến 7% GDP cho quân đội, còn chúng ta chỉ khoảng 3,2%.”
Nhưng sau khi gói rút vốn trị giá 1 tỷ Mỹ Kim được công bố hôm thứ Tư, “Theo nghĩa đen, hiện tại có những máy bay đang bay cùng thiết bị đến Ukraine,” ông nói thêm. “Tất cả những gì chúng tôi cần là Tổng thống ký vào dự luật và chúng tôi sẽ viết hợp đồng vào chiều nay.”
Việc rút từ khi của quân đội Mỹ các loại đạn pháo, hỏa tiễn phòng không, xe thiết giáp và Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội với tầm bắn gần 320 km thể hiện sự trợ giúp ngay lập tức hơn cho Ukraine khi nước này cố gắng ngăn chặn những tiến bộ gần đây của Nga và các cuộc tấn công hỏa tiễn ngày càng tăng vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.
Chính quyền Tổng thống Biden tháng trước đã bí mật vận chuyển phiên bản tầm xa của ATACMS tới Ukraine lần đầu tiên trong cuộc chiến kéo dài hai năm – và Kyiv đã nhiều lần sử dụng vũ khí này để tấn công sâu vào phòng tuyến của Nga.
“Một trong những điều chúng ta có thể thấy là khi Ukraine được cung cấp, họ đã có thể phát huy hiệu quả,” Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Charles Brown cho biết trong một cuộc thảo luận tại Đại học Georgetown hôm thứ Năm.
Khoản viện trợ tức thời và hỏa tiễn tầm xa trị giá 1 tỷ Mỹ Kim theo sau động thái tương tự của Anh, nước lần đầu tiên gửi hỏa tiễn hành trình tầm xa Storm Shadow tới Ukraine vào tháng 5 năm 2023, giúp Kyiv có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa tới 410km. Loại vũ khí này, được phóng từ chiến đấu cơ của Ukraine, đã cho phép Ukraine tấn công chính xác vào các bãi chứa đạn dược, cầu và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác nằm sâu bên trong Crimea bị Nga tạm chiếm.
Vương quốc Anh đã công bố gói viện trợ lớn nhất cho Ukraine trong tuần này, bao gồm 1.600 hỏa tiễn và nhiều Storm Shadows hơn. Pháp cũng đã gửi hỏa tiễn SCALP có tầm bắn tương tự.
Một quan chức Tiệp hôm thứ Năm cũng xác nhận rằng sáng kiến của chính phủ họ nhằm huy động vốn của Âu Châu để mua hàng trăm ngàn quả đạn pháo thuộc sở hữu của các quốc gia ngoài Liên minh Âu Châu đang mang lại kết quả và đợt đầu tiên gồm các loại đạn 155ly và 122ly sẽ đến Ukraine vào tháng 6.
6. Kyiv cho biết Nga triển khai ba tàu mang hỏa tiễn hành trình tới Địa Trung Hải
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Deploying Three Cruise Missile Carriers to Mediterranean Sea: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Hôm thứ Sáu 26 Tháng Tư, Hải quân Ukraine cho biết Nga đã triển khai thêm ba tàu mang hỏa tiễn hành trình tới Địa Trung Hải với tổng số 20 hỏa tiễn.
“Tính đến 07:00 ngày 26 tháng 4 năm 2024, không có tàu địch nào ở Hắc Hải, một tàu địch ở Biển Azov và bảy tàu địch ở Địa Trung Hải, trong đó có ba tàu mang hỏa tiễn hành trình Kalibr. Tổng cộng 3 tàu này mang tới 20 hỏa tiễn hành trình Kalibr.”
Đầu tháng này, Thiếu tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân của Hải quân Ukraine, cho biết Nga đã triển khai các tàu đến Địa Trung Hải, bao gồm cả tàu mang hỏa tiễn Kalibr, như một phần trong chiến thuật mở rộng hiện diện quân sự ở các khu vực khác, không chỉ ở Ukraine..
Vào tháng Giêng, hải quân Kyiv cho biết Nga đã triển khai 3 tàu tới Địa Trung Hải, trong đó có 2 tàu mang hỏa tiễn Kalibr. Vào tháng 2, Hải quân Ukraine cho biết có hai tàu Nga ở Địa Trung Hải, trong đó có một tàu được trang bị tới 8 hỏa tiễn hành trình Kalibr.
Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, nhấn mạnh rằng:
“ Chúng ta không nên quên rằng ở đó cũng có tình hình địa chính trị khá phức tạp. Chúng ta không nên quên rằng Liên bang Nga nhìn thấy các đối thủ cạnh tranh địa chính trị không chỉ ở Ukraine. Vì vậy, tất nhiên, họ đang cố gắng mở rộng sự hiện diện quân sự của mình sang các khu vực khác mà họ có lợi ích”
Pletenchuk nói thêm rằng Nga thường triển khai các tàu luân phiên và có “sự hiện diện đồng thời của một số đơn vị” ở Địa Trung Hải.
“Nói chung, họ có mối liên hệ hoạt động hải quân lâu dài ở đó nên đã có mặt ở đó nhiều năm. Họ thực hiện những nhiệm vụ gì - đó lại là một câu chuyện khác,” ông nói.
Natalia Humeniuk, phát ngôn nhân của lực lượng Ukraine ở miền nam nước này, cho biết vào đầu tháng 4 rằng Nga đã hạn chế sử dụng hỏa tiễn hành trình Kalibr phóng từ biển do các vấn đề hậu cần.
Humeniuk cho biết trong bài phát biểu được truyền thông Ukraine đưa tin hôm 2 Tháng Tư: “Đối với người Nga, việc cung cấp hỏa tiễn và bảo trì các hệ thống hỏa tiễn phóng Kalibr cũng như nạp lại Kalibr hiện là vấn đề khó khăn”.
Humeniuk, cho biết phần lớn cơ sở hậu cần và cơ sở hạ tầng liên quan đến việc bắn hỏa tiễn hành trình đều có trụ sở tại thành phố cảng Sevastopol ở Crimea sáp nhập, nơi Nga đóng quân một phần của Hạm đội Hắc Hải được đánh giá cao.
Hạm đội Hắc Hải đã bị Ukraine nhắm đến khi nước này tìm cách đảo ngược việc sáp nhập bán đảo này của Putin vào năm 2014. Kỳ hạm Moskva của nó đã bị tấn công và đánh chìm vào tháng 4 năm 2022. Vào tháng 9 năm 2023, một cuộc tấn công hỏa tiễn của Ukraine vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol được cho là đã giết chết một số sĩ quan chỉ huy và phá hủy một tàu ngầm Nga.
Humeniuk nói thêm: “Việc các tàu mang hỏa tiễn đến được đó trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn”.
7. Macron nhận định về phòng thủ của Âu Châu: 'Chúng ta không được trang bị để đối mặt với rủi ro'
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Macron on Europe's defense: 'We are not equipped to face the risks'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 25 Tháng Tư kêu gọi các quốc gia khác thuộc Liên minh Âu Châu tăng cường phòng thủ và xem xét lại vai trò của họ trên trường toàn cầu.
“Có nguy cơ Âu Châu của chúng ta có thể chết. Chúng ta không được trang bị để đối mặt với rủi ro”, ông Macron nói trong bài phát biểu tại Đại học Sorbonne ở Paris.
Ông Macron nhấn mạnh rằng Âu Châu hiện “thiếu tham vọng” và hoạt động “quá chậm” trong một thế giới thay đổi nhanh chóng với đầy thách thức như chiến tranh, cạnh tranh thương mại ngày càng gia tăng và khan hiếm năng lượng, cùng nhiều thách thức khác.
Ông nói, Âu Châu hiện đang bị “chia rẽ” và cần trở thành một siêu cường có thể bảo vệ biên giới của mình mà ít phụ thuộc hơn vào Hoa Kỳ.
Ông nói, Liên Hiệp Âu Châu phải có khả năng bảo vệ lợi ích của mình “bằng chính mình nếu cần thiết” và sẵn sàng chứng minh rằng họ “không bao giờ là chư hầu của Mỹ”.
Âu Châu đang ở giữa chiến tranh và hòa bình, ông Macron nói, đồng thời nhắc nhở khán giả rằng cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã bước sang năm thứ ba.
Ông Macron nói thêm: “Khả năng bảo đảm an ninh của chúng tôi đang bị đe dọa”. “Nga không được phép thắng”.
Macron cũng kêu gọi các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu tăng cường năng lực an ninh mạng Âu Châu, thắt chặt quan hệ quốc phòng với Anh, thành lập học viện Âu Châu để đào tạo quân nhân cao cấp và tăng cường sản xuất quốc phòng Âu Châu.
Ông Macron nói: “Chúng ta phải sản xuất nhiều hơn, chúng ta phải sản xuất nhanh hơn và chúng ta phải sản xuất với tư cách là người Âu Châu”.
Macron trong những tháng gần đây đã trở nên thẳng thắn về các vấn đề quốc phòng của Âu Châu, ủng hộ việc tăng cường sản xuất quốc phòng và viện trợ quân sự cho Ukraine.
Vào tháng 3, ông Macron gọi việc Nga xâm chiếm Ukraine là “vấn đề sống còn” đối với Pháp và Âu Châu. Sau đó, ông Macron cho biết ông sẽ không loại trừ khả năng đưa quân phương Tây tới Ukraine.
8. Truyền thông cho biết số lượng máy bay không người lái của Nga ở tiền tuyến đã tăng gấp đôi sau 3 tháng
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Media: Number of Russian drones on front lines has doubled in 3 months”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Tư, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết số lượng máy bay không người lái được lực lượng Nga sử dụng trên tiền tuyến đã tăng ít nhất là gấp đôi trong ba tháng qua.
Lĩnh vực chiến tranh bằng máy bay không người lái vẫn còn tương đối non trẻ đã trở thành một cuộc chạy đua vũ trang giữa Ukraine và Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Ông cho biết những nỗ lực của Ukraine nhằm chống lại máy bay không người lái bằng phương tiện điện tử đang trở nên kém hiệu quả hơn khi lực lượng Mạc Tư Khoa thích nghi với những thay đổi trong công nghệ.
“Nói một cách đại khái, chúng ta đã chế tạo các hệ thống tác chiến điện tử ở dải tần 900 MHz. Trước đây, như thế là đủ rồi. Nhưng, hiện nay lực lượng Nga đang chế tạo máy bay không người lái có tần số 700–1000 MHz”
“Thành ra, các phương tiện tác chiến vô tuyến điện tử mà chúng ta chế tạo trước đây không còn hiệu quả nữa”.
Ông nhấn mạnh rằng bản thân mọi sự phát triển của máy bay không người lái đều đòi hỏi sự tiến bộ tương ứng trong công nghệ tác chiến điện tử được sử dụng để chống lại chúng.
Nga có truyền thống đầu tư rất nhiều vào việc phát triển năng lực tác chiến điện tử của mình, với tốc độ phát triển tăng vọt khi cuộc chiến toàn diện chống Ukraine vẫn tiếp diễn.
Khi chiến tuyến đã ổn định, quân đội của nước này đã có thể bố trí số lượng lớn thiết bị tác chiến điện tử ở nơi chúng có thể mang lại hiệu quả lớn nhất.
Trong một quan điểm gây tranh cãi của mình trên tờ The Economist xuất bản vào tháng 11 năm 2023, cựu Tổng tư lệnh Valerii Zaluzhnyi đã viết rằng sự vượt trội của Nga về số lượng tài sản tác chiến điện tử là một trong những mối đe dọa chính đối với việc xoay chuyển tình thế của cuộc chiến.
9. Nga dọa cắt quan hệ ngoại giao với Mỹ để đáp trả đạo luật REPO
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia threatens to decrease diplomatic relations with US in response to REPO Act”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga có thể hạ thấp mức độ quan hệ ngoại giao với Mỹ nếu tài sản Nga bị tịch thu được chuyển sang Ukraine, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nói với truyền thông nhà nước Nga hôm 25 Tháng Tư.
Đầu tuần này, chính phủ Mỹ đã thông qua Đạo luật REPO cho phép tịch thu và chuyển giao tài sản Nga bị phong tỏa ở Mỹ cho Ukraine. Dự luật được ký thành luật cùng với dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ Mỹ Kim, trong đó có 61 tỷ Mỹ Kim cho Kyiv.
Mỹ hiện là quốc gia phương Tây đầu tiên thông qua luật bật đèn xanh tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga, và trao cho Ukraine.
Ryabkov nói: “Tất nhiên, không thể nghi ngờ rằng chúng ta rất nhất quán về vấn đề này. “Nhưng tùy thuộc vào cách các đối thủ của chúng ta tiến xa hơn trong cuộc thảo luận, bản chất của các biện pháp đáp trả sẽ được xác định…Hạ mức độ quan hệ ngoại giao là một trong những lựa chọn.”
Phần lớn tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị Liên minh Âu Châu và Nhóm bảy nước, gọi tắt là G7 phong tỏa đều được nắm giữ ở Liên Hiệp Âu Châu. Mỹ nắm giữ khoảng 5 tỷ Mỹ Kim tài sản của Nga trong tổng số 300 tỷ Mỹ Kim bị phương Tây và các đồng minh khác của Kyiv phong tỏa.
Trong khi một số đối tác, như Mỹ, đang nỗ lực chuyển các khoản tiền này trực tiếp đến Kyiv thì các nước Âu Châu lại do dự hơn vì lo ngại những cạm bẫy kinh tế và pháp lý.
Thay vào đó, Liên Hiệp Âu Châu đang nghiên cứu kế hoạch sử dụng lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa để tài trợ cho hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine.
10. Zelenskiy nhận định Ukraine hy vọng tiếp tục hợp tác với Mỹ bất chấp kết quả bầu cử
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelensky: Ukraine hopes to continue cooperation with US regardless of election results”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác với Washington bất kể kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới như thế nào, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 25 Tháng Tư.
Mỹ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào cuối năm nay, giữa Tổng thống đương nhiệm là Tổng thống Joe Biden và ứng cử viên Đảng Cộng hòa, Donald Trump. Cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần nói rằng ông có thể chấm dứt chiến tranh với Nga trong 24 giờ nếu đắc cử tổng thống nhưng không nói rõ ông dự định đạt được điều đó như thế nào. Ông cũng cho biết ông sẽ không cam kết cung cấp hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine nếu tái đắc cử.
Tờ Washington Post hôm 7 Tháng Tư dẫn nguồn tin giấu tên cho biết cựu Tổng thống Trump đã nói riêng rằng ông có thể chấm dứt chiến tranh với Nga bằng cách gây áp lực buộc Ukraine phải nhượng Crimea và Donbas cho Mạc Tư Khoa.
Trả lời câu hỏi liệu Ukraine có thể làm việc với cựu Tổng thống Trump nếu ông đắc cử hay không, Zelenskiy nói: “Tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ không chống lại Ukraine. Tất nhiên, có những quan điểm khác nhau về một số vấn đề, bao gồm cả một số chi tiết quan trọng. Nhưng nếu chúng ta có chung quan điểm và giá trị chung thì tất nhiên chúng ta có thể làm việc với nhau.”
Cuộc bầu cử sẽ dựa trên quyết định của người dân Mỹ và Ukraine “sẽ làm việc với bất kỳ tổng thống nào họ chọn”.
Và tất nhiên, chúng tôi sẽ hợp tác với Mỹ trong mọi trường hợp vì đây là đối tác chiến lược và lãnh đạo thế giới của chúng ta”.
Zelenskiy đã nhiều lần mời cựu Tổng thống Trump tới Ukraine, cả công khai lẫn trong bầu khí riêng tư, để tận mắt chứng kiến tình hình nước này. Theo Zelenskiy, cựu Tổng thống Trump đã từ chối mọi lời đề nghị.
Nga báo động: Cầu Crimea có thể tan tành trước 9/5. Putin bắn chỉ thiên Shoigu. Kyiv hạ gục BUK Nga
VietCatholic Media
14:58 27/04/2024
1. Hỏa tiễn mồi nhử Ukraine làm dấy lên lo sợ cho cuộc tấn công Crimea
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Decoy Missiles Spark Crimea Attack Fears”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kênh Rybar Telegram, có liên kết với Bộ Quốc phòng Nga, cho biết trong tuần này rằng các lực lượng Ukraine đang chuẩn bị tấn công Cầu eo biển Kerch, nối Nga với bán đảo Crimea bị sáp nhập.
Những đồn đoán về một vụ tấn công nhằm hạ gục cầu Crimea nổi lên sau khi Kyiv sử dụng các hỏa tiễn mồi nhử phóng từ trên không, gọi tắt là MALD, thu nhỏ ADM-160 do Mỹ sản xuất trong tuần này để phát hiện các hệ thống phòng không và radar nhằm chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác vào bán đảo Hắc Hải, nơi được Putin sáp nhập vào năm 2014, blogger quân sự cho biết.
Các hỏa tiễn này được thiết kế để đánh lạc hướng và gây nhầm lẫn cho hệ thống phòng không của đối phương, có khả năng tạo ra các nhầm lẫn trên màn hình radar như thể chúng là một đàn máy bay đang tấn công.
Cầu eo biển Kerch đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga. Ukraine đã tấn công cây cầu đường bộ và hỏa xa dài 19 km vào tháng 10 năm 2022 và một lần nữa vào tháng 7 năm 2023. Cây cầu này rất quan trọng để duy trì các cuộc tấn công quân sự của Mạc Tư Khoa ở miền nam Ukraine và Kyiv đã tuyên bố sẽ tấn công công trình này trong tương lai khi nước này tìm cách tấn công chiếm lại bán đảo.
Kênh Telegram hôm thứ Sáu cho biết: “Hôm qua thật đáng nhớ vì cảnh báo đã vang lên nhiều lần ở các vùng lãnh thổ phía nam nước Nga, do máy bay chiến thuật cất cánh hoặc do sự xuất hiện của các vật thể không xác định trên hệ thống phòng không”.
“Lý do chính xác vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, theo quy luật, khi điều này xảy ra, nó có liên quan đến việc phóng hỏa tiễn mồi nhử. Và các trạm phòng không có thể đã phản ứng”
Rybar cho biết một cuộc tấn công vào cầu Kerch có thể xảy ra trước lễ nhậm chức của Putin vào ngày 7 Tháng Năm. Nhà lãnh đạo Nga vào tháng trước đã bảo đảm được nhiệm kỳ thứ 5 của mình.
Rybar nói: “Xét đến sự yêu thích của chính quyền Ukraine và những người phụ trách họ đối với biểu tượng, mục tiêu một lần nữa có thể là Cầu Crimea, nơi đang rất được chú ý”.
Phân tích này được đưa ra sau khi chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin phát biểu trên truyền hình nhà nước rằng ông tin Ukraine sẽ tấn công cầu eo biển Kerch vào ngày 7 Tháng Năm.
Trong lần xuất hiện trên Full Contact với Vladimir Solovyov, Shurygin nói rằng cuộc tấn công của Ukraine vào một phi trường lớn của Nga ở Dzhankoy, Crimea, vào ngày 17 tháng 4, là cuộc diễn tập cho một cuộc tấn công của Ukraine vào cây cầu trong tương lai.
Shurygin tuyên bố Kyiv đã sử dụng bảy hỏa tiễn ATACMS trong cuộc tấn công và cuộc tấn công là cuộc diễn tập để kiểm tra cách thức hoạt động của phòng không Nga.
Trung tướng đã nghỉ hưu Ben Hodges, cựu chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, trước đây đã nói với Newsweek rằng việc tấn công vào cây cầu là một phần trong cuộc phản công đa miền của Kyiv nhằm đòi lại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, bao gồm cả Crimea.
2. Video của Ukraine cho thấy hệ thống hỏa tiễn BUK của Nga bị phá hủy trong vụ nổ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Video Shows Russia's BUK Missile System Annihilated in Blast”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Quân đội Kyiv hôm thứ Năm cho biết Ukraine đã phá hủy một hệ thống phòng không Buk của Nga, đồng thời công bố một đoạn video cho thấy lực lượng của họ phá hủy thiết bị này trong một vụ nổ dữ dội.
Cơ quan báo chí của Lực lượng tác chiến đặc biệt Ukraine, gọi tắt là SOF, cho biết trên kênh Telegram rằng Buk-M1 bị hạ gục khi nó đang “chuẩn bị phóng hỏa tiễn”. Nó được phát hiện bởi những người điều hành máy bay không người lái của Trung đoàn đặc biệt số 3 của SOF Ukraine trong các hoạt động trinh sát “tại một trong những khu vực hoạt động tích cực nhất”.
SOF đã công bố đoạn phim quay bằng máy bay không người lái trong đó ghi lại khoảnh khắc hệ thống phòng không bị tấn công ở một bãi đất trống, gây ra một vụ nổ rực lửa và những đám khói bốc lên không trung khi va chạm.
“Những người điều hành máy bay không người lái của chúng tôi đã truyền tọa độ của mục tiêu địch tới đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của Lực lượng Phòng vệ. Buk-M1 không có thời gian để bắn một quả hỏa tiễn nào vì nó đã bị phá hủy ngay lập tức”, cơ quan này cho biết.
Đoạn video này cũng được Bộ Quốc phòng Ukraine chia sẻ trên X, trong đó viết: “Hệ thống phòng không Buk-M1 của Nga đang chuẩn bị phóng hỏa tiễn nhưng đã xảy ra điều bất ngờ. Pháo binh Ukraine không để lại cho quân xâm lược một cơ hội nào”.
Theo trang web chuyên môn Army Technology, hệ thống phòng không Buk được thiết kế để triển khai chống lại các chiến đấu cơ, trực thăng, hỏa tiễn hành trình, hỏa tiễn đạn đạo và máy bay ném bom cũng như bom dẫn đường của đối phương trong điều kiện bị phản công mạnh và đối phương gây nhiễu sóng vô tuyến.
Phiên bản nâng cấp của hệ thống – là Buk-M2 - đã được quân đội Nga sử dụng từ năm 2008 và có khả năng tấn công đồng thời tới 24 mục tiêu. Nó có thể tấn công các mục tiêu trên không từ khoảng cách 3 km đến 45 km.
Quân đội Kyiv tuyên bố đã phá hủy một số hệ thống phòng không Buk của Nga trong suốt cuộc chiến, bắt đầu từ việc Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Vào tháng Giêng, SOF đã công bố một đoạn video cho biết lực lượng của họ đã phá hủy ba hệ thống trong một tuần.
Cơ quan báo chí của SOF cho biết trên kênh Telegram của mình: “Trong một tuần, ba hệ thống phòng không 'Buk' của đối phương đã bị tấn công” gần khu vực Donetsk phía đông Ukraine, đồng thời chia sẻ đoạn clip dài một phút về những nỗ lực này.
Cơ quan báo chí cho biết thêm: “Cuộc săn lùng mục tiêu của địch vẫn tiếp tục!”
3. Putin gửi cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga một phát súng cảnh cáo
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Sends Russia's Defense Minister a Warning Shot”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga đã bị bắt vào tối thứ Ba vì tội hối lộ, nhưng một số nhà phân tích suy đoán rằng việc bắt giữ Timur Ivanov là một lời cảnh cáo đối với cấp trên của ông, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Putin “không ký vào vụ bắt giữ đó trừ khi ông ấy muốn gửi một tin nhắn tới Shoigu, một tin nhắn có nội dung như 'đó có thể là bạn'“, David Silbey, phó giáo sư lịch sử tại Cornell và giám đốc giảng dạy và học tập tại Cornell ở Washington, nói với Newsweek.
Hôm thứ Tư, Shoigu đã loại Ivanov khỏi chức vụ thứ trưởng quốc phòng, theo hãng thông tấn TASS do Điện Cẩm Linh kiểm soát. Vài giờ trước đó, đã xuất hiện các báo cáo về việc bắt giữ Ivanov với cáo buộc rằng ông ta đã nhận hối lộ trong điều mà tòa án Mạc Tư Khoa gọi là hối lộ “quy mô đặc biệt lớn”. Ivanov có thể phải đối mặt với án tù 15 năm.
Trước khi bị bắt, Ivanov phụ trách các dự án cơ sở hạ tầng quân sự của Nga. Có lẽ quan trọng hơn, ông được nhiều người coi là một trong những đồng minh thân cận nhất của Shoigu. Hai người đã làm việc cùng nhau trong nhiều năm, kể cả khi Ivanov giữ chức phó thống đốc khu vực Mạc Tư Khoa trong khi Shoigu là thống đốc khu vực.
Điện Cẩm Linh đã phủ nhận các báo cáo ban đầu rằng vụ bắt giữ Ivanov có liên quan đến tội phản quốc, nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục về quan điểm chính thức của Nga về việc giam giữ Ivanov.
Giáo sư Trường Chính sách và Chính phủ Schar của Đại học George Mason, Mark N. Katz, nói với Newsweek: “Vì nạn tham nhũng trong các quan chức hàng đầu của Nga là phổ biến nên khó có thể tin rằng việc bắt giữ cấp phó của Shoigu chỉ là vì tham nhũng”.
Ông nhấn mạnh rằng, “Hoặc anh ta đã làm điều gì đó khác mà ai đó phản đối, hoặc đó là một động thái nhằm làm suy yếu Shoigu—hoặc cả hai.”
Shoigu thường xuyên bị đổ lỗi cho những thiếu sót của Nga trên chiến trường Ukraine, trong đó có cựu lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin, người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay một cách bí ẩn sau khi lãnh đạo một cuộc binh biến chống lại Mạc Tư Khoa. Katz cho biết vụ việc khiến anh nhớ đến mối thù công khai giữa Shoigu và Prigozhin.
“Vụ bắt giữ gợi nhớ lại lời chỉ trích của Prigozhin năm ngoái về sự kém cỏi của giới lãnh đạo quân sự hàng đầu Nga. Prigozhin đã ra đi nhưng những vấn đề mà ông ấy tuyên bố công khai vẫn còn đó”, Katz nói.
“Vấn đề thực sự không phải là thứ trưởng có tham nhũng hay không. Thay vào đó, liệu ông ấy, và quan trọng hơn là Shoigu, có trở thành trung tâm quyền lực theo đúng nghĩa của họ hay không,” William Reno, giáo sư và trưởng khoa khoa học chính trị tại Đại học Northwestern, nói với Newsweek.
“Tham nhũng trong chế độ hiện tại là một tài sản chiến lược được dung thứ và thậm chí được khuyến khích để nuôi dưỡng lòng trung thành và sự phụ thuộc của một người vào giới lãnh đạo chính trị và sau đó được sử dụng để chống lại họ khi họ trở thành mối đe dọa hoặc cần được sử dụng như một mục tiêu tiện lợi để đổ lỗi cho chế độ. Reno nói. “Việc buộc tội ông ta tội tham nhũng vào thời điểm này sẽ làm suy yếu lòng tin và sự ủng hộ của công chúng đối với ông chủ của ông ta, Shoigu.
“Việc buộc tội một quan chức cao cấp tham nhũng cũng nêu bật quyền chủ quyền của Putin với tư cách là người lãnh đạo trong việc trừng phạt, củng cố quyền lực của ông đối với cấp dưới và trong mắt người dân Nga.”
Theo Silbey, việc bắt giữ Ivanov có thể chỉ là khởi đầu cho những gì sắp xảy ra với Shoigu.
Ông nói: “Hãy nhớ rằng việc 'quá quyền lực' không phải là yếu tố ngăn cản Putin (hoặc bất kỳ nhà độc tài nào) loại bỏ người đó. Một người càng có quyền lực thì họ càng là mối đe dọa hiện hữu đối với nhà độc tài. Nguyên tắc vàng của Joseph Stalin là 'hãy làm cho người khác trước khi họ làm điều đó với bạn.'“
Silbey nói thêm: “Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Shoigu là người tiếp theo bị bắt hoặc đột ngột nghỉ hưu.
4. Điệp viên Nga bị kết án 2,5 năm tù ở Ba Lan
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian spy sentenced to 2.5 years in Poland”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Truyền thông địa phương đưa tin Tòa án quận ở thành phố Gdansk của Ba Lan đã kết án một công dân Nga bị buộc tội làm gián điệp thay mặt cho Nga hai năm rưỡi tù giam.
Trong vài tháng qua, chính quyền đã bắt giữ nhiều cá nhân bị cáo buộc làm gián điệp cho Liên bang Nga ở Ba Lan, Đức, Estonia và Áo, đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng của Nga ở Âu Châu.
Theo các nhà điều tra, người đàn ông này sống ở Ba Lan một cách hợp pháp và hoạt động dưới vỏ bọc điều hành một doanh nghiệp. Người đàn ông này đã làm việc thay mặt cho Nga ở Ba Lan trong bảy năm. Ông cũng tham gia vào các hoạt động của các nhóm tái thiết lịch sử, nơi ông thiết lập mối liên hệ với những người lính đang tại ngũ hoặc đã nghỉ hưu.
Được biết, ông ta tập trung hoạt động vào các đơn vị quân đội ở vùng đông bắc Ba Lan, thu thập thông tin từ các quân nhân tại ngũ hoặc đã nghỉ hưu. Văn phòng Công tố quận ở Gdansk thông báo rằng điệp viên đã làm việc để xác định các thành phần của quân đội Ba Lan, bao gồm cả vị trí và cấu trúc của từng đơn vị quân đội cũng như thiết bị được các đơn vị này sử dụng.
Hai người đàn ông khác bị buộc tội tham nhũng ngồi trên bục cùng với điệp viên bị kết án và mỗi người bị kết án một năm tù.
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, ngày 18 Tháng Tư thông báo cơ quan thực thi pháp luật Ukraine và Ba Lan đã bắt giữ một công dân Ba Lan được cho là đã đề nghị với chính quyền Nga mưu toan ám sát Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.
Nghi phạm, theo sáng kiến của riêng mình, có ý định tìm hiểu bộ máy an ninh của phi trường Rzeszow ở Ba Lan, với mục đích giúp các cơ quan tình báo Nga lên kế hoạch cho một vụ ám sát tiềm năng nhắm vào Tổng thống Zelenskiy trong chuyến thăm Ba Lan trong tương lai.
Cùng lúc đó, chính quyền Đức đã bắt giữ hai công dân Đức gốc Nga bị nghi ngờ lên kế hoạch cho một âm mưu phá hoại quân sự thay mặt cho tình báo Nga. Những người này bị cáo buộc chuẩn bị âm mưu thực hiện các vụ tấn công bằng chất nổ và đốt phá nhằm vào các cơ sở quân sự và công nghiệp ở Đức, bao gồm cả các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước này.
5. Lithuania chế giễu tuyên bố của Belarus về việc ngăn chặn cuộc tấn công bằng máy bay không người lái
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Lithuania ridicules Belarusian claim of thwarted drone attack”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Giám đốc an ninh Belarus Ivan Tertel ngày 25 Tháng Tư tuyên bố rằng Belarus đã ngăn chặn một nỗ lực tấn công bằng máy bay không người lái từ Lithuania, theo hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti.
Thiếu tá Gintautas Ciunis, đại diện Cục Truyền thông Chiến lược của Lực lượng Vũ trang Lithuania, đã nhanh chóng phủ nhận những cáo buộc không có căn cứ ngay sau đó.
“Tôi có thể khẳng định 100% rằng đây là thông tin sai lệch. Thật vô lý khi Lithuania thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Belarus, tôi không thể tìm được từ nào khác cho điều đó”, Ciunis nói với hãng truyền thông LRT của Lithuania.
Ciunis tiếp tục chế nhạo lời buộc tội của Tertel, nói rằng những tuyên bố như vậy từ Belarus “chỉ mang lại nụ cười trên khuôn mặt tôi”.
Zivile Didzgalviene, phát ngôn nhân của Lực lượng vũ trang Lithuania, cũng bác bỏ những tuyên bố này và mô tả chúng là thông tin sai lệch.
“Các hoạt động thông tin thù địch có đặc điểm là phổ biến thông tin sai lệch và cáo buộc sai sự thật.” Cô nói: “Lực lượng vũ trang Lithuania không thực hiện và không thực hiện bất kỳ hành động thù địch nào chống lại các quốc gia khác”.
Belarus là đồng minh thân cận của Mạc Tư Khoa và đã hỗ trợ sâu rộng cho cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, cụ thể là cho phép quân đội Nga tiến hành cuộc tấn công không thành công vào Kyiv từ lãnh thổ của mình vào năm 2022. Mặc dù vậy, quân đội Belarus vẫn chưa trực tiếp tham gia vào cuộc chiến của Nga.
Để đối phó với tình hình quân sự hung hãn từ Belarus, Latvia và Lithuania đã đồng ý vào Tháng Giêng năm 2024 để tăng cường phòng thủ biên giới.
Nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko và các quan chức Belarus khác thường xuyên lặp lại các quan điểm tuyên truyền của Nga và đưa ra những cáo buộc vô căn cứ đối với phương Tây.
6. Marjorie Taylor Greene nhận thấy mình ngày càng bị cô lập trong Quốc hội
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Marjorie Taylor Greene Finds Herself Increasingly Isolated Within Congress”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Marjorie Taylor Greene đã bị một số đồng nghiệp Đảng Cộng hòa tại Quốc hội chỉ trích sau khi cô ta kêu gọi Chủ tịch Mike Johnson từ chức để đáp trả việc Hạ viện thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ Mỹ Kim.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Thom Tillis đã gọi Greene là “kẻ hoàn toàn lãng phí thời gian” và là một “nhà lãnh đạo tồi tệ”. Tuy nhiên, một nhà khoa học chính trị nói với Newsweek rằng Greene “đại diện cho Đảng Cộng hòa ngày nay” tốt hơn nhiều người ôn hòa.
Hôm thứ Ba, Thượng viện đã thông qua dự luật viện trợ nước ngoài sau khi được Hạ viện thông qua vào thứ Bảy trong bốn cuộc bỏ phiếu riêng biệt và dự kiến nó sẽ được Tổng thống Biden ký thành luật vào thứ Tư.
Greene cáo buộc trên X rằng Johnson đã “phản bội đảng Cộng hòa khi giao búa cho Tổng thống Joe Biden” và kêu gọi ông này từ chức. Cô ấy đã nộp đơn đòi cách chức Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnsn mặc dù không thúc đẩy việc thực hiện nó ngay lập tức.
Nói chuyện với phóng viên CNN Lauren Fox hôm thứ Ba, Thượng nghị sĩ Tillis đã chỉ trích Greene, và bình luận rằng: “Tôi nghĩ cô ấy không hiểu biết, cô ấy hoàn toàn lãng phí thời gian và tôi cảm thấy xấu hổ khi đã thực sự sống ở khu vực địa lý ở quận của cô ấy trước đây. cô ấy đã ở đó.
“Cô ấy là một nhà lãnh đạo khủng khiếp. Cô ấy đang kéo uy tín của Đảng Cộng Hòa của chúng tôi xuống. Cô ấy, chứ không phải đảng Dân chủ, mới là nguy cơ lớn nhất cản trở chúng tôi quay trở lại thế đa số,” ông nói.
Phát biểu với các phóng viên bên ngoài Quốc hội, Thượng nghị sĩ bang Utah Mitt Romney cho biết: “Có một số người cố gắng thu hút càng nhiều tweet, càng nhiều người theo dõi càng tốt. Rất nhiều âm thanh và sự giận dữ chẳng có ý nghĩa gì cả.”
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Kevin Cramer nói rằng nếu Johnson “không đủ tốt thì sẽ không có ai đủ tốt”, theo The Daily Beast.
Greene cũng bị tấn công bởi The New York Post, tờ báo từng được mệnh danh là “tờ báo yêu thích của Donald Trump”, khi đăng một bức ảnh đã được chỉnh sửa về cảnh cô đội chiếc mũ kiểu Liên Xô và dòng tiêu đề trên trang nhất. “Nyet /nhét/, Marjorie Moscow”, nghĩa là “Hãy nói không với Marjorie của Mạc Tư Khoa.
Hôm thứ Sáu, trong một cuộc phỏng vấn với CNN trước khi dự luật viện trợ được thông qua tại Hạ viện, cựu Dân biểu Ken Buck, một đảng viên Đảng Cộng hòa từ Colorado, đã chỉ trích Greene sau khi xuất hiện phát đoạn clip của một nhà bình luận trên truyền hình nhà nước Nga cho rằng cô ấy đang “điều hành Quốc hội.”
Anh ta trả lời: “Chà, 'Mạc Tư Khoa Marjorie' đã đạt đến mức thấp mới. Cô ấy chỉ đang nói những lời tuyên truyền của Nga và thực sự làm tổn hại đến chính sách đối ngoại của Mỹ trong quá trình này. Cô ấy đang hành động hoàn toàn vô trách nhiệm. Và, một lần nữa, khi lịch sử nhìn vào giai đoạn này, Nga đã xâm chiếm Ukraine, Ukraine đang chiến đấu cho tự do của mình, và chúng ta nên sát cánh cùng những người đấu tranh cho tự do trong cuộc chiến này.”
Hôm Chúa Nhật, Julia Davis của The Daily Beast đã chia sẻ một đoạn video trên X của Margarita Simonyan, tổng biên tập hãng truyền thông RT do nhà nước Nga kiểm soát, mô tả Greene là một “người đẹp” trên kênh truyền hình Russia-1.
7. Bỉ sẽ giao máy bay F-16 đầu tiên cho Ukraine vào năm 2024
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Belgium to deliver first F-16 jets to Ukraine in 2024”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo và Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder xác nhận vào ngày 26 Tháng Tư rằng Bỉ sẽ chuyển những chiếc chiến đấu cơ F-16 đầu tiên tới Ukraine vào cuối năm nay.
Bỉ là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia liên minh huấn luyện F-16 được thành lập vào mùa hè năm 2023 để tăng cường sức mạnh cho Không quân Ukraine. Sáng kiến này được dẫn đầu bởi Mỹ, Đan Mạch và Hà Lan.
Dedonder cho biết: “Phối hợp với các đối tác trong liên minh F-16, đất nước chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để đẩy nhanh quá trình giao hàng, nếu có thể, vào cuối năm nay”.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cũng tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh theo định dạng Ramstein vào ngày 26 tháng 4 rằng “hơn một phi đội” F-16 được tài trợ sẽ bắt đầu đến Ukraine trong năm nay, cùng với các phi công và nhân viên bảo trì đã được đào tạo, nhờ vào công việc của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine
Thông báo này đi kèm với thông tin Mỹ đã chuẩn bị gói viện trợ quân sự ngay lập tức trị giá 1 tỷ Mỹ Kim để gửi cho Ukraine và gói vũ khí trị giá 6 tỷ Mỹ Kim theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, gọi tắt là USAI, sẽ cung cấp vũ khí cho Kyiv trong vài năm tới.
Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy cũng đã cam kết cung cấp cho Ukraine hàng chục máy bay phản lực thế hệ thứ tư do Mỹ sản xuất, mặc dù thời gian chính xác và số lượng máy bay sẽ được gửi đi vẫn chưa rõ ràng.
Tháng 10 năm ngoái, Bỉ cho biết họ sẽ cung cấp cho Ukraine một số chiến đấu cơ F-16 nhưng không nêu rõ số lượng và giúp đào tạo phi công Ukraine ở các nước Liên Hiệp Âu Châu. Vào tháng 10 năm 2023, Dedonder cho biết lô F-16 đầu tiên từ Brussels dự kiến sẽ đến Ukraine vào năm 2025.
Vào cuối tháng 3, chính phủ Bỉ đã phê duyệt gói hỗ trợ thứ 25 dành cho Ukraine, trong đó có 100 triệu euro hay 107 triệu Mỹ Kim để bảo trì và hỗ trợ các chiến đấu cơ F-16.
8. Nga tung hàng ngàn quân đánh chiếm Chasiv Yar. Tại sao nó quan trọng như vậy?
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia throws thousands of troops to capture Chasiv Yar. Why is it so important?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi Mỹ mất nhiều tháng để phê duyệt gói viện trợ quân sự rất cần thiết tiếp theo cho Kyiv, Nga đã tận dụng thời điểm này để đẩy mạnh các hoạt động tấn công ở Ukraine. Sau khi chiếm được Avdiivka và nhiều thị trấn ở phía đông, Mạc Tư Khoa hiện đang để mắt tới mục tiêu chính tiếp theo là thị trấn Chasiv Yar.
Bị yếu thế và đông hơn, quân đội Ukraine đang chiến đấu chống lại hơn 20.000 quân Nga để bảo vệ thị trấn có tầm quan trọng chiến lược.
Nga đã đến vùng ngoại ô phía đông của Chasiv Yar. Theo các quan chức Ukraine, các lực lượng Nga dự kiến sẽ tăng gấp đôi các cuộc tấn công để chiếm thị trấn trước ngày 9 tháng 5, ngày lễ quân sự hóa mạnh mẽ đánh dấu chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Việc chiếm được Chasiv Yar sẽ giúp Nga dễ dàng phát động một cuộc tấn công rộng hơn ở tỉnh Donetsk, một khu vực của Ukraine từng là nơi xảy ra giao tranh nặng nề nhất trong cuộc chiến kể từ năm 2014. Khoảng một nửa tỉnh Donetsk, bao gồm cả thủ phủ của khu vực, đang nằm trong tay. hiện nằm dưới sự kiểm soát của Mạc Tư Khoa.
Lịch sử của Chasiv Yar
Chasiv Yar nằm trong khu vực công nghiệp Donbas, bao gồm các tỉnh Donetsk và Luhansk. Nguồn gốc lịch sử của nó bắt nguồn từ năm 1876, vào thời Đế quốc Nga, khi một nhà quý tộc Nga thành lập một nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa từ lượng đất sét dồi dào được tìm thấy trong khu vực.
Ban đầu được gọi là Hruzke hoặc Pleshcheieve, khu định cư này được hình thành xung quanh các ngành công nghiệp đất sét nung và các vật liệu gia cố khác và đạt được vị thế thành phố vào năm 1938, dưới chế độ Xô Viết.
Chasiv Yar đứng trên những ngọn đồi đóng vai trò là công trình phòng thủ tự nhiên. Thị trấn tự hào có điểm cao nhất trong khu vực và bị chia cắt ở phía đông bởi kênh Siverskyi Donets-Donbas, tạo ra một rào cản giữa tiểu khu Kanal và phần còn lại của thị trấn.
Vị trí và địa hình thuận lợi của Chasiv Yar giải thích lý do tại sao Ukraine biến nơi đây thành một trong những thành trì của mình trong cuộc xâm lược Donbas đầu tiên của Nga vào năm 2014. Thị trấn này có một bệnh viện quân sự quan trọng và sau đó đóng vai trò là trụ sở cho Chiến dịch Lực lượng chung (trước đây là Chiến dịch chống khủng bố). Ukraine ban đầu gọi chiến dịch quân sự chống lại sự xâm lược của Nga là chiến dịch chống bọn khủng bố Nga.
Năm 2014, Nga đã chiếm được Bakhmut trong một thời gian ngắn ngủi trước khi bị đánh bật khỏi thành phố này. Trong thời kỳ đó, Chasiv Yar, cách thành phố Bakhmut chưa đầy 10 km về phía đông, hầu như không bị tổn hại gì cho đến khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022.
Chasiv Yar trong chiến tranh toàn diện
Khi Nga bắt đầu cuộc chiến tổng lực chống lại Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Chasiv Yar thường xuyên trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công tàn khốc. Theo chính quyền địa phương, cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào Chasiv Yar vào ngày 9 tháng 7 năm 2022 đã khiến 48 người thiệt mạng, trong đó có một cậu bé 9 tuổi.
Serhii Chaus, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự của thị trấn, nói với BBC Ukraine rằng mối nguy hiểm liên tục và sự phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự đã buộc hầu hết người dân địa phương phải rời đi, với dân số của thị trấn giảm từ khoảng 12.000 xuống còn gần 700 người vào đầu tháng 4.
Khi tình hình trở nên tồi tệ hơn, tất cả trẻ em còn lại đã được chính quyền Ukraine di tản khỏi Chasiv Yar vào năm ngoái, để lại những người dân chủ yếu là người già, không muốn hoặc không thể rời đi. Theo Chaus, phải chịu đựng điều kiện khắc nghiệt không có điện, nước hoặc khí đốt, họ phải đối mặt với pháo kích liên tục, khiến 80% tòa nhà chung cư bị hư hại nghiêm trọng.
Quân đội Ukraine đã sử dụng Chasiv Yar làm trung tâm tập hợp và căn cứ hỗ trợ hỏa lực. Thị trấn này đặc biệt quan trọng để hỗ trợ quân đội Ukraine ở Bakhmut, thành phố mà Nga cuối cùng đã chiếm được vào tháng 5 năm 2023 sau trận chiến kéo dài 10 tháng, đẫm máu nhất trong cuộc chiến.
Tình hình hiện tại ở Chasiv Yar
Tính đến ngày 26 Tháng Tư, Ukraine vẫn còn kiểm soát được hoàn toàn Chasiv Yar nhưng tình hình tại khu vực này vẫn ngày càng khó khăn. Trong một bản cập nhật gần đây, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Washington DC cho biết, Nga gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công ở phía đông Chasiv Yar “trong nỗ lực tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi trước khi hỗ trợ an ninh của Mỹ đến Ukraine”.
Sau nhiều tháng đấu tranh chính trị, Quốc hội Mỹ cuối cùng đã thông qua gói viện trợ nước ngoài quan trọng, trong đó bao gồm gần 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. Với việc Tổng thống Joe Biden ký dự luật vào ngày 24 tháng 4, Ngũ Giác Đài đã nhanh chóng công bố gói vũ khí tiếp theo từ kho dự trữ của Mỹ.
Nga được cho là đã bắn nhiều đạn pháo hơn Ukraine gấp 10 lần và sử dụng ưu thế trên không của mình để san bằng các vị trí của Ukraine bằng bom lượn. Nhưng ngoài tình trạng khan hiếm nguồn cung cấp, các vấn đề ở tiền tuyến của Ukraine bao gồm sự chậm trễ trong việc xây dựng công sự và thiếu nhân lực do việc huy động bị trì hoãn.
Việc chiếm Chasiv Yar có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc tấn công lớn hơn của Nga ở phía đông, dự kiến vào tháng 5 hoặc tháng 6. Việc Nga đã triển khai lực lượng không quân tinh nhuệ trong khu vực nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trấn đối với các mục tiêu chiến lược của Mạc Tư Khoa.
“Họ có thể cố gắng bắt đầu tập trung quá nhiều lực lượng yểm trợ tầm gần và pháo binh trong khu vực, cố gắng chi tiêu nhiều trang thiết bị và nhân lực hơn với hy vọng đạt được thành công, đồng thời họ cũng có thể thử các hoạt động diễn tập bên sườn. Tuy nhiên, các công sự, địa hình và kênh đào của Ukraine đã hạn chế cách sử dụng các đơn vị cơ giới”, theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov.
Nếu Nga chiếm được Chasiv Yar, nước này sẽ giành được quyền kiểm soát hỏa lực đối với các tuyến đường tiếp tế quan trọng của Ukraine trong khu vực. Điều này có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho các thành phố Kostiantynivka, Druzhkivka, Kramatorsk và Sloviansk, những thành trì cuối cùng của Ukraine ở tỉnh Donetsk, Chuẩn tướng Oleksii Hromov nói với Politico hôm 16 Tháng Tư.
Ông cho biết: “Những diễn biến như thế này cũng sẽ thách thức các mục tiêu được công bố công khai của Ukraine là giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm”.
Ủy ban Thượng hội đồng – Nguy cơ ly giáo tại Đức. Chuyến thăm Thánh Địa của Đức Hồng Y Dolan đã bị rút ngắn
VietCatholic Media
17:37 27/04/2024
1. Sáu câu Kinh Thánh trấn an những người sắp phải phẫu thuật
Đối diện với cuộc phẫu thuật có thể là một trải nghiệm khó khăn, khuấy động nhiều cảm xúc. Nhưng bạn không đơn độc trong cuộc hành trình này. Kinh Thánh đưa ra những lời an ủi, sức mạnh và sự bảo đảm để xoa dịu tấm lòng lo lắng của bạn. Dưới đây là sáu câu trong Kinh thánh, mỗi câu mang thông điệp hy vọng riêng sẽ đồng hành cùng bạn trong thời gian thử thách này.
“Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu”. (Pl 4:6-7)
Câu này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có thể trình bày những lo lắng và sợ hãi của mình với Chúa qua lời cầu nguyện. Bằng cách phó thác những lo lắng của chúng ta cho Người và bày tỏ lòng biết ơn, chúng ta mở lòng để trải nghiệm sự bình an của Người, một sự bình an vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta và bảo vệ tâm hồn chúng ta giữa những điều bấp bênh.
“Đừng sợ hãi: có Ta ở với ngươi. Đừng nhớn nhác: Ta là Thiên Chúa của ngươi.
Ta cho ngươi vững mạnh, Ta lại còn trợ giúp với tay hữu toàn thắng của Ta”. (Is. 41:10)
Thiên Chúa hứa Người sẽ hiện diện và hỗ trợ chúng ta trong lúc khốn khổ. Câu này trấn an chúng ta rằng chúng ta không cần phải sợ hãi, vì Người là nguồn sức mạnh và sự trợ giúp của chúng ta. Sự hiện diện kiên định của Người nâng đỡ chúng ta, ban cho chúng ta lòng can đảm để đối đầu với bất cứ điều gì ở phía trước.
“Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm”. (Tv 23:4)
Giữa nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn, bài thánh vịnh này mang đến niềm an ủi bằng cách khẳng định sự hiện diện và hướng dẫn liên tục của Thiên Chúa. Bất kể những thử thách chúng ta gặp phải, Người luôn bước đi bên cạnh chúng ta, mang đến sự an ủi và bảo đảm. Sự hiện diện của Người là nguồn can đảm của chúng ta, xua tan nỗi sợ hãi và mang lại sự an tâm.
“Mạnh bạo lên, can đảm lên! Đó chẳng phải là lệnh Ta đã truyền cho ngươi sao? Đừng run khiếp, đừng sợ hãi, vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, sẽ ở với ngươi bất cứ nơi nào ngươi đi tới.” ( Gs. 1:9)
Giống như Thiên Chúa đã khích lệ Giô-suê khi ông đối diện với những thử thách mới, Người cũng khuyến khích chúng ta ngày nay. Câu này nhắc nhở chúng ta về mệnh lệnh của Chúa là phải mạnh mẽ và kiên định, bảo đảm với chúng ta rằng sự hiện diện của Người luôn đồng hành cùng chúng ta bất cứ chúng ta đi đâu. Có Người ở bên cạnh, chúng ta có thể đối diện với những điều chưa biết một cách tự tin và can đảm.
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.” (Mt. 11:28-30)
Chúa Giêsu đưa ra lời mời gọi hãy tìm kiếm sự nghỉ ngơi và khuây khỏa trong Người. Người hiểu những khó khăn của chúng ta và mời gọi chúng ta đặt gánh nặng của mình dưới chân Người. Bằng cách phó thác bản thân cho Người, chúng ta khám phá ra sự bình an làm tươi mới tâm hồn mệt mỏi của chúng ta và làm nhẹ gánh nặng của chúng ta.
“Thiên Chúa là nơi ta ẩn náu, là sức mạnh của ta. Người luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi ta phải ngặt nghèo” (Tv 46:2)
Câu này vang vọng cảm xúc về sự hiện diện và hỗ trợ liên tục của Thiên Chúa trong những lúc khó khăn. Người không chỉ là nơi nương náu của chúng ta, cung cấp một nơi an toàn và an ninh mà còn là sức mạnh, ban thêm năng lực cho chúng ta để chịu đựng nghịch cảnh. Biết rằng Người luôn ở gần mang lại niềm an ủi và yên tâm khi chúng ta vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Khi bạn chuẩn bị phẫu thuật, cầu mong những câu này đóng vai trò như ngọn hải đăng hy vọng, nhắc nhở bạn về tình yêu và sự hiện diện bất diệt của Chúa. Hãy tin cậy vào những lời hứa của Người, nương cậy vào sức mạnh của Người và tìm thấy niềm an ủi trong sự bình an của Người. Bạn được giữ trong tay Người, được bao quanh bởi ân sủng của Người.
2. Đức Giám Mục Oster tuyên bố không tham gia vào Ủy ban Thượng hội đồng
Giám mục Passau Stefan Oster, cùng với các giám mục từ Eichstätt, Köln và Regensburg, sẽ không tham gia vào Ủy ban Thượng Hội đồng. Trong một tuyên bố chung, các giám mục tuyên bố rằng các ngài muốn chờ đợi sự kết thúc của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới và kết quả của nó “để sau đó quyết định xem các bước thực hiện hướng tới một Giáo hội đồng nghị hơn có thể được thực hiện sao cho hài hòa với Giáo hội hoàn vũ”. Trong tuyên bố của mình, bốn giám mục cũng đề cập đến nghi ngờ của các ngài rằng Hội đồng Giám mục Đức có thể là nhà tài trợ cho Ủy ban Thượng hội đồng nếu một số thành viên của hội đồng không ủng hộ cơ quan này.
Vào năm 2019, các giám mục đã quyết định thực hiện con đường đồng nghị để làm rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với giáo hội ở Đức sau khi công bố nghiên cứu về tình trạng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Các ngài muốn bắt đầu cải cách cùng với tất cả các tín hữu. Vì không phải tất cả các vấn đề đều có thể được làm sáng tỏ vào cuối các cuộc họp, Ủy ban Thượng Hội đồng hiện được thành lập để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Một mục tiêu khác là thành lập thường trực Hội đồng Thượng hội đồng. Bốn giám mục từ Eichstätt, Köln, Passau và Regensburg đã nghi ngờ liệu điều này có phù hợp với giáo luật hay không.
Dưới đây là Tuyên bố đầy đủ của bốn vị giám mục:
“Các giám mục của Eichstätt, Köln, Passau và Regensburg muốn tiếp tục con đường hướng tới một giáo hội đồng nghị hơn, hòa hợp với giáo hội hoàn vũ. Trong những phản đối của Rôma đối với Tiến trình Công Nghị ở Đức, người ta đã nhiều lần thấy rõ rằng “Hội đồng Thượng hội đồng”, như được dự kiến và xây dựng trong nghị quyết của Tiến trình Công Nghị, không tương thích với hiến chế bí tích của Giáo hội. Do đó, các ngài không muốn tham gia vào Ủy ban Thượng hội đồng, nơi có mục tiêu được tuyên bố là thành lập Hội đồng Thượng hội đồng. Bốn giám mục được đề cập cũng không chia sẻ quan điểm pháp lý rằng Hội đồng Giám mục Đức là nhà tài trợ của Ủy ban Thượng hội đồng nếu bốn thành viên của hội đồng không ủng hộ cơ quan này. Các giám mục được đề cập trước tiên sẽ chờ đợi sự kết thúc của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới và kết quả của nó để sau đó quyết định xem các bước thực hiện hướng tới một Giáo hội có tính đồng nghị hơn có thể được thực hiện sao cho hài hòa với Giáo hội hoàn vũ”.
Source:stefan-oster.de
3. Chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Hồng Y Dolan đã bị rút ngắn
John Burger, trên Aleteia, ngày 21/04/24 cho biết: Đức Hồng Y Dolan gặp gỡ các nhà lãnh đạo Israel và Palestine, cũng như những người dân bình thường được các chương trình của Giáo hội giúp đỡ. Đức Hồng Y Hoa Kỳ Timothy M. Dolan đã gặp Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas, Tổng thống Israel Isaac Herzog, và nhiều người dân bình thường được Giáo hội hỗ trợ tại Thánh địa trong chuyến thăm tuần này.
Đức Hồng Y Dolan, tổng giám mục New York, đã tới Israel và West Bank trong vai trò là chủ tịch Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông (CNEWA) để giúp kỷ niệm 75 năm Hội Giáo hoàng Truyền Giáo tại Palestine. Ngài được tháp tùng bởi nhân viên của Tổng Giáo phận New York và Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông, trong đó có Đức ông Peter I. Vaccari, chủ tịch của cả Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông lẫn Hội Giáo hoàng Truyền Giáo. Phái đoàn đã có một số khoảnh khắc đáng sợ vào đêm 13-14 Tháng Tư, khi Iran phóng hơn 300 máy bay không người lái, hỏa tiễn tầm xa và hỏa tiễn đạn đạo chống lại Israel. Quân đội Israel đã chặn được hầu hết các vũ khí này.
Đức Hồng Y nói với Vatican News: “Điều đó thật đáng lo ngại đối với chúng tôi vào lúc nửa đêm - bị đánh thức bởi tiếng còi báo động và sau đó chạy xuống tầng hầm, tại nhà khách hành hương này” ở Giêrusalem. Nhưng rồi sáng hôm sau, ngồi đây, tôi ngạc nhiên khi thấy xe buýt, xe điện chật kín người đi làm và mọi sự đã trở lại trạng thái bình thường một cách nghịch lý. Một mặt, tôi nghĩ điều này thật bi thảm vì người dân ở đây đã quen với điều mà lẽ ra họ không bao giờ nên quen - chiến tranh. Và mặt khác, tôi nghĩ đó cũng là một tấm gương đẹp về sự kiên cường chống lại bạo lực và cái ác. Cuộc sống vẫn phải tiếp tục và chúng tôi cũng đến đây để hòa bình được tiếp tục”.
Đức Hồng Y Dolan và đoàn tùy tùng của ngài được cho là đã rời Thánh địa hai ngày trước ngày rời khỏi dự kiến là ngày 18 tháng 4, cảnh giác với sự leo thang trong cuộc xung đột ở Trung Đông, trong khi Israel thề sẽ trả thù cuộc tấn công của Iran.
Các Kitô hữu “được tôn trọng”
Nhưng Đức Hồng Y Dolan bày tỏ sự hài lòng với chuyến thăm, trong đó bao gồm các cuộc gặp gỡ với các viên chức Giáo hội và dân sự cũng như những người tị nạn Palestine. Về cuộc gặp với Chủ tịch Abbas [ảnh trên] và Herzog, Đức Hồng Y nói: “Cả hai đều đánh giá cao và cả hai đều rất quan tâm đến sự hiện diện của Kitô giáo. Tôi rất vui khi nhận được lòng biết ơn và những lời khen ngợi dành cho Hội Giáo hoàng Truyền giáo” từ họ. Ngài nói tiếp: “Tôi thấy các cộng đồng Kitô giáo, và đặc biệt là cộng đồng Công Giáo do Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa lãnh đạo, được đánh giá cao. Đặc biệt trong tình hình nghiêm trọng phát triển sau vụ tấn công ngày 7 tháng 10, những nỗ lực của chúng tôi trong việc luôn sử dụng những lời lẽ hòa bình, nhằm thúc đẩy một não trạng gặp gỡ đã được công nhận và đánh giá cao vượt xa các cộng đồng nhỏ bé của chúng tôi. Ngoài các hoạt động của chúng tôi, tôi nhận thấy mọi người hoan nghênh tiếng nói mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Một số chỉ trích ngài, một số vui mừng với ngài. Nhưng mọi người đều đánh giá cao tiếng nói mạnh mẽ của ngài trong việc thúc đẩy hòa bình và đối thoại.”
Bình luận về những nỗ lực tuyệt vọng để tìm kiếm hòa bình, cũng như mối đe dọa leo thang thành một cuộc chiến tranh Trung Đông rộng lớn hơn, Đức Hồng Y nhận xét: “Giải pháp thực sự là đổi mới niềm tin của chúng ta vào tình nhân loại chung, khiến chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Người, đáng được tôn vinh và tôn trọng. Và đó không chỉ là tiếng nói của Đức Hồng Y Pizzaballa, mà còn là tiếng nói mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và của toàn thể Giáo hội, trong đó chúng tôi, với tư cách là Hội Giáo hoàng Truyền giáo, thực hiện một công việc phục vụ quý giá cho sự hiệp nhất và hòa bình – trở thành ánh sáng cho thế giới này như Tin Mừng yêu cầu chúng ta.”
Đức Hồng Y Dolan đã đến thăm Trại Tị nạn Aida gần Bethlehem, nơi Hội Giáo hoàng Truyền giáo hỗ trợ chương trình cho giới trẻ, và Creche, nơi trú ẩn cho trẻ em bị bỏ rơi ở Bê-lem, do các Nữ tử Bác ái điều hành. Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông hỗ trợ Giáo Hội Công Giáo ở Trung Đông, Đông Bắc Phi, Ấn Độ và Đông Âu. Hội Giáo hoàng Truyền giáo được Đức Giáo Hoàng Piô XII thành lập năm 1949 để hỗ trợ công việc của Giáo hội tại Thánh địa.