Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 28/04: Máu – Biểu Tượng Sự Sống và Hy Sinh – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:33 27/04/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, người Do-thái tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Đức Giê-su nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”
Đó là những điều Đức Giê-su đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Ca-phác-na-um.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:25 27/04/2023
48. Đức Mẹ Ma-ri-a không thể không yêu mến những ai yêu mến Mẹ, cũng như không thể từ chối bảo trợ những ai phụng sự Mẹ.
(Chân phúc Jordan of Pisa)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:33 27/04/2023
35. TIẾNG CHIM HÓT
Vây quanh một thôn làng nọ là một rừng cây, lúc mùa xuân đến, tất cả các hoa trên cây đều nở, trong cơn gió nhẹ phảng phất mùi hương dịu dàng, lũ chim đều thích tập họp trong rừng hát ca và làm tổ. Mùa thu là mùa của thu hoạch, trong rừng kết rất nhiều trái lê và trái mận.
Nhưng, có một vài đứa trẻ nghịch ngợm chạy vào trong rừng bẫy chim, phá nát tổ chim mà những con chim đã khổ công xây. Lũ chim rất sợ hãi từ từ bỏ đi. Trong vườn cũng không còn nghe được tiếng chúng nó vui vẻ hót nữa, tất cà biến thành tĩnh mịch và buồn bã, rất nhiều loại sâu lại được dịp tung hoành, chúng nó tham lam ăn cả những ngọn lá, chỉ còn trơ những cành cây như mùa đông đến rồi vậy. Trên cây cũng không còn kết trái nữa, trước đây bọn trẻ thích ăn bao nhiêu trái cây thì cứ ăn, nhưng bây giờ ngay cà một quả táo thì chỉ có trong mơ.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 35:
Đạo đức và yêu thương là đức tính mà con người, chim chóc và thú vật nên có.
Khi con người thành kính tạ ơn Thiên Chúa thì đồng thời cũng không phá hoại những gì mà chính Ngài đã sáng tạo ra. Bởi vì Thiên Chúa sáng tạo là để cho nhân loại được dùng và tìm được hạnh phúc trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vây quanh một thôn làng nọ là một rừng cây, lúc mùa xuân đến, tất cả các hoa trên cây đều nở, trong cơn gió nhẹ phảng phất mùi hương dịu dàng, lũ chim đều thích tập họp trong rừng hát ca và làm tổ. Mùa thu là mùa của thu hoạch, trong rừng kết rất nhiều trái lê và trái mận.
Nhưng, có một vài đứa trẻ nghịch ngợm chạy vào trong rừng bẫy chim, phá nát tổ chim mà những con chim đã khổ công xây. Lũ chim rất sợ hãi từ từ bỏ đi. Trong vườn cũng không còn nghe được tiếng chúng nó vui vẻ hót nữa, tất cà biến thành tĩnh mịch và buồn bã, rất nhiều loại sâu lại được dịp tung hoành, chúng nó tham lam ăn cả những ngọn lá, chỉ còn trơ những cành cây như mùa đông đến rồi vậy. Trên cây cũng không còn kết trái nữa, trước đây bọn trẻ thích ăn bao nhiêu trái cây thì cứ ăn, nhưng bây giờ ngay cà một quả táo thì chỉ có trong mơ.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 35:
Đạo đức và yêu thương là đức tính mà con người, chim chóc và thú vật nên có.
Khi con người thành kính tạ ơn Thiên Chúa thì đồng thời cũng không phá hoại những gì mà chính Ngài đã sáng tạo ra. Bởi vì Thiên Chúa sáng tạo là để cho nhân loại được dùng và tìm được hạnh phúc trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mở ra một tầm nhìn mới
Lm. Minh Anh
14:33 27/04/2023
MỞ RA MỘT TẦM NHÌN MỚI
“Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời!”.
Alvin Jennings nói, “Nhiều Kitô hữu ngày nay sống một cuộc sống như trong ‘sương mù’. Họ để cho vô số rắc rối che khuất tầm nhìn và làm suy yếu tinh thần. Nhưng “Thiên Chúa chẳng ban cho chúng ta một thần khí gây nhát đảm, mà là một Thần Khí khiến chúng ta mạnh mẽ”. Đừng để sương mù che khuất! Hãy để ánh nắng Chúa Kitô ‘mở ra một tầm nhìn mới’ cho bạn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Hãy để ánh nắng Chúa Kitô ‘mở ra một tầm nhìn mới’ cho bạn!”. Lời Chúa hôm nay ‘mở ra một tầm nhìn mới’ về Bí Tích Thánh Thể; nhờ đó, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn Bí Tích Tình Yêu này. Chúa Giêsu nói, “Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời!”.
Trước những lời này, người Do Thái sửng sốt. Thật dễ hiểu! Họ sợ máu! Với họ, máu thật linh thiêng, là nguồn gốc sự sống, không bao giờ được chạm vào. Vậy phải hiểu thế nào? Đừng hiểu theo nghĩa đen! Để biết sâu sắc hơn ý muốn của Chúa Giêsu, những lời này phải được soi rọi dưới ánh sáng đức tin. Trong đêm bị trao nộp, giữa bữa Tiệc Ly, Ngài đã hiến mình để nên lương thực nuôi sống linh hồn chúng ta; vì thế, Mình Thánh chúng ta đón nhận đích thực là thịt máu Giêsu, Chiên Thiên Chúa. Mỗi khi rước Ngài, “ăn thịt và uống máu Tôi”, chúng ta đồng hoá ‘toàn bộ con người, toàn bộ suy nghĩ, toàn bộ hành động’ của mình vào chính Ngài. Ngài đã không nói “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong tôi và Tôi ở lại trong người ấy” sao? Như vậy, đón lấy Ngài không chỉ hiểu trong bối cảnh “rước lễ”; nhưng như một dấu chỉ ‘mở ra một tầm nhìn mới’ của một ‘quan hệ rộng hơn’, ‘gắn bó hơn’; nghĩa là toàn bộ cuộc sống!
Thánh Thể trước hết là một cử hành cộng đồng về những gì ‘chúng ta là’, ‘chúng ta có’, ‘chi thể của Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô’. Qua Lời truyền phép, bánh rượu trở nên Thịt Máu Chúa, đến với chúng ta, ‘mở ra một tầm nhìn mới’ trong tình bác ái hiến dâng; Ngài đến qua từng kinh nghiệm yêu thương chúng ta có với nhau. Tắt một lời, Thánh Thể không chỉ là việc rước Chúa trong nhà thờ, nhưng là ‘cả cuộc sống’ dù chúng ta ở đâu, đang làm gì.
Thật thú vị, bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho biết, không bao giờ Phaolô hình dung con đường mình sẽ đi vào mấy mươi năm cuối đời; nhưng Chúa Phục Sinh thì có! Ngài ‘mở ra một tầm nhìn mới’ cho Phaolô; từ một người bắt bớ Hội Thánh, Phaolô được chọn làm sứ giả của Thánh Thể; Bí Tích này được Phaolô ghi lại chi tiết trong thư Côrintô. Như vậy, kế hoạch Chúa dành cho Phaolô, cho mỗi người chúng ta có thể táo bạo hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng; để rồi, cùng Phaolô, chúng ta “Đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng” Thánh Thể như lời Thánh Ca Phúc Âm gợi ý.
Anh Chị em,
“Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời!”. Khổ thay, những của ăn mau hư nát thế tục lại chi phối và quấn lấy tâm trí chúng ta như lớp sương mù che khuất tầm nhìn, khiến chúng ta không thấy gì xa hơn. Hãy để ánh nắng Chúa Kitô ‘mở ra một tầm nhìn mới!’. Hãy để Lời Chúa ‘mở ra một tầm nhìn mới!’. Vì vậy, mỗi khi rước Chúa, chúng ta trao cho Ngài cơ hội để Ngài uốn nắn và đồng hoá chúng ta với Ngài như đã đồng hoá và uốn nắn Phaolô. Có như thế, phong thái, suy nghĩ và toàn thể con người chúng ta sẽ hoà tan trong Đấng chúng ta rước lấy; và cuối cùng, mỗi người trở nên một Giêsu khác, tấm bánh bẻ ra cho muôn người!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, mỗi lần rước Chúa, cho con ý thức, Chúa sống trong con, con sống trong Chúa. Ước gì con thuộc trọn về Chúa, làm điều Chúa muốn, muốn điều Chúa ưa thích!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Biện Chứng Mục Tử– Chiên
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:59 27/04/2023
Biện Chứng Mục Tử– Chiên
( Chúa Nhật IV Phục Sinh A )
Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Qua các con số thống kê, chúng ta nhận ra đây là một nhu cầu vừa chính đáng và hợp lý lại vừa mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, dù có cấp thiết đến mấy thì Hội Thánh vẫn kiên trì chủ trương rằng cần “chất hơn là lượng”. Chính vì thế mà không thể vì lý do thiếu hụt linh mục hay tu sĩ mà hạ thấp tiêu chí cũng như các yêu cầu của việc đào tạo. Xin được góp một vài suy nghĩ về vấn đề này dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh. Cụ thể, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.
Nói đến biện chứng là nói đến một trong những “học thuyết mang tính triết học về các mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, hay là khoa học về các quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy” (Tự Điển Bách Khoa Việt Nam-1995). Biện chứng pháp được xây dựng chủ yếu trên quy luật vận động, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng và những ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Cái nhìn này không phải là mới lạ với khám phá của Hégel hay Karl Marx, nhưng đã bàng bạc sẵn có trong các hệ tư tưởng Đông phương như quy luật âm dương, bát quái, ngũ hành hay sắc sắc không không… Không muốn đi sâu vào lãnh vực chuyên môn mang tính triết học, nhưng xin góp cái nhìn theo một góc độ cha ông chúng ta cảm nghiệm: “có con rồi mới có cha; có cháu rồi mới có ông, có bà”.
1. Để là mục tử nhân lành, cần phải là chiên ngoan hiền:
Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định Người chính là mục tử nhân lành (x.Ga 10,11). Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò mục tử thì trước tiên Người đã vuông tròn vị thế con chiên hiền ngoan. Thánh Phêrô giới thiệu Đức Kitô như là con chiên tinh tuyền, hiền lành, gánh tội gian trần. “Người không hề phạm tôi; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…” (1P 2,21-24). Thánh Tông đồ cả đã kết luận rằng chính khi đảm nhận phận việc ấy thì Đức Kitô đã chu toàn trách vụ “vị mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta” (c.25).
Chiên không đi theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn. Trái lại, chiên nhận biết tiếng mục tử và đi theo mục tử. Dưới cái nhìn này thì Chúa Kitô là một con chiên đích thực vì “lương thực của Người là thi hành thánh ý Cha trên trời” (x.Ga 4,34). Cho dù mồ hôi tuôn ra pha lẫn máu, Con chiên tinh tuyền Giêsu Kitô vẫn một mực “xin đừng theo ý con, một vâng theo thánh ý Cha mà thôi” (x.Lc 22,39-44).
2. Để là con chiên hiền ngoan, cần phải có tấm lòng mục tử nhân hậu:
Chúa Kitô không minh nhiên giới thiệu mình là con chiên, nhưng cuộc đời của Người, đặc biệt cuộc hiến tế thập giá của Người mặc nhiên khẳng định Người là con chiên vượt qua của Giao Ước mới. Trong khi đó vị ngôn sứ cao trọng hơn mọi ngôn sứ là Gioan Tẩy giả đã long trọng giới thiệu Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
Để thực thi phận vụ “Con Chiên Thiên Chúa”, Chúa Kitô đã sống tình một mục tử tốt lành, nhân hậu. Người chạnh lòng thương xót khi thấy đoàn lũ đông đảo như chiên không người chăn (x.Mc 6,34). Người nhiệt thành đến quên cả ăn uống để băng bó thương tích cho đoàn chiên (x.Mc 3,20), để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, nguồn suối mát. Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và mong sao không một con chiên nào lạc đàn (x.Ga 10,11;14). Lẽ sống của người mục tử chính là sự sống, sự phát triển của từng con chiên và của đàn chiên. Chính vì thế, người mục tử là người “biết” chiên tức là gắn bó mật thiết với chiên, sẵn sàng chung thân, đồng phận với chiên, lấy sự sống của chiên làm nguồn sống của mình.
Vài tâm tình hướng đến các mục tử (giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ):
Diễn ý câu nói của Thánh Giáo phụ Âugustinô: Cho anh em, tôi là mục tử (giám mục). Cùng với anh em, tôi là con chiên (tín hữu). Để các ngài, các vị chu toàn bổn phận mục tử Chúa giao phó thì ta hãy cầu xin cho các vị, các ngài trước hết biết sống vuông tròn vị thế con chiên:
- Hiền lành: Trưởng thành nhân cách, vững vàng các nhân đức nhân bản. Điều này không phải được ngay một sớm một chiều hay nhờ lãnh nhận chức này, vụ kia. Nhưng cần phải trau dồi, luyện tập liên lĩ. Học xong một giáo trình các nhân đức nhân bản với điểm số tối đa mà vẫn là người thiếu nhân bản là chuyện rất bình thường.
- Vô tì tích: Dĩ nhiên, ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa giữ gìn thì phận người khó tránh lỗi lầm. Để ngày càng thêm thanh sạch, vô tì tích, thì không gì hơn “hãy đem những cái bên trong ra mà phân phát (lòng quảng đại)” (x.Lc 11,41).
- Ngoan ngoãn: biết luôn vâng theo ý Chúa. Để sống và hành động theo thánh ý Chúa thì tiên vàn cần có một đời sống cầu nguyện chuyên chăm và một tâm hồn “dễ bảo” dưới tác động của Thánh Thần.
Vài tâm tình hướng đến những ứng viên ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ:
Khi nhận ứng viên vào Tu viện hay Chủng viện, các vị hữu trách thường dò xét các ý hướng của ứng viên. “Con đi tu để làm gì?” Một câu hỏi thường gặp nhằm lượng giá ý hướng các ứng viên. Các vị hữu trách thường dễ hài lòng trước các câu trả lời mang tính cống hiến, phục vụ vị tha hơn là những câu trả lời hàm chứa sự vị kỷ cho dù đó là lợi ích cá nhân rất là thiêng thánh như đi tu để được rỗi linh hồn. Thánh Công Đồng dạy: “Việc giáo dục toàn diện các chủng sinh nhằm huấn luyện cho họ thực sự thành những vị chăn dắt các linh hồn… (tức là các mục tử)” (ĐT số 4). Ước gì các tu sinh, chủng sinh có được chút tâm tình của người mục tử ngay khi còn mài đũng quần ở tu viện hay chủng viện. Đó là tâm tình của người mục tử:
- Biết cống hiến hơn là hưởng thụ: “Con Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,46; x. Ga 13,12-17).
- Nhiệt thành: Sẵn sàng đi trước trong các việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm.
- Biết đồng cảm, đồng phận với tha nhân, đồng loại và nhất là với những người nghèo, người bất hạnh… “Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối…” (Dt 5,1-3).
Có thể nói rằng hơn bao giờ hết, nhân loại chúng ta hiện nay đang vào giai đoạn thích hưởng thụ và tìm đủ cách đủ kiểu để hưởng thụ. Chính vì thế, đời sống cống hiến dường như đang vắng bóng dần. Một điều chắc chắn là nhân loại, xã hội mọi thời, đặc biệt hôm nay đang rất cần những con người sẵn sàng cống hiến, những cuộc đời biết hiến dâng. Chính vì thế ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ vẫn mãi là ơn chúng ta cần kiên trì cầu xin. Tuy nhiên sự cầu xin của chúng ta không được phép dừng lại ở thái độ thầm thì, chấp tay hay móc túi để góp tiền, mà còn phải biết mở miệng, nắm tay để dệt xây những mục tử biết vuông tròn phận vụ con chiên hiền ngoan và những con chiên luôn ắp đầy tâm tình mục tử tốt lành.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
( Chúa Nhật IV Phục Sinh A )
Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Qua các con số thống kê, chúng ta nhận ra đây là một nhu cầu vừa chính đáng và hợp lý lại vừa mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, dù có cấp thiết đến mấy thì Hội Thánh vẫn kiên trì chủ trương rằng cần “chất hơn là lượng”. Chính vì thế mà không thể vì lý do thiếu hụt linh mục hay tu sĩ mà hạ thấp tiêu chí cũng như các yêu cầu của việc đào tạo. Xin được góp một vài suy nghĩ về vấn đề này dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh. Cụ thể, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.
Nói đến biện chứng là nói đến một trong những “học thuyết mang tính triết học về các mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, hay là khoa học về các quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy” (Tự Điển Bách Khoa Việt Nam-1995). Biện chứng pháp được xây dựng chủ yếu trên quy luật vận động, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng và những ảnh hưởng tương tác giữa chúng. Cái nhìn này không phải là mới lạ với khám phá của Hégel hay Karl Marx, nhưng đã bàng bạc sẵn có trong các hệ tư tưởng Đông phương như quy luật âm dương, bát quái, ngũ hành hay sắc sắc không không… Không muốn đi sâu vào lãnh vực chuyên môn mang tính triết học, nhưng xin góp cái nhìn theo một góc độ cha ông chúng ta cảm nghiệm: “có con rồi mới có cha; có cháu rồi mới có ông, có bà”.
1. Để là mục tử nhân lành, cần phải là chiên ngoan hiền:
Chúa Kitô đã minh nhiên khẳng định Người chính là mục tử nhân lành (x.Ga 10,11). Tuy nhiên, để đảm nhận vai trò mục tử thì trước tiên Người đã vuông tròn vị thế con chiên hiền ngoan. Thánh Phêrô giới thiệu Đức Kitô như là con chiên tinh tuyền, hiền lành, gánh tội gian trần. “Người không hề phạm tôi; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá…” (1P 2,21-24). Thánh Tông đồ cả đã kết luận rằng chính khi đảm nhận phận việc ấy thì Đức Kitô đã chu toàn trách vụ “vị mục tử, Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta” (c.25).
Chiên không đi theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn. Trái lại, chiên nhận biết tiếng mục tử và đi theo mục tử. Dưới cái nhìn này thì Chúa Kitô là một con chiên đích thực vì “lương thực của Người là thi hành thánh ý Cha trên trời” (x.Ga 4,34). Cho dù mồ hôi tuôn ra pha lẫn máu, Con chiên tinh tuyền Giêsu Kitô vẫn một mực “xin đừng theo ý con, một vâng theo thánh ý Cha mà thôi” (x.Lc 22,39-44).
2. Để là con chiên hiền ngoan, cần phải có tấm lòng mục tử nhân hậu:
Chúa Kitô không minh nhiên giới thiệu mình là con chiên, nhưng cuộc đời của Người, đặc biệt cuộc hiến tế thập giá của Người mặc nhiên khẳng định Người là con chiên vượt qua của Giao Ước mới. Trong khi đó vị ngôn sứ cao trọng hơn mọi ngôn sứ là Gioan Tẩy giả đã long trọng giới thiệu Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
Để thực thi phận vụ “Con Chiên Thiên Chúa”, Chúa Kitô đã sống tình một mục tử tốt lành, nhân hậu. Người chạnh lòng thương xót khi thấy đoàn lũ đông đảo như chiên không người chăn (x.Mc 6,34). Người nhiệt thành đến quên cả ăn uống để băng bó thương tích cho đoàn chiên (x.Mc 3,20), để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh, nguồn suối mát. Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và mong sao không một con chiên nào lạc đàn (x.Ga 10,11;14). Lẽ sống của người mục tử chính là sự sống, sự phát triển của từng con chiên và của đàn chiên. Chính vì thế, người mục tử là người “biết” chiên tức là gắn bó mật thiết với chiên, sẵn sàng chung thân, đồng phận với chiên, lấy sự sống của chiên làm nguồn sống của mình.
Vài tâm tình hướng đến các mục tử (giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ):
Diễn ý câu nói của Thánh Giáo phụ Âugustinô: Cho anh em, tôi là mục tử (giám mục). Cùng với anh em, tôi là con chiên (tín hữu). Để các ngài, các vị chu toàn bổn phận mục tử Chúa giao phó thì ta hãy cầu xin cho các vị, các ngài trước hết biết sống vuông tròn vị thế con chiên:
- Hiền lành: Trưởng thành nhân cách, vững vàng các nhân đức nhân bản. Điều này không phải được ngay một sớm một chiều hay nhờ lãnh nhận chức này, vụ kia. Nhưng cần phải trau dồi, luyện tập liên lĩ. Học xong một giáo trình các nhân đức nhân bản với điểm số tối đa mà vẫn là người thiếu nhân bản là chuyện rất bình thường.
- Vô tì tích: Dĩ nhiên, ngoại trừ Mẹ Maria được Chúa giữ gìn thì phận người khó tránh lỗi lầm. Để ngày càng thêm thanh sạch, vô tì tích, thì không gì hơn “hãy đem những cái bên trong ra mà phân phát (lòng quảng đại)” (x.Lc 11,41).
- Ngoan ngoãn: biết luôn vâng theo ý Chúa. Để sống và hành động theo thánh ý Chúa thì tiên vàn cần có một đời sống cầu nguyện chuyên chăm và một tâm hồn “dễ bảo” dưới tác động của Thánh Thần.
Vài tâm tình hướng đến những ứng viên ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ:
Khi nhận ứng viên vào Tu viện hay Chủng viện, các vị hữu trách thường dò xét các ý hướng của ứng viên. “Con đi tu để làm gì?” Một câu hỏi thường gặp nhằm lượng giá ý hướng các ứng viên. Các vị hữu trách thường dễ hài lòng trước các câu trả lời mang tính cống hiến, phục vụ vị tha hơn là những câu trả lời hàm chứa sự vị kỷ cho dù đó là lợi ích cá nhân rất là thiêng thánh như đi tu để được rỗi linh hồn. Thánh Công Đồng dạy: “Việc giáo dục toàn diện các chủng sinh nhằm huấn luyện cho họ thực sự thành những vị chăn dắt các linh hồn… (tức là các mục tử)” (ĐT số 4). Ước gì các tu sinh, chủng sinh có được chút tâm tình của người mục tử ngay khi còn mài đũng quần ở tu viện hay chủng viện. Đó là tâm tình của người mục tử:
- Biết cống hiến hơn là hưởng thụ: “Con Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,46; x. Ga 13,12-17).
- Nhiệt thành: Sẵn sàng đi trước trong các việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm.
- Biết đồng cảm, đồng phận với tha nhân, đồng loại và nhất là với những người nghèo, người bất hạnh… “Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối…” (Dt 5,1-3).
Có thể nói rằng hơn bao giờ hết, nhân loại chúng ta hiện nay đang vào giai đoạn thích hưởng thụ và tìm đủ cách đủ kiểu để hưởng thụ. Chính vì thế, đời sống cống hiến dường như đang vắng bóng dần. Một điều chắc chắn là nhân loại, xã hội mọi thời, đặc biệt hôm nay đang rất cần những con người sẵn sàng cống hiến, những cuộc đời biết hiến dâng. Chính vì thế ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ vẫn mãi là ơn chúng ta cần kiên trì cầu xin. Tuy nhiên sự cầu xin của chúng ta không được phép dừng lại ở thái độ thầm thì, chấp tay hay móc túi để góp tiền, mà còn phải biết mở miệng, nắm tay để dệt xây những mục tử biết vuông tròn phận vụ con chiên hiền ngoan và những con chiên luôn ắp đầy tâm tình mục tử tốt lành.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Cửa chuồng chiên
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
19:01 27/04/2023
Cửa chuồng chiên
Suy Niệm Chúa Nhật Iv Phục Sinh - A
(Ga 10, 1-10)
Chúa Giêsu đã từng nói với Tôma : “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Với Tin Mừng chương 10 theo thánh Gioan, Chúa Giê su tự nhận kình là "Mục tử tốt lành" (x. Ga 10, 14}.
Sau khi đã tự mô tả là một người mục tử tốt lành, Chúa Giêsu lại nhận mình là cửa chuồng chiên khi tuyên bố: « Thật, Ta bảo thật các ngươi : Ta là cửa chuồng chiên … Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và được của nuôi thân » (Ga 10,7.9).
Chúa Giêsu có ngụ ý gì khi công bố “Ta là cái cửa”? Những ai vào cửa Giêsu thì sẽ nhận được điều gì? Ngược lại, đến với kẻ trộm thì sẽ nhận được điều gì? Mỗi người chúng ta làm gì để giúp nhiều người đến với Chúa mà được ơn cứu độ?
Sau khi kể cho những người Pharisiêu nghe về ẩn dụ người chăn chiên thật và kẻ trộm chiên, nhưng họ không hiểu ý Người (x.Ga 10, 6). Vì thế, Chúa giải thích thêm, Người là cái cửa vào chuồng chiên, ai vào cửa này thì sẽ được cứu rỗi, tự do đi lại và tìm gặp đồng cỏ xanh tươi (x.Ga 10 7-9). Nhưng ai đi theo kẻ trộm thì sẽ bị cướp, bị giết.
Để hiểu rõ ý tưởng của Chúa Giêsu, chúng ta biết rằng, ở nước Do Thái, đối với những người du mục chăn chiên, bò, lừa. Khi đêm đến chiên được nhốt trong chuồng có rào và chỉ có một cánh cửa duy nhất được khóa lại để bảo vệ chiên. Nhưng những khi chiên ngủ đêm ngoài đồng thì ngay tại vị trí chiên có thể ra vào được, người chăn sẽ nằm chắn ngay trước cửa, và tất cả chiên nào muốn ra hay vào đều phải bước qua người chăn. Đó là ý nghĩa của lời công bố “Ta là cái cửa” của Chúa Giêsu.
Hình ảnh về cửa chuồng chiên này đối với chúng ta thì rất lạ, còn đối với người Do thái lại là hình ảnh rất quen thuộc. Chúa Giêsu tự ví mình như cửa chuồng chiên và như người mục tử tốt lành. Cả hai hình ảnh này đều nói lên tình thương yêu chăm sóc và sự bảo vệ mà Người dành cho chúng ta, là những con chiên trong đàn chiên do Người chăn dắt.
Cửa chuồng chiên là lối cho chiên ra vào chuồng để được bảo vệ an toàn và được sống, ngụ ý ám chỉ ai qua Cửa Giêsu mà vào thì người ấy mới là mục tử thực sự của Thiên Chúa và mới được hưởng ơn cứu độ Chúa ban cho (x. Ga 10,9). Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Khi Đức Giê-su đưa chúng ta đến với Chúa Cha, Người nhận mình là Cửa. Khi Người săn sóc dưỡng nuôi ta, Người nhận mình là Mục Tử”.
Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi lần thứ 60 sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng 4, Chúa Nhật IV Phục Sinh, còn được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành với chủ đề “Ơn gọi : Ân sủng và Sứ vụ”. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến sự được chọn trước cả khi tạo thanh vũ trụ, mỗi người một phận vụ, nhưng được kêu gọi quy tụ cùng nhau. “Lời kêu gọi của Thiên Chúa bao gồm việc ‘sai đi’. Không có ơn gọi nếu không có sứ vụ. Không có hạnh phúc và sự tự nhận thức đầy đủ trừ khi chúng ta mang đến cho người khác sự sống mới mà chúng ta đã tìm thấy” (x. Sứ điệp cho ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2023. Thánh Phaolô VI Giáo hoàng đã bắt đầu sự kiện thường niên vào năm 1964.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết : “Ngày này là một cơ hội quý báu để nhớ lại với sự kinh ngạc rằng lời mời gọi của Thiên Chúa là ân sủng, là hồng ân trọn vẹn, đồng thời là một cam kết mang Tin Mừng đến cho người khác”.
Trong Sứ điệp của mình, Các ơn gọi được “kết hợp với nhau trong việc ‘ra đi’ để chiếu tỏa khắp thế giới sự sống mới của vương quốc Thiên Chúa” nhấn mạnh rằng mọi ơn gọi trong Giáo hội – giáo dân, linh mục, tu sĩ, hay đời sống thánh hiến – phối hợp với nhau trong một bản giao hưởng hài hòa.
Mọi ơn gọi được “kết hợp với nhau trong việc ‘ra đi’ để chiếu tỏa khắp thế giới sự sống mới của Vương quốc của Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha viết tiếp : “ Tất cả mọi người trong Giáo hội đều là những người phục vụ theo đặc sủng của mỗi người, trong khi ơn gọi chung của chúng ta là “yêu thương trao hiến chính mình... Những người trong Thừa tác vụ có chức thánh – Linh mục, Giám mục và Phó tế – được “đặt để phục vụ việc rao giảng, cầu nguyện và thúc đẩy tinh thần hiệp thông của Dân thánh của Thiên Chúa”.
Hiện nay nhiều nơi trên thế giới đang thiếu trầm trọng ơn gọi linh mục tu sĩ, nhất là Âu Châu, Mỹ Châu. Có nhà thờ không có linh mục nên đành phải đóng cửa hoặc bán đi để trả nợ. Cũng có nhiều dòng tu bị giải thể vì không còn lớp tu sĩ trẻ kế thừa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho ơn Thiên triệu linh mục, tu sĩ. Hãy đóng góp phần mình vào việc mở mang Nước Cúa.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật Iv Phục Sinh - A
(Ga 10, 1-10)
Chúa Giêsu đã từng nói với Tôma : “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Với Tin Mừng chương 10 theo thánh Gioan, Chúa Giê su tự nhận kình là "Mục tử tốt lành" (x. Ga 10, 14}.
Sau khi đã tự mô tả là một người mục tử tốt lành, Chúa Giêsu lại nhận mình là cửa chuồng chiên khi tuyên bố: « Thật, Ta bảo thật các ngươi : Ta là cửa chuồng chiên … Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và được của nuôi thân » (Ga 10,7.9).
Chúa Giêsu có ngụ ý gì khi công bố “Ta là cái cửa”? Những ai vào cửa Giêsu thì sẽ nhận được điều gì? Ngược lại, đến với kẻ trộm thì sẽ nhận được điều gì? Mỗi người chúng ta làm gì để giúp nhiều người đến với Chúa mà được ơn cứu độ?
Sau khi kể cho những người Pharisiêu nghe về ẩn dụ người chăn chiên thật và kẻ trộm chiên, nhưng họ không hiểu ý Người (x.Ga 10, 6). Vì thế, Chúa giải thích thêm, Người là cái cửa vào chuồng chiên, ai vào cửa này thì sẽ được cứu rỗi, tự do đi lại và tìm gặp đồng cỏ xanh tươi (x.Ga 10 7-9). Nhưng ai đi theo kẻ trộm thì sẽ bị cướp, bị giết.
Để hiểu rõ ý tưởng của Chúa Giêsu, chúng ta biết rằng, ở nước Do Thái, đối với những người du mục chăn chiên, bò, lừa. Khi đêm đến chiên được nhốt trong chuồng có rào và chỉ có một cánh cửa duy nhất được khóa lại để bảo vệ chiên. Nhưng những khi chiên ngủ đêm ngoài đồng thì ngay tại vị trí chiên có thể ra vào được, người chăn sẽ nằm chắn ngay trước cửa, và tất cả chiên nào muốn ra hay vào đều phải bước qua người chăn. Đó là ý nghĩa của lời công bố “Ta là cái cửa” của Chúa Giêsu.
Hình ảnh về cửa chuồng chiên này đối với chúng ta thì rất lạ, còn đối với người Do thái lại là hình ảnh rất quen thuộc. Chúa Giêsu tự ví mình như cửa chuồng chiên và như người mục tử tốt lành. Cả hai hình ảnh này đều nói lên tình thương yêu chăm sóc và sự bảo vệ mà Người dành cho chúng ta, là những con chiên trong đàn chiên do Người chăn dắt.
Cửa chuồng chiên là lối cho chiên ra vào chuồng để được bảo vệ an toàn và được sống, ngụ ý ám chỉ ai qua Cửa Giêsu mà vào thì người ấy mới là mục tử thực sự của Thiên Chúa và mới được hưởng ơn cứu độ Chúa ban cho (x. Ga 10,9). Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Khi Đức Giê-su đưa chúng ta đến với Chúa Cha, Người nhận mình là Cửa. Khi Người săn sóc dưỡng nuôi ta, Người nhận mình là Mục Tử”.
Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi lần thứ 60 sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng 4, Chúa Nhật IV Phục Sinh, còn được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành với chủ đề “Ơn gọi : Ân sủng và Sứ vụ”. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến sự được chọn trước cả khi tạo thanh vũ trụ, mỗi người một phận vụ, nhưng được kêu gọi quy tụ cùng nhau. “Lời kêu gọi của Thiên Chúa bao gồm việc ‘sai đi’. Không có ơn gọi nếu không có sứ vụ. Không có hạnh phúc và sự tự nhận thức đầy đủ trừ khi chúng ta mang đến cho người khác sự sống mới mà chúng ta đã tìm thấy” (x. Sứ điệp cho ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2023. Thánh Phaolô VI Giáo hoàng đã bắt đầu sự kiện thường niên vào năm 1964.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết : “Ngày này là một cơ hội quý báu để nhớ lại với sự kinh ngạc rằng lời mời gọi của Thiên Chúa là ân sủng, là hồng ân trọn vẹn, đồng thời là một cam kết mang Tin Mừng đến cho người khác”.
Trong Sứ điệp của mình, Các ơn gọi được “kết hợp với nhau trong việc ‘ra đi’ để chiếu tỏa khắp thế giới sự sống mới của vương quốc Thiên Chúa” nhấn mạnh rằng mọi ơn gọi trong Giáo hội – giáo dân, linh mục, tu sĩ, hay đời sống thánh hiến – phối hợp với nhau trong một bản giao hưởng hài hòa.
Mọi ơn gọi được “kết hợp với nhau trong việc ‘ra đi’ để chiếu tỏa khắp thế giới sự sống mới của Vương quốc của Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha viết tiếp : “ Tất cả mọi người trong Giáo hội đều là những người phục vụ theo đặc sủng của mỗi người, trong khi ơn gọi chung của chúng ta là “yêu thương trao hiến chính mình... Những người trong Thừa tác vụ có chức thánh – Linh mục, Giám mục và Phó tế – được “đặt để phục vụ việc rao giảng, cầu nguyện và thúc đẩy tinh thần hiệp thông của Dân thánh của Thiên Chúa”.
Hiện nay nhiều nơi trên thế giới đang thiếu trầm trọng ơn gọi linh mục tu sĩ, nhất là Âu Châu, Mỹ Châu. Có nhà thờ không có linh mục nên đành phải đóng cửa hoặc bán đi để trả nợ. Cũng có nhiều dòng tu bị giải thể vì không còn lớp tu sĩ trẻ kế thừa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho ơn Thiên triệu linh mục, tu sĩ. Hãy đóng góp phần mình vào việc mở mang Nước Cúa.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Nhận Giọng
Lm Vũđình Tường
19:25 27/04/2023
Phúc Âm tuần này nhắc đến hai loại hình ảnh. Hình ảnh yêu thương, tốt lành, hình ảnh tác tạo và hình ảnh tàn ác, hủy diệt. Mỗi nhóm hình ảnh đại diện cho một lối sống. Đức Kitô là hiện thân của nhóm hình ảnh tác tạo, yêu thương, được biết đến là mục tử nhân lành. Ngài là chủ tể của hình ảnh yêu thương, tốt lành, tạo tác, mang lại cuộc sống an vui, thái bình. Hình ảnh chủ chiên lành, con chiên, đồng cỏ xảnh, nguồn suối nước trong lành, chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ đều là những hình ảnh xuất phát từ giáo huấn của Đức Kitô. Những ai chọn sống theo lối sống đó đều nhận được an lành, thảnh thơi trong cuộc sống. Đức Kitô không phải chỉ nói về hình ảnh yêu thương, tốt lành suông, mà chính cuộc sống Ngài thực sự sống hình ảnh Ngài giáo huấn. Ngài tự nguyện chết trên thập tự và sống lại vinh quang, ban sự sống và sự sống trường sinh cho những ai nhận Ngài là Chúa của họ. Lối sống Ngài kêu gọi môn đệ đi theo là lối sống hoàn hảo nhất, tốt lành nhất. Không còn lối sống nào tốt hơn đường lối Đức Kitô.
Lối sống do trí khôn con người hướng dẫn thuờng có nhiều lỗi lầm, sai trái. Lí do đơn giản là chính trí khôn con người có giới hạn, không toàn thiện vì thế trí khôn không thể đưa ra lối sống hoàn thiện. Lỗi sống theo trí khôn hướng dẫn thường ẩn chứa tham vọng lãnh tụ. Lí thuyết nghe hợp lí, nhưng không luôn dẫn đến thành công. Có nhiều điều nghe hợp lí, nhưng khi thực hiện thấy nghịch lí. Người ta ca tụng máy tính điện tử, tin học, nhưng mấy ai đoán biết bao nhiêu người trở thành nạn nhân của nó. Kẻ gian lạm dụng kiến thức họ có đi ăn cắp, vu oan, cáo vạ bằng tin, bằng hình ảnh, dẫn đến tình trạng cả kẻ cướp lẫn nạn nhân đều không hề biết mặt nhau. Nạn nhân ở ngoài ánh sáng, kẻ gian ẩn trong bóng tối. Cả hai có thể sống gần nhau, hoặc cũng có thể cách nhau ngàn dặm không hề biết nhau. Kẻ cướp làm hại nạn nhân và làm hại chính họ.
Cả hai lối sống, tốt lành thánh thiện, và lối sống gian trá đều chung sống trong xã hội mà không bị pha trộn. Cái rào cản ngăn cách này không thể nhìn thấy bởi nó nằm trong tim, óc con người. Khi con tim chọn sống theo đường lối Đức Kitô; con tim đó thảnh thơi, con tim đó thuộc về Chúa, con tim đó được Đức Kitô chăm lo, coi sóc, bảo vệ. Khi con tim chọn sống theo lối sống loài người hướng dẫn; con tim đó coi trọng của cải, vật chất, con tim đó dựa vào sức mạnh vật chất bảo đảm đời sống, và đó là lối sống của kẻ gian lận, gian tham, trọng danh vọng, chức tước, quyền lực. Tất cả những tham vọng đó đều đến từ cám dỗ, từ sức mạnh của bóng tối, mà bóng tối do ma quỉ ngấm ngầm giật giây. Vì thế họ thích bóng tối hơn sự sáng. Họ biết việc làm của họ là sai, là xấu, nhưng chọn theo đường lối gian tà đó. Họ là nạn nhân của chính sự thông minh, tháo vát của chính họ.
Đức Kitô không đến để kết án họ, nhưng khiển trách hành động, việc làm họ gây, đau khổ tai hại cho tha nhân. Ngài yêu thương họ đến độ luôn sẵn sàng đón nhận họ vào nước của Ngài bất cứ khi nào họ từ bỏ lối sống cũ, bước theo con đường Ngài hướng dẫn. Ngài tự nhận là cửa đàn chiên. Ngài hành xử như người thư kí là người đầu tiên đón nhận mọi tin tức đến và chuyển mọi tin tức đi. Đức Kitô luôn sẵn sàng ngày đêm túc trực đón nhận chiên lạc trở về. Những chiên do Ngài coi sóc hoàn toàn tự do ra vào đi lại. Ngài biết tên chúng và chúng nghe tiếng Ngài. Tiếng nói liên quan đến phong tục, tập quán, truyền thống, lòng yêu nước, thương nòi đều là những tiếng nói liên quan đến nguồn gốc, căn tính con người. Chúng là những tiếng nói quan trọng và tốt lành. Chúng trở nên xấu khi chúng bị lãnh đạo chính trị lợi dụng, bẻ quặt, bắt nghéo có lợi cho mục đích riêng của nhóm lãnh đạo.
Kitô hữu cần học lắng nghe lời Chúa hàng ngày qua siêng năng cầu nguyện, ham đọc sách thánh, thích đón nhận bí tích Thánh Thể, thường xuyên nhận bí tích thánh của Giáo Hội. Nhờ những lãnh nhận này mà Kitô làm quen với tiếng mời gọi của Đức Kitô. Họ dễ phân biết đâu là tiếng chân chính Chúa mời gọi ta; đâu là tiếng nhái lại lời Chúa, lợi dụng lời Chúa kêu gọi ta tin theo phục vụ lợi ích phe nhóm, cá nhân.
Đức Kitô nói với Kitô hữu là Ngài đến ban cho họ sự sống. Đây không phải thuần tuý sự sống thường mà chính là sự sống thoải mái, thảnh thơi, chan hoà niềm vui. Ngài là Đấng chăn chiên lành. Ngài là người lãnh đạo sẵn sàng hy sinh cho đàn chiên. Khi kẻ thù tới bắt, Ngài nói với chúng 'Bắt Ta, nhưng không được bắt môn đệ Ta, hãy để cho chúng đi' Gn 18,8. Ngài là người sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm, lỗi phản bội của môn đệ, khi họ chối bỏ Ngài trong lúc Ngài cần đến họ. Câu nói đầu tiên sau khi Ngài sống lại từ cõi chết là đi tìm gặp lại môn đệ. Ngài nói với bà Magdala, 'Hãy đi thông báo cho anh em Ta, Ta sẽ gặp lại họ ở Galilê' Gn 20,17. Khi Ngài hiện ra với các tông đồ, câu đầu tiên là 'Bình an cho anh em' Gn 20,20. Ngài chính là Mục Tử Nhân Lành, Hoàn Hảo, Toàn Thiện, không phải bằng giáo huấn suông, mà chính là bằng cuộc sống. Chết cho anh em được sống và sống thảnh thơi.
TiengChuong.org
Voice Recognition
There are two sets of images: The constructive images which are in contrast to the destructive ones. Each set of images represents a way of life. Jesus is known as the Good Shepherd, the sole Master of the constructive, loving, and safe way of life
.
Images of the good shepherd and sheep, pasture and care, security, and eternal life all are derived from Jesus' teaching. They are images of his loving care for those who follow his way of love, and compassion. He isn't just simply talking about the model of the good shepherd, but He actually carried it out. He died and gave his own life to give life and eternal life to His followers. His way of life is the best, and there is no other besides His. In contrast to Jesus' way of life; all other human ways of life contain selfish ambition. In theory, they are inviting and attractive; but when put into practice, they have lots of deficiencies; especially the way of thieves and bandits. Modern technology conceals faces of thieves and bandits. They don't know their victims and their victims don't know them. Their ways ruin both the lives of their victims and themselves. Constructive and destructive ways are not mixed, but are separated by invisible fences and gates. They are invisible fences and gates; because they are the restrictions within one's mind and heart. When a heart follows the loving way of Jesus, that heart is free; that heart belongs to Jesus; and that heart is under his loving care and love. When a heart is led by selfish ambition; instead of God's love and mercy, that heart loves worldly material for joy and security; and that is the way thieves and bandits conduct their lives. A destructive way of life is influenced by the forces of darkness, and their actions are evil. They prefer darkness, not light. They know their activities are not right, and unacceptable by any society, and yet they interpret love and compassion in their own way. They are the victims of their own intellect. Jesus condemns not them, but their way of life. He loves them so much that makes himself available at the gate to wait for them. Whenever they change their way of life; they can return to him. As a gatekeeper, Jesus acted as if he was the front desk person, who was the first to receive all incoming and outgoing messages. He made himself available day and night for his followers whenever they need of him. He allows his followers to move in and out freely. He knows them by name and they know his voice. Voices appeal to cultures, traditions, and nationalism that shape our way of thinking. They are our identity, and we need them. They are good when they are not being twisted for political gain. We need to learn God's voice through daily prayer, the Scriptures, the Eucharist, and the Sacraments of the Church. Tuning our ears towards God's voice to be familiar with his voice, to hear and understand God's will.
Jesus tells his followers, that he came to give them life. It is not just simply an ordinary life but life in abundance. The Good Shepherd dies for his sheep. He is a leader volunteering to die to give life to his followers. When his enemies arrive to arrest him; he gave them the command, 'Take me but set my people go free' Jn 18,8. He is a leader who pardons his friends' weakness, who betrayed him in time of need. His first statement after rising from death to them was, 'Go and tell my brothers that I will see them at Galilee', Jn 20,17. When he appears to them, his first word was not condemnation nor judgment but, 'Peace be with you' Jn 20,20. He is more than a good shepherd, but the perfect one.
Lối sống do trí khôn con người hướng dẫn thuờng có nhiều lỗi lầm, sai trái. Lí do đơn giản là chính trí khôn con người có giới hạn, không toàn thiện vì thế trí khôn không thể đưa ra lối sống hoàn thiện. Lỗi sống theo trí khôn hướng dẫn thường ẩn chứa tham vọng lãnh tụ. Lí thuyết nghe hợp lí, nhưng không luôn dẫn đến thành công. Có nhiều điều nghe hợp lí, nhưng khi thực hiện thấy nghịch lí. Người ta ca tụng máy tính điện tử, tin học, nhưng mấy ai đoán biết bao nhiêu người trở thành nạn nhân của nó. Kẻ gian lạm dụng kiến thức họ có đi ăn cắp, vu oan, cáo vạ bằng tin, bằng hình ảnh, dẫn đến tình trạng cả kẻ cướp lẫn nạn nhân đều không hề biết mặt nhau. Nạn nhân ở ngoài ánh sáng, kẻ gian ẩn trong bóng tối. Cả hai có thể sống gần nhau, hoặc cũng có thể cách nhau ngàn dặm không hề biết nhau. Kẻ cướp làm hại nạn nhân và làm hại chính họ.
Cả hai lối sống, tốt lành thánh thiện, và lối sống gian trá đều chung sống trong xã hội mà không bị pha trộn. Cái rào cản ngăn cách này không thể nhìn thấy bởi nó nằm trong tim, óc con người. Khi con tim chọn sống theo đường lối Đức Kitô; con tim đó thảnh thơi, con tim đó thuộc về Chúa, con tim đó được Đức Kitô chăm lo, coi sóc, bảo vệ. Khi con tim chọn sống theo lối sống loài người hướng dẫn; con tim đó coi trọng của cải, vật chất, con tim đó dựa vào sức mạnh vật chất bảo đảm đời sống, và đó là lối sống của kẻ gian lận, gian tham, trọng danh vọng, chức tước, quyền lực. Tất cả những tham vọng đó đều đến từ cám dỗ, từ sức mạnh của bóng tối, mà bóng tối do ma quỉ ngấm ngầm giật giây. Vì thế họ thích bóng tối hơn sự sáng. Họ biết việc làm của họ là sai, là xấu, nhưng chọn theo đường lối gian tà đó. Họ là nạn nhân của chính sự thông minh, tháo vát của chính họ.
Đức Kitô không đến để kết án họ, nhưng khiển trách hành động, việc làm họ gây, đau khổ tai hại cho tha nhân. Ngài yêu thương họ đến độ luôn sẵn sàng đón nhận họ vào nước của Ngài bất cứ khi nào họ từ bỏ lối sống cũ, bước theo con đường Ngài hướng dẫn. Ngài tự nhận là cửa đàn chiên. Ngài hành xử như người thư kí là người đầu tiên đón nhận mọi tin tức đến và chuyển mọi tin tức đi. Đức Kitô luôn sẵn sàng ngày đêm túc trực đón nhận chiên lạc trở về. Những chiên do Ngài coi sóc hoàn toàn tự do ra vào đi lại. Ngài biết tên chúng và chúng nghe tiếng Ngài. Tiếng nói liên quan đến phong tục, tập quán, truyền thống, lòng yêu nước, thương nòi đều là những tiếng nói liên quan đến nguồn gốc, căn tính con người. Chúng là những tiếng nói quan trọng và tốt lành. Chúng trở nên xấu khi chúng bị lãnh đạo chính trị lợi dụng, bẻ quặt, bắt nghéo có lợi cho mục đích riêng của nhóm lãnh đạo.
Kitô hữu cần học lắng nghe lời Chúa hàng ngày qua siêng năng cầu nguyện, ham đọc sách thánh, thích đón nhận bí tích Thánh Thể, thường xuyên nhận bí tích thánh của Giáo Hội. Nhờ những lãnh nhận này mà Kitô làm quen với tiếng mời gọi của Đức Kitô. Họ dễ phân biết đâu là tiếng chân chính Chúa mời gọi ta; đâu là tiếng nhái lại lời Chúa, lợi dụng lời Chúa kêu gọi ta tin theo phục vụ lợi ích phe nhóm, cá nhân.
Đức Kitô nói với Kitô hữu là Ngài đến ban cho họ sự sống. Đây không phải thuần tuý sự sống thường mà chính là sự sống thoải mái, thảnh thơi, chan hoà niềm vui. Ngài là Đấng chăn chiên lành. Ngài là người lãnh đạo sẵn sàng hy sinh cho đàn chiên. Khi kẻ thù tới bắt, Ngài nói với chúng 'Bắt Ta, nhưng không được bắt môn đệ Ta, hãy để cho chúng đi' Gn 18,8. Ngài là người sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm, lỗi phản bội của môn đệ, khi họ chối bỏ Ngài trong lúc Ngài cần đến họ. Câu nói đầu tiên sau khi Ngài sống lại từ cõi chết là đi tìm gặp lại môn đệ. Ngài nói với bà Magdala, 'Hãy đi thông báo cho anh em Ta, Ta sẽ gặp lại họ ở Galilê' Gn 20,17. Khi Ngài hiện ra với các tông đồ, câu đầu tiên là 'Bình an cho anh em' Gn 20,20. Ngài chính là Mục Tử Nhân Lành, Hoàn Hảo, Toàn Thiện, không phải bằng giáo huấn suông, mà chính là bằng cuộc sống. Chết cho anh em được sống và sống thảnh thơi.
TiengChuong.org
Voice Recognition
There are two sets of images: The constructive images which are in contrast to the destructive ones. Each set of images represents a way of life. Jesus is known as the Good Shepherd, the sole Master of the constructive, loving, and safe way of life
.
Images of the good shepherd and sheep, pasture and care, security, and eternal life all are derived from Jesus' teaching. They are images of his loving care for those who follow his way of love, and compassion. He isn't just simply talking about the model of the good shepherd, but He actually carried it out. He died and gave his own life to give life and eternal life to His followers. His way of life is the best, and there is no other besides His. In contrast to Jesus' way of life; all other human ways of life contain selfish ambition. In theory, they are inviting and attractive; but when put into practice, they have lots of deficiencies; especially the way of thieves and bandits. Modern technology conceals faces of thieves and bandits. They don't know their victims and their victims don't know them. Their ways ruin both the lives of their victims and themselves. Constructive and destructive ways are not mixed, but are separated by invisible fences and gates. They are invisible fences and gates; because they are the restrictions within one's mind and heart. When a heart follows the loving way of Jesus, that heart is free; that heart belongs to Jesus; and that heart is under his loving care and love. When a heart is led by selfish ambition; instead of God's love and mercy, that heart loves worldly material for joy and security; and that is the way thieves and bandits conduct their lives. A destructive way of life is influenced by the forces of darkness, and their actions are evil. They prefer darkness, not light. They know their activities are not right, and unacceptable by any society, and yet they interpret love and compassion in their own way. They are the victims of their own intellect. Jesus condemns not them, but their way of life. He loves them so much that makes himself available at the gate to wait for them. Whenever they change their way of life; they can return to him. As a gatekeeper, Jesus acted as if he was the front desk person, who was the first to receive all incoming and outgoing messages. He made himself available day and night for his followers whenever they need of him. He allows his followers to move in and out freely. He knows them by name and they know his voice. Voices appeal to cultures, traditions, and nationalism that shape our way of thinking. They are our identity, and we need them. They are good when they are not being twisted for political gain. We need to learn God's voice through daily prayer, the Scriptures, the Eucharist, and the Sacraments of the Church. Tuning our ears towards God's voice to be familiar with his voice, to hear and understand God's will.
Jesus tells his followers, that he came to give them life. It is not just simply an ordinary life but life in abundance. The Good Shepherd dies for his sheep. He is a leader volunteering to die to give life to his followers. When his enemies arrive to arrest him; he gave them the command, 'Take me but set my people go free' Jn 18,8. He is a leader who pardons his friends' weakness, who betrayed him in time of need. His first statement after rising from death to them was, 'Go and tell my brothers that I will see them at Galilee', Jn 20,17. When he appears to them, his first word was not condemnation nor judgment but, 'Peace be with you' Jn 20,20. He is more than a good shepherd, but the perfect one.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chương trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Hung Gia Lợi
Đặng Tự Do
05:13 27/04/2023
Chuyến tông du thứ 41 của Đức Phanxicô bên ngoài Italia sẽ đưa ngài đến Hung Gia Lợi từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 4 năm 2023. Đây là lần thứ hai ngài đến Budapest, thành phố ngài đã đến ngày 12 tháng 9 năm 2021, nhân dịp bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52. Chuyến đi Hung Gia Lợi lần này mang một ý nghĩa khác vì Hung Gia Lợi là quốc gia mà hoạt động ngoại giao của Tòa thánh đã trở nên gần gũi hơn trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine.
Chuyến tông du thứ 41 của Đức Thánh Cha là để đáp lại lời mời của tổng thống Hung Gia Lợi Katalin Novák trong cuộc gặp gỡ vào tháng 8 năm ngoái. Chuyến tông du lần này có khẩu hiệu: “Chúa Kitô là tương lai của chúng ta”. Trong chuyến thăm ba ngày tới thủ đô Hung Gia Lợi, cách Rôma khoảng 990 cây số và có cùng múi giờ với Rôma, Đức Phanxicô sẽ đọc 5 bài diễn văn bằng tiếng Ý, một bài giảng và một số cuộc gặp gỡ riêng, đặc biệt là với Tổng thống Cộng hòa và Thủ tướng, cũng như với trẻ em mù và với các tu sĩ Dòng Tên tại địa phương.
Chương trình chuyến tông du cụ thể như sau:
Thứ sáu, ngày 28 tháng 4 năm 2023 ROME – BUDAPEST
Lúc 08:10 sáng, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay từ sân bay quốc tế Fiumicino của Rôma để bay đến Budapest
Lúc 10:00, ngài đến Sân bay Quốc tế Budapest. Tại đây sẽ có lễ nghi chào mừng chính thức.
Lúc 11:00 sẽ có lễ chào mừng tại quảng trường Cung điện “Sándor”. Sau đó, Đức Thánh Cha thăm xã giao Tổng thống Cộng hòa tại Cung điện “Sándor”. Ngài cũng gặp gỡ Thủ tướng tại đây ngay sau đó.
Lúc 12:20, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ Chính quyền, Xã hội Dân sự và Ngoại giao đoàn tại Tu viện Cát Minh cũ
Lúc 17:00, ngài gặp gỡ các Giám mục, Linh mục, Phó tế, Tu sĩ, Chủng sinh và Nhân viên mục vụ tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Stêphanô.
Thứ Bảy, ngày 29 tháng 4 năm 2023
Lúc 08:45, Đức Thánh Cha sẽ thăm các em tại Viện “Chân Phước László Batthyány-Strattmann”
Lúc 10:15, ngài Gặp gỡ người nghèo và người tị nạn tại Nhà thờ Thánh Elizabeth của Hung Gia Lợi
Lúc 11:30, ngài thăm Cộng đoàn Công Giáo Đông phương tại Nhà thờ Công Giáo Đông phương Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu
Lúc 16:30, Đức Thánh Cha gặp gỡ giới trẻ tại “Papp László Budapest Sportaréna”
Lúc 18:00, Đức Thánh Cha gặp gỡ riêng với các Thành viên Dòng Tên tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh.
Chúa Nhật, 30 tháng 4 năm 2023
Lúc 09:30, Đức Thánh Cha dâng Thánh lễ tại Quảng trường Kossuth Lajos
Lúc 16:00, ngài gặp gỡ với Thế giới Văn hóa và Học thuật tại Khoa Công nghệ Thông tin và Sinh học của Đại học Công Giáo “Péter Pázmány”
Lúc 17:30 Lễ chia tay tại sân bay quốc tế Budapest
Lúc 18:00, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay từ sân bay quốc tế Budapest đến Rome. Dự kiến, ngài sẽ đến nơi lúc 19:55
1923-2023: 100 Năm Salesian Don Bosco hiện diện tại Úc Châu với Cha tổng Quyền
Thanh Quảng sdb
19:17 27/04/2023
1923-2023: 100 Năm Salesian Don Bosco hiện diện tại Úc Châu
1923-2023: 100 năm qua - Từ những khởi đầu khiêm tốn
Vào thứ Sáu ngày 30 tháng 3 năm 1923, một nhóm Salêdiêng đã đến Fremantle, WA với một hy vọng lớn lao, trong đoàn có cả Giám mục Coppo. Ước mơ làm việc cho người bản địa (Thổ dân) ở Kimberley trong lãnh vự giáo dục.
Các nhà truyền giáo Salêdiêng đầu tiên được gửi đến Australia trong nhóm đầu tiên này gồm có: Cha John Setaro, thầy Celestine Acerni, Cha Filemon Lopez, Thầy Emmanuel Gomez, Thầy Caesar Asselli.
Cha John Siara, Cha Paul Albera (Bề trên Tổng quyền Dòng Salêdiêng), Đức Giám Mục Ernest Coppo, Cha Erminio Rossetti.
Do những khó khăn không lường trước được nên một số Salêdiêng thất vọng trở về lại Châu Âu, còn những người khác về Melbourne để phục vụ cho những người Ý di dân. Họ cũng tận dụng việc giáo dục những người trẻ nghèo và bị bỏ rơi ở Tiểu bang Victoria.
Với lòng biết ơn sâu sắc những người Salêdiêng ngày nay thuộc Tỉnh Dòng Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu ở Úc-Thái Bình Dương kỷ niệm một trăm năm thành lập với niềm tự hào. Từ một khởi đầu khiêm tốn và phó thác của nhóm tiên khởi năm 1923 đến nay 2023 là những gì Chúa đã hình thành cho giới trẻ của Tỉnh dòng Úc Châu-Thái Bình Dương.
Lễ kỷ niệm Trăm năm
Một lễ kỷ niệm lớn đánh dấu 100 năm được tổ chức tại Nhà thờ Thánh Phan Sinh ở trung tâm thành phố Melbourne vào ngày 28 tháng 1 với Thánh lễ trọng thể do Đức Tổng Giám Mục Salêdiêng của Perth, Đức Cha Timothy Costelloe SDB, chủ sự, trong đó năm tân linh mục Salêdiêng đã được truyền chức linh mục.
Đặc biệt từ ngày 21/4/2023 đến 28/4/2023 cha Bề trên cả Angel Artime đã viếng thăm nước Úc và cùng đại gia đình Don Bosco tạ ơn Chúa và kỷ niệm 100 năm qua và cầu Chúa và Mẹ chúc phúc cho 100 năm tới…
(Xem hình)
Cha Bề trên cả và gia đình Salesian gồm nhiều thành phần: trường học, giáo xứ, các tu sĩ nam nữ Salesian qui tụ dâng lễ và cùng tham dự bữa tiệc do Công ty Rolls của một cựu học sinh trường Salesian, người Việt mở và điều hành khoản đãi… Trong bữa tiệc với sự góp mặt Văn nghệ của nhiều sắc tộc Myanmar, Samoan, Việt Nam, nhưng bài múa “Trồng Cơm”, với sắc phục Việt đã thu hút và đem lại nhiều ấn tượng, vui nhộn cho 300 thực khách của bữa tiệc.
1923-2023: 100 năm qua - Từ những khởi đầu khiêm tốn
Vào thứ Sáu ngày 30 tháng 3 năm 1923, một nhóm Salêdiêng đã đến Fremantle, WA với một hy vọng lớn lao, trong đoàn có cả Giám mục Coppo. Ước mơ làm việc cho người bản địa (Thổ dân) ở Kimberley trong lãnh vự giáo dục.
Các nhà truyền giáo Salêdiêng đầu tiên được gửi đến Australia trong nhóm đầu tiên này gồm có: Cha John Setaro, thầy Celestine Acerni, Cha Filemon Lopez, Thầy Emmanuel Gomez, Thầy Caesar Asselli.
Cha John Siara, Cha Paul Albera (Bề trên Tổng quyền Dòng Salêdiêng), Đức Giám Mục Ernest Coppo, Cha Erminio Rossetti.
Do những khó khăn không lường trước được nên một số Salêdiêng thất vọng trở về lại Châu Âu, còn những người khác về Melbourne để phục vụ cho những người Ý di dân. Họ cũng tận dụng việc giáo dục những người trẻ nghèo và bị bỏ rơi ở Tiểu bang Victoria.
Với lòng biết ơn sâu sắc những người Salêdiêng ngày nay thuộc Tỉnh Dòng Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu ở Úc-Thái Bình Dương kỷ niệm một trăm năm thành lập với niềm tự hào. Từ một khởi đầu khiêm tốn và phó thác của nhóm tiên khởi năm 1923 đến nay 2023 là những gì Chúa đã hình thành cho giới trẻ của Tỉnh dòng Úc Châu-Thái Bình Dương.
Lễ kỷ niệm Trăm năm
Một lễ kỷ niệm lớn đánh dấu 100 năm được tổ chức tại Nhà thờ Thánh Phan Sinh ở trung tâm thành phố Melbourne vào ngày 28 tháng 1 với Thánh lễ trọng thể do Đức Tổng Giám Mục Salêdiêng của Perth, Đức Cha Timothy Costelloe SDB, chủ sự, trong đó năm tân linh mục Salêdiêng đã được truyền chức linh mục.
Đặc biệt từ ngày 21/4/2023 đến 28/4/2023 cha Bề trên cả Angel Artime đã viếng thăm nước Úc và cùng đại gia đình Don Bosco tạ ơn Chúa và kỷ niệm 100 năm qua và cầu Chúa và Mẹ chúc phúc cho 100 năm tới…
(Xem hình)
Cha Bề trên cả và gia đình Salesian gồm nhiều thành phần: trường học, giáo xứ, các tu sĩ nam nữ Salesian qui tụ dâng lễ và cùng tham dự bữa tiệc do Công ty Rolls của một cựu học sinh trường Salesian, người Việt mở và điều hành khoản đãi… Trong bữa tiệc với sự góp mặt Văn nghệ của nhiều sắc tộc Myanmar, Samoan, Việt Nam, nhưng bài múa “Trồng Cơm”, với sắc phục Việt đã thu hút và đem lại nhiều ấn tượng, vui nhộn cho 300 thực khách của bữa tiệc.
Chuyến tông du Hung gia lợi của Đức Giáo Hoàng mang đến hy vọng phục hưng Công Giáo, tiến bộ về hòa bình
Vu Van An
19:47 27/04/2023
Theo Elise Ann Allen của tạp chí CruxNow, cuối tuần trước, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện cho chuyến viếng thăm sắp tới của ngài tới Hung gia lợi, ngài đã cho thấy một cách đáng chú ý rằng ngài đang đi đến trung Âu, một khu vực của thế giới được đánh dấu bởi “những cơn gió chiến tranh” và cuộc khủng hoảng nhân đạo đang bị bỏ lại đàng sau nó.
Nói với các tín hữu trong bài diễn văn lúc đọc kinh Lạy Nữ vương Thiên đàng ngày 23 tháng 4, Đức Giáo Hoàng nói chuyến viếng thăm của ngài sẽ là một dịp “để ôm lấy một Giáo hội và một dân tộc rất thân thương,” nhưng nói thêm rằng “đó cũng sẽ là một cuộc hành trình đến trung tâm của Châu Âu, ở đó những cơn gió băng giá của chiến tranh tiếp tục thổi, trong khi các phong trào của nhiều người đặt các vấn đề nhân đạo cấp bách lên chương trình nghị sự.”
Ngài chào người dân Hung gia lợi và xin mọi người cầu nguyện cho chuyến viếng thăm của ngài, đồng thời kêu gọi các tín hữu đừng quên “những anh chị em Ukraine của chúng ta, những người vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này.”
Nhận định trên ngụ ý Ukraine luôn là ưu tiên hàng đầu trong tâm trí của Đức Giáo Hoàng và đối với ngài, chuyến đi này không chỉ đơn giản là một chuyến viếng thăm một quốc gia và người dân của họ, mà là cả một khu vực đang chịu sự tàn phá của chiến tranh và đang rất cần hòa bình.
Mặc dù phải nhập viện một thời gian ngắn vào tháng trước vì bệnh viêm phế quản, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến Hung gia lợi từ ngày 28 đến 30 tháng 4, chỉ thăm thành phố Budapest. Những người tổ chức chuyến thăm cho biết họ được yêu cầu tổ chức tất cả các sự kiện trong một thành phố, do những hạn chế về khả năng di chuyển của Đức Giáo Hoàng, người thường xuyên sử dụng xe lăn và chống gậy.
Chuyến viếng thăm của ngài vào cuối tuần này, với chủ đề “Chúa Kitô là tương lai của chúng ta,” sau chặng dừng chân ngắn ở Hung gia lợi vào tháng 9 năm 2021 để bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế của nước này trước khi thực hiện chuyến viếng thăm ba ngày tới Slovakia. Vào thời điểm đó, Đức Phanxicô đã hứa sẽ trở lại Hung gia lợi, và chuyến viếng thăm của ngài trong tuần này đang thực hiện lời hứa đó.
Lịch trình dày đặc của ngài bao gồm các cuộc gặp gỡ với chính quyền quốc gia, trong đó có Thủ tướng Hung gia lợi Viktor Orbán, người mà Đức Giáo Hoàng thường đối đầu về vấn đề di cư. Tuy nhiên, gần đây đã có sự tan băng giá giữa hai bên về việc Hung gia lợi sẵn sàng chào đón những người tị nạn Ukraine.
Trong chuyến viếng thăm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng sẽ gặp gỡ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật và trong ngày thứ hai ở Budapest, ngài sẽ gặp gỡ những người nghèo và người tị nạn.
Những người tị nạn đến từ Ukraine và nhiều quốc gia khác nhau trên khắp châu Á, Trung Đông và châu Phi, bao gồm Pakistan, Afghanistan, Iraq, Iran, Nigeria và Nam Sudan. Trong số họ cũng sẽ có một số người khuyết tật, và các thành viên của cộng đồng người Rom ở Hung gia lợi.
Đức Phanxicô cũng sẽ gặp gỡ các bạn trẻ, các linh mục và tu sĩ trong nước, và ngài sẽ cử hành Thánh lễ công khai vào ngày cuối cùng của ngài.
Đáng chú ý, Đức Giáo Hoàng đã thêm vào lịch trình của ngài một cuộc gặp gỡ với cộng đồng Công Giáo Hy Lạp ở Hung gia lợi, với số lượng khoảng 300,000 người và được phục vụ bởi ba giám mục.
Căn cứ vào địa chính trị khu vực và sự ủng hộ của chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine một cách hòa bình, cuộc xung đột dự kiến sẽ là điểm thảo luận chính của chuyến thăm, cùng với các vấn đề nóng bỏng khác như vấn đề di cư.
Chính người Công Giáo cho biết họ muốn Đức Giáo Hoàng gửi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng về chiến tranh, nhưng họ cũng bày tỏ hy vọng rằng chuyến thăm của ngài, chỉ hai năm sau khi bế mạc Đại hội Thánh Thể của đất nước, sẽ dẫn đến một cuộc đổi mới đời sống Công Giáo ở một quốc gia có dân số ngày càng không thống thuộc tôn giáo.
Nga, Ukraine và lời kêu gọi hòa bình
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt chân đến Hung gia lợi vào thứ Sáu, dự kiến ngay từ đầu, một trong những chủ đề lớn nhất trong chuyến thăm của ngài sẽ là cuộc chiến xảy ra ngay bên cạnh, gây ra bởi cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2 năm 2022.
Hung gia lợi và Ukraine chia sẻ 85 dặm biên giới, và cho đến ngày nay có khoảng 150,000 người dân tộc Hung gia lợi sống ở phía tây Ukraine, có nghĩa là hai nước luôn chia sẻ mối quan hệ khu vực chặt chẽ đã được củng cố hơn nữa kể từ khi nổ ra cuộc chiến Ukraine vào năm ngoái.
Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, hơn 1.1 triệu người tị nạn Ukraine đã chạy sang Hung gia lợi để thoát khỏi bạo lực, và trong khi hầu hết đã chuyển đến các khu vực khác của châu Âu, vài nghìn người đã ở lại, tìm kiếm tư thế được bảo vệ tạm thời hoặc các hình thức cư trú khác.
Nói về tầm quan trọng của chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đại sứ Hung gia lợi tại Tòa thánh Eduard Habsburg nói với Crux rằng “đó là một chuyến thăm mục vụ” và như vậy, không được thực hiện “vì bất cứ mục đích chính trị nào”.
Ông nói, “Cũng có một số chủ đề mà Tòa thánh và Hung gia lợi có những ý tưởng tương tự về chúng, và tôi mong những chủ đề này sẽ được nói đến”; nhưng ông cho biết ông không mong đợi Đức Giáo Hoàng đưa ra “bất cứ phát biểu nào hoặc tuyên bố về bất cứ chủ đề chính trị nào, chẳng hạn như cuộc chiến ở Ukraine.”
Khi nói đến cuộc chiến Ukraine, Habsburg cho biết ông tin rằng Đức Giáo Hoàng sẽ giải quyết vấn đề này với tư cách là một mục tử, cầu xin hòa bình trong lời cầu nguyện và nhấn mạnh “sự cần thiết của hòa bình”, đặc biệt trong cuộc gặp gỡ của ngài với các thành viên của cộng đồng Công Giáo Hy Lạp.
Ông nói, “Nhưng tôi không nghĩ sẽ có bất cứ tuyên bố chính trị nào”.
Tuy nhiên, bất chấp sự nhấn mạnh của Habsburg cho rằng Đức Giáo Hoàng sẽ tránh chính trị, Cha Csaba Török, quản trị giáo xứ của nhà thờ chính tòa ở Esztergom, nói với các nhà báo trong một cuộc thảo luận bàn tròn gần đây trên phương tiện truyền thông rằng chính người Công Giáo đang hy vọng một điều gì đó mạnh mẽ từ Đức Giáo Hoàng khi đề cập tới Ukraine.
Trưởng bộ phận quan hệ truyền thông của Hội đồng Giám mục Hung gia lợi, Cha Török cho biết bản thân ngài mong đợi “nếu Đức Giáo Hoàng đến một đất nước gần với chiến tranh, thì ngài sẽ nói điều gì đó mạnh mẽ và mang tính biểu tượng”.
Ngài nói thêm, “Người Hung gia lợi chúng tôi cũng cần nó, bởi vì trong dân chúng, cả các linh mục cũng hơi bối rối, vì tuy chính sách của Orbán rất thuận lợi cho Giáo hội, nhưng đồng thời một số đặc điểm của ông ấy không được yêu thích lắm”.
Mặc dù Cha Török không đi vào chi tiết cụ thể, nhưng Orbán là đồng minh lâu năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin và, trong khi vẫn bỏ phiếu cho họ, đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp Châu Âu đối với Mạc tư khoa. Khác với hầu hết các đồng minh phương Tây, Hung gia lợi đã từ chối cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine hoặc cho phép chuyển quân qua biên giới.
Trong quá khứ, chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã nhiều lần chỉ trích việc buôn bán vũ khí hoàn cầu, tỏ ra không chắc chắn về việc gửi vũ khí, nghi vấn hiệu quả của nó trong việc chấm dứt xung đột, nhưng nói với các nhà báo trên chuyến bay trở về từ Kazakhstan vào tháng 9 năm ngoái rằng điều đó có thể hợp pháp về mặt đạo đức dưới một số điều kiện nào đó.
Cha Török nói, “Các giáo sĩ và người dân Hung gia lợi mong đợi điều gì đó từ Đức Giáo Hoàng”.
Ngài nói thêm, “Đương nhiên, chính phủ và các phương tiện truyền thông nhà nước đang cố gắng đưa ra một lời giải thích, một cách giải thích cho chuyến viếng thăm theo trình thuật đối nội và đối ngoại của riêng họ, nhưng những người Công Giáo đơn giản chúng tôi muốn một điều gì đó mạnh mẽ từ Đức Giáo Hoàng”.
Khi được hỏi liệu Đức Giáo Hoàng có dự kiến gặp giám mục Hilarion của Chính thống giáo Nga, đương kim Tổng Giám Mục của Budapest và Hung gia lợi hay không, trong chuyến viếng thăm của ngài, Cha Török cho biết ngài nghĩ “điều đó có thể xảy ra,” vì có một đại diện của Giáo hội Chính thống Nga tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Hung gia lợi vào năm 2021.
Đức Hồng Y Peter Erdő, tổng giám mục Budapest và Esztergom, cũng “có mối quan hệ tuyệt vời với hàng giáo phẩm của Nga,” ngài nói như thế, nhưng cảnh cáo rằng “về mặt chính thức, chúng tôi không biết gì cả.”
Theo ngài, bất kể điều gì xảy ra, “tôi không nghĩ chuyến viếng thăm Budapest này sẽ là điểm quyết định trong việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa Tòa Thánh và Tòa Thượng Phụ Mạc tư khoa”.
Một Giáo hội ở tiền tuyến
Một vấn đề lớn khác có thể xuất hiện trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng là vấn đề di cư, và cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng do chiến tranh Ukraine gây ra và cuộc di cư ồ ạt của những người tị nạn Ukraine.
Về vấn đề di cư, Habsburg nói với Crux rằng ông sẽ “ngạc nhiên nếu nó không xuất hiện,” vì các số liệu mới nhất đưa ra con số người tị nạn Ukraine chạy sang Hung gia lợi là 1,100,000.
“Mặc dù một số ít trong số họ vẫn ở lại Hung gia lợi, nhưng chúng tôi sẽ tiếp nhận bất cứ ai muốn ở lại, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô biết điều đó,” Ông cho biết như thế, đồng thời lưu ý rằng trước đây Đức Phanxicô đã cảm ơn Orbán và Tổng thống Hung gia lợi Katalin Novák vì đã hỗ trợ người tị nạn Ukraine.
“Hung gia lợi luôn mở cửa đón người tị nạn và những người tầm trú, chúng tôi chỉ gặp vấn đề với những người di cư bất hợp pháp,” Habsburg nói như thế, nhưng nhấn mạnh rằng vấn đề Ukraine là “một điều gì đó rất, rất khác. Ở đây chúng ta có một tình huống rất rõ ràng là những người đang chạy trốn khỏi vùng chiến sự, và đó là lúc mọi người phải giúp đỡ, và Hung gia lợi sẽ tiếp tục làm như vậy.”
Ông nói, những người Ukraine chọn ở lại Hung gia lợi đã được cung cấp nhà ở và các nhà tuyển dụng cũng như trường học đã được khuyến khích “tiếp nhận họ”, đồng thời nói rằng với số lượng người dân tộc Hung gia lợi sống ở Ukraine, “chúng tôi gắn bó một cách đầy xúc cảm vì cuộc xung đột đang xảy ra ngay lúc này.”
Trong khi chính phủ cung cấp hỗ trợ riêng cho người tị nạn Ukraine, nhiều người đã được giúp đỡ bởi các tổ chức từ thiện và nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động trong khu vực, nhiều tổ chức trong số đó do Giáo Hội Công Giáo điều hành.
Trong các bình luận với Crux, Mónica Varga, nhân viên báo chí của Caritas Hung gia lợi, cho biết họ bị sốc trước sự bùng nổ của chiến tranh và đã làm việc không mệt mỏi “để hỗ trợ những người và cộng đồng dễ bị tổn thương có cuộc sống bị hủy hoại bởi chiến tranh ở Ukraine.”
Varga cho biết ngay từ ngày đầu tiên, Caritas Hung gia lợi đã cung cấp cho các gia đình chạy trốn sự hỗ trợ ngay lập tức và lâu dài thông qua chăm sóc khẩn cấp cho người tị nạn, chỗ ở ngắn hạn cho người tị nạn quá cảnh, nhà ở dài hạn cho những người tìm cách ở lại, trợ cấp tài chính, công tác xã hội và hỗ trợ tâm lý.
Caritas Hung gia lợi hiện đang điều hành hai Điểm trợ giúp để hỗ trợ những người tị nạn Ukraine quá cảnh đang tìm nơi dừng chân, một ở làng biên giới Barabas và một ở Budapest. Cùng với nhau, các Điểm trợ giúp này đã phục vụ 21,000 người.
Hơn 1,000 người đã được cung cấp chỗ ở ngắn hạn với sự giúp đỡ của Caritas Hung gia lợi kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Nhiều chỗ ở ngắn hạn cũng đang được cung cấp bởi các giáo phận địa phương và các dòng tu.
Về tác động chung của cuộc khủng hoảng đối với xã hội Hung gia lợi, Varga nói rằng khi chiến tranh lần đầu tiên nổ ra và số lượng người tị nạn ở mức cao nhất, “cả đất nước đều chuyển động,” và người dân chào đón những người tị nạn vào nhà mình và giúp đỡ họ.
Varga cho biết mặc dù số lượng người tị nạn đã giảm nhưng mức độ liên đới nói chung “vẫn ở mức cao và tất cả các bên đang cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho các gia đình”.
Cô bày tỏ hy vọng rằng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ “củng cố niềm hy vọng về hòa bình cho các gia đình tị nạn sống ở đây. Và nó sẽ tăng cường hơn nữa tình liên đới giữa người dân Hung gia lợi để trở thành những người chủ nhà tốt cho các gia đình Ukraine.”
Cha Török cho biết Giáo Hội thường là một trong những bên đầu tiên can thiệp khi có nhu cầu, và Giáo Hội thường làm như vậy thông qua các tổ chức từ thiện và tổ chức phi chính phủ.
Ngài cho biết Giáo hội Hung gia lợi “không có bất cứ sự độc lập nào trong vấn đề tài chính của mình,” và phần lớn phụ thuộc vào nhà nước để tài trợ cho các trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội và thậm chí cả giáo phận, khiến cho giáo hội đôi khi khó lên tiếng.
“Nếu Giáo hội trở thành kẻ thù của chính phủ, thì trong một vài tháng, nó có thể khiến Giáo hội phá sản, và các trường học và cơ sở không thể hoạt động được nữa,” ngài nói như thế và cho biết vì điều này, nhiều giám mục và linh mục chọn cách giữ miệng lưỡi của họ khi căng thẳng chính trị phát sinh.
Ngài nói, “Chúng tôi làm những gì chính phủ muốn, chúng tôi làm theo cách chính phủ muốn, và chúng tôi cố gắng thích nghi với hoàn cảnh, nhưng nếu chúng ta nói về Giáo hội như một cộng đồng tín hữu, thì có rất nhiều sáng kiến”.
Về vấn đề di cư, Cha Török cho biết các biên giới đã bị đóng cửa và “về mặt chính thức, tình trạng di cư không còn tồn tại”, điều này đã dẫn đến sự gia tăng nạn buôn người. Ngài cáo buộc chính phủ nhắm mắt làm ngơ trước vấn đề này, và cho biết nhiều người Công Giáo đã tìm cách can thiệp “bên ngoài giới hạn hữu hình của Giáo Hội định chế”.
Một cuộc phục hưng Công Giáo
Mặc dù Hung gia lợi là một xã hội ngày càng thế tục, nhưng hầu hết những người tuyên bố thống thuộc tôn giáo đều là người Công Giáo.
Hung gia lợi có tổng dân số gần 10 triệu người, trong đó gần 5.6 triệu người theo Công Giáo, theo thống kê của Vatican tính đến tháng 12 năm 2021.
Cha Török đặt tỷ lệ phần trăm thấp hơn một chút, nói rằng chỉ 39 phần trăm dân số xác định là Công Giáo so với gần gấp đôi con số đó 60 năm trước. Giờ đây, ngài cho biết khoảng 40% người Hung gia lợi không thống thuộc tôn giáo nào hoặc không coi mình là người có tôn giáo, báo hiệu một sự thay đổi văn hóa xa rời các tôn giáo có tổ chức.
Hung gia lợi cũng có một dân số theo đạo Tin lành đáng kể, hầu hết là những người theo phái Calvin Cải cách, Cha Török cho biết con số này chiếm khoảng 25% dân số, trong khi những người theo giáo phái Luthêrô chiếm khoảng 2% và các tôn giáo khác, chẳng hạn như Do Thái giáo và Phật giáo, cũng chiếm khoảng 2%.
Về tác động mà ngài mong đợi chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Cha Török đã chỉ ra phương châm của chuyến đi, “Chúa Kitô là tương lai của chúng ta.”
“Nếu chúng ta nhìn vào phương châm, thì có vẻ như đó là sự trở lại với hy vọng và tương lai,” ngài nói thế, đồng thời cho biết Đại hội Thánh Thể Quốc tế được tổ chức tại Budapest vào năm 2021 và chuyến viếng thăm ngắn ngủi của Đức Giáo Hoàng để bế mạc sự kiện này đã có tác động đáng kể đối với Giáo Hội Hung gia lợi, và xã hội Hung gia lợi.
Nhiều người Công Giáo “có một cảm thức nhớ tiếc mạnh mẽ, rằng đạo Công Giáo ở Hung gia lợi sẽ trở lại,” ngài nói thế và thêm rằng ngài tin chuyến thăm này cũng sẽ góp phần vào cảm thức đó.
Khi nói đến sự thờ ơ ngày càng gia tăng đối với tôn giáo, Cha Török cho biết câu hỏi đặt ra cho ngài là, “làm thế nào chúng ta có thể bắt đầu lại, làm thế nào chúng ta có thể chứng minh tương lai, làm thế nào chúng ta có thể chứng tỏ rằng Chúa Kitô là tương lai của người dân và đất nước?”
“Chúng tôi không giỏi trong việc đưa ra câu trả lời, nhưng như tôi đã nói, hạn từ chính của chuyến thăm này sẽ là tương lai, và tương lai của chúng ta là Chúa Kitô,” ngài nói thế, bày tỏ hy vọng rằng thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gây được tiếng vang với mọi người.
Tương tự như vậy, Habsburg, người Công Giáo, cho biết ông hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng vào cuối tuần này sẽ mang lại cho “đức tin Công Giáo của chúng ta một khởi đầu mới, như lần trước ngài đã làm khi ngài đến đây. Chúng tôi thực sự có thể nói rằng Đại hội Thánh Thể và chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ nơi người Công Giáo, và chúng tôi thấy những dấu hiệu đổi mới nhờ chuyến viếng thăm này.”
Về cách nhìn nhận của người Công Giáo Hung gia lợi đối với Đức Phanxicô, Habsburg cho biết ông tin rằng có một cảm thức thiện cảm mạnh mẽ đối với vị giáo hoàng người Á Căn Đình.
Khi Đức Giáo Hoàng dừng chân ở Hung gia lợi chỉ bảy giờ vào năm 2021, đã có “một sự nhiệt tình đáng kinh ngạc,” Habsburg nói như thế, bày tỏ niềm tin của ông rằng “người dân Hung gia lợi rất yêu mến vị giáo hoàng này,” và cảm giác này có tính hỗ tương.
Ông nói, “Tôi nghĩ Đức Giáo Hoàng Phanxicô biết rằng người dân Hung gia lợi yêu mến ngài, trông đợi ngài và xem ngài trước hết là một mục tử đến thăm đoàn chiên của mình. Tôi nghĩ đây sẽ là ba ngày hoàn toàn tuyệt vời ở Hung gia lợi”.
Varga cũng nói rằng có rất nhiều sự phấn khích đối với chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, và sự hiện diện của ngài là rất cần thiết, vì đất nước “bị ảnh hưởng sâu xa bởi hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine” do dòng người tị nạn và người dân tộc thiểu số Hung gia lợi sống ở miền Tây Ukraine.
Cô nói: “Vì những lý do này, việc Đức Thánh Cha đến thăm đất nước chúng tôi rất có ý nghĩa”. Vì theo cô, lời lẽ của ngài “có thể mang lại cho chúng tôi niềm tín thác và hy vọng thanh thản về hòa bình càng sớm càng tốt.”
“Tình huống này là một gánh nặng xúc cảm lớn lao đối với tất cả những người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp và xem tin tức và hình ảnh. Mọi người đều rất cần được trấn an,” cô nói thế và thêm, “Sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng sẽ là một nguồn lực thiêng liêng cho tất cả chúng ta.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Martinô Hạt Gia Kiệm Mừng Lễ Thêm Sức Và Đặt Viên Đá Xây Dựng Đền Thánh Martinô Cùng Ngôi Thánh Đường.
Thầy Giáo Gia Kiệm
19:05 27/04/2023
GiáO Xứ Martinô Hạt Gia Kiệm Mừng Lễ Thêm Sức Và Đặt Viên Đá Xây Dựng Đền Thánh Martinô Cùng Ngôi Thánh Đường.
Chiều Chúa nhật 23.4.2023, giáo xứ Martino mừng đón Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, thuộc giáo phận Xuân Lộc. Ngài về ban bí tích thêm sức cho 140 em thiếu nhi trong giáo xứ và làm phép đặt viên đá xây dựng đền thánh Martino, cùng ngôi thánh đường, để cho tất cả mọi người dân trong vùng Gia Kiệm và các nơi khác đến cầu xin, nhờ vào quyền trợ giúp của thánh Martino trước tòa Thiên Chúa.
Xem Hình
Nhân dịp đó, giáo xứ cùng tổ chức mừng kỷ niệm 28 năm xương thánh Martino có mặt tại xóm đạo nhỏ dưới thời cha cố Chu (22/04/1985- 22/04/2023).
Trước đó, cha chánh xứ, cha phó và Ban hành giáo, giáo dân cùng nhau tiến hành tổ chức, sắp xếp mọi công tác để đón mừng đức cha một cách chu đáo, cẩn thận, kĩ càng. Các em thiếu nhi trang nghiêm trong việc tập dợt các nghi thức chịu phép thêm sức, lãnh nhận ơn sức mạnh từ Chúa Thánh Thần, trở thành những Ki-Tô hữu nhiệt thành trong đời sống đức tin.
Thật là hồng ân tiếp nối hồng ân. Thánh lễ đồng tế cùng với Đức cha có các cha trong giáo phận diễn ra thật sốt sắng trong bầu khí thiêng liêng và trang trọng. Trong thánh lễ Đức cha ban phép lành viên đá xây dựng đền thánh, tôn vinh và tạ ơn Thiên Chúa, như câu Thánh Vịnh (127,1) đã chép rằng: “Ví như Chúa chẳng xây nhà. Thợ nề vất vả cũng là uổng công”.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse nhấn mạnh rằng: “Hôm nay là ngày vui của giáo xứ trong việc ban Bí tích Thêm sức cho 140 em thiếu nhi và làm phép viên đá xây dựng đền thánh Martino. Đức cha khuyên mọi người cùng nhau dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, cầu nguyện sốt sắng cho các em thiếu nhi, cho công việc xây dựng đền thánh, nhà thờ Martino được suôn sẻ, tốt đẹp, thành công, được đẹp lòng Chúa; Cầu nguyện cho những người con cái của giáo xứ Martino, những người đau yếu bệnh tật, những gia đình không được hạnh phúc, những cụ già neo đơn, những người cần đến lòng thương xót của Chúa.”
Cuối thánh lễ, đại diện ban hành giáo xứ đọc lời cảm tạ lên Đức cha Giuse, đã về ban Bí tích Thêm sức cho các con em thiếu nhi trong giáo xứ. Cảm tạ Đức cha đã đặt tay ban phép lành cho viên đá xây dựng đền thánh ngôi thánh đường giáo xứ Martino. Đồng thời công bố phần xương thánh Martino để mọi người gần xa đều biết.
Xin cảm ơn tất cả qúy ân nhân gần xa đã có lòng quảng đại, đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần, góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc xây dựng đền thánh ngôi thánh đường giáo xứ. Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho qúy vị.
Lạy thánh Martino với tấm lòng vàng, quảng đại và hay giúp đỡ; vị Cha của người nghèo. Xin dạy chúng con luôn biết khiêm nhường, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau để một ngày kia cùng Cha chung hưởng phần phúc trên nước Thiên Đàng.
Thầy Giáo Gia Kiệm
Chiều Chúa nhật 23.4.2023, giáo xứ Martino mừng đón Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, thuộc giáo phận Xuân Lộc. Ngài về ban bí tích thêm sức cho 140 em thiếu nhi trong giáo xứ và làm phép đặt viên đá xây dựng đền thánh Martino, cùng ngôi thánh đường, để cho tất cả mọi người dân trong vùng Gia Kiệm và các nơi khác đến cầu xin, nhờ vào quyền trợ giúp của thánh Martino trước tòa Thiên Chúa.
Xem Hình
Nhân dịp đó, giáo xứ cùng tổ chức mừng kỷ niệm 28 năm xương thánh Martino có mặt tại xóm đạo nhỏ dưới thời cha cố Chu (22/04/1985- 22/04/2023).
Trước đó, cha chánh xứ, cha phó và Ban hành giáo, giáo dân cùng nhau tiến hành tổ chức, sắp xếp mọi công tác để đón mừng đức cha một cách chu đáo, cẩn thận, kĩ càng. Các em thiếu nhi trang nghiêm trong việc tập dợt các nghi thức chịu phép thêm sức, lãnh nhận ơn sức mạnh từ Chúa Thánh Thần, trở thành những Ki-Tô hữu nhiệt thành trong đời sống đức tin.
Thật là hồng ân tiếp nối hồng ân. Thánh lễ đồng tế cùng với Đức cha có các cha trong giáo phận diễn ra thật sốt sắng trong bầu khí thiêng liêng và trang trọng. Trong thánh lễ Đức cha ban phép lành viên đá xây dựng đền thánh, tôn vinh và tạ ơn Thiên Chúa, như câu Thánh Vịnh (127,1) đã chép rằng: “Ví như Chúa chẳng xây nhà. Thợ nề vất vả cũng là uổng công”.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse nhấn mạnh rằng: “Hôm nay là ngày vui của giáo xứ trong việc ban Bí tích Thêm sức cho 140 em thiếu nhi và làm phép viên đá xây dựng đền thánh Martino. Đức cha khuyên mọi người cùng nhau dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, cầu nguyện sốt sắng cho các em thiếu nhi, cho công việc xây dựng đền thánh, nhà thờ Martino được suôn sẻ, tốt đẹp, thành công, được đẹp lòng Chúa; Cầu nguyện cho những người con cái của giáo xứ Martino, những người đau yếu bệnh tật, những gia đình không được hạnh phúc, những cụ già neo đơn, những người cần đến lòng thương xót của Chúa.”
Cuối thánh lễ, đại diện ban hành giáo xứ đọc lời cảm tạ lên Đức cha Giuse, đã về ban Bí tích Thêm sức cho các con em thiếu nhi trong giáo xứ. Cảm tạ Đức cha đã đặt tay ban phép lành cho viên đá xây dựng đền thánh ngôi thánh đường giáo xứ Martino. Đồng thời công bố phần xương thánh Martino để mọi người gần xa đều biết.
Xin cảm ơn tất cả qúy ân nhân gần xa đã có lòng quảng đại, đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần, góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc xây dựng đền thánh ngôi thánh đường giáo xứ. Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho qúy vị.
Lạy thánh Martino với tấm lòng vàng, quảng đại và hay giúp đỡ; vị Cha của người nghèo. Xin dạy chúng con luôn biết khiêm nhường, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau để một ngày kia cùng Cha chung hưởng phần phúc trên nước Thiên Đàng.
Thầy Giáo Gia Kiệm
Văn Hóa
30 Tháng 4: Chữ Trầm Chữ Thăng - Tác giả: Lm. Nguyễn Trung Tây
Lm. Nguyễn Trung Tây
19:49 27/04/2023
VietCatholic TV
Cú điện thoại Tập – Zelenskiy. Nga đe dọa hạt nhân, tăng T14. Drone Ukraine bay tới quảng trường Đỏ?
VietCatholic Media
03:21 27/04/2023
1. Các quan chức nói rằng thị trấn tiền tuyến Tokmak bị lực lượng Ukraine tấn công
Các lực lượng Ukraine đã tấn công thị trấn tiền tuyến Tokmak ở miền nam Ukraine, cách Melitopol khoảng 70 km về phía đông bắc, các quan chức của cả Ukraine và Nga đã xác nhận.
“Cuộc tấn công có lẽ được thực hiện bởi HIMARS,” Vladimir Rogov, một thành viên của chính quyền dân sự-quân sự do Nga cài đặt ở vùng Zaporizhzhia, cho biết như trên.
Rogov tuyên bố Ukraine đã tấn công một lãnh thổ “hòa bình”.
“Một trạm xăng ở lối vào thành phố bị hư hại nghiêm trọng, hai ngôi nhà riêng, một đường ống dẫn khí đốt và các cơ sở lưới điện bị hư hại,” ông nói thêm, đồng thời cho biết hai thường dân đã bị thương.
Về phía Ukraine, thị trưởng lưu vong của Melitopol xác nhận người dân đã báo cáo về những vụ nổ “lớn” ở Tokmak.
Tên đầy đủ của HIMARS trong Quân đội Hoa Kỳ là Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao M142. Về cơ bản, nó là một chiếc xe tải 5 tấn chở theo một hệ thống phóng hỏa tiễn có thể phóng sáu hỏa tiễn gần như đồng thời, đưa các đầu đạn nổ của chúng vượt ra ngoài tiền tuyến của chiến trường, sau đó nhanh chóng thay đổi vị trí để tránh bị phản công.
HIMARS bắn đạn được gọi là hỏa tiễn có hướng dẫn có tầm bắn từ 70 đến 80 km. Và hệ thống dẫn đường GPS của chúng làm cho chúng cực kỳ chính xác, trong phạm vi khoảng 10 mét so với mục tiêu đã định.
2. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Zelenskiy lần đầu tiên nói chuyện kể từ khi Nga xâm lược
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã nói chuyện điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
“Tôi đã có một cuộc điện đàm dài và đầy ý nghĩa với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tôi tin rằng cuộc gọi này, cũng như việc bổ nhiệm đại sứ Ukraine tại Trung Quốc, sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển quan hệ song phương của chúng ta”.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Bắc Kinh sáng thứ Năm 27 tháng Tư, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết trong cuộc điện đàm, ông Tập và ông Zelenskiy đã trao đổi quan điểm về cuộc khủng hoảng Ukraine, trong đó ông Tập tái khẳng định sự ủng hộ của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán hòa bình.
Ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ cử một đặc phái viên tới Ukraine và các quốc gia khác để giúp tiến hành “liên lạc chuyên sâu” với tất cả các bên để giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng Ukraine. Mao Ninh cho biết thêm rằng ông Tập cũng nói rằng Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine.
Trung Quốc “sẽ không ngồi nhìn lửa từ bên kia, cũng không đổ thêm dầu vào lửa, chứ đừng nói đến việc tận dụng cơ hội để trục lợi,” ông Tập nói, đồng thời thừa nhận rằng cuộc khủng hoảng đã có “tác động lớn” trên trường quốc tế và rằng “lối thoát khả thi” là “đối thoại và thương lượng.”
Phủ tổng thống Ukraine cho biết, cuộc điện đàm kéo dài một giờ và hai nhà lãnh đạo đã “thảo luận về nhiều vấn đề thời sự của quan hệ song phương. Đặc biệt chú ý đến các phương pháp hợp tác khả thi để thiết lập một nền hòa bình công bằng và bền vững cho Ukraine,”
Người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak nhận định cuộc gọi là “một cuộc đối thoại quan trọng”.
Vào tháng 3, ông Tập đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Mạc Tư Khoa.
Trung Quốc đã tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, với việc Bắc Kinh kêu gọi hòa bình trong cuộc xung đột. Nhưng họ cũng từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga hoặc đưa ra bất kỳ lời kêu gọi công khai nào yêu cầu Nga rút quân. Thay vào đó, các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng các mối quan tâm an ninh “chính đáng” của tất cả các quốc gia phải được tính đến và cáo buộc NATO và Mỹ đã thúc đẩy cuộc xung đột.
3. Tòa Bạch Ốc cho biết vẫn còn phải xem liệu cuộc trò chuyện qua điện thoại của Tập và Zelenskiy có dẫn đến bất kỳ “tiến trình hòa bình có ý nghĩa” nào hay không
Tòa Bạch Ốc hoan nghênh thông tin rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói chuyện lần đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Tư kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, nhưng bày tỏ sự thận trọng về việc liệu cuộc gọi có thể dẫn đến “một loại tiến triển hòa bình có ý nghĩa nào đó hay không”.
“Chúng tôi hoan nghênh tin tức về cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Zelenskiy. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một điều tốt. Chúng tôi đã nói từ lâu rằng chúng tôi tin rằng điều quan trọng đối với Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là tôn trọng quan điểm của Ukraine về cuộc xâm lược bất hợp pháp và vô cớ này của Nga,” John Kirby, điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia, nói với các phóng viên báo chí.
Tướng Kirby nói thêm: “Cho dù điều đó có dẫn đến một số loại tiến triển hoặc kế hoạch hoặc đề xuất hòa bình có ý nghĩa hay không, tôi không nghĩ rằng chúng ta biết điều đó ngay bây giờ”.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có thể giúp môi giới cho một thỏa thuận hòa bình hay không, Kirby nhắc lại rằng nó phải tuân theo các điều khoản của Zelenskiy, và nhấn mạnh rằng một thỏa thuận sẽ không “bền vững hoặc đáng tin cậy trừ khi cá nhân người Ukraine và Tổng thống Zelenskiy đầu tư và ủng hộ nó”.
Kirby cho biết Tòa Bạch Ốc không biết trước rằng cuộc gọi giữa ông Tập và ông Zelenskiy sẽ diễn ra, đồng thời nói thêm rằng “chúng ta cũng không nhất thiết phải mong đợi điều đó”.
Cuộc điện đàm hôm thứ Tư là lần đầu tiên ông Tập nói chuyện với ông Zelenskiy kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Để so sánh, ông Tập đã nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin năm lần kể từ cuộc xâm lược – bao gồm một cuộc gặp trực tiếp tại Điện Cẩm Linh khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đến thăm Mạc Tư Khoa vào tháng trước và một cuộc gặp trực tiếp khác tại hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Trung Á vào Tháng 9 năm ngoái..
Trung Quốc đã tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, với việc Bắc Kinh kêu gọi hòa bình trong cuộc xung đột. Nhưng họ cũng từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga hoặc đưa ra bất kỳ lời kêu gọi công khai nào yêu cầu Nga rút quân.
4. Nga cho biết khả năng phải dùng đến vũ khí hạt nhân ngày càng tăng
Trước cuộc phản công của Ukraine, Nga đang ra sức hù dọa thế giới. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Says Likelihood of Nuclear Weapons Being Used Growing by the Day”, nghĩa là “Nga cho biết khả năng phải dùng đến vũ khí hạt nhân ngày càng tăng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết hôm thứ Ba rằng khả năng vũ khí hạt nhân được sử dụng đang tăng lên từng ngày.
Ông Medvedev, người từng là Tổng thống tiếp theo sau Tổng thống Vladimir Putin từ năm 2008 đến năm 2012 và hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nói với các phóng viên báo chí như trên.
Medvedev đã thường xuyên đưa ra các mối đe dọa hạt nhân trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine, bắt đầu từ tháng 2 năm ngoái. Bản thân Putin đã nói trong một bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc vào tháng 9 năm 2022 rằng ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga.
Phát biểu hôm thứ Ba, Medvedev nói rằng biến đổi khí hậu chẳng là gì so với viễn cảnh xảy ra một vụ nổ hạt nhân.
“Đừng đau khổ vì nhiệt độ tăng một độ hết năm này sang năm khác, hết thời này đến thời khác. Nhân loại đã theo dõi điều này trong một thời gian rất ngắn. Bạn có thực sự quan tâm đến khí hậu đến mức đó không? ông nói, theo hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti.
“Bạn có thực sự quan tâm đến khí hậu đến mức đó không? Theo tôi, điều này chẳng là gì so với viễn cảnh có mặt tại tâm chấn của một vụ nổ với nhiệt độ vọt lên 5.000 độ Kelvin, với sóng xung kích 350 mét mỗi giây và áp suất 3.000 kg mỗi mét vuông, với bức xạ xuyên thấu, tức là bức xạ ion hóa và xung điện từ,” ông nói.
Medvedev cho biết khả năng vũ khí hạt nhân được sử dụng đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng.
“Ngày nay có triển vọng như vậy không? Chẳng may là đúng vậy. Và nó đang phát triển mỗi ngày vì những lý do ai cũng biết,” ông ta nói.
Trước đó, ông đã viện dẫn khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân nếu Nga bị đánh bại ở Ukraine.
“Thất bại của một cường quốc hạt nhân trong một cuộc chiến thông thường có thể gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân,” Medvedev cho biết khi thảo luận về sự hỗ trợ của NATO cho quân đội Ukraine.
Medvedev nói thêm: “Các cường quốc hạt nhân chưa bao giờ thua trong các cuộc xung đột lớn mà số phận của họ phụ thuộc vào đó”.
Vào tháng 7 năm 2022, ông cũng đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế cho biết họ sẽ điều tra các cáo buộc về tội ác chiến tranh do lực lượng Nga gây ra ở Ukraine.
“Ý tưởng trừng phạt một quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất là vô lý và có khả năng tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại của nhân loại,” Medvedev nói trên Telegram vào thời điểm đó.
Medvedev nói thêm vào hôm thứ Ba rằng ông tin rằng thế giới hiện đại đang “ốm yếu” và “rất có khả năng nó đang trên bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới mới.”
“Có phải là không thể nào tránh được không? Không, không phải vậy,” anh tanói thêm. “Chiến tranh thế giới có thể tránh được, nhưng tôi sẽ không đưa ra dự báo, dự báo là một công việc khó khăn.”
Cựu nhà ngoại giao Nga, ông Vladimir Bondarev, nói với Newsweek vào tháng 2 rằng luận điệu hạt nhân của Putin là “trò bịp”.
“Putin đang bịp bợm và chúng ta biết rằng ông ấy đã bịp bợm về các mối đe dọa hạt nhân,” Bondarev, người đã từ chức vì cuộc xâm lược Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Người Ukraine đã phục hồi một số phần lãnh thổ của họ và không có sự trả đũa hạt nhân nào cả.”
“Nếu bạn sợ Putin sử dụng vũ khí hạt nhân, thì bạn đã thua trong cuộc chiến chống lại ông ta và ông ta thắng. Nếu Putin đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, OK, hãy đe dọa lại ông ta.”
5. Kyiv chế nhạo Putin bằng video mắt chim về Điện Cẩm Linh khi máy bay không người lái gián điệp được phát hiện
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kyiv Trolls Putin with Bird's-Eye Video of Kremlin as Spy Drones Spotted.” nghĩa là “Kyiv chế nhạo Putin bằng video quay từ trên cao về Điện Cẩm Linh khi máy bay không người lái gián điệp bị phát hiện”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Một quan chức Ukraine đã chia sẻ một đoạn video toàn cảnh về Quảng trường Đỏ của Mạc Tư Khoa vào hôm thứ Hai, khi máy bay không người lái giám sát được tìm thấy xung quanh thủ đô Nga.
“Máy bay không người lái Ukraine bay bình tĩnh qua Mạc Tư Khoa. Có vẻ như Điện Cẩm Linh có mọi cơ hội để sớm có mặt ở khu vực bị ảnh hưởng. Pháo hoa được lên kế hoạch cho ngày 9 tháng 5 à?” Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã đăng trên Telegram, đề cập đến Ngày Chiến thắng—Ngày kỷ niệm hàng năm của Nga về việc đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II.
Newsweek không thể xác minh độc lập tính xác thực của đoạn phim và đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine qua email để xin bình luận.
Căng thẳng đang gia tăng ở Nga trước một cuộc phản công được dự đoán trước của Kyiv. Tại Mạc Tư Khoa, một cuộc diễn hành quân sự có lẽ sẽ được tổ chức tại Quảng trường Đỏ vào ngày 9 tháng 5, nhưng lễ diễn hành trực tiếp truyền thống của Trung đoàn Bất tử đã bị hủy bỏ do những lo ngại về an ninh. Các cuộc diễn hành đánh dấu ngày 9 tháng 5 cũng đã bị hủy bỏ ở Crimea, và ở các thành phố Belgorod và Kursk, giáp biên giới với Ukraine.
Trong các bình luận khác trên Twitter hôm thứ Ba, Gerashchenko cho biết: “Quảng trường Đỏ sẽ đóng cửa từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5 để chuẩn bị và tổ chức cuộc duyệt binh. Nếu tôi đúng, điều này chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của Mạc Tư Khoa - kể cả năm 1941. Chính quyền Cẩm Linh có lo sợ điều gì không?”
“Nhưng còn một điều nữa, máy bay không người lái từ trên trời rơi xuống. Việc đóng cửa quảng trường không bảo vệ được điều đó,” ông nói.
Hôm thứ Ba, hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga cho biết ba máy bay không người lái có camera đã được tìm thấy ở các khu vực khác nhau của khu vực Mạc Tư Khoa, bao gồm một chiếc không xa chiếc máy bay không người lái được tìm thấy có chất nổ ở quận Bogorodskoye một ngày trước đó.
“Ngày hôm trước, một máy bay không người lái có gắn camera và micrô đã được tìm thấy trên lãnh thổ của Ugolek SNT ở khu đô thị Bogorodskoye. Nó được tìm thấy cách địa điểm một máy bay không người lái của Ukraine gặp nạn khoảng 4 km với đầy chất nổ”, các cơ quan thực thi pháp luật cho biết như trên.
Phát ngôn nhân của các cơ quan thực thi pháp luật của Nga nói với Tass rằng Mạc Tư Khoa đang điều tra vụ việc và cả ba máy bay không người lái đã được “gửi đi kiểm tra”.
Phát ngôn nhân cho biết: “Chúng tôi đang xác định chúng thuộc về ai và chúng được phóng với mục đích gì.”
Ukraine đã không nhận trách nhiệm về việc phóng máy bay không người lái. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine qua email để xin bình luận.
Gerashchenko cũng chia sẻ đoạn video dài 11 giây trên trang Twitter của mình, nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “ngày càng trở nên độc hại hơn”.
“Lãnh đạo nước ngoài duy nhất tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày chiến thắng ở Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 5 là tổng thống Kyrgyzstan. Lời mời anh ấy tham dự đã được thực hiện vào cuối tháng 3”.
“Năm nay, quốc gia xâm lược sẽ không có bất kỳ cuộc biểu tình hay mít tinh nào dành riêng cho ngày 1 tháng Năm. Chính quyền Nga cũng sẽ không tổ chức cuộc diễn hành truyền thống “Trung đoàn bất tử” vào ngày 9 tháng 5,” ông nói thêm.
Volodymyr Yatsenko, người đồng sáng lập ngân hàng trực tuyến Monobank của Ukraine và là nhà sản xuất máy bay không người lái trinh sát Dovbush T10, cho biết ông sẽ trao ít nhất 20 triệu hryvnia hay 543.000 USD cho nhà sản xuất máy bay không người lái nào hạ cánh xuống Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa vào ngày 9/5.
6. Xe tăng T-14 Armata mới của Putin ra mắt tại Ukraine
Ukraine đã, đang và sẽ nhận được nhiều xe tăng Leopard 2 của Đức và M1-Abrams của Mỹ, Dmitry Medvedev, nguyên tổng thống Nga và hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, trấn an người dân Nga là nước này có đủ các loại vũ khí và một trong các thứ vũ khí đáng gờm nhất là xe tăng T-14 Armata. Hôm thứ Tư 26 Tháng Tư, các cơ quan truyền thông Nga đồng loạt đưa tin rằng Nga sẽ khiển khai loại xe tăng này trên chiến trường Ukraine.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's New T-14 Armata Tanks Debut in Ukraine”, nghĩa là “Xe tăng T-14 Armata mới của Putin ra mắt tại Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Mạc Tư Khoa đã triển khai xe tăng T-14 Armata tiên tiến của mình tại Ukraine, truyền thông nhà nước Nga đưa tin hôm thứ Tư.
RIA Novosti, một hãng thông tấn do Điện Cẩm Linh hậu thuẫn, đưa tin về việc sử dụng thứ được coi là xe tăng tiên tiến nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho các vị trí phòng thủ ở Ukraine. Nguồn tin không nói rõ những vị trí đó ở đâu nhưng lưu ý rằng các xe tăng Armata “không tham gia vào các cuộc tấn công trực tiếp.”
Putin lần đầu tiên giới thiệu T-14 trước công chúng trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng năm 2015 ở Mạc Tư Khoa. Loại xe tăng này được coi là vượt trội so với T-90, vốn được coi là đối thủ cạnh tranh với M1 Abrams của Quân đội Hoa Kỳ và đã từng tham chiến ở Ukraine.
Sự xuất hiện của T-14 diễn ra khi các nhà phân tích quân sự mô tả lực lượng của Putin ở Nga đang gặp khó khăn và chuyển sang chiến lược phòng thủ sau các chiến dịch tấn công thất bại. Một đánh giá từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, công bố hôm Chúa Nhật đã mô tả quân đội Nga ở Ukraine là quá “vô tổ chức” và “kiệt sức” để có thể duy trì các vị trí tiền tuyến quan trọng và cho biết có thể sẽ cần “dự trữ đáng kể” để thực hiện hiệu quả bất kỳ hoạt động tấn công nào trong tương lai trong cuộc xâm lược, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Theo RIA Novosti, Armatas được trang bị tháp pháo không người lái được điều khiển từ xa cũng như nhiều lớp giáp, khối giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng thủ kích hoạt bằng cảm biến. Thành phần thứ hai được cho là sẽ gửi hỏa tiễn phóng tự động tới các hỏa tiễn đang bay tới.
Armatas được cho là có tốc độ tối đa khoảng 89km/giờ và RIA Novosti đưa tin rằng các đội xe tăng Nga đã trải qua quá trình “phối hợp chiến đấu” tại các cơ sở huấn luyện ở Ukraine.
Khi những chiếc T-14 lần đầu tiên được giới thiệu bởi nhà phát triển UralVagonZavod, chúng được ca ngợi là “tàng hình” do thiết bị tàng hình khiến chúng khó bị radar và các thiết bị tìm mục tiêu khác phát hiện.
Tuy nhiên, các chuyên gia tại Jane's Defense Weekly vào năm 2015 đã bác bỏ tuyên bố về khả năng tàng hình, lưu ý rằng công nghệ nhiệt hiện đại đủ nhạy cảm để phát hiện bất kỳ xe tăng nào khi nó di chuyển hoặc khai hỏa.
Vào Tháng Giêng, Bộ Quốc phòng Anh đã viết trong một bản cập nhật tình báo rằng Nga “có khả năng đang xem xét triển khai một số lượng nhỏ xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata mới của mình ở Ukraine”.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh nghi ngờ về việc Armatas tham gia vào các hành động chiến đấu.
“Bất kỳ việc triển khai T-14 nào cũng có thể là một quyết định rủi ro cao đối với Nga. 11 năm phát triển, chương trình đã bị trì hoãn, giảm quy mô sản xuất theo kế hoạch và có các báo cáo về những trở ngại trong sản xuất”.
“Nếu Nga triển khai T-14, nó có thể chủ yếu phục vụ mục đích tuyên truyền. Sản xuất có lẽ chỉ ở mức thấp, trong khi các chỉ huy dường như không tin tưởng vào phương tiện này trong chiến đấu.”
Guy McCardle, quản lý biên tập của Báo cáo Lực lượng Hoạt động Đặc biệt, nói với Newsweek rằng ông đồng ý với đánh giá của Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh.
“Tình báo Anh cho biết các chỉ huy xe tăng Nga khó có thể tin tưởng Armata trong chiến đấu. Nếu nó bị hỏng, các bộ phận thay thế sẽ khá khó khăn hoặc không thể kiếm được ở tiền tuyến của Ukraine,” McCardle nói.
“Chúng tinh vi hơn và có khả năng hơn các xe tăng cũ của Nga, nhưng tôi không coi chúng là 'những kẻ thay đổi cuộc chơi' đối với người Nga ở Ukraine. Giá trị chính của chúng có thể sẽ dành cho mục đích tuyên truyền.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
7. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cho biết Putin được đồn đại là đại tu quân đội vì 'cuộc tấn công thảm khốc'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Rumored To Be Overhauling Army Over 'Disastrous Offensive'—ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết Putin được đồn đại là đại tu quân đội vì 'cuộc tấn công thảm khốc'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Vladimir Putin được cho là đã đại tu đội ngũ quân sự hàng đầu của mình sau những thất bại đáng kể trong cuộc xâm lược Ukraine.
Blogger quân sự Voyenko Kotenko Z đã viết trên kênh Telegram của mình rằng nhà lãnh đạo Nga đã ký sắc lệnh vào ngày 20 tháng 4 về việc thay đổi chỉ huy quân sự và cách chức Tướng Rustam Muradov, người từng là Tư lệnh Quân khu phía Đông, gọi tắt là EMD.
Blogger này nói rằng việc sa thải xảy ra sau “những tổn thất nghiêm trọng về nhân lực và thiết bị” ở Vuhledar. Sắc lệnh này được cho là đã buộc Tướng quân đội Aleksandr Dvornikov phải nghỉ hưu, người được cho là đã chỉ huy lực lượng Nga ở Ukraine vào tháng 4 năm 2022.
“Người viết blog lưu ý rằng việc sa thải Muradov có thể là do cuộc tấn công thảm khốc của anh ta” vào thị trấn tỉnh Donetsk, ISW cho biết như trên.
Sắc lệnh tương tự của tổng thống cũng khiến Thượng Tướng Alexander Zhuravlyov và các nhà lãnh đạo quân sự khác của Quân khu phía Tây, gọi tắt là WMD, phải nghỉ hưu, theo bài đăng trên Telegram.
“Kể từ bây giờ, những sai lầm và sự thiếu hành động của những người tiền nhiệm sẽ phải được sửa chữa bởi những chỉ huy khác, tôi hy vọng, sẽ có những người có năng lực hơn”, Điện Cẩm Linh cho biết như trên và hy vọng việc tái bổ nhiệm Tư lệnh Lực lượng Dù, Thượng Tướng Mikhail Teplinsky sẽ có kết quả tốt.
Teplinsky đã bị Mạc Tư Khoa loại khỏi các hoạt động ở Ukraine vào Tháng Giêng năm 2023 và tuần trước, các quan chức quốc phòng Anh lưu ý rằng việc phục hồi chức vụ của ông diễn ra sau “căng thẳng dữ dội” về đường lối quân sự của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
Vào ngày 19 tháng 4, có thông tin cho rằng Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, Đô đốc Sergei Avakyants, đã từ chức sau một cuộc kiểm tra đột xuất về khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trong hạm đội.
Tuy nhiên, một blogger quân sự khác, Sladkov, đã viết trên Telegram rằng việc sa thải không liên quan đến thành tích kém trong các cuộc tập trận ở vùng viễn đông của Nga mà vì Avakyants đang thành lập một tổ chức mới dưới sự kiểm soát của “các tài phiệt khí đốt”.
ISW cho biết: “Không rõ liệu đây có phải là một tham chiếu mơ hồ có chủ ý đối với các báo cáo về việc công ty khí đốt nhà nước Nga Gazprom thành lập một công ty an ninh tư nhân hay không”.
Cơ quan cố vấn của Hoa Kỳ trước đây đã báo cáo rằng các công ty khí đốt nhà nước của Nga, cụ thể là Gazprom, đang thành lập các nhóm quân sự.
Các quan chức quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Ba rằng cuộc tấn công mùa đông của Nga đã “không đạt được mục tiêu” và các lực lượng của Putin đang tập trung vào việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công rất được mong đợi của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết từ đầu tháng đến nay, tỷ lệ thương vong trung bình hàng ngày của Nga có thể đã giảm 30%, sau những thương vong đặc biệt nặng nề của Nga trong ba tháng đầu năm.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.
Chuyến tông du thứ 41 của Đức Thánh Cha: Giới thiệu Hungary, đất nước được sáng lập bởi các vị thánh
VietCatholic Media
05:12 27/04/2023
1. Chương trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Hung Gia Lợi
Chuyến tông du thứ 41 của Đức Phanxicô bên ngoài Italia sẽ đưa ngài đến Hung Gia Lợi từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 4 năm 2023. Đây là lần thứ hai ngài đến Budapest, thành phố ngài đã đến ngày 12 tháng 9 năm 2021, nhân dịp bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52. Chuyến đi Hung Gia Lợi lần này mang một ý nghĩa khác vì Hung Gia Lợi là quốc gia mà hoạt động ngoại giao của Tòa thánh đã trở nên gần gũi hơn trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine.
Chuyến tông du thứ 41 của Đức Thánh Cha là để đáp lại lời mời của tổng thống Hung Gia Lợi Katalin Novák trong cuộc gặp gỡ vào tháng 8 năm ngoái. Chuyến tông du lần này có khẩu hiệu: “Chúa Kitô là tương lai của chúng ta”. Trong chuyến thăm ba ngày tới thủ đô Hung Gia Lợi, cách Rôma khoảng 990 cây số và có cùng múi giờ với Rôma, Đức Phanxicô sẽ đọc 5 bài diễn văn bằng tiếng Ý, một bài giảng và một số cuộc gặp gỡ riêng, đặc biệt là với Tổng thống Cộng hòa và Thủ tướng, cũng như với trẻ em mù và với các tu sĩ Dòng Tên tại địa phương.
Chương trình chuyến tông du cụ thể như sau:
Thứ sáu, ngày 28 tháng 4 năm 2023 ROME – BUDAPEST
Lúc 08:10 sáng, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay từ sân bay quốc tế Fiumicino của Rôma để bay đến Budapest
Lúc 10:00, ngài đến Sân bay Quốc tế Budapest. Tại đây sẽ có lễ nghi chào mừng chính thức.
Lúc 11:00 sẽ có lễ chào mừng tại quảng trường Cung điện “Sándor”. Sau đó, Đức Thánh Cha thăm xã giao Tổng thống Cộng hòa tại Cung điện “Sándor”. Ngài cũng gặp gỡ Thủ tướng tại đây ngay sau đó.
Lúc 12:20, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ Chính quyền, Xã hội Dân sự và Ngoại giao đoàn tại Tu viện Cát Minh cũ
Lúc 17:00, ngài gặp gỡ các Giám mục, Linh mục, Phó tế, Tu sĩ, Chủng sinh và Nhân viên mục vụ tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Stêphanô.
Thứ Bảy, ngày 29 tháng 4 năm 2023
Lúc 08:45, Đức Thánh Cha sẽ thăm các em tại Viện “Chân Phước László Batthyány-Strattmann”
Lúc 10:15, ngài Gặp gỡ người nghèo và người tị nạn tại Nhà thờ Thánh Elizabeth của Hung Gia Lợi
Lúc 11:30, ngài thăm Cộng đoàn Công Giáo Đông phương tại Nhà thờ Công Giáo Đông phương Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu
Lúc 16:30, Đức Thánh Cha gặp gỡ giới trẻ tại “Papp László Budapest Sportaréna”
Lúc 18:00, Đức Thánh Cha gặp gỡ riêng với các Thành viên Dòng Tên tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh.
Chúa Nhật, 30 tháng 4 năm 2023
Lúc 09:30, Đức Thánh Cha dâng Thánh lễ tại Quảng trường Kossuth Lajos
Lúc 16:00, ngài gặp gỡ với Thế giới Văn hóa và Học thuật tại Khoa Công nghệ Thông tin và Sinh học của Đại học Công Giáo “Péter Pázmány”
Lúc 17:30 Lễ chia tay tại sân bay quốc tế Budapest
Lúc 18:00, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay từ sân bay quốc tế Budapest đến Rome. Dự kiến, ngài sẽ đến nơi lúc 19:55
2. Chuyến tông du thứ 41 của Đức Thánh Cha: Giới thiệu đất nước Hung Gia Lợi
Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Trung Âu. Có diện tích 93,030 kilômét vuông thuộc lưu vực Carpathian, nước này giáp với Slovakia về phía bắc, Ukraine về phía đông bắc, Romania về phía đông và đông nam, Serbia về phía nam, Croatia và Slovenia về phía tây nam, và Áo ở phía tây.
Hung Gia Lợi có dân số 10 triệu người, chủ yếu là người gốc Hung Gia Lợi và một dân tộc thiểu số Romani đáng kể. Budapest là thủ đô và thành phố lớn nhất của đất nước này; các thành phố lớn khác là Debrecen, Szeged, Miskolc, Pécs và Győr.
Lãnh thổ Hung Gia Lợi ngày nay trong quá khứ đã từng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, bao gồm người Celt, người La Mã, các sắc tộc Đức, người Hung, người Tây Slav và người Avar. Nền tảng của nhà nước Hung Gia Lợi được thành lập vào cuối thế kỷ thứ chín sau Chúa Giáng Sinh với cuộc chinh phục lưu vực Carpathian của hoàng tử Hung Gia Lợi Árpád. Cháu cố của ông là Stephen I lên ngôi vào năm 1000, chuyển đổi vương quốc của mình thành một vương quốc Kitô Giáo. Đến thế kỷ 12, Hung Gia Lợi trở thành một cường quốc trong khu vực, đạt đến tầm cao văn hóa và chính trị vào thế kỷ 15.
Ngày nay, Hung Gia Lợi là một cường quốc hạng trung trong các vấn đề quốc tế, phần lớn là do ảnh hưởng về văn hóa và kinh tế của nó. Nước này được coi là một quốc gia phát triển với nền kinh tế thu nhập cao và xếp hạng rất cao trong Chỉ số Phát triển Nhân văn. Công dân được chăm sóc sức khỏe và giáo dục trung học miễn phí. Hung Gia Lợi có một lịch sử lâu đời với những đóng góp đáng kể về nghệ thuật, âm nhạc, văn học, thể thao, khoa học và công nghệ. Đây là điểm đến du lịch nổi tiếng thứ mười ba ở Âu Châu, thu hút 15.8 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2017.
Lịch sử cận đại
Sau khi Phát xít Đức thất bại, Liên Sô đã chiếm đóng đất nước này và biến Hung Gia Lợi thành một nước cộng sản. Sau năm 1948, lãnh tụ cộng sản Mátyás Rákosi đã thiết lập chế độ theo kiểu Stalin. Các chính sách của Rákosi đã vượt quá sức chịu đựng của người dân Hung Gia Lợi. Điều này đã dẫn tới cuộc chính biến tại Hung Gia Lợi vào năm 1956 và quốc gia này tạm thời rút khỏi khối Hiệp ước Warszawa. Liên Sô đã đưa trên 150,000 quân và 2,500 xe tăng vào đàn áp. Gần 200,000 người đã bỏ chạy khỏi đất nước trong khoảng thời gian ngắn khi các biên giới bị bỏ ngỏ vào năm 1956. Người lính Liên Sô cuối cùng rời đất nước Hung Gia Lợi vào năm 1991.
Cuối thập kỷ 1980, Hung Gia Lợi đã dẫn đầu phong trào giải tán Hiệp ước Warszawa và chuyển sang một thể chế dân chủ và một nền kinh tế thị trường. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1989, Mátyás Szűrös tuyên bố thành lập Cộng hòa Hung Gia Lợi thứ III và trở thành tổng thống lâm thời. Bầu cử tự do ở Hung Gia Lợi diễn ra lần đầu tiên vào năm 1990. Theo sau sự sụp đổ của Liên Sô vào năm 1991, Hung Gia Lợi phát triển một mối quan hệ gần hơn với Tây Âu cũng như các nước Trung Âu. Nước này trở thành một thành viên của nhóm Visegrad vào năm 1991, gia nhập NATO năm 1999, và trở thành một nước thành viên của Liên minh Âu Châu vào ngày 1 tháng 5 năm 2004.
Hung Gia Lợi theo mô hình Cộng hòa nghị viện. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội chỉ có một viện gồm 386 ghế với nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng do Tổng thống đề cử từ đảng hoặc liên minh giành được đa số trong Quốc hội và phải được Quốc hội bỏ phiếu thông qua. Các thành viên Chính phủ do Thủ tướng đề cử và Tổng thống bổ nhiệm.
Tổng thống hiện nay là cô Katalin Éva Veresné Novák. Cô sinh ngày 6 tháng 9 năm 1977, là một chính trị gia người Hung Gia Lợi. Cô đã đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022. Novák là người phụ nữ đầu tiên giữ chức tổng thống, đồng thời là tổng thống trẻ nhất trong lịch sử Hung Gia Lợi, được bầu ở tuổi 44. Là thành viên của Fidesz, Novák cũng đã từng là thành viên của Quốc hội từ năm 2018 đến 2022, và với tư cách là Bộ trưởng Bộ Gia đình trong Chính phủ Orbán thứ tư từ năm 2020 đến năm 2021.
Thủ tướng Hung Gia Lợi là Ông Viktor Mihály Orbán. Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1963. Ông đã giữ chức Thủ tướng Hung Gia Lợi từ năm 2010, trước đó ông cũng đã từng giữ chức vụ này từ năm 1998 đến năm 2002. Ông Viktor Mihály Orbán theo Tin lành cải cách Calvin, nhưng vợ và cả 5 đứa con của ông theo đạo Công Giáo.
3. Các vị thánh sáng lập của Hung Gia Lợi
Từ ngày 28 đến 30 tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du đến Hung Gia Lợi. Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài viết nhan đề “The great saints who built Hungary : Meet a ‘holy dynasty’ of martyrs, kings, princesses, and bishops -- Hungary's great national saints,” nghĩa là “Các vị thánh vĩ đại đã xây dựng Hung Gia Lợi: Gặp gỡ một ‘vương triều thánh thiện’ gồm các vị tử đạo, các vị vua, các công chúa và giám mục -- những vị thánh quốc gia vĩ đại của Hung Gia Lợi.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ phần thứ hai nói về các vị thánh vĩ đại của Hung Gia Lợi trong thời kỳ lập quốc qua phần trình bày của Túy Vân.
Trước hết, Túy Vân xin giới thiệu Thánh Stêphanô vị vua đầu tiên của Hung Gia Lợi.
Là con trai của một viên chức ngoại giáo của Hung Gia Lợi vào thế kỷ thứ 10, Vajk đã gặp Giám mục Adalbert của Praha, người đã rửa tội cho anh và đổi tên anh thành Stêphanô. Năm 996, Stêphanô kết hôn với Gisele, em gái của Hoàng đế Henry Đệ Nhị. Sau cái chết của cha mình, Stêphanô kế vị ông và thành lập vương quốc Hung Gia Lợi vào năm 1000. Ông được đăng quang với vương miện do Đức Giáo Hoàng Sylvestrô Đệ Nhị gửi đến, người đã phong cho ông danh hiệu “vua tông đồ”. Trong 40 năm, ông đã tổ chức vương quốc của mình và truyền giáo bằng cách đưa các nhà truyền giáo vào và xây dựng nhiều nhà thờ. Được coi là hình mẫu của một vị vua Công Giáo, ngài là vị thánh bảo trợ của Hung Gia Lợi. Ngài được chôn cất tại vương cung thánh đường Alba Regia - ngày nay là Székesfehérvar.
Vị thứ hai là Chân phước Gisele của Hung Gia Lợi: một hoàng hậu ngoan đạo
Em gái của Hoàng đế Henry Đệ Nhị, Gisele đã nhận được một nền giáo dục Công Giáo rất kỹ lưỡng tại xứ Bavaria. Trong khi cha mẹ của họ đã chiến đấu trong một thời gian dài, Gisele đã kết hôn với Stêphanô, người đã thành lập vương quốc Hung Gia Lợi vào năm 1000 với sự chúc phúc của Đức Giáo Hoàng và hoàng đế. Sự kết hợp này có thể thực hiện được là nhờ sự cải đạo của Gisele. Cô và chồng có nhiều con, trong đó có Thánh Emeric của Hung Gia Lợi. Cô góa chồng vào năm 1038, và người kế vị của Stêphanô, Peter, cư xử như một bạo chúa và buộc cô phải sống lưu vong ở Bavaria. Ở đó, cô lui về tu viện Bênêđíctô ở Passau.
Vị thứ ba là Thánh Emeric sinh năm 1007 và qua đời năm 1031: Hoàng tử-Tu sĩ Hung Gia Lợi
Con trai út của Vua Stêphanô và Nữ hoàng Gisele, Emeric có Thánh Gerard, một tu sĩ dòng Biển Đức và là giám mục tương lai của Csanád, làm gia sư. Anh trai của anh ấy đã chết khi còn trẻ, Emeric đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho hoàng gia, và sống một cuộc sống đặc biệt ngoan đạo, thậm chí là khổ hạnh trong tu viện Pannonhalma, kết bạn với Thánh Maurus. Tuy nhiên, tương lai hoàng gia của anh buộc anh phải kết hôn với một công chúa Byzantine, và cha anh đã cố gắng để anh kế vị Hoàng đế Henry Đệ Nhị ở Bavaria sau cái chết của nhà vua vào năm 1024. Mặc dù anh là người thân nhất, nhưng sự nghiệp của anh đã không thành công. Conrad Đệ Nhị lên ngôi và gây chiến với Hung Gia Lợi. Emeric tham gia trận chiến và quân đội của anh ta đã chiến thắng, nhưng hoàng tử đã từ bỏ yêu sách của mình đối với vương miện xứ Bavaria. Anh không bao giờ trị vì và đã sống ẩn tu trong dòng Biển Đức. Năm 1301, anh bị giết bởi một con lợn rừng khi đang đi săn. Anh được chôn cất tại Vương cung thánh đường Alba Regia - ngày nay là Székesfehérvar - bên cạnh cha mình.
Khúc quanh: Putin ân hận, lộ ra ai xúi đánh Ukraine. Nga chạy khỏi Bắc Crimea. Tư Lệnh Mỹ nhận định
VietCatholic Media
15:18 27/04/2023
1. Lực lượng Nga đã di tản hoàn toàn một căn cứ quan trọng ở phía bắc Crimea vì sợ bị quân Ukraine tấn công
Các lực lượng Nga đã di tản toàn bộ một căn cứ quan trọng ở phía bắc Crimea, hình ảnh vệ tinh gần đây được CNN xem xét cho thấy. Căn cứ này, gần làng Medvedivka và gần biên giới Kherson, là nơi chứa một số lượng đáng kể đạn dược của Nga.
Hình ảnh từ vệ tinh Sentinel 2 của Liên minh Âu Châu từ ngày 21 Tháng Giêng cho thấy một lượng lớn thiết bị của Nga. Hình ảnh Maxar có độ phân giải cao hơn từ ngày 11 tháng 2 cho thấy hàng chục phương tiện bọc thép, bao gồm cả xe tăng và pháo.
Hình ảnh mới hơn do vệ tinh Sentinel 2 của Liên Hiệp Âu Châu chụp cho thấy hầu hết các phương tiện đó không còn hiện diện tại căn cứ.
Hiện chưa rõ tại sao Mạc Tư Khoa lại di dời thiết bị hoặc chuyển đi đâu, nhưng hồi đầu tháng, các quan chức do Nga cài đặt ở Crimea đã phát đi tín hiệu rằng họ lo ngại một cuộc phản công của Ukraine nhằm vào bán đảo này.
“Tôi nghĩ rằng quyết định xây dựng các công trình phòng thủ ở Crimea và trên các đường tiếp cận bán đảo là đúng đắn và hợp lý”, thống đốc Crimea do Nga bổ nhiệm, ông Sergei Aksyonov cho biết hôm 11/4.
Hình ảnh Maxar từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16 tháng 2 cho thấy Nga tập trung đông đảo các công trình phòng thủ gần Medvedivka, bao gồm mạng lưới chiến hào và hàng rào bê tông chống tăng hình nêm được gọi là răng rồng. Một hình ảnh Maxar từ ngày 3 Tháng Giêng cho thấy các công sự nhỏ hơn nhiều vào đầu năm.
“Nói chung, tôi có thể nói rằng các lực lượng vũ trang của chúng ta đã xây dựng một hệ thống phòng thủ hiện đại, có tầng lớp sâu rộng,” Aksyonov nói. “Điều này không có nghĩa là chúng nhất thiết sẽ được sử dụng cho mục đích đã định.”
“Chúng ta phải chuẩn bị cho bất kỳ kịch bản nào, và chúng ta đã làm được,” ông ta nói thêm.
Trước những bình luận của Aksyonov, các chuyên gia cho rằng việc rút thiết bị quân sự của Nga khỏi căn cứ ở Medvedivka có thể liên quan đến các hoạt động phòng thủ trước một cuộc phản công của Ukraine.
2. Quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết Ukraine đang “ở vị trí thuận lợi” để phản công
Chỉ huy quân sự cấp cao của Mỹ ở Âu Châu nói với một ủy ban quốc hội hôm thứ Tư rằng Ukraine đang “ở một vị trí thuận lợi” để phản công lại quân đội Nga.
“Theo mô hình mà chúng ta đã thực hiện rất cẩn thận với họ, người Ukraine đang ở một vị trí tốt,” người đứng đầu Bộ Tư lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ, Tướng Christopher Cavoli, nói thêm rằng Hoa Kỳ đã làm việc với quân đội Ukraine về một cuộc phản công bất ngờ có thể xảy ra.
Cavoli cũng cho biết lực lượng mặt đất của Nga ngày nay lớn hơn “so với thời điểm bắt đầu cuộc xung đột”, mặc dù chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Tướng Cavoli nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện: “Lực lượng bộ binh của Nga đã phần nào bị thoái hóa bởi cuộc xung đột này, mặc dù ngày nay lực lượng này lớn hơn so với thời điểm bắt đầu cuộc xung đột.”
Ngoài lực lượng Lục Quân, Nga còn một số lựa chọn khác, ông nói.
Tướng Cavoli nói: “Lực lượng Không quân vẫn còn cả ngàn máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Vì vậy, họ vẫn sử dụng tất cả năng lượng thông thường đó và trộn chúng lại với nhau.”
Slovakia đã trao cho Ukraine 13 chiếc MiG 29. Ba Lan đã giao cho Ukraine 4 chiếc MiG 29, và đã được Đức đồng ý trao thêm 5 chiếc khác.
3. Động cơ thực sự của Putin cho cuộc xâm lược Ukraine được tiết lộ trong báo cáo
Một cơ quan truyền thông Nga cho rằng Putin hối hận vì đã gây ra cuộc chiến tại Ukraine mà hậu quả là lệnh truy nã của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, sẽ đeo bám theo ông ta suốt đời. Trong bối cảnh đó, Điện Cẩm Linh đã bắt đầu rò rỉ ra nguyên nhân thực sự đã khiến Putin gây ra cuộc chiến thảm khốc hiện nay.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's True Motive for Ukraine Invasion Revealed in Report”, nghĩa là “Động cơ thực sự của Putin cho cuộc xâm lược Ukraine được tiết lộ trong báo cáo.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một cuộc điều tra đã tuyên bố sự oán giận cá nhân và mong muốn trả thù là những yếu tố thúc đẩy đằng sau quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.
Verstka, một hãng tin độc lập của Nga được thành lập ngay sau khi cuộc xung đột bắt đầu, đã xuất bản một báo cáo chuyên sâu trong tuần này có tựa đề “Putin đã trở nên ghét Ukraine như thế nào”, trong đó trích dẫn các quan chức cũ và hiện tại trong chính phủ Nga và Ukraine. Phóng viên Điện Cẩm Linh Ilya Zhegulev đã viết rằng đồng minh trung thành của Putin, Viktor Medvedchuk, là trung tâm của cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của nhà lãnh đạo Nga ở quốc gia láng giềng, và ông ta đã quyết định tấn công Kyiv trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2021.
Medvedchuk là một nhà tài phiệt Ukraine thân Nga, được Kyiv trả tự do trong một cuộc trao đổi tù nhân với Nga vào tháng 9 năm 2022. Người đàn ông 68 tuổi này có quan hệ thân thiết với Putin, người được cho là cha đỡ đầu của cô con gái út của ông. Medvedchuk là cựu lãnh đạo của một đảng đối lập thân Nga ở Ukraine, và đã bị cơ quan an ninh nhà nước Ukraine,, gọi tắt là SBU, bắt giữ vào tháng 4 năm 2022, sau khi ông ta trốn khỏi sự quản thúc tại gia trong khi chờ xét xử về tội phản quốc. Kyiv đã tước quốc tịch Ukraine của ông ta.
Năm 2021, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ký sắc lệnh xử phạt ba đài truyền hình liên kết với Medvedchuk, buộc họ ngừng phát sóng. Đối với Putin, đây là “giọt nước cuối cùng,” Verstka viết.
“Vào tháng 2 năm 2021, một chiến dịch đặc biệt đã được thực hiện với mục đích vô hiệu hóa Medvedchuk,” hãng tin này cho biết, đồng thời lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt được áp dụng cho các đài truyền hình 112 Ukraine, NewsOne, ZIK và chủ sở hữu của họ, là Taras Kozak, cộng sự viên của Medvedchuk.
Theo Trung tâm hành động chống tham nhũng của Ukraine, mặc dù Kozak là chủ sở hữu chính thức của các kênh truyền hình nhưng người hưởng lợi thực sự của các đài này là Medvedchuk.
Zelenskiy cho biết vào thời điểm đó rằng các đài truyền hình đã “thực hiện tuyên truyền chống Ukraine” và “can thiệp vào quá trình hội nhập của đất nước vào Liên minh Âu Châu”.
Verstka viết rằng những biện pháp trừng phạt này đã ảnh hưởng đến cá nhân Medvedchuk, người cùng với vợ của mình, đã bị Cơ quan An ninh Ukraine đưa vào danh sách điều tra vào tháng 3 năm 2021 về tội tài trợ cho khủng bố.
Ba nguồn tin thân cận với Putin xác nhận rằng những diễn biến này là giọt nước cuối cùng khiến Putin quyết định chuẩn bị phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. “Điện Cẩm Linh đã quyết định không sử dụng các công cụ của 'quyền lực mềm' nữa.”
Một người quen lâu năm của Putin nói với hãng truyền thông độc lập rằng Putin đã rất tức giận vì “cuộc tấn công cá nhân” vào Medvedchuk.
Chính Medvedchuk đã tác động đến tổng thống Nga xâm lược Ukraine bằng cách thường xuyên nói với ông ta về “tình cảm thân Nga ở Ukraine”.
“Ông ấy nói về lòng trung thành của lãnh thổ, lừa dối để Putin tin tưởng một cách ngu ngốc”, một nguồn tin thân cận với chính quyền Putin cho biết.
Một nguồn tin cho biết Điện Cẩm Linh không thắc mắc về lời nói của Medvedchuk.
“Thay vì đưa ra kết luận về tính đầy đủ của thông tin nhận được, phân tích và nhìn thấy bức tranh hiển nhiên rằng họ không được mong đợi ở đây, sự oán giận và tức giận đã che mờ đôi mắt của họ.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để xin bình luận qua email.
4. Tướng Mỹ nói tàu ngầm Nga “tích cực hơn” ở Đại Tây Dương bất chấp xung đột Ukraine đang diễn ra
Trong khi Nga tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine, quân đội Mỹ nhận thấy rằng các lực lượng Nga ở những nơi khác “không bị ảnh hưởng tiêu cực” bởi cuộc chiến ở Ukraine.
Vị tướng hàng đầu của Mỹ ở Âu Châu cho biết hôm thứ Tư rằng các cuộc tuần tra bằng tàu ngầm của Nga đã được tăng cường trên khắp Đại Tây Dương.
“Một trong những lực lượng đó là lực lượng tầu ngầm của họ. Như các bạn biết rõ, thật khó để nói trước công chúng về chiến tranh dưới đáy biển và những nỗ lực của chúng ta trong vấn đề đó. Nhưng tôi có thể nói rằng người Nga đang hoạt động tích cực hơn những gì chúng ta từng thấy trong nhiều năm qua, và các cuộc tuần tra của họ ở Đại Tây Dương và khắp Đại Tây Dương đang ở mức cao, hầu hết thời gian ở mức cao hơn những gì chúng ta từng thấy. trong nhiều năm trước,” Tướng Christopher Cavoli, chỉ huy Bộ Tư lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ, nói với Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện hôm thứ Tư.
“Và điều này đã xảy ra bất chấp tất cả những nỗ lực mà họ đang thực hiện bên trong Ukraine,” ông nói.
5. Máy bay quân sự Nga nổ tung giữa chuyến bay, lao xuống hồ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Military Jet Blows Up Mid-Flight, Crashes Into Lake”, nghĩa là “Máy bay quân sự Nga nổ tung giữa chuyến bay, lao xuống hồ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một máy bay chiến đấu MiG-31 của Nga đã phát nổ hôm thứ Tư và đâm xuống một hồ nước gây thương tích nghiêm trọng cho cả hai phi công, những người đã nhảy dù khỏi máy bay, theo nhiều báo cáo và xác nhận của các quan chức Nga.
Theo báo cáo của Airforce Technology, MiG-31 “Foxhound” là máy bay đánh chặn siêu thanh tầm xa, hai chỗ ngồi do Tập đoàn Máy bay Nga, trước đây là Mikoyan và MiG hợp nhất lại, sản xuất và chủ yếu được sử dụng bởi lực lượng không quân Nga và Kazakhstan. Được tạo ra vào năm 1975 trong Chiến tranh Lạnh, đây là máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô có khả năng nhìn xuống và bắn thẳng xuống phía dưới thực sự.
Hơn 500 máy bay MiG-31 đã được sản xuất, trong đó có khoảng 370 chiếc được giao cho Không quân Nga và 30 chiếc cho Không quân Kazakhstan. Vào tháng 7 năm 2020, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng các khoản đầu tư vào việc chế tạo máy bay sẽ bao gồm việc hiện đại hóa.
Hãng truyền thông nhà nước Nga Tass, trích dẫn một bình luận của Bộ Quốc phòng Nga, đưa tin qua Telegram rằng chiếc máy bay gặp nạn là máy bay chiến đấu MiG-31 đang thực hiện chuyến bay huấn luyện ở vùng Murmansk. Baza, một hãng tin trực tuyến độc lập, đưa tin qua Telegram rằng chiếc máy bay đã đâm xuống một hồ nước ở làng Rizh-Guba.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, ban đầu cho biết: “Cả hai phi công đều nhảy ra ngoài. Các phi công đã được trực thăng của lực lượng tìm kiếm cứu nạn di tản kịp thời, tính mạng và sức khỏe của họ không bị nguy hiểm”.
Một bản cập nhật do Tass cung cấp ngay sau đó đã làm rõ rằng các phi công thực sự đã phải nhập viện và trong tình trạng nghiêm trọng, theo các dịch vụ y tế.
Bản cập nhật mâu thuẫn với một báo cáo của RIA Novosti, một cơ quan truyền thông nhà nước khác của Nga, đã tuyên bố trên Telegram rằng chiếc máy bay “đã rơi ở một nơi vắng vẻ” và rằng cả hai phi công đều được đẩy ra ngoài thành công, “không có gì đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của họ”.
Baza đã công bố một video clip trên Telegram cho thấy những người ngoài cuộc từ xa đang theo dõi vụ nổ đang diễn ra trước mắt họ, với chiếc máy bay lao thẳng xuống hồ. Người dân báo cáo đã nhìn thấy một cặp dù rời khỏi con tàu.
Hãng tin tức trực tuyến Siren đã đăng một video clip từ một góc độ khác của vụ nổ trên Telegram.
Đại tá phi công Không quân đã nghỉ hưu Lee Ellis nói với Newsweek qua email rằng các quyết định nhanh chóng là một khía cạnh chính trong khả năng sống còn của một phi công vì họ “luôn ở trên bờ vực của cái chết.”
Cá nhân anh ấy đã tham gia vào hai tình huống tương tự. Một lần, động cơ ngừng hoạt động và động cơ khác của nó không tăng tốc nhưng anh ta cầm cự đủ lâu để động cơ kia quay lên và cho phép hạ cánh. Một lần khác, anh ta đang chiến đấu thì máy bay của anh ta nổ tung, khiến anh ta phải phóng ra ngay lập tức.
“Bạn chỉ còn một bước nữa là có thể hạ cánh, đâm sầm hoặc văng ra ngoài và bạn phải đưa ra quyết định đó trong tích tắc,” Ellis nói. “Đó thực sự là một trong những điều quan trọng về phi công. Họ có thể sắp xếp mọi thứ một cách nhanh chóng và đi đến một quyết định đúng đắn. Có vẻ như hai người đã quyết định đúng. Tôi chắc rằng bạn bè và gia đình của họ sẽ ăn mừng tối nay.”
Mặc dù Nga không có đơn vị MiG-31 Foxhound đóng thường trực ở bất kỳ nơi nào gần biên giới Ukraine. Tuy nhiên, The Drive trước đó đã đưa tin rằng các trạm tạm thời gần biên giới đã được thiết lập kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Ngoài vai trò chính là máy bay đánh chặn, MiG-31 còn sử dụng khả năng tấn công của hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh Kinzhal cho các cuộc tấn công tầm xa, chẳng hạn như hồi tháng 3 và tháng 4 năm ngoái, theo tiết lộ của Mạc Tư Khoa.
Một báo cáo khác của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, gọi tắt là RUSI, tuyên bố rằng MiG-31 chịu trách nhiệm bắn hạ các máy bay chiến đấu Ukraine trong các cuộc tuần tra tầm cao, sử dụng hỏa tiễn không đối không Vympel R-37M mạnh mẽ của nó.
Hôm thứ Tư, các máy bay chiến đấu của Đức và Anh đã chặn ba mẫu máy bay khác nhau của Nga trong không phận quốc tế trên Biển Baltic.
Hai máy bay quân sự Sukhoi -27 và một chiếc Ilyushin -20 lao vào vùng Baltic “trong khi tắt hết các tín hiệu phát đáp”, Lực lượng Vũ trang Đức viết trên Twitter, theo CNN.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.
6. Mạc Tư Khoa cho biết họ đã nhận thấy những nỗ lực đàm phán của Trung Quốc sau cuộc gọi của Tập Cận Bình và Zelenskiy
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư cho biết Mạc Tư Khoa đã chú ý đến việc Trung Quốc sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán với Ukraine sau cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
“Chúng ta ghi nhận sự sẵn sàng của phía Trung Quốc trong nỗ lực thiết lập quá trình đàm phán,” bà Zakharova nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư.
Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng trong điều kiện hiện tại, các cuộc đàm phán khó có thể xảy ra và đổ lỗi cho Kyiv vì đã từ chối các sáng kiến của Mạc Tư Khoa. Người ta vẫn không rõ các sáng kiến của Mạc Tư Khoa mà bà Zakharova đề cập đến là các sáng kiến nào.
Hôm thứ Ba 15 tháng 11, 2022, trong cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo đang tham dự G20 tại Bali, Indonesia, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã phác thảo 10 điều kiện tiên quyết để đàm phán với Nga, trong đó điều kiện tiên quyết là Nga phải rút quân khỏi các lãnh thổ chiếm đóng trái phép của Ukraine.
Đáp lại, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ngạo nghễ tuyên bố rằng 10 điều kiện là nhiều quá, phía Nga chỉ đưa ra một điều kiện với người Ukraine là “hãy đầu hàng ngay lập tức”.
Tuyên bố của Medvedev không thể được coi là “sáng kiến hòa bình của Mạc Tư Khoa.”
Ukraine đã nhiều lần nói rằng hòa bình trong cuộc xung đột sẽ chỉ đạt được nếu Nga khôi phục biên giới của nước này và Kyiv lấy lại Crimea.
Trước đó vào thứ Tư, Tập Cận Bình và Zelenskiy đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Zelenskiy cho biết ông đã có một “cuộc điện thoại dài và ý nghĩa.
7. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cử phái viên thăm Ukraine
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Vương Văn Bân (Wang Wenbin - 王文斌) cho biết đặc phái viên của họ tại Ukraine và “các quốc gia khác” sẽ là Lý Huy (Li Hui, 李辉), đặc sứ của Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu.
Lý Huy là cựu đại sứ Trung Quốc tại Nga, người đã giữ chức vụ này từ năm 2009 đến 2019.
Trong một cuộc điện đàm với Zelenskiy, ông Tập cho biết Lý Huy sẽ tới Ukraine và các quốc gia khác để giúp tiến hành “liên lạc chuyên sâu” với tất cả các bên nhằm giải quyết chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Vương Văn Bân không cung cấp thêm chi tiết về thời điểm ông Lý sẽ thực hiện chuyến đi và những quốc gia nào khác mà ông sẽ đến thăm.
Cuộc điện đàm hôm thứ Tư là lần đầu tiên ông Tập nói chuyện với ông Zelenskiy kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.
8. Putin ký sắc lệnh về các biện pháp trả đũa đối với các lệnh trừng phạt
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba đã ký một sắc lệnh đưa ra các biện pháp trả đũa nếu tài sản của Nga ở nước ngoài bị tịch thu.
Sắc lệnh, cũng được công bố trên trang web của Điện Cẩm Linh, nêu rõ rằng nếu tài sản của Nga bị “các nước thù địch” tịch thu, thì Mạc Tư Khoa sẽ đặt tài sản nước ngoài ở Nga dưới sự kiểm soát tạm thời của mình.
Nghị định cũng tuyên bố rằng việc quản lý tài sản tạm thời chỉ có thể được đảo ngược và hoàn trả nếu tổng thống Nga quyết định như vậy.
TASS đưa tin Mạc Tư Khoa đã tạm thời quản lý tài sản của bộ phận phân phối khí đốt Uniper SE tại Nga.
9. Nga phải ngừng sử dụng năng lượng hạt nhân để tống tiền thế giới, Zelenskiy nói trong lễ kỷ niệm Chernobyl
Thảm họa Chernobyl đã để lại một “vết sẹo lớn” và Nga phải bị ngăn chặn sử dụng năng lượng hạt nhân để đe dọa thế giới, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Tư nhân kỷ niệm 37 năm thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.
“Chúng ta phải làm mọi thứ để ngăn chặn nhà nước khủng bố sử dụng các cơ sở năng lượng hạt nhân để tống tiền Ukraine và thế giới,” Zelenskiy viết trên Twitter.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết “sự im lặng và dối trá của chế độ toàn trị Liên Xô về thảm kịch đã dẫn đến những hậu quả khủng khiếp vượt xa biên giới của Ukraine hiện đại.”
“Hôm nay, các cuộc tấn công dã man của Nga gần các cơ sở hạt nhân của Ukraine, việc xâm lược Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và biến nó thành một căn cứ quân sự khiến thế giới có nguy cơ xảy ra một thảm họa mới, quy mô có thể vượt quá tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl,” ông nói thêm.
Các lực lượng Nga tiếp tục kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, đây là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu. Nhà máy này thường xuyên bị ngắt kết nối với lưới điện của Ukraine do các đợt pháo kích dữ dội của Nga trong khu vực, làm dấy lên lo ngại khắp Âu Châu về một vụ tai nạn hạt nhân.
Rafael Grossi, tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, cho biết hôm thứ Tư, ông đã nói chuyện với Zelenskiy để đánh dấu lễ kỷ niệm, đồng thời cho biết thêm tổ chức này tiếp tục nỗ lực bảo vệ Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Zelenskiy nhắc lại niềm tin của mình rằng việc trả lại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho đất nước ông kiểm soát là cách tốt nhất để ngăn chặn thảm họa hạt nhân giống như thảm họa đã xảy ra ở Chernobyl.
“Vào ngày kỷ niệm thảm kịch Chernobyl, tôi đã có một cuộc điện thoại với Giám đốc IAEA Rafael Grossi,” Zelenskiy cho biết trong một bức điện tín hôm thứ Tư. “Tôi nhấn mạnh rằng chỉ có sự trở lại toàn quyền kiểm soát của Ukraine đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia mới bảo vệ thế giới khỏi một thảm họa mới.”
“Tôi cũng cảm ơn chương trình đặc biệt của IAEA về hỗ trợ y tế cho các công nhân hạt nhân Ukraine,” Zelenskiy nói thêm.
Chuyện gì đã xảy ra ở Chernobyl? Khi một vụ nổ xé toạc lò phản ứng số 4 của Chernobyl vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, hơn 30 người đã thiệt mạng gần Pripyat, Ukraine. Vô số người khác đã chết vì các triệu chứng phóng xạ kể từ đó, theo IAEA và Tổ chức Y tế Thế giới.
Thảm họa đã tạo ra một đám mây bụi phóng xạ trên hàng trăm nghìn dặm vuông của Ukraine, Nga và Belarus. Hiệu ứng phóng xạ của vụ nổ mạnh hơn khoảng 400 lần so với quả bom thả xuống thành phố Hiroshima trong Thế chiến II.
10. Ukraine và Nga trao đổi hơn 80 tù nhân
“Chúng ta đã đưa được 44 người về nhà. Có 36 binh nhì và trung sĩ, và 6 sĩ quan”, người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak cho biết trong một bài đăng trên Telegram hôm thứ Tư. “Đây là những người lính, lính biên phòng, vệ binh quốc gia và thủy thủ.”
Yermak nói thêm rằng cũng có hai thường dân trong số những người được thả.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết 40 tù nhân chiến tranh được Ukraine phóng thích “có nguy cơ tử vong”.
Các tù binh chiến tranh Nga được thả sẽ được đưa đến Mạc Tư Khoa để “điều trị và phục hồi”.
11. Nhà báo Ukraine bị thiệt mạng trong vụ tấn công của Nga khiến đồng nghiệp người Ý bị thương
Một nhà báo Ukraine đang làm việc cho tờ báo La Repubblica của Ý đã thiệt mạng hôm thứ Tư trong một cuộc tấn công của Nga ở Kherson khiến đồng nghiệp người Ý của ông bị thương, theo các quan chức Ukraine.
“Ngay khi nghe tin về sự kiện không hay này, tôi đã liên lạc với lực lượng quân sự của chúng ta, họ đã cung cấp cho tôi thông tin chi tiết về vụ việc. Tôi đã liên lạc với nhà báo Corrado Zunino và tôi sẽ làm mọi thứ có thể để giúp anh ấy”, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình SkyTG24 của Ý.
Kuleba cho biết nhà báo người Ukraine đã thiệt mạng trong vụ việc, đồng thời nói thêm rằng các chiến binh của Nga “không quan tâm đó là người Nga, Ý hay Ukraine, họ luôn nổ súng”.
Phó chủ tịch thứ nhất của hội đồng khu vực Kherson, Yurii Sobolievsky, cũng xác nhận với CNN rằng nhà báo Ukraine đã thiệt mạng và thi thể được đưa đến nhà xác địa phương để khám nghiệm.
Bộ trưởng Ngoại giao Ý Antonio Tajani trước đó đã mô tả vụ việc là một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, nhưng Sobolievskyi nói với CNN rằng các nhà chức trách ở Kherson vẫn đang cố gắng xác định hoàn cảnh chính xác của vụ tấn công.
CNN đã liên hệ với nhà báo Corrado Zunino và chính quyền Ukraine để có thêm thông tin.
Điện Cẩm Linh không đưa ra bình luận ngay lập tức về vụ việc.
12. Nga trục xuất 10 nhà ngoại giao Na Uy khỏi đại sứ quán ở Mạc Tư Khoa
10 nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Na Uy ở Mạc Tư Khoa đã được yêu cầu rời khỏi Nga, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Na Uy cho biết hôm thứ Tư.
“Hôm nay, Đại sứ Na Uy tại Mạc Tư Khoa đã được Bộ Ngoại giao Nga thông báo rằng 10 nhà ngoại giao của chúng ta tại Đại sứ quán ở Mạc Tư Khoa đã bị tuyên bố là nhân vật không được hoan nghênh ở Nga. Các nhà ngoại giao phải rời Nga trong thời gian ngắn”, Bộ Trưởng Ngoại Giao Na Uy Anniken Huitfeldt nói.
Theo cô, Oslo coi động thái này của Mạc Tư Khoa là phản ứng trước việc Na Uy trục xuất 15 nhân viên đại sứ quán Nga hồi đầu tháng với cáo buộc làm gián điệp.
Đại sứ Na Uy đã được Nga triệu tập hôm thứ Tư, khi “bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ” liên quan đến quyết định trục xuất 15 nhà ngoại giao Nga của Oslo, Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.
“Bước thù địch này càng làm trầm trọng thêm tình hình trong quan hệ song phương, vốn đã ở mức cực kỳ thấp,” Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói.
Anniken Huitfeldt nhận định rằng quyết định của Nga được coi là “hành động trả thù”, đồng thời nói thêm rằng “tất cả các nhà ngoại giao của chúng ta ở Nga đều thực hiện công việc ngoại giao thông thường. Chính quyền Nga biết rõ điều này”.
Ngỡ ngàng: Giáo sư chủng viện Công Giáo lại hăng đến mức lái máy bay đưa phụ nữ đi phá thai. Hậu quả?
VietCatholic Media
16:54 27/04/2023
1. Giáo sư chủng viện Công Giáo hăng đến mức lái máy bay đưa phụ nữ đi phá thai
Một giáo sư tại một chủng viện Công Giáo ở Louisiana đã mất việc sau khi người ta phát hiện ra rằng ông đã lên mạng xã hội để cung cấp dịch vụ phi công của mình cho những phụ nữ muốn đi du lịch đến các tiểu bang nơi phá thai là hợp pháp. Tờ The Guardian cho biết sau một thời gian không kiếm được công ăn việc làm, ông ta đang định kiện chủng viện.
Greg Williams, cựu giáo sư tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh tại Đại học Chủng viện St. Joseph, đã đăng trên tài khoản Facebook của mình chỉ vài ngày sau khi phán quyết Roe kiện Wade bị lật đổ rằng anh ta sẽ sẵn sàng đưa phụ nữ qua các tiểu bang khác để phá thai.
“Nếu bất kỳ phụ nữ nào cần thực hiện một chuyến đi đột xuất từ miền nam đến, chẳng hạn như Illinois hoặc New Mexico hoặc Virginia vì những lý do không liên quan đến tôi, tôi có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không tư nhân, an toàn để đưa bạn đến nơi bạn cần và trở lại cùng ngày với mức giá phù hợp với bạn,” anh ta viết, theo tờ The Guardian.
Phá thai là hợp pháp ở Illinois, New Mexico và Virginia, nơi Williams đề nghị đưa những người phụ nữ đi máy bay đến đó. Louisiana, nơi có chủng viện, có lệnh cấm gần như hoàn toàn đối với thủ tục này.
Sau khi nhận được giấy phép phi công vào năm 2009, Williams bắt đầu tình nguyện tham gia nhóm Phi công vì bệnh nhân có trụ sở tại Louisiana, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp các chuyến bay miễn phí cho bệnh nhân đến các địa điểm điều trị y tế không có sẵn trong khu vực của họ.
Tổ chức bác ái giúp bệnh nhân có thể nhận được sự chăm sóc y tế khẩn cấp mà họ cần, cho dù đó là điều trị tại trung tâm ung thư hay thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.
Khi Williams lên Facebook với lời đề nghị vận chuyển phụ nữ ra khỏi tiểu bang, anh ta đang hoạt động độc lập một mình chứ không liên quan đến nhóm Phi công vì bệnh nhân. Tổ chức này nói với Guardian rằng các dịch vụ phá thai nằm ngoài sứ mệnh của nhóm Phi công vì Bệnh nhân. Tuy nhiên, tổ chức này cũng “thừa nhận rằng họ không thể kiểm soát cũng như không có quyền kiểm soát những chuyến đi mà các tình nguyện viên không được trả lương của họ có thể thực hiện trong thời gian riêng của họ”
Vào ngày 5 tháng 7 năm 2022, khoảng một tuần sau khi đăng bài trên Facebook, anh nhận được một lá thư từ giám đốc chủng viện, Cha Gregory Boquet.
“Bài đăng trên Facebook của anh một cách công khai và cố ý ủng hộ một lập trường trái ngược với giáo huấn chính thức của Giáo Hội Công Giáo,” bức thư viết.
“Quyết định chấm dứt công việc của bạn… có hiệu lực ngay lập tức,” bức thư ngày 5 tháng 7 cho biết.
Nhà trường có chính sách bắt buộc nhân viên phải hành động phù hợp với giáo huấn của Giáo hội.
Chính sách liên quan đến việc giảm thiểu xung đột lợi ích của chủng viện nói rõ rằng:
“Là một điều kiện làm việc tại chủng viện, các nhân viên “phải hành động với mức độ liêm chính và tiêu chuẩn đạo đức cao nhất nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho chủng viện và phù hợp với những lời dạy của cả Dòng Thánh Biển Đức và Giáo Hội Công Giáo Rôma”.
Khi được yêu cầu bình luận, chủng viện nói với CNA rằng họ không bình luận về các vấn đề nhân sự. Williams không có tên trong danh sách giảng viên của nhà trường. Theo The Guardian, cựu giáo sư, người theo Anh Giáo, nói với cơ quan truyền thông này rằng anh được chủng viện thuê tạm thời vào năm 2015.
Chủng viện St. Joseph của dòng Biển Đức nằm ở Saint Benedict, Louisiana, ở phía đông nam của tiểu bang.
Source:Catholic News Agency
2. Chuyến tông du thứ 41 của Đức Thánh Cha: Giới thiệu Giáo Hội Hung Gia Lợi
Theo một cuộc khảo sát năm 2019 của Eurobarometer, 62% người Hung Gia Lợi xưng mình là người Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo ở Hung Gia Lợi (tiếng Hung Gia Lợi là Magyar Katolikus Egyptház) được chia thành 17 giáo phận trong đó có 4 tổng giáo phận. Ngoài ra, còn có một lãnh thổ tu viện và một giáo phận Công Giáo Đông phương dành cho anh chị em theo Nghi thức Byzantine. Lãnh thổ tu viện - territorial abbacy - là một miền tài phán cụ thể của Giáo Hội Công Giáo bao gồm một lãnh thổ xác định, không thuộc về một giáo phận nhưng bao quanh một tu viện mà tu viện trưởng ở đó không chỉ có quyền tài phán trong phạm vi tu viện của mình mà thôi, nhưng có quyền hạn như một Giám Mục bản quyền đối với tất cả người Công Giáo và giáo xứ trong lãnh thổ này.
Theo Niên Giám mới nhất của Tòa Thánh, Hung Gia Lợi có 2.048 giáo xứ và 168 trung tâm mục vụ, do 37 giám mục và 1.967 linh mục coi sóc, trong đó có 1.644 linh mục triều và 323 linh mục dòng. Giáo hội cũng có 287 đại chủng sinh, 62 tu huynh, 579 nữ tu và 97 thành viên tu hội đời, 2.302 giáo lý viên. Giáo hội quản lý và điều hành 565 cơ sở giáo dục với 156.194 học sinh và 228 cơ sở bác ái và xã hội.
Hung Gia Lợi có một vị Hồng Y là Đức Hồng Y Péter Erdő, sinh ngày 25 tháng Sáu năm 1952. Ngài cũng là Giáo Chủ Công Giáo Hung Gia Lợi. Bên cạnh đó, Hung Gia Lợi còn có 33 vị Giám Mục, trong đó cao niên nhất là Đức Cha István Katona, Giám Mục Hiệu Tòa Brescello, năm nay 95 tuổi.
Lịch sử Giáo hội ở Hung Gia Lợi gắn chặt với lịch sử của Nhà nước Hung Gia Lợi được Thánh vương Stêphanô I của Hung Gia Lợi (969 - 1038), một nhà truyền giáo và bổn mạng của Hung Gia Lợi, với tước hiệu “Vua Tông đồ” thành lập. Được thánh hiến ngày 25/12/1000, Vua Stêphanô không chỉ tổ chức đời sống chính trị của dân tộc khi hợp nhất 39 quận thành một vương quốc duy nhất, nhưng cả đời sống tôn giáo khi đặt nền móng cho nền văn hoá Kitô giáo vững chắc của quốc gia. Dưới triều đại của ngài, nhiều nhà thờ và đan viện đã được xây cất, trong đó có đan viện thánh Martino nổi tiếng của dòng Biển Đức ở Pannonhalma và 10 giáo phận được thành lập, trong đó có giáo phận Esztergom, trụ sở của Tổng Giám mục và Giáo chủ Hung Gia Lợi.
Khi Vua Stêphanô qua đời, Hung Gia Lợi đứng giữa cuộc chiến giữa Đế chế Roma và Giáo hoàng về việc bổ nhiệm các chức sắc cao cấp của Giáo hội và cả chính Đức Giáo Hoàng. Hung Gia Lợi đã đứng về phía Đức Giáo Hoàng. Vào thời gian này, Nhà nước và Giáo hội được hợp nhất và dưới triều Vua Thánh Louis Cả, vào thế kỷ XIV, Hung Gia Lợi có thêm các giáo phận mới như Nagyvárad, Nitra (ngày nay thuộc Slovakia), Csanád e Nagyszeben (ngày nay là Sibiu, ở Rumani).
Trong thời kỳ Cải cách Tin lành, phần lớn người Hung Gia Lợi đã từ bỏ Công Giáo, nhưng nhiều người cũng đã quay trở lại sau khi Hung Gia Lợi bị sáp nhập vào Đế quốc Áo, vào thế kỷ 17, nhờ hoạt động của các nhà truyền giáo tại các vùng lãnh thổ mà Áo chiếm được. Nhân vật chính của cuộc Cải cách Công Giáo trong nước là Đức Hồng Y Péter Pázmány (1570-1637), Dòng Tên, Tổng Giám mục của Esztergom và người sáng lập Đại học Nagyszombat, đại học Công Giáo Hung Gia Lợi đầu tiên, ngày nay là Trnava ở Slovakia. Vào thế kỷ XVIII, Nữ hoàng Maria Theresa và con trai, Joseph II của Áo đã trục xuất nhiều dòng tu khỏi lãnh thổ của Đế quốc Áo, bao gồm cả Hung Gia Lợi.
3. Các giám mục Biển Đức đầu tiên của Hung Gia Lợi
Từ ngày 28 đến 30 tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du đến Hung Gia Lợi. Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài viết nhan đề “The great saints who built Hungary : Meet a ‘holy dynasty’ of martyrs, kings, princesses, and bishops -- Hungary's great national saints,” nghĩa là “Các vị thánh vĩ đại đã xây dựng Hung Gia Lợi: Gặp gỡ một ‘vương triều thánh thiện’ gồm các vị tử đạo, các vị vua, các công chúa và giám mục -- những vị thánh quốc gia vĩ đại của Hung Gia Lợi.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ phần thứ ba nói về các vị thánh Giám Mục dòng Biển Đức của Hung Gia Lợi qua phần trình bày của Túy Vân.
Trước hết, Túy Vân xin giới thiệu hai Thánh Astrik, và Adalbert. Xuất thân từ Bohemia, Astrik và Adalbert đã đến thăm Hung Gia Lợi để truyền giáo cho nước này. Adalbert thành lập tu viện Brevnov ở Praha, và Astrik, mở tu viện ở Pannonhalma, tổ chức giáo hội đầu tiên ở Hung Gia Lợi, nơi ông trở thành tu viện trưởng đầu tiên. Sau khi trở thành giám mục của Praha, Adalbert đã rửa tội cho Vua Stêphanô của Hung Gia Lợi, và sau đó tiếp tục hành trình truyền giáo đến Đông Phổ, nơi ông bị sát hại bởi một đám đông ngoại giáo. Thánh Astrik được bổ nhiệm làm giám mục của Esztergom, và do đó là giám mục đầu tiên của đất nước.
Là một tu sĩ tại tu viện Pannonhalma, Thánh Maurus là một trong những người ủng hộ tinh thần quan trọng nhất của Vua Stêphanô. Ngài trở thành tu viện trưởng của Pannonhalma và được bổ nhiệm làm giám mục của Pécs, nơi ngài xây dựng thánh đường đầu tiên vào năm 1036. Con người trí thức và tâm linh vĩ đại này đã nổi bật nhờ hành động vì hòa bình ở đất nước của ngài, lúc đó đang trải qua những cuộc xung đột rất dữ dội.
Bên cạnh đó còn có các thánh Giêrađô thành Csanád, thánh Bőd và thánh Bystrík thành Nitra: những vị tử đạo đầu tiên của Hung Gia Lợi
Sinh ra ở Venice vào cuối thế kỷ thứ 10, Gerard Sagredo trở thành một tu sĩ Biển Đức. Để đến Thánh Địa, ngài đã đi qua Hung Gia Lợi, nơi Vua Stêphanô ra lệnh cho ngài trở thành gia sư của con trai mình là Emeric. Ban đầu là một ẩn sĩ, ngài được bổ nhiệm làm giám mục của giáo phận Csanád, do nhà vua thành lập, và được giao nhiệm vụ truyền giáo cho một nhóm dân cư hoàn toàn ngoại giáo. Cùng với ba giám mục khác là Bőd, Bystrik và Beneta, ngài bị một đám đông ngoại đạo tấn công. Bőd và Gerard đã chết như những người tử vì đạo, bị giáo và đá quật ngã trên Đồi Buda khi đang trên đường đến lễ đăng quang của Vua Andrew vào năm 1046. Bystrik và Beneta đã tìm cách chạy trốn qua sông Danube. Ở bờ bên kia, ở Pest, Bystrik đã bị giết bởi một kẻ ngoại giáo cầm kiếm. Chỉ có Beneta trốn thoát, được cứu bởi quân đội của Vua Andrew.