Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc bách hại Kitô hữu lớn nhất lịch sử
Vũ Van An
10:02 24/04/2015
Bác bỏ
Theo truyền thống, người Thổ vẫn mừng chiến thắng Gallipoli vào ngày 25 tháng Tư, trùng với ngày Úc và Tân Tây Lan kỷ niệm gần 10,000 chiến binh của họ hy sinh tại cùng địa điểm năm 1915 trong ngày họ gọi là Ngày ANZAC (Australia and New Zealand Army Corps). Nhưng năm nay, người Thổ mừng chiến thắng Gallipoli vào một ngày trước đó, tức ngày 24 tháng Tư, trùng với ngày người Ácmêni tưởng niệm cuộc diệt chủng.
Tại viện bảo tàng quân đội ở Istanbul, ban quân nhạc Janissary chơi lại bản quân ca từng đồng hành với các cuộc chiến thắng của Đế Quốc Ottoman. Cuộc chiến thắng của Mustafa Kemal Ataturk tại Gallipoli, nơi các lực lượng Anh, Pháp, Úc và Tân Tây Lan bị bại, có nhiều vật trưng bày tại đây
Tuy nhiên có một căn phòng, không dễ tìm, dành cho “Các Mối Liên Hệ Thổ-Ácmêni”. Ở cửa ra vào căn phòng này có tấm bảng cho biết như sau: “mục tiêu của các luận điệu thiếu chứng cớ cho rằng đây là một cuộc diệt chủng là nhằm làm suy giảm sức mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ ở trong vùng”.
Trên tường đầy những bức hình có tính lịch sử, nhưng không có bức nào cho thấy một người Ácmêni bị giết, toàn là hình ảnh người Thổ được coi là bị hành hạ và sát hại” bởi bọn cướp Ácmêni.
Nên biết 1 triệu rưỡi người Ácmêni trong các năm từ 1915 tới 1923, là năm chính thức cáo chung Đế Quốc Ottoman và năm ra đời của nền tân cộng hòa Thổ, một là bị sát hại hai là bị tống xuất trong một cuộc di tản bằng chân trong rét buốt và đói khát và do đó chết dọc đường. Họ đều là Kitô hữu vì quốc gia của họ là quốc gia đầu tiên toàn tòng theo Kitô Giáo vào năm 301, trước cả lệnh ân xá Kitô Giáo của Đế Quốc Rôma vào năm 313 và biến cố Kitô Giáo được Constantinô thừa nhận sau đó.
Thổ Nhĩ Kỳ lý luận rằng chính động thái của một số người Ácmêni chiến đấu cho Nga chống lại Đế Quốc Ottoman đã khiến cho việc tống xuất trên trở thành cần thiết. Nhưng người Ácmêni nói rằng điều đó không bao giờ biện minh được cuộc trừng phạt tập thể với một số lượng tử vong khủng khiếp như thế.
Quan điểm của người Ácmêni được phần đông sử gia thế giới thừa nhận và hiện có hơn 20 quốc gia trên thế giới thừa nhận ý niệm diệt chủng áp dụng cho biến cố đau thương này. Trong số các quốc gia thừa nhận ý niệm này có Tòa Thánh Vatican và trong việc kỷ niệm 100 biến cố này, Đức Phanxicô là người lên tiếng nhiều nhất và to nhất, khiến Thổ Nhĩ Kỳ gọi đại sứ của mình về.
Chứng cớ lịch sử
Nhân dịp này, nhà sử học Đức Michael Hesemann cho biết nhiều chi tiết đáng lưu ý, dựa vào 2,000 trang tài liệu của văn khố mật Vatican, chưa hề được công bố.
Theo Hesemann, lá thư Đức Hồng Y von Hartmann của Cologne viết năm 1913 đã làm ông tìm hiểu cặn kẽ biến cố diệt chủng trên. Đây là lá thư gửi cho Thủ Tướng Đức yêu cầu chính phủ can thiệp để ngăn ngừa cuộc diệt chủng người Ácmêni sau khi quân đội Nga rút khỏi vùng Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, một cuộc diệt chủng ngài ví với những cuộc bách hại Kitô hữu thời xưa, nhất là cuộc bách hại của Diocletian đầu thế kỷ thứ tư.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng vì liên hệ gần gũi giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ nên tội ác này sẽ gây nhục nhã cho danh tiếng của Đức và tạo hệ quả cho nhiều thế hệ về sau. Lời cảnh cáo này quả có tính tiên tri. Vì năm 1939, khi đặt kế hoạch sát hại các phần tử ưu tú của Ba Lan và nhiều tai họa khốc liệt khác, Hitler nói với thuộc hạ: “lịch sử luôn được viết bởi kẻ chiến thắng, và, dù gì, ngày nay, có ai còn nói tới Cuộc Diệt Chủng Ácmêni nữa đâu?”. Chối bỏ hay che đậy Cuộc Diệt Chủng Ácmêni đã khiến Hitler tàn ác đối với Ba Lan và cuộc tàn sát người Do Thái. Nếu bạn không nói sự thật, lịch sử sẽ luôn tự lặp lại.
Nhận định trên hoàn toàn phản ảnh nhận định của Đức Phanxicô rằng “che dấu hay bác bỏ tội ác cũng giống như để cho vết thương tiếp tục chẩy máu mà không chịu băng bó cho nó!”
Nhờ văn khố mật của Vatican mở cửa năm 2008, ông đã lục lọi được hơn 2,000 trang tài liệu gần như chưa được công bố, nghiên cứu hay đánh giá. Ngoài ra, ông còn tìm hiểu nhiều công trình của các sử gia như Kevorkian, Dadrian và nhiều người khác. Ông cũng khai thác các tài liệu bằng tiếng Đức, do các sĩ quan và các nhà ngoại giao làm việc tại Đế Quốc Ottoman, lưu trữ tại Bộ Ngoại Giao Đức. Ông còn dựa vào các phúc trình ngoại giao của Hoa Kỳ, nhất là phúc trình của Đại Sứ Hoa Kỳ tại Constantinople, Henry Morgenthau; và dĩ nhiên cả phúc trình tình báo của Anh, Pháp và các phúc rình ngoại giao của Ý ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng theo ông, các tài liệu của Vatican là hay nhất, là nguồn tài liệu thông tin hạng nhất.
Căn cứ vào nguồn tài liệu phong phú như trên, Hesemann cho hay các cuộc tàn sát diễn ra sau khi người Thổ lục tìm vũ khí tại các nhà người Ácmêni, hễ thấy súng ống, họ cho là bằng chứng âm mưu hay kế hoạch nổi loạn. Kết luận ấy phi lý vì người ở thôn quê giữ vũ khí chỉ để tự vệ. Thế là mọi đàn ông đều bị bắt, bị tra tấn, bị dẫn ra ngoài thị trấn hay làng mạc để tàn sát. Khỏi phải tống xuất.
Còn phụ nữ, trẻ em, người già thì buộc phải cuốc bộ di tản đi nơi khác, xa hàng trăm dặm, qua đồi núi vùng cao nguyên Anatolia, thường là không thực phẩm và nước uống. Ngay cả nước sông trên đường, họ cũng bị cấm uống. Họ bị hãm hiếp và cướp bóc bởi các bộ lạc sơn cước, bởi những người tù được thả và bởi chính quân tháp tùng, và trong số ít người sống thoát các cuộc lê bước đường trường này, nhiều người bị bỏ rơi trần truồng, bẩn thỉu và tủi nhục giữa cái nắng như thiêu của mặt trời Thổ và cái lạnh giá buốt về đêm.
Tuy nhiên, 350,000 người cũng tới được Sa Mạc Syria. Họ bị đưa vào trại tập trung, không thực phẩm, rất ít nước uống và đủ thứ bệnh dịch. Rồi sau đó khoảng nửa năm, họ lại buộc phải làm một cuộc lê bước mới vào sa mạc sâu hơn hoặc bị thảm sát. Cuối cùng chỉ còn vài chục ngàn người sống sót. Trong đó, rất nhiều trẻ mồ côi.
Đọc các chứng từ của nạn nhân, không ai cầm được nước mắt. Có những nữ tu bị hãm hiếp và quần áo bị lấy mất. Nhiều người hóa điên sau đó vì không chịu đựng nổi những giấc mơ hãi hùng. Có những bà mẹ liệng con xuống vực, xuống sông, để chúng chết, khỏi phải chịu đau đớn như họ phải chịu. Tự tử diễn ra hàng ngày.
Trong vòng mấy tháng, dân chúng Mosul và nhiều thành phố khác, dĩ nhiên là người Hồi Giáo, được chính phủ khuyên đừng uống nước sông vì nó bị ô nhiễm bởi hàng ngàn xác chết từ hai con sông Euphrate và Tigris dồn về. Tất cả đều có tài liệu chứng minh. Nhưng chính phủ Thổ vẫn chính thức bác bỏ.
Một cuốn sách của Bộ Du Lịch Thổ, tựa là “2,000 năm lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ”, có đoạn viết như sau: “chính phủ Ottoman quyết định rời cư các người Ácmêni từng can dự vào cuộc nổi loạn tới một nơi an toàn hơn, tức Syria và Lebanon… Diễn trình rời cư này được thi hành hết sức thành công vì phần lớn người Ácmêni được chuyển tới Syria an toàn”.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng làm hết cách để dẹp bỏ việc coi biến cố trên là diệt chủng trong các sách giáo khoa trên thế giới hoặc ngăn cản việc nhìn nhận nó là diệt chủng.
Dĩ nhiên, bạn có thể tranh luận về việc định nghĩa chữ diệt chủng. Nhưng đối với Liên Hiệp Quốc từ năm 1948, bất cứ cuộc tàn sạt tập thể một nhóm người, dù là nhóm tôn giáo, hay một dân tộc đều là diệt chủng.
Lý do tôn giáo
Vì xét cho cùng, người Ácmêni bị giết không hẳn vì họ là người Ácmêni cho bằng vì họ là Kitô hữu. Các phụ nữ Ácmêni thường được để yên nếu chịu trở lại Hồi Giáo, rồi kết hôn với người Thổ hay bị bán làm nô lệ ở chợ hay ở các ổ điếm. Ít nhất, họ được sống thoát. Và điều này chứng tỏ người Ácmêni bị giết vì họ là Kitô hữu. Người Syria cũng bị giết vì cùng một lý do.
Bởi thế, Hesemann coi đây vừa là cuộc diệt chủng, đúng như định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, vừa là cuộc bách hại Kitô Hữu lớn nhất lịch sử, khi 2 triệu rưỡi người bị giết: 1 triệu rưỡi người Ácmêni và 1 triệu Kitô hữu Syria và Hy Lạp.
Đây cũng là nhận định của một chuyên gia khác về Vatican, nữ ký giả Franca Giansoldati của tờ Il Messaggero. Cô là tác giả cuốn sách mới xuất bản tựa là "La Marcia Senza Ritorno: Il Genocidio Armeno (Cuộc Diễn Hành Không Đường Về. Cuộc Diệt Chủng Ácmêni). Trong một cuộc phỏng vấn mới đây của Zenit, cô cho hay “cuộc diệt chủng người Ácmêni phát sinh từ các lý do chính trị và kinh tế, vì Đế Quốc Ottoman tuyệt đối mắc nợ và do đó phải trưng thu tài sản của người Ácmêni, vốn là thiểu số hết sức giầu có. Tuy nhiên, yếu tố căn bản để hiểu sắc thái tôn giáo của cuộc tận diệt này là sự kiện: để tự cứu mình, một thiểu số rất nhỏ các người Ácmêni đã quyết định theo Hồi Giáo và từ bỏ Kitô Giáo. Tức việc họ quyết định “tự đồng hóa” với người Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Và quả họ được cứu sống. Tất cả! Cho nên, xét cho cùng, sự kiện tôn giáo trong kế hoạch xóa sạch những người này khỏi mặt đất, như Đại Sứ Mỹ Morgenthau viết trong phúc trình của ông, nếu thoạt đầu chưa có tính quyết định, thì chẳng bao lâu sau đã trở thành chất dầu lửa làm cháy bùng lòng thù hận, khiến người ta đi săn lùng những người khác với mình”.
Công Giáo Ácmêni và Tông Truyền Ácmêni
Thiển nghĩ nhân dịp này, nên nói vài điều về Ácmêni và Kitô giáo tại quốc gia này. Ácmêni, tên chính thức hiện nay là Cộng Hòa Ácmêni, một quốc gia đồi núi tọa lạc tại vùng Nam Caucasus thuộc Tây Á, tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ, bắc giáp Georgia, đông giáp Azerbaijan và nam giáp Iran. Diện tích nước này là 29,743 cây số vuông, với dân số 3,018,854. Đây là một quốc gia dân chủ, độc viện, đa đảng với một gia tài văn hóa lâu đời. Phó vương quốc (satrapy) Ácmêni từng được thiết lập trong thế kỷ thứ 6 trước CN. Qua thế kỷ thứ nhất trước CN, vương quốc Ácmêni đạt tới cao điểm của nó dưới thời Tigranes Đại Vương. Nó là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhận Kitô Giáo làm tôn giáo chính thức của mình giữa cuối thế kỷ thứ ba và đầu thế kỷ thứ tư, niên hiệu chính thức là năm 301, trở thành quốc gia Kitô Giáo thứ nhất. Ngoài ra, còn có một công quốc (principality) sau biến thành vương quốc, dưới danh Nghĩa Vương Quốc Ácmêni ở Cilicia trên bờ Địa Trung Hải, giữa các thế kỷ 11 và 14.
Giữa thế kỷ thứ 16 và đầu thế kỷ 19, lãnh thổ Ácmêni bao gồm Đông Ácmêni và Tây Ácmêni rơi vào ách thống trị của hai đế quốc thù nghịch nhau là Ottoman và Ba Tư. Hai đế quốc này thay nhau chiếm đóng Ácmêni. Giữa Thế kỷ thứ 19, Đông Ácmêni bị Nga chiếm đóng, Tây Ácmêni tiếp tục bị Đế Quốc Ottoman thống trị. Trong Thế Chiến I, người Ácmêni sống trên mảnh đất cha ông trong Đế Quốc Ottoman, bị tận diệt một cách có hệ thống trong cuộc Diệt Chủng Người Ácmêni như đã nói ở trên.
Sau gần 600 năm không có nhà nước, Ácmêni dành được độc lập năm 1918. Tuy nhiên, Cộng Hòa Ácmêni Đầu Tiên, bị bao vây bởi các quốc gia thù nghịch, đã bị Xô Viết hoá năm 1920. Giữa các năm 1922 và 1991, Ácmêni là thành phần của Liên Bang Xô Viết. Cộng Hòa Ácmêni hiện nay trở thành độc lập năm 1991.
Cộng Hòa Ácmêni thừa nhận Giáo Hội Tông Truyền Ácmêni, Giáo Hội quốc gia xưa nhất trên thế giới, là định chế tôn giáo đệ nhất đẳng của quốc gia. Gốc gác Giáo Hội Tông Truyền Ácmêni có từ thế kỷ thứ nhất. Theo truyền thống, Giáo Hội này được chính hai tông đồ của Chúa Giêsu là 2 Thánh Thađêo và Báctôlômêô tới Ácmêni giảng Đạo giữa các năm 40 và 60 Công Nguyên, thành lập.
Giáo Hội này thống thuộc Chính Thống Giáo Đông Phương. Theo bản tin của Catholic World News ngày 23 tháng Tư 2015, Giáo Hội này tách rời khỏi Tòa Thánh (Công Giáo) ngay sau Công Đồng Canxêđoan năm 451. Hiện nay nó có 6 triệu tín hữu trong khi Giáo Hội Công Giáo Ácmêni, hoàn toàn hiệp thông với Tòa Thánh, chỉ có 376,000 tín hữu. Con số này phù hợp với tỷ số 93% trong bài chính của Wikipedia nói chung về Armenia. Nhưng khi Bách Khoa Mở này nói riêng tới Giáo Hội Tông Truyền Ácmêni và Giáo Hội Công Giáo Ácmêni, thì con số tín hữu có khác: 9 triệu cho Giáo Hội Tông truyền và 1 triệu cho Giáo Hội Công Giáo, tỷ số hơn 11%.
Đại kết máu
Dù sao, người Công Giáo Ácmêni vẫn là thiểu số giữa các Kitô hữu Ácmêni. Tuy nhiên điều này không ngăn cản các vị Giáo Hoàng, từ đức Bênêđíctô XV của đầu thế kỷ 20, vào ngay lúc xẩy ra cuộc diệt chủng, cho tới đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, hết lòng lên tiếng bênh vực chính nghĩa của người Ácmêni. Các ngài là tiếng nói mạnh mẽ nhất, kiên trì nhất, can đảm nhất chống lại bạo lực đối với người Ácmêni, dù bạo lực này đã xẩy ra cách nay 100 năm.
Cách riêng, Đức Phanxicô còn làm một cử chỉ minh nhiên hơn nữa qua việc nâng một vị thánh người Ácmêni lên hàng tiến sĩ Giáo Hội, một danh dự chỉ có 36 người được hưởng trong suốt lịch sử 21 thế kỷ của Giáo Hội, đó là Thánh Grêgôriô thành Narek, nổi tiếng về các trước tác và chú giải đầy chất thơ và được tôn kính như một trong các nhân vật vĩ đại nhất của tư duy tôn giáo Ácmêni. Cuốn “Sách Ai Ca”, sách cầu nguyện của ngài, được coi là một trong các kiệt tác và hiện vẫn còn được coi là một áng văn tuyệt hảo của nền văn chương Ácmêni.
Trong thánh lễ tưởng niệm biến cố diệt chủng Ácmêni tại Vatican, Đức Phanxicô giải thích với người Ácmêni lý do hành động của ngài và của các vị tiền nhiệm. Ngài nói: “Điều cần thiết, và quả là một bổn phận phải làm là tôn kính ký ức về họ, vì bất cứ khi nào ký ức mờ nhạt đi thì có nghĩa sự ác để mặc các thương tích mưng mủ. Che dấu hay bác bỏ tội ác cũng giống như để mặc các vết thương tiếp tục chẩy máu mà không chịu băng bó cho nó”.
Trong thông điệp gửi chung cho người Ácmêni, ngài viết thêm: “Trách nhiệm không những của dân tộc Ácmêni và của Giáo Hội hoàn vũ mà còn của toàn thể gia đình nhân loại là phải nhắc lại tất cả những gì đã xẩy ra, để những cảnh cáo từ thảm kịch này gìn giữ chúng ta đừng rơi vào bất cứ kinh hoàng nào tương tự nữa, vì nỗi kinh hoàng này chống lại Thiên Chúa và phẩm giá con người. Thực vậy, cả ngày nay nữa, các tranh chấp này đôi lúc thoái hóa thành những bạo lực không thể nào biện minh được, bị khuấy động bởi việc khai thác các dị biệt sắc tộc và tôn giáo. Tất cả các vị đứng đầu các chính phủ và các cơ quan Liên Hiệp Quốc được kêu gọi phản kháng các tội ác này bằng một ý thức trách nhiệm cương quyết, không nhường bước trước bất cứ hàm hồ hay thoả hiệp nào”.
Tuy nhiên, theo ngài tưởng niệm cũng nên là một cơ hội để mở lòng ra tha thứ, vốn là nguồn tạo bình an và hy vọng mới. Ngài nhắc lại chính lời lẽ của vị Tân Tiến Sĩ Hội Thánh, người đồng hương của họ, Thánh Grêgôriô thành Narek: “Lạy Chúa, xin hãy nhớ đến cả những người trong nhân loại vốn là kẻ thù của chúng con, và vì ích lợi của họ, xin ban cho họ sự tha thứ và thương xót… Đừng triệt hạ những kẻ bách hại con, nhưng hãy sửa đổi họ, nhổ tận rễ những con đường xấu xa của thế gian này, và cấy trồng điều thiện trong con và trong họ” (Sách Ai Ca, LXXIII).
Và lẽ dĩ nhiên, lý do sâu xa nhất vẫn là “đại kết máu”. Ngài viết thêm: “Mong cho dòng máu đổ ra đem lại phép lạ hợp nhất trọn vẹn giữa các môn đệ Chúa Kitô. Cách riêng, mong sao các dây liên kết bằng hữu huynh đệ vốn hợp nhất Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tông Truyền Ácmêni được tăng cường. Chứng tá của biết bao anh chị em không người chống đỡ từng hy sinh mạng sống vì đức tin kết hợp mọi tuyên tín khác nhau: chính đại kết bằng máu đã dẫn Thánh Gioan Phaolô II đến việc cử hành chung mọi vị tử đạo của thế kỷ 20 nhân Năm Thánh 2000. Việc cử hành của chúng ta hôm nay cũng được định vị trong ngữ cảnh thiêng liêng và có tính Giáo Hội này. Các đại diện của hai Giáo Hội chúng ta đang tham dự biến cố này, biến cố mà nhiều tín hữu của chúng ta trên khắp thế giới đang hiệp ý một cách thiêng liêng, trong một dấu chỉ phản ảnh trên mặt đất sự hiệp thông trọn vẹn đang hiện hữu giữa các linh hồn trên thiêng đàng”.
Sứ điệp ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi
+ ĐGH Phanxicô
10:43 24/04/2015
Trong ngày này, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để truyền chức linh mục cho 19 Phó Tế, như một cử chỉ khích lệ ơn gọi.
Tình hình ơn gọi trong Giáo Hội trên thế giới hiện nay không khả quan lắm. Theo thống kê mới nhất của Tòa Thánh, số tín hữu Công Giáo trong năm 2013 gia tăng và có 1 tỷ 253 triệu người, tức là tăng thêm 25 triệu, tương đương với 2%, so với năm 2012 trước đó. Số LM triều và dòng tăng thêm 1035 vị, và hiện có 415.348 vị: số LM giáo phận liên tục gia tăng tại Phi châu, Á châu và Mỹ châu. Tuy nhiên tại Âu Châu, số LM tiếp tục giảm. Đặc biệt số nữ tu trong Giáo Hội tiếp tục giảm sút trầm trọng và năm 2013 còn 639.575 chị, tức là giảm 1,2% so với năm trước đó, và giảm 6,1% so với tình trạng năm 2008. Bắc Mỹ có số nữ tu giảm nhiều nhất: 16.6% trong vòng 5 năm qua, tiếp đến là Âu Châu: giảm 12,6% trong cùng khoảng thời gian đó.
Một điều đáng lo nữa, đó là số đại chủng sinh triều và dòng trên thế giới liên tục giảm sút trong 2 năm qua, và còn 118.251 thầy tính đến cuối năm 2013, tức là giảm mất 2.365 thầy kể từ cuối năm 2011.
Những sự kiện đó càng thúc đẩy các tín hữu quan tâm, gia tăng cầu nguyện cho ơn gọi và góp phần vào việc khơi dậy, nuôi dưỡng và hỗ trợ việc mục vụ ơn gọi.
Như mọi năm, nhân dịp Ngày Thế Giới cầu cho ơn gọi, ĐTC đã công bố sứ điệp để nhắn nhủ các tín hữu về ngày này. Năm nay Sứ điệp có chủ đề là ”Xuất hành, kinh nghiệm cơ bản về ơn gọi”. Chúng tôi xin gửi đến quí vị toàn văn sứ điệp của ĐTC.
Toàn văn sứ điệp của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến,
Chúa Nhật thứ 4 mùa Phục Sinh trình bày cho chúng ta hình ảnh vị Mục Tử nhân lành biết rõ các chiên của mình, kêu gọi, nuôi dưỡng và dẫn dắt chúng. Trong Chúa Nhật này, từ hơn 50 năm nay, chúng ta cử hành Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi. Mỗi lần Ngày này đều nhắc nhớ chúng ta về tầm quan trọng của việc cầu nguyện, để, - như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ, - ”xin chủ mùa gặt sai nhiều thợ đến làm việc trong mùa gặt của Người” (Lc 10,2). Chúa Giêsu diễn tả mệnh lệnh này trong bối cảnh một cuộc sai đi truyền giáo: ngoài 12 tông đồ, Chúa còn gọi 72 môn đệ và sai họ đi từng hai người một để thi hành sứ vụ (Lc 10,1-16). Thực vậy, nếu Giáo Hội ”tự bản chất là truyền giáo” (Ad Gentes 2), thì ơn gọi Kitô chỉ có thể nảy sinh giữa lòng kinh nghiệm truyền giáo. Như thế, lắng nghe và theo tiếng Chúa Kitô Vị Mục Tử nhân lành, để cho mình được Chúa thu hút và dẫn dắt, dâng hiến chính cuộc sống của mình cho Chúa, có nghĩa là để cho Chúa Thánh Linh dẫn đưa chúng ta vào trong năng động truyền giáo, khơi dậy nơi chúng ta ước muốn và lòng can đảm vui mừng hiến dâng cuộc sống chúng ta, dành cuộc sống để phục vụ chính nghĩa Nước Thiên Chúa”.
Sự hiến dâng cuộc sống của mình trong thái độ truyền giáo chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta có khả năng ra khỏi chính mình. Vì thế, trong Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 52 này, tôi muốn suy tư về sự 'xuất hành' đặc biệt, tức là ơn gọi, hay đúng hơn, là lời đáp trả của chúng ta đối với tiếng gọi của Thiên Chúa gửi đến chúng ta. Khi chúng ta nghe từ ”xuất hành”, chúng ta
nghĩ ngay đến khởi đầu lịch sử tuyệt vời của tình yêu giữa Thiên Chúa và dân tộc con cái ngài, một lịch sử tiến qua những ngày thê thảm, làm nô lệ ở Ai Cập, việc Chúa gọi ông Môisê, biến cố giải thoát và hành trình tiến về đất hứa. Sách Xuất Hành, cuốn thứ hai trong bộ Kinh Thánh, kể lại lịch sử ấy, trình bày một dụ ngôn về toàn thể lịch sử cứu độ, và năng động cơ bản của niềm tin Kitô. Thực vậy, tiến từ trình trạng nô lệ của con người cũ tới cuộc sống mới trong Chúa Kitô chính là công trình cứu độ diễn ra nơi chúng ta nhờ đức tin (Ep 4,22-24). Tiến trình này thực sự là một ”cuộc xuất hành”, là hành trình của tâm hồn Kitô và của toàn thể Giáo Hội, là hướng đi quyết định của cuộc sống hướng về Chúa Cha”.
”Nơi căn cội của mỗi ơn gọi Kitô có một chuyển động cơ bản của kinh nghiệm đức tin: tin có nghĩa là rời bỏ chính mình, ra khỏi tiện nghi thoải mái và sự cứng nhắc của cái tôi để tập trung cuộc sống của chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô; giống như Tổ Phụ Abraham rời bỏ quê hương, lên đường trong niềm tín thác, vì biết rằng Thiên Chúa sẽ chỉ đường cho để tiến về đất mới. Không được hiểu sự ”ra đi” này là sự coi rẻ cuộc sống, coi nhẹ tâm tình và nhân tính của mình, trái lại, ai lên đường theo Chúa Kitô thì sẽ tìm được cuộc sống sung mãn, đặt trọn bản thân phụng sự Thiên Chúa và Vương Quốc của Ngài. Chúa Giêsu đã nói: ”Ai từ bỏ gia cư, hoặc anh em, chị em, cha mẹ, hay con cái, đồng ruộng, vì danh Thầy, thì sẽ nhận được gấp trăm và sẽ được sự sống đời đời làm gia sản” (Mt 19,29). Tất cả những điều ấy có ăn cội sâu xa nơi tình yêu. Thực vậy, ơn gọi Kitô trước tiên là một lời mời gọi yêu thương, thu hút và gửi chúng ta đi xa hơn bản thân mình, giải tỏa sự tập trung vào mình, khơi lên một ”cuộc xuất hành trường kỳ ra khỏi cái tôi bị khép kín để giải thoát nó qua sự hiến thân, và nhờ đó tiến về sự tìm lại bản thân, hay đúng hơn là sự khám phá Thiên Chúa” (Deus Caritas est, 6).
ĐTC viết tiếp: ”Kinh nghiệm xuất hành chính là mô hình của đời sống Kitô, nhất là những người đón nhận ơn gọi đặc biệt tận hiến phục vụ Tin Mừng. Kinh nghiệm ấy hệ tại thái độ luôn tái hoán cải và biến đổi, luôn luôn tiến bước, đi từ sự chết đến sự sống như chúng ta cử hành trong toàn thể mục vụ: đó là một năng động vượt qua. Xét cho chúng, từ việc Chúa gọi Abraham tới việc kêu gọi Môisê, từ hành trình của Israel trong sa mạc cho đến cuộc hoán cải như các ngôn sứ rao giảng, cho đến hành trình thừa sai của Chúa Kitô, với tột đỉnh là cái chết và sự sống lại của Ngài, ơn gọi luôn luôn là một hoạt động của Thiên Chúa làm cho chúng ta ra khỏi tình trạng ban đầu của mình, giải thoát chúng ta khỏi mọi hình thức nô lệ, kéo chúng ta ra khỏi tập quán và sự dửng dưng, phóng chúng ta hướng về niềm vui hiệp thông với Thiên Chúa và anh chị em. Vì thế, đáp lại tiếng gọi của Chúa chính là để cho Chúa làm cho chúng ta ra khỏi tình trạng ổn định giả tạo của mình để lên đường tiến về Chúa Giêsu Kitô là đích điểm đầu tiên và cuối cùng của đời ta, và là hạnh phúc của chúng ta”.
Năng động xuất hành không chỉ liên quan tới mỗi ơn gọi riêng, nhưng còn tới hoạt động truyền giáo và loan báo Tin Mừng của toàn thể Giáo Hội nữa. Giáo Hội thực sự trung thành với Thầy Thánh theo mức độ đó là một Giáo Hội ”đi ra ngoài”, không bận tâm về chính mình, về những cơ cấu và những chinh phục của mình, nhưng có khả năng ra đi, chuyển động, gặp gỡ các con cái Thiên Chúa trong hoàn cảnh thực tế của họ và đồng cảm với những vết thương của họ. Thiên Chúa ra khỏi chính mình, trong tác động yêu thương của Ba Ngôi, lắng nghe lầm than của dân Ngài và can thiệp để giải thoát họ (Xh 3,7). Cả Giáo Hội cũng được mời gọi sống và hành động như vậy: Giáo Hội loan báo Tin Mừng, đi ra ngoài gặp gỡ con người, loan báo lời giải thoát của Tin Mừng, chữa trị những vết thương của các linh hồn và thể xác bằng ơn thánh của Húa, nâng đỡ người nghèo và những người túng thiếu.
Anh chị em thân mến, sự xuất hành có đặc tính giải thoát, hướng về Chúa Kitô và những người anh em, cũng chính là con đường để hiểu trọn vẹn con người và làm tăng trưởng về mặt nhân bản và xã hội trong lịch sử. Lắng nghe và đón nhận tiếng gọi Chúa không phải là một vấn đề riêng tư và duy nội tâm, có thể bị lẫn lộn với cảm xúc nhất thời; trái lại đó là một dấn thân cụ thể, thực tế và trọn vẹn, bao trùm trọn cuộc sống của chúng ta, đặt cuộc sống ấy phục vụ cho việc xây dựng Nước Chúa trên trái đất này. Vì thế, ơn gọi Kitô, được ăn rễ sâu nơi sự chiêm ngắm trái tim của Chúa Cha, đồng thời thúc đẩy dấn thân liên đới giải thoát những người anh chị em, nhất là những người nghèo khổ nhất. Người môn đệ của Chúa Giêsu có con tim rộng mở đối với chân trời vô tận của Chúa và sống thân mật với Chúa, không bao giờ họ trốn chạy cuộc sống và thế giới, nhưng trái lại, ”họ sống theo tình hiệp thông truyền giáo” (E.G. 23).
ĐTC cũng khẳng định rằng:
”Tiến trình xuất hành hướng về Thiên Chúa và tha nhân như thế làm cho đời sống chúng ta đầy vui mừng và ý nghĩa”. Tôi muốn nói điều đó nhất là với các bạn trẻ là những người do tuổi và quan niệm của họ về tương lai đang mở ra trước mắt họ, họ biết sẵn sàng và quảng đại. Nhiều khi những điều bất định và lo âu về tương lai và không chắc chắn về cuộc sống thường nhật có nguy cơ làm tê liệt đà tiến của họ, cản trở những giấc mơ của họ, đến độ họ nghĩ là không bõ dấn thân, và Thiên Chúa của đức tin Kitô giới hạn tự do của họ. Trái lại, hỡi bạn trẻ thân mến, các bạn đừng sợ ra khỏi chính mình và lên đường! Tin Mừng là Lời giải thoát chúng ta, biến đổi và làm cho đời sống chúng ta trở nên tươi đẹp hơn. Thật là đẹp dường nào khi để cho tiếng gọi của Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên, đón nhận Lời Chúa và bước theo vết của Chúa Giêsu, trong sự thờ lạy mầu nhiệm Thiên Chúa và quảng đại hiến thân cho tha nhân! Cuộc sống của các bạn ngày càng trở nên phong phú và vui tươi hơn!
”Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương của mọi ơn gọi, đã không sợ thưa ”Xin vâng” đối với tiếng gọi của Chúa. Mẹ tháp tùng và hướng dẫn chúng ta. Với lòng can đảm quảng đại, Mẹ Maria đã hát lên niềm vui ra khỏi chính mình và phó thác những dự phóng cuộc sống của Mẹ cho Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ để hoàn toàn sẵn sàng đón nhận ý định của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta; để chúng ta gia tăng ước muốn ra đi và ân cần hướng về người khác (Xc Lc 1,39). Xin Mẹ Maria bảo vệ và chuyển cầu cho tất cả chúng ta.
Vatican ngày 29-3-2015, Chúa Nhật lễ lá.
+ Phanxicô Giáo Hoàng
(Lm. Trần Đức Anh OP chuyển ý)
Lễ mở án phong chân phước cho ĐTGM Helder Câmara
Linh Tiến Khải
10:51 24/04/2015
Phỏng vấn nhà báo Gerolamo Fazzini
Ngày mùng 3 tháng 5 tới đây tổng giáo phận Olinda và Recife bên Brasil sẽ chính thức mở án phong chân phước cho ĐC Helder Câmara, nguyên TGM giáo phận từ năm 1964 tới 1985. ĐC Câmara sinh ngày mùng 7 tháng 2 năm 1909 tại Fortaleza, và là con thứ 11 trong một gia đình rất khiêm tốn, có 13 người con. Thân phụ là ông João Eduardo Tores Câmara Filho, làm nghề bán sách. Mẹ là bà Adelaide Pessoa Câmara, giáo viên trường tiểu học. Ông Câmara quyết định lấy tên thành phố cảng nhỏ Den Helder bên Hòa Lan đặt tên cho con. Chú bé Helder mất đi 5 người anh khi tuổi còn nhỏ, vì bệnh dịch bạch hầu. Thụ phong linh mục năm 1931 tại Rio de Janeiro cha Helder được chỉ định làm Giám Mục phụ tá giáo phận này năm 1952. Tại đây ĐC Helder Câmara thành lập “Ngân hàng Quan Phòng thánh Sebastiano” để trợ giúp người nghèo và những người bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. ĐC cũng là người tổ chức Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 36 tại Rio de Janeiro, và là thư ký rất năng nổ của Hội Đồng Giám Mục Brasil. Cùng với nhiều Giám Mục khác ĐC Câmara đã tham dự Công Đồng Chung Vaticăng II và đã đóng góp nhiều ý kiến cho Công Đồng. Ngài cũng đã là người đề xướng điều sẽ được gọi là “ưu tiên lựa chọn người nghèo”. Ngày 12 tháng 3 năm 1964 ĐC được ĐGH Phaolô VI chỉ định làm Tổng Giám Mục Olinda và Recife. Được các bề trên thúc đẩy ĐC đã hăng say làm việc để giải quyết các vấn đề của dân nghèo sống trong các khu xóm ổ chuột vùng ngoại ô. Chính vì thế ngài cũng được gọi là vị “Giám Mục của các xóm nghèo ổ chuột”. ĐC Helder Câmara cũng tổ chức cuộc gặp gỡ của các tôn giáo lớn cũng như phát động chiến dịch “Một năm 2000 không còn bần cùng nữa”. Ngài cũng đã là một trong các vị đi tiên phong của nền thần học giải phóng mỹ châu la tinh, và là một trong những người đã bao gồm trong nền thần học này cả chiều kích chính trị và chiều kích tu đức của lòng tin kitô.
Dưới sự hướng dẫn của ngài Giáo Hội Brasil trở thành tiếng nói phê bình chế độ quân phiệt độc tài thống trị Brasil từ năm 1964 tới 1985, và dấy lên phong trào thay đổi xã hội. ĐC Câmara lên tiếng và viết chống lại việc sử dụng bạo lực đàn áp sự nổi loạn của dân chúng, nảy sinh từ cảnh sống nghèo túng và bất công mà họ phải gánh chịu. Ngài cũng cho ấn hành tập sách nhỏ tựa đề “Ốc xoáy bạo lực”, trong khi Hoa Kỳ leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Trong tập sách nhỏ này ĐC Câmara gắn liền cơ cấu bất công là loại bạo lực mức độ 1, với sự nổi loạn là bạo lực mức độ 2, với việc đàn áp là bạo lực mức độ 3. Ngài kêu gọi giới trẻ toàn thế giới dấn thân bẻ gẫy vòng xoáy bạo lực đó, vì các thế hệ già đã đầu hàng các bước leo thang ấy. ĐC Câmara đã nhận được nhiều giải thưởng. Năm 1973 ngài đã được Ủy ban phục vụ thân hữu Mỹ chỉ định cho giải thưởng Nobel Hòa Bình. Năm 1975 ĐC nhận giải thưởng Hòa Bình Dưới Thế do Hội đồng Công Giáo liên chủng tộc giáo phận Davenport bang Iowa Hoa Kỳ trao tặng
Năm 1985 ĐTGM Câmara từ chức về hưu vì tới tuổi theo giáo luật định. Nhưng ĐC vẫn tiếp tục sống trong căn hộ bình dân tại Recife, khi ĐC được chỉ định làm TGM giáo phận, và ngài đã qua đời tại đây ngày 27 tháng 8 năm 1999.
ĐTGM Helder Câmara đã là một gương mặt chủ chăn có cuộc sống khó nghèo đơn sơ ngoại thường, hoàn toàn dành trọn mọi sức lực cho việc thăng tiến cuộc sống của dân nghèo. Đây có lẽ là nét khiến cho ĐC giống ĐTC Phanxicô.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị thính già một vài nhận xét của ông Gerolamo Fazzini, nhà báo chuyên nghiên cứu về vấn đề tôn giáo.
Hỏi: Thưa ông Fazzini có người cho rằng ĐC Helder Câmara giống ĐTC Phanxicô vì yêu thương và chú ý tới người nghèo, có đúng thế không?
Đáp: Chắc chắn rồi, có sự tương tự rất lớn giữa ĐTC Phanxicô và ĐC Helder Câmara. Ngoài ra ĐC Câmara cũng sang Argentina, vì thế ngài cũng đã được biết đến bởi môi trường Giáo Hội Argentina, mà Đức Bergoglio là thành phần. Chắc chắn là có sự đồng thanh giữa hai vị liên quan tới đề tài người nghèo. Đức Bergoglio nói về người nghèo như là “thịt xác Chúa Kitô” và ĐC Câmara thì nói về người nghèo như là một người anh chị em, trong đó người ta gặp gỡ sự hiện diện của Thiên Chúa. Như vậy có một sự đồng thanh rất lớn giữa hai vị. Các vùng ngoại biên, các xóm nghèo lao động lại là một đề tài khác nữa liên kết hai vị với nhau, và nói chung hai vị cũng có một chút ý tưởng của Giáo Hội có cái nhìn của lòng thương xót, của niềm hy vọng, rộng mở 360 độ, nghĩa là cho tất cả mọi phía.
Hỏi: Sứ điệp “chống lại tinh thần thế tục” của ĐTC Phanxicô gây ấn tượng rất mạnh và sâu đậm trên xã hội ngày nay. Thế sứ điệp của ĐC Helder Câmara đã đánh động xã hội thời của ngài như thế nào, thưa ông?
Đáp: ĐC Câmara đã là một trong những vị đầu tiên tố cáo thế không quân bình giữa các nước kỹ nghệ giầu miền bắc bán cầu và các nước nghèo chậm tiến miền nam bán cầu. Chúng ta hãy nhớ là trên bình diện huấn quyền ngài đã chiếm được địa vị nổi tiếng quốc tế giữa các năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Vì thế việc tố cáo tinh thần thế tục là tại sự kiện có một phần của thế giới giầu theo đuổi các huyền thoại của tiến bộ, của giầu có kinh tế, để lại sau lưng các đám đông nghèo khổ, bị loại bỏ khỏi xã hội vv… Nhưng điều này là sự tố cáo trên bình diện xã hội tổng quát cũng như bên trong lòng Giáo Hội. Trong thời Công Đồng Chung Vaticăng II ĐTGM Câmara đã là một trong những người thăng tiến cái gọi là “Hiệp ước Hang Toại Đạo”. Hồi đó ĐC Câmara đã cũng 40 nghị phụ khác đồng tế thánh lễ tại Nghĩa trang kitô cổ, tức tại Hang Toại Đạo Thánh Callisto và cũng nhau ký vào một hiệp ước hứa sẽ nỗ lực làm nảy sinh ra từ Công Đồng Chung Vaticăng II một Giáo Hội được canh tân một cách sâu rộng trong dấu chỉ của sự nghèo khó, của sự lột bỏ các biểu tượng bề ngoài. Chính ĐC Câmara đã đeo một cây thánh giá không có một chút giá trị gì trên bình diện kinh tế, vì ngài đã muốn phát động loại sứ điệp này của tinh thần khó nghèo. Chính tôi khi đến thăm phòng ngài, tôi đã trông thấy các khung cảnh rất trần trụi, nghèo nàn. Trong phòng có một cái võng nơi ĐC ngủ, vài đồ đạc nhỏ thô sơ, một thư viện rất là hạn chế. Cả trong cuộc sống cụ thể thường ngày nữa, ngài cũng hơi giống ĐTC Phanxicô hiện nay trong nhà trọ Thánh Marta vậy. ĐC Câmara làm chứng cho kiểu sống vô cùng đạm bạc này, chống lại tinh thần thế tục.
Hỏi: Người ta đã nói về ĐTC Phanxicô cũng như trước kia người ta đã nói về ĐC Câmara cho rằng là ngài một linh mục “cộng sản”, bởi vì chú ý phục vụ dân nghèo. Tại sao cái nhãn hiệu này không bao giờ chết thưa ông?
Đáp: Bởi vì trong lịch sử đã có các giai thoại, và không chỉ là một giai thoại thôi, của vài giới chức trong Giáo Hội rơi trượt vào ý thức hệ một cách thực tiễn: khi phục vụ người nghèo, các vị đã rơi vào khuynh một hướng chiến đấu chính trị hơn, và đã phản bội các lý tưởng phúc âm. Nhưng điều này không cho phép ai có quyền dán các nhãn hiệu không thiện cảm như nhãn hiệu giám mục “cộng sản” cho ĐC Câmara hồi đó, và cho ĐTC Phanxicô bây giờ. Đó là các kiểu nói máy móc khó mà chết, chúng ta cần phải gột bỏ không để cho nó dính vào mình. Nếu một người đọc các thư, mà ĐC Câmara gửi đi từ Công Đồng Chung Vaticăng II, thì sẽ tìm thấy một người có một nền tu đức rất sâu xa, một con người cầu nguyện rất nhiều, và yêu cầu người ta cầu nguyện, một con người có một kiểu tiếp cận với xã hội, không phải từ các lý thuyết ý thức hệ, hay từ các lược đồ trừu tượng tạo ra từ bàn giấy, nhưng khởi hành từ một sự phân định dưới ánh sáng của Lời Chúa, và như thế có một cái nhìn tuyệt đối thuộc loại thiêng liêng, nhưng đòi hỏi có các thay đổi xã hội. ĐC Câmara đã yêu cầu một loạt các lựa chọn rất cụ thể. Nhưng điểm khởi hành đã rất là rõ ràng, nhân danh giáo huấn của Chúa Giêsu và Tin Mừng yêu thương.
Hỏi: Theo ông, ĐC Helder Câmara đã để lại cho chúng ta gia tài nào?
Đáp: Có một gia tài cụ thể trên bình diện huấn quyền, bởi vì bên Brasil Học viện Helder Câmara đang từ từ cho in các bút tích của ĐC Câmara. Đã bao nhiêu năm trôi qua kể từ khi ngài qua đời, và nhất là kể từ thời gian nóng bỏng nhất trong giáo huấn của ngài, những gì ngài viết vẫn còn rất thời sự. Sự kiện này chứng minh cho thấy ĐC Câmara đã tiếp nhận dấu chỉ thời đại, và việc đọc hiểu dấu chỉ đó đã không đâm rễ nơi một cái gì ngẫu nhiên, nhưng đã đi sâu hơn nhiều. Thế rồi còn có một gia tài sâu xa hơn nữa trong kiểu, qua đó Giáo Hội Brasil nói riêng và Giáo Hội tại châu Mỹ Latinh nói chung, đã ưu tiên lựa chọn người nghèo. Nếu Giáo Hội Công Giáo Brasil và Giáo Hội Công Giáo tại châu Mỹ Latinh nói chúng, đã làm một lộ trình nào đó, mặc dầu có sự soi mòn trong môi trường tin lành, Giáo Hội hiện vẫn đang được sự đồng tình của dân chúng chính bởi vì Giáo Hội đáng tin cậy, vì Giáo Hội là bạn của dân nghèo, vì là một Giáo Hội thực sự sống các giá trị của Tin Mừng. Và điều này sở dĩ có được cũng là nhờ ĐTGM Helder Câmara. (RG 13-4-2015)
Ngày mùng 3 tháng 5 tới đây tổng giáo phận Olinda và Recife bên Brasil sẽ chính thức mở án phong chân phước cho ĐC Helder Câmara, nguyên TGM giáo phận từ năm 1964 tới 1985. ĐC Câmara sinh ngày mùng 7 tháng 2 năm 1909 tại Fortaleza, và là con thứ 11 trong một gia đình rất khiêm tốn, có 13 người con. Thân phụ là ông João Eduardo Tores Câmara Filho, làm nghề bán sách. Mẹ là bà Adelaide Pessoa Câmara, giáo viên trường tiểu học. Ông Câmara quyết định lấy tên thành phố cảng nhỏ Den Helder bên Hòa Lan đặt tên cho con. Chú bé Helder mất đi 5 người anh khi tuổi còn nhỏ, vì bệnh dịch bạch hầu. Thụ phong linh mục năm 1931 tại Rio de Janeiro cha Helder được chỉ định làm Giám Mục phụ tá giáo phận này năm 1952. Tại đây ĐC Helder Câmara thành lập “Ngân hàng Quan Phòng thánh Sebastiano” để trợ giúp người nghèo và những người bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. ĐC cũng là người tổ chức Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 36 tại Rio de Janeiro, và là thư ký rất năng nổ của Hội Đồng Giám Mục Brasil. Cùng với nhiều Giám Mục khác ĐC Câmara đã tham dự Công Đồng Chung Vaticăng II và đã đóng góp nhiều ý kiến cho Công Đồng. Ngài cũng đã là người đề xướng điều sẽ được gọi là “ưu tiên lựa chọn người nghèo”. Ngày 12 tháng 3 năm 1964 ĐC được ĐGH Phaolô VI chỉ định làm Tổng Giám Mục Olinda và Recife. Được các bề trên thúc đẩy ĐC đã hăng say làm việc để giải quyết các vấn đề của dân nghèo sống trong các khu xóm ổ chuột vùng ngoại ô. Chính vì thế ngài cũng được gọi là vị “Giám Mục của các xóm nghèo ổ chuột”. ĐC Helder Câmara cũng tổ chức cuộc gặp gỡ của các tôn giáo lớn cũng như phát động chiến dịch “Một năm 2000 không còn bần cùng nữa”. Ngài cũng đã là một trong các vị đi tiên phong của nền thần học giải phóng mỹ châu la tinh, và là một trong những người đã bao gồm trong nền thần học này cả chiều kích chính trị và chiều kích tu đức của lòng tin kitô.
Dưới sự hướng dẫn của ngài Giáo Hội Brasil trở thành tiếng nói phê bình chế độ quân phiệt độc tài thống trị Brasil từ năm 1964 tới 1985, và dấy lên phong trào thay đổi xã hội. ĐC Câmara lên tiếng và viết chống lại việc sử dụng bạo lực đàn áp sự nổi loạn của dân chúng, nảy sinh từ cảnh sống nghèo túng và bất công mà họ phải gánh chịu. Ngài cũng cho ấn hành tập sách nhỏ tựa đề “Ốc xoáy bạo lực”, trong khi Hoa Kỳ leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Trong tập sách nhỏ này ĐC Câmara gắn liền cơ cấu bất công là loại bạo lực mức độ 1, với sự nổi loạn là bạo lực mức độ 2, với việc đàn áp là bạo lực mức độ 3. Ngài kêu gọi giới trẻ toàn thế giới dấn thân bẻ gẫy vòng xoáy bạo lực đó, vì các thế hệ già đã đầu hàng các bước leo thang ấy. ĐC Câmara đã nhận được nhiều giải thưởng. Năm 1973 ngài đã được Ủy ban phục vụ thân hữu Mỹ chỉ định cho giải thưởng Nobel Hòa Bình. Năm 1975 ĐC nhận giải thưởng Hòa Bình Dưới Thế do Hội đồng Công Giáo liên chủng tộc giáo phận Davenport bang Iowa Hoa Kỳ trao tặng
Năm 1985 ĐTGM Câmara từ chức về hưu vì tới tuổi theo giáo luật định. Nhưng ĐC vẫn tiếp tục sống trong căn hộ bình dân tại Recife, khi ĐC được chỉ định làm TGM giáo phận, và ngài đã qua đời tại đây ngày 27 tháng 8 năm 1999.
ĐTGM Helder Câmara đã là một gương mặt chủ chăn có cuộc sống khó nghèo đơn sơ ngoại thường, hoàn toàn dành trọn mọi sức lực cho việc thăng tiến cuộc sống của dân nghèo. Đây có lẽ là nét khiến cho ĐC giống ĐTC Phanxicô.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị thính già một vài nhận xét của ông Gerolamo Fazzini, nhà báo chuyên nghiên cứu về vấn đề tôn giáo.
Hỏi: Thưa ông Fazzini có người cho rằng ĐC Helder Câmara giống ĐTC Phanxicô vì yêu thương và chú ý tới người nghèo, có đúng thế không?
Đáp: Chắc chắn rồi, có sự tương tự rất lớn giữa ĐTC Phanxicô và ĐC Helder Câmara. Ngoài ra ĐC Câmara cũng sang Argentina, vì thế ngài cũng đã được biết đến bởi môi trường Giáo Hội Argentina, mà Đức Bergoglio là thành phần. Chắc chắn là có sự đồng thanh giữa hai vị liên quan tới đề tài người nghèo. Đức Bergoglio nói về người nghèo như là “thịt xác Chúa Kitô” và ĐC Câmara thì nói về người nghèo như là một người anh chị em, trong đó người ta gặp gỡ sự hiện diện của Thiên Chúa. Như vậy có một sự đồng thanh rất lớn giữa hai vị. Các vùng ngoại biên, các xóm nghèo lao động lại là một đề tài khác nữa liên kết hai vị với nhau, và nói chung hai vị cũng có một chút ý tưởng của Giáo Hội có cái nhìn của lòng thương xót, của niềm hy vọng, rộng mở 360 độ, nghĩa là cho tất cả mọi phía.
Hỏi: Sứ điệp “chống lại tinh thần thế tục” của ĐTC Phanxicô gây ấn tượng rất mạnh và sâu đậm trên xã hội ngày nay. Thế sứ điệp của ĐC Helder Câmara đã đánh động xã hội thời của ngài như thế nào, thưa ông?
Đáp: ĐC Câmara đã là một trong những vị đầu tiên tố cáo thế không quân bình giữa các nước kỹ nghệ giầu miền bắc bán cầu và các nước nghèo chậm tiến miền nam bán cầu. Chúng ta hãy nhớ là trên bình diện huấn quyền ngài đã chiếm được địa vị nổi tiếng quốc tế giữa các năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Vì thế việc tố cáo tinh thần thế tục là tại sự kiện có một phần của thế giới giầu theo đuổi các huyền thoại của tiến bộ, của giầu có kinh tế, để lại sau lưng các đám đông nghèo khổ, bị loại bỏ khỏi xã hội vv… Nhưng điều này là sự tố cáo trên bình diện xã hội tổng quát cũng như bên trong lòng Giáo Hội. Trong thời Công Đồng Chung Vaticăng II ĐTGM Câmara đã là một trong những người thăng tiến cái gọi là “Hiệp ước Hang Toại Đạo”. Hồi đó ĐC Câmara đã cũng 40 nghị phụ khác đồng tế thánh lễ tại Nghĩa trang kitô cổ, tức tại Hang Toại Đạo Thánh Callisto và cũng nhau ký vào một hiệp ước hứa sẽ nỗ lực làm nảy sinh ra từ Công Đồng Chung Vaticăng II một Giáo Hội được canh tân một cách sâu rộng trong dấu chỉ của sự nghèo khó, của sự lột bỏ các biểu tượng bề ngoài. Chính ĐC Câmara đã đeo một cây thánh giá không có một chút giá trị gì trên bình diện kinh tế, vì ngài đã muốn phát động loại sứ điệp này của tinh thần khó nghèo. Chính tôi khi đến thăm phòng ngài, tôi đã trông thấy các khung cảnh rất trần trụi, nghèo nàn. Trong phòng có một cái võng nơi ĐC ngủ, vài đồ đạc nhỏ thô sơ, một thư viện rất là hạn chế. Cả trong cuộc sống cụ thể thường ngày nữa, ngài cũng hơi giống ĐTC Phanxicô hiện nay trong nhà trọ Thánh Marta vậy. ĐC Câmara làm chứng cho kiểu sống vô cùng đạm bạc này, chống lại tinh thần thế tục.
Hỏi: Người ta đã nói về ĐTC Phanxicô cũng như trước kia người ta đã nói về ĐC Câmara cho rằng là ngài một linh mục “cộng sản”, bởi vì chú ý phục vụ dân nghèo. Tại sao cái nhãn hiệu này không bao giờ chết thưa ông?
Đáp: Bởi vì trong lịch sử đã có các giai thoại, và không chỉ là một giai thoại thôi, của vài giới chức trong Giáo Hội rơi trượt vào ý thức hệ một cách thực tiễn: khi phục vụ người nghèo, các vị đã rơi vào khuynh một hướng chiến đấu chính trị hơn, và đã phản bội các lý tưởng phúc âm. Nhưng điều này không cho phép ai có quyền dán các nhãn hiệu không thiện cảm như nhãn hiệu giám mục “cộng sản” cho ĐC Câmara hồi đó, và cho ĐTC Phanxicô bây giờ. Đó là các kiểu nói máy móc khó mà chết, chúng ta cần phải gột bỏ không để cho nó dính vào mình. Nếu một người đọc các thư, mà ĐC Câmara gửi đi từ Công Đồng Chung Vaticăng II, thì sẽ tìm thấy một người có một nền tu đức rất sâu xa, một con người cầu nguyện rất nhiều, và yêu cầu người ta cầu nguyện, một con người có một kiểu tiếp cận với xã hội, không phải từ các lý thuyết ý thức hệ, hay từ các lược đồ trừu tượng tạo ra từ bàn giấy, nhưng khởi hành từ một sự phân định dưới ánh sáng của Lời Chúa, và như thế có một cái nhìn tuyệt đối thuộc loại thiêng liêng, nhưng đòi hỏi có các thay đổi xã hội. ĐC Câmara đã yêu cầu một loạt các lựa chọn rất cụ thể. Nhưng điểm khởi hành đã rất là rõ ràng, nhân danh giáo huấn của Chúa Giêsu và Tin Mừng yêu thương.
Hỏi: Theo ông, ĐC Helder Câmara đã để lại cho chúng ta gia tài nào?
Đáp: Có một gia tài cụ thể trên bình diện huấn quyền, bởi vì bên Brasil Học viện Helder Câmara đang từ từ cho in các bút tích của ĐC Câmara. Đã bao nhiêu năm trôi qua kể từ khi ngài qua đời, và nhất là kể từ thời gian nóng bỏng nhất trong giáo huấn của ngài, những gì ngài viết vẫn còn rất thời sự. Sự kiện này chứng minh cho thấy ĐC Câmara đã tiếp nhận dấu chỉ thời đại, và việc đọc hiểu dấu chỉ đó đã không đâm rễ nơi một cái gì ngẫu nhiên, nhưng đã đi sâu hơn nhiều. Thế rồi còn có một gia tài sâu xa hơn nữa trong kiểu, qua đó Giáo Hội Brasil nói riêng và Giáo Hội tại châu Mỹ Latinh nói chung, đã ưu tiên lựa chọn người nghèo. Nếu Giáo Hội Công Giáo Brasil và Giáo Hội Công Giáo tại châu Mỹ Latinh nói chúng, đã làm một lộ trình nào đó, mặc dầu có sự soi mòn trong môi trường tin lành, Giáo Hội hiện vẫn đang được sự đồng tình của dân chúng chính bởi vì Giáo Hội đáng tin cậy, vì Giáo Hội là bạn của dân nghèo, vì là một Giáo Hội thực sự sống các giá trị của Tin Mừng. Và điều này sở dĩ có được cũng là nhờ ĐTGM Helder Câmara. (RG 13-4-2015)
Bài giảng tại Santa Marta: Đức tin là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu
Đặng Tự Do
17:17 24/04/2015
Chúa Giêsu không bao giờ quên ngày chúng ta gặp Ngài lần đầu tiên; chúng ta nên xin Chúa ban cho "ân sủng của ký ức" để chúng ta luôn nhớ điều này. Đó là hy vọng của Đức Thánh Cha dành cho chúng ta trong bài giảng Thánh Lễ vào sáng thứ Sáu 24 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta.
Gặp gỡ là phương tiện Chúa Giêsu chọn để thay đổi cuộc sống chúng ta. Một ví dụ điển hình là câu chuyện thánh Phaolô thành Tarsus, kẻ bách hại Kitô giáo đã trở thành một Tông Đồ, khi ông đến thành Đamát. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến câu chuyện này được kể trong bài đọc thứ nhất, và liên hệ với nhiều cuộc gặp gỡ khác đã diễn ra trong Tin Mừng.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên
Đức Thánh Cha coi là "cuộc gặp gỡ đầu tiên" với Chúa Giêsu một cuộc gặp gỡ "thay đổi cuộc sống" của những ai gặp Ngài: Thánh Gioan và Anrê, là những người ở lại với Thầy suốt đêm; Simon người đã ngay lập tức trở thành "đá tảng" của cộng đồng mới; tiếp theo là người cùi Samaritano, là người đã quay lại tạ ơn Chúa Giêsu đã chữa bệnh cho ông, và sau đó là người phụ nữ bị băng huyết là người đã được chữa lành khi bà chạm vào chiếc áo dài của Chúa Kitô: những cuộc gặp gỡ này là những cuộc gặp gỡ quyết định mà lẽ ra phải nhắc nhở một Kitô hữu đừng bao giờ quên cuộc gặp gỡ đầu tiên của mình với Chúa Kitô.
"Ngài không bao giờ quên, nhưng chúng ta quên cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Và đây sẽ là một nhiệm vụ tốt cho anh chị em làm khi về nhà sau thánh lễ này, đó là chúng ta hãy xem xét: "Khi nào thì tôi thực sự cảm thấy Chúa gần gũi với tôi? Khi nào tôi cảm thấy cần phải thay đổi cuộc sống của tôi để trở nên tốt hơn, hay để tha thứ cho một người nào đó? Khi nào tôi cảm thấy Chúa yêu cầu một điều gì đó nơi tôi? Tôi đã gặp gỡ Chúa khi nào? Bởi vì đức tin của chúng ta là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Đây là nền tảng đức tin của chúng ta: Tôi đã gặp Chúa Giêsu, như Saolô đã gặp".
Ký ức hàng ngày
Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta nên nhìn vào bên trong chính mình và chân thành hỏi: "Khi nào Chúa nói điều gì đó với con mà đã thay đổi cuộc sống con, hay mời con bước tới trong cuộc sống của con?"
Đây là một lời cầu nguyện đẹp, và tôi khuyên anh chị em nên thực hiện mỗi ngày. Và một khi anh chị em nhớ ra, hãy vui mừng về điều đó, vui mừng về ký ức ấy, vì đó là một ký ức của tình yêu. Một nhiệm vụ khác đẹp hơn là hãy cầm lấy sách Phúc Âm và nhìn vào những câu chuyện trong đó Chúa Giêsu gặp gỡ nhiều người, làm thế nào Ngài đã chọn các tông đồ. .. Có rất nhiều cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu được thuật lại trong đó. Có lẽ một trong số trường hợp đó cũng tương tự như trường hợp của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều tìm thấy trường hợp riêng của mình.
Chúng ta hãy nhớ mối tình đầu
Và chúng ta không nên quên rằng Chúa Kitô có ý định duy trì "mối quan hệ với chúng ta" trong ý nghĩa của một sự ưa thích, mối quan hệ của tình yêu "dành cho bạn và chỉ cho bạn"
Hãy cầu nguyện và xin hồng ân. “Khi nào, Chúa đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên, tình yêu đầu tiên với tôi? để chúng ta có thể không phải nghe lời trách móc Chúa đã đưa ra trong sách Khải Huyền: "Ta có điều này chống lại ngươi, đó là ngươi đã quên tình yêu đầu tiên của ngươi".
Gặp gỡ là phương tiện Chúa Giêsu chọn để thay đổi cuộc sống chúng ta. Một ví dụ điển hình là câu chuyện thánh Phaolô thành Tarsus, kẻ bách hại Kitô giáo đã trở thành một Tông Đồ, khi ông đến thành Đamát. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến câu chuyện này được kể trong bài đọc thứ nhất, và liên hệ với nhiều cuộc gặp gỡ khác đã diễn ra trong Tin Mừng.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên
Đức Thánh Cha coi là "cuộc gặp gỡ đầu tiên" với Chúa Giêsu một cuộc gặp gỡ "thay đổi cuộc sống" của những ai gặp Ngài: Thánh Gioan và Anrê, là những người ở lại với Thầy suốt đêm; Simon người đã ngay lập tức trở thành "đá tảng" của cộng đồng mới; tiếp theo là người cùi Samaritano, là người đã quay lại tạ ơn Chúa Giêsu đã chữa bệnh cho ông, và sau đó là người phụ nữ bị băng huyết là người đã được chữa lành khi bà chạm vào chiếc áo dài của Chúa Kitô: những cuộc gặp gỡ này là những cuộc gặp gỡ quyết định mà lẽ ra phải nhắc nhở một Kitô hữu đừng bao giờ quên cuộc gặp gỡ đầu tiên của mình với Chúa Kitô.
"Ngài không bao giờ quên, nhưng chúng ta quên cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Và đây sẽ là một nhiệm vụ tốt cho anh chị em làm khi về nhà sau thánh lễ này, đó là chúng ta hãy xem xét: "Khi nào thì tôi thực sự cảm thấy Chúa gần gũi với tôi? Khi nào tôi cảm thấy cần phải thay đổi cuộc sống của tôi để trở nên tốt hơn, hay để tha thứ cho một người nào đó? Khi nào tôi cảm thấy Chúa yêu cầu một điều gì đó nơi tôi? Tôi đã gặp gỡ Chúa khi nào? Bởi vì đức tin của chúng ta là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Đây là nền tảng đức tin của chúng ta: Tôi đã gặp Chúa Giêsu, như Saolô đã gặp".
Ký ức hàng ngày
Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta nên nhìn vào bên trong chính mình và chân thành hỏi: "Khi nào Chúa nói điều gì đó với con mà đã thay đổi cuộc sống con, hay mời con bước tới trong cuộc sống của con?"
Đây là một lời cầu nguyện đẹp, và tôi khuyên anh chị em nên thực hiện mỗi ngày. Và một khi anh chị em nhớ ra, hãy vui mừng về điều đó, vui mừng về ký ức ấy, vì đó là một ký ức của tình yêu. Một nhiệm vụ khác đẹp hơn là hãy cầm lấy sách Phúc Âm và nhìn vào những câu chuyện trong đó Chúa Giêsu gặp gỡ nhiều người, làm thế nào Ngài đã chọn các tông đồ. .. Có rất nhiều cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu được thuật lại trong đó. Có lẽ một trong số trường hợp đó cũng tương tự như trường hợp của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều tìm thấy trường hợp riêng của mình.
Chúng ta hãy nhớ mối tình đầu
Và chúng ta không nên quên rằng Chúa Kitô có ý định duy trì "mối quan hệ với chúng ta" trong ý nghĩa của một sự ưa thích, mối quan hệ của tình yêu "dành cho bạn và chỉ cho bạn"
Hãy cầu nguyện và xin hồng ân. “Khi nào, Chúa đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên, tình yêu đầu tiên với tôi? để chúng ta có thể không phải nghe lời trách móc Chúa đã đưa ra trong sách Khải Huyền: "Ta có điều này chống lại ngươi, đó là ngươi đã quên tình yêu đầu tiên của ngươi".
Bài giảng tại Santa Marta: Giáo Hội ngày hôm nay là Giáo Hội của các vị tử đạo
Đặng Tự Do
19:03 24/04/2015
Xúc động trước cái chết thương tâm của 28 vị Kitô hữu người Ethiôpia trong đó 12 vị bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chặt đầu và 16 vị bị chúng bắn chết và những trường hợp bách hại đầy thương tâm khác, Đức Thánh Cha đã dành thánh lễ sáng thứ Ba 21 tháng Tư để cầu nguyện cho các ngài. Trong thánh lễ ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội của chúng ta ngày hôm nay là một Giáo Hội của các vị tử đạo.
Khi phân tích bài đọc thứ nhất trong sách Tông Đồ Công Vụ kể lại biến cố thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi bị ném đá cho đến chết, Đức Thánh Cha đã nói về "những anh em chúng ta bị cắt đứt cuống họng trên bãi biển Libya", về "cậu bé Pakistan bị thiêu sống bởi đám bạn của vì niềm tin Kitô của mình” và “những người di cư đã bị ném từ trên thuyền xuống biển” chỉ vì họ là các Kitô hữu.
Đức Thánh Cha nói: Các vị tử đạo không cần "bánh nào khác" trừ bánh duy nhất là Chúa Giêsu, và thánh Stêphanô không có nhu cầu để tìm kiếm một thỏa hiệp hay thương lượng với những kẻ đã đưa ngài đến cái chết.
Đức Thánh Cha cũng chỉ ra rằng trước chứng tá quyết liệt của thánh Stêphanô những kẻ bắt bớ ngài “đã bịt tai và vội vã nhất tề xông vào ngài”.
Cũng giống như Chúa Giêsu, thánh Stêphanô đã phải đối phó với những lời chứng dối và sự giận dữ của người dân. Thánh Stêphanô nhắc nhở các trưởng lão và các thầy thông luật rằng tổ tiên của họ đã từng bắt bớ các tiên tri khác vì lòng trung tín của các ngài với Lời Chúa, và khi ngài mô tả thị kiến của mình về các tầng trời mở ra "và Con người đứng bên hữu Thiên Chúa" họ không muốn nghe nhưng đã đẩy ngài ra ngoài thành bắt đầu ném đá Ngài.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng: "Lời Chúa luôn bị từ chối bởi một số người. Lời Chúa là bất tiện một khi anh chị em có một con tim bằng đá, một khi anh chị em có một trái tim ngoại giáo, vì Lời Chúa sẽ yêu cầu anh chị em bước tới cố gắng để thỏa mãn cơn đói của anh chị em với bánh mà Chúa Giêsu đã đề cập đến. Trong lịch sử của Mạc Khải nhiều vị tử đạo bị giết chỉ vì lòng trung tín đối với đức tin và lòng trung thành của họ đối với Lời Chúa, là sự thật của Thiên Chúa ".
Đức Giáo Hoàng tiếp tục so sánh sự tử đạo của thánh Stêphanô với cuộc thương khó của Chúa Giêsu với nhận xét rằng cả thánh Stêphanô "cũng đã chết với lòng cao thượng Kitô Giáo là sự tha thứ, và cầu nguyện cho kẻ thù của ngài".
Và thật mỉa mai rằng những ai bách hại các tiên tri đều tin rằng họ đã làm vì vinh quang Thiên Chúa; họ nghĩ rằng họ đã thực thi đúng giáo huấn của Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Hôm nay tôi muốn nhắc nhớ rằng lịch sử đích thực của Giáo Hội là lịch sử của các thánh và các vị tử đạo. Tôi biết nhiều người đã bị đàn áp và giết hại bởi những kẻ nghĩ rằng họ đang sở hữu ‘sự thật’, là những kẻ mà con tim đã bị băng hoại bởi cái ‘sự thật’ ấy.
“Trong những ngày, có biết bao nhiêu Stêphanô trên thế giới! Chúng ta hãy nghĩ đến những anh em chúng ta bị cắt cổ họng trên bãi biển ở Libya; hãy nghĩ các chàng trai trẻ, những người bị thiêu sống bởi bạn bè của mình chỉ vì là một Kitô hữu; chúng ta hãy nghĩ về những người di cư bị quăng ra khỏi thuyền của họ trong vùng biển rộng bởi những người di cư khác chỉ vì niềm tin Kitô, chúng ta hãy nghĩ đến hai ngày trước đây khi những người Ethiopia bị ám sát chỉ vì họ là các tín hữu Kitô ... và trường hợp của nhiều người khác nữa. Nhiều người trong số họ, chúng ta thậm chí không biết đến và những người đang đau khổ trong các nhà tù vì họ là Kitô hữu ... Giáo Hội ngày nay là một Giáo Hội của các vị tử đạo: họ phải chịu đau khổ, họ thí mạng sống mình và chúng ta nhận được các ơn lành của Thiên Chúa nhờ các chứng tá của họ”.
Đức Giáo Hoàng cũng chỉ ra rằng có rất nhiều “vị tử đạo ẩn danh, đó là những người nam nữ trung thành với tiếng gọi của Chúa Thánh Thần và những người đang tìm kiếm những cách thức mới và những con đường dẫn đưa anh em của mình nên tốt hơn trong tình yêu của Thiên Chúa”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng họ thường bị nghi ngờ, phỉ báng và bức hại bởi rất nhiều Hội Đồng Công Tọa là những người nghĩ rằng họ là chủ sở hữu của chân lý.
Khi phân tích bài đọc thứ nhất trong sách Tông Đồ Công Vụ kể lại biến cố thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi bị ném đá cho đến chết, Đức Thánh Cha đã nói về "những anh em chúng ta bị cắt đứt cuống họng trên bãi biển Libya", về "cậu bé Pakistan bị thiêu sống bởi đám bạn của vì niềm tin Kitô của mình” và “những người di cư đã bị ném từ trên thuyền xuống biển” chỉ vì họ là các Kitô hữu.
Đức Thánh Cha nói: Các vị tử đạo không cần "bánh nào khác" trừ bánh duy nhất là Chúa Giêsu, và thánh Stêphanô không có nhu cầu để tìm kiếm một thỏa hiệp hay thương lượng với những kẻ đã đưa ngài đến cái chết.
Đức Thánh Cha cũng chỉ ra rằng trước chứng tá quyết liệt của thánh Stêphanô những kẻ bắt bớ ngài “đã bịt tai và vội vã nhất tề xông vào ngài”.
Cũng giống như Chúa Giêsu, thánh Stêphanô đã phải đối phó với những lời chứng dối và sự giận dữ của người dân. Thánh Stêphanô nhắc nhở các trưởng lão và các thầy thông luật rằng tổ tiên của họ đã từng bắt bớ các tiên tri khác vì lòng trung tín của các ngài với Lời Chúa, và khi ngài mô tả thị kiến của mình về các tầng trời mở ra "và Con người đứng bên hữu Thiên Chúa" họ không muốn nghe nhưng đã đẩy ngài ra ngoài thành bắt đầu ném đá Ngài.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng: "Lời Chúa luôn bị từ chối bởi một số người. Lời Chúa là bất tiện một khi anh chị em có một con tim bằng đá, một khi anh chị em có một trái tim ngoại giáo, vì Lời Chúa sẽ yêu cầu anh chị em bước tới cố gắng để thỏa mãn cơn đói của anh chị em với bánh mà Chúa Giêsu đã đề cập đến. Trong lịch sử của Mạc Khải nhiều vị tử đạo bị giết chỉ vì lòng trung tín đối với đức tin và lòng trung thành của họ đối với Lời Chúa, là sự thật của Thiên Chúa ".
Đức Giáo Hoàng tiếp tục so sánh sự tử đạo của thánh Stêphanô với cuộc thương khó của Chúa Giêsu với nhận xét rằng cả thánh Stêphanô "cũng đã chết với lòng cao thượng Kitô Giáo là sự tha thứ, và cầu nguyện cho kẻ thù của ngài".
Và thật mỉa mai rằng những ai bách hại các tiên tri đều tin rằng họ đã làm vì vinh quang Thiên Chúa; họ nghĩ rằng họ đã thực thi đúng giáo huấn của Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Hôm nay tôi muốn nhắc nhớ rằng lịch sử đích thực của Giáo Hội là lịch sử của các thánh và các vị tử đạo. Tôi biết nhiều người đã bị đàn áp và giết hại bởi những kẻ nghĩ rằng họ đang sở hữu ‘sự thật’, là những kẻ mà con tim đã bị băng hoại bởi cái ‘sự thật’ ấy.
“Trong những ngày, có biết bao nhiêu Stêphanô trên thế giới! Chúng ta hãy nghĩ đến những anh em chúng ta bị cắt cổ họng trên bãi biển ở Libya; hãy nghĩ các chàng trai trẻ, những người bị thiêu sống bởi bạn bè của mình chỉ vì là một Kitô hữu; chúng ta hãy nghĩ về những người di cư bị quăng ra khỏi thuyền của họ trong vùng biển rộng bởi những người di cư khác chỉ vì niềm tin Kitô, chúng ta hãy nghĩ đến hai ngày trước đây khi những người Ethiopia bị ám sát chỉ vì họ là các tín hữu Kitô ... và trường hợp của nhiều người khác nữa. Nhiều người trong số họ, chúng ta thậm chí không biết đến và những người đang đau khổ trong các nhà tù vì họ là Kitô hữu ... Giáo Hội ngày nay là một Giáo Hội của các vị tử đạo: họ phải chịu đau khổ, họ thí mạng sống mình và chúng ta nhận được các ơn lành của Thiên Chúa nhờ các chứng tá của họ”.
Đức Giáo Hoàng cũng chỉ ra rằng có rất nhiều “vị tử đạo ẩn danh, đó là những người nam nữ trung thành với tiếng gọi của Chúa Thánh Thần và những người đang tìm kiếm những cách thức mới và những con đường dẫn đưa anh em của mình nên tốt hơn trong tình yêu của Thiên Chúa”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng họ thường bị nghi ngờ, phỉ báng và bức hại bởi rất nhiều Hội Đồng Công Tọa là những người nghĩ rằng họ là chủ sở hữu của chân lý.
Top Stories
Italian authorities: Terror suspects planned Vatican attack
Nicole Winfield / AP
12:12 24/04/2015
MILAN (AP) — Islamic extremists suspected in a bomb attack in a Pakistani market that killed more than 100 people had also planned an attack against the Vatican in 2010 that was never carried out, an Italian prosecutor said Friday.
The alleged foiled plot, known to authorities for years, was revealed as prosecutors announced the results of a decade-long investigation into an Italy-based terror network that aimed to stop Pakistan's actions against the Taliban. Police arrested nine suspects related to the probe Friday throughout Italy. Another nine were being sought, three of whom were believed to still be in the country.
Wiretaps collected as part of the investigation gave "signals of some preparation for a possible attack" at the Vatican, prosecutor Mauro Mura told a news conference in Cagliari, Sardinia. That included the arrival in Rome of a Pakistani suicide bomber, Mura said.
The Pakistani eventually left Italy, Mura said, without explaining why. The Italian news agency ANSA reported that there were two suicide bombers and that they were warned off by their associates in Italy when police began executing search warrants in the wider investigation of the Italy-based Islamic terror network.
The Vatican downplayed the significance of the alleged plot.
"From what it appears, this concerns a hypothesis that dates from 2010 which didn't occur. It has therefore no relevance today and no reason for particular concern," said the Rev. Federico Lombardi, the Vatican spokesman.
At the time of the suspected plot to bomb the Vatican, Pope Benedict XVI was still reeling from the effects in the Muslim world of a 2006 speech in Regensburg, Germany, in which he quoted a Byzantine emperor who characterized some of the teachings of the Prophet Muhammad as "evil and inhuman," particularly "his command to spread by the sword the faith."
While relations with the Muslim world were eventually repaired, tensions flared again in 2011 when Cairo's al-Azhar institute, the pre-eminent theological school of Sunni Islam, suspended interfaith talks with the Vatican after Benedict called for greater protections for Egypt's minority Christians.
More recently, Italian officials have made clear they take seriously the threat of the Islamic State group to conquer Rome and the seat of Christianity. Security has been beefed up at the Vatican and the head of the Swiss Guards has said they are ready but that they have no information about an imminent threat.
Pope Francis himself has said he realizes he may be a target but that he fears mostly for the innocent crowds who come to see him every time he's in public.
"We are all exposed and we are all afraid," said the Vatican secretary of state, Pietro Parolin. "But the pope is very calm for this, it's enough to watch him meeting people with great clarity and serenity."
The investigation was launched in 2005, but Mura said it was slowed when news of the investigation leaked to the media, alerting the suspects that they were being watched. He also said the process of translating the wiretaps was painstaking.
Authorities said some of five of the suspects were responsible for plotting "numerous bloody acts of terrorism in Pakistan," including the October 2009 explosion in a market in Peshawar in which more than 100 people died. That attack happened on the same day that then-Secretary of State Hillary Clinton visited the Pakistani capital, Islamabad, Mura noted.
Some of the suspects were also suspected of organizing attacks against Pakistani police and security forces that were carried out between March 2011 and November 2011, leaving five people dead, Mura said.
The terror ring also was a source of funding for terror operations in Pakistan, gathering donations from the Pakistani and Afghan community in Italy. It also illegally smuggled into Italy Pakistani and Afghani citizens who arrived by plane with false papers.
One of the suspects arrested Friday had a construction business in Sardinia that participated in work for a Group of Eight summit planned for Sardinia but that was later moved to quake-stricken Aquilia, in Abruzzo to boost reconstruction. Another was an imam in the northern province of Bergamo.
Mura also said some of the suspects had very close ties to al Qaida leader Osama bin Laden, and that wiretaps included phone calls inquiring about his health. Two were part of bin Laden's security detail, a press release said.
Police said the aim of the terror network was to create an insurrection against the Pakistani government.
(Source: http://news.yahoo.com/italian-police-sweep-terror-suspects-071500909.html)
The alleged foiled plot, known to authorities for years, was revealed as prosecutors announced the results of a decade-long investigation into an Italy-based terror network that aimed to stop Pakistan's actions against the Taliban. Police arrested nine suspects related to the probe Friday throughout Italy. Another nine were being sought, three of whom were believed to still be in the country.
Wiretaps collected as part of the investigation gave "signals of some preparation for a possible attack" at the Vatican, prosecutor Mauro Mura told a news conference in Cagliari, Sardinia. That included the arrival in Rome of a Pakistani suicide bomber, Mura said.
The Pakistani eventually left Italy, Mura said, without explaining why. The Italian news agency ANSA reported that there were two suicide bombers and that they were warned off by their associates in Italy when police began executing search warrants in the wider investigation of the Italy-based Islamic terror network.
The Vatican downplayed the significance of the alleged plot.
"From what it appears, this concerns a hypothesis that dates from 2010 which didn't occur. It has therefore no relevance today and no reason for particular concern," said the Rev. Federico Lombardi, the Vatican spokesman.
At the time of the suspected plot to bomb the Vatican, Pope Benedict XVI was still reeling from the effects in the Muslim world of a 2006 speech in Regensburg, Germany, in which he quoted a Byzantine emperor who characterized some of the teachings of the Prophet Muhammad as "evil and inhuman," particularly "his command to spread by the sword the faith."
While relations with the Muslim world were eventually repaired, tensions flared again in 2011 when Cairo's al-Azhar institute, the pre-eminent theological school of Sunni Islam, suspended interfaith talks with the Vatican after Benedict called for greater protections for Egypt's minority Christians.
More recently, Italian officials have made clear they take seriously the threat of the Islamic State group to conquer Rome and the seat of Christianity. Security has been beefed up at the Vatican and the head of the Swiss Guards has said they are ready but that they have no information about an imminent threat.
Pope Francis himself has said he realizes he may be a target but that he fears mostly for the innocent crowds who come to see him every time he's in public.
"We are all exposed and we are all afraid," said the Vatican secretary of state, Pietro Parolin. "But the pope is very calm for this, it's enough to watch him meeting people with great clarity and serenity."
The investigation was launched in 2005, but Mura said it was slowed when news of the investigation leaked to the media, alerting the suspects that they were being watched. He also said the process of translating the wiretaps was painstaking.
Authorities said some of five of the suspects were responsible for plotting "numerous bloody acts of terrorism in Pakistan," including the October 2009 explosion in a market in Peshawar in which more than 100 people died. That attack happened on the same day that then-Secretary of State Hillary Clinton visited the Pakistani capital, Islamabad, Mura noted.
Some of the suspects were also suspected of organizing attacks against Pakistani police and security forces that were carried out between March 2011 and November 2011, leaving five people dead, Mura said.
The terror ring also was a source of funding for terror operations in Pakistan, gathering donations from the Pakistani and Afghan community in Italy. It also illegally smuggled into Italy Pakistani and Afghani citizens who arrived by plane with false papers.
One of the suspects arrested Friday had a construction business in Sardinia that participated in work for a Group of Eight summit planned for Sardinia but that was later moved to quake-stricken Aquilia, in Abruzzo to boost reconstruction. Another was an imam in the northern province of Bergamo.
Mura also said some of the suspects had very close ties to al Qaida leader Osama bin Laden, and that wiretaps included phone calls inquiring about his health. Two were part of bin Laden's security detail, a press release said.
Police said the aim of the terror network was to create an insurrection against the Pakistani government.
(Source: http://news.yahoo.com/italian-police-sweep-terror-suspects-071500909.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giỗ năm thứ 79 đấng tổ phụ dòng Thánh Tâm và dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm
Tu sĩ Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh csc
12:45 24/04/2015
Chiều ngày 22.4.2015, trong tiết trời Tháng 3 âm lịch, tại nghĩa trang Thiên Thai, nơi đất thánh của Giáo phận Huế, đã diễn ra nghi lễ niệm hương tưởng nhớ và cầu nguyện trước mộ phần của Đức Cha Tổ Phụ Eugene Marie Joseph Allys của Dòng Thánh Tâm và Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Xem Hình Lễ Giỗ
Thanh minh trong tiết trời tháng Ba của buổi bảng lảng chiều về, nơi xứ Huế mộng mơ, mảnh đất mà thắm máu hồng anh hùng Tử Đạo và cũng là nơi an nghỉ của biết bao nhà truyền giáo, non nước chốn thần kinh như một khúc ca hào hùng tuyệt diệu dâng về Thiên Chúa uy linh cao cả. Khúc ca đầy uy lực và nặng lòng yêu mến xứ Huế của Đức Cha Eugene Marie Joseph Allys đã như lễ dâng Thiên Chúa cả khi sống và khi chết.
Đức Cha Eugene Marie Joseph Allys sinh ngày 12/02/1852 trong một thôn xóm của giáo xứ Paimpont thuộc nước Pháp. Ngài Thụ phong linh mục ngày 10/10/1875, cha Allys lên đường ngày 16/12 năm đó đến Miền Truyền Giáo Bắc Đàng Trong. Ngày 24/5/1908 Tòa Thánh chọn Đức Cha Allys làm Giám mục Giáo Phận Huế. Ngài nặng lòng với vùng truyền giáo, hơn 60 năm xa quê, nhiều dịp có cơ hội về thăm quê hương nhưng Đức Giám Mục âm thầm hy sinh dâng lên Chúa lòng nhớ quê đó, Ngài không về. Ngài để lại bao công lao to lớn cho Giáo Phận Huế cả về tinh thần và thiêng liêng. Đức Cha đã cho mở Thiên Hựu Học Đường ở Huế, trường cấp 2 Công Giáo đầu tiên ở Đông Dương cũng là công trình của Đức Cha Allys (Nay là Trường Đại Học Khoa Học Huế do nhà nước quản lý). Với thao thức giáo dục, Ngài lập 2 hội Dòng, dòng nữ Con Đức Mẹ Vô Nhiễm và Dòng Sư Huynh Thánh Tâm để chuyên lo giáo dục học sinh nghèo.
Một sự kiện lịch sử quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam xảy ra ngày 20.5.1925, thời Đức Cha Allys, giáo phận Huế được hai vinh dự:
- Một là Cụ Quận Công Nguyễn Hữu Bài, một đại thần của triều đình Việt Nam, là tín hữu Công Giáo đạo đức và hào hiệp có nhiều hoạt động lớn lao phục vụ Giáo Hội:
- Hai là do thỉnh nguyện của Quận Công, Toà thánh quyết định thiết lập toà Khâm Sứ Toà Thánh tại Đông Dương đặt trụ sở ở Phủ Cam [Xem bài “Phước Môn Quận Công Nguyễn Hữu Bài”, trong “Nhân vật giáo phận Huế”, Tập 1, Lê Ngọc Bích biên soạn, trang 110-13]. ĐGM. Constantino Ayuti (1876-1928) được bổ nhiệm làm Khâm Sứ Toà Thánh đầu tiên, từ năm 1925-1928. Theo đề nghị của Toàn Quyền Đông Dương Albert Sarraut, Đức Cha Allys được truy tặng Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’honneur) do sắc lệnh ký ngày 5/2/1921.
Năm Giỗ thứ 79 của Ngài (23.4.1936- 23.4.2015) dịp này, hai Hội Dòng con cái Ngài cùng nô nức về bên mộ người Cha kính yêu, để thỏ thẻ, để nhỏ to lời nguyện cầu chất chứa con tim.
Mờ đầu bằng lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần, tiếp đến là phân dâng hương, dâng hoa trang trọng với tâm tình: Chúng con cùng cúi đầu dâng Cha nén hương trầm, cúi đầu dâng lên Cha chút tình con thảo. Kính xin Cha tiếp tục hộ phù, che chở và dắt dìu đoàn con tiến bước trên con đường mà Cha đã đi: Dấn thân cho tình yêu, yêu mến mọi người và tiếp nối đem niềm vui, ánh sáng đến cho muôn dân.
Tiếp đến là phần Lời Chúa trích Ga 12, 24-26. Hướng dẫn viên đã giúp cộng đoàn suy niệm lời Chúa trong đó có đoạn nhắc đến: “Với tình yêu, sự hy sinh, chết đi và mục nát của hạt lúa tốt lành, Cha đã sinh ra những bông hạt nặng trĩu là Hai Hội Dòng chúng con và các con chiên đang ở khắp nơi trên quê hương Việt nam thân yêu này.”
Sau đó cộng đoàn dâng lời nguyện chung, dâng những câu kinh và khúc ca trầm lắng. Kết thúc nghi Lễ tưởng nhớ bằng lời nguyện của Chị Phó Bề Trên Dòng Vô Nhiễm và phép lành của cha Phó Bề Trên Emilianô Đỗ Minh Liên.
Lúc 7 giờ 30 tối ngày 22.4.2015, tại nhà Truyền Thống Dòng Thánh Tâm và trước đài Tổ Phụ, đã diễn ra buổi niệm hương và cầu nguyện của anh em Dòng Thánh Tâm.
Sau phần niệm hương, cha Phó Bề Trên Emilianô Đỗ Minh Liên đã ban huấn từ cho anh em trong nhà. Ngài nói: “ nơi khung cảnh quen thuộc của mỗi anh em chúng ta, trước Đài Tổ Phụ với Nhà Truyền thống hôm nay, kết dệt một tâm tình mới, đó là tâm tình anh em nhớ về Đấng sáng lập Dòng nhân dịp Giỗ lần thứ 79 của Ngài. Đức Cha qua đời lúc Dòng chị được 16 tuổi và Dòng em tròn 11 tuổi…. nhưng Đức Cha đã về Trời để cầu nguyện cho đoàn con cái của Ngài…”
Buổi cầu nguyện và dâng hương kết thúc trong tiếng kinh nguyện.
Chiều ngày 23.4.2015, lúc 5 giờ 30 phút, tại Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, hai dòng con cái của Đức Cha sẽ cùng hiệp dâng Thánh Lễ và cùng dự buổi liên hoan Nhớ Về Cha.
Xem Hình Lễ Giỗ
Thanh minh trong tiết trời tháng Ba của buổi bảng lảng chiều về, nơi xứ Huế mộng mơ, mảnh đất mà thắm máu hồng anh hùng Tử Đạo và cũng là nơi an nghỉ của biết bao nhà truyền giáo, non nước chốn thần kinh như một khúc ca hào hùng tuyệt diệu dâng về Thiên Chúa uy linh cao cả. Khúc ca đầy uy lực và nặng lòng yêu mến xứ Huế của Đức Cha Eugene Marie Joseph Allys đã như lễ dâng Thiên Chúa cả khi sống và khi chết.
Đức Cha Eugene Marie Joseph Allys sinh ngày 12/02/1852 trong một thôn xóm của giáo xứ Paimpont thuộc nước Pháp. Ngài Thụ phong linh mục ngày 10/10/1875, cha Allys lên đường ngày 16/12 năm đó đến Miền Truyền Giáo Bắc Đàng Trong. Ngày 24/5/1908 Tòa Thánh chọn Đức Cha Allys làm Giám mục Giáo Phận Huế. Ngài nặng lòng với vùng truyền giáo, hơn 60 năm xa quê, nhiều dịp có cơ hội về thăm quê hương nhưng Đức Giám Mục âm thầm hy sinh dâng lên Chúa lòng nhớ quê đó, Ngài không về. Ngài để lại bao công lao to lớn cho Giáo Phận Huế cả về tinh thần và thiêng liêng. Đức Cha đã cho mở Thiên Hựu Học Đường ở Huế, trường cấp 2 Công Giáo đầu tiên ở Đông Dương cũng là công trình của Đức Cha Allys (Nay là Trường Đại Học Khoa Học Huế do nhà nước quản lý). Với thao thức giáo dục, Ngài lập 2 hội Dòng, dòng nữ Con Đức Mẹ Vô Nhiễm và Dòng Sư Huynh Thánh Tâm để chuyên lo giáo dục học sinh nghèo.
Một sự kiện lịch sử quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam xảy ra ngày 20.5.1925, thời Đức Cha Allys, giáo phận Huế được hai vinh dự:
- Một là Cụ Quận Công Nguyễn Hữu Bài, một đại thần của triều đình Việt Nam, là tín hữu Công Giáo đạo đức và hào hiệp có nhiều hoạt động lớn lao phục vụ Giáo Hội:
- Hai là do thỉnh nguyện của Quận Công, Toà thánh quyết định thiết lập toà Khâm Sứ Toà Thánh tại Đông Dương đặt trụ sở ở Phủ Cam [Xem bài “Phước Môn Quận Công Nguyễn Hữu Bài”, trong “Nhân vật giáo phận Huế”, Tập 1, Lê Ngọc Bích biên soạn, trang 110-13]. ĐGM. Constantino Ayuti (1876-1928) được bổ nhiệm làm Khâm Sứ Toà Thánh đầu tiên, từ năm 1925-1928. Theo đề nghị của Toàn Quyền Đông Dương Albert Sarraut, Đức Cha Allys được truy tặng Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’honneur) do sắc lệnh ký ngày 5/2/1921.
Năm Giỗ thứ 79 của Ngài (23.4.1936- 23.4.2015) dịp này, hai Hội Dòng con cái Ngài cùng nô nức về bên mộ người Cha kính yêu, để thỏ thẻ, để nhỏ to lời nguyện cầu chất chứa con tim.
Mờ đầu bằng lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần, tiếp đến là phân dâng hương, dâng hoa trang trọng với tâm tình: Chúng con cùng cúi đầu dâng Cha nén hương trầm, cúi đầu dâng lên Cha chút tình con thảo. Kính xin Cha tiếp tục hộ phù, che chở và dắt dìu đoàn con tiến bước trên con đường mà Cha đã đi: Dấn thân cho tình yêu, yêu mến mọi người và tiếp nối đem niềm vui, ánh sáng đến cho muôn dân.
Tiếp đến là phần Lời Chúa trích Ga 12, 24-26. Hướng dẫn viên đã giúp cộng đoàn suy niệm lời Chúa trong đó có đoạn nhắc đến: “Với tình yêu, sự hy sinh, chết đi và mục nát của hạt lúa tốt lành, Cha đã sinh ra những bông hạt nặng trĩu là Hai Hội Dòng chúng con và các con chiên đang ở khắp nơi trên quê hương Việt nam thân yêu này.”
Sau đó cộng đoàn dâng lời nguyện chung, dâng những câu kinh và khúc ca trầm lắng. Kết thúc nghi Lễ tưởng nhớ bằng lời nguyện của Chị Phó Bề Trên Dòng Vô Nhiễm và phép lành của cha Phó Bề Trên Emilianô Đỗ Minh Liên.
Lúc 7 giờ 30 tối ngày 22.4.2015, tại nhà Truyền Thống Dòng Thánh Tâm và trước đài Tổ Phụ, đã diễn ra buổi niệm hương và cầu nguyện của anh em Dòng Thánh Tâm.
Sau phần niệm hương, cha Phó Bề Trên Emilianô Đỗ Minh Liên đã ban huấn từ cho anh em trong nhà. Ngài nói: “ nơi khung cảnh quen thuộc của mỗi anh em chúng ta, trước Đài Tổ Phụ với Nhà Truyền thống hôm nay, kết dệt một tâm tình mới, đó là tâm tình anh em nhớ về Đấng sáng lập Dòng nhân dịp Giỗ lần thứ 79 của Ngài. Đức Cha qua đời lúc Dòng chị được 16 tuổi và Dòng em tròn 11 tuổi…. nhưng Đức Cha đã về Trời để cầu nguyện cho đoàn con cái của Ngài…”
Buổi cầu nguyện và dâng hương kết thúc trong tiếng kinh nguyện.
Chiều ngày 23.4.2015, lúc 5 giờ 30 phút, tại Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, hai dòng con cái của Đức Cha sẽ cùng hiệp dâng Thánh Lễ và cùng dự buổi liên hoan Nhớ Về Cha.
Truyền thông Công giáo Việt Nam khắp nơi tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho Đức ông Phêrô Nguyễn văn Tài
VietCatholic Network
10:45 24/04/2015
Trong tinh thần hiệp thông và tưởng nhớ Đức ông Phêrô Nguyễn văn Tài, các anh em Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân hoạt động trong lãnh vực Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo sẽ dâng thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Phêrô. Xin kính mời qúi linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân tới hiệp dâng thánh lễ tại những địa điểm sau đây:
Bùi Chu, Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện vào chiều Chúa Nhật ngày 26/4/2015 tại giáo xứ Phong Lam, giáo phận Bùi Chu do LM Việt Châu (chủ nhiệm Dân Chúa Mỹ Châu) chủ sự.
Los Angeles, Mỹ quốc: Thánh lễ cầu nguyện lúc 5:15 chiều thứ Bảy ngày 25/4/2015 tại thánh đường St. Catherine, Santa Catalina, Los Angeles, do LM Trần Công Nghị (giám đốc VietCatholic Network) chủ sự.
Melbourne, Úc châu: Thánh lễ cầu nguyện lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật 26/4/2015 tại St. Margaret Mary 51 Mithcell St Brunswick, Melbourne, Australia cho LM Nguyễn Hữu Quảng (chủ nhiệm Dân Chúa Úc Châu, Phó giám đốc VietCatholic) chủ sự.
Tuttlingen, Đức quốc: Thánh lễ cầu nguyện lúc 3 giờ chiều Chúa Nhật ngày 26/4/2015 tại CĐ Phaolô Hạnh ở nhà thờ Đức Maria Nữ Vương, thành phố Tuttlingen, địa chỉ: Maria Koenigin, Bergstr. 63, 78532 Tuttlingen; do LM Bùi Thượng Lưu (chủ nhiệm Dân Chúa Âu Châu) chủ sự.
San José, Mỹ quốc: Thánh lễ cầu nguyện lúc 8 giờ sáng Chúa Nhật ngày 26/4/2015 tại thánh đường giáo xứ Thánh Maria Goretti, địa chỉ: 2980 Senter Rd, San Jose, CA 95111do Ông Nguyễn Long Thao (Phó giám đốc VietCatholic) tổ chức và LM Phan Quang Cường (chủ tịch miền Tây Hoa Kỳ) chủ sự.
Philadelphia, Mỹ quốc: Thánh lễ cầu nguyện lúc 9:30 sáng Chúa Nhật ngày 26/4/2015 tại giáo xứ St. Helena, địa chỉ: 6161 N Fifth St, Philadelphia, PA 191204, do Đức ông Trịnh Minh Trí (chủ tịch Liên đoàn CGVN/HK) chủ sự.
Đài Vatican: Thánh lễ cầu nguyện vào sáng ngày thứ Hai 27/4/2015 tại Đài Phát thanh Vatican, do Cha Giám đốc Đức Anh và Đức ông Hoàng Minh Thắng đồng tế và các thành viên Ban Việt Ngữ Vatican tham dự.
Perth, Úc châu: Thánh lễ cầu nguyện lúc 8h30 tối ngày thứ Tư 29/04/2015 tại VietCatholic Studio ở Perth, miền Tây Australia, do Ông Đặng Minh An (Phó giám đốc VietCatholic) tổ chức và LM Lý Văn Ca chủ sự.
Nam Cali, Hoa Kỳ: Thánh lễ cầu nguyện lúc 9 sáng thứ Bảy ngày 2/5/2015 tại Trung Tâm Công Giáo Việt nam, 1538 Century Blvd., Santa Ana, giáo phận Orange, do Đức Cha Mai thanh Lương và Cha Giám đốc Nguyễn Thái đồng tế.
Paris, Pháp quốc: Thánh lễ cầu nguyện lúc 11:30 sáng Chúa Nhật ngày 3/5/2015 tại Giáo xứ Việt Nam, địa chỉ: 38 Rue des Épinettes - 75017 Paris (Entrée: 2 Villa des Épinettes) do Đức ông Mai Đức Vinh chủ sự.
Sydney, Úc châu: Thánh lễ cầu nguyện lúc 6.30pm thứ Ba ngày 5/5/2015 tai Nhà Thờ Lakemba do Cha Paul Văn Chi (Phó giám đốc VietCatholic Network) và Cha FX Nguyễn Văn Tuyết đồng tế.
Bùi Chu, Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện vào chiều Chúa Nhật ngày 26/4/2015 tại giáo xứ Phong Lam, giáo phận Bùi Chu do LM Việt Châu (chủ nhiệm Dân Chúa Mỹ Châu) chủ sự.
Los Angeles, Mỹ quốc: Thánh lễ cầu nguyện lúc 5:15 chiều thứ Bảy ngày 25/4/2015 tại thánh đường St. Catherine, Santa Catalina, Los Angeles, do LM Trần Công Nghị (giám đốc VietCatholic Network) chủ sự.
Melbourne, Úc châu: Thánh lễ cầu nguyện lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật 26/4/2015 tại St. Margaret Mary 51 Mithcell St Brunswick, Melbourne, Australia cho LM Nguyễn Hữu Quảng (chủ nhiệm Dân Chúa Úc Châu, Phó giám đốc VietCatholic) chủ sự.
Tuttlingen, Đức quốc: Thánh lễ cầu nguyện lúc 3 giờ chiều Chúa Nhật ngày 26/4/2015 tại CĐ Phaolô Hạnh ở nhà thờ Đức Maria Nữ Vương, thành phố Tuttlingen, địa chỉ: Maria Koenigin, Bergstr. 63, 78532 Tuttlingen; do LM Bùi Thượng Lưu (chủ nhiệm Dân Chúa Âu Châu) chủ sự.
San José, Mỹ quốc: Thánh lễ cầu nguyện lúc 8 giờ sáng Chúa Nhật ngày 26/4/2015 tại thánh đường giáo xứ Thánh Maria Goretti, địa chỉ: 2980 Senter Rd, San Jose, CA 95111do Ông Nguyễn Long Thao (Phó giám đốc VietCatholic) tổ chức và LM Phan Quang Cường (chủ tịch miền Tây Hoa Kỳ) chủ sự.
Philadelphia, Mỹ quốc: Thánh lễ cầu nguyện lúc 9:30 sáng Chúa Nhật ngày 26/4/2015 tại giáo xứ St. Helena, địa chỉ: 6161 N Fifth St, Philadelphia, PA 191204, do Đức ông Trịnh Minh Trí (chủ tịch Liên đoàn CGVN/HK) chủ sự.
Đài Vatican: Thánh lễ cầu nguyện vào sáng ngày thứ Hai 27/4/2015 tại Đài Phát thanh Vatican, do Cha Giám đốc Đức Anh và Đức ông Hoàng Minh Thắng đồng tế và các thành viên Ban Việt Ngữ Vatican tham dự.
Perth, Úc châu: Thánh lễ cầu nguyện lúc 8h30 tối ngày thứ Tư 29/04/2015 tại VietCatholic Studio ở Perth, miền Tây Australia, do Ông Đặng Minh An (Phó giám đốc VietCatholic) tổ chức và LM Lý Văn Ca chủ sự.
Nam Cali, Hoa Kỳ: Thánh lễ cầu nguyện lúc 9 sáng thứ Bảy ngày 2/5/2015 tại Trung Tâm Công Giáo Việt nam, 1538 Century Blvd., Santa Ana, giáo phận Orange, do Đức Cha Mai thanh Lương và Cha Giám đốc Nguyễn Thái đồng tế.
Paris, Pháp quốc: Thánh lễ cầu nguyện lúc 11:30 sáng Chúa Nhật ngày 3/5/2015 tại Giáo xứ Việt Nam, địa chỉ: 38 Rue des Épinettes - 75017 Paris (Entrée: 2 Villa des Épinettes) do Đức ông Mai Đức Vinh chủ sự.
Sydney, Úc châu: Thánh lễ cầu nguyện lúc 6.30pm thứ Ba ngày 5/5/2015 tai Nhà Thờ Lakemba do Cha Paul Văn Chi (Phó giám đốc VietCatholic Network) và Cha FX Nguyễn Văn Tuyết đồng tế.
Thánh lễ Tạ ơn và khánh thành nhà thờ Hội Điền
Trương Trí
10:24 24/04/2015
HUẾ - Trong niềm hân hoan của mùa Phục Sinh, sáng ngày 23/4, Cộng đoàn Giao xứ Hội Điền vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, vị chủ chăn kính yêu của Giáo phận đến dâng Thánh lễ Tạ ơn Khánh thành Nhà thờ và Cung hiến Bàn thờ. Ngôi Nhà thờ do chính Ngài chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên cách nay 2 năm rưỡi, khi Ngài còn là Giám mục Phụ tá của Giáo phận.
Hình ảnh
Đúng 9 giờ, đoàn rước lòng trọng tiến lên Tiền đường Nhà thờ để khởi sự nghi thức cắt băng khánh thành. Cha Phaolô Trần Văn Quang, quản xứ Kẻ Văn kiêm Giáo xứ Hội Điền giới thiệu đôi nét về Giáo xứ: theo đó thì làng Hội Điền được thành lập dưới thời vua Khải Định, vào khoảng năm 1897-1910. Lúc đó dân làng nhờ Cha Maillebuau (Cố Nhiệm) đang quản xứ Kẻ Văn đứng ra làm đơn xin, được triều đình chấp thuận và làng Hội Điền ra đời. Dân làng nhớ ơn Ngài nên rất đông người theo Đạo, và Ngài cũng đồng thời cho xây dựng một ngôi Nhà thờ dâng lính Thánh Giuse. Trải qua bao năm tháng, lại là vùng đất thấp trũng nên Nhà thờ xuống cấp nghiêm trọng. Cho đến nay, Giáo xứ Hội Điền có 32 gia đình gồm 164 người sống bằng nghề nông. Về mùa mưa, làng Hội Điền như một ốc đảo giữa đồng nước mênh mông, người dân nơi đây quanh năm khó nghèo.
Đức Tổng Giám mục dâng lời nguyện và cắt băng Khánh thành Nhà thờ, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh và Cha Hạt trưởng hạt Quảng Trị Gioan Baotixita Lê Quang Quý cùng cắt băng khánh thành. Tiếp đó, đại diện Giáo xứ dâng lên Đức Tổng Giám mục chìa khóa Nhà thờ thể hiện chủ quyền ngôi Nhà thờ và Ngài trao quyền coi sóc cho Cha Quản xứ Phaolô Trần Văn Quang. Cha Quản xứ mở cửa Nhà thờ và mời Đức Tổng Giám mục, quý Cha đồng tế cùng cộng đoàn tiến vào Nhà thờ.
Đức Tổng Giám mục dang lời nguyện làm phép nước và rãy trên cộng đoàn để thanh tẩy tâm hồn trước khi tham dự Thánh lễ, đồng thời Ngài rãy trên Nhà thờ để thánh hóa ngôi Nhà thờ làm nơi thờ phượng Chúa.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn hãy biết sống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Xây dựng được ngôi Nhà thờ đòi hỏi biết bao công sức và tiền của. Nhưng phải biết gìn giữ ngôi Nhà thờ bằng tình yêu thương và hiệp thông, loại bỏ mọi chia rẻ bất hòa trong cộng đoàn. Chúa Giêsu đã nói: “Khi các ngươi đến Đền thờ để dâng của lễ, mà các ngươi còn bất hòa với ai thì hãy về làm hòa đi đã rồi mới đến dang của lễ”. Nhà thờ là nơi đào tạo tinh thần truyền giáo, học hỏi giáo lý để đem Tin mừng của Chúa cho mọi người chung quanh.
Trước khi cử hành nghi thức Cung hiến Bàn thờ, Đức Tổng Giám mục cùng cộng đoàn Dân Chúa sốt sắng đọc kinh Cầu Các Thánh, xin các Ngài cầu bàu cùng Chúa cho mọi việc phụng vụ trên Bàn thờ này được đẹp lòng Chúa và mang lại nhiều ân sủng.
Tiếp đó, Đức Tổng Giám mục dâng lời nguyện Cung hiến Bàn thờ và xức Dầu Thánh hiến. Ngài cũng xông hương Bàn thờ, thể hiện sự tôn kính Bàn Thánh là nơi dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Làn hương trầm bay tỏa như bao lời kinh nguyện cầu của cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể, bàn thờ được trang trí hoa đèn lộng lẫy, đèn điện được thắp sáng lên, Đức Tổng Giám mục làm phép ngọn lửa mới để thắp sáng lên Bàn thờ.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục mời gọi Cộng đoàn quỳ gối, cung kính chầu Thánh Thể, Ngài long trọng xông hương Mình Thánh Chúa và rước kiệu trong Nhà thờ.
Kết thúc Thánh lễ, đại diện HĐGX nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục và quý Cha đồng tế đã về nơi xa xôi hẻo lánh này để hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn Khánh thành Nhà thờ và Cung hiến Bàn thờ. Một niềm vinh dự và hân hoan của toàn thể Giáo xứ. Cảm ơn Cộng đoàn Dân Chúa từ trong Giáo phận về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Giáo xứ. Cảm ơn đại diện các làng, đại diện tôn giáo bạn đã chia sẻ niềm vui với Giáo xứ. Cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị, huyện Hải Lăng và xã Hải Hòa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Giáo xứ trong việc xây Nhà thờ, hôm nay còn đến hòa chung niềm vui với Giáo xứ.
Các em thiếu nhi hồn nhiên trình bày “Vũ khúc Tạ ơn” thật thơ ngây và thật dễ thương tạo bầu khí tươi vui trong ngày vui của Giáo xứ.
Hình ảnh
Đúng 9 giờ, đoàn rước lòng trọng tiến lên Tiền đường Nhà thờ để khởi sự nghi thức cắt băng khánh thành. Cha Phaolô Trần Văn Quang, quản xứ Kẻ Văn kiêm Giáo xứ Hội Điền giới thiệu đôi nét về Giáo xứ: theo đó thì làng Hội Điền được thành lập dưới thời vua Khải Định, vào khoảng năm 1897-1910. Lúc đó dân làng nhờ Cha Maillebuau (Cố Nhiệm) đang quản xứ Kẻ Văn đứng ra làm đơn xin, được triều đình chấp thuận và làng Hội Điền ra đời. Dân làng nhớ ơn Ngài nên rất đông người theo Đạo, và Ngài cũng đồng thời cho xây dựng một ngôi Nhà thờ dâng lính Thánh Giuse. Trải qua bao năm tháng, lại là vùng đất thấp trũng nên Nhà thờ xuống cấp nghiêm trọng. Cho đến nay, Giáo xứ Hội Điền có 32 gia đình gồm 164 người sống bằng nghề nông. Về mùa mưa, làng Hội Điền như một ốc đảo giữa đồng nước mênh mông, người dân nơi đây quanh năm khó nghèo.
Đức Tổng Giám mục dâng lời nguyện và cắt băng Khánh thành Nhà thờ, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh và Cha Hạt trưởng hạt Quảng Trị Gioan Baotixita Lê Quang Quý cùng cắt băng khánh thành. Tiếp đó, đại diện Giáo xứ dâng lên Đức Tổng Giám mục chìa khóa Nhà thờ thể hiện chủ quyền ngôi Nhà thờ và Ngài trao quyền coi sóc cho Cha Quản xứ Phaolô Trần Văn Quang. Cha Quản xứ mở cửa Nhà thờ và mời Đức Tổng Giám mục, quý Cha đồng tế cùng cộng đoàn tiến vào Nhà thờ.
Đức Tổng Giám mục dang lời nguyện làm phép nước và rãy trên cộng đoàn để thanh tẩy tâm hồn trước khi tham dự Thánh lễ, đồng thời Ngài rãy trên Nhà thờ để thánh hóa ngôi Nhà thờ làm nơi thờ phượng Chúa.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn hãy biết sống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Xây dựng được ngôi Nhà thờ đòi hỏi biết bao công sức và tiền của. Nhưng phải biết gìn giữ ngôi Nhà thờ bằng tình yêu thương và hiệp thông, loại bỏ mọi chia rẻ bất hòa trong cộng đoàn. Chúa Giêsu đã nói: “Khi các ngươi đến Đền thờ để dâng của lễ, mà các ngươi còn bất hòa với ai thì hãy về làm hòa đi đã rồi mới đến dang của lễ”. Nhà thờ là nơi đào tạo tinh thần truyền giáo, học hỏi giáo lý để đem Tin mừng của Chúa cho mọi người chung quanh.
Trước khi cử hành nghi thức Cung hiến Bàn thờ, Đức Tổng Giám mục cùng cộng đoàn Dân Chúa sốt sắng đọc kinh Cầu Các Thánh, xin các Ngài cầu bàu cùng Chúa cho mọi việc phụng vụ trên Bàn thờ này được đẹp lòng Chúa và mang lại nhiều ân sủng.
Tiếp đó, Đức Tổng Giám mục dâng lời nguyện Cung hiến Bàn thờ và xức Dầu Thánh hiến. Ngài cũng xông hương Bàn thờ, thể hiện sự tôn kính Bàn Thánh là nơi dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Làn hương trầm bay tỏa như bao lời kinh nguyện cầu của cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể, bàn thờ được trang trí hoa đèn lộng lẫy, đèn điện được thắp sáng lên, Đức Tổng Giám mục làm phép ngọn lửa mới để thắp sáng lên Bàn thờ.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục mời gọi Cộng đoàn quỳ gối, cung kính chầu Thánh Thể, Ngài long trọng xông hương Mình Thánh Chúa và rước kiệu trong Nhà thờ.
Kết thúc Thánh lễ, đại diện HĐGX nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục và quý Cha đồng tế đã về nơi xa xôi hẻo lánh này để hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn Khánh thành Nhà thờ và Cung hiến Bàn thờ. Một niềm vinh dự và hân hoan của toàn thể Giáo xứ. Cảm ơn Cộng đoàn Dân Chúa từ trong Giáo phận về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Giáo xứ. Cảm ơn đại diện các làng, đại diện tôn giáo bạn đã chia sẻ niềm vui với Giáo xứ. Cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị, huyện Hải Lăng và xã Hải Hòa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Giáo xứ trong việc xây Nhà thờ, hôm nay còn đến hòa chung niềm vui với Giáo xứ.
Các em thiếu nhi hồn nhiên trình bày “Vũ khúc Tạ ơn” thật thơ ngây và thật dễ thương tạo bầu khí tươi vui trong ngày vui của Giáo xứ.
Người Việt là dân tộc đông nhất đang đón chờ Đức Thánh Cha ở Philadelphia.
Trần Mạnh Trác
17:02 24/04/2015
Theo nhiều nguồn tin từ các báo chí Mỹ thì số người Việt Nam ghi danh tham dự 'Hội nghị thế giới gia đình' (WMOF) với Đức Thánh Cha ở Philadelphia vào tháng 9 tới đây là đông đảo nhất trong tổng số 60 sắc dân (không kể người gốc Mỹ) đã đăng ký cho tới nay.
Ngoài số người Việt tị nạn, đã có nhiều người sẽ đến từ Việt Nam, trong đó là một đoàn đại biểu chính thức với 5 giám mục và hơn 30 linh mục.
Theo đức ông Trịnh Minh Trí, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ, thì sẽ còn có nhiều người VN tham gia nữa, đó là chưa kể những người ghi danh 'muộn'.
Chúng tôi bất ngờ đọc được một bài tường thuật khá đầy đủ cuả cô Stephanie Farr cuả tờ Phillynews, xin được phỏng dịch lại cho quí độc giả, (xin thay đổi cách xưng hô dùng tên họ cuả Mỹ bằng cách dùng tên tục theo lối Việt.)
'Đức tin của người Việt Nam thật là khốc liệt' ('Vietnam's faith is fierce')
Ông Vũ Thế Phong đang có một trại nuôi heo nhỏ ở miền Bắc Việt Nam, 200 km phía đông Hà Nội, gần biên giới Trung Quốc.
Nhưng nếu việc xin visa được suôn sẻ, thì ông Phong sẽ có dịp đóng góp tiếng nói của mình cùng với hàng triệu người Công Giáo khác ở Philadelphia , trong dịp 'Hội nghị thế giới gia đình' tổ chức vào tháng chín này, có sự tham dự cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
"[Việt Nam] không có một hội nghị lớn như thế", ông Phong viết qua một email gửi cho tờ Daily News. "Trong thời buổi này, thì các thành viên trong một gia đình cần nhiều thời gian hơn để tìm hiểu nhau, để thông cảm nhau... Vì vậy, WMOF là dịp cho mọi người gặp gỡ và trao đổi."
Bà Tracy Purdy, ở một thế giới khác xa với thế giới cuả ông Phong, sống trong một ngôi nhà lớn ở schwenksville có ánh sáng chiếu qua cửa sổ làm ấm bộ sàn nhà bằng gỗ cứng. Trong suốt tầm nhìn cuả vùng, thì không có một trang trại nuôi heo nào cả, nhưng ngọn tháp của nhà máy điện hạt nhân Limerick thì luôn nổi bật trên những con đường hướng về Philadelphia.
Gia đình bà Purdy theo đạo Mormon ở Pottstown. Khi nhìn thấy áp phích kêu gọi người ta cung cấp chỗ ở tạm cho những người tham dự WMOF , bà Purdy đã đăng ký căn nhà cuả bà, mặc dù bà nghi ngờ rằng sẽ chẳng có ai muốn ở một nơi xa xôi, mất hằng một giờ lái xe từ thành phố.
Nhưng hai tuần trước đây, đã có người đặt phòng đầu tiên - một người đàn ông tên là Nguyễn Văn Thông ở Việt Nam.
"Sau khi chúng tôi nhận anh chàng này, thì một câu hỏi đặt ra với tôi, là lý do tại sao một người đi mãi từ Việt Nam để được thấy Đức Giáo Hoàng ở Philadelphia, trong khi ngài cũng đang chu du khắp mọi nơi?" Bà Purdy cho biết. "Tôi tò mò hỏi," Tại sao anh lại đến đây? Tại sao lại là Philadelphia? ' "
Các ông Phong và Thông không phải là những người duy nhất muốn làm một cuộc hành trình dài 8.000 dặm (12,800km) từ Việt Nam trong tháng Chín.
Ngay bây giờ, theo bà Lizanne Pando, giám đốc tiếp thị và truyền thông WMOF, thì đã có rất nhiều người Việt Nam đăng ký cho WMOF, nhiều hơn bất kỳ sắc dân nào khác bên ngoài những người nói tiếng Anh.
Trong số khoảng 7.000 người đăng ký cho 60 thứ tiếng cho đến nay, 668 người đã yêu cầu dịch vụ tiếng Việt - và 209 trong số đó là trực tiếp từ Việt Nam, bà Pando cho biết.
"Khởi đầu tôi đã rất ngạc nhiên," bà Pando cho biết. "Nhưng khi nói chuyện với Đức ông Trịnh Minh Trí, thì tôi không còn ngạc nhiên nữa."
Tại sao nhiều như thế?
Đức ông Giuse Trịnh Minh Trí, sinh quán ở VN, đang là cha sở họ đạo St. Helena trên đường 5th Street và Godfrey Avenue, cũng đang hồi hộp với số lượng đăng ký cuả những người đồng hương và ngài hy vọng con số này sẽ còn tăng hơn nữa.
"Đối với người Việt thì bây giờ còn quá sớm!" ngài nói. "Họ thường đợi cho tới phút chót."
Đức ông Trí, cũng là chủ tịch Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ , đang cố gắng để lo liệu cho những nhu cầu di chuyển của một nhóm lớn nhất từ Việt Nam tới, 114 đại biểu chính thức từ Việt Nam, gồm có 5 giám mục và hơn 30 linh mục.
Đức ông Trí thậm chí còn muốn tổ chức một buổi Lễ tiếng Việt vào ngày thứ bảy, ngài đã chính thức mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô tham dự. Ngài hy vọng sẽ có khoảng 3.000 người Việt tham dự Thánh Lễ, ban đầu dự định được tổ chức tại nhà thờ giáo xứ St. Helena cuả ngài, nhưng có thể sẽ phải di chuyển đến trường Cardinal Dougherty High School để cho có đủ chỗ.
"Đây sẽ là một tập hợp lớn nhất của người Công Giáo Việt Nam ở bên ngoài Việt Nam", Đức ông Trí nói.
Có ba lý do, Đức ông Trí cho biết, tại sao có rất nhiều người Việt tham dự cuộc hội này: Nhiều người muốn đi du lịch sang Mỹ, nhiều người có thân nhân và sẽ đến thăm họ ở đây, và dĩ nhiên, nhiều người muốn nhìn thấy Đức Thánh Cha Phanxicô.
"Vì vậy, đây là một hòn đá ném được ba con chim", Đức ông Trí nói.
Về phần ông Phong, ông cho biết đã quyết định đăng ký WMOF này khi Đức Thánh Cha công bố tham dự .
"Xin visa đến Hoa Kỳ từ Việt Nam thì không dễ dàng ," ông Phong, 35 tuổi, viết. "Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội cho những người từ Việt Nam có thể mở rộng tầm nhìn về các tổ chức quốc tế."
Các nhà truyền giáo đã giao giảng Đạo Công Giáo ở Việt Nam từ thế kỷ 16 và đã đặt được một nền móng vững chắc vào giữa thế kỷ 17.
"Chúng tôi đón nhận đức tin từ các nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha", Đức ông Trí nói.
Theo World Fact Book của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, thì Công Giáo là đạo lớn thứ 2 ở Việt Nam, với 7 % dân số.
Ông Phong , thuộc giáo xứ Trà Cổ của giáo phận Xuân Lộc, cho biết những khi ông không bận công việc nuôi heo hoặc dành thời gian với vợ con, thì ông tham gia công việc cuả giáo xứ địa phương.
"Đó là cái thú cho cuộc sống của tôi," ông viết. "Đức tin của ngưòi Việt Nam thì rất mạnh mẽ. Cả tôi nữa, đức tin gắn bó tôi với Thiên Chúa."
Tại Hoa Kỳ, có hơn 1 triệu người Công Giáo Việt Nam và có hơn 900 linh mục và 600 nữ tu, Đức ông Trí nói. Riêng tại Philadelphia, ước lượng số người Công Giáo Việt Nam có từ 7.000 đến 10.000. Tám giáo xứ trong giáo phận có những Thánh Lễ tiếng Việt thường xuyên.
Xin được visa là rào cản lớn nhất đối với những người từ Việt Nam đi tham dự hội nghị thế giới.
"Tôi đang chờ được thị thực", ông Phong viết. "Xin hãy cầu nguyện cho tôi."
Cha Bruce Lewandowski, đại diện cho Bộ văn hóa cuả Tổng Giáo Phận và là Chủ tịch cuả Ủy ban thị thực và nhập cư của WMOF, cho biết hầu hết những người nước ngoài đến đây là từ các nước đòi hỏi phải có thị thực visa.
Ban visa và nhập cư, gồm nhiều luật sư và tình nguyện viên, đang làm việc để cung cấp cho những người đăng ký có những hồ sơ cần thiết cho cuộc phỏng vấn xin thị thực của họ, trong đó là thư mời cá nhân từ WMOF, cha Lewandowski cho biết.
"Bạn sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất trong cuộc phỏng vấn mà thôi, hoặc được hoặc mất" ngài nói.
Một khi đơn xin thị thực được phê duyệt, thì việc có nhà ở cho chuyến viếng thăm là vấn đề tiếp theo.
"Ngay bây giờ, chúng tôi đang tập trung vào các nhà trọ vì không còn có khách sạn nữa", Đức ông Trí nói.
Bà Purdy, người mở cửa căn nhà ở schwenksville với một dịch vụ du lịch độc lập ở Việt Nam, cho biết bà tình nguyện ngôi nhà là để cho gia đình bà được tiếp xúc với một nền văn hóa mới.
"Tất cả những người Công Giáo mà tôi biết ở đây... Là hạng người Công Giáo cho 2 lễ Phục sinh và Giáng sinh", bà Purdy cho biết. "Vì vậy mà khi thấy những người mộ đạo đi từ Việt Nam đến để gặp giáo hoàng, nó làm cho tôi rất tò mò."
Mặc dù không phải là Công Giáo, bà Purdy cho biết bà hâm mộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
"Tôi là loại 'fan' cuả ngài," bà nói.
Người Việt Nam cũng hâm mộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức ông Trí nói.
"Nhờ ở quá trình làm việc với người nghèo, những người từ thế giới thứ ba có thể liên hệ với ngài dễ dàng," Đức ông Trí nói. "Ngài thực tế xuống tận đất đen. Ngài nói từ trái tim mình."
"Việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô chú ý đến những người nghèo khó làm cho tôi có ấn tượng với ngài", ông Phong nói. "Tôi hy vọng một ngày nào đó, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Việt Nam. Chúng tôi yêu mến ngài."
Sau khi có thị thực và nhà trọ, thì bước tiếp theo là cung cấp bản dịch và giải thích các dịch vụ cho người hành hương Việt Nam.
Vì WMOF là một đại hội quốc tế, cho nên đã phải cung cấp 5 ngôn ngữ chính là: tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bà Pando cho biết.
Nhưng Đức ông Trí đang hy vọng tiếng Việt Nam sẽ được dùng trong năm nay.
"Do số lượng đăng ký và sự nhiệt tình của cộng đồng người Việt, Hội nghị Thế giới của gia đình đã bắt đầu làm việc hướng tới việc giải thích và những bản dịch bằng tiếng Việt," bà Pando cho biết. "Nhưng chưa có gì đã được hoàn tất."
Với những người Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới đến Philadelphia, Đức ông Trí tin rằng cơ hội tốt nhất cho tất cả mọi người gặp gỡ nhau là một Thánh Lễ tiếng Việt vào thứ bảy ngày 26 Tháng Chín.
Năm vị giám mục từ Việt Nam sẽ đồng tế và Đức ông Trí đang kêu gọi các ca đoàn Công Giáo từ 200 giáo xứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng tham gia vào một ban hợp xướng.
Việc Đức Giáo Hoàng có tham dự Thánh Lễ hay không thì chưa rõ được.
"Tôi viết cho ngài, và nói:' Đây là điều tốt nhất cho Việt Nam, đây là một tập hợp tốt nhất của người Công Giáo Việt Nam,'" Đức ông Trí nói. "Một chuyến thăm 5 phút sẽ là một phước lành cho tất cả chúng con."
Trong khi chờ đợi đến tháng Chín, Đức ông Trí không chỉ mong muốn được thăm hỏi những người từ cố hương đến nhưng cũng mong mỏi được thấy mọi người từ khắp nơi trên thế giới tương tác với nhau, tại Philadelphia, nơi quê hương mới của mình.
"Thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Sự việc là mọi người tìm đến với nhau, sẵn sàng đi, để tìm hiểu và nhìn thấy những khuôn mặt khác nhau. Hiệp nhất trong Giáo Hội bằng cách đó. Thật là đẹp," ngài nói. "Giống như ở trong vườn, bạn nhìn thấy nhiều bông hoa khác nhau. Tôi không biết những bông hoa có giao tiếp với nhau hay không, nhưng thật là đẹp."
Ngoài số người Việt tị nạn, đã có nhiều người sẽ đến từ Việt Nam, trong đó là một đoàn đại biểu chính thức với 5 giám mục và hơn 30 linh mục.
Theo đức ông Trịnh Minh Trí, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ, thì sẽ còn có nhiều người VN tham gia nữa, đó là chưa kể những người ghi danh 'muộn'.
Chúng tôi bất ngờ đọc được một bài tường thuật khá đầy đủ cuả cô Stephanie Farr cuả tờ Phillynews, xin được phỏng dịch lại cho quí độc giả, (xin thay đổi cách xưng hô dùng tên họ cuả Mỹ bằng cách dùng tên tục theo lối Việt.)
'Đức tin của người Việt Nam thật là khốc liệt' ('Vietnam's faith is fierce')
Ông Vũ Thế Phong đang có một trại nuôi heo nhỏ ở miền Bắc Việt Nam, 200 km phía đông Hà Nội, gần biên giới Trung Quốc.
Nhưng nếu việc xin visa được suôn sẻ, thì ông Phong sẽ có dịp đóng góp tiếng nói của mình cùng với hàng triệu người Công Giáo khác ở Philadelphia , trong dịp 'Hội nghị thế giới gia đình' tổ chức vào tháng chín này, có sự tham dự cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
"[Việt Nam] không có một hội nghị lớn như thế", ông Phong viết qua một email gửi cho tờ Daily News. "Trong thời buổi này, thì các thành viên trong một gia đình cần nhiều thời gian hơn để tìm hiểu nhau, để thông cảm nhau... Vì vậy, WMOF là dịp cho mọi người gặp gỡ và trao đổi."
Bà Tracy Purdy, ở một thế giới khác xa với thế giới cuả ông Phong, sống trong một ngôi nhà lớn ở schwenksville có ánh sáng chiếu qua cửa sổ làm ấm bộ sàn nhà bằng gỗ cứng. Trong suốt tầm nhìn cuả vùng, thì không có một trang trại nuôi heo nào cả, nhưng ngọn tháp của nhà máy điện hạt nhân Limerick thì luôn nổi bật trên những con đường hướng về Philadelphia.
Gia đình bà Purdy theo đạo Mormon ở Pottstown. Khi nhìn thấy áp phích kêu gọi người ta cung cấp chỗ ở tạm cho những người tham dự WMOF , bà Purdy đã đăng ký căn nhà cuả bà, mặc dù bà nghi ngờ rằng sẽ chẳng có ai muốn ở một nơi xa xôi, mất hằng một giờ lái xe từ thành phố.
Nhưng hai tuần trước đây, đã có người đặt phòng đầu tiên - một người đàn ông tên là Nguyễn Văn Thông ở Việt Nam.
"Sau khi chúng tôi nhận anh chàng này, thì một câu hỏi đặt ra với tôi, là lý do tại sao một người đi mãi từ Việt Nam để được thấy Đức Giáo Hoàng ở Philadelphia, trong khi ngài cũng đang chu du khắp mọi nơi?" Bà Purdy cho biết. "Tôi tò mò hỏi," Tại sao anh lại đến đây? Tại sao lại là Philadelphia? ' "
Các ông Phong và Thông không phải là những người duy nhất muốn làm một cuộc hành trình dài 8.000 dặm (12,800km) từ Việt Nam trong tháng Chín.
Ngay bây giờ, theo bà Lizanne Pando, giám đốc tiếp thị và truyền thông WMOF, thì đã có rất nhiều người Việt Nam đăng ký cho WMOF, nhiều hơn bất kỳ sắc dân nào khác bên ngoài những người nói tiếng Anh.
Trong số khoảng 7.000 người đăng ký cho 60 thứ tiếng cho đến nay, 668 người đã yêu cầu dịch vụ tiếng Việt - và 209 trong số đó là trực tiếp từ Việt Nam, bà Pando cho biết.
"Khởi đầu tôi đã rất ngạc nhiên," bà Pando cho biết. "Nhưng khi nói chuyện với Đức ông Trịnh Minh Trí, thì tôi không còn ngạc nhiên nữa."
Tại sao nhiều như thế?
Đức ông Giuse Trịnh Minh Trí, sinh quán ở VN, đang là cha sở họ đạo St. Helena trên đường 5th Street và Godfrey Avenue, cũng đang hồi hộp với số lượng đăng ký cuả những người đồng hương và ngài hy vọng con số này sẽ còn tăng hơn nữa.
"Đối với người Việt thì bây giờ còn quá sớm!" ngài nói. "Họ thường đợi cho tới phút chót."
Đức ông Trí, cũng là chủ tịch Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ , đang cố gắng để lo liệu cho những nhu cầu di chuyển của một nhóm lớn nhất từ Việt Nam tới, 114 đại biểu chính thức từ Việt Nam, gồm có 5 giám mục và hơn 30 linh mục.
Đức ông Trí thậm chí còn muốn tổ chức một buổi Lễ tiếng Việt vào ngày thứ bảy, ngài đã chính thức mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô tham dự. Ngài hy vọng sẽ có khoảng 3.000 người Việt tham dự Thánh Lễ, ban đầu dự định được tổ chức tại nhà thờ giáo xứ St. Helena cuả ngài, nhưng có thể sẽ phải di chuyển đến trường Cardinal Dougherty High School để cho có đủ chỗ.
"Đây sẽ là một tập hợp lớn nhất của người Công Giáo Việt Nam ở bên ngoài Việt Nam", Đức ông Trí nói.
Có ba lý do, Đức ông Trí cho biết, tại sao có rất nhiều người Việt tham dự cuộc hội này: Nhiều người muốn đi du lịch sang Mỹ, nhiều người có thân nhân và sẽ đến thăm họ ở đây, và dĩ nhiên, nhiều người muốn nhìn thấy Đức Thánh Cha Phanxicô.
"Vì vậy, đây là một hòn đá ném được ba con chim", Đức ông Trí nói.
Về phần ông Phong, ông cho biết đã quyết định đăng ký WMOF này khi Đức Thánh Cha công bố tham dự .
"Xin visa đến Hoa Kỳ từ Việt Nam thì không dễ dàng ," ông Phong, 35 tuổi, viết. "Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội cho những người từ Việt Nam có thể mở rộng tầm nhìn về các tổ chức quốc tế."
Các nhà truyền giáo đã giao giảng Đạo Công Giáo ở Việt Nam từ thế kỷ 16 và đã đặt được một nền móng vững chắc vào giữa thế kỷ 17.
"Chúng tôi đón nhận đức tin từ các nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha", Đức ông Trí nói.
Theo World Fact Book của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, thì Công Giáo là đạo lớn thứ 2 ở Việt Nam, với 7 % dân số.
Ông Phong , thuộc giáo xứ Trà Cổ của giáo phận Xuân Lộc, cho biết những khi ông không bận công việc nuôi heo hoặc dành thời gian với vợ con, thì ông tham gia công việc cuả giáo xứ địa phương.
"Đó là cái thú cho cuộc sống của tôi," ông viết. "Đức tin của ngưòi Việt Nam thì rất mạnh mẽ. Cả tôi nữa, đức tin gắn bó tôi với Thiên Chúa."
Tại Hoa Kỳ, có hơn 1 triệu người Công Giáo Việt Nam và có hơn 900 linh mục và 600 nữ tu, Đức ông Trí nói. Riêng tại Philadelphia, ước lượng số người Công Giáo Việt Nam có từ 7.000 đến 10.000. Tám giáo xứ trong giáo phận có những Thánh Lễ tiếng Việt thường xuyên.
Xin được visa là rào cản lớn nhất đối với những người từ Việt Nam đi tham dự hội nghị thế giới.
"Tôi đang chờ được thị thực", ông Phong viết. "Xin hãy cầu nguyện cho tôi."
Cha Bruce Lewandowski, đại diện cho Bộ văn hóa cuả Tổng Giáo Phận và là Chủ tịch cuả Ủy ban thị thực và nhập cư của WMOF, cho biết hầu hết những người nước ngoài đến đây là từ các nước đòi hỏi phải có thị thực visa.
Ban visa và nhập cư, gồm nhiều luật sư và tình nguyện viên, đang làm việc để cung cấp cho những người đăng ký có những hồ sơ cần thiết cho cuộc phỏng vấn xin thị thực của họ, trong đó là thư mời cá nhân từ WMOF, cha Lewandowski cho biết.
"Bạn sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất trong cuộc phỏng vấn mà thôi, hoặc được hoặc mất" ngài nói.
Một khi đơn xin thị thực được phê duyệt, thì việc có nhà ở cho chuyến viếng thăm là vấn đề tiếp theo.
"Ngay bây giờ, chúng tôi đang tập trung vào các nhà trọ vì không còn có khách sạn nữa", Đức ông Trí nói.
Bà Purdy, người mở cửa căn nhà ở schwenksville với một dịch vụ du lịch độc lập ở Việt Nam, cho biết bà tình nguyện ngôi nhà là để cho gia đình bà được tiếp xúc với một nền văn hóa mới.
"Tất cả những người Công Giáo mà tôi biết ở đây... Là hạng người Công Giáo cho 2 lễ Phục sinh và Giáng sinh", bà Purdy cho biết. "Vì vậy mà khi thấy những người mộ đạo đi từ Việt Nam đến để gặp giáo hoàng, nó làm cho tôi rất tò mò."
Mặc dù không phải là Công Giáo, bà Purdy cho biết bà hâm mộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
"Tôi là loại 'fan' cuả ngài," bà nói.
Người Việt Nam cũng hâm mộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức ông Trí nói.
"Nhờ ở quá trình làm việc với người nghèo, những người từ thế giới thứ ba có thể liên hệ với ngài dễ dàng," Đức ông Trí nói. "Ngài thực tế xuống tận đất đen. Ngài nói từ trái tim mình."
"Việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô chú ý đến những người nghèo khó làm cho tôi có ấn tượng với ngài", ông Phong nói. "Tôi hy vọng một ngày nào đó, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Việt Nam. Chúng tôi yêu mến ngài."
Sau khi có thị thực và nhà trọ, thì bước tiếp theo là cung cấp bản dịch và giải thích các dịch vụ cho người hành hương Việt Nam.
Vì WMOF là một đại hội quốc tế, cho nên đã phải cung cấp 5 ngôn ngữ chính là: tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bà Pando cho biết.
Nhưng Đức ông Trí đang hy vọng tiếng Việt Nam sẽ được dùng trong năm nay.
"Do số lượng đăng ký và sự nhiệt tình của cộng đồng người Việt, Hội nghị Thế giới của gia đình đã bắt đầu làm việc hướng tới việc giải thích và những bản dịch bằng tiếng Việt," bà Pando cho biết. "Nhưng chưa có gì đã được hoàn tất."
Với những người Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới đến Philadelphia, Đức ông Trí tin rằng cơ hội tốt nhất cho tất cả mọi người gặp gỡ nhau là một Thánh Lễ tiếng Việt vào thứ bảy ngày 26 Tháng Chín.
Năm vị giám mục từ Việt Nam sẽ đồng tế và Đức ông Trí đang kêu gọi các ca đoàn Công Giáo từ 200 giáo xứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng tham gia vào một ban hợp xướng.
Việc Đức Giáo Hoàng có tham dự Thánh Lễ hay không thì chưa rõ được.
"Tôi viết cho ngài, và nói:' Đây là điều tốt nhất cho Việt Nam, đây là một tập hợp tốt nhất của người Công Giáo Việt Nam,'" Đức ông Trí nói. "Một chuyến thăm 5 phút sẽ là một phước lành cho tất cả chúng con."
Trong khi chờ đợi đến tháng Chín, Đức ông Trí không chỉ mong muốn được thăm hỏi những người từ cố hương đến nhưng cũng mong mỏi được thấy mọi người từ khắp nơi trên thế giới tương tác với nhau, tại Philadelphia, nơi quê hương mới của mình.
"Thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Sự việc là mọi người tìm đến với nhau, sẵn sàng đi, để tìm hiểu và nhìn thấy những khuôn mặt khác nhau. Hiệp nhất trong Giáo Hội bằng cách đó. Thật là đẹp," ngài nói. "Giống như ở trong vườn, bạn nhìn thấy nhiều bông hoa khác nhau. Tôi không biết những bông hoa có giao tiếp với nhau hay không, nhưng thật là đẹp."
Văn Hóa
Lần cuối gặp Đức Ông Phêro Nguyễn Văn Tài
Bình Minh
10:07 24/04/2015
Lần cuối gặp Đức Ông Phêro Nguyễn Văn Tài
Cách đây một tuần tôi có về VN với con gái với chủ ý là về SG chơi 6 ngày rồi quay lại Phil . Trước khi về VN tôi đã hay tin ĐÔ rất yếu , bác sĩ bó tay, không ăn uống gì được nữa nên khi về đến SG cha Vũ đã đưa tôi đến dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán để thăm ĐÔ ngay . Cám ơn Chúa vì Ngài cho tôi một cơ hội rất quý giá đó là được gặp mặt và trò chuyện với ĐÔ Tài suốt hơn 1 tiếng đồng hồ. Đây quả là một sự ưu ái rất quý giá là vì ĐÔ rất yếu và không muốn tiếp ai, ngay cả là bà con thân thuộc của mình . Ngài cần được nghỉ ngơi . Mọi người tới thăm cũng chỉ được gặp Ngài vài phút để nhìn mặt , bắt tay rồi ra về . Tuy nhiên, sự ưu ái mà ĐÔ dành cho tôi không phải vì bản thân tôi nhưng chính là vì tôi mang hình ảnh , mang hơi thở của RVA đến với ĐÔ . Ngài rất nhớ RVA , nhớ ban Việt Ngữ , nhớ lắm ... và Ngài đã khóc nhiều lần khi tâm sự với tôi ...
Từ khi Ngài phát bệnh và buộc lòng phải về VN để chữa trị . Dù vậy cứ mỗi lần vô hóa trị xong , đợi xem cơ thể có bị phản ứng phụ của thuốc hay không là Ngài lại bay sang Phil. Mỗi lần sang Phil đều phải có chú Thế , em trai của cha Tài theo chăm sóc sức khỏe . Về Đài Ngài vẫn thích đến văn phòng với từng bước chân thật yếu và chậm. Thích ngồi vào cái bàn làm việc của mình. Có hôm Ngài ói ngay lúc đang ngồi máy tính . Bị hạn chế rất lớn về sức khỏe nhưng Ngài vẫn muốn về Đài, muốn ngồi làm việc ở văn phòng vì Ngài yêu công việc , yêu ban Việt Ngữ, yêu nơi chốn làm việc mà Ngài đã gắn bó trong suốt gần bốn thập kỷ qua ...
Trong lần nói chuyện cuối cùng với tôi , Ngài nói rằng : " Mình không nghĩ là sẽ về VN , là cố vấn của ban giám đốc, mình vẫn có thể tiếp tục phục vụ cho Đài ... nhưng rồi Chúa đã mang mình về VN ..." Ngài tuân theo thánh ý Chúa mặc dù khi xa RVA Ngài phải sống trong nỗi nhớ thương ngập tràn ...
Suốt buổi nói chuyện , Ngài không có một lời than trách hay bộc lộ những đau đớn về về bệnh tật mình đang gánh chịu . Tuyệt nhiên không . Ngài chỉ hỏi về RVA , hỏi về từng người trong ban Việt Ngữ , nhắn nhủ lại đường hướng truyền thông Công Giáo trong ôn hòa và mềm mại mà những người thừa kế sự nghiệp của Ngài nên tuân theo ... Đến khi hơi tàn , sức kiệt , Ngài cũng chỉ nghĩ về RVA và ban Việt Ngữ.
Tôi cũng vốn biết là ĐÔ gắn bó suốt cuộc đời mình với RVA và ban Việt Ngữ nhưng mãi đến lúc này tôi mới hiểu tình yêu của Ngài dành cho RVA và ban Việt Ngữ là lớn đến như thế nào ? Khi các xơ báo là có khách dưới quê Ngài đến và đang chờ được thăm , Ngài còn nán thêm 10 phút nữa … Lúc chia tay , Ngài nắm lấy tay tôi , ánh mắt như hốt hoảng … Tôi cảm nhận là Ngài đau buồn vì có cảm giác như lại phải rời xa RVA ...Và quả đúng như thế , Ngài bật khóc ...Ra tới cửa phòng , tôi quay lưng lại … và gương mặt Ngài đang khóc là hình ảnh cuối cùng tôi nhìn thấy trước khi Ngài vĩnh viễn ra đi ...
Sau lần gặp đó , tôi tiếp tục ở SG và 5 ngày sau được tin Ngài mất và thi hài được đưa về Vĩnh Long . Sáng hôm đó tôi và con gái xuống Vĩnh Long tham dự đám liệm của Ngài và quay lại SG ngay trong chiều tối vì khuya hôm đó tôi phải bay về Phil … Tôi an lòng vì biết rằng Ngài ra đi rất bình an và điều đó thể hiện trên gương mặt bình thản như đang ngủ của Ngài . Ngủ ngon cha nhé ! Giờ thì cha có thể ngủ ngon , khi còn làm việc ở Đài cha rất thèm ngủ mà, cha luôn thiếu ngủ vì cứ ham thức khuya làm việc … Mỗi lần cha sửa bài phát thanh cha cứ ngủ gật khiến con phải nhắc “ Cha ơi ! Lỗi kìa, cha sửa đi …”
Thánh lễ cầu nguyện cho Ngài ở RVA có rất đông người tham dự kể cả những nhân viên cũ. Một bầu khí buồn bã nhưng vô cùng ấm cúng , thân thương bao trùm thánh lễ . Ngài tuy đã CHẾT nhưng vẫn còn SỐNG trong tim mọi người , ai cũng có thể như nhìn thấy nụ cười đôn hậu , nghe giọng nói hiền từ của Ngài dành cho mình cả …
Giờ này tại VN đang thánh lễ cầu nguyện cho Ngài . Giờ thì Ngài hết đau đớn thân xác cũng như không còn đau đáu trong lòng nỗi nhớ RVA và ban Việt Ngữ , Chúa đã ôm Ngài vào lòng vì Ngài là người học trò xuất sắc của Chúa về sự hiền lành và khiêm nhường , chúng ta tin như thế . Xin cha cầu nguyện cho RVA , cho ban Việt Ngữ . Trong văn phòng , bàn làm việc của cha được đặt ở vị trí giúp cha có thể nhìn thấy hết mọi người và ngược lại , thì giờ đây cha vẫn cứ hiện diện ở đó để sát cánh đồng hành với chúng con trong sứ mệnh truyền thông Công Giáo là loan truyền tình thương của Chúa cho mọi người , cha nhé !
Bình Minh - Ban Việt Ngữ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu .
Cách đây một tuần tôi có về VN với con gái với chủ ý là về SG chơi 6 ngày rồi quay lại Phil . Trước khi về VN tôi đã hay tin ĐÔ rất yếu , bác sĩ bó tay, không ăn uống gì được nữa nên khi về đến SG cha Vũ đã đưa tôi đến dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán để thăm ĐÔ ngay . Cám ơn Chúa vì Ngài cho tôi một cơ hội rất quý giá đó là được gặp mặt và trò chuyện với ĐÔ Tài suốt hơn 1 tiếng đồng hồ. Đây quả là một sự ưu ái rất quý giá là vì ĐÔ rất yếu và không muốn tiếp ai, ngay cả là bà con thân thuộc của mình . Ngài cần được nghỉ ngơi . Mọi người tới thăm cũng chỉ được gặp Ngài vài phút để nhìn mặt , bắt tay rồi ra về . Tuy nhiên, sự ưu ái mà ĐÔ dành cho tôi không phải vì bản thân tôi nhưng chính là vì tôi mang hình ảnh , mang hơi thở của RVA đến với ĐÔ . Ngài rất nhớ RVA , nhớ ban Việt Ngữ , nhớ lắm ... và Ngài đã khóc nhiều lần khi tâm sự với tôi ...
Từ khi Ngài phát bệnh và buộc lòng phải về VN để chữa trị . Dù vậy cứ mỗi lần vô hóa trị xong , đợi xem cơ thể có bị phản ứng phụ của thuốc hay không là Ngài lại bay sang Phil. Mỗi lần sang Phil đều phải có chú Thế , em trai của cha Tài theo chăm sóc sức khỏe . Về Đài Ngài vẫn thích đến văn phòng với từng bước chân thật yếu và chậm. Thích ngồi vào cái bàn làm việc của mình. Có hôm Ngài ói ngay lúc đang ngồi máy tính . Bị hạn chế rất lớn về sức khỏe nhưng Ngài vẫn muốn về Đài, muốn ngồi làm việc ở văn phòng vì Ngài yêu công việc , yêu ban Việt Ngữ, yêu nơi chốn làm việc mà Ngài đã gắn bó trong suốt gần bốn thập kỷ qua ...
Trong lần nói chuyện cuối cùng với tôi , Ngài nói rằng : " Mình không nghĩ là sẽ về VN , là cố vấn của ban giám đốc, mình vẫn có thể tiếp tục phục vụ cho Đài ... nhưng rồi Chúa đã mang mình về VN ..." Ngài tuân theo thánh ý Chúa mặc dù khi xa RVA Ngài phải sống trong nỗi nhớ thương ngập tràn ...
Suốt buổi nói chuyện , Ngài không có một lời than trách hay bộc lộ những đau đớn về về bệnh tật mình đang gánh chịu . Tuyệt nhiên không . Ngài chỉ hỏi về RVA , hỏi về từng người trong ban Việt Ngữ , nhắn nhủ lại đường hướng truyền thông Công Giáo trong ôn hòa và mềm mại mà những người thừa kế sự nghiệp của Ngài nên tuân theo ... Đến khi hơi tàn , sức kiệt , Ngài cũng chỉ nghĩ về RVA và ban Việt Ngữ.
Tôi cũng vốn biết là ĐÔ gắn bó suốt cuộc đời mình với RVA và ban Việt Ngữ nhưng mãi đến lúc này tôi mới hiểu tình yêu của Ngài dành cho RVA và ban Việt Ngữ là lớn đến như thế nào ? Khi các xơ báo là có khách dưới quê Ngài đến và đang chờ được thăm , Ngài còn nán thêm 10 phút nữa … Lúc chia tay , Ngài nắm lấy tay tôi , ánh mắt như hốt hoảng … Tôi cảm nhận là Ngài đau buồn vì có cảm giác như lại phải rời xa RVA ...Và quả đúng như thế , Ngài bật khóc ...Ra tới cửa phòng , tôi quay lưng lại … và gương mặt Ngài đang khóc là hình ảnh cuối cùng tôi nhìn thấy trước khi Ngài vĩnh viễn ra đi ...
Sau lần gặp đó , tôi tiếp tục ở SG và 5 ngày sau được tin Ngài mất và thi hài được đưa về Vĩnh Long . Sáng hôm đó tôi và con gái xuống Vĩnh Long tham dự đám liệm của Ngài và quay lại SG ngay trong chiều tối vì khuya hôm đó tôi phải bay về Phil … Tôi an lòng vì biết rằng Ngài ra đi rất bình an và điều đó thể hiện trên gương mặt bình thản như đang ngủ của Ngài . Ngủ ngon cha nhé ! Giờ thì cha có thể ngủ ngon , khi còn làm việc ở Đài cha rất thèm ngủ mà, cha luôn thiếu ngủ vì cứ ham thức khuya làm việc … Mỗi lần cha sửa bài phát thanh cha cứ ngủ gật khiến con phải nhắc “ Cha ơi ! Lỗi kìa, cha sửa đi …”
Thánh lễ cầu nguyện cho Ngài ở RVA có rất đông người tham dự kể cả những nhân viên cũ. Một bầu khí buồn bã nhưng vô cùng ấm cúng , thân thương bao trùm thánh lễ . Ngài tuy đã CHẾT nhưng vẫn còn SỐNG trong tim mọi người , ai cũng có thể như nhìn thấy nụ cười đôn hậu , nghe giọng nói hiền từ của Ngài dành cho mình cả …
Giờ này tại VN đang thánh lễ cầu nguyện cho Ngài . Giờ thì Ngài hết đau đớn thân xác cũng như không còn đau đáu trong lòng nỗi nhớ RVA và ban Việt Ngữ , Chúa đã ôm Ngài vào lòng vì Ngài là người học trò xuất sắc của Chúa về sự hiền lành và khiêm nhường , chúng ta tin như thế . Xin cha cầu nguyện cho RVA , cho ban Việt Ngữ . Trong văn phòng , bàn làm việc của cha được đặt ở vị trí giúp cha có thể nhìn thấy hết mọi người và ngược lại , thì giờ đây cha vẫn cứ hiện diện ở đó để sát cánh đồng hành với chúng con trong sứ mệnh truyền thông Công Giáo là loan truyền tình thương của Chúa cho mọi người , cha nhé !
Bình Minh - Ban Việt Ngữ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu .
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Non Trong Vườn Mưa Xuân
Nguyễn Đức Cung
20:30 24/04/2015
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Chim non êm ả sau nhà
Lá xanh, lất phất mưa vào ngày xuân.
(nđc)