Ngày 23-04-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Liên kết với Chúa Phục Sinh
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:32 23/04/2018
Chúa Nhật V Phục Sinh, năm B
Ga 15, 1-8

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra sự xuyên suốt của một sợi chỉ đỏ, nối chặt mọi phần tử trong lịch sử Dân Thiên Chúa lại với nhau. Đặc biệt, Tin Mừng nhắc nhớ chúng ta nhìn lại mối giây liên kết của chúng ta với Chúa Giêsu Phụ Sinh :” Thầy là cây nho, các con là cành.Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái “ ( Ga 15, 5 ). Như thế, chúng ta nhận ra có một mối giây liên kết không thể chia lìa, giữa chúng ta và Đức Kitô sống lại. Tại sao lại như thế ?

Vâng, càng đọc kỹ, suy gẫm và cầu nguyện, chúng ta càng hiểu rõ mối giây liên kết vô cùng thâm sâu giữa mỗi Kitô hữu và Đức Kitô Phục Sinh. Bởi vì, Đức Kitô sống lại được ví như một cây nho, mọi Kitô hữu là cành. Cây và cành, nhánh, lá, rễ đều có chung một dòng nhựa lưu, nên tất cả đều có chung một sự sống. Nếu cành tách rời cây, cành đó sẽ khô héo và sẽ chết vì nó sẽ không có dòng nhựa nguyên nuôi dưỡng nó. Nên, càng gắn liền, gắn chặt với cây, cành càng sinh nhiều hoa trái. Giả như giây điện không gắn liền với máy phát điện thì dòng diện sẽ không có và khi gắn bóng đèn, bóng đèn sẽ không phát sáng vì không có điện. Cũng vậy, khi điện thoại của chúng ta không gắn với tổng đài, chúng ta sẽ không thể liên lạc được với ai.

Cành càng dính chặt với cây, cây được người ta bón phân, tưới và chăm sóc, nhánh sẽ lớn, to và lá sẽ xanh tươi, cành sẽ sinh hoa, sinh trái nhiều. Có những loại cây như nho hay cà phê chẳng hạn, muốn cho cành sinh hoa trái, sum sê, người ta phải cắt tỉa cành kỹ lưỡng. Người không hiểu sẽ thấy cắt cành, tỉa cành là tiếc, là đau xót. Tuy nhiên, càng ngày kỹ thuật càng cao, người ta càng phải chú ý cắt tỉa cành, vun xới, chăm sóc kỹ cành mới sinh hoa kết quả. Đức Giêsu Kitô phải kinh qua cuộc đau khổ, phải bị treo lên thập giá, Ngài mới thực hiện hoàn tất công cuộc cứu độ nhân trần. Quả thực, khi bị hành hình, đau khổ tột cùng và bị treo lên thập giá trơ trụi như một thân nho, khi đó, Chúa mới nói lên tất cả vì :” Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ) hoặc “ Khi Ta được nâng cao lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo moị người đến cùng Ta “. Đức Kitô giờ phút ấy, lúc ấy mới sinh hoa trái nhiều hơn cả. Trong nỗi cô đơn xem ra cả Chúa Cha và mọi người bỏ rơi Ngài, Đức Giêsu Kitô đã đem lại hạnh phúc và ơn cứu độ cho nhiều người. Từ cạnh sườn bị đâm thâu qua nơi đó máu và nước chảy ra, Giáo Hội được sinh ra và sinh hoa kết quả dồi dào.

Người Kitô hữu cũng được mời gọi phải được cắt tỉa kỹ lưỡng, cắt tỉa tận căn bằng những cố gắng, vươn tiến, vượt thắng, hy sinh đau khổ hằng sim sêngày, người Kitô hữu phải trở về không ngừng, đổi mới mãi mãi, chịu đựng thử thách để thanh luyện, trui rèn mình, họ mới trổ sinh hoa trái sum sê, dồi dào. Càng trui luyện, càng cố gắng, con người sẽ triển nở tốt tươi. Bởi vì, chính Chúa Giêsu cũng đã phải trải qua đau khổ, thử thách, cam go, Ngài mới tiến tới vinh quang khi Ngài trung tín với Thiên Chúa Cha tuyệt đối.

Một điều, chúng ta đọc ra và điều này hết sức quan trọng là “ Hãy ở lại trong Thầy “ vì “ Nếu không có Thầy các con không thể làm gì được “ ( Ga 1, 5 ). Thực vậy, “ Ở lại trong Thầy “, có nghĩa là lắng nghe và thực thi lời của Ngài. Ở lại trong Thầy cũng có nghĩa là “ cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích do Ngài thiết lập “. Sức sống và sự sống mới của Đức Kitô Phục Sinh được phát sinh, chuyển thông từ đó và hoa trái có sinh hạt 30, hạt 60, hạt 100 cũng phát sinh từ nguồn sống sung mãn của Đức Kitô sống lại :” Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin sẽ được “ ( Ga 15, 7 ).

Giáo Hội ở đâu, Chúa Phục Sinh cũng ở đó, nên Chúa đã nói :” Các con là ánh sáng cho toàn thế giới, một thành xây trên đồi không thể nào che dấu được…Cũng vậy, ánh sáng của các con phải chiếu tỏa trước mặt mọi người để họ trông thấy các việc thiện các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời “ ( Mt, 5,14.16 ).

Lạy Chúa Giệsu, Chúa là cây nho, chúng con là cành nho.Cành nho sống được, phát triển, trổ sinh hoa quả là nhờ cây nho, nên, chúng con sống được là nhờ Chúa. Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Chúa Giêsu được ví như cây nho ?
2.Tại sao cành phải được cắt tỉa mới trổ sinh hoa trái ?
3.Giáo Hội được khai sinh từ đâu ?
4.Tại sao nói “ Giáo Hội ở đâu, Chúa cũng hiện diện ở đó ?”.



 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn từ của Đức Thánh Cha sau Kinh Lạy Nữ Vương vào trưa Chúa nhật 22/4/2018
Thanh Quảng sdb
03:30 23/04/2018
Diễn từ của Đức Thánh Cha sau Kinh Lạy Nữ Vương vào trưa Chúa Nhật 22/4/2018

Thân chào chúng con!

Phụng vụ Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh hôm nay tiếp tục giúp chúng ta tái khám phá danh tính của mình là những môn đệ của Chúa Kitô Phục Sinh. Trong Công Vụ Tông Đồ, Thánh Phêrô công bố rằng sự kiện ngài chữa lành một người tàn tật là nhờ danh Chúa Giêsu, đang được đồn đãi rộng rãi trong toàn thủ đô Giê-ru-sa-lem, vì “sự cứu rỗi không đến từ một ai khác ngoài danh Chúa Giêsu” (4: 12). Mỗi người trong chúng ta được tiềm ẩn trong người được chữa lành đó - ông là hiện thân của mỗi người chúng ta: tất cả chúng tacá nhâ n hay - cộng đồng đều tìm thấy yếu tính của chúng ta ở đó: mỗi người có thể được chữa lành từ nhiều hình thức của cơn bệnh tâm linh mà anh ta đã mang: tham vọng, lười biếng, kiêu hãnh - nếu chúng ta chấp nhận, với sự tin cậy… chúng ta hãy tín thác sự tồn tại của chúng ta trong bàn tay của Chúa Phục Sinh. “Chính bởi tên của Chúa Giêsu Kitô thành Nazareth... mà người đang đứng trước mặt anh chị em đây được lành bệnh, ”(câu 10), đó là xác quyết của thánh Phêrô. Tuy Đấng Kitô là Đấng chữa lành nhưng Ngài đã chữa lành những gì? Chúng ta được chữa lành những gì và thái độ đón nhận của chúng ta ra sao?

Chúng ta tìm được câu trả lời cho tất cả những thắc mắc này trong Tin Mừng hôm nay, trong câu nói của Chúa Giêsu: “Tôi là người chăn chiên nhân lành. Người chăn chiên nhân lành hiến mạng mình cho đoàn chiên (Gioan 10:11). Việc Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như thế không chỉ là một mệnh đề xuông mà không có bất kỳ một ảnh hưởng cụ thể nào! Chúa Giêsu chữa lành chúng ta thông qua hình ảnh của một người chăn chiên nhân lành đem lại sự sống cho đoàn chiên. Chúa Giêsu nói với mỗi người chúng ta rằng: “cuộc sống của con xứng đáng để Ta cứu chuộc và dâng hiến toàn bộ con người của Ta”. Chính sự dâng hiến đời Ngài làm cho Ngài trở thành người mục tử tốt lành một cách tuyệt diệu. Người được Ngài chữa lành, Ngài sẽ cho được sống một cuộc sống tươi đẹp và hiệu năng.

Phần thứ hai của trang Tin Mừng trên cũng cho chúng ta biết điều kiện nào Chúa Giêsu có thể chữa lành chúng ta và có thể làm cho cuộc sống của chúng ta sinh động và đầy hiệu năng như Chúa phán: “Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên.”(câu 14-15). Chúa Giêsu không nói về một sự hiểu biết sâu sắc suông mà nói tới mối quan hệ cá nhân, ưu tiên, dịu dàng pha lẫn, phản ánh mối quan hệ mật thiết của tình yêu giữa Ngài với Chúa Cha. Đây là thái độ mà qua đó mối quan hệ sống động với Chúa Giêsu được thực hiện; để cho chính mình được Ngài biết đến. Không đóng khung đời mình trong chính mình, mà rộng mở chính mình cho Chúa, để Ngài có thể biết chúng ta. Ngài để ý đến từng người chúng ta, Ngài hiểu rõ lòng chúng ta; Ngài biết điểm tốt của chúng ta cũng như những yếu điểm của chúng ta, các dự phóng hy vọng tương lai cũng như những chán chường thất vọng. Nghĩa là Ngài đón nhận chúng ta như chúng ta, cùng với lỗi lầm khiếm khuyết của chúng ta, để chữa lành chúng ta, để tha thứ chúng ta. Ngài hướng dẫn chúng ta bằng tình yêu để chúng ta cũng có thể đi qua những con đường gồ ghề mà không bị lạc hướng. Ngài đồng hành cùng chúng ta.

Đổi lại, chúng ta được kêu gọi để biết Chúa Giêsu. Điều này bao hàm một cuộc gặp gỡ với Chúa, một cuộc gặp gỡ làm dấy lên khát vọng theo Chúa, từ bỏ thái độ ham hố hầu tiến bước trên những con đường mới, được chính Chúa Kitô soi dẫn và khai mở ra những chân trời rộng lớn hơn. Khi những băng giá trùm phủ cộng đoàn chúng ta, làm mờ nhạt đi mối quan hệ giữa chúng ta với Chúa Giêsu, hầu chúng ta có thể lắng nghe tiếng nói của Chúa và đi theo Chúa một cách trung thực hơn hầu loại bỏ đi những lối suy nghĩ và lối sống kiêu căng xa vời với Tin Mừng.

May thay Đức Maria, Mẹ chúng ta, giúp chúng ta thăng tiến mối quan hệ thân tình này với Chúa Giêsu. Để mở lòng mình ra cho Chúa Giêsu, để Ngài bước vào lòng chúng ta. Một mối thân tình sâu thẳm hơn: Cho Chúa được sống lại, để chúng ta có thể theo Ngài suốt đời. Trong Ngày Cầu Nguyện cho Ơn Thiên triệu, ước gì bài ca “Linh hồn Tôi” của Mẹ Maria được âm vang trong tâm lòng chúng ta, chúng ta tạ ơn những hồng ân cao vời Chúa dành cho chúng ta và cho những ai kính sợ Người.

Sau đó ĐTC còn nói: anh chị em thân mến,

Cha rất ưu tư về những gì đang xảy ra trong những ngày này ở Nicaragua, nơi các cuộc đụng độ xảy ra sau một cuộc biểu tình đã gây ra chết chóc cho một số nạn nhân. Cha bày tỏ sự gần gũi của cha trong lời cầu nguyện với đất nước Nicaragua và cha hiệp thông với với các Giám mục lên tiếng yêu cầu hãy chấm dứt bạo lực và việc đổ máu vô ích này. Tất cả mọi vấn đề phải được thảo luận hầu giải quyết nó một cách hòa bình và trách nhiệm.

Như cha đã đề cập trước đây vào Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh này, toàn thể Giáo Hội kỷ niệm Ngày Cầu Nguyện cho ơn gọi. Chủ đề: “Hãy lắng nghe, định biệt, đáp trả lại lời kêu mời của Chúa.” Cha cảm tạ Chúa vì Ngài tiếp tục khơi dậy ơn gọi sống yêu thương như Chúa Giêsu Kitô, hầu ca ngợi vinh quang của Chúa và phục vụ anh chị em đồng loại. Hôm nay, đặc biệt, chúng ta cảm tạ Ngài vì hồng ân các tân linh mục mà cha mới truyền chức tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô hôm nay. Và chúng ta tha thiết xin Chúa hãy tiếp tục gửi nhiều người thợ nhiệt thành vào trong cánh đồng lúa của Chúa, cũng như làm phong phú hóa ơn gọi của đời sống thánh hiến và hôn nhân Kitô giáo. Như cha đã nói, hôm nay cha đã phong chức cho mười sáu tân linh mục. Trong số mười sáu người này, bốn tân linh đang hiện diện nơi đây để cùng cha chào mừng anh chị em và ban phước lành cho cha và cho anh chị em nữa.

Cha cầu chúc tất cả một ngày Chúa Nhật vui vẻ, xin đừng quên cầu nguyện cho cha với!
 
Mừng Lễ Thánh George, Bổn Mạng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:54 23/04/2018
(Vatican News) Hôm nay ngày 23 tháng Tư năm 2018 là ngày lễ kính Thánh George, và tên Jorge (George) Mario Bergoglio là tên của ĐGH Phanxicô.

Thánh nhân và huyền thoại.

Theo như một huyền thoại vào thế kỷ thứ 11, Thánh George là vị thánh đã giết con mãng xà, một biểu tượng gắn liền với Ma quỷ. Thánh nhân sinh ra tại Cappadocia, và người ta lưu truyền rằng ngài là một sĩ quan trong quân đội Hoàng Gia Diocletio. Ngài đã tử đạo vào năm 303 sau Công Nguyên. Câu chuyện con mãng xà ăn thịt người hung hẵn đã bị Thánh George giết chết vì Thánh nhân đã được Thánh Giá bảo vệ, là một huyền thoại nhằm bảo đảm rằng Đức Tin đã vượt thắng sự dữ.

ĐGH Phanxicô và vấn đề sự dữ.

Trong bài giảng của ngài, ĐGH Phanxicô vẫn thường nhấn mạnh rằng sự dữ không là cái gì đó trừu tượng. Nhưng nó chính là một nhân vật có tên là Ma quỷ (Satan). Trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta vào ngày 11 tháng Tư năm 2014, ĐGH đã nói rằng “Đời sống của Chúa Giê-su là một cuộc chiến đấu. Chúa đã vượt qua sự dữ, đánh bại Vương Quyền của thế gian này, đánh bại Ma quỷ. Đó là một cuộc chiến mà mỗi Kitô hữu phải đối diện hàng ngày. Những ai muốn theo Chúa Giê-su phải “nhận ra sự thật này”.

Chinh phục sự dữ bằng điều thiện.

Thánh George đã đánh bại con mãng xà với một chiến thắng biểu tượng là điều thiện thắng gian tà. Trong bài chia sẻ của ngài tại buổi Tiếp Kiến Chung vào ngày 8 tháng Hai năm 2017, ĐGH Phanxicô đã nói rằng: “Đó là cách chúng ta sống trong hòa bình. Đó là Giáo Hội. Đó là những gì mà hy vọng của người tín hữu sản sinh ra khi niềm hy vọng ấy mạnh mẽ nhưng mang nét dịu dàng của tình yêu. ĐGH kết luận, “Bởi vì yêu thì vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng. Tình yêu thật tuyệt vời.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
California có thể cấm Kitô giáo dạy về đồng tình luyến ái với một dự luật không?
Giuse Thẩm Nguyễn
17:57 23/04/2018
(EWTN News/CNA) Các nhà phân tích cảnh báo rằng một dự luật ở tiểu bang California rất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do ngôn luận và lo ngại rằng nó có thể ngăn cấm các nỗ lực để giải thích cũng như nâng cao việc giảng dạy Kitô giáo về đạo đức giới tính.

Ủy Ban Công Giáo California đã ra một công bố rằng “Dự luật AB2943 đi quá xa không chừa lại ngay cả một bài phát biểu đơn giản mang tính tôn giáo về sự hấp dẫn của đồng tính hay những hoạt động mở ra một hành vị pháp lý hay đụng chạm đến quyền cơ bản của con người về ngôn luận và tôn giáo.”

Hạ viện tiểu bang CA vừa thông qua Dự Luật 2943 vào hôm Thứ Năm, nó sẽ biến bất cứ công việc nào liên quan đến thực hành sự thay đổi khuynh hướng tính dục của người nào đó, thành bất hợp pháp. Hiên nay dự luật này sẽ lên Thương Viện tiểu bang CA.

Dự luật AB 2943 nhằm sửa đổi luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng (Consumer Legal Remedies Atc, CRLA), một luật bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị những người bán hàng lừa bịp sản phẩm hay cung cấp những dịch vụ không đúng.

Dự luật cũng cấm quảng cáo hay tham gia vào những nỗ lực nhằm thay đổi khuynh hướng tình dục. Luật định nghĩa rằng những nỗ lực như thế “là bất cứ việc thực hành nào có mục đích thay đổi khuynh hướng tình dục của cá nhân, bao gồm những nỗ lực để thay đổi hành vi ứng xử hay bộc lộ giới tính, hay để loại bỏ hay làm giảm tính sự hấp dẫn của tính dục hay lãng mạng hay những tình cảm đối với người đồng tính.”

Việc bao gồm “những nỗ lực làm thay đổi hành vi ứng xử” được coi như là một hành động bị cấm làm cho các nhà phân tích lo ngại rằng dự luật này có thể được áp dụng để cấm đoán thăng tiến đạo đức tình dục Kitô giáo, qua sách vở, tư vấn hay giảng dạy.

Ủy Ban Công Giáo California đã lên tiếng chống đối dự luật này và phổ biến một lá thư trên trang nhà của Ủy Ban, kêu gọi người dân California hãy liên lạc với các nhà lập pháp của họ để ngăn cản nó thành luật.

Ủy Ban quan ngại đến dự luật là vì những định nghĩa của dự luật quá bao quát, và tìm cách ngăn cản những người trưởng thành tự có quyết định riêng của mình.

Ủy Ban nói rằng “Dự luật AB 2943 đưa ra cái gì đó rất mơ hồ - ‘những nỗ lực thay đổi giới tính’ và quàng chéo vào với luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng.

Hơn nữa, cho rằng vật lý trị liệu chuyển đổi đã là bất hợp pháp đối với những người dưới 18 tuổi ở tiểu bang, Ủy Ban Công Giáo California đặt câu hỏi “Tại sao những người đề xướng lại muốn cướp đi quyền tự do của những người trưởng thành để tìm kiếm tư vấn” cho những vấn đề liên quan đến khuynh hướng hay hành vi tính dục?

Những quan ngại này cũng được sự đồng thanh lên tiếng của Bill May thuộc Phong Trào Hôn Nhân Thật (Marriage Reality Movement) khi nói với hãng tin EWTN rằng ông cảm thấy dự luật này “vô lý” và ngăn cấm khả năng của những người truyền bá “Tin Mừng kêu gọi mọi người ăn năn và thay đổi hành vi ứng xử.” May tin rằng nếu dự luật này trở thành luật, thì nó có thể dẫn đến trở ngại pháp lý cho những nhà giảng thuyết khi bàn thảo về tính dục.

May nói rằng “Sự thông qua dự luật này sẽ dẫn đến nhiều phiền toái và có thể những khó khăn pháp lý sẽ chống lại việc giảng thuyết, văn chương, hội nghị và các tổ chức khi họ bàn về đạo đức tính dục.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Top Stories
Vietnam: Bishop praises Pontifical Mission Societies help improve the quality of priestly formation
J.B. An Dang
21:29 23/04/2018
Marking the 55th Anniversary of the World Day of Prayer for Vocations, Pope Francis on April 22, 2018, ordained 16 men to the priesthood in St. Peter’s Basilica. Among them, there was a Vietnamese seminarian, Paul Đỗ Văn Tân of the Rome’s Redemptoris Mater Seminary.

The news brought great joy to Vietnamese around the world.

In an interview on this anniversary, Bishop Anthony Vũ Huy Chương of Dalat, the Chairman of The Committee on Clergy, Consecrated Life and Vocations of the Vietnamese Episcopal Conference praises Vatican and Pontifical Mission Societies around the world help the Church in Vietnam to greatly improve the quality of priestly formation in recent decades.

Bishop Chương has overseen the committee for 14 years since 2014. Recently, the committee was reinforced with a Vice-Chairman, Bishop Joseph Đỗ Mạnh Hùng, the apostolic administrator sede vacante of Saigon. The committee assists bishops, both collectively and individually, in promoting, supporting, and educating about the Church's pastoral needs and concerns for the priesthood, diaconate, and consecrated life within the various sociocultural contexts of Vietnam.

Through biannual conferences, the committee has provided a highly valued resource to support the network of Catholic seminaries in Vietnam, charged with responsibility for the formation of priests.

For decades, recruitment of seminarians had been severely restricted; only a certain number might be enrolled in the diocesan seminaries each year, and candidates and even their families were subjected to scrutiny. This led to secret formation for priesthood and “underground” ordinations. Things have been improved. “Now, restrictions on the recruitment of seminarians have ended. The only restriction we are facing now is the capacity of Major Seminaries,” said Bishop Chương.

“Currently we have 7 Major Seminaries in Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang, Sàigòn, Xuân Lộc, Cần Thơ. In the academic year of 2017-2018, there are 2650 major seminarians,” he added.

Talking about the trend in vocations, the prelate observed that “Declining birth rate and the rise of secularism cause a reduction of vocations in Vietnam. The drop can be seen evidently in metropolitan parishes. Parishes in remote areas seem to be fine.”

However, Bishop Chương believes that in terms of quality, various aspects of priestly formation have been greatly improved with the help of Vatican congregations and Pontifical Mission Societies around the world, the Paris Foreign Missions Society (MEP) in particular.

Finally, Bishop Chương announced that funded by the Congregation for the Evangelization of Peoples, his committee with the help of The Catholic University of Paris and the Paris Foreign Missions Society will organise a conference for hundreds of seminary formators from July 1 to July 14, 2018.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài giảng lễ mừng 70 năm Linh mục của cha giáo Lu-Y Trần Phúc Vỵ
Lm. Phạm Bá Lãm
10:29 23/04/2018
Bài giảng lễ mừng 70 năm Linh mục của cha giáo Lu-Y Trần Phúc Vỵ

Lễ mừng 70 năm Linh mục của cha giáo Lu-Y Trần Phúc Vỵ, đúng ngày là 28/3 nhằm thứ tư tuần thánh, nên dời đến hôm nay 4/4 thứ tư trong tuần bát nhật Phục sinh. Đây là cha giáo cuối cùng của Tiểu chủng viện Phát Diệm ở Phúc Nhạc và ở Phú Nhuận, nên các học trò cựu gồm có Linh mục và giáo dân đến họp mừng. Về cộng đoàn có sự hiện diện các sơ Dòng Phaolô Thiện Bản thay cho sơ Bảo và Hường vắng mặt, cũng như vài người thân quen tham dự.

70 năm LM là một con số ấn tượng. Trong tác phẩm Noces et lendemains de noces, cha Jean Van Agt, chính xứ Saint-Philibert, Lille ở Pháp, sau khi liệt kê các lễ mừng từ 1 năm đến 60 năm, đã dừng lại và cảm thán: Au-delà, c’est infiniment rare ! Ngoại sổ là vô cùng hiếm ! Đây là số thâm niên kỷ lục của Gp. Phát Diệm và Sàigòn. Cha cố Bênađô Phạm Văn Quy hưởng thọ 104 tuổi với 69 năm LM là quá hiếm. Cố tây Père Deux, M.E.P., tên Việt là Cố Nhị là LM duy nhất mừng 70 năm LM tại Gp. Phát Diệm – nay cha giáo Lu-Y san bằng kỷ lục và sẽ vượt qua, biết đâu còn được mừng 75 năm LM !

Hôm nay mừng đại lễ phải nhắc lại danh ngôn của văn hào Bernados “Toute est la grâce”, tất cả là hồng ân, để cho các học trò cựu bày tỏ lòng tri ân.

Tin mừng hôm nay nói về 2 môn đệ làng Emmau (Lc 24,28-31), để cho thấy Chúa đồng hành với cha giáo Lu-Y, để ngài đồng hành với các môn sinh thời Tiểu chủng viện. Hai môn đệ làng Emmau nhận ra Chúa lúc bẻ bánh, các cựu môn sinh cũng nhận ra cha giáo đã bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức cho mình, - càng về sau càng nhận thấy tấm lòng hy sinh quảng đại của một bậc thầy.

Hôm nay tôi không chia sẻ Lời Chúa mà chia sẻ tâm tình của một học trò “láo lếu” của cha thày Lu-Y.

Trước hết phải bái phục về cuộc đời phục vụ miệt mài của vị ân: từ bỏ gia đình đi học hỏi ở nước ngoài rồi về nước phục vụ với tinh thần nghèo khó và khiêm nhường, nhưng lại rất vui tươi hoà đồng.

Một cơ hội tốt để nói về thân thế và sự nghiệp của cha giáo, để thấy công trình Chúa thực hiện tốt đẹp nơi tâm hồn người thiện chí. Cha giáo Lu-Y xuất thân từ một gia đình danh giá và đạo hạnh ở Phát Diệm

Ông cố Phán Hoá (một trong các giáo dân VN được tước hiệu Hiệp sĩ Toà thánh) có 12 người con, vừa một tiểu đội: nửa đi tu, nửa lập gia đình. 6 người đi tu như sau:

- Cha Rocô Trần Phúc Long 1921-2002, hưởng thọ 81 tuổi.

- Cha Lu-Y Trần Phúc Vỵ sinh 05.03.1924 tại Hà Nội, nguyên quán họ Vinh Trung, Gx. Phát Diệm - TP LM ngày 28.03.1948 tại Roma: lúc đó 24 tuổi với 24 ngày, lúc này đã 94 tuổi.

- Cha Giuse Trần Phúc Hạnh (Nhạc sĩ), SN 1931, TPLM năm 1961, dạy tại TCV Phú Nhuận, rồi qua đời ngày 16.03.1966, hưởng dương 35 tuổi với vỏn vẹn 5 năm Linh mục.

- Cha Albertô Trần Phúc Nhân: SN 1932 - TPLM 20.12.1958, qua đời ngày 14/6/2014 tại Nhà hưu Chí Hoà, hưởng thọ 82 tuổi với 56 năm LM. - Nhớ lại ngày 20.12.2008: mừng chung Kim khánh LM của cha giáo Nhân với Ngọc khánh LM của cha giáo Vỵ, thế mà đến nay “một người bị đem đi, một người được để lại” (Mt 24,40) !

- Sơ Catarina Trần Thị Kim Bảo, Dòng Phaolô Thiện Bản, đau nặng, được trị bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất, Hố Nai.

- Sơ Bênađêta Trần Thị Kim Hường, thành viên Tu hội Huynh đệ Quốc tế (Association de Fraternité Internationale, viết tắt là AFI), cũng kém sức khoẻ.

Cậu Trần Phúc Vỵ vào TCV Phúc Nhạc 1934, TCV Avignon 1937, ĐCV Marseille và Propaganda Fide 1941, TPLM 28.03.1948 tại Roma, du học tại Université de Toulouse 1948-1951: đậu cử nhân Triết và Thần học, rồi cử nhân giáo khoa Anh văn (License è lettres d’es Anglais). – Năm 1951 cha giáo Lu-Y trở về Việt Nam với các công tác:

- Mục vụ giáo huấn: Giáo sư tại TCV Phúc Nhạc 1951-1954 (3 năm), TCV Phú Nhuận 1954-1966 (12 năm): dạy Pháp văn và Anh văn, - từng làm Hiệu trưởng trường TCV Phú Nhuận, viết sách về học Anh ngữ (cùng với cha giáo Rôcô Trần Phúc Long) và dạy nhiều trường tại Sàigòn.

- Mục vụ giáo xứ: sáng lập Họ đạo Gia Viên 1961-1965 (5 năm), Chính xứ Long Thành Mỹ 1966-1988 (12 năm), Chính xứ Gò Công, nay là Gx. Thánh Gẫm, 1988-1993 (5 năm).

- Hưu trí tại Nhà Hưu Dưỡng Chí Hoà từ năm 1993 đến nay.

- Một bậc thầy trong giáo dục: thánh bổn mạng của cha giáo là Louis, vua nước Pháp: tiếng La tinh gọi là Ludovicus. Người Việt gọi theo tiếng Pháp là Lu-Y, có người gọi là thánh Lữ Y, đẹp ý và đẹp lời… Nhưng Đức cha Lu-Y Nguyễn Anh Tuấn không chịu, vì sợ dân Bùi Chu Phát Diệm thay vì Lữ Y đọc thành Nữ Y… thì đổ nợ !

Các trò tôn sư trọng đạo nên gọi cha giáo là “Đức Thầy Lu-Y”, mà Đức Thầy là tên gọi của giám mục ngày xưa. Cha giáo thật xứng đáng, vì là thầy dạy của đức thầy Nguyễn Soạn và đức thày Vũ Đình Hiệu, sau này còn là thày của đức cha Nguyễn Văn Yến… nên gọi là Đức Thầy theo cách riêng, thần học gọi là “sui generis” (biệt loại), cũng như Đức Mẹ là Linh mục biệt loại (Sacerdos sui generis).

Cha giáo Lu-Y là một nhà ngữ học, thông thạo ngoại ngữ Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha… nhất là tiếng Pháp (du học từ nhỏ), nên có một năm ngài đạt danh hiệu thủ khoa Dictée francaise (đọc viết chính tả) trong cuộc thi khu vực đông nam nước Pháp. Về tiếng Anh, thời điểm 1954-1960 số cử nhân Anh ngữ không nhiều, cha giáo Lu-Y nổi tiếng vì giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh, đơn cử một sự kiện: ngài từng làm thông dịch viên xuất sắc cho ĐHY Francis Spellman trong buổi họp đông đảo tại Trung tâm Di cư nơi khuôn viên Nt. Hoà Bình, Hố Nai.

Đức Thầy Lu-Y xứng danh là Magister (thầy): magis là hơn, ter là 3 lần, thầy hơn trò 3 lần. Tương tự sang tiếng Pháp “Maitre”, nhất là tiếng Anh “Master”: mas giống như magis, còn ter thì y như vậy. “Trò không hơn thầy… Trò được như thầy đã là khá lắm rồi” (Mt 10,24). Có trò nào theo kịp Đức thầy Lu-Y?

Cha giáo Lu-Y đã tận dụng khả năng ngoại ngữ của mình để phục vụ Giáo hội, đan cử: sau năm 1975 với chiếc radio National đời 1960, ngài nghe đài tiếng Pháp và tiếng Anh, dịch lại tin tức và tư liệu Công Giáo, rồi nhờ người đánh máy và phổ biến nội bộ.

Những tác phẩm để đời như: Kỷ yếu Phát Diệm 1891-1991, 25 Giáo phận Việt nam, Những trại cùi Việt Nam… tác giả xuất bản là cha anh Rôcô Trần Phúc Long, tác giả biên soạn chính là cha giáo Lu-Y… Để hoàn thành những tác phẩm đồ sộ này, cha giáo đi đến đâu cũng mang theo cassette để ghi âm và một cuốn sổ tay để ghi chép… phỏng vấn nhiều người, thường là các cụ già nhớ nhiều chuyện xưa. Ngài đã theo phương pháp phỏng vấn nhiều người để tổng hợp, nhờ đó ông Cornelius Ryan đã hình thành tác phẩm điện ảnh nổi tiếng “The longest day”, tiếng Pháp “Le jour le plus long”.

Cha giáo Lu-Y yêu Giáo phận Phát Diệm, nên hay trở về quê mẹ, để lo dạy học và huấn đức… dành nhiều tiền cho việc đào tạo chủng sinh Phát Diệm… Ngài cũng yêu Giáo Hội Việt Nam, nên xả thân phục vụ: không những cho các giáo xứ quen thuộc, mà còn “đi ra” và “đi xa”, thương yêu chăm lo cho đồng bào H’Mong và người Phong cùi.

Đức Thầy Lu-Y đã làm gương sáng cho lũ học trò:

- Tinh thần yêu làm việc, khi làm mục vụ cũng như lúc về hưu. Người ta nói hưu trí coi chừng biến thành hư trí ! Ngài vẫn làm việc trí thức để luyện trí cho sáng suốt: đọc sách, viết bài… hơn nữa còn đi chu du khắp nơi để thu tập tài liệu và để giúp đỡ tha nhân.

- Tính cách đồng hành vừa là thầy vừa là bạn: vui đùa với các trò, chơi thể thao với các trò như đá cầu, quan tâm đến việc bồi dưỡng sức khoẻ: hay cho các trò ăn bánh mì với chuối, uống sữa bột Mỹ…

- Tiết kiệm và quảng đại: sống khó nghèo (nhất là thời gian ở họ Gò Công, thiếu điện nước), phòng ở hiện nay rất đơn sơ, tiện nghi tối thiểu… Chắt chiu từng tý để phần phát cho đồng bào nghèo, hay cho các trò: báo Missi hay báo ngoại, cho mấy thứ mà ngài gọi là “giấy tây” và “dây tây”…

- Tinh thần mình vì mọi người và mọi nơi: vừa là cha giáo (1951-1966), vừa là cha xứ (1966-1993), vừa là nhà truyền giáo (chăm lo cho đồng bào H’Mong và Phong cùi…), vừa là nhà văn hoá (nhiều tác phẩm lớn nhỏ có giá trị).

Cha giáo phục vụ đa dạng, quên cả tuổi tác, quên cả nhọc mệt… và còn muốn phục vụ hơn nữa, ngay khi trong nhà hưu, nêu gương sáng đời sống cầu nguyện và khiêm hạ. Với 94 năm tuổi đời, 70 năm tuổi Linh mục với bao thành quả từ Bắc chí Nam, cha giáo tỏ ra mãn nguyện để tạ ơn Chúa đã sử dụng ngài.

Cha giáo rành tiếng Pháp, nên xin gửi một danh ngôn của cha Karl Rahner, Dòng Tên, trong lễ Ngân khánh Linh mục 1957: “Nous n’avons pas regretté d’être prêtres”: Chúng tôi đã không hối tiếc vì được làm linh mục. Cha giáo Lu-Y cũng tái xác nhận như vậy: đã không hối tiếc mà còn bằng lòng theo chân Chúa, chấp nhận mọi gian khó cho phần rỗi các linh hồn, vì: Le prêtre est un homme mangé (bị ăn), dépouillié (bị bóc lột). crucifié (bị đóng đinh)… như cha Antoine Chevrier diễn tả chân dung người Linh mục. Vượt qua tất cả là vòng hoa chiến thắng dành cho người mục tử hết lòng vì đoàn chiên./.

LM Phạm Bá Lãm
 
Đức Sứ Thần Tòa Thánh Dâng Lễ Tạ Ơn Kỷ Niệm 40 Năm Hội Dòng Trinh Vương Granville Phục Vụ.
Hoàng Việt Nam và Sơ Trân
23:35 23/04/2018
Đức Sứ Thần dâng Thánh Lễ Tạ ơn kỷ niệm 40 năm Dòng Trinh Vương phục vụ.
Nhà Nguyện Fatima được làm phép để ghi dấu 40 năm Dòng Trinh Vương phục vụ.
10 giờ sáng Chúa Nhật ngày 22.4.2018, Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Úc Đại Lợi, Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana, đã đến Thánh Đường Holy Trinity Granville Giáo Phận Parramatta, chủ tế Thánh Lễ mừng kỷ niệm 40 năm Hội Dòng Trinh Vương phục vụ trên quê hương Úc Đại Lợi.

Được biết, ngày 16 tháng 2 năm 1978, Hội Dòng nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương Úc Châu đến cư ngụ tại Giáo Xứ Chúa Ba Ngôi - HoLy Trinity - Granville, sau khi nhà Dòng nơi các Nữ Tu ở tại miền Blue Mountains, bị thiêu rụi hoàn toàn trong cuộc cháy rừng vào cuối năm 1977.

Năm nay, 2018, đánh dấu các Nữ Tu Trinh Vương đã phục vụ trong Giáo Xứ Chúa Ba ngôi được đúng 40 năm. Vì thế, Cha Chánh Xứ, Andrew Bass, đã tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa và cám ơn Quý Nữ Tu đã quảng đại phục vụ Giáo Xứ trong một thời gian dài.

Đức Sứ Thần dâng Thánh Lễ Tạ ơn kỷ niệm 40 năm Dòng Trinh Vương phục vụ. Đức Sứ Thần Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana, từ Canberra đã đến Giáo Xứ Chúa Ba Ngôi, chủ Tế Thánh Lễ vào lúc 10 sáng Chúa Nhật ngày 22 tháng Tư, trong Thánh Lễ kính Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành, ngày Giáo Hội dành cầu nguyện đặc biệt cho ơn gọi Linh Mục và Tu Sỹ. Cha Paul Văn Chị, thay mặt Quý Cha Tuyên Úy Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney, đã cùng Đồng Tế với Đức Sứ Thần trong Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu nguyện cho Hội Dòng Trinh Vương. Gia đình của Quý Nữ Tu Trinh Vương, Ban Mục Vụ và Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Giáo Đoàn Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh, Granville, được mời đến dâng Thánh Lễ cùng với Hội Dòng và Giáo dân của Giáo Xứ.

Để tỏ lòng ghi ơn Quý Hội Dòng Trinh Vương, Cha Andrew Bass đã dành một Nhà Nguyện dâng kính Đức Mẹ Fatima ở cuối nhà thờ, và đặt một tấm bia ghi nhớ sự quảng đại phục vụ của Quý Nữ Tu Dòng Trinh Vương tại Giáo Xứ Holy Trinity Granville trong quá trình 40 năm.

Sau Thánh Lễ, Đức Sứ Thần đã làm phép Nhà Nguyện dâng kính Đức Mẹ Fatima và mở khăn phủ tấm bia kỷ niệm và ghi ơn Quý Nữ Tu Dòng Trinh Vương. Ngài đọc những lời ghi trên bia và chúc mừng Quý Nữ Tu Trinh Vương.

Nhà Nguyện Fatima được làm phép để ghi dấu 40 năm Dòng Trinh Vương phục vụ.

Sau đó, party BBQ do Cha Xứ Andrew Bass và Giáo Xứ cùng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Đoàn Granville khoản đãi Đức Sứ Thần, Quý Cha, và cộng đồng dân Chúa trong hân hoan và đáng ghi nhớ.

Hoàng Việt Nam và Sơ Trân ghi nhanh.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam Cộng Hòa Vẫn Còn Đây
Đinh Văn Tiến Hùng
17:28 23/04/2018
Bản trường ca Tuổi Trẻ VN hào hùng bất khuất
*Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30/4 đen


‘Ta đi trong tuyết ươm hơi lạnh,
Mà lửa từ tâm vẫn nhuốm hồng,
Với lá Hoàng Kỳ trên ngực áo,
Ta vẫn còn hơi ấm của Non Sông’ (*)

Biểu tượng hào hùng đã chỗi dậy,
Dâng tràn dòng máu triệu con tim,
Hòa nhịp cùng hào khí Non Sông,
Tỏa ánh sáng niềm tin khát vọng.

Xuống đường giữa thủ đô giặc Cộng,
Phản đối việc phá hủy cây xanh,
Bao năm rợp bóng mát tươi xinh,
Cho con dân Thăng Long yêu dấu. (1)

Bỗng xuất hiện hình ảnh bất khuất,
Nhóm thanh niên đồng phục màu đen,
Trước ngực với biểu hiệu chim ưng,
Sau lưng lại mang hai dòng chữ,

Trông thật hiên ngang và ngạo nghễ
‘Nhân dân đừng sợ hãi chính quyền,
Chính quyền cần phải sợ nhân dân’
Tiếng thét hào hùng gọi phản tỉnh.

Giữa họ một thanh niên bình tĩnh,
Màu áo hoa rừng đẹp biết bao,
Nghiêng vành mũ cánh dù bay cao,
Vai cọp trắng oai phong lộng gió.

Chính anh người hùng Dũng Phi Hổ,
Khí phách một dũng tướng oai phong,
Nổi bật trong buổi sáng trời trong,
Như một bức tranh nơi trang sử.

Anh bị bắt chẳng cần biện hộ,
Vì muốn dựng lại Lá Cờ Vàng,
Đầy ấn tượng sáng chói huy hoàng,
Việt Nam Cộng Hòa ngày trước đó.

Mới đây trong phiên tòa man rợ, (2)
Trước vành móng ngựa thật bất ngờ,
Người tù ngực áo Lá Quốc Kỳ,
Việt Nam Cộng Hòa bừng sống dậy.

Tuổi trẻ các anh muốn gợi nhớ ,
Một thuở nào hình ảnh uy hùng,
Đồng lòng quyết bảo vệ Non Sông,
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đấy !

Chắc chắn chúng ta đã nhận thấy,
Các anh đều trẻ tuổi ba mươi,
Được tuyên truyền uốn nắn thành người,
Dưới đỉnh cao xã hội chủ nghĩa.

Và chúng luôn rêu rao lừa bịp,
Đổ tội Miền Nam bọn tay sai,
Bán nước cho đế quốc ngoại lai,
Để dân chúng lầm than khổ cực.

Nhưng tuổi trẻ ngày nay tỉnh thức,
Biết tìm tòi học hỏi không ngừng,
Nhận chân lý tỉnh ngộ reo mừng,
Thực hư đã đem ra so sánh.

Bắc Nam đối đầu bao cay đắng,
Miền Nam hai mươi năm hồi sinh,
Dân ấm no đời sống thanh bình,
Đang vươn mạnh thành rồng châu Á.

Nhưng Việt cộng xóa tan tất cả,
Kìm kẹp miền Bắc tám mươi năm,
Bốn mươi năm cai trị miền Nam,
Dìm Đất Nước đói nghèo điêu đứng.

Hôm nay biểu tượng đẹp tôn xứng,
Đang dâng trào máu triệu con tim,
Cùng hào khí Sông Núi Tổ Tiên,
Đã tỏa sáng Niềm Tin Quyết Thắng !

Tuổi trẻ đã mở đầu Trang Sử Mới,
Giơ cao tay với ý chí kiên cường,
Quyết dẹp tan bọn Việt cộng tà quyền,
Xóa tan bóng ma tang thương Quốc Hận !

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Ghi chú: Trích Trung Tâm Quyền Lực- Dân làm báo.
-(1) Nguyễn viết Dũng và các bạn trẻ tham gia biểu tình ngày 12/4/15 phản đối tà quyền phá hủy cây xanh tại Hồ Gươm Hà Nội.
-(2)Và mới đây tòa án Việt cộng đã tuyên phạt anh 7 năm tù và 5 năm quản chế.
-Nguyễn viết Dũng biệt hiệu Dũng Phi Hổ đã bị đàn áp và bị bắt nhiều lần lý do chống đối tà quyền và gây rối trật tự công cộng vì anh đã từng tham gia các cuộc đấu tranh chống tà quyền CS và hiên ngang treo cờ VNCH tại tư gia, hang Pác-bó, Dinh Độc Lập. Ngày 2/4/15, Anh đã công khai lập Đảng Cộng Hòa và Hội Người Yêu Quân Lực VNCH.
Trước khi bị bắt lần cuối cùng anh đã mang Cờ Vàng đứng trước Dinh Độc Lập để tượng niệm ngày Quốc Hận 30/4/75 và đến thăm các Thương phế binh QLVNCH.



 
Văn Hóa
Giới Thiệu ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm Sách Báo Công Giáo Việt Nam - 1652-1975 : Quốc Nội - 1975-2015 : Hải Ngoại’’
Lê Đình Thông
08:23 23/04/2018
Bài nói chuyện trong khuôn khổ Ngày Văn Hóa Thư Viện tổ chức tại Hội trường Giáo Xứ Paris ngày 08/04/2018

Sau Thánh lễ Vọng Phục sinh tại Giáo Xứ, nhân trao đổi về số người sẽ tham dự Ngày Thư Viện năm nay, LM Trần Anh Dũng nói với tôi: Quý hồ tinh bất quý hồ đa (貴乎精不貴乎多). Thực tế hôm nay được diễn tả bằng câu thơ Đỗ Phủ: Thành quách hưu qua thức giả hy (城郭休過識者稀): Có hai sinh hoạt cùng chiều Chúa Nhật, một ca nhạc, một điện ảnh; nhưng các bậc thức giả vẫn dành sự ưu ái cho sinh hoạt của Thư viện Giáo Xứ. Nhân có nhà văn Đỗ Mạnh Tri ở đây, tôi mạn phép hiệp vận ‘‘Tri’’, nối tiếp câu thơ vừa kể:

Thành quách hưu qua, thức giả hy

Thư Viện Giáo xứ, nhân sĩ tri.

城郭休過識者稀

書院敎處儿士知

Chiều nay, tại hội trường Giáo Xứ, có sự hiện diện của nhiều nhà văn hóa, nhiều nhà văn, nhà thơ, nói chung là các bậc thức giả, còn lại là những người mến mộ văn thơ, vẫn thường hưởng ứng mục vụ văn hóa của Thư viện Giáo xứ.

Kính thưa quý vị và quý bạn, LM Trần Anh Dũng vừa nói về Văn khố và Thư viện Hội Thừa sai Hải ngoại Paris. Đến lượt chúng tôi giới thiệu Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam - 1651-1975: Quốc nội. 1975-2015: Hải ngoại. Phần trình bầy của chúng tôi gồm ba phần:

- Đôi Lời Giới Thiệu của Đức TGM Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam;

- Lược trình về phương pháp phân loại;

- Việc thành lập Đại học Công Giáo tại Việt Nam.

I - Đôi Lời Giới Thiệu:

Tác phẩm 744 trang của LM Trần Anh Dũng phân loại hơn tám ngàn tựa sách, được Đức TGM Nguyễn Chí Linh viết lời tựa. Tuy nói chỉ ‘‘đôi lời’’, bút ký 4 trang giấy của vị Chủ tịch HĐGM/VN vừa là nỗi ưu tư về văn học Công Giáo, đồng thời bầy tỏ lòng ưu ái đối với tác giả. Trước khi nhận trọng trách giám mục, Đức TGM Nguyễn Chí Linh đã trình luận án tiến sĩ triết học tại Đại Học Công Giáo Paris về đề tài ‘‘La refondation de l’ontologie chez Maurice Blondel’’. Thư mục ấn phẩm gắn liền với lịch sử Giáo hội nước nhà. Vì vậy, ngay phần mở đầu, ngài tóm lược lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như sau: Chưa đầy bốn trăm năm hình thành, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua gần ba trăm năm bách hại thời nhà Nguyễn. Thời cận đại, Việt Nam lại lâm vào một cuộc chến tranh ý thức hệ đầy phức tạp, gây khó khăn và thậm chí tước đoạt của Giáo hội những điều kiện tối thiểu để vun trồng và kiến tạo.

Sau đó, Đức TGM cho rằng ‘‘ngay từ thời kỳ sơ khai, cùng với những hạt giống Tin Mừng đầu tiên được gieo vào lòng đất Việt, sinh hoạt trí thức đã được các nhà thừa sai quan tâm cách đặc biệt với những công trình nghiên cứu mang ý nghĩa to lớn.’’ Hoa trái tri thức Công Giáo vào thời Giáo hội sơ khai đã đặt nền tảng vững vàng cho văn khố Công Giáo nước nhà, với nhiều công trình ngữ học của giáo sĩ Đắc Lộ, người được LM Trần Anh Dũng đặt tên cho công cuộc văn hóa của ngài. Tủ sách Đắc Lộ hoạt động đều đăn từ 1992 tới nay, với 38 tác phẩm. Hai cuốn chót là Thư mục Ấn phẩm Sách bao Công Giáo Việt Nam (2017) và Văn khố & Thư viện Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (2018).

Nói đến sinh hoạt trí thức là nói đến vai trò của người trí thức Công Giáo. Đức TGM Nguyễn Chí Linh nhận định: đội ngũ trí thức Công Giáo Việt Nam đã tham gia các công trình biên soạn và khảo cứu ngay từ giai đoạn khai sinh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Và từ đó, bất chấp mọi thứ bao vây cấm đoán của nhiều hệ thống chính trị kế tiếp nhau, hoạt động trí thức của Giáo hội, tuy không rầm rộ và công khai, nhưng vẫn không bao giờ bị gián đoạn. Ngay cả trong giai đoạn đầy thử thách như những thập niên 70 và 80, các chủng viện và các cơ sở đào tạo bị đóng cửa, giáo trình ‘‘thần học chui’’ vẫn được biên soạn và lưu hành cách kín đáo và kiên trì.

Tác phẩm của LM Trần Anh Dũng phân định hai không gian: quốc nội và hải ngoại; và hai thời gian: trước và sau 1975.

- Hướng về giai đoạn trước 1975, ‘‘Lời Giới Thiệu’’ có đoạn viết như sau: ‘‘Trước 1975, tại Miền Nam Việt Nam, trí thức vẫn là một hoạt động mang chiều kích ‘‘mũi nhọn’’ chiến lược với một số lượng lớn trường trung, tiểu học tư thục, đặc biệt là có cả Viện Đại học Công Giáo, Phân khoa Thần học và Triết học (Đà Lạt).’’

- Về giai đoạn sau năm 1975, Đức TGM Nguyễn Chí Linh cho rằng ‘‘biến cố tháng 04-1975 đã khép lại tất cả mọi hoạt động in ấn, đào tạo công khai của các tôn giáo. Một bộ phận không nhỏ của dân tộc và Giáo hội Việt Nam đã di tản đến nhiều nước trên thế giới, đem theo bao nhiêu nỗi buồn của thời thế thăng trầm đau thương, nhưng trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo hội quê hương. Đủ mọi hình thức ấn phẩm, tạp chí, tập san, nhất là gần đây, vô số những trang mạng Công Giáo đã thi nhau ra đời, không ngừng làm cho kho tàng tri thức của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mỗi lúc một thêm phong phú.’’

Từ những nhánh sông chuyên chở trước tác của các nhà trí thức, trước và sau 1975, ở trong nước cũng như hải ngoại, đoạn cuối Đôi Lời Giới Thiệu đổ về hợp lưu, là Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam với lời kết luận: ‘‘Đây là một đóng góp rất có ý nghĩa, vì từ trước tới nay, chưa có ai làm công việc này cách quy mô như thế. Hy vọng nó sẽ là một chất xúc tác cho nhiều khảo cứu tiếp theo.’’

Phần chính tác phẩm là Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo, được chia thành 10 chương. Tác giả áp dụng việc phân loại chuyên biệt, khác với phương pháp thông thường.

II - Phương pháp phân loại :

Tác giả soạn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ kết hợp giữa quy chuẩn ISO 690. Quy chuần này bao gồm nội dung (contenu) hình thức (forme), cơ cấu (structure). Tác giả phân loại theo tác phẩm (ouvrage), bài báo (article), hội nghị (congrès), văn bản (support). Quy chuẩn này được kết hợp với phương pháp thư tịch của Hội đồng Giám mục Pháp. Bản phân loại của HĐGM Pháp công bố ngày 24/07/2008 khác biệt so với phương pháp phân loại Dewey:

• Phân loại Dewey:

00: Tổng quát. 100: Triết học - Tâm lý học. 200: Tôn giáo. 300: Khoa học xã hội. 400: Ngôn ngữ. 500: Khoa học tự nhiên - Toán học. 600: Kỹ thuật. 700: Mỹ thuật. Nghệ thuật Trang trí. 800: Văn học. 900: Địa lý - Lịch sử.

Tác giả áp dụng phương pháp phân loại thập phân Dewey (classification décimale de Dewey), liên hệ đến chín bộ môn căn bản, được Hội đồng Giám mục Pháp điển hóa, ngoài ra là phân loại số 0: ấn phẩm tổng quát (généralités).

Chương 0: Ấn phẩm tổng quát

0A - Niên giám

0B - Tài liệu tham khảo

0C - Từ vựng. Từ điển

0C.1 -Từ vựng. Từ điển

0C.2 - Song ngữ Việt - Pháp - Latinh

0C.3 - Ngữ pháp tiếng Việt

0C.4 - Tủ sách Hán Nôm Công Giáo

0D - Kinh thánh

0D.1 - Bản dịch Kinh thánh

0D.2 - Chú giải - Suy niệm. Bài giảng Kinh thánh,

Chương 1: Giáo Hội Công Giáo

1A - Giáo hội hoàn vũ

1B - Giáo triều - Giáo hoàng - Công đồng - Thông điệp

1C - Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - Lịch sử truyền giáo

1D - Hàng giáo phẩm - Giáo phận - Hội đồng Giám mục - Thư mục vụ

1E - Giáo sĩ - Nhân vật Công Giáo Việt Nam

1G - Giáo luật - Quy chế

1H- Hiến chương dòng tu nam nữ

Chương 2: Thần học

2A - Thần học tín lý - Thiên Chúa Cha - Đức Giêsu Kitô - Đức Chúa Thánh thần,

2B - Thần học luân lý

2C - Thần học Truyền giáo (Bản tin Hiệp thông, Thời sự Thần học, Hợp tuyển Thần học, Nhà Chúa, Hỏi Đáp Về Đạo, Tủ sách Tôi Biết Tôi Tin, dân Chúa Ngày Nay)

2D - Thánh mẫu học

Chương 3: Phụng vụ - Bí tích

3A - Thần học Phụng vụ Bí tích

3B - Cử hành Bí tích (Bí tích Thánh tẩy. Bí tích Thống hối (Giao hòa, Giải tội). Bí tích Thêm sức. Bí tích Thánh thể. Bí tích Truyền chức Thánh (Phó tế, Linh mục, Giám mục). Bí tích Hôn phối. Bí tích Xức dầu thánh. Mục vụ An táng, Phụng vụ các Giờ kinh)

3C - Mùa Phụng vụ - Thánh lễ

3D - Thánh nhạc

Chương 4: Giáo lý

4A - Sách Giáo lý Công Giáo

4B - Trung tâm Huấn giáo (Trung tâm Huấn giáo TGP Saigon, Trung tâm Giáo mục DCCT, Trung tâm Huấn giáo Dòng Phanxicô, Trung tâm Hồng ân Giáo phận Xuân Lộc, Giáo lý Giáo phận Đà Nẵng, Giáo lý Phổ thông GP Nha Trang, Trung tâm Giáo lý dân Chúa Mỹ Châu)

4C - Tài liệu minh họa (Huấn giáo. Truyện kể. Minh họa. Câu đố Giáo lý)

Chương 5: Đời sống Kitô hữu

5A - Đời sống Tu trì Tận hiến

5B - Đời sống Tín hữu Giáo dân

5C- Hạnh chư Thánh, Chư thánh Tử đạo Việt Nam

5D - Kinh nguyện dân Chúa. Cầu nguyện. Suy niệm.

5E - Hành hương

Chương 6: Các Tôn giáo

Chương 7-8: Chính trị. Xã hội. Kinh tế. Khoa học

7-8 A: Chuyên đề chính trị

7-8 B: Chuyên để xã hội

7-8 C: Chuyên đề Giáo dục

7-8 D: Kinh tế. Khoa học. Kỹ thuật

Chương 9: Triết học. Văn học. Khoa học Xã hội Nhân Văn

9A - Triết học Tây phương

9B- Triết học Đông phương

9C - Truyền thông Báo chí (Thông tin Mục vu, Nhật báo, Tuần báo, Nguyệt san, Đặc san, Kỷ yếu, Niên lịch Địa phận)

9D - Lịch sử - Địa lý Việt Nam

9E - Văn hóa, Văn học

9F – Thơ - Tuồng - Vè vãn

Chương 10: Tác phẩm không phân loại

10A - Tác phẩm không phân loại

10B - Tác phẩm viết về Công Giáo Việt Nam

Sau 10 chương sách, tác giả thiết lập danh mục tác giả gồm các tác giả Việt Nam và tác giả nước ngoài, sắp theo mẫu tự. Sau cùng là bảng mục lục (tr. 734 - 736).

Trong Lời Trần Tình, LM Trần Anh Dũng viết: ‘‘Ấn phẩm mới biên soạn chân tình trao tặng các đại chủng sinh, quý thầy, quý chị nữ tu thuộc các học viện, tu hội và cách riêng, hơn 50 000 giáo lý viên thuộc 26 giáo phận trên toàn quốc, trong chương trình đào tạo tu học, nghiên cứu chuyên sâu nhằm phát triển Tân Phúc Âm hóa để loan truyền Đức Tin Kitô giáo trên non sông đất nước Việt Nam trong Năm Đời sống Thánh hiến 2015.’’ Tác phẩm này ‘‘trong tầm tay có thể dễ dàng tìm được, một dụng cụ làm việc trợ giúp sinh viên; vì không phải sinh viên nào cũng hội được điều kiện, hoàn cảnh tiếp cận nghiên cứu tại các thư viện Đại chủng viện hay Học viện, Dòng tu, hoặc khả năng tham khảo tài liệu biên soạn bằng ngoại ngữ.’’ LM Trần Anh Dũng dành phần lớn bài viết để nói về việc ‘‘thành lập Học viện theo quy chế một Đại học của Giáo hội và Văn bằng Thần học được học viện cấp mang giá trị quốc tế’’ (tr.11).

Theo bản tin của hãng thông tấn Fides ngày 20/09/2016, Học viện Công Giáo Việt Nam đã chính thức khai giảng niên học 2016-2017. Đức Giám Mục Đinh Đức Đạo là viện trưởng. Học viện, có 23 sinh viên, đã được Tòa thánh chính thức công nhận. Học viện có thẩm quyền cấp phát văn bằng cử nhân thần học (STB: Sacrae Theologiae Baccalaureus: baccalauréat canonique en théologie), bằng cao học (licence canonique en théologie) và tiến sĩ (doctorat en théologie). Học viện giảng dạy các môn: thần học bí tích (théologie sacramentelle), thần học tín lý (théologie dogmatique), thần học luân lý (théologie morale), phụng vụ (liturgie), Kinh thánh (Études bibliques), linh đạo (spiritualité), truyền giáo học (missiologie), giáo luật (droit canonique) và triết học (philosophie).

LM Trần Anh Dũng trích thuật tài liệu của HĐGM Việt Nam ngày 07/08/2015, cho biết ‘‘Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã hiện diện từ năm 1533, đến nay trở thành một tôn giáo lớn với trên 6 800 000 giáo dân, gần 5 000 linh mục, 43 giám mục, có 4 giám mục đang phục vụ Giáo hội hoàn vũ, gần 60 000 giáo lý viên, trên 3 500 giáo xứ, với 8 đại chủng viện và hơn 100 dòng tu.’’

Với số giáo dân gần 7 triệu người mà Giáo hội vẫn gặp phải khó khăn trong việc thành lập một Đại học Công Giáo. Nếu so sánh số giáo dân với số liệu do bộ Giáo dục và Đạo tạo công bố ngày 11/08/2017, theo đó Việt Nam hiện có 235 trường đại học ở Việt Nam dành cho 1,76 triệu sinh viên, ta nhận thấy tình trạng kỳ thị tôn giáo vẫn còn nghiêm trọng.

Nhân tác giả Thư mục Ấn phẩm đặc biệt quan tâm đến việc thành lập Đại học Công Giáo, chúng tôi mạn phép nhắc lại một chuyện cũ, có liên hệ đến Giáo Xứ Paris.

- Trong văn thư ngày 20/10/2008, Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, giao cho chúng tôi nghiên cứu khả năng thành lập một trường đại học Công Giáo tại Việt Nam. Ngày 13/05/2010, Tòa thánh chấp nhận đơn từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt.

- Nhân chuyến thăm mục vụ Paris để cử hành Năm Thánh, chúng tôi có vinh dự tháp tùng Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn hội kiến với GS Pierre Cahné, Viện trưởng Học viện Công Giáo Paris (viết tắt: ICP) và LM Henri-Jérôme Gagey, Khoa trưởng Phân khoa Thần học, tại Văn phòng Viện trưởng. Sau khi thảo luận, GS Viện trưởng ICP đồng ý sẽ ký chung với HĐGM Việt Nam bản ghi nhớ hợp tác (mémorandum de collaboration) giữa ICP và HĐGM Việt Nam về việc thành lập Đại học Công Giáo tại Việt Nam. Cũng vào thời điểm nay, LM Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên Tồng quyền Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) hứa sẽ hậu thuẫn công cuộc giáo dục này. Tuy nhiên, mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.

Sau khi giới thiệu công trình nghiên cứu quy mô về thư mục ấn phẩm (catalogue imprimé des livres et des périodiques) của linh mục Trần Anh Dũng, phối hợp giữa cách phân loại của Thư viện Quốc gia Pháp (BnF) và HĐGM Pháp, ta có thể cảm nhận lời đề tựa của Đức TGM Nguyễn Chí Linh: Trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo hội quê hương.

744 trang sách Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975. Quốc nội Hải ngoại 1975-2015 càng khiến ta gần gũi với câu nói ‘‘vô tri bất mộ’’ (無 知 不 慕) quen thuộc trong văn học phương đông.

Chúng tôi xin kết thúc đôi lời giới thiệu mộc mạc bằng cách đề tặng LM Trần Anh Dũng bài Đường thi sau đây:

Thiên kinh vạn quyển kiếm đâu ra ?

Mở cuốn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ tra

Giới thiệu đôi lời đầu cuốn sách

Tâm sự chủ chăn thật thiết tha

Trần thuật nhập đề của tác giả:

Đại Học Công Giáo vẫn quá xa !

Chúc mừng linh mục Trần Anh Dũng:

Công trình tích tiểu góp thành đa.

Giáo xứ Paris, ngày 08/04/2018

Lê Đình Thông
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Hoa Trên Đồi Hoa Xuân
Dominic Đức Nguyễn
08:34 23/04/2018
TUỔI HOA TRÊN ĐỒI HOA XUÂN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Tuổi hoa em thật hồn nhiên
Như hoa xuân nở thiên nhiên trên đồi
Tạ ơn Chúa cả trên trời.
Thương ban em có một thời thần tiên.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 23/04/2018: Quan hệ ngoại giaoVatican Arab Saudi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:48 23/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha an ủi cậu bé có người cha quá cố là người vô thần

Trong chuyến viếng thăm giáo xứ Thánh Phaolô Thánh giá, trong khu phố Corviale của Rôma, Đức Thánh Cha đã gặp các tín hữu trước khi cử hành Thánh Lễ chiều Chúa Nhật 15 tháng Tư, Chúa Nhật thứ Ba mùa Phục sinh.

Như thường lệ trong các chuyến viếng thăm các giáo xứ trong giáo phận Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến nơi trước thánh lễ khoảng 2 tiếng đồng hồ để gặp gỡ anh chị em giáo dân. Ngài đến giáo xứ Thánh Phaolô Thánh giá lúc 4 giờ chiều.

Trước thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các trẻ nhỏ trong các lớp học giáo lý, cũng như những người cao tuổi, người nghèo, và các thành viên bị bệnh trong giáo xứ; và sau đó giải tội cho nhiều người.

Những người quẫn bách phải ở vị trí trung tâm của giáo xứ

Trong cuộc gặp gỡ với người cao tuổi, Đức Thánh Cha nói về “bổn phận” của giáo xứ phải có mặt để giúp đỡ người dân” vì những người quẫn bách là trung tâm của giáo xứ, và trung tâm của Tin Mừng. Mọi người đều phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc đời, nhưng nỗi buồn và những khó khăn của chúng ta không cho phép chúng ta đánh mất đi niềm hy vọng hay niềm vui của chúng ta, bởi vì Chúa Giêsu đã đến để “cứu chuộc” những vết thương của chúng ta bằng những vết thương của Ngài.” Điều này, Đức Thánh Cha nói, là niềm vui của chúng ta, “Chúa Giêsu đã trả giá cho chúng ta, Ngài gần gũi chúng ta, Ngài muốn những gì là tốt lành cho chúng ta.”

Khả năng hoán cải con tim của Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu chuyến viếng thăm của ngài với phần hỏi đáp cùng với một số trẻ em của giáo xứ. Trong một trao đổi thú vị, Đức Thánh Cha hứa sẽ trả lời câu hỏi “đoạn Kinh Thánh nào ngài yêu thích nhất” nếu như các trẻ con trong giáo xứ hứa đọc đoạn Kinh Thánh này khi về nhà. Đức Thánh Cha cho biết câu chuyện hoán cải của Thánh Matthêu, trước khi theo Chúa Giêsu là một người thu thuế là một trong những câu chuyện ngài thích thú nhất. Câu chuyện này “cho thấy quyền năng hoán cải con tim của Chúa Giêsu.”

Tất cả đều là con của Thiên Chúa

Đức Thánh Cha cũng trả lời câu hỏi của một em bé gái: “Chúng ta ở đây là những người đã chịu phép rửa tội, chúng ta là con cái Thiên Chúa. Nhưng những người không chịu phép rửa thì sao?”. Đức Thánh Cha đáp: “Tất cả chúng ta đều là con cái Chúa, dù là được rửa tội hay không, người tốt hay người xấu. Cả những người theo mafia, cho dù họ thích hành động ‘như con cái ma quỉ’. Chúa tạo dựng nên tất cả mọi người. Ngài yêu thương tất cả mọi người, và đặt trong con tim tất cả mọi người lương tâm để họ nhận ra điều gì là tốt, và phân biệt nó với những gì là xấu xa.” Nhưng khi chúng ta chịu phép rửa tội, Ngài nói, “Thánh Thần Chúa bước vào lương tâm đó, và củng cố sự thuộc về Thiên Chúa của con”, và trong một nghĩa nào đó, “ngài làm cho con trở nên một người con gái của Thiên Chúa hơn”.

Thiên Chúa có “trái tim của một người cha”

Cuối cùng, một cậu bé, quá xúc động ràn rụa nước mắt, đã không thể đặt câu hỏi của mình - vì vậy Đức Giáo Hoàng kêu cậu bé đến gần và nói thầm trong tai ngài. Sau đó ngài hỏi cậu bé có cho ngài lặp lại câu hỏi của cậu không. Đức Thánh Cha tóm tắt lại câu hỏi của cậu:

“Cậu bé khóc vì cha mình”, là người vừa mới chết cách đây không lâu, “và cậu bé đã có can đảm để nói về điều đó trước mặt chúng ta, vì tình yêu mà cậu dành cho cha mình trong tâm hồn”, cậu bé hỏi liệu cha cậu, một người không có niềm tin, có được lên thiên đàng không. “Cha con là một người đàn ông tốt”, cậu bé nói với Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nghĩ như cậu. Ngài nói: “Đây là một chứng tá thật đẹp” khi con trai của một người đàn ông có thể gọi ông là người tốt.

Trả lời câu hỏi của cậu bé, Đức Thánh Cha nói chỉ có Thiên Chúa mới có thể biết ai là người được lên thiên đường. Tuy nhiên, người cha của cậu bé dù là người vô thần đã cho cả 4 người con của mình được rửa tội. Một tín hữu cho con mình được rửa tội là điều dễ hiểu, một người vô thần cho cả 4 người con của mình được rửa tội thì hẳn phải là người tốt. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Thiên Chúa có trái tim của một người cha nhân hậu sẽ không để cho một người tốt như vậy bị lìa xa khỏi Ngài.”

2. Niềm vui làm cho chúng ta tươi trẻ

Trong bài giảng của Đức Thánh Cha vào Chúa Nhật tại giáo xứ Thánh Phaolô Thánh Giá tại Roma, Đức Thánh Cha nói về niềm vui mà các môn đệ cảm thấy khi các ngài được xem thấy Chúa Phục Sinh.

“Chính niềm vui làm cho chúng ta luôn tươi trẻ!”

Tuổi trẻ và niềm vui là những chủ đề nổi bật trong chuyến viếng thăm giáo xứ của Đức Thánh Cha tại giáo xứ Thánh Phaolô Thập giá, nằm về phía tây nam của thành phố Rôma.

Nổi tiếng “vì niềm vui”

Trong bài giảng trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha tập trung vào Lời Chúa trong Phúc Âm. Đức Thánh Cha dẫn giải rằng: Các môn đồ biết rằng Chúa Kitô đã sống lại, nhưng sự thật này chưa ăn sâu vào tâm lòng các ngài – các ngài chấp nhận sự thật bằng trí tuệ, nhưng các ngài chưa tin. “Có lẽ các ngài muốn chôn giữ chân lý này trong tâm trí mình! Đức Thánh Cha đặt vấn nạn tại sao các ngài vẫn nghi ngờ, mặc dù câu trả lời đã tìm thấy trong Tin Mừng là: “các ngài vô cùng hoan hỷ và kinh ngạc.”

Điều này cũng xảy ra cho chúng ta, Đức Thánh Cha nói khi có ai đó báo cho chúng ta một tin vui mà chúng ta khó tin được. “Chúng ta nắm bắt điều đó một cách chắc nịt, bởi vì nếu điều này là thực thì đó là một niềm vui to lớn.” Các môn đệ không chỉ tin, mà còn xác tín; vì như Đức Thánh Cha nói đây thực là “sự mới mẻ, một mới mẻ” được đề cập trong Phúc âm, đây thực là một món quà của Chúa.

Được trẻ hóa bởi Chúa Kitô phục sinh

“Chúng ta có thói quen” sống hoài trong “tội lỗi,” Đức Thánh Cha nói tiếp “Tội lỗi làm chúng ta già đi; nhưng Chúa Giêsu sống lại, sống động, làm chúng ta tươi trẻ lại! “Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là chân lý chính yếu của đức tin của chúng ta. “Chúng ta hãy xin ơn để tin rằng Chúa Kitô hiện đang sống và đã sống lại!” Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xưng tội, nơi đó chúng ta được canh tân, hồi phục; và tầm quan trọng của việc Rước Lễ. Đức Thánh Cha hỏi mọi người: “Khi bạn hiệp thông, bạn nắm chắc được rằng Chúa Kitô đang sống trong bạn, Ngài thực sự đã sống lại?” Sự hiệp thông không chỉ đơn giản là lãnh nhận một mẩu bánh đã được truyền phép, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Không, đó chính là Chúa Giêsu! Chúa Kitô đang sống, đã sống lại giữa chúng ta, và nếu chúng ta không tin điều này, chúng ta đã không và sẽ không bao giờ là người Kitô hữu tốt”.

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng của mình bằng mời gọi chúng ta cầu nguyện cho niềm vui của chúng ta sẽ không bị mai một đi; vì ân huệ được “đụng chạm vào Chúa Giêsu” qua đời cầu nguyện; lãnh nhận các Bí Tích; hầu nhận được ơn tha thứ, làm mới lại Giáo Hội qua các việc săn sóc các bệnh nhân, thăm viếng các tù nhân và những người cần đến chúng ta giúp đỡ, săn sóc trẻ em và các người lớn tuổi. Đức Thánh Cha nói: “Nếu chúng ta muốn làm một điều gì đó tốt lành, chính Chúa Giêsu phục sinh là Đấng hối thúc chúng ta làm điều đó. Đó là niềm vui, và niềm vui làm cho chúng ta tươi trẻ! “

3. Một nữ tu người Úc bị chính quyền Phi Luật Tân bắt vì điều tra những vi phạm nhân quyền

Nữ tu Patricia Fox, 71 tuổi, người Úc thuộc dòng Nữ Tử Sion, đã bị bắt tại Phi Luật Tân vì tham gia vào một cuộc điều tra nhân quyền quốc tế về tình trạng của người bản địa và các nông dân nghèo

Hôm thứ Hai 16 tháng Tư, Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân nói chính quyền nước này đã bắt giữ nữ tu Patricia Fox và cáo buộc chị đã tham gia vào “các hoạt động chính trị bất hợp pháp”. Nữ tu Patricia Fox đang tham gia vào một cuộc điều tra về tình trạng nhân quyền ở phía nam đất nước này.

Nữ tu Patricia Fox, là điều phối viên khu vực của dòng Nữ tử Sion, đã được đưa tới văn phòng di trú ở Manila và dự kiến sẽ bị trục xuất khỏi đất nước này trong vài ngày tới đây.

Làm việc với người nghèo và người bản địa

Người nữ tu 71 tuổi này đã tham gia vào một sứ mệnh nhân quyền quốc tế tại đảo Mindanao miền Nam nơi chị đã phục vụ như là một nhà truyền giáo trong 27 năm qua, đặc biệt là làm việc với người bản địa và nông dân nghèo khó.

Tổng thống Rodrigo Duterte đã áp đặt thiết quân luật trên đảo Mindanao hồi tháng 5 năm ngoái, sau khi các nhóm Hồi Giáo quá khích tấn công thành phố Marawi. Hơn một trăm người đã chết trong các cuộc đụng độ khi lực lượng chính phủ chiến đấu để giành lại quyền kiểm soát thành phố.

Thiết quân luật trên đảo Mindanao

Mindanao từ lâu đã bị chìm đắm trong các cuộc xung đột, khi các chính phủ liên tiếp đã mở các cuộc hành quân chống lại các cuộc nổi dậy của cộng sản, cũng như của các tổ chức Hồi giáo.

Phần lớn người Hồi giáo ở Phi Luật Tân sống trên đảo Mindanao và các hòn đảo xung quanh, nhưng sự bất ổn về chính trị đã khiến khu vực trở thành điểm nóng nơi bọn buôn lậu ma túy, những kẻ bắt cóc đòi tiền chuộc và các nhóm cực đoan có thể hoạt động mạnh trong khu vực

4. Đức Hồng Y Ernest Simoni quả quyết trừ quỷ từ xa bằng mobile phone cũng có hiệu quả như thường

Khóa học và hội nghị về trừ tà tại Vatican diễn ra từ 16 đến 21 tháng Tư đang thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông Công Giáo.

Buổi chiều ngày thứ Hai 16 tháng Tư, cử toạ đã nghe một bài thuyết trình rất sôi nổi của Đức Hồng Y Ernest Simoni, là Tổng Giám Mục Shkoder-Pult, Albania.

Từ năm 1946 cho đến cuộc cách mạng lật đổ cộng sản tại Đông Âu, Albania bị cai trị bởi một chế độ hà khắc và thù nghịch với tôn giáo quyết liệt nhất trong khối cộng sản. Hậu quả là Giáo Hội tại quốc gia này vẫn còn đang trong tiến trình phục hồi; và hiện nay, Giáo Hội vẫn còn thiếu linh mục một cách trầm trọng.

Chính Đức Hồng Y Ernest Simoni là một thí dụ điển hình cho thấy sự tàn bạo của cộng sản Albania. Ngày 24 tháng 12 năm 1963, Đức Hồng Y Ernest Simoni, lúc đó còn là một linh mục, đã bị bắt vì dám cử hành lễ cầu hồn cho tổng thống Mỹ Kenedy. Ngài bị kết án tử hình nhưng sau đó được giảm án còn chung thân khổ sai và phải lao động cải tạo trong tù suốt 28 năm. Khi quốc gia này thoát khỏi họa cộng sản, ngài mới được trả tự do.

Đức Hồng Y Ernest Simoni cho biết trong bối cảnh Giáo Hội Albania thiếu linh mục trầm trọng như vậy, các linh mục trong tổng giáo phận của ngài phải trừ quỷ qua điện thoại cầm tay trước các nhu cầu ngày càng gia tăng.

“Có những linh mục trong tổng giáo phận của tôi đang thực hiện phép trừ quỷ qua điện thoại di động của họ. Tạ ơn Chúa, dù làm từ xa như thế, vẫn có hiệu quả như thường.”

Đức Hồng Y Ernest Simoni cho biết thêm trong các trường hợp không thể đến tận nơi, các linh mục đọc các lời nguyện giải phóng (prayers of liberation), là một phần của nghi lễ trừ tà, qua điện thoại di động.

Giáo sư Giuseppe Ferrari cũng xác nhận tính hiệu quả cuả các lời cầu nguyện trừ tà qua điện thoại di động. Ông nói:

“Các linh mục cầu nguyện với mọi người qua điện thoại để trấn tĩnh họ. Một số nhà trừ quỷ nói rằng điều này vẫn có hiệu quả. Làm như thế có chính thống không, có đúng hay không thì tôi không biết”.

Tuy nhiên, giáo sư Giuseppe Ferrari khích lệ các linh mục nếu có thể được nên đến tận nơi, và chỉ trừ tà qua điện thoại di động trong trường hợp bất khả kháng.

Ông giải thích như sau:

“Những người bị quỷ ám thường có những hành vi bạo lực đối với những người xung quanh và những hành vi này phải được ngăn chặn trong quá trình trừ quỷ. Nếu bạn không có ở đó, bạn khó có thể khống chế các khiá cạnh thể lý”.

Khoảng 250 linh mục đến từ 50 quốc gia đang tham dự hội nghị năm nay tại trường đại học Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ ở Rôma khi các Giám Mục từ khắp nơi trên thế giới báo cáo sự gia tăng nhu cầu trừ quỷ.

Khóa học về trừ quỷ bắt đầu vào năm 2004, và kể từ đó số linh mục tham dự mỗi năm đã tăng hơn gấp đôi.

Đầu năm nay, một linh mục người Ái Nhĩ Lan, là cha Pat Collins, cho biết các yêu cầu về trừ quỹ đã tăng lên một cách lũy tiến và cho biết các nhà lãnh đạo Giáo hội tỏ ra lúng túng trước tình trạng này.

Cha Pat Collins nói: “Có nhiều người tin rằng họ đang bị khống chế bởi một thế lực tà ác. Tôi nghĩ trong nhiều trường hợp, họ lo sợ vớ vẩn thôi. Nhưng khi họ hướng đến Hội Thánh và kêu cứu, Giáo Hội lại không biết phải làm gì với họ và cuối cùng là giới thiệu họ với một nhà tâm lý học hay một ai đó, và cuối cùng trong tiến trình lòng vòng đó, nạn nhân bị bỏ rơi không được ai giúp đỡ.”

Trong chương cuối cùng của tông huấn mới, Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ Hân hoan), Đức Giáo Hoàng nhắc đến ma quỷ nhiều lần, và khẳng định rằng đó không phải là “chuyện thần thoại” và các Kitô hữu cần phải có tinh thần chiến đấu liên tục chống lại ma quỷ.

Ngài nói: “Chúng ta không nên nghĩ về ma quỷ như một huyền thoại, một biểu trưng, một biểu tượng, một hình dung từ hoặc một ý tưởng”.

“Sai lầm này sẽ dẫn chúng ta đến sự mất cảnh giác, gây ra những bất cẩn và cuối cùng dễ bị tổn thương hơn.”

5. Fides: Các linh mục tiếp tục bị tấn công ở Cộng hòa Dân chủ Congo

Lại có thêm hai linh mục khác bị tấn công ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Theo tin tức được gửi đến thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, linh mục giáo xứ của nhà thờ kính Thánh Isidoro Bakanja ở quận Seka-Mbote của Boma, là cha Pierre Mavinga và cha phó của ngài, đã bị tấn công vào tối ngày 10 Tháng Tư.

Boma là tỉnh nằm ở phía cực tây của Cộng hòa Dân chủ Congo.

Cha Mavinga cho biết “Khoảng 8 giờ tối hàng chục những người dữ dằn trùm đầu, một số mặc quân phục, đã tràn vào nhà xứ của chúng tôi. Chúng đã bắn chỉ thiên bằng đạn thật để thị uy trước khi lôi chúng tôi ra đánh đập. Chúng lấy đi điện thoại, máy tính và tiền của chúng tôi”.

Cha Mavinga hiện đang nằm trong bệnh viện vì những vết thương trong cuộc tấn công này. Vụ tấn công hai linh mục tại Bomba xảy ra chỉ hai ngày sau vụ giết cha Étienne Sengiyumva, linh mục tại Kitchanga ở phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo.

Trong thời gian qua Giáo Hội Công Giáo đã bị cả chính phủ lẫn các nhóm vũ trang đe doạ mặc dù Giáo Hội Công Giáo đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc tìm ra các giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị đã làm tê liệt Cộng hòa Dân chủ Congo.

Các giám mục đã làm trung gian thương thảo cho một hiệp định vào ngày 31 tháng 12 năm 2016 trong đó chính phủ hứa tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2017. Chính phủ đã nuốt lời, không thực hiện hiệp định này khiến người Công Giáo tổ chức một loạt các cuộc biểu tình phản đối.

6. Ngoại trưởng Tòa Thánh ca ngợi các nữ tu dấn thân chống nạn buôn người và thúc đẩy hòa giải

Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, ngoại trưởng Tòa Thánh, đã tham dự một cuộc hội thảo do Đại sứ quán Hoa Kỳ phối hợp với Toà Thánh, Liên hiệp các Bề Trên Dòng Tu, và Tổ chức Đoàn kết với Nam Sudan tổ chức để vinh danh các hoạt động của các nữ tu dấn thân chống nạn buôn người và thúc đẩy hòa giải

Cuộc hội thảo có chủ đề là “Làm thế nào để các nữ tu dấn thân cho công lý, hòa bình và chống buôn người có thể góp phần hiệu quả hơn trong việc đề ra các chính sách ở cấp quốc gia và quốc tế?”

Những người tham gia đã nói về công việc của các chị em phụ nữ ở Châu Phi, Mỹ Latinh, Châu Á và Trung Đông, trong việc kiến tạo hòa bình và mang lại nhiều quyền lợi hơn cho các phụ nữ ở một số nước nghèo hay các nước đang phải sống trong bạo lực hay trong một bối cảnh kinh tế xã hội bất lợi.

Chống lại nạn mại dâm, khiêu dâm và buôn người

Các nữ tu hoạt động chống lại nạn buôn người, mại dâm và ngành công nghiệp khiêu dâm trên không gian mạng đã nói lên sự cần thiết phải giáo dục các cháu bé cũng như làm việc với các chính phủ và mọi thành phần trong xã hội để bảo vệ các nạn nhân và truy tố những kẻ phạm pháp.

Các nữ tu đã chia sẻ những câu chuyện đầy bi kịch và cảm động khi ở bên cạnh những người đang sống giữa chiến tranh và xung đột, đôi khi bị nhắm đến như các mục tiêu, bị cướp, hãm hiếp hay những người toan tính tự tử vì không vượt qua được những thất vọng trong cuộc sống.

7. Vị Hồng Y đầu tiên của Vatican được chào đón tại Arab Saudi

Đức Hồng Y Jean-Louis Pierre Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn đã đến thăm thủ đô Riyadh của Arab Saudi hôm thứ Bảy 14 tháng Tư, Saudi Press Agency, cơ quan thông tấn chính thức của nước này đã cho biết như trên.

Ra đón Đức Hồng Y tại sân bay quốc tế Vua Khalid có Hoàng tử Mohammed bin Abdurrahman bin Abdulaziz, Phó Thống đốc Riyadh và Tiến sĩ Mohammed bin Abdul-Kareem Al-Issa, Tổng thư ký Liên đoàn Hồi giáo Thế giới.

Đức Hồng Y Tauran là vị Hồng Y đầu tiên của Vatican được chào đón tại Arab Saudi.

Vatican và Arab Saudi không có quan hệ ngoại giao chính thức nhưng đã có một số cuộc gặp gỡ quan trọng giữa các quan chức của Saudi và Tòa thánh để thảo luận các vấn đề thế giới và đối thoại liên tôn.

Tháng 11 năm 2007, vua Abdullah của Arab Saudi đã là quốc vương đầu tiên của quốc gia này viếng thăm Vatican, chấm dứt mối quan hệ lạnh nhạt giữa các nhà lãnh đạo Saudi Arab và Vatican trong suốt 1400 năm.

Vatican đã nhiều lần đề nghị xây dựng một nhà thờ Công Giáo ở một nơi nào đó tại Arab Saudi, trích dẫn Công ước Najran vào thế kỷ thứ 7 do Muhammad ký kết với các cư dân Kitô giáo trong thế giới Ả-rập.

Ngày nay có một số lượng lớn những lao động nước ngoài là các Kitô hữu, và hàng tuần họ phải vượt biên giới tới một quốc gia lân cận để dự lễ.

Trong bài diễn văn trước ngoại giao đoàn vào tháng Giêng 2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã thẳng thắn yêu cầu Arab Saudi cho phép xây dựng một nhà thờ Công Giáo và đối xử bình đẳng với các Kitô hữu đang lao động tại đây.

Trước Đức Hồng Y Tauran, Đức Hồng Y Bechara Boutros al-Rahi đã là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Maronite đầu tiên đến thăm Saudi Arabia trong chuyến viếng thăm lịch sử hôm 14 tháng 11 năm ngoái, 2017 tại ‘miền đất của tiên tri Môhamét’

Chuyến viếng thăm này là để đáp lại lời mời chính thức từ vua Salman Salman, hoàng thái tử, và nhân vật đứng thứ hai tại Saudi Arabia là Mohammad bin Salman.

Đây là chuyến viếng thăm lịch sử đầu tiên của một nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tới vương quốc của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo Wahhabi.

Gần đây, quốc gia này đã đưa ra một loạt các cải cách kinh tế và xã hội, bao gồm việc mở các sân thể thao và cho phụ nữ được lái xe, cũng như những nỗ lực đầu tiên để giải phóng các quan điểm cực đoan Hồi giáo.

Hoàng thái tử là một người đang háo hức thực hiện “Vision 2030”, là một chương trình cải tổ sâu rộng về kinh tế và văn hóa xã hội.

Trong chuyến thăm Riyadh lần này, Đức Hồng Y đã thảo luận với các nhà cầm quyền Saudi Arabia về tương lai của Giêrusalem và hòa bình tại Thánh Địa cũng như trong toàn vùng Trung Đông.

8. Lược sử Arab Saudi cận đại

Vào đầu thế kỷ thứ 18, vùng đất ngày nay là Arab Saudi bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ do hàng loạt các tiểu vương cai trị. Một trong những tiểu vương này là Mohammed ibn al-Saud. Ông ta cai trị một vùng đất rất nhỏ nhưng lại có một tham vọng rất lớn. Ông đã tiếp xúc với giáo trưởng Hồi Giáo Sunni là Muhammed ibn al-Wahhab, là người có một cách giải thích Hồi Giáo rất cực đoan.

Một liên minh được thành lập. Wahhab đã tạo ra những hào quang Hồi Giáo chung quanh Saud; và sau những cuộc chiến đẫm máu, đầu thập niên 1800, những huyền thoại Hồi Giáo này đã giúp Saud thâu tóm được toàn bộ mảnh đất Arab Saudi như ta thấy ngày nay. Đổi lại, Saud để Wahhab tự do truyền bá thứ Hồi Giáo cực đoan của y và hình thành ra những luật lệ Hồi Giáo rất khắc nghiệt vẫn tồn tại cho đến nay.

Mảnh đất Arab Saudi, nơi các tín hữu Hồi thấm nhuần một thứ Hồi Giáo cực đoan, đã sinh ra hàng loạt những trào lưu khủng bố Hồi Giáo, tiêu biểu là al-Qaeda, hầu áp đặt lên thế giới chủ nghĩa Hồi Giáo Wahhabi và những luật lệ man rợ đi kèm với nó.

Hàng triệu Kitô hữu đang sống tại Arab Saudi. Họ không được quyền thờ phượng công khai, không được có những biểu tượng Kitô Giáo, không được có những tài liệu liên quan đến Kitô Giáo và thường xuyên bị công an tôn giáo bách hại.

Ngày nào dòng họ Saudi còn tiếp tục cai trị quốc gia này, tình trạng trên vẫn không thể được cải thiện.
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 24/04/2018: Câu chuyện Chiếc Tàu Vĩ Ðại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:49 23/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Truyền giáo là hoạt động của Chúa Thánh Thần.

Trong bài giảng Thánh Lễ sáng Thứ Năm 19 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng câu chuyện về hoạt động rao giảng của Philípphê trong sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 8:26-40) để giải thích về ý nghĩa của việc truyền giáo với ba từ khóa là “đứng lên”, “ tiến lại gần” và “bắt đầu với hoàn cảnh thực tế.”

Ngài cũng nhắc lại rằng mỗi người Kitô hữu đều có một bổn phận và một sứ vụ để hoàn thành: đó là rao giảng Tin Mừng.

Đức Thánh Cha mở đầu bài giảng với lời giải thích tại sao “cơn gió bách hại” vào thời kỳ sơ khai của Giáo Hội đã đưa các Tông Đồ ra khỏi thành Giêrusalem tới các vùng khác của Giuđêa và đến với Samaria.

Ngài nói:

Các hạt giống được gió đưa đi tứ tán và gieo trồng khắp nơi như thế nào, thì các môn đệ cũng được đưa đến mọi nơi cùng với hạt giống Lời Chúa, để các ngài gieo vãi Lời Ngài khắp nơi…Từ trong cơn gió bách hại, các tông đồ đã mang đến việc truyền giáo.. Đây là cách Thiên Chúa truyền giáo…Đây cũng là cách Thiên Chúa muốn chúng ta truyền giáo.

Truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, Đức Thánh Cha nói tiếp. Việc truyền giáo chân thật diễn ra dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng chỉ ra trong những cách thế huyền nhiệm nơi chúng ta phải đi và những người chúng ta phải gặp để “công bố Danh Chúa Giêsu”. Bình luận về hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi ông Philípphê, Đức Thánh Cha nói:

Thiên sứ bắt đầu bằng cách nói với ông Philípphê “đứng dậy và ra đi”. Đứng dậy và đến nơi đó. Hình thái truyền giáo từ “trên ghế bành” không hề tồn tại. “Đứng dậy và ra đi”. Luôn luôn di chuyển. Đi. Di chuyển. Hãy đến nơi mà anh chị em phải công bố Lời Chúa.

Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ đến nhiều nhà truyền giáo đã bỏ lại tất cả để mang theo Lời Chúa đến những miền đất xa xôi. “Không có thuốc men để chống lại bệnh tật nơi những miền đất này,” nhiều người chết vì bệnh tật hay chịu tử đạo.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

Thay vì bắt đầu với một giả thuyết, chúng ta cần tiến đến gần với những gì đang thực sự diễn ra và bắt đầu từ đó. Ngài minh họa điều này qua gương ông Philípphê rao giảng Tin Mừng cho quan thái giám người Êthiôpia.

Truyền giáo không có tính lý thuyết. Truyền giáo diễn ra giữa người với người. Điểm bắt đầu là một hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải là một lý thuyết. Ông Philípphê loan báo Chúa Giêsu Kitô và ơn can đảm của Chúa Thánh Thần thúc đẩy ông làm Phép Rửa cho viên thái giám. Hãy ra đi, đi nữa, đi mãi cho đến khi anh chị em cảm thấy sứ vụ của mình đã được hoàn thành. Đó chính là truyền giáo.

2. Câu chuyện Chiếc Tàu Vĩ Ðại

10 giờ đêm ngày 14 tháng 4 năm 1912, chiếc tàu du lịch mang tên Titanic của Anh Quốc đã đâm phải một tảng băng giữa khơi Ðại Tây Dương. Bốn giờ đồng hồ sau, cả chiếc tàu, thủy thủ đoàn và nhiều hành khách đã bị chôn vùi giữa lòng đại dương...

Cuộc đắm tàu thảm thương ấy đã là nguồn cảm hứng cho không biết bao nhiêu tác phẩm văn chương. Những người sống sót đã thuật lại sự can đảm phi thường của viên thuyền trưởng, các sĩ quan và thủy thủ đoàn. Họ kể lại rằng nhiều người vợ đã khước từ sự cứu vớt để ở lại và cùng chết với chồng.

Giữa bao nhiêu gương hy sinh vĩ đại ấy, những người sống sót còn kể lại một câu chuyện vì xem ra người ta chỉ muốn biết vì óc tò mò hơn là vì thán phục. Ðó là câu chuyện của một người đàn bà sau khi đã được đưa lên boong tàu để chuẩn bị được cứu vớt, đã xin được trở lại phòng ngủ lần cuối cùng để thu nhặt một ít đồ vật quý giá. Người ta chỉ cho bà đúng ba phút để làm công việc đó.

Người đàn bà vội vã chạy về phòng ngủ của mình. Dọc theo hành lang, bà thấy ngổn ngang không biết bao nhiêu là nữ trang và đồ vật quý giá. Khi đến phòng ngủ của bà, người đàn bà đưa mắt nhìn các thứ nữ trang và báu vật, nhưng cuối cùng bà chỉ nhặt đúng ba quả cam và chạy lên boong tàu.

Trước đó vài tiếng đồng hồ, giữa các đồ vật trong phòng, có lẽ người đàn bà không bao giờ chú ý đến ba quả cam. Nhưng trong giây phút nguy ngập nhất của cuộc sống, thì giá trị của sự vật bỗng bị đảo lộn: ba quả cam trở thành quý giá hơn cả tấn vàng và kim cương, hột xoàn.

Người Kitô chúng ta luôn được mời gọi để đánh giá sự vật và các biến cố trong tương quan với sự sống vĩnh cửu. Chúng ta được mời gọi để nhìn vào sự vật bằng chính ánh sáng vĩnh cửu. Ðó là cách thế duy nhất để chúng ta tìm ra được ý nghĩa và giá trị đích thực của sự vật.

Thánh Matthêô và Luca có ghi lại một mẩu chuyện nho nhỏ cho thấy cái nhìn của chính Thiên Chúa: Ngày nọ, Chúa Giêsu vào Ðền Thờ. Người quan sát những người đến trước hòm tiền để bố thí. Ða số là những người giàu có. Chợt có một quả phụ nghèo nàn cũng tiến đến bên hòm tiền. Bà chỉ bỏ vỏn vẹn có vài xu nhỏ... Vậy mà Chúa Giêsu đã tuyên bố rằng bà ta là người dâng cúng nhiều hơn cả, bởi vì đa số đều có của dư thừa, còn người đàn bà này cho chính những gì mình cần để nuôi sống.

Cái nhìn của Thiên Chúa không bỏ sót bất cứ một hành động nhỏ nhặt nào của con người. Và trong cái nhìn ấy, đôi khi chính những hành động nhỏ bé của cuộc sống ngày qua ngày, chính những nghĩa cử vô danh lại bừng sáng lên và mang một giá trị đặc biệt.

Cái nhìn của Thiên Chúa phải chăng không phải là một nguồn an ủi lớn lao cho chúng ta là những người đang âm thầm sống đức tin giữa không biết bao nhiêu thử thách và giới hạn? Ước gì cái nhìn ấy giúp chúng ta kiên trì trong những công việc vô danh mà chúng ta phải thi hành mỗi ngày và củng cố chúng ta trong niềm tin vững vào những thực tại vĩnh cửu.

3. Giáo Hội cần nhiều các tiên tri

Đức Thánh Cha nói một vị tiên tri chân chính là người có khả năng than khóc với dân mình, dù người ta chẳng quan tâm tới mình! Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 17/4 tại nhà nguyện Santa Marta, khi bình luận về bài đọc kể lại việc Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội bị ném đá.

Thánh Stephanô đã can đảm cáo buộc dân chúng, các trưởng lão và các nhà lãnh đạo là những kẻ bướng bỉ, những người luôn chống lại sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Cũng giống như tổ tiên của họ, họ đã bắt bớ các tiên tri.

Đức Thánh Cha nói những người như vậy không có trái tim rộng mở, họ không muốn nghe lời cảnh tỉnh của Stephanô và họ không thèm nhớ lại lịch sử của dân tộc mình.

Đức Thánh Cha nói:

Giống như cha ông, họ đã bắt bớ các tiên tri. Những vị cao niên và các thầy thông luật đã lồng lộn lao vào Stephanô, xô đuổi ông ta ra khỏi thành và ném đá ông.

“Khi vị tiên tri nói sự thật đụng chạm tới trái tim, thì hoặc là trái tim họ được hoán cải hoặc là trái tim họ càng trở nên cứng rắn hơn, tức giận và lẽ tất nhiên dẫn tới bách hại! đó là cái kết của đời vị ngôn sứ tiên tri”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Đôi khi sự thật không dễ được đón nhận! vì thế các tiên tri luôn phải đối diện với sự bách hại vì đã dám nói sự thật”.

Một tiên tri đích thực là người không chỉ nói sự thật, mà còn có khả năng khóc cùng dân chúng, những người thường bị loại trừ! Và Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người về hình ảnh Chúa Giêsu, một mặt Chúa khiển trách dân, gọi họ là một “thế hệ ác độc và gian dâm”, nhưng mặt khác Ngài đã khóc thương cho thành Giêrusalem.

Đức Thánh Cha nói: “Cũng vậy một tiên tri đích thực là người có khả năng khóc với dân chúng, nhưng đồng thời dám nói sự thật một cách mạnh mẽ”.

Tiếp tục triển khai chủ đề đó, Đức Thánh Cha mô tả một vị tiên tri đích thực là một người có khả năng dám hy sinh. Đó là những người “mở rộng trái tim, chữa lành tận gốc rễ, củng cố ý thức thuộc về dân Thiên Chúa để tiến tới…”

“Một tiên tri biết khi nào khiển trách, nhưng cũng biết làm thế nào để nhóm lên hy vọng.

Nhắc nhớ lại cuộc tử đạo của thánh Stephanô bị giết dưới sự chứng giám của Saolô, Đức Thánh Cha đã trích dẫn lời của một giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội theo đó: “Máu của những vị tử đạo là hạt giống nẩy sinh người Kitô hữu”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng

“Giáo hội cần nhiều vị tiên tri. Giáo hội cần mỗi người chúng ta trở thành những tiên tri, chứ không phải những người chỉ biết phê bình chỉ trích!”

Những người chỉ biết phê bình chỉ trích sẽ không bao giờ hài lòng với bất cứ điều gì, họ không phải là một vị tiên tri. Đức Phanxicô nói thêm: “một tiên tri là một người biết miệt mài cầu nguyện, luôn cậy trông tín thác vào Chúa, và biết khóc thương khi nhìn thấy dân tình lầm lạc...”