Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:44 22/04/2009
NGHỊCH CẢNH
- “Trong hoàn cảnh gian khổ đủ khiến con người ta trưởng thành, thậm chí có thể giác ngộ.” đại sư nói như thế.
Ông ta giải thích như sau:
- “Có một con chim mỗi ngày đều nghỉ ngơi trên một cành cây khô trong bình nguyên hoang vắng. Một hôm, một trận cuồng phong thổi nhào cây khô ấy, tội nghiệp con chim ấy phải bay xa ngoài trăm dặm, làm một chỗ nghỉ ngơi khác, cuối cùng nó đến một khu rừng rậm, trong rừng có rất nhiều hoa trái...”
Đại sư làm một kết luận giản yếu: “Cây khô ấy tồn tại một ngày thì con chim ấy không muốn rời bỏ chỗ nghỉ ngơi ấy để bay cao ngút ngàn.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những người từ bỏ quê hương yêu quý nhưng đất đai khô cằn sỏi đá để đi xứ khác lập nghiệp, và có người thành công, nhưng cũng có người thất bại; có những cô gái vì hoàn cảnh gia đình nghèo khổ nên dành chấp nhận làm cô dâu Đài Loan hoặc cô dâu Nam Hàn (Đại Hàn) để hy vọng gia đình bớt khổ, nhưng thử đi hỏi mười cô dâu ở Đài Loan có chung thủy và hạnh phúc không, thì cả mười cô sẽ trả lời là không, và hết 90% các cô đang sống kiểu ban ngày làm gái (gái gọi, gái bao và có những cô nói dối chồng làm thêm giờ để đi làm gái ở các quán nhậu) ban đêm thì làm vợ, tất cả cũng chỉ vì gia đình ở quê nghèo khổ...
Có những hoàn cảnh đau khổ làm cho con người vươn lên trưởng thành, nhưng cũng có nhiều hoàn cảnh đau khổ làm cho con người ta đánh mất tất cả và sống như những con thiêu thân...
Không phải nghịch cảnh nào cũng làm cho con người ta trưởng thành, nhưng trưởng thành hay không chính là do sự giáo dục của gia đình và do ý chí cố gắng vươn lên của mỗi người.
Động cơ để cho ý chí vươn lên nơi người Ki-tô hữu chính là đức tin.
N2T |
- “Trong hoàn cảnh gian khổ đủ khiến con người ta trưởng thành, thậm chí có thể giác ngộ.” đại sư nói như thế.
Ông ta giải thích như sau:
- “Có một con chim mỗi ngày đều nghỉ ngơi trên một cành cây khô trong bình nguyên hoang vắng. Một hôm, một trận cuồng phong thổi nhào cây khô ấy, tội nghiệp con chim ấy phải bay xa ngoài trăm dặm, làm một chỗ nghỉ ngơi khác, cuối cùng nó đến một khu rừng rậm, trong rừng có rất nhiều hoa trái...”
Đại sư làm một kết luận giản yếu: “Cây khô ấy tồn tại một ngày thì con chim ấy không muốn rời bỏ chỗ nghỉ ngơi ấy để bay cao ngút ngàn.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những người từ bỏ quê hương yêu quý nhưng đất đai khô cằn sỏi đá để đi xứ khác lập nghiệp, và có người thành công, nhưng cũng có người thất bại; có những cô gái vì hoàn cảnh gia đình nghèo khổ nên dành chấp nhận làm cô dâu Đài Loan hoặc cô dâu Nam Hàn (Đại Hàn) để hy vọng gia đình bớt khổ, nhưng thử đi hỏi mười cô dâu ở Đài Loan có chung thủy và hạnh phúc không, thì cả mười cô sẽ trả lời là không, và hết 90% các cô đang sống kiểu ban ngày làm gái (gái gọi, gái bao và có những cô nói dối chồng làm thêm giờ để đi làm gái ở các quán nhậu) ban đêm thì làm vợ, tất cả cũng chỉ vì gia đình ở quê nghèo khổ...
Có những hoàn cảnh đau khổ làm cho con người vươn lên trưởng thành, nhưng cũng có nhiều hoàn cảnh đau khổ làm cho con người ta đánh mất tất cả và sống như những con thiêu thân...
Không phải nghịch cảnh nào cũng làm cho con người ta trưởng thành, nhưng trưởng thành hay không chính là do sự giáo dục của gia đình và do ý chí cố gắng vươn lên của mỗi người.
Động cơ để cho ý chí vươn lên nơi người Ki-tô hữu chính là đức tin.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:46 22/04/2009
N2T |
147. Nếu lương tâm con thanh khiết thì khuôn mặt cũng sẽ đoan trang; nếu con lấy ách Chúa Ki-tô trang điểm mà không cảm thấy nhục, thì khi vác lấy ách của Chúa Ki-tô, con sẽ cảm thấy nhẹ nhàng ngọt ngào. (Thánh Cyprian)
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:47 22/04/2009
N2T |
93. Con người ta, ai cũng muốn dựa vào kẻ mạnh, nhưng chỉ có bản thân mình mới là nơi dựa cách chân chính.
Gặp Chúa giữa lòng đời
Lm Inhaxiô Trần Ngà
02:18 22/04/2009
Chúa nhật 3 thường niên (Luca 24,35-48)
Sau cuộc tử nạn của Chúa Giê-su, có hai môn đệ Người thất vọng cất bước trở về Em-mau, lòng đầy sầu muộn. Đức Giê-su, Đấng mà họ tin tưởng là vị lãnh tụ vĩ đại sẽ giải thoát Ít-ra-en, đã gục chết trong đau thương và mang niềm hy vọng của họ xuống mồ.
Đang lúc đó, Chúa phục sinh xuất hiện như một lữ khách cùng đi đường với họ, lấy lời Kinh thánh hâm nóng cõi lòng băng giá của họ, minh chứng cho họ biết Đấng Cứu Thế phải trải qua đau khổ như thế rồi mới tiến vào vinh quang. Thế mà suốt cả hành trình đó, hai môn đệ vẫn không nhận ra người bạn đồng hành với mình là Chúa Giê-su.
Sau đó, Chúa phục sinh lại bất thần có mặt giữa các môn đệ trong một căn phòng tại Giê-ru-sa-lem. Mọi người kinh hồn bạt vía, vì tưởng là oan hồn của Chúa Giê-su hiện về!
Chúa Giê-su phải dùng nhiều cách tỏ cho họ biết Người đã thật sự sống lại, chứ không phải là ma. Người cho họ xem thương tích nơi tay chân, để chứng tỏ Người có xương có thịt chứ chẳng phải là vong hồn. Vì họ vẫn còn nghi ngờ nên Người lại đề nghị họ sờ tay chân Người để kiểm chứng. Thấy họ vẫn còn hoài nghi, Người lại ăn miếng cá nướng trước mặt họ để tỏ cho mọi người thấy ma đâu có nhai có nuốt như vầy.
Rồi tiếp đó, Chúa Giê-su dùng Kinh thánh để tỏ cho các môn đệ biết Người là Đấng Kitô đã phải trải qua đau khổ rồi mới phục sinh.
Bấy giờ mắt các môn đệ mới sáng ra và tin Người đã sống lại.
* * *
Các tông đồ xưa thật đáng trách vì được phúc đối diện với Chúa Giê-su mà không nhận ra Người. Nhưng xét lại, chúng ta cũng chẳng khá hơn vì hằng ngày Chúa Giê-su vẫn hiện diện giữa chúng ta mà chúng ta chẳng nhận ra Người.
Chúa Giê-su đã nhiều lần dùng Kinh thánh để chứng tỏ cho chúng ta biết rằng: Người đang hiện diện nơi tha nhân và những anh chị em chung quanh là chi thể của Người ( ICr 12, 27; I Cr 6, 15; ICr 10, 17), Người tự đồng hóa mình với tha nhân nên những gì chúng ta làm cho tha nhân là làm cho chính Người (Mt 25, 40)… [xem 1]. Vậy mà chúng ta vẫn chưa xác tín lời Người dạy, chưa nhận ra Người đang sống bên cạnh, đang đồng hành với chúng ta.
Để diễn tả thực trạng đó, Cha Anthony de Mello, có ngụ ngôn sau đây:
Một con cá sống ở đại dương hỏi một con cá khác:
- Xin lỗi bác, bác già hơn và kinh nghiệm hơn cháu. Hẳn là bác có thể giúp cháu được. Xin bác hãy nói cho cháu biết: cháu có thể tìm thấy ở đâu điều mà người đời thường gọi là đại dương? Cháu đã tìm kiếm khắp nơi mà chẳng thấy.
Cá già nói:
-Đại dương ư? Cháu đang lội trong đó mà!
-Đây ư? Nhưng chỉ là nước thôi mà. Cái mà cháu tìm kiếm là đại dương kìa.
Rồi con cá non dại đó đã rất thất vọng ngoe nguẩy cái vây và lội đi tìm kiếm ở nơi khác.
[Anthony de Mello trong tác phẩm: “Như tiếng chim hót”]
Con cá bơi lội trong đại dương mà chẳng thấy đại dương đâu, chỉ thấy chung quanh toàn là nước. Thế rồi, con cá tội nghiệp đó vẫn thơ thẩn bơi lội đi tìm đại dương.
Chúng ta cũng như con cá bé bỏng đáng thương kia. Chúng ta đang kiếm tìm Thiên Chúa, chúng ta khao khát được gặp Chúa phục sinh, trong khi Người đang hiện diện chung quanh ta, đang đồng hành với ta, cùng ta làm việc, cùng ta sinh hoạt trong cùng một mái nhà, một xưởng máy… Vậy mà chúng ta đâu có nhận ra Người. Chúng ta tưởng Người ở nơi đâu xa lắm, mãi tít trên trời xanh; chúng ta tưởng chừng Người đang lởn vởn đâu đó như một bóng ma. Thế rồi, như con cá non dại kia, chúng ta thơ thẩn đi tìm Chúa ở những phương trời khác.
Lạy Chúa Giê-su phục sinh,
Con cá bé bỏng kia không ngờ rằng nước biển và đại dương chỉ là một nên nó đã hoài công bơi lội tìm kiếm điều mà nó vẫn được tiếp cận thường xuyên; chúng con cũng không ngờ rằng Chúa và tha nhân là một nên chúng con đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội được phục vụ và vui sống bên Ngài.
Xin giúp chúng con sớm giác ngộ để chấm dứt hành trình tìm kiếm Chúa cách viển vông nhưng biết dừng lại để yêu thương và phục vụ Chúa đang hiện diện nơi những anh chị em đang sống quanh mình. Amen.
(1) “Vậy anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận” ( ICr 12, 27);
“Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Ki-tô sao? (I Cr 6, 15);
“Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (I Cr 10, 17)
“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40)
Sau cuộc tử nạn của Chúa Giê-su, có hai môn đệ Người thất vọng cất bước trở về Em-mau, lòng đầy sầu muộn. Đức Giê-su, Đấng mà họ tin tưởng là vị lãnh tụ vĩ đại sẽ giải thoát Ít-ra-en, đã gục chết trong đau thương và mang niềm hy vọng của họ xuống mồ.
Đang lúc đó, Chúa phục sinh xuất hiện như một lữ khách cùng đi đường với họ, lấy lời Kinh thánh hâm nóng cõi lòng băng giá của họ, minh chứng cho họ biết Đấng Cứu Thế phải trải qua đau khổ như thế rồi mới tiến vào vinh quang. Thế mà suốt cả hành trình đó, hai môn đệ vẫn không nhận ra người bạn đồng hành với mình là Chúa Giê-su.
Sau đó, Chúa phục sinh lại bất thần có mặt giữa các môn đệ trong một căn phòng tại Giê-ru-sa-lem. Mọi người kinh hồn bạt vía, vì tưởng là oan hồn của Chúa Giê-su hiện về!
Chúa Giê-su phải dùng nhiều cách tỏ cho họ biết Người đã thật sự sống lại, chứ không phải là ma. Người cho họ xem thương tích nơi tay chân, để chứng tỏ Người có xương có thịt chứ chẳng phải là vong hồn. Vì họ vẫn còn nghi ngờ nên Người lại đề nghị họ sờ tay chân Người để kiểm chứng. Thấy họ vẫn còn hoài nghi, Người lại ăn miếng cá nướng trước mặt họ để tỏ cho mọi người thấy ma đâu có nhai có nuốt như vầy.
Rồi tiếp đó, Chúa Giê-su dùng Kinh thánh để tỏ cho các môn đệ biết Người là Đấng Kitô đã phải trải qua đau khổ rồi mới phục sinh.
Bấy giờ mắt các môn đệ mới sáng ra và tin Người đã sống lại.
* * *
Các tông đồ xưa thật đáng trách vì được phúc đối diện với Chúa Giê-su mà không nhận ra Người. Nhưng xét lại, chúng ta cũng chẳng khá hơn vì hằng ngày Chúa Giê-su vẫn hiện diện giữa chúng ta mà chúng ta chẳng nhận ra Người.
Chúa Giê-su đã nhiều lần dùng Kinh thánh để chứng tỏ cho chúng ta biết rằng: Người đang hiện diện nơi tha nhân và những anh chị em chung quanh là chi thể của Người ( ICr 12, 27; I Cr 6, 15; ICr 10, 17), Người tự đồng hóa mình với tha nhân nên những gì chúng ta làm cho tha nhân là làm cho chính Người (Mt 25, 40)… [xem 1]. Vậy mà chúng ta vẫn chưa xác tín lời Người dạy, chưa nhận ra Người đang sống bên cạnh, đang đồng hành với chúng ta.
Để diễn tả thực trạng đó, Cha Anthony de Mello, có ngụ ngôn sau đây:
Một con cá sống ở đại dương hỏi một con cá khác:
- Xin lỗi bác, bác già hơn và kinh nghiệm hơn cháu. Hẳn là bác có thể giúp cháu được. Xin bác hãy nói cho cháu biết: cháu có thể tìm thấy ở đâu điều mà người đời thường gọi là đại dương? Cháu đã tìm kiếm khắp nơi mà chẳng thấy.
Cá già nói:
-Đại dương ư? Cháu đang lội trong đó mà!
-Đây ư? Nhưng chỉ là nước thôi mà. Cái mà cháu tìm kiếm là đại dương kìa.
Rồi con cá non dại đó đã rất thất vọng ngoe nguẩy cái vây và lội đi tìm kiếm ở nơi khác.
[Anthony de Mello trong tác phẩm: “Như tiếng chim hót”]
Con cá bơi lội trong đại dương mà chẳng thấy đại dương đâu, chỉ thấy chung quanh toàn là nước. Thế rồi, con cá tội nghiệp đó vẫn thơ thẩn bơi lội đi tìm đại dương.
Chúng ta cũng như con cá bé bỏng đáng thương kia. Chúng ta đang kiếm tìm Thiên Chúa, chúng ta khao khát được gặp Chúa phục sinh, trong khi Người đang hiện diện chung quanh ta, đang đồng hành với ta, cùng ta làm việc, cùng ta sinh hoạt trong cùng một mái nhà, một xưởng máy… Vậy mà chúng ta đâu có nhận ra Người. Chúng ta tưởng Người ở nơi đâu xa lắm, mãi tít trên trời xanh; chúng ta tưởng chừng Người đang lởn vởn đâu đó như một bóng ma. Thế rồi, như con cá non dại kia, chúng ta thơ thẩn đi tìm Chúa ở những phương trời khác.
Lạy Chúa Giê-su phục sinh,
Con cá bé bỏng kia không ngờ rằng nước biển và đại dương chỉ là một nên nó đã hoài công bơi lội tìm kiếm điều mà nó vẫn được tiếp cận thường xuyên; chúng con cũng không ngờ rằng Chúa và tha nhân là một nên chúng con đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội được phục vụ và vui sống bên Ngài.
Xin giúp chúng con sớm giác ngộ để chấm dứt hành trình tìm kiếm Chúa cách viển vông nhưng biết dừng lại để yêu thương và phục vụ Chúa đang hiện diện nơi những anh chị em đang sống quanh mình. Amen.
(1) “Vậy anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận” ( ICr 12, 27);
“Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Ki-tô sao? (I Cr 6, 15);
“Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (I Cr 10, 17)
“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40)
Đấng Mê-si-a phải chịu những đau khổ
Lm Hồ Thông
02:22 22/04/2009
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III Phục Sinh nầy cung cấp cho chúng ta những chứng từ mới về biến cố Phục Sinh; nhưng mầu nhiệm vinh quang nầy được bày tỏ ở đây trong mối liên hệ với mầu nhiệm Tử Nạn của Đấng Mê-si-a.
Cv 3: 13-19
Trong một diễn từ ngỏ lời với toàn dân Giê-ru-sa-lem, thánh Phê-rô công bố cuộc Phục Sinh của Đấng chịu đóng đinh và minh chứng rằng Kinh Thánh đã loan báo những đau khổ Đấng Mê-si-a phải chịu. Lời công bố nầy vang dội trực tiếp ở nơi đoạn Tin Mừng hôm nay.
1Ga 2: 1-5
Trong thư thứ nhất của mình, thánh Gioan mời gọi suy niệm về những nỗi đau khổ mà Đức Giê-su phải chịu vì tội lỗi của chúng ta để đem lại ơn tha thứ cho chúng ta.
Lc 24: 35-48
Tin Mừng của thánh Lu-ca trình bày cho chúng ta một trình thuật mới về việc Đức Giê-su xuất hiện cho các môn đệ của Ngài vào buổi chiều Phục Sinh của Ngài. Thánh ký khai triển bài diễn từ của Đức Giê-su trong đó Đức Giê-su đích thân giải thích cuộc sống, cái chết của Ngài và minh chứng rằng Kinh Thánh đã loan báo những đau khổ của Đấng Mê-si-a, cuộc Phục Sinh của Ngài và ơn tha thứ tội lỗi.
BÀI ĐỌC I (Cv 3: 13-15, 17-19)
Đây là bài diễn từ thứ hai trong số những bài diễn từ mà thánh Phê-rô ngỏ lời với toàn thể dân chúng được sách Công Vụ Tông Đồ thuật lại. Bài diễn từ thứ nhất được công bố vào ngày lễ Ngũ Tuần.
Bối cảnh thật ấn tượng. Thánh Phê-rô và thánh Gioan lên Đền Thờ để tham dự buổi cầu nguyện giờ thứ chín (Đức tin của hai ông hòa nhập rất tự nhiên vào trong khung cảnh phụng vụ Do thái giáo). Hai vị để ý đến một người què ăn xin bên cửa Đền Thờ. Thánh Phê-rô nhìn anh, nắm chặc lấy tay mặt anh, kéo anh chỗi dậy. Anh đứng phắt dậy vừa đi vừa nhảy nhót vui mừng hớn hở và không chịu rời hai ông một bước. Toàn dân nhận ra anh, kinh ngạc sững sờ. Chính đám đông nầy mà thánh Phê-rô ngỏ lời với họ.
Những chủ đề mà thánh nhân khai triển tóm tắt điểm chính yếu của bài giảng Tông Đồ tiên khởi, như sách Công Vụ tường thuật cho chúng ta, qua năm bài diễn từ của thánh Phê-rô (2: 14-39; 3: 12-26; 4: 9-12; 5: 29-32; 10: 34-43) và một diễn từ của thánh Phao-lô (13: 16-41).
Bài diễn từ nầy vẫn còn ngỏ lời với người Do thái. Vấn đề khó khăn bậc nhất là làm thế nào thuyết phục họ Đấng Chịu Đóng Đinh là Đấng Mê-si-a.
1. Anh em là dân Giao Ước:
Để tạo nên ấn tượng mạnh nơi thính giả của mình, trước tiên, thánh nhân nhắc họ nhớ rằng họ là dân Giao Ước, Giao Ước nầy Thiên Chúa đã ký kết với các tổ phụ, Áp-ra-ham, I-xa-ác, Gia-cóp.
Ấy vậy, chính "Thiên Chúa của cha ông chúng ta" nầy đã tôn vinh tôi trung của Người là Đức Giê-su để hướng tư tưởng thính giả về hình ảnh người tôi trung chịu đau khổ của I-sai-a. Vị ngôn sứ đã loan báo rằng người tôi trung của Gia-vê sẽ bị khinh bĩ và chịu nhục hình.
Tước hiệu "người tôi trung" được ban cho Đức Giê-su sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong những diễn từ Tông Đồ; tước hiệu nầy đem đến một lập luận có trọng lượng đối mặt với những thái độ ngập ngừng của những người chờ đợi một Đấng Mê-si-a vinh quang và quyền năng.
2. Anh em đã nộp Ngài:
Tiếp đó, thánh Phê-rô đưa ra một lời kết án trực tiếp bằng cách dựa vào những luận cứ tương phản:
- Quan Phi-la-tô, một ngoại đạo, đã nhận ra Đức Giê-su vô tội nên đã muốn tha cho Ngài. Nhưng anh em, dân Chúa chọn, trái lại đã chối bỏ Ngài.
- Ngài là Đấng Thánh, Đấng Công Chính, mà anh em lại xin ân xá cho một tên sát nhân.
- Ngài là Đấng khơi nguồn sự sống mà anh em lại giết đi.
Trong đoạn trích nầy, chúng ta gặp nét đặc sắc mà thánh Lu-ca đã nhấn mạnh trong bài Thương Khó của mình: Phi-la-tô ít chịu trách nhiệm về cái chết của Ngài hơn đám đông bị các thượng tế xách động. Quan Tổng Trấn ba lần công bố: "Ta xét thấy người nầy không có tội gì".
Về phẩm chất "thánh" và "công chính", đây là những danh xưng Kinh Thánh thường đi kèm theo tên tuổi của những tôi trung vĩ đại, như ông Mô-sê (thánh Phê-rô sẽ trích dẫn đích danh Mô-sê trong diễn từ nầy). Cả hai phẩm chất nầy sẽ vẫn là những tước hiệu Ki tô học cổ xưa, nhưng ở nơi sự chứng minh của thánh Phê-rô: Đức Giê-su đã thực hiện ở nơi bản thân mình những lời Kinh Thánh: Ngài là Đấng Thánh của Gia-vê, "Đấng Công Chính" mà các ngôn sứ đã loan báo.
3. Thiên Chúa đã phục sinh Ngài:
Đây là mặc khải cốt yếu, một sự khẳng định không thể tin được. Vị Tông Đồ còn nhấn mạnh: "Chúng tôi xin làm chứng".
Đoạn, sau lập luận ngắn gọn nhưng sắc bén, thánh nhân làm yên lòng cho những người mà Ngài vừa kết án: "Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh em. Nhưng như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều người đã dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là: Đấng Ki tô của Người phải chịu khổ hình". Vì thế, họ có thể hưởng được ơn tha thứ tội lỗi của mình, nếu họ sám hối mà trở về cùng Thiên Chúa.
Chắc chắc những lời kêu gọi sám hối sẽ được lập đi lập lại như điệp khúc trong những diễn từ Tông Đồ, nhưng diễn từ nầy, được đặt sau khi nêu lên những đau khổ cần thiết mà Đấng Mê-si-a phải chịu, mặc lấy một sức mạnh đặc biệt.
BÀI ĐỌC II (1Ga 2: 1-5)
Chúng ta tiếp tục đọc thư thứ nhất của thánh Gioan được viết vào cuối thế kỷ thứ nhất và gởi cho các cộng đoàn Ki tô hữu miền Tiểu Á.
Thánh Tông Đồ ngỏ lời với các tín hữu nầy với một cung giọng đầy tình phụ tử; ngài biết những khó khăn mà họ gặp phải và cuộc chiến mà họ phải đối đầu chống lại những lạc giáo đang hoành hành vào lúc đó. Thánh nhân muốn soi sáng và củng cố đức tin của họ.
"Hỡi anh em là những đứa con thơ bé của tôi", biểu ngữ nầy thường đi kèm theo "thân mến" hay "yêu dấu". Cung giọng chan chứa tình thương mến nầy là một trong những đặc tính của thư thứ nhất thánh Gioan.
Lời mào đầu này giới thiệu hai lời khích lệ: một liên quan đến cuộc chiến chống tội lỗi, và một liên quan đến việc tạ ơn Thiên Chúa.
1. Đức Ki tô, Đấng Bào Chữa của chúng ta (2: 1-2).
Trong thư thứ nhất nầy, thần học thánh Gioan được khai triển chung quanh ba trục:
- Thiên Chúa là ánh sáng;
- Thiên Chúa là Đấng Công Chính;
- Thiên Chúa là tình yêu.
Chủ đề "Thiên Chúa là Đấng Công Chính" luôn luôn được liên kết với chủ đề tội lỗi. Chính vì Đức Công Chính của mình mà Thiên Chúa cứu chúng ta khỏi tội lỗi; và Đức Công Chính cứu độ nầy có tên gọi: "Đức Giê-su, Con Một của Thiên Chúa".
Người Ki tô hữu chân chính biết nhận ra mình là tội nhân, trái với những giảng dạy dối trá tự cho mình là hoàn thiện. Hậu cảnh của những lời nhắc nhở đạo lý nầy mang tính bút chiến: những kẻ truyền bá Ki tô giáo nầy tự cho tinh tuyền hơn xuất thân từ các cộng đoàn nầy và đã gây xáo trộn ở đây. Thánh Gioan nói đó là những kẻ nói láo: "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta" (1: 8). Với thái độ khiêm tốn, thánh Tông Đồ tự đặt mình vào hàng những người Ki tô hữu có thể phạm tội
"Nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng bào chữa trước mặt Chúa Cha". Nguyên ngữ Hy lạp "đấng bào chữa" (Paraclet) xuất xứ từ động từ "para-kaléô" có nghĩa là "gọi đến bên cạnh mình để xin cứu giúp". Danh xưng nầy chỉ xuất hiện trong các bản văn của thánh Gioan, trong khi các tác giả Tin Mừng Nhất Lãm cũng như thánh Phao-lô không thấy sử dụng. Trong Tin Mừng thứ tư, "Đấng Bào Chữa" chỉ Chúa Thánh Thần (Ga 14: 16-20); trong thư thứ nhất, chính Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Công Chính, là Đấng Bào Chữa cho chúng ta.
Tước hiệu nầy không nhắm đến sự vô tội của Đức Giê-su, Đấng Công Chính hoàn thiện, cho bằng đến phẩm chất xét xử của Ngài, Đấng công chính hóa chúng ta. Vì chính Ngài đã trở thành phàm nhân và hiến dâng thân mình làm của lễ hy sinh đền bù tội lỗi của chúng ta. Khi sử dụng thành ngữ "của lễ đền bù tội lỗi", thánh Gioan trực tiếp gợi lên hy lễ xá tội của dân Ít-ra-en, nhưng hy lễ nầy chỉ xóa tội của vị thượng tế và của cộng đoàn con cái Ít-ra-en. Trái lại, hy lễ của Đức Giê-su có tầm mức phổ quát: "không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế giới nữa".
Ở đây, ngoài nỗi bận lòng của người mục tử, xem ra một sự cảnh giác chống lại những người phủ nhận mầu nhiệm Nhập Thể (xem 1Ga 5: 1-6), do đó, họ cũng từ chối ơn Cứu Chuộc.
2. Hiểu biết Thiên Chúa (2: 3-5)
Một vấn đề được đặt ra: làm thế nào chúng ta có thể biết rằng chúng ta biết Thiên Chúa?
Mục đích cốt yếu của thánh Gioan chính là đảm bảo cho họ là họ đang ở trong chính lộ. Tiêu chuẩn của sự hiểu biết đích thật về Thiên Chúa không hệ tại ở nơi những suy luận trừu tượng, hay ở nơi ơn thần khải nội tâm, nhưng ở nơi sự hiểu biết kinh nghiệm mà việc thực thi các điều răn của Người mang lại: "Căn cứ vào điều nầy, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người".
Các điều răn nầy là những điều răn nào? Ở đây xem ra thánh Gioan vẫn ở trong tính khái quát của các điều răn Tin Mừng; tuy nhiên, xuống một chút nữa, thánh nhân xác định "Đây là điều răn của Người: chúng ta phải tin vào danh Đức Giê-su Ki tô, Con của Người, và phải yêu thương nhau" (3: 23).
Những đòi hỏi nầy rõ ràng được nhắc đi nhắc lại suốt bức thư; chính những đòi hỏi nầy mà những kẻ rao giảng dối trá không tuân giữ. Rõ ràng những kẻ rao giảng ngộ đạo chủ trương rằng họ đã đạt đến tình trạng hiểu biết các mầu nhiệm thiên giới nên khinh thường những kẻ ngu dốt không có khả năng đạt đến những lãnh vực trên cao nầy.
Như vậy, thánh Gioan nhấn mạnh rằng người Ki tô hữu đặt niềm tin của mình vào Đức Ki tô và tuân giữ điểu răn "mến Chúa và yêu người", đó là người hiểu thấu cõi lòng sâu thẳm của Thiên chúa, đi vào trong mối liên hệ đích thân với Chúa Cha và Chúa Con. Ở đây chúng ta sẽ gặp lại chủ đề hiệp thông với Thiên Chúa, chủ đề trung tâm của bức thư và nền tảng của sự hiểu biết Thiên Chúa đích thật. Như vậy, thánh Gioan định nghĩa "ngộ đạo" Ki tô giáo.
"Còn hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo". Tình yêu Thiên Chúa có nghĩa gì? Phải chăng tình yêu mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta và thực sự trở nên hoàn hảo ở nơi mỗi người Ki tô hữu ? Hay tình yêu mà người Ki tô hữu tuân giữ điều răn đức ái và như vậy phát triển cho đến mức vẹn toàn lòng mến Chúa của mình?
Chúng ta gặp thấy câu trả lời nơi 4: 12, hoàn toàn song đối, theo cùng một cách diễn tả: "Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo". Như vậy, tình yêu của Thiên Chúa "đối với chúng ta" là điều cốt yếu. Tuy nhiên, xuyên suốt bức thư của mình, thánh Gioan xem việc tuân giữ các điều răn là trắc nghiệm tình yêu của người Ki tô hữu "đối với Thiên Chúa". Giáo huấn của thánh nhân nhiều lần nhắc nhở bài diễn từ Từ Biệt của Đức Giê-su: "Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy" (Ga 14: 21).
Thật ra, hai khía cạnh kết hợp mật thiết với nhau. Vả lại, động từ được sử dụng dẫn đến câu kết luận nầy. Bản dịch của nhóm Phụng Vụ: "nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo" cần phải được đính chính; cách dịch "nên hoàn hảo" có thể bị hiểu lầm, bởi vì nguyên bản chứa đựng ý tưởng mục đích, cứu cánh: "ở nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đạt được mục đích tối hậu của nó, cứu cánh chung cuộc của nó". Ấy vậy, cứu cánh nầy là cứu cánh nào, nếu không là được dự phần vào cuộc sống của Thiên Chúa. Đó là ý nghĩa của động từ "ở lại" mà thánh Gioan thường hằng nhắc đi nhắc lại.
TIN MỪNG (Lc 24: 35-48)
Vào Chúa Nhật nầy, chúng ta đọc một lần nữa bài tường thuật việc Đức Giê-su hiện ra cho các môn đệ của Ngài vào buổi chiều Phục Sinh. Chúa Nhật vừa qua, chúng ta đã đọc bài tường thuật của Tin Mừng Gioan, Chúa Nhật hôm nay, chính là bài tường thuật của Tin Mừng Lu-ca.
Bài Tin Mừng hôm nay là phần tiếp theo của câu chuyện hai môn đệ trên đường Em-mau. Như vậy, ngày Phục Sinh nầy là ngày dài nhất của toàn bộ Tin Mừng: bắt đầu với bước chân của những người phụ nữ đến mồ vào lúc hừng đông và kết thúc với việc hai môn đệ trên đường Em-mau trở về thuật lại những việc xảy ra dọc đường cho Nhóm Mười Một và các các bạn hữu vào lúc đêm đã khuya rồi. Quả thật, khi Đức Giê-su chấp nhận lời mời của hai người bạn đường của Ngài ở làng Em-mau thì trời đã về chiều rồi.
Vả lại, nếu thánh ký đã có thể thu ngắn các biến cố thì chẳng có hệ gì. Như vậy, thánh ký luôn nêu bật giá trị cử chỉ Giáo Hội của hai môn đệ trên đường Em-mau. Chính ở nơi các Tông Đồ mà hai ông quy chiếu đến. Nhóm Mười Một vẫn là những nhân chứng cốt yếu của biến cố Phục Sinh. Kinh nghiệm của hai người môn đệ trên đường Em-mau không bị giảm nhẹ nhưng được củng cố và một cách nào đó, được bao hàm vào trong kinh nghiệm cộng đồng. Hai người môn đệ nầy chắc chắn rất gần gũi với các Tông Đồ, vì họ biết nơi các Tông Đồ được quy tụ lại và ẩn náo.
Như ở nơi bài tường thuật của Tin Mừng Gioan, Đức Giê-su thình lình ở giữa các môn đệ của mình. Thân xác của Ngài bằng xương bằng thịt như Ngài sẽ chứng minh cho họ thấy: cũng là thân xác mà họ đã thân quen, nhưng cũng hoàn toàn khác. Dù trở về trong vinh quang bên cạnh Chúa Cha, Đức Giê-su đã không tước bỏ nhân tính của Ngài; Ngài vẫn mãi mãi là Thiên Chúa và con người.
1. "Bình an cho anh em".
Khởi đầu trình thuật là lời chúc bình an của Đức Giê-su cho các môn đệ của Ngài, nhưng lời chúc bình an nầy còn hơn "lời chào bình an" thông thường của người Do thái. Đây là bình an của triều đại Mê-si-a, bình an mà Ngài đã hứa với các môn đệ Ngài khi Ngài nói lời từ biệt các ông vào buỗi chiều thứ năm Tuần Thánh: "Thầy để lại cho anh em bình an của Thầy, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy", đây là sự bình an của Nước Trời, bình an của cuộc sống trong Thần Khí và sự thật mà nhiều lần thánh ký đã gợi lên xuyên suốt Tin Mừng của mình (Lc 2: 14, 29; 7: 50; 8: 48; 10: 5-6; 11: 21; 19: 38, 42; 24: 36).
2. Các ông kinh hồn bạt vía.
Thánh Luca nhấn mạnh hơn thánh Gioan nỗi khiếp sợ của các môn đệ, sự cứng tin của họ y như khi họ nghe sứ điệp của các phụ nữ (24: 11-12) và những thương tích thể lý mà Đức Giê-su trưng dẫn để chứng thực Ngài đã sống lại. Thánh ký ngỏ lời với người Hy-lạp và người Rô-ma, họ đã không được Kinh Thánh chuẩn bị. Đó là lý do tại sao thánh ký kể ra việc "Đức Giê-su cầm lấy một khúc cá nướng và ăn trước mặt các ông".
Cử chỉ nầy đã trở nên một trong những bằng chứng về cuộc Phục Sinh của Ngài. Để chứng thực cuộc Phục Sinh của Đức Giê-su, thánh Phê-rô sẽ viện dẫn cử chỉ nầy như một trong số những bằng chứng khác: "Chúng tôi cũng đã cùng ăn cùng uống với Người" (Cv 10: 41). Trong chương 21 Tin Mừng Gioan, Đức Giê-su chuẩn bị trên bờ Biển Hồ Ti-bê-ri-a một bữa ăn cho các môn đệ, vì họ đã vất vả suốt đêm mà chưa ăn gì. Sau mẻ cá lạ lùng, Ngài nói với các ông: "Anh em đến mà ăn" (Ga 21: 12). Như vậy Ngài đã dự phần với họ "cá và bánh" mà Ngài đã đặt sẳn ở trên than hồng.
3. Bài học chú giải:
Bằng chứng trí tuệ cũng quan trọng không kém bằng chứng thể lý. Đức Giê-su chú tâm vào bằng chứng trí tuệ nầy từ lâu khi Ngài nhắc cho các ông nhớ lại: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm".
Như trên đường Em-mau, Đức Giê-su đã khai lòng mở trí cho hai môn đệ hiểu các bản văn nầy loan báo những đau khổ, cuộc phục sinh từ cõi chết của Ngài và những hoa trái tinh thần của cuộc hoán cải và ơn tha thứ phổ quát mà cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài mang lại.
Bài học chú giải nầy, được ban cho hai lần trong cùng một ngày, chắc chắn là cần thiết. Không phải trong sách Công Vụ thánh Lu-ca nói với chúng ta rằng các môn đệ quy tụ chung quanh Đấng Phục Sinh hỏi Ngài: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?" (Cv 1: 6). Với cái đầu bướng bĩnh nầy, phải nói đi nói lại rằng Vương Quốc mà Kinh Thánh loan báo không là vương quốc Ít-ra-en trần thế, nhưng là vương quốc hoàn vũ của Thiên Chúa. Biến cố Phục Sinh không là dấu chấm hết cho một cuộc phiêu lưu của Thiên Chúa, nhưng là một điểm khởi đầu của công trình bao la mà bây giờ các môn đệ phải bắt tay thực hiện, khi rao giảng cho muôn dân kêu gọi họ sám hối để được ơn tha thứ tội lỗi.
4. Bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem.
Giê-ru-sa-lem, kỳ hạn cuối cùng của sứ mạng Đức Giê-su và khởi điểm của sứ mạng Giáo Hội, đó là tất cả quan điểm của Tin Mừng Lu-ca.
Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III Phục Sinh nầy cung cấp cho chúng ta những chứng từ mới về biến cố Phục Sinh; nhưng mầu nhiệm vinh quang nầy được bày tỏ ở đây trong mối liên hệ với mầu nhiệm Tử Nạn của Đấng Mê-si-a.
Cv 3: 13-19
Trong một diễn từ ngỏ lời với toàn dân Giê-ru-sa-lem, thánh Phê-rô công bố cuộc Phục Sinh của Đấng chịu đóng đinh và minh chứng rằng Kinh Thánh đã loan báo những đau khổ Đấng Mê-si-a phải chịu. Lời công bố nầy vang dội trực tiếp ở nơi đoạn Tin Mừng hôm nay.
1Ga 2: 1-5
Trong thư thứ nhất của mình, thánh Gioan mời gọi suy niệm về những nỗi đau khổ mà Đức Giê-su phải chịu vì tội lỗi của chúng ta để đem lại ơn tha thứ cho chúng ta.
Lc 24: 35-48
Tin Mừng của thánh Lu-ca trình bày cho chúng ta một trình thuật mới về việc Đức Giê-su xuất hiện cho các môn đệ của Ngài vào buổi chiều Phục Sinh của Ngài. Thánh ký khai triển bài diễn từ của Đức Giê-su trong đó Đức Giê-su đích thân giải thích cuộc sống, cái chết của Ngài và minh chứng rằng Kinh Thánh đã loan báo những đau khổ của Đấng Mê-si-a, cuộc Phục Sinh của Ngài và ơn tha thứ tội lỗi.
BÀI ĐỌC I (Cv 3: 13-15, 17-19)
Đây là bài diễn từ thứ hai trong số những bài diễn từ mà thánh Phê-rô ngỏ lời với toàn thể dân chúng được sách Công Vụ Tông Đồ thuật lại. Bài diễn từ thứ nhất được công bố vào ngày lễ Ngũ Tuần.
Bối cảnh thật ấn tượng. Thánh Phê-rô và thánh Gioan lên Đền Thờ để tham dự buổi cầu nguyện giờ thứ chín (Đức tin của hai ông hòa nhập rất tự nhiên vào trong khung cảnh phụng vụ Do thái giáo). Hai vị để ý đến một người què ăn xin bên cửa Đền Thờ. Thánh Phê-rô nhìn anh, nắm chặc lấy tay mặt anh, kéo anh chỗi dậy. Anh đứng phắt dậy vừa đi vừa nhảy nhót vui mừng hớn hở và không chịu rời hai ông một bước. Toàn dân nhận ra anh, kinh ngạc sững sờ. Chính đám đông nầy mà thánh Phê-rô ngỏ lời với họ.
Những chủ đề mà thánh nhân khai triển tóm tắt điểm chính yếu của bài giảng Tông Đồ tiên khởi, như sách Công Vụ tường thuật cho chúng ta, qua năm bài diễn từ của thánh Phê-rô (2: 14-39; 3: 12-26; 4: 9-12; 5: 29-32; 10: 34-43) và một diễn từ của thánh Phao-lô (13: 16-41).
Bài diễn từ nầy vẫn còn ngỏ lời với người Do thái. Vấn đề khó khăn bậc nhất là làm thế nào thuyết phục họ Đấng Chịu Đóng Đinh là Đấng Mê-si-a.
1. Anh em là dân Giao Ước:
Để tạo nên ấn tượng mạnh nơi thính giả của mình, trước tiên, thánh nhân nhắc họ nhớ rằng họ là dân Giao Ước, Giao Ước nầy Thiên Chúa đã ký kết với các tổ phụ, Áp-ra-ham, I-xa-ác, Gia-cóp.
Ấy vậy, chính "Thiên Chúa của cha ông chúng ta" nầy đã tôn vinh tôi trung của Người là Đức Giê-su để hướng tư tưởng thính giả về hình ảnh người tôi trung chịu đau khổ của I-sai-a. Vị ngôn sứ đã loan báo rằng người tôi trung của Gia-vê sẽ bị khinh bĩ và chịu nhục hình.
Tước hiệu "người tôi trung" được ban cho Đức Giê-su sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong những diễn từ Tông Đồ; tước hiệu nầy đem đến một lập luận có trọng lượng đối mặt với những thái độ ngập ngừng của những người chờ đợi một Đấng Mê-si-a vinh quang và quyền năng.
2. Anh em đã nộp Ngài:
Tiếp đó, thánh Phê-rô đưa ra một lời kết án trực tiếp bằng cách dựa vào những luận cứ tương phản:
- Quan Phi-la-tô, một ngoại đạo, đã nhận ra Đức Giê-su vô tội nên đã muốn tha cho Ngài. Nhưng anh em, dân Chúa chọn, trái lại đã chối bỏ Ngài.
- Ngài là Đấng Thánh, Đấng Công Chính, mà anh em lại xin ân xá cho một tên sát nhân.
- Ngài là Đấng khơi nguồn sự sống mà anh em lại giết đi.
Trong đoạn trích nầy, chúng ta gặp nét đặc sắc mà thánh Lu-ca đã nhấn mạnh trong bài Thương Khó của mình: Phi-la-tô ít chịu trách nhiệm về cái chết của Ngài hơn đám đông bị các thượng tế xách động. Quan Tổng Trấn ba lần công bố: "Ta xét thấy người nầy không có tội gì".
Về phẩm chất "thánh" và "công chính", đây là những danh xưng Kinh Thánh thường đi kèm theo tên tuổi của những tôi trung vĩ đại, như ông Mô-sê (thánh Phê-rô sẽ trích dẫn đích danh Mô-sê trong diễn từ nầy). Cả hai phẩm chất nầy sẽ vẫn là những tước hiệu Ki tô học cổ xưa, nhưng ở nơi sự chứng minh của thánh Phê-rô: Đức Giê-su đã thực hiện ở nơi bản thân mình những lời Kinh Thánh: Ngài là Đấng Thánh của Gia-vê, "Đấng Công Chính" mà các ngôn sứ đã loan báo.
3. Thiên Chúa đã phục sinh Ngài:
Đây là mặc khải cốt yếu, một sự khẳng định không thể tin được. Vị Tông Đồ còn nhấn mạnh: "Chúng tôi xin làm chứng".
Đoạn, sau lập luận ngắn gọn nhưng sắc bén, thánh nhân làm yên lòng cho những người mà Ngài vừa kết án: "Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh em. Nhưng như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều người đã dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là: Đấng Ki tô của Người phải chịu khổ hình". Vì thế, họ có thể hưởng được ơn tha thứ tội lỗi của mình, nếu họ sám hối mà trở về cùng Thiên Chúa.
Chắc chắc những lời kêu gọi sám hối sẽ được lập đi lập lại như điệp khúc trong những diễn từ Tông Đồ, nhưng diễn từ nầy, được đặt sau khi nêu lên những đau khổ cần thiết mà Đấng Mê-si-a phải chịu, mặc lấy một sức mạnh đặc biệt.
BÀI ĐỌC II (1Ga 2: 1-5)
Chúng ta tiếp tục đọc thư thứ nhất của thánh Gioan được viết vào cuối thế kỷ thứ nhất và gởi cho các cộng đoàn Ki tô hữu miền Tiểu Á.
Thánh Tông Đồ ngỏ lời với các tín hữu nầy với một cung giọng đầy tình phụ tử; ngài biết những khó khăn mà họ gặp phải và cuộc chiến mà họ phải đối đầu chống lại những lạc giáo đang hoành hành vào lúc đó. Thánh nhân muốn soi sáng và củng cố đức tin của họ.
"Hỡi anh em là những đứa con thơ bé của tôi", biểu ngữ nầy thường đi kèm theo "thân mến" hay "yêu dấu". Cung giọng chan chứa tình thương mến nầy là một trong những đặc tính của thư thứ nhất thánh Gioan.
Lời mào đầu này giới thiệu hai lời khích lệ: một liên quan đến cuộc chiến chống tội lỗi, và một liên quan đến việc tạ ơn Thiên Chúa.
1. Đức Ki tô, Đấng Bào Chữa của chúng ta (2: 1-2).
Trong thư thứ nhất nầy, thần học thánh Gioan được khai triển chung quanh ba trục:
- Thiên Chúa là ánh sáng;
- Thiên Chúa là Đấng Công Chính;
- Thiên Chúa là tình yêu.
Chủ đề "Thiên Chúa là Đấng Công Chính" luôn luôn được liên kết với chủ đề tội lỗi. Chính vì Đức Công Chính của mình mà Thiên Chúa cứu chúng ta khỏi tội lỗi; và Đức Công Chính cứu độ nầy có tên gọi: "Đức Giê-su, Con Một của Thiên Chúa".
Người Ki tô hữu chân chính biết nhận ra mình là tội nhân, trái với những giảng dạy dối trá tự cho mình là hoàn thiện. Hậu cảnh của những lời nhắc nhở đạo lý nầy mang tính bút chiến: những kẻ truyền bá Ki tô giáo nầy tự cho tinh tuyền hơn xuất thân từ các cộng đoàn nầy và đã gây xáo trộn ở đây. Thánh Gioan nói đó là những kẻ nói láo: "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta" (1: 8). Với thái độ khiêm tốn, thánh Tông Đồ tự đặt mình vào hàng những người Ki tô hữu có thể phạm tội
"Nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng bào chữa trước mặt Chúa Cha". Nguyên ngữ Hy lạp "đấng bào chữa" (Paraclet) xuất xứ từ động từ "para-kaléô" có nghĩa là "gọi đến bên cạnh mình để xin cứu giúp". Danh xưng nầy chỉ xuất hiện trong các bản văn của thánh Gioan, trong khi các tác giả Tin Mừng Nhất Lãm cũng như thánh Phao-lô không thấy sử dụng. Trong Tin Mừng thứ tư, "Đấng Bào Chữa" chỉ Chúa Thánh Thần (Ga 14: 16-20); trong thư thứ nhất, chính Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Công Chính, là Đấng Bào Chữa cho chúng ta.
Tước hiệu nầy không nhắm đến sự vô tội của Đức Giê-su, Đấng Công Chính hoàn thiện, cho bằng đến phẩm chất xét xử của Ngài, Đấng công chính hóa chúng ta. Vì chính Ngài đã trở thành phàm nhân và hiến dâng thân mình làm của lễ hy sinh đền bù tội lỗi của chúng ta. Khi sử dụng thành ngữ "của lễ đền bù tội lỗi", thánh Gioan trực tiếp gợi lên hy lễ xá tội của dân Ít-ra-en, nhưng hy lễ nầy chỉ xóa tội của vị thượng tế và của cộng đoàn con cái Ít-ra-en. Trái lại, hy lễ của Đức Giê-su có tầm mức phổ quát: "không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế giới nữa".
Ở đây, ngoài nỗi bận lòng của người mục tử, xem ra một sự cảnh giác chống lại những người phủ nhận mầu nhiệm Nhập Thể (xem 1Ga 5: 1-6), do đó, họ cũng từ chối ơn Cứu Chuộc.
2. Hiểu biết Thiên Chúa (2: 3-5)
Một vấn đề được đặt ra: làm thế nào chúng ta có thể biết rằng chúng ta biết Thiên Chúa?
Mục đích cốt yếu của thánh Gioan chính là đảm bảo cho họ là họ đang ở trong chính lộ. Tiêu chuẩn của sự hiểu biết đích thật về Thiên Chúa không hệ tại ở nơi những suy luận trừu tượng, hay ở nơi ơn thần khải nội tâm, nhưng ở nơi sự hiểu biết kinh nghiệm mà việc thực thi các điều răn của Người mang lại: "Căn cứ vào điều nầy, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người".
Các điều răn nầy là những điều răn nào? Ở đây xem ra thánh Gioan vẫn ở trong tính khái quát của các điều răn Tin Mừng; tuy nhiên, xuống một chút nữa, thánh nhân xác định "Đây là điều răn của Người: chúng ta phải tin vào danh Đức Giê-su Ki tô, Con của Người, và phải yêu thương nhau" (3: 23).
Những đòi hỏi nầy rõ ràng được nhắc đi nhắc lại suốt bức thư; chính những đòi hỏi nầy mà những kẻ rao giảng dối trá không tuân giữ. Rõ ràng những kẻ rao giảng ngộ đạo chủ trương rằng họ đã đạt đến tình trạng hiểu biết các mầu nhiệm thiên giới nên khinh thường những kẻ ngu dốt không có khả năng đạt đến những lãnh vực trên cao nầy.
Như vậy, thánh Gioan nhấn mạnh rằng người Ki tô hữu đặt niềm tin của mình vào Đức Ki tô và tuân giữ điểu răn "mến Chúa và yêu người", đó là người hiểu thấu cõi lòng sâu thẳm của Thiên chúa, đi vào trong mối liên hệ đích thân với Chúa Cha và Chúa Con. Ở đây chúng ta sẽ gặp lại chủ đề hiệp thông với Thiên Chúa, chủ đề trung tâm của bức thư và nền tảng của sự hiểu biết Thiên Chúa đích thật. Như vậy, thánh Gioan định nghĩa "ngộ đạo" Ki tô giáo.
"Còn hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo". Tình yêu Thiên Chúa có nghĩa gì? Phải chăng tình yêu mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta và thực sự trở nên hoàn hảo ở nơi mỗi người Ki tô hữu ? Hay tình yêu mà người Ki tô hữu tuân giữ điều răn đức ái và như vậy phát triển cho đến mức vẹn toàn lòng mến Chúa của mình?
Chúng ta gặp thấy câu trả lời nơi 4: 12, hoàn toàn song đối, theo cùng một cách diễn tả: "Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo". Như vậy, tình yêu của Thiên Chúa "đối với chúng ta" là điều cốt yếu. Tuy nhiên, xuyên suốt bức thư của mình, thánh Gioan xem việc tuân giữ các điều răn là trắc nghiệm tình yêu của người Ki tô hữu "đối với Thiên Chúa". Giáo huấn của thánh nhân nhiều lần nhắc nhở bài diễn từ Từ Biệt của Đức Giê-su: "Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy" (Ga 14: 21).
Thật ra, hai khía cạnh kết hợp mật thiết với nhau. Vả lại, động từ được sử dụng dẫn đến câu kết luận nầy. Bản dịch của nhóm Phụng Vụ: "nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo" cần phải được đính chính; cách dịch "nên hoàn hảo" có thể bị hiểu lầm, bởi vì nguyên bản chứa đựng ý tưởng mục đích, cứu cánh: "ở nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đạt được mục đích tối hậu của nó, cứu cánh chung cuộc của nó". Ấy vậy, cứu cánh nầy là cứu cánh nào, nếu không là được dự phần vào cuộc sống của Thiên Chúa. Đó là ý nghĩa của động từ "ở lại" mà thánh Gioan thường hằng nhắc đi nhắc lại.
TIN MỪNG (Lc 24: 35-48)
Vào Chúa Nhật nầy, chúng ta đọc một lần nữa bài tường thuật việc Đức Giê-su hiện ra cho các môn đệ của Ngài vào buổi chiều Phục Sinh. Chúa Nhật vừa qua, chúng ta đã đọc bài tường thuật của Tin Mừng Gioan, Chúa Nhật hôm nay, chính là bài tường thuật của Tin Mừng Lu-ca.
Bài Tin Mừng hôm nay là phần tiếp theo của câu chuyện hai môn đệ trên đường Em-mau. Như vậy, ngày Phục Sinh nầy là ngày dài nhất của toàn bộ Tin Mừng: bắt đầu với bước chân của những người phụ nữ đến mồ vào lúc hừng đông và kết thúc với việc hai môn đệ trên đường Em-mau trở về thuật lại những việc xảy ra dọc đường cho Nhóm Mười Một và các các bạn hữu vào lúc đêm đã khuya rồi. Quả thật, khi Đức Giê-su chấp nhận lời mời của hai người bạn đường của Ngài ở làng Em-mau thì trời đã về chiều rồi.
Vả lại, nếu thánh ký đã có thể thu ngắn các biến cố thì chẳng có hệ gì. Như vậy, thánh ký luôn nêu bật giá trị cử chỉ Giáo Hội của hai môn đệ trên đường Em-mau. Chính ở nơi các Tông Đồ mà hai ông quy chiếu đến. Nhóm Mười Một vẫn là những nhân chứng cốt yếu của biến cố Phục Sinh. Kinh nghiệm của hai người môn đệ trên đường Em-mau không bị giảm nhẹ nhưng được củng cố và một cách nào đó, được bao hàm vào trong kinh nghiệm cộng đồng. Hai người môn đệ nầy chắc chắn rất gần gũi với các Tông Đồ, vì họ biết nơi các Tông Đồ được quy tụ lại và ẩn náo.
Như ở nơi bài tường thuật của Tin Mừng Gioan, Đức Giê-su thình lình ở giữa các môn đệ của mình. Thân xác của Ngài bằng xương bằng thịt như Ngài sẽ chứng minh cho họ thấy: cũng là thân xác mà họ đã thân quen, nhưng cũng hoàn toàn khác. Dù trở về trong vinh quang bên cạnh Chúa Cha, Đức Giê-su đã không tước bỏ nhân tính của Ngài; Ngài vẫn mãi mãi là Thiên Chúa và con người.
1. "Bình an cho anh em".
Khởi đầu trình thuật là lời chúc bình an của Đức Giê-su cho các môn đệ của Ngài, nhưng lời chúc bình an nầy còn hơn "lời chào bình an" thông thường của người Do thái. Đây là bình an của triều đại Mê-si-a, bình an mà Ngài đã hứa với các môn đệ Ngài khi Ngài nói lời từ biệt các ông vào buỗi chiều thứ năm Tuần Thánh: "Thầy để lại cho anh em bình an của Thầy, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy", đây là sự bình an của Nước Trời, bình an của cuộc sống trong Thần Khí và sự thật mà nhiều lần thánh ký đã gợi lên xuyên suốt Tin Mừng của mình (Lc 2: 14, 29; 7: 50; 8: 48; 10: 5-6; 11: 21; 19: 38, 42; 24: 36).
2. Các ông kinh hồn bạt vía.
Thánh Luca nhấn mạnh hơn thánh Gioan nỗi khiếp sợ của các môn đệ, sự cứng tin của họ y như khi họ nghe sứ điệp của các phụ nữ (24: 11-12) và những thương tích thể lý mà Đức Giê-su trưng dẫn để chứng thực Ngài đã sống lại. Thánh ký ngỏ lời với người Hy-lạp và người Rô-ma, họ đã không được Kinh Thánh chuẩn bị. Đó là lý do tại sao thánh ký kể ra việc "Đức Giê-su cầm lấy một khúc cá nướng và ăn trước mặt các ông".
Cử chỉ nầy đã trở nên một trong những bằng chứng về cuộc Phục Sinh của Ngài. Để chứng thực cuộc Phục Sinh của Đức Giê-su, thánh Phê-rô sẽ viện dẫn cử chỉ nầy như một trong số những bằng chứng khác: "Chúng tôi cũng đã cùng ăn cùng uống với Người" (Cv 10: 41). Trong chương 21 Tin Mừng Gioan, Đức Giê-su chuẩn bị trên bờ Biển Hồ Ti-bê-ri-a một bữa ăn cho các môn đệ, vì họ đã vất vả suốt đêm mà chưa ăn gì. Sau mẻ cá lạ lùng, Ngài nói với các ông: "Anh em đến mà ăn" (Ga 21: 12). Như vậy Ngài đã dự phần với họ "cá và bánh" mà Ngài đã đặt sẳn ở trên than hồng.
3. Bài học chú giải:
Bằng chứng trí tuệ cũng quan trọng không kém bằng chứng thể lý. Đức Giê-su chú tâm vào bằng chứng trí tuệ nầy từ lâu khi Ngài nhắc cho các ông nhớ lại: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm".
Như trên đường Em-mau, Đức Giê-su đã khai lòng mở trí cho hai môn đệ hiểu các bản văn nầy loan báo những đau khổ, cuộc phục sinh từ cõi chết của Ngài và những hoa trái tinh thần của cuộc hoán cải và ơn tha thứ phổ quát mà cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài mang lại.
Bài học chú giải nầy, được ban cho hai lần trong cùng một ngày, chắc chắn là cần thiết. Không phải trong sách Công Vụ thánh Lu-ca nói với chúng ta rằng các môn đệ quy tụ chung quanh Đấng Phục Sinh hỏi Ngài: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?" (Cv 1: 6). Với cái đầu bướng bĩnh nầy, phải nói đi nói lại rằng Vương Quốc mà Kinh Thánh loan báo không là vương quốc Ít-ra-en trần thế, nhưng là vương quốc hoàn vũ của Thiên Chúa. Biến cố Phục Sinh không là dấu chấm hết cho một cuộc phiêu lưu của Thiên Chúa, nhưng là một điểm khởi đầu của công trình bao la mà bây giờ các môn đệ phải bắt tay thực hiện, khi rao giảng cho muôn dân kêu gọi họ sám hối để được ơn tha thứ tội lỗi.
4. Bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem.
Giê-ru-sa-lem, kỳ hạn cuối cùng của sứ mạng Đức Giê-su và khởi điểm của sứ mạng Giáo Hội, đó là tất cả quan điểm của Tin Mừng Lu-ca.
Đức Giêsu hiện ra với các tông đồ
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
02:25 22/04/2009
Chúa Nhật III Mùa Phục Sinh (Luca 24,35-48)
1.- Ngữ cảnh
Chương 24 của Tin Mừng Luca được xây dựng thành 3 đoạn:
- Mồ trống (cc. 1-2): đây là đoạn duy nhất song song với Mc và Mt;
- Các môn đệ Emmau (cc. 13-35);
- Đức Giêsu hiện ra với Nhóm Mười Một (các ông nhận ra Chúa: cc. 36-43; Người ban sứ điệp Phục Sinh: cc. 44-49);
* Một kết luận ngắn với câu truyện Lên Trời và việc các môn đệ tạ ơn trong Đền Thờ, từ đó Tin Mừng đã khởi sự.
Toàn khối này là một đơn vị văn chương chắc chắn, do hành động, nơi chốn và thời gian.
Trong TM Lc, Đức Giêsu chỉ hiện ra tại Giêrusalem, và Nhóm Mười Một không ra khỏi Thành (c. 48). Điều này trái ngược với ba Tin Mừng kia (Mt 26,32; 28,7.16-20; Mc 16,7; Ga 21). Tác giả Lc có biết truyền thống nói về việc Đức Giêsu hiện ra tại Galilê (24,6; x. Mt 28,7; Mc 16,7), nhưng dường như ngài đã chọn cách lờ đi để duy trì cấu trúc đơn giản của hai quyển sách của ngài: quyển Tin Mừng là một chuyến đi lên Giêrusalem, còn quyển Công vụ là sự lan tỏa của sứ điệp khởi đi từ Giêrusalem (Cv 1,8).
Nhờ lược đồ này, tác phẩm Lc (TM+Cv) có một sự đối xứng rất khéo và nêu bật được tính duy nhất của biến cố Phục Sinh.
Cũng do mục tiêu ấy, tác giả đã làm cho chương 24 có tính duy nhất hoàn toàn giả tạo về thời gian: Mọi biến cố nối đuôi nhau xảy ra trong vòng một ngày (mồ trống; Emmau; Hiện ra; Lên trời). Viễn tượng của Lc mang tính thần học hơn là thời gian. Tác giả muốn trình bày trong một cảnh (“xen”) duy nhất toàn bộ mạc khải về Phục Sinh: thực tại không thể phủ nhận là thân xác của Đấng Phục Sinh; mạc khải về tư cách Đức Chúa của Người (vì thế có truyện Lên trời); sứ mạng truyền giáo. Ngày này là ngày Phục Sinh, đỉnh điểm của Tin Mừng, đích điểm của thời gian Đức Giêsu sống ở trần gian.
Ngày này cũng mở ra một giai đoạn mới, và Lc đặc biệt nhấn mạnh điểm này. Có lẽ tất cả các tác giả Tin Mừng đều biết rằng cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu là khởi điểm cho hoạt động truyền giáo (Mt 28,19-20; Mc 16,15-20; Ga 20,21.23), nhưng chỉ có Lc mới dành cả một quyển sách để viết về hoạt động này. Và khi tách quyển này với quyển Tin Mừng, tác giả cho thấy sự tách biệt giữa thời gian của Đức Giêsu và thời gian của Giáo Hội. Ngài cũng làm điều ấy bằng hai lần nhắc tới Lên trời: ở cuối quyển TM III, biến cố Lên trời biểu lộ cuộc tôn vinh Đức Giêsu bên hữu Chúa Cha và kết thúc mạc khải Đức Giêsu là Đức Chúa; ở đầu sách Công vụ, biến cố Lên trời mời gọi các tông đồ bắt tay vào sứ mạng truyền giáo.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Các môn đệ nhận ra Đức Giêsu (24,35-43);
2) Đức Giêsu ban sứ điệp Phục sinh (24,44-48).
3.- Vài điểm chú giải
- Bình an (36): Khi kéo theo việc mất niềm tin, sự chia ly chỉ tạo ra buồn sầu và hoang mang (cc. 17.38). Nếu cách biệt mà vẫn sống trong đức tin, thì sẽ có niềm vui (c. 52) và bình an (c. 36). Đây không chỉ đơn giản là lời chào shalôm, mà là việc ban tặng “sự bình an thiên sai” đã được các ngôn sứ loan báo và Đức Giêsu hứa ban trước khi chịu chết (x. Ga 14,27). Đây là sự bình an đạt được với giá là cái chết của Người trên thập giá; đây là việc giao hòa nhân loại với Thiên Chúa trong máu Đức Kitô (x. Rm 5,1.10; 2 Cr 5,18-19;…).
- Các ông kinh hồn bạt vía (37): Khi đọc Mc (16,9-20), ta thấy Nhóm Mười Một không tin (x. Mc 16,10.13). Còn ở trong Lc, hai môn đệ Emmau trở về chưa kịp làm chứng thì Nhóm Mười Một cùng với các bạn đã tuyên xưng đức tin rồi (24,33)! Thế nhưng khi Đức Giêsu hiện ra sau đó, các ông lại kinh hồn bạt vía và ngờ vực (cc. 36-38). Tác giả Lc đã chấp nhận tình trạng thiếu mạch lạc đó vì một ý hướng thần học: trong số các tông đồ, Phêrô rõ ràng có một vị trí riêng biệt. Ông có một vai trò phải đóng sau tấn bi kịch Thương Khó (Lc 22,31-32). Nay để cho thấy lời của Đức Kitô đã đến lúc ứng nghiệm, Lc nhắc đến việc Đức Giêsu hiện ra với Phêrô trước khi hiện ra tại nhà Tiệc Ly, và ghi một câu cho thấy lòng tin của Phêrô là nguồn mạch cho đức tin của những người khác (c. 34). Bài học là đức tin của mọi thế hệ tương lai sẽ dựa trên chứng từ của các tông đồ và, đặc biệt, của Phêrô.
- sao còn ngờ vực (38): Trong thời gian hoạt động, Đức Giêsu đã trách các môn đệ thiếu lòng tin, chẳng hạn khi gặp bão trên hồ (x. Mt 8,23tt). Mối nguy hiểm đã gặp cũng như quyền năng đã chứng kiến của Đức Giêsu lẽ ra phải giúp họ học được bài học: cũng như xưa kia Người đã ngủ trong thuyền, thì nay cũng thế, ở trên thập giá, Người đã chỉ “ngủ” đi vài giờ; trong mồ, Người chỉ “nghỉ” thôi (x. Lc 23,46; 8,52; Ga 11,11), nhưng Người đã “trỗi dậy” (Lc 24,6: động từ egeirô có nghĩa là “thức dậy”, “sống lại”). Không phải là Thiên Chúa đã che mắt họ, nhưng chính lòng kém tin đã khiến họ không nhận ra Đức Giêsu. Chính cái chết mà nhờ đó Đức Giêsu cứu chuộc thế gian, lại bị các môn đệ coi như một thất bại không thể cứu chữa. Và kể từ khi Đức Giêsu được an táng, các môn đệ không tin nữa! Họ từ chối tin khi các phụ nữ đến mang tin nói rằng ngôi mộ trống và các thiên thần đã hiện ra nói rằng Người đang sống (c. 23). Chỉ có Phêrô (và người môn đệ Đức Giêsu thương mến, theo Ga 20,2tt) có vẻ hơi bị lung lay, nên đã chạy đến mộ để xem hư thực thế nào. Ông nhận thấy rằng thi hài Đức Giêsu không còn ở đó nữa; chỉ còn các dây băng. Nhưng không phải vì đó mà Phêrô đã được thuyết phục (c. 12). Do đó, mộ trống không phải là một bằng chứng rõ ràng về sự phục sinh, mà chỉ là một dấu chỉ thôi.
- nhìn chân tay (39): Các dấu chỉ không phải là vô ích; chúng có có một vai trò quyết định trong việc phát sinh đức tin. Các dấu chỉ dường như còn cần thiết nữa để người ta nhận ra được Đức Giêsu sau khi Người sống lại. Nhưng tùy tình trạng nội tâm của mỗi người mà các dấu chỉ nên rõ nhiều hay ít. Đối với người phụ nữ tội lỗi đang yêu, chỉ cần Đức Giêsu gọi đúng tên bà: “Maria” (Ga 20,16). Đối với người môn đệ Đức Giêsu thương mến, chỉ cần ngôi mộ trống (Ga 20,8) hoặc mẻ cá lạ lùng (Ga 21,4-7). Đối với hai môn đệ Emmau, đó là lúc bẻ bánh (Lc 24,30-35). Đối với các tông đồ, cần phải có những dấu chỉ rõ ràng hơn: thấy các vết thương, chạm đến thân thể Người, và cả con cá mà Người ăn trước mặt họ (24,39-43). Với “khúc cá nướng”, Lc muốn cho thấy thực tại thể lý của Đấng Phục sinh, bởi vì đây là khó khăn lớn đối với các độc giả hy-lạp (x. Cv 17,32).
- Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin (41): Lc tìm ra một lời bào chữa cho sự cứng tin của Nhóm Mười Một.
- Luật Môsê, các Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh (44): Có khi Đức Giêsu đã trách các môn đệ là đã không tin vào những lần Người hiện ra, nhưng những dịp này không loại bỏ tính cần thiết của các dấu chỉ, nên theo một nghĩa nào đó, các dấu chỉ có vẻ cốt yếu hơn là các cuộc hiện ra (x. chuyện Tôma: Ga 20,29).
Tuy nhiên, Đức Giêsu vẫn không ngừng trách các môn đệ cũng như người Do-thái khi họ yêu cầu các dấu lạ. TM Lc đã nhắc đi nhắc lại: lẽ ra chứng tá của Kinh Thánh đã đủ rồi! Kể từ lâu rồi, “Luật Môsê, các Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh” (= Kinh Thánh) đã loan báo tất cả những gì vừa được thực hiện (x. Lc 24,27.32).
Ý tưởng Môsê đã làm chứng cho Đức Kitô thuộc về truyền thống Nhất Lãm như ta thấy trong hoạt cảnh Hiển Dung. Tuy nhiên, trong khi Mt và Mc chỉ ghi nhận rằng Môsê và Êlia xuất hiện, đàm đạo với Đức Giêsu, Lc lại xác định: “Hai vị nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem”, tức gợi ý rõ ràng đến mầu nhiệm Vượt Qua (Lc 9,31; so sánh với 24,14.20). Lc cũng là người duy nhất đã ghi giữ một lời Đức Giêsu nói nhằm khẳng định rằng chứng tá của Môsê và các Ngôn sứ đã đủ thuyết phục như chứng tá của một người chết sống lại (x. Lc 16,27-31). TM IV cũng nhấn mạnh không kém đến tầm quan trọng của chứng tá của Môsê về Đức Giêsu (Ga 5,46-47). Tuy nhiên, chỉ có Lc mới trở lại với đề tài này trong bài tường thuật về Phục Sinh.
Tự hỏi Đức Giêsu đã trích những bản văn Kinh Thánh nào khi Người hiện ra, thì mất công vô ích. Lc đã chỉ ghi lại những quy chiếu tổng quát về toàn bộ Cựu Ước theo các phần lớn được phân biệt trong các bài đọc ở hội đường (24,44): Luật Môsê (bản séder), các ngôn sứ (bản haftara) và các Thánh vịnh (bản mizmor). Dĩ nhiên, tác giả đã có thể nghĩ đến những bản văn rõ rệt. Khi ghi lại các bài giảng của các tông đồ, sách Cv đã ghi một loạt những đoạn văn quy chiếu: Tv 16,8-11 (Cv 2,24-28; 13,34-37); Tv 2,7 và Is 55,3 (Cv 13,32-34); Tv 118,22 (Cv 4,11)…
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Các môn đệ nhận ra Đức Giêsu (35-43)
Đức Giêsu phục sinh đã hiện ra giữa các ông và chào chúc: “Bình an cho anh em!”. Sự bình an của Người là ân huệ phục sinh của Người. Người không ban cho các môn đệ bất cứ đảm bảo nào là các ông sẽ sống yên ổn suốt đời, các ông sẽ có một cuộc sống luôn luôn huy hoàng, không phải thiếu thốn, đau khổ hay lo lắng gì. Chính Người là Đấng Kitô chịu đóng đinh, đã không được gìn giữ khỏi đau khổ và thiếu thốn, khỏi bị từ khước và thù nghịch, khỏi những đau đớn và cái chết. Nhưng Đấng Chịu đóng đinh đây cũng chính là Đấng Phục Sinh. Đã có lúc Người bị điệu đi đến cái chết, run rẩy khiếp sợ, nay Người đang đứng trước mặt các ông như là Đấng Vẫn Sống, Đấng đã vượt thắng cái chết và nay không thể chết nữa. Như thế, Đức Giêsu cho các môn đệ thấy rằng họ không sợ rơi vào nguy cơ là bị hủy diệt hoàn toàn. Ngay cái chết cũng không thể làm hại chúng ta vĩnh viễn, phương chi các thiếu thốn khác làm gì có thể gây hại bao nhiêu cho đời sống chúng ta! Ân huệ phục sinh của Đức Giêsu không phải là sự bình an của một cuọc sống không bị xáo trộn, nhưng là sự bình an được sống trong tình trạng yên hàn, bảo đảm và che chở phát xuất từ quyền lực và tình yêu của Thiên Chúa. Nền tảng và bảo đảm cho lời chào và ân huệ ấy là chính Đấng Phục Sinh trong sự sống mới của Người, một sự sống đã thắng được cái chết.
* Đức Giêsu ban sứ điệp Phục sinh (44-48)
Trong tư cách Đấng Phục sinh, Đức Giêsu giải thích cho các môn đệ hiểu rằng toàn thể định mệnh của Người đã được Thiên Chúa muốn như thế, và Người giúp các ông hiểu ý nghĩa của Kinh Thánh, như Người đã làm cho hai môn đệ Emmau. Cái chết của Người trên thập giá và cuộc phục sinh của Người cũng đã làm trọn nội dung sau này phải được loan báo cho mọi dân tộc. Nhân danh Đức Giêsu, nghĩa là trong chứng từ về Người, khởi đi từ tất cả những gì đã được biểu lộ xuyên qua công trình và toàn thể cuộc tiến bước của Người cho đến thập giá và sự sống lại, muôn dân sẽ được loan báo sự hoán cải và sự tha thứ tội lỗi. Mọi người phải quay trở lại với Thiên Chúa, Đấng đã nhờ cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu mà chứng tỏ tình yêu và quyền lực của Người. Rồi Đấng Phục Sinh biến các môn đệ trở thành chứng nhân của Người. Họ sẽ phải làm chứng về các biến cố trong cuộc đời của Người cũng như cuộc gặp gỡ với Người đây và việc Người trở về trời (x. Cv 1,21t).
+ Kết luận
Đức Giêsu đã thuyết phục các môn đệ tin vào thực tại của đời sống mới của Người. Người đưa các ông đến chỗ hiểu Kinh Thánh và hành trình Người theo lâu nay. Người chỉ cho các ông thấy nội dung của việc loan báo và nhiệm vụ truyền giáo. Người củng cố các ông trong tư cách chứng nhân, bằng cách hứa là các ông sẽ nhận được quyền năng từ trên cao (Lc 24,49). Tất cả những điểm này đang đưa chúng ta đến chỗ kết của TM III, và chuyển chúng ta sang phần thứ hai của tác phẩm Luca, đó là sách Cv. Thánh Thần sẽ được Chúa Cha ban xuống trên Họi Thánh phôi thai (Cv 2,1) để làm cho các thành viên trở thành những chứng nhân minh mẫn và can đảm, quảng đại và kiên trì dấn thân làm chứng về Đức Giêsu Phục Sinh.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đức Kitô chết trên thập giá đã thật sự sống lại, bằng xương bằng thịt. Sự kinh hồn bạt vía và ngờ vực của các tông đồ lại hữu ích cho chúng ta: chính thái độ khó tin đó của các ông lại là một đảm bảo cho tính vững chắc của đức tin chúng ta. Đức tin của chúng ta không dựa trên chứng tá của những con người dễ tin, dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Đức tin của chúng ta dựa trên những con người thực tế, đòi hỏi những dấu chỉ và bằng chứng. Chứng tá của các ông càng mạnh mẽ do chỗ là chứng tá không phải của một thái độ dễ tin theo chuyện mê tín nhưng là một sự cứng tin đã thắng vượt nhờ óc phê bình.
2. Nhiều người đương thời chúng ta vẫn coi Đức Giêsu Phục Sinh chỉ là một bóng ma, một thứ gì đó thay vì là một Đấng, là một huyền thoại thay vì là một Con Người đang sống. Theo họ, Đức Kitô cùng lắm chỉ là một điển hình cho nhân loại, cống hiến cho mọi người một giáo lý và những gương sống đáng phục…, nhưng bây giờ Người không còn sống nữa, Người chẳng “ngự bên hữu Chúa Cha” trên trời, cũng chẳng hiện diện trong hình bánh hình rượu đã truyền phép… Trách nhiệm của các Kitô hữu là làm chứng bằng đời sống và lời nói rằng Người thật sự vẫn là Người Sống.
3. Vấn đề không phải là chuyện nhạy cảm hoặc kinh nghiệm cá nhân chủ quan. Vấn đề là tin, tin tất cả những gì Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta bằng Kinh Thánh và bằng Thánh Truyền. Vấn đề là tin những gì Hội Thánh đã và đang dạy khắp nơi. Tin vào Đấng Phục sinh, là chấp nhận chứng từ của một nhóm đông đảo gồm các tông đồ và các môn đệ của Đức Giêsu đang khẳng định trước mặt thế giới và sẵn sàng chấp nhận tử đạo rằng họ đã thấy Thầy họ chết trên thập giá nhưng đã trở lại với cuộc sống trong một thân xác hiển vinh không còn lệ thuộc các hoàn cảnh thông thường của thời gian và không gian nữa.
4. Đức tin có thể gặp nhiều vấn nạn, nhiều trở ngại, do chẳng hạn có những Kitô hữu, vì hèn nhát, đang sống ích kỷ hơn, sống hà tiện hơn, kiêu ngạo hơn, trơ trẽn hơn một số người ngoại giáo. Nhưng tất cả chúng ta biết rằng Đức Kitô Phục Sinh muốn họ hoán cải: Người muốn tha thứ tất cả và biến họ trở thành tông đồ của Người, và điều này không bao giờ là quá trễ, nhằm nối tiếp các tông đồ đầu tiên.
1.- Ngữ cảnh
Chương 24 của Tin Mừng Luca được xây dựng thành 3 đoạn:
- Mồ trống (cc. 1-2): đây là đoạn duy nhất song song với Mc và Mt;
- Các môn đệ Emmau (cc. 13-35);
- Đức Giêsu hiện ra với Nhóm Mười Một (các ông nhận ra Chúa: cc. 36-43; Người ban sứ điệp Phục Sinh: cc. 44-49);
* Một kết luận ngắn với câu truyện Lên Trời và việc các môn đệ tạ ơn trong Đền Thờ, từ đó Tin Mừng đã khởi sự.
Toàn khối này là một đơn vị văn chương chắc chắn, do hành động, nơi chốn và thời gian.
Trong TM Lc, Đức Giêsu chỉ hiện ra tại Giêrusalem, và Nhóm Mười Một không ra khỏi Thành (c. 48). Điều này trái ngược với ba Tin Mừng kia (Mt 26,32; 28,7.16-20; Mc 16,7; Ga 21). Tác giả Lc có biết truyền thống nói về việc Đức Giêsu hiện ra tại Galilê (24,6; x. Mt 28,7; Mc 16,7), nhưng dường như ngài đã chọn cách lờ đi để duy trì cấu trúc đơn giản của hai quyển sách của ngài: quyển Tin Mừng là một chuyến đi lên Giêrusalem, còn quyển Công vụ là sự lan tỏa của sứ điệp khởi đi từ Giêrusalem (Cv 1,8).
Nhờ lược đồ này, tác phẩm Lc (TM+Cv) có một sự đối xứng rất khéo và nêu bật được tính duy nhất của biến cố Phục Sinh.
Cũng do mục tiêu ấy, tác giả đã làm cho chương 24 có tính duy nhất hoàn toàn giả tạo về thời gian: Mọi biến cố nối đuôi nhau xảy ra trong vòng một ngày (mồ trống; Emmau; Hiện ra; Lên trời). Viễn tượng của Lc mang tính thần học hơn là thời gian. Tác giả muốn trình bày trong một cảnh (“xen”) duy nhất toàn bộ mạc khải về Phục Sinh: thực tại không thể phủ nhận là thân xác của Đấng Phục Sinh; mạc khải về tư cách Đức Chúa của Người (vì thế có truyện Lên trời); sứ mạng truyền giáo. Ngày này là ngày Phục Sinh, đỉnh điểm của Tin Mừng, đích điểm của thời gian Đức Giêsu sống ở trần gian.
Ngày này cũng mở ra một giai đoạn mới, và Lc đặc biệt nhấn mạnh điểm này. Có lẽ tất cả các tác giả Tin Mừng đều biết rằng cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu là khởi điểm cho hoạt động truyền giáo (Mt 28,19-20; Mc 16,15-20; Ga 20,21.23), nhưng chỉ có Lc mới dành cả một quyển sách để viết về hoạt động này. Và khi tách quyển này với quyển Tin Mừng, tác giả cho thấy sự tách biệt giữa thời gian của Đức Giêsu và thời gian của Giáo Hội. Ngài cũng làm điều ấy bằng hai lần nhắc tới Lên trời: ở cuối quyển TM III, biến cố Lên trời biểu lộ cuộc tôn vinh Đức Giêsu bên hữu Chúa Cha và kết thúc mạc khải Đức Giêsu là Đức Chúa; ở đầu sách Công vụ, biến cố Lên trời mời gọi các tông đồ bắt tay vào sứ mạng truyền giáo.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Các môn đệ nhận ra Đức Giêsu (24,35-43);
2) Đức Giêsu ban sứ điệp Phục sinh (24,44-48).
3.- Vài điểm chú giải
- Bình an (36): Khi kéo theo việc mất niềm tin, sự chia ly chỉ tạo ra buồn sầu và hoang mang (cc. 17.38). Nếu cách biệt mà vẫn sống trong đức tin, thì sẽ có niềm vui (c. 52) và bình an (c. 36). Đây không chỉ đơn giản là lời chào shalôm, mà là việc ban tặng “sự bình an thiên sai” đã được các ngôn sứ loan báo và Đức Giêsu hứa ban trước khi chịu chết (x. Ga 14,27). Đây là sự bình an đạt được với giá là cái chết của Người trên thập giá; đây là việc giao hòa nhân loại với Thiên Chúa trong máu Đức Kitô (x. Rm 5,1.10; 2 Cr 5,18-19;…).
- Các ông kinh hồn bạt vía (37): Khi đọc Mc (16,9-20), ta thấy Nhóm Mười Một không tin (x. Mc 16,10.13). Còn ở trong Lc, hai môn đệ Emmau trở về chưa kịp làm chứng thì Nhóm Mười Một cùng với các bạn đã tuyên xưng đức tin rồi (24,33)! Thế nhưng khi Đức Giêsu hiện ra sau đó, các ông lại kinh hồn bạt vía và ngờ vực (cc. 36-38). Tác giả Lc đã chấp nhận tình trạng thiếu mạch lạc đó vì một ý hướng thần học: trong số các tông đồ, Phêrô rõ ràng có một vị trí riêng biệt. Ông có một vai trò phải đóng sau tấn bi kịch Thương Khó (Lc 22,31-32). Nay để cho thấy lời của Đức Kitô đã đến lúc ứng nghiệm, Lc nhắc đến việc Đức Giêsu hiện ra với Phêrô trước khi hiện ra tại nhà Tiệc Ly, và ghi một câu cho thấy lòng tin của Phêrô là nguồn mạch cho đức tin của những người khác (c. 34). Bài học là đức tin của mọi thế hệ tương lai sẽ dựa trên chứng từ của các tông đồ và, đặc biệt, của Phêrô.
- sao còn ngờ vực (38): Trong thời gian hoạt động, Đức Giêsu đã trách các môn đệ thiếu lòng tin, chẳng hạn khi gặp bão trên hồ (x. Mt 8,23tt). Mối nguy hiểm đã gặp cũng như quyền năng đã chứng kiến của Đức Giêsu lẽ ra phải giúp họ học được bài học: cũng như xưa kia Người đã ngủ trong thuyền, thì nay cũng thế, ở trên thập giá, Người đã chỉ “ngủ” đi vài giờ; trong mồ, Người chỉ “nghỉ” thôi (x. Lc 23,46; 8,52; Ga 11,11), nhưng Người đã “trỗi dậy” (Lc 24,6: động từ egeirô có nghĩa là “thức dậy”, “sống lại”). Không phải là Thiên Chúa đã che mắt họ, nhưng chính lòng kém tin đã khiến họ không nhận ra Đức Giêsu. Chính cái chết mà nhờ đó Đức Giêsu cứu chuộc thế gian, lại bị các môn đệ coi như một thất bại không thể cứu chữa. Và kể từ khi Đức Giêsu được an táng, các môn đệ không tin nữa! Họ từ chối tin khi các phụ nữ đến mang tin nói rằng ngôi mộ trống và các thiên thần đã hiện ra nói rằng Người đang sống (c. 23). Chỉ có Phêrô (và người môn đệ Đức Giêsu thương mến, theo Ga 20,2tt) có vẻ hơi bị lung lay, nên đã chạy đến mộ để xem hư thực thế nào. Ông nhận thấy rằng thi hài Đức Giêsu không còn ở đó nữa; chỉ còn các dây băng. Nhưng không phải vì đó mà Phêrô đã được thuyết phục (c. 12). Do đó, mộ trống không phải là một bằng chứng rõ ràng về sự phục sinh, mà chỉ là một dấu chỉ thôi.
- nhìn chân tay (39): Các dấu chỉ không phải là vô ích; chúng có có một vai trò quyết định trong việc phát sinh đức tin. Các dấu chỉ dường như còn cần thiết nữa để người ta nhận ra được Đức Giêsu sau khi Người sống lại. Nhưng tùy tình trạng nội tâm của mỗi người mà các dấu chỉ nên rõ nhiều hay ít. Đối với người phụ nữ tội lỗi đang yêu, chỉ cần Đức Giêsu gọi đúng tên bà: “Maria” (Ga 20,16). Đối với người môn đệ Đức Giêsu thương mến, chỉ cần ngôi mộ trống (Ga 20,8) hoặc mẻ cá lạ lùng (Ga 21,4-7). Đối với hai môn đệ Emmau, đó là lúc bẻ bánh (Lc 24,30-35). Đối với các tông đồ, cần phải có những dấu chỉ rõ ràng hơn: thấy các vết thương, chạm đến thân thể Người, và cả con cá mà Người ăn trước mặt họ (24,39-43). Với “khúc cá nướng”, Lc muốn cho thấy thực tại thể lý của Đấng Phục sinh, bởi vì đây là khó khăn lớn đối với các độc giả hy-lạp (x. Cv 17,32).
- Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin (41): Lc tìm ra một lời bào chữa cho sự cứng tin của Nhóm Mười Một.
- Luật Môsê, các Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh (44): Có khi Đức Giêsu đã trách các môn đệ là đã không tin vào những lần Người hiện ra, nhưng những dịp này không loại bỏ tính cần thiết của các dấu chỉ, nên theo một nghĩa nào đó, các dấu chỉ có vẻ cốt yếu hơn là các cuộc hiện ra (x. chuyện Tôma: Ga 20,29).
Tuy nhiên, Đức Giêsu vẫn không ngừng trách các môn đệ cũng như người Do-thái khi họ yêu cầu các dấu lạ. TM Lc đã nhắc đi nhắc lại: lẽ ra chứng tá của Kinh Thánh đã đủ rồi! Kể từ lâu rồi, “Luật Môsê, các Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh” (= Kinh Thánh) đã loan báo tất cả những gì vừa được thực hiện (x. Lc 24,27.32).
Ý tưởng Môsê đã làm chứng cho Đức Kitô thuộc về truyền thống Nhất Lãm như ta thấy trong hoạt cảnh Hiển Dung. Tuy nhiên, trong khi Mt và Mc chỉ ghi nhận rằng Môsê và Êlia xuất hiện, đàm đạo với Đức Giêsu, Lc lại xác định: “Hai vị nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem”, tức gợi ý rõ ràng đến mầu nhiệm Vượt Qua (Lc 9,31; so sánh với 24,14.20). Lc cũng là người duy nhất đã ghi giữ một lời Đức Giêsu nói nhằm khẳng định rằng chứng tá của Môsê và các Ngôn sứ đã đủ thuyết phục như chứng tá của một người chết sống lại (x. Lc 16,27-31). TM IV cũng nhấn mạnh không kém đến tầm quan trọng của chứng tá của Môsê về Đức Giêsu (Ga 5,46-47). Tuy nhiên, chỉ có Lc mới trở lại với đề tài này trong bài tường thuật về Phục Sinh.
Tự hỏi Đức Giêsu đã trích những bản văn Kinh Thánh nào khi Người hiện ra, thì mất công vô ích. Lc đã chỉ ghi lại những quy chiếu tổng quát về toàn bộ Cựu Ước theo các phần lớn được phân biệt trong các bài đọc ở hội đường (24,44): Luật Môsê (bản séder), các ngôn sứ (bản haftara) và các Thánh vịnh (bản mizmor). Dĩ nhiên, tác giả đã có thể nghĩ đến những bản văn rõ rệt. Khi ghi lại các bài giảng của các tông đồ, sách Cv đã ghi một loạt những đoạn văn quy chiếu: Tv 16,8-11 (Cv 2,24-28; 13,34-37); Tv 2,7 và Is 55,3 (Cv 13,32-34); Tv 118,22 (Cv 4,11)…
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Các môn đệ nhận ra Đức Giêsu (35-43)
Đức Giêsu phục sinh đã hiện ra giữa các ông và chào chúc: “Bình an cho anh em!”. Sự bình an của Người là ân huệ phục sinh của Người. Người không ban cho các môn đệ bất cứ đảm bảo nào là các ông sẽ sống yên ổn suốt đời, các ông sẽ có một cuộc sống luôn luôn huy hoàng, không phải thiếu thốn, đau khổ hay lo lắng gì. Chính Người là Đấng Kitô chịu đóng đinh, đã không được gìn giữ khỏi đau khổ và thiếu thốn, khỏi bị từ khước và thù nghịch, khỏi những đau đớn và cái chết. Nhưng Đấng Chịu đóng đinh đây cũng chính là Đấng Phục Sinh. Đã có lúc Người bị điệu đi đến cái chết, run rẩy khiếp sợ, nay Người đang đứng trước mặt các ông như là Đấng Vẫn Sống, Đấng đã vượt thắng cái chết và nay không thể chết nữa. Như thế, Đức Giêsu cho các môn đệ thấy rằng họ không sợ rơi vào nguy cơ là bị hủy diệt hoàn toàn. Ngay cái chết cũng không thể làm hại chúng ta vĩnh viễn, phương chi các thiếu thốn khác làm gì có thể gây hại bao nhiêu cho đời sống chúng ta! Ân huệ phục sinh của Đức Giêsu không phải là sự bình an của một cuọc sống không bị xáo trộn, nhưng là sự bình an được sống trong tình trạng yên hàn, bảo đảm và che chở phát xuất từ quyền lực và tình yêu của Thiên Chúa. Nền tảng và bảo đảm cho lời chào và ân huệ ấy là chính Đấng Phục Sinh trong sự sống mới của Người, một sự sống đã thắng được cái chết.
* Đức Giêsu ban sứ điệp Phục sinh (44-48)
Trong tư cách Đấng Phục sinh, Đức Giêsu giải thích cho các môn đệ hiểu rằng toàn thể định mệnh của Người đã được Thiên Chúa muốn như thế, và Người giúp các ông hiểu ý nghĩa của Kinh Thánh, như Người đã làm cho hai môn đệ Emmau. Cái chết của Người trên thập giá và cuộc phục sinh của Người cũng đã làm trọn nội dung sau này phải được loan báo cho mọi dân tộc. Nhân danh Đức Giêsu, nghĩa là trong chứng từ về Người, khởi đi từ tất cả những gì đã được biểu lộ xuyên qua công trình và toàn thể cuộc tiến bước của Người cho đến thập giá và sự sống lại, muôn dân sẽ được loan báo sự hoán cải và sự tha thứ tội lỗi. Mọi người phải quay trở lại với Thiên Chúa, Đấng đã nhờ cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu mà chứng tỏ tình yêu và quyền lực của Người. Rồi Đấng Phục Sinh biến các môn đệ trở thành chứng nhân của Người. Họ sẽ phải làm chứng về các biến cố trong cuộc đời của Người cũng như cuộc gặp gỡ với Người đây và việc Người trở về trời (x. Cv 1,21t).
+ Kết luận
Đức Giêsu đã thuyết phục các môn đệ tin vào thực tại của đời sống mới của Người. Người đưa các ông đến chỗ hiểu Kinh Thánh và hành trình Người theo lâu nay. Người chỉ cho các ông thấy nội dung của việc loan báo và nhiệm vụ truyền giáo. Người củng cố các ông trong tư cách chứng nhân, bằng cách hứa là các ông sẽ nhận được quyền năng từ trên cao (Lc 24,49). Tất cả những điểm này đang đưa chúng ta đến chỗ kết của TM III, và chuyển chúng ta sang phần thứ hai của tác phẩm Luca, đó là sách Cv. Thánh Thần sẽ được Chúa Cha ban xuống trên Họi Thánh phôi thai (Cv 2,1) để làm cho các thành viên trở thành những chứng nhân minh mẫn và can đảm, quảng đại và kiên trì dấn thân làm chứng về Đức Giêsu Phục Sinh.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đức Kitô chết trên thập giá đã thật sự sống lại, bằng xương bằng thịt. Sự kinh hồn bạt vía và ngờ vực của các tông đồ lại hữu ích cho chúng ta: chính thái độ khó tin đó của các ông lại là một đảm bảo cho tính vững chắc của đức tin chúng ta. Đức tin của chúng ta không dựa trên chứng tá của những con người dễ tin, dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Đức tin của chúng ta dựa trên những con người thực tế, đòi hỏi những dấu chỉ và bằng chứng. Chứng tá của các ông càng mạnh mẽ do chỗ là chứng tá không phải của một thái độ dễ tin theo chuyện mê tín nhưng là một sự cứng tin đã thắng vượt nhờ óc phê bình.
2. Nhiều người đương thời chúng ta vẫn coi Đức Giêsu Phục Sinh chỉ là một bóng ma, một thứ gì đó thay vì là một Đấng, là một huyền thoại thay vì là một Con Người đang sống. Theo họ, Đức Kitô cùng lắm chỉ là một điển hình cho nhân loại, cống hiến cho mọi người một giáo lý và những gương sống đáng phục…, nhưng bây giờ Người không còn sống nữa, Người chẳng “ngự bên hữu Chúa Cha” trên trời, cũng chẳng hiện diện trong hình bánh hình rượu đã truyền phép… Trách nhiệm của các Kitô hữu là làm chứng bằng đời sống và lời nói rằng Người thật sự vẫn là Người Sống.
3. Vấn đề không phải là chuyện nhạy cảm hoặc kinh nghiệm cá nhân chủ quan. Vấn đề là tin, tin tất cả những gì Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta bằng Kinh Thánh và bằng Thánh Truyền. Vấn đề là tin những gì Hội Thánh đã và đang dạy khắp nơi. Tin vào Đấng Phục sinh, là chấp nhận chứng từ của một nhóm đông đảo gồm các tông đồ và các môn đệ của Đức Giêsu đang khẳng định trước mặt thế giới và sẵn sàng chấp nhận tử đạo rằng họ đã thấy Thầy họ chết trên thập giá nhưng đã trở lại với cuộc sống trong một thân xác hiển vinh không còn lệ thuộc các hoàn cảnh thông thường của thời gian và không gian nữa.
4. Đức tin có thể gặp nhiều vấn nạn, nhiều trở ngại, do chẳng hạn có những Kitô hữu, vì hèn nhát, đang sống ích kỷ hơn, sống hà tiện hơn, kiêu ngạo hơn, trơ trẽn hơn một số người ngoại giáo. Nhưng tất cả chúng ta biết rằng Đức Kitô Phục Sinh muốn họ hoán cải: Người muốn tha thứ tất cả và biến họ trở thành tông đồ của Người, và điều này không bao giờ là quá trễ, nhằm nối tiếp các tông đồ đầu tiên.
Làm Chứng Nhân cho Chúa quả là khó!
Tuyết Mai
03:05 22/04/2009
Người lại nói: "Có lời chép rằng: Đấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy". (Lc 24, 35-48).
Làm chứng nhân cho Chúa ở thời đại của ngày nay thật là khó khăn vô cùng, khi mà tất cả mọi thứ vật chất hiện đại, đều có thể giúp cho mọi người làm chủ chúng được, và không gì hại cho bằng thay vì chúng ta dùng những thứ vật chất ấy để làm thăng tiến đời sống của chúng ta và cho anh chị em một cách lành mạnh, nhưng không, chúng ta lại lạm dụng chúng để đưa chúng ta và anh chị em vào con đường tội lỗi, hay con đường đưa chúng ta đến thẳng địa ngục. Thiết tưởng chúng ta cũng thấy xảy ra nhan nhãn trước mắt và hằng ngày là chúng ta để cho con cái chúng ta thoải mái và thao túng khi xử dụng máy computer để chơi game quá nhiều giờ, hết giờ này đến giờ khác. Theo tôi nghĩ thì có thể vì một số cha mẹ bận làm ăn buôn bán không có giờ chăm con!? Bận rộn vì việc làm ăn riêng chăng!? Mà chỉ chăm con bằng cách là cho chúng tiền để tiêu xài khi chúng đói hay chúng cần những gì để giúp chúng tiêu hao thời giờ mà không biết làm gì khác ngoài ngồi hằng giờ trước những máy game cha mẹ mua cho, hay đi ra những quán chuyên dụ các trẻ bỏ tiền ra mà thuê hay tự bỏ tiền vào mà chơi. Khi nào hết tiền thì thôi! Hoặc lại chạy về mà xin xỏ cha mẹ để đưa thêm tiền!? Thay vì cấm cản con hoặc tìm những việc làm hữu ích cho con thì lại nuông chìu con để mà làm hư cả một thế hệ trẻ của chúng.
Tôi biết tâm lý của nhiều bậc cha mẹ là sợ con cái chúng làm phiền mình. Sáng thì bỏ chúng tại trường rồi đón chúng về nhà. Dặn con là ở nhà làm bài (homework) cho xong. Cơm của chúng là được mua sẵn để ở tủ lạnh về nhà hễ đói thì lấy mà ăn. Thời giờ dành cho con thì chỉ có thế rồi thì hai ông bà lại chạy ra tiệm mà trông coi tiếp cửa hàng. Cứ tưởng chúng sẽ ngoan ngoãn nghe lời của mình, nào dè, chúng chỉ chờ tiếng xe của cha mẹ chúng vọt đi thì lập tức chúng dùng phone di động để gọi bạn bè đến chở chúng đi chơi đàn đúm. Rồi thì chúng cũng khôn ngoan y như cha mẹ chúng vầy! Là chúng có mặt ở nhà trước khi cha mẹ chúng về. Rồi thì đến một ngày nọ, chuyện gì đến sẽ phải đến là cha mẹ chúng, phát giác ra con gái của mình mắc vào một chứng bệnh mà tất cả các bác sĩ phải bó tay, và chờ chết. Con gái thì thế, còn con trai thì rủ nhau vào băng đảng, không học không hành, chỉ làm khổ cha khổ mẹ. Tôi không hiểu những cha mẹ này họ nghĩ như thế nào!? Con cái của họ còn không trông được, làm gương mù gương xấu cho con, thì làm sao mà làm chứng nhân cho Chúa được chứ!?
Vâng thưa anh chị em, những bậc cha mẹ làm gương mù gương xấu cho con cái của mình, trong số đó có tôi. Bởi xưa kia cuộc sống của tôi chỉ có đồng tiền mới là thứ mà tôi theo đuổi. Vâng, xưa kia Chúa của tôi là đồng tiền. Thầy của tôi cũng là đồng tiền. Ai chỉ cho tôi cách hái ra tiền, thì đều được tôi nể trọng và nghe theo. Tôi nghe tiếng của người đó chứ! Tôi biết thiên hạ họ chửi người đó chứ! Tôi biết cả họ hàng tông ty của người đó bị nhiều người nguyền rủa lắm chứ! Ấy nhưng đối với tôi nếu người ấy càng đểu cáng với người bao nhiêu mà giúp tôi hái ra tiền thì người ấy lại là bạn tốt và là thầy của tôi. Ôi! Tiền ai lại chẳng ham nhỉ! Ai càng chửi tôi vì tôi có tiền thì tôi đều coi họ là phường đạo đức giả. Họ càng chửi tôi bao nhiêu thì nhà tôi từ một cái nó trở thành 2,3,4 cái. Họ chửi nhiều thì tôi lại càng làm cho họ tức thêm. Tôi càng giầu có ở 9,10 tầng lầu thì họ đứng tuốt dưới chửi tôi nào có nghe????
Đấy là cuộc đời của những con người khi chưa có Chúa đánh động hầu hết là vậy!? Tuy có nhiều anh chị em cũng không đến nỗi dữ dằn như thế, nhưng có phải trong con người của chúng ta sống như những người máy? Không cảm, không vui, không buồn, không tha thiết? Ai sao mặc ai!? Miễn đừng làm phiền đến tôi là được!? Tại sao mình được sinh ra, cũng không biết và cũng chẳng cần biết!? Mình sống ở trên đời này để làm gì!? Tại sao cuộc sống ngày lại ngày của mình lại chán chường đến thế!? Chẳng gì làm cho mình vui được? Nhựa sống là gì? Và còn biết bao nhiêu câu hỏi chúng ta không biết câu trả lời, nên cuộc đời luôn thấy bất an, nên cuộc đời luôn phải bon chen, tranh dành, và xe xua. Chỉ biết sống cho mình và cho chính bản thân của mình, và tất cả mọi thứ hầu như trở nên vô nghĩa khi sự đòi hỏi của mình không được đáp ứng hay may mắn như mình mong ước???
Cho đến một hôm, chúng tôi mất tất cả vì trận thua lỗ đánh cá độ với thị trường chứng khoán cách nay đúng 10 năm. Sự nghiệp của chúng tôi đã như đống tro tàn bị cháy rụi vì làm ăn buôn bán đều phải mượn và vay trên những bất động sản của chúng tôi có và làm chủ, mà làm chủ trên đất mỹ này không có gì làm chắc ăn và bền vững đến muôn đời? Thời điểm này chúng tôi biết có rất nhiều người mất tiền, và có nhiều người cũng tuẫn tiết để đi theo số tiền mất của họ. Bởi đối với họ còn tiền thì còn làm chủ làm vua. Hết tiền thì chẳng những hết làm chủ làm vua mà còn hết cả chức làm cha, làm chồng nữa cơ! Sa cơ thì mất cả ý chí và niềm hy vọng. Thôi thì quyên sinh là giải pháp tốt nhất đối với họ, vì mất tiền tài danh vọng, thì họ chẳng còn can đảm để sống để nhìn thấy ai trên đời này nữa!
Trong số bạn bè của chúng tôi thì có người tôi không biết gọi là may mắn hay là xui xẻo, bởi họ được trúng lời, nhưng con của họ thì một đứa bị chết vì bệnh hiểm nghèo, còn mấy đứa còn lại đi theo băng đảng mà đem bạn bè về nhà để khảo tiền cha mẹ. Bởi con cái chúng biết cha mẹ chúng có giấu tiền mặt ở nhà nhiều lắm! Bố thì có tiền giấu riêng một nơi, mẹ thì cũng giấu riêng một nẻo, nên bị một trận tra khảo nhớ đời.
Nói cho ngay, cuộc đời của chúng ta thì có Chúa luôn gìn giữ và quan phòng, bởi tất cả chúng ta đều là con cái của Ngài. Thế nào thì cũng có lúc Ngài tìm cách để đem chúng ta trở về với Ngài theo cách nào đó mà Ngài muốn. Có thể cách thức của Ngài đây là sau khi chúng ta đã phải chịu một sự cố nào đó thật bi đát, hay thật đau thương, thật thất bại, thật chua chát, hay đắng cay. Để thấy rằng khi chúng ta không còn gì trông mong trên đời này nữa cả! Mất hết niềm hy vọng, không tha thiết để sống nữa! Hai bàn tay trắng. Bệnh liệt giường khi tiền của chất đầy mà không đụng đến được. Thì ngay thời điểm ấy! Chúa sẽ đến với chúng ta. Ngài đến ban cho chúng ta sự Bình An mà chúng ta biết cảm nhận là do từ Thiên Chúa mà có. Bởi sự bình an của Ngài khác xa lắm với tiền của trần gian đem lại cho chúng ta. Mà thường thì tôi nhận thấy rằng Ngài đến sau khi chúng ta mất trắng tất cả! Có người thì mất tiền của. Có người thì mất danh vọng hão huyền. Có người thì mất sức khoẻ hay biết mình mang chứng bệnh trầm kha mà biết chắc rằng sự chết sẽ đến ở một ngày rất gần.
Thường những anh chị em này, khi Chúa đến với họ đem cho họ niềm hy vọng và niềm tin vào Chúa Phục Sinh thì Niềm Tin trong họ thật vững mạnh, thật dồi dào, và thật sung mãn. Họ là những chứng nhân rất hùng hồn của Chúa. Bởi Chúa đã đem Niềm Tin và mạc khải sự sống muôn đời của Chúa đến dậy ban cho họ. Cho nên chúng ta đã được nghe biết bao nhiêu chuyện mà nhiều anh chị em đã trải qua, sống một cuộc đời rất gần như vô thần, nay được Chúa ban ơn cho trở lại và là những chứng nhân sống động của Chúa. Mạnh đến độ mà họ cần phải lên tiếng để cao rao việc của Thiên Chúa đã làm trên họ. Mạnh đến độ như lòng xác tín của các tông đồ xưa khi được chứng kiến Chúa Giêsu đã thật sự Sống Lại, hiện ra giữa các ông, ban Bình An, cho xem tất cả những dấu đâm dấu đinh, đã cùng ăn với các ông, và nói cùng các ông rằng: "Có lời chép rằng: Đấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy". Amen.
Làm chứng nhân cho Chúa ở thời đại của ngày nay thật là khó khăn vô cùng, khi mà tất cả mọi thứ vật chất hiện đại, đều có thể giúp cho mọi người làm chủ chúng được, và không gì hại cho bằng thay vì chúng ta dùng những thứ vật chất ấy để làm thăng tiến đời sống của chúng ta và cho anh chị em một cách lành mạnh, nhưng không, chúng ta lại lạm dụng chúng để đưa chúng ta và anh chị em vào con đường tội lỗi, hay con đường đưa chúng ta đến thẳng địa ngục. Thiết tưởng chúng ta cũng thấy xảy ra nhan nhãn trước mắt và hằng ngày là chúng ta để cho con cái chúng ta thoải mái và thao túng khi xử dụng máy computer để chơi game quá nhiều giờ, hết giờ này đến giờ khác. Theo tôi nghĩ thì có thể vì một số cha mẹ bận làm ăn buôn bán không có giờ chăm con!? Bận rộn vì việc làm ăn riêng chăng!? Mà chỉ chăm con bằng cách là cho chúng tiền để tiêu xài khi chúng đói hay chúng cần những gì để giúp chúng tiêu hao thời giờ mà không biết làm gì khác ngoài ngồi hằng giờ trước những máy game cha mẹ mua cho, hay đi ra những quán chuyên dụ các trẻ bỏ tiền ra mà thuê hay tự bỏ tiền vào mà chơi. Khi nào hết tiền thì thôi! Hoặc lại chạy về mà xin xỏ cha mẹ để đưa thêm tiền!? Thay vì cấm cản con hoặc tìm những việc làm hữu ích cho con thì lại nuông chìu con để mà làm hư cả một thế hệ trẻ của chúng.
Tôi biết tâm lý của nhiều bậc cha mẹ là sợ con cái chúng làm phiền mình. Sáng thì bỏ chúng tại trường rồi đón chúng về nhà. Dặn con là ở nhà làm bài (homework) cho xong. Cơm của chúng là được mua sẵn để ở tủ lạnh về nhà hễ đói thì lấy mà ăn. Thời giờ dành cho con thì chỉ có thế rồi thì hai ông bà lại chạy ra tiệm mà trông coi tiếp cửa hàng. Cứ tưởng chúng sẽ ngoan ngoãn nghe lời của mình, nào dè, chúng chỉ chờ tiếng xe của cha mẹ chúng vọt đi thì lập tức chúng dùng phone di động để gọi bạn bè đến chở chúng đi chơi đàn đúm. Rồi thì chúng cũng khôn ngoan y như cha mẹ chúng vầy! Là chúng có mặt ở nhà trước khi cha mẹ chúng về. Rồi thì đến một ngày nọ, chuyện gì đến sẽ phải đến là cha mẹ chúng, phát giác ra con gái của mình mắc vào một chứng bệnh mà tất cả các bác sĩ phải bó tay, và chờ chết. Con gái thì thế, còn con trai thì rủ nhau vào băng đảng, không học không hành, chỉ làm khổ cha khổ mẹ. Tôi không hiểu những cha mẹ này họ nghĩ như thế nào!? Con cái của họ còn không trông được, làm gương mù gương xấu cho con, thì làm sao mà làm chứng nhân cho Chúa được chứ!?
Vâng thưa anh chị em, những bậc cha mẹ làm gương mù gương xấu cho con cái của mình, trong số đó có tôi. Bởi xưa kia cuộc sống của tôi chỉ có đồng tiền mới là thứ mà tôi theo đuổi. Vâng, xưa kia Chúa của tôi là đồng tiền. Thầy của tôi cũng là đồng tiền. Ai chỉ cho tôi cách hái ra tiền, thì đều được tôi nể trọng và nghe theo. Tôi nghe tiếng của người đó chứ! Tôi biết thiên hạ họ chửi người đó chứ! Tôi biết cả họ hàng tông ty của người đó bị nhiều người nguyền rủa lắm chứ! Ấy nhưng đối với tôi nếu người ấy càng đểu cáng với người bao nhiêu mà giúp tôi hái ra tiền thì người ấy lại là bạn tốt và là thầy của tôi. Ôi! Tiền ai lại chẳng ham nhỉ! Ai càng chửi tôi vì tôi có tiền thì tôi đều coi họ là phường đạo đức giả. Họ càng chửi tôi bao nhiêu thì nhà tôi từ một cái nó trở thành 2,3,4 cái. Họ chửi nhiều thì tôi lại càng làm cho họ tức thêm. Tôi càng giầu có ở 9,10 tầng lầu thì họ đứng tuốt dưới chửi tôi nào có nghe????
Đấy là cuộc đời của những con người khi chưa có Chúa đánh động hầu hết là vậy!? Tuy có nhiều anh chị em cũng không đến nỗi dữ dằn như thế, nhưng có phải trong con người của chúng ta sống như những người máy? Không cảm, không vui, không buồn, không tha thiết? Ai sao mặc ai!? Miễn đừng làm phiền đến tôi là được!? Tại sao mình được sinh ra, cũng không biết và cũng chẳng cần biết!? Mình sống ở trên đời này để làm gì!? Tại sao cuộc sống ngày lại ngày của mình lại chán chường đến thế!? Chẳng gì làm cho mình vui được? Nhựa sống là gì? Và còn biết bao nhiêu câu hỏi chúng ta không biết câu trả lời, nên cuộc đời luôn thấy bất an, nên cuộc đời luôn phải bon chen, tranh dành, và xe xua. Chỉ biết sống cho mình và cho chính bản thân của mình, và tất cả mọi thứ hầu như trở nên vô nghĩa khi sự đòi hỏi của mình không được đáp ứng hay may mắn như mình mong ước???
Cho đến một hôm, chúng tôi mất tất cả vì trận thua lỗ đánh cá độ với thị trường chứng khoán cách nay đúng 10 năm. Sự nghiệp của chúng tôi đã như đống tro tàn bị cháy rụi vì làm ăn buôn bán đều phải mượn và vay trên những bất động sản của chúng tôi có và làm chủ, mà làm chủ trên đất mỹ này không có gì làm chắc ăn và bền vững đến muôn đời? Thời điểm này chúng tôi biết có rất nhiều người mất tiền, và có nhiều người cũng tuẫn tiết để đi theo số tiền mất của họ. Bởi đối với họ còn tiền thì còn làm chủ làm vua. Hết tiền thì chẳng những hết làm chủ làm vua mà còn hết cả chức làm cha, làm chồng nữa cơ! Sa cơ thì mất cả ý chí và niềm hy vọng. Thôi thì quyên sinh là giải pháp tốt nhất đối với họ, vì mất tiền tài danh vọng, thì họ chẳng còn can đảm để sống để nhìn thấy ai trên đời này nữa!
Trong số bạn bè của chúng tôi thì có người tôi không biết gọi là may mắn hay là xui xẻo, bởi họ được trúng lời, nhưng con của họ thì một đứa bị chết vì bệnh hiểm nghèo, còn mấy đứa còn lại đi theo băng đảng mà đem bạn bè về nhà để khảo tiền cha mẹ. Bởi con cái chúng biết cha mẹ chúng có giấu tiền mặt ở nhà nhiều lắm! Bố thì có tiền giấu riêng một nơi, mẹ thì cũng giấu riêng một nẻo, nên bị một trận tra khảo nhớ đời.
Nói cho ngay, cuộc đời của chúng ta thì có Chúa luôn gìn giữ và quan phòng, bởi tất cả chúng ta đều là con cái của Ngài. Thế nào thì cũng có lúc Ngài tìm cách để đem chúng ta trở về với Ngài theo cách nào đó mà Ngài muốn. Có thể cách thức của Ngài đây là sau khi chúng ta đã phải chịu một sự cố nào đó thật bi đát, hay thật đau thương, thật thất bại, thật chua chát, hay đắng cay. Để thấy rằng khi chúng ta không còn gì trông mong trên đời này nữa cả! Mất hết niềm hy vọng, không tha thiết để sống nữa! Hai bàn tay trắng. Bệnh liệt giường khi tiền của chất đầy mà không đụng đến được. Thì ngay thời điểm ấy! Chúa sẽ đến với chúng ta. Ngài đến ban cho chúng ta sự Bình An mà chúng ta biết cảm nhận là do từ Thiên Chúa mà có. Bởi sự bình an của Ngài khác xa lắm với tiền của trần gian đem lại cho chúng ta. Mà thường thì tôi nhận thấy rằng Ngài đến sau khi chúng ta mất trắng tất cả! Có người thì mất tiền của. Có người thì mất danh vọng hão huyền. Có người thì mất sức khoẻ hay biết mình mang chứng bệnh trầm kha mà biết chắc rằng sự chết sẽ đến ở một ngày rất gần.
Thường những anh chị em này, khi Chúa đến với họ đem cho họ niềm hy vọng và niềm tin vào Chúa Phục Sinh thì Niềm Tin trong họ thật vững mạnh, thật dồi dào, và thật sung mãn. Họ là những chứng nhân rất hùng hồn của Chúa. Bởi Chúa đã đem Niềm Tin và mạc khải sự sống muôn đời của Chúa đến dậy ban cho họ. Cho nên chúng ta đã được nghe biết bao nhiêu chuyện mà nhiều anh chị em đã trải qua, sống một cuộc đời rất gần như vô thần, nay được Chúa ban ơn cho trở lại và là những chứng nhân sống động của Chúa. Mạnh đến độ mà họ cần phải lên tiếng để cao rao việc của Thiên Chúa đã làm trên họ. Mạnh đến độ như lòng xác tín của các tông đồ xưa khi được chứng kiến Chúa Giêsu đã thật sự Sống Lại, hiện ra giữa các ông, ban Bình An, cho xem tất cả những dấu đâm dấu đinh, đã cùng ăn với các ông, và nói cùng các ông rằng: "Có lời chép rằng: Đấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy". Amen.
Ngài có đó
Lm. Minh Anh
05:38 22/04/2009
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
“Ngài có đó khi con tưởng mình đang cô đơn, Ngài nghe con khi chẳng ai đáp lời.
Ngài yêu con khi mọi người lìa bỏ xa con, khi tình đời là mối dây oan, ân tình Ngài hằng luôn chan chứa”.
“Ngài có đó”, một trong những chủ đề của Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay.
Ngài có đó, vào những ngày tang tóc khi môn đồ phải ủ dột then cài, cửa đóng.
Ngài có đó, với hai người lê bước về Emmaus, lòng đau như cắt, khi bóng ngả chiều tà.
Ngài có đó, khi hình ảnh người anh em Juda còn treo lơ lửng cuối vườn hoang.
Ngài có đó lúc Tôma, bán tín bán nghi rời bỏ cộng đoàn còn vất vưởng nơi phương trời nào. Thế nhưng,
chính lúc mây đen phủ kín khung trời hy vọng của nhóm mười hai,
chính lúc bão tố dập vùi con thuyền cộng đoàn môn đệ non trẻ,
thì ngay lúc ấy, Đức Kitô, Đấng Phục Sinh,
người về từ cõi chết bằng xương bằng thịt đang có đó;
Ngài có đó, sừng sững giữa họ,
“Bình an cho anh em!”, “Bình an cho anh em!”,
một lời chào mà với Ngài, tưởng chừng như không có chuyện gì xảy ra.
Thì ra,
Ngài có đó, giữa những ký ức đắng cay về người thầy loang máu chiều tử nạn,
Ngài có đó, giữa những ký ức ngọt ngào nơi phòng tiệc yêu thương.
Ngài có đó, bao dung, tha thứ, thật dịu hiền,
Ngài có đó, chẳng vẻ gì chì chiết hay khiển trách.
Ngài có đó, chữa vết thương lòng, ban thêm sức mạnh,
Ngài có đó, biến tuyệt vọng thành hân hoan.
Ngài có đó, củng cố niềm tin, ban sức sống,
Ngài có đó, hồi sinh và ban thần lực.
Cả chúng ta hôm nay, cũng không ít lần đã phải trải qua đêm tối,
đêm tối tâm hồn, đêm tối đức tin và đêm tối ngoại cảnh.
Chúa ở nơi đâu?
Khi ta chết lặng nhìn người thân nhắm mắt lìa đời;
khi nói lời vĩnh biệt với người mình yêu thương;
khi đắng cay cảm nếm đổ vỡ của một mối tình;
khi nghẹn ngào ngao ngán trước bất hiếu của một người con;
khi mất việc làm và kinh tế gia đình khủng hoảng;
khi thất bại trong làm ăn buôn bán;
khi học hành biết bao gian khổ mà đi thi lại bị lạc đề...
Ước gì, với những trải nghiệm yêu thương
từng có trong đời ít là một lần với Đấng Phục Sinh, những lúc ấy
ta vẫn vững tin rằng: Giêsu, Ngài đang có đó.
Ngài có đó, khi mất mẹ mất cha, bầu trời sụp đổ.
Ngài có đó, lúc cha mẹ mất con ngay khi con cái ở trong nhà.
Ngài có đó, khi mái ấm trở nên quán trọ, dửng dưng thờ ơ.
Ngài có đó, khi bữa ăn gia đình chỉ còn là bữa cơm bụi bên đường, lạnh lùng hờ hững…
Giữa bao sóng gió cuộc đời, chớ gì mỗi chúng ta vẫn mãi nghe được tiếng thì thầm yêu thương của Đấng Phục Sinh Hằng Sống:
“Này Thầy đây, khi con cô độc lẻ loi
Này Thầy đây, khi con kinh khiếp hãi hùng
Này Thầy đây, khi con bị loại trừ, tẩy chay
Này Thầy đây, khi con thấy trì trệ chẳng chút tiến bộ nào
Này Thầy đây, khi con thất vọng, sầu buồn
Này Thầy đây, khi con lắng lo, sợ hãi
Này Thầy đây, khi mọi người những muốn lánh xa con
Này Thầy đây, khi giữa con với bạn bè là một bức tường dựng đứng
Này Thầy đây, khi con bồi hồi và thức trắng
Này Thầy đây, khi ai đó làm con tổn thương
Này Thầy đây, khi nguy hiểm khôn lường
Này Thầy đây, khi con ốm đau cần được chăm sóc
Này Thầy đây, khi một mình con không đủ sức gánh nổi u sầu
Này Thầy đây, khi thế giới của con tan tành từng mảnh
Này Thầy đây, khi con cần được yêu và sẵn sàng chia sớt
Này Thầy đây, khi con trải qua cơn đau khốn cùng
Này Thầy đây, khi con không còn được ai lắng nghe
Này Thầy đây, khi con không thể đứng thẳng vì kiệt lực
Này Thầy đây, khi lương tâm con đã chai lì hư hỏng
Này Thầy đây, khi con gọi đến Thầy
Này Thầy đây, cả khi con lìa đời
Này Thầy đây, như thiên thần chở che lúc nguy khốn
Này Thầy đây, như mặt trời đem cho con hơi ấm và niềm vui
Này Thầy đây, như một người cha khiến con vững dạ
Này Thầy đây, như một người mẹ cùng con thổn thức
Này Thầy đây, như một trái tim luôn cùng con nhịp bước
Này Thầy đây, như đôi mắt luôn dõi theo trông chừng
Này Thầy đây, như cánh tay luôn nâng đỡ
Này Thầy đây, như áng mây phủ kín yêu thương
Này Thầy đây, như bàn tay chỉ đường
Này Thầy đây, như ánh thiều quang làm diệu vợi lối bước
Này Thầy đây, như tiếng nói thân thương: Ta luôn ở với con”.
(dịch từ Proclaiming his Kingdom, John Fuellenbach, SVD, Bạn có thể nghe bài hát “Ngài Có Đó” của Lm. Ân Đức
tại: http://www.video4viet.com/music.html?act=play&id=14eff6b2dc3d5c31bcc919152cbe0250)
“Ngài có đó khi con tưởng mình đang cô đơn, Ngài nghe con khi chẳng ai đáp lời.
Ngài yêu con khi mọi người lìa bỏ xa con, khi tình đời là mối dây oan, ân tình Ngài hằng luôn chan chứa”.
“Ngài có đó”, một trong những chủ đề của Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay.
Ngài có đó, vào những ngày tang tóc khi môn đồ phải ủ dột then cài, cửa đóng.
Ngài có đó, với hai người lê bước về Emmaus, lòng đau như cắt, khi bóng ngả chiều tà.
Ngài có đó, khi hình ảnh người anh em Juda còn treo lơ lửng cuối vườn hoang.
Ngài có đó lúc Tôma, bán tín bán nghi rời bỏ cộng đoàn còn vất vưởng nơi phương trời nào. Thế nhưng,
chính lúc mây đen phủ kín khung trời hy vọng của nhóm mười hai,
chính lúc bão tố dập vùi con thuyền cộng đoàn môn đệ non trẻ,
thì ngay lúc ấy, Đức Kitô, Đấng Phục Sinh,
người về từ cõi chết bằng xương bằng thịt đang có đó;
Ngài có đó, sừng sững giữa họ,
“Bình an cho anh em!”, “Bình an cho anh em!”,
một lời chào mà với Ngài, tưởng chừng như không có chuyện gì xảy ra.
Thì ra,
Ngài có đó, giữa những ký ức đắng cay về người thầy loang máu chiều tử nạn,
Ngài có đó, giữa những ký ức ngọt ngào nơi phòng tiệc yêu thương.
Ngài có đó, bao dung, tha thứ, thật dịu hiền,
Ngài có đó, chẳng vẻ gì chì chiết hay khiển trách.
Ngài có đó, chữa vết thương lòng, ban thêm sức mạnh,
Ngài có đó, biến tuyệt vọng thành hân hoan.
Ngài có đó, củng cố niềm tin, ban sức sống,
Ngài có đó, hồi sinh và ban thần lực.
Cả chúng ta hôm nay, cũng không ít lần đã phải trải qua đêm tối,
đêm tối tâm hồn, đêm tối đức tin và đêm tối ngoại cảnh.
Chúa ở nơi đâu?
Khi ta chết lặng nhìn người thân nhắm mắt lìa đời;
khi nói lời vĩnh biệt với người mình yêu thương;
khi đắng cay cảm nếm đổ vỡ của một mối tình;
khi nghẹn ngào ngao ngán trước bất hiếu của một người con;
khi mất việc làm và kinh tế gia đình khủng hoảng;
khi thất bại trong làm ăn buôn bán;
khi học hành biết bao gian khổ mà đi thi lại bị lạc đề...
Ước gì, với những trải nghiệm yêu thương
từng có trong đời ít là một lần với Đấng Phục Sinh, những lúc ấy
ta vẫn vững tin rằng: Giêsu, Ngài đang có đó.
Ngài có đó, khi mất mẹ mất cha, bầu trời sụp đổ.
Ngài có đó, lúc cha mẹ mất con ngay khi con cái ở trong nhà.
Ngài có đó, khi mái ấm trở nên quán trọ, dửng dưng thờ ơ.
Ngài có đó, khi bữa ăn gia đình chỉ còn là bữa cơm bụi bên đường, lạnh lùng hờ hững…
Giữa bao sóng gió cuộc đời, chớ gì mỗi chúng ta vẫn mãi nghe được tiếng thì thầm yêu thương của Đấng Phục Sinh Hằng Sống:
“Này Thầy đây, khi con cô độc lẻ loi
Này Thầy đây, khi con kinh khiếp hãi hùng
Này Thầy đây, khi con bị loại trừ, tẩy chay
Này Thầy đây, khi con thấy trì trệ chẳng chút tiến bộ nào
Này Thầy đây, khi con thất vọng, sầu buồn
Này Thầy đây, khi con lắng lo, sợ hãi
Này Thầy đây, khi mọi người những muốn lánh xa con
Này Thầy đây, khi giữa con với bạn bè là một bức tường dựng đứng
Này Thầy đây, khi con bồi hồi và thức trắng
Này Thầy đây, khi ai đó làm con tổn thương
Này Thầy đây, khi nguy hiểm khôn lường
Này Thầy đây, khi con ốm đau cần được chăm sóc
Này Thầy đây, khi một mình con không đủ sức gánh nổi u sầu
Này Thầy đây, khi thế giới của con tan tành từng mảnh
Này Thầy đây, khi con cần được yêu và sẵn sàng chia sớt
Này Thầy đây, khi con trải qua cơn đau khốn cùng
Này Thầy đây, khi con không còn được ai lắng nghe
Này Thầy đây, khi con không thể đứng thẳng vì kiệt lực
Này Thầy đây, khi lương tâm con đã chai lì hư hỏng
Này Thầy đây, khi con gọi đến Thầy
Này Thầy đây, cả khi con lìa đời
Này Thầy đây, như thiên thần chở che lúc nguy khốn
Này Thầy đây, như mặt trời đem cho con hơi ấm và niềm vui
Này Thầy đây, như một người cha khiến con vững dạ
Này Thầy đây, như một người mẹ cùng con thổn thức
Này Thầy đây, như một trái tim luôn cùng con nhịp bước
Này Thầy đây, như đôi mắt luôn dõi theo trông chừng
Này Thầy đây, như cánh tay luôn nâng đỡ
Này Thầy đây, như áng mây phủ kín yêu thương
Này Thầy đây, như bàn tay chỉ đường
Này Thầy đây, như ánh thiều quang làm diệu vợi lối bước
Này Thầy đây, như tiếng nói thân thương: Ta luôn ở với con”.
(dịch từ Proclaiming his Kingdom, John Fuellenbach, SVD, Bạn có thể nghe bài hát “Ngài Có Đó” của Lm. Ân Đức
tại: http://www.video4viet.com/music.html?act=play&id=14eff6b2dc3d5c31bcc919152cbe0250)
Bánh Sự Sống 29 - Hiệp Nhất Trong Giáo Dục Gia Đình
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:08 22/04/2009
Bánh Sự Sống: 29
HIỆP NHẤT TRONG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
“ Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một.” (Ga 17, 22 )
Áp ngày Lễ Lá năm nay, ở Mỹ có xảy ra một sự bất đồng ý kiến trong việc Giáo dục con cháu, khi hai ông bà gần bẩy chục tuổi, có 10 mặt con và 17 cháu nội ngoại, đáng tiếc như sau:
Vì bố mẹ nó đi làm ăn xa, nên ông bà có nhận nuôi một đứa cháu gái ngoại 12 tuổi. Vì ở Mỹ, nên nó được bố mẹ chiều chuộng và không biết cách dạy con, nên cứ cho coi Ti vi và ăn uống thả cửa. Ông ngoại là nhà giáo nên thấy cháu sống phóng túng thì muốn cháu vào kỷ luật như: coi TV có giờ, ăn uống có hạn, chơi game có lúc…
Sáng nay, ông nghe thấy bà nói: cháu gái có muốn phụ bếp với bà không? (vì bà bà hay thương cháu). Ông thấy vậy, liền nói cháu tắt TV vì đã coi coi hơn hai giờ rồi! Cháu xuống nói với bà gì đó…? Bà ngoại lên nhà la ó ông thậm tệ và đòi đuổi ông ra khỏi nhà, và nói sẽ gặp các con trong Gia đình về việc khó tính của ông ngoại. Ông ngồi nín lặng suy tư, nhịn nhục bà vợ và suy nghĩ cầu nguyện, sẽ có biện pháp nào để làm hoà cho Gia đình mình tốt lành trong Mùa Chay này, và có tiếng là đạo đức từ trước tới nay.?
* Một phút suy nghĩ: Người mẹ nào Chúa cũng ban cho có một tình thương con cháu rất nhiều, thương trước mặt. Còn người cha nào Thiên Chúa cũng ban cho một tính tình nghiêm chỉnh, thương con sau lưng, ít khi thương trước mặt. Vì thế hai bên cha mẹ, vợ chồng cần để ý lắng nghe, bổ túc, và rất cần tôn trọng nhau.
Lời Chúa trong thư Côlôxê day: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau…” (Cl 3, 12-13)
Câu chuyện không có gì, nếu bà nói nhiều lời chút nữa, người ông sẽ không kìm được và có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra. Vì ông nói, tôi đang dằn lòng hết sức, cầu xin xem có một sự việc gì xảy ra cho Gia đình bớt căng thẳng,. Câu chuyện được làm hoà vui vẻ ngay, khi tôi buớc vào nhà, có dẫn đứa cháu nội ở Cali sang chơi.
Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
HIỆP NHẤT TRONG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
“ Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một.” (Ga 17, 22 )
Áp ngày Lễ Lá năm nay, ở Mỹ có xảy ra một sự bất đồng ý kiến trong việc Giáo dục con cháu, khi hai ông bà gần bẩy chục tuổi, có 10 mặt con và 17 cháu nội ngoại, đáng tiếc như sau:
Vì bố mẹ nó đi làm ăn xa, nên ông bà có nhận nuôi một đứa cháu gái ngoại 12 tuổi. Vì ở Mỹ, nên nó được bố mẹ chiều chuộng và không biết cách dạy con, nên cứ cho coi Ti vi và ăn uống thả cửa. Ông ngoại là nhà giáo nên thấy cháu sống phóng túng thì muốn cháu vào kỷ luật như: coi TV có giờ, ăn uống có hạn, chơi game có lúc…
Sáng nay, ông nghe thấy bà nói: cháu gái có muốn phụ bếp với bà không? (vì bà bà hay thương cháu). Ông thấy vậy, liền nói cháu tắt TV vì đã coi coi hơn hai giờ rồi! Cháu xuống nói với bà gì đó…? Bà ngoại lên nhà la ó ông thậm tệ và đòi đuổi ông ra khỏi nhà, và nói sẽ gặp các con trong Gia đình về việc khó tính của ông ngoại. Ông ngồi nín lặng suy tư, nhịn nhục bà vợ và suy nghĩ cầu nguyện, sẽ có biện pháp nào để làm hoà cho Gia đình mình tốt lành trong Mùa Chay này, và có tiếng là đạo đức từ trước tới nay.?
* Một phút suy nghĩ: Người mẹ nào Chúa cũng ban cho có một tình thương con cháu rất nhiều, thương trước mặt. Còn người cha nào Thiên Chúa cũng ban cho một tính tình nghiêm chỉnh, thương con sau lưng, ít khi thương trước mặt. Vì thế hai bên cha mẹ, vợ chồng cần để ý lắng nghe, bổ túc, và rất cần tôn trọng nhau.
Lời Chúa trong thư Côlôxê day: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau…” (Cl 3, 12-13)
Câu chuyện không có gì, nếu bà nói nhiều lời chút nữa, người ông sẽ không kìm được và có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra. Vì ông nói, tôi đang dằn lòng hết sức, cầu xin xem có một sự việc gì xảy ra cho Gia đình bớt căng thẳng,. Câu chuyện được làm hoà vui vẻ ngay, khi tôi buớc vào nhà, có dẫn đứa cháu nội ở Cali sang chơi.
Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Văn Hóa & Gia Đình - Tình Yêu Trai Gái & Vợ Chồng
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:09 22/04/2009
VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM # 1
Tình yêu Trai gái, Vợ Chồng
Văn hóa Gia đình Việt nam được lưu truyền trong sách vở và trên môi miệng mọi người, từ bao thế hệ qua các câu Ca dao, Tục ngữ., Thành ngữ… Mục đích để giáo dục và khuyên bảo về cách ăn nết ở, tình yêu nam nữ cho phải đạo làm người theo từng thời buổi.
Chữ Mình được dùng nhiều nhất trong tình yêu, tình bạn, tình người qua câu Ca dao sau đây:
Mình nói dối ta mình chửa có chồng, Để ta mua cốm, mua hồng sang sêu.
Ta sang mình đã chồng rồi, Để cốm ta mốc, để hồng long tai.
Ngỡ là long mốt long hai, Ai ngờ long cả trăm hai quả hồng.
Ta thử tìm xem ngụ ý câu này nói và răn dạy điều gì. Chữ: “sêu” nghĩa là biếu.
Theo tục xưa vào các dịp lễ Tết, ngày dỗ bên nhà vợ lại còn đòi hỏi mùa nào thức ấy, nhà trai phải có bổn phận đi sêu cho nhà gái. Chẳng hạn dịp Tết thì chú rể tương lai phải mang rượu trà, bánh chưng, gà trống thiến, mỗi thứ một cặp biếu cho nhà vợ. Ngoài ra đến mùa vải thì sêu vải, mùa hồng thì mua hồng, mùa lúa thì sêu gạo mới.
Tiếp đến chữ: Hồng long tai: là cuống trái hồng bị sứt ra, vì chín quá mềm. Thật không gì đáng buồn hơn là khi bị người tình phụ bạc. Nhất là khi lễ vật đem sêu cho nhà vợ tương lai đã sắm sửa xong lại phải đem về! Anh chàng rể hụt này thật là tội nghiệp, vì người yêu đi lấy chồng đã lâu mà chàng vẫn không hay, nên vẫn phải lo lắng đi sêu cho nhà vợ!
Chàng mang hồng và cốm về, mà chẳng ăn được, để lâu đến nỗi cốm mốc meo, hồng long tai hư thối hết cả! C’est la vie ! Đời là thế đó, người ta thường phụ nhau là chuyện thường tình. Thiết tưởng than trách cho lắm cũng chỉ thiệt thân, chẳng lợi ích gì !
Mỗi câu Ca dao thường dùng chữ Mình để tỏ tình vợ chồng hoặc trai gái với nhau:
Mình ơi tôi hỏi thiệt tình, Còn thương nhau nữa hay mình muốn thôi ? (Ca Dao)
Có một số cặp vợ chồng, sau một thời gian ngắn, hai người đã có chuyện hục hặc với nhau. Có thể là chưa hoà hợp được tính tình, có thể là do tiền bạc, hoặc do xích mích giữa cha mẹ đội bên, mẹ chồng nàng dâu, bà cô, ông chú và nhiều lý do khác. Dù lý do nào đi nữa, nếu cả hai người không khéo dàn xếp, không chịu nhường nhịn nhau, thì cuộc sống lứa đôi cũng dễ đỗ vỡ.!
Trước khi đổ vỡ, thường có những cuộc cãi vã to tiếng, có cặp còn đổ bàn, xô ghế, khiến xóm làng phải can thiệp, phân xử. Nhưng hai vợ chồng anh này vẫn còn kiên nhẫn hỏi nhau lần chót, là hai chúng mình có còn thương nhau nữa không? nếu hết thương thì đường ai nấy đi.
Vợ chồng ngày xưa mà cư xử với nhau như vậy, thì thật là tình rồi còn gì nữa !
Mình ơi tôi nhớ thương mình, mẹ cha chửi mắng chữ tình nặng thêm. (Ca Dao)
Dù áp lực của cha mẹ đôi bên có khó khăn, nặng nề mấy đi nữa, thì càng làm tăng thêm lòng gắn bò keo sơn của hai vợ chồng. Khi cuộc tình đã đến mức sâu đậm, thì tình yêu của hai người khó lòng mà chia ly nổi. Trong trường hợp này cha mẹ, bà cô cũng phải chấp nhận thôi.!
• Những câu Danh ngôn hay:
1- Biết ăn, biết ở, không để trái ý mới là người vợ hiền, biết kính trọng chồng. (Thái Công)
2- Vợ hiền khiến chồng sang, vợ dữ khiến chồng hư. (Thái Công)
3- Muốn rác đầy nhà thì ăn măng, muốn rối ren trong nhà thì lấy vợ lẽ. (Danh ngôn Lào)
Phó tế: Nguyễn Văn Định /Huyền Đồng
Tình yêu Trai gái, Vợ Chồng
Văn hóa Gia đình Việt nam được lưu truyền trong sách vở và trên môi miệng mọi người, từ bao thế hệ qua các câu Ca dao, Tục ngữ., Thành ngữ… Mục đích để giáo dục và khuyên bảo về cách ăn nết ở, tình yêu nam nữ cho phải đạo làm người theo từng thời buổi.
Chữ Mình được dùng nhiều nhất trong tình yêu, tình bạn, tình người qua câu Ca dao sau đây:
Mình nói dối ta mình chửa có chồng, Để ta mua cốm, mua hồng sang sêu.
Ta sang mình đã chồng rồi, Để cốm ta mốc, để hồng long tai.
Ngỡ là long mốt long hai, Ai ngờ long cả trăm hai quả hồng.
Ta thử tìm xem ngụ ý câu này nói và răn dạy điều gì. Chữ: “sêu” nghĩa là biếu.
Theo tục xưa vào các dịp lễ Tết, ngày dỗ bên nhà vợ lại còn đòi hỏi mùa nào thức ấy, nhà trai phải có bổn phận đi sêu cho nhà gái. Chẳng hạn dịp Tết thì chú rể tương lai phải mang rượu trà, bánh chưng, gà trống thiến, mỗi thứ một cặp biếu cho nhà vợ. Ngoài ra đến mùa vải thì sêu vải, mùa hồng thì mua hồng, mùa lúa thì sêu gạo mới.
Tiếp đến chữ: Hồng long tai: là cuống trái hồng bị sứt ra, vì chín quá mềm. Thật không gì đáng buồn hơn là khi bị người tình phụ bạc. Nhất là khi lễ vật đem sêu cho nhà vợ tương lai đã sắm sửa xong lại phải đem về! Anh chàng rể hụt này thật là tội nghiệp, vì người yêu đi lấy chồng đã lâu mà chàng vẫn không hay, nên vẫn phải lo lắng đi sêu cho nhà vợ!
Chàng mang hồng và cốm về, mà chẳng ăn được, để lâu đến nỗi cốm mốc meo, hồng long tai hư thối hết cả! C’est la vie ! Đời là thế đó, người ta thường phụ nhau là chuyện thường tình. Thiết tưởng than trách cho lắm cũng chỉ thiệt thân, chẳng lợi ích gì !
Mỗi câu Ca dao thường dùng chữ Mình để tỏ tình vợ chồng hoặc trai gái với nhau:
Mình ơi tôi hỏi thiệt tình, Còn thương nhau nữa hay mình muốn thôi ? (Ca Dao)
Có một số cặp vợ chồng, sau một thời gian ngắn, hai người đã có chuyện hục hặc với nhau. Có thể là chưa hoà hợp được tính tình, có thể là do tiền bạc, hoặc do xích mích giữa cha mẹ đội bên, mẹ chồng nàng dâu, bà cô, ông chú và nhiều lý do khác. Dù lý do nào đi nữa, nếu cả hai người không khéo dàn xếp, không chịu nhường nhịn nhau, thì cuộc sống lứa đôi cũng dễ đỗ vỡ.!
Trước khi đổ vỡ, thường có những cuộc cãi vã to tiếng, có cặp còn đổ bàn, xô ghế, khiến xóm làng phải can thiệp, phân xử. Nhưng hai vợ chồng anh này vẫn còn kiên nhẫn hỏi nhau lần chót, là hai chúng mình có còn thương nhau nữa không? nếu hết thương thì đường ai nấy đi.
Vợ chồng ngày xưa mà cư xử với nhau như vậy, thì thật là tình rồi còn gì nữa !
Mình ơi tôi nhớ thương mình, mẹ cha chửi mắng chữ tình nặng thêm. (Ca Dao)
Dù áp lực của cha mẹ đôi bên có khó khăn, nặng nề mấy đi nữa, thì càng làm tăng thêm lòng gắn bò keo sơn của hai vợ chồng. Khi cuộc tình đã đến mức sâu đậm, thì tình yêu của hai người khó lòng mà chia ly nổi. Trong trường hợp này cha mẹ, bà cô cũng phải chấp nhận thôi.!
• Những câu Danh ngôn hay:
1- Biết ăn, biết ở, không để trái ý mới là người vợ hiền, biết kính trọng chồng. (Thái Công)
2- Vợ hiền khiến chồng sang, vợ dữ khiến chồng hư. (Thái Công)
3- Muốn rác đầy nhà thì ăn măng, muốn rối ren trong nhà thì lấy vợ lẽ. (Danh ngôn Lào)
Phó tế: Nguyễn Văn Định /Huyền Đồng
Tôi tin
LM Anphong Trần Đức Phương
17:11 22/04/2009
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH, NĂM B
Có một thời gian tôi được hân hạnh chung sống với một số vị linh mục, trong đó có một Cha đã từng đi du học ở Rôma và có dịp đi nhiều nơi trên thế giới. Về Việt Nam, Cha đã dạy Thần Học nhiều năm ở các Đại Chủng viện. Lúc đó Cha đã lớn tuổi và về hưu. Qua các câu chuyện hằng ngày, Cha đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm qúy giá về cuộc sống Đức Tin của Cha. Mỗi lần kết thúc câu chuyện, Cha đều chắp tay nói: Tất cả là chữ “Credo!” (Tôi Tin!).
“Tin” là bước khởi đầu khó khăn nhất để nhận ra Thiên Chúa hiện hữu, vừa là Đấng Tạo Hóa, vừa là Cha chúng ta, và để tin Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật, đã chịu chết trên Thánh Giá, đã chịu táng trong mồ, nhưng thực sự đã sống lại và đã về Trời để mở đường về Trời cho chúng ta.
Đức Tin thật sự là một ân huệ Chúa thương ban cho những ai biết sống khiêm tốn và biết lắng nghe tiếng Chúa nói qua lòng mình.
Các Tông Đồ dù đã sống với Chúa, dù đã được Chúa nói trước về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Ngài, nhưng vẫn thật khó tin việc một người chết treo trên Thập Giá, đã an táng trong mồ, mà đã sống lại thật.
Trong Chúa Nhật trước, chúng ta thấy “Tôma chỉ tin thật Chúa đã sống lại khi nhìn thấy tận mắt ‘chân tay và cạnh sườn Chúa’ (Gioan 20,24…). Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này (Luca 24, 35-48), chúng ta thấy hai môn đệ chán nản, bỏ cuộc trở về qê hương Emmau; Chúa Phục Sinh đã hiện ra, đi đường và đàm đạo với các ông ‘như một người đồng hành’ mà các ông vẫn không nhận ra, cho đến khi cùng ngồi bàn ăn và thấy cử chỉ ‘người khách đồng hành’ cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng và trao cho các ông!... Bấy giờ mắt các ông mới mở ra và nhận ra là Chúa!... Hai ông quá vui mừng vì đã thấy Chúa sống lại thật, ngay đêm khuya, vội vã trở về Giêrusalem thuật lại câu chuyện cho các Tông đồ khác. Lúc đó, Chúa Phục sinh lại hiện ra với các ông, thế mà các ông “vẫn hoảng sợ, tưởng là ma!”(Luca 24,37).
Vì thế, trong Bài Đọc I (Cv. 3, 13-15, 17-19), Thánh Phêrô đã trưng dẫn tất cả những lời tiên tri căn bản trong Cựu Ước để chứng minh cho dân chúng có thể tin nhận “Chính Đấng ban sự sống thì anh em đã giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại.” Và trong Bài Đọc II (1 Gioan 2, 1-5), Thánh Gioan đã cũng nhắc nhở chúng ta việc Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại: “Chính Ngài là của lễ đền tội cho chúng ta; mà không phải chỉ nguyên cho chúng ta mà thôi, mà còn đền tội cho cả thế giới!”
Trong Đêm Thánh Vọng Phục Sinh, chúng ta đã chứng kiến nhiều anh chị em (Riêng tại Hoa Kỳ năm nay đã có khỏang 150 ngàn người, kể cả vị Cựu Chủ Tịch Hạ Viện Newt Gingrich – năm ngoái có Cựu thủ TướngAnh Quốc Tony Blair) sau bao ngày tháng tìm hiểu giáo lý đã quyết tâm xin chịu phép Thánh Tẩy và chính thức gia nhập Giáo Hội Chúa. Trong nghi lễ rất cảm động, trước khi được chịu phép Thánh Tẩy, tất cả đã tuyên bố từ bỏ tội lỗi và nếp sống trần tục; sau đó đã long trọng tuyên xưng “TÔI TIN!” sau ba câu hỏi căn bản về Đức Tin: “Anh chị em có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất không?”, “Anh chị em có tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha không?”, “Anh chị em có tin kính Đức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh Thông Công, tin Phép Tha Tội, tin xác loài người sẽ sống lại, và sự sống đời đời không?”
Tất cả tín hữu chúng ta đã được chịu Phép Thánh Tẩy trong Đức Tin căn bản đó, và mỗi Thánh Lễ cuối tuần, khi chúng ta cùng họp mặt để thờ phượng Chúa, và học hỏi Lời Chúa, chúng ta đều cùng nhau tuyên xưng Đức Tin qua Kinh Tin Kính: “Tôi tin kính một Thiên Chúa…”
Vậy, mỗi khi chúng ta dự Lễ Thánh Tẩy trẻ em hoặc người lớn, cũng như trong Thánh Lễ cuối tuần, khi tuyên xưng Đức Tin, chúng ta hãy luôn ý thức lời tuyên xưng của chúng ta, và xin Chúa cho chúng ta luôn biết sống Đức Tin của chúng ta qua việc thực hành Đức Bác Ái trong niềm Trông Cậy vững chắc vào cuộc sống đời đời Chúa đã hứa ban.
Có một thời gian tôi được hân hạnh chung sống với một số vị linh mục, trong đó có một Cha đã từng đi du học ở Rôma và có dịp đi nhiều nơi trên thế giới. Về Việt Nam, Cha đã dạy Thần Học nhiều năm ở các Đại Chủng viện. Lúc đó Cha đã lớn tuổi và về hưu. Qua các câu chuyện hằng ngày, Cha đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm qúy giá về cuộc sống Đức Tin của Cha. Mỗi lần kết thúc câu chuyện, Cha đều chắp tay nói: Tất cả là chữ “Credo!” (Tôi Tin!).
“Tin” là bước khởi đầu khó khăn nhất để nhận ra Thiên Chúa hiện hữu, vừa là Đấng Tạo Hóa, vừa là Cha chúng ta, và để tin Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật, đã chịu chết trên Thánh Giá, đã chịu táng trong mồ, nhưng thực sự đã sống lại và đã về Trời để mở đường về Trời cho chúng ta.
Đức Tin thật sự là một ân huệ Chúa thương ban cho những ai biết sống khiêm tốn và biết lắng nghe tiếng Chúa nói qua lòng mình.
Các Tông Đồ dù đã sống với Chúa, dù đã được Chúa nói trước về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Ngài, nhưng vẫn thật khó tin việc một người chết treo trên Thập Giá, đã an táng trong mồ, mà đã sống lại thật.
Trong Chúa Nhật trước, chúng ta thấy “Tôma chỉ tin thật Chúa đã sống lại khi nhìn thấy tận mắt ‘chân tay và cạnh sườn Chúa’ (Gioan 20,24…). Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này (Luca 24, 35-48), chúng ta thấy hai môn đệ chán nản, bỏ cuộc trở về qê hương Emmau; Chúa Phục Sinh đã hiện ra, đi đường và đàm đạo với các ông ‘như một người đồng hành’ mà các ông vẫn không nhận ra, cho đến khi cùng ngồi bàn ăn và thấy cử chỉ ‘người khách đồng hành’ cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng và trao cho các ông!... Bấy giờ mắt các ông mới mở ra và nhận ra là Chúa!... Hai ông quá vui mừng vì đã thấy Chúa sống lại thật, ngay đêm khuya, vội vã trở về Giêrusalem thuật lại câu chuyện cho các Tông đồ khác. Lúc đó, Chúa Phục sinh lại hiện ra với các ông, thế mà các ông “vẫn hoảng sợ, tưởng là ma!”(Luca 24,37).
Vì thế, trong Bài Đọc I (Cv. 3, 13-15, 17-19), Thánh Phêrô đã trưng dẫn tất cả những lời tiên tri căn bản trong Cựu Ước để chứng minh cho dân chúng có thể tin nhận “Chính Đấng ban sự sống thì anh em đã giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại.” Và trong Bài Đọc II (1 Gioan 2, 1-5), Thánh Gioan đã cũng nhắc nhở chúng ta việc Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại: “Chính Ngài là của lễ đền tội cho chúng ta; mà không phải chỉ nguyên cho chúng ta mà thôi, mà còn đền tội cho cả thế giới!”
Trong Đêm Thánh Vọng Phục Sinh, chúng ta đã chứng kiến nhiều anh chị em (Riêng tại Hoa Kỳ năm nay đã có khỏang 150 ngàn người, kể cả vị Cựu Chủ Tịch Hạ Viện Newt Gingrich – năm ngoái có Cựu thủ TướngAnh Quốc Tony Blair) sau bao ngày tháng tìm hiểu giáo lý đã quyết tâm xin chịu phép Thánh Tẩy và chính thức gia nhập Giáo Hội Chúa. Trong nghi lễ rất cảm động, trước khi được chịu phép Thánh Tẩy, tất cả đã tuyên bố từ bỏ tội lỗi và nếp sống trần tục; sau đó đã long trọng tuyên xưng “TÔI TIN!” sau ba câu hỏi căn bản về Đức Tin: “Anh chị em có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất không?”, “Anh chị em có tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha không?”, “Anh chị em có tin kính Đức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh Thông Công, tin Phép Tha Tội, tin xác loài người sẽ sống lại, và sự sống đời đời không?”
Tất cả tín hữu chúng ta đã được chịu Phép Thánh Tẩy trong Đức Tin căn bản đó, và mỗi Thánh Lễ cuối tuần, khi chúng ta cùng họp mặt để thờ phượng Chúa, và học hỏi Lời Chúa, chúng ta đều cùng nhau tuyên xưng Đức Tin qua Kinh Tin Kính: “Tôi tin kính một Thiên Chúa…”
Vậy, mỗi khi chúng ta dự Lễ Thánh Tẩy trẻ em hoặc người lớn, cũng như trong Thánh Lễ cuối tuần, khi tuyên xưng Đức Tin, chúng ta hãy luôn ý thức lời tuyên xưng của chúng ta, và xin Chúa cho chúng ta luôn biết sống Đức Tin của chúng ta qua việc thực hành Đức Bác Ái trong niềm Trông Cậy vững chắc vào cuộc sống đời đời Chúa đã hứa ban.
Làm chứng nhân
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:11 22/04/2009
Chúa Nhật III Phục Sinh B
“Chính anh em là chứng nhân về những điều này”( Lc 24,48 ). Những điều này là những điều gì đây ? Chúa Giêsu đã minh nhiên khẳng định: “ Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” ( Lc 24,47 ).
Phải nhìn nhận rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô là một chủ đề chính của lời rao giảng của các tông đồ. Đã có lúc, có nhiều đấng vì muốn nhấn mạnh đến mầu nhiệm Phục sinh nên thích chưng ảnh tượng Chúa Phục sinh trong cung thánh Nhà thờ, thế mà Hội Thánh vẫn không chuẩn nhận. Theo luật hiện hành thì phải chưng ảnh tượng Chúa chịu nạn ( Crucifix ), dù rằng mầu nhiệm Chúa Phục sinh chính là mầu nhiệm nền tảng của Kitô giáo, vì như lời thánh Phaolô Tông đồ rằng: Nếu Chúa Kitô không sống lại thì Kitô hữu là những người khốn khổ nhất.
Cả hai mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh luôn song hành với nhau, không thể tách rời. Mầu nhiệm Phục sinh khẳng định rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật, vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm chủ sự sống và sự chết. Mầu nhiệm Tử nạn lại mạc khải cho chúng ta biết: “Thiên Chúa là Tình Yêu” ( 1 Ga 4,8 ). Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu ( x.Ga 15,13 ). Cũng như các Tông đồ xưa, Kitô hũu chúng ta mọi thời cần phải làm chứng rằng Đấng tử nạn đã phục sinh đồng thời phải làm chứng rằng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn.
Đấng tử nạn đã phục sinh: Khi tuyên bố chân lý này, chúng ta tuyên tín rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật. Người đã phục sinh như lời Người đã tiên báo. Nhìn nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa có nghĩa là kính dâng lên Người sự thần phục của chúng ta. Không chỉ chúng ta mà mọi vật mọi loài cần phải suy phục Đấng đã phục sinh như là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu. Cùng với thánh Phaolô chúng ta tuyên xưng: “Trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người…” ( Col 1,16 ).
Sự suy tôn, thần phục không chỉ thể hiện bằng việc nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có, đều do bởi Đấng đã phục sinh mà còn thể hiện bằng việc gắn bó với Người và hết tâm hết lòng tuân giữ lời Người phán dạy. Thánh Gioan khẳng định qua bài đọc thứ hai: “Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người…”( 1 Ga 2, 4 ). Các Tông đồ xưa đã thực thi điều này khi khẳng khái trước mặt quan quyền rằng: Phải vâng lời Chúa hơn là vâng lời phàm nhân ( x.Cvtđ 4,19 ).
Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn: Chân lý này gợi mở cho chúng ta niềm hy vọng, khi cho thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Vì yêu thương thế gian, Thiên Chúa đã ban chính Con Một ( x. Ga 3,16 ). “ Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” ( Col 1,19-20 ).
Tuyên xưng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn thì cũng là nhìn nhận tội ác của con người, của chính mỗi người chúng ta. Vì chúng ta, Đức Kitô đã chịu nộp, chịu khổ hình thập giá. Như thế lời tuyên xưng này luôn bao hàm lời mời gọi hoán cải ăn năn để được ơn tha tội. Thiên Chúa đã rộng ban ơn tha thứ, sự giải hòa, qua cái chết của Đức Kitô. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Ơn cứu độ đã được trao ban, nhưng chúng ta có nhận được sự thứ tha hay không, vẫn còn tuỳ ở mỗi người chúng ta. Nói như thánh Âugustinô: “Thiên Chúa dựng nên tôi, không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Và sự sám hối, ăn năn chính là một cách thế căn bản để đón nhận hồng ân tha thứ, hồng ân cứu độ.
Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Lời truyền của Đấng Phục sinh năm xưa vẫn còn vọng vang đến những người tin là các Kitô hữu. Ước gì bà con lương dân, anh chị em khác đạo không chỉ nghe các bài ca “Hallêluia, Chúa đã sống lại”, mà còn nhìn thấy các Kitô hữu, cách riêng các mục tử trong Hội Thánh biết sám hối ăn năn, thay đổi đời sống. Các Tông đồ xưa, đã làm chứng nhân trước hết bằng việc dứt bỏ sự ích kỷ, háo danh, hám lợi để sống quảng đại, xả thân vì Danh Chúa và vì hạnh phúc của tha nhân. Các Ngài đã dần bỏ sự hèn nhát mà hiên ngang làm chứng cho sự thật cho dù phải trả bằng chính giá máu… Xin lỗi Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI, không chỉ hôm nay mà cả trước đây lẫn sau này người ta vẫn thích nghe theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Cha ông dân Việt đã cảm nghiệm rằng: “ lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
“Chính anh em là chứng nhân về những điều này”( Lc 24,48 ). Những điều này là những điều gì đây ? Chúa Giêsu đã minh nhiên khẳng định: “ Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” ( Lc 24,47 ).
Phải nhìn nhận rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô là một chủ đề chính của lời rao giảng của các tông đồ. Đã có lúc, có nhiều đấng vì muốn nhấn mạnh đến mầu nhiệm Phục sinh nên thích chưng ảnh tượng Chúa Phục sinh trong cung thánh Nhà thờ, thế mà Hội Thánh vẫn không chuẩn nhận. Theo luật hiện hành thì phải chưng ảnh tượng Chúa chịu nạn ( Crucifix ), dù rằng mầu nhiệm Chúa Phục sinh chính là mầu nhiệm nền tảng của Kitô giáo, vì như lời thánh Phaolô Tông đồ rằng: Nếu Chúa Kitô không sống lại thì Kitô hữu là những người khốn khổ nhất.
Cả hai mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh luôn song hành với nhau, không thể tách rời. Mầu nhiệm Phục sinh khẳng định rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật, vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm chủ sự sống và sự chết. Mầu nhiệm Tử nạn lại mạc khải cho chúng ta biết: “Thiên Chúa là Tình Yêu” ( 1 Ga 4,8 ). Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu ( x.Ga 15,13 ). Cũng như các Tông đồ xưa, Kitô hũu chúng ta mọi thời cần phải làm chứng rằng Đấng tử nạn đã phục sinh đồng thời phải làm chứng rằng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn.
Đấng tử nạn đã phục sinh: Khi tuyên bố chân lý này, chúng ta tuyên tín rằng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật. Người đã phục sinh như lời Người đã tiên báo. Nhìn nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa có nghĩa là kính dâng lên Người sự thần phục của chúng ta. Không chỉ chúng ta mà mọi vật mọi loài cần phải suy phục Đấng đã phục sinh như là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu. Cùng với thánh Phaolô chúng ta tuyên xưng: “Trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người…” ( Col 1,16 ).
Sự suy tôn, thần phục không chỉ thể hiện bằng việc nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có, đều do bởi Đấng đã phục sinh mà còn thể hiện bằng việc gắn bó với Người và hết tâm hết lòng tuân giữ lời Người phán dạy. Thánh Gioan khẳng định qua bài đọc thứ hai: “Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người…”( 1 Ga 2, 4 ). Các Tông đồ xưa đã thực thi điều này khi khẳng khái trước mặt quan quyền rằng: Phải vâng lời Chúa hơn là vâng lời phàm nhân ( x.Cvtđ 4,19 ).
Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn: Chân lý này gợi mở cho chúng ta niềm hy vọng, khi cho thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Vì yêu thương thế gian, Thiên Chúa đã ban chính Con Một ( x. Ga 3,16 ). “ Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” ( Col 1,19-20 ).
Tuyên xưng Đấng phục sinh là Đấng đã tử nạn thì cũng là nhìn nhận tội ác của con người, của chính mỗi người chúng ta. Vì chúng ta, Đức Kitô đã chịu nộp, chịu khổ hình thập giá. Như thế lời tuyên xưng này luôn bao hàm lời mời gọi hoán cải ăn năn để được ơn tha tội. Thiên Chúa đã rộng ban ơn tha thứ, sự giải hòa, qua cái chết của Đức Kitô. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Ơn cứu độ đã được trao ban, nhưng chúng ta có nhận được sự thứ tha hay không, vẫn còn tuỳ ở mỗi người chúng ta. Nói như thánh Âugustinô: “Thiên Chúa dựng nên tôi, không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà không cần có tôi”. Và sự sám hối, ăn năn chính là một cách thế căn bản để đón nhận hồng ân tha thứ, hồng ân cứu độ.
Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Lời truyền của Đấng Phục sinh năm xưa vẫn còn vọng vang đến những người tin là các Kitô hữu. Ước gì bà con lương dân, anh chị em khác đạo không chỉ nghe các bài ca “Hallêluia, Chúa đã sống lại”, mà còn nhìn thấy các Kitô hữu, cách riêng các mục tử trong Hội Thánh biết sám hối ăn năn, thay đổi đời sống. Các Tông đồ xưa, đã làm chứng nhân trước hết bằng việc dứt bỏ sự ích kỷ, háo danh, hám lợi để sống quảng đại, xả thân vì Danh Chúa và vì hạnh phúc của tha nhân. Các Ngài đã dần bỏ sự hèn nhát mà hiên ngang làm chứng cho sự thật cho dù phải trả bằng chính giá máu… Xin lỗi Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI, không chỉ hôm nay mà cả trước đây lẫn sau này người ta vẫn thích nghe theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Cha ông dân Việt đã cảm nghiệm rằng: “ lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đài phát thanh Chân Lý Á Châu (RVA): 40 năm phát sóng
FABC
01:13 22/04/2009
MANILA - Đài phát thanh Chân lý Á châu, đài phát thanh Công giáo duy nhất của châu Á trên thế giới bên cạnh đài Vatican, đã kỉ niệm 40 năm phát sóng với chủ đề “Vượt qua các biên giới, Chia sẻ Chúa Kitô” vào ngày 15–16 tháng 4 vừa qua tại trụ sở của Đài ở Quezon City, Metro Manila.
Lễ kỉ niệm bắt đầu từ ngày 15.04 với cuộc hội thảo mang tên “Phát thanh Công giáo tại châu Á”. Mở đầu là bài thuyết trình của giáo sư Chainarong Monthienvichienchai, viện trưởng Đại học Saint John, Bangkok về Những kinh nghiệm phát thanh của RVA dành cho Trung Quốc, Ấn độ, Myanmar cùng những trải nghiệm bản thân về phát thanh tại châu Á. Bà Irmgard Icking (Missio), điều phối viên quỹ châu Âu dành cho các chương trình cùa RVA, nhấn mạnh đặc biệt đến trách nhiệm của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) như một tổ chức của Giáo Hội về việc lập kế hoạch và tài trợ cho Đài. Như đã xác nhận tại Phiên họp toàn thể FABC lần thứ nhất ở Taipei (năm 1974) và nhắc lại tại Phiên họp toàn thể ở Bandung (năm 1990), FABC cần “tham gia chặt chẽ vào việc tài trợ và giúp ổn định về tài chính cho các hoạt động của RVA.” Bà nói, FABC cũng như RVA không nên né tránh việc tự lượng giá một cách nghiêm khắc vì “thiếu hoạch định là tự chuốc lấy thất bại”.
Lễ kỉ niệm chính thức diễn ra ngày 16.04 với thánh lễ do Đức TGM Claudio Ma. Celli, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về Truyền thông xã hội, chủ sự. Cùng đồng tế có hai Hồng Y, Khâm sứ Tòa thánh tại Philippines: TGM Edward Joseph Adams, 17 giám mục, trong đó có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, chủ tịch Ủy ban Truyền thông xã hội trực thuộc HĐGM Việt Nam và rất đông linh mục. Hơn 300 khách mời cũng có mặt.
Nhiều giám mục và đại sứ Đức tại Philippines đã đọc diễn văn chúc mừng. Còn Đức TGM Oswald Gomis (Colombo) chia sẻ những kinh nghiệm của ngài ngay từ những năm 1970 với Đài Phát thanh Chân Lý Á châu, mà Văn phòng Truyền thông xã hội của FABC được khai sinh từ đó.
Các phần thưởng ghi nhận công lao đã được trao cho nhiều tổ chức khác nhau. Giải thưởng “Hồng Y Sin – RVA” được thiết lập nhân dịp kỉ niệm này và lần đầu tiên được trao cho Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, giám đốc chương trình của Đài, người bắt đầu làm việc ở RVA từ năm 1978 với chức vụ sản xuất các chương trình tiếng Việt.
RVA phát thanh 15 ngôn ngữ khác nhau đến 20 quốc gia Á châu, gồm cả nhiều giờ hướng đến lục địa Trung Hoa và hai tiếng rưỡi hướng đến Việt Nam. Đài cũng phát lại chương trình hằng ngày bằng tiếng Phổ thông của đài Vatican dành cho Trung Quốc và dành một số chương trình phát trên internet.
Lễ kỉ niệm bắt đầu từ ngày 15.04 với cuộc hội thảo mang tên “Phát thanh Công giáo tại châu Á”. Mở đầu là bài thuyết trình của giáo sư Chainarong Monthienvichienchai, viện trưởng Đại học Saint John, Bangkok về Những kinh nghiệm phát thanh của RVA dành cho Trung Quốc, Ấn độ, Myanmar cùng những trải nghiệm bản thân về phát thanh tại châu Á. Bà Irmgard Icking (Missio), điều phối viên quỹ châu Âu dành cho các chương trình cùa RVA, nhấn mạnh đặc biệt đến trách nhiệm của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) như một tổ chức của Giáo Hội về việc lập kế hoạch và tài trợ cho Đài. Như đã xác nhận tại Phiên họp toàn thể FABC lần thứ nhất ở Taipei (năm 1974) và nhắc lại tại Phiên họp toàn thể ở Bandung (năm 1990), FABC cần “tham gia chặt chẽ vào việc tài trợ và giúp ổn định về tài chính cho các hoạt động của RVA.” Bà nói, FABC cũng như RVA không nên né tránh việc tự lượng giá một cách nghiêm khắc vì “thiếu hoạch định là tự chuốc lấy thất bại”.
Lễ kỉ niệm chính thức diễn ra ngày 16.04 với thánh lễ do Đức TGM Claudio Ma. Celli, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về Truyền thông xã hội, chủ sự. Cùng đồng tế có hai Hồng Y, Khâm sứ Tòa thánh tại Philippines: TGM Edward Joseph Adams, 17 giám mục, trong đó có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, chủ tịch Ủy ban Truyền thông xã hội trực thuộc HĐGM Việt Nam và rất đông linh mục. Hơn 300 khách mời cũng có mặt.
Nhiều giám mục và đại sứ Đức tại Philippines đã đọc diễn văn chúc mừng. Còn Đức TGM Oswald Gomis (Colombo) chia sẻ những kinh nghiệm của ngài ngay từ những năm 1970 với Đài Phát thanh Chân Lý Á châu, mà Văn phòng Truyền thông xã hội của FABC được khai sinh từ đó.
Các phần thưởng ghi nhận công lao đã được trao cho nhiều tổ chức khác nhau. Giải thưởng “Hồng Y Sin – RVA” được thiết lập nhân dịp kỉ niệm này và lần đầu tiên được trao cho Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, giám đốc chương trình của Đài, người bắt đầu làm việc ở RVA từ năm 1978 với chức vụ sản xuất các chương trình tiếng Việt.
RVA phát thanh 15 ngôn ngữ khác nhau đến 20 quốc gia Á châu, gồm cả nhiều giờ hướng đến lục địa Trung Hoa và hai tiếng rưỡi hướng đến Việt Nam. Đài cũng phát lại chương trình hằng ngày bằng tiếng Phổ thông của đài Vatican dành cho Trung Quốc và dành một số chương trình phát trên internet.
Người trẻ không cần bọc cao su và thuốc ngừa thai, nhưng cần cảm nghiệm được hạnh phúc trong những liên hệ chân chính
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
01:35 22/04/2009
Trong tuần qua, Quốc Hội Bỉ đã buộc bà Đại Sứ Bỉ tại Vatican trình lên Toà Thánh kháng thư của họ về lời tuyên bố chống phân phát bọc cao su của Đức Thánh Cha Benêđictô XVI trong chuyến Tông Du Phi Châu vừa qua. Không những thế, có một số người Công Giáo Việt Nam cũng tỏ ra đồng ý với báo chí và dư luận trong việc chỉ trích ĐTC. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về lời tuyên bố của ĐTC, chúng tôi mạo muội phiên dịch Tuyên Cáo của Hiệp Hội Gia Đình Hành Động Phi Châu (La Fédération Africaine D’Action Familiale - FFAA) về bọc cao su được công bố ngày 25 tháng 3 năm 2009. Trong đó Hiệp Hội này hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ĐTC.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Chúng ta có hiểu ĐTC có ý nói gì không?
Chúng tôi, 30 đoàn thể thuộc Hiệp Hội Gia Đình Hành Động Phi Châu từ 20 quốc gia Phi Châu: Burundi, Burkina Faso, Cameroun, Togo, Côte d'Ivoire, Tanzanie, Uganda, Rwanda, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo (RDC), Nigeria, Madagascar, Ile Maurice, Malawi, Cộng Hòa Nam Phi, Sénégal, Soudan, Zimbabwe, Tchad, Kenya, ước mong trình bày ý kiến của chúng tôi trong cuộc bút chiến về vấn đề bọc cao su.
Điều mà chúng ta đã được nghe từ lời tuyên bố của ĐTC là: Bệnh AIDS/SIDA là một tai họa. Ngài mời gọi chúng ta, hơn bao giờ hết, hãy nhân bản hóa bản năng tính dục, cùng giúp đỡ những người đang bị bệnh, và bảo chúng ta rằng vấn đề ấy không thể được giải quyết bằng việc phân phát bọc cao su, mà ngược lại, việc phân phát này còn làm cho vấn đề thêm trầm trọng.
Nhiệm vụ của chúng tôi không phải là bàn luận về lời tuyên bố hay giá trị hoặc hình thức của lời tuyên bố ấy. Nhân cuộc bút chiến về vấn đề này, chúng tôi đưa ra quan điểm của chúng tôi dựa vào một số nhận xét thưc tế. Thực ra, chúng tôi gặp rất nhiều người Phi Châu trẻ cũng như già, là những người tin chắc rằng giải pháp để chống lại HIV/AIDS/SIDA không phải là bọc cao su mà là giáo dục về bản năng giới tính. Nhiều thế hệ đã đồng hóa lục địa Phi Châu với một nơi hàm chứa những mẫu gương văn hóa và truyền thống phong phú về sự tôn trọng giá trị gia đình qua những thử thách của thời gian. Trong nhiều truyền thống của chúng tôi, sự giáo dục này cần thiết để sống một đời sống tính dục thỏa mãn và một tình yêu chân chính, đưa đến một hôn nhân hạnh phúc và một thành quả về thể chất cũng như tinh thần. Quan niệm này về giáo dục có khả năng làm cho con người trở nên một người trưởng thành tự do. Sự hiểu biết của chúng tôi về “bản năng tính dục được nhân bản hóa” (sexualité humanisée) nói lên và đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói đến dựa trên sự thật là việc giáo dục phải bao gồm một sự kiện, là bản năng tính dục không chỉ giới hạn về sinh lý hay sinh dục, mà còn là việc học để sống với một bình diện khác có tính cách xã hội, tôn giáo và linh thánh. Mục đích của bình diện này là bày tỏ tình yêu chân thật và dựa trên sự tin tưởng cùng chấp nhận lẫn nhau.
Điều này không có nghĩa là chúng tôi phủ nhận tiến bộ, như một thành ngữ Côngô nói: “Nếu bạn thay đổi xứ sở, thì hãy thay đổi cách sống”, nhưng chúng ta phải biết rằng: “cây không thể không có rễ” (thành ngữ Manđingô). Trong việc tìm kiếm một cách sống mới thích hợp và chấp nhận được, người Phi Châu ngày nay, nhằm mục đích tạo ra một sự pha trộn cách hoà hợp truyền thống văn hoá xã hội phức tạp vẫn còn tiếp tục hình thành cá tính của người ấy với những đóng góp hiện đại, là những đóng góp không duy trì những giá trị cổ truyền mà còn thêm vào đó những giá trị tân thời, đang loại bỏ những thiếu xót của cả hai. Trong số những đóng góp hiện đại có bọc cao su.
Không phải tất cả những gì hiện đại đều là những điều tốt nhất. Trái với việc thực hành tiết dục, việc phân phát bọc cao su thì dễ dàng và đôi khi còn được coi là năng nổ. Nhưng việc phân phát bọc cao su một cách lạm dụng, thiếu kiểm soát, bừa bãi và vô trách nhiệm đã khuyến khích những người trẻ trở thành hỗn loạn về tính dục.
Chúng tôi hy vọng rằng những cơ quan quốc tế lắng nghe tiếng nói của những người Phi Châu, là những người muốn có một ý thức chắc chắn về nhân phẩm trong kinh nghiệm về tính dục. Việc giáo dục về trách nhiệm, về ý nghĩa của phái tính, về việc sống một tình yêu trong mọi bình diện của nó, là điều thích hợp cho giới trẻ Phi Châu. Giới trẻ cần những tài liệu tham khảo, và trên hết, những mẫu gương thích hợp và sống động. Cho nên chúng tôi không sợ nói lên với các em những gì chúng tôi tin. Không cần phải mị dân. Đừng ngại đòi hỏi người ta phải cố gắng, và đừng sợ, nếu cần, phải đề ra một ý tưởng có tính cách đòi hỏi, làm như thế (phát bọc cao su) là không kính trọng các em. Nhất là việc tin rằng những người trẻ không có khả năng yêu thương. Những người trẻ không cần người lớn phân phát bọc cao su và thuốc ngừa thai cho các em. Những thứ đó đã dư thừa. Điều các em tìm là những người lớn hạnh phúc trong đời sống phái tính và giúp các em cảm nghiệm được những liên hệ chân chính.
Thực ra, trong một nước như Uganda, qua một chiến dịch giáo dục vê việc tiết dục trước khi thành hôn và chung thủy trong hôn nhân, mức độ lan tràn của dịch (AIDS/SADA) đã giảm bớt một cách đáng kể trong những năm gần đây. Tạp chí khoa học Hoa Kỳ tên là Science số 304, vào ngày 30 tháng 4 năm 2004, đã đăng một bài của hai nhà khảo cứu thuộc Đại Học Cambridge, là các ông Rand L. Stoneburner và Daniel Low-Beern, về hiệu quả của cuộc chiến chống bệnh AIDS/SIDA tại Uganda. Theo hai nhà khảo cứu này thì sự giảm thiểu của bệnh AIDS/SIDA tại xứ này được cắt nghĩa bằng chiến dịch duy nhât ấy. Sứ điệp được truyền đi trong dân chúng nhấn mạnh đến sự gia tăng hoành hành của bệnh tật vì bệnh AIDS/SIDA, và phương tiện chính để truyền các vi khuẩn là qua tính dục. Nhưng nguồn gốc của phương thức này và sự thành công của nó, chính là việc quảng bá sự chung thủy và tiết dục, thay vì việc phân phát bọc cao su và thử nghiệm HIV như thưởng làm.
Để tránh sự lan tràn của bệnh AIDS/SIDA một cách lâu dài, chúng ta phải tin vào khả năng sống đời phái tính cách trọn vẹn và trách nhiệm của những người trẻ trong phạm vi chung thủy và tiết dục. Sự thay đổi trong cách sống, một cách sống hấp dẫn đối với người trẻ, là một tiến trình có thể được quảng bá bởi người lớn và chính những người trẻ.
LÀM ƠN GIÚP CHÚNG TÔI GIỮ ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TÔI.
TRONG KHI CHÚNG TA, NGƯỜI PHI CHÂU, ĐỪNG PHẠM LỖI KHÔNG CHIẾN ĐẤU.
Danielle Sauvage
Chủ Tịch của Hiệp Hội Gia Đình Hành Động Phi Châu (FAAF)
Phaolô Phạm Xuân Khôi
* * *
Cuộc Bút Chiến về Lời Tuyên Bố của ĐTC về Bọc Cao Su
(Polemique sur la Declaration du Pape sur le Preservatif)
(Polemique sur la Declaration du Pape sur le Preservatif)
Chúng ta có hiểu ĐTC có ý nói gì không?
Chúng tôi, 30 đoàn thể thuộc Hiệp Hội Gia Đình Hành Động Phi Châu từ 20 quốc gia Phi Châu: Burundi, Burkina Faso, Cameroun, Togo, Côte d'Ivoire, Tanzanie, Uganda, Rwanda, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo (RDC), Nigeria, Madagascar, Ile Maurice, Malawi, Cộng Hòa Nam Phi, Sénégal, Soudan, Zimbabwe, Tchad, Kenya, ước mong trình bày ý kiến của chúng tôi trong cuộc bút chiến về vấn đề bọc cao su.
Điều mà chúng ta đã được nghe từ lời tuyên bố của ĐTC là: Bệnh AIDS/SIDA là một tai họa. Ngài mời gọi chúng ta, hơn bao giờ hết, hãy nhân bản hóa bản năng tính dục, cùng giúp đỡ những người đang bị bệnh, và bảo chúng ta rằng vấn đề ấy không thể được giải quyết bằng việc phân phát bọc cao su, mà ngược lại, việc phân phát này còn làm cho vấn đề thêm trầm trọng.
Nhiệm vụ của chúng tôi không phải là bàn luận về lời tuyên bố hay giá trị hoặc hình thức của lời tuyên bố ấy. Nhân cuộc bút chiến về vấn đề này, chúng tôi đưa ra quan điểm của chúng tôi dựa vào một số nhận xét thưc tế. Thực ra, chúng tôi gặp rất nhiều người Phi Châu trẻ cũng như già, là những người tin chắc rằng giải pháp để chống lại HIV/AIDS/SIDA không phải là bọc cao su mà là giáo dục về bản năng giới tính. Nhiều thế hệ đã đồng hóa lục địa Phi Châu với một nơi hàm chứa những mẫu gương văn hóa và truyền thống phong phú về sự tôn trọng giá trị gia đình qua những thử thách của thời gian. Trong nhiều truyền thống của chúng tôi, sự giáo dục này cần thiết để sống một đời sống tính dục thỏa mãn và một tình yêu chân chính, đưa đến một hôn nhân hạnh phúc và một thành quả về thể chất cũng như tinh thần. Quan niệm này về giáo dục có khả năng làm cho con người trở nên một người trưởng thành tự do. Sự hiểu biết của chúng tôi về “bản năng tính dục được nhân bản hóa” (sexualité humanisée) nói lên và đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói đến dựa trên sự thật là việc giáo dục phải bao gồm một sự kiện, là bản năng tính dục không chỉ giới hạn về sinh lý hay sinh dục, mà còn là việc học để sống với một bình diện khác có tính cách xã hội, tôn giáo và linh thánh. Mục đích của bình diện này là bày tỏ tình yêu chân thật và dựa trên sự tin tưởng cùng chấp nhận lẫn nhau.
Điều này không có nghĩa là chúng tôi phủ nhận tiến bộ, như một thành ngữ Côngô nói: “Nếu bạn thay đổi xứ sở, thì hãy thay đổi cách sống”, nhưng chúng ta phải biết rằng: “cây không thể không có rễ” (thành ngữ Manđingô). Trong việc tìm kiếm một cách sống mới thích hợp và chấp nhận được, người Phi Châu ngày nay, nhằm mục đích tạo ra một sự pha trộn cách hoà hợp truyền thống văn hoá xã hội phức tạp vẫn còn tiếp tục hình thành cá tính của người ấy với những đóng góp hiện đại, là những đóng góp không duy trì những giá trị cổ truyền mà còn thêm vào đó những giá trị tân thời, đang loại bỏ những thiếu xót của cả hai. Trong số những đóng góp hiện đại có bọc cao su.
Không phải tất cả những gì hiện đại đều là những điều tốt nhất. Trái với việc thực hành tiết dục, việc phân phát bọc cao su thì dễ dàng và đôi khi còn được coi là năng nổ. Nhưng việc phân phát bọc cao su một cách lạm dụng, thiếu kiểm soát, bừa bãi và vô trách nhiệm đã khuyến khích những người trẻ trở thành hỗn loạn về tính dục.
Chúng tôi hy vọng rằng những cơ quan quốc tế lắng nghe tiếng nói của những người Phi Châu, là những người muốn có một ý thức chắc chắn về nhân phẩm trong kinh nghiệm về tính dục. Việc giáo dục về trách nhiệm, về ý nghĩa của phái tính, về việc sống một tình yêu trong mọi bình diện của nó, là điều thích hợp cho giới trẻ Phi Châu. Giới trẻ cần những tài liệu tham khảo, và trên hết, những mẫu gương thích hợp và sống động. Cho nên chúng tôi không sợ nói lên với các em những gì chúng tôi tin. Không cần phải mị dân. Đừng ngại đòi hỏi người ta phải cố gắng, và đừng sợ, nếu cần, phải đề ra một ý tưởng có tính cách đòi hỏi, làm như thế (phát bọc cao su) là không kính trọng các em. Nhất là việc tin rằng những người trẻ không có khả năng yêu thương. Những người trẻ không cần người lớn phân phát bọc cao su và thuốc ngừa thai cho các em. Những thứ đó đã dư thừa. Điều các em tìm là những người lớn hạnh phúc trong đời sống phái tính và giúp các em cảm nghiệm được những liên hệ chân chính.
Thực ra, trong một nước như Uganda, qua một chiến dịch giáo dục vê việc tiết dục trước khi thành hôn và chung thủy trong hôn nhân, mức độ lan tràn của dịch (AIDS/SADA) đã giảm bớt một cách đáng kể trong những năm gần đây. Tạp chí khoa học Hoa Kỳ tên là Science số 304, vào ngày 30 tháng 4 năm 2004, đã đăng một bài của hai nhà khảo cứu thuộc Đại Học Cambridge, là các ông Rand L. Stoneburner và Daniel Low-Beern, về hiệu quả của cuộc chiến chống bệnh AIDS/SIDA tại Uganda. Theo hai nhà khảo cứu này thì sự giảm thiểu của bệnh AIDS/SIDA tại xứ này được cắt nghĩa bằng chiến dịch duy nhât ấy. Sứ điệp được truyền đi trong dân chúng nhấn mạnh đến sự gia tăng hoành hành của bệnh tật vì bệnh AIDS/SIDA, và phương tiện chính để truyền các vi khuẩn là qua tính dục. Nhưng nguồn gốc của phương thức này và sự thành công của nó, chính là việc quảng bá sự chung thủy và tiết dục, thay vì việc phân phát bọc cao su và thử nghiệm HIV như thưởng làm.
Để tránh sự lan tràn của bệnh AIDS/SIDA một cách lâu dài, chúng ta phải tin vào khả năng sống đời phái tính cách trọn vẹn và trách nhiệm của những người trẻ trong phạm vi chung thủy và tiết dục. Sự thay đổi trong cách sống, một cách sống hấp dẫn đối với người trẻ, là một tiến trình có thể được quảng bá bởi người lớn và chính những người trẻ.
LÀM ƠN GIÚP CHÚNG TÔI GIỮ ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TÔI.
TRONG KHI CHÚNG TA, NGƯỜI PHI CHÂU, ĐỪNG PHẠM LỖI KHÔNG CHIẾN ĐẤU.
Danielle Sauvage
Chủ Tịch của Hiệp Hội Gia Đình Hành Động Phi Châu (FAAF)
Sức mạnh của lời nói còn hơn bom nguyên tử!
Đặng Bảo
04:43 22/04/2009
Hôn nhân gia đình giữa một nam một nữ mà chúng ta được thừa hưởng đã được cô Prejean dự thi Hoa Hậu vòng chung kết xác định và vinh danh.
Xin trích from BBC News: At the Miss USA Beauty Pageant - "We live in a land where you can choose same-sex marriage or opposite marriage," said Ms Prejean, in a section of the show that has become a popular clip on YouTube.
"I believe that a marriage should be between a man and a woman," she continued.
"No offence to anybody out there, but that's how I was raised."
Một câu trả lời có một sức mạnh bênh vực và bảo vệ hôn nhân gia đình giữa người nam và người nữ mà TT Obama, các vị nghị sĩ, dân biểu. ..có thể đã không can đảm nói lên vì sợ đảng không chọn ra tranh cử hay có thể bị "thất cử" vì Gay/Lesbian groups hay Hollywood không tài trợ và các cơ quan truyền thông "liberal" không yểm trợ.
Cô Prejean mặc dầu đã mất chức Hoa Khôi mà tương lai đầy phú quý vinh hoa đang mở rộng chờ đón. .. Nhưng cô đã giữ được niềm tin của cô vào truyền thống hôn nhân gia đình giữa người nam người nữ trước một rừng ống kính thu hình và được truyền đi trên toàn thế giới là một việc làm "vinh danh" bố mẹ của cô và tất cả những cặp vợ chồng trong đó có cha mẹ của chúng ta và những thế hệ kế tiếp.
Nên nhớ rằng, không thể gọi hay lẫn lộn "hôn nhân gia đình" giữa người nam và người nữ với hai nam, hay hai nữ với nhau; nhưng phải đặt một tên khác mà hiện nay người ta gọi nhưng cặp nam nam, nữ nữ sống chung với nhau là "partner".
Xin trích from BBC News: At the Miss USA Beauty Pageant - "We live in a land where you can choose same-sex marriage or opposite marriage," said Ms Prejean, in a section of the show that has become a popular clip on YouTube.
Hoa hậu Kristen Dalton và Á hậu Carrie Prejean |
"No offence to anybody out there, but that's how I was raised."
Một câu trả lời có một sức mạnh bênh vực và bảo vệ hôn nhân gia đình giữa người nam và người nữ mà TT Obama, các vị nghị sĩ, dân biểu. ..có thể đã không can đảm nói lên vì sợ đảng không chọn ra tranh cử hay có thể bị "thất cử" vì Gay/Lesbian groups hay Hollywood không tài trợ và các cơ quan truyền thông "liberal" không yểm trợ.
Cô Prejean mặc dầu đã mất chức Hoa Khôi mà tương lai đầy phú quý vinh hoa đang mở rộng chờ đón. .. Nhưng cô đã giữ được niềm tin của cô vào truyền thống hôn nhân gia đình giữa người nam người nữ trước một rừng ống kính thu hình và được truyền đi trên toàn thế giới là một việc làm "vinh danh" bố mẹ của cô và tất cả những cặp vợ chồng trong đó có cha mẹ của chúng ta và những thế hệ kế tiếp.
Nên nhớ rằng, không thể gọi hay lẫn lộn "hôn nhân gia đình" giữa người nam và người nữ với hai nam, hay hai nữ với nhau; nhưng phải đặt một tên khác mà hiện nay người ta gọi nhưng cặp nam nam, nữ nữ sống chung với nhau là "partner".
Á hậu Mỹ không hối hận vì câu trả lời chống lại hôn nhân đồng tính
Dân Trí
15:52 22/04/2009
(Dân trí) - Carrie Prejean, người đẹp California được cho là sẽ trở thành Hoa hậu Mỹ 2009 nếu trong phần trả lời ứng xử cô không nói rằng cô tin “hôn nhân phải là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà”.
Carrie Prejean, 21 tuổi, cao 1,8m, Hoa hậu bang California 2009 vừa trở thành Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu Mỹ 2009. Kết quả này khiến nhiều người yêu mến Carrie Prejean cảm thấy tiếc nuối bởi trước đêm chung kết, Carrie Prejean là ứng cử viên sáng giá nhất cho danh hiệu Hoa hậu.
Báo chí Mỹ đã bình luận rằng, chính phần trả lời ứng xử của Carrie Prejean đã khiến cô tuột mất vương miện Hoa hậu vào tay Kristen Dalton bởi trong phần trả lời của mình, Carrie Prejean đã phủ nhận hôn nhân đồng tính.
Trong đêm chung kết Hoa hậu Mỹ, Carrie Prejean nhận được câu hỏi từ Blogger nổi tiếng Perez Hilton (một “ngôi sao” công khai giới tính thứ ba của mình). Perez Hilton đã hỏi Carrie Prejean rằng: “Vermont là bang thứ 4 ở Mỹ cho phép hợp thức hóa hôn nhân đồng tính, cô nghĩ các bang còn lại có nên hợp thức hóa hôn nhân đồng tính không, tại sao có và tại sao không?”.
Carrie Prejean đã trả lời rằng: “Chúng ta đang sống ở một đất nước mà bạn có thể chọn hôn nhân đồng tính hoặc ngược lại, điều này rất tuyệt nhưng với tôi, tôi tin rằng hôn nhân chỉ nên là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà. Tôi không ám chỉ tới bất cứ ai ở đây nhưng tôi đã được giáo dục như vậy. Xin cảm ơn”.
Với câu trả lời này của Carrie Prejean, khán giả đã có những phản ứng trái chiều. Một nửa thì ủng hộ ý kiến của Carrie Prejean và một nửa khác lại la ó phản đối cô. Ngay chính thành viên ban giám khảo Perez Hilton - khi kết thúc đêm thi cũng phản đối cô trên blog riêng. Perez Hilton nói rằng: Carrie Prejean dốt nát và nếu cô được trao vương miện thì chính anh ta sẽ nhảy lên sân khấu tước vương miện của cô. Perez Hilton tin rằng, câu trả lời của Carrie Prejean “kỳ thị hàng triệu người đồng tính ở Mỹ” trong khi đó hoa hậu phải là đại diện cho tất cả những người dân Mỹ.
Trả lời phỏng vấn tờ Fox News ngày 22/4, á hậu Mỹ Carrie Prejean cho biết: “Tôi không hối hận vì câu trả lời của mình. Có Chúa chứng giám, tôi đã nói rất thật. Sau đêm thi, tôi nhận được rất nhiều điện thoại, lời chia sẻ của mọi người, họ nói họ ủng hộ tôi vì tôi đã nói thật suy nghĩ của mình. Điều đó khiến tôi trở thành người chiến thắng thực sự của đêm thi”.
“Trước đêm thi, tôi rất sợ nếu bị hỏi về chủ đề này. Tôi luôn cầu mong sẽ không bị hỏi về hôn nhân đồng tính. Nếu nhận được một câu hỏi khác, chắc chắn tôi đã là người chiến thắng”.
“Về phản ứng của Hilton, tôi biết anh ấy thích tranh luận nhưng tôi đã nói thực lòng. Anh ta hỏi tôi ý kiến của tôi và tôi trả lời thật. Tôi không chống lại những người đồng tính, tôi cũng không xúc phạm ai trong câu trả lời của mình”.
Hôn nhân đồng tính là một đề tài rất nóng bỏng trên chính trường Mỹ trong suốt thời gian qua. Hiện có 4 bang ở Mỹ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới còn nhiều bang khác thì không.
(Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/dantri.com.vn/A-hau-My-khong-hoi-han-vi-cau-tra-loi-chong-lai-hon-nhan-dong-tinh/2660362.epi)
Carrie Prejean, 21 tuổi, cao 1,8m, Hoa hậu bang California 2009 vừa trở thành Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu Mỹ 2009. Kết quả này khiến nhiều người yêu mến Carrie Prejean cảm thấy tiếc nuối bởi trước đêm chung kết, Carrie Prejean là ứng cử viên sáng giá nhất cho danh hiệu Hoa hậu.
Báo chí Mỹ đã bình luận rằng, chính phần trả lời ứng xử của Carrie Prejean đã khiến cô tuột mất vương miện Hoa hậu vào tay Kristen Dalton bởi trong phần trả lời của mình, Carrie Prejean đã phủ nhận hôn nhân đồng tính.
Trong đêm chung kết Hoa hậu Mỹ, Carrie Prejean nhận được câu hỏi từ Blogger nổi tiếng Perez Hilton (một “ngôi sao” công khai giới tính thứ ba của mình). Perez Hilton đã hỏi Carrie Prejean rằng: “Vermont là bang thứ 4 ở Mỹ cho phép hợp thức hóa hôn nhân đồng tính, cô nghĩ các bang còn lại có nên hợp thức hóa hôn nhân đồng tính không, tại sao có và tại sao không?”.
Carrie Prejean đã trả lời rằng: “Chúng ta đang sống ở một đất nước mà bạn có thể chọn hôn nhân đồng tính hoặc ngược lại, điều này rất tuyệt nhưng với tôi, tôi tin rằng hôn nhân chỉ nên là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà. Tôi không ám chỉ tới bất cứ ai ở đây nhưng tôi đã được giáo dục như vậy. Xin cảm ơn”.
Với câu trả lời này của Carrie Prejean, khán giả đã có những phản ứng trái chiều. Một nửa thì ủng hộ ý kiến của Carrie Prejean và một nửa khác lại la ó phản đối cô. Ngay chính thành viên ban giám khảo Perez Hilton - khi kết thúc đêm thi cũng phản đối cô trên blog riêng. Perez Hilton nói rằng: Carrie Prejean dốt nát và nếu cô được trao vương miện thì chính anh ta sẽ nhảy lên sân khấu tước vương miện của cô. Perez Hilton tin rằng, câu trả lời của Carrie Prejean “kỳ thị hàng triệu người đồng tính ở Mỹ” trong khi đó hoa hậu phải là đại diện cho tất cả những người dân Mỹ.
Trả lời phỏng vấn tờ Fox News ngày 22/4, á hậu Mỹ Carrie Prejean cho biết: “Tôi không hối hận vì câu trả lời của mình. Có Chúa chứng giám, tôi đã nói rất thật. Sau đêm thi, tôi nhận được rất nhiều điện thoại, lời chia sẻ của mọi người, họ nói họ ủng hộ tôi vì tôi đã nói thật suy nghĩ của mình. Điều đó khiến tôi trở thành người chiến thắng thực sự của đêm thi”.
“Trước đêm thi, tôi rất sợ nếu bị hỏi về chủ đề này. Tôi luôn cầu mong sẽ không bị hỏi về hôn nhân đồng tính. Nếu nhận được một câu hỏi khác, chắc chắn tôi đã là người chiến thắng”.
“Về phản ứng của Hilton, tôi biết anh ấy thích tranh luận nhưng tôi đã nói thực lòng. Anh ta hỏi tôi ý kiến của tôi và tôi trả lời thật. Tôi không chống lại những người đồng tính, tôi cũng không xúc phạm ai trong câu trả lời của mình”.
Hôn nhân đồng tính là một đề tài rất nóng bỏng trên chính trường Mỹ trong suốt thời gian qua. Hiện có 4 bang ở Mỹ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới còn nhiều bang khác thì không.
(Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/dantri.com.vn/A-hau-My-khong-hoi-han-vi-cau-tra-loi-chong-lai-hon-nhan-dong-tinh/2660362.epi)
Top Stories
Vietnam: l’issue de leur première réunion annuelle, les évêques publient le compte rendu de leurs débats
Eglises d'Asie
00:56 22/04/2009
La première assemblée annuelle de la conférence épiscopale du Vietnam, entamée le 13 avril au Centre marial du Cap Saint-Jacques, s'est achevée le 17 avril par un court compte rendu des travaux des évêques. Ce communiqué signale en particulier que la préparation de l'année sainte 2010, avec la grande assemblée du Peuple de Dieu qui en constituera le cœur, a été au centre des débats. La discussion sur les moyens de communication a aussi été un moment important de cette assemblée (1). Cependant, de nombreux autres sujets ont été évoqués.
Le troisième jour, le 15 avril 2009, l'assemblée a écouté avec beaucoup d'intérêt la mise au point de Mgr Étienne Nguyên Nhu Thê, archevêque de Huê, concernant les derniers développements de la situation au Centre de pèlerinage marial de La Vang. Par des négociations avec le gouvernement, l'archevêché a pu récupérer la totalité du territoire du sanctuaire d'une superficie d'environ 34 hectares. Les autorités ont, par ailleurs, accepté que sur ce terrain soit construit un centre de pèlerinage de l'Eglise catholique du Vietnam. L'archevêque a exposé à l'assemblée les différentes facettes du projet de construction. Depuis de nombreuses années, le sanctuaire de La Vang accueille des foules très nombreuses, surtout lors des pèlerinages annuels. Dans l'avenir, des congrès internationaux, des réunions, des séminaires, des colloques, des retraites et des sessions de formation pourront y être organisés. Le projet mis en place prévoit également que le centre puisse être utilisé comme lieu d'études et d'enseignement. L'archevêché de Huê lance un concours et prendra connaissance de tous les projets architecturaux qui lui seront envoyés. Ils seront exposés afin que le peuple de Dieu ainsi que le jury spécialisé puissent apporter leur opinion et choisir le projet le plus convenable.
Les évêques ont également préparé ensemble le prochain voyage « ad limina » à Rome. Les diverses commissions épiscopales ont été chargées de préciser les différents détails concrets qui seront consignés dans le rapport des évêques. En raison des besoins criants en ce domaine, le thème de l'éducation nationale qui avait fait l'objet, les deux années précédentes, de débats et de lettres communes, a été repris cette année encore. Les évêques ont décidé de fonder une commission de l'éducation chrétienne et ont choisi comme président Mgr Pierre Kham, le nouvel évêque auxiliaire de Saïgon. D'autres décisions ont été prises par l'assemblée, concernant les textes liturgiques, la retraite des prêtres âgés, le choix de sujets en vue du XIIIe synode des évêques de Rome, les événements qui marqueront l'année du prêtre (2), la participation à la session de formation sacerdotale qui aura lieu à Taïwan et enfin la future canonisation de Mgr Pallu et Mgr Lambert de la Motte, vicaires apostoliques envoyés par le pape en Asie au XVIIe siècle, fondateurs de la Société des Missions Etrangères (MEP). Il a été décidé que la prochaine réunion annuelle se tiendrait du 5 au 10 octobre 2009 (3).
(1) Voir dépêche EDA du 16 avril 2009
(2) Le pape Benoît XVI a proclamé une année du sacerdoce du 19 juin 2009 au 19 juin 2010, dans le cadre du 150e anniversaire de la mort du Curé d’Ars, modèle du prêtre.
(3) L'ensemble de ces informations est tiré du nouveau site de la conférence épiscopale du Vietnam: http://hdgmvietnam.org
(Source: Eglises d'Asie, 21 avril 2009)
Le troisième jour, le 15 avril 2009, l'assemblée a écouté avec beaucoup d'intérêt la mise au point de Mgr Étienne Nguyên Nhu Thê, archevêque de Huê, concernant les derniers développements de la situation au Centre de pèlerinage marial de La Vang. Par des négociations avec le gouvernement, l'archevêché a pu récupérer la totalité du territoire du sanctuaire d'une superficie d'environ 34 hectares. Les autorités ont, par ailleurs, accepté que sur ce terrain soit construit un centre de pèlerinage de l'Eglise catholique du Vietnam. L'archevêque a exposé à l'assemblée les différentes facettes du projet de construction. Depuis de nombreuses années, le sanctuaire de La Vang accueille des foules très nombreuses, surtout lors des pèlerinages annuels. Dans l'avenir, des congrès internationaux, des réunions, des séminaires, des colloques, des retraites et des sessions de formation pourront y être organisés. Le projet mis en place prévoit également que le centre puisse être utilisé comme lieu d'études et d'enseignement. L'archevêché de Huê lance un concours et prendra connaissance de tous les projets architecturaux qui lui seront envoyés. Ils seront exposés afin que le peuple de Dieu ainsi que le jury spécialisé puissent apporter leur opinion et choisir le projet le plus convenable.
Les évêques ont également préparé ensemble le prochain voyage « ad limina » à Rome. Les diverses commissions épiscopales ont été chargées de préciser les différents détails concrets qui seront consignés dans le rapport des évêques. En raison des besoins criants en ce domaine, le thème de l'éducation nationale qui avait fait l'objet, les deux années précédentes, de débats et de lettres communes, a été repris cette année encore. Les évêques ont décidé de fonder une commission de l'éducation chrétienne et ont choisi comme président Mgr Pierre Kham, le nouvel évêque auxiliaire de Saïgon. D'autres décisions ont été prises par l'assemblée, concernant les textes liturgiques, la retraite des prêtres âgés, le choix de sujets en vue du XIIIe synode des évêques de Rome, les événements qui marqueront l'année du prêtre (2), la participation à la session de formation sacerdotale qui aura lieu à Taïwan et enfin la future canonisation de Mgr Pallu et Mgr Lambert de la Motte, vicaires apostoliques envoyés par le pape en Asie au XVIIe siècle, fondateurs de la Société des Missions Etrangères (MEP). Il a été décidé que la prochaine réunion annuelle se tiendrait du 5 au 10 octobre 2009 (3).
(1) Voir dépêche EDA du 16 avril 2009
(2) Le pape Benoît XVI a proclamé une année du sacerdoce du 19 juin 2009 au 19 juin 2010, dans le cadre du 150e anniversaire de la mort du Curé d’Ars, modèle du prêtre.
(3) L'ensemble de ces informations est tiré du nouveau site de la conférence épiscopale du Vietnam: http://hdgmvietnam.org
(Source: Eglises d'Asie, 21 avril 2009)
Federation of Vietnamese Catholics in USA: Pilgrimage at the Basilica of National Shrine of the Immaculate Conception: June 18-20, 2009
Bùi Hữu Thư
03:49 22/04/2009
Federation of Vietnamese Catholics in USA: Pilgrimage at the Basilica of National Shrine of the Immaculate Conception: June 18-20, 2009
Washington D.C. April 22, 2009: The Second Annual Pilgrimage of the Vietnamese Catholic Federation in USA will be organized at the Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception, from June 18 to 20, 2009 in Washington D.C.
This year the presiding prelate will be Archbishop Pierre Nguyen Van Tot, Vatican Ambassador to Costa Rica.
The preliminary events include two excursions for visitors from out-of-state: A visit by bus to Luray Cavern, Virginia on Tuesday June 16, and a bus tour in Washington DC on Wednesday June 17.
The various workshops on Thursday June 18 and Friday June 19 will be presented by several prominent speakers: Rev. Nguyen Khac Hy, Rev. Vu The Toan, Rev. Hoang Tat Thang, and Rev. Nguyen Thanh Binh. A youth workshop will be conducted by Sister Phuong Nhi and others.
There will be a reception at Harvest Moon Restaurant in Falls Church, Virginia on Friday evening.
On Saturday, the program will start at 11:30 PM. Due to a 9:30 AM Ordination Mass celebrated by Archbishop Donald Wuerl, this year the Marian Procession will not go around the circle in front of the basilica.
The event will end at 2:00 PM so that those pilgrims who want to return home on the same day could catch a flight out of DC.
Below is the detailed program for June 16 – June 20, 2009
Theme: “With St. Paul, We Come to Our Lady of Lavang to Tell Jesus’ Story”
Tuesday: June 16/6/09
10:00 am to 6:00 pm: excursion to Luray Cavern, Virginia, 2 hours by bus. Bus ticket $30.00/person. Bus will leave at Holy Martyrs of Vietnam. Lunch on your own. Luray Cavern admission ticket $18.00, ($13.00 for group more than 20 persons)
Wednesday: June 17/6/09
10:00 am to 6:00 pm: Sightseeing in Washington DC: White House, Pentagon, US Congress, Washington Monument….. Bus ticket: $30.00, lunch on your own.
Thursday: June 18, 2009
- Morning: Free time (Sight-seeing in DC)
- 3:00 pm: Registration in Crypt Church
- 6:00 pm: Opening Mass: Presiding: Rev Nguyen Duc Vuong, Vice President Vietnamese Catholics Federation in USA. Homily: Rev. Nguyen Thanh Chau, President Vietnamese Catholics Federation in USA, South-Eastern Region
- 7:30 pm: Seminar: Topic: “St. Paul and the Gentiles”: Rev. Nguyen Khac Hy (Crypt Church)
- 8:30 pm: Adoration of the Eucharist, Confession, Candle and Eucharistic Procession, Veneration of the Relics of Martyrs: Presiding: Rev Dinh Ngoc Que, President Vietnamese Catholics Federation in USA, South-Western Region
Friday, June 19, 2009
- 10:00 am -12:00 pm: Meeting and Sharing with the Annuncio Archbishop Peter Nguyen Van Tot. Facilitator: Rev. Tran Cong Nghi, President, Vietcatholic Network
- 12:00 – 3:00 pm: Lunch and free time.
- 3:30 pm – 5:45 pm: Group workshops, topic: "St. Paul and the Families:"
- - Adults: Rev. Vu The Toan, SJ
- - Young Adults (18-35): Rev. Hoang Tat Thang & Nguyen Thanh Binh
- - Youth (under 17): Sr. Phuong Nhi and other sisters
- 6:00 pm: Mass, presiding: Rev. Nguyen Thanh Liem, President Vietnamese Catholics Federation in USA
- 7:15 pm: Transportation to Harvest Moon Restaurant in Falls Church, VA.
- 8:00 pm: Banquet at Harvest Moon Restaurant
Saturday, June 20, 2009
- 11:30 am: Assembly and Rehearsal for Choral and Dance performances
- 12:30 pm: Solemn Mass: Archbishop Peter Nguyen Van Tot (Presiding and Preaching)
- 14:00 pm: Benediction and Closing
Complaint Against illegal construction project at the Lake Ba Giang area
Rev. Vu Khoi Phung, CSsr
07:32 22/04/2009
COMPLAINT
Re: Suspension of illegal construction project at the Lake Ba Giang area
and returning of illegally owned land to Thai Ha parish- Redemptorist Monastery.
To:
- Mr. Tran Duc Hoc, Chairman of the Dong Da district People's Committee, Hanoi city.
- Hanoi City's Committee for Religious Affairs.
- Hanoi City's Committee for Vietnam Fatherland Front.
- Hanoi City's Bureau of Architecture and Urban Planning.
- Hanoi city's Department of Public Safety.
- Hanoi City's Land and Housing Administration.
- Dong Da District's Bureau of Public Safety.
- Quang Trung ward's People's Committee.
- Quang Trung ward's Bureau of Public Safety, Dong Da district, Hanoi city.
We, the Redemptorists and faithful at Thai Ha parish would like to file a complaint to the Chairman of the People's Committee of Dong Da district, Hanoi city against the illegal appropriation and construction project at the 18,230 square meters area surrounding lake Ba Giang, Quang Trung ward, Dong Da district, Hanoi city which has been legally owned and managed by Thai Ha parish - the Redemptorist Monastery.
I. The origin of the land.
1/ Proof of ownership from the Church/Redemptorist monastery
Lake Ba Giang area is located within the administrative boundary of Quang Trung ward, Dong Da district, which our Redemptorist monastery has been awarded with land use right since 1928.
-In the first land registration filed in 1928, lake Ba Giang area was recorded in map 2, page 59, lot 230 with a certificate from the Land Registration book to verify the land use right of the Redemptorists.
-A second registration took place on Nov 10, 1961, Registration volume 1, page 584, lot 496.
- A third registration filed pursuant to the Prime Minister's directive 379 issued on July 23, 1993, in accordance with the instruction from the Committee for Religious Affairs issued on Dec4, 1993.
- A fourth registration filed pursuant to the Prime Minister's directive on April 22, 1996 in regard to the investigation on land use of the governmental body; the Hanoi People's Committee's directive 09/CT-UB on May25, 1996, in accordance with the Hanoi Land and Housing Administration Department's instruction 61/ND on June 7, 1996.
2/ Documents acknowledging the ownership and land- use rights of the Redemptorist monastery issued by Hanoi city's governmental agencies:
Hanoi People's Committee, Hanoi Land Registry Office, Dong Da District People's Committee, Quang Trung Ward People's Committee, residents living in the vicinity of lake Ba Giang and parishioners all know full well and acknowledge our land-use right.
- Report 387 BC-SDCHD from the Hanoi Land Registry Office issued on May 11, 1999 had affirmed "Lake Ba Giang area is now being under management of Thai Ha parish" and "The People's Committee of Dong Da district has proposed a plan asking the city for permission to build more residential homes"
- In Official Correspondence 64/CV-UB-DD issued on Jan 30, 1996 by the Dong Da District's People Committee seeking "a solution to resolve issues relating to the land being owned and managed by Thai Ha parish, which is being lent to (the district), now part of it is being asked to be returned for Church's use". The Correspondence in itself had acknowledged the Church's action.
Therefore, we once again affirm that the land-use right on Lake Ba Giang area belongs to Thai Ha parish-Redemptorist monastery.
Dear Mr. Chairman of the Dong Da District People's Committee, and other responsible officials,
The law of the Socialist Republic of Vietnam has dictated as follow:
Article 70 in the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam in 1992 affirmed:
" The places of worship of all faiths and religions are protected by the law."
-Circular 01/1999/TT-TGCP issued on Jun16, 1999 by the Committee for Religious Affairs had instructed to carry out a number of items in the Decree 26/1999/ND-CP on April 19, 1999 in regard to religious activities by emphasizing:" Not to let the worshiping areas be invaded. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law.", "Places of worship of faiths being lent to should be returned at the expiration of the term. If there are needs for religious use it should be agreed upon with the religious organization"
-Instruction 500 HD/TGCP issued on Dec 04, 1993 by the Committee of Religious Affairs in regard to carrying out the Prime Minister's Directive 379/TTg on religious activities had pointed out:"Do not let residents invade places of worship. In places where (occupation) is still lingering from the past, the local government has to come up with plans to clear out the area where residents are still occupying within a certain time frame.
II. CURRENT SITUATION OF THE AREA: OUR LAND BEING INVADED AND CONSTRUCTION PROJECT BEING ILLEGALLY STARTED.
The lake Ba Giang area-to which we are the rightful owner- has never been donated, leased or transferred to any individual or organization. This means we are still the owner of the land as of now.
Since 1994, we have been continuously petitioned to all levels of government asking for the return of our land in order for us to carry on our religious and charitable missions. After so many years of trying with our diligent effort, on May12, 2004 Mr. Nguyen Van Lam, deputy chief of staff in Government office had issued official correspondence 2323 which wrote:"Request the Hanoi city's People Committee to report the content of Rev. Vu Ngoc Bich's statement, the Committee for Religious Affairs is to examine, study and report to the Prime Minister prior to May 30, 2005"
We are still waiting for the matter to be rightfully and legally resolved by all levels of government and related offices, for the return of our land after the Governmental office's correspondence was issued. However, to date our request has never been responded by any one, and our land has not been returned to its owner who has sole legal land-use right in conformity with the law.
While we are always confident and patiently waiting for a reasonable and sensible solution from all levels of government, on recent days there has been activities from a construction project being underway.
This incident is causing anxiety among our community of clergy and followers at Thai Ha parish- Redemptorist monastery.
This has been viewed as an illegal action as it goes against the state's policy and constitution, as it does against morality and righteousness.
III. OUR SUGGESTION
Based on the outlined origin of the land and pursuant to the laws and regulations, we respectfully suggest the following to Mr. Chairman of the Dong Da District People's Committee, the Hanoi City's People Committee:
1. Request the Dong Da District's People Committee to take actions by ordering the suspension of construction project being in progress at the lake Ba Giang area, ceasing all work related-activities, pulling out all equipments and machinery from the premise of Thai Ha parish-Redemptorists in Hanoi.
2. Request the Dong Da District People's Committee, the Hanoi City's People Committee and other concerned offices which possess the documents showing our ownership to return the 18,230 square meters of land at the lake Ba Giang area to our parish and our Redemptorist monastery in order for us to continue our religious and charitable missions.
We are always confident at the religious land policies and the way people "live and work in accordance with our Constitutions and our law”. We also wish that the related state offices would carry out the requests mentioned above in the same manner.
We hope that our complaint will be soon processed by Mr. Chairman of Dong Da District's People Committee and other responsible offices in accordance with the law to let us have peace in our mind and our religious practice and keep on contributing to our country, our people to the best of our ability.
We, the clergy from Redemptorist monastery and all parishioners would like to extend our regards and our thanks in advance to all of you.
On behalf of the Hanoi Redemptorist Community,
(signed and sealed)
Rev. Vu Khoi Phung, CSsr
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội nghị kỳ I-2009 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
WHĐ
01:03 22/04/2009
VŨNG TẦU (Bản tin số 3- 15.04.2009) – Ngày 24.11.1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã ký Tông hiến Venerabilium Nostrorum, quyết định thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Như thế, bước vào năm 2010, Giáo Hội Việt Nam sẽ kỷ niệm 50 năm hàng giáo phẩm được thiết lập. HĐGMVN đã đệ đơn thỉnh nguyện lên Toà Thánh và đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho phép mở Năm Thánh 2010, bắt đầu từ ngày 24.11.2009 cho đến lễ Hiển Linh 2011. Đây sẽ là cơ hội để Giáo Hội nhìn lại quá khứ trong tâm tình tạ ơn và rút ra những bài học lịch sử cho việc thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng trên quê hương Việt Nam, đồng thời nhìn vào hiện tại và hướng tới tương lai với ước mong xây dựng một Giáo Hội như lòng Chúa mong ước.
Để chuẩn bị cho biến cố quan trọng này, từ một năm trước, HĐGM đã hình thành Ban Tổ chức Năm Thánh 2010 với Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn là Trưởng Ban Tổ chức, Chủ tịch đoàn gồm ba Tổng giám mục của ba Tổng giáo phận Hà Nội, Huế, Tp. HCM., 4 giám mục ủy viên là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Phêrô Trần Đình Tứ, Giuse Vũ Duy Thống và Phêrô Nguyễn Văn Khảm. Ngoài ra, Ban Thư ký Năm Thánh gồm 15 Tổng thư ký của 15 Ủy ban trực thuộc HĐGM và một số chuyên viên.
Trong Hội nghị lần này, Đức Hồng y Trưởng ban Tổ chức đã trình bày những việc đã thực hiện trong một năm vừa qua, đồng thời nêu lên những việc cần làm trong giai đoạn tới, nhằm chuẩn bị cho việc cử hành Năm Thánh cách chu đáo, cụ thể và mang lại hiệu quả tốt nhất. Theo đó, Năm Thánh sẽ được chính thức khai mạc ngày 24.11.2009 tại Hà Nội và bế mạc tại La Vang vào lễ Hiển Linh 2011. Trong năm 2010, đỉnh cao là việc cử hành Đại hội Dân Chúa, được tổ chức trong tuần lễ từ 21 đến 28 tháng 11 tại Tp. HCM. Ngoài ngày khai mạc và bế mạc chung của Giáo Hội cả nước, cũng cần ấn định ngày để mỗi giáo phận cử hành lễ khai mạc và bế mạc Năm Thánh trong giáo phận, nhằm giúp tất cả mọi tín hữu trong giáo phận cùng ý thức và tham dự.
Trong suốt Năm Thánh, cộng đồng Dân Chúa trong cả nước được mời gọi cử hành Năm Thánh theo ba trục chính: một là tuyên xưng đức tin qua việc học hỏi và tìm hiểu về Giáo Hội; hai là cử hành đức tin qua các nghi thức phụng vụ, những ngày lễ đặc biệt trong Năm Thánh, những cuộc hành hương; ba là sống đức tin trong việc phát huy sự hiệp thông và thúc đẩy sự tham gia của mọi thành phần Dân Chúa vào đời sống Giáo Hội. Các giám mục đã đưa ra nhiều sáng kiến nhằm giúp cho việc cử hành Năm Thánh mang lại ích lợi thật sự và lâu dài cho cộng đồng Dân Chúa.
Cùng với việc chuẩn bị cho Năm Thánh 2010, HĐGM cũng quan tâm cách riêng đến Năm Linh Mục, bắt đầu từ ngày 19.06.2009 và sẽ kết thúc vào ngày 19.06.2010. Các linh mục là những cộng tác viên gần gũi và nhiệt thành nhất của hàng giám mục, vì thế HĐGM mong ước Năm Linh Mục thực sự trở thành cơ hội giúp các linh mục hâm nóng nhiệt tình ơn gọi và canh tân đời sống mục vụ để trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước và như Dân Chúa ước mong. Tại Hội nghị, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Uỷ ban Linh mục–Chủng sinh, đã trình bày một vài đề xuất cụ thể cho Năm đặc biệt này đối với các linh mục.
Để chuẩn bị cho biến cố quan trọng này, từ một năm trước, HĐGM đã hình thành Ban Tổ chức Năm Thánh 2010 với Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn là Trưởng Ban Tổ chức, Chủ tịch đoàn gồm ba Tổng giám mục của ba Tổng giáo phận Hà Nội, Huế, Tp. HCM., 4 giám mục ủy viên là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Phêrô Trần Đình Tứ, Giuse Vũ Duy Thống và Phêrô Nguyễn Văn Khảm. Ngoài ra, Ban Thư ký Năm Thánh gồm 15 Tổng thư ký của 15 Ủy ban trực thuộc HĐGM và một số chuyên viên.
Trong Hội nghị lần này, Đức Hồng y Trưởng ban Tổ chức đã trình bày những việc đã thực hiện trong một năm vừa qua, đồng thời nêu lên những việc cần làm trong giai đoạn tới, nhằm chuẩn bị cho việc cử hành Năm Thánh cách chu đáo, cụ thể và mang lại hiệu quả tốt nhất. Theo đó, Năm Thánh sẽ được chính thức khai mạc ngày 24.11.2009 tại Hà Nội và bế mạc tại La Vang vào lễ Hiển Linh 2011. Trong năm 2010, đỉnh cao là việc cử hành Đại hội Dân Chúa, được tổ chức trong tuần lễ từ 21 đến 28 tháng 11 tại Tp. HCM. Ngoài ngày khai mạc và bế mạc chung của Giáo Hội cả nước, cũng cần ấn định ngày để mỗi giáo phận cử hành lễ khai mạc và bế mạc Năm Thánh trong giáo phận, nhằm giúp tất cả mọi tín hữu trong giáo phận cùng ý thức và tham dự.
Trong suốt Năm Thánh, cộng đồng Dân Chúa trong cả nước được mời gọi cử hành Năm Thánh theo ba trục chính: một là tuyên xưng đức tin qua việc học hỏi và tìm hiểu về Giáo Hội; hai là cử hành đức tin qua các nghi thức phụng vụ, những ngày lễ đặc biệt trong Năm Thánh, những cuộc hành hương; ba là sống đức tin trong việc phát huy sự hiệp thông và thúc đẩy sự tham gia của mọi thành phần Dân Chúa vào đời sống Giáo Hội. Các giám mục đã đưa ra nhiều sáng kiến nhằm giúp cho việc cử hành Năm Thánh mang lại ích lợi thật sự và lâu dài cho cộng đồng Dân Chúa.
Cùng với việc chuẩn bị cho Năm Thánh 2010, HĐGM cũng quan tâm cách riêng đến Năm Linh Mục, bắt đầu từ ngày 19.06.2009 và sẽ kết thúc vào ngày 19.06.2010. Các linh mục là những cộng tác viên gần gũi và nhiệt thành nhất của hàng giám mục, vì thế HĐGM mong ước Năm Linh Mục thực sự trở thành cơ hội giúp các linh mục hâm nóng nhiệt tình ơn gọi và canh tân đời sống mục vụ để trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước và như Dân Chúa ước mong. Tại Hội nghị, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Uỷ ban Linh mục–Chủng sinh, đã trình bày một vài đề xuất cụ thể cho Năm đặc biệt này đối với các linh mục.
Hội nghị Hội đồng Giám mục Việt Nam: dự án xây dựng Trung tâm Thánh Mẫu La Vang
WHĐ
01:05 22/04/2009
VŨNG TẦU (Bản tin số 4- 16.04.2009) – Ngày 15.04.2009, Hội nghị HĐGMVN đã được nghe Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế, trình bày về dự án xây dựng Trung tâm Thánh Mẫu La Vang. Ngài cho biết trong thời gian qua, Toà Tổng giám mục Huế đã nỗ lực cùng với Chính quyền địa phương giải toả được toàn bộ khu đất dành cho Thánh địa La Vang với diện tích khoảng 340.000 mét vuông. Chính quyền tỉnh Quảng Trị đã cấp cho Toà Tổng giám mục Huế bản vẽ địa hình địa vật của khu đất, đồng thời chấp thuận chủ trương xây dựng nơi đây thành Trung tâm hành hương của Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam.
Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, Đức Tổng giám mục Huế đã trình lên HĐGM dự án xây dựng Trung tâm Thánh Mẫu La Vang thành Trung tâm hành hương với nhiều chức năng. Trong nhiều năm qua, Thánh Địa La Vang đã là nơi thu hút khách hành hương, đặc biệt trong những cuộc hành hương lớn hằng năm và những lần tổ chức Đại hội Thánh Mẫu. Trong tương lai, Trung tâm Thánh Mẫu La Vang còn là nơi tổ chức các hội nghị quốc tế, các cuộc hội họp, tu nghị hoặc hội thảo, các cuộc tĩnh tâm và thường huấn cho nhiều giới. Dự án còn quan tâm đến việc xây dựng nơi đây thành Trung tâm nghiên cứu và giảng dạy về Thánh Mẫu học.
Để đạt kết quả tốt nhất, Đức Tổng giám mục Huế dự định sẽ tổ chức thi tuyển các đồ án thiết kế và xây dựng. Khi dự định này biến thành hiện thực, Toà Tổng giám mục Huế sẽ thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về cuộc thi tuyển, tổ chức triển lãm các đồ án dự thi để lấy ý kiến từ cộng đồng Dân Chúa khắp nơi, đồng thời mời ban giám khảo chuyên môn đánh giá, nhằm có được đồ án tốt nhất cho việc quy hoạch khu đất này.
Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, Đức Tổng giám mục Huế đã trình lên HĐGM dự án xây dựng Trung tâm Thánh Mẫu La Vang thành Trung tâm hành hương với nhiều chức năng. Trong nhiều năm qua, Thánh Địa La Vang đã là nơi thu hút khách hành hương, đặc biệt trong những cuộc hành hương lớn hằng năm và những lần tổ chức Đại hội Thánh Mẫu. Trong tương lai, Trung tâm Thánh Mẫu La Vang còn là nơi tổ chức các hội nghị quốc tế, các cuộc hội họp, tu nghị hoặc hội thảo, các cuộc tĩnh tâm và thường huấn cho nhiều giới. Dự án còn quan tâm đến việc xây dựng nơi đây thành Trung tâm nghiên cứu và giảng dạy về Thánh Mẫu học.
Để đạt kết quả tốt nhất, Đức Tổng giám mục Huế dự định sẽ tổ chức thi tuyển các đồ án thiết kế và xây dựng. Khi dự định này biến thành hiện thực, Toà Tổng giám mục Huế sẽ thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về cuộc thi tuyển, tổ chức triển lãm các đồ án dự thi để lấy ý kiến từ cộng đồng Dân Chúa khắp nơi, đồng thời mời ban giám khảo chuyên môn đánh giá, nhằm có được đồ án tốt nhất cho việc quy hoạch khu đất này.
Ủy ban Giáo dân thảo luận về vai trò của người giáo dân trong Giáo hội Việt Nam 50 năm qua
UB Giáo Dân/HĐGMVN
01:09 22/04/2009
SAIGÒN – Sáng 18-04-2009, tại giáo xứ Thánh Tống Viết Bường (P.15, quận 10, TP.HCM), Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tổ chức buổi làm việc nhằm thông qua bài viết “Vai trò người giáo dân trong Giáo hội Việt Nam 50 năm qua”, đồng thời xúc tiến việc viết bản thảo “Đề cương chung về quy chế Hội đồng Mục vụ giáo xứ” và bàn thảo việc chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc của Ủy ban giáo dân được dự trù tổ chức vào cuối tháng Bảy 2009.
Buổi làm việc được đặt dưới sự chủ tọa của Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, giám mục giáo phận Long Xuyên, Chủ tịch Ủy ban Giáo dân. Linh mục Giuse Tạ Huy Hoàng, Tổng thư kí Ủy ban điều hành buổi làm việc. Tham dự cuộc họp của Ủy ban Giáo dân có hơn 50 vị, gồm linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân. Các tham dự viên đã dành phần lớn thời gian để lắng nghe, trao đổi về bài viết “Vai trò người giáo dân trong Giáo hội Việt Nam 50 năm qua”.
Bài viết nêu bật ý nghĩa của việc tổ chức Năm Thánh đối với Giáo Hội tại Việt Nam nói chung và đối với giáo dân nói riêng: “Là ‘thời điểm của ân sủng’ để Giáo hội nhắm đến những bước phát triển mới qua việc canh tân, củng cố niềm tin vào Thiên Chúa, nỗ lực làm tỏa sáng hình ảnh Nước Trời và sống trọn vẹn căn tính đích thực của các môn đệ Đức Kitô”.
Nhìn lại 50 năm qua, bản dự thảo đưa ra nhận định: “Năm mươi năm qua của Giáo hội là những năm tháng hồng ân Chúa ban nhưng cũng là những năm tháng ‘không yên tĩnh’ của cả dân tộc” và “Giáo hội Công giáo thường xuyên bị đặt trước nhiều vấn đề đòi hỏi Giáo hội phải ‘luôn tỉnh thức’ để có thể thực thi nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó trong sự trung tín với Lời của Chúa”.
Sau khi điểm lại trên những nét lớn những chặng đường lịch sử trong 50 năm qua, bản dự thảo nêu một số đề nghị.
Đề nghị nổi bật là “Việc xây dựng sức sống hiệp nhất trong Giáo hội cũng đòi hỏi sự cấp thiết của vấn đề phải đào tạo một hàng ngũ giáo dân trưởng thành với chương trình thần học và mục vụ dành cho giáo dân. Người có nhiệm vụ đào tạo là mọi thành phần dân Chúa, cách riêng là Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Giáo dân, các giáo sĩ chuyên trách công việc đào tạo giáo dân, các tu sĩ và đặc biệt, chính giáo dân cũng phải tích cực tham gia vào công việc đào tạo giáo dân”.
Một đề nghị khác cũng rất được chú ý: “Những tiếng chuông cảnh tỉnh liên tục vang lên, những nỗ lực phải được thực hiện để Kitô hữu dấn thân xây dựng nền văn minh tình thương”.
Ngoài việc thảo luận về bài viết trong khuôn khổ những hoạt động chuẩn bị Năm Thánh, Ủy ban Giáo dân cũng đã bàn luận và phân công nhân sự cho việc soạn thảo “Đề cương chung về quy chế Hội đồng Mục vụ giáo xứ” và việc chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc của Ủy ban Giáo dân trong năm 2009.
Kết thúc buổi làm việc, Đức cha Chủ tịch ngỏ lời cảm ơn sự cộng tác của các thành phần trong cộng đồng Dân Chúa, đặc biệt anh chị em giáo dân. Đức cha cũng bày tỏ hi vọng các kế hoạch của Ủy ban sẽ gặt hái kết quả tốt đẹp nhờ vào sự quy tụ ngày càng đông đảo anh chị em giáo dân đến từ 26 giáo phận trên cả nước.
Buổi làm việc được đặt dưới sự chủ tọa của Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, giám mục giáo phận Long Xuyên, Chủ tịch Ủy ban Giáo dân. Linh mục Giuse Tạ Huy Hoàng, Tổng thư kí Ủy ban điều hành buổi làm việc. Tham dự cuộc họp của Ủy ban Giáo dân có hơn 50 vị, gồm linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân. Các tham dự viên đã dành phần lớn thời gian để lắng nghe, trao đổi về bài viết “Vai trò người giáo dân trong Giáo hội Việt Nam 50 năm qua”.
Bài viết nêu bật ý nghĩa của việc tổ chức Năm Thánh đối với Giáo Hội tại Việt Nam nói chung và đối với giáo dân nói riêng: “Là ‘thời điểm của ân sủng’ để Giáo hội nhắm đến những bước phát triển mới qua việc canh tân, củng cố niềm tin vào Thiên Chúa, nỗ lực làm tỏa sáng hình ảnh Nước Trời và sống trọn vẹn căn tính đích thực của các môn đệ Đức Kitô”.
Nhìn lại 50 năm qua, bản dự thảo đưa ra nhận định: “Năm mươi năm qua của Giáo hội là những năm tháng hồng ân Chúa ban nhưng cũng là những năm tháng ‘không yên tĩnh’ của cả dân tộc” và “Giáo hội Công giáo thường xuyên bị đặt trước nhiều vấn đề đòi hỏi Giáo hội phải ‘luôn tỉnh thức’ để có thể thực thi nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó trong sự trung tín với Lời của Chúa”.
Sau khi điểm lại trên những nét lớn những chặng đường lịch sử trong 50 năm qua, bản dự thảo nêu một số đề nghị.
Đề nghị nổi bật là “Việc xây dựng sức sống hiệp nhất trong Giáo hội cũng đòi hỏi sự cấp thiết của vấn đề phải đào tạo một hàng ngũ giáo dân trưởng thành với chương trình thần học và mục vụ dành cho giáo dân. Người có nhiệm vụ đào tạo là mọi thành phần dân Chúa, cách riêng là Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Giáo dân, các giáo sĩ chuyên trách công việc đào tạo giáo dân, các tu sĩ và đặc biệt, chính giáo dân cũng phải tích cực tham gia vào công việc đào tạo giáo dân”.
Một đề nghị khác cũng rất được chú ý: “Những tiếng chuông cảnh tỉnh liên tục vang lên, những nỗ lực phải được thực hiện để Kitô hữu dấn thân xây dựng nền văn minh tình thương”.
Ngoài việc thảo luận về bài viết trong khuôn khổ những hoạt động chuẩn bị Năm Thánh, Ủy ban Giáo dân cũng đã bàn luận và phân công nhân sự cho việc soạn thảo “Đề cương chung về quy chế Hội đồng Mục vụ giáo xứ” và việc chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc của Ủy ban Giáo dân trong năm 2009.
Kết thúc buổi làm việc, Đức cha Chủ tịch ngỏ lời cảm ơn sự cộng tác của các thành phần trong cộng đồng Dân Chúa, đặc biệt anh chị em giáo dân. Đức cha cũng bày tỏ hi vọng các kế hoạch của Ủy ban sẽ gặt hái kết quả tốt đẹp nhờ vào sự quy tụ ngày càng đông đảo anh chị em giáo dân đến từ 26 giáo phận trên cả nước.
Tường thuật lễ Tạ Ơn của đức Giám mục giáo phận Thái Bình
Phạm Thưởng
05:43 22/04/2009
THÁI BÌNH - Ngày 22/ 04/ 2009 theo lời mời của Cha Tổng đại diện Giáo phận Thái Bình - Đaminh Đặng Văn Cầu. Toàn thể Gia đình Giáo phận Thái Bình đã tụ họp tại nhà thờ Chính tòa Giáo phận. Khách mời được chọn lựa là trong số những Giám mục, Linh mục, Nam nữ Tu sỹ là học trò cũ của Đức Giám mục Giáo phận, họ hàng nội ngoại, bạn bè thân hữu đa số là ở Miền Bắc, còn các chủ chăn và những người khác đều có thiệp báo tin và xin cầu nguyện. Thánh lễ tạ ơn nhằm vào dịp Đức Cha khả kính của Giáo phận vừa bước sang tuổi 79 - tuổi mà trong Kinh Thánh được coi là hiếm:
Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục
Mạnh giỏi chăng là được tám mươi.
với: 51 năm hồng ân trong Thiên chức Linh mục
và 28 năm hồng ân trong Thiên chức Giám mục.
Thật là một Hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo phận qua vị mục tử đầy tài đức của mình. Sở dĩ, Gia đình Giáo phận tổ chức Thánh lễ này là vì Đức Giám mục còn tại chức trong sứ vụ mục tử chăn dắt đoàn chiên Giáo phận Thái Bình, mặc dầu nhiều lần ngài đã xin nghỉ hưu nhưng chưa tìm được ứng nhân thích hợp để kế nhiệm ngài. Mặt khác, đây là dịp thuận tiện để cho Gia đình Giáo phận cùng với vị Cha chung của mình dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa. Và cách riêng, đây cũng là dịp để bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc của từng con chiên đối với Đức Giám mục kính yêu.
Các vị khách ở xa đã đến từ chiều 21/04 để chúc mừng Đức Giám mục, thăm quan ngôi nhà thờ Chính tòa “nhất Bắc Kỳ, nhì Đông Dương” mà ĐGM mới cắt băng khánh thành cách đây không lâu. Vào buổi chiều, có giờ chầu Thánh Thể Tạ ơn Thiên Chúa do chính ĐGM chủ sự cùng với Linh mục đoàn trong Giáo phận, sau đó là đêm diễn nguyện “cây nhà lá vườn” tại quảng trường nhà thờ Chính tòa do các Dòng tu nam nữ trong và ngoài Giáo phận, cùng với các anh em Tu sinh đảm trách.
Từ sáng ngày 21/ 04 chúng tôi đã thấy nhiều phái đoàn đến chúc mừng ĐGM: Các vị chính quyền các cấp, các linh mục trong và ngoài Giáo phận, các Dòng tu nam nữ,.. vv..
Bầu không khí vui mừng phấn khởi cộng với khí trời mát dịu làm cho buổi lễ thêm vui mừng trong tình yêu thương đoàn kết giữa mọi người.
Buổi chiều các vị khách mời, trong đó có các vị chính quyền Trung ương, chính quyền tỉnh Thái Bình và địa phương, các vị lãnh đạo trong các Tôn giáo đã tới chào thăm ĐGM và dự bữa tiệc thân mật, trao đổi những câu chuyện tình cảm, hiệp thông với nhau trong tình đoàn kết yêu thương của những người thiện chí. Đêm diễn nguyện được diễn ra tại quảng trường nhà thờ, với khoảng 3000 người tham dự với những khuôn mặt thật rạng rỡ, vui tươi trong bầu trời đêm. Tuy đoàn diễn không chuyên nhưng cũng đủ sức nóng hun đúc lòng tin yêu của những người chứng kiến và đem lại niềm tin, niềm mến yêu trong mùa Phục sinh.
Đức Giám Mục hiện diện trọn vẹn buổi diễn nguyện và phát biểu ý kiến, khen ngợi là hoành tráng, đầy ý nghĩa, mặc dù các nghệ sĩ không chuyên, chỉ là những tu sĩ nam nữ trong các Dòng. Ngài dí dỏm gợi lại câu chuyện vua Hêrôđê xưa cũng dự buổi múa của các mỹ nữ mà say mê, rồi hứa thưởng cho “thị” bất cứ thứ gì, kể cả nửa nước... Đức Cha cũng mê nhưng ngài không có nửa nước mà cho, chỉ như hai Thánh Tông đồ xưa kia nhân danh Chúa Kitô Phục sinh, mời gọi mọi người đứng lên đón nhận phép lành, kết thúc ra về trong giấc ngủ ngon.
Sáng hôm sau, ngày 22/04/2009 là ngày lễ chính tiệc. Đoàn khách mời đông đúc gia nhập cùng với đoàn giáo dân đến từ các xứ trong Giáo phận với lòng đầy vui tươi phấn khởi. Các đội kèn trứ danh trong Giáo phận, cũng như các đội trống khổng lồ được cất lên (làm lung lay bóng nguyệt) đã làm tăng thêm khí thế sôi nổi trong buổi lễ.
Đúng 9 giờ, các đoàn hội tập trung trước cửa Tòa Giám mục, y phục chỉnh tề, nét mặt hân hoan, tiếng ca tiếng hát, tiếng kèn tiếng trống đã nâng đỡ bước chân người đi và cùng với ĐGM lớn tuổi vẫn còn khỏe mạnh tinh nhanh, hướng về Cộng đoàn trong nụ cười trìu mến. Đoàn rước đã tiến bước trang trọng vào trong Thánh đường với chừng 3000 người, còn những đám đông tụ tập bên ngoài có thể tới vài ngàn người nữa. Trong mỗi nơi đoàn rước đi qua, ai ai cũng cố nhìn cho được ĐGM thân yêu của họ bằng những tràng pháo tay dòn giã. Trước Thánh lễ, các đại biểu của Cộng đoàn gồm: các Đức ông, các Linh mục, Nam nữ tu sỹ và giáo dân có những lời chúc mừng ĐGM, mừng các sự kiện của ĐGM và hân hoan dâng lên Thiên Chúa những lời tạ ơn chân thành từ những con tim hiệp thông với nhau trong cũng như ngoài Giáo phận, để trở nên một đoàn chiên chỉ có một chủ chiên. ĐGM xin lỗi không đáp lời các vị đại diện chúc mừng ngài, mà ngài dành lời đáp từ đó nơi phần bài giảng.
Thánh lễ được bắt đầu, Ca nhập lễ được cất lên với những giọng ca du dương, thánh thót đầy truyền cảm của các ca viên là các Nữ tu Đaminh, các anh em tu sinh, các thiếu nữ trong Ca đoàn nhà thờ Chính tòa và sự cộng tác của toàn thể mọi người có mặt trong cũng như ngoài nhà thờ. Tới phần diễn giảng ĐGM đã đọc kinh nguyện Tạ ơn như sau:
Kính thưa quý Đức Cha,
Quý Đức Ông, quý Cha tổng đại diện,
Các Linh mục, các bề trên, nam nữ tu sĩ,
Anh chị em tín hữu trong và ngoài Giáo phận,
Và mọi người thân mến.
Thực ra tôi cũng muốn nhờ một đấng nào trong các đấng bậc nói trên giúp tôi chia sẻ mấy lời trong Thánh lễ hôm nay, nhưng tôi sợ các ngài lại khen tặng tôi quá lời như thường thấy. Nên tôi xin phép, trong bài chia sẻ hôm nay bằng Lời tạ ơn Thiên Chúa như sau:
Con xin tạ ơn Thiên Chúa là Cha mọi ơn phúc, là nguồn suối tình yêu từ trời tuôn xuống.
Trước hết, con tạ ơn vì được Thiên Chúa cho con được làm người. Thật đáng quý đáng trọng vì được sinh ra ở đời này. Chúa đã cho con được làm con Chúa. Bố Mẹ tốt lành, nhất là người Mẹ, dù sinh con thứ 11 cũng không phá huỷ bào thai trong lòng, nhưng để cho con được sống. Mẹ sinh con đang lúc đang làm bếp, thế nên ngày nay có nhiều người vẫn châm chọc rằng, thảo nào Đức Cha khụt khịt và ho hen suốt đời.
Bố Mẹ lại nuôi con đến lúc trưởng thành trong tinh thần đạo đức của gia đình Công giáo đạo đức, sớm tối kinh hạt, siêng năng cầu nguyện.
Con tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Trinh Nữ Maria đã hướng dẫn con dâng mình cho Chúa từ thuở thiếu thời và được chịu chức Linh mục lúc tuổi thanh xuân. Đó là một hồng ân cao cả, con phải tạ ơn cho đến muôn đời và đã hiến trọn những năm đẹp đẽ nhất của cuộc đời Linh mục ở một Giáo xứ danh tiếng trong Giáo phận Hà Nội là Giáo xứ Hàm Long, đã có công nuôi dưỡng 3 Đức Hồng Y và 2 Giám Mục, trong đó có con là kẻ hèn mọn hôm nay. Sau con được chuyển lên Toà Giám Mục Hà Nội làm thư ký cho Đức Hồng Y tiên khởi VN – Giuse Maria Trịnh Như Khuê. Dưới sự giám sát coi sóc rất ngặt của ngài, đôi khi con cũng bực bội, nhưng luôn tỏ ra là người con hiếu thảo do ngài đã đặt tay hiến thánh con làm Linh mục. Sau khi Ngài quá cố, con thấm thía công ơn dạy dỗ ngặt nghèo của ngài khiến con nên người, trở nên một Linh mục và sau này thành một Giám Mục. Con xin tạ ơn Thiên Chúa.
Dưới triều đại Đức Hồng Y đệ nhị - Giuse Maria Trịnh Văn Căn, con còn được rèn luyện trong nhiều chức vụ của Giáo Hội, được phục vụ tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội, nhờ sự giúp đỡ của các đấng bậc, Linh mục anh em, các cụ ông cụ bà và thanh niên nam nữ Nhà thờ Chính toà. Có người yêu, có người ghét, có người quý mến, có người đàm tiếu… Song, mọi sự đều do Thiên Chúa quyền năng ban phép để giáo dục. Con xin tạ ơn Chúa. Nhất là nhờ sự dưỡng dục nhân ái, đại lượng, nâng đỡ của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã đề cao con vào những chức vụ lớn lao trọng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, kể cả với Toà Thánh. Song, ý Chúa nhiệm mầu đã thương chỉ định con vào những chức vụ như ý Chúa muốn. Xin tạ ơn Thiên Chúa.
Chúa lại thương riêng chọn con làm Giám Mục, người kế vị các thánh tông đồ. Tuy cũng có người châm biếm hỏi con rằng: Đức Cha kế vị thánh tông đồ nào vậy? Con trả lời: kế vị thánh tông đồ mà thôi, có nghĩa là được Chúa Giêsu trao cho quyền huấn giáo, cai quản và thánh hoá trong Giáo phận do Đức Thánh Cha trao phó như Giáo phận Thái Bình ngày nay. Trong chức vụ Giám Mục 28 năm ròng, con đã phục vụ tại Giáo phận Hà Nội được hơn 10 năm, và ngày nay tại Giáo phận Thái Bình được 19 năm.
Con xin tạ ơn Chúa, vì trong cương vị Giám Mục, con được rất nhiều người yêu mến kính trọng. Đó là lẽ thường tình, nhất là đối với Giáo phận Thái Bình gồm các Linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, cũng như trước đây ở Hà Nội vẫn có thói quen kính trọng Đấng chủ chăn của mình. Con cũng rất sợ, bởi sự tôn kính yêu thương ấy dẫn đến những tính mê nết xấu vì con người dễ bị cám dỗ. Song, con cũng rất cảm đội ơn Chúa, vì không tránh được theo lẽ thường tình của nhân loại bị một số người ghen ghét. Nhờ đó mà thu lượm được một số bài học như lời người xưa: “người quân tử ta nên thân, nhưng không vì thân mà phụ hoạ; kẻ tiểu nhân ta nên tránh, nhưng không nên đối xử như kẻ thù hằn, lại biết sáng mắt mà nhận ra bản thân để cải đổi sửa mình”. Nhất là trong tình trạng này, con phải tạ ơn Chúa và thấy mình được nên giống Chúa Giêsu là Thầy, là bạn, là đường đi của tất cả những ai làm môn đệ chung chia sứ mệnh của Chúa, vì chính Chúa bị Giáo Hoàng đầu tiên chối bỏ và môn đệ chính mình đã chọn lựa, đặt tay tuyển vào hoàng ngũ các tông đồ, nhưng cũng phản bội Thầy và bán nộp lấy 30 đồng bạc. Cũng chính tông đồ Tôma là người vô tín ngưỡng đầu tiên trong các môn đệ, vì chỉ tin vào con mắt và bàn tay mình tự kiểm tra thực tế, nhưng ông đã trở nên người “đứng đầu những người có phúc vì không thấy mà TIN”. Không có tôn giáo nào, đảng phái nào có sự phá hoại của ma quỷ ngay từ ban đầu như vậy...nhưng sự sống của Chúa Phục Sinh đã chiến thắng tất cả. Tông đồ của Chúa phải nên giống Chúa, vinh dự được nên giống Chúa. Đó là một vinh dự cao cả, con xin tạ ơn Chúa.
Giám Mục mà thôi thì cũng đủ rồi, theo lời một đấng đã nói trong một dịp lễ trọng khi ngài tới ngồi nhầm chỗ dành cho các bậc vị vọng trong nhà thờ tại Rôma. Thấy người bảo vệ đến hỏi ngài rằng: ngài là ai mà dám ngồi đây? Ngài thưa rằng: tôi là Giám Mục mà thôi – Episcopus Tamtum, không cần chức vụ gì hơn nữa. Thực ra danh vọng của Giám Mục thường đi đôi với gánh nặng, cho nên người ta thường nói: Onus honor. Hiểu như vậy cho nên con xin tạ ơn Chúa trong mọi lãnh vực.
Sau cùng con xin tạ ơn Chúa đã gửi con đến Giáo phận Thái Bình này để làm vườn nho của Chúa trong gần 20 năm qua. Từ lúc còn đen tóc tới nay đã bạc đầu, từ lúc còn trai trẻ, còn nhiệt huyết sôi động đến nay đã tóc bạc răng long, đôi chân già yếu, con mắt kèm nhèm, đôi tai nghễnh ngãng… song, vẫn giữ vững lòng nhiệt tình hăng hái để phục vụ các đấng bậc và cộng đoàn yêu dấu này.
Con xin tạ ơn Chúa, vì đã ban cho con hàng ngũ anh em Linh mục từ những học trò cũ đến các Linh mục do chính con đặt tay trên đầu và những anh em khác như bàn tay nối dài của con trong các Giáo xứ để thay con chăm sóc đoàn chiên sốt sáng nhiệt thành. Các nam nữ tu sĩ, bằng những đóng góp thiên hình vạn trạng và nhất là bằng lời cầu nguyện, đã làm cho Giáo phận Thái Bình ngày nay lừng danh trong và ngoài nước. Mặc dầu cũng trải qua sóng gió tinh thần vật chất, song nhờ ơn Chúa giúp với lời cầu bầu của Đức Mẹ và các thánh tử đạo, đã vượt thắng tất cả. Con xin tạ ơn Chúa nhân lành.
Thiết nghĩ, cũng như người Kitô, các Linh mục, nam nữ tu sĩ cũng sống trong các môi trường xã hội chung quanh, gồm những đồng bào ở các thành phần xã hội khác nhau, từ các vị trong các tôn giáo bạn, chính quyền các cấp tới người thứ dân đều liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Tôi cảm nghiệm được tình thương nhân ái của tất cả mọi người cùng chung chia sức lực xây dựng đât nước được thêm văn minh giàu mạnh. Xin tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành đó.
Ngày nay bước sang tuổi 80, chuẩn bị về hưu như đã xin với Toà Thánh, rồi ra cũng sẽ được toại nguyện, mặc dầu ý muốn phục vụ mọi người còn hăng hái cho đến chết. Song nhớ lại lời một Giáo Hoàng quá bi quan đã nói: ơn cứu độ cho người giáo hữu được bảo đảm 80%, đối với Linh mục và nam nữ tu sĩ được 60%, đối với Giám Mục chỉ còn được 40%, với Giáo Hoàng chỉ còn được 20%. Vậy, trong sự tạ ơn Thiên Chúa, cảm tạ đội ơn các đấng bậc, các Giám Mục, Linh mục, các vị bề trên, các vị ân nhân tinh thần vật chất, anh em, bạn bè, con cháu thuộc họ hàng nội ngoại, xin mọi người nhớ cầu nguyện cho vị Giám Mục lớn tuổi này tăng thêm tỉ lệ cứu rỗi, đừng để cho nhận xét bi quan của vị Giáo Hoàng kia biến thành sự thật.
Một lần nữa, con xin đội ơn Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, các thánh nam nữ và cám ơn hết thảy mọi người có mặt cũng như vắng mặt, đã làm ơn cho tôi trong suốt cuộc đời này.
Xin đại lượng tha thứ những lỗi lầm, những xúc phạm hay gương mù gương xấu của tôi trong mọi lãnh vực nếu có. Xin hiệp thông trong Thánh lễ tạ ơn này: trong đêm bị trao nộp (tức là trong đêm chịu thương khó), Người cầm lấy bánh TẠ ƠN, bẻ ra và trao cho các môn đệ và nói: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”. Trong Phúc Âm Thánh Luca, khi nói về hai môn đệ trên đường đi làng Emmau, còn nói: trong lúc đó, mắt họ mở ra và nhận ra Chúa Giêsu… Xin cho Lễ Tạ Ơn hôm nay, tất cả mọi người chúng ta, từ Giám Mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, hay bạn bè, con cháu nội ngoại được mở mắt nhận ra nhau đều là những Kitô hiệp thông với nhau trong một Tấm Thân và một Chén Máu Chúa Kitô được liên kết với nhau cho tới ngày Chúa lại đến trong Thánh lễ tạ ơn trong Nước Chúa cho đến muôn đời. Amen.
Sau bài giảng, toàn thể cộng đoàn vỗ tay nhiệt liệt như là để biểu lộ mối hiệp thông với ĐGM trong tất cả những lời ngài dâng lên để tạ ơn Thiên Chúa. Tiếp sau đó là phần dâng của lễ vừa sinh động, vừa nhịp nhàng do các thành phần khác nhau trong Giáo xứ nhà thờ Chính tòa dâng lên ĐGM, qua bàn tay ĐGM để dâng lên Thiên Chúa.
Thánh lễ sốt sáng được cử hành theo tinh thần hiệp thông và tạ ơn như những lời mà ĐGM nhắn nhủ trong bài giảng. Mọi người có mặt cảm thấy mầm sống Phục sinh đang triển nở trong lòng và giống như hai môn đệ làng Emmau, dự lễ Tạ ơn mọi người đã gặp gỡ Chúa sống lại và cùng nhau khám phá ra Chúa trong mỗi người để rồi ra đi làm chứng nhân cho Chúa Phục sinh đến tận cùng trái đất.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ĐGM cùng với các Đấng khác hợp ý ban phép lành với ơn Toàn xá cho toàn thể cộng đoàn tham dự thánh lễ tạ ơn này. Sau đó, mọi người đều dâng lên bài ca tạ ơn Đức Mẹ Lavang Thái Bình, mọi người ca vang xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin vâng” phó thác như Mẹ.
Sau Thánh lễ, mọi người cùng nhau chụp chung một bức ảnh lưu niệm cùng ĐGM, và ai nấy cùng nhau dự bữa tiệc của những vị khách mời và thì thầm với nhau rằng: Trong tương lai Đức Cha còn có thể tổ chức nhiều Thánh lễ Tạ ơn như ngày hôm nay thì hạnh phúc quá!
Tương lai là của Chúa thì chúng ta chỉ biết phó thác cho Thiên Chúa mà thôi.
Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục
Mạnh giỏi chăng là được tám mươi.
với: 51 năm hồng ân trong Thiên chức Linh mục
và 28 năm hồng ân trong Thiên chức Giám mục.
Thật là một Hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo phận qua vị mục tử đầy tài đức của mình. Sở dĩ, Gia đình Giáo phận tổ chức Thánh lễ này là vì Đức Giám mục còn tại chức trong sứ vụ mục tử chăn dắt đoàn chiên Giáo phận Thái Bình, mặc dầu nhiều lần ngài đã xin nghỉ hưu nhưng chưa tìm được ứng nhân thích hợp để kế nhiệm ngài. Mặt khác, đây là dịp thuận tiện để cho Gia đình Giáo phận cùng với vị Cha chung của mình dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa. Và cách riêng, đây cũng là dịp để bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc của từng con chiên đối với Đức Giám mục kính yêu.
Các vị khách ở xa đã đến từ chiều 21/04 để chúc mừng Đức Giám mục, thăm quan ngôi nhà thờ Chính tòa “nhất Bắc Kỳ, nhì Đông Dương” mà ĐGM mới cắt băng khánh thành cách đây không lâu. Vào buổi chiều, có giờ chầu Thánh Thể Tạ ơn Thiên Chúa do chính ĐGM chủ sự cùng với Linh mục đoàn trong Giáo phận, sau đó là đêm diễn nguyện “cây nhà lá vườn” tại quảng trường nhà thờ Chính tòa do các Dòng tu nam nữ trong và ngoài Giáo phận, cùng với các anh em Tu sinh đảm trách.
Từ sáng ngày 21/ 04 chúng tôi đã thấy nhiều phái đoàn đến chúc mừng ĐGM: Các vị chính quyền các cấp, các linh mục trong và ngoài Giáo phận, các Dòng tu nam nữ,.. vv..
Bầu không khí vui mừng phấn khởi cộng với khí trời mát dịu làm cho buổi lễ thêm vui mừng trong tình yêu thương đoàn kết giữa mọi người.
Buổi chiều các vị khách mời, trong đó có các vị chính quyền Trung ương, chính quyền tỉnh Thái Bình và địa phương, các vị lãnh đạo trong các Tôn giáo đã tới chào thăm ĐGM và dự bữa tiệc thân mật, trao đổi những câu chuyện tình cảm, hiệp thông với nhau trong tình đoàn kết yêu thương của những người thiện chí. Đêm diễn nguyện được diễn ra tại quảng trường nhà thờ, với khoảng 3000 người tham dự với những khuôn mặt thật rạng rỡ, vui tươi trong bầu trời đêm. Tuy đoàn diễn không chuyên nhưng cũng đủ sức nóng hun đúc lòng tin yêu của những người chứng kiến và đem lại niềm tin, niềm mến yêu trong mùa Phục sinh.
Đức Giám Mục hiện diện trọn vẹn buổi diễn nguyện và phát biểu ý kiến, khen ngợi là hoành tráng, đầy ý nghĩa, mặc dù các nghệ sĩ không chuyên, chỉ là những tu sĩ nam nữ trong các Dòng. Ngài dí dỏm gợi lại câu chuyện vua Hêrôđê xưa cũng dự buổi múa của các mỹ nữ mà say mê, rồi hứa thưởng cho “thị” bất cứ thứ gì, kể cả nửa nước... Đức Cha cũng mê nhưng ngài không có nửa nước mà cho, chỉ như hai Thánh Tông đồ xưa kia nhân danh Chúa Kitô Phục sinh, mời gọi mọi người đứng lên đón nhận phép lành, kết thúc ra về trong giấc ngủ ngon.
Sáng hôm sau, ngày 22/04/2009 là ngày lễ chính tiệc. Đoàn khách mời đông đúc gia nhập cùng với đoàn giáo dân đến từ các xứ trong Giáo phận với lòng đầy vui tươi phấn khởi. Các đội kèn trứ danh trong Giáo phận, cũng như các đội trống khổng lồ được cất lên (làm lung lay bóng nguyệt) đã làm tăng thêm khí thế sôi nổi trong buổi lễ.
Đúng 9 giờ, các đoàn hội tập trung trước cửa Tòa Giám mục, y phục chỉnh tề, nét mặt hân hoan, tiếng ca tiếng hát, tiếng kèn tiếng trống đã nâng đỡ bước chân người đi và cùng với ĐGM lớn tuổi vẫn còn khỏe mạnh tinh nhanh, hướng về Cộng đoàn trong nụ cười trìu mến. Đoàn rước đã tiến bước trang trọng vào trong Thánh đường với chừng 3000 người, còn những đám đông tụ tập bên ngoài có thể tới vài ngàn người nữa. Trong mỗi nơi đoàn rước đi qua, ai ai cũng cố nhìn cho được ĐGM thân yêu của họ bằng những tràng pháo tay dòn giã. Trước Thánh lễ, các đại biểu của Cộng đoàn gồm: các Đức ông, các Linh mục, Nam nữ tu sỹ và giáo dân có những lời chúc mừng ĐGM, mừng các sự kiện của ĐGM và hân hoan dâng lên Thiên Chúa những lời tạ ơn chân thành từ những con tim hiệp thông với nhau trong cũng như ngoài Giáo phận, để trở nên một đoàn chiên chỉ có một chủ chiên. ĐGM xin lỗi không đáp lời các vị đại diện chúc mừng ngài, mà ngài dành lời đáp từ đó nơi phần bài giảng.
Thánh lễ được bắt đầu, Ca nhập lễ được cất lên với những giọng ca du dương, thánh thót đầy truyền cảm của các ca viên là các Nữ tu Đaminh, các anh em tu sinh, các thiếu nữ trong Ca đoàn nhà thờ Chính tòa và sự cộng tác của toàn thể mọi người có mặt trong cũng như ngoài nhà thờ. Tới phần diễn giảng ĐGM đã đọc kinh nguyện Tạ ơn như sau:
Kính thưa quý Đức Cha,
Quý Đức Ông, quý Cha tổng đại diện,
Các Linh mục, các bề trên, nam nữ tu sĩ,
Anh chị em tín hữu trong và ngoài Giáo phận,
Và mọi người thân mến.
Thực ra tôi cũng muốn nhờ một đấng nào trong các đấng bậc nói trên giúp tôi chia sẻ mấy lời trong Thánh lễ hôm nay, nhưng tôi sợ các ngài lại khen tặng tôi quá lời như thường thấy. Nên tôi xin phép, trong bài chia sẻ hôm nay bằng Lời tạ ơn Thiên Chúa như sau:
Con xin tạ ơn Thiên Chúa là Cha mọi ơn phúc, là nguồn suối tình yêu từ trời tuôn xuống.
Trước hết, con tạ ơn vì được Thiên Chúa cho con được làm người. Thật đáng quý đáng trọng vì được sinh ra ở đời này. Chúa đã cho con được làm con Chúa. Bố Mẹ tốt lành, nhất là người Mẹ, dù sinh con thứ 11 cũng không phá huỷ bào thai trong lòng, nhưng để cho con được sống. Mẹ sinh con đang lúc đang làm bếp, thế nên ngày nay có nhiều người vẫn châm chọc rằng, thảo nào Đức Cha khụt khịt và ho hen suốt đời.
Bố Mẹ lại nuôi con đến lúc trưởng thành trong tinh thần đạo đức của gia đình Công giáo đạo đức, sớm tối kinh hạt, siêng năng cầu nguyện.
Con tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Trinh Nữ Maria đã hướng dẫn con dâng mình cho Chúa từ thuở thiếu thời và được chịu chức Linh mục lúc tuổi thanh xuân. Đó là một hồng ân cao cả, con phải tạ ơn cho đến muôn đời và đã hiến trọn những năm đẹp đẽ nhất của cuộc đời Linh mục ở một Giáo xứ danh tiếng trong Giáo phận Hà Nội là Giáo xứ Hàm Long, đã có công nuôi dưỡng 3 Đức Hồng Y và 2 Giám Mục, trong đó có con là kẻ hèn mọn hôm nay. Sau con được chuyển lên Toà Giám Mục Hà Nội làm thư ký cho Đức Hồng Y tiên khởi VN – Giuse Maria Trịnh Như Khuê. Dưới sự giám sát coi sóc rất ngặt của ngài, đôi khi con cũng bực bội, nhưng luôn tỏ ra là người con hiếu thảo do ngài đã đặt tay hiến thánh con làm Linh mục. Sau khi Ngài quá cố, con thấm thía công ơn dạy dỗ ngặt nghèo của ngài khiến con nên người, trở nên một Linh mục và sau này thành một Giám Mục. Con xin tạ ơn Thiên Chúa.
Dưới triều đại Đức Hồng Y đệ nhị - Giuse Maria Trịnh Văn Căn, con còn được rèn luyện trong nhiều chức vụ của Giáo Hội, được phục vụ tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội, nhờ sự giúp đỡ của các đấng bậc, Linh mục anh em, các cụ ông cụ bà và thanh niên nam nữ Nhà thờ Chính toà. Có người yêu, có người ghét, có người quý mến, có người đàm tiếu… Song, mọi sự đều do Thiên Chúa quyền năng ban phép để giáo dục. Con xin tạ ơn Chúa. Nhất là nhờ sự dưỡng dục nhân ái, đại lượng, nâng đỡ của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã đề cao con vào những chức vụ lớn lao trọng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, kể cả với Toà Thánh. Song, ý Chúa nhiệm mầu đã thương chỉ định con vào những chức vụ như ý Chúa muốn. Xin tạ ơn Thiên Chúa.
Chúa lại thương riêng chọn con làm Giám Mục, người kế vị các thánh tông đồ. Tuy cũng có người châm biếm hỏi con rằng: Đức Cha kế vị thánh tông đồ nào vậy? Con trả lời: kế vị thánh tông đồ mà thôi, có nghĩa là được Chúa Giêsu trao cho quyền huấn giáo, cai quản và thánh hoá trong Giáo phận do Đức Thánh Cha trao phó như Giáo phận Thái Bình ngày nay. Trong chức vụ Giám Mục 28 năm ròng, con đã phục vụ tại Giáo phận Hà Nội được hơn 10 năm, và ngày nay tại Giáo phận Thái Bình được 19 năm.
Con xin tạ ơn Chúa, vì trong cương vị Giám Mục, con được rất nhiều người yêu mến kính trọng. Đó là lẽ thường tình, nhất là đối với Giáo phận Thái Bình gồm các Linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, cũng như trước đây ở Hà Nội vẫn có thói quen kính trọng Đấng chủ chăn của mình. Con cũng rất sợ, bởi sự tôn kính yêu thương ấy dẫn đến những tính mê nết xấu vì con người dễ bị cám dỗ. Song, con cũng rất cảm đội ơn Chúa, vì không tránh được theo lẽ thường tình của nhân loại bị một số người ghen ghét. Nhờ đó mà thu lượm được một số bài học như lời người xưa: “người quân tử ta nên thân, nhưng không vì thân mà phụ hoạ; kẻ tiểu nhân ta nên tránh, nhưng không nên đối xử như kẻ thù hằn, lại biết sáng mắt mà nhận ra bản thân để cải đổi sửa mình”. Nhất là trong tình trạng này, con phải tạ ơn Chúa và thấy mình được nên giống Chúa Giêsu là Thầy, là bạn, là đường đi của tất cả những ai làm môn đệ chung chia sứ mệnh của Chúa, vì chính Chúa bị Giáo Hoàng đầu tiên chối bỏ và môn đệ chính mình đã chọn lựa, đặt tay tuyển vào hoàng ngũ các tông đồ, nhưng cũng phản bội Thầy và bán nộp lấy 30 đồng bạc. Cũng chính tông đồ Tôma là người vô tín ngưỡng đầu tiên trong các môn đệ, vì chỉ tin vào con mắt và bàn tay mình tự kiểm tra thực tế, nhưng ông đã trở nên người “đứng đầu những người có phúc vì không thấy mà TIN”. Không có tôn giáo nào, đảng phái nào có sự phá hoại của ma quỷ ngay từ ban đầu như vậy...nhưng sự sống của Chúa Phục Sinh đã chiến thắng tất cả. Tông đồ của Chúa phải nên giống Chúa, vinh dự được nên giống Chúa. Đó là một vinh dự cao cả, con xin tạ ơn Chúa.
Giám Mục mà thôi thì cũng đủ rồi, theo lời một đấng đã nói trong một dịp lễ trọng khi ngài tới ngồi nhầm chỗ dành cho các bậc vị vọng trong nhà thờ tại Rôma. Thấy người bảo vệ đến hỏi ngài rằng: ngài là ai mà dám ngồi đây? Ngài thưa rằng: tôi là Giám Mục mà thôi – Episcopus Tamtum, không cần chức vụ gì hơn nữa. Thực ra danh vọng của Giám Mục thường đi đôi với gánh nặng, cho nên người ta thường nói: Onus honor. Hiểu như vậy cho nên con xin tạ ơn Chúa trong mọi lãnh vực.
Sau cùng con xin tạ ơn Chúa đã gửi con đến Giáo phận Thái Bình này để làm vườn nho của Chúa trong gần 20 năm qua. Từ lúc còn đen tóc tới nay đã bạc đầu, từ lúc còn trai trẻ, còn nhiệt huyết sôi động đến nay đã tóc bạc răng long, đôi chân già yếu, con mắt kèm nhèm, đôi tai nghễnh ngãng… song, vẫn giữ vững lòng nhiệt tình hăng hái để phục vụ các đấng bậc và cộng đoàn yêu dấu này.
Con xin tạ ơn Chúa, vì đã ban cho con hàng ngũ anh em Linh mục từ những học trò cũ đến các Linh mục do chính con đặt tay trên đầu và những anh em khác như bàn tay nối dài của con trong các Giáo xứ để thay con chăm sóc đoàn chiên sốt sáng nhiệt thành. Các nam nữ tu sĩ, bằng những đóng góp thiên hình vạn trạng và nhất là bằng lời cầu nguyện, đã làm cho Giáo phận Thái Bình ngày nay lừng danh trong và ngoài nước. Mặc dầu cũng trải qua sóng gió tinh thần vật chất, song nhờ ơn Chúa giúp với lời cầu bầu của Đức Mẹ và các thánh tử đạo, đã vượt thắng tất cả. Con xin tạ ơn Chúa nhân lành.
Thiết nghĩ, cũng như người Kitô, các Linh mục, nam nữ tu sĩ cũng sống trong các môi trường xã hội chung quanh, gồm những đồng bào ở các thành phần xã hội khác nhau, từ các vị trong các tôn giáo bạn, chính quyền các cấp tới người thứ dân đều liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Tôi cảm nghiệm được tình thương nhân ái của tất cả mọi người cùng chung chia sức lực xây dựng đât nước được thêm văn minh giàu mạnh. Xin tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành đó.
Ngày nay bước sang tuổi 80, chuẩn bị về hưu như đã xin với Toà Thánh, rồi ra cũng sẽ được toại nguyện, mặc dầu ý muốn phục vụ mọi người còn hăng hái cho đến chết. Song nhớ lại lời một Giáo Hoàng quá bi quan đã nói: ơn cứu độ cho người giáo hữu được bảo đảm 80%, đối với Linh mục và nam nữ tu sĩ được 60%, đối với Giám Mục chỉ còn được 40%, với Giáo Hoàng chỉ còn được 20%. Vậy, trong sự tạ ơn Thiên Chúa, cảm tạ đội ơn các đấng bậc, các Giám Mục, Linh mục, các vị bề trên, các vị ân nhân tinh thần vật chất, anh em, bạn bè, con cháu thuộc họ hàng nội ngoại, xin mọi người nhớ cầu nguyện cho vị Giám Mục lớn tuổi này tăng thêm tỉ lệ cứu rỗi, đừng để cho nhận xét bi quan của vị Giáo Hoàng kia biến thành sự thật.
Một lần nữa, con xin đội ơn Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, các thánh nam nữ và cám ơn hết thảy mọi người có mặt cũng như vắng mặt, đã làm ơn cho tôi trong suốt cuộc đời này.
Xin đại lượng tha thứ những lỗi lầm, những xúc phạm hay gương mù gương xấu của tôi trong mọi lãnh vực nếu có. Xin hiệp thông trong Thánh lễ tạ ơn này: trong đêm bị trao nộp (tức là trong đêm chịu thương khó), Người cầm lấy bánh TẠ ƠN, bẻ ra và trao cho các môn đệ và nói: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”. Trong Phúc Âm Thánh Luca, khi nói về hai môn đệ trên đường đi làng Emmau, còn nói: trong lúc đó, mắt họ mở ra và nhận ra Chúa Giêsu… Xin cho Lễ Tạ Ơn hôm nay, tất cả mọi người chúng ta, từ Giám Mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, hay bạn bè, con cháu nội ngoại được mở mắt nhận ra nhau đều là những Kitô hiệp thông với nhau trong một Tấm Thân và một Chén Máu Chúa Kitô được liên kết với nhau cho tới ngày Chúa lại đến trong Thánh lễ tạ ơn trong Nước Chúa cho đến muôn đời. Amen.
Sau bài giảng, toàn thể cộng đoàn vỗ tay nhiệt liệt như là để biểu lộ mối hiệp thông với ĐGM trong tất cả những lời ngài dâng lên để tạ ơn Thiên Chúa. Tiếp sau đó là phần dâng của lễ vừa sinh động, vừa nhịp nhàng do các thành phần khác nhau trong Giáo xứ nhà thờ Chính tòa dâng lên ĐGM, qua bàn tay ĐGM để dâng lên Thiên Chúa.
Thánh lễ sốt sáng được cử hành theo tinh thần hiệp thông và tạ ơn như những lời mà ĐGM nhắn nhủ trong bài giảng. Mọi người có mặt cảm thấy mầm sống Phục sinh đang triển nở trong lòng và giống như hai môn đệ làng Emmau, dự lễ Tạ ơn mọi người đã gặp gỡ Chúa sống lại và cùng nhau khám phá ra Chúa trong mỗi người để rồi ra đi làm chứng nhân cho Chúa Phục sinh đến tận cùng trái đất.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ĐGM cùng với các Đấng khác hợp ý ban phép lành với ơn Toàn xá cho toàn thể cộng đoàn tham dự thánh lễ tạ ơn này. Sau đó, mọi người đều dâng lên bài ca tạ ơn Đức Mẹ Lavang Thái Bình, mọi người ca vang xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin vâng” phó thác như Mẹ.
Sau Thánh lễ, mọi người cùng nhau chụp chung một bức ảnh lưu niệm cùng ĐGM, và ai nấy cùng nhau dự bữa tiệc của những vị khách mời và thì thầm với nhau rằng: Trong tương lai Đức Cha còn có thể tổ chức nhiều Thánh lễ Tạ ơn như ngày hôm nay thì hạnh phúc quá!
Tương lai là của Chúa thì chúng ta chỉ biết phó thác cho Thiên Chúa mà thôi.
Cảm nhận một chuyến đi Thái Bình mừng Lễ Tạ Ơn Đời Thánh Hiến
Sr Minh Vũ và Lm Phạm Văn Tuấn
15:27 22/04/2009
Hà Nội-Thái Bình, 21.4.2009 - Có thể cảm nhận được những gì thấy được, nhận được và cho đi của một chuyến đi với tầm nhìn hạn hẹp được đóng khuôn trong thời gian của một ngày cho đoạn đường hơn một trăm cây số từ Hà Nội đến Thái Bình. Nhưng làm sao cảm nhận hết được sự thiện hảo của Thiên Chúa với một cuộc hành trình ấy?
Xem hình ảnh chuyến đi Hà Nội - Thái Bình
Vâng! Chỉ trong một ngày, nhưng ngày ấy với chúng tôi thật dài, dài trong cảm nhận của một người con được Cha trên trời yêu thương, tế nhị chăm sóc qua bàn tay nhân loại, dài trong niềm vui được cho đi và dài vì tất cả những gì chúng tôi nhận được và sẻ chia. Tất cả đã đi vào vĩnh cửu.
6 giờ sáng, đoàn chúng tôi gồm 4 Sơ Dòng Thánh Phaolô Hà Nội, 48 Em Thỉnh Sinh và cha Phaolô Phạm Văn Tuấn, một linh mục từ Đức về thăm đã khởi hành với chiếc xe buýt lớn. Sáng sớm dẫu cho cái nắng chói chang của Hà Nội báo hiệu trời đất chuyển mùa cũng không ngăn được niềm vui của tuổi xuân dâng hiến đang ngập tràn trong trong tim chúng tôi. Niềm vui ấy như được nhân lên, được tiếp sức khi trên xe có một linh hoạt viên. Tay cầm đàn ghi ta, môi luôn nở nụ cười hiền hòa, ngài là một linh mục, nhưng với chúng tôi lúc này ngài là người bạn đồng hành khiến chúng tôi quên cả say xe, quên cả thời tiết oi ả mà chỉ biết hát, hát đủ thể loại. Khiến Sơ bề trên lo lắng cho sức khỏe đoàn con và cũng là những diễn viên chính của buổi diễn nguyện tối nay.
9 giờ, chúng tôi đến Tòa Giám mục Thái Bình. Đoạn đường dẫn chúng tôi vào TGM là cánh cổng của Ngôi Giáo đường Chính Tòa nguy nga – công trình của Đức cha Phanxicô Xaviê để lại cho Giáo phận. Ngài cũng chính là trung tâm gặp gỡ đêm nay qua những tiết mục văn nghệ, diễn nguyện của đại gia đình GP mừng thọ ngài với tuổi đời 79 với 51 năm thiên chức linh mục và 28 năm hồng ân giám mục.
Đoàn chúng tôi được ngài tiếp đón niềm nở, vì ngài biết chúng tôi đã bỏ biết bao nhiêu công sức, cả những ngày bận rộn cho mùa thi của đời sinh viên, để tập dợt buổi diễn nguyện, để đến đây với ngài chia sẻ niềm cảm mến tri ân Thiên Chúa qua buổi trình diễn tối nay. Giây phút gặp gỡ ngài ưu ái nhìn đoàn con và chia sẻ nhiều niềm vui và cả những ưu tư lo lắng trong gia đình Giáo phận. Tinh thần trẻ trung của Đức Cha qua việc vất chiếc gậy qua một bên để cho chúng tôi chụp hình chung làm cho chúng tôi thích thú, vì chiếc gậy làm cho tấm hình già đi!
Sau đó, chúng tôi đội nắng ra sân khấu lộ thiên trước nhà thờ chính tòa để “chạy” qua chương trình với các hội dòng khác và làm quen với sân khấu. 12 giờ, chúng tôi lên xe đến với Giáo xứ Trà Vi do cha Mai Đức Huynh làm quản xứ. Tại đây, chúng tôi được tiếp đón ân cần qua bữa cơm trưa thân tình, cá ao nhà, rau vườn nhà.
Sau khi nghỉ trưa tại đó và tổng dợt lại buổi diễn nguyện lần cuối, 4 giờ chiều chúng tôi lại lên xe ngược về thị xã Thái Bình để chuẩn bị cho buổi cầu nguyện.
Sân khấu trước quảng trường nhà thờ chính tòa được trang hoàng đơn sơ với một tấm phông lớn hình Chúa Giêsu và dòng chữ “Sống Lời Chúa để tạ ơn Ngài”. Đúng 8 giờ, buổi diễn nguyện với chủ đề “Tạ Ơn Đời Thánh Hiến” bắt đầu với những bước chân của người mục tử Phanxicô Xaviê tiến lên chỗ ngồi danh dự. Khoảng 2000 ngàn khán giả hân hoan đứng lên vỗ tay chào đón ngài. Sau lời kinh hát xin ơn Chúa Thánh Thần là tràng trống vang hồi, âm vang giật thót tim bởi hai đội trống “vĩ đại” từ giáo xứ Hoàng Xá và Chuông Đồng.
Xem hình ảnh Đêm Diễn Nguyện
Ca đoàn hợp xướng bài “Tình Chúa yêu con” đưa chủ đề và mọi người vào chiều sâu của đêm diễn nguyện. Lúc này cha tổng đại diện Đaminh Đặng Văn Cầu, người tổ chức bước lên trao quà cho Đức Cha và nhắc đến huyền nhiệm về một con người, một đời tu qua 51 năm thiên chức linh mục và 28 năm hồng ân giám mục.
Đêm diễn nguyện được liên tục nhịp nhàng qua các tiết mục rất đặc sắc ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật văn hóa công giáo Việt Nam như: Với Chúa con đi, Giêsu con yêu Ngài, Mời Chúa đến với quê hương, Múa nón, Múa quạt, Giêsu con hát về Ngài, Sớ Táo quân, Chuỗi vàng hồng ân và kết thúc với Diễn nguyện Tạ Ơn nói về tiểu sử của Đức Cha vời lời kinh Tạ Ơn Magnificat.
Quảng trường nhà thờ chính tòa to lớn đã chật khán giả ngồi xem chăm chú cho đến kết thúc. Có lẽ tối nay Chúa thương đặc biệt đến Đức Cha và mọi người vì khí trời trở nên dịu mát rất thích hợp cho một buổi trình diễn văn nghệ ngoài trời. Nhìn lại buổi diễn nguyện Tạ Ơn cho thấy một đội ngũ diễn viên với số lượng trên 350 người đến từ nhiều dòng tu nam và nữ như: Thánh Phaolô Hà Nội, Mân Côi Bùi Chu, Đa Minh Thái Bình, Mến Thánh Giá, Tu Đoàn Thừa Sai Chúa Cứu Thế, Các đội đánh trống, Ca Đoàn nhà thờ Chính Tòa... cho thấy sự phát triển lớn mạnh của các hội dòng cũng như các sinh hoạt trong giáo xứ.
Đêm diễn nguyện đã dùng nghệ thuật và âm nhạc để nói lên tâm tình cảm tạ và ca ngợi tình thương vô bến bờ của Thiên Chúa dành cho GP Thái Bình nói chung và cách riêng cho vị Chủ Chăn của GP. Kết thúc buổi diễn nguyện Tạ Ơn, Đức Cha vui mừng nói lời cám ơn chân thành, hình như các tiết mục trình diễn tuyệt vời cộng thêm nét đẹp duyên dáng của các diễn viên làm cho Đức Cha quên thời gian để thưởng thức trọn vẹn đêm tạ ơn này.
Riêng cho dòng Thánh Phaolô Hà nội, là những diễn viên tập tễnh do một đạo diễn nghiệp dư cũng là Sơ phụ trách CĐ, tuy nhiên tất cả mọi người đang được huấn nghiệp trong một trường nghệ thuật Giêsu, nên dẫu không chuyên về những điệu múa như các nghệ sĩ trần thế, nhưng các chị em chuyên về cầu nguyện và cảm thức linh thiêng, luôn luôn có sáng kiến để tìm cách diễn tả tâm tình của một thụ tạo với Đấng Vô Hình qua những hình ảnh đơn sơ, nhưng gợi tình, gợi ý, khiến cho người tham dự như muốn nâng hồn lên với Thiên Chúa...
Màn diễn nguyện Tạ Ơn nói về tiểu sử của Đức Cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Sang với lời kinh Tạ Ơn Magnificat của CĐ Thánh Phaolô chỉ kéo dài trong 20 phút, nhưng gói trọn cả tâm tình của một hành trình dài đăng đẵng 79 năm của Đức Cha. Từ lúc xa khơi, tên con đã được Cha khắc ghi, Ngài cho con chào đời, mặc cho con ngũ quan, rồi tuổi thơ được lớn lên trong lời ru thánh thiện của người mẹ. Sau cùng ơn gọi cũng lớn dần lên mãi và bền bỉ được dệt trong Chân lý và Tình Yêu của cả Ba Ngôi Thiên Chúa.
Để hôm nay ở điểm dừng quan trọng: 79, 51 và 28. Tạ ơn Chúa! Halleluija!!!
Xem hình ảnh chuyến đi Hà Nội - Thái Bình
Vâng! Chỉ trong một ngày, nhưng ngày ấy với chúng tôi thật dài, dài trong cảm nhận của một người con được Cha trên trời yêu thương, tế nhị chăm sóc qua bàn tay nhân loại, dài trong niềm vui được cho đi và dài vì tất cả những gì chúng tôi nhận được và sẻ chia. Tất cả đã đi vào vĩnh cửu.
6 giờ sáng, đoàn chúng tôi gồm 4 Sơ Dòng Thánh Phaolô Hà Nội, 48 Em Thỉnh Sinh và cha Phaolô Phạm Văn Tuấn, một linh mục từ Đức về thăm đã khởi hành với chiếc xe buýt lớn. Sáng sớm dẫu cho cái nắng chói chang của Hà Nội báo hiệu trời đất chuyển mùa cũng không ngăn được niềm vui của tuổi xuân dâng hiến đang ngập tràn trong trong tim chúng tôi. Niềm vui ấy như được nhân lên, được tiếp sức khi trên xe có một linh hoạt viên. Tay cầm đàn ghi ta, môi luôn nở nụ cười hiền hòa, ngài là một linh mục, nhưng với chúng tôi lúc này ngài là người bạn đồng hành khiến chúng tôi quên cả say xe, quên cả thời tiết oi ả mà chỉ biết hát, hát đủ thể loại. Khiến Sơ bề trên lo lắng cho sức khỏe đoàn con và cũng là những diễn viên chính của buổi diễn nguyện tối nay.
9 giờ, chúng tôi đến Tòa Giám mục Thái Bình. Đoạn đường dẫn chúng tôi vào TGM là cánh cổng của Ngôi Giáo đường Chính Tòa nguy nga – công trình của Đức cha Phanxicô Xaviê để lại cho Giáo phận. Ngài cũng chính là trung tâm gặp gỡ đêm nay qua những tiết mục văn nghệ, diễn nguyện của đại gia đình GP mừng thọ ngài với tuổi đời 79 với 51 năm thiên chức linh mục và 28 năm hồng ân giám mục.
Đoàn chúng tôi được ngài tiếp đón niềm nở, vì ngài biết chúng tôi đã bỏ biết bao nhiêu công sức, cả những ngày bận rộn cho mùa thi của đời sinh viên, để tập dợt buổi diễn nguyện, để đến đây với ngài chia sẻ niềm cảm mến tri ân Thiên Chúa qua buổi trình diễn tối nay. Giây phút gặp gỡ ngài ưu ái nhìn đoàn con và chia sẻ nhiều niềm vui và cả những ưu tư lo lắng trong gia đình Giáo phận. Tinh thần trẻ trung của Đức Cha qua việc vất chiếc gậy qua một bên để cho chúng tôi chụp hình chung làm cho chúng tôi thích thú, vì chiếc gậy làm cho tấm hình già đi!
Sau đó, chúng tôi đội nắng ra sân khấu lộ thiên trước nhà thờ chính tòa để “chạy” qua chương trình với các hội dòng khác và làm quen với sân khấu. 12 giờ, chúng tôi lên xe đến với Giáo xứ Trà Vi do cha Mai Đức Huynh làm quản xứ. Tại đây, chúng tôi được tiếp đón ân cần qua bữa cơm trưa thân tình, cá ao nhà, rau vườn nhà.
Sau khi nghỉ trưa tại đó và tổng dợt lại buổi diễn nguyện lần cuối, 4 giờ chiều chúng tôi lại lên xe ngược về thị xã Thái Bình để chuẩn bị cho buổi cầu nguyện.
Sân khấu trước quảng trường nhà thờ chính tòa được trang hoàng đơn sơ với một tấm phông lớn hình Chúa Giêsu và dòng chữ “Sống Lời Chúa để tạ ơn Ngài”. Đúng 8 giờ, buổi diễn nguyện với chủ đề “Tạ Ơn Đời Thánh Hiến” bắt đầu với những bước chân của người mục tử Phanxicô Xaviê tiến lên chỗ ngồi danh dự. Khoảng 2000 ngàn khán giả hân hoan đứng lên vỗ tay chào đón ngài. Sau lời kinh hát xin ơn Chúa Thánh Thần là tràng trống vang hồi, âm vang giật thót tim bởi hai đội trống “vĩ đại” từ giáo xứ Hoàng Xá và Chuông Đồng.
Xem hình ảnh Đêm Diễn Nguyện
Ca đoàn hợp xướng bài “Tình Chúa yêu con” đưa chủ đề và mọi người vào chiều sâu của đêm diễn nguyện. Lúc này cha tổng đại diện Đaminh Đặng Văn Cầu, người tổ chức bước lên trao quà cho Đức Cha và nhắc đến huyền nhiệm về một con người, một đời tu qua 51 năm thiên chức linh mục và 28 năm hồng ân giám mục.
Đêm diễn nguyện được liên tục nhịp nhàng qua các tiết mục rất đặc sắc ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật văn hóa công giáo Việt Nam như: Với Chúa con đi, Giêsu con yêu Ngài, Mời Chúa đến với quê hương, Múa nón, Múa quạt, Giêsu con hát về Ngài, Sớ Táo quân, Chuỗi vàng hồng ân và kết thúc với Diễn nguyện Tạ Ơn nói về tiểu sử của Đức Cha vời lời kinh Tạ Ơn Magnificat.
Quảng trường nhà thờ chính tòa to lớn đã chật khán giả ngồi xem chăm chú cho đến kết thúc. Có lẽ tối nay Chúa thương đặc biệt đến Đức Cha và mọi người vì khí trời trở nên dịu mát rất thích hợp cho một buổi trình diễn văn nghệ ngoài trời. Nhìn lại buổi diễn nguyện Tạ Ơn cho thấy một đội ngũ diễn viên với số lượng trên 350 người đến từ nhiều dòng tu nam và nữ như: Thánh Phaolô Hà Nội, Mân Côi Bùi Chu, Đa Minh Thái Bình, Mến Thánh Giá, Tu Đoàn Thừa Sai Chúa Cứu Thế, Các đội đánh trống, Ca Đoàn nhà thờ Chính Tòa... cho thấy sự phát triển lớn mạnh của các hội dòng cũng như các sinh hoạt trong giáo xứ.
Đêm diễn nguyện đã dùng nghệ thuật và âm nhạc để nói lên tâm tình cảm tạ và ca ngợi tình thương vô bến bờ của Thiên Chúa dành cho GP Thái Bình nói chung và cách riêng cho vị Chủ Chăn của GP. Kết thúc buổi diễn nguyện Tạ Ơn, Đức Cha vui mừng nói lời cám ơn chân thành, hình như các tiết mục trình diễn tuyệt vời cộng thêm nét đẹp duyên dáng của các diễn viên làm cho Đức Cha quên thời gian để thưởng thức trọn vẹn đêm tạ ơn này.
Riêng cho dòng Thánh Phaolô Hà nội, là những diễn viên tập tễnh do một đạo diễn nghiệp dư cũng là Sơ phụ trách CĐ, tuy nhiên tất cả mọi người đang được huấn nghiệp trong một trường nghệ thuật Giêsu, nên dẫu không chuyên về những điệu múa như các nghệ sĩ trần thế, nhưng các chị em chuyên về cầu nguyện và cảm thức linh thiêng, luôn luôn có sáng kiến để tìm cách diễn tả tâm tình của một thụ tạo với Đấng Vô Hình qua những hình ảnh đơn sơ, nhưng gợi tình, gợi ý, khiến cho người tham dự như muốn nâng hồn lên với Thiên Chúa...
Màn diễn nguyện Tạ Ơn nói về tiểu sử của Đức Cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Sang với lời kinh Tạ Ơn Magnificat của CĐ Thánh Phaolô chỉ kéo dài trong 20 phút, nhưng gói trọn cả tâm tình của một hành trình dài đăng đẵng 79 năm của Đức Cha. Từ lúc xa khơi, tên con đã được Cha khắc ghi, Ngài cho con chào đời, mặc cho con ngũ quan, rồi tuổi thơ được lớn lên trong lời ru thánh thiện của người mẹ. Sau cùng ơn gọi cũng lớn dần lên mãi và bền bỉ được dệt trong Chân lý và Tình Yêu của cả Ba Ngôi Thiên Chúa.
Để hôm nay ở điểm dừng quan trọng: 79, 51 và 28. Tạ ơn Chúa! Halleluija!!!
Tĩnh Tâm Thanh Thiếu Niên tại Fort Worth Texas
Tạ Đình Thiện
17:48 22/04/2009
FORT WORTH - Từ cuối thập niên 1990, GP Fort Worth/TX thường tổ chức buổi tĩnh tâm Thiếu Niên 2000 (Youth 2000 Retreat) vào dịp Lễ Lòng Thương Xót Chúa (Divine Mercy), nhưng tôi chưa bao giờ tham dự. Năm nay vì muốn khuyến khích con cái và các bạn của chúng, nên tôi ghi danh tháp tùng các con/cháu tôi để tham gia buổi tĩnh tâm bắt đầu vào tối ngày 17/08 tới trưa 19/04/09. Thật là một buổi cuối tuần cảm động và đầy phấn khởi vì được chứng kiến nhựa sống đức tin cũng như ơn của Chúa Tình Thương thể hiện nơi các bạn trẻ, mà trong đó có nhiều sắc tộc khác nhau. Con số các bạn trẻ tham dự vừa qua có lẽ phải hơn 800 em, và cũng có các em tới từ các giáo xứ Việt như: Chúa Kitô Vua, ĐM Fatima, ĐM Vô Nhiễm và Các Thánh Tử Đạo vùng bắc Texas cũng hiện diện để tham gia đắc lực.
Giống như các trẻ tại Fatima xưa kia, chương trình tĩnh tầm được bắt đầu tối thứ Sáu bằng 50 Chuỗi Hạt Mân Côi để xin Mẹ Maria giúp các em mở lòng và “cứ việc làm theo” những gì Chúa sẽ tỏ ra trong buổi tĩnh tâm. Trong ba ngày tĩnh tâm, các bạn trẻ đã sốt sáng lần chuỗi 4 lần: 3 tràng hạt Mân Côi và 2 chuỗi hạt Lòng Thương Xót Chúa. Với những bài giảng thuyết không quá 50 phút và chia sẻ đời sống đức tin của các chứng nhân, các bạn trẻ được nhắc nhở đến mối liên hệ mật thiết và quan trọng của Mẹ Maria trong cuộc sống hằng ngày. Sự nương tựa vào Đức Maria là một thực hành như viễn tượng thánh Don Bosco về chiếc thuyền Hội Thánh được bảo vệ nhờ vào hai cột trụ: Thánh Thể và Mẹ Maria.
Các tu sĩ Phan-xinh đã long trọng tôn vinh Chúa Giêsu Thánh Thể, “nguồn mạch sự sống”, làm vị lãnh đạo tinh thần của buổi tĩnh tâm. Ngay sau Thánh Lễ khai mạc tối thứ Sáu, các bạn trẻ chầu Thánh Thể long trọng trước khi nghỉ đêm. Có thể nói ngoài lễ Misa, chầu Thánh Thể là một sinh hoạt linh thao rất mạnh mà buổi tĩnh tâm đặc biệt nhấn mạnh để nối kết hai yếu tố giáo lý Thánh Thể và Lòng Thương Xót Chúa. Qua cách bố trí, các tu sĩ đã biến nhà chơi (gym) thành một nhà nguyện (chapel) và dùng khung gỗ với nhiều đèn nến hơi giống như bụi cây bốc cháy (Xh 3:2) để đặt Thánh Thể ở trên bụi cây đó. Buổi chầu tối thứ 6 và tối thứ 7, các em được gặp gỡ Chúa, hơi giống như Môsê đã gặp Đức Chúa trên núi Khô-rếp. Cảm động hơn nữa là các bạn trẻ được chạm vào khăn choàng và cảm nghiệm sự hiện diện Chúa trong Bánh Thánh khi linh mục rước mặt nhật tới từng người – cảm giác này giống như xưa kia khi người đàn bà bị băng huyết 12 năm được chữa lành vì đã được “sờ vào tua áo của Người” (Lc 8:44).
Vì Thánh Thể là trọng tâm của buổi tĩnh tâm, nên mỗi ngày tĩnh tâm các bạn trẻ được tham dự lễ Misa long trọng. Có một câu mà vị chủ tế nói trong bài giảng của thánh lễ chiều thứ Bảy làm tôi nhớ mãi, “Các linh mục, thầy, soeur, và ngay cả các giáo lý viên đã thất bại vì chưa giúp được cho các bạn trẻ cảm nghiệm được sự cao trọng và vô giá của Thánh Lễ Misa. Vì thế mà có quá nhiều bạn trẻ bỏ Giáo Hội và bỏ việc thờ phượng Chúa.” Vị chủ tế đã đôi lần ngừng lại để giải nghĩa về những nghi thức/kinh nguyện trong thánh lễ một cách chân tình để giúp các bạn trẻ cảm nhận về sự cao cả của lễ Misa.
Một nhận xét khác thường nữa là bắt đầu từ tối thứ Sáu cho tới những giây phút cuối (trưa ngày Chúa Nhật), các bạn trẻ thay phiên nhau xếp hàng rất dài để chờ được gặp Đức Giêsu qua bí tích Sám Hối. Các cha đã cố gắng hết sức nhưng vì không đủ linh mục ngồi tòa nên có lẽ một số chưa được lãnh bí tích hòa giải. Chương trình tĩnh tâm đạt được biến cố này có lẽ cũng phần nào nhờ vào sự âm thầm cầu nguyện của nhóm giáo dân và các tu sĩ tổ chức. Suốt tối thứ Sáu và đêm thứ Bảy, sau khi các em ra về, thì ban tổ chức chia ra từng nhóm để luân phiên cầu nguyện trước Thánh Thể để ơn Chúa đánh động tâm hồn các bạn trẻ, và các em đã đón nhận ơn Chúa. Vì cuối tuần qua, lúc kết thúc chương trình, đã có hơn 40 bạn nam/nữ đáp lời Chúa bằng cách ghi danh tìm hiểu ơn gọi qua đời sống tu trì.
Đương đầu với một thế giới đang trên đà xút kém về luân lý đạo đức, và chứa đầy các chủ nghĩa vật chất, vô thần và thuyết tương đối, giới trẻ Công Giáo dễ bị lôi cuốn vào con đường sai lầm. Buổi tĩnh tâm Thiếu Niên 2000 là một trường võ thuật tinh thần mà Chúa Thánh Thần dùng để giúp các bạn trẻ chống chọi lại các cám giỗ tội lỗi. Hy vọng các em sẽ luôn sử dụng võ khí là tràng hạt Mân Côi, cẩm nang Thánh Kinh và thường xuyên chạy tới nguồn mạch sự sống (Thánh Thể) để vượt qua các thử thách. Giả như có bị thương thì ít ra các bạn trẻ sẽ tìm tới Thầy Giêsu qua bí tích Sám Hối để chữa lành vết thương. Ngoài sự chuẩn bị tâm linh, buổi tĩnh tâm hằng năm này còn là một cách để đánh động ơn gọi linh mục/tu sĩ giống như những Ngày Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day). Mong sao mỗi năm các bạn trẻ sẽ tiếp tục trở lại với buổi tĩnh tâm TN2000 để được vun trồng đức tin, và tiếp đón Tình Thương Chúa để rồi chia sẻ với đời và làm cho nước Chúa được thể hiện dưới đất.
Giống như các trẻ tại Fatima xưa kia, chương trình tĩnh tầm được bắt đầu tối thứ Sáu bằng 50 Chuỗi Hạt Mân Côi để xin Mẹ Maria giúp các em mở lòng và “cứ việc làm theo” những gì Chúa sẽ tỏ ra trong buổi tĩnh tâm. Trong ba ngày tĩnh tâm, các bạn trẻ đã sốt sáng lần chuỗi 4 lần: 3 tràng hạt Mân Côi và 2 chuỗi hạt Lòng Thương Xót Chúa. Với những bài giảng thuyết không quá 50 phút và chia sẻ đời sống đức tin của các chứng nhân, các bạn trẻ được nhắc nhở đến mối liên hệ mật thiết và quan trọng của Mẹ Maria trong cuộc sống hằng ngày. Sự nương tựa vào Đức Maria là một thực hành như viễn tượng thánh Don Bosco về chiếc thuyền Hội Thánh được bảo vệ nhờ vào hai cột trụ: Thánh Thể và Mẹ Maria.
Các tu sĩ Phan-xinh đã long trọng tôn vinh Chúa Giêsu Thánh Thể, “nguồn mạch sự sống”, làm vị lãnh đạo tinh thần của buổi tĩnh tâm. Ngay sau Thánh Lễ khai mạc tối thứ Sáu, các bạn trẻ chầu Thánh Thể long trọng trước khi nghỉ đêm. Có thể nói ngoài lễ Misa, chầu Thánh Thể là một sinh hoạt linh thao rất mạnh mà buổi tĩnh tâm đặc biệt nhấn mạnh để nối kết hai yếu tố giáo lý Thánh Thể và Lòng Thương Xót Chúa. Qua cách bố trí, các tu sĩ đã biến nhà chơi (gym) thành một nhà nguyện (chapel) và dùng khung gỗ với nhiều đèn nến hơi giống như bụi cây bốc cháy (Xh 3:2) để đặt Thánh Thể ở trên bụi cây đó. Buổi chầu tối thứ 6 và tối thứ 7, các em được gặp gỡ Chúa, hơi giống như Môsê đã gặp Đức Chúa trên núi Khô-rếp. Cảm động hơn nữa là các bạn trẻ được chạm vào khăn choàng và cảm nghiệm sự hiện diện Chúa trong Bánh Thánh khi linh mục rước mặt nhật tới từng người – cảm giác này giống như xưa kia khi người đàn bà bị băng huyết 12 năm được chữa lành vì đã được “sờ vào tua áo của Người” (Lc 8:44).
Vì Thánh Thể là trọng tâm của buổi tĩnh tâm, nên mỗi ngày tĩnh tâm các bạn trẻ được tham dự lễ Misa long trọng. Có một câu mà vị chủ tế nói trong bài giảng của thánh lễ chiều thứ Bảy làm tôi nhớ mãi, “Các linh mục, thầy, soeur, và ngay cả các giáo lý viên đã thất bại vì chưa giúp được cho các bạn trẻ cảm nghiệm được sự cao trọng và vô giá của Thánh Lễ Misa. Vì thế mà có quá nhiều bạn trẻ bỏ Giáo Hội và bỏ việc thờ phượng Chúa.” Vị chủ tế đã đôi lần ngừng lại để giải nghĩa về những nghi thức/kinh nguyện trong thánh lễ một cách chân tình để giúp các bạn trẻ cảm nhận về sự cao cả của lễ Misa.
Một nhận xét khác thường nữa là bắt đầu từ tối thứ Sáu cho tới những giây phút cuối (trưa ngày Chúa Nhật), các bạn trẻ thay phiên nhau xếp hàng rất dài để chờ được gặp Đức Giêsu qua bí tích Sám Hối. Các cha đã cố gắng hết sức nhưng vì không đủ linh mục ngồi tòa nên có lẽ một số chưa được lãnh bí tích hòa giải. Chương trình tĩnh tâm đạt được biến cố này có lẽ cũng phần nào nhờ vào sự âm thầm cầu nguyện của nhóm giáo dân và các tu sĩ tổ chức. Suốt tối thứ Sáu và đêm thứ Bảy, sau khi các em ra về, thì ban tổ chức chia ra từng nhóm để luân phiên cầu nguyện trước Thánh Thể để ơn Chúa đánh động tâm hồn các bạn trẻ, và các em đã đón nhận ơn Chúa. Vì cuối tuần qua, lúc kết thúc chương trình, đã có hơn 40 bạn nam/nữ đáp lời Chúa bằng cách ghi danh tìm hiểu ơn gọi qua đời sống tu trì.
Đương đầu với một thế giới đang trên đà xút kém về luân lý đạo đức, và chứa đầy các chủ nghĩa vật chất, vô thần và thuyết tương đối, giới trẻ Công Giáo dễ bị lôi cuốn vào con đường sai lầm. Buổi tĩnh tâm Thiếu Niên 2000 là một trường võ thuật tinh thần mà Chúa Thánh Thần dùng để giúp các bạn trẻ chống chọi lại các cám giỗ tội lỗi. Hy vọng các em sẽ luôn sử dụng võ khí là tràng hạt Mân Côi, cẩm nang Thánh Kinh và thường xuyên chạy tới nguồn mạch sự sống (Thánh Thể) để vượt qua các thử thách. Giả như có bị thương thì ít ra các bạn trẻ sẽ tìm tới Thầy Giêsu qua bí tích Sám Hối để chữa lành vết thương. Ngoài sự chuẩn bị tâm linh, buổi tĩnh tâm hằng năm này còn là một cách để đánh động ơn gọi linh mục/tu sĩ giống như những Ngày Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day). Mong sao mỗi năm các bạn trẻ sẽ tiếp tục trở lại với buổi tĩnh tâm TN2000 để được vun trồng đức tin, và tiếp đón Tình Thương Chúa để rồi chia sẻ với đời và làm cho nước Chúa được thể hiện dưới đất.
Ăn con sam, những cái chết không ngờ!
Hai Tôm Cần Giờ
18:02 22/04/2009
CẦN GIỜ - Sinh - lão - bệnh - tử là quy luật tự nhiên của con người. Có những cái chết được chuẩn bị hẳn hoi như già cả, bệnh tật. Ngược lại, có những cái chết đến với con người hoàn toàn là điều bất ngờ. Thế nhưng có những cái chết không ngờ khi bị ngộ độc thức ăn. Bi đát nhất là những trường hợp được cảnh báo nhưng cứ đâm đầu vào cái chết.
Bà con ngư dân vùng biển đều quen với con Sam. Sam có rất nhiều loại nhưng tựu trung lại có 2 loại là Sam vuông và Sam tròn. Thịt của Sam giống như thịt của cua vậy. Cũng giống như cua, có những cái nghoe thò ra ăn như càng cua. Và cũng có con có gạch và có con có trứng. Trứng của Sam vàng giống như trứng cá, ăn vào bùi bùi, béo béo. Người ta có thể nướng hay luộc Sam như luộc cua vậy.
Nhìn bề ngoài thì con nào cũng giống con nào nhưng thật sự bên trong của nó con nào có chất độc thì mắt thường không thể biết được. Với kinh nghiệm của người đi biển thì con Sam nào không ăn Sứa thì là Sam lành còn Sam nào ăn Sứa coi như là Sam độc. Nhìn vào con Sam ai nào biết được Sam lành và Sam độc.
Mấy ngày qua, bà con vùng biển mặn Cần Giờ không ngạc nhiên lắm khi chứng kiến cảnh ra đi của một chàng trai trẻ và mấy người khác phải cấp cứu ở bệnh viện 115.
Chuyện là dân nghèo, có cái gì là nhậu cái đó chứ cũng chẳng phải cân đo đong đếm gì cả. Cứ nghe cha anh ăn Sam được thì cũng ăn nhưng thực chất ăn trong một tư thế rất liều mạng. Vừa nhậu xong, người của chàng thanh niên ấy bị tê. Bà con chòm xóm đưa đi cấp cứu nhưng đến phà Bình Khánh thì đã quá muộn, cạnh đó còn mấy người cũng đưa đi cấp cứu nhưng có lẽ nhiễm ít hơn chàng thanh niên xấu số kia nên thoát nạn.
Người ta vẫn mách bảo với nhau là nếu ăn vào thấy tê tê thì lấy nước muối uống vào và cho Sam ra thì sẽ không bị ngộ độc ! Thế nhưng, đáng tiếc thay là khi nhậu vào thì Sam làm tê hay là rượu làm tê thì làm sao các đệ tử lưu linh có thể biết được.
Chuyện chết vì Sam không phải là mới đây hay vài bữa nhưng thi thoảng vẫn có người này người kia bị. Chẳng hiểu nỗi được sự biện minh việc ăn con Sam ở vùng biển mặn này. Ăn một cách liều mạng mà người ta cứ ăn. Phần đáng nói ở chuyện ngộ độc vì Sam này không chỉ riêng ở trách nhiệm của người ăn mà của các cơ quan chức năng. Biết chất độc của con Sam cực kỳ nguy hiểm tại sao người ta không ra lệnh cấm buôn bán, vận chuyển Sam. Nghe đâu ở đầu bến đò Hiệp Phước – An Thới Đông người ta vẫn bán Sam. Sam to có giá đến cả trăm ngàn nên nhiều người tranh thủ kinh doanh để kiếm chút đỉnh.
Chuyện kiếm chút đỉnh của họ đành biết là tốt để đắp đổi qua ngày nhưng thử hỏi mạng người với cái chút đỉnh ấy như thế nào ? Có thể vì cái lợi be bé mà làm mất mạng người chăng ?
Nghĩ con Sam cũng nhớ con cá Nóc, phải có biện pháp mạnh thế nào đấy để người dân không bao giờ dùng đến con cá có nọc độc nguy hiểm này. Thi thoảng lại cứ nghe người này người kia ở vùng kia vùng nọ chết vì cá Nóc nghe sao mà bi đát quá.
Khốn khổ trình độ dân trí của bà con còn thấp, chuyện cần là làm điều gì đó với biện pháp thật mạnh để răn đe bà con không được ăn những con nguy hiểm đến tính mạng như Nóc, như Sam.
Sự ra đi của chàng thanh niên nọ ở An Thới Đông sẽ là thanh thản với anh, nhưng thử hỏi còn 4 đứa con nheo nhóc của anh giờ sẽ ra sao khi trong gia đình thiếu vắng cha, hụt đi sự nương tựa. Cũng chỉ vì nghèo, vì thiếu hiểu biết, vì liều mạng để rồi có cái gì cũng ăn, có cái gì cũng nhậu và trong những cái ăn, cái nhậu đó có những cái cực kỳ độc như Nóc, như Sam và nhiều thứ khác nữa.
Cần phải giáo dục triệt để về mối nguy hại của những con vật có nọc độc gây tử vong cho người cũng như cần có những biện pháp cực mạnh để bà con ngư dân vùng biển mặn nghèo này không còn kề cận với những cái chết không lường trước được.
Bà con ngư dân vùng biển đều quen với con Sam. Sam có rất nhiều loại nhưng tựu trung lại có 2 loại là Sam vuông và Sam tròn. Thịt của Sam giống như thịt của cua vậy. Cũng giống như cua, có những cái nghoe thò ra ăn như càng cua. Và cũng có con có gạch và có con có trứng. Trứng của Sam vàng giống như trứng cá, ăn vào bùi bùi, béo béo. Người ta có thể nướng hay luộc Sam như luộc cua vậy.
Nhìn bề ngoài thì con nào cũng giống con nào nhưng thật sự bên trong của nó con nào có chất độc thì mắt thường không thể biết được. Với kinh nghiệm của người đi biển thì con Sam nào không ăn Sứa thì là Sam lành còn Sam nào ăn Sứa coi như là Sam độc. Nhìn vào con Sam ai nào biết được Sam lành và Sam độc.
Mấy ngày qua, bà con vùng biển mặn Cần Giờ không ngạc nhiên lắm khi chứng kiến cảnh ra đi của một chàng trai trẻ và mấy người khác phải cấp cứu ở bệnh viện 115.
Chuyện là dân nghèo, có cái gì là nhậu cái đó chứ cũng chẳng phải cân đo đong đếm gì cả. Cứ nghe cha anh ăn Sam được thì cũng ăn nhưng thực chất ăn trong một tư thế rất liều mạng. Vừa nhậu xong, người của chàng thanh niên ấy bị tê. Bà con chòm xóm đưa đi cấp cứu nhưng đến phà Bình Khánh thì đã quá muộn, cạnh đó còn mấy người cũng đưa đi cấp cứu nhưng có lẽ nhiễm ít hơn chàng thanh niên xấu số kia nên thoát nạn.
Người ta vẫn mách bảo với nhau là nếu ăn vào thấy tê tê thì lấy nước muối uống vào và cho Sam ra thì sẽ không bị ngộ độc ! Thế nhưng, đáng tiếc thay là khi nhậu vào thì Sam làm tê hay là rượu làm tê thì làm sao các đệ tử lưu linh có thể biết được.
Chuyện chết vì Sam không phải là mới đây hay vài bữa nhưng thi thoảng vẫn có người này người kia bị. Chẳng hiểu nỗi được sự biện minh việc ăn con Sam ở vùng biển mặn này. Ăn một cách liều mạng mà người ta cứ ăn. Phần đáng nói ở chuyện ngộ độc vì Sam này không chỉ riêng ở trách nhiệm của người ăn mà của các cơ quan chức năng. Biết chất độc của con Sam cực kỳ nguy hiểm tại sao người ta không ra lệnh cấm buôn bán, vận chuyển Sam. Nghe đâu ở đầu bến đò Hiệp Phước – An Thới Đông người ta vẫn bán Sam. Sam to có giá đến cả trăm ngàn nên nhiều người tranh thủ kinh doanh để kiếm chút đỉnh.
Chuyện kiếm chút đỉnh của họ đành biết là tốt để đắp đổi qua ngày nhưng thử hỏi mạng người với cái chút đỉnh ấy như thế nào ? Có thể vì cái lợi be bé mà làm mất mạng người chăng ?
Nghĩ con Sam cũng nhớ con cá Nóc, phải có biện pháp mạnh thế nào đấy để người dân không bao giờ dùng đến con cá có nọc độc nguy hiểm này. Thi thoảng lại cứ nghe người này người kia ở vùng kia vùng nọ chết vì cá Nóc nghe sao mà bi đát quá.
Khốn khổ trình độ dân trí của bà con còn thấp, chuyện cần là làm điều gì đó với biện pháp thật mạnh để răn đe bà con không được ăn những con nguy hiểm đến tính mạng như Nóc, như Sam.
Sự ra đi của chàng thanh niên nọ ở An Thới Đông sẽ là thanh thản với anh, nhưng thử hỏi còn 4 đứa con nheo nhóc của anh giờ sẽ ra sao khi trong gia đình thiếu vắng cha, hụt đi sự nương tựa. Cũng chỉ vì nghèo, vì thiếu hiểu biết, vì liều mạng để rồi có cái gì cũng ăn, có cái gì cũng nhậu và trong những cái ăn, cái nhậu đó có những cái cực kỳ độc như Nóc, như Sam và nhiều thứ khác nữa.
Cần phải giáo dục triệt để về mối nguy hại của những con vật có nọc độc gây tử vong cho người cũng như cần có những biện pháp cực mạnh để bà con ngư dân vùng biển mặn nghèo này không còn kề cận với những cái chết không lường trước được.
Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế hỗ trợ bệnh nhân trong tuần lễ Chúa Thương Xót
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
18:55 22/04/2009
Huế, Việt Nam ( 22-4-2009)– Trong tuần lễ kính Lòng Thương Xót Chúa, các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Kim Đôi-Huế đã thể hiện căn cước Kitô Giáo của mình qua việc đón tiếp các gia đình bệnh nhân không nơi tựa, tặng quà và hỗ trợ tinh thần, vật chất cho trẻ em đang sống xa nhà, chờ phẩu thuật thay tim tại Huế.
Sáng ngày 22-4-2009, hơn 100 em tại Khoa Tim Mạch-Bệnh viện Huế, vui hơn mọi ngày khi tám nữ tu thuộc dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế, mang theo nhiều quà gồm áo quần, sữa hộp, đồ chơi, tiền và những thực phẩm khác. Họ đi bằng xe máy từ cộng đoàn Kim Đôi cách Huế 14 cây số, để chia sẻ lòng thương xót của Chúa cho các bé bệnh nhân đang điều trị tại đây.
Hai cháu Trần Yến và Bảo Nhi, đến từ nhà nuôi trẻ mồ côi do sư cô Tâm Niệm chùa Bửu Tri, thành phố Cần Thơ, được chuyển ra Huế để mỗ tim. Sau khi siêu âm, bác sĩ xác định 2 cháu dưói 2 tuổi này bị ’’Chuyển vị đại động mạch - Thông liên nhĩ ’’, không thể sống nếu không được giải phẫu sớm.
Bà Nguyễn Thị Hạnh và một phật tử khác được Sư cô trụ trì Chùa Bảo Tri, cử ra Huế nuôi hai cháu, hơn 40 ngày cảm thấy đuối sức vì không có ngưòi thân quen ở Huế. Bà Hạnh tâm sự:’’Rất may, một ân nhân giới thiệu chúng tôi đến với nhóm chuyên giúp đỡ các em Tim mạch.của các nữ tu. Kết quả các cháu được hỗ trợ 70 triệu đồng từ quỹ một dự án từ thiện của Giáo Hội Công Giáo.
Bệnh Tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm trên thế giới Bệnh Tim Mạch gây ra cho hơn 17,5 triệu cái chết và dự đoán sẽ có khoảng 25 triệu người bị Bệnh Tim Mạch tử vong vào năm 2020.
Kiếm được 17 triệu đồng cho một ca mỗ, từ nghề thu lượm ve chai là điều không thể, bà Văn Thị Bồng, 39 tuổi, một người Ngoài Công Giáo quê ở Kim Đôi - Thừa Thiên Huế, sợ rằng cô con gái đầu lòng sẽ chết vì chứng U ngực của con, bà nói: ’’Giáo Hội đã cứu con tôi qua tấm lòng thương xót của các nữ tu ’’.
Trong chương trình ’’Ngày Trái tim cho em’’ đựơc truyền hình trực tiếp vào đêm 19-4-2009, người dân trong nước biết đựơc mỗi năm Việt Nam có 16.000 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh.
Theo nữ tu Anna Lê Thị Huệ, đặc trách cộng đoàn Con Đức Mẹ Đi Viếng Kim Đôi cho biết, từ đầu năm mới 2009 đến nay, phần lớn bệnh nhân ở các tỉnh xa như Nghệ An, Thanh Hoá, An Giang, Quãng Nam đều là những bệnh nhân nặng, họ đựơc giáo hội địa phương giới thiệu đến.’’ Công việc chúng tôi là thăm viếng, hỗ trợ tinh thần-vật chất và cầu nguyện cho bệnh nhân sớm phục hồi sức khoẻ’’. Chị Huệ nói.
Sáng ngày 22-4-2009, hơn 100 em tại Khoa Tim Mạch-Bệnh viện Huế, vui hơn mọi ngày khi tám nữ tu thuộc dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế, mang theo nhiều quà gồm áo quần, sữa hộp, đồ chơi, tiền và những thực phẩm khác. Họ đi bằng xe máy từ cộng đoàn Kim Đôi cách Huế 14 cây số, để chia sẻ lòng thương xót của Chúa cho các bé bệnh nhân đang điều trị tại đây.
Hai cháu Trần Yến và Bảo Nhi, đến từ nhà nuôi trẻ mồ côi do sư cô Tâm Niệm chùa Bửu Tri, thành phố Cần Thơ, được chuyển ra Huế để mỗ tim. Sau khi siêu âm, bác sĩ xác định 2 cháu dưói 2 tuổi này bị ’’Chuyển vị đại động mạch - Thông liên nhĩ ’’, không thể sống nếu không được giải phẫu sớm.
Bà Nguyễn Thị Hạnh và một phật tử khác được Sư cô trụ trì Chùa Bảo Tri, cử ra Huế nuôi hai cháu, hơn 40 ngày cảm thấy đuối sức vì không có ngưòi thân quen ở Huế. Bà Hạnh tâm sự:’’Rất may, một ân nhân giới thiệu chúng tôi đến với nhóm chuyên giúp đỡ các em Tim mạch.của các nữ tu. Kết quả các cháu được hỗ trợ 70 triệu đồng từ quỹ một dự án từ thiện của Giáo Hội Công Giáo.
Bệnh Tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm trên thế giới Bệnh Tim Mạch gây ra cho hơn 17,5 triệu cái chết và dự đoán sẽ có khoảng 25 triệu người bị Bệnh Tim Mạch tử vong vào năm 2020.
Kiếm được 17 triệu đồng cho một ca mỗ, từ nghề thu lượm ve chai là điều không thể, bà Văn Thị Bồng, 39 tuổi, một người Ngoài Công Giáo quê ở Kim Đôi - Thừa Thiên Huế, sợ rằng cô con gái đầu lòng sẽ chết vì chứng U ngực của con, bà nói: ’’Giáo Hội đã cứu con tôi qua tấm lòng thương xót của các nữ tu ’’.
Trong chương trình ’’Ngày Trái tim cho em’’ đựơc truyền hình trực tiếp vào đêm 19-4-2009, người dân trong nước biết đựơc mỗi năm Việt Nam có 16.000 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh.
Theo nữ tu Anna Lê Thị Huệ, đặc trách cộng đoàn Con Đức Mẹ Đi Viếng Kim Đôi cho biết, từ đầu năm mới 2009 đến nay, phần lớn bệnh nhân ở các tỉnh xa như Nghệ An, Thanh Hoá, An Giang, Quãng Nam đều là những bệnh nhân nặng, họ đựơc giáo hội địa phương giới thiệu đến.’’ Công việc chúng tôi là thăm viếng, hỗ trợ tinh thần-vật chất và cầu nguyện cho bệnh nhân sớm phục hồi sức khoẻ’’. Chị Huệ nói.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chính quyền tạo áp lực với báo chí về vụ bauxite Tây Nguyên?
Mặc Lâm, RFA
03:16 22/04/2009
WASHINGTON DC 2009-04-21 - Việc báo Du Lịch bị tạm ngưng hoạt động trong vòng ba tháng chưa chấm dứt sự chú ý của dư luận thì mới đây, tờ báo hàng đầu Việt Nam là tờ Tuổi Trẻ thông báo tạm ngưng loạt bài viết về bauxit Tây Nguyên lại càng khiến người đọc báo trong nước rơi vào trạng thái hụt hẫng.
Du Lịch bị đình bản
Bốn tháng sau khi bài viết mang tên "Tản mạn cho đảo xa" của tác giả Trung Bảo thì tạp chí Du Lịch cho đăng tiếp bài "Dự án bauxít nhôm Lâm Đồng". Cả hai bài viết thuộc loại nhạy cảm này đã phải trả cái giá của nó:
Tờ báo bị tạm ngưng hoạt động trong vòng ba tháng để kiện toàn lại tổ chức và theo như văn bản của Bộ Thông Tin và Truyền Thông thì ban biên tập tờ báo này có vấn đề.
Ông Nguyễn Quốc Thái, Trợ Lý Tổng Biên Tập của tờ báo, trong một lần trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do cho biết quan điểm của mình trước việc cáo buộc này, ông nói:
"Bộ Thông Tin - Truyền Thông nói là ngoài cái phần để kiện toàn tổ chức về nhân sự thì chúng tôi không nói đến.
Nói về những bài trong số báo Xuân thì ở trong đó có nêu ra bài "Tản mạn đảo xa" của phóng viên Trung Bảo thì chúng tôi thấy rằng bài "Tản mạn đảo xa" của phóng viên Trung Bảo là một bài viết thể hiện cái bức xúc, lo lắng và buồn phiền của một công dân của quốc gia bị một nước khác xâm lấn các phần đất của quê cha đất tổ của mình.
Một biểu lộ về lòng yêu nước như vậy thì tôi nghĩ không nên bị kết án."
Tuổi Trẻ “tự kiểm duyệt”
Khác với tờ Du Lịch, những tờ báo khác hình như tự biết vị trí của họ trong dòng chảy chính trị hiện nay nên đã tự kiềm chế và tránh đăng những tin tức có tính thời sự về người thật việc thật tại những nơi đang được hàng triệu đôi mắt chăm chú nhìn vào, chẳng hạn như Tân Rai hay Nhân Cơ của tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông hiện nay.
Tờ báo Tuổi Trẻ có thể đã quên luật chơi này khi số ra ngày 14 tháng 4 dành nguyên một trang 5 để đăng bài nói về Tân Rai và những hệ lụy của nó. Tờ báo hứa hẹn sẽ đem sự việc công nhân Trung Quốc tràn ngập Tân Rai và Điện Đạm Cà Mau đến tay bạn đọc trong nhiều kỳ.
Thế nhưng tới kỳ thứ hai thì... đã chấm dứt luôn, và lý do mà tờ báo đưa ra là do phóng viên của họ viết không kịp.
Là người từng cộng tác một thời gian rất dài với báo Tuổi Trẻ, nhà thơ Bùi Chí Vinh chia sẻ kinh nghiệm của mình:
"Đây là những tiếng nói can đảm cho dù lạc lỏng và họ chấp nhận những cái búa rìu nhất định đối với nghề nghiệp của họ. Còn riêng cái thái độ của báo Tuổi Trẻ thì những tờ báo lớn nhất là những tờ bị quản lý chặt chẽ nhất.
Báo Du Lịch chỉ là một tờ báo nhỏ thôi, chuyện của nó không gây biến động lớn. Nhưng báo Tuổi Trẻ đăng lên thì áp lực dư luận về vấn đề bô-xít biến thành một thứ quan trọng và nó biến thành nghị luận trên tất cả các diễn đàn trên mạng, thành ra người ta cắt ngay lập tức như là tất cả sự tiên đoán của tôi.
Đúng là cái tình hình người ta muốn áp đặt đối với vấn đề quản thức dư luận và báo chí Việt Nam.”
Nhiều tiếng nói bất bình
Tuy người cầm bút trong nước hiểu rất rõ vai trò của họ nhưng những động thái mạnh mẽ đối với báo giới của Bộ Thông Tin và Truyền Thông đưa ra không thể không làm họ xúc động. Nhà văn Võ Thị Hảo lên tiếng:
"Tất cả mọi sự cấm đoán một tờ báo này ra đời hay cấm tờ báo khác ra đời, hay đóng cửa tờ báo, đều là những sự việc không đúng. Cái việc đóng cửa nó ảnh hưởng không những đến tự do ngôn luận mà nó còn ảnh hưởng cả đến cuộc sống của những người làm việc trong tờ báo đó và những bạn đọc đọc tờ báo đó.
Những tờ báo họ điều tra được một sự việc gì đó, họ phát hiện được những tư liệu mà mọi người dù chưa biết gì về sự kiện thì đó là chức năng đương nhiên của báo chí.
Nếu báo chí mà không phát hiện được cái gì mới, không đưa đến được cho công chúng một sự thật thì báo chí lúc đó đã lãng quên cái nhiệm vụ của mình. Và báo chí lúc đó chỉ là "mách lẻo" thông tin để kiếm tiền của công chúng mà thôi. Một trong những chức năng quan trọng của báo chí là đem sự thật đến công chúng."
Nhà thơ Bùi Chí Vinh cũng cho rằng:
"Có những lúc người ta tưởng cánh cửa mở ra, tạo ra một cái gì đó gọi là tự do ngôn luận hay tạo cái gì đó cởi mởơn, thì trải qua một số sự cố nào đó nó lại tiếp tục khép lại.
Trường hợp vừa rồi nó lại càng bể dâu hơn nữa. Bởi vì những cái gì dân chúng chú ý nhứt, quan tâm nhứt thì cuối cùng bên trên lại đáp lễ bằng sự vô cảm, mà sự vô cảm này đã được báo động từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải cầm quyền.
Chỉ vì quyền lợi của một số cá nhân nào đó hay quyền lợi của một tập đoàn nào đó, hay những tập đoàn liên kết nào đó thì người ta lại thờ ơ với quyền lợi lớn nhứt của đất nước, bảo vệ đất nước, bảo vệ những tài nguyên của đất nước."
Nhà văn Võ Thị Hảo khi nghe báo Tuổi Trẻ ngưng đăng lọat bài bauxite, bà cho rằng do áp lực của nhà nước chứ bản thân họ vì uy tín của tờ báo lớn họ không thể để mất độc giả qua sự hứa hẹn mà không làm này:
"Tuổi Trẻ cũng là một tờ báo đã bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian vừa rồi. Tôi nghĩ rằng họ cũng đã rất là dè chừng khi đưa ra những thông tin mà nếu họ có hứa hẹn rằng đăng một loạt bài về bô-xít ở Tây Nguyên và đến lúc đã đăng một kỳ rồi mà không đăng nữa thì tôi nghĩ là họ phải chịu một áp lực nào đó.
Bởi vì khi đã hứa hẹn đang mà không đăng thì chính tờ báo đó bị ảnh hưởng về mặt uy tín và danh dự của tờ báo. Đã hứa với bạn đọc của họ là sẽ đăng mà không đăng thì họ cũng bị áp lực nào đó nặng nề. Nếu họ đăng tiếp thì đương nhiên là sẽ xảy ra những điều như trước đây đã xảy ra."
Tuy nhà nước cố gắng bằng mọi cách để phong tỏa tất cả thông tin có liên quan đến Trung Quốc, nhưng dư luận cho rằng liệu với thời buổi Internet như hiện nay thì cố gắng này có thành công hay không? Câu trả lời là không.
Nhiều blogger đang đưa thông tin này lên trang blog của mình bất kể sự kiểm duyệt của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.
Trang blog mang tên "Nấm" ghi nhận những thông tin sống động về thực trạng này. Hình ảnh về sự tàn phá môi trường bên dưới các lá cờ của công ty Trung Quốc cùng những công nhân của họ đang làm việc tại công trường, hay đi mua hàng tại các địa phương là một bằng chứng hùng hồn khó thể chối cãi.
Cuối cùng thì người dân vẫn tự hỏi: tại sao một hình ảnh rõ mồn một như vậy lại bị cấm phổ biến trên mặt báo? Vậy thì vai trò truyền thông trung thực của báo chí có còn được đặt lên hàng đầu nữa hay không, khi áp lực của các cơ quan kiểm soát vẫn canh cánh bên từng bàn viết của người ký giả hiện nay?
Du Lịch bị đình bản
Bốn tháng sau khi bài viết mang tên "Tản mạn cho đảo xa" của tác giả Trung Bảo thì tạp chí Du Lịch cho đăng tiếp bài "Dự án bauxít nhôm Lâm Đồng". Cả hai bài viết thuộc loại nhạy cảm này đã phải trả cái giá của nó:
Tờ báo bị tạm ngưng hoạt động trong vòng ba tháng để kiện toàn lại tổ chức và theo như văn bản của Bộ Thông Tin và Truyền Thông thì ban biên tập tờ báo này có vấn đề.
Ông Nguyễn Quốc Thái, Trợ Lý Tổng Biên Tập của tờ báo, trong một lần trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do cho biết quan điểm của mình trước việc cáo buộc này, ông nói:
"Bộ Thông Tin - Truyền Thông nói là ngoài cái phần để kiện toàn tổ chức về nhân sự thì chúng tôi không nói đến.
Nói về những bài trong số báo Xuân thì ở trong đó có nêu ra bài "Tản mạn đảo xa" của phóng viên Trung Bảo thì chúng tôi thấy rằng bài "Tản mạn đảo xa" của phóng viên Trung Bảo là một bài viết thể hiện cái bức xúc, lo lắng và buồn phiền của một công dân của quốc gia bị một nước khác xâm lấn các phần đất của quê cha đất tổ của mình.
Một biểu lộ về lòng yêu nước như vậy thì tôi nghĩ không nên bị kết án."
Tuổi Trẻ “tự kiểm duyệt”
Khác với tờ Du Lịch, những tờ báo khác hình như tự biết vị trí của họ trong dòng chảy chính trị hiện nay nên đã tự kiềm chế và tránh đăng những tin tức có tính thời sự về người thật việc thật tại những nơi đang được hàng triệu đôi mắt chăm chú nhìn vào, chẳng hạn như Tân Rai hay Nhân Cơ của tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông hiện nay.
Tờ báo Tuổi Trẻ có thể đã quên luật chơi này khi số ra ngày 14 tháng 4 dành nguyên một trang 5 để đăng bài nói về Tân Rai và những hệ lụy của nó. Tờ báo hứa hẹn sẽ đem sự việc công nhân Trung Quốc tràn ngập Tân Rai và Điện Đạm Cà Mau đến tay bạn đọc trong nhiều kỳ.
Thế nhưng tới kỳ thứ hai thì... đã chấm dứt luôn, và lý do mà tờ báo đưa ra là do phóng viên của họ viết không kịp.
Là người từng cộng tác một thời gian rất dài với báo Tuổi Trẻ, nhà thơ Bùi Chí Vinh chia sẻ kinh nghiệm của mình:
"Đây là những tiếng nói can đảm cho dù lạc lỏng và họ chấp nhận những cái búa rìu nhất định đối với nghề nghiệp của họ. Còn riêng cái thái độ của báo Tuổi Trẻ thì những tờ báo lớn nhất là những tờ bị quản lý chặt chẽ nhất.
Báo Du Lịch chỉ là một tờ báo nhỏ thôi, chuyện của nó không gây biến động lớn. Nhưng báo Tuổi Trẻ đăng lên thì áp lực dư luận về vấn đề bô-xít biến thành một thứ quan trọng và nó biến thành nghị luận trên tất cả các diễn đàn trên mạng, thành ra người ta cắt ngay lập tức như là tất cả sự tiên đoán của tôi.
Đúng là cái tình hình người ta muốn áp đặt đối với vấn đề quản thức dư luận và báo chí Việt Nam.”
Nhiều tiếng nói bất bình
Tuy người cầm bút trong nước hiểu rất rõ vai trò của họ nhưng những động thái mạnh mẽ đối với báo giới của Bộ Thông Tin và Truyền Thông đưa ra không thể không làm họ xúc động. Nhà văn Võ Thị Hảo lên tiếng:
"Tất cả mọi sự cấm đoán một tờ báo này ra đời hay cấm tờ báo khác ra đời, hay đóng cửa tờ báo, đều là những sự việc không đúng. Cái việc đóng cửa nó ảnh hưởng không những đến tự do ngôn luận mà nó còn ảnh hưởng cả đến cuộc sống của những người làm việc trong tờ báo đó và những bạn đọc đọc tờ báo đó.
Những tờ báo họ điều tra được một sự việc gì đó, họ phát hiện được những tư liệu mà mọi người dù chưa biết gì về sự kiện thì đó là chức năng đương nhiên của báo chí.
Nếu báo chí mà không phát hiện được cái gì mới, không đưa đến được cho công chúng một sự thật thì báo chí lúc đó đã lãng quên cái nhiệm vụ của mình. Và báo chí lúc đó chỉ là "mách lẻo" thông tin để kiếm tiền của công chúng mà thôi. Một trong những chức năng quan trọng của báo chí là đem sự thật đến công chúng."
Nhà thơ Bùi Chí Vinh cũng cho rằng:
"Có những lúc người ta tưởng cánh cửa mở ra, tạo ra một cái gì đó gọi là tự do ngôn luận hay tạo cái gì đó cởi mởơn, thì trải qua một số sự cố nào đó nó lại tiếp tục khép lại.
Trường hợp vừa rồi nó lại càng bể dâu hơn nữa. Bởi vì những cái gì dân chúng chú ý nhứt, quan tâm nhứt thì cuối cùng bên trên lại đáp lễ bằng sự vô cảm, mà sự vô cảm này đã được báo động từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải cầm quyền.
Chỉ vì quyền lợi của một số cá nhân nào đó hay quyền lợi của một tập đoàn nào đó, hay những tập đoàn liên kết nào đó thì người ta lại thờ ơ với quyền lợi lớn nhứt của đất nước, bảo vệ đất nước, bảo vệ những tài nguyên của đất nước."
Nhà văn Võ Thị Hảo khi nghe báo Tuổi Trẻ ngưng đăng lọat bài bauxite, bà cho rằng do áp lực của nhà nước chứ bản thân họ vì uy tín của tờ báo lớn họ không thể để mất độc giả qua sự hứa hẹn mà không làm này:
"Tuổi Trẻ cũng là một tờ báo đã bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian vừa rồi. Tôi nghĩ rằng họ cũng đã rất là dè chừng khi đưa ra những thông tin mà nếu họ có hứa hẹn rằng đăng một loạt bài về bô-xít ở Tây Nguyên và đến lúc đã đăng một kỳ rồi mà không đăng nữa thì tôi nghĩ là họ phải chịu một áp lực nào đó.
Bởi vì khi đã hứa hẹn đang mà không đăng thì chính tờ báo đó bị ảnh hưởng về mặt uy tín và danh dự của tờ báo. Đã hứa với bạn đọc của họ là sẽ đăng mà không đăng thì họ cũng bị áp lực nào đó nặng nề. Nếu họ đăng tiếp thì đương nhiên là sẽ xảy ra những điều như trước đây đã xảy ra."
Tuy nhà nước cố gắng bằng mọi cách để phong tỏa tất cả thông tin có liên quan đến Trung Quốc, nhưng dư luận cho rằng liệu với thời buổi Internet như hiện nay thì cố gắng này có thành công hay không? Câu trả lời là không.
Nhiều blogger đang đưa thông tin này lên trang blog của mình bất kể sự kiểm duyệt của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.
Trang blog mang tên "Nấm" ghi nhận những thông tin sống động về thực trạng này. Hình ảnh về sự tàn phá môi trường bên dưới các lá cờ của công ty Trung Quốc cùng những công nhân của họ đang làm việc tại công trường, hay đi mua hàng tại các địa phương là một bằng chứng hùng hồn khó thể chối cãi.
Cuối cùng thì người dân vẫn tự hỏi: tại sao một hình ảnh rõ mồn một như vậy lại bị cấm phổ biến trên mặt báo? Vậy thì vai trò truyền thông trung thực của báo chí có còn được đặt lên hàng đầu nữa hay không, khi áp lực của các cơ quan kiểm soát vẫn canh cánh bên từng bàn viết của người ký giả hiện nay?
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nền tảng Thánh Kinh của khoa học Phương Tây
Vũ Văn An
05:56 22/04/2009
Nền tảng Thánh Kinh của khoa học Phương Tây
Khoa học đôi lúc chỉ là hình thức chải chuốt của thường thức, vì nhiều định luật căn bản của khoa học có thể diễn dịch bằng các hạn từ thông thường. Ba định luật của khoa nhiệt động học (thermodynamics) chẳng hạn, nói cho cùng, chỉ có nghĩa là mọi hành động vật lý đều có khuynh hướng tiến tới một thế tĩnh tuyệt đối. Điều này đúng ngay cả trong trường hợp: tuy nay vũ trụ đang bành trướng nhưng sau đó nó sẽ co cụm trở lại. Chu kỳ bành trướng và co cụm đến sau sẽ ít động năng hơn chu kỳ đến trước, và chu kỳ sau đó còn ít động năng hơn nữa. Vật lý học, tức hình thức khoa học chính xác nhất, nếu có điều muốn nói thì chỉ là điều này: mọi diễn trình vật lý chỉ là thành phần của một diễn trình một chiều, chủ yếu theo đường thẳng, trực tuyến (linear).
Các khoa học gia không phải là những người đầu tiên nhận ra điều ấy. Trong một hình thức thường thức hơn, chính Thánh Kinh đã nói lên trước hết cái diễn trình một chiều của vạn vật. Trước nhất có sáng thế, rồi lịch sử vũ trụ và con người, tất cả đều hướng về chung thẩm (final judgment), về cái hoàn hợp sau cùng của vạn vật nơi trời mới đất mới.
Bất cứ nơi nào ta bắt gặp cái nhìn trực tuyến ấy, ta đều thấy Thánh Kinh đứng đàng sau. Ta sẽ thấy rõ điều ấy hơn, khi nhìn vào vũ trụ quan của các nền văn hóa vĩ đại cổ thời. Tất cả các nền văn hóa ấy đều nổi bật về niềm tin cho rằng mọi sự sẽ không ngừng tự lặp lại chính mình hay ý niệm phản hồi trường cửu (eternal returns). Khoa học hình như đành chết yểu (stillbirth) trong các nền văn hóa ấy.
Linh mục Stanley L. Jaki là người sáng chế ra thuật ngữ “chết yểu của khoa học” cách nay 30 năm. Thuật ngữ ấy vốn không được nền khoa bảng thế tục chú ý. Bởi thế giới thế tục không bao giờ lưu ý tới bất cứ hàm ý nào, huống hồ là một minh chứng có tính bác học, cho thấy mạc khải siêu nhiên, như đã được ghi lại trong Thánh Kinh, rất thích hợp với khoa học. Ấy thế mà mạc khải Thánh Kinh không những thích hợp với khoa học, mà còn làm cho cuộc hạ sinh của khoa trở nên sống còn được.
Cuộc hạ sinh ấy quả đã xẩy ra tại Phương Tây, một Phương trước đây vốn theo Kitô giáo. Cả ngày nay nữa, chính cuộc hạ sinh ấy cung cấp nhiên liệu cho chủ nghĩa tân tư bản, là chủ nghĩa không những cần thị trường tự do, mà còn cần hàng hóa để mang tới thị trường, và cần nó với số lượng ngày một lớn lao hơn. Chỉ có khoa học mới cung cấp được khối lượng ấy. Sự ra đời của khoa học ấy, một sự ra đời hết sức chủ yếu đối với con người Phương Tây và đối với thế giới hiện đại, rõ ràng có nguồn gốc Thánh Kinh, hiểu như sách ghi chép niềm tin Kitô giáo.
Cho rằng con người hiện đại sẽ sẵn sàng học hỏi một cách chi tiết sự tùy thuộc của khoa học vào Thánh Kinh là một điều đáng hoài nghi. Nhưng nếu người Kitô hữu bỏ qua các chi tiết ấy là liều mình thua cuộc cạnh tranh văn hóa vĩ đại trong đó khoa học đang nắm được vai trò thật nổi bật.
Sáng Thế chương 1 và khoa học
Khái niệm trực tuyến tính của vũ trụ (cosmic linearity), vừa nhắc ở trên, bắt nguồn từ giáo huấn của Thánh Kinh về việc sáng tạo ra vạn vật từ hư không. Tuy nhiên, giáo huấn ấy chưa hiện diện trong tài liệu cổ điển của Thánh Kinh nói về việc tạo dựng, tức chương nhất Sách Sáng Thế. Cho rằng chương ấy chứa giáo huấn trên là điều có thể tha thứ được, giống như ai đó từng đi tìm khoa học trong chương ấy, một thứ không hề có trong đó bất cứ dưới hình thức nào. Nhưng quả không còn gì đáng buồn và gây hại cho Thánh Kinh hơn là cố gắng coi Sáng Thế 1 như một sách giáo khoa về khoa học. Cố gắng ấy không mới bắt đầu hôm qua. Nhưng bao lâu diễn trình ấy còn tiếp diễn, thì bất cứ luận điểm nào chủ trương coi Thánh Kinh là căn bản của khoa học Phương Tây đều sẽ bị dội ngược trở lại như chiếc boomerang của Thổ Dân Úc.
Bởi vì trước nhất, Sáng Thế 1 không chủ yếu nói về việc tạo dựng. Mà nói về tầm quan trọng của việc giữ ngày Sa-bát. Trong Sáng Thế 1, Thiên Chúa được mô tả như một mẫu mực làm việc sáu ngày và nghỉ ngơi vào ngày thứ bẩy. Và vì Người đã được mô tả với vai trò đó, nên phải gán cho Người một công việc cao cả nhất người ta có thể nghĩ ra, đó là việc sáng tạo ra mọi sự.
Sáng Thế 1 nói về điều trên trong ba giai đoạn, mỗi giai đoạn đều dùng một ẩn dụ như nhau. Người nói tiếng Anh hay dùng ẩn dụ “cò, báng, nòng” (lock, stock, and barrel) hay ba phần của cây súng. Họ hay dùng ẩn dụ ấy để nói rằng họ xem sét một điều gì đó một cách toàn diện. Khi viết rằng Thiên Chúa tạo dựng trời và đất, Thánh Kinh đã sử dụng hai thành phần chính trong thế giới quan Do Thái để chuyên chở sứ điệp này là Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự. Cùng một thủ tục ấy được lặp lại khi nói tới công trình trong ngày thứ hai và ngày thứ ba, tức việc hoàn tất hai thành phần chính kia, tức bầu trời và trái đất. Cũng với cái đà ấy, Sáng Thế 1 nói tới công trình vào các ngày thứ tư và thứ năm, tức việc trang trí chính yếu cho hai thành phần kia. Thủ tục này là để khẳng định rằng mục tiêu công trình của Thiên Chúa là toàn bộ tính, tức vũ trụ.
Thánh Kinh không hề muốn hàm ý rằng: sáu ngày nói trên chỉ sáu thời kỳ địa chất học. Thánh Kinh cũng không hề muốn hàm ý mong ta lồng khái niệm hiện đại của khoa sinh vật học vào Sáng Thế 1, tức khái niệm chủng loại (species), chỉ vì nó viết rằng Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sinh vật tùy theo chủng loại của chúng.
Chính vì những lầm lẫn tai hại chồng chất lên Thánh Kinh như trên, mà ta không nên ngạc nhiên khi thấy gần như không thể nào làm cho nền văn hóa thế tục ngày nay chịu chấp nhận sứ điệp căn bản nhất của Thánh Kinh là sứ điệp dạy rằng: mọi sự đều hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa. Trong Thánh Kinh, ngay các tầng trời và muôn vàn tinh tú đều có cùng một thân phận như địa cầu bụi bặm nếu nói về sự tùy thuộc đối với Thiên Chúa. Trong thế giới quan của Thánh Kinh, tựu chung ta có thể nói rằng trời và đất đều cùng được ‘cai trị’ bằng những ‘đạo luật’ như nhau. Nhưng điều ấy không thể nào có được trong thế giới quan của mọi nền văn hóa cổ xưa khác. Bởi trong các nền văn hóa ấy, trời vốn là thần minh.
Ngay người Hy Lạp cũng rút tỉa được tính luận lý của điều trên một cách hết sức chính xác và đấy là lý do tại sao khoa học đã chết yểu ngay trong nền văn hóa Hy Lạp cổ xưa. Trong nền văn hóa ấy, không thể nào quan niệm rằng chuyển động của mặt trăng và sự rơi của một trái táo đều do cùng một định luật điều khiển. Nói như thế là phạm thánh. Tuy nhiên, phải đợi tới Newton, điều ấy mới có được, vì Newton vốn là người thừa hưởng phúc lợi của niềm tin Kitô giáo lâu đời.
Niềm tin trên có tính Kitô giáo theo nghĩa căn bản nhất, bởi Thánh Kinh Kitô giáo dạy rằng Chúa Kitô là Người Con duy nhất do Thiên Chúa sinh ra (monogenes). Nghe điều ấy, người La Mã hay người Hy Lạp có học thẩy đều dẫy nẩy, cả trên bình diện tri thức lẫn bình diện luân lý. Bởi vì đối với La Mã và Hy Lạp cổ thời, hạn từ monogenes là thuộc tính của chính vũ trụ. Cho nên, một người ngoại đạo như thế, mà muốn trở lại, phải giáp mặt với một lựa chọn như sau: hoặc Chúa Giêsu hoặc vũ trụ là người con duy nhất. Nói cách khác, đức tin Kitô giáo và chủ nghĩa phiếm thần thực sự không thể nào hòa giải được với nhau do cái tính cụ thể của Chúa Giêsu. Bởi thế, chỉ có đức tin Kitô giáo, và chỉ có nó mà thôi, mới đề kháng được sức mạnh tàn phá hiện nay của việc tôn thờ tự nhiên giới.
Niềm tin vào Chúa Giêsu, mà trong Người, Thiên Chúa đã tạo nên mọi sự, cũng chính là niềm tin biết cụ thể chống lại các cố gắng coi vũ trụ như một sự kiện tất yếu không thể nào khác được. Cả ngày nay nữa, những cố gắng như thế chắc chắn sẽ dẫn khoa học vào đường cùng.
Thiển nghĩ ở đây, chúng ta chỉ có thể thảo luận một khía cạnh trong chủ đề phức tạp này. Đó là giáo huấn Kitô giáo, giáo huấn của Thánh Kinh, về việc tạo dựng vũ trụ trong thời gian. Dĩ nhiên, Thiên Chúa có thể tạo dựng vũ trụ đó một cách vĩnh viễn. Đây là một khả thể mà cả triết học lẫn khoa học đều không thể xác định được dù cách này hay cách khác. Khoa học chỉ có thể chứng minh được tính vĩnh viễn của vũ trụ nếu nó có khả năng thực hiện được cuộc thử nghiệm kéo dài từ hết vĩnh cửu này tới vĩnh cửu nọ. Một cuộc thử nghiệm như thế không thể nào có được.
Thánh Kinh mạnh dạn gợi ý, và đức tin Kitô giáo minh nhiên tuyên bố, rằng vũ trụ này được tạo dựng trong thời gian. Điều ấy có nghĩa là: lịch sử quá khứ của nó là hữu hạn. Không ai biết lịch sử ấy ngắn dài bao lâu. Ta chỉ biết các diễn trình vật lý của nó đã diễn tiến hàng 15 tỷ năm nay rồi. Nhưng không một khoa học nào có thể ấn định chính xác cái giờ phút tuyệt đối đầu tiên của việc nó hiện hữu. Bởi vì, để làm được điều đó, khoa học phải có khả năng quan sát được chuyển điểm từ hư vô tới hiện hữu, một điều vốn không phải là diễn trình vật lý.
Biến Khoa Học Thành Điều Có Thể
Khoa học nợ đức tin Kitô giáo cái tia sáng đầu hết làm cho khoa học của Newton trở thành khả thể: khoa học đó đặt căn bản trên ba định luật về chuyển động. Một khi ba định luật ấy được phát biểu, là khoa học trở thành tiện dụng và từ đó tiếp tục tự mình phát triển, không ngừng tiến bộ, không ngừng phát kiến, không ngừng đem tới hàng hóa mới cung ứng cho các thị trường tự do, và đôi lúc chẳng tự do chút nào, của chủ nghĩa tân tư bản.
Nhưng sức tiến bộ không thể nào ngăn chặn được ấy cần tia sáng ban đầu, tức khái niệm chuyển động quán tính (inertial motion) vốn là định luật đầu hết và căn bản nhất trong ba định luật của Newton. Việc lên công thức cho định luật đầu tiên ấy thực sự đã xẩy ra trước Newton cả ba trăm năm. Nó xuất hiện lần đầu trong các bình luận về sách vũ trụ luận của Aristốt tựa là On the Heavens (Luận Về Các Tầng Trời), do John Buridan trình bày tại Sorbonne khoảng năm 1348. Đến lúc đó, nhiều triết gia thời trung cổ vốn đã bình luận sách ấy rồi và triệt để bất đồng với Aristốt trong chủ trương của ông cho rằng vũ trụ này là trường cửu, và các thiên thể đời đời vần chuyển trên không. Bộ máy vũ trụ của Aristốt là bộ máy chuyển động vô tận. Chủ trương như thế là loại bỏ khả thể nhận ra một khởi đầu tuyệt đối cho chuyển động vật lý. Tuy nhiên, chính việc nhận ra ấy đã phát sinh ra cái nhìn thông sáng của Buridan.
Không giống các nhà thần học đi trước, ông không chỉ nhắc lại sự kiện khởi nguyên tuyệt đối mà thôi. Trái lại, ông còn tìm hiểu cái khởi nguyên ấy như thế nào nữa. Ông gần như muốn nói như thế này: Từ khởi thủy lúc Thiên Chúa tạo nên trời và đất, Người đã ban cho mọi thiên thể một số lượng chuyển động nào đó; các thiên thể này duy trì số lượng chuyển động trên vì chúng chỉ chuyển động trong khu vực không có ma sát. Hiển nhiên, điều ấy là một dự ứng trước cho định luật thứ nhất của Newton, tức luật về chuyển động quán tính. Phải có định luật ấy, rồi ta mới có thể nghĩ tới hai định luật kia.
Nền khoa bảng thế tục vẫn còn làm hết cách để coi nhẹ tầm quan trọng của Buridan và của cả Pierre Duhem, người cách nay gần một trăm năm từng trình bày bằng chứng về Buridan và khoa học trung cổ trong bộ sách vĩ đại, đầy tìm tòi anh hùng của ông. Liệu việc chống báng đối với nguồn gốc thánh kinh của khoa học Phương Tây có giảm đi hay không, là còn tùy một là ta có đọc Thánh Kinh một cách thông minh hay không, hai là ta có cần cù nghiên cứu lịch sử của khoa học hay không. Cả hai điều ấy đều cần thiết nếu ta muốn biện hộ cho chính nghĩa coi Thánh Kinh là nguồn gốc của khoa học Phương Tây, biện hộ một cách sống động nhưng đáng tôn trọng về phương diện trí thức.
Nói đáng tôn trọng về phương diện trí thức là nói tới việc phải chân thực về phương diện Thánh Kinh. Trong thư gửi tín hữu Rôma của Thánh Phaolô, tức tài liệu vĩ đại về Ơn Thánh Chúa, ta tìm được lời cảnh báo như sau: Việc thờ phượng của Kitô giáo phải đáng tôn trọng về phương diện trí thức. Thuật ngữ logike latreia, chắc chắn không có nghĩa một đốn chặt hợp luận lý (logic chopping). Mà đúng hơn, có nghĩa là “hợp lý”(resonable) hay “tôn trọng lý trí”. Tại sao? Vì Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh của Người, một hình ảnh chắc chắn bao hàm lý tính. Lý tính này buộc ta phải tôn trọng đầy đủ khả năng và các quyền lợi của lý trí. Bởi thế, Thánh Augustinô từng đặt để ra quy luật sau đây: bất cứ khi nào một câu chữ của Thánh Kinh đi ngược lại điều mà lý trí ta biết chắc, thì ta phải tái giải thích chính câu chữ ấy. Ngài cho hay: làm khác thế, kẻ vô tín sẽ cười ngất và họ có lý làm vậy. Quy luật của Thánh Augustinô vốn được âm thầm tuân theo khi giải quyết điểm dị biệt giữa quan điểm của Thánh Kinh coi trái đất như một chiếc đĩa dẹp và sự thật đã được khoa học Hy Lạp thiết lập, coi trái đất như một quả cầu.
Chẳng may một điều: chính Thánh Augustinô đã không khai thác quy luật của mình đối với bầu trời, được ngài vô tình định vị trong cái tầng mây khói của qũy đạo Sao Thổ (Saturn). Quy luật của Thánh Augustinô cũng đã không được ai lưu ý khi, dưới ảnh hưởng của Copernicus, người ta buộc phải gán cho trái đất hai chuyển động. Căn cứ vào Thánh Kinh, Martin Luther gọi Copernicus là tên gian dối; sau ông ta, chính Rome cũng đã dựa vào Thánh Kinh mà kết án Galileo.
Một Thiên Chúa của những ngắt quãng?
Sau một thời gian dài, Giáo Hội Công Giáo đã học được một bài học chính xác khi để yên cho Darwin. Nhà khoa học này vẫn còn bị nhiều Kitô hữu phản kháng vì theo họ, chính Thiên Chúa đã dựng nên mọi thảo mộc và giống vật theo chủng loại của chúng. Họ phản kháng sai lầm một Darwin từng không nhận ra lý lẽ mạnh nhất bênh vực cho thuyết biến hóa của mình. Lý lẽ này vốn được các khả năng siêu hình của tâm trí con người cung hiến, những khả năng mà ông ta cố gắng bác bỏ vĩnh viễn. Bởi vì chỉ có tâm trí này mới có thể nhìn ra thể thống nhất cài chặt vào nhau xuyên suốt mọi thời gian và không gian: từ những phân tử hạ nguyên tử (subatomic particles) cho tới chính thân xác con người, không một ngắt quãng (gaps) bất cứ nào ở giữa.
Lẽ dĩ nhiên, sinh vật học biến hóa hiện chưa lấp đầy được mọi ngắt quãng này. Một số những ngắt quãng ấy, vì bị chôn vùi trong quá khứ quá xa xôi, nên không bao giờ còn được chắp nối nữa. Nhưng cố gắng trám đầy những ngắt quãng này bằng cách nại tới Thiên Chúa và Thánh Kinh là một việc phản Thánh Kinh hơn cả. Thứ nhất, lịch sử của khoa học đã đưa ra man vàn điển hình muốn trám đầy các ngắt quãng trong nhận thức, mỗi lần mỗi làm trò cười cho một Thiên Chúa mà một số Kitô hữu kém hiểu biết cứ muốn đặt hết lên ngắt quãng này tới ngắt quãng nọ trong nền khoa học của họ. Họ coi những điều có thể không có (bất cái nhiên=improbabilities) là điều không thể nào có được (bất khả thể=impossibilities), một ngụy biện sơ đẳng nhất trong khoa lý luận. Người ta có thể vui đùa mà tính toán tính bất cái nhiên của diễn trình vật lý này hay diễn trình vật lý kia. Nhưng khoa học đã nhiều lần thực hiện được “điều bất khả thể”. Chỉ cần nhớ lại việc tổng hợp chất urê vào năm 1828 của Wohler, người nhất cử nhất động đã loại bỏ được điều cho đến lúc đó vẫn được coi là dị biệt tuyệt đối giữa vật chất vô cơ và vật chất hữu cơ. Sau khi ông làm được thế, người duy vật thẩy đều cười vang thấu trời.
Một lý do nữa để bênh vực chân lý của biến hóa liên quan tới khẳng định được Thánh Kinh nhấn mạnh nhiều lần rằng mọi vật chất đều tốt. Khi nói vật chất tốt, Thánh Kinh chắc chắn muốn hàm nghĩa: vật chất không xấu, nhưng cũng muốn nói rằng cái tòa nhà được Chúa dựng nên cũng tốt như bất cứ tòa nhà tốt nào khác. Nhưng một tòa nhà chỉ tốt bao lâu nó cứng cáp, chắc chắn, bền đẹp. Nói cách khác, cái tòa nhà vật chất ấy phải hoàn toàn tuân theo lý tính của kiến trúc sư. Tại sao lại không nói như thế về vũ trụ vật chất do Chúa dựng nên? Chúa có phải là một kiến trúc sư bậc hai, một nhà vật lý hay hóa học, hay một nhà sinh vật học phân tử bậc nhì luôn luôn phải cải tiến điều mình đã thực hiện?
Thực ra, mọi lời ca tụng mà người duy vật dùng để ngợi ca vật chất chẳng thấm vào đâu so với những lời ca tụng mà người Kitô hữu vốn dành cho cùng một vật chất ấy. Ở đây ta thấy rõ lý do tại sao các Kitô hữu phải được coi như những nhà duy vật hàng đầu, miễn là phải trừ tâm trí của con người ra. Đấy cũng là lý do tại sao phải coi Kitô hữu là người hoàn toàn ủng hộ thuyết biến hóa, miễn là đồng thời phải coi tâm trí con người, và duy tâm trí ấy thôi, là sáng tạo đặc biệt của Thiên Chúa.
Thiếu bất cứ điều nào trong số ấy cũng khiến cái cười cao ngạo của người duy vật càng cao thấu trời bấy nhiêu. Người ta có quyền tin Carl Sagan (nhà thiên văn học và khoa học vệ tinh theo thuyết bất khả tri của Mỹ) hiện đang ở thiên đàng. Bởi Thiên Chúa vốn là một Thiên Chúa với tấm lòng từ bi vô tận đối với mọi linh hồn. Ngay đến Thiên Chúa Toàn Năng cũng không thể chỉ biết từ bi nguyên với vật chất. Nhưng Carl Sagan có cái đúng của ông. Người xã trưởng vô thần của thời ta này, hay đúng hơn nhà thủ diễn vô thần chính của làng khoa học biến hóa này, nay có thể cười một cách trọn vẹn vì biết rằng không hề có một vật lý học Kitô giáo, một hóa học Kitô giáo, một khoa học biến hóa Kitô giáo, bao lâu các môn đó là khoa học chứ không phải triết học. Nhưng Sagan cũng từng cười nhạo sự ngu xuẩn của chính mình vì đã cổ vũ chính nghĩa của nền khoa học vô thần. Cái cười đó đem lại cho khoa học một khả năng bất tận đối với mọi điều thuộc vật chất, bất kể có sự sống hay không.
Điều trên chứng tỏ rằng khóa chặt triết lý vào các xem sét hoàn toàn định lượng là điều nguy hiểm, vì các xem sét ấy là công việc của khoa học. Ta không thể bác khước khoa học bất cứ điều gì nó không có tư cách đòi hỏi, nếu ta không chịu công nhận mọi sự nó có quyền đòi hỏi.
Công việc của khoa học
Không điều gì có tính không định lượng mà lại là công việc của khoa học. Nhưng mọi sự có tính định lượng đều là công việc của nó. Khoa học không thể xử lý các khía cạnh không định lượng, như mục đích, tự do, kế sách, lòng trung thực, vì chúng là các định đề bất định lượng. Nhưng bất cứ mảnh vật chất nào cũng có tính định lượng và do đó, là công việc của khoa học. Há Thánh Kinh đã không dạy rằng Thiên Chúa “bố trí mọi sự theo cân đo, số lượng và trọng lượng của chúng” đó sao?
Có điều ta nên ghi nhận rằng Thánh Kinh không dạy: cân đo, số lượng và trọng lượng là tất cả mọi sự. Nhưng Thánh Kinh có nói: mọi sự đều có các đặc tính của cân đo, số lượng và trọng lượng. Bất cứ nơi nào có vật chất, là có số lượng. Điều ấy đưa lại cho khoa học một khả năng vô tận đối mọi sự có tính vật chất, bất kể có sự sống hay không. Nhưng đó cũng chính là lý do cho sự giới hạn triệt để của khoa học, nghĩa là nó chỉ quanh quẩn trong thế giới vật chất, một thế giới có thể cân đo được.
Ta thấy một nghịch lý rõ rệt ở đây. Nghịch lý này chắc chắn sẽ làm phiền những ai không chịu sử dụng thích đáng lý trí mà Thiên Chúa đã ban cho mình. Họ không cần phải quá cố gắng. Chỉ cần xem sét việc này là trong số các phạm trù của tư duy con người, có một phạm trù hoàn toàn nổi bật so với các phạm trù khác, đó là phạm trù số lượng. Về mọi phạm trù khác, như các phẩm tính chẳng hạn, bạn chỉ có thể áp dụng thuật ngữ “ít nhiều”. Lòng tốt chẳng hạn có thể được thể hiện theo những mức độ khác nhau, ít nhiều khác nhau. Sự tỉnh táo cũng thế. Thực phẩm chẳng hạn mùi vị ngon ngọt, có ít nhiều khác nhau. Nhưng về con số 5 chẳng hạn, bạn không tài nào nói rằng nó ít 5 hay nhiều 5 được.
Sự dị biệt sâu sắc đó giữa số lượng và các khái niệm khác không hề hiện hữu đối với các thuần thần và chắc chắn không có nơi Thiên Chúa. Nhưng chắc chắn nó hiện hữu đối với ta bao lâu ta còn mang thân xác. Muốn bực thì bực, ta vẫn không thể làm gì đối với sự kiện này là Thiên Chúa đã dựng nên tâm trí con người, để đối với nó, số lượng và mọi điều khác phải được giữ trong hai cái hộc ý niệm riêng biệt. Nói cách khác, điều Thiên Chúa đã tách biệt, con người không được kết hiệp. Những ai cố gắng tổng hợp thần học với khoa học, thì nên dừng lại thôi.
Dĩ nhiên, đã có những người từng cố gắng thực hiện việc sau: chồng chất hết phẩm lượng này lên phẩm lượng nọ riết rồi ta sẽ có các phẩm tính, có khi còn có cả trí khôn và ý chí tự do nữa. Điều không may, là họ đã cố gắng viết khoa học trên căn bản đó. Việc ấy chỉ làm trò cười cho khoa học và tự biến mình thành những người ngu xuẩn. Điển hình là phe Hegel cánh hữu và phe Hegel cánh tả. Họ làm lộn xộn cách khủng khiếp cả sự sống nhân bản lẫn khoa học, kể cả khoa học biến hóa.
Điều Darwin không nhìn ra
Cơ phận biến hóa của Darwin bất toàn là điều không quan trọng. Nó còn có thể lầm lẫn một cách nặng nề là đàng khác. Nhưng học hỏi các lầm lẫn mới nhất trong lý thuyết của Darwin vẫn là điều hữu ích, vì các quán quân duy vật của nó thích trình bày nó như một điều không thể nào lầm lẫn được về phương diện khoa học. Phải nhận rằng các thông tuệ căn bản của Darwin vẫn có giá trị. Chỉ những ai thích khích bác sự kiện hay triết lý lành mạnh hay cả hai mới khích bác Darwin. Có điều, không điều gì bênh vực biến hóa mạnh bằng triết học lành mạnh và nhất là lời Thánh Kinh rằng: mọi sự Thiên Chúa dựng nên đều tốt lành và Người bố trí mọi sự theo cân đo, số lượng và trọng lượng của chúng...Ấy thế mà Darwin lại không nhận ra điều ấy, trái lại còn đề xuất cơ phận biến hóa của mình như một phản bác lại niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng mà vào lúc ấy, ít nhất cũng trong bầu khí tổng quát của Darwin, từng được đồng nhất với Thiên Chúa tạo dựng nên muôn loài.
Đấy không phải là lần đầu trong lịch sử tri thức, Thiên Chúa cho phép cái thứ sự thực nửa vời như thế xuất hiện, để sự thực trọn vẹn được người ta nhận thức một cách hữu hiệu hơn. Sự thực nửa vời ấy chính là việc pha trộn cái cơ phận bất toàn của biến hóa với cái viễn tượng tuyệt vời về một gắn bó keo sơn của mọi hữu thể vật chất, cùng một lúc lại triệt để loại bỏ sự sáng tạo đặc biệt hết sức cần thiết. Lầm lẫn lớn nhất của Darwin là đã không chịu nhìn nhận cái viễn tượng ấy trong chính yếu tính của nó: vì quả nó là một viễn tượng hoàn toàn có tính siêu hình.
Siêu hình học, chứ không phải khoa học, mới là căn bản thuận lý chính yếu để có thể khẳng định rằng lãnh vực vật chất hoàn toàn gắn bó nghĩa là không cần đến các can thiệp đặc biệt nào từ bên ngoài, như Thiên Chúa chẳng hạn. Khoa học là và tiếp tục vẫn là duy vật chất bao lâu còn là khoa học, chứ không phải là điều gì khác. Mà khoa học duy vật chất chỉ vì vật chất đã được Thiên Chúa dựng nên. Chỉ có Đấng Thiên Chúa hóa công mới có khả năng ban quyền tự lập cho tạo dựng vật chất của mình, mà không vì thế mất mát chút gì trong tính toàn năng của mình. Đấng Thiên Chúa đó chính là Thiên Chúa của Thánh Kinh.
Ta sẽ phá hoại cách tệ hại nhất ý niệm coi Thánh Kinh là nguồn gốc của khoa học Phương Tây, nếu ta cứ khăng khăng đi tìm trong khoa học “một điều gì khác” trên căn bản khoa học và trong chính các điều kiện của nó. Vì nếu ta cứ hiểu thuật ngữ “theo chủng loại của chúng” trong Sáng Thế 1 theo nghĩa khoa học, ta sẽ phải hiểu mọi điều khác trong đó theo nghĩa khoa học... Nếu thế, ta phải giải thích làm sao mà có ánh sáng cho được trước khi mặt trời được tạo dựng vào ngày thứ tư. Quả là nực cười khi cho rằng ánh sáng của ngày thứ nhất là phản xạ của điện từ, huống hồ lại nói nó là phản xạ từ nền 2.7 ngàn độ trong vũ trụ. Nếu thế, cũng phải tìm ra cách giải thích cho bầu trời và các phi hành gia nữa. Thánh Kinh đáng được tôn trọng hơn là bị chường cho thiên hạ mặc tình cười nhạo vì được coi như sách dạy khoa học. Nhưng Thánh Kinh cũng đòi ta nhiều cố gắng tri thức nghiêm chỉnh nếu ta muốn bênh vực việc nó là nguồn gốc sản sinh ra khoa học Phương Tây.
Ta phải bênh vực chân lý ấy một phần vì tương lai của văn hóa Phương Tây tùy thuộc ở thế cân bằng. Nền văn hóa ấy cần nhiều điều hơn là khoa học. Ta phải sử dụng cả những phương tiện tốt nhất lẫn những phương tiện hữu hiệu nhất nếu ta muốn người khác lắng nghe “nhiều điều hơn” ấy. Ngày nay, phương tiện tốt nhất ấy chính là tham chiếu tới khoa học. Bất hạnh thay, khoa học đã trở nên một trong ba phương tiện chào hàng hữu hiệu nhất. Hai phương tiện kia là Thể Thao và Tình Dục, viết bằng chữ lớn. Nếu viết theo tiếng Anh, cả ba thứ ấy đều bắt đầu bằng chữ S: Science, Sports, Sex. Đó là ba chữ S đang thống trị cuộc sống ngày nay.
Dĩ nhiên, khoa học xứng đáng hơn thế, nó xứng đáng hơn cả phương thức là các cố gắng tri thức. Nó cũng có thể hơn cả hình thức chải chuốt của thường thức, nhưng khi giải thích khoa học một cách chính xác, một số thường thức kia lại hết sức cần thiết, không có không được. Thánh Kinh là nguồn gốc trổi vượt của thường thức, mà cũng là kho chứa chính cung cấp tín liệu về vô tận “nhiều điều hơn” kia, điều mà chúng ta vốn gọi là Nước Thiên Chúa. Tìm Nước Thiên Chúa trước nhất xưa nay vốn là phương pháp Chúa ban để đạt được mọi sự khác. Mọi sự khác đây, như lịch sử từng minh chứng, bao gồm luôn cả khoa học.
________________________________________
Theo Cha Stanley L. Jaki, giáo sư vật lý lỗi lạc tại Seton Hall University. Tạp chí America, 28-02-09
Khoa học đôi lúc chỉ là hình thức chải chuốt của thường thức, vì nhiều định luật căn bản của khoa học có thể diễn dịch bằng các hạn từ thông thường. Ba định luật của khoa nhiệt động học (thermodynamics) chẳng hạn, nói cho cùng, chỉ có nghĩa là mọi hành động vật lý đều có khuynh hướng tiến tới một thế tĩnh tuyệt đối. Điều này đúng ngay cả trong trường hợp: tuy nay vũ trụ đang bành trướng nhưng sau đó nó sẽ co cụm trở lại. Chu kỳ bành trướng và co cụm đến sau sẽ ít động năng hơn chu kỳ đến trước, và chu kỳ sau đó còn ít động năng hơn nữa. Vật lý học, tức hình thức khoa học chính xác nhất, nếu có điều muốn nói thì chỉ là điều này: mọi diễn trình vật lý chỉ là thành phần của một diễn trình một chiều, chủ yếu theo đường thẳng, trực tuyến (linear).
Các khoa học gia không phải là những người đầu tiên nhận ra điều ấy. Trong một hình thức thường thức hơn, chính Thánh Kinh đã nói lên trước hết cái diễn trình một chiều của vạn vật. Trước nhất có sáng thế, rồi lịch sử vũ trụ và con người, tất cả đều hướng về chung thẩm (final judgment), về cái hoàn hợp sau cùng của vạn vật nơi trời mới đất mới.
Bất cứ nơi nào ta bắt gặp cái nhìn trực tuyến ấy, ta đều thấy Thánh Kinh đứng đàng sau. Ta sẽ thấy rõ điều ấy hơn, khi nhìn vào vũ trụ quan của các nền văn hóa vĩ đại cổ thời. Tất cả các nền văn hóa ấy đều nổi bật về niềm tin cho rằng mọi sự sẽ không ngừng tự lặp lại chính mình hay ý niệm phản hồi trường cửu (eternal returns). Khoa học hình như đành chết yểu (stillbirth) trong các nền văn hóa ấy.
Linh mục Stanley L. Jaki là người sáng chế ra thuật ngữ “chết yểu của khoa học” cách nay 30 năm. Thuật ngữ ấy vốn không được nền khoa bảng thế tục chú ý. Bởi thế giới thế tục không bao giờ lưu ý tới bất cứ hàm ý nào, huống hồ là một minh chứng có tính bác học, cho thấy mạc khải siêu nhiên, như đã được ghi lại trong Thánh Kinh, rất thích hợp với khoa học. Ấy thế mà mạc khải Thánh Kinh không những thích hợp với khoa học, mà còn làm cho cuộc hạ sinh của khoa trở nên sống còn được.
Cuộc hạ sinh ấy quả đã xẩy ra tại Phương Tây, một Phương trước đây vốn theo Kitô giáo. Cả ngày nay nữa, chính cuộc hạ sinh ấy cung cấp nhiên liệu cho chủ nghĩa tân tư bản, là chủ nghĩa không những cần thị trường tự do, mà còn cần hàng hóa để mang tới thị trường, và cần nó với số lượng ngày một lớn lao hơn. Chỉ có khoa học mới cung cấp được khối lượng ấy. Sự ra đời của khoa học ấy, một sự ra đời hết sức chủ yếu đối với con người Phương Tây và đối với thế giới hiện đại, rõ ràng có nguồn gốc Thánh Kinh, hiểu như sách ghi chép niềm tin Kitô giáo.
Cho rằng con người hiện đại sẽ sẵn sàng học hỏi một cách chi tiết sự tùy thuộc của khoa học vào Thánh Kinh là một điều đáng hoài nghi. Nhưng nếu người Kitô hữu bỏ qua các chi tiết ấy là liều mình thua cuộc cạnh tranh văn hóa vĩ đại trong đó khoa học đang nắm được vai trò thật nổi bật.
Sáng Thế chương 1 và khoa học
Khái niệm trực tuyến tính của vũ trụ (cosmic linearity), vừa nhắc ở trên, bắt nguồn từ giáo huấn của Thánh Kinh về việc sáng tạo ra vạn vật từ hư không. Tuy nhiên, giáo huấn ấy chưa hiện diện trong tài liệu cổ điển của Thánh Kinh nói về việc tạo dựng, tức chương nhất Sách Sáng Thế. Cho rằng chương ấy chứa giáo huấn trên là điều có thể tha thứ được, giống như ai đó từng đi tìm khoa học trong chương ấy, một thứ không hề có trong đó bất cứ dưới hình thức nào. Nhưng quả không còn gì đáng buồn và gây hại cho Thánh Kinh hơn là cố gắng coi Sáng Thế 1 như một sách giáo khoa về khoa học. Cố gắng ấy không mới bắt đầu hôm qua. Nhưng bao lâu diễn trình ấy còn tiếp diễn, thì bất cứ luận điểm nào chủ trương coi Thánh Kinh là căn bản của khoa học Phương Tây đều sẽ bị dội ngược trở lại như chiếc boomerang của Thổ Dân Úc.
Bởi vì trước nhất, Sáng Thế 1 không chủ yếu nói về việc tạo dựng. Mà nói về tầm quan trọng của việc giữ ngày Sa-bát. Trong Sáng Thế 1, Thiên Chúa được mô tả như một mẫu mực làm việc sáu ngày và nghỉ ngơi vào ngày thứ bẩy. Và vì Người đã được mô tả với vai trò đó, nên phải gán cho Người một công việc cao cả nhất người ta có thể nghĩ ra, đó là việc sáng tạo ra mọi sự.
Sáng Thế 1 nói về điều trên trong ba giai đoạn, mỗi giai đoạn đều dùng một ẩn dụ như nhau. Người nói tiếng Anh hay dùng ẩn dụ “cò, báng, nòng” (lock, stock, and barrel) hay ba phần của cây súng. Họ hay dùng ẩn dụ ấy để nói rằng họ xem sét một điều gì đó một cách toàn diện. Khi viết rằng Thiên Chúa tạo dựng trời và đất, Thánh Kinh đã sử dụng hai thành phần chính trong thế giới quan Do Thái để chuyên chở sứ điệp này là Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự. Cùng một thủ tục ấy được lặp lại khi nói tới công trình trong ngày thứ hai và ngày thứ ba, tức việc hoàn tất hai thành phần chính kia, tức bầu trời và trái đất. Cũng với cái đà ấy, Sáng Thế 1 nói tới công trình vào các ngày thứ tư và thứ năm, tức việc trang trí chính yếu cho hai thành phần kia. Thủ tục này là để khẳng định rằng mục tiêu công trình của Thiên Chúa là toàn bộ tính, tức vũ trụ.
Thánh Kinh không hề muốn hàm ý rằng: sáu ngày nói trên chỉ sáu thời kỳ địa chất học. Thánh Kinh cũng không hề muốn hàm ý mong ta lồng khái niệm hiện đại của khoa sinh vật học vào Sáng Thế 1, tức khái niệm chủng loại (species), chỉ vì nó viết rằng Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sinh vật tùy theo chủng loại của chúng.
Chính vì những lầm lẫn tai hại chồng chất lên Thánh Kinh như trên, mà ta không nên ngạc nhiên khi thấy gần như không thể nào làm cho nền văn hóa thế tục ngày nay chịu chấp nhận sứ điệp căn bản nhất của Thánh Kinh là sứ điệp dạy rằng: mọi sự đều hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa. Trong Thánh Kinh, ngay các tầng trời và muôn vàn tinh tú đều có cùng một thân phận như địa cầu bụi bặm nếu nói về sự tùy thuộc đối với Thiên Chúa. Trong thế giới quan của Thánh Kinh, tựu chung ta có thể nói rằng trời và đất đều cùng được ‘cai trị’ bằng những ‘đạo luật’ như nhau. Nhưng điều ấy không thể nào có được trong thế giới quan của mọi nền văn hóa cổ xưa khác. Bởi trong các nền văn hóa ấy, trời vốn là thần minh.
Ngay người Hy Lạp cũng rút tỉa được tính luận lý của điều trên một cách hết sức chính xác và đấy là lý do tại sao khoa học đã chết yểu ngay trong nền văn hóa Hy Lạp cổ xưa. Trong nền văn hóa ấy, không thể nào quan niệm rằng chuyển động của mặt trăng và sự rơi của một trái táo đều do cùng một định luật điều khiển. Nói như thế là phạm thánh. Tuy nhiên, phải đợi tới Newton, điều ấy mới có được, vì Newton vốn là người thừa hưởng phúc lợi của niềm tin Kitô giáo lâu đời.
Niềm tin trên có tính Kitô giáo theo nghĩa căn bản nhất, bởi Thánh Kinh Kitô giáo dạy rằng Chúa Kitô là Người Con duy nhất do Thiên Chúa sinh ra (monogenes). Nghe điều ấy, người La Mã hay người Hy Lạp có học thẩy đều dẫy nẩy, cả trên bình diện tri thức lẫn bình diện luân lý. Bởi vì đối với La Mã và Hy Lạp cổ thời, hạn từ monogenes là thuộc tính của chính vũ trụ. Cho nên, một người ngoại đạo như thế, mà muốn trở lại, phải giáp mặt với một lựa chọn như sau: hoặc Chúa Giêsu hoặc vũ trụ là người con duy nhất. Nói cách khác, đức tin Kitô giáo và chủ nghĩa phiếm thần thực sự không thể nào hòa giải được với nhau do cái tính cụ thể của Chúa Giêsu. Bởi thế, chỉ có đức tin Kitô giáo, và chỉ có nó mà thôi, mới đề kháng được sức mạnh tàn phá hiện nay của việc tôn thờ tự nhiên giới.
Niềm tin vào Chúa Giêsu, mà trong Người, Thiên Chúa đã tạo nên mọi sự, cũng chính là niềm tin biết cụ thể chống lại các cố gắng coi vũ trụ như một sự kiện tất yếu không thể nào khác được. Cả ngày nay nữa, những cố gắng như thế chắc chắn sẽ dẫn khoa học vào đường cùng.
Thiển nghĩ ở đây, chúng ta chỉ có thể thảo luận một khía cạnh trong chủ đề phức tạp này. Đó là giáo huấn Kitô giáo, giáo huấn của Thánh Kinh, về việc tạo dựng vũ trụ trong thời gian. Dĩ nhiên, Thiên Chúa có thể tạo dựng vũ trụ đó một cách vĩnh viễn. Đây là một khả thể mà cả triết học lẫn khoa học đều không thể xác định được dù cách này hay cách khác. Khoa học chỉ có thể chứng minh được tính vĩnh viễn của vũ trụ nếu nó có khả năng thực hiện được cuộc thử nghiệm kéo dài từ hết vĩnh cửu này tới vĩnh cửu nọ. Một cuộc thử nghiệm như thế không thể nào có được.
Thánh Kinh mạnh dạn gợi ý, và đức tin Kitô giáo minh nhiên tuyên bố, rằng vũ trụ này được tạo dựng trong thời gian. Điều ấy có nghĩa là: lịch sử quá khứ của nó là hữu hạn. Không ai biết lịch sử ấy ngắn dài bao lâu. Ta chỉ biết các diễn trình vật lý của nó đã diễn tiến hàng 15 tỷ năm nay rồi. Nhưng không một khoa học nào có thể ấn định chính xác cái giờ phút tuyệt đối đầu tiên của việc nó hiện hữu. Bởi vì, để làm được điều đó, khoa học phải có khả năng quan sát được chuyển điểm từ hư vô tới hiện hữu, một điều vốn không phải là diễn trình vật lý.
Biến Khoa Học Thành Điều Có Thể
Khoa học nợ đức tin Kitô giáo cái tia sáng đầu hết làm cho khoa học của Newton trở thành khả thể: khoa học đó đặt căn bản trên ba định luật về chuyển động. Một khi ba định luật ấy được phát biểu, là khoa học trở thành tiện dụng và từ đó tiếp tục tự mình phát triển, không ngừng tiến bộ, không ngừng phát kiến, không ngừng đem tới hàng hóa mới cung ứng cho các thị trường tự do, và đôi lúc chẳng tự do chút nào, của chủ nghĩa tân tư bản.
Nhưng sức tiến bộ không thể nào ngăn chặn được ấy cần tia sáng ban đầu, tức khái niệm chuyển động quán tính (inertial motion) vốn là định luật đầu hết và căn bản nhất trong ba định luật của Newton. Việc lên công thức cho định luật đầu tiên ấy thực sự đã xẩy ra trước Newton cả ba trăm năm. Nó xuất hiện lần đầu trong các bình luận về sách vũ trụ luận của Aristốt tựa là On the Heavens (Luận Về Các Tầng Trời), do John Buridan trình bày tại Sorbonne khoảng năm 1348. Đến lúc đó, nhiều triết gia thời trung cổ vốn đã bình luận sách ấy rồi và triệt để bất đồng với Aristốt trong chủ trương của ông cho rằng vũ trụ này là trường cửu, và các thiên thể đời đời vần chuyển trên không. Bộ máy vũ trụ của Aristốt là bộ máy chuyển động vô tận. Chủ trương như thế là loại bỏ khả thể nhận ra một khởi đầu tuyệt đối cho chuyển động vật lý. Tuy nhiên, chính việc nhận ra ấy đã phát sinh ra cái nhìn thông sáng của Buridan.
Không giống các nhà thần học đi trước, ông không chỉ nhắc lại sự kiện khởi nguyên tuyệt đối mà thôi. Trái lại, ông còn tìm hiểu cái khởi nguyên ấy như thế nào nữa. Ông gần như muốn nói như thế này: Từ khởi thủy lúc Thiên Chúa tạo nên trời và đất, Người đã ban cho mọi thiên thể một số lượng chuyển động nào đó; các thiên thể này duy trì số lượng chuyển động trên vì chúng chỉ chuyển động trong khu vực không có ma sát. Hiển nhiên, điều ấy là một dự ứng trước cho định luật thứ nhất của Newton, tức luật về chuyển động quán tính. Phải có định luật ấy, rồi ta mới có thể nghĩ tới hai định luật kia.
Nền khoa bảng thế tục vẫn còn làm hết cách để coi nhẹ tầm quan trọng của Buridan và của cả Pierre Duhem, người cách nay gần một trăm năm từng trình bày bằng chứng về Buridan và khoa học trung cổ trong bộ sách vĩ đại, đầy tìm tòi anh hùng của ông. Liệu việc chống báng đối với nguồn gốc thánh kinh của khoa học Phương Tây có giảm đi hay không, là còn tùy một là ta có đọc Thánh Kinh một cách thông minh hay không, hai là ta có cần cù nghiên cứu lịch sử của khoa học hay không. Cả hai điều ấy đều cần thiết nếu ta muốn biện hộ cho chính nghĩa coi Thánh Kinh là nguồn gốc của khoa học Phương Tây, biện hộ một cách sống động nhưng đáng tôn trọng về phương diện trí thức.
Nói đáng tôn trọng về phương diện trí thức là nói tới việc phải chân thực về phương diện Thánh Kinh. Trong thư gửi tín hữu Rôma của Thánh Phaolô, tức tài liệu vĩ đại về Ơn Thánh Chúa, ta tìm được lời cảnh báo như sau: Việc thờ phượng của Kitô giáo phải đáng tôn trọng về phương diện trí thức. Thuật ngữ logike latreia, chắc chắn không có nghĩa một đốn chặt hợp luận lý (logic chopping). Mà đúng hơn, có nghĩa là “hợp lý”(resonable) hay “tôn trọng lý trí”. Tại sao? Vì Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh của Người, một hình ảnh chắc chắn bao hàm lý tính. Lý tính này buộc ta phải tôn trọng đầy đủ khả năng và các quyền lợi của lý trí. Bởi thế, Thánh Augustinô từng đặt để ra quy luật sau đây: bất cứ khi nào một câu chữ của Thánh Kinh đi ngược lại điều mà lý trí ta biết chắc, thì ta phải tái giải thích chính câu chữ ấy. Ngài cho hay: làm khác thế, kẻ vô tín sẽ cười ngất và họ có lý làm vậy. Quy luật của Thánh Augustinô vốn được âm thầm tuân theo khi giải quyết điểm dị biệt giữa quan điểm của Thánh Kinh coi trái đất như một chiếc đĩa dẹp và sự thật đã được khoa học Hy Lạp thiết lập, coi trái đất như một quả cầu.
Chẳng may một điều: chính Thánh Augustinô đã không khai thác quy luật của mình đối với bầu trời, được ngài vô tình định vị trong cái tầng mây khói của qũy đạo Sao Thổ (Saturn). Quy luật của Thánh Augustinô cũng đã không được ai lưu ý khi, dưới ảnh hưởng của Copernicus, người ta buộc phải gán cho trái đất hai chuyển động. Căn cứ vào Thánh Kinh, Martin Luther gọi Copernicus là tên gian dối; sau ông ta, chính Rome cũng đã dựa vào Thánh Kinh mà kết án Galileo.
Một Thiên Chúa của những ngắt quãng?
Sau một thời gian dài, Giáo Hội Công Giáo đã học được một bài học chính xác khi để yên cho Darwin. Nhà khoa học này vẫn còn bị nhiều Kitô hữu phản kháng vì theo họ, chính Thiên Chúa đã dựng nên mọi thảo mộc và giống vật theo chủng loại của chúng. Họ phản kháng sai lầm một Darwin từng không nhận ra lý lẽ mạnh nhất bênh vực cho thuyết biến hóa của mình. Lý lẽ này vốn được các khả năng siêu hình của tâm trí con người cung hiến, những khả năng mà ông ta cố gắng bác bỏ vĩnh viễn. Bởi vì chỉ có tâm trí này mới có thể nhìn ra thể thống nhất cài chặt vào nhau xuyên suốt mọi thời gian và không gian: từ những phân tử hạ nguyên tử (subatomic particles) cho tới chính thân xác con người, không một ngắt quãng (gaps) bất cứ nào ở giữa.
Lẽ dĩ nhiên, sinh vật học biến hóa hiện chưa lấp đầy được mọi ngắt quãng này. Một số những ngắt quãng ấy, vì bị chôn vùi trong quá khứ quá xa xôi, nên không bao giờ còn được chắp nối nữa. Nhưng cố gắng trám đầy những ngắt quãng này bằng cách nại tới Thiên Chúa và Thánh Kinh là một việc phản Thánh Kinh hơn cả. Thứ nhất, lịch sử của khoa học đã đưa ra man vàn điển hình muốn trám đầy các ngắt quãng trong nhận thức, mỗi lần mỗi làm trò cười cho một Thiên Chúa mà một số Kitô hữu kém hiểu biết cứ muốn đặt hết lên ngắt quãng này tới ngắt quãng nọ trong nền khoa học của họ. Họ coi những điều có thể không có (bất cái nhiên=improbabilities) là điều không thể nào có được (bất khả thể=impossibilities), một ngụy biện sơ đẳng nhất trong khoa lý luận. Người ta có thể vui đùa mà tính toán tính bất cái nhiên của diễn trình vật lý này hay diễn trình vật lý kia. Nhưng khoa học đã nhiều lần thực hiện được “điều bất khả thể”. Chỉ cần nhớ lại việc tổng hợp chất urê vào năm 1828 của Wohler, người nhất cử nhất động đã loại bỏ được điều cho đến lúc đó vẫn được coi là dị biệt tuyệt đối giữa vật chất vô cơ và vật chất hữu cơ. Sau khi ông làm được thế, người duy vật thẩy đều cười vang thấu trời.
Một lý do nữa để bênh vực chân lý của biến hóa liên quan tới khẳng định được Thánh Kinh nhấn mạnh nhiều lần rằng mọi vật chất đều tốt. Khi nói vật chất tốt, Thánh Kinh chắc chắn muốn hàm nghĩa: vật chất không xấu, nhưng cũng muốn nói rằng cái tòa nhà được Chúa dựng nên cũng tốt như bất cứ tòa nhà tốt nào khác. Nhưng một tòa nhà chỉ tốt bao lâu nó cứng cáp, chắc chắn, bền đẹp. Nói cách khác, cái tòa nhà vật chất ấy phải hoàn toàn tuân theo lý tính của kiến trúc sư. Tại sao lại không nói như thế về vũ trụ vật chất do Chúa dựng nên? Chúa có phải là một kiến trúc sư bậc hai, một nhà vật lý hay hóa học, hay một nhà sinh vật học phân tử bậc nhì luôn luôn phải cải tiến điều mình đã thực hiện?
Thực ra, mọi lời ca tụng mà người duy vật dùng để ngợi ca vật chất chẳng thấm vào đâu so với những lời ca tụng mà người Kitô hữu vốn dành cho cùng một vật chất ấy. Ở đây ta thấy rõ lý do tại sao các Kitô hữu phải được coi như những nhà duy vật hàng đầu, miễn là phải trừ tâm trí của con người ra. Đấy cũng là lý do tại sao phải coi Kitô hữu là người hoàn toàn ủng hộ thuyết biến hóa, miễn là đồng thời phải coi tâm trí con người, và duy tâm trí ấy thôi, là sáng tạo đặc biệt của Thiên Chúa.
Thiếu bất cứ điều nào trong số ấy cũng khiến cái cười cao ngạo của người duy vật càng cao thấu trời bấy nhiêu. Người ta có quyền tin Carl Sagan (nhà thiên văn học và khoa học vệ tinh theo thuyết bất khả tri của Mỹ) hiện đang ở thiên đàng. Bởi Thiên Chúa vốn là một Thiên Chúa với tấm lòng từ bi vô tận đối với mọi linh hồn. Ngay đến Thiên Chúa Toàn Năng cũng không thể chỉ biết từ bi nguyên với vật chất. Nhưng Carl Sagan có cái đúng của ông. Người xã trưởng vô thần của thời ta này, hay đúng hơn nhà thủ diễn vô thần chính của làng khoa học biến hóa này, nay có thể cười một cách trọn vẹn vì biết rằng không hề có một vật lý học Kitô giáo, một hóa học Kitô giáo, một khoa học biến hóa Kitô giáo, bao lâu các môn đó là khoa học chứ không phải triết học. Nhưng Sagan cũng từng cười nhạo sự ngu xuẩn của chính mình vì đã cổ vũ chính nghĩa của nền khoa học vô thần. Cái cười đó đem lại cho khoa học một khả năng bất tận đối với mọi điều thuộc vật chất, bất kể có sự sống hay không.
Điều trên chứng tỏ rằng khóa chặt triết lý vào các xem sét hoàn toàn định lượng là điều nguy hiểm, vì các xem sét ấy là công việc của khoa học. Ta không thể bác khước khoa học bất cứ điều gì nó không có tư cách đòi hỏi, nếu ta không chịu công nhận mọi sự nó có quyền đòi hỏi.
Công việc của khoa học
Không điều gì có tính không định lượng mà lại là công việc của khoa học. Nhưng mọi sự có tính định lượng đều là công việc của nó. Khoa học không thể xử lý các khía cạnh không định lượng, như mục đích, tự do, kế sách, lòng trung thực, vì chúng là các định đề bất định lượng. Nhưng bất cứ mảnh vật chất nào cũng có tính định lượng và do đó, là công việc của khoa học. Há Thánh Kinh đã không dạy rằng Thiên Chúa “bố trí mọi sự theo cân đo, số lượng và trọng lượng của chúng” đó sao?
Có điều ta nên ghi nhận rằng Thánh Kinh không dạy: cân đo, số lượng và trọng lượng là tất cả mọi sự. Nhưng Thánh Kinh có nói: mọi sự đều có các đặc tính của cân đo, số lượng và trọng lượng. Bất cứ nơi nào có vật chất, là có số lượng. Điều ấy đưa lại cho khoa học một khả năng vô tận đối mọi sự có tính vật chất, bất kể có sự sống hay không. Nhưng đó cũng chính là lý do cho sự giới hạn triệt để của khoa học, nghĩa là nó chỉ quanh quẩn trong thế giới vật chất, một thế giới có thể cân đo được.
Ta thấy một nghịch lý rõ rệt ở đây. Nghịch lý này chắc chắn sẽ làm phiền những ai không chịu sử dụng thích đáng lý trí mà Thiên Chúa đã ban cho mình. Họ không cần phải quá cố gắng. Chỉ cần xem sét việc này là trong số các phạm trù của tư duy con người, có một phạm trù hoàn toàn nổi bật so với các phạm trù khác, đó là phạm trù số lượng. Về mọi phạm trù khác, như các phẩm tính chẳng hạn, bạn chỉ có thể áp dụng thuật ngữ “ít nhiều”. Lòng tốt chẳng hạn có thể được thể hiện theo những mức độ khác nhau, ít nhiều khác nhau. Sự tỉnh táo cũng thế. Thực phẩm chẳng hạn mùi vị ngon ngọt, có ít nhiều khác nhau. Nhưng về con số 5 chẳng hạn, bạn không tài nào nói rằng nó ít 5 hay nhiều 5 được.
Sự dị biệt sâu sắc đó giữa số lượng và các khái niệm khác không hề hiện hữu đối với các thuần thần và chắc chắn không có nơi Thiên Chúa. Nhưng chắc chắn nó hiện hữu đối với ta bao lâu ta còn mang thân xác. Muốn bực thì bực, ta vẫn không thể làm gì đối với sự kiện này là Thiên Chúa đã dựng nên tâm trí con người, để đối với nó, số lượng và mọi điều khác phải được giữ trong hai cái hộc ý niệm riêng biệt. Nói cách khác, điều Thiên Chúa đã tách biệt, con người không được kết hiệp. Những ai cố gắng tổng hợp thần học với khoa học, thì nên dừng lại thôi.
Dĩ nhiên, đã có những người từng cố gắng thực hiện việc sau: chồng chất hết phẩm lượng này lên phẩm lượng nọ riết rồi ta sẽ có các phẩm tính, có khi còn có cả trí khôn và ý chí tự do nữa. Điều không may, là họ đã cố gắng viết khoa học trên căn bản đó. Việc ấy chỉ làm trò cười cho khoa học và tự biến mình thành những người ngu xuẩn. Điển hình là phe Hegel cánh hữu và phe Hegel cánh tả. Họ làm lộn xộn cách khủng khiếp cả sự sống nhân bản lẫn khoa học, kể cả khoa học biến hóa.
Điều Darwin không nhìn ra
Cơ phận biến hóa của Darwin bất toàn là điều không quan trọng. Nó còn có thể lầm lẫn một cách nặng nề là đàng khác. Nhưng học hỏi các lầm lẫn mới nhất trong lý thuyết của Darwin vẫn là điều hữu ích, vì các quán quân duy vật của nó thích trình bày nó như một điều không thể nào lầm lẫn được về phương diện khoa học. Phải nhận rằng các thông tuệ căn bản của Darwin vẫn có giá trị. Chỉ những ai thích khích bác sự kiện hay triết lý lành mạnh hay cả hai mới khích bác Darwin. Có điều, không điều gì bênh vực biến hóa mạnh bằng triết học lành mạnh và nhất là lời Thánh Kinh rằng: mọi sự Thiên Chúa dựng nên đều tốt lành và Người bố trí mọi sự theo cân đo, số lượng và trọng lượng của chúng...Ấy thế mà Darwin lại không nhận ra điều ấy, trái lại còn đề xuất cơ phận biến hóa của mình như một phản bác lại niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng mà vào lúc ấy, ít nhất cũng trong bầu khí tổng quát của Darwin, từng được đồng nhất với Thiên Chúa tạo dựng nên muôn loài.
Đấy không phải là lần đầu trong lịch sử tri thức, Thiên Chúa cho phép cái thứ sự thực nửa vời như thế xuất hiện, để sự thực trọn vẹn được người ta nhận thức một cách hữu hiệu hơn. Sự thực nửa vời ấy chính là việc pha trộn cái cơ phận bất toàn của biến hóa với cái viễn tượng tuyệt vời về một gắn bó keo sơn của mọi hữu thể vật chất, cùng một lúc lại triệt để loại bỏ sự sáng tạo đặc biệt hết sức cần thiết. Lầm lẫn lớn nhất của Darwin là đã không chịu nhìn nhận cái viễn tượng ấy trong chính yếu tính của nó: vì quả nó là một viễn tượng hoàn toàn có tính siêu hình.
Siêu hình học, chứ không phải khoa học, mới là căn bản thuận lý chính yếu để có thể khẳng định rằng lãnh vực vật chất hoàn toàn gắn bó nghĩa là không cần đến các can thiệp đặc biệt nào từ bên ngoài, như Thiên Chúa chẳng hạn. Khoa học là và tiếp tục vẫn là duy vật chất bao lâu còn là khoa học, chứ không phải là điều gì khác. Mà khoa học duy vật chất chỉ vì vật chất đã được Thiên Chúa dựng nên. Chỉ có Đấng Thiên Chúa hóa công mới có khả năng ban quyền tự lập cho tạo dựng vật chất của mình, mà không vì thế mất mát chút gì trong tính toàn năng của mình. Đấng Thiên Chúa đó chính là Thiên Chúa của Thánh Kinh.
Ta sẽ phá hoại cách tệ hại nhất ý niệm coi Thánh Kinh là nguồn gốc của khoa học Phương Tây, nếu ta cứ khăng khăng đi tìm trong khoa học “một điều gì khác” trên căn bản khoa học và trong chính các điều kiện của nó. Vì nếu ta cứ hiểu thuật ngữ “theo chủng loại của chúng” trong Sáng Thế 1 theo nghĩa khoa học, ta sẽ phải hiểu mọi điều khác trong đó theo nghĩa khoa học... Nếu thế, ta phải giải thích làm sao mà có ánh sáng cho được trước khi mặt trời được tạo dựng vào ngày thứ tư. Quả là nực cười khi cho rằng ánh sáng của ngày thứ nhất là phản xạ của điện từ, huống hồ lại nói nó là phản xạ từ nền 2.7 ngàn độ trong vũ trụ. Nếu thế, cũng phải tìm ra cách giải thích cho bầu trời và các phi hành gia nữa. Thánh Kinh đáng được tôn trọng hơn là bị chường cho thiên hạ mặc tình cười nhạo vì được coi như sách dạy khoa học. Nhưng Thánh Kinh cũng đòi ta nhiều cố gắng tri thức nghiêm chỉnh nếu ta muốn bênh vực việc nó là nguồn gốc sản sinh ra khoa học Phương Tây.
Ta phải bênh vực chân lý ấy một phần vì tương lai của văn hóa Phương Tây tùy thuộc ở thế cân bằng. Nền văn hóa ấy cần nhiều điều hơn là khoa học. Ta phải sử dụng cả những phương tiện tốt nhất lẫn những phương tiện hữu hiệu nhất nếu ta muốn người khác lắng nghe “nhiều điều hơn” ấy. Ngày nay, phương tiện tốt nhất ấy chính là tham chiếu tới khoa học. Bất hạnh thay, khoa học đã trở nên một trong ba phương tiện chào hàng hữu hiệu nhất. Hai phương tiện kia là Thể Thao và Tình Dục, viết bằng chữ lớn. Nếu viết theo tiếng Anh, cả ba thứ ấy đều bắt đầu bằng chữ S: Science, Sports, Sex. Đó là ba chữ S đang thống trị cuộc sống ngày nay.
Dĩ nhiên, khoa học xứng đáng hơn thế, nó xứng đáng hơn cả phương thức là các cố gắng tri thức. Nó cũng có thể hơn cả hình thức chải chuốt của thường thức, nhưng khi giải thích khoa học một cách chính xác, một số thường thức kia lại hết sức cần thiết, không có không được. Thánh Kinh là nguồn gốc trổi vượt của thường thức, mà cũng là kho chứa chính cung cấp tín liệu về vô tận “nhiều điều hơn” kia, điều mà chúng ta vốn gọi là Nước Thiên Chúa. Tìm Nước Thiên Chúa trước nhất xưa nay vốn là phương pháp Chúa ban để đạt được mọi sự khác. Mọi sự khác đây, như lịch sử từng minh chứng, bao gồm luôn cả khoa học.
________________________________________
Theo Cha Stanley L. Jaki, giáo sư vật lý lỗi lạc tại Seton Hall University. Tạp chí America, 28-02-09
Tin Đáng Chú Ý
Tài sản của con cháu lãnh đạo Trung Quốc - Việt Nam thì sao?
BBC - Phùng Nguyễn sưu tầm
16:31 22/04/2009
Giàu nhất Trung Quốc:
Theo điều tra của dân mạng đại lục Trung Quốc thì " top ten "về tài sản trong Đảng Thái tử (chỉ những người là con cháu lãnh đạo cao cấp Trung Quốc) hiện nay như sau:
1. Vương Huy, con trai Vương Chấn (nguyên Phó Chủ tịch nước, đã mất): số tài sản niêm yết trên thị trường chứng khoán là 701,4 tỷ NDT (6,3 Nhân dân tệ bằng khoảng 1 đôla).
2. Giang Cẩm Hằng, con trai Giang Trạch Dân (nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy TW): 166,6 tỷ NDT
3. Chu Yến Lai, con gái Chu Dung Cơ (nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng chính phủ): 164,4 tỷ NDT
4. Hồ Hải Phong, con trai Hồ Cẩm Đào (đang giữ chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy TW): 83,8 tỷ NDT
5. Vinh Trí Kiện, con trai Vinh Nghị Nhân (nguyên Phó chủ tịch nước, đã mất): 47,6 tỷ NDT
6. Ôn Vân Tùng, con trai Ôn Gia Bảo (đang giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ), Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Unihub Bắc Kinh: 43 tỷ NDT
7. Lý Tiểu Bằng, con trai Lý Bằng (nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng chính phủ): 17,6 tỷ NDT
8. Khổng Đan, con trai Khổng Nguyên (một cán bộ cao cấp quân đội): 9,9 tỷ NDT
9. Lý Tiểu Lâm, con gái Lý Bằng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Điện lực Trung Quốc: 8,2 tỷ NDT
10. Vương Kinh Kinh, con trai Vương Huy, cháu nội Vương Chấn: 7,7 tỷ NDT
Như vậy gia đình Vương Chấn và Lý Bằng đều có hai người trong danh sách.
Ngoài ra thống kê còn cho biết: 0,4% người Trung Quốc chiếm giữ 70% của cải trong khi hơn 300 triệu người Trung Quốc (chiếm khoảng ¼ dân số) mỗi ngày thu nhập không được 1 đôla.
Theo bài viết của giáo sư Triệu Hiểu Tăng, Học Viện Quản lý Đại học Khoa học Kỹ thuật Bắc Kinh thì: "đến cuối tháng 3 năm 2008, tài sản (không bao gồm ở ngoài biên giới) của những người trong nội địa là: trên 50 triệu NDT có 27.310 người; trên 100 triệu NDT có 3.220 người; trong đó có 2932 người là con cháu cán bộ lãnh đạo cấp cao; với tổng số tài sản là hơn 2.450 tỷ NDT".
"Xem xét nguồn gốc tài sản của số con cháu lãnh đạo cao cấp đó thấy chủ yếu là dựa vào bối cảnh quyền lực gia đình để giành được những của cải phi pháp và những của cải phi pháp khác dưới cái áo khoác hợp pháp."
Theo điều tra của dân mạng đại lục Trung Quốc thì " top ten "về tài sản trong Đảng Thái tử (chỉ những người là con cháu lãnh đạo cao cấp Trung Quốc) hiện nay như sau:
1. Vương Huy, con trai Vương Chấn (nguyên Phó Chủ tịch nước, đã mất): số tài sản niêm yết trên thị trường chứng khoán là 701,4 tỷ NDT (6,3 Nhân dân tệ bằng khoảng 1 đôla).
Ông Giang Cẩm Hằng |
3. Chu Yến Lai, con gái Chu Dung Cơ (nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng chính phủ): 164,4 tỷ NDT
4. Hồ Hải Phong, con trai Hồ Cẩm Đào (đang giữ chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy TW): 83,8 tỷ NDT
5. Vinh Trí Kiện, con trai Vinh Nghị Nhân (nguyên Phó chủ tịch nước, đã mất): 47,6 tỷ NDT
6. Ôn Vân Tùng, con trai Ôn Gia Bảo (đang giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ), Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Unihub Bắc Kinh: 43 tỷ NDT
7. Lý Tiểu Bằng, con trai Lý Bằng (nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng chính phủ): 17,6 tỷ NDT
8. Khổng Đan, con trai Khổng Nguyên (một cán bộ cao cấp quân đội): 9,9 tỷ NDT
9. Lý Tiểu Lâm, con gái Lý Bằng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Điện lực Trung Quốc: 8,2 tỷ NDT
Lý tiểu Lâm |
10. Vương Kinh Kinh, con trai Vương Huy, cháu nội Vương Chấn: 7,7 tỷ NDT
Như vậy gia đình Vương Chấn và Lý Bằng đều có hai người trong danh sách.
Ngoài ra thống kê còn cho biết: 0,4% người Trung Quốc chiếm giữ 70% của cải trong khi hơn 300 triệu người Trung Quốc (chiếm khoảng ¼ dân số) mỗi ngày thu nhập không được 1 đôla.
Theo bài viết của giáo sư Triệu Hiểu Tăng, Học Viện Quản lý Đại học Khoa học Kỹ thuật Bắc Kinh thì: "đến cuối tháng 3 năm 2008, tài sản (không bao gồm ở ngoài biên giới) của những người trong nội địa là: trên 50 triệu NDT có 27.310 người; trên 100 triệu NDT có 3.220 người; trong đó có 2932 người là con cháu cán bộ lãnh đạo cấp cao; với tổng số tài sản là hơn 2.450 tỷ NDT".
"Xem xét nguồn gốc tài sản của số con cháu lãnh đạo cao cấp đó thấy chủ yếu là dựa vào bối cảnh quyền lực gia đình để giành được những của cải phi pháp và những của cải phi pháp khác dưới cái áo khoác hợp pháp."
Văn Hóa
Việt Nam Đất Nước Con Người
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:32 22/04/2009
Việt Nam biển bạc rừng vàng,
Thiên nhiên, sông núi, đồng bằng phì nhiêu.
Giang sơn gấm vóc thân yêu.
Bắc Nam liền dải mĩ miều kiêu sa.
Toát lên vẻ đẹp mượt mà
Điệu hò, khúc hát, thơ ca vang rền.
Mọi nơi, khắp chốn, ba miền,
Trai tài gái sắc lắm duyên dịu dàng.
Đất lành chim đậu rộn ràng
Trời cao sải cánh nhịp nhàng sớm trưa.
Ngân nga tiếng hát đò đưa
Trên dòng sông nước nắng mưa chẳng sờn.
Biển khơi tôm cá rập rờn.
Dang tay vẫy gọi cánh buồm ra khơi.
Muôn trùng hải đảo xa xôi
Một phần chi thể đất trời nước non.
Núi rừng phong cảnh vàng son,
Thiên nhiên chấm phá gọi hồn Nước Nam.
Bức tranh sơn cước ngút ngàn.
Lẫy lừng vẻ đẹp bàng hoàng con tim.
Quê hương đất nước in hình
Người con Nước Việt nặng tình giang sơn.
Vẻ vang trang sử nước non
Tổ tiên gầy dựng cháu con giữ gìn.
Thiên nhiên, sông núi, đồng bằng phì nhiêu.
Giang sơn gấm vóc thân yêu.
Bắc Nam liền dải mĩ miều kiêu sa.
Toát lên vẻ đẹp mượt mà
Điệu hò, khúc hát, thơ ca vang rền.
Mọi nơi, khắp chốn, ba miền,
Trai tài gái sắc lắm duyên dịu dàng.
Đất lành chim đậu rộn ràng
Trời cao sải cánh nhịp nhàng sớm trưa.
Ngân nga tiếng hát đò đưa
Trên dòng sông nước nắng mưa chẳng sờn.
Biển khơi tôm cá rập rờn.
Dang tay vẫy gọi cánh buồm ra khơi.
Muôn trùng hải đảo xa xôi
Một phần chi thể đất trời nước non.
Núi rừng phong cảnh vàng son,
Thiên nhiên chấm phá gọi hồn Nước Nam.
Bức tranh sơn cước ngút ngàn.
Lẫy lừng vẻ đẹp bàng hoàng con tim.
Quê hương đất nước in hình
Người con Nước Việt nặng tình giang sơn.
Vẻ vang trang sử nước non
Tổ tiên gầy dựng cháu con giữ gìn.
Truyện ngắn: Đám tang hồn ma
Nguyễn Trung Tây, SVD
21:02 22/04/2009
Truyện ngắn: Đám tang hồn ma
Chốn vô thường, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
Từ Trung Tâm Y Tế về tới nhà, Tâm mệt mỏi trong người, bụng ê ẩm nhói đau. Mất máu nhưng được vô nước biển liên tục, thêm tuổi ba mươi tràn đầy sinh lực, Tâm nằm dưỡng bệnh mấy ngày rồi đi làm lại. Chiều, nàng vẫn đi học. Hơn một tháng nữa, lớp Toán Điện chương trình Master sẽ chấm dứt. Ngày từng ngày trôi qua. Gần một tháng.
Tối hôm đó, Chúa Nhật, hài nhi hiện ra. Đứa bé khóc. Tiếng khóc đói sữa của trẻ sơ sinh bật sáng đêm đen. Tiếng khóc nỉ non gọi mẹ xé rách toang bóng tối dầy đặc của một buổi tối tháng Mười Một. Tiếng khóc vang vọng xô đẩy vành tai, xoáy tròn đâm thốc màng nhĩ. Tâm ngồi bật dậy, hốt hoảng nhìn quanh. Đầu giường, khuôn mặt đứa bé nhập nhòe độ sâu bóng tối. Nàng ngại ngùng bước tới. Nàng cầm bình sữa nóng ngập ngừng trao cho đứa nhỏ. Đứa bé cầm lấy, ngơ ngác nhìn, ném thẳng bình sữa vào mặt nàng. Nàng nghiêng mình né. Bình sữa xoáy tròn trên không trung, đập mạnh vào bức tường, vụn tan thành từng mảnh thủy tinh nho nhỏ sắc nhọn. Sữa trắng đổ mồ hôi loang lổ lăn dài những dòng máu đỏ. Máu đỏ tươi chảy xuống ngập tràn màu thảm xanh rêu. Máu đỏ đậm thè lưỡi liếm mép vải trải giường trắng toát. Máu đỏ đặc dâng cao, dâng cao, dâng cao ngất. Tâm nằm trên giường ngập ngụa trong biển máu. Máu đỏ ối ngập tới miệng. Tâm hét lên!
Nàng choàng dậy, mồ hôi ướt đẫm, bụng phía dưới đau nhói. Nàng trằn trọc cả đêm.
Sáng, 9 giờ, Tâm bước vô văn phòng sau một đêm chập chờn ác mộng. Nàng dí dỏm trả lời điện thoại, sắc giọng đưa ra những nhận xét trong buổi họp đầu tuần. Nhưng, tới giờ ăn trưa, nàng kiếu, nói hơi no, không đi ăn với đồng nghiệp. Chui ra xe, nàng ngủ một giấc. Tỉnh dậy, Tâm thấy khỏe hơn. Trước khi bước ra khỏi xe, nàng soi gương. Nàng lau khô hai dòng nước chảy dài bên khóe miệng. Nàng tô lại đôi môi nhợt nhạt màu son. Nàng xoa phấn hồng chung quanh quầng mắt thâm đen. Nhìn lại khuôn mặt một lần nữa, nàng yên tâm bước vào văn phòng. Chiều, 6 giờ, Tâm về tới nhà, mệt nhoài, nhưng vẫn cố gắng lái xe tới trường. Lớp học khá dài với những mạch điện chằng chịt rối tung. Tối, 10 giờ, Tâm về tới nhà, ăn một tô mì cay Nongshim. Ăn xong, không đánh răng, không xúc miệng, không bôi kem dưỡng da, nàng ngã người xuống mặt giường, chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ cọ xát thớ thịt cần cổ, mở rộng đôi môi, đóng chặt mi mắt. Nàng nghe tiếng ngáy ròn tan, tiếng thở ồ ề nặng nề nơi cuống họng.
Tối hôm sau, tối thứ Ba, ác mộng lại đến. Đứa bé lần này ngồi khóc ở đầu giường lâu hơn, hình như là một bé trai. Đứa nhỏ đứng dậy lần bước về phía nàng. Từng bước, từng bước đứa nhỏ bám mép giường lẫm chẫm đi tới, cánh tay ngắn ngủi mập mạp no căng sữa đập vào đùi, miệng cười toe toét thích thú. Bất ngờ đứa bé nhảy lên giường, phóng thẳng vào bụng Tâm.
Tâm hốt hoảng ngồi bật dậy nhìn xung quanh. Lưỡi khô ran, cổ đắng nghét. Bóng đêm bao phủ căn phòng. Nàng sờ soạng tìm kiếm ngọn đèn ngủ. Nàng nặng nhọc lê gót về nhà bếp, bụng nhói đau. Mở tủ lạnh tìm ly nước, ngồi xuống bàn ăn, nhìn về phía đầu giường, Tâm nhớ lại từng chi tiết của cơn ác mộng. Nàng nhìn ra ngoài, trời tối đen, đêm đen dầy đặc, đêm đen mịt mờ, đêm đen ma quái, đêm đen đe dọa. Bỏ ly nước trên bàn, nàng chui vào mền. Thò tay ra vặn tắt ngọn đèn, nàng đếm từ một. Giấc ngủ nặng nề kéo đến.
Tối hôm sau, tối thứ Tư, Tâm nhận ra hình dạng của hài nhi, một bé trai với mái tóc cắt ngắn sát gáy, mặt xương xương, mắt một mí, miệng cười móm xọm ngước lên nhìn Tâm u ơ hóng chuyện.
Tâm mở mắt ra. Mặt cô đẫm nước mắt! Tâm đã khóc từ bao giờ.
Cứ thế, nguyên một tuần lễ đêm đen nặng nề bao phủ với hài nhi hiện ra đều đặn trong giấc ngủ của Tâm.
Chiều thứ Sáu từ văn phòng Tâm lái xe về thẳng nhà chị gái. Nhìn Tâm, Hoa nghiêng đầu quan sát,
— Sao mặt mày xanh lè như người mới bị sẩy thai vậy?
Tâm buông mình rớt xuống ghế, thở dài sườn sượt. Hoa há hốc mồm kinh ngạc nghe Tâm kể chuyện,
— Tao đã nói với mày rồi, thằng Nhiên ti hí mắt lươn, hạng người đó làm sao mà tin cho được.
Tâm cúi mặt, kiên nhẫn chịu đựng. Hoa dịu giọng,
— Bây giờ tính sao?
Tâm thở dài,
— Em, em cũng không biết nữa.
Hoa dừng lại một phút, giọng thì thào,
— Hay là ngày mai mình đi lên chùa…
Tâm ngắt ngang,
— Để làm gì?
Hoa mắng em,
— Còn để làm gì? Lên chùa xin mấy thầy làm lễ cầu siêu cho oan hồn của nó chứ còn để làm gì... Dám nó chết vào giờ trùng, giờ hóa thành oan hồn rồi đó…
Tâm nhăn mặt,
— Chị, vớ vẩn. Thời buổi này mà còn tin vào những chuyện nhảm nhí, tào lao.
— Mày báng bổ thần thánh có bữa bị ông bà vật cho đáng đời.
Tâm cúi mặt nhìn xuống đất. Hoa nhìn ra khung cửa. Bên ngoài màn đêm buông mình chập chờn bao phủ không gian. Cột điện gỗ đứng khẳng khiu trơ trọi bên vệ đường hiu hắt buông tỏa ánh điện vàng vọt bệnh hoạn. Bên ngoài phòng khách, bà Thế đang ngồi coi phim Đại Hàn, giọng nữ chuyển âm bộ phim Hàn Quốc bỗng dưng hét to như đang bị ma đuổi. Bên trong căn phòng của Hoa, bóng tối tiếp tục bao phủ. Hoa thở dài,
— Thôi! Ở lại đây đi… Tối nay, ngủ lại đây với chị.
— Tâm! Tâm!
Vẫn như tuần trước, đứa bé hiện ra, vẫn ngồi ở đầu giường khóc tỉ tê, vẫn với tiếng khóc của đứa con nít khát sữa, đứa nhỏ má đỏ au, nhạt nhòe nước mắt nước mũi. Nhận ra Tâm, đứa con trai giơ hai tay ra. Tâm cúi xuống, bế đứa nhỏ vào lòng. Đứa con dựa đầu vào vai Tâm tiếp tục khóc. Tâm bế con đi tới đi lui, tay vỗ nhè nhẹ vào lưng đứa bé. Tiếng khóc nhỏ dần nhỏ dần. Cúi xuống nhìn, nàng nhận ra mình ôm gọn trong lòng một bộ xương đang rữa thịt. Mùi hôi thối xông thẳng vào mũi. Tâm nghẹt thở. Nàng hét lên…
— Tâm! Tâm! Mày làm sao vậy?
Tâm mở mắt ra, ngồi bật dậy. Cổ họng khô ran. Lưỡi đắng nghét.
Nàng bước xuống giường, lần bước đi xuống nhà bếp. Tâm nhìn qua khung cửa. Bên ngoài trời tối đen như mực. Gió thổi khua động tàn lá cây bên khung cửa nghe xào xạc rờn rợn. Tâm nhớ lại khuôn mặt của đứa bé trong giấc mơ. Tâm biết đó chính là khuôn mặt của Nhiên…
…Nhiên, năm 75 mới được hai tuổi di tản sang Mỹ với bố mẹ. Nhiên mặt xương, mắt một mí, miệng móm. Mẹ mất sớm, Nhiên lớn lên với bố ở khu downtown ổ chuột của Boston. Nhiên gặp Tâm trong chương trình văn nghệ Tết do sinh viên Việt Nam đại học MIT tổ chức. Tâm vẫn không hiểu tại sao mình lại có thể yêu được Nhiên! Nhiên nhìn cũng bình thường như bao nhiêu người thanh niên khác, sợ nhiều khi còn tệ hơn. Tâm lại còn biết rõ Nhiên là một người sống với chủ thuyết lè phè. Nhiên ưa nhún vai nói,
— Mọi việc đều có thời, một thời để sinh ra và một thời để chết đi. Ai cũng chỉ sinh ra một lần, rồi chết đi. Vậy thì tội chi mình phải hành hạ thân xác cho nó khổ cái thân! Nhìn đi, bố anh Đại tá đó, thế mà năm 75 bỏ chạy, giờ trắng tay…
Tâm nhìn Nhiên muốn nói không tính toán lần sau có kẹt tiền, đừng chạy tới mượn em. Nhưng nhìn nụ cười móm xọm của Nhiên, Tâm lại mềm lòng như cọng bún,
— Em gặp bác sĩ ngày hôm qua. Bà ta nói em có thai...
Nhiên mặt xanh lét,
— Mấy tháng rồi?
— Hơn một tháng.
— Giờ tính sao?
Tâm ngồi xuống bên cạnh Nhiên, cười,
— Thì anh nói rồi đó. Mọi việc đều có thời. Một thời để bồ với nhau, và một thời để lấy nhau...
— Nhưng anh vẫn còn đang đi học …
Tâm tái mặt,
— Em đã nói với anh rồi tiền bạc cho đám cưới không phải là một vấn đề…
Tâm nuốt nước miếng, ngăn lại giọt nước mắt, đứng dậy bỏ đi,
— Em cho anh ba ngày. Anh về nhà suy nghĩ kỹ đi.
Ba ngày sau Tâm gọi lại lúc khuya. Giờ này Nhiên chắc đang ngồi coi TV, trận bóng rổ. Điện thoại reng ba tiếng. Không ai trả lời. Có lẽ Nhiên đang mắc kẹt trong nhà tắm.
Đợi thêm mười năm phút, Tâm hồi hộp gọi lại một lần nữa. bên kia đầu dây vẫn lặng câm im lìm.
Thêm ba mươi phút nữa, Tâm hờ hững gác điện thoại.
Nàng vô nhà tắm rửa mặt với nước lạnh. Nhìn khuôn mặt trong gương, Tâm xoa nắn những nét nhăn mờ mờ bắt đầu xuất hiện dưới khóe mắt. Tâm ứa nước mắt. Nàng khóc. Nước mắt ngắn dài chảy xuống gò má. Nàng trách mình dại khờ. Nàng thẫn thờ suy nghĩ về tương lai và bào thai trong bụng.
Tâm ra ngoài phòng khách nhấc điện thoại, nàng muốn gọi Nhiên thêm một lần nữa, nhưng cương quyết lắc đầu. Nghĩ tới chị Hoa, nàng muốn lái xe sang nhà mẹ. Nhớ tới bà Thế, Tâm ngần ngại.
Ông bà Thế có hai người con. Ông Thế chết khi Hoa hơn bẩy, Tâm được một tuổi. Khi lên sáu, Tâm vượt biên qua Mỹ với chú Hòa, em ruột của ông Thế. Thời gian sống với gia đình chú thím Hòa trên đảo Bidong, tối nào Tâm cũng khóc, đòi mẹ, đòi chị Hoa. Hai mươi năm sau, Tâm bảo lãnh bà Thế và Hoa qua Mỹ. Cùng thời gian đó, Tâm được đề cử làm Kỹ sư trưởng trong hãng điện tử Intel. Tâm nhớ lại nàng xôn xao hạnh phúc khi gặp lại mẹ và chị tại phi trường. Nàng tưởng giờ này ngập tràn hạnh phúc… Nhưng không ngờ, tự nhiên Tâm mất ngủ, tối trằn trọc, tinh thần bất ổn, mất khả năng tập trung, ăn không ngon, đầu lưỡi nhàn nhạt như người bị cúm. Bác sĩ gia đình nói nàng bình thường, đề nghị Tâm đi gặp bác sĩ tâm lý.
— Cô Tâm lập gia đình chưa?
— Chưa, em chưa…
— Cô sinh ở Việt Nam?
— Dạ.
— Cô Tâm rời Việt Nam khi nào vậy?
Chỉ một câu hỏi đơn giản thế thôi mà tự nhiên Tâm khựng lại như vấp phải một tảng đá lớn. Nàng ngã chổng gọng trên đường, mắt mở lớn nhìn chòng chọc vào mặt bà bác sĩ tâm lý. Tâm bật khóc nức nở, nước mắt tuôn tràn lăn ra hai bên gò má, chảy thông thốc rớt xuống sàn.
Tâm nói hồi đó bố của con Thúy sún mua cho nó con búp-bê mắt nhắm mắt mở. Bé Tâm chạy về nhà giật áo mẹ hỏi,
— Bố đâu rồi?
Bà Thế ngạc nhiên,
— Để làm gì?
— Để bố mua búp bê cho con.
Bà Thế lấy con búp bê của Hoa vứt bỏ trong tủ nhỏ bằng hai ngón tay đưa cho bé Tâm. Bé Tâm cầm búp bê ném thẳng vào góc nhà, ngồi khóc, đòi bố. Bà Thế ôm bé Tâm vào lòng nói,
— Cho bé Tâm về quê chơi với chú Hòa nhé.
Bé Tâm lắc đầu, đòi ở nhà với mẹ. Bà Thế nói,
— Ở dưới quê có nhiều búp bê mắt nhắm mắt mở, tóc vàng như tơ, tha hồ cho con chơi búp bê...
Ngày hôm sau bà Thế mang bé Tâm giao cho người em ruột của ông Thế ở dưới Rạch Giá. Sau một tuần lễ lang thang trên biển, thuyền tỵ nạn đặt chân tới trại tỵ nạn Bidong. Một năm sau, bé Tâm và gia đình chú Hòa đặt chân tới phi trường LA.
Hồi đó những lúc bé Tâm khóc đòi về nhà với mẹ với chị Hoa, chú Hòa hay dẫn bé Tâm đi mua những con búp bê mắt nhắm mắt mở thật to. Thím Hòa nhiều lần cằn nhằn, “Anh thương cháu còn hơn thương con!”.
Mười năm sau, xe vận tải cán nát xác chú Hòa trên xa lộ 101. Hôm đám tang, Tâm khóc gào khản đặc. Từ hôm đó, Tâm hay nhốt mình trong phòng học bài. Càng lớn Tâm càng trở nên lầm lì ít nói. Càng lớn Tâm càng học nhiều hơn. Cuối năm trung học, Tâm nhận được học bổng của trường đại học MIT. Tâm rời nhà của thím Hòa, mang theo tấm hình của chú Hòa mặt xương xuơng, mắt một mí, miệng móm xọm, cười tươi…
Bác sĩ đặt vấn đề,
— Tại sao cô Tâm lại nhớ tới khuôn mặt xương xương, đôi mắt một mí và cái miệng móm của chú Hòa vậy?
Tâm dừng ngang lại những hàng nước mắt. Tự nhiên nước mặt bốc hơi. Nàng ngỡ ngàng.
Bác sĩ đề nghị Tâm viết hồi ký...
Tâm về nhà, tối tối ngồi viết…
Hồi đó con Thúy sún cứ hay lêu lêu con Tâm ghẻ không có bố cho nên không có búp bê… Hồi đó mẹ đẩy ra khỏi vòng tay… Hồi đó chú Hòa chết đi bỏ lại một mình bơ vơ…
Càng viết, Tâm càng bồi hồi thổn thức, khóc to. Càng khóc, Tâm càng vơi bớt những muộn phiền chôn sâu. Cuối cùng nàng nổi lửa đốt cháy. Trong ngọn lửa tro tàn của những trang hồi ký, Tâm nhận ra chú Hòa miệng cười với Tâm, tay chú đưa ra con búp bê tóc vàng óng.
Trong ngọn lửa, Tâm cũng thấy thấp thoáng hình ảnh cô bé Tâm gầy còm đen thui ngồi khóc một mình bên bờ biển Bidong. Ngọn lửa cháy bùng thiêu đốt thổi khô những giọt nước mắt của người con gái…
Một tháng sau, đầu óc Tâm trở lại sắc bén linh hoạt như xưa.
Bác sĩ tâm lý nói,
— Xong một đám tang.
— Mày tối hôm qua ngủ mớ, la hét om xòm!
Tâm nhìn quanh, nói khe khẽ,
— Chị ăn sáng xong, hai chị em mình đi lên chùa nhé. Chùa tên gì nhỉ? Em quên rồi…
Hoa dừng tay, quay một vòng, trợn mắt nhìn Tâm. Tâm cúi xuống, mặt ngượng ngùng. Hoa bước tới, đưa ly cà-phê cho Tâm,
— Chùa Quan Thế Âm. Uống cà-phê đi. Chị vô phòng thay áo dài. Năm phút thôi.
Tâm nói với theo,
— Chị có miếng vải trắng nào không?
— Vải trắng? Có, mà để làm gì?
Trên chùa Quan Thế Âm, Tâm xin sư trụ trì một lễ giải oan cho đứa con chưa chào đời. Từng tiếng mõ êm dịu gõ xuống, từng âm kinh bay cao lên quyện vào với hương trầm thơm thơ biến thành nước suối Cam Lồ của Phật Bà tưới xuống trần gian mát dịu lòng người,
Trong cõi nhân sinh,
Hệ lụy chập chùng,
Hồn thác hồn sinh,
Thôi những muộn phiền,
Bay lên Phật điện.
Quỳ trước điện Phật thơm ngát hương trầm, Tâm đầu quấn khăn tang trắng nhạt nhòa nước mắt để tang cho đứa con chưa bao giờ thấy mặt.
Tâm nói không phải mẹ muốn bỏ con, con trai của mẹ. Mẹ muốn gồng mình chịu đau mang con ra đời. Mẹ muốn con đỏ hoe khóc oe oe trong vòng tay mẹ. Mẹ muốn bế con trong tay. Mẹ nựng. Mẹ hôn. Mẹ bẹo đôi má mập mạp ửng đỏ sữa thơm. Mẹ muốn con khóc đòi mẹ những khi tròn miệng ngáp ngắn ngáp dài sau một giấc ngủ say. Mẹ muốn con khóc đòi thay tã mới. Mẹ muốn con mọc răng, ấm đầu nóng sốt; mẹ bồng con lên, mẹ bế trong lòng, đầu con gục vào vai mẹ, nước mắt nước mũi của con vương vãi trên cổ trên lưng áo của mẹ. Mẹ muốn con cười móm mém hở lợi u ơ nói chuyện. Mẹ muốn con bám ghế, bám giường lẫm chẫm đi, vừa đi con vừa toét miệng cười, bàn tay mập mạp ngắn ngủn đập đập đôi chân cong vòng mừng vui thích thú. Mẹ muốn con khoác áo vét thắt nơ khi con lên mười, mẹ chở con tới nhà hàng ăn tiệc cưới. Mẹ muốn nhìn thấy con vươn cao từng phân. Mẹ muốn ngắm nhìn con râu mọc lưa thưa trên mép bước vào đời. Mẹ muốn trong nhà nhộn nhịp tiếng chuông điện thoại của bạn con, bạn trai bạn gái. Mẹ muốn tất cả. Mẹ muốn được làm mẹ của con. Mẹ muốn con là con trai của mẹ. Bởi bố từ chối sự hiện diện của con. Mẹ thất vọng. Mẹ hụt một hơi thở. Mẹ đau nhói trái tim. Mẹ giận. Mẹ sợ dư luận. Mẹ trở thành ích kỷ. Mẹ quên đi con trai của mẹ. Và mẹ bỏ con như hồi xưa bà ngoại đẩy mẹ ra khỏi vòng tay, như ông Hòa chết đi bỏ lại mẹ mồ côi một mình. Lỗi tại mẹ! Tất cả tại mẹ!
Nhang thơm bay lên lung linh trước điện Phật. Trong làn nước mắt, Tâm thấy Đức Phật mở miệng cười với nàng, nụ cười từ bi, khoan dung, và độ lượng.
Boong! Boong! Boong!
— Hello, Tâm?
Tâm nhoẻn miệng cười,
— Hello, Nhiên.
— Tâm lúc nào cũng đẹp rực rỡ như công chúa Diana.
Vừa nói Nhiên vừa ghé sát miệng vào tai của Tâm. Tâm nhìn Nhiên, khuôn mặt đó vẫn xương xương, đôi mắt đó vẫn một mí, cái miệng đó vẫn móm xọm. Tâm nhìn kỹ khuôn mặt một thời đã hớp hồn nàng, một thời nàng say rượu. Tâm lắc đầu. Tâm nghiêng người né tránh
…Hết rồi Nhiên ơi. Hết rồi một thời đắm say. Hết rồi một khoảng thời gian em mê mệt. Nhiên ơi! Cám ơn Nhiên cho những ngọt ngào một thuở. Cám ơn đã từ chối không cho em choàng khăn voan mặc áo dài trắng. Cám ơn đã cho em một cơ hội để em biết rằng em không yêu anh như em đã từng nghĩ rằng em yêu anh tha thiết. Cám ơn Nhiên đã tới quán tối nay để em gặp lại anh một lần nữa, để em biết rằng anh thôi làm bóng ma ám ảnh tâm hồn.
Nhiên ơi! Thôi hết rồi một thời đám tang hồn ma.
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Xuân
Thérésa Nguyễn
06:31 22/04/2009
CHỚM XUÂN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hoa chẳng có tên hoa có sắc
Hương vẫn gửi vào trong gió baỵ..
(Trích thơ của Hà Thiên Sơn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền