Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 21/04: Này Thầy đây, đừng sợ - Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:45 20/04/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Mọi người còn đứng bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: "Bình an cho các con! Này Thầy đây, đừng sợ". Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: "Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây". Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: "Ở đây các con có gì ăn không?" Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Đoạn Người phán: "Đúng như lời Thầy đã nói với các con khi Thầy còn ở với các con, là: cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh". Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.
Người lại nói: "Có lời chép rằng: Đấng Kitô sẽ phải chịu thương khó và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy".
Đó là lời Chúa
Thánh Tôma và Lòng Thương Xót Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:12 20/04/2022
Thánh Tôma và Lòng Thương Xót Chúa
CN 2 PS C
Chúa nhật II phục sinh Giáo hội tuyên dương lòng thương xót Chúa. Thánh Gioan Phaolô II đã thiết lập lễ này đáp lại ý Chúa muốn qua thánh nữ Maria Faustina: "Ta muốn ngày lễ kính lòng thương xót là một trợ giúp và là nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy, lòng thương xót của Ta sẽ rộng mở, Ta sẽ tuôn đỗ một đại duơng hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch lòng thương xót của Ta" (Tiểu nhật ký, số 699). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời vào đêm cuối tuần Phục Sinh đầu tiên (ngày 2 tháng 4 năm 2005). Lòng thương xót Chúa đã chiếu một luồng ánh sáng vào cái chết của một vị thánh thời đại.
Lòng thương xót của Chúa được diễn tả qua cuộc thương khó và cái chết của Ngài trên thập giá. Điều quan trọng được Thánh Kinh ghi nhận là thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn, vẫn còn lỗ đinh ở chân tay và vết giáo đâm ở cạnh sườn. Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành nay thành những vết sẹo. Lòng thương xót ghi đậm nét nơi các vết thương trên thân thể Chúa. Vì thế, việc đầu tiên khi hiện ra với các môn đệ, sau khi trao sự bình an, là Chúa cho các ông xem các vết thương ở tay và cạnh sườn, các môn đệ vui mừng và bình an.
Lòng thương xót Chúa đối với con người trước và sau phục sinh không thay đổi, vì Chúa Giêsu vẫn là một để cho người ta nhận ra Ngài. Vết thương diễn tả lòng thương yêu của Chúa với con người không thay đổi. Ngài còn khoe và cho phép Tôma lấy tay kiểm tra vết thương.Chúa không che dấu, không tiếc xót dù Tôma có cứng lòng, đòi thực tế phải thấy mới tin.
1. Đức tin của Tôma
Chúa sống lại, các môn đệ không dễ dàng tin, thánh sử Luca kể: “Khi từ mộ trở về, các bà Maria Macđala, bà Gioanna và bà Maria, mẹ ông Giacôbê và các bà khác cùng đi với mấy bà này. Các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẫn, nên chẳng tin” (Lc 24,11). Thánh Matthêu thuật lại: khi mấy người phụ nữ báo tin cho các môn đệ: Chúa đã sống lại rồi, các ông cũng hoài nghi. Rồi, “khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi” (Mt 28,17). Riêng Tôma đã nói một câu quyết liệt: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Đây là kiểu tin bằng lý luận kiểm chứng, chỉ tin khi thấy, khi đã có đủ bằng chứng rõ ràng hiển nhiên.
Tôma đại diện cho những người lý luận, cái gì cũng muốn xem tận mắt, bắt tận tay. Chỉ tin những gì thấy được. Chỉ chấp nhận những gì sờ được. Đòi kiểm nghiệm tất cả. Đòi tự mình chứng nghiệm tất cả. Không chỉ tin vào lời nói suông. Tôma không vội tin một cách dễ dàng như bao người khác. Ông là người có tính thực tế của khoa học phải qua kiểm chứng, kiểm nghiệm bằng mắt thấy, tai nghe, tay chân sờ mó đụng chạm hẳn hoi thì mới tin. Đây phải chăng là thái độ khôn ngoan, cẩn thận trước một quyết định hết sức quan trọng của đức tin nơi Tôma? Cám ơn thánh Tôma, vì nhờ ngài mà các môn đệ khác được chứng kiến tỏ tường Chúa sống lại, được nhìn thấy những vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người.
Trước khi tin, Tôma phải hoài nghi đã. Tôma chỉ tin những điều hợp lý, những gì ‘thấy được, sờ được'. Đây không phải là thái độ cố chấp của Tôma mà ngược lại là thái độ không nhẹ dạ, không cả tin vội vàng bằng tai nghe. Đó là lối phân tích theo nhận định tự nhiên của con người và cũng là kinh nghiệm sống đức tin của nhiều người chúng ta. Dù sao, đây cũng là một khó khăn riêng tư của Tôma trong việc tin vào Chúa sống lại. Chúa Giêsu hiểu ông, nên đã đích thân đến và giúp cho ông dễ dàng hơn để tin vào Chúa. Ngài mời gọi ông hãy tin vững vàng. Và ông đã nói lên lời tuyên xưng đức tin thật đẹp đẽ, thật trang trọng 'lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi'. Cuối cùng, Chúa Giêsu đã ban cho Tôma sự bình an và đức tin mạnh mẽ qua sự hoài nghi, để ông tuyên xưng đức tin cá nhân của mình: "Lạy Thiên Chúa của con". Sau khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần, Tôma đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Theo lưu truyền, ông đi rao giảng đức tin và lòng thương xót của Chúa ở Ba tư, Xyri rồi chịu tử đạo ở Ấn Độ.
Thần học gia Hans Kung nói: "người tín hữu không bao giờ nghi ngờ sẽ khó lòng hoán cải một người hoài nghi". Nhà thần học Paul Tillich nói: "sự hoài nghi chín chắn là sự khẳng định của đức tin. Nó chứng tỏ một sự quan tâm rất nghiêm chỉnh". Còn Thomas Merton bảo: "người có niềm tin mà chưa từng trải qua sự nghi ngờ thì không phải là người có niềm tin". Jean Guitton, một nhà triết học người Pháp, nói: "Chính vì nghi ngờ thường trực mà tôi lại có thể tin vững". Thực tế, trên đời có biết bao điều chúng ta không thấy mà vẫn tin, không kiểm tra được mà vẫn phải chấp nhận và sống điều ấy. Sự hoài nghi giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin, thúc đẩy ta thắc mắc, tìm hiểu, học hỏi, cầu nguyện, nghiên cứu sách vở (Lm. Pet. Bi Trọng Khẩn).
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong bài giáo lý về Thánh Tôma Tông đồ có đoạn: “Trường hợp của Thánh Tông đồ Tôma với chúng ta có ít nhất ba điều quan trọng: Thánh Tôma mang lại niềm an ủi cho chúng ta trong những khi gặp hoài nghi; Thánh Tôma chỉ cho chúng ta, hoài nghi có thể dẫn đưa tìm đến ánh sáng giúp vượt qua sự bấp bênh mù mịt, và như Thánh Tôma, những lời của Chúa Giêsu nhắc nhớ chúng ta đến ý nghĩa chính thật của đức tin. Đồng thời cũng giúp chúng ta can đảm, cho dù có những khó khăn hoài nghi, tiếp tục trung thành theo Chúa”.
2. Lòng mến của Gioan
Có hai mức độ tin: mức độ thấp là tin vì thấy,tin dựa vào bằng chứng; mức độ cao là tin mà không cần thấy, tin không dựa trên bằng chứng mà dựa trên tình yêu.Đây là mối phúc thứ 9 như lời Chúa Giêsu nói với tông đồ Tôma: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Không thấy mà tin không có nghĩa là tin một cách mù quáng, vu vơ, không có cơ sở, không có lập trường mà là bằng tình yêu nên đức tin vững mạnh hơn, truởng thành hơn.Thánh Gioan, “người môn đệ Chúa yêu”, bằng tình yêu, Gioan “đã thấy và đã tin” và nhận ra điều mà mọi người khác không nhận ra. Phúc âm kể: khi thấy một bóng người mờ mờ đi trên mặt biển, mọi người khác đều tưởng là ma, chỉ có Gioan là tức khắc nhận ra đó là Thầy mình. Khi Chúa Phục Sinh hiện ra bên bờ biển hồ Tibêria, “các môn đệ không nhận ra” nhưng “môn đệ được Chúa Giêsu thương mến” đã nhận ra và nói với Phêrô “Chúa đó” (Ga 21, 4-7)…Rõ ràng, con đường tình yêu đi đến niềm tin nhanh chóng hơn, nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn.
Tin mừng Phục Sinh cho thấy: có hai con đường dẫn tới đức tin, một con đường bằng lý luận với những bằng chứng rõ ràng, và con đường thứ hai là dựa vào tình yêu thoạt xem có vẻ tầm thường nhưng thực ra lại nhanh chóng, nhẹ nhàng và cũng không kém phần vững chắc. Chúng ta hãy củng cố đức tin của mình bằng cả hai con đường đó. Phải có những suy nghĩ lý luận thật vững chắc về Chúa, mặt khác chúng ta cũng hãy cố gắng yêu mến Chúa ngày càng nhiều hơn, bởi vì cũng như thánh Gioan, nếu có thêm sức mạnh của tình yêu, chúng ta sẽ được mở mắt để nhận biết những gì mà người không yêu Chúa không nhận biết.
3. Lòng Chúa Xót Thương
Nhân loại thời nay khát khao một “Thiên Chúa tình yêu giàu lòng thương xót” (1Ga 4,8; Ep 2.4) để họ tôn thờ, tựa nương và tìm được ý nghĩa cuộc đời. Lòng thương xót là tình yêu thương, là lòng trắc ẩn với người đau khổ, với người nghèo đói, với người bệnh tật, với người tội lỗi. Nhân loại thời nay cần tình yêu, đây là một dấu chỉ của thời đại.Vì thế, mỗi người tùy vào khả năng của mình hãy đặc biệt quan tâm đến việc thực thi lòng thương xót. Mỗi tín hữu được mời gọi trở thành nhân tố tích cực để sống và làm chứng cho lòng thương xót.
Điều làm nên nét độc đáo của người tín hữu là nhân đức thương xót, thể hiện bằng đạo yêu thương, được bộc lộ nơi bản thân và cuộc đời mỗi cá nhân. Mỗi người trong chúng ta, bằng cách thực thi bác ái, lòng thương xót và tha thứ, có thể trở nên dấu chỉ quyền năng tình yêu của Thiên Chúa có sức biến đổi tâm hồn, đem lại hòa giải và bình an.Trong Tông sắc Misericordiae Vultus (Dung mạo Lòng Thương Xót), ĐTC Phanxicô nói: “Thời đại ngày nay, khi Hội Thánh đang thực thi công cuộc Tân Phúc Âm hóa, lòng thương xót quả là cần thiết để một lần nữa tạo nên nhiệt tình mới và đổi mới các hoạt động mục vụ. Điều tối quan trọng đối với Hội Thánh, cũng như để làm cho lời rao giảng của Hội Thánh đáng tin, chính là sống và làm chứng cho lòng thương xót.Ngôn ngữ và hành động của Hội Thánh cần phải thông truyền lòng thương xót, để đến với trái tim con người và giúp họ gặp thấy lối đường dẫn về Chúa Cha” (số 12). Đáp lại lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô, trong Thư gởi cộng đoàn dân Chúa (17.9.2015), HĐGMVN nhấn mạnh: “Mỗi người Công Giáo phải trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống. Không có những chứng nhân của lòng thương xót, xã hội sẽ trở thành một sa mạc hoang vu, cằn cỗi, không sức sống”.
Chúa Phục Sinh cho các tông đồ xem những thương tích cuộc khổ nạn nay đã thành sẹo như mời gọi các ngài chiêm ngắm chính nguồn mạch của Lòng Thương Xót không bao giờ cạn vơi.
Thánh Tôma Aquinô đã cầu nguyện rằng: "Chúa ơi, con không xin được xem thương tích Chúa như ông Tôma tông đồ, nhưng con tuyên xưng Chúa là Chúa của con. Hãy làm cho con luôn tin vào Chúa, cậy trông vào Chúa và yêu mến Chúa nhiều hơn nữa". Người kitô hữu đôi khi không cần trí tuệ để tin vào những thực tại thiêng liêng; không cần giác quan để kiểm soát những dấu chỉ mầu nhiệm trong đạo, mà cần sống bằng lòng mến. Càng yêu mến nhiều thì càng tin chắc. Càng tin vững thì càng bình an. Như vậy, con đường của lòng tin là con đường của lòng mến. “Ai xót thương người, sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7).Những ai luôn tin vào sự hiện diện của Chúa Giêsu phục sinh đều luôn sống tích cực và khám phá ra điều kỳ diệu trong những cái tầm thừơng để có khả năng chứng mình về tình yêu và lòng thương xót của Chúa.
Thay vì “phải thấy mới tin”, thánh Tôma đã nhận ra rằng “phải tin mới thấy” trọn vẹn. Cùng với mầu nhiệm đức tin khi bánh rượu được truyền phép trong thánh lễ hôm nay, chúng ta sẽ yêu mến lặp lại lời tuyên xưng của thánh Tôma: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”.
CN 2 PS C
Chúa nhật II phục sinh Giáo hội tuyên dương lòng thương xót Chúa. Thánh Gioan Phaolô II đã thiết lập lễ này đáp lại ý Chúa muốn qua thánh nữ Maria Faustina: "Ta muốn ngày lễ kính lòng thương xót là một trợ giúp và là nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy, lòng thương xót của Ta sẽ rộng mở, Ta sẽ tuôn đỗ một đại duơng hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch lòng thương xót của Ta" (Tiểu nhật ký, số 699). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời vào đêm cuối tuần Phục Sinh đầu tiên (ngày 2 tháng 4 năm 2005). Lòng thương xót Chúa đã chiếu một luồng ánh sáng vào cái chết của một vị thánh thời đại.
Lòng thương xót của Chúa được diễn tả qua cuộc thương khó và cái chết của Ngài trên thập giá. Điều quan trọng được Thánh Kinh ghi nhận là thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn, vẫn còn lỗ đinh ở chân tay và vết giáo đâm ở cạnh sườn. Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành nay thành những vết sẹo. Lòng thương xót ghi đậm nét nơi các vết thương trên thân thể Chúa. Vì thế, việc đầu tiên khi hiện ra với các môn đệ, sau khi trao sự bình an, là Chúa cho các ông xem các vết thương ở tay và cạnh sườn, các môn đệ vui mừng và bình an.
Lòng thương xót Chúa đối với con người trước và sau phục sinh không thay đổi, vì Chúa Giêsu vẫn là một để cho người ta nhận ra Ngài. Vết thương diễn tả lòng thương yêu của Chúa với con người không thay đổi. Ngài còn khoe và cho phép Tôma lấy tay kiểm tra vết thương.Chúa không che dấu, không tiếc xót dù Tôma có cứng lòng, đòi thực tế phải thấy mới tin.
1. Đức tin của Tôma
Chúa sống lại, các môn đệ không dễ dàng tin, thánh sử Luca kể: “Khi từ mộ trở về, các bà Maria Macđala, bà Gioanna và bà Maria, mẹ ông Giacôbê và các bà khác cùng đi với mấy bà này. Các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẫn, nên chẳng tin” (Lc 24,11). Thánh Matthêu thuật lại: khi mấy người phụ nữ báo tin cho các môn đệ: Chúa đã sống lại rồi, các ông cũng hoài nghi. Rồi, “khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi” (Mt 28,17). Riêng Tôma đã nói một câu quyết liệt: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Đây là kiểu tin bằng lý luận kiểm chứng, chỉ tin khi thấy, khi đã có đủ bằng chứng rõ ràng hiển nhiên.
Tôma đại diện cho những người lý luận, cái gì cũng muốn xem tận mắt, bắt tận tay. Chỉ tin những gì thấy được. Chỉ chấp nhận những gì sờ được. Đòi kiểm nghiệm tất cả. Đòi tự mình chứng nghiệm tất cả. Không chỉ tin vào lời nói suông. Tôma không vội tin một cách dễ dàng như bao người khác. Ông là người có tính thực tế của khoa học phải qua kiểm chứng, kiểm nghiệm bằng mắt thấy, tai nghe, tay chân sờ mó đụng chạm hẳn hoi thì mới tin. Đây phải chăng là thái độ khôn ngoan, cẩn thận trước một quyết định hết sức quan trọng của đức tin nơi Tôma? Cám ơn thánh Tôma, vì nhờ ngài mà các môn đệ khác được chứng kiến tỏ tường Chúa sống lại, được nhìn thấy những vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người.
Trước khi tin, Tôma phải hoài nghi đã. Tôma chỉ tin những điều hợp lý, những gì ‘thấy được, sờ được'. Đây không phải là thái độ cố chấp của Tôma mà ngược lại là thái độ không nhẹ dạ, không cả tin vội vàng bằng tai nghe. Đó là lối phân tích theo nhận định tự nhiên của con người và cũng là kinh nghiệm sống đức tin của nhiều người chúng ta. Dù sao, đây cũng là một khó khăn riêng tư của Tôma trong việc tin vào Chúa sống lại. Chúa Giêsu hiểu ông, nên đã đích thân đến và giúp cho ông dễ dàng hơn để tin vào Chúa. Ngài mời gọi ông hãy tin vững vàng. Và ông đã nói lên lời tuyên xưng đức tin thật đẹp đẽ, thật trang trọng 'lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi'. Cuối cùng, Chúa Giêsu đã ban cho Tôma sự bình an và đức tin mạnh mẽ qua sự hoài nghi, để ông tuyên xưng đức tin cá nhân của mình: "Lạy Thiên Chúa của con". Sau khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần, Tôma đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Theo lưu truyền, ông đi rao giảng đức tin và lòng thương xót của Chúa ở Ba tư, Xyri rồi chịu tử đạo ở Ấn Độ.
Thần học gia Hans Kung nói: "người tín hữu không bao giờ nghi ngờ sẽ khó lòng hoán cải một người hoài nghi". Nhà thần học Paul Tillich nói: "sự hoài nghi chín chắn là sự khẳng định của đức tin. Nó chứng tỏ một sự quan tâm rất nghiêm chỉnh". Còn Thomas Merton bảo: "người có niềm tin mà chưa từng trải qua sự nghi ngờ thì không phải là người có niềm tin". Jean Guitton, một nhà triết học người Pháp, nói: "Chính vì nghi ngờ thường trực mà tôi lại có thể tin vững". Thực tế, trên đời có biết bao điều chúng ta không thấy mà vẫn tin, không kiểm tra được mà vẫn phải chấp nhận và sống điều ấy. Sự hoài nghi giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin, thúc đẩy ta thắc mắc, tìm hiểu, học hỏi, cầu nguyện, nghiên cứu sách vở (Lm. Pet. Bi Trọng Khẩn).
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong bài giáo lý về Thánh Tôma Tông đồ có đoạn: “Trường hợp của Thánh Tông đồ Tôma với chúng ta có ít nhất ba điều quan trọng: Thánh Tôma mang lại niềm an ủi cho chúng ta trong những khi gặp hoài nghi; Thánh Tôma chỉ cho chúng ta, hoài nghi có thể dẫn đưa tìm đến ánh sáng giúp vượt qua sự bấp bênh mù mịt, và như Thánh Tôma, những lời của Chúa Giêsu nhắc nhớ chúng ta đến ý nghĩa chính thật của đức tin. Đồng thời cũng giúp chúng ta can đảm, cho dù có những khó khăn hoài nghi, tiếp tục trung thành theo Chúa”.
2. Lòng mến của Gioan
Có hai mức độ tin: mức độ thấp là tin vì thấy,tin dựa vào bằng chứng; mức độ cao là tin mà không cần thấy, tin không dựa trên bằng chứng mà dựa trên tình yêu.Đây là mối phúc thứ 9 như lời Chúa Giêsu nói với tông đồ Tôma: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Không thấy mà tin không có nghĩa là tin một cách mù quáng, vu vơ, không có cơ sở, không có lập trường mà là bằng tình yêu nên đức tin vững mạnh hơn, truởng thành hơn.Thánh Gioan, “người môn đệ Chúa yêu”, bằng tình yêu, Gioan “đã thấy và đã tin” và nhận ra điều mà mọi người khác không nhận ra. Phúc âm kể: khi thấy một bóng người mờ mờ đi trên mặt biển, mọi người khác đều tưởng là ma, chỉ có Gioan là tức khắc nhận ra đó là Thầy mình. Khi Chúa Phục Sinh hiện ra bên bờ biển hồ Tibêria, “các môn đệ không nhận ra” nhưng “môn đệ được Chúa Giêsu thương mến” đã nhận ra và nói với Phêrô “Chúa đó” (Ga 21, 4-7)…Rõ ràng, con đường tình yêu đi đến niềm tin nhanh chóng hơn, nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn.
Tin mừng Phục Sinh cho thấy: có hai con đường dẫn tới đức tin, một con đường bằng lý luận với những bằng chứng rõ ràng, và con đường thứ hai là dựa vào tình yêu thoạt xem có vẻ tầm thường nhưng thực ra lại nhanh chóng, nhẹ nhàng và cũng không kém phần vững chắc. Chúng ta hãy củng cố đức tin của mình bằng cả hai con đường đó. Phải có những suy nghĩ lý luận thật vững chắc về Chúa, mặt khác chúng ta cũng hãy cố gắng yêu mến Chúa ngày càng nhiều hơn, bởi vì cũng như thánh Gioan, nếu có thêm sức mạnh của tình yêu, chúng ta sẽ được mở mắt để nhận biết những gì mà người không yêu Chúa không nhận biết.
3. Lòng Chúa Xót Thương
Nhân loại thời nay khát khao một “Thiên Chúa tình yêu giàu lòng thương xót” (1Ga 4,8; Ep 2.4) để họ tôn thờ, tựa nương và tìm được ý nghĩa cuộc đời. Lòng thương xót là tình yêu thương, là lòng trắc ẩn với người đau khổ, với người nghèo đói, với người bệnh tật, với người tội lỗi. Nhân loại thời nay cần tình yêu, đây là một dấu chỉ của thời đại.Vì thế, mỗi người tùy vào khả năng của mình hãy đặc biệt quan tâm đến việc thực thi lòng thương xót. Mỗi tín hữu được mời gọi trở thành nhân tố tích cực để sống và làm chứng cho lòng thương xót.
Điều làm nên nét độc đáo của người tín hữu là nhân đức thương xót, thể hiện bằng đạo yêu thương, được bộc lộ nơi bản thân và cuộc đời mỗi cá nhân. Mỗi người trong chúng ta, bằng cách thực thi bác ái, lòng thương xót và tha thứ, có thể trở nên dấu chỉ quyền năng tình yêu của Thiên Chúa có sức biến đổi tâm hồn, đem lại hòa giải và bình an.Trong Tông sắc Misericordiae Vultus (Dung mạo Lòng Thương Xót), ĐTC Phanxicô nói: “Thời đại ngày nay, khi Hội Thánh đang thực thi công cuộc Tân Phúc Âm hóa, lòng thương xót quả là cần thiết để một lần nữa tạo nên nhiệt tình mới và đổi mới các hoạt động mục vụ. Điều tối quan trọng đối với Hội Thánh, cũng như để làm cho lời rao giảng của Hội Thánh đáng tin, chính là sống và làm chứng cho lòng thương xót.Ngôn ngữ và hành động của Hội Thánh cần phải thông truyền lòng thương xót, để đến với trái tim con người và giúp họ gặp thấy lối đường dẫn về Chúa Cha” (số 12). Đáp lại lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô, trong Thư gởi cộng đoàn dân Chúa (17.9.2015), HĐGMVN nhấn mạnh: “Mỗi người Công Giáo phải trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống. Không có những chứng nhân của lòng thương xót, xã hội sẽ trở thành một sa mạc hoang vu, cằn cỗi, không sức sống”.
Chúa Phục Sinh cho các tông đồ xem những thương tích cuộc khổ nạn nay đã thành sẹo như mời gọi các ngài chiêm ngắm chính nguồn mạch của Lòng Thương Xót không bao giờ cạn vơi.
Thánh Tôma Aquinô đã cầu nguyện rằng: "Chúa ơi, con không xin được xem thương tích Chúa như ông Tôma tông đồ, nhưng con tuyên xưng Chúa là Chúa của con. Hãy làm cho con luôn tin vào Chúa, cậy trông vào Chúa và yêu mến Chúa nhiều hơn nữa". Người kitô hữu đôi khi không cần trí tuệ để tin vào những thực tại thiêng liêng; không cần giác quan để kiểm soát những dấu chỉ mầu nhiệm trong đạo, mà cần sống bằng lòng mến. Càng yêu mến nhiều thì càng tin chắc. Càng tin vững thì càng bình an. Như vậy, con đường của lòng tin là con đường của lòng mến. “Ai xót thương người, sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7).Những ai luôn tin vào sự hiện diện của Chúa Giêsu phục sinh đều luôn sống tích cực và khám phá ra điều kỳ diệu trong những cái tầm thừơng để có khả năng chứng mình về tình yêu và lòng thương xót của Chúa.
Thay vì “phải thấy mới tin”, thánh Tôma đã nhận ra rằng “phải tin mới thấy” trọn vẹn. Cùng với mầu nhiệm đức tin khi bánh rượu được truyền phép trong thánh lễ hôm nay, chúng ta sẽ yêu mến lặp lại lời tuyên xưng của thánh Tôma: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”.
Một câu chuyện lớn hơn
Lm. Minh Anh
05:23 20/04/2022
MỘT CÂU CHUYỆN LỚN HƠN
“Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?”.
Anh trộm lành bị đóng đinh thủng cả hai tay, để không thể làm gì cho Chúa; một cái đinh xuyên hai bàn chân, để không thể chạy vặt cho Chúa. Vậy mà Chúa Kitô đã tặng anh một món quà cứu rỗi; Ngài ném cho anh tấm hộ chiếu, và anh vào thiên đàng! Đó là một câu chuyện tuy gãy gọn, nhưng là ‘một câu chuyện lớn hơn’ câu chuyện một đời bôn tẩu của mỗi người chúng ta!
Kính thưa Anh Chị em,
Cùng với câu chuyện của người trộm lành, cả hai bài đọc Lời Chúa hôm nay cũng là những câu chuyện thật đẹp! Đó là câu chuyện anh què, người ngồi ăn xin bên cửa đền thờ; câu chuyện thứ hai thú vị hơn, hai môn đệ Emmaus nhận ra danh tính người khách lạ đồng hành với mình! Đó là Chúa Giêsu Phục Sinh, người kể cho họ ‘một câu chuyện lớn hơn!’.
Với anh què, bài đọc thứ nhất mô tả khá chi tiết, “Hằng ngày, anh được khiêng đến cửa đền thờ”; ở đó, anh xin bố thí. Nghĩa là anh hoàn toàn bất lực, không tự mình đi được. Thật tuyệt vời, Phêrô và Gioan, “Nhân danh Đức Giêsu Nazareth”, tặng anh một món quà từ Đấng Phục Sinh để anh có thể rón rén thử đôi chân ‘mới’ của mình và “cùng hai ngài tiến vào đền thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ngợi khen Thiên Chúa”. Câu chuyện về anh què chứng tỏ ‘một câu chuyện lớn hơn’ về quyền năng cứu độ của Chúa Phục Sinh, Đấng các tông đồ rao giảng, khiến cho “3.000 người trở lại”. “Dân chúng thấy anh què đi, họ ngợi khen Chúa”; và niềm vui đã vỡ oà qua tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”.
Với bài Tin Mừng, câu chuyện thứ hai hấp dẫn hơn. Hai môn đệ thất chí về làng vì mọi việc xảy ra chiều ngày thứ Sáu quá nghiệt ngã! Giêsu, người họ đặt trọn niềm hy vọng, nay chỉ là một cái xác không hồn đang yên nghỉ trong một ngôi mộ vô danh. Và kìa, một người khách lạ xuất hiện, cùng đi, người này có vẻ ‘vô tội’ khi ngơ khờ về những gì đã diễn ra trong mấy ngày qua. Thật dễ thương, người ấy sẵn sàng lắng nghe đến từng chi tiết những gì hai người kể; để rồi, lại trách họ, “Ôi kẻ khờ dại! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?”. Người ấy kể cho họ ‘một câu chuyện lớn hơn’, “Bắt đầu từ Môisen đến tất cả các tiên tri”. Thật hồi hộp với phần kết, khi gần tới làng, hai người mở lời, “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, ngày sắp tàn”. Và khi ngồi ăn, người ấy “cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận biết Chúa Giêsu”. Đoạn Ngài biến mất!
Anh Chị em,
“Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?”. Tại sao lại buồn bã? Các ông đang ‘mắc kẹt’ với những ‘tai ương và vết thương’ của chính họ; họ thất vọng vì chậm tin vào Thánh Kinh. Augustinô nói, “Họ bối rối khi thấy Ngài bị treo trên thập giá, đến nỗi họ quên mất sự dạy dỗ của Ngài, không tìm kiếm sự phục sinh của Ngài và không mảy may nhớ lại những lời hứa của Ngài!”. Điều này cũng đúng với chúng ta, chúng ta chưa hiểu hết ý nghĩa câu chuyện vĩ đại của Thiên Chúa. Phía sau bức màn khổ nạn, Thiên Chúa vén mở một chân trời cứu độ để “dưới gầm trời này chỉ nhờ Đấng ấy mà chúng ta được nhận lãnh hết ơn này đến ơn khác”. Đó là ‘một câu chuyện lớn hơn’ mà Thiên Chúa muốn kể cho chúng ta. Nhân loại đang cần nghe câu chuyện đó, cũng như cần được chữa lành nhờ danh Đấng ấy. Ai sẽ kể và sẽ mang danh ấy đi nếu không phải là bạn và tôi! Chớ gì bạn và tôi sẽ là bạn đồng hành cho những ai trên đường Emmaus đời họ, kể cho họ ‘một câu chuyện lớn hơn’ về Giêsu, để mắt họ cũng sáng ra mà quay về phía ‘Mặt Trời’, hầu họ được bước đi trong bình an và niềm vui!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con sẽ kể cho Chúa câu chuyện ‘đáng thương’ của đời con; và Chúa sẽ kể cho con ‘một câu chuyện lớn hơn’ của tình yêu Chúa, Đấng chết cho con, để cứu độ con. Đến lượt con, con sẽ ra đi, đồng hành với những ai lạc hướng và kể cho họ câu chuyện của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:12 20/04/2022
3. Trong thánh lễ phàm cầu xin mà không được ân sủng, thì bất luận dùng phương thế gì cũng không thể cầu xin được.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:18 20/04/2022
55. VẼ KHÔNG GIỐNG
Có một thợ vẽ, công việc làm ăn rất là ế.
Có người khuyên anh ta nên vẽ hình chơi bời của vợ mình và treo ngoài cửa để làm quảng cáo, nhất định có thể chào hàng làm ăn. Anh thợ vẽ vui vẻ làm như thế.
Một hôm ông già vợ đến thăm nhìn thấy hình chơi bời của con gái, bèn hỏi:
- “Cô gái này là ai vậy?”
Trả lời:
- “Là lịnh ái”.
Ông già vợ lại hỏi:
- “Tại sao nó với người đàn ông xa lạ đó ôm ấp nhau?”
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 55:
Bố nhìn hình vẽ con gái và con rễ mà không nhận ra là con gái và con rễ mình, thì đúng là họa sĩ vẽ quá bết, tiệm ế là phải.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu là phác họa lại đời sống của Đức Chúa Giê-su, tức là khiêm tốn, yêu thương, và phục vụ, nhưng vẫn có nhiều người Ki-tô hữu phác họa lại không đúng hình ảnh của Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình, mặc dù họ có thể làm được điều đó nhờ tình thương và ân sủng của Thiên Chúa ban cho.
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Cha, nhưng vì yêu thương nhân loại nên khiêm tốn hạ mình sinh ra trong cảnh khó nghèo, phục vụ các môn đệ và lo cho dân chúng, đó là hình ảnh của Ngài, nhưng có những người Ki-tô hữu phát họa sai hình ảnh ấy, họ kiêu ngạo vỗ ngực xưng mình là kẻ giàu có, bốc lột anh em đồng loại và bắt người khác phải phục vụ mình, rồi sau đó thì…đi rước lễ như những người Ki-tô hữu khác. Không biết lương tâm của họ có áy náy không !
Họa sĩ vẽ tồi thì tiệm ế là phải.
Chúng ta vì chưa phác họa đúng hình ảnh Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình, nên người ta vẫn cứ chưa nhận ra Đức Đức Chúa Giê-su trong chúng ta là người Ki-tô hữu, cho dù chúng ta vẫn thường xuyên đi tham dự thánh lễ và rước lễ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một thợ vẽ, công việc làm ăn rất là ế.
Có người khuyên anh ta nên vẽ hình chơi bời của vợ mình và treo ngoài cửa để làm quảng cáo, nhất định có thể chào hàng làm ăn. Anh thợ vẽ vui vẻ làm như thế.
Một hôm ông già vợ đến thăm nhìn thấy hình chơi bời của con gái, bèn hỏi:
- “Cô gái này là ai vậy?”
Trả lời:
- “Là lịnh ái”.
Ông già vợ lại hỏi:
- “Tại sao nó với người đàn ông xa lạ đó ôm ấp nhau?”
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 55:
Bố nhìn hình vẽ con gái và con rễ mà không nhận ra là con gái và con rễ mình, thì đúng là họa sĩ vẽ quá bết, tiệm ế là phải.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu là phác họa lại đời sống của Đức Chúa Giê-su, tức là khiêm tốn, yêu thương, và phục vụ, nhưng vẫn có nhiều người Ki-tô hữu phác họa lại không đúng hình ảnh của Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình, mặc dù họ có thể làm được điều đó nhờ tình thương và ân sủng của Thiên Chúa ban cho.
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Cha, nhưng vì yêu thương nhân loại nên khiêm tốn hạ mình sinh ra trong cảnh khó nghèo, phục vụ các môn đệ và lo cho dân chúng, đó là hình ảnh của Ngài, nhưng có những người Ki-tô hữu phát họa sai hình ảnh ấy, họ kiêu ngạo vỗ ngực xưng mình là kẻ giàu có, bốc lột anh em đồng loại và bắt người khác phải phục vụ mình, rồi sau đó thì…đi rước lễ như những người Ki-tô hữu khác. Không biết lương tâm của họ có áy náy không !
Họa sĩ vẽ tồi thì tiệm ế là phải.
Chúng ta vì chưa phác họa đúng hình ảnh Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình, nên người ta vẫn cứ chưa nhận ra Đức Đức Chúa Giê-su trong chúng ta là người Ki-tô hữu, cho dù chúng ta vẫn thường xuyên đi tham dự thánh lễ và rước lễ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lòng thương xót
Lm. Thái Nguyên
14:58 20/04/2022
LÒNG THƯƠNG XÓT
Chúa Nhật 2 Phục Sinh: Ga 20, 19-31.
Suy niệm
Đức Giêsu Phục Sinh bất ngờ xuất hiện giữa các tông đồ. Ngài trao ban bình an và cho họ xem các vết thương. Thân xác chiến thắng của Chúa vẫn mang dấu tích của cuộc khổ nạn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Thầy, và hơn nữa còn được Thầy ủy thác sứ mạng: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”.
Chỉ có một người không vui là ông Tôma, vì ông vắng mặt khi Chúa hiện ra. Có vẻ giữa ông và nhóm anh em có cái gì xa cách. Sự xa cách này trở nên rõ rệt hơn khi ông thẳng thắn từ chối tin vào lời chứng của các bạn. Ông không tin vào ai khác, chỉ tin vào giác quan của mình. Trước sự thách thức và cố chấp của ông, Chúa Giêsu lại hạ mình để hiện ra một lần nữa. Ngài trách ông cứng lòng trước những lời chứng của anh em. Rõ ràng con người Tôma có cái gì bất ổn, bất thường, lập dị, tách biệt. Nhưng may là ông trở về với đời sống cộng đoàn, nên đã chứng kiến việc Chúa phục sinh.
Tám ngày sau, Chúa Giêsu lại hiện đến với nhóm Mười hai, có cả Tôma, Ngài nói với ông: “Đặt ngón tay vào đây…”. Tôma kinh hoàng thưa với Chúa: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con”. Ông thấy nên ông tin, điều ấy không lạ gì, “Phúc thay những người không thấy mà tin!”. Việc minh chứng phục sinh không phải là vinh quang chói lọi mà là chính những dấu đinh. Chúa đã muốn minh chứng như thế cho sự phục sinh của Ngài, thì chúng ta cũng vậy, không có dấu chứng nào hơn là những vết thương của những thập giá hằng ngày, để làm chứng cho sự phục sinh của Chúa. Cũng vậy, từ hai ngàn năm nay, thánh giá Chúa mới thực sự là biểu hiện vinh quang, chứ không phải là những gì hoành tráng cao sang bên ngoài. Đó mới là biểu hiện và dấu chỉ cao độ nhất của lòng thương xót Chúa, để cứu chữa nhân loại trước bao nhiêu đau thương khốn khổ.
Đức tin của chúng ta hôm nay dựa trên đức tin của những người đã thấy Chúa, đã sờ chạm vào Chúa. Tất cả các tông đồ đều đã hy sinh mạng sống mình để làm chứng là Đức Kitô đã sống lại, Ngài là Đấng cứu độ duy nhất cho loài người… Tiếp nối các tông đồ đã có hàng triệu người cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Phục Sinh, đã dâng hiến đời mình vì niềm tin ấy, trong số đó có hằng ngàn cha ông chúng ta đã hiên ngang đổ máu mình để lưu truyền đức tin lại cho con cháu hôm nay, cụ thể là 118 thánh tử đạo Việt Nam.
Quanh chúng ta cũng vẫn có nhiều anh chị em đạo đức, đầy lòng tin mến. Họ đã được ơn “thấy và chạm đến” Chúa một cách nào đó, nên họ rất chuyên chăm trong đời sống cầu nguyện, sốt sắng trong thánh lễ, và tích cực làm việc tông đồ. “Thấy và chạm” đến Chúa nghĩa là “cảm nghiệm” hay “cảm nhận” về sự hiện diện của Chúa khi nghe Lời Chúa, khi Rước Mình Chúa, khi phục vụ anh chị em, khi thăm viếng và cứu giúp những người bệnh tật, nghèo hèn, khốn khó…
Để làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh, chúng ta cũng không cần phải nổi bật cái gì hết, mà chỉ cần nổi bật lòng thương xót của Chúa. Thương xót nói theo thánh Phaolô là: đón nhận tất cả, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Tuy nhiên, thương xót không có nghĩa là làm ngơ trước tội lỗi và sai lạc của người khác, cũng không phải là dung túng hay nhượng bộ cho những xấu xa vẫn xảy ra trong đời ta. Thương xót là muốn cho nhau một cuộc sống tốt hơn, là tìm cách dẫn đưa anh em về đường ngay nẻo chính. Muốn vậy, nhiều khi chính mình phải hy sinh và chấp nhận thương đau.
Cũng như xưa, con người ngày nay làm sao có thể tin Chúa được, nếu họ không thấy chứng tích của những khuôn mặt đẫm mồ hôi vì phục vụ, hay của những cuộc đời xả thân hy sinh cho tha nhân? Con người ngày nay cũng đang đòi kiểm nghiệm những chứng tích tình yêu nơi Giáo hội, nơi các bạn trẻ. Đạo của bạn là đạo tình yêu ư? Xin đừng nói nhiều, hãy cho tôi xem những chững chứng tích tình yêu của bạn đi! Mahatma Gandhi đã từng tuyên bố với người Công Giáo như thế.
Ước gì mỗi người chúng ta nhận ra rằng mình được diễm phúc trở nên Kitô hữu là nhờ lòng thương xót Chúa, để suốt đời ta biết sống cho mọi người, nhất là những người bé nhỏ nghèo hèn, là đối tượng ưu tiên của lòng Chúa xót thương. Quả thật “Phúc thay ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Chúa xót thương”.
Cầu nguyện
Lạy Cha!
Thương xót là hành động của Cha,
là tiêu chuẩn biết ai là con cái,
nhờ sống với tất cả lòng nhân ái,
nhưng không loại công bằng và sự thật.
Thương xót không dung túng điều xấu xa,
nhưng cho con biết kiên nhẫn vượt qua,
để đón nhận những hồng ân cao cả,
xứng đáng với những gì con người “là”.
Thương xót là hành động cao quí nhất,
là phẩm chất sâu nhất của con người,
là hành vi thờ phượng cao hơn cả,
vì điều Chúa muốn không phải là lễ vật,
mà trước tiên là sống với lòng nhân,
chứ không thể cân phân theo lý lẽ.
Đức Giê-su đã trở nên người thế,
để thể hiện lòng thương xót của Cha,
trên thập giá Ngài cũng đã thứ tha,
trước lòng dạ bạc ác của con người,
ngay cả ông Tô-ma cứng lòng tin,
Ngài cũng đã hạ mình cho xem thấy.
Chúa muốn con nên hoàn thiện như Cha,
không phải là không còn gì thiếu sót,
mà là sống nhân từ và tha thứ,
không xét đoán và càng không lên án,
luôn bao dung và đại lượng vô vàn,
vì thương xót là tình yêu vô giới hạn.
Xin cho con được đầy lòng thương xót,
dù nhiều khi rất đắng đót trong đời,
nhưng nhờ vậy phát sinh con người mới,
để tình Chúa sáng tỏa khắp muôn nơi,
là niềm vui ơn cứu độ cho đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lữ đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến Ukraine xin Đức Thánh Cha Phanxicô giúp cứu người dân Mariupol
Đặng Tự Do
05:05 20/04/2022
Một chỉ huy quân đội Ukraine đã viết một lá thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu ngài giúp cứu người dân Mariupol, những người đã bị hạn chế tiếp cận với thực phẩm hoặc nước dưới sự bắn phá của Nga trong 50 ngày.
Bức thư đã được Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine công bố hôm thứ Hai 18 tháng Tư, là ngày đầu tiên của cuộc tổng công kích đợt hai, trong đó quân Nga quyết chiếm cho được vùng Donbas và cách riêng là toàn bộ thành phố Mariupol, bằng mọi giá.
Thiếu tá Serhiy Volyna, Tư lệnh lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 trong trận chiến giành thành phố cảng Mariupol của Ukraine, đã mô tả một số nỗi kinh hoàng của cuộc chiến mà ông đã chứng kiến và cầu xin Đức Giáo Hoàng làm điều gì đó để giúp di tản an toàn người dân khỏi thành phố.
“Đức Thánh Cha có thể đã thấy rất nhiều thứ diễn ra trong cuộc sống của ngài. Nhưng con chắc chắn rằng ngài chưa bao giờ thấy những điều xảy ra với Mariupol. Bởi vì đây là nơi địa ngục trần gian trông như thế nào,” Thiếu tá Volyna viết.
“Con có rất ít thời gian để mô tả tất cả những điều kinh hoàng mà con thấy ở đây hàng ngày. Phụ nữ có con và trẻ sơ sinh sống trong boongke tại nhà máy. Họ đói và lạnh. Hàng ngày họ đang phải sống trong tầm ngắm của máy bay địch. Những người bị thương chết mỗi ngày vì không có thuốc, không có nước và không có thức ăn”.
Volyna, không phải là tín hữu Công Giáo, mà là một Kitô Hữu Chính thống. Anh nói rằng anh đang tìm đến Đức Giáo Hoàng để được giúp đỡ cụ thể “bởi vì đã đến lúc những lời cầu nguyện thôi thì không đủ”.
“Xin Đức Thánh Cha mang sự thật đến cho thế giới, di tản mọi người và cứu mạng họ khỏi bàn tay của Satan, kẻ muốn thiêu rụi tất cả các sinh vật,” vị chỉ huy quân sự nói.
Thành phố Mariupol bị bao vây đã bị Nga oanh tạc kể từ ngày 1 tháng 3. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hơn 100.000 người vẫn bị mắc kẹt ở Mariupol với thực phẩm và nước uống hạn chế.
Hôm thứ Hai 18 tháng Tư, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres cho biết ông “rất lo ngại trước tình hình nhân đạo tiếp tục diễn ra kinh hoàng ở thành phố Mariupol bị bao vây, nơi đã bị phá hủy phần lớn sau nhiều tuần tấn công không ngừng của Nga.”
Cuộc tấn công của Nga vào thành phố này đã tăng cường vào cuối tuần trước sau khi Thủ tướng Ukraine tuyên bố rằng các lực lượng quân đội Ukraine sẽ không chú ý đến lời kêu gọi của người Nga yêu cầu họ đầu hàng, mà “sẽ chiến đấu đến cùng”.
Các quan chức Ukraine cho biết lực lượng Nga ở Mariupol đông hơn quân Ukraine gấp ít nhất là 6 lần.
“Con đã chiến đấu hơn 50 ngày, bị bao vây hoàn toàn, và tất cả thời gian của con là dành cho cuộc chiến khốc liệt từng mét của thành phố bị kẻ thù bao vây này,” Volyna viết.
Ông nói: “Con sẵn sàng chiến đấu đến cùng… bất chấp lực lượng áp đảo của kẻ thù, bất chấp điều kiện vô nhân đạo trên chiến trường, pháo và hỏa tiễn liên tục, thiếu nước, lương thực và thuốc men.
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã than thở về những gì ngài mô tả là “vụ giết người Ukraine hàng loạt” ở Mariupol, và nói rằng “Thành phố của Đức Mẹ” đã bị biến thành nghĩa trang vì quân Nga bắn phá.
Tuần trước, bảy người đã thiệt mạng khi một chiếc xe tăng bắn vào văn phòng Mariupol Caritas, một tổ chức bác ái Công Giáo cung cấp viện trợ nhân đạo.
Thiếu tá Volyna nói: “Không còn ai tin tưởng những kẻ xâm lược Nga nữa.”
Bất chấp “những điều kiện vô nhân đạo”, vị chỉ huy quân đội nói rằng ông sẽ trung thành với “lời thề trung thành với đất nước của mình”.
“Con tin vào Chúa, và con biết rằng ánh sáng luôn vượt qua bóng tối,” anh nói.
Source:Catholic News Agency
Các quan chức Ukraine cho biết lực lượng Nga đang ném bom nhà máy Azovstal của Mariupol
Đặng Tự Do
05:07 20/04/2022
Hôm thứ Ba 19 tháng Tư, các quan chức Ukraine cho biết rằng các lực lượng Nga đã bắt đầu ném bom và pháo kích vào nhà máy Azovstal ở thành phố Mariupol, nơi các lực lượng và dân thường Ukraine vẫn bị bao vây.
Petro Andriushchenko, cố vấn của thị trưởng Mariupol, cho biết trong một tuyên bố rằng các lực lượng Nga “không chỉ tấn công Azovstal bằng bom mà còn bằng pháo và xe tăng, tiếp tục các cuộc tấn công bừa bãi vào khu vực dân cư của quận Livoberezhnyi dọc theo Đại lộ Meotidy.”
Ông Andriushchenko không ở bên trong Mariupol nhưng duy trì mạng lưới liên lạc với bên trong thành phố. Các phương tiện truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh có dính líu đến lực lượng ly khai và lực lượng Nga đã công bố đoạn phim về cuộc pháo kích vào Azovstal.
Quân đội Nga đã lại ra tối hậu thư cho những người Ukraine bảo vệ Azovstal đến 12 giờ đêm thứ Ba theo giờ Mạc Tư Khoa để đầu hàng - thời hạn này đã trôi qua.
Liudmyla Denisova, thanh tra nhân quyền của Quốc hội Ukraine, cho biết khoảng 1.000 dân thường, bao gồm cả trẻ em, vẫn ở dưới tầng hầm của nhà máy, một con số phù hợp với ước tính của các đơn vị Ukraine bảo vệ nhà máy.
Denisova tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã ra lệnh cho người dân đeo băng tay màu trắng - tương tự như loại băng tay được quân Nga và quân ly khai đeo làm dấu hiệu nhận biết bạn hoặc thù - khi di chuyển xung quanh Mariupol, để phân biệt với các chiến binh.
Mariupol đã bị oanh tạc không ngừng trong nhiều tuần, với hơn 90% cơ sở hạ tầng của thành phố bị hư hại hoặc phá hủy, theo ước tính của Ukraine.
Source:CNN
Nhật ký trừ tà số 184: Những người vác gánh nặng
Đặng Tự Do
05:07 20/04/2022
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #184: Burden Bearers”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 184: Những người vác gánh nặng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Sự phân định trong trường hợp chúng tôi đang phải đối phó có một chút phức tạp. Chúng tôi không chắc liệu những biểu hiện đó là kết quả của sự hiện diện của ma quỷ hay có nguồn gốc tâm lý. Nhóm trừ tà của chúng tôi đã ngồi xuống để cầu nguyện và phân định cùng nhau.
May mà có người “gồng gánh”. Cô ấy nói, “Tôi đã trải qua một trạng thái tinh thần kinh hoàng và những cuộc tấn công tinh thần của ma quỷ. Nó rất mạnh.” Sự can thiệp của cô ấy là một phần quan trọng trong sự phân định của chúng tôi. Chúng tôi quyết định tiếp tục các phiên trừ tà. Các phiên sau đó đã khẳng định kinh nghiệm của cô ấy.
Chúa Giêsu là người mang gánh nặng. Trong cái chết và sự phục sinh của Người, Chúa Giêsu đã gánh lấy tất cả tội lỗi của chúng ta và trở thành nguồn gốc của ơn cứu rỗi chúng ta. Nhưng có một số người, do Ngài chọn chứ không phải chúng ta chọn, tham gia vào việc Chúa Kitô gánh lấy gánh nặng của mọi người. Vượt xa một sự nhạy cảm về mặt tâm linh, những người mang gánh nặng thực sự cảm thấy và trải nghiệm, ở một mức độ nào đó, những đau khổ của người bị quỷ ám. Trong thư gởi các tín hữu thành Ga lát, Thánh Phaolô viết: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” (Gal 6:2)
Khi Thánh Linh gánh vác gánh nặng cho những đau khổ của người khác, điều đó thường giúp những người đau khổ vơi đi những khổ đau của họ. Nó có thể cung cấp cho họ một thời gian nghỉ ngơi nhẹ nhàng và có thể rất quan trọng trong thời điểm khủng hoảng. Nó cũng giúp phân biệt những vết thương tiềm ẩn là gì và có thể là một dịp cho một ân sủng chữa lành độc nhất vô nhị.
Trong chức vụ trừ tà của chúng tôi, chúng tôi có những người hào phóng như vậy và chúng tôi RẤT biết ơn họ. Thừa tác vụ của họ phần lớn được che giấu và nên vẫn như vậy. Họ tham gia vào thập tự giá của Chúa Giêsu cho người khác. Nó không phải là một ơn gọi dễ dàng.
Source:Catholic Exorcisms
Chính Thống Giáo Nga đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Thượng Phụ Kirill
Đặng Tự Do
17:50 20/04/2022
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô của Rôma đang nói về chủ đề Ukraine theo một cách rất cân bằng bởi vì ngài nhận thức được không chỉ lịch sử hiện tại của cuộc xung đột mà còn cả tiền sử của nó, trở lại với các sự kiện vào năm 2014”, Tổng Giám Mục Hilarion của Volokolamsk đã đưa ra lập trường trên trong chương trình Giáo hội và Thế giới.
Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Thánh Công Đồng Mạc Tư Khoa, cho biết ông đang trực tiếp tham gia vào việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill vào năm 2022, nhưng ngày và địa điểm chính xác của cuộc gặp vẫn đang được tìm hiểu.
“Trong tình hình chính trị phức tạp hiện nay, cần phải xem xét rất kỹ lưỡng không chỉ các vấn đề liên quan đến phần quan trọng của cuộc họp giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng phụ, mà còn các vấn đề liên quan đến an ninh, giao thông và hậu cần”, Tổng Giám Mục Hilarion giải thích.
Ban đầu, cuộc gặp giữa những người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga và Giáo Hội Công Giáo Rôma đã được lên kế hoạch diễn ra ở nơi các tín hữu Kitô cần được hỗ trợ. Do đó, Trung Đông được coi là một trong những địa điểm ưu tiên cho cuộc họp này, Tổng Giám Mục Hilarion nói.
Nhiều quan sát viên cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không nên gặp gỡ Thượng Phụ Kirill. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ trực tuyến với Thượng Phụ Kirill trong cố gắng thuyết phục Thượng Phụ Kirill khuyên Putin nên rút quân khỏi Ukraine. Ông ta đã làm ngược lại khi cung cấp vỏ bọc thần học cho cuộc xâm lược Ukraine của Putin.
Thật vậy, trong một hành động báng bổ không thể tưởng tượng nổi, hôm 13 tháng Ba, Thượng Phụ Kirill đã trao ảnh Đức Mẹ cho tướng Nga và cầu xin Đức Mẹ cho quân Nga mau thắng.
Gần đây, tại Nhà thờ Chính của Lực lượng Vũ trang được trang hoàng lộng lẫy được khai trương cách đây hai năm ở Kubinka, ngoại ô Mạc Tư Khoa, Thượng phụ Kirill nói với một nhóm quân nhân và nữ quân nhân rằng Nga là một quốc gia “yêu chuộng hòa bình” và đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại do chiến tranh.
“Chúng tôi tuyệt đối không gây chiến hay làm bất cứ điều gì có thể gây tổn hại cho người khác”, Thượng Phụ Kirill, một đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin nói.
“Nhưng chúng ta đã được nuôi dưỡng trong suốt lịch sử của mình để yêu quê hương đất nước. Và chúng ta sẽ sẵn sàng bảo vệ nó, vì chỉ có người Nga mới có thể bảo vệ đất nước của mình”.
Sự ủng hộ của ông đối với cuộc can thiệp quân sự, trong đó hàng nghìn binh sĩ và dân thường Ukraine đã thiệt mạng, đã khiến một số người trong Giáo Hội Chính thống giáo trong nước cũng như các nhà thờ ở nước ngoài có liên hệ với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa tức giận.
Lời tuyên bố của Thượng Phụ Kirill cho rằng Nga là quốc gia “yêu chuộng hòa bình” diễn ra trong bối cảnh thế giới bàng hoàng trước vụ thảm sát kinh hoàng ở thị trấn Bucha do quân Nga gây ra. Xác người nằm la liệt trên đường phố, tay bị trói giật ra sau và họ bị bắn đằng sau ót. Ít nhất 410 thi thể đã được tìm thấy. Nhiều người bị xô xuống hố chôn tập thể. Nhiều phụ nữ chết trần truồng chứng tỏ họ đã bị hiếp dâm trước khi bị giết chết.
Source:Russian Orthodox
Cựu giám mục Anh giáo đã trở thành linh mục Công Giáo được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong tước Đức ông
Đặng Tự Do
17:51 20/04/2022
Cha Michael Nazir-Ali, một cựu giám mục Anh giáo, giờ đây có thể được gọi một cách kính trọng với danh xưng “Đức ông”. Chỉ bảy tháng sau khi trở thành một người Công Giáo, vị linh mục, được biết đến với công việc thúc đẩy đối thoại liên tôn, đã nhận được danh hiệu “Đức Ông” từ Đức Thánh Cha Phanxicô vào tuần trước.
Danh hiệu “Đức Ông” trong Giáo Hội Công Giáo là tước hiệu danh dự, được trao cho một linh mục được Đức Giáo Hoàng công nhận có những thành tích nổi bật trong việc phục vụ Giáo hội.
Đức Ông Nazir-Ali là chủ tịch của OXTRAD, Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu, Vận động và Đối thoại của Oxford, hoạt động để đào tạo các Kitô hữu tham gia đối thoại ở các khu vực trên thế giới nơi họ phải đối mặt với sự đàn áp. Theo trang web của họ, OXTRAD nhằm mục đích đáp ứng “ thách thức ngày càng tăng của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo quốc tế, chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa thế tục ý thức hệ mà các nhà lãnh đạo Kitô giáo và các Giáo Hội mà họ lãnh đạo ngày nay phải đối mặt.”
Đức Ông Nazir-Ali từng là một giám mục Anh giáo nổi tiếng, và từng được coi là có tiềm năng trở thành Tổng Giám Mục Canterbury, tức là Giáo Chủ Anh Giáo.
Vị cựu giám mục của Rochester, Anh, đã bỏ hết tất cả các chức tước trong Anh Giáo để trở thành một giáo dân bình thường trong giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham.
Đức Ông Nazir-Ali được thụ phong linh mục Công Giáo vào cuối tháng 10 trong lễ phong chức tại giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, được Đức Bênêđíctô XVI thành lập vào năm 2011 cho các nhóm Anh giáo gia nhập Công Giáo nhưng vẫn muốn bảo tồn các yếu tố trong Phụng Vụ của họ.
Giải thích về quyết định cải đạo của mình, cựu Giám Mục Nazir-Ali nói: “Tôi tin rằng mong muốn của người Anh giáo tuân theo giáo huấn của các thánh tông đồ, các giáo phụ và công đồng hiện có thể được duy trì tốt nhất trong giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham.”
Đối với nhiều người Anh Giáo, hôn nhân đồng tính, việc phong chức cho phụ nữ, chấp nhận cho ly hôn vượt quá tâm lý có thể chịu đựng được của họ. Vì thế, họ bỏ sang Công Giáo. Oái oăm là các Giám Mục tại Đức đang hô hào ngược lại.
Đức Ông Nazir-Ali sinh năm 1949 tại Karachi, Pakistan và theo học tại các trường Công Giáo. Vị cựu Giám Mục Anh Giáo có cả nền tảng gia đình Kitô và Hồi giáo, đồng thời có quốc tịch Anh và Pakistan.
Ngài được phong chức giáo sĩ Anh giáo năm 1976, làm việc tại Karachi và Lahore. Ngài trở thành cha sở nhà thờ chính tòa Anh giáo Lahore và được tấn phong giám mục tiên khởi của giáo phận Anh Giáo Raiwind ở Tây Punjab.
Năm 1994, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Anh giáo của giáo phận Rochester, bao gồm các khu vực của Medway, phía bắc và phía tây Kent, và các quận Bromley và Bexley của London.
Source:Aleteia
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: tôn kính tuổi già
Vũ Văn An
19:18 20/04/2022
Theo tin Tòa Thánh, buổi yết kiến chung hàng tuần của Đức Phanxicô đã diễn ra tại quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, thứ tư, ngày 20 tháng 4 năm 2022. Nhân dịp này Đức Phanxicô đã tiếp nối loạt bài giáo lý của ngài về tuổi già, nhấn mạnh tới khía cạnh tôn kính tuổi già. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Hôm nay, với sự trợ giúp của Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe, chúng ta bước qua sự mong manh của tuổi già, được đánh dấu một cách đặc biệt bởi những kinh nghiệm bối rối và nản lòng, mất mát và bị bỏ rơi, vỡ mộng và nghi ngờ. Tất nhiên, những trải nghiệm về sự mong manh của chúng ta khi đối diện với những tình huống bi hài - đôi khi bi đát - có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời. Tuy nhiên, ở tuổi già, chúng có thể ít tạo ấn tượng hơn và gây cho người khác một thứ làm ngơ (habituation), thậm chí khó chịu. Đã bao lần chúng ta nghe hoặc nghĩ: 'Người già là một mối phiền toái' '-' Nhưng, những người già này luôn là một mối phiền toái ': đừng phủ nhận điều đó, đời là như vậy... Chúng ta đã nói về nó rồi, chúng ta đã nghĩ về nó rồi… Những vết thương trầm trọng hơn của thời thơ ấu và tuổi trẻ đúng là kích thích cảm giác bất công và nổi loạn, một sức mạnh phản ứng và chiến đấu. Mặt khác, những vết thương, ngay cả những vết thương trầm trọng, của tuổi già chắc chắn đi kèm với cảm giác này là, dù sao, cuộc sống không mâu thuẫn với chính nó, vì nó đã được sống qua. Và do đó, những người cao niên phần nào bị loại bỏ khỏi kinh nghiệm của chúng ta: chúng ta muốn giữ họ ở một khoảng cách.
Theo kinh nghiệm thông thường của con người, tình yêu - như đã nói - đi xuống: nó không quay trở lại cuộc sống đàng sau với cùng một sức mạnh như nó đã dành cho cuộc sống ở đàng trước chúng ta. Tính nhưng không của tình yêu còn xuất hiện ở điều này: cha mẹ bao đời nay đều biết điều này, người già sớm biết điều đó. Tuy nhiên, mạc khải mở ra một cách để đền đáp tình yêu một cách khác: cách tôn kính những người đã đi trước chúng ta, cách tôn kính những người đi trước chúng ta, cách tôn kính những người lớn tuổi.
Tình yêu đặc biệt, tình yêu dọn đường dưới hình thức tôn kính - nghĩa là cùng một lúc dịu dàng và tôn trọng - dành cho người già được đóng dấu bởi lệnh truyền của Thiên Chúa. "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi" là lời cam kết long trọng, lời cam kết đầu tiên trong "Phiến đá thứ hai" của Mười Điều Răn. Nó không chỉ nói tới cha và mẹ của riêng người ta. Nó nói tới thế hệ của họ và những thế hệ đi trước, mà việc ra đi cũng có thể chầm chậm và kéo dài, tạo ra một khoảng thời gian và không gian chung sống lâu dài với các lớp tuổi khác nhau của cuộc sống. Nói cách khác, nó nói tới tuổi già của cuộc sống, tuổi già…
Tôn kính là một hạn từ tốt để đóng khung khía cạnh này của việc đáp trả tình yêu đối với tuổi già. Nghĩa là chúng ta đã nhận được tình yêu thương của cha mẹ, của ông bà, và nay chúng ta trả lại tình yêu thương này cho họ, cho người già, cho ông bà của chúng ta. Ngày nay, chúng ta tái khám phá thuật ngữ 'nhân phẩm', để chỉ giá trị của việc tôn trọng và chăm sóc tuổi [đời] của mọi người. Nhân phẩm, ở đây, xét trong yếu tính, tương đương với danh dự: tôn trọng cha mẹ, tôn vinh người cao niên, và công nhận phẩm giá mà các ngài vốn có.
Chúng ta hãy suy nghĩ cẩn thận về biểu thức cao đẹp của tình yêu vốn là việc tôn kính này. Ngay việc chăm sóc người bệnh, việc hỗ trợ những người không tự lo liệu được, việc bảo đảm nuôi dưỡng, cũng có thể thiếu sự tôn kính. Sự tôn kính thiếu khi sự thái quá tự tin, thay vì được phát biểu bằng sự tế nhị và trìu mến, sự dịu dàng và tôn trọng, lại biến thành sự thô bạo và lạm dụng. Điều này xảy ra khi sự yếu đuối bị khiển trách, thậm chí bị trừng phạt, như thể đó là một lỗi lầm, và khi sự hoang mang và bối rối trở thành cơ hội cho sự chế nhạo và gây hấn. Nó có thể xảy ra ngay trong nhà, trong viện dưỡng lão, cũng như trong các cơ quan hoặc những nơi công cộng của thành phố. Việc khuyến khích nơi người trẻ, dù là gián tiếp, một thái độ trịch thượng - và thậm chí khinh thường - đối với người già, vì những yếu đuối và sự bấp bênh của các ngài, tạo ra những điều khủng khiếp. Nó mở đường dẫn đến những quá lạm ngoài sức tưởng tượng. Những người trẻ tuổi đốt cháy chiếc chăn của “kẻ ăn bám” - chúng ta đã thấy điều này, phải không? - bởi vì họ coi vị này là đồ bỏ đi của con người, và chúng ta thường nghĩ rằng đồ cũ là đồ bỏ đi, hoặc chúng ta bỏ chúng vào thùng rác; những người trẻ đã đốt chiếc chăn của kẻ ăn bám này là phần nổi của tảng băng chìm, tức là tảng băng của sự khinh miệt đối với một cuộc sống, không còn hấp dẫn và kích thích tuổi trẻ nữa, xem ra như một cuộc sống đã bị gạt sang một bên rồi. "Bỏ đi" là một hạn từ, phải không? Khinh người già và loại bỏ các ngài khỏi cuộc sống, gạt các ngài sang một bên, vứt bỏ các ngài.
Sự khinh miệt trên, sự khinh miệt bất tôn kính người già, thực sự làm xấu mặt tất cả chúng ta. Nếu tôi làm ô danh người già, tôi làm ô nhục chính mình. Đoạn văn trong Sách Huấn ca, mà chúng ta đã nghe ở phần đầu, đúng là nghiêm khắc đối với sự thiếu tôn kính này, một sự thiếu tôn kính đòi báo thù trước mặt Thiên Chúa. Có một đoạn trong câu chuyện về ông Nôê rất biểu cảm về vấn đề này - Tôi không biết anh chị em có nhớ nó không. Ông già Nôê, người hùng của trận hồng thủy và vẫn còn là một công nhân chăm chỉ, nằm bất tỉnh sau khi uống quá nhiều rượu. Ông cụ đã già rồi, nhưng ông cụ uống quá nhiều. Vì không muốn làm ông thức giấc và làm ông xấu hổ, các con trai của ông nhẹ nhàng che ông lại, nhìn đi chỗ khác, hết sức tôn trọng. Bản văn này rất đẹp và nói lên tất cả mọi sự về việc tôn kính phải có đối với một người lớn tuổi. Để che đậy yếu điểm của người già, để các ngài không cảm thấy xấu hổ. Một bản văn giúp chúng ta rất nhiều.
Bất chấp tất cả những cung ứng vật chất mà các xã hội giàu có và có tổ chức hơn dành cho tuổi già - điều mà chắc chắn chúng ta có thể tự hào - cuộc đấu tranh để khôi phục hình thức tình yêu đặc biệt là kính trọng vẫn có vẻ mong manh và non nớt. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ và khuyến khích nó, cung cấp hỗ trợ xã hội và văn hóa tốt hơn cho những người nhạy cảm với hình thức có tính quyết định này của 'nền văn minh tình yêu'.
Và về điểm này, cho phép tôi đưa ra một số lời khuyên cho các bậc cha mẹ: làm ơn, hãy đưa con cái, trẻ nhỏ đến gần người già, hãy luôn đưa chúng đến gần hơn. Và khi người già đau ốm, hơi lãng trí, hãy luôn đến gần các ngài: hãy cho các ngài biết rằng đây là ruột thịt của chúng ta, đây là điều đã làm cho chúng ta có thể hiện hữu ở đây. Xin đừng đẩy người già ra xa. Và nếu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gửi các ngài vào viện dưỡng lão, xin hãy đến thăm các ngài và đưa lũ trẻ đến gặp các ngài: các ngài là niềm vinh dự của nền văn minh chúng ta, những người già đã mở cửa. Và nhiều lần, bọn trẻ quên điều này.
Tôi sẽ nói với anh chị một điều có tính bản thân: Tôi hay thích đến thăm các viện dưỡng lão ở Buenos Aires. Tôi đã đi thường xuyên. Tôi đi thường xuyên, thăm hỏi từng người một... Và tôi nhớ có lần tôi hỏi một bà: "Bà có mấy con?" - "Tôi có bốn đứa con, tất cả đều đã lập gia đình, có cháu...," và bà ấy bắt đầu nói với tôi về gia đình. “Và chúng có đến [thăm] không?” - “có”, [bà ấy nói,] “chúng luôn đến!” Khi tôi rời khỏi phòng, cô y tá, người đã nghe thấy, nói với tôi: “Thưa cha, bà ấy nói dối để che đậy cho những đứa con của mình. Sáu tháng không có ai đến!” Đây là phế bỏ người già, là nghĩ rằng người già là đồ bỏ. Xin làm ơn: đó là một tội trọng. Đây là điều răn lớn đầu tiên, và là điều răn duy nhất nói đến phần thưởng: “Hãy hiếu kính cha mẹ, thì các ngươi được sống lâu trên mặt đất.” Xin vui lòng trân trọng những người cao niên. Và [thậm chí] nếu tâm trí của các ngài có suy giảm, xin vẫn trân trọng người cao niên. Vì các ngài là sự hiện diện của lịch sử, sự hiện diện của gia đình tôi, và nhờ họ mà tôi có mặt ở đây, tất cả chúng ta có thể nói: thưa ông thưa bà, nhờ có ông, có bà mà con còn sống. Xin đừng để các ngài một mình. Và điều này, chăm sóc người già, không phải là vấn đề của phẫu thuật thẩm mỹ, không. Đúng hơn, đó là một vấn đề tôn kính, vấn đề phải biến đổi cách chúng ta giáo dục giới trẻ về cuộc sống và các giai đoạn của nó. Tình yêu đối với hữu thể nhân bản vốn là của chung chúng ta, bao gồm việc tôn kính một cuộc đời đã sống, không phải là vấn đề đối với người già. Đúng hơn đó là một tham vọng sẽ mang lại vẻ đẹp rạng rỡ cho tuổi trẻ biết kế thừa các phẩm chất tốt nhất của nó. Cầu xin sự khôn ngoan của Thánh Thần Thiên Chúa ban ơn để chúng ta mở chân trời cho cuộc cách mạng văn hóa đích thực này với năng lượng cần thiết. Cảm ơn anh chị em.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên đón phái đoàn Toà Thánh tại sân bay Nội Bài
BBT TGP Hà Nội
09:51 20/04/2022
Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên đón phái đoàn Toà Thánh tại sân bay Nội Bài
Vào lúc 15g10 phút ngày 20/4/2022, Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Vũ Văn Thiên, TGM Tổng Giáo phận Hà Nội đã có mặt tại sân bay Nội Bài để chào đón phái đoàn Ngoại giao Toà Thánh tới thăm và làm việc tại Việt Nam.
Cùng hiện diện với Đức TGM Giuse có Linh mục Antôn Nguyễn Văn Thắng, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận, Linh mục Anphongso Phạm Hùng, Chánh Văn phòng Toà Tổng Giám mục Hà Nội.
Phái đoàn Toà Thánh tới Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc lần này có sự hiện diện trân quý của Đức ông Miroslaw Stanislaw Wachowski – Thứ trưởng Ngoại giao Toà Thánh, tháp tùng ngài có Đức ông Phanxicô Cao Minh Dung, Viên chức Cơ quan Ngoại giao; Linh mục Han Hyuntaek, Viên chức Cơ quan Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc; Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore kiêm Đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, tháp tùng ngài có Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ – Chánh Văn phòng Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Các ngài đã tới Việt Nam từ những địa điểm khác nhau nên không cùng giờ hạ cánh tại sân bay Nội Bài. Vào lúc 15h20, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên đã chào đón Đức TGM Marek Zalewski và Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ. Các ngài đã lưu lại để cùng chào đón Đức ông Miroslaw Stanislaw Wachowski, Đức ông Phanxicô Cao Minh Dung và Linh mục Han Hyuntaek vào lúc 15h50.
Phái đoàn ngoại giao đến Việt Nam lần này để tham dự cuộc họp đàm phán thứ IX của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican. Nên đón phái đoàn Toà thánh tại sân bay có đại diện Bộ Ngoại giao và Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam.
Theo thông tin từ Trang thông tin Hội Đồng Giám mục Việt Nam, trong các ngày 21 và 22 tháng 4, phái đoàn Toà Thánh sẽ có các hoạt động ngoại giao, chào thăm lãnh đạo Chính phủ, Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ; trọng tâm là cuộc họp đàm phán thứ IX của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican với nội dung đặt Văn phòng Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam. Nhân dịp này, chiều 23 tháng 4, Đức ông Wachowski và phái đoàn sẽ đến thăm và dâng lễ tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội.
Chiều 25 tháng 4, nhân dịp Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức tại Toà Giám mục Thái Bình, phái đoàn Toà Thánh sẽ đi thăm giáo phận Thái Bình và gặp quý Đức cha tham dự Hội nghị tại đây. Phái đoàn Toà Thánh cũng sẽ thăm một vài cơ sở của giáo phận và dâng lễ tại Nhà thờ Chính toà cùng cộng đồng dân Chúa tại Thái Bình.
Tối 27 tháng 4, Đức ông Thứ trưởng và đoàn sẽ rời Việt Nam trở về Roma, kết thúc 7 ngày làm việc tại Việt Nam.
Tại nhà thờ Chính Toà Hà Nội sẽ có Thánh lễ trọng thể với sự hiện diện của Phái đoàn vào lúc 18h00 thứ Bảy ngày 23/4/2022. Chúng ta cùng cầu nguyện cho công việc của Phái đoàn đạt được những thành quả tốt đẹp.
BBT
Vào lúc 15g10 phút ngày 20/4/2022, Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Vũ Văn Thiên, TGM Tổng Giáo phận Hà Nội đã có mặt tại sân bay Nội Bài để chào đón phái đoàn Ngoại giao Toà Thánh tới thăm và làm việc tại Việt Nam.
Cùng hiện diện với Đức TGM Giuse có Linh mục Antôn Nguyễn Văn Thắng, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận, Linh mục Anphongso Phạm Hùng, Chánh Văn phòng Toà Tổng Giám mục Hà Nội.
Phái đoàn Toà Thánh tới Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc lần này có sự hiện diện trân quý của Đức ông Miroslaw Stanislaw Wachowski – Thứ trưởng Ngoại giao Toà Thánh, tháp tùng ngài có Đức ông Phanxicô Cao Minh Dung, Viên chức Cơ quan Ngoại giao; Linh mục Han Hyuntaek, Viên chức Cơ quan Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc; Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore kiêm Đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, tháp tùng ngài có Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ – Chánh Văn phòng Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Các ngài đã tới Việt Nam từ những địa điểm khác nhau nên không cùng giờ hạ cánh tại sân bay Nội Bài. Vào lúc 15h20, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên đã chào đón Đức TGM Marek Zalewski và Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ. Các ngài đã lưu lại để cùng chào đón Đức ông Miroslaw Stanislaw Wachowski, Đức ông Phanxicô Cao Minh Dung và Linh mục Han Hyuntaek vào lúc 15h50.
Phái đoàn ngoại giao đến Việt Nam lần này để tham dự cuộc họp đàm phán thứ IX của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican. Nên đón phái đoàn Toà thánh tại sân bay có đại diện Bộ Ngoại giao và Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam.
Theo thông tin từ Trang thông tin Hội Đồng Giám mục Việt Nam, trong các ngày 21 và 22 tháng 4, phái đoàn Toà Thánh sẽ có các hoạt động ngoại giao, chào thăm lãnh đạo Chính phủ, Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ; trọng tâm là cuộc họp đàm phán thứ IX của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican với nội dung đặt Văn phòng Đại diện thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam. Nhân dịp này, chiều 23 tháng 4, Đức ông Wachowski và phái đoàn sẽ đến thăm và dâng lễ tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội.
Chiều 25 tháng 4, nhân dịp Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức tại Toà Giám mục Thái Bình, phái đoàn Toà Thánh sẽ đi thăm giáo phận Thái Bình và gặp quý Đức cha tham dự Hội nghị tại đây. Phái đoàn Toà Thánh cũng sẽ thăm một vài cơ sở của giáo phận và dâng lễ tại Nhà thờ Chính toà cùng cộng đồng dân Chúa tại Thái Bình.
Tối 27 tháng 4, Đức ông Thứ trưởng và đoàn sẽ rời Việt Nam trở về Roma, kết thúc 7 ngày làm việc tại Việt Nam.
Tại nhà thờ Chính Toà Hà Nội sẽ có Thánh lễ trọng thể với sự hiện diện của Phái đoàn vào lúc 18h00 thứ Bảy ngày 23/4/2022. Chúng ta cùng cầu nguyện cho công việc của Phái đoàn đạt được những thành quả tốt đẹp.
BBT
Văn Hóa
Đức Phanxicô và Léon Bloy
Vũ Văn An
01:22 20/04/2022
Có người coi Đức Phanxicô là vị Giáo Hoàng đầy những điều bất ngờ ngay từ lúc mới được bầu làm Giáo Hoàng cho tới tận ngày nay. Việc ngài xuất hiện lần đầu trên ban công chính Nhà Thờ Thánh Phêrô trong đêm được bầu với lời chào buena sera bình dân không nghi thức, với cây thánh giá gỗ đeo trước ngực, không khăn áo trọng thể, chỉ một bộ áo dòng trắng đơn giản, và với lời yêu cầu xin mọi người cầu nguyện cho mình trước khi ban phép lành đầu tiên trong ngôi vị đại diện Chúa Kitô đã làm dấy lên cả một thủy triều tươi mát tắm gội cõi lòng hơn một tỷ người Công Giáo hoàn cầu đang rầu rĩ vì mất một người cha họ hằng qúy mến cả hơn một phần tư thế kỷ nay. Rồi ngày hôm sau, ngài đích thân đi trả tiền phòng trọ, tự mang lấy chiếc “cartable” liền thân từ những thuở nào, càng làm người ta khoái trá thấy rõ một phong thái khác hẳn, và gần gũi hẳn.
Sau đó vào buổi sáng hôm sau, tại Nhà nguyện Sistine, các vị Hồng Y hẳn phải hết sức ngạc nhiên, khi ngài, không trích dẫn ai, nhưng đã trích dẫn nhà văn Pháp cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong bài giảng lễ đầu tiên rất ngắn của ngài, đó là Léon Bloy.
Bài giảng nói tới ba điều: hành trình, xây dựng và tuyên xưng. Hành trình như Ápraham, trước nhan Thiên Chúa, không tì vết, dưới sự soi sáng của Người, không ngừng, bao lâu ta ngừng, sự vật ra tồi tệ. Xây dựng Giáo Hội bằng những viên đá sống động, được Thánh Thần xức dầu, trên đá tảng là Chúa Kitô. Tuyên xưng dĩ nhiên là tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô. Làm hai điều kia, mà không tuyên xưng Chúa Kitô, chúng ta chỉ là một cơ quan phi chính phủ, không phải là Giáo Hội. Nói cho cùng, không tuyên xưng Chúa Kitô là tuyên xưng tính thế gian của ma quỉ như câu bất hủ của Léon Bloy: “ai không cầu nguyện với Chúa là cầu nguyện với ma quỉ”!
Trong một bài giảng hết sức ngắn, không trích dẫn bất cứ vị thánh hay vị tiền nhiệm nào mà chỉ trích dẫn một nhà văn bố đời được chính ông ta và nhiều người coi là anh chàng ăn mày vô ơn (mendiant ingrat). Cả là một chuyện lạ.
Mấy tháng sau, ngày 2 tháng 10 cùng năm, trong buổi yết kiến chung thứ tư hàng tuần tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, nhân nói đến Giáo Hội “thánh thiện”, ngoài Kinh thánh ra, Đức Phanxicô không quên trích dẫn Léon Bloy một lần nữa, lần này dĩ nhiên về sự thánh thiện. Cái ông ăn mày vô ơn này làm sao có liên hệ đến sự thánh thiện của Giáo Hội?
Nguyên văn đoạn cuối bài Giáo lý như sau: “Câu hỏi cuối cùng: tôi, một kẻ tội lỗi yếu đuối mỏng dòn, tôi có thể làm gì được? Thiên Chúa nói với anh chị em: đừng sợ sự thánh thiện, đừng sợ phải nhắm cao, hãy để Thiên Chúa yêu thương và thanh tẩy, đừng sợ để Chúa Thánh Thần hướng dẫn anh chị em. Chúng ta hãy để mình bị lây nhiễm bởi sự thánh thiện của Thiên Chúa. Mọi Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh (xem Hiến chế Tín lý Lumen Gentium, các số 19-42); và sự thánh thiện không hệ đặc biệt ở việc làm những điều phi thường, nhưng hệ ở việc để Thiên Chúa hành động. Đó là việc gặp gỡ giữa sự yếu đuối của ta và sức mạnh ơn thánh của Người, chính việc có đức tin vào hành động của Người đã cho phép ta sống trong đức ái, làm mọi việc một cách hân hoan và khiêm tốn, vì vinh quang Thiên Chúa và để phục vụ người lân cận của ta. Có một câu nói thời danh của một nhà văn Pháp Léon Bloy, người trong những giờ phút cuối cùng đời ông, đã nói rằng: ‘Ở trên đời, chỉ có một nỗi buồn đích thực là không trở nên một vị thánh’. Ta đừng đánh mất niềm hy vọng thánh thiện, chúng ta hãy theo nẻo đường này. Chúng ta có muốn nên thánh không? Chúa đang chờ đợi chúng ta, luôn với đôi cánh tay rộng mở. Người chờ đồng hành với ta trên con đường thánh thiện. Chúng ta hãy sống trong niềm vui đức tin của chúng ta, chúng ta hãy để mình được Chúa yêu thương...”.
Năm năm sau, không những không quên, Đức Phanxicô còn chép lại đoạn văn trên gần như từng chữ, kể cả câu thời danh của Léon Bloy, trong tông huấn Gaudete et Exultate, Hãy Hân Hoan Vui Mừng, được ngài ký công bố vào ngày Lễ Thánh Cả Giuse, 19 tháng 3 năm 2018.
Thực vậy đoạn 34 của Tông Huấn viết như sau: “Đừng sợ nhìn lên cao hơn, để cho phép mình được Thiên Chúa yêu thương và giải phóng. Đừng sợ để cho mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Sự thánh thiện sẽ không khiến bạn trở thành kém chất người đi, vì nó là một cuộc gặp gỡ giữa sự yếu đuối của bạn và quyền năng của ân sủng Thiên Chúa. Cuối cùng, như Léon Bloy đã nói, ‘trên đời chỉ có một bi kịch lớn nhất, ấy là không trở thành một vị thánh’”.
Câu nói trên quả là của Léon Bloy trong cuốn tiểu thuyết thời danh La Femme Pauvre của ông viết năm 1897. Nhưng ngoài hai câu trích dẫn trên đây, Đức Phanxicô chưa bao giờ nói về chính con người của Léon Bloy hay triết lý sống hoặc lối “nên thánh” của ông ta. Thực ra ông ta là ai?
Bách khoa từ điển Công Giáo đầu thế kỷ 20, cùng thời với Léon Bloy, không có một mục nào dành cho ông. Bách Khoa Công Giáo hậu bán thế kỷ 20 dành cho ông chỉ một cột duy nhất với một thư mục vỏn vẹn trên dưới 10 cuốn sách.
Theo đó, ông sinh tại Périgueux, Pháp, ngày 11 tháng 7, năm 1846; qua đời tại Bourg-la-Reine, ngày 3 tháng 11, năm 1917. Cha Bloy người Pháp. Mẹ là người gốc Tây Ban Nha. Thiếu thời chịu ảnh hưởng của bầu khí phản giáo sĩ và Tam điểm do người cha gieo rắc. Nhưng khi tới Paris, Ông chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết gia Barbey d’Aurevilly, và không lâu sau đó, tham gia một nhóm nhà văn chung quanh Villiers de l’Isle-Adam và Huysmans. Một trải nhiệm huyền bí đã phục hồi đức tin Công Giáo của ông, một đức tin được ông tuyên bố sẽ bảo vệ đến cùng. Lòng đạo đức của ông vừa khiêm nhường vừa cao ngạo và tính bạo lực trong ngôn ngữ văn chương của ông khiến ông bị cô lập. Năm 1890, ông thành hôn với con gái một giáo sư người Đan Mạch mới trở lại Công Giáo. Cuộc sống bên cạnh gia đình của ông sau đó diễn ra trong cảnh nghèo, vì các tác phẩm của ông được rất ít người đọc. Chỉ sau khi ông qua đời, nhiều người mới biết đến các tác phẩm này.
Bách khoa Công Giáo dùng các tĩnh từ sau đây mô tả về ông: lãng mạn, đôi khi huyền nhiệm và đôi lúc ngỗ ngược hung hăng. Đôi khi ông viết về những vùng tinh khôi của tình yêu Thiên Chúa và niềm hy vọng hân hoan. Ông có ngòi bút vững vàng, và mặc dù văn phong của ông thường long trọng, nhưng đôi khi giễu cượt, và luôn độc đáo. Tính tình ông đưa ông tới các lập trường cực đoan. Ông không mấy thích các vấn đề chính trị và xã hội, nhưng ông không ngần ngại khiển trách những người bị ông coi là dưới mức trách nhiệm của họ bất kể đó là người giầu, nhà văn hay giáo sĩ. Ông được kể vào số các nhân vật phục hưng nền văn chương Công Giáo đầu thế kỷ 20 cùng với Charles Péguy và Paul Claudel.
Viết thế quả mới phần nào về con người của Léon Bloy. David Bentley Hart, trong lần tái bản năm 2017 cuốn The Pilgrim of the Absolute do vợ chồng Jacques và Raissa Maritain thu thập một số bài tiêu biểu của Léon Bloy, cho hay: “đối với đại đa số những người quen biết với ông, biết ông là không ưa ông..., và ngay cả những người chỉ biết ông qua các trước tác của ông, cũng thấy ông thường xuyên không thể chịu đựng được... Ông là người của các cực đoan, tu từ, khái niệm, nghệ thuật, tôn giáo, xúc cảm, một con người không có khả năng đứng trung dung một cách an toàn thoải mái như phần lớn chúng ta quen sống cuộc sống mình và tạo ra các thích ứng chung quanh mình. Quả là mất thì giờ vô ích đi tìm những giây phút ôn hòa hay giao động, cả trong ông lẫn trong công trình của ông; ở đấy không có gì thuộc loại này... ông là cỗ máy nổi giận đầy kịch tính không biết mệt mỏi - những cơn thác phẫn nộ, phỉ báng, mắng nhiếc, cay đắng, thù hận – và ông buông những lời thù nghịch này một cách quá đáng không biết hối hận đến trở thành tâm bệnh”.
Alan Morris, O.P. (1) nhận xét: “Ông chịu rất nhiều nghèo túng và bất công. Các cố gắng văn chương của ông mang lại cho ông rất ít tiền bạc, rất ít ca ngợi, và rất nhiều thóa mạ. Dễ hiểu lý do tại sao sách vở của ông không nổi tiếng với người đương thời. Với người Công Giáo, chúng gây bối rối, ngỡ ngàng và tác giả của chúng dường như là một người bênh vực Đức Tin đáng sợ hơn người tấn kích nó. Ngạo mạn và thiếu bác ái, đầy mùi phản giáo sĩ, Bloy quật các tín hữu túi bụi vì tính tẻ nhạt, tầm thường của họ. Đối với những người ở bên ngoài cộng đồng tín hữu, ông là kẻ thù không đợi trời chung. Ngòi bút cay độc của ông mắng mỏ họ đủ kiểu. Ông gọi Guy de Maupassant là côn trùng; Daudet là đạo văn Dickens; Ernest Renan là bình rượu khoa học. Từ điển mở Wikipedia thì cho hay ông chỉ trích tính “già nua”, “bần tiện” và “giả hình” của Victor Hugo, coi ông như một trong những nhà “chiêm niệm cặn bã sinh học”. Ông gọi Emile Zola là một kẻ “không đầu” (acéphal), vì không thừa nhận bất cứ giá trị siêu nhiên nào.
Về mùi phản giáo sĩ, theo Benjamin Ivry (2), Bloy có lần ví von “các linh mục là những nhà cầu. Họ ở đó để nhân loại đổ các chất dơ của chúng ta xuống”. Còn Joe Heschmeyer (3) nhận định rằng Bloy cực lực lên án các linh mục và giám mục thờ ơ với người nghèo, và nịnh bợ người giầu, coi họ tệ hơn Giuđa vì dù sao tên này còn biết xấu hổ trả lại 30 đồng bạc và đi tự tử. Còn trong bài Léon Bloy: Lost in the Modern World (4), tác giả bài viết cho rằng “bạo lực trong các lời công kích và các thoá mạ của ông, đôi khi chống cả Giáo Hoàng làm công chúng ngỡ ngàng và tạo cho ông một số kẻ thù dứt khoát... Một trong các bài viết cuối cùng của ông tựa là Pilate XV chính là một bài viết chống Đức Bênêđíctô XV vì thân Đức trong chiến tranh”.
Thành thử không lạ gì, sau khi ông qua đời, có yêu cầu đặt ông vào số các tác giả có sách cấm (Index). Lời tố cáo phát xuất từ một luật sư ở Nice, Raymond Hubert, người vào năm 1915 cho công bố một cuốn sách tựa là Léon Bloy, sa doctrine, son paraclétisme, ses blasphemes, ses outrages envers la Papauté, ses insultes à son Eminence le cardinal Amette, archévêque de Paris, etc (Léon Bloy: Học thuyết, chủ nghĩa Chúa Thánh Thần, các mạo phạm, các giận dữ chống Ngôi vị Giáo Hoàng, các nhục mạ chống Đức Hồng Y Amette, Tổng Giám Mục Paris, etc.).
Văn phòng Thánh, tiền thân của Bộ Giáo Lý Đức Tin, lúc đó chỉ điều tra chủ nghĩa Chúa Thánh Thần trong công trình của Bloy. Vì trong một số tác phẩm của mình, Bloy dường như muốn cho rằng công trình Cứu Chuộc của Chúa Giêsu không hoàn tất, cần được củng cố hay đúng hơn được làm lại bởi Chúa Thánh Thần.
Một số nhà tư vấn khảo sát các tác phẩm của Bloy nhưng cuối cùng một huấn dụ lên án thứ văn chương “huyền nhiệm gợi dục” (mystical-sensual) được gửi tới đấng bản quyền ngày 3 tháng 5 năm 1927 nhưng không nêu tên ai. Công lớn trong vụ này là nhờ Jacques Maritain, người con đỡ đầu rất thân thương của nhà văn.
Ấy thế mà ông lại trở thành nhà văn được vị đương kim Giáo Hoàng trân trọng trích dẫn. Hẳn con người thực của Léon Bloy không hẳn như thế, người từng là cha đỡ đầu của cặp vợ chồng tân tòng nổi tiếng thế kỷ 20, Jacques và Raissa Maritain, của họa sĩ Georges Rouault. Ông gây ảnh ưởng tới các văn sĩ nổi tiếng như Georges Bernanos, Grahame Greene, Jorge Luis Borges, và Franz Kafka. Cả Thomas Merton hậu sinh dù đích thân không bao giờ gặp cũng muốn làm con đỡ đầu của Léon Bloy.
Đúng như thế, con người của Léon Bloy không đơn giản. Ít nhất thì không chỉ có thế. Nói về các giáo sĩ, ông chỉ trích là chỉ trích các giáo sĩ về hùa với người giầu, khinh bạc người nghèo, chứ về chức linh mục, Joe Heschmeyer (5) cho rằng chưa có ai viết về linh mục hay bằng Léon Bloy. Trích tuyển tập The Pilgrim of the Absolute (các trang 221-23), tác giả này kể rằng trong một bức thư gửi cho một nhà toán học chống giáo sĩ, Léon Bloy viết như sau: “Bạn nói rằng bạn không biết ‘bất cứ linh mục nào có thể giành được sự vâng lời của bạn’. Tại sao lại nói điều đó với tôi về mọi người [linh mục], bạn thân mến của tôi? […] Tôi nghĩ bạn không thể viết những lời đó mà không có một chút xấu hổ. Tôi từng biết nhiều linh mục là những người đáng ngưỡng mộ, tôi vẫn còn đang biết một số vị, và tôi sẽ còn biết nhiều vị khác không nghĩ gì trong đầu ngoài Vinh quang của Thiên Chúa, Sự cứu rỗi các linh hồn, việc Truyền bá Tin Mừng cho Người nghèo. Chúng ta đã sa sút đến mức những chữ này trở nên thô tục; nhưng tôi không ngại viết chúng…
"Phản đối tình cảm không có giá trị gì. Người ta có hay không có bổn phận vâng phục Thiên Chúa và Giáo Hội? Toàn bộ câu hỏi nằm ở đó. Từ quan điểm rất đơn giản này, linh mục không hơn gì một công cụ siêu nhiên, một máy phát điện của Đấng Vô hạn; và người ta phải [là một kẻ ngốc] mới thấy bất cứ điều gì khác, vì tất cả những điều này diễn ra và phải diễn ra trong Đấng Tuyệt đối. Trong hơn ba mươi năm nay, tôi đã tham dự các thánh lễ do các linh mục không quen biết với tôi cử hành; và tôi đi xưng tội với những vị khác, theo như tôi biết, có thể là thánh hoặc kẻ giết người. Vậy tôi có phải là thẩm phán của họ không? và tôi sẽ là một thằng ngốc nếu tôi đề nghị tìm hiểu tình trạng của họ! Tôi chỉ cần biết rằng Giáo hội là thần linh, Giáo hội không thể là gì khác ngoài là thần linh, và các Bí tích do một linh mục tồi ban phát cũng có hiệu quả y như các Bí tích do một vị linh mục thánh ban phát.
"Điều đó há không đủ làm một người bật khóc sao, thưa ông bạn thân mến của tôi? Tôi ở đây giữa những tên vũ phu, chịu tra tấn đau khổ, và tôi phải viết cho bạn, bạn, một người Công Giáo, những điều sơ đẳng này mà một kẻ dị giáo hiểu biết không có quyền không biết. Thật kinh khủng.
“Đây là một nhận xét rất đơn giản mà, theo tôi, phải tạo ấn tượng với bạn, vì nó có một cái gì đó mang tính toán học. Thế giới Thệ phản xung quanh tôi, không thể chối cãi, đều là xấu xí, tầm thường, hoàn toàn thiếu thể tuyệt đối. Đâu là đặc điểm đối với thế giới đó? Đó là điều này: Siêu nhiên bị loại trừ khỏi nó: Siêu nhiên bị loại trừ khỏi Kitô giáo, điều này tương đương với ý tưởng phi luận lý và phi lý nhất từng có thể đi vào đầu con người. Hậu quả là: khinh miệt Chức Linh Mục, hạ giá chức năng linh mục, mà ngoài nó ra, siêu nhiên không thể nào được tỏ hiện. Không có quyền năng truyền phép, ràng buộc và cởi tha, Kitô giáo sẽ biến mất, đầu hàng, trong các chuồng ngựa của Luther và Calvin, chủ nghĩa duy lý tồi tệ, chắc chắn kém hơn chủ nghĩa vô thần. Một linh mục Công Giáo sở hữu một sự trao quyền đến mức, nếu ngài không xứng đáng, thì tính siêu phàm của Bậc Sống của ngài càng tỏa sáng rực rỡ hơn nữa. Ở đây, chẳng hạn, một linh mục có tội phải chịu, nếu bạn muốn, sự trầm luân trọn vẹn, nhưng ngài vẫn có quyền năng biến đổi bản thể! … Làm sao bạn lại không thể tri nhận được Vẻ đẹp vô tận này?”
Theo Allan Morris, Léon Bloy “không chống đối mọi người, mọi việc. Có lòng mến yêu Thiên Chúa vô bờ, lòng cảm thương vô đáy đối với người nghèo và người bị áp bức, hiểu sâu sắc chiêm niệm và đau khổ, tôn kính Đức Mẹ tha thiết, và say mê Công Lý Thiên Chúa không thôi. Trái tim ông là trái tim lửa dành cho Thiên Chúa, một trái tim thịt dành cho người bị chà đạp, nhưng một trái tim thép đối với những kẻ thù”.
Ông có thể là người của thái cực, nhưng chính nhờ vậy mà theo Morris, Léon Bloy đi từ vực thẳm lên đến đỉnh cao, mô tả tuyệt vời cả thói hư, nghèo đói, đau khổ, nhớp nhúa lẫn thánh thiện. Trong La Femme Pauvre, tác giả lần giở đường đi lên của một cô gái cao qúi từ hố thẳm cùng cực leo tới tuyệt đỉnh thánh thiện. Trong cuộc đi lên này, cô mất cả nhà cửa, chồng con, bạn hữu, đồ đoàn, nghĩa là tất cả, ngoại trừ Thiên Chúa và câu kết luận của cô không gì khác chính là câu trích dẫn của Đức Phanxicô trong Gaudete et Exultate!
David Bentley Hart đúng khi nhận xét thêm về Léon Bloy: “Mặt khác, ông là suối nguồn bất tận lòng cảm thương nồng nàn và thực sự dịu dàng trước các đau khổ của người nghèo và người bị bỏ quên và có một sự ngây thơ vô tội không thể chối cãi trong sự giận dữ khôn nguôi của ông đối với người giầu và người quyền thế để mặc kẻ bần cùng cho cảnh khốn khổ của họ. Nhưng người ta không có cái xa xỉ được chọn một bên trong tính tình của ông và chống bên kia. Chúng không những không thể tách biệt nhau; chúng còn là các biểu thức nghịch đảo nhau nhưng chủ yếu như nhau của một tính tình đơn nhất bất khả phân chia. Ông phong phú cả trong yêu thương lẫn giận ghét và chỉ có thể có điều này tới mức cũng có thể có điều kia. Chỉ có một Bloy đơn nhất, và ông là con quái vật thiên thần (angelic monster)”.
Hart cho rằng ngay dưới sự dữ dằn và ác ý khôn nguôi được ông diễn tả một cách áp đảo, vẫn có cả kho dự trữ không đáy của lòng từ tâm thành thực và tính liêm chính nguyên tuyền... Ngay dưới cái tàn bạo tu từ vẫn lưu chẩy cả một triều tinh trong tâm linh sâu sắc và không thỏa hiệp. Trong những khoảnh khắc như thế, điều xem ra rõ ràng là giọng bút chiến của ông phát xuất từ một thời đại khác, có lẽ thời cổ đại xa xăm hay có khi từ những ngày tháng có các tiên tri ở Israel, nguyền rủa để chúc phúc, kêu gọi Thiên Chúa gửi trừng phạt đến để cứu chuộc. Ngay trong những cung giọng cực đoan nhất, vẫn có âm vang khẩn khoản vô vọng, có tính khải huyền, nghe rõ mồn một, một ước vọng gần như điên cuồng muốn đánh thức người đồng thời của Bloy ra khỏi giấc ngủ mê man thoải mái của họ. Chắc chắn Bloy xem ra hay lớn tiếng nói về cảm thức Thiên Chúa như vị Chúa Tể quấn mình trong mây và lửa ở Sinai, Đấng chỉ ở giữa dân Người trong cái tối tăm dầy đặc của nhà tạm hay cung thánh, hay trong sự thánh thiện không ai giám tới và đầy chết chóc của Hòm Bia Giao Ước. Đàng khác, Đấng Kitô của Ông còn là Đấng Kitô của Gioan Tẩy Giả, mà sự hiện diện trong lịch sử đã là một phán xét sau cùng, tách ánh sáng khỏi bóng tối, sự sống khỏi sự chết. Và ông cảm thấy khinh miệt bất cứ độc giả nào của ông không chịu hiểu rằng đức ái Kitô giáo đôi khi cũng đòi nó phải tự phát biểu trong cay đắng, bất bình, châm biếm, cả thù nghịch nữa. Hay đúng hơn, nói cách khác, tình yêu chân chính cũng thường bao hàm một hận thù kèm theo. Người ta khó có thể hiểu được cơn giận của Bloy trừ khi biết cảm cái cảm của những người nghèo đói nhất, bị ngược đãi nhiều nhất trong khi thế giới vô tâm vẫn cứ nhởn nhơ. Ông mong cho cái thế giới nhà giầu ấy chết hết cho hả giận. Cái lòng giận này phát xuất từ một trái tim tràn đầy yêu thương. Làm một con người như thế đòi phải có một tính tình hết sức hiếm hoi, tế nhị và thất thường (volatile), và đó là con người của Bloy.
Thực ra, Bloy làm thế chỉ vì Thiên Chúa mà thôi. Trong lời dẫn nhập cho lần xuất bản năm 1947 của cuốn The Pilgrim of the Absolute, Jacques Maritain cho hay, Bloy từng viết “tôi chỉ là một con người đớn hèn tìm kiếm Thiên Chúa của mình, vừa đi vừa khóc thút thít vừa gào kêu Người dọc đường...”. Ở một chỗ khác, Bloy viết: “Hiển hiện từ mọi cuốn sách của tôi, sự thật rõ ràng là tôi chỉ viết cho một mình Thiên Chúa mà thôi”.
Theo Maritain, Bloy là một Kitô hữu ghét giai cấp trưởng giả (bourgeois) mà theo ông là tên mới của Kẻ Thù xưa. Ông khiếp đảm cảnh mất trật tự, thiếu cân bằng, duy cảm xúc, tinh thần tiêu cực ưa làm cách mạng. “Tôi viết những điều dữ dội nhất với một lòng thanh thản lớn lao. Giận dữ bất lực và chỉ đặc biệt phù hợp với những người nổi loạn. Hóa ra tôi chỉ là một người phân phát công lý một cách đầy vâng lời”.
Maritain cho rằng “Cảm thức mầu nhiệm, hết sức tinh ròng trong chính nó, hết sức cao cả nơi Bloy, đôi khi được diễn dịch bằng những cú sấm sét và một bóng đen hết sức vật chất... Những thiếu sót có thể tha thứ được này là giá chuộc sự hiệu năng khôn sánh của công trình xoay chuyển cõi lòng con người của ông hướng về Thiên Chúa, những con người phần lớn sống vì các giác quan, và do đó cần được dẫn vào thế giới khả niệm bằng phương tiện khả giác”.
Theo Maritain, Bloy thích nhắc đi nhắc lại rằng ông không viết cho người công chính, cũng không viết cho người hoàn thiện cũng như người đang tiến bộ hay mới bắt đầu, mà là viết cho người đang ngủ cần đau khổ và các cơn bừng giận của ông, cho những người thu thuế, “những đồ vô lại”, một loại người mà các bạn chắc chắn không thuộc về, “hỡi độc giả giả hình, đồng bào của tôi, anh em tôi” nhưng thuộc loại này là vô số đám đông đáng thương, vốn đã được cứu chuộc bằng giá máu Chúa chúng ta. Ông bảo họ: “Tất cả những gì đang xẩy ra đều là thần linh...”; “Có duy nhất một nỗi buồn và đó là chúng ta không là các vị thánh...”; “Bạn không vào thiên đàng ngày mai, hay ngày mốt, hay trong 10 năm, bạn vào đó hôm nay khi bạn nghèo và chịu đóng đinh”.
Nói đến quan điểm của Léon Bloy về việc nên thánh, Joe Heschmeyer thuật lại câu truyện cũng lấy từ The Pilgrim of the Absolute (tr.223): một linh mục viết cho ông hay: “tôi không có linh hồn của các vị thánh” liền được ông góp ý: “Rồi, tôi xin trả lời cha một cách chắc chắn tôi có linh hồn của một vị thánh; cái ông trưởng giả chủ đất đáng sợ của tôi, ông chủ tiệm bánh của tôi, ông hàng thịt của tôi, ông tạp hóa của tôi, tất cả những con người này có thể đều là những tên vô lại khủng khiếp, nhưng tất cả đều có linh hồn của các vị thánh, tất cả đều được kêu gọi, trọn vẹn như cha và tôi, trọn vẹn như Thánh Phanxicô và Thánh Phaolô, vào Sự Sống đời đời, và tất cả cùng được mua bằng cùng một giá; Cha đã được mua bằng một giá rất đắt. Không có ai không là một ông thánh trong tiềm năng, và tội hay các tội, kể cả tội đen nhất, cũng chỉ là tùy thể (accident) không hề thay đổi được bản thể (substance)”.
Giáo huấn nên thánh của Đức Phanxicô trên thực tế đã quảng diễn tư duy của Léon Bloy. Ngày 1 tháng 11, 2013, Lễ Các Thánh đầu tiên trong ngôi vị Giáo Hoàng, Đức Phanxicô lớn tiếng cho hay: Thánh thiện dành cho mọi người, các vị thánh không phải là “các siêu nhân”. Các vị không sinh ra là người hoàn thiện, nhưng thẩy đều là những con người bình thường. “Các ngài giống như chúng ta, giống như mỗi người chúng ta, những vị, trước khi đạt tới vinh quang thiên đàng thẩy đều sống cuộc sống bình thường với các niềm vui và sầu khổ, chiến đấu và hy vọng”. Ngài nói thêm, “Nên thánh không phải là đặc quyền của một thiểu số...tất cả chúng ta trong phép rửa đều thừa hưởng khả năng nên thánh. Nên thánh là ơn gọi của mọi người”.
Chính ý niệm phổ quát trên, theo Massimo Faggioli (6), đã khiến Đức Phanxicô, trong Tông huấn Gaudete et Exultate, tức tông huấn về ơn gọi nên thánh của mọi tín hữu Kitô, tránh dùng chữ khổ hạnh. Vì nó là một suy niệm về sự thánh thiện thông thường, hàng xóm (next-door). Đức Phanxicô mượn cụm từ “sự thánh thiện của giai cấp trung lưu” (đoạn số 7) của tiểu thuyết gia Pháp Joseph Malegue (1876-1940) không theo nghĩa tầm thường mà theo nghĩa của mọi người. Ở đoạn 22, ngài nói rõ: “không phải mọi điều vị thánh nói đều hoàn toàn trung thành với Tin Mừng; không phải mọi điều vị thánh làm đều chân chính hay hoàn thiện. Điều chúng ta cần chiêm niệm là tính tổng thể của đời sống các ngài, trọn bộ cuộc hành trình lớn lên trong thánh thiện của các ngài, việc phản ảnh Chúa Giêsu Kitô tỏ hiện khi ta nắm được ý nghĩa toàn diện của các ngài như một con người”.
Ghi Chú
(1).Leon Bloy: A Man for the Modern World at https://www.dominicanajournal.org/wp-content/files/old-journal-archive/vol33/no2/dominicanav33n2leonbloymanthemodernworld.pdf
(2). https://catholicherald.co.uk/the-catholic-writer-who-rivalled-dostoyevky/
(3). The Gospel and the Poor: Léon Bloy and Pope Francis at https://shamelesspopery.com/the-gospel-and-the-poor-leon-bloy-and-pope-francis/
(4). https://fsspx.news/en/news-events/news/leon-bloy-“lost-modern-world”-33446
(5) https://shamelesspopery.com/the-gospel-and-the-poor-leon-bloy-and-pope-francis/
(6). https://www.commonwealmagazine.org/pope-franciss-gaudete-et-exsultate-0
Kỳ sau: Vai trò của Léon Bloy trong đạo Công Giáo của Jacques và Raissa Maritain
VietCatholic TV
Ngay giữa Moscow: Tài phiệt bạn thân của Putin lìa đời cùng với gia đình, gây hốt hoảng và đồn đoán
VietCatholic Media
03:37 20/04/2022
1. Tài phiệt bạn thân của Putin lìa đời cùng với gia đình ngay tại Mạc Tư Khoa, gây nhiều đồn đoán
Theo cảnh sát, một cựu quan chức Điện Cẩm Linh đã bị bắn chết trong ngôi nhà sang trọng, trị giá đến 2 triệu bảng Anh ở Mạc Tư Khoa, cùng với người vợ đang mang thai, và cô con gái tuổi dậy thì.
Thi thể của tỷ phú Vladislav Avayev, bà vợ Yelena, và con gái 13 tuổi của họ, đã được đứa con gái lớn, tên là Anastasia, của hai ông bà tìm thấy trong ngôi biệt thự sang trọng, nhiều tầng.
Anh ta, cũng như Yelena, 47 tuổi và Maria, 13 tuổi, tất cả đều có vết thương do đạn bắn.
Trước khi qua đời, Avayev là giám đốc điều hành của ngân hàng Gazprombank, là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh tài của Vladimir Putin.
Anastasia cho biết: tổng cộng 13 vũ khí được tìm thấy trong căn hộ sang trọng, được khóa từ bên trong.
Tình báo Nga đã bắt đầu một cuộc điều tra về những cái chết, với các báo cáo ban đầu cho thấy đây có thể là một vụ giết người rồi tự sát.
Nhân chứng Kristina, cho biết: “Tôi nghe thấy ba phát súng và có tiếng la hét, một phụ nữ đang la hét.
“Sau đó, hai phát súng nữa được bắn ra. Không còn nghe la hét nữa”.
“Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ - tôi nghĩ đó là pháo … Hóa ra không phải vậy, mẹ tôi nói với tôi rằng đó chắc chắn là tiếng súng.”
Anastasia được người tài xế của cha cô gọi đến nhà. Cô đã tỏ ra lo lắng khi không có ai trả lời trước cửa căn hộ.
Bà vợ Yelena, được cho là đã mang thai, nằm trong số những người đã chết.
Một người hàng xóm khác nói thêm: “Có lẽ điều này là do các lệnh trừng phạt - mọi người đều chán nản, một số người quẫn trí đi đến chỗ cực đoan.”
Những người khác cho biết họ lo lắng cho phúc lợi của mình sau vụ nổ súng.
Một người hàng xóm gọi anh ta là “mọt sách”.
Cô ấy nói: “Anh ấy là một người đàn ông thông minh, gần như là người đứng đầu của Gazprombank. Tôi đã từng nhìn thấy anh ta - anh ta trông không giống như một kẻ điên.”
“Anh ấy là một tên mọt sách, anh ấy không có lý do gì để làm điều đó. Anh ấy giàu có, thông minh.”
“Làm gì có chuyện một người như vậy lại có thể giết người.”
Nhà tài phiệt này là người mới nhất đã chết kể từ khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu vào tháng Hai.
Người khác lại cho rằng cảm tử quân người Ukraine đã sang đến Mạc Tư Khoa để hạ sát nhân vật quan trọng kinh tài cho Putin.
“Có thể Avayev và gia đình anh ấy đã bị sát hại.”
“Nếu vậy điều đó có ý nghĩa gì? Một người đàn ông xách khẩu súng xông vào nhà của chúng tôi, và không ai ngăn cản anh ta? Làm thế nào chúng ta có thể ngủ được bây giờ?”
Tuy nhiên, nhiều phương tiện truyền thông Nga cho rằng chẳng có cảm tử quân Ukraine nào dính líu vào chuyện này hết cả. Họ đưa ra giả thuyết cho rằng Yelena bị chồng phát hiện đang mang thai 5 tháng với người tài xế của ông ta. Người tài xế của Avayev đã từ chức vài ngày trước đó. Cũng có những tuyên bố rằng hai vợ chồng đã tranh chấp tại tòa án liên quan đến các vấn đề tài chính.
2. Điệp viên quân sự hàng đầu của Ukraine bình luận về những sai lầm chiến thuật của “quân đội mạnh thứ hai thế giới”
Ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cục Tình báo Chính của Bộ Quốc phòng, tin rằng cuộc tấn công của Nga vào Kyiv đã thất bại do cách tiếp cận không đủ năng lực của Bộ chỉ huy Nga trong việc tiến hành một chiến dịch quy mô lớn như vậy.
Ông Kyrylo Budanov đưa ra lập trường trên trong cuộc phỏng vấn với tờ Der Spiegel.
Khi được hỏi, tại sao Nga quyết định rút quân khỏi khu vực Kyiv, người đứng đầu tình báo quân sự Ukraine cho biết lực lượng chiếm đóng không chỉ rút lui mà còn bị Lực lượng vũ trang Ukraine đẩy ra khỏi khu vực Kyiv.
Cuộc chiến bắt đầu khi Quân đội giành lại quyền kiểm soát thị trấn Irpin. Điều này đe dọa cắt đứt một phần lực lượng của họ ở vùng Kyiv. Người Nga nhanh chóng nhận ra rằng chỉ trong vài ngày, họ đã rơi vào tình cảnh giống như những gì mà họ muốn gây ra cho kẻ thù – là bao vây và chia cắt. Vì vậy, họ quyết định phải nhanh chóng rút lui.
“Tôi rất ngạc nhiên về việc các chỉ huy Nga đã tiếp cận một cuộc hành quân lớn như vậy một cách thiếu năng lực và bất cẩn như thế nào. Nếu họ thực sự tin rằng họ có thể làm điều đó trong ba ngày - và theo như chúng tôi biết, họ hoàn toàn tin rằng họ có thể làm được - thì giới lãnh đạo Nga có lẽ đang tự hỏi liệu các tướng lĩnh của họ có đủ năng lực hay không. Họ đã đưa những suy nghĩ mơ mộng của mình thành hiện thực và trả giá rất đắt cho điều đó.”
Ông cũng bình luận về những tổn thất trong chiến đấu giữa các chỉ huy quân sự Nga.
“Chúng tôi đã tự hỏi mình câu hỏi này. Và chúng tôi chỉ tìm thấy một câu trả lời: trình độ chuyên môn cực thấp của các vị tướng của họ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quân đội Nga có thói độc đoán, tướng tá giả, đưa vào trong quân đội thân nhân của một số quan chức không đủ tiêu chuẩn, không đủ năng lực giải quyết công việc. Hãy lấy trường hợp Chornobaivka. Đây là một tượng đài cho sự ngu ngốc,” cục trưởng tình báo nói.
Khi được hỏi các mục tiêu chiến lược của Nga là gì và chúng đã thay đổi như thế nào, người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine nói rằng mục tiêu của hành động xâm lược quân sự vẫn không thay đổi: đó là một hoạt động nhằm phá hủy nhà nước của Ukraine. Ukraine phải chấm dứt tồn tại như một nhà nước. Đây là mục tiêu chính của họ và Putin đã không từ bỏ kế hoạch của mình. Chính xác thì họ sẽ đạt được mục tiêu này như thế nào, Nga không hoàn toàn hiểu được, và đó cũng là đặc điểm trong chiến thuật của họ. Nhưng họ muốn, thứ nhất, là thành lập một chính phủ do Nga kiểm soát ở Kyiv, và thứ hai, đưa Ukraine trở lại vùng ảnh hưởng của Nga mãi mãi. Người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine cho biết, điều này đã không xảy ra và không thể xảy ra, đặc biệt là sau những hành động tàn bạo và tội ác chiến tranh mà cả thế giới chứng kiến.
Khi được hỏi Ukraine cần vũ khí gì để đẩy lùi sự xâm lược của Nga, Thiếu tướng Budanov cho biết nước này cần các hệ thống pháo binh, như quân đội Đức đang có. Quân đội Ukraine cũng cần xe tăng. Phần còn lại là các trang bị tiêu chuẩn bao gồm hệ thống phòng không và trinh sát điện tử.
3. Cục tình báo Ukraine: Người Nga phát động nỗ lực đột phá tiền tuyến hôm thứ Hai
Một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội, cho thấy một hàng dài các phương tiện quân sự của Nga đang đi từ biên giới Nga về phía thành phố Izium, nơi lực lượng Nga đang tập trung. Các phương tiện được nhìn thấy đang di chuyển qua thành phố Kupiansk ở vùng Kharkiv.
Oleksiy Danilov, thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, hôm thứ Hai cho biết các lực lượng Nga đã tiến hành một nỗ lực để chọc thủng các tiền tuyến của Ukraine ở ba khu vực.
“Hôm nay, gần như dọc theo toàn bộ chiến tuyến của các vùng Luhansk, Donetsk, Kharkiv, quân xâm lược Nga đã cố gắng phá vỡ hệ thống phòng thủ của chúng ta”, ông nói trên truyền hình.
“May mắn thay, quân đội của chúng tôi đang giữ vững, và quân Nga chỉ chọc thủng được phòng tuyến của hai thành phố là Kreminna và một thị trấn nhỏ khác. Nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn, chúng tôi không đầu hàng ở các vùng lãnh thổ của Ukraine và các nỗ lực tái chiếm đã bắt đầu một giai đoạn tích cực vào sáng nay.”
4. Lực lượng vũ trang Ukraine đã giải phóng một số khu định cư xung quanh thành phố Izium
Oleksandr Motuzianyk, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết điều này tại một cuộc họp báo liên quan đến tình hình chung quanh thành phố Izium.
“Vâng, tôi có thể xác nhận điều này. Một số khu định cư đã được giải phóng bởi quân đội Ukraine sau các cuộc chiến căng thẳng. Nhưng tôi không thể cung cấp thêm thông tin,” ông nói.
Motuzianyk lưu ý rằng thị trấn Izium và vùng ngoại ô của nó ở hướng Slobozhanskyi là những nơi tập trung đông nhất các đơn vị Nga.
“Họ sẽ cố gắng bắt đầu một cuộc tấn công ở phía đông, đặc biệt là từ đó”
Người phát ngôn của Bộ Quốc Phòng cũng nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine cần có vũ khí.
“Âu Châu cần hiểu rằng ngày nay Ukraine không chỉ bảo vệ lãnh thổ của mình. Chúng ta đang bảo vệ lãnh thổ của Âu Châu và toàn bộ thế giới văn minh.”
Như Ukrinform đã đưa tin, thị trấn Izium vẫn là điểm nóng nhất trong cuộc kháng chiến của Lực lượng vũ trang chống lại cuộc xâm lược của Nga ở khu vực Kharkiv. Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, tại khu vực Izium, quân xâm lược Nga đã tích lũy tới 22 Tiểu đoàn Chiến thuật. Lực lượng vũ trang Ukraine đã đẩy lùi thành công các cuộc tấn công, phá hủy thiết bị quân sự và nhân lực của đối phương.
5. Tòa Bạch Ốc cho biết vẫn chưa có kế hoạch cho Biden thăm Ukraine
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki nhắc lại hôm thứ Hai rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden không có kế hoạch công du Ukraine, sau những bình luận từ Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy khuyến khích ông Biden đến thăm Kiyiv.
“Điều đó không thay đổi - điều mà chúng tôi tiếp tục tập trung là cung cấp cho Ukraine, chính phủ Ukraine, các nhà lãnh đạo Ukraine - một lượng hỗ trợ an ninh lịch sử”, Psaki nói và nhấn mạnh thêm rằng “Tổng thống không có kế hoạch đi” tại thời điểm này, “nếu có ai đó sẽ đi… chúng tôi sẽ không phác thảo từ đây hay bất kỳ nơi nào từ chính phủ, ai, nếu và khi nào, vì lý do bảo mật, vì vậy chúng tôi sẽ không có bất kỳ chi tiết nào để đưa ra trước.”
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN được phát sóng hôm Chúa Nhật, tổng thống Zelenskiy nói rằng ông mời tổng thống Biden đến Ukraine. Tuần trước, Tổng thống Mỹ gợi ý rằng ông muốn đi, mặc dù ông cho biết các quan chức Mỹ vẫn đang “thảo luận” về việc liệu một quan chức cấp cao của Mỹ có nên thăm Ukraine hay không.
“Tôi nghĩ ông ấy sẽ làm như vậy,” tổng thống Zelenskiy nói về Biden khi được hỏi liệu Tổng thống Mỹ có kế hoạch đến thăm hay không. “Ý tôi là, tất nhiên là quyết định cuối cùng là của ông ấy. Và cũng như phụ thuộc vào tình hình an toàn - ý tôi là vậy - nhưng tôi nghĩ ông ấy là nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, và đó là lý do tại sao ông ấy nên đến đây để xem xét”.
6. Liên Hiệp Quốc: Ít nhất 73 người đã thiệt mạng trong 136 cuộc tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu
Đã có ít nhất 73 người thiệt mạng và 52 người bị thương trong 136 vụ tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, cho biết như trên hôm thứ Hai trong một cuộc họp báo, trích dẫn những con số mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng quốc tế.
Ông cho biết thêm, các vụ tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở Ukraine hiện chiếm hơn 68% tổng số vụ tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới kể từ đầu năm đến nay.
Ngoài ra, hơn một phần tư người ở Ukraine đã phải di dời do chiến tranh, bao gồm khoảng 4,9 triệu người tị nạn và 7,1 triệu người phải di tản trong nội bộ Ukraine.
Liên Hiệp Quốc hiện có hơn 1.300 nhân viên tại Ukraine, làm việc tại 8 trung tâm hoạt động trên khắp đất nước. Tổng thư ký Guterres tiếp tục “quan ngại sâu sắc” về các cuộc tấn công đang diễn ra ở Ukraine, dẫn đến thương vong dân sự và thiệt hại cơ sở hạ tầng.
7. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Các cuộc tấn công gần đây của Nga ở Ukraine cho thấy một “chiến dịch khủng bố” đang diễn ra
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price nói rằng các cuộc tấn công của Nga ở Ukraine trong những ngày gần đây càng cho thấy Nga đang “thực hiện một chiến dịch khủng bố” chống lại người dân Ukraine khi trả lời câu hỏi về các cuộc không kích gần đây của Nga ở Lviv, Ukraine.
“Thực tế là Nga, không chỉ phát động một cuộc xâm lược, không chỉ phát động một cuộc chiến tranh, mà còn tiến hành một chiến dịch khủng bố, một chiến dịch tàn bạo, một chiến dịch xâm lược hèn hạ đối với người dân Ukraine. Và vì vậy, khi nói đến những gì chúng ta đã thấy trong những giờ gần đây, và về các cuộc tấn công nhắm vào Lviv, về các cuộc tấn công ở ngoại ô Kyiv, hoặc những gì chúng ta đã thấy ở các thị trấn như Mariupol, các thị trấn như Kharkiv, Những gì chúng ta đã chứng kiến ở Bucha, đây là những dấu hiệu rõ ràng, chúng là minh chứng rõ ràng cho chiến dịch tàn bạo, chiến dịch khủng bố mà người Nga đang tiến hành chống lại người dân Ukraine,” Price nói.
Ông Price cũng lưu ý rằng Ngũ Giác Đài trước đó đã nói rằng các cuộc tấn công của Nga trong những ngày gần đây “nhắm vào các mục tiêu quân sự, và cả các mục tiêu dân sự” trong ý định khủng bố người Ukraine.
8. Nga đang học hỏi từ những thất bại ở phía bắc và áp dụng các bài học về trọng tâm mới ở phía đông và nam
Mỹ tin rằng Nga đang học hỏi từ những thất bại của họ ở miền bắc Ukraine và áp dụng những bài học đó vào trọng tâm mới của họ ở miền đông và miền nam.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài nói
“Những gì chúng tôi đã thấy trong vài ngày qua là họ tiếp tục cố gắng cải thiện tình hình. Chúng tôi gọi đó là hoạt động định hình.”
“Có vẻ như họ đang cố gắng học hỏi từ những bài học thất bại ở miền Bắc Ukraine, nơi họ không có khả năng duy trì thích hợp các khả năng quân sự trong khu vực mà họ sắp hoạt động,”
Thiếu tướng John Kirby nói thêm rằng Mỹ đã thấy Nga chuyển “pháo hạng nặng”, “thiết bị chỉ huy và kiểm soát” và “không quân, đặc biệt là các hệ thống phòng không” vào các khu vực này như một phần của 11 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn mới đã di chuyển vào khu vực “ trong vài ngày qua.”
Lữ đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến Ukraine đang trấn thủ Mariupol xin Đức Thánh Cha giúp cứu người dân
VietCatholic Media
05:04 20/04/2022
1. Lữ đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến Ukraine xin Đức Thánh Cha Phanxicô giúp cứu người dân Mariupol
Một chỉ huy quân đội Ukraine đã viết một lá thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu ngài giúp cứu người dân Mariupol, những người đã bị hạn chế tiếp cận với thực phẩm hoặc nước dưới sự bắn phá của Nga trong 50 ngày.
Bức thư đã được Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine công bố hôm thứ Hai 18 tháng Tư, là ngày đầu tiên của cuộc tổng công kích đợt hai, trong đó quân Nga quyết chiếm cho được vùng Donbas và cách riêng là toàn bộ thành phố Mariupol, bằng mọi giá.
Thiếu tá Serhiy Volyna, Tư lệnh lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 trong trận chiến giành thành phố cảng Mariupol của Ukraine, đã mô tả một số nỗi kinh hoàng của cuộc chiến mà ông đã chứng kiến và cầu xin Đức Giáo Hoàng làm điều gì đó để giúp di tản an toàn người dân khỏi thành phố.
“Đức Thánh Cha có thể đã thấy rất nhiều thứ diễn ra trong cuộc sống của ngài. Nhưng con chắc chắn rằng ngài chưa bao giờ thấy những điều xảy ra với Mariupol. Bởi vì đây là nơi địa ngục trần gian trông như thế nào,” Thiếu tá Volyna viết.
“Con có rất ít thời gian để mô tả tất cả những điều kinh hoàng mà con thấy ở đây hàng ngày. Phụ nữ có con và trẻ sơ sinh sống trong boongke tại nhà máy. Họ đói và lạnh. Hàng ngày họ đang phải sống trong tầm ngắm của máy bay địch. Những người bị thương chết mỗi ngày vì không có thuốc, không có nước và không có thức ăn”.
Volyna, không phải là tín hữu Công Giáo, mà là một Kitô Hữu Chính thống. Anh nói rằng anh đang tìm đến Đức Giáo Hoàng để được giúp đỡ cụ thể “bởi vì đã đến lúc những lời cầu nguyện thôi thì không đủ”.
“Xin Đức Thánh Cha mang sự thật đến cho thế giới, di tản mọi người và cứu mạng họ khỏi bàn tay của Satan, kẻ muốn thiêu rụi tất cả các sinh vật,” vị chỉ huy quân sự nói.
Thành phố Mariupol bị bao vây đã bị Nga oanh tạc kể từ ngày 1 tháng 3. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hơn 100.000 người vẫn bị mắc kẹt ở Mariupol với thực phẩm và nước uống hạn chế.
Hôm thứ Hai 18 tháng Tư, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres cho biết ông “rất lo ngại trước tình hình nhân đạo tiếp tục diễn ra kinh hoàng ở thành phố Mariupol bị bao vây, nơi đã bị phá hủy phần lớn sau nhiều tuần tấn công không ngừng của Nga.”
Cuộc tấn công của Nga vào thành phố này đã tăng cường vào cuối tuần trước sau khi Thủ tướng Ukraine tuyên bố rằng các lực lượng quân đội Ukraine sẽ không chú ý đến lời kêu gọi của người Nga yêu cầu họ đầu hàng, mà “sẽ chiến đấu đến cùng”.
Các quan chức Ukraine cho biết lực lượng Nga ở Mariupol đông hơn quân Ukraine gấp ít nhất là 6 lần.
“Con đã chiến đấu hơn 50 ngày, bị bao vây hoàn toàn, và tất cả thời gian của con là dành cho cuộc chiến khốc liệt từng mét của thành phố bị kẻ thù bao vây này,” Volyna viết.
Ông nói: “Con sẵn sàng chiến đấu đến cùng… bất chấp lực lượng áp đảo của kẻ thù, bất chấp điều kiện vô nhân đạo trên chiến trường, pháo và hỏa tiễn liên tục, thiếu nước, lương thực và thuốc men.
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã than thở về những gì ngài mô tả là “vụ giết người Ukraine hàng loạt” ở Mariupol, và nói rằng “Thành phố của Đức Mẹ” đã bị biến thành nghĩa trang vì quân Nga bắn phá.
Tuần trước, bảy người đã thiệt mạng khi một chiếc xe tăng bắn vào văn phòng Mariupol Caritas, một tổ chức bác ái Công Giáo cung cấp viện trợ nhân đạo.
Thiếu tá Volyna nói: “Không còn ai tin tưởng những kẻ xâm lược Nga nữa.”
Bất chấp “những điều kiện vô nhân đạo”, vị chỉ huy quân đội nói rằng ông sẽ trung thành với “lời thề trung thành với đất nước của mình”.
“Con tin vào Chúa, và con biết rằng ánh sáng luôn vượt qua bóng tối,” anh nói.
Source:Catholic News Agency
2. Các quan chức Ukraine cho biết lực lượng Nga đang ném bom nhà máy Azovstal của Mariupol
Hôm thứ Ba 19 tháng Tư, các quan chức Ukraine cho biết rằng các lực lượng Nga đã bắt đầu ném bom và pháo kích vào nhà máy Azovstal ở thành phố Mariupol, nơi các lực lượng và dân thường Ukraine vẫn bị bao vây.
Petro Andriushchenko, cố vấn của thị trưởng Mariupol, cho biết trong một tuyên bố rằng các lực lượng Nga “không chỉ tấn công Azovstal bằng bom mà còn bằng pháo và xe tăng, tiếp tục các cuộc tấn công bừa bãi vào khu vực dân cư của quận Livoberezhnyi dọc theo Đại lộ Meotidy.”
Ông Andriushchenko không ở bên trong Mariupol nhưng duy trì mạng lưới liên lạc với bên trong thành phố. Các phương tiện truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh có dính líu đến lực lượng ly khai và lực lượng Nga đã công bố đoạn phim về cuộc pháo kích vào Azovstal.
Quân đội Nga đã lại ra tối hậu thư cho những người Ukraine bảo vệ Azovstal đến 12 giờ đêm thứ Ba theo giờ Mạc Tư Khoa để đầu hàng - thời hạn này đã trôi qua.
Liudmyla Denisova, thanh tra nhân quyền của Quốc hội Ukraine, cho biết khoảng 1.000 dân thường, bao gồm cả trẻ em, vẫn ở dưới tầng hầm của nhà máy, một con số phù hợp với ước tính của các đơn vị Ukraine bảo vệ nhà máy.
Denisova tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã ra lệnh cho người dân đeo băng tay màu trắng - tương tự như loại băng tay được quân Nga và quân ly khai đeo làm dấu hiệu nhận biết bạn hoặc thù - khi di chuyển xung quanh Mariupol, để phân biệt với các chiến binh.
Mariupol đã bị oanh tạc không ngừng trong nhiều tuần, với hơn 90% cơ sở hạ tầng của thành phố bị hư hại hoặc phá hủy, theo ước tính của Ukraine.
Source:CNN
3. Nhật ký trừ tà số 184: Những người vác gánh nặng
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #184: Burden Bearers”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 184: Những người vác gánh nặng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Sự phân định trong trường hợp chúng tôi đang phải đối phó có một chút phức tạp. Chúng tôi không chắc liệu những biểu hiện đó là kết quả của sự hiện diện của ma quỷ hay có nguồn gốc tâm lý. Nhóm trừ tà của chúng tôi đã ngồi xuống để cầu nguyện và phân định cùng nhau.
May mà có người “gồng gánh”. Cô ấy nói, “Tôi đã trải qua một trạng thái tinh thần kinh hoàng và những cuộc tấn công tinh thần của ma quỷ. Nó rất mạnh.” Sự can thiệp của cô ấy là một phần quan trọng trong sự phân định của chúng tôi. Chúng tôi quyết định tiếp tục các phiên trừ tà. Các phiên sau đó đã khẳng định kinh nghiệm của cô ấy.
Chúa Giêsu là người mang gánh nặng. Trong cái chết và sự phục sinh của Người, Chúa Giêsu đã gánh lấy tất cả tội lỗi của chúng ta và trở thành nguồn gốc của ơn cứu rỗi chúng ta. Nhưng có một số người, do Ngài chọn chứ không phải chúng ta chọn, tham gia vào việc Chúa Kitô gánh lấy gánh nặng của mọi người. Vượt xa một sự nhạy cảm về mặt tâm linh, những người mang gánh nặng thực sự cảm thấy và trải nghiệm, ở một mức độ nào đó, những đau khổ của người bị quỷ ám. Trong thư gởi các tín hữu thành Ga lát, Thánh Phaolô viết: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” (Gal 6:2)
Khi Thánh Linh gánh vác gánh nặng cho những đau khổ của người khác, điều đó thường giúp những người đau khổ vơi đi những khổ đau của họ. Nó có thể cung cấp cho họ một thời gian nghỉ ngơi nhẹ nhàng và có thể rất quan trọng trong thời điểm khủng hoảng. Nó cũng giúp phân biệt những vết thương tiềm ẩn là gì và có thể là một dịp cho một ân sủng chữa lành độc nhất vô nhị.
Trong chức vụ trừ tà của chúng tôi, chúng tôi có những người hào phóng như vậy và chúng tôi RẤT biết ơn họ. Thừa tác vụ của họ phần lớn được che giấu và nên vẫn như vậy. Họ tham gia vào thập tự giá của Chúa Giêsu cho người khác. Nó không phải là một ơn gọi dễ dàng.
Source:Catholic Exorcisms
Tình báo Anh: Thời tiết giúp Ukraine lần thứ hai. Hậu cần Nga sa lầy. Hàng loạt nhóm nằm vùng bị bắt
VietCatholic Media
15:37 20/04/2022
1. Tình báo Ukraine bắt nhiều nhóm nằm vùng
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã bắt giữ một nhóm phá hoại gồm các đặc vụ FSB của Nga ở thành phố Dnipro của Ukraine.
Phát ngôn nhân SBU nói:
“Trong khi Bộ Quốc phòng Nga đang bịa đặt những điều vô nghĩa về SBU, chẳng hạn, họ cáo buộc là SBU có kế hoạch cho nhân viên của mình mặc đồng phục của quân Nga và hành quyết thường dân ở khu vực Odessa, cơ quan chúng tôi đang hoạt động hiệu quả. Chúng tôi đáp trả những tin giả bằng những kết quả thực sự trong công việc của mình, điều này khiến kẻ thù rất khó chịu.”
Đặc biệt, Cơ quan An ninh đã bắt được một trong những người đứng đầu đơn vị Đường sắt Donetsk, là người đã được quân chiếm đóng của Nga tuyển mộ. Theo chỉ dẫn của họ, anh ta phải thu thập dữ liệu về sự di chuyển của các thiết bị quân sự và vị trí của các trạm kiểm soát Ukraine.
Một cộng tác viên khác đã bị bắt ở Kyiv. Anh ta hóa ra là một quan chức của văn phòng trung tâm Đường sắt Ukraine. Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga chống lại Ukraine, anh ta đã kêu gọi các đồng nghiệp của mình ủng hộ quân xâm lược. Đặc biệt, anh ta đã gửi các tin nhắn tuyên truyền bằng tiếng Nga thông qua các ứng dụng nhắn tin khác nhau cho các nhân viên của công ty.
Ngoài ra, trong thời gian quân đội Nga tạm thời chiếm đóng Irpin, Bucha và Vorzel, người đàn ông này đã giúp quân xâm lược giám sát khu vực, tiết lộ các vị trí và cướp phá các gia đình và doanh nghiệp.
Tại Dnipro, một đơn vị đặc nhiệm SBU đã bắt giữ một nhóm phá hoại gồm các đặc vụ FSB trong đó có ba cư dân địa phương. Dưới sự giám sát của tình báo đối phương, chúng thực hiện các hoạt động phá hoại và do thám khắp vùng. Các đặc vụ cho biết trong cuộc điều tra rằng, nhóm này đã được thành lập vào năm 2015 và vẫn hoạt động lén lút cho đến nay. Đôi khi, họ tuân theo các hướng dẫn nhất định do FSB ban hành. Gần đây, kẻ thù đã kích hoạt những kẻ nằm vùng, ra lệnh cho chúng giám sát chặt chẽ các cơ sở hạ tầng quan trọng và quân sự, cũng như đốt các cơ sở của các tổ chức phi chính phủ để tạo thành một 'hình ảnh' có lợi cho giới truyền thông Nga.
Nhiệm vụ mới nhất của họ là xâm nhập vào hàng ngũ của các đơn vị Phòng thủ Lãnh thổ địa phương và lấy dữ liệu về Trụ sở của Lực lượng Vệ binh Quốc gia và Lực lượng Vũ trang Ukraine. Bất chấp các nỗ lực che đậy, an ninh quân đội Ukraine, gọi tắt là SSU, đã vạch trần chúng kịp thời.
Tại khu vực Lviv, SSU đã bắt giữ một quan chức của một trong những nhóm hoạt động ở Crimea bị tạm chiếm, là người đã góp phần thành lập chính quyền chiếm đóng của Nga trên bán đảo. Cô đã công khai ủng hộ sự xâm lược của Nga và những tội ác mà quân đội Nga gây ra.
Người phụ nữ giải thích rằng cô ấy “đến với Lviv do hoàn cảnh gia đình”.
Tại khu vực Luhansk, Cơ quan An ninh đã bắt giữ một người mà Nga đã triển khai ở Ukraine một tuần trước khi cuộc chiến bắt đầu. Anh ta là một tội phạm gần đây đã được thả từ một cơ sở giam giữ ở Nga trước khi bị đưa ra xét xử. Người Nga đã hướng dẫn anh ta thực hiện các nhiệm vụ do thám trong khu vực và chụp ảnh các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraine.
Tất cả các nghi phạm đã bị bắt.
2. Tình báo quốc phòng Anh cho biết: Lực lượng Ukraine đã đẩy lùi “nhiều” nỗ lực tấn công của Nga ở Donbas
Các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi “nhiều nỗ lực tiến công” của lực lượng Nga trên tuyến Donbas khi các cuộc pháo kích và các cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa trong khu vực “tiếp tục gia tăng” vào hôm thứ Ba, theo cập nhật tình báo quốc phòng Anh mới nhất.
“Khả năng tấn công của Nga tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những thách thức về môi trường, hậu cần và kỹ thuật đã bao vây họ cho đến nay, kết hợp với khả năng phục hồi của các lực lượng vũ trang Ukraine đầy năng động”
Lực lượng Nga đã không thể “dập tắt sự kháng cự” ở Mariupol, bất chấp một số cuộc tấn công “bừa bãi”, đó là “dấu hiệu cho thấy họ không đạt được mục tiêu nhanh chóng như họ muốn”.
3. Ngũ Giác Đài: Ukraine đã nhận được thêm máy bay và các bộ phận máy bay
Ukraine đã nhận thêm các máy bay chiến đấu từ các nước khác, không bao gồm Mỹ, cũng như các bộ phận máy bay bổ sung để cho phép họ có thêm máy bay trên không. Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, đã cho biết như trên.
“Tôi chỉ nói mà không đi sâu vào những gì các quốc gia khác đang cung cấp, rằng Ukraine đã nhận được các máy bay và các bộ phận bổ sung để có thể tăng quy mô đội bay. Tôi nghĩ tôi sẽ ngưng lại ở đó.”
Hôm thứ Bảy, ông cho biết rằng các chuyến hàng từ gói hỗ trợ an ninh mới nhất của chính quyền Biden tới Ukraine “đã bắt đầu đến nơi”
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước đã thông qua gói hỗ trợ an ninh, vũ khí, đạn dược và hỗ trợ an ninh trị giá 800 triệu USD cho Ukraine.
Mỹ lần đầu tiên đồng ý cung cấp cho Kyiv các loại vũ khí hiệu quả cao mà chỉ mới cách đây vài tuần một số quan chức chính quyền Biden coi là quá lớn trước nguy cơ leo thang, bao gồm 11 máy bay trực thăng Mi-17; 18 khẩu pháo 155 mm Howitzer và 300 máy bay không người lái Switchblade.
4. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ gặp những Bộ Trưởng Quốc Phòng Ba Lan và Tiệp tại Ngũ Giác Đài để thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ gặp những người đồng cấp Ba Lan và Tiệp trong các cuộc gặp song phương riêng biệt tại Ngũ Giác Đài vào thứ Tư và thứ Năm tuần này.
Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài John Kirby cho biết Ukraine sẽ là trọng tâm trong cả hai cuộc họp.
Austin đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak, tại Ngũ Giác Đài vào thứ Tư. Ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Tiệp Jana Černochová, tại Ngũ Giác Đài vào thứ Năm.
Cả hai cuộc gặp song phương sẽ tập trung “không chỉ vào mối quan hệ của chúng tôi với các quốc gia riêng lẻ này mà tất nhiên là những gì đang diễn ra ở Ukraine,” Thiếu tướng John Kirby nói.
5. Donbas có ý nghĩa như thế nào đối với Putin
Donbas, một khu vực trung tâm rộng lớn và bao phủ phần lớn miền đông Ukraine, là tiền tuyến của cuộc xung đột giữa nước này với Nga kể từ năm 2014.
Nhưng bây giờ người dân của nó, đã bị sẹo bởi tám năm chiến đấu, đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công thậm chí còn dữ dội hơn. Một cuộc chiến đã xảy ra để giành quyền kiểm soát lãnh thổ được cho là sẽ xác định cuộc xâm lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau khi lực lượng của ông phải hứng chịu những thất bại tốn kém ở Kyiv, cũng như khắp miền trung và miền bắc Ukraine.
Nhưng vùng Donbas có ý nghĩa gì đối với Putin? Mặc dù vùng này chuyển sang độc lập cùng với phần còn lại của Ukraine vào năm 1991, Donbas vẫn duy trì một vị trí trong tâm trí của giới lãnh đạo Nga.
Một áp phích tuyên truyền nổi tiếng của Liên Xô từ năm 1921 đã xem Donbas là “trái tim của nước Nga”, mô tả khu vực này như một cơ quan đang đập với những con tàu trải dài khắp đế chế Nga. Trước đó, khu vực này là một phần của khái niệm “Novorossiya,” hay Nước Nga Mới, một thuật ngữ chỉ các vùng lãnh thổ về phía tây mà đế chế Nga có tư tưởng bành trướng.
Các thành phố như Luhansk và Donetsk trong lịch sử là “những nơi mà người Nga có thể nhìn thấy một phiên bản nào đó của chính họ”, Rory Finnin, phó giáo sư nghiên cứu về người Ukraine tại Đại học Cambridge, nói với CNN.
Và các chuyên gia gợi ý rằng hình ảnh lịch sử đó vẫn có thể tồn tại trong thế giới quan của chính Putin
Các nhà quan sát thường cho rằng mong muốn chung cuộc của Putin là xây dựng lại Liên bang Xô Viết. Anna Makanju, cựu giám đốc phụ trách Nga tại Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, hồi tháng trước đã gợi ý rằng Putin “tin rằng ông ấy được kêu gọi để kiểm soát và khôi phục lại vinh quang của đế chế Nga. “
Nhưng một dự án như vậy không thể được thực hiện nếu không có nỗ lực tái chiếm Donbas, vì nó cộng hưởng cảm xúc với tư cách là xương sống công nghiệp của đế chế Nga. “Về mặt biểu tượng, nó rất quan trọng; Markian Dobczansky, một cộng sự tại Viện Nghiên cứu Ukraine của Đại học Harvard, cho biết.
Chính trong bối cảnh đó, Putin đã tập trung lại cuộc xâm lược thất bại của mình vào khu vực mà cuộc xung đột của ông với Ukraine đã bắt đầu cách đây 8 năm. Các cuộc chặn của tình báo Mỹ cho thấy Putin đã tập trung lại chiến lược chiến tranh của mình để đạt được một số chiến thắng ở phía đông vào ngày 9 tháng 5, “Ngày Chiến thắng” của Nga đánh dấu sự đầu hàng của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Samir Puri, một chuyên gia cao cấp về an ninh đô thị và chiến tranh hỗn hợp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), người từng làm quan sát viên ngừng bắn ở Donbas từ năm 2014 đến 2015, cho biết:
“Lấy Donbas sẽ là một giải khuyến khích, bởi vì Kyiv hiện đã nằm ngoài tầm với của quân đội Nga, nhưng đó là một giải khuyến khích tốt đối với Putin”. Nếu ngay cả Donbas mà cũng không thể lấy được, thế giới sẽ chứng kiến cái chết, theo nghĩa đen, của Putin.
6. Các đồng minh của Ukraine đã cam kết gửi thêm vũ khí để giúp nước này phòng thủ trước cuộc tổng công kích đợt hai của Nga.
Mỹ và các nước khác tuyên bố sẽ gửi viện trợ pháo binh, chống tăng và phòng không cho Kyiv trong cuộc họp video trực tuyến kéo dài 90 phút vào thứ Ba.
Ukraine cho biết họ cần vũ khí để giúp tự vệ khi Nga tiến hành một chiến dịch mới ở miền đông đất nước.
Các cuộc đụng độ ở đó đã đánh dấu điều mà nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky nói là sự khởi đầu của “trận chiến giành Donbas”.
Donbas phía đông - bao gồm các khu vực Luhansk và Donetsk - là nơi Nga đang tập trung nỗ lực.
Theo Ukraine, các lực lượng Nga đã tấn công các vị trí của Ukraine dọc theo toàn bộ chiến tuyến dài 480 km kể từ hôm thứ Hai.
Chính giữa những cuộc tấn công mới này, các nhà lãnh đạo phương Tây đã gặp nhau để thảo luận về việc hỗ trợ quân sự thêm cho Ukraine.
Sau cuộc họp, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết thêm máy bay quân sự và các bộ phận của máy bay đã được gửi đến Ukraine để tăng quy mô đội bay của họ và sửa chữa những chiếc khác trong kho vũ khí của Ukraine bị hư hỏng.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết thêm, Mỹ đã không cung cấp máy bay cho chính Kyiv và cũng không cung cấp thông tin chi tiết về quốc gia nào đã cung cấp máy bay.
Tổng thống Zelensky đã kêu gọi Mỹ cung cấp các hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất như một giải pháp thay thế cho vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine.
Tháng trước, Mỹ đã từ chối đề nghị của Ba Lan về việc cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29 cho Hoa Kỳ, sau đó Hoa Kỳ sẽ chuyển giao cho Ukraine.
Tổng thống Joe Biden, phát biểu trước các phóng viên sau cuộc họp giữa các đồng minh phương Tây, nói thêm rằng Mỹ đang có kế hoạch cung cấp thêm một gói viện trợ quân sự cho Ukraine với quy mô tương tự như gói viện trợ 800 triệu USD mà ông đã công bố vào tuần trước.
Ông cho biết Washington cũng sẽ gửi cho Ukraine nhiều pháo - loại súng hạng nặng được triển khai trong chiến tranh trên bộ.
Các nước khác cũng cam kết sẽ giúp Ukraine hỗ trợ quân sự hơn nữa trong cuộc họp.
“Ukraine cần được hỗ trợ với nhiều pháo hơn, đó là những gì chúng tôi sẽ cung cấp cho họ,” Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu tại quốc hội sau cuộc họp.
Tại Berlin, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức đang cung cấp tài chính để giúp Ukraine mua vũ khí chống tăng và đạn dược từ các nhà sản xuất vũ khí của Đức.
Trong khi đó, Cộng hòa Tiệp cho biết họ sẽ đưa một số quân nhân vào Ukraine, không phải để chiến đấu nhưng để sửa chữa các xe tăng và xe bọc thép của Ukraine khi chúng bị hư hỏng trong chiến đấu.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế hơn nữa đối với Nga là một chủ đề khác trong chương trình nghị sự.
Các cam kết viện trợ vũ khí đã diễn ra sau lời kêu gọi liên tục của Tổng thống Zelensky về việc các đồng minh tăng cường cung cấp vũ khí cho Kyiv.
Ông Zelensky nói trên Twitter tuần trước: “Chúng tôi cần pháo hạng nặng, hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu - bất cứ thứ gì có thể giup đẩy lùi lực lượng Nga và ngăn chặn tội ác chiến tranh của họ. Không ai có thể ngăn cản Nga ngoại trừ Ukraine với các vũ khí hạng nặng”.
Nga phản đối quyết liệt sự trợ giúp như vậy.
“Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây dưới sự kiểm soát của họ đang làm mọi thứ để kéo dài chiến dịch quân sự càng lâu càng tốt”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết.
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về việc làm thế nào để bảo đảm an ninh cho Ukraine sau chiến tranh ngay cả khi nước này không phải là thành viên của NATO, một cố vấn của Tổng thống Pháp cho biết.
Nato là một liên minh quân sự có 30 thành viên - bao gồm Mỹ, Anh và Đức - đã đồng ý hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang chống lại bất kỳ ai trong số họ.
Vì Ukraine không phải là thành viên của NATO nên liên minh không có nghĩa vụ phải đứng ra bảo vệ nước này. Tuy nhiên, họ trợ giúp các phương tiện quân sự để người Ukraine có thể tự bảo vệ mình.
7. Bộ trưởng Quốc phòng Ái Nhĩ Lan kêu gọi Nga đồng ý ngừng bắn vì lý do nhân đạo ngay lập tức
Simon Coveney, Bộ trưởng Quốc phòng Ái Nhĩ Lan, đã phát biểu như trên trong cuộc họp báo trước cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 19 tháng 4, ở thành phố New York.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ireland kêu gọi Nga phải đồng ý ngừng bắn vì lý do nhân đạo ngay lập tức và yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tìm cách ngăn chặn chiến tranh. Ông nhấn mạnh rằng thời gian này là Tuần Thánh Chính Thống Giáo, và ông rất bất mãn với thái độ hiếu chiến của Putin. Các phương tiện truyền thông Nga đang kháo nhau rằng chiến thắng Donbas sẽ diễn ra vào trước lễ Phục sinh Chính Thống Giáo vào ngày 24 tháng Tư sắp tới.
Simon Coveney nói với Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba về tình hình nhân đạo ở Ukraine rằng ông vừa đến thăm đất nước và chứng kiến sự tàn phá ở Bucha.
“Vũ khí duy nhất mà chúng ta có là ngoại giao, đối thoại, sự thật, sự lãnh đạo tập thể và quan trọng nhất là cam kết chung đối với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc,” Coveney phát biểu trước hội đồng.
“Như đã diễn ra vào ngày 24 tháng 2, và ngày hôm nay cũng thế, đây là một cuộc chiến tự chọn và nó có thể kết thúc ngay lập tức nếu Tổng thống Putin quyết định như vậy”.
Coveney nói rằng, thay vì tìm cách chấm dứt chiến tranh, Putin đã mở một cuộc tấn công mới cường tập ở miền đông Ukraine.
“Đây là sự điên rồ, và lịch sử sẽ đánh giá rất khắc nghiệt. Chúng ta phải tìm cách ngăn chặn cuộc chiến này và hội đồng này có một trách nhiệm phải làm điều đó, vì không ai khác có thể làm được.”
Trong bài phát biểu của mình, Coveney cho biết cuộc xung đột bên trong biên giới Ukraine đang gây ra những hậu quả kinh tế đối với những người sống ở Trung Đông, Phi Châu và Mỹ Châu Latinh.
“Giá lúa mì và dầu đã tăng 300% ở Somalia, nơi hơn 700.000 người đã phải di dời vì hạn hán. Dự trữ lúa mì ở Palestine có thể cạn kiệt trong vòng chưa đầy 3 tuần nữa,” ông nói.
“Những người dễ bị tổn thương nhất trên toàn cầu không thể trở thành thiệt hại thế chấp trong một thảm họa khác mà họ không phải chịu trách nhiệm.”
Những ngộ nhận đối với lập trường của ĐTC về chiến tranh tại Ukraine. Kirill muốn lợi dụng ĐTC
VietCatholic Media
17:48 20/04/2022
1. Chính Thống Giáo Nga đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Thượng Phụ Kirill
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô của Rôma đang nói về chủ đề Ukraine theo một cách rất cân bằng bởi vì ngài nhận thức được không chỉ lịch sử hiện tại của cuộc xung đột mà còn cả tiền sử của nó, trở lại với các sự kiện vào năm 2014”, Tổng Giám Mục Hilarion của Volokolamsk đã đưa ra lập trường trên trong chương trình Giáo hội và Thế giới.
Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Thánh Công Đồng Mạc Tư Khoa, cho biết ông đang trực tiếp tham gia vào việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill vào năm 2022, nhưng ngày và địa điểm chính xác của cuộc gặp vẫn đang được tìm hiểu.
“Trong tình hình chính trị phức tạp hiện nay, cần phải xem xét rất kỹ lưỡng không chỉ các vấn đề liên quan đến phần quan trọng của cuộc họp giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng phụ, mà còn các vấn đề liên quan đến an ninh, giao thông và hậu cần”, Tổng Giám Mục Hilarion giải thích.
Ban đầu, cuộc gặp giữa những người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga và Giáo Hội Công Giáo Rôma đã được lên kế hoạch diễn ra ở nơi các tín hữu Kitô cần được hỗ trợ. Do đó, Trung Đông được coi là một trong những địa điểm ưu tiên cho cuộc họp này, Tổng Giám Mục Hilarion nói.
Nhiều quan sát viên cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không nên gặp gỡ Thượng Phụ Kirill. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ trực tuyến với Thượng Phụ Kirill trong cố gắng thuyết phục Thượng Phụ Kirill khuyên Putin nên rút quân khỏi Ukraine. Ông ta đã làm ngược lại khi cung cấp vỏ bọc thần học cho cuộc xâm lược Ukraine của Putin.
Thật vậy, trong một hành động báng bổ không thể tưởng tượng nổi, hôm 13 tháng Ba, Thượng Phụ Kirill đã trao ảnh Đức Mẹ cho tướng Nga và cầu xin Đức Mẹ cho quân Nga mau thắng.
Gần đây, tại Nhà thờ Chính của Lực lượng Vũ trang được trang hoàng lộng lẫy được khai trương cách đây hai năm ở Kubinka, ngoại ô Mạc Tư Khoa, Thượng phụ Kirill nói với một nhóm quân nhân và nữ quân nhân rằng Nga là một quốc gia “yêu chuộng hòa bình” và đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại do chiến tranh.
“Chúng tôi tuyệt đối không gây chiến hay làm bất cứ điều gì có thể gây tổn hại cho người khác”, Thượng Phụ Kirill, một đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin nói.
“Nhưng chúng ta đã được nuôi dưỡng trong suốt lịch sử của mình để yêu quê hương đất nước. Và chúng ta sẽ sẵn sàng bảo vệ nó, vì chỉ có người Nga mới có thể bảo vệ đất nước của mình”.
Sự ủng hộ của ông đối với cuộc can thiệp quân sự, trong đó hàng nghìn binh sĩ và dân thường Ukraine đã thiệt mạng, đã khiến một số người trong Giáo Hội Chính thống giáo trong nước cũng như các nhà thờ ở nước ngoài có liên hệ với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa tức giận.
Lời tuyên bố của Thượng Phụ Kirill cho rằng Nga là quốc gia “yêu chuộng hòa bình” diễn ra trong bối cảnh thế giới bàng hoàng trước vụ thảm sát kinh hoàng ở thị trấn Bucha do quân Nga gây ra. Xác người nằm la liệt trên đường phố, tay bị trói giật ra sau và họ bị bắn đằng sau ót. Ít nhất 410 thi thể đã được tìm thấy. Nhiều người bị xô xuống hố chôn tập thể. Nhiều phụ nữ chết trần truồng chứng tỏ họ đã bị hiếp dâm trước khi bị giết chết.
Source:Russian Orthodox
2. Những ngộ nhận đối với lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh tại Ukraine
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lên án sự tàn ác của chiến tranh ở mọi nơi, và cổ võ sự đối thoại, tha thứ, hòa giải và đạt đến một nền hòa bình đích thực, đặc biệt giữa hai dân tộc Nga và Ukraine, mặc dù lập trường của ngài gặp sự chống đối của nhiều người, kể cả một số trong hàng ngũ Công Giáo.
Trước và sau khi chiến tranh Ukraine bùng nổ với cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ Ukraine từ ngày 24 tháng 2, Đức Thánh Cha đã nhiều lần lên tiếng, chưa có cuộc chiến nào từ trước đến nay ngài lên tiếng nhiều như vậy.
Vấn đề không nêu đích danh Putin và Nga
Những lần lên án của Đức Thánh Cha đối với chiến tranh tại Ukraine ban đầu còn nhẹ nhàng, nhưng với thời gian, sự lên án này ngày càng mạnh mẽ. Ngài phê bình “những kẻ gây nên chiến tranh”, lên án sự vi phạm công pháp quốc tế, tố giác sự đàn áp dân chúng bằng bom đạn và sợ hãi, và gọi Ukraine là một “nước tử đạo”. Ngài bác bỏ việc sử dụng kiểu nói mà Nga sử dụng, là “cuộc hành quân đặc biệt” để chỉ cuộc xâm lăng Ukraine, và gọi đích danh đó là chiến tranh. Đức Thánh Cha nói: “Tại Ukraine, máu và nước mắt chảy thành sông”. Đó không phải chỉ là “cuộc hành quân”, nhưng là một cuộc chiến tranh gieo rắc chết chóc, tàn phá và lầm than.
Nhưng lập trường với ngôn ngữ “ngoại giao” như thế bị một số báo chí mạnh mẽ phê bình. Họ muốn Đức Thánh Cha tố giác và đích danh lên án Nga và Putin. Một bài xã luận của trang mạng Sismografo viết: “Sự ngoan cố không thể hiểu nổi như thế của Đức Giáo Hoàng không phải là điều tốt. Các quyền của con người, của các dân tộc, quốc gia, bị lâm nguy ở đây... Đức Giáo Hoàng cần phải công khai nêu đích danh tổng thống Nga Vladimir Putin như một kẻ gây hấn, tấn công, và kêu gọi cả Thượng Phụ Kirill, Giáo Chủ Chính thống Nga, là người ủng hộ chính sách của Putin, hãy thay đổi lập trường sai trái ấy”.
Trên các mạng xã hội, nhiều người tung tin giả rằng Putin có tài khoản kếch xù trong ngân hàng Vatican vì thế, Đức Thánh Cha không dám nói động đến Putin và nước Nga.
Nhưng cũng có nhiều người bênh vực lập trường của Đức Thánh Cha Phanxicô và ngành ngoại giao của Tòa Thánh trong vấn đề này.
Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ thần Tòa Thánh tại London, từng là Sứ thần tại Belarus và Ukraine, giải thích rằng “trong việc trung gian, chúng ta cần rất thẳng thắn và loại bỏ những tội lỗi của con người. Chiến tranh ở Ukraine là điều kinh khủng và tuyệt đối không thể chấp nhận được. Nhưng đồng thời vai trò của Giáo Hội cũng là một “nhịp cầu tình thương và tôn trọng”, luôn tránh rơi vào những lời hùng biện. “Mục đích của Tòa Thánh luôn luôn là một khả thể cuối cùng khi mọi khả thể khác đã chấm dứt. Nếu bạn nói một lời loại bỏ thì khả thể ấy không còn nữa. Đức Giáo Hoàng và ngành ngoại giao Tòa Thánh luôn chứng tỏ rằng dù điều gì xảy ra đi nữa, các vị luôn tôn trọng mọi đối tác như một con người. Đó là điều kiện tiên quyết để có thể có một vai trò trong cuộc làm trung gian. Nếu phía thứ ba tuyệt đối loại bỏ một phía kia, coi họ là quái vật, thì người ấy không chấp nhận tham gia cuộc thương thảo vì cảm thấy không được chấp nhận.”
Victor Gaetan, tác giả cuốn sách “Những nhà ngoại giao của Thiên Chúa” (God's Diplomats) xuất bản năm ngoái (2021) về ngành ngoại giao Tòa Thánh, viết rằng “Bạn luôn luôn phải dành chỗ cho cuộc nói chuyện kế tiếp, cuộc đối thoại sau này”. Và Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng “Tòa Thánh sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để phục vụ hòa bình”.
Vụ hai phụ nữ Nga và Ukraine cùng vác Thánh Giá
Gần đây nhất là những phản đối và phê bình mạnh mẽ việc Đức Thánh Cha chấp thuận cho hai nữ y tá Ukraine và Nga, bạn với nhau ở Roma, được mời cùng vác Thánh Giá trong chặng thứ 13 của Đàng Thánh Giá trọng thể ngài cử hành tại Hí trường Colosseo ở Roma vào tối Thứ Sáu Tuần Thánh 15/4. Đó là Irina người Ukraine, xuất thân từ thành Bucha gần Kiev, và Albnina, người Nga từ thủ đô Mạc Tư Khoa.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Albina nói: “Tôi cầu nguyện cho Ukraine. Tôi cầu nguyện cho thân nhân họ hàng tôi và cầu cho những kinh hoàng này sớm chấm dứt. Thế giới đang cần hòa bình và tình thương. Hai dân tộc anh em này sẽ chứng tỏ điều đó.”
Còn Irina nói: “Cuộc chiến tranh hiện nay đang tàn phá điều mà các dân tộc chúng tôi đã xây dựng với bao nhiêu hy sinh. Chị bạn tôi đây người Nga cảm thấy có lỗi và xin lỗi tôi, nhưng tôi trấn an chị ấy rằng chị không có lỗi gì cả trong những vụ này”.
Phản ứng chống đối
Đại sứ Ukraine cạnh Tòa Thánh, ông Andrij Jurasz, phản đối Tòa Thánh và nói rằng: không nên tổ chức kinh nguyện như thế như một phương thế hòa giải, hòa giải phải diễn ra sau đó: “Sự hòa giải đến sau, khi sự gây hấn tấn công chấm dứt. Khi người Ukraine không những có thể cứu mạng sống của mình nhưng cả tự do nữa. Và dĩ nhiên, chúng ta biết rằng hòa giải diễn ra khi những kẻ tấn công nhìn nhận tội của họ và xin lỗi”.
Cả Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Schevchuk, Giáo Chủ Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, cũng nhận định rằng sự kiện một phụ nữ Ukraine và một phụ nữ Nga cùng vác thánh giá là điều không thích hợp và mơ hồ trong lúc này và thậm chí có tính chất xúc phạm. Văn bản và những cử chỉ trong chặng thứ 13 của đàng Thánh Giá này không thể hiểu nổi, nhất là trong lúc chờ đợi cuộc tấn công thứ hai đẫm máu hơn của các lực lượng Nga chống lại các thành thị và làng mạc của chúng tôi. Những cử chỉ hòa giải giữa các dân tộc chỉ có thể khi chiến tranh chấm dứt và những kẻ phạm tội ác chống lại nhân loại sẽ bị kết án theo công lý”.
Không có phản ứng chính thức nào từ phía Đức Thánh Cha hay Tòa Thánh, nhưng Đức Tổng Giám Mục Visbaldas Kulbokas, Sứ thần Tòa Thánh tại Ukraine, cho biết đã chuyển về Vatican các phản ứng trong dư luận Ukraine về vụ này. Tòa Thánh đã biết các phản ứng từ phía Ukraine. Các ký giả tại Vatican đang trả lời phản ứng của người Ukraine, và nhấn mạnh rằng kinh nguyện này không phải là một hành vi chính trị. Dưới thập giá của Chúa Giêsu, tốt và xấu, kẻ tấn công và nạn nhân, đều có. Lúc đó, cũng là một kinh nguyện của Chúa Giêsu cho mỗi người: Ngăn chặn kẻ tấn công và thúc đẩy họ phải hòa giải. Cứu Ukraine, cứu các sinh mạng, các gia đình, trẻ em, tự do, cứu vãn các đền thờ, cứu dân Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần Visvaldas cũng kêu gọi mọi người hãy nhìn kinh nguyện này không phải về phương diện chính trị, nhưng dưới khía cạnh cầu nguyện, xin Chúa ban ơn tha thứ trong tâm hồn chúng ta.
Tuy không có phản ứng chính thức từ Vatican, nhưng cha Antonio Spadaro, dòng Tên, Chủ nhiệm tạp chí “Civiltà Cattolica” (Văn minh Công Giáo), của dòng Tên ở Ý, giải thích rằng: “Đức Thánh Cha Phanxicô là một vị mục tử chứ không phải là một nhà chính trị. Ngài hành động theo tinh thần Tin Mừng là hòa giải, kể cả không có hy vọng hữu hình trong cuộc chiến tranh gây hấn mà ngài gọi là ‘Một tội phạm thánh’. Vì thế ngài đã thánh hiến Ukraine cùng với nước Nga cho Trái Tim Đức Mẹ. Hai phụ nữ, Albina và Irina, Thứ Sáu Tuần Thánh cùng vác Thánh Giá. Họ không nói lời nào. Không nói lời xin lỗi hay những điều khác. Không nói gì cả. Đó là một dấu chỉ ngôn sứ giữa tối tăm dầy đặc. Và đó là một lời khẩn cầu Thiên Chúa, xin Chúa ban ơn hòa giải”.
Cha Spadaro nhận định rằng “Sự hiện diện của họ chung với nhau là một kinh nguyện gây thắc mắc để xin một ơn mà chỉ mình Chúa có thể ban. Lời ngôn sứ được ghi khắc trong tâm hồn và nơi bóng đen của lịch sử. Lời cầu xin đối với tín hữu ngày nay vẫn còn: trong tình trạng ngày nay “yêu thương kẻ thù” có nghĩa là gì? Đây là trọng tâm của Tin Mừng. Và Đức Giáo Hoàng là mục tử hoàn vũ. Đối với ngài vẫn có giá trị điều ngài viết trong một dòng tweet: “Chúa không phân chia chúng ta thành những người xấu và người tốt, bạn hữu và kẻ thù. Đối với Chúa, tất cả chúng ta là những người con được yêu mến”. Đó thực là một điều kinh khủng và khó được chấp nhận. Nhưng đó là Tin Mừng của Chúa Kitô.”
3. Cựu giám mục Anh giáo đã trở thành linh mục Công Giáo được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong tước “Đức ông”
Cha Michael Nazir-Ali, một cựu giám mục Anh giáo, giờ đây có thể được gọi một cách kính trọng với danh xưng “Đức ông”. Chỉ bảy tháng sau khi trở thành một người Công Giáo, vị linh mục, được biết đến với công việc thúc đẩy đối thoại liên tôn, đã nhận được danh hiệu “Đức Ông” từ Đức Thánh Cha Phanxicô vào tuần trước.
Danh hiệu “Đức Ông” trong Giáo Hội Công Giáo là tước hiệu danh dự, được trao cho một linh mục được Đức Giáo Hoàng công nhận có những thành tích nổi bật trong việc phục vụ Giáo hội.
Đức Ông Nazir-Ali là chủ tịch của OXTRAD, Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu, Vận động và Đối thoại của Oxford, hoạt động để đào tạo các Kitô hữu tham gia đối thoại ở các khu vực trên thế giới nơi họ phải đối mặt với sự đàn áp. Theo trang web của họ, OXTRAD nhằm mục đích đáp ứng “ thách thức ngày càng tăng của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo quốc tế, chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa thế tục ý thức hệ mà các nhà lãnh đạo Kitô giáo và các Giáo Hội mà họ lãnh đạo ngày nay phải đối mặt.”
Đức Ông Nazir-Ali từng là một giám mục Anh giáo nổi tiếng, và từng được coi là có tiềm năng trở thành Tổng Giám Mục Canterbury, tức là Giáo Chủ Anh Giáo.
Vị cựu giám mục của Rochester, Anh, đã bỏ hết tất cả các chức tước trong Anh Giáo để trở thành một giáo dân bình thường trong giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham.
Đức Ông Nazir-Ali được thụ phong linh mục Công Giáo vào cuối tháng 10 trong lễ phong chức tại giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, được Đức Bênêđíctô XVI thành lập vào năm 2011 cho các nhóm Anh giáo gia nhập Công Giáo nhưng vẫn muốn bảo tồn các yếu tố trong Phụng Vụ của họ.
Giải thích về quyết định cải đạo của mình, cựu Giám Mục Nazir-Ali nói: “Tôi tin rằng mong muốn của người Anh giáo tuân theo giáo huấn của các thánh tông đồ, các giáo phụ và công đồng hiện có thể được duy trì tốt nhất trong giáo hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham.”
Đối với nhiều người Anh Giáo, hôn nhân đồng tính, việc phong chức cho phụ nữ, chấp nhận cho ly hôn vượt quá tâm lý có thể chịu đựng được của họ. Vì thế, họ bỏ sang Công Giáo. Oái oăm là các Giám Mục tại Đức đang hô hào ngược lại.
Đức Ông Nazir-Ali sinh năm 1949 tại Karachi, Pakistan và theo học tại các trường Công Giáo. Vị cựu Giám Mục Anh Giáo có cả nền tảng gia đình Kitô và Hồi giáo, đồng thời có quốc tịch Anh và Pakistan.
Ngài được phong chức giáo sĩ Anh giáo năm 1976, làm việc tại Karachi và Lahore. Ngài trở thành cha sở nhà thờ chính tòa Anh giáo Lahore và được tấn phong giám mục tiên khởi của giáo phận Anh Giáo Raiwind ở Tây Punjab.
Năm 1994, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Anh giáo của giáo phận Rochester, bao gồm các khu vực của Medway, phía bắc và phía tây Kent, và các quận Bromley và Bexley của London.
Source:Aleteia