Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 19/4/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:00 20/04/2020
Bài Ðọc I: Cv 2, 42-47
"Tất cả mọi kẻ tin, đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi ấy, các anh em bền bỉ tham dự những buổi giáo lý của các Tông đồ, việc thông hiệp huynh đệ, việc bẻ bánh và cầu nguyện. Mọi người đều có lòng kính sợ. Vì các Tông đồ làm nhiều việc phi thường và nhiều phép lạ tại Giêrusalem, nên mọi người đều sợ hãi. Tất cả mọi kẻ tin đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ bán tài sản gia nghiệp, rồi phân phát cho mọi người tuỳ nhu cầu từng người. Hằng ngày họ hợp nhất một lòng một ý cùng nhau ở trong đền thờ, bẻ bánh ở nhà, họ dùng bữa cách vui vẻ đơn sơ; họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân mến chuộng. Hằng ngày Chúa cho gia tăng số người được cứu rỗi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 117, 2-4. 13-15. 22-24
Ðáp: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở
Xướng: Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi nhà Aaron, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở".
Xướng: Tôi đã bị đẩy, bị xô cho ngã xuống, nhưng Chúa đã phù trợ tôi. Chúa là sức mạnh, là dũng lực của tôi, và Người trở nên Ðấng cứu độ tôi. Tiếng reo mừng và chiến thắng vang lên trong cư xá những kẻ hiền nhân. Tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt.
Xướng: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó.
Bài Ðọc II: 1 Pr 1, 3-9
"Nhờ việc Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.
Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì lòng từ bi cao cả, nhờ việc Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống, được hưởng gia nghiệp không hư nát, tinh tuyền, không suy tàn, dành để cho anh em trên trời. Anh em được bảo vệ trong quyền năng của Thiên Chúa, nhờ tin vào sự cứu độ đã được mạc khải trong thời sau hết. Lúc đó anh em sẽ vui mừng, tuy bây giờ anh em phải sầu khổ một ít lâu giữa trăm chiều thử thách, để đức tin anh em được tôi luyện, nên quý hơn vàng được thử lửa bội phần, nhờ đó, anh em được ngợi khen, vinh quang và vinh dự khi Ðức Giêsu Kitô hiện đến. Anh em yêu mến Ngài, dù không thấy Ngài, và anh em tin Ngài, dù bây giờ anh em cũng không thấy Ngài; bởi anh em tin, anh em sẽ được vui mừng vinh quang khôn tả, vì chắc rằng anh em đạt tới cứu cánh của đức tin là phần rỗi linh hồn.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 20, 19-31
"Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
Ðó là lời Chúa.
"Tất cả mọi kẻ tin, đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi ấy, các anh em bền bỉ tham dự những buổi giáo lý của các Tông đồ, việc thông hiệp huynh đệ, việc bẻ bánh và cầu nguyện. Mọi người đều có lòng kính sợ. Vì các Tông đồ làm nhiều việc phi thường và nhiều phép lạ tại Giêrusalem, nên mọi người đều sợ hãi. Tất cả mọi kẻ tin đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ bán tài sản gia nghiệp, rồi phân phát cho mọi người tuỳ nhu cầu từng người. Hằng ngày họ hợp nhất một lòng một ý cùng nhau ở trong đền thờ, bẻ bánh ở nhà, họ dùng bữa cách vui vẻ đơn sơ; họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân mến chuộng. Hằng ngày Chúa cho gia tăng số người được cứu rỗi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 117, 2-4. 13-15. 22-24
Ðáp: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở
Xướng: Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi nhà Aaron, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở".
Xướng: Tôi đã bị đẩy, bị xô cho ngã xuống, nhưng Chúa đã phù trợ tôi. Chúa là sức mạnh, là dũng lực của tôi, và Người trở nên Ðấng cứu độ tôi. Tiếng reo mừng và chiến thắng vang lên trong cư xá những kẻ hiền nhân. Tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt.
Xướng: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó.
Bài Ðọc II: 1 Pr 1, 3-9
"Nhờ việc Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.
Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì lòng từ bi cao cả, nhờ việc Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống, được hưởng gia nghiệp không hư nát, tinh tuyền, không suy tàn, dành để cho anh em trên trời. Anh em được bảo vệ trong quyền năng của Thiên Chúa, nhờ tin vào sự cứu độ đã được mạc khải trong thời sau hết. Lúc đó anh em sẽ vui mừng, tuy bây giờ anh em phải sầu khổ một ít lâu giữa trăm chiều thử thách, để đức tin anh em được tôi luyện, nên quý hơn vàng được thử lửa bội phần, nhờ đó, anh em được ngợi khen, vinh quang và vinh dự khi Ðức Giêsu Kitô hiện đến. Anh em yêu mến Ngài, dù không thấy Ngài, và anh em tin Ngài, dù bây giờ anh em cũng không thấy Ngài; bởi anh em tin, anh em sẽ được vui mừng vinh quang khôn tả, vì chắc rằng anh em đạt tới cứu cánh của đức tin là phần rỗi linh hồn.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 20, 19-31
"Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
17:02 20/04/2020
2. Phàm là người thích đón nhận thập giá Thiên Chúa trao cho, thì họ sẽ không cảm thấy đau khổ.(Thánh nữ Terese of Avila)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
17:12 20/04/2020
99. ĐẺ “TIỀN HO LAO”
Bố con Nghiêm Tùng có lòng tham vô đáy, nhận hối lộ càng vô số.
Hai bố con bàn tính rằng, phàm tích trử của cải được trăm vạn thì đặt một lần tiệc rượu ăn mừng, đại khái là đã qua năm lần tiệc rượu rồi mà lòng tham của bố con Nghiêm Tùng lại càng vô hạn, vơ vét tiền bạc của dân chúng hung ác đến cực điểm.
Nói đến bố con Nghiêm Tùng thì người trong kinh thành đều tức khí giận dữ gọi họ là đẻ “tiền ho lao”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 99:
Tiền bạc thì ai cũng thích có, bởi vì không có tiền thì không có cơm ăn áo mặc, không có tiền thì không có các phương tiện cần thiết cho cuộc sống, tóm lại tiền bạc rất quan trọng với cuộc sống của con người.
Có nhiều loại tiền: đồng tiền bất lương là đồng tiền ăn chặn các công trình công cộng cũng như của tư nhân; đồng tiền thất đức là đồng tiền bốc lột của con nhà nghèo; đồng tiền nhớp nhúa là đồng tiền hối lộ; đồng tiền sạch sẽ là đồng tiền làm lụng đổ mồ hôi mà có; đồng tiền “ho lao” là đồng tiền do vơ vét của dân mà có...
Người Ki-tô hữu là những người sống trong cõi trần gian này, nên cũng cần có tiền để mua những thứ nhu cầu cần thiết cho cuộc sống, đó là nhu cầu chính đáng, cho nên họ làm ăn cách chính nghĩa, không gian lận khi buôn bán, không bóc lột người khi mướn họ làm việc, không ăn hối lộ khi phục vụ dân chúng, bởi vì họ là người Ki-tô hữu, là con cái của Thiên Chúa.
Ho lao là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên cần phải tránh xa không được tiếp xúc với họ. Cũng vậy, bóc lột, tham nhũng, ăn chặn là những “đồng tiền ho lao” cần phải tránh xa, vì nó sẽ truyền nhiễm đến linh hồn đẹp đẽ của chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Bố con Nghiêm Tùng có lòng tham vô đáy, nhận hối lộ càng vô số.
Hai bố con bàn tính rằng, phàm tích trử của cải được trăm vạn thì đặt một lần tiệc rượu ăn mừng, đại khái là đã qua năm lần tiệc rượu rồi mà lòng tham của bố con Nghiêm Tùng lại càng vô hạn, vơ vét tiền bạc của dân chúng hung ác đến cực điểm.
Nói đến bố con Nghiêm Tùng thì người trong kinh thành đều tức khí giận dữ gọi họ là đẻ “tiền ho lao”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 99:
Tiền bạc thì ai cũng thích có, bởi vì không có tiền thì không có cơm ăn áo mặc, không có tiền thì không có các phương tiện cần thiết cho cuộc sống, tóm lại tiền bạc rất quan trọng với cuộc sống của con người.
Có nhiều loại tiền: đồng tiền bất lương là đồng tiền ăn chặn các công trình công cộng cũng như của tư nhân; đồng tiền thất đức là đồng tiền bốc lột của con nhà nghèo; đồng tiền nhớp nhúa là đồng tiền hối lộ; đồng tiền sạch sẽ là đồng tiền làm lụng đổ mồ hôi mà có; đồng tiền “ho lao” là đồng tiền do vơ vét của dân mà có...
Người Ki-tô hữu là những người sống trong cõi trần gian này, nên cũng cần có tiền để mua những thứ nhu cầu cần thiết cho cuộc sống, đó là nhu cầu chính đáng, cho nên họ làm ăn cách chính nghĩa, không gian lận khi buôn bán, không bóc lột người khi mướn họ làm việc, không ăn hối lộ khi phục vụ dân chúng, bởi vì họ là người Ki-tô hữu, là con cái của Thiên Chúa.
Ho lao là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên cần phải tránh xa không được tiếp xúc với họ. Cũng vậy, bóc lột, tham nhũng, ăn chặn là những “đồng tiền ho lao” cần phải tránh xa, vì nó sẽ truyền nhiễm đến linh hồn đẹp đẽ của chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tại Santa Marta 20/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các chính trị gia biết mưu cầu thiện ích cho dân chúng chứ không phải là lợi ích phe phái
Đặng Tự Do
00:23 20/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Hai 20 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các chính trị gia biết mưu cầu thiện ích cho dân chúng chứ không phải là lợi ích phe phái. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng các Kitô hữu phải tuân giữ các điều răn, và còn phải cho phép mình được Thánh Linh hướng dẫn một cách ngoan ngoãn. Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đến những nơi chúng ta không biết: điều này được gọi là tái sinh bởi trời, là đi vào tự do của Thánh Linh.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nam nữ có ơn gọi chính trị để họ nhận ra chính trị là một hình thức bác ái cao. Cầu xin cho các đảng phái chính trị ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch này, biết cùng nhau tìm kiếm lợi ích của đất nước chứ không phải là lợi ích của đảng phái.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 3:1-8), trong đó Chúa Giêsu nói chuyện với ông Nicôđêmô, một người Pharisêu, đã đến gặp Ngài vào ban đêm.
PHÚC ÂM: Ga 3, 1-8
“Nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do Thái. Ông đến gặp Đức Giêsu vào ban đêm. Ông nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy.” Đức Giêsu trả lời: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.” Ông Nicôđêmô thưa: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao?” Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Không phải tất cả những người Pharisêu đều là người xấu và ông Nicôđêmô là một Pharisêu công chính, là người cảm thấy áy náy và đã tìm kiếm Chúa. Ông Nicôđêmô không biết làm thế nào để thực hiện bước nhảy vọt này: đó là được sinh ra bởi Thần Khí, bởi vì Thần Khí không thể đoán trước được. Bất cứ ai cho phép mình được Thánh Linh hướng dẫn là một người ngoan ngoãn và tự do. Kitô hữu phải tuân giữ các điều răn, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Họ còn phải để cho mình được Thánh Linh hướng dẫn đưa đến những nơi mà Thánh Linh muốn. Người Kitô hữu không thể dừng lại ở việc thực hiện các điều răn, nhưng phải đi xa hơn, là bước vào sự tự do của Thánh Linh.
Đức Thánh Cha cũng trình bày các suy tư của ngài về Bài đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Công vụ 4: 23-31), trong đó, sau khi hai thánh Phêrô và Gioan được thả ra, các môn đệ của Chúa Giêsu đồng tâm nhất trí cất tiếng lên cùng Thiên Chúa cầu xin cho có thể mạnh dạn công bố Tin Mừng, bất chấp những khó khăn và các mối đe dọa: sự can đảm này, theo Đức Phanxicô - là thành quả của Thánh Linh. Các môn đệ Chúa được tái sinh bởi trời với lời cầu nguyện của các ngài.
Source:Vatican NewsIl Papa: i politici cerchino il bene delle popolazioni e non del proprio partito
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các chính trị gia biết mưu cầu thiện ích cho dân chúng chứ không phải là lợi ích phe phái. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng các Kitô hữu phải tuân giữ các điều răn, và còn phải cho phép mình được Thánh Linh hướng dẫn một cách ngoan ngoãn. Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đến những nơi chúng ta không biết: điều này được gọi là tái sinh bởi trời, là đi vào tự do của Thánh Linh.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nam nữ có ơn gọi chính trị để họ nhận ra chính trị là một hình thức bác ái cao. Cầu xin cho các đảng phái chính trị ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch này, biết cùng nhau tìm kiếm lợi ích của đất nước chứ không phải là lợi ích của đảng phái.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 3:1-8), trong đó Chúa Giêsu nói chuyện với ông Nicôđêmô, một người Pharisêu, đã đến gặp Ngài vào ban đêm.
PHÚC ÂM: Ga 3, 1-8
“Nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do Thái. Ông đến gặp Đức Giêsu vào ban đêm. Ông nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy.” Đức Giêsu trả lời: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.” Ông Nicôđêmô thưa: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao?” Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Không phải tất cả những người Pharisêu đều là người xấu và ông Nicôđêmô là một Pharisêu công chính, là người cảm thấy áy náy và đã tìm kiếm Chúa. Ông Nicôđêmô không biết làm thế nào để thực hiện bước nhảy vọt này: đó là được sinh ra bởi Thần Khí, bởi vì Thần Khí không thể đoán trước được. Bất cứ ai cho phép mình được Thánh Linh hướng dẫn là một người ngoan ngoãn và tự do. Kitô hữu phải tuân giữ các điều răn, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Họ còn phải để cho mình được Thánh Linh hướng dẫn đưa đến những nơi mà Thánh Linh muốn. Người Kitô hữu không thể dừng lại ở việc thực hiện các điều răn, nhưng phải đi xa hơn, là bước vào sự tự do của Thánh Linh.
Đức Thánh Cha cũng trình bày các suy tư của ngài về Bài đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Công vụ 4: 23-31), trong đó, sau khi hai thánh Phêrô và Gioan được thả ra, các môn đệ của Chúa Giêsu đồng tâm nhất trí cất tiếng lên cùng Thiên Chúa cầu xin cho có thể mạnh dạn công bố Tin Mừng, bất chấp những khó khăn và các mối đe dọa: sự can đảm này, theo Đức Phanxicô - là thành quả của Thánh Linh. Các môn đệ Chúa được tái sinh bởi trời với lời cầu nguyện của các ngài.
Source:Vatican News
Liên Hiệp Quốc báo động: Đại dịch có thể gây tổn hại trầm trọng tại Châu Phi
Thanh Quảng sdb
06:24 20/04/2020
Liên Hiệp Quốc báo động: Đại dịch có thể gây tổn hại trầm trọng tại Châu Phi
Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các biện pháp khẩn cấp hầu chuẩn bị những gì cần thiết giúp Châu Phi tránh bị lây lan coronavirus. Ông cho hay, Châu Phi có thể sẽ phải gánh chịu một hiểm họa tệ hại nhất.
(Tin Vatican)
Trong cuộc họp trực tuyến bằng video với các đại sứ của Châu Phi tại Liên Hợp Quốc ở New York vào thứ Tư tuần qua, ông Tổng thư ký LHQ đã cảnh báo điều đó.
Chuẩn bị cho sự lây lan của coronavirus ở Châu Phi
Ông Guterres nói Covid-19 không phát xuất từ Châu Phi, nhưng Châu Phi có thể sẽ phải gánh chịu một hậu quả tồi tệ nhất.
Ông Tổng thư ký cho hay: Tất cả các nỗ lực hiện nay tập chung vào kẻ thù chung, và chúng ta phải chuẩn bị đừng để đại dịch này lây lan ra Châu Phi. Cơn đại dịch không khởi phát từ Châu Phi! Nhưng cũng như cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, lục địa Châu Phi luôn luôn phải hứng chịu những hậu quả khốc liệt tồi tệ nhất!
Chuẩn bị người dân chống lại sự lây lan virus.
Ông Guterres cho biết Liên Hợp Quốc và các nước châu Phi đang hợp tác với nhau một cách chặt chẽ trong việc phòng chống đại dịch. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc khen ngợi các quốc gia đã áp dụng các sáng kiến để giảm bớt tác động của Covid-19; đặc biệt đối với những người dân nghèo khổ ở Châu Phi, cũng như những người ở các vùng nông thôn hẻo lánh...
Trước những thử thách này, tôi hoàn toàn hỗ trợ các bạn, trong vai trò lãnh đạo và hành động của Chính phủ của các bạn, khi khởi xướng các việc: ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của Covid-19; chuẩn bị người dân và kinh tế trong đất nước các bạn hầu đáp ứng lại các tác động của nó.
Ví dụ như: Nước Uganda đang mời gọi các doanh nghiệp đóng góp vào quỹ an sinh xã hội; tại Namibia đang góp vào quỹ trợ cấp hầu nâng đỡ những người bị mất việc làm; tại Cabo Verde đang thâu góp ngân quỹ dành cho thực phẩm; còn tại Ai Cập, chính phủ đã giảm thuế cho các xí nghiệp và miễn thuế cho nông nghiệp, và phổ biến một chương trình rộng lớn cho lãnh vực an sinh xã hội. Rõ ràng đây là những nỗ lực tích cực được rút ra từ những bài học thương đau của cơn đại dịch Ebola trước đây.
Công việc của Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) ở Châu Phi
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cũng thừa nhận một số công việc mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang thực hiện ở Châu Phi.
Ông Guterres chia sẻ với các nhà ngoại giao của Châu Phi rằng: Các nhân viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã và đang giúp các Chính phủ Phi Châu có thể sớm phát hiện ra các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Covid-19!
Trước khi cơn dịch sẽ bùng phát, chỉ có hai quốc gia trong số 47 quốc gia ở Châu Phi có phương tiện thử nghiệm vi khuẩn Covid-19. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang cung cấp việc giáo dục phòng ngừa mà các cơ quan y tế tại nhiều quốc gia đã sử dụng để tránh sự nhiễm và lây lan dịch bệnh! Và Tổ chức cũng cung cấp cho các chính quyền địa phương những phương tiện giúp cho công chúng hiểu được các phương pháp phòng chống này một đầy đủ…
Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các biện pháp khẩn cấp hầu chuẩn bị những gì cần thiết giúp Châu Phi tránh bị lây lan coronavirus. Ông cho hay, Châu Phi có thể sẽ phải gánh chịu một hiểm họa tệ hại nhất.
(Tin Vatican)
Trong cuộc họp trực tuyến bằng video với các đại sứ của Châu Phi tại Liên Hợp Quốc ở New York vào thứ Tư tuần qua, ông Tổng thư ký LHQ đã cảnh báo điều đó.
Chuẩn bị cho sự lây lan của coronavirus ở Châu Phi
Ông Guterres nói Covid-19 không phát xuất từ Châu Phi, nhưng Châu Phi có thể sẽ phải gánh chịu một hậu quả tồi tệ nhất.
Ông Tổng thư ký cho hay: Tất cả các nỗ lực hiện nay tập chung vào kẻ thù chung, và chúng ta phải chuẩn bị đừng để đại dịch này lây lan ra Châu Phi. Cơn đại dịch không khởi phát từ Châu Phi! Nhưng cũng như cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, lục địa Châu Phi luôn luôn phải hứng chịu những hậu quả khốc liệt tồi tệ nhất!
Chuẩn bị người dân chống lại sự lây lan virus.
Ông Guterres cho biết Liên Hợp Quốc và các nước châu Phi đang hợp tác với nhau một cách chặt chẽ trong việc phòng chống đại dịch. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc khen ngợi các quốc gia đã áp dụng các sáng kiến để giảm bớt tác động của Covid-19; đặc biệt đối với những người dân nghèo khổ ở Châu Phi, cũng như những người ở các vùng nông thôn hẻo lánh...
Trước những thử thách này, tôi hoàn toàn hỗ trợ các bạn, trong vai trò lãnh đạo và hành động của Chính phủ của các bạn, khi khởi xướng các việc: ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của Covid-19; chuẩn bị người dân và kinh tế trong đất nước các bạn hầu đáp ứng lại các tác động của nó.
Ví dụ như: Nước Uganda đang mời gọi các doanh nghiệp đóng góp vào quỹ an sinh xã hội; tại Namibia đang góp vào quỹ trợ cấp hầu nâng đỡ những người bị mất việc làm; tại Cabo Verde đang thâu góp ngân quỹ dành cho thực phẩm; còn tại Ai Cập, chính phủ đã giảm thuế cho các xí nghiệp và miễn thuế cho nông nghiệp, và phổ biến một chương trình rộng lớn cho lãnh vực an sinh xã hội. Rõ ràng đây là những nỗ lực tích cực được rút ra từ những bài học thương đau của cơn đại dịch Ebola trước đây.
Công việc của Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) ở Châu Phi
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cũng thừa nhận một số công việc mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang thực hiện ở Châu Phi.
Ông Guterres chia sẻ với các nhà ngoại giao của Châu Phi rằng: Các nhân viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã và đang giúp các Chính phủ Phi Châu có thể sớm phát hiện ra các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Covid-19!
Trước khi cơn dịch sẽ bùng phát, chỉ có hai quốc gia trong số 47 quốc gia ở Châu Phi có phương tiện thử nghiệm vi khuẩn Covid-19. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang cung cấp việc giáo dục phòng ngừa mà các cơ quan y tế tại nhiều quốc gia đã sử dụng để tránh sự nhiễm và lây lan dịch bệnh! Và Tổ chức cũng cung cấp cho các chính quyền địa phương những phương tiện giúp cho công chúng hiểu được các phương pháp phòng chống này một đầy đủ…
Chưa từng có: Tòa Thánh phải tuyên bố hoãn WYD và Đại Hội Gia Đình Thế Giới
Đặng Tự Do
14:19 20/04/2020
Trong một tuyên bố được đưa ra vào chiều thứ Hai 20 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh xác nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô, cùng với Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, đã quyết định hoãn lại một năm Đại Hội Gia Đình Thế Giới và Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Toàn văn tuyên bố như sau:
Do tình hình sức khỏe hiện tại và những hậu quả của nó đối với việc di chuyển và tập hợp những người trẻ và gia đình, Đức Thánh Cha, cùng với Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, đã quyết định hoãn các Hội nghị Thế giới tiếp theo lại một năm. Đại Hội Gia Đình Thế Giới, trước đây được dự trù tại Rôma vào tháng 6 năm 2021 và Ngày Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo, trước đây được dự định diễn ra tại Lisbon vào tháng 8 năm 2022, sẽ dời vào tháng 6 năm 2022 và vào tháng 8 năm 2023.
Nói tóm lại, Đại Hội Gia Đình Thế Giới sẽ diễn ra tại Rôma vào tháng 6 năm 2022. Tương tự như vậy, Ngày Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo sẽ được tổ chức tại Lisbon vào tháng 8 năm 2023.
Source:Holy See Press OfficeDichiarazione del Direttore della Sala Stampa della Santa Sede, Matteo Bruni, 20.04.2020
Toàn văn tuyên bố như sau:
Do tình hình sức khỏe hiện tại và những hậu quả của nó đối với việc di chuyển và tập hợp những người trẻ và gia đình, Đức Thánh Cha, cùng với Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, đã quyết định hoãn các Hội nghị Thế giới tiếp theo lại một năm. Đại Hội Gia Đình Thế Giới, trước đây được dự trù tại Rôma vào tháng 6 năm 2021 và Ngày Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo, trước đây được dự định diễn ra tại Lisbon vào tháng 8 năm 2022, sẽ dời vào tháng 6 năm 2022 và vào tháng 8 năm 2023.
Nói tóm lại, Đại Hội Gia Đình Thế Giới sẽ diễn ra tại Rôma vào tháng 6 năm 2022. Tương tự như vậy, Ngày Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo sẽ được tổ chức tại Lisbon vào tháng 8 năm 2023.
Source:Holy See Press Office
Tin vui: Các nhà thờ ở Nam Hàn được mở cửa trở lại
Đặng Tự Do
14:50 20/04/2020
Các trường hợp nhiễm coronavirus tiếp tục giảm ở Nam Hàn. Hôm thứ Hai 20 tháng Tư, chỉ có 13 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận, trong đó có 7 người nhiễm bệnh khi ra nước ngoài. Đây là ngày thứ ba liên tiếp con số nhiễm bệnh mới dưới 20 trường hợp; ngày Chúa Nhật 19 tháng Tư chỉ có 8 trường hợp. Hôm 29 tháng 2, được kể là ngày căng thẳng nhất, có 909 người nhiễm bệnh tại Nam Hàn.
Tính chung, có 10,674 người bị nhiễm bệnh; 236 người chết. 1,006 người nhiễm bệnh trong khi ở nước ngoài, 90% nhiễm bệnh trong nước.
Chính phủ đã mở rộng các biện pháp cách ly xã hội đến cuối tháng 5, nhưng đã giảm bớt một số khía cạnh. Những nơi công cộng như nhà thờ, phòng tập thể dục và quán bar có thể mở cửa trở lại. Các kỳ thi tại các trường và các cuộc phỏng vấn xin việc làm cũng được phép. Tất cả điều này là thành quả của việc tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe. Giải bóng chày địa phương, một môn thể thao rất phổ biến với người Hàn Quốc, cũng được khởi động trở lại, mặc dù không có khán giả.
Nam Hàn được coi là một mô hình đáng đề cao trong cuộc chiến chống lại đại dịch: một sự đường lối dân chủ - cùng với Đài Loan – so với mô hình độc tài của Trung Quốc. Các chuyên gia nói rằng một trong những yếu tố chính đóng góp nhiều nhất cho thành công này, là phản ứng nhanh chóng trước những dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng; các xét nghiệm chẩn đoán rộng rãi; biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt; sự tham gia và hợp tác của dân chúng.
Trong chương trình “The 700 Club” của đài truyền hình CBN, Thượng nghị sĩ Tom Cotton của Arkansas nhận xét cay đắng rằng những nước nào không theo các chỉ dẫn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, là những nước thành công.
Ông cho rằng Trung Quốc đã thực hiện các bước cần thiết nhằm phát tán virus trên toàn thế giới, trong đó có việc đưa ra các chỉ dẫn sai lầm thông qua WHO, là cơ quan chỉ lặp lại các ý kiến và các con số thống kê của Trung Quốc mà không hề kiểm tra.
“Tôi tin rằng đó là một quyết định có chủ ý được thiết kế để gieo mầm bệnh trên khắp thế giới nhằm bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không phải là quốc gia duy nhất chịu sự suy giảm sức mạnh của nó so với các nước khác,” ông Cotton nói.
Hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư, Bộ trưởng Y tế Úc Greg Hunt lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về vai trò của Trung Quốc và WHO trong trận đại dịch coronavirus kinh hoàng này, và nhấn mạnh rằng Úc đã đạt được thành công trong việc hạn chế sự lây lan của virus một phần là nhờ làm ngược lại những lời khuyên của WHO.
Ông Hunt nhận xét rằng mặc dù WHO đã thực hiện tốt việc phòng chống các bệnh như bại liệt, sởi và sốt rét, nhưng phản ứng của họ đối với coronavirus “đã chẳng giúp gì cho thế giới”.
“Chúng tôi đã làm rất tốt vì chúng tôi đã đưa ra quyết định của riêng mình với tư cách là một quốc gia,” ông nói thêm.
Source:Asia NewsCoronavirus: Seoul, only 13 infections today. Churches reopen
Tính chung, có 10,674 người bị nhiễm bệnh; 236 người chết. 1,006 người nhiễm bệnh trong khi ở nước ngoài, 90% nhiễm bệnh trong nước.
Chính phủ đã mở rộng các biện pháp cách ly xã hội đến cuối tháng 5, nhưng đã giảm bớt một số khía cạnh. Những nơi công cộng như nhà thờ, phòng tập thể dục và quán bar có thể mở cửa trở lại. Các kỳ thi tại các trường và các cuộc phỏng vấn xin việc làm cũng được phép. Tất cả điều này là thành quả của việc tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe. Giải bóng chày địa phương, một môn thể thao rất phổ biến với người Hàn Quốc, cũng được khởi động trở lại, mặc dù không có khán giả.
Nam Hàn được coi là một mô hình đáng đề cao trong cuộc chiến chống lại đại dịch: một sự đường lối dân chủ - cùng với Đài Loan – so với mô hình độc tài của Trung Quốc. Các chuyên gia nói rằng một trong những yếu tố chính đóng góp nhiều nhất cho thành công này, là phản ứng nhanh chóng trước những dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng; các xét nghiệm chẩn đoán rộng rãi; biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt; sự tham gia và hợp tác của dân chúng.
Trong chương trình “The 700 Club” của đài truyền hình CBN, Thượng nghị sĩ Tom Cotton của Arkansas nhận xét cay đắng rằng những nước nào không theo các chỉ dẫn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, là những nước thành công.
Ông cho rằng Trung Quốc đã thực hiện các bước cần thiết nhằm phát tán virus trên toàn thế giới, trong đó có việc đưa ra các chỉ dẫn sai lầm thông qua WHO, là cơ quan chỉ lặp lại các ý kiến và các con số thống kê của Trung Quốc mà không hề kiểm tra.
“Tôi tin rằng đó là một quyết định có chủ ý được thiết kế để gieo mầm bệnh trên khắp thế giới nhằm bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không phải là quốc gia duy nhất chịu sự suy giảm sức mạnh của nó so với các nước khác,” ông Cotton nói.
Hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư, Bộ trưởng Y tế Úc Greg Hunt lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về vai trò của Trung Quốc và WHO trong trận đại dịch coronavirus kinh hoàng này, và nhấn mạnh rằng Úc đã đạt được thành công trong việc hạn chế sự lây lan của virus một phần là nhờ làm ngược lại những lời khuyên của WHO.
Ông Hunt nhận xét rằng mặc dù WHO đã thực hiện tốt việc phòng chống các bệnh như bại liệt, sởi và sốt rét, nhưng phản ứng của họ đối với coronavirus “đã chẳng giúp gì cho thế giới”.
“Chúng tôi đã làm rất tốt vì chúng tôi đã đưa ra quyết định của riêng mình với tư cách là một quốc gia,” ông nói thêm.
Source:Asia News
Một linh mục bị bắt ở Kenya vì tội phát tán coronavirus
Trần Mạnh Trác
15:27 20/04/2020
Cha Richard Onyango Oduor đã bác bỏ các cáo buộc vào thứ Năm ngày 16 tháng Tư và hiện đang được tại ngoại. Ngài sẽ phải ra trình tòa vào ngày 2 tháng 5, sau khi dành thêm 14 ngày nữa để cách ly.
Theo tin từ Kenya, thì Cha Oduor là một người thường trú tại Rome và đã bay sang Kenya để chủ sự tang lễ cho một người thân. Trong lễ mai táng, ngài đã phân phát Bí tích Thánh Thể và tương tác với nhiều người. Đã có 60 người có sự tiếp xúc với Cha Oduor và họ đã trình diện tại bệnh viện, nhưng không rõ bao nhiêu người trong số họ đã bị lây nhiễm COVID-19.
Cha Oduor đã thử nghiệm dương tính với virus, đã nhập viện khoảng hai tuần trước và đã hồi phục. Ngay sau khi xuất viện, ngài đã bị bắt vào ngày 9 tháng 4.
Cha Oduor được biết đã đi du lịch khắp Kenya từ ngày 11 đến 20 tháng 3 trong khi không biết rằng mình bị nhiễm coronavirus. Trong giai đoạn này, Cha Oduor đi xe buýt và máy bay, và cử hành nhiều Thánh lễ.
Các quan chức Kenya đã xác định và cách ly hơn 130 người đã tiếp xúc với Cha Oduor trước khi ngài được chẩn đoán nhiễm coronavirus. Trong số này có các linh mục tại một giáo xứ ở Nairobi, là nơi Cha Oduor tạm dừng chân trước khi về quê để lo việc chôn cất.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Muheria, giám mục cuả Tổng giáo phận Nyeri và là quản trị tông đồ cuả Giáo phận Kitui, đã từ chối bình luận về vụ việc với báo chí, nói rằng việc này là thuộc thẩm quyền của chính quyền dân sự.
Kenya đã cấm các cuộc tụ họp công cộng, giảm số người được phép tham dự một đám tang, đưa ra lệnh giới nghiêm và tăng các hạn chế đối với những người có việc phải ra vào các khu vực có lây nhiễm cao.
Tại Kenya, có 234 người được chẩn đoán mắc COVID-19 và 11 người chết.
Cha Oduor đã bị bắt cùng ngày với ông Gideon Saburi, phó quân trưởng cuả Kilifi, một quận ở Kenya, với tội danh lan truyền coronavirus. Ông Saburi bị cáo buộc đã xuất hiện trước công chúng trong khi bị nhiễm virut trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến 22 tháng 3. Ông ta cũng đã không nhận tội và được thả vào ngày 16 tháng 4 sau khi đóng tiền thế chân.
Hội Đồng Giám Mục Ý tiếp tục hỗ trợ thêm 2 triệu 400 nghìn euro cho các cơ quan y tế.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
16:24 20/04/2020
Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết các Giám Mục Ý đổi mới phục vụ theo cách "chăm sóc an ủi" để mở rộng trái tim và khôi phục hy vọng. Có một quỹ được mở để hỗ trợ các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Bất cứ ai muốn đóng góp đều có thể đồng góp – họ sẽ được báo cáo kịp thời - vào tài khoản ngân hàng: IBAN: IT 11 A 02008 09431 00000 1646515 - dưới tên: CEI - lý do: Hỗ trợ sức khỏe.
Liên đoàn Công Giáo và Corallo, theo thỏa thuận với Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Ý, mời các tín hữu, gia đình và cộng đồng tu sĩ tụ họp vào thứ Tư ngày 22 tháng 4, lúc 9 giờ tối, cùng nhau đọc kinh Mân Côi sẽ được phát sóng bởi TV2000 và InBluradio, cũng như trực tuyến qua Facebook trên trang CEI (HĐGMY) chính thức. Lần này, nó sẽ được phát sóng từ Đền Đức Trinh Nữ của Thánh Luca tại Bologna. Đức Hồng Y Mát-thêu Zuppi, Tổng Giám Mục Bologna, sẽ hướng dẫn đọc kinh Mân Côi toàn quốc.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: www.agensir.it/
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sr. Minh Du phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Hùng Cường sau khi cha được cho về nhà dòng điều trị
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
23:53 20/04/2020
Tình trạng của Linh mục Nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Hùng Cường, nổi tiếng với những bài thánh ca như Lạy Chúa Con Đây, Đời Người Thoáng Mây Bay, Dâng những buồn vui… đã khá hơn rất nhiều. Sau khi được cấp cứu tại New York vì nhiễm coronavirus, cha đã được cho về nhà dòng dưỡng sức.
Cuộc phỏng vấn này diễn ra vào sáng thứ Ba 21 tháng Tư theo giờ Việt Nam. Giờ New York vẫn là thứ Hai 20 tháng Tư.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những thay đổi trong thái độ đọc Kinh Thánh của Người Công Giáo
Msgr. Daniel Kutys / Nguyễn Văn
10:40 20/04/2020
Ngày nay khi các tín hữu Công Giáo bình thường được hỏi về việc họ thường xuyên đọc Kinh Thánh như thế nào thì họ sẽ trả lời không đọc đều đặn. Tuy nhiên nếu hỏi họ thường xuyên đọc các Bài Đọc ra sao thì câu trả lời sẽ khác. Những tín hữu nhiệt thành biết rằng họ đọc và nghe các Bài Đọc trong các Thánh Lễ. Nhiều người nhận ra các kinh thông dụng như Lạy Cha và Kính Mừng Maria đã là Bài Đọc. Nhưng đối với đa số các tín hữu, các Bài Đọc họ nghe và đọc không xuất phát từ Kinh Thánh. Đó là một trợ giúp thờ phượng trong cộng đoàn.
Bài Đọc luôn luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống cầu nguyện của Hội Thánh Công Giáo và và các tín hữu. Đối với tín hữu Công Giáo vào các thế kỷ trước đây, đón nhận Bài Đọc mang tính thụ động. Họ nghe Bài Đọc do người khác đọc hay cầu nguyện lớn tiếng nhưng chính họ lại không đọc. Lý do đơn giản: Vào các thế kỷ trước một người bình thường không thể nào sắm được một cuốn sách. Việc đọc và sở hữu sách chỉ nở rộ sau khi phát minh ra máy in.
Một khi máy in phát minh, cuốn sách được in nhiều nhất là Kinh Thánh, nhưng vẫn không làm cho việc đọc Kinh Thánh trở thành một việc hành đạo thường xuyên của Công Giáo. Mãi tới giữa thế kỷ 20, tập quán đọc Kinh Thánh và tự diễn giải mới trở thành một dấu ấn của các Giáo Hội Tin Lành phát xuất từ Châu Âu sau thời Cải Cách. Những tín đồ Cải Cách từ khước thẩm quyền của Giáo Hoàng và Giáo Hội qua việc nói rằng người ta có thể đọc và diễn giải Kinh Thánh cho chính họ. Vào giai đoạn này các tín đồ Công Giáo không được khuyến khích đọc Bài Đọc.
Nhận ra bản chất của Cải Cách là đọc và diễn giải Kinh Đạo đã ảnh hưởng đến ngay cả việc nghiên cứu Sách Thánh. Cho đến thế kỷ 20, chỉ có các tín đồ Cải Cách mới tính cực dấn thân vào nghiên cứu Sách Thánh. Việc này chỉ thay đổi vào năm 1943 khi Giáo Hoàng Pius 12 ban hành tông thư Divino Affalante Spiritu (Do Thánh Thần Thôi Thúc). Không những cho phép các tín đồ Công Giáo nghiên cứu Sách Thánh mà còn cổ võ họ làm như thế. Và với việc tín đồ Công Giáo nghiên cứu và dạy lại người khác những gì họ nghiên cứu, sự am tường Sách Thánh đã phát triển.
Hiểu biết về Sách Thánh đã gia tăng sau Công Đồng Chung Vatican 2. Các Thánh Lễ được mừng kính bằng các ngôn ngữ địa phương và việc đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ hoàn toàn được đọc bằng Anh ngữ (tại Hoa Kỳ). Các chương trình huấn luyện lòng tin bắt đầu phát triển và chương trình phổ biến nhất tại một xứ đạo đặt trọng tâm nơi nghiên cứu Sách Thánh. Phong trào đạo này và việc gia tăng các nhóm cầu nguyện đã làm cho các tín đồ Công Giáo nắm vững Sách Thánh hơn. Tất cả điều này đã góp phần làm cho tín đồ Công Giáo quen thuộc hơn với Kinh Thánh và quan tâm hơn tới việc đọc và cầu nguyện với các Sách Thánh.
Một cách gián tiếp, đặc tính của nền văn hoá Mỹ cũng thúc đẩy các tín đồ Công Giáo quen thuộc hơn với Sách Thánh. Các tấm bảng ghi John 3:16 xuất hiện trên các khán đài trong các sự kiện thể thao. Tín đồ Công Giáo nghe nhìn các trích đoạn Sách Thánh tự vấn tại sao họ không thể làm theo. Những kinh nghiệm như thế dẫn đường các tín đồ Công Giáo tìm kiếm sự quen thuộc với Kinh Thánh.
Các thay đổi trong thái độ đã tạo nên cơ hội tốt cho các tín đồ Công Giáo, đặc biệt khi họ đọc và cầu nguyện với Lời Chúa, dẫn đường họ tới các bài học họ đã học, các cõi lòng được truyền cảm hứng và các cuộc đời được tác động sâu sắc trở để nên tốt lành.
(Nguồn: http://usccb.org/bible/understanding-the-bible/study-materials/articles/changes-in-catholic-attitudes-toward-bible-readings.cfm). Đức Ông Daniel Kutys là một quản nhiệm xứ đạo Tổng giáo phận Philadelphia. Trước đây ngài là Giám đốc điều hành Uỷ ban Loan Báo Tin Mừng và Giáo Lý của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ.
Bài Đọc luôn luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống cầu nguyện của Hội Thánh Công Giáo và và các tín hữu. Đối với tín hữu Công Giáo vào các thế kỷ trước đây, đón nhận Bài Đọc mang tính thụ động. Họ nghe Bài Đọc do người khác đọc hay cầu nguyện lớn tiếng nhưng chính họ lại không đọc. Lý do đơn giản: Vào các thế kỷ trước một người bình thường không thể nào sắm được một cuốn sách. Việc đọc và sở hữu sách chỉ nở rộ sau khi phát minh ra máy in.
Một khi máy in phát minh, cuốn sách được in nhiều nhất là Kinh Thánh, nhưng vẫn không làm cho việc đọc Kinh Thánh trở thành một việc hành đạo thường xuyên của Công Giáo. Mãi tới giữa thế kỷ 20, tập quán đọc Kinh Thánh và tự diễn giải mới trở thành một dấu ấn của các Giáo Hội Tin Lành phát xuất từ Châu Âu sau thời Cải Cách. Những tín đồ Cải Cách từ khước thẩm quyền của Giáo Hoàng và Giáo Hội qua việc nói rằng người ta có thể đọc và diễn giải Kinh Thánh cho chính họ. Vào giai đoạn này các tín đồ Công Giáo không được khuyến khích đọc Bài Đọc.
Nhận ra bản chất của Cải Cách là đọc và diễn giải Kinh Đạo đã ảnh hưởng đến ngay cả việc nghiên cứu Sách Thánh. Cho đến thế kỷ 20, chỉ có các tín đồ Cải Cách mới tính cực dấn thân vào nghiên cứu Sách Thánh. Việc này chỉ thay đổi vào năm 1943 khi Giáo Hoàng Pius 12 ban hành tông thư Divino Affalante Spiritu (Do Thánh Thần Thôi Thúc). Không những cho phép các tín đồ Công Giáo nghiên cứu Sách Thánh mà còn cổ võ họ làm như thế. Và với việc tín đồ Công Giáo nghiên cứu và dạy lại người khác những gì họ nghiên cứu, sự am tường Sách Thánh đã phát triển.
Hiểu biết về Sách Thánh đã gia tăng sau Công Đồng Chung Vatican 2. Các Thánh Lễ được mừng kính bằng các ngôn ngữ địa phương và việc đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ hoàn toàn được đọc bằng Anh ngữ (tại Hoa Kỳ). Các chương trình huấn luyện lòng tin bắt đầu phát triển và chương trình phổ biến nhất tại một xứ đạo đặt trọng tâm nơi nghiên cứu Sách Thánh. Phong trào đạo này và việc gia tăng các nhóm cầu nguyện đã làm cho các tín đồ Công Giáo nắm vững Sách Thánh hơn. Tất cả điều này đã góp phần làm cho tín đồ Công Giáo quen thuộc hơn với Kinh Thánh và quan tâm hơn tới việc đọc và cầu nguyện với các Sách Thánh.
Một cách gián tiếp, đặc tính của nền văn hoá Mỹ cũng thúc đẩy các tín đồ Công Giáo quen thuộc hơn với Sách Thánh. Các tấm bảng ghi John 3:16 xuất hiện trên các khán đài trong các sự kiện thể thao. Tín đồ Công Giáo nghe nhìn các trích đoạn Sách Thánh tự vấn tại sao họ không thể làm theo. Những kinh nghiệm như thế dẫn đường các tín đồ Công Giáo tìm kiếm sự quen thuộc với Kinh Thánh.
Các thay đổi trong thái độ đã tạo nên cơ hội tốt cho các tín đồ Công Giáo, đặc biệt khi họ đọc và cầu nguyện với Lời Chúa, dẫn đường họ tới các bài học họ đã học, các cõi lòng được truyền cảm hứng và các cuộc đời được tác động sâu sắc trở để nên tốt lành.
(Nguồn: http://usccb.org/bible/understanding-the-bible/study-materials/articles/changes-in-catholic-attitudes-toward-bible-readings.cfm). Đức Ông Daniel Kutys là một quản nhiệm xứ đạo Tổng giáo phận Philadelphia. Trước đây ngài là Giám đốc điều hành Uỷ ban Loan Báo Tin Mừng và Giáo Lý của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Mai Chim Hót
Lê Trị
11:27 20/04/2020
SỚM MAI CHIM HÓT
Ảnh của Lê Trị
Sớm mai chim hót trên cành
Lâng lâng lòng thấy yên lành bình an
(bt)
Ảnh của Lê Trị
Sớm mai chim hót trên cành
Lâng lâng lòng thấy yên lành bình an
(bt)
VietCatholic TV
Giang Thanh đặt bom phá không sập đền thờ Đức Mẹ, Tập Cận Bình lợi dụng virus uy hiếp giáo dân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:47 20/04/2020
1. Lợi dụng coronavirus, Trung Quốc tăng cường bách hại tôn giáo, cấm hành hương Đức Mẹ Xà Sơn
Trước các con số thương vong vì coronavirus quá vô lý, Trung Quốc đã lặng lẽ nâng dần số trường hợp tử vong và nhiễm bệnh. Tính đến sáng thứ Hai 20 tháng Tư, Bắc Kinh nhìn nhận có 82,747 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, trong đó có 4,632 người chết.
Ngày 24 tháng 5 hàng năm là ngày lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu, được các tín hữu Công Giáo Trung Quốc mừng rất trọng thể. Đặc biệt, họ thường tổ chức các cuộc hành hương đến đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn cách Thượng Hải 38km về phía Tây.
Còn cả tháng nữa mới đến ngày lễ này. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, dưới áp lực của cộng sản, giáo phận Thượng Hải đã phải ra một loạt các thông báo cấm tất cả các cuộc hành hương. Trong thông báo mới nhất vào ngày thứ Hai 20 tháng Tư, giáo phận Thượng Hải cho biết mọi hình thức hành hương, kể cả từng cá nhân cũng không được phép.
Theo Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, đây rõ ràng là một hành vi lợi dụng tình trạng dịch bệnh để tăng cường bách hại tôn giáo. Cần lưu ý rằng hai tuần sau Tết Canh Tí đến nay, thành phố Thượng Hải đã hoạt động trở lại, và các công nhân viên chức phải đi làm như bình thường.
Ngoài cuộc hành hương đền thờ Đức Mẹ Xà Sơn, giáo phận Thượng Hải cũng tuyên bố hủy bỏ tất cả các cuộc hành hương được dự kiến vào tháng Năm.
Thị trấn Xà Sơn gồm hai quả đồi ở quận Song Giang phía tây Thượng Hải. Hai ngọn đồi, cao khoảng 100m, được gọi là Đông và Tây Xà Sơn, mặc dù ngọn đồi phía tây quan trọng hơn cũng được gọi là Xà Sơn.
Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn, được các nhà truyền giáo Âu châu xây dựng từ năm 1925 đến 1935. Ban đầu mọi nghi thức Phụng Vụ trong nhà thờ được cử hành bằng tiếng Latinh. Từ khi Hoa Lục rơi vào tay cộng sản, các nghi thức Phụng Vụ được cử hành bằng tiếng Hoa.
Con đường lên đỉnh đồi, nơi có Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn, gọi là Via Dolorosa, tức là con đường thương khó.
Ngọn đồi cũng có một đài quan sát thiên văn được thành lập bởi các cha dòng Tên.
Theo tổ chức Đức Hồng Y Cung Phần Mai, cộng sản rất chướng mắt với ngôi đền Đức Mẹ quá hùng vĩ này nên đã nhiều lần âm mưu đặt bom giật sập ngôi đền. Nỗ lực cuối cùng diễn ra vào tháng Giêng 1967, dưới thời Cách Mạng Văn Hóa, và do Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông trực tiếp chỉ đạo. Tuy nhiên, bom không nổ. Tại sao các quả bom này không nổ thì đến nay không thể biết chính xác được. Có lẽ phải đợi hết thời cộng sản ác ôn này người ta mới có thể biết tại sao. Nhưng có điều này thì chúng ta biết chắc chắn: Sau cái chết của Mao vào tháng 9, năm 1976, chỉ một tháng sau đó, Giang Thanh bị bắt và bị kết án chung thân khổ sai. Tháng 5 năm 1991 khi được tạm tha, việc đầu tiên Giang Thanh làm là thắt cổ tự tử chết.
Sau nỗ lực đặt bom bất thành của Giang Thanh, Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn được để yên và hàng năm có các cuộc hành hương kính Đức Mẹ vào ngày 24 tháng Năm.
Từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, văn phòng Tôn giáo Thượng Hải và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc đã cố gắng làm cho người Công Giáo Trung Quốc khó đến thăm Xà Sơn hơn. Các cuộc hành hương trở nên thất thường, có năm có, có năm không.
Trong Lá thư gửi người Công Giáo Trung Quốc vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã chọn ngày 24 tháng Năm là Ngày Thế giới cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc để cầu xin Đức Mẹ Xà Sơn tăng cường sức mạnh cho các tín hữu trước những bách hại liên tục của cộng sản.
Kể từ ngày 23 tháng Giêng, khi Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tất cả các nhà thờ đã bị đóng cửa. Các nhà thờ đến nay vẫn bị đóng cửa.
2. Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót tại Ý và Ba Lan
Tính đến sáng thứ Hai 20 tháng Tư, tử vong tại Ý đã lên đến 23,660 người, trong số 178,972 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó, có 433 trường hợp tử vong, và 3,047 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Như thế, số trường hợp tử vong, và số trường hợp nhiễm bệnh mới đều liên tục giảm dần. Đó là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, trong miền Piemonte, nơi có thủ phủ là Turin, tiếng Ý là Torino, dân chúng tỏ ra mất bình tĩnh với lệnh cách ly vừa được gia hạn đến mùng 3 tháng Năm. Họ tràn ra đường và xung đột với các lực lượng an ninh. Piemonte được kể là vùng nguy ngập thứ ba tại Ý với 21,057 trường hợp nhiễm bệnh tính cho đến ngày 20 tháng Tư. Trong số những trường hợp này có đến 14,470 trường hợp vẫn cần phải theo dõi.
Trong thánh lễ trực tuyến, Đức Tổng Giám Mục Cesare Nosiglia, đã lên tiếng yêu cầu anh chị em bình tĩnh, hành động có trách nhiệm và cầu nguyện thêm cho thành phố và quốc gia.
Tại Ba Lan, số các trường hợp nhiễm bệnh đã tăng vọt trong cuối tuần qua. Tử vong tại Ba Lan đã lên đến 360 người, trong số 9,287 trường hợp nhiễm coronavirus.
Trong bài giảng thánh lễ Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa hôm 19 tháng Tư tại nhà nguyện riêng của Tòa Giám Mục Łódź, Đức Tổng Giám Mục Grzegorz Rysia đã kêu gọi anh chị em tín hữu cầu nguyện xin Lòng Thương Xót Chúa cho dịch bệnh sớm chấm dứt tại Ba Lan và trên toàn thế giới.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các chính trị gia biết mưu cầu thiện ích cho dân chúng chứ không phải là lợi ích phe phái
Lúc 7 sáng thứ Hai 20 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các chính trị gia biết mưu cầu thiện ích cho dân chúng chứ không phải là lợi ích phe phái. Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng các Kitô hữu phải tuân giữ các điều răn, và còn phải cho phép mình được Thánh Linh hướng dẫn một cách ngoan ngoãn. Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đến những nơi chúng ta không biết: điều này được gọi là tái sinh bởi trời, là đi vào tự do của Thánh Linh.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nam nữ có ơn gọi chính trị để họ nhận ra chính trị là một hình thức bác ái cao. Cầu xin cho các đảng phái chính trị ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch này, biết cùng nhau tìm kiếm lợi ích của đất nước chứ không phải là lợi ích của đảng phái.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 3:1-8), trong đó Chúa Giêsu nói chuyện với ông Nicôđêmô, một người Pharisêu, đã đến gặp Ngài vào ban đêm.
PHÚC ÂM: Ga 3, 1-8
“Nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do Thái. Ông đến gặp Đức Giêsu vào ban đêm. Ông nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy.” Đức Giêsu trả lời: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.” Ông Nicôđêmô thưa: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao?” Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Không phải tất cả những người Pharisêu đều là người xấu và ông Nicôđêmô là một Pharisêu công chính, là người cảm thấy áy náy và đã tìm kiếm Chúa. Ông Nicôđêmô không biết làm thế nào để thực hiện bước nhảy vọt này: đó là được sinh ra bởi Thần Khí, bởi vì Thần Khí không thể đoán trước được. Bất cứ ai cho phép mình được Thánh Linh hướng dẫn là một người ngoan ngoãn và tự do. Kitô hữu phải tuân giữ các điều răn, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Họ còn phải để cho mình được Thánh Linh hướng dẫn đưa đến những nơi mà Thánh Linh muốn. Người Kitô hữu không thể dừng lại ở việc thực hiện các điều răn, nhưng phải đi xa hơn, là bước vào sự tự do của Thánh Linh.
Đức Thánh Cha cũng trình bày các suy tư của ngài về Bài đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Công vụ 4: 23-31), trong đó, sau khi hai thánh Phêrô và Gioan được thả ra, các môn đệ của Chúa Giêsu đồng tâm nhất trí cất tiếng lên cùng Thiên Chúa cầu xin cho có thể mạnh dạn công bố Tin Mừng, bất chấp những khó khăn và các mối đe dọa: sự can đảm này, theo Đức Phanxicô - là thành quả của Thánh Linh. Các môn đệ Chúa được tái sinh bởi trời với lời cầu nguyện của các ngài.
Source:Vatican News
Daily Mail: Mỹ biết rõ dịch bệnh xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán vì chính Obama tài trợ cho nó
Giáo Hội Năm Châu
16:10 20/04/2020
1. Daily Mail: Mỹ biết rõ dịch bệnh xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán vì chính Obama đã tài trợ
Tính đến hôm thứ Hai 20 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 164,922 người, trong số 2,404,822 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, có thêm 6,433 người chết và 81,903 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận
Tử vong tại Hoa Kỳ là nghiêm trọng nhất với 40,524 người thiệt mạng, trong số 763,579 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Anh đến nay là 16,060 người thiệt mạng, trong số 120,067 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, Anh quốc thiệt mất 888 người và thêm 5,525 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Trong số ra ngày Chúa Nhật 19 tháng Tư, tờ Daily Mail của Anh cho rằng Mỹ biết rõ coronavirus xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán vì chính tổng thống Obama đã tài trợ cho việc nghiên cứu tại phòng thí nghiệm này và Trung Quốc nhiều lần tung lên các hình ảnh không an toàn tại phòng thí nghiệm này để vòi thêm tiền của Mỹ.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của …
Phòng thí nghiệm đang là trọng tâm những nghi ngờ gây ra đại dịch đã tiến hành các nghiên cứu về dơi từ một hang động mà các nhà khoa học tin là nguồn gốc của vụ dịch tàn khốc này.
Các tài liệu thu được của bổn báo cho thấy Viện Virus học Vũ Hán đã tiến hành thí nghiệm coronavirus trên các động vật có vú bắt được ở Vân Nam cách đó hơn 1,000 dặm. Viện Virus học này được tài trợ bởi một ngân khoản $3.7 triệu từ chính phủ Mỹ.
Trình tự xuất phát Covid-19 có thể truy nguyên đến những con dơi được tìm thấy trong một hang động ở Vân Nam.
Những chi tiết này nổi lên sau khi bổn báo tiết lộ vào tuần trước rằng các Bộ trưởng ở Anh sợ rằng đại dịch có thể là do virus rò rỉ từ viện nghiên cứu này.
Các nguồn tin từ viên chức cao cấp trong chính phủ cho biết, “lời khuyên có tính cân bằng từ các khoa học” đến nay vẫn cho rằng virus gây chết người này lần đầu tiên được truyền sang người từ một chợ động vật sống ở Vũ Hán. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng một tai nạn tại phòng thí nghiệm ở thành phố Trung Quốc này là nguyên nhân gây ra đại dịch coronavirus kinh hoàng này “không còn bị đánh giá thấp nữa”.
Theo một tuyên bố chưa được xác minh, các nhà khoa học tại viện này có thể đã bị nhiễm bệnh sau khi bị máu dơi có chứa virus bắn vào người, và sau đó lây bệnh cho cộng đồng địa phương.
Đến nay bổn báo biết rằng các nhà khoa học ở đó đã thử nghiệm trên dơi như là một phần của dự án do Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ tài trợ, cho phép phòng thí nghiệm Vũ Hán nhận tiền của Mỹ cho các thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào tháng 11 năm 2017 dưới tiêu đề: “Discovery of a rich gene pool of bat SARS-related coronaviruses provides new insights into the origin of SARS coronavirus.”, nghĩa là “Khám phá về một nhóm gen phong phú của các coronavirus liên quan đến SARS từ dơi cung cấp những hiểu biết mới về nguồn gốc của SARS coronavirus.”
Bản báo cáo, nhằm xin thêm tiền của Hoa Kỳ, được tóm tắt là: “Dơi trong một hang động ở Vân Nam, Trung Quốc đã bị bắt và lấy mẫu các coronavirus để dùng trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Tất cả các quy trình lấy mẫu được thực hiện bởi các bác sĩ thú y với sự chấp thuận của Ủy ban Đạo đức động vật của Viện Virus học Vũ Hán.
Việc lấy mẫu dơi được tiến hành mười lần từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 10 năm 2015 trong các mùa khác nhau trong môi trường sống tự nhiên của chúng tại một hang động duy nhất ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Dơi đã bị bẫy và mẫu phân đã được thu thập.”
Tất cả các nghiên cứu này xảy ra dưới thời tổng thống Barrack Obama. Sau khi Trung Quốc công bố báo cáo trên với dụng tâm vòi thêm tiền từ chính phủ mới của tổng thống Trump nhưng không có hiệu quả, ngày 28 tháng Năm, 2018 tờ China Daily của cộng sản Trung Quốc tung thêm trên Twitter một bức ảnh quảng cáo rằng Viện Virus học Vũ Hán là một ngân hàng virus lớn nhất Á Châu với 1,500 chủng virus khác nhau.
Trong bài “Photos inside Wuhan lab show broken seal on unit containing bat coronavirus” nghĩa là “Các hình ảnh từ phòng thí nghiệm Vũ Hán cho thấy một con niêm bị bể trên hộp đựng coronavirus từ dơi”, tờ Mirror của Anh, số ra Chúa Nhật 19 tháng Tư, 2020 cho biết thêm:
“Những bức ảnh kinh hoàng đã xuất hiện từ bên trong phòng thí nghiệm Vũ Hán cho thấy một con niêm bị bể trên cửa của một trong những hộp được sử dụng để chứa 1,500 chủng virus - bao gồm cả virus coronavirus liên quan đến đại dịch toàn cầu.
Những hình ảnh này, được phát hành lần đầu tiên bởi tờ China Daily của nhà nước vào năm 2018, đã được công bố một lần nữa vào tháng trước trên Twitter trước khi bị xóa.”
Các nguồn tin chính phủ Anh nói rằng mặc dù các tin tình báo mới nhất không bác bỏ giả thuyết dịch bệnh hiện nay là “zoonotic” – nghĩa là có nguồn gốc từ động vật - nhưng không còn bỏ qua giả thuyết cho rằng virus này lây lan sang người sau khi bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Tuần trước, người ta nghi ngờ thêm rằng giả thuyết cho rằng dịch bệnh xuất phát từ chợ động vật Vũ Hán là không đúng sự thật sau khi Tào Bân (Cao Bin-曹斌), bác sĩ tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm (Jinyintan - 金银潭)Vũ Hán, nhấn mạnh đến một nghiên cứu cho thấy 13 trong số 41 bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán nhiễm trùng không có bất kỳ liên hệ nào với ngôi chợ Vũ Hán. “Rõ ràng rằng thị trường hải sản không phải là nguồn gốc duy nhất của virus”, ông nói.
Phản ứng trước các công bố của Daily Mail.
Anthony Bellotti, chủ tịch tập đoàn White Coat Waste, đã lên án chính phủ Obama vì đã chi tiền thuế dân ở Trung Quốc, và nói thêm: “Động vật bị nhiễm virus, hoặc bị các bệnh này bệnh khác, và sau khi bị lạm dụng trong phòng thí nghiệm Trung Quốc được báo cáo có thể được bán ra thị trường cho người dân tiêu thụ sau khi các thí nghiệm được hoàn thành.”
Nghị sĩ Hoa Kỳ Matt Gaetz nói: “Tôi chán ghét khi biết rằng trong nhiều năm, chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ cho các thí nghiệm động vật nguy hiểm và độc ác tại Viện Virus học Vũ Hán, có thể góp phần vào sự lây lan của coronavirus trên toàn cầu và nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm khác ở Trung Quốc mà hầu như chẳng có sự giám sát nào từ chính quyền Hoa Kỳ.”
Một lá thư từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn đã phản đối tờ Daily Mail.
Lá thư nói: “Những cáo buộc vội vàng và liều lĩnh, như cho rằng Trung Quốc là nguồn gốc gây ra dịch bệnh trước khi có bất kỳ kết luận khoa học nào, là vô trách nhiệm và chắc chắn sẽ gây tổn hại cho hợp tác quốc tế tại thời điểm quan trọng này.”
2. Hồng Y Nam Phi lên tiếng bênh vực quyết định ngừng tại trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới
Hôm thứ Ba 14 tháng Tư, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, đã phạm những sai lầm chết người và quá tin tưởng Trung Quốc.
“Tôi đang chỉ đạo chính quyền của mình tạm dừng tài trợ trong khi một cuộc tái duyệt được tiến hành để đánh giá vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc quản lý sai lầm một cách nghiêm trọng và che đậy sự lây lan của coronavirus,” ông Trump nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc hôm thứ Tư cho biết cơ quan này đã thất bại đối với người dân Hoa Kỳ.
“Người dân Mỹ xứng đáng được hưởng lợi từ WHO, nhưng điều đó đã không xảy ra, và vì thế ngay lập tức sẽ không có thêm nguồn tài trợ nào cho đến khi sự quản lý sai lầm, bao che và thất bại của nó có thể được điều tra đến nơi đến chốn”.
Quyết định của tổng thống Trump đã vấp phải những chống đối trên toàn cầu vì âu lo rằng trong lúc dầu sao lửa bỏng này vai trò của WHO rất quan trọng, và việc cắt nguồn tài trợ cho tổ chức này có thể dẫn đến các hậu quả kinh hoàng.
Tuy nhiên, cũng có những người bênh vực cho quyết định của tổng thống Trump.
Tại Úc, hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt cho rằng Úc thành công trong việc chặn đứng đại dịch coronavirus nhờ làm ngược lại các lời khuyên của WHO. Ông ủng hộ lời kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về vai trò của Trung Quốc và WHO trong trận đại dịch coronavirus kinh hoàng này, và nhấn mạnh rằng Úc đã đạt được thành công trong việc hạn chế sự lây lan của virus một phần là nhờ làm ngược lại những lời khuyên của WHO.
Tại Nam Phi, bình luận về quyết định của Tổng thống Donald Trump tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới, Đức Hồng Y Wilfrid Napier của Nam Phi đã tweet rằng “Đây không phải là thời điểm tốt nhất cho những người đã chào đời và đang lo sợ cho cuộc sống của họ dưới bàn tay của COVID-19! Nhưng đây là thời điểm TỐT NHẤT cho CÁC THAI NHI CHƯA CHÀO ĐỜI mà mạng sống đang bị đe dọa do áp lực của WHO đối với các quốc gia châu Phi đặc biệt là việc hợp pháp hóa phá thai!”
Sau đó, ngài tweet thêm rằng:
“Với lập trường kiên định mạnh mẽ chống phá thai, phải chăng tài liệu đính kèm giải thích hành động của Tổng thống Trump chống lại WHO?”
Tài liệu Đức Hồng Y Wilfrid Napier nhắc đến có tựa đề “Growing Abortion Advocacy at the World Health Organization” – “Biện minh cho phá thai ngày càng tăng tại Tổ chức Y tế Thế giới” do Học viện Nghiên cứu Dân số Thế giới - Population Research Institute - công bố.
Trong lời nói đầu, tài liệu này nhận định rằng:
Tổ chức Y tế Thế giới từ lâu đã thúc đẩy phá thai dưới chiêu bài sức khỏe. WHO từ lâu đã tuyên bố rằng việc hợp pháp hóa phá thai là rất quan trọng để giảm tỷ lệ phá thai không an toàn.
Trong nhiều năm, WHO đã xuất bản các sổ tay và các hướng dẫn lâm sàng chỉ thị cho các nhân viên y tế cách thực hiện phá thai đến 12 tuần và hơn thế nữa. Trong hơn một thập kỷ rưỡi, WHO đã ban hành các hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách, và khuyến cáo họ phải kết hợp phá thai vào các chính sách và các quy định y tế.
Nhưng trong những năm gần đây, việc vận động phá thai của WHO đã dần tăng lên khi tổ chức này trở nên có tiếng nói hơn trong việc thúc đẩy chính sách phá thai an toàn. Và cuộc họp của Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 71 của WHO tại Geneva vào ngày 24 tháng 5, 2018 đã giới thiệu các chủ đề báo hiệu rằng WHO thậm chí có thể có vị thế mạnh hơn đáng kể trong việc ủng hộ phá thai trong tương lai gần.
Source:Daily Mail
Source:Mirror
Thánh Ca
Tìm Nương Ẩn Nơi Mẹ - Sáng tác: Lm. Văn Chi – Trình bày: Phi Phi
Khanh Lai
18:30 20/04/2020