Ngày 19-04-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:28 19/04/2011
CHÂN GHẾ ĐẨU
N2T

Ngày xưa ở nông thôn nọ có một vài người sống rất tiết kiệm, thường dùng cành cây để làm chân ghế đẩu, có một nhà nọ có cái ghế đẩu bị hư một chân, người anh kêu em mình đi chặt cành cây để thay thế.
Người em cầm rìu đi rất lâu nhưng lại trở về tay không. Người anh hỏi nó đã chặt cành cây về thay chân cái ghế đẩu chưa, người em rất bực báo oán, nói:
- “Anh không biết, mấy cây của nhà mình em đều trèo lên coi hết rồi, cành cây để thay chân ghế thì nhiều, nhưng toàn bộ đều hướng lên, không có cành nào chúi xuống !”

Suy tư:
Hể là cành cây thì có thể thay chân ghế đẩu, đâu cần phải cành cây chúi xuống hay hướng lên, chẳng qua là đứa em cứ nghĩ cái chân ghế là ở phía dưới, nên tìm cành cây mọc hướng lên mới được.
Có một vài người Ki-tô hữu cũng có những suy nghĩ cứng nhắc đến cố chấp làm mất đi tinh thần bác ái của Phúc Âm:
- Họ cứng nhắc khi phê phán người khác là thứ vô đạo, bởi vì họ ít đi lễ nhà thờ.
- Họ cứng nhắc khi phê phán một lỗi của anh chị em, mà không nhìn đến những nỗ lực của những anh chị em ấy.
- Họ cố chấp không thừa nhận cái ưu cái hay của người khác, chỉ vì họ cứ cứng nhắc nghĩ đến lỗi lầm quá khứ của người khác.
Chúa Giê-su không hề nghĩ đến tội trong quá khứ của chúng ta, Ngài cũng không cứng nhắc cố chấp khi chúng hối hận ăn năn tội lỗi của mình.
Cành cây hướng lên hay chúi xuống cũng là cành cây, đều có thể thay thế chân ghế đẩu. Cũng vậy, con người ta ai cũng có thể trở thành người tốt khi họ thực tâm hối cải và quyết tâm vươn lên, dù họ có khuyết điểm, bởi vì họ cũng là con cái của Thiên Chúa.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:29 19/04/2011
N2T

34. Một người lương tâm vô tội thì dễ dàng hài hòa, dễ dàng hòa bình.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Thứ tư Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 19/04/2011
THỨ TƯ TUẦN THÁNH

Tin mừng : Mt 26, 14-25.
“Con Người phải ra đi như kinh thánh đã chép về Ngài, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người”.


Anh chị em thân mến,
Một hôm, hoa Hải Đường ôm tâm nhĩ bị nghiến đau và chảy máu, nó đau khổ nói cùng Chúa Tạo Vật: “Người lạ làm tổn thương con, con có thể quên rất nhanh, tại sao người càng thân cận, càng làm cho con không thể chịu đựng được ?”
Chúa Tạo Vật thở dài nói: “Thân cận chưa chắc là thân mật, thân mật không nhất định là thân yêu. Người càng thân cận, thường làm tổn thương nhau càng sâu. Trước mặt người chí thân, chí cận, chí ái thì trong lòng không bố trí phòng thủ, cho đến nỗi bị vết thương vừa sâu vừa lớn”. (1)


Có phải người phản bội Chúa Giêsu là tôi ?
Thân cận chưa chắc đã thân mật và chưa chắc đã yêu, bằng chứng là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã ở với Chúa Giê-su ba năm mà vẫn phản bội Ngài; bằng chứng là có những đôi vợ chồng đã kề cận thân mật trong nhiều năm trời, nay lại phản bội nhau đường ai nấy đi; bằng chứng là có rất nhiều anh em chị em ruột tố cáo nhau trước tòa án, dù rằng họ là người thân thiết thân cận của nhau. Chúa Giê-su đã trả lời các môn đệ: “Kẻ giơ tay chấm chung một dĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy” , kẻ nộp Chúa Giê-su không phải Giu-đa Ít-ca-ri-ốt là môn đệ của Ngài sao ?

Có phải tôi là người phản bội Chúa Giê-su không ?
Cùng ăn một tấm bánh, cùng uống một chén nhưng cộng đoàn trong giáo xứ chúng ta vẫn cứ chia rẻ nhau, mà cộng đoàn giáo xứ không phải là thân mình của Chúa Giê-su, là anh chị em của nhau sao ? Đó là một sự đau khổ nhất của Chúa Giê-su, mà chính tôi cũng là người có trách nhiệm trong việc chia rẻ này, khi tôi đứng phe bên này chửi rủa thóa mạ chỉ trích phe bên kia.

Có phải tôi là người phản bội Chúa Giê-su không ?
Chắc chắn rằng tôi đã phản bội Ngài khi tôi là một mục tử được Ngài tuyển chọn, khi tôi ăn Mình và uống Máu Ngài mỗi ngày trong thánh lễ, nhưng tôi vẫn giơ chân đá Ngài văng ra khỏi cuộc sống linh mục của tôi, đó là khi tôi vẫn tham lam coi tiền bạc là cứu cánh của mình, khi tôi coi dục vọng là sự thỏa mãn mình hơn niềm vui phục vụ tha nhân, khi tôi kiêu căng không thèm rửa chân cho những con chiên bị lấm bùn vì cuộc sống xô bồ, mà chỉ thích con chiên rửa chân cho mình mà thôi...

Tôi là người thân cận nhất của Chúa Giê-su vì Ngài đã chết cho tôi vì yêu thương tôi; tôi là người thân mật với Chúa Giê-su vì Ngài ở trong tôi và tôi ở trong Ngài, nhưng tôi đã không yêu thương Ngài cách trọn vẹn, và vì thế mà Ngài càng đau khổ hơn, vì những tội lỗi của tôi như những nhát búa tôi đóng vào tay chân Ngài, nặng và sâu hơn ngày xưa khi Ngài chịu đóng đinh vào thập giá.

Anh chị em thân mến,
Bắt đầu ngày mai là chúng ta bước vào Tam Nhật Thánh, nó là đỉnh cao của mùa chay, là kỷ niệm ba ngày cuối cùng của Chúa Giê-su tại trần gian, do đó, trong tâm tình kết hợp sâu xa với Chúa Giê-su khổ nạn, chúng ta cùng đồng hành với Ngài qua các nghi thức của Giáo Hội, để chia sẻ những đau khổ với Ngài, và đón nhận những hồng ân cao quý mà Thiên Chúa sẽ ban cho trong cuộc đời của mình.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tiệc ly là tình yêu quy tụ
Lm. Phêrô Hồng Phúc
20:24 19/04/2011
TIỆC LY LÀ TÌNH YÊU QUY TỤ

Gần tới ngày Đức Giêsu chịu khổ nạn, một bữa tiệc đã được dọn ra. Bữa tiệc này gọi là bữa Tiệc ly. Bởi vì Thầy trò sắp ly biệt. Nhưng trong bữa tiệc ly này không có bầu khí ly biệt mà lại là những hình ảnh của hiệp nhất sâu xa. Bởi lẽ trong bữa tiệc ly ấy, Đức Giêsu đã trao cho các tông đồ Thịt và Máu mình để tất cả được hợp nhất nên một, và thực hiện lời của thánh Phaolô: “Trước khi ăn Bánh và uống Chén này, anh em hãy tự vấn lương tâm mình”(Cr 11,28). Trong bữa tiệc ly cũng đã xảy ra như vậy. Từng người một, trong tông đồ đoàn mười hai, đã được nhắc đến một cách hết sức chi tiết. Bắt đầu từ chính Chúa Giêsu, “Chúa cảm thấy tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố: Thật, Thầy bảo thật với các con, có một người trong các con sẽ nộp Thầy”(Ga 13,21). Và đó chính là khởi đầu cho sự xét mình của từng tông đồ một. Tất cả từng tông đồ đều phải xét mình. Ai cũng xôn xao, ai cũng tự hỏi: “Lạy Thày, có phải con không?” (Mt 26,21).

Có lẽ có một người không muốn hỏi câu đó, thì chính Chúa Giêsu đã nói với anh ta. Đó là Giu-đa It-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Thầy. Chúa Giêsu cho Gioan biết một ám chỉ: “Thầy chấm miếng bánh cho ai thì đấy chính là người đó” (Ga 13,26). Nhưng cử chỉ của Chúa thì hết sức thân mật, Ngài chấm miếng bánh bỏ vào đĩa cho Giu-đa, một cử chỉ thân thương. Ở Việt Nam, những người thật thân mới gắp cho nhau, và vì thế, cách thức làm của Chúa Giêsu dường như là một cử chỉ yêu thương mời gọi lần cuối. Nhưng thánh Gioan đã diễn tả trong Tin Mừng bằng một câu ngắn gọn: “Ăn miếng bánh rồi, Satan nhập vào y”(Ga 13,27a). Không phải là tình yêu của Chúa nhập vào Giuđa, nhưng là sự hận thù, là Satan. Và Giu-đa là nhân vật đầu tiên được nói kỹ hơn tất cả. Mà người nói kỹ nhất về Giu-đa lại là chính Chúa Giêsu. Chúa nói không phải là đối thoại mà nói thẳng vào trong lòng của Giu-đa: “Con tính làm gì thì làm mau đi”(Ga 13,27b). Câu nói ấy không phải là một bản tố cáo công khai trước tông đồ đoàn, vì nhiều người tưởng rằng Chúa nói về việc phân công trách nhiệm cho Giu-đa hoặc là đi giúp người nghèo, hoặc là tính mua bán thứ gì vì anh ta giữ túi tiền. Thành ra việc Giu-đa ra đi cũng không ai nghi ngờ gì. Yêu thương là thế, bao dung là thế ! Vậy mà cũng vẫn những lời ngắn gọn của Gioan về Giu-đa: “Khi Giu-đa ra đi rồi. Bấy giờ là đêm tối” (Ga 13,30). Ngắn gọn nhưng đầy đủ, bởi vì ăn miếng bánh xong Satan nhập vào Giu-đa, thì đương nhiên Giu-đa thuộc về đêm tối ngay từ giờ phút đó và việc ra đi của Giu-đa cũng đương nhiên là đêm tối. Cuộc đời phản bội, cuộc đời nắm giữ túi tiền khư khư, nhất là nắm giữ ý riêng của mình, mà không có hoán cải đến giây phút cuối cùng. Cuộc đời ra đi theo ý riêng của mình. Tất cả đều là đêm tối.

Con người thứ hai tương phản với Giu-đa cũng được Chúa nói riêng, đó là Phêrô. Phêrô hỏi Thầy rất kỹ lưỡng, đến từng chi tiết vì quan tâm tới Thầy: “Lạy Thầy, Thầy đi đâu?. Đức Giê su trả lời: Nơi Thầy đi con không theo được, nhưng sau này con sẽ đi theo” (Ga 13,36), Phêrô càng quả quyết hơn: “Con sẵn sàng chịu chết vì Thầy” (Lc 22,33). Nhưng chính khi Phêrô mạnh mẽ thì Chúa lại cho Phêrô thấy mình yếu đuối như thế nào? “Trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần”(Mc 14,72). Từng nhân vật một, nhưng mỗi một nhân vật được Chúa nhắc riêng đều có tính cách riêng. Gioan trẻ trung, trinh khiết đã cảm nhận được tình yêu của Chúa lớn nhất và vẫn tự xưng là người được Chúa yêu riêng thì hôm nay cũng ở gần Chúa nhất. Dựa đầu vào sát ngực Chúa Giêsu, Gioan hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, ai vậy?”(Ga 13,25). Gioan không hỏi: “Thưa Thầy, có phải con không?” nhưng Gioan hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?”. Vì tình yêu lớn lao của Gioan đối với Thầy và cảm nhận tình yêu lớn lao của Thầy dành cho mình nên Gioan đã ở trong tình yêu ấy mà không phải sợ giật mình thanh minh. Và Chúa Giêsu cũng đã chỉ riêng cho Gioan thấy người đó là ai. Trong ánh mắt nhìn trong sạch và tình yêu trong suốt ấy, Gioan đã được Chúa cho nhìn thấy một sự thật, một sự thật diễn ra ngay trước mắt. Điều đó cũng là chung cho số phận loài người chúng ta. Rằng mỗi người trong Tuần Thánh này phải tự xét mình: “Lạy Thày, có phải con không?”. Chúng ta không nói được như Gioan: “Thưa Thầy, ai vậy?”. Nhưng hãy nói như từng tông đồ một: “Thưa Thày, có phải con không?”. Và có hai điều chúng ta phải tránh:

-Thứ nhất là: “Ra đi như Giu-đa, bấy giờ là đêm tối”;

-Thứ hai là đừng quá tin tưởng vào sức riêng của mình: “Thưa Thầy, dù có phải chết vì Thầy thì con cũng không bỏ Thầy” để rồi như Phêrô nghe Chúa khuyến cáo: “Trước khi gà chưa gáy lần hai thì con đã chối Thầy lần ba rồi”.

Mỗi người chúng ta hãy khiêm tốn xét mình. Hãy đi sâu vào trong mầu nhiệm Thương Khó và sự chết của Đức Kitô. Bởi trong bữa tiệc ly này, chúng ta được đón nhận tấm Bánh bẻ ra và Lời Chúa tuyên bố: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con” (Lc 22,19). Thánh Lễ Misa hôm nay chính là “tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban Mình Máu Chúa dưới hình bánh rượu làm của nuôi linh hồn ta” (Giáo lý Công giáo) trong mỗi thánh lễ, qua tay thừa tác viên của Giáo Hội chúng ta cũng được lãnh nhận Mình và Máu Chúa như các Tông đồ đã được ăn Mình và uống Máu Chúa tại nhà Tiệc ly năm xưa.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Xin cho mỗi người chúng con
được đón nhận Mình và Máu Chúa.
Không phải để chúng con thưởng thức
như người ta thưởng thức cao lương mĩ vị,
nhưng để chúng con được Mình và Máu Chúa
làm thần lương bổ sức linh hồn chúng con,
cho chúng con được tan chảy
trong từng huyết mạch của mình,
một của lễ hy sinh,
dẫu nhỏ bé nhưng được hòa tan,
được góp phần với của lễ tình yêu hiến tế lớn lao nhất của Chúa
trong nhà tiệc ly cũng như trên Thập Giá.
Xin cho mỗi người chúng con
được trở chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Chúa
và thân mình mầu nhiệm ấy đã được cứu chuộc bằng giá đắt,
giá máu cực thánh của Chúa
để cho chúng con được hưởng ơn cứu độ đời đời. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC bổ nhiệm Giám mục Mỹ trẻ nhất
Nguyễn Trọng Đa
08:15 19/04/2011
ĐTC bổ nhiệm Giám mục Mỹ trẻ nhất


Detroit - ĐTC Biển Đức 6 bổ nhiệm linh mục Jose Auturo Texas Cepeda làm giám mục phụ tá của tổng giáo phận Detroit, Mỹ. Với việc bổ nhiệm ở tuổi 41, ngài trở thành Giám mục trẻ tuổi nhất tại Mỹ.

Tân GM Jose Auturo Cepeda
Đức Giám Mục tân cử Cepeda hiện là Giám đốc Chủng viện Mẹ Lên Trời ở thành phố San Antonio, và là vị thứ ba trong số các giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Detroit.

Khi nhận được tin bổ nhiệm ngày 18-4, Giám mục tân cử - người chưa bao giờ đến thăm thành phố ngoại trừ sân bay của nó - đã bày tỏ sự phấn khích về sự di chuyển sắp tới của mình.

Ngài nói: “Tôi sẽ học rất nhiều từ tổng giáo phận Detroit. Thiên Chúa là Đấng Duy nhất làm tất cả công việc, và ban cho chúng ta mọi ân sủng chúng ta cần. Điều tôi cần nói ở đây là nói tiếng “Xin vâng”, giống như Đức Mẹ. Đó là thái độ của tôi”.

Đức Giám mục tân cử Cepeda, cùng với hai Giám mục tân cử khác là Đức ông Donald Hanchon và linh mục Michael Byrnes, sẽ được thụ phong Giám mục ngày 5-5 tại Vương cung thánh đường Thánh Thể.

Tổng giám mục Allen H. Vigneron hoan nghênh việc bổ nhiệm, và nói rằng Giám mục tân cử "đến với chúng ta cùng với một sứ vụ tông đồ, là sử dụng tất cả tài năng và ân ban của ngài, để phục vụ toàn dân Chúa trong khu vực Đông Nam Michigan - với sự quan tâm đặc biệt đến một phần của gia đình giáo hội địa phương, đó là số người gốc Tây Ban Nha".

Tổng Giám mục Vigneron nói thêm: “Ngài là người con thực sự của Đức Mẹ Guadalupe. Tôi biết Đức Mẹ sẽ giúp ngài chia sẻ ân ban của ngài với chúng ta, để cho tất cả chúng ta – từ nhiều nền văn hóa đa dạng - sẽ chia sẻ ân ban hồng phúc với nhau".

Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez, người đã đứng đầu tổng giáo phận San Antonio, và hiện đứng đầu Tổng giáo phận Los Angeles, nói với hãng tin CNA: "Việc bổ nhiệm Cha Cepeda mang lại cho tôi niềm vui lớn lao".

Ngài mô tả Giám mục tân cử là "một người cộng tác gần gũi và có giá trị" tại San Antonio, trong vai trò là Giám đốc Ơn Gọi và Giám đốc chủng viện.

Ngài nói thêm: “Tổng Giáo Phận Detroit đang tiếp nhận một linh mục giỏi và một vị mục tử đầy nhiệt huyết và năng lực. Tôi đoan chắn rằng ngài sẽ được nhớ đến nhiều ở San Antonio, nhưng với tư cách là một giám mục, ngài sẽ phục vụ một đoàn chiên lớn hơn. Tôi sẽ cầu nguyện cho ngài nhiều trong các công tác mục vụ mới của ngài”.

Chào đời tại San Luis Potosi, Mexico, Đức Giám mục tân cử Cepeda đến Mỹ cùng với gia đình ở tuổi 19, và đã bắt đầu nhận biết ơn gọi làm linh mục của mình. Ngài được truyền chức linh mục năm 1996 tại giáo xứ Thánh Maria Mađalêna quê nhà ở thành phố San Antonio.

Sau khi làm cha phó của vương cung thánh đường San Fernando ở San Antonio trong bốn năm, ngài được cử du học tại Đại học giáo hoàng Thánh Tôma Aquinas ở Roma, nơi ngài lấy bằng cử nhân và tiến sĩ thần học.

Sau khi trở về San Antonio, ngài đã giảng dạy tại Chủng viện Mẹ Lên Trời, và làm giám đốc chủng viện từ năm 2010. Ngài cũng là giám đốc Ơn gọi cho tổng giáo phận, và sứ vụ của ngài cũng bao gồm việc phụ trách một chương trình trò chuyện song ngữ trên truyền hình Công Giáo ở San Antonio nữa. (CNA / EWTN News 18-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tây Ban Nha: Nhà tạm của một giáo xứ bị phá hoại
Nguyễn Trọng Đa
08:20 19/04/2011
Tây Ban Nha: Nhà tạm của một giáo xứ bị phá hoại

Madrid – Nhiều người đã đột nhập vào một nhà thờ ở Tây Ban Nha, phá hoại nhà tạm và vương miện trên một tượng Đức Trinh Nữ Maria.

Vụ đột nhập bất hợp pháp đã xảy ra tại giáo xứ Thánh Maria Mađalêna, thành phố Ciempozuelos, Tây Ban Nha, vào sáng sớm ngày 13-4. Hãng tin Europa Press cho biết cha chánh xứ giáo xứ nói với cảnh sát rằng 26 USD đã bị lấy cắp trong một thùng quyên góp, và vương miện trên tượng của Mẹ Maria đã bị phá hủy.

Các kẻ xâm nhập cũng đã phá vỡ cửa Nhà Tạm và lục soát phòng thánh, vất lại trên sàn nhà nhiều áo lễ và chén lễ. Các nhà điều tra đã xem xét toàn bộ nhà thờ và sân giáo xứ để thu thập chứng cứ.

Mới đây nhiều quan chức chính quyền địa phương đã đến thăm giáo xứ và tu viện Dòng nữ Clara tại Ciempozuelos, cả hai đều là các địa điểm lịch sử.

Cảnh sát cho biết trước đó các kẻ xâm nhập này đã trộm cắp ở ba quán rượu và một cửa hàng bán thịt trong khu vực, phá hoại vật chất và lấy cắp 427 USD. (CNA/Europa Press 18-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Vatican: Các bảo tàng viện mở lâu hơn nhân lễ phong chân phước ĐTC Gioan Phaolô II
Nguyễn Trọng Đa
08:21 19/04/2011
Vatican: Các bảo tàng mở lâu hơn nhân lễ phong chân phước ĐTC Gioan Phaolô II

VATICAN – Tòa thánh cho biết các bảo tàng Vatican sẽ mở cửa lâu hơn trong tuần lễ diễn ra lễ phong chân phước ĐTC Gioan Phaolô II.

Cơ quan quản trị Nhà nước Vatican thông báo rằng các bảo tàng Vatican sẽ mở cửa từ 07g00 tối đến nửa đêm (vào cửa muộn nhất lúc 10g đêm) vào các đêm 26, 27, 28 và 29-4 và đêm 2-5 tới.

Hơn nữa, nhật báo bán chính thức của Vatican L'Osservatore Romano cho biết hồi tuần trước rằng, tiền vé vào cửa sẽ được giảm còn 8 euro (11 USD) cho mỗi khách hành hương vào cửa với thư giới thiệu của giáo xứ, giáo phận hay Dòng tu của mình.

Sáng kiến này là để đảm bảo một dịch vụ rộng lớn và sự tiếp đón tốt hơn cho tất cả những người đến Roma nhân dịp này.

Các bảo tàng Vatican sẽ mở cửa thường lệ vào ban đêm bắt đầu từ ngày 6-5, và sẽ tiếp tục cho đến ngày 28-10, ngoại trừ tháng Tám. (Zenit 18-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Anh: các Giám mục công bố lời nguyện cho đám cưới hoàng gia
Nguyễn Trọng Đa
08:22 19/04/2011
Anh: các Giám mục công bố lời nguyện cho đám cưới hoàng gia

LONDON - Các Giám mục của Anh và xứ Wales đã công bố một lời cầu nguyện cho đám cưới hoàng gia, vốn sẽ diễn ra vào tuần tới giữa Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton.

Lời nguyện là: “Lạy Cha ở trên trời, chúng con xin Cha chúc lành cho Hoàng tử William và Công nương Catherine, khi hai người cam kết tình yêu với nhau trong hôn nhân. Xin tình yêu của Cha hiệp nhất đôi tân hôn trong cuộc sống của họ”.

"Xin ban cho đôi tân hôn sức mạnh để phục vụ Cha, đất nước chúng con và Khối thịnh vượng chung với tính chính trực và trung tín. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen".

Tổng Giám mục Anh giáo ở Canterbury, Rowan Williams, sẽ chủ sự lễ cưới ngày 29-4 tại Tu viện Westminster giữa Hoàng tử William 28 tuổi và Công nương Middleton 29 tuổi. Ngày cưới này đã được công bố là một ngày nghỉ ngân hàng tại Anh.

Tu viện Westminster là nơi diễn ra nhiều lễ cưới, lễ đăng quang của Vua, và lễ tang hoàng gia, trong đó có tang lễ của Công nương Diana, thân mẫu của hoàng tử William.

Dự trù khoảng hai tỉ người trên khắp thế giới sẽ xem đám cưới trên truyền hình, với khoảng 1.900 gia đình và bạn hữu có mặt trong Tu viện. Hơn 140 xe phát sóng sẽ qui tụ tại Tu viện Westminster, đại diện cho các hãng thông tấn từ khắp nơi trên thế giới, với nhiều máy móc thiết bị truyền thông được đặt dọc theo tuyến đường diễu hành. (Zenit 18-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Giáo hội Libya trong cơn bão lọan (2/2)
Trần Mạnh Trác
09:07 19/04/2011
...
Những cuộc bão lọan tại Libya hiện nay đã gây ra một làn sóng xuất hành của những người lao động nước ngòai. Theo chân họ cũng là những giáo sĩ phục vụ với tư cách tạm thời hoặc nghiên cứu.

Tripoli ngày nay chỉ còn lại 15 linh mục và khoảng 60 nữ tu phục vụ cho số người Công giáo đang suy giảm nhanh chóng, còn khỏang 5000 người.

Giáo Hội Công Giáo tại Libya lại bị "thanh tẩy một lần nữa" vì các thành viên buộc phải di tản khỏi đất nước giữa các cuộc biểu tình bạo lực, theo lời cha Farrugia, tổng đại diện cho người Malta.

Cha Farrugia cho biết có nhiều giới hạn nghiêm ngặt về việc thực hành tôn giáo bên ngoài nhà thờ. Người Công giáo, ví dụ, không được phép cầu kinh Mân Côi nơi công cộng hoặc phát sách Kinh Thánh.

"Là người ngọai quốc chúng tôi không thể có tài sản hoặc xây dựng nhà thờ," ngài nói thêm.

Các hoạt động từ thiện bị thu hẹp trong khuôn viên nhỏ của các cơ sở Giáo Hội, mọi họat động bên ngòai nhà thờ đều bị cấm. Chỉ có các nữ tu là được phép làm việc tại các bệnh viện. Có 16 dòng nữ đang hoạt động trong nước.

Đức Giám mục Giovanni Martinelli cho biết một số nữ tu đã được gửi về nước, vì công việc của họ trở nên "bấp bênh." Nhưng những nữ tu ở lại vẫn kiên nhẫn và cam kết làm việc trong các bệnh viện, đang bận rộn hơn bao giờ hết với thương tích của các cuộc biểu tình và chiến tranh.

Ngài cũng cho biết là các phe phái của Libya đều cảm kích trước công việc bác ái của Giáo Hội trong thời gian qua và đã chứng tỏ những "cử chỉ cụ thể đoàn kết và bảo vệ" đối với các giáo sĩ và nữ tu trong những ngày gần đây.

Ngài cho biết trong thời điểm như thế này, giáo hội chỉ biết kết hiệp "trong lời cầu nguyện và trong sự đoàn kết với những người còn bị kẹt lại và với những người dân địa phương đang sống những giây phút khó khăn và đau buồn."

Đặc biệt giáo hội lưu tâm nhiều về tình trạng những người nhập cư từ vùng Nam Sahara vẫn còn bị kẹt ở trong nước. "Chúng tôi chủ yếu lo lắng cho hàng trăm người Eritreans bị mắc kẹt ở đây mà không ai quan tâm đến việc di tản họ đi," ngài nói.

Ngài đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi giúp đỡ cho gần 2.000 người Eritreans đang ẩn trú trong các thánh đường Công Giáo. Viết trên tin Fides vào ngày 28, Ngài thố lộ "Thực là một đau lòng cho chúng tôi bởi vì chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì cho họ."

"Chúng tôi cố gắng giúp đỡ họ trong bất kỳ cách nào chúng tôi có thể, như góp phần vào tiền thuê nhà ở . Tuy nhiên họ cần phài có một nơi để đi."

Trong số hàng trăm người đã đăng ký sơ tán, cho đến nay chỉ có 54 người đựơc nước Ý đón nhận.

Tuy tránh né những vấn đề chính trị tế nhị, ĐGM Martinelli thỉnh thỏang cũng không tránh được những cảm nghĩ về thời cuộc: "Tôi có niềm tin vào trí tuệ châu Phi để giải quyết cuộc khủng hoảng. Người Châu Âu đang tự lừa dối mình rằng có thể giải quyết vấn đề này bằng bom đạn. Chúng ta cần phải đón nhận những ý kiến hòa giải của Liên minh châu Phi."

Trong khi Tripoli bị ném bom, ngài viết: "Chúng tôi thực sự vẫn ngủ đựơc với tất cả các quả bom, và chúng tôi vẫn sống sót. Nhưng điều làm tôi lo lắng là tình hình người tị nạn châu Phi, họ tiếp tục gõ cửa chúng tôi, hy vọng rằng Giáo Hội có thể giúp họ sang châu Âu. Nhưng đây không phải là nhiệm vụ của chúng tôi. Chúng tôi cố gắng thuyết phục họ đi đến Tunisia, nơi họ có thể được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Ở Tripoli bây giờ chúng tôi chỉ có thể cung cấp hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn nhất "

Vị Đại Diện Tông Tòa của Tripoli cũng than phiền rằng "mới đây có một nỗ lực để đưa khoảng 400 người tị nạn lên tàu đi Ý. Con tàu đã quay trở lại sau khi đi ra vài chục dặm. Họ báo cáo trục trặc động cơ. Đó là một cách tống tiền thêm từ những người nghèo, hoặc một cái gì đó khác. "

Nói về cuộc khủng hoảng, vị Giám mục cảnh báo như thế này: "Không có dấu hiệu của một nước cờ đột phá. Gaddafi vẫn chống cự lại những cuộc tấn công. Tôi nghĩ rằng ông ta có quyết tâm ngay từ lúc đầu. Ông ta sẽ không lùi, và vì vậy những người ủng hộ ông cũng không lùi bước. Chúng ta đừng tự đánh lừa là cuộc xung đột này sẽ được giải quyết một cách đơn giản. "

Ngài kêu gọi một cuộc ngưng bắn. "Tôi không sợ những quả bom nhưng lại sợ cho sự bất lực của mọi người để tìm một giải pháp hòa bình," Ngài nói thêm. "Buổi tối này (nhà lãnh đạo Libya Muammar) Gaddafi đã lên truyền hình và nói rằng ông sẽ không bao giờ đầu hàng. Chúng ta cần phải đạt được một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt bạo lực và chết chóc, và sau đó tạo ra cuộc đối thoại giữa các bên. "

Ngài chỉ trích các cuộc oanh tạc của các lực lượng quốc tế. "Chúng tôi nghe có một cuộc oanh tạc nặng ở vùng ngoại ô của thành phố. Tripoli đã trống trơn, người ta bỏ chạy vì sợ bị đánh bom, "

"Chiến tranh không giải quyết bất cứ điều gì. Tôi không biết làm thế nào để cuộc chiến này kết thúc, những biến cố chỉ gợi lại những ký ức buồn thảm về lịch sử gần đây của Libya. "

"Tôi cứ lặp đi lặp lại rằng chúng ta cần phải chấm dứt ngay lập tức và bắt đầu hòa giải ngay lập tức để giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình. Tại sao không có một nỗ lực ngoại giao nào cả?. "

Trong khi hầu hết người dân đã chạy trốn khỏi Tripoli, vị Giám mục Công giáo đã tập trung nỗ lực của mình vào việc giữ làm sao cho cuộc đấu tranh quyền lực giữa Moammar Gadhafi và phiến quân được xảy ra bên ngòai nhà thờ của mình.

Nhưng đó là một việc làm khó khăn.

Những giáo dân còn kẹt lại, phần nhiều là những người lao động nhập cư châu Phi, đã sử dụng nhà thờ St Francis làm nơi tạm cư, họ sợ đi sâu vào các đường phố, vì thường xuyên bị quấy nhiễu bởi các lực lượng an ninh của Gadhafi.

Phát biểu một cách cẩn thận và dè dặt, ĐGM Martinelli đã không đề cập đến cuộc xung đột trong bài giảng Chúa Nhật, nhưng Ngài kêu gọi giáo đoàn cầu nguyện cho những người ở Benghazi, Misrata và Nalut, là ba thành phố nổi loạn.

Sau buổi lễ, Ngài gặp một số khách bất bình thường: hai đoàn đại biểu phụ nữ Hồi giáo, nhận ra ngay là thuộc phe ủng hộ Gadhafi vì những chiếc khăn màu xanh lá cây của họ và thẻ cài trên áo.

Với những lời cầu xin đầy nước mắt, họ xin giáo hội giúp đỡ. Họ lập lại y chang những luận điệu tuyên truyền của chính phủ nhằm kết án cuộc không kích của NATO đã gây ra đau khổ sâu rộng trong dân chúng và những quân nổi dậy ở thành phố Misrata là quân của al-Qaida.

"Tất cả bọn họ đều có râu," một người phụ nữ chứng minh như thế, cô ta cho biết đến từ Misrata.

Đức Giám mục Martinelli kiên nhẫn lắng nghe họ và nói với họ là ngài cũng nhiều lần lên tiếng kêu gọi các nước Châu Âu, nhưng ngài không hứa hẹn gì cả.

"Rất nhiều lần tôi cố gắng nói với mọi người rằng Đức Giáo Hoàng không thể giải quyết việc này."

ĐGM Martinelli cho biết đây là lần đầu tiên ngài được các phụ nữ Hồi giáo viếng thăm, có vẻ trùng hợp với một chuyến thăm sắp đến của Associated Press với ngài.

Được hỏi Ngài có lo lắng nhiều về việc liệu các nhà thờ sẽ tồn tại qua cuộc khủng hoảng ở Libya không, ĐGM nói:

"Giáo hội không phải là tổ chức của tôi...Giáo hội thuộc về Chúa và tôi chỉ ở đây nhân danh Ngài."
 
Đức Thánh Cha lưu ý vị đại sứ Tây Ban Nha về sự đối nghịch với đức tin và lịch sử tôn giáo
Bùi Hữu Thư
11:25 19/04/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI lưu ý về hậu quả của một bầu khí thờ ơ hay ngay cả đối nghịch với đức tin trong quốc gia Tây Ban Nha càng ngày càng tục hóa và những hiểm nguy gây nên bởi hiện trạng kinh tế khó khăn.

Đức Thánh Cha Benedict nói với vị tân đại sứ Tây Ban Nha tại Tòa Thánh là vai trò của giáo hội và những gì giáo hội có thể giúp đỡ không được bỏ qua, nhất là trong những thời ký khó khăn.

Đức Thánh Cha nhận định như vậy khi bà Maria Figa Lopez-Palop tân đại sứ Tây Ban Nha trình uỷ nhiệm thư ngày 16 tháng Tư tại Vatican.

Bà Lopez-Palop là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm đại sứ trong lịch sử lâu dài của quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Tây Ban Nha, được thiết lập ngay từ thế kỷ thứ 15.

Đức Thánh Cha Benedict nói rằng xã hội Tây Ban Nha ngày càng tục hóa "không giúp cho sự cởi mở về sự siêu thăng" và bầy tỏ "những hình thức tinh tế về sự đối nghịch với đức tin."

Ngài nói, trong một vài lãnh vực, "tôn giáo được coi như không có ý nghĩa gì trong xã hội, mà còn được coi như là làm khó dễ," với kết quả là đức tin bị loại ra ngoài lề xã hội "qua việc phỉ báng, chế nhạo, và ngay cả sự thờ ơ trước những chứng cớ hiển nhiên về các trường hợp nhạo báng" các hình tượng tôn giáo hay các điện đài.

Ngài nói: trong khi các vấn đề kinh tế của Tây Ban Nha, đặc biệt là vấn đề nạn thất nghiệp, "hết sức đáng lo ngại," giáo hội đang giữ một vị thế duy nhất với các cơ quan và tổ chức khác nhau để giúp đỡ những ai đang gặp khó khăn.

Ngài nói: giáo hội đặc biệt theo dõi những vấn đề nhân quyền căn bản, kể cả "quyền sống từ lúc thụ thai cho đến khi qua đời cách tự nhiên."
 
Top Stories
Vietnam: Le représentant non-résident du Saint-Siège entame une visite de deux semaines au Vietnam
Eglises d'Asie
09:21 19/04/2011
Mgr Leopoldo Girelli, nommé représentant non-résident du Saint-Siège pour le Vietnam au mois de janvier dernier, vient d’entamer le 18 avril 2011, sa première visite officielle dans ce pays. Il est arrivé en fin d’après-midi à l’aéroport de Noi Bai où l’attendait le secrétaire général de la Conférence épiscopale du Vietnam, Mgr Cosma Hoang Van Dat, évêque de Bac Ninh, ainsi qu’un certain nombre d’évêques. Il a été reçu ensuite..

... à l’archevêché de Hanoi par Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, entouré des évêques de la province ecclésiastique du Nord Vietnam et d’un bon nombre de prêtres et de religieuses de la capitale.

Selon l’organe d’information de la Conférence épiscopale du Vietnam (1), le représentant du Saint-Siège participera aux cérémonies de la semaine sainte à la cathédrale de Hanoi. Il se rendra ensuite, sans doute le jour de Pâques, dans l’archidiocèse de Saigon. Il devrait ensuite participer à la première réunion annuelle de la Conférence épiscopale qui se tiendra à au centre pastoral de Saigon.

Ce voyage avait été annoncé auparavant à un reporter de l’agence Ucanews (2) par l’archevêque de Saigon, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Mân qui avait rendu visite à Mgr Girelli quelque temps auparavant, en compagnie de son évêque auxiliaire et de quelques prêtres, lors d’un court séjour à Singapour au début du mois.

Selon les déclarations du cardinal, la visite du représentant officiel du Saint-Siège au Vietnam « a pour but d’aider l’Eglise locale à rendre témoignage de la Bonne nouvelle et à évangéliser son peuple à travers ses activités dans les domaines éducatif, caritatif, culturel et médical ». Le cardinal a précisé que Mgr Girelli avait l’intention de rencontrer l’ensemble des membres de la hiérarchie vietnamienne. Pendant son séjour dans le sud, il est prévu qu’il aille visiter les diocèses de Can Tho, My Tho, Vinh Long et Xuan Lôc. Lors de ce voyage, il cherchera également des locaux à Hanoi comme à Saigon, qui lui serviront de bureaux lors de ses futures visites au Vietnam.

Le 13 janvier 2011, Benoît XVI avait nommé Mgr Leopoldo Girelli nonce apostolique à Singapour, délégué apostolique en Malaisie et à Brunei. Il lui avait en même temps confié la charge de premier représentant non-résident au Vietnam. Cette nomination est le premier et pour le moment le seul résultat concret des négociations menées de longue date entre le Saint-Siège et le Vietnam dans le but d’établir des relations diplomatiques entre les deux Etats. En 2009, un groupe de travail mixte « Vietnam - Vatican » avait été créé pour servir de cadre à ces négociations (3). Lors de la deuxième session de travail de ce groupe, les deux parties s’étaient accordées pour la nomination par le pape d’un représentant non-résident du Saint-Siège au Vietnam.

La présente visite permettra sans doute de connaître davantage quelles sont les attributions et les prérogatives précises du nouveau représentant et quel rôle il entend jouer vis-à-vis de l’Eglise du Vietnam. On peut se demander par exemple si sa présence au Vietnam mettra un terme aux négociations menées chaque année avec les autorités vietnamiennes par une délégation du Saint-Siège.

(1) http://hdgmvietnam.org/tgp-ha-noi-chao-don-duc-tong-giam-muc-leopoldo-girelli-dai-dien-toa-thanh-khong-thuong-tru-tai-viet-nam/2823.63.8.aspx (18 avril 2011)
(2) http://www.ucanews.com/2011/04/18/vatican-envoy-heads-for-vietnam/ (18 avril 2011)
(3) voir EDA 543

(Source: girelli, 19 avril 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Giới Trẻ Giáo Phận Lạng Sơn – Cao Bằng
Giuse Trần ngọc Huấn
09:18 19/04/2011
LẠNG SƠN – Hòa mình vào không khí chung của các bạn trẻ Công Giáo trên toàn thế giới, theo lời mời gọi của vị Cha chung Giáo hội hoàn vũ trong Chúa Nhật Lễ Lá, hơn 500 bạn trẻ của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng từ khắp các nẻo đường của miền đất truyền giáo đã tụ họp về Tòa Giám mục và Nhà thờ chính tòa để tham dự chương trình của Ngày Giới Trẻ Giáo Phận năm 2011

Hình ảnh Ngày Giới Trẻ Lạng Sơn

Hình ảnh Ngày Giới Trẻ Lạng Sơn và Đàng Thánh Giá



Ngày Giới Trẻ Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng được tổ chức từ chiều thứ Bảy, 16 tháng 04, tới hết buổi trưa ngày Chúa nhật Lễ Lá, 17 tháng 04 năm 2011. Đây là một hoạt động thường niên đã được duy trì suốt mấy năm qua, trở nên ngày Hội của các bạn trẻ Công giáo trong miền đất biên giới phía Bắc này. Trong chương trình của Ngày Giới Trẻ được tổ chức tại Nhà Chung Giáo phận, các bạn trẻ từ khắp các giáo xứ đã có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ và nâng đỡ cho nhau trong đời sống và niềm tin Kitô.

Để tới tham dự Ngày Giới Trẻ, các bạn trẻ trong giáo phận đã vượt qua những hành trình thật dài, qua những chặng đường quanh co khúc khuỷu đầy hiểm nguy của vùng sơn cước. Một bạn trẻ đến từ giáo họ Thánh Tâm, thị xã Hà Giang cho biết: “Đoàn giới trẻ của giáo họ Thánh Tâm đã khởi hành từ chiều tối thứ Sáu, vượt qua hơn 500 cây số đường dài, chúng tôi đến Tòa Giám mục vào khoảng 4 giờ sáng thứ Bảy, để kịp tham dự khai mạc Ngày Giới Trẻ”. Bạn trẻ đến từ giáo xứ Tà Lùng hồ hởi cho biết: “Chúng tôi khởi hành từ rất sớm để đến dự Ngày Giới Trẻ hôm nay, đường đi xa và quanh co nhiều đèo dốc, nhiều bạn say xe và mệt lắm, nhưng khi đến Tòa Giám mục, được hòa vào bầu khí phấn khởi và náo nức của các bạn trẻ khắp nơi về đây, sự mệt mỏi và căng thẳng của đường xa như biến tan hết, chỉ còn lại niềm vui và sự hăng say, sự sẵn sàng cho không khí của Ngày Hội Giới Trẻ”.

Cha Gioan Baotixita Nguyễn Anh Tuấn (Ofm), phụ trách Giới trẻ của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng cho biết: “Ngay từ những tuần đầu của Mùa Chay, Ban phụ trách Giới trẻ của Giáo phận đã họp bàn và lên chương trình chi tiết cho Ngày Giới Trẻ hôm nay, cũng đã tổ chức họp và thông qua với Cha Tổng đại diện, quý Cha quản hạt và quý Cha trong Giáo phận. Các giáo xứ khi nhận được thông báo, giấy mời và chương trình của Ngày Giới Trẻ, đã có nhiều sự chuẩn bị, về tập hợp các bạn trẻ, về các chương trình văn nghệ, về màn giới thiệu, và các chương trình, lời cầu nguyện riêng của giáo xứ mình”.

Chương trình của Ngày Giới Trẻ Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng năm 2011 được chính thức khai mạc vào lúc 15h00 chiều với lời phát biểu của Đức Giám mục Giáo phận, Giuse Đặng Đức Ngân. Các bạn trẻ đã có những giờ phút sinh hoạt thật sôi nổi, mang đầy nhiệt huyết tin yêu và tinh thần của người trẻ. Ngày Giới trẻ cấp Giáo phận năm nay mang chủ đề của chính Ngày Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ được tổ chức sắp tới tại Madrit, Tây Ban Nha do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề ra, đó là: “Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức Tin” (x. Cl 2,7).

Cũng trong chương trình buổi chiều khai mạc, các bạn trẻ và mọi người hiện diện đã lắng nghe bài thuyết trình của linh mục Vũ Trọng Tài(SDB), qua đó ngài đã phân tích bối cảnh sống hiện nay của giới trẻ, cách riêng đưa ra những định hướng để giúp người trẻ Công giáo sống tốt hơn, nhiệt thành hơn trong đời sống đạo, cộng tác đắc lực vào việc xây dựng, làm thăng tiến đời sống xã hội và Giáo hội hôm nay.

Sau giờ nghỉ buổi chiều, các bạn trẻ chuẩn bị tham dự chương trình văn nghệ và diễn nguyện chặng đàng Thánh Giá, cũng như những giờ hồi tâm, chầu Thánh Thể.

Bài chia sẻ của Đức Cha Lạng Sơn trong Thánh lễ Ngày Giới Trẻ

Nhà thờ Chính tòa Giáo phận để cùng với Giáo Hội Công giáo cử hành lễ Lá khởi đầu Tuần Thánh-Tuần Thương Khó; và cùng với các bạn trẻ trên thế giới tham dự ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 26 tổ chức tại Giáo phận. Đây là thời gian giúp các bạn trẻ có dịp gặp gỡ nhau trong Chúa Kitô, cùng nhau lắng nghe sứ điệp, chia sẻ chứng từ của người trẻ, cùng tham dự diễn nguyện, đi đàng thánh giá, chầu Thánh thể; cùng tham dự thánh lễ, lắng nghe Lời Chúa, cùng thể hiện và làm chứng cho những giá trị đức tin, tình yêu mến và năng động của người trẻ trong những hoàn cảnh khác nhau của đời sống hàng ngày.

Từ hôm qua đến giờ, giới trẻ giáo phận đã học hỏi Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Benedicto XVI nhân ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 26 tại Madrid-Tây Ban Nha với chủ đề: “Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Cl 2,7). Giờ đây, chúng ta cùng nhau suy tư lời Chúa trong Phúc âm thánh Matthêu trong nghi thức làm phép Lá, tiếp tục tư tưởng trong Sứ điệp ngày Giới trẻ của Đức Thánh Cha làm chủ đề cho ngày giới trẻ giáo phận chúng ta: người trẻ theo Chúa để trở nên môn đệ của Ngài; người trẻ được mời gọi bén rễ và xây dựng trên Chúa Kitô, để được củng cố trong đức tin.

* Người trẻ theo Chúa để trở nên môn đệ của Ngài: các môn đệ là những người đã chọn lựa đi theo Chúa Giêsu. Từ những hoàn cảnh cuộc sống nghề nghiệp và gia đình các ông vẫn là những tinh thần trẻ muốn được phiêu lưu, dám bỏ mọi sự để đi theo Đấng đã từng nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ dựa đầu”(Mt 8,20). Trong Tin Mừng hôm nay “khi thày trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng Bếtphaghê, phía núi Ôliu, Đức Giêsu sai hai môn đệ và bảo: các con đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có lừa con bên cạnh. Các con cởi dây ra và dắt về cho Thầy. Nếu có ai nói gì với các con, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay” (Mt 21,1-3), các môn đệ đã tin vào Chúa để thực hiện lời Ngài. Trong hành trình theo Chúa, các môn đệ đã từng chứng kiến Chúa giảng dạy, làm phép lạ, chữa lành các bệnh nhân, phục sinh người chết; chính vì vậy khi nghe lời Ngài nói, các ông đã mau mắn thực hiện bằng chính niềm tin của mình dù còn bỡ ngỡ. Với các con, là con cái của các gia đình Công giáo, khi lớn lên với sự hiểu biết của mình, các con luôn có sự chọn lựa: đời sống đạo không phải là một sự áp đặt của gia đình, mà đó còn là một sự dấn thân, là một chọn lựa cá nhân để theo Chúa Giêsu và sống lời mời gọi của Ngài. Cũng như những người trẻ trên thế giới, các con luôn khao khát tìm cho mình những thành đạt trong đời, về học tập, công ăn việc làm, tình yêu đích thực để xây dựng hạnh phúc ơn gọi tu trì hoặc gia đình; và từ sự sâu lắng của tâm hồn vẫn muốn tìm cho mình một chân lý đích thực làm nền tảng cho đời sống. Chính các con cũng đang bày tỏ niềm mong ước được gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô, gặp gỡ để xin Người qua Giáo hội giúp các con tìm kiếm những giá trị của đời sống vĩnh cửu qua chứng tá đời sống hàng ngày: là ước mơ, là nghị lực, là khát vọng và niềm hy vọng cho tương lai của các con.

Tuy nhiên, như lời Đức Thánh Cha trong Sứ điệp ngày quốc tế giới trẻ để chúng ta cùng suy nghĩ: “Nền văn hóa hiện nay, tại một số miền trên thế giới, …có xu hướng loại trừ Thiên Chúa hoặc coi đức tin chỉ là một chuyện riêng tư, không ăn nhằm gì tới đời sống xã hội. Trong khi tất cả các giá trị làm nền tảng cho xã hội xuất phát từ Tin Mừng - như cảm thức về phẩm giá con người, tình liên đới, lao công và gia đình - người ta nhận thấy một sự ”che khuất Thiên Chúa”, một sự mất trí nhớ, thậm chí một sự chối bỏ thực sự đối với Kitô giáo và một sự phủ nhận kho tàng đức tin đã nhận lãnh, đến độ có nguy cơ đánh mất chính căn tính sâu xa của mình…Thánh Augustino có lý khi nói: Con tim của chúng con không được nghỉ yên bao lâu nó không được an nghỉ trong Chúa…Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống: loại bỏ Ngài, có nghĩa là tách rời khỏi nguồn mạch ấy và chắc chắn sẽ bị mất sự sung mãn và niềm vui:“Thực vậy, thụ tạo không có Đấng Tạo Hóa thì sẽ tàn lụi”(Gaudium et Spes, 36). Những gợi mở của Lời Chúa và tâm tình của Đức Thánh Cha sẽ giúp các con nhiều hơn trong hành trình chọn lựa Chúa, gặp gỡ Chúa và sống lời mời gọi của Chúa Giêsu. Cha hy vọng nơi các con là những người trẻ luôn biết chọn lựa đức tin cho cuộc đời mình, là chọn lựa Chúa Giêsu và dấn thân làm môn đệ của Chúa trong ơn gọi và sứ mệnh của người trẻ.

* Người trẻ được mời gọi bén rễ và xây dựng trên Chúa Kitô, để được củng cố trong đức tin: Khi các môn đệ đi làm những điều Chúa Giêsu chỉ dẫn, đã biểu lộ cuộc đời của các ông đã được bén rễ trong đức tin, và tình yêu mến Chúa. Chọn lựa để đi theo Chúa, và chọn lựa để sống lời mời gọi của Ngài đi vào con đường khổ nạn và phục sinh. Không phải ngay lập tức các môn đệ đã là những người can đảm mạnh mẽ ngay từ lúc khởi đầu, mà đó là cuộc hành trình được giảng dậy, được lắng nghe, được chứng kiến tình yêu thương của Chúa đối với nhân loại. Chính Người sẽ là nơi để các môn đệ dựa cậy, tin tưởng cậy trông và theo Ngài. Với các con, có lẽ lời trong Sứ điệp ngày giới trẻ của Đức Thánh Cha sẽ giúp các con hiểu hơn: “Mỗi ngày, các con cũng hãy cố gắng theo Lời Chúa Kitô. Hãy lắng nghe Ngài như Người Bạn chân thành mà các con có thể chia sẻ con đường cuộc sống. Với Ngài bên cạnh, các con sẽ có thể can đảm đương đầu với những khó khăn trong niềm hy vọng, những vấn đề cũng như những thất vọng và thất bại. Có những đề nghị dễ dàng hơn không ngừng được đề ra cho các con, nhưng chính các con thấy rằng đó là những sự lừa đảo, chúng không mang lại sự thanh thản và niềm vui. Chỉ có Lời Chúa, mới chỉ cho chúng ta con đường đích thực, chỉ có đức tin được thông truyền cho chúng ta, mới là ánh sáng soi chiếu con đường của chúng ta. Hãy đón nhận với lòng biết ơn món quà thiêng liêng mà các con đã lãnh nhận từ gia đình các con và hãy dấn thân đáp lại, trong tinh thần trách nhiệm, tiếng gọi của Thiên Chúa, trở nên trưởng thành trong đức tin. Đừng tin những người nói với các con rằng các con không cần người khác để kiến tạo cuộc sống của mình! Trái lại, hãy dựa vào niềm tin của những người thân cận, niềm tin của Giáo Hội, và cảm tạ Chúa vì đã lãnh nhận niềm tin ấy và biến nó thành niềm tin của các con”(Số 3). Phải chăng các con cũng muốn có những câu trả lời của Chúa trước những thách đố của cuộc đời: khổ đau, bệnh tật, tệ nạn xã hội, những ganh đua học hành, nghề nghiệp, những đam mê dễ dàng lôi kéo người trẻ vào những vòng xoáy của cuộc đời; nhiều khi các con cũng sợ không đủ can đảm đi theo lời mời gọi thân thương của Chúa mà vẫn buông mình vào vòng xoáy của cuộc đời. Nhìn vào cuộc sống hôm nay, chúng ta phải lo lắng vì biết bao người trẻ lạc lối, đã lạm dụng sự tự do cá nhân để: thử sống trước hôn nhân, sống tính dục bừa bãi, hút chích, nghiện rượu, nghiện games, có cuộc sống không lý trí, không chọn lựa, không hướng đi đích thực cho đời và cho đó là tự do của người trẻ và không thiếu bạn trẻ đã ngã gục vào những tệ nạn xã hội mang lại đau khổ cho chính mình và gia đình; kể cả có bạn lại quên cả ơn gọi mình là Kitô hữu. Bên cạnh những dấu chỉ tiêu cực, còn biết bao dấu hiệu tích cực của người trẻ công giáo trong thế giới hôm nay: những người trẻ sống đức tin và can đảm làm chứng cho đức tin, tình yêu đích thực, ham học, ham làm, ham dấn thân là tông đồ bác ái và sẻ chia, dám làm chứng tá chân lý của sự thật, chân lý của sự sống và chân lý của tình thương. Phần các con hãy biết trỗi dạy trở về với Chúa khi vấp ngã và lầm lỗi, vì một Thiên Chúa của tình yêu thương và tha thứ đang chờ đợi chúng ta trở về. Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ nghĩ rằng mình không thể đáp lại tiếng gọi thân thương của Chúa, và cũng đừng bao giờ nghĩ rằng đã quá muộn để trở về với Ngài.

Các bạn trẻ thân mến,

Từ những suy tư trên đây, Cha mời gọi các con hãy bén rễ và xây dựng đức tin của mình trên Đức Giêsu, để được củng cố trong đức tin. Hãy trở nên chứng nhân Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh giữa thế giới hôm nay, chính nơi các con đang hiện diện, học tập và làm việc. Chính các con là người giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác bằng niềm tin và đời sống Kitô của mình, hãy làm cho cuộc đời của các con có ý nghĩa, khi để Đức Kitô ở với các con và biến đổi cuộc đời các con trở nên niềm vui, bình an và là niềm hy vọng cho những người xung quanh các con.

Thời gian đã trôi qua thật nhanh khi chúng ta gặp gỡ để cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, tham dự các Bí tích và cùng nhau chia sẻ. Nhưng đó là những thời gian mà chúng ta dành cho Chúa, cho Giáo hội và cho nhau trong tâm tình của những người trẻ: Hãy mang sứ điệp của Ơn thánh Chúa, của cộng đoàn Giáo Hội và niềm vui nơi đây, với đức tin và khả năng riêng của mình các con hãy trở về để xây dựng cộng đoàn Giáo xứ, nơi gia đình các con và góp phần xây dựng phát triển giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng. Chúa Giêsu tin tưởng nơi các con, Giáo hội và mọi thành phần Dân Chúa từ Đức Cha, các quý Cha, các tu sĩ nam nữ và ông bà cha mẹ đều hy vọng nơi các con, hy vọng vào hành trình đức tin của các con thể hiện với ơn gọi và sứ mệnh của các Kitô hữu trẻ trong cuộc đời, sẽ trở nên một câu trả lời sống động về NIỀM TIN VÀ HY VỌNG, và là LỜI CHỨNG TÌNH YÊU CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ cho mọi người trong thế giới hôm nay. AMEN.
 
Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn
Giuse Trần ngọc Huấn
09:14 19/04/2011
Vào lúc 10h00 sáng ngày 17 tháng 04 năm 2011, Chúa Nhật Lễ Lá, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã long trọng chủ sự nghi thức làm phép Lá và Thánh lễ đại triều khai mạc Tuần Thánh. Đây cũng là Thánh lễ cao điểm trong Ngày Giới Trẻ Quốc Tế lần thứ XXVI được tổ chức ở cấp Giáo phận tại miền đất truyền giáo này.

Xem hình ảnh

Trong chương trình của Ngày Giới Trẻ Giáo phận, hơn 500 bạn trẻ, đã quy tụ cùng với mọi thành phần Dân Chúa để tham dự các nghi lễ Phụng vụ của Ngày Khai Mạc Tuần Thánh. Nghi thức làm phép Lá được cử hành trang trọng tại khuôn viên Tòa Giám mục, bên hông ngôi nhà thờ Chính Tòa cũ và tháp chuông cây nhãn, như một lời mời gọi các bạn trẻ hướng về cội nguồn và nhớ tới những lịch sử thăng trầm của Giáo phận, để từ đó ý thức hơn vai trò và sứ mệnh của người trẻ Công giáo hôm nay trong việc làm thăng tiến hơn nữa đời sống của Giáo phận.

Sau nghi thức làm phép Lá, Đức cha Giuse cùng với đòan đồng tế, các bạn trẻ và mọi thành phần Dân Chúa làm thành một đòan rước trọng thể, đi qua con phố trước Tòa Giám mục để tiến sang Nhà thờ Chính Tòa cử hành Đại Lễ. Với nhành lá trên tay, miệng vang tiếng hát, hòa với tâm tình sốt mến, cộng đòan Dân Chúa tham dự khai mạc Tuần Thánh trong bầu khí thiêng thánh và cảm động. Như xưa Chúa Giêsu tiến vào thành thánh Giêrusalem trong lời reo tung hô và chúc tụng của dân chúng, ngày nay Dân Chúa tiến vào cung điện của Người trong lời ca tôn vinh và những nghi lễ thật trang trọng, sốt sắng.

Bước vào Thánh lễ, Đức cha Giuse đã vui mừng chào đón sự hiện diện của hầu hết quý linh mục, nam nữ tu sỹ trong Giáo phận, để cùng với trên 500 bạn trẻ đến từ khắp các Giáo xứ tham dự Ngày Giới Trẻ Giáo phận và thánh lễ với nghi thức Khai Mạc Tuần Thánh. Ngài nói lên ý nghĩa và tâm tình của ngày lễ hôm nay đối với tòan thể Hội Thánh Công Giáo.

Sau những lời mở đầu Thánh lễ, Đức cha Giuse mời gọi mọi thành phần Dân Chúa sốt sắng tham dự nghi thức Giải Tội Cộng Đồng, khởi đi từ việc sám hối chính tội lỗi của mình, phạm đến Thiên Chúa và tha nhân, xin Chúa thứ tha để mọi người bước vào một Thánh lễ, một Tuần Thánh trong tâm tình của người con trở về, canh tân và đổi mới để hòa mình vào cuộc khổ nạn, thông chia niềm vui Phục sinh với Con Thiên Chúa.

Khởi đầu bài chia sẻ sau Tin Mừng, Đức cha Giuse nói: “Các bạn trẻ rất thân mến, chúng ta đang hiện diện tại Nhà thờ Chính tòa Giáo phận để cùng với Giáo Hội Công giáo cử hành lễ Lá khởi đầu Tuần Thánh-Tuần Thương Khó; và cùng với các bạn trẻ trên thế giới tham dự ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 26 tổ chức tại Giáo phận. Đây là thời gian giúp các bạn trẻ có dịp gặp gỡ nhau trong Chúa Kitô, cùng nhau lắng nghe sứ điệp, chia sẻ chứng từ của người trẻ, cùng tham dự diễn nguyện, đi đàng thánh giá, chầu Thánh thể; cùng tham dự thánh lễ, lắng nghe Lời Chúa, cùng thể hiện và làm chứng cho những giá trị đức tin, tình yêu mến và năng động của người trẻ trong những hoàn cảnh khác nhau của đời sống hàng ngày.

Từ hôm qua đến giờ, giới trẻ giáo phận đã học hỏi Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Benedicto XVI nhân ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 26 tại Madrid-Tây Ban Nha với chủ đề: “Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Cl 2,7). Giờ đây, chúng ta cùng nhau suy tư lời Chúa trong Phúc âm thánh Matthêu trong nghi thức làm phép Lá, tiếp tục tư tưởng trong Sứ điệp ngày Giới trẻ của Đức Thánh Cha làm chủ đề cho ngày giới trẻ giáo phận chúng ta: người trẻ theo Chúa để trở nên môn đệ của Ngài; người trẻ được mời gọi bén rễ và xây dựng trên Chúa Kitô, để được củng cố trong đức tin”.

Ngài mời gọi các bạn trẻ trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng: “Các bạn trẻ thân mến, Cha mời gọi các con hãy bén rễ và xây dựng đức tin của mình trên Đức Giêsu, để được củng cố trong đức tin. Hãy trở nên chứng nhân Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh giữa thế giới hôm nay, chính nơi các con đang hiện diện, học tập và làm việc. Chính các con là người giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác bằng niềm tin và đời sống Kitô của mình, hãy làm cho cuộc đời của các con có ý nghĩa, khi để Đức Kitô ở với các con và biến đổi cuộc đời các con trở nên niềm vui, bình an và là niềm hy vọng cho những người xung quanh các con. Hãy mang sứ điệp của Ơn thánh Chúa, của cộng đoàn Giáo Hội và niềm vui nơi đây, với đức tin và khả năng riêng của mình các con hãy trở về để xây dựng cộng đoàn Giáo xứ, nơi gia đình các con và góp phần xây dựng phát triển giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng. Chúa Giêsu tin tưởng nơi các con, Giáo hội và mọi thành phần Dân Chúa từ Đức Cha, các quý Cha, các tu sĩ nam nữ và ông bà cha mẹ đều hy vọng nơi các con, hy vọng vào hành trình đức tin của các con thể hiện với ơn gọi và sứ mệnh của các Kitô hữu trẻ trong cuộc đời, sẽ trở nên một câu trả lời sống động về niềm tin và hy vọng, và là lời chứng tình yêu Chúa Kitô cho mọi người trong thế giới hôm nay”.

Sau Thánh lễ, với nhành lá trên tay, Đức cha Giuse, quý Cha và mọi người hiện diện tiến ra tiền sảnh của Nhà thờ Chính Tòa để chụp hình lưu niệm, kết thúc những ngày gặp gỡ và chương trình của Ngày Giới Trẻ Quốc Tế lần thứ XXVI ở Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Các bạn trẻ lưu luyến chia tay ngôi nhà chung của Giáo phận, để trở về với xứ đạo, trở về với cuộc sống thường nhật của mình, nhưng giờ đây, các bạn như được tiếp thêm lửa Thánh Thần và nhiệt huyết tin yêu của Giới trẻ Công Giáo, để trở nên những tín hữu nhiệt thành, những sứ giả kiên trung sống Đức Tin và đem Tình Chúa đến cho mọi người.
 
Giáo xứ Phú Bình: Ngày hồng ân một năm nhà cầu nguyện
Martin Lê Hoàng Vũ
09:24 19/04/2011
SAIGÒN - Sáng nay, Thứ bảy ngày 16.4.2011, Giáo xứ Phú Bình, Giáo hạt Phú Thọ đã dâng thánh lễ long trọng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, nhân kỷ niệm một năm cung hiến và khánh thành nhà thờ. Vào khoảng 9g45, Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn đã về chủ sự thánh lễ, cùng đồng tế với ngài còn có sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện Gioan B. Huỳnh Công Minh, cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng Phú Thọ, kiêm chánh xứ Hòa Hưng, cha Giuse Nguyễn Văn Niệm, chánh xứ Phú Bình, và khoảng 21 linh mục cùng đồng tế.

Thánh lễ được bắt đầu bằng cuộc rước đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến vào thánh đường. Trong khi đó, liền sau những lời dẫn vào ý nghĩa của thánh lễ, ca đoàn cất lên lời bài hát “Lên núi Sion”, lời ca diễn tả niềm vui của mọi Kitô hữu được mời gọi qui tụ về trong nhà Chúa, được sống trong ân tình của Ngài : “Hôm nay là ngày, Thiên Chúa dựng nên. Chúng tôi vui mừng, sung sướng triền miên. Hôm nay ánh sáng bình minh chói lọi trên đầu, những kẻ lòng thanh. Hôm nay đáng ghi muôn đời. Hôm nay Chúa thương muôn đời. Hôm nay Chúa đem dân người lên núi Sion”.

Khi đoàn đồng tế tiến tới cung thánh, Trong lời chào mừng, cha chánh xứ Phú Bình đã nói lên niềm vui của cộng đoàn giáo xứ trong ngày tạ ơn. Niềm vui được sum họp trong ngôi nhà thờ mới, với sự hiện diện đầy tình yêu thương của vị cha chung trong giáo phận. Cách đây gần 3 năm, Đức Hồng y đã đến thăm giáo xứ. Đó là ngày mừng kim khánh giáo xứ, lúc đó ngôi nhà thờ mới chưa có cột kèo, chưa có mái che, chưa lát nền và từ đó cho đến nay, giáo xứ luôn trông mong Đức Hồng y về thăm. Cha nói đến ngôi nhà thờ giáo xứ là ngôi nhà của tình hiệp thông.

Sau phần Công bố Tin Mừng, Đức Hồng y đã nói về ý nghĩa của nhà thờ trong đời sống của người Kitô hữu : Nhà thờ là nơi Chúa ngự, là nhà cầu nguyện, và cũng là nơi chúng ta được gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau. Dựa theo các bài đọc Thánh Kinh, nhất là qua bài Tin Mừng thuật lại cuộc trò chuyện giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacob, Đức Hồng y nhắc nhở mọi người hãy suy niệm và cầu nguyện về hồng ân cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta suy niệm các mầu nhiệm Mân côi theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, để cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm Chúa Giêsu qua từng biến cố trong cuộc đời của Ngài. Nhờ đó, chúng ta cũng biết chia sẻ hồng ân đức tin cho người khác, cho những người sống chung quanh mình, trong gia đình, khu xóm và nơi cộng đoàn giáo xứ. Qua cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Samaria, Chúa đã mở cõi lòng của chị, làm cho chị trở thành sứ giả của Tin Mừng. Trong Tổng Giáo phận Sài gòn có trên dưới 200 giáo xứ, thì 88 giáo xứ do Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình thiết lập. Trong số đó có giáo xứ Phú Bình. Đức Tổng Bình đã biến giáo phận chúng ta như chiếc tàu của ông Noe để chuyên chở nhiều người di dân di cư đến một đời sống ổn định. Nhưng hơn thế nữa, theo Đại Hội Dân Chúa, chúng ta phải biến gia đình giáo phận, giáo xứ, trở thành sứ giả Tin Mừng, phải đổi mới cuộc sống, trở nên như giếng nước đầu làng giúp cho người ta kín múc được sự sống dồi dào của Thiên Chúa.

Sau cùng, trước khi kết thúc thánh lễ, một vị đại diện HĐMVGX đã cám ơn Đức Hồng y, cám ơn cha chánh xứ đã tận tâm chăm sóc cho giáo xứ để có thành quả như ngày hôm nay, một ngôi nhà thờ mới, và giáo xứ đang hướng tới tương lai, giúp người giáo dân được trưởng thành hơn trong sứ mạng của mình. Đồng thời, ông cũng cám ơn quý cha hiện diện, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân và các khách mời đã đến với giáo xứ, đề chung lời tạ ơn Thiên Chúa.

Thánh lễ tạ ơn mừng thôi nôi nhà thờ giáo xứ Phú Bình kết thúc với phép lành trọng thể của Đức Hồng y, và những tâm tình ngài nhắn gởi mọi người xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.

Cầu chúc cho cộng đoàn giáo xứ Phú Bình mỗi ngày được thăng tiến trong đời sống đức tin, và bước vào Tuần Thánh, mọi thành phần trong giáo xứ khi được ở trong nhà cầu nguyện được hưởng dồi dào tình thương cứu độ của Đức Giêsu Kitô.
 
Đức TGM Leopold Girelli đến Việt Nam
GB. Phạm Huy Thông
17:36 19/04/2011
HÀ NỘI - Theo lời mời của Hội đồng GMVN, chiều ngày 18-4-2011, Đức TGM L. Girelli- đại diện không thường trực của Toà thánh tại Việt Nam đã đến sân bay Nội Bài. Đón Đức TGM có Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt- Tổng Thư ký HĐGMVN, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ (Thái Bình), Đức cha Lorenso Chu Văn Minh (Hà Nội) và một số linh mục, tu sĩ, giáo dân Hà Nội.

Lúc 19h30, phái đoàn về đến Toà TGM Hà Nội. Đón đoàn có Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn- TGM Hà Nội và Chủ tịch HĐGMVN, nhiều giám mục các giáo phận phía Bắc và đông đảo linh mục, tu sĩ và giáo dân.

Phát biểu chào mừng Đức TGM đại diện không Thường trực của Toà thánh tại Việt Nam, Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn đã bày tỏ niềm vui mừng của cộng đoàn Công giáo Việt Nam được đón vị đại diện của Toà thánh đến thăm mang tình yêu thương của Đức Thánh cha Benedicto XVI đến cho giáo hội Việt Nam đúng vào Tuần thánh và chuẩn bị đón Chúa Phục sinh. Phát biểu đáp từ, ĐứcTGM Girelli nói Ngài cũng xúc động khi lần đầu tiên được đặt chân đến Việt Nam- quê hương của nhiều vị tử đạo và chứng nhân của Đức Kitô và cũng là quê hương của vị chứng nhân nổi tiếng- Đức Hồng y FX Nguyễn Văn Thuận.

Kết thúc buổi gặp gỡ, Đức TGM Girelli đã cùng các Đức cha ban phép lành của Đức Thánh cha cho mọi người tham dự.

Theo chưong trình, Đức TGM Girelli sẽ ở Hà Nội suốt Tuần thánh và sẽ dâng lễ Phục sinh vào sáng 24-4 tại Nhà thờ chính toà. Với tư cách là đại diện không thường trực của Toà thánh tại Việt Nam, ngài cũng sẽ có buổi tiếp xúc với quan chức ngoại giao và Ban tôn giáo Chính phủ Việt Nam. Chiều 24-4, ngài sẽ bay vào Sài Gòn và tham dự khoá họp thường niên của Hội đồng GMVN tại Trung tâm mục vụ giáo phận từ ngày 25 đến 28-4. Ngày 29-4, ngài cùng các GMVN sẽ dự lễ tấn phong linh mục Giuse Nguyễn Tấn Tước làm giám mục phó giáo phận Phú Cường.

Sau đó, ngài sẽ đi thăm giáo phận Mỹ Tho và Cần Thơ rồi trở về Sài Gòn ngày 2-5 để qua Singapore.
 
Bánh giầy trong ngày thứ Năm tuần thánh tại Việt Nam
Nguyễn Long Thao
09:34 19/04/2011
Đặc ngữ Công Giáo: Bánh giầy trong ngày thứ Năm tuần thánh tại Việt Nam.

Vào ngày thứ Năm tuần thánh tại các giáo xứ có nghi thức vị Giám Mục hay Linh Mục rửa chân cho giáo dân. Nghi thức này diễn lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho 12 môn đệ. Vị Linh Mục hay Giám Mục tượng trưng cho Chúa Giêsu, 12 giáo dân được rửa chân tượng trưng 12 tông đồ. Tại một số giáo phận miền Bắc, sau khi các tông đồ đã được rửa chân, mỗi vị được tặng một đồng bánh giầy. Việc tặng bánh không phải là nghi thức phụng vụ chính thức của Giáo Hội mà chỉ thấy diễn ra tại một số giáo phận miền Bắc trước 1954. Vậy tập tục này xuất phát từ đâu, mang ý nghiã gì?

Theo Cựu Ước, lễ Vượt Qua hay lễ Quá Hải, là lễ kỷ niệm biến cố dân Do Thái thoát ách nô lệ Ai Cập. Trong lễ này, dân Do Thái có tập tục ăn thịt chiên với bánh không men. Chúa Giêsu đã giữ tập tục này và đã rửa chân cho các môn đệ trước khi nhập tiệc.

Khi giáo dân Việt Nam chưa có sách Sấm Truyền tức sách mà ngày nay ta gọi là Kinh Thánh, thì nội dung chuyện Chúa mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ được các nhà thừa sai diễn giải trong sách Giảng Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu. Các nhà thừa sai quảng diễn như sau:

“Khi mặt trời chưa lặn thì Đức Chúa Giêsu giết con chiên vì phép xưa dậy kẻ cả làm việc ấy. Khi Người cầm con chiên thì ngửa mặt lên mà rằng: Con đội ơn đức Chúa Cha, rầy Con giữ phép đức Chúa Cha dậy giết con chiên này. Đến mai Con cũng sẽ vâng phép đức Chúa Cha mà để cho kẻ khác giết con trên Thánh Giá cho thiên hạ được khỏi tội…. Đến khi con chiên nướng đã chín thì đức Chúa Giêsu cùng mười hai đầy tớ ăn làm một và Người phán rằng: Xưa nay Thầy trông ăn mừng lễ này cùng chúng con trước ngày chịu nạn rầy đã đượcc thì Thầy mừng, ăn thịt chiên đoạn, lại ăn rau diếp đắng“(Ngắm và Giảng Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu. Ấn bản Dân Chúa Hoa Kỳ 1980, trang 35).

Để thể hiện bữa tiệc ăn thịt chiên trong lễ Vượt Qua, các xứ đạo ngày xưa làm một con chiên bằng xôi nếp, lấy bông gòn dính vào thân chiên tượng trưng cho lông chiên. Sau đó, chiên được đem thui, được xẻ ra và chia cho mỗi vị được rửa chân một điã xôi. Điã xôi tượng trưng cho thịt chiên.

Về sau, theo các cụ cao niên, thấy việc thui lông chiên làm xôi bị đen nên các cụ đã đơn giản nghi lễ, không làm con chiên bằng xôi nếp nữa mà làm sẵn thành bánh giầy. Bánh giầy là một thứ bánh làm bằng xôi nếp được giã nhiễn.

Sau nghi thức rửa chân, vị chủ tế trao tặng mỗi tông đồ được rửa chân một đồng bánh dầy. Điã xôi hay bánh giầy đều có ý nghiã tượng trưng cho thịt chiên trong lễ Vượt Qua của người Do Thái..
 
Thánh lễ Truyền Dầu tại giáo phận Hưng Hóa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
17:38 19/04/2011
HƯNG HÓA - Hôm nay, thứ ba ngày 19/04/2011, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, tân Giám mục chính tòa Giáo phận hưng Hóa, chủ tế Thánh lễ làm phép Dầu tại nhà thờ Chính Tòa Sơn Lộc. Cùng đồng tế với ngài còn có linh mục đoàn Giáo phận Hưng Hóa, quí cha Dòng tới giúp mục vụ tại Giáo phận. Quí tu sĩ và đông đảo giáo dân cũng tề tựu nơi đây hiệp dâng Thánh lễ cách sốt sáng để cầu nguyện cho hàng giáo sĩ nhân dịp đặc biệt này.

Theo truyền thống, trong lễ làm phép dầu, các linh mục qui tụ bên Đức giám mục để nhắc lại lời hứa vâng phục ngày chịu chức và cũng là để tượng niệm bữa tiệc ly. Hơn nữa, ngày mà Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể và truyền chức linh mục cho các Tông đồ.

Ngay đầu lễ Đức cha giới thiệu về ý nghĩa ngày lễ: “Trong tâm tình Mùa Chay thánh, Giáo Hội cử hành Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu. Hôm nay, chúng ta qui tụ về đây để hiệp dâng Thánh lễ làm phép Dầu. Dầu gồm dầu dự tòng, dầu thánh hiến và bệnh nhân. Với Thánh lễ này, chúng ta cũng đặc biệt cầu nguyện cho các linh mục”.

Mở đầu bài giảng, ngài cũng nhấn mạnh đến thiên chức linh mục và các bí tích. Ngài trích dẫn trong sách Isaia: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó...”. Những lời này đã được Isaia đã loan báo 800 năm trước Chúa Giáng Sinh. Vì thế, những người được Chúa thánh hiến qua bí tích Thánh Tẩy đều tham dự vào ba chức năng của Đức Giêsu, đó là ngôn sứ, tư tế và vương đế.

Khi nói tới thiên chức linh mục, ngài nói: “Linh mục là Alter Christus... Thiên Chúa làm người như chúng ta nên cũng bị khống chế bởi thời gian và không gian nhất định. Vì thế, linh mục của Chúa cũng được sai đến một nơi cụ thể, làm những gì mình được sai và đến nơi mình được sai đến”.

Trong Thánh lễ hôm nay, Đức cha nhấn mạnh tới sự vâng phục của các linh mục. Vì thế, trước khi các linh mục tuyên hứa vâng phục bề trên qua các câu thẩm vấn, ngài nói: “Các linh mục vâng theo ý Chúa và tìm ý Chúa qua ý bề trên của mình”.

Đức cha cũng khuyến khích cộng đoàn dân Chúa cầu nguyện cho các linh mục và Giám mục của mình để các ngài chu toàn tránh nhiệm mà Chúa trao phó là giảng dạy, lãnh đạo và thánh hóa.

Với lời chia sẻ thân tình nhưng sâu sắc, Đức cha đã làm cho mọi thành phần dân Chúa, nhất là các linh mục trong Giáo phận ý thức được vai trò của mình. Sự hiệp thông, liên đới và ơn thánh là điểm then chốt trong đời sống đạo hôm nay.
 
Chương trình họp mặt di dân Phát Diệm tại Sàigòn
LM Phạm Bá Lãm
09:48 19/04/2011
 
Chương trình họp mặt di dân Phát Diệm tại Sàigòn
LM Phạm Bá Lãm
09:51 19/04/2011
 
Chương trình họp mặt di dân Phát Diệm tại Sàigòn
LM Phạm Bá Lãm
09:55 19/04/2011
 
Thánh lễ làm phép dầu tại nhà thờ chính tòa Quy Nhơn
Gm. Matthêô Nguyễn Văn Khôi
19:31 19/04/2011
THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU

Thứ ba Tuần Thánh tại nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn (19-04-2011)


Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,
Anh em được sống vui vầy bên nhau,
Như dầu quí đổ trên đầu
Xuống râu xuống cổ áo chầu Aharon,
Như sương từ đỉnh Khécmôn
Tỏa trên đồi núi Xion lan tràn,
Nơi đây ân huệ Chúa ban,
Chính là sự sống chứa chan muôn đời.


Đó là lời thánh vịnh 133, rất phù hợp với khung cảnh thánh lễ chúng ta đang cử hành hôm nay, được mệnh danh là Thánh Lễ Làm Phép Dầu. Theo truyền thống Thánh Kinh, dầu tượng trưng cho sức mạnh, niềm vui, sự thánh hiến và ơn Chúa Thánh Thần. Như dầu quí đổ trên đầu, chảy xuống chòm râu, ướt cả áo chầu Aharon, trong ngày ông được thánh hiến làm thượng tế của giao ước cũ, thì dầu Thánh Thần cũng tuôn đổ xuống trên Đức Giêsu thành Nadarét để tấn phong Ngài làm Thượng Tế của giao ước mới và làm Đấng Kitô, tức là Đấng Được Xức Dầu để đem lại sự chữa lành, sự sống, cho mọi người, như lời loan báo của ngôn sứ Isaia trong bài đọc I (x. Is 61,1-3a) và lời xác nhận của chính Đức Kitô trong đoạn Tin Mừng hôm nay (x. Lc 4,17-21).

Đức Kitô là Đầu của Hội Thánh là Nhiệm Thể của Ngài, nên dầu Thánh Thần đổ xuống trên Ngài cũng tràn lan trên toàn thân thể là Hội Thánh, như dầu chảy “xuống râu xuống cổ áo chầu Aharon, như sương từ đỉnh Khécmôn tỏa trên đồi núi Xion lan tràn”. Đó là “ân huệ Chúa ban”, đó là “sự sống chứa chan muôn đời”. Cách riêng, các giám mục và linh mục, những người được thánh hiến bằng dầu thánh trong bí tích truyền chức thánh để trở thành người đại diện cho Đức Kitô là Đầu, càng được tràn đầy dầu Thánh Thần hơn nữa, để có thể chia sẻ cho cộng đoàn tín hữu. Cụ thể, trong thánh lễ hôm nay, Đức Giám Mục sẽ làm phép ba loại dầu để ngài và các linh mục xức trên toàn thể dân thánh Chúa. Thứ nhất là dầu dự tòng dùng để xức trên những người sắp lãnh nhận bí tích rửa tội; thứ hai là dầu thánh dùng để xức trên những người vừa được rửa tội để họ trở thành con cái Chúa, trên những người chịu phép thêm sức để họ trở thành tông đồ, và trên các tiến chức để họ trở thành linh mục của Chúa; và cuối cùng là dầu bệnh nhân dùng để xức trên các bệnh nhân nhằm tăng cường sức mạnh giúp họ có sức đương đầu với bệnh tật và cái chết.

Nếu Đức Giáo Hoàng là nguyên lý và nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất trong Hội Thánh hoàn vũ, thì Đức Giám Mục giáo phận cũng là nguyên lý và nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất tại Hội Thánh địa phương. Trong thánh lễ hôm nay, Đức Giám Mục hiện diện giữa linh mục đoàn và cộng đoàn để thể hiện sự hiệp nhất ấy, một sự hiệp nhất trong tình huynh đệ như lời thánh vịnh trên đây: “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau”. Chính chức linh mục đã nối kết Giám Mục, các linh mục và giáo dân lại với nhau thành cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, thành hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa, như chúng ta vừa nghe trong bài đọc II trích sách Khải Huyền (x. Kh 1,6). Vì thế chủ đề suy niệm chính của thánh lễ hôm nay là chức linh mục. Tuy nhiên ý nghĩa và vai trò của chức linh mục thừa tác chỉ có thể được hiểu trong tương quan với Đức Kitô và Hội Thánh, bởi vì cả ba cùng mang ba chiều kích: mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ, như chủ đề của Năm Thánh 2010 mà ngày hôm nay Hội Thánh Việt Nam còn đang tiếp tục triển khai và thực hiện.

Ba chiều kích mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ, trước hết được nhìn thấy nơi chính Đức Kitô. Ngài là con người của mầu nhiệm, vì qua cuộc Nhập Thể, Ngài vừa là con người thật, vừa là Thiên Chúa thật; Ngài là hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình; nơi Ngài, mầu nhiệm Thiên Chúa và mầu nhiệm con người được bày tỏ trọn vẹn và nối kết với nhau, đến độ không thể biết Thiên Chúa là ai nếu không biết Đức Kitô và cũng không thể biết con người là ai nếu không qui chiếu về Đức Kitô. Đức Kitô là con người của sự hiệp thông, vì Ngài luôn kết hiệp với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, luôn thi hành thánh ý Chúa Cha và luôn bước đi theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; đồng thời Ngài cũng luôn kết hiệp với Hội Thánh như Hôn Phu với hiền thê và như Đầu với thân mình. Chính Ngài đã phá đổ bức tường ngăn cách giữa các dân tộc và qui tụ muôn dân thành một cộng đoàn hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau. Đức Kitô là con người của sứ vụ, vì chính Ngài đã được Chúa Cha sai đến trần gian để thi hành sứ vụ cứu độ nhân loại; chính Ngài là vị thừa sai của Chúa Cha, là người rao giảng Tin Mừng đầu tiên và vĩ đại nhất, là gương mẫu tuyệt hảo của tất cả các nhà truyền giáo mọi nơi và mọi thời.

Ba chiều kích mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ của Đức Kitô được thể hiện và tiếp nối nơi Hội Thánh là thân mình của Ngài. Hội Thánh là mầu nhiệm vì Hội Thánh vừa có đặc tính trần thế, vừa có đặc tính thần linh, vì Hội Thánh chính là sự nối dài mầu nhiệm Nhập Thể của Đức Kitô trong dòng lịch sử nhân loại, và là nơi hiện diện của Thiên Chúa giữa loài người. Hội Thánh là hiệp thông vì Hội Thánh là cộng đoàn các kitô hữu hiệp thông với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần và hiệp thông với nhau trong tình bác ái. Đồng thời Hội Thánh cũng là khí cụ Thiên Chúa dùng để qui tụ nhân loại thành một gia đình duy nhất. Hội Thánh là sứ vụ vì bản chất của Hội Thánh là truyền giáo, vì Hội Thánh đã được Đức Kitô thiết lập và sai đi loan báo Tin Mừng Nước Trời và phục vụ tha nhân. Hội Thánh có bổn phận ra đi khắp tứ phương thiên hạ để biến mọi người trở thành môn đệ Đức Kitô. Hội Thánh không chỉ là sự nối dài mầu nhiệm Đức Kitô nhập thể, mà còn là sự nối dài mầu nhiệm Đức Kitô được xức dầu, tức được thánh hiến và sai đi.

Các linh mục, đến lượt mình, cũng phải có đầy đủ 3 chiều kích mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ như Đức Kitô và Hội Thánh. Linh mục là người của mầu nhiệm, bởi vì linh mục được đặt làm tư tế, tức làm trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. Làm trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại, linh mục là con người của sự thánh thiêng, vì linh mục là người của Chúa, là người thay mặt Chúa và được trang bị bởi quyền năng của Thiên Chúa để công bố Lời Chúa và làm cho Chúa hiện diện và hoạt động qua các bí tích. Linh mục là người của sự hiệp thông, bởi vì trong sự hiệp nhất với giám mục và linh mục đoàn, linh mục xây dựng sự hiệp thông giữa cộng đoàn Hội Thánh, xây dựng Hội Thánh thành gia đình hiệp nhất trong tình yêu và tình huynh đệ, trong sự đối thoại chân thành, trong sự lắng nghe và tôn trọng mọi ý kiến khác biệt. Cuối cùng, linh mục là con người của sứ vụ, vì linh mục tiếp nối công cuộc cứu độ của Đức Kitô, Đấng đã được xức dầu Thánh Thần và được Chúa Cha sai đi loan báo Tin Mừng.

Trở thành linh mục là nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Khi linh mục càng trở nên giống Chúa Kitô, càng để cho mầu nhiệm Đức Kitô tỏ lộ nơi mình, đồng thời càng hiệp thông gắn bó với Hội Thánh là nhiệm thể của Ngài, thì sứ vụ của linh mục càng sinh nhiều hoa trái, vì Chúa Giêsu đã nói: “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5).

Gm Matthêô Nguyễn Văn Khôi
 
Thánh lễ làm phép dầu tại nhà thờ chính tòa Hà Nội
Gioan Đình Sơn
19:26 19/04/2011
HÀ NỘI - Sáng ngày 19 tháng 4 năm 2011, 115 linh mục và nhiều thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo phận Hà Nội đã hiệp thông trong Thánh lễ làm phép dầu tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội. Chủ tế Thánh lễ là Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn- Vị chủ chăn của Tổng Giáo phận. Cùng đồng tế với Ngài còn có Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân- Giám mục Giáo phận Lạng Sơn, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến- Phó Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội và Đức cha Lôrensô Chu Văn Minh- Giám mục Phụ tá TGP Hà Nội. Đặc biệt, Thánh lễ làm phép dầu năm nay có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli- Ngài đại diện Đức Thánh Cha Biển Đức XVI không thường trú tại Việt Nam. Sự hiện diện của ngài trong Thánh lễ này đã nói lên sự hiệp thông tuyệt vời tại Giáo Hội địa phương với Đấng kế vị Thánh Phêrô.

Xem hình ảnh

"ĐÂY CHÍNH LÀ NGƯỜI" là lời giới thiệu vị đại diện Tòa Thánh (Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli) của Đức Tổng Giám Mục Phêrô với cộng đoàn phụng vụ. Khởi đầu diễn văn chào mừng, Đức Tổng Giám Mục Phêrô nói: Hôm nay, tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, tất cả các thành phần dân Chúa trong giáo phận cùng quý Đức Cha đến từ các Giáo phận bạn, chúng con vui mừng đón tiếp và chào mừng vị đại diện Đức Thánh Cha Biển Đức XVI giữa lòng Giáo phận thân yêu. Kính xin ngài coi nơi đây như nhà của mình.

Chúng con trân trọng biết ơn Đức Tổng Giám Mục vì ngài đã chấp nhận sứ vụ mà Tòa Thánh giao phó để đến với chúng con. Chúng con luôn hiệp thông và cầu nguyện cho sứ vụ cao cả của ngài được tốt đẹp đối với Hội Thánh địa phương cũng như đối với quê hương thân yêu của chúng con. Trong bầu khí linh thiêng của Thánh lễ làm phép và hiến thánh Dầu Thánh, chúng con kính xin ngài đệ trình lên Đức Giáo Hoàng- Vị cha chung của Giáo Hội Hoàn Vũ lòng biết ơn, tâm tình yêu mến, trung thành và hiếu thảo của tất cả chúng con. Cuối cùng, chúng con nguyện chúc sức khỏe đến Đức Tổng Giám Mục kính yêu.

Đáp lời Đức Tổng Giám Mục Phêrô, Ngài đại diện Tòa Thánh nói: Trong bầu khí Phụng vụ đặc biệt này, tôi xin kính chuyển đến Đức Tổng Giám Mục, quý Đức Cha và anh chị em lời chào thăm thân ái và phép lành của Đức Thánh Cha, Đấng có lòng ngưỡng mộ, trìu mến và sâu xa đối với Giáo Hội tại Việt Nam. Về phương diện lịch sử, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong đất nước này đã đóng góp và tiếp tục đóng góp cho di sản nhân loại tôn giáo những giá trị đạo đức cũng như chia sẻ những băn khoăn đúng đắn về tương lai của Giáo Hội cũng như trách nhiệm cho công ích. Chúng ta cảm ơn Chúa vì sự gia tăng về con số linh mục, chủng sinh và các tu sĩ tại Việt Nam, cũng như sự trưởng thành của giáo dân trong đời sống cộng đoàn. Nhân danh Đức Thánh Cha, tôi muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa và lòng cảm ơn đối với tất cả anh chị em vì đức tin sống động và mạnh mẽ tại đất nước này, luôn trung thành với Giáo Hội và Đức Thánh Cha. Tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho sứ vụ của tôi để tôi có thể đóng góp phần nào vào đất nước và Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Hướng về linh mục đoàn, ngài ngỏ lời: Trong ngày lễ làm phép dầu, ngày lễ bày tỏ sự hiệp thông, mối liên kết chặt chẽ của các linh mục với Đức Giám Mục của mình. Linh mục là những người cộng tác với Đức Giám Mục trong nhiệm vụ phục vụ Giáo Hội địa phương. Anh em linh mục trong Tổng Giáo phận Hà Nội thân mến, mỗi anh em có nhiệm vụ khác nhau nhưng Chúa gọi và đòi hỏi mỗi người có một tâm hồn, một trái tim trong sạch lớn lao để phục vụ Chúa và tha nhân. Điều đó đòi hỏi linh mục không sống cho chính mình nhưng sống cho người khác, như Chúa Giêsu- Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ...

THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU gồm ba ý nghĩa nổi bật để chúng ta tham dự: Thứ nhất là làm phép Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng và Hiến Thánh Dầu Thánh để dùng trong các nghi thức phụng vụ. Thứ hai là hàng linh mục lặp lại lời đã hứa khi lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh. Thứ ba là bày tỏ sự hiệp thông của linh mục đoàn chung quanh Đức Giám Mục của mình. Hơn hết, tất cả chúng ta đã được tham dự vào chức linh mục cộng đồng nên ngày lễ này cũng có ý nghĩa sâu xa đối với mỗi người. Vì vậy, chúng ta cùng hiệp dâng Thánh lễ để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh toàn cầu và hàng giáo sĩ, Đức Tổng Giám Mục đã nói trước khi bước vào Thánh lễ.

Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Phêrô nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của Đức Kitô trong cuộc đời của người kitô hữu. Ngài nói: "Lễ Dầu, làm phép dầu, Dầu Thánh, Dầu Hiến Thánh ... nhắc chúng ta hướng về Đức Kitô vì Kitô là "Đấng được xức dầu" và chúng ta là kitô hữu, là người có Đức Kitô , là người được xức dầu. Bài đọc 1, trích sách tiên tri Isaia cho chúng ta thấy trước một vì ngôn sứ sẽ được Thiên Chúa xức dầu, dầu đó là Thánh Thần, để được sai đi rao giảng Tin Mừng : " Thần Khí của Đức Chúa Yavê ở trên tôi, vì Yavê đã xức dầu cho tôi, Người đã sai tôi đi đem tin mừng ...". Vì vậy, nghi thức làm phép dầu hôm nay rất ý nghĩa nếu chúng ta tham dự sốt sắng. Chính ý nghĩa đó nó ăn sâu và ảnh hưởng trong bản chất Kitô hữu khi chúng ta biết chính Đức Giêsu là người được xức dầu. Đức TGM nêu bật ý nghĩa của Dầu Thánh trong đời sống của người kitô hữu như sau: "Dầu thánh được xức cho những người chịu bí tích Rửa tội và Thêm sức để họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần mà lớn lên trong đức tin, đức cậy và đức mến cũng như để được nhiệt tình loan báo Tin Mừng, làm chứng nhân của Chúa, để có đủ sức mạnh chống trả lại các chước cám dỗ và hăng hái xây dựng cộng lý hòa bình trong xã hội : đó là những chức năng của anh chị em mà chúng ta gọi là chức linh mục cộng đồng. Trong dịp này, khi làm phép dầu dự tòng, chúng ta cầu nguyện cách riêng cho tất cả anh chị em dự tòng sẽ được chịu phép rửa tội trong giáo phận chúng ta cũng như trên khắp thế giới để họ được mạnh mẽ sống Tin Mừng. Chúng ta cũng nhớ cách riêng đến các anh chị em bệnh nhân, những người đau khổ vì nhiều lý do khác nhau, được nâng đỡ, an ủi trong cơn thử thách của họ".

Kế đến, ngài bày tỏ ý nghĩa hiệp thông sâu xa của linh mục đoàn với Giám Mục của mình, không thể có sự tách biệt giữa Giám Mục và linh mục. Sự hiệp thông đó bày tỏ rõ nét qua việc Thánh lễ Truyền Dầu mời gọi linh mục đoàn về tham dự đầy đủ vì trong Giáo Hội địa phương chỉ được cử hành một nơi duy nhất mà thôi. "Giám mục được xức Dầu Thánh trên đầu để nhận Thần Khí, thủ lãnh cho sứ vụ lãnh đạo Dân Chúa, thể hiện chức tư tế viên mãn. Linh mục được xức dầu trong lòng bàn tay để xứng đáng dâng của lễ thánh là Đức Kitô Giêsu lên Đức Chúa Cha và như cánh tay nồi dài của giám mục để thể hiện sự thông phần vào chức tư tế viên mãn của giám mục. Tính hiệp thông đó, hơn bao giờ hết, được thể hiện trong Thánh lễ đồng tế này, đó là ý nghĩa mà phụng vụ mời gọi hàng linh mục hiện diện đông đủ. Và sự hiệp thông đó lại được củng cố bằng việc các linh mục lập lại lời hứa khi chịu chức linh mục", Đức TGM nhấn mạnh.

Cuối bài giảng, Đức TGM ngỏ lời cám ơn tới anh em linh mục đã cộng tác với Ngài trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng. "Tôi cũng muốn nhân dịp này nói lên lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với anh em linh mục, những người đã nhiệt tình cộng tác giúp đỡ tôi để chu toàn nhiệm vụ và chính anh em đã trải qua nhiều hy sinh, thường là trong âm thầm, để củng cố đức tin và mở mang Nước Chúa trong yêu thương và phục vụ. Chúng ta hãy theo vị Mục tử duy nhất là Đức Kitô, Đấng kêu gọi chúng ta noi gương Người mà sống "hiền lành và khiêm nhường", Ngài nói.

Sau bài giảng, các linh mục tiến ra trước mặt Đức Tổng Giám Mục và nhắc lại lời tuyên hứa khi chịu chức linh mục, đó là lòng trung kiên với bậc sống độc thân, tinh thần tùng phục Đức Tổng Giám mục – bề trên của Tổng Giáo phận, về lòng quảng đại chu toàn chức vụ tư tế, giảng dạy, và chủ chăn của mình. Nghi thức này một lần nữa nhắc nhở các linh mục luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công tác mục vụ, trong khi cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực nên đồng hình đồng dạng với Người mỗi ngày mỗi hơn và do đó cũng mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn.

Tiếp tục Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục lần lượt chủ sự nghi thức làm phép dầu. Ba bình dầu được trịnh trọng rước tới bàn thờ. Ngài đọc lời nguyện và làm phép những bình dầu sẽ được dùng trong khi cử hành các Bí tích: dầu Thánh Hiến (S.C), dầu Dự Tòng (O.S), và dầu Bệnh Nhân (O.I). Từ đây, những bình dầu này không còn là dầu thường như trước nữa, nhưng đã trở nên Dầu Thánh, Dầu ấp ủ Chúa Thánh Thần và các ơn phong phú của Ngài.

Sau phép lành cuối lễ, Dầu đã được làm phép được rước về nơi trang trọng và mỗi linh mục đến nhận để đem về giáo xứ và cộng đoàn của mình để sử dụng khi cử hành các bí tích.
 
Thánh lễ làm phép dầu tại nhà thờ chính tòa Hà Nội
Gioan Đình Sơn
19:29 19/04/2011
HÀ NỘI - Sáng ngày 19 tháng 4 năm 2011, 115 linh mục và nhiều thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo phận Hà Nội đã hiệp thông trong Thánh lễ làm phép dầu tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội. Chủ tế Thánh lễ là Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn- Vị chủ chăn của Tổng Giáo phận. Cùng đồng tế với Ngài còn có Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân- Giám mục Giáo phận Lạng Sơn, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến- Phó Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội và Đức cha Lôrensô Chu Văn Minh- Giám mục Phụ tá TGP Hà Nội. Đặc biệt, Thánh lễ làm phép dầu năm nay có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli- Ngài đại diện Đức Thánh Cha Biển Đức XVI không thường trú tại Việt Nam. Sự hiện diện của ngài trong Thánh lễ này đã nói lên sự hiệp thông tuyệt vời tại Giáo Hội địa phương với Đấng kế vị Thánh Phêrô.

Xem hình ảnh

"ĐÂY CHÍNH LÀ NGƯỜI" là lời giới thiệu vị đại diện Tòa Thánh (Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli) của Đức Tổng Giám Mục Phêrô với cộng đoàn phụng vụ. Khởi đầu diễn văn chào mừng, Đức Tổng Giám Mục Phêrô nói: Hôm nay, tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, tất cả các thành phần dân Chúa trong giáo phận cùng quý Đức Cha đến từ các Giáo phận bạn, chúng con vui mừng đón tiếp và chào mừng vị đại diện Đức Thánh Cha Biển Đức XVI giữa lòng Giáo phận thân yêu. Kính xin ngài coi nơi đây như nhà của mình.

Chúng con trân trọng biết ơn Đức Tổng Giám Mục vì ngài đã chấp nhận sứ vụ mà Tòa Thánh giao phó để đến với chúng con. Chúng con luôn hiệp thông và cầu nguyện cho sứ vụ cao cả của ngài được tốt đẹp đối với Hội Thánh địa phương cũng như đối với quê hương thân yêu của chúng con. Trong bầu khí linh thiêng của Thánh lễ làm phép và hiến thánh Dầu Thánh, chúng con kính xin ngài đệ trình lên Đức Giáo Hoàng- Vị cha chung của Giáo Hội Hoàn Vũ lòng biết ơn, tâm tình yêu mến, trung thành và hiếu thảo của tất cả chúng con. Cuối cùng, chúng con nguyện chúc sức khỏe đến Đức Tổng Giám Mục kính yêu.

Đáp lời Đức Tổng Giám Mục Phêrô, Ngài đại diện Tòa Thánh nói: Trong bầu khí Phụng vụ đặc biệt này, tôi xin kính chuyển đến Đức Tổng Giám Mục, quý Đức Cha và anh chị em lời chào thăm thân ái và phép lành của Đức Thánh Cha, Đấng có lòng ngưỡng mộ, trìu mến và sâu xa đối với Giáo Hội tại Việt Nam. Về phương diện lịch sử, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong đất nước này đã đóng góp và tiếp tục đóng góp cho di sản nhân loại tôn giáo những giá trị đạo đức cũng như chia sẻ những băn khoăn đúng đắn về tương lai của Giáo Hội cũng như trách nhiệm cho công ích. Chúng ta cảm ơn Chúa vì sự gia tăng về con số linh mục, chủng sinh và các tu sĩ tại Việt Nam, cũng như sự trưởng thành của giáo dân trong đời sống cộng đoàn. Nhân danh Đức Thánh Cha, tôi muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa và lòng cảm ơn đối với tất cả anh chị em vì đức tin sống động và mạnh mẽ tại đất nước này, luôn trung thành với Giáo Hội và Đức Thánh Cha. Tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho sứ vụ của tôi để tôi có thể đóng góp phần nào vào đất nước và Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Hướng về linh mục đoàn, ngài ngỏ lời: Trong ngày lễ làm phép dầu, ngày lễ bày tỏ sự hiệp thông, mối liên kết chặt chẽ của các linh mục với Đức Giám Mục của mình. Linh mục là những người cộng tác với Đức Giám Mục trong nhiệm vụ phục vụ Giáo Hội địa phương. Anh em linh mục trong Tổng Giáo phận Hà Nội thân mến, mỗi anh em có nhiệm vụ khác nhau nhưng Chúa gọi và đòi hỏi mỗi người có một tâm hồn, một trái tim trong sạch lớn lao để phục vụ Chúa và tha nhân. Điều đó đòi hỏi linh mục không sống cho chính mình nhưng sống cho người khác, như Chúa Giêsu- Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ...

THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU gồm ba ý nghĩa nổi bật để chúng ta tham dự: Thứ nhất là làm phép Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng và Hiến Thánh Dầu Thánh để dùng trong các nghi thức phụng vụ. Thứ hai là hàng linh mục lặp lại lời đã hứa khi lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh. Thứ ba là bày tỏ sự hiệp thông của linh mục đoàn chung quanh Đức Giám Mục của mình. Hơn hết, tất cả chúng ta đã được tham dự vào chức linh mục cộng đồng nên ngày lễ này cũng có ý nghĩa sâu xa đối với mỗi người. Vì vậy, chúng ta cùng hiệp dâng Thánh lễ để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh toàn cầu và hàng giáo sĩ, Đức Tổng Giám Mục đã nói trước khi bước vào Thánh lễ.

Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Phêrô nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của Đức Kitô trong cuộc đời của người kitô hữu. Ngài nói: "Lễ Dầu, làm phép dầu, Dầu Thánh, Dầu Hiến Thánh ... nhắc chúng ta hướng về Đức Kitô vì Kitô là "Đấng được xức dầu" và chúng ta là kitô hữu, là người có Đức Kitô , là người được xức dầu. Bài đọc 1, trích sách tiên tri Isaia cho chúng ta thấy trước một vì ngôn sứ sẽ được Thiên Chúa xức dầu, dầu đó là Thánh Thần, để được sai đi rao giảng Tin Mừng : " Thần Khí của Đức Chúa Yavê ở trên tôi, vì Yavê đã xức dầu cho tôi, Người đã sai tôi đi đem tin mừng ...". Vì vậy, nghi thức làm phép dầu hôm nay rất ý nghĩa nếu chúng ta tham dự sốt sắng. Chính ý nghĩa đó nó ăn sâu và ảnh hưởng trong bản chất Kitô hữu khi chúng ta biết chính Đức Giêsu là người được xức dầu. Đức TGM nêu bật ý nghĩa của Dầu Thánh trong đời sống của người kitô hữu như sau: "Dầu thánh được xức cho những người chịu bí tích Rửa tội và Thêm sức để họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần mà lớn lên trong đức tin, đức cậy và đức mến cũng như để được nhiệt tình loan báo Tin Mừng, làm chứng nhân của Chúa, để có đủ sức mạnh chống trả lại các chước cám dỗ và hăng hái xây dựng cộng lý hòa bình trong xã hội : đó là những chức năng của anh chị em mà chúng ta gọi là chức linh mục cộng đồng. Trong dịp này, khi làm phép dầu dự tòng, chúng ta cầu nguyện cách riêng cho tất cả anh chị em dự tòng sẽ được chịu phép rửa tội trong giáo phận chúng ta cũng như trên khắp thế giới để họ được mạnh mẽ sống Tin Mừng. Chúng ta cũng nhớ cách riêng đến các anh chị em bệnh nhân, những người đau khổ vì nhiều lý do khác nhau, được nâng đỡ, an ủi trong cơn thử thách của họ".

Kế đến, ngài bày tỏ ý nghĩa hiệp thông sâu xa của linh mục đoàn với Giám Mục của mình, không thể có sự tách biệt giữa Giám Mục và linh mục. Sự hiệp thông đó bày tỏ rõ nét qua việc Thánh lễ Truyền Dầu mời gọi linh mục đoàn về tham dự đầy đủ vì trong Giáo Hội địa phương chỉ được cử hành một nơi duy nhất mà thôi. "Giám mục được xức Dầu Thánh trên đầu để nhận Thần Khí, thủ lãnh cho sứ vụ lãnh đạo Dân Chúa, thể hiện chức tư tế viên mãn. Linh mục được xức dầu trong lòng bàn tay để xứng đáng dâng của lễ thánh là Đức Kitô Giêsu lên Đức Chúa Cha và như cánh tay nồi dài của giám mục để thể hiện sự thông phần vào chức tư tế viên mãn của giám mục. Tính hiệp thông đó, hơn bao giờ hết, được thể hiện trong Thánh lễ đồng tế này, đó là ý nghĩa mà phụng vụ mời gọi hàng linh mục hiện diện đông đủ. Và sự hiệp thông đó lại được củng cố bằng việc các linh mục lập lại lời hứa khi chịu chức linh mục", Đức TGM nhấn mạnh.

Cuối bài giảng, Đức TGM ngỏ lời cám ơn tới anh em linh mục đã cộng tác với Ngài trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng. "Tôi cũng muốn nhân dịp này nói lên lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với anh em linh mục, những người đã nhiệt tình cộng tác giúp đỡ tôi để chu toàn nhiệm vụ và chính anh em đã trải qua nhiều hy sinh, thường là trong âm thầm, để củng cố đức tin và mở mang Nước Chúa trong yêu thương và phục vụ. Chúng ta hãy theo vị Mục tử duy nhất là Đức Kitô, Đấng kêu gọi chúng ta noi gương Người mà sống "hiền lành và khiêm nhường", Ngài nói.

Sau bài giảng, các linh mục tiến ra trước mặt Đức Tổng Giám Mục và nhắc lại lời tuyên hứa khi chịu chức linh mục, đó là lòng trung kiên với bậc sống độc thân, tinh thần tùng phục Đức Tổng Giám mục – bề trên của Tổng Giáo phận, về lòng quảng đại chu toàn chức vụ tư tế, giảng dạy, và chủ chăn của mình. Nghi thức này một lần nữa nhắc nhở các linh mục luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công tác mục vụ, trong khi cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực nên đồng hình đồng dạng với Người mỗi ngày mỗi hơn và do đó cũng mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn.

Tiếp tục Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục lần lượt chủ sự nghi thức làm phép dầu. Ba bình dầu được trịnh trọng rước tới bàn thờ. Ngài đọc lời nguyện và làm phép những bình dầu sẽ được dùng trong khi cử hành các Bí tích: dầu Thánh Hiến (S.C), dầu Dự Tòng (O.S), và dầu Bệnh Nhân (O.I). Từ đây, những bình dầu này không còn là dầu thường như trước nữa, nhưng đã trở nên Dầu Thánh, Dầu ấp ủ Chúa Thánh Thần và các ơn phong phú của Ngài.

Sau phép lành cuối lễ, Dầu đã được làm phép được rước về nơi trang trọng và mỗi linh mục đến nhận để đem về giáo xứ và cộng đoàn của mình để sử dụng khi cử hành các bí tích.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vụ Cù Huy Hà Vũ - Công Án hay Tư Thù?
Alf.Hoàng Gia Bảo
17:37 19/04/2011
Một ngày sau phiên tòa 4/4 trên trang BBC có bài Phản ứng về vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ trong đó học giả Úc chuyên về Việt Nam Carl Thayer có nêu "Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] có thể là nhà cải cách kinh tế tự do nhưng ông không là người có đầu óc tự do chính trị” và sau đó kết luận "Có ai đó cố gắng nhiều lần làm tổn hại tới các quyết định của ông thì chắc chắn sẽ làm ông ta phẫn nộ"

Giáo sư Carl Thayer là người am hiểu chính trường Việt Nam, vì vậy những nhận định của ông luôn được xem là đáng tin cậy. Bằng phát biểu trên, ông khẳng định cho dù mô hình kinh tế của VN là kiểu gì thì ông thủ tướng Dũng sẽ vẫn là nhà độc tài. Do vậy, nếu ai đó cản đường ông ta ắt sẽ phải ‘trả giá’. Và lý do của sự trả giá đ/v Ts.Hà Vũ đó chính là vì anh đã làm “tổn hại đến quyết định” 167/2007/QĐ-TTg của ông ta trong vụ Bauxite Tây nguyên.

Vậy đơn kiện của Ts. Cù Huy Hà Vũ có gì điều đặc biệt khiến ông thủ tướng phải ‘phẫn nộ” đến như thế?

Đằng sau lá đơn…

Như chúng ta đã biết ngay từ đầu triển khai dự án Bauxite đã vấp phải phản ứng dữ dội của nhân sĩ trí thức, lãnh đạo các tôn giáo và dân chúng khắp nơi. Bằng chứng là đã có khoảng gần 1 vạn người ký tên kiến nghị hủy bỏ dự án này trên các trang Bauxite Dòng Chúa Cứu Thế, mà mối lo của mọi người ngoài việc môi trường sinh thái bị hủy hoại còn vì hiểm họa khôn lường cho đất nước trước sự hiện diện ‘hợp pháp’ của đạo quân hàng vạn người TQ trên vùng Tây nguyên chiến lược núp dưới danh nghĩa khai thác bauxite và có thể sẽ kéo dài nhiều thập niên chứ không chỉ đến năm 2025 như trên giấy tờ.

Mặc dù nguy hiểm là vậy, và kể cả khi có thêm nhiều tiếng nói uy tín từ các cựu tướng lãnh, đảng viên cao cấp về hưu như cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình v.v… nhưng tất cả mọi tiếng nói đều bị rơi vào im lặng ‘đáng sợ’ không ai được hồi đáp dù chỉ một chữ!

Trong bối cảnh ấy sáng kiến khởi kiện của Ts. Hà Vũ trở nên hết sức có ý nghĩa.

Tất nhiên hơn ai hết anh thừa biết để ‘lôi’ được ông thủ tướng ra tòa còn khó hơn ‘con kiến đi kiện củ khoai’ gấp ngàn lần nhưng anh vẫn kiên quyết tiến hành. Bởi nếu không thành ít ra nó không phải là việc làm vô nghĩa trong bối cảnh luật pháp quốc gia thường xuyên bị đảng ‘ngồi xổm’ lên trên.

Thật vậy, vụ kiện đã khiến cả hệ thống cầm quyền trở nên lúng túng. Tòa án Tp.Hà Nội thì viện cớ không đủ thẩm quyền đùn đẩy đơn kiện lên tòa án tối cao để rồi nơi này cũng ‘tắc tịt’ nốt chẳng biết phải giải quyết ra sao cho đến tận bây giờ, khi anh đã phải vào nhà tù mà vẫn không biết số phận lá đơn đang ở đâu? Không được trả lời chính thức anh đã làm dúng hay sai, nếu sai thì sai ở đâu, còn nếu đúng thì vì sao cứ lờ đi chẳng tòa nào chịu xử v.v..???

Anh Hà Vũ thật không hổ danh là tiến sĩ luật! Chẳng cần súng đạn, không câu kết ngoại bang, không ‘diễn biến hòa bình’ … mà chỉ với khoảng hai ngàn từ bình dị trải trên 4 trang giấy anh đã kéo tuột cái đuôi đầy lông lá ra khỏi cái vỏ bọc ‘nhà nước pháp quyền’ mà họ vẫn leo lẻo lâu nay.

Tuy nhiên có thể lý do sau đây mới là cái khiến ông thủ tướng ‘nổi giận’.

Như chúng ta việc khai thác bauxite Tây Nguyên manh nha từ năm 2001 trong tuyên bố chung ký kết giữa hai ông TBT Nông Đức Mạnh và ông Hồ Cẩm Đào nhân chuyến thăm TQ. Tuy nhiên đây chỉ là việc riêng của hai đảng, về mặt pháp lý khi triển khai nó vẫn phải đảm bảo đúng các trình tự mà luật pháp VN qui định. Thế nhưng theo báo cáo số 91/BC-CP của Văn phòng Chính phủ ngày 22/5/2009 gởi Quốc hội thừa nhận thì dự án này vẫn “chưa có một báo cáo đánh giá môi trường chiến lược”!!!

Một dự án quốc tế tầm cỡ nhưng hoàn toàn ‘bất hợp pháp’ đã thế nó còn chất chứa đựng những hiểm họa khôn lường cho đất nước vì vi phạm luật an ninh quốc phòng. Do vậy, nếu phải ra tòa bất kỳ cá nhân nào dính dáng đến nó đều có nguy cơ phải đối mặt với tội danh ‘phản quốc’ chứ không còn chỉ là vi phạm hành chính thông thường.

+ Thật vậy, tra cứu từ bộ tự điển bách khoa toàn thư do chính nhà nước Việt Nam ban hành chúng ta thấy từ ‘phản bội tổ quốc’ được họ định nghĩa như sau: “PHẢN BỘI TỔ QUỐC: công dân một nước câu kết với nước ngoài, nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc mình …Tội PBTQ là tội xâm phạm an ninh quốc gia.”

+ Chương XI Bộ Luật Hình Sự Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qui định các tội bị xem là xâm phạm an ninh quốc gia như sau:

Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.


Như vậy, đơn kiện vụ bauxite mặc dù chỉ xoay quanh những vi phạm quản lý hành chính về môi trường, di sản văn hóa, quốc phòng v.v… nhưng tầm vóc lớn lao của nó khiến kéo theo những hiểm họa khôn lường đã khiến ý nghĩa vụ kiện ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Có thể vì lý do này cùng với việc bị họ Cù làm cho ‘mất mặt’ trước dư luận đã khiến ông ta không còn chịu đựng anh nữa cho dù có là con trai của ‘khai quốc công thần’ Cù Huy Cận, người đã có công gầy dựng nên cái nhà nước mà ông ta đang thừa hưởng quyền cai trị.

Một ‘Lệ Chi Viên’ thời nay?

Việc kết án Cù Huy Hà Vũ tội làm ra những tài liệu chống phá nhà nước, trả lời báo đài nước ngoài, bênh vực binh lính VNCH, đòi đa nguyên đa đảng v.v… như vậy thực ra chỉ là những lý do hết sức ‘nhảm nhí’ vớ vẩn. Những việc này ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ‘mài mòn’ ngay từ khi còn sống. Như khi nói về việc tổ chức rầm rộ ăn mừng chiến thắng 30/4 hằng năm ông bảo ‘có trăm người vui thì cũng có vạn người buồn’ hoặc về đa nguyên đa đảng ‘đất nước tổ quớc VN đâu chỉ là của riêng người cộng sản’ v.v…

Cách dàn dựng bắt Ts.Cù Huy Hà Vũ với tang chứng bẩn thỉu là ‘hai bao cao su đã qua xử dụng’ rồi đem anh ra xử vội xử vàng trong một phiên tòa nhanh như ma đuổi thật không giống ai! Nó trông tựa như việc trả thù giữa các cá nhân với nhau nên đã được làm bằng mọi giá, chứ đâu còn là việc làm ‘quang minh chính đại’ cần có của một nhà nước pháp quyền cần phải nghe ngóng dư luận.

Thế cho nên ‘cái được’ của họ trong vụ xử Ts.Hà Vũ rốt cuộc không là gì khác hơn việc bị dân chúng thêm chán ghét khi thấy ngân qũi quốc gia từ tiền đóng thuế của họ đã bị tiêu xài hoang phí vào những trò bẩn thỉu, tai tiếng làm mất thể diện quốc gia như thế nào? Đến ngay một đảng viên như ông Lê Hiếu Đằng từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tp.HCM cũng chịu không nổi mà phải thốt lên với BBC “vụ xử ông Hà Vũ là trơ trẽn” thì thử hỏi còn người lương tri nào có thể đồng tình voi vụ xử này?

Nhưng thiết thực hơn cả là ý kiến của một nhà báo trong nước không muốn nêu tên cũng nói với BBC “vụ xử tiến sỹ Hà Vũ đã làm tăng mức độ bất đồng chính kiến lên một bậc ở Việt Nam. Ông ấy [Cù Huy Hà Vũ] là người Hà Nội và đây chính là nơi cần là đầu tàu cho bất cứ sự thay đổi nào chứ không phải là miền Nam. Thủ tướng Dũng gần như đang ở "đất lạ" tại Hà Nội, cách xa căn cứ quyền lực của ông tại miền nam…”

Có thể hiểu nhận định xác đáng này là vụ án đã nâng Cù tiến sĩ lên thành biểu tượng đáng kính cho giới sĩ phu Hà Bắc. Việc anh võ biền miền Nam cậy quyền thế xử ép một trí thức như anh liệu có là ‘vung tay quá trớn’. Sự thay đổi là cần thiết và là trọng trách của giới sỹ phu Hà Bắc hiện nay chứ không thể trông đợi nó đến từ đâu khác.

Sự oan sai của Cù tiến sĩ dễ khiến chúng ta nhớ lại vụ Lệ Chi Viên hay còn gọi là ‘vụ án vườn vải’ xảy ra hơn 500 năm trước, đã suýt khiến đại công thần Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc.

Liệu vụ án này có trở thành được là một Lê Chi Viên nữa hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào sự sáng suốt của nhà cầm quyền VN và thực hiện điều này thì không bao giờ muộn màng cả.

Nếu không rất có thể mai này các thế hệ con cháu chúng ta sẽ lại phải ê, a trong các giờ học sử “dưới thời tể tướng Nguyễn Tấn Dũng từng xảy ra vụ một oan khiên lớn được người thời ấy mỉa mai là ‘vụ án hai bao cao su…’

Sàigòn, 19/4/2011
 
Một khẳng định: buồn!
lykhách
11:44 19/04/2011
Buồn chứ, làm sao mà chẳng buồn?
Làm người ai chẳng một cội nguồn
Nơi sinh ra dù chẳng quyền lựa chọn
Dẫu quên gì cũng không thể quê hương!

Thế giới rộng không rộng hơn tim người
Khi con người yêu thấy trái đất bé thôi
Địa cầu bao la dù ta chưa, cũng chân người đã tới
Vũ trụ mênh mang khi ta yêu, tự tim khám phá nơi chưa dấu chân người

Chính tình yêu giúp phận người cao rộng
Yêu càng nhiều tim càng thấy mênh mông
Tình yêu là mầu nhiệm, tình yêu là lẽ cần thiết sống
Bởi chính qua tình yêu Thượng Đế thì thầm

Vì thế làm sao mà không buồn
Một hôm lòng chợt khắc khoải quê hương
Quê hương đâu phải chỉ núi non, sông hồ, đồng ruộng…
Mà chính nơi những con người cùng chung một cội nguồn

Tại sao dân tộc này khốn khổ thế?
Những cảnh đời cạn lệ chẳng ngày vui
Chính tự yêu đời mình nên xót xa số phận giun dế
Cơ khổ từ sinh ra đến nhắm mắt buông xuôi!

Ai cũng chỉ có một lần để sống
Giữa trần gian quyền xứng đáng phận người
Có quyền no đủ, quyền tự do, quyền hy vọng
Nhân phẩm công bình sức lao động mồ hôi

Sau hai mươi năm chiến tranh, hơn ba mươi lăm năm giải phóng
Vẫn chưa thoát ra những ý thức hệ cùm gông
Vẫn chính thể điên rồ, vẫn chính quyền bất nhân tham nhũng
Dìm muôn con người cùng dân tộc vào chủ nghĩa viển vông!

Đảng? một nhúm người rất nhỏ
Bụng căng càng to theo trí óc càng hẹp lỗ tò vò
Chính trị độc tài, chính sách ngu dân trăm họ
Ghìm dân tộc này trong tăm tối cho đến bao giờ?

Người ta sống không chỉ để kiếm sống
Nhưng để được thăng hoa theo lý trí, con tim đánh động
Chẳng chủ nghĩa nào, chẳng nhân danh nào, chẳng thế lực nào có quyền độc đoán
Để ngăn trái tim con người hướng thiện đến tận cõi không cùng

Vì con người biết khóc biết cười
Con người cao thượng nơi tình người
Chẳng phải từ Bác-Đảng, chủ nghĩa xã hội
Việt-Nam thương yêu đã trọn vẹn nghe từ lúc nằm nôi

Buồn chứ, làm sao mà chẳng buồn
Người đối xử nhau lắm đoạn trường
Muôn kẻ tận khổ vì dăm người tận hưởng
Càng buồn thêm hơn chung số phận quê hương!

Ôi đất nước từ ngày có Bác - Đảng
Người với người buộc nhau sống ác gian
Sống trên mồ hôi nước mắt nhân dân
Sống cướp giật trên xương máu dân oan
Sống vô tâm trước tai họa ngoại bang
Sống hưởng thụ bất kể cùng khổ dân
Sống im lặng câm nín trước bất nhân
Sống vô cảm trước bao cảnh lầm than
Dân tộc sẽ còn gì khi đến cả tình con người với nhau cũng cạn tàu ráo máng?

Buồn chứ, làm sao mà không buồn
Làm sao không xót hỡi quê hương?
Sau hơn bốn nghìn năm lẽ ra chúng ta giúp nhau hướng thượng
Nhưng không! dân tộc đang đi lạc dù ngược xuôi đổi mấy lần đường!

Buồn chứ, làm sao mà chẳng buồn!
Buồn chứ, làm sao mà không khẳng định:
Buồn!
 
Vụ Cù Huy Hà Vũ: Bản án Hai Bao Cao Su ''Con Đầm''
Trần An Bài
20:38 19/04/2011
Bản Án Hai Bao Cao Su "Con Đầm"

Bài Thuyết Trình của Tiến Sĩ TRẦN AN BÀI tại Oakland, Cali, ngày 16-4-2011, nhân dịp kỷ niệm Đệ Ngũ Chu Niên Thành Lập Khối 8406

Kính thưa Quý Vị trong Khối 8406 vùng Bắc Cali,

Kính thưa Quý Vị Quan Khách,


Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 5 năm ngày thành lập Khối 8406 đã cho tôi được vinh dự phát biểu trong buổi lễ rất long trọng này.

Chắc hẳn một số quý vị, trong đó có tôi, không phải là thành viên của Khối 8406, nhưng sự hiện diện của chúng ta trong buổi sinh hoạt này nói lên hai ý nghĩa đặc biệt:

1. Khối 8406 được thành lập ngày 8 tháng 4 năm 2006, nhằm mục đích kết hợp những người Việt trong và ngoài nước để xây dựng một nước Việt Nam Tự Do và Dân Chủ. Như vậy, Khối 8406 không phải chỉ có những bộ mặt nổi hoạt động, nhưng một khi chủ trương và đường lối hoạt động của Khối phản ảnh đúng nguyện vọng của người dân thì tất cả mọi người VN yêu nước, dù ở trong hay ngoài nước, đều sẵn sàng ủng hộ mọi hoạt động của Khối.

2. Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đừng tưởng rằng bắt bớ, giam cầm những thành viên của Khối 8406 là Khối sẽ tan rã. Không! Bắt một chiến sĩ 8406 thì lại có hàng trăm, hàng ngàn những chiến sĩ 8406 khác xuất hiện, vì tiếng gào thét đòi hỏi Độc Lập, Tự Do, Đa nguyên, Đa đảng của người dân VN đã bùng nổ và sẽ tiếp tục lan rộng mãi. Một khi dân chúng đã căm phẫn thì sự sợ hãi tù đày, chết chóc chẳng còn nữa và như thế, ngày tàn của Đảng CSVN đang đến gần.

Quý Vị đã hy sinh buổi chiều Thứ Bảy hôm nay, để đến đây tham dự buổi sinh hoạt của Khối 8406 vùng Bắc Cali. Tôi bảo đảm với Quý Vị rằng chiều nay khi ra về, tất cả chúng ta sẽ rất hài lòng, vì đã đóng thêm một chiếc đinh vào nắp quan tài để chôn sống Đảng CSVN.

I. TƯỜNG THUẬT VỤ ÁN

Cách đây một tháng, khi mời tôi thuyết trình, Ban Tổ Chức có gợi ý với tôi về đề tài đang nóng bỏng lúc đó là "Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài tại VN", nhưng mới chỉ cách đây hai tuần, một biến cố bỗng nhiên gây chấn động tình hình VN trong và ngoài nước. Đó là vụ án Cù Huy Hà Vũ.

Ngay sau khi bản án được công bố, tin tức từ Việt Nam gửi đi cho biết: Nhiều truyền đơn xuất hiện tại các thành phố ở VN với hàng chữ "Luật sư Cù Huy Hà Vũ vô tội - Kỷ niệm 5 năm Khối 8406 ra đời". Bỗng dưng tôi tự hỏi: Không biết bản án Cù Huy Hà Vũ có phải là Giọt Sương Mai làm nở Bông Hoa Nhài trong Khu Rừng 8406 hay không? Và thế là tôi quyết định tạm gác chuyện Hoa Nhài, để dành trọn 25 phút thuyết trình này chỉ nói về Giọt Sương Mai thôi.

Là một cựu Thẩm Phán Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), một cựu Giáo Sư Phạm Tội Học tại Đại Học Vạn Hạnh, một cựu Giảng Sư Hình Sự Tố Tụng tại Học Viện CSQG và cũng là một người nghiên cứu luật pháp tại Hoa Kỳ, tôi tự thấy có bổn phận phải lên tiếng về bản án Cù Huy Hà Vũ vừa xảy ra tại Hà Nội, ngày 4-4-2011. Tôi muốn trình bày vụ án với cái nhìn chuyên môn về pháp lý và tôi xin đặt tựa bài thuyết trình này là "Bản án hai bao cao su Con Đầm". Đề tài nghe có vẻ tục tĩu, dơ bẩn, nhưng nó không phải là do tôi tạo ra, mà là do Đảng CSVN đã giàn dựng, để bắt, truy tố và kết tội TS. Vũ.

1. Cù Huy Hà Vũ, ông là ai?

Cù Huy Hà Vũ năm nay 53 tuổi, nguyên quán tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con thi sĩ Cù Huy Cận, một đồng chí của Hồ Chí Minh. Tưởng cần nhắc lại một mấu chốt lịch sử: Trong cuộc mít tinh ngày 17-8-1945 của các đảng phái Quốc Gia và của toàn dân VN chống Pháp ở công trường Ba Đình, Hà Nội, Việt Minh đã trương cờ đỏ sao vàng lên, để cướp công và coi đây là cuộc nổi dậy của Việt Minh. Chỉ mấy ngày sau, Việt Minh thừa thắng xông lên, tạo sức ép với triều đình Huế, để bắt Bảo Đại từ chức và trao quyền điều hành đất nước cho Việt Minh. Ngày 25-8-1945, Bảo Đại đã phải nhượng bộ và ký chiếu chỉ tuyên bố thoái vị. Ngày 30-8-1945, một phái đoàn gồm 3 người là Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận, được Hồ Chí Minh tín nhiệm cử vào Huế nhận sự đầu hàng của Bảo Đại, qua việc nhận bảo kiếm và quốc ấn của nhà Nguyễn. Cù Huy Hà Vũ là con ruột của Cù Huy Cận và cũng là cháu và con nuôi của thi sĩ nổi tiếng đã tham gia phong trào Việt Minh, đó là Xuân Diệu. Như vậy, gia đình Cù Huy Hà Vũ sống gắn bó với Việt Minh từ nhiều năm nay. Ông được gửi đi du học, đậu Tiến Sĩ (TS.) Luật tại Đại Học Sorbone và thạc sĩ văn chương tại Pháp. Khi trở về VN, ông và vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà mở văn phòng hành nghề luật sư tại Hà Nội.

2. TS. Vũ chống Đảng CSVN.

Người ta bắt đầu nói nhiều đến TS. Vũ, khi ông từ trong lòng Đảng CSVN tự đứng lên chống Đảng và đòi hỏi Dân Chủ, Đa Nguyên, Đa Đảng cho VN:

- Ngày 11 tháng 6 năm 2009, ông gửi đơn kiện Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc ký quyết định 167/2007/QD-TTg phê chuẩn dự án cho phép Trung Quốc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, điều mà dân chúng VN trong và ngoài nước, có cả tướng lãnh CSVN, như Võ Nguyên Giáp, đã phản đối quyết liệt.

- Ngày 27 tháng 5 năm 2010, ông đã gửi đơn tố cáo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh là Trung tướng Vũ Hải Triều đã đánh sập 300 trang mạng.

- Ngày 19 tháng 6 năm 2010, trong bài phỏng vấn của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ do phóng viên Huy Phương thực hiện, TS. Vũ đã công khai yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, vì đã trao cho Đảng CS độc quyền lãnh đạo đất nước.

- Ông cũng yêu cầu thả hết các tù nhân chính trị và mọi quân-cán-chính VNCH còn bị giam giữ, tổ chức truy điệu và ghi công các chiến sĩ Hải quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với hải quân Tầu cộng.

- Ngày 14 tháng 9 năm 2010, TS. Vũ lại một lần nữa phát đơn kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành nghị định số 136/2006/ND-CP có nội dung trái với Hiến Pháp và pháp luật của CSVN, vì không cho phép người dân được quyền khiếu kiện đông người.

- Thêm nữa, ông còn nhận bênh vực cho các giáo dân xứ Thái Hà bị CSVN bắt bớ trong các buổi đốt nến cầu nguyện đòi lại nhà đất cho Giáo Hội Công Giáo. Nhà nước CSVN đã thu bằng hành nghề luật sư của ông, để không cho phép ông được biện hộ.

3. Vụ án "Hai bao cao su Con Đầm"

Việc phải đến, đã đến. Để trả thù cho các hành vi đối kháng của TS. Vũ, vào lúc 0 giờ ngày 5-11-2010, lực lượng Cảnh Sát và Công An của Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng chuyến đi công tác của TS. Vũ vào Saigon, đã bố ráp khách sạn Mạch Lâm, nơi ông trú ngụ và bắt gặp ông đang ở trong phòng với một phụ nữ tên là Hồ Lê Như Quỳnh. Cảnh Sát định cáo buộc hai người về tội mua bán dâm với bằng chứng là "hai bao cao su đã sử dụng", được moi ra trong thùng rác. TS. Vũ và bà Như Quỳnh đều bị bắt đêm hôm đó. Đến ngày 8-11-2010, chỉ có mình bà Như Quỳnh được thả. Còn TS. Vũ tiếp tục bị giam. Đến ngày 17-2-2011, Viện Kiểm Sát đã căn cứ vào những tài liệu trong cuộc lục xét ở khách sạn Mạch Lâm, Saigon và văn phòng của TS. Vũ ở Hà Nội, để truy tố ông về tội "tuyên truyền chống Nhà Nước XHCN", chiếu điều 88 bộ Hình Luật.

4. Phiên toà nhơ nhớp

TS. Vũ bị đem ra toà án Hà Nội xét xử vào sáng ngày 4-4-2011. Hàng ngàn người dân đổ về quanh toà án để ủng hộ tinh thần TS. Vũ. Số người được vào bên trong toà án rất hạn chế và bị cấm đem các thứ máy móc thu băng, chụp hình. Sau khi Kiểm Sát viên đọc bản cáo trạng, LS. Trần Vũ Hải - một trong bốn luật sư biện hộ - yêu cầu toà trưng dẫn bằng chứng quan trọng là "hai bao cao su đã sử dụng". Viên Chánh Án là Nguyễn Hữu Chính rung chuông liên hồi bác bỏ và ra lệnh đuổi LS. Trần Vũ Hải ra khỏi phòng xử. Ba luật sư còn lại là Hà Huy Sơn, Trần Đình Triển và Vương Thị Thanh tiếp tục yêu cầu Tòa án xuất trình các bằng chứng buộc tội, nhưng toà vẫn bác bỏ, nên cả 3 luật sư thấy quyền bào chữa không được tôn trọng, chiếu điều 214 Hình Sự Tố Tụng, đã đồng loạt tự động rút khỏi phòng xử. Do đó, TS. Vũ phải dành quyền tự biện hộ. Ông nêu ra 10 lý lẽ để chứng minh ông hoàn toàn vô tội:

1. Việc cổ võ chế độ Đa Đảng được Hiến Pháp VN cho phép.

2. Ông không hề gây thiệt hại cho Nhà Nước XHCN, vì nếu có thì Nhà Nước đã kiện ông đòi bồi thường rồi.

3. Tuyên truyền là vận động người khác làm theo ý mình. Ông chỉ nêu ý kiến cá nhân, chứ không vận động ai cả.

4. Các bài viết hay ý kiến của ông không hề có nội dung chống Nhà Nước. Ông chỉ làm những điều Hiếp Pháp cho phép người dân được làm, vì quyền lực Nhà Nước thuộc về nhân dân.

5. Ông phê bình chủ nghĩa Marx - Lênin và Đảng CS, nhưng hai cơ chế này không phải là Nhà Nước. Đàng khác, chủ trương Đa Đảng là hợp pháp, vì chính Đảng CSVN cũng sinh ra từ Đa Đảng và Hồ Chí Minh cũng như Phạm Văn Đồng và Nguyễn Phú Trọng cũng chủ trương Đa Đảng.

6. Hành vi gửi kiến nghị với các cơ quan nhà nước không phải là tội phạm.

7. Việc tố giác những sai lầm của viên chức nhà nước với các cơ quan có thẩm quyền không phải là tội phạm.

8. Quyền tự do ngôn luận của người dân đã được Hiến Pháp và Công Ước quốc tế công nhận và không phải là tội phạm.

9. Quyền được thông tin cũng hợp hiến, hợp pháp, chứ không phải là một tội.

10. Công an và Viện Kiểm Sát đã truy nã tư tưởng của ông, vì họ đã dùng những bản thảo, tức những tài liệu ông chưa hề công bố cho công chúng, để buộc tội ông.

Kính thưa Quý Vị,

Đó là 10 điểm bào chữa của "bị can" Cù Huy Hà Vũ. Với những quan điểm này, ông đã dạy cho những người hành nghề tư pháp tại VN bài học căn bản về luật pháp. Nhưng nền Tư Pháp của CSVN đã hoàn toàn đui mù, hoặc vì các Thẩm Phán đã không hiểu những gì TS. Vũ nói; hoặc có hiểu, nhưng Đảng CSVN đã khống chế tất cả guồng máy Tư Pháp tại VN, nên Chánh án Nguyễn Hữu Chính chỉ là tên bù nhìn, chỉ biết đọc bản án đã được Đảng CSVN viết sẵn.

II.- TRANH LUẬN

Với tư cách một luật gia của VNCH, tôi muốn biện giải thêm về một số vấn đề pháp lý quan trọng, căn cứ vào các tin tức trên mạng, chứ không phải trên hồ sơ vụ án, vì tôi không được đọc hồ sơ này.

1. Tang Vật "Hai bao cao su đã sử dụng"

Việc bắt giữ TS. Vũ được bắt đầu bằng sự việc Cảnh Sát (CS) ập vào phòng khách sạn và bắt được TS. Vũ đang ở trần trong phòng với một người đàn bà vẫn mặc quần áo chỉnh tề, bị tình nghi hành nghề mại dâm. Bằng chứng được CS tìm được trong thùng rác là "hai bao cao su Con Đầm đã sử dụng". Tội danh đầu tiên phải nghĩ tới là tội mua dâm. Nhưng vì Chánh Án không dám trưng bằng chứng, nên không rõ việc CS xét phòng khách sạn và nhà của TS. Vũ có án lệnh của cơ quan thẩm quyền hay không và cho khám xét để tìm ra tội gì? Nếu không có án lệnh hợp pháp thì toàn thể vụ án vô giá trị.

Tuy nhiên, cứ giả thuyết là có án lệnh hợp lệ và hợp pháp, nhưng sự kiện không thể chối cãi được là người đàn bà bắt gặp trong phòng của TS. Vũ, tức bà Như Quỳnh, đã xác nhận với báo chí là bà đến gặp TS. Vũ là để nhờ ông biện hộ trong một vụ kiện. Bà không hề có liên hệ tình dục với TS. Vũ. Bà có dự tính sẽ truy tố tờ báo của nhà nước đã loan tin bà hành nghề mại dâm. Bà nói rằng khi CS hô hoán lên là tìm thấy hai bao cao su thì bà thấy nó ở trong thùng rác, lẫn với tàn thuốc lá, mà LS. Vũ thì không hút thuốc. Bằng chứng ấy chắc chắn phải là của một ai khác.

Điều đáng ngạc nhiên là tôi đã lục tìm trong Bộ Hình Luật của CSVN ban hành năm 2000 thì không thấy có tội mua dâm hay bán dâm, mà chỉ có điều 254 phạt tội chứa mại dâm, điều 255 phạt tội môi giới mại dâm và điều 256 phạt tội mua dâm với người chưa thành niên. Ngoài ra, các điều từ 110 đến 118 phạt tội hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em hoặc lây bệnh HIV cho người khác. Vậy thì rõ rệt tang chứng hai bao cao su không thể dùng để kết tội TS. Vũ về bất cứ tội danh nào trong những tội vừa kể ở trên. Còn người chứa và môi giới mãi dâm chỉ có thể là chủ khách sạn Mạch Lâm, chứ không thể là TS. Vũ hay bà Như Quỳnh được.

Cũng giả thuyết thêm nữa là sau khi giảo nghiệm tinh trùng trong hai bao cao su và cũng giả thuyết rằng tang chứng để lại trong bao cao su xác nhận là của TS. Vũ và bà Như Quỳnh thì tội danh, nếu có, không phải là mua bán dâm, mà là tội ngoại tình, vì hai bên đều đã có gia đình, nhưng tôi cũng đã tìm kiếm tội ngoại tình trong bộ Hình Luật của CSVN thì cũng không có.

Xin đừng ai ngạc nhiên về chuyện này, luật lệ về thuần phong mỹ tục có nhiều điểm khôi hài. Chẳng hạn, ngày xưa, dưới chế độ VNCH, chỉ có tội bán dâm, mà không có tội mua dâm. Khi cảnh sát bắt một cặp trai gái đang mua bán dâm thì người con trai không có tội, mà chỉ là nhân chứng cho việc cô gái phạm tội bán dâm. Quý Vị sẽ hỏi sao lại bất công như vậy thì tôi xin thưa đó là ý của nhà làm luật thời đó như vậy.

Trở về bản án TS. Vũ, xin Quý Vị ghi nhận rằng, theo Bộ Luật Hình của CSVN bây giờ, không có những tội gọi là mua bán dâm và ngoại tình. Do đó, hai bao cao su tang vật mà Cảnh Sát tìm được không thể dùng làm bằng chứng buộc tội TS. Vũ về bất cứ một tội danh nào. Có lẽ vì thế mà khi LS. Trần Vũ Hải đòi cho bằng được phải đưa hai bao cao su này ra tranh luận thì Chánh Án lúng túng, không biết phải đối phó làm sao, nên mới dùng quyền, đuổi LS. Hải ra khỏi phòng xử.

Theo tôi, cái người đáng lẽ phải đuổi ra khỏi phiên toà không phải là LS. Trần Vũ Hải, mà chính là viên chánh án Nguyễn Hữu Chính. Lý do: Việc một luật sư đòi hỏi trình dẫn bằng chứng là hợp lý và hợp luật. Vậy mà người ngồi ghế Chánh Án lại bác bỏ thì thử hỏi giữ viên Chánh Án ấy trong phiên toà để làm cái gì?

Theo tin của The New York Times, Chánh án Nguyễn Hữu Chính đã phát biểu như sau: “Dù được sinh trưởng và giáo dục trong một gia đình cách mạng, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã không tiếp tục truyền thống đó, mà lại có những hành vi sai trái.” Nghe câu tuyên bố này, người ta đánh giá ngay được trình độ văn hóa của Nguyễn Hữu Chính. TS. Vũ nói rằng ông chủ trương đa đảng, vì chính Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Huỳnh Văn Trọng cũng chủ trương đa đảng, tức là ông đang muốn tiếp tục truyền thống cách mạng đó. Thế mà viên Chánh Án này chưa phản bác được quan điểm của TS. Vũ mà đã dám kết luận TS. Vũ là "sai trái". Sai trái ở điểm nào?

Ông Nguyễn Hữu Chính còn nói tiếp: “Thái độ của Cù Huy Hà Vũ rất nghiêm trọng và có hại cho xã hội. Các bài viết và trả lời phỏng vấn của Cù Huy Hà Vũ đã trực tiếp hay gián tiếp bôi đen Đảng Cộng Sản Việt Nam.” Thì ra, theo ông Chính, việc TS. Vũ chống lại việc Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ VN để khai thác bô-xít, chống các hành vi tham nhũng của người cầm quyền là "bôi đen Đảng CSVN". Vậy thì Cảnh sát hồ hởi dùng hai bao cao su Con Đầm để bắt TS. Vũ mới là "bôi trắng Đảng CS" chăng?

Như thế thì người đáng đuổi ra khỏi phòng xử có đúng là Nguyễn Hữu Chính không, kính thưa Quý Vị?

2. Nguyên tắc "Hoa trái của cây bị nhiễm độc" (Fruit of the poisonous tree)

Một nguyên tắc căn bản trong Hình Sự Tố Tụng là án lệnh cho phép xét nhà phải nêu rõ mục đích và giới hạn. Nhân viên công lực chỉ được tìm bằng chứng liên quan tới tội phạm ghi trong lệnh xét nhà, ngoại trừ đang khi lục xét lại "nhìn thấy sờ sờ" (in plain view) trên hiện trường bằng chứng của một tội phạm khác. Chỉ trong trường hợp này, nghi can mới có thể bị truy tố thêm về tội phạm mới. Trở về vụ án TS. Vũ, chắc chắn là án lệnh khám xét không nhằm tội "Tuyên truyền chống Nhà Nước", vì khi cảnh sát hô hoán lên là tìm được "hai bao cao su đã sử dụng" trong thùng rác thì phải hiểu rằng mục đích của cuộc lục xét không phải là tội "Tuyên truyền chống Nhà Nước", vì có ai lại đi chống Nhà Nước XHCN bằng hai bao cao su Con Đầm bao giờ?! Tang vật hai bao cao su này chỉ được dùng cho tội mua bán dâm hoặc ngoại tình. Nhưng, như trên tôi đã nói: Luật Hình của CSVN không có những tội này.

Hành động Cảnh Sát mở máy vi tính cá nhân của TS. Vũ ở khách sạn Saigon và lục xét nhà TS. Vũ ở Hà Nội không thể gọi là "sờ sờ nhìn thấy" (in plain view) được. Do đó, việc xét nhà và truy tố TS. Vũ về tội tuyên truyền chống Nhà Nước XHCN rõ ràng là sai luật, vi hiến, vì vi phạm quyền bí mật đời tư của công dân. Khi việc khám xét vi luật thì tất cả những tang vật tịch thu là các bài viết của TS. Vũ cũng đều bị coi là vi luật và vô giá trị, theo nguyên tắc "Hoa trái của cây bị nhiễm độc": Khi cây đã nhiễm độc thì hoa trái của nó cũng độc hại. Nói cụ thể, việc xét nhà TS. Vũ đã sai thì các bằng chứng tịch thu đều vô giá trị và không được phép sử dụng để truy tố và kết án bị can.

Kết luận, Đảng CSVN muốn giàn dựng vụ án "Hai bao cao su Con Đầm" để bôi bẩn danh dự của TS. Vũ bằng hành vi mua dâm, nhưng cái âm mưu nhơ nhớp này không hại được TS. Vũ, mà nó chỉ là cái cớ để bắt TS. Vũ rồi truy tố ông về một tội danh khác.

3. "Tội" Tuyên Truyền Chống Nhà Nước XHCN.

Trong bản tự bào chữa, TS. Vũ viết: "Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa tuyên truyền như sau: Vận động mọi người làm theo. Thế nhưng trong các bài viết, trả lời phỏng vấn của tôi mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nêu trong Cáo trạng không hề có nội dung “Vận động mọi người làm theo”.

Theo tôi, ngay cả khi TS. Vũ có ý "Vận động mọi người làm theo” cũng không phải là tội, bởi vì thuyết phục người khác đồng quan điểm với mình để chống độc tài, độc đảng là một hành vi chính đáng, hợp luật, vì nó thuộc quyền tự do ngôn luận. Cho nên luật nào xâm phạm quyền tự do ngôn luận thì đó là luật rừng.

Điều 88 Bộ Hình Luật CSVN trừng phạt hành vi tuyên truyền chống Nhà Nước. Đây là một tội giả tưởng, một thứ luật rừng, vì hai lý do sau:

a) - Điều 69 Hiến Pháp của CSVN quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận". Nhưng điều 88 HL này lại trừng phạt hành động "tuyên truyền". Khi có sự mâu thuẫn giữa Hiến Pháp và Hình Luật thì Hiến Pháp là bản văn cao hơn sẽ thắng thế. Do đó, căn cứ vào điều 88 Hình Luật để trừng phạt TS. Vũ là sai.

b) - Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 quy định: “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp”. Năm 2005, CSVN đã ký kết gia nhập Công Ước này. Điều 6 của bản ký kết viết: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và Điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Điều ước Quốc tế”. Hiển nhiên, điều 88 HL trái ngược với Công Ước Quốc Tế, nên không thể dùng điều 88 HL để truy tố TS. Vũ được.

Thêm nữa, điều 88 HL trừng trị tội "chống Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa". Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là một định chế chính trị, không phải là Nhà Nước Việt Nam hay Tổ Quốc Việt Nam. Vì thế, bất cứ công dân Việt Nam yêu nước nào không thích định chế Xã Hội Chủ Nghĩa đều có quyền và có bổn phận chống lại. TS. Vũ đã nhận định rất đúng: "Chủ nghĩa xã hội Mác-Lênin không phải là Tổ Quốc Việt Nam, vì không phải do Vua Hùng lập ra". Cho nên, chỉ có luật rừng mới có thể phạt ông về hành động chống định chế XHCN thôi.

Nhân đây, tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm một điểm nữa: Đảng CSVN không phải là Nhà Nưóc XHCN, càng không phải là Tổ quốc VN. Mặc dầu điều 4 Hiến Pháp CSVN tôn vinh và dành độc quyền cho Đảng này, nhưng Bộ HL không có điều khoản nào quy định trừng phạt những ai phê bình, chỉ trích và chống Đảng này. Theo nguyên tắc về hình sự, luật không cấm thì người dân được quyền làm. Nói rõ hơn, Luật Hình không cấm chỉ trích chủ nghĩa Marx-Lênin và Đảng CSVN thì người dân tha hồ mà chỉ trích.

Sau cùng, giả như có tội tuyên truyền chống Nhà Nước, nhưng các tài liệu tịch thu trong một cuộc khám xét bất hợp pháp cũng phải coi là vô giá trị. Vậy nên, toà không thể căn cứ vào các tài liệu bất hợp pháp đó để truy tố và phạt TS. Vũ được.

Kết Luận

Vụ án Cù Huy Hà Vũ phức tạp, nhiều mâu thuẫn cần phải tranh luận cho thấu đáo, thế mà nó chỉ diễn ra trong vòng có nửa ngày. Viên Chánh Án đã không cho trình bằng chứng, không cho các luật sư tranh cãi và vội vàng kết thúc phiên xử với bản án soạn sẵn để bỏ tù TS. Vũ 7 năm và quản chế 3 năm.

Toàn thể đồng bào VN trong và ngoài nước đều ngỡ ngàng, thất vọng về bản án. Nhiều vị lãnh đạo các tôn giáo, nhiều tướng lãnh và các nhà trí thức ở VN đã công khai chỉ trích bản án và yêu cầu trả tự do tức khắc cho TS. Vũ. Luật Sư Trần Lâm, cựu Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Hải Phòng gửi thư cho Toà Án Nhân Dân Tối Cao Hà Nội, yêu cầu hủy bỏ bản án, vì vi luật. Đây là một hiện tượng khá bất thường dưới chế độ XHCN.

Cả thế giới đã kinh tởm và phỉ nhổ nền Tư Pháp VN, vì nó được gói ghém trong bao cao su Con Đầm. Đặc tính của bao cao su là không rò rỉ. Nét đặc thù của bản án Cù Huy Hà Vũ cũng là bưng bít, không tiết lộ bằng chứng. Bao cao su nhơ nhớp, đã sử dụng, phải vứt vào thùng rác. Nền Tư Pháp CSVN cũng ghê tởm, đáng bị đào thải ngay lập tức.

Nhiều người tưởng rằng bản án này xuất phát từ Đảng CSVN, nhưng theo tôi, nó xuất phát từ Bắc Kinh, vì Bắc Kinh đang khống chế Việt Nam bằng cách dùng Đảng CSVN làm tay sai, để thi hành chính sách Hán hóa. TS. Vũ đòi kiện TT. Nguyễn Tấn Dũng vì đã cho phép Trung Cộng khai thác bô xít trong lãnh thổ VN, nên Trung Cộng đã ra lệnh cho Đảng CSVN triệt hạ TS. Vũ cho kỳ được.

Ngày xưa, trong vụ xử cha Nguyễn Văn Lý, một tên công an đã bịt miệng không cho cha nói trước toà. Hình ảnh này đã loan truyền đi khắp thế giới, khiến cho mọi người ghê tởm nền Tư Pháp CSVN. Trong vụ xử TS. Vũ lần này, CSVN đã rút kinh nghiệm và sửa sai. Nhưng than ôi, nó còn tồi tệ hơn trước nhiều. Trước tiên, họ lấy hai bao cao su Con Đầm để dựng lên bản án TS. Vũ. Rồi khi thấy không thành công, họ liền niêm phong các điều 214 HSTT, điều 88 Bộ Hình Luật và Điều 4 Hiến Pháp vào trong hai bao cao su đó, cất kín, không cho luật sư khui ra để tranh cãi. Vì thế, nhà giáo Phạm Toàn đã gọi: "Đó là một phiên tòa lưu manh, ô nhục". Còn tôi, tôi gọi nền Tư Pháp CSVN là nhơ bẩn và kịch cỡm. Thêm nữa, đáng lẽ câu chuyện bản án bao cao su này là chuyện của phái nam, thế mà nữ phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại Giao cũng trơ trẽn nhẩy vào ăn có, bốc thơm bản án, khi bà ta nói: «Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền. Việt Nam xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị». Phát ngôn viên này là con vẹt. Nói mà không hiểu mình đang nói gì. Càng cố biện minh, càng nhiều trơ trẽn!

Đã từ hơn nửa thế kỷ qua, đồng bào VN đã chán ngấy Đảng CSVN và đã cùng nhau đóng chiếc quan tài để tống táng Đảng này. 6 tấm ván của chiếc quan tài đã đóng ráp xong. Chiếc nắp quan tài đang nhận những chiếc đinh cuối cùng. Bản án TS. Cù Huy Hà Vũ phải chăng là chiếc đinh lớn, do chính công thần của Đảng đóng vào nắp chiếc quan tài. Cầu xin Tổ Tiên Hùng Vương và Hồn Thiêng Sông Núi sớm giúp con dân VN đóng nhát búa cuối cùng vào nắp chiếc quan tài, và lấp đất hoàn thành ngôi mộ Đảng CSVN càng sớm càng tốt.

Một lần nữa, xin cám ơn Ban Tổ Chức, xin cám ơn toàn thể Quý Vị đã tạm hoãn bữa cơm chiều để lắng nghe vài dòng tâm sự của tôi.

Ước mong ngày này năm tới, tất cả chúng ta sẽ tưng bừng kỷ niệm ngày thành lập Khối 8406 ngay tại Đất Nước VN yêu quý của chúng ta.

Trân trọng kính chào.

TRẦN AN BÀI
 
Văn Hóa
Thi khúc Phục Sinh
Jos. Tú Nạc, NMS
11:42 19/04/2011
I
Đức Ki-tô đóng đinh trên Thánh Giá
Máu của Người đã đổ xuống vì ta
Chiên hy tế chính là Chiên Thiên Chúa
Chúa phục sinh của Khanh Tướng muôn vàn
Và giờ đây ta nô nức hân hoan
Hết thảy những gì Chúa ta hoàn tất
Hy sinh của Người không gì sánh bắt
Trước việc làm của Con Một Chúa Cha
II
Ẩn bên dưới chủ đề thập giá
Là Giê-su Chúa ta cam chịu
Với tất cả đòn roi nhạo báng
Những tiếng thét “đóng đinh thập giá”
Người nghe
Nhưng Người mang cảm thương sâu nặng
Dù những gì Người đã đi qua
Cất tiếng kêu “Cha tha cho chúng
Vì chúng nào biết việc chúng làm”
III
Bao chú thỏ của Lễ Phục Sinh
Và biết bao sô-cô-la trứng
Đó chính là thập giá Can-vê
Sự hiến tế của Chiên Thiên Chúa
Chúa Giê-su hình ảnh mùa này
Và tất cả chúng ta tưởng niệm
Đến với Người nhận lãnh phủ phê
Tình yêu Người hồng ân cứu độ
IV
Biết bao điều tuyệt mỹ khôn lường
Mà Thần Khí phục sinh mang lại
Nhận biết rằng Đức Chúa của ta
Đã hy sinh tất cả loài người
Và cho đi sự sống của Người
Đức hy sinh thiêng liêng cao trọng
Người đã làm duy chỉ vì ta
Mà cho hết tình yêu bất tử
Rồi vào ngày thứ ba huyền nhiệm
Người phục sinh từ nấm mộ sâu
Và sống mãi ánh quang mầu nhiệm
Là Chúa Trời Đấng Cứu Độ ta
V
Giớ phút này đã đến
Để ta tạ ơn Người
Vì người cho sự sống
Ta thoát khỏi tội đời
Người đớn đau và chết
Cùng sâu thẳm ưu tư
Nhưng đến ngày thứ ba
Người sống lại về trời
VI
Chúa Trời Người trao ban
Mỗi con cái của người
Hy vọng và số phận

Người cho ta sự sống
Ngày ấy người qua đời
Đưa hồn ta thanh thoát

Và mỗi ngày một mới
Trải theo bước đời ta
Ta sống vinh danh Cha
VII
Những sự việc diệu kỳ
Và huy hoàng ánh quang
Là Giê-su tuôn đổ
Nghị lực và uy quyền
Người chết cho tất cả
Để ta được tự do
Chiên hy sinh của lễ
Bị đóng đinh trên cây
Nhưng quyền năng Thiên Chúa
Cùng uy lực của Người
Cõi chết Người sống lại
Với cuộc đời vinh quang
VIII
Ôi tình yêu bao la
Đức Giê-su Ki-tô
Người chết vì chúng ta
Rồi sống lại với đời
Người hằng sống hôm nay
Sống mãi trong tâm ta
Món nợ ta giờ trả
Cho khởi đầu tinh mơ
IX
Tình yêu Thiên Chúa là đường
Dẫn về thập giá cây rừng ngày xưa
Khi ta thất vọng ngu ngơ
Và khi đánh mất vô bờ niềm tin
Người thương thân phận đoái nhìn
Một đời sống mới thành tin trong Người
An bài cái chết của Người
Và qua cái chết đời Người phục sinh
X
Chúa Giê-su là Chúa
Đã đăng quang trời cao
Người đã trao quà này
Tình yêu chân thiện mỹ
Người nhục hình tử nạn
Để cứu độ nhân trần
Giờ nắm quyền tối cao
Là Vua của muôn Vua
XI
Tình yêu ta mãi mãi
Ấp ủ tâm hồn ta
Cho Giê-su Cứu Độ
Bao năm dài đã qua
Đã sống đem an ủi
Hàn gắn và thi ân
Nhưng
Bị đánh đòn chối bỏ
Người chết thay cho ta
Giê-su tình cao cả
Tất cả người đã làm
Khi đóng đinh thập giá
Người tha thứ thế nhân
XII
Người đã thấy tự trái tim Người
Để tha thứ và y như thế
Ngay cả khi người chịu tử hình
Và đớn đau cùng bao nhục thể
Ngay cả lúc dang tay thập giá
Trước lúc Người trút thở cuối cùng
Người cất tiếng, “Cha tha cho chúng
Vì chúng nào biết việc chúng làm”
Ôi tình yêu vĩ đại vô cùng
Mà ý Người đã định cho ta
Ôi tha thiết tình Người yêu dấu.
 
Hoa tình sử
Thanh Sơn
11:46 19/04/2011
Bước vào "Tuần Thánh" nhiệm mầu
Con đường "Tình Sử" thiên thâu Đất-Trời
Tình CHA cao cả muôn đời
Trí con sao hiểu tới nơi cho cùng

Mối tình cao cả nghìn trùng
Thương con từ chốn Thiên Cung hạ mình
Khiêm nhu đi hết đường tình
Con đường cao đẹp trung trinh cứu đời

Chính NGÀI là Đấng NGÔI LỜI
LỜI ban sự Sống cho người muôn năm
Con là hạt cát xa xăm
LỜI NGÀI tác tạo vào thăm cõi trần

Đời con trong cõi hồng ân
Lời nào tả nổi muôn ngần cao sâu
Nhìn lên Thánh Giá nguyện cầu
Thương con Ngài gánh tội sầu thế gian

Con đường Ngài bước gian nan
Ba lần ngã qụy máu chan lệ sầu
Giang tay ôm cả địa cầu
Đến hơi thở cuối cầu bầu cho con...
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá Giữa Trời Cao
Nguyễn Trung Tây, Lm
21:28 19/04/2011
THẬP GIÁ GIỮA TRỜI CAO
Ảnh của Nguyễn Trung Tây, Lm (SVD)
Đứng ngang nhiên sừng sững giữa trời.
Dù núi sông lịch sử đổi dời
Những thời đại lùi vào xưa cũ,
Thập giá vẫn là nền vũ trụ,
(Trích thơ của Trăng Thập Tự)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền