Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Chiên Lành
Lm Anphong Trần Đức Phương
08:18 19/04/2010
CHÚA CHIÊN NHÂN LÀNH
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH, NĂM C
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH thường được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Ngài luôn yêu thương chăn sóc đoàn chiên Chúa qua Đức Giáo Hoàng, và các vị Chủ Chăn mà Chúa đã chọn và thánh hiến.
Bài Đọc I (Công Vụ Tông Đồ 13: 14, 43-52) ghi lại công cuộc truyền giáo của Thánh Phaolô và Barnaba: nhiều người ngoài Do Thái (thường được gọi là Dân Ngoại) tin theo; nhưng các ông bị một số người Do Thái chống đối, tìm cách trục xuất các ông ra khỏi vùng đó. Các ông đã ra đi rao giảng cho những người ngoài Do Thái và họ hân hoan đón nhận lời các ông rao giảng. Bài Đọc II (Sách Khải Huyền 7: 9, 14-17) diễn tả hình ảnh những người được chọn và vinh danh sau những đau khổ mà họ đã phải chịu vì Đạo Thánh Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 10: 27-30) ghi lại lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy biết lắng nghe tiếng Chúa là vị Mục Tử Nhân Lành đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên và cho đoàn chiên được cuộc sống đời đời: “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta.”
Nhưng chúng ta có biết lắng nghe tiếng Chúa hay không? Tiếng Chúa nói qua Đức Giáo Hoàng, các vị Chủ Chăn, nhất là những vị Chúa sai đến giữa chúng ta. Tiếng Chúa nói qua cha mẹ chúng ta, người vợ hay người chồng chúng ta, những bạn hữu thật tình yêu thương chúng ta.
Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy khi Chúa Giêsu rao giảng, nhiều người lắng nghe, cảm phục và tin theo, nhưng vẫn có những kẻ chống đối và chống đồi quyết liệt đến nỗi họ đã tìm cách lên án và giết Ngài; lý do là vì Chân Lý của Chúa đi ngược với ý riêng của họ, đi ngược với chủ trương thế tục và đam mê tội lỗi của họ. Ngày nay, tiếng Chúa rao giảng qua Giáo Hội cũng vẫn làm mất lòng những người muốn sống theo các phong trào thế tục như tự do luyến ái, ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính v.v…
Các bài Đọc Sách Thánh hôm nay cũng mời gọi chúng ta suy ngắm về Chúa là Cha mọi người chúng ta, dựng nên chúng ta theo hình ảnh Chúa, đã dẫn đưa chúng ta vào đời và luôn săn sóc, che chở chúng ta trong cuộc sống. Khi con người phạm tội phản nghịch cùng Chúa, Chúa đã sai Con Một xuống trần gian chịu nạn, chịu chết cứu chuộc chúng ta. Chúa Giêsu đã xuống trần gian, “trở nên giống chúng ta về mọi phương diện” (Thư Do Thái 2: 17), chia sẻ cuộc sống trần gian đau khổ của chúng ta, rao giảng Tin Mừng Tình Thương, hy sinh chịu nạn, chịu chết vì chúng ta. Ngài luôn mời gọi chúng ta hãy sống tình thương Chúa, từ bỏ con đường tội lỗi, yêu thương lẫn nhau.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và các vị chủ Chăn trong Giáo Hội; nhất là những vị đang bị bách hại, đe dọa, tù đày và gặp nhiều khó khăn, thử thách. Hôm nay cũng là ngày “Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi”; chúng ta hãy dâng nhiều hy sinh cầu nguyện cho giới trẻ biết lắng nghe tiếng Chúa gọi trong đời mình để dâng hiến cuộc đời phụng sự Chúa và nhân loại trong chức vụ Linh Mục hoặc Tu sĩ nam, nữ.
Xin Chúa Giêsu Phục Sinh chúc lành cho toàn thể Giáo Hội, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, cho Đức Giáo Hoàng, các vị Chủ Chăn và mọi người chúng ta. Chúng ta hãy cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau.
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH, NĂM C
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH thường được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Ngài luôn yêu thương chăn sóc đoàn chiên Chúa qua Đức Giáo Hoàng, và các vị Chủ Chăn mà Chúa đã chọn và thánh hiến.
Nhưng chúng ta có biết lắng nghe tiếng Chúa hay không? Tiếng Chúa nói qua Đức Giáo Hoàng, các vị Chủ Chăn, nhất là những vị Chúa sai đến giữa chúng ta. Tiếng Chúa nói qua cha mẹ chúng ta, người vợ hay người chồng chúng ta, những bạn hữu thật tình yêu thương chúng ta.
Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy khi Chúa Giêsu rao giảng, nhiều người lắng nghe, cảm phục và tin theo, nhưng vẫn có những kẻ chống đối và chống đồi quyết liệt đến nỗi họ đã tìm cách lên án và giết Ngài; lý do là vì Chân Lý của Chúa đi ngược với ý riêng của họ, đi ngược với chủ trương thế tục và đam mê tội lỗi của họ. Ngày nay, tiếng Chúa rao giảng qua Giáo Hội cũng vẫn làm mất lòng những người muốn sống theo các phong trào thế tục như tự do luyến ái, ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính v.v…
Các bài Đọc Sách Thánh hôm nay cũng mời gọi chúng ta suy ngắm về Chúa là Cha mọi người chúng ta, dựng nên chúng ta theo hình ảnh Chúa, đã dẫn đưa chúng ta vào đời và luôn săn sóc, che chở chúng ta trong cuộc sống. Khi con người phạm tội phản nghịch cùng Chúa, Chúa đã sai Con Một xuống trần gian chịu nạn, chịu chết cứu chuộc chúng ta. Chúa Giêsu đã xuống trần gian, “trở nên giống chúng ta về mọi phương diện” (Thư Do Thái 2: 17), chia sẻ cuộc sống trần gian đau khổ của chúng ta, rao giảng Tin Mừng Tình Thương, hy sinh chịu nạn, chịu chết vì chúng ta. Ngài luôn mời gọi chúng ta hãy sống tình thương Chúa, từ bỏ con đường tội lỗi, yêu thương lẫn nhau.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và các vị chủ Chăn trong Giáo Hội; nhất là những vị đang bị bách hại, đe dọa, tù đày và gặp nhiều khó khăn, thử thách. Hôm nay cũng là ngày “Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi”; chúng ta hãy dâng nhiều hy sinh cầu nguyện cho giới trẻ biết lắng nghe tiếng Chúa gọi trong đời mình để dâng hiến cuộc đời phụng sự Chúa và nhân loại trong chức vụ Linh Mục hoặc Tu sĩ nam, nữ.
Xin Chúa Giêsu Phục Sinh chúc lành cho toàn thể Giáo Hội, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, cho Đức Giáo Hoàng, các vị Chủ Chăn và mọi người chúng ta. Chúng ta hãy cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau.
Cầu Nguyện Để Được Đứng Vững
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
17:57 19/04/2010
Sống Tỉnh Thức 56
CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯỢC ĐỨNG VỮNG
Cầu nguyện không chỉ là lời mời gọi của Chúa, mà là một Mệnh Lệnh, chính Đức Giêsu đã chỉ thị cho bạn và tôi: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.” (Lc 21, 36)
* Một phút hồi tâm:
1/ Thì giờ đã đến gần: Một ngày không lâu nữa, ngày Chúa đang đến với bạn và tôi, ma quỷ sẽ tranh thủ tối đa dùng tài lừa dối để lung lạc những linh hồn thiếu sự đề phòng, để giành chiến thắng.
2/ Phương cách của Xa-tan: Khi khám phá ra bị thất bại ở một điểm nào đó trong cá nhân, gia đình hay… Nó sẽ dùng chiến thuật mới hơn…phá hoại chúng ta. Các bạn phải bám chặt vào Lời Chúa.
3/ Thử rèn từng cá nhân: Xa-tan chuẩn bị mọi nỗ lực mạnh mẽ nhất cho cuộc xung đột lớn và cuối cùng này. Đức tin của bạn và tôi sẽ bị thử thách ghê gớm trước trước tình tiền, danh vọng, sắc đẹp…
4/ Qủy dữ luôn có mặt: Xa-tan có vô số qủy dữ, nó sẽ phân từng loại qủy đến mọi nơi. Tùy vị trí, tùy người, để tóm bắt lấy mọi Tín hữu nam hay nữ thiếu canh phòng, tỉnh thức để phải tuân phục nó.
5/ Thường xuyên canh phòng: “Mọi linh hồn hãy cảnh giác, thận trọng, thức canh”, để khỏi rơi vào những bẫy lưới tinh vi, mà bạn không hề biết, nếu không bạn sẽ trở thành nạn nhân của Xa-tan.
6/ Nguồn an ủi chắc chắn: Xa-tan lừa bạn: “Cầu nguyện với Chúa chỉ là vô ích”. Nó biết bạn cầu nguyện là rất cần, đễ giữ vững niềm tin theo Chúa, để có sức chống lại sự xảo trá và lừa dối của nó.
7/ Bước đi bằng sự cầu nguyện: Kẻ thù không thể nào thắng người cầu nguyện theo đức khiêm nhường của Chúa. Đó là bước đi bởi đức tin, với Lời Chúa dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh liên tục. Ma quỷ sẽ tấn công mạnh mẽ các Giáo sĩ đang lãnh đạo trong Giáo hội, những chức sắc trong Hội Thánh, gia đình của họ và các gia đình Tín hữu. Chúng trà trộn vào, gia nhập vào các Cộng đoàn, nhằm lôi kéo, cám dỗ Tín hữu sa vào cạm bẫy, đặc biệt là phạm tội về mặt tình dục. Chỉ những ai chuyên tâm cầu nguyện với Lời Chúa và đặt mình ở dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh thì mới được đứng vững, an toàn, để chờ Chúa đến.
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯỢC ĐỨNG VỮNG
Cầu nguyện không chỉ là lời mời gọi của Chúa, mà là một Mệnh Lệnh, chính Đức Giêsu đã chỉ thị cho bạn và tôi: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.” (Lc 21, 36)
* Một phút hồi tâm:
1/ Thì giờ đã đến gần: Một ngày không lâu nữa, ngày Chúa đang đến với bạn và tôi, ma quỷ sẽ tranh thủ tối đa dùng tài lừa dối để lung lạc những linh hồn thiếu sự đề phòng, để giành chiến thắng.
2/ Phương cách của Xa-tan: Khi khám phá ra bị thất bại ở một điểm nào đó trong cá nhân, gia đình hay… Nó sẽ dùng chiến thuật mới hơn…phá hoại chúng ta. Các bạn phải bám chặt vào Lời Chúa.
3/ Thử rèn từng cá nhân: Xa-tan chuẩn bị mọi nỗ lực mạnh mẽ nhất cho cuộc xung đột lớn và cuối cùng này. Đức tin của bạn và tôi sẽ bị thử thách ghê gớm trước trước tình tiền, danh vọng, sắc đẹp…
4/ Qủy dữ luôn có mặt: Xa-tan có vô số qủy dữ, nó sẽ phân từng loại qủy đến mọi nơi. Tùy vị trí, tùy người, để tóm bắt lấy mọi Tín hữu nam hay nữ thiếu canh phòng, tỉnh thức để phải tuân phục nó.
5/ Thường xuyên canh phòng: “Mọi linh hồn hãy cảnh giác, thận trọng, thức canh”, để khỏi rơi vào những bẫy lưới tinh vi, mà bạn không hề biết, nếu không bạn sẽ trở thành nạn nhân của Xa-tan.
6/ Nguồn an ủi chắc chắn: Xa-tan lừa bạn: “Cầu nguyện với Chúa chỉ là vô ích”. Nó biết bạn cầu nguyện là rất cần, đễ giữ vững niềm tin theo Chúa, để có sức chống lại sự xảo trá và lừa dối của nó.
7/ Bước đi bằng sự cầu nguyện: Kẻ thù không thể nào thắng người cầu nguyện theo đức khiêm nhường của Chúa. Đó là bước đi bởi đức tin, với Lời Chúa dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh liên tục. Ma quỷ sẽ tấn công mạnh mẽ các Giáo sĩ đang lãnh đạo trong Giáo hội, những chức sắc trong Hội Thánh, gia đình của họ và các gia đình Tín hữu. Chúng trà trộn vào, gia nhập vào các Cộng đoàn, nhằm lôi kéo, cám dỗ Tín hữu sa vào cạm bẫy, đặc biệt là phạm tội về mặt tình dục. Chỉ những ai chuyên tâm cầu nguyện với Lời Chúa và đặt mình ở dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh thì mới được đứng vững, an toàn, để chờ Chúa đến.
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Vị Mục tử nhân lành
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
18:27 19/04/2010
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH C
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật thứ tư mùa Phục sinh của ba chu kỳ niên lịch phụng vụ được mệnh danh là Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Nghệ thuật Kitô giáo thuở xưa thường phác họa Đức Giêsu như Đấng Chăn Chiên Lành. Hình ảnh người chăn chiên đã được mô tả trong Cựu ước về Thiên Chúa như là Đấng chăn dắt dân Người (Tv 22). Người Do thái cổ xưa là dân du mục, vì thế văn chương của họ là những sách Cựu ước cũng thường đề cập đến đời sống chăn nuôi, du mục. Chính Đức Giêsu cũng dùng những hình ảnh về chăn nuôi quen thuộc để dạy ta những chân lý thiêng liêng về đạo giáo.
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu đã xưng mình là Chủ Chăn. Ngài có đàn chiên để chăn dắt. Đàn chiên của Ngài có những đặc tính như Ngài đã tuyên bố: ”Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”(Ga 10,27). Đàn chiên của Ngài có những đặc tính khác với đàn chiên của những nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái lúc bấy giờ. Những đặc tính đàn chiên của Ngài là: biết lắng nghe chủ chăn, nhận biết chủ chăn và bước theo chủ chăn.
Đức Giêsu, Đấng Chăn Chiên Lành, không trực tiếp điều khiển đoàn chiên dưới thế này, Ngài dùng các vị đại diện trong Giáo hội là Đức Giáo hoàng, các giám mục và các Linh mục mà hướng dẫn thay cho Ngài. Chính Ngài đã khẳng định với các Tông đồ: ”Ai nghe các con là nghe Thầy, ai khước từ các con là khước từ Thầy”(Lc 10,16). Vì thế, nếu chúng ta đã gọi các vị lãnh đạo trong Giáo hội là chủ chăn, chúng ta có trách nhiệm phải yêu mến, thành tâm lắng nghe sự hướng dẫn của các ngài để đến với Chúa, và nhờ đó, sẽ được dẫn tới cuộc sống đời đời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 13,14.43-52
Một khúc quanh quyết định cuộc đời Tông đồ của thánh Phaolô. Trước tiên Phaolô và Barnabê loan báo Tin mừng cho người Do thái tại Antiochia miền Pysidia, nhưng rồi các ngài đã phải sớm chấm dứt việc rao giảng vì người Do thái tỏ ra “ghen tức” khi thấy một số đông dân ngoại cũng quan tâm đến Tin mừng (Cv 13,45).
Hai vị Tông đồ quyết định rời hội đường và dứt khoát đến với dân ngoại, không quên nhắc lại lời tiên tri về sứ mạng toàn cầu của Người Tôi Tớ đau khổ (Cv 13,47)
Do vậy, dân ngoại đã hân hoan đón nhận Tin mừng và tôn vinh Thiên Chúa. Lời Chúa được lan tràn ra khắp miền ấy.
+ Bài đọc 2: Kh 7,9.14b-17
Trong một cuộc thị kiến, thánh Gioan tông đồ đã thấy một đoàn người thật đông đảo. Họ là dân Thiên Chúa đã khải hoàn. Đoàn người đông đảo này:
- Họ rất đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ.
- Họ đứng trước ngai Con Chiên, Đấng đã cứu độ muôn dân qua cái chết của Ngài.
- Con Chiên sẽ dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh.
+ Bài Tin mừng: Ga 10, 27-30
Đức Giêsu tự giới thiệu mình là một vị Mục tử, một vị Mục tử tuyệt vời. Ngài biết rõ từng người chúng ta, Ngài bảo vệ và sẽ đưa chúng ta đến sự sống đời đời. Vấn đề là: chúng ta có tin tưởng bước theo Ngài không ?
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Bước theo vị Mục tử
I. ĐỨC GIÊSU LÀ MỤC TỬ
1. Bối cảnh
Bài Tin mừng hôm nay rất ngắn, được trích ra từ cuộc tranh luận với người Do thái trong dịp Lễ Lều, nhân dịp kỷ niệm ngày thanh tẩy Đền thờ thời Maccabêô.
Đức Giêsu đang ở Giêrusalem trong dịp lễ này. Tại đây xẩy ra cuộc tranh luận với người Do thái về vấn đề Người có phải là Đấng Thiên Sai không, và cuối cùng Người đã xưng mình là Con Thiên Chúa bằng cách tuyên bố rằng: Cha Người ở trong Người và Người ở trong Cha trong sự hiệp thông trọn vẹn đồi sống và việc làm (Lc 10,22-41).
Bài Tin mừng hôm nay là một phần trích trong cuộc tranh luận và ghi lại lời Đức Giêsu quả quyết Người đồng bản tính với Chúa Cha.
Trước khi trả lời dứt khoát Người đồng bản tính với Chúa Cha, Đức Giêsu tuyên bố sự khác biệt nhau giữa người Do thái và “chiên của Người”, tức là những kẻ tin theo Người.
Đối với người Do thái, những lời Người nói và những việc Người làm là các phép lạ, không đủ thuyết phục họ, vì xét cho cùng họ có dã tâm và không muốn tin. Ngược lại, chiên của Người là những người biết ngoan ngoãn đón nhận, vì họ không cần đến nhiều dấu lạ bên ngoài để làm điều kiện cho việc đi theo Người.
Như vậy, Đức Giêsu khẳng định Người là Mục tử và Người có đàn chiên để chăn dắt và Người đưa họ đến cuộc sống đời đời mà không ai có thể cướp khỏi tay Người được.
2. Hình ảnh người chăn chiên trong Cựu ước
Hình ảnh người chăn chiên không chỉ là một hình ảnh đẹp ở vùng thôn quê mà nó còn có ở trong Thánh Kinh. Trong khắp vùng Đông phương cổ, các vua chúa thường tự coi mình như mục tử chăn dắt dân nước. Chính Giavê cũng đóng vai trò đó khi giải thoát dân riêng khỏi Ai cập: ”Người lùa dân Người đi ví thể đàn chiên, Người dẫn dắt chúng như đàn cừu ngang qua sa mạc” (Tv 78,52).
Đavít, một trong những nhà lãnh đạo chính trị đầu tiên của Israel, là một cậu chăn chiên tại Belem (1S 17,34-35). Ông Vua lý tưởng của tương lai, Đức Messia, Đavít mới, cũng được loan báo như một “Mục tử”: “Ta sẽ chỗi dậy một mục tử duy nhất, Người sẽ chăn dắt chúng. Đó là Đavít, tôi tớ của Ta” (Ed 34,23).
Chăn nuôi súc vật từng bầy là nghề chính của dân Do thái. Các tổ phụ vĩ đại của họ từ Abraham, Isaác, Giacob, Maisen, Đavít… đều là mục tử.
Do đó, người Do thái đã diễn tả về Thiên Chúa như là một mục tử nhân hậu, luôn hết tình yêu thương đàn chiên (Tv 22; Gr 31,10; Ed 24,11-16). Và Đức Giêsu đã tự mạc khải như là một Mục tử tuyệt với (Ga 10,11-14). Rồi đi xa hơn nữa, Người đã bầy tỏ cho nhân loại biết chính Người là Thiên Chúa (Ga 10,27-30).
II. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA MỤC TỬ
Những đặc tính của vị Mục tử được tóm gọn trong câu nói của Đức Giêsu: ”Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”(Ga 10,27). Ở đây, ba động từ được Đức Giêsu nói lên, là những động từ tác động rất phù hợp với con người: nghe, biết và theo.
1. Chiên nghe tiếng người chủ chăn
Ngày nay, tại Palestine, cũng còn có thể chứng kiến được cảnh chăn chiên mà Chúa Giêsu đã từng chứng kiến 2000 năm qua. Cảnh những người mục tử Bedouin mang những đàn chiên của họ trở về nhà từ những cánh đồng cỏ khác nhau sau một ngày đi ăn cỏ. Thường vào lúc hoàng hôn, các đàn chiên khác nhau cùng kéo về qui tụ ở một chỗ uống nước. Chúng trà trộn lẫn lộn với nhau tù 8 hay 9 đàn nhỏ trở thành một bầy chiên lớn. Mặc dù lẫn lộn chung với nhau nhưng những chủ chăn không hề lo sợ chiên bị lạc. Đến giờ ra về, mỗi chủ chiên thổi lên một tiếng gọi riêng biệt – một tiếng còi, tiếng tiêu, tiếng sáo, hay tù và – thì những con chiên trong đàn sẽ tự động rời khỏi đám đông theo đàn của mình mà về chuồng. Chúng tự biết chúng thuộc về đàn nào, chúng nghe tiếng gọi của người chủ chăn và đi theo. “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi”(Ga 10,27) (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 171).
Nghe Chúa chính là lắng nghe Lời Chúa qua Kinh Thánh, nơi giáo huấn của Giáo hội, và những ơn soi sáng nơi tâm hồn mình. Nghe Chúa chính là để có một mối tương giao thân tình với Người, và nhất là để tin vào Người. Thánh Phaolô viết: ”Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô” (Rm 10,17) hay “Đức tin nhờ nghe: Fides ex auditu (Ga 3,2).
2. Chiên và chủ chiên biết nhau
Chiên rất thân thiện với chủ chăn. Khi đàn chiên đang nằm ngủ êm đềm, người chủ chiên có thể bước đi ngay giữa đàn chiên mà không gây rối loạn hay gây mất ngủ cho con nào cả. Trong khi đó chỉ một bước chân của người lạ mặt xâm nhập vào chuồng chiên đang lúc chiên nằm ngủ cũng đủ gây kinh hoàng và hoảng hốt cho cả đàn chiên. Dường như chiên đã coi người chủ chăn như một thành phần rất thân thuộc của chúng. Và sự liên hệ mật thiết phát triển dần dần đến độ chủ chăn có thể phân biệt và hiểu tiếng kêu của từng con chiên, tiếng kêu đau thương hay tiếng kêu hoan lạc. Chiên nghe lệnh của người chủ chăn để biết khi nào đi kiếm ăn hay lúc nào lên đường trở về nhà. Ngoài ra, người chủ chăn còn biết cả tên gọi và đặc tính của từng con chiên nữa.
“Biết” trong Kinh Thánh, từ ngữ này trước hết không mang một ý nghĩa tri thức. Chính tình yêu mới làm cho ta nhận biết người nào đó một cách đích thực, đến nỗi đoán được cả tâm tính họ. Sự thân mật, sự hiểu biết lẫn nhau, yêu mến sâu xa, hiệp thông tâm hồn, trí não, thể xác… là dấu chỉ của tình yêu vợ chồng (St 4,1).
Biết Chúa không chỉ là học hỏi và suy niệm theo nghĩa tri thức, mà là hiểu biết sâu xa, yêu thân tình đến nỗi kết hợp cả thân xác lẫn tâm hồn. Chính tình yêu mới làm cho chúng ta nhận biết Chúa một cách đích thực, đến nỗi đoán biết cả thánh ý Người.
Sự biết chí tình chí thiết này thực sự đã được thể hiện với hai thánh nữ Catarina và Têrêsa Hài đồng Giêsu. Catarina là người mù chữ chỉ học nơi Thánh tâm Chúa Giêsu và trở thành tiến sĩ Hội thánh. Têrêsa cũng chẳng học trường nào, chỉ học nơi tình yêu Chúa Giêsu Hài đồng, đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong làm tiến sĩ Hội thánh tháng 08/1997 trong đại hội giới trẻ tại Paris.
3. Chiên thì theo chủ chăn
Những người chăn bò thường đi sau đàn bò dùng roi quất lên mình bò để lùa chúng đi thành đàn với nhau. Đối với chiên thì hoàn toàn khác hẳn. Người mục tử luôn đi trước để hướng dẫn đàn chiên theo sau. Nếu người chăn chiên đi đàng sau đàn chiên giống như chăn bò, chiên sẽ chạy tán loạn vì không biết đường đi. Chúng muốn được hướng dẫn, được bảo vệ và che chở.
“Theo” đó là một hành động không có gì là thụ động cả, nhưng diễn tả một thái độ tự do: đính kết toàn thân một người nào đó vào thân phận một kẻ khác. Theo nghĩa là gắn bó với Đức Giêsu mời gọi: ”Hãy theo Ta”(Ga 1,42).
Đi đâu cho thiếp đi cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng tiếp cam.
Theo Chúa chính là một thái độ hoàn toàn tự do, tự nguyện dấn thân, và trao phó thân phận cho duy một mình Người. Theo Chúa cũng là từ bỏ như Phêrô bỏ chài lưới, vợ con, cha mẹ và mọi sự để theo Thầy; như Matthêu bỏ địa vị, tiền của để theo Chúa; như Mađalena bỏ đường tội lỗi bước vào đời sống mới. Đó là đổi đời, từ bỏ nếp sống cũ, một cuộc tái sinh vào đời sống mới.
III. TÂM TÌNH VỊ CHỦ CHĂN
1. Tận hiến cho đoàn chiên
Người chủ chăn rất tha thiết với đàn chiên, họ coi đàn chiên như một phần trong thân thể mình. Họ không yên tâm khi một con chiên đi lạc. Họ không đành lòng bỏ con chiên bị thương mà không băng bó. Họ đã sẵn sàng vác cho chiên trên vai khi không đi được hoặc khi bị đi lạc.
Khi kẻ làm thuê trông coi con chiên, thì lũ cho sói không gặp rắc rối nào trong việc rình bắt đàn chiên. Ngay khi kẻ làm thuê nhìn thấy một con chó sói đang tiến lại gần, thì hắn ta liền bỏ rơi đàn chiên. Hắn chỉ nghĩ đến một điều duy nhất là cứu thoát bản thân mình mà thôi. Người chủ tốt của đàn chiên không làm như vậy. Họ bảo vệ đàn chiên chống lại sự tấn công của chó sói, thậm chí họ còn sẵn sàng liều mất mạng sống của mình nữa.
Đức Giêsu, Chúa chiên nhân lành, Đấng đã hiến mạng sống mình cho đoàn chiên. Mạng sống của Người không bị lấy đi, cũng không phải theo lệnh Chúa Cha. Chính Người đã tự ý trao ban, và trao ban một cách vui lòng. Người tự hiến cho đoàn chiên để mang chúng về đồng cỏ của sự sống đời đời. Hình ảnh cha thánh Đamien, tông đồ người hủi, đã nói lên tình thần tận hiến cho đàn chiên, những con người phong cùi xấu số bị bỏ rơi.
2. Chiến đấu bảo vệ đàn chiên
Người mục tử Đông phương là một người du mục đáng gờm, một thứ lính chiến, có khả năng bảo vệ đàn vật mình khỏi thú dữ… gấu hay sư tử đến để cướp đoạt một con chiên khỏi đàn (1S 17,34-35).
Đavít kể lại cho vua Saulê trước khi giết được tướng Goliat của quân Philitinh: ”Hồi tôi tớ bệ hạ chăn chiên cho thân phụ, hễ sư tử hay gấu đực tha con chiên nào, tôi liền rượt bắt, đánh nó và cướp con chiên khỏi miệng nó. Nếu nó cự lại, tôi liền nắm lấy râu đánh và giết nó tức khắc. Tôi tớ bệ hạ đã giết sư tử cũng như gấu đực thì cũng sẽ thanh toán tên Philitinh không cắt bì này như vậy vì nó đã dám nhục mạ đạo quân của Thiên Chúa hằng sống”( 1Sm 17tt).
Đavít đã nêu gương hy sinh, vật nhau với sư tử, với gấu đực, để cướp lại một con chiên bị đem đi. Đavít vì tha thiết với bầy chiên, nên không ngần ngại đánh nhau với sư tử và gấu đen để cướp lại chiên. Đức Giêsu khi nói: ”Không ai cướp được chúng” đã nghĩ đến cuộc giao chiến khốc liệt mà Người phải đương đầu trong cuộc khổ nạn, để đối phương “không cướp được” một chiên nào khỏi tay Người. Khác với kẻ chăn thuê, thường chạy trốn trước sói sữ, Đức Giêsu sẽ phó nộp và đành mất mang sống mình vì chiên của Người (Ga 10,12-15).
3. Không bỏ rơi đàn chiên
Người chăn chiên rất tha thiết với đàn chiên, lo lắng cho đàn chiên hết mình, không bao giờ để một con chiên nào bị bỏ rơi. Dụ ngôn con chiên lạc đã chứng tỏ điều đó: ”Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất”(Lc 15,4-7).
Chung quanh chúng ta hay ngay trong đời sống chúng ta có những hiện tượng rời bỏ hàng ngũ, bất trung thường xẩy ra, thì chúng ta nghĩ thế nào ? Thưa đó là những hiện tượng tự nhiên vì đó là mầu nhiệm của tự do. Nhưng một điều chúng ta cần biết đó là không khi nào Chúa ruồng bỏ ! Chỉ có con người rời bỏ bàn tay Chua. Và ngay khi con người rời bỏ, Thiên Chúa vẫn tiếp tục tìm liên hệ lại: dụ ngôn đứa con hoang đàng đã chứng tỏ điều đó (x. Lc 15).
4. Ban cho chiên sự sống đời đời
Con chiên đi theo chủ chăn thì sẽ được dẫn đến đồng cỏ xanh tươi đảm bảo sự sống. Cũng vậy, nhưng ai thực sự đi theo Chúa, tức là để Chúa dẫn dắt, thì sẽ được bảo đảm đưa đến sự sống đời đời.
Sự sống này, một đàng không thể mất được, vì đã được chính Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống bảo đảm. Đàng khác, cũng không bị ai cướp đi được, vì một khi đã được Chúa dẫn dắt thì không còn sợ vấn đề Người không đủ khả năng chăm sóc và bảo vệ sự sống của đàn chiên nữa.
Trong một bài giảng, thánh Cyrillô thành Alexandria đã giải nghĩa câu “Ta ban cho chúng sự sống đời đời” như sau: ”Đừng hiểu sự sống này chỉ là chuỗi ngày nối tiếp nhau mà chúng ta dù là người tốt hay xấu cũng đều sở hữu sau khi sống lại, nhưng phải hiểu đây là sống trong niềm vui. Ta cũng có thể hiểu “sự sống” này theo nghĩa bí tích Thánh Thể. Nhờ Bí tích Thánh Thể, Đức Kitô tháp nhập chúng ta vào chính sự sống của Người, các tín hữu được thông phần vào chính xác thịt Người, như lời Người phán: ”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ có sự sống đời đời”(Ga 6,54).
IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN CHIÊN
Chúa Giêsu không thể trực tiếp hướng dẫn mọi Kitô hữu, nhưng Người đã dùng các vị đại diên là hàng giáo phẩm và giáo sĩ để thay quyền Chúa mà hướng dẫn. Vì Chúa đã nói với các tông đồ: ”Ai nghe các con là nghe Ta”(Lc 10,16).
Chúng ta hãy đọc một đoạn mà công đồng Vatican II nói về các Linh mục: ”Thi hành chức vụ của Chúa Kitô là Đầu và là Chủ chăn theo phận vụ mình, các Linh mục nhân danh Giám mục tụ họp gia đình Thiên Chua như một cộng đoàn huynh đệ duy nhất, và nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần các ngài dẫn đưa họ đến cùng Chúa Cha. Để thi hành thừa tác vụ này cũng như các thừa tác vụ khác, các Linh mục được trao ban quyền thiêng liêng để kiến thiết Giáo hội. Trong việc kiến thiết này, các Linh mục phải theo gương Chúa Kitô mà đối xử rất nhân đạo với hết mọi người…(Sắc lệnh về Linh mục, số 4)
Chúng ta thường gọi những người lãnh đạo trong Giáo hội là mục tử hay chủ chăn. Chúng ta đang sống dưới sự hướng dẫn của các ngài, chúng ta hãy tin tưởng các ngài, vì đức tin bảo cho chúng ta biết: Chính Chúa Giêsu, Mục tử tốt lành đích thực, đang trực tiếp chăn dắt chúng ta qua những người lãnh đạo trong Giáo hội, là Đức Giáo hoàng, các Giám mục, Linh mục. Vì thế, chúng ta có bổn phận nghe theo sự hướng dẫn của các ngài, công tác với các ngài, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của chúng ta, để duy trì và xây dựng đoàn chiên nhỏ bé là gia đình mình, tập thể mình đang sống, đang làm việc và đoàn chiên rộng lớn hơn là Giáo hội.
Một lần nữa chúng ta hãy lặp lại lời Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ: ”Ai nghe các con là nghe Thầy, ai khước từ các con là khước từ Thầy”(Lc 10,16). Qua câu Kinh Thánh này, chúng ta có thể khẳng định rằng vâng nghe các vị lãnh đạo trong Giáo hội là vâng nghe Chúa, và như vậy, đây là một nhiệm vụ không tthể thiếu được, vì như người ta nói:
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
(Ca dao)
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật thứ tư mùa Phục sinh của ba chu kỳ niên lịch phụng vụ được mệnh danh là Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Nghệ thuật Kitô giáo thuở xưa thường phác họa Đức Giêsu như Đấng Chăn Chiên Lành. Hình ảnh người chăn chiên đã được mô tả trong Cựu ước về Thiên Chúa như là Đấng chăn dắt dân Người (Tv 22). Người Do thái cổ xưa là dân du mục, vì thế văn chương của họ là những sách Cựu ước cũng thường đề cập đến đời sống chăn nuôi, du mục. Chính Đức Giêsu cũng dùng những hình ảnh về chăn nuôi quen thuộc để dạy ta những chân lý thiêng liêng về đạo giáo.
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu đã xưng mình là Chủ Chăn. Ngài có đàn chiên để chăn dắt. Đàn chiên của Ngài có những đặc tính như Ngài đã tuyên bố: ”Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”(Ga 10,27). Đàn chiên của Ngài có những đặc tính khác với đàn chiên của những nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái lúc bấy giờ. Những đặc tính đàn chiên của Ngài là: biết lắng nghe chủ chăn, nhận biết chủ chăn và bước theo chủ chăn.
Đức Giêsu, Đấng Chăn Chiên Lành, không trực tiếp điều khiển đoàn chiên dưới thế này, Ngài dùng các vị đại diện trong Giáo hội là Đức Giáo hoàng, các giám mục và các Linh mục mà hướng dẫn thay cho Ngài. Chính Ngài đã khẳng định với các Tông đồ: ”Ai nghe các con là nghe Thầy, ai khước từ các con là khước từ Thầy”(Lc 10,16). Vì thế, nếu chúng ta đã gọi các vị lãnh đạo trong Giáo hội là chủ chăn, chúng ta có trách nhiệm phải yêu mến, thành tâm lắng nghe sự hướng dẫn của các ngài để đến với Chúa, và nhờ đó, sẽ được dẫn tới cuộc sống đời đời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 13,14.43-52
Một khúc quanh quyết định cuộc đời Tông đồ của thánh Phaolô. Trước tiên Phaolô và Barnabê loan báo Tin mừng cho người Do thái tại Antiochia miền Pysidia, nhưng rồi các ngài đã phải sớm chấm dứt việc rao giảng vì người Do thái tỏ ra “ghen tức” khi thấy một số đông dân ngoại cũng quan tâm đến Tin mừng (Cv 13,45).
Hai vị Tông đồ quyết định rời hội đường và dứt khoát đến với dân ngoại, không quên nhắc lại lời tiên tri về sứ mạng toàn cầu của Người Tôi Tớ đau khổ (Cv 13,47)
Do vậy, dân ngoại đã hân hoan đón nhận Tin mừng và tôn vinh Thiên Chúa. Lời Chúa được lan tràn ra khắp miền ấy.
+ Bài đọc 2: Kh 7,9.14b-17
Trong một cuộc thị kiến, thánh Gioan tông đồ đã thấy một đoàn người thật đông đảo. Họ là dân Thiên Chúa đã khải hoàn. Đoàn người đông đảo này:
- Họ rất đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ.
- Họ đứng trước ngai Con Chiên, Đấng đã cứu độ muôn dân qua cái chết của Ngài.
- Con Chiên sẽ dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh.
+ Bài Tin mừng: Ga 10, 27-30
Đức Giêsu tự giới thiệu mình là một vị Mục tử, một vị Mục tử tuyệt vời. Ngài biết rõ từng người chúng ta, Ngài bảo vệ và sẽ đưa chúng ta đến sự sống đời đời. Vấn đề là: chúng ta có tin tưởng bước theo Ngài không ?
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Bước theo vị Mục tử
I. ĐỨC GIÊSU LÀ MỤC TỬ
1. Bối cảnh
Bài Tin mừng hôm nay rất ngắn, được trích ra từ cuộc tranh luận với người Do thái trong dịp Lễ Lều, nhân dịp kỷ niệm ngày thanh tẩy Đền thờ thời Maccabêô.
Đức Giêsu đang ở Giêrusalem trong dịp lễ này. Tại đây xẩy ra cuộc tranh luận với người Do thái về vấn đề Người có phải là Đấng Thiên Sai không, và cuối cùng Người đã xưng mình là Con Thiên Chúa bằng cách tuyên bố rằng: Cha Người ở trong Người và Người ở trong Cha trong sự hiệp thông trọn vẹn đồi sống và việc làm (Lc 10,22-41).
Bài Tin mừng hôm nay là một phần trích trong cuộc tranh luận và ghi lại lời Đức Giêsu quả quyết Người đồng bản tính với Chúa Cha.
Trước khi trả lời dứt khoát Người đồng bản tính với Chúa Cha, Đức Giêsu tuyên bố sự khác biệt nhau giữa người Do thái và “chiên của Người”, tức là những kẻ tin theo Người.
Đối với người Do thái, những lời Người nói và những việc Người làm là các phép lạ, không đủ thuyết phục họ, vì xét cho cùng họ có dã tâm và không muốn tin. Ngược lại, chiên của Người là những người biết ngoan ngoãn đón nhận, vì họ không cần đến nhiều dấu lạ bên ngoài để làm điều kiện cho việc đi theo Người.
Như vậy, Đức Giêsu khẳng định Người là Mục tử và Người có đàn chiên để chăn dắt và Người đưa họ đến cuộc sống đời đời mà không ai có thể cướp khỏi tay Người được.
2. Hình ảnh người chăn chiên trong Cựu ước
Hình ảnh người chăn chiên không chỉ là một hình ảnh đẹp ở vùng thôn quê mà nó còn có ở trong Thánh Kinh. Trong khắp vùng Đông phương cổ, các vua chúa thường tự coi mình như mục tử chăn dắt dân nước. Chính Giavê cũng đóng vai trò đó khi giải thoát dân riêng khỏi Ai cập: ”Người lùa dân Người đi ví thể đàn chiên, Người dẫn dắt chúng như đàn cừu ngang qua sa mạc” (Tv 78,52).
Đavít, một trong những nhà lãnh đạo chính trị đầu tiên của Israel, là một cậu chăn chiên tại Belem (1S 17,34-35). Ông Vua lý tưởng của tương lai, Đức Messia, Đavít mới, cũng được loan báo như một “Mục tử”: “Ta sẽ chỗi dậy một mục tử duy nhất, Người sẽ chăn dắt chúng. Đó là Đavít, tôi tớ của Ta” (Ed 34,23).
Chăn nuôi súc vật từng bầy là nghề chính của dân Do thái. Các tổ phụ vĩ đại của họ từ Abraham, Isaác, Giacob, Maisen, Đavít… đều là mục tử.
Do đó, người Do thái đã diễn tả về Thiên Chúa như là một mục tử nhân hậu, luôn hết tình yêu thương đàn chiên (Tv 22; Gr 31,10; Ed 24,11-16). Và Đức Giêsu đã tự mạc khải như là một Mục tử tuyệt với (Ga 10,11-14). Rồi đi xa hơn nữa, Người đã bầy tỏ cho nhân loại biết chính Người là Thiên Chúa (Ga 10,27-30).
II. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA MỤC TỬ
Những đặc tính của vị Mục tử được tóm gọn trong câu nói của Đức Giêsu: ”Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”(Ga 10,27). Ở đây, ba động từ được Đức Giêsu nói lên, là những động từ tác động rất phù hợp với con người: nghe, biết và theo.
1. Chiên nghe tiếng người chủ chăn
Ngày nay, tại Palestine, cũng còn có thể chứng kiến được cảnh chăn chiên mà Chúa Giêsu đã từng chứng kiến 2000 năm qua. Cảnh những người mục tử Bedouin mang những đàn chiên của họ trở về nhà từ những cánh đồng cỏ khác nhau sau một ngày đi ăn cỏ. Thường vào lúc hoàng hôn, các đàn chiên khác nhau cùng kéo về qui tụ ở một chỗ uống nước. Chúng trà trộn lẫn lộn với nhau tù 8 hay 9 đàn nhỏ trở thành một bầy chiên lớn. Mặc dù lẫn lộn chung với nhau nhưng những chủ chăn không hề lo sợ chiên bị lạc. Đến giờ ra về, mỗi chủ chiên thổi lên một tiếng gọi riêng biệt – một tiếng còi, tiếng tiêu, tiếng sáo, hay tù và – thì những con chiên trong đàn sẽ tự động rời khỏi đám đông theo đàn của mình mà về chuồng. Chúng tự biết chúng thuộc về đàn nào, chúng nghe tiếng gọi của người chủ chăn và đi theo. “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi”(Ga 10,27) (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 171).
Nghe Chúa chính là lắng nghe Lời Chúa qua Kinh Thánh, nơi giáo huấn của Giáo hội, và những ơn soi sáng nơi tâm hồn mình. Nghe Chúa chính là để có một mối tương giao thân tình với Người, và nhất là để tin vào Người. Thánh Phaolô viết: ”Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô” (Rm 10,17) hay “Đức tin nhờ nghe: Fides ex auditu (Ga 3,2).
2. Chiên và chủ chiên biết nhau
Chiên rất thân thiện với chủ chăn. Khi đàn chiên đang nằm ngủ êm đềm, người chủ chiên có thể bước đi ngay giữa đàn chiên mà không gây rối loạn hay gây mất ngủ cho con nào cả. Trong khi đó chỉ một bước chân của người lạ mặt xâm nhập vào chuồng chiên đang lúc chiên nằm ngủ cũng đủ gây kinh hoàng và hoảng hốt cho cả đàn chiên. Dường như chiên đã coi người chủ chăn như một thành phần rất thân thuộc của chúng. Và sự liên hệ mật thiết phát triển dần dần đến độ chủ chăn có thể phân biệt và hiểu tiếng kêu của từng con chiên, tiếng kêu đau thương hay tiếng kêu hoan lạc. Chiên nghe lệnh của người chủ chăn để biết khi nào đi kiếm ăn hay lúc nào lên đường trở về nhà. Ngoài ra, người chủ chăn còn biết cả tên gọi và đặc tính của từng con chiên nữa.
“Biết” trong Kinh Thánh, từ ngữ này trước hết không mang một ý nghĩa tri thức. Chính tình yêu mới làm cho ta nhận biết người nào đó một cách đích thực, đến nỗi đoán được cả tâm tính họ. Sự thân mật, sự hiểu biết lẫn nhau, yêu mến sâu xa, hiệp thông tâm hồn, trí não, thể xác… là dấu chỉ của tình yêu vợ chồng (St 4,1).
Biết Chúa không chỉ là học hỏi và suy niệm theo nghĩa tri thức, mà là hiểu biết sâu xa, yêu thân tình đến nỗi kết hợp cả thân xác lẫn tâm hồn. Chính tình yêu mới làm cho chúng ta nhận biết Chúa một cách đích thực, đến nỗi đoán biết cả thánh ý Người.
Sự biết chí tình chí thiết này thực sự đã được thể hiện với hai thánh nữ Catarina và Têrêsa Hài đồng Giêsu. Catarina là người mù chữ chỉ học nơi Thánh tâm Chúa Giêsu và trở thành tiến sĩ Hội thánh. Têrêsa cũng chẳng học trường nào, chỉ học nơi tình yêu Chúa Giêsu Hài đồng, đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong làm tiến sĩ Hội thánh tháng 08/1997 trong đại hội giới trẻ tại Paris.
3. Chiên thì theo chủ chăn
Những người chăn bò thường đi sau đàn bò dùng roi quất lên mình bò để lùa chúng đi thành đàn với nhau. Đối với chiên thì hoàn toàn khác hẳn. Người mục tử luôn đi trước để hướng dẫn đàn chiên theo sau. Nếu người chăn chiên đi đàng sau đàn chiên giống như chăn bò, chiên sẽ chạy tán loạn vì không biết đường đi. Chúng muốn được hướng dẫn, được bảo vệ và che chở.
“Theo” đó là một hành động không có gì là thụ động cả, nhưng diễn tả một thái độ tự do: đính kết toàn thân một người nào đó vào thân phận một kẻ khác. Theo nghĩa là gắn bó với Đức Giêsu mời gọi: ”Hãy theo Ta”(Ga 1,42).
Đi đâu cho thiếp đi cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng tiếp cam.
Theo Chúa chính là một thái độ hoàn toàn tự do, tự nguyện dấn thân, và trao phó thân phận cho duy một mình Người. Theo Chúa cũng là từ bỏ như Phêrô bỏ chài lưới, vợ con, cha mẹ và mọi sự để theo Thầy; như Matthêu bỏ địa vị, tiền của để theo Chúa; như Mađalena bỏ đường tội lỗi bước vào đời sống mới. Đó là đổi đời, từ bỏ nếp sống cũ, một cuộc tái sinh vào đời sống mới.
III. TÂM TÌNH VỊ CHỦ CHĂN
1. Tận hiến cho đoàn chiên
Người chủ chăn rất tha thiết với đàn chiên, họ coi đàn chiên như một phần trong thân thể mình. Họ không yên tâm khi một con chiên đi lạc. Họ không đành lòng bỏ con chiên bị thương mà không băng bó. Họ đã sẵn sàng vác cho chiên trên vai khi không đi được hoặc khi bị đi lạc.
Khi kẻ làm thuê trông coi con chiên, thì lũ cho sói không gặp rắc rối nào trong việc rình bắt đàn chiên. Ngay khi kẻ làm thuê nhìn thấy một con chó sói đang tiến lại gần, thì hắn ta liền bỏ rơi đàn chiên. Hắn chỉ nghĩ đến một điều duy nhất là cứu thoát bản thân mình mà thôi. Người chủ tốt của đàn chiên không làm như vậy. Họ bảo vệ đàn chiên chống lại sự tấn công của chó sói, thậm chí họ còn sẵn sàng liều mất mạng sống của mình nữa.
Đức Giêsu, Chúa chiên nhân lành, Đấng đã hiến mạng sống mình cho đoàn chiên. Mạng sống của Người không bị lấy đi, cũng không phải theo lệnh Chúa Cha. Chính Người đã tự ý trao ban, và trao ban một cách vui lòng. Người tự hiến cho đoàn chiên để mang chúng về đồng cỏ của sự sống đời đời. Hình ảnh cha thánh Đamien, tông đồ người hủi, đã nói lên tình thần tận hiến cho đàn chiên, những con người phong cùi xấu số bị bỏ rơi.
2. Chiến đấu bảo vệ đàn chiên
Người mục tử Đông phương là một người du mục đáng gờm, một thứ lính chiến, có khả năng bảo vệ đàn vật mình khỏi thú dữ… gấu hay sư tử đến để cướp đoạt một con chiên khỏi đàn (1S 17,34-35).
Đavít kể lại cho vua Saulê trước khi giết được tướng Goliat của quân Philitinh: ”Hồi tôi tớ bệ hạ chăn chiên cho thân phụ, hễ sư tử hay gấu đực tha con chiên nào, tôi liền rượt bắt, đánh nó và cướp con chiên khỏi miệng nó. Nếu nó cự lại, tôi liền nắm lấy râu đánh và giết nó tức khắc. Tôi tớ bệ hạ đã giết sư tử cũng như gấu đực thì cũng sẽ thanh toán tên Philitinh không cắt bì này như vậy vì nó đã dám nhục mạ đạo quân của Thiên Chúa hằng sống”( 1Sm 17tt).
Đavít đã nêu gương hy sinh, vật nhau với sư tử, với gấu đực, để cướp lại một con chiên bị đem đi. Đavít vì tha thiết với bầy chiên, nên không ngần ngại đánh nhau với sư tử và gấu đen để cướp lại chiên. Đức Giêsu khi nói: ”Không ai cướp được chúng” đã nghĩ đến cuộc giao chiến khốc liệt mà Người phải đương đầu trong cuộc khổ nạn, để đối phương “không cướp được” một chiên nào khỏi tay Người. Khác với kẻ chăn thuê, thường chạy trốn trước sói sữ, Đức Giêsu sẽ phó nộp và đành mất mang sống mình vì chiên của Người (Ga 10,12-15).
3. Không bỏ rơi đàn chiên
Người chăn chiên rất tha thiết với đàn chiên, lo lắng cho đàn chiên hết mình, không bao giờ để một con chiên nào bị bỏ rơi. Dụ ngôn con chiên lạc đã chứng tỏ điều đó: ”Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất”(Lc 15,4-7).
Chung quanh chúng ta hay ngay trong đời sống chúng ta có những hiện tượng rời bỏ hàng ngũ, bất trung thường xẩy ra, thì chúng ta nghĩ thế nào ? Thưa đó là những hiện tượng tự nhiên vì đó là mầu nhiệm của tự do. Nhưng một điều chúng ta cần biết đó là không khi nào Chúa ruồng bỏ ! Chỉ có con người rời bỏ bàn tay Chua. Và ngay khi con người rời bỏ, Thiên Chúa vẫn tiếp tục tìm liên hệ lại: dụ ngôn đứa con hoang đàng đã chứng tỏ điều đó (x. Lc 15).
4. Ban cho chiên sự sống đời đời
Con chiên đi theo chủ chăn thì sẽ được dẫn đến đồng cỏ xanh tươi đảm bảo sự sống. Cũng vậy, nhưng ai thực sự đi theo Chúa, tức là để Chúa dẫn dắt, thì sẽ được bảo đảm đưa đến sự sống đời đời.
Sự sống này, một đàng không thể mất được, vì đã được chính Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống bảo đảm. Đàng khác, cũng không bị ai cướp đi được, vì một khi đã được Chúa dẫn dắt thì không còn sợ vấn đề Người không đủ khả năng chăm sóc và bảo vệ sự sống của đàn chiên nữa.
Trong một bài giảng, thánh Cyrillô thành Alexandria đã giải nghĩa câu “Ta ban cho chúng sự sống đời đời” như sau: ”Đừng hiểu sự sống này chỉ là chuỗi ngày nối tiếp nhau mà chúng ta dù là người tốt hay xấu cũng đều sở hữu sau khi sống lại, nhưng phải hiểu đây là sống trong niềm vui. Ta cũng có thể hiểu “sự sống” này theo nghĩa bí tích Thánh Thể. Nhờ Bí tích Thánh Thể, Đức Kitô tháp nhập chúng ta vào chính sự sống của Người, các tín hữu được thông phần vào chính xác thịt Người, như lời Người phán: ”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ có sự sống đời đời”(Ga 6,54).
IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN CHIÊN
Chúa Giêsu không thể trực tiếp hướng dẫn mọi Kitô hữu, nhưng Người đã dùng các vị đại diên là hàng giáo phẩm và giáo sĩ để thay quyền Chúa mà hướng dẫn. Vì Chúa đã nói với các tông đồ: ”Ai nghe các con là nghe Ta”(Lc 10,16).
Chúng ta hãy đọc một đoạn mà công đồng Vatican II nói về các Linh mục: ”Thi hành chức vụ của Chúa Kitô là Đầu và là Chủ chăn theo phận vụ mình, các Linh mục nhân danh Giám mục tụ họp gia đình Thiên Chua như một cộng đoàn huynh đệ duy nhất, và nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần các ngài dẫn đưa họ đến cùng Chúa Cha. Để thi hành thừa tác vụ này cũng như các thừa tác vụ khác, các Linh mục được trao ban quyền thiêng liêng để kiến thiết Giáo hội. Trong việc kiến thiết này, các Linh mục phải theo gương Chúa Kitô mà đối xử rất nhân đạo với hết mọi người…(Sắc lệnh về Linh mục, số 4)
Chúng ta thường gọi những người lãnh đạo trong Giáo hội là mục tử hay chủ chăn. Chúng ta đang sống dưới sự hướng dẫn của các ngài, chúng ta hãy tin tưởng các ngài, vì đức tin bảo cho chúng ta biết: Chính Chúa Giêsu, Mục tử tốt lành đích thực, đang trực tiếp chăn dắt chúng ta qua những người lãnh đạo trong Giáo hội, là Đức Giáo hoàng, các Giám mục, Linh mục. Vì thế, chúng ta có bổn phận nghe theo sự hướng dẫn của các ngài, công tác với các ngài, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của chúng ta, để duy trì và xây dựng đoàn chiên nhỏ bé là gia đình mình, tập thể mình đang sống, đang làm việc và đoàn chiên rộng lớn hơn là Giáo hội.
Một lần nữa chúng ta hãy lặp lại lời Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ: ”Ai nghe các con là nghe Thầy, ai khước từ các con là khước từ Thầy”(Lc 10,16). Qua câu Kinh Thánh này, chúng ta có thể khẳng định rằng vâng nghe các vị lãnh đạo trong Giáo hội là vâng nghe Chúa, và như vậy, đây là một nhiệm vụ không tthể thiếu được, vì như người ta nói:
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
(Ca dao)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:52 19/04/2010
KHÔNG VÀO HANG CỌP THÌ KHÔNG BẮT ĐƯỢC CỌP CON
Thời đông Hán Minh đế, Ban Triệu phụng mệnh liên lạc với các nước ở Tây Vực cùng nhau đối phó với Hung Nô. Ban Triệu dẫn ba mươi sáu người đến Thiện Thiện trước, mới bắt đầu thì Thiện Thiện vương rất ân cần chiêu đãi họ, nhưng sau đó thì sứ thần Hung Nô cũng đến nên thái độ của ông ta trở thành lãnh đạm, Ban Triệu lập tức triệu tập ba mươi sáu tùy tùng lại và nói với họ:
- “Đại trượng phu nếu không dám vào hang cọp, thì làm sao có thể bắt được cọp con ? Bây giờ chúng ta cần phải lợi dụng ban đêm, đến vây trang trại của sứ giả Hung Nô vừa phóng hỏa vừa tấn công, chỉ cần giết chết sứ giả của Hung Nô thì công việc mới tốt đẹp”.
Kết quả, đúng là họ giết chết sứ giả của Hung Nô, nên Thiện Thiện vương cũng sợ hãi phục tùng mệnh lệnh của Hán triều.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Có những cám dỗ cần phải bỏ chạy khi nó đến, đó là cám dỗ về sắc dục và tiền tài, bởi vì xác thịt của chúng ta luôn mỏng dòn yếu đuối, nên “chạy làng” nó là thượng sách; có những cám dỗ cần phải đứng lại đối đầu với nó, đó là kiêu ngạo và ghét ghen, bởi vì nếu chúng ta không đối mặt với chính mình đề kiểm thảo, thì không thể nào nhìn thấy những kiêu ngạo tinh vi trong hành vi và lời nói của chính mình, và từ đó trở thành ghen ghét có khi đưa đến hận thù.
Phải vào hang cọp mới bắt được cọp con, đó là một hành động nguy hiểm nên cần phải có quyết tâm và lòng can đảm, bằng không thì sẽ bị cọp vồ mất xác.
Kiểm điểm bản thân mình không phải là điều dễ khi mà hào quang thành công quá chói lọi, khi mà những tiếng khen ngợi vang rền trong cộng đoàn, do đó mà cần phải can đảm quyết tâm đi vào “hang cọp” để nhận ra những khuyết điểm thiếu sót của mình, có như thế mới bắt được những cọp con kiêu ngạo, hận thù, ghét ghen và phê bình chỉ trích.
Đương nhiên cần phải mang theo vũ khí là cầu nguyện, hy sinh và ân sủng của Chúa.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời đông Hán Minh đế, Ban Triệu phụng mệnh liên lạc với các nước ở Tây Vực cùng nhau đối phó với Hung Nô. Ban Triệu dẫn ba mươi sáu người đến Thiện Thiện trước, mới bắt đầu thì Thiện Thiện vương rất ân cần chiêu đãi họ, nhưng sau đó thì sứ thần Hung Nô cũng đến nên thái độ của ông ta trở thành lãnh đạm, Ban Triệu lập tức triệu tập ba mươi sáu tùy tùng lại và nói với họ:
- “Đại trượng phu nếu không dám vào hang cọp, thì làm sao có thể bắt được cọp con ? Bây giờ chúng ta cần phải lợi dụng ban đêm, đến vây trang trại của sứ giả Hung Nô vừa phóng hỏa vừa tấn công, chỉ cần giết chết sứ giả của Hung Nô thì công việc mới tốt đẹp”.
Kết quả, đúng là họ giết chết sứ giả của Hung Nô, nên Thiện Thiện vương cũng sợ hãi phục tùng mệnh lệnh của Hán triều.
(Chuyện ngày xưa, suy tư ngày nay)
Suy tư:
Có những cám dỗ cần phải bỏ chạy khi nó đến, đó là cám dỗ về sắc dục và tiền tài, bởi vì xác thịt của chúng ta luôn mỏng dòn yếu đuối, nên “chạy làng” nó là thượng sách; có những cám dỗ cần phải đứng lại đối đầu với nó, đó là kiêu ngạo và ghét ghen, bởi vì nếu chúng ta không đối mặt với chính mình đề kiểm thảo, thì không thể nào nhìn thấy những kiêu ngạo tinh vi trong hành vi và lời nói của chính mình, và từ đó trở thành ghen ghét có khi đưa đến hận thù.
Phải vào hang cọp mới bắt được cọp con, đó là một hành động nguy hiểm nên cần phải có quyết tâm và lòng can đảm, bằng không thì sẽ bị cọp vồ mất xác.
Kiểm điểm bản thân mình không phải là điều dễ khi mà hào quang thành công quá chói lọi, khi mà những tiếng khen ngợi vang rền trong cộng đoàn, do đó mà cần phải can đảm quyết tâm đi vào “hang cọp” để nhận ra những khuyết điểm thiếu sót của mình, có như thế mới bắt được những cọp con kiêu ngạo, hận thù, ghét ghen và phê bình chỉ trích.
Đương nhiên cần phải mang theo vũ khí là cầu nguyện, hy sinh và ân sủng của Chúa.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 19/04/2010
N2T |
32. Muốn nắm thật chắc Thánh Giá như Đức Mẹ Maria, con nhất định sẽ được an ủi. Đức Mẹ Maria kiên vững đứng trước Chúa Giê-su bị đóng đinh mà không từ bỏ người thân, khi Mẹ muốn khóc mà không còn nước mắt thì tình yêu càng nhiều hơn.
(Thánh Pi-ô Năm Dấu linh mục)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 19/04/2010
N2T |
422. Người không hiểu biết mình thì thường cho rằng mình giỏi lắm.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha thăm viếng Malta - Ngày Thứ Hai
Bình Hòa
07:11 19/04/2010
Chúa Nhật hôm qua là ngày thứ hai và cũng là ngày chót của chuyến viếng thăm đảo Malta của Đức Thánh Cha, để kỷ niệm 1950 năm thánh Phaolô đặt chân lên đảo này nhân chuyến đắm tàu (theo tục truyền xảy ra vào năm 60). Đức Bênêđictô XVI đã đến Malta vào chiều thứ bảy, và đến viếng thăm hang mà thánh tông đồ đã cư trú 3 tháng. Sang ngày Chúa Nhật, ngài đã có hai buổi gặp gỡ với cộng đoàn Dân Chúa: thứ nhất là Thánh lễ cử hành lúc 10 giờ sáng, và thứ hai là buổi cầu nguyện với giới trẻ lúc 5 giờ chiều trước khi đáp máy bay trở về Rôma. Bài tường thuật hôm nay chỉ giới hạn vào Thánh lễ diễn ra tại quảng trường cạnh nhà thờ thánh Publiô, người cư dân thứ nhất của đảo được thánh Phaolô rửa tội và đặt giám mục, được phụng vụ kính lễ vào ngày 18 tháng tư hàng năm. Tuy nhiên, lý do chính của việc chọn lựa địa điểm là bởi vì đây là nơi rộng nhất trên đảo, có thể chứa được 10 ngàn người, mặc dù trên thực tế, số người tham dự Thánh Lễ lên đến 50 ngàn.
Mở đầu Thánh lễ đồng tế với 700 linh mục, đức cha Paul Cremona đã giới thiệu với đức Thánh Cha bộ mặt của giáo hội địa phương, tuy đã đón nhận Tin mừng từ thời các thánh Tông đồ nhưng vẫn tiếp tục tìm những phương thức mới để làm chứng cho Chúa Kitô, cách riêng qua chứng tá đời sống thánh thiện, bảo vệ mạng sống từ khi bắt đầu, và sự chung thuỷ của hôn nhân. Đức Tổng giám mục nhìn nhận rằng Giáo hội ý thức những lỗi lầm thiếu sót của các phần tử, nhưng đồng thời cũng cảm thấy sức mạnh của Thánh Linh để không ngừng canh tân đổi mới.
Đức Thánh Cha đã đọc các lời nguyện Thánh lễ bằng tiếng Anh, còn phần Thường lễ và Kinh nguyện Tạ ơn được hát hoặc đọc bằng tiếng Latinh; các bài đọc và ý chỉ lời nguyện phổ quát bằng tiếng địa phương.
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông đồ công vụ (27,16-44) thuật lại hoàn cảnh thánh Phaolô đến Malta do chuyện đắm tàu; hai bài đọc còn lại lấy theo Chúa Nhật thứ Ba Phục sinh. Bài giảng dựa trên các bài đọc vừa nói, hướng đến toàn thể Giáo hội địa phương với một lời nhắn nhủ riêng dành cho các linh mục trong phần kết thúc.
Bài giảng được mở đầu với việc nhận xét về lòng hiếu khách của người dân địa phương, nằm ở trên đường giao thông của nhiều chuyến tàu. Đức Thánh Cha nói: Trong suốt dòng lịch sử, nhiều hành khách đã cập bến ở đây. Tính cách phong phú và đa dạng của văn hoá Malta là một dấu hiệu cho thấy rằng dân tộc Malta biết thu thập nhiều món qua từ những hành khách đến đảo cũng như biết trao đổi bằng sự tiếp đón. Dĩ nhiên là các bạn cũng biết đắn đo nhận ra cái gì là tốt đẹp nhất mà người khách mang đến.
Đức Thánh Cha nói tiếp: Tôi khuyên các bạn hãy tiếp tục đường hướng đó. Không phải là bất cứ cái gì mà thế giới ngày nay cống hiến cũng đều đáng tiếp nhận vào Malta. Nhiều tiếng nói đã đề nghị các bạn hãy gạt bỏ đức tin vào Thiên Chúa và Giáo hội, để chọn lấy những giá trị mà mình ưa thích. Họ nói rằng chúng ta không cần đến Thiên Chúa và Giáo hội nữa. Bài Tin mừng hôm nay cho thấy rằng các môn đệ, tuy rất thành thạo trong nghề nghiệp của mình, nhưng đã vất vả thâu đêm mà chẳng thu lượm đuợc gì hết. Thế rồi, khi Chúa Giêsu hiện ra trên bờ và chỉ cho họ chỗ nào đánh cá được, thì họ đã thực hiện được một vụ lưới đầy đến nỗi không thể kéo nổi.
Sau phần nhập đề, Đức Bênêđictô XVI đi vào nội dung của từng bài đọc. Bài đọc thứ nhất thuật lại việc tàu đắm ở ven biển Malta và nhận xét. “Theo sách Tông đồ công vụ, để có thể sống sót, đoàn thủy thủ buộc lòng phải bỏ xuống biển các hành lý và kể cả lương thực dành để nuôi sống nữa. Thánh Phaolô khuyên họ hãy đặt tin tưởng vào Thiên Chúa. Chúng ta cũng cần phải đặt tin tưỏng vào Thiên Chúa mà thôi. Người ta thường nghĩ rằng kỹ thuật tân tiến hiện đại có thể giải quyết hết mọi khát vọng, và cứu chúng ta khỏi những hiểm nguy đang vây quanh mình. Nhưng sự thực không phải như vậy. Không phải các khối hành lý – nghĩa là những thành tựu, những tài sản, những kỹ thuật - nhưng chỉ nơi Thiên Chúa mà chúng ta tìm gặp được chìa khóa của hạnh phúc đích thực, và thành công. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đến mối tương quan của tình yêu.
Đề tài này được gợi lên từ bài đọc Tin mừng. Chúa Giêsu đã hỏi ông Simon Phêrô ba lần: “Này anh Simon, con ông Gioan, con có mến Thầy không?” Dựa trên lời đáp “dạ có” của ông mà Chúa Giêsu đã trao cho ông sứ mạng chăm sóc đàn chiên. Đây là nền tảng của tất cả mọi tác vụ ở trong Giáo hội. Trưóc đây, vào hồi Tử nạn, ông Phêrô đã chối Thầy ba lần. Giờ đây, sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã ba lần mời ông hãy bày tỏ lòng yêu mến đối với ngài, như thế Ngài đã ban cho ông ơn tha thứ, và đồng thời trao cho ông sứ mạng. Cuộc đối thoại giữa ông Phêrô với Chúa Giêsu cho thấy sự cần thiết của tình Chúa thương xót để chữa lành những vết thương về tinh thần, những vết thương của tội lỗi. Trong hết mọi lãnh vực của cuộc sống, chúng ta cần có ơn Chúa giúp. Nếu có Chúa, thì chúng ta có thể làm được mọi sự; nếu không có Chúa thì chúng ta không làm được gì hết.
Tin mừng thánh Marcô (16,18) nói đến những phép lạ mà những ai tin vào Chúa sẽ thực hiện được: họ sẽ cầm con rắn và chúng không gây hại; họ đặt tay lên người bệnh và người bệnh được chữa lành. Điều này đã xảy ra nơi thánh Phaolô khi ngài đặt chân lên đảo: ngài đã trừ được rắn độc và chữa lành cho thân phụ của ông Publiô. Trong thời gian dừng chân ở Malta, thánh Phaolô đã giảng Tin mừng cho các cư dân. Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu ngày nay cũng hãy duy trì gia sản đức tin và chia sẻ với tha nhân, cùng với lòng hiếu khách cổ truyền biết cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho những khách đến thăm viếng.
Phần cuối bài giảng hướng đến các linh mục, khi nhắc đến tấm gương của một vị thánh của địa phuơng, cha Gorg Preca, nổi danh vì nỗ lực huấn giáo. Đức Thánh Chúa nói: “Xin các cha hãy nhìn Người như một khuôn mẫu trong khi chu toàn sứ mạng đã được uỷ thác là chăn dắt đoàn chiên Chúa. Các cha hãy nhớ câu hỏi mà Chúa Phục sinh đặt cho thánh Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không?” Đây cũng là câu hỏi mà Chúa đặt cho mỗi người chúng ta: “Con có yêu mến Thầy không? Con có muốn phục vụ Thầy bằng cách hiến dâng trót cuộc đời không?”. Cùng với thánh Phêrô, chúng ta hãy can đảm thưa rằng: “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”, và hãy đón nhận trọng trách được uỷ thác với lòng biết ơn. Trách vụ mà Chúa trao cho các linh mục là phụng sự niềm vui, đem niềm vui của Chúa và đời.
Vào cuối Thánh lễ, trước khi xưóng kinh kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã đặt một cành hoa hồng vàng dưới chân bức tượng Đức Mẹ từ đảo Gozo kế cận, và cầu nguyện cách riêng cho các gia đình.
Mở đầu Thánh lễ đồng tế với 700 linh mục, đức cha Paul Cremona đã giới thiệu với đức Thánh Cha bộ mặt của giáo hội địa phương, tuy đã đón nhận Tin mừng từ thời các thánh Tông đồ nhưng vẫn tiếp tục tìm những phương thức mới để làm chứng cho Chúa Kitô, cách riêng qua chứng tá đời sống thánh thiện, bảo vệ mạng sống từ khi bắt đầu, và sự chung thuỷ của hôn nhân. Đức Tổng giám mục nhìn nhận rằng Giáo hội ý thức những lỗi lầm thiếu sót của các phần tử, nhưng đồng thời cũng cảm thấy sức mạnh của Thánh Linh để không ngừng canh tân đổi mới.
Đức Thánh Cha đã đọc các lời nguyện Thánh lễ bằng tiếng Anh, còn phần Thường lễ và Kinh nguyện Tạ ơn được hát hoặc đọc bằng tiếng Latinh; các bài đọc và ý chỉ lời nguyện phổ quát bằng tiếng địa phương.
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông đồ công vụ (27,16-44) thuật lại hoàn cảnh thánh Phaolô đến Malta do chuyện đắm tàu; hai bài đọc còn lại lấy theo Chúa Nhật thứ Ba Phục sinh. Bài giảng dựa trên các bài đọc vừa nói, hướng đến toàn thể Giáo hội địa phương với một lời nhắn nhủ riêng dành cho các linh mục trong phần kết thúc.
Bài giảng được mở đầu với việc nhận xét về lòng hiếu khách của người dân địa phương, nằm ở trên đường giao thông của nhiều chuyến tàu. Đức Thánh Cha nói: Trong suốt dòng lịch sử, nhiều hành khách đã cập bến ở đây. Tính cách phong phú và đa dạng của văn hoá Malta là một dấu hiệu cho thấy rằng dân tộc Malta biết thu thập nhiều món qua từ những hành khách đến đảo cũng như biết trao đổi bằng sự tiếp đón. Dĩ nhiên là các bạn cũng biết đắn đo nhận ra cái gì là tốt đẹp nhất mà người khách mang đến.
Đức Thánh Cha nói tiếp: Tôi khuyên các bạn hãy tiếp tục đường hướng đó. Không phải là bất cứ cái gì mà thế giới ngày nay cống hiến cũng đều đáng tiếp nhận vào Malta. Nhiều tiếng nói đã đề nghị các bạn hãy gạt bỏ đức tin vào Thiên Chúa và Giáo hội, để chọn lấy những giá trị mà mình ưa thích. Họ nói rằng chúng ta không cần đến Thiên Chúa và Giáo hội nữa. Bài Tin mừng hôm nay cho thấy rằng các môn đệ, tuy rất thành thạo trong nghề nghiệp của mình, nhưng đã vất vả thâu đêm mà chẳng thu lượm đuợc gì hết. Thế rồi, khi Chúa Giêsu hiện ra trên bờ và chỉ cho họ chỗ nào đánh cá được, thì họ đã thực hiện được một vụ lưới đầy đến nỗi không thể kéo nổi.
Sau phần nhập đề, Đức Bênêđictô XVI đi vào nội dung của từng bài đọc. Bài đọc thứ nhất thuật lại việc tàu đắm ở ven biển Malta và nhận xét. “Theo sách Tông đồ công vụ, để có thể sống sót, đoàn thủy thủ buộc lòng phải bỏ xuống biển các hành lý và kể cả lương thực dành để nuôi sống nữa. Thánh Phaolô khuyên họ hãy đặt tin tưởng vào Thiên Chúa. Chúng ta cũng cần phải đặt tin tưỏng vào Thiên Chúa mà thôi. Người ta thường nghĩ rằng kỹ thuật tân tiến hiện đại có thể giải quyết hết mọi khát vọng, và cứu chúng ta khỏi những hiểm nguy đang vây quanh mình. Nhưng sự thực không phải như vậy. Không phải các khối hành lý – nghĩa là những thành tựu, những tài sản, những kỹ thuật - nhưng chỉ nơi Thiên Chúa mà chúng ta tìm gặp được chìa khóa của hạnh phúc đích thực, và thành công. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đến mối tương quan của tình yêu.
Đề tài này được gợi lên từ bài đọc Tin mừng. Chúa Giêsu đã hỏi ông Simon Phêrô ba lần: “Này anh Simon, con ông Gioan, con có mến Thầy không?” Dựa trên lời đáp “dạ có” của ông mà Chúa Giêsu đã trao cho ông sứ mạng chăm sóc đàn chiên. Đây là nền tảng của tất cả mọi tác vụ ở trong Giáo hội. Trưóc đây, vào hồi Tử nạn, ông Phêrô đã chối Thầy ba lần. Giờ đây, sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã ba lần mời ông hãy bày tỏ lòng yêu mến đối với ngài, như thế Ngài đã ban cho ông ơn tha thứ, và đồng thời trao cho ông sứ mạng. Cuộc đối thoại giữa ông Phêrô với Chúa Giêsu cho thấy sự cần thiết của tình Chúa thương xót để chữa lành những vết thương về tinh thần, những vết thương của tội lỗi. Trong hết mọi lãnh vực của cuộc sống, chúng ta cần có ơn Chúa giúp. Nếu có Chúa, thì chúng ta có thể làm được mọi sự; nếu không có Chúa thì chúng ta không làm được gì hết.
Tin mừng thánh Marcô (16,18) nói đến những phép lạ mà những ai tin vào Chúa sẽ thực hiện được: họ sẽ cầm con rắn và chúng không gây hại; họ đặt tay lên người bệnh và người bệnh được chữa lành. Điều này đã xảy ra nơi thánh Phaolô khi ngài đặt chân lên đảo: ngài đã trừ được rắn độc và chữa lành cho thân phụ của ông Publiô. Trong thời gian dừng chân ở Malta, thánh Phaolô đã giảng Tin mừng cho các cư dân. Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu ngày nay cũng hãy duy trì gia sản đức tin và chia sẻ với tha nhân, cùng với lòng hiếu khách cổ truyền biết cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho những khách đến thăm viếng.
Phần cuối bài giảng hướng đến các linh mục, khi nhắc đến tấm gương của một vị thánh của địa phuơng, cha Gorg Preca, nổi danh vì nỗ lực huấn giáo. Đức Thánh Chúa nói: “Xin các cha hãy nhìn Người như một khuôn mẫu trong khi chu toàn sứ mạng đã được uỷ thác là chăn dắt đoàn chiên Chúa. Các cha hãy nhớ câu hỏi mà Chúa Phục sinh đặt cho thánh Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không?” Đây cũng là câu hỏi mà Chúa đặt cho mỗi người chúng ta: “Con có yêu mến Thầy không? Con có muốn phục vụ Thầy bằng cách hiến dâng trót cuộc đời không?”. Cùng với thánh Phêrô, chúng ta hãy can đảm thưa rằng: “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”, và hãy đón nhận trọng trách được uỷ thác với lòng biết ơn. Trách vụ mà Chúa trao cho các linh mục là phụng sự niềm vui, đem niềm vui của Chúa và đời.
Vào cuối Thánh lễ, trước khi xưóng kinh kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã đặt một cành hoa hồng vàng dưới chân bức tượng Đức Mẹ từ đảo Gozo kế cận, và cầu nguyện cách riêng cho các gia đình.
Đức TGM Thomas Collins đang gây dựng lại không khí thanh sạch cho Tổng Giáo Phận Toronto
Dominic David Trần
07:49 19/04/2010
Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins đang gây dựng lại không khí thanh sạch cho Tổng Giáo Phận Toronto
TORONTO- Chúa Nhật ngày 18 tháng Tư năm 2010-theo tin các hãng Thông Tấn Canada: Trong các Thánh Lễ chiều qua thứ Bảy ngày 17 và Chúa Nhật ngày 18 tháng Tư hôm nay; sau khi nghe tuyên đọc Lá Thư Mục vụ của Đức Cha Thomas Collins Tổng Giám Mục Toronto công bố lập trường và cách giải quyết của Giáo Hội Công Giáo nói chung và cách riêng của Hội Đồng Giám Mục Canada lẫn Tổng Giáo phận Toronto liên quan đến những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đã được một số báo chí và phương tiện truyền thông gần đây dùng để tấn công-vu cáo Giáo Hội và Đức Thánh Cha- các giáo hữu Công giáo hôm nay đã thở ra nhe nhàng như vừa trút bao gánh nặng ra khỏi ngực họ. Cảm tưởng chung là " không khí như bệnh dịch" này đã được Lá thư Mục Vụ của Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins xua tan đi và trả lại cho Tổng Giáo Phận Toronto bầu trời thánh thiện quang đãng cần có.
Như VietCatholic đã đăng trong bản tin tuần trước: "Đức Cha Thomas Collins Tổng Giám Mục Toronto bảo vệ các công việc Đức Thánh Cha Benedicto XVI-VietCatholic News (09 Apr 2010 13:39)"
Sau khi tham dự thánh lễ lúc 10giờ sáng tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Michael's Cathedral ông Vince Albanese tuyên bố" Tôi cảm thấy mọi sự tốt lắm, tôi đã hy vọng là Đức Tổng Giám Mục sẽ đề cập đến một số vấn đề, và ngài đã thực hiện rất tốt điều tôi mong đợi." Albanese nói rằng ông đã rất buồn sầu vì một số những vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên do cá nhân một ố các giáo sĩ Công giáo gây nên và một số cá biệt các giáo phận địa phương tiếp tục thiếu sót trong việc tường trình các vụ tai tiếng này. "Mọi chuyện sao thât là lạ kỳ trong những ngày tháng này. Cá nhân tôi hy vọng rằng những điều này sẽ không xảy ra nữa."
Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins đã giải quyết thỏa đáng những nỗi khổ bận lòng các giáo dân như vậy qua Lá Thư Mục Vụ của chính ngài gởi và yêu cầu đọc lên sau bài giảng Thánh Lễ Chúa nhật 18 tháng Tư năm 2010 ở tất cả 225 Xứ Đạo Công Giáo trong toàn vùng Đại Thủ Phủ trực thuộc Tổng Giáo Phận Toronto.
Đích thân Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins giảng trong Thánh lễ lúc 8 giờ sáng Chúa Nhật 18 tháng Tư tại Nhà thờ Chính Tòa St.Michael. Lẽ ra Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins đã cùng đi với Phái Đoàn Đại biểu Chính Phủ Liên Bang Canada đến Ba Lan để đồng tế-tham dự Lễ quốc táng cố Tổng Thống Kaczynski, các Đức Giám Mục và các viên chức lãnh đạo Chính phủ Ba-Lan đã chết trong tai nạn máy bay tuần trước tại Smolenk, nước Nga, nhưng vì khối tro bụi khổng lồ phun ra từ núi lửa của nước Cộng Hòa Băng Đảo đã làm đình trệ mọi chuyến bay đến Âu Châu nên Đức Cha Collins không thể đi được khi Chính phủ Liên Bang Canada đã quyết định hủy bỏ chương trình tham dự Lễ quốc tang của Ba-Lan.
Tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto và Nhà Thờ St.Cecilia's Church of Toronto, Linh Mục Giuse Trần Tập, Cha Sở đã tuyên đọc Lá Thư Mục vụ này bằng ngôn ngữ bản quốc tương ứng cho các Thánh Lễ Chúa Nhật của mỗi Cộng Đoàn tiếng Việt cũng như tiếng Anh.
Tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Michael- giáo dân và những người tham dự đã ngồi chật ních các hàng ghế trong Thánh Lễ lúc 10giờ sáng Chúa Nhật 18 tháng Tư. Nhân danh Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins, Linh Mục Edward Curtis giúp lễ đã tuyên đọc Lá Thư Mục Vụ nói trên.
" Trong những tuần lễ gần gây, hầu như chẳng có một ngày nào qua đi mà chúng ta không nghe báo đài nói đến chuyện cá nhân một số các giáo sĩ đã lợi dụng tín nhiệm nơi trách nhiệm chăm sóc mục vụ để lạm dụng tình dục hoặc việc một số các Đấng Bậc Bề Trên của các các giáo sĩ có liên quan ấy đã thiếu sót trong việc xử lý thật đúng mức các vụ tai tiếng đó."
"Chúng ta luôn luôn có thái độ biết ơn khi những sự việc sai trái như vậy đã được đưa ra ánh sáng, bởi nhờ những sự xấu xa này có được phơi bày ra thì chúng ta mới có thể biết mà sửa lại mọi sự cho tốt hơn. Thế nhưng trong khi đối diện với những chỉ trích dai dẳng như vậy thì cả hàng giáo sĩ lẫn giáo dân Công giáo đều cảm thấy nản lòng, giận dữ, rối trí và hổ thẹn."
Lá thư Mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins cũng nhắc lại những điều chính yếu đã được ngài giảng trong Thánh Lễ Truyền Dầu thuộc Tuần Thánh vừa rồi cho các Linh Mục, Tu Sĩ đại diện các Giáo Xứ, Tu Hội Dòng và cơ quan trực thuộc Tổng Giáo Phận Toronto cũng tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Michael.
" Mọi người kỳ vọng rằng- với một vị đã được thánh hiến bởi Dầu Thánh của Nghi Lễ Xức Dầu Truyền Chức Thánh của Chúa: thì đấng bậc ấy sẽ phải hành xử theo một cung cách đạo đức gương mẫu và đấng bậc ấy sẽ không bao giờ phản bội lại sự tin tưởng vào thừa tác vụ Linh mục mà mọi người đều biết là họ có thể tin cậy nơi vị giáo sĩ Công giáo đó." Ngài nói thêm; "...đến nay hành động của một số cá nhân giáo sĩ đã làm cho chúng ta hổ thẹn. Chức vụ tư tế thánh thiện của giáo sĩ là một ân sủng tuyệt vời- đã bị một số cá nhân giáo sĩ lạm dụng để thỏa mãn và chiều theo ý thích cá nhân thấp hèn của họ. Những cá nhân này đã phản bội lòng tin của những người ngây thơ-vô tội- và đã phá hỏng cuộc đời của những người bị hại này..."
Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins cũng tuyên bố thêm:
" Giáo Hội đã và đang thực hiện được những tiến bộ có ý nghiã quan trọng trong việc học hỏi về tác hại của tệ nạn lạm dụng tình dục. Với phần lớn những cải tổ đã thực hiện được trong vấn nạn này là do chính Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trước đây lãnh đạo và ngày nay chính là Đức Giáo Hoàng kính yêu Benedicto XVI của chúng ta. Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã và đang phải đối diện với những lời vu cáo gần đây cho rằng có thể là ngài có can dự trong việc bao che cho một số cá nhân các giáo sĩ phạm tội lạm dục và sách nhiễu tình dục với trẻ vị thành niên"
Riêng với bà Eileen Denham, một giáo dân cư ngụ tại Thành phố Kingston đến thăm Toronto và tham dự Thánh lễ Chúa Nhật tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Michael, bà đã ca ngợi Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins vì ngài đã nói về vấn đề khó khăn đó một cách thẳng thắn và rõ ràng. " Vấn nạn ấy đã được Đức Tổng Giám Mục Collins giải thích và giải quyết rất chu đáo và hẳn hòi. Tôi nghĩ, chả có cách nào khác mà có thể làm cho mọi người hài lòng hơn được nữa. Chẳng phải là Đức Tin của tôi đã bị lung lay tả tơi trong cách thế nào đó đâu nhưng thực ra thì chính Lá thư Mục Vụ này đã củng cố Đức Tin của tôi."
Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins qua Lá Thư mục Vụ này cũng công bố là ngài đang thành lập một Ủy Ban Giáo Dân- mà phần lớn các thành viên sẽ là nữ giới- để xét duyệt lại các phương thức và tiến trình hiện hành dùng để xử lý-các cáo buộc trong tương lai-nếu có-liên quan đến các vụ sách nhiễu -lạm dụng tình dục gây ra bởi cá nhân các giáo sĩ. Ủy Ban Giáo Dân đặc nhiệm này tuy chưa được tổ chức hoàn chỉnh nhưng sẽ đệ trình các đề nghị và khuyến cáo đến Hội Đồng Tổng Giáo Phận vào ngày 31 tháng Bảy năm 2010 sắp tới đây.
Courtesy from the Canadian Press.
TORONTO- Chúa Nhật ngày 18 tháng Tư năm 2010-theo tin các hãng Thông Tấn Canada: Trong các Thánh Lễ chiều qua thứ Bảy ngày 17 và Chúa Nhật ngày 18 tháng Tư hôm nay; sau khi nghe tuyên đọc Lá Thư Mục vụ của Đức Cha Thomas Collins Tổng Giám Mục Toronto công bố lập trường và cách giải quyết của Giáo Hội Công Giáo nói chung và cách riêng của Hội Đồng Giám Mục Canada lẫn Tổng Giáo phận Toronto liên quan đến những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đã được một số báo chí và phương tiện truyền thông gần đây dùng để tấn công-vu cáo Giáo Hội và Đức Thánh Cha- các giáo hữu Công giáo hôm nay đã thở ra nhe nhàng như vừa trút bao gánh nặng ra khỏi ngực họ. Cảm tưởng chung là " không khí như bệnh dịch" này đã được Lá thư Mục Vụ của Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins xua tan đi và trả lại cho Tổng Giáo Phận Toronto bầu trời thánh thiện quang đãng cần có.
Như VietCatholic đã đăng trong bản tin tuần trước: "Đức Cha Thomas Collins Tổng Giám Mục Toronto bảo vệ các công việc Đức Thánh Cha Benedicto XVI-VietCatholic News (09 Apr 2010 13:39)"
Sau khi tham dự thánh lễ lúc 10giờ sáng tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Michael's Cathedral ông Vince Albanese tuyên bố" Tôi cảm thấy mọi sự tốt lắm, tôi đã hy vọng là Đức Tổng Giám Mục sẽ đề cập đến một số vấn đề, và ngài đã thực hiện rất tốt điều tôi mong đợi." Albanese nói rằng ông đã rất buồn sầu vì một số những vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên do cá nhân một ố các giáo sĩ Công giáo gây nên và một số cá biệt các giáo phận địa phương tiếp tục thiếu sót trong việc tường trình các vụ tai tiếng này. "Mọi chuyện sao thât là lạ kỳ trong những ngày tháng này. Cá nhân tôi hy vọng rằng những điều này sẽ không xảy ra nữa."
Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins đã giải quyết thỏa đáng những nỗi khổ bận lòng các giáo dân như vậy qua Lá Thư Mục Vụ của chính ngài gởi và yêu cầu đọc lên sau bài giảng Thánh Lễ Chúa nhật 18 tháng Tư năm 2010 ở tất cả 225 Xứ Đạo Công Giáo trong toàn vùng Đại Thủ Phủ trực thuộc Tổng Giáo Phận Toronto.
Đích thân Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins giảng trong Thánh lễ lúc 8 giờ sáng Chúa Nhật 18 tháng Tư tại Nhà thờ Chính Tòa St.Michael. Lẽ ra Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins đã cùng đi với Phái Đoàn Đại biểu Chính Phủ Liên Bang Canada đến Ba Lan để đồng tế-tham dự Lễ quốc táng cố Tổng Thống Kaczynski, các Đức Giám Mục và các viên chức lãnh đạo Chính phủ Ba-Lan đã chết trong tai nạn máy bay tuần trước tại Smolenk, nước Nga, nhưng vì khối tro bụi khổng lồ phun ra từ núi lửa của nước Cộng Hòa Băng Đảo đã làm đình trệ mọi chuyến bay đến Âu Châu nên Đức Cha Collins không thể đi được khi Chính phủ Liên Bang Canada đã quyết định hủy bỏ chương trình tham dự Lễ quốc tang của Ba-Lan.
Tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto và Nhà Thờ St.Cecilia's Church of Toronto, Linh Mục Giuse Trần Tập, Cha Sở đã tuyên đọc Lá Thư Mục vụ này bằng ngôn ngữ bản quốc tương ứng cho các Thánh Lễ Chúa Nhật của mỗi Cộng Đoàn tiếng Việt cũng như tiếng Anh.
Tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Michael- giáo dân và những người tham dự đã ngồi chật ních các hàng ghế trong Thánh Lễ lúc 10giờ sáng Chúa Nhật 18 tháng Tư. Nhân danh Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins, Linh Mục Edward Curtis giúp lễ đã tuyên đọc Lá Thư Mục Vụ nói trên.
" Trong những tuần lễ gần gây, hầu như chẳng có một ngày nào qua đi mà chúng ta không nghe báo đài nói đến chuyện cá nhân một số các giáo sĩ đã lợi dụng tín nhiệm nơi trách nhiệm chăm sóc mục vụ để lạm dụng tình dục hoặc việc một số các Đấng Bậc Bề Trên của các các giáo sĩ có liên quan ấy đã thiếu sót trong việc xử lý thật đúng mức các vụ tai tiếng đó."
"Chúng ta luôn luôn có thái độ biết ơn khi những sự việc sai trái như vậy đã được đưa ra ánh sáng, bởi nhờ những sự xấu xa này có được phơi bày ra thì chúng ta mới có thể biết mà sửa lại mọi sự cho tốt hơn. Thế nhưng trong khi đối diện với những chỉ trích dai dẳng như vậy thì cả hàng giáo sĩ lẫn giáo dân Công giáo đều cảm thấy nản lòng, giận dữ, rối trí và hổ thẹn."
Lá thư Mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins cũng nhắc lại những điều chính yếu đã được ngài giảng trong Thánh Lễ Truyền Dầu thuộc Tuần Thánh vừa rồi cho các Linh Mục, Tu Sĩ đại diện các Giáo Xứ, Tu Hội Dòng và cơ quan trực thuộc Tổng Giáo Phận Toronto cũng tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Michael.
" Mọi người kỳ vọng rằng- với một vị đã được thánh hiến bởi Dầu Thánh của Nghi Lễ Xức Dầu Truyền Chức Thánh của Chúa: thì đấng bậc ấy sẽ phải hành xử theo một cung cách đạo đức gương mẫu và đấng bậc ấy sẽ không bao giờ phản bội lại sự tin tưởng vào thừa tác vụ Linh mục mà mọi người đều biết là họ có thể tin cậy nơi vị giáo sĩ Công giáo đó." Ngài nói thêm; "...đến nay hành động của một số cá nhân giáo sĩ đã làm cho chúng ta hổ thẹn. Chức vụ tư tế thánh thiện của giáo sĩ là một ân sủng tuyệt vời- đã bị một số cá nhân giáo sĩ lạm dụng để thỏa mãn và chiều theo ý thích cá nhân thấp hèn của họ. Những cá nhân này đã phản bội lòng tin của những người ngây thơ-vô tội- và đã phá hỏng cuộc đời của những người bị hại này..."
Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins cũng tuyên bố thêm:
" Giáo Hội đã và đang thực hiện được những tiến bộ có ý nghiã quan trọng trong việc học hỏi về tác hại của tệ nạn lạm dụng tình dục. Với phần lớn những cải tổ đã thực hiện được trong vấn nạn này là do chính Đức Hồng Y Joseph Ratzinger trước đây lãnh đạo và ngày nay chính là Đức Giáo Hoàng kính yêu Benedicto XVI của chúng ta. Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã và đang phải đối diện với những lời vu cáo gần đây cho rằng có thể là ngài có can dự trong việc bao che cho một số cá nhân các giáo sĩ phạm tội lạm dục và sách nhiễu tình dục với trẻ vị thành niên"
Riêng với bà Eileen Denham, một giáo dân cư ngụ tại Thành phố Kingston đến thăm Toronto và tham dự Thánh lễ Chúa Nhật tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Michael, bà đã ca ngợi Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins vì ngài đã nói về vấn đề khó khăn đó một cách thẳng thắn và rõ ràng. " Vấn nạn ấy đã được Đức Tổng Giám Mục Collins giải thích và giải quyết rất chu đáo và hẳn hòi. Tôi nghĩ, chả có cách nào khác mà có thể làm cho mọi người hài lòng hơn được nữa. Chẳng phải là Đức Tin của tôi đã bị lung lay tả tơi trong cách thế nào đó đâu nhưng thực ra thì chính Lá thư Mục Vụ này đã củng cố Đức Tin của tôi."
Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins qua Lá Thư mục Vụ này cũng công bố là ngài đang thành lập một Ủy Ban Giáo Dân- mà phần lớn các thành viên sẽ là nữ giới- để xét duyệt lại các phương thức và tiến trình hiện hành dùng để xử lý-các cáo buộc trong tương lai-nếu có-liên quan đến các vụ sách nhiễu -lạm dụng tình dục gây ra bởi cá nhân các giáo sĩ. Ủy Ban Giáo Dân đặc nhiệm này tuy chưa được tổ chức hoàn chỉnh nhưng sẽ đệ trình các đề nghị và khuyến cáo đến Hội Đồng Tổng Giáo Phận vào ngày 31 tháng Bảy năm 2010 sắp tới đây.
Courtesy from the Canadian Press.
Đức Mẹ Ta’ Pinu được dâng tặng một bông hồng
Bùi Hữu Thư
08:37 19/04/2010
Đức Thánh Cha trao quà tặng danh dự
FLORIANA, Malta, Ngày 18, tháng 4, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI tặng một Bông Hồng Vàng cho Đức Mẹ Ta' Pinu hôm nay, và mời gọi người dân Malta cầu nguyện với Mẹ như Nữ Vương Gia Đình.
Sau khi chủ tế Thánh Lễ Chúa Nhật tại Công Trường Granaries tại Floriana, và trước khi cầu nguyện kinh Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha khẳng định “nhờ lòng tôn sùng đặc biệt người dân Malta dành cho Mẹ Thiên Chúa, và sự bầy tỏ lòng sốt mến mạnh mẽ đối với Đức Mẹ Ta’ Pinu của các bạn, nên tôi rất hân hoan có được cơ hội cầu nguyện trước tượng ảnh Mẹ, được rước đến đây từ Gozo, đặc biệt cho dịp này.”
Đức Thánh Cha yêu cầu người dân Malta cầu nguyện với Mẹ Maria “với tước hiệu Nữ Vương Gia Đình, một tước hiệu được thêm vào Kinh Cầu Loreto bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị tiền nhiệm của tôi, đấng đã đến đây thăm viếng hơn một lần."
Đức Thánh Cha kết luận "Trong khi kính tặng các bạn kỷ niệm hữu hình này của chuyến viếng thăm của tôi, tôi cảm tạ các bạn về tất cả những gì tôi đã lãnh nhận từ các bạn, nhất là sự nồng hậu của lòng trung thành và sự hỗ trợ của các lời cầu nguyện của các bạn cho sứ vụ của tôi là người Kế Vị Thánh Phêrô.”
Bông Hồng Vàng là một huy hiệu Giáo Hoàng ban tặng cho các nhân vật Công Giáo danh tiếng; và đã trải qua nhiều thay đổi khá quan trọng.
Khởi đầu, các vua chúa và quan quyền được ban tặng, về sau, chỉ được tặng cho các nữ hoàng, và mới đây cho Đức Mẹ. Sự thay đổi này được Đức Thánh Cha Leo IX khởi xướng năm 1049.
Trong thời đại gần đây, sau Công Đồng Vatican II, huy hiệu Giáo Hoàng hầu như chỉ được dành để làm quà tặng của các Giáo Hoàng cho Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha đã làm phép Bông Hồng Vàng trong Mùa Chay. Có khoảng 180 Bông Hồng Vàng được tặng cho Đức Mẹ trong thế kỷ 19, và từ năm 2000 chỉ mới có bẩy Bông Hồng Vàng được trao tặng.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tặng một Bông Hồng Vàng cho Đức Mẹ Pompeii, Ý, năm 2008 và một bông cho “Đức Trinh Nữ Cabeza" (dịch ra là Trinh Nữ của Cái Đầu) tại giáo phận Jaen, Tây Ban Nha, năm 2009.
FLORIANA, Malta, Ngày 18, tháng 4, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI tặng một Bông Hồng Vàng cho Đức Mẹ Ta' Pinu hôm nay, và mời gọi người dân Malta cầu nguyện với Mẹ như Nữ Vương Gia Đình.
Sau khi chủ tế Thánh Lễ Chúa Nhật tại Công Trường Granaries tại Floriana, và trước khi cầu nguyện kinh Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha khẳng định “nhờ lòng tôn sùng đặc biệt người dân Malta dành cho Mẹ Thiên Chúa, và sự bầy tỏ lòng sốt mến mạnh mẽ đối với Đức Mẹ Ta’ Pinu của các bạn, nên tôi rất hân hoan có được cơ hội cầu nguyện trước tượng ảnh Mẹ, được rước đến đây từ Gozo, đặc biệt cho dịp này.”
Đức Thánh Cha yêu cầu người dân Malta cầu nguyện với Mẹ Maria “với tước hiệu Nữ Vương Gia Đình, một tước hiệu được thêm vào Kinh Cầu Loreto bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị tiền nhiệm của tôi, đấng đã đến đây thăm viếng hơn một lần."
Đức Thánh Cha kết luận "Trong khi kính tặng các bạn kỷ niệm hữu hình này của chuyến viếng thăm của tôi, tôi cảm tạ các bạn về tất cả những gì tôi đã lãnh nhận từ các bạn, nhất là sự nồng hậu của lòng trung thành và sự hỗ trợ của các lời cầu nguyện của các bạn cho sứ vụ của tôi là người Kế Vị Thánh Phêrô.”
Bông Hồng Vàng là một huy hiệu Giáo Hoàng ban tặng cho các nhân vật Công Giáo danh tiếng; và đã trải qua nhiều thay đổi khá quan trọng.
Khởi đầu, các vua chúa và quan quyền được ban tặng, về sau, chỉ được tặng cho các nữ hoàng, và mới đây cho Đức Mẹ. Sự thay đổi này được Đức Thánh Cha Leo IX khởi xướng năm 1049.
Trong thời đại gần đây, sau Công Đồng Vatican II, huy hiệu Giáo Hoàng hầu như chỉ được dành để làm quà tặng của các Giáo Hoàng cho Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha đã làm phép Bông Hồng Vàng trong Mùa Chay. Có khoảng 180 Bông Hồng Vàng được tặng cho Đức Mẹ trong thế kỷ 19, và từ năm 2000 chỉ mới có bẩy Bông Hồng Vàng được trao tặng.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tặng một Bông Hồng Vàng cho Đức Mẹ Pompeii, Ý, năm 2008 và một bông cho “Đức Trinh Nữ Cabeza" (dịch ra là Trinh Nữ của Cái Đầu) tại giáo phận Jaen, Tây Ban Nha, năm 2009.
Trung Quốc - Giám mục được tấn phong đầu tiên ở Đại Lục trong vòng 2 năm qua.
Tiền Hô
10:51 19/04/2010
Trung Quốc - Giám mục được tấn phong đầu tiên ở Đại Lục trong vòng 2 năm qua.
Hô Hòa Hạo Đặc (Hohhot), Trung Quốc (UCAN) - Ngày 18 tháng 4, Giáo phận Hô Hòa Hạo Đặc ở miền bắc Trung Quốc có giám mục mới, sau 5 năm trống tòa. Đức Giám Mục Paul Meng Qinglu, 47 tuổi, được tấn phong giám mục hôm thứ bảy, tại thủ phủ khu tự trị Nội Mông.
Ngài là giám mục đầu tiên được tấn phong tại Trung Quốc Đại Lục kể từ tháng 12 năm 2007. Trong lễ tấn phong tại Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Giám Mục Meng nằm phủ phục trước bàn thờ trong lúc cộng đoàn đọc Kinh Cầu Các Thánh. Sau đó, ngài quỳ xuống trước mặt vị chủ phong, Đức Giám Mục Giáo phận Liêu Ninh - Paul Pei Junmin - để nhận được mũ miter, nhẫn giám mục và thánh giá đeo ngực.
Phụ phong có các Đức Giám Mục: John Liu Shigong của Giáo phận Tế Ninh và Matthias Du Jiang của Giáo phận Bameng, cả hai đều đến từ Nội Mông, cùng Đức Giám mục Joseph Li Jing của Giáo phận Ninh Hạ, người đã tổ chức một khóa tu luyện 3 ngày cho quyền giám mục Meng trước khi được tấn phong.
Có khoảng 80 linh mục đến từ Hô Hòa Hạo Đặc và bốn giáo phận khác tại Nội Mông cũng đồng tế Thánh Lễ Tấn phong, chủ yếu là những người bạn học và học trò đến từ các chủng viện của Đức Giám Mục Meng. Giáo dân địa phương cho biết, tất cả 500 vé mời trong nhà thờ và 2.000 vé cho các vị trí trong sân lễ đã được nhận hết. Nhiều giáo dân không thể vào trong nhà thờ để tham dự Thánh Lễ này.
Đức Giám Mục Meng nói với UCANews rằng, trước ngày 19 tháng 4 [2010], giáo phận không có giám mục cai quản trong 5 năm trời, các linh mục tiến hành việc quản xứ mình theo cách riêng của họ.
Đưa việc quản lý giáo phận trở lại quỹ đạo
"Tôi sẽ cố gắng mang việc quản lý giáo phận đi đúng hướng trở lại, để việc mục vụ và loan truyền Tin Mừng dần dần được nâng cao", ngài nói.
Qua Hội đồng Giám mục Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc (BCCCC), Đức Giám Mục Meng nhận được thư ủy nhiệm và chuẩn y của Đức Giáo Hoàng cho việc tấn phong này. Ngài được chọn làm ứng viên giám mục vào Tháng sáu năm 2005, một tháng sau khi người tiền nhiệm là Đức Giám mục John Baptist Wang Xixian qua đời ở tuổi 79.
Đức Giám mục Meng nhớ lại, ngài đã phải chịu đựng những áp lực và khó khăn trong suốt 5 năm chuẩn bị cho chức giám mục của mình. Ngài nói, BCCCC phải trì hoãn trường hợp của ngài trong khi diễn ra Olympic Bắc Kinh năm 2008 và các lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm ngoái.
Sinh ra trong một gia đình Công giáo, Đức Giám Mục Meng vào Đại Chủng viện Nội Mông năm 1985 và được thụ phong linh mục 4 năm sau đó. Ngài đã từng dạy thần học luân lý và các chuyên ngành khác, cũng như đảm trách chức trưởng khoa cho đến tận năm 1999.
Từ năm 2000 đến 2003, Đức Giám Mục Wang tiền nhiệm giao phó cho ngài việc xây dựng những ngôi nhà thờ mới và làm linh mục quản xứ. Từ năm 2001, ngài cũng đã đệ trình những bài viết quan trọng lên Hội Công giáo Trung Hoa Yêu nước và Ủy ban Liên hiệp Giáo hội Nội Mông - những tổ chức được chính phủ công nhận. Khi Đức Giám Mục Wang lâm trọng bệnh vào năm 2004, Đức Giám Mục đã giao phó công việc giáo phận cho Cha Meng.
Giáo phận Hô Hòa Hạo Đặc hiện có 21 linh mục phục vụ 65.000 giáo dân. Đức Giám Mục Meng cho biết, các chủng viện địa phương đã bị đình chỉ hoạt động 4 năm trước đây theo ý của sinh viên nhưng không chính thức đóng cửa. Chủng sinh được gửi đi học tại các chủng viện khác nhau trên khắp Trung Quốc.
Vào thế kỷ 18, giáo dân được giới thiệu tới Nội Mông. Đến tận những năm 1950, khu vực rộng lớn này, bao gồm cả Hô Hòa Hạo Đặc, đã được các thừa sai Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ phục vụ.
Hô Hòa Hạo Đặc (Hohhot), Trung Quốc (UCAN) - Ngày 18 tháng 4, Giáo phận Hô Hòa Hạo Đặc ở miền bắc Trung Quốc có giám mục mới, sau 5 năm trống tòa. Đức Giám Mục Paul Meng Qinglu, 47 tuổi, được tấn phong giám mục hôm thứ bảy, tại thủ phủ khu tự trị Nội Mông.
Ngài là giám mục đầu tiên được tấn phong tại Trung Quốc Đại Lục kể từ tháng 12 năm 2007. Trong lễ tấn phong tại Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Giám Mục Meng nằm phủ phục trước bàn thờ trong lúc cộng đoàn đọc Kinh Cầu Các Thánh. Sau đó, ngài quỳ xuống trước mặt vị chủ phong, Đức Giám Mục Giáo phận Liêu Ninh - Paul Pei Junmin - để nhận được mũ miter, nhẫn giám mục và thánh giá đeo ngực.
Phụ phong có các Đức Giám Mục: John Liu Shigong của Giáo phận Tế Ninh và Matthias Du Jiang của Giáo phận Bameng, cả hai đều đến từ Nội Mông, cùng Đức Giám mục Joseph Li Jing của Giáo phận Ninh Hạ, người đã tổ chức một khóa tu luyện 3 ngày cho quyền giám mục Meng trước khi được tấn phong.
Có khoảng 80 linh mục đến từ Hô Hòa Hạo Đặc và bốn giáo phận khác tại Nội Mông cũng đồng tế Thánh Lễ Tấn phong, chủ yếu là những người bạn học và học trò đến từ các chủng viện của Đức Giám Mục Meng. Giáo dân địa phương cho biết, tất cả 500 vé mời trong nhà thờ và 2.000 vé cho các vị trí trong sân lễ đã được nhận hết. Nhiều giáo dân không thể vào trong nhà thờ để tham dự Thánh Lễ này.
Đức Giám Mục Meng nói với UCANews rằng, trước ngày 19 tháng 4 [2010], giáo phận không có giám mục cai quản trong 5 năm trời, các linh mục tiến hành việc quản xứ mình theo cách riêng của họ.
Đưa việc quản lý giáo phận trở lại quỹ đạo
"Tôi sẽ cố gắng mang việc quản lý giáo phận đi đúng hướng trở lại, để việc mục vụ và loan truyền Tin Mừng dần dần được nâng cao", ngài nói.
Qua Hội đồng Giám mục Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc (BCCCC), Đức Giám Mục Meng nhận được thư ủy nhiệm và chuẩn y của Đức Giáo Hoàng cho việc tấn phong này. Ngài được chọn làm ứng viên giám mục vào Tháng sáu năm 2005, một tháng sau khi người tiền nhiệm là Đức Giám mục John Baptist Wang Xixian qua đời ở tuổi 79.
Đức Giám mục Meng nhớ lại, ngài đã phải chịu đựng những áp lực và khó khăn trong suốt 5 năm chuẩn bị cho chức giám mục của mình. Ngài nói, BCCCC phải trì hoãn trường hợp của ngài trong khi diễn ra Olympic Bắc Kinh năm 2008 và các lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm ngoái.
Sinh ra trong một gia đình Công giáo, Đức Giám Mục Meng vào Đại Chủng viện Nội Mông năm 1985 và được thụ phong linh mục 4 năm sau đó. Ngài đã từng dạy thần học luân lý và các chuyên ngành khác, cũng như đảm trách chức trưởng khoa cho đến tận năm 1999.
Từ năm 2000 đến 2003, Đức Giám Mục Wang tiền nhiệm giao phó cho ngài việc xây dựng những ngôi nhà thờ mới và làm linh mục quản xứ. Từ năm 2001, ngài cũng đã đệ trình những bài viết quan trọng lên Hội Công giáo Trung Hoa Yêu nước và Ủy ban Liên hiệp Giáo hội Nội Mông - những tổ chức được chính phủ công nhận. Khi Đức Giám Mục Wang lâm trọng bệnh vào năm 2004, Đức Giám Mục đã giao phó công việc giáo phận cho Cha Meng.
Giáo phận Hô Hòa Hạo Đặc hiện có 21 linh mục phục vụ 65.000 giáo dân. Đức Giám Mục Meng cho biết, các chủng viện địa phương đã bị đình chỉ hoạt động 4 năm trước đây theo ý của sinh viên nhưng không chính thức đóng cửa. Chủng sinh được gửi đi học tại các chủng viện khác nhau trên khắp Trung Quốc.
Vào thế kỷ 18, giáo dân được giới thiệu tới Nội Mông. Đến tận những năm 1950, khu vực rộng lớn này, bao gồm cả Hô Hòa Hạo Đặc, đã được các thừa sai Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ phục vụ.
Đức Thánh Cha Benedict XVI kỷ niệm năm thứ 5 triều Giáo Hoàng
Tiền Hô
12:42 19/04/2010
Đức Thánh Cha Benedict XVI kỷ niệm năm thứ 5 triều Giáo Hoàng
VATICAN, 19 tháng tư 2010 (VIS) - Hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI kỷ niệm năm thứ 5, ngài được bầu làm Giáo hoàng.
Ngày 19/04 năm 2005, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tiếp nối Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trở thành người kế vị thứ 264 của Thánh Phêrô. Cơ Mật Viện bầu chọn Đức Benedict XVI bắt đầu vào ngày thứ Hai 18/04 năm 2005 tại nhà nguyện Sistine, Điện Tông Tòa, bằng thông tin "extra omnes" ("mọi người hãy đi ra ngoài"), do Đức Tổng Giám Mục Piero Marini - Trưởng ban Nghi lễ Giáo Hoàng - công bố lúc 05:25, sau đó là tuyên thệ của 115 vị hồng y cử tri.
Khói đen bắt đầu xuất hiện lúc 20:04 cùng ngày. Làn khói đen một lần nữa xuất hiện lúc 11:52 ngày Thứ Ba 19/04, và khói trắng bay lên lúc 17:50 ngày 19/04. Lúc 06:48, Đức Thánh Cha Benedict XVI, xuất hiện ngoài ban-công để chào đón người dân và ban Phép Lành Tòa Thánh "Urbi et Orbi" ("cho thành phố và cho thế giới").
Trước Phép Lành, Đức Thánh Cha đã gửi đến các tín hữu vài lời sau đây:
"Anh chị em thân mến, sau Đức Giáo hoàng vĩ đại Gioan Phaolô II, các Hồng y đã chọn tôi, một người làm công đơn sơ và khiêm nhường trong vườn nho của Chúa. Sự thực là Thiên Chúa có thể làm việc và hành động bằng những phương tiên thiếu thốn làm tôi được an ủi, và trên tất cả tôi tín thác thân tôi vào lời cầu nguyện của anh chị em. Trong sự hân hoan của niềm vui Chúa Phục Sinh, chúng ta tiếp tục đi theo sự giúp đỡ của Người. Người sẽ giúp đỡ chúng ta và Đức Mẹ Maria sẽ luôn ở bên chúng ta. Xin cảm ơn"
Ngày 24/04 năm 2005, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Benedict XVI cử hành Thánh Lễ đầu tiên trên cương vị là Giáo Hoàng trước sự hiện diện của nửa triệu người. Một trăm năm mươi hồng y đã cùng đồng tế với Đức Tân Giáo Hoàng.
Trong bài giáo huấn đầu tiên của mình, Đức Giáo Hoàng nói: "Một trong những đặc trưng cơ bản của người mục tử là phải yêu thương cộng đoàn đã được giao phó cho mình, theo Chúa Kitô đã yêu thương và phục vụ, "hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy" từ bây giờ và trong mọi lúc, như Chúa Kitô đã nói với Thánh Phêrô. Phục vụ nghĩa là yêu thương, và yêu thương cũng có nghĩa là đã sẵn sàng chịu đau khổ. Yêu thương là cho đoàn chiên mình những gì thật sự tốt đẹp, của ăn nuôi dưỡng của Thiên Chúa đích thực, Lời của Thiên Chúa, của ăn nuôi dưỡng có sự hiện diện của Ngài mà Ngài đã ban cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể".
"Anh chị em thân mến, bây giờ tôi chỉ có thể nói rằng: xin hãy cầu nguyện cho tôi, để tôi có thể học cách để yêu mến Chúa nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Xin cầu nguyện cho tôi, để tôi có thể học cách yêu thương tha nhân nhiều hơn và nhiều hơn nữa, nói cách khác là yêu thương chính mỗi người trong anh chị em và trong Hội Thánh. Xin cầu nguyện cho tôi, để tôi không trốn chạy những con sói vì khiếp sợ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, để Chúa dẫn đưa chúng ta và chúng ta cũng sẽ dẫn lối cho nhau".
Trong 5 năm triều đại giáo hoàng của mình, Đức Benedict XVI đã công bố:
- 3 Thông Điệp: "Deus Caritas est" ("Thiên Chúa là Tình Yêu") ngày 25/12 năm 2005, "Spe salvi" ("Được cứu rỗi nhờ Hy vọng") ngày 27/11 năm 2007 và "Caritas in veritate" ("Bác Ái trong Chân Lý") ngày 30/06 năm 2009
- 1 Tông Huấn về Thánh Thể
- 1 Tông Hiến: "Anglicanorum coetibus" ("Các tín hữu Anh Giáo")
- 9 Tự Sắc
- Quyển sách "Giêsu thành Nazareth" và hàng trăm bài diễn văn, bài giảng, thư tín và thông điệp khác.
Ngài đã thực hiện 14 chuyến tông du ra nước ngoài và 16 chuyến thăm mục vụ tại Italia. Các sự kiện quan trọng trong triều đại giáo hoàng của Ngài là: chuyến thăm Trại tập trung Đức Quốc Xã 'Auschwitz' vào năm 2006, đến thăm Thánh đường Hồi Giáo 'Blue Mosque' ở Istanbul cũng trong năm 2006, diễn văn trước cử tọa Liên Hiệp Quốc năm 2008 và chuyến thăm các hội đường Do Thái tại Roma.
Ngài đã triệu tập 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục: lần đầu năm 2008 về Lời Chúa và lần thứ hai năm 2009 về châu Phi. Thượng Hội Đồng thứ ba sẽ diễn ra vào cuối năm nay tại Trung Đông.
Để đánh dấu dịp này, các vị hồng y sẽ tổ chức một bữa ăn trưa danh dự tại phòng khánh tiệc 'Ducale Sala' của Điện Tông Tòa Vatican.
VATICAN, 19 tháng tư 2010 (VIS) - Hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI kỷ niệm năm thứ 5, ngài được bầu làm Giáo hoàng.
Khói đen bắt đầu xuất hiện lúc 20:04 cùng ngày. Làn khói đen một lần nữa xuất hiện lúc 11:52 ngày Thứ Ba 19/04, và khói trắng bay lên lúc 17:50 ngày 19/04. Lúc 06:48, Đức Thánh Cha Benedict XVI, xuất hiện ngoài ban-công để chào đón người dân và ban Phép Lành Tòa Thánh "Urbi et Orbi" ("cho thành phố và cho thế giới").
Trước Phép Lành, Đức Thánh Cha đã gửi đến các tín hữu vài lời sau đây:
"Anh chị em thân mến, sau Đức Giáo hoàng vĩ đại Gioan Phaolô II, các Hồng y đã chọn tôi, một người làm công đơn sơ và khiêm nhường trong vườn nho của Chúa. Sự thực là Thiên Chúa có thể làm việc và hành động bằng những phương tiên thiếu thốn làm tôi được an ủi, và trên tất cả tôi tín thác thân tôi vào lời cầu nguyện của anh chị em. Trong sự hân hoan của niềm vui Chúa Phục Sinh, chúng ta tiếp tục đi theo sự giúp đỡ của Người. Người sẽ giúp đỡ chúng ta và Đức Mẹ Maria sẽ luôn ở bên chúng ta. Xin cảm ơn"
Ngày 24/04 năm 2005, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Benedict XVI cử hành Thánh Lễ đầu tiên trên cương vị là Giáo Hoàng trước sự hiện diện của nửa triệu người. Một trăm năm mươi hồng y đã cùng đồng tế với Đức Tân Giáo Hoàng.
Trong bài giáo huấn đầu tiên của mình, Đức Giáo Hoàng nói: "Một trong những đặc trưng cơ bản của người mục tử là phải yêu thương cộng đoàn đã được giao phó cho mình, theo Chúa Kitô đã yêu thương và phục vụ, "hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy" từ bây giờ và trong mọi lúc, như Chúa Kitô đã nói với Thánh Phêrô. Phục vụ nghĩa là yêu thương, và yêu thương cũng có nghĩa là đã sẵn sàng chịu đau khổ. Yêu thương là cho đoàn chiên mình những gì thật sự tốt đẹp, của ăn nuôi dưỡng của Thiên Chúa đích thực, Lời của Thiên Chúa, của ăn nuôi dưỡng có sự hiện diện của Ngài mà Ngài đã ban cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể".
"Anh chị em thân mến, bây giờ tôi chỉ có thể nói rằng: xin hãy cầu nguyện cho tôi, để tôi có thể học cách để yêu mến Chúa nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Xin cầu nguyện cho tôi, để tôi có thể học cách yêu thương tha nhân nhiều hơn và nhiều hơn nữa, nói cách khác là yêu thương chính mỗi người trong anh chị em và trong Hội Thánh. Xin cầu nguyện cho tôi, để tôi không trốn chạy những con sói vì khiếp sợ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, để Chúa dẫn đưa chúng ta và chúng ta cũng sẽ dẫn lối cho nhau".
Trong 5 năm triều đại giáo hoàng của mình, Đức Benedict XVI đã công bố:
- 3 Thông Điệp: "Deus Caritas est" ("Thiên Chúa là Tình Yêu") ngày 25/12 năm 2005, "Spe salvi" ("Được cứu rỗi nhờ Hy vọng") ngày 27/11 năm 2007 và "Caritas in veritate" ("Bác Ái trong Chân Lý") ngày 30/06 năm 2009
- 1 Tông Huấn về Thánh Thể
- 1 Tông Hiến: "Anglicanorum coetibus" ("Các tín hữu Anh Giáo")
- 9 Tự Sắc
- Quyển sách "Giêsu thành Nazareth" và hàng trăm bài diễn văn, bài giảng, thư tín và thông điệp khác.
Ngài đã thực hiện 14 chuyến tông du ra nước ngoài và 16 chuyến thăm mục vụ tại Italia. Các sự kiện quan trọng trong triều đại giáo hoàng của Ngài là: chuyến thăm Trại tập trung Đức Quốc Xã 'Auschwitz' vào năm 2006, đến thăm Thánh đường Hồi Giáo 'Blue Mosque' ở Istanbul cũng trong năm 2006, diễn văn trước cử tọa Liên Hiệp Quốc năm 2008 và chuyến thăm các hội đường Do Thái tại Roma.
Ngài đã triệu tập 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục: lần đầu năm 2008 về Lời Chúa và lần thứ hai năm 2009 về châu Phi. Thượng Hội Đồng thứ ba sẽ diễn ra vào cuối năm nay tại Trung Đông.
Để đánh dấu dịp này, các vị hồng y sẽ tổ chức một bữa ăn trưa danh dự tại phòng khánh tiệc 'Ducale Sala' của Điện Tông Tòa Vatican.
Giáo Hội Đức mừng 5 năm Giáo Hoàng của ĐTC Bênêđictô XVI
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
14:33 19/04/2010
Đức quốc, 19.4.2010 - Cùng một lúc với hai sự kiện có thể chúc mừng ngày sinh nhật và dịp mừng 5 năm Giáo Hoàng đến với ĐTC Bênêđictô XVI: đầu tiên, Ngài mừng sinh nhật thứ 83 vào ngày 16 tháng tư và sau đó ngày 19 tháng tư, kỷ niệm năm thứ năm cuộc đắc cử Giáo Hoàng của ĐTC Bênêđictô XVI.
ĐTC Bênêđictô XVI tên gọi Joseph Ratzinger, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 – vào một thứ Bảy Tuần Thánh tại làng Marktl am Inn gần biên giới Áo. Năm 1951 Ngài nhận chuc linh mục chung với người anh là Georg Ratzinger tại Freising.
Bắt đầu từ năm 1958, cha Joseph Ratzinger trở thành một giáo sư đại học thực thụ dạy về tín lý giáo điều và thần học nền tảng tại phân khoa thần học đại học Freising và sau đó tại các trường đại học Bonn, Münster, Tübingen và Regensburg. Ngài trở thành một cố vấn thần học cho Đức HY Josef Frings và tham dự vào Công Đồng Vatican từ năm 1962 đến 1965.
Ngày 25 tháng 3 năm 1977, Đức GH Giáo Phaolô VI vinh thăng cha Joseph Ratzinger làm Tổng Giám Mục München và Freising. Ba tháng sau, lúc đó 50 tuổi, Đức GH Giáo Phaolô VI tiếp tục trao mũ hồng y cho ngài. Ngày 25 tháng 11 năm 1981 Đức GH Gioan Phaolô II đặt ngài làm Chủ Tịch Ủy Ban Tín Lý Đức tin của Tòa Thánh. Năm 2002 ngài trở thành Hồng Y Niên Trưởng của giáo triều Rôma. Trong vai trò này ngài đã là vị chủ tế cho thánh lễ an táng của Đức GH Gioan Phaolô II vào ngày 8 tháng 4 năm 2005 tại công trường Thánh Phêrô. Sau đó ngài được hội nghị Hồng Y đoàn tín nhiệm bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 19 tháng 4 năm 2005 và trở thành người kế vị Thánh Tông Đồ Phêrô thứ 265 với danh hiệu Bênêđictô XVI. Ngài là vị GH thứ tám đến từ Đức.
Giáo Hội Đức đang trải qua một cuộc cải cánh hành chính trong Giáo Hội vì thiếu tài chính cũng như thiếu nhiều ơn gọi, tại đây đang có hàng trăm nhà thờ phải đóng cửa và con số này sẽ được tăng lên trong những năm tới. Điều này đang gây ra rất nhiều bất bình trong lòng giáo dân Đức. Tiếp theo GH Đức đang bị khủng hoảng nặng nề về lạm dụng tình dục và từ đó khơi dậy thêm tội trạng giáo dục bằng tát tai hoặc đét đít cách đây hơn ba, bốn thập niên về trước mà lúc ấy các bậc phụ huynh xem cách giáo dục này rất bình thường. Đức Cha Walter Mixa thuộc GP Ausburg đang bị báo chí cáo buộc về tội này khi ngài còn làm linh mục quản xứ tại Schrobenhausen từ 1975 đến 1996.
Mục đích cuối cùng của báo chí Đức đưa điểm đích qua người đồng hương của mình là ĐTC Bênêđictô XVI để làm món mồi ngon cho việc rao hàng bán báo. Lời Chúa cũng đã cảnh báo trong Phúc Âm „không có tiên tri nào được vinh danh tại quê hương của mình.“
Giáo Hội Đức chúc mừng ĐTC
- Hôm nay, dịp mừng 5 năm Giáo Hoàng của ĐTC Bênêđictô XVI các đại diện trong GH Đức gửi lời đến ngài chúc mừng và xác tín vào Vị Cha Chung như Đức TGM Robert Zollitsch, chủ tịch HĐGM Đức nói: ĐGH Bênêđictô XVI là bậc thầy của sự phân tích chính xác và ca ngợi Đức GH nhận ra và giải thích những dấu chỉ của thời gian rồi kết nối chúng với sứ điệp của Tin Mừng. "Trong sương mù của sự mất phương hướng" ĐTC thành công với phong cách riêng của mình dựa vào lòng tin mạnh mẽ để tìm ra "dấu chỉ rõ ràng và nhìn thấy được con đường đi tới," Đức TGM Robert Zollitsch nói thêm. Trong một thế giớ đang nghèo nàn về niềm tin và thiếu định hướng tinh thần ĐTC cảnh cáo chúng ta về chế độ độc tài "của chủ nghĩa tương đối“ đang được che dấu dưới danh nghĩa toàn cầu hóa và niềm tin khoa học. Điều này làm cho nhiều người chống đối nhưng Đức TGM Zollitsch đánh giá "đây không phải ai cũng cảm nhận được. Nhưng chúng tôi có lý do tốt để biết ơn ĐTC Bênêđictô XVI dịp mừng 5 năm Giáo Hoàng của ngài.“ Cuối cùng Đức TGM Zollitsch xác định đường hướng của ĐTC: „Ngài không để lá cờ Giáo Hội cuốn theo chiều gió của thời đại.“
- Theo Đức Hồng Y Joachim Meisner, Tổng Giám mục của Köln, nơi tổ chức ĐHGT 2005: „Nhiều người đang hạnh phúc với Đức Giáo Hoàng“ tại Đức. Trong bức thư công bố trên báo chí Đức HY Meinsner dịp mừng sinh nhật thứ 83 của ĐGH: Mặc dù hệ thống báo chí đang mọi mặt "tấn công và đầy ác ý" nhưng bạn phải được thuyết phục rằng nhiều, rất nhiều người ở Đức và đặc biệt là trong các nhà thờ ở đất nước này vẫn còn hạnh phúc có một giáo hoàng. Đức Hồng y cho biết các cáo buộc rằng ĐGH muốn kéo Giáo Hội trở lại trước Công Đồng Vatican II là một điều "vô lý".
- Theo Đức Hồng Y Karl Lehmann, cựu chủ tịch lâu đời HĐGM Đức khi được báo KNA phỏng vấn về ngày lịch sử chọn vị GH người đức cách dây 5 năm. Đức HY Lehmann nhớ lại: „Tôi không bao giờ tin rằng một người Đức có thể được bầu GH. Đối với những vết thương nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới với sự tham gia của Đức đã làm thế giới không quên được tội ác này. Một số HY cũng sợ về một ảnh hưởng mạnh của Đức trong Giáo Hội. Mặt khác ĐTC hiện tại lúc đó trong cuộc bầu cử thì ngài đã trở thành một nhà thần học nổi lạc ở Rôma hơn 20 năm rồi. Thông qua hoạt động của mình và có nhiều mối quan hệ ngài được nhiều người biết đến. Hồng Y Joseph Ratzinger đã là một người mục tử của Giáo Hội hoàn vũ và không chỉ riêng là một người Đức. Sau đó đã là điều có thể, mà lúc bắt đầu bầu cử không ai dám nghĩ tới.
Báo KNA hỏi tiếp: Sau 5 năm ĐHY nghĩ như thế nào? Đức HY Lehmann nhận định: Là người kế vị của ĐTC Gioan Phaolô II thì ĐTC Bênêđictô XVI thực sự khó khăn cho những điều kiện khởi đầu. Lúc đó trong mật viện Hồng Y chúng tôi cũng hỏi nhau ai có thể kế vị một người quá lỗi lạc và đầy kính trọng, ngay cả muốn bắt chước ĐTC Gioan Phaolô II cũng khó mà tìm. Bởi thế đây là "một điều may mắn" chúng tôi chọn được vị mục tử của định dạng trí tuệ và thần học uyên thâm như vậy. 5 năm nay ĐTC Bênêđictô XVI đã nhanh chóng phát triển được phong cách riêng của mình mà không cần bắt chước vị tiền nhiệm.
- Ngoài ra một vài nhà thần học Đức như giáo sư Thomas Söding có dịp nhận định qua báo KAP dịp mừng 5 năm Giáo Hoàng của ĐTC Bênêđictô XVI: Đây là "giáo hoàng của một sự khởi đầu mạnh mẽ và có nhiều mâu thuẫn, cả hai bên đều phải được nhìn thấy cùng nhau trong một sự cân bằng. ĐTC Bênêđictô XVI là một giáo hoàng "không chỉ chiêm niệm, nhưng cũng phản ánh và tranh luận", điều này làm cho nhiều người hiểu lầm và cảm thấy như là một sự khiêu khích. Nhìn chung, nền tảng thần học của ngài kết nối lại với nhau trong thông điệp cơ bản của tông thư đầu tiên "Deus Caritas Est" - Thiên Chúa là Tình Yêu. Điều này nói đến một tình yêu, mà không chỉ là cảm giác mà là một thái độ của lòng biết ơn đón nhận từ bàn tay của Thiên Chúa và từ đó người Kitô hữu có thể tạo ra những hành động tốt nhất. Niềm xác tín này có nguồn gốc sâu đậm trong thần học Kinh Thánh của Joseph Ratzinger, đặc biệt trong thông điệp cốt lõi của người Kitô phải đến từ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Từ cốt lõi này hình ảnh giáo hội, con người và thế giới được thể hiện trong cuộc sống. Đó là tư tưởng thần học của ĐTC Bênêđictô XVI.
ĐTC Bênêđictô XVI tên gọi Joseph Ratzinger, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 – vào một thứ Bảy Tuần Thánh tại làng Marktl am Inn gần biên giới Áo. Năm 1951 Ngài nhận chuc linh mục chung với người anh là Georg Ratzinger tại Freising.
Bắt đầu từ năm 1958, cha Joseph Ratzinger trở thành một giáo sư đại học thực thụ dạy về tín lý giáo điều và thần học nền tảng tại phân khoa thần học đại học Freising và sau đó tại các trường đại học Bonn, Münster, Tübingen và Regensburg. Ngài trở thành một cố vấn thần học cho Đức HY Josef Frings và tham dự vào Công Đồng Vatican từ năm 1962 đến 1965.
Ngày 25 tháng 3 năm 1977, Đức GH Giáo Phaolô VI vinh thăng cha Joseph Ratzinger làm Tổng Giám Mục München và Freising. Ba tháng sau, lúc đó 50 tuổi, Đức GH Giáo Phaolô VI tiếp tục trao mũ hồng y cho ngài. Ngày 25 tháng 11 năm 1981 Đức GH Gioan Phaolô II đặt ngài làm Chủ Tịch Ủy Ban Tín Lý Đức tin của Tòa Thánh. Năm 2002 ngài trở thành Hồng Y Niên Trưởng của giáo triều Rôma. Trong vai trò này ngài đã là vị chủ tế cho thánh lễ an táng của Đức GH Gioan Phaolô II vào ngày 8 tháng 4 năm 2005 tại công trường Thánh Phêrô. Sau đó ngài được hội nghị Hồng Y đoàn tín nhiệm bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 19 tháng 4 năm 2005 và trở thành người kế vị Thánh Tông Đồ Phêrô thứ 265 với danh hiệu Bênêđictô XVI. Ngài là vị GH thứ tám đến từ Đức.
Giáo Hội Đức đang trải qua một cuộc cải cánh hành chính trong Giáo Hội vì thiếu tài chính cũng như thiếu nhiều ơn gọi, tại đây đang có hàng trăm nhà thờ phải đóng cửa và con số này sẽ được tăng lên trong những năm tới. Điều này đang gây ra rất nhiều bất bình trong lòng giáo dân Đức. Tiếp theo GH Đức đang bị khủng hoảng nặng nề về lạm dụng tình dục và từ đó khơi dậy thêm tội trạng giáo dục bằng tát tai hoặc đét đít cách đây hơn ba, bốn thập niên về trước mà lúc ấy các bậc phụ huynh xem cách giáo dục này rất bình thường. Đức Cha Walter Mixa thuộc GP Ausburg đang bị báo chí cáo buộc về tội này khi ngài còn làm linh mục quản xứ tại Schrobenhausen từ 1975 đến 1996.
Mục đích cuối cùng của báo chí Đức đưa điểm đích qua người đồng hương của mình là ĐTC Bênêđictô XVI để làm món mồi ngon cho việc rao hàng bán báo. Lời Chúa cũng đã cảnh báo trong Phúc Âm „không có tiên tri nào được vinh danh tại quê hương của mình.“
Giáo Hội Đức chúc mừng ĐTC
- Hôm nay, dịp mừng 5 năm Giáo Hoàng của ĐTC Bênêđictô XVI các đại diện trong GH Đức gửi lời đến ngài chúc mừng và xác tín vào Vị Cha Chung như Đức TGM Robert Zollitsch, chủ tịch HĐGM Đức nói: ĐGH Bênêđictô XVI là bậc thầy của sự phân tích chính xác và ca ngợi Đức GH nhận ra và giải thích những dấu chỉ của thời gian rồi kết nối chúng với sứ điệp của Tin Mừng. "Trong sương mù của sự mất phương hướng" ĐTC thành công với phong cách riêng của mình dựa vào lòng tin mạnh mẽ để tìm ra "dấu chỉ rõ ràng và nhìn thấy được con đường đi tới," Đức TGM Robert Zollitsch nói thêm. Trong một thế giớ đang nghèo nàn về niềm tin và thiếu định hướng tinh thần ĐTC cảnh cáo chúng ta về chế độ độc tài "của chủ nghĩa tương đối“ đang được che dấu dưới danh nghĩa toàn cầu hóa và niềm tin khoa học. Điều này làm cho nhiều người chống đối nhưng Đức TGM Zollitsch đánh giá "đây không phải ai cũng cảm nhận được. Nhưng chúng tôi có lý do tốt để biết ơn ĐTC Bênêđictô XVI dịp mừng 5 năm Giáo Hoàng của ngài.“ Cuối cùng Đức TGM Zollitsch xác định đường hướng của ĐTC: „Ngài không để lá cờ Giáo Hội cuốn theo chiều gió của thời đại.“
- Theo Đức Hồng Y Joachim Meisner, Tổng Giám mục của Köln, nơi tổ chức ĐHGT 2005: „Nhiều người đang hạnh phúc với Đức Giáo Hoàng“ tại Đức. Trong bức thư công bố trên báo chí Đức HY Meinsner dịp mừng sinh nhật thứ 83 của ĐGH: Mặc dù hệ thống báo chí đang mọi mặt "tấn công và đầy ác ý" nhưng bạn phải được thuyết phục rằng nhiều, rất nhiều người ở Đức và đặc biệt là trong các nhà thờ ở đất nước này vẫn còn hạnh phúc có một giáo hoàng. Đức Hồng y cho biết các cáo buộc rằng ĐGH muốn kéo Giáo Hội trở lại trước Công Đồng Vatican II là một điều "vô lý".
- Theo Đức Hồng Y Karl Lehmann, cựu chủ tịch lâu đời HĐGM Đức khi được báo KNA phỏng vấn về ngày lịch sử chọn vị GH người đức cách dây 5 năm. Đức HY Lehmann nhớ lại: „Tôi không bao giờ tin rằng một người Đức có thể được bầu GH. Đối với những vết thương nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới với sự tham gia của Đức đã làm thế giới không quên được tội ác này. Một số HY cũng sợ về một ảnh hưởng mạnh của Đức trong Giáo Hội. Mặt khác ĐTC hiện tại lúc đó trong cuộc bầu cử thì ngài đã trở thành một nhà thần học nổi lạc ở Rôma hơn 20 năm rồi. Thông qua hoạt động của mình và có nhiều mối quan hệ ngài được nhiều người biết đến. Hồng Y Joseph Ratzinger đã là một người mục tử của Giáo Hội hoàn vũ và không chỉ riêng là một người Đức. Sau đó đã là điều có thể, mà lúc bắt đầu bầu cử không ai dám nghĩ tới.
Báo KNA hỏi tiếp: Sau 5 năm ĐHY nghĩ như thế nào? Đức HY Lehmann nhận định: Là người kế vị của ĐTC Gioan Phaolô II thì ĐTC Bênêđictô XVI thực sự khó khăn cho những điều kiện khởi đầu. Lúc đó trong mật viện Hồng Y chúng tôi cũng hỏi nhau ai có thể kế vị một người quá lỗi lạc và đầy kính trọng, ngay cả muốn bắt chước ĐTC Gioan Phaolô II cũng khó mà tìm. Bởi thế đây là "một điều may mắn" chúng tôi chọn được vị mục tử của định dạng trí tuệ và thần học uyên thâm như vậy. 5 năm nay ĐTC Bênêđictô XVI đã nhanh chóng phát triển được phong cách riêng của mình mà không cần bắt chước vị tiền nhiệm.
- Ngoài ra một vài nhà thần học Đức như giáo sư Thomas Söding có dịp nhận định qua báo KAP dịp mừng 5 năm Giáo Hoàng của ĐTC Bênêđictô XVI: Đây là "giáo hoàng của một sự khởi đầu mạnh mẽ và có nhiều mâu thuẫn, cả hai bên đều phải được nhìn thấy cùng nhau trong một sự cân bằng. ĐTC Bênêđictô XVI là một giáo hoàng "không chỉ chiêm niệm, nhưng cũng phản ánh và tranh luận", điều này làm cho nhiều người hiểu lầm và cảm thấy như là một sự khiêu khích. Nhìn chung, nền tảng thần học của ngài kết nối lại với nhau trong thông điệp cơ bản của tông thư đầu tiên "Deus Caritas Est" - Thiên Chúa là Tình Yêu. Điều này nói đến một tình yêu, mà không chỉ là cảm giác mà là một thái độ của lòng biết ơn đón nhận từ bàn tay của Thiên Chúa và từ đó người Kitô hữu có thể tạo ra những hành động tốt nhất. Niềm xác tín này có nguồn gốc sâu đậm trong thần học Kinh Thánh của Joseph Ratzinger, đặc biệt trong thông điệp cốt lõi của người Kitô phải đến từ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Từ cốt lõi này hình ảnh giáo hội, con người và thế giới được thể hiện trong cuộc sống. Đó là tư tưởng thần học của ĐTC Bênêđictô XVI.
Top Stories
Mongolie intérieure: le nouvel évêque du diocèse de Hohhot a été ordonné par des évêques en communion avec Rome
Eglises d'Asie
12:40 19/04/2010
CHINE
Mongolie intérieure: le nouvel évêque du diocèse de Hohhot a été ordonné par des évêques en communion avec Rome
Eglises d'Asie, lundi 19 avril 2010 - Dimanche 18 avril, Mgr Paul Meng Qinglu, 47 ans, a été ordonné évêque du diocèse de Hohhot, en Mongolie intérieure. Il semble que la cérémonie se soit déroulée sans le déploiement policier qui avait été constaté, le 8 avril dernier, lors de l’installation de l’évêque de Bameng, un autre diocèse de Mongolie intérieure (1). A Hohhot, l’évêque consécrateur et les deux évêques co-consécrateurs étaient des évêques légitimes, c’est-à-dire reconnus par Rome.
La cathédrale du Sacré-Cœur de Jésus était pleine à craquer pour l’occasion. Dûment munis de tickets d’entrée, quelque 500 catholiques du lieu avaient pu prendre place dans l’édifice, deux mille autres étaient massés sur la place devant l’église. Venus du diocèse de Hohhot et des quatre diocèses de Mongolie intérieure, environ 80 prêtres, qui, pour la plupart, avaient fait leurs études avec le P. Paul Meng ou avaient été ses élèves, ont concélébré la messe d’ordination. Et c’est Mgr Paul Pei Junmin, évêque de Shenyang, dans le Liaoning, qui a consacré le nouvel évêque, assisté de Mgr John Liu Shigong et de Mgr Matthias Du Jiang, évêques respectivement de Jining et de Bameng, en Mongolie intérieure. Etait également présent à l’autel Mgr Joseph Li Jing, jeune évêque du Ningxia, qui avait prêché la retraite de trois jours suivie par le P. Paul Meng juste avant son ordination. Les quatre évêques « officiels » sont tous en communion avec Rome.
Mgr Paul Meng Qinglu prend ainsi la succession de son prédécesseur, Mgr John Baptist Wang Xixian, mort à l’âge de 79 ans en mai 2005. Un mois plus tard, en juin 2005, le P. Paul Meng était choisi pour devenir le nouvel évêque de Hohhot mais l’acceptation de cette candidature, tant par Rome que par Pékin, prendra du temps. Ainsi qu’il l’explique le 19 avril à l’agence Ucanews (2), Mgr Paul Meng voyait sa candidature, pourtant approuvée par l’Administration d’Etat pour les Affaires religieuses, tarder à être acceptée. Selon lui, les Jeux olympiques de 2008 puis les célébrations du soixantième anniversaire du régime, l’an dernier, ont fait que Pékin ne voulait pas alors entendre parler d’ordination épiscopale. Du côté de Rome, l’accord prendra là aussi du temps car des membres du presbyterium de Hohhot expriment, dans un premier temps, des réserves sur le candidat à l’épiscopat. Finalement, ces obstacles levés, Mgr Paul Meng a pu être ordonné en étant à la fois reconnu par Rome et accepté par Pékin.
Dans une Mongolie intérieure évangélisée à partir du XVIIIème siècle, notamment par les missionnaires du Cœur immaculé de Marie (CICM), Hohhot est un diocèse relativement important, avec aujourd’hui 21 prêtres et 65 000 fidèles. Depuis cinq ans sans évêque, le diocèse a manqué de direction. « Je m’appliquerai à remettre en place les structures diocésaines afin que le travail pastoral et d’évangélisation s’en trouve renforcé », a expliqué Mgr Paul Meng au lendemain de son ordination.
Né dans une famille catholique, entré en 1985 au grand séminaire de Mongolie intérieure, Mgr Paul Meng a été ordonné prêtre en 1989. Il reste ensuite au séminaire, où il enseigne la théologie morale et devient doyen des études. En 1999, Mgr John Baptist Wang Xixian lui confie la tâche de faire construire de nouvelles églises, puis, en 2000, le nomme curé de paroisse. En 2004, lorsque Mgr Wang tombe malade, il se voit confier l’administration effective du diocèse. De plus, à partir de 2001, Paul Meng a assumé diverses fonctions de direction au sein de l’Association patriotique locale et auprès des Affaires religieuses de Mongolie intérieure.
Selon les observateurs, si le déroulement de l’ordination de Mgr Paul Meng contraste avec l’installation, le 8 avril 2010, de Mgr Du Jiang, c’est parce que la cérémonie à Bameng avait été rendue difficile par la présence à la cérémonie de Mgr Joseph Ma Yinglin, évêque « officiel » et illégitime (car non reconnu par Rome) de Kunming. Le 18 avril, ni Mgr Joseph Ma, secrétaire général de la Conférence des évêques « officiels », ni aucun autre évêque illégitime n’étaient présents à l’ordination. Le 25 mars dernier, le Saint-Siège, par le biais d’un communiqué, avait rappelé avec netteté que les évêques de Chine devaient éviter de prendre part à une ordination épiscopale à laquelle assisterait un évêque illégitime (3).
D’autres ordinations épiscopales se préparent au sein de la partie « officielle » de l’Eglise catholique en Chine: le 21 avril prochain pour le diocèse de Haimen (dans le Jiangsu), puis, un peu plus tard, pour les diocèses de Xiamen, Taizou et Wumeng. Les noms des évêques consécrateurs ne sont pas encore connus.
(1) Voir EDA 527
(2) Ucanews, 19 avril 2010.
(3) Voir EDA 526
Mongolie intérieure: le nouvel évêque du diocèse de Hohhot a été ordonné par des évêques en communion avec Rome
Eglises d'Asie, lundi 19 avril 2010 - Dimanche 18 avril, Mgr Paul Meng Qinglu, 47 ans, a été ordonné évêque du diocèse de Hohhot, en Mongolie intérieure. Il semble que la cérémonie se soit déroulée sans le déploiement policier qui avait été constaté, le 8 avril dernier, lors de l’installation de l’évêque de Bameng, un autre diocèse de Mongolie intérieure (1). A Hohhot, l’évêque consécrateur et les deux évêques co-consécrateurs étaient des évêques légitimes, c’est-à-dire reconnus par Rome.
La cathédrale du Sacré-Cœur de Jésus était pleine à craquer pour l’occasion. Dûment munis de tickets d’entrée, quelque 500 catholiques du lieu avaient pu prendre place dans l’édifice, deux mille autres étaient massés sur la place devant l’église. Venus du diocèse de Hohhot et des quatre diocèses de Mongolie intérieure, environ 80 prêtres, qui, pour la plupart, avaient fait leurs études avec le P. Paul Meng ou avaient été ses élèves, ont concélébré la messe d’ordination. Et c’est Mgr Paul Pei Junmin, évêque de Shenyang, dans le Liaoning, qui a consacré le nouvel évêque, assisté de Mgr John Liu Shigong et de Mgr Matthias Du Jiang, évêques respectivement de Jining et de Bameng, en Mongolie intérieure. Etait également présent à l’autel Mgr Joseph Li Jing, jeune évêque du Ningxia, qui avait prêché la retraite de trois jours suivie par le P. Paul Meng juste avant son ordination. Les quatre évêques « officiels » sont tous en communion avec Rome.
Mgr Paul Meng Qinglu prend ainsi la succession de son prédécesseur, Mgr John Baptist Wang Xixian, mort à l’âge de 79 ans en mai 2005. Un mois plus tard, en juin 2005, le P. Paul Meng était choisi pour devenir le nouvel évêque de Hohhot mais l’acceptation de cette candidature, tant par Rome que par Pékin, prendra du temps. Ainsi qu’il l’explique le 19 avril à l’agence Ucanews (2), Mgr Paul Meng voyait sa candidature, pourtant approuvée par l’Administration d’Etat pour les Affaires religieuses, tarder à être acceptée. Selon lui, les Jeux olympiques de 2008 puis les célébrations du soixantième anniversaire du régime, l’an dernier, ont fait que Pékin ne voulait pas alors entendre parler d’ordination épiscopale. Du côté de Rome, l’accord prendra là aussi du temps car des membres du presbyterium de Hohhot expriment, dans un premier temps, des réserves sur le candidat à l’épiscopat. Finalement, ces obstacles levés, Mgr Paul Meng a pu être ordonné en étant à la fois reconnu par Rome et accepté par Pékin.
Dans une Mongolie intérieure évangélisée à partir du XVIIIème siècle, notamment par les missionnaires du Cœur immaculé de Marie (CICM), Hohhot est un diocèse relativement important, avec aujourd’hui 21 prêtres et 65 000 fidèles. Depuis cinq ans sans évêque, le diocèse a manqué de direction. « Je m’appliquerai à remettre en place les structures diocésaines afin que le travail pastoral et d’évangélisation s’en trouve renforcé », a expliqué Mgr Paul Meng au lendemain de son ordination.
Né dans une famille catholique, entré en 1985 au grand séminaire de Mongolie intérieure, Mgr Paul Meng a été ordonné prêtre en 1989. Il reste ensuite au séminaire, où il enseigne la théologie morale et devient doyen des études. En 1999, Mgr John Baptist Wang Xixian lui confie la tâche de faire construire de nouvelles églises, puis, en 2000, le nomme curé de paroisse. En 2004, lorsque Mgr Wang tombe malade, il se voit confier l’administration effective du diocèse. De plus, à partir de 2001, Paul Meng a assumé diverses fonctions de direction au sein de l’Association patriotique locale et auprès des Affaires religieuses de Mongolie intérieure.
Selon les observateurs, si le déroulement de l’ordination de Mgr Paul Meng contraste avec l’installation, le 8 avril 2010, de Mgr Du Jiang, c’est parce que la cérémonie à Bameng avait été rendue difficile par la présence à la cérémonie de Mgr Joseph Ma Yinglin, évêque « officiel » et illégitime (car non reconnu par Rome) de Kunming. Le 18 avril, ni Mgr Joseph Ma, secrétaire général de la Conférence des évêques « officiels », ni aucun autre évêque illégitime n’étaient présents à l’ordination. Le 25 mars dernier, le Saint-Siège, par le biais d’un communiqué, avait rappelé avec netteté que les évêques de Chine devaient éviter de prendre part à une ordination épiscopale à laquelle assisterait un évêque illégitime (3).
D’autres ordinations épiscopales se préparent au sein de la partie « officielle » de l’Eglise catholique en Chine: le 21 avril prochain pour le diocèse de Haimen (dans le Jiangsu), puis, un peu plus tard, pour les diocèses de Xiamen, Taizou et Wumeng. Les noms des évêques consécrateurs ne sont pas encore connus.
(1) Voir EDA 527
(2) Ucanews, 19 avril 2010.
(3) Voir EDA 526
Tin Giáo Hội Việt Nam
Costa Rica - mảnh đất thái bình và điểm đến của du lịch sinh thái
LM Trần Công Nghị
07:54 19/04/2010
Trong thời gian hơn hai tháng, chúng tôi có may mắn được sống tại miền đất thanh bình với núi đồi trùng điệp, những làng mạc khi ẩn khi hiện trên các sườn đồi, những cánh đồng mía, rừng café và nông trại chuối khắp nơ, muôn ngàn loài hoa rực rỡ, những con suối, thác nước, những bãi biển hoang sơ, và nhất là người dân xứ Costa Rica thân tình, cởi mở và hồn nhiên. Tất cả đều là những kỉ niệm đẹp và là kinh nghiệm qúy hóa trong chương trình trao đổi mục vụ mà chúng tôi vừa hoàn tất.
Điểm đặc biệt và quan trọng nhất là người dân Costa Rica có một đức tin rất chân thành và cởi mở. Họ lại được sống trong một quốc gia mà chính quyền luôn hãnh diện là một quốc gia có truyền thống Công giáo lâu đời và luôn sẵn sàng bảo vệ, nâng đỡ và duy trì di sản tinh thần và văn hóa cao qúy này.
Thiên nhiên ưu đãi Coata Rica với nhiều hệ thống sinh thái thiên nhiên: rừng nhiệt đới với nhiều loại cây khác nhau, hoa thiên nhiên, nhất là các loài hoa lan., rừng cây nhiệt đới, rừng cây cao mây phủ, rừng đất bằng, và rừng tràm nước mặn. Rừng chiếm 35% diện tích đất đai và chính quyền quan tâm đặc biệt việc bảo vệ sinh thái thiên nhiên. Có rất nhiều rừng và công viên quốc gia cũng như các vùng bảo vệ hệ thống sinh vật biển.
Với diện tích đất chỉ bằng 0.01% bề mặt trái đất, nhưng Costa Rica tồn tích và nuôi sống đến 4% tất cả các loài sinh vật trên thế giới. Có đến 500.000 loài sinh vật sống tại quốc gia này. Thêm vào đó có nhiều loài hoa, nhiều loài bò sát, các loại chim, bươm bướm…
Đại Vương cung thánh đường Nuestra Señora de los Ángeles
Ngày nay ai đến thăm Costa Rica cũng đều đến kính viếng Đức Mẹ tại trung tâm hành hương quốc gia nhà thờ Nuestra Señora de los Ángeles (Đức Bà các Thiên Thần) tại thành Cartago. Đại Vương cung thánh đường Nuestra Señora de Los Ángeles là thánh đường quốc gia của Costa Rica. Thánh đường ờ ngay trung tâm thành phố Cartago và được cung hiến cho Đức Trinh Nữ các Thiên Thần.
Thánh đường nguyên thủy được xây cất năm 1639 và sau đó nhà thờ bị phá hủy một phần vì động đất. Tiếp đến được trùng tu nhiều lần. Nhà thờ có lối kiến trúc đặc biệt thời thuộc địa Tây Ban Nha, được thiết kế cách hài hòa với kiến trúc kiểu Byzantine vào thế kỉ 19.
Trong nhà thờ có tượng Đức Trinh Nữ Maria bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, mà sự tích rất lạ lùng về tượng nhỏ bé này đã được cô gái quê tìm thấy trên một tảng đá và chính tại địa điểm này Vương cung thánh đường hiện tại đã được xây dựng lên để cung hiến cho Đức Mẹ.
Truyện kể rằng một em gái quê đã tìm thấy một tượng nhỏ bé bằng đá đen trên một tảng đá và đem về nhà. Sáng ngày hôm sau thì không thấy tượng nữa và khi ra lại chỗ tảng đá kia thì lại thấy bức tượng nằm trên đó. Em liền đưa tượng đến cho vị linh mục chính xứ và kể lại sự tích này. Linh mục đặt tượng trong một hộp nhỏ. Thế nhưng sáng hôm sau, linh mục cũng không thấy tượng còn trong hộp, nhưng khi đến lại tảng đá thì lại thấy bức tượng trên đó.
Trong thời gian xây dựng, thánh đường nhiều lần bị các cuộc động đất làm xập. Sau cùng khi có quyết định xây nhà thờ trên phần đất mà trước đây tìm ra tượng Đức Mẹ thì từ đó việc xây cất mới hoàn tất được.
Vì tượng Đức Mẹ có mầu đá đen nên cũng được gọi một cách trìu mến là tượng La Negrita (tượng đen bé nhỏ) và còn có tên là Reina de Cartago (Nữ vương thành Cartago). Bức tượng nguyên thủy được bảo trì trong một hộp bằng vàng đặt trong vương cung thánh đường. Một đạo luật chính thức của quốc gia công bố Đức Trinh Nữ các Thiên Thần là quan thầy chính thức của Costa Rica
Mỗi năm vào ngày 2.8 cử hành lễ quan thầy Đức Trinh Nữ các Thiên Thần thường có nhiều cuộc hành hương của giáo dân khắp nơi về đây kính viếng Đức Mẹ tại thánh đường Cartago. Có đến 2 triệu người về hành hương hằng năm, nghĩa là 50% toàn dân Costa Rica về với Mẹ. Nhiều người đã đi bộ 22 cây số cuối cùng trước khi đến Vương Cung Thánh Đường. Việc biểu dương đức tin di bộ, có khi qùi gối mà lướt đi, hay bò bằng tay và chân gọi là Romería để tỏ lòng hy sinh và thống hối.
Khi tới Vương Cung Thánh Đường Cartago, giáo dân thường rửa mặt bằng nước chảy ra từ dòng nước phát nguồn từ phiến đá trên đó đã tìm thấy tượng Mẹ. Họ cũng uống nước và lấy nước cho vào chai để đem vế nhà. Các nhà khoa học khi khảo sát nước này nói là nước tinh khiết và nước uống an toàn thoải mái, dù nước không cần hệ thống máy lọc hay hóa chất điều trị.
Tầng dước hầm nhà thờ là một bảo tàng viện trình bầy tên những người bị chết qua các cuộc thiên tai và chiến tranh. Một bức tường có chứa các huân chương của những chiến sĩ chết trong thế giới đại chiến thứ II. Nơi đây cũng giữ lại kỉ vật là những mề đay bằng bạc mà nhiều người khi được ơn lạ đã mang đến để cám ơn Mẹ.
Đời sống đạo và việc mục vụ cho dân chúng
Qua các cuộc tiếp xúc và qua kinh nghiệm sống tại đây chúng tôi thấy lòng đạo đức của dân chúng rất chân thành và đa phần còn giữ đạo sốt sắng. Vài tỉ dụ hiển nhiên minh chứng điều này: Trong mùa Chay ở phía trước nhà dân chúng hầu như nhà nào cũng trưng bầy một cây thánh giá nhỏ với chiếc khăn nhỏ mầu tím phủ ngang thánh giá để nhắc nhớ giáo dân tinh thần sám hối và cầu nguyện. Khi có dịp đứng trước một nhà thờ nào đó, bạn sẽ thấy đa số dân chúng đi qua nhà thờ đều làm dấu thánh gía trên mình. Vào ngày thứ Sáu tuần thánh, tất cả mọi cộng đoàn, họ lẻ, hay nhóm giáo dân sống đạo dù ở xa xôi, họ cũng long trọng cử hành Đàng Thánh Giá ngoài trời, có khi kéo dài đến 5 tiếng đồng hồ.
Ngoại trừ ở những thành phố lớn, còn đa phần các xứ đạo bao trùm một địa giới rất rộng lớn và thường năm trên các vùng đồi núi (Costa Rica có ít đồng bằng, nhiều rừng và núi đồi cao nguyên).Mỗi xứ đạo lại gồm nhiều họ lẻ như các giáo xứ ở các miền quê Việt Nam, trung bình là từ 6 đến 12 họ lẻ. Thường mỗi họ lẻ có nhà thờ riêng, và ờ những nơi xa xôi thì hàng tháng linh mục quản xứ chỉ đến cử hành thánh lễ một lần. Ở những cộng đoàn xa xôi như vậy, việc sinh hoạt đạo dức và giáo dục đức tin được trao cho các giáo lý viên phụ trách. Và đây chính là thành phần cốt cán của các xứ đạo.
Chúng tôi sống hơn một tháng trời tại một giáo xứ miền quê có 12 họ lẻ và được tân mắt chứng kiến và làm việc mục vụ với họ, nên cảm nhận được rằng là một linh mục ở đây điều tiên quyết là phải ý thức về vai trò của mình như một nhà truyền giáo, nghĩa là phải năng động, phải đi rất nhiều nơi, phải sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất thường xẩy đến... và chấp nhận rằng điều kiện và phưong tiện vật chất tuy là ở châu Mỹ, nhưng vẫn còn có nhiều hạn hẹp và thiếu thốn. Mỗi xứ đạo như vậy thường cũng chỉ có một linh mục, do vậy cuối tuần, các vị phải dấn thân đi rất nhiều nơi xa xôi torng công tác mục vụ, và đường đi không phài dễ dàng, thường con đường vẫn chưa được trải nhựa và lên đèo xuống thác.
Chúng tôi hân hạnh được quen biết nhiều vị linh mục như vậy và thấy tất cả các ngài đều có tinh thần dấn thân cao độ, hết lòng vì đoàn chiên.
Có một điểm đặc biệt là mỗi tháng các linh mục trong hạt đều đến gặp gỡ với nhau một ngày và hàng tháng cũng có một ngày nhất định tất cà các linh mục trong giáo giáo phận đều luôn phiên gặp gỡ nhau tại một giáo xứ và luôn luôn có giám mục hiện diện với họ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng và truyện trò, thông cảm và ăn uống chung với nhau. Tham dự những cuộc họp như thế này mới cảm nhận được đây chính là nguồn hỗ trợ tinh thần rất cần thiết cho việc mục vụ chung và như điễm tực hun đúc lại tình thân ái tương thân tương trợ.
Costa Rica điểm đến của những người yêu thiên nhiên và du lịch sinh thái
Costa Rica quốc gia nhỏ bé tại Trung Mỹ Châu chỉ có 4 triệu dân và diện tích trên 50.000 cây số vuông, và hãy còn đang trên đường phát triển, nhưng lại là quốc gia còn ghi sâu đậm di tích thời thuộc địa Tây Ban Nha với những nhà thờ cổ, những tập quán, phong tục và dòng giống người Tây Ban Nha nguyên vẹn. Một số dân các bộ lạc người bản xứ thời tiền thuộc địa hãy còn sinh sống trong những khu riêng biệt dành cho họ.
Lịch sử Costa Rica có thể được ghi dấu vào ngày 18.3.1502 trong chuyến hành trình thứ 4 và cũng là cuối cùng Christopher Columbus đáp tầu xuống hòn đảo nhỏ ở Limón và đặt tên là “La Uvita” (Hoa Lan). Trong những năm đầu khi người Tây Ban Nha tới đây họ đi thám hiễm và bờ đại dương phía Đông và phí Tây, nhưng không tìm thấy vàng nên không mấy quan tâm. Đến chuyến thám hiểm làn 2 vào năm 1561 dưới sự lãnh đạo của Juan de Caballón thì họ triệt hạ thễ chế bộ lạc địa phương, bãi nhiệm chế độ tộc trưởng của người Caciqués. Juan Vasquez de Coronado lập thành Cartago vào năm 1562 và tuyên bố là quan toàn quyền “tình Costa Rica”.
Những năm sau đó vì số người bản xứ ít ỏi không cung ứng đủ nhu cầu nhân công cho thuộc địa và vì không tìm thấy vàng như mong ước, nên thuộc địa Costa Rica hầu như bị ngai vàng Tây ban nha ch rơi vào quên lãng. Nhưng người Tây Ban Nha lưu lại ở xứ này bắt buộc phải tự canh tác đễ mưu sinh, do đó tình cảnh của người Costa cũng khác hẳn với các nước láng diềng tại Trung Mỹ khi mà người dân bản xứ bị bóc lột cho việc khai thác của dân đô hộ.
Ngày nay Costa Rica là quốc gia dân chủ với hiến pháp từ năm 1949 với 3 ngành lập pháp, hành pháp và luật pháp biệt lập, Quốc gia được chia thành 7 tỉnh, dưới tỉnh là các quận.
Đến với Costa Rica ngày nay bạn sẽ thấy dân chúng ở đây rất miềm nở và hiếu khách. Hướng đi của quốc gia này là nhắm vào phát triển ngành du lịch, và bảo trì thiên nhiên, bởi vì họ không có những kĩ nghệ nặng và tài nguyên dồi dào… Nền kinh tế trước đây vào thế kỉ 19, 20 nhắm vào sản xuất càfé, cacao, chuối, nay thì trồng mía, dứa, xoài, chuối…
Costa Rica thuộc vùng nhiệt đới, Đông là biễn Carribian, Tây là Thái bình dương, và là vùng với những núi đồi trùng điệp và có nhiều núi phun lửa trong số đó một ít núi lửa như Arenal, Poas, Rincón hay Irazú hãy còn đoạt động. Khí hậu dễ chịu trung bình từ 19-23 độ C và chia thành 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4, và mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11.
Dân Costa Rica gồm hai sắc dân rõ rệt, đó là dân bản xứ thời tiên thuộc địa và dân Tây Ban Ba sang đây và thời thuộc địa và tiếp tục sinh sống ở đây. Ngoài ra vùng Limón còn có những người đến từ các hải đảo Carribean, và ngày nay có ít dân di cư người Ý, Trung hoa, và Phi luật tân…
Dân bản xứ địa phương tời tiền thuộc địa có tập tục, ngôn ngữ và văn hóa riêng. Ngày nay họ vẫn sống trong những khu vực riêng biệt dành riêng cho họ. Trong số này người Chorotegas là đặc biệt, dấu tích lịch sử lâu đời của họ còn lưu lại ở vùng Guayabo ở Cartago và Turrialba. Điểm đặc biệt nhất là họ lưu lại những khối đá lớn hình tròn cân đối, mà cho đến nay người ta vẫn không biết đích xác những quả đá tròn này có công dụng hay dung cho mục đích gì.
Biến cố hình thành niềm tự hào quốc gia
Tuy dù Costa Rica được độc lập từ năm 1821, nhưng không có biến chuyển gì quan trọng cho mãi tới 1856 khi một nhà mạo hiểm người Mỹ William Walker cùng đoàn quân viễn chinh qua ngả Nicaragua muốn thôn tính và xâm lăng Costa Rica, nên đã tạo nên làn sóng quốc gia do Tổng thống đương kim bấy giờ là Rafael Mora lãnh đạo. Họ đã chiến thắng quân xâm lăng tại Hacienda Sanra Rosa. Liền sau đó dân chúng ý thức tinh thần dân tộc cao độ và xây dựng nền văn hóa và độc lập cho tới ngày nay.
Sau chiến thắng dân chúng Costa Rica ý thức về nền dân chủ của mình một cách sâu xa, nên đã quyết định quyền bầu cử của người dân là quyền thiêng liêng và cần phải duy trì một xã hội dân chủ thực sư. Song song với quyền bầu cử là quyền lợi giáo dục của mọi công dân được khai triển. Giáo dục trẻ em và thành thiếu niên miễn phí vàv bắt buộc khởi đi từ năm 1869. Từ đó hình thành môt nền giáo dục và xã hội đích thực hầu thăng tiến nếp sống của dân chúng.
Từ năm 1850 trở đi nền kinh tế thay đổi: xuất cảng hoa, cây cảnh, xoài, dứa, và hoa trái nhiệt đới.
Đây cũng chính là thời kì phát triển kính tế vàng son của người Costa Rica. Nhờ vào việc trồng càfé và xuất cảng mạnh sang thị trường Âu châu nên mức sống kính tế của dân được nâng cao và bảo đàm. Cũng chính nhờ tiền bạc dư giả do việc xuất càng café mà chính quyền có thể xây cất một nhà hát lớn với kiến trúc bề thế, tiêu biểu văn hóa và sức sống mới của Costa Rica. Nhà hát lớn tại San José được xây dừng vào năm 1897 đã trở thành biểu tương kinh tế và văn hóa cho đến nay.
Từ 1940 đến năm 1945 là giai đoạn quyết định quan trọng với chính sách cải tổ xã hội cho tổng thống Rafael Ángel Calderon đưa ra, mở đầu một khúc quanh lịch sử cho nền an sinh xã hội của dân chúng. Tiếp đến có cuộc nội chiến ngắn, nhưng rồi nền dân chủ thực sự được tái lập và Costa Rica minh định con đường phát triển tương lai: dân chủ đích thực và bắt đầ bãi bỏ quân đội vào năm 1948.
Xem ra xã hội ở đây không giống các quốc gia Trung và Nam Mỹ vì không có sự xa cách quá lớn giữa người giầu và nghèo, vì người giai cấp trung lưu là đa số. Đại đa số dân chúng cảm thấy mình đồng hàng với người bên cạnh.
Về mặt văn hóa người Costa Rica ngày từ thời Columbus đến nay chịu ảnh hưởng sâu rộng Tây ban nha từ kiến trúc, ngôn ngữ tới tôn giáo theo Âu châu. Tuy vậy một sự kiện không chối cãi được là ngày nay giới trẻ đang bị ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa phương Bắc đến từ Mỹ quốc: từ cách ăn mặc, đồ dung, thương mại, siêu thị, cho đến ngôn ngữ và lối sống.
Một cái nhìn chung thì người Costa Rica hay Ticos có lối sống giản dị, hiếu khách, vui cười, không bon chen. Họ hãnh diện là dân của một quốc gia thành bình va dân chủ tuyệt đối với một truyền thống đạo đức lâu đời.
Sắp sửa từ gĩa Costa Rica mà trong lòng chất chứa bao niềm vui và nỗi nhớ tràn đầy sau một hành trình dài và kính nghiệm sống động. Vui mừng được thăm viếng một quốc gia nơi dân chúng có đời sống an cư lạc nghiệp, chính quyền rất thương dân và chăm sóc tận tình cho nhu cầu của người dân dù họ sinh sống tại những vùng sâu vùng xa. Vui vì có những cuối tuần được chia sẻ cuộc sống của vị Khâm Sứ Tòa Thán tại thủ đô San José và được biết dân chúng ơ đây rất kính trọng và kính mến một người con đất Việt đang mang trọng trách cho Giáo Hội. Vui vì những kính nghiệm mục vụ và truyền giáo rất thực tiễn tại một quốc gia tuy tân tiến nhưng vẫn còn có những cơ hội mục vụ đang được phát triển đáp ứng nhu cầu cụ thể… Tất cả những con người, những nơi chốn và những công tác trao đổi mục vụ mà chúng tôi có dịp trải nghiệm đã là những kỉ niệm khó quên trong chuyến hành trình cũng rất đặc biệt vừa qua.
Điểm đặc biệt và quan trọng nhất là người dân Costa Rica có một đức tin rất chân thành và cởi mở. Họ lại được sống trong một quốc gia mà chính quyền luôn hãnh diện là một quốc gia có truyền thống Công giáo lâu đời và luôn sẵn sàng bảo vệ, nâng đỡ và duy trì di sản tinh thần và văn hóa cao qúy này.
Thiên nhiên ưu đãi Coata Rica với nhiều hệ thống sinh thái thiên nhiên: rừng nhiệt đới với nhiều loại cây khác nhau, hoa thiên nhiên, nhất là các loài hoa lan., rừng cây nhiệt đới, rừng cây cao mây phủ, rừng đất bằng, và rừng tràm nước mặn. Rừng chiếm 35% diện tích đất đai và chính quyền quan tâm đặc biệt việc bảo vệ sinh thái thiên nhiên. Có rất nhiều rừng và công viên quốc gia cũng như các vùng bảo vệ hệ thống sinh vật biển.
Với diện tích đất chỉ bằng 0.01% bề mặt trái đất, nhưng Costa Rica tồn tích và nuôi sống đến 4% tất cả các loài sinh vật trên thế giới. Có đến 500.000 loài sinh vật sống tại quốc gia này. Thêm vào đó có nhiều loài hoa, nhiều loài bò sát, các loại chim, bươm bướm…
Đại Vương cung thánh đường Nuestra Señora de los Ángeles
Ngày nay ai đến thăm Costa Rica cũng đều đến kính viếng Đức Mẹ tại trung tâm hành hương quốc gia nhà thờ Nuestra Señora de los Ángeles (Đức Bà các Thiên Thần) tại thành Cartago. Đại Vương cung thánh đường Nuestra Señora de Los Ángeles là thánh đường quốc gia của Costa Rica. Thánh đường ờ ngay trung tâm thành phố Cartago và được cung hiến cho Đức Trinh Nữ các Thiên Thần.
Thánh đường nguyên thủy được xây cất năm 1639 và sau đó nhà thờ bị phá hủy một phần vì động đất. Tiếp đến được trùng tu nhiều lần. Nhà thờ có lối kiến trúc đặc biệt thời thuộc địa Tây Ban Nha, được thiết kế cách hài hòa với kiến trúc kiểu Byzantine vào thế kỉ 19.
Trong nhà thờ có tượng Đức Trinh Nữ Maria bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, mà sự tích rất lạ lùng về tượng nhỏ bé này đã được cô gái quê tìm thấy trên một tảng đá và chính tại địa điểm này Vương cung thánh đường hiện tại đã được xây dựng lên để cung hiến cho Đức Mẹ.
Truyện kể rằng một em gái quê đã tìm thấy một tượng nhỏ bé bằng đá đen trên một tảng đá và đem về nhà. Sáng ngày hôm sau thì không thấy tượng nữa và khi ra lại chỗ tảng đá kia thì lại thấy bức tượng nằm trên đó. Em liền đưa tượng đến cho vị linh mục chính xứ và kể lại sự tích này. Linh mục đặt tượng trong một hộp nhỏ. Thế nhưng sáng hôm sau, linh mục cũng không thấy tượng còn trong hộp, nhưng khi đến lại tảng đá thì lại thấy bức tượng trên đó.
Trong thời gian xây dựng, thánh đường nhiều lần bị các cuộc động đất làm xập. Sau cùng khi có quyết định xây nhà thờ trên phần đất mà trước đây tìm ra tượng Đức Mẹ thì từ đó việc xây cất mới hoàn tất được.
Vì tượng Đức Mẹ có mầu đá đen nên cũng được gọi một cách trìu mến là tượng La Negrita (tượng đen bé nhỏ) và còn có tên là Reina de Cartago (Nữ vương thành Cartago). Bức tượng nguyên thủy được bảo trì trong một hộp bằng vàng đặt trong vương cung thánh đường. Một đạo luật chính thức của quốc gia công bố Đức Trinh Nữ các Thiên Thần là quan thầy chính thức của Costa Rica
Mỗi năm vào ngày 2.8 cử hành lễ quan thầy Đức Trinh Nữ các Thiên Thần thường có nhiều cuộc hành hương của giáo dân khắp nơi về đây kính viếng Đức Mẹ tại thánh đường Cartago. Có đến 2 triệu người về hành hương hằng năm, nghĩa là 50% toàn dân Costa Rica về với Mẹ. Nhiều người đã đi bộ 22 cây số cuối cùng trước khi đến Vương Cung Thánh Đường. Việc biểu dương đức tin di bộ, có khi qùi gối mà lướt đi, hay bò bằng tay và chân gọi là Romería để tỏ lòng hy sinh và thống hối.
Khi tới Vương Cung Thánh Đường Cartago, giáo dân thường rửa mặt bằng nước chảy ra từ dòng nước phát nguồn từ phiến đá trên đó đã tìm thấy tượng Mẹ. Họ cũng uống nước và lấy nước cho vào chai để đem vế nhà. Các nhà khoa học khi khảo sát nước này nói là nước tinh khiết và nước uống an toàn thoải mái, dù nước không cần hệ thống máy lọc hay hóa chất điều trị.
Tầng dước hầm nhà thờ là một bảo tàng viện trình bầy tên những người bị chết qua các cuộc thiên tai và chiến tranh. Một bức tường có chứa các huân chương của những chiến sĩ chết trong thế giới đại chiến thứ II. Nơi đây cũng giữ lại kỉ vật là những mề đay bằng bạc mà nhiều người khi được ơn lạ đã mang đến để cám ơn Mẹ.
Đời sống đạo và việc mục vụ cho dân chúng
Qua các cuộc tiếp xúc và qua kinh nghiệm sống tại đây chúng tôi thấy lòng đạo đức của dân chúng rất chân thành và đa phần còn giữ đạo sốt sắng. Vài tỉ dụ hiển nhiên minh chứng điều này: Trong mùa Chay ở phía trước nhà dân chúng hầu như nhà nào cũng trưng bầy một cây thánh giá nhỏ với chiếc khăn nhỏ mầu tím phủ ngang thánh giá để nhắc nhớ giáo dân tinh thần sám hối và cầu nguyện. Khi có dịp đứng trước một nhà thờ nào đó, bạn sẽ thấy đa số dân chúng đi qua nhà thờ đều làm dấu thánh gía trên mình. Vào ngày thứ Sáu tuần thánh, tất cả mọi cộng đoàn, họ lẻ, hay nhóm giáo dân sống đạo dù ở xa xôi, họ cũng long trọng cử hành Đàng Thánh Giá ngoài trời, có khi kéo dài đến 5 tiếng đồng hồ.
Ngoại trừ ở những thành phố lớn, còn đa phần các xứ đạo bao trùm một địa giới rất rộng lớn và thường năm trên các vùng đồi núi (Costa Rica có ít đồng bằng, nhiều rừng và núi đồi cao nguyên).Mỗi xứ đạo lại gồm nhiều họ lẻ như các giáo xứ ở các miền quê Việt Nam, trung bình là từ 6 đến 12 họ lẻ. Thường mỗi họ lẻ có nhà thờ riêng, và ờ những nơi xa xôi thì hàng tháng linh mục quản xứ chỉ đến cử hành thánh lễ một lần. Ở những cộng đoàn xa xôi như vậy, việc sinh hoạt đạo dức và giáo dục đức tin được trao cho các giáo lý viên phụ trách. Và đây chính là thành phần cốt cán của các xứ đạo.
Chúng tôi sống hơn một tháng trời tại một giáo xứ miền quê có 12 họ lẻ và được tân mắt chứng kiến và làm việc mục vụ với họ, nên cảm nhận được rằng là một linh mục ở đây điều tiên quyết là phải ý thức về vai trò của mình như một nhà truyền giáo, nghĩa là phải năng động, phải đi rất nhiều nơi, phải sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất thường xẩy đến... và chấp nhận rằng điều kiện và phưong tiện vật chất tuy là ở châu Mỹ, nhưng vẫn còn có nhiều hạn hẹp và thiếu thốn. Mỗi xứ đạo như vậy thường cũng chỉ có một linh mục, do vậy cuối tuần, các vị phải dấn thân đi rất nhiều nơi xa xôi torng công tác mục vụ, và đường đi không phài dễ dàng, thường con đường vẫn chưa được trải nhựa và lên đèo xuống thác.
Chúng tôi hân hạnh được quen biết nhiều vị linh mục như vậy và thấy tất cả các ngài đều có tinh thần dấn thân cao độ, hết lòng vì đoàn chiên.
Có một điểm đặc biệt là mỗi tháng các linh mục trong hạt đều đến gặp gỡ với nhau một ngày và hàng tháng cũng có một ngày nhất định tất cà các linh mục trong giáo giáo phận đều luôn phiên gặp gỡ nhau tại một giáo xứ và luôn luôn có giám mục hiện diện với họ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng và truyện trò, thông cảm và ăn uống chung với nhau. Tham dự những cuộc họp như thế này mới cảm nhận được đây chính là nguồn hỗ trợ tinh thần rất cần thiết cho việc mục vụ chung và như điễm tực hun đúc lại tình thân ái tương thân tương trợ.
Costa Rica điểm đến của những người yêu thiên nhiên và du lịch sinh thái
Costa Rica quốc gia nhỏ bé tại Trung Mỹ Châu chỉ có 4 triệu dân và diện tích trên 50.000 cây số vuông, và hãy còn đang trên đường phát triển, nhưng lại là quốc gia còn ghi sâu đậm di tích thời thuộc địa Tây Ban Nha với những nhà thờ cổ, những tập quán, phong tục và dòng giống người Tây Ban Nha nguyên vẹn. Một số dân các bộ lạc người bản xứ thời tiền thuộc địa hãy còn sinh sống trong những khu riêng biệt dành cho họ.
Lịch sử Costa Rica có thể được ghi dấu vào ngày 18.3.1502 trong chuyến hành trình thứ 4 và cũng là cuối cùng Christopher Columbus đáp tầu xuống hòn đảo nhỏ ở Limón và đặt tên là “La Uvita” (Hoa Lan). Trong những năm đầu khi người Tây Ban Nha tới đây họ đi thám hiễm và bờ đại dương phía Đông và phí Tây, nhưng không tìm thấy vàng nên không mấy quan tâm. Đến chuyến thám hiểm làn 2 vào năm 1561 dưới sự lãnh đạo của Juan de Caballón thì họ triệt hạ thễ chế bộ lạc địa phương, bãi nhiệm chế độ tộc trưởng của người Caciqués. Juan Vasquez de Coronado lập thành Cartago vào năm 1562 và tuyên bố là quan toàn quyền “tình Costa Rica”.
Những năm sau đó vì số người bản xứ ít ỏi không cung ứng đủ nhu cầu nhân công cho thuộc địa và vì không tìm thấy vàng như mong ước, nên thuộc địa Costa Rica hầu như bị ngai vàng Tây ban nha ch rơi vào quên lãng. Nhưng người Tây Ban Nha lưu lại ở xứ này bắt buộc phải tự canh tác đễ mưu sinh, do đó tình cảnh của người Costa cũng khác hẳn với các nước láng diềng tại Trung Mỹ khi mà người dân bản xứ bị bóc lột cho việc khai thác của dân đô hộ.
Ngày nay Costa Rica là quốc gia dân chủ với hiến pháp từ năm 1949 với 3 ngành lập pháp, hành pháp và luật pháp biệt lập, Quốc gia được chia thành 7 tỉnh, dưới tỉnh là các quận.
Đến với Costa Rica ngày nay bạn sẽ thấy dân chúng ở đây rất miềm nở và hiếu khách. Hướng đi của quốc gia này là nhắm vào phát triển ngành du lịch, và bảo trì thiên nhiên, bởi vì họ không có những kĩ nghệ nặng và tài nguyên dồi dào… Nền kinh tế trước đây vào thế kỉ 19, 20 nhắm vào sản xuất càfé, cacao, chuối, nay thì trồng mía, dứa, xoài, chuối…
Costa Rica thuộc vùng nhiệt đới, Đông là biễn Carribian, Tây là Thái bình dương, và là vùng với những núi đồi trùng điệp và có nhiều núi phun lửa trong số đó một ít núi lửa như Arenal, Poas, Rincón hay Irazú hãy còn đoạt động. Khí hậu dễ chịu trung bình từ 19-23 độ C và chia thành 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4, và mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11.
Dân Costa Rica gồm hai sắc dân rõ rệt, đó là dân bản xứ thời tiên thuộc địa và dân Tây Ban Ba sang đây và thời thuộc địa và tiếp tục sinh sống ở đây. Ngoài ra vùng Limón còn có những người đến từ các hải đảo Carribean, và ngày nay có ít dân di cư người Ý, Trung hoa, và Phi luật tân…
Dân bản xứ địa phương tời tiền thuộc địa có tập tục, ngôn ngữ và văn hóa riêng. Ngày nay họ vẫn sống trong những khu vực riêng biệt dành riêng cho họ. Trong số này người Chorotegas là đặc biệt, dấu tích lịch sử lâu đời của họ còn lưu lại ở vùng Guayabo ở Cartago và Turrialba. Điểm đặc biệt nhất là họ lưu lại những khối đá lớn hình tròn cân đối, mà cho đến nay người ta vẫn không biết đích xác những quả đá tròn này có công dụng hay dung cho mục đích gì.
Biến cố hình thành niềm tự hào quốc gia
Tuy dù Costa Rica được độc lập từ năm 1821, nhưng không có biến chuyển gì quan trọng cho mãi tới 1856 khi một nhà mạo hiểm người Mỹ William Walker cùng đoàn quân viễn chinh qua ngả Nicaragua muốn thôn tính và xâm lăng Costa Rica, nên đã tạo nên làn sóng quốc gia do Tổng thống đương kim bấy giờ là Rafael Mora lãnh đạo. Họ đã chiến thắng quân xâm lăng tại Hacienda Sanra Rosa. Liền sau đó dân chúng ý thức tinh thần dân tộc cao độ và xây dựng nền văn hóa và độc lập cho tới ngày nay.
Sau chiến thắng dân chúng Costa Rica ý thức về nền dân chủ của mình một cách sâu xa, nên đã quyết định quyền bầu cử của người dân là quyền thiêng liêng và cần phải duy trì một xã hội dân chủ thực sư. Song song với quyền bầu cử là quyền lợi giáo dục của mọi công dân được khai triển. Giáo dục trẻ em và thành thiếu niên miễn phí vàv bắt buộc khởi đi từ năm 1869. Từ đó hình thành môt nền giáo dục và xã hội đích thực hầu thăng tiến nếp sống của dân chúng.
Từ năm 1850 trở đi nền kinh tế thay đổi: xuất cảng hoa, cây cảnh, xoài, dứa, và hoa trái nhiệt đới.
Đây cũng chính là thời kì phát triển kính tế vàng son của người Costa Rica. Nhờ vào việc trồng càfé và xuất cảng mạnh sang thị trường Âu châu nên mức sống kính tế của dân được nâng cao và bảo đàm. Cũng chính nhờ tiền bạc dư giả do việc xuất càng café mà chính quyền có thể xây cất một nhà hát lớn với kiến trúc bề thế, tiêu biểu văn hóa và sức sống mới của Costa Rica. Nhà hát lớn tại San José được xây dừng vào năm 1897 đã trở thành biểu tương kinh tế và văn hóa cho đến nay.
Từ 1940 đến năm 1945 là giai đoạn quyết định quan trọng với chính sách cải tổ xã hội cho tổng thống Rafael Ángel Calderon đưa ra, mở đầu một khúc quanh lịch sử cho nền an sinh xã hội của dân chúng. Tiếp đến có cuộc nội chiến ngắn, nhưng rồi nền dân chủ thực sự được tái lập và Costa Rica minh định con đường phát triển tương lai: dân chủ đích thực và bắt đầ bãi bỏ quân đội vào năm 1948.
Xem ra xã hội ở đây không giống các quốc gia Trung và Nam Mỹ vì không có sự xa cách quá lớn giữa người giầu và nghèo, vì người giai cấp trung lưu là đa số. Đại đa số dân chúng cảm thấy mình đồng hàng với người bên cạnh.
Về mặt văn hóa người Costa Rica ngày từ thời Columbus đến nay chịu ảnh hưởng sâu rộng Tây ban nha từ kiến trúc, ngôn ngữ tới tôn giáo theo Âu châu. Tuy vậy một sự kiện không chối cãi được là ngày nay giới trẻ đang bị ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa phương Bắc đến từ Mỹ quốc: từ cách ăn mặc, đồ dung, thương mại, siêu thị, cho đến ngôn ngữ và lối sống.
Một cái nhìn chung thì người Costa Rica hay Ticos có lối sống giản dị, hiếu khách, vui cười, không bon chen. Họ hãnh diện là dân của một quốc gia thành bình va dân chủ tuyệt đối với một truyền thống đạo đức lâu đời.
Sắp sửa từ gĩa Costa Rica mà trong lòng chất chứa bao niềm vui và nỗi nhớ tràn đầy sau một hành trình dài và kính nghiệm sống động. Vui mừng được thăm viếng một quốc gia nơi dân chúng có đời sống an cư lạc nghiệp, chính quyền rất thương dân và chăm sóc tận tình cho nhu cầu của người dân dù họ sinh sống tại những vùng sâu vùng xa. Vui vì có những cuối tuần được chia sẻ cuộc sống của vị Khâm Sứ Tòa Thán tại thủ đô San José và được biết dân chúng ơ đây rất kính trọng và kính mến một người con đất Việt đang mang trọng trách cho Giáo Hội. Vui vì những kính nghiệm mục vụ và truyền giáo rất thực tiễn tại một quốc gia tuy tân tiến nhưng vẫn còn có những cơ hội mục vụ đang được phát triển đáp ứng nhu cầu cụ thể… Tất cả những con người, những nơi chốn và những công tác trao đổi mục vụ mà chúng tôi có dịp trải nghiệm đã là những kỉ niệm khó quên trong chuyến hành trình cũng rất đặc biệt vừa qua.
Tâm thư truyền giáo gửi các Linh Mục Tu Sĩ đang phục vụ tại vùng Á Châu Thái Bình Dương
Lm PM Nguyễn Hữu Hiền
08:11 19/04/2010
Tâm Thư Truyền Giáo ”Lạy Cha, xin cho chúng được hiệp nhất nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha” (Gio 17,21).
Kính gửi quý anh em Linh mục Tu sĩ Việt Nam đang phục vụ tại Á Châu Thái Bình Dương.
Kính thưa quý anh em,
Nhân dịp Năm Thánh Linh Mục (2009-2010), với tinh thần hiệp nhất trong cùng một Chúa, một đức tin, một Giáo Hội, chúng tôi, những Linh mục Việt Nam đang phục vụ truyền giáo tại Nhật Bản, Đài Loan và Solomon đã có những ngày hội ngộ tại Osaka, Nhật Bản, từ ngày 12 đến 16 tháng 4 năm 2010, để cùng cầu nguyện, chia sẻ, thông cảm và nâng đỡ nhau giữ vững đức tin, trung thành với Chúa và với Giáo hội, nhiệt tâm rao truyền Tin Mừng cho khắp muôn dân qua những công tác mục vụ và hoạt động bác ái xã hội phục vụ dân Chúa tại trần gian.
Qua cầu nguyện, chúng tôi muốn tìm đến Thánh Ý Chúa trong sứ mạng mà Chúa trao phó cho mỗi người như là chi thể trong Nhiệm Thể, và lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần đang tác động trong những công việc bác ái mà chúng tôi đang phục vụ.
Qua chia sẻ, chúng tôi cảm thông và nâng đỡ nhau trong những công việc khó khăn vất vả mà những anh em Linh mục đang gặp phải trong khi phục vụ cho những bộ lạc tại Solomon, cho những người vô gia cư, hay cho những nạn nhân của những tệ nạn xã hội... Chúng tôi cũng vui mừng và được khích lệ khi nhìn thấy những thành quả tốt đẹp đã gặt hái được trong các công việc mục vụ hay trong những hoạt động bác ái xã hội của những anh em Linh mục đang hăng say dấn thân phục vụ trong nhiều lãnh vực khác nhau.
Qua những ngày họp mặt, anh em Linh mục chúng tôi cũng mong ước những hạt giống đức tin mà chúng ta đã có được ở Việt Nam cũng sẽ được gieo vãi và nẩy nở khắp mọi nơi. Chúng tôi mong ước được liên kết với nhau, không những giữa anh em linh mục tại Nhật Bản, Đài Loan, Solomon, mà còn với những anh em Linh mục Tu sĩ khác trong vùng Á Châu Thái Bình Dương. Chúng tôi hy vọng rằng trong một tương lai rất gần tất cả những anh em Linh mục Tu sĩ chúng ta tại Á Châu Thái Bình Dương có thể họp mặt với nhau trong tinh thần yêu thương như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. (Gio 15,12)
Nguyện xin Đức Mẹ Lavang là Mẹ của Chúa Cứu Thế cũng là Mẹ của Giáo Hội Việt Nam luôn cầu bầu cho tất cả anh em Linh mục Tu sĩ chúng ta, gìn giữ chúng ta luôn sống trung thành với ơn gọi đời đời mà Chúa đã ban tặng cho chúng ta.
Mến chào thân ái trong Đức Kitô, Chúa chúng ta.
Osaka, ngày 16 tháng 4 năm 2010
Toàn thể anh em Linh mục Tu sĩ tham dự kỳ họp mặt đồng ký tên:
1. Lm Nguyễn Hữu Hiến, Giáo phận Tokyo, Nhật Bản
2. Lm Ngô Quang Định, Giáo phận Tokyo, Nhật Bản
3. Lm Cao Sơn Thân, Dòng Tên, Nhật Bản
4. Lm Hoàng Minh Mẫn, Dòng Ngôi Lời, Nhật Bản
5. Thầy Bùi Minh Giảng, Giám Tỉnh Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu, Nhật Bản
6. Lm Lưu Vĩnh Cửu, Giáo phận Osaka, Nhật Bản
7. Lm Phạm Minh Anh, Giáo phận Kagoshima, Nhật Bản
8. Lm Phan Tiến Dũng, Giáo phận Kagoshima, Nhật Bản
9. Lm Nguyễn Hồng Tâm, Giáo phận Kagoshima, Nhật Bản
10. Lm Phạm Văn Chế, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
11. Lm Bùi Đức Dũng, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
12. Lm Phan Đình Hoài, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
13. Lm Phạm Văn Huyền, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
14. Lm Nguyễn Đức Tiến, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
15. Lm Dương Quốc Tiến, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
16. Lm Dương Trung Tín, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
17. Lm Nguyễn Hoàn Vũ, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
18. Lm Nguyễn Minh Lập, Dòng Salesio Dong Bosco, Solomon
19. Lm Nguyễn Ngọc Điệp, Giáo phận Đài Bắc, Đài Loan
20. Lm Phạm Minh Sơn, Giáo phận Đài Bắc, Đài Loan
21. Lm Nguyễn Trí Tài, Giáo phận Đài Bắc, Đài Loan
22. Lm Trần Trí Tuệ, Giáo phận Tân Trúc, Đài Loan
23. Lm Trương Văn Phúc, Giáo phận Tân Trúc, Đài Loan
24. Lm Nguyễn Văn Dụ, Giáo phận Đài Trung, Đài Loan
25. Lm Vũ Đình Thôn, Giáo phận Gia Nghĩa, Đài Loan
26. Lm Nguyễn Linh Ghi, Giáo phận Gia Nghĩa, Đài Loan
27. Lm Đoàn Thái Bình, Giáo phận Hoa Liên, Đài Loan
28. Lm Bùi Quang Bình, Giáo phận Cao Hùng, Đài Loan
29. Lm Hồ Văn Khẩn, Dòng Gioan Tẩy Giả, Đài Loan
30. Lm Nguyễn Cao Trí, Dòng Gioan Tẩy Giả, Đài Loan
31. Lm Hoàng Công Vũ, Dòng Gioan Tẩy Giả, Đài Loan
32. Lm Phan Châu Tuấn, Dòng Gioan Tẩy Giả, Đài Loan
33. Lm Nguyễn Văn Hùng, Dòng Columban, Đài Loan
Ghi chú: - Sau những ngày họp mặt, để tiện bề liên lạc, hiệp nhất và dễ dàng tiếp tục nâng đỡ hợp tác với nhau, anh em Linh mục chúng tôi đã biểu quyết đồng ý thành lập Liên Hội Linh Mục Tu Sĩ Việt Nam tại Á Châu Thái Bình Dương. Chúng tôi hân hoan kính mời quý anh em Linh mục Tu sĩ tại các quốc gia khác cùng tham gia. Xin quý anh em cho chúng tôi biết ý kiến:
1) Quý anh em có đồng ý tham gia Liên Hội Linh Mục Tu Sĩ Việt Nam tại Á Châu Thái Bình Dương không?
2) Nếu lần tới có kỳ họp mặt tương tự tại một quốc gia nào đó, quý anh em có đồng ý tham dự không?
Xin quý anh em gửi câu trả lời của quý anh em cho chúng tôi, kèm theo địa chỉ hay tên của quốc gia mà quý anh em đang phục vụ. Xin e-mail về địa chỉ email: pmhuuhienjp@yahoo.com P.M. Nguyen Huu Hien Meguro Catholic Church 4-6-22 Kamiosaki Shinagawa-Ku, Tokyo Japan 141-0021 email: pmhuuhienjp@yahoo.com
Kính gửi quý anh em Linh mục Tu sĩ Việt Nam đang phục vụ tại Á Châu Thái Bình Dương.
Kính thưa quý anh em,
Nhân dịp Năm Thánh Linh Mục (2009-2010), với tinh thần hiệp nhất trong cùng một Chúa, một đức tin, một Giáo Hội, chúng tôi, những Linh mục Việt Nam đang phục vụ truyền giáo tại Nhật Bản, Đài Loan và Solomon đã có những ngày hội ngộ tại Osaka, Nhật Bản, từ ngày 12 đến 16 tháng 4 năm 2010, để cùng cầu nguyện, chia sẻ, thông cảm và nâng đỡ nhau giữ vững đức tin, trung thành với Chúa và với Giáo hội, nhiệt tâm rao truyền Tin Mừng cho khắp muôn dân qua những công tác mục vụ và hoạt động bác ái xã hội phục vụ dân Chúa tại trần gian.
Qua cầu nguyện, chúng tôi muốn tìm đến Thánh Ý Chúa trong sứ mạng mà Chúa trao phó cho mỗi người như là chi thể trong Nhiệm Thể, và lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần đang tác động trong những công việc bác ái mà chúng tôi đang phục vụ.
Qua chia sẻ, chúng tôi cảm thông và nâng đỡ nhau trong những công việc khó khăn vất vả mà những anh em Linh mục đang gặp phải trong khi phục vụ cho những bộ lạc tại Solomon, cho những người vô gia cư, hay cho những nạn nhân của những tệ nạn xã hội... Chúng tôi cũng vui mừng và được khích lệ khi nhìn thấy những thành quả tốt đẹp đã gặt hái được trong các công việc mục vụ hay trong những hoạt động bác ái xã hội của những anh em Linh mục đang hăng say dấn thân phục vụ trong nhiều lãnh vực khác nhau.
Qua những ngày họp mặt, anh em Linh mục chúng tôi cũng mong ước những hạt giống đức tin mà chúng ta đã có được ở Việt Nam cũng sẽ được gieo vãi và nẩy nở khắp mọi nơi. Chúng tôi mong ước được liên kết với nhau, không những giữa anh em linh mục tại Nhật Bản, Đài Loan, Solomon, mà còn với những anh em Linh mục Tu sĩ khác trong vùng Á Châu Thái Bình Dương. Chúng tôi hy vọng rằng trong một tương lai rất gần tất cả những anh em Linh mục Tu sĩ chúng ta tại Á Châu Thái Bình Dương có thể họp mặt với nhau trong tinh thần yêu thương như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. (Gio 15,12)
Nguyện xin Đức Mẹ Lavang là Mẹ của Chúa Cứu Thế cũng là Mẹ của Giáo Hội Việt Nam luôn cầu bầu cho tất cả anh em Linh mục Tu sĩ chúng ta, gìn giữ chúng ta luôn sống trung thành với ơn gọi đời đời mà Chúa đã ban tặng cho chúng ta.
Mến chào thân ái trong Đức Kitô, Chúa chúng ta.
Osaka, ngày 16 tháng 4 năm 2010
Toàn thể anh em Linh mục Tu sĩ tham dự kỳ họp mặt đồng ký tên:
1. Lm Nguyễn Hữu Hiến, Giáo phận Tokyo, Nhật Bản
2. Lm Ngô Quang Định, Giáo phận Tokyo, Nhật Bản
3. Lm Cao Sơn Thân, Dòng Tên, Nhật Bản
4. Lm Hoàng Minh Mẫn, Dòng Ngôi Lời, Nhật Bản
5. Thầy Bùi Minh Giảng, Giám Tỉnh Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu, Nhật Bản
6. Lm Lưu Vĩnh Cửu, Giáo phận Osaka, Nhật Bản
7. Lm Phạm Minh Anh, Giáo phận Kagoshima, Nhật Bản
8. Lm Phan Tiến Dũng, Giáo phận Kagoshima, Nhật Bản
9. Lm Nguyễn Hồng Tâm, Giáo phận Kagoshima, Nhật Bản
10. Lm Phạm Văn Chế, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
11. Lm Bùi Đức Dũng, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
12. Lm Phan Đình Hoài, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
13. Lm Phạm Văn Huyền, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
14. Lm Nguyễn Đức Tiến, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
15. Lm Dương Quốc Tiến, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
16. Lm Dương Trung Tín, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
17. Lm Nguyễn Hoàn Vũ, Giáo phận Naha, Okinawa, Nhật Bản
18. Lm Nguyễn Minh Lập, Dòng Salesio Dong Bosco, Solomon
19. Lm Nguyễn Ngọc Điệp, Giáo phận Đài Bắc, Đài Loan
20. Lm Phạm Minh Sơn, Giáo phận Đài Bắc, Đài Loan
21. Lm Nguyễn Trí Tài, Giáo phận Đài Bắc, Đài Loan
22. Lm Trần Trí Tuệ, Giáo phận Tân Trúc, Đài Loan
23. Lm Trương Văn Phúc, Giáo phận Tân Trúc, Đài Loan
24. Lm Nguyễn Văn Dụ, Giáo phận Đài Trung, Đài Loan
25. Lm Vũ Đình Thôn, Giáo phận Gia Nghĩa, Đài Loan
26. Lm Nguyễn Linh Ghi, Giáo phận Gia Nghĩa, Đài Loan
27. Lm Đoàn Thái Bình, Giáo phận Hoa Liên, Đài Loan
28. Lm Bùi Quang Bình, Giáo phận Cao Hùng, Đài Loan
29. Lm Hồ Văn Khẩn, Dòng Gioan Tẩy Giả, Đài Loan
30. Lm Nguyễn Cao Trí, Dòng Gioan Tẩy Giả, Đài Loan
31. Lm Hoàng Công Vũ, Dòng Gioan Tẩy Giả, Đài Loan
32. Lm Phan Châu Tuấn, Dòng Gioan Tẩy Giả, Đài Loan
33. Lm Nguyễn Văn Hùng, Dòng Columban, Đài Loan
Ghi chú: - Sau những ngày họp mặt, để tiện bề liên lạc, hiệp nhất và dễ dàng tiếp tục nâng đỡ hợp tác với nhau, anh em Linh mục chúng tôi đã biểu quyết đồng ý thành lập Liên Hội Linh Mục Tu Sĩ Việt Nam tại Á Châu Thái Bình Dương. Chúng tôi hân hoan kính mời quý anh em Linh mục Tu sĩ tại các quốc gia khác cùng tham gia. Xin quý anh em cho chúng tôi biết ý kiến:
1) Quý anh em có đồng ý tham gia Liên Hội Linh Mục Tu Sĩ Việt Nam tại Á Châu Thái Bình Dương không?
2) Nếu lần tới có kỳ họp mặt tương tự tại một quốc gia nào đó, quý anh em có đồng ý tham dự không?
Xin quý anh em gửi câu trả lời của quý anh em cho chúng tôi, kèm theo địa chỉ hay tên của quốc gia mà quý anh em đang phục vụ. Xin e-mail về địa chỉ email: pmhuuhienjp@yahoo.com P.M. Nguyen Huu Hien Meguro Catholic Church 4-6-22 Kamiosaki Shinagawa-Ku, Tokyo Japan 141-0021 email: pmhuuhienjp@yahoo.com
Vĩnh biệt người cha: LM Autinh Đoàn Cao Lý, S.J
GX Tam Hà
08:50 19/04/2010
TRONG NIỀM TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH: VĨNH BIỆT NGƯỜI CHA
Cộng đoàn dân Chúa GX TAM HÀ tin tưởng rằng Chúa sẽ dẫn đưa LM AUTINH Đoàn Cao LÝ SJ vào thiên đàng vì quá nhiều năm nhà dòng và cách riêng Cha đã đồng hành cùng giáo xứ qua bao năm tháng những lúc khó khăn nhất ngài luôn ở cùng GX và luôn giúp đở mọi người qua mọi công việc từ ngay khi Ngài về nhận trách nhiệm từ năm 1974 cho tới nay sau bao nhiêu năm giúp đỡ Gx mặc dù tuổi cao sức yếu nhà dòng và Ngài luôn đồng hành cùng Gx qua những thánh lễ cuối tuần
Xem hình tang lễ cha Đoàn Cao Lý
Ngay khi nhận được tin buồn cộng đồng dân Chúa GX ai cũng hỏi bao giờ GX tổ chức viếng xác và hầu như ai cũng hỏi là bao giờ an táng Ngài ? mấy giờ và ở đâu ?
Hôm nay trong tâm tình của một cộng đồng gồm có Cha GIUSE CHÁNH XỨ và đại diện toàn thể CỘNG ĐOÀN vì không thể tổ chức hết cho tất cả mọi người trong gx ngay thánh lễ chiều thứ bảy cả cộng đoàn đều thành tâm dâng lễ và cầu nguyện cho Ngài sớm được hưởng phúc nơi quê trời nhất là trong năm thánh này, cậy vì đức tính của Người qua những năm tháng làm việc trong nhà dòng và phục vụ trong GX, Chúa sẽ tha bớt phần nào đó có thể khi ngài còn ở nơi thế gian này đã lỗi phạm cùng Chúa
Lúc này đây đại diện cộng đoàn GX và Cha chánh xứ GIUSE đến chia buồn phúng viếng và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Ngài tại nhà Tỉnh của dòng nơi hiện đang quàn linh cửu của Ngài, cả một cộng đoàn đều nghẹn ngào, không thể nói lên được lời khi chính LM GIUSE chánh xứ chia sẻ trong phần phụng vụ của thánh lễ cầu nguyện, chỉ vì cách đây không lâu vì tâm tình của đoàn con trong Gx Ngài đã về cùng đồng tế để đáp lại thịnh tình mọi người nhân dịp thượng thọ 80 của Ngài
Trong phần đáp từ đại diện nhà dòng có nhắc lại sự giúp đỡ của GX Cho chính Cha AUTINH và cho nhà Dòng. Và còn nói là sự giúp đỡ của GX góp phần lớn cho sự tồn tại của nhà Dòng tại VN trong mục đích và lý tưởng phục vụ và cám ơn cộng đoàn trong tinh thần năm thánh linh mục của GHCG VN nhất là với đời sống thánh hiến của những người đã, đang và sẽ dâng mình cho Chúa
Ngay trong phần chia sẽ tin mừng LM GIUSE Chánh xứ TAM HÀ cũng một lần nữa cùng với đại diện HĐMV GX lên tiếng chia sẽ cùng cảm ơn rằng để nên một người con Chúa và là dân riêng của Chúa chúng ta đều cần nhau và mong muốn rằng trong tương lai và hiện nay GX và DÒNG TÊN VN luôn gắn bó và giúp nhau hiệp thông với nhau hơn trong con đường giúp nhau nên trọn lành
GX CHÚNG CON THA THIẾT CẦU XIN MỌI NGƯỜI LUÔN CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA CHO CHA ÂUTINH CHÓNG VỀ HƯỞNG THÁNH NHAN CHÚA. NGÀI SẼ CHUYỂN LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚNG CON GIÚP CHÚNG CON TRONG CÔNG VIỆC VÀ LUÔN BAN THIÊN SỨ CỦA NGÀI XUỐNG TRÊN CỘNG ĐOÀN DÒNG TÊN CŨNG NHƯ Ở CÙNG VÀ GIÚP ĐỠ CHÚNG CON BÂY GIỜ VÀ MÃI MÃI
Cộng đoàn dân Chúa GX TAM HÀ tin tưởng rằng Chúa sẽ dẫn đưa LM AUTINH Đoàn Cao LÝ SJ vào thiên đàng vì quá nhiều năm nhà dòng và cách riêng Cha đã đồng hành cùng giáo xứ qua bao năm tháng những lúc khó khăn nhất ngài luôn ở cùng GX và luôn giúp đở mọi người qua mọi công việc từ ngay khi Ngài về nhận trách nhiệm từ năm 1974 cho tới nay sau bao nhiêu năm giúp đỡ Gx mặc dù tuổi cao sức yếu nhà dòng và Ngài luôn đồng hành cùng Gx qua những thánh lễ cuối tuần
Xem hình tang lễ cha Đoàn Cao Lý
Ngay khi nhận được tin buồn cộng đồng dân Chúa GX ai cũng hỏi bao giờ GX tổ chức viếng xác và hầu như ai cũng hỏi là bao giờ an táng Ngài ? mấy giờ và ở đâu ?
Hôm nay trong tâm tình của một cộng đồng gồm có Cha GIUSE CHÁNH XỨ và đại diện toàn thể CỘNG ĐOÀN vì không thể tổ chức hết cho tất cả mọi người trong gx ngay thánh lễ chiều thứ bảy cả cộng đoàn đều thành tâm dâng lễ và cầu nguyện cho Ngài sớm được hưởng phúc nơi quê trời nhất là trong năm thánh này, cậy vì đức tính của Người qua những năm tháng làm việc trong nhà dòng và phục vụ trong GX, Chúa sẽ tha bớt phần nào đó có thể khi ngài còn ở nơi thế gian này đã lỗi phạm cùng Chúa
Lúc này đây đại diện cộng đoàn GX và Cha chánh xứ GIUSE đến chia buồn phúng viếng và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Ngài tại nhà Tỉnh của dòng nơi hiện đang quàn linh cửu của Ngài, cả một cộng đoàn đều nghẹn ngào, không thể nói lên được lời khi chính LM GIUSE chánh xứ chia sẻ trong phần phụng vụ của thánh lễ cầu nguyện, chỉ vì cách đây không lâu vì tâm tình của đoàn con trong Gx Ngài đã về cùng đồng tế để đáp lại thịnh tình mọi người nhân dịp thượng thọ 80 của Ngài
Trong phần đáp từ đại diện nhà dòng có nhắc lại sự giúp đỡ của GX Cho chính Cha AUTINH và cho nhà Dòng. Và còn nói là sự giúp đỡ của GX góp phần lớn cho sự tồn tại của nhà Dòng tại VN trong mục đích và lý tưởng phục vụ và cám ơn cộng đoàn trong tinh thần năm thánh linh mục của GHCG VN nhất là với đời sống thánh hiến của những người đã, đang và sẽ dâng mình cho Chúa
Ngay trong phần chia sẽ tin mừng LM GIUSE Chánh xứ TAM HÀ cũng một lần nữa cùng với đại diện HĐMV GX lên tiếng chia sẽ cùng cảm ơn rằng để nên một người con Chúa và là dân riêng của Chúa chúng ta đều cần nhau và mong muốn rằng trong tương lai và hiện nay GX và DÒNG TÊN VN luôn gắn bó và giúp nhau hiệp thông với nhau hơn trong con đường giúp nhau nên trọn lành
GX CHÚNG CON THA THIẾT CẦU XIN MỌI NGƯỜI LUÔN CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA CHO CHA ÂUTINH CHÓNG VỀ HƯỞNG THÁNH NHAN CHÚA. NGÀI SẼ CHUYỂN LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚNG CON GIÚP CHÚNG CON TRONG CÔNG VIỆC VÀ LUÔN BAN THIÊN SỨ CỦA NGÀI XUỐNG TRÊN CỘNG ĐOÀN DÒNG TÊN CŨNG NHƯ Ở CÙNG VÀ GIÚP ĐỠ CHÚNG CON BÂY GIỜ VÀ MÃI MÃI
Cao Niên Giáo Xứ Việt Nam Paris Hành Hương Ars theo vết chân Thánh Gioan Maria Vianne
Bùi Trọng Khang
12:50 19/04/2010
Cao Niên Giáo Xứ Việt Nam Paris Hành Hương Ars theo vết chân Thánh GIOAN MARIA VIANNE
Tạ ơn Chúa Giêsu Thánh Thể, Thánh Gia Thất, Các Thánh Quan Thày Quý Thiên Thần giữ mình đã đưa 100 vị cao niên GXVN Paris chúng con được đi hành hương Ars vui vẽ, bình an đến nơi về đến nhà; dù có nhiều vị tuổi cao ngoài 80 và nhiều vị chưa mấy tuổi nhưng nhiều thứ tật bệnh, có cả ông nội Tây lẫn bà ngoại đầm nữa. Thế mới lạ và vui !
Từ sáng sớm, các vị cao niên đã có mặt tại trạm Rer Port Royal/Paris để chờ 2 xe car đưa đi hành hương Ars-sur-Formans để kính viếng vị Quan Thày các linh mục toàn thế giới. Với vẽ mặt hớn hở vui tươi không mệt nhọc của tuổi già chồng chất, nóng lòng chờ đợi xe car đến trễ hơn dự định…nhưng không ta thán. Kinh nghiệm đời sống đã cho biết, quan hệ xã hội là thế đấy…lòng vị tha, nghĩ đến người khác…
Cũng may xe đến trễ…làm chìu lòng vài cụ, như cụ Tổng Đạt, không muốn làm phiền con cháu, dậy từ sớm đi xe đìện ngầm đến điểm hẹn, vì là hôm sau của ngày mới đình công xe lữa, nên métro vẫn còn bị gián đoạn, không như thường ngày. Âu Chúa quan phòng cho các cụ.
Hai xe car đã lặn lội tiến về vùng Lyon, miền Nam nước Pháp với gần 500 cây số đường dài, 14 giờ mới đến được xứ Ars xa xôi hẻo lánh Đúng giờ Cha Sách đã xin được nhà Nguyện để dâng Thánh lễ Chúa nhật thứ 3 Mùa Phục Sinh, nhưng mọi người mới bắt đầu đi bộ từ nơi xe đậu để đến Nhà Nguyện. Sau gần 7 giờ đồng hồ ngổi bó giò, nhưng cụ nào cũng hớn hở đi nhanh, đi lẹ để tham dự thánh lễ hầu sống chia sẽ với Giáo hội hoàn vũ trong Năm Linh Mục, và Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam, mặc dù đường phố Ars rất dốc, với các bực thang cao thấp không bằng nhau. Thế mà 14g30 thánh lễ đồng tế đã được cử hành ấm cúng dưới sự chủ tế của Cha T/U Giuse Đinh Đồng Thượng Sách và tài năng trẽ linh mục sinh viên Nguyễn Khắc Minh của giáo phận Cần Thơ đồng tế và chia sẽ Lời chúa.
Đến 15g45, thánh lễ đã hết với lời chúc: “Ra về Bình An” của Cha chủ tế…Nhưng hỡi ôi, lặn lội gần 500 cây số để đến được Ars mà cha “lão ông” chỉ cho các cụ có 45 phút để viếng các di tích lịch sử, các vật dụng thường ngày khi xưa của Cố Thánh nhân Ars. Cũng không ta thán! Lạy Chúa, chúng con xin vâng bằng lòng vậy. Lại một kinh nghiệm của đường đời. Thế là các cụ tiếp tục “chạy show” được bằng nào hay bằng ấy…Nào Vương Cung Thánh Đường, Chapelle du Coeur, (nơi có hài cốt “Quả Tim” của Thánh Nhân), Chapelle de la Providence: nơi đặt Mình Thánh Chúa ngày đêm như lòng ao ước của chính Thánh Nhân, Nhà Xứ của Ars khi xưa còn triển lãm Áo lễ, các vật dụng cá nhân, chiếc giường khi xưa đã bị quỹ dựng đứng lên, rồi đốt cháy cả mền lẫn rơm lót, cổ quan tài còn nguyên tấm trên và dưới ….Tòa Giải tội cũ…Nhà bếp nghèo nàn…
Cảm nghĩ cao niên nghe được qua cuộc hành hương Ars:
1/ Rõ rệt hai đời sống khác biệt của Thánh Nhân: Trong nhà tôi, tôi có quyền sống khó nghèo (Curé d’Ars).
2/ Gương chứng nhân hơn là lời nói của Thày dạy (Paul VI).
3/ Thánh Lễ là công trình của Thiên Chúa.
4/ Curé d’Ars, đã nghèo lại chơi sang, sắm đồ thờ phượng thứ đắc tiền. Mà đẹp thiệt! Với chủ đích giúp giáo dân dễ cầu nguyện.
5/ Tôi nhìn Chúa, Chúa nhìn tôi ! Không gì đẹp và chân thành hơn.
6/ Chiến thuật chống quỷ của Cha Thánh: coi khinh chúng, bình tĩnh không sợ hãi…cầu nguyện, phó thác, ngũ cho khỏe.
7/ Cha Thánh đã cho đi tất cả, không giữ lại cái gì cho mình.
Quả là Cha đã xây mà không có cất; và cũng không có cất, mà đem ra xây cho bằng hết. (Xây nhà Chúa quan phòng)
Cha luôn miệng nói: “Nhà thờ là nhà của Chúa, là nhà giáo dân cầu nguyện.”
Ông Cha nghèo mà luôn chơi sang !
Ngày hành hương “chớp nhoáng” 18/4 đã kết thúc với bao niềm tiếc nuối, nhưng cũng đã tạm đủ, đã đạt yêu cầu. Sống để chia sẽ, để cầu nguyện cho các linh mục đời đời của Chúa…
Thế mà 22g đêm, hai xe car đưa các cụ mới trỡ về đến Paris, Denfert -Rochereau. Cuộc hành trình hơn 900 cây số để có được một Thánh lễ nơi linh địa Ars, cũng như chỉ có 45 phút để kính viếng các di tích lịch sử; thế mà các cụ thấy vui làm sao, hạnh phúc dường nào…Chúng con yêu thương Chúa. Chúng con kính trọng và thờ lạy Chúa.
Hằng đêm chúng con cầu nguyện cho các linh mục đời đời của Chúa.
Xin Chúa thánh hóa các linh mục, để các Ngài làm tròn nhiệm vụ Chúa trao phó.
“Linh mục là người bị tấn công
Muốn như tôn giáo phải tiêu tùng…”
Tông đồ của Chúa, quà riêng Chúa
Có người đón nhận, kẻ coi không…
Xin cho linh mục mang nụ cười
Từ Tim Thánh Chúa đến muôn người
Tôi tớ niềm vui, hoa phúc lộc
Xuân trường bất tận suối ơn Trời.
Cung Chi
Lạy Cha Thánh Gioan Maria Vianne, xin nhậm lời chúng con cầu nguyện cho các linh mục được nên thánh như Ngài.
Xin cám ơn các anh chị Chuyên Gia Cao Niên đã góp phần vào việc tổ chức hành hương cho các vị cao niên. Đặc biệt Bé Bảo Kim đã thay mẹ Mộng-Hương thật tận tình, xuất sắc, còn ở VN không có máy bay về.
18/04/2010
Tạ ơn Chúa Giêsu Thánh Thể, Thánh Gia Thất, Các Thánh Quan Thày Quý Thiên Thần giữ mình đã đưa 100 vị cao niên GXVN Paris chúng con được đi hành hương Ars vui vẽ, bình an đến nơi về đến nhà; dù có nhiều vị tuổi cao ngoài 80 và nhiều vị chưa mấy tuổi nhưng nhiều thứ tật bệnh, có cả ông nội Tây lẫn bà ngoại đầm nữa. Thế mới lạ và vui !
Từ sáng sớm, các vị cao niên đã có mặt tại trạm Rer Port Royal/Paris để chờ 2 xe car đưa đi hành hương Ars-sur-Formans để kính viếng vị Quan Thày các linh mục toàn thế giới. Với vẽ mặt hớn hở vui tươi không mệt nhọc của tuổi già chồng chất, nóng lòng chờ đợi xe car đến trễ hơn dự định…nhưng không ta thán. Kinh nghiệm đời sống đã cho biết, quan hệ xã hội là thế đấy…lòng vị tha, nghĩ đến người khác…
Cũng may xe đến trễ…làm chìu lòng vài cụ, như cụ Tổng Đạt, không muốn làm phiền con cháu, dậy từ sớm đi xe đìện ngầm đến điểm hẹn, vì là hôm sau của ngày mới đình công xe lữa, nên métro vẫn còn bị gián đoạn, không như thường ngày. Âu Chúa quan phòng cho các cụ.
Hai xe car đã lặn lội tiến về vùng Lyon, miền Nam nước Pháp với gần 500 cây số đường dài, 14 giờ mới đến được xứ Ars xa xôi hẻo lánh Đúng giờ Cha Sách đã xin được nhà Nguyện để dâng Thánh lễ Chúa nhật thứ 3 Mùa Phục Sinh, nhưng mọi người mới bắt đầu đi bộ từ nơi xe đậu để đến Nhà Nguyện. Sau gần 7 giờ đồng hồ ngổi bó giò, nhưng cụ nào cũng hớn hở đi nhanh, đi lẹ để tham dự thánh lễ hầu sống chia sẽ với Giáo hội hoàn vũ trong Năm Linh Mục, và Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam, mặc dù đường phố Ars rất dốc, với các bực thang cao thấp không bằng nhau. Thế mà 14g30 thánh lễ đồng tế đã được cử hành ấm cúng dưới sự chủ tế của Cha T/U Giuse Đinh Đồng Thượng Sách và tài năng trẽ linh mục sinh viên Nguyễn Khắc Minh của giáo phận Cần Thơ đồng tế và chia sẽ Lời chúa.
Đến 15g45, thánh lễ đã hết với lời chúc: “Ra về Bình An” của Cha chủ tế…Nhưng hỡi ôi, lặn lội gần 500 cây số để đến được Ars mà cha “lão ông” chỉ cho các cụ có 45 phút để viếng các di tích lịch sử, các vật dụng thường ngày khi xưa của Cố Thánh nhân Ars. Cũng không ta thán! Lạy Chúa, chúng con xin vâng bằng lòng vậy. Lại một kinh nghiệm của đường đời. Thế là các cụ tiếp tục “chạy show” được bằng nào hay bằng ấy…Nào Vương Cung Thánh Đường, Chapelle du Coeur, (nơi có hài cốt “Quả Tim” của Thánh Nhân), Chapelle de la Providence: nơi đặt Mình Thánh Chúa ngày đêm như lòng ao ước của chính Thánh Nhân, Nhà Xứ của Ars khi xưa còn triển lãm Áo lễ, các vật dụng cá nhân, chiếc giường khi xưa đã bị quỹ dựng đứng lên, rồi đốt cháy cả mền lẫn rơm lót, cổ quan tài còn nguyên tấm trên và dưới ….Tòa Giải tội cũ…Nhà bếp nghèo nàn…
Cảm nghĩ cao niên nghe được qua cuộc hành hương Ars:
1/ Rõ rệt hai đời sống khác biệt của Thánh Nhân: Trong nhà tôi, tôi có quyền sống khó nghèo (Curé d’Ars).
2/ Gương chứng nhân hơn là lời nói của Thày dạy (Paul VI).
3/ Thánh Lễ là công trình của Thiên Chúa.
4/ Curé d’Ars, đã nghèo lại chơi sang, sắm đồ thờ phượng thứ đắc tiền. Mà đẹp thiệt! Với chủ đích giúp giáo dân dễ cầu nguyện.
5/ Tôi nhìn Chúa, Chúa nhìn tôi ! Không gì đẹp và chân thành hơn.
6/ Chiến thuật chống quỷ của Cha Thánh: coi khinh chúng, bình tĩnh không sợ hãi…cầu nguyện, phó thác, ngũ cho khỏe.
7/ Cha Thánh đã cho đi tất cả, không giữ lại cái gì cho mình.
Quả là Cha đã xây mà không có cất; và cũng không có cất, mà đem ra xây cho bằng hết. (Xây nhà Chúa quan phòng)
Cha luôn miệng nói: “Nhà thờ là nhà của Chúa, là nhà giáo dân cầu nguyện.”
Ông Cha nghèo mà luôn chơi sang !
Ngày hành hương “chớp nhoáng” 18/4 đã kết thúc với bao niềm tiếc nuối, nhưng cũng đã tạm đủ, đã đạt yêu cầu. Sống để chia sẽ, để cầu nguyện cho các linh mục đời đời của Chúa…
Thế mà 22g đêm, hai xe car đưa các cụ mới trỡ về đến Paris, Denfert -Rochereau. Cuộc hành trình hơn 900 cây số để có được một Thánh lễ nơi linh địa Ars, cũng như chỉ có 45 phút để kính viếng các di tích lịch sử; thế mà các cụ thấy vui làm sao, hạnh phúc dường nào…Chúng con yêu thương Chúa. Chúng con kính trọng và thờ lạy Chúa.
Hằng đêm chúng con cầu nguyện cho các linh mục đời đời của Chúa.
Xin Chúa thánh hóa các linh mục, để các Ngài làm tròn nhiệm vụ Chúa trao phó.
“Linh mục là người bị tấn công
Muốn như tôn giáo phải tiêu tùng…”
Tông đồ của Chúa, quà riêng Chúa
Có người đón nhận, kẻ coi không…
Xin cho linh mục mang nụ cười
Từ Tim Thánh Chúa đến muôn người
Tôi tớ niềm vui, hoa phúc lộc
Xuân trường bất tận suối ơn Trời.
Cung Chi
Lạy Cha Thánh Gioan Maria Vianne, xin nhậm lời chúng con cầu nguyện cho các linh mục được nên thánh như Ngài.
Xin cám ơn các anh chị Chuyên Gia Cao Niên đã góp phần vào việc tổ chức hành hương cho các vị cao niên. Đặc biệt Bé Bảo Kim đã thay mẹ Mộng-Hương thật tận tình, xuất sắc, còn ở VN không có máy bay về.
18/04/2010
Tâm tình về một người Anh trong Dòng vừa ra đi...
Lm. Giuse Nguyễn Công Đoan, S.J.
17:25 19/04/2010
Cha Giám Tỉnh và anh em thân yêu,
Chúa vừa gọi người tôi tớ trung thành Âu Tinh “Hãy vào hưỏng niềm vui của chủ ngươi”!
Chúng ta, những người còn lại, thấy Chúa đã khóet một lỗ hổng thật lớn trong Tỉnh Dòng, khiến chúng ta bàng hòang như người vừa mồ côi cả cha lẫn mẹ trong một ngày.
Cha Âu Tinh là người cha âm thầm như thánh Giuse, đã trông coi Mìền Dòng nhỏ bé suốt mười hai năm (1981-1993) trong tình trạng của thánh Gióp: mất hết nhà cửa, tài sản, tiền bạc; 9/30 anh em ở tù.
Cha Âu Tinh là người mẹ đã cưu mang, nuôi nấng, dạy dỗ 4/5 số anh em trong Tỉnh Dòng hiện nay suốt từ năm 1981. Có những lúc phải làm như bà mẹ của Mosê, bỏ con vào thúng thả trong dòng sông Bộ Đội và Thanh Niên Xung Phong, cậy nhờ công chúa của vua Pharaô đỡ đầu…
Sau khi đậu bằng tiến sĩ văn chương bên Mỹ, cha đã vào nhà tập ở bên Pháp vì lúc đó ở VN không có đủ tập sinh để mở cửa nhà tập (gián đọan từ 1962 đến 1966), cha về VN hòan tất năm tập 2 và tuyên khấn tại nhà tập Thủ Đức ngày 30 tháng 10 năm 1966, cũng là ngày cha Cavanna phụ tá của cha giáo Mariano Manso được Chúa gọi về trong tai nạn xe máy trên đường Thủ Đức – Saigon.
Tuy là tiến sĩ văn chương, nhưng cuộc sống của người nông dân VN lại cuốn hút cha say mê dấn thân vào công việc “phát triển nông nghiệp” (D.E.T.A.). Về việc tông đồ trực tiếp thì cha tích cực giúp phong trào Cursillo.
1975, cha đem kiến thức nông nghiệp và nghị lực tông đồ trụ trì mảnh đất “Ba Sông”. Tập Viện hôm nay được “an cư lạc nghiệp” ở mảnh đất này cũng là nhờ sự kiên trì và công khó của “mẹ Âu Tinh” chân lấm tay bùn, bám trụ mảnh đất cuối cùng để có chỗ làm tổ nuôi con.
Ôi, người vừa là Cha, là Mẹ, người Anh Cả và người Chị Cả đã giữ gìn, nuôi dưỡng gia đình nhỏ bé, èo ọt 30 người của Tỉnh Dòng VN để “sinh lời được năm nén khác”, làm cho Tỉnh Dòng hôm nay có 154 anh em. Chúa đã gọi tôi tớ trung thành vào hưởng niềm vui của chủ.
Nước mắt tràn trề, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con ngợi khen Chúa, con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa đã biểu lộ nơi cha Âu Tinh.
Chúng con không hỏi Chúa tại sao Chúa cất người cha, người mẹ, người anh cả, người chị cả của chúng con về, nhưng chúng con xin tạ ơn Chúa đã ban cha Âu Tinh cho chúng con bấy nhiêu năm. Chúng con xin trao cha Âu Tinh lại cho Chúa để người tôi tớ trung thành được hưởng trọn niềm vui vĩnh cửu trong nhà Chúa, muôn đời hát HALLELUIA với các thiên thần và các thánh của Dòng!
Giêrusalem ngày 17 tháng tư năm 2010
Chúa vừa gọi người tôi tớ trung thành Âu Tinh “Hãy vào hưỏng niềm vui của chủ ngươi”!
Chúng ta, những người còn lại, thấy Chúa đã khóet một lỗ hổng thật lớn trong Tỉnh Dòng, khiến chúng ta bàng hòang như người vừa mồ côi cả cha lẫn mẹ trong một ngày.
Cha Âu Tinh là người cha âm thầm như thánh Giuse, đã trông coi Mìền Dòng nhỏ bé suốt mười hai năm (1981-1993) trong tình trạng của thánh Gióp: mất hết nhà cửa, tài sản, tiền bạc; 9/30 anh em ở tù.
Cha Âu Tinh là người mẹ đã cưu mang, nuôi nấng, dạy dỗ 4/5 số anh em trong Tỉnh Dòng hiện nay suốt từ năm 1981. Có những lúc phải làm như bà mẹ của Mosê, bỏ con vào thúng thả trong dòng sông Bộ Đội và Thanh Niên Xung Phong, cậy nhờ công chúa của vua Pharaô đỡ đầu…
Sau khi đậu bằng tiến sĩ văn chương bên Mỹ, cha đã vào nhà tập ở bên Pháp vì lúc đó ở VN không có đủ tập sinh để mở cửa nhà tập (gián đọan từ 1962 đến 1966), cha về VN hòan tất năm tập 2 và tuyên khấn tại nhà tập Thủ Đức ngày 30 tháng 10 năm 1966, cũng là ngày cha Cavanna phụ tá của cha giáo Mariano Manso được Chúa gọi về trong tai nạn xe máy trên đường Thủ Đức – Saigon.
Tuy là tiến sĩ văn chương, nhưng cuộc sống của người nông dân VN lại cuốn hút cha say mê dấn thân vào công việc “phát triển nông nghiệp” (D.E.T.A.). Về việc tông đồ trực tiếp thì cha tích cực giúp phong trào Cursillo.
1975, cha đem kiến thức nông nghiệp và nghị lực tông đồ trụ trì mảnh đất “Ba Sông”. Tập Viện hôm nay được “an cư lạc nghiệp” ở mảnh đất này cũng là nhờ sự kiên trì và công khó của “mẹ Âu Tinh” chân lấm tay bùn, bám trụ mảnh đất cuối cùng để có chỗ làm tổ nuôi con.
Ôi, người vừa là Cha, là Mẹ, người Anh Cả và người Chị Cả đã giữ gìn, nuôi dưỡng gia đình nhỏ bé, èo ọt 30 người của Tỉnh Dòng VN để “sinh lời được năm nén khác”, làm cho Tỉnh Dòng hôm nay có 154 anh em. Chúa đã gọi tôi tớ trung thành vào hưởng niềm vui của chủ.
Nước mắt tràn trề, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con ngợi khen Chúa, con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa đã biểu lộ nơi cha Âu Tinh.
Chúng con không hỏi Chúa tại sao Chúa cất người cha, người mẹ, người anh cả, người chị cả của chúng con về, nhưng chúng con xin tạ ơn Chúa đã ban cha Âu Tinh cho chúng con bấy nhiêu năm. Chúng con xin trao cha Âu Tinh lại cho Chúa để người tôi tớ trung thành được hưởng trọn niềm vui vĩnh cửu trong nhà Chúa, muôn đời hát HALLELUIA với các thiên thần và các thánh của Dòng!
Giêrusalem ngày 17 tháng tư năm 2010
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyện dài nhiều tập về những chiếc cầu… sập ở Việt Nam
Hà Long
08:29 19/04/2010
Chuyện dài nhiều tập về những chiếc cầu… sập ở Việt Nam
Hà Nội – Chính quyền Hà Nội đã làm một chuyện rất hoàn hảo và ngoạn mục giữa thủ đô là chỉ qua một đêm người dân Hà Thành được hưởng hai công viên đẹp đẽ, tuy là cứ phải bóc gạch lên lại lót gạch xuống vì lún, lồi rồi cuối cùng mới được hoàn chỉnh như hiện nay. Hoài của, lúc ấy chủ tịch Nguyễn Thế thảo không nghĩ đến được việc mừng 1000 năm Thăng Long nên hai công trình ngoạn mục này không được ghi vào danh sách lập công của ông ta. Bây giờ mọi công trình từ bé đến to tại Hà Thành đều nằm trong quỹ đạo 1000 năm Thăng Long của ông Thảo bao gồm mọi bộ môn ca múa nhạc kịch, cộng thêm các trọng điểm xây cất, quy hoạch nhằm mục đích vượt thời gian đạt chỉ tiêu, đạt thành tích (với mọi mạnh khóe) để mừng sinh nhật nghìn năm. Quả thực dịp may hiếm có nghìn đời cho các nhân tài thi thố tài năng hoặc cho những người sống theo cơ hội chủ nghĩa biết nhảy lên địa vị cao hoặc mau chóng làm giàu vì danh từ nghìn năm.
Đùng một cái, một „cái đùng“ thật lớn vào lúc giữa trưa lúc 12 giờ 10 phút ngày 18/4 như một trận động đất, người dân vừa hoàn hồn xong và sau khi bụi bặm lắng đọng họ mới thấy 4 thanh cầu sập xuống gãy làm hai, làm ba tại nhịp cầu số 74 thuộc cầu cạn Pháp Vân dẫn lên cầu Thanh Trì (Hà Nội). Đây là cầu cạn đầu tiên của Hà Nội muốn chạy đua gấp rút với thời gian để cho kịp mừng 1000 năm Thăng Long.
Phước đức quá lớn cho những công nhân đang thi công và những người dân vì lúc đó như có một phép lạ là không có ai lảng vảng gần đấy, nếu không thì lại có một biến cố „Cầu Cần Thơ“ tang thương xảy ra tại miền Bắc.
Vài hàng miêu tả về cầu cạn Pháp Vân (thuộc dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai 3) nối từ nút cầu Đại Từ qua khu đô thị Linh Đàm và nút giao thông Giải Phóng - Pháp Vân. Cầu Thanh Trì dài hơn 12 km, là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu bắc qua sông Hồng. Cầu đã hoàn thành phần cầu chính được hơn một năm, nhưng đường dẫn đoạn vành đai 3 từ Thanh Xuân đến Pháp Vân đang bị chậm thi công. Tổng số tiền đầu tư cho chiếc cầu này là 5.700 tỉ đồng và nhà nước sử dụng vốn vay ODA.
Theo báo điện tử Tiền Phong, một cán bộ kỹ thuật (yêu cầu được giấu tên) lý giải sau sự cố sập cầu cạn Pháp Vân: “Nhịp cầu được thiết kế để chịu lực theo chiều thẳng đứng, nếu để nằm ngang sẽ rất dễ gãy. Tôi đoán rằng nhịp cầu vì lý do nào đó bị lật ngang, sau đó gãy đoạn giữa, kéo theo hai đầu nhịp nối với chân cầu trượt xuống đất, tạo nên sự cố như chúng ta đã thấy”.
Thế là hết chỗ để bàn về độ an toàn! Cứ theo sự thể này „cầu còn bao nhiêu nhịp là bấy nhiêu cái sập“ nữa trong tương lai. Nhìn những bức hình chụp được cho người dân thấy các cột gỗ bé tí khẳng khiu dùng để gờ cứng cho các khối bê tông dài 33 mét vì thế sau sự cố các công nhân ở hiện trường vội vàng thay thế bằng nhưng cây sắt thép.
Sau sự cố nhà thi công cho bảo vệ ngăn cản phóng viên báo chí đến chụp hình và tiệp cận hiện trường đồng thời họ ra lệnh cho bọc kín lại các đoạn dầm gẫy. Chủ thầu muốn che đậy chất lượng hoặc đã có chủ trương rút ruột sắt thép nơi thi công?
Cầu Thanh Trì tự hào với độ dài dài hơn 12.000 mét với hàng trăm nhịp cầu và hàng ngàn dầm cầu, như thế Bộ GTVT có đảm bảo cho người dân không hoặc sẽ có đoạn phải hưởng chung số phận của nhịp cầu số 74 thuộc cầu cạn Pháp Vân sau này?
Những công trình hiện đại tân tiến lại được làm qua quýt như lợp nhà mái tranh
- Mặt cầu Thăng Long vừa tân trang và thông xe trở lại trong một tháng đã xuất hiện 2 vết nứt và sau đó có nhiều chỗ nứt toác và vá víu. Kết quả được kết luận hùng hồn rằng nứt cầu do thử nghiệm kiểu đường và vì hậu quả “thời tiết thất thường”!
- Đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam (Sài Gòn – Trung Lương) mặt đường vẫn còn thơm mùi xi măng mới và nhựa đường thế mà vừa đủ hai tháng tuổi đã có 4 chỗ lún. Các chuyên gia tìm ra nguyên nhân chính cho sự cố là “hoàn toàn bình thường”!
- Sập cầu Chợ Đệm vào lúc 15 giờ ngày 10/3/2009. Cầu Chợ Đệm vượt sông Chợ Đệm thuộc dự án tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) bị sập khoang thông thuyền, dầm số 2 và cong dầm số 1 làm cho 2 công nhân bị thương. Lỗi kỹ thuật khi di chuyển cần cẩu va chạm vào dầm.
- Cầu Văn Thánh 2 bị lún. Dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh dài hơn 3,5km hoàn thành và được đưa vào sử dụng vào năm 2002 có tổng vốn đầu tư gần 420 tỉ đồng. Sau khi được đưa vào sử dụng, đường Nguyễn Hữu Cảnh xảy ra một số sự cố, trong đó sự cố lún đường đắp dẫn lên cầu, hư hỏng tường chắn dọc theo đường dẫn, một số kết cấu cầu Văn Thánh 2 và gây lún nứt nhà dân ở khu vực cầu này. Đến tháng 7/2007 cầu Văn Thánh 2 lại phải được sửa chữa với mức đầu tư hơn 141 tỉ đồng để bù lún. Đây là một „ung nhọt đau nhức“ của Sàigòn. Để chạy tội một quan lớn tên Nguyễn Ngọc Long thản nhiên lập luận vô trách nhiệm: "Đây là một công trình có những vấn đề kỹ thuật phức tạp, các giải pháp đề xuất cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế - kỹ thuật - xã hội".
- Sau Văn Thánh 2 lại nổi thêm một ung nhọt to tướng về vết nứt ở 4 đốt hầm của hầm Thủ Thiêm vào tháng 5/2008 làm cho dân Sàigòn lo ngại và báo chí phản ánh mạnh mẽ về sự cố này. Lúc ấy ông ông Đào Xuân Ngọc, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây khẳng định: "Những vết sâu thì bơm, tiêm; những vết cạn thì quét bằng phụ gia chuyên dụng. Sau này, hầm sẽ được căng cáp và theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi căng cáp thì các vết này sẽ mất đi". Công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn là đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á với đường dài 1.490m. Sáng 08/4/2010 phóng viên báo LĐ theo chân phái đoàn lãn đạo TP tham quan bên trong đường hầm và tường thuật như sau: „… Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi vẫn còn lo ngại là dọc theo hai thành bêtông cũng như mặt đáy và trần các đốt hầm xuất hiện những vết keo chạy dài (màu đen và xám) như vừa được trám trét lại những vết nứt “tiền sử” trước đây. Đặc biệt, trên trần nóc hầm còn xuất hiện chi chít những vết mực vẽ lại như những vết chân chim.“ Các vị chuyên môn kỹ thuật cho rằng các vết nứt vẫn đang trong tầm kiểm soát.
- Trở về lại thủ đô, người dân Hà Thành lại không thể tin nổi những gì mình nhìn thấy về nút hầm Kim Liên - Đại Cồ Việt khi vừa được thông xe chưa đầy 2 tiếng đã biến thành „hồ bơi“ vào sáng 16/6/2009. Nhìn những dòng người dắt xe lội bộ giữa căn hầm được quảng bá là hiện đại nhất Hà Nội không ai thoát khỏi cảnh sững sờ cho dự án khoa học hiện đại này. Sau đấy 1 tháng đưa vào hoạt động hầm Kim Liên lại trở thành sông lần thứ hai sau một trận mưa lớn trong 3 giờ đồng hồ. Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết "Với lượng mưa này, ngập lụt là điều khó tránh". Tiếp theo vài ngày tại điểm giữa của trụ cột 8-9 hầm Kim Liên xuất hiện một vệt nước đen dài khoảng 2m rộng 10cm. Tại điểm mố giữa trụ 8-9 nước rỏ liên tục vào người đi đường. Ban quản lý nói hiện tượng rò nước bên trong hầm là bình thường.
- Cây cầu nguy hiểm “sém” sập và đang chờ sập: Cầu Đuống tại thủ đô Hà Nội. Trước đây, cầu Đuống được coi là cây cầu huyết mạch trên tuyến quốc lộ 1A (cũ) đi Bắc Ninh - Lạng Sơn và nối với quốc lộ 3. Hằng ngày các làn xe tải chở hàng nặng nề trườn mình qua khu vực dầm cầu số 4 thì nguyên chiếc cầu run lên bần bật. Tính đến tháng 8/2008, cầu Đuống đã có 21 điểm tấm đan rạn nứt, trong đó có 6 điểm bị sụt nguy hiểm. Một trách nhiệm vô bổ khi Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải, cho biết đơn vị này đã biết chuyện cầu xuống cấp từ rất lâu, có thể sập nhưng “lực bất tòng tâm”.
- Đấy là chưa kể đến sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ giết người nghiêm trọng nhất vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long đã làm cho 59 người tử nạn, 97 người bị thương và 70 người bị kẹt dưới đống bê tông cốt sắt đổ nát. Các quan lớn chính phủ cho là lún lệch đài móng trụ tạm.
Kinh khiếp về những con số cầu sập như thế mà người dân vẫn thấy chiếc ghế của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng vững như bàn thạch, cho dù một lần ông Dũng đã phát biểu về sự cố công trình và tai nạn lao động nghiêm trọng nhất của ngành GTVT ở cầu Cần Thơ: "Tôi sẽ xem xét việc từ chức hay không".
Đã 3 năm rồi những cây cầu hiện đại vẫn sập và sẽ sập tiếp tục nhưng chiếc ghế ngồi của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng luôn vững như kiềng 3 chân.
Nếu theo luật chơi của nền kinh tế thị trường tự do thì chiếc ghế của ông Dũng đã bị sập theo từ lâu rồi!
Cuối cùng, tin nóng hổi nhất vào ngày 18/4/2010 khi ông Dũng có một ước mơ Đường Sắt cao tốc Bắc Nam, có nghĩa là chỉ cần hơn 5 tiếng đồng hồ tuyến đường sắt sẽ chạy từ Hà Nội đến Sàigòn. Ai trong ủy viên Thường vụ Quốc hội đều phấn khởi lắm nhưng còn dập dằng nơi 55 tỷ USD. Hình như món tiền đầu tư này hơi nhỏ nhoi đối với Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng và rất dễ dàng như thò tay lấy ra một vật từ trong túi áo.
Theo báo điện tử Dân Trí, chủ nhiệm UB pháp luật Nguyễn Văn Thuận ví von trào phúng “dù rất muốn làm, nhưng tình cảnh của ta lúc này giống như ông bố muốn xây cho con cả nhà lầu, mua cho con thứ 2 xe “xịn” nhưng sờ đến tiền thì không có”.
Cũng do nguồn tin trên, ông Dũng mơ tưởng „12 năm“ có thể thu hồi vốn đầu tư được. Chúng ta được phép chờ xem cái nhìn vạn năng của ông Dũng, nhưng trước tiên ông phải chứng minh tài năng để đảm bảo cho những chiếc cầu tại Việt Nam, nghĩa là người dân đi trên đấy có được cảm giác an toàn không sợ sập, lún hoặc bị ngập nước.
Hà Nội – Chính quyền Hà Nội đã làm một chuyện rất hoàn hảo và ngoạn mục giữa thủ đô là chỉ qua một đêm người dân Hà Thành được hưởng hai công viên đẹp đẽ, tuy là cứ phải bóc gạch lên lại lót gạch xuống vì lún, lồi rồi cuối cùng mới được hoàn chỉnh như hiện nay. Hoài của, lúc ấy chủ tịch Nguyễn Thế thảo không nghĩ đến được việc mừng 1000 năm Thăng Long nên hai công trình ngoạn mục này không được ghi vào danh sách lập công của ông ta. Bây giờ mọi công trình từ bé đến to tại Hà Thành đều nằm trong quỹ đạo 1000 năm Thăng Long của ông Thảo bao gồm mọi bộ môn ca múa nhạc kịch, cộng thêm các trọng điểm xây cất, quy hoạch nhằm mục đích vượt thời gian đạt chỉ tiêu, đạt thành tích (với mọi mạnh khóe) để mừng sinh nhật nghìn năm. Quả thực dịp may hiếm có nghìn đời cho các nhân tài thi thố tài năng hoặc cho những người sống theo cơ hội chủ nghĩa biết nhảy lên địa vị cao hoặc mau chóng làm giàu vì danh từ nghìn năm.
Phước đức quá lớn cho những công nhân đang thi công và những người dân vì lúc đó như có một phép lạ là không có ai lảng vảng gần đấy, nếu không thì lại có một biến cố „Cầu Cần Thơ“ tang thương xảy ra tại miền Bắc.
Vài hàng miêu tả về cầu cạn Pháp Vân (thuộc dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai 3) nối từ nút cầu Đại Từ qua khu đô thị Linh Đàm và nút giao thông Giải Phóng - Pháp Vân. Cầu Thanh Trì dài hơn 12 km, là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu bắc qua sông Hồng. Cầu đã hoàn thành phần cầu chính được hơn một năm, nhưng đường dẫn đoạn vành đai 3 từ Thanh Xuân đến Pháp Vân đang bị chậm thi công. Tổng số tiền đầu tư cho chiếc cầu này là 5.700 tỉ đồng và nhà nước sử dụng vốn vay ODA.
Theo báo điện tử Tiền Phong, một cán bộ kỹ thuật (yêu cầu được giấu tên) lý giải sau sự cố sập cầu cạn Pháp Vân: “Nhịp cầu được thiết kế để chịu lực theo chiều thẳng đứng, nếu để nằm ngang sẽ rất dễ gãy. Tôi đoán rằng nhịp cầu vì lý do nào đó bị lật ngang, sau đó gãy đoạn giữa, kéo theo hai đầu nhịp nối với chân cầu trượt xuống đất, tạo nên sự cố như chúng ta đã thấy”.
Thế là hết chỗ để bàn về độ an toàn! Cứ theo sự thể này „cầu còn bao nhiêu nhịp là bấy nhiêu cái sập“ nữa trong tương lai. Nhìn những bức hình chụp được cho người dân thấy các cột gỗ bé tí khẳng khiu dùng để gờ cứng cho các khối bê tông dài 33 mét vì thế sau sự cố các công nhân ở hiện trường vội vàng thay thế bằng nhưng cây sắt thép.
Sau sự cố nhà thi công cho bảo vệ ngăn cản phóng viên báo chí đến chụp hình và tiệp cận hiện trường đồng thời họ ra lệnh cho bọc kín lại các đoạn dầm gẫy. Chủ thầu muốn che đậy chất lượng hoặc đã có chủ trương rút ruột sắt thép nơi thi công?
Cầu Thanh Trì tự hào với độ dài dài hơn 12.000 mét với hàng trăm nhịp cầu và hàng ngàn dầm cầu, như thế Bộ GTVT có đảm bảo cho người dân không hoặc sẽ có đoạn phải hưởng chung số phận của nhịp cầu số 74 thuộc cầu cạn Pháp Vân sau này?
Những công trình hiện đại tân tiến lại được làm qua quýt như lợp nhà mái tranh
- Mặt cầu Thăng Long vừa tân trang và thông xe trở lại trong một tháng đã xuất hiện 2 vết nứt và sau đó có nhiều chỗ nứt toác và vá víu. Kết quả được kết luận hùng hồn rằng nứt cầu do thử nghiệm kiểu đường và vì hậu quả “thời tiết thất thường”!
- Đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam (Sài Gòn – Trung Lương) mặt đường vẫn còn thơm mùi xi măng mới và nhựa đường thế mà vừa đủ hai tháng tuổi đã có 4 chỗ lún. Các chuyên gia tìm ra nguyên nhân chính cho sự cố là “hoàn toàn bình thường”!
- Sập cầu Chợ Đệm vào lúc 15 giờ ngày 10/3/2009. Cầu Chợ Đệm vượt sông Chợ Đệm thuộc dự án tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) bị sập khoang thông thuyền, dầm số 2 và cong dầm số 1 làm cho 2 công nhân bị thương. Lỗi kỹ thuật khi di chuyển cần cẩu va chạm vào dầm.
- Cầu Văn Thánh 2 bị lún. Dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh dài hơn 3,5km hoàn thành và được đưa vào sử dụng vào năm 2002 có tổng vốn đầu tư gần 420 tỉ đồng. Sau khi được đưa vào sử dụng, đường Nguyễn Hữu Cảnh xảy ra một số sự cố, trong đó sự cố lún đường đắp dẫn lên cầu, hư hỏng tường chắn dọc theo đường dẫn, một số kết cấu cầu Văn Thánh 2 và gây lún nứt nhà dân ở khu vực cầu này. Đến tháng 7/2007 cầu Văn Thánh 2 lại phải được sửa chữa với mức đầu tư hơn 141 tỉ đồng để bù lún. Đây là một „ung nhọt đau nhức“ của Sàigòn. Để chạy tội một quan lớn tên Nguyễn Ngọc Long thản nhiên lập luận vô trách nhiệm: "Đây là một công trình có những vấn đề kỹ thuật phức tạp, các giải pháp đề xuất cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế - kỹ thuật - xã hội".
- Sau Văn Thánh 2 lại nổi thêm một ung nhọt to tướng về vết nứt ở 4 đốt hầm của hầm Thủ Thiêm vào tháng 5/2008 làm cho dân Sàigòn lo ngại và báo chí phản ánh mạnh mẽ về sự cố này. Lúc ấy ông ông Đào Xuân Ngọc, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây khẳng định: "Những vết sâu thì bơm, tiêm; những vết cạn thì quét bằng phụ gia chuyên dụng. Sau này, hầm sẽ được căng cáp và theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi căng cáp thì các vết này sẽ mất đi". Công trình hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn là đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á với đường dài 1.490m. Sáng 08/4/2010 phóng viên báo LĐ theo chân phái đoàn lãn đạo TP tham quan bên trong đường hầm và tường thuật như sau: „… Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi vẫn còn lo ngại là dọc theo hai thành bêtông cũng như mặt đáy và trần các đốt hầm xuất hiện những vết keo chạy dài (màu đen và xám) như vừa được trám trét lại những vết nứt “tiền sử” trước đây. Đặc biệt, trên trần nóc hầm còn xuất hiện chi chít những vết mực vẽ lại như những vết chân chim.“ Các vị chuyên môn kỹ thuật cho rằng các vết nứt vẫn đang trong tầm kiểm soát.
- Trở về lại thủ đô, người dân Hà Thành lại không thể tin nổi những gì mình nhìn thấy về nút hầm Kim Liên - Đại Cồ Việt khi vừa được thông xe chưa đầy 2 tiếng đã biến thành „hồ bơi“ vào sáng 16/6/2009. Nhìn những dòng người dắt xe lội bộ giữa căn hầm được quảng bá là hiện đại nhất Hà Nội không ai thoát khỏi cảnh sững sờ cho dự án khoa học hiện đại này. Sau đấy 1 tháng đưa vào hoạt động hầm Kim Liên lại trở thành sông lần thứ hai sau một trận mưa lớn trong 3 giờ đồng hồ. Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết "Với lượng mưa này, ngập lụt là điều khó tránh". Tiếp theo vài ngày tại điểm giữa của trụ cột 8-9 hầm Kim Liên xuất hiện một vệt nước đen dài khoảng 2m rộng 10cm. Tại điểm mố giữa trụ 8-9 nước rỏ liên tục vào người đi đường. Ban quản lý nói hiện tượng rò nước bên trong hầm là bình thường.
- Cây cầu nguy hiểm “sém” sập và đang chờ sập: Cầu Đuống tại thủ đô Hà Nội. Trước đây, cầu Đuống được coi là cây cầu huyết mạch trên tuyến quốc lộ 1A (cũ) đi Bắc Ninh - Lạng Sơn và nối với quốc lộ 3. Hằng ngày các làn xe tải chở hàng nặng nề trườn mình qua khu vực dầm cầu số 4 thì nguyên chiếc cầu run lên bần bật. Tính đến tháng 8/2008, cầu Đuống đã có 21 điểm tấm đan rạn nứt, trong đó có 6 điểm bị sụt nguy hiểm. Một trách nhiệm vô bổ khi Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải, cho biết đơn vị này đã biết chuyện cầu xuống cấp từ rất lâu, có thể sập nhưng “lực bất tòng tâm”.
- Đấy là chưa kể đến sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ giết người nghiêm trọng nhất vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long đã làm cho 59 người tử nạn, 97 người bị thương và 70 người bị kẹt dưới đống bê tông cốt sắt đổ nát. Các quan lớn chính phủ cho là lún lệch đài móng trụ tạm.
Kinh khiếp về những con số cầu sập như thế mà người dân vẫn thấy chiếc ghế của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng vững như bàn thạch, cho dù một lần ông Dũng đã phát biểu về sự cố công trình và tai nạn lao động nghiêm trọng nhất của ngành GTVT ở cầu Cần Thơ: "Tôi sẽ xem xét việc từ chức hay không".
Đã 3 năm rồi những cây cầu hiện đại vẫn sập và sẽ sập tiếp tục nhưng chiếc ghế ngồi của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng luôn vững như kiềng 3 chân.
Cuối cùng, tin nóng hổi nhất vào ngày 18/4/2010 khi ông Dũng có một ước mơ Đường Sắt cao tốc Bắc Nam, có nghĩa là chỉ cần hơn 5 tiếng đồng hồ tuyến đường sắt sẽ chạy từ Hà Nội đến Sàigòn. Ai trong ủy viên Thường vụ Quốc hội đều phấn khởi lắm nhưng còn dập dằng nơi 55 tỷ USD. Hình như món tiền đầu tư này hơi nhỏ nhoi đối với Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng và rất dễ dàng như thò tay lấy ra một vật từ trong túi áo.
Theo báo điện tử Dân Trí, chủ nhiệm UB pháp luật Nguyễn Văn Thuận ví von trào phúng “dù rất muốn làm, nhưng tình cảnh của ta lúc này giống như ông bố muốn xây cho con cả nhà lầu, mua cho con thứ 2 xe “xịn” nhưng sờ đến tiền thì không có”.
Cũng do nguồn tin trên, ông Dũng mơ tưởng „12 năm“ có thể thu hồi vốn đầu tư được. Chúng ta được phép chờ xem cái nhìn vạn năng của ông Dũng, nhưng trước tiên ông phải chứng minh tài năng để đảm bảo cho những chiếc cầu tại Việt Nam, nghĩa là người dân đi trên đấy có được cảm giác an toàn không sợ sập, lún hoặc bị ngập nước.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Maria ở buổi đầu Đạo Công Giáo ở Việt Nam
Vũ Văn An
01:18 19/04/2010
Ngày nay, ít có người Công Giáo Việt Nam nào lại không biết đến người mang tên Inikhu, nhất là những người đã nghe qua lịch sử truyền giáo tại Việt Nam. Đó là người được chính sử Việt Nam của Triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (1), gọi là người khởi đầu công việc truyền “đạo dị đoan của Gia Tô” hay “tả đạo Gia Tô”. Chính sử Triều Tự Đức nhắc đến truyện xẩy ra cách đó hơn 300 năm để giải thích lệnh tái cấm đạo của Huyền Tông Mục Hoàng Đế năm 1663, như một bào chữa cho chính sách diệt Kitô Giáo của các vua nhà Nguyễn, một chính sách vốn là của cha ông!
Các sử gia nhà Nguyễn không cho biết họ căn cứ vào sử liệu nào để nêu đích danh Inikhu, sau khi việc ông làm đã xẩy ra trước đó hơn 300 năm, chỉ nói là căn cứ vào dã sử, những câu truyện truyền miệng trong nhân gian. Nhân gian nào, Kitô Giáo hay không Kitô Giáo? Họ không cho biết. Không Kitô Giáo cũng phi lý: hơi đâu truyền miệng một câu truyện chẳng ăn có gì với mình! mà Kitô Giáo thì cũng vô lý: không một nguồn Kitô Giáo nào còn đến ngày nay nhắc đến biến cố ấy! Thực vậy, cả giáo sĩ Cevallos, lẫn giáo sĩ Đắc Lộ và linh mục Philiphê Bỉnh sau này, đều không nhắc gì tới bước chân người gieo Tin Mừng đầu hết này. Nhưng nếu đến hơn 300 năm sau, có dã sử vẫn nhắc đến ông thì hiển nhiên công trình truyền giáo “lén lút” của ông hẳn phải có tiếng vang rất lớn, ít nhất ở Việt Nam. Và khi cho chi tiết dã sử ấy vào chính sử của mình, các sử gia Triều Nguyễn hẳn phải có gì chắc chắn mới dám viết như thế.
Các sử gia sau này, từ Trần Trọng Kim (Việt Nam Sử Lược) đến các tác giả Công Giáo như Linh Mục Nguyễn Hồng (Lịch sử truyền giáo ở VN), Linh Mục Phan Phát Huồn (Việt Nam Giáo Sử), Linh Mục Bùi Đức Sinh (Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam), Linh Mục Nguyễn Thế Thoại (Công Giáo Trên Quê Hương Việt Nam), Linh Mục Nguyễn Tự Do (Hành Hương Công Giáo Việt Nam), đều trích dẫn chi tiết này của Cương Mục, dù không thể xác định được Inikhu là ai.
Linh Mục Nguyễn Thế Thoại cho rằng “Quan trọng không ở điểm phát xuất của nhà truyền giáo. Quan trọng chính là nhà truyền đạo, là nội dung giáo lý và đời sống đạo mà người đó truyền loan, còn in đậm trong cuộc sống người dân tòng giáo” (tr.39). Có điều, tác giả này không đề cập một chi tiết nào trong nội dung giáo lý của Inikhu. Linh Mục Phan Phát Huồn có lẽ là người duy nhất trích dẫn một đoạn khác cũng của Cương Mục, quyển 41, cho hay Inikhu “nói đến thiên đường, hỏa ngục, chia ra báo ứng thiện ác, hơi giống đạo Phù Đồ (Phật), đem lại thuyết xưng tội miễn tội” (tr.55).
Không thấy Inikhu nhắc gì tới Đức Maria, có lẽ vì triều đình Huế không thể để ý tới tầm quan trọng và vị thế của Ngài trong tâm thức người Kitô Hữu Việt Nam, dù là lúc ấy. Chứ thực ra, một người như Inikhu, mà theo Linh Mục Nguyễn Thế Thoại, có thể đã lén tách khỏi phái đoàn của Duarte Coelho năm 1523 ở Cù Lao Chàm, để tìm đường vào Nam Chân và Giao Thủy miệt mài giảng đạo ở đó trong 10 năm, đến mãi 1533 mới bị khám phá (xem các tr.41-42), thì không thể nào lại không nói tới Đức Maria, mà cả thế giới Kitô Giáo lúc đó đang hết lòng sùng kính.
Lòng sùng kính Đức Maria trong thế kỷ 16 (2)
Thực vậy, sang đầu thế kỷ 16, lòng sùng kính Đức Maria trong Giáo Hội đã lên tới tuyệt đỉnh, hầu như mọi tước hiệu và hầu hết các tín điều của Ngài và về Ngài đều đã hiện hữu trong tâm thức, kinh nguyện, và phụng vụ của Giáo Hội, nếu chưa hẳn đã được định nghĩa chính thức.
Niềm tin Đức Maria sinh con đồng trinh đã được chính Thánh Máccô nhắc tới khi ngài mô tả Chúa Giêsu là “Con bà Maria” (Mc 6:3). Thánh Inhaxiô thành Antiốc (sinh năm 50, qua đời khoảng các năm 98 và 117) khai triển chủ đề này bằng cách sau khi mô tả Chúa Giêsu là “Con bà Maria và là Con Thiên Chúa”, đã nhấn mạnh với tín hữu Êphêsô (7,18 và 19) rằng đức đồng trinh của Đức Mẹ, việc Ngài mang thai và cái chết của Chúa Giêsu là ba mầu nhiệm mà thủ lãnh thế gian không được bày tỏ. Aristides và Thánh Giustinô cũng dùng các ngôn từ minh nhiên nói đến việc Đức Mẹ sinh con mà còn đồng trinh. Nhưng Thánh Irênê (sinh khoảng các năm 115, 125 và qua đời khoảng các năm 130, 142) mói xứng đáng được gọi là nhà thần học đầu tiên nói về Người Mẹ Đồng Trinh (xem Irenaeus, V, 19). Và thuật ngữ “sinh bởi bà Maria đồng trinh” trong kinh tin kính buổi đầu là nằm trong dòng tư tưởng của thánh nhân.
Thánh Proclus, Thượng Phụ Constantinốp, năm 429, trước sự hiện diện của Nestorius, đã giảng một bài giảng thời danh về Đức Mẹ, trong đó, ngài mô tả Đức Maria là “nữ tỳ và là Mẹ, Đấng Đồng Trinh và là thiên đàng, cây cầu duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, khung dệt tuyệt điệu của Nhập Thể, trong đó, tấm áo của sự hiệp nhất ấy đã được dệt nên một cách không thể diễn tả được, mà người dệt chính là Chúa Thánh Thần; người xe chỉ chính là Đấng Phủ Bóng từ trời cao; len chính là lông xưa của Adong; sợi ngang chính là xác thịt không tì ố của đấng đồng trinh, thoi người dệt chính là ơn phúc vô lường của Đấng đã làm nên nó; công nhân chính là Lời lướt qua thính giác” (P.G. LXV, 681).
Ta biết mấy năm sau, năm 431, một công đồng chung đã được triệu tập tại Êphêsô và chính công đồng này đã long trọng công bố tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Còn việc Đức Mẹ Đồng Trinh thì Công Đồng Latêranô đã chính thức phán quyết với vạ tuyệt thông thời Đức Giáo Hoàng Martinô thứ nhất vào năm 649, dù trước đó cả Kinh Tin Kính Constantinốp và Nixêa lẫn Kinh Tin Kính Các Tông Đồ đều đã tuyên xưng: Chúa Giêsu sinh bởi “Bà Maria Đồng Trinh”. Sự đồng trinh này luôn được hiểu là trước, trong và sau khi Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu, nói cách khác là trọn đời đồng trinh.
Một mảnh gốm của người Coptic có từ năm 600 có mang mấy dòng bằng tiếng Hy Lạp, ca ngợi Đức Mẹ như sau: “Kính chào Maria đầy ơn phúc, Chúa ở cùng Bà; Bà có phúc hơn mọi phụ nữ và hoa trái lòng Bà đầy phúc, vì Bà đã cưu mang Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc linh hồn chúng con”. Đó quả là hình thức đầu hết của kinh Kính Mừng. Trước đó, khoảng năm 540, người ta đã tìm thấy một tranh ghép tại nhà thờ chánh tòa Parenzo ở Áo, diễn tả Đức Mẹ ngự tòa Nữ Vương Thiên Đàng.
Sang đầu thời Trung Cổ, khoảng thế kỷ thứ 7, người ta thấy xuất hiện nhiều ngày lễ kính Đức Mẹ trong Giáo Hội như lễ Mông Triệu, Lễ Truyền Tin, Lễ Sinh Nhật và Lễ Thanh Tẩy Đức Mẹ.
Cũng vào thời này, Ngài được ca ngợi trong phụng vụ như là “phòng hoa chúc từ đó đấng phu quân tôn qúy xuất hiện, là ánh sáng lương dân, là niềm hy vọng tín hữu, là đấng khử trừ ma qủy, làm người Do Thái bối rối, là mạch sự sống, là tòa vinh quang, là đền thờ thiên quốc, mà công đức, vốn chỉ là thiếu nữ dịu dàng, nhưng nếu đem so sánh với Evà xưa, thì hiển nhiên hơn nhiều” (P.L., LXII, 245). Tại Ái Nhĩ Lan, khoảng giữa thế kỷ thứ 8, một bài kinh tựa như kinh cầu Đức Mẹ đã được hình thành, trong đó, Ngài được xưng tụng là “Công Nương Thiên Đàng, Mẹ Giáo Hội Thiên Quốc và trần gian, là sự tái tạo sự sống, Công Nương Các Dân Tộc, Mẹ kẻ mồ côi, Ngực nuôi thơ nhi, Nữ Vương sự sống, Thang Thiên Đàng”. Cũng trong thời gian này, nhiều thánh đường nổi danh như nhà thờ chính tòa Reims, Chartres…đã được xây dựng.
Các hình thức sùng kính trên chỉ được diễn tả cách mơ hồ, phần lớn do lòng sùng kính cá nhân gợi hứng. Nhưng bắt đầu từ năm 1000, tức bắt đầu giữa thời Trung Cổ, lòng sùng kính này bắt đầu có quy củ, có tổ chức hơn. Chính trong thời kỳ này, kinh Kính Mừng, trước đây xuất hiện dưới hình thức một đối ca dùng trong kinh nhật tụng kính Đức Mẹ, đã được phổ biến tới mọi tầng lớp tín hữu. Mỗi lần đọc kinh này, tín hữu thường bái gối, một hành vi mà truyền thống vẫn coi là của thiên thần “Gabrien khi đến truyền tin cho Thánh Nữ”. Họ lặp đi lặp lại lời kinh này trước ảnh thánh Đức Mẹ. Vì lúc đó, kinh này chưa có lời nguyện kết thúc, nên nó được nguyên tuyền coi là lời chào kính Mẹ Thiên Chúa. Lời chào kính này đến thế kỷ 12, đã trở thành phổ quát, được mọi người say sưa tụng niệm.
Cũng trong thời gian này, kinh Lạy Nữ Vương đã trở thành nổi tiếng. Người ta vẫn tin, kinh này có từ hế kỷ 11. Tuy nhiên, lúc đầu, nó chỉ bắt đầu với lời chào: “Lạy Nữ Vương Nhân Lành” (Salve Regina Misericordia) chứ không có chữ Mẹ (Mater). Nhưng sau đó, do ảnh hưởng của sưu tập Truyện Đức Bà (Marien-legenden) trong các thế kỷ từ 12 tới 14, trong đó, mô thức (motif) Mẹ Nhân Lành (Mater Misericordia) luôn được nhắc tới, nên bài kinh kia đã thêm chữ Mẹ vào trước chữ Nhân Lành, như ta thấy hiện nay.
Sưu tập Truyện Đức Bà nói trên cũng giúp truyền bá nhiều hình thức sùng kính khác dành cho Đức Maria, ngoài việc lặp đi các lời chào Kính Mừng và Lạy Nữ Vương như việc dành ngày Thứ Bẩy kính Đức Mẹ, lễ Đức Mẹ được Tượng Thai và Lễ Sinh Nhật của Ngài, nhất là bài kinh bất hủ “Ave Maris Stella” (Kính Chào Sao Biển), việc sùng kính Năm Sự Vui của Đức Mẹ sau tăng lên Bẩy (Truyền tin, Sinh Chúa Giêsu, Ba vua thờ lạy, Chúa Giêsu sống lại, Chúa Giêsu lên trời, Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Maria được thưởng trên thiên đàng) cũng xẩy ra trong thời gian này để tương xứng với Bẩy Sự Thương Khó của Ngài (Lời tiên đóan của Simêong, Trốn qua Ai Cập, Mất Chúa Giêsu ba ngày, gặp Chúa Giêsu trên Đường Thánh Giá, Chúa Giêsu chịu đóng đính, tháo xác Chúa Giêsu, Chôn xác Chúa Giêsu). Việc dành vị trí đặc biệt cho Ngài trong kinh Cáo Mình cũng xẩy ra trong thời kỳ này, khởi sự từ các đan viện Xitô. Lòng sùng kính Xitô ấy đối với Đức Mẹ sau đó được các Dòng Đa-minh, Cát-minh… mô phỏng.
Cũng thời gian này, nhiều nhà thờ, thánh điện được xây cất để tiếp đón các khách hành hương. Phong trào tôn kính này bừng nở khắp Âu Châu, đến không thể đếm xuể con số các thánh điện này. Chúng trở thành nổi tiếng nhờ các ơn lành hồn xác người ta tin mình nhận được từ Đức Mẹ. Lòng biết ơn của họ đã đem lại cho các thánh điện này nhiều vàng bạc châu báu rất quí giá: triều thiên bằng vàng và đá quí, trang phục thêu thùa, đồ trang trí cùng khắp các thánh điện. Nhiều phép lạ được tường trình đã xẩy ra trong các thánh điện ấy: tượng hay ảnh Đức Mẹ chẩy máu, khóc hay ra ẩm ướt, đầu gục xuống, tay nâng lên chúc phúc…
Dù có thể có những cường điệu trong các truyện kể này, và chứng cớ lịch sử khó được kiểm chứng, nhưng không thể hoài nghi việc niềm tin đơn thành và lòng sùng kính chân thực của các tín hữu đã được tưởng thưởng theo ý ngay lành của họ. Mặt khác, không có lý do nào khiến người ta phải tin rằng các hình thức sùng kính của họ, xét chung, chỉ gây ra hiệu quả ảo vọng, không có giá trị nào khác ngoài sự mê tín. Sự tinh tuyền, lòng từ bi và tình mẫu tử của Đức Mẹ luôn luôn là nguyên động lực chính cho lòng sùng kính ấy. Ngay vở kịch câm “Phép Lạ” của Max Reinhardt cũng đã làm cả London say mê vào năm 1912 vì đã khiến khán giả tin chắc rằng những tình cảm tôn giáo đích thực luôn luôn hiện diện bên dưới những quan niệm quá đáng của thời Trung Cổ.
Dù sao, đến cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính Đức Mẹ cũng đã trở nên phổ quát. Ngay nhà văn không chính thống là John Wyclif (1324-1384) cũng phải nhìn nhận rằng: “Theo tôi, ta không thể nhận được phần thưởng Thiên Đàng nếu không có sự giúp đỡ của Đức Maria. Không một phái tính hay thời đại nào, không một thứ bậc hay địa vị nào, của bất cứ ai trong toàn bộ nhân loại, mà lại không cần kêu cầu Thánh Nữ Đồng Trinh cứu giúp”. Bởi thế, một lần nữa, cảm tình nồng cháy từ thế kỷ 12 tới thế kỷ 16 đối với học thuyết Vô Nhiễm Thai chỉ là lời tụng ca thêm vào cho tầm quan trọng mà trọn bộ chủ đề Thánh Mẫu Học có được dưới con mắt những cơ phận bác học nhất trong thế giới Kitô Giáo.
Không thể nào lược kể hết các thực hành đạo đức trong lòng sùng kính Đức Mẹ của thời Trung Cổ, ngoại trừ các hình thức nổi bật như Kinh Mân Côi, Kinh Sai Thiên Thần, Kinh Lạy Nữ Vương và một số ngày lễ. Tuy nhiên, chỉ cần nhắc đến thói quen đeo tràng chuỗi trong giai đoạn này. Tràng chuỗi ấy đủ mọi hình thức. Có chuỗi 15 chục, có chuỗi 10 chục, có chuỗi 6, 5, 3 hay 1 chục được đeo như món đồ trang sức. Rồi thói quen lặp đi lặp lại lời kinh Kính Mừng, được đếm nhờ các Kinh Lạy Cha, hay hột lớn, đã trở thành quen thuộc ngay từ thế kỷ 12, trước thời Thánh Đa-minh; thói quen suy niệm các mầu nhiệm chỉ mới có 300 năm sau đó. Chưa kể thói quen cử hành thánh lễ tại các bàn thờ đặc biệt hay để đèn cháy liên tục trước thánh tượng Đức Mẹ, và thói quen hát kinh Lạy Nữ Vương hay các ca khúc khác kính Đức Mẹ vào các buổi kinh chiều (complines) trước bàn thờ của Ngài, một thói quen đã phát sinh ra các giờ “chầu” (salut) tại Pháp trong thế kỷ 17 và 18 và từ đó có hình thức Chầu Thánh Thể vào thời sau đó nữa.
Bước qua thời cận đại, kể từ sau Phong Trào Cải Cách, người ta thấy có việc phổ quát hóa Kinh Cầu Đức Bà mà ta quen gọi là Kinh Cầu Loreto. Nhưng như đã thấy: tiền thân của nó là lời kinh cầu của thế kỷ thứ 9 tại Ái Nhĩ Lan và một số nơi khác vào cuối thời Trung Cổ. Thời này, cũng là thời có việc chấp nhận phổ quát đối với phần thứ hai của Kinh Kính Mừng. Một biểu hiện quan trọng khác là việc lập ra Hiệp Hội Thánh Mẫu ngay sau Công Đồng Triđentinô do ảnh hưởng và gương sáng của Dòng Tên là dòng đã đặt công việc giáo dục của họ dưới sự phù trì của Đức Mẹ, Nữ Vương Sự Thanh Sạch. Cũng trong thời gian này, xuất hiện nhiều lễ nhỏ kính Đức Mẹ như lễ Thánh Danh Đức Mẹ, Lễ Đức Mẹ Mân Côi, Lễ Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu v.v… Phong tục dành Tháng 5 tôn kính Đức Mẹ thì sang thế kỷ 17 mới có, còn phong tục đọc kinh Mân Côi hàng ngày trong tháng 10 thì chỉ xuất hiện sau Thông Điệp Mân Côi của Đức Lêô XIII (qua đời năm 1903).
Một số lòng sùng kính đặc biệt
Trước khi nói tới lòng sùng kính Đức Mẹ ở Việt Nam, lúc Đạo mới được Con Hồng Cháu Lạc tiếp nhận, chúng tôi xin đề cập thêm một số lòng sùng kính trong Giáo Hội hoàn vũ lúc ấy đối với Đức Mẹ. Trước nhất là lòng sùng kính Trái Tim Đức Mẹ. Lòng sùng kính này có nguồn gốc khá xưa. Thánh Lêô (cai quản Giáo Hội từ năm 440 tới năm 461) nói rằng Đức Mẹ tượng thai cách thiêng liêng Con Trai của mình bằng đức tin và tình yêu, trước khi tiếp nhận Người trong dạ mình. Trước đó, Thánh Augustinô (354-430) đã cho rằng Đức Mẹ có diễm phúc mang Chúa Kitô trong trái tim mình hơn là tượng thai Người bằng xác thịt. Nhưng phải tới cuối thế kỷ 11, sang đầu thế kỷ 12, lòng sùng kính Trái Tim Đức Mẹ mới có những dấu chỉ thông thường hơn qua bài giảng của Thánh Bernard (1090-1153) (De duodecim stellis), được Giáo Hội trích dẫn cho vào các giờ kinh phụng vụ về Bẩy Sự Đau Đớn. Chứng cớ mạnh hơn tìm thấy trong các bài suy niệm về Kinh Kính Mừng và Kinh Lạy Nữ Vương thường được gán cho Thánh Anselm thành Lucca (qua đời năm 1080) hay Thánh Bernard… Thánh Thomas Becket (1118-1170) cũng có lòng sùng kính các sự vui và sự sầu của Đức Mẹ. Nữ Thánh Bridget (1303-1373) cũng đề cập tới chủ đề này trong cuốn “Sách Thị Kiến” (Book of Revelations). Tauler (qua đời năm 1361) nhìn nhận nơi Đức Maria khuôn mẫu một tâm hồn huyền nhiệm, giống như thánh Ambrôsiô trước đó (340-397) coi Ngài là mẫu mực của một tâm hồn khiết trinh. Thánh Bernardine thành Siena (qua đời năm 1444) luôn say sưa chiêm niệm trái tim thanh khiết của Đức Mẹ. Giáo Hội đã dùng các bài giảng của ngài cho vào giờ Kinh Đêm thứ hai Lễ Trái Tim Đức Mẹ.
Đã đành là phải đợi tới Thánh Jean Eudes (qua đời năm 1681), lòng sùng kính Trái Tim Đức Mẹ mới được truyền bá rộng rãi và công khai với tác phẩm lớn của ngài tựa là “Coeur Admirable” (Trái Tim Đáng Ca Ngợi) và khởi đầu được vận động đưa vào phụng vụ chính thức qua Lễ Trái Tim Đức Mẹ, nhưng ngay từ những năm 1488 với “Antidotarium” của Nicolas de Saussy rồi sau đó Đức Giuliô II (1443-1513), lòng sùng kính ấy đã lên cao độ.
Về sự vô nhiễm của Đức Mẹ, thì Thánh Kinh và Thánh Truyền đều nhất trí Ngài hoàn toàn thánh thiện, được tượng thai không nhiễm tội nguyên tổ. Việc Ngài hoàn toàn được miễn trừ, không phạm tội bản thân đã được Công Đồng Triđentinô (Phiên VI, điều 23) xác định. Công Đồng này, như mọi người biết, đã nhóm họp trong các năm 1545 tới 1563. Tuy lúc ấy Inikhu đã có mặt ở Việt Nam rồi, nhưng Công Đồng này không phán quyết từ số không mà đã được chuẩn bị từ rất lâu, và do đó, nội dung phán quyết này đã có trong tâm thức tín hữu hoàn cầu, nhất là trong tâm thức những nhà truyền giáo từ lâu trước. Inikhu không lạ lẫm gì đối với nội dung phán quyết ấy. Còn về tư dục (concupiscence), thì ít nhất từ thế kỷ thứ 5, hầu hết các giáo phụ đều nhất trí rằng Đức Mẹ không hề mảy may bị tư dục lôi cuốn. Sự vô nhiễm nguyên tội của Ngài do đó, dù chỉ được chính thức phán quyết vào năm 1854, thực sự đã có trong niềm tin các tín hữu từ lâu trước.
Tước hiệu mẹ nhân loại của Đức Maria dĩ nhiên đã khởi sự từ dưới chân Thánh Giá khi Chúa Giêsu phong Ngài làm mẹ Gioan (Ga 19:25-27). Trong số các giáo phụ tiên khởi, Origen (185-232) là người duy nhất xem sét chức phận làm mẹ mọi tín hữu của Đức Maria trong bối cảnh trên. Theo ông, Chúa Kitô sống trong các tín hữu của Người và vì Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, nên Ngài là Mẹ của kẻ được Chúa Giêsu sống ở bên trong. Do đó, Origen bảo: con người có quyền gián tiếp coi Đức Maria là mẹ mình, miễn là họ đồng hóa mình với Chúa Giêsu nhờ sự sống ơn thánh. Qua thế kỷ thứ 9, George thành Nicomedia, khi giải thích lời của Chúa Giêsu trên thánh giá, đã cho rằng khi nói lời ấy, Chúa muốn trao phó Gioan cho Đức Mẹ chăm sóc, và trong Gioan là hết mọi tín hữu, nên đã biến Đức Maria thành mẹ và là bà chúa của mọi kẻ đồng hành của Gioan. Qua thế kỷ 12, Rupert thành Deutz giải thích rằng lời Chúa trên thánh giá đã thiết lập Đức Maria làm mẹ thiêng liêng của loài người. Chức phận này là phản đề cho chức phận làm mẹ của Evà. Evà là mẹ tự nhiên của ta vì bà là nguồn sự sống tự nhiên của ta. Còn Đức Mẹ, Ngài là mẹ thiêng liêng của ta vì Ngài là nguồn sự sống thiêng liêng của ta. Vả lại, chức phận làm mẹ ta của Đức Maria dựa vào sự kiện cốt yếu này: Chúa Kitô là anh ta, vì Người là “con đầu lòng trong nhiều anh em” (Rm 8:29). Ngài trở thành mẹ ta lúc Ngài ưng thuận việc Nhập Thể của Ngôi Lời, Đầu của nhiệm thể mà ta là các chi thể.; và Ngài đóng ấn cho chức phận làm mẹ ấy bằng việc ưng thuận lễ hy sinh đẫm máu trên thánh giá.
Còn về việc mông triệu của Đức Mẹ, thì Giáo Hội Công Giáo dựa vào Thánh Truyền. Niềm tin Ngài được triệu cả xác về Thiên Đàng tìm thấy trong khảo luận ngụy thư tựa là De Obitu S. Dominae (Về Sự Quá Vãng của Đức Thánh Bà), mang tên Thánh Gioan, nhưng thực ra thuộc thế kỷ thứ 4 hay thứ 5. Điều ấy cũng tìm thấy trong cuốn De Transitu Virginis (Về Sự Ra Đi của Đức Nữ Trinh) được gán cho Thánh Melito thành Sardis (qua đời khoảng năm 180) và trong một lá thư nói là của Thánh Denis Areopagite (thế kỷ thứ nhất). Dựa vào các tác phẩm chắc chắn hơn của Phương Đông, ta thấy niềm tin trên được nhắc tới trong các bài giảng của Thánh Anrê thành Crete (qua đời năm 720), Thánh Gioan Damascênô (676-754). Ở Phương Tây, Thánh Grêgôriô thành Tours (538-594) (De gloria mart., I, iv) nhắc đến niềm tin trên đầu tiên. Tại Công Đồng Caxêđoan năm 451, Thánh Juvenal, Giám Mục Giêrusalem, trình bày cho Hoàng Đế Marcian, người muốn nhận được xác Đức Mẹ, hay: Đức Mẹ qua đời trước mặt các tông đồ nhưng khi mở mộ của Ngài theo yêu cầu của Thánh Tôma, thì thấy mồ trống. Do đó, các tông đồ kết luận là xác của Ngài đã được triệu về trời.
Dần dần, niềm tin Đức Mẹ được triệu cả xác về trời trở thành phổ quát cả ở Đông lẫn Tây Phương. Trước khi Đức Bênêđíctô XIV (1675-1758) tuyên bố rằng không tin việc Ngài được triệu cả xác về trời là điều phạm thượng, thì trong Giáo Hội đã mừng kính Lễ Đức Mẹ Mông Triệu lâu rồi. Đây có lẽ là lễ lâu đời nhất của Giáo Hội kính Đức Mẹ. Theo hạnh Thánh Theodosius (qua đời năm 529), thì lễ này đã được cử hành ở Palestine trước năm 500. Tại Gaul, nó được cử hành vào thế kỷ thứ 6 dưới danh xưng Depositio, Assumptio, hay Festivitas S. Mariae (xem P.L., LXXII, 180). Tại Rôma, theo Duchesne (Origines du culte), ngày lễ này được nhắc tới trong sách bí tích của các đức giáo hoàng Gêlasiô (qua đời năm 496) và Grêgôriô (590-604). Thời Đức Sergiô I (năm 700), lễ này là một trong những lễ chính và là lễ nghỉ tại Rôma. Qua năm 847, dưới thời Đức Lêo IV, lễ này còn có tuần bát nhật. Như thế, đủ thấy trước khi Đức Piô XII ban hành sắc chỉ Munificentissimus Deus, ngày 1 tháng 11 năm 1950, chính thức công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, toàn thể Giáo Hội đã mừng kính mầu nhiệm này từ rất lâu, ít nhất cũng từ lúc Inikhu đặt chân lên Ninh Cường.
Kinh Cầu Loreto
Không lời kinh nào liệt kê một lúc đầy đủ các tước hiệu của Đức Mẹ cho bằng các kinh cầu (litanies). Kinh đầy đủ nhất mà lại đơn giản nhất chính là Kinh Cầu hiện chúng ta còn đọc ngày nay, tục gọi là Kinh Cầu Loreto.
Nhiều tác giả cho rằng kinh này được đặt ra từ ngày có biến cố rời nhà Đức Mẹ từ Nadarét về Loreto năm 1294. Cũng có tác giả bảo: nó có từ thời Đức Giáo Hoàng Sergiô thứ nhất (687). Tuy nhiên, chứng cớ lịch sử cho thấy nó được soạn vào đầu thế kỷ 16 hay cuối thế kỷ 15. Và do đó, khi tới Việt Nam năm 1533, hẳn những người như Inikhu đã thuộc lòng bản kinh này.
Về hình thức, Kinh Cầu Loreto giống các kinh cầu từng xuất hiện trong thế kỷ 12, 13 và 14. Nhưng nó có cái may mắn được tiếp nhận tại một số thánh điện thời danh và do đó nhanh chóng trở nên phổ thông nơi các khách hành hương tuôn đến các thánh điện đó trong thế kỷ 16. Bản văn nhờ thế đã được quảng bá tới mọi hang cùng ngõ hẻm trong thế giới Kitô Giáo và sau cùng được Giáo Hội nhìn nhận.
Bản cổ nhất, có thời được lưu trữ tại Royal Irish Academy, gọi là litania, gồm 59 tước hiệu ca tụng Đức Mẹ, và được gán cho thế kỷ thứ 8. Nhiều người không coi đây là một kinh cầu đúng nghĩa, mà đúng ra là bản tóm tắt các bài giảng gọi là “Sermones Dubii” của Thánh Ildephonsus (qua đời năm 667). Bản đúng nghĩa đầu tiên có từ thế kỷ 12, một thời lưu trữ tại Thư Viện Mainz, có tựa đề khá dài: “Letania de domina nostra Dei genitrice virgine Maria: oratio valde bona: cottidie pro quacumque tribulatione recitanda est". Khởi đầu là câu quen thuộc "Kyrie Eleison" (xin Chúa thương xót chúng con); rồi tới các lời kêu cầu Ba Ngôi Thiên Chúa, có chua thêm phẩm vị như “Pater de celis Deus, qui eligisti Mariam semper virginem, miserere nobis” (Đức Chúa Cha ngự trên trời, Đấng đã chọn Đức Maria trọn đời đồng trinh, xin thương xót chúng con). Sau đó là các lời tán tụng Đức Mẹ khá dài dòng như "Sancta Maria, stirps patriarcharum, vaticinium prophetarum, solatium apostolorum, rosa martirum, predicatio confessorum, lilium virginum, ora pro nobis benedictum ventris tui fructum"; "Sancta Maria, spes humilium, refugium pauperum, portus naufragantium, medicina infirmorum, ora pro nobis benedictum ventris tui fructum"; etc. Tất cả hơn 50 lời như thế. Sau đó thêm các lời cầu như Kinh Cầu Các Thánh: "Per mundissimum virgineum partum tuum ab omni immundicia mentis et corporis liberet nos benedictus ventris tui fructus"; hay "Ut ecclesiam suam sanctam pacificare, custodire, adunare et regere dignetur benedictus ventris tui fructus, ora mater virgo Maria." Kinh cũng kết thúc với “Agnus” (Lạy Chiên Thiên Chúa) nhưng có chua thêm phẩm vị như: "Agne dei, filius matris virginis Mariae qui tollis peccata mundi, parce nobis Domine", v.v…
Chính vì dài dòng như thế, nên nó ít được giới bình dân ưa chuộng. Các hình thức vắn tắt và đơn giản hơn liên tiếp được soạn thảo trong hai thế kỷ sau đó. Thí dụ, sau mỗi lần đọc Sancta Maria, chỉ kể một tước hiệu của Đức Mẹ; các lời xin ơn cũng được hủy bỏ hay đổi thành những lời tôn kính Đức Mẹ. Một bản như thế đã được tìm thấy tại Thư Viện nhà thờ Thánh Máccô tại Venice, có từ cuối thế kỷ 13 qua đầu thế kỷ 14. Kinh này bỏ các lời cầu xin, và chỉ gồm 75 lời ca tụng được nối với lời kêu cầu thông thường “Sancta Maria”. Đây là một số thí dụ: "Thánh Maria, mẹ và hôn thê Chúa Kitô, cầu cho chúng con; Thánh Maria, mẹ vô nhiễm; Thánh Maria, đền thờ Chúa Thánh Thần; Thánh Maria, nữ vương thiên đàng; Thánh Maria, bà chúa các thiên thần; Thánh Maria, ngôi sao thiên đàng; Thánh Maria, cửa thiên đàng; Thánh Maria, mẹ chỉ đường ngay; Thánh Maria, cửa dẫn tới sự sống thiên quốc; Thánh Maria, đấng bào chữa chúng con; Thánh Maria, sao sáng trên trời; Thánh Maria, suối ban khôn ngoan đích thực; Thánh Maria, hoa hồng không tàn lụi; Thánh Maria, vẻ đẹp các thiên thần; Thánh Maria, tinh hoa các tổ phụ; Thánh Maria, ước ao các tiên tri; Thánh Maria, kho tàng các tông đồ; Thánh Maria, tụng ca các tử đạo; Thánh Maria, hiển vinh các linh mục; Thánh Maria, Nữ Trinh Vô Nhiễm Thai; Thánh Maria, lộng lẫy các trinh nữ và gương sáng đức khiết trinh” v.v…
Hình thức ngắn gọn trên đây rất thích hợp cho việc cầu nguyện chung và thật là hợp thời để giáo hữu sử dụng trong cac buổi rước kiệu, cầu khẩn cho qua các cơn dịch bệnh thường hay xẩy ra trong thế kỷ 15. Chính vì thế, kinh cầu lưu trữ tại Thư Viện Casanatensian ở Rôma đã có tựa như sau: "Oraciones devote contra imminentes tribulaciones et contra pestem" (những lời cầu nguyện chống các tai biến cận kề và bệnh dịch).
Qua hậu bán hế kỷ 15, người ta bắt đầu bỏ việc lặp đi lặp lại lời kêu cầu “Thánh Maria”, chỉ giữ lại các tước hiệu tán tụng, rồi thưa “Cầu cho chúng con”. Nhóm kinh cầu này dẫn thẳng tới Kinh Cầu Loreto. Kinh cầu do Fra Giovanni da Falerona chép năm 1524 gồm 57 lời tán tụng bắt đầu với danh hiệu “Mẹ”, rồi các tước hiệu mô tả tình thương dịu hiền Đức Mẹ dành cho nhân loại, sau đó là các tước hiệu rút từ các kinh tin kính, rồi các tước hiệu mang danh “Nữ Vương” y hệt Kinh Cầu Loreto, thêm hai tước hiệu mới: "Causa nostræ lætitiæ" (làm cho chúng con vui mừng) và "Vas spirituale" (bình đựng thiêng liêng, bản tiếng Việt: là đấng trọng thiêng); và ba lời kêu cầu "Advocata christianorum" (bầu chữa các giáo hữu), "Refugium desperatorum" (nơi kẻ vô vọng trú ẩn), "Auxilium peccatorum" (Đấng phù trợ kẻ có tội) rất dễ đổi thành "Refugium peccatorum" (bầu chữa kẻ có tội) và "Auxilium christianorum" (phù hộ các giáo hữu) của Kinh Cầu Loreto. Nói tóm lại, nếu bỏ các lời cầu xin và việc lặp đi lặp lại lời kêu cầu “Thánh Maria” thì các kinh cầu trên rất giống với Kinh Cầu Loreto. Và nhiều người nhất trí rằng Kinh Cầu Loreto chỉ là việc sắp xếp lại các hình thức kinh cầu cuối cùng này mà thôi. Hiện không tìm được thủ bản nào của Kinh Cầu Loreto. Bản in đầu tiên của Kinh Cầu này là bản của Dillingen xuất hiện vào khoảng cuối năm 1557 và đầu năm 1558. Bản này y như bản ta có hiện nay chỉ trừ nó có "Mater piissima" (Mẹ rất đạo hạnh) và "Mater mirabilis" (Mẹ rất lạ lùng), thì ta có "Mater purissima" (Mẹ cực tinh cực sạch) and "Mater admirabilis" (mẹ rất đáng ngợi khen). Ngoài ra, nó không có các lời "Mater creatoris" (Mẹ sinh Chúa tạo thiên lập địa) and "Mater salvatoris" (Mẹ sinh Chúa Cứu Thế). Bản Loreto năm 1558 còn có tước hiệu “Phù hộ các giáo hữu” (Auxilium christianorum), không như một số người cho rằng chính Đức Piô V đã thêm tước hiệu này năm 1571, sau chiến thắng Lepanto. Điều đáng lưu ý là vì mới cải cách các giờ kinh phụng vụ về Đức Mẹ, nên Đức Piô V không khuyến khích các hình thức kinh cầu, kể cả kinh cầu Loreto. Nhưng không vì thế mà kinh cầu này mất đi tính phổ thông của nó. Và năm 1587, Đức Sixtô V đã chuẩn y kinh cầu này bằng sắc chỉ "Reddituri" ngày 11 tháng 7 và truyền cho các nhà giảng thuyết truyền bá kinh cầu này khắp nơi.
Nói tóm lại, nhà truyền giáo Inikhu mang theo mình cả một kho tàng thánh mẫu học và một lòng tôn sùng say mê của cả thế giới Kitô Giáo dành cho Đức Mẹ. Một điều đáng lưu ý nữa là cùng năm ông bị phát hiện có mặt tại Ninh Cường và Trà Lũ cũng là năm Henry VIII của Anh bị rút phép thông công vì bất tuân Giáo Hội, không những cứ cưới Anne Boleyn làm vợ mà còn phong hoàng hậu cho nàng nữa. Dù lúc ấy không hẳn ông đã theo chân Martin Luther bên Đức, nhưng đó là bước đầu dẫn đến việc thành lập ra Giáo Hội Anh, một hình thức Thệ Phản khác. Khỏi cần nói nhiều, ta cũng thấy là Inikhu rất biết phản ứng của phe này đối với những cái quá lạm của điều bị họ gọi là ngẫu thần Maria (Mariolatry). Đến Việt Nam, ông được trang bị đủ những thứ ấy. Cho nên dù không sử sách nào nhắc đến giáo lý của ông, nhưng trong suốt 10 năm lăn lộn trên cánh đồng truyền giáo của Ninh Cường và Trà Lũ, không thể nào ông không nhắc đến những điều đã thành nhập tâm kia.
Ghi chú
(1) Bộ sử do Triều Nguyễn soạn từ 1856 tới 1881 gồm 53 quyển, được ấn hành năm 1884 và được Viện Sử Học dịch sang quốc ngữ năm 1960.
(2) Các chi tiết dựa theo Catholic Encyclopedia, ấn bản 1914
(còn tiếp)
Các sử gia nhà Nguyễn không cho biết họ căn cứ vào sử liệu nào để nêu đích danh Inikhu, sau khi việc ông làm đã xẩy ra trước đó hơn 300 năm, chỉ nói là căn cứ vào dã sử, những câu truyện truyền miệng trong nhân gian. Nhân gian nào, Kitô Giáo hay không Kitô Giáo? Họ không cho biết. Không Kitô Giáo cũng phi lý: hơi đâu truyền miệng một câu truyện chẳng ăn có gì với mình! mà Kitô Giáo thì cũng vô lý: không một nguồn Kitô Giáo nào còn đến ngày nay nhắc đến biến cố ấy! Thực vậy, cả giáo sĩ Cevallos, lẫn giáo sĩ Đắc Lộ và linh mục Philiphê Bỉnh sau này, đều không nhắc gì tới bước chân người gieo Tin Mừng đầu hết này. Nhưng nếu đến hơn 300 năm sau, có dã sử vẫn nhắc đến ông thì hiển nhiên công trình truyền giáo “lén lút” của ông hẳn phải có tiếng vang rất lớn, ít nhất ở Việt Nam. Và khi cho chi tiết dã sử ấy vào chính sử của mình, các sử gia Triều Nguyễn hẳn phải có gì chắc chắn mới dám viết như thế.
Các sử gia sau này, từ Trần Trọng Kim (Việt Nam Sử Lược) đến các tác giả Công Giáo như Linh Mục Nguyễn Hồng (Lịch sử truyền giáo ở VN), Linh Mục Phan Phát Huồn (Việt Nam Giáo Sử), Linh Mục Bùi Đức Sinh (Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam), Linh Mục Nguyễn Thế Thoại (Công Giáo Trên Quê Hương Việt Nam), Linh Mục Nguyễn Tự Do (Hành Hương Công Giáo Việt Nam), đều trích dẫn chi tiết này của Cương Mục, dù không thể xác định được Inikhu là ai.
Linh Mục Nguyễn Thế Thoại cho rằng “Quan trọng không ở điểm phát xuất của nhà truyền giáo. Quan trọng chính là nhà truyền đạo, là nội dung giáo lý và đời sống đạo mà người đó truyền loan, còn in đậm trong cuộc sống người dân tòng giáo” (tr.39). Có điều, tác giả này không đề cập một chi tiết nào trong nội dung giáo lý của Inikhu. Linh Mục Phan Phát Huồn có lẽ là người duy nhất trích dẫn một đoạn khác cũng của Cương Mục, quyển 41, cho hay Inikhu “nói đến thiên đường, hỏa ngục, chia ra báo ứng thiện ác, hơi giống đạo Phù Đồ (Phật), đem lại thuyết xưng tội miễn tội” (tr.55).
Không thấy Inikhu nhắc gì tới Đức Maria, có lẽ vì triều đình Huế không thể để ý tới tầm quan trọng và vị thế của Ngài trong tâm thức người Kitô Hữu Việt Nam, dù là lúc ấy. Chứ thực ra, một người như Inikhu, mà theo Linh Mục Nguyễn Thế Thoại, có thể đã lén tách khỏi phái đoàn của Duarte Coelho năm 1523 ở Cù Lao Chàm, để tìm đường vào Nam Chân và Giao Thủy miệt mài giảng đạo ở đó trong 10 năm, đến mãi 1533 mới bị khám phá (xem các tr.41-42), thì không thể nào lại không nói tới Đức Maria, mà cả thế giới Kitô Giáo lúc đó đang hết lòng sùng kính.
Lòng sùng kính Đức Maria trong thế kỷ 16 (2)
Thực vậy, sang đầu thế kỷ 16, lòng sùng kính Đức Maria trong Giáo Hội đã lên tới tuyệt đỉnh, hầu như mọi tước hiệu và hầu hết các tín điều của Ngài và về Ngài đều đã hiện hữu trong tâm thức, kinh nguyện, và phụng vụ của Giáo Hội, nếu chưa hẳn đã được định nghĩa chính thức.
Niềm tin Đức Maria sinh con đồng trinh đã được chính Thánh Máccô nhắc tới khi ngài mô tả Chúa Giêsu là “Con bà Maria” (Mc 6:3). Thánh Inhaxiô thành Antiốc (sinh năm 50, qua đời khoảng các năm 98 và 117) khai triển chủ đề này bằng cách sau khi mô tả Chúa Giêsu là “Con bà Maria và là Con Thiên Chúa”, đã nhấn mạnh với tín hữu Êphêsô (7,18 và 19) rằng đức đồng trinh của Đức Mẹ, việc Ngài mang thai và cái chết của Chúa Giêsu là ba mầu nhiệm mà thủ lãnh thế gian không được bày tỏ. Aristides và Thánh Giustinô cũng dùng các ngôn từ minh nhiên nói đến việc Đức Mẹ sinh con mà còn đồng trinh. Nhưng Thánh Irênê (sinh khoảng các năm 115, 125 và qua đời khoảng các năm 130, 142) mói xứng đáng được gọi là nhà thần học đầu tiên nói về Người Mẹ Đồng Trinh (xem Irenaeus, V, 19). Và thuật ngữ “sinh bởi bà Maria đồng trinh” trong kinh tin kính buổi đầu là nằm trong dòng tư tưởng của thánh nhân.
Thánh Proclus, Thượng Phụ Constantinốp, năm 429, trước sự hiện diện của Nestorius, đã giảng một bài giảng thời danh về Đức Mẹ, trong đó, ngài mô tả Đức Maria là “nữ tỳ và là Mẹ, Đấng Đồng Trinh và là thiên đàng, cây cầu duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, khung dệt tuyệt điệu của Nhập Thể, trong đó, tấm áo của sự hiệp nhất ấy đã được dệt nên một cách không thể diễn tả được, mà người dệt chính là Chúa Thánh Thần; người xe chỉ chính là Đấng Phủ Bóng từ trời cao; len chính là lông xưa của Adong; sợi ngang chính là xác thịt không tì ố của đấng đồng trinh, thoi người dệt chính là ơn phúc vô lường của Đấng đã làm nên nó; công nhân chính là Lời lướt qua thính giác” (P.G. LXV, 681).
Ta biết mấy năm sau, năm 431, một công đồng chung đã được triệu tập tại Êphêsô và chính công đồng này đã long trọng công bố tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Còn việc Đức Mẹ Đồng Trinh thì Công Đồng Latêranô đã chính thức phán quyết với vạ tuyệt thông thời Đức Giáo Hoàng Martinô thứ nhất vào năm 649, dù trước đó cả Kinh Tin Kính Constantinốp và Nixêa lẫn Kinh Tin Kính Các Tông Đồ đều đã tuyên xưng: Chúa Giêsu sinh bởi “Bà Maria Đồng Trinh”. Sự đồng trinh này luôn được hiểu là trước, trong và sau khi Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu, nói cách khác là trọn đời đồng trinh.
Một mảnh gốm của người Coptic có từ năm 600 có mang mấy dòng bằng tiếng Hy Lạp, ca ngợi Đức Mẹ như sau: “Kính chào Maria đầy ơn phúc, Chúa ở cùng Bà; Bà có phúc hơn mọi phụ nữ và hoa trái lòng Bà đầy phúc, vì Bà đã cưu mang Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc linh hồn chúng con”. Đó quả là hình thức đầu hết của kinh Kính Mừng. Trước đó, khoảng năm 540, người ta đã tìm thấy một tranh ghép tại nhà thờ chánh tòa Parenzo ở Áo, diễn tả Đức Mẹ ngự tòa Nữ Vương Thiên Đàng.
Sang đầu thời Trung Cổ, khoảng thế kỷ thứ 7, người ta thấy xuất hiện nhiều ngày lễ kính Đức Mẹ trong Giáo Hội như lễ Mông Triệu, Lễ Truyền Tin, Lễ Sinh Nhật và Lễ Thanh Tẩy Đức Mẹ.
Cũng vào thời này, Ngài được ca ngợi trong phụng vụ như là “phòng hoa chúc từ đó đấng phu quân tôn qúy xuất hiện, là ánh sáng lương dân, là niềm hy vọng tín hữu, là đấng khử trừ ma qủy, làm người Do Thái bối rối, là mạch sự sống, là tòa vinh quang, là đền thờ thiên quốc, mà công đức, vốn chỉ là thiếu nữ dịu dàng, nhưng nếu đem so sánh với Evà xưa, thì hiển nhiên hơn nhiều” (P.L., LXII, 245). Tại Ái Nhĩ Lan, khoảng giữa thế kỷ thứ 8, một bài kinh tựa như kinh cầu Đức Mẹ đã được hình thành, trong đó, Ngài được xưng tụng là “Công Nương Thiên Đàng, Mẹ Giáo Hội Thiên Quốc và trần gian, là sự tái tạo sự sống, Công Nương Các Dân Tộc, Mẹ kẻ mồ côi, Ngực nuôi thơ nhi, Nữ Vương sự sống, Thang Thiên Đàng”. Cũng trong thời gian này, nhiều thánh đường nổi danh như nhà thờ chính tòa Reims, Chartres…đã được xây dựng.
Các hình thức sùng kính trên chỉ được diễn tả cách mơ hồ, phần lớn do lòng sùng kính cá nhân gợi hứng. Nhưng bắt đầu từ năm 1000, tức bắt đầu giữa thời Trung Cổ, lòng sùng kính này bắt đầu có quy củ, có tổ chức hơn. Chính trong thời kỳ này, kinh Kính Mừng, trước đây xuất hiện dưới hình thức một đối ca dùng trong kinh nhật tụng kính Đức Mẹ, đã được phổ biến tới mọi tầng lớp tín hữu. Mỗi lần đọc kinh này, tín hữu thường bái gối, một hành vi mà truyền thống vẫn coi là của thiên thần “Gabrien khi đến truyền tin cho Thánh Nữ”. Họ lặp đi lặp lại lời kinh này trước ảnh thánh Đức Mẹ. Vì lúc đó, kinh này chưa có lời nguyện kết thúc, nên nó được nguyên tuyền coi là lời chào kính Mẹ Thiên Chúa. Lời chào kính này đến thế kỷ 12, đã trở thành phổ quát, được mọi người say sưa tụng niệm.
Cũng trong thời gian này, kinh Lạy Nữ Vương đã trở thành nổi tiếng. Người ta vẫn tin, kinh này có từ hế kỷ 11. Tuy nhiên, lúc đầu, nó chỉ bắt đầu với lời chào: “Lạy Nữ Vương Nhân Lành” (Salve Regina Misericordia) chứ không có chữ Mẹ (Mater). Nhưng sau đó, do ảnh hưởng của sưu tập Truyện Đức Bà (Marien-legenden) trong các thế kỷ từ 12 tới 14, trong đó, mô thức (motif) Mẹ Nhân Lành (Mater Misericordia) luôn được nhắc tới, nên bài kinh kia đã thêm chữ Mẹ vào trước chữ Nhân Lành, như ta thấy hiện nay.
Sưu tập Truyện Đức Bà nói trên cũng giúp truyền bá nhiều hình thức sùng kính khác dành cho Đức Maria, ngoài việc lặp đi các lời chào Kính Mừng và Lạy Nữ Vương như việc dành ngày Thứ Bẩy kính Đức Mẹ, lễ Đức Mẹ được Tượng Thai và Lễ Sinh Nhật của Ngài, nhất là bài kinh bất hủ “Ave Maris Stella” (Kính Chào Sao Biển), việc sùng kính Năm Sự Vui của Đức Mẹ sau tăng lên Bẩy (Truyền tin, Sinh Chúa Giêsu, Ba vua thờ lạy, Chúa Giêsu sống lại, Chúa Giêsu lên trời, Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Maria được thưởng trên thiên đàng) cũng xẩy ra trong thời gian này để tương xứng với Bẩy Sự Thương Khó của Ngài (Lời tiên đóan của Simêong, Trốn qua Ai Cập, Mất Chúa Giêsu ba ngày, gặp Chúa Giêsu trên Đường Thánh Giá, Chúa Giêsu chịu đóng đính, tháo xác Chúa Giêsu, Chôn xác Chúa Giêsu). Việc dành vị trí đặc biệt cho Ngài trong kinh Cáo Mình cũng xẩy ra trong thời kỳ này, khởi sự từ các đan viện Xitô. Lòng sùng kính Xitô ấy đối với Đức Mẹ sau đó được các Dòng Đa-minh, Cát-minh… mô phỏng.
Cũng thời gian này, nhiều nhà thờ, thánh điện được xây cất để tiếp đón các khách hành hương. Phong trào tôn kính này bừng nở khắp Âu Châu, đến không thể đếm xuể con số các thánh điện này. Chúng trở thành nổi tiếng nhờ các ơn lành hồn xác người ta tin mình nhận được từ Đức Mẹ. Lòng biết ơn của họ đã đem lại cho các thánh điện này nhiều vàng bạc châu báu rất quí giá: triều thiên bằng vàng và đá quí, trang phục thêu thùa, đồ trang trí cùng khắp các thánh điện. Nhiều phép lạ được tường trình đã xẩy ra trong các thánh điện ấy: tượng hay ảnh Đức Mẹ chẩy máu, khóc hay ra ẩm ướt, đầu gục xuống, tay nâng lên chúc phúc…
Dù có thể có những cường điệu trong các truyện kể này, và chứng cớ lịch sử khó được kiểm chứng, nhưng không thể hoài nghi việc niềm tin đơn thành và lòng sùng kính chân thực của các tín hữu đã được tưởng thưởng theo ý ngay lành của họ. Mặt khác, không có lý do nào khiến người ta phải tin rằng các hình thức sùng kính của họ, xét chung, chỉ gây ra hiệu quả ảo vọng, không có giá trị nào khác ngoài sự mê tín. Sự tinh tuyền, lòng từ bi và tình mẫu tử của Đức Mẹ luôn luôn là nguyên động lực chính cho lòng sùng kính ấy. Ngay vở kịch câm “Phép Lạ” của Max Reinhardt cũng đã làm cả London say mê vào năm 1912 vì đã khiến khán giả tin chắc rằng những tình cảm tôn giáo đích thực luôn luôn hiện diện bên dưới những quan niệm quá đáng của thời Trung Cổ.
Dù sao, đến cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính Đức Mẹ cũng đã trở nên phổ quát. Ngay nhà văn không chính thống là John Wyclif (1324-1384) cũng phải nhìn nhận rằng: “Theo tôi, ta không thể nhận được phần thưởng Thiên Đàng nếu không có sự giúp đỡ của Đức Maria. Không một phái tính hay thời đại nào, không một thứ bậc hay địa vị nào, của bất cứ ai trong toàn bộ nhân loại, mà lại không cần kêu cầu Thánh Nữ Đồng Trinh cứu giúp”. Bởi thế, một lần nữa, cảm tình nồng cháy từ thế kỷ 12 tới thế kỷ 16 đối với học thuyết Vô Nhiễm Thai chỉ là lời tụng ca thêm vào cho tầm quan trọng mà trọn bộ chủ đề Thánh Mẫu Học có được dưới con mắt những cơ phận bác học nhất trong thế giới Kitô Giáo.
Không thể nào lược kể hết các thực hành đạo đức trong lòng sùng kính Đức Mẹ của thời Trung Cổ, ngoại trừ các hình thức nổi bật như Kinh Mân Côi, Kinh Sai Thiên Thần, Kinh Lạy Nữ Vương và một số ngày lễ. Tuy nhiên, chỉ cần nhắc đến thói quen đeo tràng chuỗi trong giai đoạn này. Tràng chuỗi ấy đủ mọi hình thức. Có chuỗi 15 chục, có chuỗi 10 chục, có chuỗi 6, 5, 3 hay 1 chục được đeo như món đồ trang sức. Rồi thói quen lặp đi lặp lại lời kinh Kính Mừng, được đếm nhờ các Kinh Lạy Cha, hay hột lớn, đã trở thành quen thuộc ngay từ thế kỷ 12, trước thời Thánh Đa-minh; thói quen suy niệm các mầu nhiệm chỉ mới có 300 năm sau đó. Chưa kể thói quen cử hành thánh lễ tại các bàn thờ đặc biệt hay để đèn cháy liên tục trước thánh tượng Đức Mẹ, và thói quen hát kinh Lạy Nữ Vương hay các ca khúc khác kính Đức Mẹ vào các buổi kinh chiều (complines) trước bàn thờ của Ngài, một thói quen đã phát sinh ra các giờ “chầu” (salut) tại Pháp trong thế kỷ 17 và 18 và từ đó có hình thức Chầu Thánh Thể vào thời sau đó nữa.
Bước qua thời cận đại, kể từ sau Phong Trào Cải Cách, người ta thấy có việc phổ quát hóa Kinh Cầu Đức Bà mà ta quen gọi là Kinh Cầu Loreto. Nhưng như đã thấy: tiền thân của nó là lời kinh cầu của thế kỷ thứ 9 tại Ái Nhĩ Lan và một số nơi khác vào cuối thời Trung Cổ. Thời này, cũng là thời có việc chấp nhận phổ quát đối với phần thứ hai của Kinh Kính Mừng. Một biểu hiện quan trọng khác là việc lập ra Hiệp Hội Thánh Mẫu ngay sau Công Đồng Triđentinô do ảnh hưởng và gương sáng của Dòng Tên là dòng đã đặt công việc giáo dục của họ dưới sự phù trì của Đức Mẹ, Nữ Vương Sự Thanh Sạch. Cũng trong thời gian này, xuất hiện nhiều lễ nhỏ kính Đức Mẹ như lễ Thánh Danh Đức Mẹ, Lễ Đức Mẹ Mân Côi, Lễ Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu v.v… Phong tục dành Tháng 5 tôn kính Đức Mẹ thì sang thế kỷ 17 mới có, còn phong tục đọc kinh Mân Côi hàng ngày trong tháng 10 thì chỉ xuất hiện sau Thông Điệp Mân Côi của Đức Lêô XIII (qua đời năm 1903).
Một số lòng sùng kính đặc biệt
Trước khi nói tới lòng sùng kính Đức Mẹ ở Việt Nam, lúc Đạo mới được Con Hồng Cháu Lạc tiếp nhận, chúng tôi xin đề cập thêm một số lòng sùng kính trong Giáo Hội hoàn vũ lúc ấy đối với Đức Mẹ. Trước nhất là lòng sùng kính Trái Tim Đức Mẹ. Lòng sùng kính này có nguồn gốc khá xưa. Thánh Lêô (cai quản Giáo Hội từ năm 440 tới năm 461) nói rằng Đức Mẹ tượng thai cách thiêng liêng Con Trai của mình bằng đức tin và tình yêu, trước khi tiếp nhận Người trong dạ mình. Trước đó, Thánh Augustinô (354-430) đã cho rằng Đức Mẹ có diễm phúc mang Chúa Kitô trong trái tim mình hơn là tượng thai Người bằng xác thịt. Nhưng phải tới cuối thế kỷ 11, sang đầu thế kỷ 12, lòng sùng kính Trái Tim Đức Mẹ mới có những dấu chỉ thông thường hơn qua bài giảng của Thánh Bernard (1090-1153) (De duodecim stellis), được Giáo Hội trích dẫn cho vào các giờ kinh phụng vụ về Bẩy Sự Đau Đớn. Chứng cớ mạnh hơn tìm thấy trong các bài suy niệm về Kinh Kính Mừng và Kinh Lạy Nữ Vương thường được gán cho Thánh Anselm thành Lucca (qua đời năm 1080) hay Thánh Bernard… Thánh Thomas Becket (1118-1170) cũng có lòng sùng kính các sự vui và sự sầu của Đức Mẹ. Nữ Thánh Bridget (1303-1373) cũng đề cập tới chủ đề này trong cuốn “Sách Thị Kiến” (Book of Revelations). Tauler (qua đời năm 1361) nhìn nhận nơi Đức Maria khuôn mẫu một tâm hồn huyền nhiệm, giống như thánh Ambrôsiô trước đó (340-397) coi Ngài là mẫu mực của một tâm hồn khiết trinh. Thánh Bernardine thành Siena (qua đời năm 1444) luôn say sưa chiêm niệm trái tim thanh khiết của Đức Mẹ. Giáo Hội đã dùng các bài giảng của ngài cho vào giờ Kinh Đêm thứ hai Lễ Trái Tim Đức Mẹ.
Đã đành là phải đợi tới Thánh Jean Eudes (qua đời năm 1681), lòng sùng kính Trái Tim Đức Mẹ mới được truyền bá rộng rãi và công khai với tác phẩm lớn của ngài tựa là “Coeur Admirable” (Trái Tim Đáng Ca Ngợi) và khởi đầu được vận động đưa vào phụng vụ chính thức qua Lễ Trái Tim Đức Mẹ, nhưng ngay từ những năm 1488 với “Antidotarium” của Nicolas de Saussy rồi sau đó Đức Giuliô II (1443-1513), lòng sùng kính ấy đã lên cao độ.
Về sự vô nhiễm của Đức Mẹ, thì Thánh Kinh và Thánh Truyền đều nhất trí Ngài hoàn toàn thánh thiện, được tượng thai không nhiễm tội nguyên tổ. Việc Ngài hoàn toàn được miễn trừ, không phạm tội bản thân đã được Công Đồng Triđentinô (Phiên VI, điều 23) xác định. Công Đồng này, như mọi người biết, đã nhóm họp trong các năm 1545 tới 1563. Tuy lúc ấy Inikhu đã có mặt ở Việt Nam rồi, nhưng Công Đồng này không phán quyết từ số không mà đã được chuẩn bị từ rất lâu, và do đó, nội dung phán quyết này đã có trong tâm thức tín hữu hoàn cầu, nhất là trong tâm thức những nhà truyền giáo từ lâu trước. Inikhu không lạ lẫm gì đối với nội dung phán quyết ấy. Còn về tư dục (concupiscence), thì ít nhất từ thế kỷ thứ 5, hầu hết các giáo phụ đều nhất trí rằng Đức Mẹ không hề mảy may bị tư dục lôi cuốn. Sự vô nhiễm nguyên tội của Ngài do đó, dù chỉ được chính thức phán quyết vào năm 1854, thực sự đã có trong niềm tin các tín hữu từ lâu trước.
Tước hiệu mẹ nhân loại của Đức Maria dĩ nhiên đã khởi sự từ dưới chân Thánh Giá khi Chúa Giêsu phong Ngài làm mẹ Gioan (Ga 19:25-27). Trong số các giáo phụ tiên khởi, Origen (185-232) là người duy nhất xem sét chức phận làm mẹ mọi tín hữu của Đức Maria trong bối cảnh trên. Theo ông, Chúa Kitô sống trong các tín hữu của Người và vì Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, nên Ngài là Mẹ của kẻ được Chúa Giêsu sống ở bên trong. Do đó, Origen bảo: con người có quyền gián tiếp coi Đức Maria là mẹ mình, miễn là họ đồng hóa mình với Chúa Giêsu nhờ sự sống ơn thánh. Qua thế kỷ thứ 9, George thành Nicomedia, khi giải thích lời của Chúa Giêsu trên thánh giá, đã cho rằng khi nói lời ấy, Chúa muốn trao phó Gioan cho Đức Mẹ chăm sóc, và trong Gioan là hết mọi tín hữu, nên đã biến Đức Maria thành mẹ và là bà chúa của mọi kẻ đồng hành của Gioan. Qua thế kỷ 12, Rupert thành Deutz giải thích rằng lời Chúa trên thánh giá đã thiết lập Đức Maria làm mẹ thiêng liêng của loài người. Chức phận này là phản đề cho chức phận làm mẹ của Evà. Evà là mẹ tự nhiên của ta vì bà là nguồn sự sống tự nhiên của ta. Còn Đức Mẹ, Ngài là mẹ thiêng liêng của ta vì Ngài là nguồn sự sống thiêng liêng của ta. Vả lại, chức phận làm mẹ ta của Đức Maria dựa vào sự kiện cốt yếu này: Chúa Kitô là anh ta, vì Người là “con đầu lòng trong nhiều anh em” (Rm 8:29). Ngài trở thành mẹ ta lúc Ngài ưng thuận việc Nhập Thể của Ngôi Lời, Đầu của nhiệm thể mà ta là các chi thể.; và Ngài đóng ấn cho chức phận làm mẹ ấy bằng việc ưng thuận lễ hy sinh đẫm máu trên thánh giá.
Còn về việc mông triệu của Đức Mẹ, thì Giáo Hội Công Giáo dựa vào Thánh Truyền. Niềm tin Ngài được triệu cả xác về Thiên Đàng tìm thấy trong khảo luận ngụy thư tựa là De Obitu S. Dominae (Về Sự Quá Vãng của Đức Thánh Bà), mang tên Thánh Gioan, nhưng thực ra thuộc thế kỷ thứ 4 hay thứ 5. Điều ấy cũng tìm thấy trong cuốn De Transitu Virginis (Về Sự Ra Đi của Đức Nữ Trinh) được gán cho Thánh Melito thành Sardis (qua đời khoảng năm 180) và trong một lá thư nói là của Thánh Denis Areopagite (thế kỷ thứ nhất). Dựa vào các tác phẩm chắc chắn hơn của Phương Đông, ta thấy niềm tin trên được nhắc tới trong các bài giảng của Thánh Anrê thành Crete (qua đời năm 720), Thánh Gioan Damascênô (676-754). Ở Phương Tây, Thánh Grêgôriô thành Tours (538-594) (De gloria mart., I, iv) nhắc đến niềm tin trên đầu tiên. Tại Công Đồng Caxêđoan năm 451, Thánh Juvenal, Giám Mục Giêrusalem, trình bày cho Hoàng Đế Marcian, người muốn nhận được xác Đức Mẹ, hay: Đức Mẹ qua đời trước mặt các tông đồ nhưng khi mở mộ của Ngài theo yêu cầu của Thánh Tôma, thì thấy mồ trống. Do đó, các tông đồ kết luận là xác của Ngài đã được triệu về trời.
Dần dần, niềm tin Đức Mẹ được triệu cả xác về trời trở thành phổ quát cả ở Đông lẫn Tây Phương. Trước khi Đức Bênêđíctô XIV (1675-1758) tuyên bố rằng không tin việc Ngài được triệu cả xác về trời là điều phạm thượng, thì trong Giáo Hội đã mừng kính Lễ Đức Mẹ Mông Triệu lâu rồi. Đây có lẽ là lễ lâu đời nhất của Giáo Hội kính Đức Mẹ. Theo hạnh Thánh Theodosius (qua đời năm 529), thì lễ này đã được cử hành ở Palestine trước năm 500. Tại Gaul, nó được cử hành vào thế kỷ thứ 6 dưới danh xưng Depositio, Assumptio, hay Festivitas S. Mariae (xem P.L., LXXII, 180). Tại Rôma, theo Duchesne (Origines du culte), ngày lễ này được nhắc tới trong sách bí tích của các đức giáo hoàng Gêlasiô (qua đời năm 496) và Grêgôriô (590-604). Thời Đức Sergiô I (năm 700), lễ này là một trong những lễ chính và là lễ nghỉ tại Rôma. Qua năm 847, dưới thời Đức Lêo IV, lễ này còn có tuần bát nhật. Như thế, đủ thấy trước khi Đức Piô XII ban hành sắc chỉ Munificentissimus Deus, ngày 1 tháng 11 năm 1950, chính thức công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, toàn thể Giáo Hội đã mừng kính mầu nhiệm này từ rất lâu, ít nhất cũng từ lúc Inikhu đặt chân lên Ninh Cường.
Kinh Cầu Loreto
Không lời kinh nào liệt kê một lúc đầy đủ các tước hiệu của Đức Mẹ cho bằng các kinh cầu (litanies). Kinh đầy đủ nhất mà lại đơn giản nhất chính là Kinh Cầu hiện chúng ta còn đọc ngày nay, tục gọi là Kinh Cầu Loreto.
Nhiều tác giả cho rằng kinh này được đặt ra từ ngày có biến cố rời nhà Đức Mẹ từ Nadarét về Loreto năm 1294. Cũng có tác giả bảo: nó có từ thời Đức Giáo Hoàng Sergiô thứ nhất (687). Tuy nhiên, chứng cớ lịch sử cho thấy nó được soạn vào đầu thế kỷ 16 hay cuối thế kỷ 15. Và do đó, khi tới Việt Nam năm 1533, hẳn những người như Inikhu đã thuộc lòng bản kinh này.
Về hình thức, Kinh Cầu Loreto giống các kinh cầu từng xuất hiện trong thế kỷ 12, 13 và 14. Nhưng nó có cái may mắn được tiếp nhận tại một số thánh điện thời danh và do đó nhanh chóng trở nên phổ thông nơi các khách hành hương tuôn đến các thánh điện đó trong thế kỷ 16. Bản văn nhờ thế đã được quảng bá tới mọi hang cùng ngõ hẻm trong thế giới Kitô Giáo và sau cùng được Giáo Hội nhìn nhận.
Bản cổ nhất, có thời được lưu trữ tại Royal Irish Academy, gọi là litania, gồm 59 tước hiệu ca tụng Đức Mẹ, và được gán cho thế kỷ thứ 8. Nhiều người không coi đây là một kinh cầu đúng nghĩa, mà đúng ra là bản tóm tắt các bài giảng gọi là “Sermones Dubii” của Thánh Ildephonsus (qua đời năm 667). Bản đúng nghĩa đầu tiên có từ thế kỷ 12, một thời lưu trữ tại Thư Viện Mainz, có tựa đề khá dài: “Letania de domina nostra Dei genitrice virgine Maria: oratio valde bona: cottidie pro quacumque tribulatione recitanda est". Khởi đầu là câu quen thuộc "Kyrie Eleison" (xin Chúa thương xót chúng con); rồi tới các lời kêu cầu Ba Ngôi Thiên Chúa, có chua thêm phẩm vị như “Pater de celis Deus, qui eligisti Mariam semper virginem, miserere nobis” (Đức Chúa Cha ngự trên trời, Đấng đã chọn Đức Maria trọn đời đồng trinh, xin thương xót chúng con). Sau đó là các lời tán tụng Đức Mẹ khá dài dòng như "Sancta Maria, stirps patriarcharum, vaticinium prophetarum, solatium apostolorum, rosa martirum, predicatio confessorum, lilium virginum, ora pro nobis benedictum ventris tui fructum"; "Sancta Maria, spes humilium, refugium pauperum, portus naufragantium, medicina infirmorum, ora pro nobis benedictum ventris tui fructum"; etc. Tất cả hơn 50 lời như thế. Sau đó thêm các lời cầu như Kinh Cầu Các Thánh: "Per mundissimum virgineum partum tuum ab omni immundicia mentis et corporis liberet nos benedictus ventris tui fructus"; hay "Ut ecclesiam suam sanctam pacificare, custodire, adunare et regere dignetur benedictus ventris tui fructus, ora mater virgo Maria." Kinh cũng kết thúc với “Agnus” (Lạy Chiên Thiên Chúa) nhưng có chua thêm phẩm vị như: "Agne dei, filius matris virginis Mariae qui tollis peccata mundi, parce nobis Domine", v.v…
Chính vì dài dòng như thế, nên nó ít được giới bình dân ưa chuộng. Các hình thức vắn tắt và đơn giản hơn liên tiếp được soạn thảo trong hai thế kỷ sau đó. Thí dụ, sau mỗi lần đọc Sancta Maria, chỉ kể một tước hiệu của Đức Mẹ; các lời xin ơn cũng được hủy bỏ hay đổi thành những lời tôn kính Đức Mẹ. Một bản như thế đã được tìm thấy tại Thư Viện nhà thờ Thánh Máccô tại Venice, có từ cuối thế kỷ 13 qua đầu thế kỷ 14. Kinh này bỏ các lời cầu xin, và chỉ gồm 75 lời ca tụng được nối với lời kêu cầu thông thường “Sancta Maria”. Đây là một số thí dụ: "Thánh Maria, mẹ và hôn thê Chúa Kitô, cầu cho chúng con; Thánh Maria, mẹ vô nhiễm; Thánh Maria, đền thờ Chúa Thánh Thần; Thánh Maria, nữ vương thiên đàng; Thánh Maria, bà chúa các thiên thần; Thánh Maria, ngôi sao thiên đàng; Thánh Maria, cửa thiên đàng; Thánh Maria, mẹ chỉ đường ngay; Thánh Maria, cửa dẫn tới sự sống thiên quốc; Thánh Maria, đấng bào chữa chúng con; Thánh Maria, sao sáng trên trời; Thánh Maria, suối ban khôn ngoan đích thực; Thánh Maria, hoa hồng không tàn lụi; Thánh Maria, vẻ đẹp các thiên thần; Thánh Maria, tinh hoa các tổ phụ; Thánh Maria, ước ao các tiên tri; Thánh Maria, kho tàng các tông đồ; Thánh Maria, tụng ca các tử đạo; Thánh Maria, hiển vinh các linh mục; Thánh Maria, Nữ Trinh Vô Nhiễm Thai; Thánh Maria, lộng lẫy các trinh nữ và gương sáng đức khiết trinh” v.v…
Hình thức ngắn gọn trên đây rất thích hợp cho việc cầu nguyện chung và thật là hợp thời để giáo hữu sử dụng trong cac buổi rước kiệu, cầu khẩn cho qua các cơn dịch bệnh thường hay xẩy ra trong thế kỷ 15. Chính vì thế, kinh cầu lưu trữ tại Thư Viện Casanatensian ở Rôma đã có tựa như sau: "Oraciones devote contra imminentes tribulaciones et contra pestem" (những lời cầu nguyện chống các tai biến cận kề và bệnh dịch).
Qua hậu bán hế kỷ 15, người ta bắt đầu bỏ việc lặp đi lặp lại lời kêu cầu “Thánh Maria”, chỉ giữ lại các tước hiệu tán tụng, rồi thưa “Cầu cho chúng con”. Nhóm kinh cầu này dẫn thẳng tới Kinh Cầu Loreto. Kinh cầu do Fra Giovanni da Falerona chép năm 1524 gồm 57 lời tán tụng bắt đầu với danh hiệu “Mẹ”, rồi các tước hiệu mô tả tình thương dịu hiền Đức Mẹ dành cho nhân loại, sau đó là các tước hiệu rút từ các kinh tin kính, rồi các tước hiệu mang danh “Nữ Vương” y hệt Kinh Cầu Loreto, thêm hai tước hiệu mới: "Causa nostræ lætitiæ" (làm cho chúng con vui mừng) và "Vas spirituale" (bình đựng thiêng liêng, bản tiếng Việt: là đấng trọng thiêng); và ba lời kêu cầu "Advocata christianorum" (bầu chữa các giáo hữu), "Refugium desperatorum" (nơi kẻ vô vọng trú ẩn), "Auxilium peccatorum" (Đấng phù trợ kẻ có tội) rất dễ đổi thành "Refugium peccatorum" (bầu chữa kẻ có tội) và "Auxilium christianorum" (phù hộ các giáo hữu) của Kinh Cầu Loreto. Nói tóm lại, nếu bỏ các lời cầu xin và việc lặp đi lặp lại lời kêu cầu “Thánh Maria” thì các kinh cầu trên rất giống với Kinh Cầu Loreto. Và nhiều người nhất trí rằng Kinh Cầu Loreto chỉ là việc sắp xếp lại các hình thức kinh cầu cuối cùng này mà thôi. Hiện không tìm được thủ bản nào của Kinh Cầu Loreto. Bản in đầu tiên của Kinh Cầu này là bản của Dillingen xuất hiện vào khoảng cuối năm 1557 và đầu năm 1558. Bản này y như bản ta có hiện nay chỉ trừ nó có "Mater piissima" (Mẹ rất đạo hạnh) và "Mater mirabilis" (Mẹ rất lạ lùng), thì ta có "Mater purissima" (Mẹ cực tinh cực sạch) and "Mater admirabilis" (mẹ rất đáng ngợi khen). Ngoài ra, nó không có các lời "Mater creatoris" (Mẹ sinh Chúa tạo thiên lập địa) and "Mater salvatoris" (Mẹ sinh Chúa Cứu Thế). Bản Loreto năm 1558 còn có tước hiệu “Phù hộ các giáo hữu” (Auxilium christianorum), không như một số người cho rằng chính Đức Piô V đã thêm tước hiệu này năm 1571, sau chiến thắng Lepanto. Điều đáng lưu ý là vì mới cải cách các giờ kinh phụng vụ về Đức Mẹ, nên Đức Piô V không khuyến khích các hình thức kinh cầu, kể cả kinh cầu Loreto. Nhưng không vì thế mà kinh cầu này mất đi tính phổ thông của nó. Và năm 1587, Đức Sixtô V đã chuẩn y kinh cầu này bằng sắc chỉ "Reddituri" ngày 11 tháng 7 và truyền cho các nhà giảng thuyết truyền bá kinh cầu này khắp nơi.
Nói tóm lại, nhà truyền giáo Inikhu mang theo mình cả một kho tàng thánh mẫu học và một lòng tôn sùng say mê của cả thế giới Kitô Giáo dành cho Đức Mẹ. Một điều đáng lưu ý nữa là cùng năm ông bị phát hiện có mặt tại Ninh Cường và Trà Lũ cũng là năm Henry VIII của Anh bị rút phép thông công vì bất tuân Giáo Hội, không những cứ cưới Anne Boleyn làm vợ mà còn phong hoàng hậu cho nàng nữa. Dù lúc ấy không hẳn ông đã theo chân Martin Luther bên Đức, nhưng đó là bước đầu dẫn đến việc thành lập ra Giáo Hội Anh, một hình thức Thệ Phản khác. Khỏi cần nói nhiều, ta cũng thấy là Inikhu rất biết phản ứng của phe này đối với những cái quá lạm của điều bị họ gọi là ngẫu thần Maria (Mariolatry). Đến Việt Nam, ông được trang bị đủ những thứ ấy. Cho nên dù không sử sách nào nhắc đến giáo lý của ông, nhưng trong suốt 10 năm lăn lộn trên cánh đồng truyền giáo của Ninh Cường và Trà Lũ, không thể nào ông không nhắc đến những điều đã thành nhập tâm kia.
Ghi chú
(1) Bộ sử do Triều Nguyễn soạn từ 1856 tới 1881 gồm 53 quyển, được ấn hành năm 1884 và được Viện Sử Học dịch sang quốc ngữ năm 1960.
(2) Các chi tiết dựa theo Catholic Encyclopedia, ấn bản 1914
(còn tiếp)
Thông Báo
VietCatholic cám ơn Ban Tuyên Úy và Hội đồng Mục Cộng đồng CGVN TGP Sydney
LM Trần Công Nghị
20:35 19/04/2010
VietCatholic Network chân thành cám ơn Cha Nguyễn Khoa Toàn, Tuyên úy trưởng và qúy Cha Tuyên Úy, Ông Chủ tịch và quý Hội Đồng Mục Vụ, các Giáo đoàn CGVN thuộc TGP Sydney luôn tích cực cộng tác, nâng đỡ, hỗ trợ tinh thần và vật chất cho Hệ thống Truyền thông Công giáo.
Mới đây VietCatholic đã nhận được số tiến $5000 Mỹ kim từ việc phát hành và tiêu thụ các văn hóa phẩm của VietCatholic.
Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành và ban muôn hồng ân trên quý Cha Tuyên Uý, quý Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể anh chị em giáo dân Việt nam thuộc TGP Sydney.
Giám Đốc VietCatholic
Mới đây VietCatholic đã nhận được số tiến $5000 Mỹ kim từ việc phát hành và tiêu thụ các văn hóa phẩm của VietCatholic.
Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành và ban muôn hồng ân trên quý Cha Tuyên Uý, quý Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể anh chị em giáo dân Việt nam thuộc TGP Sydney.
Giám Đốc VietCatholic
Văn Hóa
Cứ như thật
Lm Vũđình Tường
05:24 19/04/2010
Câu chuyện dối trá, gian xảo của Kì Mục và Thượng tế đền thờ lừa đảo dư luận xưa, không ngờ trở thành khuôn mẫu cho khá nhiều bài vĩnh biệt người thân thương.
Nhận tin cấp báo Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Các Kì mục, Thượng tế đền thờ bàn bạc, hối lộ cho lính một số tiền lớn và bảo
Các anh hãy nói như thế này. Ban đêm chúng tôi đang ngủ, các môn đệ hắn đến lấy trộm hắn đi. Nếu sự việc này đến quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự. Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy Mat 28,13-15
Chiến tranh vừa chấm dứt. Kẻ chiến thắng nhảy mừng. Người thất trận trốn chạy. Nhóm tự nhận là Trí Tuệ lên làm chủ. Nhóm bị chê là Thủ Cựu thất thế. Gia đình nhà họ Mạc thuộc nhóm Thủ Cựu ngày đêm phập phồng lo sợ bị trả thù. Kinh nghiệm các nơi cho biết nhóm Trí Tuệ có cả một sách lược trả thù. Để thực hiện tốt đẹp kế hoạch đòn thù. Món mồi béo bở vẫn là tiền và chức. Dùng tiền làm mồi nhử là nhậy hơn cả. Với dân chúng tiền khó kiếm, khan hiếm. Với lãnh đạo Trí Tuệ tiền rẻ mạt vì in ra được. Cần bao nhiêu cứ việc in thêm.
Mỗi bước đòn thù có bài bản hẳn hoi, lớp lang, thứ tự. Bước nào đi trước, bước nào sau. Thành phần xã hội nào phải gạt bỏ trước. Thành phần xã hội nào được lợi dụng áp chế, tiêu diệt thành phần kia. Cứ tuần tự như thế cho đến khi tất cả mọi người được hoá kiếp, thuần nhất, khuất phục. Trí Tuệ con người ai kiểm soát nổi, nhưng người ta có thể kiểm soát lời phát ra. Ít nhất cũng phải phát ngôn, rập khuôn cùng loại ngôn từ.
Nhóm Trí Tuệ chủ trương độc quyền giải thích chân lí và tình yêu dựa vào khả năng trí tuệ, và theo nhãn quan riêng của họ. Những giải thích khác đều bị gạt bỏ. Không chấp nhận lối giải thích mới được liệt vào thành phần chống đối. Chống đối ít là kẻ thù nhỏ. Chống đối nhiều là kẻ thù lớn. Đã là kẻ thù thì không thể tha thứ. Phải trừng trị. Một khi trừng trị thì không thể nương tay. Bởi vì nương tay là hủ lậu. Mà hủ lậu là con nuôi của Thủ Cựu. Vì thế thành phần Thủ Cựu là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Giết Thủ Cựu bị mang tiếng tàn ác, trả thù. Giết kẻ thù nghe có vẻ hợp lí hơn. Vì thế mà không có lằn ranh giữa Thủ Cựu và kẻ thù.
Hai quan điểm
Trí Tuệ giải thích chân lí và tình yêu dựa vào lí trí. Trí Tuệ cho là chân lí và tình yêu đặt cơ sở trên lợi nhuận vật chất và trí tuệ con người. Những gì lí trí con người không lí giải được bị gạt sang một bên. Trí Tuệ không chấp nhận thần linh vì không lí giải, cân đo và chứng minh được. Trái lại Thủ Cựu cho là tình yêu và chân lí cao trọng, vượt hơn hẳn vật chất và lí trí vì đến từ Thượng Đế.
Thủ Cựu xác định rõ ràng. Tình yêu và công lí phải song hành. Công lí chân chính không thể sống độc thân mà phải sống chung với tình yêu. Mà tình yêu chân chính đến từ Thượng Đế. Tình yêu ngoài Thượng Đế không thể là tình yêu chân chính bởi con người không chung định nghĩa tình yêu. Mỗi phe nhóm đều có giải thích khác nhau.
Nền công lí Thủ Cựu coi trọng nay bị đào thải, không còn nữa. Mọi người nếu muốn tồn tại phải sống chung với loại công lí Trí Tuệ. Trí Tuệ chủ trương công lí được uốn nắn phục vụ chủ trương riêng. Vì thế ai cổ võ, đề cao nền công lí phục vụ Trí Tuệ đều là bạn. Mọi giải thích không hợp Trí Tuệ đều bị liệt vào chống đối, hỗ trợ Thủ Cựu. Đã là cổ hủ thì phải triệt để loại bỏ.
Trí Tuệ và Thủ Cựu không đội trời chung. Ở đâu có Trí Tuệ nơi đó Thủ Cựu không tồn tại. Nếu có cũng sống vất vưởng như ma trơi, ẩn hiện trong đêm mưa to, gió lớn. Trí Tuệ trao quyền sinh sát cho mọi tầng lớp phục vụ Trí Tuệ. Nhóm trí tuệ cao hơn chỉ đạo tập thể trí tuệ thấp hơn và tập thể này cứ thế mà thi hành. Thắc mắc là thiếu tin tưởng chỉ đạo. Thiếu tin tưởng đương nhiên bị loại trừ. Muốn tồn tại cần tin tưởng tuyêt đối. Mọi nghi ngờ đều bị khai trừ. Trí Tuệ sẵn sàng tạo luật lệ uốn nắn công lí cho thích hợp hoàn cảnh. Tất cả đều phải qui phục, thuận theo Trí Tuệ, kể cả công lí. Khác biệt với Trí Tuệ đều là trọng tội. Đã là trọng tội thì mất luôn cả quyền sống. Công lí Trí Tuệ không trừ ai, kể cả tư tưởng khác biệt. Khác biệt phải khai trừ tận gốc rễ bằng cách bỏ tù cho đến chết.
Mối lo chung
Nhiều gia đình trở thành đối tượng cho chủ trương khai trừ của nhóm Trí Tuệ. Trường hợp điển hình là trường hợp gia đình họ Mạc bị chính sách Trí Tuệ dằn vặt ngày đêm giết chết trong lo sợ. Người mẹ buồn rầu ngày đêm. Một phần lo cho sự an toàn của chồng, phần khác cho các con và cho chính bà. Không phải họ Mạc lo ngại quá đáng, hay tưởng tượng ra mà là một thực tế. Trí Tuệ chủ trương gây ra và khai thác sợ hãi theo bài bản. Họ có biệt tài tạo nghi kị và rành rẽ dùng thủ đoạn. Biết rõ đường đi nước bước như thế mà không tránh được. Chính vì biết rõ như thế mà cả ông lẫn bà đều lo sợ. Ông sợ đến độ mất ăn, mất ngủ hoá điên trước khi chết.
Trước đây còn ông, còn người tâm sự. Đêm hôm động tĩnh có người đàn ông trong nhà bớt lo. Đàng này ông mất đi để lại cho bà một gánh nặng ngày bất an; đêm bất ổn. Bà lo ngay ngáy từ ngày ông mất đi. Sự việc trở nên tồi tệ hơn, niềm đau tăng lên khi có người phao tin bà giết chồng hy vọng ông tránh công lí Trí Tuệ xét xử. Bà biết rõ tin đồn này phát ra từ miệng kẻ có quyền, có thế. Biết thế nhưng làm gì được. Đây là bước đầu trong việc giết chết bà bằng việc lợi dụng môi miệng kẻ buôn điều.
Những ai có kinh nghiệm sống với Trí Tuệ đều rõ Trí Tuệ đầy đọa trước khi tiêu diệt. Mục đích gây kinh hoàng càng nhiều cho thành phần họ không ưa càng tốt vì như thế dễ sai khiến kẻ sống phập phồng trong lo sợ.
Biết mình không còn sống được bao lâu nữa bà chia của cho hai con. Mạc Cả và Mạc Thứ nhận đồng đều phần gia tài.
Sống trong một chế độ hà khắc, mạng sống bị coi thường. Mọi người đều có bản án treo sẵn trên cổ. Khi nào muốn thi hành chỉ việc chỉ đạo tập thể trí tuệ thấp thi hành. Vì thế những ai có chút lí trí, tin vào Đấng Tối Cao đều muốn chạy trốn lối sống chỉ đạo của Trí Tuệ. Số người muốn trốn khỏi nước trở thành một phong trào. Mạc Thứ là một trong số những người muốn bỏ nước ra đi. Để làm được việc này Mạc Thứ bán hết tài sản thuê người dẫn đi. Không may cho anh, bị lợi dụng gạt mất sạch. Tay trắng lại trắng tay. Mất của vẫn chưa xong, vì nghèo đói lợi dụng người khác làm tiền, kiếm sống trở thành một phong trào mới. Tha hoá hay thất đức không bằng đói.
Mạc Thứ đi hụt, không bị bắt nhưng phải trốn tránh. Trong khi đó tin đồn lan ra, Mạc Thứ bị chết gần biên giới. Bán tín, bán nghi. Chưa biết hỏi ai để xác định nguồn tin. Một hôm có người lạ mặt vào gạ bán đôi giầy và mớ quần áo cũ. Lại vào đúng ngay bà Mạc đang mong tin con. Nhận ra di vật của Mạc Thứ bà run run gạ chuyện. Người lạ mặt thản nhiên rót vào tai bà hung tin. Mỗi câu nói là một nhát dao đâm ngay tim. Người lạ xác nhận chính bà lượm đám vật dụng này cạnh một xác chết nơi bìa rừng trong lần đi lượm củi về bán. Mớ quần áo và giầy hẳn nhiên thuộc về chủ nhân của xác chết. Bà bán mớ quần áo cũ lấy tiền đong gạo. Nhờ thản nhiên thuật chuyện, bà Mạc không chút nghi ngờ. Bằng chứng trong tay. Nghe hung tin bà ngã đầu đập cạnh bục gỗ, ngất xỉu. Ít giờ sau thì mất. Mất chồng, mất con, mất hy vọng, bà chết mắt mở nhìn cõi đời ô trọc.
Mạc Thứ tin lầm tên gian phi, chuyên môn gạt người khác lấy của. Bị gạt, Mạc Thứ bỏ đám quần áo, giầy dép lại chạy thoát thân. Vợ tên gian phi biết mẹ Mạc Thứ có của nên đem đám quần áo đến làm tiền. Không ngờ chi tiết câu chuyện thêu dệt quá tang thương bà Mạc xúc động chết tại chỗ. Mất cả chì lẫn chài.
Mạc Thứ chạy thoát, không bị tù tội nhưng phải trốn chui, trốn nhủi một thời gian khá lâu mới dám về nhà. Sau thời gian dài âm thầm nghe ngóng, Mạc Thứ về sống chung với gia đình người anh. Ít lâu sau Mạc Thứ lại tìm cách thực hiện mộng đi trốn. Nhờ anh giúp vốn mua chiếc xe làm nghề xe ôm vừa độ nhật vừa nghe ngóng tìm kiếm manh mối.
Rình rập mãi tìm được mối. Mạc Thứ liều bỏ cả xe đi theo. Chuyến đi bất thành. Tất cả đều lọt lưới. Với nhiều người đây là điều may mắn vì tù tội, khổ thật nhưng vẫn còn hơn là chết. Mạc Thứ mất cả gia tài, vốn liếng làm ăn, sinh sống. Từ nay chiếc xe của anh có chủ mới. Lại tay trắng. Xe đổi chủ chắc chắn nó hoá kiếp, đổi hình hài, màu sắc, không thể nhận diện.
Mất xe nhưng Mạc Thứ cũng tìm cách níu kéo, vớt vát được chút nào hay chút ấy. Trong phần điều tra Mạc Thứ khai là không có í định di dân bất hợp pháp. Làm nghề lái xe ôm, khách đón thì đi. Không ngờ sợ bại lộ khách bắt đi theo. Lời khai nghe hợp lí nhưng làm cách nào chỉ điểm người khách kia. Chỉ được, khách sẽ gánh hết tội. Anh được tha. Không chỉ được ráng ngồi tù gợi trí nhớ. Mấy tháng sau có người tù nhân chết. Cơ hội đến anh đổ lên đầu người chết tội ép anh đi. Người biết chuyện tức thay cho người chết nhưng lên tiếng chẳng ích gì. Lợi chắc chắn không có, hại thì không biết đâu mà lường. Ức mà không nói được.
Mạc Thứ được tha không phải vì đổ tội cho người quá cố mà thực ra cai tù nhận số tiền lớn Mạc Cả bỏ ra chuộc em. Nhờ tiền mà cai tù nhẹ tay, chờ cơ hội thả.
Hoá kiếp
Mạc Thứ buồn đời, chán nản, tương lai mù tối, suốt ngày than vắn, thở dài. Cuối cùng mượn rượu giải sầu. Ăn uống chung chạ đủ thành phần. Có tiền ăn sang, uống rượu tốt. Hết tiền rượu xoàng hơn. Khánh kiệt thì bất kể. Ít năm sau chết bệnh viêm gan.
Điếu Văn
Trong bài điếu văn vĩnh biệt, Mạc Cả hoá kiếp cuộc đời Mạc Thứ. Đời Mạc Thứ được sơn phết thành cuộc sống chứng nhân. Nhiều đoạn trong điếu văn kể lại chi tiết cuộc sống Mạc Thứ dưới nhãn quan phản thực tế. Tiêu biểu nhất là những đoạn.
Vắng mặt không dự đám táng mẹ vì ngay khi biết mẹ lâm trọng bệnh Mạc Thứ ẩn tu cầu nguyện cho mẹ bình phục. Khi nhận hung tin mẹ qua đời, thay vì về chịu tang, Mạc Thứ kéo dài thời gian ẩn tu cầu cho hồn mẹ mau siêu thoát. Thực tế Mạc Thứ đi trốn, sợ tù về tội di dân bất hợp pháp.
Bán gia tài đi trốn thành câu chuyện thương người. Coi mạng sống dân nghèo trên vật chất. Mạc Thứ dùng tiền mẹ cho giúp cho người nghèo.
Mạc Thứ uống rượu chung với kẻ cô đơn, lẻ loi để an ủi, nghe những tâm sự u buồn của họ.
Lợi dụng xác chết một tù nhân để được tha tù hoá thành câu chuyện chôn cất người bạn tù. Một cử chỉ bác ái có một không hai trên đời.
Toàn là những tư tưởng của các thầy Thượng Tế và Kì Mục. Những người uốn nắn, lừa đảo, giải thích sự thật cho phù hợp với nhãn quan, phục vụ mục đích riêng.
Nhận tin cấp báo Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Các Kì mục, Thượng tế đền thờ bàn bạc, hối lộ cho lính một số tiền lớn và bảo
Các anh hãy nói như thế này. Ban đêm chúng tôi đang ngủ, các môn đệ hắn đến lấy trộm hắn đi. Nếu sự việc này đến quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự. Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy Mat 28,13-15
Chiến tranh vừa chấm dứt. Kẻ chiến thắng nhảy mừng. Người thất trận trốn chạy. Nhóm tự nhận là Trí Tuệ lên làm chủ. Nhóm bị chê là Thủ Cựu thất thế. Gia đình nhà họ Mạc thuộc nhóm Thủ Cựu ngày đêm phập phồng lo sợ bị trả thù. Kinh nghiệm các nơi cho biết nhóm Trí Tuệ có cả một sách lược trả thù. Để thực hiện tốt đẹp kế hoạch đòn thù. Món mồi béo bở vẫn là tiền và chức. Dùng tiền làm mồi nhử là nhậy hơn cả. Với dân chúng tiền khó kiếm, khan hiếm. Với lãnh đạo Trí Tuệ tiền rẻ mạt vì in ra được. Cần bao nhiêu cứ việc in thêm.
Mỗi bước đòn thù có bài bản hẳn hoi, lớp lang, thứ tự. Bước nào đi trước, bước nào sau. Thành phần xã hội nào phải gạt bỏ trước. Thành phần xã hội nào được lợi dụng áp chế, tiêu diệt thành phần kia. Cứ tuần tự như thế cho đến khi tất cả mọi người được hoá kiếp, thuần nhất, khuất phục. Trí Tuệ con người ai kiểm soát nổi, nhưng người ta có thể kiểm soát lời phát ra. Ít nhất cũng phải phát ngôn, rập khuôn cùng loại ngôn từ.
Nhóm Trí Tuệ chủ trương độc quyền giải thích chân lí và tình yêu dựa vào khả năng trí tuệ, và theo nhãn quan riêng của họ. Những giải thích khác đều bị gạt bỏ. Không chấp nhận lối giải thích mới được liệt vào thành phần chống đối. Chống đối ít là kẻ thù nhỏ. Chống đối nhiều là kẻ thù lớn. Đã là kẻ thù thì không thể tha thứ. Phải trừng trị. Một khi trừng trị thì không thể nương tay. Bởi vì nương tay là hủ lậu. Mà hủ lậu là con nuôi của Thủ Cựu. Vì thế thành phần Thủ Cựu là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Giết Thủ Cựu bị mang tiếng tàn ác, trả thù. Giết kẻ thù nghe có vẻ hợp lí hơn. Vì thế mà không có lằn ranh giữa Thủ Cựu và kẻ thù.
Hai quan điểm
Trí Tuệ giải thích chân lí và tình yêu dựa vào lí trí. Trí Tuệ cho là chân lí và tình yêu đặt cơ sở trên lợi nhuận vật chất và trí tuệ con người. Những gì lí trí con người không lí giải được bị gạt sang một bên. Trí Tuệ không chấp nhận thần linh vì không lí giải, cân đo và chứng minh được. Trái lại Thủ Cựu cho là tình yêu và chân lí cao trọng, vượt hơn hẳn vật chất và lí trí vì đến từ Thượng Đế.
Thủ Cựu xác định rõ ràng. Tình yêu và công lí phải song hành. Công lí chân chính không thể sống độc thân mà phải sống chung với tình yêu. Mà tình yêu chân chính đến từ Thượng Đế. Tình yêu ngoài Thượng Đế không thể là tình yêu chân chính bởi con người không chung định nghĩa tình yêu. Mỗi phe nhóm đều có giải thích khác nhau.
Nền công lí Thủ Cựu coi trọng nay bị đào thải, không còn nữa. Mọi người nếu muốn tồn tại phải sống chung với loại công lí Trí Tuệ. Trí Tuệ chủ trương công lí được uốn nắn phục vụ chủ trương riêng. Vì thế ai cổ võ, đề cao nền công lí phục vụ Trí Tuệ đều là bạn. Mọi giải thích không hợp Trí Tuệ đều bị liệt vào chống đối, hỗ trợ Thủ Cựu. Đã là cổ hủ thì phải triệt để loại bỏ.
Trí Tuệ và Thủ Cựu không đội trời chung. Ở đâu có Trí Tuệ nơi đó Thủ Cựu không tồn tại. Nếu có cũng sống vất vưởng như ma trơi, ẩn hiện trong đêm mưa to, gió lớn. Trí Tuệ trao quyền sinh sát cho mọi tầng lớp phục vụ Trí Tuệ. Nhóm trí tuệ cao hơn chỉ đạo tập thể trí tuệ thấp hơn và tập thể này cứ thế mà thi hành. Thắc mắc là thiếu tin tưởng chỉ đạo. Thiếu tin tưởng đương nhiên bị loại trừ. Muốn tồn tại cần tin tưởng tuyêt đối. Mọi nghi ngờ đều bị khai trừ. Trí Tuệ sẵn sàng tạo luật lệ uốn nắn công lí cho thích hợp hoàn cảnh. Tất cả đều phải qui phục, thuận theo Trí Tuệ, kể cả công lí. Khác biệt với Trí Tuệ đều là trọng tội. Đã là trọng tội thì mất luôn cả quyền sống. Công lí Trí Tuệ không trừ ai, kể cả tư tưởng khác biệt. Khác biệt phải khai trừ tận gốc rễ bằng cách bỏ tù cho đến chết.
Mối lo chung
Nhiều gia đình trở thành đối tượng cho chủ trương khai trừ của nhóm Trí Tuệ. Trường hợp điển hình là trường hợp gia đình họ Mạc bị chính sách Trí Tuệ dằn vặt ngày đêm giết chết trong lo sợ. Người mẹ buồn rầu ngày đêm. Một phần lo cho sự an toàn của chồng, phần khác cho các con và cho chính bà. Không phải họ Mạc lo ngại quá đáng, hay tưởng tượng ra mà là một thực tế. Trí Tuệ chủ trương gây ra và khai thác sợ hãi theo bài bản. Họ có biệt tài tạo nghi kị và rành rẽ dùng thủ đoạn. Biết rõ đường đi nước bước như thế mà không tránh được. Chính vì biết rõ như thế mà cả ông lẫn bà đều lo sợ. Ông sợ đến độ mất ăn, mất ngủ hoá điên trước khi chết.
Trước đây còn ông, còn người tâm sự. Đêm hôm động tĩnh có người đàn ông trong nhà bớt lo. Đàng này ông mất đi để lại cho bà một gánh nặng ngày bất an; đêm bất ổn. Bà lo ngay ngáy từ ngày ông mất đi. Sự việc trở nên tồi tệ hơn, niềm đau tăng lên khi có người phao tin bà giết chồng hy vọng ông tránh công lí Trí Tuệ xét xử. Bà biết rõ tin đồn này phát ra từ miệng kẻ có quyền, có thế. Biết thế nhưng làm gì được. Đây là bước đầu trong việc giết chết bà bằng việc lợi dụng môi miệng kẻ buôn điều.
Những ai có kinh nghiệm sống với Trí Tuệ đều rõ Trí Tuệ đầy đọa trước khi tiêu diệt. Mục đích gây kinh hoàng càng nhiều cho thành phần họ không ưa càng tốt vì như thế dễ sai khiến kẻ sống phập phồng trong lo sợ.
Biết mình không còn sống được bao lâu nữa bà chia của cho hai con. Mạc Cả và Mạc Thứ nhận đồng đều phần gia tài.
Sống trong một chế độ hà khắc, mạng sống bị coi thường. Mọi người đều có bản án treo sẵn trên cổ. Khi nào muốn thi hành chỉ việc chỉ đạo tập thể trí tuệ thấp thi hành. Vì thế những ai có chút lí trí, tin vào Đấng Tối Cao đều muốn chạy trốn lối sống chỉ đạo của Trí Tuệ. Số người muốn trốn khỏi nước trở thành một phong trào. Mạc Thứ là một trong số những người muốn bỏ nước ra đi. Để làm được việc này Mạc Thứ bán hết tài sản thuê người dẫn đi. Không may cho anh, bị lợi dụng gạt mất sạch. Tay trắng lại trắng tay. Mất của vẫn chưa xong, vì nghèo đói lợi dụng người khác làm tiền, kiếm sống trở thành một phong trào mới. Tha hoá hay thất đức không bằng đói.
Mạc Thứ đi hụt, không bị bắt nhưng phải trốn tránh. Trong khi đó tin đồn lan ra, Mạc Thứ bị chết gần biên giới. Bán tín, bán nghi. Chưa biết hỏi ai để xác định nguồn tin. Một hôm có người lạ mặt vào gạ bán đôi giầy và mớ quần áo cũ. Lại vào đúng ngay bà Mạc đang mong tin con. Nhận ra di vật của Mạc Thứ bà run run gạ chuyện. Người lạ mặt thản nhiên rót vào tai bà hung tin. Mỗi câu nói là một nhát dao đâm ngay tim. Người lạ xác nhận chính bà lượm đám vật dụng này cạnh một xác chết nơi bìa rừng trong lần đi lượm củi về bán. Mớ quần áo và giầy hẳn nhiên thuộc về chủ nhân của xác chết. Bà bán mớ quần áo cũ lấy tiền đong gạo. Nhờ thản nhiên thuật chuyện, bà Mạc không chút nghi ngờ. Bằng chứng trong tay. Nghe hung tin bà ngã đầu đập cạnh bục gỗ, ngất xỉu. Ít giờ sau thì mất. Mất chồng, mất con, mất hy vọng, bà chết mắt mở nhìn cõi đời ô trọc.
Mạc Thứ tin lầm tên gian phi, chuyên môn gạt người khác lấy của. Bị gạt, Mạc Thứ bỏ đám quần áo, giầy dép lại chạy thoát thân. Vợ tên gian phi biết mẹ Mạc Thứ có của nên đem đám quần áo đến làm tiền. Không ngờ chi tiết câu chuyện thêu dệt quá tang thương bà Mạc xúc động chết tại chỗ. Mất cả chì lẫn chài.
Mạc Thứ chạy thoát, không bị tù tội nhưng phải trốn chui, trốn nhủi một thời gian khá lâu mới dám về nhà. Sau thời gian dài âm thầm nghe ngóng, Mạc Thứ về sống chung với gia đình người anh. Ít lâu sau Mạc Thứ lại tìm cách thực hiện mộng đi trốn. Nhờ anh giúp vốn mua chiếc xe làm nghề xe ôm vừa độ nhật vừa nghe ngóng tìm kiếm manh mối.
Rình rập mãi tìm được mối. Mạc Thứ liều bỏ cả xe đi theo. Chuyến đi bất thành. Tất cả đều lọt lưới. Với nhiều người đây là điều may mắn vì tù tội, khổ thật nhưng vẫn còn hơn là chết. Mạc Thứ mất cả gia tài, vốn liếng làm ăn, sinh sống. Từ nay chiếc xe của anh có chủ mới. Lại tay trắng. Xe đổi chủ chắc chắn nó hoá kiếp, đổi hình hài, màu sắc, không thể nhận diện.
Mất xe nhưng Mạc Thứ cũng tìm cách níu kéo, vớt vát được chút nào hay chút ấy. Trong phần điều tra Mạc Thứ khai là không có í định di dân bất hợp pháp. Làm nghề lái xe ôm, khách đón thì đi. Không ngờ sợ bại lộ khách bắt đi theo. Lời khai nghe hợp lí nhưng làm cách nào chỉ điểm người khách kia. Chỉ được, khách sẽ gánh hết tội. Anh được tha. Không chỉ được ráng ngồi tù gợi trí nhớ. Mấy tháng sau có người tù nhân chết. Cơ hội đến anh đổ lên đầu người chết tội ép anh đi. Người biết chuyện tức thay cho người chết nhưng lên tiếng chẳng ích gì. Lợi chắc chắn không có, hại thì không biết đâu mà lường. Ức mà không nói được.
Mạc Thứ được tha không phải vì đổ tội cho người quá cố mà thực ra cai tù nhận số tiền lớn Mạc Cả bỏ ra chuộc em. Nhờ tiền mà cai tù nhẹ tay, chờ cơ hội thả.
Hoá kiếp
Mạc Thứ buồn đời, chán nản, tương lai mù tối, suốt ngày than vắn, thở dài. Cuối cùng mượn rượu giải sầu. Ăn uống chung chạ đủ thành phần. Có tiền ăn sang, uống rượu tốt. Hết tiền rượu xoàng hơn. Khánh kiệt thì bất kể. Ít năm sau chết bệnh viêm gan.
Điếu Văn
Trong bài điếu văn vĩnh biệt, Mạc Cả hoá kiếp cuộc đời Mạc Thứ. Đời Mạc Thứ được sơn phết thành cuộc sống chứng nhân. Nhiều đoạn trong điếu văn kể lại chi tiết cuộc sống Mạc Thứ dưới nhãn quan phản thực tế. Tiêu biểu nhất là những đoạn.
Vắng mặt không dự đám táng mẹ vì ngay khi biết mẹ lâm trọng bệnh Mạc Thứ ẩn tu cầu nguyện cho mẹ bình phục. Khi nhận hung tin mẹ qua đời, thay vì về chịu tang, Mạc Thứ kéo dài thời gian ẩn tu cầu cho hồn mẹ mau siêu thoát. Thực tế Mạc Thứ đi trốn, sợ tù về tội di dân bất hợp pháp.
Bán gia tài đi trốn thành câu chuyện thương người. Coi mạng sống dân nghèo trên vật chất. Mạc Thứ dùng tiền mẹ cho giúp cho người nghèo.
Mạc Thứ uống rượu chung với kẻ cô đơn, lẻ loi để an ủi, nghe những tâm sự u buồn của họ.
Lợi dụng xác chết một tù nhân để được tha tù hoá thành câu chuyện chôn cất người bạn tù. Một cử chỉ bác ái có một không hai trên đời.
Toàn là những tư tưởng của các thầy Thượng Tế và Kì Mục. Những người uốn nắn, lừa đảo, giải thích sự thật cho phù hợp với nhãn quan, phục vụ mục đích riêng.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bà Già Di Linh
Lê Ngọc Minh
22:23 19/04/2010
BÀ GIÀ DI LINH
Ảnh của Lê Ngọc Minh
Thời gian như vó ngựa bay
Ngang qua cửa sổ trần ai một đời.
(Trích thơ của TTL)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền