Ngày 17-04-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Không kết thúc ở đó
Lm. Minh Anh
00:04 17/04/2022

KHÔNG KẾT THÚC Ở ĐÓ
“Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối”.

Wilbur Chapman nói, “Nếu trở thành một Kitô hữu là điều đáng giá, thì vẫn ‘không kết thúc ở đó’, nó còn có nhiều điều hơn nữa. Điều vui thích bình thường nhất đối với những ai chúng ta gặp gỡ, sẽ thúc đẩy chúng ta nói với họ về Chúa Kitô!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật Phục Sinh cho thấy, trong tình yêu, luôn có một điều gì đó cấp bách, thôi thúc; một điều gì đó không thể chậm trễ! Maria Mađalêna ra mộ Chúa Giêsu “từ sáng sớm khi trời còn tối”; “Phêrô và Gioan cùng chạy ra mộ”. Cả ba đều thấy, “tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ”. Thế nhưng, như ý tưởng của Wilbur Chapman, câu chuyện ‘không kết thúc ở đó!’.

Maria không thể đợi trời sáng; bởi lẽ, lửa mến thiêu đốt trái tim cô, một phụ nữ dám đi ra nghĩa địa một mình lúc trời còn tối! Thấy tảng đá đã được lăn ra, “Cô liền chạy về tìm Simon Phêrô và người môn đệ Chúa Giêsu yêu mến”. “Chạy” là một phần không thể thiếu của trình thuật này. Maria chạy; Phêrô và Gioan chạy, “Gioan chạy nhanh hơn!”. Tình yêu dành cho Chúa Giêsu luôn tạo ra một cảm giác cấp bách. Những gì họ nhìn thấy ở ngôi mộ có thể được nhìn thấy mà không cần chạy chút nào, nhanh chóng là dấu hiệu của tình yêu đối với Thầy! Cũng thế, nếu muốn trải nghiệm Chúa Kitô và quyền năng phục sinh của Ngài, tôi cũng cần có cảm giác cấp bách trong mối quan hệ với Ngài; ngõ hầu qua tôi, Tin Mừng Phục Sinh ‘không kết thúc ở đó’.

Họ chạy đến mộ, “Gioan cúi mình xuống, thấy những khăn liệm để đó. Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ, và khăn che đầu Người trước đây”. Thế nhưng, ‘không kết thúc ở đó’, Gioan viết, “Bấy giờ môn đệ kia vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông đã thấy và đã tin!”. Tuyệt vời! Không có niềm tin, những thực tế khơi dậy hy vọng và kỳ vọng sẽ chỉ gây ra nhầm lẫn. Cả ba đều nhìn thấy ngôi mộ trống, nhưng đức tin có hạn của họ cần thời gian để phát triển và chấp nhận quà tặng tuyệt vời này. Bởi lẽ, mộ trống là dấu hiệu của chiến thắng trọn vẹn nhất, tình yêu tột độ nhất và sự hiện diện mạnh mẽ nhất của Đấng Phục Sinh!

Gioan kết luận, “Các ông còn chưa hiểu; theo Thánh Kinh, thì Người phải sống lại từ cõi chết”. Đức tin bắt đầu với kinh nghiệm của giác quan nhưng ‘không kết thúc ở đó’, nó cần được đào sâu những trải nghiệm, những lời của Thầy, “Con người sẽ bị nộp vào tay người đời, bị giết chết; nhưng ngày thứ ba, sẽ sống lại”; “Hạt lúa mì gieo xuống đất, mà chết đi, thối đi; nó sẽ sinh nhiều bông hạt”… Và những gì Thánh Kinh đã nói về Thầy, “Viên đá thợ xây nhà loại bỏ, lại trở nên đá tảng góc tường”. Cuối cùng, Phêrô, Gioan và Maria, sẽ có một niềm tin chắc chắn vào Chúa Phục Sinh, trở thành những sứ giả của Phục Sinh; nhưng trước tiên, họ cần nhìn thấy ngôi mộ trống, nhặt các khăn vải. Họ cần được thấy và chạm vào Ngài. Tất cả sẽ gây nên ngạc nhiên, suy gẫm; và cuối cùng, nhận thức ngày càng tăng, sẽ tạo ra niềm tin.

Anh Chị em,

Maria tin rằng, Giêsu rất quyền năng, đã thật sự chết! Thế nhưng, tình yêu cô dành cho Ngài chẳng hề chết! Cô “ra mồ từ sớm” cốt chỉ để thăm nấm mồ. Giêsu ấy đã ra khỏi mồ, Ngài đã phục sinh như lời Ngài tiên báo. Ngài đang sống giữa chúng ta; Ngài mong chúng ta mỗi ngày chạy nhanh tới bàn tiệc thánh khi trời còn tối với con tim đầy tràn tình yêu để gặp Ngài. Có như thế, sự Phục Sinh của Chúa Kitô sẽ ‘không kết thúc ở đó’, nhưng qua chúng ta, thế giới sẽ nghe Tin Mừng. Phêrô và Phaolô trong hai bài đọc hôm nay đã làm điều đó. Tại nhà Cornêliô, Phêrô rửa tội cho gia đình ông và nói về Chúa Giêsu cho nhiều người; Phaolô cũng mời gọi, “Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa”. Tuy nhiên, Phục Sinh không chỉ liên quan đến các tông đồ, nó ‘không kết thúc ở đó’, mà còn liên quan đến cuộc sống và đức tin của tôi; Phục Sinh mời gọi tôi thay đổi và thay đổi hoàn toàn, như các môn đệ đã thay đổi. Ngày tôi thay đổi; đúng hơn, ‘được biến đổi’ cũng là ngày đáng được hát lên như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Đây là ngày Chúa đã lập ra, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Chúa biết cách chuẩn bị cho các môn đệ cảm nghiệm ‘Sự Hiện Diện Phục Sinh’ của Chúa một cách sâu sắc và thâm trầm. Xin cũng chuẩn bị cho con như thế!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Biến đổi
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:46 17/04/2022

BIẾN ĐỔI
Thứ Ba tuần Bát Nhật Phục sinh

Chúa Giêsu Phục Sinh tỏ mình ra cho bà Maria Madalena, Chúa đã không tỏ vinh quang như trên núi Hiển Dung cho ba môn đệ Phêrô, Gioan, Giacôbê (Mt 17,1-8), mà vinh quang của Chúa Giêsu Phục Sinh lại mang dáng dấp của một người làm vườn. Vì sao không là một hình ảnh nào mà lại là hình ảnh một người làm vườn?

Đó là sứ điệp dạy ta phải biết thay đổi chính mình. Ta không thể mang nguyên hình ảnh con người cũ của mình, một con người còn nhiều dính bén cuộc sống trần thế, còn nhiều bon chen, tranh giành, còn ích kỷ, lỳ lợm, còn dễ sa đà trong cám dỗ, còn nhiều tính toán, vụ lợi…để có thể đi gặp gỡ Đấng Phục Sinh được.

Nếu không thay đổi mình, nếu không phục sinh cuộc đời mình trong đức tin, ta sẽ chẳng bao giờ gặp được Chúa. Thậm chí, dù có đối diện với Chúa, ta vẫn thấy Người trong dáng dấp tầm thường như Maria Mađalêna chỉ có thể thấy Chúa Phục Sinh như một người làm vườn mà thôi.

Niềm tin vào Ðấng Phục Sinh luôn đòi hỏi các môn đệ phải làm một bước nhảy vọt, tiến tới phía trước, thoát khỏi cái cũ kỹ của mình, để từ một người xa lạ, nhận ra dung mạo của Thầy Chí Thánh.

Đã hơn hai ngàn năm qua, chứng từ về Ðấng Phục Sinh cũng luôn diễn ra như thế, không hề thay đổi. Bởi các Kitô hữu, thuở ban đầu cho đến chúng ta hôm nay, và mãi về sau, đều luôn luôn được mời gọi hãy biến đổi chính mình, để có thể gặp Chúa trong đời thường, gặp Chúa trong từng anh chị em, gặp Chúa trong mọi cảnh huống của đời sống tôn giáo và xã hội.

Vậy ta thay đổi mình như thế nào để có thể đến cùng Chúa Phục Sinh?

Sách Công Vụ Tông đồ đề nghị một lối sống đại đồng.

Nói đúng hơn, sách Công Vụ Tông Ðồ ghi lại một bức tranh vô cùng sống động về cuộc sống mới trong Ðấng Phục Sinh: Đó là bức tranh về một cộng đoàn hòa giải, mọi người luôn luôn sống chan hòa, mọi người liên kết với nhau bằng tình yêu hiệp nhất chia sẻ của cải cho nhau, không ai quá dư thừa, và cũng không ai quá thiếu thốn.

Đó phải là cách sống của các Kitô hữu hôm nay. Họ phải có một tinh thần tương trợ, một tình yêu và đại đồng như thế, mới mong họ có thể thấy Chúa trong đời mình, thầy Chúa trong mọi anh chị em, và thấy Chúa chính trong từng tương quan tốt lành với mọi người, mọi nơi mà họ tiếp xúc.

Lạy Chúa, xin phá vỡ tấm màn che là sự ích kỷ nơi con mắt chúng con, để chúng con không còn mù tối trước sự hiện diện của Chúa. Nhưng xin cho chúng con có một thái độ chân thành biến đổi chính mình, để chúng con thấy Chúa nơi mọi anh chị em, nhờ đó, chúng con ra sức phục vụ Chúa nơi từng con người mà Chúa ban cho chúng con. Amen.
 
Xin ở lại với chúng con
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:51 17/04/2022

XIN Ở LẠI VỚI CON
Thứ Tư tuần Bát Nhật Phục sinh

Lời của các môn đệ nài xin Chúa: “Xin Thầy ở lại với chúng con vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn” (Lc 24, 29). Đó là một thực tế về mặt thời gian, bởi vì lúc đó gần tối rồi.

Nhưng đên tối ở đây còn nói lên tình trạng của tâm hồn: Tâm hồn hai môn đệ bị chìm trong đêm tối của nghi ngờ, đêm tối của thất vọng.

Các ông đặt tất cả niềm tin vào Thầy Giêsu, nhưng cuối cùng Thầy Giêsu bị bắt, bị đánh đập, bị đóng đinh, bị giết chết trên Thập Giá. Ngài bị giết chết cách không thương tiếc.

Tất cả niềm tin và hy vọng tan biến, chỉ còn lại nghi ngờ và tuyệt vọng.

Đêm tối ấy đáng sợ hơn là đêm tối về mặt không gian và thời gian tự nhiên.

Đêm tối ấy cũng là tình trạng thực tế của cuộc đời chúng ta. Những lúc chúng ta thất bại, tâm hồn rơi vào cay đắng, chán chường, muốn bỏ cuộc… Thậm chí còn có cả những người nghi ngờ Thiên Chúa…

Chúng ta hãy làm như các môn đệ là nài xin Chúa: “Lạy Chúa hãy ở lại với con”.

Trong những lúc khó khăn nhất, khủng hoảng nhất, thất vọng nhất mà chúng ta gặp phải, Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn hiện diện, đồng hành và đồng bàn với chúng ta.

Chúa dùng Kinh Thánh để trò truyện. Bằng cách tế nhị gợi lên niềm vui và hy vọng, từ từ Chúa đưa chúng ta đến chỗ nhận ra chính Chúa. Nhất là chúng ta được Chúa củng cố trong bí tích Thánh Thể mà chúng ta được dự phần trong từng thánh lễ.

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ở lại với con, vì con cần có Chúa hiện diện để con được củng cố đức tin, và được tăng thêm lòng mến, tăng thêm sự vững vàng, giúp chúng con vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc đời chúng con. Amen.
 
Phục Sinh không giết chết Thánh Giá
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:56 17/04/2022

PHỤC SINH KHÔNG GIẾT CHẾT THÁNH GIÁ
Thứ Năm tuần Bát Nhật Phục Sinh

Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây”. Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các môn đệ của như thế.

Sau phục sinh, Chúa Giêsu nhiều lần hiệc ra với các tông đồ. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại lần hiện ra thứ ba của Chúa. Trong khi các ông ngỡ ngàng, hoang mang khi nhìn thấy Chúa. Chúa đã trấn an các ông bằng cách mời gọi các ông nhìn chính thân thể Phục Sinh của Chúa.

Chúng ta tự hỏi, nơi chân tay Chúa, nơi xương thịt Chúa, nơi thân thể Chúa có gì mà lại cho xem, có gì mà lại mời gọi: “Cứ rờ mà xem”?

Dẫu Chúa đã khải hoàn phục sinh, nhưng trên thân thể của Đấng Phục Sinh vẫn còn nguyên dấu ấn của thánh giá, dấu ấn của tình yêu cứu độ.

Phục sinh không giết chết thánh giá. Phục sinh không xóa tất cả những thương tích của khổ nạn.

Còn hơn thế, dấu thánh giá là dấu chỉ mà các môn đệ của Chúa nhờ đó mà nhận ra Chúa.

Vì thế, dù Chúa đã đi vào vinh quang phục sinh, các môn đệ vẫn cần đến dấu thánh giá trên thân thể của Chúa để nhận ra Chúa.

Một khi nhận ra chính Thầy của mình bởi dấu thánh giá, các môn đệ bình an, lòng các ông hết nghi nan, các ông lại còn vui mừng vì biết rằng Thầy của mình đang sống.

Bởi Chúa đã phục sinh, nhưng không làm biến tan nỗi đau của thánh giá, vì thế, khi sống trong đời, dù chúng ta tin chắc chắn, Chúa đã phục sinh, chúng ta cũng vẫn mãi đối mặt với không biết bao nhiêu đau khổ, thử thách.

Khổ đau và thử thách chính là thánh giá cần thiết thanh luyện ta, giúp ta vững chãi hơn, đem ta đến gần Chúa hơn.

Khổ đau và thử thách chính là thánh giá mà ta vác lấy để cùng kết hợp với thánh giá Chúa, mang lại ơn cứu độ đời đời cho ta.

Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu rằng, Chúa đã đi qua thánh giá để tiến tới phục sinh. Cuộc đời mỗi chúng con cũng cần vác thánh giá để đi theo Chúa, nhờ đó, chúng con cũng sẽ tiến vào niềm vui phục sinh vĩnh cửu mà Chúa đã ban cho chúng con. Amen.
 
Để nhận ra Chúa
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:59 17/04/2022

ĐỂ NHẬN RA CHÚA
Thứ Sáu tuần Bát Nhật Phục Sinh

Hôm nay, với một hình dạng khác, Chúa Giêsu Phục Sinh lại hiện ra với các môn đệ. Họ đã không nhận ra Chúa.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trong số các môn đệ ấy đều không nhận ra Chúa Phục Sinh. Thánh Gioan cho biết: “Người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến nói với ông Phêrô rằng: Chúa đó!”.

Bài Tin Mừng hôm nay lại dạy chúng ta một ý nghĩa mới: Để nhận ra Đấng Phục Sinh trong cuộc đời mình, con người cần phải có một mối hiệp thông trong tình yêu với Chúa. Giữa lúc mọi người đều thấy người khách trên bãi biển, nhưng chỉ có mỗi một mình “Người Môn Đệ Chúa Yêu” nhận biết Chúa mà thôi.

Cũng vậy, trong cuộc đời mình, nếu ngày nào ta còn sống hờ hững, sống thiếu niềm tin, thiếu lòng yêu mến, thiếu vắng sự cầu nguyện liên lỉ, chắc chắn, chúng ta sẽ còn bị che khuất, còn bị đui mù trước sự hiện diện của Chúa.

Chúng ta cần có một tấm lòng thành, sẵn sàng để Chúa hướng dẫn, thì mới mong nhận ra Chúa.

Chúng ta phải sống hết sức đơn sơ, khiêm nhường thì Chúa mới có thể lấp đầy những thiếu vắng trong chúng ta.

Chúng ta phải có lòng đơn sơ, yêu thương đón nhận anh chị em quanh mình thì mói có thể nhìn thấy hình ảnh Chúa vinh quang nơi chính người anh em.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn phục sinh của Chúa, để chúng con có thể làm mới lại chính mình trong tình yêu, trong sự thờ phượng mà chúng con dành cho Chúa.
Xin cho ơn phục sinh phục hồi con người cứng cõi của chúng con, để chúng con nhận ra chính Chúa hiện diện nơi anh chị em chúng con, nhờ đó, chúng con sẽ sống vì Chúa, vì anh chị em hơn
. Amen.
 
Chúa vẫn hiện diện
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:02 17/04/2022

CHÚA VẪN HIỆN DIỆN
Thứ Bảy tuần Bát Nhật Phục Sinh

Bài Tin Mừng hôm nay như là một bài tóm kết cả một tuần lễ sau phục sinh, tường thuật nhiều biến cố lạ thường mà Chúa Kitô Phục Sinh đã làm nên:

- Chúa hiện ra với người phụ nữ tên là Maria Mađalêna, để từ nay, bà sẽ làm chứng cho ơn tha thứ mà Chúa dành cho bà thật ngoạn mục.

- Chúa hiện ra với hai môn đệ trên đường đi về làng Emau, để từ nay, họ lên đường dấn thân loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Chúa.

- Chúa hiện ra với nhóm Mười Một để củng cố lòng tin của các ông. Từ nay, các ông sẽ là kẻ chinh phục tâm hồn con người và mở mang
Nước Chúa, để Nước Chúa ngày càng trải rộng mọi nơi, mọi chốn.

Ngày nay, Chúa vẫn hiện diện trong đời ta. Chúa thôi thúc ta lên đường dấn thân và phục vụ anh chị em đồng loại, nhân danh tình yêu của Chúa, hiến dâng lên Chúa, Đấng đã hiến mạng sống vì ta, tất cả sự nỗ lực của chính bản thân ta, để thế giới thắm đầy tình yêu cứu độ của Chúa.

Lạy Chúa, xin dạy con yêu Chúa để chúng con luôn là chứng nhân cho Tin Mừng Phục Sinh của Chúa. Xin Chúa Phục Sinh tuôn tràn ơn Phục Sinh của Ngài để chúng con luôn bước đi trong ánh sáng của Thiên Chúa là tình yêu. Amen.
 
Lạy Chúa Tôi
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:07 17/04/2022

LẠY CHÚA TÔI
Chúa nhật cuối tuần Bát nhật Phục Sinh (Chúa nhật II Phục Sinh)

Khi nói về thánh Tôma, thường chúng ta hay gán cho ngài là kẻ cứng lòng tin. Chính vì thế, trong đời thường, gặp một ai còn xa rời đức tin, hay lạnh nhạt khi được nói về đức tin, hay tỏ ra ngoan cố trong việc lười biếng, bỏ bê việc đạo hạnh, người ta thường ví von so sánh họ: “Cứng lòng như Tôma”.

Thật ra, nơi đức tin và lòng mến của thánh Tôma với Chúa, nếu chúng ta chịu khó đào sâu, sẽ thấy đó là cả một bài học vô giá giúp ta sống đức tin của mình.

"Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lổ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi không tin”. Qua câu nói, ta thấy thánh Tôma là người thực tiễn. Thái độ thực tiễn của thánh Tôma là câu trả lời khả dĩ cho đức tin vào Chúa Phục Sinh của thời đại thực nghiệm của chúng ta hôm nay
.
Nhờ thánh nhân lên tiếng, ta mới thấy rõ hơn thế nào là sự trăn trở, sự giằng vặt của đức tin mà nỗ lực cá nhân của chính ta có thể đáp lại mạc khải của Chúa.

Cũng chính nhờ thánh nhân, Hội Thánh có một bằng chứng xác thực cho tất cả những ai nghi ngờ về đức tin Phục Sinh của người Công Giáo: Bởi Chúa Giêsu đã đáp ứng đòi hỏi của thánh Tôma: Tám ngày sau, Chúa đã hiện ra với tất cả mọi bằng chứng rõ ràng nhất mà thánh Tôma đã từng đòi hỏi.

Chúa đã đánh đổ thách thức của thánh Tôma, qua đó, Chúa đánh đổ mọi nghi ngờ của con người thực nghiệm thời nay: “Tôma, hãy đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng, nhưng hãy tin”.

Trước bằng chứng hùng hồn về tất cả nơi Chúa Phục Sinh, thánh Tôma đã phải cúi đầu thừa nhận. Thánh nhân tuyên xưng đức tin bằng một lời tuyên xưng long trọng, đầy tư cách cá nhân của chính mình với Chúa Phục Sinh của mình: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi".

Là Kitô hữu, chúng ta đã tin chắc chắn Chúa đã phục sinh. Vậy chúng ta cần sống như người đang thấy Thiên Chúa: sống một cách yêu thương, hòa dịu với mọi người. Ta dẹp bỏ thói ích kỷ, tính tranh giành, vụ lợi.

Ta cần luôn chú tâm xả thân phục vụ những lợi ích chung như thực hành các công tác trong giáo xứ, các công trình phúc lợi của xã hội, thực hành đức bác ái mọi nơi, mọi lúc…

Đặc biệt, qua tất cả công việc, trong hết mọi ngày đời ta, ta luôn nghĩ đến việc truyền giáo, để làm cho mọi người tin Chúa, thờ phượng Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin hãy mở cho chúng con đôi mắt, để chúng con nhận ra Chúa qua tất cả mọi biến cố của đời sống.

Xin làm cho nhiều người còn chưa biết Chúa, được nhận biết và tôn thờ Chúa, nhờ đó, Nước Chúa phát triển khắp nơi trên thế giới này.

Xin cho những ai đã thờ phượng Chúa, nhưng sai lạc trong đức tin, biết mau chóng trở về, nhìn nhận một mình Chúa duy nhất là Đấng có sự sống đời đời mà thôi
. Amen.
 
Ngày 18/04: Bình an cho các con - Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:11 17/04/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, các người phụ nữ vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay.

Bỗng Đức Giê-su đón gặp các bà và nói: “Chào chị em!” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. Bấy giờ, Đức Giê-su nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.”

Các bà đang đi, thì có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớnvà bảo: “Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự.” Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay.

Đó là lời Chúa
 
Vẫn Còn Chiến Đấu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:30 17/04/2022
Vẫn Còn Chiến Đấu

(Thứ Hai trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh – Mt 28,9-15)

Đêm Tiệc Ly Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”(Ga 16,33). Chúa Kitô đã phục sinh khải hoàn, nhưng cuộc chiến với thần dữ và những thế lực theo nó vẫn còn nơi các môn đệ và những ai nhờ chứng từ của các môn đệ mà tin vào Người.

Ngay sau biến cố Chúa Phục Sinh, tin mừng Matthêu tường thuật chiến thuật gian xảo mà các Thượng Tế dùng để dập tắt Tin Mừng Phục Sinh đó là “tuyên truyền xuyên tạc”. Và xem ra họ đã gặt hái nhiều kết quả theo gian ý của mình. Sau khi nghe các lính canh tường thuật những sự kiện lạ thường xảy ra thì các Thượng Tế đã họp nhau và thống nhất cho binh linh một số tiền lớn vào bảo họ phao tin: “Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của ông Giêsu đã đến lấy trộm xác ông ta”. Nếu sự thật đến tai quan tổng trấn thì họ hứa sẽ dàn xếp để binh lính vô sự. Lính canh đã nhận tiền và phao tin thất thiệt, và tin ấy đã được phổ biến giữa người Do Thái khá lâu, khoảng trên dưới mười năm (x.Mt 28,11-15).

Thông tin là một vũ khí quan trọng góp phần thắng bại trên chiến trường lẫn thương trường. Thông tin cũng là vũ khí lợi hại để dệt xây hay phá đổ các mối tương quan của con người. Nhớ lại chuyện liên quan đến Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Trong cuộc gặp gỡ với Chính Quyền Hà Nội ngày 20-9-2008, Ngài đã phát biểu nguyên văn như sau: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên” và câu sau đó “Người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm, và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”. Thế nhưng Đài truyền hình Trung Ương đã cắt xén câu nói của Ngài, chỉ phát câu: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam” với hữu ý dĩ nhiên là không tốt, nếu không muốn nói là quá xấu. Lúc bấy giờ việc thông tin cắt xén có chủ ý ấy xem ra thu được kết quả nơi nhiều người thiếu thông tin và thiếu suy xét, nhất là khi đã có đó nhiều cơ quan ngôn luận nhảy vào kết án Đức Tổng Giuse.

Dù là người trưởng thành nhưng nhiều người vẫn quên rằng “một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, còn một nửa sự thật thì nhiều khi là sự dối trá đáng sợ”. Đón nhận thông tin nhiều chiều và biết xử lý thông tin như là điều tất yếu cần có của người thực sự trưởng thành và có lương tâm ngay chính. Bên cạnh đó việc xem xét nguồn của tin và ngữ cảnh là điều không thể bỏ qua.

Là Kitô hữu, chúng ta nhận được lời truyền của Đấng Phục Sinh: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15). Với bối cảnh “toàn cầu hóa” như hiện nay và công nghệ thông tin hiện đại thì có đó nhiều cách thế để thực thi lệnh truyền của Đấng Phục Sinh. Dù với cách thế gì đi nữa xin chớ quên rằng Tin Mừng là Lời Tình Yêu gieo rắc lòng thương xót của Thiên Chúa và Tin Mừng cũng là Lời Chân Lý giải thoát nhân trần khỏi vòng nô lệ của thần dữ và những thế lực đang phục vụ nó. Đấng Phục Sinh đã chiến thắng khải hoàn, nhưng chúng ta, Kitô hữu vẫn mãi còn chiến đấu. Nỗ lực loan báo Lời Tinh Yêu, Lời Chân lý là cách thế chiến đấu để chiến thắng ma quỷ vốn đã bị Chúa Giêsu vạch mặt chỉ tên là “cha của sự gian dối” và là “tên sát nhân” (x.Ga 8,44).

h – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2022 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
05:53 17/04/2022

Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật 17 tháng Tư, trước hàng trăm ngàn tín hữu đứng chật quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Phục sinh. Tiếp theo đó là sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới cùng nghi thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Trong sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi gởi đến dân thành Rôma và toàn thế giới, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Chúc mừng Lễ Phục sinh!

Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh, đã sống lại! Người đứng giữa những người đang thương tiếc Người, đang khóa mình sau những cánh cửa đóng kín, đầy sợ hãi và đau khổ. Chúa đến giữa họ và nói: “Bình an cho anh em!” (Ga 20:19). Ngài chỉ ra những vết thương ở tay và chân, và vết thương ở bên hông. Ngài không phải là ma; nhưng thực sự là Chúa Giêsu, chính là Chúa Giêsu đã chết trên thập tự giá và được đặt trong mồ. Trước con mắt ngờ vực của các môn đệ, Ngài lặp lại: “Bình an cho anh em!” (câu 21).

Đôi mắt của chúng ta cũng đang hoài nghi về lễ Phục sinh giữa chiến tranh. Chúng ta đã thấy quá nhiều máu, quá nhiều bạo lực. Trái tim của chúng ta cũng vậy, đã tràn đầy sợ hãi và đau khổ, vì rất nhiều anh chị em của chúng ta đã phải tự nhốt mình để được an toàn khỏi bị ném bom. Chúng ta cố gắng tin rằng Chúa Giêsu đã thực sự sống lại, rằng Người đã thực sự chiến thắng sự chết. Liệu điều đó có thể chỉ là một ảo ảnh, hay chỉ là một phần trong trí tưởng tượng của chúng ta chăng?

Không, đó không phải là ảo ảnh! Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta nghe vang vọng lời loan báo Phục sinh rất đỗi thân thương đối với Kitô giáo Đông phương: “Chúa Kitô đã sống lại! Ngài đã sống lại thật rồi! “ Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần Người, vào cuối Mùa Chay tưởng như vô tận. Chúng ta vừa mới thoát ra sau hai năm đại dịch, gây thiệt hại nặng nề. Đã đến lúc cùng nhau bước ra khỏi đường hầm, chung tay, góp sức, tập hợp sức mạnh và nguồn lực của mình... Nhưng thay vào đó, chúng ta lại đang chứng tỏ rằng chúng ta vẫn mang trong mình tinh thần của Cain, người đã coi Abel không phải là anh em, mà là một đối thủ, và suy tính cách thế loại bỏ em mình. Chúng ta cần Chúa bị đóng đinh và phục sinh để chúng ta có thể tin tưởng vào sự chiến thắng của tình yêu, và hy vọng vào sự hòa giải. Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần Người đứng giữa chúng ta và lặp lại với chúng ta: “Bình an cho anh em!”

Chỉ có Ngài mới làm được. Ngày nay, một mình Ngài mới có quyền nói với chúng ta về hòa bình. Chỉ có một mình Chúa Giêsu, vì Người mang những vết thương… những vết thương của chúng ta. Những vết thương của Ngài thực sự là của chúng ta, vì hai lý do. Những vết thương ấy là của chúng ta bởi vì chúng ta đã gây ra cho Ngài bởi tội lỗi của chúng ta, bởi sự cứng lòng của chúng ta, bởi sự thù hận anh em của chúng ta. Những vết thương ấy cũng là của chúng ta bởi vì Ngài đã mang chúng vì lợi ích của chúng ta; Ngài đã không rũ bỏ chúng khỏi cơ thể được tôn vinh của mình; Ngài đã chọn giữ chúng, mang chúng mãi mãi. Những vết thương ấy là dấu ấn không thể xóa nhòa của tình yêu Ngài dành cho chúng ta, một hành động cầu bầu lâu dài, để Cha trên trời, khi nhìn thấy chúng, sẽ thương xót chúng ta và toàn thế giới. Những vết thương trên thân thể của Chúa Giêsu phục sinh là dấu chỉ của trận chiến mà Người đã chiến đấu và chiến thắng cho chúng ta, đã chiến thắng bằng vũ khí của tình yêu, để chúng ta có được hòa bình và sống trong bình an.

Khi chúng ta chiêm ngưỡng những vết thương vinh quang đó, đôi mắt ngờ vực của chúng ta mở to; trái tim cứng rắn của chúng ta mở ra và chúng ta chào đón sứ điệp Phục sinh: “Bình an cho anh em!”

Chúng ta hãy để cho sự bình an của Chúa Kitô đến trong cuộc sống của chúng ta, ngôi nhà của chúng ta, đất nước của chúng ta!

Cầu mong có hòa bình cho Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, đã bị thử thách rất nhiều bởi bạo lực và sự tàn phá của cuộc chiến tàn khốc và vô nghĩa mà quốc gia này đã bị kéo vào. Trong đêm đen đau khổ và chết chóc khủng khiếp này, cầu mong một tia sáng hy vọng mới sẽ sớm xuất hiện! Hãy có một quyết định cho hòa bình. Cầu mong chấm dứt tình trạng gồng các cơ bắp trong lúc người ta đang khổ sở. Làm ơn, đừng để chúng ta quen với chiến tranh! Tất cả chúng ta hãy cam kết cầu xin hòa bình, từ những ban công và trên các đường phố của chúng ta! Cầu mong các nhà lãnh đạo của các quốc gia nghe thấy lời cầu xin hòa bình của mọi người. Mong họ lắng nghe câu hỏi đầy âu lo được đặt ra bởi các nhà khoa học gần 70 năm trước: “Chúng ta sẽ đặt một dấu chấm hết cho loài người, hay loài người sẽ từ bỏ chiến tranh?” (Tuyên ngôn Russell-Einstein, ngày 9 tháng 7 năm 1955).

Tôi ôm chặt trong trái tim mình tất cả những nạn nhân Ukraine, hàng triệu người tị nạn và những người phải di dời nội bộ, những gia đình bị chia cắt, những người già bơ vơ, những cuộc đời tan nát và những thành phố tan hoang. Tôi nhìn thấy khuôn mặt của những đứa trẻ mồ côi chạy trốn khỏi chiến tranh. Khi nhìn vào chúng, chúng ta không thể không nghe thấy tiếng kêu đau đớn của chúng, cùng với tiếng kêu đau đớn của tất cả những đứa trẻ khác đang phải chịu đựng trên khắp thế giới của chúng ta: những đứa trẻ đang chết vì đói hoặc không được chăm sóc y tế, những nạn nhân của lạm dụng và bạo lực, và những thai nhi bị từ chối quyền được chào đời.

Giữa nỗi đau chiến tranh, cũng có những dấu hiệu đáng mừng, như cánh cửa rộng mở của tất cả các gia đình và cộng đồng đang chào đón những người di cư và tị nạn trên khắp Âu Châu. Mong rằng những hành động bác ái vô số này trở thành một phước lành cho xã hội của chúng ta, đôi khi bị suy nhược bởi tính ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân, và giúp chúng ta chào đón tất cả mọi người.

Mong rằng cuộc xung đột ở Âu Châu cũng khiến chúng ta quan tâm hơn đến những tình huống xung đột khác, đau khổ và u buồn, những tình huống ảnh hưởng đến quá nhiều khu vực trên thế giới của chúng ta, những tình huống mà chúng ta không thể bỏ qua và không muốn quên đi.

Cầu mong hòa bình đến với Trung Đông, đã bị tàn phá bởi nhiều năm xung đột và chia rẽ. Vào ngày vinh quang này, chúng ta hãy cầu xin hòa bình cho Giêrusalem và hòa bình cho tất cả những ai yêu mến Thành Thánh này (xem Tv 121 [122]), các tín hữu Kitô, người Do Thái và người Hồi giáo. Cầu mong cho người Israel, người Palestine và tất cả những người sống ở Thành Thánh, cùng với những người hành hương, trải nghiệm vẻ đẹp của hòa bình, sống trong tình huynh đệ và được tự do lui tới các địa điểm Thánh trong sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng quyền của mỗi người.

Cầu mong hòa bình và hòa giải cho các dân tộc Libăng, Syria và Iraq, và đặc biệt là cho tất cả các cộng đồng Kitô Giáo ở Trung Đông.

Cầu mong hòa bình cho Libya, để quốc gia này có thể tìm lại sự ổn định sau nhiều năm căng thẳng, và cho Yemen, quốc gia đang hứng chịu một cuộc xung đột bị lãng quên với những nạn nhân liên tục: xin cho thỏa thuận ngừng bắn được ký kết trong những ngày gần đây có thể khôi phục lại hy vọng cho người dân của đất nước này.

Chúng ta cầu xin Chúa Phục sinh ân sủng hòa giải cho Miến Điện, nơi mà một thảm kịch hận thù và bạo lực vẫn còn tồn tại, và cho cả Afghanistan, nơi những căng thẳng xã hội nguy hiểm vẫn chưa nguôi ngoai và một cuộc khủng hoảng nhân đạo bi thảm đang mang lại nhiều đau khổ cho người dân.

Cầu mong hòa bình cho toàn bộ lục địa Phi Châu, để tình trạng bóc lột mà nó phải gánh chịu và tình trạng xuất huyết do các cuộc tấn công khủng bố - đặc biệt là ở vùng Sahel - có thể chấm dứt, và quốc gia này có thể tìm thấy sự ủng hộ cụ thể trong tình huynh đệ của các dân tộc. Cầu mong con đường đối thoại và hòa giải được thực hiện một lần nữa ở Ethiopia, nơi bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng; và cầu mong cho bạo lực chấm dứt ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Cầu mong cho không thiếu những lời cầu nguyện và tình liên đới đối với người dân ở miền đông Nam Phi bị lũ lụt tàn phá nặng nề.

Xin Chúa Kitô Phục Sinh đồng hành và trợ giúp người dân Mỹ Châu Latinh, những người mà trong một số trường hợp, điều kiện xã hội của họ đang trở nên tồi tệ hơn trong thời kỳ khó khăn của đại dịch, trầm trọng hơn bởi các trường hợp tội phạm, bạo lực, tham nhũng và buôn bán ma túy.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa Phục sinh đồng hành với hành trình hòa giải mà Giáo Hội Công Giáo tại Canada đang thực hiện với các dân tộc bản địa. Xin Thần Khí của Chúa Kitô Phục Sinh chữa lành những vết thương của quá khứ và khích lệ những tâm hồn biết tìm kiếm sự thật và tình huynh đệ.

Anh chị em thân mến, mọi cuộc chiến đều mang lại những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến toàn thể gia đình nhân loại: từ đau thương và tang tóc đến thảm kịch của những người tị nạn, cũng như khủng hoảng kinh tế và lương thực, là những dấu hiệu mà chúng ta đang thấy. Đối mặt với những dấu hiệu tiếp tục của chiến tranh, cũng như nhiều thất bại đau đớn trong cuộc sống, Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chiến thắng tội lỗi, sự sợ hãi và cái chết, khuyên chúng ta đừng đầu hàng điều ác và bạo lực. Xin cho chúng ta chiến thắng bởi sự bình an của Chúa Kitô! Hòa bình là có thể; hòa bình là một bổn phận; hòa bình là trách nhiệm hàng đầu của mọi người!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Truyền thống về những bông hoa Hà Lan trong Thánh lễ Phục sinh của Đức Giáo Hoàng đã được cứu như thế nào?
Đặng Tự Do
16:33 17/04/2022


Đầu năm nay, một số người Công Giáo Hà Lan đã rất thất vọng khi biết rằng truyền thống tặng hoa cho Tòa Thánh để trang điểm quảng trường Thánh Phêrô trong ngày Lễ Phục sinh, được kéo dài trong suốt 37 năm qua, sẽ không được tiếp tục vào năm 2022.

Hà Lan, nổi tiếng với những cánh đồng hoa, trong hơn ba thập kỷ đã tặng hoa tulip, hoa thủy tiên vàng và dạ lan hương đầy màu sắc để trang trí quảng trường Thánh Phêrô cho Thánh lễ Chúa Nhật Phục sinh của Đức Giáo Hoàng tại Vatican.

Phong tục này đã bị trì hoãn trong hai năm vì những hạn chế của coronavirus, và vào năm 2022, người bán hoa Hà Lan, người đã tổ chức sáng kiến này từ năm 2015 cho biết anh ta không còn có các nhà tài trợ để tiếp tục dự án.

Truyền thống dường như đã kết thúc. Nhưng những người Công Giáo Hà Lan ở Rôma và Hà Lan không dễ dàng nản lòng, và họ đã vào cuộc để bảo đảm rằng những bông hoa sẽ một lần nữa tô điểm cho quảng trường Thánh Phêrô cho lễ kỷ niệm sự Phục sinh của Chúa Kitô.

“Chúng tôi thất vọng và nghĩ rằng: Đây là một truyền thống đẹp. Nếu ông Paul Deckers không tìm được nhà tài trợ nữa, tại sao không thử tìm một nghệ nhân cắm hoa khác làm công việc tương tự?” Cha Antoine Bodar nói với CNA qua email.

Ông nói với SIR, hãng thông tấn của các giám mục Ý, vào tháng Giêng: “Món quà hoa từ Hà Lan và của Giáo hội Hà Lan dành cho Đức Giáo Hoàng ở Rôma là quá đặc biệt đến mức không thể bị gián đoạn như thế.”

Cha Bodar là Cha Sở của nhà thờ Công Giáo Hà Lan ở Rôma, Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và Thánh Magnus, nằm trên một con phố nhỏ chỉ cách Vatican vài bước chân.

Ngài đã tập hợp những người đồng hương của mình và đầu tháng này, ngài thông báo rằng truyền thống “vẫn tiếp diễn” với giám đốc bán hoa Piet van der Burg, người sẽ sắp xếp các loại cây cảnh và hoa trước Thánh lễ Phục sinh.

“Vào lễ Phục sinh, vẻ đẹp lộng lẫy của hoa Hà Lan có thể được nhìn thấy một lần nữa tại quảng trường Thánh Phêrô,” Cha Bodar viết trên trang web của nhà thờ vào ngày 5 tháng 4.

“Bị choáng ngợp bởi những phản ứng tích cực từ những người trồng hoa, các nhà tài trợ và nhiều người khác, và sau khi tham vấn chuyên sâu với các bên liên quan khác nhau ở Hà Lan và Vatican, những nỗ lực của nhiều người đã cho thấy rằng năm nay, sau hai năm đại dịch, hoa Hà Lan sẽ một lần nữa có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma.”

Những bông hoa và cây cảnh đã đến Vatican bằng xe tải vào tuần này, sau một chuyến hành trình dài một ngày từ Hà Lan. Trước khi bắt đầu chuyến đi dài ngày 12 tháng 4, những bông hoa đã được Đức Cha Hans van den Hende của Rotterdam, chủ tịch hội đồng giám mục Hà Lan, chúc phúc.

“Những bông hoa và cây cỏ này đã được trồng với sự khéo léo,” vị giám mục cho biết tại Công viên Hoa Keukenhof ở Lisse, thủ đô hoa của Hà Lan.

Ngài nói, những bông hoa này, “hãy đến Rôma để dự đại lễ Phục sinh, khi chúng ta cử hành sự Phục sinh của Chúa Kitô. Những bông hoa sẽ tăng phần duyên dáng cho quảng trường Thánh Phêrô khi Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố 'Urbi et Orbi', lời chúc phúc của ngài đối với thành phố Rôma và toàn thế giới. Vào ngày lễ Chúa Phục Sinh, sự lộng lẫy của loài hoa này sẽ được thể hiện trọn vẹn”.

Ngài nói thêm: “Chúa ban cho sức mạnh nở rộ và tăng trưởng, và là con người, chúng ta được phép hợp tác với tạo vật thông qua các tài năng mà chúng ta đã được ban cho.”

Vào năm 2018, truyền thông Hà Lan đưa tin rằng 50,000 bông hoa, nặng khoảng 30 tấn, đã được mang đến Vatican, nơi chúng được sắp xếp bởi 25 người.

Vatican cho biết vào Lễ Phục sinh năm 2022, những người bán hoa chuyên nghiệp từ Hà Lan và Slovenia, phối hợp với những người làm vườn ở Vatican, sẽ làm việc “cả ngày Thứ Sáu Tuần Thánh để chuẩn bị và hoàn thành việc trang trí vào ngày hôm sau”.

Sau phép lành “Urbi et Orbi” trong Lễ Phục sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nói lời cảm ơn đến Hà Lan về món quà hoa này.

“Tại quảng trường này, niềm vui của sự Phục sinh được tượng trưng bằng hoa, năm nay cũng đến từ Hà Lan, trong khi những bông hoa ở Đền Thờ Thánh Phêrô đến từ Slovenia,” Đức Thánh Cha nói vào năm 2019. “Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các nhà tài trợ của những món quà hoa lộng lẫy này.”
Source:Catholic News Agency
 
Vatican sửa lại Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh sau khi bị phản đối kịch liệt ở Ukraine
Đặng Tự Do
16:34 17/04/2022


Vatican đã biên tập lại phần suy niệm của chặng thứ 13 trong Đàng Thánh Giá do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự vào Thứ Sáu Tuần Thánh sau những phản đối kịch liệt ở Ukraine.

Bài suy niệm cho Chặng thứ 13, “Chúa Giêsu chết trên Thập giá,” được viết bởi các thành viên của một gia đình người Ukraine và người Nga. Trong trường hợp này, bài suy niệm đã không được đọc trong buổi đi Đàng Thánh Giá tại Đấu trường La Mã vào ngày 15 tháng 4.

Thay vào đó, một vị nói: “Đối mặt với cái chết, im lặng còn hùng hồn hơn lời nói. Vì vậy, chúng ta hãy dừng lại trong im lặng suy tư và mỗi người trong trái tim của mình cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới.”

Trong lúc im lặng, cây thánh giá được giữ chặt bởi hai người bạn là Irina đến từ Ukraine và Albina đến từ Nga. Những người phụ nữ này làm việc cùng nhau tại Bệnh viện Đại học Campus Bio-Medico ở Rome, nhìn nhau khi họ cầm cây thánh giá với đôi mắt ngấn lệ.

Kế hoạch ban đầu cho Đàng Thánh Giá đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Đức Tổng Giám Mục đã mô tả kế hoạch ban đầu là “không đúng lúc”.

“Đối với những người Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, các văn bản và cử chỉ của chặng thứ 13 trong Đàng Thánh Giá này là không mạch lạc và thậm chí gây khó chịu, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc tấn công thứ hai, thậm chí đẫm máu hơn của quân đội Nga vào các thành phố và làng mạc của chúng tôi. Tôi biết rằng những người anh em Công Giáo Rôma của chúng tôi chia sẻ những suy nghĩ và mối quan tâm này”.

Sự can thiệp của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk xảy ra sau phản kháng của Andrii Yurash, tân đại sứ Ukraine cạnh Tòa thánh. Vị tân Đại Sứ bày tỏ lo ngại về Đàng Thánh Giá này trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm thứ Ba. Ông Andrii viết rằng “chúng tôi đang giải quyết vấn đề này, cố gắng giải thích những khó khăn trong việc tiếp nhận nó và những hậu quả có thể xảy ra.”

Đức Cha Vitaliy Kryvytskyi, giám mục Nghi lễ Latinh của Kyiv-Zhytomyr, mô tả văn bản này là “không thể hiểu được.”

Nhưng Cha Antonio Spadaro, linh mục dòng Tên, tổng biên tập của tạp chí La Civiltà Cattolica, nghĩa là Văn Minh Kitô đã bảo vệ mạnh mẽ kế hoạch ban đầu trên các phương tiện truyền thông Ý.

“Hai phụ nữ, Albina và Irina, sẽ vác thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Họ sẽ không nói một lời nào. Cả một yêu cầu tha thứ hay bất cứ điều gì tương tự cũng không. Không. Họ ở dưới Thánh giá khi mang nó,” ngài viết trên tờ báo Ý Il Manifesto.

“Đó sẽ là một dấu chỉ tiên tri trong bóng tối dày đặc. Việc họ ở bên nhau, những người con gái của Chúa và chị em trong một cuộc chiến mà từ là bạn bè đã trở thành kẻ thù của nhau, là một lời cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng hòa giải”.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội sau Đàng Thánh Giá hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, Cha Spadaro nói rằng Chặng thứ 13 được đánh dấu bằng một sự im lặng “phi thường”, tập trung mọi sự chú ý vào cây thánh giá do Irina và Albina vác.

Truyền thống đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colôssêô đã được người Công Giáo Rôma thực hành trong nhiều thế kỷ bắt đầu từ thế kỷ 18 dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 14, và được hồi sinh vào năm 1964 bởi Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.

Từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo cũng trở thành một sự kiện được truyền hình trên toàn thế giới.

Ban đầu, chính Đức Giáo Hoàng tự mình vác thập tự giá từ chặng này sang chặng khác, nhưng trong những năm cuối đời ngài, khi tuổi tác và bệnh tật hạn chế sức khoẻ của ngài, Đức Gioan Phaolô II đã chủ sự buổi lễ từ một khán đài trên đồi Palatine. Chỉ vài ngày trước khi qua đời vào năm 2005, Đức Gioan Phaolô II đã theo dõi buổi đi đàng Thánh Giá từ nhà nguyện riêng của ngài trong khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin chủ sự toàn bộ buổi lễ.

Truyền thống viết các bài Suy Niệm 14 chặng Đàng Thánh Giá tại Colôssêô khác với những bài nguyện ngắm như trong các kinh bổn thường đọc đã được bắt đầu với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1991. Văn bản các chặng Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Colôssêô phản ảnh cái nhìn của Giáo Hội Công Giáo trước thực trạng văn hóa, xã hội và luân lý trong xã hội đương đại. Nó cũng nêu bật tình trạng bị bách hại của các Kitô hữu trên toàn thế giới, tình trạng bất công, những khổ đau của người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Nhiều bài suy niệm đã đi vào lịch sử như những áng văn chương tuyệt tác như bài Suy Niệm 14 chặng Đàng Thánh Giá tại Colôssêô vào năm 2007 của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Sản Văn Hoá của Giáo Hội.
Source:Catholic News Agency
 
Sinh nhật lần thứ 95 của Đức Bênêđíctô XVI, vị cựu Giáo Hoàng được Đức Đương Kim Giáo Hoàng gọi là nhà tiên tri.
Vũ Văn An
18:47 17/04/2022
Theo tin CNA, sinh nhật lần thứ 95 của Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđictô XVI, 16 tháng 4, 2022, rơi vào thứ Bẩy Tuần Thánh. Chính vì thế, Đức Đương kim Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Đan viện Mater Ecclesiae, nơi cư trú chính thức của Đức Giáo Hoàng hưu trí, ngày 13 tháng 4, để chúc mừng ngài trước, dành thì giờ cử hành Tuần Thánh.



Theo Phòng Báo chí Tòa Thánh, “sau một cuộc chuyện vãn ngắn ngủi và thân tình, và sau khi cùng nhau cầu nguyện, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trở lại Casa Santa Marta [nơi cư trú của ngài]".

Nhân dịp này, CNA trích dẫn Nhật Ký của Đức Bênêđictô suy nghĩ về ngày sinh trùng với Thứ Bẩy Tuần Thánh: “sự kiện ngày sinh của tôi là ngày cuối cùng của Tuần Thánh và vọng Phục sinh luôn được ghi nhận trong lịch sử gia đình, vì nó được nối kết với sự kiện tôi được rửa tội ngay vào buổi sáng ngày sinh với nước vừa được thánh hiến trong ‘Lễ Vọng Phục Sinh’ cử hành vào buổi sáng lúc đó. Việc là người được rửa tội đầu tiên với nước mới được coi là một biến cố quan phòng có ý nghĩa”.

Ngài viết tiếp; “sự kiện đời tôi được tắm gội trong Mầu Nhiệm Phục Sinh ngay từ lúc khởi đầu cách này luôn tràn ngập lòng tôi một niềm biết ơn, vì đây chỉ có thể là dấu hiệu phước lành”.

“Đã đành — chưa phải là Chúa Nhật Phục Sinh, mà chỉ là Thứ Bẩy Tuần Thánh. Nhưng càng suy nghĩ lâu về nó, hình như tôi càng muốn sống phù hợp hơn với yếu tính của cuộc sống nhân bản của chúng ta, một cuộc sống vẫn còn đang chờ Phục sinh, chứ chưa được ở trong ánh sáng trọn vẹn, tuy vẫn tin tưởng hướng tới nó”.

Cũng nhân dịp này, Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội Đồng Cổ vũ Hợp nhất Kitô giáo, viết như sau trên trang mạng của Qũy Tagespost do Chính Đức Bênêđictô phát động: “tôi đội ơn Chúa đã ban cho chúng ta Joseph Ratzinger vào Thứ Bẩy Tuần Thánh 1927 như một người cao qúi, một Kitô hữu đạo đức sâu sắc, một thần học gia lỗi lạc, và một Giám Mục và Giáo Hoàng nhân hậu”.

Tuy nhiên, theo tạp chí Civiltà Catolica của các Cha Dòng Tên Ý, không lời chúc mừng nào ý nghĩa bằng lời phát biểu tự phát của Đức Đương Kim Giáo Hoàng trong buổi tiếp kiến các cha dòng Tên tại Malta ngày 3 tháng 4, 2022.

Trong buổi tiếp kiến này, các vị hiện diện tự do đặt câu hỏi để Đức Giáo Hoàng trả lời. Một vị hỏi ngài về Giáo Hội của tương lai, phải chăng nó sẽ nhỏ hẹp hơn, nhưng khiêm nhường hơn và chân chính hơn, Đức Phanxicô trả lời bằng cách nhắc ngay tới vị tiền nhiệm của ngài: “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô là một tiên tri của Giáo Hội trong tương lai này, một Giáo Hội sẽ trở nên nhỏ bé hơn, sẽ mất nhiều đặc ơn, sẽ khiêm nhường và chân chính hơn và sẽ tìm được năng lực cho những điều yếu tính. Nó sẽ là một Giáo Hội tâm linh hơn, nghèo khó hơn và ít chính trị hơn: một Giáo Hội của những người bé nhỏ. Đức Bênêđíctô trong tư cách một Giám Mục từng nói điều này: chúng ta hãy tự chuẩn bị để trở thành một Giáo Hội nhỏ bé hơn. Đây là một trong các tầm nhìn thông sáng phong phú nhất của ngài”.

Nhận định về phát biểu trên, Hãng tin CNA cho rằng: Đức Phanxicô có ý nhắc đến bài phát biểu truyền thanh năm 1969 tại Đức, trong đó, nhà thần học Joseph Ratzinger suy nghĩ về tương lai của Giáo Hội. Tạp chí Aleteia (https://aleteia.org/2016/06/13/when-cardinal-joseph-ratzinger-predicted-the-future-of-the-church/) trích dẫn phần chính của bài phát biểu này như sau:

“Tương lai của Giáo hội có thể và sẽ phát sinh từ những người có cội nguồn sâu xa và những người sống sự viên mãn thuần khiết của đức tin. Nó sẽ không phát xuất từ những người chỉ thích ứng bản thân cho khoảnh khắc mau qua hoặc từ những người chỉ biết chỉ trích người khác và cho rằng bản thân họ là những thước đo không thể sai lầm; nó cũng không phát xuất từ những người đi trên con đường dễ dàng hơn, những người bỏ qua niềm đam mê đức tin, tuyên bố là sai lầm và lỗi thời, chuyên chế và theo chủ nghĩa pháp lý, tất cả những gì tạo nên yêu cầu đối với con người, làm họ tổn thương và buộc họ phải hy sinh bản thân mình. Nói điều này một cách tích cực hơn: Tương lai của Giáo hội, một lần nữa, như mọi khi, sẽ được định hình lại bởi các thánh, bởi những con người, tức là những người có tâm trí thăm dò sâu hơn những khẩu hiệu thời nay, những người nhìn thấy nhiều hơn những người khác, bởi vì cuộc sống của họ nắm được một thực tại rộng lớn hơn. Tính vị tha, đức tính làm con người tự do, chỉ đạt được thông qua sự kiên nhẫn từ những hành động từ bỏ bản thân nhỏ nhặt hàng ngày. Nhờ niềm đam mê hàng ngày này, chỉ có nó mới tiết lộ cho con người biết họ bị nô lệ bằng biết bao nhiêu cách bởi cái tôi của chính họ, nhờ niềm đam mê hàng ngày này và chỉ nhờ có nó, đôi mắt của một con người mới từ từ được mở ra. Họ chỉ nhìn theo phạm vi đã sống và chịu đựng. Nếu ngày nay chúng ta hầu như không còn có thể nhận thức được Thiên Chúa, đó là vì chúng ta thấy quá dễ dàng để trốn tránh chính mình, trốn chạy khỏi những chiều sâu thẳm của hữu thể chúng ta bằng sự mê hoặc của một thú vui nào đó. Vì vậy, các chiều sâu nội tâm của chúng ta vẫn đóng kín đối với chúng ta. Nếu đúng là con người chỉ có thể nhìn bằng trái tim, thì chúng ta quả mù quáng biết bao!

“Tất cả những điều này ảnh hưởng đến vấn đề mà chúng ta đang khảo sát ra sao? Nó có nghĩa là những lời bàn tán vĩ đại của những người nói tiên tri về một Giáo hội không có Thiên Chúa và không có đức tin đều là những lời bàn tán rỗng tuếch. Chúng ta không cần một Giáo hội cử hành sự sùng bái hành động trong các buổi cầu nguyện chính trị. Nó hoàn toàn dư thừa. Do đó, nó sẽ tự hủy hoại. Điều còn lại sẽ là Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội biết tin vào Thiên Chúa, Đấng đã trở thành con người và hứa cho chúng ta sự sống vượt trên sự chết. Loại linh mục không hơn một nhân viên xã hội có thể được thay thế bằng nhà trị liệu tâm lý và các chuyên gia khác; nhưng linh mục không phải là chuyên gia, không đứng bên lề, theo dõi trận đấu, đưa ra lời khuyên chính thức, nhưng nhân danh Thiên Chúa tự đặt mình để con người xử dụng, ở bên cạnh họ trong nỗi buồn của họ, trong niềm vui, niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của họ, một linh mục như vậy chắc chắn sẽ cần đến trong tương lai.

Chúng ta hãy bước một bước xa hơn. Từ cuộc khủng hoảng hôm nay, Giáo hội của ngày mai sẽ xuất hiện - một Giáo hội mất mát nhiều. Giáo Hội ấy sẽ trở nên nhỏ bé và ít nhiều sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Giáo Hội ấy sẽ không còn có thể sống trong nhiều dinh thự mà mình đã xây dựng trong thời kỳ thịnh vượng. Cùng với số lượng tín đồ của mình giảm dần, Giáo Hội ấy sẽ mất đi nhiều đặc quyền xã hội của mình. Ngược lại với thời đại trước đó, Giáo Hội ấy sẽ được coi là một xã hội tự nguyện, chỉ được tham gia bằng quyết định tự do. Là một xã hội nhỏ, Giáo Hội ấy sẽ đặt ra những yêu cầu lớn hơn nhiều cho sáng kiến của các thành viên cá thể của mình. Chắc chắn, nó sẽ khám phá ra những hình thức thừa tác vụ mới và sẽ phong chức linh mục cho những Kitô hữu được chấp thuận, những người theo đuổi một số nghề nghiệp. Trong những cộng đoàn nhỏ hơn hoặc trong các nhóm xã hội tự chủ, việc chăm sóc mục vụ thường sẽ được cung cấp theo cách này. Cùng với việc này, thừa tác vụ linh mục trọn thời gian vẫn sẽ không thể thiếu như trước đây. Nhưng trong tất cả những thay đổi mà người ta có thể đoán được, Giáo hội sẽ tìm được yếu tính của mình một cách mới mẻ và với niềm xác tín hoàn toàn vào điều luôn ở trung tâm của mình: đức tin vào Thiên Chúa ba ngôi, vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã làm người, với sự hiện diện của Chúa Thánh Thần cho đến ngày tận thế. Trong đức tin và cầu nguyện, Giáo Hội sẽ lại nhìn nhận các bí tích như là việc thờ phượng Thiên Chúa chứ không phải là một chủ đề cho học thuật phụng vụ.

Giáo hội sẽ là một Giáo hội tâm linh hơn, không đảm nhận một nhiệm vụ chính trị, không ve vãn cả Cánh tả lẫn Cánh hữu. Điều này sẽ rất khó khăn cho Giáo hội, vì quá trình kết tinh và làm sáng tỏ sẽ tốn phí rất nhiều năng lực quý giá của Giáo Hội. Nó sẽ khiến Giáo Hội trở nên nghèo nàn và khiến Giáo Hội trở thành Giáo hội của những người hiền lành. Diễn trình này sẽ càng khó khăn hơn, vì lòng hẹp hòi bè phái cũng như ý chí tự cao tự đại sẽ phải được trút bỏ. Người ta có thể dự đoán rằng tất cả những điều này cần phải nhiều thời gian. Diễn trình này sẽ kéo dài và mệt mỏi giống như con đường từ chủ nghĩa tiến bộ sai lầm trước Cách mạng Pháp - khi một giám mục có thể được cho là thông minh nếu ngài đùa cợt với các tín điều và thậm chí nói bóng nói gió rằng sự hiện hữu của Thiên Chúa là điều không chắc chắn - đến sự đổi mới của thế kỷ XIX. Nhưng khi quá trình thử thách sàng lọc này qua đi, một sức mạnh to lớn sẽ đến từ một Giáo hội được tâm linh hóa và đơn giản hóa hơn. Trong một thế giới được lên kế hoạch hoàn toàn, con người sẽ thấy mình cô đơn không thể tả được. Nếu họ hoàn toàn không nhìn thấy Thiên Chúa, họ sẽ cảm thấy toàn bộ nỗi kinh hoàng trong sự nghèo nàn của họ. Rồi, họ sẽ khám phá ra một đoàn tín hữu nhỏ bé như một điều hoàn toàn mới mẻ. Họ sẽ khám phá ra nó như một niềm hy vọng được dành cho họ, một câu trả lời mà họ luôn tìm kiếm trong âm thầm.

“Và vì, đối với tôi, điều chắc là Giáo hội đang phải đối mặt với những thời kỳ rất khó khăn. Cuộc khủng hoảng thực sự mới chỉ bắt đầu. Chúng ta sẽ phải tính đến những biến động lớn. Nhưng tôi cũng tin chắc không kém về những gì sẽ còn lại sau cùng: không phải Giáo hội của giáo phái chính trị, nó đã chết rồi, mà là Giáo hội của đức tin. Giáo Hội này có thể không còn là quyền lực thống trị xã hội ở mức độ mà nó từng là cho đến gần đây; nhưng nó sẽ được hưởng một mùa nở hoa tươi tốt và được coi như căn nhà của con người, nơi họ sẽ tìm được sự sống và hy vọng vượt trên sự chết”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Đại Triều Mừng Chúa Phục Sinh Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam Huế
Minh Phương
09:14 17/04/2022
Thánh Lễ Đại Triều Mừng Chúa Phục Sinh Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam Huế

Trải qua gần 3 năm chịu ảnh hưởng Đại dịch Covid 19, hôm nay mới có một Thánh lễ Đại triều do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế chủ tế. Và cũng là cơ hội để các Hội Đoàn khoe săc với đồng phục.

Xem Hình

Đoàn rước Đoàn Đồng tế từ nhà xứ tiến vào Nhà thờ trong tiếng kèn vang lên mừng ngày Chúa Kitô từ trong cõi chết sống lại.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nói lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa đang hiện diện trong Thánh lễ này, có cả những người từ những Giáo phận khác đang có mặt trong ngôi Nhà thờ Chính tòa thân yêu này. Ngài cũng nhắn gửi lời của Đức Tổng Giám Mục Tephano và Đức Tổng Giám Mục Phanxico Xavie với tình hiệp thông trong Thánh lễ hôm nay. Chúng ta đón mừng Chúa Kitô Phục sinh và lan tỏa tin mừng Phục sinh cho tất cả mọi người chung quanh chúng ta. Chúng ta cầu nguyện cho Đại dịch Covid nhanh chóng chấm dứt trên toàn thế giới, chúng ta cũng cầu nguyện cho những nạn nhân của cuộc chiến tranh tại Ucraina, cầu nguyện cho cuộc chiến đang có nguy cơ lan tràn ra thế giới này mau chóng chấm dứt.

Thánh lễ đồng tế với sự hiện diện của linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh, các Bề trên Dòng, đại diện các Dòng tu Nam Nữ.

Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục đã ban Phép lành trọng thể cho cộng đoàn.

Minh Phương
 
Mừng Lễ Phục Sinh, Tân Tòng Sydney Gia Nhập Giáo Hội
Diệp Hải Dung
09:21 17/04/2022
Chúa Nhật Phục Sinh 17/04/2022, sau những tháng ngày học hiểu về Giáo Lý, Kinh Thánh, và Giáo Hội, 14 Anh Chị Em Tân Tòng thuộc Tổng Giáo Phận Sydney đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự Đại Lễ Phục Sinh và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể để chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa.

Trước khi khai mạc Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc trách Ban Truyền Giáo TGP Sydney chúc mừng Phục Sinh đến với tất cả mọi người trong Giáo đoàn, đồng thời Cha cũng chúc mừng 14 anh chị em Tân Tòng hôm nay đón nhận Bí tích Khai Tâm để gia nhập vào Giáo Hội.

Xem Hình

Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi đã hỏi những anh chị em Tân Tòng có tin vào Chúa Giêsu Kitô đã chết và Phục Sinh không? các anh chị em Tân Tòng đều thưa tin Chúa đã Phục Sinh và Cha nói chính các anh em chị em Tân Tòng hôm nay sẽ là nhân chứng cho Chúa và truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Cha chúc mừng anh chị em sẽ đón nhận ân sủng Chúa.

Sau bài giảng, ông Hoàng Văn Long Ban Truyền Giáo đọc danh sách và giới thiệu các anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa Kitô. Sau đó, các anh chị em đón nhận Ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo chúc mừng 14 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Phạm Ngọc Huynh Trưởng Ban Mục Giáo Đoàn Revesby thay mặt Giáo đoàn chúc mừng 14 anh chị em Tân Tòng hôm nay chính thức gia nhập Giáo Hội. Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn và chúc lành cho các anh chị em Tân Tòng.

Thánh lễ kết thúc Cha Paul Văn Chi và Ban Mục Vụ Giáo Đoàn, Liên Đoàn Thanh Niên phát quà Trứng Phục Sinh (Easter Eggs) mừng Phục Sinh cho các anh chị em Tân Tòng và tất cả mọi người, đồng thời cấp giấy Chứng Nhận Rửa Tội cho các anh chị em Tân Tòng. Mọi người hân hoan cùng với anh chị em Tân Tòng và cùng nhua chúc mừng Phục Sinh Happy Easter.

Diệp Hải Dung.
 
Lễ Vọng Phục Sinh 2022 tại giáo xứ VN Seattle
Nguyễn An Quý
21:10 17/04/2022
Lễ Vọng Phục Sinh 2022 tại giáo xứ VN Seattle

Tukwila. Hôm nay thứ Bảy tuần thánh, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle cùng với Giáo Hội hoàn vũ kết thúc Tam Nhật Thánh với đêm Vọng Phục Sinh, giáo xứ có 2 Thánh Lễ lúc 5 giờ và 7 giờ 30. Hàng năm lễ Vọng Phục Sinh lúc 7 giờ 30, giáo xứ thường có các anh chị Dự Tòng được đón nhận các phép Bí Tích để chính thức gia nhập gia đình Giáo Hội. Năm nay giáo xứ có 19 anh chị dự tòng được trở thành tân tòng và gia nhập vào gia đình giáo xứ cách riêng và trở thành con cái Hội Thánh Chúa.

Xem Hình

Đêm canh thức vọng phục sinh được mở đầu bằng nghi thức làm phép lửa. Cha Chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ và chủ sự các nghi thức phụng vụ.

Đúng 7 giờ 30, tất cả đèn trong nhà thờ đều được tắt hết. Trước cửa nhà thờ, những người đỡ đầu và anh chị dự tòng cùng với nghi đoàn gồm các em ban lễ sinh và các vị Thừa Tác Viên Thánh Thể đã tập trung chung quanh một chậu lửa khá lớn. Ngọn lửa vừa bùng cháy, Cha chủ sự bắt đầu đọc lời nguyện: “Lạy Chúa, Chúa đã nhờ Con Chúa mà ban cho các tín hữu lửa vinh quang của Chúa, xin Thánh hóa lửa mới này và xin nhờ tuần lễ Phục Sinh này, cho chúng con được sốt sắng ao ước những sự trên trời, để chúng con đạt tới ngày sáng láng vĩnh cửu với tâm hồn trong sạch. Nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.(mọi người thưa Amen). Đoạn cha chủ tế lấy lửa đốt nến Phục Sinh và bắt đầu làm phép cây Nến Phục Sinh.”.Cha chủ tế khắc ghi trên nến với những dấu chỉ như sau: – “Đức Kitô là một, (vẽ đường dọc) – Hôm qua cũng như hôm nay, (Vẽ đường ngang) – Là Alpha và là Omega, (Viết chữ Alpha trên cây Thánh Giá) – Nghĩa là Khởi nguyên và tận cùng, (Viết chữ Omega ở phía dưới Thánh Giá) – Người làm chủ thời gian, (Viết số 2 bên góc trái phía trên Thánh Giá). – Và muôn thế hệ, (Viết số 0 nơi góc phải phía trên Thánh Giá). – Vạn Tuế Đức Kitô, Đấng vinh hiển quyền năng, (Viết số 2 ở góc trái phía dưới Thánh Giá). – Vạn vạn tuế. Amen, (Viết số 2 nơi góc trái phía dưới Thánh Giá). Với năm hạt hương biểu thị năm dấu đinh của Chúa Giêsu khổ nạn được gắn trên cây nến Phục Sinh, gắn trên mỗi góc của Thánh Giá, vừa gắn vừa đọc: – Vì năm vết thương – Chí thánh và vinh hiển. – Xin Chúa Kitô – Gìn giữ – Và bảo vệ chúng ta.”

Nghi thức được tiếp nối qua phần rước Nến Phục Sinh, biểu tượng của ánh sáng Chúa Kitô. Cha chủ tế cầm Nến Phục Sinh đi vào cửa chính của nhà thờ, dừng lại và hát: “Ánh Sáng Chúa Kitô”, mọi giáo hữu thưa: “Tạ ơn Chúa”. Nến Phục Sinh được tiến lên Cung Thánh và dừng lại ở giữa với lời công bố lần thứ hai: “Ánh Sáng Chúa Kitô”, mọi giáo dân thưa " Tạ ơn Chúa" Nến Phục tiếp tục tiến lên cung thánh, và công bố lần thứ ba: "Ánh sáng Chúa Kitô" mọi người cùng đáp lại: “Tạ ơn Chúa”. Ánh lửa được thắp từ nến phục sinh và chuyển đến cho mọi cây nến đang được toàn thể giáo hữu hiện diện cầm trong tay. Sau khi toàn bộ đèn cầy của giáo dân đã được đốt cháy từ Ánh Sáng Nến Phục Sinh, cha chủ tế bước lên Cung Thánh và đọc lời nguyện mở đầu nghi thức canh thức Phục Sinh: “Xin Chúa ngự nơi tâm hồn và miệng lưỡi con, để con xứng đáng và đủ tư cách công bố tin mừng phục sinh của Chúa: Nhân danh Cha và Con và Thánhh Thần”. cộng đoàn thưa Amen

Lời nguyện của cha chủ tế vừa kết thúc, Thừa tác viên cầm Nến Phục Sinh cắm vào chân đèn cắm nến Phục Sinh. Nghi thức phụng vụ lời Chúa được mở đầu với giọng hát vang lên của cha chủ tế: ” Hãy vui lên, hỡi ca đoàn Thiên sứ, hãy vui lên, hỡi những mầu nhiệm thánh. Tiếng loa cứu độ, hãy vang khúc mừng Vua Cả khải hoàn. Vui lên hỡi trái đất rực rỡ trong ánh sáng huy hoàng….” Sau đó là phần các bài đọc từ cựu ước và kết thúc qua phần kinh vinh danh, toàn bộ đèn cầy của giáo dân cầm trong tay đều được tắt để bắt đầu nghi thức canh thức đón Phục Sinh qua phần phụng vụ Lời Chúa. Mở đầu là Bài đọc I: trích sách Sáng Thế (St 22:1-18 ) kể lại câu chuyện Chúa thử lòng ông Abraham và Abraham đã đem con một là I-sa ác tế lễ dân Thiên Chúa. ”Bài đọc II: trích Sách Xuất Hành (Xh 14,15 15-15,1a) mô tả việc Chúa cho Mosê dẫn toàn dân Irael vượt giữa lòng biển để tránh quân Ai Cập truy bắt. Bài Đọc III: trích sách Tiên tri Isaia (Is 54: 5-14): với đoạn: “Hãy đến cùng Ta và hồn các ngươi sẽ được sống”. kế đến là Đọc IV: bài trích sách tiên tri Baruc (Br 3: 9-15, 32-4,4 ) nói lên ý nghĩa về "Đức khôn ngoan là huấn giới của Thiên Chúa ghi trong Sách Luật, Luật tồn tại cho đến muôn đời". Kết thúc phần cựu ước, đèn trong nhà thờ được mở sáng lên và ca đoàn hát kinh Vinh Danh, bức màn che trên cung thánh được từ từ hạ xuống, hình ảnh Chúa Phục Sinh hiện tỏ cùng với tiếng chiêng trống ngân vang mở đầu dấu hiệu biều tỏ sự vui mừng của toàn thể dân Chúa trong giáo xứ đang hiện diện cùng nhau đón mừng Chúa Phục Sinh một cách long trọng. Phần vụ lời Chúa được tiếp nối với bài Thánh Thư của Thánh Phaolô ( Rm 6,3-11) gởi tín hữu Rôma: "Chúa Kitô, một khi tự trong cõi chết sống lại, Người không chết nữa". Bài Tin Mừng hôm nay Thánh Matthêu gìới thiệu câu chuyện về ngày thứ ba kể từ khi Chúa Giêsu bị chôn trong mồ:" Qua chiều ngày Sabbat, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ. Bỗng chốc đất chuyển mạnh vì Thiên Thần Chúa từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Vì thế những lính canh khiếp đảm run sợ và hầu như chết. Nhưng Thiên Thần lên tiếng và bảo các người nữ rằng: "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã chịu đóng đinh. Người không có ở đây vì Người đã sống lại như lời Người đã nói. Các bà hãy đến mà coi nơi đã đặt Người và đi ngay bảo các môn đệ Người rằng: Người đã sống lại, và kìa Người đến xứ Galilêa trước các ông: Ở đó các ông sẽ gặp Người. Ðây Ta đã báo trước cho các bà hay". Hai bà vội ra khỏi mồ, vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Người. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: "Chào các bà". Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta".

Cha chủ tế phụ trách giảng lễ, trong bài giảng ngài nhấn mạnh về tình yêu của Chúa Giêsu đối với nhân lại qua cuộc khổ nạn của Chúa mà giáo xứ vừa cử hành các nghi thúc phụng vụ trong tam nhật thánh vừa qua. Đặc biệt ngài chào mừng các anh chị đêm nay sẽ trở thành tân tòng của giáo xứ và các anh chị được đón nhận bí tích Thêm Sức hôm nay. Sau bài giảng lễ là phần nghi thức ban các phép bí tích khai tâm cho 19 anh chị dự tòng và các anh chị đón nhận Bí Tích Thêm Sức trong đêm vọng Phục Sinh.

Thánh lễ kết thúc sau hơn 2 tiếng đồng hồ. Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ một lần nữa chúc mừng các anh chị em tân tòng, các anh chị đón nhận Bí Tích Thêm Sức và chúc mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa được tràn đầy niềm vui của Chúa phục sinh. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn của ngày mừng lễ Phục sinh.

Nguyễn An Quý
 
Giáo xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội : Đêm Vọng Phục Sinh
BTGx. Tụy Hiền
22:05 17/04/2022
Giáo xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội: Đêm Vọng Phục Sinh 30 Thành Viên Gia Nhập Hội Thánh

Đêm Vọng Lễ Phục Sinh tại giáo xứ Tụy Hiền bắt đầu vào lúc 20 giờ 00. Lễ nghi long trọng đêm nay diễn tiến như thường lệ.

Nến Phục Sinh với Lửa sáng được rước lên cung thánh, đặt trên giá đồng và xông hương, cả cộng đoàn cầm nến sáng trong tay đứng nghe công bố Tin Mừng Chúa Phục Sinh.

Xem Hình

Sang phần Phục vụ Lời Chúa, cha chủ tế đã quảng diễn ý nghĩa của việc làm phép Lửa mới, cây Nến Phục Sinh với các ký tự và việc Giáo Hội đã, đang và sẽ cử hành trong phần Phụng vụ Phép rửa. Ngài cũng nhắc đến ý nghĩa cao trọng của những người lãnh nhận Bí tích Rửa tội được tắm gội trong Mầu Nhiệm Phục Sinh khi được rửa với nước vừa được làm phép và Dầu Dự Tòng cũng như Dầu Thánh mới được truyền phép vào Lễ Dầu vừa qua.

Niềm vui phục sinh được nhân lên khi có 7 tân tòng và 23 em nhỏ trong giáo miền gia nhập Hội Thánh Chúa.

Phần phụng vụ Phép rửa kết thúc với nghi thức tuyên xưng đức tin của cộng đoàn tay cầm nến cháy sáng thắp từ Nến Phục Sinh.

Tiếp đến phần Phụng vụ Thánh Thể sốt sáng trang nghiêm. Lễ nghi kết thúc với bài hát: Lạy Nữ Vương thiên đàng hãy vui mừng. Allelui!!!

BTGx. Tụy Hiền

Ảnh: Duy Tùng
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Học hỏi Tin Mừng Luca 11
Vũ Văn An
00:12 17/04/2022

Bài Tin Mừng Luca 8:1-3: Những người phụ nữ đi theo Đức Giê-su

1Sau đó, Đức Giêsu rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai 2và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Maria gọi là Maria Mácđala, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, 3bà Gioanna, vợ ông Khuda quản lý của vua Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ.

(Trích theo Bản Kinh Thánh của Nhóm CGKPV)



Ghi Chú

Rảo qua. Động từ diodeuein (rảo qua) chỉ được dùng lần đầu tiên ở đây và ở Cv 17:1 trong Tân Ước. Nó muốn nói Chúa Giêsu lại lên đường một lần nữa, qua khắp các thành phố và làng mạc Galilê.

Rao giảng Tin Mừng. Đây là sứ mệnh chính Chúa Giêsu, trong bài giảng tại Hội đường Nadarét đã xác nhận cho Người và đặt nó vào đồng văn Đệ nhị Isaia (Deutero-Isaiah) (Is 61:1). Vì thế động từ euangelizesthai ở đây chưa hẳn đã có âm sắc Kitô giáo sau này, nó chỉ có nghĩa những gì được “Isaia” loan báo, Chúa Giêsu nay đang thực hiện.

Nước Thiên Chúa. Luca thích dùng kiểu nói này và không bao giờ dùng kiểu nói “Nước Trời” như Mátthêu. Đến sau tình tiết (7:31-35, 36-50), việc nhắc đến chủ đề lời rao giảng của Chúa Giêsu đã tóm tắt những điều Chúa Giêsu mời gọi “người của thế hệ này”.

Nhóm Mười Hai. Việc nhắc đến Nhóm Mười Hai tìm thấy trong truyền thống tiên khởi trong 1Cr 15:5, nơi duy nhất trong toàn bộ trước tác của Thánh Phaolô. Cụm từ hoi dodēka [nhóm Mười Hai] vốn là một phần trong truyền thống Giáo Hội sơ khai (Mc 3:16; 4:10; 6:7; 9:35;10:32; 11:11; 14:10,17,20,43; Ga 6:67,70,7; Mt 19:28).

Mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Cho đến nay, người đàn bà duy nhất được chữa khỏi bệnh trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu là mẹ vợ Phêrô (4:38-39); không thấy nhắc đến bà đích danh, rất có thể bà không hiện diện ở đây. Những người đàn bà khác rất có thể được bao gồm trong các tình tiết 4:40-41; 6:17-19. “Mấy người” đã trở thành “nhiều bà khác” ở câu 3.

Maria gọi là Maria Mácđala. Bà là người đầu tiên được nêu đích danh, giống như ở Mc 15:40, 47; 16:1; Lc 24:10, ngược với Ga 19:25. Được giới thiệu ở đây, bà báo trước 23:49; 24:10, nơi bà trở thành nhân chứng của việc đóng đinh và ngôi mộ trống. Bà xuất thân từ làng Magdala. Ngoài việc nhắc đến cùng với tên bà, nó không được nhắc đến trong Tân Ước, Josephus hay các nguồn cùng thời.

Người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ. Giả thiết là do hành động của chính Chúa Giêsu. Con số bẩy ở đây để chỉ mức độ trầm trọng của việc qủy ám.

Bà Gioanna. Người đàn bà này sẽ được nhắc lần nữa ở 24:10.

Quản lý của vua Hêrôđê. Tức Vua Hêrốt Antipa. Chi tiết này cho thấy ảnh hưởng và lời giảng dậy của Chúa Giêsu vươn tới những nơi quyền qúy.

Đã lấy của cải mình. Họ là những người có của cải, muốn tỏ bày lòng biết ơn của họ với Chúa Giêsu vì đã chữa bệnh cho họ.

Mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ. Đúng ra là “phục vụ” [diakonein] các ngài.

Nhận định (1)

Cha Fitzmyer cho rằng tình tiết này chuẩn bị cho tình tiết bắt đầu với câu 9:51 (Chúa Giêsu lên Giêrusalem) và cả việc sai Nhóm Mười Hai ra đi (9:1). Có tác giả như H. Conzelmann (Theology, 46) cho rằng trước biến cố 9:1, Chúa Giêsu dấn thân vào những cuộc du hành không ngừng, đặc biệt ở Galilê; ông phân biệt “cuộc tới lui thăm viếng” (tour) của Chúa Giêsu ở phần đầu Tin Mừng này và “cuộc hành trình” (journey) bắt đầu ở câu 9:1. “Cuộc lui tới viếng thăm” qua các thành phố và làng mạc vô danh ở Galilê, trong khi “cuộc hành trình” thì nêu đích danh tới Giêrusalem, thành phố định mệnh và sẽ có quan tâm Kitô học rõ ràng.

Điều đặc biệt là ngay ở giai đoạn này, Luca đã giới thiệu các môn đệ phụ nữ vào câu truyện thừa tác của Chúa Giêsu tại Galilê. Schürmann (Das Lukaevangelium, 448) nêu vấn đề liệu việc quan tâm tới phụ nữ trong Lc 7:11-17, 7:36-50, và 8:2-3 có làm cho trình thuật trở nên phức tạp, phản ảnh khung cảnh đời thực (Sitz im Leben) nơi Giáo Hội sơ khai quan tâm tới vấn đề phụ nữ hay không. Tuy nhiên, theo Cha Fitzmyer, vấn đề này hết sức phức tạp, chỉ có thể có được câu trả lời có tính suy lý. Điều tình tiết 8:1-3 muốn nói là quan điểm của Chúa Giêsu hoàn toàn khác với lối hiểu thông thường về phụ nữ của Do thái giáo đương thời. Việc Người chữa lành các phụ nữ, việc Người liên hệ với họ, việc Người nhận họ vào hàng ngũ môn đệ (như ở đây) rõ ràng tách Người ra khỏi các ý niệm từng được phản ảnh ở Ga 4:27 hay các trước tác sơ khai của các thầy rabbi. Các phụ nữ được Luca mô tả là phục vụ Chúa Giêsu và nhóm Mười Hai trong các vai trò làm ngạc nhiên thời ấy: chu cấp cho các ngài, bằng chính của cải của mình; ít nhất, có một người có chồng (Bà Gioanna); có bao nhiêu bà trong số “nhiều bà khác” cũng có chồng? Khi dẫn nhập các phụ nữ này, Luca tiên báo vai trò của họ dưới chân thập giá Chúa Giêsu (23:49) và tại ngôi mộ trống (24:10); nhưng ngài cũng cố ý mô tả họ trong tương quan với nhóm Mười Hai, với Đức Maria, và anh em của Người (Cv 1:14). Họ là “các phụ nữ”, cùng với các môn đệ tiên khởi khác, “đồng tâm nhất trí” chờ đợi trong cầu nguyện “Thánh Thần” hứa ban.

Tình tiết này cũng mô tả sự phân biệt giữa các phụ nữ và nhóm Mười Hai. Tình tiết 6:12-16 cho thấy tiêu chuẩn của nhóm Mười hai là 1) làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu; 2) công bố biến cố Kitô. Ở đây, vai trò của các bà là “chu cấp” hay phục vụ các ngài.

Jeremy Myers (https://redeeminggod.com/sermons/luke/luke_8_1-3/) coi Tin Mừng Luca là Tin Mừng nói nhiều nhất về việc Chúa Giêsu tương tác với phụ nữ và là Tin Mừng có nhiều phụ nữ hơn bất cứ Tin Mừng nào khác. Nói đâu xa, ngay trong tình tiết liền trước (7:36-50), ta thấy Chúa Giêsu tha tội và ca ngợi việc làm của người đàn bà tội lỗi, trái ngược với thái độ của người Pharisêu và các khách dự tiệc khác.

Có điều, tác giả trên lưu ý một điều: các phụ nữ trong tình tiết này không tìm bất cứ “thừa tác vụ” nào bên cạnh Chúa Giêsu, họ hài lòng với việc phục vụ Chúa Giêsu và các tông đồ, để các ngài thừa hành vai trò làm chứng và rao giảng của các ngài.

Myers nhấn mạnh đến mối tương quan giữa rao giảng và chu cấp: “Chúa Giêsu rao giảng vì các phụ nữ chu cấp” như thể “thừa tác vụ rao giảng và giảng dạy của Người có thể gặp ngăn trở nếu các phụ nữ không lo liệu các nhu cầu hàng ngày của Người và của các môn đệ. Chúa Giêsu cảm thấy các phụ nữ có tính cốt yếu cho thừa tác vụ của Người".

Nhưng có vì thế mà Người muốn lợi dụng sự phục vụ của phụ nữ chăng? Phải chăng Người có quan điểm hạ giá phụ nữ? Myers cho rằng không phải thế, trái lại mới đúng, vì Chúa thường nói “người lớn nhất trong các con là người phục vụ”. Sự cao cả tìm thấy trong việc phục vụ.

Có tác giả (https://www.sacredspace.ie/scripture/luke-81-3) nhấn mạnh một khía cạnh khác: hình ảnh Giáo Hội là tín hữu “mang theo họ ‘tin mừng Nước Thiên Chúa’ không những bằng lời nói mà bằng một cộng đồng gắn bó trong đó, mỗi người chia sẻ bất cứ nguồn lực nào họ có. Edith Stein, chẳng hạn, chia sẻ cả cuộc đời triết gia đầy nữ tính của mình với lời khuyên cuối cùng trước khi vào phòng hơi ngạt Quốc Xã: “Nếu bạn muốn theo chân Chúa Cứu Thế với một trái tim tinh trong, trái tim bạn phải được giải phóng khỏi mọi thèm muốn trần gian. Chúa Giêsu, Đấng Chịu Đóng Đinh, muốn đời bạn để Người ban cho bạn đời Người”. Tác giả này cũng cho hay, đại đa số các phụ nữ phục vụ Chúa Giêsu và nhóm Mười hai là những người vô danh. Nhưng họ là những người can đảm, liều chịu người ta phê phán khi công khai du hành đó đây với những người đàn ông, một điều thời ấy bị coi là một tai tiếng. Về phương diện này, Chúa Giêsu và nhóm Mười Hai có nguy cơ bị tai tiếng hơn khi trong số các phụ nữ này có những cựu gái điếm, những kẻ từng bị 7 qủy dữ ám nhập. Nước Thiên Chúa cần những con người can đảm như vậy.

Steven J. Cole (https://bible.org/seriespage/lesson-33-serving-savior-luke-81-3) thì coi bất cứ việc cộng tác nào vào sứ mệnh của Chúa Giêsu đều là “thừa tác vụ”. Bởi vì thừa tác vụ nào thì trước nhất cũng vẫn là phải tự mình biết nhìn nhận Chúa Giêsu là Cứu Chúa. Các phụ nữ này đều là những người chịu ơn của Người và thừa nhận sự cứu chữa của Người. Họ không hiểu thừa tác vụ như một chức vụ, một chia sẻ quyền hành, nhưng như một phục vụ, phục vụ thừa tác giảng dạy và loan báo, vì nói cho cùng, những người giảng dạy và loan báo cũng là những người phục vụ.

(1) Chúng tôi không tìm thấy Bình luận nào của Thánh Cyril thành Alexandria về tình tiết này, Lc 8:1-3
 
Văn Hóa
Nhân Loại Trống Rỗng – The Emptiness of the Human Race
Lm Nguyễn Trung Tây
07:13 17/04/2022
□ LM Nguyễn Trung Tây
Nhân Loại Trống Rỗng – The Emptiness of the Human Race


Sáng sớm ngày Phục Sinh đầu tiên, theo như cả bốn bản Phúc Âm, Mary Magdalena và những người phụ nữ đi tới mộ Đức Giêsu dự tính ướp xác Ngài. Nhưng thật bất ngờ, những người phụ nữ khám phá ra ngôi mộ đá của Đức Giêsu đã hóa ra ngôi mộ trống. Trong hãi sợ những người phụ nữ bỏ chạy. Lý do khiến họ bỏ chạy liên quan tới sự trống rỗng của ngôi mộ, một hiện tượng không ai có thể nghĩ tới vào buổi sáng sớm ngày hôm đó. Và thật sự ra có người nào trên cõi đời này vào thế kỷ thứ nhất công nguyên có thể tin rằng thân xác Đức Giêsu tự nhiên biến mất trong ngôi mộ đá!

Vi khuẩn SARS-CoV-2 xuất hiện trên thế giới vào năm 2019. Thật là bất ngờ, vi khuẩn Corona chủng mới đã thiết lập những luật lệ mới cho thế giới theo như những luật lệ của riêng chúng. Thần học gia tin rằng thế giới chỉ thật sự thay đổi khi nó không còn được nhìn và phân tích dưới lăng kiếng của những nhân vật trung tâm nhưng ven bìa xã hội. Từ khi Covid-19 đặt chân lên khán đài, tư tưởng thần học sâu sắc đó không còn là một khái niệm trừu tượng nhưng thực tế hữu hình.

Vi khuẩn chủng mới đã buộc con người phải đối diện và nhận chân ra sự yếu đuối của chính họ, và trên tất cả, bôi xóa hình ảnh con người “giàu có” và bất khả chiến bại. Thật vậy, con vi khuẩn đã từng bước vững chắc đẩy gạt con người sang bên lề xã hội. Qua những cuộc đụng trận với SARS-CoV-2, con người, dù có thuộc giới quý tộc hay thượng lưu, rồi cũng đều phải khoác lên người bộ quần áo của người bần hàn, người không có tiếng nói và phận thằng mõ. Nói một cách khác, con người bây giờ đã và đang chạm được vào chiều sâu thẳm của tâm hồn; đó là sự trống rỗng của nhân loại!

Thật vậy, nhân loại bất ngờ mở mắt và nhận ra họ thật sự bất lực và dễ bị tổn thương tới cỡ nào. Đức Giáo Hoàng Francis đã tuyên bố một tuyên ngôn rất sống động để diễn tả một giai đoạn khủng hoảng như bây giờ của con người kể từ khi Covid-19 xuất hiện, “[Vi khuẩn] đã phơi bày điểm yếu của chúng ta. [Chúng đã] đánh thẳng vào những điều sai lầm mà chúng ta đã xây dựng từ bao lâu nay qua những thời khóa biểu hằng ngày, dự án, thói quen và ưu tiên.” Thật vậy, vi khuẩn vô hình SARS-CoV-2 đánh bại loài người hữu hình qua từng thành phố, tiểu bang, và quốc gia. Rất nhiều phố lớn và quốc gia trên thế giới đã bị rơi vào tay của đoàn quân Covid-19. Bao nhiêu là quốc gia và phố phường đã bị phong tỏa, cách ly, định cư-một-chỗ, ở-trong-nhà… Úc Châu, Hoa Kỳ, Âu Châu, v.v. Nơi nào vi khuẩn Corona xuất hiện, siêu xa lộ bóng lộn hoặc công viên xanh mướt tự nhiên trở nên trống vắng như sân khấu của rạp hát vào lúc nửa đêm. Vi khuẩn chủng mới đã biến công trường thánh Phêrô của thủ đô Vatican, phố New York không bao giờ ngủ, Sài Gòn ngập tràn xe máy, Sydney hằng ngày chật chội xe hơi bỗng dưng trống vắng tựa phố ma.

Trên sàn sân khấu của thế giới, tất cả những vị tổng thống kể cả Joe Biden, thủ tướng kể cả Boris Johnson, thủ tướng Scott Morrison, và nhà độc tài kể cả Kim Chính Ân đều đã mất tiếng nói. Thứ duy nhất có tiếng nói và hiện đang ngồi trên ngai vàng chính là vi khuẩn SARS-CoV-2. Tương tự như những người phụ nữ đã khám phá ra sự trống vắng của ngôi mộ của Đức Giêsu, nhân loại trong hoảng loạn bởi đại dịch Covid-19 đã khám phá ra sự trống vắng của chính mình. Trong khi Thiên Chúa đã gửi thiên sứ từ trời cao xuống lăn sang một bên hòn đá che lấp ngôi mộ của Đức Giêsu để thể hiện sự trống vắng của ngôi mộ (Matt 27:1), Covid-19 chính là “người” đã lăn hòn đá sang một bên để phô bày cái sự trống rỗng của con người.

Sau khi khám phá ra ngôi mộ trống, người phụ nữ đã bỏ chạy khỏi hiện trường. Nhưng may mắn thay, trên con đường bỏ chạy họ đã gặp gỡ Đức Kitô phục sinh. Chỉ đến giây phút khi bị thương tổn, họ mới gặp Đức Giêsu phục sinh. Tương tự như thế, chỉ đến khi nhân loại đối diện sự trống vắng của chính mình, “con người công nghệ” mới bỏ chạy ra khỏi cái tự hào, cái tôi, cái kiêu hãnh và cái sân si của mình. Trong khi đang bỏ chạy, con người mới gặp lại Đấng Sáng Tạo, Đấng Chữa Lành duy nhất có thể giúp nhân loại thoát khỏi những cuộc tấn công của Covid-19. Trong ý nghĩa đó, Phục Sinh 2022 giữa mùa đại dịch Covid-19 đã trở nên một biến cố đầy ý nghĩa tới mọi người tín hữu, bởi Phục Sinh từ nguyên thủy đã biểu hiện cho cuộc sống mới, thức tỉnh mới, và giác ngộ mới!

Chỉ đến giây phút con người đối diện Coronavirus chủng mới, nhân loại mới có cơ hội nhận ra chân giá trị của chính mình, đó là, chúng ta là hiện thân của sự trống rỗng. Đại dịch Covid-19 thật sự ra đã làm một nghĩa cử tới nhân loại, bởi vi khuẩn SARS-CoV-2 đã khiến con người (bỗng dưng) ngộ!

Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo, Cha của Đức Giêsu rất hóm hỉnh và có những cái rất bất ngờ để đối thoại với loài thụ tạo. Đức Giêsu thành Nazareth đã chết trên cây thập giá, chôn trong ngôi mộ đá. Những nhà lãnh đạo Do Thái thời đó tin rằng bằng cách đề nghị bản án đóng đình Đức Giêsu trên cây thập giá, họ đã nhổ bỏ được một cái gai nhọn đâm sâu trên thân thể. Nhưng không! Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo đã phục sinh Đức Giêsu từ trong cõi chết.

Vi khuẩn chết người đã đổi hướng của nhân loại, từ “người công nghệ,” con người biến đổi thành “người có niềm tin.” Con người bây giờ đang bỏ chạy khỏi ngôi mộ trống vắng của chính mình, đó chính là “thời khóa biểu thường nhật, dư án, thói quen và ưu tiên.”

Thật vậy, chủng vi khuẩn Corona vô hình đã đánh bại chủng người hữu hình. Chủng vô hình SARS-CoV-2 đã hạ gục chủng hữu hình nhân loại. Covid-19 đâm một nhát gươm chí tử vào trái tim của con người. Những cái tự hào của họ, cái tôi của họ, cái sân si của họ lần lượt sụp đổ. Covid-19 đã phá bỏ hoàn toàn hình ảnh sai lầm rằng con người thuộc về chủng siêu đẳng. Trên tất cả, SARS-CoV-2 đã gửi trả nhân loại về lại đúng vị trí nguyên thủy của họ. Đó là, con người thật sự ra chỉ là một trong những loại thụ tại trên trái đất!

Người tín hữu đã học được bài học gì qua ngôi mộ trống của Đức Giêsu? Con người đã học được bài học gì qua đại dịch Covid-19? Những câu hỏi này chắc chắn đã gợi lên rất nhiều suy tư tới từng người Kitô hữu và thành viên của con người.□

□ The Emptiness of the Human Race

On the first Easter morning, according to all four canonical Gospels, Mary Magdalene and other women came to Jesus’ tomb for the anointing of his body. Unexpectedly, these women discovered that the tomb where they once laid the body of their master had become empty. Out of fear the women ran away from the tomb. The reason that caused the women to flee from the tomb is due to the emptiness of Jesus’ tomb, a phenomenon that they did not expect to encounter on the first day of the new week. And who on earth in the first century would imagine or anticipate that the dead body of Jesus would disappear from his tomb!

Covid-19 has entered the world since 2019. Unexpectedly the virus has steadily pushed the human race to the periphery. Indeed, the powerful virus has forced human beings to face its vulnerability and, above all, to erase the false image that human beings are invincible. Simply put, through the encounter with the super-powerful Covid-19, the human beings, regardless of their noble status and wealth, have become the outcast, the voiceless and the untouchable. Antonio Pernia believes the world only changes when it is no longer seen, viewed and analysed from the eyes of the centre but the periphery. Since Covid-19 arrives on the stage, Pernia’s profound thought has become a reality. Stated differently, people are now touching the inner core of their beings: the emptiness of humankind. All of a sudden, the human race discovers how powerless and vulnerable they are. Pope Francis has a very vivid statement to describe this mental stage of humanity since SARS-CoV-2, “[The virus] exposes our vulnerability and uncovers those false and superfluous certainties around which we have constructed our daily schedules, our projects, our habits and priorities.” Indeed, the invisible SARS-CoV-2 has defeated the visible human race city by city, state by state, nation by nation. Many cities and countries in the world have fallen into the hands of Covid-19 armies. Subsequently, many countries and cities are under lockdown or enhanced community quarantine; the Philippines and Tagaytay, Australia and Central Australia, the USA and California, to name a few. Wherever the coronavirus is, the freeway or the public place quickly turns to an empty stage of the theatre at a very late evening. Covid-19 has indeed caused the crowded St. Peter’s Square of the holy city, New York City that never sleeps, and the capital Manila overcrowded daily with jeepneys to become empty like ghost towns. Like the women who discovered the emptiness of Jesus’ tomb on the first day of the week, the human race has dramatically and fearfully discovered their emptiness. While God sent the angel of the Lord, according to the Gospel of Matthew, to roll away the stone that covered Jesus’ tomb to display the emptiness of the tomb, Covid-19 rolls away the stone in order to disclose the emptiness of humanity.

Having discovered the empty tomb, the women fearfully ran away from the scene. Fortunately, according to Matthew, they encountered the risen Lord on the way. Only until the moment the women felt vulnerable, did they encounter the risen Lord. Likewise, only until the moment the human race faces its own emptiness, does the techno-sapiens run away from their pride, ego and greed. As they are running from the shadow of humanity, the human creatures encounter their Creator, the Healer who alone can spare the human race from the attack of Covid-19. In this sense, the celebration of Easter 2022 amid the Covid-19 pandemic has become a significant event for every single individual faithful, because Easter signifies new life, new awakening, new enlightenment.

God the Creator or the Father of Jesus really has a sense of humor and a surprising way to dialogue with creatures. Jesus from Nazareth died on the cross and was buried in the tomb. The Jewish authorities believed that by suggesting Jesus be crucified on the cross, they had surely gotten rid of a ‘thorn in their flesh’. But, no! God the Creator had raised Jesus from the dead.
Likewise, the invisible novel coronavirus race, SARS-CoV-2, has defeated the visible human race. Covid-19 unexpectedly causes the pride, the ego and the greed of humanity to collapse. Covid-19 strips off the false image of human beings that they are invincible. The deadly virus has changed the direction of the human race; from techno sapiens, human beings are now converting to homo religious. We now keep running away from our own empty tombs, “our daily schedules, our projects, our habits and priorities.” Fortunately, the more we run away from our tombs, our shadows, the more we encounter the core of human beings, that is, we are only one of the creatures on the earth. SARS-CoV-2 race has set the human race back to its original place.
What has humankind learnt from the empty tomb of Jesus? What has humankind learnt from the Covid-19 pandemic? Surely, we all have our own meditations with regards to these two questions.

Let us continue to give thanks to God the Father that while we are under lockdown, enhanced community quarantine, we have also encountered the risen Lord in own our ways!□
 
Giới Thiệu Vãn Than Mồ- Một Áng Thơ Bất Hủ Của Cụ Sáu
Đình Chẩn
15:06 17/04/2022
Giới Thiệu “Vãn Than Mồ”- Một Áng Thơ Bất Hủ Của Cụ Sáu

Nhắc đến cha Phêrô Trần Lục, quen gọi Cụ Sáu (1825-1899), người ta thường hay nghĩ đến quần thể nhà thờ Phát Diệm, một công trình đức tin mang đậm nét hội nhập văn hoá. Nhiều du khách thập phương đã dần cảm mến đức tin Công Giáo, được diễn tả rất tinh tế, gần gũi nơi mái cong Phương Đình, nơi quần thể có ‘tiền thuỷ hậu sơn’, nơi những bức phù điêu đậm hồn Việt, diễn tả các điển tích Kinh Thánh, cuộc thương khó, các mầu nhiệm kinh Mân Côi hay cả những bụi hoa sen trên cạnh bàn thờ…vv.

Nhưng có lẽ ít người biết đến đời sống tâm linh của Cụ Sáu, thể hiện nơi những tác phẩm ca vè, ca vãn, tuồng Thương khó…cách riêng Vãn Than Mồ: một áng thơ bất hủ đã đi vào nếp sinh hoạt đạo đức bình dân nơi xứ đạo Phát Diệm hơn thế kỷ nay.

Vậy Vãn Than Mồ của Cụ Sáu có gì đặc biệt?

Cấu trúc Vãn Than Mồ thế nào?

Giá trị tâm linh tác phẩm là gì?

Sau đây, chúng tôi xin mạo muội chia sẻ đôi điều khi đọc lại Vãn Than Mồ nhân ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Tải về: bản Vãn Than Mồ



a. Vãn Than Mồ - Một đại khúc bi ca mang đậm hồn Việt

Mỗi khi vào Mùa Chay, nhất là Tuần Thánh, các giáo xứ đạo miền Bắc đều tổ chức Ngắm. Theo tác giả Nguyễn Long Thao: “Ngắm là từ Nôm lấy dạng từ Ngâm 吟 trong Hán Việt, có nghĩa là nhìn kỹ, gẫm suy. Ngắm cũng có âm khác là Ngẫm. Miền Bắc dùng từ Ngắm, miền Nam dùng từ Ngẫm hay Gẫm. Tất cả đều có nghĩa là suy nghĩ kỹ. Từ Ngâm trong Hán Việt có nghĩa là đọc chậm, giọng ngân nga như ngâm thơ, ngâm vịnh. Do vậy từ Ngắm xuất phát từ từ Ngâm cũng có nghĩa là vừa ngắm nhìn vừa ngân nga”[1].

Đây là nét văn hoá truyền thống từ thời cha Đắc Lộ, hiện vẫn còn rất sống động nơi các giáo phận miền Bắc, thậm chỉ ở miền Nam và cả hải ngoại. Cách riêng ở Phát Diệm, sau Ngắm 15 Sự Thương Khó, còn có Ngắm Đấu Đanh, dâng Hạt, và kết thúc bằng Vãn Than Mồ của Cụ Sáu. Theo nhà thơ Đình Bảng, Vãn Than mang âm hưởng một “đại khúc bi ca”.

“Đứng trước Mồ Thiêng khóc mà than rằng:

Cha Cả thương xem người thế, i i i

Lòng nhân từ một trận, bóng lan ra,

Ngôi Hai cứu chuộc loài hèn

Sự thương khó nghìn trùng khôn xiết kể, i i i”

(Khúc mở đầu)

Ngày hôm qua, 14.04.2022, khi đăng lên kênh mạng xã hội, sau một đêm, Vãn Than Mồ đã thu hút hàng chục ngàn lượt xem trên (fb) và hơn 4 ngàn trên Youtube. Nhiều ý kiến cảm nhận rất hào hứng. Đặc biệt, chúng tôi nhận được tin nhắn riêng của nhà thơ, nhà nghiên cứu Lê Đình Bảng, xin trích:

“Một đại khúc bi ca Đứng Trước Hiếu Sơn không thể tuyệt vời hơn! Chỉ một mình tác giả, Cụ Sáu - Cha Phê rô Trần Lục (1825-1899). Chỉ có đất thánh Phát Diệm mới sản sinh ra được một bậc thánh thi ấy. Đọc từng chữ, từng câu. Gẫm suy từng ý. Ngâm từng tứ. Mới nghiệm ra, hồn mình và lòng mình còn thơm tho lời và ý. Nghe Ban Hát Vãn, các thiếu nữ ngoan nguỳ của nhà thờ chính toà Phát Diệm, ai cũng đều chằn chặn, xinh tươi, sốt sắng, tôi có cảm tưởng như một bầy thiên nga, một chùm hoa huệ trắng ngần. Cung, giọng, tiết nhịp và kết cấu, phân khúc, hệt như Hát Nói, một thể loại thuần tuý thi ca Việt Nam đã xuất hiện và thịnh mãn ở những thập niên đầu của thế kỷ XVIII sang thế kỷ XIX,với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Dương Lâm và Chu Mạnh Trinh…”.

Nhà nghiên cứu thuộc hàng gạo cội này đã nhận xét thật chí lý, nhất là về cái hồn của Vãn Than Mồ, đầy chất thi vị, theo phong cách dân tộc thuần tuý, hết sức phóng khoáng. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ông đã nhắc đến cụm từ “Đứng Trước Hiếu Sơn” bởi Vãn Than Mồ có một vài dị bản. Có bản viết: “Đứng trước Hiếu Sơn khóc mà than rằng”. Bản khác viết: “Đứng trước Thánh Giá khóc mà than rằng”. Vãn mà chúng tôi giới thiệu là: “Đứng trước Mồ Thiêng khóc mà than rằng”.

Chúng tôi vẫn chưa biết Cụ Sáu đã viết Vãn Than Mồ khi nào và trong hoàn cảnh nào. Chỉ biết rằng Ngài được bổ nhiệm làm cha chính xứ Phát Diệm năm 1865 và qua đời tại đây năm 1899. Trong gần 40 năm làm mục tử Phát Diệm, Ngài đã cho kiến thiết lần lượt toàn bộ quần thể nhà thờ Phát Diệm. Năm 1875, Ngài cho khởi công tác phẩm đầu tay, quen gọi Hang Táng Xác (sau này đổi tên là Hang Sinh Nhật) ở phía Tây Bắc Nhà thờ lớn, nhằm mục đích thử độ lún của vùng đất tân bồi trước khi cho xây dựng các công trình khác. Theo thiển kiến, rất có thể cha Trần Lục đã viết Vãn Than Mồ trong khoảng thời gian này.

Nhà thơ Lê Đình Bảng bày tỏ tiếp: “Tôi rất mừng, vì đó đây trong các vùng miền đạo Chúa ở phía Bắc - trong hoàn cảnh và điều kiện còn nhiều hạn chế, khó khăn về mọi mặt - vẫn duy trì và phát huy được cái kho tàng, cái di sản đức tin văn hoá đầy cảm xúc, thánh thiêng và cả nước mắt, mồ hôi vất vả, nhọc nhằn: Kinh, sách, lễ, nhạc, hội hè, trống, kèn và đặc biệt là cái vốn nghệ thuật truyền thống, như Nguyện Ngắm, Ngắm Lễ, Ngắm Mùa Thương Khó, Dâng Hoa, Dâng Hạt, Than Mồ…Trong khi ấy, với tốc độ đô thị - công nghiệp hoá và thực dụng ngày nay, tôi trộm nghĩ, sẽ lôi cuốn đi sạch sành sanh cái quá khứ vàng son ấy. Tiếc và tiếc! Không sao kềm hãm, kéo lùi cỗ xe phi mã ấy được nữa? Đốt điếu thuốc, để chiêu hồn quá khứ ư? Cũng cho tôi gửi lời chào làm quen và cám ơn Ban Hát Vãn Than Mồ của nhà thờ đá Phát Diệm. Lại tiếc, mình bây giờ đã quá già yếu, không còn trẻ nhẽ gì như trước đây, để về Kim Sơn, rước Ban Hát Vãn này về Đêm Diễn Nguyện của Đại Hội Đức Mẹ La Vang, hát dâng kính Mẹ và phục vụ hàng 4-500.000 con cái Mẹ nhỉ? Lúc ấy, các cô gái Phát Diệm sẽ hát Dâng Hoa,Tứ Đại Cảnh, Lưu Thuỷ, Hành Vân do Cụ Sáu đã biên soạn...bên cạnh đoàn Quan họ Bắc Ninh và đoàn hát Chèo của Thái Bình…”

Hơn một thế kỷ qua, Vãn Than Mồ vẫn vang lên trong quần thể nhà thờ Phát Diệm qua bao thăng trầm lịch sử. Vì thế, có lẽ không quá khi nhận định đó là “Một đại khúc bi ca mang đậm hồn Việt”. Đó là di sản vô giá mà con cháu không chỉ giữ gìn mà phải phát huy công đức tổ tiên để lại qua việc tìm hiểu, học hỏi bắt chước các bậc tiền bối trong việc hội nhập đức tin vào môi trường sống, thế hệ 4.0 hôm nay.

b. Cấu trúc Vãn Than Mồ

Bản văn Vãn Than Mồ, gồm 70 câu thơ + 1 câu mào đầu, có cấu trúc rất mạch lạc. Theo Lm. Vinhsơn Trần Minh Thực, Vãn Than Mồ được viết theo lối văn tế, thể văn biền ngẫu. Còn theo nhà nghiên cứu Lê Đình Bảng, thì vãn có “cung, giọng, tiết nhịp và kết cấu, phân khúc, hệt như Hát Nói”. Vậy, Vãn Than Mồ thuộc thể loại nào?

Xét về nội dung, Văn Tế thường dùng trong tế lễ trời đất, núi sông, nhất là tưởng nhớ người đã mất. Một bài Văn Tế thường có các phần (theo wiki):

Lung khởi: luận về lẽ sống chết, bắt đầu với “Than ôi”, “Thương ôi”...

Thích thực: kể phẩm hạnh, công đức người quá cố: “Nhớ cha, linh, xưa”...

Ai vãn: niềm thương tiếc đối với người quá cố: “Hỡi ôi” hoặc “Ôi”...

Kết: bày tỏ lòng tiếc thương, cầu nguyện, kết: “Phục duy”, “Thượng hưởng”.

Văn tế có thể được viết theo nhiều lối (Song thất lục bát, văn xuôi, tán, phú, biền ngẫu…). Như vậy, Vãn Than Mồ cũng có thể xếp vào “văn tế” người quá cố.

Tuy nhiên, nếu xét dưới góc cạnh cung giọng, tiết, nhịp, thì cũng không vô cớ mà nhà nghiên cứu Đình Bảng coi đây như bài Hát Nói bởi Kim Sơn là mảnh đất tân bồi do cụ doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ Thành Lập (1829), vốn nổi tiếng với những bài Hát Nói. Cụ Sáu, người tiếp nối bước chân cụ doanh điền sứ không thể không biết đến loại hình nghệ thuật này.

Bố cục một bài thơ Hát Nói (theo wiki) gồm mười một câu thơ, chia làm ba khổ, có khi thêm hai phần đầu và sau:

Mưỡu đầu: Phần thêm tuỳ ý với những câu thơ Lục bát.

Khổ đầu: bốn câu, gồm hai câu “lá đầu” và hai câu “xuyên thưa”;

Khổ giữa: bốn câu, gồm hai câu “thơ” (ngũ ngôn hoặc thất ngôn) và hai câu “xuyên sau”;

Khổ xếp: ba câu gọi là câu “dồn”, câu “xếp” và câu “keo”.

Mưỡu hậu: Phần thêm tuỳ ý bằng những câu thơ Lục bát.

Một bài hát nói biến thể thì số khổ giữa có thể tăng. Như vậy, cũng có thể coi Vãn Than Mồ của Cụ Sáu như một biến thể đặc biệt, một “trường ca hát nói”.

Theo thiển ý người viết, Vãn Than Mồ có cấu trúc rất chặt chẽ, theo trật tự tuyến tính. Để tiện theo dõi, chúng tôi tạm phân chia thành ba phần chính với 15 khổ thơ:

Mở vãn: 2 khổ đầu tiên giới thiệu chủ đề, nguyên nhân cuộc khổ nạn.

Thân vãn: 10 khổ (44 câu thơ) phát triển nội dung cuộc khổ nạn, tôn vinh phẩm hạnh Đức Giêsu: khiêm nhường, hiền lành, vị tha, tuyệt đối trung thành với Ý Cha.

Kết vãn: 3 khổ cuối (18 câu) bày tỏ tâm tình sám hối, lời cầu xin.

Nội dung Vãn Than Mồ cũng giống nội dung Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu, nhưng khác về thể loại văn chương. Có thể nói, tác giả đã tóm lược lịch sử cứu độ, cách riêng cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu bằng một áng thơ vừa gần gũi với văn hoá dân tộc, vừa sâu sắc về linh đạo Kitô giáo.

c. Lời than thở tâm linh sâu sắc

Vãn Than Mồ của Cụ Sáu là lời than thở tâm linh mà tác giả viết cho con chiên bổn đạo, thực hành thành nếp sinh hoạt trong Mùa Chay, nhằm noi gương bắt chước các nhân đức của Chúa Giêsu.

Phần mở vãn: Đó là lời nguyện dâng lên Chúa Cha, “Cha Cả thương xem người thế”, khi suy niệm về “Sự thương khó nghìn trùng khôn xiết kể” của “Ngôi Hai”. Có thể nói, nội dung chính đã được thể hiện ở ngay khổ thơ mở đầu này. Sang khổ thứ hai, tác giả vừa nêu nguyên nhân cuộc thương khó “nguyên tổ trước tham trái cấm” khi nhìn lại lịch sử cứu độ, vừa soi chiếu vào thực tại cuộc sống hôm nay “chúng con lại sa mắc lưới thù”.

Vì nguyên tổ trước tham trái cấm,

Cảnh thiều quang nên đất cỏ vườn gai,

Nay chúng con lại sa mắc lưới thù,

Bởi tội lỗi kể (như) lá rừng cát bể, i i i

Sau khi nguyên tổ sa ngã phạm tội, thì “Cảnh thiều quang nên đất cỏ vườn gai”, tức là cảnh vườn địa đàng nguyên sơ không còn nữa mà tất cả trở nên khó nhọc cho con người. Có lẽ Cụ Sáu đã được gợi hứng từ trang Sáng Thế: “Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng” (St 3,18).

Phần thân vãn: từ khổ thứ 3 đến khổ thứ 12, tác giả thuật lại lược sử cứu độ. Tuy nhiên, từ mầu nhiệm nhập thể “Bởi phép Thánh Thần đổ nước Xuân đài”, “đến Nước Chi Tô (Ai Cập) đã phải lánh đi”, rồi lại trở về Nadaret; quãng thời gian ẩn dật “Ba mươi năm ở cùng Đức Mẹ”, luôn “Một lòng một ý vâng lệnh Chúa Cha” chỉ được lướt qua trong 3 khổ (3-5).

Trọng tâm cuộc khổ nạn được tác giả trải dài trong 32 câu thơ (7 khổ), đậm chất chiêm niệm, đồng thời rất sát với bản văn Kinh Thánh. Từ khi “Thành Giêrusalem giã Mẹ trẩy đi” đến những cảnh “Máu mướt mồ hôi” trong vườn cây Dầu, “Nước rửa chân quỳ trước Tông đồ”, “Thịt cùng Máu truyền nên Thánh Thể”, rồi bao nhiêu cảnh “bỏ vạ cáo gian đành chịu”, rồi bao cảnh “mão gai”, “giường thập tự”, “giấm chua”, đến khi tận hiến đến giọt máu cuối cùng “Lại còn giọt máu lái (trái) tim/Lưỡi đòng sắt cũng móc ra mọi tý”, rồi “Hồn lìa xác xuống Ngục Tổ Tông”, “Xác cất xuống táng trong hang đá”.

“Phó mình quân dữ nào khác gì lũ sói vây quanh

Vâng ý Chúa Cha mong chịu lấy Chiên Con dâng tế, i i i” (Khổ 8)

Vãn Than Mồ đã làm nổi bật dung mạo Đức Giêsu-Người Tôi Trung (Is 50:4-9; Mt 26:14-25; Is 52:13-53:12) phải chịu “đau khổ tột cùng”, nhưng đồng thời cũng cho thấy Ngài khiêm nhường vô cùng, lòng lành vô cùng và yêu thương nhân loại vô cùng.

Phần kết vãn: Đó là những tâm tình cầu nguyện sốt sắng: “Trời còn u thảm, đất còn sầu/Huống chi con là loài thấp hèn/Sao chẳng chảy đôi hàng giọt lệ”.

Vậy nay chúng con tưởng chốn Hiếu Sơn nhớ nơi táng địa

Năm dấu thánh chắp tay kính lạy

Tích vào lòng cho đến trọn (lọn) đời

Mười bốn đường quỳ gối ngắm suy

Mong theo gót để mà trả nghĩa, i i i”.

Tạm kết: Vào cuối Công Đồng Vatican II, các nghị phụ đã có lời hiệu triệu đối với các văn nghệ sĩ: “Thế giới chúng ta đang sống rất cần cái đẹp để không rơi vào thất vọng. Cái đẹp, cũng như sự thật, mang lại niềm vui cho tâm hồn con người và là hoa trái quý giá có thể chịu được sự sói mòn của thời gian, nối kết các thế hệ và đưa họ đến với nhau trong cùng một tâm tình cảm phục và ngưỡng mộ!”[2].

Có người nói, Cụ Sáu đã đi trước Công đồng Vatican II hàng thế kỷ trong việc gieo đức tin vào văn hoá dân tộc bản địa. Điều đó được thể hiện không chỉ nơi quần thể thánh đường Phát Diệm mà cả trong Bản Than Mồ tưởng chừng bị mai một này. Tên tuổi Cụ Sáu gắn liền với Phát Diệm, vốn có nghĩa là phát toả ra vẻ đẹp. Vẻ đẹp đầy bi tráng nơi dung mạo Đức Giêsu: vô cùng khiêm nhường, vô cùng bi thương, nhưng cũng vô cùng đẹp. Đó là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ, là sức sống cho Giáo hội suốt hơn hai ngàn năm qua.

Ước mong thế giới cảm nhận được vẻ đẹp ấy để niềm vui Phục Sinh được trọn vẹn!

Đình Chẩn, thứ Sáu Tuần thánh, 15.04.2022

Nguồn: Văn Thơ Công Giáo

[1] https://www.vanthoconggiao.net/2019/01/nghien-cuu-phong-tuc-ngam-nguoi-cong-giao-viet.html?
 
VietCatholic TV
Thiếu tướng Tư lệnh phó Quân đoàn Nga vừa ngã gục tại Ukraine. Nga lại ra tối hậu thư cho Mariupol
VietCatholic Media
07:27 17/04/2022


1. Thị trưởng thành phố Petersburg của Nga cho biết tướng Nga Vladimir Frolov đã ngã gục ở Ukraine

Thành phố St. Petersburg lớn thứ hai của Nga đã thông báo về cái chết của một tướng Nga ở Ukraine trong một chia buồn được đưa ra hôm thứ Bảy.

Thành phố đã bày tỏ lời chia buồn trước cái chết của tư lệnh phó Quân đoàn 8 của Nga, Thiếu tướng Vladimir Frolov, đã tử trận ở Ukraine trong tuần này, văn phòng báo chí của thị trưởng cho biết như trên trong một tuyên bố.

Thông báo cho biết: Thị trưởng Alexander Beglov đã tham dự tang lễ, được tổ chức tại Nghĩa trang Serafimovskoe lịch sử hôm thứ Bảy.

Theo thông báo này, Beglov nói: “Hôm nay chúng ta nói lời tạm biệt với một anh hùng thực sự. Vladimir Petrovich Frolov đã anh dũng hy sinh trong trận chiến với những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine. Anh đã hy sinh mạng sống của mình để trẻ em, phụ nữ và người già ở Donbas không còn nghe thấy tiếng nổ của bom. Để họ không còn chờ đợi cái chết và rời khỏi nhà, nói lời tạm biệt như thể đó là lần cuối cùng.”

CNN không thể xác nhận hoàn cảnh cái chết của Frolov. Một số sĩ quan hàng đầu của Nga đã bị giết ở Ukraine.

2. Zelensky nêu lên tổn thất của quân đội Ukraine

Phía Ukraine cho rằng khoảng 2,500 đến 3,000 quân Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng Hai.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với CNN.

Ông nói thêm rằng có khoảng 10,000 binh sĩ Ukraine đã bị thương và “thật khó để nói bao nhiêu người sẽ sống sót.”

Ông Zelenskiy nói thương vong của dân thường khó xác định hơn.

“Rất khó để nói về dân thường, vì ở phía nam đất nước chúng tôi, nơi các thị trấn và thành phố bị phong tỏa - Kherson, Berdyansk, Mariupol xa hơn về phía đông, và khu vực phía đông nơi có Volnovakha - chúng tôi không biết bao nhiêu người đã chết trong khu vực bị phong tỏa đó,” ông nói.

Khi được hỏi về những video đáng kinh ngạc được phát hành trong tuần này cho thấy cái chết và sự tàn phá ở Ukraine, bao gồm cả việc một phụ nữ Ukraine tìm thấy thi thể con trai mình trong giếng, Zelensky nói: “Đó là một nỗi đau lớn đối với tôi.”

“Tôi không thể đối phó với những tình huống này như một người cha, sau chuyện này là trả thù và giết. Tôi phải hành động với tư cách là tổng thống của quốc gia nơi có rất nhiều người đã chết và mất đi những người thân yêu của họ, và hàng triệu người muốn sống.”

“Tất cả chúng tôi đều muốn chiến đấu,” anh tiếp tục. “Nhưng tất cả chúng ta phải cố gắng hết sức để cuộc chiến này không phải là vô tận. Càng để lâu, chúng ta càng mất nhiều hơn. Tất cả những mất mát này sẽ không thể nào phục hồi được. “

Như đã đưa tin trước đó, Nga đã mất 20,000 binh sĩ kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine.

Vào ngày 12 tháng 3, Zelensky nói rằng ít nhất 1,300 quân nhân Ukraine đã chết trong cuộc chiến với Nga.

3. Nga ra lệnh cho lực lượng Ukraine ở Mariupol phải đầu hàng vào sáng Chúa Nhật

Nga đã yêu cầu các lực lượng Ukraine vẫn đang chiến đấu để bảo vệ thành phố Mariupol bị bao vây phải hạ vũ khí của họ. Tối hậu thư được đưa ra khi Nga tiếp tục cuộc tấn công tàn khốc và không ngừng vào thành phố phía đông nam.

Truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng “không có ngoại lệ” tất cả “các đơn vị vũ trang Ukraine và lính đánh thuê nước ngoài” phải đầu hàng từ 6 giờ sáng đến 1 giờ chiều theo giờ Mạc Tư Khoa, cũng giống như giờ địa phương, “không được mang theo vũ khí và đạn dược”.

Ước tính có khoảng 100.000 người vẫn ở Mariupol và các khu vực xung quanh đó, nơi được cho là phần lớn đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga, trong khi quân đội Ukraine bị giới hạn trong các ổ kháng cự.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zekensky vào cuối ngày thứ Bảy gọi tình hình ở thành phố Mariupol bị bao vây là “vô nhân đạo”, và nói rằng tình hình vẫn “rất nghiêm trọng.”

“Nga đang cố tình tiêu diệt tất cả những ai có mặt ở Mariupol,” ông nói trong video mới nhất của mình.

4. Bộ trưởng Đức nói: Hãy chọc quê Putin,

Người dân Đức đang được khuyến khích giảm mức độ sưởi ấm của họ và sử dụng xe lửa hoặc xe đạp trong lễ Phục sinh để giúp giảm sự phụ thuộc của họ vào khí đốt và dầu của Nga.

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck nói: “Thật dễ dàng để tiết kiệm và chọc quê Putin.”

Đức đang chịu áp lực từ một số nước Liên Hiệp Âu Châu khác để đồng ý cấm hoàn toàn năng lượng của Nga nhưng nước này hiện phụ thuộc vào Nga với 40% lượng khí đốt và 1/4 lượng dầu của mình.

Gần đây, quan điểm của Đức về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và cách thức buộc kẻ xâm lược phải tìm kiếm hòa bình đã thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ghi nhận điều này trong thông điệp gởi quốc dân đồng bào.

“Hôm nay tôi đã nói chuyện với Thủ tướng Đức Olaf Scholz về việc làm thế nào để đưa ra công lý tất cả những kẻ phạm tội ác chiến tranh, làm thế nào để tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và làm thế nào để buộc Nga tìm kiếm hòa bình. Tôi vui mừng lưu ý rằng quan điểm của Đức gần đây đã thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine. Tôi coi đó là điều hoàn toàn hợp lý,” Ông Zelensky nói trong bài phát biểu của mình.

Ông lưu ý, đây là tiến trình được đa số người dân Đức ủng hộ.

“Và tôi biết ơn họ. Nhưng tôi mong rằng mọi thứ chúng tôi đã thống nhất sẽ được thực hiện. Và điều này rất quan trọng”, Ông Zelenskiy nhấn mạnh.

5. Bộ Tổng tham mưu cho biết Nga triển khai tới 22 tiểu đoàn tác chiến gần Izium

Những kẻ xâm lược Nga đã triển khai tới 22 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn bên ngoài thị trấn Izium ở khu vực Kharkiv, Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết như trên.

“Kẻ thù hoạt động mạnh nhất trên các hướng Slobozhanshchyna và Donetsk. Ở các hướng Volyn, Polissia và Sivershchyna, địch không hoạt động. Việc tái triển khai các đơn vị được cho là biệt lập của Quân đoàn vũ trang tổng hợp 35 và 36 của Quân khu phía Đông đã được ghi nhận. Các xe tải và xe chuyên dụng và xe chở nhiên liệu đang di chuyển đến khu vực chất hàng,” thông báo cho biết.

Trên hướng Slobozhanshchyna, quân xâm lược tiếp tục giao tranh với các đơn vị biệt lập của Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp 6 và 20, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Quân khu phía Tây, Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp 35 và 36 và Quân đoàn 68 của Quân khu phía Đông, quân trên không và quân ven biển của Hạm đội Baltic và Phương Bắc.

“Kẻ thù tập trung các nỗ lực chính vào việc tập hợp lại và củng cố một nhóm quân, tiếp tục phong tỏa một phần thành phố Kharkiv và pháo kích vào thành phố này”

Tại khu vực thị trấn Izium, địch triển khai tới 22 tiểu đoàn chiến thuật.

“Những nỗ lực chính của kẻ thù là tập trung vào việc giữ các vị trí đã chiếm đóng trước đây và các đường biên giới đã đạt được. Để tăng cường khả năng tập hợp theo hướng này, việc triển khai thêm các đơn vị từ Quân đoàn vũ trang tổng hợp 35 đã được ghi nhận. Không loại trừ khả năng kẻ thù sẽ tăng cường các hành động theo hướng các khu định cư của Izium và Barvinkove để tiếp cận hậu phương của các đơn vị Lực lượng liên quân Ukraine gần thị trấn Sloviansk”

Trên các hướng Donetsk và Tavriya, kẻ thù đang cố gắng giữ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Các nỗ lực chính tập trung vào việc giành quyền kiểm soát các khu định cư của Popasna và Rubizhne, thiết lập toàn quyền kiểm soát thành phố Mariupol. Địch đang thực hiện các biện pháp để khôi phục khả năng chiến đấu và bổ sung đạn dược, cố gắng cải thiện các vị trí chiến thuật và tiếp tục pháo kích trên hầu hết các hướng.

Không có thay đổi đáng kể nào về tình hình trên hướng Sievierodonetsk, với việc đối phương gia tăng cường độ pháo kích nhằm gây tổn thất cho quân đội Ukraine và có thể chuẩn bị cho các chiến dịch tấn công.

Trên hướng Popasna, đối phương liên tục nã đạn vào các đơn vị quân Ukraine. Với sự giúp đỡ của các đơn vị bộ binh cơ giới, phối hợp với các tiểu đoàn của một đại đội quân sự tư nhân, địch đang cố gắng cải thiện tình hình chiến thuật và tiến sâu vào khu định cư Popasna. Những nỗ lực đó đã không thành công.

Bên ngoài thị trấn Toretsk, kẻ thù tiếp tục nổ súng định kỳ nhằm làm suy kiệt quân đội Ukraine. Các hoạt động chuẩn bị cho sự gia tăng của các hành động thù địch trong khu vực Avdiivka đã được ghi nhận.

Ở hướng Nam Buh, các hành động của địch được đặc trưng bởi các biện pháp khôi phục khả năng sẵn sàng chiến đấu, bổ sung lực lượng dự bị, củng cố các vị trí bên ngoài các khu định cư của Liubymivka, Petrivka, Khreshchenivka và củng cố các vị trí tiên tiến của chúng, có thể với sự trợ giúp của các đơn vị dự bị động viên của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2.

Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Kẻ thù dự kiến sẽ tiếp tục gây chiến để tiếp cận biên giới hành chính của khu vực Kherson và sẽ cố gắng tiếp tục cuộc tấn công.

Tại vùng biển Azov, nhóm hải quân của đối phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phong tỏa cảng Mariupol và hỗ trợ hỏa lực trên hướng ven biển.

“Do sự hiện diện của các tàu chiến Nga ở Biển Đen, được trang bị hỏa tiễn hành trình Kalibr, ngày càng có nhiều mối đe dọa rằng quân xâm lược có thể sử dụng hỏa tiễn để bắn vào các cơ sở của ngành công nghiệp quốc phòng và cơ sở hạ tầng hậu cần của đất nước chúng ta”

Tại các khu vực Donetsk và Luhansk, mười cuộc tấn công của kẻ thù đã bị đẩy lùi trong ngày qua. Ba xe tăng, một xe bọc thép chở quân, một đơn vị thiết bị đặc biệt, hai xe và ba hệ thống pháo của địch bị phá hủy. Một thiết giáp của quân xâm lược đã bị bắt.

Không quân Ukraine đã tấn công bảy mục tiêu trên không trong ngày qua, bao gồm một máy bay, một trực thăng, ba máy bay không người lái và hai hỏa tiễn hành trình.
 
Sứ Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2022 của ĐTC Phanxicô mạnh mẽ lên án cuộc xâm lược Ukraine
VietCatholic Media
08:06 17/04/2022

Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật 17 tháng Tư, trước hàng trăm ngàn tín hữu đứng chật quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Phục sinh. Tiếp theo đó là sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới cùng nghi thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Trong sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi gởi đến dân thành Rôma và toàn thế giới, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Chúc mừng Lễ Phục sinh!

Chúa Giêsu, Đấng bị đóng đinh, đã sống lại! Người đứng giữa những người đang thương tiếc Người, đang khóa mình sau những cánh cửa đóng kín, đầy sợ hãi và đau khổ. Chúa đến giữa họ và nói: “Bình an cho anh em!” (Ga 20:19). Ngài chỉ ra những vết thương ở tay và chân, và vết thương ở bên hông. Ngài không phải là ma; nhưng thực sự là Chúa Giêsu, chính là Chúa Giêsu đã chết trên thập tự giá và được đặt trong mồ. Trước con mắt ngờ vực của các môn đệ, Ngài lặp lại: “Bình an cho anh em!” (câu 21).

Đôi mắt của chúng ta cũng đang hoài nghi về lễ Phục sinh giữa chiến tranh. Chúng ta đã thấy quá nhiều máu, quá nhiều bạo lực. Trái tim của chúng ta cũng vậy, đã tràn đầy sợ hãi và đau khổ, vì rất nhiều anh chị em của chúng ta đã phải tự nhốt mình để được an toàn khỏi bị ném bom. Chúng ta cố gắng tin rằng Chúa Giêsu đã thực sự sống lại, rằng Người đã thực sự chiến thắng sự chết. Liệu điều đó có thể chỉ là một ảo ảnh, hay chỉ là một phần trong trí tưởng tượng của chúng ta chăng?

Không, đó không phải là ảo ảnh! Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta nghe vang vọng lời loan báo Phục sinh rất đỗi thân thương đối với Kitô giáo Đông phương: “Chúa Kitô đã sống lại! Ngài đã sống lại thật rồi! “ Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần Người, vào cuối Mùa Chay tưởng như vô tận. Chúng ta vừa mới thoát ra sau hai năm đại dịch, gây thiệt hại nặng nề. Đã đến lúc cùng nhau bước ra khỏi đường hầm, chung tay, góp sức, tập hợp sức mạnh và nguồn lực của mình... Nhưng thay vào đó, chúng ta lại đang chứng tỏ rằng chúng ta vẫn mang trong mình tinh thần của Cain, người đã coi Abel không phải là anh em, mà là một đối thủ, và suy tính cách thế loại bỏ em mình. Chúng ta cần Chúa bị đóng đinh và phục sinh để chúng ta có thể tin tưởng vào sự chiến thắng của tình yêu, và hy vọng vào sự hòa giải. Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần Người đứng giữa chúng ta và lặp lại với chúng ta: “Bình an cho anh em!”

Chỉ có Ngài mới làm được. Ngày nay, một mình Ngài mới có quyền nói với chúng ta về hòa bình. Chỉ có một mình Chúa Giêsu, vì Người mang những vết thương… những vết thương của chúng ta. Những vết thương của Ngài thực sự là của chúng ta, vì hai lý do. Những vết thương ấy là của chúng ta bởi vì chúng ta đã gây ra cho Ngài bởi tội lỗi của chúng ta, bởi sự cứng lòng của chúng ta, bởi sự thù hận anh em của chúng ta. Những vết thương ấy cũng là của chúng ta bởi vì Ngài đã mang chúng vì lợi ích của chúng ta; Ngài đã không rũ bỏ chúng khỏi cơ thể được tôn vinh của mình; Ngài đã chọn giữ chúng, mang chúng mãi mãi. Những vết thương ấy là dấu ấn không thể xóa nhòa của tình yêu Ngài dành cho chúng ta, một hành động cầu bầu lâu dài, để Cha trên trời, khi nhìn thấy chúng, sẽ thương xót chúng ta và toàn thế giới. Những vết thương trên thân thể của Chúa Giêsu phục sinh là dấu chỉ của trận chiến mà Người đã chiến đấu và chiến thắng cho chúng ta, đã chiến thắng bằng vũ khí của tình yêu, để chúng ta có được hòa bình và sống trong bình an.

Khi chúng ta chiêm ngưỡng những vết thương vinh quang đó, đôi mắt ngờ vực của chúng ta mở to; trái tim cứng rắn của chúng ta mở ra và chúng ta chào đón sứ điệp Phục sinh: “Bình an cho anh em!”

Chúng ta hãy để cho sự bình an của Chúa Kitô đến trong cuộc sống của chúng ta, ngôi nhà của chúng ta, đất nước của chúng ta!

Cầu mong có hòa bình cho Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, đã bị thử thách rất nhiều bởi bạo lực và sự tàn phá của cuộc chiến tàn khốc và vô nghĩa mà quốc gia này đã bị kéo vào. Trong đêm đen đau khổ và chết chóc khủng khiếp này, cầu mong một tia sáng hy vọng mới sẽ sớm xuất hiện! Hãy có một quyết định cho hòa bình. Cầu mong chấm dứt tình trạng gồng các cơ bắp trong lúc người ta đang khổ sở. Làm ơn, đừng để chúng ta quen với chiến tranh! Tất cả chúng ta hãy cam kết cầu xin hòa bình, từ những ban công và trên các đường phố của chúng ta! Cầu mong các nhà lãnh đạo của các quốc gia nghe thấy lời cầu xin hòa bình của mọi người. Mong họ lắng nghe câu hỏi đầy âu lo được đặt ra bởi các nhà khoa học gần 70 năm trước: “Chúng ta sẽ đặt một dấu chấm hết cho loài người, hay loài người sẽ từ bỏ chiến tranh?” (Tuyên ngôn Russell-Einstein, ngày 9 tháng 7 năm 1955).

Tôi ôm chặt trong trái tim mình tất cả những nạn nhân Ukraine, hàng triệu người tị nạn và những người phải di dời nội bộ, những gia đình bị chia cắt, những người già bơ vơ, những cuộc đời tan nát và những thành phố tan hoang. Tôi nhìn thấy khuôn mặt của những đứa trẻ mồ côi chạy trốn khỏi chiến tranh. Khi nhìn vào chúng, chúng ta không thể không nghe thấy tiếng kêu đau đớn của chúng, cùng với tiếng kêu đau đớn của tất cả những đứa trẻ khác đang phải chịu đựng trên khắp thế giới của chúng ta: những đứa trẻ đang chết vì đói hoặc không được chăm sóc y tế, những nạn nhân của lạm dụng và bạo lực, và những thai nhi bị từ chối quyền được chào đời.

Giữa nỗi đau chiến tranh, cũng có những dấu hiệu đáng mừng, như cánh cửa rộng mở của tất cả các gia đình và cộng đồng đang chào đón những người di cư và tị nạn trên khắp Âu Châu. Mong rằng những hành động bác ái vô số này trở thành một phước lành cho xã hội của chúng ta, đôi khi bị suy nhược bởi tính ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân, và giúp chúng ta chào đón tất cả mọi người.

Mong rằng cuộc xung đột ở Âu Châu cũng khiến chúng ta quan tâm hơn đến những tình huống xung đột khác, đau khổ và u buồn, những tình huống ảnh hưởng đến quá nhiều khu vực trên thế giới của chúng ta, những tình huống mà chúng ta không thể bỏ qua và không muốn quên đi.

Cầu mong hòa bình đến với Trung Đông, đã bị tàn phá bởi nhiều năm xung đột và chia rẽ. Vào ngày vinh quang này, chúng ta hãy cầu xin hòa bình cho Giêrusalem và hòa bình cho tất cả những ai yêu mến Thành Thánh này (xem Tv 121 [122]), các tín hữu Kitô, người Do Thái và người Hồi giáo. Cầu mong cho người Israel, người Palestine và tất cả những người sống ở Thành Thánh, cùng với những người hành hương, trải nghiệm vẻ đẹp của hòa bình, sống trong tình huynh đệ và được tự do lui tới các địa điểm Thánh trong sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng quyền của mỗi người.

Cầu mong hòa bình và hòa giải cho các dân tộc Libăng, Syria và Iraq, và đặc biệt là cho tất cả các cộng đồng Kitô Giáo ở Trung Đông.

Cầu mong hòa bình cho Libya, để quốc gia này có thể tìm lại sự ổn định sau nhiều năm căng thẳng, và cho Yemen, quốc gia đang hứng chịu một cuộc xung đột bị lãng quên với những nạn nhân liên tục: xin cho thỏa thuận ngừng bắn được ký kết trong những ngày gần đây có thể khôi phục lại hy vọng cho người dân của đất nước này.

Chúng ta cầu xin Chúa Phục sinh ân sủng hòa giải cho Miến Điện, nơi mà một thảm kịch hận thù và bạo lực vẫn còn tồn tại, và cho cả Afghanistan, nơi những căng thẳng xã hội nguy hiểm vẫn chưa nguôi ngoai và một cuộc khủng hoảng nhân đạo bi thảm đang mang lại nhiều đau khổ cho người dân.

Cầu mong hòa bình cho toàn bộ lục địa Phi Châu, để tình trạng bóc lột mà nó phải gánh chịu và tình trạng xuất huyết do các cuộc tấn công khủng bố - đặc biệt là ở vùng Sahel - có thể chấm dứt, và quốc gia này có thể tìm thấy sự ủng hộ cụ thể trong tình huynh đệ của các dân tộc. Cầu mong con đường đối thoại và hòa giải được thực hiện một lần nữa ở Ethiopia, nơi bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng; và cầu mong cho bạo lực chấm dứt ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Cầu mong cho không thiếu những lời cầu nguyện và tình liên đới đối với người dân ở miền đông Nam Phi bị lũ lụt tàn phá nặng nề.

Xin Chúa Kitô Phục Sinh đồng hành và trợ giúp người dân Mỹ Châu Latinh, những người mà trong một số trường hợp, điều kiện xã hội của họ đang trở nên tồi tệ hơn trong thời kỳ khó khăn của đại dịch, trầm trọng hơn bởi các trường hợp tội phạm, bạo lực, tham nhũng và buôn bán ma túy.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa Phục sinh đồng hành với hành trình hòa giải mà Giáo Hội Công Giáo tại Canada đang thực hiện với các dân tộc bản địa. Xin Thần Khí của Chúa Kitô Phục Sinh chữa lành những vết thương của quá khứ và khích lệ những tâm hồn biết tìm kiếm sự thật và tình huynh đệ.

Anh chị em thân mến, mọi cuộc chiến đều mang lại những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến toàn thể gia đình nhân loại: từ đau thương và tang tóc đến thảm kịch của những người tị nạn, cũng như khủng hoảng kinh tế và lương thực, là những dấu hiệu mà chúng ta đang thấy. Đối mặt với những dấu hiệu tiếp tục của chiến tranh, cũng như nhiều thất bại đau đớn trong cuộc sống, Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chiến thắng tội lỗi, sự sợ hãi và cái chết, khuyên chúng ta đừng đầu hàng điều ác và bạo lực. Xin cho chúng ta chiến thắng bởi sự bình an của Chúa Kitô! Hòa bình là có thể; hòa bình là một bổn phận; hòa bình là trách nhiệm hàng đầu của mọi người!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Nga tổng công kích đợt hai. Mỹ hối thúc đồng minh tiếp cứu Ukraine, gia tăng không vận liên tục
VietCatholic Media
16:30 17/04/2022


1. Tình báo Mỹ tin rằng Nga sẽ tổng công kích đợt hai trong vài ngày tới

NBC News trích dẫn các nguồn tin tình báo Hoa Kỳ cho rằng Nga có thể bắt đầu tổng công kích đợt hai trong vài ngày tới vào các lãnh thổ của Ukraine. Hoa Kỳ đang nỗ lực thuyết phục các đồng minh gửi thêm đạn dược cho Ukraine.

Báo cáo cho biết: “Nga có thể bắt đầu giai đoạn tiếp theo của chiến dịch quân sự vào đầu tuần bắt đầu từ ngày 18 tháng Tư”.

NBC News cũng đưa tin rằng Mỹ đang nỗ lực thuyết phục các đồng minh gửi thêm pháo và đạn dược để Ukraine không bị cạn kiệt khi cuộc tấn công tăng cao. Theo đánh giá của Mỹ, các viện trợ quân sự cần phải nhanh chóng đến nơi.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar trước đó nói rằng khu vực phía nam và phía đông là mục tiêu chiến lược của kẻ thù trước khi nhắm vào toàn bộ đất nước.

Các hình ảnh vệ tinh do công ty tư nhân Maxar Technologies của Mỹ thu thập và phân tích cho thấy Nga đang tập trung binh lính ở khu vực Belgorod cho một cuộc tấn công lớn ở miền đông Ukraine.

Theo kế hoạch ban đầu, Nga sẽ cho hải quân tấn công vào miền Nam Ukraine qua cảng Odessa. Tuy nhiên, việc Ukraine bắn trúng tầu Mạc Tư Khoa khiến con tầu sau đó chìm xuống lòng Hắc Hải khiến cho kế hoạch này bị đảo lộn.

2. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bắn hạ máy bay vận tải quân sự Ukraine

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố hôm thứ Bảy rằng quân đội Nga đã bắn rơi một máy bay vận tải quân sự của Ukraine đang chở các thiết bị quân sự của các nước phương Tây.

Tuyên bố cho biết “một máy bay vận tải quân sự của Ukraine đã bị bắn rơi trên không” ở khu vực Odessa trong khi “đang chuyển một lô lớn vũ khí do các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine”.

CNN không thể xác minh tuyên bố và đã liên hệ với Ngũ Giác Đài để đưa ra bình luận.

Theo nguồn tin mở, Nga tuyên bố đã phá hủy nhiều máy bay quân sự Ukraine rất nhiều đến mức vượt xa số máy bay của Ukraine.

3. Ngũ Giác Đài cho biết các chuyến hàng hỗ trợ an ninh của Mỹ đã đến Ukraine

Các chuyến hàng từ gói hỗ trợ an ninh mới nhất của chính quyền Biden cho Ukraine “đã bắt đầu đến nơi”, Thiếu tướng John Kirby cho biết hôm thứ Bảy.

Tổng thống Biden trong tuần này đã thông qua gói hỗ trợ an ninh, vũ khí, đạn dược và hỗ trợ an ninh trị giá 800 triệu USD cho Ukraine.

Mỹ đã lần đầu tiên đồng ý cung cấp cho Kyiv các loại vũ khí hiệu quả cao mà một số quan chức chính quyền Biden cách đây chỉ vài tuần đã coi là quá lớn và có nguy cơ leo thang chiến tranh, bao gồm 11 máy bay trực thăng Mi-17; 18 khẩu pháo 155 ly Howitzer và 300 máy bay không người lái Switchblade.

Chuyến bay đầu tiên các vũ khí và thiết bị đã đến khu vực trong ngày thứ Bẩy tới và được các quân nhân Ukraine đón tại biên giới và đưa vào nước này.

Chuyến hàng trị giá 800 triệu USD nâng tổng số tiền hỗ trợ quân sự mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine lên hơn 3 tỷ USD.

4. Tổng thống Ukraine gọi tình hình ở Mariupol là “vô nhân đạo,” hứa hẹn sẽ tái thiết thành phố

Trong bài phát biểu hôm thứ Bảy gần đây nhất với người dân Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đề cập đến tình hình ở thành phố cảng Mariupol bị bao vây và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn khi các cuộc chiến kết thúc.

Ông Zelenskiy cho biết “tình hình ở Mariupol vẫn còn rất nghiêm trọng và vô nhân đạo.”

Ông nói: “Nga đang cố tình tiêu diệt tất cả những ai có mặt ở Mariupol.

Ước tính có khoảng 100.000 người vẫn ở Mariupol và các khu vực xung quanh nó, phần lớn nằm dưới sự kiểm soát của Nga, trong khi quân đội Ukraine bị giới hạn trong các ổ kháng cự.

Ông Zelenskiy nhấn mạnh rằng: “Chỉ có hai cách để tác động đến điều này. Hoặc là các đối tác của chúng ta sẽ cung cấp cho Ukraine tất cả vũ khí hạng nặng cần thiết, máy bay và, không chút phóng đại, phải ngay lập tức… Hoặc một con đường đàm phán, trong đó vai trò của các đối tác cũng phải mang tính quyết định”.

Ông Zelenskiy cho biết chính phủ của ông đã cố gắng từng ngày để chấm dứt cuộc bao vây Mariupol: “Quân sự hay ngoại giao - bất cứ điều gì để cứu người dân. Nhưng việc tìm ra giải pháp này là vô cùng khó khăn”.

“Mặc dù chúng tôi đã nghe nhiều ý định từ những người muốn giúp đỡ và những người thực sự có tầm ảnh hưởng quốc tế, nhưng chưa có ý định nào trong số đó được thực hiện”

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 25 tháng 3 đã đề xuất một cuộc di tản hàng loạt bằng đường biển, nhưng kế hoạch này chẳng đi đến đâu.

Ông Zelenskiy cho biết hàng ngày, ông hoặc chỉ huy lực lượng vũ trang hoặc trưởng đoàn đàm phán của Ukraine đã “liên lạc với những người bảo vệ Mariupol của chúng ta. Hằng ngày.”

Ông Zelenskiy cũng cho biết chính phủ của ông đã bắt đầu lên kế hoạch cho một tương lai sau chiến tranh.

“Hôm nay tôi đã tổ chức một cuộc họp dành riêng cho việc tái thiết các thành phố của chúng ta,” ông nói. “Tất nhiên, đây là một khối lượng công việc rất lớn. Nhưng vẫn đứng sau việc bảo vệ nhà nước trong chiến tranh”.

Tổng thống nói thêm, “Bây giờ chúng ta đang ở một thời điểm lịch sử; thời điểm mà chúng ta có thể giải quyết nhiều vấn đề cũ của toàn bộ môi trường của cuộc đời mình một lần và mãi mãi.”

Zelensky đã giải quyết tình trạng nhà ở và điều mà ông gọi là “sự hiện đại hóa thực sự của các thành phố của chúng ta”.

“Hàng triệu người biết khó khăn như thế nào để có được một ngôi nhà, kiếm tiền mua căn hộ của riêng họ, xây một ngôi nhà... Hôm nay, tôi đặt ra nhiệm vụ cung cấp nhà ở tạm thời cho tất cả các di dân nội bộ của chúng ta vì ngôi nhà của họ đã bị chiến tranh tàn phá. Nhà ở tạm thời cho đến khi chúng tôi xây dựng lại nhà của họ”.

Ông nói, ưu tiên sẽ là nhà cho các cựu chiến binh để “cung cấp nhà ở cho tất cả những người đã bảo vệ hoặc đang bảo vệ nhà nước, những người đã hoặc đang làm việc vì lợi ích của xã hội, mà không có nhà ở riêng của họ. Không còn có trường hợp một người cống hiến cả đời mình bảo vệ đất nước, mà về hưu lại không có căn hộ cho riêng mình”.

Ông Zelenskiy cũng cho biết các đài tưởng niệm cũng đang được lên kế hoạch, một trong số đó “sẽ kể câu chuyện về cây cầu bị phá hủy ở vùng Kyiv, nối Irpin và Bucha với Kyiv. Câu chuyện về những người thoát khỏi quân xâm lược Nga đến Kyiv bằng cách sử dụng cây cầu này và con đường này”.

Cây cầu là lối thoát cho hàng nghìn dân thường thoát khỏi đợt pháo kích của Nga hồi tháng Ba.

5. Xác định 580 nghi phạm trong các tội ác chiến tranh tại Ukraine

Theo Văn phòng Tổng công tố Ukraine, đã có 580 nghi phạm trong các tội ác chiến tranh tại Ukraine.

“Trong vụ xâm lược của Nga vào Ukraine đã có 580 nghi phạm bao gồm giới lãnh đạo quân sự và chính trị của Nga. Đó là các bộ trưởng, cấp phó, chỉ huy quân đội, quan chức, người đứng đầu cơ quan thực thi pháp luật, những kẻ xúi giục chiến tranh và tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh”, Văn phòng Tổng công tố Ukraine vừa cho biết như trên.

Nhìn chung, tính đến sáng Chúa Nhật 17 tháng Tư, cơ quan thực thi pháp luật Ukraine đã đăng ký 6.999 thủ tục tố tụng hình sự về các tội xâm lược và tội phạm chiến tranh do Liên bang Nga thực hiện: 6.800 vi phạm luật và quy tắc phải tuân giữ trong chiến tranh, 43 tội danh liên quan đến lập kế hoạch, chuẩn bị hoặc tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược, 9 tội danh tuyên truyền chiến tranh, và 179 tội danh khác.

Ngoài ra, 3.190 tội phạm chống lại an ninh quốc gia của Ukraine đã được liệt kê, bao gồm 2.090 tội phạm liên quan đến sự xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm của Ukraine, 553 tội phạm liên quan đến phản quốc, 58 tội phạm liên quan đến phá hoại và 489 tội phạm khác.

6. Bộ Ngoại Giao Anh tin rằng giới lãnh đạo Nga đang chuẩn bị những lời nói dối mới

Giới lãnh đạo Nga đang chuẩn bị những lời nói dối mới để che đậy những hành động tàn bạo của quân đội Nga ở Ukraine, đây là bằng chứng không thể chối cãi.

Bộ Ngoại Giao Anh cho biết trên Twiiter:

“Chúng tôi biết rằng Điện Cẩm Linh đang chuẩn bị những lời nói dối mới để giải thích những hành động tàn bạo đối với dân thường ở Ukraine. Những nỗ lực này nhằm che đậy những hành động bạo lực khủng khiếp. Tuy nhiên, chúng sẽ không thể ngăn cản các nhà điều tra”

Trong một video đính kèm, Bộ Ngoại Giao Anh cho biết có bằng chứng rõ ràng về nhiều hành động tàn bạo của quân đội Nga đối với dân thường ở Ukraine và các cơ sở hạ tầng dân sự, và cho rằng “cuộc chiến của Putin được xây dựng trên sự dối trá”.

“Vương quốc Anh đang cung cấp kinh phí, nhân sự và chuyên môn quân sự để buộc các thủ phạm có trách nhiệm giải trình”.

Vào tháng 3, Tòa án Hình sự Quốc tế, theo yêu cầu của 42 quốc gia, đã tuyên bố khởi động cuộc điều tra về tội ác chiến tranh sau khi Nga xâm lược Ukraine. Công tố viên Khan của ICC tuyên bố rằng có cơ sở để tin rằng các tội ác chiến tranh đã được thực hiện trên lãnh thổ của Ukraine.

7. Bộ Quốc phòng Nga đang lan truyền một báo cáo giả mạo, tuyên bố quân đội của họ đã tiêu diệt được các chiến binh thuộc Trung đoàn Azov.

Trung tâm Chống Thông tin Sai lệch thuộc Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia cho biết

“Các lực lượng Ukraine tiếp tục bảo vệ Mariupol nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo rằng toàn bộ thành phố Mariupol đã hoàn toàn sạch bóng các tay súng Azov, lính đánh thuê nước ngoài và các Lực lượng vũ trang khác. Chúng tôi cảnh báo các bạn: đây là tin tức giả mạo!”

Trung tâm Chống thông tin phản đối cũng báo cáo về việc chính quyền Nga thao túng những người bảo vệ Mariupol và dân thường địa phương xuất hiện sau tuyên bố của Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine.

“Sau tuyên bố của tổng thống Zelensky về những người bảo vệ Mariupol, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng 'Ki díp đã nhiều lần được đề nghị rút quân khỏi Mariupol theo bất kỳ hướng nào để cứu thành phố và người dân, trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộc được bảo đảm tính mạng, nhưng Ki díp từ chối. ' Chúng tôi xin cảnh báo: đây là trò lừa bịp”.

Cũng có thông tin cho rằng những kẻ xâm lược đang sử dụng thông tin sai lệch ở Kherson, nơi chúng đang cố gắng thuyết phục người dân địa phương rằng cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine “đang được tiến hành vì lợi ích của người dân.” Vì mục tiêu này, họ phát tờ rơi với khẩu hiệu “nỗi đau thương ập đến với bạn là kết quả của chính sách tội phạm của chế độ Ki díp.”

8. Nhận định của tình báo Anh

Bản cập nhật tình báo mới nhất của chính phủ Anh cho biết:

Các lực lượng Nga tiếp tục điều động lại các thiết bị chiến đấu và hỗ trợ từ Belarus về phía đông Ukraine. Điều này bao gồm các địa điểm gần Kharkiv và Severdonetsk.

Pháo binh Nga tiếp tục tấn công các vị trí của Ukraine trên khắp miền đông đất nước, nơi Nga có kế hoạch mở các hoạt động tấn công mới

Mặc dù trọng tâm hoạt động của Nga đã chuyển sang miền đông Ukraine, nhưng mục tiêu cuối cùng của Nga vẫn không đổi. Đó là quyết liệt buộc Ukraine phải từ bỏ định hướng Âu Châu và Đại Tây Dương và khẳng định vị thế thống trị khu vực của mình
 
Lễ Phục sinh tại Ukraine. Rắc rối vác thánh giá chung Ukraine và Nga được giải quyết ra sao?
VietCatholic Media
16:32 17/04/2022


1. Lễ Phục sinh được tổ chức như thế nào ở Ukraine?

Lễ Phục sinh được tổ chức vào hai ngày khác nhau ở Ukraine, một ngày dành cho Công Giáo Rôma và một ngày khác dành cho Chính thống giáo phương Đông.

Theo Hiệp hội lưu trữ dữ liệu tôn giáo, 69.27% người Ukraine theo Chính thống giáo, 11.32% theo Công Giáo và 3.68% theo đạo Tin lành.

Điều này chia việc cử hành lễ Phục sinh thành hai ngày khác nhau.

Theo các quy tắc được thiết lập bởi Công Đồng Nicê vào năm 325 và sau đó được thông qua cho Kitô giáo phương Tây tại Thượng hội đồng Whitby, Chúa Nhật Phục sinh hàng năm rơi vào Chúa Nhật đầu tiên sau trăng tròn đầu tiên sau tiết xuân phân. Vào năm 2022, điều này dẫn đến Lễ Phục sinh được tổ chức cho người Công Giáo và Tin lành vào ngày 17 tháng 4.

Theo giải thích của Cha Jon Magoulias tại Greek Reporter, lý do chính khiến cách tính Lễ Phục sinh của Chính thống giáo khác với phần còn lại của Kitô giáo là vì “Giáo Hội Chính thống tiếp tục theo lịch Julian khi tính ngày Lễ Phục sinh. Phần còn lại của Kitô giáo sử dụng lịch Grêgôrian. Có sự khác biệt mười ba ngày giữa hai lịch, lịch Julian chậm hơn lịch Grêgôrian mười ba ngày “.

Năm 2022, Lễ Phục sinh Chính thống giáo rơi vào ngày 24 tháng 4.

Do đó, hầu hết các tín hữu Kitô ở Ukraine sẽ tổ chức lễ Phục sinh vào ngày 24 tháng 4, trong khi một thiểu số Kitô Hữu ở Ukraine sẽ cử hành vào ngày 17 tháng 4.
Source:Aleteia

2. Truyền thống về những bông hoa Hà Lan trong Thánh lễ Phục sinh của Đức Giáo Hoàng đã được cứu như thế nào?

Đầu năm nay, một số người Công Giáo Hà Lan đã rất thất vọng khi biết rằng truyền thống tặng hoa cho Tòa Thánh để trang điểm quảng trường Thánh Phêrô trong ngày Lễ Phục sinh, được kéo dài trong suốt 37 năm qua, sẽ không được tiếp tục vào năm 2022.

Hà Lan, nổi tiếng với những cánh đồng hoa, trong hơn ba thập kỷ đã tặng hoa tulip, hoa thủy tiên vàng và dạ lan hương đầy màu sắc để trang trí quảng trường Thánh Phêrô cho Thánh lễ Chúa Nhật Phục sinh của Đức Giáo Hoàng tại Vatican.

Phong tục này đã bị trì hoãn trong hai năm vì những hạn chế của coronavirus, và vào năm 2022, người bán hoa Hà Lan, người đã tổ chức sáng kiến này từ năm 2015 cho biết anh ta không còn có các nhà tài trợ để tiếp tục dự án.

Truyền thống dường như đã kết thúc. Nhưng những người Công Giáo Hà Lan ở Rôma và Hà Lan không dễ dàng nản lòng, và họ đã vào cuộc để bảo đảm rằng những bông hoa sẽ một lần nữa tô điểm cho quảng trường Thánh Phêrô cho lễ kỷ niệm sự Phục sinh của Chúa Kitô.

“Chúng tôi thất vọng và nghĩ rằng: Đây là một truyền thống đẹp. Nếu ông Paul Deckers không tìm được nhà tài trợ nữa, tại sao không thử tìm một nghệ nhân cắm hoa khác làm công việc tương tự?” Cha Antoine Bodar nói với CNA qua email.

Ông nói với SIR, hãng thông tấn của các giám mục Ý, vào tháng Giêng: “Món quà hoa từ Hà Lan và của Giáo hội Hà Lan dành cho Đức Giáo Hoàng ở Rôma là quá đặc biệt đến mức không thể bị gián đoạn như thế.”

Cha Bodar là Cha Sở của nhà thờ Công Giáo Hà Lan ở Rôma, Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và Thánh Magnus, nằm trên một con phố nhỏ chỉ cách Vatican vài bước chân.

Ngài đã tập hợp những người đồng hương của mình và đầu tháng này, ngài thông báo rằng truyền thống “vẫn tiếp diễn” với giám đốc bán hoa Piet van der Burg, người sẽ sắp xếp các loại cây cảnh và hoa trước Thánh lễ Phục sinh.

“Vào lễ Phục sinh, vẻ đẹp lộng lẫy của hoa Hà Lan có thể được nhìn thấy một lần nữa tại quảng trường Thánh Phêrô,” Cha Bodar viết trên trang web của nhà thờ vào ngày 5 tháng 4.

“Bị choáng ngợp bởi những phản ứng tích cực từ những người trồng hoa, các nhà tài trợ và nhiều người khác, và sau khi tham vấn chuyên sâu với các bên liên quan khác nhau ở Hà Lan và Vatican, những nỗ lực của nhiều người đã cho thấy rằng năm nay, sau hai năm đại dịch, hoa Hà Lan sẽ một lần nữa có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma.”

Những bông hoa và cây cảnh đã đến Vatican bằng xe tải vào tuần này, sau một chuyến hành trình dài một ngày từ Hà Lan. Trước khi bắt đầu chuyến đi dài ngày 12 tháng 4, những bông hoa đã được Đức Cha Hans van den Hende của Rotterdam, chủ tịch hội đồng giám mục Hà Lan, chúc phúc.

“Những bông hoa và cây cỏ này đã được trồng với sự khéo léo,” vị giám mục cho biết tại Công viên Hoa Keukenhof ở Lisse, thủ đô hoa của Hà Lan.

Ngài nói, những bông hoa này, “hãy đến Rôma để dự đại lễ Phục sinh, khi chúng ta cử hành sự Phục sinh của Chúa Kitô. Những bông hoa sẽ tăng phần duyên dáng cho quảng trường Thánh Phêrô khi Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố 'Urbi et Orbi', lời chúc phúc của ngài đối với thành phố Rôma và toàn thế giới. Vào ngày lễ Chúa Phục Sinh, sự lộng lẫy của loài hoa này sẽ được thể hiện trọn vẹn”.

Ngài nói thêm: “Chúa ban cho sức mạnh nở rộ và tăng trưởng, và là con người, chúng ta được phép hợp tác với tạo vật thông qua các tài năng mà chúng ta đã được ban cho.”

Vào năm 2018, truyền thông Hà Lan đưa tin rằng 50,000 bông hoa, nặng khoảng 30 tấn, đã được mang đến Vatican, nơi chúng được sắp xếp bởi 25 người.

Vatican cho biết vào Lễ Phục sinh năm 2022, những người bán hoa chuyên nghiệp từ Hà Lan và Slovenia, phối hợp với những người làm vườn ở Vatican, sẽ làm việc “cả ngày Thứ Sáu Tuần Thánh để chuẩn bị và hoàn thành việc trang trí vào ngày hôm sau”.

Sau phép lành “Urbi et Orbi” trong Lễ Phục sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nói lời cảm ơn đến Hà Lan về món quà hoa này.

“Tại quảng trường này, niềm vui của sự Phục sinh được tượng trưng bằng hoa, năm nay cũng đến từ Hà Lan, trong khi những bông hoa ở Đền Thờ Thánh Phêrô đến từ Slovenia,” Đức Thánh Cha nói vào năm 2019. “Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các nhà tài trợ của những món quà hoa lộng lẫy này.”
Source:Catholic News Agency

3. Vatican sửa lại Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh sau khi bị phản đối kịch liệt ở Ukraine

Vatican đã biên tập lại phần suy niệm của chặng thứ 13 trong Đàng Thánh Giá do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự vào Thứ Sáu Tuần Thánh sau những phản đối kịch liệt ở Ukraine.

Bài suy niệm cho Chặng thứ 13, “Chúa Giêsu chết trên Thập giá,” được viết bởi các thành viên của một gia đình người Ukraine và người Nga. Trong trường hợp này, bài suy niệm đã không được đọc trong buổi đi Đàng Thánh Giá tại Đấu trường La Mã vào ngày 15 tháng 4.

Thay vào đó, một vị nói: “Đối mặt với cái chết, im lặng còn hùng hồn hơn lời nói. Vì vậy, chúng ta hãy dừng lại trong im lặng suy tư và mỗi người trong trái tim của mình cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới.”

Trong lúc im lặng, cây thánh giá được giữ chặt bởi hai người bạn là Irina đến từ Ukraine và Albina đến từ Nga. Những người phụ nữ này làm việc cùng nhau tại Bệnh viện Đại học Campus Bio-Medico ở Rome, nhìn nhau khi họ cầm cây thánh giá với đôi mắt ngấn lệ.

Kế hoạch ban đầu cho Đàng Thánh Giá đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Đức Tổng Giám Mục đã mô tả kế hoạch ban đầu là “không đúng lúc”.

“Đối với những người Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, các văn bản và cử chỉ của chặng thứ 13 trong Đàng Thánh Giá này là không mạch lạc và thậm chí gây khó chịu, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc tấn công thứ hai, thậm chí đẫm máu hơn của quân đội Nga vào các thành phố và làng mạc của chúng tôi. Tôi biết rằng những người anh em Công Giáo Rôma của chúng tôi chia sẻ những suy nghĩ và mối quan tâm này”.

Sự can thiệp của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk xảy ra sau phản kháng của Andrii Yurash, tân đại sứ Ukraine cạnh Tòa thánh. Vị tân Đại Sứ bày tỏ lo ngại về Đàng Thánh Giá này trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm thứ Ba. Ông Andrii viết rằng “chúng tôi đang giải quyết vấn đề này, cố gắng giải thích những khó khăn trong việc tiếp nhận nó và những hậu quả có thể xảy ra.”

Đức Cha Vitaliy Kryvytskyi, giám mục Nghi lễ Latinh của Kyiv-Zhytomyr, mô tả văn bản này là “không thể hiểu được.”

Nhưng Cha Antonio Spadaro, linh mục dòng Tên, tổng biên tập của tạp chí La Civiltà Cattolica, nghĩa là Văn Minh Kitô đã bảo vệ mạnh mẽ kế hoạch ban đầu trên các phương tiện truyền thông Ý.

“Hai phụ nữ, Albina và Irina, sẽ vác thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Họ sẽ không nói một lời nào. Cả một yêu cầu tha thứ hay bất cứ điều gì tương tự cũng không. Không. Họ ở dưới Thánh giá khi mang nó,” ngài viết trên tờ báo Ý Il Manifesto.

“Đó sẽ là một dấu chỉ tiên tri trong bóng tối dày đặc. Việc họ ở bên nhau, những người con gái của Chúa và chị em trong một cuộc chiến mà từ là bạn bè đã trở thành kẻ thù của nhau, là một lời cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng hòa giải”.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội sau Đàng Thánh Giá hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, Cha Spadaro nói rằng Chặng thứ 13 được đánh dấu bằng một sự im lặng “phi thường”, tập trung mọi sự chú ý vào cây thánh giá do Irina và Albina vác.

Truyền thống đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colôssêô đã được người Công Giáo Rôma thực hành trong nhiều thế kỷ bắt đầu từ thế kỷ 18 dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 14, và được hồi sinh vào năm 1964 bởi Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.

Từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo cũng trở thành một sự kiện được truyền hình trên toàn thế giới.

Ban đầu, chính Đức Giáo Hoàng tự mình vác thập tự giá từ chặng này sang chặng khác, nhưng trong những năm cuối đời ngài, khi tuổi tác và bệnh tật hạn chế sức khoẻ của ngài, Đức Gioan Phaolô II đã chủ sự buổi lễ từ một khán đài trên đồi Palatine. Chỉ vài ngày trước khi qua đời vào năm 2005, Đức Gioan Phaolô II đã theo dõi buổi đi đàng Thánh Giá từ nhà nguyện riêng của ngài trong khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin chủ sự toàn bộ buổi lễ.

Truyền thống viết các bài Suy Niệm 14 chặng Đàng Thánh Giá tại Colôssêô khác với những bài nguyện ngắm như trong các kinh bổn thường đọc đã được bắt đầu với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1991. Văn bản các chặng Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Colôssêô phản ảnh cái nhìn của Giáo Hội Công Giáo trước thực trạng văn hóa, xã hội và luân lý trong xã hội đương đại. Nó cũng nêu bật tình trạng bị bách hại của các Kitô hữu trên toàn thế giới, tình trạng bất công, những khổ đau của người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Nhiều bài suy niệm đã đi vào lịch sử như những áng văn chương tuyệt tác như bài Suy Niệm 14 chặng Đàng Thánh Giá tại Colôssêô vào năm 2007 của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Sản Văn Hoá của Giáo Hội.
Source:Catholic News Agency