Phụng Vụ - Mục Vụ
Mảnh Vụn
Lm Vũđình Tường
00:42 17/04/2020
Đừng Sợ
Hàng năm chúng ta nghe Bài Thương Khó Đức Kitô diễn tả nỗi thống khổ, lo sợ của Đức Kitô và các môn đệ. Nghe nhưng không cảm, không sợ hãi, kinh hoàng bởi nghe trong hoàn cảnh thanh tịnh, an toàn. Rất nhiều trường hợp ngôn ngữ đi qua mà không gây nên cảm xúc, Trong trường hợp đó ngôn ngữ không gắn liền với kinh nghiệm thực trong cuộc sống. Năm nay nghe diễn tả nỗi lo sợ, thống khổ trong Bài Thương Khó của Đức Kitô, hình như mọi người cảm thấy kinh hoàng gần gũi hơn, cái sợ kinh khủng hơn và lo lắng gần kề hơn, bởi ai cũng đang lo sợ về bệnh dịch Covid 19. Bệnh dịch làm cho con người sống trong kinh hoàng bởi không biết khi nào nó bám vào người. Nó không vào cách vụng trộm nhưng đi vào ngay cửa chính, cửa miệng. Khi vào, chúng chọn căn phòng thoáng mát nhất, buồng phổi, đóng trụ nơi đó. Cá nhân sợ hãi, chính quyền hoảng hốt, bác sĩ vò đầu, bứt tai tìm cách đuổi dịch ra khỏi buồng phổi. Đám dịch đã không chạy còn quay lại cắn bác sĩ và tìm cách lẩn trốn tìm cơ hội trở lại. Đám dịch quái ác này gây hoang mang, lo lắng cho mọi người, càng nhiều tuổi, nhiều kinh nghiệm sống càng bị chúng hoành hành dữ. Người ta đặt tên cho nó là dịch địa phương rồi chuyển sang dịch toàn cầu, toàn thế giới bị nó khống chế. Chính quyền tìm cách ngăn chặn bằng cách giới hạn di chuyển bởi dịch này chuyên môn đi ké (đi máy bay ké, đi xe ké, đi chợ ké).
Những ai không tin vào Đấng tôi cao, hay Đức Kitô, họ đặt trọn niềm tin vào khoa học, vào khả năng con người. Những ai tin vào Đức Kitô thì chạy đến với Ngài xin che chở, giảm bớt nỗi sợ. Đức Kitô có lần nói với các môn đệ: Đừng sợ, Ta sẽ ở cùng với các con mọi ngày cho đến tận thế Mat 28,20. Đặt tin tưởng vào Đức Kitô, nỗi sợ, hoảng hốt chết yểu. Kinh nghiệm các tông đồ cho biết họ tin vào Đức Kitô họ chỉ hoảng sợ trong một thời gian ngắn. Niềm vui tràn ngập tâm hồn, đầy ắp con tim khi gặp lại Ngài. Kẻ chống đối, không tin Đức Kitô họ vui mừng, chúc mừng nhau nhưng chiến thắng của họ chết non. Chỉ ba ngày say sưa ngất ngưởng, tin Đức Kitô sống lại, họ hoảng hốt, kinh hoàng, ngỡ ngàng, hối lộ, dậy đám lính tráng phao tin đồn, dối trá (Mat 28,12-13). Họ sống với nỗi sợ cho đến khi họ lìa cõi trần.
Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, khi phải đối diện với cái chết, đừng tự cầm cự một mình bởi rất có thể bạn thất bại. Chạy đến với Đức Kitô, tìm sức mạnh nơi Đức Kitô, có Ngài kề bên bạn sẽ không cô đơn trong lo sợ. Có Ngài đồng hành bạn sống trong hy vọng và đó là niềm vui Phục Sinh hàng năm chúng ta mừng kính. Các bà lòng tràn ngập niềm tin và lòng quí mến Đức Kitô, tảng sáng các bà ra thăm mộ. Đức Kitô bảo các bà: Đừng sợ, hãy đi báo cho anh em Ta biết, Ta sẽ gặp lại họ ở Galilê Mat 24, 10. Dời bỏ căn phòng sợ hãi, đầy u ám cuộc đời, tối tăm, ẩm ướt, tiến nhanh ra ánh sáng. Bạn sẽ gặp Đức Kitô Phục Sinh, Đấng sống lại từ cõi chết sẽ ban cho bạn niềm hy vọng Phục Sinh, ánh sáng và bình an Phục Sinh nơi Ngài ban cho bạn niềm tin mới, ánh sáng mới, hy vọng mới, cuộc đời mới.
CHÚC MỪNG PHỤC SINH.
Bác ái
Kitô hữu dành thời gian đặc biệt trong Mùa Phục Sinh chuẩn bị đón Đức Kitô sống lại, và dâng lời tạ ơn cho sự sống trường sinh Ngài ban. Người khác dành thời gian này coi như kì nghỉ dài cuối tuần. Kẻ tổ chức tiệc vui, người đi cắm trại, số khác leo núi, người tắm biển. Món quà Phục Sinh Đức Kitô ban tặng, ai muốn nhận, ai muốn từ chối, hoàn toàn tự do. Tuy nhiên bắt người khác phải từ chối, như một số nơi tổ chức thi cử vào dịp Phục Sinh là điều không phải, không nên. Phục Sinh năm nay hoàn toàn khác, bởi sợ dịch lan tràn.Chính quyền kêu gọi tránh ra khỏi nhà trừ trường hợp bắt buộc phải đi. Mọi người được kêu gọi tỏ tình bác ái, yêu thương, đùm bọc, lo lắng, chăm sóc, cho người chung quanh. Lời kêu gọi sống bác ái, yêu thương, đùm bọc chính là tinh thần Phục Sinh. Lời kêu gọi này thường bị lãng quên theo làn gió. Năm nay hoàn toàn khác, lời kêu gọi sống bác ái, yêu thương được đại đa số đón nhận. Dịch 19 cho thấy sâu thẳm trong tâm con người luôn có bác ái, yêu thương tha nhân. Dịch 19 đem theo nó nỗi sơ hãi, kinh hoàng nhưng qua nó con người tìm thấy tinh thần bác ái, yêu thương, đùm bọc.
Dịch 19 cũng cho thấy cái nhỏ bé, yếu đuối của con người. Dịch 19 có khả năng bị miệng mọi tần lớp trong xã hội. Lãnh đạo hay thứ dân đều cần khẩu trang. Bác sĩ đến tiêu diệt chúng cũng bị chúng bịt miệng. Xem thế để biết khả năng hạn hẹp của con người. Chức tước, địa vị, của cải, danh vọng không đủ sức khống chế dịch. Nước giầu nhất, quân sự mạnh nhất, khả năng kinh tế dồi dào nhất, ngành y khoa hoàn chỉnh nhất cũng bị dịch 19 quật cho tơi bời. Từ quan tới dân đều mất ăn, mất ngủ với dịch 19. Dịch 19 nhắc nhở cho con người biết dù tài giỏi đến đâu, dù mạnh đến đâu, con người cũng có giới hạn của mình. Không thể giải thích hợp lí khi con vi khuẩn tí teo, yếu ớt, dễ chết, có khả năng giết người to lớn, mạnh khoẻ. Đặt trọn niềm tin vào khả năng con người là tìm lối thoát nơi đường cụt. Cần tìm lối thoát vượt khỏi khả năng con người. Lối thoát đó phải đến từ Đấng siêu hình. Đấng mà khối óc con người không thể suy, giải thích hợp lí, hay cân đo.
Ba mươi quan
Sau khi Đức Kitô bị bắt, Juda cảm thấy tội lỗi, thống hối đem ba mươi quan trả lại cho các Thượng Tế Mat 27,3-10. Số tiền này không được xung vào quĩ nhưng dùng để mua đất chôn cất những người qua đời, không thân nhân.
Không thể phản bội người xa lạ bởi chưa có lòng tin. Phản bội xảy ra cho người mình yêu mến, tôn trọng, kính phục. Hành động phản bội cắt đứt, chia lìa tình thân thương, người mà có lần mình hết mực yêu thương, quí mến. Đây không phải là điểm chính. Thiên Chúa thể hiện lòng xót thương của Ngài với tha nhân là điểm chính. Thiên Chúa có thể biến phản bội của con người thành khí cụ tình yêu. Điều ác con người dùng tác hại tha nhân, Thiên Chúa biến nó thành điều thiện hảo. Juda phản bội Thầy, Thiên Chúa bằng cách của Ngài biến tiền phản bội đó thành đất chôn người chết không thân nhân. Hành động gian ác thành hành động yêu thương. Trong tinh thần này, nghĩa trang nơi xứ đạo cần có một ít nơi dành riêng trong trường hợp có người qua đời không nơi chôn cất, không phân biệt, loại trừ lúc còn sống họ tàn ác, tồi tệ ra sao, làm thế chính là làm tròn điều răn 'chôn xác kẻ chết'. Cái chết của Đức Kitô mang sự sống trường sinh cho những ai tin, yêu mến Ngài. Đồng tiền Juda phản bội được dùng giúp người không nơi chôn cất có được nấm mộ.
Thập giá là hình ảnh man rợ, gây đau thương tột cùng cho nạn nhân trước khi chết. Hình phạt khủng khiếp, hình phạt tàn bạo, man rợ giết chết nạn nhân; chúng còn gây kinh hoàng, sợ hãi tột cùng cho thân nhân, cho người còn sống. Đức Kitô biến hình ảnh chết, hình ảnh đáng sợ, ghê rợn thành hình ảnh của sự sống, của tình thương, của hy vọng. Với Kitô hữu thập giá không còn là dấu chỉ, hình ảnh của sự dữ, sự chết nữa. Thập giá là dấu chỉ của sự sống lại, của tình yêu Chúa trên thập tự, giang rộng tay đón những ai đến nương nhờ dưới cánh tay Đức Kitô. Hình ảnh người trộm biết thống hối vào phút chót nói rõ lòng xót thương của Thiên Chúa với tâm hồn biết thống hối, ăn năn.
Xin lỗi, không bao giờ trễ.
Đây chính là kinh nghiệm của người trộm nói lời thống hối với Đức Kitô. Trên thập tự, người trộm biết anh ta không thể gian lận hơn được nữa, những gì anh gom góp nay trở thành dư thừa. Của cải, vật chất trở thành vô dụng. Của cải, vật chất đã không giúp anh mà chúng còn trở thành cớ, gây tai vạ cho anh. Vì chúng mà anh bị đóng đinh. Không thể dùng chúng để hối lộ, mua chuộc hay đút lót để sống. Biết không thể làm gì khác hơn, anh nhìn vào cuộc đời mình và chấp nhận mình làm quá nhiều điều gian ác. Không con người trần thế nào tha cho anh. Không con người trần thế nào có khả năng cứu anh, chỉ còn mình Đức Kitô là Đấng duy nhất anh tìm đến. Lậy Ngài, xin thương nhớ con khi Ngài vào nước của Ngài Lc 23,43. Lạ lùng thay một câu nói thống hối đơn giản, chân thành thế mà Đức Kitô tha hết mọi tội ác anh đã phạm. Ngay đêm nay con sẽ ở Thiên đàng với Ta. Đức Kitô hứa với anh. Người trộm biết thống hối là bởi anh không nhìn ra ngoài xã hội, nhưng nhìn vào cõi lòng mình, nhìn vào tâm tư mình, nhìn vào hành động của chính mình. Nhờ thế anh nhận ra sai lầm. Để biết rõ con người mình, đừng tin vào lời khen, chê người khác dành cho, mà hãy tự mình nhìn vào chính cõi lòng mình để nhận ra chân tướng mình.
Tình yêu Đức Kitô dành cho anh lớn hơn điều anh mong ước. Tình yêu Chúa vượt trên mọi điều gian ác anh đã phạm. Anh chết trong niềm hy vọng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa. Lời thống hối đơn sơ, chân thành có sức mạnh hơn cả một đời ăn cướp. Lời thống hối đơn sơ, chân thành mang lại hy vọng, sự sống trường sinh. Trong khi của cải vật chất, vàng bạc đều nằm kín nơi anh chôn cất chúng. Sức mạnh của chúng là con số không. Anh trộm cho chúng ta biết xin lỗi không bao giờ trễ, luôn hợp thời, luôn tốt. Xin lỗi không bao giờ quá đát, cũng chẳng quá muộn hay bị quên lãng.
Bỏ rơi
Lậy Cha, sao Cha đành bỏ con Lc 27,46.
Câu nói trên của Đức Kitô phát ra khi Ngài bị treo trên thập tự. Trong đau khổ tột cùng, trước giờ hấp hối Đức Kitô mong mỏi nhìn thấy Chúa Cha kề bên, nhưng Ngài không thấy Chúa Cha kề bên và Ngài lên tiếng. Sao cha đành bỏ Con. Không nhìn thấy, không nhận ra, không cảm thấy gần bên, không có nghĩa là không có. Đức Kitô xác nhận có Chúa Cha nhưng Ngài cảm thấy Chúa Cha vắng bóng, không kề bên. Câu nói phủ định trở thành lời xác định, xác quyết. Có Thiên Chúa nhưng đau khổ, lo sợ, tràn ngập cõi lòng khiến Đức Kitô cảm thấy đau khổ, lo lắng, âu sầu tràn ngập đến độ Ngài không cảm thấy Chúa kề bên. Khi đau khổ ngập tràn, khi hy vọng vắng bóng, khi cõi buồn đầy ắp trong tim, điều cần xin không phải là xin cho bớt đau khổ, xin ơn giải thoát. Điều cần xin chính là xin ơn cảm thấy Thiên Chúa hiện diện, kề bên, cùng đồng hành với ta trong đau khổ, trong lo lắng, trong sợ sệt, trong đơn côi. Có Chúa cùng đồng hành, dù đau khổ ta vẫn sống trong hy vọng. Nơi đâu có hy vọng nơi đó có mầm sống mới.
Kinh nghiệm đau khổ, cô đơn của Đức Kitô nơi vườn Cây Dầu, bị xỉ vả nơi toàn án, bị kết án oan uổng, trên đường vác thập giá, và trên thập tự cũng là kinh nghiệm thực trong đời của con người. Ta không thể nào chạy trốn khỏi những thực tại trong đời. Đến cùng Đức Kitô, xin ơn cảm thấy Chúa kề bên là điều khôn ngoan nhất. Bà Mary Magdala trong nỗi buồn da diết, trong nỗi đau, thương nhớ mất Thầy. Khi gặp lại Đức Kitô, bà không nhận ra Ngài vì cái buồn, nỗi lo, cái sợ, gặm nhấm cõi lòng đến nỗi bà không nhận ra Đức Kitô, đến nỗi bà không nhận ra giọng nói quen thuộc. Bà nhận ra khi Đức Kitô gọi tên Maria. Tỉnh dậy từ đau khổ, lo lắng, bà nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Lo lắng, đau khổ có khả năng làm tê liệt con người đến nỗi, thay vì mình điều khiển chúng, chúng lại làm chủ con người mình. Không xin Chúa cất khỏi đau khổ, sự dữ, nhưng xin có Chúa ở cùng. Vì sao? Bởi biết đâu đau khổ trong đời chính là í Chúa Cha trao phó cho ta. Xin cho í Cha được thể hiện, như lời kinh ta đọc. Khi í đó đến ta lại xin cất chúng đi, như thế làm sao í Cha trể hiện trong đời ta. Xin có Chúa ở cùng để í Cha được thể hiện trong ta. Đức Kitô cũng làm thế khi Ngài xin. Nếu được xin cất chén này khỏi con, nhưng đừng theo í con, một tuân theo í Cha Mat 26,39.
Rửa tay
Năm hai ngàn hai mươi có tên là năm 'Rửa Tay'. Đặt cho nó tên 'Rửa Tay' vì nhiều lí do. Thứ nhất, toàn thế giới ai cũng rửa tay tránh bị dịch Covid 19. Thứ hai, lời kêu gọi cảnh giác rửa tay đến từ môi miệng của các nhà lãnh đão trên thế giới, không phải một người mà toàn thể các nhà lãnh đạo kêu gọi rửa tay. Thứ ba, kêu gọi rửa tay đến từ những nhà chuyên môn, nổi danh trong ngành i học. Họ kêu gọi rửa tay không phải một lần trong ngày mà rửa thường xuyên. Con nít thích nước, bảo chúng rửa tay chúng chơi với nước đến độ mẹ nó phải nhắc, kêu gọi, bắt chúng ra chúng mới ra, còn không chúng đứng đó tay chơi với nước. Người ta kêu gọi rửa tay không phải năm ba giây đồng hồ mà ít nhất cũng phải hai mươi giây đồng hồ. Thế mới biết con nít khôn hơn người lớn. Rửa tay không phải là điều mới lạ, tập tục này có từ xa xưa, thời dân Do Thái có luật ai về nhà từ nơi đông người đều phải rửa tay từ khỉu tay xuống, phòng tránh bị nhiễm bệnh. Nhà chính trị gia đầu tiên rửa tay nơi công cộng chính là Philatô khi ông rửa tay tuyên bố ông vô tội trong việc đổ máu Đức Kitô. Như thế ông rửa tay tránh bị tiếng xấu, tiếng oan trong đời (Mat 27,25). Ngày nay rửa tay không phải để được sạch mà ngụ í tránh bị nhiễm dịch Covid 19. Rửa tay trong trường hợp này là tự cứu mình, bớt sợ bị nhiễm dịch.
Rửa tay mang một í nghĩa lớn trong phụng vụ Thánh Thể. Dấu chỉ của tâm hồn trong sạch trước khi linh mục chủ tế dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Bàn tay chúc bình an là dấu chỉ bàn tay thân hữu, bàn tay giao hoà. Bàn tay trao và bàn tay đón nhận Mình Máu Thánh Đức Kitô là bàn tay phân phát và bàn tay đức tin và lòng mến Chúa.
Bài Thương Khó Đức Kitô nhiều lần nhắc đến đôi bàn tay. Bàn tay nhắc đến trong nhiều trường hợp khác nhau, nhiệm vụ khác nhau, và mục đích khác nhau. Trước hết là đôi bàn tay cực thánh thiện Đức Kitô dâng Bánh, và Rượu lên Chúa Cha, dâng lời tạ ơn. Đôi bàn tay dâng lời tạ ơn và dâng bánh rượu. Thứ đến là bàn tay các môn đệ nhận bánh rượu từ tay Đức Kitô. Trong trường hợp này đôi bàn tay lãnh nhận tình yêu Chúa. Bàn tay Juda chìa ra nhận tiền là bàn tay phản bội, bàn tay tham lam, bàn tay vơ của. Bàn tay trong trường hợp này là bàn tay dính máu người vô tội. Chúng ta gặp lại bàn tay này lần nữa khi bọn lính chia áo Đức Kitô, trong đó bao gồm cả bàn tay cờ bạc khi chúng bắt thăm chiếc áo cuối cùng. Bàn tay bọn lính bắt trói Đức Kitô là bàn tay trói buộc, bàn tay thi hành quyền lực.Trong cuộc xử án Đức Kitô, bàn tay chỉ thẳng mặt Ngài kết án: Ông là người mà dám xưng mình là Chúa là bàn tay xỉ nhục. Bàn tay người lính táng mặt Đức Kitô là bàn tay lạm quyền (Jn 18,22). Bàn tay bọn lính dùng roi quất trên thân thể Đức Kitô là bàn tay hành hình. Bàn tay vị thượng tế đập bàn, quát tháo là bàn tay giận dữ, bàn tay tỏ uy quyền. Bàn tay của đám đông giơ cao khỏi đầu hô hoán giết Đức Kitô và xin tha cho Baraba là bàn tay đấu tố, bàn tay vô thức, bị lạm dụng, nghe theo lãnh tụ xúi dục. Bàn tay nâng đỡ là bàn tay của Simon khi ông vác thánh giá đỡ Đức Kitô. Bàn tay an ủi là bàn tay của bà Veronia trao khăn cho Đức Kitô lau mặt. Bàn tay tuyệt vọng là ban tay các bà phụ nữ theo Đức Kitô chỉ biết khóc thương mà bất lực không giúp được gì. Bàn tay thô bạo là bàn tay bọn lính đóng đinh Đức Kitô. Bàn tay nhạo báng là bàn tay kẻ đứng đường chỉ trỏ, bàn tán về cái chết của Đức Kitô. Bàn tay vô tâm là bàn tay người lính cầm đòng đâm trái tim Đức Kitô. Bàn tay nhân ái là bàn tay hai môn đệ xin phép tháo đanh Đức Kitô từ thập giá xuống. Bàn tay đau khổ là bàn tay Đức trinh nữ Maria ôm xác con lạnh giá. Bàn tay buốt lạnh là bàn tay bị đóng đanh, không còn giọt máu sót trong tim. Bàn tay thương tâm là bàn tay các bà phụ nữ ướp xác Đức Kitô. Bàn tay vô danh là bàn tay người khoét mộ bia chôn xác Chúa. Sau cùng chúng ta gặp lại bàn tay cứu độ, dấu chỉ, bằng chứng của sự sống lại là bàn tay có lỗ đinh khi Đức Kitô nói với Thomas: Hãy xỏ tay vào lỗ đinh nơi bàn tay Thầy và ông đã thưa: Lậy Chúa, lậy Thiên Chúa của con Jn 20,28.
Bàn tay Chúa Cha là bàn tay đón nhận linh hồn: Lậy Cha, Con xin phó linh hồn Con trong tay Cha Lk 23,46. Nói xong Ngài tắt thở.
Philatô rửa tay để cứu anh ta, chúng ta rửa tay tránh dịch Covid 19. Đức Kitô trong Bữa Tiệc Li không rửa tay cho các môn đệ nhưng rửa chân là việc làm phục vụ tha nhân. Ngài kêu gọi chúng ta phục vụ các anh chị em cần đến đôi bàn tay nâng đỡ.Tay Đức Kitô giang rộng trên thập giá là dấu chỉ của đôi tay sẵn sàng đón nhận các linh hồn biết thống hối ăn năn mà người trộm thống hối là người đầu tiên đón nhận ơn thứ tha.
Đôi bàn tay nào bạn muốn rửa cho sạch và đôi bàn tay nào giúp bạn đến gần Đức Kitô.
Mây đen
Chiều kia trời nắng đẹp, gió mát tôi vui mừng thả bộ dọc con đường. Gió mát, cảnh trí tươi đẹp, trời quang, làm đôi chân tôi vui bước quá đà. Thấm mệt quay trở lại mới biết mình đi quá xa; xa ngoài dự liệu thời gian cho phép. Tôi cắm cổ đi về, ngẩng mặt lấy thêm không khí tươi mát, tôi phát giác. Xa xa phía chân trời mây đen đang lớn dần, nó lớn nhanh đến độ mắt thường có thể trông thấy. Dưới đám mây còn có cái đuôi dài thườn thượt cũng màu đen như thể con vật khổng lồ trên bầu trời, đuôi nó dài tới mặt đất. Dù trời không gió, nhưng mây đen như thế báo hiệu sẽ có gió lớn, mưa rào. Tôi bắt đầu lo sợ không đủ thời gian về nhà trước khi mưa gió ập đến. Làm thế nào bây giờ? Nỗi lo lớn dần trong tôi. Lo làm sao tránh mưa giữa đường. Chạy thì không thể bởi mệt quá rồi. Trú mưa thì trú vào đâu? Đứng dưới gốc cây khi có gió lớn không phải là khôn ngoan, chưa nói đến có thể bị sét đánh. Hơn nữa nắng đường bốc lên cộng với hơi lạnh nước mưa chắc chắn tôi sẽ bị cảm nặng. Trú mưa lâu quá tôi hết dinh dưỡng trong người. Làm sao sống? Tôi cảm thấy mệt mỏi, chân không còn nghe theo đầu điều khiển, người không còn đử sức bước đi, tôi ngồi bệt xuống vệ đường. Cái mềm mại của cỏ cộng với hơi mát của cỏ mang lại chút thoải mái. Nằm trên cỏ, mắt nhắm tịnh dưỡng tinh thần. Tôi cảm thấy khoẻ lại. Nghe như có vẻ tiểu thuyết, thiếu khoa học. Thực tế thật rõ ràng. Nằm nghỉ trên thảm cỏ xanh, lưng cảm thấy mát rượi, tinh thần sảng khoái, đầu óc thảnh thơi. Toàn thân thư giãn. Rất có thể lúc nghỉ như thế cơ thể có thời gian thư giãn, đốt bớt hay thải đi thán khí trong người, chất dơ trong máu được thải ra. Chính vì thế mà tôi cảm thấy khoẻ. Cũng có thể da thịt đụng chạm đến cỏ mềm mại. Chút hơi đất bốc lên toả lan toàn thân, giúp cơ thể thư giãn, hấp thụ thêm sinh lực từ đất giúp cơ thể bình thường hoá trở lại và các cơ quan trong người hồi phục như trước. Làn gió lạnh làm tôi mở mắt, việc đầu tiên là ngó về đám mây đen. Mây vẫn đang lớn, nhưng chậm hơn trước. Mắt tôi bắt gặp vệt sáng dưới đám mây, vệt sáng tạo thành muôn màu sắc nơi đám mây. Mắt tôi đải đi đải lại, hết hình ảnh này qua hình ảnh khác do mây bay tạo thành. Những bức tranh tuyệt vời, màu sắc pha trộn tinh xảo đến tuyệt diệu, sống động, đang di chuyển xuất hiện trước mắt tôi. Không tham lam nhưng nếu nhìn chậm hình ảnh sẽ biến mất muôn đời. Rồi hình nọ chồng lên hình kia thật tuyệt diệu, rõ ràng hình này nuốt trửng hình kia như con cá nuốt cọng rong, con gà nuốt hạt thóc. Không có chống cự, không hề chiến tranh, hoàn toàn không bạo động. Có thay đổi, có chuyển dời, có kiến tạo và có huỷ hoại, nhưng vẫn có hoà bình, vẫn yên tĩnh, vẫn hài hoà di chuyển. Các hình ảnh cứ vậy che khuất nhau và không có đổ vỡ. Thỉnh thoảng có một vài hình chớp bao phủ toả sáng toàn đám mây. Lúc khác lại có ngàn sợi lửa chằng chịt nổi bật trong đám mây, làm tôi tưởng tượng ra đám mây kia cũng có hệ thống kinh mạch, chằng chịt như hệ thống mạch máu trong thân thể con người. Tôi nhìn thấy hai bình nhập thành một rồi tự nó xé thành ba mảnh, ba bức tranh tuyệt hảo. Cứ thế theo dõi, hình dung từng bức tranh ra những tấm hình thực, thưởng thức cảnh tranh tuyệt đẹp trên nền trời. Những bức tranh trời hớp hồn tôi, làm tôi quên hẳn thời gian, quên hẳn hoàn cảnh sợ hãi, lo lắng, bồn chồn. Tôi hoàn toàn cảm thấy thoải mái, tự do và thưởng thức cảnh đẹp, cảnh hùng vĩ của thiên nhiên. Cảnh thiên thai cũng chỉ đẹp đến thế là cùng.
Màu sắc tàn dần và trời cũng tối hơn, tôi đứng dậy và ngạc nhiên thay, tôi thấy mạnh như lúc khởi đầu cuộc đi. Lòng vui rộn rã, tâm tình vui tươi và tôi về đến nhà bằng an. Sợ hãi làm giảm lòng tin, làm mất sinh lực, sức sống, tinh thần phấn đấu. Bình an, hy vọng mang đến sự sống. Dịch Covid 19 là đám mây đen che phủ thế giới, tạo nên một màu xám lo lắng, sợ sệt cho mọi người. Hãy bình tâm nhìn đâu đó tìm kiếm niềm hy vọng, tìm ánh sáng để lấy lại bình tĩnh, lấy lại niềm tin. Đức Kitô có lần nó: Ta là ánh sáng thế gian Jn 8,12. Ánh sáng Ngài ban mạnh hơn vệt sáng chân trời mang lại cho tôi niềm tin.
Phê phán
Cuộc Thương Khó Đức Kitô nêu rõ một điều là cuộc chiến giữa thiện và ác xảy trong đời cho tất cả mọi người. Là con người, chúng ta thường chiều theo í riêng bởi thích tiếng, háo quyền. Chính vì thế mà sự dữ tồn tại trên thế giới. Con người thường cao ngạo cho là mình có thế giải quyết mọi vấn đề. Thực tế cho biết khi giải quyết vấn đề này, nó lại phát sinh ra vấn đề khác, đôi khi lớn hơn vấn đề cũ mà ta không bao giờ ngờ đến. Như thế ta lại phải đương đầu với vấn đề mới, và rồi lại sinh ra vấn đề khác mới hơn, khó giải quyết hơn. Trong truờng hợp này không thể chối bỏ sự dữ tồn tại trên thế giới, và sự dữ dường như thắng sự thiện. Trường hợp Đức Kitô cho thấy rõ ràng, người có tội đứng ra xét xử, kết án Đấng vô tội. Trong khi Đấng vô tội là Đức Kitô bị kết án tử hình. Chính Philatô xác nhận điều đó Jn 18,39; trong khi kẻ có tội là Baraba lại được tha bổng, ra đi tự do Lc 23,20-25. Phê phán, kết án người khác thường bị sai lạc bởi cách giải thích công lí khác nhau, bởi thiên tư trong lúc phán đoán, bởi nhận xét thiếu công tâm, kể cả trường hợp thiếu khả năng nhận xét cách tỏ tường. Trào lưu, xu hướng xã hội thường ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách nhìn của người làm luật và cầm luật. Chính vì thế mà quốc gia nào cũng có toà kháng án, hầu mong tránh bớt kết án sai lầm. Bớt thôi, chứ không phải là hết. Tham vọng và cái tôi đóng vai trò rất lớn trong việc giúp cho cái ác tồn tại trong xã hội.
Hảo tâm
Sống hảo tâm là chạnh lòng thương, biết đến khó khăn của tha nhân và sẵn sàng hy sinh, ra tay giúp đỡ. Hảo tâm là linh dược chữa lành con tim đau khổ, u uẩn, mất tin tưởng nơi người khác. Một khi con tim mất tin tưởng nơi người khác. Việc lấy lại niềm tin cho con tim vui trở lại đòi hỏi việc làm đến từ tim. Làm cho con tim vui trở lại bằng hành động bác ái, bằng hảo tâm, bằng việc từ thiện. Không phải việc vĩ đại mà chính những việc nhỏ, sinh hoạt hàng ngày mang lại hiệu quả lớn. Hành động nhẹ nhàng, âm thầm đánh thức con tim đang ngủ, con tim đang mơ màng, con tim tan vỡ được hàn gắn chính là tình yêu, lòng mến và thứ tha. Thống hối phát sinh từ lòng mến tha nhân dành cho. Người con hoang trở về vì ông nhìn lại và nhận ra lòng mến cha anh dành cho anh. Phêrô sau khi chối Thầy, ra đi than khóc vì mắt ông bắt gặp mắt Đức Kitô khi Ngài nhìn ông. Đôi mắt nhân từ không trách móc, đôi mắt nhân lành sẵn sàng tha thứ và ông đã ăn năn. Có lẽ người trộm khi nhìn sang Đức Kitô bắt gặp cặp mắt nhân hậu của Ngài và anh mạnh dạn xin thứ tha.
Chết
Chết bắt đầu từ trong lòng người. Trước khi có hành động giết người thì nạn nhân đó đã chết trong tim của người ra tay giết anh. Với những người cố tình giết Đức Kitô thì họ đã giết chết Ngài trong lòng họ trước khi họ ngồi ghế xét xử. Việc ra bản án đóng đinh Đức Kitô chỉ là hành động diễn tả cái chết trong tim của họ. Đức Kitô phải chết bởi trong tim người chống đối Ngài không còn chỗ. Một chút tình cảm dành cho Đức Kitô cũng đã cạn kiệt, đã chết nên việc giết Đức Kitô là bước cuối cùng trong việc thi hành điều họ đã giết chết trong tim họ. Phúc âm thuật lại nhiều lần họ muốn giết Ngài nhưng giờ Ngài chưa đến, họ chưa có dịp ra tay và khi dịp đó đến chắc chắn họ sẽ không bỏ lỡ.
TiengChuong.org
Easter Lines
Fear not
Each year we listen to the Passion of Jesus. We heard about the sadness Jesus felt, his worries about imminent death, his fear of being arrested, being whipped. His apostles felt the fear of being caught like their Master, Jesus. We hear the words but we have never had personal experience of living the fear of contracting a deadly virus, or of death at our doorpost. The Covid 19 makes everyone feel that fear that paralyses us all. Individuals are fearful of contracting the virus; government fear the virus is out of control; medical people fear that our hospital system is incapable of handling the crisis. Business fears economic recession. Employees fear being retrenched. There is no exception, fear is real and is a constant threat to everyone, not just at a local level or for a single country, but for the entire world. Epidemic then pandemic, but people of faith pray in hope. People without faith have only their faith in others. They hope scientists soon find the vaccine. To control fear, governments make rules; to conquer fear, Jesus called us to turn to him. Jesus once told his apostles 'fear not' for I am with you till the end of the world. Mt 28,20. For those who love and have faith in Jesus, their fear is short lived. The apostles loved Jesus and their fear lasted less than a week; they felt great Joy when they met him again. His opponents enjoyed their victory less than a week, and then they lived in fear and worry for days, probably till the end of their earthly journey.
In time of hardship and difficulty, we turn to Jesus in hope and that is the heart of our Easter celebration because his resurrection brings hope to all who have faith in Him. Jesus told the women: 'Do not be afraid, go and tell my brothers that they must leave for Galilee, they will see me there' Mat. 24,10. We need to move away, move out of fear to meet Jesus.
Happy Easter to all.
Generosity
For many, Easter is the time to give thanks to God for showing God's love for the world, and for saving the world. For some, Easter is the time to relax, to party, and to enjoy holidays. Easter this year 2020 is different because of the fear of Covid 19 spreading. Government at all levels call people to stay home, movements are off limits at local level, and we are asked be kind to one another. The message is loud and clear and most people obey the orders- stay indoors-. The same message 'be kind, be generous and have hope in the Lord' is what the Church annually calls us to do. People often ignore this call because they don't feel they have need of it. This year is different. Covid 19' spreads fears and the fear is real and so close no one can ignore it. Staying inside or restricting movements is not only keeping you safe from contracting the deadly virus, but also shows your kindness and generosity to others. Be kind, be generous and unselfish is what we celebrate at Easter. The fear of the virus revealed what is inside our hearts.
Thirty silver pieces
'Judas his betrayer was filled with remorse and took the thirty silver pieces back to the chief priests and elders....' The chief priest took the money and bought the potter's field to be a graveyard for the poor. Mat 27,3-10
Betrayal is an evil act against one whom you once loved dearly. It is the abuse of love and trust. Jesus was condemned by the act of betrayal, but it is not what I would like to share here. What I would like to share is the power of God, who in his mysterious way, is able to turn upside down Judas' evil act to be an act of generosity for others. Witnessing the arrest of Jesus and seeing how evil it was, Judas felt sorry. He returned, went back to the chief priest and returned the money. That money turned out not to be wasted but it was invested to the burial ground for those who had nowhere to 'RIP'. Before his death Jesus showed his generosity to others by giving them an empty tomb, the cost of his life. Again, God in his power changed the weapon of death to be the symbol of life- His cross-. The cross was capital punishment, the greatest fear of all forms of punishment. Jesus turned upside down its meaning, making it to be the symbol of life, the ultimate hope for those who love and have faith in Him.
Never too late to say sorry
This is the experience of the repentant thief. On the cross, seeing that he was unable to escape death, but feeling death was approaching; he turned to Jesus uttered these words, words that came from his repentant heart: Jesus, remember me when you come into your kingdom. Jesus in his kindness, responded with love, confirming to him. You will be with me in paradise. Lk 23,43. The repentant thief received what he asked for- God's kingdom- because he repented at the last minute. It tells us that it would never be too late to say sorry.
Abandonment
My God, my God, why have you deserted me? Lk 27,46
Jesus used the negative statement to confirm a positive reality that is - God is his Father. In his agony he felt God was far away. For Jesus, the feeling of being abandoned is the affirmation. It is the confirmation that God was out there, but Jesus felt God was not nearby. This is Jesus' human experience in his agony on the cross. In times of being challenged, we feel that God had abandoned us. We can identify our personal experience with the feelings Jesus felt on the cross. In our great fear, heavy burden, and utmost agony we keep praying and yet God seems silent. We may even doubt the existence of God. May of Magdala in her sadness, mourning for the death of Jesus, didn't recognize Jesus when she saw and heard him. She thought he was a gardener. Her eyes were opened when Jesus called her name (Jn 20,11-18). Jesus in his utmost suffering cried out to confirm God is real, and yet the pain took control of the situation, blurred his vision about God's love. In his heart he felt God was out there somewhere.
Washing hands
For me 2020 is the year of washing hands. It is the year of washing hands for a number of reasons. First, it is because of the Covid 19 that everyone regularly washes hands to avoid the virus. Second, the advice to regularly wash one's hands comes from the medical experts, and more serioulys it comes from the mouths of all world political leaders. They ask us to wash hands regularly and it takes time to wash them. Each time, we need to wash not just for five or ten seconds, but it takes twenty seconds to wash hands properly. Hand washing is not something new. Parents taught their children to wash their hands after being to the toilet. Washing hands has its history from the Jews; the law of purity required a person to wash hands after returning from a public place. A person must wash his/ her hands as far as up to the elbow. The first politician leader who washed his hands publicly was Pilate. He washed his hands to save him from the guilt of Jesus' blood. Today we wash our hands not just for cleanliness, but for freeing us from the fear of contracting Covid 19. Hands play a significant role in our daily Eucharistic celebration. The Passion narrative of Jesus mentioned hands from different groups of people, and for different purposes; namely the hands to save, to show mercy and love. There are hands to build up and hands to destroy. There are hands to support and hands to condemn. There are hands to give and hands to receive. At the Last Supper Jesus held the bread, and then the cup, in his venerable hands to give thanks to God, and handed them to his apostles. Jesus' hands were to save, to show mercy and love. The apostles opened their hands to receive the bread and wine from Jesus. Their hands were to receive God's generosity and love. At every Eucharistic celebration, before the consecration of bread and wine, a priest washes his hands as the symbol of inner purity to celebrate the Sacred celebration. Later on, at the sign of peace hands are the hands of friendship and unity. At communion time, the hands of the Extraordinary Communion Minsters distribute the Body and Blood of Christ to the congregation, and they open their hands to receive the Body of Christ. These hands are the hands of faith sharing in communion, and God's love for others. Hands played an extraordinary role in Jesus' Passion narrative; apart from the hands of Jesus and the apostles. Soldiers used hands to arrest, and to show power when they tied Jesus' hands and led him away. Pointing fingers at Jesus came from the condemning hands. Hands used to judge, to condemn and even assert lies. The hands of the chief priest, who in his anger, banged on the table saying we need witnesses no more because we ourselves had heard him confirming he is the king. Hands showed their anger, frustrated and intimidated from the crowds, who raised hands above their heads shouting 'crucify him, crucify him'. Hands of the majority often went with a loud voice, shouting. They were manipulated by their leaders. Soldiers' hands were associated with inflicting pain and destroying life. Their hands showed no mercy when they whipped Jesus. There were helping hands of Simon who carried the cross for Jesus. Hands of women reached out to show their love for Jesus, but in their hopelessness the women only shed tears to show their grief, and solidarity with him. Hands of soldiers casting lots to get Jesus' garments were the hands of those hungry for material wealth. Hands of a soldier pierced Jesus' side. Hands of Mary who held Jesus' cold body. Hands of the secret apostles who came to remove Jesus' body from the cross and bury it in an empty tomb. The hands of women anointed Jesus' wounds. Mysterious hands chiselled the tomb and the mysterious hands moved the stone from the tomb.
God's hands are present to receive a human soul: 'into your hands I commend my spirit' said Jesus. Like Pilate, we wash our hands to save ourselves, to avoid trouble. Jesus washed not hands, but he washed the feet of his apostles- the sign of his unlimited generosity. His hands stretched out on the cross to save the multitude.
His broken hands shown to Thomas, was proof of his resurrection, 'Put your hands into the hole that they had made, doubt no more but believe' Jesus said to Thomas.
What sort of hands would you like to wash throughouly and what kind of hands you would like yours to be?
Dark cloud
I went for a long walk on one afternoon. The sky was beautiful, calm. The blu sky had not a single cloud in it. I enjoyed the soft breeze that fanned on my face and the transquility of the afternoon. I felt a bit tired and then realized that I have gone for a long walk. I need to go back before it was getting dark. On my way back, I saw a dark cloud was forming. From experience that kind of cloud often brought with it gusting winds, and followed by bucketing rain. I started to worry what to do and how I would get home before the rain? If I was caught in the rain, I would get sick caused by the mixture of heat and cold, and being soaked with rain water. Where to hide? Standing under a tree with wind gusting was not an option; running home proved to be out of the question. On top of that there was the fear of low sugar. Fear paralysed my body, I felt no energy left, bones disjointed and leg muscles disobeyed my command. I sat on the road side to relax and felt the coolness and softness of the young grass on my feet. I then lied down to relax, eyes closed. It sounded like reading in a novel without reasonable explanation. I didn't know how to explain it but I felt the strength slowly returned and slept for sometime. Lying on the grass my mind was at rest, all body muscles were in the state of relaxing and tiredness disappeared. Probably relaxing was the time for the body to release any bad energy, detressed, refreshed the blod flow and the body detoxed itself. It would have been energy from the mother earth added to the body. Through the grass earthly energy articulated my body and gave it more strength. I didn't know what happened but I felt well and strength returned. Minutes later, I opened my eyes, and surprised, I saw the picture of magnificent, bright, beautiful, and skilful mixture of colours. The picture was surrounding the crystal clear sky around. It instantly caught my eyes. I followed the picture and it kept changing from time to time. Every minute a new image was being formed, and from that new beautiful image emerged another image, that formed a new one greater in both shape and size. This image swallowed other images, and merged into one larger image. A minute later the enormous image was separated into three or four smallers images with different shapes and sizes. There was no struggled nor violent when images took each others or spitted it out. It was peaceful as a fish ate a see weed or a chicken picked a wheat grain. Changing happened, forming a new image happend and yet it was peaceful and quiet. I saw lighning that lightened the sky and the dark cloud was brightened up. There was another kind of lightning, this one didn't lighten up the sky but only shed thousand light lines on the cloud. It looked like the cloud had its own vein system that came and went like a wink of an eyes. By the time I got out of that trance it was getting dark. It was amazing, fear disappeared. I got my strength back. What a wonderful afternoon! The dark cloud, the Covid 19 dark cloud creates fear to the whole world. We need to look for the bright side of it. Jesus once said: I am the Light for the world (Jn 8,11). His Light certainly will give us hope, and hope in Jesus is certain.
Judging
The Passion of Jesus brings to light the viciousness of the battle between good and evil existing in this world. We humans, by our own will and power, have contributed to greater evil in the world. We, in our wisdom, think we have solutions for all problems in our society, but reality shows, that to control the existing evil we often create a new one which is bigger than the last one. It looks like goodness gives way to evil forces. In the case of Jesus; it is very clear that sinners sit on the throne to judge the sinless. Jesus, the sinless, was condemned to death by the sinners; while the notorious- Barabbas- was set free Lk 23,20-25. Every country has a court of appeal. Experts and law makers know that not all judgments are just and right. This is caused by human bias, and decision making is influenced by the current movements of that society. A court of appeal helps to solve these problems but not all appeals are granted. Evil ambition and ego are the powerful forces to suppress voices of one's heart.
Charity
Charity, generosity is the heavenly remedy to heal a broken heart. It gives hope for a giver and brings even more hope for a receiver. Mk 15,16-20. It shows light to the heart of a receiver, and this light would help that person to repent. Meeting Jesus' eyes, Peter felt sorry and went away to repent, recalling the goodness Jesus had shown to him.
Death
Death begins from within one's heart. When love for someone has died, to his/her heart, a former loved one already dead. The action that is carried out is only the revelation of the deadly conditions of that person. Before condemning Jesus to death, his opponents had already killed him in their hearts. The capital sentence they gave Jesus was the revelation of their inner hearts.
Hàng năm chúng ta nghe Bài Thương Khó Đức Kitô diễn tả nỗi thống khổ, lo sợ của Đức Kitô và các môn đệ. Nghe nhưng không cảm, không sợ hãi, kinh hoàng bởi nghe trong hoàn cảnh thanh tịnh, an toàn. Rất nhiều trường hợp ngôn ngữ đi qua mà không gây nên cảm xúc, Trong trường hợp đó ngôn ngữ không gắn liền với kinh nghiệm thực trong cuộc sống. Năm nay nghe diễn tả nỗi lo sợ, thống khổ trong Bài Thương Khó của Đức Kitô, hình như mọi người cảm thấy kinh hoàng gần gũi hơn, cái sợ kinh khủng hơn và lo lắng gần kề hơn, bởi ai cũng đang lo sợ về bệnh dịch Covid 19. Bệnh dịch làm cho con người sống trong kinh hoàng bởi không biết khi nào nó bám vào người. Nó không vào cách vụng trộm nhưng đi vào ngay cửa chính, cửa miệng. Khi vào, chúng chọn căn phòng thoáng mát nhất, buồng phổi, đóng trụ nơi đó. Cá nhân sợ hãi, chính quyền hoảng hốt, bác sĩ vò đầu, bứt tai tìm cách đuổi dịch ra khỏi buồng phổi. Đám dịch đã không chạy còn quay lại cắn bác sĩ và tìm cách lẩn trốn tìm cơ hội trở lại. Đám dịch quái ác này gây hoang mang, lo lắng cho mọi người, càng nhiều tuổi, nhiều kinh nghiệm sống càng bị chúng hoành hành dữ. Người ta đặt tên cho nó là dịch địa phương rồi chuyển sang dịch toàn cầu, toàn thế giới bị nó khống chế. Chính quyền tìm cách ngăn chặn bằng cách giới hạn di chuyển bởi dịch này chuyên môn đi ké (đi máy bay ké, đi xe ké, đi chợ ké).
Những ai không tin vào Đấng tôi cao, hay Đức Kitô, họ đặt trọn niềm tin vào khoa học, vào khả năng con người. Những ai tin vào Đức Kitô thì chạy đến với Ngài xin che chở, giảm bớt nỗi sợ. Đức Kitô có lần nói với các môn đệ: Đừng sợ, Ta sẽ ở cùng với các con mọi ngày cho đến tận thế Mat 28,20. Đặt tin tưởng vào Đức Kitô, nỗi sợ, hoảng hốt chết yểu. Kinh nghiệm các tông đồ cho biết họ tin vào Đức Kitô họ chỉ hoảng sợ trong một thời gian ngắn. Niềm vui tràn ngập tâm hồn, đầy ắp con tim khi gặp lại Ngài. Kẻ chống đối, không tin Đức Kitô họ vui mừng, chúc mừng nhau nhưng chiến thắng của họ chết non. Chỉ ba ngày say sưa ngất ngưởng, tin Đức Kitô sống lại, họ hoảng hốt, kinh hoàng, ngỡ ngàng, hối lộ, dậy đám lính tráng phao tin đồn, dối trá (Mat 28,12-13). Họ sống với nỗi sợ cho đến khi họ lìa cõi trần.
Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, khi phải đối diện với cái chết, đừng tự cầm cự một mình bởi rất có thể bạn thất bại. Chạy đến với Đức Kitô, tìm sức mạnh nơi Đức Kitô, có Ngài kề bên bạn sẽ không cô đơn trong lo sợ. Có Ngài đồng hành bạn sống trong hy vọng và đó là niềm vui Phục Sinh hàng năm chúng ta mừng kính. Các bà lòng tràn ngập niềm tin và lòng quí mến Đức Kitô, tảng sáng các bà ra thăm mộ. Đức Kitô bảo các bà: Đừng sợ, hãy đi báo cho anh em Ta biết, Ta sẽ gặp lại họ ở Galilê Mat 24, 10. Dời bỏ căn phòng sợ hãi, đầy u ám cuộc đời, tối tăm, ẩm ướt, tiến nhanh ra ánh sáng. Bạn sẽ gặp Đức Kitô Phục Sinh, Đấng sống lại từ cõi chết sẽ ban cho bạn niềm hy vọng Phục Sinh, ánh sáng và bình an Phục Sinh nơi Ngài ban cho bạn niềm tin mới, ánh sáng mới, hy vọng mới, cuộc đời mới.
CHÚC MỪNG PHỤC SINH.
Bác ái
Kitô hữu dành thời gian đặc biệt trong Mùa Phục Sinh chuẩn bị đón Đức Kitô sống lại, và dâng lời tạ ơn cho sự sống trường sinh Ngài ban. Người khác dành thời gian này coi như kì nghỉ dài cuối tuần. Kẻ tổ chức tiệc vui, người đi cắm trại, số khác leo núi, người tắm biển. Món quà Phục Sinh Đức Kitô ban tặng, ai muốn nhận, ai muốn từ chối, hoàn toàn tự do. Tuy nhiên bắt người khác phải từ chối, như một số nơi tổ chức thi cử vào dịp Phục Sinh là điều không phải, không nên. Phục Sinh năm nay hoàn toàn khác, bởi sợ dịch lan tràn.Chính quyền kêu gọi tránh ra khỏi nhà trừ trường hợp bắt buộc phải đi. Mọi người được kêu gọi tỏ tình bác ái, yêu thương, đùm bọc, lo lắng, chăm sóc, cho người chung quanh. Lời kêu gọi sống bác ái, yêu thương, đùm bọc chính là tinh thần Phục Sinh. Lời kêu gọi này thường bị lãng quên theo làn gió. Năm nay hoàn toàn khác, lời kêu gọi sống bác ái, yêu thương được đại đa số đón nhận. Dịch 19 cho thấy sâu thẳm trong tâm con người luôn có bác ái, yêu thương tha nhân. Dịch 19 đem theo nó nỗi sơ hãi, kinh hoàng nhưng qua nó con người tìm thấy tinh thần bác ái, yêu thương, đùm bọc.
Dịch 19 cũng cho thấy cái nhỏ bé, yếu đuối của con người. Dịch 19 có khả năng bị miệng mọi tần lớp trong xã hội. Lãnh đạo hay thứ dân đều cần khẩu trang. Bác sĩ đến tiêu diệt chúng cũng bị chúng bịt miệng. Xem thế để biết khả năng hạn hẹp của con người. Chức tước, địa vị, của cải, danh vọng không đủ sức khống chế dịch. Nước giầu nhất, quân sự mạnh nhất, khả năng kinh tế dồi dào nhất, ngành y khoa hoàn chỉnh nhất cũng bị dịch 19 quật cho tơi bời. Từ quan tới dân đều mất ăn, mất ngủ với dịch 19. Dịch 19 nhắc nhở cho con người biết dù tài giỏi đến đâu, dù mạnh đến đâu, con người cũng có giới hạn của mình. Không thể giải thích hợp lí khi con vi khuẩn tí teo, yếu ớt, dễ chết, có khả năng giết người to lớn, mạnh khoẻ. Đặt trọn niềm tin vào khả năng con người là tìm lối thoát nơi đường cụt. Cần tìm lối thoát vượt khỏi khả năng con người. Lối thoát đó phải đến từ Đấng siêu hình. Đấng mà khối óc con người không thể suy, giải thích hợp lí, hay cân đo.
Ba mươi quan
Sau khi Đức Kitô bị bắt, Juda cảm thấy tội lỗi, thống hối đem ba mươi quan trả lại cho các Thượng Tế Mat 27,3-10. Số tiền này không được xung vào quĩ nhưng dùng để mua đất chôn cất những người qua đời, không thân nhân.
Không thể phản bội người xa lạ bởi chưa có lòng tin. Phản bội xảy ra cho người mình yêu mến, tôn trọng, kính phục. Hành động phản bội cắt đứt, chia lìa tình thân thương, người mà có lần mình hết mực yêu thương, quí mến. Đây không phải là điểm chính. Thiên Chúa thể hiện lòng xót thương của Ngài với tha nhân là điểm chính. Thiên Chúa có thể biến phản bội của con người thành khí cụ tình yêu. Điều ác con người dùng tác hại tha nhân, Thiên Chúa biến nó thành điều thiện hảo. Juda phản bội Thầy, Thiên Chúa bằng cách của Ngài biến tiền phản bội đó thành đất chôn người chết không thân nhân. Hành động gian ác thành hành động yêu thương. Trong tinh thần này, nghĩa trang nơi xứ đạo cần có một ít nơi dành riêng trong trường hợp có người qua đời không nơi chôn cất, không phân biệt, loại trừ lúc còn sống họ tàn ác, tồi tệ ra sao, làm thế chính là làm tròn điều răn 'chôn xác kẻ chết'. Cái chết của Đức Kitô mang sự sống trường sinh cho những ai tin, yêu mến Ngài. Đồng tiền Juda phản bội được dùng giúp người không nơi chôn cất có được nấm mộ.
Thập giá là hình ảnh man rợ, gây đau thương tột cùng cho nạn nhân trước khi chết. Hình phạt khủng khiếp, hình phạt tàn bạo, man rợ giết chết nạn nhân; chúng còn gây kinh hoàng, sợ hãi tột cùng cho thân nhân, cho người còn sống. Đức Kitô biến hình ảnh chết, hình ảnh đáng sợ, ghê rợn thành hình ảnh của sự sống, của tình thương, của hy vọng. Với Kitô hữu thập giá không còn là dấu chỉ, hình ảnh của sự dữ, sự chết nữa. Thập giá là dấu chỉ của sự sống lại, của tình yêu Chúa trên thập tự, giang rộng tay đón những ai đến nương nhờ dưới cánh tay Đức Kitô. Hình ảnh người trộm biết thống hối vào phút chót nói rõ lòng xót thương của Thiên Chúa với tâm hồn biết thống hối, ăn năn.
Xin lỗi, không bao giờ trễ.
Đây chính là kinh nghiệm của người trộm nói lời thống hối với Đức Kitô. Trên thập tự, người trộm biết anh ta không thể gian lận hơn được nữa, những gì anh gom góp nay trở thành dư thừa. Của cải, vật chất trở thành vô dụng. Của cải, vật chất đã không giúp anh mà chúng còn trở thành cớ, gây tai vạ cho anh. Vì chúng mà anh bị đóng đinh. Không thể dùng chúng để hối lộ, mua chuộc hay đút lót để sống. Biết không thể làm gì khác hơn, anh nhìn vào cuộc đời mình và chấp nhận mình làm quá nhiều điều gian ác. Không con người trần thế nào tha cho anh. Không con người trần thế nào có khả năng cứu anh, chỉ còn mình Đức Kitô là Đấng duy nhất anh tìm đến. Lậy Ngài, xin thương nhớ con khi Ngài vào nước của Ngài Lc 23,43. Lạ lùng thay một câu nói thống hối đơn giản, chân thành thế mà Đức Kitô tha hết mọi tội ác anh đã phạm. Ngay đêm nay con sẽ ở Thiên đàng với Ta. Đức Kitô hứa với anh. Người trộm biết thống hối là bởi anh không nhìn ra ngoài xã hội, nhưng nhìn vào cõi lòng mình, nhìn vào tâm tư mình, nhìn vào hành động của chính mình. Nhờ thế anh nhận ra sai lầm. Để biết rõ con người mình, đừng tin vào lời khen, chê người khác dành cho, mà hãy tự mình nhìn vào chính cõi lòng mình để nhận ra chân tướng mình.
Tình yêu Đức Kitô dành cho anh lớn hơn điều anh mong ước. Tình yêu Chúa vượt trên mọi điều gian ác anh đã phạm. Anh chết trong niềm hy vọng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa. Lời thống hối đơn sơ, chân thành có sức mạnh hơn cả một đời ăn cướp. Lời thống hối đơn sơ, chân thành mang lại hy vọng, sự sống trường sinh. Trong khi của cải vật chất, vàng bạc đều nằm kín nơi anh chôn cất chúng. Sức mạnh của chúng là con số không. Anh trộm cho chúng ta biết xin lỗi không bao giờ trễ, luôn hợp thời, luôn tốt. Xin lỗi không bao giờ quá đát, cũng chẳng quá muộn hay bị quên lãng.
Bỏ rơi
Lậy Cha, sao Cha đành bỏ con Lc 27,46.
Câu nói trên của Đức Kitô phát ra khi Ngài bị treo trên thập tự. Trong đau khổ tột cùng, trước giờ hấp hối Đức Kitô mong mỏi nhìn thấy Chúa Cha kề bên, nhưng Ngài không thấy Chúa Cha kề bên và Ngài lên tiếng. Sao cha đành bỏ Con. Không nhìn thấy, không nhận ra, không cảm thấy gần bên, không có nghĩa là không có. Đức Kitô xác nhận có Chúa Cha nhưng Ngài cảm thấy Chúa Cha vắng bóng, không kề bên. Câu nói phủ định trở thành lời xác định, xác quyết. Có Thiên Chúa nhưng đau khổ, lo sợ, tràn ngập cõi lòng khiến Đức Kitô cảm thấy đau khổ, lo lắng, âu sầu tràn ngập đến độ Ngài không cảm thấy Chúa kề bên. Khi đau khổ ngập tràn, khi hy vọng vắng bóng, khi cõi buồn đầy ắp trong tim, điều cần xin không phải là xin cho bớt đau khổ, xin ơn giải thoát. Điều cần xin chính là xin ơn cảm thấy Thiên Chúa hiện diện, kề bên, cùng đồng hành với ta trong đau khổ, trong lo lắng, trong sợ sệt, trong đơn côi. Có Chúa cùng đồng hành, dù đau khổ ta vẫn sống trong hy vọng. Nơi đâu có hy vọng nơi đó có mầm sống mới.
Kinh nghiệm đau khổ, cô đơn của Đức Kitô nơi vườn Cây Dầu, bị xỉ vả nơi toàn án, bị kết án oan uổng, trên đường vác thập giá, và trên thập tự cũng là kinh nghiệm thực trong đời của con người. Ta không thể nào chạy trốn khỏi những thực tại trong đời. Đến cùng Đức Kitô, xin ơn cảm thấy Chúa kề bên là điều khôn ngoan nhất. Bà Mary Magdala trong nỗi buồn da diết, trong nỗi đau, thương nhớ mất Thầy. Khi gặp lại Đức Kitô, bà không nhận ra Ngài vì cái buồn, nỗi lo, cái sợ, gặm nhấm cõi lòng đến nỗi bà không nhận ra Đức Kitô, đến nỗi bà không nhận ra giọng nói quen thuộc. Bà nhận ra khi Đức Kitô gọi tên Maria. Tỉnh dậy từ đau khổ, lo lắng, bà nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Lo lắng, đau khổ có khả năng làm tê liệt con người đến nỗi, thay vì mình điều khiển chúng, chúng lại làm chủ con người mình. Không xin Chúa cất khỏi đau khổ, sự dữ, nhưng xin có Chúa ở cùng. Vì sao? Bởi biết đâu đau khổ trong đời chính là í Chúa Cha trao phó cho ta. Xin cho í Cha được thể hiện, như lời kinh ta đọc. Khi í đó đến ta lại xin cất chúng đi, như thế làm sao í Cha trể hiện trong đời ta. Xin có Chúa ở cùng để í Cha được thể hiện trong ta. Đức Kitô cũng làm thế khi Ngài xin. Nếu được xin cất chén này khỏi con, nhưng đừng theo í con, một tuân theo í Cha Mat 26,39.
Rửa tay
Năm hai ngàn hai mươi có tên là năm 'Rửa Tay'. Đặt cho nó tên 'Rửa Tay' vì nhiều lí do. Thứ nhất, toàn thế giới ai cũng rửa tay tránh bị dịch Covid 19. Thứ hai, lời kêu gọi cảnh giác rửa tay đến từ môi miệng của các nhà lãnh đão trên thế giới, không phải một người mà toàn thể các nhà lãnh đạo kêu gọi rửa tay. Thứ ba, kêu gọi rửa tay đến từ những nhà chuyên môn, nổi danh trong ngành i học. Họ kêu gọi rửa tay không phải một lần trong ngày mà rửa thường xuyên. Con nít thích nước, bảo chúng rửa tay chúng chơi với nước đến độ mẹ nó phải nhắc, kêu gọi, bắt chúng ra chúng mới ra, còn không chúng đứng đó tay chơi với nước. Người ta kêu gọi rửa tay không phải năm ba giây đồng hồ mà ít nhất cũng phải hai mươi giây đồng hồ. Thế mới biết con nít khôn hơn người lớn. Rửa tay không phải là điều mới lạ, tập tục này có từ xa xưa, thời dân Do Thái có luật ai về nhà từ nơi đông người đều phải rửa tay từ khỉu tay xuống, phòng tránh bị nhiễm bệnh. Nhà chính trị gia đầu tiên rửa tay nơi công cộng chính là Philatô khi ông rửa tay tuyên bố ông vô tội trong việc đổ máu Đức Kitô. Như thế ông rửa tay tránh bị tiếng xấu, tiếng oan trong đời (Mat 27,25). Ngày nay rửa tay không phải để được sạch mà ngụ í tránh bị nhiễm dịch Covid 19. Rửa tay trong trường hợp này là tự cứu mình, bớt sợ bị nhiễm dịch.
Rửa tay mang một í nghĩa lớn trong phụng vụ Thánh Thể. Dấu chỉ của tâm hồn trong sạch trước khi linh mục chủ tế dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Bàn tay chúc bình an là dấu chỉ bàn tay thân hữu, bàn tay giao hoà. Bàn tay trao và bàn tay đón nhận Mình Máu Thánh Đức Kitô là bàn tay phân phát và bàn tay đức tin và lòng mến Chúa.
Bài Thương Khó Đức Kitô nhiều lần nhắc đến đôi bàn tay. Bàn tay nhắc đến trong nhiều trường hợp khác nhau, nhiệm vụ khác nhau, và mục đích khác nhau. Trước hết là đôi bàn tay cực thánh thiện Đức Kitô dâng Bánh, và Rượu lên Chúa Cha, dâng lời tạ ơn. Đôi bàn tay dâng lời tạ ơn và dâng bánh rượu. Thứ đến là bàn tay các môn đệ nhận bánh rượu từ tay Đức Kitô. Trong trường hợp này đôi bàn tay lãnh nhận tình yêu Chúa. Bàn tay Juda chìa ra nhận tiền là bàn tay phản bội, bàn tay tham lam, bàn tay vơ của. Bàn tay trong trường hợp này là bàn tay dính máu người vô tội. Chúng ta gặp lại bàn tay này lần nữa khi bọn lính chia áo Đức Kitô, trong đó bao gồm cả bàn tay cờ bạc khi chúng bắt thăm chiếc áo cuối cùng. Bàn tay bọn lính bắt trói Đức Kitô là bàn tay trói buộc, bàn tay thi hành quyền lực.Trong cuộc xử án Đức Kitô, bàn tay chỉ thẳng mặt Ngài kết án: Ông là người mà dám xưng mình là Chúa là bàn tay xỉ nhục. Bàn tay người lính táng mặt Đức Kitô là bàn tay lạm quyền (Jn 18,22). Bàn tay bọn lính dùng roi quất trên thân thể Đức Kitô là bàn tay hành hình. Bàn tay vị thượng tế đập bàn, quát tháo là bàn tay giận dữ, bàn tay tỏ uy quyền. Bàn tay của đám đông giơ cao khỏi đầu hô hoán giết Đức Kitô và xin tha cho Baraba là bàn tay đấu tố, bàn tay vô thức, bị lạm dụng, nghe theo lãnh tụ xúi dục. Bàn tay nâng đỡ là bàn tay của Simon khi ông vác thánh giá đỡ Đức Kitô. Bàn tay an ủi là bàn tay của bà Veronia trao khăn cho Đức Kitô lau mặt. Bàn tay tuyệt vọng là ban tay các bà phụ nữ theo Đức Kitô chỉ biết khóc thương mà bất lực không giúp được gì. Bàn tay thô bạo là bàn tay bọn lính đóng đinh Đức Kitô. Bàn tay nhạo báng là bàn tay kẻ đứng đường chỉ trỏ, bàn tán về cái chết của Đức Kitô. Bàn tay vô tâm là bàn tay người lính cầm đòng đâm trái tim Đức Kitô. Bàn tay nhân ái là bàn tay hai môn đệ xin phép tháo đanh Đức Kitô từ thập giá xuống. Bàn tay đau khổ là bàn tay Đức trinh nữ Maria ôm xác con lạnh giá. Bàn tay buốt lạnh là bàn tay bị đóng đanh, không còn giọt máu sót trong tim. Bàn tay thương tâm là bàn tay các bà phụ nữ ướp xác Đức Kitô. Bàn tay vô danh là bàn tay người khoét mộ bia chôn xác Chúa. Sau cùng chúng ta gặp lại bàn tay cứu độ, dấu chỉ, bằng chứng của sự sống lại là bàn tay có lỗ đinh khi Đức Kitô nói với Thomas: Hãy xỏ tay vào lỗ đinh nơi bàn tay Thầy và ông đã thưa: Lậy Chúa, lậy Thiên Chúa của con Jn 20,28.
Bàn tay Chúa Cha là bàn tay đón nhận linh hồn: Lậy Cha, Con xin phó linh hồn Con trong tay Cha Lk 23,46. Nói xong Ngài tắt thở.
Philatô rửa tay để cứu anh ta, chúng ta rửa tay tránh dịch Covid 19. Đức Kitô trong Bữa Tiệc Li không rửa tay cho các môn đệ nhưng rửa chân là việc làm phục vụ tha nhân. Ngài kêu gọi chúng ta phục vụ các anh chị em cần đến đôi bàn tay nâng đỡ.Tay Đức Kitô giang rộng trên thập giá là dấu chỉ của đôi tay sẵn sàng đón nhận các linh hồn biết thống hối ăn năn mà người trộm thống hối là người đầu tiên đón nhận ơn thứ tha.
Đôi bàn tay nào bạn muốn rửa cho sạch và đôi bàn tay nào giúp bạn đến gần Đức Kitô.
Mây đen
Chiều kia trời nắng đẹp, gió mát tôi vui mừng thả bộ dọc con đường. Gió mát, cảnh trí tươi đẹp, trời quang, làm đôi chân tôi vui bước quá đà. Thấm mệt quay trở lại mới biết mình đi quá xa; xa ngoài dự liệu thời gian cho phép. Tôi cắm cổ đi về, ngẩng mặt lấy thêm không khí tươi mát, tôi phát giác. Xa xa phía chân trời mây đen đang lớn dần, nó lớn nhanh đến độ mắt thường có thể trông thấy. Dưới đám mây còn có cái đuôi dài thườn thượt cũng màu đen như thể con vật khổng lồ trên bầu trời, đuôi nó dài tới mặt đất. Dù trời không gió, nhưng mây đen như thế báo hiệu sẽ có gió lớn, mưa rào. Tôi bắt đầu lo sợ không đủ thời gian về nhà trước khi mưa gió ập đến. Làm thế nào bây giờ? Nỗi lo lớn dần trong tôi. Lo làm sao tránh mưa giữa đường. Chạy thì không thể bởi mệt quá rồi. Trú mưa thì trú vào đâu? Đứng dưới gốc cây khi có gió lớn không phải là khôn ngoan, chưa nói đến có thể bị sét đánh. Hơn nữa nắng đường bốc lên cộng với hơi lạnh nước mưa chắc chắn tôi sẽ bị cảm nặng. Trú mưa lâu quá tôi hết dinh dưỡng trong người. Làm sao sống? Tôi cảm thấy mệt mỏi, chân không còn nghe theo đầu điều khiển, người không còn đử sức bước đi, tôi ngồi bệt xuống vệ đường. Cái mềm mại của cỏ cộng với hơi mát của cỏ mang lại chút thoải mái. Nằm trên cỏ, mắt nhắm tịnh dưỡng tinh thần. Tôi cảm thấy khoẻ lại. Nghe như có vẻ tiểu thuyết, thiếu khoa học. Thực tế thật rõ ràng. Nằm nghỉ trên thảm cỏ xanh, lưng cảm thấy mát rượi, tinh thần sảng khoái, đầu óc thảnh thơi. Toàn thân thư giãn. Rất có thể lúc nghỉ như thế cơ thể có thời gian thư giãn, đốt bớt hay thải đi thán khí trong người, chất dơ trong máu được thải ra. Chính vì thế mà tôi cảm thấy khoẻ. Cũng có thể da thịt đụng chạm đến cỏ mềm mại. Chút hơi đất bốc lên toả lan toàn thân, giúp cơ thể thư giãn, hấp thụ thêm sinh lực từ đất giúp cơ thể bình thường hoá trở lại và các cơ quan trong người hồi phục như trước. Làn gió lạnh làm tôi mở mắt, việc đầu tiên là ngó về đám mây đen. Mây vẫn đang lớn, nhưng chậm hơn trước. Mắt tôi bắt gặp vệt sáng dưới đám mây, vệt sáng tạo thành muôn màu sắc nơi đám mây. Mắt tôi đải đi đải lại, hết hình ảnh này qua hình ảnh khác do mây bay tạo thành. Những bức tranh tuyệt vời, màu sắc pha trộn tinh xảo đến tuyệt diệu, sống động, đang di chuyển xuất hiện trước mắt tôi. Không tham lam nhưng nếu nhìn chậm hình ảnh sẽ biến mất muôn đời. Rồi hình nọ chồng lên hình kia thật tuyệt diệu, rõ ràng hình này nuốt trửng hình kia như con cá nuốt cọng rong, con gà nuốt hạt thóc. Không có chống cự, không hề chiến tranh, hoàn toàn không bạo động. Có thay đổi, có chuyển dời, có kiến tạo và có huỷ hoại, nhưng vẫn có hoà bình, vẫn yên tĩnh, vẫn hài hoà di chuyển. Các hình ảnh cứ vậy che khuất nhau và không có đổ vỡ. Thỉnh thoảng có một vài hình chớp bao phủ toả sáng toàn đám mây. Lúc khác lại có ngàn sợi lửa chằng chịt nổi bật trong đám mây, làm tôi tưởng tượng ra đám mây kia cũng có hệ thống kinh mạch, chằng chịt như hệ thống mạch máu trong thân thể con người. Tôi nhìn thấy hai bình nhập thành một rồi tự nó xé thành ba mảnh, ba bức tranh tuyệt hảo. Cứ thế theo dõi, hình dung từng bức tranh ra những tấm hình thực, thưởng thức cảnh tranh tuyệt đẹp trên nền trời. Những bức tranh trời hớp hồn tôi, làm tôi quên hẳn thời gian, quên hẳn hoàn cảnh sợ hãi, lo lắng, bồn chồn. Tôi hoàn toàn cảm thấy thoải mái, tự do và thưởng thức cảnh đẹp, cảnh hùng vĩ của thiên nhiên. Cảnh thiên thai cũng chỉ đẹp đến thế là cùng.
Màu sắc tàn dần và trời cũng tối hơn, tôi đứng dậy và ngạc nhiên thay, tôi thấy mạnh như lúc khởi đầu cuộc đi. Lòng vui rộn rã, tâm tình vui tươi và tôi về đến nhà bằng an. Sợ hãi làm giảm lòng tin, làm mất sinh lực, sức sống, tinh thần phấn đấu. Bình an, hy vọng mang đến sự sống. Dịch Covid 19 là đám mây đen che phủ thế giới, tạo nên một màu xám lo lắng, sợ sệt cho mọi người. Hãy bình tâm nhìn đâu đó tìm kiếm niềm hy vọng, tìm ánh sáng để lấy lại bình tĩnh, lấy lại niềm tin. Đức Kitô có lần nó: Ta là ánh sáng thế gian Jn 8,12. Ánh sáng Ngài ban mạnh hơn vệt sáng chân trời mang lại cho tôi niềm tin.
Phê phán
Cuộc Thương Khó Đức Kitô nêu rõ một điều là cuộc chiến giữa thiện và ác xảy trong đời cho tất cả mọi người. Là con người, chúng ta thường chiều theo í riêng bởi thích tiếng, háo quyền. Chính vì thế mà sự dữ tồn tại trên thế giới. Con người thường cao ngạo cho là mình có thế giải quyết mọi vấn đề. Thực tế cho biết khi giải quyết vấn đề này, nó lại phát sinh ra vấn đề khác, đôi khi lớn hơn vấn đề cũ mà ta không bao giờ ngờ đến. Như thế ta lại phải đương đầu với vấn đề mới, và rồi lại sinh ra vấn đề khác mới hơn, khó giải quyết hơn. Trong truờng hợp này không thể chối bỏ sự dữ tồn tại trên thế giới, và sự dữ dường như thắng sự thiện. Trường hợp Đức Kitô cho thấy rõ ràng, người có tội đứng ra xét xử, kết án Đấng vô tội. Trong khi Đấng vô tội là Đức Kitô bị kết án tử hình. Chính Philatô xác nhận điều đó Jn 18,39; trong khi kẻ có tội là Baraba lại được tha bổng, ra đi tự do Lc 23,20-25. Phê phán, kết án người khác thường bị sai lạc bởi cách giải thích công lí khác nhau, bởi thiên tư trong lúc phán đoán, bởi nhận xét thiếu công tâm, kể cả trường hợp thiếu khả năng nhận xét cách tỏ tường. Trào lưu, xu hướng xã hội thường ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách nhìn của người làm luật và cầm luật. Chính vì thế mà quốc gia nào cũng có toà kháng án, hầu mong tránh bớt kết án sai lầm. Bớt thôi, chứ không phải là hết. Tham vọng và cái tôi đóng vai trò rất lớn trong việc giúp cho cái ác tồn tại trong xã hội.
Hảo tâm
Sống hảo tâm là chạnh lòng thương, biết đến khó khăn của tha nhân và sẵn sàng hy sinh, ra tay giúp đỡ. Hảo tâm là linh dược chữa lành con tim đau khổ, u uẩn, mất tin tưởng nơi người khác. Một khi con tim mất tin tưởng nơi người khác. Việc lấy lại niềm tin cho con tim vui trở lại đòi hỏi việc làm đến từ tim. Làm cho con tim vui trở lại bằng hành động bác ái, bằng hảo tâm, bằng việc từ thiện. Không phải việc vĩ đại mà chính những việc nhỏ, sinh hoạt hàng ngày mang lại hiệu quả lớn. Hành động nhẹ nhàng, âm thầm đánh thức con tim đang ngủ, con tim đang mơ màng, con tim tan vỡ được hàn gắn chính là tình yêu, lòng mến và thứ tha. Thống hối phát sinh từ lòng mến tha nhân dành cho. Người con hoang trở về vì ông nhìn lại và nhận ra lòng mến cha anh dành cho anh. Phêrô sau khi chối Thầy, ra đi than khóc vì mắt ông bắt gặp mắt Đức Kitô khi Ngài nhìn ông. Đôi mắt nhân từ không trách móc, đôi mắt nhân lành sẵn sàng tha thứ và ông đã ăn năn. Có lẽ người trộm khi nhìn sang Đức Kitô bắt gặp cặp mắt nhân hậu của Ngài và anh mạnh dạn xin thứ tha.
Chết
Chết bắt đầu từ trong lòng người. Trước khi có hành động giết người thì nạn nhân đó đã chết trong tim của người ra tay giết anh. Với những người cố tình giết Đức Kitô thì họ đã giết chết Ngài trong lòng họ trước khi họ ngồi ghế xét xử. Việc ra bản án đóng đinh Đức Kitô chỉ là hành động diễn tả cái chết trong tim của họ. Đức Kitô phải chết bởi trong tim người chống đối Ngài không còn chỗ. Một chút tình cảm dành cho Đức Kitô cũng đã cạn kiệt, đã chết nên việc giết Đức Kitô là bước cuối cùng trong việc thi hành điều họ đã giết chết trong tim họ. Phúc âm thuật lại nhiều lần họ muốn giết Ngài nhưng giờ Ngài chưa đến, họ chưa có dịp ra tay và khi dịp đó đến chắc chắn họ sẽ không bỏ lỡ.
TiengChuong.org
Easter Lines
Fear not
Each year we listen to the Passion of Jesus. We heard about the sadness Jesus felt, his worries about imminent death, his fear of being arrested, being whipped. His apostles felt the fear of being caught like their Master, Jesus. We hear the words but we have never had personal experience of living the fear of contracting a deadly virus, or of death at our doorpost. The Covid 19 makes everyone feel that fear that paralyses us all. Individuals are fearful of contracting the virus; government fear the virus is out of control; medical people fear that our hospital system is incapable of handling the crisis. Business fears economic recession. Employees fear being retrenched. There is no exception, fear is real and is a constant threat to everyone, not just at a local level or for a single country, but for the entire world. Epidemic then pandemic, but people of faith pray in hope. People without faith have only their faith in others. They hope scientists soon find the vaccine. To control fear, governments make rules; to conquer fear, Jesus called us to turn to him. Jesus once told his apostles 'fear not' for I am with you till the end of the world. Mt 28,20. For those who love and have faith in Jesus, their fear is short lived. The apostles loved Jesus and their fear lasted less than a week; they felt great Joy when they met him again. His opponents enjoyed their victory less than a week, and then they lived in fear and worry for days, probably till the end of their earthly journey.
In time of hardship and difficulty, we turn to Jesus in hope and that is the heart of our Easter celebration because his resurrection brings hope to all who have faith in Him. Jesus told the women: 'Do not be afraid, go and tell my brothers that they must leave for Galilee, they will see me there' Mat. 24,10. We need to move away, move out of fear to meet Jesus.
Happy Easter to all.
Generosity
For many, Easter is the time to give thanks to God for showing God's love for the world, and for saving the world. For some, Easter is the time to relax, to party, and to enjoy holidays. Easter this year 2020 is different because of the fear of Covid 19 spreading. Government at all levels call people to stay home, movements are off limits at local level, and we are asked be kind to one another. The message is loud and clear and most people obey the orders- stay indoors-. The same message 'be kind, be generous and have hope in the Lord' is what the Church annually calls us to do. People often ignore this call because they don't feel they have need of it. This year is different. Covid 19' spreads fears and the fear is real and so close no one can ignore it. Staying inside or restricting movements is not only keeping you safe from contracting the deadly virus, but also shows your kindness and generosity to others. Be kind, be generous and unselfish is what we celebrate at Easter. The fear of the virus revealed what is inside our hearts.
Thirty silver pieces
'Judas his betrayer was filled with remorse and took the thirty silver pieces back to the chief priests and elders....' The chief priest took the money and bought the potter's field to be a graveyard for the poor. Mat 27,3-10
Betrayal is an evil act against one whom you once loved dearly. It is the abuse of love and trust. Jesus was condemned by the act of betrayal, but it is not what I would like to share here. What I would like to share is the power of God, who in his mysterious way, is able to turn upside down Judas' evil act to be an act of generosity for others. Witnessing the arrest of Jesus and seeing how evil it was, Judas felt sorry. He returned, went back to the chief priest and returned the money. That money turned out not to be wasted but it was invested to the burial ground for those who had nowhere to 'RIP'. Before his death Jesus showed his generosity to others by giving them an empty tomb, the cost of his life. Again, God in his power changed the weapon of death to be the symbol of life- His cross-. The cross was capital punishment, the greatest fear of all forms of punishment. Jesus turned upside down its meaning, making it to be the symbol of life, the ultimate hope for those who love and have faith in Him.
Never too late to say sorry
This is the experience of the repentant thief. On the cross, seeing that he was unable to escape death, but feeling death was approaching; he turned to Jesus uttered these words, words that came from his repentant heart: Jesus, remember me when you come into your kingdom. Jesus in his kindness, responded with love, confirming to him. You will be with me in paradise. Lk 23,43. The repentant thief received what he asked for- God's kingdom- because he repented at the last minute. It tells us that it would never be too late to say sorry.
Abandonment
My God, my God, why have you deserted me? Lk 27,46
Jesus used the negative statement to confirm a positive reality that is - God is his Father. In his agony he felt God was far away. For Jesus, the feeling of being abandoned is the affirmation. It is the confirmation that God was out there, but Jesus felt God was not nearby. This is Jesus' human experience in his agony on the cross. In times of being challenged, we feel that God had abandoned us. We can identify our personal experience with the feelings Jesus felt on the cross. In our great fear, heavy burden, and utmost agony we keep praying and yet God seems silent. We may even doubt the existence of God. May of Magdala in her sadness, mourning for the death of Jesus, didn't recognize Jesus when she saw and heard him. She thought he was a gardener. Her eyes were opened when Jesus called her name (Jn 20,11-18). Jesus in his utmost suffering cried out to confirm God is real, and yet the pain took control of the situation, blurred his vision about God's love. In his heart he felt God was out there somewhere.
Washing hands
For me 2020 is the year of washing hands. It is the year of washing hands for a number of reasons. First, it is because of the Covid 19 that everyone regularly washes hands to avoid the virus. Second, the advice to regularly wash one's hands comes from the medical experts, and more serioulys it comes from the mouths of all world political leaders. They ask us to wash hands regularly and it takes time to wash them. Each time, we need to wash not just for five or ten seconds, but it takes twenty seconds to wash hands properly. Hand washing is not something new. Parents taught their children to wash their hands after being to the toilet. Washing hands has its history from the Jews; the law of purity required a person to wash hands after returning from a public place. A person must wash his/ her hands as far as up to the elbow. The first politician leader who washed his hands publicly was Pilate. He washed his hands to save him from the guilt of Jesus' blood. Today we wash our hands not just for cleanliness, but for freeing us from the fear of contracting Covid 19. Hands play a significant role in our daily Eucharistic celebration. The Passion narrative of Jesus mentioned hands from different groups of people, and for different purposes; namely the hands to save, to show mercy and love. There are hands to build up and hands to destroy. There are hands to support and hands to condemn. There are hands to give and hands to receive. At the Last Supper Jesus held the bread, and then the cup, in his venerable hands to give thanks to God, and handed them to his apostles. Jesus' hands were to save, to show mercy and love. The apostles opened their hands to receive the bread and wine from Jesus. Their hands were to receive God's generosity and love. At every Eucharistic celebration, before the consecration of bread and wine, a priest washes his hands as the symbol of inner purity to celebrate the Sacred celebration. Later on, at the sign of peace hands are the hands of friendship and unity. At communion time, the hands of the Extraordinary Communion Minsters distribute the Body and Blood of Christ to the congregation, and they open their hands to receive the Body of Christ. These hands are the hands of faith sharing in communion, and God's love for others. Hands played an extraordinary role in Jesus' Passion narrative; apart from the hands of Jesus and the apostles. Soldiers used hands to arrest, and to show power when they tied Jesus' hands and led him away. Pointing fingers at Jesus came from the condemning hands. Hands used to judge, to condemn and even assert lies. The hands of the chief priest, who in his anger, banged on the table saying we need witnesses no more because we ourselves had heard him confirming he is the king. Hands showed their anger, frustrated and intimidated from the crowds, who raised hands above their heads shouting 'crucify him, crucify him'. Hands of the majority often went with a loud voice, shouting. They were manipulated by their leaders. Soldiers' hands were associated with inflicting pain and destroying life. Their hands showed no mercy when they whipped Jesus. There were helping hands of Simon who carried the cross for Jesus. Hands of women reached out to show their love for Jesus, but in their hopelessness the women only shed tears to show their grief, and solidarity with him. Hands of soldiers casting lots to get Jesus' garments were the hands of those hungry for material wealth. Hands of a soldier pierced Jesus' side. Hands of Mary who held Jesus' cold body. Hands of the secret apostles who came to remove Jesus' body from the cross and bury it in an empty tomb. The hands of women anointed Jesus' wounds. Mysterious hands chiselled the tomb and the mysterious hands moved the stone from the tomb.
God's hands are present to receive a human soul: 'into your hands I commend my spirit' said Jesus. Like Pilate, we wash our hands to save ourselves, to avoid trouble. Jesus washed not hands, but he washed the feet of his apostles- the sign of his unlimited generosity. His hands stretched out on the cross to save the multitude.
His broken hands shown to Thomas, was proof of his resurrection, 'Put your hands into the hole that they had made, doubt no more but believe' Jesus said to Thomas.
What sort of hands would you like to wash throughouly and what kind of hands you would like yours to be?
Dark cloud
I went for a long walk on one afternoon. The sky was beautiful, calm. The blu sky had not a single cloud in it. I enjoyed the soft breeze that fanned on my face and the transquility of the afternoon. I felt a bit tired and then realized that I have gone for a long walk. I need to go back before it was getting dark. On my way back, I saw a dark cloud was forming. From experience that kind of cloud often brought with it gusting winds, and followed by bucketing rain. I started to worry what to do and how I would get home before the rain? If I was caught in the rain, I would get sick caused by the mixture of heat and cold, and being soaked with rain water. Where to hide? Standing under a tree with wind gusting was not an option; running home proved to be out of the question. On top of that there was the fear of low sugar. Fear paralysed my body, I felt no energy left, bones disjointed and leg muscles disobeyed my command. I sat on the road side to relax and felt the coolness and softness of the young grass on my feet. I then lied down to relax, eyes closed. It sounded like reading in a novel without reasonable explanation. I didn't know how to explain it but I felt the strength slowly returned and slept for sometime. Lying on the grass my mind was at rest, all body muscles were in the state of relaxing and tiredness disappeared. Probably relaxing was the time for the body to release any bad energy, detressed, refreshed the blod flow and the body detoxed itself. It would have been energy from the mother earth added to the body. Through the grass earthly energy articulated my body and gave it more strength. I didn't know what happened but I felt well and strength returned. Minutes later, I opened my eyes, and surprised, I saw the picture of magnificent, bright, beautiful, and skilful mixture of colours. The picture was surrounding the crystal clear sky around. It instantly caught my eyes. I followed the picture and it kept changing from time to time. Every minute a new image was being formed, and from that new beautiful image emerged another image, that formed a new one greater in both shape and size. This image swallowed other images, and merged into one larger image. A minute later the enormous image was separated into three or four smallers images with different shapes and sizes. There was no struggled nor violent when images took each others or spitted it out. It was peaceful as a fish ate a see weed or a chicken picked a wheat grain. Changing happened, forming a new image happend and yet it was peaceful and quiet. I saw lighning that lightened the sky and the dark cloud was brightened up. There was another kind of lightning, this one didn't lighten up the sky but only shed thousand light lines on the cloud. It looked like the cloud had its own vein system that came and went like a wink of an eyes. By the time I got out of that trance it was getting dark. It was amazing, fear disappeared. I got my strength back. What a wonderful afternoon! The dark cloud, the Covid 19 dark cloud creates fear to the whole world. We need to look for the bright side of it. Jesus once said: I am the Light for the world (Jn 8,11). His Light certainly will give us hope, and hope in Jesus is certain.
Judging
The Passion of Jesus brings to light the viciousness of the battle between good and evil existing in this world. We humans, by our own will and power, have contributed to greater evil in the world. We, in our wisdom, think we have solutions for all problems in our society, but reality shows, that to control the existing evil we often create a new one which is bigger than the last one. It looks like goodness gives way to evil forces. In the case of Jesus; it is very clear that sinners sit on the throne to judge the sinless. Jesus, the sinless, was condemned to death by the sinners; while the notorious- Barabbas- was set free Lk 23,20-25. Every country has a court of appeal. Experts and law makers know that not all judgments are just and right. This is caused by human bias, and decision making is influenced by the current movements of that society. A court of appeal helps to solve these problems but not all appeals are granted. Evil ambition and ego are the powerful forces to suppress voices of one's heart.
Charity
Charity, generosity is the heavenly remedy to heal a broken heart. It gives hope for a giver and brings even more hope for a receiver. Mk 15,16-20. It shows light to the heart of a receiver, and this light would help that person to repent. Meeting Jesus' eyes, Peter felt sorry and went away to repent, recalling the goodness Jesus had shown to him.
Death
Death begins from within one's heart. When love for someone has died, to his/her heart, a former loved one already dead. The action that is carried out is only the revelation of the deadly conditions of that person. Before condemning Jesus to death, his opponents had already killed him in their hearts. The capital sentence they gave Jesus was the revelation of their inner hearts.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
17:07 17/04/2020
17. Chúng ta phải kinh ngạc, mừng vui, nhiệt tâm tán tụng và thờ lạy, bởi vì Cứu Chúa của chúng ta đã dùng sự chết làm chúng ta đã chết được sống lại, khiến chúng ta từ bóng đêm đi trong ánh sáng, từ nơi sung quân trở về tổ quốc, từ mục nát đi vào bất diệt, từ bất hạnh đạt đến vinh quang, từ nơi khóc lóc được vời đến nơi vui vẻ. (Thánh Augustine)>
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
17:16 17/04/2020
96. PHỤNG CHỈ ĐIỀN TỪ
Thời nhà Tống có người nổi tiếng là Liễu Vĩnh Sơ Danh Tam Biến, không câu nệ tiểu tiết, quản nhiệm viên ngoại lang, đã tự mình làm một bài từ:
- “Lời của người tài hoa, tự là bạch y Liễu tướng” (ý là: người tài tử mặc dù vô công danh, cũng đến được trong triều với các đại thần, có thể lưu danh hậu thế).
Có người đem câu này của ông ta giới thiệu với triều đình, Tống Nhân Tông nói:
- “Hắn ta thích phong tiền nguyệt hạ thì để cho nó đi Điền Từ”. Do đó mà Liễu Vĩnh mãi bất đắc chí, nên cũng không chú ý kiểm điểm lại hành vi của mình, tự gọi mình là “phụng chỉ Điền Từ Liễu Tam Biến”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 96:
Không ai có thể tự nhân mình là tài giỏi bởi vì như thế sẽ bị cho là kiêu ngạo, cũng không ai có thể tự nhiên mà trở thành tài giỏi nổi tiếng, nhưng cần phải học hành và tự mình rèn luyện thêm nhiều.
Thành công nào cũng phải bắt đầu từ sự quyết tâm và hăng say học tập, tiến bộ nào cũng phải có sự cố gắng làm bàn đạp để đi lên, bởi vì không một thành công hay tiến bộ nào mà không có mồ hôi và nước mắt đổ ra.
Người Ki-tô hữu nào cũng ước mong mình nên thánh như Liễu Vĩnh mong được đến triều đình để hội họp với các đại thần, nhưng muốn nên thánh mà không muốn tập luyện đi đàng nhân đức thì biết đường nào mà đi? Muốn nên thánh mà cứ thích tửu sắc trăng hoa thì làm sao mà để lòng yên tĩnh được...?
Đức Chúa Giê-su đã “phụng chỉ xuống trần” để cứu chuộc nhân loại mà không bất đắc chí, trái lại Ngài hoàn toàn tự nguyện và tự nguyện hy sinh mạng sống mình để thế gian được sống, đó chính là sự phụng chỉ trong yêu thương và vâng phục.
Đó chính là con đường mà người Ki-tô hữu phải đi qua mới thấy được “đường nên thánh” của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời nhà Tống có người nổi tiếng là Liễu Vĩnh Sơ Danh Tam Biến, không câu nệ tiểu tiết, quản nhiệm viên ngoại lang, đã tự mình làm một bài từ:
- “Lời của người tài hoa, tự là bạch y Liễu tướng” (ý là: người tài tử mặc dù vô công danh, cũng đến được trong triều với các đại thần, có thể lưu danh hậu thế).
Có người đem câu này của ông ta giới thiệu với triều đình, Tống Nhân Tông nói:
- “Hắn ta thích phong tiền nguyệt hạ thì để cho nó đi Điền Từ”. Do đó mà Liễu Vĩnh mãi bất đắc chí, nên cũng không chú ý kiểm điểm lại hành vi của mình, tự gọi mình là “phụng chỉ Điền Từ Liễu Tam Biến”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 96:
Không ai có thể tự nhân mình là tài giỏi bởi vì như thế sẽ bị cho là kiêu ngạo, cũng không ai có thể tự nhiên mà trở thành tài giỏi nổi tiếng, nhưng cần phải học hành và tự mình rèn luyện thêm nhiều.
Thành công nào cũng phải bắt đầu từ sự quyết tâm và hăng say học tập, tiến bộ nào cũng phải có sự cố gắng làm bàn đạp để đi lên, bởi vì không một thành công hay tiến bộ nào mà không có mồ hôi và nước mắt đổ ra.
Người Ki-tô hữu nào cũng ước mong mình nên thánh như Liễu Vĩnh mong được đến triều đình để hội họp với các đại thần, nhưng muốn nên thánh mà không muốn tập luyện đi đàng nhân đức thì biết đường nào mà đi? Muốn nên thánh mà cứ thích tửu sắc trăng hoa thì làm sao mà để lòng yên tĩnh được...?
Đức Chúa Giê-su đã “phụng chỉ xuống trần” để cứu chuộc nhân loại mà không bất đắc chí, trái lại Ngài hoàn toàn tự nguyện và tự nguyện hy sinh mạng sống mình để thế gian được sống, đó chính là sự phụng chỉ trong yêu thương và vâng phục.
Đó chính là con đường mà người Ki-tô hữu phải đi qua mới thấy được “đường nên thánh” của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa nhật 2 Phục Sinh (CN Lòng Thương Xót)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
17:36 17/04/2020
Chúa Nhật 2 PHỤC SINH
Tin mừng: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật tuần thứ hai sau phục sinh và cũng là Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa, trong niềm vui và với lòng tin tưởng sâu xa về tình yêu của Chúa, tôi xin chia sẻ với anh chi em hai điểm sau đây:
1. Lòng Thương Xót của Chúa ở khắp nơi.
Hôm qua có một giáo dân đã nói với tôi là họ đã khuyên bảo được một “con chiên lạc” trở về đi dự lễ Phục Sinh với chúng ta, tôi liền cảm tạ ơn Chúa vì lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài đối với người giáo dân trở về với giáo hội này, bởi vì thương xót và ân sủng vô biên của Thiên Chúa luôn tuôn đỗ trên chúng ta, chỉ cần chúng ta khiêm tốn đón nhận với tất cả lòng tri ân.
Mấy ngày trước lễ Phục Sinh có một vài anh chị em đã khóc khi xưng tội, vì có người hai mươi năm, có người ba mươi năm và có người hơn bốn mươi năm không đi xưng tội, không rước lễ, không đến nhà thờ, nay đã khóc vì vui mừng được nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa đối với họ trong ngày đại lễ Phục Sinh này, và có rất nhiều người chung quanh chúng ta đã chia sẻ những cảm nghiệm mà Chúa đã tỏ lòng thương xót họ qua cuộc sống có nhiều khổ đau hơn là sung sướng, nhiều lo âu hơn là hạnh phúc, thế nhưng họ đã được lòng thương xót của Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đánh động, thôi thúc, làm cho tâm hồn của họ dấy lên sự hối hận và ăn năn, rồi trở về trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua sự khổ nạn và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô đã trở nên rõ ràng hơn và ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: một tai nạn, một sự gặp gỡ đầy thân ái với bạn bè, một lời nói vô tình của người thân, một hoàn cảnh rất thuận lợi, đã khiến chúng ta hồi tâm suy nghĩ đến Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và nhân loại đến chừng nào...
2. Lòng Thương Xót của Chúa nơi các Bí Tích.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, sự sống lại này đã làm cho các bí tích tuôn đổ ơn thánh của Ngài trên trần gian, có hiệu lực và một bảo chứng vĩnh viễn cho Giáo Hội và cho tất cả những người tin vào Ngài.
Nơi các bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa được thố lộ rất rõ ràng, đặc biệt là bí tích Giao Hòa và bí tích Thánh Thể:
Nơi bí tích Hoà Giải chúng ta được thấy rõ ràng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã chết, nay trong bí tích Hoà Giải này chúng ta đã được sống lại. Không một người nào và quyền năng nào ở trần gian làm được điều ấy, chỉ có Thiên Chúa là Đấng hay thương xót mới làm như vậy để không một con chiên nào được trao phó cho Đức Chúa Ki-tô phải mất đi, đón nhận bí tích Hoà Giải cách chân thành là đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa trên chúng ta.
Nơi bí tích Thánh Thể lòng thương yêu vô bờ bến của Thiên Chúa càng nổi bật hơn, bởi vì không những làm cho tội nhân được sống lại mà thôi, nhưng Thiên Chúa cũng đã nuôi dưỡng họ được sống đời đời bởi Máu Thịt của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô. Đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là đón nhận cách công khai tình yêu của Thiên Chúa, đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là trang bị cho mình một vũ khí siêu hạng để chống trả với những cơn cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.
Anh chị em thân mến,
Nhận ra được lòng thương xót của Chúa là đón nhận sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng ta sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, sự bình an này ở nơi bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, không một người Ki-tô hữu nào cảm thấy mình thất vọng lo âu sau khi hoà giải với Thiên Chúa và tha nhân trong toà cáo giải, cũng không một người Ki-tô hữu nào cô đơn chán chường sau khi đón nhận Mình và máu Thánh Đức Chúa Giê-su, nhưng họ sẽ trở nên người mới trong cuộc sống hôm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn và vui sống hơn, vì họ đã nhận ra lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa đã dành cho họ.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật tuần thứ hai sau phục sinh và cũng là Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa, trong niềm vui và với lòng tin tưởng sâu xa về tình yêu của Chúa, tôi xin chia sẻ với anh chi em hai điểm sau đây:
1. Lòng Thương Xót của Chúa ở khắp nơi.
Hôm qua có một giáo dân đã nói với tôi là họ đã khuyên bảo được một “con chiên lạc” trở về đi dự lễ Phục Sinh với chúng ta, tôi liền cảm tạ ơn Chúa vì lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài đối với người giáo dân trở về với giáo hội này, bởi vì thương xót và ân sủng vô biên của Thiên Chúa luôn tuôn đỗ trên chúng ta, chỉ cần chúng ta khiêm tốn đón nhận với tất cả lòng tri ân.
Mấy ngày trước lễ Phục Sinh có một vài anh chị em đã khóc khi xưng tội, vì có người hai mươi năm, có người ba mươi năm và có người hơn bốn mươi năm không đi xưng tội, không rước lễ, không đến nhà thờ, nay đã khóc vì vui mừng được nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa đối với họ trong ngày đại lễ Phục Sinh này, và có rất nhiều người chung quanh chúng ta đã chia sẻ những cảm nghiệm mà Chúa đã tỏ lòng thương xót họ qua cuộc sống có nhiều khổ đau hơn là sung sướng, nhiều lo âu hơn là hạnh phúc, thế nhưng họ đã được lòng thương xót của Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đánh động, thôi thúc, làm cho tâm hồn của họ dấy lên sự hối hận và ăn năn, rồi trở về trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua sự khổ nạn và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô đã trở nên rõ ràng hơn và ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: một tai nạn, một sự gặp gỡ đầy thân ái với bạn bè, một lời nói vô tình của người thân, một hoàn cảnh rất thuận lợi, đã khiến chúng ta hồi tâm suy nghĩ đến Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và nhân loại đến chừng nào...
2. Lòng Thương Xót của Chúa nơi các Bí Tích.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, sự sống lại này đã làm cho các bí tích tuôn đổ ơn thánh của Ngài trên trần gian, có hiệu lực và một bảo chứng vĩnh viễn cho Giáo Hội và cho tất cả những người tin vào Ngài.
Nơi các bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa được thố lộ rất rõ ràng, đặc biệt là bí tích Giao Hòa và bí tích Thánh Thể:
Nơi bí tích Hoà Giải chúng ta được thấy rõ ràng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã chết, nay trong bí tích Hoà Giải này chúng ta đã được sống lại. Không một người nào và quyền năng nào ở trần gian làm được điều ấy, chỉ có Thiên Chúa là Đấng hay thương xót mới làm như vậy để không một con chiên nào được trao phó cho Đức Chúa Ki-tô phải mất đi, đón nhận bí tích Hoà Giải cách chân thành là đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa trên chúng ta.
Nơi bí tích Thánh Thể lòng thương yêu vô bờ bến của Thiên Chúa càng nổi bật hơn, bởi vì không những làm cho tội nhân được sống lại mà thôi, nhưng Thiên Chúa cũng đã nuôi dưỡng họ được sống đời đời bởi Máu Thịt của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô. Đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là đón nhận cách công khai tình yêu của Thiên Chúa, đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là trang bị cho mình một vũ khí siêu hạng để chống trả với những cơn cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.
Anh chị em thân mến,
Nhận ra được lòng thương xót của Chúa là đón nhận sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng ta sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, sự bình an này ở nơi bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, không một người Ki-tô hữu nào cảm thấy mình thất vọng lo âu sau khi hoà giải với Thiên Chúa và tha nhân trong toà cáo giải, cũng không một người Ki-tô hữu nào cô đơn chán chường sau khi đón nhận Mình và máu Thánh Đức Chúa Giê-su, nhưng họ sẽ trở nên người mới trong cuộc sống hôm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn và vui sống hơn, vì họ đã nhận ra lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa đã dành cho họ.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa tặng máy thở cho nhân loại
Lm Nguyễn Xuân Trường
19:02 17/04/2020
Phúc Âm tuần này cho thấy các môn đệ đang trải qua thời kỳ đầy biến động, tâm trạng khá giống với những gì chúng ta đang trải qua thời đại dịch Covid-19: Sống trong tâm trạng hoang mang lo sợ, ở nhà đóng kín cửa như thể triệt để cách ly. Một bầu khí ngột ngạt khó thở. Các tông đồ như thể các bệnh nhân bị nhiễm Covid nặng, rất cần những máy thở trợ giúp.
Giữa thảm cảnh đó, Chúa Giêsu phục sinh hiện ra công bố một Tin Mừng: Không có gì ngăn cản được Chúa đi vào trong ngôi nhà thế giới và ngôi nhà riêng của từng người. Ngài đến trao tặng “máy thở” cho nhân loại khi Ngài thổi hơi vào các môn đệ để ban sự sống mới, thần khí mới. Nói đến chuyện thổi hơi, có em thiếu nhi hồn nhiên khoe: Thưa cha, dạo này cách ly ở nhà, bố mẹ con thường xuyên kề miệng thổi hơi cho nhau ạ! Hihihihi Chắc bố mẹ muốn noi gương bắt chước Chúa Giêsu!
1.Thở hơi sự sống. Triệu chứng nổi bật của bệnh nhân nhiễm Covid là khó thở, có nguy cơ cao bị tắt thở nếu không có máy thở điều trị. Thở vô cùng quan trọng. Kinh Thánh mô tả ngay từ thuở tạo thiên lập địa, Thiên Chúa đã thở hơi trao sự sống cho con người. Và khi sống lại, một lần nữa Chúa thở hơi trao sự sống mới cho các môn đệ. Chúa thở hơi sự sống là quà tặng quý giá nhất nhưng thường bị lãng quên. Không phải đồ ăn hay thức uống, mà hơi thở mới là điều thiết yếu nhất cho sự sống. Thời đại dịch này, khi hàng trăm ngàn bệnh nhân phải thở máy, hàng chục ngàn y bác sĩ phải mặc quần áo bảo hộ y tế kín mít, hàng tỷ người phải đeo khẩu trang, chúng ta mới cảm nghiệm một điều: chỉ cần được tự nhiên hít thở khí trời đã là hạnh phúc lắm rồi.
2.Thở hơi Thánh Thần. Hơi thở không chỉ diễn tả sự sống, mà còn diễn tả Thánh Thần Chúa. Các môn đệ đang sống mà cứ bất an, lo sợ, chỉ khi nhờ Chúa thở hơi ban Thánh Thần, các ông mới sống một tinh thần mới: tinh thần bình an tha thứ, tinh thần tin tưởng yêu thương. Chúa cho xem chân tay và cạnh sườn Ngài nghĩa là cho xem những chứng tích tình yêu vĩ đại dám hi sinh mạng sống, đồng thời, đó cũng là những dấu tích thương đau mà các môn đệ đã góp phần gây nên cho Chúa. Vậy mà, Chúa phục sinh hiện đến không để báo thù cho hả lòng hả dạ, nhưng là để hết lòng hết dạ yêu thương tha thứ, nhờ đó, các môn đệ mới được hưởng ơn bình an đích thực.
Chúa Giêsu Phục sinh thở hơi trao ban sự sống mới, tinh thần mới của yêu thương, tha thứ, bình an, hy vọng giữa cảnh đời vẫn đầy hoang mang của cơn đại dịch. Sống lại phải sống khác xưa. Chúng ta sẽ thở ngắn than dài hay thở phào nhẹ nhõm, điều đó phụ thuộc chúng ta, như ông Tôma, có thực sự tín thác vào lòng Chúa thương xót hay không. Và mỗi người cũng được mời gọi trở thành khí cụ bình an hy vọng cho anh chị em xung quanh. Amen.
Lây lan: lây nhiễm dịch bệnh, lan toả yêu thương
Lm Nguyễn Xuân Trường
19:09 17/04/2020
Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh
Chúa Giêsu phục sinh ban lệnh truyền: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.” Và những môn đệ Chúa đã hớn hở chạy đi loan báo, vì bị thôi thúc như Phêrô và Gioan đã quả quyết: “Chúng tôi không thể không nói ra những gì tai đã nghe, mắt đã thấy.” Thế rồi, Tin Mừng đã được loan báo toàn thế giới.
Điều đáng sợ nhất của dịch bệnh Covid-19 là sự lây nhiễm khủng khiếp khi tiếp xúc người này lây cho người kia: F0 lây F1, rồi F1 lây F2, F2 lây F3, F4… cứ thế theo cấp số nhân. Thế nên mới phải ở nhà, phải cách ly, phải giãn cách xã hội nhằm ngăn ngừa lây nhiễm.
Ngược lại, điều đáng mừng là việc lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19: Lan tỏa những thông điệp tích cực, lan tỏa phong trào tặng khẩu trang, lan tỏa những cây "ATM gạo”, lan tỏa những việc làm từ thiện trợ giúp.
Ước gì Tin Mừng Chúa Phục sinh cũng tiếp tục được lan tỏa, lan rộng, lan tràn, lan nhanh như thế. Nếu 1 người bị nhiễm Covid-19 có nguy cơ cao làm nhiều người xung quanh bị nhiễm, thì ước gì, 1 người tin Chúa Kitô cũng có cơ hội làm cho nhiều người xung quanh tin theo bằng việc lan tỏa “share” những thông điệp tích cực, những nghĩa cử chan chứa tin yêu.Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu điều tra khả thể Trung Quốc đã phạm vào tội ác chống nhân loại
Đặng Tự Do
00:24 17/04/2020
Hôm thứ Năm 16 tháng Tư, một nhóm các thượng nghị sĩ có ảnh hưởng tại Thượng Viện Mỹ đã thúc giục Tổng thống Donald Trump phối hợp với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, và các quốc gia Âu châu để mở một cuộc điều tra công khai, và minh bạch về nguồn gốc của dịch bệnh coronavirus, cũng như các quyết định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, liên quan đến cuộc khủng hoảng này.
Nhóm các thượng nghị sĩ, do Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa đơn vị Florida dẫn đầu, cũng kêu gọi Tổng thống chỉ định một Đặc phái viên cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực điều phối quốc tế cả về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này.
Những người ký tên khác trong bức thư gởi tổng thống Donald Trump là các Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn, Thom Tillis, John Cornyn, Roger Wicker, Ted Cruz, Dan Sullivan và Mike Lee.
Các Thượng nghị sĩ cáo buộc rằng: “Từ khi bắt đầu bùng phát COVID-19, một căn bệnh gây ra bởi một loại coronavirus mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng hết sức để che đậy, đánh lừa dư luận thế giới và thậm chí trực tiếp đổ lỗi cho Hoa Kỳ.”
“Một khi chúng ta đã có thể khống chế được đại dịch này, sẽ cần phải có một cuộc điều tra quốc tế toàn diện về nguồn gốc gây ra đại dịch coronavirus kinh hoàng này và sự khuynh đảo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các tổ chức quốc tế, trong đó có WHO.”
“Vì vậy, chúng tôi mong tổng thống chỉ đạo cho các cấp chính quyền, bao gồm Bộ trưởng Pompeo và Đại sứ Craft phối hợp với các đồng minh và các đối tác như Nhật Bản, Nam Hàn, và các quốc gia Âu châu để theo đuổi một cuộc điều tra công khai và minh bạch về nguồn gốc của COVID-19, cũng như các quyết định mà WHO đã đưa ra liên quan đến cuộc khủng hoảng này.”
“Chúng tôi cũng mong tổng thống chỉ định một Đặc sứ cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực phối hợp quốc tế về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này,” bức thư ngày 17 Tháng Tư nói.
Cuộc điều tra, theo các thượng nghị sĩ, sẽ dẫn đến sự hiểu biết chi tiết về các quyết định của WHO trong những ngày đầu của vụ dịch này.
Điều này bao gồm bất kỳ áp lực nào mà họ nhận được từ Bắc Kinh nhằm đánh giá thấp tình trạng lây lan thực sự của virus và cách WHO đối xử với Đài Loan, một đối tác dân chủ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, và là quốc gia xứng đáng được công nhận trên toàn cầu đối với việc khống chế COVID-19, bất kể những cản trở liên tục và sự quấy rối từ cộng sản Trung Quốc
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ này cáo buộc Trung Quốc, với sự trợ lực của WHO, đã hành động cẩu thả, không đoái hoài đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu khi cố tình che đậy và làm biến dạng các thông tin quan yếu liên quan đến dịch bệnh. Những nỗ lực tiếp theo của họ là đổ lỗi cho Hoa Kỳ, bao gồm cả Quân đội Mỹ, và cách thức họ đặt điều kiện đối với các nước muốn được trợ giúp trong nỗ lực khống chế dịch bệnh là vô lý và quá đáng.
Cách hành động như thế không gây ngạc nhiên vì nó xuất phát từ một chế độ đang bắt giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thiểu số khác, một quốc gia đã phản bội các cam kết của mình liên quan đến quyền tự chủ của Hương Cảng, và giam cầm hay trục xuất các nhà báo độc lập với một tốc độ ngày càng gia tăng, xem thường phản ứng của cộng đồng thế giới.
“Nếu Trung Quốc từ chối hợp tác trong việc xem xét pháp y về nguồn gốc của COVID-19 và các quyết định của WHO, thì điều đó đủ để chứng minh rằng cộng sản Trung Quốc không có ý định đóng vai trò là một tác nhân quốc tế có trách nhiệm ngay cả trên những lãnh vực rõ ràng cần có sự chia sẻ, quan tâm, và hợp tác của tất cả các nước”.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã tuyên bố đưa ra một dự luật để chế tài các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm trong việc ngăn chặn những người tố giác và che đậy các thông tin y tế có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus ở Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu.
“Họ đã làm tất cả những gì có thể để che đậy. Nếu họ hành động kịp thời, chuyện này bất quá chỉ là một dịch bệnh khu vực. Nhưng chính cách thức hành động cẩu thả của họ đã khiến nó trở thành một đại dịch toàn cầu. Và bao nhiêu sinh mạng tại Trung Quốc và trên thế giới đã bị mất.”
Source:Coronavirus News LiveDonald Trump Urged To Work With US Allies On COVID-19 Probe, Appoint High-Level Envoy
Nhóm các thượng nghị sĩ, do Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa đơn vị Florida dẫn đầu, cũng kêu gọi Tổng thống chỉ định một Đặc phái viên cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực điều phối quốc tế cả về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này.
Những người ký tên khác trong bức thư gởi tổng thống Donald Trump là các Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn, Thom Tillis, John Cornyn, Roger Wicker, Ted Cruz, Dan Sullivan và Mike Lee.
Các Thượng nghị sĩ cáo buộc rằng: “Từ khi bắt đầu bùng phát COVID-19, một căn bệnh gây ra bởi một loại coronavirus mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng hết sức để che đậy, đánh lừa dư luận thế giới và thậm chí trực tiếp đổ lỗi cho Hoa Kỳ.”
“Một khi chúng ta đã có thể khống chế được đại dịch này, sẽ cần phải có một cuộc điều tra quốc tế toàn diện về nguồn gốc gây ra đại dịch coronavirus kinh hoàng này và sự khuynh đảo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các tổ chức quốc tế, trong đó có WHO.”
“Vì vậy, chúng tôi mong tổng thống chỉ đạo cho các cấp chính quyền, bao gồm Bộ trưởng Pompeo và Đại sứ Craft phối hợp với các đồng minh và các đối tác như Nhật Bản, Nam Hàn, và các quốc gia Âu châu để theo đuổi một cuộc điều tra công khai và minh bạch về nguồn gốc của COVID-19, cũng như các quyết định mà WHO đã đưa ra liên quan đến cuộc khủng hoảng này.”
“Chúng tôi cũng mong tổng thống chỉ định một Đặc sứ cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực phối hợp quốc tế về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này,” bức thư ngày 17 Tháng Tư nói.
Cuộc điều tra, theo các thượng nghị sĩ, sẽ dẫn đến sự hiểu biết chi tiết về các quyết định của WHO trong những ngày đầu của vụ dịch này.
Điều này bao gồm bất kỳ áp lực nào mà họ nhận được từ Bắc Kinh nhằm đánh giá thấp tình trạng lây lan thực sự của virus và cách WHO đối xử với Đài Loan, một đối tác dân chủ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, và là quốc gia xứng đáng được công nhận trên toàn cầu đối với việc khống chế COVID-19, bất kể những cản trở liên tục và sự quấy rối từ cộng sản Trung Quốc
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ này cáo buộc Trung Quốc, với sự trợ lực của WHO, đã hành động cẩu thả, không đoái hoài đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu khi cố tình che đậy và làm biến dạng các thông tin quan yếu liên quan đến dịch bệnh. Những nỗ lực tiếp theo của họ là đổ lỗi cho Hoa Kỳ, bao gồm cả Quân đội Mỹ, và cách thức họ đặt điều kiện đối với các nước muốn được trợ giúp trong nỗ lực khống chế dịch bệnh là vô lý và quá đáng.
Cách hành động như thế không gây ngạc nhiên vì nó xuất phát từ một chế độ đang bắt giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thiểu số khác, một quốc gia đã phản bội các cam kết của mình liên quan đến quyền tự chủ của Hương Cảng, và giam cầm hay trục xuất các nhà báo độc lập với một tốc độ ngày càng gia tăng, xem thường phản ứng của cộng đồng thế giới.
“Nếu Trung Quốc từ chối hợp tác trong việc xem xét pháp y về nguồn gốc của COVID-19 và các quyết định của WHO, thì điều đó đủ để chứng minh rằng cộng sản Trung Quốc không có ý định đóng vai trò là một tác nhân quốc tế có trách nhiệm ngay cả trên những lãnh vực rõ ràng cần có sự chia sẻ, quan tâm, và hợp tác của tất cả các nước”.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã tuyên bố đưa ra một dự luật để chế tài các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm trong việc ngăn chặn những người tố giác và che đậy các thông tin y tế có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus ở Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu.
“Họ đã làm tất cả những gì có thể để che đậy. Nếu họ hành động kịp thời, chuyện này bất quá chỉ là một dịch bệnh khu vực. Nhưng chính cách thức hành động cẩu thả của họ đã khiến nó trở thành một đại dịch toàn cầu. Và bao nhiêu sinh mạng tại Trung Quốc và trên thế giới đã bị mất.”
Source:Coronavirus News Live
Thánh lễ tại Santa Marta: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các phụ nữ đang mang thai trong thời dịch bệnh kinh hoàng này
Đặng Tự Do
02:28 17/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Sáu 17 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những phụ nữ đang mang thai trong hoàn cảnh đầy những bấp bênh này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Tôi ước rằng hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người phụ nữ đang mang thai chờ đợi sẽ làm mẹ và bồn chồn lo lắng. Một câu hỏi đặt ra đối với họ trong những ngày này là “Liệu con tôi sẽ sống trong thế giới nào đây?” Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để Chúa ban cho họ can đảm tiếp tục mang thai những đứa trẻ này với niềm tin chắc chắn rằng đó sẽ là một thế giới khác, nhưng dù thế nào đó sẽ luôn là một thế giới mà Chúa yêu thương rất nhiều.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin mừng trong ngày (Ga 21 1-14), trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện với các môn đệ, khi họ trở về bờ sau một chuyến đánh cá không thành công trên biển Tibêria. Được Chúa kêu gọi quăng lưới lần nữa, các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Các môn đệ là ngư dân: Chúa Giêsu đã gọi họ chính vì công việc này. Hai ông Anrê và Phêrô đang ngồi giặt lưới. Họ bỏ lưới và đi theo Chúa Giêsu. Hai ông Gioan và Giacôbê, cũng thế: họ rời bỏ người cha và những cậu bé làm việc với họ, và đi theo Chúa Giêsu. Ơn gọi của họ từ đây là chài lưới người. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, phép lạ mẻ cá kỳ diệu này làm cho chúng ta liên tưởng đến một mẻ cá kỳ diệu khác, đã được Thánh Luca kể lại trong chương năm: Chúa bảo ông Simôn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Simôn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. Ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.
Hôm nay, trong trình thuật về mẻ lưới khác này không đề cập đến sự kinh ngạc. Anh chị em có thể thấy một sự tự nhiên nhất định, anh chị em thấy rằng đã có sự tiến bộ, một hành trình đi vào sự hiểu biết về Chúa, bước vào sự thân mật với Chúa. Từ ngữ đúng nhất ở đây là “sự quen thuộc với Chúa”. Khi Gioan thấy vậy, liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.
Trước mẻ cá kỳ diệu đầu tiên, ông Phêrô quỳ xuống trước mặt Chúa và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi, “Ông là ai?” Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa diễn ra tự nhiên hơn. Sự quen thuộc với Chúa của các tông đồ đã lớn lên.
Các Kitô hữu chúng ta cũng vậy, hành trình sống của chúng ta đang ở trong tình trạng tiến bước này, chúng ta phải thăng tiến trong sự quen thuộc với Chúa. Tôi có thể nói, theo một nghĩa nào đó, Chúa đang “tay trong tay” với chúng ta vì Ngài bước đi với chúng ta, chúng ta biết đó là Ngài. Chúng ta không ai hỏi “ông là ai?” vì chúng ta biết đó là Chúa. Các tín hữu Kitô phải có một sự quen thuộc hàng ngày với Chúa. Và chắc chắn, họ đã ăn sáng cùng nhau, với cá và bánh mì, họ chắc chắn đã nói về nhiều thứ rất tự nhiên.
Sự quen thuộc này với Chúa, của các Kitô hữu, luôn luôn có tính cộng đồng. Vâng, sự quen thuộc này là thân mật, là cá vị nhưng trong cộng đồng. Một sự quen thuộc không có cộng đồng, một sự quen thuộc không có bánh mì, một sự quen thuộc không có Giáo hội, không có dân chúng, không có các bí tích là nguy hiểm. Có thể nói rằng nó có thể trở thành một sự quen thuộc chỉ với tôi, tách ra khỏi Dân Chúa. Sự quen thuộc của các tông đồ với Chúa luôn mang tính cộng đồng, luôn luôn ở trên bàn ăn, là một dấu chỉ cộng đồng. Sự quen thuộc ấy luôn luôn gắn liền với Bí tích, với bánh.
Tôi nói điều này bởi vì ai đó đã khiến tôi suy ngẫm về mối nguy hiểm mà thời điểm chúng ta đang sống, thời đại dịch này khiến mọi người giao tiếp với nhau cũng thông qua các phương tiện truyền thông, ngay cả Thánh lễ này, tất cả chúng ta đều được giao tiếp, nhưng không cùng nhau, chỉ thuần tuý trong tinh thần mà thôi. Ngay cả các bí tích. Hôm nay rước Mình Thánh Chúa nhưng chỉ một ít người, những người kết nối với chúng ta, chỉ có sự hiệp thông thiêng liêng. Và đây không phải là Giáo hội: đây là Giáo hội trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng lý tưởng của Giáo hội là luôn luôn với người dân trong các bí tích. Luôn luôn.
Trước lễ Phục sinh, khi có tin tôi sẽ tổ chức lễ Phục sinh trong quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, một giám mục đã viết cho tôi - một giám mục tốt: rất tốt - và ngài đã trách tôi. “Tại sao lại thế được, quảng trường Thánh Phêrô lớn quá mà, tại sao ngài không cho ít nhất 30 người tham dự để ngài có thể thấy được dân chúng? Có nguy hiểm gì đâu”. Tôi tự nghĩ “Nhưng, những gì trong đầu của Đức Cha, khiến Đức Cha cho tôi biết điều này?” Lúc đó, tôi không nhận ra. Ngài là một giám mục tốt, rất gần gũi với mọi người, nên chắc có điều gì đó ngài muốn nói với tôi. Khi tôi gặp ngài, tôi hỏi và ngài nói với tôi: “Hãy cẩn thận đừng để lây nhiễm Giáo Hội, đừng để lây nhiễm các bí tích, đừng để lây nhiễm Dân Chúa”. Giáo hội, Bí tích, Dân Chúa là cụ thể. Đúng là tại thời điểm này, chúng ta phải gặp gỡ Chúa theo cách này, nhưng phải thoát ra khỏi đường hầm, không được ở lại đó. Và đây là cách các tông đồ quen thuộc với Chúa: không phải theo kiểu Ngộ đạo, không ích kỷ cho mỗi người, mà là một sự quen thuộc cụ thể trong cộng đồng. Làm quen với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, làm quen với Chúa trong các Bí tích, ở giữa Dân Chúa. Họ đã thực hiện một hành trình trưởng thành để làm quen với Chúa: chúng ta cũng phải học cách làm điều đó. Ngay từ giây phút đầu tiên, các tông đồ đã hiểu rằng sự quen thuộc này khác với những gì các ngài tưởng tượng và các ngài đã thành công. Các ngài biết đó là Chúa, các ngài chia sẻ mọi thứ: cộng đồng, bí tích, Chúa, hòa bình, lễ lạc.
Xin Chúa dạy chúng ta sự quen thuộc này với Người nhưng trong Giáo hội, với các bí tích, với các tín hữu thánh thiện của Chúa.
Source:Vatican NewsLe Pape prie pour les femmes enceintes et met en garde contre une foi «virtuelle»
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những phụ nữ đang mang thai trong hoàn cảnh đầy những bấp bênh này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Tôi ước rằng hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người phụ nữ đang mang thai chờ đợi sẽ làm mẹ và bồn chồn lo lắng. Một câu hỏi đặt ra đối với họ trong những ngày này là “Liệu con tôi sẽ sống trong thế giới nào đây?” Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để Chúa ban cho họ can đảm tiếp tục mang thai những đứa trẻ này với niềm tin chắc chắn rằng đó sẽ là một thế giới khác, nhưng dù thế nào đó sẽ luôn là một thế giới mà Chúa yêu thương rất nhiều.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin mừng trong ngày (Ga 21 1-14), trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện với các môn đệ, khi họ trở về bờ sau một chuyến đánh cá không thành công trên biển Tibêria. Được Chúa kêu gọi quăng lưới lần nữa, các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Các môn đệ là ngư dân: Chúa Giêsu đã gọi họ chính vì công việc này. Hai ông Anrê và Phêrô đang ngồi giặt lưới. Họ bỏ lưới và đi theo Chúa Giêsu. Hai ông Gioan và Giacôbê, cũng thế: họ rời bỏ người cha và những cậu bé làm việc với họ, và đi theo Chúa Giêsu. Ơn gọi của họ từ đây là chài lưới người. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, phép lạ mẻ cá kỳ diệu này làm cho chúng ta liên tưởng đến một mẻ cá kỳ diệu khác, đã được Thánh Luca kể lại trong chương năm: Chúa bảo ông Simôn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Simôn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. Ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.
Hôm nay, trong trình thuật về mẻ lưới khác này không đề cập đến sự kinh ngạc. Anh chị em có thể thấy một sự tự nhiên nhất định, anh chị em thấy rằng đã có sự tiến bộ, một hành trình đi vào sự hiểu biết về Chúa, bước vào sự thân mật với Chúa. Từ ngữ đúng nhất ở đây là “sự quen thuộc với Chúa”. Khi Gioan thấy vậy, liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.
Trước mẻ cá kỳ diệu đầu tiên, ông Phêrô quỳ xuống trước mặt Chúa và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi, “Ông là ai?” Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa diễn ra tự nhiên hơn. Sự quen thuộc với Chúa của các tông đồ đã lớn lên.
Các Kitô hữu chúng ta cũng vậy, hành trình sống của chúng ta đang ở trong tình trạng tiến bước này, chúng ta phải thăng tiến trong sự quen thuộc với Chúa. Tôi có thể nói, theo một nghĩa nào đó, Chúa đang “tay trong tay” với chúng ta vì Ngài bước đi với chúng ta, chúng ta biết đó là Ngài. Chúng ta không ai hỏi “ông là ai?” vì chúng ta biết đó là Chúa. Các tín hữu Kitô phải có một sự quen thuộc hàng ngày với Chúa. Và chắc chắn, họ đã ăn sáng cùng nhau, với cá và bánh mì, họ chắc chắn đã nói về nhiều thứ rất tự nhiên.
Sự quen thuộc này với Chúa, của các Kitô hữu, luôn luôn có tính cộng đồng. Vâng, sự quen thuộc này là thân mật, là cá vị nhưng trong cộng đồng. Một sự quen thuộc không có cộng đồng, một sự quen thuộc không có bánh mì, một sự quen thuộc không có Giáo hội, không có dân chúng, không có các bí tích là nguy hiểm. Có thể nói rằng nó có thể trở thành một sự quen thuộc chỉ với tôi, tách ra khỏi Dân Chúa. Sự quen thuộc của các tông đồ với Chúa luôn mang tính cộng đồng, luôn luôn ở trên bàn ăn, là một dấu chỉ cộng đồng. Sự quen thuộc ấy luôn luôn gắn liền với Bí tích, với bánh.
Tôi nói điều này bởi vì ai đó đã khiến tôi suy ngẫm về mối nguy hiểm mà thời điểm chúng ta đang sống, thời đại dịch này khiến mọi người giao tiếp với nhau cũng thông qua các phương tiện truyền thông, ngay cả Thánh lễ này, tất cả chúng ta đều được giao tiếp, nhưng không cùng nhau, chỉ thuần tuý trong tinh thần mà thôi. Ngay cả các bí tích. Hôm nay rước Mình Thánh Chúa nhưng chỉ một ít người, những người kết nối với chúng ta, chỉ có sự hiệp thông thiêng liêng. Và đây không phải là Giáo hội: đây là Giáo hội trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng lý tưởng của Giáo hội là luôn luôn với người dân trong các bí tích. Luôn luôn.
Trước lễ Phục sinh, khi có tin tôi sẽ tổ chức lễ Phục sinh trong quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, một giám mục đã viết cho tôi - một giám mục tốt: rất tốt - và ngài đã trách tôi. “Tại sao lại thế được, quảng trường Thánh Phêrô lớn quá mà, tại sao ngài không cho ít nhất 30 người tham dự để ngài có thể thấy được dân chúng? Có nguy hiểm gì đâu”. Tôi tự nghĩ “Nhưng, những gì trong đầu của Đức Cha, khiến Đức Cha cho tôi biết điều này?” Lúc đó, tôi không nhận ra. Ngài là một giám mục tốt, rất gần gũi với mọi người, nên chắc có điều gì đó ngài muốn nói với tôi. Khi tôi gặp ngài, tôi hỏi và ngài nói với tôi: “Hãy cẩn thận đừng để lây nhiễm Giáo Hội, đừng để lây nhiễm các bí tích, đừng để lây nhiễm Dân Chúa”. Giáo hội, Bí tích, Dân Chúa là cụ thể. Đúng là tại thời điểm này, chúng ta phải gặp gỡ Chúa theo cách này, nhưng phải thoát ra khỏi đường hầm, không được ở lại đó. Và đây là cách các tông đồ quen thuộc với Chúa: không phải theo kiểu Ngộ đạo, không ích kỷ cho mỗi người, mà là một sự quen thuộc cụ thể trong cộng đồng. Làm quen với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, làm quen với Chúa trong các Bí tích, ở giữa Dân Chúa. Họ đã thực hiện một hành trình trưởng thành để làm quen với Chúa: chúng ta cũng phải học cách làm điều đó. Ngay từ giây phút đầu tiên, các tông đồ đã hiểu rằng sự quen thuộc này khác với những gì các ngài tưởng tượng và các ngài đã thành công. Các ngài biết đó là Chúa, các ngài chia sẻ mọi thứ: cộng đồng, bí tích, Chúa, hòa bình, lễ lạc.
Xin Chúa dạy chúng ta sự quen thuộc này với Người nhưng trong Giáo hội, với các bí tích, với các tín hữu thánh thiện của Chúa.
Source:Vatican News
Chương trình cho cuộc sống mới sau trận dịch
Thanh Quảng sdb
06:30 17/04/2020
Chương trình cho cuộc sống mới sau trận dịch
Một suy tư được Đức Thánh Cha Phanxicô viết và được phát hành trên trang mạng Vida Nueva vào ngày hôm nay (17/4/2020). Trong đó, ĐTC nối kết sự phục sinh của Chúa với cuộc khủng hoảng hiện tại của thế giới chúng ta đang sống.
(Tin Vatican - Sr Bernadette Mary Reis, fsp)
“Hãy vui lên” là từ ngữ đầu tiên được Chúa phục sinh dùng. Chúa dùng từ ngữ ngày để chào bà Maria Magdalena và bà Maria khác sau khi họ hoảng hốt thấy ngôi mộ trống… Đấng Phục sinh đã vực những người phụ nữ này lên một cuộc sống mới, và qua họ Chúa muốn vực toàn thể nhân loại lên...
Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bài suy tư của ngài bằng móc nối sự liên hệ giữa Chúa Giêsu Phục sinh với cuộc khủng hoảng hiện tại mà tất cả chúng ta đang bị nhậm chìm!... Những suy tư này được phát hành hôm nay thứ Sáu (17/4/20) trên trang mạng Vida Nueva bằng tiếng Tây Ban Nha.
Niềm vui hiện tại
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúa làm cho hai môn đệ đang chán nản quay về quê Emmaus được vui mừng phấn kích lại! Đức Thánh Cha Phanxicô nói thực trạng của cuộc đời chúng ta ngày hôm nay cũng giống hệt như tâm trạng của hai môn sinh đó! Chúng ta cũng như các ngài đang sống trong một bầu khí sầu thảm, không ngày mai, thành phố vắng lặng và chúng ta cũng tự hỏi như bà Maria: “Ai sẽ giúp chúng ta lăn tảng đá chắn mồ ra?" (Mc 16: 3). Thánh sử mô tả ngôi mộ như đang chôn vùi tất cả hy vọng và những kế hoạch mà nhiều người chúng ta đang phải đối diện: người già buộc phải cách ly hoàn toàn, nhiều gia đình bị cạn kiệt đồ ăn, nhiều vị lãnh đạo đã bị kiệt sức và nhiều áp lực đè nén!
Các bà mang theo thuốc thơm
Đức Thánh Cha nói: Những người phụ nữ mến thương Chúa Kitô đã can đảm đi đến mồ với các bình thuốc thơm, vì là ngày trước lễ vượt qua, họ đã không có giờ lo tẩm niệm xác Chúa cho trọn vẹn! Chính tình yêu hăng nồng đó đã giúp các bà có sức đương đầu với cuộc sống phũ phàng hiện tại. Trong khi các Tông đồ lẩn trốn, chối bỏ Chúa hầu sợ người Do Thái! Thì những người phụ nữ thương mến Chúa thì vượt qua được mọi chướng ngại ra mồ xức dầu cho xác Chúa!...
Nhiều người ngày nay cũng là những người đang mang dầu thơm đến cho tha nhân. Họ muốn phục vụ Chúa nơi anh chị em đồng loại. Một số thể hiện điều này bằng cách không gây khó khăn cho người khác; nhiều người khác đã dấn thân dù biết có thể gặp phải những rủi ro! Họ là các bác sĩ, y tá, nhân viên tại các siêu thị, những người dọn dẹp, chăm sóc bệnh nhân, các nhân viên vận chuyển hàng hóa, công chức chính quyền đang gìn giữ trật tự an toàn cho cộng đồng, các tình nguyện viên, các linh mục, tu sĩ nam nữ, các thầy cô, và nhiều người dấn thân khác! Tuy nhiên như Đức Thánh Cha nói họ có quyền từ chối các việc làm này khi họ cảm thấy bất an vì không có nghĩa vụ bắt buộc họ phải làm.
Chúa đi trước chúng ta
Niềm vui mà các môn đệ Chúa nhận ra nơi Chúa Giêsu là sự cảnh tỉnh mà Chúa dành cho họ, ngay cả khi các ông tuyệt vọng không còn chút hy vọng nào! Thì Chúa thay vì để cho họ xức dầu, thì Chúa đã phục sinh hiện ra với họ để họ không còn cảm giác cô đơn... Chúa đang sống và đi trước họ trong cuộc hành trình của họ. Niềm vui đó cũng là niềm vui của chúng ta.
Nhiều người đang thông dự vào sự thương khó của Chúa một mình hoặc cùng với anh chị em của họ. Ở đó, tai chúng ta nghe như văng vẳng niềm vui của sự Phục sinh: chúng ta không còn cô đơn, Chúa đi trước chúng ta trong cuộc hành trình của chúng ta và Ngài đã cất bỏ những phiến đá đang đè năng và làm tê liệt chúng ta. Không ai có thể cướp đi được niềm hy vọng này! Niềm hy vọng này không bị nhiễm dịch bệnh! Chúng ta đang chờ dập tắt cơn dịch! Chúng ta sẽ được phục sinh cùng Chúa… Đấng đã bẻ tan xiềng xích tử thần chết chóc!
Giống như các người phụ nữ, chúng ta cất bước đi tuyên xưng Tin mừng Phục sinh. Chúa sẽ tái tạo niềm hy vọng bằng cách liên tục đổi mới cuộc đời chúng ta, đó là một viễn ảnh được đổi mới mà chúng ta trông chờ. (xem Is 43:18).
Không ai được cứu rỗi một mình!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Các môn đệ Chúa đã khám phá ra một điều mà chúng ta cũng đang khám phá ra là: Không ai được cứu rỗi một mình! ĐTC nói các ranh giới và các bức tường đã bị sụp đổ, căn bản của người Kitô hữu đang hòa tan trong một sự hiện diện thần linh. Chúa Phục sinh đang mời gọi chúng ta từ bỏ những gì cản trở cuộc sống thần linh mới này.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Thời điểm này đã chín muồi cho một cuộc sống mới của người Kitô hữu, cho phép hơi thở của Thần Linh Chúa dẫn bước chúng ta tới những chân trời mới trước mắt chúng ta. Chúng ta cần phân biệt và khám phá ra sự thúc bách của Chúa Thánh Linh, thúc giục chúng ta hợp tác với nhau để tiến đạt một cuộc sống mới mà Chúa muốn tái tạo lên trong thời khắc cụ thể của lịch sử này! Chỉ có Tin Mừng và rộng mở tâm hồn cho Chúa Thánh Linh truyền cảm hứng, cho phép chúng ta nghĩ tới những viễn ảnh mới thật là cần thiết cho lúc này. Chúa Thánh Linh kêu gọi chúng ta cộng tác với Ngài. Chúa Thần thần không cho phép chúng ta đóng khung hoặc quẩn quanh trong các phương pháp cố định hoặc lỗi thời. Thay vào đó, Chúa Thánh Linh mời gọi chúng ta thông dự vào Thần khí của Ngài, một Thần khí có khả năng ‘tái tạo tất cả và tất cả được đổi mới (Rev 21: 5).
Kháng thể đoàn kết
Trước cơn đại dịch toàn cầu này, chúng ta phải đoàn kết lại trong tình huynh đệ toàn cầu: Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều này tại Học viện Giáo Hoàng rằng: ‘con vi khuẩn Covid-19’ này cần phải được điều trị bằng thuốc kháng thể của tình đoàn kết!
Mỗi hành động của cá nhân không phải là của một người đơn lẻ... Nó có thể làm cho thế giới nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn! Mỗi người chúng ta là một nhân tố chính làm nên lịch sử và có thể ảnh hưởng đến triệu người trên thế giới. Đức Thánh Cha nói: Chúng ta không được cho phép mình viết nên những trang lịch sử quay lưng lại với những đau khổ của đại chúng hiện tại và tương lai!
Hành động như một
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: Thách đố của từng người là làm sao cho hành động của mình có được một hiệu năng thực sự. Điều này giống như trong thời đại dịch hiện nay! Những dịch bệnh khác là gì? Đói khổ, chiến tranh, nghèo đói, tàn phá môi trường, toàn cầu hóa và sự thờ ơ...
Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn những suy tư của ngài sẽ giúp cho xã hội chúng ta khám phá ra những kháng thể cần thiết để thực hiện sự công bằng chân lý, làm nên những công cuộc từ thiện và nối kết tình đoàn kết. Chúng ta đừng sợ sống nền văn minh của tình yêu. Đó là một nền văn minh của người Kitô hữu, vượt lên những nỗi lo âu và sợ hãi, vượt thắng nỗi chán chường và mỏi mệt! ĐTC giải thích: Nền văn minh này, cần phải được vun góp hàng ngày, không thể bị gián đoạn! Nó cần mọi người phải cam kết một lòng một trí thực hiện nó.
Một suy tư được Đức Thánh Cha Phanxicô viết và được phát hành trên trang mạng Vida Nueva vào ngày hôm nay (17/4/2020). Trong đó, ĐTC nối kết sự phục sinh của Chúa với cuộc khủng hoảng hiện tại của thế giới chúng ta đang sống.
(Tin Vatican - Sr Bernadette Mary Reis, fsp)
“Hãy vui lên” là từ ngữ đầu tiên được Chúa phục sinh dùng. Chúa dùng từ ngữ ngày để chào bà Maria Magdalena và bà Maria khác sau khi họ hoảng hốt thấy ngôi mộ trống… Đấng Phục sinh đã vực những người phụ nữ này lên một cuộc sống mới, và qua họ Chúa muốn vực toàn thể nhân loại lên...
Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bài suy tư của ngài bằng móc nối sự liên hệ giữa Chúa Giêsu Phục sinh với cuộc khủng hoảng hiện tại mà tất cả chúng ta đang bị nhậm chìm!... Những suy tư này được phát hành hôm nay thứ Sáu (17/4/20) trên trang mạng Vida Nueva bằng tiếng Tây Ban Nha.
Niềm vui hiện tại
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúa làm cho hai môn đệ đang chán nản quay về quê Emmaus được vui mừng phấn kích lại! Đức Thánh Cha Phanxicô nói thực trạng của cuộc đời chúng ta ngày hôm nay cũng giống hệt như tâm trạng của hai môn sinh đó! Chúng ta cũng như các ngài đang sống trong một bầu khí sầu thảm, không ngày mai, thành phố vắng lặng và chúng ta cũng tự hỏi như bà Maria: “Ai sẽ giúp chúng ta lăn tảng đá chắn mồ ra?" (Mc 16: 3). Thánh sử mô tả ngôi mộ như đang chôn vùi tất cả hy vọng và những kế hoạch mà nhiều người chúng ta đang phải đối diện: người già buộc phải cách ly hoàn toàn, nhiều gia đình bị cạn kiệt đồ ăn, nhiều vị lãnh đạo đã bị kiệt sức và nhiều áp lực đè nén!
Các bà mang theo thuốc thơm
Đức Thánh Cha nói: Những người phụ nữ mến thương Chúa Kitô đã can đảm đi đến mồ với các bình thuốc thơm, vì là ngày trước lễ vượt qua, họ đã không có giờ lo tẩm niệm xác Chúa cho trọn vẹn! Chính tình yêu hăng nồng đó đã giúp các bà có sức đương đầu với cuộc sống phũ phàng hiện tại. Trong khi các Tông đồ lẩn trốn, chối bỏ Chúa hầu sợ người Do Thái! Thì những người phụ nữ thương mến Chúa thì vượt qua được mọi chướng ngại ra mồ xức dầu cho xác Chúa!...
Nhiều người ngày nay cũng là những người đang mang dầu thơm đến cho tha nhân. Họ muốn phục vụ Chúa nơi anh chị em đồng loại. Một số thể hiện điều này bằng cách không gây khó khăn cho người khác; nhiều người khác đã dấn thân dù biết có thể gặp phải những rủi ro! Họ là các bác sĩ, y tá, nhân viên tại các siêu thị, những người dọn dẹp, chăm sóc bệnh nhân, các nhân viên vận chuyển hàng hóa, công chức chính quyền đang gìn giữ trật tự an toàn cho cộng đồng, các tình nguyện viên, các linh mục, tu sĩ nam nữ, các thầy cô, và nhiều người dấn thân khác! Tuy nhiên như Đức Thánh Cha nói họ có quyền từ chối các việc làm này khi họ cảm thấy bất an vì không có nghĩa vụ bắt buộc họ phải làm.
Chúa đi trước chúng ta
Niềm vui mà các môn đệ Chúa nhận ra nơi Chúa Giêsu là sự cảnh tỉnh mà Chúa dành cho họ, ngay cả khi các ông tuyệt vọng không còn chút hy vọng nào! Thì Chúa thay vì để cho họ xức dầu, thì Chúa đã phục sinh hiện ra với họ để họ không còn cảm giác cô đơn... Chúa đang sống và đi trước họ trong cuộc hành trình của họ. Niềm vui đó cũng là niềm vui của chúng ta.
Nhiều người đang thông dự vào sự thương khó của Chúa một mình hoặc cùng với anh chị em của họ. Ở đó, tai chúng ta nghe như văng vẳng niềm vui của sự Phục sinh: chúng ta không còn cô đơn, Chúa đi trước chúng ta trong cuộc hành trình của chúng ta và Ngài đã cất bỏ những phiến đá đang đè năng và làm tê liệt chúng ta. Không ai có thể cướp đi được niềm hy vọng này! Niềm hy vọng này không bị nhiễm dịch bệnh! Chúng ta đang chờ dập tắt cơn dịch! Chúng ta sẽ được phục sinh cùng Chúa… Đấng đã bẻ tan xiềng xích tử thần chết chóc!
Giống như các người phụ nữ, chúng ta cất bước đi tuyên xưng Tin mừng Phục sinh. Chúa sẽ tái tạo niềm hy vọng bằng cách liên tục đổi mới cuộc đời chúng ta, đó là một viễn ảnh được đổi mới mà chúng ta trông chờ. (xem Is 43:18).
Không ai được cứu rỗi một mình!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Các môn đệ Chúa đã khám phá ra một điều mà chúng ta cũng đang khám phá ra là: Không ai được cứu rỗi một mình! ĐTC nói các ranh giới và các bức tường đã bị sụp đổ, căn bản của người Kitô hữu đang hòa tan trong một sự hiện diện thần linh. Chúa Phục sinh đang mời gọi chúng ta từ bỏ những gì cản trở cuộc sống thần linh mới này.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Thời điểm này đã chín muồi cho một cuộc sống mới của người Kitô hữu, cho phép hơi thở của Thần Linh Chúa dẫn bước chúng ta tới những chân trời mới trước mắt chúng ta. Chúng ta cần phân biệt và khám phá ra sự thúc bách của Chúa Thánh Linh, thúc giục chúng ta hợp tác với nhau để tiến đạt một cuộc sống mới mà Chúa muốn tái tạo lên trong thời khắc cụ thể của lịch sử này! Chỉ có Tin Mừng và rộng mở tâm hồn cho Chúa Thánh Linh truyền cảm hứng, cho phép chúng ta nghĩ tới những viễn ảnh mới thật là cần thiết cho lúc này. Chúa Thánh Linh kêu gọi chúng ta cộng tác với Ngài. Chúa Thần thần không cho phép chúng ta đóng khung hoặc quẩn quanh trong các phương pháp cố định hoặc lỗi thời. Thay vào đó, Chúa Thánh Linh mời gọi chúng ta thông dự vào Thần khí của Ngài, một Thần khí có khả năng ‘tái tạo tất cả và tất cả được đổi mới (Rev 21: 5).
Kháng thể đoàn kết
Trước cơn đại dịch toàn cầu này, chúng ta phải đoàn kết lại trong tình huynh đệ toàn cầu: Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều này tại Học viện Giáo Hoàng rằng: ‘con vi khuẩn Covid-19’ này cần phải được điều trị bằng thuốc kháng thể của tình đoàn kết!
Mỗi hành động của cá nhân không phải là của một người đơn lẻ... Nó có thể làm cho thế giới nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn! Mỗi người chúng ta là một nhân tố chính làm nên lịch sử và có thể ảnh hưởng đến triệu người trên thế giới. Đức Thánh Cha nói: Chúng ta không được cho phép mình viết nên những trang lịch sử quay lưng lại với những đau khổ của đại chúng hiện tại và tương lai!
Hành động như một
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: Thách đố của từng người là làm sao cho hành động của mình có được một hiệu năng thực sự. Điều này giống như trong thời đại dịch hiện nay! Những dịch bệnh khác là gì? Đói khổ, chiến tranh, nghèo đói, tàn phá môi trường, toàn cầu hóa và sự thờ ơ...
Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn những suy tư của ngài sẽ giúp cho xã hội chúng ta khám phá ra những kháng thể cần thiết để thực hiện sự công bằng chân lý, làm nên những công cuộc từ thiện và nối kết tình đoàn kết. Chúng ta đừng sợ sống nền văn minh của tình yêu. Đó là một nền văn minh của người Kitô hữu, vượt lên những nỗi lo âu và sợ hãi, vượt thắng nỗi chán chường và mỏi mệt! ĐTC giải thích: Nền văn minh này, cần phải được vun góp hàng ngày, không thể bị gián đoạn! Nó cần mọi người phải cam kết một lòng một trí thực hiện nó.
Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại đền thánh kính Lòng Thương Xót Chúa của Rôma
Đặng Tự Do
15:31 17/04/2020
Vào ngày Chúa Nhật 19 tháng Tư, Chúa Nhật thứ Hai Mùa Phục sinh, Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dâng thánh lễ trong một nhà thờ chứa thánh tích của cả Thánh Faustina Kowalska và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Chúa Nhật này sẽ đánh dấu kỷ niệm 20 năm lễ tuyên thánh cho Thánh Faustina, và cũng là 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II thiết định trong toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót vào Chúa Nhật thứ Hai Mùa Phục sinh.
Thánh lễ tại nhà thờ Santo Spirito in Sassia, là nhà thờ được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II biến thành đền thánh kính Lòng Thương Xót Chúa của giáo phận Rôma, sẽ được phát trên truyền hình và livestream vào lúc 11 giờ sáng giờ địa phương.
Nằm cách quảng trường Thánh Phêrô 200m, Santo Spirito in Sassia là nhà thờ Lòng Thương Xót chính thức của Rôma. Nhà thờ tọa lạc tại số 12 Via dei Penitenzieri, cách Đền Thờ Thánh Phêrô năm phút đi bộ.
Trước đại dịch coronavirus, mọi người tập trung mỗi ngày tại đó lúc 3 giờ chiều, để cầu nguyện tại nhà nguyện Lòng Thương Xót.
“Vào giờ kính Lòng Thương Xót Chúa, nhà thờ thật sự rất đông các linh hồn - người trẻ, người bệnh, các cặp vợ chồng và những người đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về đàng thiêng liêng đến để cầu xin Lòng Thương Xót Chúa”, Đức ông Jozef Bart, giám đốc đền thánh này nói với thông tấn xã CNA.
Vị linh mục người Ba Lan này đã được đích thân Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn để biến ngôi nhà thờ được xây từ thế kỷ 16, với ý hướng ban đầu là một nhà nguyện của bệnh viện, thành một trung tâm hành hương Lòng Thương Xót Chúa vào năm 1994.
Trong dịp khánh thành ngôi nhà thờ này Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói:
“Hôm nay, tôi rất vui mừng được cảm tạ Chúa trong Nhà thờ Santo Spirito in Sassia, gắn liền với bệnh viện cùng tên, và hiện là một trung tâm chuyên về chăm sóc mục vụ cho người bệnh, cũng như để cổ vũ cho việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa”
“Điều rất quan trọng và kịp thời là chính xác ở đây, bên cạnh bệnh viện rất cổ xưa này, những lời cầu nguyện được thốt lên và các công việc được thực hiện nhằm chăm sóc liên tục cho sức khỏe của cơ thể và tinh thần,” vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan nói.
Các nữ tu dòng Đức Mẹ của Lòng Thương Xót Chúa, là dòng tu mà Thánh Faustina là một thành viên, giúp dẫn dắt những lời cầu nguyện và các chương trình giáo lý hàng ngày về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ở Santo Spirito in Sassia.
Ngày Chúa Nhật 28 tháng Tư năm ngoái 2019, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục sinh kính Lòng Thương Xót Chúa tại đây.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhắc lại một câu nói của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2001.
“Lòng Thương Xót Chúa là món quà Phục sinh mà Giáo hội nhận được từ Chúa Kitô, Đấng sống lại từ trong kẻ chết và ban tặng cho nhân loại vào buổi bình minh của thiên niên kỷ thứ ba.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chúa Giêsu đã từng nói với Thánh Faustina, ‘Con người không tìm thấy bình an cho đến khi quay lại với đức tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa’”
“Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa. Lời cầu nguyện này rất thân thiết với biết bao các tín hữu sùng đạo, nó bày tỏ rõ ràng thái độ của chúng ta muốn từ bỏ chính mình và phó dâng mọi sự trong tay Chúa. Lạy Chúa ơi, Đấng Cứu Rỗi duy nhất của chúng con.”
“Một hành động từ bỏ chính mình đơn giản như thế là đủ để vượt qua những rào cản của bóng tối và nỗi buồn, sự nghi ngờ và tuyệt vọng. Những tia sáng của Lòng Thương Xót Chúa sẽ khôi phục lại hy vọng, một cách đặc biệt, cho những người cảm thấy bị áp đảo bởi gánh nặng tội lỗi,” ngài nói.
Đức ông Jozef Bart cho biết, trước đại dịch coronavirus kinh hoàng này, “Nhà thờ có các giờ chầu Thánh Thể với các linh mục sẵn sàng giải tội bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, vào lúc 6 giờ chiều mỗi ngày. Các linh mục của chúng ta phải nhớ rằng chúng ta là các kênh, và là các công cụ của Lòng Thương Xót Chúa.”
Source:Catholic News AgencyPope to offer Divine Mercy Sunday Mass in church with St. Faustina’s relics
Chúa Nhật này sẽ đánh dấu kỷ niệm 20 năm lễ tuyên thánh cho Thánh Faustina, và cũng là 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II thiết định trong toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót vào Chúa Nhật thứ Hai Mùa Phục sinh.
Thánh lễ tại nhà thờ Santo Spirito in Sassia, là nhà thờ được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II biến thành đền thánh kính Lòng Thương Xót Chúa của giáo phận Rôma, sẽ được phát trên truyền hình và livestream vào lúc 11 giờ sáng giờ địa phương.
Nằm cách quảng trường Thánh Phêrô 200m, Santo Spirito in Sassia là nhà thờ Lòng Thương Xót chính thức của Rôma. Nhà thờ tọa lạc tại số 12 Via dei Penitenzieri, cách Đền Thờ Thánh Phêrô năm phút đi bộ.
Trước đại dịch coronavirus, mọi người tập trung mỗi ngày tại đó lúc 3 giờ chiều, để cầu nguyện tại nhà nguyện Lòng Thương Xót.
“Vào giờ kính Lòng Thương Xót Chúa, nhà thờ thật sự rất đông các linh hồn - người trẻ, người bệnh, các cặp vợ chồng và những người đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về đàng thiêng liêng đến để cầu xin Lòng Thương Xót Chúa”, Đức ông Jozef Bart, giám đốc đền thánh này nói với thông tấn xã CNA.
Vị linh mục người Ba Lan này đã được đích thân Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn để biến ngôi nhà thờ được xây từ thế kỷ 16, với ý hướng ban đầu là một nhà nguyện của bệnh viện, thành một trung tâm hành hương Lòng Thương Xót Chúa vào năm 1994.
Trong dịp khánh thành ngôi nhà thờ này Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói:
“Hôm nay, tôi rất vui mừng được cảm tạ Chúa trong Nhà thờ Santo Spirito in Sassia, gắn liền với bệnh viện cùng tên, và hiện là một trung tâm chuyên về chăm sóc mục vụ cho người bệnh, cũng như để cổ vũ cho việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa”
“Điều rất quan trọng và kịp thời là chính xác ở đây, bên cạnh bệnh viện rất cổ xưa này, những lời cầu nguyện được thốt lên và các công việc được thực hiện nhằm chăm sóc liên tục cho sức khỏe của cơ thể và tinh thần,” vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan nói.
Các nữ tu dòng Đức Mẹ của Lòng Thương Xót Chúa, là dòng tu mà Thánh Faustina là một thành viên, giúp dẫn dắt những lời cầu nguyện và các chương trình giáo lý hàng ngày về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ở Santo Spirito in Sassia.
Ngày Chúa Nhật 28 tháng Tư năm ngoái 2019, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục sinh kính Lòng Thương Xót Chúa tại đây.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhắc lại một câu nói của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2001.
“Lòng Thương Xót Chúa là món quà Phục sinh mà Giáo hội nhận được từ Chúa Kitô, Đấng sống lại từ trong kẻ chết và ban tặng cho nhân loại vào buổi bình minh của thiên niên kỷ thứ ba.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chúa Giêsu đã từng nói với Thánh Faustina, ‘Con người không tìm thấy bình an cho đến khi quay lại với đức tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa’”
“Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa. Lời cầu nguyện này rất thân thiết với biết bao các tín hữu sùng đạo, nó bày tỏ rõ ràng thái độ của chúng ta muốn từ bỏ chính mình và phó dâng mọi sự trong tay Chúa. Lạy Chúa ơi, Đấng Cứu Rỗi duy nhất của chúng con.”
“Một hành động từ bỏ chính mình đơn giản như thế là đủ để vượt qua những rào cản của bóng tối và nỗi buồn, sự nghi ngờ và tuyệt vọng. Những tia sáng của Lòng Thương Xót Chúa sẽ khôi phục lại hy vọng, một cách đặc biệt, cho những người cảm thấy bị áp đảo bởi gánh nặng tội lỗi,” ngài nói.
Đức ông Jozef Bart cho biết, trước đại dịch coronavirus kinh hoàng này, “Nhà thờ có các giờ chầu Thánh Thể với các linh mục sẵn sàng giải tội bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, vào lúc 6 giờ chiều mỗi ngày. Các linh mục của chúng ta phải nhớ rằng chúng ta là các kênh, và là các công cụ của Lòng Thương Xót Chúa.”
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Paris hoan nghênh lời cam kết mới nhất của tổng thống Macron tái thiết nhà thờ Đức Bà
Đặng Tự Do
16:38 17/04/2020
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đã hoan nghênh lời cam kết mới nhất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đẩy mạnh việc tái thiết lại nhà thờ Đức Bà.
“Tôi không thể nói cho toàn thể nhân loại, nhưng điều này chắc chắn là một khoảnh khắc xúc động được chứng kiến toàn cầu,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit phát biểu trên Radio Notre Dame hôm 15 tháng Tư, một năm sau khi một đám cháy phá hủy một phần của cấu trúc lịch sử này.
“Cả thành phố và quốc gia, là các thành phần sở hữu nhà thờ, đều đồng thanh về mục tiêu tái thiết, và điều quan trọng là thể hiện từ các lễ nghi trong Tuần Thánh của chúng ta rằng điều này bây giờ đang đi đúng hướng. Theo nghĩa này, điều quan trọng là cho thấy nhà thờ đang sống động hơn là tưởng niệm một ngày buồn như vậy.”
Theo chiều hướng đó, quả chuông Emmanuel nặng 14.6 tấn trong tòa tháp phía nam của nhà thờ đã được đánh lên vào lúc 8 giờ tối ngày 15 tháng 4.
Cùng ngày, tổng thống Macron mô tả Notre Dame như một “biểu tượng cho khả năng phục hồi của xã hội” và cam kết thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm ngôi nhà thờ được tái tạo đầy đủ vào năm 2024. Ông lưu ý việc xây dựng đang bị ngưng lại vì cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng cho biết sẽ “khởi động lại càng sớm càng tốt.”
Khoảng 500 lính cứu hỏa đã chiến đấu để cứu nhà thờ 850 tuổi trong trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019, làm sụp đổ ngọn tháp cao 91.5 mét và hai phần ba mái nhà làm bằng gỗ sồi từ thế kỷ 13, cũng như phá hủy phần lớn nội thất bằng gỗ.
Lính cứu hỏa đã anh dũng cứu được nhiều tác phẩm nghệ thuật và các vật dụng thánh trong nhà thờ, bao gồm vương miện gai, mà quân La mã đã đội lên đầu Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, và một chiếc áo dài bằng vàng được thánh vương Louis thứ 9 mặc.
Jean-Louis Georgelin, nguyên tổng giám sát việc tái thiết, nói với tờ Le Pelerin của Tuần báo Công Giáo Pháp, rằng ông tin một Te Deum, tức là một lễ tạ ơn, nhân dịp hoàn tất việc tái thiết sẽ được tổ chức tại ngôi nhà thờ này vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, năm Paris tổ chức Thế vận hội Olympic.
Tổng thống Macron nói cuộc khủng hoảng coronavirus hiện đang thu hút “tất cả những suy nghĩ” tại Pháp, nhưng ông đã ca ngợi “các chuyên gia, kiến trúc sư, nghệ nhân, và những người lao động đang làm việc để xây dựng lại nhà thờ, cũng như 340,000 người dân và các tổ chức trên toàn thế giới đã quyên góp cho quỹ tái thiết.
“Người Pháp sẽ một lần nữa tái khám phá niềm vui được hiệp nhất với nhau, và ngọn tháp của Notre Dame sẽ một lần nữa vươn lên trên bầu trời,” ông nói.
Source:CruxParis archbishop welcomes Macron’s renewed pledge to rebuild Notre Dame
“Tôi không thể nói cho toàn thể nhân loại, nhưng điều này chắc chắn là một khoảnh khắc xúc động được chứng kiến toàn cầu,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit phát biểu trên Radio Notre Dame hôm 15 tháng Tư, một năm sau khi một đám cháy phá hủy một phần của cấu trúc lịch sử này.
“Cả thành phố và quốc gia, là các thành phần sở hữu nhà thờ, đều đồng thanh về mục tiêu tái thiết, và điều quan trọng là thể hiện từ các lễ nghi trong Tuần Thánh của chúng ta rằng điều này bây giờ đang đi đúng hướng. Theo nghĩa này, điều quan trọng là cho thấy nhà thờ đang sống động hơn là tưởng niệm một ngày buồn như vậy.”
Theo chiều hướng đó, quả chuông Emmanuel nặng 14.6 tấn trong tòa tháp phía nam của nhà thờ đã được đánh lên vào lúc 8 giờ tối ngày 15 tháng 4.
Cùng ngày, tổng thống Macron mô tả Notre Dame như một “biểu tượng cho khả năng phục hồi của xã hội” và cam kết thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm ngôi nhà thờ được tái tạo đầy đủ vào năm 2024. Ông lưu ý việc xây dựng đang bị ngưng lại vì cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng cho biết sẽ “khởi động lại càng sớm càng tốt.”
Khoảng 500 lính cứu hỏa đã chiến đấu để cứu nhà thờ 850 tuổi trong trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019, làm sụp đổ ngọn tháp cao 91.5 mét và hai phần ba mái nhà làm bằng gỗ sồi từ thế kỷ 13, cũng như phá hủy phần lớn nội thất bằng gỗ.
Lính cứu hỏa đã anh dũng cứu được nhiều tác phẩm nghệ thuật và các vật dụng thánh trong nhà thờ, bao gồm vương miện gai, mà quân La mã đã đội lên đầu Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, và một chiếc áo dài bằng vàng được thánh vương Louis thứ 9 mặc.
Jean-Louis Georgelin, nguyên tổng giám sát việc tái thiết, nói với tờ Le Pelerin của Tuần báo Công Giáo Pháp, rằng ông tin một Te Deum, tức là một lễ tạ ơn, nhân dịp hoàn tất việc tái thiết sẽ được tổ chức tại ngôi nhà thờ này vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, năm Paris tổ chức Thế vận hội Olympic.
Tổng thống Macron nói cuộc khủng hoảng coronavirus hiện đang thu hút “tất cả những suy nghĩ” tại Pháp, nhưng ông đã ca ngợi “các chuyên gia, kiến trúc sư, nghệ nhân, và những người lao động đang làm việc để xây dựng lại nhà thờ, cũng như 340,000 người dân và các tổ chức trên toàn thế giới đã quyên góp cho quỹ tái thiết.
“Người Pháp sẽ một lần nữa tái khám phá niềm vui được hiệp nhất với nhau, và ngọn tháp của Notre Dame sẽ một lần nữa vươn lên trên bầu trời,” ông nói.
Source:Crux
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 93 trong lặng lẽ
Đặng Tự Do
16:40 17/04/2020
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã mừng sinh nhật thứ 93 của ngài hôm 16 tháng Tư trong lặng lẽ. Vì tình trạng dịch bệnh kinh hoàng, Đức Bênêđíctô 16 đã không tiếp khách trong những ngày này.
“Tạ ơn Chúa, tất cả chúng tôi trong Tu viện Mẹ Giáo Hội đều khoẻ mạnh,” Đức Tổng Giám Mục Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, nói với tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Vị Giáo hoàng nghỉ hưu, Đức Tổng Giám Mục và một nhóm các nữ tu sống trong tu viện cũ trong Vườn Vatican.
Thông thường trong ngày sinh nhật của ngài, Đức Bênêđíctô được người anh trai là Đức Ông Georg Ratzinger đến thăm. Tuy nhiên, trong điều kiện cách ly hiện nay, Đức Ông, năm nay đã 96 tuổi vào tháng Giêng vừa qua, không thể đến thăm được. Hai vị chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại. Đức Tổng Giám Mục Ganswein cho Vatican News biết như trên, và nói thêm rằng những vị thường đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự trong những năm qua đã gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật ngài.
Đức Tổng Giám Mục Ganswein nói tờ Avvenire hôm 16 tháng Tư rằng bất kể tình trạng bị cách ly, ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô vẫn có mầu sắc “lễ hội hơn ngày thường” trong tu viện. Đức Bênêđíctô vẫn nghe được tiếng hát của những bài hát dân gian miền Bavaria qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô bắt đầu, như thường lệ, với Thánh lễ trong nhà nguyện tu viện.
Đức Tổng Giám Mục cho biết Đức Bênêđíctô cầu nguyện mỗi ngày cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
“Ngài đặc biệt xúc động khi biết tin nhiều linh mục, bác sĩ và y tá đã chết trong khi chăm sóc cho những người nhiễm coronavirus, đặc biệt là ở miền bắc Ý.”
Đức Tổng Giám Mục cũng cho biết thêm là Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu nhận được một món quà đặc biệt, là một bản sao trước khi xuất bản của cuốn sách “Benedikt XVI: Ein Leben”, nghĩa là “Cuộc đời Đức Bênêđíctô 16”, với gần 1,200 trang tiểu sử được viết bởi Peter Seewald, người đã cộng tác với vị Giáo Hoàng nghỉ hưu trong nhiều tác phẩm trước đây. Cuốn sách sẽ được phát hành bằng tiếng Đức vào tháng Năm tới đây.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Ông Seewald muốn đích thân mang cuốn sách đến tặng cho Đức Giáo Hoàng danh dự nhưng, thật không may, trận đại dịch này khiến ông không thực hiện được điều đó.”
Đức Bênêđíctô sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại thị trấn Marktl am Inn thuộc miền Bavaria và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2005, kế nhiệm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã phục vụ 24 năm trong tư cách tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cụ thể là từ năm 1982 đến 2005.
Đức Bênêđíctô đã làm choáng váng thế giới vào năm 2013 khi ngài tuyên bố thoái vị, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong gần 600 năm từ chức.
Source:CruxRetired pope, celebrating 93rd birthday, is well, secretary says
“Tạ ơn Chúa, tất cả chúng tôi trong Tu viện Mẹ Giáo Hội đều khoẻ mạnh,” Đức Tổng Giám Mục Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, nói với tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Vị Giáo hoàng nghỉ hưu, Đức Tổng Giám Mục và một nhóm các nữ tu sống trong tu viện cũ trong Vườn Vatican.
Thông thường trong ngày sinh nhật của ngài, Đức Bênêđíctô được người anh trai là Đức Ông Georg Ratzinger đến thăm. Tuy nhiên, trong điều kiện cách ly hiện nay, Đức Ông, năm nay đã 96 tuổi vào tháng Giêng vừa qua, không thể đến thăm được. Hai vị chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại. Đức Tổng Giám Mục Ganswein cho Vatican News biết như trên, và nói thêm rằng những vị thường đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự trong những năm qua đã gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật ngài.
Đức Tổng Giám Mục Ganswein nói tờ Avvenire hôm 16 tháng Tư rằng bất kể tình trạng bị cách ly, ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô vẫn có mầu sắc “lễ hội hơn ngày thường” trong tu viện. Đức Bênêđíctô vẫn nghe được tiếng hát của những bài hát dân gian miền Bavaria qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô bắt đầu, như thường lệ, với Thánh lễ trong nhà nguyện tu viện.
Đức Tổng Giám Mục cho biết Đức Bênêđíctô cầu nguyện mỗi ngày cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
“Ngài đặc biệt xúc động khi biết tin nhiều linh mục, bác sĩ và y tá đã chết trong khi chăm sóc cho những người nhiễm coronavirus, đặc biệt là ở miền bắc Ý.”
Đức Tổng Giám Mục cũng cho biết thêm là Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu nhận được một món quà đặc biệt, là một bản sao trước khi xuất bản của cuốn sách “Benedikt XVI: Ein Leben”, nghĩa là “Cuộc đời Đức Bênêđíctô 16”, với gần 1,200 trang tiểu sử được viết bởi Peter Seewald, người đã cộng tác với vị Giáo Hoàng nghỉ hưu trong nhiều tác phẩm trước đây. Cuốn sách sẽ được phát hành bằng tiếng Đức vào tháng Năm tới đây.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Ông Seewald muốn đích thân mang cuốn sách đến tặng cho Đức Giáo Hoàng danh dự nhưng, thật không may, trận đại dịch này khiến ông không thực hiện được điều đó.”
Đức Bênêđíctô sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại thị trấn Marktl am Inn thuộc miền Bavaria và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2005, kế nhiệm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã phục vụ 24 năm trong tư cách tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cụ thể là từ năm 1982 đến 2005.
Đức Bênêđíctô đã làm choáng váng thế giới vào năm 2013 khi ngài tuyên bố thoái vị, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong gần 600 năm từ chức.
Source:Crux
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki nói rằng các thánh lễ nên được cho phép tái tục càng sớm càng tốt
Đặng Tự Do
17:20 17/04/2020
Một Hồng Y người Đức cho rằng đã đến “thời cao điểm” để khôi phục các lễ nghi Phụng Vụ công khai khi đất nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp cô lập.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của tổng giáo phận Köln nói rằng các thánh lễ nên được cho phép tái tục “càng sớm càng tốt” sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel báo hiệu rằng các cửa hàng nhỏ và các trường học có thể được mở cửa trở lại trong những tuần tới.
Đức Hồng Y Woelki đã nói với CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 17 tháng 4 rằng “Không bỏ qua các quy định, đã đến ‘thời cao điểm’ để khôi phục cách nào đó các lễ nghi Phụng Vụ công khai. Tôi không nghĩ đến việc trở lại trạng thái bình thường chúng ta đã biết trước thời dịch bệnh. Tất nhiên, còn quá sớm để nói về điều đó”.
“Các quy định vệ sinh phải tiếp tục được tuân thủ, các quy tắc về khoảng cách và nhiều thứ khác nữa. Chúng ta đã học được những điều mới và cũng sẽ thực hành chúng một cách tận tình. Nhưng các cử hành Phụng Vụ nên được cho phép tái tục càng sớm càng tốt trong khuôn khổ được xác định một cách chính xác.”
Hôm thứ Năm, ngày 16 tháng Tư, Đức Hồng Y đã gặp ông Armin Laschet, Thủ hiến của bang North Rhine-Westphalia, miền tây nước Đức, nơi có thủ phủ là thành phố Köln.
Sau đó, Đức Hồng Y đã cảm ơn ông Laschet qua Twitter vì cam kết của ông sẽ giảm bớt các hạn chế đối với việc thờ phượng công khai càng nhanh càng tốt.
Trong khi khoảng cách xã hội và các biện pháp phòng ngừa khác là cần thiết, Đức Hồng Y nói rằng việc thực hành tôn giáo là một quyền cơ bản.
“Do đó, các cử hành tôn giáo phải được cho phép trong các điều kiện nhất định, càng sớm càng tốt,” ngài viết. “Sự trông mong của mọi người đối với việc chăm sóc mục vụ, định hướng và thờ phượng là rất lớn.”
CNA Deutsch cho biết tổng giáo phận Köln đang vạch ra kế hoạch khôi phục các Thánh lễ có công chúng tham dự trong khi tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn.
Các giám mục Đức khác cũng kêu gọi nới lỏng các hạn chế, bao gồm cả Đức cha Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức và Đức cha Gregor Maria Hanke của giáo phận Eichstätt.
Trong một diễn biến khác, Đức Hồng Y Woelki đã viết thư cho những trẻ em chuẩn bị rước lễ lần đầu. Trong bức thư, đề ngày 19 tháng Tư, ngài nói rằng, dù có một chút buồn bã vì các nghi lễ rước lễ lần đầu đã bị hủy bỏ, các em đã được trao tặng “món quà thời gian” để suy tư thêm về ý nghĩa của việc được rước lễ lần đầu.
Thủ tướng Angela Merkel cho biết hôm 15 tháng 4 rằng các quy tắc về khoảng cách xã hội sẽ được duy trì cho đến ít nhất là ngày 3 tháng 5. Nhưng các cửa hàng nhỏ hơn sẽ có thể mở cửa trở lại từ tuần tới và các trường sẽ mở cửa từ ngày 4 tháng Năm.
Đến nay, tại Đức có 141,397 trường hợp nhiễm bệnh trong đó có 4,352 trường hợp tử vọng. Tỷ lệ tử vong trên số người nhiễm bệnh tại Đức là thấp nhất thế giới.
Source:Catholic News AgencyGerman cardinal says it’s 'high time' to restore public Masses
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của tổng giáo phận Köln nói rằng các thánh lễ nên được cho phép tái tục “càng sớm càng tốt” sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel báo hiệu rằng các cửa hàng nhỏ và các trường học có thể được mở cửa trở lại trong những tuần tới.
Đức Hồng Y Woelki đã nói với CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 17 tháng 4 rằng “Không bỏ qua các quy định, đã đến ‘thời cao điểm’ để khôi phục cách nào đó các lễ nghi Phụng Vụ công khai. Tôi không nghĩ đến việc trở lại trạng thái bình thường chúng ta đã biết trước thời dịch bệnh. Tất nhiên, còn quá sớm để nói về điều đó”.
“Các quy định vệ sinh phải tiếp tục được tuân thủ, các quy tắc về khoảng cách và nhiều thứ khác nữa. Chúng ta đã học được những điều mới và cũng sẽ thực hành chúng một cách tận tình. Nhưng các cử hành Phụng Vụ nên được cho phép tái tục càng sớm càng tốt trong khuôn khổ được xác định một cách chính xác.”
Hôm thứ Năm, ngày 16 tháng Tư, Đức Hồng Y đã gặp ông Armin Laschet, Thủ hiến của bang North Rhine-Westphalia, miền tây nước Đức, nơi có thủ phủ là thành phố Köln.
Sau đó, Đức Hồng Y đã cảm ơn ông Laschet qua Twitter vì cam kết của ông sẽ giảm bớt các hạn chế đối với việc thờ phượng công khai càng nhanh càng tốt.
Trong khi khoảng cách xã hội và các biện pháp phòng ngừa khác là cần thiết, Đức Hồng Y nói rằng việc thực hành tôn giáo là một quyền cơ bản.
“Do đó, các cử hành tôn giáo phải được cho phép trong các điều kiện nhất định, càng sớm càng tốt,” ngài viết. “Sự trông mong của mọi người đối với việc chăm sóc mục vụ, định hướng và thờ phượng là rất lớn.”
CNA Deutsch cho biết tổng giáo phận Köln đang vạch ra kế hoạch khôi phục các Thánh lễ có công chúng tham dự trong khi tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn.
Các giám mục Đức khác cũng kêu gọi nới lỏng các hạn chế, bao gồm cả Đức cha Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức và Đức cha Gregor Maria Hanke của giáo phận Eichstätt.
Trong một diễn biến khác, Đức Hồng Y Woelki đã viết thư cho những trẻ em chuẩn bị rước lễ lần đầu. Trong bức thư, đề ngày 19 tháng Tư, ngài nói rằng, dù có một chút buồn bã vì các nghi lễ rước lễ lần đầu đã bị hủy bỏ, các em đã được trao tặng “món quà thời gian” để suy tư thêm về ý nghĩa của việc được rước lễ lần đầu.
Thủ tướng Angela Merkel cho biết hôm 15 tháng 4 rằng các quy tắc về khoảng cách xã hội sẽ được duy trì cho đến ít nhất là ngày 3 tháng 5. Nhưng các cửa hàng nhỏ hơn sẽ có thể mở cửa trở lại từ tuần tới và các trường sẽ mở cửa từ ngày 4 tháng Năm.
Đến nay, tại Đức có 141,397 trường hợp nhiễm bệnh trong đó có 4,352 trường hợp tử vọng. Tỷ lệ tử vong trên số người nhiễm bệnh tại Đức là thấp nhất thế giới.
Source:Catholic News Agency
Phi Châu: Trước tình trạng lây lan của cơn dịch Coronavirus, Tổng thống nước Cộng hòa Tanzania tuyên bố toàn dân cùng cầu nguyện trong ba ngày
Thanh Quảng sdb
23:13 17/04/2020
Phi Châu: Trước tình trạng lây lan của cơn dịch Coronavirus, Tổng thống nước Cộng hòa Tanzania tuyên bố toàn dân cùng cầu nguyện trong ba ngày
Theo Thông tấn xã Fides từ Dar es Salaam cho hay Tổng thống John Pombe Magufuli của nước Cộng hòa Tanzania đã kêu gọi toàn dân dành trọn ba ngày để cầu xin " Đấng tối cao giúp chặn đứng được cơn đại dịch Covid-19". Ông tuyên bố: "Hỡi quốc dân đồng bào Tanzania, trước cơn đại dịch, tôi nài xin tất cả trong ba ngày này từ 17 tháng 4 đến 19 tháng 4, hãy cùng nhau cầu xin Thiên Chúa bảo vệ và chữa lành cho dân nước chúng ta". Được biết Vị Nguyên thủ quốc gia này là một người Công Giáo.
Số lượng người nhiễm coronavirus tại Quốc gia này đã tăng lên 94 người. Ông Bộ trưởng Y tế Ummy Mwalimu công báo rằng các trường hợp bị nhiễm này được báo cáo là xảy ra tại thủ đô thương mại Dar es Salaam, một thành phố miền Mwanza nằm trên bờ hồ Victoria và phía bắc tiếp giáp Kilimanjaro. Bốn bệnh nhân đã chết vì virus kể từ khi ca nhiễm đầu tiên được báo cáo vào ngày 16 tháng 3.
Tanzania đã không áp đặt lệnh đóng cửa biên giới, mặc dầu có cấm các cuộc tụ họp vui chơi giải trí và đóng cửa các trường sở giáo dục. Nhưng các nơi thờ phượng vẫn được mở cửa.
Theo nguồn tin của Giáo hội cho biết hàng ngàn người đã đáp lại lời kêu gọi của tổng thống qui tụ về các nhà thờ và hội đường để cầu xin Thiên Chúa gìn giữ cho được may lành và phù hộ cho đất nước cả về tinh thần lẫn vật chất.
Giáo Hội Công Giáo đã đề ra các phương cách thích hợp như khoảng cách và bãi bỏ các tập tục tiếp xúc để đảm bảo sự an toàn cho các tín hữu... (Agenzia Fides, 17/4/2020)
Theo Thông tấn xã Fides từ Dar es Salaam cho hay Tổng thống John Pombe Magufuli của nước Cộng hòa Tanzania đã kêu gọi toàn dân dành trọn ba ngày để cầu xin " Đấng tối cao giúp chặn đứng được cơn đại dịch Covid-19". Ông tuyên bố: "Hỡi quốc dân đồng bào Tanzania, trước cơn đại dịch, tôi nài xin tất cả trong ba ngày này từ 17 tháng 4 đến 19 tháng 4, hãy cùng nhau cầu xin Thiên Chúa bảo vệ và chữa lành cho dân nước chúng ta". Được biết Vị Nguyên thủ quốc gia này là một người Công Giáo.
Số lượng người nhiễm coronavirus tại Quốc gia này đã tăng lên 94 người. Ông Bộ trưởng Y tế Ummy Mwalimu công báo rằng các trường hợp bị nhiễm này được báo cáo là xảy ra tại thủ đô thương mại Dar es Salaam, một thành phố miền Mwanza nằm trên bờ hồ Victoria và phía bắc tiếp giáp Kilimanjaro. Bốn bệnh nhân đã chết vì virus kể từ khi ca nhiễm đầu tiên được báo cáo vào ngày 16 tháng 3.
Tanzania đã không áp đặt lệnh đóng cửa biên giới, mặc dầu có cấm các cuộc tụ họp vui chơi giải trí và đóng cửa các trường sở giáo dục. Nhưng các nơi thờ phượng vẫn được mở cửa.
Theo nguồn tin của Giáo hội cho biết hàng ngàn người đã đáp lại lời kêu gọi của tổng thống qui tụ về các nhà thờ và hội đường để cầu xin Thiên Chúa gìn giữ cho được may lành và phù hộ cho đất nước cả về tinh thần lẫn vật chất.
Giáo Hội Công Giáo đã đề ra các phương cách thích hợp như khoảng cách và bãi bỏ các tập tục tiếp xúc để đảm bảo sự an toàn cho các tín hữu... (Agenzia Fides, 17/4/2020)
Đức Giáo Hoàng tỏ ý ủng hộ việc tiếp cận các Bí Tích và Thánh Đường với giáo dân
Vũ Văn An
23:20 17/04/2020
Như đã thưa, càng ngày lệnh đóng cửa các nhà thờ và đình chỉ cử hành các thánh lễ công cộng càng làm nhiều tín hữu mất kiên nhẫn hơn. Do đó, một vị Tổng Giám Mục Ý đã lên tiếng chính thức đặt câu hỏi với chính phủ về lệnh này trong khi chính phủ bắt đầu cho nới lỏng nó. Tại Mỹ, theo Ed Condon của CNA, Đức Cha Peter Baldacchino của giáo phận Las Cruces, New Mexico, đã chính thức cho phép các linh mục của ngài cử hành thánh lễ công cộng miễn là nghiêm ngặt thi hành các biện pháp vệ sinh và khoảng cách an toàn xã hội của chính quyền dân sự để tránh lây lan Covid-19.
Trong lá thư gửi cho các linh mục của ngài, ngài nói rõ ngài biết hậu quả lây lan chết người của Covid-19 nhưng ngài cũng biết tác động tiêu cực về mặt xã hội của việc buộc phải ở trong nhà: đường dây nóng về khủng hoảng của chính phủ liên bang Hoa Kỳ gọi là Disaster Distress Helpline do cơ quan Substance Abuse and Mental Health Services Administration quản trị, đã nhận được sự gia tăng phần trăm con số gọi đến 891%, thời đại dịch, đa số thuộc phạm vi ngăn ngừa tự tử. Con số bạo hành gia đình cũng gia tăng kinh khủng.
Kết luận của ngài “nói một cách đơn giản, giữa bất trắc tài chánh, sự sợ hãi cho sức khỏe của chính bản thân, lo âu xao xuyến vì đại dịch và việc giam hãm ở trong nhà, người ta nhất định cần lời hy vọng. Chúng ta, trong tư cách các linh mục, chúng ta được mời gọi mang Lời Hằng Sống đến cho người ta, chúng ta được kêu gọi thừa tác các bí tích ban sự sống. Các Thánh Lễ truyền hình là các cố gắng lấp đầy khoảng trống trong thời này, nhưng càng ngày tôi càng xác tín rằng việc này không đủ”.
Trong khi ấy, theo tạp chí America ngày 16 tháng 4, các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Đức lên tiếng chỉ trích quyết định đóng cửa các nhà thờ và đền Hồi giáo. Chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Các Người Công Giáo Đức (ZdK), Thomas Sternberg, nói: ông hiểu rằng các biện pháp phòng ngừa là cần thiết nhưng ông kêu gọi nhanh chóng tái lập các buổi lễ tôn giáo công cộng, với con số người tham dự giới hạn và tuân theo các qui định nghiêm ngặt. Đức Cha Wolfgang Ipolt của giáo phận Goerlitz cũng nói ngài lấy làm tiếc về lệnh cấm kéo dài. Thậm chí phát ngôn viên tôn giáo sự vụ của một nhóm dân biểu bảo thủ tại hạ viện, Hermann Groehe, cũng lên tiếng yêu cầu nới lỏng lệnh cấm: “các buổi lễ tôn giáo cử hành chung với nhau là biểu thức chủ chốt của tự do tôn giáo và đối với nhiều tín hữu là nguồn hy vọng và sức mạnh trong thời buổi khó khăn”. Tổng thư ký của Phong Trào Hồi Giáo Milli Goerus ở Đức cũng cho rằng ông “không thể nào hiểu được tại sao các đền Hồi Giáo, các nhà thờ hay hội đường Do Thái Giáo phải tiếp tục đóng cửa trong khi việc mua sắm trong thành phố thì được phép”.
Các ưu tư như thế hiển nhiên tác động lên Đức Phaxicô, người vẫn khuyên anh em giám mục của mình phải có mùi chiên, nghĩa là gần gũi chiên chứ không phải chỉ là hương hoa tinh thần để chỉ cần “kính nhi viễn chi”.
Cũng có thể vì nhớ mùi chiên, sau cả hơn tháng trời cử hành thánh lễ với vài “mạng” thân cận ngày nào cũng thấy mặt nhau, nên trong thánh lễ ngày 17 tháng 4 tại Nhà Thánh Marta, lần đầu tiên, Đức Phanxicô lên tiếng ủng hộ việc giáo dân tiếp cận với các bí tích và nhà thờ.
Theo Zenit, trong bài giảng lễ, nhân bình luận về đoạn Tin Mừng Gioan 21:1-14, Đức Phanxicô đã cổ vũ, dĩ nhiên một cách luôn thận trọng và khôn ngoan, việc tín hữu được tiếp cận các bí tích. Ngài nhấn mạnh rằng lý tưởng của Giáo Hội luôn là có các bí tích và Dân Chúa tụ họp với nhau, và suy nghĩ khác thế là điều nguy hiểm.
Ta biết đoạn tin mừng Gioan nói trên thuật lại cảnh Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ ở bờ biển Galilêa và cùng ngồi ăn với các ông bên lò than hồng có bánh và cá. Cảnh ấy nói lên tình thân mật không hẳn chỉ là giữa thầy và trò, mà là giữa những người cùng một gia đình thân quen. Đúng là một bối cảnh trìu mến để Đức Phanxicô nói đến tình thân mật thân quen với Chúa Phục Sinh.
Cái tình thân mật ấy nay người Công Giáo chỉ có thể cử hành khi cùng nhau tham dự các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. “Nghĩ khác thế là điều nguy hiểm”.
Đức Phanxicô nói: “một tình thân mật mà không có cộng đồng, không có Bánh, không có Giáo Hội, không có người ta, không có các Bí tích là điều nguy hiểm. Theo chúng ta, đó là thứ thân mật ngộ đạo, thứ thân mật chỉ để cho riêng tôi, xa lìa dân Thiên Chúa. Sự thân mật của các Tông đồ với Chúa luôn là sự thân mật của cộng đồng, luôn luôn ở bàn ăn, dấu chỉ cộng đồng; luôn luôn với Bí Tích, với Bánh ăn”.
Sau đây là trọn bài giảng của ngài:
Các môn đệ là những người đánh cá: thật vậy, Chúa Giêsu gọi họ lúc họ đang làm việc. Anrê và Phêrô đang thả lưới. Họ bỏ lưới của họ và đi theo Chúa Giêsu (xem Mt 4: 18-20). Điều tương tự xẩy ra với Gioan và Giacôbê: họ bỏ cha và các chàng trai làm việc với họ và đi theo Chúa Giêsu (xem Mt 4: 21-22). Ơn gọi quả thực diễn ra trong công việc ngư dân của họ. Và đoạn này của Tin Mừng hôm nay, phép lạ này, về mẻ cá kỳ diệu, khiến chúng ta nghĩ đến một mẻ cá kỳ diệu khác, mà Luca đã kể lại (xem. Lc 5: 1-11), điều tương tự cũng xảy ra ở đó. Họ đã có mẻ cá, khi họ nghĩ họ đã không có gì. Sau khi Phêrô ngưng tiếng, Chúa Giêsu bảo: “ra chỗ sâu hơn đi” – “chúng con làm việc vất vả suốt đêm mà nào có bắt được gì!” "ra chỗ sâu đi". Tin tưởng vào lời nói của Người - Phêrô nói “con sẽ thả lưới”. Tin Mừng thuật lại chính số lượng ở đó làm “họ rất ngạc nhiên” (Xem Lc 5: 9) trước phép lạ đó. Hôm nay, trong mẻ cá khác này, không ai nói đến chuyện ngạc nhiên. Một sự tự nhiên nào đó được nhận thấy, người ta thấy có sự tiến bộ, một con đường đầy sự hiểu biết về Chúa, đầy sự thân mật với Chúa; Tôi chỉ xin nói một chữ duy nhất: thân mật quen biết với Chúa. Khi Gioan thấy điều ấy, ông nói với Phêrô: “Chúa đấy!”, Và Phêrô mặc vội quần áo vào và nhảy xuống nước để đến với Chúa (xem Ga 21: 7). Lần trước, ông quỳ xuống trước mặt Người và nói: “Hãy rời xa con, vì con là người tội lỗi (xem Lc 5: 8). Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi: Ngài là ai? Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa là điều tự nhiên; sự thân mật quen thuộc của các Tông đồ với Chúa đã lớn lên.
Các Kitô hữu chúng ta cũng vậy, trong hành trình của đời chúng ta, chúng ta đang ở trong tình trạng tiến bước, tiến bộ trong sự quen thuộc thân mật với Chúa. Tôi dám nói, Chúa có phần nào đó “trong tầm tay”, nhưng “trong tầm tay” vì Người đi với chúng ta; chúng ta biết đó là Người. Không có ai ở đây hỏi Người: Ngài là ai? Họ biết đó là Chúa. Sự thân mật của một Kitô hữu là sự thân mật hàng ngày với Chúa. Và, chắc chắn, họ đã ăn sáng với nhau, với cá và bánh mì; chắc chắn họ đã nói về nhiều thứ chuyện một cách tự nhiên. Sự thân thuộc này của các Kitô hữu với Chúa luôn thuộc về cộng đồng. Vâng, nó rất thân mật, nó rất bản thân nhưng trong cộng đồng. Một sự thân quen không có cộng đồng, một sự thân quen không có Bánh, một sự thân quen không có Giáo hội, không có dân chúng, không có các Bí tích là điều nguy hiểm. Chúng ta dám nói rằng nó có thể trở thành thứ thân quen ngộ đạo, một thứ thân quen chỉ dành cho bản thân tôi, tách rời khỏi Dân Chúa. Sự thân quen của các tông đồ với Chúa luôn là sự thân quen của cộng đồng, nó luôn ở tại bàn ăn, dấu hiệu của cộng đồng; nó luôn luôn với Bí tích, với Bánh ăn.
Tôi nói điều này bởi vì một ai đó đã khiến tôi suy ngẫm về mối nguy hiểm mà chúng ta đang sống thời điểm này, thời đại dịch đã khiến tất cả chúng ta thông đạt, kể cả về mặt tôn giáo, qua các phương tiện truyền thông, kể cả Thánh lễ này, tất cả chúng ta đều thông đạt, nhưng không cùng với nhau, mà chúng ta chỉ ở với nhau cách thiêng liêng thôi. Số người [hiện diện] thì ít (về số lượng) nhưng có rất nhiều người: chúng ta tuy cùng nhau, nhưng không ở với nhau. Bí tích cũng thế: anh em có nó, có Bí tích Thánh Thể, hôm nay, nhưng những người nối kết với chúng ta chỉ có sự Rước Lễ thiêng liêng. Và đó không phải là Giáo hội: đó chỉ là Giáo hội trong hoàn cảnh khó khăn, mà Chúa cho phép, nhưng lý tưởng của Giáo hội luôn luôn là với người ta và với các Bí tích - luôn luôn.
Trước lễ Phục sinh, khi xuất hiện tin tức tôi sẽ cử hành lễ Phục sinh trong một Nhà thờ Thánh Phêrô trống rỗng, một Giám mục đã viết cho tôi - một Giám mục tốt lành, tốt lành, và ngài đã quở tôi. “Nhưng sao lại thế, Nhà thờ Thánh Phêrô rất lớn mà, tại sao Đức Thánh Cha không đặt ít nhất 30 người ở đó, để mọi người nhìn thấy? Có nguy hiểm gì đâu...” Tôi nghĩ: “ông này nghĩ gì trong đầu mà nói thế với mình?” Ngay lúc đó, tôi không hiểu. Tuy nhiên, vì ngài là một giám mục tốt lành, rất gần gũi với người ta, hẳn phải muốn nói điều gì đó với mình. Khi tôi gặp ngài, tôi sẽ hỏi ngài. Rồi tôi hiểu ra. Ngài muốn nói với tôi: “Đức Thánh Cha hãy cẩn thận, đừng ảo hóa Giáo hội, đừng ảo hóa các Bí tích, đừng ảo hóa Dân Thiên Chúa. Giáo hội, Bí tích, Dân Thiên Chúa là cụ thể. Đã đành tại thời điểm này, chúng ta phải có sự thân quen với Chúa theo cách này, nhưng chúng ta phải ra khỏi đường hầm, không ở lại đó mãi. Còn đây là sự quen thuộc thân mật của các Tông đồ: không phải là ngộ đạo, không ảo hóa, không vị kỷ cho mỗi người trong các vị, nhưng là một sự thân quen cụ thể giữa những con người – sự thân quen với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, thân quen với Chúa trong các Bí tích, giữa Dân Thiên Chúa. Họ dấn bước trên con đường trưởng thành để thân quen với Chúa: chúng ta cũng hãy học cách làm như thế. Họ hiểu ngay từ giây phút đầu tiên rằng sự thân quen này khác với sự thân quen họ tưởng tượng và họ đã đạt được sự thân quen này. Họ biết đó là Chúa, họ chia sẻ mọi sư: cộng đồng, các Bí tích, Chúa, bình an và cử hành.
Xin Chúa dạy chúng ta sự thân mật này với Người, sự thân quen này với Người nhưng trong Giáo hội, với các Bí tích, với dân thánh trung thành của Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng đã kết thúc việc cử hành bằng việc Thờ Lạy và Phép Lành Thánh Thể, mời gọi các tín hữu thực hiện một rước lễ thiêng liêng.
Đây là lời cầu nguyện Đức Giáo Hoàng đã đọc:
Lạy Chúa Giêsu của con, con phủ phục dưới chân Chúa, và con xin dâng lên Chúa sự ăn năn trong cõi lòng thống hối của con, một cõi lòng đã tự hạ xuống hàng hư vô trước Thánh Nhan Chúa. Con thờ lạy Chúa trong Bí tích Tình yêu của Chúa, Bí tích Thánh Thể khôn tả. Con mong muốn được nhận Chúa vào nơi ở nghèo nàn mà trái tim con dâng lên Chúa. Trong khi chờ đợi hạnh phúc được Rước lễ Bí tích, con muốn chiếm hữu Chúa cách thiêng liêng. Lạy Chúa Giêsu, Xin Chúa hãy đến với con để con được đến với Chúa. Xin tình yêu của Chúa đốt cháy toàn bộ con người con khi sống và khi chết. Con tin Chúa, con cậy Chúa, con yêu Chúa.
Trước khi rời Nhà nguyện kính Chúa Thánh Thần, Đức Giáo Hoàng đã xướng Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng...
Trong lá thư gửi cho các linh mục của ngài, ngài nói rõ ngài biết hậu quả lây lan chết người của Covid-19 nhưng ngài cũng biết tác động tiêu cực về mặt xã hội của việc buộc phải ở trong nhà: đường dây nóng về khủng hoảng của chính phủ liên bang Hoa Kỳ gọi là Disaster Distress Helpline do cơ quan Substance Abuse and Mental Health Services Administration quản trị, đã nhận được sự gia tăng phần trăm con số gọi đến 891%, thời đại dịch, đa số thuộc phạm vi ngăn ngừa tự tử. Con số bạo hành gia đình cũng gia tăng kinh khủng.
Kết luận của ngài “nói một cách đơn giản, giữa bất trắc tài chánh, sự sợ hãi cho sức khỏe của chính bản thân, lo âu xao xuyến vì đại dịch và việc giam hãm ở trong nhà, người ta nhất định cần lời hy vọng. Chúng ta, trong tư cách các linh mục, chúng ta được mời gọi mang Lời Hằng Sống đến cho người ta, chúng ta được kêu gọi thừa tác các bí tích ban sự sống. Các Thánh Lễ truyền hình là các cố gắng lấp đầy khoảng trống trong thời này, nhưng càng ngày tôi càng xác tín rằng việc này không đủ”.
Trong khi ấy, theo tạp chí America ngày 16 tháng 4, các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Đức lên tiếng chỉ trích quyết định đóng cửa các nhà thờ và đền Hồi giáo. Chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Các Người Công Giáo Đức (ZdK), Thomas Sternberg, nói: ông hiểu rằng các biện pháp phòng ngừa là cần thiết nhưng ông kêu gọi nhanh chóng tái lập các buổi lễ tôn giáo công cộng, với con số người tham dự giới hạn và tuân theo các qui định nghiêm ngặt. Đức Cha Wolfgang Ipolt của giáo phận Goerlitz cũng nói ngài lấy làm tiếc về lệnh cấm kéo dài. Thậm chí phát ngôn viên tôn giáo sự vụ của một nhóm dân biểu bảo thủ tại hạ viện, Hermann Groehe, cũng lên tiếng yêu cầu nới lỏng lệnh cấm: “các buổi lễ tôn giáo cử hành chung với nhau là biểu thức chủ chốt của tự do tôn giáo và đối với nhiều tín hữu là nguồn hy vọng và sức mạnh trong thời buổi khó khăn”. Tổng thư ký của Phong Trào Hồi Giáo Milli Goerus ở Đức cũng cho rằng ông “không thể nào hiểu được tại sao các đền Hồi Giáo, các nhà thờ hay hội đường Do Thái Giáo phải tiếp tục đóng cửa trong khi việc mua sắm trong thành phố thì được phép”.
Các ưu tư như thế hiển nhiên tác động lên Đức Phaxicô, người vẫn khuyên anh em giám mục của mình phải có mùi chiên, nghĩa là gần gũi chiên chứ không phải chỉ là hương hoa tinh thần để chỉ cần “kính nhi viễn chi”.
Cũng có thể vì nhớ mùi chiên, sau cả hơn tháng trời cử hành thánh lễ với vài “mạng” thân cận ngày nào cũng thấy mặt nhau, nên trong thánh lễ ngày 17 tháng 4 tại Nhà Thánh Marta, lần đầu tiên, Đức Phanxicô lên tiếng ủng hộ việc giáo dân tiếp cận với các bí tích và nhà thờ.
Theo Zenit, trong bài giảng lễ, nhân bình luận về đoạn Tin Mừng Gioan 21:1-14, Đức Phanxicô đã cổ vũ, dĩ nhiên một cách luôn thận trọng và khôn ngoan, việc tín hữu được tiếp cận các bí tích. Ngài nhấn mạnh rằng lý tưởng của Giáo Hội luôn là có các bí tích và Dân Chúa tụ họp với nhau, và suy nghĩ khác thế là điều nguy hiểm.
Ta biết đoạn tin mừng Gioan nói trên thuật lại cảnh Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ ở bờ biển Galilêa và cùng ngồi ăn với các ông bên lò than hồng có bánh và cá. Cảnh ấy nói lên tình thân mật không hẳn chỉ là giữa thầy và trò, mà là giữa những người cùng một gia đình thân quen. Đúng là một bối cảnh trìu mến để Đức Phanxicô nói đến tình thân mật thân quen với Chúa Phục Sinh.
Cái tình thân mật ấy nay người Công Giáo chỉ có thể cử hành khi cùng nhau tham dự các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. “Nghĩ khác thế là điều nguy hiểm”.
Đức Phanxicô nói: “một tình thân mật mà không có cộng đồng, không có Bánh, không có Giáo Hội, không có người ta, không có các Bí tích là điều nguy hiểm. Theo chúng ta, đó là thứ thân mật ngộ đạo, thứ thân mật chỉ để cho riêng tôi, xa lìa dân Thiên Chúa. Sự thân mật của các Tông đồ với Chúa luôn là sự thân mật của cộng đồng, luôn luôn ở bàn ăn, dấu chỉ cộng đồng; luôn luôn với Bí Tích, với Bánh ăn”.
Sau đây là trọn bài giảng của ngài:
Các môn đệ là những người đánh cá: thật vậy, Chúa Giêsu gọi họ lúc họ đang làm việc. Anrê và Phêrô đang thả lưới. Họ bỏ lưới của họ và đi theo Chúa Giêsu (xem Mt 4: 18-20). Điều tương tự xẩy ra với Gioan và Giacôbê: họ bỏ cha và các chàng trai làm việc với họ và đi theo Chúa Giêsu (xem Mt 4: 21-22). Ơn gọi quả thực diễn ra trong công việc ngư dân của họ. Và đoạn này của Tin Mừng hôm nay, phép lạ này, về mẻ cá kỳ diệu, khiến chúng ta nghĩ đến một mẻ cá kỳ diệu khác, mà Luca đã kể lại (xem. Lc 5: 1-11), điều tương tự cũng xảy ra ở đó. Họ đã có mẻ cá, khi họ nghĩ họ đã không có gì. Sau khi Phêrô ngưng tiếng, Chúa Giêsu bảo: “ra chỗ sâu hơn đi” – “chúng con làm việc vất vả suốt đêm mà nào có bắt được gì!” "ra chỗ sâu đi". Tin tưởng vào lời nói của Người - Phêrô nói “con sẽ thả lưới”. Tin Mừng thuật lại chính số lượng ở đó làm “họ rất ngạc nhiên” (Xem Lc 5: 9) trước phép lạ đó. Hôm nay, trong mẻ cá khác này, không ai nói đến chuyện ngạc nhiên. Một sự tự nhiên nào đó được nhận thấy, người ta thấy có sự tiến bộ, một con đường đầy sự hiểu biết về Chúa, đầy sự thân mật với Chúa; Tôi chỉ xin nói một chữ duy nhất: thân mật quen biết với Chúa. Khi Gioan thấy điều ấy, ông nói với Phêrô: “Chúa đấy!”, Và Phêrô mặc vội quần áo vào và nhảy xuống nước để đến với Chúa (xem Ga 21: 7). Lần trước, ông quỳ xuống trước mặt Người và nói: “Hãy rời xa con, vì con là người tội lỗi (xem Lc 5: 8). Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi: Ngài là ai? Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa là điều tự nhiên; sự thân mật quen thuộc của các Tông đồ với Chúa đã lớn lên.
Các Kitô hữu chúng ta cũng vậy, trong hành trình của đời chúng ta, chúng ta đang ở trong tình trạng tiến bước, tiến bộ trong sự quen thuộc thân mật với Chúa. Tôi dám nói, Chúa có phần nào đó “trong tầm tay”, nhưng “trong tầm tay” vì Người đi với chúng ta; chúng ta biết đó là Người. Không có ai ở đây hỏi Người: Ngài là ai? Họ biết đó là Chúa. Sự thân mật của một Kitô hữu là sự thân mật hàng ngày với Chúa. Và, chắc chắn, họ đã ăn sáng với nhau, với cá và bánh mì; chắc chắn họ đã nói về nhiều thứ chuyện một cách tự nhiên. Sự thân thuộc này của các Kitô hữu với Chúa luôn thuộc về cộng đồng. Vâng, nó rất thân mật, nó rất bản thân nhưng trong cộng đồng. Một sự thân quen không có cộng đồng, một sự thân quen không có Bánh, một sự thân quen không có Giáo hội, không có dân chúng, không có các Bí tích là điều nguy hiểm. Chúng ta dám nói rằng nó có thể trở thành thứ thân quen ngộ đạo, một thứ thân quen chỉ dành cho bản thân tôi, tách rời khỏi Dân Chúa. Sự thân quen của các tông đồ với Chúa luôn là sự thân quen của cộng đồng, nó luôn ở tại bàn ăn, dấu hiệu của cộng đồng; nó luôn luôn với Bí tích, với Bánh ăn.
Tôi nói điều này bởi vì một ai đó đã khiến tôi suy ngẫm về mối nguy hiểm mà chúng ta đang sống thời điểm này, thời đại dịch đã khiến tất cả chúng ta thông đạt, kể cả về mặt tôn giáo, qua các phương tiện truyền thông, kể cả Thánh lễ này, tất cả chúng ta đều thông đạt, nhưng không cùng với nhau, mà chúng ta chỉ ở với nhau cách thiêng liêng thôi. Số người [hiện diện] thì ít (về số lượng) nhưng có rất nhiều người: chúng ta tuy cùng nhau, nhưng không ở với nhau. Bí tích cũng thế: anh em có nó, có Bí tích Thánh Thể, hôm nay, nhưng những người nối kết với chúng ta chỉ có sự Rước Lễ thiêng liêng. Và đó không phải là Giáo hội: đó chỉ là Giáo hội trong hoàn cảnh khó khăn, mà Chúa cho phép, nhưng lý tưởng của Giáo hội luôn luôn là với người ta và với các Bí tích - luôn luôn.
Trước lễ Phục sinh, khi xuất hiện tin tức tôi sẽ cử hành lễ Phục sinh trong một Nhà thờ Thánh Phêrô trống rỗng, một Giám mục đã viết cho tôi - một Giám mục tốt lành, tốt lành, và ngài đã quở tôi. “Nhưng sao lại thế, Nhà thờ Thánh Phêrô rất lớn mà, tại sao Đức Thánh Cha không đặt ít nhất 30 người ở đó, để mọi người nhìn thấy? Có nguy hiểm gì đâu...” Tôi nghĩ: “ông này nghĩ gì trong đầu mà nói thế với mình?” Ngay lúc đó, tôi không hiểu. Tuy nhiên, vì ngài là một giám mục tốt lành, rất gần gũi với người ta, hẳn phải muốn nói điều gì đó với mình. Khi tôi gặp ngài, tôi sẽ hỏi ngài. Rồi tôi hiểu ra. Ngài muốn nói với tôi: “Đức Thánh Cha hãy cẩn thận, đừng ảo hóa Giáo hội, đừng ảo hóa các Bí tích, đừng ảo hóa Dân Thiên Chúa. Giáo hội, Bí tích, Dân Thiên Chúa là cụ thể. Đã đành tại thời điểm này, chúng ta phải có sự thân quen với Chúa theo cách này, nhưng chúng ta phải ra khỏi đường hầm, không ở lại đó mãi. Còn đây là sự quen thuộc thân mật của các Tông đồ: không phải là ngộ đạo, không ảo hóa, không vị kỷ cho mỗi người trong các vị, nhưng là một sự thân quen cụ thể giữa những con người – sự thân quen với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, thân quen với Chúa trong các Bí tích, giữa Dân Thiên Chúa. Họ dấn bước trên con đường trưởng thành để thân quen với Chúa: chúng ta cũng hãy học cách làm như thế. Họ hiểu ngay từ giây phút đầu tiên rằng sự thân quen này khác với sự thân quen họ tưởng tượng và họ đã đạt được sự thân quen này. Họ biết đó là Chúa, họ chia sẻ mọi sư: cộng đồng, các Bí tích, Chúa, bình an và cử hành.
Xin Chúa dạy chúng ta sự thân mật này với Người, sự thân quen này với Người nhưng trong Giáo hội, với các Bí tích, với dân thánh trung thành của Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng đã kết thúc việc cử hành bằng việc Thờ Lạy và Phép Lành Thánh Thể, mời gọi các tín hữu thực hiện một rước lễ thiêng liêng.
Đây là lời cầu nguyện Đức Giáo Hoàng đã đọc:
Lạy Chúa Giêsu của con, con phủ phục dưới chân Chúa, và con xin dâng lên Chúa sự ăn năn trong cõi lòng thống hối của con, một cõi lòng đã tự hạ xuống hàng hư vô trước Thánh Nhan Chúa. Con thờ lạy Chúa trong Bí tích Tình yêu của Chúa, Bí tích Thánh Thể khôn tả. Con mong muốn được nhận Chúa vào nơi ở nghèo nàn mà trái tim con dâng lên Chúa. Trong khi chờ đợi hạnh phúc được Rước lễ Bí tích, con muốn chiếm hữu Chúa cách thiêng liêng. Lạy Chúa Giêsu, Xin Chúa hãy đến với con để con được đến với Chúa. Xin tình yêu của Chúa đốt cháy toàn bộ con người con khi sống và khi chết. Con tin Chúa, con cậy Chúa, con yêu Chúa.
Trước khi rời Nhà nguyện kính Chúa Thánh Thần, Đức Giáo Hoàng đã xướng Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng...
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cùng với vết thương
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:59 17/04/2020
Trong nếp sống xã hội, khi người nào đó bị thương tích nơi thân thể, họ được băng bó cẩn thận che kín không để lộ diện vết thương ra bên ngoài.
Đó là nếp sống văn hóa tôn trọng đời sống thân xác cùng phẩm gía con người và bảo đảm giữ vệ sinh sức khoẻ. Và nào có ai muốn phơi bầy vết thương nơi thân thể mình ra ngoài đâu?
Chúa Giêsu Kitô sau khi phục sinh sống lại vinh hiển, đã hiện ra với các Tông đồ cùng với những vết thương nơi tay, nơi cạnh sườn mình mà lúc trước đã bị hành hạ trên thập gía cho tới chết. ( Ga 20,19-31).
Vết thương nơi thân thể là dấu hiệu của thất bại, sự yếu kém bị đè bẹp chiến thắng. Nhưng Chúa Giesu Kitô phục sinh không loại bỏ điều đó lại đàng sau. Trái lại đã để những dấu vết của vết thương nơi thân thể mình lộ ra cho nhìn thấy.
Phải chăng qua đó ẩn chứa dấu hiệu sứ điệp nói lên điều gì sâu xa ẩn chứa nữa?
Sự phục sinh không là biến cố khải hoàn xóa bỏ hết những sự đã qua, nhưng có thể nói được rằng sự phục sinh gắn liền với thân xác đã chịu đau khổ hành hạ và đã chết. Sự đau buồn, lo âu hoài nghi cùng sự khốn khổ không nhảy vượt trôi qua trong sự phục sinh. Những điều đó không còn đóng giữ vai trò gì nữa, mà trở thành dấu chỉ nhận ra người chết đã phục sinh sống lại.
Và đó là điều Giáo hội tin nhận sống lại cả về thân xác. Thân xác con người không chỉ có thân thể tứ chi, nhưng còn nhiều hơn nữa. Nó bao gồm lịch sử đời sống mỗi người, với tất cả niềm vui hạnh phúc sự đẹp đẽ cùng cả sự đau khổ chịu đựng hèn kém trong đời sống con người. Xưa nay cho rằng những vết thương tích là những dấu hiệu của sự thất bại và sai xót lầm lỡ, là những dấu vết tích của đau khổ buồn tủi và nghi nan thất vọng xảy ra trong đời sống. Nhưng những đìều đó lại là thành phần làm nên đời sống, khắc nghi trong đời sống, và giúp làm cho trở nên trưởng thành vững mạnh có kinh nghiệm cho đời sống con người.
Và qua những điều đó cũng trở thành dấu hiệu, đặc điểm phân biệt không thể nhầm lẫn đời sống của một người này với người khác. Những khác biệt đó trở thành tương lai của riêng mỗi người nơi Thiên Chúa, Đấng tạo thành nuôi dưỡng và cứu độ con người.
Thiên Chúa không bỏ qua những vết thương tích đời sống con người. Không, Ngài bao bọc gìn giữ trong thân xác phục sinh. Sự đau khổ con người chịu không trở nên vô nghĩa, vô gía trị trước mặt Thiên Chúa. Nhưng Ngài chấp nhận những điều đó trong biến cố phụ̣c sinh sống lại, và biến đổi sang một trạng thái bản thể mới khác biệt, mà Chúa Giêsu Kitô chỉ cho các môn đệ mình.
Không giọt nước mắt nào, không một đau đớn nào là không có gía trị cùng không ẩn chứa ý nghĩa. Nhưng tất cả được bao bọc gìn giữ trong sự vĩnh cửu của Thiên Chúa. Có lẽ vì thế, Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hai lần, như trong Kinh thánh thuật lại, chỉ cho các Môn đệ mình nhận ra dấu vết thương tích nơi thân thể mình.
Những vết thương tích của Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã phá tan hoài nghi nơi Tông đồ Toma. Qua dấu vết thương tích của Thầy mình, Ông Toma đã nhận ra đó là Chúa Giêsu Kitô thật. Và có thể Ông Toma cũng mường tượng ra được qua vết thương Ngài muốn chỉ dậy chỉ cho ông điều ẩn dấu trong đời sống là những vết thương tích của chính bản thân cần phải chú trọng để ý tới, không được bỏ qua lãng quên đi, nhưng phải nhận ra ý nghĩa những vết thương tích của đời sống mình. Thiên Chúa không bỏ qua quên lãng những vết thương tích đời sống con người, nhưng tất cả được cùng phục sinh sống lại và được biến đổi trong vinh quang của đời sống mới.
Trong đời sống con người, ai cũng đều trải qua quãng đường đời sống tinh thần cùng nơi thân xác với những đau khổ, chịu đựng, những lo âu thất vọng, những dòng nước mắt thống khổ. Quãng đường đời sống như thế làm cho con người buồn tủi mệt nhọc, như muốn buông xuôi bỏ cuộc…
Nhưng những điều đó không trở thành uổng công, không bị rơi vào quên lãng, cùng không trở thành vô gía trị vô ý nghĩa gì trước mặt Thiên Chúa, Đấng sinh thành ra con người. Trái lại, tất cả được Ngài chấp nhận như những thành phần giai điệu, chấm nét của lịch sử đời sống con người, và được gìn giữ cho cùng được cứu độ phục sinh sống lại với. Vì những vết thương tâm hồn cũng như nơi thân xác đó góp chung làm nên lịch sử đời sống con người.
Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại cùng với những vết thương tích bị hành hạ nơi thân thể Ngài khi xưa chỉ vẽ ra con đường cứu độ cho con người rằng những vết thương tích không phải là sự thất bại, sự sai xót nhầm lẫn vô ý nghĩ, vô gía trị.
Trái lại tất cả được Thiên Chúa nhìn đến, những vết thương tích đau khổ đó là dấu chỉ đặc thù riêng biệt của từng người trong đời sống cứu độ mới nơi Thiên Chúa.
Chúa Nhật 2. phục sinh.
Lm. Daminh nguyễn Ngọc Long
Đó là nếp sống văn hóa tôn trọng đời sống thân xác cùng phẩm gía con người và bảo đảm giữ vệ sinh sức khoẻ. Và nào có ai muốn phơi bầy vết thương nơi thân thể mình ra ngoài đâu?
Chúa Giêsu Kitô sau khi phục sinh sống lại vinh hiển, đã hiện ra với các Tông đồ cùng với những vết thương nơi tay, nơi cạnh sườn mình mà lúc trước đã bị hành hạ trên thập gía cho tới chết. ( Ga 20,19-31).
Vết thương nơi thân thể là dấu hiệu của thất bại, sự yếu kém bị đè bẹp chiến thắng. Nhưng Chúa Giesu Kitô phục sinh không loại bỏ điều đó lại đàng sau. Trái lại đã để những dấu vết của vết thương nơi thân thể mình lộ ra cho nhìn thấy.
Phải chăng qua đó ẩn chứa dấu hiệu sứ điệp nói lên điều gì sâu xa ẩn chứa nữa?
Sự phục sinh không là biến cố khải hoàn xóa bỏ hết những sự đã qua, nhưng có thể nói được rằng sự phục sinh gắn liền với thân xác đã chịu đau khổ hành hạ và đã chết. Sự đau buồn, lo âu hoài nghi cùng sự khốn khổ không nhảy vượt trôi qua trong sự phục sinh. Những điều đó không còn đóng giữ vai trò gì nữa, mà trở thành dấu chỉ nhận ra người chết đã phục sinh sống lại.
Và đó là điều Giáo hội tin nhận sống lại cả về thân xác. Thân xác con người không chỉ có thân thể tứ chi, nhưng còn nhiều hơn nữa. Nó bao gồm lịch sử đời sống mỗi người, với tất cả niềm vui hạnh phúc sự đẹp đẽ cùng cả sự đau khổ chịu đựng hèn kém trong đời sống con người. Xưa nay cho rằng những vết thương tích là những dấu hiệu của sự thất bại và sai xót lầm lỡ, là những dấu vết tích của đau khổ buồn tủi và nghi nan thất vọng xảy ra trong đời sống. Nhưng những đìều đó lại là thành phần làm nên đời sống, khắc nghi trong đời sống, và giúp làm cho trở nên trưởng thành vững mạnh có kinh nghiệm cho đời sống con người.
Và qua những điều đó cũng trở thành dấu hiệu, đặc điểm phân biệt không thể nhầm lẫn đời sống của một người này với người khác. Những khác biệt đó trở thành tương lai của riêng mỗi người nơi Thiên Chúa, Đấng tạo thành nuôi dưỡng và cứu độ con người.
Thiên Chúa không bỏ qua những vết thương tích đời sống con người. Không, Ngài bao bọc gìn giữ trong thân xác phục sinh. Sự đau khổ con người chịu không trở nên vô nghĩa, vô gía trị trước mặt Thiên Chúa. Nhưng Ngài chấp nhận những điều đó trong biến cố phụ̣c sinh sống lại, và biến đổi sang một trạng thái bản thể mới khác biệt, mà Chúa Giêsu Kitô chỉ cho các môn đệ mình.
Không giọt nước mắt nào, không một đau đớn nào là không có gía trị cùng không ẩn chứa ý nghĩa. Nhưng tất cả được bao bọc gìn giữ trong sự vĩnh cửu của Thiên Chúa. Có lẽ vì thế, Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hai lần, như trong Kinh thánh thuật lại, chỉ cho các Môn đệ mình nhận ra dấu vết thương tích nơi thân thể mình.
Những vết thương tích của Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã phá tan hoài nghi nơi Tông đồ Toma. Qua dấu vết thương tích của Thầy mình, Ông Toma đã nhận ra đó là Chúa Giêsu Kitô thật. Và có thể Ông Toma cũng mường tượng ra được qua vết thương Ngài muốn chỉ dậy chỉ cho ông điều ẩn dấu trong đời sống là những vết thương tích của chính bản thân cần phải chú trọng để ý tới, không được bỏ qua lãng quên đi, nhưng phải nhận ra ý nghĩa những vết thương tích của đời sống mình. Thiên Chúa không bỏ qua quên lãng những vết thương tích đời sống con người, nhưng tất cả được cùng phục sinh sống lại và được biến đổi trong vinh quang của đời sống mới.
Trong đời sống con người, ai cũng đều trải qua quãng đường đời sống tinh thần cùng nơi thân xác với những đau khổ, chịu đựng, những lo âu thất vọng, những dòng nước mắt thống khổ. Quãng đường đời sống như thế làm cho con người buồn tủi mệt nhọc, như muốn buông xuôi bỏ cuộc…
Nhưng những điều đó không trở thành uổng công, không bị rơi vào quên lãng, cùng không trở thành vô gía trị vô ý nghĩa gì trước mặt Thiên Chúa, Đấng sinh thành ra con người. Trái lại, tất cả được Ngài chấp nhận như những thành phần giai điệu, chấm nét của lịch sử đời sống con người, và được gìn giữ cho cùng được cứu độ phục sinh sống lại với. Vì những vết thương tâm hồn cũng như nơi thân xác đó góp chung làm nên lịch sử đời sống con người.
Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại cùng với những vết thương tích bị hành hạ nơi thân thể Ngài khi xưa chỉ vẽ ra con đường cứu độ cho con người rằng những vết thương tích không phải là sự thất bại, sự sai xót nhầm lẫn vô ý nghĩ, vô gía trị.
Trái lại tất cả được Thiên Chúa nhìn đến, những vết thương tích đau khổ đó là dấu chỉ đặc thù riêng biệt của từng người trong đời sống cứu độ mới nơi Thiên Chúa.
Chúa Nhật 2. phục sinh.
Lm. Daminh nguyễn Ngọc Long
Chúa Hằng Thương Xót
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
17:49 17/04/2020
Lễ Phục Sinh có một ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với các Kitô Hữu cho nên Hội Thánh dành cả một tuần lễ, Tuần Bát Nhật để long trọng tưởng niệm biến cố Đức Kitô vinh thắng sự chết mở đường cho nhân loại tiến vào sự sống viên mãn. Kể từ Năm Thánh 2000, Chúa Nhật sau Lễ Phục Sinh đã không chỉ đơn thuần được coi là ngày kết thúc Tuần Bát Nhật Mừng Chúa Phục Sinh nữa, nhưng thêm vào đó, ngày Chúa Nhật thứ II Mùa Phục Sinh chính thức mang tên Ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót. Phải có lý do chính đáng nào đó mới khiến cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II chọn ngày này để truyền cho cả Giáo Hội long trọng tuyên dương lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa. Cho dù những lý do đó là gì, thì cũng không khó để chúng ta nhận ra rằng đây là một chọn lựa thích hợp vì chưng tất cả các bài đọc Tin Mừng trong suốt Tuần Bát Nhật Phục Sinh đều chứa đựng những chi tiết sống động giúp chúng ta hiểu được tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta vĩ đại đến mức nào. Trong những ngày mừng lễ Phục Sinh tại gia, nếu chúng ta chăm chú lắng nghe và để cho Lời Chúa trong các Thánh Lễ hằng ngày đụng chạm đến lòng mình thì chúng ta sẽ phải thốt lên rằng: “Hồn tôi ơi hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (x. Tv 117, 1). Tình thương của Chúa trài dài “từ đời nọ đến đời kia” (x. Lc 1, 50) cho nên ngay lúc này đây, giữa thử thách của dịch bệnh, tình thương ấy cũng không hề giảm suy. Trái lại tình Chúa dành cho con cái Người vẫn cứ tuôn tràn như sóng đại dương ngày đêm vỗ về tưới mát cho biết bao tâm hồn nguội lạnh thờ ơ vì tội lỗi và khổ đau.
Lòng Thương Xót Bền Bỉ Thủy Chung
Thứ Hai trong tuần Bát Nhật Phục Sinh, chúng ta được nghe đoạn đầu chương 20 Tin Mừng theo Thánh Gioan. “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến… Ông Phêrô và môn đệ kia liền chạy ra mộ... Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi” (x. Ga 20, 1-7). Ngôi mộ trống không phải là bằng chứng khẳng định Đức Giêsu đã sống lại nhưng những tấm khăn liệm thì có. Vì chẳng có ai đi cướp xác mà lại còn thời gian tháo gỡ tấm khăn liệm dài hơn 4 mét tẩm đầy dược liệu và sau đó cẩn thận xếp nó lại cho gọn ghẽ mà để sang một bên. Hai vị Tông Đồ Trưởng, sau khi chứng kiến cảnh tượng lạ lùng ấy, đã tin vào lời Kinh Thánh: “Đức Kitô phải chỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20, 9). Trước đó khi còn ở với các ông, Đức Kitô đã nhiều lần tiên báo về cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người (x. Mc 8, 31; Mc 9, 30; Mc 10, 32). Lúc đó, các ông chưa hiểu nhưng nay thì các ông đã hiểu: “Thiên Chúa đã hứa thì Người sẽ không bao giờ nuốt lời” (x. Cv 13, 32-33).
Chính sự phục sinh của Đức Giêsu là lời chứng hùng hồn nhất cho một tình thương sắt son chung thủy mà Thiên Chúa luôn dành cho nhân loại chúng ta. Không ai có quyền bắt Thiên Chúa phài hứa điều gì và cũng không ai có thể bắt Thiên Chúa bảo đảm lời Người đã hứa. Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi tình nguyện ký kết giao ước với con người. Chưa hết, khi giao ước ấy bị con người phá bỏ, Thiên Chúa lại thiết lập một giao ước mới. Trong giao ước mới này, Thiên Chúa đã không ngần ngại giao nộp cả đến Con Một của Người. Thật vậy, tác giả sách Hipri đã nhấn mạnh: “Đức Kitô đã lấy máu mình mà lập ra giao ước mới” (x. Hr 9, 15-27). Các dải khăn liệm xót lại trong ngôi mộ trống cũng là lời chứng tỏ tường cho tình yêu hiến mạng. Các dấu vết của cuộc khổ nạn chắc chắn còn in dấu trên những tấm khăn liệm. Khi hiện ra với các Tông Đồ trong căn phòng đóng kín, chính Đức Kitô Phục Sinh cũng đã cho các ông, nhất là cho Tôma, người đã thách đố Chúa, xem dấu đinh và vết đòng trên thân thể Người. Đức Kitô Phục Sinh đã tỏ bày cho chúng ta tất cả những dấu vết ấy để mặc khải cho chúng ta biết rằng: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã sai Con Một đến thế gian, để nhờ Người Con ấy mà chúng ta được sống” (x. 1 Ga 4, 9). Tình yêu của thiên Chúa là tình yêu cứu chuộc. Tình yêu ấy trước sau như một, bền bỉ cùng năm tháng. Trước, trong và ngay cả sau cái chết của Con Một Chúa, tình yêu của Đấng Tạo Hóa dành cho loài thụ tạo chúng ta không hề nhạt phai.
LM. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
“Alleluia! Tôi xin hết lòng cảm tạ Chúa, vì việc Người làm quả thật lớn lao, giao ước đã lập ra muôn đời Chúa nhớ mãi. Người đem lại cho dân ơn giải thoát và thiết lập giao ước đến muôn đời” (x. TV 111, 1-2;5;9).
Lòng Thương Xót Nhẫn Nại Khoan Dung
Sau hàng tháng trời cách ly, phong tỏa, có thể nói điều nhân loại đang cần lúc này chính là sự nhẫn nại. Trong bất cứ cuộc chờ đợi nào, thì kiên nhẫn vẫn là yếu tố tiên quyết khiến cho việc chờ đợi thành công hay thất bại, nhẹ nhàng hay nặng nề. Có nhiều người trước đây khi dịch Covid mới xảy ra họ sốt sắng cầu nguyện. Khi con số tử vong leo thang họ vẫn trung thành cầu nguyện nhưng gần đây khi thấy nạn dịch kéo dài họ bắt đầu mất kiên nhẫn và nghi ngờ hiệu ích của việc cầu nguyện. Lúc này, khi nhân loại bắt đầu nghi ngờ lòng thương xót của Chúa thì cũng là lúc chúng ta cần quay về với Tin Mừng, về với Lời Chúa để củng cố đức tin và xin ơn kiên trì nhẫn nại. Điều nghịch lý là khi chúng ta tìm về với những trang Sách Thánh, chúng ta không những tìm thấy câu trả lời cho đòi hỏi kiên nhẫn của bản thân, mà ngược lại chúng ta còn khám phá ra cả một tấm lòng khoan dung nhẫn nại mà Thiên Chúa vẫn không ngớt trao ban cho nhân loại hôm nay.
“Ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau… Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người… Bấy giờ Đức Giêsu nói với hai ông rằng: ‘Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?’ Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.” (x. Lc 24, 13-16; 25-27)
Điệu bộ và lời nói của hai người lữ khách Emmau cho thấy họ đang tuyệt vọng, giờ chỉ còn biết trở về quê nhà và tìm lại với nghề nghiệp trước đây của họ. Giữa lúc hoang mang tuyệt vọng như vậy, Chúa không bỏ rơi các ông. Người đồng hành với họ, hỏi thăm họ. Quan trọng nhất, Người đã dành cả buổi trời để giảng dạy, cắt nghĩa lại cho họ những điều Người đã từng rao giảng trong suốt 3 năm trời trước đó. Tình thương của Đấng Phục Sinh là tình thương của người thầy dành cho đám học trò chậm hiểu, chậm tin. Đức Kitô sống lại không phải để ngự cõi mây xanh an nhàn hưởng phước nhưng là để dẫn đầu nhân loại lên đường hành hương tiến về cõi phúc thật. Nếu trước đây Đức Giêsu đã từng kiên nhẫn với các môn đệ thế nào thì nay trong thân xác phục sinh, Chúa vẫn tiếp tục đồng hành với các ông bằng cả một trời kiên nhẫn như thế.
Trong câu chuyện này, tác giả Luca đã khéo léo sử dụng 2 động từ tương tự nhau nhưng lại rất khác nhau về mặt ý nghĩa: thấy và nhận ra. “Quả thế, tác giả muốn cho chúng ta hiểu rằng sau khi Chúa Giêsu phục sinh, không ai có thể được nhìn thấy Người bằng con mắt thể xác nữa: Người đã vượt qua thế gian này mà về với Cha Người, và thế giới mới này vượt quá tầm mức của giác quan chúng ta. Nhưng chính nhờ cái nhìn mới mẻ này, chính nhờ ánh sáng đức tin này mà chúng ta nhận ra Người hiện diện và hành động trong chúng ta và quanh chúng ta. [Dân] Kitô giáo vẫn được mời gọi nhận ra Người trong đức tin.” Chỉ nhờ đức tin chúng ta mới có thể lý giải được mầu nhiệm thập giá. Phải có lòng tin chúng ta mới hiểu ra rằng không ai có thể tiến vào được Nước Thiên Chúa nếu không kinh qua cái chết.
Do đó, khi tuyên dương lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta đang tuyên xưng sự nhẫn nại vô biên của Người và tự nhắc nhở chính mình cũng cần nhẫn nại với Chúa và với nhau. Thật hữu ích khi lúc này đây chúng ta nhắc lại lời khuyên của Thánh Phêrô Tông Đồ: “Anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” cho anh em (x. 1 Pr 1, 6-8).
Lòng Thương Xót Tận Tụy Chu Đáo
Đức Kitô Phục Sinh, Dung Mạo trung thực của Thiên Chúa đầy lòng xót thương, không chỉ đồng hành với chúng ta như một người Thầy kiên nhẫn trong lúc chúng ta bị bủa vây bởi nghi nan, tuyệt vọng, mà còn như một người Cha tận tụy chăm sóc cho những nhu cầu tối thiểu nhất. Tại biển hồ Tibêria, ông Simôn Phêrô cùng với một vài môn đệ khác vất vả đánh cá suốt đêm nhưng không bắt được gì. “Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu. Người nói với các ông: ‘Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.’ Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá… Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa… Đức Giêsu bảo các ông: ‘Anh em đến mà ăn!’ … Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết” (x. Ga 21, 4;6;9;12-13).
Trình thuật này chứa đựng cảm xúc nhiều hơn là thông tin vì nó “đầy ắp sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục Sinh, mới sáng sớm đã có mặt trên bờ hồ.” Người hỏi cho có chứ thực chất Người thừa biết các ông đang cần gì. Các ông vừa mệt, vừa đói, vừa chán nản vì thất bại. Chúa không những tế nhị hiến kế giúp các ông gỡ lại sự thất bại, mà còn tận tình lo lắng lương thực cho các ông. Đấng đã tự nhận mình là “Bánh Hằng Sống” (x. Ga 6, 35) lẽ nào nhắm mắt làm ngơ trước cơn đói khát của những kẻ mà Người hằng thương mến như con. Lên bờ các ông thấy sẵn than hồng, cá nướng và bánh nướng. Trong tình huống này, đối với Phêrô và các môn đệ hiện diện, nhu cầu thể xác được đáp ứng một thì nhu cầu tinh thần của các ông đã được Chúa bồi bổ gấp trăm gấp vạn lần rồi. Với tình thương tận tụy chu đáo như thế, Phêrô, đại diện cho các đồ đệ thân tín nhưng đã có lần trót bội nghĩa vong ân, sẵn sàng đón nhận cơ hội mới và quyết tâm làm lại từ đầu. “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?’ Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.’ Đức Giêsu nói với ông: ‘Hãy chăm sóc chiên con của Thầy’” (x. Ga 21, 15)
Cuộc đối thoại này hé lộ cho chúng ta biết làm một Kitô hữu có nghĩa là như thế nào. “Mỗi ngày, Chúa Giêsu hỏi chúng ta có yêu mến Người một cách đặc biệt và “trên hết mọi sự” hay không: ‘Anh có mến Thầy hơn các anh em này không?’ Cũng như ông Phêrô, chúng ta trả lời ‘có’, mặc dù chúng ta đầy những yếu đuối; và Chúa Giêsu lại mời gọi chúng ta đi theo Người vì tình yêu (c.22), và cùng với Người gánh vác dân Thiên Chúa” bằng tình yêu hy sinh.
Nói đến đây, chúng ta hãy dành ít phút mặc niệm để tạ ơn Chúa vì những mục tử chân chính mà Chúa đã gửi đến để săn sóc và hướng dẫn đoàn chiên của Chúa. Các linh mục tu sĩ những người không quản hiểm nguy dấn thân phục vụ các bệnh nhân Coronavirus và thân nhân của họ. Các ngài chính là những tấm gương phản chiếu lòng Cha thương xót dành cho nhân loại khổ đau chúng ta.
Kết
Không phải chỉ trong Tuần Bát Nhật hay Mùa Phục Sinh chúng ta mới long trọng tưởng niệm mầu nhiệm Con Chúa sống lại vì mỗi khi chúng ta hiệp dâng Thánh lễ là lúc chúng ta “tuyên xưng Chúa đã chết đi, tuyên xưng Người đã sống lại và mong đợi Người lại đến.” Tương tự vậy, không phải chỉ có ngày Chúa Nhật thứ II trong mùa Phục Sinh mới là ngày để Giáo Hội cao rao Lòng Thương Xót của Chúa. Đúng ra, mỗi người chúng ta nên biến từng giây phút của đời mình thành giai điệu tri ân lòng thương xót Chúa và hăng hái loan truyền những kỳ công Chúa đã làm cho chúng ta: “Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (x. Cv 4, 20). “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (x. Tv 117, 1).
Lòng Thương Xót Bền Bỉ Thủy Chung
Thứ Hai trong tuần Bát Nhật Phục Sinh, chúng ta được nghe đoạn đầu chương 20 Tin Mừng theo Thánh Gioan. “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến… Ông Phêrô và môn đệ kia liền chạy ra mộ... Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi” (x. Ga 20, 1-7). Ngôi mộ trống không phải là bằng chứng khẳng định Đức Giêsu đã sống lại nhưng những tấm khăn liệm thì có. Vì chẳng có ai đi cướp xác mà lại còn thời gian tháo gỡ tấm khăn liệm dài hơn 4 mét tẩm đầy dược liệu và sau đó cẩn thận xếp nó lại cho gọn ghẽ mà để sang một bên. Hai vị Tông Đồ Trưởng, sau khi chứng kiến cảnh tượng lạ lùng ấy, đã tin vào lời Kinh Thánh: “Đức Kitô phải chỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20, 9). Trước đó khi còn ở với các ông, Đức Kitô đã nhiều lần tiên báo về cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người (x. Mc 8, 31; Mc 9, 30; Mc 10, 32). Lúc đó, các ông chưa hiểu nhưng nay thì các ông đã hiểu: “Thiên Chúa đã hứa thì Người sẽ không bao giờ nuốt lời” (x. Cv 13, 32-33).
Chính sự phục sinh của Đức Giêsu là lời chứng hùng hồn nhất cho một tình thương sắt son chung thủy mà Thiên Chúa luôn dành cho nhân loại chúng ta. Không ai có quyền bắt Thiên Chúa phài hứa điều gì và cũng không ai có thể bắt Thiên Chúa bảo đảm lời Người đã hứa. Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi tình nguyện ký kết giao ước với con người. Chưa hết, khi giao ước ấy bị con người phá bỏ, Thiên Chúa lại thiết lập một giao ước mới. Trong giao ước mới này, Thiên Chúa đã không ngần ngại giao nộp cả đến Con Một của Người. Thật vậy, tác giả sách Hipri đã nhấn mạnh: “Đức Kitô đã lấy máu mình mà lập ra giao ước mới” (x. Hr 9, 15-27). Các dải khăn liệm xót lại trong ngôi mộ trống cũng là lời chứng tỏ tường cho tình yêu hiến mạng. Các dấu vết của cuộc khổ nạn chắc chắn còn in dấu trên những tấm khăn liệm. Khi hiện ra với các Tông Đồ trong căn phòng đóng kín, chính Đức Kitô Phục Sinh cũng đã cho các ông, nhất là cho Tôma, người đã thách đố Chúa, xem dấu đinh và vết đòng trên thân thể Người. Đức Kitô Phục Sinh đã tỏ bày cho chúng ta tất cả những dấu vết ấy để mặc khải cho chúng ta biết rằng: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã sai Con Một đến thế gian, để nhờ Người Con ấy mà chúng ta được sống” (x. 1 Ga 4, 9). Tình yêu của thiên Chúa là tình yêu cứu chuộc. Tình yêu ấy trước sau như một, bền bỉ cùng năm tháng. Trước, trong và ngay cả sau cái chết của Con Một Chúa, tình yêu của Đấng Tạo Hóa dành cho loài thụ tạo chúng ta không hề nhạt phai.
LM. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
“Alleluia! Tôi xin hết lòng cảm tạ Chúa, vì việc Người làm quả thật lớn lao, giao ước đã lập ra muôn đời Chúa nhớ mãi. Người đem lại cho dân ơn giải thoát và thiết lập giao ước đến muôn đời” (x. TV 111, 1-2;5;9).
Lòng Thương Xót Nhẫn Nại Khoan Dung
Sau hàng tháng trời cách ly, phong tỏa, có thể nói điều nhân loại đang cần lúc này chính là sự nhẫn nại. Trong bất cứ cuộc chờ đợi nào, thì kiên nhẫn vẫn là yếu tố tiên quyết khiến cho việc chờ đợi thành công hay thất bại, nhẹ nhàng hay nặng nề. Có nhiều người trước đây khi dịch Covid mới xảy ra họ sốt sắng cầu nguyện. Khi con số tử vong leo thang họ vẫn trung thành cầu nguyện nhưng gần đây khi thấy nạn dịch kéo dài họ bắt đầu mất kiên nhẫn và nghi ngờ hiệu ích của việc cầu nguyện. Lúc này, khi nhân loại bắt đầu nghi ngờ lòng thương xót của Chúa thì cũng là lúc chúng ta cần quay về với Tin Mừng, về với Lời Chúa để củng cố đức tin và xin ơn kiên trì nhẫn nại. Điều nghịch lý là khi chúng ta tìm về với những trang Sách Thánh, chúng ta không những tìm thấy câu trả lời cho đòi hỏi kiên nhẫn của bản thân, mà ngược lại chúng ta còn khám phá ra cả một tấm lòng khoan dung nhẫn nại mà Thiên Chúa vẫn không ngớt trao ban cho nhân loại hôm nay.
“Ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau… Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người… Bấy giờ Đức Giêsu nói với hai ông rằng: ‘Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?’ Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.” (x. Lc 24, 13-16; 25-27)
Điệu bộ và lời nói của hai người lữ khách Emmau cho thấy họ đang tuyệt vọng, giờ chỉ còn biết trở về quê nhà và tìm lại với nghề nghiệp trước đây của họ. Giữa lúc hoang mang tuyệt vọng như vậy, Chúa không bỏ rơi các ông. Người đồng hành với họ, hỏi thăm họ. Quan trọng nhất, Người đã dành cả buổi trời để giảng dạy, cắt nghĩa lại cho họ những điều Người đã từng rao giảng trong suốt 3 năm trời trước đó. Tình thương của Đấng Phục Sinh là tình thương của người thầy dành cho đám học trò chậm hiểu, chậm tin. Đức Kitô sống lại không phải để ngự cõi mây xanh an nhàn hưởng phước nhưng là để dẫn đầu nhân loại lên đường hành hương tiến về cõi phúc thật. Nếu trước đây Đức Giêsu đã từng kiên nhẫn với các môn đệ thế nào thì nay trong thân xác phục sinh, Chúa vẫn tiếp tục đồng hành với các ông bằng cả một trời kiên nhẫn như thế.
Trong câu chuyện này, tác giả Luca đã khéo léo sử dụng 2 động từ tương tự nhau nhưng lại rất khác nhau về mặt ý nghĩa: thấy và nhận ra. “Quả thế, tác giả muốn cho chúng ta hiểu rằng sau khi Chúa Giêsu phục sinh, không ai có thể được nhìn thấy Người bằng con mắt thể xác nữa: Người đã vượt qua thế gian này mà về với Cha Người, và thế giới mới này vượt quá tầm mức của giác quan chúng ta. Nhưng chính nhờ cái nhìn mới mẻ này, chính nhờ ánh sáng đức tin này mà chúng ta nhận ra Người hiện diện và hành động trong chúng ta và quanh chúng ta. [Dân] Kitô giáo vẫn được mời gọi nhận ra Người trong đức tin.” Chỉ nhờ đức tin chúng ta mới có thể lý giải được mầu nhiệm thập giá. Phải có lòng tin chúng ta mới hiểu ra rằng không ai có thể tiến vào được Nước Thiên Chúa nếu không kinh qua cái chết.
Do đó, khi tuyên dương lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta đang tuyên xưng sự nhẫn nại vô biên của Người và tự nhắc nhở chính mình cũng cần nhẫn nại với Chúa và với nhau. Thật hữu ích khi lúc này đây chúng ta nhắc lại lời khuyên của Thánh Phêrô Tông Đồ: “Anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” cho anh em (x. 1 Pr 1, 6-8).
Lòng Thương Xót Tận Tụy Chu Đáo
Đức Kitô Phục Sinh, Dung Mạo trung thực của Thiên Chúa đầy lòng xót thương, không chỉ đồng hành với chúng ta như một người Thầy kiên nhẫn trong lúc chúng ta bị bủa vây bởi nghi nan, tuyệt vọng, mà còn như một người Cha tận tụy chăm sóc cho những nhu cầu tối thiểu nhất. Tại biển hồ Tibêria, ông Simôn Phêrô cùng với một vài môn đệ khác vất vả đánh cá suốt đêm nhưng không bắt được gì. “Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu. Người nói với các ông: ‘Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.’ Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá… Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa… Đức Giêsu bảo các ông: ‘Anh em đến mà ăn!’ … Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết” (x. Ga 21, 4;6;9;12-13).
Trình thuật này chứa đựng cảm xúc nhiều hơn là thông tin vì nó “đầy ắp sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục Sinh, mới sáng sớm đã có mặt trên bờ hồ.” Người hỏi cho có chứ thực chất Người thừa biết các ông đang cần gì. Các ông vừa mệt, vừa đói, vừa chán nản vì thất bại. Chúa không những tế nhị hiến kế giúp các ông gỡ lại sự thất bại, mà còn tận tình lo lắng lương thực cho các ông. Đấng đã tự nhận mình là “Bánh Hằng Sống” (x. Ga 6, 35) lẽ nào nhắm mắt làm ngơ trước cơn đói khát của những kẻ mà Người hằng thương mến như con. Lên bờ các ông thấy sẵn than hồng, cá nướng và bánh nướng. Trong tình huống này, đối với Phêrô và các môn đệ hiện diện, nhu cầu thể xác được đáp ứng một thì nhu cầu tinh thần của các ông đã được Chúa bồi bổ gấp trăm gấp vạn lần rồi. Với tình thương tận tụy chu đáo như thế, Phêrô, đại diện cho các đồ đệ thân tín nhưng đã có lần trót bội nghĩa vong ân, sẵn sàng đón nhận cơ hội mới và quyết tâm làm lại từ đầu. “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?’ Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.’ Đức Giêsu nói với ông: ‘Hãy chăm sóc chiên con của Thầy’” (x. Ga 21, 15)
Cuộc đối thoại này hé lộ cho chúng ta biết làm một Kitô hữu có nghĩa là như thế nào. “Mỗi ngày, Chúa Giêsu hỏi chúng ta có yêu mến Người một cách đặc biệt và “trên hết mọi sự” hay không: ‘Anh có mến Thầy hơn các anh em này không?’ Cũng như ông Phêrô, chúng ta trả lời ‘có’, mặc dù chúng ta đầy những yếu đuối; và Chúa Giêsu lại mời gọi chúng ta đi theo Người vì tình yêu (c.22), và cùng với Người gánh vác dân Thiên Chúa” bằng tình yêu hy sinh.
Nói đến đây, chúng ta hãy dành ít phút mặc niệm để tạ ơn Chúa vì những mục tử chân chính mà Chúa đã gửi đến để săn sóc và hướng dẫn đoàn chiên của Chúa. Các linh mục tu sĩ những người không quản hiểm nguy dấn thân phục vụ các bệnh nhân Coronavirus và thân nhân của họ. Các ngài chính là những tấm gương phản chiếu lòng Cha thương xót dành cho nhân loại khổ đau chúng ta.
Kết
Không phải chỉ trong Tuần Bát Nhật hay Mùa Phục Sinh chúng ta mới long trọng tưởng niệm mầu nhiệm Con Chúa sống lại vì mỗi khi chúng ta hiệp dâng Thánh lễ là lúc chúng ta “tuyên xưng Chúa đã chết đi, tuyên xưng Người đã sống lại và mong đợi Người lại đến.” Tương tự vậy, không phải chỉ có ngày Chúa Nhật thứ II trong mùa Phục Sinh mới là ngày để Giáo Hội cao rao Lòng Thương Xót của Chúa. Đúng ra, mỗi người chúng ta nên biến từng giây phút của đời mình thành giai điệu tri ân lòng thương xót Chúa và hăng hái loan truyền những kỳ công Chúa đã làm cho chúng ta: “Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (x. Cv 4, 20). “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (x. Tv 117, 1).
Lòng Thương Xót Cứu Độ Thế Giới
Lm. Jos. Đồng Đăng
17:52 17/04/2020
Thế giới đã và đang đối diện với muôn vàn khó khăn thử thách: khó khăn do thiên tai như mất mùa, hạn hán, động đất, lũ lụt và khó khăn do nhân tai như nạn ô nhiễm môi trường, chiến tranh, hận thù, ghen ghét và đố kỵ. Một trong những đau khổ lớn nhất hiện nay mà con người trên hành tinh đang phải đối diện là sự đe dọa của chủng vi rút chết người Corona. Trước hiện tình bi đát này, nhiều người rơi vào cảnh hoang mang, lo sợ, thậm chí đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Một số người lâu nay vốn thượng tôn khoa học kỹ thuật thì hiện nay cũng phải thở dài chán nản khi chưa thấy triển vọng rõ rệt nào từ khoa học, chưa thấy một phương dược nào đặc trị loại vi rút Corona này. Còn với các tín hữu, cách riêng các tín hữu Công Giáo, dù phải lo sợ về mặt tự nhiên, tuy vậy họ luôn có một điểm tựa tinh thần vững chắc, đó là niềm tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa – lòng thương xót có sức cứu độ thế giới.
Trước hết, chúng ta cần biết được ý nghĩa và ý thức được tầm quan trọng của lòng thương xót. Lòng thương xót chính là lòng yêu thương, trắc ẩn đối với tha nhân. Lòng thương xót như chìa khóa để con người mở ra các mối tương quan, các mối giao hảo giữa mình với người khác. “Không ai trên đời là một hòn đảo, dù là hòn đảo vẫn dính liền đại dương. Ta sinh ra trong đời phải biết yêu thương, sống với mọi người và sống cho mọi người”. Đó là lời hát quen thuộc mà chúng ta vẫn cất lên khi diễn tả tương quan tình yêu giữa con người đối với nhau. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài hát có nhan đề Để Gió Cuốn Đi đã viết một câu thật ý nghĩa rằng: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Tấm lòng đó là gì nếu không phải là tình yêu thương đồng loại, là vui với người vui, khóc với người khóc. Tình yêu đó âu cũng là lòng thương xót.
Thứ hai, con người cần vững tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Lòng thương xót ở đây không phải là một ý niệm trừu tượng mà con người mãi ngưỡng vọng, không phải là Nguyên Lý Toán Học, hay Đệ Nhất Động Cơ của triết học Aristote, hoặc Đạo của Lão Tử, lại càng không phải là “sự thật kỹ thuật” của con người trong thời đại hôm nay. Lòng thương xót đó chính là một con người, một Ngôi vị, được cụ thể hóa trong một nhân vật lịch sử là Đức Giêsu Kitô, là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Ngài chính là Dung Mạo lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa toàn năng nhưng đã không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã mặc lấy thân phận loài người hèn mọn chúng ta, để yêu thương chúng ta, để chung chia niềm vui nỗi buồn với chúng ta, và đặc biệt để cứu độ hồn xác chúng ta. Chính Ngài là niềm hy vọng của toàn thể nhân loại. Ngài chính là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (x. Ga 14,6). Ngài không chỉ là người dẫn đường nhưng chính là con đường; Ngài không chỉ là người đưa ta tới sự thật nhưng chính Ngài là sự thật; Ngài không chỉ là người khơi nguồn sự sống nhưng chính là sự sống, là ơn cứu độ nhân loại. Ngài là dung mạo, là cửa thương xót, điều đó đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định trong Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (Misericordiæ Vultus) bằng những lời như sau: “Dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha chính là Đức Kitô Giêsu. Mầu nhiệm đức tin Kitô giáo như đã được tóm tắt đầy đủ trong mệnh đề này. Nơi Đức Giêsu Nazareth, lòng thương xót đã trở nên sống động, hữu hình, và đạt đến tột đỉnh” Lòng thương xót là con đường nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta. Vậy, con người sẽ được cứu độ nếu họ biết đặt niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa và sống theo thánh ý của Ngài.
Thứ ba, lòng thương xót của Thiên Chúa là niềm hy vọng cho con người trong hoàn cảnh bi đát hiện nay. Quả vậy, hơn lúc nào hết, con người trên thế giới đang cần ánh dương hy vọng, đang cần một điểm tựa, cần một ánh đuốc soi đường giữa đêm đen mịt mù của chiến tranh, loạn lạc, ốm đau, bệnh tật, nhất là giữa đại dịch Coronavirus. Chỉ trong ánh quang phục sinh, con người mới có hy vọng. Đức Giêsu Kitô đã chiến thắng sự chết, đã phục sinh vinh hiển. Ngài chỉ nằm trong mộ phần một thời gian ngắn rồi đã phục sinh. Đó cũng là niềm hy vọng cho những ai đặt niềm tin và dấn bước theo Ngài. Tin tưởng vào Đức Kitô Phục Sinh, chúng ta hy vọng rằng, dù nhiều khi Thiên Chúa chưa can thiệp ngay lập tức; dù Ngài chưa cất gánh nặng đau khổ đang đọa đày con người – đau khổ mà Ngài không phải là nguyên do. Nhiều khi Chúa có vẻ như trì hoãn, nhưng đối với những người có đức tin, luôn luôn tồn tại một điều tích cực là: Thiên Chúa không đến để xóa bỏ đau khổ cho con người nhưng Ngài đến để đem lại ý nghĩa cho đau khổ, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Cái chết của Con Chúa trên thập giá là câu trả lời cho chúng ta trước vấn nạn bi đát này. Trước sự thất vọng do dịch bệnh Coronavirus gây nên, chúng ta chỉ có thể ngước nhìn Đấng bị đâm thâu, chỉ biết thinh lặng mà suy về mầu nhiệm đau khổ, với một niềm xác tín rằng, chung quanh thập giá sẽ xuất hiện viền hào quanh phục sinh.
Tóm lại, giữa muôn trùng khổ đau của kiếp người, giữa những chông chênh của cuộc sống, con người luôn luôn có một điểm tựa vững chắc đó là Lòng Thương Xót. Lòng thương xót đó không chỉ là một khái niệm nhưng là một Ngôi vị, là Thiên Chúa đã nhập thể làm người và ở cùng chúng ta. Ngài đã mang lấy tội lỗi con người mà đưa lên cây thập giá. Từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giêsu, một dòng nước trường sinh được tuôn trào, đem lại nguồn ơn cứu độ nhân loại. Nó là niềm hy vọng cho con người trên thế giới nói chung, cách riêng cho những ai đang ở trong hoàn cảnh đáng thương vì bị cách ly, bị lây nhiễm hay những ai bị thiệt mạng vì Coronavirus. Trước đại dịch Coronavirus, xin nhắc lại nơi đây lời của vị mục tử, Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Trưởng Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng cho các dân tộc như sau: “ngày nay thế giới cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa hơn bao giờ hết”. Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.
LM. Jos Đồng Đăng
Trước hết, chúng ta cần biết được ý nghĩa và ý thức được tầm quan trọng của lòng thương xót. Lòng thương xót chính là lòng yêu thương, trắc ẩn đối với tha nhân. Lòng thương xót như chìa khóa để con người mở ra các mối tương quan, các mối giao hảo giữa mình với người khác. “Không ai trên đời là một hòn đảo, dù là hòn đảo vẫn dính liền đại dương. Ta sinh ra trong đời phải biết yêu thương, sống với mọi người và sống cho mọi người”. Đó là lời hát quen thuộc mà chúng ta vẫn cất lên khi diễn tả tương quan tình yêu giữa con người đối với nhau. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài hát có nhan đề Để Gió Cuốn Đi đã viết một câu thật ý nghĩa rằng: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Tấm lòng đó là gì nếu không phải là tình yêu thương đồng loại, là vui với người vui, khóc với người khóc. Tình yêu đó âu cũng là lòng thương xót.
Thứ hai, con người cần vững tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Lòng thương xót ở đây không phải là một ý niệm trừu tượng mà con người mãi ngưỡng vọng, không phải là Nguyên Lý Toán Học, hay Đệ Nhất Động Cơ của triết học Aristote, hoặc Đạo của Lão Tử, lại càng không phải là “sự thật kỹ thuật” của con người trong thời đại hôm nay. Lòng thương xót đó chính là một con người, một Ngôi vị, được cụ thể hóa trong một nhân vật lịch sử là Đức Giêsu Kitô, là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Ngài chính là Dung Mạo lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa toàn năng nhưng đã không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã mặc lấy thân phận loài người hèn mọn chúng ta, để yêu thương chúng ta, để chung chia niềm vui nỗi buồn với chúng ta, và đặc biệt để cứu độ hồn xác chúng ta. Chính Ngài là niềm hy vọng của toàn thể nhân loại. Ngài chính là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (x. Ga 14,6). Ngài không chỉ là người dẫn đường nhưng chính là con đường; Ngài không chỉ là người đưa ta tới sự thật nhưng chính Ngài là sự thật; Ngài không chỉ là người khơi nguồn sự sống nhưng chính là sự sống, là ơn cứu độ nhân loại. Ngài là dung mạo, là cửa thương xót, điều đó đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định trong Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (Misericordiæ Vultus) bằng những lời như sau: “Dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha chính là Đức Kitô Giêsu. Mầu nhiệm đức tin Kitô giáo như đã được tóm tắt đầy đủ trong mệnh đề này. Nơi Đức Giêsu Nazareth, lòng thương xót đã trở nên sống động, hữu hình, và đạt đến tột đỉnh” Lòng thương xót là con đường nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta. Vậy, con người sẽ được cứu độ nếu họ biết đặt niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa và sống theo thánh ý của Ngài.
Thứ ba, lòng thương xót của Thiên Chúa là niềm hy vọng cho con người trong hoàn cảnh bi đát hiện nay. Quả vậy, hơn lúc nào hết, con người trên thế giới đang cần ánh dương hy vọng, đang cần một điểm tựa, cần một ánh đuốc soi đường giữa đêm đen mịt mù của chiến tranh, loạn lạc, ốm đau, bệnh tật, nhất là giữa đại dịch Coronavirus. Chỉ trong ánh quang phục sinh, con người mới có hy vọng. Đức Giêsu Kitô đã chiến thắng sự chết, đã phục sinh vinh hiển. Ngài chỉ nằm trong mộ phần một thời gian ngắn rồi đã phục sinh. Đó cũng là niềm hy vọng cho những ai đặt niềm tin và dấn bước theo Ngài. Tin tưởng vào Đức Kitô Phục Sinh, chúng ta hy vọng rằng, dù nhiều khi Thiên Chúa chưa can thiệp ngay lập tức; dù Ngài chưa cất gánh nặng đau khổ đang đọa đày con người – đau khổ mà Ngài không phải là nguyên do. Nhiều khi Chúa có vẻ như trì hoãn, nhưng đối với những người có đức tin, luôn luôn tồn tại một điều tích cực là: Thiên Chúa không đến để xóa bỏ đau khổ cho con người nhưng Ngài đến để đem lại ý nghĩa cho đau khổ, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Cái chết của Con Chúa trên thập giá là câu trả lời cho chúng ta trước vấn nạn bi đát này. Trước sự thất vọng do dịch bệnh Coronavirus gây nên, chúng ta chỉ có thể ngước nhìn Đấng bị đâm thâu, chỉ biết thinh lặng mà suy về mầu nhiệm đau khổ, với một niềm xác tín rằng, chung quanh thập giá sẽ xuất hiện viền hào quanh phục sinh.
Tóm lại, giữa muôn trùng khổ đau của kiếp người, giữa những chông chênh của cuộc sống, con người luôn luôn có một điểm tựa vững chắc đó là Lòng Thương Xót. Lòng thương xót đó không chỉ là một khái niệm nhưng là một Ngôi vị, là Thiên Chúa đã nhập thể làm người và ở cùng chúng ta. Ngài đã mang lấy tội lỗi con người mà đưa lên cây thập giá. Từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giêsu, một dòng nước trường sinh được tuôn trào, đem lại nguồn ơn cứu độ nhân loại. Nó là niềm hy vọng cho con người trên thế giới nói chung, cách riêng cho những ai đang ở trong hoàn cảnh đáng thương vì bị cách ly, bị lây nhiễm hay những ai bị thiệt mạng vì Coronavirus. Trước đại dịch Coronavirus, xin nhắc lại nơi đây lời của vị mục tử, Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Trưởng Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng cho các dân tộc như sau: “ngày nay thế giới cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa hơn bao giờ hết”. Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.
LM. Jos Đồng Đăng
VietCatholic TV
Luật độc thân linh mục, Amazon, Giáo Hội tại Đức. Đức Hồng Y Sarah quay trở lại chiến trường
Giáo Hội Năm Châu
03:18 17/04/2020
Hôm 12 tháng Giêng, tờ Le Figaro đã công bố một trích đoạn của cuốn “Des Profondeurs de nos cœurs”, nghĩa là “Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi”, do Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 và Đức Hồng Y Robert Sarah viết chung với nhau, nhằm bảo vệ luật độc thân linh mục.
Hai vị đã bị tấn công dữ dội với cáo buộc cho rằng Đức Giáo Hoàng Danh dự đang lũng đoạn Đức Thánh Cha Phanxicô về luật độc thân linh mục trong khi ngài chuẩn bị cho ra mắt Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần minh định ngài không có ý thay đổi luật độc thân linh mục. Trên chuyến bay trở về từ Panama vào tháng Giêng năm 2019 và khi kết thúc Thượng Hội Đồng Amazon vào tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mượn câu nói nổi tiếng của Thánh Phaolô Đệ Lục, rằng ngài “thà mất mạng” hơn là thay đổi đòi buộc độc thân linh mục.
Với Tông huấn “Querida Amazonia”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho thấy rõ ý kiến của ngài.
Sau một thời gian chờ đợi cho tình hình lắng đọng, ngài đã dành cho tạp chí Pháp “Valeurs actuelles” một cuộc phỏng vấn, trong đó ngài mời gọi mọi người đọc và thảo luận cuốn sách này trong tinh thần thanh thản vì cuốn sách không chỉ đề cập đến luật độc thân linh mục mà còn nhiều vấn đề cấp bách khác của Giáo Hội.
Sandro Magister của tờ L’Espresso có bài tường thuật nhan đề “Celibato, Amazzonia, Germania. Torna in campo il cardinale Sarah” – Luật độc thân linh mục, Amazon, Đức. Đức Hồng Y Sarah quay trở lại chiến trường.
Nguyên bản tiếng Ý và bản dịch sang tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Sáng Chúa Nhật Phục Sinh và Thứ Hai, tạp chí Pháp “Valeurs actuelles” – “Những giá trị hiện tại” – đã đăng tải một cuộc phỏng vấn gồm hai phần với Đức Hồng Y Robert Sarah, được tiến hành bởi Charlotte d'Ornellas.
Phần một có tựa đề “Là où règne la confusion, Dieu ne peut habiter!: le cardinal Sarah appelle à l’unité de l’Eglise” – “Thiên Chúa không hiện diện nơi lầm lạc thống trị. Lời kêu gọi hiệp nhất của Đức Hồng Y Sarah”.
Phần hai có tựa đề “Cardinal Sarah: ‘Cette épidémie disperse la fumée de l’illusion’” – “Đức Hồng Y Sarah: ‘Trận đại dịch này xua tan làn khói ảo tưởng’”.
Trong phần thứ nhất, Đức Hồng Y Sarah đã tái duyệt cuốn sách mà ngài đã viết và xuất bản cùng với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI với tiêu đề “ Từ sâu thẳm trong tâm hồn chúng tôi” để quyết liệt bảo vệ luật độc thân linh mục
Đức Hồng Y đã tố cáo vai trò của chủ nghĩa cơ hội trong số những người chống lại cuốn sách và hai tác giả của nó. Ngài nhắc lại rằng ấn phẩm của mình, xuất bản vào cuối tháng Giêng, đã được thực hiện “trong tinh thần vâng phục hiếu thảo sâu sắc với Đức Thánh Cha”. Đức Hồng Y cũng bày tỏ hy vọng rằng cuối cùng người ta sẽ bình tâm thảo luận về những gì cuốn sách thực sự đưa ra và những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho thấy ngài chia sẻ với những ý tưởng trong cuốn sách, khi ngài lặp lại lời Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục - rằng “Tôi thà mất mạng hơn là thay đổi luật độc thân linh mục.”
Trong cuộc phỏng vấn thứ hai, Đức Hồng Y Sarah đã đề cập đến những chuyện khác: Thượng Hội Đồng vùng Amazon, tiến trình công nghị tại Đức, những xung đột trong Giáo hội, lạm dụng tình dục, cũng như “khủng hoảng của nền văn minh” được phơi bày trong đại dịch coronavirus.
Dưới đây là một vài đoạn, được trích từ các cuộc phỏng vấn trên, về những điểm quan trọng nhất đối với đời sống của Giáo hội.
Cuốn sách về luật độc thân linh mục
Đức Bênêđíctô XVI và tôi muốn mở ra một cuộc tranh luận cơ bản, một suy tư thanh thản, khách quan và thần học về chức tư tế và luật độc thân linh mục, dựa trên mặc khải và các sự kiện lịch sử. [...] Tôi đã đọc rất nhiều lời chỉ trích và lăng mạ nhưng quá ít suy tư thần học và mục vụ, và trên hết là quá ít cách hành xử có tính Kitô giáo.
Chưa hết, Đức Bênêđíctô XVI và tôi đã đưa ra những đề xuất táo bạo để cải cách lối sống của các linh mục. Không ai chỉ ra hay bình luận về những gì tôi tin là những trang quan trọng nhất trong suy tư của chúng tôi, những trang liên quan đến việc các linh mục cần phải từ bỏ của cải vật chất, những lời kêu gọi cải cách dựa trên việc tìm kiếm sự thánh thiện và đời sống cầu nguyện, những lời mời gọi “để đứng trước mặt Chúa và phục sự Chúa” [...] Thêm vào tất cả những điều này là sự cần thiết phải phục vụ Chúa và con người. Cuốn sách của chúng tôi được dự định là một cuốn sách về đàng thiêng liêng, thần học và mục vụ, trong khi các phương tiện truyền thông và một số người tự xưng là các chuyên gia đã làm cho nó thành ra một bản văn chính trị và biện chứng. Bây giờ những tranh cãi vô ích ấy đã tan biến, có lẽ cuối cùng cầu xin cho nó có thể được đọc một cách nghiêm túc. Cầu xin cho người ta có thể thảo luận cuốn sách này một cách hòa bình.
Thượng Hội Đồng Amazon
Sau khi Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng “Querida Amazonia” được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố, một số giám mục bày tỏ sự vỡ mộng và thất vọng. Họ không có liên quan gì đến những dân tộc trong vùng Amazon, nhưng thất vọng vì Giáo hội, theo quan điểm của họ, lẽ ra nên tận dụng cơ hội đó để hòa nhập với thế giới hiện đại. Rõ ràng là tại thời điểm này, vấn đề của người dân vùng Amazon đã bị khai thác. Sự khốn khổ của người nghèo đã được sử dụng để thúc đẩy các dự án ý thức hệ.
Tôi phải thú nhận rằng thái độ cay đắng như thế làm tôi rất buồn. Thay vì hoạt động để truyền đạt đến các dân tộc vùng Amazon chiều sâu độc đáo và phong phú của con người Chúa Giêsu Kitô và sứ điệp cứu độ của Ngài, đã có mong muốn là “Amazon hóa” Chúa Giêsu Kitô và ép buộc chúng ta phải tán thành niềm tin và thực hành của người bản địa Amazon, và đề nghị một chức tư tế chỉ có tầm cỡ trần tục, trong đó người ta có thể thích nghi với từng hoàn cảnh nhất định của họ. Các dân tộc vùng Amazon, giống như những người ở Châu Phi, cần Chúa Kitô bị đóng đinh, là tai tiếng đối với người Do Thái, là sự điên rồ đối với những người ngoại giáo; nhưng Ngài là Thiên Chúa thực và con người thực, đã đến để cứu con người bị ghi dấu bởi tội lỗi, để hiến mạng sống cho họ và hòa giải với họ nhau và với Chúa Cha, kiến tạo hòa bình bằng máu mình trên thập giá.
Những xung đột bên trong Hội Thánh
Sự hiệp nhất của người Công Giáo không phải là một tình cảm đơn giản. Nó dựa trên những gì chúng ta có chung với nhau: là mặc khải mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta. Nếu mọi người chiến đấu bảo vệ ý kiến của riêng mình, khăng khăng áp đặt yêu sách đổi mới của riêng mình, thì sự chia rẽ sẽ lan rộng khắp nơi. Nguồn mạch của sự hiệp nhất của chúng ta đi trước chúng ta. Đức tin là duy nhất, chính đức tin là yếu tố hợp nhất chúng ta. Dị giáo là kẻ thù thực sự của sự hiệp nhất. Tôi bị kinh hoàng trước mức độ mà chủ nghĩa chủ quan làm cho các cuộc thảo luận trở nên cuồng loạn. Nếu có niềm tin vào sự thật, thì sự thật có thể được tìm kiếm cùng nhau, thậm chí có thể có những cuộc đối đầu thẳng thắn giữa các nhà thần học, nhưng trái tim vẫn bình yên. Người ta biết rằng cuối cùng sự thật sẽ xuất hiện. Trái lại, khi tính khách quan không thể động đến của đức tin bị đặt thành vấn đề, thì mọi thứ biến thành sự ganh đua giữa những người đấu tranh giành quyền lực. Chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối ngăn chặn một bầu không khí bác ái thanh thản giữa con người với nhau, vì nó phá hủy niềm tin bình an vào sự thật được mặc khải. [...]
Sự hiệp nhất của đức tin tạo tiền đề cho sự hiệp nhất của huấn quyền trong không gian và thời gian. Khi một giáo lý mới được trao cho chúng ta, nó phải luôn được diễn giải phù hợp với giáo huấn đi trước. Nếu chúng ta giới thiệu những học thuyết đoạn tuyệt với truyền thống và các cuộc cách mạng, chúng ta sẽ phá vỡ sự hiệp nhất chi phối Giáo hội thánh thiện qua nhiều thế kỷ. Điều này không có nghĩa là chúng ta bị buộc phải đình trệ. Nhưng mọi sự tiến hóa phải là một sự hiểu biết và một sự khám phá tốt hơn về quá khứ. Tính nhất quán với Kinh Thánh và tính liên tục trong cải tổ là điều Đức Bênêđíctô XVI đã dạy rất rõ ràng, và là một điều kiện không thể thiếu được cho sự hiệp nhất.
Tiến trình công nghị tại Đức
Những gì đang xảy ra ở Đức thật khủng khiếp. Người ta có ấn tượng rằng những sự thật về đức tin và các huấn lệnh của Tin Mừng đang được đưa ra để bỏ phiếu. Chúng ta lấy quyền gì để có thể quyết định từ bỏ một phần trong những giáo huấn của Chúa Kitô? Tôi biết rằng nhiều người Công Giáo Đức đang phải chịu đựng tình trạng này. Như Đức Bênêđíctô XVI thường nói, Giáo hội Đức quá giàu có. Lắm tiền như thế, người ta bị cám dỗ để làm mọi thứ: thay đổi mặc khải, tạo ra một giáo quyền khác, một Giáo hội không còn là duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, mà là Đức. Rủi ro đối với một Giáo hội như thế là nghĩ mình chỉ là một trong những tổ chức của thế giới. Nhưng khi đó, làm sao cuối cùng nó có thể tránh không nghĩ về chính mình theo đường lối của thế gian?
Lạm dụng tình dục
Cuộc khủng hoảng hiện nay trên hết là một cuộc khủng hoảng đức tin và là một cuộc khủng hoảng sâu sắc về chức tư tế. Việc phơi bày các tội lỗi ghê tởm của các linh mục là triệu chứng đáng sợ nhất. Khi Thiên Chúa không còn ở vị thế trung tâm, khi đức tin không còn là yếu tố quyết định hành động của con người, khi nó không còn định hướng và làm phong phú cuộc sống của con người, thì ngay cả những tội ác như vậy cũng trở nên có thể. Chúng ta phải bắt đầu lại, như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, để sống dựa trên nền tảng của Thiên Chúa và theo quan điểm của Thiên Chúa. Trước tất cả, các linh mục phải học cách nhận ra Chúa là nền tảng của cuộc đời mình và không gạt Ngài qua một bên như thể đây chỉ là vấn đề của một công thức không có nội dung thực sự. Khi một cuộc sống linh mục không tập trung vào Thiên Chúa, nó có nguy cơ được thực thi dưới một hình thức say sưa quyền lực. Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lại nói: “Tại sao ấu dâm có thể đạt đến một tỷ lệ cao như vậy? Cuối cùng, lý do là sự vắng mặt của Thiên Chúa.”
Source:L'EspressoCelibacy, Amazon, Germany. Cardinal Sarah Returns To the Field
Hai vị đã bị tấn công dữ dội với cáo buộc cho rằng Đức Giáo Hoàng Danh dự đang lũng đoạn Đức Thánh Cha Phanxicô về luật độc thân linh mục trong khi ngài chuẩn bị cho ra mắt Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần minh định ngài không có ý thay đổi luật độc thân linh mục. Trên chuyến bay trở về từ Panama vào tháng Giêng năm 2019 và khi kết thúc Thượng Hội Đồng Amazon vào tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mượn câu nói nổi tiếng của Thánh Phaolô Đệ Lục, rằng ngài “thà mất mạng” hơn là thay đổi đòi buộc độc thân linh mục.
Với Tông huấn “Querida Amazonia”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho thấy rõ ý kiến của ngài.
Sau một thời gian chờ đợi cho tình hình lắng đọng, ngài đã dành cho tạp chí Pháp “Valeurs actuelles” một cuộc phỏng vấn, trong đó ngài mời gọi mọi người đọc và thảo luận cuốn sách này trong tinh thần thanh thản vì cuốn sách không chỉ đề cập đến luật độc thân linh mục mà còn nhiều vấn đề cấp bách khác của Giáo Hội.
Sandro Magister của tờ L’Espresso có bài tường thuật nhan đề “Celibato, Amazzonia, Germania. Torna in campo il cardinale Sarah” – Luật độc thân linh mục, Amazon, Đức. Đức Hồng Y Sarah quay trở lại chiến trường.
Nguyên bản tiếng Ý và bản dịch sang tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Sáng Chúa Nhật Phục Sinh và Thứ Hai, tạp chí Pháp “Valeurs actuelles” – “Những giá trị hiện tại” – đã đăng tải một cuộc phỏng vấn gồm hai phần với Đức Hồng Y Robert Sarah, được tiến hành bởi Charlotte d'Ornellas.
Phần một có tựa đề “Là où règne la confusion, Dieu ne peut habiter!: le cardinal Sarah appelle à l’unité de l’Eglise” – “Thiên Chúa không hiện diện nơi lầm lạc thống trị. Lời kêu gọi hiệp nhất của Đức Hồng Y Sarah”.
Phần hai có tựa đề “Cardinal Sarah: ‘Cette épidémie disperse la fumée de l’illusion’” – “Đức Hồng Y Sarah: ‘Trận đại dịch này xua tan làn khói ảo tưởng’”.
Trong phần thứ nhất, Đức Hồng Y Sarah đã tái duyệt cuốn sách mà ngài đã viết và xuất bản cùng với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI với tiêu đề “ Từ sâu thẳm trong tâm hồn chúng tôi” để quyết liệt bảo vệ luật độc thân linh mục
Đức Hồng Y đã tố cáo vai trò của chủ nghĩa cơ hội trong số những người chống lại cuốn sách và hai tác giả của nó. Ngài nhắc lại rằng ấn phẩm của mình, xuất bản vào cuối tháng Giêng, đã được thực hiện “trong tinh thần vâng phục hiếu thảo sâu sắc với Đức Thánh Cha”. Đức Hồng Y cũng bày tỏ hy vọng rằng cuối cùng người ta sẽ bình tâm thảo luận về những gì cuốn sách thực sự đưa ra và những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho thấy ngài chia sẻ với những ý tưởng trong cuốn sách, khi ngài lặp lại lời Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục - rằng “Tôi thà mất mạng hơn là thay đổi luật độc thân linh mục.”
Trong cuộc phỏng vấn thứ hai, Đức Hồng Y Sarah đã đề cập đến những chuyện khác: Thượng Hội Đồng vùng Amazon, tiến trình công nghị tại Đức, những xung đột trong Giáo hội, lạm dụng tình dục, cũng như “khủng hoảng của nền văn minh” được phơi bày trong đại dịch coronavirus.
Dưới đây là một vài đoạn, được trích từ các cuộc phỏng vấn trên, về những điểm quan trọng nhất đối với đời sống của Giáo hội.
Cuốn sách về luật độc thân linh mục
Đức Bênêđíctô XVI và tôi muốn mở ra một cuộc tranh luận cơ bản, một suy tư thanh thản, khách quan và thần học về chức tư tế và luật độc thân linh mục, dựa trên mặc khải và các sự kiện lịch sử. [...] Tôi đã đọc rất nhiều lời chỉ trích và lăng mạ nhưng quá ít suy tư thần học và mục vụ, và trên hết là quá ít cách hành xử có tính Kitô giáo.
Chưa hết, Đức Bênêđíctô XVI và tôi đã đưa ra những đề xuất táo bạo để cải cách lối sống của các linh mục. Không ai chỉ ra hay bình luận về những gì tôi tin là những trang quan trọng nhất trong suy tư của chúng tôi, những trang liên quan đến việc các linh mục cần phải từ bỏ của cải vật chất, những lời kêu gọi cải cách dựa trên việc tìm kiếm sự thánh thiện và đời sống cầu nguyện, những lời mời gọi “để đứng trước mặt Chúa và phục sự Chúa” [...] Thêm vào tất cả những điều này là sự cần thiết phải phục vụ Chúa và con người. Cuốn sách của chúng tôi được dự định là một cuốn sách về đàng thiêng liêng, thần học và mục vụ, trong khi các phương tiện truyền thông và một số người tự xưng là các chuyên gia đã làm cho nó thành ra một bản văn chính trị và biện chứng. Bây giờ những tranh cãi vô ích ấy đã tan biến, có lẽ cuối cùng cầu xin cho nó có thể được đọc một cách nghiêm túc. Cầu xin cho người ta có thể thảo luận cuốn sách này một cách hòa bình.
Thượng Hội Đồng Amazon
Sau khi Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng “Querida Amazonia” được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố, một số giám mục bày tỏ sự vỡ mộng và thất vọng. Họ không có liên quan gì đến những dân tộc trong vùng Amazon, nhưng thất vọng vì Giáo hội, theo quan điểm của họ, lẽ ra nên tận dụng cơ hội đó để hòa nhập với thế giới hiện đại. Rõ ràng là tại thời điểm này, vấn đề của người dân vùng Amazon đã bị khai thác. Sự khốn khổ của người nghèo đã được sử dụng để thúc đẩy các dự án ý thức hệ.
Tôi phải thú nhận rằng thái độ cay đắng như thế làm tôi rất buồn. Thay vì hoạt động để truyền đạt đến các dân tộc vùng Amazon chiều sâu độc đáo và phong phú của con người Chúa Giêsu Kitô và sứ điệp cứu độ của Ngài, đã có mong muốn là “Amazon hóa” Chúa Giêsu Kitô và ép buộc chúng ta phải tán thành niềm tin và thực hành của người bản địa Amazon, và đề nghị một chức tư tế chỉ có tầm cỡ trần tục, trong đó người ta có thể thích nghi với từng hoàn cảnh nhất định của họ. Các dân tộc vùng Amazon, giống như những người ở Châu Phi, cần Chúa Kitô bị đóng đinh, là tai tiếng đối với người Do Thái, là sự điên rồ đối với những người ngoại giáo; nhưng Ngài là Thiên Chúa thực và con người thực, đã đến để cứu con người bị ghi dấu bởi tội lỗi, để hiến mạng sống cho họ và hòa giải với họ nhau và với Chúa Cha, kiến tạo hòa bình bằng máu mình trên thập giá.
Những xung đột bên trong Hội Thánh
Sự hiệp nhất của người Công Giáo không phải là một tình cảm đơn giản. Nó dựa trên những gì chúng ta có chung với nhau: là mặc khải mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta. Nếu mọi người chiến đấu bảo vệ ý kiến của riêng mình, khăng khăng áp đặt yêu sách đổi mới của riêng mình, thì sự chia rẽ sẽ lan rộng khắp nơi. Nguồn mạch của sự hiệp nhất của chúng ta đi trước chúng ta. Đức tin là duy nhất, chính đức tin là yếu tố hợp nhất chúng ta. Dị giáo là kẻ thù thực sự của sự hiệp nhất. Tôi bị kinh hoàng trước mức độ mà chủ nghĩa chủ quan làm cho các cuộc thảo luận trở nên cuồng loạn. Nếu có niềm tin vào sự thật, thì sự thật có thể được tìm kiếm cùng nhau, thậm chí có thể có những cuộc đối đầu thẳng thắn giữa các nhà thần học, nhưng trái tim vẫn bình yên. Người ta biết rằng cuối cùng sự thật sẽ xuất hiện. Trái lại, khi tính khách quan không thể động đến của đức tin bị đặt thành vấn đề, thì mọi thứ biến thành sự ganh đua giữa những người đấu tranh giành quyền lực. Chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối ngăn chặn một bầu không khí bác ái thanh thản giữa con người với nhau, vì nó phá hủy niềm tin bình an vào sự thật được mặc khải. [...]
Sự hiệp nhất của đức tin tạo tiền đề cho sự hiệp nhất của huấn quyền trong không gian và thời gian. Khi một giáo lý mới được trao cho chúng ta, nó phải luôn được diễn giải phù hợp với giáo huấn đi trước. Nếu chúng ta giới thiệu những học thuyết đoạn tuyệt với truyền thống và các cuộc cách mạng, chúng ta sẽ phá vỡ sự hiệp nhất chi phối Giáo hội thánh thiện qua nhiều thế kỷ. Điều này không có nghĩa là chúng ta bị buộc phải đình trệ. Nhưng mọi sự tiến hóa phải là một sự hiểu biết và một sự khám phá tốt hơn về quá khứ. Tính nhất quán với Kinh Thánh và tính liên tục trong cải tổ là điều Đức Bênêđíctô XVI đã dạy rất rõ ràng, và là một điều kiện không thể thiếu được cho sự hiệp nhất.
Tiến trình công nghị tại Đức
Những gì đang xảy ra ở Đức thật khủng khiếp. Người ta có ấn tượng rằng những sự thật về đức tin và các huấn lệnh của Tin Mừng đang được đưa ra để bỏ phiếu. Chúng ta lấy quyền gì để có thể quyết định từ bỏ một phần trong những giáo huấn của Chúa Kitô? Tôi biết rằng nhiều người Công Giáo Đức đang phải chịu đựng tình trạng này. Như Đức Bênêđíctô XVI thường nói, Giáo hội Đức quá giàu có. Lắm tiền như thế, người ta bị cám dỗ để làm mọi thứ: thay đổi mặc khải, tạo ra một giáo quyền khác, một Giáo hội không còn là duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, mà là Đức. Rủi ro đối với một Giáo hội như thế là nghĩ mình chỉ là một trong những tổ chức của thế giới. Nhưng khi đó, làm sao cuối cùng nó có thể tránh không nghĩ về chính mình theo đường lối của thế gian?
Lạm dụng tình dục
Cuộc khủng hoảng hiện nay trên hết là một cuộc khủng hoảng đức tin và là một cuộc khủng hoảng sâu sắc về chức tư tế. Việc phơi bày các tội lỗi ghê tởm của các linh mục là triệu chứng đáng sợ nhất. Khi Thiên Chúa không còn ở vị thế trung tâm, khi đức tin không còn là yếu tố quyết định hành động của con người, khi nó không còn định hướng và làm phong phú cuộc sống của con người, thì ngay cả những tội ác như vậy cũng trở nên có thể. Chúng ta phải bắt đầu lại, như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, để sống dựa trên nền tảng của Thiên Chúa và theo quan điểm của Thiên Chúa. Trước tất cả, các linh mục phải học cách nhận ra Chúa là nền tảng của cuộc đời mình và không gạt Ngài qua một bên như thể đây chỉ là vấn đề của một công thức không có nội dung thực sự. Khi một cuộc sống linh mục không tập trung vào Thiên Chúa, nó có nguy cơ được thực thi dưới một hình thức say sưa quyền lực. Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lại nói: “Tại sao ấu dâm có thể đạt đến một tỷ lệ cao như vậy? Cuối cùng, lý do là sự vắng mặt của Thiên Chúa.”
Source:L'Espresso
Các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu điều tra khả thể Trung Quốc phạm tội ác chống nhân loại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:34 17/04/2020
1. Nghiêm trọng: Các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu điều tra khả thể Trung Quốc phạm tội ác chống nhân loại
Tính đến chiều thứ Sáu 17 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 146,873 người, trong số 2,183,964 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 6,996 người chết và thêm 95,022 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 34,641 người, trong số 678,210 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, Hoa Kỳ thiệt mất 2,174 người và thêm 29,567 người bị nhiễm bệnh.
Hôm thứ Năm 16 tháng Tư, một nhóm các thượng nghị sĩ có ảnh hưởng tại Thượng Viện Mỹ đã thúc giục Tổng thống Donald Trump phối hợp với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, và các quốc gia Âu châu để mở một cuộc điều tra công khai, và minh bạch về nguồn gốc của dịch bệnh coronavirus, cũng như các quyết định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, liên quan đến cuộc khủng hoảng này.
Nhóm các thượng nghị sĩ, do Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa đơn vị Florida dẫn đầu, cũng kêu gọi Tổng thống chỉ định một Đặc phái viên cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực điều phối quốc tế cả về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này.
Những người ký tên khác trong bức thư gởi tổng thống Donald Trump là các Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn, Thom Tillis, John Cornyn, Roger Wicker, Ted Cruz, Dan Sullivan và Mike Lee.
Các Thượng nghị sĩ cáo buộc rằng: “Từ khi bắt đầu bùng phát COVID-19, một căn bệnh gây ra bởi một loại coronavirus mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng hết sức để che đậy, đánh lừa dư luận thế giới và thậm chí trực tiếp đổ lỗi cho Hoa Kỳ.”
“Một khi chúng ta đã có thể khống chế được đại dịch này, sẽ cần phải có một cuộc điều tra quốc tế toàn diện về nguồn gốc gây ra đại dịch coronavirus kinh hoàng này và sự khuynh đảo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các tổ chức quốc tế, trong đó có WHO.”
“Vì vậy, chúng tôi mong tổng thống chỉ đạo cho các cấp chính quyền, bao gồm Bộ trưởng Pompeo và Đại sứ Craft phối hợp với các đồng minh và các đối tác như Nhật Bản, Nam Hàn, và các quốc gia Âu châu để theo đuổi một cuộc điều tra công khai và minh bạch về nguồn gốc của COVID-19, cũng như các quyết định mà WHO đã đưa ra liên quan đến cuộc khủng hoảng này.”
“Chúng tôi cũng mong tổng thống chỉ định một Đặc sứ cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực phối hợp quốc tế về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này,” bức thư ngày 17 Tháng Tư nói.
Cuộc điều tra, theo các thượng nghị sĩ, sẽ dẫn đến sự hiểu biết chi tiết về các quyết định của WHO trong những ngày đầu của vụ dịch này.
Điều này bao gồm bất kỳ áp lực nào mà họ nhận được từ Bắc Kinh nhằm đánh giá thấp tình trạng lây lan thực sự của virus và cách WHO đối xử với Đài Loan, một đối tác dân chủ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, và là quốc gia xứng đáng được công nhận trên toàn cầu đối với việc khống chế COVID-19, bất kể những cản trở liên tục và sự quấy rối từ cộng sản Trung Quốc
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ này cáo buộc Trung Quốc, với sự trợ lực của WHO, đã hành động cẩu thả, không đoái hoài đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu khi cố tình che đậy và làm biến dạng các thông tin quan yếu liên quan đến dịch bệnh. Những nỗ lực tiếp theo của họ là đổ lỗi cho Hoa Kỳ, bao gồm cả Quân đội Mỹ, và cách thức họ đặt điều kiện đối với các nước muốn được trợ giúp trong nỗ lực khống chế dịch bệnh là vô lý và quá đáng.
Cách hành động như thế không gây ngạc nhiên vì nó xuất phát từ một chế độ đang bắt giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thiểu số khác, một quốc gia đã phản bội các cam kết của mình liên quan đến quyền tự chủ của Hương Cảng, và giam cầm hay trục xuất các nhà báo độc lập với một tốc độ ngày càng gia tăng, xem thường phản ứng của cộng đồng thế giới.
“Nếu Trung Quốc từ chối hợp tác trong việc xem xét pháp y về nguồn gốc của COVID-19 và các quyết định của WHO, thì điều đó đủ để chứng minh rằng cộng sản Trung Quốc không có ý định đóng vai trò là một tác nhân quốc tế có trách nhiệm ngay cả trên những lãnh vực rõ ràng cần có sự chia sẻ, quan tâm, và hợp tác của tất cả các nước”.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã tuyên bố sẽ đưa ra một dự luật nhằm tịch thu tài sản trên đất Mỹ của các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm trong việc ngăn chặn những người tố giác và che đậy các thông tin y tế có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus ở Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu.
“Họ đã làm tất cả những gì có thể để che đậy. Nếu họ hành động kịp thời, chuyện này bất quá chỉ là một dịch bệnh khu vực. Nhưng chính cách thức hành động cẩu thả của họ đã khiến nó trở thành một đại dịch toàn cầu. Và bao nhiêu sinh mạng tại Trung Quốc và trên thế giới đã bị mất.”
2. Đức Tổng Giám Mục Paris hoan nghênh lời cam kết mới nhất của tổng thống Macron tái thiết nhà thờ Đức Bà
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đã hoan nghênh lời cam kết mới nhất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đẩy mạnh việc tái thiết lại nhà thờ Đức Bà.
“Tôi không thể nói cho toàn thể nhân loại, nhưng điều này chắc chắn là một khoảnh khắc xúc động được chứng kiến toàn cầu,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit phát biểu trên Radio Notre Dame hôm 15 tháng Tư, một năm sau khi một đám cháy phá hủy một phần của cấu trúc lịch sử này.
“Cả thành phố và quốc gia, là các thành phần sở hữu nhà thờ, đều đồng thanh về mục tiêu tái thiết, và điều quan trọng là thể hiện từ các lễ nghi trong Tuần Thánh của chúng ta rằng điều này bây giờ đang đi đúng hướng. Theo nghĩa này, điều quan trọng là cho thấy nhà thờ đang sống động hơn là tưởng niệm một ngày buồn như vậy.”
Theo chiều hướng đó, quả chuông Emmanuel nặng 14.6 tấn trong tòa tháp phía nam của nhà thờ đã được đánh lên vào lúc 8 giờ tối ngày 15 tháng 4.
Cùng ngày, tổng thống Macron mô tả Notre Dame như một “biểu tượng cho khả năng phục hồi của xã hội” và cam kết thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm ngôi nhà thờ được tái tạo đầy đủ vào năm 2024. Ông lưu ý việc xây dựng đang bị ngưng lại vì cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng cho biết sẽ “khởi động lại càng sớm càng tốt.”
Khoảng 500 lính cứu hỏa đã chiến đấu để cứu nhà thờ 850 tuổi trong trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019, làm sụp đổ ngọn tháp cao 91.5 mét và hai phần ba mái nhà làm bằng gỗ sồi từ thế kỷ 13, cũng như phá hủy phần lớn nội thất bằng gỗ.
Lính cứu hỏa đã anh dũng cứu được nhiều tác phẩm nghệ thuật và các vật dụng thánh trong nhà thờ, bao gồm vương miện gai, mà quân La mã đã đội lên đầu Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, và một chiếc áo dài bằng vàng được thánh vương Louis thứ 9 mặc.
Jean-Louis Georgelin, nguyên tổng giám sát việc tái thiết, nói với tờ Le Pelerin của Tuần báo Công Giáo Pháp, rằng ông tin một Te Deum, tức là một lễ tạ ơn, nhân dịp hoàn tất việc tái thiết sẽ được tổ chức tại ngôi nhà thờ này vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, năm Paris tổ chức Thế vận hội Olympic.
Tổng thống Macron nói cuộc khủng hoảng coronavirus hiện đang thu hút “tất cả những suy nghĩ” tại Pháp, nhưng ông đã ca ngợi “các chuyên gia, kiến trúc sư, nghệ nhân, và những người lao động đang làm việc để xây dựng lại nhà thờ, cũng như 340,000 người dân và các tổ chức trên toàn thế giới đã quyên góp cho quỹ tái thiết.
“Người Pháp sẽ một lần nữa tái khám phá niềm vui được hiệp nhất với nhau, và ngọn tháp của Notre Dame sẽ một lần nữa vươn lên trên bầu trời,” ông nói.
3. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 93 trong lặng lẽ
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã mừng sinh nhật thứ 93 của ngài hôm 16 tháng Tư trong lặng lẽ. Vì tình trạng dịch bệnh kinh hoàng, Đức Bênêđíctô 16 đã không tiếp khách trong những ngày này.
“Tạ ơn Chúa, tất cả chúng tôi trong Tu viện Mẹ Giáo Hội đều khoẻ mạnh,” Đức Tổng Giám Mục Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, nói với tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Vị Giáo hoàng nghỉ hưu, Đức Tổng Giám Mục và một nhóm các nữ tu sống trong tu viện cũ trong Vườn Vatican.
Thông thường trong ngày sinh nhật của ngài, Đức Bênêđíctô được người anh trai là Đức Ông Georg Ratzinger đến thăm. Tuy nhiên, trong điều kiện cách ly hiện nay, Đức Ông, năm nay đã 96 tuổi vào tháng Giêng vừa qua, không thể đến thăm được. Hai vị chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại. Đức Tổng Giám Mục Ganswein cho Vatican News biết như trên, và nói thêm rằng những vị thường đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự trong những năm qua đã gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật ngài.
Đức Tổng Giám Mục Ganswein nói tờ Avvenire hôm 16 tháng Tư rằng bất kể tình trạng bị cách ly, ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô vẫn có mầu sắc “lễ hội hơn ngày thường” trong tu viện. Đức Bênêđíctô vẫn nghe được tiếng hát của những bài hát dân gian miền Bavaria qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô bắt đầu, như thường lệ, với Thánh lễ trong nhà nguyện tu viện.
Đức Tổng Giám Mục cho biết Đức Bênêđíctô cầu nguyện mỗi ngày cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
“Ngài đặc biệt xúc động khi biết tin nhiều linh mục, bác sĩ và y tá đã chết trong khi chăm sóc cho những người nhiễm coronavirus, đặc biệt là ở miền bắc Ý.”
Đức Tổng Giám Mục cũng cho biết thêm là Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu nhận được một món quà đặc biệt, là một bản sao trước khi xuất bản của cuốn sách “Benedikt XVI: Ein Leben”, nghĩa là “Cuộc đời Đức Bênêđíctô 16”, với gần 1,200 trang tiểu sử được viết bởi Peter Seewald, người đã cộng tác với vị Giáo Hoàng nghỉ hưu trong nhiều tác phẩm trước đây. Cuốn sách sẽ được phát hành bằng tiếng Đức vào tháng Năm tới đây.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Ông Seewald muốn đích thân mang cuốn sách đến tặng cho Đức Giáo Hoàng danh dự nhưng, thật không may, trận đại dịch này khiến ông không thực hiện được điều đó.”
Đức Bênêđíctô sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại thị trấn Marktl am Inn thuộc miền Bavaria và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2005, kế nhiệm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã phục vụ 24 năm trong tư cách tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cụ thể là từ năm 1982 đến 2005.
Đức Bênêđíctô đã làm choáng váng thế giới vào năm 2013 khi ngài tuyên bố thoái vị, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong gần 600 năm từ chức.
4. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các phụ nữ đang mang thai trong thời dịch bệnh kinh hoàng này
Lúc 7 sáng thứ Sáu 17 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những phụ nữ đang mang thai trong hoàn cảnh đầy những bấp bênh này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Tôi ước rằng hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người phụ nữ đang mang thai chờ đợi sẽ làm mẹ và bồn chồn lo lắng. Một câu hỏi đặt ra đối với họ trong những ngày này là “Liệu con tôi sẽ sống trong thế giới nào đây?” Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để Chúa ban cho họ can đảm tiếp tục mang thai những đứa trẻ này với niềm tin chắc chắn rằng đó sẽ là một thế giới khác, nhưng dù thế nào đó sẽ luôn là một thế giới mà Chúa yêu thương rất nhiều.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin mừng trong ngày, trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện với các môn đệ, khi họ trở về bờ sau một chuyến đánh cá không thành công trên biển Tibêria. Được Chúa kêu gọi quăng lưới lần nữa, các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Các môn đệ là ngư dân: Chúa Giêsu đã gọi họ chính vì công việc này. Hai ông Anrê và Phêrô đang ngồi giặt lưới. Họ bỏ lưới và đi theo Chúa Giêsu. Hai ông Gioan và Giacôbê, cũng thế: họ rời bỏ người cha và những cậu bé làm việc với họ, và đi theo Chúa Giêsu. Ơn gọi của họ từ đây là chài lưới người. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, phép lạ mẻ cá kỳ diệu này làm cho chúng ta liên tưởng đến một mẻ cá kỳ diệu khác, đã được Thánh Luca kể lại trong chương năm: Chúa bảo ông Simôn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Simôn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. Ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.
Hôm nay, trong trình thuật về mẻ lưới khác này không đề cập đến sự kinh ngạc. Anh chị em có thể thấy một sự tự nhiên nhất định, anh chị em thấy rằng đã có sự tiến bộ, một hành trình đi vào sự hiểu biết về Chúa, bước vào sự thân mật với Chúa. Từ ngữ đúng nhất ở đây là “sự quen thuộc với Chúa”. Khi Gioan thấy vậy, liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.
Trước mẻ cá kỳ diệu đầu tiên, ông Phêrô quỳ xuống trước mặt Chúa và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi, “Ông là ai?” Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa diễn ra tự nhiên hơn. Sự quen thuộc với Chúa của các tông đồ đã lớn lên.
Các Kitô hữu chúng ta cũng vậy, hành trình sống của chúng ta đang ở trong tình trạng tiến bước này, chúng ta phải thăng tiến trong sự quen thuộc với Chúa. Tôi có thể nói, theo một nghĩa nào đó, Chúa đang “tay trong tay” với chúng ta vì Ngài bước đi với chúng ta, chúng ta biết đó là Ngài. Chúng ta không ai hỏi “ông là ai?” vì chúng ta biết đó là Chúa. Các tín hữu Kitô phải có một sự quen thuộc hàng ngày với Chúa. Và chắc chắn, họ đã ăn sáng cùng nhau, với cá và bánh mì, họ chắc chắn đã nói về nhiều thứ rất tự nhiên.
Sự quen thuộc này với Chúa, của các Kitô hữu, luôn luôn có tính cộng đồng. Vâng, sự quen thuộc này là thân mật, là cá vị nhưng trong cộng đồng. Một sự quen thuộc không có cộng đồng, một sự quen thuộc không có bánh mì, một sự quen thuộc không có Giáo hội, không có dân chúng, không có các bí tích là nguy hiểm. Có thể nói rằng nó có thể trở thành một sự quen thuộc chỉ với tôi, tách ra khỏi Dân Chúa. Sự quen thuộc của các tông đồ với Chúa luôn mang tính cộng đồng, luôn luôn ở trên bàn ăn, là một dấu chỉ cộng đồng. Sự quen thuộc ấy luôn luôn gắn liền với Bí tích, với bánh.
Tôi nói điều này bởi vì ai đó đã khiến tôi suy ngẫm về mối nguy hiểm mà thời điểm chúng ta đang sống, thời đại dịch này khiến mọi người giao tiếp với nhau cũng thông qua các phương tiện truyền thông, ngay cả Thánh lễ này, tất cả chúng ta đều được giao tiếp, nhưng không cùng nhau, chỉ thuần tuý trong tinh thần mà thôi. Ngay cả các bí tích. Hôm nay rước Mình Thánh Chúa nhưng chỉ một ít người, những người kết nối với chúng ta, chỉ có sự hiệp thông thiêng liêng. Và đây không phải là Giáo hội: đây là Giáo hội trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng lý tưởng của Giáo hội là luôn luôn với người dân trong các bí tích. Luôn luôn.
Trước lễ Phục sinh, khi có tin tôi sẽ tổ chức lễ Phục sinh trong quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, một giám mục đã viết cho tôi - một giám mục tốt: rất tốt - và ngài đã trách tôi. “Tại sao lại thế được, quảng trường Thánh Phêrô lớn quá mà, tại sao ngài không cho ít nhất 30 người tham dự để ngài có thể thấy được dân chúng? Có nguy hiểm gì đâu”. Tôi tự nghĩ “Nhưng, những gì trong đầu của Đức Cha, khiến Đức Cha cho tôi biết điều này?” Lúc đó, tôi không nhận ra. Ngài là một giám mục tốt, rất gần gũi với mọi người, nên chắc có điều gì đó ngài muốn nói với tôi. Khi tôi gặp ngài, tôi hỏi và ngài nói với tôi: “Hãy cẩn thận đừng để lây nhiễm Giáo Hội, đừng để lây nhiễm các bí tích, đừng để lây nhiễm Dân Chúa”. Giáo hội, Bí tích, Dân Chúa là cụ thể. Đúng là tại thời điểm này, chúng ta phải gặp gỡ Chúa theo cách này, nhưng phải thoát ra khỏi đường hầm, không được ở lại đó. Và đây là cách các tông đồ quen thuộc với Chúa: không phải theo kiểu Ngộ đạo, không ích kỷ cho mỗi người, mà là một sự quen thuộc cụ thể trong cộng đồng. Làm quen với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, làm quen với Chúa trong các Bí tích, ở giữa Dân Chúa. Họ đã thực hiện một hành trình trưởng thành để làm quen với Chúa: chúng ta cũng phải học cách làm điều đó. Ngay từ giây phút đầu tiên, các tông đồ đã hiểu rằng sự quen thuộc này khác với những gì các ngài tưởng tượng và các ngài đã thành công. Các ngài biết đó là Chúa, các ngài chia sẻ mọi thứ: cộng đồng, bí tích, Chúa, hòa bình, lễ lạc.
Xin Chúa dạy chúng ta sự quen thuộc này với Người nhưng trong Giáo hội, với các bí tích, với các tín hữu thánh thiện của Chúa.
Tính đến chiều thứ Sáu 17 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 146,873 người, trong số 2,183,964 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 6,996 người chết và thêm 95,022 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 34,641 người, trong số 678,210 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, Hoa Kỳ thiệt mất 2,174 người và thêm 29,567 người bị nhiễm bệnh.
Hôm thứ Năm 16 tháng Tư, một nhóm các thượng nghị sĩ có ảnh hưởng tại Thượng Viện Mỹ đã thúc giục Tổng thống Donald Trump phối hợp với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, và các quốc gia Âu châu để mở một cuộc điều tra công khai, và minh bạch về nguồn gốc của dịch bệnh coronavirus, cũng như các quyết định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, liên quan đến cuộc khủng hoảng này.
Nhóm các thượng nghị sĩ, do Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa đơn vị Florida dẫn đầu, cũng kêu gọi Tổng thống chỉ định một Đặc phái viên cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực điều phối quốc tế cả về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này.
Những người ký tên khác trong bức thư gởi tổng thống Donald Trump là các Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn, Thom Tillis, John Cornyn, Roger Wicker, Ted Cruz, Dan Sullivan và Mike Lee.
Các Thượng nghị sĩ cáo buộc rằng: “Từ khi bắt đầu bùng phát COVID-19, một căn bệnh gây ra bởi một loại coronavirus mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng hết sức để che đậy, đánh lừa dư luận thế giới và thậm chí trực tiếp đổ lỗi cho Hoa Kỳ.”
“Một khi chúng ta đã có thể khống chế được đại dịch này, sẽ cần phải có một cuộc điều tra quốc tế toàn diện về nguồn gốc gây ra đại dịch coronavirus kinh hoàng này và sự khuynh đảo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các tổ chức quốc tế, trong đó có WHO.”
“Vì vậy, chúng tôi mong tổng thống chỉ đạo cho các cấp chính quyền, bao gồm Bộ trưởng Pompeo và Đại sứ Craft phối hợp với các đồng minh và các đối tác như Nhật Bản, Nam Hàn, và các quốc gia Âu châu để theo đuổi một cuộc điều tra công khai và minh bạch về nguồn gốc của COVID-19, cũng như các quyết định mà WHO đã đưa ra liên quan đến cuộc khủng hoảng này.”
“Chúng tôi cũng mong tổng thống chỉ định một Đặc sứ cao cấp để lãnh đạo các nỗ lực phối hợp quốc tế về phản ứng đối với dịch bệnh coronavirus, lẫn nguyên nhân gây ra dịch bệnh kinh hoàng này,” bức thư ngày 17 Tháng Tư nói.
Cuộc điều tra, theo các thượng nghị sĩ, sẽ dẫn đến sự hiểu biết chi tiết về các quyết định của WHO trong những ngày đầu của vụ dịch này.
Điều này bao gồm bất kỳ áp lực nào mà họ nhận được từ Bắc Kinh nhằm đánh giá thấp tình trạng lây lan thực sự của virus và cách WHO đối xử với Đài Loan, một đối tác dân chủ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, và là quốc gia xứng đáng được công nhận trên toàn cầu đối với việc khống chế COVID-19, bất kể những cản trở liên tục và sự quấy rối từ cộng sản Trung Quốc
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ này cáo buộc Trung Quốc, với sự trợ lực của WHO, đã hành động cẩu thả, không đoái hoài đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu khi cố tình che đậy và làm biến dạng các thông tin quan yếu liên quan đến dịch bệnh. Những nỗ lực tiếp theo của họ là đổ lỗi cho Hoa Kỳ, bao gồm cả Quân đội Mỹ, và cách thức họ đặt điều kiện đối với các nước muốn được trợ giúp trong nỗ lực khống chế dịch bệnh là vô lý và quá đáng.
Cách hành động như thế không gây ngạc nhiên vì nó xuất phát từ một chế độ đang bắt giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thiểu số khác, một quốc gia đã phản bội các cam kết của mình liên quan đến quyền tự chủ của Hương Cảng, và giam cầm hay trục xuất các nhà báo độc lập với một tốc độ ngày càng gia tăng, xem thường phản ứng của cộng đồng thế giới.
“Nếu Trung Quốc từ chối hợp tác trong việc xem xét pháp y về nguồn gốc của COVID-19 và các quyết định của WHO, thì điều đó đủ để chứng minh rằng cộng sản Trung Quốc không có ý định đóng vai trò là một tác nhân quốc tế có trách nhiệm ngay cả trên những lãnh vực rõ ràng cần có sự chia sẻ, quan tâm, và hợp tác của tất cả các nước”.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã tuyên bố sẽ đưa ra một dự luật nhằm tịch thu tài sản trên đất Mỹ của các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm trong việc ngăn chặn những người tố giác và che đậy các thông tin y tế có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus ở Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu.
“Họ đã làm tất cả những gì có thể để che đậy. Nếu họ hành động kịp thời, chuyện này bất quá chỉ là một dịch bệnh khu vực. Nhưng chính cách thức hành động cẩu thả của họ đã khiến nó trở thành một đại dịch toàn cầu. Và bao nhiêu sinh mạng tại Trung Quốc và trên thế giới đã bị mất.”
2. Đức Tổng Giám Mục Paris hoan nghênh lời cam kết mới nhất của tổng thống Macron tái thiết nhà thờ Đức Bà
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris đã hoan nghênh lời cam kết mới nhất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đẩy mạnh việc tái thiết lại nhà thờ Đức Bà.
“Tôi không thể nói cho toàn thể nhân loại, nhưng điều này chắc chắn là một khoảnh khắc xúc động được chứng kiến toàn cầu,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit phát biểu trên Radio Notre Dame hôm 15 tháng Tư, một năm sau khi một đám cháy phá hủy một phần của cấu trúc lịch sử này.
“Cả thành phố và quốc gia, là các thành phần sở hữu nhà thờ, đều đồng thanh về mục tiêu tái thiết, và điều quan trọng là thể hiện từ các lễ nghi trong Tuần Thánh của chúng ta rằng điều này bây giờ đang đi đúng hướng. Theo nghĩa này, điều quan trọng là cho thấy nhà thờ đang sống động hơn là tưởng niệm một ngày buồn như vậy.”
Theo chiều hướng đó, quả chuông Emmanuel nặng 14.6 tấn trong tòa tháp phía nam của nhà thờ đã được đánh lên vào lúc 8 giờ tối ngày 15 tháng 4.
Cùng ngày, tổng thống Macron mô tả Notre Dame như một “biểu tượng cho khả năng phục hồi của xã hội” và cam kết thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm ngôi nhà thờ được tái tạo đầy đủ vào năm 2024. Ông lưu ý việc xây dựng đang bị ngưng lại vì cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng cho biết sẽ “khởi động lại càng sớm càng tốt.”
Khoảng 500 lính cứu hỏa đã chiến đấu để cứu nhà thờ 850 tuổi trong trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019, làm sụp đổ ngọn tháp cao 91.5 mét và hai phần ba mái nhà làm bằng gỗ sồi từ thế kỷ 13, cũng như phá hủy phần lớn nội thất bằng gỗ.
Lính cứu hỏa đã anh dũng cứu được nhiều tác phẩm nghệ thuật và các vật dụng thánh trong nhà thờ, bao gồm vương miện gai, mà quân La mã đã đội lên đầu Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, và một chiếc áo dài bằng vàng được thánh vương Louis thứ 9 mặc.
Jean-Louis Georgelin, nguyên tổng giám sát việc tái thiết, nói với tờ Le Pelerin của Tuần báo Công Giáo Pháp, rằng ông tin một Te Deum, tức là một lễ tạ ơn, nhân dịp hoàn tất việc tái thiết sẽ được tổ chức tại ngôi nhà thờ này vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, năm Paris tổ chức Thế vận hội Olympic.
Tổng thống Macron nói cuộc khủng hoảng coronavirus hiện đang thu hút “tất cả những suy nghĩ” tại Pháp, nhưng ông đã ca ngợi “các chuyên gia, kiến trúc sư, nghệ nhân, và những người lao động đang làm việc để xây dựng lại nhà thờ, cũng như 340,000 người dân và các tổ chức trên toàn thế giới đã quyên góp cho quỹ tái thiết.
“Người Pháp sẽ một lần nữa tái khám phá niềm vui được hiệp nhất với nhau, và ngọn tháp của Notre Dame sẽ một lần nữa vươn lên trên bầu trời,” ông nói.
3. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 93 trong lặng lẽ
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã mừng sinh nhật thứ 93 của ngài hôm 16 tháng Tư trong lặng lẽ. Vì tình trạng dịch bệnh kinh hoàng, Đức Bênêđíctô 16 đã không tiếp khách trong những ngày này.
“Tạ ơn Chúa, tất cả chúng tôi trong Tu viện Mẹ Giáo Hội đều khoẻ mạnh,” Đức Tổng Giám Mục Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, nói với tờ Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Vị Giáo hoàng nghỉ hưu, Đức Tổng Giám Mục và một nhóm các nữ tu sống trong tu viện cũ trong Vườn Vatican.
Thông thường trong ngày sinh nhật của ngài, Đức Bênêđíctô được người anh trai là Đức Ông Georg Ratzinger đến thăm. Tuy nhiên, trong điều kiện cách ly hiện nay, Đức Ông, năm nay đã 96 tuổi vào tháng Giêng vừa qua, không thể đến thăm được. Hai vị chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại. Đức Tổng Giám Mục Ganswein cho Vatican News biết như trên, và nói thêm rằng những vị thường đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự trong những năm qua đã gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật ngài.
Đức Tổng Giám Mục Ganswein nói tờ Avvenire hôm 16 tháng Tư rằng bất kể tình trạng bị cách ly, ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô vẫn có mầu sắc “lễ hội hơn ngày thường” trong tu viện. Đức Bênêđíctô vẫn nghe được tiếng hát của những bài hát dân gian miền Bavaria qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Ngày sinh nhật của Đức Bênêđíctô bắt đầu, như thường lệ, với Thánh lễ trong nhà nguyện tu viện.
Đức Tổng Giám Mục cho biết Đức Bênêđíctô cầu nguyện mỗi ngày cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
“Ngài đặc biệt xúc động khi biết tin nhiều linh mục, bác sĩ và y tá đã chết trong khi chăm sóc cho những người nhiễm coronavirus, đặc biệt là ở miền bắc Ý.”
Đức Tổng Giám Mục cũng cho biết thêm là Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu nhận được một món quà đặc biệt, là một bản sao trước khi xuất bản của cuốn sách “Benedikt XVI: Ein Leben”, nghĩa là “Cuộc đời Đức Bênêđíctô 16”, với gần 1,200 trang tiểu sử được viết bởi Peter Seewald, người đã cộng tác với vị Giáo Hoàng nghỉ hưu trong nhiều tác phẩm trước đây. Cuốn sách sẽ được phát hành bằng tiếng Đức vào tháng Năm tới đây.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Ông Seewald muốn đích thân mang cuốn sách đến tặng cho Đức Giáo Hoàng danh dự nhưng, thật không may, trận đại dịch này khiến ông không thực hiện được điều đó.”
Đức Bênêđíctô sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại thị trấn Marktl am Inn thuộc miền Bavaria và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2005, kế nhiệm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã phục vụ 24 năm trong tư cách tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cụ thể là từ năm 1982 đến 2005.
Đức Bênêđíctô đã làm choáng váng thế giới vào năm 2013 khi ngài tuyên bố thoái vị, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong gần 600 năm từ chức.
4. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các phụ nữ đang mang thai trong thời dịch bệnh kinh hoàng này
Lúc 7 sáng thứ Sáu 17 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những phụ nữ đang mang thai trong hoàn cảnh đầy những bấp bênh này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Tôi ước rằng hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người phụ nữ đang mang thai chờ đợi sẽ làm mẹ và bồn chồn lo lắng. Một câu hỏi đặt ra đối với họ trong những ngày này là “Liệu con tôi sẽ sống trong thế giới nào đây?” Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để Chúa ban cho họ can đảm tiếp tục mang thai những đứa trẻ này với niềm tin chắc chắn rằng đó sẽ là một thế giới khác, nhưng dù thế nào đó sẽ luôn là một thế giới mà Chúa yêu thương rất nhiều.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin mừng trong ngày, trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện với các môn đệ, khi họ trở về bờ sau một chuyến đánh cá không thành công trên biển Tibêria. Được Chúa kêu gọi quăng lưới lần nữa, các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Các môn đệ là ngư dân: Chúa Giêsu đã gọi họ chính vì công việc này. Hai ông Anrê và Phêrô đang ngồi giặt lưới. Họ bỏ lưới và đi theo Chúa Giêsu. Hai ông Gioan và Giacôbê, cũng thế: họ rời bỏ người cha và những cậu bé làm việc với họ, và đi theo Chúa Giêsu. Ơn gọi của họ từ đây là chài lưới người. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, phép lạ mẻ cá kỳ diệu này làm cho chúng ta liên tưởng đến một mẻ cá kỳ diệu khác, đã được Thánh Luca kể lại trong chương năm: Chúa bảo ông Simôn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Simôn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. Ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.
Hôm nay, trong trình thuật về mẻ lưới khác này không đề cập đến sự kinh ngạc. Anh chị em có thể thấy một sự tự nhiên nhất định, anh chị em thấy rằng đã có sự tiến bộ, một hành trình đi vào sự hiểu biết về Chúa, bước vào sự thân mật với Chúa. Từ ngữ đúng nhất ở đây là “sự quen thuộc với Chúa”. Khi Gioan thấy vậy, liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.
Trước mẻ cá kỳ diệu đầu tiên, ông Phêrô quỳ xuống trước mặt Chúa và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi, “Ông là ai?” Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa diễn ra tự nhiên hơn. Sự quen thuộc với Chúa của các tông đồ đã lớn lên.
Các Kitô hữu chúng ta cũng vậy, hành trình sống của chúng ta đang ở trong tình trạng tiến bước này, chúng ta phải thăng tiến trong sự quen thuộc với Chúa. Tôi có thể nói, theo một nghĩa nào đó, Chúa đang “tay trong tay” với chúng ta vì Ngài bước đi với chúng ta, chúng ta biết đó là Ngài. Chúng ta không ai hỏi “ông là ai?” vì chúng ta biết đó là Chúa. Các tín hữu Kitô phải có một sự quen thuộc hàng ngày với Chúa. Và chắc chắn, họ đã ăn sáng cùng nhau, với cá và bánh mì, họ chắc chắn đã nói về nhiều thứ rất tự nhiên.
Sự quen thuộc này với Chúa, của các Kitô hữu, luôn luôn có tính cộng đồng. Vâng, sự quen thuộc này là thân mật, là cá vị nhưng trong cộng đồng. Một sự quen thuộc không có cộng đồng, một sự quen thuộc không có bánh mì, một sự quen thuộc không có Giáo hội, không có dân chúng, không có các bí tích là nguy hiểm. Có thể nói rằng nó có thể trở thành một sự quen thuộc chỉ với tôi, tách ra khỏi Dân Chúa. Sự quen thuộc của các tông đồ với Chúa luôn mang tính cộng đồng, luôn luôn ở trên bàn ăn, là một dấu chỉ cộng đồng. Sự quen thuộc ấy luôn luôn gắn liền với Bí tích, với bánh.
Tôi nói điều này bởi vì ai đó đã khiến tôi suy ngẫm về mối nguy hiểm mà thời điểm chúng ta đang sống, thời đại dịch này khiến mọi người giao tiếp với nhau cũng thông qua các phương tiện truyền thông, ngay cả Thánh lễ này, tất cả chúng ta đều được giao tiếp, nhưng không cùng nhau, chỉ thuần tuý trong tinh thần mà thôi. Ngay cả các bí tích. Hôm nay rước Mình Thánh Chúa nhưng chỉ một ít người, những người kết nối với chúng ta, chỉ có sự hiệp thông thiêng liêng. Và đây không phải là Giáo hội: đây là Giáo hội trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng lý tưởng của Giáo hội là luôn luôn với người dân trong các bí tích. Luôn luôn.
Trước lễ Phục sinh, khi có tin tôi sẽ tổ chức lễ Phục sinh trong quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, một giám mục đã viết cho tôi - một giám mục tốt: rất tốt - và ngài đã trách tôi. “Tại sao lại thế được, quảng trường Thánh Phêrô lớn quá mà, tại sao ngài không cho ít nhất 30 người tham dự để ngài có thể thấy được dân chúng? Có nguy hiểm gì đâu”. Tôi tự nghĩ “Nhưng, những gì trong đầu của Đức Cha, khiến Đức Cha cho tôi biết điều này?” Lúc đó, tôi không nhận ra. Ngài là một giám mục tốt, rất gần gũi với mọi người, nên chắc có điều gì đó ngài muốn nói với tôi. Khi tôi gặp ngài, tôi hỏi và ngài nói với tôi: “Hãy cẩn thận đừng để lây nhiễm Giáo Hội, đừng để lây nhiễm các bí tích, đừng để lây nhiễm Dân Chúa”. Giáo hội, Bí tích, Dân Chúa là cụ thể. Đúng là tại thời điểm này, chúng ta phải gặp gỡ Chúa theo cách này, nhưng phải thoát ra khỏi đường hầm, không được ở lại đó. Và đây là cách các tông đồ quen thuộc với Chúa: không phải theo kiểu Ngộ đạo, không ích kỷ cho mỗi người, mà là một sự quen thuộc cụ thể trong cộng đồng. Làm quen với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, làm quen với Chúa trong các Bí tích, ở giữa Dân Chúa. Họ đã thực hiện một hành trình trưởng thành để làm quen với Chúa: chúng ta cũng phải học cách làm điều đó. Ngay từ giây phút đầu tiên, các tông đồ đã hiểu rằng sự quen thuộc này khác với những gì các ngài tưởng tượng và các ngài đã thành công. Các ngài biết đó là Chúa, các ngài chia sẻ mọi thứ: cộng đồng, bí tích, Chúa, hòa bình, lễ lạc.
Xin Chúa dạy chúng ta sự quen thuộc này với Người nhưng trong Giáo hội, với các bí tích, với các tín hữu thánh thiện của Chúa.