Ngày 15-04-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Những lý do trong vụ án Giêsu
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
09:30 15/04/2014
Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không phải là một biến cố ngẫu nhiên xảy ra. Nhưng là điểm tới và cao điểm của một quá trình đối kháng giữa Chúa Giêsu với những người Do thái và giới lãnh đạo tôn giáo và xã hội thời đó. Đây là sự kiện lịch sử được các Tin Mừng tường thuật. Theo đó, Chúa Giêsu bị kết án tử vì những lý do sau đây:

Vi phạm lề luật Môisê

Đối với Người Do Thái, lề luật nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Lề luật là do Thiên Chúa ban. Vì thế, lề luật có một vị trí thượng tôn, phải được tuân giữ cẩn mật và đầy đủ.

Chúa Giêsu bị nhóm Pharisêu và các kinh sư kết án vì tội đã vi phạm luật Môisê khi các môn đệ Người dùng bữa mà không rửa tay và việc Chúa Giêsu trừ quỷ trong ngày ngày Sabat (x. Mc 3,1-6 và 7,1-7).

Thực ra, Chúa Giêsu không chống lại Luật Môisê. Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môisê hoặc lời các Ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).

Nhưng Chúa Giêsu bị vu cáo là vi phạm luật Môisê là vì Chúa Giêsu đã chỉ trích các luật sỹ và các kinh sư về cung cách giữ luật của họ quá câu nệ và vụ hình thức. Họ quá chăm chú tuân giữ những điều luật do truyền thống đặt ra mà lãng quên ý nghĩa và mục đích của lề luật. Đến nỗi những truyền thống này đi ngược lại với điều răn của Thiên Chúa (x. Mc 7,1-23). Đây là sự đối kháng thứ nhất mà Chúa Giêsu phải đối diện.

Xúc phạm đến Đền Thờ

Đền Thờ là trung tâm của đời sống tôn giáo của người Do Thái. Vì thế, ai xúc phạm đến Đền Thờ là phải kết án.

Chúa Giêsu cũng dành cho đền thờ Giêrusalem sự tôn kính đặc biệt. Nơi đó, Người đã được cha mẹ hiến dâng cho Thiên Chúa (x. Lc 2,22-31). Người đã đến hành hương hàng năm trong suốt thời gian sống tại Nadarét (x. Lc 2,31). Cả cuộc sống rao giảng của Chúa Giêsu cũng gắn liền với những lần hành hương về Đền thánh.

Vì thế, trong dịp lễ vượt qua năm 27, Chúa Giêsu lên Giêrusalem mừng lễ. Người rất khó chịu khi thấy người ta buôn bán chiên bò, bồ câu và đổi tiền trong Đền thờ. Người đã lấy dây làm roi xua đuổi tất cả ra khỏi đền thờ (Ga 2,16). Khi người Do Thái hỏi Chúa Giêsu lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho thấy Người có quyền làm như thế. Chúa Giêsu đã trả lời: “Các ông cứ phá hủy Đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,21-22). Qua câu nói này, Chúa Giêsu muốn báo trước về cuộc thương khó của Người. Đền thờ ở đây ám chỉ thân thể Người.

Chúa Giêsu đã loan báo sự tàn phá ngôi nhà tráng lệ này, sẽ không còn viên đá nào trên viên đá nào (x. Mt 24,1-2). Những lời tiên tri này của Người bị bóp méo bởi những chứng nhân gian dối, khi Người bị vị Đại tư tế chất vấn. Dựa vào đó, người ta cáo buộc Người vì tội đã xúc phạm Đền Thờ (Mt 26,61).

Tội phạm thượng

Đức Giêsu bị vu cáo và bị kết tội phạm thượng khi tự xưng mình là Con Thiên Chúa (Ga 10,33) và tự cho mình có quyền tha tội (Mc 2,7).

Đức Giêsu mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong đó, tương quan giữa Ngài với Thiên Chúa là tương quan Cha và Con. Thiên Chúa là Cha của Người và Người là Con Thiên Chúa. Chính sự mới mẻ này trở thành sự đối kháng về niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất của người Do thái. Đối với họ, Thiên Chúa là Đấng độc nhất mà không con người nào có quyền chia sẻ sự vinh quang. Và thực thi quyền tha tội chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa.

Mặc dù chứng kiến rất nhiều phép lạ Chúa đã làm nhưng giới lãnh đạo Do Thái vẫn không tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (x. Ga 12,37). Do đó, trước phiên tòa Thượng Hội Đồng họ đã đồng thanh kết án Chúa Giêsu đáng chết vì tội phạm thượng (Mt 26,63-66).

Lý do chính trị

Công Nghị Do Thái họp và tuyên bố Chúa Giêsu “đáng phải chết” (Mt 26,66) vì những lý do nói trên. Nhưng thời đó, nước Do thái đang bị thống trị bởi Đế Quốc Rôma, họ không có quyền xử án chết một người, thế nên, họ nộp Chúa Giê su cho Philatô và đưa ông vào cuộc. Nhưng khi xét hỏi, Philatô không thấy Chúa Giêsu có tội nào đáng phải chết. Ông tìm cách tha cho Chúa Giêsu. Nhưng dân Do Thái tìm cách lèo lái vụ án tôn giáo sang vụ án chính trị và nhấn mạnh đến chiều kích này để Philatô có cơ sở pháp lý kết án tử hình Chúa Giêsu (x. Lc 23,2). Họ cáo buộc rằng Chúa Giêsu tự xưng mình là vua và ngăn cản dân nộp thuế cho Rôma. Ai xưng mình là vua thì cũng có nghĩa là người nổi dậy lật đổ đế quốc Rôma và như thế sẽ ảnh hưởng để nền hòa bình của đế quốc Rôma.

Kết luận

Như thế, từ những đối kháng mang tính tôn giáo, những người Do thái đã khoác cho vụ án của Chúa Giêsu một màu sắc chính trị. Cũng nên nhớ rằng: thời bấy giờ tôn giáo và chính trị không bao giờ tách rời nhau. Một thứ chính trị “đơn thuần” cũng như tôn giáo “đơn thuần” không thể có được đối với người Do thái. Vì thế, các lý do tôn giáo là bệ phóng cho lý do chính trị trong việc tố cáo Chúa Giêsu.

Vụ án Giêsu là kết quả của một quá trình hận thù, ghen ghét và gian dối của con người đương thời. Nơi đó, Đức Giêsu trở thành hiện thân của những ai bị ngược đãi, vu cáo và kết án một cách oan trái trong lịch sử loài người hôm qua cũng như hôm nay.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh
LM. Trần Đức Anh OP
00:26 15/04/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô nhắn nhủ các đại chủng sinh chủng viện liên giáo phận Leoniano đừng chuẩn bị để trở thành công chức, nhưng thành những mục tử theo hình ảnh của Chúa Chiên Lành.

Ngài đưa ra lời khích lệ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 14-4-2014, dành cho 100 người thuộc cộng đoàn Học viện Giáo Hoàng Leoniano, ở miền nam Roma. Cơ sở đào tạo LM này do ĐGH Leo 13 thành lập năm 1897 như một Học viện cho các giáo sĩ tuyển chọn từ vùng quê Roma, rồi trải qua nhiều thăng trầm và nay là chủng viện cho các giáo phận phụ cận Roma và mạn nam miền Lazio. Có một số chủng sinh đã đi bộ hành hương đến dự buổi tiếp kiến của ĐTC. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có một số GM vùng Lazio và các LM thuộc ban giám đốc và giảng huấn của chủng viện.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nói: ”Các chủng sinh quí mến, các thầy không chuẩn bị để thi hành một nghề, hoặc trở thành những nhân viên của một xí nghiệp hoặc một cơ quan hành chánh. Tôi nhắn nhủ các thầy đừng rơi vào tình trạng đó. Các thầy đang trở thành những mục tử theo hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành, để giống như Chúa và ở giữa đoàn chiên trong cương vị của Chúa, để chăn dắt các chiên”.

ĐTC nhận xét rằng đó thực là một lý tưởng cao cả, một công trình của Chúa Thánh Linh, với sự cộng tác của chúng ta. ”Vấn đề ở đây là khiêm tốn hiến dâng bản thân, như đất sét cần được nào nặn, để người thợ nặn là Thiên Chúa, nhào nắn đất sét ấy với nước và lửa, với Lời Chúa và Thánh Linh. Vấn đề ở đây là thi hành điều thánh Phaolô đã nói: ”Không phải tôi sống nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Chỉ như thế ta mới trở thành phó tế và linh mục của Giáo Hội; chỉ như thế ta mới có thể chăn dắt dân Chúa và hướng dẫn họ, không phải trên những nẻo đường của chúng ta, nhưng trên con đường của Chúa Kitô, hay đúng hơn trên Con đường là chính Chúa Giêsu”.

ĐTC giải thích thêm rằng: Cố gắng trở thành mục tử giống Chúa, ”có nghĩa là suy gẫm Tin Mừng hằng ngày, để thông truyền Tin Mừng bằng cuộc sống và lời giảng; có nghĩa là cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa trong bí tích hòa giải, để trở thành những thừa tác viên quảng đại và từ bi; có nghĩa là nuôi sống mình trong tin yêu bằng Thánh Thể, để nuôi dân Kitô bằng Thánh Thể; có nghĩa là trở thành những con người cầu nguyện, trở thành tiếng nói của Chúa Kitô, chúc tụng Chúa Cha và liên tục chuyển cầu cho anh chị em mình” (Dt 7,25).

Sau cùng ĐTC cảnh giác rằng: ”Nếu các thầy không sẵn sàng theo con đường ầy, với những thái độ và kinh nghiệm như thế, thì tốt hơn hãy can đảm tìm con đường khác. Trong Giáo Hội có nhiều cách thức để làm chứng tá Kitô. Trong việc theo Chúa Giêsu Kitô như thừa tác viên của Chúa, không có chỗ cho sự tầm thường, sự tầm thường này luôn đưa tới sự lợi dụng dân thánh của Chúa để mưu tư lợi cho mình”. (SD 14-4-2014)
 
Trong một bữa ăn với mục đích thiếu minh bạch, Tổng thống HK Obama đưa Đức Giáo Hoàng ra ca tụng.
Trần Mạnh Trác
22:15 15/04/2014


Tại buổi ăn sáng cuả toà Bạch Cung có tên là "Bữa ăn sáng Cầu Nguyện cuả Muà Phục Sinh" (Easter Prayer Breakfast ), ông Obama, TT HK, đã ca tụng Đức Giáo Hoàng Phanxicô như là một tấm gương sáng trước khi mở lời kêu gọi các cấp lãnh đạo tôn giáo ở Hoa Kỳ hãy hợp tác với chương trình cuả ông gọi là "My Brother’s Keeper". ("Tôi là Người Giám Hộ cuả anh em tôi").

Bữa ăn sáng này là cuộc tiếp tân cuả chính quyền, tổ chức hằng năm cho tất cả các đại diện tôn giáo, bắt đầu từ năm 2010, và đây là lần thứ 5.

Có 150 thực khách được mời tham dự. Theo tin cuả Toà Bạch Cung thì trong số được mời có ĐHY Donald Wuerl cuả tổng giáo phận Công Giáo Washington DC, Tổng Giám Mục Demetrios cuả Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và ông Sharon Watkins, chủ tịch phái "the Christian Church, Disciples of Christ." ("Giáo Hội Kitô giáo, môn đệ của Chúa Cứu Thế ")

Toà Bạch Cung từ chối không nêu hết danh sách cuả 150 thực khách và cũng không cho biết có bao nhiêu khách đã khước từ. Cũng không rõ ĐHY Donald Wuerl có mặt trong buổi tiếp tân không.

Có lẽ những người được Tổng Thống mời thì đều phải cố đến tham dự cả, tuy nhiên hệ thống truyền thông FOX News cho biết rằng giáo phái Tin Lành lớn nhất, the Southern Baptist Convention (SBC, 16 triệu giáo dân theo thống kê năm 2012), đã không được mời.

Ngược lại một vài mục sư đã gây ra nhiều điều tiếng và thường khích động gây chia rẽ chủng tộc, nhưng vì là 'bạn' và có cùng mầu da với Tổng Thống, thì đã được mời, như là Mục sư Al Sharpton (Mục sư Baptist, giảng TV).

Vì vậy Tiến Sĩ Richard Land, viện trưởng cuả đại Chủng Viện giáo phái Tin Lành Miền Nam (Southern Evangelical Seminary), đã chua chát phê bình như sau: "Bà nội cuả tôi ở miền đông Texas thường nói như thế này 'những loại chim giống lông thì thường lập đàn với nhau' (‘Birds of a feather tend to flock together')".

Mời ai là quyền cuả Tổng Thống chủ nhà, nhưng những sự việc như vậy không chứng tỏ rằng lời kêu gọi đoàn kết cuả ông Tổng Thống là thực tình. Vì vậy những lời ca tụng cuả Obama về Đức Giáo Hoàng có lẽ chỉ là những lời nói môi mép hoặc có thể ông chỉ muốn lợi dụng danh giá cuả Ngài mà thôi. Tuy nhiên dầu sao thì cũng là một phần khá lớn trong thông điệp cuả ông và cũng là một sự mô tả đúng đắn về ĐGH mà mọi người đồng ý, vậy chúng ta hãy nghe ông nói:

..."Và không ai trong chúng ta thoát khỏi tội lỗi, nhưng khi chúng ta nhìn vào cuộc sống và ước nguyện cuả Chuá, thì chúng ta biết rằng "nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa sẽ ở trong chúng ta, và tình yêu của Ngài được hoàn thiện trong chúng ta."

"Tôi muốn nói với quí vị, tôi cảm nghiệm cái tinh thần ấy khi tôi có được vinh dự lớn lao gặp mặt Ðức Thánh Cha Phanxicô, mới vừa đây (ngày 27 tháng 3 tại Vatican.) Tôi nghĩ, công bằng mà nói thì mọi người có niềm tin Kitô giáo, không phân biệt giáo phái, đều được đánh động bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Một phần là bởi những lời nói của Ngài - thông điệp của Ngài về công lý và sự hòa nhập, đặc biệt là đối với những người nghèo và người bị bỏ rơi. Ngài nài xin chúng ta hãy nhìn thấy phẩm giá vốn có trong mỗi con người. Nhưng cũng còn là những hành động của Ngài, tuy đơn giản nhưng sâu sắc - ôm lấy người vô gia cư, và rửa chân cho một người mà những người bình thường khác sẽ dửng dưng bước qua trên đường phố. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi người, dù là ở địa vị nào, cũng có nghĩa vụ phải sống công chính, và tất cả chúng ta có bổn phận phải sống một cách khiêm nhường. Bởi vì đó là, trên thực tế, những gương sáng mà chúng ta tuyên xưng để noi theo.

Vì vậy, tôi đã có một cuộc trò chuyện thật tuyệt vời với Đức Thánh Cha Phanxicô, chủ yếu là sự khẩn thiết phải giải quyết nạn đói nghèo và bất bình đẳng. Và tôi đã mời Ngài đến Hoa Kỳ, và tôi hi vọng Ngài sẽ tới. Khi chúng tôi trao đổi quà tặng, Ngài đã cho tôi một bản sao của tác phẩm đầy cảm hứng của Ngài " Niềm vui của Tin Mừng" mà trong đó có một đoạn nói với chúng ta hôm nay rằng: " sự phục sinh của Chúa Kitô, " Ngài viết, "không phải là một sự kiện của quá khứ; nó chứa một sức mạnh quan trọng đã thấm nhuần vào thế giới này. " Và Ngài nói thêm, " Chúa Giêsu không sống lại một cách vô ích. Mà là để chúng ta không còn phải đi ở ngoài cuộc hành trình cuả niềm hy vọng sống động! "“

Obama tránh không đề cập gì thêm về cuộc họp riêng giữa ông và Đức Giáo Hoàng, kéo dài gần một giờ.

Hồi đó các tin tức cho biết rằng đã có những thảo luận về chủ đề nhập cư, nạn buôn bán người, và tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng đối với Giáo Hội Hoa Kỳ dưới chính quyền Obama.

Cuộc ăn sáng cuả Obama kết thúc bằng một sự kiện bất ngờ, có thể mô tả như là một cú 'đá giò lái' xấu xa cuả Obama nhắm vào các tôn giáo đang chống 'hôn nhân đồng tính':

Lúc kết thúc bữa ăn, Obama bất ngờ mời một vị giám mục lên đọc lời chúc lành. Vị đó không ai khác hơn là vị giám mục đồng tính công khai đầu tiên của Giáo Hội Episcopal. Ðó là giám mục Gene Robinson.

Giám mục Gene Robinson, 66 tuổi, đã nghỉ hưu từ năm 2013 và hiện làm cố vấn cho Phong trào Tiến bộ cuả Hoa Kỳ về quyền đồng tính.

Giám mục Robinson đã có thời cho rằng hôn nhân nên được định nghĩa là giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, nhưng sau đó ông thay đổi ý kiến và bắt đầu có mối quan hệ đồng tính với một nhân viên cuả Peace Corps có tên là Mark Andrew. Hai Người đã kết hôn theo thể thức dân sự trong một buổi lễ công khai vào năm 2008.
 
Top Stories
Press Release: Viet Nam: Prisoners of conscience released but dozens remain jailed
Amnesty International
08:22 15/04/2014
Viet Nam: Prisoners of conscience released but dozens remain jailed

14 April 2014

The early release in Viet Nam of several prisoners of conscience is welcome, but serves to highlight the situation of at least 70 others who remain jailed for peacefully expressing their opinions, Amnesty International said today.

Nguyen Tien Trung, Vi Duc Hoi and Cu Huy Ha Vu have all been released over the past week.

“We are delighted that these men are out of prison but they should never have been locked-up in the first place,” said Rupert Abbott, Amnesty International’s Deputy Asia-Pacific Director.

“The releases are a step in the right direction for freedom of expression and we hope that they reflect a shift in Viet Nam’s commitment to respecting human rights.”

Amnesty International has documented the cases of 75 individuals who have been imprisoned after being tried and convicted for the peaceful exercise of their right to freedom of expression, and raised some of these cases in a recent visit to Viet Nam.

The cases, including the three men released, were included in the report Silenced Voices: Prisoners of Conscience in Viet Nam. The document charts the harsh conditions faced by prisoners of conscience, many of whom suffer unfair trials, degrading treatment and ill-treatment in detention.

Nguyen Tien Trung
The most recent release came over the weekend, when Nguyen Tien Trung, aged 30, was freed after more than four years in prison. The IT engineer, blogger and pro-democracy activist had been found guilty in 2010 of attempting to “overthrow the people’s administration”.

The charges were brought after Nguyen Tien Trung and some friends set up an activist group while studying abroad in France. The group, called “The Assembly of Vietnamese Youth for Democracy”, was founded to encourage young Vietnamese people in the country and abroad to call for political reform and democracy.

At his trial the judges deliberated for only 15 minutes before returning with the final decision. It then took 45 minutes for the judges to read the judgment, strongly suggesting that it had been prepared in advance of the hearing. He was sentenced to seven years in prison followed by three years under house arrest.

Nguyen Tien Trung was not due for release until January 2017 and his release on Saturday came as a surprise to campaigners and his family.. His co-defendant Tran Huynh Duy Thuc, who Amnesty International also considers a prisoner of conscience, is still serving a 16-year sentence.

Vi Duc Hoi
Vi Duc Hoi, 56, was released on Friday 11 April, nearly a year-and-a-half earlier than expected.

Vi Duc Hoi is a writer and former member of Viet Nam’s ruling Communist Party. He was expelled from the party in 2007 for calling for democratic reform and then arrested in 2010 and jailed for eight years for using the internet to promote democracy. This sentence was reduced to five years on appeal.

Cu Huy Ha Vu
Last week, one of Vietnam’s most famous dissidents, human rights lawyer Cu Huy Ha Vu, 56, was released, three years into a seven-year prison sentence. He immediately travelled to the US, where he will live in voluntary exile.

Dinh Dang Dinh
However, jubilation over those released is marred by the tragic death of another prisoner of conscience, Dinh Dang Dinh, earlier this month. The 50-year old activist was unjustly jailed in 2011 after starting a petition against a mining project. He was diagnosed with stomach cancer while in prison and was only released a month before his death.

Amnesty International is calling on Viet Nam’s government to free all those who remain imprisoned for speaking out.

“The authorities should build on this positive step by immediately and unconditionally releasing all prisoners of conscience who still languish in prison simply for peacefully expressing their opinion,” said Rupert Abbott.

(Source: http://www.amnesty.org/en/news/viet-nam-prisoners-conscience-released-dozens-remain-jailed-2014-04-14)
 
Vietnam: La Commission ‘Justice et Paix’ déplore l’extension du mensonge au sein de la société
Eglises d'Asie
10:26 15/04/2014
Depuis longtemps déjà, aussi bien le discours du magistère catholique que la presse indépendante au Vietnam ont dénoncé la pratique ordinaire au plus haut niveau du mensonge, de la fraude, de la dissimulation de la vérité. Un article paru sur le site Internet de la Commission ‘Justice et Paix’, signé Pierre Nguyên, s’interroge à nouveau à ce sujet (1). Il propose au lecteur « un certain nombre d’hypothèses » susceptibles d’expliquer cette omniprésence oppressante du mensonge au sein de la société vietnamienne d’aujourd’hui.

Selon l’auteur, la falsification de la vérité est l’un des maux les plus graves qui rongent de l’intérieur la société vietnamienne. Elle est à l’œuvre dans presque tous les domaines de la vie quotidienne. Elle se présente sous de nombreuses formes et sous de multiples étiquettes. Sa présence est ressentie comme très ordinaire. Elle est une pratique ordinaire au sein des moyens de communication officiels. Dans les activités politiques, les activités économiques, la recherche scientifique, l’éducation nationale, et même au sein des activités caritatives, partout le mensonge et la fraude font rage.

Le mensonge est l’arme du faible, affirme la tradition vietnamienne, mais aussi et surtout, il est l’instrument indispensable de la stratégie des détenteurs du pouvoir qui s’en sert pour arriver à ses fins. L’article de ‘Justice et Paix’ constate que c’est là un aspect de la société actuelle connu de tout le monde, et considéré par beaucoup comme normal. Au-delà de ce constat, il se propose ensuite de découvrir les causes de ce phénomène.

La première explication proposée ne concerne pas seulement la situation particulière de la société vietnamienne. Elle est d’ordre universel et théologique. L’auteur montre comment le mensonge est au cœur même de ce que le christianisme appelle le péché. Il lui est consubstantiel. En ce sens, ce mensonge actuel dans la société est une des conséquences du péché originel.

Après s’être interrogé ensuite pour savoir si la tradition culturelle du Vietnam pourrait avoir eu quelque influence sur l’apparition de ce fléau du mensonge au sein de la société, l’auteur se tourne vers l’idéologie régnante, le marxisme-léninisme, considéré par la Constitution comme le moteur idéologique de la société. Les dirigeants vietnamiens déclarent que cette doctrine est la boussole, le fondement idéologique de toutes les activités sociales.

L’article déclare qu’il s’agit d’une théorie riche en développements économiques et aperçus sur la stratégie politique, mais totalement dépourvue de toute de morale sociale humaniste. Elle fait abstraction des droits de l’homme, de la dignité humaine, de la conscience, de la liberté, etc. En appliquant les catégories du marxisme-léninisme à tous les domaines de la vie quotidienne et de la société, les dirigeants marxistes ont édifié une société sans démocratie ni liberté, dans laquelle la conscience individuelle ne peut plus s’exprimer, ni ne peut plus dire la vérité.

La presse officielle, sévèrement contrôlée, elle non plus, ne peut plus remplir ce rôle. Et, ainsi, le mensonge des faibles vient conforter celui des puissants. Selon l’auteur, la soumission de la société civile à ce système imposé a détruit au Vietnam toute une tradition séculaire de valeurs et de pratiques morales devenues aujourd’hui désuètes. Selon ‘Justice et Paix’, le fléau du mensonge fait de grands ravages. Aujourd’hui, seuls les croyants et un petit nombre de personnes cultivées résistent encore à cette destruction des valeurs. La plupart des cadres actuels ont oublié les racines culturelles de la société vietnamienne. Le système idéologique en vigueur a obscurci leur compréhension. En revanche, le mensonge et le matérialisme pratique se sont partout répandus.

Cependant, à la fin de l’article, un appel est lancé aux lecteurs pour qu’ils réagissent. Trois attitudes leur sont recommandées. En premier lieu, les croyants doivent réagir avec force publiquement, par exemple, en organisant des colloques sur le sujet « Marxisme et morale traditionnelle au Vietnam ». Il faut ensuite mettre en œuvre ce type d’éducation traditionnelle, sans compromission avec un système politique. Enfin, les chrétiens doivent s’engager et prier le Seigneur pour qu’ils « leur envoie l’esprit de vérité qui les conduira jusqu’à la vérité tout entière ». (eda/jm)

(1) Commission épiscopale ‘Justice et Paix’, le 7 avril 2014. http://conglyvahoabinh.org/gia-thuyet-ve-mot-so-nguyen-nhan-cua-su-gia-doi-trong-xa-hoi-viet-nam-hien-nay/2014/04/

(Source: Eglises d'Asie, le 15 avril 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Chính Tòa Thanh Hóa thi giáo lý Mùa Chay 2014
BTT Thanh Hóa
11:38 15/04/2014
Giáo xứ Chính Tòa Thanh Hóa thi giáo lý Mùa Chay 2014

Chúa Nhật Lễ Lá, 13.4.2014, Giáo xứ Chính Tòa đã tổ chức cuộc thi giáo lý Mùa Chay 2014. Tham dự cuộc thi có 9 đội đại diện cho các giáo họ và hội đoàn trong giáo xứ. Ngoài phần thi đồng đội, BTC còn có phần thi nhân tài dành cho cá nhân tự do đăng ký tham dự.

Xem Hình

Để cổ vũ cho phong trào học giáo lý của giáo xứ Chính Tòa cũng như cho toàn giáo phận, Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh cũng đã đến tham dự cuộc thi và nhắn nhủ: “Người ta thường nghĩ học giáo lý là để thi nhưng thực ra không phải như vậy. Chúng ta học giáo lý để đào sâu lời dạy của Chúa Gêsu, sống và truyền thông cho người khác”.

Cha Giuse Nguyễn Văn Bình, người mới được Đức Cha giáo phận bổ nhiệm làm Thường vụ giáo xứ Chính Tòa phát biểu: “Tôi cảm thấy vui vì mới về nhận giáo xứ nhưng thấy sự tích cực của quý anh chị em từ người già với mái đầu bạc và cặp kính lão tới em thiếu nhi còn quấn bên chân mẹ vẫn quy tụ về đây để tham dự kỳ thi giáo lý. Tất cả hiện diện ở đây vì chúng ta yêu giáo xứ Chính Tòa”. Cha Giuse cũng cho biết: Giáo xứ Chính Tòa cũng vừa mới bầu lại HĐMV giáo xứ và các giáo họ ngày 16.3 vừa qua.

Trò chuyện với những thí sinh của giáo họ Cổ Hậu, một giáo họ nhỏ bé chỉ với 25 nhân danh, 13 người tham dự cuộc thi và nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Thanh hóa, họ cho biết: “ chúng con đi hết, chỉ trừ người già, người bệnh và trẻ con còn quá nhỏ. Chúng con đi thi không hy vọng để lấy giải, nhưng để cổ vũ cho các đội khác và cổ vũ cho phong trào học giáo lý của giáo xứ Chính Tòa”.

Học giáo lý Mùa Chay là một truyền thống tốt đẹp được hưởng ứng tại các giáo xứ trong giáo phận. Đây là cơ hội để mọi thành phần dân Chúa đào sâu giáo lý và sống đạo tốt hơn. Đối với người giáo dân Chính Tòa, học giáo lý như là một cách thức để tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa: “Mặc dù chúng con không đội mão gai như Chúa, nhưng đồng hành với Chúa bằng việc đưa giáo lý vào đầu. Đi đâu, làm gì chúng con cũng cố gắng đưa Lời Chúa vào trong đầu. Đó chính là cách chúng con đồng hành với cuộc khổ nạn của Chúa – bà Maria Nguyễn Thị Yên, thí sinh tham dự cuộc thi”.

Kết thúc cuộc thi giải nhất đồng đội thuộc về Hiền mẫu giáo họ Tân Thảo, giải Nhì Ca Đoàn An tôn Tân Thảo, 03 giải Ba thuộc về Hội Mân Côi Chính Tòa, Hiền Mẫu Phú Hành và giáo họ Cổ Hậu. Giải Nhất cuộc thi nhân tài thuộc về Chị Maria Trần Thị Hải giáo họ Tân Thảo. Các giải thưởng sẽ được trao vào chiều Chúa Nhật Lễ Phục Sinh tại nhà thờ Chính Tòa.
 
Suy niệm 14 chặng Đường Thánh Giá
+GM Giuse Vũ Duy Thống
15:46 15/04/2014
Suy niệm 14 chặng Đường Thánh Giá

1. Chúa Giêsu bị kết án tử hình

Phiên tòa Lễ Vượt Qua năm ấy được diễn ra trong bầu khí sôi động khác thường với một nền công lý đã đến hồi suy sụp:

- Bên nguyên cáo là đám đông quần chúng vô trách nhiệm dưới sự lãnh đạo của các Thượng tế, miệng hò la sắt máu và tay vung lên đòi kết án tử hình.

- Bên bị cáo là một mình Chúa Giêsu đứng im lặng, đôi tay quyền uy ngày nào đã từng giải thoát bao người cùng khổ, giờ đây bị chốt chặt dưới vòng dây pháp luật phàm trần.

- Quan tòa là một người ngoại đạo, làm việc chẳng nhằm phục vụ cho ai ngoài lợi lộc cho bản thân.

- Và tội danh rốt cuộc chỉ là một điều vu cáo với những bằng chứng ngụy tạo lấy thịt đè người.

Vì kiêu ngạo, con người đã kết án Thiên Chúa, đã chối bỏ sự hiện diện của chân lý để chạy theo con đường lầm lạc và đã khước từ tình thương để lao đầu vào đêm tối của hận thù chết chóc.

Lạy Chúa, tổ tông chúng con khi xưa chỉ vì kiêu căng nên đã bị loại ra khỏi hạnh phúc địa đàng, và hôm nay tới lần chúng con cũng thường tự phụ gạt bỏ Chúa ra ngoài cuộc sống. Xin Chúa cho chúng con được thật lòng sám hối, và tìm lại bản chất con người mình trong cuộc khổ nạn của Chúa.

2: Chúa Giêsu vác Thánh giá

Theo luật Rôma, tội nhân bị khép án tử hình phải tự mình vác lấy Thập giá tới nơi thi hành bản án. Không ngoài thông lệ ấy, Chúa Giêsu đã nhận lấy Thập giá và Người lầm lũi dò bước trước mắt những kẻ kết án mình. Nhìn từ góc độ pháp lý, Thập giá được xem là một sáng kiến lạ lùng và tàn bạo của ngành tư pháp Rôma dành cho các tử tội, khi tòa án bắt phạm nhân phải vác lấy gánh nặng họ đã gây ra mà đi đến chỗ chết, như một kiểu đền bù công khai.

Nhưng nhìn từ góc độ cứu chuộc, Thập giá lại là một sáng kiến yêu thương không thể hiểu được của Thiên Chúa dành cho con người, khi Ngài để cho Chúa Giêsu đón lấy lỗi lầm của cả nhân loại chất chồng theo năm tháng trên bờ vai cứu chuộc.

Lạy Chúa, chia ly bao giờ cũng là lúc trao nhau những tình cảm thắm thiết nhất, thế nhưng, lúc Chúa ra đi, loài người chúng con lại ném vào Chúa những hận thù và oan nghiệt. Thập giá ngày xưa là gánh nặng con người dành cho Chúa, nhưng Thập giá ngày nay lại là quà tặng Chúa dành cho những ai yêu mến bước theo. Xin cho chúng con hiểu được ý nghĩa của Thập giá, và biết can đảm tiến bước theo Chúa mọi ngày trong đời chúng con..

3. Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất.

“Khốn cho ngươi, Giêrusalem, vì ngươi không biết giờ Thiên Chúa viếng thăm ngươi!”. Giêrusalem là thành thánh tế lễ cho Thiên Chúa, nhưng Giêrusalem cũng là thành phố đã chứng kiến bao cảnh tang thương phụ bạc. Ngày Chúa vào thành ngồi trên lưng lừa, dân chúng đã cầm lá phất phới hoan hô: “Vạn tuế con vua Đavít”; nhưng ngày Chúa ra khỏi thành oằn lưng dưới cây Thập tự, thì cũng đám đông dân chúng ấy lại vung tay nhục mạ: “Đem đi, đem đi, đóng đinh nó vào Thập giá!”.

Giêrusalem phụ bạc, Thánh đô sững sờ. Yêu thương bỗng hóa hận thù, lòng người phút thoáng mây mù đổi thay! Chúa buồn rầu và Người ngã xuống đất lần thứ nhất: ngã xuống vì sự bất trung của dân chúng.

Lạy Chúa, nhiều lần trong đời chúng con chỉ tìm an nghỉ, và chỉ thích dừng lại trong vinh quang ổn định, để rồi cố tình lẩn tránh hy sinh hoặc quên đi ý nghĩa của việc chối từ sự dễ dãi, bởi dễ dãi thường cũng đồng nghĩa với dễ chịu. Chúa vào thành Giêrusalem trong vinh quang ngày Lễ Lá, nhưng không dừng lại ở đó để làm vua, mà lại ra đi để chịu đau khổ đến ngã gục. Xin cho mỗi người chúng con khi suy niệm mầu nhiệm Thánh giá, cũng biết hy sinh và sống tinh thần từ bỏ mỗi ngày.

4. Đức Mẹ gặp Chúa Giêsu vác Thánh giá.

Không có biến cố quan trọng nào trong đời sống Chúa Giêsu lại vắng bóng Mẹ Maria, từ những lúc vui tươi nhất của đêm Giáng sinh đến những phút thê lương nhất của chiều tử nạn. Mẹ có mặt trong âm thầm. Mẹ chứng kiến trong thinh lặng. Ghi nhận và suy tư. Hiệp thông và dâng hiến. Cõi lòng hòa chung nỗi niềm cứu chuộc của con mình.

Mẹ nhìn theo Chúa không nói một lời, Chúa nhìn theo Mẹ chẳng nói một câu. Nhưng trong ánh mắt lặng lẽ gửi trao giờ phút ấy, xem ra đã chất chứa cả một sứ điệp nhiệm mầu. Đó là lúc tiếng “Xin vâng” của Mẹ năm xưa trong biến cố truyền tin gặp gỡ lời “Xin cho ý Cha nên trọn” của Chúa Giêsu hấp hối trong vườn Cây Dầu. Vì thế, đó là sứ điệp sinh động rướm máu và hiện thực đến độ không còn lời để nói ra.

Lạy Mẹ Maria, cùng với Mẹ trên đường Thánh giá, chúng con muốn gặp Chúa, nhưng chúng con biết ánh mắt tâm hồn chúng con chưa thực sự an bình, chính vì thế, nhiều khi chúng con chỉ thấy ở đó “người tử tội trên đường thụ nạn” chứ không nhận ra Chúa là “Đấng Cứu Độ duy nhất”. Xin Mẹ giúp chúng con biết giữ cõi lòng tĩnh lặng, để trong mọi ngày sống, chúng con được gặp Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ cuộc đời chúng con.

5. Ông Simon vác đỡ Thập giá cho Chúa.

Thập giá trĩu nặng trên vai, Chúa yếu sức trên đường Tử Nạn. Vào chính lúc ấy, có một người đi làm về. Tên ông là Simon. Không biết tên ông theo nguyên ngữ Do Thái nghĩa là gì, chỉ biết rằng kể từ giây phút gặp gỡ Chúa Giêsu trên đường Thương Khó hôm đó, tên ông cũng đồng nghĩa với lòng trắc ẩn, lẽ cảm thông, tình thương người, tâm vị tha … Và kể từ lúc ông nhận vác đỡ Thập giá cho Chúa Giêsu trên đường Tử Nạn, đường ông đi không còn là đường về lại mái nhà xưa cay đắng nữa, mà đã trở thành đường lên đỉnh Thiên Sơn của miền cứu rỗi mở rộng cho hết mọi người.

Thật thảm hại! Khi Chúa còn rao giảng công khai, biết bao người đã tới nghe lời chân lý và lãnh nhận hồng ân. Nhưng lúc gặp Chúa gặp cảnh khốn cùng, mấy ai đã đến giúp đỡ Người? Yêu thương đâu phải chỉ biết có nhận lãnh? Trái lại, yêu thương đòi buộc phải biết cho đi, như ông Simon đã cảm thông và cho Chúa những phút nghỉ ngơi quý giá sau một buổi làm việc mệt nhoài.

Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương chúng con đến hy sinh mạng sống. Xin ban cho chúng con trái tim biết nhạy cảm hơn trước những nhu cầu của người lân cận, và đôi tay quảng đại hơn trước nỗi khốn cùng của kẻ khác.

6. Bà Vêrônica lau mặt cho Chúa.

Trong những người hiện diện bên đường Khổ Nạn năm xưa của Chúa, người ta phân biệt được ba loại người: loại thứ nhất bám sát Chúa Giêsu hơn cả là đám đông quần chúng vô trách nhiệm hoặc những kẻ hiếu kỳ; loại thứ hai theo Chúa xa xa là những người thân cận như vài Tông đồ và các phụ nữ theo giúp Người từ Galilêa; và loại thứ ba là một số người thành tâm thiện chí có mặt rải rác đó đây trên mỗi chặng đường. Theo truyền thống, bà Vêrônica thuộc số những người thiện chí này.

Phúc Âm không nhắc đến tên của bà và tuyệt nhiên cũng chẳng có một chỉ dẫn nào về việc ướt át nặng nề về nữ tính khi bà trao khăn cho Chúa Giêsu lau mặt. Tuy nhiên, được truyền thống giữ lại trên đường Thánh giá, bà Vêrônica là đại diện cho những kẻ không biết Chúa, nhưng cảm mến Người và mong làm vơi sầu muộn cho Người khi lau khô những giọt mồ hôi loang máu. Thương người sẽ gặp Chúa.

Lạy Chúa, mỗi người chúng con đều biết giới luật trọng nhất là yêu thương, thế nhưng hằng ngày chúng con vẫn nhìn nỗi khổ của người hàng xóm với cặp mắt dửng dưng, và nghe niềm đau của người lân cận bằng trái tim băng giá. Xin Chúa thứ lỗi chúng con, và cho chúng con biết tìm gặp Chúa trong tình thân đối với tha nhân.

7. Chúa Giê su ngã xuống đất lần thứ hai.

Nếu sự bất trung của dân chúng đã làm Chúa quỵ gối, thì sự lạnh nhạt của các Tông đồ đã làm Chúa té nhào kiệt sức. Thật vậy, suốt ba năm đời công khai, Chúa Giêsu đã sống thân tình với Nhóm Mười Hai, nhưng khi Người bị trao nộp, họ đều hoảng sợ bỏ trốn. Giuđa manh tâm bán Chúa với ba mươi đồng rẻ mạt. “ Thà nó đừng sinh ra thì hơn!” Đến như Phêrô đức tin mạnh mẽ là thế, đã có lúc tín trung thề non hẹn biển, cũng đã nhẫn tâm chối Chúa đến lần thứ ba. “Tinh thần thì mau mắn, nhưng xác thịt thì yếu đuối”.

Và Gioan “người môn đệ được Chúa yêu” thì xem ra lại chỉ theo Chúa xa xa. Còn các Tông đồ khác đã đành tâm rút lui vào bóng tối, sợ liên lụy vào mình.

Thế đấy! Thất bại hoàn toàn. Nhóm cận thân đã bỏ Chúa một mình. Thế đấy! Phá sản trắng tay. Chúa Cha ở xa bỏ Người đã đành, Nhóm Mười Hai tưởng là ở gần cũng bỏ Người trốn xa. Nghe chao nghiêng Thập giá, Chúa ngã xuống đất lần thứ hai: ngã cho các Tông đồ có lần được trỗi dậy.

Lạy Chúa, là người Công Giáo, chúng con được hạnh phúc biết Chúa, nhưng có khi chính chúng con lại là những người phản bội làm buồn lòng Chúa hơn cả. Xin cho chúng con biết cương quyết trỗi dậy sau mỗi lần vấp ngã lìa xa Chúa.

8.Chúa Giêsu yên ủi các phụ nữ.

Trước khi tới Núi Sọ, tại một góc đường hẹp, một số phụ nữ Giêrusalem khóc lóc đợi chờ Chúa đi qua. Thật khôi hài! Khi Chúa còn công khai giảng dạy trên đường sứ vụ, người ta tìm mọi cách để ám hại Chúa, nào là bỏ vạ cáo gian, nào là vặn vẹo cạnh khóe, nào là gài bẫy giăng mưu, nào là kết án khử trừ; nhưng khi Chúa như “con chiên hiền lành” được thật sự trao cho người ta đem đi giết, thì họ mới bàng hoàng tỉnh mộng. Giết Chúa là một mất mát quá lớn, và bởi thấy mất mát nên mới khóc lóc tiếc thương.

Tiếng khóc ấy bên ngoài là nỗi cảm thương Chúa chịu khổ hình, như thương người vô tội bị hàm oan, như thương bậc chính nhân bị đem đi hành quyết; nhưng tận trong cõi lòng sâu thẳm,tiếng khóc ấy là sự nức nở và tức tưởi tiếc nuối nguồn ân phúc vừa đánh mất. Thành ra, tiếng khóc thương bỗng thành tiếng khóc than. Nước mắt khóc thương Chúa chịu khổ nạn lại vỡ thành nước mắt khóc than cho lầm lỗi của mình.

Lạy Chúa, suy niệm đường Thánh giá hôm nay, xin cho chúng con biết tê tái cõi lòng khóc cho những tháng ngày đi hoang xa lìa Chúa, và than cho một quá khứ trót dại lỗi lầm, để rồi chúng con được tìm lại Chúa trong giọt lệ ăn năn.

9. Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba.

Nếu tội là khước từ tình yêu của Chúa thì phạm tội là xúc phạm đến chính Đấng là Tình Yêu. Bởi Đấng là Tình Yêu đã yêu thương nhân loại đến cùng, đã cho đi tất cả không giữ lại điều gì, nên con người một khi khước từ tình yêu của Chúa, không những đã làm cản trở ơn cứu độ phát huy nơi bản thân mình, mà còn làm cản trở ơn cứu độ phát triển cho người khác nữa.

Thập giá trở nên trĩu nặng, vì kéo theo tội lỗi nhân loại chất chứa từ bao thế kỷ. “Không biết khi Con Người đến liệu còn gặp thấy niềm tin trên mặt đất nữa không?” Chúa rùng mình đau khổ và Người ngã xuống đất lần thứ ba: ngã cho các tội nhân được tìm về ơn tha thứ.

Lạy Chúa, đường Thánh giá Chúa đi năm xưa làm bằng đớn đau thể xác và sầu muộn tinh thần. Bước chân Chúa trải dài bằng hy sinh nhẫn nhục. Vòng tay Chúa ghì chặt bằng tha thứ khoan dung. Ánh mắt Chúa ngước lên bằng hao mòn vâng phục. Và trái tim Chúa nhịp đập bằng yêu mến xót thương. Xin Chúa cho chúng con mỗi khi ngã quỵ vì đau khổ, vì yếu đuối, biết hướng nhìn lên Thánh giá Chúa và trỗi dậy trong niềm tin vào tình thương của Chúa bao dung ngàn đời.

10. Quân lính lột áo Chúa Giêsu.

Trang phục dùng để che thân trong đời sống cá nhân và đồng thời cũng là một hình thức điểm trang trong đời sống xã hội. Trang phục không làm nên nhân cách, nhưng một phần nào đó cũng biểu lộ nhân cách. Trang phục chẳng thể đồng hóa với đời sống con người như “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng trang phục cũng nói lên chút gì gần gũi với phẩm giá. Khi Chúa Giêsu chịu tước lột hết trang phục, thì có nghĩa là Người đã tự nguyện từ bỏ tất cả phẩm giá vốn có, để chỉ nhận lấy thân phận trần trụi khốn cùng của con người tội lỗi mà Ađam ngày nào đã để lại sau khi ăn trái cấm địa đàng.

“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự …” (Pl 2, 6-8).

Lạy Chúa, Chúa đã từ bỏ vinh quang để mặc lấy nhân tính yếu hèn của chúng con. Xin cho chúng con ngay từ bây giờ biết sống mầu nhiệm Vượt Qua, nghĩa là biết từ bỏ chính mình, vác Thập giá mình mà đi theo Chúa để hy vọng cũng được thông phần vinh quang với Chúa mai sau.

11. Chúa Giêsu chịu đóng đinh.

Thập giá là hai cây gỗ dọc ngang đặt trái chiều nhau: cây chiều dọc vươn lên tượng trưng cho thánh ý Thiên Chúa; cây chiều ngang trĩu nặng là hình ảnh ý riêng mỗi người; và trung điểm gặp gỡ giữa chiều dọc chiều ngang làm nên Thập giá chính là trái tim quảng đại. Mỗi khi phải từ bỏ ý riêng để đón nhận và chu toàn thánh ý Chúa là Thập giá khổ đau đã xuất hiện, và chính khi chịu đóng đinh vào Thập giá là lúc quay quắt nhất để diễn tả về một tình yêu tuyệt vời mang màu cứu độ. Yêu là đóng đinh.

Như vậy, Thập giá trước hết mang lấy ý nghĩa của sự đau khổ, vì phải đấu tranh với ý riêng mình. Nhưng đau khổ mà thiếu yêu thương là đau khổ vô ích, cũng như yêu thương mà vắng bóng đau khổ chỉ là yêu thương giả hiệu, nên cuối cùng khi đã chiến thắng chọn theo thánh ý Chúa, Thập giá bỗng trở thành dấu chỉ đong đầy ý nghĩa yêu thương.

Lạy Chúa, Chúa đã chịu đóng đinh vào Thập giá và đã chịu đau khổ chỉ vì yêu thương, Chúa đã đánh đổi tình thương bao la của Chúa để nhận lấy niềm đau cùng cực của cả nhân loại. Chúng con cảm tạ Chúa. Xin cho chúng con biết say mê Thánh giá Chúa và sống đời Tử Nạn mỗi ngày hơn.

12. Chúa Giêsu chết trên Thánh giá

“Lạy Cha, con phó linh hồn trong tay Cha”. Chúa Giêsu nói lời phó dâng và Người trút hơi thở cuối cùng. Màn trong Đền Thờ xé ra làm đôi. Giao Ước cũ đã hết hạn, Giao Ước mới đã khởi đầu.Viên sĩ quan chứng kiến cuộc Tử Nạn của Chúa đã tin nhận Người là Đấng Công Chính, dân chúng tham gia cũng ra về đấm ngực ăn năn. Như vậy, ngay khi Chúa Giêsu vừa tắt thở, Thập giá đã tràn căng sức mạnh cứu rỗi và từ đó nên nguồn mạch đức tin.

“Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Sinh thời Chúa Giêsu đã có lần báo trước hiệu quả cứu độ của Thập giá, nhưng khi “giờ” Thập giá của Người đến, người ta mới thấy nghịch lý muôn đời của Tin mừng cứu rỗi: khôn ngoan biểu lộ qua điên dại; sức mạnh vươn lên từ yếu đuối; và sự sống hạnh phúc nẩy sinh từ những điều tưởng như mất mát chết chóc bi thương. Giáo Hội của những kẻ tin vào tình thương Thiên Chúa khởi nguồn từ đây.

Lạy Chúa, chúng con hãnh diện vì được làm con Chúa, nhưng nhiều khi chúng con sống không hơn gì những kẻ không có lòng tin. Xin cho chúng con, sau khi đã tham dự cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa, cũng biết sống xứng đáng là những tín hữu trung thành, và xin cho Nước Chúa mỗi ngày một rộng lan.

13. Tháo xác Chúa Giêsu khỏi Thập giá.

Trời đã xế chiều. Hôm đó lại là ngày chuẩn bị, áp ngày Sabat, nên không có cách lựa chọn nào khác, Giuse Arimathia vội vã tháo xác Chúa Giêsu xuống và trao cho Mẹ Maria chiêm ngắm lần cuối cùng. Còn gì nữa đâu, biết bao khổ sầu. Lưỡi gươm cụ già Simêon tiên báo ba mươi năm trước giờ đây đã thực sự ứng nghiệm đâm nát cõi lòng. Mẹ nghẹn ngào ôm xác người con một thân yêu với những vết thương còn mở rộng và ngất lịm đón nhận ngành lá tử đạo dưới chân Thập tự.

Đó là cảnh tượng não nùng đã làm nên nguyên mẫu lạ lùng cho tất cả những ai tin tưởng phó thác trọn vẹn vào tình thương của Thiên Chúa. “Đức Maria: kẻ đã tin”. Giữa lúc đen tối nhất, khi con mình đã chết, khi ánh sáng lời hứa có vẻ như tắt ngấm, và khi Thiên Chúa làm như cũng bỏ rơi Đấng Thiên Sai, thì Đức Maria vẫn đứng vững. Âm thầm đón nhận và can đảm tin yêu.

Lạy Mẹ, chứng kiến cái chết của con mình, Mẹ đã đau khổ thật nhiều. Tấm lòng Mẹ nát tan. Niềm tin Mẹ kiên định. Mẹ hiệp thông cứu chuộc. Xin Mẹ giúp chúng con, đang khi mang trong mình Thập giá và thương tích của Chúa Kitô, cũng biết thông phần đau khổ với Người, để mai sau khi vinh quang Người tỏ hiện, chúng con cũng sẽ được hỷ hoan cùng người.

14. Táng xác Chúa Giêsu trong huyệt đá.

Một hòn đá lớn che lấp cửa hang. Thế là hết! Bóng tối bao trùm tất cả: lòng mồ Chúa cũng như lòng các Tông đồ. Bóng tối dường như nói lên khía cạnh bi quan của thảm kịch Vượt Qua: Vua Sự Sống đã tử trận và bị chôn vùi giữa lòng đá tưởng chừng mất hút trong thời gian biền biệt. Bóng tối cũng còn gợi lên nỗi thất vọng ê chề của các Tông đồ: có người ngao ngán rút lui co cụm trong một thứ im lặng đầy lo âu bất trắc; có kẻ vỡ mộng buông xuôi trở về nghề cũ cho qua ngày tháng.

Nhưng không! Bóng tối phải có một ý nghĩa lạc quan hơn. Đó là không còn là bóng đen mòn mỏi tuyệt vọng, mà đã trở thành bóng đêm canh thức đợi trông. Đó cũng chẳng phải là bóng đen rợn rùng kinh hãi, nhưng là một bóng đêm tin tưởng đợi chờ. Chính trong bóng đêm huyền nhiệm ấy, Chúa Giêsu đã âm thầm chuẩn bị Phục Sinh, để khi trỗi dậy từ cõi chết, Người làm bừng lên một sự sống mới xua tan đi mãi mãi bóng tối tử thần.

Lạy Chúa, nhiều lần chúng con chạm trán vào những thử thách đức tin mịt mù dường như đêm tối. Xin cho chúng con biết âm thầm chiến đấu và vững dạ cậy trông, để trong bóng tối cam go ấy, chúng con chóng tìm lại được hình ảnh của Chúa in đậm nét trong tâm hồn.

(Trích từ: “Từng bước một thôi”)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tại sao trong lời nguyện, đôi khi ''Thánh'' lại gọi là ''Chân Phước” ?
Nguyễn Trọng Đa
19:08 15/04/2014
Giải đáp phụng vụ: Tại sao trong lời nguyện, đôi khi "Thánh" (Sanctus) lại gọi là "Chân Phước” (Beatus)?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi đã nhận thấy rằng trong hầu như các lời nguyện của lễ chung các thánh, từ ngữ "Chân phước" được sử dụng thay cho từ ngữ "Thánh". Điều này làm cho tôi hơi bối rối. Thưa cha, liệu có là thích hợp để thay thế chữ “Thánh” bằng chữ “Chân phước” khi cử hành lễ một vị thánh không có phần lễ riêng không? - L. P., Tampa, Florida, Mỹ.

Đáp: Tôi tin rằng các người dịch thuật đã đi theo ở đây một bản dịch sát chữ của văn bản tiếng Latinh, vốn cũng phân biệt “Chân phước” và “Thánh”.

Sự phân biệt giữa một “Chân phước, Á thánh” và một “Thánh” là rất quan trọng trong quá trình phong thánh, và mỗi tình trạng có hệ quả phụng vụ chính xác, bởi vì việc tôn kính phụng vụ đối với một “Chân phước” là rất hạn chế. Tuy nhiên , trong bối cảnh của Sách lễ, các từ ngữ này thường được sử dụng như là đồng nghĩa cho các vị đã đạt đến vinh quang thiên đàng.

Trong khi sự phân biệt giữa “Chân phước” và “Thánh” có thể chưa được cao nhất trong tâm trí của các người dịch, người ta tưởng tượng rằng, một mối quan tâm cho việc làm cho các Lễ chung phù hợp với việc mừng lễ Chân phước và Thánh đóng một vai trò nào đó trong việc chọn lựa từ ngữ.

Chẳng hạn việc các người dịch đã thực hiện một sự lựa chọn khách quan có thể được nhìn thấy trong phần lễ chung của các Tiến Sĩ Giáo Hội. Bởi vì việc phong thánh là thiết yếu cho việc tôn làm Tiến sĩ Giáo Hội, do đó không thể có sự ngờ vực rằng có “Chân phước” trong trường hợp này. Lời nguyện nhập lễ của lễ chung này là:

"Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã ban cho Giáo Hội thánh (beatum) (Giám mục) Tiến sĩ T., xin Chúa ban ơn .... " (bản dịch của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám mục Việt nam).

Đôi khi cả hai từ ngữ được sử dụng trong cùng một lời nguyện. Thí dụ, trong phần lễ chung của một thánh, chúng ta có lời nguyện nhập lễ như sau:

"Lạy Chúa, để dọn đường cứu độ cho phận yếu hèn của chúng con, Chúa đã ban cho chúng con gương lành và sự trợ giúp của các thánh (Sanctis tuis), xin Chúa thương cho chúng con đang kính nhớ ngày sinh nhật trên trời của thánh (beati) T., biết noi gương người mà tiến đến cùng Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, …” (bản dịch, như trên).

Xem xét các thí dụ trên và nhiều thí dụ khác nữa, chúng tôi phải kết luận rằng việc dùng từ ngữ “Chân phước” là cố ý. Có thể là các người dịch cố ý dùng các chữ đồng nghĩa để phù hợp cho mọi trường hợp. Điều này có thể tạo ra sự nhầm lẫn nhỏ lúc này lúc khác, nhưng cũng là dịp tốt để đưa ra lời giải thích các từ ngữ. Cũng cần nhớ rằng đó là văn bản đã được phê duyệt, và do đó sẽ không là chính xác để thay thế từ ngữ “Chân Phước” bằng từ ngữ “Thánh” trong khi đọc lời nguyện.

Tuy nhiên, đáng chú ý là trong phần riêng lịch các thánh, Sách lễ còn có sự tùy chọn khác. Thí dụ, ngày 21-4 chúng ta cử hành lễ thánh An-xen-mô, nếu không trùng vào Tuần Bát Nhật Phục sinh.

Lời nguyện nhập lễ của thánh lễ này là như sau: “Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh (beato) giám mục An-xen-mô được ơn tìm hiểu và giảng dạy lẽ khôn ngoan siêu việt của Chúa" (bản dịch, như trên). Tuy nhiên, trong văn bản Latinh, chúng ta đọc: “Deus, qui Beato Anselmo episcopo".

Điều này thực chất là đúng cho mọi vị thánh trong lịch phổ quát. Chữ “Chân phước” (Blessed, Beatus) luôn được dịch là thánh. Chắc chắn rằng tất cả các vị có tên trong lịch phổ quát là Thánh, và từ ngữ “Chân phước” là không phổ biến trong bản tiếng Anh. Vì lý do này, sự lựa chọn tuân theo một luận lý nào đó.

Một sử dụng gần đây của từ ngữ “Chân Phước” là việc đưa cụm từ "Thánh (Beato) Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ" vào các Kinh nguyện Thánh Thể II - IV. Trong trường hợp này, bản dịch được cung cấp bởi chính Tòa Thánh. Sự lựa chọn từ ngữ Chân phước Giuse thay vì từ ngữ Thánh Giuse trong tiếng Anh chắc chắn là phù hợp với sự lựa chọn trước đó, để nhắc đến các tông đồ là "Chân phước" trong Kinh nguyện Thánh Thể. Cùng một từ ngữ này đã được dịch là "Saint Joseph, Thánh Giuse" trong các bản dịch chính thức bằng tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha và Ba Lan. Tiếng Đức, cũng như tiếng Anh, sử dụng cùng một từ ngữ (seligen) cho Đức Maria và Thánh Giuse .

Cũng hoàn toàn có thể rằng, bất chấp các suy đoán của tôi, sự khác biệt là không quá hai đoạn được thực hiện bởi các người dịch khác nhau, và bạn đọc trên đây của chúng tôi là người đầu tiên nhận thấy sự khác biệt trong sự lựa chọn từ ngữ như vậy. (Zenit.org 15-4-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Một hình ảnh thực của chân lý Vô Thường
Dr. Richard Teo / John Phạm
15:53 15/04/2014
Một hình ảnh thực của chân lý Vô Thường

Dưới đây là bàn ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo (1972-2012), một triệu phú 40 tuổi, là một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4 đến chia sẻ với khóa nha D1 về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.

Chào tất cả các em. Giọng tôi hơi bị khàn một chút, mong các em chịu khó nghe. Tôi xin tự giới thiêu, tôi tên là Richard và là một bác sĩ. Tôi sẽ chia sẻ vài suy nghĩ về cuộc sống của mình và rất hài lòng khi được các giáo sư mời đến đây. Hy vọng sẽ giúp các em cách suy nghĩ khi bắt đầu theo ngành để trở thành nha sĩ giải phẫu cũng như suy nghĩ về những việc chung quanh.

Từ lúc trẻ, tôi là một sản phẩm đặc trưng của xã hội ngày nay, một sản phẩm khá thành công mà xã hội đòi hỏi. Hồi nhỏ tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới mức trung bình. Tôi được bảo ban bởi người chung quanh và môi trường rằng thành công thì hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi trở nên cực kỳ ganh đua ngay từ nhỏ.

Không những chỉ cần đi học ở trường giỏi, tôi cần phải thành công trong mọi lãnh vực - từ các hoạt động tập thể đến chạy đua, mọi điều. Tôi cần phải đoạt được cúp, phải thành công, phải được giải, giải quốc gia, mọi thứ. Tôi rất ganh đua. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, giải phẫu mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi cũng vào được và được học bổng nghiên cứu của NUS phát triển tia laser để chữa bịnh mắt.

Trong khi nghiên cứu tôi có hai bằng phát minh- một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng các em có biết không, tất cả các thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có. Sau khi hoàn tất MOH, tôi quyết định rằng theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn. Nếu các em để ý, vài năm qua, ngành thẩm mỹ đang lên, kiếm được khối tiền. Vi`vậy, tôi quyết định bỏ ngành giải phẫu mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.

Các em có biết, rất mâu thuẫn, một người có thể không vui vẻ khi trả $20 cho một bác sĩ tổng quát, nhưng cũng chính người đó không ngần ngại trả $10,000 để hút mỡ bụng, $15,000 cho sửa ngực, vv… và vv. Không cần phải suy nghĩ nhiều, phải không? Tại sao lại muốn thành bác sĩ tổng quát mà không là bác sĩ thẩm mỹ? Do vậy, thay vì chữa bịnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp. Công việc làm ăn rất khấm khá. Bịnh nhân mới đầu chờ đợi một tuần, rồi 3 tuần, sau lên một tháng, 2 tháng, đến 3 tháng. Quá nhiều bịnh nhân. Tôi choáng váng. Tôi mướn một bác sĩ, hai bác sĩ, ba bác sĩ, rồi bốn bác sĩ. Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú. Nhưng chẳng thế nào là đủ vì tôi trở nên mê muội. Tôi bắt đầu khuếch trương tới Nam Dương, thu hút các “tai-tais” những người muốn có cuộc giải phẫu trong chớp mắt. Cuộc sống thật lên hương.

Tôi làm gì với mớ tiền dư thưà? Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao? Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xẹ hơi. Tôi sắm riêng cho tôi một chiếc xe đua. Chúng tôi đến Sepang ở Mã Lai và đua xe. Cuộc sống của tôi là thế đó. Với mớ tiền măt, tôi sắm chiếc Ferrari. Lúc đó chiếc 458 chưa ra, chỉ có chiếc 430. Một người bạn học cũ của tôi làm ngân hàng. Anh ta mua chiếc màu đỏ mà anh mong muốn từ lâu. Tôi sắm chiếc màu bạc.

Tôi làm gì sau khi có chiếc xe? Đến lúc mua nhà, xây cửa. Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm đất để xây nhà nghỉ mát. Tôi đã sống cuộc đời như thế nào? Chúng tôi nghĩ rằng phải cần hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng. Chúng tôi bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.

Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp và tất cả. Đó là tôi của một năm trước đây. Lúc ở trong câu lạc bộ thể thao, tôi nghĩ tôi đã chế ngự được mọi chuyện và đạt đến đỉnh vinh quang.

Nhưng tôi lầm. Tôi không chế ngự được mọi chuyện. Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bắt đầu bị đau lưng. Tôi nghĩ chắc tại tôi thường vận động manh. Tôi đi đến SGH và nhờ bạn học làm MRI để xem chắc là không bị trật đốt sống hay thứ nào khác. Tối hôm đó, anh ta gọi tôi và cho biết tủy sống thay đổi trong cột sống của tôi. Tôi hỏi như thế nghĩa là sao? Tôi biết nó có nghĩa như thế nào nhưng không thể chấp nhận sự thật. Tôi gần như muốn nói “anh nói thiệt sao?” tôi đang sắp sửa chạy đi tập thể dục. Ngày hôm sau chúng tôi có nhiều khám nghiệm hơn- PET scans- và họ tìm thấy tôi đang ở thời kỳ thứ tư của ung thư phổi. Tôi nghĩ “từ đâu mà ra thế này?”. Ung thư đã lan tới não, cột sống và nội tuyến. Các em biết, có lúc tôi hoàn toàn nghĩ mình đã chế ngự được tất cả, đã đạt đến tột đỉnh của cuộc sống, nhưng kế đó, tôi mất tất cả.

Đây là bản CT scan của phổi. Nhìn vào, mỗi chấm đều là nang ung thư. Và thật sự, tôi có cả chục ngàn nang trong phổi. Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3,4 tháng tối đa. Cuộc sống tôi bị nghiền nát, dĩ nhiên rồi, làm sao tránh khỏi? Tôi chán nản, tuyệt vọng, tưởng rằng mình đã có mọi thứ trước đây.

Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có được - sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa, tất cả những thứ mà tôi nghĩ đã mang hạnh phúc đến cho tôi; khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari mà ngủ. Chuyện đó không thể xảy ra. Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Vậy mà tôi đã tưởng những thứ này là hạnh phúc; không phải vậy. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua. Đây thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi. Những thứ tôi sở hữu, đáng lý ra mang lại hạnh phúc, nhưng không, tôi đã chẳng cảm thấy vui khi nghĩ đến.

Các em có biết, Tết sắp đến. Trước đây, tôi thường làm gì? À, thì tôi thường lái chiếc xe hào nhoáng của mình một vòng, thăm viếng họ hàng, phô trương với bạn bè. Tôi tưởng đó là niềm vui, thật sự vui. Nhưng các em có nghĩ họ hàng, bạn bè tôi đang chật vật kiếm sống có thể chia sẻ niềm vui cùng tôi khi thấy tôi khoe khoang chiếc xe bóng loáng? Chắc chắn là không. Họ sống khó khăn, đi xe công cộng. Thật sự những gì tôi làm chỉ khiến họ thêm ganh ghét, thậm chí có khi thành thù hận.

Những thứ này chúng ta gọi là đối tượng của sự ganh tị. Tôi khoe khoang để lấp đầy sự kiêu hãnh và cái tôi của mình. Chúng chẳng mang lại niềm vui cho bạn bè, cho người thân như tôi tưởng.

Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác. Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII. Tôi có một người bạn khá lạ lùng đối với tôi. Cô ta tên là Jennifer. Chúng tôi vẫn là bạn thân của nhau. Khi chúng tôi thả bộ, nếu cô ta thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ. Tôi thắc mắc tại sao phải làm như thế? tại sao phải để bẩn tay? chỉ là một con ốc sên. Sự thật là cô ta đã cảm được cho con ốc có thể bị đạp nát chết. Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tự nhiên thôi. Đối ngược nhau quá, phải không?

Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm. Nhưng tôi không có. Sau khi tốt nghiệp y khoa, tôi làm việc ở khoa ung thư tại NYH. Hàng ngày, tôi chứng kiến cái chết trong khoa ung thư. Tôi nhìn thấy tất cả đau đớn mà bịnh nhân phải chịu đựng. Tôi thấy tất cả các thuốc giảm đau, và họ cứ vài phút phải bấm vào người. Tôi thấy họ vật lộn với hơi thở cuối, thấy tất cả. Nhưng đây chỉ là một công việc. Tôi đến bịnh xá mỗi ngày lấy máu, cho thuốc nhưng bịnh nhân có “thật” đối với tôi không? Không. Tôi chỉ làm công việc và nóng lòng về nhà để làm việc riêng của mình.

Sự đau đớn, chịu đựng của bịnh nhân có “thật” không? Không. Dĩ nhiên là tôi biết tất cả các từ ngữ chuyên môn để mô tả về sự đớn đau mà họ phải trải qua, nhưng thật sự tôi không hề “cảm” được cho đến khi tôi trở thành bịnh nhân. Mãi đến bây giờ, tôi mới thật sự hiểu được cảm giác của họ. Nếu các em hỏi tôi, nếu được làm lại cuộc đời, tôi có muốn thành một người bác sĩ khác không. Tôi sẽ trả lời các em là Có. Vì bây giờ tôi thật sự hiểu đươc họ. Tôi phải trả giá đắt cho bài học này.

Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.

Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư. Các em sẽ thành giàu có. Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng được. Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có, tuyệt đối không gì sai trái. Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.

Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Như tôi đã đề cập trước đây, tôi muốn sở hữu nhiều hơn, đạt tới đỉnh vinh quang như xã hội muốn đào tạo chúng ta. Tôi trở nên mê muội đến nỗi mà chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa. Bịnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.

Nhiều khi chúng ta quên đi mình cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai cả ngoài chính mình. Điều đó đã xảy ra với tôi. Dù là ở y hay nha khoa, tôi có thể nói với các em ngay bây giờ rằng, trong khi khám bịnh, đôi khi chúng ta khuyên bịnh nhân chữa trị bịnh không hẳn có, không rõ rệt và ngay cả khi không cần thiết.

Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi. Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền.

Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, “đối thủ” của chúng tôi và không hề thấy khó chịu. Nếu hạ thấp được họ xuống để nâng mình lên, chúng tôi làm. Điều đó đang xảy ra trong ngành y, nha và ở mọi nơi. Tôi thử thách các em không để đánh mất lương tâm mình. Tôi trả giá đắt cho bài học. Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.

Điều thứ nhì, về số lượng bịnh nhân, dù ở bịnh viên công hay tư. Tôi có thể kể cho các em nghe, khi tôi làm trong bịnh viện, với chồng hồ sơ bịnh lý, tôi chỉ muốn làm cho xong càng nhanh, càng tốt. Tôi chỉ muốn họ ra khỏi phòng khám bịnh của tôi càng nhanh, càng tốt vì có quá nhiều bịnh nhân. Thực tế là vậy. Đây chỉ là một công việc, một công việc thường nhật. Lúc đó, tôi có thật sự biết về cảm xúc của bịnh nhân của tôi như thế nào không? Không. Sự sợ hãi, nỗi lo âu của họ, tôi có thật sự hiểu điều gì họ đang trải qua không? Không, mãi cho đến khi sự cố xảy ra với tôi. Tôi nghĩ rằng đây là một lỗi lầm lớn nhất trong xã hội của chúng ta.

Chúng ta được huấn luyện để trở thành lương y, nhưng chúng ta không cảm được cho bịnh nhân. Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không? Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây. Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bịnh nhân.

Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em. Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng. Hóa trị là thứ mà các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa. Cảm giác khủng khiếp! Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bịnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi !

Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết. Tôi thử thách các em, ngoài bịnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất vv.vv.. Họ có thật. Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.

Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, hãy với tay đến những người cần sự giúp đỡ. Bất cứ việc gì các em làm điều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ. Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình. Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.

Tôi sẽ ngưng với lời sau, trong cuốn sách có tựa đề là “Những ngày thứ ba với Morris”. Có lẽ một số các em đã đọc cuốn này. Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vây. Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác. Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe qua trông thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì. Điều này đã xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình. Sự thật không như tôi đã tưởng.

Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt. Đừng giống như tôi. Tôi không còn cách nào khác và đã phải trả giá đắt cho bài học.

Tất cả đều VÔ THƯỜNG.

1- Thời gian: Vô Thường:

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già.
Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu đời thì mới.
Qua một ngày, vui một ngày.
Sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày, mất một ngày.
Vui một ngày, lãi một ngày.

2- Hạnh phúc: Vô Thường:

Hạnh phúc do mình tạo ra.
Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người,
niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy.
Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

3- Tiền của: Vô Thường:

Tiền không phải là tất cả, nhưng không phải không là gì.
Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo,
nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân,
khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi.
Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn.
Nếu dùng tiền mua được sức khỏe, và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ?
Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ !

Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó. (Khó lắm !?!?)

- Tiền bạc không chắc lắm !
- Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân:
1-Thiên tai, 2- Hỏa hoạn, 3- Bệnh tật, 4- Trộm cướp, 5- Con cái.
- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
- Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
- Con tiêu tiền cha mẹ, thoải mái. Cha mẹ tiêu tiền con, chẳng dễ gì.
- Nhà cha mẹ là nhà con; Nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

-Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được.. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra: ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ, vì mình đâu phải sống vì ý thích, hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già. Tuổi không già mà tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe người già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh: hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….
Người dốt chờ bệnh: ốm đau mới đi khám chữa bệnh.
Người khôn phòng bệnh: chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…
Tất cả đều là muộn.

Phẩm chất cuộc sống của người già cao hay thấp, chính yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để tổ chức cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu căn bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh, và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải, và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó ! Đó cũng là một việc tự nhiên thôi. Chẳng việc gì cố mà được, quả trái ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm, và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.

Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là tự do, là giải thoát !
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Theo Chân Thánh Giá
Diệp Hải Dung
21:15 15/04/2014
THEO CHÂN THÁNH GIÁ
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Quyết tâm tiến bước đến cùng,
Con đường Thập giá thủy chung nghĩa tình.
Sẵn sàng để chịu đóng đinh,
Chết trên Thập tự khổ hình đau thương.
Bởi đây mới thật là đường,
Dẫn vào cõi sống miên trường vinh quang.
(Trích thơ của Hai Tê Miệt Vườn)