Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 15/4: Cảm nhận đức tin qua mầu nhiệm Phục sinh. Thầy Phó Tế Antôn Nguyễn Văn Nam
Giáo Hội Năm Châu
00:31 14/04/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 14-April-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Ga 3, 31-36
“Đức Chúa Cha thương mến Con Ngài, nên ban toàn quyền trong tay Con Ngài”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, ông Gioan nói để làm chứng về Chúa Giêsu rằng: “Đấng từ trên cao mà đến thì vượt trên hết mọi người. Kẻ bởi đất mà ra, thì thuộc về đất và nói những sự thuộc về đất. Đấng từ trời mà đến thì vượt trên hết mọi người. Điều gì Người thấy và nghe, thì Người làm chứng về điều đó. Nhưng lời chứng của Người không ai chấp nhận. Ai chấp nhận lời chứng của Người, thì quả quyết Thiên Chúa là Đấng chân thật. Đấng được Thiên Chúa sai đến thì nói lời của Thiên Chúa, vì được Chúa ban cho thần linh khôn lường. Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con. Ai tin vào Con thì có sự sống đời đời. Còn ai không tin vào Con, thì sẽ không được thấy sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên người ấy”.
Đó là lời Chúa.
Chứng Nhân
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:11 14/04/2021
CN 3 PHỤC SINH B
CHỨNG NHÂN
Câu chuyện “Trên đường Emmau” là một trong những câu chuyện Tin Mừng tuyệt tác và rất riêng của thánh sử Luca.
Kể từ khi tảng đá to đã niêm phong cửa mộ thì đối với các môn đệ, tất cả đã hết, không còn gì ngoài những kỷ niệm xót xa chua chát. Một thực tế phủ phàng trĩu nặng nỗi âu lo sợ hãi. Niềm hy vọng lớn lao xưa đã bị chôn vùi với Giêsu Nazareth. Bởi đó họ ở lại Giêrusalem để làm gì khi người ta đã đặt dấu chấm hết cho mọi hy vọng giải thoát dân tộc. Thập giá được giương cao và vị cứu tinh được chờ đợi với biết bao kỳ vọng đã kết thúc sự nghiệp bằng cái chết đớn đau ô nhục. Hai môn đệ quyết định trở về quê nhà. Bước chân mỏi mệt chán chường, tuyệt vọng và cô đơn trên cuộc lữ hành. Nỗi buồn mất mát và nỗi đau tuyệt vọng đã làm cho họ không còn nhạy cảm với những thực tại xung quanh. Các ông có biết đâu, trên hành trình thất vọng và cô đơn đó, có một người vẫn hằng dõi theo từng bước đi, chú ý từng tâm sự nhỏ to của các ông. Người ấy tiến về phía các ông, trò chuyện và đồng hành với các ông mà các ông nào hay biết. Các ông không nhận ra Người mặc dù Người vẫn có đó, vẫn hiện diện và chia sẻ với các ông. Các ông còn được vị khách này giải thích tường tận những gì đã nói về Đấng Messia mà Môisen và các Ngôn sứ, tức là toàn bộ Kinh thánh đã loan báo. Cho đến khi được đồng bàn với Người, tận mắt chứng kiến Người cầm bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, bẻ ra và trao cho, mắt các ông mới bừng sáng. Các ông hân hoan vui mừng. Tâm hồn các ông được Đấng Phục sinh chiếu dọi. Tâm trí các ông được Người khai mở. Đức Kitô, Thầy của các ông đã thực sự sống lại. Không nghi ngờ gì nữa, vị khách bộ hành, người đã giảng dạy Kinh Thánh và cùng với các ông chia sẻ nghi lễ Bẻ Bánh chính là Đức Kitô Phục Sinh. Niềm vui vì được gặp Chúa Phục Sinh, được Người dạy dỗ và chia sẻ bàn tiệc Thánh, khiến cho hai môn đệ Emmau quên hết nhọc nhằn. Các ông lập tức lên đường với niềm hân hoan vui mừng trở về Giêrusalem. Hội ngộ với các môn đệ khác và công bố Tin Vui Phục Sinh. Kể từ đó, Tin Mừng Phục Sinh theo dấu chân của các Tông Đồ lan rộng khắp hoàn cầu.
Tin mừng hôm nay kể chuyện, hai môn đệ nhận ra Chúa cho nên như mọc thêm cánh bay về Giêrusalem, loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các tông đồ và các môn đệ khác, khi đó chính Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra cho các ông. Họ rúng động và sợ hãi vì tưởng mình thấy ma. Đức Giêsu đã cố gắng trấn an và thuyết phục họ: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (c 39). Và không chỉ vậy, chính Đức Giêsu đã đưa tay chân cho các tông đồ kiểm chứng (c 40). Tuy vậy, dường như các tông đồ vẫn còn chưa tin, nên Đức Giêsu nói với các ông: “Ở đây anh em có gì ăn không? Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (c 41-43). Người ta có cảm tưởng Đức Giêsu cũng vất vả thuyết phục và chứng minh cho các tông đồ rằng, Ngài đã sống lại, Ngài hiện đang sống. Phục sinh là một biến cố rất đặc biệt, vượt dự đoán của con người. Các tông đồ cũng không phải là những người dễ tin. Tuy dù được báo trước ba lần Đức Giêsu sẽ chết và sẽ sống lại (Mc.8, 31; 9, 31; 10, 33-34), nhưng các tông đồ cũng chẳng dễ dàng chấp nhận việc Ngài sống lại (Mc.16, 9-13); và Đức Giêsu, tuy dù biết trước mình sẽ sống lại, cũng rúng động trước cái chết (Mc.14, 35-36).
Chúa Phục Sinh xuất hiện như người mục tử đứng giữa đàn chiên vừa gom về. “Bình an cho anh em”.Các tông đồ đang trong hoàn cảnh xao xuyến, lo âu, bối rối, hoảng sợ. Chúa phải ổn định tinh thần các ông, ban bình an để làm cho tâm trí các ông bình tĩnh mà sáng suốt nhận định rõ ràng. Rồi Chúa các ông thấy vết đinh ở tay, chân của Chúa, cho các ông sờ để thấy đúng là Chúa, Đấng có xương có thịt vẫn ở giữa các ông. Chúa còn cho thêm một dấu hiệu khác nữa là ăn trước mặt các ông. Ăn cho thấy để chứng minh Chúa sống lại có thân xác như người thật. Chúa ăn là để cho các môn đệ yên lòng và thấy rằng Ngài sống lại thật rồi. Một hành động tức thời và rất tâm lý của Chúa là ăn để đảm bảo rằng mình đang sống. Chúa ăn để minh chứng rằng Chúa sống và Ngài vẫn là “một” trước khổ nạn cũng như sau sống lại…Ma thì không có thân xác nên không thể ăn được. Chỉ những ai còn sống mới biết đói biết khát. Chỉ những ai đói mới đòi ăn và khát mới đòi uống. Chúa Phục Sinh không phải vì đói mà xin ăn, nhưng chính là để chứng minh cho các môn đệ biết rằng Ngài đã sống lại.Một người sống thì đứng được, đi được, nói được, ăn được. Chúa cho các ông tất cả các bằng chứng ấy để nhận biết chính là Chúa đang sống và đứng giữa các ông.
Sau khi các môn đệ vững tin, Chúa dạy dỗ các ông. Ngài nhắc lại những lời đã nói khi còn ở giữa các ông liên quan tới sự ứng nghiệm mọi lời chép về Chúa trong Cựu ước. Trên đường Emmau, Chúa giải thích cho hai môn đệ “tất cả những gì liên quan đến Người trong Sách Thánh”, bây giờ Chúa tóm tắt nội dung gồm hai phần:sứ mạng của Chúa và sứ mạng của các môn đệ. Chúa đã hoàn thành sứ mạng của Chúa. Bây giờ đến phiên các môn đệ phải thi hành sứ mạng của mình. Chúa đã chết và phục sinh đem lại ơn tha tội. Đến phiên các môn đệ phải rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Họ phải rao giảng với tư cách là chứng nhân. Để thực thi sứ vụ này, các môn đệ phải lãnh nhận Thánh Thần là quyền năng từ trên cao ban xuống.
Trong bài đọc 1, thánh Phêrô đã làm chứng cho toàn dân Giêrusalem về Chúa Giêsu bị đóng đinh, đã chết và đã sống lại. Chính họ đã nộp Người, và chối bỏ trước mặt quan Philatô, dù quan xét xử phải tha. Họ đã xin tha cho kẻ sát nhân, và lên án Đấng công chính. Nghe thế, họ quá rõ tội lỗi họ phạm, họ đã ăn năn sám hối: “Hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo” (Cv 2,41).
Bài đọc 2, thánh Gioan đã làm chứng về “Đức Giêsu Kitô, Đấng công chính, chính Người là của lễ hy sinh đền bù tội lỗi ta, và còn đền bù tội lỗi cả thế giới”. Rồi Gioan kêu gọi hãy làm chứng về Đức Kitô bằng đời sống, đừng phạm tội, hãy vâng giữ lệnh Đức Kitô để chứng tỏ lòng yêu mến Thiên Chúa tới mức hoàn hảo và biết được mình đang ở trong Đức Kitô. Lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa còn là yếu tố quyết định để xác định tính chân thực của người môn đệ Chúa Kitô.
Đức Giêsu Phục Sinh đã làm nhiều cách để chứng minh rằng Ngài đã sống lại thật. Thánh Phêrô, Gioan, các tông đồ và bao nhiêu thế hệ tín hữu nối tiếp đã làm chứng về Đức Kitô Phục sinh. Các ngài làm chứng nhân bằng việc từ bỏ sự ích kỷ, háo danh, hám lợi để sống quảng đại, xả thân vì Danh Chúa và vì hạnh phúc của tha nhân. Các ngài đã dần bỏ sự hèn nhát mà hiên ngang làm chứng cho sự thật cho dù phải trả bằng chính mạng sống.
Ngày nay, chúng ta làm chứng về Chúa Phục Sinh bằng cách thuật lại cho người khác về cuộc đời và Tin Mừng của Đức Giêsu; bằng cách để Chúa ngỏ lời với người khác qua môi miệng chúng ta; bằng lối sống hy sinh quên mình, vị tha bác ái; bằng việc sẵn sàng chịu bách hại vì đức tin…
Xin Chúa cho chúng con biết chuyên chăm năng học hỏi Lời Chúa hằng ngày, biết lắng nghe Lời Chúa khi dự lễ, để nhờ Lời Chúa hướng dẫn, đức tin của chúng con ngày càng lớn lên và nhờ ơn Thánh Thần tác động, chúng con biết chu toàn sứ mệnh Chúa trao cho Hội Thánh: “Chính anh em là chứng nhân của những điều này”. Amen.
CHỨNG NHÂN
Câu chuyện “Trên đường Emmau” là một trong những câu chuyện Tin Mừng tuyệt tác và rất riêng của thánh sử Luca.
Kể từ khi tảng đá to đã niêm phong cửa mộ thì đối với các môn đệ, tất cả đã hết, không còn gì ngoài những kỷ niệm xót xa chua chát. Một thực tế phủ phàng trĩu nặng nỗi âu lo sợ hãi. Niềm hy vọng lớn lao xưa đã bị chôn vùi với Giêsu Nazareth. Bởi đó họ ở lại Giêrusalem để làm gì khi người ta đã đặt dấu chấm hết cho mọi hy vọng giải thoát dân tộc. Thập giá được giương cao và vị cứu tinh được chờ đợi với biết bao kỳ vọng đã kết thúc sự nghiệp bằng cái chết đớn đau ô nhục. Hai môn đệ quyết định trở về quê nhà. Bước chân mỏi mệt chán chường, tuyệt vọng và cô đơn trên cuộc lữ hành. Nỗi buồn mất mát và nỗi đau tuyệt vọng đã làm cho họ không còn nhạy cảm với những thực tại xung quanh. Các ông có biết đâu, trên hành trình thất vọng và cô đơn đó, có một người vẫn hằng dõi theo từng bước đi, chú ý từng tâm sự nhỏ to của các ông. Người ấy tiến về phía các ông, trò chuyện và đồng hành với các ông mà các ông nào hay biết. Các ông không nhận ra Người mặc dù Người vẫn có đó, vẫn hiện diện và chia sẻ với các ông. Các ông còn được vị khách này giải thích tường tận những gì đã nói về Đấng Messia mà Môisen và các Ngôn sứ, tức là toàn bộ Kinh thánh đã loan báo. Cho đến khi được đồng bàn với Người, tận mắt chứng kiến Người cầm bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, bẻ ra và trao cho, mắt các ông mới bừng sáng. Các ông hân hoan vui mừng. Tâm hồn các ông được Đấng Phục sinh chiếu dọi. Tâm trí các ông được Người khai mở. Đức Kitô, Thầy của các ông đã thực sự sống lại. Không nghi ngờ gì nữa, vị khách bộ hành, người đã giảng dạy Kinh Thánh và cùng với các ông chia sẻ nghi lễ Bẻ Bánh chính là Đức Kitô Phục Sinh. Niềm vui vì được gặp Chúa Phục Sinh, được Người dạy dỗ và chia sẻ bàn tiệc Thánh, khiến cho hai môn đệ Emmau quên hết nhọc nhằn. Các ông lập tức lên đường với niềm hân hoan vui mừng trở về Giêrusalem. Hội ngộ với các môn đệ khác và công bố Tin Vui Phục Sinh. Kể từ đó, Tin Mừng Phục Sinh theo dấu chân của các Tông Đồ lan rộng khắp hoàn cầu.
Tin mừng hôm nay kể chuyện, hai môn đệ nhận ra Chúa cho nên như mọc thêm cánh bay về Giêrusalem, loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các tông đồ và các môn đệ khác, khi đó chính Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra cho các ông. Họ rúng động và sợ hãi vì tưởng mình thấy ma. Đức Giêsu đã cố gắng trấn an và thuyết phục họ: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (c 39). Và không chỉ vậy, chính Đức Giêsu đã đưa tay chân cho các tông đồ kiểm chứng (c 40). Tuy vậy, dường như các tông đồ vẫn còn chưa tin, nên Đức Giêsu nói với các ông: “Ở đây anh em có gì ăn không? Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (c 41-43). Người ta có cảm tưởng Đức Giêsu cũng vất vả thuyết phục và chứng minh cho các tông đồ rằng, Ngài đã sống lại, Ngài hiện đang sống. Phục sinh là một biến cố rất đặc biệt, vượt dự đoán của con người. Các tông đồ cũng không phải là những người dễ tin. Tuy dù được báo trước ba lần Đức Giêsu sẽ chết và sẽ sống lại (Mc.8, 31; 9, 31; 10, 33-34), nhưng các tông đồ cũng chẳng dễ dàng chấp nhận việc Ngài sống lại (Mc.16, 9-13); và Đức Giêsu, tuy dù biết trước mình sẽ sống lại, cũng rúng động trước cái chết (Mc.14, 35-36).
Chúa Phục Sinh xuất hiện như người mục tử đứng giữa đàn chiên vừa gom về. “Bình an cho anh em”.Các tông đồ đang trong hoàn cảnh xao xuyến, lo âu, bối rối, hoảng sợ. Chúa phải ổn định tinh thần các ông, ban bình an để làm cho tâm trí các ông bình tĩnh mà sáng suốt nhận định rõ ràng. Rồi Chúa các ông thấy vết đinh ở tay, chân của Chúa, cho các ông sờ để thấy đúng là Chúa, Đấng có xương có thịt vẫn ở giữa các ông. Chúa còn cho thêm một dấu hiệu khác nữa là ăn trước mặt các ông. Ăn cho thấy để chứng minh Chúa sống lại có thân xác như người thật. Chúa ăn là để cho các môn đệ yên lòng và thấy rằng Ngài sống lại thật rồi. Một hành động tức thời và rất tâm lý của Chúa là ăn để đảm bảo rằng mình đang sống. Chúa ăn để minh chứng rằng Chúa sống và Ngài vẫn là “một” trước khổ nạn cũng như sau sống lại…Ma thì không có thân xác nên không thể ăn được. Chỉ những ai còn sống mới biết đói biết khát. Chỉ những ai đói mới đòi ăn và khát mới đòi uống. Chúa Phục Sinh không phải vì đói mà xin ăn, nhưng chính là để chứng minh cho các môn đệ biết rằng Ngài đã sống lại.Một người sống thì đứng được, đi được, nói được, ăn được. Chúa cho các ông tất cả các bằng chứng ấy để nhận biết chính là Chúa đang sống và đứng giữa các ông.
Sau khi các môn đệ vững tin, Chúa dạy dỗ các ông. Ngài nhắc lại những lời đã nói khi còn ở giữa các ông liên quan tới sự ứng nghiệm mọi lời chép về Chúa trong Cựu ước. Trên đường Emmau, Chúa giải thích cho hai môn đệ “tất cả những gì liên quan đến Người trong Sách Thánh”, bây giờ Chúa tóm tắt nội dung gồm hai phần:sứ mạng của Chúa và sứ mạng của các môn đệ. Chúa đã hoàn thành sứ mạng của Chúa. Bây giờ đến phiên các môn đệ phải thi hành sứ mạng của mình. Chúa đã chết và phục sinh đem lại ơn tha tội. Đến phiên các môn đệ phải rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Họ phải rao giảng với tư cách là chứng nhân. Để thực thi sứ vụ này, các môn đệ phải lãnh nhận Thánh Thần là quyền năng từ trên cao ban xuống.
Trong bài đọc 1, thánh Phêrô đã làm chứng cho toàn dân Giêrusalem về Chúa Giêsu bị đóng đinh, đã chết và đã sống lại. Chính họ đã nộp Người, và chối bỏ trước mặt quan Philatô, dù quan xét xử phải tha. Họ đã xin tha cho kẻ sát nhân, và lên án Đấng công chính. Nghe thế, họ quá rõ tội lỗi họ phạm, họ đã ăn năn sám hối: “Hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo” (Cv 2,41).
Bài đọc 2, thánh Gioan đã làm chứng về “Đức Giêsu Kitô, Đấng công chính, chính Người là của lễ hy sinh đền bù tội lỗi ta, và còn đền bù tội lỗi cả thế giới”. Rồi Gioan kêu gọi hãy làm chứng về Đức Kitô bằng đời sống, đừng phạm tội, hãy vâng giữ lệnh Đức Kitô để chứng tỏ lòng yêu mến Thiên Chúa tới mức hoàn hảo và biết được mình đang ở trong Đức Kitô. Lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa còn là yếu tố quyết định để xác định tính chân thực của người môn đệ Chúa Kitô.
Đức Giêsu Phục Sinh đã làm nhiều cách để chứng minh rằng Ngài đã sống lại thật. Thánh Phêrô, Gioan, các tông đồ và bao nhiêu thế hệ tín hữu nối tiếp đã làm chứng về Đức Kitô Phục sinh. Các ngài làm chứng nhân bằng việc từ bỏ sự ích kỷ, háo danh, hám lợi để sống quảng đại, xả thân vì Danh Chúa và vì hạnh phúc của tha nhân. Các ngài đã dần bỏ sự hèn nhát mà hiên ngang làm chứng cho sự thật cho dù phải trả bằng chính mạng sống.
Ngày nay, chúng ta làm chứng về Chúa Phục Sinh bằng cách thuật lại cho người khác về cuộc đời và Tin Mừng của Đức Giêsu; bằng cách để Chúa ngỏ lời với người khác qua môi miệng chúng ta; bằng lối sống hy sinh quên mình, vị tha bác ái; bằng việc sẵn sàng chịu bách hại vì đức tin…
Xin Chúa cho chúng con biết chuyên chăm năng học hỏi Lời Chúa hằng ngày, biết lắng nghe Lời Chúa khi dự lễ, để nhờ Lời Chúa hướng dẫn, đức tin của chúng con ngày càng lớn lên và nhờ ơn Thánh Thần tác động, chúng con biết chu toàn sứ mệnh Chúa trao cho Hội Thánh: “Chính anh em là chứng nhân của những điều này”. Amen.
Một sự cao cả thê thảm
Lm. Minh Anh
05:17 14/04/2021
MỘT SỰ CAO CẢ THÊ THẢM
“Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng,
vì hành động của họ xấu xa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến bóng tối và ánh sáng. Vì ghen tức, các thượng tế và nhóm Sađucêô giam các tông đồ vào ngục tối, nhưng thiên thần Chúa đã đưa các ngài ra ánh sáng. Tin Mừng tiếp tục trình bày cuộc gặp gỡ giữa Nicôđêmô và Chúa Giêsu; thật lý thú, trong bóng tối, hai vị đàm đạo về ánh sáng, điều làm cho con người nên cao cả; thế nhưng, đó là ‘một sự cao cả thê thảm’ vì nó quá mong manh. Chúa Giêsu kết luận, vì “Người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng”.
Sau phép lạ chữa lành anh què bên cửa Đẹp đền thờ, các thượng tế và nhóm Sađucêô phẫn nộ và phát ghen với các tông đồ; nhân danh lề luật, họ tống các ngài vào ngục. Thế nhưng, các tông đồ không ở mãi trong hầm tối, thiên thần Chúa đã vào ngục, đem các ngài ra, đặt họ giữa đền thờ với mệnh lệnh, “Hãy nói cho dân những lời ban sự sống”; đúng như Tin Mừng Gioan nói, “Nơi Ngài là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại”. Đó chính là sự cao cả đích thực.
Cuộc đối thoại của Nicôđêmô và Chúa Giêsu ban đêm cũng mang tính biểu tượng không kém. Trong cuốn ‘Le Maître du désir’, ‘Thầy Dạy Khát Khao’, người viết dịch, cha Éloi Leclerc nhận định, “Nicôđêmô, một thầy dạy, một bậc vị vọng Do Thái, không chỉ đến vào ban đêm; ông ‘đến từ đêm’, ‘lộ ra từ đêm’ như một người khao khát ánh sáng, một người canh thức trông chờ bình minh. Bởi lẽ, con người chỉ thực sự tồn tại trong chuyển động vốn đem nó lại gần ánh sáng; bên ngoài chuyển động ấy, con người chỉ là một ‘mảng đêm’ của thế giới. Con người chỉ tìm thấy mình trong chân lý, chỉ bằng cách sinh ra trong ánh sáng. Đó là sự cao cả của nó! Nhưng đó cũng là ‘một sự cao cả thê thảm’, vì trong mọi khoảnh khắc, con người có thể để mình bị chộp lại bởi các thế lực của bóng tối”. Một lần nữa, Chúa Giêsu thật có lý, “Người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng”. Bằng chứng là mỗi ngày, chúng ta thường thích đọc, xem, nghe bao điều xấu xa hơn là những gì tốt lành trong sách vở hoặc trên các phương tiện truyền thông, truyền hình.
Dĩ nhiên, đó không phải là trường hợp của tất cả mọi người. Vì vậy, nhiều người không quan tâm đến bóng tối của thế giới và những tội lỗi nổi cộm đó đây. Thế nhưng, thực tế là bóng tối của cái ác luôn luôn bủa vây chung quanh chúng ta và điều đó nói lên một lời cảnh báo nhất định về bản chất con người sa ngã của bản thân mình. Biết được điều đó, chúng ta chiến đấu cho ánh sáng, chống lại bóng tối. Ánh sáng nơi con người thật cao cả nhưng là ‘một sự cao cả thê thảm’; vì lẽ, con người dễ chiều về bóng tối, có xu hướng để mình bị cuốn vào bùn lầy và cảm thấy quá hạnh phúc ở đó.
Phục Sinh là thời gian chúng ta nhìn lại, xem mình đang bị lôi cuốn vào những điều gì. Mong sao, chúng ta được cuốn hút vào Ánh Sáng Giêsu, Ánh Sáng Cao Cả Đích Thực chứ không bị cuốn hút vào ánh sáng ảo của ‘một sự cao cả thê thảm’ vì yếu đuối và nuông chiều thế gian, xác thịt. Hãy để mình được hút lấy bởi những điều tốt lành vốn làm tươi sáng một ngày sống, một cuộc sống, được bao trùm bởi sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa và Thánh Thần của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần khiêm tốn để nhận thức rằng, ở một mức độ nào đó, vẫn có những rối loạn, tội lỗi và bóng tối kéo theo; vẫn có thể xảy ra những xung đột nội tâm mà mỗi người có thể trải qua. Thật tốt khi chúng ta ý thức được điều này và xác định nó là một phần của xu hướng dễ sa ngã nơi chính mình để mỗi người cậy trông hơn vào sức mạnh của Chúa; tìm cách đề phòng và tránh xa mọi cám dỗ đưa đến hỗn loạn, xấu xa và tối tăm.
Anh Chị em,
Là môn đệ Chúa Kitô, chúng ta được kêu gọi dán mắt vào một mình Ngài, là ‘Vầng Dương’, là ‘Định Tinh’ thường hằng sáng cho mọi ‘hành tinh’ quay chung quanh nó được chiếu sáng. Ngài là Ánh Sáng, là Sự Sống, cũng là Sự Cao Cả Đích Thực. Không có Ngài, ánh sáng của chúng ta chỉ là ánh sáng ảo; sự cao cả của chúng ta thật mong manh nếu không nói là ‘một sự cao cả thê thảm’. Vì thế, một ước muốn nên thánh, ước muốn sống một đời sống hoàn hảo có nghĩa là ngay cả những đam mê và ước muốn của chúng ta, cuối cùng, cũng phải được cuốn hút về Chúa Kitô, Ánh Sáng đích thực của cuộc đời mỗi người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con sống trong Ánh Sáng Giêsu như con cái sự sáng. Xin đừng để con nuông chiều bóng tối khiến cho sự sáng, sự cao cả nơi con trở nên ‘một sự cao cả thê thảm’”, Amen.
( Tgp. Huế)
“Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng,
vì hành động của họ xấu xa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến bóng tối và ánh sáng. Vì ghen tức, các thượng tế và nhóm Sađucêô giam các tông đồ vào ngục tối, nhưng thiên thần Chúa đã đưa các ngài ra ánh sáng. Tin Mừng tiếp tục trình bày cuộc gặp gỡ giữa Nicôđêmô và Chúa Giêsu; thật lý thú, trong bóng tối, hai vị đàm đạo về ánh sáng, điều làm cho con người nên cao cả; thế nhưng, đó là ‘một sự cao cả thê thảm’ vì nó quá mong manh. Chúa Giêsu kết luận, vì “Người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng”.
Sau phép lạ chữa lành anh què bên cửa Đẹp đền thờ, các thượng tế và nhóm Sađucêô phẫn nộ và phát ghen với các tông đồ; nhân danh lề luật, họ tống các ngài vào ngục. Thế nhưng, các tông đồ không ở mãi trong hầm tối, thiên thần Chúa đã vào ngục, đem các ngài ra, đặt họ giữa đền thờ với mệnh lệnh, “Hãy nói cho dân những lời ban sự sống”; đúng như Tin Mừng Gioan nói, “Nơi Ngài là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại”. Đó chính là sự cao cả đích thực.
Dĩ nhiên, đó không phải là trường hợp của tất cả mọi người. Vì vậy, nhiều người không quan tâm đến bóng tối của thế giới và những tội lỗi nổi cộm đó đây. Thế nhưng, thực tế là bóng tối của cái ác luôn luôn bủa vây chung quanh chúng ta và điều đó nói lên một lời cảnh báo nhất định về bản chất con người sa ngã của bản thân mình. Biết được điều đó, chúng ta chiến đấu cho ánh sáng, chống lại bóng tối. Ánh sáng nơi con người thật cao cả nhưng là ‘một sự cao cả thê thảm’; vì lẽ, con người dễ chiều về bóng tối, có xu hướng để mình bị cuốn vào bùn lầy và cảm thấy quá hạnh phúc ở đó.
Phục Sinh là thời gian chúng ta nhìn lại, xem mình đang bị lôi cuốn vào những điều gì. Mong sao, chúng ta được cuốn hút vào Ánh Sáng Giêsu, Ánh Sáng Cao Cả Đích Thực chứ không bị cuốn hút vào ánh sáng ảo của ‘một sự cao cả thê thảm’ vì yếu đuối và nuông chiều thế gian, xác thịt. Hãy để mình được hút lấy bởi những điều tốt lành vốn làm tươi sáng một ngày sống, một cuộc sống, được bao trùm bởi sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa và Thánh Thần của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần khiêm tốn để nhận thức rằng, ở một mức độ nào đó, vẫn có những rối loạn, tội lỗi và bóng tối kéo theo; vẫn có thể xảy ra những xung đột nội tâm mà mỗi người có thể trải qua. Thật tốt khi chúng ta ý thức được điều này và xác định nó là một phần của xu hướng dễ sa ngã nơi chính mình để mỗi người cậy trông hơn vào sức mạnh của Chúa; tìm cách đề phòng và tránh xa mọi cám dỗ đưa đến hỗn loạn, xấu xa và tối tăm.
Anh Chị em,
Là môn đệ Chúa Kitô, chúng ta được kêu gọi dán mắt vào một mình Ngài, là ‘Vầng Dương’, là ‘Định Tinh’ thường hằng sáng cho mọi ‘hành tinh’ quay chung quanh nó được chiếu sáng. Ngài là Ánh Sáng, là Sự Sống, cũng là Sự Cao Cả Đích Thực. Không có Ngài, ánh sáng của chúng ta chỉ là ánh sáng ảo; sự cao cả của chúng ta thật mong manh nếu không nói là ‘một sự cao cả thê thảm’. Vì thế, một ước muốn nên thánh, ước muốn sống một đời sống hoàn hảo có nghĩa là ngay cả những đam mê và ước muốn của chúng ta, cuối cùng, cũng phải được cuốn hút về Chúa Kitô, Ánh Sáng đích thực của cuộc đời mỗi người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con sống trong Ánh Sáng Giêsu như con cái sự sáng. Xin đừng để con nuông chiều bóng tối khiến cho sự sáng, sự cao cả nơi con trở nên ‘một sự cao cả thê thảm’”, Amen.
( Tgp. Huế)
Anh Em Hãy Là Chứng Nhân
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
12:43 14/04/2021
Anh Em Hãy Là Chứng Nhân (Lc 24, 48)
(Gợi ý giảng lễ Chúa nhật III Phục Sinh)
Mahatma Gandi, người được coi là một vị thánh của dân tộc Ấn Độ, trong cuốn tự thuật của mình ông đã thú nhận rằng: ông rất thích đọc Kinh Thánh, đặc biệt là bài giảng trên núi…ông thật sự nuôi ý định trở thành một Kitô hữu. Một ngày kia, ông bước vào một nhà thờ Công Giáo để dự lễ và nghe giảng, người ta đã chặn ông lại và nói với ông, nếu ông muốn dự lễ xin mời ông đến một nhà thờ dành cho người da đen. Ông đã ra đi và không bao giờ trở lại.
Người ta thường nói rằng “tin đạo nhưng không tin người có đạo”. Câu nói đó có thực sự làm chúng ta suy nghĩ không? Câu chuyện của Mahatma Gandi ở trên như là hồi chuông cảnh báo mỗi người chúng ta về đời sống đạo hôm nay. Phải chăng chúng ta đang sống đạo theo kiểu hai mặt trái ngược giữa đời sống nhà thờ và đời sống xã hội? Chúng ta đang trở nên bức tường ngăn cách hay trở nên chiếc cầu nối kết mọi người? Đời sống chúng ta có thật sự là chứng nhân để mọi người nhận ra Đức Giê-su Ki-tô không? Như thế, làm chứng nhân hay nhân chứng về đời sống đức tin của mình trong thế giới ngày hôm nay là điều cần thiết và tối quan trọng.
I/ Chứng nhân hay nhân chứng là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt:chứng nhân là người đứng ra nhận thực về việc gì. Người làm chứng. Theo từ điển Hán Việt: 1.Người làm chứng. § Cũng gọi là “bảo kiến nhân”. 2.Trên pháp luật, ngoài các người đương sự, những người thứ ba, ra trước tòa án tường thuật kinh nghiệm, sự thật đều gọi là “chứng nhân”. Theo đó, chứng nhân là người làm chứng cho sự thật và những điều mắt thấy tai nghe. Như vậy, chứng nhân của Chúa Ki-tô là những người đã cảm nhận được tình yêu, ân sủng và lòng thương xót để sống chứng tá bằng cuộc sống thường ngày nơi môi trường chung quanh nhằm lan toả đức tin sống động cho mọi người, nhất là những ai chưa nhận biết Chúa.
II/ Tại sao chúng ta cần là chứng nhân cho thế giới hôm nay?
Giữa một thế giới hỗn loạn bởi nhiều tranh chấp về kinh tế, chính trị và các vấn đề khác, chúng ta không thể không gặp những khó khăn và thử thách, nhất là đời sống đức tin. Sự giả dối lên ngôi, chưa muốn nói là bành trướng khắp nơi với nhiều người. Hận thù ghen ghét giữa các quốc gia, giữa con người với nhau cũng đã len lỏi và bùng phát hằng ngày. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng làm nảy sinh ra nhiều hệ luỹ là chết chóc, cướp bóc, tham lam, bóc lột, đau khổ và bất hạnh. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã và đang hoành hành lây nhiễm, giết chết hàng triệu triệu người trêp khắp thế giới làm cho mọi người rất hoang mang lo sợ,…Đứng trước những vấn đề nhức nhối và cam go đó, là những ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi kiến tạo nên nền văn minh tình thương bằng những việc làm cụ thể trong đời sống thường ngày. Giữa những giả dối sai lầm, chúng ta hãy sống sự thật và công chính. Giữa những nghi ngại và lo sợ, chúng ta hãy trở nên những chứng nhân của lòng tin và can đảm. Giữa những thất vọng và chán chường, chúng ta được mời gọi trở nên những chứng nhân của niềm hy vọng và niềm vui. Thật vậy, chúng ta phải trở nên chứng nhân vì đây là mệnh lệnh của Đức Giê-su Ki-tô mà Tin Mừng của thánh Luca trình thuật hôm nay: “Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.” (Lc 24, 45-48). Vậy,
III/ Chúng ta phải trở nên chứng nhân như thế nào?
Là những người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (x.St 1, 26-31), chúng ta được mời gọi hướng về Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất để tìm kiếm Ngài, gặp gỡ Ngài hầu tin yêu và phó thác mọi sự cho Ngài. Tuy nhiên, làm sao gặp gỡ được một Thiên Chúa cao vời khôn sánh và vô hình nếu không có sự hiện diện của Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể. Ngài là Thiên Chúa hữu hình ở với nhân loại chúng ta bằng cách làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã sống ẩn dật 30 năm tại làng Nazaret và 3 năm rao giảng công khai để nhằm“ Nước Cha trị đến, Danh Cha cả sáng và Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Ngài thi ân giáng phúc nơi Ngài hiện diện. Ngài là chứng nhân mạnh liệt về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha đối với nhân loại tội lỗi ngang qua việc chạnh lòng thương dân không có người chăn dắt, qua việc làm cho người mù được sáng, kẻ điếc nghe được, kẻ câm được nói, kè què được đi được, người bại liệt được chữa lành, người tội lỗi được đón gặp và ăn chung cùng bàn, ngay cả kẻ chết cũng được hoàn sinh,…Như vậy, để trở nên chứng nhân cho người khác, tiên vàn chúng ta phải có được sự gặp gỡ với Đức Giê-su một cách sâu thẳm. Vì không có Đức Giê-su, chúng ta không làm được gì. Muốn trở nên chứng nhân của Chúa cho mọi người, chúng ta phải cố gắng tìm kiếm và gặp cho được Đức Giê-su Phục Sinh để kín múc sự bình an đích thực cũng như sức mạnh của Ngài. Chính Đức Giê-su Phục sinh đã hiện ra nhằm trấn an, củng cố đức tin và ban bình an cho các môn đệ nói riêng và mỗi chúng ta nói chung. (x.Ga 20, 19-31)
Quả thật, không ai gặp gỡ Đức Giê-su mà không được biến đổi và trở nên người thừa sai. Trong Tin mừng, chúng ta bắt gặp nhiều con người đã được biến đổi cuộc đời mình sau khi gặp Đức Giê-su như ông Mathêu, như ông Gia-kêu, như bà Maria Madalena, như Phê-rô Tông Đồ, như Phaolô Tông đồ dân ngoại cũng như các tông đồ khác…Chính các ngài đã trở nên chứng nhân mạnh mẽ qua việc giảng dạy và thậm chí chấp nhận hy sinh tính mạng của mình để minh chứng cho niềm tin sắt son của mình. Thánh Gioan Tông Đồ đã khẳng quyết: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người.” (1 Ga 1, 3). Nơi khác, các Tông đồ cũng nói:“Ðức Giêsu đó, Thiên Chúa đã cho sống lại; chúng tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy”.(Cv 2,32). Quả thật, không ai được biến đổi chính mình nếu không có sự gặp gỡ Đức Giê-su, Đấng Phục sinh của Thiên Chúa. Cũng vậy, không ai gặp Đức Giê-su Phục sinh mà lại không phải đòi buộc ra đi làm chứng cho anh em – tìm gặp gỡ tha nhân nơi môi trường sống của mình. Như vậy, chúng ta phải sống như thế nào để trở nên chứng nhân đích thực của Chúa Giê-su trong thế giới hôm nay?
Thật vậy, chúng ta không thể mang danh ki-tô hữu mà đời sống chúng ta tồn tại sự buồn bã, thất vọng, đầy hận thù, đầy hiềm khích, đầy lỗi đức công bằng và bác ái, đầy sợ hãi và nhát đảm. Vì đạo của chúng ta là đạo của niềm vui, đạo của yêu thương. Đạo của chúng ta là đạo của Thiên Chúa Tình Yêu ngang qua Đức Giê-su, Ngôi Lời Nhập Thể. Là người thuộc về Chúa Ki-tô và tin vào Ngài, chúng ta được mời gọi: “…phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi… phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó". (Mc 12, 30-31). Như vậy, chúng ta không thể yêu mến Chúa mà lại ghét anh chị em mình. Hơn nữa, một khi đã tin – yêu Chúa thì ắt hẳn chúng ta phải yêu thương anh chị em đồng loại. Quả thật, đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gc 2,27). Đời sống ki-tô sẽ là chứng nhân đích thực cho anh chị em đồng loại nếu chúng ta thực hành điều răn mến Chúa yêu người liên lỉ và nên một với nhau trong đời sống thường ngày. Khi nói về điều này, Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI đã không ngần ngại nói “con người ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy” là vậy. Vì thế, chúng ta sống đạo và thực hành các giới răn, các lời kinh chúng ta đọc trong nhà thờ ngang qua những lời nói, hành vi cử chỉ chúng ta sống và làm nơi đời sống xã hội là chúng ta đang giới thiệu Chúa Giê-su cách thực tế cho tha nhân, nhất là những người chưa cùng niềm tin Công Giáo.
Bên cạnh đó, thánh Phê-rô Tông đồ đã nhắn gửi với chúng ta về cách thức làm chứng nhân như sau: “tất cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc. Thật thế, ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa; người ấy phải làm lành lánh dữ, tìm kiếm và theo đuổi bình an, vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin, nhưng Người ngoảnh mặt đi, không nhìn kẻ làm điều ác. Ai làm hại được anh em, nếu anh em nhiệt thành làm điều thiện? (1 Pr 3, 8-13). Quả thật, đúng như vậy, ‘lời nói lung lay gương bày lôi kéo’ hay ‘hữu xạ tự nhiên hương’, qua cách sống tốt của chúng ta, mọi người sẽ nhận được niềm vui, sự bình an và hương hoa yêu thương của đạo, của người Công Giáo. Chính Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh điều đó, khi ngài nói: “…trong Đức Kitô Giêsu, cắt bì hay không cắt bì đều không có giá trị, chỉ có đức tin hành động nhờ đức ái.”(Gl 5, 6). Hành động bác ái, quan tâm và giúp đỡ những hoàn cảnh khổ đau, bệnh hoạn tật nguyện là dấu chỉ làm chứng cách rõ ràng của người môn đệ Chúa Ki-tô cho mọi người chung quanh. Mặt khác, trong cuốn “Chỉ nam về Huấn giáo” được ĐTC Phanxico phê chuẩn ngày 23/03/2020, ngài nhấn mạnh “Giáo hội phát triển không phải là chiêu dụ, nhưng bằng sự hấp dẫn”. Phải chăng, đời sống thực hành đạo của chúng ta ngang qua lối sống bao dung, tha thứ, yêu thương, quan tâm và hiệp nhất với nhau sẽ dễ dàng trở nên bằng chứng thiết thực để thu hút nhiều người, nhất là những đồng bào chưa cùng niềm tin với chúng ta?
Thật vậy, Tin mừng Phục Sinh hôm nay như một sự trấn an cho mỗi chúng ta khi có sự hiện diện của Chúa Giê-su, Đấng Phục Sinh của Thiên Chúa. Khi các môn đệ đang ở trong tinh thần sợ sệt và hãi hùng vì Thầy Giê-su đã chết, thì chính Đấng Phục sinh đã hiện ra với họ để củng cố niềm tin, thổi thêm sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là nguồn mạch của sự tình yêu và bình an để từ đó các môn đệ trở nên những nhân chứng mạnh mẽ thay vì sợ hãi, can đảm dấn thân thay vì khép kín co ro,…Phải chăng giữa một xã hội đầy dẫy những sợ hãi và chết chóc do dịch bệnh, bạo lực, đói nghèo, vô cảm và thiên tai, chúng ta cũng rất cần sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, là Đức Giê-su nơi Lời Chúa, nơi Mình Máu Thánh Ngài để chúng ta mạnh mẽ và can đảm trở nên chứng nhân của niềm vui và niềm hy vọng? Mong ước rằng lời Kinh Hoà Bình “Ðể con đem yêu thưong vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.” luôn luôn khắc ghi nơi tâm khảm mỗi người và được thực hành liên lỉ trong suốt cuộc lữ hành trần thế để nhiều người ở mọi nơi tìm gặp được Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su, Đấng cứu độ duy nhất.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Gợi ý giảng lễ Chúa nhật III Phục Sinh)
Mahatma Gandi, người được coi là một vị thánh của dân tộc Ấn Độ, trong cuốn tự thuật của mình ông đã thú nhận rằng: ông rất thích đọc Kinh Thánh, đặc biệt là bài giảng trên núi…ông thật sự nuôi ý định trở thành một Kitô hữu. Một ngày kia, ông bước vào một nhà thờ Công Giáo để dự lễ và nghe giảng, người ta đã chặn ông lại và nói với ông, nếu ông muốn dự lễ xin mời ông đến một nhà thờ dành cho người da đen. Ông đã ra đi và không bao giờ trở lại.
Người ta thường nói rằng “tin đạo nhưng không tin người có đạo”. Câu nói đó có thực sự làm chúng ta suy nghĩ không? Câu chuyện của Mahatma Gandi ở trên như là hồi chuông cảnh báo mỗi người chúng ta về đời sống đạo hôm nay. Phải chăng chúng ta đang sống đạo theo kiểu hai mặt trái ngược giữa đời sống nhà thờ và đời sống xã hội? Chúng ta đang trở nên bức tường ngăn cách hay trở nên chiếc cầu nối kết mọi người? Đời sống chúng ta có thật sự là chứng nhân để mọi người nhận ra Đức Giê-su Ki-tô không? Như thế, làm chứng nhân hay nhân chứng về đời sống đức tin của mình trong thế giới ngày hôm nay là điều cần thiết và tối quan trọng.
I/ Chứng nhân hay nhân chứng là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt:chứng nhân là người đứng ra nhận thực về việc gì. Người làm chứng. Theo từ điển Hán Việt: 1.Người làm chứng. § Cũng gọi là “bảo kiến nhân”. 2.Trên pháp luật, ngoài các người đương sự, những người thứ ba, ra trước tòa án tường thuật kinh nghiệm, sự thật đều gọi là “chứng nhân”. Theo đó, chứng nhân là người làm chứng cho sự thật và những điều mắt thấy tai nghe. Như vậy, chứng nhân của Chúa Ki-tô là những người đã cảm nhận được tình yêu, ân sủng và lòng thương xót để sống chứng tá bằng cuộc sống thường ngày nơi môi trường chung quanh nhằm lan toả đức tin sống động cho mọi người, nhất là những ai chưa nhận biết Chúa.
II/ Tại sao chúng ta cần là chứng nhân cho thế giới hôm nay?
Giữa một thế giới hỗn loạn bởi nhiều tranh chấp về kinh tế, chính trị và các vấn đề khác, chúng ta không thể không gặp những khó khăn và thử thách, nhất là đời sống đức tin. Sự giả dối lên ngôi, chưa muốn nói là bành trướng khắp nơi với nhiều người. Hận thù ghen ghét giữa các quốc gia, giữa con người với nhau cũng đã len lỏi và bùng phát hằng ngày. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng làm nảy sinh ra nhiều hệ luỹ là chết chóc, cướp bóc, tham lam, bóc lột, đau khổ và bất hạnh. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã và đang hoành hành lây nhiễm, giết chết hàng triệu triệu người trêp khắp thế giới làm cho mọi người rất hoang mang lo sợ,…Đứng trước những vấn đề nhức nhối và cam go đó, là những ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi kiến tạo nên nền văn minh tình thương bằng những việc làm cụ thể trong đời sống thường ngày. Giữa những giả dối sai lầm, chúng ta hãy sống sự thật và công chính. Giữa những nghi ngại và lo sợ, chúng ta hãy trở nên những chứng nhân của lòng tin và can đảm. Giữa những thất vọng và chán chường, chúng ta được mời gọi trở nên những chứng nhân của niềm hy vọng và niềm vui. Thật vậy, chúng ta phải trở nên chứng nhân vì đây là mệnh lệnh của Đức Giê-su Ki-tô mà Tin Mừng của thánh Luca trình thuật hôm nay: “Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.” (Lc 24, 45-48). Vậy,
III/ Chúng ta phải trở nên chứng nhân như thế nào?
Là những người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (x.St 1, 26-31), chúng ta được mời gọi hướng về Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất để tìm kiếm Ngài, gặp gỡ Ngài hầu tin yêu và phó thác mọi sự cho Ngài. Tuy nhiên, làm sao gặp gỡ được một Thiên Chúa cao vời khôn sánh và vô hình nếu không có sự hiện diện của Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể. Ngài là Thiên Chúa hữu hình ở với nhân loại chúng ta bằng cách làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã sống ẩn dật 30 năm tại làng Nazaret và 3 năm rao giảng công khai để nhằm“ Nước Cha trị đến, Danh Cha cả sáng và Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Ngài thi ân giáng phúc nơi Ngài hiện diện. Ngài là chứng nhân mạnh liệt về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha đối với nhân loại tội lỗi ngang qua việc chạnh lòng thương dân không có người chăn dắt, qua việc làm cho người mù được sáng, kẻ điếc nghe được, kẻ câm được nói, kè què được đi được, người bại liệt được chữa lành, người tội lỗi được đón gặp và ăn chung cùng bàn, ngay cả kẻ chết cũng được hoàn sinh,…Như vậy, để trở nên chứng nhân cho người khác, tiên vàn chúng ta phải có được sự gặp gỡ với Đức Giê-su một cách sâu thẳm. Vì không có Đức Giê-su, chúng ta không làm được gì. Muốn trở nên chứng nhân của Chúa cho mọi người, chúng ta phải cố gắng tìm kiếm và gặp cho được Đức Giê-su Phục Sinh để kín múc sự bình an đích thực cũng như sức mạnh của Ngài. Chính Đức Giê-su Phục sinh đã hiện ra nhằm trấn an, củng cố đức tin và ban bình an cho các môn đệ nói riêng và mỗi chúng ta nói chung. (x.Ga 20, 19-31)
Quả thật, không ai gặp gỡ Đức Giê-su mà không được biến đổi và trở nên người thừa sai. Trong Tin mừng, chúng ta bắt gặp nhiều con người đã được biến đổi cuộc đời mình sau khi gặp Đức Giê-su như ông Mathêu, như ông Gia-kêu, như bà Maria Madalena, như Phê-rô Tông Đồ, như Phaolô Tông đồ dân ngoại cũng như các tông đồ khác…Chính các ngài đã trở nên chứng nhân mạnh mẽ qua việc giảng dạy và thậm chí chấp nhận hy sinh tính mạng của mình để minh chứng cho niềm tin sắt son của mình. Thánh Gioan Tông Đồ đã khẳng quyết: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người.” (1 Ga 1, 3). Nơi khác, các Tông đồ cũng nói:“Ðức Giêsu đó, Thiên Chúa đã cho sống lại; chúng tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy”.(Cv 2,32). Quả thật, không ai được biến đổi chính mình nếu không có sự gặp gỡ Đức Giê-su, Đấng Phục sinh của Thiên Chúa. Cũng vậy, không ai gặp Đức Giê-su Phục sinh mà lại không phải đòi buộc ra đi làm chứng cho anh em – tìm gặp gỡ tha nhân nơi môi trường sống của mình. Như vậy, chúng ta phải sống như thế nào để trở nên chứng nhân đích thực của Chúa Giê-su trong thế giới hôm nay?
Thật vậy, chúng ta không thể mang danh ki-tô hữu mà đời sống chúng ta tồn tại sự buồn bã, thất vọng, đầy hận thù, đầy hiềm khích, đầy lỗi đức công bằng và bác ái, đầy sợ hãi và nhát đảm. Vì đạo của chúng ta là đạo của niềm vui, đạo của yêu thương. Đạo của chúng ta là đạo của Thiên Chúa Tình Yêu ngang qua Đức Giê-su, Ngôi Lời Nhập Thể. Là người thuộc về Chúa Ki-tô và tin vào Ngài, chúng ta được mời gọi: “…phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi… phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó". (Mc 12, 30-31). Như vậy, chúng ta không thể yêu mến Chúa mà lại ghét anh chị em mình. Hơn nữa, một khi đã tin – yêu Chúa thì ắt hẳn chúng ta phải yêu thương anh chị em đồng loại. Quả thật, đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gc 2,27). Đời sống ki-tô sẽ là chứng nhân đích thực cho anh chị em đồng loại nếu chúng ta thực hành điều răn mến Chúa yêu người liên lỉ và nên một với nhau trong đời sống thường ngày. Khi nói về điều này, Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI đã không ngần ngại nói “con người ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy” là vậy. Vì thế, chúng ta sống đạo và thực hành các giới răn, các lời kinh chúng ta đọc trong nhà thờ ngang qua những lời nói, hành vi cử chỉ chúng ta sống và làm nơi đời sống xã hội là chúng ta đang giới thiệu Chúa Giê-su cách thực tế cho tha nhân, nhất là những người chưa cùng niềm tin Công Giáo.
Bên cạnh đó, thánh Phê-rô Tông đồ đã nhắn gửi với chúng ta về cách thức làm chứng nhân như sau: “tất cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc. Thật thế, ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa; người ấy phải làm lành lánh dữ, tìm kiếm và theo đuổi bình an, vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin, nhưng Người ngoảnh mặt đi, không nhìn kẻ làm điều ác. Ai làm hại được anh em, nếu anh em nhiệt thành làm điều thiện? (1 Pr 3, 8-13). Quả thật, đúng như vậy, ‘lời nói lung lay gương bày lôi kéo’ hay ‘hữu xạ tự nhiên hương’, qua cách sống tốt của chúng ta, mọi người sẽ nhận được niềm vui, sự bình an và hương hoa yêu thương của đạo, của người Công Giáo. Chính Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh điều đó, khi ngài nói: “…trong Đức Kitô Giêsu, cắt bì hay không cắt bì đều không có giá trị, chỉ có đức tin hành động nhờ đức ái.”(Gl 5, 6). Hành động bác ái, quan tâm và giúp đỡ những hoàn cảnh khổ đau, bệnh hoạn tật nguyện là dấu chỉ làm chứng cách rõ ràng của người môn đệ Chúa Ki-tô cho mọi người chung quanh. Mặt khác, trong cuốn “Chỉ nam về Huấn giáo” được ĐTC Phanxico phê chuẩn ngày 23/03/2020, ngài nhấn mạnh “Giáo hội phát triển không phải là chiêu dụ, nhưng bằng sự hấp dẫn”. Phải chăng, đời sống thực hành đạo của chúng ta ngang qua lối sống bao dung, tha thứ, yêu thương, quan tâm và hiệp nhất với nhau sẽ dễ dàng trở nên bằng chứng thiết thực để thu hút nhiều người, nhất là những đồng bào chưa cùng niềm tin với chúng ta?
Thật vậy, Tin mừng Phục Sinh hôm nay như một sự trấn an cho mỗi chúng ta khi có sự hiện diện của Chúa Giê-su, Đấng Phục Sinh của Thiên Chúa. Khi các môn đệ đang ở trong tinh thần sợ sệt và hãi hùng vì Thầy Giê-su đã chết, thì chính Đấng Phục sinh đã hiện ra với họ để củng cố niềm tin, thổi thêm sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là nguồn mạch của sự tình yêu và bình an để từ đó các môn đệ trở nên những nhân chứng mạnh mẽ thay vì sợ hãi, can đảm dấn thân thay vì khép kín co ro,…Phải chăng giữa một xã hội đầy dẫy những sợ hãi và chết chóc do dịch bệnh, bạo lực, đói nghèo, vô cảm và thiên tai, chúng ta cũng rất cần sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, là Đức Giê-su nơi Lời Chúa, nơi Mình Máu Thánh Ngài để chúng ta mạnh mẽ và can đảm trở nên chứng nhân của niềm vui và niềm hy vọng? Mong ước rằng lời Kinh Hoà Bình “Ðể con đem yêu thưong vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.” luôn luôn khắc ghi nơi tâm khảm mỗi người và được thực hành liên lỉ trong suốt cuộc lữ hành trần thế để nhiều người ở mọi nơi tìm gặp được Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su, Đấng cứu độ duy nhất.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 14/04/2021
Chương 38:
“Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người”. (1 Cr 2, 9)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
“Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người”. (1 Cr 2, 9)
1. Để được hạnh phúc đời đời thì không có một chuyện nào có thể nói là khó, không có một thời khắc nào có thể nói là dài.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 14/04/2021
15. KHÔNG CÓ NGƯỜI MÀI MỰC
Đứa con của nhà giàu đi thi, trước khi đi thi thì phụ thân thử tài con trai thì thấy thành tích rất tốt, thỏa mãn và cho rằng nhất định con mình sẽ thi đỗ, nào ngờ trên bảng vàng chẳng có tên của con trai mình.
Phụ thân giận dữ vội vàng đi tìm huyện quan hỏi cho ra lẽ, huyện quan lấy bài thi của con ông ta ra kiểm tra lại, thì thấy trên tập chỉ có một vệt mực nhạt nhạt, chứ không nhìn thấy bất cứ chữ gì.
Phụ thân trở về kêu con trai quỳ trước mặt mình, giận dữ chửi nó:
- “Tập bài thi của mày, mày viết chữ gì mà không ai nhìn thấy được?”
Con trai khóc nói:
- “Nơi trường thi không ai giúp con mài mực, cho nên con chỉ có cách là lấy bút chấm nước trên cái nghiêng mực để viết bài ạ !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 15:
Có nhiều người cứ ỷ lại vào quyền phép của Thiên Chúa nên khoán trắng cho Ngài mọi việc, còn mình thì cứ đi chơi, làm ăn tà tà với chiêu bài “có Chúa lo liệu”, Thiên Chúa dứt khoát là không lo liệu cho những người như thế; lại có nhiều người Ki-tô hữu ỷ lại mình vào các cha sở, nên mỗi lần xin lễ bình an hay cầu hồn thì khoán trắng cho cha sở làm lễ cầu nguyện giùm, còn mình thì ngủ khò hoặc đi hát kara-okê với bạn bè…
Cho con cái đi học mà còn thuê thêm một người đi theo mài mực nữa thì cha mẹ đã làm hại con mình, bởi vì dù cho con cái học giỏi mà không biết mài mực để viết thì học giỏi cũng như không, bởi vì không biết mài mực thì mực đâu để viết mà thi.
Cũng vậy, ơn cứu độ của Thiên Chúa chỉ sinh hiệu khi con người biết cộng tác với Ngài, bởi vì Thiên Chúa “không cho con đi học rồi thuê thêm một người đi theo mài mực”, nhưng Ngài muốn con người dùng ơn sủng của Ngài ban cho để đạt đến ơn cứu độ, bằng cách cộng tác tích cực với Ngài trong cuộc sống đời thường của mình…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đứa con của nhà giàu đi thi, trước khi đi thi thì phụ thân thử tài con trai thì thấy thành tích rất tốt, thỏa mãn và cho rằng nhất định con mình sẽ thi đỗ, nào ngờ trên bảng vàng chẳng có tên của con trai mình.
Phụ thân giận dữ vội vàng đi tìm huyện quan hỏi cho ra lẽ, huyện quan lấy bài thi của con ông ta ra kiểm tra lại, thì thấy trên tập chỉ có một vệt mực nhạt nhạt, chứ không nhìn thấy bất cứ chữ gì.
Phụ thân trở về kêu con trai quỳ trước mặt mình, giận dữ chửi nó:
- “Tập bài thi của mày, mày viết chữ gì mà không ai nhìn thấy được?”
Con trai khóc nói:
- “Nơi trường thi không ai giúp con mài mực, cho nên con chỉ có cách là lấy bút chấm nước trên cái nghiêng mực để viết bài ạ !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 15:
Có nhiều người cứ ỷ lại vào quyền phép của Thiên Chúa nên khoán trắng cho Ngài mọi việc, còn mình thì cứ đi chơi, làm ăn tà tà với chiêu bài “có Chúa lo liệu”, Thiên Chúa dứt khoát là không lo liệu cho những người như thế; lại có nhiều người Ki-tô hữu ỷ lại mình vào các cha sở, nên mỗi lần xin lễ bình an hay cầu hồn thì khoán trắng cho cha sở làm lễ cầu nguyện giùm, còn mình thì ngủ khò hoặc đi hát kara-okê với bạn bè…
Cho con cái đi học mà còn thuê thêm một người đi theo mài mực nữa thì cha mẹ đã làm hại con mình, bởi vì dù cho con cái học giỏi mà không biết mài mực để viết thì học giỏi cũng như không, bởi vì không biết mài mực thì mực đâu để viết mà thi.
Cũng vậy, ơn cứu độ của Thiên Chúa chỉ sinh hiệu khi con người biết cộng tác với Ngài, bởi vì Thiên Chúa “không cho con đi học rồi thuê thêm một người đi theo mài mực”, nhưng Ngài muốn con người dùng ơn sủng của Ngài ban cho để đạt đến ơn cứu độ, bằng cách cộng tác tích cực với Ngài trong cuộc sống đời thường của mình…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nhận ra Chúa nơi người đời
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
21:12 14/04/2021
(Suy niệm Tin mừng Luca (24, 35-48) trích đọc vào Chúa nhật 3 phục sinh)
TIN MỪNG LUCA 24, 35-48
“Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.
Mọi người còn đang bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: "Bình an cho các con! Thầy đây, đừng sợ". Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: "Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây". Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: "Ở đây các con có gì ăn không?" Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán: "Ðúng như lời Thầy đã nói với các con, khi Thầy còn ở với các con, là cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh". Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.
Người lại nói: "Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy".
SUY NIỆM:
Nhận ra Chúa nơi người đời
Hôm ấy, đang khi các môn đệ họp nhau trong phòng, Chúa phục sinh bất thần hiện ra giữa các ông. Mọi người kinh hồn bạt vía, vì tưởng là ma!
Chúa Giê-su phải dùng đủ cách để tỏ cho họ biết Ngài đã thật sự sống lại, chứ không phải là ma.
Trước hết, Ngài cho họ xem thương tích nơi tay chân, để chứng tỏ Ngài đã thực sự bị đóng đinh vào thập giá, nay sống lại.
Vì họ vẫn còn nghi ngờ không tin nên Ngài đề nghị họ sờ tay chân Ngài để biết chắc Ngài có xương có thịt chứ chẳng phải là ma.
Thế nhưng họ vẫn còn hoài nghi, nên Ngài lại ăn miếng cá nướng trước mặt họ để tỏ cho mọi người thấy ma đâu có nhai có nuốt như vầy.
Ngoài ra, Chúa Giê-su còn vận dụng Kinh thánh để tỏ cho các môn đệ biết Ngài là Đấng Kitô đã phải trải qua đau khổ rồi mới phục sinh.
Nhờ đó, các môn đệ mới tin là Chúa Giê-su đã sống lại thật.
Rất khó nhận ra Chúa đang hiện diện nơi người chung quanh
Các tông đồ xưa thật đáng trách vì dù được giáp mặt Chúa Giê-su mà vẫn không nhận ra Ngài. Nhưng xét lại, chúng ta cũng đáng trách không kém vì hằng ngày Chúa Giê-su phục sinh vẫn hiện diện giữa chúng ta mà chúng ta chẳng biết.
Qua thánh Phao-lô, Chúa Giê-su dạy chúng ta biết rằng Ngài đang sống, đang làm việc, đang hiện diện nơi những người chung quanh, vì họ là chi thể, là tay chân Ngài. Thánh Phao-lô viết:
“Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Ki-tô sao? (I Cr 6, 15).
Chúng ta nghĩ rằng Chúa là đấng rất cao cả, còn bao người chung quanh chỉ là người phàm yếu hèn mang đầy tội lỗi, nên thật khó chấp nhận họ là thân mình của Chúa.
Vì thế, thánh Phao-lô nhấn mạnh lần nữa: “Anh em là thân thể Đức Ki-tô và mỗi người là một bộ phận” trong thân mình Ngài (I Cr 12, 27).
Vì chúng ta là một phần trong thân mình Chúa Giê-su, nên Chúa Giê-su thật sự hiện diện nơi mỗi người chúng ta.
Chính Chúa Giê-su cũng khẳng định rằng Ngài đang hiện diện nơi người đói khát bần cùng, ai cho người đói miếng cơm manh áo là cho Ngài ăn, cho Ngài mặc; Ngài hiện diện nơi những người đau yếu nên ai thương xót cứu giúp người đau yếu là giúp đỡ chính Ngài… và khi ta làm gì cho những người chung quanh là làm cho chính Chúa Giê-su vì Ngài đang ở trong họ (Mt 25, 40).
Chúng ta đã nghe Chúa dạy điều nầy nhiều lần, nhưng dường như ít người chấp nhận sự thật Chúa truyền.
Vì thế, khi nghe tin có Chúa hay Đức Mẹ hiện ra ở đâu đó thì rất nhiều người đổ xô tìm đến để bái lạy, tôn thờ; vậy mà khi nghe chính Chúa Giê-su nói rằng Ngài đang hiện diện thực sự nơi người ăn xin nghèo đói đang cần cơm cháo, đang hiện diện nơi những bệnh nhân đau khổ đang cần chăm sóc… thì chẳng mấy ai đoái hoài. Sở dĩ không đoái hoài là vì người ta chưa tin vào lời Chúa dạy, chưa đón nhận sự thật khó hiểu này.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa đã sống lại và đang hiện diện nơi những người chung quanh chúng con, nơi người cha người mẹ, nơi người bạn trăm năm, nơi người cùng lối xóm... Chúa đang đồng hành với chúng con, cùng làm việc, cùng sinh hoạt trong một mái nhà, một xưởng máy… với chúng con. Vậy mà chúng con không nhận ra Ngài nên tỏ ra thờ ơ hờ hững với Ngài.
Xin khai mở con mắt tâm hồn để chúng con nhận ra Chúa nơi người chung quanh và tận tình yêu thương, phục vụ Chúa nơi những người đó. Amen.
Giác Quan
Lm Vũđình Tường
22:15 14/04/2021
Ngũ giác giúp ta nhận biết sự việc quanh ta. Chúng được tạo dựng để giúp ta sống, sinh hoạt, nhận xét, và thưởng thức cuộc sống. Mắt giúp nhận biết, tai giúp nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm mùi vị và cảm xúc xung quanh. Chúng rất bén nhậy và chính xác khi cần nhận biết sự việc hữu hình. Khi gặp vấn đề vô hình, không hình ảnh nhất định, màu sắc luôn đổi thay, mùi vị không thuần nhất, giác quan rất bất định trong việc phán đoán. Vì thế cần phải rất cẩn thận để đưa đến phán quyết nên tin theo, hay nên tránh. Giác quan tự chúng không đủ khả năng giúp ta nhận biết vấn đề liên quan đến nước trời, đặc biệt vấn đề liên quan đến sự sống lại của Đức Kitô. Phải cần có thêm những yếu tố khác giúp nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Môn đệ Đức Kitô biết rõ giờ Ngài bị bắt, bị xử án chết trên thập tự. Từ lúc bị bắt cho đến khi Ngài sống lại cách biệt có ba ngày. Sau ba ngày, môn đệ gặp lại Đức Kitô Phục Sinh, họ không nhận ra Ngài. Họ nhìn thấy Ngài, nghe được tiếng của Ngài, và cùng đồng hành với Ngài trên đường đi, nhưng không nhận ra Ngài. Bà Maria Magdala gặp Ngài, nghe tiếng Ngài nhưng lầm tưởng Ngài là người làm vườn. Bà nhận ra Đức Kitô Phục Sinh khi Ngài gọi tên bà Gn.20,17. Hai môn đệ trên đường về quê Emmaus gặp Ngài dọc đường, nghe Ngài giảng giải. Họ không nhận ra Ngài. Gần tối,
'Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho các ông'. Lc.24, 30.
Các ông nhớ lại hình ảnh bữa Tiệc Li và nhận ra Ngài. Đức Kitô hiện ra với các môn đệ khác, và chúc bình anh cho các ông,
'Các ông kinh hồn, bạt vía, tưởng là thấy ma' Lc 24,38.
Kinh Thánh giải thích sự kiện huyền bí trên bằng một câu vắn gọn,
'Mắt họ bị ngăn cản, không nhận ra Người'. Lc 24,16.
Điều ngăn cản ngũ quan môn đệ nhận biết Đức Kitô Phục Sinh chính là sức mạnh mầu nhiệm Phục Sinh. Không vật nào có thể ngăn cản sức mạnh mầu nhiệm Phục Sinh. Đức Kitô đi qua cửa đóng kín, cài then dễ dàng. Bình thường, người ta phải mất cả ngày đường mới đến được nơi muốn đến. Đức Kitô đến nơi đó trong nháy mắt. Ngài vượt lên trên không gian và thời gian nên có thể xuất hiện bất cứ nơi đâu mà không sức mạnh nào có thể ngăn cản. Như thế yếu tố chính để nhận ra Đức Kitô Phục Sinh chính là ơn Chúa ban. Ngài chọn ban riêng cho ai người đó hân hạnh, may lành được đón nhận, hưởng ơn riêng.
Ngũ quan thường bị cảm xúc chi phối. Lúc vui, lúc buồn, khi hờn, khi hận đều ảnh hưởng đến ngũ quan. Khi cần tìm gấp thứ gì, tìm hoài không thấy. Dù biết rõ vật đó đang ở đâu mà không nhìn ra. Khi lo lắng, sợ sệt, người ta làm những quyết định sai lầm, mà lúc bình thường điều đó không thể xảy ra. Bà Maria gặp Đức Kitô trong khi tâm hồn bà thổn thức, tâm trí bà bất an, tinh thần bà căng thẳng. Hai môn đệ trên đường gặp Đức Kitô Phục Sinh trong lúc các ông tâm tư buồn vời vợi, tương lai mù tối. Chính hai ông tự nhận, không nhận biết Đức Kitô Phục sinh vì
'Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?' Lc.24,32.
Lòng các ông không bừng cháy chính là lúc con tim các ông đóng kín. Nếu con tim các ông rộng mở đón chào người khách lạ, có lẽ các ông đã nhận ra Ngài từ sớm. Con tim đóng kín che phủ ánh sáng Phục Sinh. Điều này chính tiên tri Isaiah có lần nghe Đức Chúa phán,
'Cứ nghe cho rõ, nhưng đừng hiểu, cứ nhìn thật kĩ, nhưng đừng nhận ra.... vì lòng dân này ra đần độn' Is.6,9.
Giác quan cần đi chung với tâm hồn thanh thản, an bình, mới hy vọng nhận biết Đức Kitô Phục Sinh. Con đường dẫn đến, nhận ra Đức Kitô Phục Sinh cần có một con tim chân thành, cộng tác chung với giác quan, mới hy vọng nhận ra ơn Phục Sinh. Hy vọng bởi Đức Kitô Phục Sinh cho biết yếu tố quan trọng nữa là đức tin. Thiếu điều này thì cả giác quan lẫn con tim đều không giúp nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Người ta từ chối đón nhận tin Đức Kitô Phục Sinh vì
'Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ'. Lc 24,25.
Gặp Đức Kitô Phục Sinh, con tim các môn đệ tràn ngập niềm vui nhưng lòng các ông vẫn chưa hoàn toàn mở, chưa hoàn hồn. Các ông cần thời gian để cảm nghiệm mầu nhiệm sống lại của Đức Kitô.
Trước khi chết, ba lần Đức Kitô tiên báo về việc Ngài sẽ bị bắt, chịu đóng đanh và sau ba ngày sẽ sống lại vinh quang. Các ông nhớ rõ điều đó, còn hiểu thì phải chờ cho đến khi Đức Kitô khai sáng tâm trí các ông.
Đức tin giúp con tim rộng mở cùng cộng tác với ngũ quan để nhận ra Đức Kitô hoạt động trong cuộc sống Kitô hữu.
TiengChuong.org
Beyond Human Senses
Human senses are created for the empirical world. All of us enjoy, more or less, seeing, hearing, feeling, tasting and smelling. We understand most things of the empirical world. However, in dealing with the abstract, human senses start to struggle, and human senses become mystified in dealing with the heavenly realm.
Three days after Jesus' crucifixion, each time the risen Lord appeared to His disciples, they mistook Him for someone else. Mary of Magdala met Jesus. She mistook Him for a gardener. She recognised Him after hearing Him call her name Jn 20,17. The two disciples who were on the road to Emmaus, saw Him, heard Him, travelled with Him, and yet could not recognize Him. At the end of the day, they saw 'He took the bread, and said the blessing; then He broke it and handed it to them. And their eyes were opened and they recognized Him.' Lk 24,30. The Last Supper experience returned, and that opened their eyes. Jesus again appeared to the other disciples, and they mistook Him, believing that 'They were seeing a ghost'. Lk 24,38.
The Gospel explained this phenomenon as, 'something prevented them from recognising Him' Lk 24,16. We don't know what this 'something' was, but it must have to do with Jesus' power of the resurrection, and that 'something' is beyond our human senses. The risen Lord knew the person to whom He appeared. For Him, physical barriers, time and space were no problems.
We know that emotions often dictate our senses. When in a hurry, we often can't find things we are looking for. In panic situations, we make mistakes that we could easily avoid in normal circumstance.
When the risen Lord appeared to the women at the tomb; they were very upset and in mourning. When He appeared to His apostles in a room, they were living in fear and in hiding. When He met the two disciples on the way to Emmaus, their lives were shattered and they were in grief. These two disciples accepted their limitations. They explained, 'Did not our hearts burn within us as he talked to us on the road and explained the scriptures to us?' Lk 24,32. These two disciples believed that if they had believed their hearts burning from within, they would have recognized Jesus much earlier, when He talked to them on the road. For them, not the senses alone, but an open heart was needed to help their eyes to see and their ears to hear, the Risen Lord.
This echoed what the prophet Isaiah once explained, that when people's hearts were closed, they would 'listen and listen again, but not understand, see and see again, but not perceive' Is 6,9.
Hearing and listening with an open heart is a way to recognize the risen Lord. Jesus added, that faith was the key to understanding His message. Some people would not recognize Him because they were 'slow to believe the full message of the prophets' Lk 24,25. The apostles' hearts were filled with joy when they met Jesus, but their heads were slow.
Three times before His death Jesus was prophesying about His own Passion, that it must first happen, and three days later, He would rise from the dead. Faith helps an open heart and human senses to recognize the risen Lord.
'Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho các ông'. Lc.24, 30.
Các ông nhớ lại hình ảnh bữa Tiệc Li và nhận ra Ngài. Đức Kitô hiện ra với các môn đệ khác, và chúc bình anh cho các ông,
'Các ông kinh hồn, bạt vía, tưởng là thấy ma' Lc 24,38.
Kinh Thánh giải thích sự kiện huyền bí trên bằng một câu vắn gọn,
'Mắt họ bị ngăn cản, không nhận ra Người'. Lc 24,16.
Điều ngăn cản ngũ quan môn đệ nhận biết Đức Kitô Phục Sinh chính là sức mạnh mầu nhiệm Phục Sinh. Không vật nào có thể ngăn cản sức mạnh mầu nhiệm Phục Sinh. Đức Kitô đi qua cửa đóng kín, cài then dễ dàng. Bình thường, người ta phải mất cả ngày đường mới đến được nơi muốn đến. Đức Kitô đến nơi đó trong nháy mắt. Ngài vượt lên trên không gian và thời gian nên có thể xuất hiện bất cứ nơi đâu mà không sức mạnh nào có thể ngăn cản. Như thế yếu tố chính để nhận ra Đức Kitô Phục Sinh chính là ơn Chúa ban. Ngài chọn ban riêng cho ai người đó hân hạnh, may lành được đón nhận, hưởng ơn riêng.
Ngũ quan thường bị cảm xúc chi phối. Lúc vui, lúc buồn, khi hờn, khi hận đều ảnh hưởng đến ngũ quan. Khi cần tìm gấp thứ gì, tìm hoài không thấy. Dù biết rõ vật đó đang ở đâu mà không nhìn ra. Khi lo lắng, sợ sệt, người ta làm những quyết định sai lầm, mà lúc bình thường điều đó không thể xảy ra. Bà Maria gặp Đức Kitô trong khi tâm hồn bà thổn thức, tâm trí bà bất an, tinh thần bà căng thẳng. Hai môn đệ trên đường gặp Đức Kitô Phục Sinh trong lúc các ông tâm tư buồn vời vợi, tương lai mù tối. Chính hai ông tự nhận, không nhận biết Đức Kitô Phục sinh vì
'Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?' Lc.24,32.
Lòng các ông không bừng cháy chính là lúc con tim các ông đóng kín. Nếu con tim các ông rộng mở đón chào người khách lạ, có lẽ các ông đã nhận ra Ngài từ sớm. Con tim đóng kín che phủ ánh sáng Phục Sinh. Điều này chính tiên tri Isaiah có lần nghe Đức Chúa phán,
'Cứ nghe cho rõ, nhưng đừng hiểu, cứ nhìn thật kĩ, nhưng đừng nhận ra.... vì lòng dân này ra đần độn' Is.6,9.
Giác quan cần đi chung với tâm hồn thanh thản, an bình, mới hy vọng nhận biết Đức Kitô Phục Sinh. Con đường dẫn đến, nhận ra Đức Kitô Phục Sinh cần có một con tim chân thành, cộng tác chung với giác quan, mới hy vọng nhận ra ơn Phục Sinh. Hy vọng bởi Đức Kitô Phục Sinh cho biết yếu tố quan trọng nữa là đức tin. Thiếu điều này thì cả giác quan lẫn con tim đều không giúp nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Người ta từ chối đón nhận tin Đức Kitô Phục Sinh vì
'Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ'. Lc 24,25.
Gặp Đức Kitô Phục Sinh, con tim các môn đệ tràn ngập niềm vui nhưng lòng các ông vẫn chưa hoàn toàn mở, chưa hoàn hồn. Các ông cần thời gian để cảm nghiệm mầu nhiệm sống lại của Đức Kitô.
Trước khi chết, ba lần Đức Kitô tiên báo về việc Ngài sẽ bị bắt, chịu đóng đanh và sau ba ngày sẽ sống lại vinh quang. Các ông nhớ rõ điều đó, còn hiểu thì phải chờ cho đến khi Đức Kitô khai sáng tâm trí các ông.
Đức tin giúp con tim rộng mở cùng cộng tác với ngũ quan để nhận ra Đức Kitô hoạt động trong cuộc sống Kitô hữu.
TiengChuong.org
Beyond Human Senses
Human senses are created for the empirical world. All of us enjoy, more or less, seeing, hearing, feeling, tasting and smelling. We understand most things of the empirical world. However, in dealing with the abstract, human senses start to struggle, and human senses become mystified in dealing with the heavenly realm.
Three days after Jesus' crucifixion, each time the risen Lord appeared to His disciples, they mistook Him for someone else. Mary of Magdala met Jesus. She mistook Him for a gardener. She recognised Him after hearing Him call her name Jn 20,17. The two disciples who were on the road to Emmaus, saw Him, heard Him, travelled with Him, and yet could not recognize Him. At the end of the day, they saw 'He took the bread, and said the blessing; then He broke it and handed it to them. And their eyes were opened and they recognized Him.' Lk 24,30. The Last Supper experience returned, and that opened their eyes. Jesus again appeared to the other disciples, and they mistook Him, believing that 'They were seeing a ghost'. Lk 24,38.
The Gospel explained this phenomenon as, 'something prevented them from recognising Him' Lk 24,16. We don't know what this 'something' was, but it must have to do with Jesus' power of the resurrection, and that 'something' is beyond our human senses. The risen Lord knew the person to whom He appeared. For Him, physical barriers, time and space were no problems.
We know that emotions often dictate our senses. When in a hurry, we often can't find things we are looking for. In panic situations, we make mistakes that we could easily avoid in normal circumstance.
When the risen Lord appeared to the women at the tomb; they were very upset and in mourning. When He appeared to His apostles in a room, they were living in fear and in hiding. When He met the two disciples on the way to Emmaus, their lives were shattered and they were in grief. These two disciples accepted their limitations. They explained, 'Did not our hearts burn within us as he talked to us on the road and explained the scriptures to us?' Lk 24,32. These two disciples believed that if they had believed their hearts burning from within, they would have recognized Jesus much earlier, when He talked to them on the road. For them, not the senses alone, but an open heart was needed to help their eyes to see and their ears to hear, the Risen Lord.
This echoed what the prophet Isaiah once explained, that when people's hearts were closed, they would 'listen and listen again, but not understand, see and see again, but not perceive' Is 6,9.
Hearing and listening with an open heart is a way to recognize the risen Lord. Jesus added, that faith was the key to understanding His message. Some people would not recognize Him because they were 'slow to believe the full message of the prophets' Lk 24,25. The apostles' hearts were filled with joy when they met Jesus, but their heads were slow.
Three times before His death Jesus was prophesying about His own Passion, that it must first happen, and three days later, He would rise from the dead. Faith helps an open heart and human senses to recognize the risen Lord.
16/4: Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Suy niệm của Lm Tuấn Anh, CSsr
Giáo Hội Năm Châu
23:31 14/04/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 15-April-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Ga 6, 1-15
“Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: “Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút”.
Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: “Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi”. Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.
Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: “Thật ông này là Đấng Tiên tri phải đến trong thế gian”. Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.
Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Israel dành ra hai phút im lặng để tưởng nhớ các nạn nhân của Holocaust
Đặng Tự Do
03:43 14/04/2021
Lúc 10g địa phương ngày thứ Năm 8 tháng Tư, còi báo động vang lên trên toàn quốc. Giao thông dừng lại và những người lái xe ô tô bước ra khỏi xe của họ để đứng trong hai phút để tưởng nhớ những người đã chết vì Holocaust, tức là cuộc diệt chủng người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã.
Tại Ngày tưởng nhớ Holocaust năm ngoái, với việc người Israel bị nhốt trong nhà do các quy định liên quan đến COVID-19, hầu hết các buổi lễ đều được tổ chức trực tuyến.
Năm nay, các cuộc họp mặt gia đình được cho phép trở lại ở Israel, nơi tỷ lệ lây nhiễm đã giảm đáng kể và các cơ sở du lịch đã chào đón du khách.
Tử vong tại Israel tính đến ngày thứ Sáu 9 tháng Tư là 6,279 người, trong số 835,486 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó, có 13 người chết vì coronavirus và 217 trường hợp mới nhiễm bệnh.
Source:Reuters
Số người chết vì COVID-19 của Brazil có thể vượt xa Mỹ
Đặng Tự Do
03:44 14/04/2021
Số ca tử vong do COVID-19 đang gia tăng mạnh ở Brazil, và nếu cứ tiếp tục theo đà này, nó có thể vượt qua Hoa Kỳ. Hôm thứ Ba, lần đầu tiên số ca tử vong trong một ngày đã vượt qua 4,000 người.
Với gần 337,000 sinh mạng bị mất vì đại dịch, số người chết vì COVID-19 của Brazil chỉ xếp sau Mỹ, nơi trung bình số người chết hàng ngày đạt mức cao nhất là 3,285 người vào tháng Giêng.
Nhưng trong khi tiêm chủng có thể giúp kiềm chế sự bùng phát ở Mỹ, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Brazil đang bị quá tải.
Cả nước đã chứng kiến những kỷ lục mới liên quan đến số ca tử vong vì COVID-19 trong hai tháng qua.
Tình hình tại Brazil được cho là vì một biến thể dễ lây lan hơn, trong khi người dân không tuân giữ các khoảng cách xã hội.
Các thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ nghèo đói đã tăng gần gấp ba lần vì đại dịch làm suy yếu nền kinh tế.
Marcelo Nery, giám đốc một tổ chức tư vấn về phát triển Brazil, nói rằng cần phải tập trung nhiều hơn vào vắc-xin.
“Hỗ trợ tài chính không phải là một giải pháp cho vấn đề. Giải pháp có thể là tiêm vắc xin. Chừng nào vắc-xin còn chưa đến, chúng ta cần các giải pháp cho phép mọi người tuân thủ khoảng cách xã hội và ở nhà”.
Tổng thống Jair Bolsonaro đã bắt đầu cho sử dụng vắc xin mà ông từng khinh bỉ, mặc dù ông vẫn tiếp tục đấu tranh tại tòa án để chống lại những hạn chế liên quan đến khoảng cách xã hội.
Ông cũng đang chịu áp lực của các chính trị là phải gia tăng các hành động đối phó.
Bolsonaro đã đáp trả các áp lực bằng việc thay đổi nửa tá bộ trưởng vào đầu tuần này, đưa những người trung thành vào các vị trí quan trọng trước chiến dịch tái tranh cử có khả năng gặp nhiều khó khăn vào năm tới.
Source:Reuters
Thảm kịch gia đình của Đức Tổng Giám Mục Naumann đã hình thành niềm tin của ngài vào sự thánh thiêng của cuộc sống như thế nào
Đặng Tự Do
03:44 14/04/2021
Trong tư cách là chủ tịch ủy ban ủng hộ phò sinh của các giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Naumann đã mạnh mẽ bảo vệ sự thánh thiêng của cuộc sống nhưng ít ai biết rằng lịch sử bi kịch của gia đình ngài đã định hình niềm tin của ngài về phẩm giá con người - từ các thai nhi và những đứa trẻ sơ sinh đến các tội nhân bị kết án tử hình.
“Mỗi cuộc đời đều đáng giá đến nỗi Chúa Giêsu đã hiến mạng sống trên đồi Canvê cho mỗi người chúng ta. Và điều đó không biến mất, ngay cả khi chúng ta là thủ phạm của một tội ác bạo lực,” Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Thành phố Kansas cho biết trong một cuộc phỏng vấn với EWTN Pro-Life Weekly phát sóng vào tối thứ Năm, ngày 8 tháng Tư.
Năm 1948, khi Naumann vẫn còn trong bụng mẹ, cha của ngài đã bị sát hại.
Tuy nhiên, mẹ ngài có một đức tin sâu sắc và sự ủng hộ mạnh mẽ từ gia đình và giáo xứ, bà đã nuôi dạy các con trai của mình mà không có thái độ báo thù. Đức Cha Naumann đã mang theo giáo huấn này của mẹ mình trong tư cách là chủ tịch ủy ban phò sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, ủng hộ một nền văn hóa sự sống bảo vệ những đứa trẻ chưa sinh và nỗ lực để chấm dứt án tử hình.
“Dưới con mắt của Thiên Chúa, chúng ta được tạo ra theo hình ảnh của Ngài, và chúng ta luôn có phẩm giá. Và Chúa đã đến để cứu chuộc chúng ta”, ngài nói với EWTN Pro-Life Weekly. “Từ trên thập tự giá, Ngài vẫn tha thứ cho những kẻ hành hình Ngài. Một khi chúng ta hiểu rằng chúng ta cần lòng thương xót của Thiên Chúa, thì chúng ta muốn mở rộng lòng thương xót đó cho người khác”.
“Cho dù đó là đứa trẻ chưa sinh ra trong một ca mang thai khó khăn, hay đó là một người tử tù - mọi sự sống đều thánh thiêng, và việc hủy hoại sự sống luôn luôn là điều Phúc âm lên án”, Đức Cha Naumann nói.
Ngài nhìn nhận có những hoàn cảnh phải lấy đi mạng sống của người khác, chẳng hạn như tự vệ để bảo vệ mạng sống mình hay của nhiều người khác, “nhưng đối với hình phạt tử hình, xã hội của chúng ta có những lựa chọn thay thế khác, có những cách thức hiệu quả mà chúng ta vừa có thể bảo vệ mọi người khỏi bọn tội phạm bạo lực vừa thực sự mang đến cho họ cơ hội hoán cải,” ngài nói.
Cha của Naumann là một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp từng phục vụ trong Thế chiến thứ hai. Đến tháng 12 năm 1948, vợ ông mang thai đứa con thứ hai của họ - là Đức Cha Naumann.
“Chính xác là một tuần trước lễ Giáng sinh. Ông đã đi làm vào ngày hôm đó, và không bao giờ về nhà. Ông ấy đã bị sát hại khi đang làm việc”, Đức Cha Naumann nói về cha mình là Ông Fred, người quản lý một cửa hàng rượu ở St. Louis.
Sau khi Fred đuổi một nhân viên về nhà vì say xỉn trong công việc, người đàn ông này đã cắt cổ ông, giết chết ông. Fred bỏ lại một người vợ và hai con trai, một dưới hai tuổi và một còn trong bụng mẹ.
“Đó là một bi kịch ảnh hưởng đến quỹ đạo của cuộc sống gia đình của chúng tôi trong nhiều thập kỷ”, Đức Cha Naumann nói.
Tuy nhiên, bất chấp bi kịch, Đức Cha Naumann cho biết mẹ anh vẫn giữ một đức tin sâu sắc - và nuôi dạy các con trai của bà để họ có cùng đức tin đó.
“Mẹ tôi vẫn có hy vọng và niềm vui, bởi vì Mẹ tôi tin vẫn còn có Chúa Giêsu, Mẹ tôi vẫn biết rằng Chúa có sứ mệnh cho bà và mục đích cho bà, và tôi nghĩ đó thực sự là điều đã đưa Mẹ tôi vượt qua bi kịch đó”, Đức Cha nói.
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục St Paul-Minneapolis cầu nguyện cho hòa bình sau vụ bắn Daunte Wright
Đặng Tự Do
17:24 14/04/2021
Hôm thứ Hai, Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda của Saint Paul và Minneapolis đã cầu nguyện cho tất cả các bên liên quan đến vụ cảnh sát bắn Daunte Wright.
“Tôi đã cầu nguyện cho [Wright] được nghỉ yên muôn đời, cho gia đình anh ấy và cho tất cả những người yêu mến anh ấy”, Đức Tổng Giám Mục Hebda nói hôm 12 tháng 4. Ngài nói thêm rằng ngài “cũng đang cầu nguyện cho viên cảnh sát trung tâm Brooklyn có liên quan đến vụ nổ súng, và cho gia đình và bạn bè của cô ấy. Tôi nghĩ rằng họ đang đau buồn theo một cách khác”.
Ngày 11 tháng 4, tại một trạm dừng giao thông ở Trung tâm Brooklyn, ngoại ô Minneapolis-Saint Paul, các nhân viên cảnh sát đã cố gắng bắt giữ Wright, một người đàn ông da đen, vì có lệnh truy nã anh ta. Sau khi Wright chống lại sự bắt giữ, và nhào vào trong xe của mình bỏ chạy, một trong những cảnh sát đã bắn anh ta. Wright đã lái xe vài dãy nhà trước khi đâm vào một phương tiện giao thông khác. Anh ta chết ngay tại hiện trường vụ tai nạn.
Sau khi xem đoạn phim quay bằng camera gắn trên người các nhân viên cảnh sát, lãnh đạo cảnh sát ở Trung tâm Brooklyn Minnepolis cho biết người nữ cảnh sát viên đã bắn Daunte Wright, một thanh niên da đen 20 tuổi, đã vô tình rút súng ngắn thay vì khẩu Taser khi cô bắn anh ta.
“Tôi không thể nói gì để giảm bớt nỗi đau cho gia đình Daunte Wright,” Cảnh sát trưởng Trung tâm Brooklyn, Tim Gannon cho biết trong cuộc họp báo chiều thứ Hai.
Tại cuộc họp báo, Gannon đã phát đoạn phim về vụ việc, trong đó cho thấy một viên chức cảnh sát đang cố gắng còng tay Wright bên ngoài xe của anh ta khi Wright đột ngột nhảy vào trong.
Vụ bắn Wright xảy ra trong khi phiên tòa xét xử Derek Chauvin, một cảnh sát Minnesota, người bị buộc tội giết George Floyd, đang gây ra căng thẳng trên toàn quốc. Sự kết hợp của các sự kiện đã gây ra các cuộc biểu tình, bạo loạn và cướp bóc khắp Minneapolis. Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được triển khai và lệnh giới nghiêm đã được áp dụng.
“Trong khi những dấu hiệu ban đầu chỉ ra rằng vụ nổ súng là vô tình”, vị tổng giám mục nói, “Tôi khuyến khích các điều tra viên từ Cục Điều tra Hình sự hoàn thành một cuộc điều tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ phán quyết cá nhân nào về những gì đã xảy ra”.
Đức Cha Hebda kêu gọi cộng đồng “tạm dừng và cầu nguyện, đặc biệt là trong thời gian căng thẳng vốn đã dâng cao này do vụ xét xử Chauvin”. Đức Tổng Giám Mục cũng đề cập rằng ông đã “được khuyến khích và truyền cảm hứng bởi những lời cầu xin hòa bình tiếp tục đến từ gia đình của George Floyd”.
Ngài kết luận bằng cách yêu cầu rằng “tất cả chúng ta hãy dành thời gian hàng ngày để cầu nguyện cho công lý, nhưng cũng cầu nguyện cho hòa bình trong gia đình và cộng đồng của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Thẩm phán Rôma ra lệnh bắt giữ nghi phạm trong vụ mua bán bất động sản ở Luân Đôn
Đặng Tự Do
17:25 14/04/2021
Hôm thứ Hai, một thẩm phán ở Rôma đã ra lệnh bắt giữ một doanh nhân người Ý sống ở Luân Đôn, là nghi phạm chính trong cuộc điều tra kéo dài hai năm của Vatican về khoản đầu tư 350 triệu euro, tức là 416 triệu Mỹ Kim, của Tòa Thánh vào một liên doanh bất động sản ở Luân Đôn.
Thẩm phán Corrado Cappiello nói rằng có một nguy cơ “hoàn toàn cụ thể” rằng Gianluigi Torzi có thể bỏ trốn nếu anh ta không bị bắt giữ, và nói thêm rằng có bằng chứng cho thấy anh ta đã tham gia vào một “chiến lược kinh tế nhằm lừa đảo” các cơ quan thuế vụ.
Các luật sư của Torzi ngay lập tức đệ đơn phản đối lệnh này trước khi nó được chuyển cho Interpol và cảnh sát Anh. Họ lưu ý trong một tuyên bố rằng một thẩm phán người Anh gần đây đã bác bỏ phần lớn các khiếu nại của Vatican chống lại Torzi trong một phán quyết có liên quan đến tài sản nêu trên.
Các công tố viên của Vatican đã cáo buộc Torzi tống tiền Tòa thánh 15 triệu euro (17.8 triệu Mỹ Kim) để chuyển quyền sở hữu một tòa nhà sang trọng ở Luân Đôn mà Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là cổ đông lớn. Cả anh ta và tất cả những người đang bị điều tra đều không bị truy tố.
Vatican đã bắt Torzi trong 10 ngày vào tháng 6 năm ngoái sau khi anh ta đến Quốc Gia Thành phố Vatican để thẩm vấn về vai trò của anh ta trong thỏa thuận Luân Đôn.
Source:Crux
Nhà văn Do Thái nói: Những người công chính giữa các dân nước cũng cần được ghi nhớ
Đặng Tự Do
17:25 14/04/2021
Theo con trai của một người sống sót trong cuộc diệt chủng người Do Thái, gọi tắt là Holocaust, số người sống sót trong thảm họa Holocaust đang giảm dần. Điều đó có nghĩa là những người “công chính giữa các dân nước” đã cứu những người Do Thái gần như chắc chắn không còn bao nhiêu.
“Về phía cha tôi, ông bà nội và bác tôi đều sống sót ở Ý nhờ lòng tốt, sự dũng cảm và lòng nhân bản của những người đã cứu họ khi đó”, Jonathan Sacerdoti, một nhà văn và nhà báo phát thanh truyền hình ở Luân Đôn, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Catholic News Service vào hôm thứ Tư 9 tháng Tư.
Ba trong số những người đã bảo vệ cha, chú và ông bà của Sacerdoti đã được Yad Vashem, là đài tưởng niệm chính thức của Israel cho các nạn nhân của Holocaust, công nhận là Người Công Chính Giữa Các Dân Nước. Những vị này bao gồm mẹ bề trên của một tu viện đã nhận các cậu bé, 5 tuổi và 3 tuổi, vào năm 1943, và mẹ của chúng; và hai linh mục đã sắp xếp nơi ẩn náu mới ở Ý khi Đức quốc xã đến quá gần.
Năm 2009, Cesare Sacerdoti, và anh trai của mình, Vittorio, đã lần theo dấu vết và gặp hai nữ tu Gennarina và Caterina, là những người đã chăm sóc họ khi còn nhỏ trong tu viện trong suốt thời kỳ Holocaust.
“Làm thế nào chúng ta tôn vinh các ‘thiên thần’ của Holocaust khi họ không còn sống?” là bài viết của anh cho tạp chí Spectator. Bài báo được đăng ngày 8 tháng 4, là ngày được Israel gọi là Yom HaShoah, hay Ngày tưởng nhớ Holocaust.
Source:Crux
Tòa Án Tối Cao Ấn Độ bênh vực quyền thay đổi tôn giáo
Đặng Tự Do
17:26 14/04/2021
Trong phán quyết được đưa ra hôm 9 tháng Tư, tòa án tối cao Ấn Độ khẳng định rằng bất kỳ công dân nào ở tuổi trưởng thành đều được tự do chọn lựa tôn giáo như ý của họ. Việc đề ra một đạo luật cấm thay đổi tôn giáo là điều trái với hiến pháp quốc gia, vì hiến pháp bảo đảm mỗi công dân có quyền tuyên xưng, thực hành và phổ biến tôn giáo mà họ chọn lựa. “Có một lý do, theo đó từ “phổ biến” được viết trong hiến pháp”.
Giáo Hội Công Giáo bày tỏ vui mừng vì phán quyết của tòa án tối cao bởi lẽ quyết định này tạo nên một tiền lệ quan trọng, giữa lúc nhiều bang ở Ấn Độ, dưới sự thúc đẩy của đảng Ấn giáo BJP, đang du nhập những đạo luật gọi là chống các cuộc “cưỡng bách cải đạo”.
Cha Babu Joseph, cựu phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ấn Độ, nói với hãng tin Ucan rằng phán quyết của tối cao pháp viện đến đúng lúc, vì có những nhóm phò Ấn giáo đang lớn tiếng đòi ban hành một đạo luật toàn quốc cấm cải đạo và tố cáo các thừa sai Kitô dùng các phương pháp mà họ gọi là “lừa đảo” để hoán cải những người dalit cùng đinh, nghèo khổ và dân bộ lạc theo Kitô giáo.
Cho đến nay, có tám bang tại Ấn đã ban hành luật cấm cải đạo và thường nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số, như Hồi giáo và Kitô giáo tại nước này. Tất cả tám bang đó đều do đảng BJP cai trị. Mới đây, các bang đó còn nới rộng luật và áp dụng cho các hôn phối, đặc biệt là các cuộc kết hôn giữa những đàn ông Hồi giáo và các phụ nữ không thuộc Hồi giáo. Họ nhân danh chủ trương chống các cuộc cưỡng bách hoặc lường gạt để dụ người ta theo đạo, nhưng trong thực tế họ nhắm lên án mọi cuộc cải đạo và giới hạn quyền tự do tôn giáo của các nhóm tôn giáo thiểu số.
Source:UCANews
Đức Thánh Cha chấp thuận việc phong chức Linh mục sớm cho một chủng sinh mắc bệnh ung thư máu.
Thanh Quảng sdb
18:43 14/04/2021
Đức Thánh Cha chấp thuận việc phong chức Linh mục sớm cho một chủng sinh mắc bệnh ung thư máu.
Thầy Livinius Nnamani, một chủng sinh người Nigeria, đã được thụ phong linh mục vào ngày 1 tháng 4 tại Rome, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận cho thầy được thụ phong sớm. Vị tân linh mục vừa mới thụ phong này mắc chứng bệnh ung thư máu…
(Tin Vatican)
Thầy Livinius Esomchi Nnamani, 31 tuổi đã viết thư cho Đức Thánh Cha, xin cho thầy được thụ phong sớm, và nguyện vọng của thầy được thực hiện ngày 1/4. Đức Cha Daniele Libanori, Giám Mục Phụ Tá của địa phận Rôma, đã phong chức linh mục cho thầy tại Bệnh viện Casilino Presidio Sanitario Medica ở Rôma.
Chuyện đời của tân Linh mục Livinius
Tân linh mục Livinius bắt đầu cuộc hành trình ơn gọi của mình ở Owerri, bang Imo, miền Đông Nam Nigeria, cha gia nhập Dòng Oblate (Mẹ Thiên Chúa), ở tuổi 20.
Ít lâu sau khi tuyên khấn đầu tiên, thầy Livinius được chuẩn đoán mắc bệnh Bạch cầu, và trải qua nhiều giai đoạn trị liệu. Hai năm trước đây thầy được đưa về Ý để chạy chữa và sức khỏe của thầy có tiến triển và thầy tiếp tục việc đào luyện.
Bất chấp những lúc truyền máu và điều trị mệt mỏi, thầy Livinius tiếp tục theo học tại Đại học Giáo hoàng thánh Toma Aquinas, hay còn được gọi là Học viện Angelicum, và được khấn trọn vào tháng 9 năm ngoái.
Căn bệnh càng ngày càng trầm trọng… Nên thầy Livinius đã quyết định viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô, xin ngài cho Thầy được chịu chức linh mục sớm hơn và thầy đã mau chóng nhận được tin vui này vào ngày 31 tháng 3: Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép và ngày hôm sau 1/4 thầy được thụ phong linh mục.
Món quà ơn tư tế
Đức Cha Libanori chia sẻ trong bài giảng lễ truyền chức: “Đây là món quà Thiên Chúa thương ban để nâng đỡ tân linh mục hầu tân linh mục có thể sống trọn vẹn trong cơn thử thách...”
“Là một linh mục, cha sẽ kết hợp với Chúa Giêsu để dâng hiến chính bản thân thành của lễ đẹp lòng Thiên Chúa. Quả thật, chức tư tế của chúng ta đạt đến đỉnh cao, khi cùng với bánh và rượu, chúng ta dâng hiến cả bản thân mình, những gì Chúa ban và chính mạng sống mình cho Chúa…”
Hiện tại, Tân linh mục Livinius thi hành sứ vụ linh mục của mình tại bệnh viện Casilino, nơi cha liên nỉ cầu nguyện và chúc phúc cho các bác sĩ và y tá chăm sóc cho ngài và các bệnh nhân khác hàng ngày.
Thầy Livinius Nnamani, một chủng sinh người Nigeria, đã được thụ phong linh mục vào ngày 1 tháng 4 tại Rome, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận cho thầy được thụ phong sớm. Vị tân linh mục vừa mới thụ phong này mắc chứng bệnh ung thư máu…
(Tin Vatican)
Thầy Livinius Esomchi Nnamani, 31 tuổi đã viết thư cho Đức Thánh Cha, xin cho thầy được thụ phong sớm, và nguyện vọng của thầy được thực hiện ngày 1/4. Đức Cha Daniele Libanori, Giám Mục Phụ Tá của địa phận Rôma, đã phong chức linh mục cho thầy tại Bệnh viện Casilino Presidio Sanitario Medica ở Rôma.
Chuyện đời của tân Linh mục Livinius
Tân linh mục Livinius bắt đầu cuộc hành trình ơn gọi của mình ở Owerri, bang Imo, miền Đông Nam Nigeria, cha gia nhập Dòng Oblate (Mẹ Thiên Chúa), ở tuổi 20.
Ít lâu sau khi tuyên khấn đầu tiên, thầy Livinius được chuẩn đoán mắc bệnh Bạch cầu, và trải qua nhiều giai đoạn trị liệu. Hai năm trước đây thầy được đưa về Ý để chạy chữa và sức khỏe của thầy có tiến triển và thầy tiếp tục việc đào luyện.
Bất chấp những lúc truyền máu và điều trị mệt mỏi, thầy Livinius tiếp tục theo học tại Đại học Giáo hoàng thánh Toma Aquinas, hay còn được gọi là Học viện Angelicum, và được khấn trọn vào tháng 9 năm ngoái.
Căn bệnh càng ngày càng trầm trọng… Nên thầy Livinius đã quyết định viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô, xin ngài cho Thầy được chịu chức linh mục sớm hơn và thầy đã mau chóng nhận được tin vui này vào ngày 31 tháng 3: Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép và ngày hôm sau 1/4 thầy được thụ phong linh mục.
Món quà ơn tư tế
Đức Cha Libanori chia sẻ trong bài giảng lễ truyền chức: “Đây là món quà Thiên Chúa thương ban để nâng đỡ tân linh mục hầu tân linh mục có thể sống trọn vẹn trong cơn thử thách...”
“Là một linh mục, cha sẽ kết hợp với Chúa Giêsu để dâng hiến chính bản thân thành của lễ đẹp lòng Thiên Chúa. Quả thật, chức tư tế của chúng ta đạt đến đỉnh cao, khi cùng với bánh và rượu, chúng ta dâng hiến cả bản thân mình, những gì Chúa ban và chính mạng sống mình cho Chúa…”
Hiện tại, Tân linh mục Livinius thi hành sứ vụ linh mục của mình tại bệnh viện Casilino, nơi cha liên nỉ cầu nguyện và chúc phúc cho các bác sĩ và y tá chăm sóc cho ngài và các bệnh nhân khác hàng ngày.
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Giáo Hội, thầy dạy cầu nguyện
Vũ Văn An
19:14 14/04/2021
Theo tin Tòa Thánh, từ Thư viện Tông điện, nhân buổi yết kiến dưới hình thức ảo diễn ra lúc 9 giờ 30 sáng ngày 14 tháng 4, năm 2021, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát đi bài giáo lý hàng tuần của ngài về đề tài Giáo Hội là thầy dạy cầu nguyện. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha, dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh:
Anh chị em thân mến, chúc anh em một buổi sáng tốt đẹp!
Giáo Hội là trường vĩ đại dạy ta cầu nguyện. Nhiều người trong chúng ta đã học cách thì thầm những lời cầu nguyện đầu tiên trong lòng cha mẹ hoặc ông bà. Có lẽ chúng ta trân trọng ký ức về mẹ về cha chúng ta, những người đã dạy chúng ta cầu nguyện trước khi đi ngủ. Những khoảnh khắc hồi tưởng này thường là những khoảnh khắc trong đó cha mẹ lắng nghe một bí quyết thân thiết nào đó và có thể cho chúng ta lời khuyên được Tin Mừng truyền cảm hứng. Sau đó, khi lớn thêm, người ta có những cuộc gặp gỡ khác, với những nhân chứng và những thầy dạy cầu nguyện khác (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2686-2687). Nhớ lại những điều đó quả là việc tốt lành.
Cuộc sống của một giáo xứ và mỗi cộng đồng Kitô hữu được đánh dấu bằng những khoảnh khắc phụng vụ và cầu nguyện cộng đồng. Chúng ta đã ý thức được rằng ơn phúc chúng ta nhận được một cách đơn sơ khi còn thơ ấu là một di sản tuyệt vời, một cơ nghiệp phong phú và kinh nghiệm cầu nguyện ngày càng đáng được thâm hậu hóa nhiều hơn (xem sđd, 2688). Tấm áo đức tin không cứng ngắc, nhưng phát triển cùng với chúng ta; nó không cứng ngắc, nó phát triển, thậm chí nhờ những khoảnh khắc khủng hoảng và hồi sinh. Trên thực tế, không có sự trưởng thành nào mà không có những khoảnh khắc khủng hoảng vì khủng hoảng khiến anh chị em trưởng thành. Trải qua khủng hoảng là điều cần thiết để trưởng thành. Và hơi thở của đức tin là việc cầu nguyện: chúng ta lớn lên trong đức tin bao lâu chúng ta học cách cầu nguyện. Sau những bước quá độ nào đó trong cuộc sống, chúng ta ý thức được rằng nếu không có đức tin, chúng ta rất có thể không thoát được và sức mạnh của chúng ta là việc cầu nguyện - không chỉ là việc cầu nguyện của bản thân, mà còn là việc cầu nguyện của anh chị em chúng ta, của cộng đồng đã đồng hành và hỗ trợ chúng ta, của những người biết chúng ta, những người chúng ta xin cầu nguyện cho chúng ta nữa.
Cũng vì lý do đó, các cộng đồng và nhóm chuyên chăm việc cầu nguyện đang phát triển mạnh mẽ trong Giáo hội. Một số Kitô hữu thậm chí còn cảm thấy lời mời gọi biến việc cầu nguyện thành hành động chính trong ngày của họ. Có những đan viện, tu viện, ẩn thất trong Giáo Hội, nơi người ta thánh hiến đời sống cho Thiên Chúa. Những nơi đó thường trở thành các trung tâm của ánh sáng tâm linh. Chúng là những trung tâm cầu nguyện cộng đồng rõi sáng nền linh đạo. Chúng là những ốc đảo nhỏ trong đó viêc cầu nguyện cao độ được chia sẻ và sự hiệp thông huynh đệ được xây dựng từng ngày. Chúng là những tế bào quan trọng không những đối với cấu trúc Giáo Hội, mà còn đối với chính cấu trúc xã hội nữa. Thí dụ, chúng ta hãy nghĩ về vai trò của phong trào đơn tu đối với sự ra đời và phát triển của nền văn minh châu Âu, cũng như các nền văn hóa khác. Cầu nguyện và làm việc trong cộng đồng giúp thế giới tiếp tục phát triển. Nó là một động cơ!
Mọi sự trong Giáo hội đều bắt nguồn từ việc cầu nguyện và mọi sự phát triển nhờ việc cầu nguyện. Khi Kẻ thù, Kẻ ác, muốn chống phá Giáo Hội, trước tiên hắn làm như vậy bằng cách cố gắng hút cạn nguồn suối của Giáo Hội, ngăn cản người ta cầu nguyện. Chẳng hạn, chúng ta thấy điều đó trong một số nhóm đồng ý thúc đẩy việc cải cách Giáo hội tiến tới, thay đổi đời sống của Giáo hội và mọi tổ chức, các phương tiện truyền thông sẵn sàng thông tri cho mọi người cùng biết… Nhưng cầu nguyện không hiển nhiên, không thấy việc cầu nguyện đâu. Chúng ta cần thay đổi điều đó; chúng ta cần phải đưa ra quyết định hơi khó khăn này… Nhưng đề xuất này đáng chú ý. Nó rất đáng chú ý! Chỉ những thảo luận, chỉ những nhờ các phương tiện truyền thông. Nhưng cầu nguyện ở đâu? Và cầu nguyện là điều mở cửa cho Chúa Thánh Thần, Đấng linh hứng sự tiến bộ. Các thay đổi trong Giáo hội mà không có cầu nguyện không phải là những thay đổi do Giáo hội thực hiện. Chúng là những thay đổi được thực hiện bởi các nhóm. Và khi Kẻ thù - như tôi đã nói - muốn chống phá Giáo hội, trước hết hắn sẽ làm điều đó bằng cách hút cạn nguồn nước của Giáo Hội, ngăn cản việc cầu nguyện và đưa ra những đề xuất khác. Nếu việc cầu nguyện ngừng lại, trong một thời gian ngắn có vẻ như mọi sự vẫn tiếp tục như mọi khi - theo quán tính, phải không? - nhưng sau một thời gian ngắn, Giáo hội sẽ nhận ra rằng mình đã trở nên giống như một cái vỏ rỗng, mất hết phương vị, không còn một chút nguồn ấm áp và tình yêu nào của mình nữa.
Những người đàn bà và đàn ông thánh thiện không có cuộc sống dễ dàng như những người khác nữa. Thậm chí họ thực sự có những vấn đề riêng cần giải quyết, và hơn thế nữa, họ thường là đối tượng bị chống đối. Nhưng sức mạnh của họ là việc cầu nguyện. Họ luôn múc từ “cái giếng” vô tận của Mẹ Giáo Hội. Nhờ cầu nguyện, họ nuôi dưỡng ngọn lửa đức tin của họ, như dầu thường làm cho đèn. Và do đó, họ tiến bước trong đức tin và đức cậy. Các thánh, những vị thường ít được coi trọng trong con mắt thế gian, trên thực tế là những người nâng đỡ thế gian, không phải bằng vũ khí tiền bạc và quyền lực, của các phương tiện truyền thông - v.v. - nhưng bằng vũ khí cầu nguyện.
Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đã đặt ra một câu hỏi cảm kích luôn khiến chúng ta phải suy gẫm: “Khi Con Người đến, Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?” (Lc 18: 8), hay Người sẽ chỉ tìm thấy các tổ chức, như các nhóm doanh nhân có đức tin, mọi sự được tổ chức tốt, thực hiện các việc bác ái, nhiều việc lắm, hay Người sẽ tìm thấy đức tin? "Khi Con người đến, liệu Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?" Câu hỏi này xuất hiện ở phần cuối của một dụ ngôn muốn cho thấy sự cần thiết phải cầu nguyện một cách kiên trì, không mệt mỏi (xem các câu 1-8). Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn dầu cầu nguyện. Chính điều này dẫn đức tin tiến tới và dẫn cuộc sống của chúng ta - những người yếu đuối, tội lỗi – tiến tới, nhưng cầu nguyện sẽ dẫn nó tiến tới một cách an toàn. Câu hỏi mà các Kitô hữu chúng ta cần tự hỏi là: Tôi có cầu nguyện không? Chúng ta có cầu nguyện không? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Như những con vẹt hay tôi cầu nguyện với trái tim mình? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Tôi có cầu nguyện, chắc chắn rằng tôi đang ở trong Giáo hội và tôi cầu nguyện với Giáo hội không? Hay tôi cầu nguyện chút chút theo các ý nghĩ của mình và sau đó làm cho ý nghĩ của mình thành lời cầu nguyện? Đó là một lời cầu nguyện của người ngoại giáo, không phải của Kitô hữu. Tôi nhắc lại: Chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn có dầu cầu nguyện.
Và đây là nhiệm vụ thiết yếu của Giáo hội: cầu nguyện và dạy cách cầu nguyện. Truyền ngọn đèn đức tin và dầu cầu nguyện từ thế hệ này sang thế hệ nọ. Ngọn đèn đức tin soi sáng sẽ sửa chữa mọi sự như chúng thực sự vốn là, nhưng nó chỉ có thể tiến tới bằng dầu đức tin. Nếu không, nó sẽ tắt ngúm. Nếu không có ánh sáng của ngọn đèn này, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy con đường truyền giảng Tin Mừng, hay đúng hơn, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy đường để tin cho tốt; chúng ta sẽ không thể nhìn thấy khuôn mặt của anh chị em chúng ta để đến gần và phục vụ; chúng ta sẽ không thể chiếu sáng căn phòng nơi chúng ta gặp gỡ trong cộng đồng. Không có niềm tin mọi sự đều sụp đổ; và nếu không có lời cầu nguyện, đức tin sẽ bị dập tắt. Đức tin và lời cầu nguyện đi đôi với nhau. Không có lựa chọn nào khác. Vì lý do này, Giáo hội, như căn nhà và trường học dạy hiệp thông, là căn nhà và trường học dạy đức tin và cầu nguyện.
Đức Thánh Cha sẽ tái xuất hiện ở cửa sổ văn phòng của mình nhìn xuống Quảng trường để cùng đọc kinh Nữ Vương Thiên đàng
Thanh Quảng sdb
19:34 14/04/2021
Đức Thánh Cha sẽ tái xuất hiện ở cửa sổ văn phòng của mình nhìn xuống Quảng trường để cùng đọc kinh “Nữ Vương Thiên đàng”
Bắt đầy từ Chủ nhật 18 tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở lại cửa sổ văn phòng của Ngài, nhìn xuống Quảng trường Thánh Phêrô trong các buổi đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” với khách hành hương.
(Tin Vatican)
Sau nhiều lần ĐTC đã không xuất hiện từ cửa sổ văn phòng của Ngài, vì đại dịch Covid-19, thì bắt đầu từ Chúa nhật 18/4 này ĐTC sẽ xuất hiện trở lại tại cửa sổ của Cung điện Tông Tòa nhìn xuống Quảng trường Thánh Phêrô, để cùng đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường.
Trước những hạn chế tránh sự lây lan của vi rút, mà Đức Thánh Cha đã thực hiện những cuộc triều yết qua các phương tiện truyền thông từ Thư viện Cung điện Tông Tòa.
Trong thời gian từ ngày 21 tháng 3 năm 2020 tới ngày 5 tháng 4 năm 2021, cửa sổ nơi ĐTC thường xuất hiện bị đóng, Đức Thánh Cha thực hiện những cuộc triều yết qua các phương tiện truyền thông từ Thư viện Cung điện Tông Tòa, ngoại trừ trưa kết thúc Lễ Lá vào ngày 28 tháng 3 Ngài đọc ngay trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và tuần trước 11/4 ĐTC đọc kinh “Lạy Nữ Vương” tại Nhà thờ Santo Spirito ở Sassia, khi cử hành Lễ Lòng Chúa Thương Xót.
Trong suốt thời gian từ ngày 8 tháng 3 đến ngày 24 tháng 5, Đức Thánh Cha hướng dẫn các buổi cầu nguyện Chủ nhật được phát trực tuyến từ Thư viện của Cung điện Tông Tòa. Sau đó, Đức Phanxicô đã tái xuất hiện tại cửa sổ trong một vài tháng cho đến ngày 20 tháng 12, khi việc đóng cửa mới được bắt đầu từ ngày 7 tháng 2 và tiếp theo là lại được mở cửa một thời gian ngắn cho đến ngày 14 tháng 3 và một lần nữa lại bị đóng cho đến ngày nay.
Bắt đầy từ Chủ nhật 18 tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở lại cửa sổ văn phòng của Ngài, nhìn xuống Quảng trường Thánh Phêrô trong các buổi đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” với khách hành hương.
(Tin Vatican)
Sau nhiều lần ĐTC đã không xuất hiện từ cửa sổ văn phòng của Ngài, vì đại dịch Covid-19, thì bắt đầu từ Chúa nhật 18/4 này ĐTC sẽ xuất hiện trở lại tại cửa sổ của Cung điện Tông Tòa nhìn xuống Quảng trường Thánh Phêrô, để cùng đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường.
Trước những hạn chế tránh sự lây lan của vi rút, mà Đức Thánh Cha đã thực hiện những cuộc triều yết qua các phương tiện truyền thông từ Thư viện Cung điện Tông Tòa.
Trong thời gian từ ngày 21 tháng 3 năm 2020 tới ngày 5 tháng 4 năm 2021, cửa sổ nơi ĐTC thường xuất hiện bị đóng, Đức Thánh Cha thực hiện những cuộc triều yết qua các phương tiện truyền thông từ Thư viện Cung điện Tông Tòa, ngoại trừ trưa kết thúc Lễ Lá vào ngày 28 tháng 3 Ngài đọc ngay trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và tuần trước 11/4 ĐTC đọc kinh “Lạy Nữ Vương” tại Nhà thờ Santo Spirito ở Sassia, khi cử hành Lễ Lòng Chúa Thương Xót.
Trong suốt thời gian từ ngày 8 tháng 3 đến ngày 24 tháng 5, Đức Thánh Cha hướng dẫn các buổi cầu nguyện Chủ nhật được phát trực tuyến từ Thư viện của Cung điện Tông Tòa. Sau đó, Đức Phanxicô đã tái xuất hiện tại cửa sổ trong một vài tháng cho đến ngày 20 tháng 12, khi việc đóng cửa mới được bắt đầu từ ngày 7 tháng 2 và tiếp theo là lại được mở cửa một thời gian ngắn cho đến ngày 14 tháng 3 và một lần nữa lại bị đóng cho đến ngày nay.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chủng viện Thánh Phao-lô Phát Diệm - hành hương Phục sinh.
Chủng Viện Thánh Phaolô Phát Diệm
09:22 14/04/2021
Chúa nhật II Phục sinh (11/04/2021) vừa qua, Chủng viện Thánh Phaolô Phát Diệm đã tổ chức chuyến hành hương đến nhiều địa điểm trong giáo phận, tạo điều kiện cho anh em Chủng sinh có cơ hội giao lưu, quan sát và học hỏi từ môi trường thực tế trong các giáo xứ.
Xem Hình
Đoàn hành hương gồm có quý Cha trong Ban đào tạo, quý sơ phục vụ, quý Thầy lớp Tu đức Đại chủng thánh Giuse Hà Nội và khối Tiền Chủng Viện giáo phận Phát Diệm.
Địa điểm đầu tiên đoàn hành hương dừng chân là Đan viện Xi–tô Châu Sơn (Nho Quan, Ninh Bình). Tại đây, Đức Tổng Giu-se Ngô Quang Kiệt ân cần tiếp đón đoàn. Đặc biệt, Đức Tổng Giu-se đã tóm lược lại quá trình hình thành và phát triển của Đan viện. Theo chân Đức Tổng, chiêm ngắm từng đường nét kiến trúc độc đáo nơi thánh đường của đan viện, đoàn không khỏi trầm trồ, thán phục trước bộ óc tài hoa và bàn tay khéo léo của các Đan sĩ.
Bước chân vào vườn Đức Mẹ Fatima, đoàn lại được ngụp lặn trong bầu khí suy chiêm, cầu nguyện. Nơi đây, mỗi hòn đá, gốc cây được các đan sĩ khéo léo sắp đặt nhằm mục đích truyền tải những thông điệp Tin mừng và diễn tả các sứ điệp được Đức Mẹ mặc khải cho ba em nhỏ tại Fatima năm 1917.
Chia tay Đan viện Xi-tô, đoàn tiếp tục lên đường đến với giáo họ Đồng Bầu (thuộc xứ Khoan Dụ) để viếng thăm mộ Đức Cha Retord Liêu (1803-1858) – Giám mục giáo phận Tây Đàng Ngoài. Dưới chân ngôi mộ đá của Ngài, Đức tổng Giu-se đã đưa mọi người ngược dòng lịch sử về thế kỉ thứ XIX - giai đoạn khó khăn nhất của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Trong bối cảnh khó khăn của xã hội, Đức Cha Liêu đã sống ơn gọi mục tử của mình bằng đời sống chứng tá, hi sinh hết mình vì đoàn chiên cho tới hơi thở cuối cùng. Qua gương mẫu đời Ngài, Đức Tổng mời gọi anh em chủng sinh noi theo các nhân đức của Ngài, cố gắng đào luyện mình và phục vụ dân Chúa bằng “tình yêu cho đến tận cùng”.
Điểm cuối trong chuyến hành hương, đoàn đến với Giáo xứ Lãng Vân. Tới đây, đoàn không chỉ kinh ngạc trước vẻ đẹp uy nghi, đồ sộ của ngôi thánh đường đang xây cất, mà còn được chứng kiến một cộng đoàn dân Chúa đông đảo, sốt mến, nhiệt thành và đạo đức. Cùng với Cha xứ và cộng đoàn giáo xứ, đoàn đã cùng hiệp thông trong Thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, cầu nguyện cho thế giới và cách riêng cộng đoàn giáo xứ luôn tín thác cuộc đời mình cho tình thương của Chúa cách trọn vẹn.
Chuyến hành hương qua đi, để lại trong anh em chủng sinh, ứng sinh những bài học ý nghĩa và những xúc cảm thật đặc biệt. Hi vọng rằng những kinh nghiệm quý giá ấy sẽ là nguồn động lực giúp anh em củng cố và thăng tiến đời tu của mình mỗi ngày một hơn để mai sau trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Xem thêm hình
Xem Hình
Đoàn hành hương gồm có quý Cha trong Ban đào tạo, quý sơ phục vụ, quý Thầy lớp Tu đức Đại chủng thánh Giuse Hà Nội và khối Tiền Chủng Viện giáo phận Phát Diệm.
Địa điểm đầu tiên đoàn hành hương dừng chân là Đan viện Xi–tô Châu Sơn (Nho Quan, Ninh Bình). Tại đây, Đức Tổng Giu-se Ngô Quang Kiệt ân cần tiếp đón đoàn. Đặc biệt, Đức Tổng Giu-se đã tóm lược lại quá trình hình thành và phát triển của Đan viện. Theo chân Đức Tổng, chiêm ngắm từng đường nét kiến trúc độc đáo nơi thánh đường của đan viện, đoàn không khỏi trầm trồ, thán phục trước bộ óc tài hoa và bàn tay khéo léo của các Đan sĩ.
Chia tay Đan viện Xi-tô, đoàn tiếp tục lên đường đến với giáo họ Đồng Bầu (thuộc xứ Khoan Dụ) để viếng thăm mộ Đức Cha Retord Liêu (1803-1858) – Giám mục giáo phận Tây Đàng Ngoài. Dưới chân ngôi mộ đá của Ngài, Đức tổng Giu-se đã đưa mọi người ngược dòng lịch sử về thế kỉ thứ XIX - giai đoạn khó khăn nhất của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Trong bối cảnh khó khăn của xã hội, Đức Cha Liêu đã sống ơn gọi mục tử của mình bằng đời sống chứng tá, hi sinh hết mình vì đoàn chiên cho tới hơi thở cuối cùng. Qua gương mẫu đời Ngài, Đức Tổng mời gọi anh em chủng sinh noi theo các nhân đức của Ngài, cố gắng đào luyện mình và phục vụ dân Chúa bằng “tình yêu cho đến tận cùng”.
Điểm cuối trong chuyến hành hương, đoàn đến với Giáo xứ Lãng Vân. Tới đây, đoàn không chỉ kinh ngạc trước vẻ đẹp uy nghi, đồ sộ của ngôi thánh đường đang xây cất, mà còn được chứng kiến một cộng đoàn dân Chúa đông đảo, sốt mến, nhiệt thành và đạo đức. Cùng với Cha xứ và cộng đoàn giáo xứ, đoàn đã cùng hiệp thông trong Thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, cầu nguyện cho thế giới và cách riêng cộng đoàn giáo xứ luôn tín thác cuộc đời mình cho tình thương của Chúa cách trọn vẹn.
Chuyến hành hương qua đi, để lại trong anh em chủng sinh, ứng sinh những bài học ý nghĩa và những xúc cảm thật đặc biệt. Hi vọng rằng những kinh nghiệm quý giá ấy sẽ là nguồn động lực giúp anh em củng cố và thăng tiến đời tu của mình mỗi ngày một hơn để mai sau trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Xem thêm hình
Tin Đáng Chú Ý
Báo cáo của CIA trước Quốc Hội về các nỗ lực tình báo chưa từng có của Trung Quốc
Đặng Tự Do
17:34 14/04/2021
Hôm thứ Tư 14 tháng Tư, các nhà lãnh đạo cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đang dành ‘ưu tiên chưa từng có’ cho ngành gián điệp, viện dẫn thái độ hung hăng trong khu vực và khả năng mạng của Bắc Kinh khi họ báo cáo tại phiên điều trần công khai về “Mối đe dọa trên toàn thế giới” của quốc hội Hoa Kỳ lần đầu tiên sau hơn hai năm qua.
Bà mô tả Trung Quốc ngày càng trở nên “một đối thủ ngang tầm thách thức Hoa Kỳ trên nhiều đấu trường”.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang, gọi tắt là FBI, Christopher Wray cho biết hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Hoa Kỳ ráo riết đến mức cứ 10 tiếng đồng hồ, cơ quan của ông lại phải mở một cuộc điều tra mới liên quan đến Trung Quốc.
Haines cũng cho rằng những nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ, sự đóng góp của Iran vào sự bất ổn ở Trung Đông, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và những nỗ lực tiềm tàng của Triều Tiên là những mối đe dọa đáng kể.
Phần lớn cuộc điều trần tập trung vào công nghệ - mối đe dọa từ các điện tặc, tầm quan trọng của sự phát triển các kỹ thuật đánh cắp tiên tiến và ảnh hưởng xấu của truyền thông xã hội.
Sau khi nghe các báo cáo, Phó Chủ tịch đảng Cộng hòa Marco Rubio thở dài nói: “Môi trường công nghệ ngày nay đang trao vào tay kẻ thù khả năng tàn phá”.
Warner ghi nhận nỗ lực mà Bắc Kinh đã đưa ra nhằm đưa công ty Trung Quốc Huawei trở thành công ty dẫn đầu về hệ thống 5G tiên tiến và cho biết ông lo ngại họ có thể thực hiện những nỗ lực tương tự trong các công nghệ mới nổi khác.
Lưu ý về mối nguy hiểm của việc xâm nhập vào các mạng máy tính quốc tế như vụ tấn công SolarWinds gần đây, Warner cho biết: “Chúng tôi cũng có thể muốn phát triển các quy tắc quốc tế mới trong đó một số loại tấn công bị cấm, cũng như chúng ta đã từng đạt được việc cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học”.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương William Burns, Tổng Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Paul Nakasone và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, Trung tướng Scott Berrier cũng điều trần tại Quốc Hội.
Burns cho biết gần một phần ba lực lượng lao động của CIA tập trung vào các vấn đề mạng.
Wray cho biết mạng xã hội đã trở thành “bộ khuếch đại chính” cho chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong nước và các ảnh hưởng ác ý từ nước ngoài. Wray nói: “Những thứ có thể tập hợp mọi người lại với nhau vì những lý do chính đáng cũng có khả năng gây ra đủ loại tác hại”.
Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã công bố một báo cáo sâu rộng về các mối đe dọa toàn cầu. Báo cáo của Hội đồng Tình báo Quốc gia cho biết dịch bệnh, khoảng cách giàu nghèo, biến đổi khí hậu và xung đột trong và giữa các quốc gia sẽ đặt ra những thách thức lớn hơn. COVID-19 đã làm trầm trọng thêm một số vấn đề đó.
Source:ReutersU.S. spy chiefs say China is 'unparalleled priority'
Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines nói với Ủy ban Tình báo Thượng viện: “Trước việc Trung Quốc dành ‘ưu tiên chưa từng có’ cho cộng đồng tình báo, tôi sẽ bắt đầu bằng việc nêu bật một số khía cạnh của mối đe dọa từ Bắc Kinh.”
Bà mô tả Trung Quốc ngày càng trở nên “một đối thủ ngang tầm thách thức Hoa Kỳ trên nhiều đấu trường”.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang, gọi tắt là FBI, Christopher Wray cho biết hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Hoa Kỳ ráo riết đến mức cứ 10 tiếng đồng hồ, cơ quan của ông lại phải mở một cuộc điều tra mới liên quan đến Trung Quốc.
Haines cũng cho rằng những nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ, sự đóng góp của Iran vào sự bất ổn ở Trung Đông, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và những nỗ lực tiềm tàng của Triều Tiên là những mối đe dọa đáng kể.
Phần lớn cuộc điều trần tập trung vào công nghệ - mối đe dọa từ các điện tặc, tầm quan trọng của sự phát triển các kỹ thuật đánh cắp tiên tiến và ảnh hưởng xấu của truyền thông xã hội.
Sau khi nghe các báo cáo, Phó Chủ tịch đảng Cộng hòa Marco Rubio thở dài nói: “Môi trường công nghệ ngày nay đang trao vào tay kẻ thù khả năng tàn phá”.
Warner ghi nhận nỗ lực mà Bắc Kinh đã đưa ra nhằm đưa công ty Trung Quốc Huawei trở thành công ty dẫn đầu về hệ thống 5G tiên tiến và cho biết ông lo ngại họ có thể thực hiện những nỗ lực tương tự trong các công nghệ mới nổi khác.
Lưu ý về mối nguy hiểm của việc xâm nhập vào các mạng máy tính quốc tế như vụ tấn công SolarWinds gần đây, Warner cho biết: “Chúng tôi cũng có thể muốn phát triển các quy tắc quốc tế mới trong đó một số loại tấn công bị cấm, cũng như chúng ta đã từng đạt được việc cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học”.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương William Burns, Tổng Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Paul Nakasone và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, Trung tướng Scott Berrier cũng điều trần tại Quốc Hội.
Burns cho biết gần một phần ba lực lượng lao động của CIA tập trung vào các vấn đề mạng.
Wray cho biết mạng xã hội đã trở thành “bộ khuếch đại chính” cho chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong nước và các ảnh hưởng ác ý từ nước ngoài. Wray nói: “Những thứ có thể tập hợp mọi người lại với nhau vì những lý do chính đáng cũng có khả năng gây ra đủ loại tác hại”.
Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã công bố một báo cáo sâu rộng về các mối đe dọa toàn cầu. Báo cáo của Hội đồng Tình báo Quốc gia cho biết dịch bệnh, khoảng cách giàu nghèo, biến đổi khí hậu và xung đột trong và giữa các quốc gia sẽ đặt ra những thách thức lớn hơn. COVID-19 đã làm trầm trọng thêm một số vấn đề đó.
Source:Reuters
VietCatholic TV
Thảm kịch gia đình của Đức Tổng Giám Mục Naumann. Số người chết vì COVID-19 của Brazil có thể vượt xa Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:40 14/04/2021
1. Israel dành ra hai phút im lặng để tưởng nhớ các nạn nhân của Holocaust
Lúc 10g địa phương ngày thứ Năm 8 tháng Tư, còi báo động vang lên trên toàn quốc. Giao thông dừng lại và những người lái xe ô tô bước ra khỏi xe của họ để đứng trong hai phút để tưởng nhớ những người đã chết vì Holocaust, tức là cuộc diệt chủng người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã.
Tại Ngày tưởng nhớ Holocaust năm ngoái, với việc người Israel bị nhốt trong nhà do các quy định liên quan đến COVID-19, hầu hết các buổi lễ đều được tổ chức trực tuyến.
Năm nay, các cuộc họp mặt gia đình được cho phép trở lại ở Israel, nơi tỷ lệ lây nhiễm đã giảm đáng kể và các cơ sở du lịch đã chào đón du khách.
Tử vong tại Israel tính đến ngày thứ Sáu 9 tháng Tư là 6,279 người, trong số 835,486 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó, có 13 người chết vì coronavirus và 217 trường hợp mới nhiễm bệnh.
Source:Reuters
2. Số người chết vì COVID-19 của Brazil có thể vượt xa Mỹ
Số ca tử vong do COVID-19 đang gia tăng mạnh ở Brazil, và nếu cứ tiếp tục theo đà này, nó có thể vượt qua Hoa Kỳ. Hôm thứ Ba, lần đầu tiên số ca tử vong trong một ngày đã vượt qua 4,000 người.
Với gần 337,000 sinh mạng bị mất vì đại dịch, số người chết vì COVID-19 của Brazil chỉ xếp sau Mỹ, nơi trung bình số người chết hàng ngày đạt mức cao nhất là 3,285 người vào tháng Giêng.
Nhưng trong khi tiêm chủng có thể giúp kiềm chế sự bùng phát ở Mỹ, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Brazil đang bị quá tải.
Cả nước đã chứng kiến những kỷ lục mới liên quan đến số ca tử vong vì COVID-19 trong hai tháng qua.
Tình hình tại Brazil được cho là vì một biến thể dễ lây lan hơn, trong khi người dân không tuân giữ các khoảng cách xã hội.
Các thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ nghèo đói đã tăng gần gấp ba lần vì đại dịch làm suy yếu nền kinh tế.
Marcelo Nery, giám đốc một tổ chức tư vấn về phát triển Brazil, nói rằng cần phải tập trung nhiều hơn vào vắc-xin.
“Hỗ trợ tài chính không phải là một giải pháp cho vấn đề. Giải pháp có thể là tiêm vắc xin. Chừng nào vắc-xin còn chưa đến, chúng ta cần các giải pháp cho phép mọi người tuân thủ khoảng cách xã hội và ở nhà”.
Tổng thống Jair Bolsonaro đã bắt đầu cho sử dụng vắc xin mà ông từng khinh bỉ, mặc dù ông vẫn tiếp tục đấu tranh tại tòa án để chống lại những hạn chế liên quan đến khoảng cách xã hội.
Ông cũng đang chịu áp lực của các chính trị là phải gia tăng các hành động đối phó.
Bolsonaro đã đáp trả các áp lực bằng việc thay đổi nửa tá bộ trưởng vào đầu tuần này, đưa những người trung thành vào các vị trí quan trọng trước chiến dịch tái tranh cử có khả năng gặp nhiều khó khăn vào năm tới.
Source:Reuters
3. Thảm kịch gia đình của Đức Tổng Giám Mục Naumann đã hình thành niềm tin của ngài vào sự thánh thiêng của cuộc sống như thế nào
Trong tư cách là chủ tịch ủy ban ủng hộ phò sinh của các giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Naumann đã mạnh mẽ bảo vệ sự thánh thiêng của cuộc sống nhưng ít ai biết rằng lịch sử bi kịch của gia đình ngài đã định hình niềm tin của ngài về phẩm giá con người - từ các thai nhi và những đứa trẻ sơ sinh đến các tội nhân bị kết án tử hình.
“Mỗi cuộc đời đều đáng giá đến nỗi Chúa Giêsu đã hiến mạng sống trên đồi Canvê cho mỗi người chúng ta. Và điều đó không biến mất, ngay cả khi chúng ta là thủ phạm của một tội ác bạo lực,” Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Thành phố Kansas cho biết trong một cuộc phỏng vấn với EWTN Pro-Life Weekly phát sóng vào tối thứ Năm, ngày 8 tháng Tư.
Năm 1948, khi Naumann vẫn còn trong bụng mẹ, cha của ngài đã bị sát hại.
Tuy nhiên, mẹ ngài có một đức tin sâu sắc và sự ủng hộ mạnh mẽ từ gia đình và giáo xứ, bà đã nuôi dạy các con trai của mình mà không có thái độ báo thù. Đức Cha Naumann đã mang theo giáo huấn này của mẹ mình trong tư cách là chủ tịch ủy ban phò sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, ủng hộ một nền văn hóa sự sống bảo vệ những đứa trẻ chưa sinh và nỗ lực để chấm dứt án tử hình.
“Dưới con mắt của Thiên Chúa, chúng ta được tạo ra theo hình ảnh của Ngài, và chúng ta luôn có phẩm giá. Và Chúa đã đến để cứu chuộc chúng ta”, ngài nói với EWTN Pro-Life Weekly. “Từ trên thập tự giá, Ngài vẫn tha thứ cho những kẻ hành hình Ngài. Một khi chúng ta hiểu rằng chúng ta cần lòng thương xót của Thiên Chúa, thì chúng ta muốn mở rộng lòng thương xót đó cho người khác”.
“Cho dù đó là đứa trẻ chưa sinh ra trong một ca mang thai khó khăn, hay đó là một người tử tù - mọi sự sống đều thánh thiêng, và việc hủy hoại sự sống luôn luôn là điều Phúc âm lên án”, Đức Cha Naumann nói.
Ngài nhìn nhận có những hoàn cảnh phải lấy đi mạng sống của người khác, chẳng hạn như tự vệ để bảo vệ mạng sống mình hay của nhiều người khác, “nhưng đối với hình phạt tử hình, xã hội của chúng ta có những lựa chọn thay thế khác, có những cách thức hiệu quả mà chúng ta vừa có thể bảo vệ mọi người khỏi bọn tội phạm bạo lực vừa thực sự mang đến cho họ cơ hội hoán cải,” ngài nói.
Cha của Naumann là một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp từng phục vụ trong Thế chiến thứ hai. Đến tháng 12 năm 1948, vợ ông mang thai đứa con thứ hai của họ - là Đức Cha Naumann.
“Chính xác là một tuần trước lễ Giáng sinh. Ông đã đi làm vào ngày hôm đó, và không bao giờ về nhà. Ông ấy đã bị sát hại khi đang làm việc”, Đức Cha Naumann nói về cha mình là Ông Fred, người quản lý một cửa hàng rượu ở St. Louis.
Sau khi Fred đuổi một nhân viên về nhà vì say xỉn trong công việc, người đàn ông này đã cắt cổ ông, giết chết ông. Fred bỏ lại một người vợ và hai con trai, một dưới hai tuổi và một còn trong bụng mẹ.
“Đó là một bi kịch ảnh hưởng đến quỹ đạo của cuộc sống gia đình của chúng tôi trong nhiều thập kỷ”, Đức Cha Naumann nói.
Tuy nhiên, bất chấp bi kịch, Đức Cha Naumann cho biết mẹ anh vẫn giữ một đức tin sâu sắc - và nuôi dạy các con trai của bà để họ có cùng đức tin đó.
“Mẹ tôi vẫn có hy vọng và niềm vui, bởi vì Mẹ tôi tin vẫn còn có Chúa Giêsu, Mẹ tôi vẫn biết rằng Chúa có sứ mệnh cho bà và mục đích cho bà, và tôi nghĩ đó thực sự là điều đã đưa Mẹ tôi vượt qua bi kịch đó”, Đức Cha nói.
Source:Catholic News Agency
Nỗi buồn của ĐTGM Bernard Hebda trước cảnh cướp phá. Cảnh sát London xin lỗi người Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:23 14/04/2021
1. Đức Tổng Giám Mục St Paul-Minneapolis cầu nguyện cho hòa bình sau vụ bắn Daunte Wright
Hôm thứ Hai, Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda của Saint Paul và Minneapolis đã cầu nguyện cho tất cả các bên liên quan đến vụ cảnh sát bắn Daunte Wright.
“Tôi đã cầu nguyện cho [Wright] được nghỉ yên muôn đời, cho gia đình anh ấy và cho tất cả những người yêu mến anh ấy”, Đức Tổng Giám Mục Hebda nói hôm 12 tháng 4. Ngài nói thêm rằng ngài “cũng đang cầu nguyện cho viên cảnh sát trung tâm Brooklyn có liên quan đến vụ nổ súng, và cho gia đình và bạn bè của cô ấy. Tôi nghĩ rằng họ đang đau buồn theo một cách khác”.
Ngày 11 tháng 4, tại một trạm dừng giao thông ở Trung tâm Brooklyn, ngoại ô Minneapolis-Saint Paul, các nhân viên cảnh sát đã cố gắng bắt giữ Wright, một người đàn ông da đen, vì có lệnh truy nã anh ta. Sau khi Wright chống lại sự bắt giữ, và nhào vào trong xe của mình bỏ chạy, một trong những cảnh sát đã bắn anh ta. Wright đã lái xe vài dãy nhà trước khi đâm vào một phương tiện giao thông khác. Anh ta chết ngay tại hiện trường vụ tai nạn.
Sau khi xem đoạn phim quay bằng camera gắn trên người các nhân viên cảnh sát, lãnh đạo cảnh sát ở Trung tâm Brooklyn Minnepolis cho biết người nữ cảnh sát viên đã bắn Daunte Wright, một thanh niên da đen 20 tuổi, đã vô tình rút súng ngắn thay vì khẩu Taser khi cô bắn anh ta.
“Tôi không thể nói gì để giảm bớt nỗi đau cho gia đình Daunte Wright,” Cảnh sát trưởng Trung tâm Brooklyn, Tim Gannon cho biết trong cuộc họp báo chiều thứ Hai.
Tại cuộc họp báo, Gannon đã phát đoạn phim về vụ việc, trong đó cho thấy một viên chức cảnh sát đang cố gắng còng tay Wright bên ngoài xe của anh ta khi Wright đột ngột nhảy vào trong.
Vụ bắn Wright xảy ra trong khi phiên tòa xét xử Derek Chauvin, một cảnh sát Minnesota, người bị buộc tội giết George Floyd, đang gây ra căng thẳng trên toàn quốc. Sự kết hợp của các sự kiện đã gây ra các cuộc biểu tình, bạo loạn và cướp bóc khắp Minneapolis. Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được triển khai và lệnh giới nghiêm đã được áp dụng.
“Trong khi những dấu hiệu ban đầu chỉ ra rằng vụ nổ súng là vô tình”, vị tổng giám mục nói, “Tôi khuyến khích các điều tra viên từ Cục Điều tra Hình sự hoàn thành một cuộc điều tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ phán quyết cá nhân nào về những gì đã xảy ra”.
Đức Cha Hebda kêu gọi cộng đồng “tạm dừng và cầu nguyện, đặc biệt là trong thời gian căng thẳng vốn đã dâng cao này do vụ xét xử Chauvin”. Đức Tổng Giám Mục cũng đề cập rằng ông đã “được khuyến khích và truyền cảm hứng bởi những lời cầu xin hòa bình tiếp tục đến từ gia đình của George Floyd”.
Ngài kết luận bằng cách yêu cầu rằng “tất cả chúng ta hãy dành thời gian hàng ngày để cầu nguyện cho công lý, nhưng cũng cầu nguyện cho hòa bình trong gia đình và cộng đồng của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
2. Thẩm phán Rôma ra lệnh bắt giữ nghi phạm trong vụ mua bán bất động sản ở Luân Đôn
Hôm thứ Hai, một thẩm phán ở Rôma đã ra lệnh bắt giữ một doanh nhân người Ý sống ở Luân Đôn, là nghi phạm chính trong cuộc điều tra kéo dài hai năm của Vatican về khoản đầu tư 350 triệu euro, tức là 416 triệu Mỹ Kim, của Tòa Thánh vào một liên doanh bất động sản ở Luân Đôn.
Thẩm phán Corrado Cappiello nói rằng có một nguy cơ “hoàn toàn cụ thể” rằng Gianluigi Torzi có thể bỏ trốn nếu anh ta không bị bắt giữ, và nói thêm rằng có bằng chứng cho thấy anh ta đã tham gia vào một “chiến lược kinh tế nhằm lừa đảo” các cơ quan thuế vụ.
Các luật sư của Torzi ngay lập tức đệ đơn phản đối lệnh này trước khi nó được chuyển cho Interpol và cảnh sát Anh. Họ lưu ý trong một tuyên bố rằng một thẩm phán người Anh gần đây đã bác bỏ phần lớn các khiếu nại của Vatican chống lại Torzi trong một phán quyết có liên quan đến tài sản nêu trên.
Các công tố viên của Vatican đã cáo buộc Torzi tống tiền Tòa thánh 15 triệu euro (17.8 triệu Mỹ Kim) để chuyển quyền sở hữu một tòa nhà sang trọng ở Luân Đôn mà Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là cổ đông lớn. Cả anh ta và tất cả những người đang bị điều tra đều không bị truy tố.
Vatican đã bắt Torzi trong 10 ngày vào tháng 6 năm ngoái sau khi anh ta đến Quốc Gia Thành phố Vatican để thẩm vấn về vai trò của anh ta trong thỏa thuận Luân Đôn.
Source:Crux
3. Nhà văn Do Thái nói: Những người công chính giữa các dân nước cũng cần được ghi nhớ
Theo con trai của một người sống sót trong cuộc diệt chủng người Do Thái, gọi tắt là Holocaust, số người sống sót trong thảm họa Holocaust đang giảm dần. Điều đó có nghĩa là những người “công chính giữa các dân nước” đã cứu những người Do Thái gần như chắc chắn không còn bao nhiêu.
“Về phía cha tôi, ông bà nội và bác tôi đều sống sót ở Ý nhờ lòng tốt, sự dũng cảm và lòng nhân bản của những người đã cứu họ khi đó”, Jonathan Sacerdoti, một nhà văn và nhà báo phát thanh truyền hình ở Luân Đôn, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Catholic News Service vào hôm thứ Tư 9 tháng Tư.
Ba trong số những người đã bảo vệ cha, chú và ông bà của Sacerdoti đã được Yad Vashem, là đài tưởng niệm chính thức của Israel cho các nạn nhân của Holocaust, công nhận là Người Công Chính Giữa Các Dân Nước. Những vị này bao gồm mẹ bề trên của một tu viện đã nhận các cậu bé, 5 tuổi và 3 tuổi, vào năm 1943, và mẹ của chúng; và hai linh mục đã sắp xếp nơi ẩn náu mới ở Ý khi Đức quốc xã đến quá gần.
Năm 2009, Cesare Sacerdoti, và anh trai của mình, Vittorio, đã lần theo dấu vết và gặp hai nữ tu Gennarina và Caterina, là những người đã chăm sóc họ khi còn nhỏ trong tu viện trong suốt thời kỳ Holocaust.
“Làm thế nào chúng ta tôn vinh các ‘thiên thần’ của Holocaust khi họ không còn sống?” là bài viết của anh cho tạp chí Spectator. Bài báo được đăng ngày 8 tháng 4, là ngày được Israel gọi là Yom HaShoah, hay Ngày tưởng nhớ Holocaust.
Source:Crux
4. Tòa Án Tối Cao Ấn Độ bênh vực quyền thay đổi tôn giáo
Trong phán quyết được đưa ra hôm 9 tháng Tư, tòa án tối cao Ấn Độ khẳng định rằng bất kỳ công dân nào ở tuổi trưởng thành đều được tự do chọn lựa tôn giáo như ý của họ. Việc đề ra một đạo luật cấm thay đổi tôn giáo là điều trái với hiến pháp quốc gia, vì hiến pháp bảo đảm mỗi công dân có quyền tuyên xưng, thực hành và phổ biến tôn giáo mà họ chọn lựa. “Có một lý do, theo đó từ “phổ biến” được viết trong hiến pháp”.
Giáo Hội Công Giáo bày tỏ vui mừng vì phán quyết của tòa án tối cao bởi lẽ quyết định này tạo nên một tiền lệ quan trọng, giữa lúc nhiều bang ở Ấn Độ, dưới sự thúc đẩy của đảng Ấn giáo BJP, đang du nhập những đạo luật gọi là chống các cuộc “cưỡng bách cải đạo”.
Cha Babu Joseph, cựu phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ấn Độ, nói với hãng tin Ucan rằng phán quyết của tối cao pháp viện đến đúng lúc, vì có những nhóm phò Ấn giáo đang lớn tiếng đòi ban hành một đạo luật toàn quốc cấm cải đạo và tố cáo các thừa sai Kitô dùng các phương pháp mà họ gọi là “lừa đảo” để hoán cải những người dalit cùng đinh, nghèo khổ và dân bộ lạc theo Kitô giáo.
Cho đến nay, có tám bang tại Ấn đã ban hành luật cấm cải đạo và thường nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số, như Hồi giáo và Kitô giáo tại nước này. Tất cả tám bang đó đều do đảng BJP cai trị. Mới đây, các bang đó còn nới rộng luật và áp dụng cho các hôn phối, đặc biệt là các cuộc kết hôn giữa những đàn ông Hồi giáo và các phụ nữ không thuộc Hồi giáo. Họ nhân danh chủ trương chống các cuộc cưỡng bách hoặc lường gạt để dụ người ta theo đạo, nhưng trong thực tế họ nhắm lên án mọi cuộc cải đạo và giới hạn quyền tự do tôn giáo của các nhóm tôn giáo thiểu số.
Source:UCANews