Phụng Vụ - Mục Vụ
Các vết sẹo
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:30 14/04/2020
Chúa Nhật 2 Phục Sinh
Trong mùa Phục Sinh, các bài đọc sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến với các môn đệ Ngài đều “cho các ông xem tay chân và cạnh sườn” là những vết thương cuộc khổ nạn của Ngài. Chính trong cộng đoàn bị thương tích, đau đớn và vỡ mộng này, Chúa Giêsu đã đến, mang theo những lời tha thứ và chữa lành: “Bình an cho anh em”.
Điều quan trọng được Thánh Kinh ghi nhận là thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn, vẫn còn lỗ đinh ở chân tay và vết giáo đâm ở cạnh sườn. Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành nay thành những vết sẹo.Tôma muốn sờ đến để biết chắc Thầy đã sống lại. Khi Chúa Phục Sinh mời gọi Tôma: “hãy đặt ngón tay vào lỗ đinh và hãy đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn”, chắc hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh. Khi ấy, Tôma khám phá thật sâu một Tình Yêu.Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại.Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông. Các vết sẹo của Thầy đã chữa lành vết thương hoài nghi của Tôma. Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân. Ông thoát ra khỏi sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập, để bước vào thế giới của lòng tin. Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy. Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy, nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông.
Tại sao thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang các thương tích của cuộc khổ nạn? Các vết sẹo ấy có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
1. Những vết sẹo giúp các môn đệ nhận ra Chúa
Chúa Giêsu Phục sinh giúp các môn đệ nhận ra Ngài nhờ những vết sẹo. Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn. Những vết sẹo nói lên một điều quan trọng: Thầy chính là Đấng đã bị đóng đinh và đâm thâu; Thầy đã chết nhưng Thầy đã thắng được tử thần. Các môn đệ mặc dầu được tiên báo trước về cuộc Phục sinh (Mt 18,31-34), nhưng những tang tóc và lo sợ xâm chiếm hết tâm hồn họ lúc này. Cho nên để họ được an tâm và bình an hơn, Chúa nói: “hãy xem chân tay Thầy đây...”. Thân xác phục sinh của Chúa bây giờ vẫn còn mang những dấu vết của cuộc thụ nạn như các dấu đinh, lằn roi... Chúa bảo họ cứ sờ vào đó để khỏi còn phải nghi ngờ về bóng ma hay thần linh nào khác “Chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39); “Người đưa tay chân ra cho các ông xem” (Lc 24,40). Bàn tay mang dấu đinh là bàn tay nhen lửa và nướng cá bên biển hồ Tibêria. Bàn tay trao tấm bánh đời mình trong bữa Tiệc Ly bây giờ trao tấm bánh mình mới nướng cho môn đệ.(x.Ga 21,1-14).
Chúa Giêsu Phục sinh mang các vết sẹo như là chiến tích vĩnh cửu. Các Tông đồ đã thấy được thân xác vinh quang Phục sinh của Chúa.
Thân xác Chúa Phục sinh cũng là thân xác trước khổ nạn, nhưng nay không còn bị lệ thuộc vào không gian vào thời gian như thân xác trước nữa. Chúa ra khỏi mồ (Lc 24,3), Chúa vào giữa nhà các Tông đồ đang cửa đóng then cài (Ga 20,19), Chúa đi trên biển (Ga 21,7). Vì thế, thánh Phaolô gọi thân xác phục sinh của Chúa là thân xác thiêng liêng, chí thiện (1Cr 15,40). Thánh Thần tràn ngập trong thân xác ấy.Thân xác Chúa Kitô Phục Sinh được Kinh Thánh gọi là: bất tử (1Cor 15,53), bất diệt, linh thiêng (1Cor 15,44), bất khả thực (Kh 7,16), huyền diệu (Mt 28,1; Ga 20,19). Lanh lẹ (Lc 24,26). Chúa Kitô Phục Sinh đã cởi bỏ tất cả những yếu hèn của nhân loại như đói khát, mệt mỏi. Dù Chúa có ăn uống chút ít, song đó không phải là nhu cầu tự nhiên. Nhưng Chúa làm như vậy để các Tông đồ xác tín hơn rằng Ngài đã sống lại thật với cùng một thân xác trước kia.
2. Những vết sẹo là chứng tích của tình yêu cao cả
Thương tích trên thân thể phục sinh của Chúa Giêsu là một nhắc nhở rằng, Ngài là Thiên Chúa nhưng cũng là một con người như chúng ta, và Ngài đã chịu đau khổ để thông cảm với mọi đau khổ của loài người và để làm gương cho chúng ta.
Khi nhìn đến Chúa Giêsu với các thương tích của cuộc khổ nạn, chúng ta sẽ cảm thấy an ủi hơn, gần gũi hơn với Thiên Chúa và cố gắng vươn lên, không chìm đắm trong buồn sầu cay đắng, không tầm thường hóa cuộc đời trong tội lỗi và vững tin rằng, sự sống lại vinh hiển có giá trị hơn đời này gấp bao lần mà chính Chúa Giêsu đã mở đường đi về sự sống mới.
Qua cuộc khổ nạn mà các vết sẹo vẫn còn lưu lại trên thân thể, Chúa Giêsu Phục Sinh muốn nói với chúng ta rằng sự đau khổ, trong ý nghĩa tích cực là những hy sinh có giá trị cứu độ. Với các vết sẹo ấy, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng, đau khổ không là một bất hạnh cần phải lẫn tránh, mà tội lỗi gây ra đau khổ mới là điều xấu xa cần phải tránh xa.
Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi ban chính Người Con Một; và Người Con Một đã yêu cho đến cùng, đã chịu khổ nạn với trái tim bị đâm thâu khi tự hiến trên thánh giá. Chúng ta cũng phải đáp trả sao cho cân xứng với tình yêu ấy.
3. Những vết sẹo là dấu chứng của phục sinh
Thân xác Chúa Phục Sinh mang những vết sẹo cuộc khổ nạn. Những cái sẹo ấy sẽ ở mãi với Ngài trên thiên quốc. Những cái sẹo gợi lên những kỷ niệm buồn phiền, thất bại, đớn đau. Nhưng nếu không có những cái sẹo thì cũng chẳng có phục sinh. Chúa Giêsu vượt thắng sự chết, đập tan quyền lực của tử thần, Ngài phục sinh và bước vào một cuộc sống mới viên mãn hơn, vững bền hơn. Dẫu rằng vẫn còn đó những dấu vết của thương đau, những vết sẹo của bạo lực bất công, nhưng giờ đây Ngài đã khởi sự một sự sống bất diệt, vượt trên vòng lao lý của khổ đau, của giới hạn kiếp người, Ngài đã bước vào thế giới của niềm vui, của Tình Yêu!
Đức Giêsu đã không lạ lẫm với đau đớn, âu lo, thất bại và nỗi cô đơn. Người biết sự phản bội của bạn hữu. Người đã mang lấy những vết thương hữu hình và vô hình vì nhân loại. Chúng ta cũng vậy, không chỉ mang lấy những vết thương của mình, mà còn cưu mang những thương tổn của những người ta yêu mến, những người gặp hoạn nạn và bệnh tật. Chúng ta cũng thổn thức với những âu lo, đau khổ của thế giới trong những tháng ngày dịch bệnh virut Vũ hán. Giờ đây, ánh sáng của Thiên Chúa đã chiếu sáng xuyên qua bóng tối của ngôi mộ, chúng ta không còn phải lo sợ về cái chết cuối cùng nữa.Con người chúng ta, ai cũng thường mang những vết sẹo trên thân xác. Có những vết sẹo gợi lại cả một vùng trời kỷ niệm. Nếu hiểu cuộc phục sinh của Chúa Giêsu là sự vượt qua nghịch cảnh để bước vào đời sống mới, thì mỗi khi một cá nhân, một gia đình hoặc một tập thể vượt qua được những nghịch cảnh của đời mình thì cũng có thể gọi đó là sự phục sinh! Trước khi thụ nạn, Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ về những thống khổ như là nỗi đau quặn của một phụ nữ khi sinh nở, để sau đó có được niềm vui khi một mầm sống mới được khai sinh (Ga 16, 20-22).
Ngày 23/9/1968, cha Piô Năm Dấu, vị linh mục nổi tiếng dòng Capucinô đã qua đời trong một tu viện tại nước Ý. Ngài nổi tiếng vì được Chúa in năm dấu thánh trên thân thể suốt 50 năm. Năm dấu thánh đó là năm vết thương của Chúa được in trên hai tay, hai chân và cạnh sườn cha Piô. Những vết thương đó thường rỉ máu và làm cho ngài đau đớn khôn tả. Ngài được khám nghiệm y khoa và được kiểm chứng bằng khoa học nhiều lần. Nhưng tất cả các nhà chuyên môn đều không thể giải thích được hiện tượng này và cũng không có cách nào chữa trị được các vết thương đó.Ngày 02/5/1999 ngài được phong chân phước và ngày 16/6/2002 được phong hiển thánh bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Cha thánh Piô đã được in năm dấu thánh để được hiệp thông với sự đau khổ của Chúa Giêsu. Đó cũng là những chứng tích niềm tin cho một thế giới “cứng lòng tin” hôm nay. Chúng ta cũng hãy mang lấy những dấu tích đau thương của Chúa không phải nơi thân xác nhưng trong tâm hồn và cuộc sống chứng nhân, để làm cho niềm tin được tỏa sáng đến mọi người.
Như mùa Xuân sau Đông tàn, Phục sinh mãi mãi vọt lên trong đời sống chúng ta những chồi lộc ân sủng, những sức sống tươi trẻ. Tin vào Đấng Phục Sinh là thắp lên ánh sáng mới, là đón nhận tình yêu mới cho mùa Xuân tâm hồn.
Suy niệm Tuần 2A sau Phục Sinh - Kính Lòng Chúa Thương Xót
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:19 14/04/2020
(Ga 20, 19-31)
ĐỨC TIN.
Chiều ngày thứ nhất trong tuần,
Cửa nhà đóng kín, quây quần bên nhau.
Tông đồ lo lắng buồn đau,
Tinh thần hoảng sợ, núp sau người đời.
Giê-su hiện đến diệu vời,
Bình an chúc phúc, cho người mến tin.
Cạnh sườn đâm thấu trái tim,
Chân tay lủng lỗ, ngắm nhìn Thầy đây.
Vui mừng xem thấy dấu nầy,
Thổi hơi phán bảo, ban đầy ơn thiêng.
Thánh Thần ân sủng thiêng liêng,
Cầm quyền tháo cởi, ơn riêng chúc lành.
Tô-ma vắng mặt khuyết danh,
Mong chờ Chúa đến, thi hành thanh minh.
Không tin Chúa đã phục sinh,
Đòi tìm dấu lạ, chứng minh rõ ràng.
Tám ngày tụ họp ngỡ ngàng,
Chính Thầy đứng giữa, bàng hoàng xác thân.
Tô-ma xem thấy thân trần,
Dục lòng tin kính, tinh thần lạc an.
Chúa Phục sinh là một sự kiện vượt ra ngoài trí hiểu của con người. Phần linh thiêng thì vượt giới hạn của khoa học thực nghiệm. Khi nghe Chúa sống lại, người ta không khỏi bỡ ngỡ. Có người cho đó là điều hoàn toàn vô lý. Vô lý thật, đối với suy tưởng của con người vô thần. Thoạt đầu các tông đồ của Chúa cũng đã có những người nghi ngờ và hoang mang.
Chúa sống lại đã hiện ra nhiều lần với nhiều nhóm người khác nhau. Chúa đã hiện ra để củng cố niềm tin cho các ông. Cho dù các tông đồ đã được báo trước, được chỉ dậy cặn kẽ, được chứng kiến nhiều phép lạ Chúa đã làm, nhưng các tông đồ không thể hiểu. Các ông có niềm tin nơi Chúa, nhưng các ông cũng cần có những bằng chứng cụ thể. Tông đồ Tôma nhất định không tin nếu ông không được xỏ ngón tay vào lỗ đinh nơi bàn tay thương tích của Thầy.
Nghe tin Chúa sống lại, nhiều tông đồ nghĩ đó là truyện hoang tưởng. Có tông đồ đã chán nản bỏ đoàn trở về quê nhà lo sinh sống. Có ông ở lại đóng kín cửa trong sự sợ hãi trốn lánh. Sự kiện Chúa sống lại không dễ thuyết phục niềm tin của các tông đồ. Từng bước Chúa đã xuất hiện để qui tụ, gặp gỡ và chia xẻ với họ. Niềm tin lớn dần. Chính qua sự nghi ngờ và hoang mang lúc ban đầu đã dẫn đưa các tông đồ tới niềm xác tín vào sự sống lại của Chúa. Sau cùng các ngài đã trở thành những chứng nhân hùng hồn nhất. Hầu hết các ngài đã lấy chính sự sống mình để chứng minh niềm tin vào Chúa Kitô sống lại.
Chúng ta lãnh nhận đức tin qua Giáo Hội. Đức tin là một ân huệ và cũng là một hạt giống được gieo vào tâm hồn. Hạt giống đức tin cần được biến đổi, nẩy mầm và phát triển để sinh hoa kết quả trong cuộc sống. Có người nói rằng đi đạo tại tâm, đạo tại trong lòng. Không cần phải tham dự thánh lễ hay sinh hoạt đạo giáo gì cả. Thánh Giacôbê nói rằng: Đức tin không việc làm là đức tin chết. Thánh Tôma đã nghi ngờ Chúa đã sống lại và đòi Chúa cho dấu chỉ. Chúa đã cho ông thấy bàn tay và cạnh sườn bị đâm thâu. Ông thấy và ông đã tin. Tiếp theo Chúa Giêsu phán rằng phúc cho ai không thấy mà tin.
Chúng ta thừa huởng kho tàng niềm tin qua Giáo Hội và qua các chứng nhân anh hùng tử đạo. Các ngài đã đổ máu đào chứng minh vào Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta đặt niềm tin tưởng nơi Chúa, chúng ta sẽ không bị thất vọng. Vì Chúa là sự sống và là sự sống lại. Hy vọng cùng đích của cuộc đời chúng ta là được kết hợp với Chúa trong sự sống đời đời.
TUẦN 2 MÙA PHỤC SINH
THỨ HAI
Gioan 3: 1-8
Vào Mùa Phục Sinh, chúng ta trở lại với Tin Mừng Chúa Giêsu đã rao giảng. Ông Nicôđêmô thuộc nhóm biệt phái nhưng ông có lòng thành muốn tìm hiểu về đạo mới. Ông nhận biết Chúa Giêsu đến từ Thiên Chúa qua các dấu lạ Chúa đã làm. Chúa Giêsu nói với ông: Nếu ai không sinh lại từ trên, thì không thể vào nước Chúa. Nicôđêmô rất chân thành, ông nói: Một người đã già, làm sao có thể được sinh ra nữa.
Chúa Giêsu đáp: Nếu ai không sinh ra bởi nước và Thánh Thần, thì không thể vào nước Thiên Chúa. Sinh lại bởi nước và Thánh Thần là sinh lại qua Bí Tích Rửa Tội. Bí Tích Rửa Tội là cửa ngõ đưa chúng ta gia nhập vào nước Chúa và cho chúng ta quyền làm con dân của Nước Chúa. Ông Nicôđêmô chưa hiểu sự sinh lại trong Chúa Thánh Thần.
Trong đạo Do Thái, họ tôn thờ Thiên Chúa duy nhất, Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacob. Họ không chấp nhận Thiên Chúa trong ba ngôi vị. Họ không chấp nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và cũng không hiểu Ngôi Ba Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần tác động trong cuộc sống.
Qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được sinh lại làm con Chúa. Chúa nói rằng: Sự gì sinh bởi xác thịt là xác thịt, và sự gì sinh bởi Thần khí là Thần khí. Chúng ta được sinh trong Thần khí của Chúa để trở nên dưỡng tử và đáng dự phần gia nghiệp.
THỨ BA
Gioan 3: 7b-15
Chúa Giêsu đối thoại với ông Nicôđêmô về sự sinh lại. Ông không thể hiểu làm sao việc đó có thể xảy ra được. Chúa Giêsu nói: Nếu tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, thì khi tôi nói những sự trên trời, làm sao các ông tin được. Chúa Giêsu đã giải thích cho ông Nicôđêmô về sự sinh lại bởi Thánh Thần. Thánh Thần như gió muốn thổi đâu thì thổi, chúng ta nghe tiếng gió nhưng không biết gió từ đâu đến.
Trong công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, có sự cộng tác chặt chẽ của cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Ba Ngôi liên kết trong tình yêu. Chúa Giêsu không cứu chuộc nhân loại một mình nhưng liên kết trong Thánh Thần. Khi lãnh nhận Bí Tích rửa tội, chúng ta cũng được sinh lại trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Qua Bí Tích này, chúng ta được sinh làm con Chúa, được hưởng nhờ ơn cứu chuộc và được thánh hóa trong ân sủng.
Khi Chúa Giêsu chịu treo trên thánh giá, Chúa sẽ kéo mọi người lên cùng Chúa. Ai tin vào Chúa thì được sự sống đời đời. Với kiến thức tự nhiên, ông Nicôđêmô không hiểu được lời Chúa. Ông cần có ơn Chúa, giúp mắt tâm hồn được mở ra để ông nhận biết ơn Chúa cứu độ. Có biết bao người tài giỏi và khôn ngoan nhưng họ không thể hiểu về giá trị của thánh giá cũng như Bí Tích Rửa Tội. Cầu xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng để mọi người nhận biết về công cuộc cứu độ.
THỨ TƯ
Gioan 3: 16-21
Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài để tất cả những ai tin vào Con sẽ được sống đời đời. Tin vào Con Chúa sẽ được sống đời đời. Tin là bước đầu đi vào con đường tình yêu. Tin thôi chưa đủ nhưng phải sống niềm tin của mình. Có người tin ngoài miệng, có người tin trong trí khôn, và có người tin trong trái tim. Tin vào Chúa là đặt trọn niềm cậy trông vào Chúa.
Chúa nói rằng: Ai có đức tin bằng hạt cải, có thể khiến biến núi dời non. Vậy đức tin là một ơn ban từ Thiên Chúa. Chúng ta không thể lãnh hội đức tin như những tri thức về khoa học vạn vật. Không phải chúng ta đọc hết bộ Kinh Thánh hay thấu hiểu nguồn gốc khảo cổ của các mảnh da thuộc chứa đựng Kinh Thánh là chúng ta có đức tin. Không phải chúng ta đọc sách, xem phim truyện đau khổ của Chúa là chúng ta biết Chúa và tin Chúa.
Tin vào Chúa sẽ có sự sống đời đời. Có nghĩa là tin vào tình yêu cứu độ của Chúa. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã hạ thân làm người đem tin mừng giải thoát chúng sinh khỏi vòng tội lỗi và bóng tối của ma qủi. Tin vào Chúa là bước theo Chúa và sống theo lời Chúa dạy. Tin ngoài miệng chưa đủ mà phải tin trong việc thực hành lời Chúa hằng ngày.
Hãy đến với Chúa vì Chúa là ánh sáng thế gian. Chúa đã đem ánh sáng soi tỏ cho những người đang ngồi trong tối tăm.
THỨ NĂM
Gioan 3: 31-36
Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng: Đấng từ trên cao mà đến thì ở trên hết mọi người, ai bởi đất mà ra thì thuộc về đất và nói những điều thuôc về đất. Con người bởi cát bụi, rồi sẽ trở về cát bụi. Con người được Thiên Chúa cho quyền bá chủ mọi loài trên mặt đất. Đây là vinh dự lớn lao nhất của loài người. Con người được Thiên Chúa trao ban cho linh hồn, trí khôn, lý trí và tự do để cộng tác với Thiên Chúa trong việc bảo trì vạn vật.
Con người được hân hạnh tham dự vào một chút chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Vũ trụ mênh mông bao la đều thuộc về Thiên Chúa. Con người bởi đất mà ra thì sẽ nói những sự thuộc dưới đất. Cho dù con người có thông minh lỗi lạc đến đâu đi nữa, cũng chỉ là loài thụ tạo hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa. Chúa rút hơi thở, chúng sẽ tiêu tan.
Có Đấng cao trọng từ trời xuống mặc khải những sự trên trời nhưng con người đã chối từ và khép kín khả năng Chúa ban để đón nhận. Con người là chi mà Chúa đã để ý chăm nom. Con người thuộc về đất lo tìm kiếm vật chất và những điều thuộc hạ giới nhưng Thiên Chúa muốn nâng con người lên cho tham dự vào thiên giới. Con người tẩy chay và chống đối Thiên Chúa. Ai tin vào Chúa sẽ có sự sống đời đời.
Chúa Giêsu nói rằng: Ai đón nhận lời chứng của Chúa, thì chứng nhận rằng Thiên Chúa là Đấng Chân Thật.
THỨ SÁU
Gioan 6: 1-15
Chúa Giêsu đi sang bên kia Biển Hồ, dân chúng theo Ngài rất đông. Họ mải mê theo Chúa và nghe lời Chúa giảng dạy. Chúa nuôi dưỡng họ bằng của ăn tinh thần là chính lời quyền năng của Chúa. Chúa chữa lành tất cả các bệnh tật của dân chúng. Chúa còn cho họ cả bánh và cá ăn thỏa thuê.
Chúa hỏi Philipphê: Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn? Ông thưa: Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút. Đúng thế, có cả ngàn người theo Chúa, bánh đâu mà phân phát. Chúa nhìn quanh, muốn có chút gì dâng biếu từ con người. Cậu bé thảo lảo có năm chiếc bánh và hai con cá. Đó là phần ăn của cậu bé. Cậu bé sẵn sàng biếu cho Chúa. Như hạt giống nẩy sinh từ đức bác ái. Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra thật nhiều để mọi người cùng được chia xẻ. Bánh và cá hóa ra dư tràn, dân chúng ăn no nê thỏa thích.
Chúa chỉ cần một chút thiện tâm từ con người, Thiên Chúa ban cho dư tràn thỏa thuê. Một lời Xin Vâng của Đức Maria, Thiên Chúa đã ban Con Một của mình cho nhân loại. Lòng quảng đại của Thiên Chúa không thua kém lòng từ bi của con người. Thiên Chúa đã ban nguồn sinh lực và của ăn muôn trùng trong lòng đất phì nhiêu. Chỉ cần con người mở rộng bàn tay chia xẻ, mọi người cũng sẽ được no đầy thỏa mãn. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết cho đi để được lãnh nhận.
THỨ BẢY
Gioan 6: 16-21
Chiều về, các môn đệ xuống thuyền hướng về Capharnaum. Thuyền của các môn đệ gặp cuồng phong đánh dạt, các ông phải lèo lái và chống đỡ hết sức. Khi đó, họ thấy bóng Thầy xuất, họ hoảng sợ. Nhưng Chúa Giêsu nói với họ: Chính Thầy đây, đừng sợ.
Các tông đồ mới chứng kiến việc Chúa làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều nuôi mấy ngàn người, giờ đây lại thấy sự lạ Chúa đi trên mặt biển đến với các ông. Còn có sự gì hãnh diện và vinh dự hơn nữa. Thầy của mình có thể làm được mọi sự Thầy muốn. Thầy có uy quyền vượt trên tất cả mọi giới hạn của luật tự nhiên. Ngay cả trong tư tưởng, các tông đồ cũng không có thể nghĩ tới. Tất cả việc lạ lùng Chúa thực hiện là muốn tỏ cho các môn đệ biết rằng Thiên Chúa đã yêu thương con người đến mức nào.
Các tông đồ cảm thấy thích thú và tin tưởng vào Thầy. Đôi khi vì quá cậy dựa và uy quyền của Chúa, các tông đồ cũng có những ý lầm lạc như khi Chúa đi qua miền đất Samaria, dân chúng không tiếp rước và đón nhận Chúa, các ông muốn Thầy xin lửa bởi trời thiêu rụi làng của họ. Chúa Giêsu làm các phép lạ không phải để khoe tài nhưng để tỏ lộ cho mọi người biết Thiên Chúa đang cư ngụ giữa loài người.
Chúa Giêsu chỉ làm phép lạ khi Ngài muốn để củng cố lòng tin và sinh ích cho phần rỗi đời đời của con người.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:27 14/04/2020
15. Vui vẻ có thể tăng cường dũng khí, khiến chúng ta kiên nhẫn sống qua cuộc sống tốt đẹp.
(Thánh Philip Neri)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:54 14/04/2020
94. ĂN BA BA ĐÁNH NGƯỜI
Thời nhà Tùy, thái bộc khanh Thôi Hoằng Độ là người rất khó phục vụ, ông ta nói với gia nhân:
- “Tụi bây không có ai có thể lừa dối ta”.
Có một lần, ông ta đang ăn thịt ba ba thì hỏi đầy tớ:
- “Ăn ngon chứ?”
Các đầy tớ liên tục trả lời:
- “Ngon, ăn ngon”.
Thôi Hoằng Độ nghĩ thầm:
- “Tụi mày không ăn làm sao có thể biết là ăn ngon chứ? Không phải là lừa ta sao?”
Thế là các gia nhân bị đánh một trận rất đau. Người trong kinh thành tức giận và nói:
- “Thà ăn ba đấu giấm chứ không thèm thấy mặt Thôi Hoằng Độ”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 94:
Con người ta, không ai là không một lần bị lừa dối và không ai là không một lần đã nói dối trong cuộc đời của mình, và trên cõi đất trời này con người ta ai cũng có thể lừa dối nhau, và có rất nhiều người bị dối bị gạt, cho nên chúng ta -những con người- chỉ có thể lừa dối nhau, chứ không ai có thể lừa dối được Thiên Chúa.
Con người ta lừa dối nhau cũng chỉ vì cái tâm tham lam, cái tâm tham danh vọng, cái tâm ích kỷ mà ra.
Lừa dối là nói không đúng sự thật, lừa dối là kiếm chuyện dối trá để xin xỏ, lừa dối là đem chuyện không có của người này nói thành cho có để bêu xấu họ, lừa dối là dối gạt người khác với lý do như thật... Có những người Ki-tô hữu lừa dối Thiên Chúa trong tòa cáo giải, họ xưng tội mà sợ linh mục giải tội biết tội mình, họ đi làm hòa với Thiên Chúa trong bí tích hòa giải nhưng lại nói dối Ngài qua vị linh mục ngồi tòa, bởi vì họ ngại linh mục biết họ là ai.v.v...
Chúng ta có thể lừa linh mục ngồi tòa cáo giải nhưng chúng ta không thể lừa dối Thiên Chúa, chúng ta sợ linh mục ngồi tòa biết tội mình mà không sợ Thiên Chúa biết tận tâm can của mình, chúng ta ngại linh mục ngồi tòa biết mình là ai mà không sợ Thiên Chúa là Đấng đã biết mình từ khi mình chưa sinh ra...
Con người ta rất ghét sự dối trá huống hồ là Thiên Chúa ! Ngài ghét tội lừa dối nhất, vì chính nó đã làm cho tâm hồn các con cái của Ngài biến thành nơi nuôi dưỡng thù hận và chia rẻ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời nhà Tùy, thái bộc khanh Thôi Hoằng Độ là người rất khó phục vụ, ông ta nói với gia nhân:
- “Tụi bây không có ai có thể lừa dối ta”.
Có một lần, ông ta đang ăn thịt ba ba thì hỏi đầy tớ:
- “Ăn ngon chứ?”
Các đầy tớ liên tục trả lời:
- “Ngon, ăn ngon”.
Thôi Hoằng Độ nghĩ thầm:
- “Tụi mày không ăn làm sao có thể biết là ăn ngon chứ? Không phải là lừa ta sao?”
Thế là các gia nhân bị đánh một trận rất đau. Người trong kinh thành tức giận và nói:
- “Thà ăn ba đấu giấm chứ không thèm thấy mặt Thôi Hoằng Độ”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 94:
Con người ta, không ai là không một lần bị lừa dối và không ai là không một lần đã nói dối trong cuộc đời của mình, và trên cõi đất trời này con người ta ai cũng có thể lừa dối nhau, và có rất nhiều người bị dối bị gạt, cho nên chúng ta -những con người- chỉ có thể lừa dối nhau, chứ không ai có thể lừa dối được Thiên Chúa.
Con người ta lừa dối nhau cũng chỉ vì cái tâm tham lam, cái tâm tham danh vọng, cái tâm ích kỷ mà ra.
Lừa dối là nói không đúng sự thật, lừa dối là kiếm chuyện dối trá để xin xỏ, lừa dối là đem chuyện không có của người này nói thành cho có để bêu xấu họ, lừa dối là dối gạt người khác với lý do như thật... Có những người Ki-tô hữu lừa dối Thiên Chúa trong tòa cáo giải, họ xưng tội mà sợ linh mục giải tội biết tội mình, họ đi làm hòa với Thiên Chúa trong bí tích hòa giải nhưng lại nói dối Ngài qua vị linh mục ngồi tòa, bởi vì họ ngại linh mục biết họ là ai.v.v...
Chúng ta có thể lừa linh mục ngồi tòa cáo giải nhưng chúng ta không thể lừa dối Thiên Chúa, chúng ta sợ linh mục ngồi tòa biết tội mình mà không sợ Thiên Chúa biết tận tâm can của mình, chúng ta ngại linh mục ngồi tòa biết mình là ai mà không sợ Thiên Chúa là Đấng đã biết mình từ khi mình chưa sinh ra...
Con người ta rất ghét sự dối trá huống hồ là Thiên Chúa ! Ngài ghét tội lừa dối nhất, vì chính nó đã làm cho tâm hồn các con cái của Ngài biến thành nơi nuôi dưỡng thù hận và chia rẻ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Biến đổi đời con, Chúa ơi
Lm Nguyễn Xuân Trường
20:21 14/04/2020
Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh
Chuyện người què bẩm sinh lê lết ăn xin bên cửa Đền Thờ. Đời buồn quá.
Nhưng Phêrô đã nhân danh Đức Giêsu Kitô chữa lành cho anh.
Thế là, anh đứng phắt dậy, đi vào Đền Thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ca tụng Thiên Chúa. Đời vui quá.
Ôi, tôi có cảm nghiệm niềm vui như thế khi mình có đôi chân khỏe mạnh không nhỉ.
Thêm chuyện hai môn đệ chân khỏe đấy, nhưng lại thất thểu lê bước về quê Emmau, mặt buồn rầu. Lòng buồn quá nên mắt cũng chẳng buồn nhận ra Chúa khi Ngài đi cùng. Đời buồn quá.
Nhưng họ đã mời Chúa vào nhà ăn bữa tối. Họ đã nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh.
Thế là, mắt họ mở ra, lòng bừng cháy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem loan báo cho các môn đệ khác về việc họ đã gặp được Chúa Phục sinh. Đời vui quá.
Ôi, tôi có cảm nghiệm niềm vui như thế khi tham dự thánh lễ được nghe Lời Chúa, được rước Mình Thánh Chúa. Tôi có mời Chúa vào nhà mình, vào lòng mình.
Thế nên, mừng Chúa Phục sinh phải là thay đổi đời sống nhờ tâm hồn mừng vui vì đã nhận ra Chúa Phục sinh trong đời.Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phản ứng đối với việc dẹp bỏ bản án vô lý và bất công của Đức Hồng Y Pell
Vũ Văn An
01:11 14/04/2020
Vụ án Đức Hồng Y Pell gây chia rẽ dư luận Úc trước, trong và sau khi kết thúc. Trong khi những người còn chút lương tri ở Úc lên tiếng ca ngợi phán quyết nhất trí của Tòa án Tối cao Úc, thì những kẻ “săn lùng phù thủy”, nói theo kiểu Andrew Bolt, một trong các người chủ mục của SkyNews, vẫn không những duy trì quan điểm cũ mà còn nghĩ cách lôi Đức Hồng Y Pell ra tòa dân luật, cụ thể như đài ABC, để một lần nữa đạp người vô tội George Pell xuống bùn đen.
Dĩ nhiên tòa dân luật có khác với tòa hình sự. Tòa dân luật, muốn khởi tố, phải nạp án phí, thuê luật sư và nếu thua phải chi trả lệ phí của bên kia. Khá tốn tiền. Với tòa hình sự, bên nguyên không hẳn là nạn nhân mà là công tố viện, ăn lương chính phủ. Nạn nhân đâu cần chi trả. Bên nguyên dù có thua cũng không phải bỏ tiền túi ra mà trả án phí bên bị, “đã có chính phủ no”, mà tiền chính phủ là tiền dân đóng thuế, chính phủ đâu có ngán.
Nhưng có người bảo rằng: bên nguyên đâu có sợ, đã có sự tài trợ vô giới hạn của các thế lực đen tối đứng đàng sau. Nghĩ cho cùng, quả có thế. Cái thế lực này ghê gớm đến nỗi Andrew Bolt nói rằng: không một ai ở ABC nói khách quan cho Pell. Không chính trị gia nào dám lên tiếng bênh vực một người rõ ràng bị người khác hãm hại. Các cựu chính trị gia nào dám lên tiếng ủng hộ Pell đều nhất loạt bị chỉ trích nặng nề bởi chính những người tự xưng là Công Giáo. Skynews trưng dẫn hai chính trị gia Công Giáo có thể liệt vào hàng Giuđa phản bội: Daniel Andrew, đương kim thủ hiến Victoria, người chỉ trích và bắt cựu thủ tướng Tony Abbott xin lỗi vì đã đến thăm Pell lúc ngồi tù; Kristina Keneally, đương kim thượng nghị sĩ Liên bang, người trước đây từng “hân hạnh” được đứng bên Pell Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008, đã chỉ trích Tổng Giám Mục Commensoli vì dám bênh "kẻ ấu dâm" Pell là vô tội.
Andrew đã lên tiếng sau khi Pell được 7/7 Chánh án Tối cao Úc tuyên bố vô tội. Nhưng không hề có lời xin lỗi. Chỉ một mực “dân túy” lấy lòng cái thế lực quyền uy đứng đàng sau vụ truy tố này. Keneally đến nay vẫn câm như hến. Tác động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới, điều mà chính trị gia này vẫn thường hãnh diện, đã hóa ra mây khói.
Nói cho cùng thì các phương tiện truyền thông vẫn nhiều trách nhiệm nhất trong vụ “săn lùng phù thủy” George Pell. Cho dù nguyên tắc suy đoán vô tội vẫn có trong tâm trí mọi người Úc, từ lúc họ có trí khôn, nhưng nguyên tắc này hầu như không được đại đa số các phương tiện truyền thông Úc lưu ý. Mỗi lần nhắc đến Hồng Y Pell trước ngày 7 tháng 4 vừa qua, họ đều thêm chữ “disgraced” trước tên “Cardinal Pell”. Từ điển tiếng Anh định nghĩa “disgraced” là mất sự tôn trọng, danh dự, hay qúy mến; tồi bại; đáng xấu hổ; chỉ người, hành vi, hay sự vật tạo ra xâu hổ, đáng trách, hay mất danh dự. Sao vội vàng thế? Tại sao lại không chờ đến lúc kết thúc diễn trình tư pháp?
Hai tờ báo Mỹ, hai thái độ bênh chê
Terry Mattingly, ngay ngày 7 tháng 4, đã lưu ý đến hai bài báo của hai tờ báo nổi tiếng của Mỹ: tờ Washington Post và tờ New York Times trong bài báo có tựa đề “Tòa trả tự do cho Đức Hồng Y Pell: Washington Post trình bầy một nghề báo chí căn bản. Còn New York Times thì sao?”.
Tờ Post chạy hàng tít “Cardinal George Pell is released from prison after court quashes sexual abuse conviction” (Đức Hồng Y George Pell được thả khỏi tù sau khi tòa án dẹp bỏ bản án lạm dụng tình dục). Trong đó, người viết nhắc đến tuyên bố của Đức Hồng Y Pell ngay khi được tin thả tự do: ngài không muốn việc thả tự do cho ngài tăng thêm cay đắng trong cộng đồng, và ngài không hề cay đắng gì đối với người tố cáo ngài. Ngài cũng cho rằng vụ án của ngài không liên quan gì đến việc Giáo Hội Công Giáo xử lý các lời tố cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục
Tờ Post sau đó trích dẫn khá nhiều tư liệu từ bản tóm tắt phán quyết của Tòa án Tối cao Úc và cho biết luôn cả các yếu tố trong phiên xử đầu tiên. Nhờ thế, người ta biết rõ cơ sở kháng án của Đức Hồng Y Pell. Theo đó, các luật sự của Đức Hồng Y Pell không tấn công tính đáng tin của “nạn nhân” duy nhất còn sống. Thay vào đó, họ lập luận rằng dù bằng chứng của của “nạn nhân” này có đáng tin đi chăng nữa, thì nó vẫn không đủ để loại trừ sự hoài nghi hợp lý tạo ra bởi các nhân chứng khác; các nhân chứng này nói rằng về phương diện thể lý, các cuộc tấn công ấy không thể xẩy ra vì lễ phục Đức Hồng Y Pell mặc lúc ấy và thời gian sẵn có sau Thánh Lễ Chúa Nhật tại Nhà thờ Chánh tòa Melbourne.
Còn trong bài báo của tờ Times, Mattingly cho hay: Họ bắt đầu bài báo bằng cách viết rằng Đức Hồng Y Pell là nhà lãnh đạo Công Giáo Rôma cao cấp nhất bị thấy có tội lạm dụng tình dục trẻ em. Sau đó, là những nhận định như sau:
“Phán quyết, do Chánh Thẩm Phán Susan Kiefel công bố với một phòng tòa án phần lớn trống người ở Brisbane vì các biện pháp giữ khoảng cách xã hội, giúp chặn đà lây lan của coronavirus, đã gây sững sờ cho người Công Giáo ở Úc và khắp thế giới.
“Đức Hồng Y Pell đã lùi xa tâm thức công chúng trong thời gian ngồi tù, và chỉ trừ một số người ủng hộ trối chết (die-hard), phần lớn người Úc đã tiến đến chỗ chấp nhận tội trạng của ngài như một sự kiện đã được thành lập”.
Chưa hết, bài báo cho hay: “Các vấn đề khởi đầu với việc chỉ có 1 người tố cáo duy nhất. Vì người khiếu nại thứ hai chết trước khi phiên xử bắt đầu, vụ án ‘hoàn toàn tùy thuộc việc chấp nhận việc nói thật và tính đáng dựa vào’ trong chứng từ của một người người duy nhất.
“Dù bồi thẩm đoàn thấy ông ta đáng tin, cùng với đa số chánh án tại tòa phúc thẩm, Tòa án Tối cao đã đứng về phía chánh án bất đồng của tòa phúc thẩm. Chánh án này nói rằng bồi thẩm đoàn hẳn phải có sự hoài nghi hữu lý về tội trạng của Đức Hồng Y Pell dựa trên chứng từ của các nhân chứng khác, những người đã lập luận rằng các biến cố được người tố cáo mô tả không ăn khớp với thói sinh hoạt thường lệ vào Chúa Nhật của Đức Hồng Y...”
Tờ Times còn kể thêm các tố cáo mà trong diễn trình vụ án đã bị công tố dẹp bỏ vì thiếu bằng chứng thỏa đáng. Họ không quên tường trình sự “tan mát cõi lòng” của những người ủng hộ lời tố cáo. Và viễn ảnh sẽ có những lời tố cáo khác chống lại Đức Hồng Y Pell với lời đe dọa: “cuộc hành trình còn lâu mới chấm dứt đối với Đức Hồng Y Pell”!
Mattingly nhận định rằng các trích dẫn trên đây đều có giá trị. Chỉ có điều họ không trích dẫn bất cứ cuộc phỏng vấn nào của những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell, dù ai cũng biết đây là một vụ án phức tạp.
Và đó cũng là nhận định của Đức Hồng Y Pell khi được Andrew Bolt hỏi về thái độ của Đài ABC. Ngài tôn trọng các nhận định chống lại ngài, vì đó là tự do ngôn luận. Nhưng một cơ quan được tài trợ bởi tiền đóng thuế của cả người Công Giáo nữa, thì cơ quan ấy phải giữ thái độ khách quan, tôn trọng người đóng thuế bằng cách phản ảnh nhận định của họ. Trái lại ABC chỉ tường trình và bênh vực một phía. Chỉ đến khi thấy mình thua mới “trung thực” tường trình mọi khía cạnh của phán quyết, kể cả các lời tuyên bố của Đức Hồng Y Pell. Bolt bảo khi họ trình bầy sự “trung thực” này là họ tự khen họ. Trách nhiệm của họ vẫn còn nguyên.
Hệ thống tư pháp mù mờ?
Thực ra Mattingly quên một bài báo khác của New York Times cũng phát hành cùng ngày 7 tháng 4, tựa là “Cardinal Pell’s Acquittal Was as Opaque as His Sexual Abuse Trial” (Việc Tha bổng Đức Hồng Y Pell cũng mù mờ như phiên tòa xử ngài).
Tuy vẫn có khuynh hướng chống Giáo Hội Công Giáo như thường lệ khi họ so sánh xu hướng giữ bí mật và phán quyết một cách không cần tiếp xúc với người khác (insular) của hệ thống pháp lý Úc với cách tự giải quyết việc lạm dụng tình dục đầy thiếu sót của Giáo Hội Công Giáo, nhưng bài báo này cho thấy nguyên do tại sao, cho đến giờ này, hai bên ủng hộ và chống báng Đức Hồng Y Pell vẫn cứ tiếp tục quan điểm của mình vì cái màn “mù mờ” của hệ thống pháp lý Úc.
Thực vậy, hai ký giả Damien Cave và Livia Albeck-Ripka cho biết: với phán quyết của Tòa án Tối cao Úc ngày 7 tháng 4, “thế giới không bao giờ có khả năng đánh giá được rằng liệu lý luận của Tòa có vững ổn hay không”.
Thực vậy, Tòa phán rằng bồi thẩm đoàn thiếu sự hoài nghi đầy đủ về những lời tố cáo Đức Hồng Y Pell. Vì, theo Tòa, các bồi thẩm viên đã làm ngơ “các bất cái nhiên cộng hưởng” gây ra bởi các trình thuật mâu thuẫn của người tố cáo Đức Hồng Y và của các nhân chứng khác.
Nhưng theo 2 ký giả trên, không ai ở bên ngoài vụ xử án này có thể kiểm chứng được phán quyết trên. Vì bằng chứng chính, bằng chứng mà các chánh án coi là vụ án “hoàn toàn tùy thuộc vào”, không bao giờ được công bố, dưới bất cứ hình thức nào.
Đó chính là điển hình “sáng chói” nhất cho thấy tính bí mật và thiếu trách nhiệm giải trình từng lên khuôn cho việc truy tố Đức Hồng Y Pell ngay từ đầu. Không một phiên xử hình sự nào trong lịch sử gần đây của Úc đã có khuôn mạo cao và khó theo dõi và tìm hiểu chi tiết bằng.
Vụ án này xưa nay là một khuôn mẫu của những trình hoạt mù mờ, khởi đi từ việc các chánh án, những vị đã bác bỏ các tố cáo liên hệ rất sớm, nhưng tiếp theo đó đã áp đặt lệnh cấm (gag order) các phương tiện truyền thông không được tường trình và bác bỏ việc công bố bằng chứng, ngay cả khi việc kết tội của bồi thẩm đoàn đã bị bác bỏ vì không hợp lý.
Các chuyên viên luật pháp nói rằng vụ này cho thấy rõ các chánh án ở Úc có quyền lực xiết bao trong việc dẹp bỏ sự giám sát của công chúng và bác bỏ các lời kết tội của bồi thẩm đoàn, việc này nêu ra nhiều câu hỏi về việc liệu hệ thống luật pháp có trân trọng thỏa đáng việc tham gia của công dân hay không. Các nhà phê bình lập luận rằng trong mọi giai đoạn, các tòa án Úc biểu lộ khuynh hướng giữ bí mật và đưa ra các phán quyết không cần tiếp xúc với ai; việc này giống cách Giáo Hội Công Giáo đáp ứng việc lạm dụng tình dục đầy thiếu sót và gây tai họa giữa hàng ngũ của mình.
Họ trích dẫn Jason Bosland, Giáo sư luật tại đại học Melbourne. Ông này cho rằng trong một số lãnh vực cai trị ở Úc, điều đó gần như có tính đặc hữu. “Chúng ta có phương thức này ‘các bạn phải tin tưởng chúng tôi thôi’. Đó là vấn đề”.
Theo 2 ký giả, hệ thống luật pháp Úc được xây dựng trên thường luật (common law) của Anh. Hiến pháp không hề minh nhiên bảo vệ quyền tự do ngôn luận, dù Tòa án Tối cao cho biết nó có mặc nhiên bảo vệ trong một số trường hợp. Và lời kết tội của bồi thẩm đoàn có thể bị bác bỏ nếu tòa phúc thẩm xác định rằng quyết định của họ là không hợp lý hay không được nâng đỡ dựa vào bằng chứng.
Hai ký giả này cho rằng sự thành công của các kháng án như thế rất hiếm, nhưng đã thành công đối với Đức Hồng Y Pell. Nếu phán quyết này làm người ta ngạc nhiên, thì phần lớn chỉ vì công chúng ít thấy nó diễn biến ra sao.
Ngay từ đầu vụ án, các chánh án của Úc đã chống lại các nguyên tắc pháp lý coi các phiên tòa hình sự như các biến cố công cộng nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình cho một hệ thống tư pháp vốn hứa hẹn một chế độ pháp trị vô tư.
Ngay từ sớm, một lệnh dẹp bỏ sâu rộng đã hạn chế những gì các nhà báo có thể công bố, cấm cả những chi tiết căn bản nhất, chẳng hạn như số người liên quan đến khiếu nại ban đầu. Các quy tắc nghiêm ngặt áp dụng cho tất cả các vụ án hình sự, nhằm bảo vệ các bồi thẩm đoàn khỏi thông tin có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của họ, cũng góp phần làm mất cả tin tức lẫn trách nhiệm giải trình.
Tòa án đã ngăn chặn bất cứ đề cập nào tới các cáo buộc bổ sung chống lại Đức Hồng Y Pell và gây áp lực để các cơ quan báo chí phải xóa bỏ các câu chuyện đã được công bố. “Cardinal: The Rise and Fall of George Pell” (Hồng Y: Sự thăng trầm của George Pell), tức cuốn sách của nhà báo Louise Milligan, đã được lấy khỏi các hiệu sách để tránh nguy cơ bị tố cáo là coi thường tòa án.
Các nhà báo không thể tường trình vụ án như nó đã xảy ra, có nghĩa là phiên tòa ban đầu, kết thúc với một bồi thẩm đoàn không đạt đa số, phần lớn đã biến mất. Ngay cả việc tường trình về lệnh cấm tường trình, vì đó là một tài liệu của tòa án liên quan đến quá trình tố tụng, sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
Đức Hồng Y Pell đã bị kết án vào tháng 12 năm 2018, nhưng bản án đã không được tường trình trong hai tháng. Tòa án đã gỡ bỏ lệnh cấm tường trình chỉ sau khi một phiên tòa thứ hai liên quan đến các cáo buộc bổ sung đã bị hủy bỏ.
Jeremy Gans, giáo sư tại Trường Luật Melbourne, người theo dõi sát sao phiên xử nói rằng “Một vấn đề trong vụ này là công chúng hầu hết không thể xem xử. Hầu hết chúng ta không biết bất cứ chi tiết nào, và không ai trong chúng ta đã thấy lời khai của người khiếu nại”.
Có một lý do để thận trọng. Luật lệ về việc lạm dụng tình dục của Úc đòi phải bảo vệ danh tính của nạn nhân trẻ em - trong trường hợp này, người tố cáo 13 tuổi vào thời điểm của điều bị coi là lạm dụng vào năm 1996. Anh ta xuất đầu lộ diện vào năm 2015.
Nhưng các nhà phê bình đặt câu hỏi liệu quyền được biết của công chúng có được duy trì hay không.
Ông Bosland cho rằng “Cần có một số cách nào đó để cung cấp cho công chúng quyền truy cập các bản ghi chép (transcript) theo cách không tiết lộ danh tính của người ta để mọi người có thể phán đoán liệu có đồng ý hay không. Cách duy nhất mà ngành tư pháp của chính phủ phải chịu trách nhiệm giải trình là thông qua nguyên tắc công lý công khai, và điều này đòi hỏi cho công chúng được cung cấp càng nhiều thông tin bao nhiêu càng hay.
Trong phán quyết hôm thứ ba, Tòa án Tối cao chủ yếu đã quyết định về vụ án hình sự của một trong những nhân vật tôn giáo quyền lực nhất thế giới dựa trên cách một bồi thẩm đoàn đã xử lý một lời khai mà không ai ở bên ngoài các tố tụng có thể đánh giá được.
Lệnh của các chánh án gợi ý rằng các bồi thẩm viên đặt quá nhiều niềm tin vào trình thuật của người tố cáo chính mà không xem xét thoả đáng “các bằng chứng không bị thách thức” của những người làm chứng bổ sung. Phán quyết cho thấy công tố viện đã không thẩm vấn đủ những người nói rằng quang cảnh sau Thánh lễ Chúa Nhật 20 năm trước quá bận rộn không để cho những gì bị cáo buộc có thể xẩy ra - bao gồm cả lời buộc tội rằng Hồng Y ấn dương vật của ngài vào miệng của bị cáo sau khi bắt gặp hai ca viên này uống rượu nho trong phòng áo của các linh mục.
Nhưng không có lời khai của người tố cáo để so sánh, rất khó để đánh giá điều đã khiến bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết kết tội.
Thậm chí, một số nạn nhân và đại diện của họ cho biết hôm thứ Ba rằng họ bắt đầu đặt câu hỏi liệu công lý có yêu cầu phải che khuất hoàn toàn lời khai của người khiếu nại hay không.
Steven Spaner, phối trí viên Úc của Mạng lưới những người sống sót việc giáo sĩ lạm dụng, nói rằng khi phiên tòa diễn ra, cao điểm là việc tha bổng, “nó bắt đầu như đây không phải là một phiên xử công bằng, mà là quyền lực, đây là những người có thể gây ảnh hưởng sử dụng ảnh hưởng của họ”.
Xử cả hệ thống tư pháp Úc?
Chúng tôi cho trích dẫn dài dòng bài báo của tờ New York Times. Ít nhất để cho thấy hệ thống pháp lý ấy cần phải được cải tiến. Không lạ gì, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher nhận định rằng vụ án này không phải chỉ xử Đức Hồng Y Pell mà còn xử luôn cả hệ thống tư pháp Úc.
Tuy nhiên, cũng không thể quy trách hoàn toàn hệ thống tư pháp Úc. Vì nếu đọc kỹ phán quyết bất đồng của chánh án Weinberg thuộc tòa phúc thẩm Victoria, mọi lời khai của kẻ tố cáo và các nhân chứng bổ xung đều đã được trình bầy gọn ghẽ. Cho nên bảo rằng hệ thống tư pháp Úc cố tình mù mờ sợ không đúng bao nhiêu. Có lẽ vì hai ký giả trên chưa dành thì giờ đọc kỹ phán quyết hơn 200 trang của chánh án bất đồng Weiberg!
Dĩ nhiên tòa dân luật có khác với tòa hình sự. Tòa dân luật, muốn khởi tố, phải nạp án phí, thuê luật sư và nếu thua phải chi trả lệ phí của bên kia. Khá tốn tiền. Với tòa hình sự, bên nguyên không hẳn là nạn nhân mà là công tố viện, ăn lương chính phủ. Nạn nhân đâu cần chi trả. Bên nguyên dù có thua cũng không phải bỏ tiền túi ra mà trả án phí bên bị, “đã có chính phủ no”, mà tiền chính phủ là tiền dân đóng thuế, chính phủ đâu có ngán.
Nhưng có người bảo rằng: bên nguyên đâu có sợ, đã có sự tài trợ vô giới hạn của các thế lực đen tối đứng đàng sau. Nghĩ cho cùng, quả có thế. Cái thế lực này ghê gớm đến nỗi Andrew Bolt nói rằng: không một ai ở ABC nói khách quan cho Pell. Không chính trị gia nào dám lên tiếng bênh vực một người rõ ràng bị người khác hãm hại. Các cựu chính trị gia nào dám lên tiếng ủng hộ Pell đều nhất loạt bị chỉ trích nặng nề bởi chính những người tự xưng là Công Giáo. Skynews trưng dẫn hai chính trị gia Công Giáo có thể liệt vào hàng Giuđa phản bội: Daniel Andrew, đương kim thủ hiến Victoria, người chỉ trích và bắt cựu thủ tướng Tony Abbott xin lỗi vì đã đến thăm Pell lúc ngồi tù; Kristina Keneally, đương kim thượng nghị sĩ Liên bang, người trước đây từng “hân hạnh” được đứng bên Pell Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008, đã chỉ trích Tổng Giám Mục Commensoli vì dám bênh "kẻ ấu dâm" Pell là vô tội.
Andrew đã lên tiếng sau khi Pell được 7/7 Chánh án Tối cao Úc tuyên bố vô tội. Nhưng không hề có lời xin lỗi. Chỉ một mực “dân túy” lấy lòng cái thế lực quyền uy đứng đàng sau vụ truy tố này. Keneally đến nay vẫn câm như hến. Tác động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới, điều mà chính trị gia này vẫn thường hãnh diện, đã hóa ra mây khói.
Nói cho cùng thì các phương tiện truyền thông vẫn nhiều trách nhiệm nhất trong vụ “săn lùng phù thủy” George Pell. Cho dù nguyên tắc suy đoán vô tội vẫn có trong tâm trí mọi người Úc, từ lúc họ có trí khôn, nhưng nguyên tắc này hầu như không được đại đa số các phương tiện truyền thông Úc lưu ý. Mỗi lần nhắc đến Hồng Y Pell trước ngày 7 tháng 4 vừa qua, họ đều thêm chữ “disgraced” trước tên “Cardinal Pell”. Từ điển tiếng Anh định nghĩa “disgraced” là mất sự tôn trọng, danh dự, hay qúy mến; tồi bại; đáng xấu hổ; chỉ người, hành vi, hay sự vật tạo ra xâu hổ, đáng trách, hay mất danh dự. Sao vội vàng thế? Tại sao lại không chờ đến lúc kết thúc diễn trình tư pháp?
Hai tờ báo Mỹ, hai thái độ bênh chê
Terry Mattingly, ngay ngày 7 tháng 4, đã lưu ý đến hai bài báo của hai tờ báo nổi tiếng của Mỹ: tờ Washington Post và tờ New York Times trong bài báo có tựa đề “Tòa trả tự do cho Đức Hồng Y Pell: Washington Post trình bầy một nghề báo chí căn bản. Còn New York Times thì sao?”.
Tờ Post chạy hàng tít “Cardinal George Pell is released from prison after court quashes sexual abuse conviction” (Đức Hồng Y George Pell được thả khỏi tù sau khi tòa án dẹp bỏ bản án lạm dụng tình dục). Trong đó, người viết nhắc đến tuyên bố của Đức Hồng Y Pell ngay khi được tin thả tự do: ngài không muốn việc thả tự do cho ngài tăng thêm cay đắng trong cộng đồng, và ngài không hề cay đắng gì đối với người tố cáo ngài. Ngài cũng cho rằng vụ án của ngài không liên quan gì đến việc Giáo Hội Công Giáo xử lý các lời tố cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục
Tờ Post sau đó trích dẫn khá nhiều tư liệu từ bản tóm tắt phán quyết của Tòa án Tối cao Úc và cho biết luôn cả các yếu tố trong phiên xử đầu tiên. Nhờ thế, người ta biết rõ cơ sở kháng án của Đức Hồng Y Pell. Theo đó, các luật sự của Đức Hồng Y Pell không tấn công tính đáng tin của “nạn nhân” duy nhất còn sống. Thay vào đó, họ lập luận rằng dù bằng chứng của của “nạn nhân” này có đáng tin đi chăng nữa, thì nó vẫn không đủ để loại trừ sự hoài nghi hợp lý tạo ra bởi các nhân chứng khác; các nhân chứng này nói rằng về phương diện thể lý, các cuộc tấn công ấy không thể xẩy ra vì lễ phục Đức Hồng Y Pell mặc lúc ấy và thời gian sẵn có sau Thánh Lễ Chúa Nhật tại Nhà thờ Chánh tòa Melbourne.
Còn trong bài báo của tờ Times, Mattingly cho hay: Họ bắt đầu bài báo bằng cách viết rằng Đức Hồng Y Pell là nhà lãnh đạo Công Giáo Rôma cao cấp nhất bị thấy có tội lạm dụng tình dục trẻ em. Sau đó, là những nhận định như sau:
“Phán quyết, do Chánh Thẩm Phán Susan Kiefel công bố với một phòng tòa án phần lớn trống người ở Brisbane vì các biện pháp giữ khoảng cách xã hội, giúp chặn đà lây lan của coronavirus, đã gây sững sờ cho người Công Giáo ở Úc và khắp thế giới.
“Đức Hồng Y Pell đã lùi xa tâm thức công chúng trong thời gian ngồi tù, và chỉ trừ một số người ủng hộ trối chết (die-hard), phần lớn người Úc đã tiến đến chỗ chấp nhận tội trạng của ngài như một sự kiện đã được thành lập”.
Chưa hết, bài báo cho hay: “Các vấn đề khởi đầu với việc chỉ có 1 người tố cáo duy nhất. Vì người khiếu nại thứ hai chết trước khi phiên xử bắt đầu, vụ án ‘hoàn toàn tùy thuộc việc chấp nhận việc nói thật và tính đáng dựa vào’ trong chứng từ của một người người duy nhất.
“Dù bồi thẩm đoàn thấy ông ta đáng tin, cùng với đa số chánh án tại tòa phúc thẩm, Tòa án Tối cao đã đứng về phía chánh án bất đồng của tòa phúc thẩm. Chánh án này nói rằng bồi thẩm đoàn hẳn phải có sự hoài nghi hữu lý về tội trạng của Đức Hồng Y Pell dựa trên chứng từ của các nhân chứng khác, những người đã lập luận rằng các biến cố được người tố cáo mô tả không ăn khớp với thói sinh hoạt thường lệ vào Chúa Nhật của Đức Hồng Y...”
Tờ Times còn kể thêm các tố cáo mà trong diễn trình vụ án đã bị công tố dẹp bỏ vì thiếu bằng chứng thỏa đáng. Họ không quên tường trình sự “tan mát cõi lòng” của những người ủng hộ lời tố cáo. Và viễn ảnh sẽ có những lời tố cáo khác chống lại Đức Hồng Y Pell với lời đe dọa: “cuộc hành trình còn lâu mới chấm dứt đối với Đức Hồng Y Pell”!
Mattingly nhận định rằng các trích dẫn trên đây đều có giá trị. Chỉ có điều họ không trích dẫn bất cứ cuộc phỏng vấn nào của những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell, dù ai cũng biết đây là một vụ án phức tạp.
Và đó cũng là nhận định của Đức Hồng Y Pell khi được Andrew Bolt hỏi về thái độ của Đài ABC. Ngài tôn trọng các nhận định chống lại ngài, vì đó là tự do ngôn luận. Nhưng một cơ quan được tài trợ bởi tiền đóng thuế của cả người Công Giáo nữa, thì cơ quan ấy phải giữ thái độ khách quan, tôn trọng người đóng thuế bằng cách phản ảnh nhận định của họ. Trái lại ABC chỉ tường trình và bênh vực một phía. Chỉ đến khi thấy mình thua mới “trung thực” tường trình mọi khía cạnh của phán quyết, kể cả các lời tuyên bố của Đức Hồng Y Pell. Bolt bảo khi họ trình bầy sự “trung thực” này là họ tự khen họ. Trách nhiệm của họ vẫn còn nguyên.
Hệ thống tư pháp mù mờ?
Thực ra Mattingly quên một bài báo khác của New York Times cũng phát hành cùng ngày 7 tháng 4, tựa là “Cardinal Pell’s Acquittal Was as Opaque as His Sexual Abuse Trial” (Việc Tha bổng Đức Hồng Y Pell cũng mù mờ như phiên tòa xử ngài).
Tuy vẫn có khuynh hướng chống Giáo Hội Công Giáo như thường lệ khi họ so sánh xu hướng giữ bí mật và phán quyết một cách không cần tiếp xúc với người khác (insular) của hệ thống pháp lý Úc với cách tự giải quyết việc lạm dụng tình dục đầy thiếu sót của Giáo Hội Công Giáo, nhưng bài báo này cho thấy nguyên do tại sao, cho đến giờ này, hai bên ủng hộ và chống báng Đức Hồng Y Pell vẫn cứ tiếp tục quan điểm của mình vì cái màn “mù mờ” của hệ thống pháp lý Úc.
Thực vậy, hai ký giả Damien Cave và Livia Albeck-Ripka cho biết: với phán quyết của Tòa án Tối cao Úc ngày 7 tháng 4, “thế giới không bao giờ có khả năng đánh giá được rằng liệu lý luận của Tòa có vững ổn hay không”.
Thực vậy, Tòa phán rằng bồi thẩm đoàn thiếu sự hoài nghi đầy đủ về những lời tố cáo Đức Hồng Y Pell. Vì, theo Tòa, các bồi thẩm viên đã làm ngơ “các bất cái nhiên cộng hưởng” gây ra bởi các trình thuật mâu thuẫn của người tố cáo Đức Hồng Y và của các nhân chứng khác.
Nhưng theo 2 ký giả trên, không ai ở bên ngoài vụ xử án này có thể kiểm chứng được phán quyết trên. Vì bằng chứng chính, bằng chứng mà các chánh án coi là vụ án “hoàn toàn tùy thuộc vào”, không bao giờ được công bố, dưới bất cứ hình thức nào.
Đó chính là điển hình “sáng chói” nhất cho thấy tính bí mật và thiếu trách nhiệm giải trình từng lên khuôn cho việc truy tố Đức Hồng Y Pell ngay từ đầu. Không một phiên xử hình sự nào trong lịch sử gần đây của Úc đã có khuôn mạo cao và khó theo dõi và tìm hiểu chi tiết bằng.
Vụ án này xưa nay là một khuôn mẫu của những trình hoạt mù mờ, khởi đi từ việc các chánh án, những vị đã bác bỏ các tố cáo liên hệ rất sớm, nhưng tiếp theo đó đã áp đặt lệnh cấm (gag order) các phương tiện truyền thông không được tường trình và bác bỏ việc công bố bằng chứng, ngay cả khi việc kết tội của bồi thẩm đoàn đã bị bác bỏ vì không hợp lý.
Các chuyên viên luật pháp nói rằng vụ này cho thấy rõ các chánh án ở Úc có quyền lực xiết bao trong việc dẹp bỏ sự giám sát của công chúng và bác bỏ các lời kết tội của bồi thẩm đoàn, việc này nêu ra nhiều câu hỏi về việc liệu hệ thống luật pháp có trân trọng thỏa đáng việc tham gia của công dân hay không. Các nhà phê bình lập luận rằng trong mọi giai đoạn, các tòa án Úc biểu lộ khuynh hướng giữ bí mật và đưa ra các phán quyết không cần tiếp xúc với ai; việc này giống cách Giáo Hội Công Giáo đáp ứng việc lạm dụng tình dục đầy thiếu sót và gây tai họa giữa hàng ngũ của mình.
Họ trích dẫn Jason Bosland, Giáo sư luật tại đại học Melbourne. Ông này cho rằng trong một số lãnh vực cai trị ở Úc, điều đó gần như có tính đặc hữu. “Chúng ta có phương thức này ‘các bạn phải tin tưởng chúng tôi thôi’. Đó là vấn đề”.
Theo 2 ký giả, hệ thống luật pháp Úc được xây dựng trên thường luật (common law) của Anh. Hiến pháp không hề minh nhiên bảo vệ quyền tự do ngôn luận, dù Tòa án Tối cao cho biết nó có mặc nhiên bảo vệ trong một số trường hợp. Và lời kết tội của bồi thẩm đoàn có thể bị bác bỏ nếu tòa phúc thẩm xác định rằng quyết định của họ là không hợp lý hay không được nâng đỡ dựa vào bằng chứng.
Hai ký giả này cho rằng sự thành công của các kháng án như thế rất hiếm, nhưng đã thành công đối với Đức Hồng Y Pell. Nếu phán quyết này làm người ta ngạc nhiên, thì phần lớn chỉ vì công chúng ít thấy nó diễn biến ra sao.
Ngay từ đầu vụ án, các chánh án của Úc đã chống lại các nguyên tắc pháp lý coi các phiên tòa hình sự như các biến cố công cộng nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình cho một hệ thống tư pháp vốn hứa hẹn một chế độ pháp trị vô tư.
Ngay từ sớm, một lệnh dẹp bỏ sâu rộng đã hạn chế những gì các nhà báo có thể công bố, cấm cả những chi tiết căn bản nhất, chẳng hạn như số người liên quan đến khiếu nại ban đầu. Các quy tắc nghiêm ngặt áp dụng cho tất cả các vụ án hình sự, nhằm bảo vệ các bồi thẩm đoàn khỏi thông tin có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của họ, cũng góp phần làm mất cả tin tức lẫn trách nhiệm giải trình.
Tòa án đã ngăn chặn bất cứ đề cập nào tới các cáo buộc bổ sung chống lại Đức Hồng Y Pell và gây áp lực để các cơ quan báo chí phải xóa bỏ các câu chuyện đã được công bố. “Cardinal: The Rise and Fall of George Pell” (Hồng Y: Sự thăng trầm của George Pell), tức cuốn sách của nhà báo Louise Milligan, đã được lấy khỏi các hiệu sách để tránh nguy cơ bị tố cáo là coi thường tòa án.
Các nhà báo không thể tường trình vụ án như nó đã xảy ra, có nghĩa là phiên tòa ban đầu, kết thúc với một bồi thẩm đoàn không đạt đa số, phần lớn đã biến mất. Ngay cả việc tường trình về lệnh cấm tường trình, vì đó là một tài liệu của tòa án liên quan đến quá trình tố tụng, sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
Đức Hồng Y Pell đã bị kết án vào tháng 12 năm 2018, nhưng bản án đã không được tường trình trong hai tháng. Tòa án đã gỡ bỏ lệnh cấm tường trình chỉ sau khi một phiên tòa thứ hai liên quan đến các cáo buộc bổ sung đã bị hủy bỏ.
Jeremy Gans, giáo sư tại Trường Luật Melbourne, người theo dõi sát sao phiên xử nói rằng “Một vấn đề trong vụ này là công chúng hầu hết không thể xem xử. Hầu hết chúng ta không biết bất cứ chi tiết nào, và không ai trong chúng ta đã thấy lời khai của người khiếu nại”.
Có một lý do để thận trọng. Luật lệ về việc lạm dụng tình dục của Úc đòi phải bảo vệ danh tính của nạn nhân trẻ em - trong trường hợp này, người tố cáo 13 tuổi vào thời điểm của điều bị coi là lạm dụng vào năm 1996. Anh ta xuất đầu lộ diện vào năm 2015.
Nhưng các nhà phê bình đặt câu hỏi liệu quyền được biết của công chúng có được duy trì hay không.
Ông Bosland cho rằng “Cần có một số cách nào đó để cung cấp cho công chúng quyền truy cập các bản ghi chép (transcript) theo cách không tiết lộ danh tính của người ta để mọi người có thể phán đoán liệu có đồng ý hay không. Cách duy nhất mà ngành tư pháp của chính phủ phải chịu trách nhiệm giải trình là thông qua nguyên tắc công lý công khai, và điều này đòi hỏi cho công chúng được cung cấp càng nhiều thông tin bao nhiêu càng hay.
Trong phán quyết hôm thứ ba, Tòa án Tối cao chủ yếu đã quyết định về vụ án hình sự của một trong những nhân vật tôn giáo quyền lực nhất thế giới dựa trên cách một bồi thẩm đoàn đã xử lý một lời khai mà không ai ở bên ngoài các tố tụng có thể đánh giá được.
Lệnh của các chánh án gợi ý rằng các bồi thẩm viên đặt quá nhiều niềm tin vào trình thuật của người tố cáo chính mà không xem xét thoả đáng “các bằng chứng không bị thách thức” của những người làm chứng bổ sung. Phán quyết cho thấy công tố viện đã không thẩm vấn đủ những người nói rằng quang cảnh sau Thánh lễ Chúa Nhật 20 năm trước quá bận rộn không để cho những gì bị cáo buộc có thể xẩy ra - bao gồm cả lời buộc tội rằng Hồng Y ấn dương vật của ngài vào miệng của bị cáo sau khi bắt gặp hai ca viên này uống rượu nho trong phòng áo của các linh mục.
Nhưng không có lời khai của người tố cáo để so sánh, rất khó để đánh giá điều đã khiến bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết kết tội.
Thậm chí, một số nạn nhân và đại diện của họ cho biết hôm thứ Ba rằng họ bắt đầu đặt câu hỏi liệu công lý có yêu cầu phải che khuất hoàn toàn lời khai của người khiếu nại hay không.
Steven Spaner, phối trí viên Úc của Mạng lưới những người sống sót việc giáo sĩ lạm dụng, nói rằng khi phiên tòa diễn ra, cao điểm là việc tha bổng, “nó bắt đầu như đây không phải là một phiên xử công bằng, mà là quyền lực, đây là những người có thể gây ảnh hưởng sử dụng ảnh hưởng của họ”.
Xử cả hệ thống tư pháp Úc?
Chúng tôi cho trích dẫn dài dòng bài báo của tờ New York Times. Ít nhất để cho thấy hệ thống pháp lý ấy cần phải được cải tiến. Không lạ gì, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher nhận định rằng vụ án này không phải chỉ xử Đức Hồng Y Pell mà còn xử luôn cả hệ thống tư pháp Úc.
Tuy nhiên, cũng không thể quy trách hoàn toàn hệ thống tư pháp Úc. Vì nếu đọc kỹ phán quyết bất đồng của chánh án Weinberg thuộc tòa phúc thẩm Victoria, mọi lời khai của kẻ tố cáo và các nhân chứng bổ xung đều đã được trình bầy gọn ghẽ. Cho nên bảo rằng hệ thống tư pháp Úc cố tình mù mờ sợ không đúng bao nhiêu. Có lẽ vì hai ký giả trên chưa dành thì giờ đọc kỹ phán quyết hơn 200 trang của chánh án bất đồng Weiberg!
Đức Thánh Cha cầu nguyện sao cho sau khi kết thúc dịch bệnh, nhân loại đoàn kết với nhau hơn là chia rẽ.
Đặng Tự Do
04:24 14/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Ba 14 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho sau khi kết thúc dịch bệnh, nhân loại đoàn kết với nhau hơn là chia rẽ, và ngài thúc giục các tín hữu cầu nguyện xin ơn hiệp nhất.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong những thời điểm khó khăn này, xin Chúa cho chúng ta biết khám phá tình hiệp thông ràng buộc chúng ta, và nhận ra rằng sự hiệp nhất luôn lớn hơn bất kỳ các yếu tố gây ra chia rẽ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã chú ý đến lời mời gọi hoán cải của Thánh Phêrô trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2: 36-41).
Bài Ðọc I: Cv 2, 36-41
“Anh em hãy ăn năn sám hối và mỗi người trong anh em hãy chịu phép rửa nhân danh Ðức Kitô”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô nói với những người Do Thái rằng: “Xin toàn thể nhà Israel hãy nhận biết rằng: Thiên Chúa đã tôn Ðức Giêsu mà anh em đã đóng đinh, lên làm Chúa và làm Ðấng Kitô”. Nghe những lời nói trên, họ đau đớn trong lòng, nói cùng Phêrô và các Tông đồ khác rằng: “Thưa các ông, chúng tôi phải làm gì?” Phêrô nói với họ: “Anh em hãy ăn năn sắm hối, và mỗi người trong anh em hãy chịu phép rửa nhân danh Ðức Giêsu Kitô để được tha tội; và anh em sẽ nhận lãnh Thánh Thần. Vì chưng, đó là lời hứa cho anh em, con cái anh em và mọi người sống ở phương xa mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi đến!”
Phêrô còn minh chứng bằng nhiều lời khác nữa, và khuyên bảo họ rằng: “Anh em hãy cứu mình khỏi dòng dõi gian tà này”. Vậy những kẻ chấp nhận lời ngài giảng đều chịu phép rửa, và ngày hôm ấy có thêm chừng ba ngàn người gia nhập đạo.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Thánh Phêrô đã nói với những người tập trung tại Giêrusalem hãy ăn năn và trở về với Chúa. Ăn năn có nghĩa là trở về với sự trung tín. Trên đường đời, luôn luôn có những ảo ảnh thu hút sự chú ý của chúng ta, và chúng ta thường mê mải dõi theo những ảo ảnh đó. Nhưng, chúng ta được mời gọi để trở thành những dân trung tín với Chúa, trong thịnh vượng cũng như lúc gian truân.
Đức Thánh Cha cảnh báo rằng sự tự tin quá độ thường dẫn đến sự bất trung.
Ngài đặc biệt nhắc đến Chương 12 của Sách Sử biên thứ hai. “Củng cố được vương quốc và trở nên hùng mạnh rồi, vua Rơkhápam bỏ Lề Luật của Thiên Chúa, khiến toàn thể nhà Israel cũng theo gương ấy” (2 Sb 12: 1).
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đây không chỉ là một sự kiện lịch sử, nhưng nó cũng thường xảy ra một cách phổ quát.
Nhiều lần, khi chúng ta cảm thấy an toàn, chúng ta bắt đầu lập kế hoạch và chúng ta dần dần rời xa Chúa. Chúng ta không giữ sự trung tín với Ngài. An ninh của tôi không còn là thứ mà Chúa ban cho tôi. Đó là lối suy nghĩ tôn thờ ngẫu tượng. Đây là những gì đã xảy ra với vua Rơkhápam và dân Israel. Nhà vua cảm thấy an tâm khi chứng kiến một vương quốc hợp nhất - và bắt đầu từ bỏ lề luật Chúa và quay sang tôn thờ các ngẫu tượng.
Có người có thể phản đối rằng “Tôi chưa bao giờ quỳ xuống trước một ngẫu tượng. Không, chớ bao giờ.” Có lẽ đúng là anh chị em chưa bao giờ quỳ gối như thế, nhưng thật sự là anh chị em đang tìm kiếm các ngẫu tượng và tôn sùng chúng trong lòng mình. Sự tự tin quá độ thường mở toang cửa tâm hồn cho các ngẫu tượng.
Cảm thấy an toàn không phải là một điều gì xấu. Đây là một ân sủng. Thật là tốt khi được an toàn trong sự nhận biết rằng Chúa ở cùng tôi.
Nhưng trái lại, an ninh trở thành một cái nạng và dẫn đến tội lỗi khi tôi đặt mình vào vị trí trung tâm và thôi không còn trung tín với Chúa nữa.
Đây là toàn bộ lịch sử của Israel và toàn bộ lịch sử của Giáo hội. Chúng ta thấy trong đó đầy rẫy sự bất trung, đầy rẫy những hành vi tự cao tự đại và tự tin khiến Dân Chúa từ bỏ Người. Đức Thánh Cha cay đắng nhận xét rằng ngay cả giữa chúng ta ngày nay, lòng trung thành không phải là một đức tính được đánh giá cao.
Source:Vatican NewsPope at Mass: May common difficulties lead to greater unity
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho sau khi kết thúc dịch bệnh, nhân loại đoàn kết với nhau hơn là chia rẽ, và ngài thúc giục các tín hữu cầu nguyện xin ơn hiệp nhất.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong những thời điểm khó khăn này, xin Chúa cho chúng ta biết khám phá tình hiệp thông ràng buộc chúng ta, và nhận ra rằng sự hiệp nhất luôn lớn hơn bất kỳ các yếu tố gây ra chia rẽ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã chú ý đến lời mời gọi hoán cải của Thánh Phêrô trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2: 36-41).
Bài Ðọc I: Cv 2, 36-41
“Anh em hãy ăn năn sám hối và mỗi người trong anh em hãy chịu phép rửa nhân danh Ðức Kitô”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô nói với những người Do Thái rằng: “Xin toàn thể nhà Israel hãy nhận biết rằng: Thiên Chúa đã tôn Ðức Giêsu mà anh em đã đóng đinh, lên làm Chúa và làm Ðấng Kitô”. Nghe những lời nói trên, họ đau đớn trong lòng, nói cùng Phêrô và các Tông đồ khác rằng: “Thưa các ông, chúng tôi phải làm gì?” Phêrô nói với họ: “Anh em hãy ăn năn sắm hối, và mỗi người trong anh em hãy chịu phép rửa nhân danh Ðức Giêsu Kitô để được tha tội; và anh em sẽ nhận lãnh Thánh Thần. Vì chưng, đó là lời hứa cho anh em, con cái anh em và mọi người sống ở phương xa mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi đến!”
Phêrô còn minh chứng bằng nhiều lời khác nữa, và khuyên bảo họ rằng: “Anh em hãy cứu mình khỏi dòng dõi gian tà này”. Vậy những kẻ chấp nhận lời ngài giảng đều chịu phép rửa, và ngày hôm ấy có thêm chừng ba ngàn người gia nhập đạo.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Thánh Phêrô đã nói với những người tập trung tại Giêrusalem hãy ăn năn và trở về với Chúa. Ăn năn có nghĩa là trở về với sự trung tín. Trên đường đời, luôn luôn có những ảo ảnh thu hút sự chú ý của chúng ta, và chúng ta thường mê mải dõi theo những ảo ảnh đó. Nhưng, chúng ta được mời gọi để trở thành những dân trung tín với Chúa, trong thịnh vượng cũng như lúc gian truân.
Đức Thánh Cha cảnh báo rằng sự tự tin quá độ thường dẫn đến sự bất trung.
Ngài đặc biệt nhắc đến Chương 12 của Sách Sử biên thứ hai. “Củng cố được vương quốc và trở nên hùng mạnh rồi, vua Rơkhápam bỏ Lề Luật của Thiên Chúa, khiến toàn thể nhà Israel cũng theo gương ấy” (2 Sb 12: 1).
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đây không chỉ là một sự kiện lịch sử, nhưng nó cũng thường xảy ra một cách phổ quát.
Nhiều lần, khi chúng ta cảm thấy an toàn, chúng ta bắt đầu lập kế hoạch và chúng ta dần dần rời xa Chúa. Chúng ta không giữ sự trung tín với Ngài. An ninh của tôi không còn là thứ mà Chúa ban cho tôi. Đó là lối suy nghĩ tôn thờ ngẫu tượng. Đây là những gì đã xảy ra với vua Rơkhápam và dân Israel. Nhà vua cảm thấy an tâm khi chứng kiến một vương quốc hợp nhất - và bắt đầu từ bỏ lề luật Chúa và quay sang tôn thờ các ngẫu tượng.
Có người có thể phản đối rằng “Tôi chưa bao giờ quỳ xuống trước một ngẫu tượng. Không, chớ bao giờ.” Có lẽ đúng là anh chị em chưa bao giờ quỳ gối như thế, nhưng thật sự là anh chị em đang tìm kiếm các ngẫu tượng và tôn sùng chúng trong lòng mình. Sự tự tin quá độ thường mở toang cửa tâm hồn cho các ngẫu tượng.
Cảm thấy an toàn không phải là một điều gì xấu. Đây là một ân sủng. Thật là tốt khi được an toàn trong sự nhận biết rằng Chúa ở cùng tôi.
Nhưng trái lại, an ninh trở thành một cái nạng và dẫn đến tội lỗi khi tôi đặt mình vào vị trí trung tâm và thôi không còn trung tín với Chúa nữa.
Đây là toàn bộ lịch sử của Israel và toàn bộ lịch sử của Giáo hội. Chúng ta thấy trong đó đầy rẫy sự bất trung, đầy rẫy những hành vi tự cao tự đại và tự tin khiến Dân Chúa từ bỏ Người. Đức Thánh Cha cay đắng nhận xét rằng ngay cả giữa chúng ta ngày nay, lòng trung thành không phải là một đức tính được đánh giá cao.
Source:Vatican News
Tượng Chúa Kitô Cứu Chuộc ở Brazil được thắp sáng bằng hình ảnh bác sĩ y tá
Trần Mạnh Trác
16:10 14/04/2020
Light show cũng đã chiếu lên thông điệp cuả ĐGH là hãy ‘Hy Vọng’. Chữ ‘Hy Vọng’ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và chiếu lện với lá cờ cuả quốc gia liên hệ, bắt đầu là cờ Trung Quốc, nơi phát xuất cơn dịch.
Những phương châm thúc giục người dân tuân theo các hạn chế xã hội để làm chậm sự bùng phát của coronavirus cũng được chiếu lên bằng tiếng Bồ Đào Nha ‘Fique Em Casa’ (hãy ở trong nhà).
Các y tá, bác sĩ và các nhân viên chăm sóc sức khỏe đã xứng đáng là những anh hùng trong cơn đại dịch này. Họ không những phải đối phó với những dòng thác bệnh nhân ồ ạt đổ vào bệnh viện và vì lý do thân quyến cũng phải cách ly với nạn nhân ngay cả trong trường hợp nguy tử, cho nên giờ đây, hơn bao giờ hết, nhân viên y tế là móc nối duy nhất giữa những bệnh nhân và người thân của họ.
Đây là lần thứ hai bức tượng Chúa Kitô Cứu Chuộc đã được sử dụng đề cao ý thức về cuộc khủng hoảng coronavirus. Tháng trước, bức tượng đã được thắp sáng với những lá cờ của các quốc gia nạn nhân cuả đại dịch.
Xem youtube:
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về trận bão kinh hoàng tối Chúa Nhật Phục sinh
Đặng Tự Do
16:45 14/04/2020
Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, và Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của tổng giáo phận Oklahoma, Chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc nội và Phát triển Nhân văn, đã đưa ra một tuyên bố chung, sau khi thời tiết khắc nghiệt đã giết chết 19 người ở miền Nam Hoa Kỳ từ chiều Chúa Nhật Phục sinh đến sáng sớm thứ Hai. Trong tuyên bố chung, các ngài kêu gọi cầu nguyện và giúp đỡ cho tất cả những người sống trên đường đi của cơn bão, trong niềm hy vọng nơi Tin mừng Phục Sinh.
Toàn văn tuyên bố của hai Đức Tổng Giám Mục Gomez và Coakley như sau:
Ngày thứ Hai Phục Sinh đã bắt đầu với tin buồn rằng một trận bão đã càn qua nhiều tiểu bang ở miền Nam suốt đêm, giết chết ít nhất 19 người tại thời điểm tuyên bố này được đưa ra trên khắp các tiểu bang Mississippi, Georgia, Arkansas và Nam Carolina. Thời tiết cũng gây ra thiệt hại đáng kể ở Texas, Louisiana và Tây Virginia. Nhiều người đã bị thiệt hại hoặc mất nhà cửa.
Giữa những bi kịch này, chúng ta phải tiếp cận và cung cấp hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người đang đau buồn về sự mất mát của những người thân yêu. Tình trạng này càng trở nên khó khăn hơn bởi đại dịch coronavirus đang diễn ra. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang đau khổ, cho những người đã chết và cho những người phản ứng đầu tiên trước thảm kịch đang can đảm đưa ra các trợ giúp. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người khác trên đường đi của những cơn bão này, cho sự an toàn và tình trạng chung của họ.
Trong bài Tin mừng sáng nay, chúng ta nghe Chúa phục sinh nói với Maria Mácđalêna và những người phụ nữ khác: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” (Mt. 28:10). Thư của Thánh Phaolô gởi các tín hữu Do Thái mô tả niềm hy vọng của chúng ta vào lời hứa của Thiên Chúa như một mỏ neo của tâm hồn, chắc chắn và vững bền. (Dt 6:19). Giữa những thảm họa từ thời tiết đến bệnh tật, chúng ta hãy bám lấy hy vọng này, đó là Chúa có thể cứu chuộc sự đau khổ và mất mát của chúng ta, Chúa hiện diện với chúng ta ngay cả bây giờ và Chúa luôn chiến thắng tử thần, và Người mời gọi chúng ta đến gặp Ngài mặt đối mặt trong cuộc sống vĩnh cửu.
Source:USCCBUSCCB President and Committee Chairman Call for Prayers, Hope, and Assistance Following Deadly Storms in the South
Toàn văn tuyên bố của hai Đức Tổng Giám Mục Gomez và Coakley như sau:
Ngày thứ Hai Phục Sinh đã bắt đầu với tin buồn rằng một trận bão đã càn qua nhiều tiểu bang ở miền Nam suốt đêm, giết chết ít nhất 19 người tại thời điểm tuyên bố này được đưa ra trên khắp các tiểu bang Mississippi, Georgia, Arkansas và Nam Carolina. Thời tiết cũng gây ra thiệt hại đáng kể ở Texas, Louisiana và Tây Virginia. Nhiều người đã bị thiệt hại hoặc mất nhà cửa.
Giữa những bi kịch này, chúng ta phải tiếp cận và cung cấp hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người đang đau buồn về sự mất mát của những người thân yêu. Tình trạng này càng trở nên khó khăn hơn bởi đại dịch coronavirus đang diễn ra. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang đau khổ, cho những người đã chết và cho những người phản ứng đầu tiên trước thảm kịch đang can đảm đưa ra các trợ giúp. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người khác trên đường đi của những cơn bão này, cho sự an toàn và tình trạng chung của họ.
Trong bài Tin mừng sáng nay, chúng ta nghe Chúa phục sinh nói với Maria Mácđalêna và những người phụ nữ khác: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” (Mt. 28:10). Thư của Thánh Phaolô gởi các tín hữu Do Thái mô tả niềm hy vọng của chúng ta vào lời hứa của Thiên Chúa như một mỏ neo của tâm hồn, chắc chắn và vững bền. (Dt 6:19). Giữa những thảm họa từ thời tiết đến bệnh tật, chúng ta hãy bám lấy hy vọng này, đó là Chúa có thể cứu chuộc sự đau khổ và mất mát của chúng ta, Chúa hiện diện với chúng ta ngay cả bây giờ và Chúa luôn chiến thắng tử thần, và Người mời gọi chúng ta đến gặp Ngài mặt đối mặt trong cuộc sống vĩnh cửu.
Source:USCCB
Tòa Thánh gia hạn các biện pháp cách ly đến ngày 3 tháng Năm
Đặng Tự Do
17:13 14/04/2020
Tính đến chiều thứ Ba 14 tháng Tư, tử vong tại Ý đã lên đến 21,067 người, trong số 162,488 trường hợp nhiễm coronavirus. Riêng trong 24 giờ của ngày thứ Ba, có 566 trường hợp tử vong và 3,153 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận. Như thế, các trường hợp tử vong và nhiễm bệnh mới có xu hướng giảm dần.
Hôm thứ Bẩy 11 tháng Tư, Thủ tướng Giuseppe Conte đã công bố gia hạn lệnh cô lập đến ngày 3 tháng Năm để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Trong thông báo đưa ra hôm 14 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết như sau:
“Tòa Thánh, tiếp theo thông cáo ngày 3 tháng Tư, mở rộng tất cả các biện pháp được thực hiện cho đến nay để đối phó với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe liên quan đến Covid-19 cho đến ngày 3 tháng Năm.”
Trong thông báo hôm 3 tháng Tư, Ông Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết tại thời điểm này, các cơ quan và ban ngành khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican chỉ tiếp tục các hoạt động thiết yếu, bắt buộc và không thể tránh khỏi, trong khi áp dụng chặt chẽ, ở mức độ tối đa có thể, các biện pháp thích hợp đã được truyền đạt, bao gồm các tiêu chuẩn như làm việc từ xa và tái sắp xếp, để bảo vệ sức khỏe của các nhân viên.
Source:Holy See Press OfficeHoly See Press Office Communiqué, 14.04.2020
Hôm thứ Bẩy 11 tháng Tư, Thủ tướng Giuseppe Conte đã công bố gia hạn lệnh cô lập đến ngày 3 tháng Năm để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Trong thông báo đưa ra hôm 14 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết như sau:
“Tòa Thánh, tiếp theo thông cáo ngày 3 tháng Tư, mở rộng tất cả các biện pháp được thực hiện cho đến nay để đối phó với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe liên quan đến Covid-19 cho đến ngày 3 tháng Năm.”
Trong thông báo hôm 3 tháng Tư, Ông Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết tại thời điểm này, các cơ quan và ban ngành khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican chỉ tiếp tục các hoạt động thiết yếu, bắt buộc và không thể tránh khỏi, trong khi áp dụng chặt chẽ, ở mức độ tối đa có thể, các biện pháp thích hợp đã được truyền đạt, bao gồm các tiêu chuẩn như làm việc từ xa và tái sắp xếp, để bảo vệ sức khỏe của các nhân viên.
Source:Holy See Press Office
Báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Ý: 110 linh mục bị thiệt mạng vì coronavirus
Đặng Tự Do
17:50 14/04/2020
Tính đến chiều thứ Ba 14 tháng Tư, 110 linh mục Ý đã thiệt mạng vì coronavirus. Báo cáo của tờ Avvnire, cơ quan thông tấn của Hội Đồng Giám Mục Ý nhấn mạnh rằng virus quái ác này không chỉ cướp đi sinh mạng của các linh mục cao niên, cả các linh mục trẻ cũng thiệt mạng.
Trong các trường hợp thiệt mạng mới nhất, Avvnire cho biết:
“Tổng giáo phận Milan vừa vĩnh biệt một linh mục tuyên úy của một viện dưỡng lão, và một linh mục dòng Xitô chết ở Senigallia.
Trước đó, Cha Enrico Bernuzzi, 46 tuổi, thuộc giáo phận Tortona, đã chết vào rạng sáng ngày Thứ Hai Phục Sinh. Ngài được thụ phong linh mục từ năm 2006, và đã thực thi sứ vụ của mình tại các giáo xứ trong vùng Voghera, và phụ trách việc quảng bá ơn gọi cho giáo phận Tortona. Ngài và hai linh mục khác được ủy thác chăm sóc mục vụ trong vùng Voghera bao gồm Duomo và ba giáo xứ khác là Pombio, San Rocco và Resurrezione. Cho đến nay linh mục trẻ nhất bị thiệt mạng vì coronavirus là Cha Alessandro Brignone, linh mục của giáo phận Salerno-Campagna-Acerno qua đời vào ngày 19 tháng Ba, ở tuổi 45.”
Lược qua danh sách các linh mục bị thiệt mạng, Avvenire xác định có năm phẩm chất chung của các ngài là.
Bình dân: Các linh mục bị thiệt mạng đã sống rất hoà đồng và gần gũi đàn chiên
Truyền thống: Trong các cộng đồng dù lớn dù nhỏ, các vị này là “những người gìn giữ ký ức chung, tham gia vào việc truyền bá các chứng tá và các giá trị từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo.”
Trung thành với ơn gọi: Nhiều vị trong số các linh mục này đã phục vụ cộng đồng của mình từ bốn mươi năm trở lên.
Khiêm tốn: Nhiều vị trong số 110 linh mục đã qua đời chỉ được biết đến trong phạm vi các giáo xứ và cộng đồng địa phương của mình, chỉ một số ít các vị có danh tiếng ở cấp khu vực hoặc quốc gia.
Không thể thiếu đối với cộng đồng: “Hết lần này đến lần khác,” Avvenire viết, “người ta nghe thấy sau cái chết của một linh mục những mô tả về một sự mất mát quá lớn đối với cộng đồng, một người luôn gần gũi, sẵn sàng với đàn chiên.”
Hôm thứ Bảy Tuần Thánh, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã bày tỏ lòng biết ơn Giáo Hội Công Giáo tại Ý, “trong những tuần lễ cực kỳ khó khăn này, đã đồng hành với những đau khổ của người dân qua sự hiện diện cụ thể trên khắp đất nước, góp phần hỗ trợ những người yếu nhất trong chúng ta và các gia đình nghèo đói.”
Hôm Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục. Đức Thánh Cha mô tả các ngài là “những vị thánh bên cạnh”, những linh mục đã hy sinh bằng cách phục vụ.
Source:AvvnireCoronavirus: le vittime salgono a 110, muore un prete di 46 anni
Trong các trường hợp thiệt mạng mới nhất, Avvnire cho biết:
“Tổng giáo phận Milan vừa vĩnh biệt một linh mục tuyên úy của một viện dưỡng lão, và một linh mục dòng Xitô chết ở Senigallia.
Trước đó, Cha Enrico Bernuzzi, 46 tuổi, thuộc giáo phận Tortona, đã chết vào rạng sáng ngày Thứ Hai Phục Sinh. Ngài được thụ phong linh mục từ năm 2006, và đã thực thi sứ vụ của mình tại các giáo xứ trong vùng Voghera, và phụ trách việc quảng bá ơn gọi cho giáo phận Tortona. Ngài và hai linh mục khác được ủy thác chăm sóc mục vụ trong vùng Voghera bao gồm Duomo và ba giáo xứ khác là Pombio, San Rocco và Resurrezione. Cho đến nay linh mục trẻ nhất bị thiệt mạng vì coronavirus là Cha Alessandro Brignone, linh mục của giáo phận Salerno-Campagna-Acerno qua đời vào ngày 19 tháng Ba, ở tuổi 45.”
Lược qua danh sách các linh mục bị thiệt mạng, Avvenire xác định có năm phẩm chất chung của các ngài là.
Bình dân: Các linh mục bị thiệt mạng đã sống rất hoà đồng và gần gũi đàn chiên
Truyền thống: Trong các cộng đồng dù lớn dù nhỏ, các vị này là “những người gìn giữ ký ức chung, tham gia vào việc truyền bá các chứng tá và các giá trị từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo.”
Trung thành với ơn gọi: Nhiều vị trong số các linh mục này đã phục vụ cộng đồng của mình từ bốn mươi năm trở lên.
Khiêm tốn: Nhiều vị trong số 110 linh mục đã qua đời chỉ được biết đến trong phạm vi các giáo xứ và cộng đồng địa phương của mình, chỉ một số ít các vị có danh tiếng ở cấp khu vực hoặc quốc gia.
Không thể thiếu đối với cộng đồng: “Hết lần này đến lần khác,” Avvenire viết, “người ta nghe thấy sau cái chết của một linh mục những mô tả về một sự mất mát quá lớn đối với cộng đồng, một người luôn gần gũi, sẵn sàng với đàn chiên.”
Hôm thứ Bảy Tuần Thánh, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã bày tỏ lòng biết ơn Giáo Hội Công Giáo tại Ý, “trong những tuần lễ cực kỳ khó khăn này, đã đồng hành với những đau khổ của người dân qua sự hiện diện cụ thể trên khắp đất nước, góp phần hỗ trợ những người yếu nhất trong chúng ta và các gia đình nghèo đói.”
Hôm Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục. Đức Thánh Cha mô tả các ngài là “những vị thánh bên cạnh”, những linh mục đã hy sinh bằng cách phục vụ.
Source:Avvnire
Chớ gì những khó khăn chung dẫn chúng ta đến sự hiệp nhất lớn lao hơn
Thanh Quảng sdb
18:14 14/04/2020
Chớ gì những khó khăn chung dẫn chúng ta đến sự hiệp nhất lớn lao hơn
Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ Thứ Ba (14/4/20) mời gọi chúng ta hãy đoàn kết vượt lên mọi phân rẽ, và thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong một mình Thiên Chúa.
(Tin Vatican)
Mở đầu Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta sáng Thứ Ba Phục Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa ban cho chúng ta hồng ân hiệp nhất. Trong thời điểm khó khăn này, xin Ngài giúp chúng ta khám phá sự hiệp thông nối kết chúng ta và sự hiệp nhất vượt lên trên bất kỳ sự phân rẽ nào.
Thống hối khỏi ảo tưởng
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã tập trung vào lời mời gọi của thánh Phêrô trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2: 36-41). Thánh Phêrô mời gọi những ai đang tập trung tại Giêrusalem hãy thống hối và trở về với Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thống hối có nghĩa là trở về với lòng thành. Luôn có những ảo ảnh cuốn hút chúng ta xa vào những ảo ảnh đó. Nhưng theo Đức Thánh Cha, chúng ta được mời gọi trở thành những người trung tín trong mọi thời, tốt cũng như xấu!
Niềm tin dẫn đến sự trung tín
Sau đó Đức Thánh Cha nhắc lại chương 12 của Sách Ký Sử cuốn hai nói về Ông Rehoboam, vị vua đầu tiên của Giuđa, khi thấy rằng vương quốc của mình được vững mạnh thì ông quên đi giới luật của Chúa và kéo dân Israel theo vua (2 Chr 12: 1).
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết đây là một sự kiện lịch sử, nên nó cũng có một giá trị bao quát nào đó.
Nhiều lần khi chúng ta thấy được an toàn, chúng ta bắt đầu có những kế hoạch riêng và lãng quên Thiên Chúa. Chúng ta bất trung! Và sự an toàn của ta không còn là Thiên Chúa nữa mà hoán chuyển sang một vật thể khác! Đó là một thần tượng. Đây là điều đã xảy ra với Rehoboam và dân Israel. Lúc vua cảm thấy vững mạnh - vương quốc hợp nhất – thì vua từ bỏ luật pháp của Chúa và bắt đầu tôn thờ các thần tượng.
Chiêm ngưỡng các thần tượng
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: có thể chúng ta cho rằng mình chưa bao giờ xụp lạy trước một thần tượng! Đức Thánh Cha nói có lẽ chúng ta không quỳ lạy nó, nhưng chúng ta có đi tìm kiếm nó và tôn sùng nó trong lòng chúng ta. Điều đó mở ra con đường dẫn tới sự tôn sùng thần tượng.
Đức Thánh Cha nói: Cảm giác an toàn không phải là một điều xấu! Đây là một hồng ân: được an toàn trong sự tín thác rằng Chúa ở cùng ta... Nhưng cảm giác an toàn cũng có thể trở thành một cái cớ dẫn ta đến tội, khi ta tự cho mình là trung tâm điểm và không còn trung thành với Chúa nữa…
Đây là toàn bộ lịch sử của Israel! Đây cũng là lịch sử của Giáo hội, một Giáo hội đầy rẫy sự bất trung! Một Giáo hội chất chứa nhiều hành vi tự cao tự đại và sự tự kiêu làm cho nhiều người xa lìa Chúa…
Biểu tượng của lòng chung thủy
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết thánh nữ Maria Magdalena giúp chúng ta có một chìa khóa để hiểu về lòng trung thành, khi bà đợi chờ và khóc thương bên cạnh mộ Chúa. (Ga 21: 11-18).
Một biểu tượng của lòng trung thành, là thánh nữ bền bỉ không quên những gì Chúa đã làm cho bà. Bà đã ở đó, kiên trì trước thảm kịch khi bà nghĩ làm cách nào mình có thể lăn tảng đá trước mồ ra mà xức thuốc thơm cho thi thể của Chúa!
Sự an toàn thực sự phải đến từ Thiên Chúa
Sau cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy cầu xin cho được ơn trung thành.
Hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa ban hồng ân trung tín cho chúng ta. Hãy cảm tạ Chúa khi Ngài ban cho chúng ta được bình an. Xin Ngài giúp chúng ta kiên trì ngay cả trước nấm mộ và sự sụp đổ của tất cả những mơ ước của đời ta!
Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ Thứ Ba (14/4/20) mời gọi chúng ta hãy đoàn kết vượt lên mọi phân rẽ, và thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong một mình Thiên Chúa.
(Tin Vatican)
Mở đầu Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta sáng Thứ Ba Phục Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa ban cho chúng ta hồng ân hiệp nhất. Trong thời điểm khó khăn này, xin Ngài giúp chúng ta khám phá sự hiệp thông nối kết chúng ta và sự hiệp nhất vượt lên trên bất kỳ sự phân rẽ nào.
Thống hối khỏi ảo tưởng
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã tập trung vào lời mời gọi của thánh Phêrô trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2: 36-41). Thánh Phêrô mời gọi những ai đang tập trung tại Giêrusalem hãy thống hối và trở về với Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thống hối có nghĩa là trở về với lòng thành. Luôn có những ảo ảnh cuốn hút chúng ta xa vào những ảo ảnh đó. Nhưng theo Đức Thánh Cha, chúng ta được mời gọi trở thành những người trung tín trong mọi thời, tốt cũng như xấu!
Niềm tin dẫn đến sự trung tín
Sau đó Đức Thánh Cha nhắc lại chương 12 của Sách Ký Sử cuốn hai nói về Ông Rehoboam, vị vua đầu tiên của Giuđa, khi thấy rằng vương quốc của mình được vững mạnh thì ông quên đi giới luật của Chúa và kéo dân Israel theo vua (2 Chr 12: 1).
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết đây là một sự kiện lịch sử, nên nó cũng có một giá trị bao quát nào đó.
Nhiều lần khi chúng ta thấy được an toàn, chúng ta bắt đầu có những kế hoạch riêng và lãng quên Thiên Chúa. Chúng ta bất trung! Và sự an toàn của ta không còn là Thiên Chúa nữa mà hoán chuyển sang một vật thể khác! Đó là một thần tượng. Đây là điều đã xảy ra với Rehoboam và dân Israel. Lúc vua cảm thấy vững mạnh - vương quốc hợp nhất – thì vua từ bỏ luật pháp của Chúa và bắt đầu tôn thờ các thần tượng.
Chiêm ngưỡng các thần tượng
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: có thể chúng ta cho rằng mình chưa bao giờ xụp lạy trước một thần tượng! Đức Thánh Cha nói có lẽ chúng ta không quỳ lạy nó, nhưng chúng ta có đi tìm kiếm nó và tôn sùng nó trong lòng chúng ta. Điều đó mở ra con đường dẫn tới sự tôn sùng thần tượng.
Đức Thánh Cha nói: Cảm giác an toàn không phải là một điều xấu! Đây là một hồng ân: được an toàn trong sự tín thác rằng Chúa ở cùng ta... Nhưng cảm giác an toàn cũng có thể trở thành một cái cớ dẫn ta đến tội, khi ta tự cho mình là trung tâm điểm và không còn trung thành với Chúa nữa…
Đây là toàn bộ lịch sử của Israel! Đây cũng là lịch sử của Giáo hội, một Giáo hội đầy rẫy sự bất trung! Một Giáo hội chất chứa nhiều hành vi tự cao tự đại và sự tự kiêu làm cho nhiều người xa lìa Chúa…
Biểu tượng của lòng chung thủy
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết thánh nữ Maria Magdalena giúp chúng ta có một chìa khóa để hiểu về lòng trung thành, khi bà đợi chờ và khóc thương bên cạnh mộ Chúa. (Ga 21: 11-18).
Một biểu tượng của lòng trung thành, là thánh nữ bền bỉ không quên những gì Chúa đã làm cho bà. Bà đã ở đó, kiên trì trước thảm kịch khi bà nghĩ làm cách nào mình có thể lăn tảng đá trước mồ ra mà xức thuốc thơm cho thi thể của Chúa!
Sự an toàn thực sự phải đến từ Thiên Chúa
Sau cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy cầu xin cho được ơn trung thành.
Hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa ban hồng ân trung tín cho chúng ta. Hãy cảm tạ Chúa khi Ngài ban cho chúng ta được bình an. Xin Ngài giúp chúng ta kiên trì ngay cả trước nấm mộ và sự sụp đổ của tất cả những mơ ước của đời ta!
Covid-19 ở Myanmar: Giam hãm lễ Công Giáo và cả Phật Giáo, một mũi tên trúng 2 con nhạn
Trần Mạnh Trác
21:12 14/04/2020
Nhưng biến cố Covid-19 đã bắn một mũi tên và đâm trúng vào cả hai dịp lễ một lúc, làm đau lòng không chỉ cho những người theo đạo Thiên Chuá Giáo, mà còn làm khô héo những trái tim ‘ướt át’cuả đa số thành phần dân chúng, vốn theo đạo Phật.
Myanmar đã ra lệnh ‘khoá cửa quốc gia’ trong 2 tuần để đối phó với sự bùng phát cuả Covid-19, mọi sinh hoạt công cộng đều phải đình chỉ và như thê thì các lễ lớn như Phục Sinh (Từ 9 cho đến 12 tháng 4) và lễ hội Thingyan (Từ 13 đến 16 tháng 4) đều rơi vào lệnh giới nhiêm này.
Một sự vắng lặng đến lạnh người đã diễn ra ở Bagan, một trung tâm Phật giáo quan trọng nhất cuả Myanmar, được nâng lên hàng di sản cuả UNESCO với hơn hai ngàn di tích (miễu thờ). Đây là một trung tâm thiền viện cổ xưa nhưng vẫn vô cùng sống động, là một khu du lịch nội tiếng thu hút hàng trăm ngàn du khách mỗi năm.
Một lý do khiến cho chính quyền áp dụng chiến dịch "kiểm dịch cộng đồng" một cách nghiêm ngặt bất thường, vì có sự lo ngại rằng những việc di chuyển và ăn mừng năm mới sẽ làm cho nạn dịch bùng phát đến mức không thể kiểm soát được.
Một điều lo ngại khác là việc lây nhiễm có thể nguy hiểm hơn khi hàng ngàn công nhân bị trục xuất khỏi Thái Lan khi nước này đóng cửa biên giới. Chính quyền Myanmar đã lập tức thiết lập nhiều ngôi làng và trong nhiều trường hợp là những tu viện Phật Giáo để làm địa điểm kiểm dịch tạm giữ những người lao động bị trục xuất.
Note * Lễ hội Thingyan, theo tiếng Phạn là "sankranti" có nghiả là "quá cảnh", đánh dấu sự chấm dứt của mùa đông và sự bắt đầu của mùa xuân. Những ngày lễ bắt đầu bằng một ngày dành cho việc uposatha ("trai giới"), dùng để "thanh lọc tâm trí bị ô nhiễm". Nhưng đối với đa số dân chúng và nhất là giới sinh viên học sinh thì đây là một kỳ nghỉ dài, là cơ hội để đi thăm thân bằng quyến thuộc và để xin xâm hái lộc ở những chuà chiền.
Đức Hồng Y Pell: cuộc chiến văn hóa, người tố cáo có thể bị lợi dụng và vai trò tham nhũng góp phần vào việc ngài bị kết án
Vũ Văn An
23:54 14/04/2020
Theo Catholic News Service, trong cuộc phỏng vấn độc quyền của Sky News, được phát hình ngày 14 tháng 4 (giờ Sydney), Đức Hồng Y George Pell cho biết việc ngài biết mình vô tội và lời cầu nguyện của hàng nghìn người đã giúp ngài rất nhiều trong thời gian 405 ngày trong nhà tù.
Đức Hồng Y nói chuyện với Andrew Bolt của Sky News Australia ngày 11 tháng 4. Và cuộc đàm đạo này được phát hình ngày 14 thang 4, một tuần sau khi Tòa án Tối cao Úc đồng thanh phán quyết rằng liên quan tới tất cả 5 tội trạng quấy nhiễu tình dục 2 ca viên 13 tuổi vào năm 1996, “có một khả thể quan trọng là một người vô tội đã bị kết án”.
Nhận định rằng giáo huấn Kitô Giáo dạy: đau khổ có một ý nghĩa, Đức Hồng Y Pell nói “bạn có thể rút được ý nghĩa từ sự đau khổ kinh khủng nhất”.
Đau khổ khủng khiếp nhất từng làm Đức Kitô lo buồn đến chẩy mồ hôi máu trong vường Diệtsimani, dĩ nhiên, là cảm thức bị bỏ rơi. Bolt mặc nhiên nối kết cảm thức ấy với tâm thức của Đức Hồng Y Pell khi ông hỏi ngài “ngài không bao giờ nói ‘Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi’ chứ?”
Ngài tắc lưỡi trả lời “Không, nhưng tôi có nói ‘Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa tôi, Chúa tính làm gì tôi?’”
Bolt bồi thêm, “vậy Người làm gì ngài?”. Đức Hồng Y trả lời: “tôi không rõ”.
Dĩ nhiên, đó là đối đáp cho vui câu chuyện. Lúc nào Đức Hồng Y cũng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa.
Cuộc phỏng vấn thỉnh thoảng được lồng vào các nhận định của Bolt. Ông xác nhận ông không phải là bằng hữu của Đức Hồng Y và cũng không hề là một Kitô hữu. Ông chỉ phục vụ nghề báo chí chân chính.
Ít nhất cũng chân chính hơn Đài ABC, đài truyền hình quốc gia mà ông hết lời chỉ trích. Ngoài đài này ra, Bolt cực lực lên án cảnh sát Victoria đã “buộc Pell một tội mà ngài không thể nào phạm được”, và tòa phúc thẩm Victoria đã y án một bản án trong đó “cả người bị coi là phạm nhân lẫn người được coi là nạn nhân đều có thể không có mặt ở hiện trường điều được coi là tội ác”.
Điều đáng nói, là trong cuộc phỏng vấn của Sky News, Đức Hồng Y Pell, một lần nữa, xác nhận là ngài không “hề tức giận, không hề thù nghịch đối với người khiếu nại ngài”.
Ngài nhận định: “một điều gì đó có thể đã xẩy ra bởi một người nào đó tại một nơi nào khác rồi nó được chuyển vị vào kịch bản không thể có này”. Chỉ có một giải thích hữu lý, như chính ngài nói, là “tôi thắc mắc có khi anh ta bị lợi dụng chăng”.
Chứ người bình thường ai lại “nghĩ” ra được một kịch bản quái gở và phi lý đến như thế. Người lợi dụng anh ta thâm độc đến nỗi không những muốn lột hết danh dự của một trong những người con sáng chói nhất không phải chỉ của Giáo Hội Công Giáo Úc mà còn của cả Quốc Gia Úc, bỏ tù đến rục xương (chánh án Peter Kidd, khi kêu án, nói rằng ông ta biết: rất có thể Đức Hồng Y Pell sẽ chết ở trong tù!), mà còn muốn tước hết trân châu bảo ngọc thân thiết nhất của ngài là chức linh mục, vì tội phạm thánh: lạm dụng tình dục ngay trong Phòng áo của các linh mục và vẫn còn mặc nguyên lễ phục. Với cái tội “nặng hơn” này, Đức Phanxicô không thể làm gì khác hơn là hoàn tục Đức Hồng Y Pell.
Chính cái thâm độc quái ác đi đến chỗ quá trớn ấy đã để lộ ra cái phi lý và tạo hoẹt của lời tố cáo và buộc tội. Đức Hồng Y Pell không áp dụng cùng một điều thắc mắc ấy cho cảnh sát và tòa phúc thẩm Victoria. Nhưng không ít người muốn ngài áp dụng điều này. Vì nếu không, thì không ai hiểu được tại sao 12 bồi thẩm đoàn, chánh án Kidd và 2 chánh án Tòa án Tối cao Victoria lại đồng ý với lời tố cáo ấu trĩ như thế được? Tiện đây, cũng phải nói tới nét ấu trĩ khác của chánh án Kidd: ông ta bảo ông ta chỉ kết án Đức Hồng Y vì tội danh này thôi, trong khi biết rõ Đức Hồng Y chưa bao giờ phạm tội nào thuộc loại ấy từ đó đến bây giờ, ngài hoàn toàn “blameless” (không tì vết). Một người có cái sung lực tình dục cao đến độ mù quáng, bất chấp mọi khả thể có thể bị bắt quả tang bất cứ lúc nào và bất kể mình mới được phong làm Tổng Giám Mục một tổng giáo phận lớn hàng thứ nhì trong nước, tại sao, sau đó, lại không tái phạm cho được, tại sao lại “blameless” cho được. Ai mà tin được, chỉ có người ấu trĩ như chánh án Kidd mới tin được thôi!
Đức Hồng Y dường như muốn gỡ tội cho chiến dịch hãm hại ngài bằng cách đổ lỗi cho thời thế. Ngài nói với Bolt rằng các nay 30 hay 40 năm, quả lắc đồng hồ nghiêng một cách ồ ạt về phía chống lại bất cứ người nào cho rằng mình bị một linh mục tấn công. Nay, thì nó nghiêng trở lại “đến nỗi mọi lời tố cáo đều được coi như chân lý Phúc Âm”.
Khi Bolt hỏi về thái độ của những người như thủ hiến Daniel Andrew của Victoria đối với ngài, Đức Hồng Y Pell đã ghép ông này, không phải vào loại Giuđa phản Chúa như một số người nghĩ, mà vào hàng ngũ bên kia của cuộc chiến tranh văn hóa, một điều, ngài bảo dễ hiểu thôi, vì họ ủng hộ bất cứ những gì một Kitô hữu chân chính vốn chống đối: đồng tính luyến ái, phá thai, trợ tử...
Chứ thực ra, theo Đức Hồng Y, ngài cũng phò các nạn nhân bị các người của Giáo Hội lạm dụng tình dục không thua gì Daniel Andrew, người mới chỉ chập chững bước vào đường đời khi ngài đã khởi sự chiến dịch đáp ứng nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục ở Melbourne rồi. Ngài cũng bất bình và cảm thấy xấu hổ vì cung cách Giáo Hội, như một định chế, xử lý các vụ lạm dụng tình dục này, không hơn thì cũng bằng “dân túy” Daniel Andrew.
Đức Hồng Y Pell có lẽ cũng mặc nhiên áp dụng cùng một cách gỡ tội như thế đối với một vài thế lực tôn giáo ở tận trung tâm Đạo Công Giáo là Tòa Thánh Vatican, mặc dù, ngài minh nhiên loại đức Phanxicô ra khỏi phạm vi này.
Bởi thế, khi Bolt nhắc lại rằng mấy năm trước, ông ta có phỏng vấn Đức Hồng Y ở Rôma và được Đức Hồng Y nói đến vấn đề tham nhũng mà ngài tìm ra và tỏ ý quan ngại cho sự an toàn của các nhân viên, Đức Hồng Y Pell lúc ấy cho hay Mafia có thể nhúng tay vào và một vị Hồng Y đã bị tìm thấy với chiếc vali đầy tiền mặt.
Bolt đặt câu hỏi: “Ngài có bao giờ cho rằng chuyện rắc rối ngài tạo ra cho các viên chức thối nát ở Vatican có liên quan tới các rắc rối từ trước đến nay xẩy ra với ngài không?”.
Đức Hồng Y Pell trả lời rằng: phần lớn các nhân viên cao cấp ở Rôma có thiện cảm với cuộc cải tổ tài chánh đều tin rằng các lời cáo buộc chống lại ngài có liên hệ với cuộc điều tra của ngài, nhưng ngài không có bằng chứng nào cả. Tuy nhiên, ngài bảo ngài ngạc nhiên khi các thù địch về thần học của ngài ở Rôma không tin các lời tố cáo và cho hay ngài cảm thấy được Đức Giáo Hoàng Phanxicô hỗ trợ suốt trong diễn trình vụ án.
Cũng tường trình về khía cạnh này, Rod McGuirk của A.P. nói mạnh hơn: Đức Hồng Y Pell liên kết tham nhũng với các lời buộc tội lạm dụng trẻ em, liên kết việc ngài chống tham nhũng ở Vatican với việc ngài bị truy tố ở Úc về tội lạm dụng tình dục trẻ em.
Thực thế vị cựu bộ trưởng tài chánh của Đức Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn được phát hình hôm thứ Ba rằng một số viên chức của Giáo Hội tin rằng ngài bị giới cầm quyền Úc truy tố vì các rắc rối ngài tạo ra ở Vatican nhân các cải tổ tài chánh ở đấy.
Ai cũng biết Đức Phanxicô tạo ra Văn Phòng Kinh tế và cử Đức Hồng Y Pell làm Trưởng Văn Phòng. Đức Hồng Y Pell đã cố gắng vật lộn đưa ngành tài chánh mù mờ của Tòa Thánh vào trật tự và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng các cố gắng của ngài đã bị liên tiếp chống đối bởi các “vệ binh cũ” (old guard).
Vì vụ hàm oan ở Úc, ngài phải rời chức vụ và sau đó được thay thế bởi 1 nhà kinh tế học người Tây Ban Nha 60 tuổi là linh mục Dòng Tên Juan Antonio Guerrero Alves. Những hoạt động của vị linh mục này chứng minh chiều hướng đúng đắn của Đức Hồng Y Pell: các công tố viên Vatican lục lọi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và cơ quan giám sát tài chánh của Tòa Thánh sau khi nhận được phúc trình hoài nghi các giao dịch về bất động sản.
Đức Hồng Y Pell cho hay Đức Phanxicô “tuyệt đối” hỗ trợ ngài, tuy “các quan điểm thần học của tôi... không hoàn toàn phù hợp với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tôi nghĩ ngài đánh giá cao tính trung thực của tôi và có lẽ tôi sẵn sàng nói những điều mà một số người khác không dám nói, và tôi nghĩ ngài tôn trọng tôi vì thế”.
Đức Hồng Y Pell qủa quyết rằng cả Đức Phanxicô lẫn Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đều không tham nhũng, nhưng ngài không biết việc tham nhũng ở Vatican lên đến cấp nào.
Trở lại với tường trình của Catholic News Service, ta thấy phí tổn của vụ án rất cao, lên đến hàng triệu dollars. Được Bolt hỏi, Đức Hồng Y Pell cho hay: Giáo Hội không phải chi một dollars nào cho vụ này, mà hoàn toàn do người hảo tâm và tiền dành dụm của ngài. Tuy chưa tiêu hết tiền dành dụm, nhưng nó bớt đi nhiều lắm.
Còn về tương lai, ngài nói ngài sẽ ít nói năng bình luận về sinh hoạt Công Giáo Úc. “Tôi có lẽ sẽ nói nhiều hơn một chút về phương diện quốc tế”. Ngài cho biết sẽ cư ngụ ở Sydney để đọc và viết sách và “có thể đi Rôma một thời gian”. McGuirk thì cho biết, ngài đi Rôma để dọn dẹp chỗ ở trước đây, có lẽ tại Văn Phòng Kinh Tế của Tòa Thánh.
Catholic News Service dịp này có trích dẫn bài nhận định của Linh mục Dòng Tên, Frank Brennan, trên tờ Catholic Outlook của giáo phận Parramatta, Sydney. Ngài vốn là 1 luật sư và là viện trưởng Cao Đẳng Newman của Đại Học Melbourne. Ngài chính là con trai đầu lòng của Ngài Gerard Brennan, cựu Trưởng Chánh Án của Tòa án Tối cao Úc. Đại cương, Cha Brennan cũng có cùng nhận định như Bolt: cảnh sát đã không điều tra đích đáng các lời cáo buộc.
Từng tham dự phần lớn các phiên xử Đức Hồng Y Pell, cha cho hay: “Các độc giả nên hiểu rằng không phải mọi điều đều xuôi chẩy đối với hệ thống công lý hình sự ở Victoria. Đức Hồng Y Pell từng là nạn nhân bị thiệt hại lớn trong sự va chạm và xuống dốc của các định chế này. Người khiếu nại không bị hoài nghi, người đã đưa ra vụ án chống lại ngài, hẳn đã phải chịu thêm những chấn thương không thể tả được vì các thiếu sót của Cảnh Sát Victoria và Công tố viện”.
Cha viết tiếp: “một số người Úc, trong đó có nhiều nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục trẻ em, đã xỉ vả George Pell. Nhiều người khác coi trọng ngài. Phán quyết tuần trước của Tòa án Tối cao phần chắc không thay đổi quan điểm bản thân về con người này, nhưng phán quyết liên quan đến việc quản lý hệ thống hình sự ở Victoria vì nó tác động lên mọi người, cả bị cáo lẫn các nạn nhân, những người đáng được hưởng công lý theo luật”.
Cha nói rằng người khiếu nại trong vụ án này là “nạn nhân không may trong vụ diễu võ dương oai giữa các định chế”, người hiển nhiên từng “chịu chấn thương trầm trọng ở trong đời”.
“Tôi rất buồn trước chấn thương phụ trội ông ta nay phải chịu thêm qua các diễn trình luật pháp. Phần lớn các diễn trình này là điều có thể tránh được. Các diễn trình này cũng tái gây chấn thương cho nhiều người khác từng trải nghiệm nạn lạm dụng tình dục định chế và từng đặt hy vọng ở hệ thống pháp lý của chúng ta. Tình huống của họ đáng lẽ đã được trợ giúp nếu cảnh sát trong vụ này chịu tiến hành việc giám sát có khả năng và khách quan”. Cha Brennan kết luận như thế.
Đức Hồng Y nói chuyện với Andrew Bolt của Sky News Australia ngày 11 tháng 4. Và cuộc đàm đạo này được phát hình ngày 14 thang 4, một tuần sau khi Tòa án Tối cao Úc đồng thanh phán quyết rằng liên quan tới tất cả 5 tội trạng quấy nhiễu tình dục 2 ca viên 13 tuổi vào năm 1996, “có một khả thể quan trọng là một người vô tội đã bị kết án”.
Nhận định rằng giáo huấn Kitô Giáo dạy: đau khổ có một ý nghĩa, Đức Hồng Y Pell nói “bạn có thể rút được ý nghĩa từ sự đau khổ kinh khủng nhất”.
Đau khổ khủng khiếp nhất từng làm Đức Kitô lo buồn đến chẩy mồ hôi máu trong vường Diệtsimani, dĩ nhiên, là cảm thức bị bỏ rơi. Bolt mặc nhiên nối kết cảm thức ấy với tâm thức của Đức Hồng Y Pell khi ông hỏi ngài “ngài không bao giờ nói ‘Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi’ chứ?”
Ngài tắc lưỡi trả lời “Không, nhưng tôi có nói ‘Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa tôi, Chúa tính làm gì tôi?’”
Bolt bồi thêm, “vậy Người làm gì ngài?”. Đức Hồng Y trả lời: “tôi không rõ”.
Dĩ nhiên, đó là đối đáp cho vui câu chuyện. Lúc nào Đức Hồng Y cũng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa.
Cuộc phỏng vấn thỉnh thoảng được lồng vào các nhận định của Bolt. Ông xác nhận ông không phải là bằng hữu của Đức Hồng Y và cũng không hề là một Kitô hữu. Ông chỉ phục vụ nghề báo chí chân chính.
Ít nhất cũng chân chính hơn Đài ABC, đài truyền hình quốc gia mà ông hết lời chỉ trích. Ngoài đài này ra, Bolt cực lực lên án cảnh sát Victoria đã “buộc Pell một tội mà ngài không thể nào phạm được”, và tòa phúc thẩm Victoria đã y án một bản án trong đó “cả người bị coi là phạm nhân lẫn người được coi là nạn nhân đều có thể không có mặt ở hiện trường điều được coi là tội ác”.
Điều đáng nói, là trong cuộc phỏng vấn của Sky News, Đức Hồng Y Pell, một lần nữa, xác nhận là ngài không “hề tức giận, không hề thù nghịch đối với người khiếu nại ngài”.
Ngài nhận định: “một điều gì đó có thể đã xẩy ra bởi một người nào đó tại một nơi nào khác rồi nó được chuyển vị vào kịch bản không thể có này”. Chỉ có một giải thích hữu lý, như chính ngài nói, là “tôi thắc mắc có khi anh ta bị lợi dụng chăng”.
Chứ người bình thường ai lại “nghĩ” ra được một kịch bản quái gở và phi lý đến như thế. Người lợi dụng anh ta thâm độc đến nỗi không những muốn lột hết danh dự của một trong những người con sáng chói nhất không phải chỉ của Giáo Hội Công Giáo Úc mà còn của cả Quốc Gia Úc, bỏ tù đến rục xương (chánh án Peter Kidd, khi kêu án, nói rằng ông ta biết: rất có thể Đức Hồng Y Pell sẽ chết ở trong tù!), mà còn muốn tước hết trân châu bảo ngọc thân thiết nhất của ngài là chức linh mục, vì tội phạm thánh: lạm dụng tình dục ngay trong Phòng áo của các linh mục và vẫn còn mặc nguyên lễ phục. Với cái tội “nặng hơn” này, Đức Phanxicô không thể làm gì khác hơn là hoàn tục Đức Hồng Y Pell.
Chính cái thâm độc quái ác đi đến chỗ quá trớn ấy đã để lộ ra cái phi lý và tạo hoẹt của lời tố cáo và buộc tội. Đức Hồng Y Pell không áp dụng cùng một điều thắc mắc ấy cho cảnh sát và tòa phúc thẩm Victoria. Nhưng không ít người muốn ngài áp dụng điều này. Vì nếu không, thì không ai hiểu được tại sao 12 bồi thẩm đoàn, chánh án Kidd và 2 chánh án Tòa án Tối cao Victoria lại đồng ý với lời tố cáo ấu trĩ như thế được? Tiện đây, cũng phải nói tới nét ấu trĩ khác của chánh án Kidd: ông ta bảo ông ta chỉ kết án Đức Hồng Y vì tội danh này thôi, trong khi biết rõ Đức Hồng Y chưa bao giờ phạm tội nào thuộc loại ấy từ đó đến bây giờ, ngài hoàn toàn “blameless” (không tì vết). Một người có cái sung lực tình dục cao đến độ mù quáng, bất chấp mọi khả thể có thể bị bắt quả tang bất cứ lúc nào và bất kể mình mới được phong làm Tổng Giám Mục một tổng giáo phận lớn hàng thứ nhì trong nước, tại sao, sau đó, lại không tái phạm cho được, tại sao lại “blameless” cho được. Ai mà tin được, chỉ có người ấu trĩ như chánh án Kidd mới tin được thôi!
Đức Hồng Y dường như muốn gỡ tội cho chiến dịch hãm hại ngài bằng cách đổ lỗi cho thời thế. Ngài nói với Bolt rằng các nay 30 hay 40 năm, quả lắc đồng hồ nghiêng một cách ồ ạt về phía chống lại bất cứ người nào cho rằng mình bị một linh mục tấn công. Nay, thì nó nghiêng trở lại “đến nỗi mọi lời tố cáo đều được coi như chân lý Phúc Âm”.
Khi Bolt hỏi về thái độ của những người như thủ hiến Daniel Andrew của Victoria đối với ngài, Đức Hồng Y Pell đã ghép ông này, không phải vào loại Giuđa phản Chúa như một số người nghĩ, mà vào hàng ngũ bên kia của cuộc chiến tranh văn hóa, một điều, ngài bảo dễ hiểu thôi, vì họ ủng hộ bất cứ những gì một Kitô hữu chân chính vốn chống đối: đồng tính luyến ái, phá thai, trợ tử...
Chứ thực ra, theo Đức Hồng Y, ngài cũng phò các nạn nhân bị các người của Giáo Hội lạm dụng tình dục không thua gì Daniel Andrew, người mới chỉ chập chững bước vào đường đời khi ngài đã khởi sự chiến dịch đáp ứng nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục ở Melbourne rồi. Ngài cũng bất bình và cảm thấy xấu hổ vì cung cách Giáo Hội, như một định chế, xử lý các vụ lạm dụng tình dục này, không hơn thì cũng bằng “dân túy” Daniel Andrew.
Đức Hồng Y Pell có lẽ cũng mặc nhiên áp dụng cùng một cách gỡ tội như thế đối với một vài thế lực tôn giáo ở tận trung tâm Đạo Công Giáo là Tòa Thánh Vatican, mặc dù, ngài minh nhiên loại đức Phanxicô ra khỏi phạm vi này.
Bởi thế, khi Bolt nhắc lại rằng mấy năm trước, ông ta có phỏng vấn Đức Hồng Y ở Rôma và được Đức Hồng Y nói đến vấn đề tham nhũng mà ngài tìm ra và tỏ ý quan ngại cho sự an toàn của các nhân viên, Đức Hồng Y Pell lúc ấy cho hay Mafia có thể nhúng tay vào và một vị Hồng Y đã bị tìm thấy với chiếc vali đầy tiền mặt.
Bolt đặt câu hỏi: “Ngài có bao giờ cho rằng chuyện rắc rối ngài tạo ra cho các viên chức thối nát ở Vatican có liên quan tới các rắc rối từ trước đến nay xẩy ra với ngài không?”.
Đức Hồng Y Pell trả lời rằng: phần lớn các nhân viên cao cấp ở Rôma có thiện cảm với cuộc cải tổ tài chánh đều tin rằng các lời cáo buộc chống lại ngài có liên hệ với cuộc điều tra của ngài, nhưng ngài không có bằng chứng nào cả. Tuy nhiên, ngài bảo ngài ngạc nhiên khi các thù địch về thần học của ngài ở Rôma không tin các lời tố cáo và cho hay ngài cảm thấy được Đức Giáo Hoàng Phanxicô hỗ trợ suốt trong diễn trình vụ án.
Cũng tường trình về khía cạnh này, Rod McGuirk của A.P. nói mạnh hơn: Đức Hồng Y Pell liên kết tham nhũng với các lời buộc tội lạm dụng trẻ em, liên kết việc ngài chống tham nhũng ở Vatican với việc ngài bị truy tố ở Úc về tội lạm dụng tình dục trẻ em.
Thực thế vị cựu bộ trưởng tài chánh của Đức Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn được phát hình hôm thứ Ba rằng một số viên chức của Giáo Hội tin rằng ngài bị giới cầm quyền Úc truy tố vì các rắc rối ngài tạo ra ở Vatican nhân các cải tổ tài chánh ở đấy.
Ai cũng biết Đức Phanxicô tạo ra Văn Phòng Kinh tế và cử Đức Hồng Y Pell làm Trưởng Văn Phòng. Đức Hồng Y Pell đã cố gắng vật lộn đưa ngành tài chánh mù mờ của Tòa Thánh vào trật tự và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng các cố gắng của ngài đã bị liên tiếp chống đối bởi các “vệ binh cũ” (old guard).
Vì vụ hàm oan ở Úc, ngài phải rời chức vụ và sau đó được thay thế bởi 1 nhà kinh tế học người Tây Ban Nha 60 tuổi là linh mục Dòng Tên Juan Antonio Guerrero Alves. Những hoạt động của vị linh mục này chứng minh chiều hướng đúng đắn của Đức Hồng Y Pell: các công tố viên Vatican lục lọi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và cơ quan giám sát tài chánh của Tòa Thánh sau khi nhận được phúc trình hoài nghi các giao dịch về bất động sản.
Đức Hồng Y Pell cho hay Đức Phanxicô “tuyệt đối” hỗ trợ ngài, tuy “các quan điểm thần học của tôi... không hoàn toàn phù hợp với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tôi nghĩ ngài đánh giá cao tính trung thực của tôi và có lẽ tôi sẵn sàng nói những điều mà một số người khác không dám nói, và tôi nghĩ ngài tôn trọng tôi vì thế”.
Đức Hồng Y Pell qủa quyết rằng cả Đức Phanxicô lẫn Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đều không tham nhũng, nhưng ngài không biết việc tham nhũng ở Vatican lên đến cấp nào.
Trở lại với tường trình của Catholic News Service, ta thấy phí tổn của vụ án rất cao, lên đến hàng triệu dollars. Được Bolt hỏi, Đức Hồng Y Pell cho hay: Giáo Hội không phải chi một dollars nào cho vụ này, mà hoàn toàn do người hảo tâm và tiền dành dụm của ngài. Tuy chưa tiêu hết tiền dành dụm, nhưng nó bớt đi nhiều lắm.
Còn về tương lai, ngài nói ngài sẽ ít nói năng bình luận về sinh hoạt Công Giáo Úc. “Tôi có lẽ sẽ nói nhiều hơn một chút về phương diện quốc tế”. Ngài cho biết sẽ cư ngụ ở Sydney để đọc và viết sách và “có thể đi Rôma một thời gian”. McGuirk thì cho biết, ngài đi Rôma để dọn dẹp chỗ ở trước đây, có lẽ tại Văn Phòng Kinh Tế của Tòa Thánh.
Catholic News Service dịp này có trích dẫn bài nhận định của Linh mục Dòng Tên, Frank Brennan, trên tờ Catholic Outlook của giáo phận Parramatta, Sydney. Ngài vốn là 1 luật sư và là viện trưởng Cao Đẳng Newman của Đại Học Melbourne. Ngài chính là con trai đầu lòng của Ngài Gerard Brennan, cựu Trưởng Chánh Án của Tòa án Tối cao Úc. Đại cương, Cha Brennan cũng có cùng nhận định như Bolt: cảnh sát đã không điều tra đích đáng các lời cáo buộc.
Từng tham dự phần lớn các phiên xử Đức Hồng Y Pell, cha cho hay: “Các độc giả nên hiểu rằng không phải mọi điều đều xuôi chẩy đối với hệ thống công lý hình sự ở Victoria. Đức Hồng Y Pell từng là nạn nhân bị thiệt hại lớn trong sự va chạm và xuống dốc của các định chế này. Người khiếu nại không bị hoài nghi, người đã đưa ra vụ án chống lại ngài, hẳn đã phải chịu thêm những chấn thương không thể tả được vì các thiếu sót của Cảnh Sát Victoria và Công tố viện”.
Cha viết tiếp: “một số người Úc, trong đó có nhiều nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục trẻ em, đã xỉ vả George Pell. Nhiều người khác coi trọng ngài. Phán quyết tuần trước của Tòa án Tối cao phần chắc không thay đổi quan điểm bản thân về con người này, nhưng phán quyết liên quan đến việc quản lý hệ thống hình sự ở Victoria vì nó tác động lên mọi người, cả bị cáo lẫn các nạn nhân, những người đáng được hưởng công lý theo luật”.
Cha nói rằng người khiếu nại trong vụ án này là “nạn nhân không may trong vụ diễu võ dương oai giữa các định chế”, người hiển nhiên từng “chịu chấn thương trầm trọng ở trong đời”.
“Tôi rất buồn trước chấn thương phụ trội ông ta nay phải chịu thêm qua các diễn trình luật pháp. Phần lớn các diễn trình này là điều có thể tránh được. Các diễn trình này cũng tái gây chấn thương cho nhiều người khác từng trải nghiệm nạn lạm dụng tình dục định chế và từng đặt hy vọng ở hệ thống pháp lý của chúng ta. Tình huống của họ đáng lẽ đã được trợ giúp nếu cảnh sát trong vụ này chịu tiến hành việc giám sát có khả năng và khách quan”. Cha Brennan kết luận như thế.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mầu Nhiệm Phục Sinh Và Người Trẻ
Gioan Lê Quang Vinh
09:46 14/04/2020
Ngày nay có lẽ giới trẻ Việt Nam không còn xa lạ với Huấn quyền Hội Thánh, và chắc chắn nhiều người trẻ, nhất là các bạn giáo lý viên, đã từng nghe và đọc Tông huấn Christus Vivit (CV, Chúa Kitô đang sống) mà Đức Thánh Cha Phanxicô gửi trực tiếp cho người trẻ.
Tông huấn Christus Vivit bắt đầu thật ấn tượng: “Chúa Kitô đang sống (…) Chúa Kitô đang sống và Người muốn con cũng được sống!”. Và tiếp theo, Đức Thánh Cha khẳng định đầy niềm hy vọng: “Dù con có rời xa Người, Đấng Phục sinh vẫn ở bên con.” (CV số 1-2).
Như thế, mầu nhiệm Phục Sinh hoàn toàn không xa lạ với người trẻ. Người trẻ là tương lai của Giáo Hội và xã hội, và hơn thế nữa, người trẻ là hiện tại của Giáo Hội và xã hội. Đức Thánh Cha viết: “Chúng ta không thể chỉ nói rằng người trẻ là tương lai của thế giới. Họ là hiện tại của thế giới; họ góp phần làm cho thế giới được phong phú.” (CV số 64).
Tại sao thế? Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích trong Sứ điệp gửi cho Đại Hội Mục Vụ Giới Trẻ châu Mỹ La tinh như sau: “Những người trẻ là hiện tại của Thiên Chúa, bởi vì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, lòng tốt của Người, bước đi và ở với họ, và qua Chúa Giêsu, Chúa Cha tiếp tục nói với chúng ta bằng ngôn ngữ của tình yêu của Người, Đấng biết về sự trỗi dậy hơn là té ngã, hòa giải hơn là cấm đoán, tạo cơ hội mới hơn là lên án, tương lai hơn là quá khứ.”
Vâng, chính vì Chúa Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết, đang bước đi và ở với người trẻ. Ý thức được điều này, người trẻ can đảm bước đi mà không hề lo sợ.
I. ĐẤNG PHỤC SINH LOAN BÁO CHO NGƯỜI TRẺ TIN VUI
Tin vui lớn nhất cho người tin vào Thiên Chúa là tin Chúa Giêsu Phục Sinh. Đó là nền tảng đức tin Công Giáo và là bảo chứng cho niềm hy vọng sống lại của chúng ta. Thánh Phaolô viết: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lòng tin của anh em thật hão huyền” (1 Cr 15,17).
Chính vì Đức Giêsu Kitô đã phục sinh, nên Người cũng làm cho người trẻ hồi sinh ngay trong cuộc sống này. Tông huấn Chrisrus Vivit viết: “Nếu con đánh mất sức sống nội tâm, những giấc mơ, lòng nhiệt thành, niềm hy vọng và lòng quảng đại, Chúa Giêsu sẽ đứng trước mặt con như ngày xưa Người đã làm thế với đứa con trai đã chết của một bà goá, và với tất cả quyền năng của Đấng Phục Sinh, Người sẽ thúc giục con: “Này con, Ta bảo con: hãy trỗi dậy!” (Lc 7,14) (CV số 20)
Người trẻ có lúc nhút nhát, sợ hãi và ngại khó khăn, như chàng trai trẻ “nhút nhát muốn đi theo Đức Giêsu, nhưng lại sợ hãi bỏ cả áo xống chạy trốn” (x. Mc 14,51-52) (CV số 32). Nhưng Tin Mừng Phục Sinh làm cho người trẻ vững tin.
Đức Thánh Cha lấy ví dụ trong Tin Mừng để chứng minh chính Chúa Giêsu làm cho người trẻ vững tin và vui mừng vì lòng tin của họ. Tông Huấn Christus Vivit nhắc đến việc Chúa Giêsu cùng đi với hai môn đệ trên đường Emmaus. Người giúp họ “nhận ra những gì họ đang sống (…), hiểu ta dưới ánh sáng Lời Chúa ý nghĩa của các biến cố họ đã trải qua.”
Khi cùng đi với Chúa Giêsu Phục Sinh, “lắng nghe Người, họ cảm thấy lòng ấm lên và trí sáng ra; khi Người bẻ bánh, mắt họ mở ra. Chính họ chọn đi trở lại lập tức con đường vừa đi, để về với cộng đoàn và chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Đấng Phục Sinh” (CV số 237).
Tin Vui mà người trẻ nhận được là Đức Giêsu Kitô đã phục sinh. Và hơn thế nữa, mầu nhiệm Phục Sinh có tác động trực tiếp trên người trẻ, họ được làm bạn với Đấng Phục Sinh. Chúa Giêsu muốn điếu đó. Đức Thánh Cha viết: “Trong cuộc đối thoại của Chúa Phục Sinh với Simon Phêrô bạn của Người, câu hỏi quan trọng là: “Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” (Ga 21,16). Nghĩa là: anh có muốn Thầy là bạn của anh không?”. Và Ngài nhấn mạnh: “Chuyện thiết yếu là phải phân định và khám phá điều ấy. Đó là sự phân định căn bản.” (CV số 250)
II. ĐẤNG PHỤC SINH THÚC ĐẨY NGƯỜI TRẺ
Đấng Phục Sinh loan báo cho người trẻ Tin Vui và “Người muốn chúng ta thông dự vào nét mới mẻ của cuộc Phục Sinh ấy. Người là nét trẻ trung đích thực của một thế giới già cỗi, cũng là nét trẻ trung của một vũ trụ “sắp sinh nở” (Rm 8,22) đang chờ được mặc lại ánh sáng và sự sống của Người.” (CV số 32).
Người thúc đẩy người trẻ lên đường loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Đức Thánh Cha khích lệ chúng ta: “Với cùng một tình yêu mà Người dành cho chúng ta, chúng ta có thể yêu Người, lan toả tình yêu của Người cho những người khác, với hy vọng là họ cũng sẽ tìm thấy chỗ đứng của họ trong cộng đồng bạn hữu đã được Đức Giêsu Kitô thiết lập.” (CV số 153). Như thế, loan báo Tin Mừng Phục Sinh là lan toả tình yêu của Chúa Giêsu, làm cho người khác cũng thành bạn hữu với Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha biết rõ ràng rằng “thế giới kỹ thuật số có thể đẩy con vào nguy cơ của sự khép kín cô lập và lạc thú trống rỗng,” nhưng “trong mọi hoàn cảnh khó khăn và đau thương mà chúng ta đã nói đến, vẫn có một lối thoát.” (CV số 32). Đức Thánh Cha đưa ra mẫu gương của Đấng đáng kính Carlo Acutis như sau:
“Carlo biết rất rõ rằng những cơ chế truyền thông, quảng cáo và mạng xã hội ấy có thể được dùng để biến chúng ta thành những con người uể oải, lệ thuộc vào chủ nghĩa tiêu thụ và những món hàng mới mà chúng ta có thể mua sắm, bị ám ảnh về thời gian rảnh rỗi và bị giam hãm trong những điều tiêu cực. Nhưng Carlo biết cách sử dụng những công nghệ thông tin mới để truyền đạt Tin Mừng, để truyền thông các giá trị và vẻ đẹp.” (CV số 105).
Đức Kitô Phục Sinh thúc đẩy người trẻ vượt thắng khó khăn để “quảng đại giúp xây dựng Vương quốc của Người trên trần gian này, trở nên những công cụ của Người để mang sứ điệp, ánh sáng và nhất là tình yêu của Người đến cho những người khác (x. Ga 15,16).” (CV số 153).
III. ĐẤNG PHỤC SINH CHỮA LÀNH CHO NGƯỜI TRẺ
Trong tác phẩm “Theology of the Body for Teens”, tác giả viết: “Thông thường người ta nghĩ rằng khi họ phạm tội, xa lìa Thiên Chúa, Ngài sẽ ghét bỏ họ. Nhưng không như chúng ta, Thiên Chúa không giận ghét. ¬¬Chúng ta là những kẻ tự tách mình ra xa Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn luôn trung tín. Bất chấp những gì bạn dã làm, Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi bạn, ban cho bạn niềm hy vọng, sự chữa lành và ơn cứu độ”.
Người trẻ hăng say và quyết tâm, nhưng họ cũng yếu đuối và dễ sa ngã. Chính khi chúng ta yếu đuồi, “Chúa Thánh Thần lấp đầy con tim của Đức Kitô Phục sinh và từ đó phát sinh suối nguồn sự sống cho con. Và khi con đón nhận Người, Chúa Thánh Thần làm cho con ngày càng đi sâu vào con tim của Đức Kitô, để các con luôn được đầy tràn tình yêu, ánh sáng và sức mạnh của Người.” (CV số 130).
Đức Thánh Cha nói rõ: “Giữa những thập giá này mà người trẻ phải vác lấy, có Đức Giêsu ở đó để trao ban cho họ tình bạn, niềm an ủi và sự đồng hành có sức chữa lành của Người.” (CV số 83)
Tuổi trẻ khao khát tình yêu. Nhưng khi đi tìm tình yêu nơi người trần gian mà quên mất Chúa Phục Sinh thì người trẻ dễ có nguy cơ thất vọng hay chán nản. Nhưng có một tình yêu tròn đầy và đem đến cho người trẻ sức mạnh chũa lành. Đức Thánh Cha viết: “Đó là tình yêu của Chúa, tình yêu thường nhật, kín đáo và tôn trọng, một tình yêu tự do và giải thoát, tình yêu chữa lành và nâng dậy. Đó là tình yêu của Chúa, tình yêu đỡ nâng lên hơn là quật ngã, giao hoà hơn là cấm đoán, cho cơ hội mới hơn là kết án, hướng đến tương lai hơn là quá khứ”. (CV số 116).
Chúa Kitô Phục Sinh là Đấng chữa lành khác hẳn mọi y bác sĩ ở trần gian. Tại sao thế? “Đấng giải thoát chúng ta, Đấng biến đổi chúng ta, Đấng chữa lành và an ủi chúng ta là Đấng đang sống. Người là Đức Kitô Phục Sinh, tràn đầy sức sống siêu nhiên, mặc lấy ánh sáng vô hạn.” (CV số 124).
Sài Gòn, Phục Sinh 2020
Gioan Lê Quang Vinh
Tông huấn Christus Vivit bắt đầu thật ấn tượng: “Chúa Kitô đang sống (…) Chúa Kitô đang sống và Người muốn con cũng được sống!”. Và tiếp theo, Đức Thánh Cha khẳng định đầy niềm hy vọng: “Dù con có rời xa Người, Đấng Phục sinh vẫn ở bên con.” (CV số 1-2).
Như thế, mầu nhiệm Phục Sinh hoàn toàn không xa lạ với người trẻ. Người trẻ là tương lai của Giáo Hội và xã hội, và hơn thế nữa, người trẻ là hiện tại của Giáo Hội và xã hội. Đức Thánh Cha viết: “Chúng ta không thể chỉ nói rằng người trẻ là tương lai của thế giới. Họ là hiện tại của thế giới; họ góp phần làm cho thế giới được phong phú.” (CV số 64).
Tại sao thế? Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích trong Sứ điệp gửi cho Đại Hội Mục Vụ Giới Trẻ châu Mỹ La tinh như sau: “Những người trẻ là hiện tại của Thiên Chúa, bởi vì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, lòng tốt của Người, bước đi và ở với họ, và qua Chúa Giêsu, Chúa Cha tiếp tục nói với chúng ta bằng ngôn ngữ của tình yêu của Người, Đấng biết về sự trỗi dậy hơn là té ngã, hòa giải hơn là cấm đoán, tạo cơ hội mới hơn là lên án, tương lai hơn là quá khứ.”
Vâng, chính vì Chúa Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết, đang bước đi và ở với người trẻ. Ý thức được điều này, người trẻ can đảm bước đi mà không hề lo sợ.
I. ĐẤNG PHỤC SINH LOAN BÁO CHO NGƯỜI TRẺ TIN VUI
Tin vui lớn nhất cho người tin vào Thiên Chúa là tin Chúa Giêsu Phục Sinh. Đó là nền tảng đức tin Công Giáo và là bảo chứng cho niềm hy vọng sống lại của chúng ta. Thánh Phaolô viết: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lòng tin của anh em thật hão huyền” (1 Cr 15,17).
Chính vì Đức Giêsu Kitô đã phục sinh, nên Người cũng làm cho người trẻ hồi sinh ngay trong cuộc sống này. Tông huấn Chrisrus Vivit viết: “Nếu con đánh mất sức sống nội tâm, những giấc mơ, lòng nhiệt thành, niềm hy vọng và lòng quảng đại, Chúa Giêsu sẽ đứng trước mặt con như ngày xưa Người đã làm thế với đứa con trai đã chết của một bà goá, và với tất cả quyền năng của Đấng Phục Sinh, Người sẽ thúc giục con: “Này con, Ta bảo con: hãy trỗi dậy!” (Lc 7,14) (CV số 20)
Người trẻ có lúc nhút nhát, sợ hãi và ngại khó khăn, như chàng trai trẻ “nhút nhát muốn đi theo Đức Giêsu, nhưng lại sợ hãi bỏ cả áo xống chạy trốn” (x. Mc 14,51-52) (CV số 32). Nhưng Tin Mừng Phục Sinh làm cho người trẻ vững tin.
Đức Thánh Cha lấy ví dụ trong Tin Mừng để chứng minh chính Chúa Giêsu làm cho người trẻ vững tin và vui mừng vì lòng tin của họ. Tông Huấn Christus Vivit nhắc đến việc Chúa Giêsu cùng đi với hai môn đệ trên đường Emmaus. Người giúp họ “nhận ra những gì họ đang sống (…), hiểu ta dưới ánh sáng Lời Chúa ý nghĩa của các biến cố họ đã trải qua.”
Khi cùng đi với Chúa Giêsu Phục Sinh, “lắng nghe Người, họ cảm thấy lòng ấm lên và trí sáng ra; khi Người bẻ bánh, mắt họ mở ra. Chính họ chọn đi trở lại lập tức con đường vừa đi, để về với cộng đoàn và chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Đấng Phục Sinh” (CV số 237).
Tin Vui mà người trẻ nhận được là Đức Giêsu Kitô đã phục sinh. Và hơn thế nữa, mầu nhiệm Phục Sinh có tác động trực tiếp trên người trẻ, họ được làm bạn với Đấng Phục Sinh. Chúa Giêsu muốn điếu đó. Đức Thánh Cha viết: “Trong cuộc đối thoại của Chúa Phục Sinh với Simon Phêrô bạn của Người, câu hỏi quan trọng là: “Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” (Ga 21,16). Nghĩa là: anh có muốn Thầy là bạn của anh không?”. Và Ngài nhấn mạnh: “Chuyện thiết yếu là phải phân định và khám phá điều ấy. Đó là sự phân định căn bản.” (CV số 250)
II. ĐẤNG PHỤC SINH THÚC ĐẨY NGƯỜI TRẺ
Đấng Phục Sinh loan báo cho người trẻ Tin Vui và “Người muốn chúng ta thông dự vào nét mới mẻ của cuộc Phục Sinh ấy. Người là nét trẻ trung đích thực của một thế giới già cỗi, cũng là nét trẻ trung của một vũ trụ “sắp sinh nở” (Rm 8,22) đang chờ được mặc lại ánh sáng và sự sống của Người.” (CV số 32).
Người thúc đẩy người trẻ lên đường loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Đức Thánh Cha khích lệ chúng ta: “Với cùng một tình yêu mà Người dành cho chúng ta, chúng ta có thể yêu Người, lan toả tình yêu của Người cho những người khác, với hy vọng là họ cũng sẽ tìm thấy chỗ đứng của họ trong cộng đồng bạn hữu đã được Đức Giêsu Kitô thiết lập.” (CV số 153). Như thế, loan báo Tin Mừng Phục Sinh là lan toả tình yêu của Chúa Giêsu, làm cho người khác cũng thành bạn hữu với Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha biết rõ ràng rằng “thế giới kỹ thuật số có thể đẩy con vào nguy cơ của sự khép kín cô lập và lạc thú trống rỗng,” nhưng “trong mọi hoàn cảnh khó khăn và đau thương mà chúng ta đã nói đến, vẫn có một lối thoát.” (CV số 32). Đức Thánh Cha đưa ra mẫu gương của Đấng đáng kính Carlo Acutis như sau:
“Carlo biết rất rõ rằng những cơ chế truyền thông, quảng cáo và mạng xã hội ấy có thể được dùng để biến chúng ta thành những con người uể oải, lệ thuộc vào chủ nghĩa tiêu thụ và những món hàng mới mà chúng ta có thể mua sắm, bị ám ảnh về thời gian rảnh rỗi và bị giam hãm trong những điều tiêu cực. Nhưng Carlo biết cách sử dụng những công nghệ thông tin mới để truyền đạt Tin Mừng, để truyền thông các giá trị và vẻ đẹp.” (CV số 105).
Đức Kitô Phục Sinh thúc đẩy người trẻ vượt thắng khó khăn để “quảng đại giúp xây dựng Vương quốc của Người trên trần gian này, trở nên những công cụ của Người để mang sứ điệp, ánh sáng và nhất là tình yêu của Người đến cho những người khác (x. Ga 15,16).” (CV số 153).
III. ĐẤNG PHỤC SINH CHỮA LÀNH CHO NGƯỜI TRẺ
Trong tác phẩm “Theology of the Body for Teens”, tác giả viết: “Thông thường người ta nghĩ rằng khi họ phạm tội, xa lìa Thiên Chúa, Ngài sẽ ghét bỏ họ. Nhưng không như chúng ta, Thiên Chúa không giận ghét. ¬¬Chúng ta là những kẻ tự tách mình ra xa Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn luôn trung tín. Bất chấp những gì bạn dã làm, Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi bạn, ban cho bạn niềm hy vọng, sự chữa lành và ơn cứu độ”.
Người trẻ hăng say và quyết tâm, nhưng họ cũng yếu đuối và dễ sa ngã. Chính khi chúng ta yếu đuồi, “Chúa Thánh Thần lấp đầy con tim của Đức Kitô Phục sinh và từ đó phát sinh suối nguồn sự sống cho con. Và khi con đón nhận Người, Chúa Thánh Thần làm cho con ngày càng đi sâu vào con tim của Đức Kitô, để các con luôn được đầy tràn tình yêu, ánh sáng và sức mạnh của Người.” (CV số 130).
Đức Thánh Cha nói rõ: “Giữa những thập giá này mà người trẻ phải vác lấy, có Đức Giêsu ở đó để trao ban cho họ tình bạn, niềm an ủi và sự đồng hành có sức chữa lành của Người.” (CV số 83)
Tuổi trẻ khao khát tình yêu. Nhưng khi đi tìm tình yêu nơi người trần gian mà quên mất Chúa Phục Sinh thì người trẻ dễ có nguy cơ thất vọng hay chán nản. Nhưng có một tình yêu tròn đầy và đem đến cho người trẻ sức mạnh chũa lành. Đức Thánh Cha viết: “Đó là tình yêu của Chúa, tình yêu thường nhật, kín đáo và tôn trọng, một tình yêu tự do và giải thoát, tình yêu chữa lành và nâng dậy. Đó là tình yêu của Chúa, tình yêu đỡ nâng lên hơn là quật ngã, giao hoà hơn là cấm đoán, cho cơ hội mới hơn là kết án, hướng đến tương lai hơn là quá khứ”. (CV số 116).
Chúa Kitô Phục Sinh là Đấng chữa lành khác hẳn mọi y bác sĩ ở trần gian. Tại sao thế? “Đấng giải thoát chúng ta, Đấng biến đổi chúng ta, Đấng chữa lành và an ủi chúng ta là Đấng đang sống. Người là Đức Kitô Phục Sinh, tràn đầy sức sống siêu nhiên, mặc lấy ánh sáng vô hạn.” (CV số 124).
Sài Gòn, Phục Sinh 2020
Gioan Lê Quang Vinh
Sức Mạnh của Sự Im Lặng của Thiên Chúa
Lm. Nguyễn Trung Tây dịch
16:53 14/04/2020
The Power of God's Silence - Edgar Javier, SVD
Im lặng là một hình thức giao tiếp của con người. Đó là một thứ ngôn ngữ đặc biệt giữa ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời. Im lặng, giống như đồng tiền, có hai mặt, một tích cực, và mặt kia thì tiêu cực. Im lặng, người ta tin tưởng, có thể thúc đẩy hoặc cũng có thể cản trở những giao tiếp và ngay cả những mối quan hệ.
Bàn về sự im lặng là một sự liều lĩnh. Bật lên một tiếng nói – một chữ – về sự im lặng cũng đồng nghĩa với phá tan ý nghĩa và bản chất của sự im lặng. Và nếu im lặng có thể lên tiếng nói cho chính nó, chúng ta có cần phải tranh luận về im lặng trong sự im lặng hay không? Im lặng là sự vắng mặt của lời, nhưng, cũng là một hình thức của giao tiếp, im lặng thật sự ra là một loại ngôn ngữ có sức mạnh phi thường.
Một vài năm trước đây, bố tôi nằm trên giường bệnh đợi giờ chết bởi ung thư. Hai ngày trước khi ông mất, ông nhờ những đứa con đến đón mẹ của ông đang sống tại một ngôi làng. Bà cũng đang nằm liệt giường bởi tuổi già. Khi đặt chân tới căn nhà của bà nội, chúng tôi ngạc nhiên nhận ra bà đang ngồi trên ghế sofa. Chúng tôi biết bà nội đã không còn khả năng đi đứng cũng khá lâu rồi. Cho nên chúng tôi hỏi ai đã giúp bà ngồi trên ghế. Trước sự ngạc nhiên của những đứa cháu, bà nói, “Bố các cháu đã tới và mang bà tới đây để bà có thể ngồi trên cái ghế sofa này.” Chúng tôi không thể tin được điều bà nói. Nhưng bà nội cũng không thể nói dối! Chúng tôi đã giữ im lặng bởi chính chúng tôi cũng không hiểu.
Khi chúng tôi với bà nội về tới nhà, bố tôi và mẹ của ông – bà nội yêu dấu của chúng tôi – đã có một cuộc đối thoại tuyệt vời – trong im lặng. Đó là một cuộc đối thoại không lời. Đôi mắt yêu thương của họ gặp nhau và cả hai đều mỉm cười. Tôi đã cố gắng diễn giải những gì tôi chứng kiến giữa bà nội và bố tôi. Và đây là diễn giải của riêng tôi về một cuộc đối thoại trong yên lặng giữa họ. Tôi tin rằng bố tôi đang nói lời từ biệt với mẹ của ông, trong khi bà nội đang nói là hãy để mẹ mang lấy cơn đau và nỗi khổ của con. Một điều thường tình, người mẹ bao giờ cũng mong ước gánh vác nỗi khổ cho con cái của mình. Và đây là một thí dụ tuyệt vời về giao tiếp và mối liên hệ về tình thương trong sự im lặng.
Cho phép tôi phá vỡ sự yên lặng bằng cách nói với bạn đọc về sự im lặng của Thiên Chúa trên đồi Calvary và sự im lặng của Mẹ Maria tại chân cây thánh giá của người Con yêu dấu – Đức Giêsu Kitô. Tại sao Thiên Chúa lại có thể trở nên xa cách và im lặng vào ngày hôm đó? Tại sao Mẹ Maria đứng rất gần với Đức Giêsu nhưng lại rất im lặng tại chân cây thánh giá?
Với chúng ta người Kitô hữu, thí dụ nổi bật về sự im lặng của Thiên Chúa là khi Đức Giêsu trên cây thánh giá kêu to, “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, tại sao Ngài bỏ rơi con?” (Matthew 27:46). Đức Giêsu đã cảm nghiệm bị ruồng bỏ bởi Thiên Chúa, Cha của ngài và Mẹ Maria người Mẹ thân yêu của ngài. Tại sao? Tại sao những lời khích lệ đã không được cất lên? Tại sao lại có sự im lặng không đúng lúc và không đúng chỗ? “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, tại sao Ngài bỏ rơi con?” “Mẹ con, tại sao mẹ lại bỏ rơi con?” “Những người môn đệ yêu quý, tại sao các con đã bỏ rơi Thầy? Tại sao các con đã bỏ chạy?”
Thiên Chúa đã không can thiệp. Thiên Chúa đã không cất đi chén đắng và cái chết của người Con. Cho nên, sự im lặng của Thiên Chúa đã dẫn Đức Giêsu tới cái chết ô nhục trên cây thánh giá – một loại hình phạt chỉ dành riêng cho những tội phạm. Nhưng Đức Giêsu không phải là một tội phạm! Ngài vô tội như con chiên bị mang tới người đồ tể không có lòng thương xót.
Sự im lặng giữa Thiên Chúa, Chúa Cha và Đức Giêsu, người Con yêu dấu đã không tỏ lộ tới đám đông trên đồi Calvary một điều mang thật nhiều ý nghĩa – một trao đổi tình yêu rồi sẽ sinh hoa kết trái vào ngày thứ ba khi Đức Giêsu phục sinh với một đời sống mới, một đời sống vĩnh cửu. Sự im lặng của Thiên Chúa đã tiêu diệt sự chết và mang lại một đời sống mới tới thế giới qua người Con của Ngài, Đức Giêsu – Đức Kitô Phục sinh!
Sự im lặng giữa Chúa Cha và Chúa Con tràn đầy hứa hẹn và hy vọng, không phải một điều tuyệt vọng. Im lặng trên đồi Calvary có ý nghĩa trong một khung cảnh của hy vọng là Đức Giêsu sẽ sống lại. Sự im lặng của Mẹ Maria tại chân cây thánh giá là một điều đáng chú ý. Mẹ đã không nói một lời. Vượt lên trên tất cả nỗi đau khổ của con người mà Mẹ đã trải qua là sự im lặng của riêng Mẹ. Im lặng là phản ứng của Mẹ trước sự im lặng của thiên đàng. Im lặng đã khiến Mẹ Maria trở nên một người phụ nữ mạnh mẽ. Sức mạnh của Mẹ chính là sự im lặng tuyệt đối, từ nơi đây hy vọng đã nảy mầm.
Chúng ta dừng lại và tự hỏi chính chúng ta, “Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2020 đang nói điều gì với chúng ta – trong bối cảnh của một thảm họa đại dịch do Covid-19 đã vô tình hoặc cố tình gây ra?”
Sự im lặng của Thiên Chúa trước cơn đại dịch hàm chứa hai lý do khác nhau. Một là con người đã không đáp trả lại lời kêu gọi Thiên Chúa để tin rằng Ngài vĩ đại hơn khoa học và công nghệ. Con người nghĩ rằng họ hoàn toàn có khả năng tự lực tự cường. Con người đã biến Thiên Chúa trở thành tương tự như một món hàng. Chỉ khi nào họ cần, họ mới chạy tới Chúa. Họ đã hạ bệ Thiên Chúa và thần phục khoa học và công nghệ. Nhân loại đã chọn trở thành “người công nghệ” thay vì “người tôn giáo.” Vậy mà con người lại còn thắc mắc tại sao Thiên Chúa đã trở nên quá im lặng. Có đúng là Thiên Chúa không thấy và cũng không cảm nhận được nỗi khổ của con người (Exodus 3:1-10)?
Lý do thứ hai giải thích sự im lặng của Thiên Chúa đó là im lặng cũng là một phương cách nghỉ ngơi. Khi Thiên Chúa dường như đang im lặng, con người có khuynh hướng điền vào khoảng trống bằng những lời. Nhưng những người, hiểu vấn đề hơn, sẽ im lặng và chờ đợi trong hy vọng. Covid-19 chính là ngôn ngữ im lặng của Thiên Chúa. Cơn đại dịch là cách Thiên Chúa nói với chúng ta trong im lặng. Im lặng thật sự là ngôn ngữ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng phải giữ sự im lặng để lắng nghe tiếng Chúa và đối thoại với Ngài trong hy vọng.
Trong một thế giới ồn ào, ô nhiễm và nhiễm đầy phóng xạ như thế giới của chúng ta, thế giới của thiên niên kỷ thứ 21, chúng ta khát sự im lặng. Chúng ta khao khát im lặng nội tâm để được trụ lại trong một Thiên Chúa diệu kỳ. Im lặng nội tâm có khả năng khiến chúng ta trò chuyện với Chúa và suy niệm về cảm giác bị bỏ rơi của Đức Giêsu, người dường như đã tuyệt vọng nhưng lại vẫn hoàn toàn tin tưởng và hy vọng vào Thiên Chúa Cha. Và Mẹ Maria là một mẫu hình im lặng cho chúng ta. Sự im lặng đã khiến Mẹ hiểu nỗi đau của ngọn giáo đau khổ đã được tiên đoán sẽ là kinh nghiệm của riêng Mẹ.
Nói tóm lại, im lặng là một khoảng không gian linh thiêng để lắng nghe. Im lặng khiến chúng ta trở thành những người biết lắng nghe Lời Chúa. Im lặng chính là ngôn ngữ của Thiên Chúa. Tôi nguyện cầu, “Thiên Chúa của im lặng, con khẩn cầu xin Chúa dạy cho con biết lắng nghe ngôn ngữ của Ngài!” Amen!
Thứ Sáu Tuần Thánh, 10/4/2020
Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời – Tagaytay City, The Philippines
(Người dịch: LM Michael Nguyễn SVD, Nguyên tác, The Power of God’s Divine, https://nguyentrungtay.blogspot.com/2020/04/the-power-of-gods-silence-edgar-javier.html).
The Power of God's Silence - Edgar Javier, SVD
Silence is one form of human communication. It is a language distinct from verbal or non-verbal language. Silence, like a coin, has two sides, one is positive, and the other is negative. Silence, they say, can either promote or hinder communication and relationship.
Talking about silence is a big risk. Uttering a word–one word-about silence is already breaking the meaning essence of silence. And just as silence speaks for itself, should we not talk about silence in silence? Silence is the absence of words, yet, as a form of communication, it is a powerful kind of language.
Years ago, my father was dying of cancer. Two days before he passed away, he asked us to fetch his mother from another village. She was bedridden because of old age. When we arrived at our grandmother’s house, we were surprised to see that she was sitting on the sofa. We knew that she was not able to walk anymore for quite some time. So we asked her who helped her take a seat on the sofa. To our great surprise, she said, “Your father came and carried me so I could sit on the sofa.” We could not believe what she said. She could not be telling a lie! We kept silence because we did not understand.
When we reached home, my father and his mother – our dear grandmother - had the most beautiful conversation – in silence. It was a wordless conversation. Their eyes met lovingly and both were smiling. I tried to interpret what I saw that was taking place between them. This was my interpretation of the silent conversation. I thought of my father saying good bye to her, while she was asking him to give her his pain and suffering. As usual, a mother would always gladly suffer for her children. It was a very powerful example of communication and relationship of love in silence.
Today, allow me to break silence by speaking to you about the silence of God on Calvary and the silence of Mary at the foot of the cross of her beloved Son–Jesus, the Christ. Why was God so distant and silent on that day? Why was Mary so near to Jesus and yet so silent at the foot of the cross?
For us Christians, the most striking example of God’s silence is when Jesus on the cross cries out with a loud voice, “My God, my God, why have you forsaken me?” (Matthew 27:46). Jesus felt so abandoned by God, his Father and Mary his dear Mother. Why? Why were the words of encouragement not uttered? Why was there silence at the wrong time and place? “My God, my God, why have you abandoned me?” “My Mother, why have you abandoned me?’ “My disciples, why have you abandoned me? Why have you run away?”
God did not intervene. God did not take away the cup of suffering and death from his Son. Therefore, God’s silence led Jesus’ to his ignominious death on the cross–a kind of punishment deemed worthy for criminals. But Jesus was not a criminal! He was innocent like a lamb taken to his merciless slaughter.
The silence between God, the Father and Jesus, his beloved Son hid something significant from the crowd on Calvary-the exchange of love that would bear fruit on the third day when Jesus would rise again to a new life, a life that is eternal. God’s silence destroyed death and brought new life to the world through His Son, Jesus–the risen Christ!
The silence between the Father and the Son was full of promise and hope, not of despair. Silence on Calvary acquired meaning in the context of hope that Jesus will rise again. The silence of Mary at the foot of the cross was also very noticeable. She did not utter a single word. Beyond all human suffering that she experienced was her silence. It was her response to the divine silence. Silence made Mary a very strong woman. Her strength was in her great silence that was pregnant with hope.
We pause and ask ourselves, “What is Good Friday 2020 telling us today–in the midst of the pandemic catastrophe that was intentionally or unintentionally caused by Covid-19?
God’s silence can have two different reasons. One reason is that people have not been responding to God’s command to believe in him that He is greater than science and technology. People thought that they were self-sufficient. People made God a kind of commodity. They would go to him only when there is a need! They have dethroned God and enthroned science and technology, its angel! Man has chosen to become a techno sapiens rather than a homo religiosus! And yet, man wonders why God is so silent. Does God not see the suffering of the people and feel their suffering (Exodus 3:1-10).
And the second reason is that God’s silence is a kind of rest. When God seems silent, people tend to fill the empty space with words. But people, who know better, will keep silent and wait in hope. Convid-19 is God’s language in silence. The pandemic is God’s way to speak to us in silence. Silence is indeed God’s language. We have to keep silence in order to hear God and be able to communicate with him in hope.
In a noisy, polluted and radiated world such as ours, the world of the twenty-first century, we thirst for silence. We thirst for inner silence to remain in the mysterious God. It is inner silence that makes it possible to have conversation with God and reflect on Christ’s feeling of abandonment. Silence is also necessary for dialogue with Christ, who was seemingly in despair and yet full of trust and hope in God our Father. And Mary is our model of silence. It was silence that made her understand the sword of sorrow that was prophesied to be experienced by her.
In conclusion, silence is a sacred space for listening. Silence makes us hearers of the Word. Silence is the language of God. I pray: “Lord of silence, I implore you to teach me to listen to your language.” Amen!
Edgar Javier, SVD
Good Friday, 10 April 2020
Divine Word Institute of Mission Studies Tagaytay City
Im lặng là một hình thức giao tiếp của con người. Đó là một thứ ngôn ngữ đặc biệt giữa ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời. Im lặng, giống như đồng tiền, có hai mặt, một tích cực, và mặt kia thì tiêu cực. Im lặng, người ta tin tưởng, có thể thúc đẩy hoặc cũng có thể cản trở những giao tiếp và ngay cả những mối quan hệ.
Bàn về sự im lặng là một sự liều lĩnh. Bật lên một tiếng nói – một chữ – về sự im lặng cũng đồng nghĩa với phá tan ý nghĩa và bản chất của sự im lặng. Và nếu im lặng có thể lên tiếng nói cho chính nó, chúng ta có cần phải tranh luận về im lặng trong sự im lặng hay không? Im lặng là sự vắng mặt của lời, nhưng, cũng là một hình thức của giao tiếp, im lặng thật sự ra là một loại ngôn ngữ có sức mạnh phi thường.
Một vài năm trước đây, bố tôi nằm trên giường bệnh đợi giờ chết bởi ung thư. Hai ngày trước khi ông mất, ông nhờ những đứa con đến đón mẹ của ông đang sống tại một ngôi làng. Bà cũng đang nằm liệt giường bởi tuổi già. Khi đặt chân tới căn nhà của bà nội, chúng tôi ngạc nhiên nhận ra bà đang ngồi trên ghế sofa. Chúng tôi biết bà nội đã không còn khả năng đi đứng cũng khá lâu rồi. Cho nên chúng tôi hỏi ai đã giúp bà ngồi trên ghế. Trước sự ngạc nhiên của những đứa cháu, bà nói, “Bố các cháu đã tới và mang bà tới đây để bà có thể ngồi trên cái ghế sofa này.” Chúng tôi không thể tin được điều bà nói. Nhưng bà nội cũng không thể nói dối! Chúng tôi đã giữ im lặng bởi chính chúng tôi cũng không hiểu.
Khi chúng tôi với bà nội về tới nhà, bố tôi và mẹ của ông – bà nội yêu dấu của chúng tôi – đã có một cuộc đối thoại tuyệt vời – trong im lặng. Đó là một cuộc đối thoại không lời. Đôi mắt yêu thương của họ gặp nhau và cả hai đều mỉm cười. Tôi đã cố gắng diễn giải những gì tôi chứng kiến giữa bà nội và bố tôi. Và đây là diễn giải của riêng tôi về một cuộc đối thoại trong yên lặng giữa họ. Tôi tin rằng bố tôi đang nói lời từ biệt với mẹ của ông, trong khi bà nội đang nói là hãy để mẹ mang lấy cơn đau và nỗi khổ của con. Một điều thường tình, người mẹ bao giờ cũng mong ước gánh vác nỗi khổ cho con cái của mình. Và đây là một thí dụ tuyệt vời về giao tiếp và mối liên hệ về tình thương trong sự im lặng.
Cho phép tôi phá vỡ sự yên lặng bằng cách nói với bạn đọc về sự im lặng của Thiên Chúa trên đồi Calvary và sự im lặng của Mẹ Maria tại chân cây thánh giá của người Con yêu dấu – Đức Giêsu Kitô. Tại sao Thiên Chúa lại có thể trở nên xa cách và im lặng vào ngày hôm đó? Tại sao Mẹ Maria đứng rất gần với Đức Giêsu nhưng lại rất im lặng tại chân cây thánh giá?
Với chúng ta người Kitô hữu, thí dụ nổi bật về sự im lặng của Thiên Chúa là khi Đức Giêsu trên cây thánh giá kêu to, “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, tại sao Ngài bỏ rơi con?” (Matthew 27:46). Đức Giêsu đã cảm nghiệm bị ruồng bỏ bởi Thiên Chúa, Cha của ngài và Mẹ Maria người Mẹ thân yêu của ngài. Tại sao? Tại sao những lời khích lệ đã không được cất lên? Tại sao lại có sự im lặng không đúng lúc và không đúng chỗ? “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, tại sao Ngài bỏ rơi con?” “Mẹ con, tại sao mẹ lại bỏ rơi con?” “Những người môn đệ yêu quý, tại sao các con đã bỏ rơi Thầy? Tại sao các con đã bỏ chạy?”
Thiên Chúa đã không can thiệp. Thiên Chúa đã không cất đi chén đắng và cái chết của người Con. Cho nên, sự im lặng của Thiên Chúa đã dẫn Đức Giêsu tới cái chết ô nhục trên cây thánh giá – một loại hình phạt chỉ dành riêng cho những tội phạm. Nhưng Đức Giêsu không phải là một tội phạm! Ngài vô tội như con chiên bị mang tới người đồ tể không có lòng thương xót.
Sự im lặng giữa Thiên Chúa, Chúa Cha và Đức Giêsu, người Con yêu dấu đã không tỏ lộ tới đám đông trên đồi Calvary một điều mang thật nhiều ý nghĩa – một trao đổi tình yêu rồi sẽ sinh hoa kết trái vào ngày thứ ba khi Đức Giêsu phục sinh với một đời sống mới, một đời sống vĩnh cửu. Sự im lặng của Thiên Chúa đã tiêu diệt sự chết và mang lại một đời sống mới tới thế giới qua người Con của Ngài, Đức Giêsu – Đức Kitô Phục sinh!
Sự im lặng giữa Chúa Cha và Chúa Con tràn đầy hứa hẹn và hy vọng, không phải một điều tuyệt vọng. Im lặng trên đồi Calvary có ý nghĩa trong một khung cảnh của hy vọng là Đức Giêsu sẽ sống lại. Sự im lặng của Mẹ Maria tại chân cây thánh giá là một điều đáng chú ý. Mẹ đã không nói một lời. Vượt lên trên tất cả nỗi đau khổ của con người mà Mẹ đã trải qua là sự im lặng của riêng Mẹ. Im lặng là phản ứng của Mẹ trước sự im lặng của thiên đàng. Im lặng đã khiến Mẹ Maria trở nên một người phụ nữ mạnh mẽ. Sức mạnh của Mẹ chính là sự im lặng tuyệt đối, từ nơi đây hy vọng đã nảy mầm.
Chúng ta dừng lại và tự hỏi chính chúng ta, “Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2020 đang nói điều gì với chúng ta – trong bối cảnh của một thảm họa đại dịch do Covid-19 đã vô tình hoặc cố tình gây ra?”
Sự im lặng của Thiên Chúa trước cơn đại dịch hàm chứa hai lý do khác nhau. Một là con người đã không đáp trả lại lời kêu gọi Thiên Chúa để tin rằng Ngài vĩ đại hơn khoa học và công nghệ. Con người nghĩ rằng họ hoàn toàn có khả năng tự lực tự cường. Con người đã biến Thiên Chúa trở thành tương tự như một món hàng. Chỉ khi nào họ cần, họ mới chạy tới Chúa. Họ đã hạ bệ Thiên Chúa và thần phục khoa học và công nghệ. Nhân loại đã chọn trở thành “người công nghệ” thay vì “người tôn giáo.” Vậy mà con người lại còn thắc mắc tại sao Thiên Chúa đã trở nên quá im lặng. Có đúng là Thiên Chúa không thấy và cũng không cảm nhận được nỗi khổ của con người (Exodus 3:1-10)?
Lý do thứ hai giải thích sự im lặng của Thiên Chúa đó là im lặng cũng là một phương cách nghỉ ngơi. Khi Thiên Chúa dường như đang im lặng, con người có khuynh hướng điền vào khoảng trống bằng những lời. Nhưng những người, hiểu vấn đề hơn, sẽ im lặng và chờ đợi trong hy vọng. Covid-19 chính là ngôn ngữ im lặng của Thiên Chúa. Cơn đại dịch là cách Thiên Chúa nói với chúng ta trong im lặng. Im lặng thật sự là ngôn ngữ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng phải giữ sự im lặng để lắng nghe tiếng Chúa và đối thoại với Ngài trong hy vọng.
Trong một thế giới ồn ào, ô nhiễm và nhiễm đầy phóng xạ như thế giới của chúng ta, thế giới của thiên niên kỷ thứ 21, chúng ta khát sự im lặng. Chúng ta khao khát im lặng nội tâm để được trụ lại trong một Thiên Chúa diệu kỳ. Im lặng nội tâm có khả năng khiến chúng ta trò chuyện với Chúa và suy niệm về cảm giác bị bỏ rơi của Đức Giêsu, người dường như đã tuyệt vọng nhưng lại vẫn hoàn toàn tin tưởng và hy vọng vào Thiên Chúa Cha. Và Mẹ Maria là một mẫu hình im lặng cho chúng ta. Sự im lặng đã khiến Mẹ hiểu nỗi đau của ngọn giáo đau khổ đã được tiên đoán sẽ là kinh nghiệm của riêng Mẹ.
Nói tóm lại, im lặng là một khoảng không gian linh thiêng để lắng nghe. Im lặng khiến chúng ta trở thành những người biết lắng nghe Lời Chúa. Im lặng chính là ngôn ngữ của Thiên Chúa. Tôi nguyện cầu, “Thiên Chúa của im lặng, con khẩn cầu xin Chúa dạy cho con biết lắng nghe ngôn ngữ của Ngài!” Amen!
Thứ Sáu Tuần Thánh, 10/4/2020
Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời – Tagaytay City, The Philippines
(Người dịch: LM Michael Nguyễn SVD, Nguyên tác, The Power of God’s Divine, https://nguyentrungtay.blogspot.com/2020/04/the-power-of-gods-silence-edgar-javier.html).
The Power of God's Silence - Edgar Javier, SVD
Silence is one form of human communication. It is a language distinct from verbal or non-verbal language. Silence, like a coin, has two sides, one is positive, and the other is negative. Silence, they say, can either promote or hinder communication and relationship.
Talking about silence is a big risk. Uttering a word–one word-about silence is already breaking the meaning essence of silence. And just as silence speaks for itself, should we not talk about silence in silence? Silence is the absence of words, yet, as a form of communication, it is a powerful kind of language.
Years ago, my father was dying of cancer. Two days before he passed away, he asked us to fetch his mother from another village. She was bedridden because of old age. When we arrived at our grandmother’s house, we were surprised to see that she was sitting on the sofa. We knew that she was not able to walk anymore for quite some time. So we asked her who helped her take a seat on the sofa. To our great surprise, she said, “Your father came and carried me so I could sit on the sofa.” We could not believe what she said. She could not be telling a lie! We kept silence because we did not understand.
When we reached home, my father and his mother – our dear grandmother - had the most beautiful conversation – in silence. It was a wordless conversation. Their eyes met lovingly and both were smiling. I tried to interpret what I saw that was taking place between them. This was my interpretation of the silent conversation. I thought of my father saying good bye to her, while she was asking him to give her his pain and suffering. As usual, a mother would always gladly suffer for her children. It was a very powerful example of communication and relationship of love in silence.
Today, allow me to break silence by speaking to you about the silence of God on Calvary and the silence of Mary at the foot of the cross of her beloved Son–Jesus, the Christ. Why was God so distant and silent on that day? Why was Mary so near to Jesus and yet so silent at the foot of the cross?
For us Christians, the most striking example of God’s silence is when Jesus on the cross cries out with a loud voice, “My God, my God, why have you forsaken me?” (Matthew 27:46). Jesus felt so abandoned by God, his Father and Mary his dear Mother. Why? Why were the words of encouragement not uttered? Why was there silence at the wrong time and place? “My God, my God, why have you abandoned me?” “My Mother, why have you abandoned me?’ “My disciples, why have you abandoned me? Why have you run away?”
God did not intervene. God did not take away the cup of suffering and death from his Son. Therefore, God’s silence led Jesus’ to his ignominious death on the cross–a kind of punishment deemed worthy for criminals. But Jesus was not a criminal! He was innocent like a lamb taken to his merciless slaughter.
The silence between God, the Father and Jesus, his beloved Son hid something significant from the crowd on Calvary-the exchange of love that would bear fruit on the third day when Jesus would rise again to a new life, a life that is eternal. God’s silence destroyed death and brought new life to the world through His Son, Jesus–the risen Christ!
The silence between the Father and the Son was full of promise and hope, not of despair. Silence on Calvary acquired meaning in the context of hope that Jesus will rise again. The silence of Mary at the foot of the cross was also very noticeable. She did not utter a single word. Beyond all human suffering that she experienced was her silence. It was her response to the divine silence. Silence made Mary a very strong woman. Her strength was in her great silence that was pregnant with hope.
We pause and ask ourselves, “What is Good Friday 2020 telling us today–in the midst of the pandemic catastrophe that was intentionally or unintentionally caused by Covid-19?
God’s silence can have two different reasons. One reason is that people have not been responding to God’s command to believe in him that He is greater than science and technology. People thought that they were self-sufficient. People made God a kind of commodity. They would go to him only when there is a need! They have dethroned God and enthroned science and technology, its angel! Man has chosen to become a techno sapiens rather than a homo religiosus! And yet, man wonders why God is so silent. Does God not see the suffering of the people and feel their suffering (Exodus 3:1-10).
And the second reason is that God’s silence is a kind of rest. When God seems silent, people tend to fill the empty space with words. But people, who know better, will keep silent and wait in hope. Convid-19 is God’s language in silence. The pandemic is God’s way to speak to us in silence. Silence is indeed God’s language. We have to keep silence in order to hear God and be able to communicate with him in hope.
In a noisy, polluted and radiated world such as ours, the world of the twenty-first century, we thirst for silence. We thirst for inner silence to remain in the mysterious God. It is inner silence that makes it possible to have conversation with God and reflect on Christ’s feeling of abandonment. Silence is also necessary for dialogue with Christ, who was seemingly in despair and yet full of trust and hope in God our Father. And Mary is our model of silence. It was silence that made her understand the sword of sorrow that was prophesied to be experienced by her.
In conclusion, silence is a sacred space for listening. Silence makes us hearers of the Word. Silence is the language of God. I pray: “Lord of silence, I implore you to teach me to listen to your language.” Amen!
Edgar Javier, SVD
Good Friday, 10 April 2020
Divine Word Institute of Mission Studies Tagaytay City
Văn Hóa
Lòng Biết Ơn trong mùa dịch
Nicola Nguyễn
08:21 14/04/2020
Cao điểm trong thời gian dịch bệnh, Giáo hội cộng tác với Xã hội ngăn ngừa dịch bệnh bằng biện pháp hạn chế tập trung đông người: ngày 26-3-2020 ‘tạm ngưng tất cả các sinh hoạt phụng vụ tại các cơ sở tôn giáo cho đến khi có thông báo mới !’ Có cụ bà hỏi con: ‘Giê-Su-Ma, vậy thì Lễ Lá rồi Tuần Thánh này sẽ đi lễ làm sao hở ông?!’. Rồi đến biện pháp mạnh tay hơn: ngày 01-4-2020 cách ly xã hội: ai ở đâu ở yên chỗ nấy ! Không ít người trong chúng con băn khoăn lo lắng: Tuần Thánh là tuần cao điểm của Năm Phụng vụ; lễ Phục Sinh là Chúa Nhật Mẹ của mọi Chúa Nhật mà không đến Nhà Thờ tham dự Thánh lễ thì làm sao được !?! Bao nhiêu câu hỏi cứ làm chúng con phải ‘lăn tăn suy nghĩ’. Nhưng mừng thay – Mẹ Giáo Hội đã lo liệu chu đáo trong mọi tình huống, không được đến nhà thờ thì … dự lễ trực tuyến !
Từ đó, mọi người chúng con tham dự Thánh lễ tại gia, y như các tín hữu thời Công vụ Tông đồ của thánh Luca vậy. Có người còn chu đáo gửi cho nhau 01 list ghi rõ giờ lễ ở Giáo phận này, Giáo phận kia để tha hồ mà lựa chọn. Riêng gia đình chúng con chỉ hiệp dâng Thánh lễ với Tổng Giáo phận Sài Gòn, và chúng con có những cảm nhận sau:
- Nhờ không được tham dự thánh lễ tại xứ nhà mà chúng con lại được hiệp dâng thánh lễ tại nhiều nơi khác, cụ thể là Nhà thờ Tân Phước và Nhà thờ Đức Bà – Vương Cung thánh đường của Sài Gòn. Bình thường thì dễ gì mà chúng con được đến đây dự lễ (vì nhiều lý do lắm);
- Nhờ vậy mà chúng con được hiệp dâng thánh lễ với nhiều đấng bậc khác nhau, dễ gì mà được dự lễ do Đức Tổng Giám Mục Chủ tế? Vậy mà được hết: nay lễ Đức Tổng – mai Đức Cha phụ tá – mốt Cha Tổng đại diện – rồi tới cha Chưởng ấn – cha Giám đốc Đại chủng viện … có ngày con lại được dự lễ của Cha Giáo một thời nữa, ôi còn gì hạnh phúc bằng !
- Rồi chúng con còn được hiệp dâng thánh lễ ở nhiều nơi khác xa xôi mà toàn là Nhà Thờ Chánh Tòa không thôi ! Nay Giáo phận Mỹ Tho nghe giọng nói miền nam ngọt ngào – mai dự lễ ở Vinh có kiểu đọc kinh chầm chậm làm mình cứ bị hớ ! – mốt lại được hòa giọng Quảng Nam tại Nhà thờ Chánh tòa Đà Nẵng… Ôi còn gì sung sướng bằng !
- Chỗ chúng con là giáo xứ Bắc di cư, gốc từ Giáo phận Hà Nội nên các cụ vẫn còn chặt chẽ lắm, các bà các cô mà qua bên nam ngồi cùng gia đình là sẽ bị lườm nguýt, liếc xéo ghê lắm… bây giờ dự lễ online, cả gia đình chúng con quây quần bên nhau cùng sốt sắng tham dự khỏi sợ ai lườm liếc ! chúc bình an thì quay qua bắt tay thân mật chẳng làm ai khó chịu !
- Chỉ có một điều luyến tiếc lớn lao: đó là không được Rước Lễ thật sự. Vì hoàn cảnh thì phải chịu thôi ! Nhưng có vậy chúng con mới lại thêm yêu mến Bí tích Thánh Thể, mới giật mình vì những lần Rước Lễ qua loa trước kia, mới tự hứa sau này phải đàng hoàng cẩn thận hơn, có thèm khát mới thấy quí !
Con nhớ có lần nghe Đức Cha An Phong (GP. Vinh) giảng lễ có nói đến sự phong phú của tiếng Việt về lòng Biết Ơn, hôm nay cho con dùng luôn như sau:
- ĐỘI ƠN: Chúng con xin Đội Ơn Thiên Chúa Toàn Năng, đã để cho cơn dịch này xảy ra để chúng con biết giật mình mà suy nghĩ lại về thân phận mỏng dòn của con người, cả thế giới nháo nhào đóng cửa chạy trốn một sinh vật bé xíu xiu không nhìn thấy ! để rồi biết giảm bớt kiêu căng cậy mình đi.
- TẠ ƠN: chúng con xin Tạ Ơn Mẹ Giáo Hội, cụ thể là Tổng Giáo phận Sài Gòn đã lo liệu, sắp xếp cho chúng con vẫn được hiệp dâng Thánh lễ hàng ngày, rồi còn được tham dự giờ kinh Mân Côi với cả gia đình giáo phận nữa.
- CÁM ƠN: chúng con xin Cám Ơn các anh chị Ca đoàn của hai nhà thờ Đức Bà và Tân Phước, cách riêng ca đoàn Nhà thờ Đức Bà đã chọn lựa những bài hát cách đây mấy mươi năm làm chúng con vô cùng thích thú khi được nghe lại và cùng hát theo.
- NHỚ ƠN: chúng con xin Nhớ Ơn các anh chị trong Ban Truyền Thông Giáo phận đã thức khuya dậy sớm, miệt mài làm việc, tỷ mỷ từng chi tiết để cho chúng con dự những Thánh lễ, những giờ kinh với hình ảnh rõ ràng, âm thanh sắc nét.
- GHI ƠN: chúng con xin Ghi Ơn các anh chị, bạn bè thân hữu đã nhắc nhở, bảo ban, thông báo chương trình – thời gian và địa điểm để mời gọi cùng hiệp dâng Thánh lễ ở khắp nơi.
- BIẾT ƠN: xin cho con có đôi lời để nói lên lòng Biết Ơn các bạn trẻ nhiệt thành trong xứ con, đã tận dụng thời gian cách ly này để tân trang, sửa chữa lại toàn bộ bàn quỳ trong nhà thờ xứ. Các bạn đã sử dụng khả năng và thời gian Chúa ban để làm việc hữu ích cho giáo xứ, thật là quý hóa !
- TRẢ ƠN: với biết bao điều tốt đẹp nhận được mà khả năng thì hạn hẹp nên chúng con chỉ biết xin dâng tất cả lên Thiên Chúa toàn năng, xin Chúa nhân lành trả công cho tất cả quí vị thay cho chúng con. Xin Chúa ban những ơn cần thiết trên từng vị, từng người để chúng con giúp nhau cùng vượt qua cơn đại dịch này.
Từ đó, mọi người chúng con tham dự Thánh lễ tại gia, y như các tín hữu thời Công vụ Tông đồ của thánh Luca vậy. Có người còn chu đáo gửi cho nhau 01 list ghi rõ giờ lễ ở Giáo phận này, Giáo phận kia để tha hồ mà lựa chọn. Riêng gia đình chúng con chỉ hiệp dâng Thánh lễ với Tổng Giáo phận Sài Gòn, và chúng con có những cảm nhận sau:
- Nhờ không được tham dự thánh lễ tại xứ nhà mà chúng con lại được hiệp dâng thánh lễ tại nhiều nơi khác, cụ thể là Nhà thờ Tân Phước và Nhà thờ Đức Bà – Vương Cung thánh đường của Sài Gòn. Bình thường thì dễ gì mà chúng con được đến đây dự lễ (vì nhiều lý do lắm);
- Nhờ vậy mà chúng con được hiệp dâng thánh lễ với nhiều đấng bậc khác nhau, dễ gì mà được dự lễ do Đức Tổng Giám Mục Chủ tế? Vậy mà được hết: nay lễ Đức Tổng – mai Đức Cha phụ tá – mốt Cha Tổng đại diện – rồi tới cha Chưởng ấn – cha Giám đốc Đại chủng viện … có ngày con lại được dự lễ của Cha Giáo một thời nữa, ôi còn gì hạnh phúc bằng !
- Rồi chúng con còn được hiệp dâng thánh lễ ở nhiều nơi khác xa xôi mà toàn là Nhà Thờ Chánh Tòa không thôi ! Nay Giáo phận Mỹ Tho nghe giọng nói miền nam ngọt ngào – mai dự lễ ở Vinh có kiểu đọc kinh chầm chậm làm mình cứ bị hớ ! – mốt lại được hòa giọng Quảng Nam tại Nhà thờ Chánh tòa Đà Nẵng… Ôi còn gì sung sướng bằng !
- Chỗ chúng con là giáo xứ Bắc di cư, gốc từ Giáo phận Hà Nội nên các cụ vẫn còn chặt chẽ lắm, các bà các cô mà qua bên nam ngồi cùng gia đình là sẽ bị lườm nguýt, liếc xéo ghê lắm… bây giờ dự lễ online, cả gia đình chúng con quây quần bên nhau cùng sốt sắng tham dự khỏi sợ ai lườm liếc ! chúc bình an thì quay qua bắt tay thân mật chẳng làm ai khó chịu !
- Chỉ có một điều luyến tiếc lớn lao: đó là không được Rước Lễ thật sự. Vì hoàn cảnh thì phải chịu thôi ! Nhưng có vậy chúng con mới lại thêm yêu mến Bí tích Thánh Thể, mới giật mình vì những lần Rước Lễ qua loa trước kia, mới tự hứa sau này phải đàng hoàng cẩn thận hơn, có thèm khát mới thấy quí !
Con nhớ có lần nghe Đức Cha An Phong (GP. Vinh) giảng lễ có nói đến sự phong phú của tiếng Việt về lòng Biết Ơn, hôm nay cho con dùng luôn như sau:
- ĐỘI ƠN: Chúng con xin Đội Ơn Thiên Chúa Toàn Năng, đã để cho cơn dịch này xảy ra để chúng con biết giật mình mà suy nghĩ lại về thân phận mỏng dòn của con người, cả thế giới nháo nhào đóng cửa chạy trốn một sinh vật bé xíu xiu không nhìn thấy ! để rồi biết giảm bớt kiêu căng cậy mình đi.
- TẠ ƠN: chúng con xin Tạ Ơn Mẹ Giáo Hội, cụ thể là Tổng Giáo phận Sài Gòn đã lo liệu, sắp xếp cho chúng con vẫn được hiệp dâng Thánh lễ hàng ngày, rồi còn được tham dự giờ kinh Mân Côi với cả gia đình giáo phận nữa.
- CÁM ƠN: chúng con xin Cám Ơn các anh chị Ca đoàn của hai nhà thờ Đức Bà và Tân Phước, cách riêng ca đoàn Nhà thờ Đức Bà đã chọn lựa những bài hát cách đây mấy mươi năm làm chúng con vô cùng thích thú khi được nghe lại và cùng hát theo.
- NHỚ ƠN: chúng con xin Nhớ Ơn các anh chị trong Ban Truyền Thông Giáo phận đã thức khuya dậy sớm, miệt mài làm việc, tỷ mỷ từng chi tiết để cho chúng con dự những Thánh lễ, những giờ kinh với hình ảnh rõ ràng, âm thanh sắc nét.
- GHI ƠN: chúng con xin Ghi Ơn các anh chị, bạn bè thân hữu đã nhắc nhở, bảo ban, thông báo chương trình – thời gian và địa điểm để mời gọi cùng hiệp dâng Thánh lễ ở khắp nơi.
- BIẾT ƠN: xin cho con có đôi lời để nói lên lòng Biết Ơn các bạn trẻ nhiệt thành trong xứ con, đã tận dụng thời gian cách ly này để tân trang, sửa chữa lại toàn bộ bàn quỳ trong nhà thờ xứ. Các bạn đã sử dụng khả năng và thời gian Chúa ban để làm việc hữu ích cho giáo xứ, thật là quý hóa !
- TRẢ ƠN: với biết bao điều tốt đẹp nhận được mà khả năng thì hạn hẹp nên chúng con chỉ biết xin dâng tất cả lên Thiên Chúa toàn năng, xin Chúa nhân lành trả công cho tất cả quí vị thay cho chúng con. Xin Chúa ban những ơn cần thiết trên từng vị, từng người để chúng con giúp nhau cùng vượt qua cơn đại dịch này.
Covid19 và Lớp Học Trực Tuyến
Lm Trần Minh Quân
20:23 14/04/2020
Covid19 và Lớp Học Trực Tuyến
Cơn mưa xuân nhè nhẹ ghé về. Từng mầm lá xanh nõn lung linh trong nắng. Giải mây tinh khôi trải ngang tháp chuông nhà thờ trông đẹp lạ thường. Những chú chim vẫn hòa lên các bản tình ca mỗi sáng. Trời reo vui nhưng sao lòng người cứ trĩu nặng. Bọn sinh viên mới hôm nào còn nhí nhố, thế mà giờ này chẳng còn một mống. Sân trường vắng lặng đến lạnh người. Covid tên hay nhưng lòng quá hẹp. Nàng vơ vội bao mảnh đời trên đường đi. Bởi vậy từng tiếng húng hắng hay cái thở dài của nàng cũng làm thế nhân run rẩy. Người giàu í ới bảo nhau ở nhà sống chậm để chặn cô. Còn kẻ nghèo chống cằm nhìn qua khung cửa suy về một phương thức làm sao có thể đi qua thêm một ngày dài. Họ cùng đường rồi nên chẳng còn sợ chết nữa. Đời họ vốn mang quá nhiều thứ không: không nhà, không việc làm ổn định, không vị trí xã hội, không kiến thức, không cơ hội, không có tiền để dành cho những ngày mưa gió, cũng không tương lai. Bất giác mỗi ngày trôi qua chẳng còn là những thời khắc sống chậm mà là những ngày chết chậm…
Các nơi, nhà thờ, trường học, quán xá, chợ búa đóng cửa. Trường đại học nơi tôi dạy cũng không là ngoại lệ. Trên 7000 sinh viên được lệnh ở nhà học trực tuyến. Nào là Kaltura, Zoom, BlackBoard. Nào là PowerPoints, Discussion Forums, Online Presentation. Gần 90% sinh viên lên mạng mỗi ngày để vào lớp: không đến nỗi tệ, phải không! Nhưng đã sang tuần thứ ba rồi mà cũng không thấy tăm hơi nó. Gửi điện thư đến 4 lần nó cũng chẳng hồi âm. Giờ này nó ở đâu và làm gì? Tại sao nó không vào lớp, làm bài, hay nộp bài? Hay là nó đã bị nhiễm Covid? Lắc đầu xua vội những ý tưởng không hay và thầm thĩ một lời nguyện ngắn cho nó và gia đình được bình yên.
Thật ra nó chả có gì là đặc biệt. Mọi sự đều trung bình: học trung bình, vóc dáng trung bình, ăn mặc cũng trung bình nốt. Chỉ có đôi mắt nó dường như lúc nào cũng mang nhiều tâm sự thì phải. Nó đến học ở đây nhờ hai nguồn tài trợ: một là tiền học bổng liên bang, hai là vài chục ngàn mà ngoại nó để lại trước khi mất. Thế nên tuy không thoải mái nhưng nó vẫn có thể xoay xơ tạm ổn mấy năm nay.
Vân vê chiếc phone trong tay, chẳng biết có nên gọi nó không nhỉ? Thật ra việc này nên để văn phòng tư vấn sinh viên lo thì hay hơn. Chần chờ mãi đến mấy hôm nhưng sao lòng cứ thấy bồn chồn quá. Bấm vội vài nút chiều nay và ngồi chờ. Điện thoại reo có 5 lần thôi nhưng dài cứ như cả giờ vậy. “Alô?” Nó trả lời. “Cha Trần đây, con khỏe không?” “Ổn cha à, mọi sự ổn.” “Con đang làm gì đấy? Mấy lớp học trực tuyến của con đến đâu rồi. Ba tuần nay cha không thấy con vô lớp. Con có sao hay có cần gì không?” Nó lặng yên đến cả 5 phút rồi nói: “Cha và mọi người bình an chứ?” “Này, cha là người đang hỏi con đấy. Con trả lời trước đi…”
Có ai đó đã viết: “Khi những miếng gạch bông lát nền biến mất, phía dưới lộ ra những mảng xi măng không đều.” Ở khuôn viên đại học này, các sinh viên tuy đến từ những hoàn cảnh khác nhau, nhưng các em có cơ hội khá đều trong việc tiếp cận kiến thức cũng như cuộc sống. Thư viện dồi dào, máy tính cũng sẵn, wifi phủ sóng khắp nơi, câu lạc bộ và nhà ăn mở cửa 24/24. Lẽ nào đó, cuộc đời tại đây như những căn phòng được lát những lớp gạch khá đều và đẹp. Khi các em được cho về nhà để học trực tuyến, lớp gạch ấy biến đi và những mảng xi măng không đều lộ ra. Nó chưa từng có một chiếc máy tính ra hồn. Khi Covid đến, bố mẹ nó mất việc gần như ngay lập tức. Miếng ăn mỗi ngày trở thành một nỗi trăn trở. Mà mất việc thì đồng nghĩa với bảo hiểm y tế cũng chẳng còn. Cả nhà nó cứ co rúm lại với nhau. Nói dại ai đó trong nhà bị dương tính thì không biết đào đâu mà trả mấy cái bill. Rồi còn cái vụ vào lớp trực tuyến, tiền không có thì nói chi đến kết nối mạng. Ngay cả cái phone cùi bắp nó đang xài cũng trả theo từng phút. Các mảng khấp khểnh trong đời nó lớn hơn nó tưởng.
“Rồi bây giờ con tính sao?” “Con cũng không biết nữa. Mấy lần chạy ra thư viện địa phương nhưng họ cũng đóng cửa vì Covid. Xung quanh con nhà ai cũng nghèo không xài internet nên không ké được. Con định đánh liều lang thang vào bệnh viện may ra nó có wifi chùa chăng. Nhưng lap top không có, dù tìm ra wifi thì cũng chẳng học trực hay gián tuyến được. Bao giờ cô ta đi hở cha?” Lần này đến phiên nó phải chờ. Lí nhí như một kẻ có lỗi: “Cha không biết con à?”
Ngắt phone nhưng câu cuối của nó cứ ám ảnh trong đầu: “Sống chậm thì dễ, nhưng chết chậm khó lắm cha ơi…” Miệng đắng ngắt và nước mắt lại thêm một lần trào mi. “Ôi Covid à, sao cô ác làm vậy?”
Cơn mưa xuân nhè nhẹ ghé về. Từng mầm lá xanh nõn lung linh trong nắng. Giải mây tinh khôi trải ngang tháp chuông nhà thờ trông đẹp lạ thường. Những chú chim vẫn hòa lên các bản tình ca mỗi sáng. Trời reo vui nhưng sao lòng người cứ trĩu nặng. Bọn sinh viên mới hôm nào còn nhí nhố, thế mà giờ này chẳng còn một mống. Sân trường vắng lặng đến lạnh người. Covid tên hay nhưng lòng quá hẹp. Nàng vơ vội bao mảnh đời trên đường đi. Bởi vậy từng tiếng húng hắng hay cái thở dài của nàng cũng làm thế nhân run rẩy. Người giàu í ới bảo nhau ở nhà sống chậm để chặn cô. Còn kẻ nghèo chống cằm nhìn qua khung cửa suy về một phương thức làm sao có thể đi qua thêm một ngày dài. Họ cùng đường rồi nên chẳng còn sợ chết nữa. Đời họ vốn mang quá nhiều thứ không: không nhà, không việc làm ổn định, không vị trí xã hội, không kiến thức, không cơ hội, không có tiền để dành cho những ngày mưa gió, cũng không tương lai. Bất giác mỗi ngày trôi qua chẳng còn là những thời khắc sống chậm mà là những ngày chết chậm…
Các nơi, nhà thờ, trường học, quán xá, chợ búa đóng cửa. Trường đại học nơi tôi dạy cũng không là ngoại lệ. Trên 7000 sinh viên được lệnh ở nhà học trực tuyến. Nào là Kaltura, Zoom, BlackBoard. Nào là PowerPoints, Discussion Forums, Online Presentation. Gần 90% sinh viên lên mạng mỗi ngày để vào lớp: không đến nỗi tệ, phải không! Nhưng đã sang tuần thứ ba rồi mà cũng không thấy tăm hơi nó. Gửi điện thư đến 4 lần nó cũng chẳng hồi âm. Giờ này nó ở đâu và làm gì? Tại sao nó không vào lớp, làm bài, hay nộp bài? Hay là nó đã bị nhiễm Covid? Lắc đầu xua vội những ý tưởng không hay và thầm thĩ một lời nguyện ngắn cho nó và gia đình được bình yên.
Thật ra nó chả có gì là đặc biệt. Mọi sự đều trung bình: học trung bình, vóc dáng trung bình, ăn mặc cũng trung bình nốt. Chỉ có đôi mắt nó dường như lúc nào cũng mang nhiều tâm sự thì phải. Nó đến học ở đây nhờ hai nguồn tài trợ: một là tiền học bổng liên bang, hai là vài chục ngàn mà ngoại nó để lại trước khi mất. Thế nên tuy không thoải mái nhưng nó vẫn có thể xoay xơ tạm ổn mấy năm nay.
Vân vê chiếc phone trong tay, chẳng biết có nên gọi nó không nhỉ? Thật ra việc này nên để văn phòng tư vấn sinh viên lo thì hay hơn. Chần chờ mãi đến mấy hôm nhưng sao lòng cứ thấy bồn chồn quá. Bấm vội vài nút chiều nay và ngồi chờ. Điện thoại reo có 5 lần thôi nhưng dài cứ như cả giờ vậy. “Alô?” Nó trả lời. “Cha Trần đây, con khỏe không?” “Ổn cha à, mọi sự ổn.” “Con đang làm gì đấy? Mấy lớp học trực tuyến của con đến đâu rồi. Ba tuần nay cha không thấy con vô lớp. Con có sao hay có cần gì không?” Nó lặng yên đến cả 5 phút rồi nói: “Cha và mọi người bình an chứ?” “Này, cha là người đang hỏi con đấy. Con trả lời trước đi…”
Có ai đó đã viết: “Khi những miếng gạch bông lát nền biến mất, phía dưới lộ ra những mảng xi măng không đều.” Ở khuôn viên đại học này, các sinh viên tuy đến từ những hoàn cảnh khác nhau, nhưng các em có cơ hội khá đều trong việc tiếp cận kiến thức cũng như cuộc sống. Thư viện dồi dào, máy tính cũng sẵn, wifi phủ sóng khắp nơi, câu lạc bộ và nhà ăn mở cửa 24/24. Lẽ nào đó, cuộc đời tại đây như những căn phòng được lát những lớp gạch khá đều và đẹp. Khi các em được cho về nhà để học trực tuyến, lớp gạch ấy biến đi và những mảng xi măng không đều lộ ra. Nó chưa từng có một chiếc máy tính ra hồn. Khi Covid đến, bố mẹ nó mất việc gần như ngay lập tức. Miếng ăn mỗi ngày trở thành một nỗi trăn trở. Mà mất việc thì đồng nghĩa với bảo hiểm y tế cũng chẳng còn. Cả nhà nó cứ co rúm lại với nhau. Nói dại ai đó trong nhà bị dương tính thì không biết đào đâu mà trả mấy cái bill. Rồi còn cái vụ vào lớp trực tuyến, tiền không có thì nói chi đến kết nối mạng. Ngay cả cái phone cùi bắp nó đang xài cũng trả theo từng phút. Các mảng khấp khểnh trong đời nó lớn hơn nó tưởng.
“Rồi bây giờ con tính sao?” “Con cũng không biết nữa. Mấy lần chạy ra thư viện địa phương nhưng họ cũng đóng cửa vì Covid. Xung quanh con nhà ai cũng nghèo không xài internet nên không ké được. Con định đánh liều lang thang vào bệnh viện may ra nó có wifi chùa chăng. Nhưng lap top không có, dù tìm ra wifi thì cũng chẳng học trực hay gián tuyến được. Bao giờ cô ta đi hở cha?” Lần này đến phiên nó phải chờ. Lí nhí như một kẻ có lỗi: “Cha không biết con à?”
Ngắt phone nhưng câu cuối của nó cứ ám ảnh trong đầu: “Sống chậm thì dễ, nhưng chết chậm khó lắm cha ơi…” Miệng đắng ngắt và nước mắt lại thêm một lần trào mi. “Ôi Covid à, sao cô ác làm vậy?”
VietCatholic TV
Phản ứng của giới truyền thông đối với phán quyết chưa từng có của Tối Cao Pháp Viện Úc
Giáo Hội Năm Châu
01:03 14/04/2020
Vụ án Đức Hồng Y Pell đã tan vào mây khói như thế nào?
Giây phút đầu tiên Đức Hồng Y George Pell biết được Toà Tối Cao High Court đã hủy bỏ bản án buộc Ngài tội tấn công tình dục trẻ em là khi những tiếng reo hò vui mừng vỡ oà tại nhà tù được canh phòng cẩn mật Barwon Jail một thời gian rất ngắn sau 10 giờ sáng ngày hôm qua (thứ Ba, 7-4-2020). Vào lúc đó, ba người tù cùng bị giam kế bên Ngài đã hét to những lời chúc mừng Ngài.
Trong cảm xúc đầu tiên của cá nhân Ngài kể từ lúc Toà Án công bố phán quyết nhất trí lật ngược những lời kết tội (trước đó của Toà Án Victoria), từ trong xà lim, Đức Hồng Y Pell đã bày tỏ với Herald Sun giây phút Ngài biết được số phận mình đã được quyết định.
“Tôi nghĩ, ‘Vâng, thật tuyệt vời. Tôi rất vui mừng!’” Ngài nói qua một người bạn.
“Lúc đó tôi đang xem tin tức trên truyền hình trong xà lim của tôi. Chính lúc đó tin tức về số phận của tôi xuất hiện”
“Trước tiên, tôi được biết tôi đã được thả khỏi nhà tù. Rồi những bản án bị huỷ bỏ. Tôi nghĩ, “Thật tốt. Thật tuyệt vời. Tôi rất sung sướng!”
“Dĩ nhiên, lúc đó chẳng có ai bên tôi để tôi nói lên cảm tưởng của mình cho đến khi đoàn luật sư của tôi xuất hiện.”
“Tuy nhiên, tôi cũng đã nhận được những lời chào mừng vui vẻ chung quanh mình bên trong nhà tù từ ba người bạn tù kế bên. Bây giờ tôi trông chờ được đọc đầy đủ bản tuyên bố của toà.”
Ngài nói tiếp: Những người canh giữ nhà tù rất tốt với Ngài trong thời gian bị giam giữ sau khi bị kết án là đã phạm vào năm tội danh lạm dụng tình dục hai trẻ em trong ca đoàn nhà thờ Chính Toà vào năm 1996 và 1997.
Sau quyết định của Toà Tối Cao ngày hôm qua (7-4-2020) huỷ bỏ bản án trước đó, một nhân viên cảnh sát nói, “Thật là một phép lạ!” Và Đức Hồng Y đã trả lời, “Không, đó không phải là một phép lạ. Đó là công lý!”
Đức Hồng Y Pell, 78 tuổi, từng giữ chức vụ Tổng Trưởng Ngân Khố Toà Thánh Vatican, đã trải qua 405 ngày sau vành móng ngựa, phần lớn thời gian đó Ngài bị giam giữ tại Trung Tâm Chờ Xét Xử (Remant Centre) trước khi bị biệt giam trong nhà tù an ninh tối đa Barwon Prison.
Lúc 12 giờ 30 phút, Ngài được một chiếc xe màu đen chở về Tu Viện Carmelite Monastery ở vùng Kew.
Bữa ăn đầu tiên của Ngài, một người vừa được tự do là thịt bò beefsteak, và rau đậu do các nữ tu trong Tu Viện Dòng Kín Carmelite Monastery dọn cho Ngài. Trong chiếc vali nhỏ mà Ngài đựng những đồ dùng cá nhân lúc rời khỏi nhà tù là một bản thảo 300.000 chữ (ba trăm ngàn chữ) mà Ngài đã viết trong thời gian 12 tháng vừa qua. Đó là những điều căn bản cho một cuốn sách viết về vụ xử của Ngài, về cuộc sống trong nhà tù và cũng chứa đựng những suy nghĩ của Ngài.
Sau bữa trưa, Đức Hồng Y đã cử hành thánh lễ đầu tiên sau những năm tháng tù tội (cũng nên nhắc lại là Toà Án Victoria đã cấm Ngài không được dâng lễ từ khi giam giữ Ngài). Trong thánh lễ này, Ngài nói, “Đã lâu lắm rồi mớì có một thánh lễ vì thế đây là một ơn phước thật lớn. Tuần Thánh là thời gian quan trọng nhất trong Giáo Hội vì thế tôi hài lòng một cách đặc biệt vì Thánh lễ đã diễn ra vào đúng lúc phải diễn ra này.”
“Vào lúc này, tôi không muốn đưa ra một nhận định nào về toàn bộ sự việc. Tôi chỉ muốn nói là tôi luôn luôn vô tội đối với những chuyện như thế.”
Ngài cũng đi bách bộ trong vườn hoa tu viện và thưởng thức hương thơm theo đúng nghĩa đen của vườn hoa hồng trong tu viện cũng như đến viếng di cốt của Thánh Teresa de Lisieux và thân phụ, thân mẫu Nữ Thánh. Trong một bản tuyên bố, Ngài cũng nói đến việc Ngài vĩnh viễn là một người vô tội mặc dù phải chịu dựng “một nền công lý phi công lý nghiêm trọng”.
Ngài cám ơn các vị luật sư, gia đình, bạn bè và những người ủng hộ Ngài, những người đã gửi đến cho Ngài hàng ngàn bức thư ủng hộ. Nguồn tin từ nhà tù cho biết rằng không một tù nhân nào nhận được những bức thư gửi tới cho Đức Hồng Y Pell, là người rất mong có thể trả lời từng lá thư được gửi tới Ngài.
Một bản tuyên bố của Cảnh Sát Tiểu Bang Victoria, là bộ phận đã được theo dõi chặt chẽ suốt tiến trình vụ xử, nói rằng cơ quan cảnh sát tôn trọng quyết định của Toà Tối Cao. Bản văn viết, “Chúng tôi tôn trọng quyết định của Toà Tối Cao về vụ này và tiếp tục cung cấp sự trợ giúp cho bất cứ những người tố cáo nào,” Tuyên bố viết tiếp, “Cảnh Sát Victoria cam kết điều tra bất cứ hành vi tấn công tình dục nào và cung cấp công lý cho những nạn nhân cho dù vụ việc xảy ra nhiều năm trong quá khứ.”
Đức Thánh Cha Francis không bình luận trực tiếp về việc Đức Hồng Y Pell được trả tự do tối hôm qua, nhưng Ngài nói trước thánh lễ là “Ngài cầu nguyện cho tất cả những người phải chịu đựng những sự kết tội phi công lý tạo ra bởi sự xét đoán cứng nhắc một chiều chống lại họ”.
Thủ Tướng Úc Ông Scott Morrison cho hay, “chỉ riêng những cuộc thảo luận” về các trường hợp lạm dụng tình dục cũng đã đem đến nhiều tổn thương lớn lao cho những người dân Úc. “Khi những vụ việc như thế xảy ra, tôi luôn luôn để tâm đến họ, nhưng... Toà Tối Cao đã đưa ra phán quyết và phán quyết đó phải được tôn trọng,” Ông Morrison nói.
Cũng trong chương trình trực tiếp truyền hình, Cựu Thủ Tướng Tony Abbot, người luôn luôn đứng về phía công lý đích thực và là người ủng hộ Đức Hồng Y mạnh mẽ, đã nói, “Hãy để cho phán quyết của Toà nói lên ý nghĩa của vụ việc!”
Thủ Hiến Daniel Andrews của Victoria từ chối nhận định về phán quyết của Toà. Ông phát biểu, “Tôi có một lời nhắn đến từng nạn nhân một cũng như từng những người sống sót qua các vụ lạm dụng tình dục: Tôi thấy các bạn. Tôi nghe và tôi tin các bạn.”
Tổng Giám Mục Brisbane Mark Coleridge, với tư cách là chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Úc cho rằng trong khi quyết định được rất nhiều người chào mừng, nó cũng đã tàn phá nhiều người khác. “Nhiều người đã phải chịu đau đớn qua các tiến trình mà hôm nay đã có kết luận.”
shannon.deery@news.com.au
Tuyên bố chính thức từ Vatican
Đức Thánh Cha, người luôn luôn đặt niềm tin vào thẩm quyền xét xử của Nước Úc hân hoan chào đón phán quyết đồng thuận của Toà Tối Cao liên quan đến vụ việc Đức HY George Pell. Phán quyết đã tuyên bố trắng án về những tố cáo lạm dụng trẻ em và đã đảo ngược lại những phán quyết trước đó.
Tin tưởng vào sự phán xét công bình của toà, Đức HY Pell luôn luôn khẳng định sự vô tội của mình và đã chờ đợi sự thật được bảo đảm.
Đồng thời Đức Thánh Cha cũng tái xác nhận lời cam kết ngăn ngừa và theo dõi tất cả những vụ việc lạm dụng trẻ em.
Thật Xấu Hổ, Những Kẻ Săn Lùng Phù Thuỷ
Ông Andrew Bolt ghi tiếp:
“Tôi vẫn không có một chút niềm tin nào vào hệ thống công lý của chúng ta”
Ông Andrew Bolt nói như trên để ám chỉ hệ thống cảnh sát điều tra, nhà cầm quyền và chính phủ Tiểu Bang Victoria
Nhà bỉnh bút nổi tiếng, Andrew Bolt mở đầu bài viết của mình như sau:
Cardinal George Pell vô tội. Thật xấu hổ cho những ai đã lên án và kết tội Ngài trong một trong những vụ việc sai phạm về công lý trầm trọng nhất trong lịch sử nước Úc.
Toà Tối Cao hôm qua đã nói lên một tiếng nói đồng nhất– Seven to Zero (7 – 0) rằng HY Pell lẽ ra không bao giờ bị kết án trong một vụ hiếp dâm không thể tin là có thể xảy ra được đối với hai đứa trẻ trong nhà thờ của vị Hồng Y.
Nhưng quý vị đừng bảo tôi có một chút niềm tin nào vào hệ thống công lý của chúng ta.
Vâng, ngày hôm qua, Đức Hồng Y Pell đã được tự do. Nhưng việc săn lùng phù thuỷ này đã làm tiêu tan danh dự của Ngài, phá đổ sự nghiệp của Ngài, và đã lấy mất của Ngài 405 ngày làm một con người tự do. Vì thế thật xấu hổ cho những cơ cấu của tiểu bang Victoria đã cố sức huỷ hoại một con người, một con người bảo thủ nổi tiếng và một con dê tế thần cho giáo hội của Ngài.
Thật xấu hổ cho Cảnh sát Victoria, là tổ chức đã dành nhiều năm mở những mẻ lưới quét (trawled for complaints) để đi tìm cho bằng được kẻ tố cáo Ngài, ngay cả chuyện tung những lời kêu gọi công khai cho công chúng (public appeals) trên báo chí để đi tìm “nạn nhân”, trong một tiến trình có vẻ được hiểu như là khuyến khích những hồi ức nguỵ tạo, những tuyên bố nguỵ tạo với hy vọng kiếm được tiền bồi thường.
Thật xấu hổ cho Đài ABC, cơ quan phát thanh của chúng ta, cho việc thúc đẩy một cách cuồng loạn và ảo tưởng những lời tố cáo chống lại Đức HY Pell mà tất cả những cố gắng đó đã trở nên quá vô lý và ngu xuẩn (too absurd) để tìm cách dẫn đến những lời buộc tội, cũng như quá yếu ớt không đủ sức thuyết phục (too flimsy) trong một vụ xử án hay là – cho đến bây giờ - ai cũng thấy là quá mơ hồ không thể thuyết phục được ai trong một vụ kháng cáo.
Thật xấu hổ cho nhà xuất bản Melbourne University Press cho việc in ra một cuốn sách gọi là “bán chạy nhất” (best seller) viết về HY Pell bởi nhà báo của Đài ABC Louise Milligan mà trong đó đã hùng hổ tố cáo (wildly) Đức Hồng Y Pell về rất nhiều những tội ác khủng khiếp đối với trẻ em, không kể đến việc một trong những chuyện đó đã được dựng lên để trở thành một nguyên cớ xăm soi về luật pháp (legal scrutiny) nhưng đã lôi cuốn cái ảo tưởng phải kết tội HY Pell cho bằng được trong vụ án.
Và cũng thật xấu hổ cho Toà Kháng Cáo Tiểu Bang Victoria (Victorian Court of Appeal) mà trong quyết định hai-chống -một đã từ chối sự kháng cáo của HY Pell. Và chuyện đó đã dẫn đến những phê bình đau như kim chích của Toà Tối Cao cho rằng hai thẩm phán chính (two major judges) của Toà Kháng CáoTiểu Bang Victoria đã “không đưa ra đủ bằng chứng thích hợp đúng đắn” đê chống lại đoàn luật sư biện hộ cho Đức Hồng Y Pell.
Và hơn nữa, thật xấu hổ cho những đám dông hèn hạ ghê tởm (vile mob) vẫn còn lên án HY Pell về chuyện lạm dụng trẻ em. Một người mà tôi đưa ra đây: đó là Dan Andrews, Thủ Hiến Tiểu Bang Victoria, tiểu bang mà những thẩm phán và cảnh sát đã cố sức để đưa HY Pell vào tù.
Andrews viết trên tuýt: “Tôi không đưa ra lời bình luận nào về quyết định của Toà Tối Cao hôm nay. Nhưng tôi có một thông điệp gửi tới từng nạn nhân một và từng người sống sót một trong các vụ làm dụng: Đó là Tôi nhìn thấy các bạn; Tôi nghe các bạn; và Tôi tin các bạn.”
Điều đó chính là thái độ đã dẫn đến việc săn lùng phù thuỷ: Thái độ đó là hãy tin vào kẻ tố cáo, không cần xem xét sự việc liệu những bằng chứng thổi phồng ấy đã đưa đến việc kết luận là vô tội cho người bị tố cáo ra làm sao. Đừng tin vào những kẻ thù ghét HY Pell khi họ tuyên bố rằng HY Pell chỉ được giải thoát về kỹ thuật (got off on a technicality).
Toà Thượng Thẩm Tối Cao không chỉ nói rằng vụ án chống lại HY Pell không đạt được điểm mấu chốt về pháp lý, đó là chứng minh được “sự nghi ngờ không thể lý giải được”. Toà Tối Cao còn đi xa hơn khi cho rằng... “Có một khả năng đáng lưu ý (significant possibility) ở điểm rất quan trọng là một người vô tội đã bị kết án.”
Chẳng có gì lạ cả! HY Pell đã một cách nào đó phạm tội hiếp dâm hai em ca viên vào cùng một lúc ngay sau thánh lễ. Hai em này tình cờ bị bắt gặp trong phòng thánh ở phía sau nhà thờ, ăn cắp rượu lễ. Cũng chẳng để ý tới một trong hai em ca viên đó đã qua đời và thực sự đã nói với mẹ mình rằng anh ta chẳng bị ai hãm hiếp cả.
Toàn bộ vụ xử đặt vào lời nói không có chứng thực (uncorroborated word) của em còn lại. Lời buộc tội cho rằng thời gian duy nhất những việc hiếp dâm có thể xảy ra là “trong năm hay sáu phút” trong thời gian yên lặng ngay sau thánh lễ.
Trong khoảng thời gian đó, ca đoàn và những người phụ giúp trong thánh lễ sẽ đi vòng ra phía sau nhà thờ, trước khi những người phục vụ bàn thờ tiếp tục đi ra đi vào phòng thánh và cất đi những vật dụng thánh thiêng dùng trong thánh lễ. HY Pel không thể thực hiện việc hiếp dâm hai đứa trẻ trong căn phòng thánh nhộn nhịp như vậy vào ngay lúc đó.
Nhưng những nhân chứng không ai có thể bác bỏ được đã xác định vị Hồng Y không thể một mình bỏ vào phòng thánh trong “thời gian yên lặng” cuối lễ. Ông luôn luôn có mặt sau thánh lễ ở phía trước nhà thờ, tiếp chuyện những giáo dân, thường kéo dài trong khoảng 20 phút và những nghi thức nghiêm ngặt của giáo hội đối với một vị Hồng Y bắt buộc vị chưởng nghi (MC) phải ở bên cạnh vị chủ tế cho đến khi ngài về nhà.
Còn nữa, cậu bé được cho là nạn nhân đồng thời cùng đi với ca đoàn nhà thờ về phía sau thánh đường trước khi trở lại, vào phòng thánh và ăn cắp rượu lễ. Chính tôi đã bước đi quãng đường đó và thấy rằng cần phải mất hơn “năm phút” của thời gian được gọi là yên lặng đó.
Vì thế cả người tội phạm hay là nạn nhân, chẳng có ai có mặt tại nơi xảy ra vụ việc trong thời gian yên lặng đó.
Đúng như Toà Tối Cao đã phán: “Những bằng chứng không chối cãi được của những nhân chứng lúc đó không trùng khớp với lời khai của người tố cáo, và Toà cho rằng (i) thứ nhất, người nộp đơn kháng cáo tại toà (là HY Pell) đã thực hiện việc chào đón giáo dân tại bậc thềm hay gần bậc thềm của thánh đường sau buổi lễ long trọng vào ngày Chúa Nhật; (ii) thứ hai là lễ nghi đã được thiết lập và mang tính lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đòi hỏi rằng người nộp đơn kháng cáo – là một tổng giám mục - luôn có người đi bên cạnh hộ tống khi còn mang phẩm phục trong thánh đường; (iii) và thứ ba là có sự liên tục đi ra đi vào phòng thánh của những linh mục sau thánh lễ trong khoảng từ 10 đến 15 phút sau khi kết thúc những nghi thức cuối một buổi lễ long trọng vào ngày Chúa Nhật.
Thật là một thứ bê bối có ác ý khi HY Pell đã bị bỏ tù một cách vô lý. Thật xấu hổ cho tất cả những ai đã tham dự vào trò săn lùng phù thủy này.
Toà Tối Cao Không Có Lựa Chọn Nào Khác Ngoài Việc Đảo Ngược Bản Án Của Toà Victoria
Shannon Deery
Quyết định đồng thuận của Toà Tối Cao rất rõ ràng: Có một khả năng rất đáng kể, đó là một người vô tội đã bị lên án.
Toà án thường miễn cưỡng khi đảo ngược kết luận của bồi thẩm đoàn và rất ít khi làm như vậy. Nhưng trong trường hợp này, Toà thấy thực sự không có cách lựa chọn nào khác.
Toà Tối Cao thấy rằng sự tin tưởng của bồi thẩm đoàn vào lời khai của người tố cáo đã mâu thuẫn rất nhiều với những bằng chứng không thể tranh cãi của những nhân chứng khác.
Bằng chứng đó đã tạo nên sự ngờ vực rất hợp lý trong suy nghĩ của bồi thẩm đoàn nếu họ thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn.
Kết án Đức Hồng Y Pell cho dù có nghi ngờ về việc Ngài có phạm tội hay không. Đó là điều mà đoàn luật sư bênh vực đã làm tại Toà Kháng Cáo Victoria.
Toà Tối cao nói rằng đa số (2-1) của Toà Kháng cáo Victoria khi gạt bỏ lần kháng cáo thứ nhất của HY Pell “đã không thể ăn nhập với câu hỏi là liệu có một khả năng hợp lý khi việc lạm dụng không thể xảy ra hay không. Chính vì vậy, điều đó đã dẫn đến một nghi ngờ hợp lý liên can đến việc kết tội người nộp đơn”.
Trong khi quyết định của toà Tối Cao đã tạo ra vừa kinh ngạc vừa giận dữ, một nguồn tin có thẩm quyền từ Toà này cho hay là không có lựa chọn nào khác: “Toà Tối Cao của đất nước đã đồng thuận tuyên bố trắng án cho Đức Hồng Y Pell. Điều đó ám chỉ rằng toàn bộ cả một hệ thống (gồm báo chí, đài phát thanh, dư luận, cảnh sát và nhà cầm quyền tiểu bang Victoria cũng như hai toà án tại Victoria là Toà cấp dưới County Court và Toà Kháng Cáo Tiểu Bang) đã phạm một sai lầm mang tính pháp lý vô cùng nghiêm trọng”.
Nguồn tin nói tiếp, “Đòi hỏi một toà án quyền lực cao nhất trong nước đưa ra một phán quyết không công bằng khi lên án trừng phạt một người nào đó vì những suy nghĩ có định kiến là một điều vô cùng nguy hiểm.”
Shannon Deery - Bản dịch tiếng Việt: Trần Bá Nguyệt, DCUC
Phép lành từ đền thánh Đức Mẹ nơi 3 vị Giáo Hoàng đã được chữa lành mà y khoa không thể giải thích
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:32 14/04/2020
Người dân tại Ý, là nơi phải gánh chịu con số tử vong kinh hoàng, đã hướng về một địa điểm hành hương nổi tiếng là đền thánh Đức Mẹ Loreto, cách Rôma 280 km về phía Đông Bắc. Tại đây có nhà thánh Loreto, theo truyền thống chính là ngôi nhà ở Nagiarét, nơi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ. Ngôi nhà ấy đã được các Thiên Thần di chuyển từ Palestine về địa điểm mới này.
Trong những ngày kinh hoàng này, mỗi sáng, Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin, là đại diện Đức Giáo Hoàng tại Đền Thánh Loreto, đều lần chuỗi Mân Côi và đọc Kinh Cầu Đức Bà với các kinh sĩ của Đền Thờ. Trong chương trình này, chúng tôi kính mời quý vị và anh chị em cùng đọc với ngài Kinh Cầu Đức Bà. Nhưng trước hết, xin được giới thiệu qua về lịch sử của nơi linh thánh này.
Đền thánh Đức Mẹ Loreto là một trong các trung tâm Thánh Mẫu được tôn sùng và thu hút đông đảo các tín hữu nhất trên khắp thế giới. Và đúng như vậy, vì theo truyền thống, theo các chứng từ của các vị Giáo Hoàng và các Thánh, đây là nơi căn nhà của Đức Mẹ ở Nagiarét khi xưa đã được các Thiên thần dời về đây.
Nhà Thánh nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ được coi là nơi “sáng tạo mới” - tức là ơn cứu chuộc của chúng ta – đã bắt đầu. Trong nhiều thế kỷ qua, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã đến đền thờ này để cầu nguyện và tìm kiếm sự cầu bầu của Đức Mẹ. Hàng ngàn phép lạ được ghi nhận là do Đức Mẹ ban ơn cho các tín hữu kính viếng đền thánh này.
Truyền thống tôn kính và lịch sử của Nhà Thánh, nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, đã có từ thời các thánh Tông đồ. Từ những ngày đầu tiên của Kitô giáo, Nhà Thánh đã là nơi tấp nập các khách hành hương, và một hang đá được xây ngay bên cạnh Nhà Thánh. Năm 313, Đại đế Constantine đã xây một Vương cung thánh đường lớn bao trùm Nhà thánh Nagiarét và hang đá. Vào khoảng năm 1090, quân Hồi Giáo xâm chiếm Thánh địa, cướp bóc và phá hủy nhiều đền thờ linh thiêng đối với các Kitô hữu. Một trong số đó là Vương cung thánh đường ở Nagiarét, nhưng Nhà thánh và hang đá vẫn còn nguyên.
Khi thánh Phanxicô Assisi đến thăm Thánh Địa (1219-1220), ngài từng cầu nguyện nhiều lần tại Nhà Thánh này. Thánh Louis thứ Chín, Vua nước Pháp, cũng đã đến thăm và rước lễ trong đền thờ này khi ngài lãnh đạo một cuộc thập tự chinh để giải phóng Thánh địa khỏi tay quân Hồi Giáo. Một nhà thờ khác được xây dựng trên nền ngôi nhà thờ cũ trong thế kỷ 12 để bảo vệ Nhà Thánh. Vương cung thánh đường thứ hai này cũng bị phá hủy sau đó khi quân Hồi Giáo đánh bại quân thập tự chinh vào năm 1263. Một lần nữa, Nhà Thánh thoát khỏi sự hủy diệt và vẫn còn nguyên vẹn dưới đống đổ nát của Vương cung thánh đường. Cuối cùng, vào năm 1291, quân thập tự chinh đã bị đánh đuổi hoàn toàn khỏi Thánh địa và chính tại thời điểm này trong lịch sử, Nhà Thánh biến mất khỏi Palestine và xuất hiện ở một nơi ngày nay chúng ta gọi là Croatia, và một ngôi đền lớn nhất được xây dựng ở đó để bao bọc Nhà Thánh, gọi là đền Đức Mẹ Trsat (tiếng Ý gọi là Tersatto).
Nhà Thánh tại Tersatto
Truyền thống cho chúng ta biết rằng vào ngày 10 tháng 5 năm 1291, Nhà Thánh Nagiarét đã được các Thiên thần dỡ khỏi nền móng ở Nagiarét và đưa băng qua Địa Trung Hải từ Palestine đến một ngọn đồi của làng Dalmatia thuộc thị trấn nhỏ Tersatto.
Cha sở nhà thờ Thánh George, tại Tersatto, là cha Alexander Georgevich, đã rất kinh ngạc trước sự hiện diện bất ngờ của một nhà thờ nhỏ và cầu nguyện xin được soi sáng. Những lời cầu nguyện của ngài đã được trả lời khi Đức Trinh Nữ xuất hiện với ngài trong giấc ngủ và nói với ngài rằng đây thực sự là Nhà thánh Nagiarét, nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và đã được đưa đến đây nhờ quyền năng của Thiên Chúa. Để xác nhận những gì Mẹ nói với ngài, ngài tức khắc được phục hồi sức khỏe, khỏi hẳn những căn bệnh mà ngài đã phải chịu đựng trong nhiều năm qua. Anh chị em giáo dân được khích lệ đến hành hương tại đây và nhiều người nhận được các ơn lạ.
Nhà Thánh tại Loreto
Năm 1294, khi quân Hồi Giáo tiến chiếm Albania và có khả năng sẽ phạm thánh, ngôi nhà đột nhiên biến mất khỏi Tersatto. Một số người chăn chiên quả quyết đã nhìn thấy vào ngày 10 tháng Mười Hai năm 1294, Nhà Thánh được các Thiên thần nâng lên lơ lửng trên không, băng qua biển Adriatic và đến một khu rừng cách thành phố Recanati của Ý 6.5km. Tin tức lan truyền nhanh chóng và hàng ngàn người đến xem ngôi nhà nhỏ giống như một nhà thờ. Ngôi nhà trở thành nơi hành hương và nhiều phép lạ đã diễn ra ở đó. Nhưng kẻ cướp từ khu vực rừng cây gần đó bắt đầu làm khổ những người hành hương, vì vậy Nhà Thánh được đưa đến một nơi an toàn hơn cách đó không xa. Nhưng ở nơi này cũng không xong vì hai anh em sở hữu mảnh đất đang tranh cãi nhau. Ngôi nhà đã được chuyển đến địa điểm hiện nay. Hai anh em nhà nọ trở nên hòa thuận với nhau ngay khi Nhà Thánh định cư ở vị trí cuối cùng. Thật là lạ lùng, bất cứ nơi nào Nhà Thánh đáp xuống, ngôi nhà đều nằm vững chãi một cách kỳ diệu trên mặt đất, mặc dù không có nền móng gì cả.
Đứng trước những phép lạ tuôn đổ trên những người hành hương, giáo quyền và người dân muốn biết chắc chắn đây có phải là Nhà Thánh ở Nagiarét không. Vì thế họ đã gửi một phái đoàn gồm 16 người đàn ông đến Tersatto và sau đó đến Nagiarét để xác định chắc chắn nguồn gốc của Nhà Thánh. Mười sáu người đàn ông, tất cả đều là các công dân đáng tin cậy, đã mang theo các số đo và chi tiết đầy đủ của Nhà Thánh, và sau vài tháng trở lại với báo cáo rằng theo ý kiến của họ, Nhà Thánh này đã thực sự đến từ Nagiarét.
Phản ứng của các vị Giáo Hoàng
Trong nhiều thế kỷ, nhiều vị Giáo Hoàng đã công nhận tính xác thực của Nhà Thánh và các phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ khi các tín hữu hành hương đến đây. Sự sùng kính của các vị Giáo Hội đối với Nhà Thánh được thể hiện qua vô số các ân xá được trao cho những người đến thăm Nhà Thánh. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XII là vị Giáo Hoàng đầu tiên ban các ân xá, sau đó đến Đức Giáo Hoàng Urbanô VI. Ngài đã ban ân xá cho các tín hữu hành hương đến đây vào ngày lễ mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria. Các Đức Giáo Hoàng Boniface IX và Martin V cũng ban nhiều ân xá. Một bảng liệt kê danh sách các vị Giáo Hoàng ban ân xá cho các tín hữu hành hương trong nhiều thế kỷ qua đã thể hiện xác tín của các ngài về tính xác thực của Nhà Thánh tại Đền Thờ Loreto.
Kinh cầu Đức Bà Loreto
Kinh cầu Đức Bà mà chúng ta thường đọc còn được gọi là Kinh cầu Đức Bà Loreto vì đây là nơi xuất phát kinh cầu này vào năm 1558, và sau đó được Đức Giáo Hoàng Xittô Đệ Ngũ phê duyệt và truyền công bố trong toàn thể Giáo Hội vào năm 1587. Đó là một trong 5 kinh cầu được chính thức phê duyệt dùng trong toàn thể Giáo Hội.
Các vị Thánh đã từng hành hương đền thờ Nhà thánh Loreto
Bất cứ nơi nào có đền thờ Đức Mẹ đích thực hiện ra, quý vị và anh chị em có thể chắc chắn sẽ có nhiều phép lạ. Điều này đặc biệt đúng tại Nhà Thánh, nơi đã có rất nhiều người được chữa khỏi không thể giải thích được về mặt Y khoa. Trên thực tế, ít nhất ba vị Giáo Hoàng đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu tại đền thờ Nhà thánh Loreto.
Hơn hai ngàn người đã được Giáo hội phong thánh, phong chân phước hoặc tôn kính đã đến thăm Nhà Thánh. Thánh Têrêxa thành Lisieux, Thánh Anphongsô Liguori, Thánh Frances Cabrini, Hồng Y Newman, Thánh John Neumann và Thánh Phanxicô đệ Salê đều đã viếng thăm Nhà Thánh.
Thánh Phanxicô Assisi vào những năm đầu của thế kỷ 13 đã thành lập một tu viện tại Sirolo, phía bắc Recanati. Trước sự hoang mang của một nhóm các tu sĩ, Thánh Phanxicô đã tiên báo trước rằng trước khi kết thúc thế kỷ đó, một thánh đường sẽ được xây dựng gần đó, nơi nổi tiếng hơn Rôma hoặc Giêrusalem và các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến hành hương Thánh địa này. Lời tiên tri này đã được chứng minh là đúng khi Nhà Thánh Loreto đến vào ngày 10 tháng 12 năm 1294.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đến thăm Đền thờ nhân kỷ niệm 50 năm chuyến viếng thăm Đức Gioan 23. Trong chuyến viếng thăm này, Đức Bênêđíctô chính thức phó dâng Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới và Năm Đức tin cho Đức Mẹ Loreto.
Cùng với chúng tôi đọc Kinh Cầu Đức Bà
Giờ đây, xin quý vị và anh chị em, cùng với chúng tôi đọc Kinh Cầu Đức Bà để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ cách này cách khác vì trận dịch kinh hoàng này.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Amen
Xin Chúa thương xót chúng con.
- Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
- Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Xin Chúa thương xót chúng con.
- Xin Chúa thương xót chúng con.
Chúa Kitô nghe cho chúng con.
- Chúa Kitô nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
- Thương Xót Chúng Con.
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật.
- Thương Xót Chúng Con.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.
- Thương Xót Chúng Con.
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
- Thương Xót Chúng Con.
Rất Thánh Đức Bà Maria.
- Cầu cho Chúng Con.
Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời.
Rất Thánh Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh.
Đức Mẹ Chúa Kitô.
Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa.
Đức Mẹ cực thanh cực tịnh.
Đức Mẹ cực tinh cực sạch.
Đức Mẹ tuyền vẹn mọi đàng.
Đức Mẹ chẳng vướng bợn nhơ.
Đức Mẹ rất đáng yêu mến.
Đức Mẹ cực mầu cực nhiệm.
Đức Mẹ chỉ bảo đành lành.
Đức Mẹ sinh Chúa tạo thiên lập địa.
Đức Mẹ sinh Chúa Cứu Thế.
Đức Nữ cực khôn cực ngoan.
Đức Nữ rất đáng kính chuộng.
Đức Nữ rất đáng ngợi khen.
Đức Nữ có tài có phép.
Đức Nữ có lòng khoan nhân.
Đức Nữ trung tín thật thà.
Đức Bà là gương nhân đức.
Đức Bà là tòa đấng khôn ngoan.
Đức Bà làm cho chúng con vui mừng.
Đức Bà là Đấng trọng thiêng.
Đức Bà là Đấng đáng tôn trọng.
Đức Bà là Đấng sốt mến lạ lùng.
Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy.
Đức Bà như lầu đài Đavid vậy.
Đức Bà như tháp ngà báu vậy.
Đức Bà như đền vàng vậy.
Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa vậy.
Đức Bà là cửa Thiên Đàng.
Đức Bà như sao mai sáng vậy.
Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn.
Đức Bà bào chữa kẻ có tội.
Đức Bà yên ủi kẻ âu lo.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu.
Nữ Vương các Thánh Thiên Thần.
Nữ Vương các Thánh Tổ Tông.
Nữ Vương các Thánh Tiên Tri.
Nữ Vương các Thánh Tông Đồ.
Nữ Vương các Thánh Tử Vì Đạo.
Nữ Vương các Thánh Hiển Tu.
Nữ Vương các Thánh Đồng Trinh.
Nữ Vương các Thánh Nam cùng các Thánh Nữ.
Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông.
Nữ Vương hồn xác lên trời.
Nữ Vương truyền phép Rất Thánh Mân Côi.
Nữ Vương ban sự Bình An.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
- Chúa tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
- Chúa nhậm lời chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
- Chúa thương xót chúng con.
Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.
- Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
LỜI NGUYỆN:
Chúng con lạy ơn Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, chúng con trông cậy Đức Bà là Chúa bầu chúng con. Xin cho chúng con biết lòng Đức Mẹ yêu dấu con mọn này còn ở dưới thế cách xa mặt Mẹ. Đức Chúa Giêsu xưa xuống thế gian, chẳng bỏ loài kẻ có tội, lại liều mình chịu nạn chịu chết vì hết cả và loài người ta. Đức Mẹ cũng một lòng theo con như vậy. Mẹ ôi, khoan thay, nhân thay, chớ trở mặt đi mà chẳng nhìn chúng con. Xin Đức Mẹ thương xem dạy dỗ yên ủi chúng con. Con cậy Mẹ có phép tắc nhiều trên hết Thiên Thần cùng trên hết các Thánh. Chúng con còn ở dưới thế nầy như kẻ đi biển cả vậy. Đức Mẹ là như ngôi sao chính ngự ở trời bên Bắc vậy. Xin Đức Mẹ dẫn đàng cho chúng con được theo, kẻo phải xiêu chìm sa hỏa ngục vô cùng. Chúng con trông Đức Mẹ cho chúng con ngày sau được vào cửa Thiên Đàng xem thấy mặt Đức Chúa Giêsu cùng mặt Đức Mẹ, được chịu muôn muôn sự phúc gồm hết mọi sự tốt lành chẳng hay hết chẳng hay cùng. Amen.
Mỹ, Úc, Ý, Brazil căng thẳng với Tầu. Lợi dụng coronavirus, Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:13 14/04/2020
Tính cho đến chiều thứ Ba 14 tháng Tư, các trường hợp tử vong vì coronavirus đã lên đến 119,732 người trong số 1,926,305 trường hợp nhiễm bệnh.
Con số tử vong lớn như thế quả là kinh hoàng. Nhưng bên cạnh đó, còn có một âu lo khác là chiến tranh với Trung Quốc ngày càng trở thành một viễn tượng rõ nét dần.
Tờ Washington Post, ngày 14 tháng Tư, có bài nhan đề “It’s not just Trump who’s angry at China”, nghĩa là “Không chỉ có tổng thống Trump nổi nóng với Trung Quốc”. Bài báo này cho thấy ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới đặt vấn đề trách nhiệm của Trung Quốc đối với những tác hại kinh hoàng liên quan đến coronavirus.
Trump tức giận với Trung Quốc về coronavirus. Jair Bolsonaro của Brazil cũng vậy, Matteo Salvini của Ý và những người khác cũng nóng mặt với Bắc Kinh.
Các quan chức Trung Quốc và các phương tiện truyền thông do bọn cầm quyền kiểm soát đã phát động một cuộc phản công, quyết liệt chống lại các chỉ trích của nước ngoài trong khi gia tăng việc phổ biến những thuyết âm mưu cho rằng nguồn gốc của coronavirus là do Mỹ gây ra. Đồng thời, bọn cầm quyền Trung Quốc coi đại dịch là một phương tiện để thực thi sức mạnh non trẻ của họ, quảng bá kinh nghiệm trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus như một mô hình cho những người khác và tự coi mình là một diễn viên toàn cầu hiền lành đang mong muốn giải cứu phần còn lại của thế giới.
Phản ứng tại Đức
Nhưng không chỉ người Mỹ nghi ngờ đường lối của Bắc Kinh. “Rõ ràng đây là câu chuyện của người Tầu đã được tính toán chi ly,” bộ trưởng ngoại giao Đức Heiko Maas nói trong một cuộc phỏng vấn với Der Spiegel tuần trước. “Tôi cảnh báo chớ có ai rơi vào cái bẫy đó”. Ông Heiko Maas muốn cảnh báo các chính trị gia ở Tây Âu có khuynh hướng bài Mỹ, là một phản ứng có thể hiểu được trước sức mạnh kinh tế lấn át của Mỹ tại Tây Âu.
Phản ứng tại Ấn
Trên khắp thế giới, nhiều chính phủ và chính trị gia khác nhau, đã trực tiếp thách thức Trung Quốc hoặc ít nhất là cảnh giác hơn với chế độ cộng sản Bắc Kinh.
Ở một số nơi, các chính trị gia theo chủ nghĩa quốc gia cũng đang lặp lại sự tức giận của người Mỹ đối với Trung Quốc. Một số quan chức trong đảng cầm quyền BJP của Ấn Độ - và quân đoàn những người ủng hộ họ trực tuyến - đã không chút dè dặt khi tung ra những lời lẽ kỳ thị đối với Trung Quốc. Những từ ngữ như coronavirus hay COVID-19 hiếm khi thấy xuất hiện trên các diễn đàn tại Ấn, và ngay cả trên các phương tiện truyền thông chính mạch. Từ thông dụng hơn là “virus Trung Quốc” và “virus Vũ Hán”. Đó cũng là các từ ngữ phổ biến trên các phương tiện truyền thông cánh hữu tại Mỹ.
Phản ứng tại Ý
Tại Rôma có nhiều phe phái chủ trương việc làm ăn buôn bán với Tầu. Nguyên phó Thủ tướng Matteo Salvini thì mạnh mẽ chống lại điều này. Nhà lãnh đạo cánh hữu của Ý, đã chế giễu những lời đề nghị hỗ trợ của Trung Quốc và thẳng thắn cáo buộc bọn cầm quyền Trung Quốc chế tạo coronavirus trong phòng thí nghiệm của họ rồi gieo rắc ra khắp thế giới. Ông Matteo Salvini thừa nhận chưa có chứng cớ trong tay về cáo buộc này, nhưng phát biểu trong một cuộc tranh luận hồi tháng Ba, Salvini nói rằng “Ngay cả trong trường hợp chính phủ Trung Quốc biết về virus mà không nói công khai ra, thì nó đã phạm tội ác chống lại nhân loại rồi.”
Phản ứng tại Brazil
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, là một nhà lãnh đạo khác đang phải bối rối trước những hậu quả của coronavirus trên đất nước mình, nói trên đài truyền hình quốc gia rằng “Thủ phạm của đại dịch coronavirus toàn cầu này có tên họ đầy đủ là Đảng Cộng sản Trung Quốc.” Các đồng minh của ông, như Eduardo Bolsonaro, retweet tuyên bố này và tweet thêm “Đây là tội lỗi của Trung Quốc.”
Tuần trước, bộ trưởng giáo dục của Brazil, ông Abraham Weintraub, cảnh báo người dân quốc gia này là Bắc Kinh đang thao túng cuộc khủng hoảng. “Về mặt địa chính trị, ai sẽ trở nên mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng toàn cầu này?” Chữ ‘r’ trong từ Brazil, được ông bộ trưởng giáo dục cố ý viết sai thành ‘l’ là Blazil, là cách ông châm biếm cách phát âm ngọng nghịu của người Tầu, phát âm chữ ‘r’ thành ‘l’. Ông cảnh cáo các thành phần đối lập với tổng thống. “Đừng ai ở quốc gia Brazil này mơ hồ trước cái âm mưu quá rõ của người Tầu nhằm thống trị thế giới.”
Các quan chức Trung Quốc lập tức phản đối, bày tỏ sự thất vọng trước điều mà họ gọi là sự phân biệt chủng tộc một cách cố ý của ông Weintraub. Nhưng ngay đúng vào thời điểm Trung Quốc cáo buộc ông Weintraub phân biệt chủng tộc, các chính phủ ở Phi châu đã cáo buộc làn sóng bài ngoại của Bắc Kinh. Truyền thông xã hội đã xôn xao vào cuối tuần qua với cảnh quay những người Phi châu sống ở các thành phố lớn của Trung Quốc - đặc biệt là ở Quảng Châu, một đô thị phía nam nơi có cộng đồng Phi châu lớn nhất châu Á – đã bị bọn cầm quyền địa phương ở Quảng Châu vô cớ trục xuất họ khỏi những nơi cư trú khiến họ phải ngủ đầu đường xó chợ.
Làn sóng bài ngoại gia tăng rõ rệt ở Trung Quốc cũng dẫn đến các báo cáo về tình trạng bài người nước ngoài, đặc biệt là người Phi châu. Họ bị các quán bar và nhà hàng đuổi ra hoặc bị cách ly trong các căn hộ của mình, ngay cả khi họ không đi du lịch bất cứ nơi nào khác trên đất Trung Quốc.
Anna Fifield của Reuters viết “Hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra những lời phản kháng từ các chính phủ Phi châu - một sự bối rối cho Bắc Kinh khi họ đang tìm cách ve vãn các quốc gia Phi châu với những lời hứa cho vay và đầu tư – trong mấy tuần qua bộ ngoại giao Mỹ đã cảnh báo người Mỹ gốc Phi tránh đừng đến khu vực Quảng Châu.”
Phản ứng tại Úc Đại Lợi
Tại Úc Đại Lợi, trong chương trình Sky News, phân tích gia Rowan Dean cáo buộc Trung Quốc “gây ra dịch bệnh coronavirus trên khắp thế giới”. Đó là một màn trình diễn ngoạn mục về sự tồi tệ đáng kinh hoàng của chủ nghĩa cộng sản. “Chúng ta phải hoàn toàn rõ ràng rằng đây là hậu quả tất yếu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa toàn trị,” ông Rowan nói với Peta Credlin, là người dẫn chương trình Sky News.
Tóm tắt lại lịch sử của dịch bệnh, ông Rowan nói:
“Trước hết, họ đã cố gắng trấn áp những cá nhân phát ra những tiếng chuông báo động rồi mới cố gắng dập tắt nó, sau đó họ hoảng hốt quy kết trách nhiệm cho Hoa Kỳ. Đó là điều đáng nực cười. Trung Quốc phải có trách nhiệm giải trình về điều này. Theo tôi, các nước trên thế giới cần bắt đầu xem xét lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc trong bối cảnh thảm họa này.”
Lợi dụng coronavirus, Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam
Trong khi đó, thông tấn xã Reuters cảnh báo rằng lợi dụng tình trạng quốc tế bị “đánh lạc hướng” bởi dịch bệnh, các tàu Trung Quốc đã trở lại vùng biển ngoài khơi Việt Nam.
Một tàu Trung Quốc dính líu vào cuộc tranh chấp với các tàu Việt Nam năm ngoái đã quay trở lại hoạt động ở vùng biển Việt Nam trong khi Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đang đẩy mạnh sự hiện diện của họ ở Biển Đông trong khi các nước khác đang bối rối trước dịch bệnh coronavirus.
Các tàu Việt Nam năm ngoái đã phải bỏ ra nhiều tháng để theo dõi tàu khảo sát Hải Dương Địa Chí (Haiyang Dizhi - 海阳地志) 8 của Trung Quốc tại vùng biển giàu tài nguyên này. Vùng này đang là một điểm nóng toàn cầu khi Hoa Kỳ thách thức các yêu sách lãnh hải của Trung Quốc.
Hôm thứ Ba 14 tháng Tư, các tàu này, được sử dụng để khảo sát địa chấn ngoài khơi, đã xuất hiện một lần nữa 158 km ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Con tàu được ít nhất một tàu tuần duyên của Trung Quốc hộ tống, theo ghi nhận của Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi tình trạng vận chuyển trên biển.
Cũng theo Marine Traffic, ít nhất ba tàu Việt Nam đã di chuyển theo tàu Trung Quốc để theo dõi.
Sự hiện diện của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chí 8 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam diễn ra khi Việt Nam đang trong thời gian cô lập toàn quốc trong 15 ngày nhằm mục đích kiềm chế sự lây lan của coronavirus.
Biến cố này diễn ra ngay sau vụ chìm tàu đánh cá Việt Nam gần các đảo trong vùng biển tranh chấp trong tháng này, một hành động đã khiến Việt Nam và cáo buộc rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và đe dọa cuộc sống của ngư dân.
Hoa Kỳ, tháng trước đã gửi một hàng không mẫu hạm đến thành phố cảng Đà Nẵng, miền trung Việt Nam, và cho biết họ đang “lo ngại nghiêm trọng” trước cáo báo cáo Trung Quốc đánh chìm thuyền bè của ngư dân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói:
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tiếp tục tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại đại dịch toàn cầu, và ngưng ngay việc lợi dụng sự phân tâm hoặc dễ bị tổn thương của các quốc gia khác nhằm mở rộng các yêu sách trái công pháp quốc tế ở Biển Đông”
Source:WashingtonPostIt’s not just Trump who’s angry at China
Source:ReutersChinese ship returns to waters off Vietnam amid virus 'distraction' charges
Con số tử vong lớn như thế quả là kinh hoàng. Nhưng bên cạnh đó, còn có một âu lo khác là chiến tranh với Trung Quốc ngày càng trở thành một viễn tượng rõ nét dần.
Tờ Washington Post, ngày 14 tháng Tư, có bài nhan đề “It’s not just Trump who’s angry at China”, nghĩa là “Không chỉ có tổng thống Trump nổi nóng với Trung Quốc”. Bài báo này cho thấy ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới đặt vấn đề trách nhiệm của Trung Quốc đối với những tác hại kinh hoàng liên quan đến coronavirus.
Trump tức giận với Trung Quốc về coronavirus. Jair Bolsonaro của Brazil cũng vậy, Matteo Salvini của Ý và những người khác cũng nóng mặt với Bắc Kinh.
Các quan chức Trung Quốc và các phương tiện truyền thông do bọn cầm quyền kiểm soát đã phát động một cuộc phản công, quyết liệt chống lại các chỉ trích của nước ngoài trong khi gia tăng việc phổ biến những thuyết âm mưu cho rằng nguồn gốc của coronavirus là do Mỹ gây ra. Đồng thời, bọn cầm quyền Trung Quốc coi đại dịch là một phương tiện để thực thi sức mạnh non trẻ của họ, quảng bá kinh nghiệm trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus như một mô hình cho những người khác và tự coi mình là một diễn viên toàn cầu hiền lành đang mong muốn giải cứu phần còn lại của thế giới.
Phản ứng tại Đức
Nhưng không chỉ người Mỹ nghi ngờ đường lối của Bắc Kinh. “Rõ ràng đây là câu chuyện của người Tầu đã được tính toán chi ly,” bộ trưởng ngoại giao Đức Heiko Maas nói trong một cuộc phỏng vấn với Der Spiegel tuần trước. “Tôi cảnh báo chớ có ai rơi vào cái bẫy đó”. Ông Heiko Maas muốn cảnh báo các chính trị gia ở Tây Âu có khuynh hướng bài Mỹ, là một phản ứng có thể hiểu được trước sức mạnh kinh tế lấn át của Mỹ tại Tây Âu.
Phản ứng tại Ấn
Trên khắp thế giới, nhiều chính phủ và chính trị gia khác nhau, đã trực tiếp thách thức Trung Quốc hoặc ít nhất là cảnh giác hơn với chế độ cộng sản Bắc Kinh.
Ở một số nơi, các chính trị gia theo chủ nghĩa quốc gia cũng đang lặp lại sự tức giận của người Mỹ đối với Trung Quốc. Một số quan chức trong đảng cầm quyền BJP của Ấn Độ - và quân đoàn những người ủng hộ họ trực tuyến - đã không chút dè dặt khi tung ra những lời lẽ kỳ thị đối với Trung Quốc. Những từ ngữ như coronavirus hay COVID-19 hiếm khi thấy xuất hiện trên các diễn đàn tại Ấn, và ngay cả trên các phương tiện truyền thông chính mạch. Từ thông dụng hơn là “virus Trung Quốc” và “virus Vũ Hán”. Đó cũng là các từ ngữ phổ biến trên các phương tiện truyền thông cánh hữu tại Mỹ.
Phản ứng tại Ý
Tại Rôma có nhiều phe phái chủ trương việc làm ăn buôn bán với Tầu. Nguyên phó Thủ tướng Matteo Salvini thì mạnh mẽ chống lại điều này. Nhà lãnh đạo cánh hữu của Ý, đã chế giễu những lời đề nghị hỗ trợ của Trung Quốc và thẳng thắn cáo buộc bọn cầm quyền Trung Quốc chế tạo coronavirus trong phòng thí nghiệm của họ rồi gieo rắc ra khắp thế giới. Ông Matteo Salvini thừa nhận chưa có chứng cớ trong tay về cáo buộc này, nhưng phát biểu trong một cuộc tranh luận hồi tháng Ba, Salvini nói rằng “Ngay cả trong trường hợp chính phủ Trung Quốc biết về virus mà không nói công khai ra, thì nó đã phạm tội ác chống lại nhân loại rồi.”
Phản ứng tại Brazil
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, là một nhà lãnh đạo khác đang phải bối rối trước những hậu quả của coronavirus trên đất nước mình, nói trên đài truyền hình quốc gia rằng “Thủ phạm của đại dịch coronavirus toàn cầu này có tên họ đầy đủ là Đảng Cộng sản Trung Quốc.” Các đồng minh của ông, như Eduardo Bolsonaro, retweet tuyên bố này và tweet thêm “Đây là tội lỗi của Trung Quốc.”
Tuần trước, bộ trưởng giáo dục của Brazil, ông Abraham Weintraub, cảnh báo người dân quốc gia này là Bắc Kinh đang thao túng cuộc khủng hoảng. “Về mặt địa chính trị, ai sẽ trở nên mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng toàn cầu này?” Chữ ‘r’ trong từ Brazil, được ông bộ trưởng giáo dục cố ý viết sai thành ‘l’ là Blazil, là cách ông châm biếm cách phát âm ngọng nghịu của người Tầu, phát âm chữ ‘r’ thành ‘l’. Ông cảnh cáo các thành phần đối lập với tổng thống. “Đừng ai ở quốc gia Brazil này mơ hồ trước cái âm mưu quá rõ của người Tầu nhằm thống trị thế giới.”
Các quan chức Trung Quốc lập tức phản đối, bày tỏ sự thất vọng trước điều mà họ gọi là sự phân biệt chủng tộc một cách cố ý của ông Weintraub. Nhưng ngay đúng vào thời điểm Trung Quốc cáo buộc ông Weintraub phân biệt chủng tộc, các chính phủ ở Phi châu đã cáo buộc làn sóng bài ngoại của Bắc Kinh. Truyền thông xã hội đã xôn xao vào cuối tuần qua với cảnh quay những người Phi châu sống ở các thành phố lớn của Trung Quốc - đặc biệt là ở Quảng Châu, một đô thị phía nam nơi có cộng đồng Phi châu lớn nhất châu Á – đã bị bọn cầm quyền địa phương ở Quảng Châu vô cớ trục xuất họ khỏi những nơi cư trú khiến họ phải ngủ đầu đường xó chợ.
Làn sóng bài ngoại gia tăng rõ rệt ở Trung Quốc cũng dẫn đến các báo cáo về tình trạng bài người nước ngoài, đặc biệt là người Phi châu. Họ bị các quán bar và nhà hàng đuổi ra hoặc bị cách ly trong các căn hộ của mình, ngay cả khi họ không đi du lịch bất cứ nơi nào khác trên đất Trung Quốc.
Anna Fifield của Reuters viết “Hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra những lời phản kháng từ các chính phủ Phi châu - một sự bối rối cho Bắc Kinh khi họ đang tìm cách ve vãn các quốc gia Phi châu với những lời hứa cho vay và đầu tư – trong mấy tuần qua bộ ngoại giao Mỹ đã cảnh báo người Mỹ gốc Phi tránh đừng đến khu vực Quảng Châu.”
Phản ứng tại Úc Đại Lợi
Tại Úc Đại Lợi, trong chương trình Sky News, phân tích gia Rowan Dean cáo buộc Trung Quốc “gây ra dịch bệnh coronavirus trên khắp thế giới”. Đó là một màn trình diễn ngoạn mục về sự tồi tệ đáng kinh hoàng của chủ nghĩa cộng sản. “Chúng ta phải hoàn toàn rõ ràng rằng đây là hậu quả tất yếu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa toàn trị,” ông Rowan nói với Peta Credlin, là người dẫn chương trình Sky News.
Tóm tắt lại lịch sử của dịch bệnh, ông Rowan nói:
“Trước hết, họ đã cố gắng trấn áp những cá nhân phát ra những tiếng chuông báo động rồi mới cố gắng dập tắt nó, sau đó họ hoảng hốt quy kết trách nhiệm cho Hoa Kỳ. Đó là điều đáng nực cười. Trung Quốc phải có trách nhiệm giải trình về điều này. Theo tôi, các nước trên thế giới cần bắt đầu xem xét lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc trong bối cảnh thảm họa này.”
Lợi dụng coronavirus, Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam
Trong khi đó, thông tấn xã Reuters cảnh báo rằng lợi dụng tình trạng quốc tế bị “đánh lạc hướng” bởi dịch bệnh, các tàu Trung Quốc đã trở lại vùng biển ngoài khơi Việt Nam.
Một tàu Trung Quốc dính líu vào cuộc tranh chấp với các tàu Việt Nam năm ngoái đã quay trở lại hoạt động ở vùng biển Việt Nam trong khi Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đang đẩy mạnh sự hiện diện của họ ở Biển Đông trong khi các nước khác đang bối rối trước dịch bệnh coronavirus.
Các tàu Việt Nam năm ngoái đã phải bỏ ra nhiều tháng để theo dõi tàu khảo sát Hải Dương Địa Chí (Haiyang Dizhi - 海阳地志) 8 của Trung Quốc tại vùng biển giàu tài nguyên này. Vùng này đang là một điểm nóng toàn cầu khi Hoa Kỳ thách thức các yêu sách lãnh hải của Trung Quốc.
Hôm thứ Ba 14 tháng Tư, các tàu này, được sử dụng để khảo sát địa chấn ngoài khơi, đã xuất hiện một lần nữa 158 km ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Con tàu được ít nhất một tàu tuần duyên của Trung Quốc hộ tống, theo ghi nhận của Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi tình trạng vận chuyển trên biển.
Cũng theo Marine Traffic, ít nhất ba tàu Việt Nam đã di chuyển theo tàu Trung Quốc để theo dõi.
Sự hiện diện của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chí 8 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam diễn ra khi Việt Nam đang trong thời gian cô lập toàn quốc trong 15 ngày nhằm mục đích kiềm chế sự lây lan của coronavirus.
Biến cố này diễn ra ngay sau vụ chìm tàu đánh cá Việt Nam gần các đảo trong vùng biển tranh chấp trong tháng này, một hành động đã khiến Việt Nam và cáo buộc rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và đe dọa cuộc sống của ngư dân.
Hoa Kỳ, tháng trước đã gửi một hàng không mẫu hạm đến thành phố cảng Đà Nẵng, miền trung Việt Nam, và cho biết họ đang “lo ngại nghiêm trọng” trước cáo báo cáo Trung Quốc đánh chìm thuyền bè của ngư dân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói:
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tiếp tục tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại đại dịch toàn cầu, và ngưng ngay việc lợi dụng sự phân tâm hoặc dễ bị tổn thương của các quốc gia khác nhằm mở rộng các yêu sách trái công pháp quốc tế ở Biển Đông”
Source:WashingtonPost
Source:Reuters
Thánh Ca
Video thánh ca: Chúa sống lại rồi
Thành Tâm - Như Mai
15:49 14/04/2020