Phụng Vụ - Mục Vụ
Đàng Thánh Giá 2019
Lm. Jb Nguyễn Minh Hùng
02:22 12/04/2019
CHẶNG THỨ 1
CHÚA GIÊSU CHỊU XỬ ÁN
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã chấp nhận chịu xử án bất công. Xin Chúa ban cho chúng con và cho mọi người trong thời đại chúng con ơn trung tín với chân lý. Xin Chúa đừng để trách nhiệm về sự đau khổ của những người vô tội đè nặng trên chúng con và những thế hệ mai sau.
Lạy Chúa Giêsu, vị Thẩm Phán chí công, mọi danh dự và vinh quang đều thuộc về Chúa đời đời chẳng cùng. Amen.
CHẶNG THỨ 2
CHÚA GIÊSU VÁC THÁNH GIÁ
Lạy Chúa, Chúa đã chọn con đường Thập giá để biểu lộ tình yêu cứu độ cho chúng con. Thập gía là đau khổ, là thử thách. Nhưng Thập giá cũng là nguồn ơn cứu độ.
Xin Chúa thêm sức, để chúng con trung thành vác thập giá mình đến cùng với lòng yêu mến và vâng phục Thánh ý Chúa.
Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 3
CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ NHẤT
Lạy Chúa Giêsu, chúng con mang thân phận yếu đuối và giới hạn. Nhiều lần chúng con đã ngã nhào trong cám dỗ và tội lỗi cách ê chề, đau đớn. Chúng con đã tự tách mình khỏi tình yêu của Chúa, làm cho cuộc sống của mình chới với, sự bình an nội tâm chẳng còn. Bản tính người của chúng con vốn đã mong manh, yếu đuối, nay lại càng trở nên mong manh, yếu đuối hơn.
Xin Chúa ban ơn nâng đỡ, để chúng con can đảm chỗi dậy và bước tới trên con đường theo Chúa.
Chúng con xin dâng Chúa lời ca ngợi và tình yêu đến muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 4
CHÚA GIÊSU GẶP Đức Mẹ
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã bước theo Chúa Con trên đường Thánh Giá. Xin Mẹ khẩn cầu cho chúng con và cho mọi thế hệ ơn cậy trông vào tình yêu của Chúa. Những khi chúng con gặp thử thách, xin Mẹ giúp chúng con đừng bao giờ nghi ngờ tình yêu của Chúa. Ngược lại, càng yêu mến, trông cậy, phó thác vào Chúa hơn, nhờ đó chúng con thêm nghị lực, thêm niềm an ủi và thêm lòng tin tưởng.
Mọi vinh dự và vinh quang đều thuộc về Chúa Giêsu, Con của Mẹ đời đời chẳng cùng. Amen.
CHẶNG THỨ 5
ÔNG SIMONG VÁC ĐỠ THẬP GIÁ VỚI CHÚA GIÊSU
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã cho ông Simon được vinh dự gánh lấy Thánh Giá của Chúa. Xin đừng để chúng con hững hờ với những người đang bị đè nặng bởi thập giá của bệnh tật, của cô đơn, của nghèo đói và bất công.
Xin Chúa giúp chúng con trở nên chứng nhân Tin Mừng của Thánh Giá và chứng nhân của Chúa.
Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị đời đời. Amen
CHẶNG THỨ 6
BÀ VÊRÔNICA LAU MẶT CHÚA GIÊSU
Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con, vì Chúng con chưa nghe lời Chúa dạy, chưa bắt chước đời sống của Chúa. Nhiều lần chúng con đã không yêu mến anh em mình, không yêu thương người nghèo, không ra tay giúp đỡ người bất hạnh. Chúng con sống xa cách mọi người, thậm chí còn không bao giờ tìm đến đối thoại hay thăm viếng anh chị em chúng con.
Xin cho chúng con ý thức rằng: mỗi khi chúng con làm việc gì cho ai, là chúng con đang làm cho Chúa.
Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. Amen
CHẶNG THỨ 7
CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ HA
I
Lạy Chúa Giêsu, chúng con là những kẻ yếu đuối. Xin ban cho chúng con sức mạnh, để mang lấy thập giá của đời sống hàng ngày và được đứng lên sau những lần vấp ngã. Lạy Chúa Giêsu là nguồn trợ lực khi chúng con yếu đuối.
Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 8
CHÚA GIÊSU YÊN ỦI CÁC PHỤ NỮ GIÊRUSALEM
Lạy Chúa xin tha thứ cho chúng con vì chúng con đã không khóc thương chính mình, đã không nhìn thấy sự dữ trong chúng con. Chúng con đã không than khóc tính ích kỷ, ươn lười và cứng lòng của chúng con.
Xin Chúa dủ lòng xót thương ban ơn trợ lực để chúng con đủ khả năng vượt trên tính yếu đuối, dễ bị tội lỗi, và mọi cám dỗ làm gục ngã. Xin giúp chúng con hoàn thành Thánh ý Chúa suốt đời chúng con.
Chúa hằng thống trị muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 9
ĐỨC GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ BA
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã khiêm hạ vác Thánh Giá. Bằng cách ấy, Chúa đã cho thế gian thấy cái giá phải trả cho sự tội mà thế gian đã gây ra. Cũng chính bằng cách ấy, chúng con hiểu rõ giá trị của ơn cứu rỗi lớn khôn cùng mà Chúa đã dành cho chúng con.
Xin cho thế giới chúng con, vốn nghèo nàn về tình yêu, nghèo nàn về sự sống, nhận ra sự giàu có trong tình yêu hiến thân của Chúa để chúng con biết làm giàu cho nhau bằng tình yêu, để sự sống của chúng con dồi dào hơn, và để tất cả chúng con nhờ yêu thương, đạt đến ơn cứu rỗi mà chính Chúa đã tặng ban.
Chúng con xin dâng Chúa lời ca ngợi và tình yêu đến muôn đời. Amen
CHẶNG THỨ 10
CHÚA GIÊSU BỊ LỘT ÁO
Lạy Chúa, con đường cứu độ mà Chúa đã và đang thực hiện, dẫu đã qua chiều dài lịch sử, vẫn nặng nề bởi bao cái xấu, bao đổ vỡ của chính loài người chúng con. Xin Chúa hướng chúng con quay về con đường của Chúa là lẽ yêu thương, là sự công chính, là ơn thánh thiện, để chúng con trở thành những con người thực sự bước đi trong ánh sáng cứu độ. Nhờ đó, chúng con đủ khả năng yêu mến trái đất này, và ra sức xây dựng nền văn minh của sự sống, của tình thương.
Chúa là thượng tế và lễ tế, Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. Amen
CHẶNG THỨ 11
CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH
Lạy Chúa, có lẽ đây là điểm dừng quan trọng nhất trong cuộc đời Kitô hữu của mỗi chúng con khi chiêm ngắm Chúa chịu đóng đinh trên Thánh Giá. Chúa đã chịu đóng đinh để con người được tự do, được giải thoát khỏi vòng vây tội lỗi.
Xin Chúa đổ tràn tình yêu Chúa vào lòng chúng con, để nơi Thánh Giá, nơi những thương tích nhục nhằn của Chúa, chúng con nhận biết tội lỗi của chúng con mang sức hủy diệt đến mức nào. Nhờ đó, chúng con cũng biết thật, ơn cứu rỗi mà Chúa trao ban cho chúng con thật lớn lao, thật sâu rộng biết dường nào.
Chúng con xin dâng Chúa lời ca ngợi và tình yêu đến muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 12
CHÚA GIÊSU CHẾT TRÊN THÁNH GIÁ
(Thinh lặng tưởng niệm sự chết của Chúa).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết để cứu độ chúng con, xin giúp chúng con cũng biết đóng đinh con người cũ của chúng con vào thập giá, và biết chết đi cho mọi tính hư tật xấu, để khi đã cùng chết với Chúa, chúng con cùng được sống lại với Chúa trong vinh quang.
Chúa đáng chúc tụng và ngợi khen muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 13
HẠ XÁC CHÚA GIÊSU KHỎI THÁNH GIÁ
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ chuyển cầu cho chúng con được ơn đức tin, đức cậy và đức mến. Ngõ hầu, chúng con được nên giống như Mẹ, đó là vững vàng tin tưởng vào Chúa Giêsu dù cuộc đời chúng con thăng hay trầm, đau thương hay hạnh phúc. Xin cho chúng con được hiện diện bên Thánh Giá Chúa như Mẹ, bằng sự tháp nhập thập giá cuộc đời chúng con vào Thánh Giá Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, là Con của Mẹ, và là Đấng cứu chuộc chúng con, xin cho chúng con nhận ra sức mạnh của tình yêu Chúa qua những đau khổ của nhân loại, nhằm giúp chúng con khám phá hình ảnh của Đấng mà chúng con vẫn luôn tin tưởng.
Chúa hằng sống và hiển trị với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời. Amen
CHẶNG THỨ 14
TÁNG XÁC CHÚA GIÊSU
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con ơn nhận ra những lỗi phạm của chúng con để chúng con biết ăn năn tội thật lòng. Xin cho chúng con một ý chí vững mạnh, để luôn sống theo thánh ý Chúa, và nhờ Chúa đoái thương, sự cố gắng của chúng con đáng lãnh nhận ơn cứu độ
.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa không còn hiện diện hữu hình ở trần gian, nhưng Chúa vẫn ở lại giữa thế giới qua Bí Tích Thánh Thể, qua Thần Khí và Lời của Chúa.
Xin cho chúng con luôn mong đợi ngày Chúa lại đến, để chúng con thấy trời mới đất mới. Đó chính là niềm khát vọng vô biên cháy bỏng của chúng con đang khi còn mang thân phận lữ thứ trần gian.
Lạy Chúa, chúng con yêu mến Chúa. Chúa là Đấng cứu độ trần gian. Amen.
KẾT THÚC (Chủ sự ngỏ lời với cộng đoàn):
Đọc Kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng kinh Sáng Danh để cầu nguyện theo riêng mỗi trước khi kết thúc.
Hát kết thúc.
CHÚA GIÊSU CHỊU XỬ ÁN
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã chấp nhận chịu xử án bất công. Xin Chúa ban cho chúng con và cho mọi người trong thời đại chúng con ơn trung tín với chân lý. Xin Chúa đừng để trách nhiệm về sự đau khổ của những người vô tội đè nặng trên chúng con và những thế hệ mai sau.
Lạy Chúa Giêsu, vị Thẩm Phán chí công, mọi danh dự và vinh quang đều thuộc về Chúa đời đời chẳng cùng. Amen.
CHẶNG THỨ 2
CHÚA GIÊSU VÁC THÁNH GIÁ
Lạy Chúa, Chúa đã chọn con đường Thập giá để biểu lộ tình yêu cứu độ cho chúng con. Thập gía là đau khổ, là thử thách. Nhưng Thập giá cũng là nguồn ơn cứu độ.
Xin Chúa thêm sức, để chúng con trung thành vác thập giá mình đến cùng với lòng yêu mến và vâng phục Thánh ý Chúa.
Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 3
CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ NHẤT
Lạy Chúa Giêsu, chúng con mang thân phận yếu đuối và giới hạn. Nhiều lần chúng con đã ngã nhào trong cám dỗ và tội lỗi cách ê chề, đau đớn. Chúng con đã tự tách mình khỏi tình yêu của Chúa, làm cho cuộc sống của mình chới với, sự bình an nội tâm chẳng còn. Bản tính người của chúng con vốn đã mong manh, yếu đuối, nay lại càng trở nên mong manh, yếu đuối hơn.
Xin Chúa ban ơn nâng đỡ, để chúng con can đảm chỗi dậy và bước tới trên con đường theo Chúa.
Chúng con xin dâng Chúa lời ca ngợi và tình yêu đến muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 4
CHÚA GIÊSU GẶP Đức Mẹ
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã bước theo Chúa Con trên đường Thánh Giá. Xin Mẹ khẩn cầu cho chúng con và cho mọi thế hệ ơn cậy trông vào tình yêu của Chúa. Những khi chúng con gặp thử thách, xin Mẹ giúp chúng con đừng bao giờ nghi ngờ tình yêu của Chúa. Ngược lại, càng yêu mến, trông cậy, phó thác vào Chúa hơn, nhờ đó chúng con thêm nghị lực, thêm niềm an ủi và thêm lòng tin tưởng.
Mọi vinh dự và vinh quang đều thuộc về Chúa Giêsu, Con của Mẹ đời đời chẳng cùng. Amen.
CHẶNG THỨ 5
ÔNG SIMONG VÁC ĐỠ THẬP GIÁ VỚI CHÚA GIÊSU
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã cho ông Simon được vinh dự gánh lấy Thánh Giá của Chúa. Xin đừng để chúng con hững hờ với những người đang bị đè nặng bởi thập giá của bệnh tật, của cô đơn, của nghèo đói và bất công.
Xin Chúa giúp chúng con trở nên chứng nhân Tin Mừng của Thánh Giá và chứng nhân của Chúa.
Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị đời đời. Amen
CHẶNG THỨ 6
BÀ VÊRÔNICA LAU MẶT CHÚA GIÊSU
Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con, vì Chúng con chưa nghe lời Chúa dạy, chưa bắt chước đời sống của Chúa. Nhiều lần chúng con đã không yêu mến anh em mình, không yêu thương người nghèo, không ra tay giúp đỡ người bất hạnh. Chúng con sống xa cách mọi người, thậm chí còn không bao giờ tìm đến đối thoại hay thăm viếng anh chị em chúng con.
Xin cho chúng con ý thức rằng: mỗi khi chúng con làm việc gì cho ai, là chúng con đang làm cho Chúa.
Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. Amen
CHẶNG THỨ 7
CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ HA
I
Lạy Chúa Giêsu, chúng con là những kẻ yếu đuối. Xin ban cho chúng con sức mạnh, để mang lấy thập giá của đời sống hàng ngày và được đứng lên sau những lần vấp ngã. Lạy Chúa Giêsu là nguồn trợ lực khi chúng con yếu đuối.
Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 8
CHÚA GIÊSU YÊN ỦI CÁC PHỤ NỮ GIÊRUSALEM
Lạy Chúa xin tha thứ cho chúng con vì chúng con đã không khóc thương chính mình, đã không nhìn thấy sự dữ trong chúng con. Chúng con đã không than khóc tính ích kỷ, ươn lười và cứng lòng của chúng con.
Xin Chúa dủ lòng xót thương ban ơn trợ lực để chúng con đủ khả năng vượt trên tính yếu đuối, dễ bị tội lỗi, và mọi cám dỗ làm gục ngã. Xin giúp chúng con hoàn thành Thánh ý Chúa suốt đời chúng con.
Chúa hằng thống trị muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 9
ĐỨC GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ BA
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã khiêm hạ vác Thánh Giá. Bằng cách ấy, Chúa đã cho thế gian thấy cái giá phải trả cho sự tội mà thế gian đã gây ra. Cũng chính bằng cách ấy, chúng con hiểu rõ giá trị của ơn cứu rỗi lớn khôn cùng mà Chúa đã dành cho chúng con.
Xin cho thế giới chúng con, vốn nghèo nàn về tình yêu, nghèo nàn về sự sống, nhận ra sự giàu có trong tình yêu hiến thân của Chúa để chúng con biết làm giàu cho nhau bằng tình yêu, để sự sống của chúng con dồi dào hơn, và để tất cả chúng con nhờ yêu thương, đạt đến ơn cứu rỗi mà chính Chúa đã tặng ban.
Chúng con xin dâng Chúa lời ca ngợi và tình yêu đến muôn đời. Amen
CHẶNG THỨ 10
CHÚA GIÊSU BỊ LỘT ÁO
Lạy Chúa, con đường cứu độ mà Chúa đã và đang thực hiện, dẫu đã qua chiều dài lịch sử, vẫn nặng nề bởi bao cái xấu, bao đổ vỡ của chính loài người chúng con. Xin Chúa hướng chúng con quay về con đường của Chúa là lẽ yêu thương, là sự công chính, là ơn thánh thiện, để chúng con trở thành những con người thực sự bước đi trong ánh sáng cứu độ. Nhờ đó, chúng con đủ khả năng yêu mến trái đất này, và ra sức xây dựng nền văn minh của sự sống, của tình thương.
Chúa là thượng tế và lễ tế, Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. Amen
CHẶNG THỨ 11
CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH
Lạy Chúa, có lẽ đây là điểm dừng quan trọng nhất trong cuộc đời Kitô hữu của mỗi chúng con khi chiêm ngắm Chúa chịu đóng đinh trên Thánh Giá. Chúa đã chịu đóng đinh để con người được tự do, được giải thoát khỏi vòng vây tội lỗi.
Xin Chúa đổ tràn tình yêu Chúa vào lòng chúng con, để nơi Thánh Giá, nơi những thương tích nhục nhằn của Chúa, chúng con nhận biết tội lỗi của chúng con mang sức hủy diệt đến mức nào. Nhờ đó, chúng con cũng biết thật, ơn cứu rỗi mà Chúa trao ban cho chúng con thật lớn lao, thật sâu rộng biết dường nào.
Chúng con xin dâng Chúa lời ca ngợi và tình yêu đến muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 12
CHÚA GIÊSU CHẾT TRÊN THÁNH GIÁ
(Thinh lặng tưởng niệm sự chết của Chúa).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết để cứu độ chúng con, xin giúp chúng con cũng biết đóng đinh con người cũ của chúng con vào thập giá, và biết chết đi cho mọi tính hư tật xấu, để khi đã cùng chết với Chúa, chúng con cùng được sống lại với Chúa trong vinh quang.
Chúa đáng chúc tụng và ngợi khen muôn đời. Amen.
CHẶNG THỨ 13
HẠ XÁC CHÚA GIÊSU KHỎI THÁNH GIÁ
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ chuyển cầu cho chúng con được ơn đức tin, đức cậy và đức mến. Ngõ hầu, chúng con được nên giống như Mẹ, đó là vững vàng tin tưởng vào Chúa Giêsu dù cuộc đời chúng con thăng hay trầm, đau thương hay hạnh phúc. Xin cho chúng con được hiện diện bên Thánh Giá Chúa như Mẹ, bằng sự tháp nhập thập giá cuộc đời chúng con vào Thánh Giá Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, là Con của Mẹ, và là Đấng cứu chuộc chúng con, xin cho chúng con nhận ra sức mạnh của tình yêu Chúa qua những đau khổ của nhân loại, nhằm giúp chúng con khám phá hình ảnh của Đấng mà chúng con vẫn luôn tin tưởng.
Chúa hằng sống và hiển trị với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời. Amen
CHẶNG THỨ 14
TÁNG XÁC CHÚA GIÊSU
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con ơn nhận ra những lỗi phạm của chúng con để chúng con biết ăn năn tội thật lòng. Xin cho chúng con một ý chí vững mạnh, để luôn sống theo thánh ý Chúa, và nhờ Chúa đoái thương, sự cố gắng của chúng con đáng lãnh nhận ơn cứu độ
.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa không còn hiện diện hữu hình ở trần gian, nhưng Chúa vẫn ở lại giữa thế giới qua Bí Tích Thánh Thể, qua Thần Khí và Lời của Chúa.
Xin cho chúng con luôn mong đợi ngày Chúa lại đến, để chúng con thấy trời mới đất mới. Đó chính là niềm khát vọng vô biên cháy bỏng của chúng con đang khi còn mang thân phận lữ thứ trần gian.
Lạy Chúa, chúng con yêu mến Chúa. Chúa là Đấng cứu độ trần gian. Amen.
KẾT THÚC (Chủ sự ngỏ lời với cộng đoàn):
Đọc Kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng kinh Sáng Danh để cầu nguyện theo riêng mỗi trước khi kết thúc.
Hát kết thúc.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:57 12/04/2019
137. Lời tán tụng của chúng ta nên ở nơi Thiên Chúa chứ không ở nơi mình chúng ta.
(Thánh Clement)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:59 12/04/2019
85. BÀ VỢ TUỔI TRÂU
Tuổi của quan huyện là chuột, khi đến ngày sinh nhật của ông thì các thuộc hạ muốn lấy lòng ông ta, bèn góp tiền mua một con chuột bằng vàng biếu tặng.
Quan huyện nhận quà biếu rất là vui vẻ và nói:
- “Các ngươi biết không, vài ngày nữa là sinh nhật của bà xã tao, bà ta tuổi trâu đấy !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 85:
Ở đời ai cũng có lòng tham, anh tham, chị tham và tôi cũng tham, người người đều có lòng tham, đó là hậu quả của tội nguyên tổ vậy.
Nhắc khéo người ta mừng sinh nhật của vợ nhớ biếu con trâu vàng vì vợ tuổi trâu thì đúng là hết ý, nhưng cái quan trọng ở chỗ ông chồng này rất sợ vợ và biết lòng tham của cải vàng bạc của vợ mình, bởi vì có những ông chồng đối với thiên hạ thì hét ra lửa, nhưng khi về nhà vợ “ho” một tiếng thì run như bà già mắc mưa, thế mới biết Chúa công bằng vô cùng...
Có những ông chồng nghe lòng tham của vợ mà chiếm đoạt mồ hôi nước mắt của người khác; có những bà vợ vì lòng tham chức quyền của chồng mà trở thành vợ bé hoặc làm người tình của thủ trưởng cơ quan nơi chồng mình làm việc, để đường công danh của chồng mình rộng mở; có những người đã dâng mình làm tôi tớ Chúa rồi, nhưng vẫn có lòng tham của cải tiền bạc nên không làm tròn bổn phận mục tử của mình.
Lòng tham thì không đáy nên nó nuốt hằng hà sa số linh hồn của con người ta qua mọi thời đại, trong đó có cả những người Ki-tô hữu.
Xin Chúa luôn gìn giữ chúng ta khỏi lòng tham không đáy của ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tuổi của quan huyện là chuột, khi đến ngày sinh nhật của ông thì các thuộc hạ muốn lấy lòng ông ta, bèn góp tiền mua một con chuột bằng vàng biếu tặng.
Quan huyện nhận quà biếu rất là vui vẻ và nói:
- “Các ngươi biết không, vài ngày nữa là sinh nhật của bà xã tao, bà ta tuổi trâu đấy !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 85:
Ở đời ai cũng có lòng tham, anh tham, chị tham và tôi cũng tham, người người đều có lòng tham, đó là hậu quả của tội nguyên tổ vậy.
Nhắc khéo người ta mừng sinh nhật của vợ nhớ biếu con trâu vàng vì vợ tuổi trâu thì đúng là hết ý, nhưng cái quan trọng ở chỗ ông chồng này rất sợ vợ và biết lòng tham của cải vàng bạc của vợ mình, bởi vì có những ông chồng đối với thiên hạ thì hét ra lửa, nhưng khi về nhà vợ “ho” một tiếng thì run như bà già mắc mưa, thế mới biết Chúa công bằng vô cùng...
Có những ông chồng nghe lòng tham của vợ mà chiếm đoạt mồ hôi nước mắt của người khác; có những bà vợ vì lòng tham chức quyền của chồng mà trở thành vợ bé hoặc làm người tình của thủ trưởng cơ quan nơi chồng mình làm việc, để đường công danh của chồng mình rộng mở; có những người đã dâng mình làm tôi tớ Chúa rồi, nhưng vẫn có lòng tham của cải tiền bạc nên không làm tròn bổn phận mục tử của mình.
Lòng tham thì không đáy nên nó nuốt hằng hà sa số linh hồn của con người ta qua mọi thời đại, trong đó có cả những người Ki-tô hữu.
Xin Chúa luôn gìn giữ chúng ta khỏi lòng tham không đáy của ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa nhật Lễ Lá
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:03 12/04/2019
Chúa Nhật LỄ LÁ
Tin mừng: Lc 22, 14- 23,56
“Cuộc thương khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
Bạn thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật Lễ Lá, là ngày khởi đầu cuộc thương khó của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu chuộc chúng ta. Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta sẽ nghe tường thuật về sự thương khó khổ nạn của Ngài để mỗi người trong chúng ta cùng nhau cảm nhận, thông phần đau khổ và an ủi Ngài –đặc biệt là trong Tuần Thánh này.
1. Cảm nhận tình thương của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa đã yêu thương bạn và tôi, đến nỗi đã ban Con Một của mình là Đức Giê-su Ki-tô chịu chết thay cho bạn, cho tôi và cho toàn thể nhân loại, Ngài đã bị đánh đòn, chịu khổ hình nhục nhã và chịu đóng đinh đến chết trên thập giá vì tội của chúng ta, mà đáng lý ra, tất cả những nhục hình ấy bạn và tôi và nhân loại phải chịu vì tội lỗi của mình, thế nhưng Ngài đã chịu vì yêu thương tất cả nhân loại, trong đó có bạn và tôi.
2. Thông phần đau khổ.
Không một người yêu nào dửng dưng trước đau khổ của người mình yêu. Thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su không phải là xin kẻ thù đánh đập mình thay cho Ngài, cũng không phải cầu mong người khác đối xử bất công với mình thay cho Ngài, nhưng là chia sẻ những sự bất công với những người bị áp bức, có khi những bất công ấy là do sự tham lam của mình, cũng như của một số người có tiền có quyền đang chất chồng trên vai của tha nhân và cũng là của Đức Chúa Giê-su.
Thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su là đón nhận những lằn roi đánh nơi Đức Chúa Giê-su làm của mình, là chấp nhận đem những khổ đau mà Đức Chúa Giê-su phải chịu làm của mình, có như thế chúng ta mới cùng với Ngài đi hết đoạn đường khổ giá.
3. An ủi Đức Chúa Giê-su.
Không một ai an ủi, không một ai xót thương Đấng đã cứu chữa và ban ơn cho mình, niềm an ủi lớn nhất của Đức Chúa Giê-su là tình yêu của Chúa Cha, là nhìn thấy được người mẹ thân yêu đang khập khểnh chen lấn trong đám đông để nhìn cho được con của mình...
An ủi Đức Chúa Giê-su trong giây phút kinh khủng và xem ra như tuyệt vọng này, giây phút mà hình như tội lỗi và sự dữ như đang thắng thế trước sự vô tội của Đấng chết thay cho kẻ tội lỗi...
An ủi Đức Chúa Giê-su nơi những người bất hạnh cần an ủi, và đồng hành với Ngài trên những đoạn đường đau khổ chông gai của cuộc sống mình.
Bạn thân mến,
Quan tổng trấn Phi-la-tô muốn tha Đức Chúa Giê-su, nhưng các thượng tế và biệt phái vung tay dữ tợn la hét xách động dân chúng đòi đóng đinh Ngài vào thập giá. Đã nhiều lần bạn và tôi muốn sống đẹp lòng Chúa, nhưng tội lỗi, sự dữ và những đam mê bất chính của mình đã thúc giục chúng ta đóng đinh Chúa vào thập giá thêm lần nữa...
Tuần Thánh, Giáo Hội mời gọi con cái mình trên khắp thế giới tham dự vào cuộc khổ nạn của Đấng vô tội-Đức Chúa Giê-su- tham dự với hết cả tâm tình mến yêu như Đức Mẹ Maria: cảm thông, chia sẻ và an ủi Đức Chúa Giê-su nơi những người đau khổ và bất hạnh.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Lc 22, 14- 23,56
“Cuộc thương khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
Bạn thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật Lễ Lá, là ngày khởi đầu cuộc thương khó của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu chuộc chúng ta. Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta sẽ nghe tường thuật về sự thương khó khổ nạn của Ngài để mỗi người trong chúng ta cùng nhau cảm nhận, thông phần đau khổ và an ủi Ngài –đặc biệt là trong Tuần Thánh này.
1. Cảm nhận tình thương của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa đã yêu thương bạn và tôi, đến nỗi đã ban Con Một của mình là Đức Giê-su Ki-tô chịu chết thay cho bạn, cho tôi và cho toàn thể nhân loại, Ngài đã bị đánh đòn, chịu khổ hình nhục nhã và chịu đóng đinh đến chết trên thập giá vì tội của chúng ta, mà đáng lý ra, tất cả những nhục hình ấy bạn và tôi và nhân loại phải chịu vì tội lỗi của mình, thế nhưng Ngài đã chịu vì yêu thương tất cả nhân loại, trong đó có bạn và tôi.
2. Thông phần đau khổ.
Không một người yêu nào dửng dưng trước đau khổ của người mình yêu. Thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su không phải là xin kẻ thù đánh đập mình thay cho Ngài, cũng không phải cầu mong người khác đối xử bất công với mình thay cho Ngài, nhưng là chia sẻ những sự bất công với những người bị áp bức, có khi những bất công ấy là do sự tham lam của mình, cũng như của một số người có tiền có quyền đang chất chồng trên vai của tha nhân và cũng là của Đức Chúa Giê-su.
Thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su là đón nhận những lằn roi đánh nơi Đức Chúa Giê-su làm của mình, là chấp nhận đem những khổ đau mà Đức Chúa Giê-su phải chịu làm của mình, có như thế chúng ta mới cùng với Ngài đi hết đoạn đường khổ giá.
3. An ủi Đức Chúa Giê-su.
Không một ai an ủi, không một ai xót thương Đấng đã cứu chữa và ban ơn cho mình, niềm an ủi lớn nhất của Đức Chúa Giê-su là tình yêu của Chúa Cha, là nhìn thấy được người mẹ thân yêu đang khập khểnh chen lấn trong đám đông để nhìn cho được con của mình...
An ủi Đức Chúa Giê-su trong giây phút kinh khủng và xem ra như tuyệt vọng này, giây phút mà hình như tội lỗi và sự dữ như đang thắng thế trước sự vô tội của Đấng chết thay cho kẻ tội lỗi...
An ủi Đức Chúa Giê-su nơi những người bất hạnh cần an ủi, và đồng hành với Ngài trên những đoạn đường đau khổ chông gai của cuộc sống mình.
Bạn thân mến,
Quan tổng trấn Phi-la-tô muốn tha Đức Chúa Giê-su, nhưng các thượng tế và biệt phái vung tay dữ tợn la hét xách động dân chúng đòi đóng đinh Ngài vào thập giá. Đã nhiều lần bạn và tôi muốn sống đẹp lòng Chúa, nhưng tội lỗi, sự dữ và những đam mê bất chính của mình đã thúc giục chúng ta đóng đinh Chúa vào thập giá thêm lần nữa...
Tuần Thánh, Giáo Hội mời gọi con cái mình trên khắp thế giới tham dự vào cuộc khổ nạn của Đấng vô tội-Đức Chúa Giê-su- tham dự với hết cả tâm tình mến yêu như Đức Mẹ Maria: cảm thông, chia sẻ và an ủi Đức Chúa Giê-su nơi những người đau khổ và bất hạnh.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẫn Lễ Tổng Quát Phụng Vụ Tuần Thánh
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:06 12/04/2019
DẪN LỄ TỔNG QUÁT PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
PHẦN A : TÌM HIỂU Ý NGHĨA TỔNG QUÁT PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. Giới thiệu ý nghĩa tổng quát :
Cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô cùng với những biến cố gần gũi chung quanh sự kiện đó hợp thành một thời điểm cao trọng nhất trong Năm Phụng Vụ. Bởi vì, như lời khẳng định của Mẹ Hội Thánh : “Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, khi Người chịu chết, Người sống lại từ cõi chết và lên trời. Trong Mầu nhiệm Vượt Qua nầy, Người đã chết để tiêu diệt cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho ta nguồn sống mới” (PV số 5). Vì thế, “Hội Thánh Mẹ chúng ta, tưởng niệm Chúa đã phục sinh, mỗi tuần vào ngày Chúa Nhật, và còn lại họp mừng Chúa đã chịu khổ nạn và đã phục sinh mỗi năm một lần vào kỳ đại lễ Phục Sinh” (PV số 102).
II/. Các cử hành Phụng Vụ trong Tuần Thánh :
Tất cả chiều kích trọng đại và thánh thiện đó được phụng vụ tập trung của hành trong một TUẦN LỄ ĐẶC BIỆT gọi là TUẦN THÁNH.
1. Chúa Nhật Lễ Lá : Khai mạc Tuần Thánh đó là cử hành phụng vụ Chúa Nhật LỄ LÁ : kỷ niệm việc Chúa Kitô khải hoàn vào thành Giêrusalem để bắt đầu cuộc Vượt Qua đẩm máu và vinh quang (mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh).
2. Tam Nhật Vượt Qua : Trong Tuần Thánh có “3 ngày rất thánh” gọi là TAM NHẬT VƯỢT QUA : Bắt đầu từ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN THÁNH và kết thúc vào CHIỀU Chúa Nhật PHỤC SINH. Trong TAM NHẬT VƯỢT QUA nầy, các tín hữu đem lòng tôn kính mến yêu và tưởng- niệm- tái- diễn những gì Chúa Giêsu đã làm từ bữa ăn sau hết với các môn đệ” (LỄ TIỆC LY, THỨ NĂM TUẦN THÁNH), với cuộc khổ nạn đau thương (CUỘC KHỔ NẠN, THỨ SÁU TUẦN THÁNH), và cuộc vượt qua bóng đêm sự chết, khải hoàn vào ánh sáng vinh quang (ĐÊM VỌNG PHỤC SINH, THỨ BẢY TUẦN THÁNH), để rồi xuất hiện giữa các môn sinh vào Ngày Thứ Nhất trong tuần (Chúa Nhật PHỤC SINH).
3. Đêm vọng phục sinh : Cao điểm chót vót của phụng vụ Tuần Thánh, của Tam Nhật Vượt Qua, và cũng là của cả Năm Phụng Vụ, đó chính là ĐÊM VỌNG PHỤC SINH : Trong Đêm Canh Thức cực thánh nầy, các tín hữu ngay từ sơ khai, tụ tập nhau khi đêm xuống, mừng kính TOÀN THỂ MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ DO CHÚA KITÔ THỰC HIỆN. Hình thức cuộc mừng long trọng nầy bắt nguồn từ cuộc “mừng Vượt Qua” của dân Ít-ra-en, nhưng với một nội dung mới mẻ : cuộc Vượt Qua mới của Chiên Vượt Qua đích thực là Chúa Kitô.
“Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế, ta hãy lấy bánh không men tượng trưng lòng chân thật mà ăn mừng đại lễ” (1 Co 5,8).
4. Bí tích Nhập đạo : Chính trong Tuần Thánh nầy, các anh chị em dự tòng kết thúc thời kỳ chuẩn bị sau cùng để chính thức được lãnh nhận CÁC BÍ TÍCH GIA NHẬP KITÔ GIÁO được cử hành trong chính Đêm Vọng Phục Sinh.
Trong chiều kích sống đạo, đối với các người Kitô hữu, Tuần Thánh cũng là thời gian kết thúc kỳ trai tịnh với tâm hồn sám hối sâu đậm và sự hoán cải trọn vẹn hơn để thực sự dấn thân sống mầu nhiệm VƯỢT QUA CỦA ĐỨC KITÔ.
Để đánh giá đúng mức ý nghĩa và tầm quan trọng bậc nhất của cử hành phụng vụ Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua, chúng ta có thể lấy lại lời khẳng định của sách lễ Rôma : “Tam Nhật Vượt Qua kính nhớ Chúa chịu nạn và Sống lại là điểm cao chói lọi của Năm Phụng Vụ” (Sách Lễ Rôma)
PHẦN B : DẪN VÀO CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. Chúa Nhật LỄ LÁ
1. Dẫn nhập trước Ca Nhập lễ :
Cộng đoàn dân Chúa hôm nay họp nhau để cử hành một thánh lễ đặc biệt : LỄ KỶ NIỆM VIỆC CHÚA KITÔ KHẢI HOÀN VÀO THÀNH GIÊRUSALEM để chính thức khai mạc “Hành trình Vượt Qua” của Người, tức là biến cố Người chịu khổ nạn đau thương và phục sinh vinh quang. Thật vậy, Chúa Nhật hôm nay là Chúa Nhật khai mạc Tuần Thánh, một tuần lễ đặc biệt nhất và cũng cao trọng nhất của Năm Phụng Vụ. Bởi vì trong Tuần Thánh nầy, Hội Thánh kỷ niệm lại những biến cố quan trọng nhất mà Chúa Kitô đã thực hiện để hoàn tất Chương trình tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi con người.
Giờ đây, chúng hãy sốt sắng hát Ca nhập lễ, đón đoàn chủ tế vào cử hành Phụng Vụ Lễ Lá.
2. Dẫn nhập trước nghi thức kiệu lá :
Đây là một nghi thức giản đơn gợi nhớ lại việc Chúa Giêsu Kitô khải hoàn vào thành thánh Giêrusalem với tư cách là Đấng Được Xức Dầu, Đấng Thiên Sai, như lời loan báo của các sứ ngôn (Dcr 9,9-10). Hành vi nầy của Chúa Giêsu chính là MỘT TIA SÁNG RỌI CHIẾU VÀO HÀNH TRÌNH KHỔ NẠN của Ngài để báo trước rằng : Khởi từ thập giá, ánh vinh quang phục sinh bắt đầu chỗi dậy, cuộc toàn thắng và ơn cứu rỗi khởi sự thành đạt.
3. Dẫn vào các Bài đọc Lời Chúa :
• Bài đọc 1 : “Người Tôi Tớ đau khổ của Giavê” cho dầu phải chịu nhục hình vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
• Bài đọc 2 : Chúa Giêsu Kitô đã tự hạ và vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên cây thập giá. Chính với sự tự hạ thẳm sâu đó, Thiên Chúa đã tôn vinh Người. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
II/. NHỮNG NGÀY ĐẦU TUẦN THÁNH
1/. THỨ HAI TUẦN THÁNH
Hôm nay, phụng vụ mời gọi chúng ta theo chân Chúa Giêsu trên những chặng đường và biến cố cuối cùng của cuộc đời Ngài. Đặc biệt trích đoạn Tin Mừng với biến cố “Xức dầu tại Bêtania” vào ngày thứ hai trong tuần lễ cuối cùng của Chúa Giêsu vừa như dấu chỉ tiên báo cái chết và sự phục sinh của Ngài, vừa là một hành vi diễn tả một tình yêu trao ban, hiến tặng mà chỉ những ai thuộc về Ngài một cách đích thực mới có thể dấn thân thực hiện. Trong khi đó, bài đọc 1, trích đoạn trong sách I-sa-i-a đệ nhị, là những sấm ngôn đẹp nhất đã khắc hoạ hình ảnh một Vị Cứu Thế, một Đấng Tôi Tớ Gia-vê nhân hiền; đó chính là chân dung của vị “mục tử nhân hiền”, chân dung của chính Đức Kitô bình thản bước vào con đuờng khổ nạn để thực thi thánh ý Chúa Cha và mang cứu độ cho toàn thể chúng sinh.
Chúng ta hãy cùng nhau hát ca nhập lễ để sốt sắng bước vào thánh lễ trong tâm tình tri ân cảm tạ và một tình yêu sâu lắng kết hợp với chính Chúa Giêsu một lần nữa đang tái diễn hành vi tự hiến của Ngài trên bàn thờ trần gian.
2/. THỨ BA TUẦN THÁNH
Từ khung cảnh “Xức dầu ở Bê-ta-ni-a” vào chiều Thứ Hai, phụng vụ hôm nay đưa chúng bước thẳng tới khung cảnh bữa Tiệc ly Ngày Thứ Năm. Ngoài chân dung Đức Ki-tô được Tin Mừng Gioan khắc hoạ bằng một thái độ bình thản, sáng suốt và đầy tế nhị thân thương khi đối diện với cái chết, với phản bội, phụng vụ hôm nay còn mời gọi chúng ta nhìn ngắm 3 gương mặt khác : Một Gioan : thân mật tựa đầu vào ngực Chúa, một Phêrô, nhiệt thành nhưng nông nổi đã được Chúa Giêsu cảnh báo về lần phản bội trong đêm Ngài bị nộp ; và nhất là một Giu-đa lầm lỳ trong cố chấp chối từ, không đếm xỉa gì đến những gọi mời thân thương và nhắc nhở tế nhị của Thầy Chí Thánh.. Qua thái độ của Chúa Giêsu và các nhân vật nầy, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta luôn biết đón nhận thánh ý của Chúa trong mọi biến cố cuộc sống với thái độ vâng phục yêu mến của người con thảo đối với Cha, biết luôn gặp gỡ kết hợp với Đức Kitô và đón nhận Ngài vào cuộc và biết không ngừng lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần để khiêm hạ ăn năn sám hối và canh tân cuộc sống.
Giờ đây, chúng ta hãy cùng đứng lên hát ca nhập lễ để bắt đầu hiệp dâng Thánh lễ, tái diễn mầu nhiệm tử nạn-phục sinh của Đức Kitô để cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi trở thành của lễ sống động đáp trả tình yêu cứu độ của Thiên Chúa.
3/. THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay một lần nữa tập chú vào “thái độ tự hạ đón nhận thương đau của Người Tôi Tớ Đau Khổ của Gia-vê” qua trích đoạn sách Sứ Ngôn I-sa-i-a và “Sự Kiện Bữa iệc Ly” được tin mừng Matthêô tường thuật. Hình ảnh Đức Ki-tô đi vào cuộc Thương Khó với thái độ vâng phục trong tình yêu đối với Chúa Cha nhắc chúng ta nhớ lại lời thư Hi-bá đặt trên miệng Ngài khi Ngài nhập thể vào trần gian :” Nầy con xin đến để thực thi ý Cha”. Tuy nhiên, qua hình ảnh và cung cách ứng xử của Giu-đa, chúng ta lại thấy trách nhiệm của loài người chúng ta trong cái chết của Con Một Thiên Chúa. Thật vậy, phải chăng, Giu-đa là đại biểu của muôn thế hệ nhân loại đã chọn tiền bạc, sự giàu sang thế tục, uy quyền của vật chất để đứng lên chối từ Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài. Một lần nữa, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nghiêm túc đối diện với Đức Ki-tô, với Thánh Thể với Lời Chúa để kiểm tra lại hành trình đức tin của chúng ta và mức độ trung tín của chúng ta đối với Thiên Chúa, với Đức Ki-tô và với Hội Thánh.
Giờ đây, chúng ta hãy hiệp lời hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.
III/. TAM NHẬT VƯỢT QUA
A/. THỨ NĂM TUẦN THÁNH
1. Giới thiệu tổng quát Phung vụ Tam Nhật Vượt Qua :
Mỗi người Kitô hữu cũng như toàn thể Dân Thiên Chúa, cảm thấy có nhu cầu phải lần lượt ôn lại, trong kỳ Đại lễ Vượt Qua hằng năm, những gì xảy ra trong cuộc Thương khó của Chúa Giêsu như các sách Tin Mừng thuật lại. Từ Bữa tối Người ngồi ăn với các môn đệ trước khi đi chịu chết, cho đến lần Người hiện ra với cũng các môn đệ đó “Ngày Thứ Nhất trong tuần” kế tiếp, tất cả những gì Người đã làm, nhất là việc Người chết và sống lại, đều đem lại ơn cứu độ, tất cả những gì Người nói đều là Lời cứu độ.
Hội Thánh xưa nay vẫn đặc biệt lưu tâm đến việc cử hành “ba Ngày trọng đại nhất trong đó Chúa Kitô đã chịu đau khổ, đã an nghỉ và đã phục sinh” (St. Ambrosiô). Tam Nhật Vươt Qua bắt đầu với THÁNH LỄ TIỆC LY chiều Thứ Năm Tuần thánh, và kết thúc vào chiều Chúa Nhật Phục sinh, sau khi đã đạt tới những giờ phút sốt sắng nhất trong buổi CANH THỨC ĐÊM VỌNG PHỤC SINH, là Đêm gồm tóm tất cả việc cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.
2. Dẫn vào cử hành Phụng vụ Lễ Tiệc Ly :
a/. Dẫn nhập trước ca Nhập lễ : Mỗi lần cử hành Lễ Tạ Ơn, chúng ta tái diễn và hiện thực hóa BỮA TIỆC VƯỢT QUA mà Đức Kitô và các môn sinh của Người đã thực hiện vào buổi chiều Thứ Năm trước khi Ngài bước vào cuộc Thương Khó. Tuy nhiên, không có giây phút nào mà Phụng vụ Thánh Lễ lại mang một ý nghĩa sâu xa, một cung cách đậm đà, hiện thực, như Thánh lễ chiều hôm nay, LỄ TIỆC LY CHIÈU THỨ NĂM TUẦN THÁNH cử hành khai mạc TÂM NHẬT VƯỢT QUA. (Xem Hiến chế PV số 102 và Sách Lễ Rôma)
Thật vậy, chúng ta được mời gọi đi vào của hành Phụng vụ chiều hôm nay không chỉ bằng một ý thức đức tin không thôi, nhưng là phải hội nhập vào đó toàn thể trái tim, ý chí, và cả tưởng tượng nữa. Đó có nghĩa là chúng ta phải vận dụng toàn thể con người chúng ta để sống lại cái “GIỜ” của Đức Kitô, “Giờ” mà ở đó, Ngài đã biến bữa tiệc Vượt Qua của Do Thái giáo thành TIỆC VƯỢT QUA CỦA GIAO ƯỚC MỚI NGÀN ĐỜI TỒN TẠI (1 Cr 11,25). Giao ước bằng chính máu đào hy sinh Ngài tuôn đổ ra trên thập giá mà TẤM BÁNH LY RƯỢU là hiện thực đi trước (1 Cr 11,25).
Cùng với Mầu Nhiệm Thánh Thể được “Tưởng niệm tái diễn” cách hiện thực, trong thánh lễ Tiệc Ly chiều nay, chúng ta môt lần nữa được sống lại tâm tình cảm tạ và yêu thương của các môn sinh Đức Kitô, khi chứng kiến hình ảnh khiêm nhu và phục vụ đầy yêu thương của Thầy Chí Thánh khi quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh và tiếp đó ân cần ban cho họ “Điều Răn Mới”, điều răn yêu thương, bác ái.
Sau cùng, cũng chính chiều hôm nay, trong thánh lễ Tiệc Ly nầy, chúng ta cảm nhận cách sâu xa hồng ân của bí tích truyền chức. Chính nhờ thánh chức linh mục, Giám mục mà Hy tế Đức Kitô mãi mãi nối dài trên bàn thờ nhân loại. Chúng ta cầu nguyện cho thế giới hôm nay có được nhiều phó tế, linh mục, giám mục như lòng Chúa mong ước.
Giờ đây chúng ta cùng sốt sắng hát Ca Nhập Lễ bắt đầu thánh lễ.
b/. Dẫn trước các Bài đọc :
Bài đọc 1 : Qua cuộc Hy tế thập giá, Đức Kitô đã trở nên “Chiên Vượt Qua đích thực” mà Cựu ước đã tiên báo qua lễ Vượt Qua của Do thái giáo, Chiên Vượt Qua mới mang lấy và xóa sạch tội lỗi trần gian, đưa con người vào cuộc “giải phóng mới” đích thực và trọn hảo.
Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 2 : “Lễ Vượt Qua mới’ do Đức Kitô thực hiện một lần qua Hy tế Thập Giá, đã được mầu nhiệm Thánh Thể làm cho tái diễn hiện thực trong lịch sử, và liên kết chúng ta với cuộc Vượt Qua của Ngài, khi chúng ta thông hiệp Mình Máu Thánh Ngài. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
c/. Dẫn trước nghi thức Rửa chân :
Như vậy, hành vi rửa chân là biểu tượng của việc Ngài sắp hư vô bản thân mình trên Thập Giá. Hình ảnh Đức Giêsu bưng chậu nước, quì dưới chân các môn đệ là hình ảnh một Thiên Chúa cao sang nhưng «không nghĩ phải dành cho được địa vị ngang hàng cùng Thiên Chúa….song đã hũy mình ra không tức là lĩnh lấy phận tôi đòi.. » (Phi.2,5-7).
B/. THỨ SÁU TUẦN THÁNH
1. Giới thiệu tổng quát Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh :
Theo truyền thống lâu đời của Hội Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày CHAY VƯỢT QUA, ngày Kỷ Niệm việc CHÚA GIÊSU CHỊU THƯƠNG KHÓ VÀ CHỊU CHẾT. Tuy nhiên, cử hành Phụng vụ chiều hôm nay không đơn thuần là một cuộc họp tưởng niệm các đau khổ và nhục hình của biến cố Thương Khó. Nhưng cốt lõi, đó chính là họp mừng “VINH QUANG THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ”. Vì mỗi lần Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa chịu chết, thì đồng thời cũng tuyên xưng Người đã sống lại.
Tiến trình Phụng Vụ chiều hôm nay bao gồm 3 cử hành : Phụng Vụ Lời Chúa, Tôn thờ Thánh Giá và Hiệp Lễ.
• Phụng Vụ lời Chúa : Với 3 Bài đọc như trong thánh lễ Chúa Nhật. Đặc biệt, Bài Tin Mừng hôm nay luôn luôn là Trình thuật Thương Khó theo Tin Mừng Thánh Gioan. Kết thúc Phần Phụng Vụ Lời Chúa là phần Kinh Nguyện Đại Đồng long trọng mang tính truyền thống và hướng đến mọi nhu cầu của nhân loại.
• Tôn thờ Thánh Giá : Thánh giá được giương để cộng đoàn tôn thờ và hôn kính.
• Hiệp lễ : Sau cùng cộng đoàn thông hiệp Mình Thánh Chúa Kitô.
Giờ đây, chúng ta cùng lắng đọng tâm tình trong thái độ tin yêu, sốt sắng, cùng với sự yên lặng nội tâm hướng để đón tiếp đoàn đồng tế bắt đầu cử hành Mầu Nhiệm Khổ Nạn và vinh quang Thập Giá Đức Kitô.
2/. Dẫn trước các Bài đọc :
• Bài đọc 1 : Trích đoạn sách sứ ngôn Isaia tiên báo cuộc Thương Khó của Đấng Cứu Thế qua hình ảnh “NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ CỦA GIAVÊ”. Sứ điệp nầy làm bật nổi cái “GIỜ” của Đức Kitô, Giờ Khổ Nạn để chính thức thực hiện Chương trình cứu rỗi. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
• Bài đọc 2 : Thư Do Thái trình bày chân dung Đức Kitô là Vị Thượng Tế cao cả từ trời “vâng phục thánh ý Chúa Cha”, hóa thân nhập thể “sống trọn thân phận con người”. Nhờ đó đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
3/. Dẫn trước phần Kinh nguyện đại đồng :
Giờ đây, cộng chúng ta, lắng nghe lời gọi mời của Chủ Tế và thành tâm hiệp thông với Ngài trong những lời cầu nguyện sốt sắng cho mọi nhu cầu của nhân loại và Hội Thánh.
4/. Dẫn trước Nghi Thức Tôn Thờ Thánh Giá :
Thánh Giá hôm nay xuất hiện trước cộng đoàn chúng ta với một cung cách long trọng khác thường. Trong khi tôn vinh Thánh Giá, chúng ta tôn thờ chính Chúa Kitô, Đấng đã dùng thập giá để biểu lộ tình yêu thương cao vời dành cho Thiên Chúa Cha và cho loài người . Cử hành Tôn Thờ Thánh giá hôm nay cũng nói với chúng ta rằng : Chính qua nẻo đường thập giá, Đức Kitô đã bước vào vinh quang Phục sinh. Xin cộng đoàn sốt sắng đón mừng Thánh Giá Chúa Kitô.
5/. Dẫn trước Nghi thức Hiệp Lễ :
Kết thức cử hành chiều hôm nay đó là cuộc thông hiệp Mình và Máu Chúa Kitô. Giây phút nầy nói lên tính cách hiện thực của mầu nhiệm chúng ta đang cử hành. Thật vậy, cử hành chiều hôm nay, không phải là cuộc tưởng niệm suống cuộc khổ nạn đã qua của Đức Kitô, mà chính là sự thông hiệp trọn vẹn và hiện thực với Đấng đã giải thoát chúng ta khổi tội lỗi bằng cuộc khổ bạn và cái chết đau thương của Ngài. Chúng cùng sốt sắng đón nhận Mình Thánh Chúa Kitô.
C/. THÁNH LỄ ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Kính thưa cộng đoàn,
Đêm nay chính là thời điểm cao nhất của Năm Phụng Vụ, là Đêm Thánh của người Kitô hữu ; hay như cách diễn tả của thánh giáo phụ Augustinô : Đêm nay “là mẹ của hết mọi buổi canh thức Phụng Vụ”.
Bởi vì đêm nay chính là đêm tưởng niệm chính thức và hiện thực, đầy đủ và toàn diện nhất mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, biến cố trung tâm, chóp đĩnh của Lịch sử cứu rỗi. Phụng Vụ đêm nay gợi nhớ lại đêm “Vượt Qua” thuở dân Ít-ra-en canh thức với thịt chiên để chờ sáng xuất hành trong niềm vui hồ hỡi khi được Thiên Chúa giải thoát khỏi vòng nô lệ Ai Cập. Anh sáng đêm nay cũng gợi nhớ lại biến cố hoành tráng của đoàn người Ít-ra-en đi bộ qua Biển Đỏ ráo chân dưới áng mây cột lửa.
Thế nhưng điểm qui chiếu cuối cùng của ý nghĩa Phụng Vụ đêm nay vẫn là: Chúa Kitô đập tan xiềng xích tử thần và từ âm phủ khải hoàn đi lên ; và cũng một cách nào đó, chính là đêm Hội Thánh ngay từ buổi đầu, vẫn họp nhau đón đợi “Phu Quân” trở lại.
Để diễn tả những chiều kích trọng đại và thâm sâu đó, cử hành Phụng vụ đêm nay diễn ra trong một vẻ long trọng khác thường, toàn diện, và gần như phù hợp hoàn toàn với tiến độ của Lịch Sử cứu rỗi.
Giờ đây chúng ta hãy sốt sắng lần lượt bước vào các cử hành Phụng Vụ Đêm Vọng Phục Sinh này.
2. DẪN NHẬP VÀO CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ
a/. Dẫn vào Nghi Thức Chào Mừng Ánh Sáng Phục sinh :
Khởi đầu Đêm Canh Thức hôm nay đó là nghi thức CHÀO MỪNG ÁNH SÁNG PHỤC SINH. Trong nghi thức nầy chúng ta lần lượt tham dự việc Làm phép lửa mới, Thắp Nến Phục Sinh, Rước Nến Phục Sinh và long trọng Công Bố Tin Mừng Phục Sinh.
Cây nến lớn nhất của đêm nay được gọi là Nến Phục Sinh, là biểu tượng phong phú gợi nhớ nhiều biến cố trong lịch sử cứu rỗi :
Ø Là áng mây sáng, cột lửa sáng đưa dân Ít-ra-en về đất hứa.
Ø Là biểu tượng rõ nét chính Chúa Kitô Phục Sinh, nguồn ánh sáng cứu độ, là Đường, Chân Lý, Sự Sống, đang dẫn đoàn Dân Mới được cứu chuộc tiến về quê trời.
Chính từ ngọn lửa Cây nến nầy, các cây nến khác của cộng đoàn dân Chúa được đốt cháy lên cho tới khi ánh lửa Phục Sinh chan hòa khắp chốn.
Giữa lúc ấy, khúc ca Exultet (Mừng Vui Lên), bài ca công bố Tin Mừng Phục Sinh được vang lên như thúc giục niềm hân hoan ca ngợi tạ ơn, vì những kỳ công Chúa đã tác thành trong lịch sử.
Giờ đây xin kính mời cộng đoàn hướng về lễ đài để bắt đầu nghi thức CHÀO MỪNG ÁNH SÁNG PHỤC SINH.
b/. Dẫn vào Phần Phụng Vụ Lời Chúa.
Phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay được trình bày với một diễn tiến đặc biệt khác với mọi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa khác. Chính nơi đây và giờ phút nầy, chúng ta sẽ được lắng nghe toàn bộ tiến trình của lịch sử cứu rỗi.
(Chủ tế kêu gọi)…
Dẫn trước các bài đọc :
1. Bài đọc 1 : Khởi đầu công trình cứu độ cũng chính là khởi đầu công cuộc tạo dựng. Từ cuộc tạo dựng đầu tiên nầy đã dẫn đến cuộc tạo dựng mới trong Đức Kitô. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
2. Bài đọc 3 : Nếu dân tộc Ít-ra-en là hình bóng của đoàn Dân mới được cứu chuộc, thì chính Biến Cố Xuất Hành-Vượt Qua của dân Do Thái lại chính là lời tiên báo rõ nét về mầu nhiệm Tử Nạn-Phục sinh của Đức Kitô, Đấng giải thoát nhân loại khỏi vòng nô lệ tội lỗi để tiến vào miền ánh sáng cứu độ. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
3. Bài đọc 5 : Ngôn sứ Isaia loan báo một Giao Ước vĩnh Cửu được Thiên Chúa ký kết với Dân Người. Giao ước ước ấy hôm nay đã trở thành hiện thực trong Mầu Nhiệm Khổ nạn của Đức Kitô, để ai cùng chết với Người sẽ được tái sinh vào sự sống mới. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
4. Bài đọc 7 : Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã cho thấy đích điểm của công trình cứu rỗi chính là cuộc tái tạo từ bên trong : “Một trái tim mới, một tấm lòng với thần khí mới”. Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô đã hiện thức hóa lời tiên báo ấy, đặc biệt cho tất cả những ai được “tái sinh bởi Nước và Thánh Thần”. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
(Sau BĐ 7, cùng với đáp ca và lời nguyện, đốt nến bàn thờ, chủ tế xướng Kinh Vinh Danh, đổ các chuông…)
5. Dẫn vào Bài Thánh Thư : Trích đoạn thư Rôma của Thánh Tông Đồ Phaolô tập chú vào Mầu Nhiệm Thánh Tẩy : Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
(Sau Bài Thánh Thư, Chủ tế xướng Allêluia trọng thể 3 lần…)
6. Dẫn vào bài ca Allêluia trọng thể : Giờ đây cộng đoàn chúng ta cùng hân hoan hát to lời Allêluia, lời ca khen chúc tụng, lời hân hoan vui mừng bừng lên sau bốn mươi ngày Mùa Chay im tiếng để chào đón niềm vui Phục Sinh.
c/. Dẫn Vào Phụng Vụ Phép Rửa
Giờ đây cộng đoàn chúng ta tiến vào phần Phụng Vụ thứ Ba : Phụng Vụ Phép Rửa. Giờ nầy, trên khắp thế giới, đang có hàng triệu anh chị em dự tòng chuẩn bị lãnh nhận các Bí tích gia nhập Kitô giáo. Phần Phụng nầy là một căt nghĩa rõ nét về Mầu Nhiệm vượt Qua của Đức Kitô, Đấng dùng dòng nước Rửa tội để tái sinh chúng ta từ cuộc sống nô lệ cho tội lỗi và sự chết được bước vào đời sống mới trong ân sủng và tự do của con cái Chúa.
Cử hành Phụng vụ nầy vừa gọi mời chúng ta dấn thân sống tích cực hồng ân thánh tẩy qua việc lặp lại những lời cam kết và tuyên xưng khi chịu Phép Rửa Tội ; đồng thời gợi lên ý thức sống động về tình liên đới của một đoàn dân mới được thanh tẩy.
Đặc biệt, trong Đêm nay, giờ nầy có …. anh chị em tuyển nhân dự tòng có tên sau đây sẽ được lãnh nhận các Bí Tích Gia Nhập Kitô Giáo – Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể : (Công bố danh sách ứng viên dự tòng……………………….)
d/. Dẫn vào Phụng Vụ Thánh Thể.
Giờ đây, chúng ta sốt sắng bước vào Phần Phụng Vụ Thánh Thể là chóp đỉnh và chung kết của Mầu Nhiệm được cử hành Đêm nay. Mầu Nhiệm Thánh Thể chính là “Tưởng-Niệm-Tái-Diễn” Mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh của Chúa Kitô. Chính nơi bàn tiệc Thánh Thể nầy, Chúa Kitô một lần nữa hiến tế thân mình để cứu độ sinh linh, hoàn thành Giao ước Mới ; và cũng chính nơi đây, Đức Kitô Phục Sinh đang thân hành đến và hiện diện với chúng ta để thông ban chính Máu Thịt Ngài nuôi sống và dẫn chúng ta tiến bước về cõi trường sinh.
Đặc biệt, giờ nầy các anh chị em Tân Tòng lần đầu tiên trong đời sống Kitô hữu, đại diện cho cộng đoàn tiến dâng lễ vật lên bàn thờ để bắt đầu phần Phụng vụ Thánh Thể.
D/. DẪN LỄ Chúa Nhật PHỤC SINH
Dẫn nhập trước Ca Nhập Lễ :
Trong Đêm Thánh, chúng ta đã mừng Mầu Nhiệm Vượt Qua khi cử hành Phép Rửa và Phép Thánh Thể. Trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì Người ban sự sống mới mà Chúa Kitô Phục Sinh đã khai mào cho ta. Hôm nay “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, là ngày của Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi và tử thần, hiện ra với các môn đệ ; hôm nay chính Người đồng hành với hai môn đệ trên đường về Emmau và mở lòng mở mắt để họ nhận ra Người khi Người chung chia bữa tối với họ ; hôm nay Người ban Thánh Thần trên các Tông Đồ để các ông được quyền tha tội và sai các ông đi khắp thế giới để làm chứng cho Người.
Chính vì thế, hôm nay đúng là “Ngày Của Chúa”, là “Chúa Nhật”, là Lễ lớn nhất trong mọi lễ mà cộng đoàn dân Chúa không ngừng hân hoan hát lên trong suốt những ngày nầy “ Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy tưng bừng hoan hỷ” (Tv 17).
Hôm nay, mỗi người Kitô hữu sống lại mầu nhiệm mà các môn đệ Chúa Kitô xưa đã sống : Chúa Kitô đã chịu hiến tế làm Chiên Vượt Qua (Ca hiệp lễ), chính là để cứu mỗi người chúng ta : “Người đã chết để diệt trừ cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho chúng ta nguồn sống mới” (Kinh Tiền Tụng). Thánh Thần đã làm cho Đức Kitô chỗi dậy từ cõi chết, nay cũng làm cho chúng ta “trở nên người mới để sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng của Đấng Phục Sinh” (Lời nguyện Nhập Lễ), với niềm hy vọng “được thấy ngày sống lại vinh quang” (Lời nguyện hiệp lễ).
Quả thật, Tin Mừng Phục Sinh là trọng tâm của Đức Tin Kitô giáo, là lời chứng đầu tiên và nguyên tuyền, sâu thẳm và sinh dộng nhất của các tông đồ (BĐ 1, Bài TM) ; đó cũng chính là con đường duy nhất để chúng ta thực hiện ý muốn của Thiên Chúa và hoàn tất định mệnh cao cả của chính mình : tiến về cuộc hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa trên thiên đàng vĩnh cửu.
Giờ đây chúng ta cùng sốt sắng hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.
Dẫn trước các Bài đọc :
Bài đọc 1 : Sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật lời chứng về Đấng Phục Sinh của Tông Đồ Phêrô, và cũng là của toàn thể cộng đoàn dân Chúa thuở sơ khai. Điều nầy đã xác quyết : Tin Mừng Phục Sinh phát xuất từ Lời Chứng, lời chứng của niềm tin. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 2 : Thư gởi giáo đoàn Côlôsê đã mở ra một con đường mới cho những ai tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô nhờ nhiệm tích Thánh Tẩy : Sống cuộc đời mới trong Đức Kitô và tìm kiếm những sự thuộc thượng giới. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
PHẦN A : TÌM HIỂU Ý NGHĨA TỔNG QUÁT PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. Giới thiệu ý nghĩa tổng quát :
Cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô cùng với những biến cố gần gũi chung quanh sự kiện đó hợp thành một thời điểm cao trọng nhất trong Năm Phụng Vụ. Bởi vì, như lời khẳng định của Mẹ Hội Thánh : “Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, khi Người chịu chết, Người sống lại từ cõi chết và lên trời. Trong Mầu nhiệm Vượt Qua nầy, Người đã chết để tiêu diệt cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho ta nguồn sống mới” (PV số 5). Vì thế, “Hội Thánh Mẹ chúng ta, tưởng niệm Chúa đã phục sinh, mỗi tuần vào ngày Chúa Nhật, và còn lại họp mừng Chúa đã chịu khổ nạn và đã phục sinh mỗi năm một lần vào kỳ đại lễ Phục Sinh” (PV số 102).
II/. Các cử hành Phụng Vụ trong Tuần Thánh :
Tất cả chiều kích trọng đại và thánh thiện đó được phụng vụ tập trung của hành trong một TUẦN LỄ ĐẶC BIỆT gọi là TUẦN THÁNH.
1. Chúa Nhật Lễ Lá : Khai mạc Tuần Thánh đó là cử hành phụng vụ Chúa Nhật LỄ LÁ : kỷ niệm việc Chúa Kitô khải hoàn vào thành Giêrusalem để bắt đầu cuộc Vượt Qua đẩm máu và vinh quang (mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh).
2. Tam Nhật Vượt Qua : Trong Tuần Thánh có “3 ngày rất thánh” gọi là TAM NHẬT VƯỢT QUA : Bắt đầu từ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN THÁNH và kết thúc vào CHIỀU Chúa Nhật PHỤC SINH. Trong TAM NHẬT VƯỢT QUA nầy, các tín hữu đem lòng tôn kính mến yêu và tưởng- niệm- tái- diễn những gì Chúa Giêsu đã làm từ bữa ăn sau hết với các môn đệ” (LỄ TIỆC LY, THỨ NĂM TUẦN THÁNH), với cuộc khổ nạn đau thương (CUỘC KHỔ NẠN, THỨ SÁU TUẦN THÁNH), và cuộc vượt qua bóng đêm sự chết, khải hoàn vào ánh sáng vinh quang (ĐÊM VỌNG PHỤC SINH, THỨ BẢY TUẦN THÁNH), để rồi xuất hiện giữa các môn sinh vào Ngày Thứ Nhất trong tuần (Chúa Nhật PHỤC SINH).
3. Đêm vọng phục sinh : Cao điểm chót vót của phụng vụ Tuần Thánh, của Tam Nhật Vượt Qua, và cũng là của cả Năm Phụng Vụ, đó chính là ĐÊM VỌNG PHỤC SINH : Trong Đêm Canh Thức cực thánh nầy, các tín hữu ngay từ sơ khai, tụ tập nhau khi đêm xuống, mừng kính TOÀN THỂ MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ DO CHÚA KITÔ THỰC HIỆN. Hình thức cuộc mừng long trọng nầy bắt nguồn từ cuộc “mừng Vượt Qua” của dân Ít-ra-en, nhưng với một nội dung mới mẻ : cuộc Vượt Qua mới của Chiên Vượt Qua đích thực là Chúa Kitô.
“Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế, ta hãy lấy bánh không men tượng trưng lòng chân thật mà ăn mừng đại lễ” (1 Co 5,8).
4. Bí tích Nhập đạo : Chính trong Tuần Thánh nầy, các anh chị em dự tòng kết thúc thời kỳ chuẩn bị sau cùng để chính thức được lãnh nhận CÁC BÍ TÍCH GIA NHẬP KITÔ GIÁO được cử hành trong chính Đêm Vọng Phục Sinh.
Trong chiều kích sống đạo, đối với các người Kitô hữu, Tuần Thánh cũng là thời gian kết thúc kỳ trai tịnh với tâm hồn sám hối sâu đậm và sự hoán cải trọn vẹn hơn để thực sự dấn thân sống mầu nhiệm VƯỢT QUA CỦA ĐỨC KITÔ.
Để đánh giá đúng mức ý nghĩa và tầm quan trọng bậc nhất của cử hành phụng vụ Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua, chúng ta có thể lấy lại lời khẳng định của sách lễ Rôma : “Tam Nhật Vượt Qua kính nhớ Chúa chịu nạn và Sống lại là điểm cao chói lọi của Năm Phụng Vụ” (Sách Lễ Rôma)
PHẦN B : DẪN VÀO CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. Chúa Nhật LỄ LÁ
1. Dẫn nhập trước Ca Nhập lễ :
Cộng đoàn dân Chúa hôm nay họp nhau để cử hành một thánh lễ đặc biệt : LỄ KỶ NIỆM VIỆC CHÚA KITÔ KHẢI HOÀN VÀO THÀNH GIÊRUSALEM để chính thức khai mạc “Hành trình Vượt Qua” của Người, tức là biến cố Người chịu khổ nạn đau thương và phục sinh vinh quang. Thật vậy, Chúa Nhật hôm nay là Chúa Nhật khai mạc Tuần Thánh, một tuần lễ đặc biệt nhất và cũng cao trọng nhất của Năm Phụng Vụ. Bởi vì trong Tuần Thánh nầy, Hội Thánh kỷ niệm lại những biến cố quan trọng nhất mà Chúa Kitô đã thực hiện để hoàn tất Chương trình tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi con người.
Giờ đây, chúng hãy sốt sắng hát Ca nhập lễ, đón đoàn chủ tế vào cử hành Phụng Vụ Lễ Lá.
2. Dẫn nhập trước nghi thức kiệu lá :
Đây là một nghi thức giản đơn gợi nhớ lại việc Chúa Giêsu Kitô khải hoàn vào thành thánh Giêrusalem với tư cách là Đấng Được Xức Dầu, Đấng Thiên Sai, như lời loan báo của các sứ ngôn (Dcr 9,9-10). Hành vi nầy của Chúa Giêsu chính là MỘT TIA SÁNG RỌI CHIẾU VÀO HÀNH TRÌNH KHỔ NẠN của Ngài để báo trước rằng : Khởi từ thập giá, ánh vinh quang phục sinh bắt đầu chỗi dậy, cuộc toàn thắng và ơn cứu rỗi khởi sự thành đạt.
3. Dẫn vào các Bài đọc Lời Chúa :
• Bài đọc 1 : “Người Tôi Tớ đau khổ của Giavê” cho dầu phải chịu nhục hình vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
• Bài đọc 2 : Chúa Giêsu Kitô đã tự hạ và vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên cây thập giá. Chính với sự tự hạ thẳm sâu đó, Thiên Chúa đã tôn vinh Người. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
II/. NHỮNG NGÀY ĐẦU TUẦN THÁNH
1/. THỨ HAI TUẦN THÁNH
Hôm nay, phụng vụ mời gọi chúng ta theo chân Chúa Giêsu trên những chặng đường và biến cố cuối cùng của cuộc đời Ngài. Đặc biệt trích đoạn Tin Mừng với biến cố “Xức dầu tại Bêtania” vào ngày thứ hai trong tuần lễ cuối cùng của Chúa Giêsu vừa như dấu chỉ tiên báo cái chết và sự phục sinh của Ngài, vừa là một hành vi diễn tả một tình yêu trao ban, hiến tặng mà chỉ những ai thuộc về Ngài một cách đích thực mới có thể dấn thân thực hiện. Trong khi đó, bài đọc 1, trích đoạn trong sách I-sa-i-a đệ nhị, là những sấm ngôn đẹp nhất đã khắc hoạ hình ảnh một Vị Cứu Thế, một Đấng Tôi Tớ Gia-vê nhân hiền; đó chính là chân dung của vị “mục tử nhân hiền”, chân dung của chính Đức Kitô bình thản bước vào con đuờng khổ nạn để thực thi thánh ý Chúa Cha và mang cứu độ cho toàn thể chúng sinh.
Chúng ta hãy cùng nhau hát ca nhập lễ để sốt sắng bước vào thánh lễ trong tâm tình tri ân cảm tạ và một tình yêu sâu lắng kết hợp với chính Chúa Giêsu một lần nữa đang tái diễn hành vi tự hiến của Ngài trên bàn thờ trần gian.
2/. THỨ BA TUẦN THÁNH
Từ khung cảnh “Xức dầu ở Bê-ta-ni-a” vào chiều Thứ Hai, phụng vụ hôm nay đưa chúng bước thẳng tới khung cảnh bữa Tiệc ly Ngày Thứ Năm. Ngoài chân dung Đức Ki-tô được Tin Mừng Gioan khắc hoạ bằng một thái độ bình thản, sáng suốt và đầy tế nhị thân thương khi đối diện với cái chết, với phản bội, phụng vụ hôm nay còn mời gọi chúng ta nhìn ngắm 3 gương mặt khác : Một Gioan : thân mật tựa đầu vào ngực Chúa, một Phêrô, nhiệt thành nhưng nông nổi đã được Chúa Giêsu cảnh báo về lần phản bội trong đêm Ngài bị nộp ; và nhất là một Giu-đa lầm lỳ trong cố chấp chối từ, không đếm xỉa gì đến những gọi mời thân thương và nhắc nhở tế nhị của Thầy Chí Thánh.. Qua thái độ của Chúa Giêsu và các nhân vật nầy, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta luôn biết đón nhận thánh ý của Chúa trong mọi biến cố cuộc sống với thái độ vâng phục yêu mến của người con thảo đối với Cha, biết luôn gặp gỡ kết hợp với Đức Kitô và đón nhận Ngài vào cuộc và biết không ngừng lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần để khiêm hạ ăn năn sám hối và canh tân cuộc sống.
Giờ đây, chúng ta hãy cùng đứng lên hát ca nhập lễ để bắt đầu hiệp dâng Thánh lễ, tái diễn mầu nhiệm tử nạn-phục sinh của Đức Kitô để cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi trở thành của lễ sống động đáp trả tình yêu cứu độ của Thiên Chúa.
3/. THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay một lần nữa tập chú vào “thái độ tự hạ đón nhận thương đau của Người Tôi Tớ Đau Khổ của Gia-vê” qua trích đoạn sách Sứ Ngôn I-sa-i-a và “Sự Kiện Bữa iệc Ly” được tin mừng Matthêô tường thuật. Hình ảnh Đức Ki-tô đi vào cuộc Thương Khó với thái độ vâng phục trong tình yêu đối với Chúa Cha nhắc chúng ta nhớ lại lời thư Hi-bá đặt trên miệng Ngài khi Ngài nhập thể vào trần gian :” Nầy con xin đến để thực thi ý Cha”. Tuy nhiên, qua hình ảnh và cung cách ứng xử của Giu-đa, chúng ta lại thấy trách nhiệm của loài người chúng ta trong cái chết của Con Một Thiên Chúa. Thật vậy, phải chăng, Giu-đa là đại biểu của muôn thế hệ nhân loại đã chọn tiền bạc, sự giàu sang thế tục, uy quyền của vật chất để đứng lên chối từ Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài. Một lần nữa, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nghiêm túc đối diện với Đức Ki-tô, với Thánh Thể với Lời Chúa để kiểm tra lại hành trình đức tin của chúng ta và mức độ trung tín của chúng ta đối với Thiên Chúa, với Đức Ki-tô và với Hội Thánh.
Giờ đây, chúng ta hãy hiệp lời hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.
III/. TAM NHẬT VƯỢT QUA
A/. THỨ NĂM TUẦN THÁNH
1. Giới thiệu tổng quát Phung vụ Tam Nhật Vượt Qua :
Mỗi người Kitô hữu cũng như toàn thể Dân Thiên Chúa, cảm thấy có nhu cầu phải lần lượt ôn lại, trong kỳ Đại lễ Vượt Qua hằng năm, những gì xảy ra trong cuộc Thương khó của Chúa Giêsu như các sách Tin Mừng thuật lại. Từ Bữa tối Người ngồi ăn với các môn đệ trước khi đi chịu chết, cho đến lần Người hiện ra với cũng các môn đệ đó “Ngày Thứ Nhất trong tuần” kế tiếp, tất cả những gì Người đã làm, nhất là việc Người chết và sống lại, đều đem lại ơn cứu độ, tất cả những gì Người nói đều là Lời cứu độ.
Hội Thánh xưa nay vẫn đặc biệt lưu tâm đến việc cử hành “ba Ngày trọng đại nhất trong đó Chúa Kitô đã chịu đau khổ, đã an nghỉ và đã phục sinh” (St. Ambrosiô). Tam Nhật Vươt Qua bắt đầu với THÁNH LỄ TIỆC LY chiều Thứ Năm Tuần thánh, và kết thúc vào chiều Chúa Nhật Phục sinh, sau khi đã đạt tới những giờ phút sốt sắng nhất trong buổi CANH THỨC ĐÊM VỌNG PHỤC SINH, là Đêm gồm tóm tất cả việc cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.
2. Dẫn vào cử hành Phụng vụ Lễ Tiệc Ly :
a/. Dẫn nhập trước ca Nhập lễ : Mỗi lần cử hành Lễ Tạ Ơn, chúng ta tái diễn và hiện thực hóa BỮA TIỆC VƯỢT QUA mà Đức Kitô và các môn sinh của Người đã thực hiện vào buổi chiều Thứ Năm trước khi Ngài bước vào cuộc Thương Khó. Tuy nhiên, không có giây phút nào mà Phụng vụ Thánh Lễ lại mang một ý nghĩa sâu xa, một cung cách đậm đà, hiện thực, như Thánh lễ chiều hôm nay, LỄ TIỆC LY CHIÈU THỨ NĂM TUẦN THÁNH cử hành khai mạc TÂM NHẬT VƯỢT QUA. (Xem Hiến chế PV số 102 và Sách Lễ Rôma)
Thật vậy, chúng ta được mời gọi đi vào của hành Phụng vụ chiều hôm nay không chỉ bằng một ý thức đức tin không thôi, nhưng là phải hội nhập vào đó toàn thể trái tim, ý chí, và cả tưởng tượng nữa. Đó có nghĩa là chúng ta phải vận dụng toàn thể con người chúng ta để sống lại cái “GIỜ” của Đức Kitô, “Giờ” mà ở đó, Ngài đã biến bữa tiệc Vượt Qua của Do Thái giáo thành TIỆC VƯỢT QUA CỦA GIAO ƯỚC MỚI NGÀN ĐỜI TỒN TẠI (1 Cr 11,25). Giao ước bằng chính máu đào hy sinh Ngài tuôn đổ ra trên thập giá mà TẤM BÁNH LY RƯỢU là hiện thực đi trước (1 Cr 11,25).
Cùng với Mầu Nhiệm Thánh Thể được “Tưởng niệm tái diễn” cách hiện thực, trong thánh lễ Tiệc Ly chiều nay, chúng ta môt lần nữa được sống lại tâm tình cảm tạ và yêu thương của các môn sinh Đức Kitô, khi chứng kiến hình ảnh khiêm nhu và phục vụ đầy yêu thương của Thầy Chí Thánh khi quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh và tiếp đó ân cần ban cho họ “Điều Răn Mới”, điều răn yêu thương, bác ái.
Sau cùng, cũng chính chiều hôm nay, trong thánh lễ Tiệc Ly nầy, chúng ta cảm nhận cách sâu xa hồng ân của bí tích truyền chức. Chính nhờ thánh chức linh mục, Giám mục mà Hy tế Đức Kitô mãi mãi nối dài trên bàn thờ nhân loại. Chúng ta cầu nguyện cho thế giới hôm nay có được nhiều phó tế, linh mục, giám mục như lòng Chúa mong ước.
Giờ đây chúng ta cùng sốt sắng hát Ca Nhập Lễ bắt đầu thánh lễ.
b/. Dẫn trước các Bài đọc :
Bài đọc 1 : Qua cuộc Hy tế thập giá, Đức Kitô đã trở nên “Chiên Vượt Qua đích thực” mà Cựu ước đã tiên báo qua lễ Vượt Qua của Do thái giáo, Chiên Vượt Qua mới mang lấy và xóa sạch tội lỗi trần gian, đưa con người vào cuộc “giải phóng mới” đích thực và trọn hảo.
Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 2 : “Lễ Vượt Qua mới’ do Đức Kitô thực hiện một lần qua Hy tế Thập Giá, đã được mầu nhiệm Thánh Thể làm cho tái diễn hiện thực trong lịch sử, và liên kết chúng ta với cuộc Vượt Qua của Ngài, khi chúng ta thông hiệp Mình Máu Thánh Ngài. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
c/. Dẫn trước nghi thức Rửa chân :
Như vậy, hành vi rửa chân là biểu tượng của việc Ngài sắp hư vô bản thân mình trên Thập Giá. Hình ảnh Đức Giêsu bưng chậu nước, quì dưới chân các môn đệ là hình ảnh một Thiên Chúa cao sang nhưng «không nghĩ phải dành cho được địa vị ngang hàng cùng Thiên Chúa….song đã hũy mình ra không tức là lĩnh lấy phận tôi đòi.. » (Phi.2,5-7).
B/. THỨ SÁU TUẦN THÁNH
1. Giới thiệu tổng quát Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh :
Theo truyền thống lâu đời của Hội Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày CHAY VƯỢT QUA, ngày Kỷ Niệm việc CHÚA GIÊSU CHỊU THƯƠNG KHÓ VÀ CHỊU CHẾT. Tuy nhiên, cử hành Phụng vụ chiều hôm nay không đơn thuần là một cuộc họp tưởng niệm các đau khổ và nhục hình của biến cố Thương Khó. Nhưng cốt lõi, đó chính là họp mừng “VINH QUANG THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ”. Vì mỗi lần Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa chịu chết, thì đồng thời cũng tuyên xưng Người đã sống lại.
Tiến trình Phụng Vụ chiều hôm nay bao gồm 3 cử hành : Phụng Vụ Lời Chúa, Tôn thờ Thánh Giá và Hiệp Lễ.
• Phụng Vụ lời Chúa : Với 3 Bài đọc như trong thánh lễ Chúa Nhật. Đặc biệt, Bài Tin Mừng hôm nay luôn luôn là Trình thuật Thương Khó theo Tin Mừng Thánh Gioan. Kết thúc Phần Phụng Vụ Lời Chúa là phần Kinh Nguyện Đại Đồng long trọng mang tính truyền thống và hướng đến mọi nhu cầu của nhân loại.
• Tôn thờ Thánh Giá : Thánh giá được giương để cộng đoàn tôn thờ và hôn kính.
• Hiệp lễ : Sau cùng cộng đoàn thông hiệp Mình Thánh Chúa Kitô.
Giờ đây, chúng ta cùng lắng đọng tâm tình trong thái độ tin yêu, sốt sắng, cùng với sự yên lặng nội tâm hướng để đón tiếp đoàn đồng tế bắt đầu cử hành Mầu Nhiệm Khổ Nạn và vinh quang Thập Giá Đức Kitô.
2/. Dẫn trước các Bài đọc :
• Bài đọc 1 : Trích đoạn sách sứ ngôn Isaia tiên báo cuộc Thương Khó của Đấng Cứu Thế qua hình ảnh “NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ CỦA GIAVÊ”. Sứ điệp nầy làm bật nổi cái “GIỜ” của Đức Kitô, Giờ Khổ Nạn để chính thức thực hiện Chương trình cứu rỗi. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
• Bài đọc 2 : Thư Do Thái trình bày chân dung Đức Kitô là Vị Thượng Tế cao cả từ trời “vâng phục thánh ý Chúa Cha”, hóa thân nhập thể “sống trọn thân phận con người”. Nhờ đó đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
3/. Dẫn trước phần Kinh nguyện đại đồng :
Giờ đây, cộng chúng ta, lắng nghe lời gọi mời của Chủ Tế và thành tâm hiệp thông với Ngài trong những lời cầu nguyện sốt sắng cho mọi nhu cầu của nhân loại và Hội Thánh.
4/. Dẫn trước Nghi Thức Tôn Thờ Thánh Giá :
Thánh Giá hôm nay xuất hiện trước cộng đoàn chúng ta với một cung cách long trọng khác thường. Trong khi tôn vinh Thánh Giá, chúng ta tôn thờ chính Chúa Kitô, Đấng đã dùng thập giá để biểu lộ tình yêu thương cao vời dành cho Thiên Chúa Cha và cho loài người . Cử hành Tôn Thờ Thánh giá hôm nay cũng nói với chúng ta rằng : Chính qua nẻo đường thập giá, Đức Kitô đã bước vào vinh quang Phục sinh. Xin cộng đoàn sốt sắng đón mừng Thánh Giá Chúa Kitô.
5/. Dẫn trước Nghi thức Hiệp Lễ :
Kết thức cử hành chiều hôm nay đó là cuộc thông hiệp Mình và Máu Chúa Kitô. Giây phút nầy nói lên tính cách hiện thực của mầu nhiệm chúng ta đang cử hành. Thật vậy, cử hành chiều hôm nay, không phải là cuộc tưởng niệm suống cuộc khổ nạn đã qua của Đức Kitô, mà chính là sự thông hiệp trọn vẹn và hiện thực với Đấng đã giải thoát chúng ta khổi tội lỗi bằng cuộc khổ bạn và cái chết đau thương của Ngài. Chúng cùng sốt sắng đón nhận Mình Thánh Chúa Kitô.
C/. THÁNH LỄ ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Kính thưa cộng đoàn,
Đêm nay chính là thời điểm cao nhất của Năm Phụng Vụ, là Đêm Thánh của người Kitô hữu ; hay như cách diễn tả của thánh giáo phụ Augustinô : Đêm nay “là mẹ của hết mọi buổi canh thức Phụng Vụ”.
Bởi vì đêm nay chính là đêm tưởng niệm chính thức và hiện thực, đầy đủ và toàn diện nhất mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, biến cố trung tâm, chóp đĩnh của Lịch sử cứu rỗi. Phụng Vụ đêm nay gợi nhớ lại đêm “Vượt Qua” thuở dân Ít-ra-en canh thức với thịt chiên để chờ sáng xuất hành trong niềm vui hồ hỡi khi được Thiên Chúa giải thoát khỏi vòng nô lệ Ai Cập. Anh sáng đêm nay cũng gợi nhớ lại biến cố hoành tráng của đoàn người Ít-ra-en đi bộ qua Biển Đỏ ráo chân dưới áng mây cột lửa.
Thế nhưng điểm qui chiếu cuối cùng của ý nghĩa Phụng Vụ đêm nay vẫn là: Chúa Kitô đập tan xiềng xích tử thần và từ âm phủ khải hoàn đi lên ; và cũng một cách nào đó, chính là đêm Hội Thánh ngay từ buổi đầu, vẫn họp nhau đón đợi “Phu Quân” trở lại.
Để diễn tả những chiều kích trọng đại và thâm sâu đó, cử hành Phụng vụ đêm nay diễn ra trong một vẻ long trọng khác thường, toàn diện, và gần như phù hợp hoàn toàn với tiến độ của Lịch Sử cứu rỗi.
Giờ đây chúng ta hãy sốt sắng lần lượt bước vào các cử hành Phụng Vụ Đêm Vọng Phục Sinh này.
2. DẪN NHẬP VÀO CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ
a/. Dẫn vào Nghi Thức Chào Mừng Ánh Sáng Phục sinh :
Khởi đầu Đêm Canh Thức hôm nay đó là nghi thức CHÀO MỪNG ÁNH SÁNG PHỤC SINH. Trong nghi thức nầy chúng ta lần lượt tham dự việc Làm phép lửa mới, Thắp Nến Phục Sinh, Rước Nến Phục Sinh và long trọng Công Bố Tin Mừng Phục Sinh.
Cây nến lớn nhất của đêm nay được gọi là Nến Phục Sinh, là biểu tượng phong phú gợi nhớ nhiều biến cố trong lịch sử cứu rỗi :
Ø Là áng mây sáng, cột lửa sáng đưa dân Ít-ra-en về đất hứa.
Ø Là biểu tượng rõ nét chính Chúa Kitô Phục Sinh, nguồn ánh sáng cứu độ, là Đường, Chân Lý, Sự Sống, đang dẫn đoàn Dân Mới được cứu chuộc tiến về quê trời.
Chính từ ngọn lửa Cây nến nầy, các cây nến khác của cộng đoàn dân Chúa được đốt cháy lên cho tới khi ánh lửa Phục Sinh chan hòa khắp chốn.
Giữa lúc ấy, khúc ca Exultet (Mừng Vui Lên), bài ca công bố Tin Mừng Phục Sinh được vang lên như thúc giục niềm hân hoan ca ngợi tạ ơn, vì những kỳ công Chúa đã tác thành trong lịch sử.
Giờ đây xin kính mời cộng đoàn hướng về lễ đài để bắt đầu nghi thức CHÀO MỪNG ÁNH SÁNG PHỤC SINH.
b/. Dẫn vào Phần Phụng Vụ Lời Chúa.
Phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay được trình bày với một diễn tiến đặc biệt khác với mọi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa khác. Chính nơi đây và giờ phút nầy, chúng ta sẽ được lắng nghe toàn bộ tiến trình của lịch sử cứu rỗi.
(Chủ tế kêu gọi)…
Dẫn trước các bài đọc :
1. Bài đọc 1 : Khởi đầu công trình cứu độ cũng chính là khởi đầu công cuộc tạo dựng. Từ cuộc tạo dựng đầu tiên nầy đã dẫn đến cuộc tạo dựng mới trong Đức Kitô. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
2. Bài đọc 3 : Nếu dân tộc Ít-ra-en là hình bóng của đoàn Dân mới được cứu chuộc, thì chính Biến Cố Xuất Hành-Vượt Qua của dân Do Thái lại chính là lời tiên báo rõ nét về mầu nhiệm Tử Nạn-Phục sinh của Đức Kitô, Đấng giải thoát nhân loại khỏi vòng nô lệ tội lỗi để tiến vào miền ánh sáng cứu độ. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
3. Bài đọc 5 : Ngôn sứ Isaia loan báo một Giao Ước vĩnh Cửu được Thiên Chúa ký kết với Dân Người. Giao ước ước ấy hôm nay đã trở thành hiện thực trong Mầu Nhiệm Khổ nạn của Đức Kitô, để ai cùng chết với Người sẽ được tái sinh vào sự sống mới. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
4. Bài đọc 7 : Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã cho thấy đích điểm của công trình cứu rỗi chính là cuộc tái tạo từ bên trong : “Một trái tim mới, một tấm lòng với thần khí mới”. Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô đã hiện thức hóa lời tiên báo ấy, đặc biệt cho tất cả những ai được “tái sinh bởi Nước và Thánh Thần”. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
(Sau BĐ 7, cùng với đáp ca và lời nguyện, đốt nến bàn thờ, chủ tế xướng Kinh Vinh Danh, đổ các chuông…)
5. Dẫn vào Bài Thánh Thư : Trích đoạn thư Rôma của Thánh Tông Đồ Phaolô tập chú vào Mầu Nhiệm Thánh Tẩy : Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
(Sau Bài Thánh Thư, Chủ tế xướng Allêluia trọng thể 3 lần…)
6. Dẫn vào bài ca Allêluia trọng thể : Giờ đây cộng đoàn chúng ta cùng hân hoan hát to lời Allêluia, lời ca khen chúc tụng, lời hân hoan vui mừng bừng lên sau bốn mươi ngày Mùa Chay im tiếng để chào đón niềm vui Phục Sinh.
c/. Dẫn Vào Phụng Vụ Phép Rửa
Giờ đây cộng đoàn chúng ta tiến vào phần Phụng Vụ thứ Ba : Phụng Vụ Phép Rửa. Giờ nầy, trên khắp thế giới, đang có hàng triệu anh chị em dự tòng chuẩn bị lãnh nhận các Bí tích gia nhập Kitô giáo. Phần Phụng nầy là một căt nghĩa rõ nét về Mầu Nhiệm vượt Qua của Đức Kitô, Đấng dùng dòng nước Rửa tội để tái sinh chúng ta từ cuộc sống nô lệ cho tội lỗi và sự chết được bước vào đời sống mới trong ân sủng và tự do của con cái Chúa.
Cử hành Phụng vụ nầy vừa gọi mời chúng ta dấn thân sống tích cực hồng ân thánh tẩy qua việc lặp lại những lời cam kết và tuyên xưng khi chịu Phép Rửa Tội ; đồng thời gợi lên ý thức sống động về tình liên đới của một đoàn dân mới được thanh tẩy.
Đặc biệt, trong Đêm nay, giờ nầy có …. anh chị em tuyển nhân dự tòng có tên sau đây sẽ được lãnh nhận các Bí Tích Gia Nhập Kitô Giáo – Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể : (Công bố danh sách ứng viên dự tòng……………………….)
d/. Dẫn vào Phụng Vụ Thánh Thể.
Giờ đây, chúng ta sốt sắng bước vào Phần Phụng Vụ Thánh Thể là chóp đỉnh và chung kết của Mầu Nhiệm được cử hành Đêm nay. Mầu Nhiệm Thánh Thể chính là “Tưởng-Niệm-Tái-Diễn” Mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh của Chúa Kitô. Chính nơi bàn tiệc Thánh Thể nầy, Chúa Kitô một lần nữa hiến tế thân mình để cứu độ sinh linh, hoàn thành Giao ước Mới ; và cũng chính nơi đây, Đức Kitô Phục Sinh đang thân hành đến và hiện diện với chúng ta để thông ban chính Máu Thịt Ngài nuôi sống và dẫn chúng ta tiến bước về cõi trường sinh.
Đặc biệt, giờ nầy các anh chị em Tân Tòng lần đầu tiên trong đời sống Kitô hữu, đại diện cho cộng đoàn tiến dâng lễ vật lên bàn thờ để bắt đầu phần Phụng vụ Thánh Thể.
D/. DẪN LỄ Chúa Nhật PHỤC SINH
Dẫn nhập trước Ca Nhập Lễ :
Trong Đêm Thánh, chúng ta đã mừng Mầu Nhiệm Vượt Qua khi cử hành Phép Rửa và Phép Thánh Thể. Trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì Người ban sự sống mới mà Chúa Kitô Phục Sinh đã khai mào cho ta. Hôm nay “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, là ngày của Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi và tử thần, hiện ra với các môn đệ ; hôm nay chính Người đồng hành với hai môn đệ trên đường về Emmau và mở lòng mở mắt để họ nhận ra Người khi Người chung chia bữa tối với họ ; hôm nay Người ban Thánh Thần trên các Tông Đồ để các ông được quyền tha tội và sai các ông đi khắp thế giới để làm chứng cho Người.
Chính vì thế, hôm nay đúng là “Ngày Của Chúa”, là “Chúa Nhật”, là Lễ lớn nhất trong mọi lễ mà cộng đoàn dân Chúa không ngừng hân hoan hát lên trong suốt những ngày nầy “ Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy tưng bừng hoan hỷ” (Tv 17).
Hôm nay, mỗi người Kitô hữu sống lại mầu nhiệm mà các môn đệ Chúa Kitô xưa đã sống : Chúa Kitô đã chịu hiến tế làm Chiên Vượt Qua (Ca hiệp lễ), chính là để cứu mỗi người chúng ta : “Người đã chết để diệt trừ cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho chúng ta nguồn sống mới” (Kinh Tiền Tụng). Thánh Thần đã làm cho Đức Kitô chỗi dậy từ cõi chết, nay cũng làm cho chúng ta “trở nên người mới để sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng của Đấng Phục Sinh” (Lời nguyện Nhập Lễ), với niềm hy vọng “được thấy ngày sống lại vinh quang” (Lời nguyện hiệp lễ).
Quả thật, Tin Mừng Phục Sinh là trọng tâm của Đức Tin Kitô giáo, là lời chứng đầu tiên và nguyên tuyền, sâu thẳm và sinh dộng nhất của các tông đồ (BĐ 1, Bài TM) ; đó cũng chính là con đường duy nhất để chúng ta thực hiện ý muốn của Thiên Chúa và hoàn tất định mệnh cao cả của chính mình : tiến về cuộc hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa trên thiên đàng vĩnh cửu.
Giờ đây chúng ta cùng sốt sắng hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.
Dẫn trước các Bài đọc :
Bài đọc 1 : Sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật lời chứng về Đấng Phục Sinh của Tông Đồ Phêrô, và cũng là của toàn thể cộng đoàn dân Chúa thuở sơ khai. Điều nầy đã xác quyết : Tin Mừng Phục Sinh phát xuất từ Lời Chứng, lời chứng của niềm tin. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 2 : Thư gởi giáo đoàn Côlôsê đã mở ra một con đường mới cho những ai tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô nhờ nhiệm tích Thánh Tẩy : Sống cuộc đời mới trong Đức Kitô và tìm kiếm những sự thuộc thượng giới. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Dẫu đời vương ''ném đá''
Sơn Ca Linh
09:12 12/04/2019
Đã có một thời,
Xóm trên xóm dưới bọn trẻ ghình nhau,
Câu chuyện kết là hè nhau “ném đá”.
Sức trán, mẻ đầu…càng đau càng hả dạ…
Bản chất con người “một ruột chiến tranh” !
Rồi cuộc đời, “ném đá” nhau, đạp đổ, tranh giành,
Cái lợi, cái danh, tiền tài chức phận.
Xã hội “ném đá” những hàng buôn hương bán phấn,
Đám giàu “ném đá” bọn biếng lười khố rách áo ôm.
Người học cao trí thức
“ném đá” bọn bụi đời dốt nát lôm côm,
Kẻ đức trọng đạo cao
“ném đá” bọn cùng đinh tội phạm…
Và “Ném đá” trở thành mốc sau cùng bản án,
“Hãy Ném đá người phụ nữ : bởi tội ngoại tình”,
“Hãy ném đá Giê-su, tên thợ mộc cùng đinh,
Mà lộng ngôn dám xưng mình là Con Thiên Chúa”.
Lịch sử con người đầy những trang đen đúa,
Kết án tuỳ tiện, ném đá bất công,
Máu đổ đầu rơi, oán thán chất chồng,
Bởi thù hận kiêu căng, bởi nhỏ hèn ghen ghét…!
Biết bao đời thất vọng, biết bao người phải chết,
Hằn vết thương sâu dấu “ném đá” bất công.
Dẫu người công chính, dẫu bậc thánh nhân,
Phận ngôn sứ càng nhận lãnh nhiều phen “ném đá”.
Từ “ném đá” đến con đường “thập Giá”,
Chuyện kể về Thầy đang trở lại hôm nay.
Vết hằn tình yêu giá cả đong đầy,
Một lần nữa xin vâng, dẫu đời vương “ném đá” !
Sơn Ca Linh
Tuần Chịu Nạn 2019.
Di ngôn Đồi Thập Gía
Đinh Văn Tiến Hùng
13:00 12/04/2019
*”-Này là gỗ Cây THÁNH GIÁ đã treo Đấng Cứu Chuộc nhân loại !
Ta hãy đến thờ lạy ! “
( Lời suy niệm Tuần Thánh )
*Bảy Di Ngôn trước khi Chúa Chết :
I-“ Lạy Cha ! Xin tha cho chúng vì chúng chẳng hiểu việc chúng làm ”
( Lc.23 : 24 )
II-“ Hôm nay con sẽ được ở trên Thiên đàng cùng Ta ”
( Lc.23 ; 43 )
III-“ Thưa Bà ! Đây là con Bà ! “
( Jn.19 : 26 )
IV-“ Lạy Thiên Chúa ! Lạy Thiên Chúa con! Sao Ngài bỏ Con ! “
( Mt.27 : 46 )
V-“ Ta khát ! “
( Jn.19 : 28 )
VI-“ Mọi sự đã hoàn tất ! ‘
( Jn.19: 30 )
VII-“ Lạy Cha ! Con phó linh hồn trong tay Cha ! “
*Tình yêu Chúa thật bao la,
Trước khi vĩnh biệt ban ta Bảy Lời,
Di Ngôn Cứu chuộc Nước Trời,
Cho ta sức mạnh sống đời trần gian,
(1)Lạy Cha xin tha thứ !
Vì chúng không hiểu gì ,
Việc làm đầy tội lỗi,
Xin Cha hãy quên đi !
(2)Giờ con biết xám hối,
Ta hứa sẽ ban cho,
Nước Trời nguồn ân phúc,
Mà con đang ước mơ.
(3)Xin Bà hãy nhận lấy,
Gio-an này con Bà !
Đại diện cho nhân loại,
Ơn cứu chuộc thứ tha.
(4)Linh hồn Con sầu não,
Sao Cha nỡ bỏ Con,
Hay là Cha từ chối,
Vì tội lỗi loài người ?
(5)Ta khát sao lừa dối,
Trao mật đắng dấm chua,
Ta khát tình yêu đó !
Con đã nhận ra chưa ?
(6)Mọi sự đã hoàn tất !
Kết ca khúc khải hoàn,
Vinh quang Đồi Thập Giá,
Đấng chiến thắng tử thần.
(7) Linh hồn con phó thác,
Trong tay Cha Toàn Năng,
Vì Con đã hoàn tất,
Công cuộc cứu thế trần.
Trên đỉnh cao Thập giá,
Chúa đã kéo con lên,
Thoát khỏi vùng tăm tối,
Ban cuộc sống vững bền.
*Tình yêu Chúa thật bao la,
Trước khi vĩnh biệt ban ta Bảy Lời,
Di Ngôn Cứu chuộc Nước Trời,
Cho ta sức mạnh sống đời trần gian.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Bài Giảng Lễ Lá: Vụ án Giêsu
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
16:54 12/04/2019
Chúa Nhật LỄ LÁ “VỤ ÁN GIÊSU”
Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56
Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không phải là một biến cố ngẫu nhiên xảy ra. Nhưng là điểm tới và tột đỉnh của một quá trình đối kháng giữa Chúa Giêsu với những người Do Thái và giới lãnh đạo tôn giáo, xã hội thời đó. Đây là sự kiện lịch sử được các Tin Mừng tường thuật. Theo đó, Chúa Giêsu bị kết án tử hình vì những lý do sau đây:
1- Vi phạm lề luật Môsê
Đối với người Do Thái, lề luật nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Lề luật là do Thiên Chúa ban. Vì thế, lề luật có một vị trí thượng tôn, phải được tuân giữ một cách cẩn thận và đầy đủ.
Chúa Giêsu bị nhóm Pharisêu và các kinh sư kết án vì tội đã vi phạm luật Môsê khi các môn đệ Người dùng bữa mà không rửa tay và khi Chúa Giêsu trừ quỷ trong ngày Sabát (x. Mc 3,1-6 và 7,1-7).
Thực ra, Chúa Giêsu không chống lại Luật Môsê. Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các Ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).
Tuy nhiên, Chúa Giêsu bị vu cáo vì đã vi phạm luật Môsê, bởi vì Người đã chỉ trích các luật sỹ và các kinh sư về cung cách giữ luật của họ quá câu nệ và vụ hình thức. Họ quá chăm chú tuân giữ những điều luật do truyền thống đặt ra mà lãng quên điều chính yếu và ý nghĩa của lề luật. Đến nỗi những truyền thống này đi ngược lại với điều răn của Thiên Chúa (x. Mc 7,1-23). Đây là sự đối kháng thứ nhất mà Chúa Giêsu phải đối diện.
2- Xúc phạm đến Đền Thờ
Đền Thờ là trung tâm đời sống tôn giáo của người Do Thái. Vì thế, ai xúc phạm đến Đền Thờ thì bị kết án tử hình.
Chúa Giêsu cũng dành cho Đền Thờ Giêrusalem sự tôn kính đặc biệt. Nơi đó, Người đã được cha mẹ hiến dâng cho Thiên Chúa (x. Lc 2,22-31). Hằng năm Người đã đến hành hương lên Đền Thờ khi sống tại Nadarét (x. Lc 2,31). Sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu cũng gắn liền với những lần hành hương về Đền Thánh.
Vì thế, trong dịp lễ Vượt Qua vào năm 27, Chúa Giêsu lên Giêrusalem mừng lễ. Người cảm thấy khó chịu khi thấy người ta buôn bán chiên bò, bồ câu và đổi tiền trong Đền Thờ. Người đã lấy dây làm roi xua đuổi tất cả ra khỏi Đền Thờ (Ga 2,16). Khi người Do Thái hỏi Người lấy quyền nào để làm như thế, Chúa Giêsu đã trả lời: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,21-22). Qua câu nói này, Chúa Giêsu muốn báo trước về cuộc thương khó của Người. Đền Thờ ở đây ám chỉ thân thể Người.
Chúa Giêsu đã loan báo sự tàn phá ngôi Đền Thờ tráng lệ này, sẽ không còn viên đá nào trên viên đá nào (x. Mt 24,1-2). Những lời tiên tri của Người bị bóp méo bởi những chứng gian, khi Người bị các Thượng Tế chất vấn. Dựa vào đó, người ta cáo buộc Người vì tội đã xúc phạm Đền Thờ (Mt 26,61).
3- Tội phạm thượng
Đức Giêsu bị vu cáo vì tội phạm thượng khi xưng mình là Con Thiên Chúa (Ga 10,33) và tự cho mình có quyền tha tội (Mc 2,7).
Đức Giêsu mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong đó, tương quan giữa Người với Thiên Chúa là tương quan Cha và Con. Thiên Chúa là Cha của Người và Người là Con Thiên Chúa. Chính sự mới mẻ này trở thành sự đối kháng về niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất của người Do Thái. Đối với họ, Thiên Chúa là Đấng độc nhất; không người nào ngang hàng với Thiên Chúa; chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội.
Mặc dù chứng kiến rất nhiều phép lạ Chúa đã làm, nhưng giới lãnh đạo Do Thái vẫn không tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (x. Ga 12,37). Do đó, trước phiên tòa Thượng Hội Đồng, họ đã đồng thanh kết án Chúa Giêsu đáng chết vì tội phạm thượng (Mt 26,63-66).
4- Lý do chính trị
Công Nghị Do Thái họp và tuyên bố Chúa Giêsu “đáng phải chết” (Mt 26,66) vì những lý do nói trên. Nhưng thời đó, nước Do Thái đang bị thống trị bởi đế quốc La Mã, họ không có quyền xử án chết một người, thế nên, họ nộp Chúa Giêsu cho Philatô và đưa ông vào cuộc. Khi xét hỏi, Philatô không thấy Chúa Giêsu có tội nào đáng phải chết. Ông tìm cách tha cho Chúa Giêsu. Nhưng dân Do Thái tìm cách lèo lái vụ án tôn giáo sang vụ án chính trị và nhấn mạnh đến chiều kích này để Philatô có cơ sở pháp lý kết án tử hình Chúa Giêsu (x. Lc 23,2). Họ cáo buộc rằng Chúa Giêsu tự xưng mình là vua và ngăn cản dân nộp thuế cho người La Mã. Ai xưng mình là vua thì cũng có nghĩa là người nổi dậy lật đổ đế quốc La Mã và như thế sẽ ảnh hưởng đến nền hòa bình của đế quốc này.
Kết luận
Như thế, từ những đối kháng mang tính tôn giáo, những người Do Thái đã khoác cho vụ án của Chúa Giêsu một màu sắc chính trị. Cũng nên nhớ rằng: thời bấy giờ tôn giáo và chính trị không bao giờ tách rời nhau. Một thứ chính trị “đơn thuần” cũng như tôn giáo “đơn thuần” không thể tồn tại đối với người Do Thái. Vì thế, các lý do tôn giáo là bệ phóng cho lý do chính trị trong việc tố cáo Chúa Giêsu.
“Vụ án Giêsu” là kết quả của một quá trình hận thù, ghen ghét và gian dối của con người đương thời. Nơi đó, Đức Giêsu trở thành hiện thân của những ai bị ngược đãi, vu cáo và kết án một cách oan khiên trong lịch sử loài người hôm qua cũng như hôm nay.
Vụ án này đã xảy ra hơn hai ngàn năm nhưng vẫn luôn được lịch sử nhắc đi nhắc lại để suy niệm, soi chiếu cho mọi vụ án oan khiên và sai lạc của loài người, nơi đó sự giả dối, lật lọng và độc ác phơi bày rõ mặt nhất. Vì thế, nó là đại diện cho mọi nỗi đau của của bất công loài người. Nhưng sự xấu xa đó vẫn còn tiếp tục trong lịch sử, trong xã hội và trong đời sống mỗi người.
Bước vào Tuần Thánh, xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cố gắng khước từ những sự giả dối, lật lọng và độc ác có thể xuất hiện nơi lòng chúng ta. Đồng thời, khi suy ngắm cuộc khổ nạn Chúa Giêsu, chúng ta cảm nghiệm Chúa yêu thương loài người thế nào khi chấp nhận cái chết oan khiên, để từ đó chúng ta biết yêu mến Chúa nhiều hơn và biết sống khoan dung với mọi người. Amen!
Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56
Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không phải là một biến cố ngẫu nhiên xảy ra. Nhưng là điểm tới và tột đỉnh của một quá trình đối kháng giữa Chúa Giêsu với những người Do Thái và giới lãnh đạo tôn giáo, xã hội thời đó. Đây là sự kiện lịch sử được các Tin Mừng tường thuật. Theo đó, Chúa Giêsu bị kết án tử hình vì những lý do sau đây:
1- Vi phạm lề luật Môsê
Đối với người Do Thái, lề luật nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Lề luật là do Thiên Chúa ban. Vì thế, lề luật có một vị trí thượng tôn, phải được tuân giữ một cách cẩn thận và đầy đủ.
Chúa Giêsu bị nhóm Pharisêu và các kinh sư kết án vì tội đã vi phạm luật Môsê khi các môn đệ Người dùng bữa mà không rửa tay và khi Chúa Giêsu trừ quỷ trong ngày Sabát (x. Mc 3,1-6 và 7,1-7).
Thực ra, Chúa Giêsu không chống lại Luật Môsê. Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các Ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).
Tuy nhiên, Chúa Giêsu bị vu cáo vì đã vi phạm luật Môsê, bởi vì Người đã chỉ trích các luật sỹ và các kinh sư về cung cách giữ luật của họ quá câu nệ và vụ hình thức. Họ quá chăm chú tuân giữ những điều luật do truyền thống đặt ra mà lãng quên điều chính yếu và ý nghĩa của lề luật. Đến nỗi những truyền thống này đi ngược lại với điều răn của Thiên Chúa (x. Mc 7,1-23). Đây là sự đối kháng thứ nhất mà Chúa Giêsu phải đối diện.
2- Xúc phạm đến Đền Thờ
Đền Thờ là trung tâm đời sống tôn giáo của người Do Thái. Vì thế, ai xúc phạm đến Đền Thờ thì bị kết án tử hình.
Chúa Giêsu cũng dành cho Đền Thờ Giêrusalem sự tôn kính đặc biệt. Nơi đó, Người đã được cha mẹ hiến dâng cho Thiên Chúa (x. Lc 2,22-31). Hằng năm Người đã đến hành hương lên Đền Thờ khi sống tại Nadarét (x. Lc 2,31). Sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu cũng gắn liền với những lần hành hương về Đền Thánh.
Vì thế, trong dịp lễ Vượt Qua vào năm 27, Chúa Giêsu lên Giêrusalem mừng lễ. Người cảm thấy khó chịu khi thấy người ta buôn bán chiên bò, bồ câu và đổi tiền trong Đền Thờ. Người đã lấy dây làm roi xua đuổi tất cả ra khỏi Đền Thờ (Ga 2,16). Khi người Do Thái hỏi Người lấy quyền nào để làm như thế, Chúa Giêsu đã trả lời: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,21-22). Qua câu nói này, Chúa Giêsu muốn báo trước về cuộc thương khó của Người. Đền Thờ ở đây ám chỉ thân thể Người.
Chúa Giêsu đã loan báo sự tàn phá ngôi Đền Thờ tráng lệ này, sẽ không còn viên đá nào trên viên đá nào (x. Mt 24,1-2). Những lời tiên tri của Người bị bóp méo bởi những chứng gian, khi Người bị các Thượng Tế chất vấn. Dựa vào đó, người ta cáo buộc Người vì tội đã xúc phạm Đền Thờ (Mt 26,61).
3- Tội phạm thượng
Đức Giêsu bị vu cáo vì tội phạm thượng khi xưng mình là Con Thiên Chúa (Ga 10,33) và tự cho mình có quyền tha tội (Mc 2,7).
Đức Giêsu mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong đó, tương quan giữa Người với Thiên Chúa là tương quan Cha và Con. Thiên Chúa là Cha của Người và Người là Con Thiên Chúa. Chính sự mới mẻ này trở thành sự đối kháng về niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất của người Do Thái. Đối với họ, Thiên Chúa là Đấng độc nhất; không người nào ngang hàng với Thiên Chúa; chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội.
Mặc dù chứng kiến rất nhiều phép lạ Chúa đã làm, nhưng giới lãnh đạo Do Thái vẫn không tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (x. Ga 12,37). Do đó, trước phiên tòa Thượng Hội Đồng, họ đã đồng thanh kết án Chúa Giêsu đáng chết vì tội phạm thượng (Mt 26,63-66).
4- Lý do chính trị
Công Nghị Do Thái họp và tuyên bố Chúa Giêsu “đáng phải chết” (Mt 26,66) vì những lý do nói trên. Nhưng thời đó, nước Do Thái đang bị thống trị bởi đế quốc La Mã, họ không có quyền xử án chết một người, thế nên, họ nộp Chúa Giêsu cho Philatô và đưa ông vào cuộc. Khi xét hỏi, Philatô không thấy Chúa Giêsu có tội nào đáng phải chết. Ông tìm cách tha cho Chúa Giêsu. Nhưng dân Do Thái tìm cách lèo lái vụ án tôn giáo sang vụ án chính trị và nhấn mạnh đến chiều kích này để Philatô có cơ sở pháp lý kết án tử hình Chúa Giêsu (x. Lc 23,2). Họ cáo buộc rằng Chúa Giêsu tự xưng mình là vua và ngăn cản dân nộp thuế cho người La Mã. Ai xưng mình là vua thì cũng có nghĩa là người nổi dậy lật đổ đế quốc La Mã và như thế sẽ ảnh hưởng đến nền hòa bình của đế quốc này.
Kết luận
Như thế, từ những đối kháng mang tính tôn giáo, những người Do Thái đã khoác cho vụ án của Chúa Giêsu một màu sắc chính trị. Cũng nên nhớ rằng: thời bấy giờ tôn giáo và chính trị không bao giờ tách rời nhau. Một thứ chính trị “đơn thuần” cũng như tôn giáo “đơn thuần” không thể tồn tại đối với người Do Thái. Vì thế, các lý do tôn giáo là bệ phóng cho lý do chính trị trong việc tố cáo Chúa Giêsu.
“Vụ án Giêsu” là kết quả của một quá trình hận thù, ghen ghét và gian dối của con người đương thời. Nơi đó, Đức Giêsu trở thành hiện thân của những ai bị ngược đãi, vu cáo và kết án một cách oan khiên trong lịch sử loài người hôm qua cũng như hôm nay.
Vụ án này đã xảy ra hơn hai ngàn năm nhưng vẫn luôn được lịch sử nhắc đi nhắc lại để suy niệm, soi chiếu cho mọi vụ án oan khiên và sai lạc của loài người, nơi đó sự giả dối, lật lọng và độc ác phơi bày rõ mặt nhất. Vì thế, nó là đại diện cho mọi nỗi đau của của bất công loài người. Nhưng sự xấu xa đó vẫn còn tiếp tục trong lịch sử, trong xã hội và trong đời sống mỗi người.
Bước vào Tuần Thánh, xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cố gắng khước từ những sự giả dối, lật lọng và độc ác có thể xuất hiện nơi lòng chúng ta. Đồng thời, khi suy ngắm cuộc khổ nạn Chúa Giêsu, chúng ta cảm nghiệm Chúa yêu thương loài người thế nào khi chấp nhận cái chết oan khiên, để từ đó chúng ta biết yêu mến Chúa nhiều hơn và biết sống khoan dung với mọi người. Amen!
Lễ Lá vui quá là vui
Lm Nguyễn Xuân Trường
22:05 12/04/2019
Lễ Lá mời ta sống lại cảnh dân thành Giêrusalem năm xưa tưng bừng đón Chúa. Dân chúng như thể các “fan cuồng” reo hò tung hô Chúa Giêsu thần tượng. Hơn thế nữa, họ si mê Chúa đến độ họ không tiếc Chúa cái gì: cho Chúa mượn lừa, vẫy cành lá, thậm chí cởi cả áo trải ra đường cho Chúa đi như người Quan họ Bắc Ninh hát: “Yêu nhau cởi áo trao nhau.” Sao mà vui thế, yêu thế! Yêu thế này có lẽ nên gọi là “Lễ Áo” thay vì Lễ Lá !hihiii
Khung cảnh Lễ Lá vui quá khiến mỗi người phải hỏi lại lòng mình:
1. NIỀM VUI. Mỗi khi đi thờ đi lễ là dịp gặp Chúa mà tôi có vui không? Gia đình tôi tin Chúa mà nhà tôi có vui không?
2. DÂNG TẶNG. Yêu nhau chẳng tiếc điều gì trao nhau. Vậy tôi có sẵn lòng quảng đại dâng tặng: thời giờ, công sức, tài chính cho Chúa, cho Giáo Hội không?
Chỉ khi trả lời CÓ -YES thì ta mới thực sự đang sống tinh thần của Lễ Lá năm xưa.
NGƯỜI DÙ THAY LÒNG ĐỔI DẠ - CHÚA VẪN MỘT LÒNG MỘT DẠ
Bài Thương Khó trong Lễ Lá người ta thay lòng đổi dạ khiếp quá.
Trước hết là đám đông dân chúng thay lòng đổi dạ. Cũng những con người hôm trước thì hò reo tung hô Chúa vào thành, hôm sau lại hò hét đòi đóng đinh Chúa vào thập giá; hôm trước thì yêu Chúa đến độ cởi cả áo trải ra đường cho Chúa đi, hôm sau thì lại ghét Chúa đến nỗi lột áo Chúa ra để đóng đinh Ngài.
Rồi đến các tông đồ cũng thay lòng đổi dạ. Giuđa mới hôm trước còn ngồi ăn chung một bàn với Thày, hôm sau đã phản bội nộp Thày cho kẻ thù. Rồi cả Phêrô nữa: mới hôm trước còn thề thốt trung thành với Thày đến cùng, vậy mà ngày hôm sau lại chối Thày tới 3 lần.
Nhất là Phitatô cùng các Thượng tế, Kinh sư và Kì mục đã đổi trắng thay đen, họ đã biến Chúa Giêsu là con Thiên Chúa trở thành một tội nhân để giết chết!
Trước sự thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen của con người thì ông nghệ sĩ đã giận giữ thốt lên: “Đập vỡ cây đàn giận người đổi trắng thay đen,” hoặc cay đắng chối từ: “Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa em ơi. Tình đời thay trắng đổi đen. Tình đời còn lắm bon chen. Tình đời còn lắm đam mê. Nên tình còn lắm ê chề.”
Đời sẽ dứt khoát là giận giữ, là hết yêu, nhưng Chúa thì khác. Tin Mừng là ở chỗ: Cho dù con người có thay lòng đổi dạ thế nào đi nữa thì Chúa Giêsu vẫn một lòng một dạ yêu thương. Ngài yêu thương con người đến độ tự nguyện hiến dâng cả mạng sống mình để cứu độ nhân loại.
Lễ lá dẫn chúng ta bước vào Tuần Thánh tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Chúng ta tạ ơn Chúa đã hiến dâng mạng sống để cứu độ chúng ta. Và xin cho mỗi chúng ta cũng mang trong mình trái tim của Chúa, trái tim một lòng một dạ tin yêu để luôn tin tưởng Thiên Chúa và yêu thương con người, cùng nhau chia sẻ những niềm đau của đời. Amen.
Khung cảnh Lễ Lá vui quá khiến mỗi người phải hỏi lại lòng mình:
1. NIỀM VUI. Mỗi khi đi thờ đi lễ là dịp gặp Chúa mà tôi có vui không? Gia đình tôi tin Chúa mà nhà tôi có vui không?
2. DÂNG TẶNG. Yêu nhau chẳng tiếc điều gì trao nhau. Vậy tôi có sẵn lòng quảng đại dâng tặng: thời giờ, công sức, tài chính cho Chúa, cho Giáo Hội không?
Chỉ khi trả lời CÓ -YES thì ta mới thực sự đang sống tinh thần của Lễ Lá năm xưa.
NGƯỜI DÙ THAY LÒNG ĐỔI DẠ - CHÚA VẪN MỘT LÒNG MỘT DẠ
Bài Thương Khó trong Lễ Lá người ta thay lòng đổi dạ khiếp quá.
Trước hết là đám đông dân chúng thay lòng đổi dạ. Cũng những con người hôm trước thì hò reo tung hô Chúa vào thành, hôm sau lại hò hét đòi đóng đinh Chúa vào thập giá; hôm trước thì yêu Chúa đến độ cởi cả áo trải ra đường cho Chúa đi, hôm sau thì lại ghét Chúa đến nỗi lột áo Chúa ra để đóng đinh Ngài.
Rồi đến các tông đồ cũng thay lòng đổi dạ. Giuđa mới hôm trước còn ngồi ăn chung một bàn với Thày, hôm sau đã phản bội nộp Thày cho kẻ thù. Rồi cả Phêrô nữa: mới hôm trước còn thề thốt trung thành với Thày đến cùng, vậy mà ngày hôm sau lại chối Thày tới 3 lần.
Nhất là Phitatô cùng các Thượng tế, Kinh sư và Kì mục đã đổi trắng thay đen, họ đã biến Chúa Giêsu là con Thiên Chúa trở thành một tội nhân để giết chết!
Trước sự thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen của con người thì ông nghệ sĩ đã giận giữ thốt lên: “Đập vỡ cây đàn giận người đổi trắng thay đen,” hoặc cay đắng chối từ: “Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa em ơi. Tình đời thay trắng đổi đen. Tình đời còn lắm bon chen. Tình đời còn lắm đam mê. Nên tình còn lắm ê chề.”
Đời sẽ dứt khoát là giận giữ, là hết yêu, nhưng Chúa thì khác. Tin Mừng là ở chỗ: Cho dù con người có thay lòng đổi dạ thế nào đi nữa thì Chúa Giêsu vẫn một lòng một dạ yêu thương. Ngài yêu thương con người đến độ tự nguyện hiến dâng cả mạng sống mình để cứu độ nhân loại.
Lễ lá dẫn chúng ta bước vào Tuần Thánh tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Chúng ta tạ ơn Chúa đã hiến dâng mạng sống để cứu độ chúng ta. Và xin cho mỗi chúng ta cũng mang trong mình trái tim của Chúa, trái tim một lòng một dạ tin yêu để luôn tin tưởng Thiên Chúa và yêu thương con người, cùng nhau chia sẻ những niềm đau của đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cáo thỉnh viên án phong thánh cho Carlo Acutis nói với TV Italia xác cậu bé còn nguyên sau 12 năm chôn cất
Đặng Tự Do
01:36 12/04/2019
Carlo Acutis sinh ngày 3 tháng 5 năm 1991 và qua đời vào ngày 12 tháng 10 năm 2006 là một thiếu niên Công Giáo Ý. Cậu có lòng sùng kính bí tích Thánh Thể cách đặc biệt nên đã thiết lập một trang Web ghi lại các phép lạ Thánh Thể trên khắp thế giới trước khi chết vì bệnh bạch cầu ở tuổi 15. Bí tích Thánh Thể đã trở thành chủ đề cốt lõi của cuộc đời ngắn ngủi của cậu trên dương thế.
Sau khi cậu bé qua đời những lời kêu gọi Tòa Thánh tuyên phong Chân Phước cho cậu nổi lên từ nhiều nơi trên thế giới. Ngày 15 tháng Hai 2013, Đức Hồng Y Angelo Scola chính thức mở án tuyên thánh cho cậu ở cấp giáo phận. Ngày 13 tháng Năm cùng năm, cậu được tuyên phong bậc Tôi Tớ Chúa. Ngày 5 tháng Bẩy năm ngoái 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô công nhận các nhân đức anh hùng của cậu và tuyên phong bậc Đáng Kính.
Hôm 8 tháng Tư vừa qua, vị cáo thỉnh viên án phong thánh cho Carlo Acutis nói với một đài truyền hình Ý rằng sau 12 năm chôn cất thi thể của vị Đáng Kính không hề bị hư hại.
Cha Nicola Gori nói với Tv2000 rằng “cơ thể của Carlo Acutis vẫn còn nguyên vẹn”.
Thi thể của bậc Đáng Kính trẻ tuổi được tường trình là sẽ được đưa đến tu viện dòng Phanxicô Capuchin ở Assisi, trước khi được đưa đến nhà thờ Đức Bà Cả ở Assisi, nơi các tín hữu có thể đến kính viếng.
Trong Tông huấn “Christus Vivit”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi Carlo Acutis như là nguồn cảm hứng cho những người trẻ. Ngài viết:
“Quả thật, thế giới kỹ thuật số có thể khiến các bạn có nguy cơ quá loay hoay với chính mình, cô lập và khoái cảm trống rỗng. Nhưng đừng quên rằng có các người trẻ ngay ở kia vẫn đang biểu lộ óc sáng tạo và thậm chí thiên tài. Đó là trường hợp của người tôi tớ trẻ tuổi của Thiên Chúa là Carlo Acutis.
Carlo ý thức rõ rằng toàn bộ bộ máy truyền thông, quảng cáo và kết mạng xã hội có thể được sử dụng để ru ngủ chúng ta, khiến chúng ta ghiền chủ nghĩa tiêu thụ và mua các thứ mới nhất trên thị trường, bị ám ảnh với thời gian rảnh rỗi, bị cuốn vào sự tiêu cực. Tuy nhiên, ngài biết cách sử dụng kỹ thuật truyền thông mới để truyền tải Tin Mừng, để truyền đạt các giá trị và vẻ đẹp.
Carlo không rơi vào bẫy. Ngài thấy nhiều người trẻ, vì muốn trở nên khác biệt, thực sự kết cục đã nên giống như mọi người khác, chạy theo bất cứ thứ gì kẻ quyền thế đặt trước mặt họ bằng các cơ chế tiêu dùng và phân tâm. Theo cách này, họ không sản sinh các năng khiếu mà Chúa đã ban cho họ; họ không cống hiến cho thế giới các tài năng bản thân độc đáo mà Chúa đã ban cho mỗi chúng ta. Kết quả, Carlo cho biết, “mọi người đều được sinh ra như một nguyên bản, nhưng nhiều người kết cục đã chết như những bản sao. Đừng để điều đó xảy ra với các bạn!” (Bản dịch của Vũ Văn An).
Source:Aleteia Postulator tells Italian TV of report that Carlo Acutis’ body is incorrupt
Sau khi cậu bé qua đời những lời kêu gọi Tòa Thánh tuyên phong Chân Phước cho cậu nổi lên từ nhiều nơi trên thế giới. Ngày 15 tháng Hai 2013, Đức Hồng Y Angelo Scola chính thức mở án tuyên thánh cho cậu ở cấp giáo phận. Ngày 13 tháng Năm cùng năm, cậu được tuyên phong bậc Tôi Tớ Chúa. Ngày 5 tháng Bẩy năm ngoái 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô công nhận các nhân đức anh hùng của cậu và tuyên phong bậc Đáng Kính.
Hôm 8 tháng Tư vừa qua, vị cáo thỉnh viên án phong thánh cho Carlo Acutis nói với một đài truyền hình Ý rằng sau 12 năm chôn cất thi thể của vị Đáng Kính không hề bị hư hại.
Cha Nicola Gori nói với Tv2000 rằng “cơ thể của Carlo Acutis vẫn còn nguyên vẹn”.
Thi thể của bậc Đáng Kính trẻ tuổi được tường trình là sẽ được đưa đến tu viện dòng Phanxicô Capuchin ở Assisi, trước khi được đưa đến nhà thờ Đức Bà Cả ở Assisi, nơi các tín hữu có thể đến kính viếng.
Trong Tông huấn “Christus Vivit”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi Carlo Acutis như là nguồn cảm hứng cho những người trẻ. Ngài viết:
“Quả thật, thế giới kỹ thuật số có thể khiến các bạn có nguy cơ quá loay hoay với chính mình, cô lập và khoái cảm trống rỗng. Nhưng đừng quên rằng có các người trẻ ngay ở kia vẫn đang biểu lộ óc sáng tạo và thậm chí thiên tài. Đó là trường hợp của người tôi tớ trẻ tuổi của Thiên Chúa là Carlo Acutis.
Carlo ý thức rõ rằng toàn bộ bộ máy truyền thông, quảng cáo và kết mạng xã hội có thể được sử dụng để ru ngủ chúng ta, khiến chúng ta ghiền chủ nghĩa tiêu thụ và mua các thứ mới nhất trên thị trường, bị ám ảnh với thời gian rảnh rỗi, bị cuốn vào sự tiêu cực. Tuy nhiên, ngài biết cách sử dụng kỹ thuật truyền thông mới để truyền tải Tin Mừng, để truyền đạt các giá trị và vẻ đẹp.
Carlo không rơi vào bẫy. Ngài thấy nhiều người trẻ, vì muốn trở nên khác biệt, thực sự kết cục đã nên giống như mọi người khác, chạy theo bất cứ thứ gì kẻ quyền thế đặt trước mặt họ bằng các cơ chế tiêu dùng và phân tâm. Theo cách này, họ không sản sinh các năng khiếu mà Chúa đã ban cho họ; họ không cống hiến cho thế giới các tài năng bản thân độc đáo mà Chúa đã ban cho mỗi chúng ta. Kết quả, Carlo cho biết, “mọi người đều được sinh ra như một nguyên bản, nhưng nhiều người kết cục đã chết như những bản sao. Đừng để điều đó xảy ra với các bạn!” (Bản dịch của Vũ Văn An).
Source:Aleteia
ĐGH Phanxicô gây sửng sốt Thế Giới khi hôn giày các vị lãnh tụ Nam Sudan để cầu xin hòa bình.
Trần Mạnh Trác
08:36 12/04/2019
“Tôi kêu xin quí vị bằng tất cả trái tim,” Đức Giáo Hoàng nói với tổng thống Salva Kiir Mayardit và lãnh tụ phe đối lập Riek Machar, và với đôi tay chắp lại, Ngài van xin “Hãy duy trì hòa bình.”
Nghiã cử mang nhiều ý nghĩ đó đã diễn ra trong khung cảnh cuả cuộc tĩnh tâm dành cho các vị lãnh đạo cuả Nam Sudan tại Vatican và chỉ vài giờ sau khi quân đội ở nước láng giềng Sudan lật đổ vị lãnh tụ độc tài Omar al-Bashir, sau 30 năm cai trị bằng sắt máu.
Nước Nam Sudan đã giành độc lập từ Sudan vào năm 2011; nhưng vào tháng 12 năm 2013, thì nước này đã xảy ra một cuộc nội chiến làm cho ít nhất 400.000 người thiệt mạng và nhiều triệu người khác phải di cư lánh nạn.
Tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Kiir và cựu phó tổng thống Machar, nay là thủ lĩnh phiến quân, đã ký một thỏa thuận hòa bình ở Ethiopia. Vào thứ năm, hai người đã đến Vatican để tham dự khóa tĩnh tâm đại kết đặc biệt kéo dài hai ngày bên trong phủ giáo hoàng, do Công Giáo và Anh Giáo khởi xướng.
“Dù cho quí vị sẽ còn có những tranh chấp với nhau, nhưng hãy giữ chúng ở trong văn phòng mà thôi,” Đức Phanxicô nói, và nhìn thẳng vào các nhà lãnh đạo và các quan chức Nam Sudan, Ngài kêu gọi họ hãy tôn trọng đình chiến và cam kết thành lập một chính phủ đoàn kết vào tháng tới.
“Ở trước mặt toàn dân, quí vị hãy nắm tay nhau.”
Có như vậy, ĐGH nói, “quí vị mới trở thành cha đẻ cuả đất nước.”
Nhiều thỏa thuận hòa bình trước đây ở Nam Sudan đã thất bại. Số phận của cuộc thoả thuân hiện nay, theo nhiều chuyên gia, thì đang bị ảnh hưởng bởi những gì xảy ra ở Sudan với việc ông Bashir bị truất phế.
Ông Bashir và tổng thống của Uganda là những người bảo lãnh cho thỏa thuận này. Sự ra đi của ông Bashir sẽ gây thêm nhiều phức tạp.
Toà thánh Vatican đã tìm cách thúc đẩy hòa bình ở Nam Sudan trong nhiều năm qua, và với sự hợp tác cuả Anh Giáo, đã nhìn thấy một cơ hội hiệp nhất cuả thoả thuận đình chiến mới nhất này.
Sau khi kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đã đưa ra một số nhận xét ngẫu hứng, kêu gọi họ một lần nữa giữ vững nền hòa bình.
Sau đó, Ngài xin phép các nhà lãnh đạo để được tiến tới gần, và đã làm choáng váng mọi người hiện diện với cử chỉ quỳ gối. Người ta nghe rõ hơi thở nhọc nhằn cuả Ngài mỗi khi cúi xuống hôn chân từng người, kể cả nhiều quan chức Nam Sudan khác đang có mặt.
Người ta đã phải giúp đỡ Ngài ngẩng lên lại sau mỗi lần hôn chân một người.
Bà Phó tổng thống Rebecca Nyandeng Garang cuả Nam Sudan cho biết cử chỉ cuả ĐGH đã làm cho bà thổn thức.
“Tôi chưa bao giờ thấy một việc như thế. Tôi đã chảy nước mắt đầm đià,” bà nói.
Xin xem video cuả VaticanNews: (cảnh hôn chân xảy ra ở phút cuối)
ĐHY Rainer Maria Woelki: Giáo Hội không thể bị bắt nạt phải thay đổi đạo lý của mình
J.B. Đặng Minh An dịch
09:13 12/04/2019
Hôm 14 tháng Ba, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục của Munich và Freising, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo ở Đức đang bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để giải quyết những gì ngài nói là ba vấn đề chính nảy sinh từ cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ: đó là luật độc thân linh mục, giáo lý về đạo đức tình dục và chủ nghĩa giáo sĩ trị.
Phản ứng về đề nghị này của Đức Hồng Y Marx, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của tổng giáo phận Köln /kœln/ (tiếng Anh là Cologne /kəˈloʊn/) đã có một bài nhận định đăng trên tờ First Things ngày 10 tháng Tư, 2019.
Nguyên bản tiếng Đức có nhan đề “Christus im Blick” đăng trên Die Tagespost có thể xem ở đây. Bản tiếng Anh có nhan đề “Looking at Christ” đăng trên First Things có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
Looking at Christ - Hướng nhìn về Chúa Kitô
Hồng Y Rainer Maria Woelki
Bản dịch Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An
Giáo Hội mà làm gì? Câu hỏi đơn giản và vô vị này vang lên ngày càng thường xuyên hơn. Và nó thường được trả lời một cách thẳng thừng: Tôi không cần Giáo Hội! Thượng Đế à? Mục đích của cuộc sống ư? Chúng ta đến từ đâu và chúng ta đi về đâu, thắc mắc làm gì? Ngày càng có nhiều người tự trả lời những câu hỏi này, hoàn toàn không màng đến Giáo Hội. Những người khác cố quên đi những câu hỏi hiện sinh này khi có thể. Đối với nhiều người, rời khỏi Giáo Hội là hệ quả hợp lý của sự không tin; những người khác thừa nhận Giáo Hội tối thiểu cũng có một vai trò xã hội nhất định nào đó, một mục đích bác ái có thể hợp pháp hóa sự tồn tại của Giáo Hội và có thể biện minh cho việc hỗ trợ cho Giáo Hội, cho dù họ không dính líu gì đến Giáo Hội. Các giá trị Kitô giáo không sai, họ nói, và Giáo Hội thực sự có giúp đỡ cho những người gặp khó khăn. Những người khác đánh giá Giáo Hội không hơn gì một yếu tố của truyền thống văn hóa chúng ta và là một chủ nhân quan trọng [mang lại nhiều công ăn việc làm cho xã hội]. Thật đáng kinh ngạc và xấu hổ khi càng ngày càng ít người muốn nghe chính thông điệp cứu độ. Họ không yêu cầu các bí tích và xem Phúc Âm là tin đồn phát xuất từ lòng sùng đạo, và kinh tin kính chỉ là tư duy ma thuật. Rõ ràng, các sứ giả của đức tin đã thất bại.
Do đó, còn khẩn cấp hơn nữa đối với các tín hữu là hãy đặt câu hỏi này cho chính mình. Tại sao chúng ta cần đến Giáo Hội? Chúng ta cần đặt câu hỏi này, coi nó như một thách thức và cơ hội để suy ngẫm và tự trấn an. Người Công Giáo không nên đơn giản cho rằng họ đã luôn biết câu trả lời. Thay vào đó, câu trả lời phải được tìm thấy một lần nữa. Nó phải được học lại và hiểu lại. Bằng chứng ngày hôm nay cho thấy rằng Giáo Hội – nghĩa là tất cả chúng ta - đều đã thất bại về chính điều đó.
Có một cuộc tranh luận đang diễn ra về “những cải tổ” cần thiết trong Giáo Hội ở Đức. Nó phản ánh một cảm giác khủng hoảng. Giáo Hội cảm nhận được những sai lầm và những nhược điểm của riêng mình một cách sâu sắc, những nhược điểm đó không kích hoạt nhưng được làm rõ lên đáng kể bởi vụ tai tiếng lạm dụng và sự mất niềm tin tàn khốc do nó gây ra. Nhưng trong những cuộc tranh luận này, câu hỏi hàng đầu thường bị đảo lộn. Chúng ta nghe những loại câu hỏi: Mọi người muốn gì? mong đợi điều gì nơi Giáo Hội? Điều gì thuận lợi và những gì đầy trắc trở? Giáo Hội phải thích nghi ở những điểm nào để có thể được chấp nhận? Từ đó, những đòi hỏi đang được nhanh chóng hình thành buộc Giáo Hội phải buông bỏ những gì là “lỗi thời” và phải “cập nhật”, và rằng nếu không có những nhượng bộ trước những gì người ta yêu cầu thì Giáo Hội đơn giản là sẽ không có tương lai. Hơn thế nữa, Giáo Hội phải công nhận thực tế của cuộc sống đương đại, thậm chí phải thay đổi nhận thức xem thực tại của cuộc sống như là một nguồn mặc khải bổ sung. Trong một cuộc tranh luận được định hình theo kiểu này các cuộc thảo luận luôn luôn được kết thúc với một nhu cầu: “Giáo Hội phải tái tạo lại bản thân mình.” Chắc chắn là những câu hỏi và những khẳng định này đáng được tôn trọng, chứ không nên được đáp trả một cách hằn học. Chúng bắt nguồn từ những mối quan tâm và tình huống khó xử mà tôi có thể chia sẻ dựa trên kinh nghiệm cá nhân của riêng mình. Nhưng tôi đi đến những kết luận khác.
Thực tế thực sự là một sự mặc khải, nhưng không nhất thiết là một mặc khải từ Thiên Chúa. Phương châm của chúng ta, do đó, không phải là thích ứng với thực tế đương đại, mà là giải thích nó theo ánh sáng của Phúc Âm. Giáo Hội được kêu gọi để phân định. Đừng bận tâm đến sức ép của truyền thông và kỳ vọng của công chúng bất kể chúng mạnh mẽ đến thế nào, Giáo Hội không thể bị bắt nạt phải thay đổi đạo lý của mình nếu thay đổi đó trái ngược với tinh thần của Phúc Âm. Điều đó không chỉ áp dụng cho các tín lý trung tâm về Chúa Ba Ngôi hoặc bản tính Ngôi Con của Chúa Kitô, mà còn được áp dụng đối với các vấn đề cơ bản khác. Nó còn được áp dụng cho trật tự sáng tạo, sự bổ sung giữa người nam và người nữ, tình yêu, sự chung thủy và cởi mở của họ với cuộc sống mới. Tôi tin chắc rằng sự trung thành cần thiết này của Giáo Hội với tinh thần Phúc Âm cũng được áp dụng cho những ai, kể từ thời Tân Ước, đã dành hết tự do của mình cho Chúa Kitô và cho những người được giao phó cho họ bằng cách từ bỏ hôn nhân và gia đình. Cuối cùng, nó cũng được áp dụng cho sự kiện là Giáo Hội, vâng theo gương mẫu của Chúa Kitô, không thể phong chức linh mục cho phụ nữ. Những điều này và các quyết định tương tự như thế có tầm ảnh hưởng quan yếu đến mức không thể thay đổi bằng một nét bút. Thay đổi những điều như thế thì có khác gì tuyên bố rằng những hướng dẫn mà Chúa Cha ban qua Chúa Con trong Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội là không đáng tin cậy, và việc Giáo Hội khẳng định nền tảng thiêng liêng của mình chỉ là một lời nói dối. Sự yếu đuối như vậy không dẫn đến tương lai.
Tôi cũng chẳng thấy bị thuyết phục trước lập luận cho rằng Giáo Hội sẽ không có lựa chọn nào khác, vì mọi người sẽ “bỏ phiếu bằng đôi chân của mình” và quay lưng lại với Giáo Hội. Thông điệp của chính Chúa Kitô đôi khi được đáp lại với sự chấp thuận và cổ vũ, nhưng cũng lắm khi vấp phải hiểu nhầm và từ chối: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6:60). Chúa Giêsu đã không thích nghi giáo huấn của mình với mong muốn của người dân: Thay vào đó, vì lợi ích của sự thật Ngài chấp nhận rằng “nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.” (Ga 6:66). Số đông và đa số không bao giờ có thể quyết định sự thật; kinh nghiệm của Giáo Hội và cả kinh nghiệm lịch sử nói chung cho thấy rằng đa số có thể sai lầm và lầm đường lạc lối một cách khủng khiếp. Dù sao cũng nên đặt câu hỏi: đa số là gì? Nói một cách rõ ràng: phải chăng đức tin của Giáo Hội cũng phải bị bẻ cong trước áp lực của sự nghi ngờ về sự phục sinh của Chúa Kitô? Liệu đa số cuối cùng có quyền quyết định loại bỏ cảm thức có lỗi và tội lỗi khỏi niềm tin Kitô hay không? Chuyện gì xảy ra nếu những người “bỏ phiếu bằng đôi chân của mình” một ngày nào đó từ chối không tin vào bản tính Ngôi Con của Chúa Kitô, và giản lược Ngài xuống thành một con người gương mẫu không hơn không kém? Trong những trường hợp như thế, liệu những gì tôi đã nghe rất nhiều lần trong những tuần gần đây vẫn còn được áp dụng hay không? Liệu Giáo Hội phải “có hành động” vì không có lựa chọn khác? Liệu những “thực tại mới” này cũng được khẳng định là nguồn mặc khải?
Một điều nữa cần xem xét: Từ các báo cáo trên các phương tiện truyền thông, người ta nhanh chóng có ấn tượng rằng tình dục, chứ không phải đức tin, là vấn đề ở đây. Bằng cách nào đó, mọi thứ dường như xoay quanh tình dục, trực tiếp hoặc gián tiếp: luật độc thân linh mục, tái hôn, sống thử mà không kết hôn, đồng tính luyến ái, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Giáo Hội nên cẩn thận đừng xác nhận bức tranh méo mó này bằng cách giới hạn bản thân trong những cuộc tranh luận như thế. Và khi Giáo Hội nói về tình dục, Giáo Hội nên phản ảnh về những gì là thiết yếu, những gì là tốt và hy vọng. Trung tâm giáo huấn của Giáo Hội không phải là sự cấm đoán mà là một lời hứa, một lời hứa về hạnh phúc. Tình dục của con người là một phần trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, và sống có ý thức và có trách nhiệm là nguồn vui và sự sống mới. Giáo huấn luân lý của Giáo Hội, thường bị chỉ trích và được cho là cần cải cách, giữ nguyên một lời hứa có nguy cơ bị tuyệt chủng trong văn hóa giải trí của chúng ta ngày nay, đó là tình yêu vĩ đại tồn tại! Tình yêu tồn tại như lời hứa không thể phá vỡ của Chúa đối với chúng ta. Tình yêu cũng có thể tồn tại và được trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta trong một cuộc hôn nhân ổn định hay trong đời sống tận hiến của linh mục; và cả tình yêu với Chúa là đích điểm, niềm an ủi và nguồn sức mạnh của chúng ta. Trên thực tế, những người này tồn tại ở đây và bây giờ: đó những người đã kết hôn, gắn bó với nhau qua những thịnh vượng và gian truân, chung thủy với nhau suốt cuộc đời; các linh mục và tu sĩ sống ơn gọi trong thời thuận tiện cũng như những lúc khó khăn. Trong những ồn ào thúc bách rằng điều này điều kia phải thay đổi và tất cả đã lỗi thời, chúng ta không được quên những thực tế này.
Cuối cùng, tất cả những người trong và ngoài Giáo Hội đang hô hào mạnh mẽ những thay đổi (bãi bỏ cuộc sống độc thân linh mục, xem xét lại đồng tính luyến ái, phong chức cho phụ nữ, chấp nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân) đã không trả lời được một câu hỏi: Tại sao các Kitô hữu Tin lành ở Đức không phát triển? Họ đã thực hiện tất cả những gì đang được hô hào. Tuy nhiên, họ không ở một vị thế tốt hơn chúng ta, có thể thấy tỏ tường trong sự thực hành đức tin của họ, họ chỉ tuyển dụng được rất ít người cho các hoạt động mục vụ, trong khi dòng người lũ lượt rời bỏ giáo hội của họ vẫn không dứt. Chẳng lẽ những điều đó không chỉ ra rằng vấn đề thực sự nằm ở chỗ khác, và rằng toàn bộ Kitô giáo đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về đức tin và nhận thức, chứ không phải là thích ứng hay không với một “thực tại mới của cuộc sống” được trình bày như không thể cưỡng lại được?
Trong thế giới hiện tại của chúng ta, có một sự thiếu hiểu biết lan rộng về các khía cạnh trung tâm của đức tin Công Giáo, đặc biệt liên quan đến các bí tích và chức tư tế, nhưng cũng liên quan đến những sự thật cơ bản đã được mặc khải và cách thức các Kitô hữu thực hành đức tin và sống cuộc sống của họ. Hơn bất cứ điều gì khác, sự thiếu hiểu biết cơ bản về đức tin đang rất phổ biến trong xã hội phải đánh thức người Công Giáo chúng ta mới phải! Nó cho thấy rõ rằng chúng ta đang làm điều gì đó sai. Chúng ta đang nói quá nhiều về Giáo Hội theo những thuật ngữ được xác định bởi thế giới, và không đầy đủ về Chúa Kitô. Quá thường xuyên, chúng ta nhìn vào chính mình, chứ không thường xuyên nhìn vào Ngài. Ngay từ đầu, Kitô giáo là một nền văn hóa thay thế; nó đứng giữa thế giới này và bước vào một thời khắc đặc biệt của lịch sử. Kitô Giáo không phải là một trường phái tư tưởng hay triết học, nhưng ngay từ đầu đã một cuộc gặp gỡ với một nhân vị sống động, một niềm tin nơi máu thịt, một điều có thể được trải nghiệm cụ thể. Đức tin này không bao giờ có chung một cùng đích với thế giới. Đức tin của chúng ta luôn hướng đến một thế giới khác, một thế giới siêu việt.
Đức Bênêđíctô XVI đề nghị rằng “de-worldlization” (Entweltlichung, tách rời khỏi thế gian) phải là con đường của Giáo Hội. Khái niệm quan trọng này đã bị gạt sang một bên quá nhanh chóng, nhưng nên được xem xét lại sâu sắc hơn. Theo tôi, nó không có nghĩa là rút lui khỏi thế giới, nhưng là nhớ đến đặc tính độc đáo của thông điệp cứu độ Kitô giáo. Chỉ khi Giáo Hội hướng nhìn xa hơn thế giới này và làm chứng cho việc Con Thiên Chúa đã cứu chuộc thế giới, Giáo Hội mới tiếp tục chinh phục được mọi người và đưa họ đến ơn cứu rỗi.
Nói một cách trực tiếp: Chúng ta phải đối diện với sự lựa chọn sâu sắc này hoặc Giáo Hội tách biệt khỏi tinh thần thế gian, hoặc thế giới này tách biệt khỏi Kitô Giáo ít nhất ở phần này của thế giới, mà người Đức chúng ta đang sống.
Đừng hiểu lầm tôi: Tôi không đề xuất chủ nghĩa truyền thống mù quáng, hoặc một nỗi hoài nhớ về những ngày xưa được cho là tốt đẹp. Tôi cũng không muốn chúng ta khoanh tròn trong các toa xe, giống như một đàn chiên nhỏ ngoan đạo đang cố thủ. Trái lại, tôi muốn tăng trưởng và hồi sinh. Tôi muốn niềm tin ở đây và bây giờ. Nhưng những chứng tá của chúng ta chỉ có thể chạm vào và truyền cảm hứng cho mọi người ngày hôm nay nếu như chúng ta trung thành với sứ mệnh của mình. Con đường của Giáo Hội chỉ có thể dẫn vào tương lai, chứ không thể đi vào quá khứ. Nhưng Giáo Hội sẽ chỉ có thể định hình tương lai nếu Giáo Hội tái cam kết với Chúa Kitô và trở về với Ngài ở nơi Giáo Hội đã lạc mất Ngài.
Giáo Hội để làm gì? Câu trả lời cần phải được tìm kiếm và gặp lại một lần nữa, chứ không phải là phát minh lại. Nếu chúng ta thành thật, con người không phát minh ra bất cứ thứ gì, cả thế giới lẫn bản thân chúng ta, cả Giáo Hội lẫn đức tin. Tất cả mọi thứ được giao phó cho chúng ta. Mọi thứ đã được trao cho chúng ta không phải vì bất kỳ công đức nào của chúng ta. Chỉ trong tinh thần này và với sự khiêm nhường này, Giáo Hội mới có thể canh tân mình. Giáo Hội phải để cho mình được hướng dẫn không phải bằng cách nhìn vào bản thân hay thế giới, mà cách duy nhất là nhìn vào Đấng Cứu Rỗi, nhìn vào Chúa Kitô.
+ Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki Tổng Giám Mục Cologne.
Source:First Things Looking at Christ
Phản ứng về đề nghị này của Đức Hồng Y Marx, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của tổng giáo phận Köln /kœln/ (tiếng Anh là Cologne /kəˈloʊn/) đã có một bài nhận định đăng trên tờ First Things ngày 10 tháng Tư, 2019.
Nguyên bản tiếng Đức có nhan đề “Christus im Blick” đăng trên Die Tagespost có thể xem ở đây. Bản tiếng Anh có nhan đề “Looking at Christ” đăng trên First Things có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
Looking at Christ - Hướng nhìn về Chúa Kitô
Hồng Y Rainer Maria Woelki
Bản dịch Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An
Giáo Hội mà làm gì? Câu hỏi đơn giản và vô vị này vang lên ngày càng thường xuyên hơn. Và nó thường được trả lời một cách thẳng thừng: Tôi không cần Giáo Hội! Thượng Đế à? Mục đích của cuộc sống ư? Chúng ta đến từ đâu và chúng ta đi về đâu, thắc mắc làm gì? Ngày càng có nhiều người tự trả lời những câu hỏi này, hoàn toàn không màng đến Giáo Hội. Những người khác cố quên đi những câu hỏi hiện sinh này khi có thể. Đối với nhiều người, rời khỏi Giáo Hội là hệ quả hợp lý của sự không tin; những người khác thừa nhận Giáo Hội tối thiểu cũng có một vai trò xã hội nhất định nào đó, một mục đích bác ái có thể hợp pháp hóa sự tồn tại của Giáo Hội và có thể biện minh cho việc hỗ trợ cho Giáo Hội, cho dù họ không dính líu gì đến Giáo Hội. Các giá trị Kitô giáo không sai, họ nói, và Giáo Hội thực sự có giúp đỡ cho những người gặp khó khăn. Những người khác đánh giá Giáo Hội không hơn gì một yếu tố của truyền thống văn hóa chúng ta và là một chủ nhân quan trọng [mang lại nhiều công ăn việc làm cho xã hội]. Thật đáng kinh ngạc và xấu hổ khi càng ngày càng ít người muốn nghe chính thông điệp cứu độ. Họ không yêu cầu các bí tích và xem Phúc Âm là tin đồn phát xuất từ lòng sùng đạo, và kinh tin kính chỉ là tư duy ma thuật. Rõ ràng, các sứ giả của đức tin đã thất bại.
Do đó, còn khẩn cấp hơn nữa đối với các tín hữu là hãy đặt câu hỏi này cho chính mình. Tại sao chúng ta cần đến Giáo Hội? Chúng ta cần đặt câu hỏi này, coi nó như một thách thức và cơ hội để suy ngẫm và tự trấn an. Người Công Giáo không nên đơn giản cho rằng họ đã luôn biết câu trả lời. Thay vào đó, câu trả lời phải được tìm thấy một lần nữa. Nó phải được học lại và hiểu lại. Bằng chứng ngày hôm nay cho thấy rằng Giáo Hội – nghĩa là tất cả chúng ta - đều đã thất bại về chính điều đó.
Có một cuộc tranh luận đang diễn ra về “những cải tổ” cần thiết trong Giáo Hội ở Đức. Nó phản ánh một cảm giác khủng hoảng. Giáo Hội cảm nhận được những sai lầm và những nhược điểm của riêng mình một cách sâu sắc, những nhược điểm đó không kích hoạt nhưng được làm rõ lên đáng kể bởi vụ tai tiếng lạm dụng và sự mất niềm tin tàn khốc do nó gây ra. Nhưng trong những cuộc tranh luận này, câu hỏi hàng đầu thường bị đảo lộn. Chúng ta nghe những loại câu hỏi: Mọi người muốn gì? mong đợi điều gì nơi Giáo Hội? Điều gì thuận lợi và những gì đầy trắc trở? Giáo Hội phải thích nghi ở những điểm nào để có thể được chấp nhận? Từ đó, những đòi hỏi đang được nhanh chóng hình thành buộc Giáo Hội phải buông bỏ những gì là “lỗi thời” và phải “cập nhật”, và rằng nếu không có những nhượng bộ trước những gì người ta yêu cầu thì Giáo Hội đơn giản là sẽ không có tương lai. Hơn thế nữa, Giáo Hội phải công nhận thực tế của cuộc sống đương đại, thậm chí phải thay đổi nhận thức xem thực tại của cuộc sống như là một nguồn mặc khải bổ sung. Trong một cuộc tranh luận được định hình theo kiểu này các cuộc thảo luận luôn luôn được kết thúc với một nhu cầu: “Giáo Hội phải tái tạo lại bản thân mình.” Chắc chắn là những câu hỏi và những khẳng định này đáng được tôn trọng, chứ không nên được đáp trả một cách hằn học. Chúng bắt nguồn từ những mối quan tâm và tình huống khó xử mà tôi có thể chia sẻ dựa trên kinh nghiệm cá nhân của riêng mình. Nhưng tôi đi đến những kết luận khác.
Thực tế thực sự là một sự mặc khải, nhưng không nhất thiết là một mặc khải từ Thiên Chúa. Phương châm của chúng ta, do đó, không phải là thích ứng với thực tế đương đại, mà là giải thích nó theo ánh sáng của Phúc Âm. Giáo Hội được kêu gọi để phân định. Đừng bận tâm đến sức ép của truyền thông và kỳ vọng của công chúng bất kể chúng mạnh mẽ đến thế nào, Giáo Hội không thể bị bắt nạt phải thay đổi đạo lý của mình nếu thay đổi đó trái ngược với tinh thần của Phúc Âm. Điều đó không chỉ áp dụng cho các tín lý trung tâm về Chúa Ba Ngôi hoặc bản tính Ngôi Con của Chúa Kitô, mà còn được áp dụng đối với các vấn đề cơ bản khác. Nó còn được áp dụng cho trật tự sáng tạo, sự bổ sung giữa người nam và người nữ, tình yêu, sự chung thủy và cởi mở của họ với cuộc sống mới. Tôi tin chắc rằng sự trung thành cần thiết này của Giáo Hội với tinh thần Phúc Âm cũng được áp dụng cho những ai, kể từ thời Tân Ước, đã dành hết tự do của mình cho Chúa Kitô và cho những người được giao phó cho họ bằng cách từ bỏ hôn nhân và gia đình. Cuối cùng, nó cũng được áp dụng cho sự kiện là Giáo Hội, vâng theo gương mẫu của Chúa Kitô, không thể phong chức linh mục cho phụ nữ. Những điều này và các quyết định tương tự như thế có tầm ảnh hưởng quan yếu đến mức không thể thay đổi bằng một nét bút. Thay đổi những điều như thế thì có khác gì tuyên bố rằng những hướng dẫn mà Chúa Cha ban qua Chúa Con trong Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội là không đáng tin cậy, và việc Giáo Hội khẳng định nền tảng thiêng liêng của mình chỉ là một lời nói dối. Sự yếu đuối như vậy không dẫn đến tương lai.
Tôi cũng chẳng thấy bị thuyết phục trước lập luận cho rằng Giáo Hội sẽ không có lựa chọn nào khác, vì mọi người sẽ “bỏ phiếu bằng đôi chân của mình” và quay lưng lại với Giáo Hội. Thông điệp của chính Chúa Kitô đôi khi được đáp lại với sự chấp thuận và cổ vũ, nhưng cũng lắm khi vấp phải hiểu nhầm và từ chối: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6:60). Chúa Giêsu đã không thích nghi giáo huấn của mình với mong muốn của người dân: Thay vào đó, vì lợi ích của sự thật Ngài chấp nhận rằng “nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.” (Ga 6:66). Số đông và đa số không bao giờ có thể quyết định sự thật; kinh nghiệm của Giáo Hội và cả kinh nghiệm lịch sử nói chung cho thấy rằng đa số có thể sai lầm và lầm đường lạc lối một cách khủng khiếp. Dù sao cũng nên đặt câu hỏi: đa số là gì? Nói một cách rõ ràng: phải chăng đức tin của Giáo Hội cũng phải bị bẻ cong trước áp lực của sự nghi ngờ về sự phục sinh của Chúa Kitô? Liệu đa số cuối cùng có quyền quyết định loại bỏ cảm thức có lỗi và tội lỗi khỏi niềm tin Kitô hay không? Chuyện gì xảy ra nếu những người “bỏ phiếu bằng đôi chân của mình” một ngày nào đó từ chối không tin vào bản tính Ngôi Con của Chúa Kitô, và giản lược Ngài xuống thành một con người gương mẫu không hơn không kém? Trong những trường hợp như thế, liệu những gì tôi đã nghe rất nhiều lần trong những tuần gần đây vẫn còn được áp dụng hay không? Liệu Giáo Hội phải “có hành động” vì không có lựa chọn khác? Liệu những “thực tại mới” này cũng được khẳng định là nguồn mặc khải?
Một điều nữa cần xem xét: Từ các báo cáo trên các phương tiện truyền thông, người ta nhanh chóng có ấn tượng rằng tình dục, chứ không phải đức tin, là vấn đề ở đây. Bằng cách nào đó, mọi thứ dường như xoay quanh tình dục, trực tiếp hoặc gián tiếp: luật độc thân linh mục, tái hôn, sống thử mà không kết hôn, đồng tính luyến ái, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Giáo Hội nên cẩn thận đừng xác nhận bức tranh méo mó này bằng cách giới hạn bản thân trong những cuộc tranh luận như thế. Và khi Giáo Hội nói về tình dục, Giáo Hội nên phản ảnh về những gì là thiết yếu, những gì là tốt và hy vọng. Trung tâm giáo huấn của Giáo Hội không phải là sự cấm đoán mà là một lời hứa, một lời hứa về hạnh phúc. Tình dục của con người là một phần trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, và sống có ý thức và có trách nhiệm là nguồn vui và sự sống mới. Giáo huấn luân lý của Giáo Hội, thường bị chỉ trích và được cho là cần cải cách, giữ nguyên một lời hứa có nguy cơ bị tuyệt chủng trong văn hóa giải trí của chúng ta ngày nay, đó là tình yêu vĩ đại tồn tại! Tình yêu tồn tại như lời hứa không thể phá vỡ của Chúa đối với chúng ta. Tình yêu cũng có thể tồn tại và được trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta trong một cuộc hôn nhân ổn định hay trong đời sống tận hiến của linh mục; và cả tình yêu với Chúa là đích điểm, niềm an ủi và nguồn sức mạnh của chúng ta. Trên thực tế, những người này tồn tại ở đây và bây giờ: đó những người đã kết hôn, gắn bó với nhau qua những thịnh vượng và gian truân, chung thủy với nhau suốt cuộc đời; các linh mục và tu sĩ sống ơn gọi trong thời thuận tiện cũng như những lúc khó khăn. Trong những ồn ào thúc bách rằng điều này điều kia phải thay đổi và tất cả đã lỗi thời, chúng ta không được quên những thực tế này.
Cuối cùng, tất cả những người trong và ngoài Giáo Hội đang hô hào mạnh mẽ những thay đổi (bãi bỏ cuộc sống độc thân linh mục, xem xét lại đồng tính luyến ái, phong chức cho phụ nữ, chấp nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân) đã không trả lời được một câu hỏi: Tại sao các Kitô hữu Tin lành ở Đức không phát triển? Họ đã thực hiện tất cả những gì đang được hô hào. Tuy nhiên, họ không ở một vị thế tốt hơn chúng ta, có thể thấy tỏ tường trong sự thực hành đức tin của họ, họ chỉ tuyển dụng được rất ít người cho các hoạt động mục vụ, trong khi dòng người lũ lượt rời bỏ giáo hội của họ vẫn không dứt. Chẳng lẽ những điều đó không chỉ ra rằng vấn đề thực sự nằm ở chỗ khác, và rằng toàn bộ Kitô giáo đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về đức tin và nhận thức, chứ không phải là thích ứng hay không với một “thực tại mới của cuộc sống” được trình bày như không thể cưỡng lại được?
Trong thế giới hiện tại của chúng ta, có một sự thiếu hiểu biết lan rộng về các khía cạnh trung tâm của đức tin Công Giáo, đặc biệt liên quan đến các bí tích và chức tư tế, nhưng cũng liên quan đến những sự thật cơ bản đã được mặc khải và cách thức các Kitô hữu thực hành đức tin và sống cuộc sống của họ. Hơn bất cứ điều gì khác, sự thiếu hiểu biết cơ bản về đức tin đang rất phổ biến trong xã hội phải đánh thức người Công Giáo chúng ta mới phải! Nó cho thấy rõ rằng chúng ta đang làm điều gì đó sai. Chúng ta đang nói quá nhiều về Giáo Hội theo những thuật ngữ được xác định bởi thế giới, và không đầy đủ về Chúa Kitô. Quá thường xuyên, chúng ta nhìn vào chính mình, chứ không thường xuyên nhìn vào Ngài. Ngay từ đầu, Kitô giáo là một nền văn hóa thay thế; nó đứng giữa thế giới này và bước vào một thời khắc đặc biệt của lịch sử. Kitô Giáo không phải là một trường phái tư tưởng hay triết học, nhưng ngay từ đầu đã một cuộc gặp gỡ với một nhân vị sống động, một niềm tin nơi máu thịt, một điều có thể được trải nghiệm cụ thể. Đức tin này không bao giờ có chung một cùng đích với thế giới. Đức tin của chúng ta luôn hướng đến một thế giới khác, một thế giới siêu việt.
Đức Bênêđíctô XVI đề nghị rằng “de-worldlization” (Entweltlichung, tách rời khỏi thế gian) phải là con đường của Giáo Hội. Khái niệm quan trọng này đã bị gạt sang một bên quá nhanh chóng, nhưng nên được xem xét lại sâu sắc hơn. Theo tôi, nó không có nghĩa là rút lui khỏi thế giới, nhưng là nhớ đến đặc tính độc đáo của thông điệp cứu độ Kitô giáo. Chỉ khi Giáo Hội hướng nhìn xa hơn thế giới này và làm chứng cho việc Con Thiên Chúa đã cứu chuộc thế giới, Giáo Hội mới tiếp tục chinh phục được mọi người và đưa họ đến ơn cứu rỗi.
Nói một cách trực tiếp: Chúng ta phải đối diện với sự lựa chọn sâu sắc này hoặc Giáo Hội tách biệt khỏi tinh thần thế gian, hoặc thế giới này tách biệt khỏi Kitô Giáo ít nhất ở phần này của thế giới, mà người Đức chúng ta đang sống.
Đừng hiểu lầm tôi: Tôi không đề xuất chủ nghĩa truyền thống mù quáng, hoặc một nỗi hoài nhớ về những ngày xưa được cho là tốt đẹp. Tôi cũng không muốn chúng ta khoanh tròn trong các toa xe, giống như một đàn chiên nhỏ ngoan đạo đang cố thủ. Trái lại, tôi muốn tăng trưởng và hồi sinh. Tôi muốn niềm tin ở đây và bây giờ. Nhưng những chứng tá của chúng ta chỉ có thể chạm vào và truyền cảm hứng cho mọi người ngày hôm nay nếu như chúng ta trung thành với sứ mệnh của mình. Con đường của Giáo Hội chỉ có thể dẫn vào tương lai, chứ không thể đi vào quá khứ. Nhưng Giáo Hội sẽ chỉ có thể định hình tương lai nếu Giáo Hội tái cam kết với Chúa Kitô và trở về với Ngài ở nơi Giáo Hội đã lạc mất Ngài.
Giáo Hội để làm gì? Câu trả lời cần phải được tìm kiếm và gặp lại một lần nữa, chứ không phải là phát minh lại. Nếu chúng ta thành thật, con người không phát minh ra bất cứ thứ gì, cả thế giới lẫn bản thân chúng ta, cả Giáo Hội lẫn đức tin. Tất cả mọi thứ được giao phó cho chúng ta. Mọi thứ đã được trao cho chúng ta không phải vì bất kỳ công đức nào của chúng ta. Chỉ trong tinh thần này và với sự khiêm nhường này, Giáo Hội mới có thể canh tân mình. Giáo Hội phải để cho mình được hướng dẫn không phải bằng cách nhìn vào bản thân hay thế giới, mà cách duy nhất là nhìn vào Đấng Cứu Rỗi, nhìn vào Chúa Kitô.
+ Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki Tổng Giám Mục Cologne.
Source:First Things
Toàn văn Tông Huấn ''Christus vivit'' của Đức Phanxicô, chương tám
Vũ Văn An
20:01 12/04/2019
CHƯƠNG TÁM: Ơn gọi
248. Từ ngữ “ơn gọi” có thể được hiểu theo nghĩa rộng như một lời kêu gọi phát xuất từ Thiên Chúa, gồm cả lời kêu gọi bước vào sự sống, lời kêu gọi kết tình bạn với Người, lời kêu gọi nên thánh, v.v. Điều này rất hữu ích, vì nó đặt toàn bộ cuộc sống của chúng ta vào mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta. Nó khiến chúng ta nhận ra rằng không có điều gì là kết quả của tình cờ thuần túy nhưng mọi sự trong cuộc sống của chúng ta có thể trở thành cách đáp trả Chúa, Đấng có kế hoạch tuyệt vời dành cho chúng ta.
249. Trong Tông huấn Gaudete et Exsultate (Hãy Hân Hoan Nhẩy Mừng), tôi đã nói về ơn gọi của mọi người phải lớn lên và trưởng thành để vinh danh Thiên Chúa; tôi muốn “tái đề xuất lời kêu gọi nên thánh một cách thiết thực cho thời đại của chúng ta, với mọi rủi ro, thách thức và dịp may của nó” [136]. Công đồng Vatican II giúp chúng ta nhận ra một lần nữa lời kêu gọi ngỏ với mỗi người chúng ta này: “Mọi tín hữu, bất kể điều kiện hay bậc sống của họ, đều được Chúa kêu gọi, mỗi người theo cách riêng của mình, tiến đến sự thánh thiện hoàn hảo như Chúa Cha là Đấng hoàn hảo” [137].
Thiên Chúa kêu gọi bước vào tình bạn
250. Điều đầu tiên chúng ta cần biện phân và khám phá là: Chúa Giêsu muốn làm bạn với mọi người trẻ. Việc biện phân này là cơ sở của mọi biện phân khác. Trong cuộc đối thoại của Chúa phục sinh với Simon Phêrô, câu hỏi lớn của Người là: “Simon, con trai của Gioan, con có yêu Thầy không?”(Ga 21: 16). Nói cách khác, con có yêu Thầy như một người bạn không? Nhiệm vụ mà Phêrô nhận được để chăn dắt đoàn chiên của Chúa Giêsu, sẽ luôn được liên kết với tình yêu nhưng không này, tình yêu của tình bạn này.
251. Mặt khác, có cuộc gặp gỡ không thành công của Chúa Giêsu và chàng thanh niên giàu có, một cuộc gặp gỡ cho thấy rõ ràng rằng chàng trai trẻ không tri nhận được ánh mắt yêu thương của Chúa (xem Mc 10, 21). Anh ta ra đi một cách buồn rầu, bất chấp ý định tốt lúc ban đầu của anh ta, vì anh ta không thể quay lưng lại với nhiều tài sản của mình (x. Mt 19,22). Anh đã bỏ lỡ cơ hội của điều chắc chắn sẽ trở thành một tình bạn tuyệt vời. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được người đàn ông trẻ tuổi được Chúa Giêsu âu yếm nhìn và giơ đôi tay ra chào đón này trở nên gì cho chúng ta, anh có thể làm được gì cho nhân loại.
252. “Cuộc sống mà Chúa Giêsu ban tặng chúng ta là một câu chuyện tình, một câu chuyện sống muốn hòa quyện với chuyện sống của chúng ta và đâm rễ sâu vào mảnh đất cuộc sống chúng ta. Cuộc sống đó không phải là một sự cứu rỗi ‘trên mây’ (in cloud) và chờ đợi được tải xuống, một ‘ứng dụng’ (app) mới để được phát hiện, hoặc một kỹ thuật tự cải thiện tâm trí. Cuộc sống càng không phải là ‘trợ giáo’ (tutorial) để tìm ra những tin tức mới nhất. Sự cứu rỗi mà Thiên Chúa ban cho chúng ta là một lời mời trở thành một phần của câu chuyện tình đan xen với những câu chuyện bản thân của chúng ta; nó sinh động và muốn được sinh ra nơi chúng ta để chúng ta có thể sinh hoa trái trong chính con người hiện thực của chúng ta, bất chấp chúng ta ở đâu và với mọi người xung quanh. Chúa đến đó để gieo hạt và được gieo hạt” [138].
Hiện diện ở đó cho người khác
253. Bây giờ tôi muốn nói về ơn gọi theo nghĩa chặt chẽ, như một lời kêu gọi phục vụ truyền giáo cho người khác. Chúa kêu gọi chúng ta chia sẻ việc làm sáng tạo của Người và đóng góp cho lợi ích chung bằng cách sử dụng các hồng phúc mà chúng ta đã nhận được.
254. Vì vậy, ơn gọi truyền giáo này phải liên quan với việc phục vụ. Vì cuộc sống của chúng ta trên trái đất chỉ đạt đến tầm vóc viên mãn khi nó trở thành hiến dâng. Ở đây tôi xin nhắc lại rằng “sứ mệnh hiện diện trong trái tim người ta không chỉ là một phần đời tôi hay một huy hiệu mà tôi có thể cất bỏ; nó không phải là một điều ‘bổ xung’ (extra) hay chỉ là một khoảnh khắc khác trong cuộc sống. Thay vào đó, nó là điều tôi không thể bứng khỏi hữu thể tôi mà không hủy hoại chính bản thân tôi. Tôi là một sứ mệnh trên trái đất này; đó là lý do tại sao tôi ở đây trong thế giới này” [139]. Thành thử, mọi hình thức hoạt động mục vụ, đào tạo và linh đạo nên được nhìn dưới ánh sáng ơn gọi Kitô giáo của chúng ta.
255. Ơn gọi bản thân của riêng các bạn không chỉ hệ ở việc làm của các bạn, mặc dù đó là một biểu thức của nó. Ơn gọi của các bạn là một điều gì hơn đó nhiều: đó là một nẻo đường hướng dẫn nhiều nỗ lực và hành động của các bạn đối với việc phục vụ người khác. Vì vậy, khi biện phân ơn gọi của các bạn, điều quan trọng là xác định xem các bạn có nhìn thấy nơi bản thân mình các khả năng cần thiết để thực hiện việc phục vụ cụ thể đó cho xã hội hay không.
256. Điều này mang lại giá trị lớn hơn cho mọi điều các bạn làm. Việc làm của các bạn không còn chỉ là để kiếm tiền, giữ cho mình bận rộn hoặc làm hài lòng người khác. Nó trở thành ơn gọi của các bạn vì các bạn được kêu gọi bước tới nó; nó là một điều không hẳn chỉ là một quyết định thực dụng. Cuối cùng, đó là một sự công nhận lý do tại sao tôi được dựng nên, tại sao tôi lại ở đây trên trái đất và đâu là kế hoạch của Chúa dành cho đời tôi. Người sẽ không chỉ cho tôi mọi nơi, mọi thời và mọi chi tiết, vì tôi sẽ phải đưa ra quyết định khôn ngoan của riêng mình về những điều này. Nhưng Người sẽ chỉ cho tôi một hướng đi trong cuộc sống, vì Người là Đấng dựng nên tôi và tôi cần lắng nghe tiếng nói của Người, để, giống như nắm đất sét trong tay người thợ gốm, tôi có thể để mình được Người lên khuôn và hướng dẫn. Sau đó, tôi sẽ trở thành điều tôi được định trở thành, trung thành với thực tại của riêng tôi.
257. Để đáp lại ơn gọi của chúng ta, chúng ta cần phải cổ vũ và phát triển tất cả những gì chúng ta đang là. Điều này không liên quan gì đến việc tự phát minh ra bản thân hoặc tự tạo ra chúng ta từ hư không. Nó liên quan đến việc tìm kiếm bản ngã thực sự của chúng ta dưới ánh sáng của Thiên Chúa và để cho cuộc sống của chúng ta nở hoa và sinh trái. “Trong kế hoạch Thiên Chúa, mọi người nam nữ đều có xu hướng tìm kiếm việc tự thành toàn (self-fulfillment), vì mọi cuộc sống nhân bản đều được Thiên Chúa kêu gọi đảm nhận một nhiệm vụ nào đó” [140]. Ơn gọi của các bạn gợi hứng cho các bạn để các bạn rút ra được những điều tốt nhất từ chính bản thân các bạn cho vinh quang của Thiên Chúa và lợi ích của người khác. Nó không chỉ đơn giản là vấn đề làm điều này điều nọ, mà là thực hiện chúng với ý nghĩa và phương hướng. Thánh Alberto Hurtado nói với người trẻ phải suy nghĩ rất nghiêm túc về phương hướng mà cuộc sống của họ nên đi: “Nếu người lái tàu trở nên bất cẩn, anh ta bị đuổi việc vì không coi trọng trách nhiệm thánh thiêng của mình. Đối với cuộc sống của chúng ta, chúng ta có ý thức đầy đủ về đường đi của chúng hay không? Đâu là đường đi của đời các bạn? Nếu cần phải suy nghĩ nhiều hơn về điều này, tôi muốn yêu cầu mỗi người các bạn cân nhắc kỹ lưỡng nhất, vì suy nghĩ cho đúng đã tương đương với thành công rồi; sai lầm đơn giản sẽ thất bại” [141].
258. Trong cuộc sống của mỗi người trẻ, “việc hiện diện ở đó cho người khác” thường liên quan tới hai vấn đề căn bản: thành lập một gia đình mới và làm việc. Các cuộc thăm dò người trẻ liên tục xác nhận rằng đây là hai vấn đề lớn khiến họ lo lắng và đồng thời, khiến họ phấn khích. Cả hai phải là đối tượng của việc biện phân đặc thù. Chúng ta hãy ngắn gọn xem xét từng vấn đề.
Tình yêu và gia đình
259. Người trẻ mạnh mẽ cảm thấy tiếng gọi của tình yêu; Họ mơ ước được gặp đúng người để họ có thể lập nên một gia đình và cùng nhau xây dựng một cuộc sống. Đây chắc chắn là một ơn gọi mà chính Thiên Chúa làm họ biết đến qua các cảm xúc, ước muốn và giấc mơ của họ. Tôi nói đầy đủ hơn về chủ đề này trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương). Tôi sẽ khuyến khích mọi người trẻ đọc nhất là chương thứ tư và thứ năm của tông huấn đó.
260. Tôi thích nghĩ rằng “hai Kitô hữu kết hôn đã nhận ra tiếng gọi của Chúa trong câu chuyện tình của chính họ, ơn gọi thành lập một thân xác và một cuộc sống từ hai con người, nam và nữ. Bí tích Hôn phối bảo bọc tình yêu này trong ơn thánh của Thiên Chúa; nó đâm rễ tình yêu này vào chính Thiên Chúa. Nhờ hồng phúc này, và nhờ sự chắc chắn của ơn gọi này, các bạn có thể tiến tới một cách an lòng; các bạn không có gì phải sợ; cùng với nhau, các bạn có thể đương đầu với mọi sự!” [142]
261. Ở đây, chúng ta cần nhớ rằng Thiên Chúa dựng nên chúng ta như những hữu thể tính dục. Chính Người đã dựng nên tính dục, vốn là một hồng phúc tuyệt vời cho các tạo vật của Người [143]. Trong ơn gọi kết hôn, chúng ta nên thừa nhận và đánh giá cao rằng “tính dục, làm tình, là một hồng phúc của Thiên Chúa. Nó không phải là một điều cấm kỵ. Nó là một hồng phúc của Chúa, một hồng phúc mà Chúa ban cho chúng ta. Nó có hai mục đích: yêu thương và phát sinh sự sống. Nó là đam mê, tình yêu đam mê. Tình yêu đích thực là đam mê. Tình yêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà, khi đam mê, luôn dẫn đến việc trao ban sự sống. Luôn luôn. Trao ban sự sống bằng thể xác và linh hồn” [144].
262. Thượng hội đồng nhấn mạnh rằng “Gia đình tiếp tục là điểm tham chiếu chính cho người trẻ. Con cái đánh giá cao tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ, chúng coi trọng các dây liên kết gia đình và chúng hy vọng sẽ thành công trong việc thành lập gia đình riêng. Điều không thể phủ nhận là: sự gia tăng các vụ ly thân, ly dị, kết hợp lần thứ hai và các gia đình cha mẹ đơn chiếc có thể gây ra các đau khổ lớn lao và một cuộc khủng hoảng về căn tính nơi người trẻ. Đôi khi, chúng phải mang các trách nhiệm không tương xứng với tuổi của chúng và các trách nhiệm này buộc chúng phải trở thành người lớn trước thì giờ bình thường. Ông bà thường cung hiến sự đóng góp có tính quyết định trên bình diện xúc cảm và giáo dục tôn giáo: nhờ sự khôn ngoan của các ngài, các ngài là một mắt xích quyết định trong mối tương quan giữa các thế hệ” [145].
263. Đúng là những khó khăn mà họ gặp phải trong chính gia đình mình có thể khiến nhiều người trẻ tự hỏi liệu có đáng bắt đầu một gia đình mới, chung thủy, rộng lượng hay không. Tôi có thể nói với các bạn rằng chắc chắn đáng. Đáng để các bạn dành mọi nỗ lực để đầu tư vào gia đình; ở đó các bạn sẽ tìm thấy những khuyến khích tốt nhất để trưởng thành và những niềm vui lớn nhất để cảm nghiệm và chia sẻ. Đừng để các bạn bị cướp mất một tình yêu vĩ đại. Đừng để các bạn bị dẫn dắt sai đường bởi những người đề xuất một cuộc sống đầy chủ nghĩa cá nhân hiện đang tràn lan mà cuối cùng chỉ dẫn đến sự cô lập và loại cô đơn tồi tệ nhất.
264. Ngày nay, một nền văn hóa phù phiếm đang chiếm ưu thế, nhưng đó chỉ là một ảo ảnh. Nghĩ rằng không có gì dứt khoát là một lời dối trá lừa đảo. “Ngày nay, có những người nói rằng hôn nhân không còn hợp thời trang... Trong một nền văn hóa của thuyết duy tương đối và phù phiếm, nhiều người đang rao giảng tầm quan trọng của việc ‘tận hưởng’ giây phút hiện tại. Họ nói rằng không đáng thực hiện một cam kết suốt đời, đưa ra một quyết định dứt khoát... Thay vào đó, tôi yêu cầu các bạn trở thành những nhà cách mạng, tôi yêu cầu các bạn bơi ngược dòng; vâng, tôi yêu cầu các bạn nổi loạn chống lại nền văn hóa này, một nền văn hóa coi mọi điều là tạm thời và cuối cùng tin rằng các bạn không có khả năng lãnh trách nhiệm, không có khả năng yêu thương thật sự. [146] Tôi rất tin tưởng nơi các bạn, và vì lý do này, tôi khuyên các bạn nên chọn kết hôn.
265. Hôn nhân đòi hỏi sự chuẩn bị, và việc này đòi lớn lên trong viêc biết mình, phát triển các nhân đức lớn lao hơn, đặc biệt là tình yêu, sự kiên nhẫn, cởi mở với đối thoại và giúp đỡ người khác. Nó cũng liên quan đến việc trưởng thành trong chính tính dục của các bạn, để nó ngày càng ít trở thành phương thế sử dụng người khác, và ngày càng có khả năng giao phó bản thân mình cách trọn vẹn cho người khác một cách độc chiếm và quảng đại.
266. Như các giám mục Colombia đã dạy, “Chúa Kitô biết rằng vợ chồng không hoàn hảo và họ cần khắc phục các điểm yếu và thiếu kiên định để tình yêu của họ có thể phát triển và lâu bền. Vì lý do này, Người ban cho vợ chồng ơn thánh của Người; ánh sáng này vừa ánh sáng vừa là sức mạnh giúp họ khả năng dần dần đạt được lý tưởng cuộc sống hôn nhân của họ theo kế hoạch của Thiên Chúa” [147].
267. Đối với những người không được mời gọi kết hôn hoặc sống đời thánh hiến, phải luôn nhớ rằng ơn gọi đầu tiên và quan trọng nhất là ơn gọi chúng ta đã nhận được trong phép rửa. Những người độc thân, ngay cả khi không phải do lựa chọn của chính họ, có thể cung hiến một chứng tá đặc thù cho ơn gọi đó qua nẻo đường phát triển bản thân riêng của họ.
Việc làm
268. Các giám mục Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng “buổi đầu tuổi trưởng thành thường là dấu chỉ việc người ta gia nhập thế giới việc làm. ‘Các bạn làm gì để kiếm sống?’ là một chủ đề trò chuyện liên tục vì việc làm là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Đối với người trưởng thành trẻ, kinh nghiệm này rất linh hoạt vì họ chuyển từ việc làm này sang việc làm khác và thậm chí từ sự nghiệp sang sự nghiệp khác. Việc làm có thể qui định việc sử dụng thì giờ của họ và có thể xác định điều họ có đủ điều kiện để làm hoặc mua. Nó cũng có thể xác định phẩm chất và số lượng thì giờ giải trí. Việc làm xác định và ảnh hưởng đến bản sắc và khái niệm bản thân của người trưởng thành trẻ và là nơi chính để tình bạn và các mối liên hệ khác phát triển vì nhìn chung nó không được thực hiện một mình. Thanh niên nam nữ nói về việc làm như là việc hoàn thành một chức năng và cung cấp ý nghĩa. Việc làm cho phép người trẻ đáp ứng các nhu cầu thực tế của họ nhưng còn quan trọng hơn nữa là tìm kiếm ý nghĩa và hoàn thành các giấc mơ và viễn kiến của họ. Mặc dù việc làm có thể không giúp đạt được các giấc mơ của họ, nhưng điều quan trọng đối với người trẻ là nuôi dưỡng một viễn kiến, học cách làm việc theo cách thực sự có tính bản thân và mang lại sự sống, và tiếp tục biện phân tiếng Thiên Chúa kêu gọi” [148].
269. Tôi yêu cầu người trẻ đừng mong sống mà không làm việc, phụ thuộc vào người khác để được giúp đỡ. Điều này không tốt, vì “việc làm là một điều cần thiết, một phần ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất này, một nẻo đường lớn mạnh, phát triển con người và thành toàn bản thân. Theo nghĩa này, giúp đỡ người nghèo về tài chính phải luôn là một giải pháp tạm thời trước các nhu cầu cấp bách” [149]. Do đó, “cùng với sự chiêm ngắm đầy thán phục công trình sáng thế mà chúng ta tìm thấy nơi Thánh Phanxicô Assisi, truyền thống linh đạo Kitô giáo cũng đã khai triển một sự hiểu biết phong phú và cân bằng về ý nghĩa của việc làm, như trong cuộc đời của Chân phúc Charles de Foucauld và những người theo ngài, chẳng hạn”[150].
270. Thượng hội đồng lưu ý rằng trong lĩnh vực việc làm, người trẻ có thể “cảm nghiệm các hình thức loại trừ và đẩy ra ngoài lề, trong đó hình thức đầu tiên và nghiêm trọng nhất là nạn người trẻ thất nghiệp, mà ở một số quốc gia từng lên đến mức quá đáng. Bên cạnh việc làm cho họ nghèo, việc thiếu việc làm tác động tiêu cực đến khả năng mơ ước và hy vọng của người trẻ, và làm họ mất khả thể đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Ở nhiều quốc gia, tình trạng này phụ thuộc vào sự kiện này là một số bộ phận dân số trẻ thiếu các kỹ năng chuyên môn thỏa đáng, có lẽ vì các thiếu sót trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Thông thường việc việc thiếu an toàn việc làm nơi giới trẻ có liên quan đến các quyền lợi kinh tế chuyên bóc lột lao động” [151].
271. Đây là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm mà chính trị phải lấy làm ưu tiên, đặc biệt là hiện nay, khi tốc độ tiến bộ kỹ thuật và mối quan tâm giảm chi phí lao động có thể nhanh chóng dẫn đến việc thay thế nhiều việc làm bằng máy móc. Đây cũng là một vấn đề xã hội quan trọng vì việc làm dành cho một người trẻ tuổi không chỉ đơn thuần là một phương tiện kiếm tiền. Việc làm là một biểu thức nói lên phẩm giá con người, một con đường phát triển và hòa nhập xã hội. Nó là một sự kích thích không ngừng để lớn lên trong trách nhiệm và óc sáng tạo, một việc bảo vệ chống lại xu hướng chủ nghĩa duy cá nhân và sự hài lòng cá nhân. Đồng thời, đó là một cơ hội để vinh danh Thiên Chúa bằng cách phát triển các khả năng của người ta.
272. Người trẻ không phải lúc nào cũng có cơ hội quyết định loại việc làm họ sẽ làm, hoặc năng lực và tài năng của họ sẽ được sử dụng như thế nào. Bởi vì, bên cạnh các khát vọng, khả năng và lựa chọn của chính họ, còn có thực tại khắc nghiệt của thị trường việc làm. Đúng là các bạn không thể sống mà không làm việc, và đôi khi các bạn phải chấp nhận bất cứ điều gì có sẵn, nhưng tôi yêu cầu các bạn đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, đừng bao giờ hoàn toàn chôn vùi một ơn gọi và đừng bao giờ chấp nhận thất bại. Hãy tiếp tục tìm kiếm ít nhất những cách phiến diện hoặc không hoàn hảo để sống điều các bạn đã biện phân là ơn gọi đích thực sự của các bạn.
273. Khi chúng ta khám phá ra rằng Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta làm một điều gì đó, điều này hoặc hoặc điều nọ vốn là điều chúng ta được dựng nên để thực hiện – bất kể là điều dưỡng, ngành mộc, truyền thông, kỹ sư, giảng dạy, nghệ thuật hoặc bất cứ loại việc làm nào khác - thì chúng ta sẽ vận dụng các khả năng tốt nhất của chúng ta để hy sinh, quảng đại và cống hiến. Biết rằng chúng ta không làm các sự việc chỉ vì mục đích để làm chúng, mà đúng hơn, chúng ta đem đến cho chúng một ý nghĩa, như một đáp ứng đối với một lời kêu gọi đang vang lên trong thẳm sâu chúng ta phải cung ứng một điều gì đó cho người khác: một điều làm cho các nghề nghiệp này mang lại một cảm thức thỏa mãn sâu sắc. Như chúng ta đã đọc trong sách thánh Giảng Viên cổ xưa: “tôi nhận thấy: đối với con người, không có gì tốt hơn là hưởng những thú vui do công việc chính mình làm ra” (3: 22).
Ơn gọi thánh hiến đặc biệt
274. Nếu quả chúng ta tin rằng Chúa Thánh Thần tiếp tục linh hứng các ơn gọi bước vào chức linh mục và đời sống tu trì, chúng ta có thể “tung lưới một lần nữa” nhân danh Chúa, một cách tin tưởng hoàn toàn. Chúng ta có thể dám nói, và nên nói, với từng người trẻ tự đặt câu hỏi xem liệu đây có phải là nẻo đường mà họ có ý định đi theo hay không.
275. Đôi khi, tôi đem điều trên nói với người trẻ, và họ thường trả lời gần như đùa dỡn: “Không, đó không phải là thứ dành cho con!” Ấy thế mà, vài năm sau, một vài người trong số họ ở trong chủng viện. Chúa không thất hứa sẽ cung cấp cho Giáo hội những người chăn chiên, vì nếu không có họ, Giáo hội sẽ không thể sống và thực hiện sứ mệnh của mình. Nếu đúng là một số linh mục không làm chứng tốt, điều này không có nghĩa là Chúa hết kêu gọi. Trái lại, Người nhân đôi tiền đánh cuộc, vì Người không bao giờ ngừng chăm sóc Giáo hội yêu dấu của Người.
276. Khi biện phân ơn gọi của các bạn, đừng bỏ qua khả thể hiến thân cho Thiên Chúa trong chức linh mục, đời sống tu trì hoặc trong các hình thức thánh hiến khác. Tại sao không? Các bạn có thể chắc chắn rằng, nếu các bạn nhận ra và bước theo tiếng Thiên Chúa kêu gọi, thì trong đó các bạn sẽ tìm thấy sự thỏa mãn hoàn toàn.
277. Chúa Giêsu đang bước đi giữa chúng ta, như Người đã bước đi ở Galilê. Người đi qua các đường phố của chúng ta, và Người lặng lẽ dừng lại và nhìn vào mắt chúng tôi. Lời kêu gọi của Người thật hấp dẫn và kích thích. Thế nhưng, ngày nay sự căng thẳng và tốc độ nhanh chóng của một thế giới liên tục kích thích chúng ta không còn chừa chỗ nào cho sự im lặng nội tâm để chúng ta có thể tri nhận được ánh mắt của Chúa Giêsu và nghe thấy tiếng gọi của Người. Trong khi đó, nhiều lời mời trình bầy một cách hấp dẫn sẽ đến cản đường các bạn. Chúng có vẻ hấp dẫn và kích thích, mặc dù với thời gian, chúng sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy trống rỗng, mệt mỏi và cô đơn. Đừng để điều này xảy ra với các bạn vì cơn bão xoáy của thế giới này đủ thúc đẩy các bạn đi theo một nẻo đường không có ý nghĩa thực sự, không có phương hướng, không có mục tiêu rõ ràng, và do đó cản trở nhiều nỗ lực của các bạn. Tốt hơn nên tìm kiếm sự thanh thản và yên tĩnh giúp các bạn suy ngẫm, cầu nguyện, nhìn rõ hơn thế giới xung quanh các bạn, và sau đó, với Chúa Giêsu, tiến đến chỗ nhận ra ơn gọi của các bạn trong thế giới này.
Còn 1 kỳ: Chương Chín
248. Từ ngữ “ơn gọi” có thể được hiểu theo nghĩa rộng như một lời kêu gọi phát xuất từ Thiên Chúa, gồm cả lời kêu gọi bước vào sự sống, lời kêu gọi kết tình bạn với Người, lời kêu gọi nên thánh, v.v. Điều này rất hữu ích, vì nó đặt toàn bộ cuộc sống của chúng ta vào mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta. Nó khiến chúng ta nhận ra rằng không có điều gì là kết quả của tình cờ thuần túy nhưng mọi sự trong cuộc sống của chúng ta có thể trở thành cách đáp trả Chúa, Đấng có kế hoạch tuyệt vời dành cho chúng ta.
249. Trong Tông huấn Gaudete et Exsultate (Hãy Hân Hoan Nhẩy Mừng), tôi đã nói về ơn gọi của mọi người phải lớn lên và trưởng thành để vinh danh Thiên Chúa; tôi muốn “tái đề xuất lời kêu gọi nên thánh một cách thiết thực cho thời đại của chúng ta, với mọi rủi ro, thách thức và dịp may của nó” [136]. Công đồng Vatican II giúp chúng ta nhận ra một lần nữa lời kêu gọi ngỏ với mỗi người chúng ta này: “Mọi tín hữu, bất kể điều kiện hay bậc sống của họ, đều được Chúa kêu gọi, mỗi người theo cách riêng của mình, tiến đến sự thánh thiện hoàn hảo như Chúa Cha là Đấng hoàn hảo” [137].
Thiên Chúa kêu gọi bước vào tình bạn
250. Điều đầu tiên chúng ta cần biện phân và khám phá là: Chúa Giêsu muốn làm bạn với mọi người trẻ. Việc biện phân này là cơ sở của mọi biện phân khác. Trong cuộc đối thoại của Chúa phục sinh với Simon Phêrô, câu hỏi lớn của Người là: “Simon, con trai của Gioan, con có yêu Thầy không?”(Ga 21: 16). Nói cách khác, con có yêu Thầy như một người bạn không? Nhiệm vụ mà Phêrô nhận được để chăn dắt đoàn chiên của Chúa Giêsu, sẽ luôn được liên kết với tình yêu nhưng không này, tình yêu của tình bạn này.
251. Mặt khác, có cuộc gặp gỡ không thành công của Chúa Giêsu và chàng thanh niên giàu có, một cuộc gặp gỡ cho thấy rõ ràng rằng chàng trai trẻ không tri nhận được ánh mắt yêu thương của Chúa (xem Mc 10, 21). Anh ta ra đi một cách buồn rầu, bất chấp ý định tốt lúc ban đầu của anh ta, vì anh ta không thể quay lưng lại với nhiều tài sản của mình (x. Mt 19,22). Anh đã bỏ lỡ cơ hội của điều chắc chắn sẽ trở thành một tình bạn tuyệt vời. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được người đàn ông trẻ tuổi được Chúa Giêsu âu yếm nhìn và giơ đôi tay ra chào đón này trở nên gì cho chúng ta, anh có thể làm được gì cho nhân loại.
252. “Cuộc sống mà Chúa Giêsu ban tặng chúng ta là một câu chuyện tình, một câu chuyện sống muốn hòa quyện với chuyện sống của chúng ta và đâm rễ sâu vào mảnh đất cuộc sống chúng ta. Cuộc sống đó không phải là một sự cứu rỗi ‘trên mây’ (in cloud) và chờ đợi được tải xuống, một ‘ứng dụng’ (app) mới để được phát hiện, hoặc một kỹ thuật tự cải thiện tâm trí. Cuộc sống càng không phải là ‘trợ giáo’ (tutorial) để tìm ra những tin tức mới nhất. Sự cứu rỗi mà Thiên Chúa ban cho chúng ta là một lời mời trở thành một phần của câu chuyện tình đan xen với những câu chuyện bản thân của chúng ta; nó sinh động và muốn được sinh ra nơi chúng ta để chúng ta có thể sinh hoa trái trong chính con người hiện thực của chúng ta, bất chấp chúng ta ở đâu và với mọi người xung quanh. Chúa đến đó để gieo hạt và được gieo hạt” [138].
Hiện diện ở đó cho người khác
253. Bây giờ tôi muốn nói về ơn gọi theo nghĩa chặt chẽ, như một lời kêu gọi phục vụ truyền giáo cho người khác. Chúa kêu gọi chúng ta chia sẻ việc làm sáng tạo của Người và đóng góp cho lợi ích chung bằng cách sử dụng các hồng phúc mà chúng ta đã nhận được.
254. Vì vậy, ơn gọi truyền giáo này phải liên quan với việc phục vụ. Vì cuộc sống của chúng ta trên trái đất chỉ đạt đến tầm vóc viên mãn khi nó trở thành hiến dâng. Ở đây tôi xin nhắc lại rằng “sứ mệnh hiện diện trong trái tim người ta không chỉ là một phần đời tôi hay một huy hiệu mà tôi có thể cất bỏ; nó không phải là một điều ‘bổ xung’ (extra) hay chỉ là một khoảnh khắc khác trong cuộc sống. Thay vào đó, nó là điều tôi không thể bứng khỏi hữu thể tôi mà không hủy hoại chính bản thân tôi. Tôi là một sứ mệnh trên trái đất này; đó là lý do tại sao tôi ở đây trong thế giới này” [139]. Thành thử, mọi hình thức hoạt động mục vụ, đào tạo và linh đạo nên được nhìn dưới ánh sáng ơn gọi Kitô giáo của chúng ta.
255. Ơn gọi bản thân của riêng các bạn không chỉ hệ ở việc làm của các bạn, mặc dù đó là một biểu thức của nó. Ơn gọi của các bạn là một điều gì hơn đó nhiều: đó là một nẻo đường hướng dẫn nhiều nỗ lực và hành động của các bạn đối với việc phục vụ người khác. Vì vậy, khi biện phân ơn gọi của các bạn, điều quan trọng là xác định xem các bạn có nhìn thấy nơi bản thân mình các khả năng cần thiết để thực hiện việc phục vụ cụ thể đó cho xã hội hay không.
256. Điều này mang lại giá trị lớn hơn cho mọi điều các bạn làm. Việc làm của các bạn không còn chỉ là để kiếm tiền, giữ cho mình bận rộn hoặc làm hài lòng người khác. Nó trở thành ơn gọi của các bạn vì các bạn được kêu gọi bước tới nó; nó là một điều không hẳn chỉ là một quyết định thực dụng. Cuối cùng, đó là một sự công nhận lý do tại sao tôi được dựng nên, tại sao tôi lại ở đây trên trái đất và đâu là kế hoạch của Chúa dành cho đời tôi. Người sẽ không chỉ cho tôi mọi nơi, mọi thời và mọi chi tiết, vì tôi sẽ phải đưa ra quyết định khôn ngoan của riêng mình về những điều này. Nhưng Người sẽ chỉ cho tôi một hướng đi trong cuộc sống, vì Người là Đấng dựng nên tôi và tôi cần lắng nghe tiếng nói của Người, để, giống như nắm đất sét trong tay người thợ gốm, tôi có thể để mình được Người lên khuôn và hướng dẫn. Sau đó, tôi sẽ trở thành điều tôi được định trở thành, trung thành với thực tại của riêng tôi.
257. Để đáp lại ơn gọi của chúng ta, chúng ta cần phải cổ vũ và phát triển tất cả những gì chúng ta đang là. Điều này không liên quan gì đến việc tự phát minh ra bản thân hoặc tự tạo ra chúng ta từ hư không. Nó liên quan đến việc tìm kiếm bản ngã thực sự của chúng ta dưới ánh sáng của Thiên Chúa và để cho cuộc sống của chúng ta nở hoa và sinh trái. “Trong kế hoạch Thiên Chúa, mọi người nam nữ đều có xu hướng tìm kiếm việc tự thành toàn (self-fulfillment), vì mọi cuộc sống nhân bản đều được Thiên Chúa kêu gọi đảm nhận một nhiệm vụ nào đó” [140]. Ơn gọi của các bạn gợi hứng cho các bạn để các bạn rút ra được những điều tốt nhất từ chính bản thân các bạn cho vinh quang của Thiên Chúa và lợi ích của người khác. Nó không chỉ đơn giản là vấn đề làm điều này điều nọ, mà là thực hiện chúng với ý nghĩa và phương hướng. Thánh Alberto Hurtado nói với người trẻ phải suy nghĩ rất nghiêm túc về phương hướng mà cuộc sống của họ nên đi: “Nếu người lái tàu trở nên bất cẩn, anh ta bị đuổi việc vì không coi trọng trách nhiệm thánh thiêng của mình. Đối với cuộc sống của chúng ta, chúng ta có ý thức đầy đủ về đường đi của chúng hay không? Đâu là đường đi của đời các bạn? Nếu cần phải suy nghĩ nhiều hơn về điều này, tôi muốn yêu cầu mỗi người các bạn cân nhắc kỹ lưỡng nhất, vì suy nghĩ cho đúng đã tương đương với thành công rồi; sai lầm đơn giản sẽ thất bại” [141].
258. Trong cuộc sống của mỗi người trẻ, “việc hiện diện ở đó cho người khác” thường liên quan tới hai vấn đề căn bản: thành lập một gia đình mới và làm việc. Các cuộc thăm dò người trẻ liên tục xác nhận rằng đây là hai vấn đề lớn khiến họ lo lắng và đồng thời, khiến họ phấn khích. Cả hai phải là đối tượng của việc biện phân đặc thù. Chúng ta hãy ngắn gọn xem xét từng vấn đề.
Tình yêu và gia đình
259. Người trẻ mạnh mẽ cảm thấy tiếng gọi của tình yêu; Họ mơ ước được gặp đúng người để họ có thể lập nên một gia đình và cùng nhau xây dựng một cuộc sống. Đây chắc chắn là một ơn gọi mà chính Thiên Chúa làm họ biết đến qua các cảm xúc, ước muốn và giấc mơ của họ. Tôi nói đầy đủ hơn về chủ đề này trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương). Tôi sẽ khuyến khích mọi người trẻ đọc nhất là chương thứ tư và thứ năm của tông huấn đó.
260. Tôi thích nghĩ rằng “hai Kitô hữu kết hôn đã nhận ra tiếng gọi của Chúa trong câu chuyện tình của chính họ, ơn gọi thành lập một thân xác và một cuộc sống từ hai con người, nam và nữ. Bí tích Hôn phối bảo bọc tình yêu này trong ơn thánh của Thiên Chúa; nó đâm rễ tình yêu này vào chính Thiên Chúa. Nhờ hồng phúc này, và nhờ sự chắc chắn của ơn gọi này, các bạn có thể tiến tới một cách an lòng; các bạn không có gì phải sợ; cùng với nhau, các bạn có thể đương đầu với mọi sự!” [142]
261. Ở đây, chúng ta cần nhớ rằng Thiên Chúa dựng nên chúng ta như những hữu thể tính dục. Chính Người đã dựng nên tính dục, vốn là một hồng phúc tuyệt vời cho các tạo vật của Người [143]. Trong ơn gọi kết hôn, chúng ta nên thừa nhận và đánh giá cao rằng “tính dục, làm tình, là một hồng phúc của Thiên Chúa. Nó không phải là một điều cấm kỵ. Nó là một hồng phúc của Chúa, một hồng phúc mà Chúa ban cho chúng ta. Nó có hai mục đích: yêu thương và phát sinh sự sống. Nó là đam mê, tình yêu đam mê. Tình yêu đích thực là đam mê. Tình yêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà, khi đam mê, luôn dẫn đến việc trao ban sự sống. Luôn luôn. Trao ban sự sống bằng thể xác và linh hồn” [144].
262. Thượng hội đồng nhấn mạnh rằng “Gia đình tiếp tục là điểm tham chiếu chính cho người trẻ. Con cái đánh giá cao tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ, chúng coi trọng các dây liên kết gia đình và chúng hy vọng sẽ thành công trong việc thành lập gia đình riêng. Điều không thể phủ nhận là: sự gia tăng các vụ ly thân, ly dị, kết hợp lần thứ hai và các gia đình cha mẹ đơn chiếc có thể gây ra các đau khổ lớn lao và một cuộc khủng hoảng về căn tính nơi người trẻ. Đôi khi, chúng phải mang các trách nhiệm không tương xứng với tuổi của chúng và các trách nhiệm này buộc chúng phải trở thành người lớn trước thì giờ bình thường. Ông bà thường cung hiến sự đóng góp có tính quyết định trên bình diện xúc cảm và giáo dục tôn giáo: nhờ sự khôn ngoan của các ngài, các ngài là một mắt xích quyết định trong mối tương quan giữa các thế hệ” [145].
263. Đúng là những khó khăn mà họ gặp phải trong chính gia đình mình có thể khiến nhiều người trẻ tự hỏi liệu có đáng bắt đầu một gia đình mới, chung thủy, rộng lượng hay không. Tôi có thể nói với các bạn rằng chắc chắn đáng. Đáng để các bạn dành mọi nỗ lực để đầu tư vào gia đình; ở đó các bạn sẽ tìm thấy những khuyến khích tốt nhất để trưởng thành và những niềm vui lớn nhất để cảm nghiệm và chia sẻ. Đừng để các bạn bị cướp mất một tình yêu vĩ đại. Đừng để các bạn bị dẫn dắt sai đường bởi những người đề xuất một cuộc sống đầy chủ nghĩa cá nhân hiện đang tràn lan mà cuối cùng chỉ dẫn đến sự cô lập và loại cô đơn tồi tệ nhất.
264. Ngày nay, một nền văn hóa phù phiếm đang chiếm ưu thế, nhưng đó chỉ là một ảo ảnh. Nghĩ rằng không có gì dứt khoát là một lời dối trá lừa đảo. “Ngày nay, có những người nói rằng hôn nhân không còn hợp thời trang... Trong một nền văn hóa của thuyết duy tương đối và phù phiếm, nhiều người đang rao giảng tầm quan trọng của việc ‘tận hưởng’ giây phút hiện tại. Họ nói rằng không đáng thực hiện một cam kết suốt đời, đưa ra một quyết định dứt khoát... Thay vào đó, tôi yêu cầu các bạn trở thành những nhà cách mạng, tôi yêu cầu các bạn bơi ngược dòng; vâng, tôi yêu cầu các bạn nổi loạn chống lại nền văn hóa này, một nền văn hóa coi mọi điều là tạm thời và cuối cùng tin rằng các bạn không có khả năng lãnh trách nhiệm, không có khả năng yêu thương thật sự. [146] Tôi rất tin tưởng nơi các bạn, và vì lý do này, tôi khuyên các bạn nên chọn kết hôn.
265. Hôn nhân đòi hỏi sự chuẩn bị, và việc này đòi lớn lên trong viêc biết mình, phát triển các nhân đức lớn lao hơn, đặc biệt là tình yêu, sự kiên nhẫn, cởi mở với đối thoại và giúp đỡ người khác. Nó cũng liên quan đến việc trưởng thành trong chính tính dục của các bạn, để nó ngày càng ít trở thành phương thế sử dụng người khác, và ngày càng có khả năng giao phó bản thân mình cách trọn vẹn cho người khác một cách độc chiếm và quảng đại.
266. Như các giám mục Colombia đã dạy, “Chúa Kitô biết rằng vợ chồng không hoàn hảo và họ cần khắc phục các điểm yếu và thiếu kiên định để tình yêu của họ có thể phát triển và lâu bền. Vì lý do này, Người ban cho vợ chồng ơn thánh của Người; ánh sáng này vừa ánh sáng vừa là sức mạnh giúp họ khả năng dần dần đạt được lý tưởng cuộc sống hôn nhân của họ theo kế hoạch của Thiên Chúa” [147].
267. Đối với những người không được mời gọi kết hôn hoặc sống đời thánh hiến, phải luôn nhớ rằng ơn gọi đầu tiên và quan trọng nhất là ơn gọi chúng ta đã nhận được trong phép rửa. Những người độc thân, ngay cả khi không phải do lựa chọn của chính họ, có thể cung hiến một chứng tá đặc thù cho ơn gọi đó qua nẻo đường phát triển bản thân riêng của họ.
Việc làm
268. Các giám mục Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng “buổi đầu tuổi trưởng thành thường là dấu chỉ việc người ta gia nhập thế giới việc làm. ‘Các bạn làm gì để kiếm sống?’ là một chủ đề trò chuyện liên tục vì việc làm là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Đối với người trưởng thành trẻ, kinh nghiệm này rất linh hoạt vì họ chuyển từ việc làm này sang việc làm khác và thậm chí từ sự nghiệp sang sự nghiệp khác. Việc làm có thể qui định việc sử dụng thì giờ của họ và có thể xác định điều họ có đủ điều kiện để làm hoặc mua. Nó cũng có thể xác định phẩm chất và số lượng thì giờ giải trí. Việc làm xác định và ảnh hưởng đến bản sắc và khái niệm bản thân của người trưởng thành trẻ và là nơi chính để tình bạn và các mối liên hệ khác phát triển vì nhìn chung nó không được thực hiện một mình. Thanh niên nam nữ nói về việc làm như là việc hoàn thành một chức năng và cung cấp ý nghĩa. Việc làm cho phép người trẻ đáp ứng các nhu cầu thực tế của họ nhưng còn quan trọng hơn nữa là tìm kiếm ý nghĩa và hoàn thành các giấc mơ và viễn kiến của họ. Mặc dù việc làm có thể không giúp đạt được các giấc mơ của họ, nhưng điều quan trọng đối với người trẻ là nuôi dưỡng một viễn kiến, học cách làm việc theo cách thực sự có tính bản thân và mang lại sự sống, và tiếp tục biện phân tiếng Thiên Chúa kêu gọi” [148].
269. Tôi yêu cầu người trẻ đừng mong sống mà không làm việc, phụ thuộc vào người khác để được giúp đỡ. Điều này không tốt, vì “việc làm là một điều cần thiết, một phần ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất này, một nẻo đường lớn mạnh, phát triển con người và thành toàn bản thân. Theo nghĩa này, giúp đỡ người nghèo về tài chính phải luôn là một giải pháp tạm thời trước các nhu cầu cấp bách” [149]. Do đó, “cùng với sự chiêm ngắm đầy thán phục công trình sáng thế mà chúng ta tìm thấy nơi Thánh Phanxicô Assisi, truyền thống linh đạo Kitô giáo cũng đã khai triển một sự hiểu biết phong phú và cân bằng về ý nghĩa của việc làm, như trong cuộc đời của Chân phúc Charles de Foucauld và những người theo ngài, chẳng hạn”[150].
270. Thượng hội đồng lưu ý rằng trong lĩnh vực việc làm, người trẻ có thể “cảm nghiệm các hình thức loại trừ và đẩy ra ngoài lề, trong đó hình thức đầu tiên và nghiêm trọng nhất là nạn người trẻ thất nghiệp, mà ở một số quốc gia từng lên đến mức quá đáng. Bên cạnh việc làm cho họ nghèo, việc thiếu việc làm tác động tiêu cực đến khả năng mơ ước và hy vọng của người trẻ, và làm họ mất khả thể đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Ở nhiều quốc gia, tình trạng này phụ thuộc vào sự kiện này là một số bộ phận dân số trẻ thiếu các kỹ năng chuyên môn thỏa đáng, có lẽ vì các thiếu sót trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Thông thường việc việc thiếu an toàn việc làm nơi giới trẻ có liên quan đến các quyền lợi kinh tế chuyên bóc lột lao động” [151].
271. Đây là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm mà chính trị phải lấy làm ưu tiên, đặc biệt là hiện nay, khi tốc độ tiến bộ kỹ thuật và mối quan tâm giảm chi phí lao động có thể nhanh chóng dẫn đến việc thay thế nhiều việc làm bằng máy móc. Đây cũng là một vấn đề xã hội quan trọng vì việc làm dành cho một người trẻ tuổi không chỉ đơn thuần là một phương tiện kiếm tiền. Việc làm là một biểu thức nói lên phẩm giá con người, một con đường phát triển và hòa nhập xã hội. Nó là một sự kích thích không ngừng để lớn lên trong trách nhiệm và óc sáng tạo, một việc bảo vệ chống lại xu hướng chủ nghĩa duy cá nhân và sự hài lòng cá nhân. Đồng thời, đó là một cơ hội để vinh danh Thiên Chúa bằng cách phát triển các khả năng của người ta.
272. Người trẻ không phải lúc nào cũng có cơ hội quyết định loại việc làm họ sẽ làm, hoặc năng lực và tài năng của họ sẽ được sử dụng như thế nào. Bởi vì, bên cạnh các khát vọng, khả năng và lựa chọn của chính họ, còn có thực tại khắc nghiệt của thị trường việc làm. Đúng là các bạn không thể sống mà không làm việc, và đôi khi các bạn phải chấp nhận bất cứ điều gì có sẵn, nhưng tôi yêu cầu các bạn đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, đừng bao giờ hoàn toàn chôn vùi một ơn gọi và đừng bao giờ chấp nhận thất bại. Hãy tiếp tục tìm kiếm ít nhất những cách phiến diện hoặc không hoàn hảo để sống điều các bạn đã biện phân là ơn gọi đích thực sự của các bạn.
273. Khi chúng ta khám phá ra rằng Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta làm một điều gì đó, điều này hoặc hoặc điều nọ vốn là điều chúng ta được dựng nên để thực hiện – bất kể là điều dưỡng, ngành mộc, truyền thông, kỹ sư, giảng dạy, nghệ thuật hoặc bất cứ loại việc làm nào khác - thì chúng ta sẽ vận dụng các khả năng tốt nhất của chúng ta để hy sinh, quảng đại và cống hiến. Biết rằng chúng ta không làm các sự việc chỉ vì mục đích để làm chúng, mà đúng hơn, chúng ta đem đến cho chúng một ý nghĩa, như một đáp ứng đối với một lời kêu gọi đang vang lên trong thẳm sâu chúng ta phải cung ứng một điều gì đó cho người khác: một điều làm cho các nghề nghiệp này mang lại một cảm thức thỏa mãn sâu sắc. Như chúng ta đã đọc trong sách thánh Giảng Viên cổ xưa: “tôi nhận thấy: đối với con người, không có gì tốt hơn là hưởng những thú vui do công việc chính mình làm ra” (3: 22).
Ơn gọi thánh hiến đặc biệt
274. Nếu quả chúng ta tin rằng Chúa Thánh Thần tiếp tục linh hứng các ơn gọi bước vào chức linh mục và đời sống tu trì, chúng ta có thể “tung lưới một lần nữa” nhân danh Chúa, một cách tin tưởng hoàn toàn. Chúng ta có thể dám nói, và nên nói, với từng người trẻ tự đặt câu hỏi xem liệu đây có phải là nẻo đường mà họ có ý định đi theo hay không.
275. Đôi khi, tôi đem điều trên nói với người trẻ, và họ thường trả lời gần như đùa dỡn: “Không, đó không phải là thứ dành cho con!” Ấy thế mà, vài năm sau, một vài người trong số họ ở trong chủng viện. Chúa không thất hứa sẽ cung cấp cho Giáo hội những người chăn chiên, vì nếu không có họ, Giáo hội sẽ không thể sống và thực hiện sứ mệnh của mình. Nếu đúng là một số linh mục không làm chứng tốt, điều này không có nghĩa là Chúa hết kêu gọi. Trái lại, Người nhân đôi tiền đánh cuộc, vì Người không bao giờ ngừng chăm sóc Giáo hội yêu dấu của Người.
276. Khi biện phân ơn gọi của các bạn, đừng bỏ qua khả thể hiến thân cho Thiên Chúa trong chức linh mục, đời sống tu trì hoặc trong các hình thức thánh hiến khác. Tại sao không? Các bạn có thể chắc chắn rằng, nếu các bạn nhận ra và bước theo tiếng Thiên Chúa kêu gọi, thì trong đó các bạn sẽ tìm thấy sự thỏa mãn hoàn toàn.
277. Chúa Giêsu đang bước đi giữa chúng ta, như Người đã bước đi ở Galilê. Người đi qua các đường phố của chúng ta, và Người lặng lẽ dừng lại và nhìn vào mắt chúng tôi. Lời kêu gọi của Người thật hấp dẫn và kích thích. Thế nhưng, ngày nay sự căng thẳng và tốc độ nhanh chóng của một thế giới liên tục kích thích chúng ta không còn chừa chỗ nào cho sự im lặng nội tâm để chúng ta có thể tri nhận được ánh mắt của Chúa Giêsu và nghe thấy tiếng gọi của Người. Trong khi đó, nhiều lời mời trình bầy một cách hấp dẫn sẽ đến cản đường các bạn. Chúng có vẻ hấp dẫn và kích thích, mặc dù với thời gian, chúng sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy trống rỗng, mệt mỏi và cô đơn. Đừng để điều này xảy ra với các bạn vì cơn bão xoáy của thế giới này đủ thúc đẩy các bạn đi theo một nẻo đường không có ý nghĩa thực sự, không có phương hướng, không có mục tiêu rõ ràng, và do đó cản trở nhiều nỗ lực của các bạn. Tốt hơn nên tìm kiếm sự thanh thản và yên tĩnh giúp các bạn suy ngẫm, cầu nguyện, nhìn rõ hơn thế giới xung quanh các bạn, và sau đó, với Chúa Giêsu, tiến đến chỗ nhận ra ơn gọi của các bạn trong thế giới này.
Còn 1 kỳ: Chương Chín
Top Stories
« Banh Mi Bac Ai » : l’initiative d’une paroisse de Hué auprès des pauvres
Églises d'Asie
04:48 12/04/2019
Publié le 12/04/2019 - Depuis l’an dernier, la paroisse de Phu Hau, dans l’archidiocèse de Hué dans le centre du pays, a lancé une initiative appelée « Banh Mi Bac Ai » (Pain de charité). À l’aide d’une boulangerie gérée par l’église locale et grâce à la participation des volontaires, les catholiques distribuent chaque matin des « banh mi », des sandwichs vietnamiens à base de baguettes, de rôti de porc et de crudités marinées, auprès des pauvres et des patients des hôpitaux locaux. L’archidiocèse de Hué compte environ 72 000 catholiques et 150 prêtres, sur une population de 2,1 millions de personnes habitant dans les deux provinces centrales de Thua Thien Hue et de Quang Tri.
Tous les matins depuis plusieurs mois, à Hué dans le centre du Vietnam, Mary Tran Thi Sen et son mari préparent une cinquantaine de « banh mi », des sandwichs vietnamiens à base de baguettes, de rôti de porc et de crudités marinées, avant d’aller les distribuer gratuitement aux personnes dans le besoin à l’aide de leur vieux vélomoteur. Ils vont aussi chercher le pain dans une boulangerie du quartier gérée par l’église locale. Mary, une mère de cinq enfants de la paroisse de Phu Hau, explique qu’elle et son mari ont commencé ces distributions fin 2018, après avoir eux-mêmes bénéficié de la charité chrétienne. Durant le carême, qui est vécu de différentes façons à travers le pays, ils ont intensifié leurs actions. Mary confie que les catholiques de la région lui ont lancé une bouée de sauvetage il y a quatre mois, en lui donnant une charrette qu’elle utilise désormais pour vendre ses produits dans la rue. « Nous donnant du pain aux pauvres, humblement et respectueusement. Nous les traitons comme nos clients et nous leur apportons l’amour de Dieu », ajoute Mary, 52 ans. « Même si nous-mêmes ne gagnons pas grand-chose, nous essayons d’aider les personnes dans le besoin durant le carême », poursuit Mary, qui s’est convertie au catholicisme il y a six mois. Son mari, de son côté, travaille comme menuisier. « Pour les catholiques, le carême est une occasion idéale pour se lancer dans des œuvres de charité et pour annoncer la foi catholique », assure le curé de la paroisse du couple, le père Francis Xavier Nguyen Thien Nhan. Le père Nhan explique que la boulangerie de la paroisse, gérée par une dizaine de volontaires, produit 200 miches de pain par jour, qui sont distribués gratuitement aux pauvres et aux patients des hôpitaux locaux. Le prêtre confie que les catholiques de la paroisse couvrent l’essentiel du coût du projet, appelé « Banh Mi Bac Ai » (Pain de charité). Les sandwichs sont enveloppés dans du papier décoré avec quelques mots tirés de l’Évangile : « Heureux les miséricordieux, car ils obtiendront miséricorde. » « Ils peuvent lire la Parole de Dieu en mangeant », commente le prêtre, qui a lancé l’opération l’année dernière.
« Les patients sont l’image-même du Christ souffrant »
Le père Nhan explique que beaucoup de non catholiques célèbrent Noël et participent aux mariages et aux enterrements chrétiens dans son église. Certains d’entre eux envoient même leurs enfants participer aux cours de catéchisme ou aux événements culturels de la paroisse, qui accueille une quinzaine de nouveaux par an et qui compte 763 catholiques, pour la plupart des agriculteurs, sur une population locale de 13 500 habitants. Sœur Josephine Huynh Thi Ly, de la congrégation des Sœurs de Saint Paul de Chartres qui va fêter ses 160 ans en 2020, indique que le père Nhan fournit également du pain à près de 150 personnes devant leur couvent. Sœur Ly se réveille à 3 heures du matin tous les jours, et prépare la viande et les légumes avec deux autres religieuses afin de confectionner les « banh mi ». La religieuse explique que les affamés font la queue devant le couvent dès l’aube. La religieuse, qui travaille à l’hôpital central de Hué, confie que beaucoup de patients passent plusieurs mois dans l’établissement sans avoir les moyens de se nourrir correctement ou de payer les frais médicaux. Sœur Josephine ajoute que les religieuses leur offrent également du « chao » (un porridge à base de riz et de poulet). « Nous essayons de les réconforter en leur donnant de bons repas », explique-t-elle. « Les patients sont l’image-même du Christ souffrant. » Le père John Baptiste Le Van Nghiem, à la retraite, confie que durant le carême, les volontaires distribuent des repas gratuits à 150 patients des hôpitaux alentours. Le père Nghiem s’occupe également d’un restaurant qui prépare des repas bon marché. En février, Le Thi Toan a ainsi reçu des repas gratuits quand son mari était hospitalisé pour un cancer de l’intestin. « Nous sommes profondément reconnaissants envers la communauté catholique pour nous avoir aidés dans ces temps difficiles », ajoute Le Thi Toan, bouddhiste. La Vietnamienne de 59 ans a également bénéficié d’une aide de dix millions de dongs (432 dollars) pour le traitement de son mari, grâce aux dons collectés par l’église locale. Nam, 58 ans, ajoute que l’Église est venue en aide à de nombreux malades, demandeurs d’emploi ou victimes d’inondations : « Nous sommes très heureux de partager ce que nous avons avec nos frères et sœurs. » L’archidiocèse de Hué compte environ 72 000 catholiques et 150 prêtres, sur une population de 2,1 millions de personnes habitant dans les deux provinces centrales de Thua Thien Hue et de Quang Tri.
(Églises d'Asie - le 12/04 /2019, Avec Ucanews, Hué)
Tous les matins depuis plusieurs mois, à Hué dans le centre du Vietnam, Mary Tran Thi Sen et son mari préparent une cinquantaine de « banh mi », des sandwichs vietnamiens à base de baguettes, de rôti de porc et de crudités marinées, avant d’aller les distribuer gratuitement aux personnes dans le besoin à l’aide de leur vieux vélomoteur. Ils vont aussi chercher le pain dans une boulangerie du quartier gérée par l’église locale. Mary, une mère de cinq enfants de la paroisse de Phu Hau, explique qu’elle et son mari ont commencé ces distributions fin 2018, après avoir eux-mêmes bénéficié de la charité chrétienne. Durant le carême, qui est vécu de différentes façons à travers le pays, ils ont intensifié leurs actions. Mary confie que les catholiques de la région lui ont lancé une bouée de sauvetage il y a quatre mois, en lui donnant une charrette qu’elle utilise désormais pour vendre ses produits dans la rue. « Nous donnant du pain aux pauvres, humblement et respectueusement. Nous les traitons comme nos clients et nous leur apportons l’amour de Dieu », ajoute Mary, 52 ans. « Même si nous-mêmes ne gagnons pas grand-chose, nous essayons d’aider les personnes dans le besoin durant le carême », poursuit Mary, qui s’est convertie au catholicisme il y a six mois. Son mari, de son côté, travaille comme menuisier. « Pour les catholiques, le carême est une occasion idéale pour se lancer dans des œuvres de charité et pour annoncer la foi catholique », assure le curé de la paroisse du couple, le père Francis Xavier Nguyen Thien Nhan. Le père Nhan explique que la boulangerie de la paroisse, gérée par une dizaine de volontaires, produit 200 miches de pain par jour, qui sont distribués gratuitement aux pauvres et aux patients des hôpitaux locaux. Le prêtre confie que les catholiques de la paroisse couvrent l’essentiel du coût du projet, appelé « Banh Mi Bac Ai » (Pain de charité). Les sandwichs sont enveloppés dans du papier décoré avec quelques mots tirés de l’Évangile : « Heureux les miséricordieux, car ils obtiendront miséricorde. » « Ils peuvent lire la Parole de Dieu en mangeant », commente le prêtre, qui a lancé l’opération l’année dernière.
« Les patients sont l’image-même du Christ souffrant »
Le père Nhan explique que beaucoup de non catholiques célèbrent Noël et participent aux mariages et aux enterrements chrétiens dans son église. Certains d’entre eux envoient même leurs enfants participer aux cours de catéchisme ou aux événements culturels de la paroisse, qui accueille une quinzaine de nouveaux par an et qui compte 763 catholiques, pour la plupart des agriculteurs, sur une population locale de 13 500 habitants. Sœur Josephine Huynh Thi Ly, de la congrégation des Sœurs de Saint Paul de Chartres qui va fêter ses 160 ans en 2020, indique que le père Nhan fournit également du pain à près de 150 personnes devant leur couvent. Sœur Ly se réveille à 3 heures du matin tous les jours, et prépare la viande et les légumes avec deux autres religieuses afin de confectionner les « banh mi ». La religieuse explique que les affamés font la queue devant le couvent dès l’aube. La religieuse, qui travaille à l’hôpital central de Hué, confie que beaucoup de patients passent plusieurs mois dans l’établissement sans avoir les moyens de se nourrir correctement ou de payer les frais médicaux. Sœur Josephine ajoute que les religieuses leur offrent également du « chao » (un porridge à base de riz et de poulet). « Nous essayons de les réconforter en leur donnant de bons repas », explique-t-elle. « Les patients sont l’image-même du Christ souffrant. » Le père John Baptiste Le Van Nghiem, à la retraite, confie que durant le carême, les volontaires distribuent des repas gratuits à 150 patients des hôpitaux alentours. Le père Nghiem s’occupe également d’un restaurant qui prépare des repas bon marché. En février, Le Thi Toan a ainsi reçu des repas gratuits quand son mari était hospitalisé pour un cancer de l’intestin. « Nous sommes profondément reconnaissants envers la communauté catholique pour nous avoir aidés dans ces temps difficiles », ajoute Le Thi Toan, bouddhiste. La Vietnamienne de 59 ans a également bénéficié d’une aide de dix millions de dongs (432 dollars) pour le traitement de son mari, grâce aux dons collectés par l’église locale. Nam, 58 ans, ajoute que l’Église est venue en aide à de nombreux malades, demandeurs d’emploi ou victimes d’inondations : « Nous sommes très heureux de partager ce que nous avons avec nos frères et sœurs. » L’archidiocèse de Hué compte environ 72 000 catholiques et 150 prêtres, sur une population de 2,1 millions de personnes habitant dans les deux provinces centrales de Thua Thien Hue et de Quang Tri.
(Églises d'Asie - le 12/04 /2019, Avec Ucanews, Hué)
Le pape François appelle Radio Veritas Asia à être « la voix des pauvres » en Asie
Églises d'Asie
04:53 12/04/2019
Publié le 12/04/2019 - La radio catholique internationale Radio Veritas Asia (RVA) a fêté ses cinquante ans le 11 avril, à Manille, ouvrant une semaine de célébrations à l’université Santo Tomas de la capitale philippine. Mgr Gabriele Caccia, nonce apostolique aux Philippines, a lu le message du pape François à l’occasion du jubilé de la radio asiatique, confiant son espérance que RVA poursuive sa mission d’annonce de l’Évangile auprès des Asiatiques « en étant la voix des pauvres ». Diffusée pour la première fois le 11 avril 1969, la radio a abandonné les ondes courtes en 2018 pour une diffusion sur le web et sur les réseaux sociaux. Ses programmes sont aujourd’hui diffusés en 22 langues à travers l’Asie.
Le 11 avril, à l’occasion des 50 ans de Radio Veritas Asia (RVA), le pape François a appelé la radio catholique asiatique, fondée en 1969, à contribuer à la construction d’une société « plus juste et plus unie ». Dans son message, le Saint-Père a partagé son espérance que la radio RVA poursuive sa mission d’annonce de l’Évangile « en étant la voix des pauvres ». Le pape a également prié pour que la radio continue « d’élever les cœurs des auditeurs vers le Dieu d’amour et de vérité ». Le pape François a invité Radio Veritas Asia à transmettre l’amour de l’Évangile afin que les catholiques soient davantage conscients « des souffrances et des angoisses » des gens, en particulier des pauvres. Mgr Gabriele Caccia, nonce apostolique aux Philippines, a lu le message du pape à l’occasion du premier jour du cinquantenaire de la radio, ouvrant une semaine de célébrations à l’université Santo Tomas de Manille. Mgr Caccia a également souligné l’importance de l’unité et de la communion « dans l’annonce de la vérité ». « À chaque fois que nous construisons dans la communion, cela portera de bons fruits selon l’Évangile », a assuré Mgr Caccia, ajoutant que « l’Église est missionnaire par nature, sinon elle n’existe pas ». Le nonce a expliqué que la création de la radio, il y a cinquante ans, « était destinée à trouver de nouvelles façons d’être missionnaire, avec créativité, mais toujours pour annoncer l’Évangile ». « Si Jésus est le verbe de Dieu, nous devons l’écouter. Vous ne pouvez pas regarder la radio, mais vous pouvez l’écouter. Cela nous rappelle que nous sommes toujours à l’écoute de la Parole. Si nous ne l’écoutons pas avec Jésus, nous ne sommes pas dans la vérité, nous ne sommes pas libres », a-t-il ajouté. Le cardinal Luis Antonio Tagle, archevêque de Manille, a également confié que le but de Radio Veritas Asia est de « servir et partager la vérité contre l’ignorance ». Le cardinal Charles Maung Bo, archevêque de Rangoun en Birmanie, ajouté que la radio devait être « la voix des sans-voix, des oubliés, des pauvres et de ceux qui sont aux périphéries ».
« Le symbole de l’espérance et de la foi des peuples asiatiques »
L’histoire de la radio RVA remonte à 1958, quand les évêques d’Asie et d’Australie ont décidé de fonder une radio catholique en Asie afin de lutter contre l’influence du communisme durant la Guerre Froide. Les évêques ont choisi les Philippines pour accueillir le siège de la radio, non seulement parce que c’est le pays qui compte le plus de catholiques en Asie, mais aussi parce qu’il est aux portes de la Chine. Le projet était soutenu par la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, par la conférence épiscopale allemande et par plusieurs organisations européennes. Les premiers essais de diffusion ont eu lieu en 1967, puis la diffusion internationale de la radio via les ondes courtes a débuté le 11 avril 1969, grâce à deux émetteurs radio de 100 kW. RVA est devenue « le symbole de l’espérance et de la foi des peuples asiatiques », en essayant de répondre au mieux aux défis lancés par le Concile Vatican II, invitant les catholiques à utiliser les médias pour toucher les fidèles dans leur propre langue. Avec une diffusion en 22 langues, RVA a permis à l’Église catholique de rejoindre les populations les plus reculées à travers l’Asie. La radio a notamment joué un rôle essentiel durant la révolution philippine de 1986, qui a vu le retour de la démocratie dans le pays suite aux années de dictature de Ferdinand Marcos. En 2018, la radio a cessé d’émettre ses programmes via les ondes courtes pour migrer vers une diffusion en ligne et sur les réseaux sociaux. Dans un communiqué, la radio RVA a confié sa détermination à continuer de remplir sa mission sur le web auprès de millions d’auditeurs asiatiques à travers le monde.
(Églises d'Asie, Avec Ucanews, Manille)
Le 11 avril, à l’occasion des 50 ans de Radio Veritas Asia (RVA), le pape François a appelé la radio catholique asiatique, fondée en 1969, à contribuer à la construction d’une société « plus juste et plus unie ». Dans son message, le Saint-Père a partagé son espérance que la radio RVA poursuive sa mission d’annonce de l’Évangile « en étant la voix des pauvres ». Le pape a également prié pour que la radio continue « d’élever les cœurs des auditeurs vers le Dieu d’amour et de vérité ». Le pape François a invité Radio Veritas Asia à transmettre l’amour de l’Évangile afin que les catholiques soient davantage conscients « des souffrances et des angoisses » des gens, en particulier des pauvres. Mgr Gabriele Caccia, nonce apostolique aux Philippines, a lu le message du pape à l’occasion du premier jour du cinquantenaire de la radio, ouvrant une semaine de célébrations à l’université Santo Tomas de Manille. Mgr Caccia a également souligné l’importance de l’unité et de la communion « dans l’annonce de la vérité ». « À chaque fois que nous construisons dans la communion, cela portera de bons fruits selon l’Évangile », a assuré Mgr Caccia, ajoutant que « l’Église est missionnaire par nature, sinon elle n’existe pas ». Le nonce a expliqué que la création de la radio, il y a cinquante ans, « était destinée à trouver de nouvelles façons d’être missionnaire, avec créativité, mais toujours pour annoncer l’Évangile ». « Si Jésus est le verbe de Dieu, nous devons l’écouter. Vous ne pouvez pas regarder la radio, mais vous pouvez l’écouter. Cela nous rappelle que nous sommes toujours à l’écoute de la Parole. Si nous ne l’écoutons pas avec Jésus, nous ne sommes pas dans la vérité, nous ne sommes pas libres », a-t-il ajouté. Le cardinal Luis Antonio Tagle, archevêque de Manille, a également confié que le but de Radio Veritas Asia est de « servir et partager la vérité contre l’ignorance ». Le cardinal Charles Maung Bo, archevêque de Rangoun en Birmanie, ajouté que la radio devait être « la voix des sans-voix, des oubliés, des pauvres et de ceux qui sont aux périphéries ».
« Le symbole de l’espérance et de la foi des peuples asiatiques »
L’histoire de la radio RVA remonte à 1958, quand les évêques d’Asie et d’Australie ont décidé de fonder une radio catholique en Asie afin de lutter contre l’influence du communisme durant la Guerre Froide. Les évêques ont choisi les Philippines pour accueillir le siège de la radio, non seulement parce que c’est le pays qui compte le plus de catholiques en Asie, mais aussi parce qu’il est aux portes de la Chine. Le projet était soutenu par la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, par la conférence épiscopale allemande et par plusieurs organisations européennes. Les premiers essais de diffusion ont eu lieu en 1967, puis la diffusion internationale de la radio via les ondes courtes a débuté le 11 avril 1969, grâce à deux émetteurs radio de 100 kW. RVA est devenue « le symbole de l’espérance et de la foi des peuples asiatiques », en essayant de répondre au mieux aux défis lancés par le Concile Vatican II, invitant les catholiques à utiliser les médias pour toucher les fidèles dans leur propre langue. Avec une diffusion en 22 langues, RVA a permis à l’Église catholique de rejoindre les populations les plus reculées à travers l’Asie. La radio a notamment joué un rôle essentiel durant la révolution philippine de 1986, qui a vu le retour de la démocratie dans le pays suite aux années de dictature de Ferdinand Marcos. En 2018, la radio a cessé d’émettre ses programmes via les ondes courtes pour migrer vers une diffusion en ligne et sur les réseaux sociaux. Dans un communiqué, la radio RVA a confié sa détermination à continuer de remplir sa mission sur le web auprès de millions d’auditeurs asiatiques à travers le monde.
(Églises d'Asie, Avec Ucanews, Manille)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tiến lên Jerusalem
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:09 12/04/2019
Tiến lên Jerusalem
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật bắt đầu tuần thánh, Giáo Hôi Công Giáo mừng kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu tiến vào thánh thánh Gierusalem.
Biến cố này được tường thụât chi tiết trong bốn phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo 21,1-11, Marco 11,1-10 , Luca 19,28-40 và Gioan 12,12-19.
Mừng lễ Vượt Qua
Thánh sử Gioan tường thuật ba lần Chúa Giêsu mừng lễ Vượt Qua ( Pascha) từ khi ra giảng đạo: Lần thứ nhất vào đền thờ Gierusalem mừng lễ Vượt Qua với biến cố ngài đuổi dẹp những người buôn bán trong đó ( Ga 2,13), lần thứ hai mừng lễ Vượt Qua và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều ở Galilea bên bờ hồ Tiberia, và lần thứ ba mừng lễ Vượt Qua: sự chết và sống lại của chính mình ( 12,1 , 13,1), trở thành lễ mừng Chúa phục sinh của Kitô giáo.
Đang khi ba thánh sử Mattheo, Marco và Luca chỉ tường thuật nói đến một lễ mừng Vượt Qua: Thập giá và sự sống lại của Chúa Giêsu. Theo thánh sử Luca con đường của Chúa Giêsu như con đường hành hương duy nhất tiến lên Gierusalem từ Galilea.
Hình ảnh tiến lên cao
Theo hình thể địa lý, Chúa Giesu sinh sống lớn lên ở thành Nazareth, rồi bắt đầu cuộc đời công khai ra rao giảng tình yêu sứ điệp Nước Thiên Chúa ở vùng biển hồ Genezareth , miền Bắc nước Do Thái. Hồ Genezareth nằm thấp khoảng 200 mét dưới mặt nước biển, đang khi Gierusalem nằm cao hơn khoảng 760 mét trên mặt nước biển. Như thế, con đường tiến lên chịu đau khổ của Chúa Giêsu , như ba Thánh sử Mattheo, Marco và Luca tường thuật lại, đồng thời cũng diễn tả sự tiến lên nội tâm tinh thần qua hình ảnh con đường địa lý bên ngoài : tiến lên đền thờ là nơi Thiên Chúa cư ngụ, như trong sách Đệ nhị Luật đã viết. ( Đệ nhị Luật, 12,11 và 24,23).
Đích điểm cuối cùng sự tiến lên của chúa Giêsu là sự hy sinh dấn thân chịu chết trên thập gía thay cho lễ tế của đạo luật cũ thời Mose. Sự tiến lên trước Thiên Chúa như trong thư Do Thái ( 9,24) đã nhấn mạnh nói đến, qua hình khổ thập gía. Đó là sự tiến lên đưa tình yêu thương đến tận cùng ( Ga 13,1) mà cao điểm là núi của Thiên Chúa.
Hình ảnh con lừa ngày lễ lá
Cuộc tiến lên núi Olive vào Gierusalem của Chúa Giêsu khởi hành từ Bethfage và Betania cỡi trên lưng con lừa ( Mc 11,3, Lc 19,31) còn non buộc ở gốc cây và chưa có ai cỡi trên nó. Điều này nói đến quyền của vị vua. Và cũng nói đến hình ảnh con lừa trong kinh thánh cựu ước nơi sách Sáng Thế. ( St 49,11).
Đoạn kinh thánh này tường thuật về cảnh Tổ phụ Gicóp chúc phúc lành cho các con của mình , riêng cho Giuda được trao cho cây gậy vương trượng chỉ huy. Cây vương trượng này thuộc về Giuda sẽ không rời khỏi chân của ông cho đến khi mọi dân tộc vâng phục ông. Và Giuda đã buộc con Lừa vào gốc cây nho. Hình ảnh con lừa buộc vào gốc cây nói về Đấng đang đến sẽ dùng nó và được mọi dân tộc vâng nghe tuân phục.
Trong sách Ngôn sứ Sacharia nói về cảnh này, như nơi phúc âm theo Thánh Mattheo 21,5 và Gioan 12,15 cũng viết trích lại rõ hơn nữa:
„ Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ!
Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò!
Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi:
Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,
khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,
một con lừa con vẫn còn theo mẹ.“ ( Sacharia 9,9)
Lời Ngôn sứ Sacharia muốn nói đến một vị Vua không gây ra chiến tranh, nhưng là vị vua hòa bình, vị vua đơn giản, vị vua của nghèo khó. Nhưng nước của vị vua bao trùm khắp nơi trên thế giới.
Điều này nhắc nhớ đến nước của Chúa Giêsu cũng bao gồm trên thế giới trong cộng đoàn cùng bẻ Bánh, trong cộng đoàn Giáo Hội Chúa Giêsu, bao trùm trải rộng khắp cả mọi bờ biển như vương quốc hòa bình. Chúa Giêsu không xây dựng trên sức mạnh, không làm cách mạng chống lại đế quốc Roma thời đó. Sức mạnh của Ngài là cách thế khác: sự nghèo khó của Thiên Chúa, hòa bình của Thiên Chúa, mà chỉ nơi mình Chúa Giêsu nhận ra sức mạnh ơn cứu độ.
Được nâng lên cao
Hai thánh sử Mattheo 21,7 và Marco 11,7 đơn giản viết: „Chúa Giêsu cỡi lên lưng con lừa“ . Nhưng thánh sử Luca 19,35 viết: „Các Ông giúp người cỡi lên". Hình ảnh giúp Người cỡi lên là nâng hay kiệu Người lên cao đặt trên lưng con lừa.
Và trong sách Các Vua 1. cũng dùng ngôn từ này khi thuật lại Salomon được nâng lên phong làm vua nối nghiệp Vua David:
„ Vua Đa-vít nói: "Gọi vào đây cho ta tư tế Xa-đốc, ngôn sứ Na-than, ông Bơ-na-gia-hu con ông Giơ-hô-gia-đa." Những người này vào chầu vua.33 Vua nói với họ: "Hãy đưa các bề tôi của chúa thượng các ngươi đi theo các ngươi; để Sa-lô-môn con ta cỡi con la cái của ta, rồi đưa nó xuống Ghi-khôn.34 Ở đấy tư tế Xa-đốc và ngôn sứ Na-than sẽ xức dầu phong nó làm vua Ít-ra-en…“( 1. Sách Các Vua , 1, 32-33).
Hosanna - Hoan hô
Dân chúng hân hoan phấn khởi đón mừng Chúa Giêsu cỡi lừa tiến vào thánh Jerusalem. Họ trải áo ra đường, lấy cành lá vẫy hoa hô con Vua David: Hosianna, Hosanna.
Trải áo ra đường đón chào là cung cách truyền thống chào đón vị Vua lên ngôi kế vị triều đại Vua David, và trong ý nghĩa niềm hy vọng về đấng cứu thế, như trong sách Các Vua 2, ( 9,13) đã thuật lại.
Lòng phấn khởi cùng với cành lá trên tay reo hò hoan hô của dân chúng là lời cầu nguyện phụng vụ lễ nghi hành hương:
„ Lạy CHÚA, xin ban ơn cứu độ,
lạy CHÚA, xin thương giúp thành công.
26 Nguyện xin Chúa tuôn đổ phúc lành
cho người tiến vào đây nhân danh CHÚA.
Từ nhà CHÚA, chúng tôi chúc lành cho anh em.
27 ĐỨC CHÚA là Thượng Đế, Người giãi sáng trên ta.
Tay cầm lá, hãy sắp thành đám rước đến bên cạnh bàn thờ.“ ( Tv 118,25-27).
Lời tung hô Hosanna nguyên thủy là lời khấn nguyện: Lạy Chúa xin đến giúp! mà Thầy cả trong ngày thứ bảy lễ cầu mùa tạ ơn kêu cầu hát vang theo lễ nghi đạo Do Thái từ thời Mose trước bàn thờ tế lễ, xin mưa xuống trên mùa màng. Lời cầu ngày lễ cầu mùa tạ ơn đã trở thành lời cầu nguyện chúc tụng diễn tả niềm vui mừng hân hoan .
Lời hoan hô chúc tụng Hosanna dân chúng về Jerusalem hành hương thốt ra kêu lên lúc thời Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem còn tiềm ẩn mang ý nghĩa chỉ về đấng cứu thế : Lời ca tụng Thiên Chúa, niềm hy vọng diễn tả thời giờ của đấng cứu thế đã bất đầu, và đồng thời cũng nói lên tâm tình cầu khấn: triều đại vương quốc vua David và nơi ông triều đại nước Thiên Chúa thể hiện mới nơi dân Israel.
Lời hoan hô chào mừng Hosanna của dân chúng hành hương thốt kêu lên, khi Chúa Giêsu cỡi lừa tiến vào thành Jerusalem đã trở thành lời chào mừng chúc tụng Chúa Giêsu là người nhân danh Thiên Chúa đến thực hiện tất cả những lời đoan hứa đã được loan báo mà mọi người đang trông mong chờ đợi.
Thánh sử Luca viết phúc âm chúa Giêsu cho dân ngoại, nên Ông bỏ không viết lời hoan hô Hosanna trong ý nghĩa chỉ về vua David. Thay vào đó, Thánh Luca đã viết lại lời Thiên Thần ca tụng Chúa Giesu ngày lễ Chúa giáng sinh năm xưa ở Bethlehem: „ Chúc tụng Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!“ ( Lc 2,14 và Lc 19,38).
Dân chúng tấp nập hối hả, hân hoan phấn khởi reo hò chạy đi theo chào mừng ca tụng Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem như trong bốn phúc âm thuật lại, không phải là dân thành Jerusalem. Nhưng họ là những người đi theo Chúa Giêsu cùng tiến vào thành thánh.
Thánh sử Mattheo còn tường thuật thêm chi tiết sau khi dân chúng chào mừng hoan hô Hosanna Chúa Giêsu con vua David: „ Khi Chúa Giesu đã tiến vào thành Jerusalem, cả thành xôn xao náo động và họ hỏi nhau: Ông này là ai vậy? Dân chúng nói với nhau: Đó là vị Ngôn sứ Giesu thành Nazareth người xứ Galilea.“ ( Mt 21,19).
Sự xôn xao náo động nơi dân chúng trong thành Jerusalem đã xảy ra trước đó hơn ba chục năm, khi Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian, lúc ba nhà đạo sĩ , còn gọi là Ba Vua, từ phương Đông tìm đường đến bái lạy người. ( Mt 2,3).
Ngày xưa trước khi chịu thương khó khổ hình chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã cỡi lừa tiến vào thành thánh Jerusalem được dân chúng trẻ con hoan hô chào mừng nồng nhiệt như vị cứu tinh cho dân tộc.
Ngày nay sau khi Chúa Giêsu sống lại trở về trời bên Đức Chúa Cha, cộng đòan tín hữu Giáo hội của Chúa Giêsu nhận ra Ngài trong cung cách khiêm hạ nơi tấm bánh Thánh Thể và chén Rượu cứu độ luôn mới mỗi khi của hành Thánh lễ Misa.: Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến!
( Viết theo : Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., JESUS von Nazareth II., Der Einzug in Jerusalem, Herder 2011, Trang 16-25)
Lễ Lá 2019
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật bắt đầu tuần thánh, Giáo Hôi Công Giáo mừng kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu tiến vào thánh thánh Gierusalem.
Biến cố này được tường thụât chi tiết trong bốn phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo 21,1-11, Marco 11,1-10 , Luca 19,28-40 và Gioan 12,12-19.
Mừng lễ Vượt Qua
Thánh sử Gioan tường thuật ba lần Chúa Giêsu mừng lễ Vượt Qua ( Pascha) từ khi ra giảng đạo: Lần thứ nhất vào đền thờ Gierusalem mừng lễ Vượt Qua với biến cố ngài đuổi dẹp những người buôn bán trong đó ( Ga 2,13), lần thứ hai mừng lễ Vượt Qua và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều ở Galilea bên bờ hồ Tiberia, và lần thứ ba mừng lễ Vượt Qua: sự chết và sống lại của chính mình ( 12,1 , 13,1), trở thành lễ mừng Chúa phục sinh của Kitô giáo.
Đang khi ba thánh sử Mattheo, Marco và Luca chỉ tường thuật nói đến một lễ mừng Vượt Qua: Thập giá và sự sống lại của Chúa Giêsu. Theo thánh sử Luca con đường của Chúa Giêsu như con đường hành hương duy nhất tiến lên Gierusalem từ Galilea.
Hình ảnh tiến lên cao
Theo hình thể địa lý, Chúa Giesu sinh sống lớn lên ở thành Nazareth, rồi bắt đầu cuộc đời công khai ra rao giảng tình yêu sứ điệp Nước Thiên Chúa ở vùng biển hồ Genezareth , miền Bắc nước Do Thái. Hồ Genezareth nằm thấp khoảng 200 mét dưới mặt nước biển, đang khi Gierusalem nằm cao hơn khoảng 760 mét trên mặt nước biển. Như thế, con đường tiến lên chịu đau khổ của Chúa Giêsu , như ba Thánh sử Mattheo, Marco và Luca tường thuật lại, đồng thời cũng diễn tả sự tiến lên nội tâm tinh thần qua hình ảnh con đường địa lý bên ngoài : tiến lên đền thờ là nơi Thiên Chúa cư ngụ, như trong sách Đệ nhị Luật đã viết. ( Đệ nhị Luật, 12,11 và 24,23).
Đích điểm cuối cùng sự tiến lên của chúa Giêsu là sự hy sinh dấn thân chịu chết trên thập gía thay cho lễ tế của đạo luật cũ thời Mose. Sự tiến lên trước Thiên Chúa như trong thư Do Thái ( 9,24) đã nhấn mạnh nói đến, qua hình khổ thập gía. Đó là sự tiến lên đưa tình yêu thương đến tận cùng ( Ga 13,1) mà cao điểm là núi của Thiên Chúa.
Hình ảnh con lừa ngày lễ lá
Cuộc tiến lên núi Olive vào Gierusalem của Chúa Giêsu khởi hành từ Bethfage và Betania cỡi trên lưng con lừa ( Mc 11,3, Lc 19,31) còn non buộc ở gốc cây và chưa có ai cỡi trên nó. Điều này nói đến quyền của vị vua. Và cũng nói đến hình ảnh con lừa trong kinh thánh cựu ước nơi sách Sáng Thế. ( St 49,11).
Đoạn kinh thánh này tường thuật về cảnh Tổ phụ Gicóp chúc phúc lành cho các con của mình , riêng cho Giuda được trao cho cây gậy vương trượng chỉ huy. Cây vương trượng này thuộc về Giuda sẽ không rời khỏi chân của ông cho đến khi mọi dân tộc vâng phục ông. Và Giuda đã buộc con Lừa vào gốc cây nho. Hình ảnh con lừa buộc vào gốc cây nói về Đấng đang đến sẽ dùng nó và được mọi dân tộc vâng nghe tuân phục.
Trong sách Ngôn sứ Sacharia nói về cảnh này, như nơi phúc âm theo Thánh Mattheo 21,5 và Gioan 12,15 cũng viết trích lại rõ hơn nữa:
„ Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ!
Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò!
Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi:
Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,
khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,
một con lừa con vẫn còn theo mẹ.“ ( Sacharia 9,9)
Lời Ngôn sứ Sacharia muốn nói đến một vị Vua không gây ra chiến tranh, nhưng là vị vua hòa bình, vị vua đơn giản, vị vua của nghèo khó. Nhưng nước của vị vua bao trùm khắp nơi trên thế giới.
Điều này nhắc nhớ đến nước của Chúa Giêsu cũng bao gồm trên thế giới trong cộng đoàn cùng bẻ Bánh, trong cộng đoàn Giáo Hội Chúa Giêsu, bao trùm trải rộng khắp cả mọi bờ biển như vương quốc hòa bình. Chúa Giêsu không xây dựng trên sức mạnh, không làm cách mạng chống lại đế quốc Roma thời đó. Sức mạnh của Ngài là cách thế khác: sự nghèo khó của Thiên Chúa, hòa bình của Thiên Chúa, mà chỉ nơi mình Chúa Giêsu nhận ra sức mạnh ơn cứu độ.
Được nâng lên cao
Hai thánh sử Mattheo 21,7 và Marco 11,7 đơn giản viết: „Chúa Giêsu cỡi lên lưng con lừa“ . Nhưng thánh sử Luca 19,35 viết: „Các Ông giúp người cỡi lên". Hình ảnh giúp Người cỡi lên là nâng hay kiệu Người lên cao đặt trên lưng con lừa.
Và trong sách Các Vua 1. cũng dùng ngôn từ này khi thuật lại Salomon được nâng lên phong làm vua nối nghiệp Vua David:
„ Vua Đa-vít nói: "Gọi vào đây cho ta tư tế Xa-đốc, ngôn sứ Na-than, ông Bơ-na-gia-hu con ông Giơ-hô-gia-đa." Những người này vào chầu vua.33 Vua nói với họ: "Hãy đưa các bề tôi của chúa thượng các ngươi đi theo các ngươi; để Sa-lô-môn con ta cỡi con la cái của ta, rồi đưa nó xuống Ghi-khôn.34 Ở đấy tư tế Xa-đốc và ngôn sứ Na-than sẽ xức dầu phong nó làm vua Ít-ra-en…“( 1. Sách Các Vua , 1, 32-33).
Hosanna - Hoan hô
Dân chúng hân hoan phấn khởi đón mừng Chúa Giêsu cỡi lừa tiến vào thánh Jerusalem. Họ trải áo ra đường, lấy cành lá vẫy hoa hô con Vua David: Hosianna, Hosanna.
Trải áo ra đường đón chào là cung cách truyền thống chào đón vị Vua lên ngôi kế vị triều đại Vua David, và trong ý nghĩa niềm hy vọng về đấng cứu thế, như trong sách Các Vua 2, ( 9,13) đã thuật lại.
Lòng phấn khởi cùng với cành lá trên tay reo hò hoan hô của dân chúng là lời cầu nguyện phụng vụ lễ nghi hành hương:
„ Lạy CHÚA, xin ban ơn cứu độ,
lạy CHÚA, xin thương giúp thành công.
26 Nguyện xin Chúa tuôn đổ phúc lành
cho người tiến vào đây nhân danh CHÚA.
Từ nhà CHÚA, chúng tôi chúc lành cho anh em.
27 ĐỨC CHÚA là Thượng Đế, Người giãi sáng trên ta.
Tay cầm lá, hãy sắp thành đám rước đến bên cạnh bàn thờ.“ ( Tv 118,25-27).
Lời tung hô Hosanna nguyên thủy là lời khấn nguyện: Lạy Chúa xin đến giúp! mà Thầy cả trong ngày thứ bảy lễ cầu mùa tạ ơn kêu cầu hát vang theo lễ nghi đạo Do Thái từ thời Mose trước bàn thờ tế lễ, xin mưa xuống trên mùa màng. Lời cầu ngày lễ cầu mùa tạ ơn đã trở thành lời cầu nguyện chúc tụng diễn tả niềm vui mừng hân hoan .
Lời hoan hô chúc tụng Hosanna dân chúng về Jerusalem hành hương thốt ra kêu lên lúc thời Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem còn tiềm ẩn mang ý nghĩa chỉ về đấng cứu thế : Lời ca tụng Thiên Chúa, niềm hy vọng diễn tả thời giờ của đấng cứu thế đã bất đầu, và đồng thời cũng nói lên tâm tình cầu khấn: triều đại vương quốc vua David và nơi ông triều đại nước Thiên Chúa thể hiện mới nơi dân Israel.
Lời hoan hô chào mừng Hosanna của dân chúng hành hương thốt kêu lên, khi Chúa Giêsu cỡi lừa tiến vào thành Jerusalem đã trở thành lời chào mừng chúc tụng Chúa Giêsu là người nhân danh Thiên Chúa đến thực hiện tất cả những lời đoan hứa đã được loan báo mà mọi người đang trông mong chờ đợi.
Thánh sử Luca viết phúc âm chúa Giêsu cho dân ngoại, nên Ông bỏ không viết lời hoan hô Hosanna trong ý nghĩa chỉ về vua David. Thay vào đó, Thánh Luca đã viết lại lời Thiên Thần ca tụng Chúa Giesu ngày lễ Chúa giáng sinh năm xưa ở Bethlehem: „ Chúc tụng Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!“ ( Lc 2,14 và Lc 19,38).
Dân chúng tấp nập hối hả, hân hoan phấn khởi reo hò chạy đi theo chào mừng ca tụng Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem như trong bốn phúc âm thuật lại, không phải là dân thành Jerusalem. Nhưng họ là những người đi theo Chúa Giêsu cùng tiến vào thành thánh.
Thánh sử Mattheo còn tường thuật thêm chi tiết sau khi dân chúng chào mừng hoan hô Hosanna Chúa Giêsu con vua David: „ Khi Chúa Giesu đã tiến vào thành Jerusalem, cả thành xôn xao náo động và họ hỏi nhau: Ông này là ai vậy? Dân chúng nói với nhau: Đó là vị Ngôn sứ Giesu thành Nazareth người xứ Galilea.“ ( Mt 21,19).
Sự xôn xao náo động nơi dân chúng trong thành Jerusalem đã xảy ra trước đó hơn ba chục năm, khi Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian, lúc ba nhà đạo sĩ , còn gọi là Ba Vua, từ phương Đông tìm đường đến bái lạy người. ( Mt 2,3).
Ngày xưa trước khi chịu thương khó khổ hình chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã cỡi lừa tiến vào thành thánh Jerusalem được dân chúng trẻ con hoan hô chào mừng nồng nhiệt như vị cứu tinh cho dân tộc.
Ngày nay sau khi Chúa Giêsu sống lại trở về trời bên Đức Chúa Cha, cộng đòan tín hữu Giáo hội của Chúa Giêsu nhận ra Ngài trong cung cách khiêm hạ nơi tấm bánh Thánh Thể và chén Rượu cứu độ luôn mới mỗi khi của hành Thánh lễ Misa.: Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến!
( Viết theo : Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., JESUS von Nazareth II., Der Einzug in Jerusalem, Herder 2011, Trang 16-25)
Lễ Lá 2019
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Trên Thập Giá
Sr. Huyền Trân
08:33 12/04/2019
CHÚA TRÊN THẬP GIÁ
Ảnh của Sr. Huyền Trân
Lối Chúa đóng đinh!
Thập giá thọ hình,
Máu đào núi Sọ!
Chết trong khổ hình!
(NTT)
Ảnh của Sr. Huyền Trân
Lối Chúa đóng đinh!
Thập giá thọ hình,
Máu đào núi Sọ!
Chết trong khổ hình!
(NTT)