Phụng Vụ - Mục Vụ
Mục Tử Tốt Lành Hiến Mạng Vì Chiên
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
16:35 12/04/2016
Mục Tử Tốt Lành Hiến Mạng Vì Chiên
Suy niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh – C
(Ga 10, 27-30)
Bước vào Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, chúng ta có dịp đọc lại dụ ngôn “Vị Mục Tử nhân lành”. Phụng vụ mỗi năm trình bày cho chúng ta một khía cạnh. Năm nay, với vỏn vẹn 4 câu (Ga 10, 27-30), cũng đủ làm nổi bật Chúa Giêsu là Mục Tử tốt lành, thí mạng sống mình vì đàn chiên, Người đến để cho chiên được sống dồi dào (c.28), qui tụ tất cả về một đàn chiên duy nhất, Người là Con Thiên Chúa, và cũng chính là Thiên Chúa (c.30).
Chúa là Mục Tử
“Mục tử” là hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của dân du mục vùng Trung Đông, được Chúa Giêsu dùng để diễn tả tương quan “dễ thương” giữa Người và chúng ta. Dân Cựu Ước thường gọi Chúa là mục tử của mình (St 49, 24 – 31 ; Gr 31, 10 ; Mk 7,14 v.v ...), vì khởi đầu lịch sử thánh, dân được chọn là dân du mục trên hành trình về Đất Hứa, trước tiên là Abraham từ Ur đến Canđê, thứ đến là Môsê, kẻ chăn cừu, cho tới Đavít cậu bé chăn cừu ở Belem.
Chúa là mục tử đích thực của dân Israel kể từ khi Chúa chọn họ làm dân riêng và hứa không để dân bị phân tán như đàn chiên không người chăn dắt. Chính Chúa chăn dắt dân Chúa: “Này đây Ta chăm sóc chiên Ta” (x. Ed 34). Trách nhiệm mục tử này được trao cho các vị lãnh đạo dân Chúa.
Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên
Chúa Giêsu tự xưng “là mục tử tốt lành” (Ga 10, 11). Trong hang toại đạo, người ta tìm thấy hình ảnh Chúa Giêsu với vẻ dịu dàng, trìu mến của người chăn chiên, vác chiên trên vai, tìm kiếm con chiên lạc, đưa chiên về với đàn của chúng để cùng chia sẻ một đồng cỏ xanh tươi. Khi lấy lại hình ảnh người mục tử và tự ví mình như thế, chứng tỏ Thiên Chúa không chỉ là Đấng dẫn dắt dân, hơn thế nữa còn sẵn sàng, “thí mạng sống vì chiên” (Ga 10, 11). Chúa biết chiên, nên hy sinh mạng sống :“Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta” (Ga 10, 27 - 28).
Trong lời nguyện hiến tế, Chúa Giêsu nguyện rằng : “Vì chúng, Con xin hiến thánh mình Con, ngõ hầu chúng được tác thánh cách chân thật” (Ga 17, 19). Khi tự do vâng phục ý muốn Chúa Cha, tự hiến tế mình trên Thập Giá, Người trở thành “Mục tử nhân lành hiến mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11). Đúng là Chiên con cứu chuộc đàn chiên mẹ (x. Ca tiếp liên lễ PS). Bằng tình yêu trao ban, hy sinh và tận hiến, Người hiến tế chính mình làm của ăn của uống cho chúng ta. Đó là lý do hôm nay chúng ta mừng kính Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành vào Chúa Nhật thứ IV sau Đại lễ Phục Sinh, nên Chúa Nhật này được gọi là Chúa Nhật Chúa chiên lành.
Mục tử tốt lành vác chiên trên vai, ôm chúng vào lòng như người mẹ bồng ẵm con thơ. Chúa Giêsu cũng làm như thế : hàng ngày, Người nuôi dưỡng chúng ta bằng những Lời Hằng Sống và các bí tích của Hội Thánh, giang cánh ta trên thập giá để thâu họp “con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm một” (Ga 11,52), đón nhận chúng ta vào lòng nhân ái của Người. Thật là hình ảnh tuyệt đẹp và đầy cảm động về một Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã làm đối với chúng ta là những tạo vật, những con chiên của Ngài.
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi : tôi có phải là chiên của Chúa không? Nếu phải thì tôi có nghe tiếng Chúa không ? Chúa nói : “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta” (Ga 10, 27). Tiếng ở đây chính là Lời Chúa. Tiếng để chúng ta nhận biết Chúa, như Maria Mađalêna đã nhận ra Chúa khi đi viếng mộ Chúa.
Chúng ta có biết Chúa không và nếu biết thì biết thế nào ? “Biết” ở đây, không có nghĩa là “biết” nhờ đức tin, nhưng là “biết” nhờ đức mến. “Biết” được diễn tả qua việc làm, như thánh Gioan viết : “Ai nói mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối” (1 Ga 2, 4).
Vậy ai nghe, biết và chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời. Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với các công dân Nước Trời.
Cầu cho các mục tử
Trong Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn gọi 2016, Đức Phanxicô viết : “Vào ngày được dành riêng để cầu nguyện cho ơn gọi này, tôi kêu gọi tất cả anh chị em Kitô Hữu hãy ý thức trách nhiệm của mình đối với việc chăm sóc và biện phân các ơn gọi”.
Đức Phanxicô khẳng định, người chăn chiên phải có “mùi chiên”, thì đoàn chiên mới nhận ra. Ngài muốn các mục tử trong Năm Thánh này không được để cho mình thất vọng : “Điều con người ngày nay cần nhất là những chứng từ của chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa, để sưởi ấm con tim, đánh thức niềm hy vọng, và lôi kéo người ta đến với điều thiện” (Trích bài giảng 07/07/2013).
Bằng hình ảnh đó, ngài khuyên các bề trên đừng nhằm đào tạo chỉ dựa trên kỷ luật và giáo thuyết: “Đào tạo là công việc của người thợ thủ công, chứ không phải của người cảnh sát. Chúng ta phải đào tạo những tâm hồn, bằng không, chúng ta đang sản xuất ra những quái vật nho nhỏ. Rồi những quái vật nho nhỏ này lại đào tạo dân Thiên Chúa. Điều đó làm tôi rợn tóc gáy” (Adnkronos, 03/01/2013).
Ngài chỉ trích những cơ cấu Giáo Hội ít có khả năng đón tiếp, và những giáo xứ co mình lại trong việc ban phát các bí tích. Theo ngài: “Tòa giải tội không phải là một phòng tra tấn nhưng là nơi của lòng Chúa thương xót…”( Trích Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, 47). Linh mục không phải là một công chức, cũng không phải là người sở hữu những gì của Thiên Chúa, họ chỉ là những máng chuyển mà thôi.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử thân yêu : nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài ! Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo Hội có thêm nhiều linh mục lành thánh.
Lạy Mẹ Maria, mẫu gương ơn gọi của chúng con, Mẹ đã không sợ hãi khi thưa tiếng “xin vâng” trước lời mời gọi của Thiên Chúa, xin đồng hành và dẫn dắt chúng con bước theo con Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh – C
(Ga 10, 27-30)
Bước vào Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, chúng ta có dịp đọc lại dụ ngôn “Vị Mục Tử nhân lành”. Phụng vụ mỗi năm trình bày cho chúng ta một khía cạnh. Năm nay, với vỏn vẹn 4 câu (Ga 10, 27-30), cũng đủ làm nổi bật Chúa Giêsu là Mục Tử tốt lành, thí mạng sống mình vì đàn chiên, Người đến để cho chiên được sống dồi dào (c.28), qui tụ tất cả về một đàn chiên duy nhất, Người là Con Thiên Chúa, và cũng chính là Thiên Chúa (c.30).
Chúa là Mục Tử
“Mục tử” là hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của dân du mục vùng Trung Đông, được Chúa Giêsu dùng để diễn tả tương quan “dễ thương” giữa Người và chúng ta. Dân Cựu Ước thường gọi Chúa là mục tử của mình (St 49, 24 – 31 ; Gr 31, 10 ; Mk 7,14 v.v ...), vì khởi đầu lịch sử thánh, dân được chọn là dân du mục trên hành trình về Đất Hứa, trước tiên là Abraham từ Ur đến Canđê, thứ đến là Môsê, kẻ chăn cừu, cho tới Đavít cậu bé chăn cừu ở Belem.
Chúa là mục tử đích thực của dân Israel kể từ khi Chúa chọn họ làm dân riêng và hứa không để dân bị phân tán như đàn chiên không người chăn dắt. Chính Chúa chăn dắt dân Chúa: “Này đây Ta chăm sóc chiên Ta” (x. Ed 34). Trách nhiệm mục tử này được trao cho các vị lãnh đạo dân Chúa.
Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên
Chúa Giêsu tự xưng “là mục tử tốt lành” (Ga 10, 11). Trong hang toại đạo, người ta tìm thấy hình ảnh Chúa Giêsu với vẻ dịu dàng, trìu mến của người chăn chiên, vác chiên trên vai, tìm kiếm con chiên lạc, đưa chiên về với đàn của chúng để cùng chia sẻ một đồng cỏ xanh tươi. Khi lấy lại hình ảnh người mục tử và tự ví mình như thế, chứng tỏ Thiên Chúa không chỉ là Đấng dẫn dắt dân, hơn thế nữa còn sẵn sàng, “thí mạng sống vì chiên” (Ga 10, 11). Chúa biết chiên, nên hy sinh mạng sống :“Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta” (Ga 10, 27 - 28).
Trong lời nguyện hiến tế, Chúa Giêsu nguyện rằng : “Vì chúng, Con xin hiến thánh mình Con, ngõ hầu chúng được tác thánh cách chân thật” (Ga 17, 19). Khi tự do vâng phục ý muốn Chúa Cha, tự hiến tế mình trên Thập Giá, Người trở thành “Mục tử nhân lành hiến mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11). Đúng là Chiên con cứu chuộc đàn chiên mẹ (x. Ca tiếp liên lễ PS). Bằng tình yêu trao ban, hy sinh và tận hiến, Người hiến tế chính mình làm của ăn của uống cho chúng ta. Đó là lý do hôm nay chúng ta mừng kính Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành vào Chúa Nhật thứ IV sau Đại lễ Phục Sinh, nên Chúa Nhật này được gọi là Chúa Nhật Chúa chiên lành.
Mục tử tốt lành vác chiên trên vai, ôm chúng vào lòng như người mẹ bồng ẵm con thơ. Chúa Giêsu cũng làm như thế : hàng ngày, Người nuôi dưỡng chúng ta bằng những Lời Hằng Sống và các bí tích của Hội Thánh, giang cánh ta trên thập giá để thâu họp “con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm một” (Ga 11,52), đón nhận chúng ta vào lòng nhân ái của Người. Thật là hình ảnh tuyệt đẹp và đầy cảm động về một Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã làm đối với chúng ta là những tạo vật, những con chiên của Ngài.
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi : tôi có phải là chiên của Chúa không? Nếu phải thì tôi có nghe tiếng Chúa không ? Chúa nói : “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta” (Ga 10, 27). Tiếng ở đây chính là Lời Chúa. Tiếng để chúng ta nhận biết Chúa, như Maria Mađalêna đã nhận ra Chúa khi đi viếng mộ Chúa.
Chúng ta có biết Chúa không và nếu biết thì biết thế nào ? “Biết” ở đây, không có nghĩa là “biết” nhờ đức tin, nhưng là “biết” nhờ đức mến. “Biết” được diễn tả qua việc làm, như thánh Gioan viết : “Ai nói mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối” (1 Ga 2, 4).
Vậy ai nghe, biết và chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời. Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với các công dân Nước Trời.
Cầu cho các mục tử
Trong Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn gọi 2016, Đức Phanxicô viết : “Vào ngày được dành riêng để cầu nguyện cho ơn gọi này, tôi kêu gọi tất cả anh chị em Kitô Hữu hãy ý thức trách nhiệm của mình đối với việc chăm sóc và biện phân các ơn gọi”.
Đức Phanxicô khẳng định, người chăn chiên phải có “mùi chiên”, thì đoàn chiên mới nhận ra. Ngài muốn các mục tử trong Năm Thánh này không được để cho mình thất vọng : “Điều con người ngày nay cần nhất là những chứng từ của chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa, để sưởi ấm con tim, đánh thức niềm hy vọng, và lôi kéo người ta đến với điều thiện” (Trích bài giảng 07/07/2013).
Bằng hình ảnh đó, ngài khuyên các bề trên đừng nhằm đào tạo chỉ dựa trên kỷ luật và giáo thuyết: “Đào tạo là công việc của người thợ thủ công, chứ không phải của người cảnh sát. Chúng ta phải đào tạo những tâm hồn, bằng không, chúng ta đang sản xuất ra những quái vật nho nhỏ. Rồi những quái vật nho nhỏ này lại đào tạo dân Thiên Chúa. Điều đó làm tôi rợn tóc gáy” (Adnkronos, 03/01/2013).
Ngài chỉ trích những cơ cấu Giáo Hội ít có khả năng đón tiếp, và những giáo xứ co mình lại trong việc ban phát các bí tích. Theo ngài: “Tòa giải tội không phải là một phòng tra tấn nhưng là nơi của lòng Chúa thương xót…”( Trích Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, 47). Linh mục không phải là một công chức, cũng không phải là người sở hữu những gì của Thiên Chúa, họ chỉ là những máng chuyển mà thôi.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử thân yêu : nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài ! Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo Hội có thêm nhiều linh mục lành thánh.
Lạy Mẹ Maria, mẫu gương ơn gọi của chúng con, Mẹ đã không sợ hãi khi thưa tiếng “xin vâng” trước lời mời gọi của Thiên Chúa, xin đồng hành và dẫn dắt chúng con bước theo con Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 4 Sau Phục Sinh C - 17.4.2016
Lm Francis Lý văn Ca
17:27 12/04/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hình ảnh tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại, hôm nay được Chúa Giêsu sánh ví như Ngài là người chăn chiên và chúng ta là đàn chiên trong đàn chiên của Ngài. Ôi cao đẹp thay, mối tình của Thiên Chúa kết thân với loài người.
Nhưng trong thực tế, đôi lúc vì quá bận tâm với cuộc sống vật chất, chúng ta đã quên dành cho Chúa sự thân mật, tạo dịp cho Chúa đến trong tâm hồn. Chỉ khi nào có Chúa hiện diện thực sự trong cõi lòng thì chúng ta mới nghiệm đủ ý nghĩa của Lời Chúa hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phaolô và Barnaba đến với dân Dothái giáo, rao giảng về Đức Kitô chịu chết và sống lại. Thánh Phaolô đã khám phá ra nơi dân ngoại những ơn đặc biệt mà Chúa đã ban cho họ.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan trình bày cho chúng ta thị kiến: đủ mọi thành phần đông đảo tề tựu trước ngai Chiên Con, là Đức Kitô, tiến về miền đất của nhân sinh, vì họ đã sống trung thành phụng sự Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Dụ ngôn đàn chiên và chủ chăn nhắc nhở chúng ta là những con chiên thuộc về đàn chiên của Chúa, được dưỡng nuôi, hướng dẫn qua Giáo Hội. Chúng ta được diễm phúc sống trong ân tình của Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại thật bao la, chính vì thế mà chúng ta luôn tin tưởng và hằng cầu xin với Ngài. Giờ đây, với niềm tín thác đó, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Đấng Thủ Lãnh Đàn Chiên trần thế, qua những cố gắng trong triều đại Ngài mang lại cho thế giới một nền hòa bình đích thực. đặc biệt qua những chuyến Tông Du Mục Vụ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho Các Đấng Chăn Chiên, coi sóc các Giáo Hội địa phương, luôn kiên trì và can đảm. Với ơn Chúa Thánh Thần, Các Ngài sẽ chu toàn bổn phận chăm sóc đàn chiên mà Chúa trao phó trong tay Các Ngài. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Xin cho mỗi thành phần trong cộng đoàn xứ đạo của chúng ta luôn ý thức mình phải đóng góp vào sự cổ võ, nâng đỡ ơn thiên triệu trong giới trẻ. Với ơn Chúa ban, họ sẽ là những tu sĩ, linh mục của Giáo Hội mai ngày. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Xin cho mỗi người tín hữu luôn ý thức mình là thành phần của Đoàn Dân Chúa; trong tính thần vâng phục luôn cộng tác với các Chủ Chăn trong khả năng của mình để xây dựng Cộng Đoàn Dân Chúa đó đây. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Chúng ta nhớ đến những Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, Tu Sĩ, là những vị đã hy sinh săn sóc phần hồn chúng ta nay đã vĩnh viễn yên nghỉ. Xin cho Các Ngài được họp mặt cùng Đấng Chăn Chiên Nhân Lành nơi thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Cha, qua sự chuyển cầu của Thánh Tử Giêsu, Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, xin Cha ban cho đàn chiên nhỏ bé của cộng đoàn chúng con, luôn yêu thương và hiệp nhất với Giáo Hội, trong việc nâng đỡ các linh mục coi sóc đàn chiên của Chúa nơi trần gian. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Hình ảnh tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại, hôm nay được Chúa Giêsu sánh ví như Ngài là người chăn chiên và chúng ta là đàn chiên trong đàn chiên của Ngài. Ôi cao đẹp thay, mối tình của Thiên Chúa kết thân với loài người.
Nhưng trong thực tế, đôi lúc vì quá bận tâm với cuộc sống vật chất, chúng ta đã quên dành cho Chúa sự thân mật, tạo dịp cho Chúa đến trong tâm hồn. Chỉ khi nào có Chúa hiện diện thực sự trong cõi lòng thì chúng ta mới nghiệm đủ ý nghĩa của Lời Chúa hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phaolô và Barnaba đến với dân Dothái giáo, rao giảng về Đức Kitô chịu chết và sống lại. Thánh Phaolô đã khám phá ra nơi dân ngoại những ơn đặc biệt mà Chúa đã ban cho họ.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan trình bày cho chúng ta thị kiến: đủ mọi thành phần đông đảo tề tựu trước ngai Chiên Con, là Đức Kitô, tiến về miền đất của nhân sinh, vì họ đã sống trung thành phụng sự Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Dụ ngôn đàn chiên và chủ chăn nhắc nhở chúng ta là những con chiên thuộc về đàn chiên của Chúa, được dưỡng nuôi, hướng dẫn qua Giáo Hội. Chúng ta được diễm phúc sống trong ân tình của Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại thật bao la, chính vì thế mà chúng ta luôn tin tưởng và hằng cầu xin với Ngài. Giờ đây, với niềm tín thác đó, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Đấng Thủ Lãnh Đàn Chiên trần thế, qua những cố gắng trong triều đại Ngài mang lại cho thế giới một nền hòa bình đích thực. đặc biệt qua những chuyến Tông Du Mục Vụ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho Các Đấng Chăn Chiên, coi sóc các Giáo Hội địa phương, luôn kiên trì và can đảm. Với ơn Chúa Thánh Thần, Các Ngài sẽ chu toàn bổn phận chăm sóc đàn chiên mà Chúa trao phó trong tay Các Ngài. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Xin cho mỗi thành phần trong cộng đoàn xứ đạo của chúng ta luôn ý thức mình phải đóng góp vào sự cổ võ, nâng đỡ ơn thiên triệu trong giới trẻ. Với ơn Chúa ban, họ sẽ là những tu sĩ, linh mục của Giáo Hội mai ngày. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Xin cho mỗi người tín hữu luôn ý thức mình là thành phần của Đoàn Dân Chúa; trong tính thần vâng phục luôn cộng tác với các Chủ Chăn trong khả năng của mình để xây dựng Cộng Đoàn Dân Chúa đó đây. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Chúng ta nhớ đến những Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, Tu Sĩ, là những vị đã hy sinh săn sóc phần hồn chúng ta nay đã vĩnh viễn yên nghỉ. Xin cho Các Ngài được họp mặt cùng Đấng Chăn Chiên Nhân Lành nơi thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Cha, qua sự chuyển cầu của Thánh Tử Giêsu, Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, xin Cha ban cho đàn chiên nhỏ bé của cộng đoàn chúng con, luôn yêu thương và hiệp nhất với Giáo Hội, trong việc nâng đỡ các linh mục coi sóc đàn chiên của Chúa nơi trần gian. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 12/04/2016
28. KHÔNG ĂN MUỐI, GIẤM.
Lô Tương Mại từ trước đến nay không ăn muối và giấm, người ở chung với anh ta hỏi:
- “Anh không ăn muối và giấm là vì duyên cớ gì ?”
Lô Tương Mại cười hỏi ngược lại:
- “Mỗi ngày anh đều ăn muối và giấm, tại sao vậy ?”
(Hài cự lục)
Suy tư 28:
Có một người nọ hỏi một em bé: “Tại sao mày phải đi nhà thờ ?” Em bé hỏi lại: “Tại sao ông không đi nhà thờ ?”
Đi nhà thờ hay không đi nhà thờ đều là quyền tự do căn bản của con người. Anh không đi nhà thờ tức là anh không tin có Thiên Chúa, đó là quyền tự do của anh, tôi đi nhà thờ là vì tôi tin có Thiên Chúa, đó là quyền tự do của tôi. Nhưng xét cho cùng, dùng quyền tự do của mình để tin vào một Thiên Chúa quyền năng thì vẫn là “phải đạo” hơn là dùng tự do của mình để nhạo cười người khác theo tín ngưỡng của họ.
Thánh Phaolô nói: “Được phép làm mọi sự; nhưng không phải mọi sự đều có ích. “Được phép làm mọi sự” nhưng không phải mọi sự đều có tính cách xây dựng.”
Ngài khuyên bảo chúng ta nên dùng tự do để làm những việc có ích và có tính cách xây dựng, mà cái có ích nhất chính là tự do tin và tự do thờ phượng một Thiên Chúa, bởi vì khi chúng ta tin có một Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ và là Cha của chúng ta, của mọi loài, thì đồng thời chúng ta cũng tự do dâng hiến cuộc sống cho Ngài, tự do và tự nguyện phục vụ anh em trong tình yêu của Ngài, tự do hy sinh cái tôi của mình để hòa đồng và chia sẻ vật chất cũng như tinh thần cho tha nhân, là những người rất cần sự tự do và tự nguyện của chúng ta.
Như thế thì không ai có thể chê cười chúng ta nữa, bởi vì chúng ta đã dùng tự do của mình rất đúng chỗ và có ích cho mọi người.
Anh không ăn muối không ăn giấm là quyền của anh, còn tôi thích ăn muối ăn giấm là quyền tự do của mỗi tôi, nhưng đều đáng nói chính là chúng ta cần phải tôn trọng sự tự do của mỗi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lô Tương Mại từ trước đến nay không ăn muối và giấm, người ở chung với anh ta hỏi:
- “Anh không ăn muối và giấm là vì duyên cớ gì ?”
Lô Tương Mại cười hỏi ngược lại:
- “Mỗi ngày anh đều ăn muối và giấm, tại sao vậy ?”
(Hài cự lục)
Suy tư 28:
Có một người nọ hỏi một em bé: “Tại sao mày phải đi nhà thờ ?” Em bé hỏi lại: “Tại sao ông không đi nhà thờ ?”
Đi nhà thờ hay không đi nhà thờ đều là quyền tự do căn bản của con người. Anh không đi nhà thờ tức là anh không tin có Thiên Chúa, đó là quyền tự do của anh, tôi đi nhà thờ là vì tôi tin có Thiên Chúa, đó là quyền tự do của tôi. Nhưng xét cho cùng, dùng quyền tự do của mình để tin vào một Thiên Chúa quyền năng thì vẫn là “phải đạo” hơn là dùng tự do của mình để nhạo cười người khác theo tín ngưỡng của họ.
Thánh Phaolô nói: “Được phép làm mọi sự; nhưng không phải mọi sự đều có ích. “Được phép làm mọi sự” nhưng không phải mọi sự đều có tính cách xây dựng.”
Ngài khuyên bảo chúng ta nên dùng tự do để làm những việc có ích và có tính cách xây dựng, mà cái có ích nhất chính là tự do tin và tự do thờ phượng một Thiên Chúa, bởi vì khi chúng ta tin có một Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ và là Cha của chúng ta, của mọi loài, thì đồng thời chúng ta cũng tự do dâng hiến cuộc sống cho Ngài, tự do và tự nguyện phục vụ anh em trong tình yêu của Ngài, tự do hy sinh cái tôi của mình để hòa đồng và chia sẻ vật chất cũng như tinh thần cho tha nhân, là những người rất cần sự tự do và tự nguyện của chúng ta.
Như thế thì không ai có thể chê cười chúng ta nữa, bởi vì chúng ta đã dùng tự do của mình rất đúng chỗ và có ích cho mọi người.
Anh không ăn muối không ăn giấm là quyền của anh, còn tôi thích ăn muối ăn giấm là quyền tự do của mỗi tôi, nhưng đều đáng nói chính là chúng ta cần phải tôn trọng sự tự do của mỗi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 12/04/2016
20. Mỗi khi tà dục xâm chiếm thì chúng ta lập tức nói: “Lạy Chúa, xin giúp đỡ con, không để con phải xúc phạm.
(Thánh Hieronymus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Raymond Burke: Người Công giáo nên đón nhận Tông Huấn Amoris Laetitia với sự kính trọng và tránh các diễn dịch sai lầm
Đặng Tự Do
02:46 12/04/2016
Đức Hồng Y Raymond Burke |
Các nghị phụ Hoa Kỳ tại Thượng Hội Đồng |
Tổng Giám Mục Blaise Cupich |
Đức Cha Thomas John Joseph Paprocki |
Theo Đức Hồng Y, trong Tông Huấn Amoris Laetitia, Đức Thánh Cha Phanxicô không hề thay đổi và không thể thay đổi những giáo huấn về hôn nhân Công Giáo. Ngài nói: “Chìa khóa duy nhất để diễn dịch đúng đắn Amoris Laetitia là giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội là những điều bảo vệ và nuôi dưỡng giáo huấn này.”
Trong Tông Huấn Amoris Laetitia, Đức Thánh Cha viết: “Tôi mời gọi các tín hữu đang sống trong những hoàn cảnh phức tạp hãy tín thác đến nói chuyện với các vị mục tử của mình hoặc với những giáo dân đang sống tận tụy với Chúa. Họ sẽ không luôn luôn tìm thấy nơi những vị ấy một sự khẳng định cách lý tưởng và những ước muốn của mình, nhưng chắc chắn họ sẽ nhận được một ánh sáng giúp họ hiểu rõ hơn điều đang xảy ra và họ có thể khám phá một hành trình trưởng thành bản thân. Và tôi mời các vị mục tử hãy thân ái lắng nghe trong sự thanh thản, với ước muốn chân thành đi vào thảm kịch của con người và hiểu quan điểm của họ, để giúp họ sống tốt đẹp hơn và nhìn nhận chỗ đứng của họ trong Giáo Hội” (AL 312).
Như vậy, rõ ràng là anh chị em tín hữu “đang sống trong những hoàn cảnh phức tạp” cần phải tham vấn “với các vị mục tử của mình hoặc với những giáo dân đang sống tận tụy với Chúa” dưới ánh sáng của Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, chứ không phải là tự mình quyết định theo “lương tâm” trước những thực hành và kỷ luật của Giáo Hội như những diễn dịch sai lầm của một số phương tiện truyền thông thế tục.
Trong thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, Tổng Giám Mục Blaise Cupich của Chicago đưa ra một chủ trương duy lương tâm. Ngài nói: “Tôi nghĩ rằng khi người ta lên rước lễ, không một thừa tác viên phân phối Thánh Thể nào có quyền quyết định về sự xứng đáng hay thiếu xứng đáng của người đó. Điều đó tùy thuộc vào lương tâm cá nhân.”
Ngài nói thêm: “Tôi hy vọng rằng những người Công Giáo địa phương nào trước đó đã không dám rước lễ xin hãy đón nhận vào lòng mình thông điệp này của Chúa Giêsu: ‘Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn’, và hãy nhớ rằng Chúa Giêsu chào đón tất cả mọi người vào bàn tiệc mà không đặt ra bất cứ điều kiện nào, thậm chí Ngài đón nhận cả Giuđa.”
Quan điểm cực đoan của Tổng Giám Mục Blaise Cupich không tiêu biểu, thậm chí là trái ngược với quan điểm của các nghị phụ Hoa Kỳ khác tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Tuy nhiên, nó phù hợp với nhiều phương tiện truyền thông từ trước đến nay vẫn có ác cảm với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình nên được “lăng xê” tối đa. Theo cái đà đó, người ta cũng cố diễn dịch sai lạc Tông Huấn Amoris Laetitia theo chiều hướng “duy lương tâm” của Tổng Giám Mục Blaise Cupich.
Bàn về quan điểm cực đoan này của Tổng Giám Mục Chicago, Đức Cha Thomas John Joseph Paprocki, Giám Mục giáo phận Springfield, Illinois viết: “Điều quan trọng là phải thẳng thắn nói rằng” trái với quan điểm của Tổng Giám Mục Cupich cá nhân phải đào luyện lương tâm của họ phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội, chứ không thể nại đến lương tâm để bác bỏ hay chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội.
Ngài nói thêm: “Giáo luật 916 khuyên ‘những ai ý thức mình đang mắc tội trọng’ không được Rước Mình Thánh Chúa”. Bên cạnh đó, giáo luật 915 cũng yêu cầu hàng giáo sĩ không được cho rước lễ “những người bị vạ tuyệt thông và những người bị cấm chế sau khi hình phạt đã được tuyên kết hay tuyên bố, cũng như những người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường”.
Đức Cha Paprocki nhắc nhở rằng dụ ngôn tiệc cưới là một lời cảnh giác cho những ai rước lễ không xứng đáng:
“Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: ‘Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?’ Người ấy câm miệng không nói được gì. Nhà vua liền bảo những người phục dịch: ‘Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng!’” (Mt 22: 11-13).
Đức Hồng Y Burke kết thúc những suy tư của ngài bằng cách lưu ý rằng trong suốt sứ vụ linh mục của mình, ngài đã chăm sóc cho một số người Công Giáo sống trong những hoàn cảnh hôn nhân phức tạp. Ngài cho biết: “Mặc dù đau khổ của họ rất tỏ tường với bất kỳ ai có một tâm hồn từ bi, điều tôi thấy rõ ràng hơn bao giờ trong những năm qua đó là dấu chỉ đầu tiên của sự tôn trọng và tình yêu đối với họ là phải nói sự thật với họ trong tình yêu.”
Khủng bố Hồi Giáo IS giết chết 21 Kitô hữu trên đường rút lui khỏi Al-Qaryatayn
Đặng Tự Do
00:13 12/04/2016
21 Kitô hữu đã bị giết bởi quân khủng bố Hồi Giáo IS trước khi thành phố Al-Qaryatayn được quân đội Syria giải phóng. Người đứng đầu của Giáo Hội Chính Thống Syria đã cho thông tấn xã BBC biết như trên.
Thành phố Al-Qaryatayn đã rơi vào tay quân khủng bố Hồi Giáo IS vào tháng 8 năm 2015; và được lực lượng chính phủ Syria tái chiếm vào ngày 03 tháng Tư.
Theo Đức Thượng Phụ Ignatius Aphrem II "một số đã chết trong khi cố gắng trốn thoát, trong khi những người khác đã thiệt mạng vì bị quân khủng bố Hồi Giáo IS xử tử với cáo buộc là họ đã vi phạm các điều khoản của 'hợp đồng dhimmi," trong đó đòi hỏi họ phải tuân thủ nghiêm nhặt các quy luật của đạo Hồi".
Thành phố Al-Qaryatayn đã rơi vào tay quân khủng bố Hồi Giáo IS vào tháng 8 năm 2015; và được lực lượng chính phủ Syria tái chiếm vào ngày 03 tháng Tư.
Theo Đức Thượng Phụ Ignatius Aphrem II "một số đã chết trong khi cố gắng trốn thoát, trong khi những người khác đã thiệt mạng vì bị quân khủng bố Hồi Giáo IS xử tử với cáo buộc là họ đã vi phạm các điều khoản của 'hợp đồng dhimmi," trong đó đòi hỏi họ phải tuân thủ nghiêm nhặt các quy luật của đạo Hồi".
GM Bernard Fellay: Đức Thánh Cha dự định ban năng quyền giải tội cho các linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X
Đặng Tự Do
00:46 12/04/2016
Giám mục Bernard Fellay, lãnh đạo Huynh Đoàn Thánh Piô X, nói với một cơ quan truyền thông Pháp rằng trong cuộc họp diễn ra hôm 1 tháng Tư, Đức Thánh Cha nói rằng ngài dự định ban năng quyền giải tội cho các linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X khi kết thúc Năm Thánh. Ông nói thêm rằng Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn bình thường hóa tình trạng của Huynh Đoàn Thánh Piô X, và đề cập đến nhóm này như là "một phần của Giáo Hội."
Tháng Chín năm ngoái, 2015, Huynh đoàn Thánh Piô X đã hoan nghênh "cử chỉ hiền phụ" của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Huynh đoàn như được nêu trong bức thư Đức Thánh Cha gửi cho Ðức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc âm hoá, liên quan đến việc cử hành Năm Thánh Lòng Thương xót.
Trong một thông cáo được phổ biến ngay trong ngày Toà Thánh công bố bức thư trên, tức là ngày thứ Ba 01 tháng Chín năm 2015, Huynh đoàn Thánh Piô X đã bày tỏ vui mừng về quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận là hợp pháp việc nhận lãnh ơn xá giải nơi các linh mục thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X trong suốt Năm Thánh Lòng Thương xót.
Trong bức thư, Đức Thánh Cha "cho phép những ai đến với các linh mục thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X để cử hành bí tích Hoà giải trong Năm Thánh Lòng Thương xót, có thể nhận được ơn xá giải thành sự và hợp pháp".
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tha vạ tuyệt thông cho Huynh đoàn Thánh Piô X vào năm 2009, nhưng các linh mục trong Huynh đoàn "vẫn không được cử hành một cách hợp pháp bất kỳ thừa tác vụ nào trong Giáo Hội". Điều này đã được Uỷ ban Toà thánh Ecclesia Dei, là Uỷ ban phụ trách đối thoại với nhóm Lefèbvre tại Roma, nhắc lại hồi tháng Mười Một năm 2012.
Tháng Chín năm ngoái, 2015, Huynh đoàn Thánh Piô X đã hoan nghênh "cử chỉ hiền phụ" của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Huynh đoàn như được nêu trong bức thư Đức Thánh Cha gửi cho Ðức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc âm hoá, liên quan đến việc cử hành Năm Thánh Lòng Thương xót.
Trong một thông cáo được phổ biến ngay trong ngày Toà Thánh công bố bức thư trên, tức là ngày thứ Ba 01 tháng Chín năm 2015, Huynh đoàn Thánh Piô X đã bày tỏ vui mừng về quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận là hợp pháp việc nhận lãnh ơn xá giải nơi các linh mục thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X trong suốt Năm Thánh Lòng Thương xót.
Trong bức thư, Đức Thánh Cha "cho phép những ai đến với các linh mục thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X để cử hành bí tích Hoà giải trong Năm Thánh Lòng Thương xót, có thể nhận được ơn xá giải thành sự và hợp pháp".
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tha vạ tuyệt thông cho Huynh đoàn Thánh Piô X vào năm 2009, nhưng các linh mục trong Huynh đoàn "vẫn không được cử hành một cách hợp pháp bất kỳ thừa tác vụ nào trong Giáo Hội". Điều này đã được Uỷ ban Toà thánh Ecclesia Dei, là Uỷ ban phụ trách đối thoại với nhóm Lefèbvre tại Roma, nhắc lại hồi tháng Mười Một năm 2012.
Đức Thánh Cha sẽ thăm ba nước trong khu vực Caucasus
Đặng Tự Do
00:57 12/04/2016
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện một chuyến tông du gồm hai phần đến khu vực Caucasus.
Từ ngày 24 đến 26 Tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Armenia, một quốc gia có 3 triệu dân trong đó chỉ có 6% dân số là người Công Giáo, trong khi 93% là tín hữu của Giáo Hội Armenia Tông Truyền. Giáo Hội này không hiệp thông với Tòa Thánh sau Công Ðồng Chung Chalcedon năm 451.
Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết: “Nhận lời mời của Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II của mọi người Arméni, của chính quyền dân sự và của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Armeni từ ngày 24 đến 26 tháng 6 tới đây. Đồng thời, đón nhận lời mời của Đức Thượng Phụ Ilia II, Giáo Chủ Chính Thống Giorgia, chính quyền và giáo quyền tại nước này cũng như tại Azerbaigian, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm tại miền Caucase, viếng thăm hai nước này từ ngày 30-9 đến 2 tháng 10 năm nay.
Georgia có 3.7 triệu dân trong đó 84% là Chính Thống Giáo Đông phương, 10% người Hồi giáo, và 2% Công Giáo, trong khi Azerbaijan, có 9.6 triệu dân và có không tới 1,000 người Công Giáo. 93% dân số là người Hồi giáo và 3% theo Chính Thống Giáo Đông phương.
Các ký giả tại Phòng báo chí Tòa Thánh đã hỏi cha Lombardi, Phát ngôn viên của Tòa Thánh, xem Đức Thánh Cha có dừng lại ở miền Nagorno-Karabakh nơi đang xảy ra xung đột giữa người Arménia và Azerbaigian, hay không, cha đáp: “Tôi chỉ được thông tin là sẽ có hai cuộc viếng thăm, tại Arméni và Giorgia với Azerbaigian. Hiện thời không có cuộc viếng thăm nào khác”
Từ ngày 24 đến 26 Tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Armenia, một quốc gia có 3 triệu dân trong đó chỉ có 6% dân số là người Công Giáo, trong khi 93% là tín hữu của Giáo Hội Armenia Tông Truyền. Giáo Hội này không hiệp thông với Tòa Thánh sau Công Ðồng Chung Chalcedon năm 451.
Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết: “Nhận lời mời của Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II của mọi người Arméni, của chính quyền dân sự và của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Armeni từ ngày 24 đến 26 tháng 6 tới đây. Đồng thời, đón nhận lời mời của Đức Thượng Phụ Ilia II, Giáo Chủ Chính Thống Giorgia, chính quyền và giáo quyền tại nước này cũng như tại Azerbaigian, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm tại miền Caucase, viếng thăm hai nước này từ ngày 30-9 đến 2 tháng 10 năm nay.
Georgia có 3.7 triệu dân trong đó 84% là Chính Thống Giáo Đông phương, 10% người Hồi giáo, và 2% Công Giáo, trong khi Azerbaijan, có 9.6 triệu dân và có không tới 1,000 người Công Giáo. 93% dân số là người Hồi giáo và 3% theo Chính Thống Giáo Đông phương.
Các ký giả tại Phòng báo chí Tòa Thánh đã hỏi cha Lombardi, Phát ngôn viên của Tòa Thánh, xem Đức Thánh Cha có dừng lại ở miền Nagorno-Karabakh nơi đang xảy ra xung đột giữa người Arménia và Azerbaigian, hay không, cha đáp: “Tôi chỉ được thông tin là sẽ có hai cuộc viếng thăm, tại Arméni và Giorgia với Azerbaigian. Hiện thời không có cuộc viếng thăm nào khác”
Giám Mục Ý phản ứng trước việc truyền hình Italia “lăng xê” Mafia
Đặng Tự Do
02:44 12/04/2016
Đức Cha Nunzio Galantino |
"Tôi hoàn toàn từ chối không xem chương trình này, và nếu có ai mời tôi đến Porta a Porta nói chuyện, tôi sẽ dứt khoát không bao giờ đi, để khỏi phải ngồi trên cùng chiếc ghế đó", Đức Cha Nunzio Galantino nói trong một phản ứng trước sự xuất hiện của Salvo Riina, con trai của một nhân vật khét tiếng có biệt danh "ông trùm của các ông trùm" Toto Riina.
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
07:05 12/04/2016
Hôm 12 tháng Tư, Tòa Thánh đã công bố quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Pierre Christophe là Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ thay cho Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò.
Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 10 năm 2011 và đã đến tuổi nghỉ hưu vào tháng Giêng năm nay.
Sinh tại Pháp vào năm 1946, Đức Tổng Giám mục Pierre đã được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo Phận Rennes vào năm 1970. Ngài đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Haiti (1995-1999), Uganda (1999-2007), và Mễ Tây Cơ (2007-16).
Tưởng cũng nên biết qua vài dòng lịch sử. Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh đã được thành lập tại Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng Giêng năm 1893, và được đặt tại số 3339 Đại lộ Massachusetts Northwest, Washington, DC. Đó là kết quả của một nỗ lực của Tòa Thánh dưới thời Đức Giáo Hoàng Lêô XIII và của Tổng thống Hoa Kỳ Benjamin Harrison.
Các vị Khâm Sứ Tòa Thánh (chỉ làm nhiệm vụ liên lạc giữa Tòa Thánh và Giáo Hội địa phương, không làm nhiệm vụ đại sứ của Tòa Thánh) tại Hoa Kỳ là
1. Đức Tổng Giám Mục Francesco Satolli, 1893-1896
2. Đức Tổng Giám Mục Sebastiano Martinelli, OSA, 1896-1902
3. Đức Tổng Giám Mục Diomede Falconio, OFM, 1902-1911
4. Đức Tổng Giám Mục Giovanni Bonzano, 1912 – 1922
5. Đức Tổng Giám Mục Pietro Fumasoni Biondi, 1922 – 1933
6. Đức Tổng Giám Mục Amleto Giovanni Cicognani, 1933 – 1958
7. Đức Tổng Giám Mục Egidio Vagnozzi, 1958 – 1968
8. Đức Tổng Giám Mục Luigi Raimondi, 1968 – 1973
9. Đức Tổng Giám Mục Jean Jadot, 1973 – 1980
10. Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi, 1980 - 09 Tháng Giêng 1984
Ngày 10 tháng Giêng năm 1984, tình bạn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Tổng thống Ronald Reagan đã giúp nâng cấp quan hệ ngoại giao lên hàng Sứ thần Tòa Thánh với Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi là Sứ Thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio) đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Thực ra, chức danh chính thức của Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi là Apostolic Pro-Nuncio. Thực hành lúc đó của Tòa Thánh là chức danh Apostolic Nuncio chỉ dành cho các vị đại sứ của Tòa Thánh là niên trưởng ngoại giao đoàn tại quốc gia sở tại. Các vị Sứ Thần Tòa Thánh không phải là niên trưởng ngoại giao đoàn thì gọi là Apostolic Pro-Nuncio.
Từ năm 1991, Tòa Thánh bỏ thông lệ này và gọi chung là Apostolic Nuncio – tức là Sứ Thần Tòa Thánh – tất cả các vị vừa làm nhiệm vụ ngoại giao vừa làm liên lạc giữa Tòa Thánh và Giáo Hội địa phương.
Các vị Apostolic Pro-Nuncio tại Hoa Kỳ là
1. Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi, 26/03/1984 – 06/04/1990
2. Đức Tổng Giám Mục Agostino Cacciavillan, 13/06/1990 – 05/11/1998
Các vị Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ
1. Đức Tổng Giám Mục Gabriel Montalvo Higuera, 07/12/1998 – 17/12/2005
2. Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, 17/12/2005 – 27/7/2011
3. Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, 19/10/2011 – 12/4/ 2016
4. Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, 12 Tháng Tư 2016 -
Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò |
Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre |
Sinh tại Pháp vào năm 1946, Đức Tổng Giám mục Pierre đã được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo Phận Rennes vào năm 1970. Ngài đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Haiti (1995-1999), Uganda (1999-2007), và Mễ Tây Cơ (2007-16).
Tưởng cũng nên biết qua vài dòng lịch sử. Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh đã được thành lập tại Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng Giêng năm 1893, và được đặt tại số 3339 Đại lộ Massachusetts Northwest, Washington, DC. Đó là kết quả của một nỗ lực của Tòa Thánh dưới thời Đức Giáo Hoàng Lêô XIII và của Tổng thống Hoa Kỳ Benjamin Harrison.
Các vị Khâm Sứ Tòa Thánh (chỉ làm nhiệm vụ liên lạc giữa Tòa Thánh và Giáo Hội địa phương, không làm nhiệm vụ đại sứ của Tòa Thánh) tại Hoa Kỳ là
1. Đức Tổng Giám Mục Francesco Satolli, 1893-1896
2. Đức Tổng Giám Mục Sebastiano Martinelli, OSA, 1896-1902
3. Đức Tổng Giám Mục Diomede Falconio, OFM, 1902-1911
4. Đức Tổng Giám Mục Giovanni Bonzano, 1912 – 1922
5. Đức Tổng Giám Mục Pietro Fumasoni Biondi, 1922 – 1933
6. Đức Tổng Giám Mục Amleto Giovanni Cicognani, 1933 – 1958
7. Đức Tổng Giám Mục Egidio Vagnozzi, 1958 – 1968
8. Đức Tổng Giám Mục Luigi Raimondi, 1968 – 1973
9. Đức Tổng Giám Mục Jean Jadot, 1973 – 1980
10. Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi, 1980 - 09 Tháng Giêng 1984
Ngày 10 tháng Giêng năm 1984, tình bạn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Tổng thống Ronald Reagan đã giúp nâng cấp quan hệ ngoại giao lên hàng Sứ thần Tòa Thánh với Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi là Sứ Thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio) đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Thực ra, chức danh chính thức của Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi là Apostolic Pro-Nuncio. Thực hành lúc đó của Tòa Thánh là chức danh Apostolic Nuncio chỉ dành cho các vị đại sứ của Tòa Thánh là niên trưởng ngoại giao đoàn tại quốc gia sở tại. Các vị Sứ Thần Tòa Thánh không phải là niên trưởng ngoại giao đoàn thì gọi là Apostolic Pro-Nuncio.
Từ năm 1991, Tòa Thánh bỏ thông lệ này và gọi chung là Apostolic Nuncio – tức là Sứ Thần Tòa Thánh – tất cả các vị vừa làm nhiệm vụ ngoại giao vừa làm liên lạc giữa Tòa Thánh và Giáo Hội địa phương.
Các vị Apostolic Pro-Nuncio tại Hoa Kỳ là
1. Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi, 26/03/1984 – 06/04/1990
2. Đức Tổng Giám Mục Agostino Cacciavillan, 13/06/1990 – 05/11/1998
Các vị Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ
1. Đức Tổng Giám Mục Gabriel Montalvo Higuera, 07/12/1998 – 17/12/2005
2. Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, 17/12/2005 – 27/7/2011
3. Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, 19/10/2011 – 12/4/ 2016
4. Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, 12 Tháng Tư 2016 -
Cử chỉ hào hiệp: Vua Jordan giúp tiền trùng tu Mộ Chúa
Đặng Tự Do
06:21 12/04/2016
Vua Abdullah II vừa đẹp trai vừa tử tế |
Đức Thượng Phụ Theophilos III của Giêrusalem ca ngợi nghĩa cử cao cả này như sau:
“Quốc vương Abdullah thể hiện trong hành động, chứ không chỉ bằng lời nói suông, sự chia sẻ trong cuộc sống giữa người Hồi giáo và Kitô hữu khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là tại Thánh Địa,”
Đức Giám Mục phụ tá William Shomali của Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh thí nói:
“Đây là một tin tuyệt vời, một tin từ một nhân vật có tính biểu tượng cao độ, vì Thánh Mộ là nơi thiêng liêng nhất đối với Kitô hữu của tất cả các truyền thống. Quyết định này cho thấy sự tử tế của nhà vua đối với các Kitô hữu và mối quan tâm liên tục của mình đến việc bảo tồn di sản của Kitô giáo, trong đó có vai trò của nhà vua như là người bảo lãnh cho những nơi thánh thiêng của Kitô giáo và Hồi giáo tại Giêrusalem”
Đức Thánh Cha lưu ý không được giải thích sai lạc lề luật để khép kín sự thật
Bùi Hữu Thư
08:47 12/04/2016
Vatican: Ngày 11 tháng 4, 2016
Sáng nay trong bài giảng của Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Macta, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý về việc phán đoán mọi người bằng cách giải thích sai lạc Lời Chúa và Lề Luật của Chúa.
Đức Thánh Cha trích dẫn bài đọc thứ nhất trong đó Stêphanô bị kết án là “nói những lời phạm thượng đối với Môisen và Thiên Chúa." Ngài nói: những kẻ chống đối Stêphanô, “đã khép kín trước sự thật của Thiên Chúa, và chỉ ôm lấy sự thật của lề luật, và giải thích luật lệ theo từng chữ một. Họ không tìm được lối thoát nào khác hơn là dối trá, làm chứng gian, và cái chết.”
Đức Thánh Cha nhắc rằng Chúa Giêsu đã quở trách họ về thái độ này, vì “cha ông họ đã sát hại các tiên tri”, và bây giờ họ đang xây dựng các đài tưởng niệm các tiên tri ấy. Ngài nói câu trả lời của “các luật sĩ” có tính cách nghi kỵ và đạo đức giả khi họ nói rằng đây là điều đã khởi sự ngay từ thời cha ông của họ, và họ cũng phải làm giống như vậy.
Do đó Đức Thánh Cha nói: họ rửa tay trước mọi sự và cho rằng họ trong sạch. Nhưng “trái tim họ đã khép kín trước Lời Chúa và sự thật, cũng như khép kín trước những thiên sai của Chúa đang mang đến những lời tiên tri giúp cho Dân Chúa tiến bước.”
Đức Thánh Cha nói: “Tôi đau lòng khi đọc đọan Thánh Kinh theo thánh Mát-Thêu, khi Giuđa, sau khi đã sám hối, đến với các thượng tế và kỳ mục và nói: ‘Tôi đã phạm tội’ và muốn trả lại các đồng bạc cho họ. Thì họ trả lời: ‘Can gì đến chúng tôi! Mặc kệ anh!’ Họ đã khép kín trái tim trước con người khốn nạn, đang sám hối, và không biết phải làm gì, khiến cho anh ta đi treo cổ tự tử. Và họ đã làm gì sau khi Giuđa tự vẫn, họ nói: ‘Hắn có thực sự là con người khốn nạn không? Không! Không được bỏ tiền vào Đền Thờ, vì đây là giá máu’… và họ nhắc đến lề luật ấy. . vì họ là các luật sĩ.”
Đức Thánh Cha nhận xét: Sự sống của một con người không can hệ gì đến họ, họ không quan tâm gì đến sự thống hối của Giuđa. Ngài tiếp: Thánh Kinh nói rằng Giuđa quay trở lại và sám hối. Nhưng đối với họ điều quan trọng là “lề luật, và có biết bao nhiêu chữ và điều luật họ đã đặt ra.”
Ngài nói: việc này cho thấy sự chai đá của trái tim họ. Chính sự ngu dại của trái tim họ đã khiến cho họ không thể chịu nổi sự khôn ngoan về sự thật của Stêphanô, do đó họ đã tìm kiếm các người chứng gian để kết án ông. Đức Thánh Cha tiếp: Stêphanô cũng bị kết thúc y như các tiên tri và như Chúa Giêsu. Và điều này tiếp tục tái diễn trong lịch sử Giáo Hội:
Ngài nói: “Lịch sử cho biết có nhiều người bị lên án và bị giết hại, mặc dầu họ vô tội: họ bị kết án dựa theo Lời Chúa, và phản lại lời Chúa. Chúng ta hãy nghĩ đến vụ truy nã các phù thủy hay đến Thánh Gioanna Thành Arc, và rất nhiều người khác đã bị hỏa thiêu, bị lên án bởi các quan tòa vì họ không theo đúng Lời Chúa.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng chính Chúa Giêsu cũng cuối cùng bị đóng đanh trên thập giá vì đã tin tưởng vào Lời Chúa và tuân hành Lời Chúa, và ngài nhắc nhớ các tín hữu về lời dịu hiền Chúa Giêsu nói với các môn đệ trện đường Emmau: “Các anh chẳng hiểu gì cả, Lòng các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ.”
Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa đoái nhìn đến những sự điên rồ nhỏ nhặt của trái tim chúng ta với cùng một lòng nhân từ và nói với chúng ta: ‘Lòng các con thật là khờ dại và chậm tin’ và sau đó xin giải thích cho chúng ta.”
Sáng nay trong bài giảng của Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Macta, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý về việc phán đoán mọi người bằng cách giải thích sai lạc Lời Chúa và Lề Luật của Chúa.
Đức Thánh Cha trích dẫn bài đọc thứ nhất trong đó Stêphanô bị kết án là “nói những lời phạm thượng đối với Môisen và Thiên Chúa." Ngài nói: những kẻ chống đối Stêphanô, “đã khép kín trước sự thật của Thiên Chúa, và chỉ ôm lấy sự thật của lề luật, và giải thích luật lệ theo từng chữ một. Họ không tìm được lối thoát nào khác hơn là dối trá, làm chứng gian, và cái chết.”
Đức Thánh Cha nhắc rằng Chúa Giêsu đã quở trách họ về thái độ này, vì “cha ông họ đã sát hại các tiên tri”, và bây giờ họ đang xây dựng các đài tưởng niệm các tiên tri ấy. Ngài nói câu trả lời của “các luật sĩ” có tính cách nghi kỵ và đạo đức giả khi họ nói rằng đây là điều đã khởi sự ngay từ thời cha ông của họ, và họ cũng phải làm giống như vậy.
Do đó Đức Thánh Cha nói: họ rửa tay trước mọi sự và cho rằng họ trong sạch. Nhưng “trái tim họ đã khép kín trước Lời Chúa và sự thật, cũng như khép kín trước những thiên sai của Chúa đang mang đến những lời tiên tri giúp cho Dân Chúa tiến bước.”
Đức Thánh Cha nói: “Tôi đau lòng khi đọc đọan Thánh Kinh theo thánh Mát-Thêu, khi Giuđa, sau khi đã sám hối, đến với các thượng tế và kỳ mục và nói: ‘Tôi đã phạm tội’ và muốn trả lại các đồng bạc cho họ. Thì họ trả lời: ‘Can gì đến chúng tôi! Mặc kệ anh!’ Họ đã khép kín trái tim trước con người khốn nạn, đang sám hối, và không biết phải làm gì, khiến cho anh ta đi treo cổ tự tử. Và họ đã làm gì sau khi Giuđa tự vẫn, họ nói: ‘Hắn có thực sự là con người khốn nạn không? Không! Không được bỏ tiền vào Đền Thờ, vì đây là giá máu’… và họ nhắc đến lề luật ấy. . vì họ là các luật sĩ.”
Đức Thánh Cha nhận xét: Sự sống của một con người không can hệ gì đến họ, họ không quan tâm gì đến sự thống hối của Giuđa. Ngài tiếp: Thánh Kinh nói rằng Giuđa quay trở lại và sám hối. Nhưng đối với họ điều quan trọng là “lề luật, và có biết bao nhiêu chữ và điều luật họ đã đặt ra.”
Ngài nói: việc này cho thấy sự chai đá của trái tim họ. Chính sự ngu dại của trái tim họ đã khiến cho họ không thể chịu nổi sự khôn ngoan về sự thật của Stêphanô, do đó họ đã tìm kiếm các người chứng gian để kết án ông. Đức Thánh Cha tiếp: Stêphanô cũng bị kết thúc y như các tiên tri và như Chúa Giêsu. Và điều này tiếp tục tái diễn trong lịch sử Giáo Hội:
Ngài nói: “Lịch sử cho biết có nhiều người bị lên án và bị giết hại, mặc dầu họ vô tội: họ bị kết án dựa theo Lời Chúa, và phản lại lời Chúa. Chúng ta hãy nghĩ đến vụ truy nã các phù thủy hay đến Thánh Gioanna Thành Arc, và rất nhiều người khác đã bị hỏa thiêu, bị lên án bởi các quan tòa vì họ không theo đúng Lời Chúa.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng chính Chúa Giêsu cũng cuối cùng bị đóng đanh trên thập giá vì đã tin tưởng vào Lời Chúa và tuân hành Lời Chúa, và ngài nhắc nhớ các tín hữu về lời dịu hiền Chúa Giêsu nói với các môn đệ trện đường Emmau: “Các anh chẳng hiểu gì cả, Lòng các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ.”
Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa đoái nhìn đến những sự điên rồ nhỏ nhặt của trái tim chúng ta với cùng một lòng nhân từ và nói với chúng ta: ‘Lòng các con thật là khờ dại và chậm tin’ và sau đó xin giải thích cho chúng ta.”
Phản ứng tiêu biểu của các Giám Mục Hoa Kỳ trước Tông Huấn Amoris Laetitia
Đặng Tự Do
12:38 12/04/2016
Các Giám Mục Hoa Kỳ chào đón Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Thánh Cha Phanxicô, và khen ngợi lời mời gọi của Ngài trong việc khích lệ và hỗ trợ cách cẩn trọng cho đời sống gia đình và trong việc dự phần vào những thách đố mà các gia đình đang phải đối diện.
Các giám mục cũng lặp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha hãy đọc kỹ lưỡng và có suy xét văn kiện này, trong khi kêu gọi người Công Giáo tìm cách áp dụng những đề nghị của Đức Thánh Cha trong gia đình và xã hội.
Đức Cha Joseph E. Kurtz, Tổng Giám Mục Louisville và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói trong buổi họp báo hôm Thứ Sáu tuần qua:
“Đức Thánh Cha đã gửi cho chúng ta một bức thư tình – một bức thư tình cho gia đình”. Văn kiện này, theo Đức Tổng Giám Mục, thách đố người tín hữu hãy trưởng thành trong tình yêu và trong niềm tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa khi đối diện với những gian truân. “Chúng ta hãy nhớ rằng không một trở ngại nào mà Đức Kitô không thể vượt qua”.
Đức Tổng Giám Mục Kurtz cũng lặp lại lời lưu ý của chính Đức Thánh Cha chống lại “việc đọc văn kiện một cách vội vàng” khi tìm đến văn kiện như một sự hướng dẫn và thông hiểu về mục vụ. “Tôi thực sự khích lệ mỗi người chúng ta hãy đọc và suy tư kỹ lưỡng những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô – và cách thức mà chúng ta có thể áp dụng những lời này vào đời sống, gia đình và xã hội của chúng ta”.
Đức Tổng Giám Mục Kurtz là một trong 8 tham dự viên của Thượng Hội Đồng trong cả hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình chuẩn bị cho tông huấn này. Tông Huấn là kết luận của một quá trình thượng hội đồng hai năm thảo luận về cả vẻ đẹp và những thách thức của cuộc sống gia đình ngày nay. Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình khóa đặc biệt từ ngày 5 đến 19 tháng 10 năm 2014 có chủ đề là “Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh Tân Phúc Âm Hoá”. Thượng Hội Đồng này quy tụ 253 tham dự viên trong đó có 181 nghị phụ có quyền bỏ phiếu.
Chủ đề của Thượng Hội Đồng thường lệ năm 2015 là “Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và thế giới hiện đại”, diễn ra từ 4 đến 25 tháng 10 năm 2015 với 279 nghị phụ có quyền bỏ phiếu và 90 chuyên gia.
Đức Cha Richard J. Malone, Giám Mục giáo phận Buffalo, chủ tịch Uỷ Ban Giáo Dân, Hôn Nhân và Đời Sống Gia Đình và Giới Trẻ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói tông huấn là một “suy tư đẹp và khuấy động về tình yêu và gia đình”, thách đố việc mục vụ phải có tính “truyền giáo” hơn nữa và phải tham gia vào “thực tại cụ thể” của đời sống anh chị em trong giáo xứ.
Ngài hứa rằng các giám mục Hoa Kỳ “đứng về phía các gia đình và tìm cách hỗ trợ những ai đang gặp phải các thách đố của tình trạng nghèo khó, nạn buôn người, những gian truân khi phải di dân, tình trạng bạo lực gia đình và phim ảnh khiêu dâm”.
Ngài nhận định rằng: “Chúng ta có chỗ cho sự trưởng thành và cải thiện, và chúng ta chào đón sự khích lệ của Đức Thánh Cha về một chứng tá canh tân trước sự thật và vẻ đẹp của hôn nhân và một sự gần gũi dịu dàng hơn nữa với các cặp vợ chồng và những gia đình đang trải qua những khó khăn thực sự”.
Đức Cha Malone cũng nhấn mạnh với thông tấn xã Công Giáo CNA rằng bước đầu tiên đối với các giám mục và mục tử là áp dụng lời khuyên được trình bày trong Amoris Laetitia đó là dành thời gian để đọc và thực sự hiểu Tông Huấn này. Ngài nhấn mạnh “Chúng ta không thể vội vàng giải thích về điều chúng ta đang có trong tay. Chúng ta đừng tách ra từng mảnh của văn kiện này khỏi ngữ cảnh của chúng”.
Mặc dù thật còn quá sớm để biết được tác động toàn diện của tông huấn này, Đức Cha Malone nói rằng các giám mục và các vị mục tử Hoa Kỳ sẽ tìm cách củng cố việc chuẩn bị hôn nhân và hỗ trợ cho các đôi đã kết hôn – cả hai chủ đề này đã được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Tông Huấn. Đức Tổng Giám Mục Kurtz đồng ý với vị Giám Mục bạn, và nói với CNA rằng những cải tiến đối với việc chuẩn bị hôn nhân và hỗ trợ cho các đôi bạn sau kết hôn “có thể là tác động lớn nhất” tại Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles, cũng là nghị phụ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, đã đón nhận văn kiện này như là một quà tặng cho cả Giáo Hội, lẫn những ai “muốn hiểu ý định thực sự của Thiên Chúa dành cho hạnh phúc thật của chúng ta”. Đức Tổng Giám Mục nói trong một thông cáo rằng ngài sẽ “đọc những suy tư của Đức Thánh Cha cách chậm rãi và kỹ lưỡng”, và ngài cảm thấy được khích lệ bởi sự nhấn mạnh của Đức Thánh Cha về việc chuẩn bị kết hôn và hỗ trợ cho các đôi bạn trong những năm đầu tiên đời hôn nhân.
Đức Tổng Giám Mục nói thêm:
“Tôi cũng bị đánh động bởi lời mời gọi của Đức Thánh Cha dành cho tất cả chúng ta trong Giáo Hội là hãy vươn ra với lòng thương cảm trước các gia đình bị thương tổn và những người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn”.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia nhấn mạnh rằng mặc dù văn kiện “không thay đổi giáo huấn hay kỷ luật của Giáo Hội, nhưng văn kiện thực sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự nhạy bén mục vụ trong khi giải quyết những hoàn cảnh khó khăn mà nhiều đôi bạn kết hôn ngày nay đang đối diện”. Đức Tổng Giám Mục Chaput cũng là nghị phụ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, và đã tổ chức Đại Hội Gia Đình Thế Giới vào tháng 09 năm ngoái 2015 tại Philadelphia.
Đức Tổng Giám Mục Chaput cũng nói đến độ dày của tông huấn – hơn 260 trang – và khen ngợi lời khuyên của Đức Thánh Cha hãy đọc Tông Huấn Amoris Laetitia cách cẩn thận và chậm rãi, hứa hẹn nhiều suy tư hơn nữa của riêng ngài khi ngài đọc xong tông huấn này. Trước mắt, Ngài cám ơn Đức Thánh Cha vì những tư tưởng và sự phân tích của ngài về “chứng tá độc đáo” của hôn nhân Kitô Giáo. Đức Tổng Giám Mục kết luận rằng: “Đối với bất kỳ xã hội nào, không có gì là thiết yếu hơn cho bằng sức khoẻ của hôn nhân và gia đình”.
Đức Cha Joseph E. Kurtz, Tổng Giám Mục Louisville và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói trong buổi họp báo hôm Thứ Sáu tuần qua:
“Đức Thánh Cha đã gửi cho chúng ta một bức thư tình – một bức thư tình cho gia đình”. Văn kiện này, theo Đức Tổng Giám Mục, thách đố người tín hữu hãy trưởng thành trong tình yêu và trong niềm tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa khi đối diện với những gian truân. “Chúng ta hãy nhớ rằng không một trở ngại nào mà Đức Kitô không thể vượt qua”.
Đức Tổng Giám Mục Kurtz cũng lặp lại lời lưu ý của chính Đức Thánh Cha chống lại “việc đọc văn kiện một cách vội vàng” khi tìm đến văn kiện như một sự hướng dẫn và thông hiểu về mục vụ. “Tôi thực sự khích lệ mỗi người chúng ta hãy đọc và suy tư kỹ lưỡng những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô – và cách thức mà chúng ta có thể áp dụng những lời này vào đời sống, gia đình và xã hội của chúng ta”.
Đức Tổng Giám Mục Kurtz là một trong 8 tham dự viên của Thượng Hội Đồng trong cả hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình chuẩn bị cho tông huấn này. Tông Huấn là kết luận của một quá trình thượng hội đồng hai năm thảo luận về cả vẻ đẹp và những thách thức của cuộc sống gia đình ngày nay. Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình khóa đặc biệt từ ngày 5 đến 19 tháng 10 năm 2014 có chủ đề là “Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh Tân Phúc Âm Hoá”. Thượng Hội Đồng này quy tụ 253 tham dự viên trong đó có 181 nghị phụ có quyền bỏ phiếu.
Chủ đề của Thượng Hội Đồng thường lệ năm 2015 là “Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và thế giới hiện đại”, diễn ra từ 4 đến 25 tháng 10 năm 2015 với 279 nghị phụ có quyền bỏ phiếu và 90 chuyên gia.
Đức Cha Richard J. Malone, Giám Mục giáo phận Buffalo, chủ tịch Uỷ Ban Giáo Dân, Hôn Nhân và Đời Sống Gia Đình và Giới Trẻ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói tông huấn là một “suy tư đẹp và khuấy động về tình yêu và gia đình”, thách đố việc mục vụ phải có tính “truyền giáo” hơn nữa và phải tham gia vào “thực tại cụ thể” của đời sống anh chị em trong giáo xứ.
Ngài hứa rằng các giám mục Hoa Kỳ “đứng về phía các gia đình và tìm cách hỗ trợ những ai đang gặp phải các thách đố của tình trạng nghèo khó, nạn buôn người, những gian truân khi phải di dân, tình trạng bạo lực gia đình và phim ảnh khiêu dâm”.
Ngài nhận định rằng: “Chúng ta có chỗ cho sự trưởng thành và cải thiện, và chúng ta chào đón sự khích lệ của Đức Thánh Cha về một chứng tá canh tân trước sự thật và vẻ đẹp của hôn nhân và một sự gần gũi dịu dàng hơn nữa với các cặp vợ chồng và những gia đình đang trải qua những khó khăn thực sự”.
Đức Cha Malone cũng nhấn mạnh với thông tấn xã Công Giáo CNA rằng bước đầu tiên đối với các giám mục và mục tử là áp dụng lời khuyên được trình bày trong Amoris Laetitia đó là dành thời gian để đọc và thực sự hiểu Tông Huấn này. Ngài nhấn mạnh “Chúng ta không thể vội vàng giải thích về điều chúng ta đang có trong tay. Chúng ta đừng tách ra từng mảnh của văn kiện này khỏi ngữ cảnh của chúng”.
Mặc dù thật còn quá sớm để biết được tác động toàn diện của tông huấn này, Đức Cha Malone nói rằng các giám mục và các vị mục tử Hoa Kỳ sẽ tìm cách củng cố việc chuẩn bị hôn nhân và hỗ trợ cho các đôi đã kết hôn – cả hai chủ đề này đã được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Tông Huấn. Đức Tổng Giám Mục Kurtz đồng ý với vị Giám Mục bạn, và nói với CNA rằng những cải tiến đối với việc chuẩn bị hôn nhân và hỗ trợ cho các đôi bạn sau kết hôn “có thể là tác động lớn nhất” tại Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles, cũng là nghị phụ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, đã đón nhận văn kiện này như là một quà tặng cho cả Giáo Hội, lẫn những ai “muốn hiểu ý định thực sự của Thiên Chúa dành cho hạnh phúc thật của chúng ta”. Đức Tổng Giám Mục nói trong một thông cáo rằng ngài sẽ “đọc những suy tư của Đức Thánh Cha cách chậm rãi và kỹ lưỡng”, và ngài cảm thấy được khích lệ bởi sự nhấn mạnh của Đức Thánh Cha về việc chuẩn bị kết hôn và hỗ trợ cho các đôi bạn trong những năm đầu tiên đời hôn nhân.
Đức Tổng Giám Mục nói thêm:
“Tôi cũng bị đánh động bởi lời mời gọi của Đức Thánh Cha dành cho tất cả chúng ta trong Giáo Hội là hãy vươn ra với lòng thương cảm trước các gia đình bị thương tổn và những người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn”.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia nhấn mạnh rằng mặc dù văn kiện “không thay đổi giáo huấn hay kỷ luật của Giáo Hội, nhưng văn kiện thực sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự nhạy bén mục vụ trong khi giải quyết những hoàn cảnh khó khăn mà nhiều đôi bạn kết hôn ngày nay đang đối diện”. Đức Tổng Giám Mục Chaput cũng là nghị phụ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, và đã tổ chức Đại Hội Gia Đình Thế Giới vào tháng 09 năm ngoái 2015 tại Philadelphia.
Đức Tổng Giám Mục Chaput cũng nói đến độ dày của tông huấn – hơn 260 trang – và khen ngợi lời khuyên của Đức Thánh Cha hãy đọc Tông Huấn Amoris Laetitia cách cẩn thận và chậm rãi, hứa hẹn nhiều suy tư hơn nữa của riêng ngài khi ngài đọc xong tông huấn này. Trước mắt, Ngài cám ơn Đức Thánh Cha vì những tư tưởng và sự phân tích của ngài về “chứng tá độc đáo” của hôn nhân Kitô Giáo. Đức Tổng Giám Mục kết luận rằng: “Đối với bất kỳ xã hội nào, không có gì là thiết yếu hơn cho bằng sức khoẻ của hôn nhân và gia đình”.
ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Đức TGM Christophe Pierre làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh Hoa Kỳ
Lm. Peter Võ Sơn
20:44 12/04/2016
Một sứ thần Tòa Thánh là đại diện của Đức Giáo Hoàng trong một quốc gia có quan hệ ngoại giao đầy đủ với Tòa Thánh.
Đức Tổng Giám Mục Joseph E. Kurtz, TGM Louisville, Kentucky, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vui mừng, hoan nghênh việc bổ nhiệm của Đức Thánh Cha. Ngài nói: Thay mặt cho Anh Em Giám Mục ở Hoa Kỳ, con kính gửi đến Đức Tổng Pierre lời chào chân thành và hỗ trợ cầu nguyện của con khi Đức Tổng dấn thân vào công việc mục vụ cho quốc gia chúng con. Một sự gần gũi chia sẻ với Giáo Hội tại Mexico đã tạo ra một tình cảm anh em mạnh mẽ giữa chúng tôi với nhau. với tình cảm triều mến, cho phép con cảm ơn đến Đức Tổng Giám Mục Viganò về những đóng góp vô vị lợi của ngài cho đời sống Giáo Hội Hoa Kỳ.
Lm Peter Võ Sơn
(nguồn tin Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội những người khuyết tật tại Tàpao
Nguyễn Huấn
08:41 12/04/2016
Lễ hội cho hơn 3.000 người có hoàn cảnh đặc biệt tại Tàpao.
Chúa đã Phục Sinh – Allêluia ! Niềm vui Phục Sinh chan hoà. Như mùa xuân sau đông tàn, Phục Sinh làm bừng lên sự sống mới của Đức Kitô. Lòng người reo vui bài ca sự sống của Đấng Phục Sinh.
Xem Hình
Ngày Chúa Nhật III Phục Sinh, Caritas Giáo phận Phan thiết tổ chức “Lễ hội dành cho người có hoàn cảnh đặc biệt”, với chủ đề “Đến để được yêu thương” tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao từ lúc 7g30 đến 17g30.
Hơn 3.000 người khuyết tật đến từ các giáo xứ, các mái ấm, các trung tâm và cơ sở bảo trợ nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật trong tỉnh Bình Thuận.
Đây cũng là dịp hành hương trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa dành cho người khuyết tật. Phục vụ cho lễ hội có 200 thành viên đến từ Sài Gòn và cũng khoảng 200 thành viên từ Phan Thiết. Công ty Vòm Việt đã làm việc tích cực mấy ngày qua để dàn dựng những mái vòm phủ kín quảng trường rộng 2.500m2.
Từ sáng sớm, các phái đoàn đã nao nức đến Tàpao, những bước chân rộn ràng, tiếng cười nói vui mừng, ai cũng rạng rỡ nụ cười gặp gỡ trong yêu thương.
Ban tổ chức chu đáo bố trí 3 cổng đón tiếp.Cổng giữa đón các tham dự viên vận động bình thường. Cổng bên trái, dành cho người khuyết tật nặng, có nhóm trật tự hướng đạo sinh và tiếp tân hỗ trợ đẩy xe lăn vào bên trong. Cổng bên trái dành cho các vị khách bên ngoài đến tham dự. Ban tiếp tân theo Giáo Hạt ân cần đón tiếp, trao phiếu coupon và bảng tên rồi hướng dẫn vào nơi đã dành sẵn. Mỗi người đều có túi hành trang và mũ Caritas.
Anh chị em thiện nguyện viên làm việc thật tích cực. Các Bác sĩ, Y sĩ khám cho các bệnh nhân. Nhóm Đất việt, Raboni, Minh khoa, Hướng đạo, Lưu xá Sinh viên Thủ đức, Lưu xá Sinh viên Ánh sáng, các Thầy Chủng viện Nicôlas Phan thiết niềm nở đón tiếp và hướng dẫn các tham dự viên rất tận tâm tận tình.
Có nhiều gian hàng trò chơi, gian hàng bán quà lưu niệm, đặc biệt có những gian hàng phục vụ trò chơi theo từng dạng khuyết tật như khuyết tật vận động, khuyết tật giác quan. Tình nguyện viên cùng với anh chị em Caritas và những người phụ trách, chăm sóc từng chi tiết nhỏ, ai cũng muốn phục vụ những người kém may mắn, giúp họ có được những giây phút vui tươi, những nụ cười sảng khoái, những quà tặng mang về, nhất là giúp họ cảm nhận mình được yêu thương.
Có nhiều gian hàng ẩm thực đủ thứ món ăn nhà quê dân dã. Mỗi người đều có tiền Caritas để đi mua thức ăn thức uống và mua quà lưu niệm.
Sau bữa trưa, chương trình văn nghệ đặc sắc phục vụ mọi người. Tôn vinh và đón nhận ân sủng tình thương của Thiên Chúa qua sự đóng góp của các đơn vị như: Mái ấm Huynh Đệ, Trung tâm Khuyết tật Hừng Đông, Cơ sở khiếm thị Phước An, Trung Tâm khiếm thính Tân Lập, Mái ấm Tình thương, Trung tâm Bảo Trợ khiếm thị Ánh Sáng.
Sau khi Nhóm Đất Việt biểu diễn trống, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - nguyên Giám Mục Giáo Phận Phú Cường tiến ra lễ đài. Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết Phêrô Nguyễn Đình Sáng dâng lời tri ân. Sau đó Đức Cha Phêrô có đôi lời huấn từ và tuyên bố khai mạc lễ hội. Pháo bông bùng sáng, những cánh hoa kim tuyến bay lên tỏa ánh sặc sỡ. Những trào pháo tay chúc mừng không ngớt. Có hai cô phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu người khuyết tật thật tuyệt vời.
Thánh lễ bắt đầu, đoàn rước tiến lên cung thánh. Ca đoàn các Chủng sinh Nicôla và Nữ tu MTG Phan thiết và cộng đoàn hòa vang bài ca nhập lễ hân hoan mừng Chúa phục Sinh.
Đức Cha Phêrô chủ tế. Đoàn đồng tế có cha TĐD Phêrô Nguyễn Xuân Anh, cha Hạt trưởng Đức Tánh GB Trần Văn Thuyết và 12 cha đặc trách Caritas Giáo phận, các Giáo hạt, các ban phục vụ lễ hội.
Đức Cha Phêrô ngỏ lời chào mừng cộng đoàn và lơiò chào mừng đặc biệt là anh chị em khuyết tật. Mùa Phục sinh, mừng Chúa sống lại khải hoàn, đem sự sống mới cho mọi người. Lòng thương xót Thiên Chúa thật vô biên. Xin Chúa ban phúc lành cho anh chị em, những đau khổ trên thân thể khuyết tật nếu biết kết hợp với đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá sẽ là hành trang dẫn đến sự sống mới. Xin Đức Mẹ Tàpao chuyển cầu và phù trợ cho anh chị em.
Các bài đọc sách thánh, lời nguyện giáo dân và dâng lễ vật do các em Khiếm Thị Ánh Sáng Tân An, Mái Ấm Tình Thương, Khiếm Thính Hừng Đông và Khiếm Thính Tân Lập phụ trách.
Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô suy tư “Sứ điệp bệnh nhân 2016” của Đức Thánh Cha Phanxicô, giúp cộng đoàn nhận ra lòng thương xót Chúa. Niềm tin vào Thiên Chúa là chìa khóa giúp người khuyết tật, các bệnh nhân khám phá ra rằng, bệnh tật là cơ hội giúp đến gần Chúa Giêsu đau khổ trong cuộc thương khó. Từ đó được thông phần vào sự sống của Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài cũng mời gọi những người chăm sóc bệnh nhân, hãy trở thành đôi tay đôi chân của Chúa thực thi lòng thương cho anh chị em mình.
Cuối thánh lễ, Đức Cha làm phép nước - ảnh tượng và ban phép lành với ơn toàn xá của năm Lòng Thương Xót Chúa.
Sau thánh lễ, 2 MC duyên dáng tiếp tục giúp mọi người thưởng thức chương trình văn nghệ do các ca sĩ nghệ đến từ Sài gòn (Ca sĩ Đông Nghi, Xuân Trường, Hoàng Chương, Ảo Thuật Minh Đức, Nghệ sĩ Tuấn Anh và các nghệ sĩ nhóm Đất Việt…) và nhiều tiết mục cảm động xốn xang hay vui nhộn rộn rã từ các Mái ấm, các Chủng sinh, các nhóm Sinh viên tình nguyện…
Kết thúc phần văn nghệ, Cha Phêrô Giám đốc Caritas trao 30 chiếc xe lăn cho Caritas các giáo xứ, trao quà lưu niệm cho quý ân nhân và quý ban phục vụ. Em Thùy Nhiên bị bại liệt ngồi trên xe lăn đọc bài cám ơn thật xúc động.
Tất cả thiện nguyện viên cùng với quý cha Caritas lên sân khấu hòa vang hát bài “Và con tim đã vui trở lại”. Mọi người ra về lòng tràn đầy niềm vui và còn có thêm những phần quà của ban tổ chức.
Caritas Phan thiết chân thành tri ân Đức Cha Giuse, Đức Cha Phêrô, cha Tổng đại diện, cha Hạt trưởng Đức tánh, cha Giám đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, quý cha đặc trách Caritas 5 Giáo hạt, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý hội dòng, quý tu đoàn, quý ân nhân. Đặc biệt, sự thành công của ngày lễ hội phần lớn nhờ công sức của quý vị thiện nguyện đến từ Sài gòn như Cô Thanh Nga, Anh Minh Khoa, nhóm y Bác sĩ, Nhóm đất Việt, Raboni, Minh Khoa, Hướng đạo, Lưu xá sinh viên Sài gòn –Thủ đức, Nhóm ca sĩ, nghệ sĩ, ảo thuật. Cám ơn Công ty Tân hiệp phát đã hỗ trợ nước khoáng nước ngọt, Công ty Vinamilk giúp sữa uống, Công ty tổ chức sự kiện Vòm việt, anh em phụ trách ánh sáng âm thanh, trật tự vệ sinh môi trường, các nhóm phụ trách ẩm thực, quý thầy Chủng viện Nicôla và ban điều hành Trung tâm Tàpao.
Trong thánh lễ sáng thứ Năm (4.4.2016) tại nguyện đường thánh Matta, ĐTC Phanxicô nói rằng: Chúng ta cần nhận ra rằng, những người nghèo vẫn luôn ở quanh chúng ta. Qua họ, chính Đức Giêsu đang gõ cửa lòng chúng ta. Gặp gỡ người nghèo là một ân huệ. (Vatican Radio). Hơn 3.000 anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt tham dự lễ hội “đến để được yêu thương” là một ân huệ Chúa ban cho giáo phận và những người tổ chức chương trình.
Tin Mừng Chúa Nhật III Phục Sinh nói về lòng yêu mến Chúa. Sau ba lần hỏi: Con có yêu mến Thầy không? Và sau ba lần thánh Phêrô xác định tình yêu ấy, Chúa Giêsu trao Giáo Hội cho ngài. Lòng mến Chúa sẽ mở cửa cho chúng ta đi vào Nước trời. Lòng mến Chúa chính là điều kiện nền tảng để có thể chu toàn sứ mệnh mà Chúa trao phó. Khi yêu mến Chúa, chúng ta sẽ làm mọi sự đẹp lòng Chúa. Lòng mến là thước đo cho mọi giá trị đạo đời. Cầu chúc Caritas luôn là nhịp cầu của lòng mến nối kết lòng thương xót Chúa với mọi người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chúa Giêsu yêu thương những người bất hạnh, người đau khổ. Qua bàn tay và tấm lòng của Caritas, Chúa đem niềm vui ấp áp đến cho họ. Hãy cùng nhau tạ ơn Chúa và sống niềm vui chia sẻ yêu thương để cuộc đời ấm lên tình người.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Chúa đã Phục Sinh – Allêluia ! Niềm vui Phục Sinh chan hoà. Như mùa xuân sau đông tàn, Phục Sinh làm bừng lên sự sống mới của Đức Kitô. Lòng người reo vui bài ca sự sống của Đấng Phục Sinh.
Xem Hình
Ngày Chúa Nhật III Phục Sinh, Caritas Giáo phận Phan thiết tổ chức “Lễ hội dành cho người có hoàn cảnh đặc biệt”, với chủ đề “Đến để được yêu thương” tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao từ lúc 7g30 đến 17g30.
Hơn 3.000 người khuyết tật đến từ các giáo xứ, các mái ấm, các trung tâm và cơ sở bảo trợ nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật trong tỉnh Bình Thuận.
Đây cũng là dịp hành hương trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa dành cho người khuyết tật. Phục vụ cho lễ hội có 200 thành viên đến từ Sài Gòn và cũng khoảng 200 thành viên từ Phan Thiết. Công ty Vòm Việt đã làm việc tích cực mấy ngày qua để dàn dựng những mái vòm phủ kín quảng trường rộng 2.500m2.
Từ sáng sớm, các phái đoàn đã nao nức đến Tàpao, những bước chân rộn ràng, tiếng cười nói vui mừng, ai cũng rạng rỡ nụ cười gặp gỡ trong yêu thương.
Ban tổ chức chu đáo bố trí 3 cổng đón tiếp.Cổng giữa đón các tham dự viên vận động bình thường. Cổng bên trái, dành cho người khuyết tật nặng, có nhóm trật tự hướng đạo sinh và tiếp tân hỗ trợ đẩy xe lăn vào bên trong. Cổng bên trái dành cho các vị khách bên ngoài đến tham dự. Ban tiếp tân theo Giáo Hạt ân cần đón tiếp, trao phiếu coupon và bảng tên rồi hướng dẫn vào nơi đã dành sẵn. Mỗi người đều có túi hành trang và mũ Caritas.
Anh chị em thiện nguyện viên làm việc thật tích cực. Các Bác sĩ, Y sĩ khám cho các bệnh nhân. Nhóm Đất việt, Raboni, Minh khoa, Hướng đạo, Lưu xá Sinh viên Thủ đức, Lưu xá Sinh viên Ánh sáng, các Thầy Chủng viện Nicôlas Phan thiết niềm nở đón tiếp và hướng dẫn các tham dự viên rất tận tâm tận tình.
Có nhiều gian hàng trò chơi, gian hàng bán quà lưu niệm, đặc biệt có những gian hàng phục vụ trò chơi theo từng dạng khuyết tật như khuyết tật vận động, khuyết tật giác quan. Tình nguyện viên cùng với anh chị em Caritas và những người phụ trách, chăm sóc từng chi tiết nhỏ, ai cũng muốn phục vụ những người kém may mắn, giúp họ có được những giây phút vui tươi, những nụ cười sảng khoái, những quà tặng mang về, nhất là giúp họ cảm nhận mình được yêu thương.
Có nhiều gian hàng ẩm thực đủ thứ món ăn nhà quê dân dã. Mỗi người đều có tiền Caritas để đi mua thức ăn thức uống và mua quà lưu niệm.
Sau bữa trưa, chương trình văn nghệ đặc sắc phục vụ mọi người. Tôn vinh và đón nhận ân sủng tình thương của Thiên Chúa qua sự đóng góp của các đơn vị như: Mái ấm Huynh Đệ, Trung tâm Khuyết tật Hừng Đông, Cơ sở khiếm thị Phước An, Trung Tâm khiếm thính Tân Lập, Mái ấm Tình thương, Trung tâm Bảo Trợ khiếm thị Ánh Sáng.
Sau khi Nhóm Đất Việt biểu diễn trống, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - nguyên Giám Mục Giáo Phận Phú Cường tiến ra lễ đài. Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết Phêrô Nguyễn Đình Sáng dâng lời tri ân. Sau đó Đức Cha Phêrô có đôi lời huấn từ và tuyên bố khai mạc lễ hội. Pháo bông bùng sáng, những cánh hoa kim tuyến bay lên tỏa ánh sặc sỡ. Những trào pháo tay chúc mừng không ngớt. Có hai cô phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu người khuyết tật thật tuyệt vời.
Thánh lễ bắt đầu, đoàn rước tiến lên cung thánh. Ca đoàn các Chủng sinh Nicôla và Nữ tu MTG Phan thiết và cộng đoàn hòa vang bài ca nhập lễ hân hoan mừng Chúa phục Sinh.
Đức Cha Phêrô chủ tế. Đoàn đồng tế có cha TĐD Phêrô Nguyễn Xuân Anh, cha Hạt trưởng Đức Tánh GB Trần Văn Thuyết và 12 cha đặc trách Caritas Giáo phận, các Giáo hạt, các ban phục vụ lễ hội.
Đức Cha Phêrô ngỏ lời chào mừng cộng đoàn và lơiò chào mừng đặc biệt là anh chị em khuyết tật. Mùa Phục sinh, mừng Chúa sống lại khải hoàn, đem sự sống mới cho mọi người. Lòng thương xót Thiên Chúa thật vô biên. Xin Chúa ban phúc lành cho anh chị em, những đau khổ trên thân thể khuyết tật nếu biết kết hợp với đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá sẽ là hành trang dẫn đến sự sống mới. Xin Đức Mẹ Tàpao chuyển cầu và phù trợ cho anh chị em.
Các bài đọc sách thánh, lời nguyện giáo dân và dâng lễ vật do các em Khiếm Thị Ánh Sáng Tân An, Mái Ấm Tình Thương, Khiếm Thính Hừng Đông và Khiếm Thính Tân Lập phụ trách.
Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô suy tư “Sứ điệp bệnh nhân 2016” của Đức Thánh Cha Phanxicô, giúp cộng đoàn nhận ra lòng thương xót Chúa. Niềm tin vào Thiên Chúa là chìa khóa giúp người khuyết tật, các bệnh nhân khám phá ra rằng, bệnh tật là cơ hội giúp đến gần Chúa Giêsu đau khổ trong cuộc thương khó. Từ đó được thông phần vào sự sống của Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài cũng mời gọi những người chăm sóc bệnh nhân, hãy trở thành đôi tay đôi chân của Chúa thực thi lòng thương cho anh chị em mình.
Cuối thánh lễ, Đức Cha làm phép nước - ảnh tượng và ban phép lành với ơn toàn xá của năm Lòng Thương Xót Chúa.
Sau thánh lễ, 2 MC duyên dáng tiếp tục giúp mọi người thưởng thức chương trình văn nghệ do các ca sĩ nghệ đến từ Sài gòn (Ca sĩ Đông Nghi, Xuân Trường, Hoàng Chương, Ảo Thuật Minh Đức, Nghệ sĩ Tuấn Anh và các nghệ sĩ nhóm Đất Việt…) và nhiều tiết mục cảm động xốn xang hay vui nhộn rộn rã từ các Mái ấm, các Chủng sinh, các nhóm Sinh viên tình nguyện…
Kết thúc phần văn nghệ, Cha Phêrô Giám đốc Caritas trao 30 chiếc xe lăn cho Caritas các giáo xứ, trao quà lưu niệm cho quý ân nhân và quý ban phục vụ. Em Thùy Nhiên bị bại liệt ngồi trên xe lăn đọc bài cám ơn thật xúc động.
Tất cả thiện nguyện viên cùng với quý cha Caritas lên sân khấu hòa vang hát bài “Và con tim đã vui trở lại”. Mọi người ra về lòng tràn đầy niềm vui và còn có thêm những phần quà của ban tổ chức.
Caritas Phan thiết chân thành tri ân Đức Cha Giuse, Đức Cha Phêrô, cha Tổng đại diện, cha Hạt trưởng Đức tánh, cha Giám đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, quý cha đặc trách Caritas 5 Giáo hạt, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý hội dòng, quý tu đoàn, quý ân nhân. Đặc biệt, sự thành công của ngày lễ hội phần lớn nhờ công sức của quý vị thiện nguyện đến từ Sài gòn như Cô Thanh Nga, Anh Minh Khoa, nhóm y Bác sĩ, Nhóm đất Việt, Raboni, Minh Khoa, Hướng đạo, Lưu xá sinh viên Sài gòn –Thủ đức, Nhóm ca sĩ, nghệ sĩ, ảo thuật. Cám ơn Công ty Tân hiệp phát đã hỗ trợ nước khoáng nước ngọt, Công ty Vinamilk giúp sữa uống, Công ty tổ chức sự kiện Vòm việt, anh em phụ trách ánh sáng âm thanh, trật tự vệ sinh môi trường, các nhóm phụ trách ẩm thực, quý thầy Chủng viện Nicôla và ban điều hành Trung tâm Tàpao.
Trong thánh lễ sáng thứ Năm (4.4.2016) tại nguyện đường thánh Matta, ĐTC Phanxicô nói rằng: Chúng ta cần nhận ra rằng, những người nghèo vẫn luôn ở quanh chúng ta. Qua họ, chính Đức Giêsu đang gõ cửa lòng chúng ta. Gặp gỡ người nghèo là một ân huệ. (Vatican Radio). Hơn 3.000 anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt tham dự lễ hội “đến để được yêu thương” là một ân huệ Chúa ban cho giáo phận và những người tổ chức chương trình.
Tin Mừng Chúa Nhật III Phục Sinh nói về lòng yêu mến Chúa. Sau ba lần hỏi: Con có yêu mến Thầy không? Và sau ba lần thánh Phêrô xác định tình yêu ấy, Chúa Giêsu trao Giáo Hội cho ngài. Lòng mến Chúa sẽ mở cửa cho chúng ta đi vào Nước trời. Lòng mến Chúa chính là điều kiện nền tảng để có thể chu toàn sứ mệnh mà Chúa trao phó. Khi yêu mến Chúa, chúng ta sẽ làm mọi sự đẹp lòng Chúa. Lòng mến là thước đo cho mọi giá trị đạo đời. Cầu chúc Caritas luôn là nhịp cầu của lòng mến nối kết lòng thương xót Chúa với mọi người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chúa Giêsu yêu thương những người bất hạnh, người đau khổ. Qua bàn tay và tấm lòng của Caritas, Chúa đem niềm vui ấp áp đến cho họ. Hãy cùng nhau tạ ơn Chúa và sống niềm vui chia sẻ yêu thương để cuộc đời ấm lên tình người.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nguyên Văn Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 1-7)
Vũ Văn An
18:48 12/04/2016
Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Amoris Laetitia Của Đức Thánh Cha Phanxicô
Gửi Các Giám Mục, các Linh Mục và Phó Tế, Các Người Tận Hiến, Các Cặp Vợ Chồng Kitô Hữu, Và Mọi Tín Hữu Giáo Dân
Về Tình Yêu Trong Gia Đình
1. Niềm vui yêu thương mà các gia đình vốn cảm nghiệm cũng là niềm vui của Giáo Hội. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã ghi nhận, bất chấp mọi dấu hiệu khủng hoảng trong định chế hôn nhân, “ước nguyện kết hôn và tạo lập gia đình vẫn mạnh mẽ, nhất là nơi giới trẻ, và đây là một hứng khởi đối với Giáo Hội” (1). Như một đáp ứng đối với ước nguyện này, “công bố của Kitô Giáo về gia đình quả là một tin vui” (2).
2. Diễn trình Thượng Hội Đồng đã giúp ta khảo sát hoàn cảnh của các gia đình trong thế giới ngày nay, và nhờ thế, có được một viễn kiến bao quát hơn và một ý thức canh tân đối với tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình. Sự phức tạp của các vấn đề được đặt ra cho thấy việc cần phải tiếp tục thảo luận cởi mở về một số vấn đề tín lý, luân lý, tâm linh, và mục vụ. Sự suy nghĩ của các mục tử và thần học gia, nếu trung thành với Giáo Hội, trung thực, hiện thực và sáng tạo, sẽ giúp ta đạt được sự rõ ràng hơn. Các cuộc tranh luận đang diễn ra trong truyền thông, trong một số ấn phẩm và ngay cả nơi các thừa tác viên của Giáo Hội thay đổi từ một ước muốn vô độ muốn thay đổi toàn diện không cần suy nghĩ hay tìm cơ sở đầy đủ, tới một thái độ muốn giải quết mọi điều bằng cách áp dụng các qui luật tổng quát hay rút ra các kết luận quá đáng từ các xem xét thần học đăc thù.
3. Vì “thời gian lớn hơn không gian”, tôi xin minh xác điều này: không phải mọi cuộc thảo luận về các vấn đề tín lý, luân lý hay mục vụ đều cần được giải quyết thanh thỏa bởi các can thiệp của huấn quyền. Việc thống nhất giữa giáo huấn và thực hành chắc chắn là điều cần thiết trong Giáo Hội, nhưng điều này không loại trừ các cách giải thích đa dạng một số khía cạnh của giáo huấn ấy và từ đó rút ra một số hệ quả. Điều này luôn luôn đúng vì Thần Khí hướng dẫn chúng ta hướng về sự thật toàn vẹn (xem Ga 16:13), cho tới khi Người hướng dẫn ta vào mầu nhiệm Chúa Kitô một cách trọn vẹn và giúp ta thấy mọi sự như Người thấy. Hơn nữa, mỗi quốc gia hay mỗi miền có thể tìm các giải pháp tốt hơn, thích hợp đối với văn hóa của họ và nhậy cảm đối với truyền thống và nhu cầu địa phương của họ. Vì “thực sự, các nền văn hóa rất đa dạng và mọi nguyên tắc tổng quát... cần được hội nhập văn hóa, nếu chúng muốn được tôn trọng và áp dụng” (3).
4. Tôi cũng cần phải nói rằng diễn trình Thượng Hội Đồng đã được minh chứng là gây ấn tượng và đầy soi sáng. Tôi biết ơn đối với nhiều đóng góp vốn giúp tôi lượng giá trọn vẹn hơn các vấn đề mà các gia đình khắp thế giới đang phải đối phó. Các can thiệp đa dạng của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, mà tôi rất chú tâm theo dõi, có thể nói, đã tạo ra một viên ngọc đa diện phản ảnh nhiều quan tâm chính đáng và các câu hỏi trung thực.Vì lý do này, tôi nghĩ điều thích đáng là soạn thảo một Tông Huấn hậu thượng hội đồng để thu thập các đóng góp của hai Thượng Hội Đồng mới đây về gia đình, trong khi thêm vào đó các xem xét khác như một trợ cụ để suy nghĩ, đối thoại và thực hành mục vụ, và như một trợ giúp cũng như khuyến khích các gia đình trong các dấn thân và thách đố hàng ngày của họ.
5. Tông Huấn này đặc biệt hợp thời trong Năm Thánh Thương Xót này. Trước nhất, vì nó thay cho lời mời các gia đình Kitô hữu trân quí các hồng ân hôn nhân và gia đình, và kiên trì trong một tình yêu được tăng cường nhờ các nhân đức đại lượng, dấn thân, trung tín và kiên nhẫn. Thứ hai, vì nó tìm cách khuyến khích mọi người trở nên dấu chỉ của lòng thương xót và gần gũi nhau bất cứ ở nơi nào đời sống gia đình vẫn còn bất toàn hay thiếu bình an và niềm vui.
6. Tôi sẽ bắt đầu với chương mở đầu được Sách Thánh linh hứng, để lên sắc khí thích đáng (cho Tông Huấn). Sau đó, tôi sẽ khảo sát hiện trạng các gia đình, nhắm đặt cơ sở vững vàng trên thực tại. Tôi sẽ tiếp tục nhắc lại một số khía cạnh chủ yếu trong giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình, nhờ thế, dọn đường cho hai chương chuyên nói về tình yêu. Sau đó, tôi sẽ làm nổi bật một số phương thức mục vụ có thể hướng dẫn ta trong việc xây dựng các mái ấm vững mạnh và sinh hoa trái theo kế hoạch của Thiên Chúa, với trọn một chương dành cho việc dưỡng dục con cái. Cuối cùng, tôi sẽ đưa ra lời mời gọi thương xót và biện phân mục vụ các hoàn cảnh thiếu sót so với những gì Chúa đòi hỏi nơi chúng ta, và kết luận bằng một thảo luận ngắn về linh đạo gia đình.
7. Vì các kết quả phong phú của diễn trình Thượng Hội Đồng trong hai năm qua, Tông Huấn này sẽ bàn tới rất nhiều vấn đề đa dạng, bằng nhiều cách khác so với diễn trình ấy. Điều này giải thích độ dài không thể tránh được của nó. Do đó, tôi sẽ không khuyên nên đọc bản văn này cách vội vã. Đối với chính các gia đình và những ai dấn thân vào việc tông đồ gia đình, lợi ích lớn lao nhất sẽ xuất hiện nếu mỗi phần được đọc một cách kiên nhẫn và thận trọng hoặc nếu chú ý tới các phần nói tới các nhu cầu chuyên biệt của họ. Thí dụ, các cặp vợ chồng có lẽ sẽ quan tâm nhiều hơn tới các chương bốn và năm, còn các thừa tác viên mục vụ có lẽ sẽ quan tâm nhiều hơn tới chương sáu, trong khi người nào cũng nên cảm thấy như được chương tám thách thức. Tôi hy vọng rằng khi đọc bản văn này, mọi người sẽ cảm nhận được lời mời gọi quí yêu và trân quí cuộc sống gia đình, vì “các gia đình không phải là vấn đề; trước nhất và trên hết, họ là cơ may” (4)
____________________________________________________________________________________________________________
(1). Phiên Họp Ngoại Lệ Lần Thứ Ba Thượng Hội Đồng Giám Mục, Relatio Synodi (18 Tháng Mười 2014), 2.
(2) Phiên Họp Thường Lệ Lần Thứ Mười Bốn Thượng Hội Đồng Giám Mục, Relatio Finalis (24 Tháng Mười 2015), 3.
(3) Diễn Văn Bế Mạc Phiên Họp Thường Lệ Lần Thứ Mười Bốn Thượng Hội Đồng Giám Mục (24 Tháng Mười, 2015): L’Osservatore Romano, 26-27 Tháng Mười, 2015, tr. 13; Xem Ủy Ban Giáo Hoàng về Fede e cultura alla luce della Bibbia. Atti della sessione plenaria 1979 della Pontificia Commissione Biblica, Turin, 1981; Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 44; Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris Missio (7 Tháng 12, 1990), 52: AAS 83 (1991), 300; Tông Thư Evangelii Gaudium (24 Mười Một, 2013), 69, 117: AAS 105 (2013), 1049, 1068-69.
(4) Diễn Văn tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình tại Santiago de Cuba (22 tháng Chín, 2015): L’Osservatore Romano, 24 Tháng Chín, 2015, tr. 7.
Kỳ sau: Chương Một: Dưới ánh sáng Lời Chúa
Gửi Các Giám Mục, các Linh Mục và Phó Tế, Các Người Tận Hiến, Các Cặp Vợ Chồng Kitô Hữu, Và Mọi Tín Hữu Giáo Dân
Về Tình Yêu Trong Gia Đình
1. Niềm vui yêu thương mà các gia đình vốn cảm nghiệm cũng là niềm vui của Giáo Hội. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã ghi nhận, bất chấp mọi dấu hiệu khủng hoảng trong định chế hôn nhân, “ước nguyện kết hôn và tạo lập gia đình vẫn mạnh mẽ, nhất là nơi giới trẻ, và đây là một hứng khởi đối với Giáo Hội” (1). Như một đáp ứng đối với ước nguyện này, “công bố của Kitô Giáo về gia đình quả là một tin vui” (2).
2. Diễn trình Thượng Hội Đồng đã giúp ta khảo sát hoàn cảnh của các gia đình trong thế giới ngày nay, và nhờ thế, có được một viễn kiến bao quát hơn và một ý thức canh tân đối với tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình. Sự phức tạp của các vấn đề được đặt ra cho thấy việc cần phải tiếp tục thảo luận cởi mở về một số vấn đề tín lý, luân lý, tâm linh, và mục vụ. Sự suy nghĩ của các mục tử và thần học gia, nếu trung thành với Giáo Hội, trung thực, hiện thực và sáng tạo, sẽ giúp ta đạt được sự rõ ràng hơn. Các cuộc tranh luận đang diễn ra trong truyền thông, trong một số ấn phẩm và ngay cả nơi các thừa tác viên của Giáo Hội thay đổi từ một ước muốn vô độ muốn thay đổi toàn diện không cần suy nghĩ hay tìm cơ sở đầy đủ, tới một thái độ muốn giải quết mọi điều bằng cách áp dụng các qui luật tổng quát hay rút ra các kết luận quá đáng từ các xem xét thần học đăc thù.
3. Vì “thời gian lớn hơn không gian”, tôi xin minh xác điều này: không phải mọi cuộc thảo luận về các vấn đề tín lý, luân lý hay mục vụ đều cần được giải quyết thanh thỏa bởi các can thiệp của huấn quyền. Việc thống nhất giữa giáo huấn và thực hành chắc chắn là điều cần thiết trong Giáo Hội, nhưng điều này không loại trừ các cách giải thích đa dạng một số khía cạnh của giáo huấn ấy và từ đó rút ra một số hệ quả. Điều này luôn luôn đúng vì Thần Khí hướng dẫn chúng ta hướng về sự thật toàn vẹn (xem Ga 16:13), cho tới khi Người hướng dẫn ta vào mầu nhiệm Chúa Kitô một cách trọn vẹn và giúp ta thấy mọi sự như Người thấy. Hơn nữa, mỗi quốc gia hay mỗi miền có thể tìm các giải pháp tốt hơn, thích hợp đối với văn hóa của họ và nhậy cảm đối với truyền thống và nhu cầu địa phương của họ. Vì “thực sự, các nền văn hóa rất đa dạng và mọi nguyên tắc tổng quát... cần được hội nhập văn hóa, nếu chúng muốn được tôn trọng và áp dụng” (3).
4. Tôi cũng cần phải nói rằng diễn trình Thượng Hội Đồng đã được minh chứng là gây ấn tượng và đầy soi sáng. Tôi biết ơn đối với nhiều đóng góp vốn giúp tôi lượng giá trọn vẹn hơn các vấn đề mà các gia đình khắp thế giới đang phải đối phó. Các can thiệp đa dạng của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, mà tôi rất chú tâm theo dõi, có thể nói, đã tạo ra một viên ngọc đa diện phản ảnh nhiều quan tâm chính đáng và các câu hỏi trung thực.Vì lý do này, tôi nghĩ điều thích đáng là soạn thảo một Tông Huấn hậu thượng hội đồng để thu thập các đóng góp của hai Thượng Hội Đồng mới đây về gia đình, trong khi thêm vào đó các xem xét khác như một trợ cụ để suy nghĩ, đối thoại và thực hành mục vụ, và như một trợ giúp cũng như khuyến khích các gia đình trong các dấn thân và thách đố hàng ngày của họ.
5. Tông Huấn này đặc biệt hợp thời trong Năm Thánh Thương Xót này. Trước nhất, vì nó thay cho lời mời các gia đình Kitô hữu trân quí các hồng ân hôn nhân và gia đình, và kiên trì trong một tình yêu được tăng cường nhờ các nhân đức đại lượng, dấn thân, trung tín và kiên nhẫn. Thứ hai, vì nó tìm cách khuyến khích mọi người trở nên dấu chỉ của lòng thương xót và gần gũi nhau bất cứ ở nơi nào đời sống gia đình vẫn còn bất toàn hay thiếu bình an và niềm vui.
6. Tôi sẽ bắt đầu với chương mở đầu được Sách Thánh linh hứng, để lên sắc khí thích đáng (cho Tông Huấn). Sau đó, tôi sẽ khảo sát hiện trạng các gia đình, nhắm đặt cơ sở vững vàng trên thực tại. Tôi sẽ tiếp tục nhắc lại một số khía cạnh chủ yếu trong giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình, nhờ thế, dọn đường cho hai chương chuyên nói về tình yêu. Sau đó, tôi sẽ làm nổi bật một số phương thức mục vụ có thể hướng dẫn ta trong việc xây dựng các mái ấm vững mạnh và sinh hoa trái theo kế hoạch của Thiên Chúa, với trọn một chương dành cho việc dưỡng dục con cái. Cuối cùng, tôi sẽ đưa ra lời mời gọi thương xót và biện phân mục vụ các hoàn cảnh thiếu sót so với những gì Chúa đòi hỏi nơi chúng ta, và kết luận bằng một thảo luận ngắn về linh đạo gia đình.
7. Vì các kết quả phong phú của diễn trình Thượng Hội Đồng trong hai năm qua, Tông Huấn này sẽ bàn tới rất nhiều vấn đề đa dạng, bằng nhiều cách khác so với diễn trình ấy. Điều này giải thích độ dài không thể tránh được của nó. Do đó, tôi sẽ không khuyên nên đọc bản văn này cách vội vã. Đối với chính các gia đình và những ai dấn thân vào việc tông đồ gia đình, lợi ích lớn lao nhất sẽ xuất hiện nếu mỗi phần được đọc một cách kiên nhẫn và thận trọng hoặc nếu chú ý tới các phần nói tới các nhu cầu chuyên biệt của họ. Thí dụ, các cặp vợ chồng có lẽ sẽ quan tâm nhiều hơn tới các chương bốn và năm, còn các thừa tác viên mục vụ có lẽ sẽ quan tâm nhiều hơn tới chương sáu, trong khi người nào cũng nên cảm thấy như được chương tám thách thức. Tôi hy vọng rằng khi đọc bản văn này, mọi người sẽ cảm nhận được lời mời gọi quí yêu và trân quí cuộc sống gia đình, vì “các gia đình không phải là vấn đề; trước nhất và trên hết, họ là cơ may” (4)
____________________________________________________________________________________________________________
(1). Phiên Họp Ngoại Lệ Lần Thứ Ba Thượng Hội Đồng Giám Mục, Relatio Synodi (18 Tháng Mười 2014), 2.
(2) Phiên Họp Thường Lệ Lần Thứ Mười Bốn Thượng Hội Đồng Giám Mục, Relatio Finalis (24 Tháng Mười 2015), 3.
(3) Diễn Văn Bế Mạc Phiên Họp Thường Lệ Lần Thứ Mười Bốn Thượng Hội Đồng Giám Mục (24 Tháng Mười, 2015): L’Osservatore Romano, 26-27 Tháng Mười, 2015, tr. 13; Xem Ủy Ban Giáo Hoàng về Fede e cultura alla luce della Bibbia. Atti della sessione plenaria 1979 della Pontificia Commissione Biblica, Turin, 1981; Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 44; Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris Missio (7 Tháng 12, 1990), 52: AAS 83 (1991), 300; Tông Thư Evangelii Gaudium (24 Mười Một, 2013), 69, 117: AAS 105 (2013), 1049, 1068-69.
(4) Diễn Văn tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình tại Santiago de Cuba (22 tháng Chín, 2015): L’Osservatore Romano, 24 Tháng Chín, 2015, tr. 7.
Kỳ sau: Chương Một: Dưới ánh sáng Lời Chúa
Nguyên Văn Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 8-30)
Vũ Văn An
18:48 12/04/2016
Chương Một: Dưới ánh sáng Lời Chúa
8. Thánh Kinh chứa đầy các gia đình, các vụ sinh sản, các truyện tình và khủng hoảng gia đình. Điều này đúng ngay từ những trang đầu của nó, với việc xuất hiện của gia đình Ađam và Evà và gánh nặng bạo động của nó nhưng nó cũng có những điểm mạnh lâu bền (xem St 4), cho tới các trang cuối cùng, nơi chúng ta được chứng kiến tiệc cưới của Cô Dâu và Chiên Con (Kh 21:2,9). Mô tả của Chúa Giêsu về hai căn nhà, một xây trên đá và một xây trên cát (xem Mt 7:24-27) tượng trưng cho bất cứ con số các hoàn cảnh gia đình nào được tạo khuôn bởi việc các thành viên của nó thực thi tự do của họ, vì, như thi sĩ từng viết: “nhà nào có trụ đèn nhà nấy” (5). Ta hãy bước vào một trong những căn nhà này dưới sự hướng dẫn của Thánh Vịnh Gia qua khúc ca ngay cả ngày nay vẫn đang vang lên trong cả hai phụng vụ hôn phối Do Thái và Kitô Giáo:
“Phúc cho mọi kẻ kính sợ Giavê, kẻ đi theo đường lối của Người.
Công khó tay ngươi, ngươi sẽ được hưởng, phúc cho ngươi và may mắn cho ngươi.
Vợ ngươi như cây nho sai quả, ở chốn thâm khuê của nhà ngươi.
Con cái ngươi tựa những chồi cây dầu, chúng quây quần tất cả bên mâm.
Sẽ được chúc lành như thế đó, con người kính sợ Giavê!
Ước chi tự Sion, Giavê chúc lành cho ngươi,
cho ngươi được thấy phúc của Giêrusalem mọi ngày đời ngươi!
Cho ngươi được thấy cháu chắt của ngươi! Bình an cho Israel!” (Tv 128:1-6)
Ngươi và vợ ngươi
9. Ta hãy bước qua ngưỡng cửa căn nhà thanh tĩnh này, với gia đình họ ngồi quanh bàn ăn thịnh soạn. Ở giữa ta thấy người cha và người mẹ, một cặp vợ chồng với câu truyện tình riêng của họ. Họ là hiện thân của kế hoạch ban sơ của Thiên Chúa, một kế hoạch được chính Chúa Kitô nói tới một cách rõ ràng: “Há các ông không đọc thấy rằng Đấng dựng nên họ ngay từ đầu đã dựng nên họ có nam có nữ đó sao?” (Mt 19:4). Ta nghe thấy tiếng vang vọng của lệnh truyền gặp thấy trong Sách Sáng Thế: “Do đó người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mình mà gắn bó với vợ, và họ sẽ trở nên một thân xác” (St 2:24).
10. Những trang uy nghi đầu tiên của Sách Sáng Thế trình bầy cặp nhân bản trong thực tại sâu sắc nhất của họ. Những trang đầu tiên của Thánh Kinh này đưa ra một số câu hết sức rõ ràng. Câu thứ nhất, được Chúa Giêsu diễn giải, nói rằng “Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người, giống hình ảnh Thiên Chúa, Người đã dựng nên họ; Người dựng nên họ có nam có nữ” (1:27). Điều ngạc nhiên là ở đây “hình ảnh Thiên Chúa” ám chỉ cặp “nam nữ”. Điều này có phải có nghĩa tính dục là một thuộc tính của chính Thiên Chúa, hoặc Thiên Chúa có người bạn đời nữ giới thần thánh, như một số tôn giáo cổ xưa vốn chủ trương không? Câu trả lời dĩ nhiên là không phải. Chúng ta biết Thánh Kinh đã rõ ràng bác bỏ các niềm tin như thế ra sao, coi chúng là ngẫu tượng, tìm thấy nơi người Canaan ở Đất Thánh. Tính siêu việt của Thiên Chúa được duy trì, ấy thế nhưng vì Người cũng là Đấng Tạo Dựng, nên tính hoa trái của cặp nhân bản là một “hình ảnh” sống động và hữu hiệu, một dấu chỉ hữu hình cho thấy hành vi tạo dựng của Người.
11. Cặp nào biết yêu và sản sinh sự sống đều là hình ảnh chân thực, sống động, chứ không phải ngẫu tượng giống như các ngẫu tượng bằng đá hay bằng vàng vốn bị Mười Giới Răn ngăn cấm; hình ảnh này có khả năng mạc khải Thiên Chúa Hóa Công và Cứu Thế. Vì lý do này, tình yêu sinh hoa trái trở thành một biểu tượng của sự sống nội thẳm nơi Thiên Chúa (xem St 1:28; 9:7; 17:2-5, 16; 28:3; 35:11;48:3-4). Đó là lý do tại sao trình thuật Sáng Thế, theo “truyền thống tư tế”, đã đan kết qua lại với nhiều trình thuật gia phả khác nhau (xem 4:17-22, 25-26; 5; 10; 11:10-32; 25:1-4, 12-17, 19-26; 36). Khả năng sinh sản sự sống của các cặp nhân bản là nẻo đường dọc theo đó, lịch sử cứu rỗi diễn biến. Nhìn cách này, mối liên hệ sinh hoa trái của cặp vợ chồng trở nên một hình ảnh để hiểu và mô tả mầu nhiệm của chính Thiên Chúa, vì trong viễn kiến Kitô Giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa được chiêm ngưỡng như Cha, Con và Thần Khí yêu thương. Thiên Chúa Ba Ngôi là một hiệp thông của tình yêu, và gia đình là sự phản ảnh sống động của tình yêu này. Thánh Gioan Phaolô II soi sáng điều này khi ngài nói rằng “Thiên Chúa chúng ta, trong mầu nhiệm sâu xa nhất của Người, không cô đơn mà là một gia đình, vì tự trong Người, Người có tư cách cha, tư cách con và yếu tính gia đình, tức tình yêu. Trong gia đình Thiên Chúa, tình yêu này chính là Chúa Thánh Thần” (6). Như thế, gia đình có liên hệ với chính hữu thể của Thiên Chúa (7). Chiều kích Ba Ngôi này tìm được biểu thức trong thần học của Thánh Phaolô, người đã liên hệ cặp vợ chồng với “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (xem Ep 5:21-33).
12. Nói tới hôn nhân, Chúa Giêsu nhắc lại cho chúng ta một trang khác nữa của Sách Sáng Thế; trang ở chương hai này vẽ nên một bức tranh tuyệt diệu và chi tiết về cặp vợ chồng. Trước tiên, ta thấy người đàn ông, người vốn xao xuyến đi tìm “một trợ lực xứng hợp với mình” (các câu 18, 20), đã có thể làm dịu sự cô đơn mà chàng vốn cảm thấy giữa bầy vật và thế giới bao quanh. Nguyên bản Hípri hàm ngụ một cuộc gặp gỡ trực diện, mặt đối mặt, mắt giáp mắt, trong một thứ đối thoại thầm lặng, vì nơi nào có hơi hướm tình yêu, thầm lặng luôn hùng biện hơn lời nói. Đây là một cuộc gặp gỡ có gương mặt, một thứ “thou” (anh/em) phản ảnh tình yêu của chính Thiên Chúa và là “sở hữu tươi đẹp nhất” của con người, “một trợ thủ xứng hợp với họ và là một cột trụ chống đỡ”, nói theo ngôn từ của người khôn ngoan trong Thánh Kinh (Hc 36:24). Hay, như người đàn bà của Ca Khúc Salômôn (Diệu Ca) sẽ hát trong lời tỏ tình và hiến thân hỗ tương tuyệt diệu của nàng: “Người yêu tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về chàng…Tôi thuộc về người yêu của tôi, và người yêu của tôi thuộc về tôi” (2:16; 6:3).
13. Cuộc gặp gỡ khiến làm nguôi ngoai nỗi cô đơn của con người này làm nẩy sinh sự sống mới và tạo lập ra một gia đình. Điều có ý nghĩa là Ađam, người cũng là người đàn ông của mọi thời và mọi nơi, cùng với vợ mình, đã khởi sự một gia đình mới. Chúa Giêsu nói tới điều ấy khi trích dẫn câu của Sách Sáng Thế: “người đàn ông sẽ kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thân xác” (Mt 19:5; xem St 2:24). Các hạn từ “kết hợp” hay “bám xiết lấy” như trong nguyên bản Hípri, nói tới sự hòa hợp sâu sắc, một sự gần gũi cả thể lý lẫn nội tâm, đến nỗi nó cũng đã được dùng để mô tả sự kết hợp của ta với Thiên Chúa: “Linh hồn tôi bám xiết lấy Ngài” (Tv 63:9). Sự kết hợp vợ chồng, do đó, không những chỉ được gợi lên trong chiều kích tính dục và thể xác của nó, mà cả trong việc tự ý hiến thân trong yêu thương nữa. Kết quả của sự kết hợp này là hai người “trở nên một thân xác”, cả trong thể lý lẫn trong việc kết hợp trái tim và cuộc sống của họ, và, sau cùng, trong đứa con, người sẽ chia sẻ “thân xác” của cả hai cha mẹ không chỉ về phương diện di truyền mà cả về phương diện tâm linh nữa.
Con cái ngươi tựa những chồi cây dầu
14. Ta hãy một lần nữa nói tiếp bài ca của Thánh Vịnh Gia. Trong tổ ấm nơi vợ chồng ngồi vào bàn ăn, con cái xuất hiện cạnh họ “như những chồi cây dầu” (Tv 128:3), nghĩa là, đầy năng lực và sức sống. Nếu cha mẹ, theo một nghĩa nào đó, là nền tảng của tổ ấm, thì con cái giống như “những hòn đá sống động” của gia đình (xem 1Pr 2:5). Quả là có ý nghĩa, khi hạn từ xuất hiện nhiều nhất trong Cựu Ước, sau tên Thiên Chúa (YHWH, “Chúa Tể”), là “đứa con” (ben, “con trai”) một hạn từ rất gần gũi với động từ “xây dựng” (banah). Bởi thế, Thánh Vịnh 127, khi nói tới hồng phúc con cái, đã sử dụng một hình ảnh rút ra từ việc xây dựng một căn nhà và đời sống xã hội của các đô thị: “Ví thử Yavê không xây nhà, có vất vả xây dựng rồi cũng uổng công… Con cái hẳn là một gia nghiệp do tự Giavê, hoa quả lòng dạ là một phần thưởng. Như nắm tên trong tay binh thiện chiến, những đứa con sinh lúc xuân xanh. Phúc cho người có đầy bao, những mũi tên như thế, họ sẽ không phải xấu hổ khi cùng địch thù tranh luận chốn quyền môn” (Tv 127, 1, 3-5). Những hình ảnh này phản ảnh nền văn hóa của xã hội cổ thời, ấy thế nhưng sự hiện diện của con cái là dấu chỉ sự liên tục của gia đình trong suốt lịch sử cứu rỗi, hết đời này tới đời nọ.
15. Cả ở đây nữa, chúng ta cũng có thể thấy một khía cạnh khác của gia đình. Chúng ta biết rằng Tân Ước nói tới “các Giáo Hội tụ họp nhau trong các gia hộ” (xem 1Cr 16:19; Rm 16:5; Cl 4:15; Plm 2). Nơi sinh sống của một gia đình có thể biến thành một Giáo Hội tại gia, một khung cảnh để cử hành Thánh Thể, sự hiện diện của Chúa Kitô ngồi tại bàn ăn của nó. Chúng ta không bao giờ có thể quên được hình ảnh tìm thấy trong Sách Khải Huyền, trong đó, Chúa phán: “Này Ta đã đứng bên cửa và Ta gõ! Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào với nó, và Ta sẽ dùng bữa tối với nó và nó với Ta” (Kh 3:20). Ở đây, ta thấy một căn nhà ngập tràn sự hiện diện của Thiên Chúa, lời cầu nguyện chung và mọi chúc phúc. Đó là ý nghĩa của câu kết luận Thánh Vịnh 128 đã trích trên đây: “Sẽ được chúc lành như thế đó,
con người kính sợ Giavê! Ước chi tự Sion, Giavê chúc lành cho ngươi!” (Tv 128:4-5).
16. Thánh Kinh cũng trình bầy gia đình như nơi con cái được dữơng dục trong đức tin. Điều này thấy rất rõ trong lời mô tả việc cử hành Lễ Vượt Qua (xem Xh 12:26-27; Đnl 6:20-25) và sau đó, nó sẽ xuất hiện một cách minh nhiên hơn trong nghi thức Haggadah của người Do Thái, tức cuộc đối thoại đi song song với nghi thức ăn Bữa Vượt Qua. Một trong các Thánh Vịnh đã cử hành việc công bố đức tin trong gia đình như sau: “Ðiều chúng tôi đã nghe biết được, điều tổ tiên đã thuật lại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ không giấu diếm với con cái các ngài, chúng tôi sẽ thuật lại cho hậu thế, những lời ca ngợi Giavê và uy lực của Người, những sự lạ Người đã làm ra. Người đã thiết lập chứng tri nơi Giacob, và định luật cho Israel, Người đã truyền cho tổ tiên chúng ta, phải thông tri cho con cháu họ. Ngõ hầu hậu thế am tường, con cái họ sẽ sinh ra, để chúng đứng lên thuật lại cho con cháu chúng” (Tv 78:3-6). Như thế, gia đình là nơi cha mẹ trở nên các thầy cô đầu tiên về đức tin của con cái. Chúng học “tay nghề” này, rồi truyền thụ tay nghề này hết người này tới người nọ: “Khi tới lúc con trai ngươi hỏi ngươi… Ngươi hãy nói với nó…” (Xh 13:14). Như thế, các thế hệ nối tiếp nhau có thể dâng bài ca của họ lên Chúa: “Trai tráng và cả nữ trinh, lão bô với các nhi đồng!” (Tv 148:12).
17. Cha mẹ có trách nhiệm nặng nề đối với việc giáo dục, như các nhà khôn ngoan của Thánh Kinh thường nhắc nhở chúng ta (xem Cn 3:11-12; 6:20-22; 13:1; 22:15; 23: 13-14; 29:17). Về phần chúng, con cái được kêu gọi chấp nhận và thực hành giới răn: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Xh 20:12). Ở đây, động từ “thảo kính” (tôn trọng) có liên hệ tới việc chu toàn các cam kết gia đình và xã hội; không được nại động lực tôn giáo để coi thường các cam kết này (xem Mc 7:11-13). “Kẻ tôn kính cha được xá lỗi lầm, và trọng kính mẹ khác gì tích trữ bảo tàng” (Hc 3:3-4).
18. Tin Mừng tiếp nối để nhắc nhở ta rằng con cái không phải là tài sản của gia đình, nhưng chúng có cuộc sống riêng để sống. Chúa Giêsu là mẫu mực của việc vâng lời cha mẹ trần thế của Người, tự đặt mình dưới quyền của các ngài (xem Lc 2:51), nhưng Người cũng chứng tỏ điều này: các quyết định liên quan tới đời sống của con cái và ơn gọi Kitô hữu của chúng có thể đòi một cách ly vì Nước Thiên Chúa (xem Mt 10:34-37; Lc 9:59-62). Chính Người, lúc 12 tuổi, đã nói với Đức Mẹ và Thánh Giuse rằng Người có một sứ mệnh lớn hơn phải chu toàn bên ngoài gia đình trần thế của Người (xem Lc 2:48-50). Qua cách đó, Người chứng tỏ việc cần phải có những dây liên kết khác, sâu xa hơn ngay bên trong gia đình: “Mẹ tôi và anh em tôi là những ai nghe lời Thiên Chúa và thực hành nó” (Lc 8:21). Cũng thế, trong quan tâm Người tỏ bầy với các trẻ nhỏ, tức những người mà các xã hội Cận Đông thời xưa coi như những chủ thể vô quyền, thậm chí chỉ là tài sản của gia đình, Chúa Giêsu tiến xa tới chỗ trình bầy các em như các thầy dạy, về phương diện đơn sơ tin tưởng và tự nhiên đối với người khác: “Tôi nói thật với các ông, trừ khi các ông trở nên giống trẻ em, các ông sẽ không bao giờ vào được nước trời. Bất cứ ai khiêm nhường như trẻ nhỏ đều là người lớn hơn hết trong nước trời” (Mt 18:3-4).
Nẻo đường đau khổ và thấm máu
19. Hình ảnh điền viên trình bầy trong Thánh Vịnh 128 không có gì xung đột với sự thật đắng đót hơn tìm thấy khắp trong Sách Thánh, tức là, sự hiện diện của đau đớn, sự ác và bạo lực từng phá vỡ các gia đình và sự hiệp thông đời sống và tình yêu của họ. Vì lý do tốt lành, giáo huấn của Chúa Giêsu về hôn nhân (xem Mt 19:3-9) đã được lồng vào cuộc tranh luận về ly dị. Lời Thiên Chúa luôn chứng thực cho chiều kích ảm đạm vốn hiện hữu ngay từ đầu này, khi, vì tội lỗi, mối liên hệ yêu thương và trong sạch giữa người đàn ông và người đàn bà bị biến thành khống chế: “Ngươi sẽ phải thèm khát chồng ngươi, và chồng ngươi sẽ thống trị ngươi” (St 3:16).
20. Sợi chỉ đau khổ và thấm máu này xuyên suốt rất nhiều trang Sách Thánh, bắt đầu với việc Cain giết em trai Abel của hắn. Ta đọc thấy những cuộc tranh cãi giữa các con trai và các bà vợ của các tổ phụ Ápraham, Isaác và Giacóp, các thảm kịch và bạo động ghi dấu gia đình Đavít, các vấn đề gia đình phản ảnh trong các câu truyện về Tôbia và lời ta thán cay đắng của Gióp: “Anh em tôi, Người đẩy xa tôi, người quen biết muốn làm mặt lạ. Thân bằng đã biến sạch, quyến thuộc đã quên tôi… Hơi thở tôi làm vợ tôi lợm giọng, và tôi trở thành hôi thối trước con cái của chính mẹ tôi” (G 19:13-14, 17).
21. Chính Chúa Giêsu cũng đã sinh ra trong một gia đình tầm thường, mà sau đó không lâu đã phải trốn chạy ra ngoại quốc. Người viếng gia đình Phêrô, có mẹ vợ đang bị đau ốm (xem Mc 1:30-31) và tỏ thiện cảm khi nghe nói đến chết chóc tại nhà Giairô và Ladarô (xem Mc 5:22-24, 35-43; Ga 11:1-44). Người nghe tiếng khóc than tuyệt vọng của bà quả phụ Thành Naim vì đứa con trai đã chết (xem Lc 7:11-15) và lưu ý tới lời van xin của cha đứa trẻ bị động kinh ở một thị trấn nhỏ (Xem Mc 9:17-27). Người tới nhà các viên thu thuế như Mátthêu và Giakêu (xem Mt 9:9-13; Lc 19:1-10), và nói chuyện với những người tội lỗi như người đàn bà ở nhà Simong Biệt Phái (xem Lc 36-50). Chúa Giêsu biết các lo lắng và căng thẳng của các gia đình và Người dệt chúng vào các dụ ngôn của Người: những đứa con bỏ nhà đi tìm mạo hiểm (xem Lc 15:11-32), hay những đứa con tỏ ra gây rối (Mt 21:28-31) hoặc làm mồi cho bạo lực (Mc 12:1-9). Người cũng nhậy cảm trước sự bối rối gây ra bởi việc thiếu rượu tại một tiệc cưới (Ga 2:1-10), các khách mời không tới dự tiệc (Mt 22:1-10), và sự lo âu của một gia đình nghèo mất một đồng tiền cắc (Lc 15:8-10).
22. Trong việc ôn duyệt vắn vỏi trên, chúng ta đã có thể thấy điều này: lời của Thiên Chúa không phải là một bộ các ý nghĩ trừu tượng mà đúng hơn là nguồn an ủi và tình đồng hành đối với mọi gia đình đang kinh qua khó khăn hay đau khổ. Vì nó chỉ cho họ thấy mục tiêu cuộc hành trình của họ, khi Thiên Chúa “lau khô mọi nước mắt khỏi mắt họ, và chết chóc không còn nữa, cũng không còn tang chế, khóc than hay đau đớn nữa” (Kh 21:4).
Công khó tay ngươi
23. Ở đầu Thánh Vịnh 128, người cha xuất hiện như một lao công, người đã dùng công khó của đôi tay để duy trì phúc lợi thể lý của gia đình và sự thanh bình của gia đình mình: “Công khó tay ngươi, ngươi sẽ được hưởng, phúc cho ngươi và may mắn cho ngươi” (Tv 128:2). Từ các trang đầu của Sách Thánh, ta đã biết rõ: việc làm là một phần chủ yếu tạo nên nhân phẩm; ở đấy, ta đọc thấy: “Thiên Chúa đã đem con người đặt vào vườn Địa Đàng để nó canh tác và trông coi vườn này” (St 2:15). Con người được trình bầy như một lao công canh tác trái đất, khai thác sức mạnh của thiên nhiên và làm ra “bánh lầm than đau khổ” (Tv 127:2), ngoài việc vun xới các thiên phú và tài năng của mình.
24. Lao động cũng làm khả hữu việc phát triển xã hội và cung cấp phương tiện sinh sống, sự ổn định và tính sinh hoa trái của gia đình: “Ước chi tự Sion, Chúa chúc lành cho ngươi, cho ngươi được thấy phúc của Giêrusalem mọi ngày đời ngươi! Cho ngươi được thấy cháu chắt của ngươi!” (Tv 128:5-6). Sách Cách Ngôn cũng trình bầy lao động của người mẹ bên trong gia đình; công việc hàng ngày của họ được mô tả chi tiết, khiến chồng con khen ngợi (xem 31:10-31). Thánh Tông Đồ Phaolô rất tự hào về việc không thành gánh nặng cho người khác, vì ngài đã làm việc bằng chính đôi tay và tự bảo đảm kế sinh nhai (xem Cv 18:3; 1Cr 4:12; 9:12). Ngài cũng xác tín sự cần thiết phải làm việc đến nỗi đã đặt ra một qui luật nghiêm ngặt cho cộng đoàn của ngài: “ai không làm thì đừng có ăn” (2Tx 3:10; xem 1Tx 4:11).
25. Nói thế rồi, chúng ta có thể lượng giá được sự đau khổ do nạn thất nghiệp và thiếu việc làm đều đặn gây nên, như đã được phản ảnh trong Sách Rút, trong dụ ngôn của chính Chúa Giêsu nói về các lao công buộc phải đứng rỗi việc ở công trường thị trấn (Mt 20:1-16) và trong kinh nghiệm bản thân gặp gỡ những người chịu cảnh nghèo đói của Người. Đáng buồn thay, những thực tế này hiện vẫn còn tại các quốc gia ngày nay, nơi việc thiếu cơ hội nhân dụng đang gây hại cho sự thanh thản của đời sống gia đình.
26. Chúng ta cũng không thể bỏ qua sự thoái hóa xã hội do tội lỗi đem tới, chẳng hạn, khi con người trở thành bạo chúa đối với thiên nhiên, tàn phá nó một cách ích lỷ và thậm chí tàn bạo nữa. Điều này dẫn tới việc hoang địa hóa trái đất (xem St 3:17-19) và các bất thăng bằng về xã hội và kinh tế từng bị các tiên tri kết án, bắt đầu với Êlia (xem 1V 21) và đỉnh cao là chính lời lẽ của Chúa Giêsu chống bất công (xem Lc 12:13; 16:1-31).
Sự âu yếm của cái ôm hôn
27. Chúa Kitô đề xuất luật yêu thương và việc hiến thân cho người khác làm dấu chỉ để phân biệt các môn đệ của người (xem Mt 22:39; Ga 13:34). Người làm thế bằng cách tuyên bố một nguyên tắc mà các cha mẹ vẫn thông thường làm chứng bằng chính cuộc sống họ: “không ai có tình yêu nào lớn hơn điều này là hiến mạng sống mình vì bằng hữu” (Ga 15:13). Tình yêu cũng mang hoa trái trong thương xót và tha thứ. Ta thấy điều này một cách đặc biệt trong cảnh người đàn bà bị bắt quả tang đang ngoại tình; ngay trước Đền Thờ, nàng bị các người tố cáo bao vây, nhưng sau đó, chỉ còn lại một mình với Chúa Giêsu, nàng đã không bị kết án mà chỉ được lời khuyên phải sống một cuộc sống tốt đẹp hơn mà thôi (xem Ga 8:1-11).
28. Trước tấm phông yêu thương vốn hết sức chính yếu đối với kinh nghiệm hôn nhân và gia đình Kitô Giáo này, một nhân đức khác đã nổi bật lên, một nhân đức thường bị coi nhẹ trong thế giới liên hệ điên cuồng và hời hợt của chúng ta. Đó là tình âu yếm (tenderness). Ta hãy xem xét các lời lẽ đầy cảm kích của Thánh Vịnh 131. Cũng như ở các bản văn Thánh Kinh khác (thí dụ Xh 4:22; Is 49:15; Tv 27:10), sự kết hợp giữa Chúa và tín hữu của Người được phát biểu bằng những hạn từ tình yêu cha mẹ. Ở đây, ta thấy sự thân mật nâng niu và âu yếm giữa mẹ và con: đó là hình ảnh bé thơ thiếp ngủ trong cánh tay mẹ sau khi được bú mớm. Như hạn từ Hípri gamûl gợi ý, bé thơ sau khi được bú đang níu lấy mẹ và mẹ ôm sát em vào lòng. Có một sự gần gũi đầy ý thức chứ không hẳn chỉ có tính sinh học. Dựa vào hình ảnh này, Thánh Vịnh Gia đã hát như sau: “Hồn tôi, tôi đã ru êm dỗ nín, như nhũ tử trong lòng mẹ” (Tv 131:2). Ta cũng có thể nghĩ tới những lời lẽ đầy xúc động mà Tiên Tri Hôsê từng đặt vào môi miệng Thiên Chúa: “Thuở Israel còn là trẻ bé, Ta đã mến thương, …Ta bồng bế chúng trên cánh tay Ta… Ta lôi kéo chúng, với dây tình người, với thừng chão yêu thương. Với chúng, Ta ở như những người nhắc con đỏ lên tận má mình. Và cúi xuống trên nó, Ta mớm cho nó ăn” (Hs 11:1, 3-4).
29. Với cái nhìn đức tin và yêu thương, ơn thánh và trung thành, chúng ta đã ngắm nhìn mối tương quan giữa các gia đình nhân bản và Thiên Chúa Ba Ngôi. Lời Thiên Chúa cho ta hay: gia đình đã được ủy thác cho một người đàn ông, một người đàn bà và con cái họ, để họ trở nên một hiệp thông các bản vị theo hình ảnh kết hợp Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Về phần mình, việc sinh sản và dưỡng dục con cái đều đã phản ảnh công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Gia đình được kêu gọi kết hợp trong việc cầu nguyện hàng ngày, đọc lời Thiên Chúa và chia sẻ hiệp thông Thánh Thể, và nhờ đó, lớn lên trong yêu thương và mỗi ngày một trọn vẹn trở nên một đền thờ hơn để Chúa Thánh Thần cư ngụ.
30. Mọi gia đình nên nhìn ngắm ảnh Thánh Gia Nadarét. Cuộc sống hàng ngày của Thánh Gia cũng có chung những gánh nặng và thậm chí cả ác mộng nữa như khi các ngài đương đầu với bạo lực khôn nguôi của Hêrốt. Ác mộng sau cùng vừa nói là một trải nghiệm, đáng buồn thay, vẫn đang tiếp tục tác động tới rất nhiều gia đình tỵ nạn; các gia đình này, hiện nay, đang cảm thấy bị bác bỏ và bơ vơ. Giống Ba Vua, các gia đình của chúng ta đang được mời gọi chiêm ngắm Chúa Hài Đồng và Mẹ của Người, cúi đầu và thờ lạy Người (xem Mt 2:11). Giống Đức Maria, họ được yêu cầu can đảm và thanh thản đương đầu với các thách đố của gia đình mình, trong những lúc gian nan cũng như lúc hạnh phước, và ghi nhớ trong lòng các kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện (xem Lc 2:19, 51). Điều Đức Mẹ trân quí trong lòng cũng bao gồm các trải nghiệm của các gia đình, các trải nghiệm mà Đức Mẹ rất yêu quí. Vì lý do này, Đức Mẹ có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của các trải nghiệm này và lắng nghe sứ điệp mà Thiên Chúa muốn thông truyền qua cụộc sống của các gia đình chúng ta.
_________________________________________________________________________________________________
(5) Jorge Luis Borges, “ Calle Desconocida”, trong Fervor de Buenos Aires, Buenos Aires, 2011, 23.
(6) Bài Giảng Trong Cử Hành Thánh Thể ở Puebla de los Ángeles (28 Tháng Giêng 1979), 2: AAS 71 (1979), 184.
(7) Cf. ibid.
8. Thánh Kinh chứa đầy các gia đình, các vụ sinh sản, các truyện tình và khủng hoảng gia đình. Điều này đúng ngay từ những trang đầu của nó, với việc xuất hiện của gia đình Ađam và Evà và gánh nặng bạo động của nó nhưng nó cũng có những điểm mạnh lâu bền (xem St 4), cho tới các trang cuối cùng, nơi chúng ta được chứng kiến tiệc cưới của Cô Dâu và Chiên Con (Kh 21:2,9). Mô tả của Chúa Giêsu về hai căn nhà, một xây trên đá và một xây trên cát (xem Mt 7:24-27) tượng trưng cho bất cứ con số các hoàn cảnh gia đình nào được tạo khuôn bởi việc các thành viên của nó thực thi tự do của họ, vì, như thi sĩ từng viết: “nhà nào có trụ đèn nhà nấy” (5). Ta hãy bước vào một trong những căn nhà này dưới sự hướng dẫn của Thánh Vịnh Gia qua khúc ca ngay cả ngày nay vẫn đang vang lên trong cả hai phụng vụ hôn phối Do Thái và Kitô Giáo:
“Phúc cho mọi kẻ kính sợ Giavê, kẻ đi theo đường lối của Người.
Công khó tay ngươi, ngươi sẽ được hưởng, phúc cho ngươi và may mắn cho ngươi.
Vợ ngươi như cây nho sai quả, ở chốn thâm khuê của nhà ngươi.
Con cái ngươi tựa những chồi cây dầu, chúng quây quần tất cả bên mâm.
Sẽ được chúc lành như thế đó, con người kính sợ Giavê!
Ước chi tự Sion, Giavê chúc lành cho ngươi,
cho ngươi được thấy phúc của Giêrusalem mọi ngày đời ngươi!
Cho ngươi được thấy cháu chắt của ngươi! Bình an cho Israel!” (Tv 128:1-6)
Ngươi và vợ ngươi
9. Ta hãy bước qua ngưỡng cửa căn nhà thanh tĩnh này, với gia đình họ ngồi quanh bàn ăn thịnh soạn. Ở giữa ta thấy người cha và người mẹ, một cặp vợ chồng với câu truyện tình riêng của họ. Họ là hiện thân của kế hoạch ban sơ của Thiên Chúa, một kế hoạch được chính Chúa Kitô nói tới một cách rõ ràng: “Há các ông không đọc thấy rằng Đấng dựng nên họ ngay từ đầu đã dựng nên họ có nam có nữ đó sao?” (Mt 19:4). Ta nghe thấy tiếng vang vọng của lệnh truyền gặp thấy trong Sách Sáng Thế: “Do đó người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mình mà gắn bó với vợ, và họ sẽ trở nên một thân xác” (St 2:24).
10. Những trang uy nghi đầu tiên của Sách Sáng Thế trình bầy cặp nhân bản trong thực tại sâu sắc nhất của họ. Những trang đầu tiên của Thánh Kinh này đưa ra một số câu hết sức rõ ràng. Câu thứ nhất, được Chúa Giêsu diễn giải, nói rằng “Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người, giống hình ảnh Thiên Chúa, Người đã dựng nên họ; Người dựng nên họ có nam có nữ” (1:27). Điều ngạc nhiên là ở đây “hình ảnh Thiên Chúa” ám chỉ cặp “nam nữ”. Điều này có phải có nghĩa tính dục là một thuộc tính của chính Thiên Chúa, hoặc Thiên Chúa có người bạn đời nữ giới thần thánh, như một số tôn giáo cổ xưa vốn chủ trương không? Câu trả lời dĩ nhiên là không phải. Chúng ta biết Thánh Kinh đã rõ ràng bác bỏ các niềm tin như thế ra sao, coi chúng là ngẫu tượng, tìm thấy nơi người Canaan ở Đất Thánh. Tính siêu việt của Thiên Chúa được duy trì, ấy thế nhưng vì Người cũng là Đấng Tạo Dựng, nên tính hoa trái của cặp nhân bản là một “hình ảnh” sống động và hữu hiệu, một dấu chỉ hữu hình cho thấy hành vi tạo dựng của Người.
11. Cặp nào biết yêu và sản sinh sự sống đều là hình ảnh chân thực, sống động, chứ không phải ngẫu tượng giống như các ngẫu tượng bằng đá hay bằng vàng vốn bị Mười Giới Răn ngăn cấm; hình ảnh này có khả năng mạc khải Thiên Chúa Hóa Công và Cứu Thế. Vì lý do này, tình yêu sinh hoa trái trở thành một biểu tượng của sự sống nội thẳm nơi Thiên Chúa (xem St 1:28; 9:7; 17:2-5, 16; 28:3; 35:11;48:3-4). Đó là lý do tại sao trình thuật Sáng Thế, theo “truyền thống tư tế”, đã đan kết qua lại với nhiều trình thuật gia phả khác nhau (xem 4:17-22, 25-26; 5; 10; 11:10-32; 25:1-4, 12-17, 19-26; 36). Khả năng sinh sản sự sống của các cặp nhân bản là nẻo đường dọc theo đó, lịch sử cứu rỗi diễn biến. Nhìn cách này, mối liên hệ sinh hoa trái của cặp vợ chồng trở nên một hình ảnh để hiểu và mô tả mầu nhiệm của chính Thiên Chúa, vì trong viễn kiến Kitô Giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa được chiêm ngưỡng như Cha, Con và Thần Khí yêu thương. Thiên Chúa Ba Ngôi là một hiệp thông của tình yêu, và gia đình là sự phản ảnh sống động của tình yêu này. Thánh Gioan Phaolô II soi sáng điều này khi ngài nói rằng “Thiên Chúa chúng ta, trong mầu nhiệm sâu xa nhất của Người, không cô đơn mà là một gia đình, vì tự trong Người, Người có tư cách cha, tư cách con và yếu tính gia đình, tức tình yêu. Trong gia đình Thiên Chúa, tình yêu này chính là Chúa Thánh Thần” (6). Như thế, gia đình có liên hệ với chính hữu thể của Thiên Chúa (7). Chiều kích Ba Ngôi này tìm được biểu thức trong thần học của Thánh Phaolô, người đã liên hệ cặp vợ chồng với “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (xem Ep 5:21-33).
12. Nói tới hôn nhân, Chúa Giêsu nhắc lại cho chúng ta một trang khác nữa của Sách Sáng Thế; trang ở chương hai này vẽ nên một bức tranh tuyệt diệu và chi tiết về cặp vợ chồng. Trước tiên, ta thấy người đàn ông, người vốn xao xuyến đi tìm “một trợ lực xứng hợp với mình” (các câu 18, 20), đã có thể làm dịu sự cô đơn mà chàng vốn cảm thấy giữa bầy vật và thế giới bao quanh. Nguyên bản Hípri hàm ngụ một cuộc gặp gỡ trực diện, mặt đối mặt, mắt giáp mắt, trong một thứ đối thoại thầm lặng, vì nơi nào có hơi hướm tình yêu, thầm lặng luôn hùng biện hơn lời nói. Đây là một cuộc gặp gỡ có gương mặt, một thứ “thou” (anh/em) phản ảnh tình yêu của chính Thiên Chúa và là “sở hữu tươi đẹp nhất” của con người, “một trợ thủ xứng hợp với họ và là một cột trụ chống đỡ”, nói theo ngôn từ của người khôn ngoan trong Thánh Kinh (Hc 36:24). Hay, như người đàn bà của Ca Khúc Salômôn (Diệu Ca) sẽ hát trong lời tỏ tình và hiến thân hỗ tương tuyệt diệu của nàng: “Người yêu tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về chàng…Tôi thuộc về người yêu của tôi, và người yêu của tôi thuộc về tôi” (2:16; 6:3).
13. Cuộc gặp gỡ khiến làm nguôi ngoai nỗi cô đơn của con người này làm nẩy sinh sự sống mới và tạo lập ra một gia đình. Điều có ý nghĩa là Ađam, người cũng là người đàn ông của mọi thời và mọi nơi, cùng với vợ mình, đã khởi sự một gia đình mới. Chúa Giêsu nói tới điều ấy khi trích dẫn câu của Sách Sáng Thế: “người đàn ông sẽ kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thân xác” (Mt 19:5; xem St 2:24). Các hạn từ “kết hợp” hay “bám xiết lấy” như trong nguyên bản Hípri, nói tới sự hòa hợp sâu sắc, một sự gần gũi cả thể lý lẫn nội tâm, đến nỗi nó cũng đã được dùng để mô tả sự kết hợp của ta với Thiên Chúa: “Linh hồn tôi bám xiết lấy Ngài” (Tv 63:9). Sự kết hợp vợ chồng, do đó, không những chỉ được gợi lên trong chiều kích tính dục và thể xác của nó, mà cả trong việc tự ý hiến thân trong yêu thương nữa. Kết quả của sự kết hợp này là hai người “trở nên một thân xác”, cả trong thể lý lẫn trong việc kết hợp trái tim và cuộc sống của họ, và, sau cùng, trong đứa con, người sẽ chia sẻ “thân xác” của cả hai cha mẹ không chỉ về phương diện di truyền mà cả về phương diện tâm linh nữa.
Con cái ngươi tựa những chồi cây dầu
14. Ta hãy một lần nữa nói tiếp bài ca của Thánh Vịnh Gia. Trong tổ ấm nơi vợ chồng ngồi vào bàn ăn, con cái xuất hiện cạnh họ “như những chồi cây dầu” (Tv 128:3), nghĩa là, đầy năng lực và sức sống. Nếu cha mẹ, theo một nghĩa nào đó, là nền tảng của tổ ấm, thì con cái giống như “những hòn đá sống động” của gia đình (xem 1Pr 2:5). Quả là có ý nghĩa, khi hạn từ xuất hiện nhiều nhất trong Cựu Ước, sau tên Thiên Chúa (YHWH, “Chúa Tể”), là “đứa con” (ben, “con trai”) một hạn từ rất gần gũi với động từ “xây dựng” (banah). Bởi thế, Thánh Vịnh 127, khi nói tới hồng phúc con cái, đã sử dụng một hình ảnh rút ra từ việc xây dựng một căn nhà và đời sống xã hội của các đô thị: “Ví thử Yavê không xây nhà, có vất vả xây dựng rồi cũng uổng công… Con cái hẳn là một gia nghiệp do tự Giavê, hoa quả lòng dạ là một phần thưởng. Như nắm tên trong tay binh thiện chiến, những đứa con sinh lúc xuân xanh. Phúc cho người có đầy bao, những mũi tên như thế, họ sẽ không phải xấu hổ khi cùng địch thù tranh luận chốn quyền môn” (Tv 127, 1, 3-5). Những hình ảnh này phản ảnh nền văn hóa của xã hội cổ thời, ấy thế nhưng sự hiện diện của con cái là dấu chỉ sự liên tục của gia đình trong suốt lịch sử cứu rỗi, hết đời này tới đời nọ.
15. Cả ở đây nữa, chúng ta cũng có thể thấy một khía cạnh khác của gia đình. Chúng ta biết rằng Tân Ước nói tới “các Giáo Hội tụ họp nhau trong các gia hộ” (xem 1Cr 16:19; Rm 16:5; Cl 4:15; Plm 2). Nơi sinh sống của một gia đình có thể biến thành một Giáo Hội tại gia, một khung cảnh để cử hành Thánh Thể, sự hiện diện của Chúa Kitô ngồi tại bàn ăn của nó. Chúng ta không bao giờ có thể quên được hình ảnh tìm thấy trong Sách Khải Huyền, trong đó, Chúa phán: “Này Ta đã đứng bên cửa và Ta gõ! Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào với nó, và Ta sẽ dùng bữa tối với nó và nó với Ta” (Kh 3:20). Ở đây, ta thấy một căn nhà ngập tràn sự hiện diện của Thiên Chúa, lời cầu nguyện chung và mọi chúc phúc. Đó là ý nghĩa của câu kết luận Thánh Vịnh 128 đã trích trên đây: “Sẽ được chúc lành như thế đó,
con người kính sợ Giavê! Ước chi tự Sion, Giavê chúc lành cho ngươi!” (Tv 128:4-5).
16. Thánh Kinh cũng trình bầy gia đình như nơi con cái được dữơng dục trong đức tin. Điều này thấy rất rõ trong lời mô tả việc cử hành Lễ Vượt Qua (xem Xh 12:26-27; Đnl 6:20-25) và sau đó, nó sẽ xuất hiện một cách minh nhiên hơn trong nghi thức Haggadah của người Do Thái, tức cuộc đối thoại đi song song với nghi thức ăn Bữa Vượt Qua. Một trong các Thánh Vịnh đã cử hành việc công bố đức tin trong gia đình như sau: “Ðiều chúng tôi đã nghe biết được, điều tổ tiên đã thuật lại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ không giấu diếm với con cái các ngài, chúng tôi sẽ thuật lại cho hậu thế, những lời ca ngợi Giavê và uy lực của Người, những sự lạ Người đã làm ra. Người đã thiết lập chứng tri nơi Giacob, và định luật cho Israel, Người đã truyền cho tổ tiên chúng ta, phải thông tri cho con cháu họ. Ngõ hầu hậu thế am tường, con cái họ sẽ sinh ra, để chúng đứng lên thuật lại cho con cháu chúng” (Tv 78:3-6). Như thế, gia đình là nơi cha mẹ trở nên các thầy cô đầu tiên về đức tin của con cái. Chúng học “tay nghề” này, rồi truyền thụ tay nghề này hết người này tới người nọ: “Khi tới lúc con trai ngươi hỏi ngươi… Ngươi hãy nói với nó…” (Xh 13:14). Như thế, các thế hệ nối tiếp nhau có thể dâng bài ca của họ lên Chúa: “Trai tráng và cả nữ trinh, lão bô với các nhi đồng!” (Tv 148:12).
17. Cha mẹ có trách nhiệm nặng nề đối với việc giáo dục, như các nhà khôn ngoan của Thánh Kinh thường nhắc nhở chúng ta (xem Cn 3:11-12; 6:20-22; 13:1; 22:15; 23: 13-14; 29:17). Về phần chúng, con cái được kêu gọi chấp nhận và thực hành giới răn: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Xh 20:12). Ở đây, động từ “thảo kính” (tôn trọng) có liên hệ tới việc chu toàn các cam kết gia đình và xã hội; không được nại động lực tôn giáo để coi thường các cam kết này (xem Mc 7:11-13). “Kẻ tôn kính cha được xá lỗi lầm, và trọng kính mẹ khác gì tích trữ bảo tàng” (Hc 3:3-4).
18. Tin Mừng tiếp nối để nhắc nhở ta rằng con cái không phải là tài sản của gia đình, nhưng chúng có cuộc sống riêng để sống. Chúa Giêsu là mẫu mực của việc vâng lời cha mẹ trần thế của Người, tự đặt mình dưới quyền của các ngài (xem Lc 2:51), nhưng Người cũng chứng tỏ điều này: các quyết định liên quan tới đời sống của con cái và ơn gọi Kitô hữu của chúng có thể đòi một cách ly vì Nước Thiên Chúa (xem Mt 10:34-37; Lc 9:59-62). Chính Người, lúc 12 tuổi, đã nói với Đức Mẹ và Thánh Giuse rằng Người có một sứ mệnh lớn hơn phải chu toàn bên ngoài gia đình trần thế của Người (xem Lc 2:48-50). Qua cách đó, Người chứng tỏ việc cần phải có những dây liên kết khác, sâu xa hơn ngay bên trong gia đình: “Mẹ tôi và anh em tôi là những ai nghe lời Thiên Chúa và thực hành nó” (Lc 8:21). Cũng thế, trong quan tâm Người tỏ bầy với các trẻ nhỏ, tức những người mà các xã hội Cận Đông thời xưa coi như những chủ thể vô quyền, thậm chí chỉ là tài sản của gia đình, Chúa Giêsu tiến xa tới chỗ trình bầy các em như các thầy dạy, về phương diện đơn sơ tin tưởng và tự nhiên đối với người khác: “Tôi nói thật với các ông, trừ khi các ông trở nên giống trẻ em, các ông sẽ không bao giờ vào được nước trời. Bất cứ ai khiêm nhường như trẻ nhỏ đều là người lớn hơn hết trong nước trời” (Mt 18:3-4).
Nẻo đường đau khổ và thấm máu
19. Hình ảnh điền viên trình bầy trong Thánh Vịnh 128 không có gì xung đột với sự thật đắng đót hơn tìm thấy khắp trong Sách Thánh, tức là, sự hiện diện của đau đớn, sự ác và bạo lực từng phá vỡ các gia đình và sự hiệp thông đời sống và tình yêu của họ. Vì lý do tốt lành, giáo huấn của Chúa Giêsu về hôn nhân (xem Mt 19:3-9) đã được lồng vào cuộc tranh luận về ly dị. Lời Thiên Chúa luôn chứng thực cho chiều kích ảm đạm vốn hiện hữu ngay từ đầu này, khi, vì tội lỗi, mối liên hệ yêu thương và trong sạch giữa người đàn ông và người đàn bà bị biến thành khống chế: “Ngươi sẽ phải thèm khát chồng ngươi, và chồng ngươi sẽ thống trị ngươi” (St 3:16).
20. Sợi chỉ đau khổ và thấm máu này xuyên suốt rất nhiều trang Sách Thánh, bắt đầu với việc Cain giết em trai Abel của hắn. Ta đọc thấy những cuộc tranh cãi giữa các con trai và các bà vợ của các tổ phụ Ápraham, Isaác và Giacóp, các thảm kịch và bạo động ghi dấu gia đình Đavít, các vấn đề gia đình phản ảnh trong các câu truyện về Tôbia và lời ta thán cay đắng của Gióp: “Anh em tôi, Người đẩy xa tôi, người quen biết muốn làm mặt lạ. Thân bằng đã biến sạch, quyến thuộc đã quên tôi… Hơi thở tôi làm vợ tôi lợm giọng, và tôi trở thành hôi thối trước con cái của chính mẹ tôi” (G 19:13-14, 17).
21. Chính Chúa Giêsu cũng đã sinh ra trong một gia đình tầm thường, mà sau đó không lâu đã phải trốn chạy ra ngoại quốc. Người viếng gia đình Phêrô, có mẹ vợ đang bị đau ốm (xem Mc 1:30-31) và tỏ thiện cảm khi nghe nói đến chết chóc tại nhà Giairô và Ladarô (xem Mc 5:22-24, 35-43; Ga 11:1-44). Người nghe tiếng khóc than tuyệt vọng của bà quả phụ Thành Naim vì đứa con trai đã chết (xem Lc 7:11-15) và lưu ý tới lời van xin của cha đứa trẻ bị động kinh ở một thị trấn nhỏ (Xem Mc 9:17-27). Người tới nhà các viên thu thuế như Mátthêu và Giakêu (xem Mt 9:9-13; Lc 19:1-10), và nói chuyện với những người tội lỗi như người đàn bà ở nhà Simong Biệt Phái (xem Lc 36-50). Chúa Giêsu biết các lo lắng và căng thẳng của các gia đình và Người dệt chúng vào các dụ ngôn của Người: những đứa con bỏ nhà đi tìm mạo hiểm (xem Lc 15:11-32), hay những đứa con tỏ ra gây rối (Mt 21:28-31) hoặc làm mồi cho bạo lực (Mc 12:1-9). Người cũng nhậy cảm trước sự bối rối gây ra bởi việc thiếu rượu tại một tiệc cưới (Ga 2:1-10), các khách mời không tới dự tiệc (Mt 22:1-10), và sự lo âu của một gia đình nghèo mất một đồng tiền cắc (Lc 15:8-10).
22. Trong việc ôn duyệt vắn vỏi trên, chúng ta đã có thể thấy điều này: lời của Thiên Chúa không phải là một bộ các ý nghĩ trừu tượng mà đúng hơn là nguồn an ủi và tình đồng hành đối với mọi gia đình đang kinh qua khó khăn hay đau khổ. Vì nó chỉ cho họ thấy mục tiêu cuộc hành trình của họ, khi Thiên Chúa “lau khô mọi nước mắt khỏi mắt họ, và chết chóc không còn nữa, cũng không còn tang chế, khóc than hay đau đớn nữa” (Kh 21:4).
Công khó tay ngươi
23. Ở đầu Thánh Vịnh 128, người cha xuất hiện như một lao công, người đã dùng công khó của đôi tay để duy trì phúc lợi thể lý của gia đình và sự thanh bình của gia đình mình: “Công khó tay ngươi, ngươi sẽ được hưởng, phúc cho ngươi và may mắn cho ngươi” (Tv 128:2). Từ các trang đầu của Sách Thánh, ta đã biết rõ: việc làm là một phần chủ yếu tạo nên nhân phẩm; ở đấy, ta đọc thấy: “Thiên Chúa đã đem con người đặt vào vườn Địa Đàng để nó canh tác và trông coi vườn này” (St 2:15). Con người được trình bầy như một lao công canh tác trái đất, khai thác sức mạnh của thiên nhiên và làm ra “bánh lầm than đau khổ” (Tv 127:2), ngoài việc vun xới các thiên phú và tài năng của mình.
24. Lao động cũng làm khả hữu việc phát triển xã hội và cung cấp phương tiện sinh sống, sự ổn định và tính sinh hoa trái của gia đình: “Ước chi tự Sion, Chúa chúc lành cho ngươi, cho ngươi được thấy phúc của Giêrusalem mọi ngày đời ngươi! Cho ngươi được thấy cháu chắt của ngươi!” (Tv 128:5-6). Sách Cách Ngôn cũng trình bầy lao động của người mẹ bên trong gia đình; công việc hàng ngày của họ được mô tả chi tiết, khiến chồng con khen ngợi (xem 31:10-31). Thánh Tông Đồ Phaolô rất tự hào về việc không thành gánh nặng cho người khác, vì ngài đã làm việc bằng chính đôi tay và tự bảo đảm kế sinh nhai (xem Cv 18:3; 1Cr 4:12; 9:12). Ngài cũng xác tín sự cần thiết phải làm việc đến nỗi đã đặt ra một qui luật nghiêm ngặt cho cộng đoàn của ngài: “ai không làm thì đừng có ăn” (2Tx 3:10; xem 1Tx 4:11).
25. Nói thế rồi, chúng ta có thể lượng giá được sự đau khổ do nạn thất nghiệp và thiếu việc làm đều đặn gây nên, như đã được phản ảnh trong Sách Rút, trong dụ ngôn của chính Chúa Giêsu nói về các lao công buộc phải đứng rỗi việc ở công trường thị trấn (Mt 20:1-16) và trong kinh nghiệm bản thân gặp gỡ những người chịu cảnh nghèo đói của Người. Đáng buồn thay, những thực tế này hiện vẫn còn tại các quốc gia ngày nay, nơi việc thiếu cơ hội nhân dụng đang gây hại cho sự thanh thản của đời sống gia đình.
26. Chúng ta cũng không thể bỏ qua sự thoái hóa xã hội do tội lỗi đem tới, chẳng hạn, khi con người trở thành bạo chúa đối với thiên nhiên, tàn phá nó một cách ích lỷ và thậm chí tàn bạo nữa. Điều này dẫn tới việc hoang địa hóa trái đất (xem St 3:17-19) và các bất thăng bằng về xã hội và kinh tế từng bị các tiên tri kết án, bắt đầu với Êlia (xem 1V 21) và đỉnh cao là chính lời lẽ của Chúa Giêsu chống bất công (xem Lc 12:13; 16:1-31).
Sự âu yếm của cái ôm hôn
27. Chúa Kitô đề xuất luật yêu thương và việc hiến thân cho người khác làm dấu chỉ để phân biệt các môn đệ của người (xem Mt 22:39; Ga 13:34). Người làm thế bằng cách tuyên bố một nguyên tắc mà các cha mẹ vẫn thông thường làm chứng bằng chính cuộc sống họ: “không ai có tình yêu nào lớn hơn điều này là hiến mạng sống mình vì bằng hữu” (Ga 15:13). Tình yêu cũng mang hoa trái trong thương xót và tha thứ. Ta thấy điều này một cách đặc biệt trong cảnh người đàn bà bị bắt quả tang đang ngoại tình; ngay trước Đền Thờ, nàng bị các người tố cáo bao vây, nhưng sau đó, chỉ còn lại một mình với Chúa Giêsu, nàng đã không bị kết án mà chỉ được lời khuyên phải sống một cuộc sống tốt đẹp hơn mà thôi (xem Ga 8:1-11).
28. Trước tấm phông yêu thương vốn hết sức chính yếu đối với kinh nghiệm hôn nhân và gia đình Kitô Giáo này, một nhân đức khác đã nổi bật lên, một nhân đức thường bị coi nhẹ trong thế giới liên hệ điên cuồng và hời hợt của chúng ta. Đó là tình âu yếm (tenderness). Ta hãy xem xét các lời lẽ đầy cảm kích của Thánh Vịnh 131. Cũng như ở các bản văn Thánh Kinh khác (thí dụ Xh 4:22; Is 49:15; Tv 27:10), sự kết hợp giữa Chúa và tín hữu của Người được phát biểu bằng những hạn từ tình yêu cha mẹ. Ở đây, ta thấy sự thân mật nâng niu và âu yếm giữa mẹ và con: đó là hình ảnh bé thơ thiếp ngủ trong cánh tay mẹ sau khi được bú mớm. Như hạn từ Hípri gamûl gợi ý, bé thơ sau khi được bú đang níu lấy mẹ và mẹ ôm sát em vào lòng. Có một sự gần gũi đầy ý thức chứ không hẳn chỉ có tính sinh học. Dựa vào hình ảnh này, Thánh Vịnh Gia đã hát như sau: “Hồn tôi, tôi đã ru êm dỗ nín, như nhũ tử trong lòng mẹ” (Tv 131:2). Ta cũng có thể nghĩ tới những lời lẽ đầy xúc động mà Tiên Tri Hôsê từng đặt vào môi miệng Thiên Chúa: “Thuở Israel còn là trẻ bé, Ta đã mến thương, …Ta bồng bế chúng trên cánh tay Ta… Ta lôi kéo chúng, với dây tình người, với thừng chão yêu thương. Với chúng, Ta ở như những người nhắc con đỏ lên tận má mình. Và cúi xuống trên nó, Ta mớm cho nó ăn” (Hs 11:1, 3-4).
29. Với cái nhìn đức tin và yêu thương, ơn thánh và trung thành, chúng ta đã ngắm nhìn mối tương quan giữa các gia đình nhân bản và Thiên Chúa Ba Ngôi. Lời Thiên Chúa cho ta hay: gia đình đã được ủy thác cho một người đàn ông, một người đàn bà và con cái họ, để họ trở nên một hiệp thông các bản vị theo hình ảnh kết hợp Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Về phần mình, việc sinh sản và dưỡng dục con cái đều đã phản ảnh công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Gia đình được kêu gọi kết hợp trong việc cầu nguyện hàng ngày, đọc lời Thiên Chúa và chia sẻ hiệp thông Thánh Thể, và nhờ đó, lớn lên trong yêu thương và mỗi ngày một trọn vẹn trở nên một đền thờ hơn để Chúa Thánh Thần cư ngụ.
30. Mọi gia đình nên nhìn ngắm ảnh Thánh Gia Nadarét. Cuộc sống hàng ngày của Thánh Gia cũng có chung những gánh nặng và thậm chí cả ác mộng nữa như khi các ngài đương đầu với bạo lực khôn nguôi của Hêrốt. Ác mộng sau cùng vừa nói là một trải nghiệm, đáng buồn thay, vẫn đang tiếp tục tác động tới rất nhiều gia đình tỵ nạn; các gia đình này, hiện nay, đang cảm thấy bị bác bỏ và bơ vơ. Giống Ba Vua, các gia đình của chúng ta đang được mời gọi chiêm ngắm Chúa Hài Đồng và Mẹ của Người, cúi đầu và thờ lạy Người (xem Mt 2:11). Giống Đức Maria, họ được yêu cầu can đảm và thanh thản đương đầu với các thách đố của gia đình mình, trong những lúc gian nan cũng như lúc hạnh phước, và ghi nhớ trong lòng các kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện (xem Lc 2:19, 51). Điều Đức Mẹ trân quí trong lòng cũng bao gồm các trải nghiệm của các gia đình, các trải nghiệm mà Đức Mẹ rất yêu quí. Vì lý do này, Đức Mẹ có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của các trải nghiệm này và lắng nghe sứ điệp mà Thiên Chúa muốn thông truyền qua cụộc sống của các gia đình chúng ta.
_________________________________________________________________________________________________
(5) Jorge Luis Borges, “ Calle Desconocida”, trong Fervor de Buenos Aires, Buenos Aires, 2011, 23.
(6) Bài Giảng Trong Cử Hành Thánh Thể ở Puebla de los Ángeles (28 Tháng Giêng 1979), 2: AAS 71 (1979), 184.
(7) Cf. ibid.
Giải đáp phụng vụ: Giáo Hội và sự ra đời của Phụng vụ
Nguyễn Trọng Đa
21:44 12/04/2016
Giải đáp phụng vụ: Giáo Hội và sự ra đời của Phụng vụ
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma
Hỏi: Liệu việc Chúa Kitô thiết lập các bí tích cũng có nghĩa sự ra đời của phụng vụ không? Chúng ta có thể nói rằng Giáo Hội bắt đầu với Chúa Giêsu Kitô không? Liệu phụng vụ có nguồn gốc trong Chúa Kitô không? Đâu là nguồn của lịch sử phụng vụ, thưa cha? - A. T., Yaoundé, Cameroon.
Đáp: Câu hỏi này, bằng tiếng Pháp, có lẽ sẽ đòi hỏi nhiều cuốn sách để trả lời đầy đủ. Tôi sẽ nhất thiết đi vào các điều cốt yếu và việc này phải là ngắn gọn súc tích.
Với câu hỏi đầu tiên, chúng tôi có thể nói là “có”, việc Chúa Kitô thiết lập các bí tích cũng có nghĩa sự ra đời của phụng vụ Kitô giáo, bởi vì các bí tích là nòng cốt của phụng vụ. Đúng là Tân Ước không tiết lộ hầu hết các yếu tố nghi thức của các bí tích, và chúng thường phát triển sau thời đó. Nhưng mỗi bí tích, vì nó là một sự kéo dài của sự Nhập Thể theo một hệ thống dấu hiệu, là nhất thiết phụng vụ trong bản chất.
Chúng tôi cũng có thể khẳng định với sự chắc chắn trọn vẹn rằng Giáo Hội bắt đầu với Chúa Giêsu Kitô. Các câu như Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời còn Thánh Phaolô (hoặc Hoàng đế Constantine) thành lập Giáo Hội đã nhiều lần được chứng minh là sai lầm, dựa trên những thành kiến, hoặc học thuật kém cỏi. Thật không may, tôi không thể thảo luận vấn đề này ở đây. Độc giả có thể tìm thấy câu trả lời ban đầu tốt cho các câu hỏi trong các trang web hộ giáo phổ thông như Catholic Answers, hoặc tìm đọc các khảo luận chuyên sâu như cuốn “Essay on the Development of Christian Doctrine” (tiểu luận về sự phát triển học thuyết Kitô giáo) của Chân phước John Henry Newman năm 1845.
Từ những gì chúng tôi đã nói ở trên về các bí tích, chúng tôi cũng có thể nói “có” cho câu hỏi, vốn cho rằng phụng vụ bắt đầu với Đức Kitô. Nhưng tuyên bố này phải được làm sáng tỏ hơn. Đức Kitô là nguồn gốc của phụng vụ trên nhiều cấp độ. Ở cấp độ sâu xa nhất, Đức Kitô là nguồn gốc của phụng vụ vì phụng vụ là cơ bản sự tham gia của chúng ta, thông qua, với và trong Đức Kitô, như là các thành viên của nhiệm thể của Ngài, trong sự thờ phượng mà Đức Kitô như là linh mục thượng phẩm dâng lên cho Chúa Cha trên trời. Ở cấp độ này, vốn là quan trọng nhất, không có phụng vụ mà không có Chúa Kitô và Giáo Hội.
Ở cấp độ của các yếu tố nghi thức bên ngoài của phụng vụ, Chúa Kitô thiết lập các yếu tố cần thiết trong khi thiết lập các bí tích, và trong việc đưa ra các mẫu nhất định chẳng hạn như khi Ngài chúc lành cho trẻ em, và ban cho chúng tôi Kinh Lạy Cha, nhưng bản thân Ngài không đưa ra các hướng dẫn chi tiết về cấu trúc của phụng vụ. Điều này cũng là hợp lý, vì Ngài còn là đối tượng của sự phụng thờ, và Giáo Hội cần có thời gian để tiêu hóa và chuyển hóa trong việc cầu nguyện mầu nhiệm lớn nhất của sự hiện hữu của Ngài. Giáo Hội do Ngài thành lập sẽ phải phát triển và tăng trưởng trong nhiều nền văn hóa mới, trong khi vẫn bám rễ vào thời gian khi Ngôi Lời Nhập Thể đi vào giữa chúng ta. Đây là lý do tại sao có các yếu tố có thể thay đổi như ngôn ngữ và nghi thức, và các yếu tố không thể thay đổi như việc sử dụng bánh và rượu trong Thánh Lễ, vốn gắn bó mật thiết với Chúa Kitô.
Các nguồn lịch sử của phụng vụ là rất nhiều và phức tạp. Trong số các nguồn quan trọng nhất, có các yếu tố Do Thái. Như Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo cho biết trong số 1096:
"Phụng vụ Do thái và Phụng Vụ Kitô giáo. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn một số khía cạnh của Phụng Vụ Kitô Giáo, nếu hiểu biết nhiều hơn về đức tin và đời sống tôn giáo của dân Do Thái như họ vẫn tin và sống cho đến ngày nay. Ðối với người Do Thái cũng như với Kitô hữu, Kinh Thánh là phần cốt yếu của Phụng Vụ để: công bố Lời Chúa, đáp lại Lời Chúa, ca ngợi Thiên Chúa và cầu nguyện cho người sống cũng như kẻ chết, kêu cầu lòng thương xót Chúa. Cấu trúc phần Phụng Vụ Lời Chúa trong thánh lễ bắt nguồn từ kinh nguyện Do Thái. Kinh nguyện theo các giờ Phụng Vụ, cũng như những bản văn và công thức Phụng Vụ khác, kể cả lời cầu nguyện trang trọng nhất là Kinh Lạy Cha, cũng tương ứng với tập quán Do Thái. Các kinh Tạ Ơn trong thánh lễ cũng khởi hứng từ những mẫu mực của truyền thống Do Thái. Ðặc biệt trong các đại lễ của Năm Phụng Vụ, như lễ Phục Sinh. Chúng ta vẫn thấy rõ những điểm giống nhau giữa Phụng Vụ Do thái và Phụng Vụ Kitô giáo. Người Do Thái và Kitô hữu cùng mừng lễ Vượt Qua; đối với người Do Thái, cuộc Vượt Qua đã xẩy ra trong lịch sử nhưng vẫn hướng về tương lai cho đến ngày Ðấng Mê-si-a đến; đối với Kitô hữu, cuộc Vượt Qua đã hoàn tất khi Ðức Kitô chịu chết và sống lại, nhưng chúng ta vẫn chờ đợi ngày hoàn tất chung cuộc" (Bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý Tổng Giáo phận Sài Gòn).
Các nguồn khác có thể được tìm thấy trong Tân Ước, mặc dù chúng không là các mô tả chi tiết. Ngoài các sách Tin Mừng, phần còn lại của Tân Ước cho thấy một số yếu tố của một sự thờ phượng Kitô giáo riêng biệt.
Nhiều lần sách Công vụ Tông đồ đề cập đến "việc bẻ bánh" như một cái gì đó độc quyền cho cộng đoàn Kitô hữu. Các tác phẩm của Thánh Phaolô và sách Khải Huyền chứa đựng các thí dụ của nhiều thánh ca Kitô giáo thời đầu, việc nhóm hội vào ngày Chúa Nhật và thậm chí cả tên "Ngày của Chúa" (Kh 1:10). Các văn bản này cho thấy rằng rất sớm sau khi Chúa Lên Trời, cộng đồng Kitô giáo đã bắt đầu phát triển một cấu trúc cơ bản của việc cầu nguyện, để thực hiện các lệnh của Chúa Kitô là "Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy" (Lc 22:19) và "vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em"(Mt 28:19, 20). Họ cũng cho rằng lệnh của Đức Kitô là Kitô hữu "cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu" (1 Tx 5:17, 18, các câu Kinh Thánh: theo bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Điều này sẽ dẫn đến các hình thức, chẳng hạn Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Tất cả các điều này có nghĩa rằng thật là khá tự nhiên khi các cộng đồng Kitô giáo phát triển các cấu trúc cầu nguyện khác nhau trong một cách hữu cơ, và có thể thích ứng với các hình thức bên ngoài của việc thờ tự, khi Giáo Hội tăng trưởng về số lượng và chính xác hơn trong việc nối kết đức tin của mình vào Đức Kitô, thông qua cả các định nghĩa Công đồng và biểu thức thờ phượng.
Các tài liệu là khan hiếm từ các thế hệ tiếp ngay sau các tông đồ, nhưng chúng cho thấy sự liên tục trong sự phát triển của các nghi thức cấu trúc và việc cầu nguyện.
Trong số các văn bản, văn bản quan trọng nhất thường được xem là "Didache", hoặc Lời giảng dạy của Mười Hai Tông Đồ. Tác phẩm này ngắn gọn, viết khoảng năm 100, có nhiều lời cầu nguyện và sự mô tả của phép Rửa tội. Các tác phẩm khác của các Giáo Phụ (một số người trong số họ là đệ tử của các tông đồ), như thánh Inhaxiô thành Antiôkia và thánh Polycarp, đã nêu ra các chỉ dẫn về cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội và cấu trúc của việc cầu nguyện phụng vụ.
Một tài liệu quan trọng từ thế hệ tiếp theo là cuốn "Biện giải" (Apology, viết khoảng năm 155-157) của thánh Justin, vốn chứa đựng sự mô tả đầu tiên của Thánh Lễ trong một hình thức, vốn là cơ bản giống như Thánh lễ của chúng ta ngày nay. Trong số các bản văn được viết sớm nhất, là bản văn trong cái gọi là "Truyền thống Tông đồ" được gán cho tác giả (có thể không chính xác) là thánh Hippolytus thành Rôma (năm 215). Trong công trình này, chúng ta tìm thấy các công thức cho lễ truyền chức, và một văn bản vốn tạo nên cơ sở của Kinh Nguyện Thánh Thể II của Sách Lễ Rôma hiện nay.
Trong các thế kỷ sau đó, việc sản xuất các bản văn phụng vụ vẫn tiếp tục, và phần lớn các văn bản chính của phụng vụ trong tất cả các nghi thức phụng vụ và gia đình đã được sản xuất từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII. Các bản văn phụng vụ Latinh lâu đời nhất là vào khoảng năm 350, và các bản thảo lâu đời nhất còn tồn tại là từ khoảng năm 450 đến năm 500, mặc dù có nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này giữa các học giả.
Từ tất cả các điều trên, chúng ta có thể kết luận rằng phụng vụ bắt đầu với Chúa Kitô và kết thúc trong Chúa Kitô. Sự phát triển trong các hình thức phụng vụ và phong cách khác nhau luôn bắt nguồn trong Mặc Khải, và phát triển cách hữu cơ từ mầu nhiệm Vượt qua của Ngôi Lời Nhập Thể. (Zenit.org 12-4-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma
Hỏi: Liệu việc Chúa Kitô thiết lập các bí tích cũng có nghĩa sự ra đời của phụng vụ không? Chúng ta có thể nói rằng Giáo Hội bắt đầu với Chúa Giêsu Kitô không? Liệu phụng vụ có nguồn gốc trong Chúa Kitô không? Đâu là nguồn của lịch sử phụng vụ, thưa cha? - A. T., Yaoundé, Cameroon.
Đáp: Câu hỏi này, bằng tiếng Pháp, có lẽ sẽ đòi hỏi nhiều cuốn sách để trả lời đầy đủ. Tôi sẽ nhất thiết đi vào các điều cốt yếu và việc này phải là ngắn gọn súc tích.
Với câu hỏi đầu tiên, chúng tôi có thể nói là “có”, việc Chúa Kitô thiết lập các bí tích cũng có nghĩa sự ra đời của phụng vụ Kitô giáo, bởi vì các bí tích là nòng cốt của phụng vụ. Đúng là Tân Ước không tiết lộ hầu hết các yếu tố nghi thức của các bí tích, và chúng thường phát triển sau thời đó. Nhưng mỗi bí tích, vì nó là một sự kéo dài của sự Nhập Thể theo một hệ thống dấu hiệu, là nhất thiết phụng vụ trong bản chất.
Chúng tôi cũng có thể khẳng định với sự chắc chắn trọn vẹn rằng Giáo Hội bắt đầu với Chúa Giêsu Kitô. Các câu như Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời còn Thánh Phaolô (hoặc Hoàng đế Constantine) thành lập Giáo Hội đã nhiều lần được chứng minh là sai lầm, dựa trên những thành kiến, hoặc học thuật kém cỏi. Thật không may, tôi không thể thảo luận vấn đề này ở đây. Độc giả có thể tìm thấy câu trả lời ban đầu tốt cho các câu hỏi trong các trang web hộ giáo phổ thông như Catholic Answers, hoặc tìm đọc các khảo luận chuyên sâu như cuốn “Essay on the Development of Christian Doctrine” (tiểu luận về sự phát triển học thuyết Kitô giáo) của Chân phước John Henry Newman năm 1845.
Từ những gì chúng tôi đã nói ở trên về các bí tích, chúng tôi cũng có thể nói “có” cho câu hỏi, vốn cho rằng phụng vụ bắt đầu với Đức Kitô. Nhưng tuyên bố này phải được làm sáng tỏ hơn. Đức Kitô là nguồn gốc của phụng vụ trên nhiều cấp độ. Ở cấp độ sâu xa nhất, Đức Kitô là nguồn gốc của phụng vụ vì phụng vụ là cơ bản sự tham gia của chúng ta, thông qua, với và trong Đức Kitô, như là các thành viên của nhiệm thể của Ngài, trong sự thờ phượng mà Đức Kitô như là linh mục thượng phẩm dâng lên cho Chúa Cha trên trời. Ở cấp độ này, vốn là quan trọng nhất, không có phụng vụ mà không có Chúa Kitô và Giáo Hội.
Ở cấp độ của các yếu tố nghi thức bên ngoài của phụng vụ, Chúa Kitô thiết lập các yếu tố cần thiết trong khi thiết lập các bí tích, và trong việc đưa ra các mẫu nhất định chẳng hạn như khi Ngài chúc lành cho trẻ em, và ban cho chúng tôi Kinh Lạy Cha, nhưng bản thân Ngài không đưa ra các hướng dẫn chi tiết về cấu trúc của phụng vụ. Điều này cũng là hợp lý, vì Ngài còn là đối tượng của sự phụng thờ, và Giáo Hội cần có thời gian để tiêu hóa và chuyển hóa trong việc cầu nguyện mầu nhiệm lớn nhất của sự hiện hữu của Ngài. Giáo Hội do Ngài thành lập sẽ phải phát triển và tăng trưởng trong nhiều nền văn hóa mới, trong khi vẫn bám rễ vào thời gian khi Ngôi Lời Nhập Thể đi vào giữa chúng ta. Đây là lý do tại sao có các yếu tố có thể thay đổi như ngôn ngữ và nghi thức, và các yếu tố không thể thay đổi như việc sử dụng bánh và rượu trong Thánh Lễ, vốn gắn bó mật thiết với Chúa Kitô.
Các nguồn lịch sử của phụng vụ là rất nhiều và phức tạp. Trong số các nguồn quan trọng nhất, có các yếu tố Do Thái. Như Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo cho biết trong số 1096:
"Phụng vụ Do thái và Phụng Vụ Kitô giáo. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn một số khía cạnh của Phụng Vụ Kitô Giáo, nếu hiểu biết nhiều hơn về đức tin và đời sống tôn giáo của dân Do Thái như họ vẫn tin và sống cho đến ngày nay. Ðối với người Do Thái cũng như với Kitô hữu, Kinh Thánh là phần cốt yếu của Phụng Vụ để: công bố Lời Chúa, đáp lại Lời Chúa, ca ngợi Thiên Chúa và cầu nguyện cho người sống cũng như kẻ chết, kêu cầu lòng thương xót Chúa. Cấu trúc phần Phụng Vụ Lời Chúa trong thánh lễ bắt nguồn từ kinh nguyện Do Thái. Kinh nguyện theo các giờ Phụng Vụ, cũng như những bản văn và công thức Phụng Vụ khác, kể cả lời cầu nguyện trang trọng nhất là Kinh Lạy Cha, cũng tương ứng với tập quán Do Thái. Các kinh Tạ Ơn trong thánh lễ cũng khởi hứng từ những mẫu mực của truyền thống Do Thái. Ðặc biệt trong các đại lễ của Năm Phụng Vụ, như lễ Phục Sinh. Chúng ta vẫn thấy rõ những điểm giống nhau giữa Phụng Vụ Do thái và Phụng Vụ Kitô giáo. Người Do Thái và Kitô hữu cùng mừng lễ Vượt Qua; đối với người Do Thái, cuộc Vượt Qua đã xẩy ra trong lịch sử nhưng vẫn hướng về tương lai cho đến ngày Ðấng Mê-si-a đến; đối với Kitô hữu, cuộc Vượt Qua đã hoàn tất khi Ðức Kitô chịu chết và sống lại, nhưng chúng ta vẫn chờ đợi ngày hoàn tất chung cuộc" (Bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý Tổng Giáo phận Sài Gòn).
Các nguồn khác có thể được tìm thấy trong Tân Ước, mặc dù chúng không là các mô tả chi tiết. Ngoài các sách Tin Mừng, phần còn lại của Tân Ước cho thấy một số yếu tố của một sự thờ phượng Kitô giáo riêng biệt.
Nhiều lần sách Công vụ Tông đồ đề cập đến "việc bẻ bánh" như một cái gì đó độc quyền cho cộng đoàn Kitô hữu. Các tác phẩm của Thánh Phaolô và sách Khải Huyền chứa đựng các thí dụ của nhiều thánh ca Kitô giáo thời đầu, việc nhóm hội vào ngày Chúa Nhật và thậm chí cả tên "Ngày của Chúa" (Kh 1:10). Các văn bản này cho thấy rằng rất sớm sau khi Chúa Lên Trời, cộng đồng Kitô giáo đã bắt đầu phát triển một cấu trúc cơ bản của việc cầu nguyện, để thực hiện các lệnh của Chúa Kitô là "Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy" (Lc 22:19) và "vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em"(Mt 28:19, 20). Họ cũng cho rằng lệnh của Đức Kitô là Kitô hữu "cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu" (1 Tx 5:17, 18, các câu Kinh Thánh: theo bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Điều này sẽ dẫn đến các hình thức, chẳng hạn Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Tất cả các điều này có nghĩa rằng thật là khá tự nhiên khi các cộng đồng Kitô giáo phát triển các cấu trúc cầu nguyện khác nhau trong một cách hữu cơ, và có thể thích ứng với các hình thức bên ngoài của việc thờ tự, khi Giáo Hội tăng trưởng về số lượng và chính xác hơn trong việc nối kết đức tin của mình vào Đức Kitô, thông qua cả các định nghĩa Công đồng và biểu thức thờ phượng.
Các tài liệu là khan hiếm từ các thế hệ tiếp ngay sau các tông đồ, nhưng chúng cho thấy sự liên tục trong sự phát triển của các nghi thức cấu trúc và việc cầu nguyện.
Trong số các văn bản, văn bản quan trọng nhất thường được xem là "Didache", hoặc Lời giảng dạy của Mười Hai Tông Đồ. Tác phẩm này ngắn gọn, viết khoảng năm 100, có nhiều lời cầu nguyện và sự mô tả của phép Rửa tội. Các tác phẩm khác của các Giáo Phụ (một số người trong số họ là đệ tử của các tông đồ), như thánh Inhaxiô thành Antiôkia và thánh Polycarp, đã nêu ra các chỉ dẫn về cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội và cấu trúc của việc cầu nguyện phụng vụ.
Một tài liệu quan trọng từ thế hệ tiếp theo là cuốn "Biện giải" (Apology, viết khoảng năm 155-157) của thánh Justin, vốn chứa đựng sự mô tả đầu tiên của Thánh Lễ trong một hình thức, vốn là cơ bản giống như Thánh lễ của chúng ta ngày nay. Trong số các bản văn được viết sớm nhất, là bản văn trong cái gọi là "Truyền thống Tông đồ" được gán cho tác giả (có thể không chính xác) là thánh Hippolytus thành Rôma (năm 215). Trong công trình này, chúng ta tìm thấy các công thức cho lễ truyền chức, và một văn bản vốn tạo nên cơ sở của Kinh Nguyện Thánh Thể II của Sách Lễ Rôma hiện nay.
Trong các thế kỷ sau đó, việc sản xuất các bản văn phụng vụ vẫn tiếp tục, và phần lớn các văn bản chính của phụng vụ trong tất cả các nghi thức phụng vụ và gia đình đã được sản xuất từ thế kỷ IV đến thế kỷ VII. Các bản văn phụng vụ Latinh lâu đời nhất là vào khoảng năm 350, và các bản thảo lâu đời nhất còn tồn tại là từ khoảng năm 450 đến năm 500, mặc dù có nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này giữa các học giả.
Từ tất cả các điều trên, chúng ta có thể kết luận rằng phụng vụ bắt đầu với Chúa Kitô và kết thúc trong Chúa Kitô. Sự phát triển trong các hình thức phụng vụ và phong cách khác nhau luôn bắt nguồn trong Mặc Khải, và phát triển cách hữu cơ từ mầu nhiệm Vượt qua của Ngôi Lời Nhập Thể. (Zenit.org 12-4-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Nghỉ Chài
Nguyễn Ngọc Liên
18:18 12/04/2016
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới…
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ..
(Trích thơ của Tế Hanh)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 07/4 – 13/04/2016: Chân Phước Hồng Y tử đạo Alojzije Stepinac
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:37 12/04/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm thứ Sáu 8 tháng Tư, tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, là Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới; Đức Hồng Y Christoph Schoenborn, Tổng Giám Mục giáo phận Vienna, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Áo; và hai vợ chồng Giáo Sư Francesco Miano, giáo sư triết học luân lý tại Đại học Tor Vergata Roma và Giáo Sư Giuseppina De Simone in Miano, giáo sư triết tại Phân khoa Thần học Nam Italia ở Napoli đã chủ tọa một buổi họp báo để công bố Tông Huấn “Amoris Laetitia”, nghĩa là “Niềm Vui Yêu Thương”. Tông huấn tổng kết gần ba năm tham vấn với người Công Giáo ở các nước trên thế giới và 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình.
Tông huấn “Amoris Laetitia” khẳng định giáo huấn của Giáo Hội theo đó các gia đình ổn định là những khối xây dựng một xã hội lành mạnh và là một nơi mà trẻ em học cách yêu thương, tôn trọng và tương tác với những người khác.
Đồng thời văn bản cũng cảnh báo chống lại việc lý tưởng hóa những thách đố mà cuộc sống gia đình phải đối diện, thúc giục người Công Giáo chăm sóc, chứ không phải lên án, tất cả những ai không sống theo các giáo huấn của Giáo Hội.
Cách riêng, tài liệu tập trung vào nhu cầu cần phải có sự phân định có tính cách mục vụ và phù hợp từng trường hợp cho các cá nhân, trong khi thừa nhận rằng “cả Thượng Hội Đồng, lẫn Tông huấn này đều không thể thiết lập các quy tắc tổng quát, phù hợp với giáo luật về bản chất và áp dụng được cho tất cả các trường hợp”.
2. Amoris Laetitia đề cao giáo lý truyền thống nhưng kêu gọi tính linh hoạt trong việc áp dụng giáo huấn Công Giáo
Tông Huấn Amoris Laetitia, nhằm tổng kết gần ba năm tham vấn với người Công Giáo ở các nước trên thế giới và hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, đề cao giáo lý truyền thống của Giáo Hội Công Giáo, nhưng mời gọi tính linh hoạt trong việc áp dụng những giáo huấn Công Giáo.
Amoris Laetitia là một văn bản dài, trải dài trên 260 trang và xem xét hôn nhân và cuộc sống gia đình từ một loạt các quan điểm mục vụ. Hầu hết những người đọc Tông Huấn này muốn tìm ra ngay lập tức câu trả lời cho câu hỏi đã được đặt ra trong nhiều tháng qua: đó là liệu Đức Giáo Hoàng sẽ mở cửa cho người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ hay không. Các dòng tít lớn mâu thuẫn với nhau trong các báo cáo được tung ra trên truyền thông thế tục cho thấy câu trả lời cho câu hỏi đó không phải là hoàn toàn rõ ràng.
Trong thực tế, Đức Thánh Cha Phanxicô cố tình tránh một câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này, và cho rằng “không phải tất cả thảo luận về các vấn đề giáo lý, đạo đức, hay mục vụ cần phải được giải quyết bằng biện pháp can thiệp của huấn quyền.” Thay vào đó, ngài kêu gọi các mục tử hướng dẫn các cặp vợ chồng thông qua một sự phân định tình trạng của họ, giúp họ “phát triển trong đời sống ân sủng và bác ái, trong khi tiếp nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội đến cùng.” Trong một chú thích Đức Thánh Cha nói thêm: “trong một số trường hợp, điều này có thể bao gồm sự giúp đỡ của các bí tích”
Đức Thánh Cha viết tiếp rằng
“Khi suy nghĩ rằng tất cả mọi thứ là đen hoặc trắng, đôi khi chúng ta đóng kín con đường của ân sủng và sự tăng trưởng, và ngăn cản con đường thánh hóa là điều tôn vinh Thiên Chúa”. Sau đó, ngài cho biết thêm: “Tôi thông cảm với những ai yêu thích một sự chăm sóc mục vụ nghiêm ngặt hơn trong đó không có chỗ cho sự nhầm lẫn. Nhưng tôi thật sự tin rằng Chúa Giêsu muốn một Giáo Hội chú tâm đến sự tốt lành mà Chúa Thánh Thần gieo giữa sự yếu đuối của con người ...”
Amoris Laetitia không đưa ra nhiều chỉ dẫn cho các mục tử biết nên áp dụng hướng dẫn này như thế nào. Khi nhấn mạnh tính linh hoạt, Đức Thánh Cha viết: “tại mỗi nước hoặc miền có thể tìm kiếm những giải pháp hợp với văn hóa hơn, chú ý đến những truyền thống và những thách đố địa phương. Thực vậy, các nền văn hóa rất khác nhau và mỗi nguyên tắc chung (...) cần được hội nhập vào văn hóa địa phương, nếu muốn được tuân giữ và áp dụng”
3. Thủ tướng Croatia xin Đức Thánh Cha tuyên thánh cho Đức Hồng Y Stepinac
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ hôm 07 tháng Tư với Thủ tướng Croatia Tihomir Oreskovic
Một tuyên bố của Vatican đưa ra sau cuộc họp mô tả cuộc gặp gỡ là một “cuộc trò chuyện thân mật” liên quan đến những vấn đề của Giáo Hội và nhà nước Croatia, các vấn đề quốc tế và đặc biệt một cuộc trưng cầu dân ý gần đây ở Croatia về việc phát huy những nét truyền thống của hôn nhân. Tuyên bố cũng cho biết, các cuộc thảo luận đã tập trung vào án tuyên thánh cho Đức Hồng Y Alojzije Stepinac.
Đức Hồng Y Stepinac sinh ngày 8 tháng 5 năm 1898. Ngài được thụ phong linh mục năm 1930. Chỉ một năm sau, ngài được bổ nhiệm làm trưởng ban nghi lễ Phụng Vụ của tổng giáo phận Zagreb và thành lập Caritas của tổng giáo phận này. Năm 1934, ngài được tấn phong Giám Mục Phó tổng giáo phận Zagreb. Khi Đức Tổng Giám Mục Antun Bauer qua đời vào tháng 12 năm 1937, Đức Cha Stepinac lên kế vị ngài.
Ngày 6 tháng Tư năm 1941, Đức Quốc Xã xâm lược Nam Tư và tách Croatia thành một quốc gia độc lập như trước khi bị sát nhập vào Nam Tư hồi tháng 12 năm 1918. Là con dân của tổ quốc Croatia, Đức Cha Stepinac hoan nghênh bước tiến này. Tuy nhiên, ngay sau đó, ngài không ngừng lên án tội ác của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái và người Serb. Ngài được viện Yad Vashem của Do Thái vinh danh là người Công Chính Giữa Các Dân Nước vì đã tích cực giúp người Do Thái và những người khác trốn thoát khỏi tay Đức Quốc Xã. Năm 1943, ngay trước Vương Cung Thánh Đường Zagreb, ngài công khai lên án tội ác của chính quyền bù nhìn.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ Hai, cộng sản Nam Tư do Titô lãnh đạo lên nắm quyền và tái sát nhập Croatia vào liên bang Nam Tư như trước đây. Đức Cha Stepinac không ngừng lên án cộng sản trước diễn biến này và những hành vi tàn ác của cộng sản, đặc biệt là chiến dịch thủ tiêu các linh mục Công Giáo.
Đức Cha Stepinac bị cộng sản bắt ngày 18 tháng 9 năm 1946 và bị đưa ra tòa một tháng sau đó, cụ thể là vào ngày 30 tháng 9 năm 1946. Ngài bị cáo buộc tội phản quốc và trong âm mưu dành hậu thuẫn của người Chính Thống Giáo Serb, cộng sản cũng kết án ngài tội cưỡng bức cải đạo những người Chính Thống Giáo mà ngài cứu thoát trong thế chiến thứ hai. Ngài bị kết án 16 năm tù. Dưới áp lực quốc tế, sau 5 năm bị giam, ngài được về nhà nhưng bị quản thúc tại gia. Ngài được Đức Thánh Cha Piô thứ Mười Hai tấn phong Hồng Y vào năm 1952 nhưng không thể sang Rôma. Ngày 10 tháng Hai năm 1960, ngài qua đời trong tình trạng bị quản thúc.
Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong chân phước vào năm 1988.
Những lo ngại về sự chậm trễ trong án tuyên thánh cho Đức Hồng Y Stepinac đã phát sinh tại Croatia sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô đồng ý thành lập một ủy ban chung của Công Giáo và Chính thống Serbia, để điều tra các khiếu nại về cáo buộc cho rằng ngài đã cưỡng bức cải đạo những người Chính Thống Giáo.
4. Đức Thánh Cha gặp em bé người Mỹ sắp bị mù và điếc.
Sáng ngày 6 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã gặp em bé 6 tuổi người Mỹ, Lizzy (Elisabeth) Myers sắp bị mù và điếc.
Cuộc gặp gỡ diễn ra vào cuối buổi tiếp kiến chung 40 ngàn tín hữu hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha tiến lại gần em, đặt bàn tay trên mắt em và trao đổi vài câu với cha mẹ em, Ông bà Steve và Christine Myers, và Kayla em gái của bé Lizzy. Cả gia đình đều là người Công Giáo, sinh sống tại Belleville bang Ohio.
Hồi năm 2014, các bác sĩ phát hiện bé Lizzy bị một thứ bệnh hiếm Usher loại 2, do di truyền. Cha mẹ của bé được bác sĩ cho biết bé Lizzy sẽ bị mù và điếc trong vòng tối đa là 7 năm nữa, và họ khuyên ông bà cho em bé đi thăm viếng các nơi càng nghiều càng tốt, trước khi em lâm vào tình trạng bóng tối và thinh lặng.
Năm ngoái, bé Lizzy đã được cho mẹ cho thăm viếng đài thiên văn Warren Rupp ở bang Ohio, ngắm xem các vì sao và mặt trăng qua viễn vọng kính, rồi Grand Canyon, thác Niagara, công viên quốc gia Yellostone. Trong những tháng gần đây, cha mẹ em cũng đã lập danh sách những gì cần đưa con đi xem, nhưng họ không ngờ giấc mơ được gặp Đức Giáo Hoàng tại Roma đã thành tựu, cũng nhờ sự giúp đỡ của nhiều người hảo tâm.
Ông tổng giám đốc hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines), Tuncay Eminoglu, biết được số phận của em Lizzy qua báo chí nên đã cảm động tặng gia đình em vé máy bay khứ hồi tới bất kỳ nơi nào trên thế giới. Ông nói: “Chúng tôi muốn giúp một em bé gái sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy thế giới nữa”.
Tổ chức bác ái Unitalsi, chuyên giúp các bệnh nhân đi hành hương Lộ Đức và các đền thánh khác, đã giúp tháp tùng gia đình bé Lizzy đến tham dự buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha. Khách sạn Appia Antica Resort giúp gia đình em chỗ trọ ở Roma. Ông Emanuele Trancalini, chủ tịch chi hội Unitalsi ở Roma nói: “Đây thật là một chuyện cảm động. Chúng tôi đã giúp các phương tiện để gia đình Myers được gặp Đức Giáo Hoàng và giúp cha mẹ em Lizzy hiểu rằng họ không lẻ loi trong cuộc chiến chống lại căn bệnh kinh khủng này. Với dự án Trẻ em, chúng tôi thường ở cạnh các gia đình phải đương đầu với thảm trạnh bệnh tật của con cái và vì thế chúng tôi hiểu rằng sự săn sóc đầu tiên cho họ là đừng để họ bị lẻ loi. Chắc chắn chúng tôi sẽ mời gia đình Myers đi hành hương Lộ Đức trong cộc hành hương theo truyền thống của chúng tôi vào tháng 10, để cùng tiến bước trong hành trình hy vọng và tin tưởng”.
Sau buổi tiếp kiến, gia đình Myers đã gặp các ký giả ở căn nhà của tổ chức Unitalsi Roma và cho biết cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và em Lizzy thật là cảm động. Ông Steve Myers nói: “Nếu chúng tôi phải rời Roma hôm nay và trở về nhà, chúng tôi cũng đã rất hạnh phúc rồi. Tôi nghĩ rằng bé Lizzy vẫn còn muốn thấy Đức Giáo Hoàng”.
Ông Steve cho biết bé Lizzy vẫn chưa biết mình sẽ dần dần bị điếc và mù. Em phải đeo máy nghe và cũng quen với máy này, như ông Steve tiết lộ. “Chúng tôi hy vọng một lời nguyện đặc biệt hoặc một cái gì đó cho Lizzy và có thể là một phép lạ xảy ra”.
5. Đức Thánh Cha viết lời tựa cho cuốn sách viết về các tu sĩ dòng Trappist bị giết tại Algeria
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết lời tựa cho một cuốn sách bằng tiếng Pháp viết về bảy tu sĩ dòng Trappist tại Tibhirine, Algeria, là những vị đã bị bắt cóc và giết hại năm 1996.
“Hai mươi năm sau cái chết của họ, chúng ta được mời gọi là dấu chỉ của sự đơn sơ và lòng thương xót trong thời đại chúng ta, trong việc thực hành hàng ngày việc cho đi chính mình, theo gương Chúa Kitô,” Đức Giáo Hoàng đã viết như trên trong lời nói đầu cuốn sách có tựa đề: Tibhirine: L'heritage; nghĩa là Di sản Tibhirine, vừa được ra mắt công chúng hôm 6 tháng Tư.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngoài lòng thương xót, “sẽ không có cách nào khác để chống lại cái ác đã dệt thành một mạng nhện trong thế giới của chúng ta.”
6. Tòa Thánh thành lập một văn phòng ‘DotCatholic’
Trong tuần qua, Tòa Thánh chính thức thủ đắc được quyền quản lý những tên miền có đuôi tận cùng là .catholic bất chấp những phản đối của Ả Rập Saudi.
Ả Rập Saudi chỉ trích việc Internet Assigned Numbers Authority giao quyền quản lý tên miền danh mục Internet. catholic cho Tòa Thánh với lập luận rằng Vatican “không thể chứng minh quyền sở hữu độc quyền danh mục .catholic.” Ủy ban công nghệ thông tin của vương quốc Hồi giáo này tuyên bố chủ quyền đó thuộc về cả các nhóm Kitô giáo khác, bao gồm cả các Giáo Hội Đông Phương và Chính Thống Đông Phương.
Ngoài ra, Ả Rập Saudi còn phản đối việc phân cấp quản lý cho các danh mục Internet khác, vì nhiều lý do. Nước này phản đối bất kỳ nhóm nào được giao phụ trách các danh mục liên quan đến tôn giáo như .islam, .halal và .ummah.
Trong thông cáo đưa ra ngày 4 tháng Tư, 2016, Vụ Thông Tin Tòa Thánh cho biết:
“Theo đề nghị của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Vụ Thông Tin Tòa Thánh đã thành lập một văn phòng gọi là ‘DotCatholic’ với mục đích là tận dụng một tên miền danh mục Internet (.catholic), để chia sẻ giáo lý, sứ điệp và các giá trị của Giáo Hội Công Giáo với cộng đồng quốc tế rộng hơn trong không gian mạng.
Cựu giám đốc của bộ phận Công nghệ thông tin Vatican Radio, là kỹ sư Mauro Militia, đã được bổ nhiệm đứng đầu nhóm làm việc mới, gồm 7 kỹ thuật viên công nghệ thông tin.”
7. Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Hội đồng Methodist thế giới
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tín hữu Công Giáo và Tin Lành Methodist làm chứng tá chung về bác ái cụ thể, và giúp đỡ lẫn nhau.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 7 tháng 4, dành cho phái đoàn Hội đồng Methodist thế giới, Methodist Âu Châu và Anh quốc, dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục Oliveira và Mục Sư Powell. Phái đoàn đến Roma nhân dịp khánh thành Văn phòng Đại kết Methodist tại đây.
Trong lời chào mừng, Đức Thánh Cha gọi việc thành lập văn phòng này là một dấu chỉ tăng cường quan hệ đại kết giữa Công Giáo và Methodist cũng như ước muốn chung vượt thắng những chướng ngại còn cản trở sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai bên. Ngài cũng nhắc đến công cuộc đối thoại thần học giữa Công Giáo và Methodist trong gần 50 năm qua và văn kiện chung đang được chuẩn bị và sẽ được công bố vào cuối năm nay với tựa đề “Ơn gọi nên thánh”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng các tín hữu Công Giáo và Methodist có thể học hỏi nhau nhiều điều về ý nghĩa và cách thức sống sự thánh thiện. “Tất cả chúng ta phải làm hết sức để các thành phần các giáo xứ của chúng ta gặp gỡ nhau thường xuyên, biết nhau qua những trao đổi đầy khích lệ và khuyến khích nhau trong việc tìm kiếm Thiên Chúa và ơn thánh của Người'.
Đức Thánh Cha nhắc lại lời Mục Sư John Wesley, người khai sáng Tin Lành Methodist, trong thư gửi tín hữu Công Giáo Roma, viết rằng: các tín hữu Công Giáo và Methodist được kêu gọi giúp đỡ nhau trong bất kỳ điều gì .. dẫn đến Nước Chúa... Tuy chúng ta chưa thể suy nghĩ giống nhau trong mọi sự, nhưng ít là chúng ta có thể yêu thương giống nhau”.
Đức Thánh Cha nói: “Đúng vậy, chúng ta chưa thể nghĩ giống nhau trong mọi sự, và về những vấn đề liên quan đến các thừa tác vị thánh chứng và luân lý đạo đức vẫn còn nhiều công việc phải làm. Nhưng không có điều nào trong số những dị biệt ấy là chướng ngại cản trở, không cho chúng ta yêu thương giống nhau và làm chứng tá chung trước mặt thế giới. Đời sống chúng ta trong sự thánh thiện phải luôn bao gồm một việc phục vụ bác ái đối với thế giới; Công Giáo và Methodist phải cùng nhau dấn thân làm chứng vụ thể, trong nhiều lãnh vực, về lòng yêu mến đối với Chúa Kitô. Thực vậy, khi chúng ta cùng nhau phục vụ những người ở trong tình cảnh túng thiếu, thì tình hiệp thông của chúng ta gia tăng”.
Tin Lành Methodist hay cũng gọi là Phong trào Giám Lý do Mục Sư Anh Giáo John Wesley thành lập và tách rời khỏi Anh giáo từ năm 1784 và dần dần lan rộng ra các nơi trên thế giới. Tại Italia, Giáo Hội này chỉ có 7 ngàn tín đồ và hợp chung với Giáo Hội Tin Lành Valdesi thành một cộng đoàn với tổng cộng 45 ngàn tín hữu.
Hội đồng Methodist thế giới được thành lập năm 1881 qui tụ 80 hệ phái tại 133 quốc gia với khoảng 80 triệu tín đồ.
8. Đức Hồng Y Sarah nói “Không có sự tha thứ nếu không có lòng thống hối”
Trong một cuộc phỏng vấn mới, Đức Hồng Y Robert Sarah nhấn mạnh rằng “không có sự tha thứ nếu không có lòng thống hối ăn năn.”
Trong một cuộc trao đổi với một nhà báo Ba Lan, được đăng trên trang web Rorate Caeli, Đức Hồng Y Sarah nhận xét rằng khi Chúa Giêsu gặp người phụ nữ bị bắt vì phạm tội ngoại tình, Chúa nói với người đàn bà ấy rằng: “Hãy đi và đừng phạm tội nữa” Đức Hồng Y nói thêm: “Chỉ khi chúng ta hiểu được điều này chúng ta mới có thể hoàn toàn tận hưởng thành quả mà Năm Thánh Lòng Thương Xót mang lại cho chúng ta.”
Đức Hồng Y Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, cũng đã nói trong cuộc phỏng vấn về sai lầm “nguy hiểm nhất” là suy nghĩ cho rằng chỉ cần “ao ước điều thiện” là đủ để bảo đảm ơn cứu rỗi.
9. Cảnh sát Ý lùng bắt bác sĩ Nhật là người tung tin điều trị khối u não cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Một bác sĩ phẫu thuật người Nhật, là người đã trở nên “khét tiếng” hồi năm ngoái sau khi tung tin đồn nhảm rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhờ ông ta điều trị một khối u não, giờ đây đang đối mặt với một vụ tai tiếng mới. Nhờ uy tín hão có được qua vụ tung tin đồn nhảm ông ta đã có thể kiếm tiền từ bệnh nhân đang nằm trong danh sách chờ đợi với hứa hẹn điều trị sớm cho họ.
Bác sĩ Takanori Fukushima, người Nhật Bản, đã là trung tâm của một cuộc điều tra tại một bệnh viện ở Salerno, Ý, nơi ông thỉnh thoảng sang tiến hành các cuộc giải phẩu. Hai bác sĩ và một y tá tại bệnh viện đã bị bắt vào ngày 05 tháng 4. Fukushima chưa bị bắt giữ ngay lập tức vì ông ta hiện đang sống ở Mỹ, nhưng cảnh sát báo cáo rằng họ có những bằng chứng “nghiêm trọng”, theo đó ông ta đã có những hành vi sai trái.
Năm ngoái, một tờ báo Ý tường trình rằng Fukushima đã bí mật đến Vatican để điều trị một khối u não cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Sau khi Vatican cương quyết phản bác tin này, dưới áp lực của các phương tiện truyền thông, Fukushima nói rằng ông đã gặp Đức Thánh Cha chỉ một lúc ngắn, trong một buổi triều yết chung, và chưa bao giờ khám hay điều trị gì cho Đức Thánh Cha.
10. 2.7 triệu người phải bỏ nhà cửa chạy giặc Hồi Giáo Boko Haram
Cuộc tấn công của nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan Boko Haram đã khiến cho 2.7 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ trong lưu vực hồ Chad. Tổ chức “Bác sĩ không biên giới” đã cho biết như trên.
Tổ chức nhân đạo này ghi nhận rằng: “Một cuộc xung đột có nguồn gốc ở Nigeria đã mở rộng qua các biên giới tràn vào Cameroon, Chad và Niger, gây ra những cuộc di dời rộng lớn và bao nhiêu là đau khổ”.
“Các vụ đánh bom tự sát và các cuộc tấn công gây thương vong cho nhiều người xảy ra như cơm bữa khiến cho dân thường ở tất cả các nước này đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của bạo lực bừa bãi gây ra bởi các lực lượng vũ trang tham chiến từ tất cả các bên.”
11. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Hy Lạp vào ngày 16 tháng Tư
Chiều ngày thứ Năm 7 tháng Tư, Phòng Báo Chí Tòa Thánh chính thức xác nhận với các ký giả rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm hòn đảo Lesbos của Hy Lạp vào ngày 16 tháng 4 để gióng lên trước thế giới tình cảnh bi đát của những người di cư, và tị nạn.
Đức Giáo Hoàng đã nhận lời mời tham gia với Đức Thượng Phụ Chính thống Bartholomew I của Constantinople và Đức Tổng Giám Mục Ieronymos của Athens. Các vị sẽ cùng đến Lesbos để bày tỏ sự hỗ trợ cho những người tị nạn đang phải đối mặt với viễn cảnh bị trục xuất trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói rằng cử chỉ đại kết này thể hiện “tình liên đới Kitô giáo và sự gần gũi với những người tị nạn, và người di dân trước những thách đố chông gai mà họ phải đối diện”
Tưởng củng nên nhắc lại, bất chấp những lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và những người tranh đấu cho quyền tị nạn tại Âu Châu, sáng thứ Hai 4 tháng 4, một chiếc thuyền đã xuất hiện trên đường chân trời ở Thổ Nhĩ Kỳ từ hòn đảo Lesbos của Hy Lạp. Trên tàu là nhóm đầu tiên những người di cư và tị nạn bị trả lại theo một sau thỏa thuận của Liên Hiệp Âu Châu bắt đầu có hiệu quả từ thứ Hai 4 Tháng 4.
Khoảng 130 người nhập cư bị tống lên xe bus tại Hy Lạp vào lúc tảng sáng, nơi họ bị đưa lên hai con tàu để buộc quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo kế hoạch, Ankara sẽ nhận lại tất cả những người di cư và tị nạn, trong đó có cả người Syria, đã vào Hy Lạp trái phép sau ngày 20 tháng 3. Những người di cư bị trục xuất hôm thứ Hai chủ yếu đến từ Bangladesh và Pakistan, và chưa kịp nộp đơn xin tị nạn.
Ewa Moncure là người phát ngôn cho cơ quan biên giới Liên Hiệp Âu Châu gọi tắt là Frontex nói: “Các thủ tục đã diễn ra rất thanh thản, không có xô xát, mọi thứ đều rất có trật tự. Những người di cư đã được đưa lên xe buýt, và được đưa đến các bến cảng.”
Đáp lại việc Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại những người di cư và tị nạn, Liên Hiệp Âu Châu sẽ thưởng cho Thổ Nhĩ Kỳ 3.6 tỷ Mỹ Kim, và cho phép công dân Thổ Nhĩ Kỳ được miễn thị thực nhập cảnh khi du lịch Âu Châu, và hứa sẽ nhận hàng ngàn người Syria vào Liên Hiệp Âu Châu.
Làn sóng không kiểm soát được những người chạy trốn chiến tranh đã mang vào Âu Châu hơn một triệu người qua ngã Hy Lạp vào năm 2015.
Tuy nhiên, thành công của kế hoạch trục xuất này vẫn bấp bênh như thường. Ngay khi những người bị trục xuất đầu tiên bị đưa lên tàu quay lại Thổ Nhĩ Kỳ, hôm thứ Hai 4/4, lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang vất vả ngăn chặn hàng trăm người đang cố gắng để vượt biển sang Lesbos.
12. Pháp rút lại việc bổ nhiệm đại sứ cạnh Tòa Thánh gây nhiều tranh cãi
Sau bế tắc ngoại giao kéo dài hơn một năm, chính phủ Pháp đã lùi bước trong việc bổ nhiệm một đại sứ cạnh Tòa Thánh.
Tháng Giêng năm 2015, Pháp bổ nhiệm Laurent Stefanini, một người được một số báo chí tại Pháp mô tả là người đồng tính làm đại sứ cạnh Tòa Thánh. Nhưng Vatican không chấp nhận việc đề cử Stefanina. Theo thông lệ ngoại giao, nước chủ nhà có quyền từ chối việc bổ nhiệm tân đại sứ mà không cần phải đưa ra lý do nào cho việc từ chối này. Báo chí tại Pháp nói Vatican có thể đã phản đối vì Stefanini là người đồng tính, mặc dù nhà ngoại giao Pháp này rất kín tiếng. Ông chưa từng minh định mình là người đồng tính hay hành động công khai như một người đồng tính.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp riêng Stefanini hồi tháng Tư năm ngoái. Cả Vatican và các quan chức Pháp không bình luận gì về cuộc họp.
Cuối cùng, sau nhiều tháng im lặng, Pháp đã cử Stefanini làm đặc sứ của quốc gia này tại UNESCO, và việc bổ nhiệm này đã được xác nhận. Chức vụ Đại sứ Pháp cạnh Tòa Thánh vẫn chính thức bị bỏ trống.