Phụng Vụ - Mục Vụ
Mầu Nhiệm Chúa Phục Sinh
Đinh văn Tiến Hùng
00:06 12/04/2009
Muôn sức sống bừng lên trong vạn vật,
Ánh bình minh lan tỏa khắp không gian,
Trải qua rồi đêm tăm tối kinh hoàng,
Ngài tiên báo ba ngày sau sống lại.
Họ vội vã tới chân đồi cỏ dại,
Thăm Xác Thày đang khâm liệm nơi hang,
Phiến đá bật tung,rực rỡ hào quang,
Thiên sứ đứng uy nghi nơi cửa mộ.
“Hỡi các người đừng sững sờ lo sợ,
Hãy vui lên Ngài đã Phục sinh rồi,
Báo tin mừng cho nhân thế khắp nơi,
Chúa sống lại vinh quang từ cõi chết “
Hai môn đệ chưa nguôi sầu ly biệt,
Trên đường về chiều xuống làng Em-mau,
Cùng Khách lạ đang chia sẻ mối sầu,
Khi chia bánh nhận ra Thày quí mến.
Thả lưới suốt đêm thuyền vừa cập bến,
Tâm trí u sầu,lòng dạ nôn nao,
Phía chân trời lấp lánh những vì sao,
Ngài tiến đến lướt mình trên sóng nước
Quây quần đây với bao niềm mơ ước,
Gặp lại Thày hồn khắc khoải chờ trông,
Luồng gíó ào đến từ cõi hư không,
Ngài xuất hiện giữa nguyện đường sáng chói
Thần khí dâng tràn,xua tan ảm đạm,
Chúa giơ tay chúc phúc các môn đồ
Lời thân thiết vang vọng mãi đến giờ,
Đem sức mạnh Tin Yêu từ ngày đó:
“BÌNH AN CHO CÁC CON !”
(Lễ Mừng Chúa Phục Sinh 12/4/09)
Ánh bình minh lan tỏa khắp không gian,
Trải qua rồi đêm tăm tối kinh hoàng,
Ngài tiên báo ba ngày sau sống lại.
Họ vội vã tới chân đồi cỏ dại,
Thăm Xác Thày đang khâm liệm nơi hang,
Phiến đá bật tung,rực rỡ hào quang,
Thiên sứ đứng uy nghi nơi cửa mộ.
“Hỡi các người đừng sững sờ lo sợ,
Hãy vui lên Ngài đã Phục sinh rồi,
Báo tin mừng cho nhân thế khắp nơi,
Chúa sống lại vinh quang từ cõi chết “
Hai môn đệ chưa nguôi sầu ly biệt,
Trên đường về chiều xuống làng Em-mau,
Cùng Khách lạ đang chia sẻ mối sầu,
Khi chia bánh nhận ra Thày quí mến.
Thả lưới suốt đêm thuyền vừa cập bến,
Tâm trí u sầu,lòng dạ nôn nao,
Phía chân trời lấp lánh những vì sao,
Ngài tiến đến lướt mình trên sóng nước
Quây quần đây với bao niềm mơ ước,
Gặp lại Thày hồn khắc khoải chờ trông,
Luồng gíó ào đến từ cõi hư không,
Ngài xuất hiện giữa nguyện đường sáng chói
Thần khí dâng tràn,xua tan ảm đạm,
Chúa giơ tay chúc phúc các môn đồ
Lời thân thiết vang vọng mãi đến giờ,
Đem sức mạnh Tin Yêu từ ngày đó:
“BÌNH AN CHO CÁC CON !”
(Lễ Mừng Chúa Phục Sinh 12/4/09)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:41 12/04/2009
GIỚI HẠN
Đại sư nhấn mạnh lần nữa: trên đường tìm kiếm Thiên Chúa, trở ngại cuối cùng là chữ “Thiên Chúa” và khái niệm của nó.
Tư tế địa phương nghe vậy thì rất giận dữ, nộ khí đùng đùng chạy đên lý luận với đại sư.
- “Chữ ‘Thiên Chúa’ đương nhiên là có thể dẫn con người ta đến với Thiên Chúa.” tư tế nói như thế.
- “Nó đúng là có thể như thế.” Đại sư bình tĩnh ứng phó cách ôn hòa.
- “Đã có thể thì sao lại là trở ngại hử ?”
Đại sư trả lời: “Con lừa chỉ có thể đưa ngài đến cửa, nhưng không thể đưa ngài đi vào trong nhà.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có rất nhiều vị uyên thâm ngôn ngữ học phân tích hai chữ “Thiên Chúa”, có rất nhiều vị đi học bên tây bên tàu giải thích hai chữ “Thiên Chúa”, có rất nhiều vị thông thái nghiên cứu hai chữ “Thiên Chúa”, nhưng họ chỉ thích giải thích hai chữ “Thiên Chúa” và những khái niệm của nó để xác định nó có ý nghĩa gì, nhưng lại không thích nói Ngài hiện hữu, và phủ nhận những kỳ công của Ngài đã làm trong vũ trụ này.
Người vô thần giải thích hai chữ “Thiên Chúa” và phủ nhận nó, vì cho đó là sản phẩm của óc tưởng tượng của người mê tín yếu bóng vía (!), nhưng phần đông các nhà bác học nhìn nhận có Thiên Chúa và Ngài đang hiện hữu trong các công trình của họ đang nghiên cứu.
Giải thích phân tích hai chữ “Thiên Chúa” thì không làm cho chúng ta được ơn cứu độ, bởi vì nó chỉ là hai chữ mà con người đặt cho Ngài, nhưng ơn cứu độ chính là tin vào Chúa Giê-su Con Một Ngài đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại.
Sẽ rất giới hạn khi phân tích giải nghĩa hai chữ “Thiên Chúa”, nhưng hãy tin Thiên Chúa đang hiện diện và điều khiển vũ trụ này cách vô hạn, bởi vì Ngài là Thiên Chúa toàn năng.
N2T |
Đại sư nhấn mạnh lần nữa: trên đường tìm kiếm Thiên Chúa, trở ngại cuối cùng là chữ “Thiên Chúa” và khái niệm của nó.
Tư tế địa phương nghe vậy thì rất giận dữ, nộ khí đùng đùng chạy đên lý luận với đại sư.
- “Chữ ‘Thiên Chúa’ đương nhiên là có thể dẫn con người ta đến với Thiên Chúa.” tư tế nói như thế.
- “Nó đúng là có thể như thế.” Đại sư bình tĩnh ứng phó cách ôn hòa.
- “Đã có thể thì sao lại là trở ngại hử ?”
Đại sư trả lời: “Con lừa chỉ có thể đưa ngài đến cửa, nhưng không thể đưa ngài đi vào trong nhà.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có rất nhiều vị uyên thâm ngôn ngữ học phân tích hai chữ “Thiên Chúa”, có rất nhiều vị đi học bên tây bên tàu giải thích hai chữ “Thiên Chúa”, có rất nhiều vị thông thái nghiên cứu hai chữ “Thiên Chúa”, nhưng họ chỉ thích giải thích hai chữ “Thiên Chúa” và những khái niệm của nó để xác định nó có ý nghĩa gì, nhưng lại không thích nói Ngài hiện hữu, và phủ nhận những kỳ công của Ngài đã làm trong vũ trụ này.
Người vô thần giải thích hai chữ “Thiên Chúa” và phủ nhận nó, vì cho đó là sản phẩm của óc tưởng tượng của người mê tín yếu bóng vía (!), nhưng phần đông các nhà bác học nhìn nhận có Thiên Chúa và Ngài đang hiện hữu trong các công trình của họ đang nghiên cứu.
Giải thích phân tích hai chữ “Thiên Chúa” thì không làm cho chúng ta được ơn cứu độ, bởi vì nó chỉ là hai chữ mà con người đặt cho Ngài, nhưng ơn cứu độ chính là tin vào Chúa Giê-su Con Một Ngài đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại.
Sẽ rất giới hạn khi phân tích giải nghĩa hai chữ “Thiên Chúa”, nhưng hãy tin Thiên Chúa đang hiện diện và điều khiển vũ trụ này cách vô hạn, bởi vì Ngài là Thiên Chúa toàn năng.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:42 12/04/2009
N2T |
137. Ân thưởng của vương miện thắng lợi thì không nhìn nơi chốn hoàn cảnh, nhưng nhìn ở hành vi nhân ái mà thôi.
(Thánh Athanasius)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:47 12/04/2009
N2T |
83. Không nên ngừng trệ bởi vì người khác sẽ vượt qua anh; không nên nhìn lại kẻo ngã xuống.
Môn đệ được Chúa yêu dấu
Phanxicô Xaviê
08:27 12/04/2009
Chúa Phục Sinh là cao điểm và trung tâm cả đời sống và năm phụng vụ Kitô giáo, không chỉ cử hành hết sức trọng thể dịp lễ Phục Sinh mà cứ mỗi tuần, vào ngày Chúa nhật, Giáo hội đều tưởng nhớ biến cố này. Bài Tin Mừng của thánh Gioan (Ga 20, 1-9) tường thuật khá tỉ mỉ, chi tiết của các nhân chứng đã mắt thấy, cụ thể là ba nhân vật: cô Maria Macđala, ông Gioan và thánh Phêrô đã trải qua một hành trình để tiến đến niềm tin Chúa đã Phục Sinh. Chúng ta được mời gọi suy niệm hành trình này trong niềm vui của kẻ đã được đón nhận niềm tin ấy.
"Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần", còn gọi là ngày đầu tuần, bây giờ là ngày Chúa nhật, "lúc trời còn tối": một lối nói biểu tượng của thánh Gioan để ám chỉ việc bà Maria Macđala còn u tối, chưa nhận ra Chúa đã sống lại nên bà đã khóc bên mộ Chúa khi không còn thấy xác Ngài ở đó. Nhưng thánh Gioan, "người môn đệ Đức Giêsu thương mến", "Ông đã thấy và đã tin". Ông nhìn các sự vật: băng vải còn đó, khăn che đầu cuộn lại, xếp riêng...và thấy qua đó Chúa sống lại nhờ có lời Kinh Thánh (Tv 15, 8-11) đã loan báo: "Đức Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết". Nhờ Thánh Kinh mà thấy nơi mồ trống việc Chúa Phục Sinh, nhưng cũng nhờ ngôi mộ trống mà hiểu được lời Kinh Thánh để đưa tới đức tin. Như vậy, hành vi đức tin chính là việc thần khí hoạt dộng trong tâm hồn một con người, để làm cho kẻ ấy vừa nhận ra một thực tại chất chứa mặc khải, vừa nhận ra ý nghĩa của lời quy hướng về thực tại đó.
Tin mừng Chúa Phục Sinh đã làm rộn lòng các Tông đồ và làm náo loạn trong thành Giêrusalem, nhất là đối với những người đã mắt thấy tai nghe Đức Giêsu chịu chết. Tin mừng Phục Sinh ấy cũng đang làm nức lòng, là động lực cho bao con người hết mình phục vụ cuộc sống hôm nay tươi đẹp hơn. Chúa Phục Sinh là tin vui cho tất cả mọi người vì ai cũng ao ước được sống lâu, sống trong hạnh phúc. Đức Giêsu sống lại là đảm bảo chắc chắn cho cuộc sống lai của chúng ta, là ánh sáng soi dọi, hướng dẫn chúng ta sống theo Người, để một khi nhận ra ý nghĩa cuộc đời, chúng ta hăng hái, hân hoan sống cuộc sống hiện tại như những nhân chứng đích thực của tình yêu thương, của niềm tin vào Đấng Hằng Sống.
Sở dĩ thánh Gioan được gọi hay trở nên "môn đệ yêu dấu" vì ngài đã mau mắn theo Chúa và sớm nhận ra Người, mà động lục là bởi lòng mến. Chính lòng mến đã thúc đẩy thánh nhân mau mắn hơn cả trong việc cùng thánh Phêrô ra mộ Chúa. Trong bài Tin mừng, thánh Gioan như muốn nhấn mạnh tới lòng mến nhờ đó mà giúp ngài thành "môn đệ được yêu dấu": chạy nhanh tới trước, thấy và tin...
Chúa Giêsu đã Phục Sinh để sống một cuộc sống mới. Ngài mời gọi chúng ta cũng hãy trao tặng cho nhau một đời sống mới. Không còn tẻ nhạt, thụ động, lặng lẽ qua ngày, mà là hành trình mau mắn trong yêu thương phục vụ để tất cả mọi người xứng đáng được gọi là "môn đệ yêu dấu" của Đức Giêsu.
"Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần", còn gọi là ngày đầu tuần, bây giờ là ngày Chúa nhật, "lúc trời còn tối": một lối nói biểu tượng của thánh Gioan để ám chỉ việc bà Maria Macđala còn u tối, chưa nhận ra Chúa đã sống lại nên bà đã khóc bên mộ Chúa khi không còn thấy xác Ngài ở đó. Nhưng thánh Gioan, "người môn đệ Đức Giêsu thương mến", "Ông đã thấy và đã tin". Ông nhìn các sự vật: băng vải còn đó, khăn che đầu cuộn lại, xếp riêng...và thấy qua đó Chúa sống lại nhờ có lời Kinh Thánh (Tv 15, 8-11) đã loan báo: "Đức Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết". Nhờ Thánh Kinh mà thấy nơi mồ trống việc Chúa Phục Sinh, nhưng cũng nhờ ngôi mộ trống mà hiểu được lời Kinh Thánh để đưa tới đức tin. Như vậy, hành vi đức tin chính là việc thần khí hoạt dộng trong tâm hồn một con người, để làm cho kẻ ấy vừa nhận ra một thực tại chất chứa mặc khải, vừa nhận ra ý nghĩa của lời quy hướng về thực tại đó.
Tin mừng Chúa Phục Sinh đã làm rộn lòng các Tông đồ và làm náo loạn trong thành Giêrusalem, nhất là đối với những người đã mắt thấy tai nghe Đức Giêsu chịu chết. Tin mừng Phục Sinh ấy cũng đang làm nức lòng, là động lực cho bao con người hết mình phục vụ cuộc sống hôm nay tươi đẹp hơn. Chúa Phục Sinh là tin vui cho tất cả mọi người vì ai cũng ao ước được sống lâu, sống trong hạnh phúc. Đức Giêsu sống lại là đảm bảo chắc chắn cho cuộc sống lai của chúng ta, là ánh sáng soi dọi, hướng dẫn chúng ta sống theo Người, để một khi nhận ra ý nghĩa cuộc đời, chúng ta hăng hái, hân hoan sống cuộc sống hiện tại như những nhân chứng đích thực của tình yêu thương, của niềm tin vào Đấng Hằng Sống.
Sở dĩ thánh Gioan được gọi hay trở nên "môn đệ yêu dấu" vì ngài đã mau mắn theo Chúa và sớm nhận ra Người, mà động lục là bởi lòng mến. Chính lòng mến đã thúc đẩy thánh nhân mau mắn hơn cả trong việc cùng thánh Phêrô ra mộ Chúa. Trong bài Tin mừng, thánh Gioan như muốn nhấn mạnh tới lòng mến nhờ đó mà giúp ngài thành "môn đệ được yêu dấu": chạy nhanh tới trước, thấy và tin...
Chúa Giêsu đã Phục Sinh để sống một cuộc sống mới. Ngài mời gọi chúng ta cũng hãy trao tặng cho nhau một đời sống mới. Không còn tẻ nhạt, thụ động, lặng lẽ qua ngày, mà là hành trình mau mắn trong yêu thương phục vụ để tất cả mọi người xứng đáng được gọi là "môn đệ yêu dấu" của Đức Giêsu.
Bài giảng Đêm Canh Thức vọng Phục Sinh
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
08:46 12/04/2009
Anh chị em thân mến,
Chúng ta vừa được chứng kiến một buổi canh thức đầy ánh sáng huy hoàng và phấn khởi dâng lên tràn ngập tấm lòng vui mừng của chúng ta. Những lễ nghi hoành tráng đó tự nó đã nói lên những điều tốt đẹp của đức tin sống động của những người Kitô tin vào sự sống lại của Chúa Giêsu.
Hơn nữa, đêm nay chúng ta lại được chứng kiến một số anh chị em tân tòng bước vào giếng rửa tội, được trở nên những con người sống lại từ mồ chôn tội lỗi, tích cực hơn là được làm con cái Thiên Chúa và trở nên con cái của Giáo Hội, mở ra một con đường cứu rỗi cho chính mình và cho anh em, bằng cách có khả năng lĩnh thụ các Bí tích là suối nguồn ơn phúc trong Giáo Hội. Tôi vui mừng chúc tụng Thiên Chúa và chúc mừng những tân tòng trong nhà thờ hôm nay.
Chúng ta cũng cử hành đêm canh thức vọng Phục Sinh đêm nay, chúng ta chú trọng đến một nhân vật liên hệ rất nhiều đến biến cố Chúa sống lại, đó là một phụ nữ có tên là Maria thuộc thành Mađala. Chúng ta sẽ tìm hiểu về người phụ nữ này được Chúa sai đi loan Tin Mừng sống lại cho mọi người. Trong Phúc Âm có đề cập đến 3 người phụ nữ tên là Maria (không kể Đức Mẹ):
1 - Người phụ nữ tội lỗi đã xức dầu thơm cho Chúa Giêsu (x. Lc 7,37-48). Qua đó, chúng ta lãnh nhận được lời hằng sống: “Tôi bảo thật ông, tội của chị rất nhiều nhưng đã được tha, bàng cớ là chị đã yêu mến nhiều”. Điều đó nói lên lòng nhân hậu vô song của Chúa Giêsu đối với loài người tội lỗi chúng ta;
2 – Bà Maria, em của Matha, thuộc gia đình thân tín của Chúa Giêsu tại Bêtania. Người đã quỳ dưới chân Chúa Giêsu để lắng nghe Chúa là Lời hằng sống dạy bảo, và đã nói ra lời bất hủ này: “Maria đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị ai lấy mất”. Bà cũng là chị của ông Lazarô mà Chúa đã cho sống lại từ cõi chết sau khi được mai táng trong mồ, người đã từng thưa với Chúa rằng: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con đã không chết…” (Ga 11,32). Chính bà cũng đã xức dầu cho Chúa Giêsu ở nhà Bêtania và loan báo Chúa sẽ được mai táng trong mồ;
3 – Sau cùng, bà Maria thuộc thành Mađala mà thánh Luca nói đến, bà được Chúa chữa khỏi bảy quỷ. Bà thuộc nhóm các phụ nữ thường đi theo và hầu hạ Chúa (x.Lc 8,1). Các bà này đã lấy của cải của mình mà giúp đỡ Chúa Giêsu và các môn đệ (Lc 8,1-3). Chính bà Maria này là một trong những người đầu tiên đến ngôi mộ trống. Trước đó, bà đã đứng dưới chân thập giá và dự cuộc mai táng Chúa. Chính bà là người đầu tiên được hân hạnh thấy Chúa sống lại và được Chúa sai đi loan báo Tin Mừng cho các tông đồ và mọi người.
Vậy, chúng ta thấy gì nơi bà Maria diễm phúc này để cho chúng ta noi gương bắt chước, sống một cuộc đón nhận Tin Mừng sống lại và thông truyền Tin Mừng đó cho anh chị em?
A – Hãy ca ngợi lòng thương yêu nhân hậu của Chúa đã hoán cải phụ nữ bị bảy quỷ ám, tức là đã đặt mình vào vòng nô lệ của tội lỗi giống như rất nhiều người trong chúng ta. Thế nhưng Chúa cũng đã dùng sức mạnh của tình thương mà cải đổi bà trở nên một môn đệ hàngđi theo Chúa Giêsu cùng với các tông đồ khác. Tin và chấp nhận giáo lý của Ngài là phải đi theo Ngài, chung chia cuộc sống của Đấng nhập thể cứu độ, chấp nhận những khó khăn phức tạp trong việc truyền giáo của Chúa. Maria là gương mẫu của những ai, nhất là các người phụ nữ tin theo Chúa.
B – Tin theo Chúa như Maria đi tới sự tận cùng có thể được của con người phó thác tin yêu, sẵn sàng lên tận núi Canvariô đứng dưới chân thập giá để thông công cùng sự thương khó của Chúa. Chắc bà Maria đã cùng với Mẹ Maria như lời Kinh Thánh đã nói: “một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim bà”. Bà đã trung kiên đứng dưới chân thập giá và chứng kiến cuộc mai táng Chúa Giêsu trong mồ. Chắc trong nước mắt tuôn chảy có nước mắt của Đức Mẹ Maria và bà Maria Mađala. Ôi hạnh phúc chừng nào được đóng góp phần đau khổ của mình công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu như Đức Mẹ và bà Maria !
C – Sau khi Chúa Giêsu chịu chết và được mai táng trong mồ, bà Maria là tượng trưng của tình yêu thương, luôn canh cánh trong lòng hình ảnh của Đấng mà mình yêu mến như chúng ta thường thấy trên trường đời mỗi lần những người yêu thương của chúng ta quá cố. Song hình ảnh này phải được nhân lên gấp bội, vì Chúa Giêsu chính là đối tượng, không gì có thể sánh ví được cho chính bà Maria và mọi người chúng ta. Một dấu chỉ chắc suốt đêm bà không ngủ được, và sáng sớm tinh mơ bà đã thức dậy để đi đến nơi an táng Đức Giêsu. Vừa đi vừa khóc lóc, vừa tìm kiếm hỏi han, mọi sự đượ hướng dẫn bởi lòng yêu mến.
D – Chính những nét tốt đẹp kể trên mà Chúa Giêsu đã thưởng công bội hậu cho bà, đã hiện đến với bà đầu tiên và gọi tên bà cách yêu dấu, làm cho bà mở tròn con mắt nhận ra thánh nhan của Chúa xuất hiện và quỳ xuống thờ lạy. Đàng khác, Chúa còn trao cho bà một sứ mệnh vô cùng cao quý là trở thành vị tông đồ đầu tiên đi loan báo Tin Mừng sống lại, ngay cho cả các tông đồ (x.Ga 20,17.18).
E – Qua những suy nghĩ trên, chúng ta thấy rõ Chúa Giêsu đề cao vai trò của người phụ nữ trong Giáo Hội, từ lúc trước cho đến ngày nay. Trong thời kỳ vai trò và phẩm giá của người phụ nữ bị khinh bỉ và coi nhẹ, không được kể đến như chính trong Phúc Âm đã phản ánh. Trong phép lạ nhân bánh ra nhiều chỉ nói đến năm ngàn người, không kể đàn bà và con trẻ. Hoặc trong thời đại ngày nay, người phụ nữ cũng bị coi rẻ, buôn bán như những món hàng bị lợi dụng cho thú vui của con người, và khi cần thì bị phá đi chính những thành quả trong chính cung lòng của người mẹ. Người phụ nữ không phải chỉ là Đức Mẹ sinh ra Chúa Giêsu, là một công trình vĩ đại không một tạo vật nào đã được lãnh nhận. Và cũng người phụ nữ này duy nhất đang cùng với Chúa Giêsu đang ngự trị trên thiên đàng. Người phụ nữ Chúa cũng có thể cải hoá để trở nên tông đồ của Chúa, đi theo Chúa, cộng tác vào công ơn cứu độ bằng cách hy sinh cho đến tận cùng, dâng mọi đau khổ vui mừng, của cải tinh thần vật chất để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Trong lịch sử, có biết bao nhân vật phụ nữ đã hy sinh đã được đề cao như gương sáng. Ví dụ, các bà thánh Anna, Isave, Catharina, Teresa, Benadetha, gần đây nhất là thánh nữ Teresa Calcuta và thánh Irene Lê Thị Thành trong lịch sử Việt Nam đã chịu tử đạo…
Mẫu gương về vấn đề này ngày nay được tràn ngập trong Giáo Hội khắp mọi nơi, trong đạo ngoài đời, trong tu viện cũng như các gia đình. Biết bao các tấm gương sáng chói của các chị em phụ nữ đáng cho chúng ta noi gương bắt chước, nhất là hãy nhìn xem gương mẫu của bà Maria Mađala trong Tin Mừng, trong công việc sáng chói nhất, hạnh phúc nhất, vinh dự nhất là trở nên nhân chứng của Chúa Giêsu Phục sinh, luôn luôn quy hướng cuộc đời mình sống trong Chúa, kết hiệp với Chúa mọi nơi và mọi lúc, rồi lãnh nhận sứ mệnh cao cả là đem Tin Mừng Phục sinh đến cho mọi người trong gia đình, trong Giáo Hội, trong xã hội và khắp thế giới.
Xin Chúa Giêsu sống lại ban cho chúng ta, không kể người nam hay nữ những hồng ân cao cả mà Ngài đã ban cho bà Maria: ơn cải đổi để làm con cái Chúa, dù tội lỗi đến đâu, quyết tâm đi theo Chúa như lời Chúa dạy: “hãy từ bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà theo Chúa”. Sẵn sàng cộng tác vào công ơn cứu độ, mặc dù có phải đứng dưới chân thánh giá trong cuộc khổ nạn, hy vọng được sống lại với Chúa, nhất là được trở nên chứng nhân của Chúa và đem Tin Mừng Phục sinh loan báo cho mọi người, mọi nơi, mọi lúc và cho đến muôn đời. Amen.
Chúng ta vừa được chứng kiến một buổi canh thức đầy ánh sáng huy hoàng và phấn khởi dâng lên tràn ngập tấm lòng vui mừng của chúng ta. Những lễ nghi hoành tráng đó tự nó đã nói lên những điều tốt đẹp của đức tin sống động của những người Kitô tin vào sự sống lại của Chúa Giêsu.
Hơn nữa, đêm nay chúng ta lại được chứng kiến một số anh chị em tân tòng bước vào giếng rửa tội, được trở nên những con người sống lại từ mồ chôn tội lỗi, tích cực hơn là được làm con cái Thiên Chúa và trở nên con cái của Giáo Hội, mở ra một con đường cứu rỗi cho chính mình và cho anh em, bằng cách có khả năng lĩnh thụ các Bí tích là suối nguồn ơn phúc trong Giáo Hội. Tôi vui mừng chúc tụng Thiên Chúa và chúc mừng những tân tòng trong nhà thờ hôm nay.
Chúng ta cũng cử hành đêm canh thức vọng Phục Sinh đêm nay, chúng ta chú trọng đến một nhân vật liên hệ rất nhiều đến biến cố Chúa sống lại, đó là một phụ nữ có tên là Maria thuộc thành Mađala. Chúng ta sẽ tìm hiểu về người phụ nữ này được Chúa sai đi loan Tin Mừng sống lại cho mọi người. Trong Phúc Âm có đề cập đến 3 người phụ nữ tên là Maria (không kể Đức Mẹ):
1 - Người phụ nữ tội lỗi đã xức dầu thơm cho Chúa Giêsu (x. Lc 7,37-48). Qua đó, chúng ta lãnh nhận được lời hằng sống: “Tôi bảo thật ông, tội của chị rất nhiều nhưng đã được tha, bàng cớ là chị đã yêu mến nhiều”. Điều đó nói lên lòng nhân hậu vô song của Chúa Giêsu đối với loài người tội lỗi chúng ta;
2 – Bà Maria, em của Matha, thuộc gia đình thân tín của Chúa Giêsu tại Bêtania. Người đã quỳ dưới chân Chúa Giêsu để lắng nghe Chúa là Lời hằng sống dạy bảo, và đã nói ra lời bất hủ này: “Maria đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị ai lấy mất”. Bà cũng là chị của ông Lazarô mà Chúa đã cho sống lại từ cõi chết sau khi được mai táng trong mồ, người đã từng thưa với Chúa rằng: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con đã không chết…” (Ga 11,32). Chính bà cũng đã xức dầu cho Chúa Giêsu ở nhà Bêtania và loan báo Chúa sẽ được mai táng trong mồ;
3 – Sau cùng, bà Maria thuộc thành Mađala mà thánh Luca nói đến, bà được Chúa chữa khỏi bảy quỷ. Bà thuộc nhóm các phụ nữ thường đi theo và hầu hạ Chúa (x.Lc 8,1). Các bà này đã lấy của cải của mình mà giúp đỡ Chúa Giêsu và các môn đệ (Lc 8,1-3). Chính bà Maria này là một trong những người đầu tiên đến ngôi mộ trống. Trước đó, bà đã đứng dưới chân thập giá và dự cuộc mai táng Chúa. Chính bà là người đầu tiên được hân hạnh thấy Chúa sống lại và được Chúa sai đi loan báo Tin Mừng cho các tông đồ và mọi người.
Vậy, chúng ta thấy gì nơi bà Maria diễm phúc này để cho chúng ta noi gương bắt chước, sống một cuộc đón nhận Tin Mừng sống lại và thông truyền Tin Mừng đó cho anh chị em?
A – Hãy ca ngợi lòng thương yêu nhân hậu của Chúa đã hoán cải phụ nữ bị bảy quỷ ám, tức là đã đặt mình vào vòng nô lệ của tội lỗi giống như rất nhiều người trong chúng ta. Thế nhưng Chúa cũng đã dùng sức mạnh của tình thương mà cải đổi bà trở nên một môn đệ hàngđi theo Chúa Giêsu cùng với các tông đồ khác. Tin và chấp nhận giáo lý của Ngài là phải đi theo Ngài, chung chia cuộc sống của Đấng nhập thể cứu độ, chấp nhận những khó khăn phức tạp trong việc truyền giáo của Chúa. Maria là gương mẫu của những ai, nhất là các người phụ nữ tin theo Chúa.
B – Tin theo Chúa như Maria đi tới sự tận cùng có thể được của con người phó thác tin yêu, sẵn sàng lên tận núi Canvariô đứng dưới chân thập giá để thông công cùng sự thương khó của Chúa. Chắc bà Maria đã cùng với Mẹ Maria như lời Kinh Thánh đã nói: “một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim bà”. Bà đã trung kiên đứng dưới chân thập giá và chứng kiến cuộc mai táng Chúa Giêsu trong mồ. Chắc trong nước mắt tuôn chảy có nước mắt của Đức Mẹ Maria và bà Maria Mađala. Ôi hạnh phúc chừng nào được đóng góp phần đau khổ của mình công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu như Đức Mẹ và bà Maria !
C – Sau khi Chúa Giêsu chịu chết và được mai táng trong mồ, bà Maria là tượng trưng của tình yêu thương, luôn canh cánh trong lòng hình ảnh của Đấng mà mình yêu mến như chúng ta thường thấy trên trường đời mỗi lần những người yêu thương của chúng ta quá cố. Song hình ảnh này phải được nhân lên gấp bội, vì Chúa Giêsu chính là đối tượng, không gì có thể sánh ví được cho chính bà Maria và mọi người chúng ta. Một dấu chỉ chắc suốt đêm bà không ngủ được, và sáng sớm tinh mơ bà đã thức dậy để đi đến nơi an táng Đức Giêsu. Vừa đi vừa khóc lóc, vừa tìm kiếm hỏi han, mọi sự đượ hướng dẫn bởi lòng yêu mến.
D – Chính những nét tốt đẹp kể trên mà Chúa Giêsu đã thưởng công bội hậu cho bà, đã hiện đến với bà đầu tiên và gọi tên bà cách yêu dấu, làm cho bà mở tròn con mắt nhận ra thánh nhan của Chúa xuất hiện và quỳ xuống thờ lạy. Đàng khác, Chúa còn trao cho bà một sứ mệnh vô cùng cao quý là trở thành vị tông đồ đầu tiên đi loan báo Tin Mừng sống lại, ngay cho cả các tông đồ (x.Ga 20,17.18).
E – Qua những suy nghĩ trên, chúng ta thấy rõ Chúa Giêsu đề cao vai trò của người phụ nữ trong Giáo Hội, từ lúc trước cho đến ngày nay. Trong thời kỳ vai trò và phẩm giá của người phụ nữ bị khinh bỉ và coi nhẹ, không được kể đến như chính trong Phúc Âm đã phản ánh. Trong phép lạ nhân bánh ra nhiều chỉ nói đến năm ngàn người, không kể đàn bà và con trẻ. Hoặc trong thời đại ngày nay, người phụ nữ cũng bị coi rẻ, buôn bán như những món hàng bị lợi dụng cho thú vui của con người, và khi cần thì bị phá đi chính những thành quả trong chính cung lòng của người mẹ. Người phụ nữ không phải chỉ là Đức Mẹ sinh ra Chúa Giêsu, là một công trình vĩ đại không một tạo vật nào đã được lãnh nhận. Và cũng người phụ nữ này duy nhất đang cùng với Chúa Giêsu đang ngự trị trên thiên đàng. Người phụ nữ Chúa cũng có thể cải hoá để trở nên tông đồ của Chúa, đi theo Chúa, cộng tác vào công ơn cứu độ bằng cách hy sinh cho đến tận cùng, dâng mọi đau khổ vui mừng, của cải tinh thần vật chất để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Trong lịch sử, có biết bao nhân vật phụ nữ đã hy sinh đã được đề cao như gương sáng. Ví dụ, các bà thánh Anna, Isave, Catharina, Teresa, Benadetha, gần đây nhất là thánh nữ Teresa Calcuta và thánh Irene Lê Thị Thành trong lịch sử Việt Nam đã chịu tử đạo…
Mẫu gương về vấn đề này ngày nay được tràn ngập trong Giáo Hội khắp mọi nơi, trong đạo ngoài đời, trong tu viện cũng như các gia đình. Biết bao các tấm gương sáng chói của các chị em phụ nữ đáng cho chúng ta noi gương bắt chước, nhất là hãy nhìn xem gương mẫu của bà Maria Mađala trong Tin Mừng, trong công việc sáng chói nhất, hạnh phúc nhất, vinh dự nhất là trở nên nhân chứng của Chúa Giêsu Phục sinh, luôn luôn quy hướng cuộc đời mình sống trong Chúa, kết hiệp với Chúa mọi nơi và mọi lúc, rồi lãnh nhận sứ mệnh cao cả là đem Tin Mừng Phục sinh đến cho mọi người trong gia đình, trong Giáo Hội, trong xã hội và khắp thế giới.
Xin Chúa Giêsu sống lại ban cho chúng ta, không kể người nam hay nữ những hồng ân cao cả mà Ngài đã ban cho bà Maria: ơn cải đổi để làm con cái Chúa, dù tội lỗi đến đâu, quyết tâm đi theo Chúa như lời Chúa dạy: “hãy từ bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà theo Chúa”. Sẵn sàng cộng tác vào công ơn cứu độ, mặc dù có phải đứng dưới chân thánh giá trong cuộc khổ nạn, hy vọng được sống lại với Chúa, nhất là được trở nên chứng nhân của Chúa và đem Tin Mừng Phục sinh loan báo cho mọi người, mọi nơi, mọi lúc và cho đến muôn đời. Amen.
Phục Sinh: sự chiến thắng của Đức Giêsu Kitô mang lại sự sống mới cho chúng ta
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
08:51 12/04/2009
Bài giảng Lễ Phục Sinh
Kính thưa: Cha tổng đại diện và các cha,
Các bề trên, nam nữ tu sĩ,
anh chị em giáo hữu và toàn thể mọi người,
Chúa đã sống lại thật. Ha-le-lu-ia.
Cùng hoà nhịp với tiếng chuông vang lên từ các nhà thờ loan báo tin vui mừng của Lễ Phục Sinh, hàng trăm triệu con tim của những người theo đạo Chúa Kitô trên khắp thế giới đều hát lên lời loan báo kỳ diệu về Chúa sống lại.
Thực thế, chúng ta đã chấm dứt những ngày suy ngắm về sự chết của Chúa Giêsu như là một sự phi lý và thất bại của một con người trước sự gian ác và dối trá của thế gian: đáng lẽ, con người là đầu mối sinh ra tội lỗi từ thuở sơ khai trong vườn địa đàng cho tới ngày nay qua dòng thời gian, đã phải chết trong thất vọng cay đắng, thì trái lại, chính Đức Kitô là người công chính đã cam nhận thân phận tội nhân như lời Thánh Phao-lô đã dạy:
“Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.
Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân,
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự...” (Pl 2,6-8).
Nhưng kỳ diệu thay, Chúa đã sống lại, đúng như lời Thánh Phao-lô nói:
“Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
Và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu,
cả trên trời dưới đất
và trong nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ;
Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
“Đức Giêsu Kitô là Chúa”. (Pl 2,9-11).
Sự Phục sinh của Đức Kitô chính là cái hợp lý và lôgic của chính Chúa Giêsu Kitô, là Ngôi Hai, là bản tính hằng hữu cho đến muôn đời. Trong Chúa Giêsu Kitô, bản tính của Thiên Chúa không bao giờ phải chết. Chỉ có con người của Giêsu bị chết và được mai táng trong mồ, nhưng sau 3 ngày, thiên tính đầy uy lực phép tắc đã lôi kéo bản tính nhân loại chỗi dậy, sống lại sáng láng huy hoàng.
Như vậy, trong Chúa Giêsu Kitô luôn có mầm sống hằng dồi dào và phong phú, không những trong nội tại bản tính Thiên Chúa mà còn có sức sung mãn triệt để vực dậy bản tính nhân loại của Chúa Giêsu Kitô, kể cả trong sự chết.
Sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô chính là sự vươn lên của sự sống dồi dào sung mãn ấy, cuốn theo những gì là liên hệ như chính lời Thánh Phao-lô đã nói:
“Người là khởi nguyên,
là Trưởng Tử
trong số những người từ cõi chết sống lại,
để trong mọi sự, người đứng hàng đầu.
Vì Thiên Chúa đã muốn
làm cho tất cả sự viên mãn
hiện diện ở nơi Người,
cũng như muốn nhờ Người
mà làm cho muôn vật
được hoà giải với mình.
Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá,
Thiên Chúa đã đem lại bình an
cho mọi loài dưới đất
Và muôn vật trên trời.” (Cl 1,18-20).
Do đó, mừng Chúa sống lại chính là những con người không những chỉ được giải thoát ra khỏi những ràng buộc vật chất như những phép lạ Chúa đã làm: phép lạ cho người thanh niên con bà goá thành Na-im, phép lạ cho La-za-rô chết được sống lại... Họ chỉ được giải thoát khỏi cái chết của xác thể, rồi cuối cùng cũng phải chết như mọi người. Những người tin vào Chúa Giêsu Kitô mà để cho Chúa tác động ngay trong tâm hồn mình, tận thâm sâu trong đáy lòng mình thì cũng được như Chúa Giêsu Kitô sống lại một cách tuyệt hảo.
Chính Đức Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô đã bình luận về sự sống như sau: “Chúa Giêsu đến với chúng ta ở bên ngoài thế nào, thì Ngài cũng đã ở bên trong trái tim của chúng ta như vậy”. Chúng ta có thể hiểu được điều này trong câu chuyện Chúa sống lại và hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau. Nếu Chúa không thúc đẩy tự bên trong của hai môn đệ, mặc dầu Ngài đã đồng hành với họ, cắt nghĩa cho họ những đoạn Thánh Kinh, nhưng đã hun nóng tâm hồn họ và mở mắt cho họ thấy Chúa hiện diện trong lễ nghi bẻ bánh.
Vậy, tin vào Chúa sống lại, nhất là sống theo tinh thần ấy như chính Chúa đã nói: “Thiên Chúa không phải là Chúa của kẻ chết (không hẳn Ngài đã chết về phần xác) mà Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống” (Mt 22,32). Ngài gọi chúng ta, đặc biệt trong mùa Phục sinh này, hãy sống những người sống thật để làm việc cho sự sống thật, để tránh tiếng sống tiêu cực, thù nghịch, phá hoại, xâm lấn đến cả cội rễ của sự sống.
Chúng ta phải luyện tập cho sự sống của người Kitô bằng cách bước vào đời như chính Chúa Giêsu Kitô, như lời Thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-rin-tô: nơi Đức Giêsu, không có tiếng có hay tiếng không. Nơi Đức Giêsu, chỉ có tiếng “Có”. Đó là tiếng “vâng” cao cả. Nơi Người, mọi sự đều là tích cực, mọi sự đều là kiến tạo, mọi sự đều là xót thương, mọi sự đều là tình yêu. Tóm lại, mọi sự đều là “sống”.
Thực ra, sự sống lại của Đức Kitô không phải ở chỗ một nấm mồ trống rỗng (nó chỉ như một dấu hiệu để mỗi người chúng ta dốc trống tâm hồn để đón nhận Thiên Chúa), nhưng còn là một cách để biểu lộ sự Chúa hằng sống ở trong mỗi người. Có một cuốn sách tựa đề là “Nhà vua, người khôn ngoan và tên hề” diễn tả một cuộc đối thoại tôn giáo, mỗi người phải trình bày nét chính của đạo mình ra. Diễn giả Kitô tuyên bố rằng: sự Phục Sinh là sự sống thần linh và vĩnh cửu ùa vào cuộc sống hay chết của nhân loại. Chúa Giêsu chính là Đấng thực hiện điều đó. Tất cả những sứ giả khác của Thiên Chúa, dù rằng rất quý giá và thâm sâu cũng chấm dứt trong nấm mồ. Những vị sáng lập ra đạo khác cũng để lại đàng sau những lời giáo huấn có thể đã được linh hứng hay cho người khác. Chỉ có Chúa Giêsu là Đấng hằng sống trong khi tôi nói với anh em về sự hiện diện và hoạt động của Người vẫn dạy dỗ chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Đó là lời giảng dạy của Thánh Phao-lô trong thư thứ I gửi giáo đoàn Cô-rin-tô:
“Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Thế ra chúng tôi là những chứng nhân giả của Thiên Chúa, bởi vì đã chống lại Thiên Chúa mà làm chứng rằng Người đã cho Đức Kitô trỗi dậy, trong khi thực sự Người đã không cho Đức Kitô trỗi dậy, nếu quả thực kẻ chết không trỗi dậy. Vì nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì Đức Kitô cũng đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt niềm hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,13-20).
Anh chị em thân mến,
Thực sự ra, chúng ta là những người hạnh phúc hơn hết, vì có Chúa Phục sinh ở cùng, khiến cho mọi nơi mọi lúc sau những lễ nghi hoành tráng ở nhà thờ hay bất cứ nơi nào, người Kitô ra về không “trống rỗng” như mọi người khác, hoặc chỉ đầy ắp những thú vui trần tục của các cuộc lễ hội đình đám… Nhưng chúng ta vui mừng sung sướng vì Chúa đã hứa “Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúng ta tiếp tục hát lên trong đời mình tiếng “Hal-le-lu-ia” như những người thợ cần cù của sự sống để mang đến cho mọi cử chỉ và hành động, mọi biến cố của cuộc đời, mang đến cho sự sống vinh quang của sự chiến thắng của Đức Giêsu Kitô trên sự chết và bước vào chương trình rất ngắn gọn mà Thánh Phao-lô đã vạch ra như trên: trong Chúa Giêsu chỉ có tiếng “Có”, có nghĩa là “vâng” với sự sống, trong sự sống và bởi sự sống, cũng là tiếng “vâng” của Đức Trinh Nữ Maria cộng tác với Chúa Giêsu trong công trình cứu độ.
Tôi kính chúc mọi người trong Giáo phận một lễ Phục sinh tốt đẹp, vui vẻ và thánh thiện, âm vang trong đáy lòng mỗi người tiếng “xin vâng” của Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria để ngày càng sống tích cực hơn, càng nên giống Chúa Giêsu Phục sinh tự bản thể trong đáy lòng mình mới có thể toả lan ra cuộc sống bên ngoài, để góp phần cứu rỗi chính mình và đem Tin Mừng đến cho mọi người, để vui hưởng sự sống sung mãn dồi dào của chính Chúa Giêsu Kitô. Amen.
Kính thưa: Cha tổng đại diện và các cha,
Các bề trên, nam nữ tu sĩ,
anh chị em giáo hữu và toàn thể mọi người,
Chúa đã sống lại thật. Ha-le-lu-ia.
Cùng hoà nhịp với tiếng chuông vang lên từ các nhà thờ loan báo tin vui mừng của Lễ Phục Sinh, hàng trăm triệu con tim của những người theo đạo Chúa Kitô trên khắp thế giới đều hát lên lời loan báo kỳ diệu về Chúa sống lại.
Thực thế, chúng ta đã chấm dứt những ngày suy ngắm về sự chết của Chúa Giêsu như là một sự phi lý và thất bại của một con người trước sự gian ác và dối trá của thế gian: đáng lẽ, con người là đầu mối sinh ra tội lỗi từ thuở sơ khai trong vườn địa đàng cho tới ngày nay qua dòng thời gian, đã phải chết trong thất vọng cay đắng, thì trái lại, chính Đức Kitô là người công chính đã cam nhận thân phận tội nhân như lời Thánh Phao-lô đã dạy:
“Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.
Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân,
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự...” (Pl 2,6-8).
Nhưng kỳ diệu thay, Chúa đã sống lại, đúng như lời Thánh Phao-lô nói:
“Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
Và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu,
cả trên trời dưới đất
và trong nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ;
Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
“Đức Giêsu Kitô là Chúa”. (Pl 2,9-11).
Sự Phục sinh của Đức Kitô chính là cái hợp lý và lôgic của chính Chúa Giêsu Kitô, là Ngôi Hai, là bản tính hằng hữu cho đến muôn đời. Trong Chúa Giêsu Kitô, bản tính của Thiên Chúa không bao giờ phải chết. Chỉ có con người của Giêsu bị chết và được mai táng trong mồ, nhưng sau 3 ngày, thiên tính đầy uy lực phép tắc đã lôi kéo bản tính nhân loại chỗi dậy, sống lại sáng láng huy hoàng.
Như vậy, trong Chúa Giêsu Kitô luôn có mầm sống hằng dồi dào và phong phú, không những trong nội tại bản tính Thiên Chúa mà còn có sức sung mãn triệt để vực dậy bản tính nhân loại của Chúa Giêsu Kitô, kể cả trong sự chết.
Sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô chính là sự vươn lên của sự sống dồi dào sung mãn ấy, cuốn theo những gì là liên hệ như chính lời Thánh Phao-lô đã nói:
“Người là khởi nguyên,
là Trưởng Tử
trong số những người từ cõi chết sống lại,
để trong mọi sự, người đứng hàng đầu.
Vì Thiên Chúa đã muốn
làm cho tất cả sự viên mãn
hiện diện ở nơi Người,
cũng như muốn nhờ Người
mà làm cho muôn vật
được hoà giải với mình.
Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá,
Thiên Chúa đã đem lại bình an
cho mọi loài dưới đất
Và muôn vật trên trời.” (Cl 1,18-20).
Do đó, mừng Chúa sống lại chính là những con người không những chỉ được giải thoát ra khỏi những ràng buộc vật chất như những phép lạ Chúa đã làm: phép lạ cho người thanh niên con bà goá thành Na-im, phép lạ cho La-za-rô chết được sống lại... Họ chỉ được giải thoát khỏi cái chết của xác thể, rồi cuối cùng cũng phải chết như mọi người. Những người tin vào Chúa Giêsu Kitô mà để cho Chúa tác động ngay trong tâm hồn mình, tận thâm sâu trong đáy lòng mình thì cũng được như Chúa Giêsu Kitô sống lại một cách tuyệt hảo.
Chính Đức Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô đã bình luận về sự sống như sau: “Chúa Giêsu đến với chúng ta ở bên ngoài thế nào, thì Ngài cũng đã ở bên trong trái tim của chúng ta như vậy”. Chúng ta có thể hiểu được điều này trong câu chuyện Chúa sống lại và hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau. Nếu Chúa không thúc đẩy tự bên trong của hai môn đệ, mặc dầu Ngài đã đồng hành với họ, cắt nghĩa cho họ những đoạn Thánh Kinh, nhưng đã hun nóng tâm hồn họ và mở mắt cho họ thấy Chúa hiện diện trong lễ nghi bẻ bánh.
Vậy, tin vào Chúa sống lại, nhất là sống theo tinh thần ấy như chính Chúa đã nói: “Thiên Chúa không phải là Chúa của kẻ chết (không hẳn Ngài đã chết về phần xác) mà Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống” (Mt 22,32). Ngài gọi chúng ta, đặc biệt trong mùa Phục sinh này, hãy sống những người sống thật để làm việc cho sự sống thật, để tránh tiếng sống tiêu cực, thù nghịch, phá hoại, xâm lấn đến cả cội rễ của sự sống.
Chúng ta phải luyện tập cho sự sống của người Kitô bằng cách bước vào đời như chính Chúa Giêsu Kitô, như lời Thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-rin-tô: nơi Đức Giêsu, không có tiếng có hay tiếng không. Nơi Đức Giêsu, chỉ có tiếng “Có”. Đó là tiếng “vâng” cao cả. Nơi Người, mọi sự đều là tích cực, mọi sự đều là kiến tạo, mọi sự đều là xót thương, mọi sự đều là tình yêu. Tóm lại, mọi sự đều là “sống”.
Thực ra, sự sống lại của Đức Kitô không phải ở chỗ một nấm mồ trống rỗng (nó chỉ như một dấu hiệu để mỗi người chúng ta dốc trống tâm hồn để đón nhận Thiên Chúa), nhưng còn là một cách để biểu lộ sự Chúa hằng sống ở trong mỗi người. Có một cuốn sách tựa đề là “Nhà vua, người khôn ngoan và tên hề” diễn tả một cuộc đối thoại tôn giáo, mỗi người phải trình bày nét chính của đạo mình ra. Diễn giả Kitô tuyên bố rằng: sự Phục Sinh là sự sống thần linh và vĩnh cửu ùa vào cuộc sống hay chết của nhân loại. Chúa Giêsu chính là Đấng thực hiện điều đó. Tất cả những sứ giả khác của Thiên Chúa, dù rằng rất quý giá và thâm sâu cũng chấm dứt trong nấm mồ. Những vị sáng lập ra đạo khác cũng để lại đàng sau những lời giáo huấn có thể đã được linh hứng hay cho người khác. Chỉ có Chúa Giêsu là Đấng hằng sống trong khi tôi nói với anh em về sự hiện diện và hoạt động của Người vẫn dạy dỗ chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Đó là lời giảng dạy của Thánh Phao-lô trong thư thứ I gửi giáo đoàn Cô-rin-tô:
“Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Thế ra chúng tôi là những chứng nhân giả của Thiên Chúa, bởi vì đã chống lại Thiên Chúa mà làm chứng rằng Người đã cho Đức Kitô trỗi dậy, trong khi thực sự Người đã không cho Đức Kitô trỗi dậy, nếu quả thực kẻ chết không trỗi dậy. Vì nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì Đức Kitô cũng đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt niềm hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,13-20).
Anh chị em thân mến,
Thực sự ra, chúng ta là những người hạnh phúc hơn hết, vì có Chúa Phục sinh ở cùng, khiến cho mọi nơi mọi lúc sau những lễ nghi hoành tráng ở nhà thờ hay bất cứ nơi nào, người Kitô ra về không “trống rỗng” như mọi người khác, hoặc chỉ đầy ắp những thú vui trần tục của các cuộc lễ hội đình đám… Nhưng chúng ta vui mừng sung sướng vì Chúa đã hứa “Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúng ta tiếp tục hát lên trong đời mình tiếng “Hal-le-lu-ia” như những người thợ cần cù của sự sống để mang đến cho mọi cử chỉ và hành động, mọi biến cố của cuộc đời, mang đến cho sự sống vinh quang của sự chiến thắng của Đức Giêsu Kitô trên sự chết và bước vào chương trình rất ngắn gọn mà Thánh Phao-lô đã vạch ra như trên: trong Chúa Giêsu chỉ có tiếng “Có”, có nghĩa là “vâng” với sự sống, trong sự sống và bởi sự sống, cũng là tiếng “vâng” của Đức Trinh Nữ Maria cộng tác với Chúa Giêsu trong công trình cứu độ.
Tôi kính chúc mọi người trong Giáo phận một lễ Phục sinh tốt đẹp, vui vẻ và thánh thiện, âm vang trong đáy lòng mỗi người tiếng “xin vâng” của Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria để ngày càng sống tích cực hơn, càng nên giống Chúa Giêsu Phục sinh tự bản thể trong đáy lòng mình mới có thể toả lan ra cuộc sống bên ngoài, để góp phần cứu rỗi chính mình và đem Tin Mừng đến cho mọi người, để vui hưởng sự sống sung mãn dồi dào của chính Chúa Giêsu Kitô. Amen.
Trong sáng tạo mới
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:38 12/04/2009
Trong sáng tạo mới
50 ngày kéo dài từ đại lễ mừng Chúa phục sinh đến đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo Hội mừng kính tin mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết: Chúa Giêsu người bị đóng đinh trên cây thập gía, đã chết và được chôn táng trong mồ dưới lòng đất. Nhưng sau ba ngày Ngài đã chỗi dậy sống lại cả hồn lẫn thân xác.
Sự sống lại của Chúa Giêsu từ cõi chết là một chiến thắng vinh quang trên sự chết, một đối thủ lớn nhất của loài người, mà xưa nay không ai đã vượt qua được lan ranh giới tuyến này. Tất cả con người về phần thân xác đều có tận cùng phải chết.
Chúa Giêsu là con Thiên Chúa đã có quyền này vượt qua chiến thắng sự chết, để con người chúng ta có đời sống mới.
Vậy đâu là sứ điệp ẩn chứa của đại lễ mừng kính mầu nhiệm này?
Phúc âm thuật lại ( Ga 20,1-18) tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần Maria Magdalena ra viếng thăm mộ chôn Chúa Giêsu trong vườn. Nhưng chị đã chỉ nhìn thấy mồ mai táng Chúa Giêsu đã trống trơn không có xác Chúa ở đó nữa. Chúa Giêsu đã hiện ra với chị. Nhưng chị không nhận ra Chúa Giêsu mà tưởng là người làm vườn. Và khi nhìn quay lại chị mới nhận ra Chúa Giêsu thầy mình.
Người làm vườn
Người làm vườn là hình ảnh đầu tiên diễn tả về Thiên Chúa, Đấng sáng tạo khu vườn vũ trụ trời đất trong Kinh Thánh ( St 1. - 2.). Thiên Chúa làm ra khu vườn địa đàng có cây cối mọi giống loài. Và Ngài đặt để con người sống trong đó như quê hương ngôi nhà của họ. Tất cả xảy ra trong sự hài hòa hợp với ý định của Thiên Chúa.
Nếu ngôi mộ chôn Chúa Giêsu, người đã sống lại từ cõi chết, như trong Kinh Thánh thuật lại, ở trong một khu vườn, thì khu vườn này là dấu hiệu chỉ về một thiên đàng mới, một sáng tạo mới, trong đó Thiên Chúa đã qua phép lạ mầu nhiệm sáng tạo nên sự sống mới.
Thiên Chúa đã biểu lộ tình yêu thương của Ngài, qua Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết trong khu vườn, cho con người một nơi chốn quê hương ẩn náu nương thân trong khu vườn, nơi là thửa đất luôn có sức sống tiềm tàng ẩn chứa cho mọi loài thảo mộc cây cỏ.
Đi thăm viếng những nghĩa trang đất thánh, nơi an táng những người đã qua đời, nhất là ở bên Đức, ta như đi vào một khu vườn có đủ mọi loài cây cỏ bông hoa xanh tốt lớn bé. Hình ảnh đầy sức sống tỏa rợp bóng tươi mát này nhắc nhớ đến đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh, người đã sống lại từ cõi chết ngay trong khu vườn chôn mai táng người trước đó ba ngày.
Thiên Chúa, người làm vườn từ thuở ban đầu sáng tạo vũ trụ, đã làm nên khu vườn sự sống cho mọi loài, giờ đây thự hiện một sáng tạo mới cũng ở nơi khu vườn. Sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô là khởi đầu sự trở về thiên đàng của con người chúng ta.
Những khu vườn ở các nghĩa trang luôn truyền đi tín hiệu về sứ điệp sự sống: Thiên Chúa, người làm vườn, hoàn tất công trình sáng tạo sống lại nơi con người, mà Ngài đã khởi đầu ngày họ nhận lãnh làn nước bí tích rửa tội.
Nhìn quay lại
Khi nhìn quay lại Magdalena mới nhận ra Chúa Giêsu. Cung cách nhìn quay lại nói lên một thông tin quan trọng về cung cách sống đức tin vào mầu nhiệm Chúa Giêsu phục sinh.
Thánh Augustino đã có suy tư nhận xét về cung cách này:“ Chị Magdalena đã quay nhìn lại, mà trước đó, dù chị ta đã quay nghiêng thân thể mình trở lại, cũng không nhận ra Chúa Giêsu sống lại. Nhưng khi quay nhìn bằng trái tim tâm hồn trở lại, chị mới nhận ra Thầy Giêsu của mình là ai.“
Người tín hữu chúng ta sống trong trần thế chỉ có thể nhận ra Chúa Giêsu, nếu chúng ta sống trung thành với đức tin vào Người.
Nói cách khác: Đức tin vào Chúa Giêsu sống lại chỉ có thể sống động phát triển, nếu người tín hữu Chúa Kitô hướng về Ngài bằng trái tim tình yêu mến. Điều này mời gọi người tín hữu sống liên kết với Chúa Giêsu qua việc tiếp nhận các Bí tích, đọc nghe Lời Chúa, sống trong lòng Giáo Hội Chúa, như lương thực cho tâm hồn đức tin vào Chúa.
Đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh là một sáng tạo mới. Trong sáng tạo mới này chân lý và tình yêu của Thiên Chúa là căn bản cho đời sống con người.
Và đó cũng là sứ mệnh người tín hữu Chúa Giêsu Kitô phải mang truyền qua đời sống trong công trình sáng tạo mới cho hôm nay cùng ngày mai.
Chúc mừng đại lễ Chúa Giêsu phục sinh 2009
50 ngày kéo dài từ đại lễ mừng Chúa phục sinh đến đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo Hội mừng kính tin mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết: Chúa Giêsu người bị đóng đinh trên cây thập gía, đã chết và được chôn táng trong mồ dưới lòng đất. Nhưng sau ba ngày Ngài đã chỗi dậy sống lại cả hồn lẫn thân xác.
Sự sống lại của Chúa Giêsu từ cõi chết là một chiến thắng vinh quang trên sự chết, một đối thủ lớn nhất của loài người, mà xưa nay không ai đã vượt qua được lan ranh giới tuyến này. Tất cả con người về phần thân xác đều có tận cùng phải chết.
Chúa Giêsu là con Thiên Chúa đã có quyền này vượt qua chiến thắng sự chết, để con người chúng ta có đời sống mới.
Vậy đâu là sứ điệp ẩn chứa của đại lễ mừng kính mầu nhiệm này?
Phúc âm thuật lại ( Ga 20,1-18) tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần Maria Magdalena ra viếng thăm mộ chôn Chúa Giêsu trong vườn. Nhưng chị đã chỉ nhìn thấy mồ mai táng Chúa Giêsu đã trống trơn không có xác Chúa ở đó nữa. Chúa Giêsu đã hiện ra với chị. Nhưng chị không nhận ra Chúa Giêsu mà tưởng là người làm vườn. Và khi nhìn quay lại chị mới nhận ra Chúa Giêsu thầy mình.
Người làm vườn
Người làm vườn là hình ảnh đầu tiên diễn tả về Thiên Chúa, Đấng sáng tạo khu vườn vũ trụ trời đất trong Kinh Thánh ( St 1. - 2.). Thiên Chúa làm ra khu vườn địa đàng có cây cối mọi giống loài. Và Ngài đặt để con người sống trong đó như quê hương ngôi nhà của họ. Tất cả xảy ra trong sự hài hòa hợp với ý định của Thiên Chúa.
Nếu ngôi mộ chôn Chúa Giêsu, người đã sống lại từ cõi chết, như trong Kinh Thánh thuật lại, ở trong một khu vườn, thì khu vườn này là dấu hiệu chỉ về một thiên đàng mới, một sáng tạo mới, trong đó Thiên Chúa đã qua phép lạ mầu nhiệm sáng tạo nên sự sống mới.
Thiên Chúa đã biểu lộ tình yêu thương của Ngài, qua Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết trong khu vườn, cho con người một nơi chốn quê hương ẩn náu nương thân trong khu vườn, nơi là thửa đất luôn có sức sống tiềm tàng ẩn chứa cho mọi loài thảo mộc cây cỏ.
Đi thăm viếng những nghĩa trang đất thánh, nơi an táng những người đã qua đời, nhất là ở bên Đức, ta như đi vào một khu vườn có đủ mọi loài cây cỏ bông hoa xanh tốt lớn bé. Hình ảnh đầy sức sống tỏa rợp bóng tươi mát này nhắc nhớ đến đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh, người đã sống lại từ cõi chết ngay trong khu vườn chôn mai táng người trước đó ba ngày.
Thiên Chúa, người làm vườn từ thuở ban đầu sáng tạo vũ trụ, đã làm nên khu vườn sự sống cho mọi loài, giờ đây thự hiện một sáng tạo mới cũng ở nơi khu vườn. Sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô là khởi đầu sự trở về thiên đàng của con người chúng ta.
Những khu vườn ở các nghĩa trang luôn truyền đi tín hiệu về sứ điệp sự sống: Thiên Chúa, người làm vườn, hoàn tất công trình sáng tạo sống lại nơi con người, mà Ngài đã khởi đầu ngày họ nhận lãnh làn nước bí tích rửa tội.
Nhìn quay lại
Khi nhìn quay lại Magdalena mới nhận ra Chúa Giêsu. Cung cách nhìn quay lại nói lên một thông tin quan trọng về cung cách sống đức tin vào mầu nhiệm Chúa Giêsu phục sinh.
Thánh Augustino đã có suy tư nhận xét về cung cách này:“ Chị Magdalena đã quay nhìn lại, mà trước đó, dù chị ta đã quay nghiêng thân thể mình trở lại, cũng không nhận ra Chúa Giêsu sống lại. Nhưng khi quay nhìn bằng trái tim tâm hồn trở lại, chị mới nhận ra Thầy Giêsu của mình là ai.“
Người tín hữu chúng ta sống trong trần thế chỉ có thể nhận ra Chúa Giêsu, nếu chúng ta sống trung thành với đức tin vào Người.
Nói cách khác: Đức tin vào Chúa Giêsu sống lại chỉ có thể sống động phát triển, nếu người tín hữu Chúa Kitô hướng về Ngài bằng trái tim tình yêu mến. Điều này mời gọi người tín hữu sống liên kết với Chúa Giêsu qua việc tiếp nhận các Bí tích, đọc nghe Lời Chúa, sống trong lòng Giáo Hội Chúa, như lương thực cho tâm hồn đức tin vào Chúa.
Đức tin vào Chúa Giêsu phục sinh là một sáng tạo mới. Trong sáng tạo mới này chân lý và tình yêu của Thiên Chúa là căn bản cho đời sống con người.
Và đó cũng là sứ mệnh người tín hữu Chúa Giêsu Kitô phải mang truyền qua đời sống trong công trình sáng tạo mới cho hôm nay cùng ngày mai.
Chúc mừng đại lễ Chúa Giêsu phục sinh 2009
Thư mục vụ của ĐGM giáo phận Đà Nẵng
+GM. Giuse Châu Ngọc Tri
20:42 12/04/2009
THƯ MỤC VỤ MỪNG ĐẠI LỄ PHỤC SINH NĂM 2009
CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THÂT! ALLELUIA!
Cùng Gia Đình Giáo Phận thân yêu !
40 ngày mùa Chay đã kết thúc, đưa chúng ta vào Tuần Thánh với Tam Nhật Vượt Qua, để cùng với Giáo Hội, cử hành Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô, Chúa chúng ta. Trong niềm tin yêu đầy hân hoan vào Đấng đã chịu chết và sống lại vì chúng ta, tôi xin gửi lời chúc mừng Đại Lễ và Mùa Phục Sinh đến Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Chức, Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh và Cộng đoàn Dân Chúa trong toàn Giáo phận. Như xưa khi hiện ra với các Thánh Tông Đồ, lời đầu tiên là Ngài cầu chúc bình an cho các ông, nguyện xin Đấng Phục Sinh cũng đỗ tràn đầy trên tâm hồn và trong cuộc sống Anh Chị Em nguồn hoan lạc và bình an của Ngài.
Sống mầu nhiệm Phục Sinh
Cử hành Mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô không phải chỉ là nhắc lại một biến cố lịch sử đã qua, hay chỉ là hướng về quá khứ để tưởng niệm biến cố ấy, nhưng là một cử hành rất nhiệm mầu có khả năng hiện thực hoá những gì tưởng chừng đã hoàn toàn kết thúc. Cũng một Đức Kitô duy nhất vẫn luôn sống động trong suốt lịch sử; Ngài không ngừng tử nạn và phục sinh trong lòng thế giới hôm nay, để tiếp tục sứ vụ yêu thương cứu độ qua Hội Thánh của Người, nghĩa là qua mỗi người chúng ta, cho đến ngày tận thế.
Đây chính là nét độc đáo của Mầu Nhiệm chúng ta đang cử hành. Mỗi chúng ta là những “diễn viên” chứ không phải là “khán giả” trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, khi chúng ta đã trở thành những chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm Đức Kitô là Hội Thánh. Hình ảnh Anh Chị Em Tân Tòng được vinh dự lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy trong chính đêm Vọng Phục Sinh nói lên sự tháp nhập nhiệm mầu mỗi chúng ta vào trong chính Thân Mình huyền nhiệm của Đức Kitô Phục Sinh nhờ nước Rửa tội. Những gì Đức Kitô đã thực hiện, thì hôm nay Ngài cũng thực hiện qua những cử hành của Hội Thánh và của mỗi người chúng ta trong chính đời sống Kitô hữu của mình.
Sự vô tình của giới lãnh đạo và đám đông Do Thái ngày xưa trên đường khổ nạn của Đấng Cứu Chuộc và hững hờ trước biến cố phục sinh, được thay thế bằng đoàn tín hữu hôm nay, mạnh mẽ tuyên xưng Đức Tin vào Đấng Cứu Thế Khổ Đau và Hằng Sống. Nến Phục Sinh tượng trưng cho Đức Kitô bừng cháy lên trong Đêm Vọng Phục Sinh, và lung linh chuyền đến mỗi người tín hữu đang tham dự cử hành, từ trên tay vào trong cõi lòng, truyền đi hơi ấm sự sống của Đấng Phục Sinh, giúp chúng ta đón nhận Ơn Tha Thứ và sứ mệnh chuyển tiếp Ánh Sáng Tin Mừng đến người khác.
Làm chứng cho mầu nhiệm Phục Sinh
Vì thế, thưa Anh Chị Em rất thân yêu! Hãy mừng vui lên! Hãy hân hoan cất lên bài ca khải hoàn, ca tụng Đấng Phục Sinh đã chiến thắng tội lỗi và sự chết; ca mừng loài người chúng ta được Thiên Chúa xót thương cứu chuộc. Hãy liên kết chặt chẽ với Đấng Phục Sinh để biến đời sống chúng ta thành một mầu nhiệm.
Cử hành Lễ Phục Sinh, chúng ta không chỉ được mời gọi tham dự một ngày lễ trọng hay lễ buộc, nhưng Giáo Hội mong muốn chúng ta được sống lại thật sự trong đàng thiêng liêng, được canh tân đổi mới cuộc đời. Như Đức Kitô đã bước qua cõi chết tiến vào sự sống thế nào, chúng ta cũng được mời gọi chết đi từng ngày cho tội lỗi của chúng ta, lột bỏ những tính mê tật xấu đã làm biến dạng con người vốn là tạo vật xinh đẹp, trong bàn tay tạo dựng quyền năng và yêu thương của Thiên Chúa.
Tin Mừng Phục Sinh không chỉ được cử hành, nhưng còn được rao giảng bằng đời sống chứng tá. Chúng ta được mời gọi trở nên chứng nhân cho Tin Mừng Tình Thương và Sự Sống trong mọi lãnh vực cuộc đời. Cùng nhau nỗ lực chấn chỉnh nếp sống gia đình theo Phúc âm và Giáo huấn của Hội Thánh; yêu quí và xây dựng hoà bình, tôn trọng sự thật và công bằng; tôn trọng phẩm giá và mạng sống con người từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Biết quan tâm đến những cảnh đời bất hạnh bằng tấm lòng từ ái và đôi tay rộng mở, biết bao dung lắng nghe và đáp trả những thao thức của con người thời nay bằng chính kinh nghiệm và niềm hy vọng Kitô giáo của mình.
“Thưa Anh Chị Em,
Chúng ta không biết rằng khi chúng ta được dìm vào trong nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta cũng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền nănưg vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. (Rm 3,3-4).
Những xác tín trên đây của Thánh Phaolô Tông Đồ chính là niềm tin tưởng mạnh mẽ của chúng ta vào Đấng Phục Sinh hôm nay. Nguyện cho đời sống chúng ta tràn đầy niềm hân hoan, không ngừng nỗ lực xây dựng bản thân, gia đình, xã hội theo tinh thần của Tin Mừng Tình Thương và Sự Sống.
Nguyện xin Đấng Phục Sinh chúc lành cho tất cả Anh Chị Em.
Giám Mục GP Đà Nẵng
CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THÂT! ALLELUIA!
Cùng Gia Đình Giáo Phận thân yêu !
40 ngày mùa Chay đã kết thúc, đưa chúng ta vào Tuần Thánh với Tam Nhật Vượt Qua, để cùng với Giáo Hội, cử hành Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô, Chúa chúng ta. Trong niềm tin yêu đầy hân hoan vào Đấng đã chịu chết và sống lại vì chúng ta, tôi xin gửi lời chúc mừng Đại Lễ và Mùa Phục Sinh đến Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Chức, Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh và Cộng đoàn Dân Chúa trong toàn Giáo phận. Như xưa khi hiện ra với các Thánh Tông Đồ, lời đầu tiên là Ngài cầu chúc bình an cho các ông, nguyện xin Đấng Phục Sinh cũng đỗ tràn đầy trên tâm hồn và trong cuộc sống Anh Chị Em nguồn hoan lạc và bình an của Ngài.
Sống mầu nhiệm Phục Sinh
Cử hành Mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô không phải chỉ là nhắc lại một biến cố lịch sử đã qua, hay chỉ là hướng về quá khứ để tưởng niệm biến cố ấy, nhưng là một cử hành rất nhiệm mầu có khả năng hiện thực hoá những gì tưởng chừng đã hoàn toàn kết thúc. Cũng một Đức Kitô duy nhất vẫn luôn sống động trong suốt lịch sử; Ngài không ngừng tử nạn và phục sinh trong lòng thế giới hôm nay, để tiếp tục sứ vụ yêu thương cứu độ qua Hội Thánh của Người, nghĩa là qua mỗi người chúng ta, cho đến ngày tận thế.
Đây chính là nét độc đáo của Mầu Nhiệm chúng ta đang cử hành. Mỗi chúng ta là những “diễn viên” chứ không phải là “khán giả” trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, khi chúng ta đã trở thành những chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm Đức Kitô là Hội Thánh. Hình ảnh Anh Chị Em Tân Tòng được vinh dự lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy trong chính đêm Vọng Phục Sinh nói lên sự tháp nhập nhiệm mầu mỗi chúng ta vào trong chính Thân Mình huyền nhiệm của Đức Kitô Phục Sinh nhờ nước Rửa tội. Những gì Đức Kitô đã thực hiện, thì hôm nay Ngài cũng thực hiện qua những cử hành của Hội Thánh và của mỗi người chúng ta trong chính đời sống Kitô hữu của mình.
Sự vô tình của giới lãnh đạo và đám đông Do Thái ngày xưa trên đường khổ nạn của Đấng Cứu Chuộc và hững hờ trước biến cố phục sinh, được thay thế bằng đoàn tín hữu hôm nay, mạnh mẽ tuyên xưng Đức Tin vào Đấng Cứu Thế Khổ Đau và Hằng Sống. Nến Phục Sinh tượng trưng cho Đức Kitô bừng cháy lên trong Đêm Vọng Phục Sinh, và lung linh chuyền đến mỗi người tín hữu đang tham dự cử hành, từ trên tay vào trong cõi lòng, truyền đi hơi ấm sự sống của Đấng Phục Sinh, giúp chúng ta đón nhận Ơn Tha Thứ và sứ mệnh chuyển tiếp Ánh Sáng Tin Mừng đến người khác.
Làm chứng cho mầu nhiệm Phục Sinh
Vì thế, thưa Anh Chị Em rất thân yêu! Hãy mừng vui lên! Hãy hân hoan cất lên bài ca khải hoàn, ca tụng Đấng Phục Sinh đã chiến thắng tội lỗi và sự chết; ca mừng loài người chúng ta được Thiên Chúa xót thương cứu chuộc. Hãy liên kết chặt chẽ với Đấng Phục Sinh để biến đời sống chúng ta thành một mầu nhiệm.
Cử hành Lễ Phục Sinh, chúng ta không chỉ được mời gọi tham dự một ngày lễ trọng hay lễ buộc, nhưng Giáo Hội mong muốn chúng ta được sống lại thật sự trong đàng thiêng liêng, được canh tân đổi mới cuộc đời. Như Đức Kitô đã bước qua cõi chết tiến vào sự sống thế nào, chúng ta cũng được mời gọi chết đi từng ngày cho tội lỗi của chúng ta, lột bỏ những tính mê tật xấu đã làm biến dạng con người vốn là tạo vật xinh đẹp, trong bàn tay tạo dựng quyền năng và yêu thương của Thiên Chúa.
Tin Mừng Phục Sinh không chỉ được cử hành, nhưng còn được rao giảng bằng đời sống chứng tá. Chúng ta được mời gọi trở nên chứng nhân cho Tin Mừng Tình Thương và Sự Sống trong mọi lãnh vực cuộc đời. Cùng nhau nỗ lực chấn chỉnh nếp sống gia đình theo Phúc âm và Giáo huấn của Hội Thánh; yêu quí và xây dựng hoà bình, tôn trọng sự thật và công bằng; tôn trọng phẩm giá và mạng sống con người từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Biết quan tâm đến những cảnh đời bất hạnh bằng tấm lòng từ ái và đôi tay rộng mở, biết bao dung lắng nghe và đáp trả những thao thức của con người thời nay bằng chính kinh nghiệm và niềm hy vọng Kitô giáo của mình.
“Thưa Anh Chị Em,
Chúng ta không biết rằng khi chúng ta được dìm vào trong nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta cũng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền nănưg vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. (Rm 3,3-4).
Những xác tín trên đây của Thánh Phaolô Tông Đồ chính là niềm tin tưởng mạnh mẽ của chúng ta vào Đấng Phục Sinh hôm nay. Nguyện cho đời sống chúng ta tràn đầy niềm hân hoan, không ngừng nỗ lực xây dựng bản thân, gia đình, xã hội theo tinh thần của Tin Mừng Tình Thương và Sự Sống.
Nguyện xin Đấng Phục Sinh chúc lành cho tất cả Anh Chị Em.
Giám Mục GP Đà Nẵng
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chủ sự Đàng Thánh Giá trọng thể
G. Trần Đức Anh OP
00:09 12/04/2009
Quang cảnh hí trường Côlôsê |
Đức Thánh Cha vác thánh giá |
Quang cảnh hí trường Côlôsê |
Giống như năm ngoái, năm nay ĐTC cũng không đích thân vác Thánh Giá. ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma đã vác Thánh Giá chặng đầu tiên và chặng thứ 14 của Đàng Thánh Giá. Những người vác thập giá tại các chặng còn lại lần lượt là một thanh niên tàn tật, một gia đình thuộc giáo phận Roma, một bệnh nhân, một thiếu nữ và 2 nữ tu từ Ấn độ, 2 thanh niên từ Burkina Faso bên Phi châu, và sau cùng là 2 tu sĩ Phanxicô từ Thánh Địa.
Bài suy niệm đàng Thánh Giá năm nay do Đức Cha Thomas Menamparampil dòng Don Bosco Ấn độ, TGM giáo phận Guwahati bang Assam, soạn. Ngài năm nay 73 tuổi (1936), con trưởng trong gia đình 12 người con, trong đó có 3 LM và 1 nữ tu. Ngài từng làm Tổng thư ký đặc biệt của Thượng HĐGM Á châu hồi năm 1998, và hiện là Chủ tịch Văn phòng truyền giáo thuộc Liên HĐGM Á châu, và Chủ tịch HĐGM miền đông bắc Ấn độ.
Ngay trong lời dẫn nhập, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của hy vọng khi viết rằng: ”Qua thánh ca hy vọng chúng ta vừa cùng nhau hát lên, chúng ta muốn tự nhủ mình rằng không phải tất cả đều mất mát trong những lúc khó khăn, khi những tin dữ nối tiếp nhau, khi chúng ta bị lo âu đè nén, khi bất hạnh xảy đến cho chúng ta, khi một tai ương biến chúng ta thành nhạn nhân, khi niềm tín thác và niềm tin của chúng ta bị thử thách.. Trong những lúc khó khăn, chúng ta không thấy có lý do gì để tin và hy vọng, nhưng chúng ta vẫn hy vọng”.
Đức TGM Menamparapil cũng tuyên bố với Đài Vatican rằng: ”Đối với tôi, đề tài quan trọng nhất là hy vọng: hy vọng trong thời kỳ khó khăn, thử thách, bách hại và cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Các tín hữu Kitô chúng ta vẫn luôn tín thác nhiều nơi Thiên Chúa và tin nơi sự hiện diện của Chúa trong đời sống chúng ta. Chúng ta nhìn thập giá như dấu hiệu đau khổ mà Chúa Kitô đã phải chịu và qua đó chúng ta tìm được can đảm để theo ngài trên con đường tín thác và tin tưởng”.
Trong các bài suy niệm, Đức TGM Menamparapil nói đến đủ loại đau khổ của con người, chiến tranh, bạo lực chủng tộc và tôn giáo, bạo hành chống phụ nữ và sự dửng dưng đối với tương lai thế giới, nạn tham nhũng, các vụ bách hại các tín hữu Kitô, sự đánh mất các giá trị, v.v.. Chúa Giêsu vẫn còn tiếp tục chịu đau khổ trong các tín hữu bị bách hại, khi công lý bị các tòa án quản lý một cách lệch lạc, khi những cơ cấu bất công đè bẹp người nghèo, khi các nhóm thiểu số bị tiêu diệt, khi những người di dân và tị nạn bị ngược đãi”.
Cuối buổi đi đàng Thánh Giá, ĐTC đặc biệt chú giải về sự tuyên xưng đức tin của biên quan bách quân La Mã khi thấy Chúa Giêsu tắt thở: ”Quả thực người này là Con Thiên Chúa!” (Mc 15,39). Sự tuyên xưng đức tin này không thể không gây ngạc nhiên, viên quan này đã chứng kiến các giai đoạn khác nhau trong cuộc đóng đinh... Viên sĩ quan La Mã này đã chứng kiến cuộc hành quyết bao nhiêu tử tội, đã biết nhận ra Người bị đóng đanh ấy là Con Thiên Chúa, trút hơi thở trong cảnh bị bỏ rơi tủi nhục. Cái chết ô nhục của Người ấy lẽ ra phải đánh dấu chiến thắng chung cục của oán thù và sự chết trên tình thương và sự sống. Nhưng không phải vậy! Trên đồi Golgota, một cây Thập Giá được dựng lên trên đó có treo một người nay đã chết, nhưng Người ấy là ”Con Thiên Chúa” như viên bách quân đã tuyên xưng.
ĐTC nhắc lại rằng cuộc thương khó của Chúa Giêsu không thể không đánh động cả những con tim cứng cỏi nhất, vì đó là tột đỉnh mạc khải tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta. Thánh Gioan đã nhận xét: ”Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài để tất cả những ai tin nơi Người thì không bị hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Chính vì yêu thương chúng ta, Chúa Kitô đã chết trên thập giá! Qua bao thế kỷ, biết bao người nam nữ đã để cho mình bị mầu nhiệm ấy thu hút, và để đến lượt mình hiến mạng sống cho anh chị em nhờ ơn Chúa giúp. Họ là những vị thánh và các vị tự đạo, nhiều người trong họ không được chúng ta biết đến. Ngày nay cũng thế, bao nhiêu người trong cuộc sống âm thầm hằng ngày, kết hiệp đau khổ của họ với khổ đau của Đấng chịu đóng đanh, và họ trở thành tông đồ cho một cuộc canh tân đích thực về tinh thần và xã hội”.
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Đêm Canh Thức Vọng Phục Sinh (tiếng Ý)
+ Benedetto XVI
00:38 12/04/2009
San Marco ci racconta nel suo Vangelo che i discepoli, scendendo dal monte della Trasfigurazione, discutevano tra di loro su che cosa volesse dire "risorgere dai morti" (cfr Mc 9, 10). Prima il Signore aveva annunciato loro la sua passione e la risurrezione dopo tre giorni. Pietro aveva protestato contro l’annuncio della morte. Ma ora si domandavano che cosa potesse essere inteso con il termine "risurrezione". Non succede forse la stessa cosa anche a noi? Il Natale, la nascita del Bambino divino ci è in qualche modo immediatamente comprensibile. Possiamo amare il Bambino, possiamo immaginare la notte di Betlemme, la gioia di Maria, la gioia di san Giuseppe e dei pastori e il giubilo degli angeli. Ma risurrezione – che cosa è? Non entra nell’ambito delle nostre esperienze, e così il messaggio spesso rimane, in qualche misura incompreso, una cosa del passato. La Chiesa cerca di condurci alla sua comprensione, traducendo questo avvenimento misterioso nel linguaggio dei simboli nei quali possiamo in qualche modo contemplare questo evento sconvolgente. Nella Veglia Pasquale ci indica il significato di questo giorno soprattutto mediante tre simboli: la luce, l’acqua e il canto nuovo – l’alleluia.
C’è innanzitutto la luce. La creazione di Dio – ne abbiamo appena ascoltato il racconto biblico – comincia con la parola: "Sia la luce!" (Gen 1, 3). Dove c’è la luce, nasce la vita, il caos può trasformarsi in cosmo. Nel messaggio biblico, la luce è l’immagine più immediata di Dio: Egli è interamente Luminosità, Vita, Verità, Luce. Nella Veglia Pasquale, la Chiesa legge il racconto della creazione come profezia. Nella risurrezione si verifica in modo più sublime ciò che questo testo descrive come l’inizio di tutte le cose. Dio dice nuovamente: "Sia la luce!". La risurrezione di Gesù è un’eruzione di luce. La morte è superata, il sepolcro spalancato. Il Risorto stesso è Luce, la Luce del mondo. Con la risurrezione il giorno di Dio entra nelle notti della storia. A partire dalla risurrezione, la luce di Dio si diffonde nel mondo e nella storia. Si fa giorno. Solo questa Luce – Gesù Cristo – è la luce vera, più del fenomeno fisico di luce. Egli è la Luce pura: Dio stesso, che fa nascere una nuova creazione in mezzo a quella antica, trasforma il caos in cosmo.
Cerchiamo di comprendere questo ancora un po’ meglio. Perché Cristo è Luce? Nell’Antico Testamento, la Torah era considerata come la luce proveniente da Dio per il mondo e per gli uomini. Essa separa nella creazione la luce dalle tenebre, cioè il bene dal male. Indica all’uomo la via giusta per vivere veramente. Gli indica il bene, gli mostra la verità e lo conduce verso l’amore, che è il suo contenuto più profondo. Essa è "lampada" per i passi e "luce" sul cammino (cfr Sal 119, 105). I cristiani, poi, sapevano: in Cristo è presente la Torah, la Parola di Dio è presente in Lui come Persona. La Parola di Dio è la vera Luce di cui l’uomo ha bisogno. Questa Parola è presente in Lui, nel Figlio. Il Salmo 19 aveva paragonato la Torah al sole che, sorgendo, manifesta la gloria di Dio visibilmente in tutto il mondo. I cristiani capiscono: sì, nella risurrezione il Figlio di Dio è sorto come Luce sul mondo. Cristo è la grande Luce dalla quale proviene ogni vita. Egli ci fa riconoscere la gloria di Dio da un confine all’altro della terra. Egli ci indica la strada. Egli è il giorno di Dio che ora, crescendo, si diffonde per tutta la terra. Adesso, vivendo con Lui e per Lui, possiamo vivere nella luce.
Nella Veglia Pasquale, la Chiesa rappresenta il mistero di luce del Cristo nel segno del cero pasquale, la cui fiamma è insieme luce e calore. Il simbolismo della luce è connesso con quello del fuoco: luminosità e calore, luminosità ed energia di trasformazione contenuta nel fuoco – verità e amore vanno insieme. Il cero pasquale arde e con ciò si consuma: croce e risurrezione sono inseparabili. Dalla croce, dall’autodonazione del Figlio nasce la luce, viene la vera luminosità nel mondo. Al cero pasquale noi tutti accendiamo le nostre candele, soprattutto quelle dei neobattezzati, ai quali in questo Sacramento la luce di Cristo viene calata nel profondo del cuore. La Chiesa antica ha qualificato il Battesimo come fotismos, come Sacramento dell’illuminazione, come una comunicazione di luce e l’ha collegato inscindibilmente con la risurrezione di Cristo. Nel Battesimo Dio dice al battezzando: "Sia la luce!". Il battezzando viene introdotto entro la luce di Cristo. Cristo divide ora la luce dalle tenebre. In Lui riconosciamo che cosa è vero e che cosa è falso, che cosa è la luminosità e che cosa il buio. Con Lui sorge in noi la luce della verità e cominciamo a capire. Quando una volta Cristo vide la gente che era convenuta per ascoltarlo e aspettava da Lui un orientamento, ne sentì compassione, perché erano come pecore senza pastore (cfr Mc 6, 34). In mezzo alle correnti contrastanti del loro tempo non sapevano dove rivolgersi. Quanta compassione Egli deve sentire anche del nostro tempo – a causa di tutti i grandi discorsi dietro i quali si nasconde in realtà un grande disorientamento. Dove dobbiamo andare? Quali sono i valori, secondo cui possiamo regolarci? I valori secondo cui possiamo educare i giovani, senza dare loro delle norme che forse non resisteranno o esigere delle cose che forse non devono essere loro imposte? Egli è la Luce. La candela battesimale è il simbolo dell’illuminazione che nel Battesimo ci vien donata. Così in quest’ora anche san Paolo ci parla in modo molto immediato. Nella Lettera ai Filippesi dice che, in mezzo a una generazione tortuosa e stravolta, i cristiani dovrebbero risplendere come astri nel mondo (cfr Fil 2, 15). Preghiamo il Signore che il piccolo lume della candela, che Egli ha acceso in noi, la luce delicata della sua parola e del suo amore in mezzo alle confusioni di questo tempo non si spenga in noi, ma diventi sempre più grande e più luminosa. Affinché siamo con Lui persone del giorno, astri per il nostro tempo.
Il secondo simbolo della Veglia Pasquale – la notte del Battesimo – è l’acqua. Essa appare nella Sacra Scrittura, e quindi anche nella struttura interiore del Sacramento del Battesimo, in due significati opposti. C’è da una parte il mare che appare come il potere antagonista della vita sulla terra, come la sua continua minaccia, alla quale Dio, però, ha posto un limite. Per questo l’Apocalisse dice del mondo nuovo di Dio che lì il mare non ci sarà più (cfr 21, 1). È l’elemento della morte. E così diventa la rappresentazione simbolica della morte in croce di Gesù: Cristo è disceso nel mare, nelle acque della morte come Israele nel Mar Rosso. Risorto dalla morte, Egli ci dona la vita. Ciò significa che il Battesimo non è solo un lavacro, ma una nuova nascita: con Cristo quasi discendiamo nel mare della morte, per risalire come creature nuove.
L’altro modo in cui incontriamo l’acqua è come sorgente fresca, che dona la vita, o anche come il grande fiume da cui proviene la vita. Secondo l’ordinamento primitivo della Chiesa, il Battesimo doveva essere amministrato con acqua sorgiva fresca. Senza acqua non c’è vita. Colpisce quale importanza abbiano nella Sacra Scrittura i pozzi. Essi sono luoghi dove scaturisce la vita. Presso il pozzo di Giacobbe, Cristo annuncia alla Samaritana il pozzo nuovo, l’acqua della vita vera. Egli si manifesta a lei come il nuovo Giacobbe, quello definitivo, che apre all’umanità il pozzo che essa attende: quell’acqua che dona la vita che non s’esaurisce mai (cfr Gv 4, 5–15). San Giovanni ci racconta che un soldato con una lancia colpì il fianco di Gesù e che dal fianco aperto – dal suo cuore trafitto – uscì sangue e acqua (cfr Gv 19, 34). La Chiesa antica ne ha visto un simbolo per il Battesimo e l’Eucaristia che derivano dal cuore trafitto di Gesù. Nella morte Gesù è divenuto Egli stesso la sorgente. Il profeta Ezechiele in una visione aveva visto il Tempio nuovo dal quale scaturisce una sorgente che diventa un grande fiume che dona la vita (cfr Ez 47, 1–12) – in una Terra che sempre soffriva la siccità e la mancanza d’acqua, questa era una grande visione di speranza. La cristianità degli inizi capì: in Cristo questa visione si è realizzata. Egli è il vero, il vivente Tempio di Dio. E Lui è la sorgente di acqua viva. Da Lui sgorga il grande fiume che nel Battesimo fruttifica e rinnova il mondo; il grande fiume di acqua viva, il suo Vangelo che rende feconda la terra. In un discorso durante la Festa delle capanne, Gesù ha però profetizzato una cosa ancora più grande: "Chi crede in me … dal suo grembo sgorgheranno fiumi di acqua viva" (Gv 7, 38). Nel Battesimo il Signore fa di noi non solo persone di luce, ma anche sorgenti dalle quali scaturisce acqua viva. Noi tutti conosciamo persone simili che ci lasciano in qualche modo rinfrescati e rinnovati; persone che sono come una fonte di fresca acqua sorgiva. Non dobbiamo necessariamente pensare ai grandi come Agostino, Francesco d’Assisi, Teresa d’Avila, Madre Teresa di Calcutta e così via, persone attraverso le quali veramente fiumi di acqua viva sono entrati nella storia. Grazie a Dio, le troviamo continuamente anche nel nostro quotidiano: persone che sono una sorgente. Certo, conosciamo anche il contrario: persone dalle quali promana un’atmosfera come da uno stagno con acqua stantia o addirittura avvelenata. Chiediamo al Signore, che ci ha donato la grazia del Battesimo, di poter essere sempre sorgenti di acqua pura, fresca, zampillante dalla fonte della sua verità e del suo amore!
Il terzo grande simbolo della Veglia Pasquale è di natura tutta particolare; esso coinvolge l’uomo stesso. È il cantare il canto nuovo – l’alleluia. Quando un uomo sperimenta una grande gioia, non può tenerla per sé. Deve esprimerla, trasmetterla. Ma che cosa succede quando l’uomo viene toccato dalla luce della risurrezione e in questo modo viene a contatto con la Vita stessa, con la Verità e con l’Amore? Di ciò egli non può semplicemente parlare soltanto. Il parlare non basta più. Egli deve cantare. La prima menzione del cantare nella Bibbia, la troviamo dopo la traversata del Mar Rosso. Israele si è sollevato dalla schiavitù. È salito dalle profondità minacciose del mare. È come rinato. Vive ed è libero. La Bibbia descrive la reazione del popolo a questo grande evento del salvamento con la frase: "Il popolo credette nel Signore e in Mosè suo servo" (cfr Ex 14, 31). Ne segue poi la seconda reazione che, con una specie di necessità interiore, emerge dalla prima: "Allora Mosè e gli Israeliti cantarono questo canto al Signore…". Nella Veglia Pasquale, anno per anno, noi cristiani intoniamo dopo la terza lettura questo canto, lo cantiamo come il nostro canto, perché anche noi mediante la potenza di Dio siamo stati tirati fuori dall’acqua e liberati alla vita vera.
Per la storia del canto di Mosè dopo la liberazione di Israele dall’Egitto e dopo la risalita dal Mar Rosso, c’è un parallelismo sorprendente nell’Apocalisse di san Giovanni. Prima dell’inizio degli ultimi sette flagelli imposti alla terra, appare al veggente qualcosa "come un mare di cristallo misto a fuoco; coloro che avevano vinto la bestia, la sua immagine e il numero del suo nome, stavano in piedi sul mare di cristallo. Hanno cetre divine e cantano il canto di Mosè, il servo di Dio, e il canto dell’Agnello…" (Ap 15, 2s). Con questa immagine è descritta la situazione dei discepoli di Gesù Cristo in tutti i tempi, la situazione della Chiesa nella storia di questo mondo. Considerata umanamente, essa è in se stessa contraddittoria. Da una parte, la comunità si trova nell’Esodo, in mezzo al Mar Rosso. In un mare che, paradossalmente, è insieme ghiaccio e fuoco. E non deve forse la Chiesa, per così dire, camminare sempre sul mare, attraverso il fuoco e il freddo? Umanamente parlando, essa dovrebbe affondare. Ma, mentre cammina ancora in mezzo a questo Mar Rosso, essa canta – intona il canto di lode dei giusti: il canto di Mosè e dell’Agnello, in cui s’accordano l’Antica e la Nuova Alleanza. Mentre, tutto sommato, dovrebbe affondare, la Chiesa canta il canto di ringraziamento dei salvati. Essa sta sulle acque di morte della storia e tuttavia è già risorta. Cantando essa si aggrappa alla mano del Signore, che la tiene al di sopra delle acque. Ed essa sa che con ciò è sollevata fuori dalla forza di gravità della morte e del male – una forza dalla quale altrimenti non ci sarebbe via di scampo – sollevata e attirata dentro la nuova forza di gravità di Dio, della verità e dell’amore. Al momento si trova ancora tra i due campi gravitazionali. Ma da quando Cristo è risorto, la gravitazione dell’amore è più forte di quella dell’odio; la forza di gravità della vita è più forte di quella della morte. Non è forse questa veramente la situazione della Chiesa di tutti i tempi? Sempre c’è l’impressione che essa debba affondare, e sempre è già salvata. San Paolo ha illustrato questa situazione con le parole: "Siamo … come moribondi, e invece viviamo", (2 Cor 6, 9). La mano salvifica del Signore ci sorregge, e così possiamo cantare già ora il canto dei salvati, il canto nuovo dei risorti: alleluia! Amen.
C’è innanzitutto la luce. La creazione di Dio – ne abbiamo appena ascoltato il racconto biblico – comincia con la parola: "Sia la luce!" (Gen 1, 3). Dove c’è la luce, nasce la vita, il caos può trasformarsi in cosmo. Nel messaggio biblico, la luce è l’immagine più immediata di Dio: Egli è interamente Luminosità, Vita, Verità, Luce. Nella Veglia Pasquale, la Chiesa legge il racconto della creazione come profezia. Nella risurrezione si verifica in modo più sublime ciò che questo testo descrive come l’inizio di tutte le cose. Dio dice nuovamente: "Sia la luce!". La risurrezione di Gesù è un’eruzione di luce. La morte è superata, il sepolcro spalancato. Il Risorto stesso è Luce, la Luce del mondo. Con la risurrezione il giorno di Dio entra nelle notti della storia. A partire dalla risurrezione, la luce di Dio si diffonde nel mondo e nella storia. Si fa giorno. Solo questa Luce – Gesù Cristo – è la luce vera, più del fenomeno fisico di luce. Egli è la Luce pura: Dio stesso, che fa nascere una nuova creazione in mezzo a quella antica, trasforma il caos in cosmo.
Cerchiamo di comprendere questo ancora un po’ meglio. Perché Cristo è Luce? Nell’Antico Testamento, la Torah era considerata come la luce proveniente da Dio per il mondo e per gli uomini. Essa separa nella creazione la luce dalle tenebre, cioè il bene dal male. Indica all’uomo la via giusta per vivere veramente. Gli indica il bene, gli mostra la verità e lo conduce verso l’amore, che è il suo contenuto più profondo. Essa è "lampada" per i passi e "luce" sul cammino (cfr Sal 119, 105). I cristiani, poi, sapevano: in Cristo è presente la Torah, la Parola di Dio è presente in Lui come Persona. La Parola di Dio è la vera Luce di cui l’uomo ha bisogno. Questa Parola è presente in Lui, nel Figlio. Il Salmo 19 aveva paragonato la Torah al sole che, sorgendo, manifesta la gloria di Dio visibilmente in tutto il mondo. I cristiani capiscono: sì, nella risurrezione il Figlio di Dio è sorto come Luce sul mondo. Cristo è la grande Luce dalla quale proviene ogni vita. Egli ci fa riconoscere la gloria di Dio da un confine all’altro della terra. Egli ci indica la strada. Egli è il giorno di Dio che ora, crescendo, si diffonde per tutta la terra. Adesso, vivendo con Lui e per Lui, possiamo vivere nella luce.
Nella Veglia Pasquale, la Chiesa rappresenta il mistero di luce del Cristo nel segno del cero pasquale, la cui fiamma è insieme luce e calore. Il simbolismo della luce è connesso con quello del fuoco: luminosità e calore, luminosità ed energia di trasformazione contenuta nel fuoco – verità e amore vanno insieme. Il cero pasquale arde e con ciò si consuma: croce e risurrezione sono inseparabili. Dalla croce, dall’autodonazione del Figlio nasce la luce, viene la vera luminosità nel mondo. Al cero pasquale noi tutti accendiamo le nostre candele, soprattutto quelle dei neobattezzati, ai quali in questo Sacramento la luce di Cristo viene calata nel profondo del cuore. La Chiesa antica ha qualificato il Battesimo come fotismos, come Sacramento dell’illuminazione, come una comunicazione di luce e l’ha collegato inscindibilmente con la risurrezione di Cristo. Nel Battesimo Dio dice al battezzando: "Sia la luce!". Il battezzando viene introdotto entro la luce di Cristo. Cristo divide ora la luce dalle tenebre. In Lui riconosciamo che cosa è vero e che cosa è falso, che cosa è la luminosità e che cosa il buio. Con Lui sorge in noi la luce della verità e cominciamo a capire. Quando una volta Cristo vide la gente che era convenuta per ascoltarlo e aspettava da Lui un orientamento, ne sentì compassione, perché erano come pecore senza pastore (cfr Mc 6, 34). In mezzo alle correnti contrastanti del loro tempo non sapevano dove rivolgersi. Quanta compassione Egli deve sentire anche del nostro tempo – a causa di tutti i grandi discorsi dietro i quali si nasconde in realtà un grande disorientamento. Dove dobbiamo andare? Quali sono i valori, secondo cui possiamo regolarci? I valori secondo cui possiamo educare i giovani, senza dare loro delle norme che forse non resisteranno o esigere delle cose che forse non devono essere loro imposte? Egli è la Luce. La candela battesimale è il simbolo dell’illuminazione che nel Battesimo ci vien donata. Così in quest’ora anche san Paolo ci parla in modo molto immediato. Nella Lettera ai Filippesi dice che, in mezzo a una generazione tortuosa e stravolta, i cristiani dovrebbero risplendere come astri nel mondo (cfr Fil 2, 15). Preghiamo il Signore che il piccolo lume della candela, che Egli ha acceso in noi, la luce delicata della sua parola e del suo amore in mezzo alle confusioni di questo tempo non si spenga in noi, ma diventi sempre più grande e più luminosa. Affinché siamo con Lui persone del giorno, astri per il nostro tempo.
Il secondo simbolo della Veglia Pasquale – la notte del Battesimo – è l’acqua. Essa appare nella Sacra Scrittura, e quindi anche nella struttura interiore del Sacramento del Battesimo, in due significati opposti. C’è da una parte il mare che appare come il potere antagonista della vita sulla terra, come la sua continua minaccia, alla quale Dio, però, ha posto un limite. Per questo l’Apocalisse dice del mondo nuovo di Dio che lì il mare non ci sarà più (cfr 21, 1). È l’elemento della morte. E così diventa la rappresentazione simbolica della morte in croce di Gesù: Cristo è disceso nel mare, nelle acque della morte come Israele nel Mar Rosso. Risorto dalla morte, Egli ci dona la vita. Ciò significa che il Battesimo non è solo un lavacro, ma una nuova nascita: con Cristo quasi discendiamo nel mare della morte, per risalire come creature nuove.
L’altro modo in cui incontriamo l’acqua è come sorgente fresca, che dona la vita, o anche come il grande fiume da cui proviene la vita. Secondo l’ordinamento primitivo della Chiesa, il Battesimo doveva essere amministrato con acqua sorgiva fresca. Senza acqua non c’è vita. Colpisce quale importanza abbiano nella Sacra Scrittura i pozzi. Essi sono luoghi dove scaturisce la vita. Presso il pozzo di Giacobbe, Cristo annuncia alla Samaritana il pozzo nuovo, l’acqua della vita vera. Egli si manifesta a lei come il nuovo Giacobbe, quello definitivo, che apre all’umanità il pozzo che essa attende: quell’acqua che dona la vita che non s’esaurisce mai (cfr Gv 4, 5–15). San Giovanni ci racconta che un soldato con una lancia colpì il fianco di Gesù e che dal fianco aperto – dal suo cuore trafitto – uscì sangue e acqua (cfr Gv 19, 34). La Chiesa antica ne ha visto un simbolo per il Battesimo e l’Eucaristia che derivano dal cuore trafitto di Gesù. Nella morte Gesù è divenuto Egli stesso la sorgente. Il profeta Ezechiele in una visione aveva visto il Tempio nuovo dal quale scaturisce una sorgente che diventa un grande fiume che dona la vita (cfr Ez 47, 1–12) – in una Terra che sempre soffriva la siccità e la mancanza d’acqua, questa era una grande visione di speranza. La cristianità degli inizi capì: in Cristo questa visione si è realizzata. Egli è il vero, il vivente Tempio di Dio. E Lui è la sorgente di acqua viva. Da Lui sgorga il grande fiume che nel Battesimo fruttifica e rinnova il mondo; il grande fiume di acqua viva, il suo Vangelo che rende feconda la terra. In un discorso durante la Festa delle capanne, Gesù ha però profetizzato una cosa ancora più grande: "Chi crede in me … dal suo grembo sgorgheranno fiumi di acqua viva" (Gv 7, 38). Nel Battesimo il Signore fa di noi non solo persone di luce, ma anche sorgenti dalle quali scaturisce acqua viva. Noi tutti conosciamo persone simili che ci lasciano in qualche modo rinfrescati e rinnovati; persone che sono come una fonte di fresca acqua sorgiva. Non dobbiamo necessariamente pensare ai grandi come Agostino, Francesco d’Assisi, Teresa d’Avila, Madre Teresa di Calcutta e così via, persone attraverso le quali veramente fiumi di acqua viva sono entrati nella storia. Grazie a Dio, le troviamo continuamente anche nel nostro quotidiano: persone che sono una sorgente. Certo, conosciamo anche il contrario: persone dalle quali promana un’atmosfera come da uno stagno con acqua stantia o addirittura avvelenata. Chiediamo al Signore, che ci ha donato la grazia del Battesimo, di poter essere sempre sorgenti di acqua pura, fresca, zampillante dalla fonte della sua verità e del suo amore!
Il terzo grande simbolo della Veglia Pasquale è di natura tutta particolare; esso coinvolge l’uomo stesso. È il cantare il canto nuovo – l’alleluia. Quando un uomo sperimenta una grande gioia, non può tenerla per sé. Deve esprimerla, trasmetterla. Ma che cosa succede quando l’uomo viene toccato dalla luce della risurrezione e in questo modo viene a contatto con la Vita stessa, con la Verità e con l’Amore? Di ciò egli non può semplicemente parlare soltanto. Il parlare non basta più. Egli deve cantare. La prima menzione del cantare nella Bibbia, la troviamo dopo la traversata del Mar Rosso. Israele si è sollevato dalla schiavitù. È salito dalle profondità minacciose del mare. È come rinato. Vive ed è libero. La Bibbia descrive la reazione del popolo a questo grande evento del salvamento con la frase: "Il popolo credette nel Signore e in Mosè suo servo" (cfr Ex 14, 31). Ne segue poi la seconda reazione che, con una specie di necessità interiore, emerge dalla prima: "Allora Mosè e gli Israeliti cantarono questo canto al Signore…". Nella Veglia Pasquale, anno per anno, noi cristiani intoniamo dopo la terza lettura questo canto, lo cantiamo come il nostro canto, perché anche noi mediante la potenza di Dio siamo stati tirati fuori dall’acqua e liberati alla vita vera.
Per la storia del canto di Mosè dopo la liberazione di Israele dall’Egitto e dopo la risalita dal Mar Rosso, c’è un parallelismo sorprendente nell’Apocalisse di san Giovanni. Prima dell’inizio degli ultimi sette flagelli imposti alla terra, appare al veggente qualcosa "come un mare di cristallo misto a fuoco; coloro che avevano vinto la bestia, la sua immagine e il numero del suo nome, stavano in piedi sul mare di cristallo. Hanno cetre divine e cantano il canto di Mosè, il servo di Dio, e il canto dell’Agnello…" (Ap 15, 2s). Con questa immagine è descritta la situazione dei discepoli di Gesù Cristo in tutti i tempi, la situazione della Chiesa nella storia di questo mondo. Considerata umanamente, essa è in se stessa contraddittoria. Da una parte, la comunità si trova nell’Esodo, in mezzo al Mar Rosso. In un mare che, paradossalmente, è insieme ghiaccio e fuoco. E non deve forse la Chiesa, per così dire, camminare sempre sul mare, attraverso il fuoco e il freddo? Umanamente parlando, essa dovrebbe affondare. Ma, mentre cammina ancora in mezzo a questo Mar Rosso, essa canta – intona il canto di lode dei giusti: il canto di Mosè e dell’Agnello, in cui s’accordano l’Antica e la Nuova Alleanza. Mentre, tutto sommato, dovrebbe affondare, la Chiesa canta il canto di ringraziamento dei salvati. Essa sta sulle acque di morte della storia e tuttavia è già risorta. Cantando essa si aggrappa alla mano del Signore, che la tiene al di sopra delle acque. Ed essa sa che con ciò è sollevata fuori dalla forza di gravità della morte e del male – una forza dalla quale altrimenti non ci sarebbe via di scampo – sollevata e attirata dentro la nuova forza di gravità di Dio, della verità e dell’amore. Al momento si trova ancora tra i due campi gravitazionali. Ma da quando Cristo è risorto, la gravitazione dell’amore è più forte di quella dell’odio; la forza di gravità della vita è più forte di quella della morte. Non è forse questa veramente la situazione della Chiesa di tutti i tempi? Sempre c’è l’impressione che essa debba affondare, e sempre è già salvata. San Paolo ha illustrato questa situazione con le parole: "Siamo … come moribondi, e invece viviamo", (2 Cor 6, 9). La mano salvifica del Signore ci sorregge, e così possiamo cantare già ora il canto dei salvati, il canto nuovo dei risorti: alleluia! Amen.
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Đêm Canh Thức Vọng Phục Sinh (tiếng Anh)
+ Pope Benedict XVI
00:41 12/04/2009
Dear Brothers and Sisters,
Saint Mark tells us in his Gospel that as the disciples came down from the Mount of the Transfiguration, they were discussing among themselves what "rising from the dead" could mean (cf. Mk 9:10). A little earlier, the Lord had foretold his passion and his resurrection after three days. Peter had protested against this prediction of death. But now, they were wondering what could be meant by the word "resurrection". Could it be that we find ourselves in a similar situation? Christmas, the birth of the divine Infant, we can somehow immediately comprehend. We can love the child, we can imagine that night in Bethlehem, Mary’s joy, the joy of Saint Joseph and the shepherds, the exultation of the angels. But what is resurrection? It does not form part of our experience, and so the message often remains to some degree beyond our understanding, a thing of the past. The Church tries to help us understand it, by expressing this mysterious event in the language of symbols in which we can somehow contemplate this astonishing event. During the Easter Vigil, the Church points out the significance of this day principally through three symbols: light, water, and the new song – the Alleluia.
First of all, there is light. God’s creation – which has just been proclaimed to us in the Biblical narrative – begins with the command: "Let there be light!" (Gen 1:3). Where there is light, life is born, chaos can be transformed into cosmos. In the Biblical message, light is the most immediate image of God: He is total Radiance, Life, Truth, Light.
During the Easter Vigil, the Church reads the account of creation as a prophecy. In the resurrection, we see the most sublime fulfillment of what this text describes as the beginning of all things. God says once again: "Let there be light!" The resurrection of Jesus is an eruption of light. Death is conquered, the tomb is thrown open. The Risen One himself is Light, the Light of the world. With the resurrection, the Lord’s day enters the nights of history. Beginning with the resurrection, God’s light spreads throughout the world and throughout history. Day dawns. This Light alone – Jesus Christ – is the true light, something more than the physical phenomenon of light. He is pure Light: God himself, who causes a new creation to be born in the midst of the old, transforming chaos into cosmos.
Let us try to understand this a little better. Why is Christ Light? In the Old Testament, the Torah was considered to be like the light coming from God for the world and for humanity. The Torah separates light from darkness within creation, that is to say, good from evil. It points out to humanity the right path to true life. It points out the good, it demonstrates the truth and it leads us towards love, which is the deepest meaning contained in the Torah. It is a "lamp" for our steps and a "light" for our path (cf. Ps 119:105). Christians, then, knew that in Christ, the Torah is present, the Word of God is present in him as Person. The Word of God is the true light that humanity needs. This Word is present in him, in the Son. Psalm 19 had compared the Torah to the sun which manifests God’s glory as it rises, for all the world to see. Christians understand: yes indeed, in the resurrection, the Son of God has emerged as the Light of the world. Christ is the great Light from which all life originates. He enables us to recognize the glory of God from one end of the earth to the other. He points out our path. He is the Lord’s day which, as it grows, is gradually spreading throughout the earth. Now, living with him and for him, we can live in the light.
At the Easter Vigil, the Church represents the mystery of the light of Christ in the sign of the Paschal candle, whose flame is both light and heat. The symbolism of light is connected with that of fire: radiance and heat, radiance and the transforming energy contained in the fire – truth and love go together. The Paschal candle burns, and is thereby consumed: Cross and resurrection are inseparable. From the Cross, from the Son’s self-giving, light is born, true radiance comes into the world. From the Paschal candle we all light our own candles, especially the newly baptized, for whom the light of Christ enters deeply into their hearts in this Sacrament. The early Church described Baptism as “fotismos,” as the Sacrament of illumination, as a communication of light, and linked it inseparably with the resurrection of Christ. In Baptism, God says to the candidate: "Let there be light!" The candidate is brought into the light of Christ. Christ now divides the light from the darkness. In him we recognize what is true and what is false, what is radiance and what is darkness. With him, there wells up within us the light of truth, and we begin to understand. On one occasion when Christ looked upon the people who had come to listen to him, seeking some guidance from him, he felt compassion for them, because they were like sheep without a shepherd (cf. Mk 6:34). Amid the contradictory messages of that time, they did not know which way to turn. What great compassion he must feel in our own time too – on account of all the endless talk that people hide behind, while in reality they are totally confused. Where must we go? What are the values by which we can order our lives? The values by which we can educate our young, without giving them norms they may be unable to resist, or demanding of them things that perhaps should not be imposed upon them? He is the Light. The baptismal candle is the symbol of enlightenment that is given to us in Baptism. Thus at this hour, Saint Paul speaks to us with great immediacy. In the Letter to the Philippians, he says that, in the midst of a crooked and perverse generation, Christians should shine as lights in the world (cf. Phil 2:15). Let us pray to the Lord that the fragile flame of the candle he has lit in us, the delicate light of his word and his love amid the confusions of this age, will not be extinguished in us, but will become ever stronger and brighter, so that we, with him, can be people of the day, bright stars lighting up our time.
The second symbol of the Easter Vigil – the night of Baptism – is water. It appears in Sacred Scripture, and hence also in the inner structure of the Sacrament of Baptism, with two opposed meanings. On the one hand there is the sea, which appears as a force antagonistic to life on earth, continually threatening it; yet God has placed a limit upon it. Hence the book of Revelation says that in God’s new world, the sea will be no more (cf. 21:1). It is the element of death. And so it becomes the symbolic representation of Jesus’ death on the Cross: Christ descended into the sea, into the waters of death, as Israel did into the Red Sea. Having risen from death, he gives us life. This means that Baptism is not only a cleansing, but a new birth: with Christ we, as it were, descend into the sea of death, so as to rise up again as new creatures.
The other way in which we encounter water is in the form of the fresh spring that gives life, or the great river from which life comes forth. According to the earliest practice of the Church, Baptism had to be administered with water from a fresh spring. Without water there is no life. It is striking how much importance is attached to wells in Sacred Scripture. They are places from which life rises forth. Beside Jacob’s well, Christ spoke to the Samaritan woman of the new well, the water of true life. He reveals himself to her as the new, definitive Jacob, who opens up for humanity the well that is awaited: the inexhaustible source of life-giving water (cf. Jn 4:5-15). Saint John tells us that a soldier with a lance struck the side of Jesus, and from his open side – from his pierced heart – there came out blood and water (cf. Jn 19:34). The early Church saw in this a symbol of Baptism and Eucharist flowing from the pierced heart of Jesus. In his death, Jesus himself became the spring. The prophet Ezekiel saw a vision of the new Temple from which a spring issues forth that becomes a great life-giving river (cf. Ezek 47:1-12). In a land which constantly suffered from drought and water shortage, this was a great vision of hope. Nascent Christianity understood: in Christ, this vision was fulfilled. He is the true, living Temple of God. He is the spring of living water. From him, the great river pours forth, which in Baptism renews the world and makes it fruitful; the great river of living water, his Gospel which makes the earth fertile. In a discourse during the Feast of Tabernacles, though, Jesus prophesied something still greater: "Whoever believes in me … out of his heart shall flow rivers of living water" (Jn 7:38). In Baptism, the Lord makes us not only persons of light, but also sources from which living water bursts forth. We all know people like that, who leave us somehow refreshed and renewed; people who are like a fountain of fresh spring water. We do not necessarily have to think of great saints like Augustine, Francis of Assisi, Teresa of Avila, Mother Teresa of Calcutta and so on, people through whom rivers of living water truly entered into human history. Thanks be to God, we find them constantly even in our daily lives: people who are like a spring. Certainly, we also know the opposite: people who spread around themselves an atmosphere like a stagnant pool of stale, or even poisoned water. Let us ask the Lord, who has given us the grace of Baptism, for the gift always to be sources of pure, fresh water, bubbling up from the fountain of his truth and his love!
The third great symbol of the Easter Vigil is something rather different; it has to do with man himself. It is the singing of the new song – the alleluia. When a person experiences great joy, he cannot keep it to himself. He has to express it, to pass it on. But what happens when a person is touched by the light of the resurrection, and thus comes into contact with Life itself, with Truth and Love? He cannot merely speak about it. Speech is no longer adequate. He has to sing. The first reference to singing in the Bible comes after the crossing of the Red Sea. Israel has risen out of slavery. It has climbed up from the threatening depths of the sea. It is as it were reborn. It lives and it is free. The Bible describes the people’s reaction to this great event of salvation with the verse: "The people … believed in the Lord and in Moses his servant" (Ex 14:31). Then comes the second reaction which, with a kind of inner necessity, follows from the first one: "Then Moses and the Israelites sang this song to the Lord …" At the Easter Vigil, year after year, we Christians intone this song after the third reading, we sing it as our song, because we too, through God’s power, have been drawn forth from the water and liberated for true life.
There is a surprising parallel to the story of Moses’ song after Israel’s liberation from Egypt upon emerging from the Red Sea, namely in the Book of Revelation of Saint John. Before the beginning of the seven last plagues imposed upon the earth, the seer has a vision of something "like a sea of glass mingled with fire; and those who had conquered the beast and its image and the number of its name, standing beside the sea of glass with harps of God in their hands. And they sing the song of Moses, the servant of God, and the song of the Lamb …" (Rev 15:2f.). This image describes the situation of the disciples of Jesus Christ in every age, the situation of the Church in the history of this world.
Humanly speaking, it is self-contradictory. On the one hand, the community is located at the Exodus, in the midst of the Red Sea, in a sea which is paradoxically ice and fire at the same time. And must not the Church, so to speak, always walk on the sea, through the fire and the cold? Humanly speaking, she ought to sink. But while she is still walking in the midst of this Red Sea, she sings – she intones the song of praise of the just: the song of Moses and of the Lamb, in which the Old and New Covenants blend into harmony. While, strictly speaking, she ought to be sinking, the Church sings the song of thanksgiving of the saved. She is standing on history’s waters of death and yet she has already risen. Singing, she grasps at the Lord’s hand, which holds her above the waters. And she knows that she is thereby raised outside the force of gravity of death and evil – a force from which otherwise there would be no way of escape – raised and drawn into the new gravitational force of God, of truth and of love. At present she is still between the two gravitational fields. But once Christ is risen, the gravitational pull of love is stronger than that of hatred; the force of gravity of life is stronger than that of death. Perhaps this is actually the situation of the Church in every age? It always seems as if she ought to be sinking, and yet she is always already saved. Saint Paul illustrated this situation with the words: "We are as dying, and behold we live" (2 Cor 6:9). The Lord’s saving hand holds us up, and thus we can already sing the song of the saved, the new song of the risen ones: alleluia! Amen.
Saint Mark tells us in his Gospel that as the disciples came down from the Mount of the Transfiguration, they were discussing among themselves what "rising from the dead" could mean (cf. Mk 9:10). A little earlier, the Lord had foretold his passion and his resurrection after three days. Peter had protested against this prediction of death. But now, they were wondering what could be meant by the word "resurrection". Could it be that we find ourselves in a similar situation? Christmas, the birth of the divine Infant, we can somehow immediately comprehend. We can love the child, we can imagine that night in Bethlehem, Mary’s joy, the joy of Saint Joseph and the shepherds, the exultation of the angels. But what is resurrection? It does not form part of our experience, and so the message often remains to some degree beyond our understanding, a thing of the past. The Church tries to help us understand it, by expressing this mysterious event in the language of symbols in which we can somehow contemplate this astonishing event. During the Easter Vigil, the Church points out the significance of this day principally through three symbols: light, water, and the new song – the Alleluia.
First of all, there is light. God’s creation – which has just been proclaimed to us in the Biblical narrative – begins with the command: "Let there be light!" (Gen 1:3). Where there is light, life is born, chaos can be transformed into cosmos. In the Biblical message, light is the most immediate image of God: He is total Radiance, Life, Truth, Light.
During the Easter Vigil, the Church reads the account of creation as a prophecy. In the resurrection, we see the most sublime fulfillment of what this text describes as the beginning of all things. God says once again: "Let there be light!" The resurrection of Jesus is an eruption of light. Death is conquered, the tomb is thrown open. The Risen One himself is Light, the Light of the world. With the resurrection, the Lord’s day enters the nights of history. Beginning with the resurrection, God’s light spreads throughout the world and throughout history. Day dawns. This Light alone – Jesus Christ – is the true light, something more than the physical phenomenon of light. He is pure Light: God himself, who causes a new creation to be born in the midst of the old, transforming chaos into cosmos.
Let us try to understand this a little better. Why is Christ Light? In the Old Testament, the Torah was considered to be like the light coming from God for the world and for humanity. The Torah separates light from darkness within creation, that is to say, good from evil. It points out to humanity the right path to true life. It points out the good, it demonstrates the truth and it leads us towards love, which is the deepest meaning contained in the Torah. It is a "lamp" for our steps and a "light" for our path (cf. Ps 119:105). Christians, then, knew that in Christ, the Torah is present, the Word of God is present in him as Person. The Word of God is the true light that humanity needs. This Word is present in him, in the Son. Psalm 19 had compared the Torah to the sun which manifests God’s glory as it rises, for all the world to see. Christians understand: yes indeed, in the resurrection, the Son of God has emerged as the Light of the world. Christ is the great Light from which all life originates. He enables us to recognize the glory of God from one end of the earth to the other. He points out our path. He is the Lord’s day which, as it grows, is gradually spreading throughout the earth. Now, living with him and for him, we can live in the light.
At the Easter Vigil, the Church represents the mystery of the light of Christ in the sign of the Paschal candle, whose flame is both light and heat. The symbolism of light is connected with that of fire: radiance and heat, radiance and the transforming energy contained in the fire – truth and love go together. The Paschal candle burns, and is thereby consumed: Cross and resurrection are inseparable. From the Cross, from the Son’s self-giving, light is born, true radiance comes into the world. From the Paschal candle we all light our own candles, especially the newly baptized, for whom the light of Christ enters deeply into their hearts in this Sacrament. The early Church described Baptism as “fotismos,” as the Sacrament of illumination, as a communication of light, and linked it inseparably with the resurrection of Christ. In Baptism, God says to the candidate: "Let there be light!" The candidate is brought into the light of Christ. Christ now divides the light from the darkness. In him we recognize what is true and what is false, what is radiance and what is darkness. With him, there wells up within us the light of truth, and we begin to understand. On one occasion when Christ looked upon the people who had come to listen to him, seeking some guidance from him, he felt compassion for them, because they were like sheep without a shepherd (cf. Mk 6:34). Amid the contradictory messages of that time, they did not know which way to turn. What great compassion he must feel in our own time too – on account of all the endless talk that people hide behind, while in reality they are totally confused. Where must we go? What are the values by which we can order our lives? The values by which we can educate our young, without giving them norms they may be unable to resist, or demanding of them things that perhaps should not be imposed upon them? He is the Light. The baptismal candle is the symbol of enlightenment that is given to us in Baptism. Thus at this hour, Saint Paul speaks to us with great immediacy. In the Letter to the Philippians, he says that, in the midst of a crooked and perverse generation, Christians should shine as lights in the world (cf. Phil 2:15). Let us pray to the Lord that the fragile flame of the candle he has lit in us, the delicate light of his word and his love amid the confusions of this age, will not be extinguished in us, but will become ever stronger and brighter, so that we, with him, can be people of the day, bright stars lighting up our time.
The second symbol of the Easter Vigil – the night of Baptism – is water. It appears in Sacred Scripture, and hence also in the inner structure of the Sacrament of Baptism, with two opposed meanings. On the one hand there is the sea, which appears as a force antagonistic to life on earth, continually threatening it; yet God has placed a limit upon it. Hence the book of Revelation says that in God’s new world, the sea will be no more (cf. 21:1). It is the element of death. And so it becomes the symbolic representation of Jesus’ death on the Cross: Christ descended into the sea, into the waters of death, as Israel did into the Red Sea. Having risen from death, he gives us life. This means that Baptism is not only a cleansing, but a new birth: with Christ we, as it were, descend into the sea of death, so as to rise up again as new creatures.
The other way in which we encounter water is in the form of the fresh spring that gives life, or the great river from which life comes forth. According to the earliest practice of the Church, Baptism had to be administered with water from a fresh spring. Without water there is no life. It is striking how much importance is attached to wells in Sacred Scripture. They are places from which life rises forth. Beside Jacob’s well, Christ spoke to the Samaritan woman of the new well, the water of true life. He reveals himself to her as the new, definitive Jacob, who opens up for humanity the well that is awaited: the inexhaustible source of life-giving water (cf. Jn 4:5-15). Saint John tells us that a soldier with a lance struck the side of Jesus, and from his open side – from his pierced heart – there came out blood and water (cf. Jn 19:34). The early Church saw in this a symbol of Baptism and Eucharist flowing from the pierced heart of Jesus. In his death, Jesus himself became the spring. The prophet Ezekiel saw a vision of the new Temple from which a spring issues forth that becomes a great life-giving river (cf. Ezek 47:1-12). In a land which constantly suffered from drought and water shortage, this was a great vision of hope. Nascent Christianity understood: in Christ, this vision was fulfilled. He is the true, living Temple of God. He is the spring of living water. From him, the great river pours forth, which in Baptism renews the world and makes it fruitful; the great river of living water, his Gospel which makes the earth fertile. In a discourse during the Feast of Tabernacles, though, Jesus prophesied something still greater: "Whoever believes in me … out of his heart shall flow rivers of living water" (Jn 7:38). In Baptism, the Lord makes us not only persons of light, but also sources from which living water bursts forth. We all know people like that, who leave us somehow refreshed and renewed; people who are like a fountain of fresh spring water. We do not necessarily have to think of great saints like Augustine, Francis of Assisi, Teresa of Avila, Mother Teresa of Calcutta and so on, people through whom rivers of living water truly entered into human history. Thanks be to God, we find them constantly even in our daily lives: people who are like a spring. Certainly, we also know the opposite: people who spread around themselves an atmosphere like a stagnant pool of stale, or even poisoned water. Let us ask the Lord, who has given us the grace of Baptism, for the gift always to be sources of pure, fresh water, bubbling up from the fountain of his truth and his love!
The third great symbol of the Easter Vigil is something rather different; it has to do with man himself. It is the singing of the new song – the alleluia. When a person experiences great joy, he cannot keep it to himself. He has to express it, to pass it on. But what happens when a person is touched by the light of the resurrection, and thus comes into contact with Life itself, with Truth and Love? He cannot merely speak about it. Speech is no longer adequate. He has to sing. The first reference to singing in the Bible comes after the crossing of the Red Sea. Israel has risen out of slavery. It has climbed up from the threatening depths of the sea. It is as it were reborn. It lives and it is free. The Bible describes the people’s reaction to this great event of salvation with the verse: "The people … believed in the Lord and in Moses his servant" (Ex 14:31). Then comes the second reaction which, with a kind of inner necessity, follows from the first one: "Then Moses and the Israelites sang this song to the Lord …" At the Easter Vigil, year after year, we Christians intone this song after the third reading, we sing it as our song, because we too, through God’s power, have been drawn forth from the water and liberated for true life.
There is a surprising parallel to the story of Moses’ song after Israel’s liberation from Egypt upon emerging from the Red Sea, namely in the Book of Revelation of Saint John. Before the beginning of the seven last plagues imposed upon the earth, the seer has a vision of something "like a sea of glass mingled with fire; and those who had conquered the beast and its image and the number of its name, standing beside the sea of glass with harps of God in their hands. And they sing the song of Moses, the servant of God, and the song of the Lamb …" (Rev 15:2f.). This image describes the situation of the disciples of Jesus Christ in every age, the situation of the Church in the history of this world.
Humanly speaking, it is self-contradictory. On the one hand, the community is located at the Exodus, in the midst of the Red Sea, in a sea which is paradoxically ice and fire at the same time. And must not the Church, so to speak, always walk on the sea, through the fire and the cold? Humanly speaking, she ought to sink. But while she is still walking in the midst of this Red Sea, she sings – she intones the song of praise of the just: the song of Moses and of the Lamb, in which the Old and New Covenants blend into harmony. While, strictly speaking, she ought to be sinking, the Church sings the song of thanksgiving of the saved. She is standing on history’s waters of death and yet she has already risen. Singing, she grasps at the Lord’s hand, which holds her above the waters. And she knows that she is thereby raised outside the force of gravity of death and evil – a force from which otherwise there would be no way of escape – raised and drawn into the new gravitational force of God, of truth and of love. At present she is still between the two gravitational fields. But once Christ is risen, the gravitational pull of love is stronger than that of hatred; the force of gravity of life is stronger than that of death. Perhaps this is actually the situation of the Church in every age? It always seems as if she ought to be sinking, and yet she is always already saved. Saint Paul illustrated this situation with the words: "We are as dying, and behold we live" (2 Cor 6:9). The Lord’s saving hand holds us up, and thus we can already sing the song of the saved, the new song of the risen ones: alleluia! Amen.
Tản mản mùa Phục Sinh
Nguyễn Kim Ngân
04:34 12/04/2009
1) Thượng Đỉnh G20
Cả thế giới trong những ngày đầu tháng 4 vừa qua đều hướng về hội nghị thượng đỉnh nhóm họp tại Luân Đôn vào ngày 2 và 3 tháng 4, 2009. Tuy nhiên, điều người ta chú ý nhiều nhất hình như không phải là kết quả mà hội nghị này đem lại, bởi vì, theo phân tích của Jennifer Loven, thông tín viên Tòa Bạch Ốc, thì tất cả đều phải chờ xem (xem Analysis: Obama’s trip: Big cheers, some results—http://news.yahoo.com, 4/4/09).
Điều người ta chú ý nhất có lẽ là Tân Tổng Thống (TT) Hoa Kỳ và Phu Nhân trong lần họp thượng đỉnh đầu tiên, chỉ sau 70 ngày nhận nhiệm vụ. Cứ y như là người ta đổ xô đi xem một trận cầu quốc tế trong đó có một ngôi sao vừa xuất hiện, hứa hẹn nhiều pha hào hứng. Như vậy phải đi xem chân cẳng chàng ra sao. Thực ra, lịch làm việc của TT thật dầy đặc: đi qua năm quốc gia, dự ba cuộc họp thượng đỉnh, gặp gỡ riêng với ít là 17 vị nguyên thủ quốc gia khác, một buổi tiếp kiến Nữ Hoàng Anh tại Điện Buckingham, có ít nhật là bẩy cuộc họp báo, ba bài diễn văn chính thức, hai buổi vấn-đáp dành cho các khách ngoại quốc, và ba bữa ăn tối chính thức. Người ta đón tiếp chàng và phu nhân rất long trọng theo đúng lể nghi và thủ tục ngoại giao. Dù có lạnh lùng như Nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel, hay có hơi tỏ ra thù nghịch như TT Nga Dmitry Medvedev, người ta cũng vẫn say sưa chiêm ngưỡng thán phục tư cách lãnh đạo của chàng trẻ tuổi tài cao, đến độ như Thủ Tướng Anh Gordon Brown cũng đã phải thốt lên một cách rất là ‘hồ hởi’ rằng bẩy mươi ngày đầu trong cương vị TT của chàng đã làm thay đổi cả nước Mỹ cũng như đã làm đổi thay mối quan hệ của Mỹ đối với thế giới—mối quan hệ lạnh nhạt mà vị tiền nhiệm của chàng đã gây ra, ít là một số người bảo thế. Với cung cách mới mẻ và thu hút ấy, có lạ gì nếu chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, chàng đã được Chủ Tịch Hà Cẩm Đào mời, và đã nhận lời, đi thăm Trung Quốc. Ý nghĩa hơn nữa là chàng và TT Pháp Sarkozy đã đồng ý sánh bước bên nhau trên vùng bờ biển Normandie, nhân kỷ niệm ngày chữ Đ lịch sử năm xưa vào mùng 6 tháng 6 sắp đến.
Các vị nguyên thủ quốc gia thì còn như thế, huống chi là các phó thường dân. Người ta đuổi theo đoàn xe của chàng, cố lách đám đông để làm sao bắt cho được tay chàng cho hả dạ, cũng như—và nhất là—để ngắm nàng Michelle cho đã ‘con mắt trần gian’ (nói gì thì nói, người ta rất muốn biết tủ quần áo nàng mang theo bao gồm những thứ gì). Người ta kháo láo rằng, vì trong cuộc tiếp kiến nữ hoàng Anh, Michelle khoác một chiếc áo len trị giá 300 đô, hiệu J. Crew, cho nên chỉ trong vài ba tiếng đồng hồ sau đó, mặt hàng áo len hiệu J. Crew đã hoàn toàn biến mất trên thị trường, kể cả thị trường trên mạng. Thật là ‘hot’ hết cỡ. Lene Gade, một chàng gõ đầu trẻ tại Copenhagen, khi thấy Obama, đã buột miệng thốt lên như điên như sảng: “Bất kỳ ai, chỉ trừ cái lão Bush ra, cũng đều tốt hơn cả. Obama thật là cởi mở; chàng đã mang cái vẻ thân thiện của Hoa Kỳ trở lại với toàn thể thế giới.”
Nghe chuyện của chàng và nàng mà thấy mát…lây thấu cả ruột gan. Nhưng điều ít người biết đến, hay để ý đến, chính là, chỉ vài ngày trước cuộc họp G20, Thủ Tướng Anh Gordon Brown đã đến tiếp kiến Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Bênêđictô XVI vừa trở về Vaticăng sau chuyến công du Phi Châu của ngài. Chính trong dịp này, sau khi gửi lời chào mừng và đề cao mục tiêu cao cả của cuộc họp thượng đỉnh, qua Thủ Tướng Anh, với tư cách chủ nhà, ĐGH đã lên tiếng nhấn mạnh và như nhắn gửi đến hội nghị rằng: “Các cuộc khủng hoảng tài chánh đều khơi nguồn—một phần nào là do sự suy đồi đạo đức—khi những ai làm việc trong lãnh vực kinh tế mất đi niềm tin vào các phương cách vận dụng cũng như vào các hệ thống tài chánh". Ngài nói: “Tài chánh, thương mại, và các hệ thống sản xuất đều do con người tạo ra, mà nếu biến thành đối tượng của niềm tin mù quáng, thì chúng sẽ bị hư hoại ngay tự bên trong. Nền tảng chân thực và vững chắc của chúng phải là niềm tin vào nhân vị con người. Phương thuốc chữa trị cho cơn khủng hoảng hôm nay phải là làm sao bảo đảm được sự an sinh của gia đình, sự ổn định đời sống của công nhân, và nhất là phục hồi lại nền đạo đức trong thế giới tài chánh.” Sau khi đưa “Lục Địa Đen,” nơi ngài vừa viếng thăm ra làm thí dụ, ĐGH nói tiếp, “Nếu cái yếu tố căn cốt của cuộc khủng hoảng hôm nay là một sự ‘thâm thủng’ về mặt đạo đức (ĐGH chơi chữ!) trong các cơ cấu kinh tế, thì chính cuộc khủng hoảng này dậy ta rằng đạo đức không phải là cái gì nằm bên ngoài, mà là cái gì nằm chính tự bên trong kinh tế, đến độ kinh tế không thể sinh hoạt được nếu không mang trong mình mầm mống đạo đức” (xem A Key Element of the Crisis is a Deficit of Ethics---www.catholicculture.org, 04/04/09).
Nói thế thì chẳng khác gì bảo rằng nếu chỉ lo phục hưng kinh tế để làm sao cho hết suy thoái mà không lo chấn hưng đạo đức thì sẽ không đi đến đâu cả. Lời nhắn nhủ của vị Cha Chung lúc nào cũng đáng suy nghĩ!
Nhân nói chuyện thâm thủng và suy thoái, có một mẩu tin nhỏ đăng trên zenit.org hôm mùng 9 tháng 4, 2009 là Đức Giám Mục (ĐGM) Ángel Rubio Castro của Segovia (Tây Ban Nha) đã đề nghị khoảng 120 Linh Mục (LM) trong giáo phận của ngài trích tặng 10% tiền lương của mình cho quỹ Caritas địa phương như một nghĩa cử nói lên niềm cảm thông với biết bao nhiêu người đang bị thất nghiệp và cần giúp đỡ. Lời đề nghị của ngài đã được hưởng ứng khá nhiệt liệt, theo tin của tờ El Adelantado de Segovia. Tưởng cũng nên biết là lương tháng trung bình của các LM tại Tây Ban Nha là từ $600--$800, tức $789--$1,052 đôla, còn lương tháng của các GM là $900, tức $1,184 đôla. Thực ra đây không phải là lần vận động đầu tiên tại Tây Ban Nha, bởi vì trước đây Đức Tổng GM Francisco Pérez González của Pamplona và Tudela, cũng như ĐGM Francisco Cerro Chaves của Cori-Caceres, cũng đã kêu gọi các LM của giáo phận mình đóng góp như thế.
Trên đường trở về, TT “bất chợt” ghé thăm các chiến sĩ đồn trú tại Baghdad để rồi tuyên bố rằng đã đến lúc người Irắc phải “lãnh trách nhiệm đối với đất nước mình.” Nhưng trái ngược hẳn với chủ trương rút quân của TT, Đức TGM Louis Sako của Kirkuk đã lên tiếng xin các quân nhân Mỹ hãy ở lại Irắc, lý do là nếu người Mỹ bỏ về thì sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn khiến cho bạo lực gia tăng để rồi sẽ dẫn đến nội chiến. Hiện giờ, tuy còn lính Mỹ, thế nhưng cộng đồng tín hữu Công giáo đã trở thành mục tiêu của các nhóm tội ác có tổ chức, chuyên cướp bóc tài sản mồ hôi nước mắt của những người dân lành. Cứ đà này, làn sóng ‘exodus’ của đoàn tín hữu sẽ còn tiếp tục, làm mất đi những giọt máu đào của một Giáo Hội đã được thành lập cả hai nghìn năm nay.
Không biết có phải vì lời cầu cứu này của ĐTGM Kirkuk mà ngay khi về đến nhà, TT đã yêu cầu Quốc Hội thông qua lập tức mấy chục tỉ dành cho Irắc (và Afganistan) chăng?
2) Vụ xì căng đan của trường Đại Học Notre Dame
Thật rõ khổ, trong khi TT được nể trọng khi đi hội nghị quốc tế ở nước ngoài như vừa nói, thì ở nhà lại âm ỉ những tiếng bấc tiếng chì về vụ ĐH Notre Dame đã chính thức gửi lời mời TT—và TT đã chấp nhận--đến đọc diễn văn ra trường và đồng thời lãnh bằng Tiến Sĩ Danh Dự do ĐH ấy trao tặng vào tháng Năm sắp tới. Khi TT về đến nhà, thì làn sóng chống đối lại nổi lên dữ dội hơn nữa. Người ta bảo rằng ngài TT đã có lập trường ủng hộ phá thai quá triệt để (qua dự luật FOCA) cũng như có hành động chống lại mạng sống con người qua việc tài trợ cho cuộc nghiên cứu tế bào gốc. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, TT đã phá hủy hoàn toàn công trình mà Hội Thánh Công giáo đã liên tục gầy dựng cho lý tưởng phò sự sống suốt mấy thập niên qua. Tóm lại người ta chống LM Viện Trưởng John Jenkins vì đã mời TT; người ta bảo rằng mời TT đến trường ĐH chính là công khai “đồng thuận” với TT về lập trường và hành động chống lại xu hướng phò sự sống vốn là lập trường kiên vững của Hội thánh Công giáo. Thế là tức tốc, chỉ trong vòng hai tuần lễ sau khi Notre Dame công bố lời mời TT, thì có đến trên 230,000 chữ ký chống đối được đưa lên một trang mạng và được chuyển tới LM Viện Trưởng.
Thoạt tiên phải kể đến Giám Mục John D’Arcy của Fort Wayne-South Bend, tiểu bang Indiana, nơi trường Notre Dame tọa lạc, là người đã bầy tỏ nỗi bức xúc trước quyết định của trường ĐH và cho biết là sẽ không đến tham dự lễ ra trường. Ngài nói: “Là giám mục, tôi phải giảng dậy về niềm tin Công giáo, “dù thuận lợi hay bất thuận lợi,” và không chỉ giảng dậy bằng lới nói, mà còn phải bằng hành động nữa.” Ngài cũng minh định là mình không hề bất kính TT, nhưng vẫn cầu nguyện và chúc cho TT mọi điều tốt đẹp. Ngài chỉ thất vọng vì ĐH Notre Dame đã chọn và coi trọng uy tín hơn sự thật.
Tiếp sau đó, Đức Hồng Y (ĐHY) Francis George của Tổng giáo phận Chicago, và là đương kim Chủ Tịch Hội Đồng GM Hoa Kỳ, đã nói rất thẳng thắn: “Điều rõ ràng nhất là ĐH Notre Dame đã không hiểu Công giáo là gì khi gửi lời mời (TT) này…Không cần nói đến các lập trường của ngài TT, mà ai cũng rõ rồi, vấn đề ở đây là một ĐH Công giáo, một ĐH hàng đầu, đã làm một việc gì đó (thật đáng tiếc) khiến cho không biết bao nhiêu người Công giáo phải cực kỳ bối rối.”
Huỵch tọet nhất là ĐGM Thomas Dorn của Rockford khi ngài vạch ra rằng quyết định ban tặng bằng Tiến Sĩ Danh Dự cho TT chính là cái tát thẳng vào mặt HĐGM Hoa Kỳ khi ra chỉ thị là các tổ chức Công giáo không được phép vinh danh bất kỳ người nào công khai chống lại giáo huấn của Hội Thánh về phá thai và nghiên cứu tế bào gốc. Cuối cùng, ngài yêu cầu LM Viện trưởng rút ngay lại lời mời hầu tránh việc phỉ báng những người Công giáo thành tâm thiện chí tại Hoa Kỳ. Nếu không làm được như thế thì chỉ còn cách đổi tên trường thành, tỉ như “ĐH Chiến Sĩ Ái Nhĩ Lan” hay “ĐH Nhân Bản Tây Bắc Indiana” chẳng hạn (xem catholicculture.org, 04/03/09). Tưởng cũng nên biết rằng, mấy năm trước đây, dù bị chống đối dữ dội, ĐH Notre Dame đã vẫn cho diễn vở tuồng “Vagina Monologues” sặc mùi thế tục, từ tựa đề cho đến nội dung, chính trong khuôn viên ĐH. Do bởi “khung trời ĐH” này đã bị ô nhiễm nặng, cho nên ĐGM Dorn đã bảo rằng ĐH “Notre Dame” không còn xứng đáng mang tên của Đức Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, Đấng mà Công Đồng Vaticanô II đã tôn phong là Mẹ của Hội Thánh.
Ngoài các vị trên, cùng hơn một chục ĐGM khác nữa, phải kể đến hai người ‘nặng ký’ trong ban Giáo Sư giảng huấn của chính ĐH Notre Dame là Ralph McInerny và Charles Rice, các vị học giả như James V. Schall của Georgetown, Hadley Arkes của Amherst, George Weigel thuộc Trung tâm Đạo Đức và Chính Sách Công Cộng, và Francis Beckwith của ĐH Baylor (xem thêm EWTN.com, 4/8/09 và 4/9/09).
Ở trong một cái thế lưỡng nan, bởi không thể nào rút lại lời mời của LM Viện Trưởng, vốn là LM thuộc dòng mình phụ trách, Cha Bề trên Tổng Quyền Dòng Thánh Giá, Hugh W. Cleary, đã viết một lá thư ngỏ gửi TT, có đoạn kết như sau: “Người Công giáo chúng tôi muốn được TT nhìn nhận một cách nghiêm chỉnh. Chúng tôi nhấn mạnh là chúng tôi muốn được nhìn nhận một cách nghiêm chỉnh, do đó mà đã có quá nhiều chống đối và náo động liên quan đến sự hiện diện của TT tại ĐH Notre Dame. ” Cuối cùng, ngài đề nghị, trong diễn văn ra trường, TT nên nói về đề tài: “Làm thế nào người Công giáo có thể được nhìn nhận một cách nghiêm chỉnh, xét về mặt xác tín của niềm tin, mà không cảm thấy bị chối từ thẳng thừng và bị lãng xa.”
Xem thế, Giáo hội Công giáo và Nhà nước có vẻ như đang ở trong một tư thế đối chọi trực diện, cứ y như hai phe đang gầm gừ nhau dọc theo một bờ chiến tuyến đã vạch sẵn. Tình trạng căng thẳng đến độ có người đã nói đến một thứ “bách hại” mà chính phủ và truyền thông đang “ưu ái” dành cho những người Công giáo. Không biết cá nhân TT thì sao, chứ thật đáng tiếc, chung quanh chàng toàn là các vị thầy dùi đạo gốc hay đạo ròng, chẳng hạn như Phó TT Joe Biden, Tổng Trưởng Kathleen Sebelius (kể cả vị tiền nhiệm hụt của bà là Tom Daschle). Đó là chưa kể các vị ‘có chức’ (xin đừng đọc lái!) thứ thiệt như Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, Thượng Nghị Sĩ John Kerry, Ted Kennedy, cựu Thống Đốc New York Mario Cuomo v.v. Nếu các vị thầy dùi này không phải là Công giáo thì còn hiểu được, đàng này…Thế mới biết, và hình như là ý Chúa Quan Phòng, như thấy được trong suốt chiều dài của dòng lịch sử Hội Thánh, chính các vị đạo gốc mới là các vị ‘bứng gốc’ đạo dữ dội nhất. Chỉ biết cậy trông vào ơn Chúa và “đề cao cảnh giác” mà thôi!
Tuy nhiên, Mariangela Sullivan, sáng lập viên và giám đốc Liên Minh Hành Động của trường ĐH Notre Dame đã phân tích như sau: “Thực ra việc tranh cãi này không phải là chỉ quay quanh lời mời của LM Viện Trưởng, cá nhân LM hoặc cá nhân TT hoặc chính trường ĐH. Vấn đề nằm ở một độ sâu hơn. Thực tế là khối Công giáo Hoa Kỳ đã từ từ và lặng lẽ trở thành một gia đình đang rạn nứt vì chia rẽ và bất đồng. Qua vụ xì căng đan này, chú voi già ở trong phòng đã lù lù bước ra: khối Công giáo Hoa kỳ không còn chống lại các chính trị gia phò-chọn-lựa nữa…Chẳng thế mà nguyên một nửa khối Công giáo đã bầu cho Barack Obama. Quả vậy nhiều người miệng thì nói phò-sự-sống, nhưng lại là những kẻ dồn phiếu cho tân TT. Nói khác đi, rất nhiều người đi theo chủ trương của đạo gốc Mario Cuomo: trong thâm tâm thì tôi phò-sự-sống, nhưng một cách công khai thì tôi không chống phá thai.”
Diễn nôm thì thế này: nếu phe phò-chọn-lựa bảo rằng phôi thai không là con người, không có quyền lợi gì hết, do đó có thể giết một cách hợp pháp, thì phe phò-sự-sống bảo rằng phôi thai là con người, có đầy đủ quyền lợi, do đó không thể giết một cách hợp pháp được. Rốt cuộc, trên thực tế thì thế này: phôi thai là con người, có đầy đủ quyền lợi, nhưng vẫn có thể giết một cách hợp pháp được. Do đó, cho dù tất cả các vị tối cao pháp viện trên toàn thế giới có chủ trương phò-sự-sống chăng nữa, phá thai vẫn còn đó, vẫn còn đây. Vấn đề dứt điểm phá thai rồi ra sẽ chỉ còn là một hoán cải của tâm hồn và trí tuệ mà thôi.
Xì căng đan này đặt ra cho ta một song quan luận: 1) Phải chống mời TT vì mời là tôn vinh một con người có quan điểm chống phò-sự-sống? Thế nhưng, ta vẫn sống, sống hùng, sống mạnh theo kiểu phò-chọn-lựa đấy chứ! 2) Còn nếu bảo rằng TT thật xứng đáng lãnh bằng danh dự, thì thử hỏi ta còn sống niềm tin Công giáo nữa chăng?
Kết luận là gì? Câu chuyện mời mọc và trao bằng sẽ qua đi với thời gian, và rồi cũng như bao câu chuyện khác, người ta sẽ quên tuốt luốt. Nhưng cái còn lại mới là điều đáng nói: khối Công giáo Hoa Kỳ đang phân hóa kia sẽ nói năng với nhau làm sao? Có vẻ như cái bè Cuomo-Pelosi-Biden kia, ngày càng có thêm người leo lên, nhưng khốn nỗi, nó càng ngày càng trôi xa khỏi con tầu Hội Thánh. Toàn là những tay mơ đi biển, chẳng biết chèo chống, mà không dám nhẩy xuống nước bơi trở về với con tầu Hội Thánh, thì cái ngày mà sóng gió vùi dập cái bè ấy xuống đáy đại dương sẽ chẳng còn bao xa (xem EWTN.com, 04/09/09).
3) Một phút thư giãn: “Mẩu bánh mì khô”
Hai vợ chồng già nọ sống hạnh phúc với nhau đã hơn nửa thế kỷ. Không giầu có gì, nhưng cần kiệm thành ra cũng không đến nỗi túng nghèo. Sức khỏe may mắn cũng chưa đến nỗi, đó là bởi vì bà cụ quyết chí kiêng kem ăn uống, chỉ dùng thức ăn lành mạnh, và nhất là tập thể dục liên tục.
Ngày nọ, chuyến bay chở họ đi nghỉ mát đã gặp nạn, và đưa cụ ông lẫn cụ bà vào thẳng thiên đàng. Thánh Phêrô đích thân đến tận cổng đón hai cụ vào, chỉ cho họ xem lâu đài nguy nga, khảm vàng, nạm ngọc, cùng với một căn bếp không thiếu một thứ đồ ăn thức uống nào. Quần áo, lụa là gấm vóc đầy tủ.
Thánh Phêrô lên tiếng: “Chào ông bà đã đến thiên đàng. Lâu đài này sẽ là nơi ông bà cư ngụ từ nay.”
“Dạ, thưa thánh Phêrô, giá cả thế nào ạ?”
“Không phải trả đồng nào cả,” thánh Phêrô trả lời. “Đây là phần thưởng thiên đàng của ông bà mà!”
Nhìn qua khung cửa sổ, thấy sân golf tuyệt vời, cỏ cây xanh ngời trải dài hết tầm mắt.
“Dạ thưa, phí tổn chơi golf trả thế nào ạ?”
“Đây là thiên đàng,” thánh Phêrô ôn tồn bảo. “Ông cứ đến chơi miễn phí, ngày nào cũng được.”
Kế đến, ông bà đi sang phòng ăn: ôi thôi chẳng còn thiếu thứ gì, ê hề đồ biển, ngao sò ốc hến, cao lương mỹ vị, trái cây đủ lọai, rượu bia tràn trề.
“Nhớ nhé, đây là thiên đàng,” thánh Phêrô rào trước, “đừng hỏi han giá cả gì hết, cứ mặc sức mà ăn, mà uống!”
Cụ ông nghe thế, ngó quanh rồi lo lắng nhìn cụ bà.
“Không biết các thứ ít chất béo, ít kôlestêrôn, cà phê không càfêin thì để ở đâu?”
Thánh Phêrô vội vàng phân bua: “Cái này mới đáng nói: ông bà cứ ăn uống thả dàn, không cần phải kiêng cữ chọn lựa gì như xưa ở trần gian, bởi vì có mập hay bệnh nạn gì nữa đâu mà lo. Thiên đàng mà lại!”
Cụ ông vẫn thắc mắc:
“Thế phòng tập thể dục ở đâu ạ?”
“Không có phòng tập thể dục, nhưng nếu ông muốn thì tôi cũng kiếm cho,” thánh Phêrô trả lời.
“Thế không cần thử máu hay áp huyết gì nữa sao?”
“Ở đây không bao giờ cần làm những chuyện ấy,” thánh Phêrô lại phải trấn an. “Ông bà cứ việc hưởng thụ thoải mái, không cần lo lắng chi nữa cả.”
Cụ ông nhìn cụ bà rồi nói:
“Rõ là chán những mẩu bánh mì khô bà cho tôi nhá bao nhiêu năm trời nay. Biết vậy, mười năm trước mình rủ nhau lên đây có phải đỡ không!”
Kính chúc quý độc giả một mùa Phục Sinh tràn đầy hy vọng của Chúa Sống Lại, để rồi mau mau còn lên…thiên đàng.
Mùa Phục Sinh 2009
Cả thế giới trong những ngày đầu tháng 4 vừa qua đều hướng về hội nghị thượng đỉnh nhóm họp tại Luân Đôn vào ngày 2 và 3 tháng 4, 2009. Tuy nhiên, điều người ta chú ý nhiều nhất hình như không phải là kết quả mà hội nghị này đem lại, bởi vì, theo phân tích của Jennifer Loven, thông tín viên Tòa Bạch Ốc, thì tất cả đều phải chờ xem (xem Analysis: Obama’s trip: Big cheers, some results—http://news.yahoo.com, 4/4/09).
Điều người ta chú ý nhất có lẽ là Tân Tổng Thống (TT) Hoa Kỳ và Phu Nhân trong lần họp thượng đỉnh đầu tiên, chỉ sau 70 ngày nhận nhiệm vụ. Cứ y như là người ta đổ xô đi xem một trận cầu quốc tế trong đó có một ngôi sao vừa xuất hiện, hứa hẹn nhiều pha hào hứng. Như vậy phải đi xem chân cẳng chàng ra sao. Thực ra, lịch làm việc của TT thật dầy đặc: đi qua năm quốc gia, dự ba cuộc họp thượng đỉnh, gặp gỡ riêng với ít là 17 vị nguyên thủ quốc gia khác, một buổi tiếp kiến Nữ Hoàng Anh tại Điện Buckingham, có ít nhật là bẩy cuộc họp báo, ba bài diễn văn chính thức, hai buổi vấn-đáp dành cho các khách ngoại quốc, và ba bữa ăn tối chính thức. Người ta đón tiếp chàng và phu nhân rất long trọng theo đúng lể nghi và thủ tục ngoại giao. Dù có lạnh lùng như Nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel, hay có hơi tỏ ra thù nghịch như TT Nga Dmitry Medvedev, người ta cũng vẫn say sưa chiêm ngưỡng thán phục tư cách lãnh đạo của chàng trẻ tuổi tài cao, đến độ như Thủ Tướng Anh Gordon Brown cũng đã phải thốt lên một cách rất là ‘hồ hởi’ rằng bẩy mươi ngày đầu trong cương vị TT của chàng đã làm thay đổi cả nước Mỹ cũng như đã làm đổi thay mối quan hệ của Mỹ đối với thế giới—mối quan hệ lạnh nhạt mà vị tiền nhiệm của chàng đã gây ra, ít là một số người bảo thế. Với cung cách mới mẻ và thu hút ấy, có lạ gì nếu chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, chàng đã được Chủ Tịch Hà Cẩm Đào mời, và đã nhận lời, đi thăm Trung Quốc. Ý nghĩa hơn nữa là chàng và TT Pháp Sarkozy đã đồng ý sánh bước bên nhau trên vùng bờ biển Normandie, nhân kỷ niệm ngày chữ Đ lịch sử năm xưa vào mùng 6 tháng 6 sắp đến.
Các vị nguyên thủ quốc gia thì còn như thế, huống chi là các phó thường dân. Người ta đuổi theo đoàn xe của chàng, cố lách đám đông để làm sao bắt cho được tay chàng cho hả dạ, cũng như—và nhất là—để ngắm nàng Michelle cho đã ‘con mắt trần gian’ (nói gì thì nói, người ta rất muốn biết tủ quần áo nàng mang theo bao gồm những thứ gì). Người ta kháo láo rằng, vì trong cuộc tiếp kiến nữ hoàng Anh, Michelle khoác một chiếc áo len trị giá 300 đô, hiệu J. Crew, cho nên chỉ trong vài ba tiếng đồng hồ sau đó, mặt hàng áo len hiệu J. Crew đã hoàn toàn biến mất trên thị trường, kể cả thị trường trên mạng. Thật là ‘hot’ hết cỡ. Lene Gade, một chàng gõ đầu trẻ tại Copenhagen, khi thấy Obama, đã buột miệng thốt lên như điên như sảng: “Bất kỳ ai, chỉ trừ cái lão Bush ra, cũng đều tốt hơn cả. Obama thật là cởi mở; chàng đã mang cái vẻ thân thiện của Hoa Kỳ trở lại với toàn thể thế giới.”
Nghe chuyện của chàng và nàng mà thấy mát…lây thấu cả ruột gan. Nhưng điều ít người biết đến, hay để ý đến, chính là, chỉ vài ngày trước cuộc họp G20, Thủ Tướng Anh Gordon Brown đã đến tiếp kiến Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Bênêđictô XVI vừa trở về Vaticăng sau chuyến công du Phi Châu của ngài. Chính trong dịp này, sau khi gửi lời chào mừng và đề cao mục tiêu cao cả của cuộc họp thượng đỉnh, qua Thủ Tướng Anh, với tư cách chủ nhà, ĐGH đã lên tiếng nhấn mạnh và như nhắn gửi đến hội nghị rằng: “Các cuộc khủng hoảng tài chánh đều khơi nguồn—một phần nào là do sự suy đồi đạo đức—khi những ai làm việc trong lãnh vực kinh tế mất đi niềm tin vào các phương cách vận dụng cũng như vào các hệ thống tài chánh". Ngài nói: “Tài chánh, thương mại, và các hệ thống sản xuất đều do con người tạo ra, mà nếu biến thành đối tượng của niềm tin mù quáng, thì chúng sẽ bị hư hoại ngay tự bên trong. Nền tảng chân thực và vững chắc của chúng phải là niềm tin vào nhân vị con người. Phương thuốc chữa trị cho cơn khủng hoảng hôm nay phải là làm sao bảo đảm được sự an sinh của gia đình, sự ổn định đời sống của công nhân, và nhất là phục hồi lại nền đạo đức trong thế giới tài chánh.” Sau khi đưa “Lục Địa Đen,” nơi ngài vừa viếng thăm ra làm thí dụ, ĐGH nói tiếp, “Nếu cái yếu tố căn cốt của cuộc khủng hoảng hôm nay là một sự ‘thâm thủng’ về mặt đạo đức (ĐGH chơi chữ!) trong các cơ cấu kinh tế, thì chính cuộc khủng hoảng này dậy ta rằng đạo đức không phải là cái gì nằm bên ngoài, mà là cái gì nằm chính tự bên trong kinh tế, đến độ kinh tế không thể sinh hoạt được nếu không mang trong mình mầm mống đạo đức” (xem A Key Element of the Crisis is a Deficit of Ethics---www.catholicculture.org, 04/04/09).
Nói thế thì chẳng khác gì bảo rằng nếu chỉ lo phục hưng kinh tế để làm sao cho hết suy thoái mà không lo chấn hưng đạo đức thì sẽ không đi đến đâu cả. Lời nhắn nhủ của vị Cha Chung lúc nào cũng đáng suy nghĩ!
Nhân nói chuyện thâm thủng và suy thoái, có một mẩu tin nhỏ đăng trên zenit.org hôm mùng 9 tháng 4, 2009 là Đức Giám Mục (ĐGM) Ángel Rubio Castro của Segovia (Tây Ban Nha) đã đề nghị khoảng 120 Linh Mục (LM) trong giáo phận của ngài trích tặng 10% tiền lương của mình cho quỹ Caritas địa phương như một nghĩa cử nói lên niềm cảm thông với biết bao nhiêu người đang bị thất nghiệp và cần giúp đỡ. Lời đề nghị của ngài đã được hưởng ứng khá nhiệt liệt, theo tin của tờ El Adelantado de Segovia. Tưởng cũng nên biết là lương tháng trung bình của các LM tại Tây Ban Nha là từ $600--$800, tức $789--$1,052 đôla, còn lương tháng của các GM là $900, tức $1,184 đôla. Thực ra đây không phải là lần vận động đầu tiên tại Tây Ban Nha, bởi vì trước đây Đức Tổng GM Francisco Pérez González của Pamplona và Tudela, cũng như ĐGM Francisco Cerro Chaves của Cori-Caceres, cũng đã kêu gọi các LM của giáo phận mình đóng góp như thế.
Trên đường trở về, TT “bất chợt” ghé thăm các chiến sĩ đồn trú tại Baghdad để rồi tuyên bố rằng đã đến lúc người Irắc phải “lãnh trách nhiệm đối với đất nước mình.” Nhưng trái ngược hẳn với chủ trương rút quân của TT, Đức TGM Louis Sako của Kirkuk đã lên tiếng xin các quân nhân Mỹ hãy ở lại Irắc, lý do là nếu người Mỹ bỏ về thì sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn khiến cho bạo lực gia tăng để rồi sẽ dẫn đến nội chiến. Hiện giờ, tuy còn lính Mỹ, thế nhưng cộng đồng tín hữu Công giáo đã trở thành mục tiêu của các nhóm tội ác có tổ chức, chuyên cướp bóc tài sản mồ hôi nước mắt của những người dân lành. Cứ đà này, làn sóng ‘exodus’ của đoàn tín hữu sẽ còn tiếp tục, làm mất đi những giọt máu đào của một Giáo Hội đã được thành lập cả hai nghìn năm nay.
Không biết có phải vì lời cầu cứu này của ĐTGM Kirkuk mà ngay khi về đến nhà, TT đã yêu cầu Quốc Hội thông qua lập tức mấy chục tỉ dành cho Irắc (và Afganistan) chăng?
2) Vụ xì căng đan của trường Đại Học Notre Dame
Thật rõ khổ, trong khi TT được nể trọng khi đi hội nghị quốc tế ở nước ngoài như vừa nói, thì ở nhà lại âm ỉ những tiếng bấc tiếng chì về vụ ĐH Notre Dame đã chính thức gửi lời mời TT—và TT đã chấp nhận--đến đọc diễn văn ra trường và đồng thời lãnh bằng Tiến Sĩ Danh Dự do ĐH ấy trao tặng vào tháng Năm sắp tới. Khi TT về đến nhà, thì làn sóng chống đối lại nổi lên dữ dội hơn nữa. Người ta bảo rằng ngài TT đã có lập trường ủng hộ phá thai quá triệt để (qua dự luật FOCA) cũng như có hành động chống lại mạng sống con người qua việc tài trợ cho cuộc nghiên cứu tế bào gốc. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, TT đã phá hủy hoàn toàn công trình mà Hội Thánh Công giáo đã liên tục gầy dựng cho lý tưởng phò sự sống suốt mấy thập niên qua. Tóm lại người ta chống LM Viện Trưởng John Jenkins vì đã mời TT; người ta bảo rằng mời TT đến trường ĐH chính là công khai “đồng thuận” với TT về lập trường và hành động chống lại xu hướng phò sự sống vốn là lập trường kiên vững của Hội thánh Công giáo. Thế là tức tốc, chỉ trong vòng hai tuần lễ sau khi Notre Dame công bố lời mời TT, thì có đến trên 230,000 chữ ký chống đối được đưa lên một trang mạng và được chuyển tới LM Viện Trưởng.
Thoạt tiên phải kể đến Giám Mục John D’Arcy của Fort Wayne-South Bend, tiểu bang Indiana, nơi trường Notre Dame tọa lạc, là người đã bầy tỏ nỗi bức xúc trước quyết định của trường ĐH và cho biết là sẽ không đến tham dự lễ ra trường. Ngài nói: “Là giám mục, tôi phải giảng dậy về niềm tin Công giáo, “dù thuận lợi hay bất thuận lợi,” và không chỉ giảng dậy bằng lới nói, mà còn phải bằng hành động nữa.” Ngài cũng minh định là mình không hề bất kính TT, nhưng vẫn cầu nguyện và chúc cho TT mọi điều tốt đẹp. Ngài chỉ thất vọng vì ĐH Notre Dame đã chọn và coi trọng uy tín hơn sự thật.
Tiếp sau đó, Đức Hồng Y (ĐHY) Francis George của Tổng giáo phận Chicago, và là đương kim Chủ Tịch Hội Đồng GM Hoa Kỳ, đã nói rất thẳng thắn: “Điều rõ ràng nhất là ĐH Notre Dame đã không hiểu Công giáo là gì khi gửi lời mời (TT) này…Không cần nói đến các lập trường của ngài TT, mà ai cũng rõ rồi, vấn đề ở đây là một ĐH Công giáo, một ĐH hàng đầu, đã làm một việc gì đó (thật đáng tiếc) khiến cho không biết bao nhiêu người Công giáo phải cực kỳ bối rối.”
Huỵch tọet nhất là ĐGM Thomas Dorn của Rockford khi ngài vạch ra rằng quyết định ban tặng bằng Tiến Sĩ Danh Dự cho TT chính là cái tát thẳng vào mặt HĐGM Hoa Kỳ khi ra chỉ thị là các tổ chức Công giáo không được phép vinh danh bất kỳ người nào công khai chống lại giáo huấn của Hội Thánh về phá thai và nghiên cứu tế bào gốc. Cuối cùng, ngài yêu cầu LM Viện trưởng rút ngay lại lời mời hầu tránh việc phỉ báng những người Công giáo thành tâm thiện chí tại Hoa Kỳ. Nếu không làm được như thế thì chỉ còn cách đổi tên trường thành, tỉ như “ĐH Chiến Sĩ Ái Nhĩ Lan” hay “ĐH Nhân Bản Tây Bắc Indiana” chẳng hạn (xem catholicculture.org, 04/03/09). Tưởng cũng nên biết rằng, mấy năm trước đây, dù bị chống đối dữ dội, ĐH Notre Dame đã vẫn cho diễn vở tuồng “Vagina Monologues” sặc mùi thế tục, từ tựa đề cho đến nội dung, chính trong khuôn viên ĐH. Do bởi “khung trời ĐH” này đã bị ô nhiễm nặng, cho nên ĐGM Dorn đã bảo rằng ĐH “Notre Dame” không còn xứng đáng mang tên của Đức Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, Đấng mà Công Đồng Vaticanô II đã tôn phong là Mẹ của Hội Thánh.
Ngoài các vị trên, cùng hơn một chục ĐGM khác nữa, phải kể đến hai người ‘nặng ký’ trong ban Giáo Sư giảng huấn của chính ĐH Notre Dame là Ralph McInerny và Charles Rice, các vị học giả như James V. Schall của Georgetown, Hadley Arkes của Amherst, George Weigel thuộc Trung tâm Đạo Đức và Chính Sách Công Cộng, và Francis Beckwith của ĐH Baylor (xem thêm EWTN.com, 4/8/09 và 4/9/09).
Ở trong một cái thế lưỡng nan, bởi không thể nào rút lại lời mời của LM Viện Trưởng, vốn là LM thuộc dòng mình phụ trách, Cha Bề trên Tổng Quyền Dòng Thánh Giá, Hugh W. Cleary, đã viết một lá thư ngỏ gửi TT, có đoạn kết như sau: “Người Công giáo chúng tôi muốn được TT nhìn nhận một cách nghiêm chỉnh. Chúng tôi nhấn mạnh là chúng tôi muốn được nhìn nhận một cách nghiêm chỉnh, do đó mà đã có quá nhiều chống đối và náo động liên quan đến sự hiện diện của TT tại ĐH Notre Dame. ” Cuối cùng, ngài đề nghị, trong diễn văn ra trường, TT nên nói về đề tài: “Làm thế nào người Công giáo có thể được nhìn nhận một cách nghiêm chỉnh, xét về mặt xác tín của niềm tin, mà không cảm thấy bị chối từ thẳng thừng và bị lãng xa.”
Xem thế, Giáo hội Công giáo và Nhà nước có vẻ như đang ở trong một tư thế đối chọi trực diện, cứ y như hai phe đang gầm gừ nhau dọc theo một bờ chiến tuyến đã vạch sẵn. Tình trạng căng thẳng đến độ có người đã nói đến một thứ “bách hại” mà chính phủ và truyền thông đang “ưu ái” dành cho những người Công giáo. Không biết cá nhân TT thì sao, chứ thật đáng tiếc, chung quanh chàng toàn là các vị thầy dùi đạo gốc hay đạo ròng, chẳng hạn như Phó TT Joe Biden, Tổng Trưởng Kathleen Sebelius (kể cả vị tiền nhiệm hụt của bà là Tom Daschle). Đó là chưa kể các vị ‘có chức’ (xin đừng đọc lái!) thứ thiệt như Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, Thượng Nghị Sĩ John Kerry, Ted Kennedy, cựu Thống Đốc New York Mario Cuomo v.v. Nếu các vị thầy dùi này không phải là Công giáo thì còn hiểu được, đàng này…Thế mới biết, và hình như là ý Chúa Quan Phòng, như thấy được trong suốt chiều dài của dòng lịch sử Hội Thánh, chính các vị đạo gốc mới là các vị ‘bứng gốc’ đạo dữ dội nhất. Chỉ biết cậy trông vào ơn Chúa và “đề cao cảnh giác” mà thôi!
Tuy nhiên, Mariangela Sullivan, sáng lập viên và giám đốc Liên Minh Hành Động của trường ĐH Notre Dame đã phân tích như sau: “Thực ra việc tranh cãi này không phải là chỉ quay quanh lời mời của LM Viện Trưởng, cá nhân LM hoặc cá nhân TT hoặc chính trường ĐH. Vấn đề nằm ở một độ sâu hơn. Thực tế là khối Công giáo Hoa Kỳ đã từ từ và lặng lẽ trở thành một gia đình đang rạn nứt vì chia rẽ và bất đồng. Qua vụ xì căng đan này, chú voi già ở trong phòng đã lù lù bước ra: khối Công giáo Hoa kỳ không còn chống lại các chính trị gia phò-chọn-lựa nữa…Chẳng thế mà nguyên một nửa khối Công giáo đã bầu cho Barack Obama. Quả vậy nhiều người miệng thì nói phò-sự-sống, nhưng lại là những kẻ dồn phiếu cho tân TT. Nói khác đi, rất nhiều người đi theo chủ trương của đạo gốc Mario Cuomo: trong thâm tâm thì tôi phò-sự-sống, nhưng một cách công khai thì tôi không chống phá thai.”
Diễn nôm thì thế này: nếu phe phò-chọn-lựa bảo rằng phôi thai không là con người, không có quyền lợi gì hết, do đó có thể giết một cách hợp pháp, thì phe phò-sự-sống bảo rằng phôi thai là con người, có đầy đủ quyền lợi, do đó không thể giết một cách hợp pháp được. Rốt cuộc, trên thực tế thì thế này: phôi thai là con người, có đầy đủ quyền lợi, nhưng vẫn có thể giết một cách hợp pháp được. Do đó, cho dù tất cả các vị tối cao pháp viện trên toàn thế giới có chủ trương phò-sự-sống chăng nữa, phá thai vẫn còn đó, vẫn còn đây. Vấn đề dứt điểm phá thai rồi ra sẽ chỉ còn là một hoán cải của tâm hồn và trí tuệ mà thôi.
Xì căng đan này đặt ra cho ta một song quan luận: 1) Phải chống mời TT vì mời là tôn vinh một con người có quan điểm chống phò-sự-sống? Thế nhưng, ta vẫn sống, sống hùng, sống mạnh theo kiểu phò-chọn-lựa đấy chứ! 2) Còn nếu bảo rằng TT thật xứng đáng lãnh bằng danh dự, thì thử hỏi ta còn sống niềm tin Công giáo nữa chăng?
Kết luận là gì? Câu chuyện mời mọc và trao bằng sẽ qua đi với thời gian, và rồi cũng như bao câu chuyện khác, người ta sẽ quên tuốt luốt. Nhưng cái còn lại mới là điều đáng nói: khối Công giáo Hoa Kỳ đang phân hóa kia sẽ nói năng với nhau làm sao? Có vẻ như cái bè Cuomo-Pelosi-Biden kia, ngày càng có thêm người leo lên, nhưng khốn nỗi, nó càng ngày càng trôi xa khỏi con tầu Hội Thánh. Toàn là những tay mơ đi biển, chẳng biết chèo chống, mà không dám nhẩy xuống nước bơi trở về với con tầu Hội Thánh, thì cái ngày mà sóng gió vùi dập cái bè ấy xuống đáy đại dương sẽ chẳng còn bao xa (xem EWTN.com, 04/09/09).
3) Một phút thư giãn: “Mẩu bánh mì khô”
Hai vợ chồng già nọ sống hạnh phúc với nhau đã hơn nửa thế kỷ. Không giầu có gì, nhưng cần kiệm thành ra cũng không đến nỗi túng nghèo. Sức khỏe may mắn cũng chưa đến nỗi, đó là bởi vì bà cụ quyết chí kiêng kem ăn uống, chỉ dùng thức ăn lành mạnh, và nhất là tập thể dục liên tục.
Ngày nọ, chuyến bay chở họ đi nghỉ mát đã gặp nạn, và đưa cụ ông lẫn cụ bà vào thẳng thiên đàng. Thánh Phêrô đích thân đến tận cổng đón hai cụ vào, chỉ cho họ xem lâu đài nguy nga, khảm vàng, nạm ngọc, cùng với một căn bếp không thiếu một thứ đồ ăn thức uống nào. Quần áo, lụa là gấm vóc đầy tủ.
Thánh Phêrô lên tiếng: “Chào ông bà đã đến thiên đàng. Lâu đài này sẽ là nơi ông bà cư ngụ từ nay.”
“Dạ, thưa thánh Phêrô, giá cả thế nào ạ?”
“Không phải trả đồng nào cả,” thánh Phêrô trả lời. “Đây là phần thưởng thiên đàng của ông bà mà!”
Nhìn qua khung cửa sổ, thấy sân golf tuyệt vời, cỏ cây xanh ngời trải dài hết tầm mắt.
“Dạ thưa, phí tổn chơi golf trả thế nào ạ?”
“Đây là thiên đàng,” thánh Phêrô ôn tồn bảo. “Ông cứ đến chơi miễn phí, ngày nào cũng được.”
Kế đến, ông bà đi sang phòng ăn: ôi thôi chẳng còn thiếu thứ gì, ê hề đồ biển, ngao sò ốc hến, cao lương mỹ vị, trái cây đủ lọai, rượu bia tràn trề.
“Nhớ nhé, đây là thiên đàng,” thánh Phêrô rào trước, “đừng hỏi han giá cả gì hết, cứ mặc sức mà ăn, mà uống!”
Cụ ông nghe thế, ngó quanh rồi lo lắng nhìn cụ bà.
“Không biết các thứ ít chất béo, ít kôlestêrôn, cà phê không càfêin thì để ở đâu?”
Thánh Phêrô vội vàng phân bua: “Cái này mới đáng nói: ông bà cứ ăn uống thả dàn, không cần phải kiêng cữ chọn lựa gì như xưa ở trần gian, bởi vì có mập hay bệnh nạn gì nữa đâu mà lo. Thiên đàng mà lại!”
Cụ ông vẫn thắc mắc:
“Thế phòng tập thể dục ở đâu ạ?”
“Không có phòng tập thể dục, nhưng nếu ông muốn thì tôi cũng kiếm cho,” thánh Phêrô trả lời.
“Thế không cần thử máu hay áp huyết gì nữa sao?”
“Ở đây không bao giờ cần làm những chuyện ấy,” thánh Phêrô lại phải trấn an. “Ông bà cứ việc hưởng thụ thoải mái, không cần lo lắng chi nữa cả.”
Cụ ông nhìn cụ bà rồi nói:
“Rõ là chán những mẩu bánh mì khô bà cho tôi nhá bao nhiêu năm trời nay. Biết vậy, mười năm trước mình rủ nhau lên đây có phải đỡ không!”
Kính chúc quý độc giả một mùa Phục Sinh tràn đầy hy vọng của Chúa Sống Lại, để rồi mau mau còn lên…thiên đàng.
Mùa Phục Sinh 2009
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Đêm Canh Thức Vọng Phục Sinh (tiếng Việt)
J.B. Đặng Minh An dịch
08:27 12/04/2009
Anh chị em thân mến,
Thánh Máccô kể cho chúng ta nghe trong Phúc Âm của ngài là trong khi các môn đệ hạ sơn từ núi Hiển Dung, họ tranh cãi với nhau xem “sống lại từ trong cõi chết” nghĩa là gì (x. Mk 9:10). Trước đó không lâu, Chúa đã tiên báo về cuộc thương khó và sự phục sinh ba ngày sau đó của Ngài. Phêrô đã chống lại tiên báo về cái chết này. Nhưng giờ đây, họ đang bàn cãi với nhau về ý nghĩa của từ “phục sinh”. Có thể nào chúng ta cũng thấy mình rơi vào hoàn cảnh tương tự như thế không? Trong lễ Giáng Sinh, cách nào đó, chúng ta có thể hiểu ngay tức khắc việc Hài Nhi chí thánh chào đời. Chúng ta yêu mến hài nhi, chúng ta có thể tưởng tượng ra cái đêm hôm ấy nơi Bêlem, và có thể hình dung được niềm vui của Đức Mẹ, của Thánh Giuse, của các mục đồng và lời tung hô của các thiên thần. Nhưng mà phục sinh thì thế nào? Điều đó không được hình thành như một phần trong kinh nghiệm của chúng ta, thành ra, thông điệp này ở mức độ nào đó vượt quá hiểu biết chúng ta, như một điều gì đó thuộc về quá khứ xa xăm. Giáo Hội cố gắng giúp chúng ta hiểu thông điệp đó, bằng cách trình bày biến cố mầu nhiệm này trong ngôn ngữ của các biểu tượng mà qua đó chúng ta có thể chiêm niệm phần nào biến cố đáng kinh ngạc này. Trong Đêm Vọng Phục Sinh, Giáo Hội chỉ ra ý nghĩa của ngày này chủ yếu qua các biểu tượng: ánh sáng, nước, và một bài tân ca – Alleluia.
Trước hết, là ánh sáng. Công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa – vừa được công bố cho chúng ta trong trình thuật Thánh Kinh – bắt đầu với lệnh truyền [của Thiên Chúa]: “Hãy có ánh sáng!” (St 1:3). Nơi nào có ánh sáng, sự sống nảy sinh, rối loạn được chuyển hóa thành trật tự. Trong thông điệp Kinh Thánh này, ánh sáng là hình ảnh trực tiếp của Thiên Chúa: Ngài là Ánh Quang tổng thể, Sự Sống, Sự Thật và Ánh Sáng.
Trong Đêm Vọng Phục Sinh, Giáo Hội đọc lại trình thuật sáng thế như một lời tiên tri. Nơi biến cố phục sinh, chúng ta thấy sự viên mãn toàn hảo nhất của điều đoạn văn này mô tả như là khởi nguyên của mọi sự. Thiên Chúa lại phán: “Hãy có ánh sáng!” Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là sự bùng nổ của ánh sáng. Sự chết bị thống trị, ngôi mộ mở toang ra. Chính Đấng Phục Sinh là Ánh Sáng, Ánh Sáng của thế gian. Với biến cố phục sinh, ngày của Thiên Chúa xé toạc đêm đen của lịch sử. Khởi đi từ biến cố phục sinh, ánh sáng của Thiên Chúa lan tỏa khắp cùng thế giới và xuyên suốt lịch sử. Bình minh ló dạng. Chỉ duy một Ánh Sáng - Chúa Giêsu Kitô – là ánh sáng thật, là điều gì đó siêu phàm hơn hiện tượng ánh sáng vật lý. Ngài là ánh sáng thuần khiết: chính Ngài là Thiên Chúa, Đấng tạo ra một cuộc sáng thế mới nảy sinh từ giữa cái cũ, trong khi chuyển hóa rối loạn thành trật tự.
Chúng ta hãy cố hiểu điều này rõ hơn chút nữa. Tại sao Chúa Kitô là Ánh Sáng? Trong Cựu Ước, kinh Torah [5 cuốn sách của Môsê hình thành nên căn bản luật pháp (luật Môsê) và luân lý cho dân Israel – chú thích của người dịch] được hiểu như là ánh sáng từ Thiên Chúa gởi đến cho thế giới và cho nhân loại. Kinh Torah phân cách ánh sáng khỏi tối tăm bên trong thụ tạo, nghĩa là phân biệt giữa thiện và ác. Kinh ấy chỉ ra cho nhân loại con đường đúng đắn dẫn đến sự sống thật. Nó chỉ ra điều thiện, nó trình bày sự thật và dẫn dắt chúng ta đến tình yêu, là ý nghĩa thâm sâu nhất chứa đựng trong kinh Torah. Nó là “ánh đèn” cho bước chân ta, là “ánh sáng” soi đường (x Tv 119:105). Các tín hữu Kitô, khi đó hiểu rằng trong Chúa Kitô, kinh Torah hiện diện, Lời của Thiên Chúa hiện diện trong Ngài như một Bản Vị. Lời Chúa là ánh sáng thật mà nhân loại đang cần đến. Lời này hiện diện nơi Ngài, nơi Người Con. Thánh Vịnh 19 đã từng so sánh kinh Torah như mặt trời thể hiện vinh quang Thiên Chúa khi nó mọc lên để tất cả thế giới đều nhìn thấy. Các tín hữu Kitô hiểu rằng: đúng thật là nơi biến cố phục sinh, Con Thiên Chúa đã xuất hiện như Ánh Sáng thế gian. Chúa Kitô là Ánh Sáng vĩ đại từ đó mọi sự sống nảy sinh. Ngài khiến chúng ta nhận ra vinh quang của Thiên Chúa khắp cùng bờ cõi trái đất. Ngài chỉ cho chúng ta thấy con đường của chúng ta. Ngài là bình minh của Chúa đang tỏ dạng dần và tỏa lan khắp cùng trái đất. Giờ đây, sống với Ngài và cho Ngài, chúng ta có thể sống trong ánh sáng.
Trong Đêm Vọng Phục Sinh, Giáo Hội trình bày mầu nhiệm ánh sáng Chúa Kitô qua cây nến Phục Sinh với ánh lửa có cả ánh sáng và sức nóng. Biểu tượng của ánh sáng được liên kết với những gì thuộc về lửa: ánh quang và sức nóng, ánh quang và năng lực chuyển hóa chứa đựng trong lửa – là sự thật và tình yêu sóng bước với nhau. Cây nến Phục Sinh cháy và vì thế bị tiêu hao: Thánh Giá và phục sinh không thể tách rời. Từ Thánh Giá, từ việc ngôi Con tự hiến, ánh sáng được phát sinh, và một ánh quang chân thật chan hòa thế giới. Từ nến Phục Sinh, chúng ta thắp lên mọi ngọn nến của mình, đặc biệt nến của các tân tòng mới được rửa tội, những người mà ánh sáng của Chúa Kitô bừng lên thẳm sâu trong lòng họ trong Bí Tích này. Giáo Hội tiên khởi đã mô tả bí tích Rửa Tội là “fotismos”, Bí Tích Ánh Sáng, một sự truyền đạt ánh sáng, và đã liên kết bí tích này một cách bất khả phân ly với sự phục sinh của Chúa Kitô. Trong bí tích Rửa Tội, Thiên Chúa nói với ứng viên: “Hãy có ánh sáng!” Ứng viên liền được đưa vào nguồn ánh sáng của Chúa Kitô. Chúa Kitô giờ đây phân rõ ánh sáng với tối tăm. Trong Ngài, chúng ta phân biệt được điều gì là chân thật điều gì là giả trá, điều gì là tỏa sáng, điều gì là tối tăm mờ mịt. Với Ngài, trong ta bừng lên ánh sáng và chúng ta bắt đầu hiểu rõ. Trong một dịp khi Chúa Kitô nhìn đám đông dân chúng tuốn đến lắng nghe lời Ngài, Ngài chạnh lòng thương họ, vì họ như đàn chiên không ai chăn dắt (x. Mc 6:34). Giữa những thông điệp đối chọi nhau vào thời buổi ấy, dân chúng không biết hướng về đường nẽo nào. Ngài còn chạnh lòng thương dân chúng trong thời buổi của chúng ta biết là chừng nào – vì những khuất lấp ẩn dấu đàng sau những cãi vã vô tận cứ được đưa ra trong khi thực tế họ hoàn toàn lúng túng lầm lẫn. Chúng ta phải đi đàng nào đây? Đâu là những giá trị chúng ta có thể đặt để đời sống mình? Đâu là những giá trị nhờ đó chúng ta có thể giáo dục người trẻ mà không cần phải thiết đặt những tiêu chuẩn không cho họ cưỡng lại hay đòi hỏi nơi họ những gì có lẽ không nên áp đặt trên họ? Ngài là Ánh Sáng. Cây nến rửa tội là biểu tượng soi sáng chúng ta nhận lãnh trong bí tích Rửa Tội. Vì thế trong giờ phút này, Thánh Phaolô nói với chúng ta thiết thực biết bao. Trong thư gởi tín hữu thành Philípphê, ngài nói rằng, giữa thế hệ xảo trá và cứng đầu, người Kitô hữu phải tỏa sáng trong thế giới (x. Pl 2:15). Chúng ta hãy cầu xin Chúa để ngọn lửa mong manh của ngọn nến Ngài đã thắp lên trong ta, ánh sáng của lời và tình yêu Ngài đang chập chờn giữa những lầm lạc của thời đại này, không tàn lụi trong ta, nhưng sẽ trở nên mạnh mẽ và sáng láng hơn bao giờ, để chúng ta, cùng với Ngài, có thể là dân của ban ngày, là những ngôi sao sáng soi thời đại chúng ta.
Biểu tượng thứ hai của Đêm Phục Sinh – Đêm của bí tích Rửa Tội – là nước. Nước xuất hiện trong Thánh Kinh, và do đó cũng trong cấu trúc nội tại của bí tích Rửa Tội, với hai ý nghĩa trá ngược. Một bên là biển cả, như một thế lực đối kháng với cuộc sống trên trái đất, liên tục đe dọa nó; nhưng Thiên Chúa đã đặt để giới hạn cho nó. Do đó, sách Khải Huyền khẳng định rằng trong thế giới mới sẽ không còn có biển cả nữa (x 21.1). Đó là một yếu tố của chết chóc. Và vì thế nó trở thành biểu tượng của cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá: Chúa Kitô đã bước xuống lòng biển, đã đi vào biển cả của cõi chết, như dân Israel đi vào trong lòng Biển Đỏ. Khi đã sống lại từ cõi chết, Ngài ban cho chúng ta sự sống. Điều này nghĩa là bí tích Rửa Tội không chỉ là phép thanh tẩy nhưng còn là một sự sống mới: với Chúa Kitô, con người cũ của chúng ta bước vào trong biển cả cõi chết để lần nữa trỗi dậy như những thụ tạo mới.
Đàng khác, chúng ta lại đối diện với nước dưới hình thức một nguồn suối mới mẻ đem lại sự sống, hay như một dòng sông cả từ đó sự sống phát sinh. Theo thực hành rất xa xưa thời Giáo Hội tiên khởi, bí tích Rửa Tội cần phải được thực hiện với nước từ một nguồn suối trong. Không có nước thì cũng chẳng có sự sống. Những giếng nước đóng một vai trò quan trọng đáng kinh ngạc trong Thánh Kinh. Chúng được đặt trong những bối cảnh nơi sự sống phát sinh. Bên cạnh giếng Giacóp, Chúa Kitô đã nói với người phụ nữ Samaritanô về giếng nước mới, nước của sự sống thật. Ngài mạc khải về mình cho chị ta như một Giacóp mới, hoàn hảo, Đấng mở ra cho nhân loại giếng nước đang được đợi mong: nguồn mạch không bao giờ khô cạn của nước ban sự sống (x Ga 4:5-15). Thánh Gioan tường thuật với chúng ta rằng một người lính đã lấy giáo đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu, và từ cạnh sườn bị xé ra, từ trái tim bị đâm thâu qua – máu cùng nước đã chảy ra (x. Ga 19:34). Giáo Hội tiên khởi xem đây như là biểu tượng của bí tích Rửa Tội và bí tích Thánh Thể tuôn ra từ trái tim bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu. Trong giờ chết của Ngài, Chúa Giêsu đã tự trở nên nguồn suối. Tiên tri Edêkien đã mục kích một thị kiến về một Đền Thờ mới nơi một nguồn suối đang tuôn trào như một dòng sông mang lại sự sống (x. Ezek 47:1-12). Trên một mảnh đất thường xuyên gánh chịu hạn hán và thiếu nước, đây thực là một thị kiến đầy hy vọng. Kitô giáo nguyên thủy cho rằng trong Chúa Kitô, thị kiến này được thành toàn. Ngài là Đền Thờ chân thật và sống động của Thiên Chúa. Ngài là nguồn mạch của nước hằng sống. Nơi Ngài dòng sông cả tuôn ra cuồn cuộn, trong đó bí tích Rửa Tội canh tân thế giới và làm cho nó sinh hoa kết quả; dòng sông cả của nước hằng sống, là Phúc Âm của Ngài, làm cho mặt đất mầu mỡ. Trong một diễn từ dịp Lễ Lều [của người Do Thái], Chúa Giêsu còn tiên tri một điều còn lớn lao hơn nữa: “Hễ ai tin Ta … từ trong tim người ấy sẽ tuôn đổ những dòng sông nước hằng sống” (Ga 7:38). Trong bí tích Rửa Tội, Chúa khiến chúng ta trở nên không chỉ những con người của ánh sáng, nhưng còn là những nguồn mạch từ đó tuôn đổ ra nước hằng sống. Tất cả chúng ta đều biết rõ những con người như thế, những người để lại trong ta một mức độ mới mẻ và canh tân; những người như một nguồn suối trong. Chúng ta không cần phải nghĩ đến những bậc thánh cao cả như thánh Augustinô, thánh Phanxicô thành Assisi, thánh Têrêxa thành Avila, Mẹ Têrêxa thành Calcutta vân vân, là những người mà các dòng sông nước hằng sống của họ thực sự đã tuôn trào trong lịch sử nhân loại. Tạ ơn Chúa, chúng ta có thể thấy những người ấy thường xuyên ngay cả trong đời thường: những người như một dòng suối. Chắc chắn là chúng ta cũng thấy những người ngược lại: đó là những người đang tuôn ra chung quanh họ một bầu khí như một thứ ao tù chứa đầy nước hôi thối có khi còn độc hại nữa. Chúng ta hãy xin Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta hồng ân bí tích Rửa Tội, được ơn luôn luôn là những nguồn nước tinh khiết, mới mẻ, vọt lên từ nguồn chân lý và tình yêu của Ngài!
Biểu tượng trọng đại thứ ba của Đêm Vọng Phục Sinh là một điều khá là khác biệt; điều này liên quan đến chính con người. Đó là việc hát lên bài tân ca – bài Alleluia. Khi một người cảm nghiệm được niềm vui trọng đại, người ấy không tự đè nén được nữa. Người ấy phải biểu lộ ra, phải truyền đạt đi. Nhưng điều gì xảy ra khi một người rúng động bởi ánh sánh phục sinh, và vì thế tiếp cận được với chính Sự Sống, với Chân Lý và Tình Yêu. Anh ta không thể chỉ nói về điều ấy. Nói xuông không còn đủ nữa. Anh ta phải cất tiếng hát. Thánh Kinh đề cập lần đầu đến tiếng hát là sau khi dân Israel vượt qua Biển Đỏ. Israel đã thoát vòng nô lệ. Israel đã vượt lên từ thẳm sâu đáng sợ của biển cả. Israel đã được tái sinh. Israel sống còn và sống trong tự do. Thánh Kinh diễn tả phản ứng của dân chúng trước biến cố giải thoát lớn lao này với đoạn văn: “Dân chúng … tin tưởng vào Chúa và vào Môsê tôi tớ của Ngài” (Xh 14:31). Sau đó là phản ứng thứ hai, với một thứ nhu cầu nội tâm, theo sau phản ứng thứ nhất: “Rồi Môsê và toàn thể nhà Israel hát bài ca này dâng lên Chúa…” Trong Đêm Vọng Phục Sinh, hết năm này sang năm khác, chúng ta các Kitô hữu cất lên bài ca này sau bài đọc thứ ba, chúng ta hát lên bài ca ấy như là bài ca của chúng ta, vì cả chúng ta, nhờ quyền năng của Thiên Chúa, đã được kéo lên khỏi nước và được giải phóng cho một cuộc sống mới.
Có một sự song hành đáng ngạc nhiên giữa câu chuyện về bài ca của Môsê sau khi nhà Israel được giải phóng khỏi tay người Ai Cập sau khi đã lên khỏi Biển Đỏ, với chẳng hạn như trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan. Trước lúc bắt đầu bẩy tai ương cuối cùng trên mặt đất, người nhìn đã thấy một thị kiến về điều gì đó “giống như một biển trong vắt pha ánh lửa, và những người đã chiến thắng con thú, hình tượng của nó, và một số danh xưng của nó, đang đứng bên cái biển trong vắt ấy cầm trên tay họ những cây đàn cầm của Thiên Chúa. Và họ hát lên bài ca của Môsê, tôi tớ Thiên Chúa, và bài ca của Con Chiên…” (Kh 15:2f). Hình ảnh này mô tả hoàn cảnh của những môn đệ Chúa Giêsu Kitô ở mọi thời đại, và hoàn cảnh của Giáo Hội trong lịch sử thế giới.
Nhân loại thường tình mà nói, điều đó là một sự nghịch lý nội tại. Một bên, cộng đoàn được đặt trong hoàn cảnh Xuất Hành, giữa lòng Biển Đỏ, trong lòng biển cả đầy nghịch lý với cả băng tuyết và lửa cùng một lúc. Và không phải là có thể nói được là Giáo Hội không phải là luôn tiến bước trên biển cả vượt qua lửa và cái lạnh đó sao? Theo lẽ thường thì Giáo Hội phải chìm thôi. Nhưng trong khi Giáo Hội vẫn đang tiến bước trong lòng Biển Đỏ ấy, Giáo Hội vẫn không ngừng hát lên bài tụng ca thật chính đáng: bài ca của Môsê và của Con Chiên, trong đó Giao Ước Cũ và Giao Ước Mới quyện lẫn với nhau hài hòa. Trong khi, nói đúng ra, Giáo Hội phải chìm, Giáo Hội vẫn hát lên bài ca tạ ơn đã được giải thoát. Giáo Hội đang đứng trên biển chết của lịch sử nhưng Giáo Hội đã vươn lên. Trong khi hát vang lên, Giáo Hội nắm lấy tay Chúa đang vực Giáo Hội lên khỏi biển. Và Giáo Hội hiểu rằng Giáo Hội được vực lên ra khỏi trọng lực của sự chết và sự ác – bởi một lực mà không có lực ấy thì không có cách nào thoát ra – và Giáo Hội được nâng lên và đưa vào trọng lực mới của Thiên Chúa, của sự thật và tình yêu. Ngay lúc hiện tại, Giáo Hội vẫn ở giữa hai từ trường. Nhưng một khi Chúa Kitô sống lại, lực hút của tình yêu thì mạnh hơn lực hút của hận thù; và lực hút của sự sống mãnh liệt hơn lực hút của sự chết. Có lẽ đó thực sự là hoàn cảnh của Giáo Hội ở mọi thời đại? Nó luôn luôn có vẻ là Giáo Hội phải chìm, nhưng rồi Giáo Hội lại được cứu. Thánh Phaolô minh họa tình trạng này bằng những lời sau: “Chúng ta như những người đang hấp hối, nhưng kỳ thực chúng ta vẫn sống” (2 Cr 6:9). Bàn tay cứu độ của Chúa kéo chúng ta lên, và vì thế chúng ta có thể hát bài ca của người được giải thoát, bài tân ca của những người sống lại: Alleluia! Amen
+ Pope Benedict XVI
Thánh Máccô kể cho chúng ta nghe trong Phúc Âm của ngài là trong khi các môn đệ hạ sơn từ núi Hiển Dung, họ tranh cãi với nhau xem “sống lại từ trong cõi chết” nghĩa là gì (x. Mk 9:10). Trước đó không lâu, Chúa đã tiên báo về cuộc thương khó và sự phục sinh ba ngày sau đó của Ngài. Phêrô đã chống lại tiên báo về cái chết này. Nhưng giờ đây, họ đang bàn cãi với nhau về ý nghĩa của từ “phục sinh”. Có thể nào chúng ta cũng thấy mình rơi vào hoàn cảnh tương tự như thế không? Trong lễ Giáng Sinh, cách nào đó, chúng ta có thể hiểu ngay tức khắc việc Hài Nhi chí thánh chào đời. Chúng ta yêu mến hài nhi, chúng ta có thể tưởng tượng ra cái đêm hôm ấy nơi Bêlem, và có thể hình dung được niềm vui của Đức Mẹ, của Thánh Giuse, của các mục đồng và lời tung hô của các thiên thần. Nhưng mà phục sinh thì thế nào? Điều đó không được hình thành như một phần trong kinh nghiệm của chúng ta, thành ra, thông điệp này ở mức độ nào đó vượt quá hiểu biết chúng ta, như một điều gì đó thuộc về quá khứ xa xăm. Giáo Hội cố gắng giúp chúng ta hiểu thông điệp đó, bằng cách trình bày biến cố mầu nhiệm này trong ngôn ngữ của các biểu tượng mà qua đó chúng ta có thể chiêm niệm phần nào biến cố đáng kinh ngạc này. Trong Đêm Vọng Phục Sinh, Giáo Hội chỉ ra ý nghĩa của ngày này chủ yếu qua các biểu tượng: ánh sáng, nước, và một bài tân ca – Alleluia.
Đức Thánh Cha làm phép nến Phục Sinh |
Đức Thánh Cha công bố Tin Mừng Phục Sinh |
Đức Thánh Cha rước sách Tin Mừng |
Đức Thánh Cha ban bí tích rửa tội cho các tân tòng |
Trong Đêm Vọng Phục Sinh, Giáo Hội đọc lại trình thuật sáng thế như một lời tiên tri. Nơi biến cố phục sinh, chúng ta thấy sự viên mãn toàn hảo nhất của điều đoạn văn này mô tả như là khởi nguyên của mọi sự. Thiên Chúa lại phán: “Hãy có ánh sáng!” Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là sự bùng nổ của ánh sáng. Sự chết bị thống trị, ngôi mộ mở toang ra. Chính Đấng Phục Sinh là Ánh Sáng, Ánh Sáng của thế gian. Với biến cố phục sinh, ngày của Thiên Chúa xé toạc đêm đen của lịch sử. Khởi đi từ biến cố phục sinh, ánh sáng của Thiên Chúa lan tỏa khắp cùng thế giới và xuyên suốt lịch sử. Bình minh ló dạng. Chỉ duy một Ánh Sáng - Chúa Giêsu Kitô – là ánh sáng thật, là điều gì đó siêu phàm hơn hiện tượng ánh sáng vật lý. Ngài là ánh sáng thuần khiết: chính Ngài là Thiên Chúa, Đấng tạo ra một cuộc sáng thế mới nảy sinh từ giữa cái cũ, trong khi chuyển hóa rối loạn thành trật tự.
Chúng ta hãy cố hiểu điều này rõ hơn chút nữa. Tại sao Chúa Kitô là Ánh Sáng? Trong Cựu Ước, kinh Torah [5 cuốn sách của Môsê hình thành nên căn bản luật pháp (luật Môsê) và luân lý cho dân Israel – chú thích của người dịch] được hiểu như là ánh sáng từ Thiên Chúa gởi đến cho thế giới và cho nhân loại. Kinh Torah phân cách ánh sáng khỏi tối tăm bên trong thụ tạo, nghĩa là phân biệt giữa thiện và ác. Kinh ấy chỉ ra cho nhân loại con đường đúng đắn dẫn đến sự sống thật. Nó chỉ ra điều thiện, nó trình bày sự thật và dẫn dắt chúng ta đến tình yêu, là ý nghĩa thâm sâu nhất chứa đựng trong kinh Torah. Nó là “ánh đèn” cho bước chân ta, là “ánh sáng” soi đường (x Tv 119:105). Các tín hữu Kitô, khi đó hiểu rằng trong Chúa Kitô, kinh Torah hiện diện, Lời của Thiên Chúa hiện diện trong Ngài như một Bản Vị. Lời Chúa là ánh sáng thật mà nhân loại đang cần đến. Lời này hiện diện nơi Ngài, nơi Người Con. Thánh Vịnh 19 đã từng so sánh kinh Torah như mặt trời thể hiện vinh quang Thiên Chúa khi nó mọc lên để tất cả thế giới đều nhìn thấy. Các tín hữu Kitô hiểu rằng: đúng thật là nơi biến cố phục sinh, Con Thiên Chúa đã xuất hiện như Ánh Sáng thế gian. Chúa Kitô là Ánh Sáng vĩ đại từ đó mọi sự sống nảy sinh. Ngài khiến chúng ta nhận ra vinh quang của Thiên Chúa khắp cùng bờ cõi trái đất. Ngài chỉ cho chúng ta thấy con đường của chúng ta. Ngài là bình minh của Chúa đang tỏ dạng dần và tỏa lan khắp cùng trái đất. Giờ đây, sống với Ngài và cho Ngài, chúng ta có thể sống trong ánh sáng.
Trong Đêm Vọng Phục Sinh, Giáo Hội trình bày mầu nhiệm ánh sáng Chúa Kitô qua cây nến Phục Sinh với ánh lửa có cả ánh sáng và sức nóng. Biểu tượng của ánh sáng được liên kết với những gì thuộc về lửa: ánh quang và sức nóng, ánh quang và năng lực chuyển hóa chứa đựng trong lửa – là sự thật và tình yêu sóng bước với nhau. Cây nến Phục Sinh cháy và vì thế bị tiêu hao: Thánh Giá và phục sinh không thể tách rời. Từ Thánh Giá, từ việc ngôi Con tự hiến, ánh sáng được phát sinh, và một ánh quang chân thật chan hòa thế giới. Từ nến Phục Sinh, chúng ta thắp lên mọi ngọn nến của mình, đặc biệt nến của các tân tòng mới được rửa tội, những người mà ánh sáng của Chúa Kitô bừng lên thẳm sâu trong lòng họ trong Bí Tích này. Giáo Hội tiên khởi đã mô tả bí tích Rửa Tội là “fotismos”, Bí Tích Ánh Sáng, một sự truyền đạt ánh sáng, và đã liên kết bí tích này một cách bất khả phân ly với sự phục sinh của Chúa Kitô. Trong bí tích Rửa Tội, Thiên Chúa nói với ứng viên: “Hãy có ánh sáng!” Ứng viên liền được đưa vào nguồn ánh sáng của Chúa Kitô. Chúa Kitô giờ đây phân rõ ánh sáng với tối tăm. Trong Ngài, chúng ta phân biệt được điều gì là chân thật điều gì là giả trá, điều gì là tỏa sáng, điều gì là tối tăm mờ mịt. Với Ngài, trong ta bừng lên ánh sáng và chúng ta bắt đầu hiểu rõ. Trong một dịp khi Chúa Kitô nhìn đám đông dân chúng tuốn đến lắng nghe lời Ngài, Ngài chạnh lòng thương họ, vì họ như đàn chiên không ai chăn dắt (x. Mc 6:34). Giữa những thông điệp đối chọi nhau vào thời buổi ấy, dân chúng không biết hướng về đường nẽo nào. Ngài còn chạnh lòng thương dân chúng trong thời buổi của chúng ta biết là chừng nào – vì những khuất lấp ẩn dấu đàng sau những cãi vã vô tận cứ được đưa ra trong khi thực tế họ hoàn toàn lúng túng lầm lẫn. Chúng ta phải đi đàng nào đây? Đâu là những giá trị chúng ta có thể đặt để đời sống mình? Đâu là những giá trị nhờ đó chúng ta có thể giáo dục người trẻ mà không cần phải thiết đặt những tiêu chuẩn không cho họ cưỡng lại hay đòi hỏi nơi họ những gì có lẽ không nên áp đặt trên họ? Ngài là Ánh Sáng. Cây nến rửa tội là biểu tượng soi sáng chúng ta nhận lãnh trong bí tích Rửa Tội. Vì thế trong giờ phút này, Thánh Phaolô nói với chúng ta thiết thực biết bao. Trong thư gởi tín hữu thành Philípphê, ngài nói rằng, giữa thế hệ xảo trá và cứng đầu, người Kitô hữu phải tỏa sáng trong thế giới (x. Pl 2:15). Chúng ta hãy cầu xin Chúa để ngọn lửa mong manh của ngọn nến Ngài đã thắp lên trong ta, ánh sáng của lời và tình yêu Ngài đang chập chờn giữa những lầm lạc của thời đại này, không tàn lụi trong ta, nhưng sẽ trở nên mạnh mẽ và sáng láng hơn bao giờ, để chúng ta, cùng với Ngài, có thể là dân của ban ngày, là những ngôi sao sáng soi thời đại chúng ta.
Biểu tượng thứ hai của Đêm Phục Sinh – Đêm của bí tích Rửa Tội – là nước. Nước xuất hiện trong Thánh Kinh, và do đó cũng trong cấu trúc nội tại của bí tích Rửa Tội, với hai ý nghĩa trá ngược. Một bên là biển cả, như một thế lực đối kháng với cuộc sống trên trái đất, liên tục đe dọa nó; nhưng Thiên Chúa đã đặt để giới hạn cho nó. Do đó, sách Khải Huyền khẳng định rằng trong thế giới mới sẽ không còn có biển cả nữa (x 21.1). Đó là một yếu tố của chết chóc. Và vì thế nó trở thành biểu tượng của cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá: Chúa Kitô đã bước xuống lòng biển, đã đi vào biển cả của cõi chết, như dân Israel đi vào trong lòng Biển Đỏ. Khi đã sống lại từ cõi chết, Ngài ban cho chúng ta sự sống. Điều này nghĩa là bí tích Rửa Tội không chỉ là phép thanh tẩy nhưng còn là một sự sống mới: với Chúa Kitô, con người cũ của chúng ta bước vào trong biển cả cõi chết để lần nữa trỗi dậy như những thụ tạo mới.
Đàng khác, chúng ta lại đối diện với nước dưới hình thức một nguồn suối mới mẻ đem lại sự sống, hay như một dòng sông cả từ đó sự sống phát sinh. Theo thực hành rất xa xưa thời Giáo Hội tiên khởi, bí tích Rửa Tội cần phải được thực hiện với nước từ một nguồn suối trong. Không có nước thì cũng chẳng có sự sống. Những giếng nước đóng một vai trò quan trọng đáng kinh ngạc trong Thánh Kinh. Chúng được đặt trong những bối cảnh nơi sự sống phát sinh. Bên cạnh giếng Giacóp, Chúa Kitô đã nói với người phụ nữ Samaritanô về giếng nước mới, nước của sự sống thật. Ngài mạc khải về mình cho chị ta như một Giacóp mới, hoàn hảo, Đấng mở ra cho nhân loại giếng nước đang được đợi mong: nguồn mạch không bao giờ khô cạn của nước ban sự sống (x Ga 4:5-15). Thánh Gioan tường thuật với chúng ta rằng một người lính đã lấy giáo đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu, và từ cạnh sườn bị xé ra, từ trái tim bị đâm thâu qua – máu cùng nước đã chảy ra (x. Ga 19:34). Giáo Hội tiên khởi xem đây như là biểu tượng của bí tích Rửa Tội và bí tích Thánh Thể tuôn ra từ trái tim bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu. Trong giờ chết của Ngài, Chúa Giêsu đã tự trở nên nguồn suối. Tiên tri Edêkien đã mục kích một thị kiến về một Đền Thờ mới nơi một nguồn suối đang tuôn trào như một dòng sông mang lại sự sống (x. Ezek 47:1-12). Trên một mảnh đất thường xuyên gánh chịu hạn hán và thiếu nước, đây thực là một thị kiến đầy hy vọng. Kitô giáo nguyên thủy cho rằng trong Chúa Kitô, thị kiến này được thành toàn. Ngài là Đền Thờ chân thật và sống động của Thiên Chúa. Ngài là nguồn mạch của nước hằng sống. Nơi Ngài dòng sông cả tuôn ra cuồn cuộn, trong đó bí tích Rửa Tội canh tân thế giới và làm cho nó sinh hoa kết quả; dòng sông cả của nước hằng sống, là Phúc Âm của Ngài, làm cho mặt đất mầu mỡ. Trong một diễn từ dịp Lễ Lều [của người Do Thái], Chúa Giêsu còn tiên tri một điều còn lớn lao hơn nữa: “Hễ ai tin Ta … từ trong tim người ấy sẽ tuôn đổ những dòng sông nước hằng sống” (Ga 7:38). Trong bí tích Rửa Tội, Chúa khiến chúng ta trở nên không chỉ những con người của ánh sáng, nhưng còn là những nguồn mạch từ đó tuôn đổ ra nước hằng sống. Tất cả chúng ta đều biết rõ những con người như thế, những người để lại trong ta một mức độ mới mẻ và canh tân; những người như một nguồn suối trong. Chúng ta không cần phải nghĩ đến những bậc thánh cao cả như thánh Augustinô, thánh Phanxicô thành Assisi, thánh Têrêxa thành Avila, Mẹ Têrêxa thành Calcutta vân vân, là những người mà các dòng sông nước hằng sống của họ thực sự đã tuôn trào trong lịch sử nhân loại. Tạ ơn Chúa, chúng ta có thể thấy những người ấy thường xuyên ngay cả trong đời thường: những người như một dòng suối. Chắc chắn là chúng ta cũng thấy những người ngược lại: đó là những người đang tuôn ra chung quanh họ một bầu khí như một thứ ao tù chứa đầy nước hôi thối có khi còn độc hại nữa. Chúng ta hãy xin Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta hồng ân bí tích Rửa Tội, được ơn luôn luôn là những nguồn nước tinh khiết, mới mẻ, vọt lên từ nguồn chân lý và tình yêu của Ngài!
Biểu tượng trọng đại thứ ba của Đêm Vọng Phục Sinh là một điều khá là khác biệt; điều này liên quan đến chính con người. Đó là việc hát lên bài tân ca – bài Alleluia. Khi một người cảm nghiệm được niềm vui trọng đại, người ấy không tự đè nén được nữa. Người ấy phải biểu lộ ra, phải truyền đạt đi. Nhưng điều gì xảy ra khi một người rúng động bởi ánh sánh phục sinh, và vì thế tiếp cận được với chính Sự Sống, với Chân Lý và Tình Yêu. Anh ta không thể chỉ nói về điều ấy. Nói xuông không còn đủ nữa. Anh ta phải cất tiếng hát. Thánh Kinh đề cập lần đầu đến tiếng hát là sau khi dân Israel vượt qua Biển Đỏ. Israel đã thoát vòng nô lệ. Israel đã vượt lên từ thẳm sâu đáng sợ của biển cả. Israel đã được tái sinh. Israel sống còn và sống trong tự do. Thánh Kinh diễn tả phản ứng của dân chúng trước biến cố giải thoát lớn lao này với đoạn văn: “Dân chúng … tin tưởng vào Chúa và vào Môsê tôi tớ của Ngài” (Xh 14:31). Sau đó là phản ứng thứ hai, với một thứ nhu cầu nội tâm, theo sau phản ứng thứ nhất: “Rồi Môsê và toàn thể nhà Israel hát bài ca này dâng lên Chúa…” Trong Đêm Vọng Phục Sinh, hết năm này sang năm khác, chúng ta các Kitô hữu cất lên bài ca này sau bài đọc thứ ba, chúng ta hát lên bài ca ấy như là bài ca của chúng ta, vì cả chúng ta, nhờ quyền năng của Thiên Chúa, đã được kéo lên khỏi nước và được giải phóng cho một cuộc sống mới.
Có một sự song hành đáng ngạc nhiên giữa câu chuyện về bài ca của Môsê sau khi nhà Israel được giải phóng khỏi tay người Ai Cập sau khi đã lên khỏi Biển Đỏ, với chẳng hạn như trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan. Trước lúc bắt đầu bẩy tai ương cuối cùng trên mặt đất, người nhìn đã thấy một thị kiến về điều gì đó “giống như một biển trong vắt pha ánh lửa, và những người đã chiến thắng con thú, hình tượng của nó, và một số danh xưng của nó, đang đứng bên cái biển trong vắt ấy cầm trên tay họ những cây đàn cầm của Thiên Chúa. Và họ hát lên bài ca của Môsê, tôi tớ Thiên Chúa, và bài ca của Con Chiên…” (Kh 15:2f). Hình ảnh này mô tả hoàn cảnh của những môn đệ Chúa Giêsu Kitô ở mọi thời đại, và hoàn cảnh của Giáo Hội trong lịch sử thế giới.
Nhân loại thường tình mà nói, điều đó là một sự nghịch lý nội tại. Một bên, cộng đoàn được đặt trong hoàn cảnh Xuất Hành, giữa lòng Biển Đỏ, trong lòng biển cả đầy nghịch lý với cả băng tuyết và lửa cùng một lúc. Và không phải là có thể nói được là Giáo Hội không phải là luôn tiến bước trên biển cả vượt qua lửa và cái lạnh đó sao? Theo lẽ thường thì Giáo Hội phải chìm thôi. Nhưng trong khi Giáo Hội vẫn đang tiến bước trong lòng Biển Đỏ ấy, Giáo Hội vẫn không ngừng hát lên bài tụng ca thật chính đáng: bài ca của Môsê và của Con Chiên, trong đó Giao Ước Cũ và Giao Ước Mới quyện lẫn với nhau hài hòa. Trong khi, nói đúng ra, Giáo Hội phải chìm, Giáo Hội vẫn hát lên bài ca tạ ơn đã được giải thoát. Giáo Hội đang đứng trên biển chết của lịch sử nhưng Giáo Hội đã vươn lên. Trong khi hát vang lên, Giáo Hội nắm lấy tay Chúa đang vực Giáo Hội lên khỏi biển. Và Giáo Hội hiểu rằng Giáo Hội được vực lên ra khỏi trọng lực của sự chết và sự ác – bởi một lực mà không có lực ấy thì không có cách nào thoát ra – và Giáo Hội được nâng lên và đưa vào trọng lực mới của Thiên Chúa, của sự thật và tình yêu. Ngay lúc hiện tại, Giáo Hội vẫn ở giữa hai từ trường. Nhưng một khi Chúa Kitô sống lại, lực hút của tình yêu thì mạnh hơn lực hút của hận thù; và lực hút của sự sống mãnh liệt hơn lực hút của sự chết. Có lẽ đó thực sự là hoàn cảnh của Giáo Hội ở mọi thời đại? Nó luôn luôn có vẻ là Giáo Hội phải chìm, nhưng rồi Giáo Hội lại được cứu. Thánh Phaolô minh họa tình trạng này bằng những lời sau: “Chúng ta như những người đang hấp hối, nhưng kỳ thực chúng ta vẫn sống” (2 Cr 6:9). Bàn tay cứu độ của Chúa kéo chúng ta lên, và vì thế chúng ta có thể hát bài ca của người được giải thoát, bài tân ca của những người sống lại: Alleluia! Amen
+ Pope Benedict XVI
Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi (tiếng Anh)
+ Pope Benedict XVI
16:19 12/04/2009
Dear Brothers and Sisters in Rome and throughout the world,
From the depths of my heart, I wish all of you a blessed Easter. To quote Saint Augustine, “Resurrectio Domini, spes nostra – the resurrection of the Lord is our hope” (Sermon 261:1). With these words, the great Bishop explained to the faithful that Jesus rose again so that we, though destined to die, should not despair, worrying that with death life is completely finished; Christ is risen to give us hope (cf. ibid. ).
Indeed, one of the questions that most preoccupies men and women is this: what is there after death? To this mystery today’s solemnity allows us to respond that death does not have the last word, because Life will be victorious at the end. This certainty of ours is based not on simple human reasoning, but on a historical fact of faith: Jesus Christ, crucified and buried, is risen with his glorified body. Jesus is risen so that we too, believing in him, may have eternal life. This proclamation is at the heart of the Gospel message. As Saint Paul vigorously declares: “If Christ has not been raised, our preaching is in vain and your faith is in vain.” He goes on to say: “If for this life only we have hoped in Christ, we are of all men most to be pitied” (1 Cor 15:14,19). Ever since the dawn of Easter a new Spring of hope has filled the world; from that day forward our resurrection has begun, because Easter does not simply signal a moment in history, but the beginning of a new condition: Jesus is risen not because his memory remains alive in the hearts of his disciples, but because he himself lives in us, and in him we can already savour the joy of eternal life.
The resurrection, then, is not a theory, but a historical reality revealed by the man Jesus Christ by means of his “Passover”, his “passage”, that has opened a “new way” between heaven and earth (cf. Heb 10:20). It is neither a myth nor a dream, it is not a vision or a utopia, it is not a fairy tale, but it is a singular and unrepeatable event: Jesus of Nazareth, son of Mary, who at dusk on Friday was taken down from the Cross and buried, has victoriously left the tomb. In fact, at dawn on the first day after the Sabbath, Peter and John found the tomb empty. Mary Magdalene and the other women encountered the risen Jesus. On the way to Emmaus the two disciples recognized him at the breaking of the bread. The Risen One appeared to the Apostles that evening in the Upper Room and then to many other disciples in Galilee.
The proclamation of the Lord’s Resurrection lightens up the dark regions of the world in which we live. I am referring particularly to materialism and nihilism, to a vision of the world that is unable to move beyond what is scientifically verifiable, and retreats cheerlessly into a sense of emptiness which is thought to be the definitive destiny of human life. It is a fact that if Christ had not risen, the “emptiness” would be set to prevail. If we take away Christ and his resurrection, there is no escape for man, and every one of his hopes remains an illusion. Yet today is the day when the proclamation of the Lord’s resurrection vigorously bursts forth, and it is the answer to the recurring question of the sceptics, that we also find in the book of Ecclesiastes: “Is there a thing of which it is said, ‘See, this is new’?” (Ec 1:10). We answer, yes: on Easter morning, everything was renewed. “Mors et vita, duello conflixere mirando: dux vitae mortuus, regnat vivus – Death and life have come face to face in a tremendous duel: the Lord of life was dead, but now he lives triumphant.” This is what is new! A newness that changes the lives of those who accept it, as in the case of the saints. This, for example, is what happened to Saint Paul.
Many times, in the context of the Pauline year, we have had occasion to meditate on the experience of the great Apostle. Saul of Tarsus, the relentless persecutor ofChristians, encountered the risen Christ on the road to Damascus, and was “conquered” by him. The rest we know. In Paul there occurred what he would later write about to the Christians of Corinth: “If anyone is in Christ, he is a new creation; the old has passed away, behold, the new has come” (2 Cor 5:17). Let us look at this great evangelizer, who with bold enthusiasm and apostolic zeal brought the Gospel to many different peoples in the world of that time. Let his teaching and example inspire us to go in search of the Lord Jesus. Let them encourage us to trust him, because that sense of emptiness, which tends to intoxicate humanity, has been overcome by the light and the hope that emanate from the resurrection. The words of the Psalm have truly been fulfilled: “Darkness is not darkness for you, and the night is as clear as the day” (Ps 139 [138]:12). It is no longer emptiness that envelops all things, but the loving presence of God. The very reign of death has been set free, because the Word of life has even reached the “underworld”, carried by the breath of the Spirit (v. 8).
If it is true that death no longer has power over man and over the world, there still remain very many, in fact too many signs of its former dominion. Even if through Easter, Christ has destroyed the root of evil, he still wants the assistance of men and women in every time and place who help him to affirm his victory using his own weapons: the weapons of justice and truth, mercy, forgiveness and love. This is the message which, during my recent Apostolic Visit to Cameroon and Angola, I wanted to convey to the entire African continent, where I was welcomed with such great enthusiasm and readiness to listen. Africa suffers disproportionately from the cruel and unending conflicts, often forgotten, that are causing so much bloodshed and destruction in several of her nations, and from the growing number of her sons and daughters who fall prey to hunger, poverty and disease. I shall repeat the same message emphatically in the Holy Land, to which I shall have the joy of travelling in a few weeks from now. Reconciliation – difficult, but indispensable – is a precondition for a future of overall security and peaceful coexistence, and it can only be achieved through renewed, persevering and sincere efforts to resolve the Israeli-Palestinian conflict. My thoughts move outwards from the Holy Land to neighbouring countries, to the Middle East, to the whole world. At a time of world food shortage, of financial turmoil, of old and new forms of poverty, of disturbing climate change, of violence and deprivation which force many to leave their homelands in search of a less precarious form of existence, of the ever-present threat of terrorism, of growing fears over the future, it is urgent to rediscover grounds for hope. Let no one draw back from this peaceful battle that has been launched by Christ’s Resurrection. For as I said earlier, Christ is looking for men and women who will help him to affirm his victory using his own weapons: the weapons of justice and truth, mercy, forgiveness and love.
Resurrectio Domini, spes nostra! The resurrection of Christ is our hope! This the Church proclaims today with joy. She announces the hope that is now firm and invincible because God has raised Jesus Christ from the dead. She communicates the hope that she carries in her heart and wishes to share with all people in every place, especially where Christians suffer persecution because of their faith and their commitment to justice and peace. She invokes the hope that can call forth the courage to do good, even when it costs, especially when it costs. Today the Church sings “the day that the Lord has made”, and she summons people to joy. Today the Church calls in prayer upon Mary, Star of Hope, asking her to guide humanity towards the safe haven of salvation which is the heart of Christ, the paschal Victim, the Lamb who has “redeemed the world”, the Innocent one who has “reconciled us sinners with the Father”. To him, our victorious King, to him who is crucified and risen, we sing out with joy our Alleluia !
© Copyright 2009 - Libreria Editrice Vaticana
From the depths of my heart, I wish all of you a blessed Easter. To quote Saint Augustine, “Resurrectio Domini, spes nostra – the resurrection of the Lord is our hope” (Sermon 261:1). With these words, the great Bishop explained to the faithful that Jesus rose again so that we, though destined to die, should not despair, worrying that with death life is completely finished; Christ is risen to give us hope (cf. ibid. ).
Indeed, one of the questions that most preoccupies men and women is this: what is there after death? To this mystery today’s solemnity allows us to respond that death does not have the last word, because Life will be victorious at the end. This certainty of ours is based not on simple human reasoning, but on a historical fact of faith: Jesus Christ, crucified and buried, is risen with his glorified body. Jesus is risen so that we too, believing in him, may have eternal life. This proclamation is at the heart of the Gospel message. As Saint Paul vigorously declares: “If Christ has not been raised, our preaching is in vain and your faith is in vain.” He goes on to say: “If for this life only we have hoped in Christ, we are of all men most to be pitied” (1 Cor 15:14,19). Ever since the dawn of Easter a new Spring of hope has filled the world; from that day forward our resurrection has begun, because Easter does not simply signal a moment in history, but the beginning of a new condition: Jesus is risen not because his memory remains alive in the hearts of his disciples, but because he himself lives in us, and in him we can already savour the joy of eternal life.
The resurrection, then, is not a theory, but a historical reality revealed by the man Jesus Christ by means of his “Passover”, his “passage”, that has opened a “new way” between heaven and earth (cf. Heb 10:20). It is neither a myth nor a dream, it is not a vision or a utopia, it is not a fairy tale, but it is a singular and unrepeatable event: Jesus of Nazareth, son of Mary, who at dusk on Friday was taken down from the Cross and buried, has victoriously left the tomb. In fact, at dawn on the first day after the Sabbath, Peter and John found the tomb empty. Mary Magdalene and the other women encountered the risen Jesus. On the way to Emmaus the two disciples recognized him at the breaking of the bread. The Risen One appeared to the Apostles that evening in the Upper Room and then to many other disciples in Galilee.
The proclamation of the Lord’s Resurrection lightens up the dark regions of the world in which we live. I am referring particularly to materialism and nihilism, to a vision of the world that is unable to move beyond what is scientifically verifiable, and retreats cheerlessly into a sense of emptiness which is thought to be the definitive destiny of human life. It is a fact that if Christ had not risen, the “emptiness” would be set to prevail. If we take away Christ and his resurrection, there is no escape for man, and every one of his hopes remains an illusion. Yet today is the day when the proclamation of the Lord’s resurrection vigorously bursts forth, and it is the answer to the recurring question of the sceptics, that we also find in the book of Ecclesiastes: “Is there a thing of which it is said, ‘See, this is new’?” (Ec 1:10). We answer, yes: on Easter morning, everything was renewed. “Mors et vita, duello conflixere mirando: dux vitae mortuus, regnat vivus – Death and life have come face to face in a tremendous duel: the Lord of life was dead, but now he lives triumphant.” This is what is new! A newness that changes the lives of those who accept it, as in the case of the saints. This, for example, is what happened to Saint Paul.
Many times, in the context of the Pauline year, we have had occasion to meditate on the experience of the great Apostle. Saul of Tarsus, the relentless persecutor ofChristians, encountered the risen Christ on the road to Damascus, and was “conquered” by him. The rest we know. In Paul there occurred what he would later write about to the Christians of Corinth: “If anyone is in Christ, he is a new creation; the old has passed away, behold, the new has come” (2 Cor 5:17). Let us look at this great evangelizer, who with bold enthusiasm and apostolic zeal brought the Gospel to many different peoples in the world of that time. Let his teaching and example inspire us to go in search of the Lord Jesus. Let them encourage us to trust him, because that sense of emptiness, which tends to intoxicate humanity, has been overcome by the light and the hope that emanate from the resurrection. The words of the Psalm have truly been fulfilled: “Darkness is not darkness for you, and the night is as clear as the day” (Ps 139 [138]:12). It is no longer emptiness that envelops all things, but the loving presence of God. The very reign of death has been set free, because the Word of life has even reached the “underworld”, carried by the breath of the Spirit (v. 8).
If it is true that death no longer has power over man and over the world, there still remain very many, in fact too many signs of its former dominion. Even if through Easter, Christ has destroyed the root of evil, he still wants the assistance of men and women in every time and place who help him to affirm his victory using his own weapons: the weapons of justice and truth, mercy, forgiveness and love. This is the message which, during my recent Apostolic Visit to Cameroon and Angola, I wanted to convey to the entire African continent, where I was welcomed with such great enthusiasm and readiness to listen. Africa suffers disproportionately from the cruel and unending conflicts, often forgotten, that are causing so much bloodshed and destruction in several of her nations, and from the growing number of her sons and daughters who fall prey to hunger, poverty and disease. I shall repeat the same message emphatically in the Holy Land, to which I shall have the joy of travelling in a few weeks from now. Reconciliation – difficult, but indispensable – is a precondition for a future of overall security and peaceful coexistence, and it can only be achieved through renewed, persevering and sincere efforts to resolve the Israeli-Palestinian conflict. My thoughts move outwards from the Holy Land to neighbouring countries, to the Middle East, to the whole world. At a time of world food shortage, of financial turmoil, of old and new forms of poverty, of disturbing climate change, of violence and deprivation which force many to leave their homelands in search of a less precarious form of existence, of the ever-present threat of terrorism, of growing fears over the future, it is urgent to rediscover grounds for hope. Let no one draw back from this peaceful battle that has been launched by Christ’s Resurrection. For as I said earlier, Christ is looking for men and women who will help him to affirm his victory using his own weapons: the weapons of justice and truth, mercy, forgiveness and love.
Resurrectio Domini, spes nostra! The resurrection of Christ is our hope! This the Church proclaims today with joy. She announces the hope that is now firm and invincible because God has raised Jesus Christ from the dead. She communicates the hope that she carries in her heart and wishes to share with all people in every place, especially where Christians suffer persecution because of their faith and their commitment to justice and peace. She invokes the hope that can call forth the courage to do good, even when it costs, especially when it costs. Today the Church sings “the day that the Lord has made”, and she summons people to joy. Today the Church calls in prayer upon Mary, Star of Hope, asking her to guide humanity towards the safe haven of salvation which is the heart of Christ, the paschal Victim, the Lamb who has “redeemed the world”, the Innocent one who has “reconciled us sinners with the Father”. To him, our victorious King, to him who is crucified and risen, we sing out with joy our Alleluia !
© Copyright 2009 - Libreria Editrice Vaticana
Video Lễ Vọng Phục Sinh tại Vatican
Thúy Dung
17:16 12/04/2009
Video Đức Thánh Cha đọc thông điệp Urbi et Orbi
Nguyễn Việt Nam
17:47 12/04/2009
Dưới bầu trời nắng ấm, lúc 10h 15 sáng Chúa Nhật Phục Sinh 12/4/2009, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cử hành Lễ Phục Sinh trước tiền đình đền thờ Thánh Phêrô với sự hiện diện của đông đảo khách hành hương đứng chật quảng trường.
Sau Thánh Lễ Đức Thánh Cha đã đọc thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi, gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Cùng với những người hành hương, hàng trăm triệu người trên thế giới cũng gián tiếp tham dự biến cố này qua màn ảnh của 102 hệ thống truyền hình.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em ở Rôma và trên toàn thế giới thân mến,
Từ thẳm sâu tâm hồn, tôi cầu chúc tất cả anh chị em một Mùa Phục Sinh đầy ơn phúc với những lời sau mượn của Thánh Augustinô: “sự phục sinh của Chúa là niềm hy vọng của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng một trong những câu hỏi gây ra khắc khoải nhất cho con người là điều gì sẽ diễn ra sau khi chết? Trước mầu nhiệm này, đại lễ hôm nay cho phép chúng ta đáp trả rằng sự chết không có tiếng nói chung cuộc, bởi vì cuối cùng Sự Sống mới là người chiến thắng.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự phục sinh không phải là một lý thuyết nhưng là một thực tại lịch sử. Đó chẳng phải là một huyền thoại hay một ước mơ, cũng chẳng phải là một thị kiến hay một hoài bão, chẳng phải chuyện thần thoại, mà là một biến cố độc nhất vô nhị: Đức Giêsu Nazareth, con của bà Maria, Đấng đã được hạ xác xuống khỏi Thập Giá vào buổi hoàng hôn của ngày Thứ Sáu, và được an táng trong mồ, Đấng ấy đã vinh quang rời bỏ ngôi mộ.
Theo Đức Thánh Cha, việc công bố biến cố Phục Sinh chiếu soi những vùng tối tăm trên thế giới mà chúng ta đang sống. Cách riêng ngài muốn nói đến thuyết duy vật và thuyết hư vô, đến tầm nhìn không vươn lên cao hơn nổi những điều mà khoa học có thể kiểm chứng.
Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu rằng sự chết không còn quyền hành trên nhân loại và thế giới nữa, nhưng vẫn còn nhiều, thậm chí rất nhiều dấu vết sự thống trị của nó trước đây. Dẫu cho qua biến cố Phục Sinh, Chúa Kitô đã hủy diệt gốc rễ của sự dữ, nhưng Người vẫn còn cần đến những trợ giúp của những con người nam nữ thuộc mọi thời đại và nơi chốn, những người giúp khẳng định chiến thắng của Người với những khí cụ của chính Người là công lý, chân lý, lòng thương xót, sự tha thứ và tình yêu.
Đức Thánh Cha đã gởi lời chào Phục sinh đến anh chị em tín hữu hành hương lần lượt bằng tiếng Ý, Nga, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hindi, Tamil, Bengali, Miến Điện, Trung Hoa, Nhật, Hàn quốc, Việt Nam, Sinhalese, Thái, Nam Dương, Cam Bốt, Phi Luật Tân và các thứ tiếng khác tổng cộng đến 63 thứ tiếng, kể cả tiếng Ả rập, Hêbrơ và quốc tế ngữ Ét Bê Ran Tô.
Sau đó, vị Hồng Y bên cạnh Ðức Thánh Cha đã loan báo cho mọi người biết Đức Thánh Cha ban phép lành toàn xá cho mọi người hiện diện cũng như cho tất cả những ai theo dõi Sứ Ðiệp Phục Sinh qua truyền thanh và truyền hình. Ngài xin mọi người cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha được nhiều sức khoẻ, cho Giáo Hội được sống trong an bình. Ðức Thánh Cha đã đọc lời "xin vì công nghiệp của các Thánh Tông Ðồ Phêrô và Phaolô, của Ðức Mẹ và các Thánh, xin Thiên Chúa thương tha thứ mọi tội lỗi..." Rồi Ðức Thánh Cha đọc lời ban ơn Xá Giải... Và công thức ban phép lành.
Sau Thánh Lễ Đức Thánh Cha đã đọc thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi, gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Cùng với những người hành hương, hàng trăm triệu người trên thế giới cũng gián tiếp tham dự biến cố này qua màn ảnh của 102 hệ thống truyền hình.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em ở Rôma và trên toàn thế giới thân mến,
Từ thẳm sâu tâm hồn, tôi cầu chúc tất cả anh chị em một Mùa Phục Sinh đầy ơn phúc với những lời sau mượn của Thánh Augustinô: “sự phục sinh của Chúa là niềm hy vọng của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng một trong những câu hỏi gây ra khắc khoải nhất cho con người là điều gì sẽ diễn ra sau khi chết? Trước mầu nhiệm này, đại lễ hôm nay cho phép chúng ta đáp trả rằng sự chết không có tiếng nói chung cuộc, bởi vì cuối cùng Sự Sống mới là người chiến thắng.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự phục sinh không phải là một lý thuyết nhưng là một thực tại lịch sử. Đó chẳng phải là một huyền thoại hay một ước mơ, cũng chẳng phải là một thị kiến hay một hoài bão, chẳng phải chuyện thần thoại, mà là một biến cố độc nhất vô nhị: Đức Giêsu Nazareth, con của bà Maria, Đấng đã được hạ xác xuống khỏi Thập Giá vào buổi hoàng hôn của ngày Thứ Sáu, và được an táng trong mồ, Đấng ấy đã vinh quang rời bỏ ngôi mộ.
Theo Đức Thánh Cha, việc công bố biến cố Phục Sinh chiếu soi những vùng tối tăm trên thế giới mà chúng ta đang sống. Cách riêng ngài muốn nói đến thuyết duy vật và thuyết hư vô, đến tầm nhìn không vươn lên cao hơn nổi những điều mà khoa học có thể kiểm chứng.
Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu rằng sự chết không còn quyền hành trên nhân loại và thế giới nữa, nhưng vẫn còn nhiều, thậm chí rất nhiều dấu vết sự thống trị của nó trước đây. Dẫu cho qua biến cố Phục Sinh, Chúa Kitô đã hủy diệt gốc rễ của sự dữ, nhưng Người vẫn còn cần đến những trợ giúp của những con người nam nữ thuộc mọi thời đại và nơi chốn, những người giúp khẳng định chiến thắng của Người với những khí cụ của chính Người là công lý, chân lý, lòng thương xót, sự tha thứ và tình yêu.
Đức Thánh Cha đã gởi lời chào Phục sinh đến anh chị em tín hữu hành hương lần lượt bằng tiếng Ý, Nga, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hindi, Tamil, Bengali, Miến Điện, Trung Hoa, Nhật, Hàn quốc, Việt Nam, Sinhalese, Thái, Nam Dương, Cam Bốt, Phi Luật Tân và các thứ tiếng khác tổng cộng đến 63 thứ tiếng, kể cả tiếng Ả rập, Hêbrơ và quốc tế ngữ Ét Bê Ran Tô.
Sau đó, vị Hồng Y bên cạnh Ðức Thánh Cha đã loan báo cho mọi người biết Đức Thánh Cha ban phép lành toàn xá cho mọi người hiện diện cũng như cho tất cả những ai theo dõi Sứ Ðiệp Phục Sinh qua truyền thanh và truyền hình. Ngài xin mọi người cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha được nhiều sức khoẻ, cho Giáo Hội được sống trong an bình. Ðức Thánh Cha đã đọc lời "xin vì công nghiệp của các Thánh Tông Ðồ Phêrô và Phaolô, của Ðức Mẹ và các Thánh, xin Thiên Chúa thương tha thứ mọi tội lỗi..." Rồi Ðức Thánh Cha đọc lời ban ơn Xá Giải... Và công thức ban phép lành.
Đức Thánh Cha khuyên các Kitô hữu hãy là “men mới”
Bùi Hữu Thư
23:34 12/04/2009
Đức Thánh Cha khuyên các Kitô hữu hãy là “men mới”
VATICAN, ngày 12, tháng 4, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, cũng như người Do Thái lấy đi tất cả bánh không men trong nhà trong ngày Lễ Vượt Qua để bầy tỏ một khởi đầu mới, các Kitô hữu phải lấy ra khỏi lòng mình “men” của tội lỗi cũ.
Đức Thánh Cha nói như vậy trong bài giảng Thánh Lễ Phục Sinh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, trong đó ngài suy niệm về một đoạn trong thư Thứ Nhất gửi Côrintô: “Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta, đã bị hiến tế.” Ngài nói đoạn Phúc Âm này “chứa đựng một tổng hợp đáng kể, một ý thức trọn vẹn về đời sống mới trong Đức Kitô."
Đức Thánh Cha giải thích, "Biểu hiệu chính của lịch sử cứu độ -- Chiên vượt qua -- ở đây chính là Chúa Giêsu, Đấng được gọi là ‘Chiên Vượt Qua’ của chúng ta hàng năm, để “tưởng niệm cuộc giải phóng khỏi bị nô lệ Ai Cập."
Đức Thánh Cha nói,"Trong cuộc khổ nạn và cái chết, Chúa Giêsu mạc khải mình là Chiên Thiên Chúa, ‘chịu hy sinh’ trên thập giá, để xóa hết tội lỗi trần gian. Người bị giết đúng vào giờ theo thông lệ người ta sát tế các con chiên trong Đền Thờ Giêrusalem.
"Ý nghĩa của hy tế chính Người đã chờ đợi trong Bữa Tiệc Ly, tự thay thế thân mình – dưới hình thức của bánh và rượu – cho của ăn theo nghi thức trong bữa tiệc Vượt Qua của người Do Thái. Như thế chúng ta có thể thật sự nói rằng Chúa Giêsu hoàn tất truyền thống Lễ Vượt Qua cổ xưa, và biến đổi thành Lễ Vượt Qua của chính mình."
Nhường chỗ cho cái mới
Dựa vào ý nghĩa này về bữa tiệc Vượt Qua, Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp tục suy niệm về giải thích của Thánh Phaolô về “men.”
Ngài giải thích rằng trong Lễ Vượt Qua, phong tục Do Thái là phải bỏ hết tất cả những miếng bánh có men trong nhà, để tưởng nhớ lại thời kỳ các tổ tiên rời Ai Cập, chỉ mang theo được bánh không men.
Đức Thánh Cha tiếp, "Tuy nhiên, đồng thời, ‘bánh không men’ lại là biểu tượng của sự thanh tẩy: bỏ cái cũ đi để nhường chỗ cho cái mới."
Đức Thánh Cha nói Thánh Phaolô giải thích rằng truyền thống cũ có một ý nghĩa mới đối với Chúa Giêsu, “một lần nữa lấy từ ý nghĩa của ‘cuộc xuất hành mới,’ đó là Chúa Giêsu đi từ cái chết sang sự sống đời đời."
Ngài nói, "Vì Chúa Kitô, là con chiên chính thật, đã hy sinh vì chúng ta, chúng ta là những môn đệ của Người – có thể và phải là ‘men mới,’ là ‘bánh không men,’ được giải phóng khỏi mọi tàn tích của men cũ là tội lỗi: để không còn sự dữ và độc ác trong lòng chúng ta.”
Đức Thánh Cha khuyên, "Chúng ta hãy mở lòng ra cho Chúa Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại để canh tân chúng ta, để tẩy xóa khỏi lòng chúng ta mọi nọc độc của tội lỗi và sự chết, và để đổ tràn vào đó máu hằng sống của Chúa Thánh Thần: là đời sống thiêng liêng và vĩnh cửu."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ca đoàn Tâm Ca mừng sinh nhật lần thứ 9
Anmai, Cssr
15:54 12/04/2009
CA ĐOÀN TÂM CA MỪNG SINH NHẬT LẦN 9
Tưng bừng niềm vui với Giáo Hội mừng Chúa Phục Sinh, ca đoàn Tâm Ca còn có thêm niềm vui nữa là mừng ngày ca đoàn hiện diện được 9 năm. Thấm thoắt 9 năm đã trôi qua, 9 năm với biết bao nhiêu hồng ân, biết bao nhiêu nghĩa tình với nhau. Dừng lại một chút trong Thánh Lễ mừng Chúa Phục Sinh sáng nay để tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã tuôn đổ trên ca đoàn.
Cũng dùng lời ca tiếng hát để ca tụng Chúa nhưng tiêu chí của Tâm Ca là phục vụ những bệnh nhân sida hay những bệnh nhân ngặt nghèo trong các thánh lễ và nhất là thánh lễ tiễn biệt của những bệnh nhân kém may mắn ấy. Cùng với tâm tình phục vụ cho những bệnh nhân nghèo ấy, Tâm Ca liên kết với nhóm Y Công giáo thành phố. Hễ ở đâu Y Công giáo phục vụ thì ở đó có sự hiện diện của Tâm Ca.
Chẳng biết có phải là duyên nợ chăng mà ca đoàn phục vụ cho những người bất hạnh lại chọn cho mình cái tên là Tâm Ca ! Có “vô duyên” lắm không khi chọn cho mình chữ Tâm ! Thật ra lời ca tiếng hát để tạ ơn, để ca ngợi Chúa, để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mọi người là quý, là tốt nhưng tốt hơn nữa nếu đó là những giọng ca tiếng hát cất lên tự cõi tâm sâu thẳm của lòng mình và nhất là phục vụ tha nhân hết chữ “tâm” có trong mình.
Và cũng chẳng biết có phải là duyên hay nợ mà Tâm Ca lại chọn bổn mạng của mình là Chúa Phục Sinh ! Ý nghĩa lắm, thâm thuý lắm chứ khi chọn Chúa Phục Sinh là bổn mạng. Chúa Phục Sinh như là gói ghém toàn bộ niềm tin kitô hữu. Nếu như Chúa Giêsu không phục sinh thì niềm tin của kitô hữu sẽ trống rỗng như lời Thánh Phaolô nói. Đặc biệt hơn nữa, phục vụ cho những bệnh nhân sida, những bệnh nhân nan y thì luôn luôn phải đối diện với cái chết. Cái chết, với những người không tin coi như là dấu chấm hết nhưng với kitô hữu thì cái chết ấy là giai đoạn chuyển tiếp để được bước vào trong vinh quang của Chúa Phục Sinh.
Sinh ra và lớn lên trong lặng lẽ nên đi đâu Tâm Ca cũng âm thầm và lặng lẽ. 9 năm qua đi là 9 năm âm thầm và lặng lẽ. Những ngày lễ lớn như Giáng Sinh hay Tết Dương Lịch hay những dịp nào có thể thì nhóm Y Công giáo cùng với Tâm Ca bỏ lại cái ồn ào của Sài Thành để về với những trại phong như Thanh Bình, Bến Sắn, Phước Tân … Sự phục vụ của Tâm Ca cũng như Y Công Giáo thật nhỏ bé và cũng chẳng muốn để lại “dấu vết” gì như tâm tình của Gioan Tẩy Giả: “Người phải lớn lên còn tôi phải nhỏ lại”.
Dù bận bịu với biết bao nhiêu công việc của gia đình, của công việc nhưng Tâm Ca cũng như Y Công Giáo đã cố gắng duy trì sinh hoạt định kỳ cứ cách tuần mỗi lần. Chẳng làm gì to tát cả, chỉ là dừng lại với nhau để dâng lên Chúa lời tạ ơn trong Thánh Lễ Chúa nhật cách tuần tại 42 Tú Xương. Dừng lại để tạ ơn Chúa cũng như chia sẻ và một chút hoạch định để giúp những bệnh nhân nghèo trong tuần tới, trong tháng tới của nhóm. Tưởng chừng là đơn giản nhưng với xã hội đầy bận bịu với cơm áo gạo tiền thì sự hy sinh này quả thật là to lớn và ý nghĩa. Và với xã hội mà người ta chạy theo cũng như sống theo chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ thì những tâm hồn nhỏ bé của Tâm Ca và Y Công Giáo thật là dễ thương trước mặt Thiên Chúa.
Giọng ca của Tâm Ca chắc có lẽ không bằng những ban hát lớn, ban hát tên tuổi như các ca đoàn khác. Có thể chê về giọng ca không đủ mạnh, không đủ trầm bỗng như các ca đoàn khác nhưng không ai chê được tấm lòng của Tâm Ca. Có người tóc muối nhiều hơn tiêu hay là vầng trán bị “giải toả” sạch bóng nhưng vẫn đầy lửa nhiệt huyết với ca đoàn. Có người bận bịu hết sức với con nhỏ nhưng những chuyến uỷ lạo, những lần phát thuốc miễn phí đã thu xếp việc nhà để đồng hành với nhóm. Đặc biệt, theo nguồn tin “hành lang” thì Tâm Ca lại “tuyển” được một “đàn sĩ” cực kỳ nhiệt tình. “Đàn sĩ” ấy có ngày phải “dậm” đến 5 lễ nhưng hễ Tâm Ca nhờ thì vẫn cố gắng hết sức thu xếp công việc để hiện diện với Tâm Ca.
Tất cả sự hiện diện nhỏ bé, tấm lòng đơn sơ của ca viên, ca trưởng và của đàn sĩ đủ để nói lên một Tâm Ca chuyên phục vụ người nghèo.
Cùng với tâm tình lặng lẽ ấy, mừng Đại Lễ Phục Sinh cũng như mừng sinh nhật lần thứ 9 của mình, Tâm Ca cùng với Y Công Giáo đã tề tựu trong ngôi nguyện đường nhỏ bé của Dòng Thánh Vinh Sơn 42 Tú Xương. Thật thích hợp cho tâm tình của Tâm Ca vì lẽ Dòng Thánh Vinh Sơn cũng luôn lặng lẽ và âm thầm chia cơm sẻ bánh cho người nghèo khổ như ý chỉ của Thánh Tổ Phụ.
Nhắc đến thánh Vinh Sơn có lẽ là nhắc đến tấm lòng của người thương người nghèo, nguyện đường nhỏ bé 42 Tú Xương luôn là địa chỉ của những nhóm công tác xã hội, nhóm bác ái. Tâm Ca và Y Công Giáo phần nào hiện diện cũng như hoạt động cũng nhờ vào tình thương của các sơ Nữ Tử Bác Ái. Nhân dịp mừng lễ hôm nay, Tâm Ca và Y Công Giáo lại quây quần lại bên nhau trong ngôi nguyện đường ấm cúng nhỏ bé này để xin thánh tổ phụ Vinh Sơn chúc phúc và ban thêm tình thương cho những ai có tâm hồn hướng về người nghèo.
Ngôi nhà nguyện thật đơn sơ, bình dị nhưng gói ghém tất cả tình Chúa và tình người trong đó.
Sau Thánh Lễ tạ ơn là niềm vui nho nhỏ được chia sẻ với vài cái bánh ngọt, ly rau câu. Đơn giản nhưng mà vui, đơn giản nhưng mà chân tình, đơn giản nhưng đậm chất con người, đơn giản nhưng đầy chữ tâm của những người nghèo. Tất cả cũng sẽ qua đi, tất cả chỉ cần đọng lại chữ Tâm nơi mỗi thành viên của nhóm, của ca đoàn.
Đại Lễ mừng Chúa Phục sinh và kỷ niệm 9 năm hiện diện lại qua đi nhưng tấm lòng cũng như nghĩa cử cao đẹp của Tâm Ca và Y Công Giáo vẫn còn đó. Nguyện chúc cho Tâm Ca cũng như Y Công Giáo ngày càng phát triển không chỉ về nhân sực mà còn về tâm lực để mang tin vui Phục Sinh đến với những phận nghèo, những mảnh đời bất hạnh.
Tưng bừng niềm vui với Giáo Hội mừng Chúa Phục Sinh, ca đoàn Tâm Ca còn có thêm niềm vui nữa là mừng ngày ca đoàn hiện diện được 9 năm. Thấm thoắt 9 năm đã trôi qua, 9 năm với biết bao nhiêu hồng ân, biết bao nhiêu nghĩa tình với nhau. Dừng lại một chút trong Thánh Lễ mừng Chúa Phục Sinh sáng nay để tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã tuôn đổ trên ca đoàn.
Cũng dùng lời ca tiếng hát để ca tụng Chúa nhưng tiêu chí của Tâm Ca là phục vụ những bệnh nhân sida hay những bệnh nhân ngặt nghèo trong các thánh lễ và nhất là thánh lễ tiễn biệt của những bệnh nhân kém may mắn ấy. Cùng với tâm tình phục vụ cho những bệnh nhân nghèo ấy, Tâm Ca liên kết với nhóm Y Công giáo thành phố. Hễ ở đâu Y Công giáo phục vụ thì ở đó có sự hiện diện của Tâm Ca.
Chẳng biết có phải là duyên nợ chăng mà ca đoàn phục vụ cho những người bất hạnh lại chọn cho mình cái tên là Tâm Ca ! Có “vô duyên” lắm không khi chọn cho mình chữ Tâm ! Thật ra lời ca tiếng hát để tạ ơn, để ca ngợi Chúa, để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mọi người là quý, là tốt nhưng tốt hơn nữa nếu đó là những giọng ca tiếng hát cất lên tự cõi tâm sâu thẳm của lòng mình và nhất là phục vụ tha nhân hết chữ “tâm” có trong mình.
Và cũng chẳng biết có phải là duyên hay nợ mà Tâm Ca lại chọn bổn mạng của mình là Chúa Phục Sinh ! Ý nghĩa lắm, thâm thuý lắm chứ khi chọn Chúa Phục Sinh là bổn mạng. Chúa Phục Sinh như là gói ghém toàn bộ niềm tin kitô hữu. Nếu như Chúa Giêsu không phục sinh thì niềm tin của kitô hữu sẽ trống rỗng như lời Thánh Phaolô nói. Đặc biệt hơn nữa, phục vụ cho những bệnh nhân sida, những bệnh nhân nan y thì luôn luôn phải đối diện với cái chết. Cái chết, với những người không tin coi như là dấu chấm hết nhưng với kitô hữu thì cái chết ấy là giai đoạn chuyển tiếp để được bước vào trong vinh quang của Chúa Phục Sinh.
Sinh ra và lớn lên trong lặng lẽ nên đi đâu Tâm Ca cũng âm thầm và lặng lẽ. 9 năm qua đi là 9 năm âm thầm và lặng lẽ. Những ngày lễ lớn như Giáng Sinh hay Tết Dương Lịch hay những dịp nào có thể thì nhóm Y Công giáo cùng với Tâm Ca bỏ lại cái ồn ào của Sài Thành để về với những trại phong như Thanh Bình, Bến Sắn, Phước Tân … Sự phục vụ của Tâm Ca cũng như Y Công Giáo thật nhỏ bé và cũng chẳng muốn để lại “dấu vết” gì như tâm tình của Gioan Tẩy Giả: “Người phải lớn lên còn tôi phải nhỏ lại”.
Dù bận bịu với biết bao nhiêu công việc của gia đình, của công việc nhưng Tâm Ca cũng như Y Công Giáo đã cố gắng duy trì sinh hoạt định kỳ cứ cách tuần mỗi lần. Chẳng làm gì to tát cả, chỉ là dừng lại với nhau để dâng lên Chúa lời tạ ơn trong Thánh Lễ Chúa nhật cách tuần tại 42 Tú Xương. Dừng lại để tạ ơn Chúa cũng như chia sẻ và một chút hoạch định để giúp những bệnh nhân nghèo trong tuần tới, trong tháng tới của nhóm. Tưởng chừng là đơn giản nhưng với xã hội đầy bận bịu với cơm áo gạo tiền thì sự hy sinh này quả thật là to lớn và ý nghĩa. Và với xã hội mà người ta chạy theo cũng như sống theo chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ thì những tâm hồn nhỏ bé của Tâm Ca và Y Công Giáo thật là dễ thương trước mặt Thiên Chúa.
Giọng ca của Tâm Ca chắc có lẽ không bằng những ban hát lớn, ban hát tên tuổi như các ca đoàn khác. Có thể chê về giọng ca không đủ mạnh, không đủ trầm bỗng như các ca đoàn khác nhưng không ai chê được tấm lòng của Tâm Ca. Có người tóc muối nhiều hơn tiêu hay là vầng trán bị “giải toả” sạch bóng nhưng vẫn đầy lửa nhiệt huyết với ca đoàn. Có người bận bịu hết sức với con nhỏ nhưng những chuyến uỷ lạo, những lần phát thuốc miễn phí đã thu xếp việc nhà để đồng hành với nhóm. Đặc biệt, theo nguồn tin “hành lang” thì Tâm Ca lại “tuyển” được một “đàn sĩ” cực kỳ nhiệt tình. “Đàn sĩ” ấy có ngày phải “dậm” đến 5 lễ nhưng hễ Tâm Ca nhờ thì vẫn cố gắng hết sức thu xếp công việc để hiện diện với Tâm Ca.
Tất cả sự hiện diện nhỏ bé, tấm lòng đơn sơ của ca viên, ca trưởng và của đàn sĩ đủ để nói lên một Tâm Ca chuyên phục vụ người nghèo.
Cùng với tâm tình lặng lẽ ấy, mừng Đại Lễ Phục Sinh cũng như mừng sinh nhật lần thứ 9 của mình, Tâm Ca cùng với Y Công Giáo đã tề tựu trong ngôi nguyện đường nhỏ bé của Dòng Thánh Vinh Sơn 42 Tú Xương. Thật thích hợp cho tâm tình của Tâm Ca vì lẽ Dòng Thánh Vinh Sơn cũng luôn lặng lẽ và âm thầm chia cơm sẻ bánh cho người nghèo khổ như ý chỉ của Thánh Tổ Phụ.
Nhắc đến thánh Vinh Sơn có lẽ là nhắc đến tấm lòng của người thương người nghèo, nguyện đường nhỏ bé 42 Tú Xương luôn là địa chỉ của những nhóm công tác xã hội, nhóm bác ái. Tâm Ca và Y Công Giáo phần nào hiện diện cũng như hoạt động cũng nhờ vào tình thương của các sơ Nữ Tử Bác Ái. Nhân dịp mừng lễ hôm nay, Tâm Ca và Y Công Giáo lại quây quần lại bên nhau trong ngôi nguyện đường ấm cúng nhỏ bé này để xin thánh tổ phụ Vinh Sơn chúc phúc và ban thêm tình thương cho những ai có tâm hồn hướng về người nghèo.
Ngôi nhà nguyện thật đơn sơ, bình dị nhưng gói ghém tất cả tình Chúa và tình người trong đó.
Sau Thánh Lễ tạ ơn là niềm vui nho nhỏ được chia sẻ với vài cái bánh ngọt, ly rau câu. Đơn giản nhưng mà vui, đơn giản nhưng mà chân tình, đơn giản nhưng đậm chất con người, đơn giản nhưng đầy chữ tâm của những người nghèo. Tất cả cũng sẽ qua đi, tất cả chỉ cần đọng lại chữ Tâm nơi mỗi thành viên của nhóm, của ca đoàn.
Đại Lễ mừng Chúa Phục sinh và kỷ niệm 9 năm hiện diện lại qua đi nhưng tấm lòng cũng như nghĩa cử cao đẹp của Tâm Ca và Y Công Giáo vẫn còn đó. Nguyện chúc cho Tâm Ca cũng như Y Công Giáo ngày càng phát triển không chỉ về nhân sực mà còn về tâm lực để mang tin vui Phục Sinh đến với những phận nghèo, những mảnh đời bất hạnh.
Niềm vui Phục Sinh tại giáo xứ Lạng Sơn, Xóm Mới
Phanxicô Xaviê
20:37 12/04/2009
NIỀM VUI PHỤC SINH TẠI GIÁO XỨ LẠNG SƠN, XÓM MỚI
Trong bầu khí nô nức của buổi chiều nay, lúc 17 giờ ngày Chúa nhật 12/04/2009, tại nhà thờ Giáo xứ Lạng Sơn - Xóm Mới đã cử hành trọng thể Lễ Mừng Chúa Phục Sinh và ban Bí tích Rửa Tội + Thêm Sức cho 30 anh chị em dự tòng đến từ khắp nơi. Đa số họ là những người di dân, vì cuộc sống phải xa gia đình, xa quê hương. Thánh lễ được đồng tế bởi Cha Chánh xứ và Cha phụ tá, cùng sự tham dự đông đảo của gia đình anh chị em dự tòng cũng như cộng đoàn dân Chúa trong Giáo xứ.
Vào đầu thánh lễ, thay vì nghi thức sám hối, là phần rảy nước thánh đã được làm phép trong đêm Vọng Phục Sinh, để nhắc lại Bí tích Thanh Tẩy, nhờ đó người tín hữu được làm sống lại những hiệu quả của Bí tích này, cho tương xứng với đức tin của mình.
Trong bài giảng, Cha chủ tế kêu gọi anh chị em dự tòng: sau khi lãnh nhận các Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, hãy siêng năng học hỏi Kinh thánh, để nhờ lời Chúa tiếp tục nuôi dưỡng đức tin của mình trong đời sống thường ngày.
Đến phần nghi thức Rửa Tội, hai Cha lần lượt ban Bí tích cho các anh chị em dự tòng đang đứng dưới cung thánh. Liền sau đó, Cha Chủ tế đã ban Bí tích Thêm sức cho tất cả anh chị em tân tòng.
Ngay sau khi vừa kết thúc các nghi thức, Cha chánh xứ mời anh chị em quay xuống chào cộng đoàn, cả nhà thờ đã vỗ tay chúc mừng, vì từ nay, anh chị em trở thành con cái Chúa và là anh em với nhau trong đại gia đình Giáo Hội. Đó là niềm vui chung lớn lao nhất mà Giáo xứ Lạng Sơn được đón nhận từ Chúa Phục Sinh.
Trong bầu khí nô nức của buổi chiều nay, lúc 17 giờ ngày Chúa nhật 12/04/2009, tại nhà thờ Giáo xứ Lạng Sơn - Xóm Mới đã cử hành trọng thể Lễ Mừng Chúa Phục Sinh và ban Bí tích Rửa Tội + Thêm Sức cho 30 anh chị em dự tòng đến từ khắp nơi. Đa số họ là những người di dân, vì cuộc sống phải xa gia đình, xa quê hương. Thánh lễ được đồng tế bởi Cha Chánh xứ và Cha phụ tá, cùng sự tham dự đông đảo của gia đình anh chị em dự tòng cũng như cộng đoàn dân Chúa trong Giáo xứ.
Vào đầu thánh lễ, thay vì nghi thức sám hối, là phần rảy nước thánh đã được làm phép trong đêm Vọng Phục Sinh, để nhắc lại Bí tích Thanh Tẩy, nhờ đó người tín hữu được làm sống lại những hiệu quả của Bí tích này, cho tương xứng với đức tin của mình.
Trong bài giảng, Cha chủ tế kêu gọi anh chị em dự tòng: sau khi lãnh nhận các Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, hãy siêng năng học hỏi Kinh thánh, để nhờ lời Chúa tiếp tục nuôi dưỡng đức tin của mình trong đời sống thường ngày.
Đến phần nghi thức Rửa Tội, hai Cha lần lượt ban Bí tích cho các anh chị em dự tòng đang đứng dưới cung thánh. Liền sau đó, Cha Chủ tế đã ban Bí tích Thêm sức cho tất cả anh chị em tân tòng.
Ngay sau khi vừa kết thúc các nghi thức, Cha chánh xứ mời anh chị em quay xuống chào cộng đoàn, cả nhà thờ đã vỗ tay chúc mừng, vì từ nay, anh chị em trở thành con cái Chúa và là anh em với nhau trong đại gia đình Giáo Hội. Đó là niềm vui chung lớn lao nhất mà Giáo xứ Lạng Sơn được đón nhận từ Chúa Phục Sinh.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đòi đất hay đòi công lý
Nguyễn Văn Lục
00:14 12/04/2009
Thời tuổi trẻ, vào những năm 1950, tôi đã sống và học hành tại Khu Thái Hà Ấp Hà Nội. Chỗ chúng tôi học là "Dinh Hoàng Cao Khải”, cách Thái Hà chừng một cây số. Cho nên mảnh đất xứ Thái Hà đối với tôi không xa lạ gì. Mất nó, tôi cũng tiếc. Ngoài khu vực nhà thờ, với hang đá Đức Mẹ thì cạnh đó có căn nhà ba tầng làm Học Viện cho các thầy. Chính ở nơi đây, lần đầu tiên trong đời, tôi được ăn cơm tây của các cha dòng người Gia Nã Đại.
Đằng sau nhà thờ là một khoảng đất rất rộng. Ở đây có một sân đá banh và sau sân đá banh là những ruộng rau muống. Ruộng rau muống này làm thành bữa ăn chính của chúng tôi mỗi ngày. Rau muống trưa, rau muống chiều. Được biết miếng đất rộng mấy chục ngàn mét vuông. Tôi chỉ đo bằng mắt. Tất cả đều có bằng khoán, thuộc đất của Dòng Chúa Cứu Thế và do các cha dòng Chúa Cứu Thế, người Gia Nã Đại, Canada đã bỏ tiền ra mua và xây dựng cơ sở nhà dòng từ năm 1925. Nhà dòng đầu tiên được xây dựng tại Huế cũng năm 1925, sau đó đến lượt Hà Nội. Sài Gòn thì mãi đến năm 1933 mới đặt trụ sở đầu tiên tại đường Kỳ Đồng.
Lúc mà đảng Cộng sản chưa ra đời, lúc mà Hồ Chí Minh còn trong bóng tối thì nhà dòng và mảnh đất ấy đã có rồi. Ai có quyền đòi ai?
Mảnh đất lúc bấy giờ thật ra chỉ là đất ruộng, đồng không mông quạnh, thuộc huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông. Mà đối với Hà Nội thì Thái Hà Ấp là xứ nhà quê rồi.
Nhưng bây giờ đất là sinh mạng của giới cầm quyền rồi. Họ không chiếm dụng thì còn ai vào đây? Họ đã chiếm dụng đất của cả nước và tàn bạo nhất là của dân quê.
Đất có bằng khoán và giấy tờ đầy đủ mà nhà nước biết rõ. Nói cho rõ ra thì từ trước đến giờ, nhà nước cộng sản đã tịch thu tổng cộng 2250 cơ sở thuộc tài sản của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo.
Nếu đòi thì đòi bao nhiêu cho đủ và đòi đến bao giờ? Mỗi xứ, mỗi địa phận, mỗi dòng tu đều bị nhà nước tịch thu vô tội vạ.
Theo thống kê năm 1969, Giáo hội Thiên Chúa giáo miền Nam có 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học. Ngoài ra còn có 58 cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại Phong cùi và 159 phòng phát thuốc. {Trích trong niên giám công giáo Việt Nam 2004, nxb tôn giáo Hà Nội.}
Nay thì mất hết. Đòi ai bây giờ?
Giáo Hội Công giáo cũng nhìn thấy cái thực tế phũ phàng ấy và phân ra nhiều loại tài sản mà xét ra cái nào nhà nước nên trả và cái nào cho không.
Mà không cho cũng không được. Nói cho cho nó vui vẻ cả làng.
Chẳng hạn những cơ sở nhà thương, chẩn y viện, những cơ quan xã hội, những trường học nói chung nếu dùng để phục vụ công ích xã hội cho người dân thì cũng đành để nhà nước quản lý.
Nhưng có những nơi, những cơ sở thay vì phục vụ công ích xã hội, thay vì phục vụ người nghèo biến những "mảnh đất béo bở" hoặc cơ sở ấy phát tán, bán đất kinh doanh kiếm lời bạc tỉ tỉ thì phải tính sao đây? Có nên đòi không?
Nhiều trường hợp rắc rối lắm. Cơ man nào rắc rối. Rắc rối không nói hết được.
Một giám mục nói với tôi là năm 1975, giao trường tư thực cho họ, nay họ thu học phí, biến ra một thứ trường bán công hay trường tư trá hình kiếm lời thì phải nghĩ sao đây? Hay lại cứ phải bằng lòng với lương tâm tự nhủ mình là cái đất nước mình nó như thế? Như thế là như thế nào?
Nhưng nếu vươn tầm nhìn ra khỏi khung cảnh của một giáo hội thì đất đai tài sản giáo hội Thiên Chúa giáo cũng chỉ là trong muôn một.Tài sản của Giáo Hội Phật giáo VNTN, của Cao Đài, Hòa Hảo, của Tin Lành cũng bị chiếm đoạt như vậy. Đất ruộng của nông dân bị chiếm đoạt bán rẻ.
Đã đòi thì cùng đứng lên mà đòi... Đòi cho người cũng là một cách thức đòi cho mình... Và tôi nhận thấy trong cuộc diễu hành đòi công lý sáng 27-3-2009, ở ngay hàng đầu, nếu tôi nhìn không nhầm, có một bà mặc áo nâu sồng, đội mũ ni, tay cầm nón... Tôi mong đó là một vị sư nữ?
Nhiều người chắc là không hiểu rõ nội vụ đòi đất này. Theo những điều tôi biết được thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cố tình đánh lừa, "hứa cuội" hàng giáo phẩm Hà Nội, để mua thời gian và phủi tay. Hoặc rất có thể vì quyền lợi mà những người dưới quyền cố tình phe lờ lời hứa của NTD.
Cho nên, sau này, có đại diện Hà Nội vào Sài Gòn thương lượng với bề trên dòng Chúa Cứu Thế thì hàng giáo phẩm Hà Nội phải điện vào căn dặn: Cẩn thận xem xét, đừng dễ tin họ, họ lừa đảo đấy. Chẳng tin họ được cái gì.
Thật ra, chẳng cần phải căn đặn thì người dân ai ai bây giờ cũng không tin được chính quyền nữa. Có thể đã có điều gì chính quyền họ nói thật chưa? Tôi ngẫm nghĩ mãi cũng chưa tìm ra được điều gì họ nói thật với dân cả.
Thật vậy, trong khi dân chúng sôi sục vụ Thái Hà, một ông tướng công an Hà Nội vào Sài Gòn gặp linh mục Phạm Trung Thành, bề trên Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế. Linh mục yêu cầu điều kiện tiên quyết là chính quyền Hà Nội chấm dứt chiến dịch bôi nhọ mỗi ngày qua đài phát thanh, truyền hình và báo chí. Hứa ngay. Nhưng ngoài kia tiếp tục chiến dịch bôi nhọ.
Tin làm sao được họ. Không thể chấp nhận một chính quyền lừa dối dân được.
Bằng chứng là họ phịa ra giấy tờ sang nhượng của dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội cho chính quyền trong đó có chữ ký của linh mục Vũ Ngọc Bích, quản nhiệm xứ Thái Hà Ấp ký năm 1962. Nay thì lộ ra rằng cái corps chữ là chữ của máy computer bây giờ. Năm 1962, chắc ngoài Bắc chưa có computer chứ? Và họ cũng không ngờ rằng trước khi chết, linh mục Vũ Ngọc Bích có thu băng để lại là chưa hề ký bao giờ.
Về mặt pháp lý, linh mục Vũ Ngọc Bích chỉ được chỉ định là quản nhiệm trông coi xứ Thái Hà, linh mục có tư cách gì để hiến nhà đất cho nhà nước? Và cho dù có giấy tờ, có ký thì giấy ký đó cũng không có giá trị pháp lý. Vì còn có thể đặt vấn đề ký dưới áp lực của đe dọa hay của họng súng không?
Cho nên đàng nào giấy tờ đó cũng thuộc loại giấy tờ không có giá trị pháp lý.
Phần chính quyền dựa vào nghị quyết ký 1/7/1991 cho rằng tất cả những nhà cửa, tài sản giáo hội tịch thu trước 1/7/1991 thì không giải quyết bất cứ sự khiếu nại về nhà đất đã quản lý. Và không có vấn đề giao trả lại tài sản cho Giáo Hội.
Đây là lối dùng luật pháp để trấn áp và ăn cướp một cách hợp pháp quyền lợi sở hữu của người dân. Nói dễ lắm: will not given back to its owners.
Cho nên một lúc nào đó như ông Nguyễn Hộ gọi là “tức nước vỡ bờ” thì chuyện phải nổ ra thôi.
Trong thời gian từ lúc khởi đầu việc đòi đất cho đến nay, tôi nhận ra có rất nhiều điểm tích cực cần được nói ra đây.
- Thứ nhất: Đây là lần đầu tiên từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền {trừ vụ nổi dậy ở Quỳnh Lưu có tính cách bạo động chính trị}, người dân đông đảo đi biểu tình để bày tò ý kiến của mình. Còn nhớ, khi cộng sản mới chiếm Miền Nam, có một số giáo dân đi biểu tình yêu cầu không trục xuất khâm sứ tòa thánh. Cộng sản đã nã súng vào đám biểu tình làm chết và bị thương một số người.
Nhưng nay thì khác. Trong cuộc biểu tình ủng hộ 8 giáo dân ra tòa. Từ 6 giờ sáng, con số cả 5 ngàn người đã đi bộ 12 cây số từ nhà thờ đển tòa án mà không xảy ra cảnh bạo động bị đánh đập hay bắt giữ của 1000 công an, cảnh sát. Ông linh mục cầm loa kêu gọi đồng bào đứng ngay trước mặt một đám công an, cảnh sát? Phải suy nghĩ sâu để thấy điều này là một biến đổi não trạng quan trọng cả người đi biểu tình và nhân viên công lực chống biểu tình.
- Thứ hai: Tinh thần dân chúng rất cao. Không ai tức giận, điên cuồng chửi bới hoặc mặt mũi đằng đằng sát khí.. Họ vừa đi vừa cười, vừa nói, vừa hát xướng vui vẻ. Khuôn mặt người nào coi bộ cũng tươi vui hớn hở, hăng hái. Công an làm phận sự cũng tỏ ra chia sẻ, thông cảm và không có những hành vi manh động hay đánh đập người đi biểu tình. Có những đám dân chúng ngồi quây tròn ca hát, chờ đợi phiên xử như một buổi đi Pic nic vậy. Phải chăng đó là không khí dân chủ bắt đầu ló diện?
- Thứ ba: Thành phần dân chúng có đủ loại người, nhất là giới trẻ và phụ nữ chiếm đa số. Đối với dân Hà Nội, họ là những người từng sống và kinh nghiệm với người cộng sản cả 50 năm nay. Theo nguyên tắc, họ là những người từng chia sẻ cam khổ cuộc chiến tranh vừa qua nên không có ân oán gì như thành phần dân chúng miền Nam. Con cháu họ, chồng con họ, anh em họ có những người đang làm việc, đang giữ những chức vụ trong chính quyền cộng sản. Vì cớ gì nay họ đứng lên biểu tình chống lại nhà nước cộng sản?
Đối với giới trẻ Hà Nội, Họ lớn lên dưới chế độ cộng sản, họ được giáo dục trong trường học xã hội chủ nghĩa, họ bị nhồi sọ cũng nhiều, vì cớ gì họ tham gia biểu tình? Điều này báo hiệu một khung cảnh sinh hoạt chính trị mà giới trẻ sẽ chủ động sau này?
-Thứ tư: Luật sư trẻ tuổi Lê Trần Luật, một người trẻ tuổi được đào luyện đúc khuôn trong trường học XHCN. Tại sao ông dám đứng ra bênh vực cho những bị can mà ông biết chắc chắn là sẽ bị muôn vàn khó khăn, đe dọa? Đi đến đâu, ông cũng được đông bào hoan hô nhiệt liệt. Tôi nghe được những tiếng hét to: Tôi yêu luật sư, Phiên tòa bất công... Đã có bao nhiêu vị "lãnh tụ" cộng sản đã được đông đảo quần chúng hoan hô, nhiệt liệt, kính mến và nể phục như thế?
Rõ ràng đông đảo quần chúng đứng về phía đám đông. Phần còn lại chường mặt ra là công an, cảnh sát quan tòa. Những người khác nấp trong bóng tối không dám ló mặt ra.
Rõ ràng đây là một cuộc bỏ phiếu dân chủ. Chính quyền cộng sản không được lòng dân.
Có lúc, tôi thoáng nhìn vị luật sư trẻ tuổi vội lén lau nước mắt vì xúc động trước đám đông nhiệt tình hoan hô ông. Phải chăng, đây là lúc cần đến vai trò của những người trẻ tuổi dám cất lên tiếng nói cho công lý và lẽ phải?
Tất cả những phản ứng trên không còn là phản ứng của hội chứng sau 1975 nữa. Phải nhìn nhận đây là những phản ứng mới lạ, không phải thứ phản ứng quen thuộc của những người lớn tuổi chống cộng vốn có dĩ vãng thù hận với chế độ cộng sản. Đó là những phản ứng xuất phát từ những con người đã sống trong lòng chế độ, được đào tạo từ lúc còn trẻ đến nay trưởng thành.
Người cộng sản không thể coi thường điều này. Ngay một số lớn linh mục trong đám ấy cũng thuộc thành phần trẻ và tỏ ra hăng hái nhất và cũng được giáo dân quý mến nhất. Không ai xúi họ đi biểu tình, không ai đứng đằng sau họ.
Điều gì đã giúp người ta có thể quy tụ một đám đông người như thế chỉ vì để đòi một miếng đất. Một miếng đất chứ đến 10 miếng đất có đáng để người ta bỏ thì gìờ, không ngại nguy hiểm, xuống đường, đeo băng, cầm biểu ngữ hay cành lá, đi đứng hiên ngang, miệng hô to khẩu hiệu? Đây phải chăng là dấu hiệu của sức mạnh quần chúng? Cộng sản vốn tài giỏi trong vấn đề vận động quần chúng đi biểu tình, đã dùng đủ mọi phương tiện truyền thông để tố cáo, bôi bẩn mà cũng không ngăn cản được đám đông biểu tình?
Không phải chỉ có Hà Nội mà ngay chiều hôm trước khi đám dân Thái Hà đi ủng hộ 8 người ra tòa, Sài Gòn cũng tụ tập đám đông khoảng 5 ngàn người tại nhà thờ đường Kỳ Đồng.
Bao giờ thì cả nước đứng dậy?
- Thứ năm: Một điều tôi nhận thấy là người dân đã không còn biết sợ. Một người bạn tôi ở trong nước đã nhận xét như thế.
Tôi cho đó là nhận xét chính xác và quan trọng nhất trong các cuộc biểu tình này. Anh nhớ lại là trước đây dân chúng rất sợ chính quyền. Bản thân anh thỉnh thoảng bị gọi lên làm việc. Anh nói trước đây họ có thói quen gọi lên làm việc. Nay thì chỉ mời ra quán làm vài chai la de. Anh trả lời họ là họ biết quá rõ về anh có gì cần phải hỏi nữa. Họ dùng cách răn de, hù dọa. Này, anh còn có hai đứa con đang đi du học đấy. Người khác thì mang vợ con họ ra hù dọa. Trước đây Dương Ngọc Dũng, giáo sư dạy Phật giáo đánh tơi bời lần lượt tất cả các ông trong nhóm Giao Điểm như Trần Chung Ngọc, v.v… ở Hải ngoại. Ông nhà nước nhắn Dương Ngọc Dũng: Này, thôi nhé, đủ rồi đấy. Thế là Đương Ngọc Dũng im. Một anh bạn khác cũng được mời ra quán. Anh nhẹ nhàng từ chối rồi cũng nói lén: La de của các anh nhạt bỏ mẹ đi.
Còn nói lén là còn sợ.
Một anh bạn khác rất hớ hênh cứ nói truyện qua điện thoại những điều không tiện nói. Họ theo dõi biết hết. Lúc găp Nguyễn Ngọc Lan bị xỉ vả một hồi vì hớ hênh. Bên đó, sống là phải biết giữ mình. Đi đâu cũng phải cẩn thận vì có công an theo dõi. Lần tôi về, muốn gặp anh này, phải nhắn qua nhà cháu anh, sau đó cháu anh sang hẹn dùm. Ngay ông Nguyễn Hộ, không phải khách lúc nào cũng đến thăm ông được. Ông có "thằng cháu ngoại" giữ cổng không cho vô. Ông Nguyễn Hộ có con cho nó mở một cửa hàng bán quần áo trước nhà, khách đến ông lấy cớ mua quần áo cũng tiện.
Nay đã có một sự thay đổi rõ ràng trong thái độ của người dân đối với chính quyền cộng sản qua vụ biểu tình của đám dân Thái Hà: Không tin họ và đồng thời bớt sợ họ. Cùng lắm trước sợ nhiều nay sợ ít. Mừng mà cũng lo.
-Thứ sáu: Ngay những người cộng sản cũng mong chế độ này nó mau sụp đổ. Tôi được biết trong vụ Thái Hà, một anh theo MTGPMN, sau xé thẻ đảng nói nhỏ: Tôi mong các ông công giáo làm tiếp cho nó sụp luôn. Bây giờ chẳng có ai làm được. Trừ các ông. Tôi không đồng tình với nhận xét đó. Việc đòi đất của đám dân Thái Hà chỉ mong người Việt Hải Ngoại đừng chỉ hiểu hạn hẹp là truyện đòi đất. Người Việt tỵ nạn nào mà không có nhà lớn nhà nhỏ bị cộng sản chiếm dụng.
Mất một cái nhà, mất một miếng đất là chuyện nhỏ.
Linh mục Vũ Khởi Phụng trước tiên và trước hết đòi hỏi công lý và tự do tôn giáo.
Đó là hai mục tiêu rõ rệt và dừng lại ở đó. Mấy chục ngàn thước đất nhằm nhò gì. Năm 1999, linh mục Vũ Khải Phụng phát biểu trong một Hội nghị chuyên đề ở Haus der Kulturen der Welt, Berlin có nói: "Vả lại cũng có khi Giáo Hội mất người... Và bây giờ trong nền kinh tế thị trường mở cửa, não trạng tiêu thụ du nhập, nhịp sống hối hả, đức tin có thể suy yếu... Không thể có thống kê chính xác về số tổn thất này, vì không mấy ai khai báo việc mình bỏ đạo."
Đó là cái lo mất còn của một giáo hội. Cho nên việc đòi đất là việc phải làm, việc cụ thể. Nhưng phải nâng nó lên một tầm cao, qua nó đòi hỏi công chính, lẽ phải và quyền tự do tín ngưỡng. Cùng lắm dùng cái này để đòi hỏi cái kia.
Phần hy vọng của một cựu cán bộ cộng sản nói trên, muốn mượn tay người công giáo làm một việc mà chính bổn phận các ông phải làm. Chúng tôi không làm, chúng tôi chỉ muốn đòi hỏi tự do tôn giáo và sự công chính cho mọi người. Chính các ông là người đã xây dựng nên nó thì cũng chính các ông là người có thể bỏ nó xuống. Và việc ấy đã xảy ra cho 8 nước ở Đông Âu và cả ở Nga...
Đằng sau nhà thờ là một khoảng đất rất rộng. Ở đây có một sân đá banh và sau sân đá banh là những ruộng rau muống. Ruộng rau muống này làm thành bữa ăn chính của chúng tôi mỗi ngày. Rau muống trưa, rau muống chiều. Được biết miếng đất rộng mấy chục ngàn mét vuông. Tôi chỉ đo bằng mắt. Tất cả đều có bằng khoán, thuộc đất của Dòng Chúa Cứu Thế và do các cha dòng Chúa Cứu Thế, người Gia Nã Đại, Canada đã bỏ tiền ra mua và xây dựng cơ sở nhà dòng từ năm 1925. Nhà dòng đầu tiên được xây dựng tại Huế cũng năm 1925, sau đó đến lượt Hà Nội. Sài Gòn thì mãi đến năm 1933 mới đặt trụ sở đầu tiên tại đường Kỳ Đồng.
Lúc mà đảng Cộng sản chưa ra đời, lúc mà Hồ Chí Minh còn trong bóng tối thì nhà dòng và mảnh đất ấy đã có rồi. Ai có quyền đòi ai?
Mảnh đất lúc bấy giờ thật ra chỉ là đất ruộng, đồng không mông quạnh, thuộc huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông. Mà đối với Hà Nội thì Thái Hà Ấp là xứ nhà quê rồi.
Nhưng bây giờ đất là sinh mạng của giới cầm quyền rồi. Họ không chiếm dụng thì còn ai vào đây? Họ đã chiếm dụng đất của cả nước và tàn bạo nhất là của dân quê.
Đất có bằng khoán và giấy tờ đầy đủ mà nhà nước biết rõ. Nói cho rõ ra thì từ trước đến giờ, nhà nước cộng sản đã tịch thu tổng cộng 2250 cơ sở thuộc tài sản của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo.
Nếu đòi thì đòi bao nhiêu cho đủ và đòi đến bao giờ? Mỗi xứ, mỗi địa phận, mỗi dòng tu đều bị nhà nước tịch thu vô tội vạ.
Theo thống kê năm 1969, Giáo hội Thiên Chúa giáo miền Nam có 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học. Ngoài ra còn có 58 cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại Phong cùi và 159 phòng phát thuốc. {Trích trong niên giám công giáo Việt Nam 2004, nxb tôn giáo Hà Nội.}
Nay thì mất hết. Đòi ai bây giờ?
Giáo Hội Công giáo cũng nhìn thấy cái thực tế phũ phàng ấy và phân ra nhiều loại tài sản mà xét ra cái nào nhà nước nên trả và cái nào cho không.
Mà không cho cũng không được. Nói cho cho nó vui vẻ cả làng.
Chẳng hạn những cơ sở nhà thương, chẩn y viện, những cơ quan xã hội, những trường học nói chung nếu dùng để phục vụ công ích xã hội cho người dân thì cũng đành để nhà nước quản lý.
Nhưng có những nơi, những cơ sở thay vì phục vụ công ích xã hội, thay vì phục vụ người nghèo biến những "mảnh đất béo bở" hoặc cơ sở ấy phát tán, bán đất kinh doanh kiếm lời bạc tỉ tỉ thì phải tính sao đây? Có nên đòi không?
Nhiều trường hợp rắc rối lắm. Cơ man nào rắc rối. Rắc rối không nói hết được.
Một giám mục nói với tôi là năm 1975, giao trường tư thực cho họ, nay họ thu học phí, biến ra một thứ trường bán công hay trường tư trá hình kiếm lời thì phải nghĩ sao đây? Hay lại cứ phải bằng lòng với lương tâm tự nhủ mình là cái đất nước mình nó như thế? Như thế là như thế nào?
Nhưng nếu vươn tầm nhìn ra khỏi khung cảnh của một giáo hội thì đất đai tài sản giáo hội Thiên Chúa giáo cũng chỉ là trong muôn một.Tài sản của Giáo Hội Phật giáo VNTN, của Cao Đài, Hòa Hảo, của Tin Lành cũng bị chiếm đoạt như vậy. Đất ruộng của nông dân bị chiếm đoạt bán rẻ.
Đã đòi thì cùng đứng lên mà đòi... Đòi cho người cũng là một cách thức đòi cho mình... Và tôi nhận thấy trong cuộc diễu hành đòi công lý sáng 27-3-2009, ở ngay hàng đầu, nếu tôi nhìn không nhầm, có một bà mặc áo nâu sồng, đội mũ ni, tay cầm nón... Tôi mong đó là một vị sư nữ?
Nhiều người chắc là không hiểu rõ nội vụ đòi đất này. Theo những điều tôi biết được thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cố tình đánh lừa, "hứa cuội" hàng giáo phẩm Hà Nội, để mua thời gian và phủi tay. Hoặc rất có thể vì quyền lợi mà những người dưới quyền cố tình phe lờ lời hứa của NTD.
Cho nên, sau này, có đại diện Hà Nội vào Sài Gòn thương lượng với bề trên dòng Chúa Cứu Thế thì hàng giáo phẩm Hà Nội phải điện vào căn dặn: Cẩn thận xem xét, đừng dễ tin họ, họ lừa đảo đấy. Chẳng tin họ được cái gì.
Thật ra, chẳng cần phải căn đặn thì người dân ai ai bây giờ cũng không tin được chính quyền nữa. Có thể đã có điều gì chính quyền họ nói thật chưa? Tôi ngẫm nghĩ mãi cũng chưa tìm ra được điều gì họ nói thật với dân cả.
Thật vậy, trong khi dân chúng sôi sục vụ Thái Hà, một ông tướng công an Hà Nội vào Sài Gòn gặp linh mục Phạm Trung Thành, bề trên Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế. Linh mục yêu cầu điều kiện tiên quyết là chính quyền Hà Nội chấm dứt chiến dịch bôi nhọ mỗi ngày qua đài phát thanh, truyền hình và báo chí. Hứa ngay. Nhưng ngoài kia tiếp tục chiến dịch bôi nhọ.
Tin làm sao được họ. Không thể chấp nhận một chính quyền lừa dối dân được.
Bằng chứng là họ phịa ra giấy tờ sang nhượng của dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội cho chính quyền trong đó có chữ ký của linh mục Vũ Ngọc Bích, quản nhiệm xứ Thái Hà Ấp ký năm 1962. Nay thì lộ ra rằng cái corps chữ là chữ của máy computer bây giờ. Năm 1962, chắc ngoài Bắc chưa có computer chứ? Và họ cũng không ngờ rằng trước khi chết, linh mục Vũ Ngọc Bích có thu băng để lại là chưa hề ký bao giờ.
Về mặt pháp lý, linh mục Vũ Ngọc Bích chỉ được chỉ định là quản nhiệm trông coi xứ Thái Hà, linh mục có tư cách gì để hiến nhà đất cho nhà nước? Và cho dù có giấy tờ, có ký thì giấy ký đó cũng không có giá trị pháp lý. Vì còn có thể đặt vấn đề ký dưới áp lực của đe dọa hay của họng súng không?
Cho nên đàng nào giấy tờ đó cũng thuộc loại giấy tờ không có giá trị pháp lý.
Phần chính quyền dựa vào nghị quyết ký 1/7/1991 cho rằng tất cả những nhà cửa, tài sản giáo hội tịch thu trước 1/7/1991 thì không giải quyết bất cứ sự khiếu nại về nhà đất đã quản lý. Và không có vấn đề giao trả lại tài sản cho Giáo Hội.
Đây là lối dùng luật pháp để trấn áp và ăn cướp một cách hợp pháp quyền lợi sở hữu của người dân. Nói dễ lắm: will not given back to its owners.
Cho nên một lúc nào đó như ông Nguyễn Hộ gọi là “tức nước vỡ bờ” thì chuyện phải nổ ra thôi.
Trong thời gian từ lúc khởi đầu việc đòi đất cho đến nay, tôi nhận ra có rất nhiều điểm tích cực cần được nói ra đây.
- Thứ nhất: Đây là lần đầu tiên từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền {trừ vụ nổi dậy ở Quỳnh Lưu có tính cách bạo động chính trị}, người dân đông đảo đi biểu tình để bày tò ý kiến của mình. Còn nhớ, khi cộng sản mới chiếm Miền Nam, có một số giáo dân đi biểu tình yêu cầu không trục xuất khâm sứ tòa thánh. Cộng sản đã nã súng vào đám biểu tình làm chết và bị thương một số người.
Nhưng nay thì khác. Trong cuộc biểu tình ủng hộ 8 giáo dân ra tòa. Từ 6 giờ sáng, con số cả 5 ngàn người đã đi bộ 12 cây số từ nhà thờ đển tòa án mà không xảy ra cảnh bạo động bị đánh đập hay bắt giữ của 1000 công an, cảnh sát. Ông linh mục cầm loa kêu gọi đồng bào đứng ngay trước mặt một đám công an, cảnh sát? Phải suy nghĩ sâu để thấy điều này là một biến đổi não trạng quan trọng cả người đi biểu tình và nhân viên công lực chống biểu tình.
- Thứ hai: Tinh thần dân chúng rất cao. Không ai tức giận, điên cuồng chửi bới hoặc mặt mũi đằng đằng sát khí.. Họ vừa đi vừa cười, vừa nói, vừa hát xướng vui vẻ. Khuôn mặt người nào coi bộ cũng tươi vui hớn hở, hăng hái. Công an làm phận sự cũng tỏ ra chia sẻ, thông cảm và không có những hành vi manh động hay đánh đập người đi biểu tình. Có những đám dân chúng ngồi quây tròn ca hát, chờ đợi phiên xử như một buổi đi Pic nic vậy. Phải chăng đó là không khí dân chủ bắt đầu ló diện?
- Thứ ba: Thành phần dân chúng có đủ loại người, nhất là giới trẻ và phụ nữ chiếm đa số. Đối với dân Hà Nội, họ là những người từng sống và kinh nghiệm với người cộng sản cả 50 năm nay. Theo nguyên tắc, họ là những người từng chia sẻ cam khổ cuộc chiến tranh vừa qua nên không có ân oán gì như thành phần dân chúng miền Nam. Con cháu họ, chồng con họ, anh em họ có những người đang làm việc, đang giữ những chức vụ trong chính quyền cộng sản. Vì cớ gì nay họ đứng lên biểu tình chống lại nhà nước cộng sản?
Đối với giới trẻ Hà Nội, Họ lớn lên dưới chế độ cộng sản, họ được giáo dục trong trường học xã hội chủ nghĩa, họ bị nhồi sọ cũng nhiều, vì cớ gì họ tham gia biểu tình? Điều này báo hiệu một khung cảnh sinh hoạt chính trị mà giới trẻ sẽ chủ động sau này?
-Thứ tư: Luật sư trẻ tuổi Lê Trần Luật, một người trẻ tuổi được đào luyện đúc khuôn trong trường học XHCN. Tại sao ông dám đứng ra bênh vực cho những bị can mà ông biết chắc chắn là sẽ bị muôn vàn khó khăn, đe dọa? Đi đến đâu, ông cũng được đông bào hoan hô nhiệt liệt. Tôi nghe được những tiếng hét to: Tôi yêu luật sư, Phiên tòa bất công... Đã có bao nhiêu vị "lãnh tụ" cộng sản đã được đông đảo quần chúng hoan hô, nhiệt liệt, kính mến và nể phục như thế?
Rõ ràng đông đảo quần chúng đứng về phía đám đông. Phần còn lại chường mặt ra là công an, cảnh sát quan tòa. Những người khác nấp trong bóng tối không dám ló mặt ra.
Rõ ràng đây là một cuộc bỏ phiếu dân chủ. Chính quyền cộng sản không được lòng dân.
Có lúc, tôi thoáng nhìn vị luật sư trẻ tuổi vội lén lau nước mắt vì xúc động trước đám đông nhiệt tình hoan hô ông. Phải chăng, đây là lúc cần đến vai trò của những người trẻ tuổi dám cất lên tiếng nói cho công lý và lẽ phải?
Tất cả những phản ứng trên không còn là phản ứng của hội chứng sau 1975 nữa. Phải nhìn nhận đây là những phản ứng mới lạ, không phải thứ phản ứng quen thuộc của những người lớn tuổi chống cộng vốn có dĩ vãng thù hận với chế độ cộng sản. Đó là những phản ứng xuất phát từ những con người đã sống trong lòng chế độ, được đào tạo từ lúc còn trẻ đến nay trưởng thành.
Người cộng sản không thể coi thường điều này. Ngay một số lớn linh mục trong đám ấy cũng thuộc thành phần trẻ và tỏ ra hăng hái nhất và cũng được giáo dân quý mến nhất. Không ai xúi họ đi biểu tình, không ai đứng đằng sau họ.
Điều gì đã giúp người ta có thể quy tụ một đám đông người như thế chỉ vì để đòi một miếng đất. Một miếng đất chứ đến 10 miếng đất có đáng để người ta bỏ thì gìờ, không ngại nguy hiểm, xuống đường, đeo băng, cầm biểu ngữ hay cành lá, đi đứng hiên ngang, miệng hô to khẩu hiệu? Đây phải chăng là dấu hiệu của sức mạnh quần chúng? Cộng sản vốn tài giỏi trong vấn đề vận động quần chúng đi biểu tình, đã dùng đủ mọi phương tiện truyền thông để tố cáo, bôi bẩn mà cũng không ngăn cản được đám đông biểu tình?
Không phải chỉ có Hà Nội mà ngay chiều hôm trước khi đám dân Thái Hà đi ủng hộ 8 người ra tòa, Sài Gòn cũng tụ tập đám đông khoảng 5 ngàn người tại nhà thờ đường Kỳ Đồng.
Bao giờ thì cả nước đứng dậy?
- Thứ năm: Một điều tôi nhận thấy là người dân đã không còn biết sợ. Một người bạn tôi ở trong nước đã nhận xét như thế.
Tôi cho đó là nhận xét chính xác và quan trọng nhất trong các cuộc biểu tình này. Anh nhớ lại là trước đây dân chúng rất sợ chính quyền. Bản thân anh thỉnh thoảng bị gọi lên làm việc. Anh nói trước đây họ có thói quen gọi lên làm việc. Nay thì chỉ mời ra quán làm vài chai la de. Anh trả lời họ là họ biết quá rõ về anh có gì cần phải hỏi nữa. Họ dùng cách răn de, hù dọa. Này, anh còn có hai đứa con đang đi du học đấy. Người khác thì mang vợ con họ ra hù dọa. Trước đây Dương Ngọc Dũng, giáo sư dạy Phật giáo đánh tơi bời lần lượt tất cả các ông trong nhóm Giao Điểm như Trần Chung Ngọc, v.v… ở Hải ngoại. Ông nhà nước nhắn Dương Ngọc Dũng: Này, thôi nhé, đủ rồi đấy. Thế là Đương Ngọc Dũng im. Một anh bạn khác cũng được mời ra quán. Anh nhẹ nhàng từ chối rồi cũng nói lén: La de của các anh nhạt bỏ mẹ đi.
Còn nói lén là còn sợ.
Một anh bạn khác rất hớ hênh cứ nói truyện qua điện thoại những điều không tiện nói. Họ theo dõi biết hết. Lúc găp Nguyễn Ngọc Lan bị xỉ vả một hồi vì hớ hênh. Bên đó, sống là phải biết giữ mình. Đi đâu cũng phải cẩn thận vì có công an theo dõi. Lần tôi về, muốn gặp anh này, phải nhắn qua nhà cháu anh, sau đó cháu anh sang hẹn dùm. Ngay ông Nguyễn Hộ, không phải khách lúc nào cũng đến thăm ông được. Ông có "thằng cháu ngoại" giữ cổng không cho vô. Ông Nguyễn Hộ có con cho nó mở một cửa hàng bán quần áo trước nhà, khách đến ông lấy cớ mua quần áo cũng tiện.
Nay đã có một sự thay đổi rõ ràng trong thái độ của người dân đối với chính quyền cộng sản qua vụ biểu tình của đám dân Thái Hà: Không tin họ và đồng thời bớt sợ họ. Cùng lắm trước sợ nhiều nay sợ ít. Mừng mà cũng lo.
-Thứ sáu: Ngay những người cộng sản cũng mong chế độ này nó mau sụp đổ. Tôi được biết trong vụ Thái Hà, một anh theo MTGPMN, sau xé thẻ đảng nói nhỏ: Tôi mong các ông công giáo làm tiếp cho nó sụp luôn. Bây giờ chẳng có ai làm được. Trừ các ông. Tôi không đồng tình với nhận xét đó. Việc đòi đất của đám dân Thái Hà chỉ mong người Việt Hải Ngoại đừng chỉ hiểu hạn hẹp là truyện đòi đất. Người Việt tỵ nạn nào mà không có nhà lớn nhà nhỏ bị cộng sản chiếm dụng.
Mất một cái nhà, mất một miếng đất là chuyện nhỏ.
Linh mục Vũ Khởi Phụng trước tiên và trước hết đòi hỏi công lý và tự do tôn giáo.
Đó là hai mục tiêu rõ rệt và dừng lại ở đó. Mấy chục ngàn thước đất nhằm nhò gì. Năm 1999, linh mục Vũ Khải Phụng phát biểu trong một Hội nghị chuyên đề ở Haus der Kulturen der Welt, Berlin có nói: "Vả lại cũng có khi Giáo Hội mất người... Và bây giờ trong nền kinh tế thị trường mở cửa, não trạng tiêu thụ du nhập, nhịp sống hối hả, đức tin có thể suy yếu... Không thể có thống kê chính xác về số tổn thất này, vì không mấy ai khai báo việc mình bỏ đạo."
Đó là cái lo mất còn của một giáo hội. Cho nên việc đòi đất là việc phải làm, việc cụ thể. Nhưng phải nâng nó lên một tầm cao, qua nó đòi hỏi công chính, lẽ phải và quyền tự do tín ngưỡng. Cùng lắm dùng cái này để đòi hỏi cái kia.
Phần hy vọng của một cựu cán bộ cộng sản nói trên, muốn mượn tay người công giáo làm một việc mà chính bổn phận các ông phải làm. Chúng tôi không làm, chúng tôi chỉ muốn đòi hỏi tự do tôn giáo và sự công chính cho mọi người. Chính các ông là người đã xây dựng nên nó thì cũng chính các ông là người có thể bỏ nó xuống. Và việc ấy đã xảy ra cho 8 nước ở Đông Âu và cả ở Nga...
... Và những điều thiếu sót
Lm. Vĩnh Sang dcct
09:08 12/04/2009
Có một vài người phàn nàn với tôi, cha Quang Uy cứ hay nói về chuyện nạo phá thai, chỗ nào ngài cũng nói, … Tôi biết có người không thích nghe đề tài này, tôi xem ra tranh luận không đi đến đâu nên im lặng, cứ để họ tự hiểu, cãi làm gì gây “mất đoàn kết” !
Tôi ước ao họ ( những người kêu ca lẩm bẩm ) có dịp nào đó đi từ bắc chí nam thăm các nghĩa trang Anh Hài, những nghĩa trang chôn cất các hài nhi bị phá vì cha mẹ các cháu không cho các cháu làm người. Vài năm trở lại đây, nhiều người đau xót trước tệ nạn nạo phá thai, đã lập các nghĩa trang Anh Hài rải rác khắp miền đầt nước, gần như tỉnh thành nào cũng có. Nếu Trinh Công Sơn cất tiếng hát “khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm, … đi xem mộ bia đầy như nấm”. Thì số mộ bia dành cho các cháu chỉ trong một năm thôi cũng bằng số mộ bia dành cho những người nằm xuống trong hai mươi năm “nội chiến từng ngày” mà ông Sơn bảo sẽ đi thăm, “nấm” thai nhi bây giờ nhiều lắm.
Tôi nghĩ nếu họ có một lần nào đó đến thăm “Góc thương xót”, nơi chúng tôi “tập kết” các thai nhi mỗi ngày để lo cho các cháu, để các cháu không bị đổ vào hầm cầu, không bị bỏ xuống cống, không bị thiêu chung với “rác y tế”, … Thăm từng bọc thai nhi bầy nhầy hôi thối, và nếu họ can đảm mở từng bọc ra, sẽ thấy những con người đầy đủ hình dạng nằm co quắp lềnh bềnh trong các dịch nhờn, chắc hẳn họ sẽ nghĩ khác, không trách chúng tôi “nói nhiều” nữa. Thôi ! tại họ không biết, trách nhau làm gì.
Hôm qua ( Thứ Sáu Tuần Thánh, 10/4/2009 ), bị cám dỗ ( Thứ Sáu Tuần Thánh thì phải tĩnh tâm, ăn chay, kiêng … đọc báo ) lướt mắt trên tờ báo Phụ Nữ, ngay giữa trang nhất, dĩ nhiên sẽ là tin quan trọng nhất: “Báo động đỏ … !” Bài của tác giả Thiên Nga và Nguyễn Cầm.
Tôi mạn phép chép lại một đoạn
Báo động đỏ "bệnh"... nạo phá thai
10/04/2009 9:47
Thiên Nga - Nguyễn Cẩm
Các bác sĩ sản khoa gọi hiện tượng này là "bệnh", vì số người nạo hút thai (NHT) hiện nay ở một số bệnh viện (BV) đã nhiều hơn số bệnh nhân đến khám vì các bệnh lý sản phụ khoa khác.
Tại các BV lớn như: Từ Dũ, Hùng Vương, BV ĐH Y Dược TP.HCM, mỗi tháng, có từ 550 - 600 ca NHT. Còn tại các BV ven TP.HCM như: Thủ Đức, Tân Phú... trung bình, mỗi quý có từ 100 - 200 ca NHT.
Có thai thì đi... giải quyết!
Ngày 8/4, chúng tôi đến BV Q.Thủ Đức, TP.HCM. Rất nhiều nữ công nhân rỉ tai nhau rằng, sau khi vỡ kế hoạch, thì nên tranh thủ đến BV này vào giữa ca, “xử lý” xong, lại trở về đi làm tiếp. Ngồi cạnh tôi là M. (21 tuổi, công nhân) hỏi: “Dính bầu hả? Chuyện nhỏ! 15 phút là xong, lo gì”. Rồi cô cho biết mình đã ba lần phá thai, và đây là lần thứ tư. Vì thế, BS nào “mát tay” cô đều "thuộc". Nữ hộ sinh Lê Thị Ánh Hồng cho biết, đối tượng NHT ở đây có 75% là công nhân, 5% là học sinh, sinh viên. Những thai trên 13 tuần thường rơi vào trẻ vị thành niên.
Theo chị Hồng, những trường hợp như M. không hề cá biệt, thậm chí có người đi phá thai đến 9-10 lần. BS thấy mặt là phát ngán, nhưng vẫn phải thực hiện thủ thuật, vì nếu không, họ sẽ tìm đến những cơ sở bên ngoài, không an toàn.
Con số NHT tác gỉa nêu lên tôi nghĩ không chính xác, cứ nhìn hình tác giả chụp thì ta có thể đoán được bao nhiêu ca một ngày, hoặc đơn giản thôi, trong hình có tới ba phòng “Thủ thuật”, mỗi ca “15 phút là xong”, một ngày bao nhiêu giờ làm việc, đừng kể làm thêm giờ hoặc ngoài giờ ( có những ngày chúng tôi phải chờ khá muộn mới lấy được thai, vì hôm đó có nhiều ca ) ta có ngay số ca trung bình một ngày tại một điểm, thử làm tính xem, có chắc là dưới 3.000 ca / tháng không ? Tôi không nghĩ tác giả dẫn chứng sai, tôi nghĩ các trung tâm đã cho con số … sai ! Chẳng lẽ một bệnh viện lớn như Từ Dũ hoặc Hùng Vương mà mỗi ngày chỉ có … 20 ca ? ( 600 ca/ tháng ) và bệnh viện Thủ Đức mỗi ngày chỉ có 7 ca ? ( 200 ca/ tháng ) Hình chụp đông lắm mà !
Tôi đã chép lại một đoạn, trong đó tác giả kể về bệnh viện Thủ Đức, vào thời điểm năm 1978, cơ sở nay là bệnh viện Thủ Đức trước đó là … Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế. Cái mắm muối ở chỗ, tu viện xưa, nay trở thành nơi giết người, người ta đã đuổi chúng tôi ra, không một mảnh giấy, không một bản án phán quyết từ bất cứ một loại tòa án nào, từ đó, nơi phục vụ cho sự sống trở thành nơi tiêu diệt sự sống, nơi học nói lời tình yêu trở thành “đoạn cuối tình yêu”, nơi reo rắc tình thương trở thành nơi đau khổ.
Tôi muốn giải lý tại sao xã hội chúng ta ngày nay bị phân hóa và tồi tệ thế, cướp bóc giết người hoành hành, lừa đảo gạt gẫm đầy dẫy, qúa nhiều hành vi phi văn hóa: Tuyển thủ quốc gia bán độ, đánh nhau, uống rượu nhậu nhẹt say sưa, cố động viên ném đầu chó xuống sân bóng (Thứ Ba, 07/04/2009, 08:24 Bóng đá xấu xí!), bạn trẻ hái hoa Anh Đào trong ngày lễ hội, khách tham quan cướp hoa ở phố hoa giữa ban ngày, cướp heo đất trong ngày tết, mọi người phóng uế bừa bãi ngoài đường, tài xế lái xe bất chấp tính mạng người khác
Tài xế xe buýt từng bày tỏ trên Tuổi Trẻ về chuyện họ bị căng thẳng như thế nào khi lái xe, có cả áp lực vô lý như... khoán giờ. Một bác tài nói chạy ẩu, công an phạt chỉ 300.000 đồng, còn nếu xe về bến trễ bị phạt đến 600.000 đồng. Rồi còn những nguyên nhân nào nữa: xử phạt không nghiêm, tiêu cực, hối lộ... Một bác tài trước đây từng chạy xe container cho biết khi ký hợp đồng, anh được chủ bao giá mỗi năm “hai mạng”. Nghĩa là nếu mỗi năm anh chỉ (hay được quyền) cán chết hai mạng người thì không phải chịu trách nhiệm gì, chủ sẽ lo. Do đó, cánh tài xế có thể “an tâm” đua thoải mái, miễn đủ chuyến, kịp giao nhận hàng. Tôi ngồi nghe anh kể mà sởn cả gai ốc. Đó mới là những thủ phạm đích thực!
Khó có thể kể hết được. Tôi muốn nói cái lý do để xã hội tan hoang ra như vậy vì người ta đã đặt sai chuẩn mực đạo đức xã hội và con người, người ta đã thay nhưng nơi, những hoạt động, những chương trình, những kế hoạch của tình thương bằng những nơi, những hoạt động, những chương trình những kế hoạch của sự chết.
Kêu ca hay trách móc chẳng dẫn đến đâu, chúng ta cùng nhau nhận trách nhiệm và chung tay xây dựng lại, phải mất bao nhiêu năm và bao nhiêu thế hệ để thay đổi một tiêu chuẩn sống ? Nhưng nếu không làm thì ai sẽ làm thay cho chúng ta ? Hội Thánh vẫn luôn có trách nhiệm lên tiếng và rọi sáng con đường của nhân loại ( xem Học Thuyết Xã hội của Giáo Hội Công giáo ). Đêm nay cầm nến phục sinh trong tay nhắc nhớ ta điều ấy, nếu không là ánh sáng, cây nến cầm trên tay sinh ích gì ? Nếu không là muối, đổ ra đường cho người ta dẵm đạp lên thôi. Thiếu sót là một tội, phiền vì ngày nào cũng “kiểm” tội này nên hóa nhàm !
Sáng thứ Bảy Tuần Thánh 2009
Tôi ước ao họ ( những người kêu ca lẩm bẩm ) có dịp nào đó đi từ bắc chí nam thăm các nghĩa trang Anh Hài, những nghĩa trang chôn cất các hài nhi bị phá vì cha mẹ các cháu không cho các cháu làm người. Vài năm trở lại đây, nhiều người đau xót trước tệ nạn nạo phá thai, đã lập các nghĩa trang Anh Hài rải rác khắp miền đầt nước, gần như tỉnh thành nào cũng có. Nếu Trinh Công Sơn cất tiếng hát “khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm, … đi xem mộ bia đầy như nấm”. Thì số mộ bia dành cho các cháu chỉ trong một năm thôi cũng bằng số mộ bia dành cho những người nằm xuống trong hai mươi năm “nội chiến từng ngày” mà ông Sơn bảo sẽ đi thăm, “nấm” thai nhi bây giờ nhiều lắm.
Tôi nghĩ nếu họ có một lần nào đó đến thăm “Góc thương xót”, nơi chúng tôi “tập kết” các thai nhi mỗi ngày để lo cho các cháu, để các cháu không bị đổ vào hầm cầu, không bị bỏ xuống cống, không bị thiêu chung với “rác y tế”, … Thăm từng bọc thai nhi bầy nhầy hôi thối, và nếu họ can đảm mở từng bọc ra, sẽ thấy những con người đầy đủ hình dạng nằm co quắp lềnh bềnh trong các dịch nhờn, chắc hẳn họ sẽ nghĩ khác, không trách chúng tôi “nói nhiều” nữa. Thôi ! tại họ không biết, trách nhau làm gì.
Hôm qua ( Thứ Sáu Tuần Thánh, 10/4/2009 ), bị cám dỗ ( Thứ Sáu Tuần Thánh thì phải tĩnh tâm, ăn chay, kiêng … đọc báo ) lướt mắt trên tờ báo Phụ Nữ, ngay giữa trang nhất, dĩ nhiên sẽ là tin quan trọng nhất: “Báo động đỏ … !” Bài của tác giả Thiên Nga và Nguyễn Cầm.
Tôi mạn phép chép lại một đoạn
Báo động đỏ "bệnh"... nạo phá thai
10/04/2009 9:47
Thiên Nga - Nguyễn Cẩm
Các bác sĩ sản khoa gọi hiện tượng này là "bệnh", vì số người nạo hút thai (NHT) hiện nay ở một số bệnh viện (BV) đã nhiều hơn số bệnh nhân đến khám vì các bệnh lý sản phụ khoa khác.
Tại các BV lớn như: Từ Dũ, Hùng Vương, BV ĐH Y Dược TP.HCM, mỗi tháng, có từ 550 - 600 ca NHT. Còn tại các BV ven TP.HCM như: Thủ Đức, Tân Phú... trung bình, mỗi quý có từ 100 - 200 ca NHT.
Có thai thì đi... giải quyết!
Ngày 8/4, chúng tôi đến BV Q.Thủ Đức, TP.HCM. Rất nhiều nữ công nhân rỉ tai nhau rằng, sau khi vỡ kế hoạch, thì nên tranh thủ đến BV này vào giữa ca, “xử lý” xong, lại trở về đi làm tiếp. Ngồi cạnh tôi là M. (21 tuổi, công nhân) hỏi: “Dính bầu hả? Chuyện nhỏ! 15 phút là xong, lo gì”. Rồi cô cho biết mình đã ba lần phá thai, và đây là lần thứ tư. Vì thế, BS nào “mát tay” cô đều "thuộc". Nữ hộ sinh Lê Thị Ánh Hồng cho biết, đối tượng NHT ở đây có 75% là công nhân, 5% là học sinh, sinh viên. Những thai trên 13 tuần thường rơi vào trẻ vị thành niên.
Theo chị Hồng, những trường hợp như M. không hề cá biệt, thậm chí có người đi phá thai đến 9-10 lần. BS thấy mặt là phát ngán, nhưng vẫn phải thực hiện thủ thuật, vì nếu không, họ sẽ tìm đến những cơ sở bên ngoài, không an toàn.
Con số NHT tác gỉa nêu lên tôi nghĩ không chính xác, cứ nhìn hình tác giả chụp thì ta có thể đoán được bao nhiêu ca một ngày, hoặc đơn giản thôi, trong hình có tới ba phòng “Thủ thuật”, mỗi ca “15 phút là xong”, một ngày bao nhiêu giờ làm việc, đừng kể làm thêm giờ hoặc ngoài giờ ( có những ngày chúng tôi phải chờ khá muộn mới lấy được thai, vì hôm đó có nhiều ca ) ta có ngay số ca trung bình một ngày tại một điểm, thử làm tính xem, có chắc là dưới 3.000 ca / tháng không ? Tôi không nghĩ tác giả dẫn chứng sai, tôi nghĩ các trung tâm đã cho con số … sai ! Chẳng lẽ một bệnh viện lớn như Từ Dũ hoặc Hùng Vương mà mỗi ngày chỉ có … 20 ca ? ( 600 ca/ tháng ) và bệnh viện Thủ Đức mỗi ngày chỉ có 7 ca ? ( 200 ca/ tháng ) Hình chụp đông lắm mà !
Tôi đã chép lại một đoạn, trong đó tác giả kể về bệnh viện Thủ Đức, vào thời điểm năm 1978, cơ sở nay là bệnh viện Thủ Đức trước đó là … Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế. Cái mắm muối ở chỗ, tu viện xưa, nay trở thành nơi giết người, người ta đã đuổi chúng tôi ra, không một mảnh giấy, không một bản án phán quyết từ bất cứ một loại tòa án nào, từ đó, nơi phục vụ cho sự sống trở thành nơi tiêu diệt sự sống, nơi học nói lời tình yêu trở thành “đoạn cuối tình yêu”, nơi reo rắc tình thương trở thành nơi đau khổ.
Tôi muốn giải lý tại sao xã hội chúng ta ngày nay bị phân hóa và tồi tệ thế, cướp bóc giết người hoành hành, lừa đảo gạt gẫm đầy dẫy, qúa nhiều hành vi phi văn hóa: Tuyển thủ quốc gia bán độ, đánh nhau, uống rượu nhậu nhẹt say sưa, cố động viên ném đầu chó xuống sân bóng (Thứ Ba, 07/04/2009, 08:24 Bóng đá xấu xí!), bạn trẻ hái hoa Anh Đào trong ngày lễ hội, khách tham quan cướp hoa ở phố hoa giữa ban ngày, cướp heo đất trong ngày tết, mọi người phóng uế bừa bãi ngoài đường, tài xế lái xe bất chấp tính mạng người khác
Tài xế xe buýt từng bày tỏ trên Tuổi Trẻ về chuyện họ bị căng thẳng như thế nào khi lái xe, có cả áp lực vô lý như... khoán giờ. Một bác tài nói chạy ẩu, công an phạt chỉ 300.000 đồng, còn nếu xe về bến trễ bị phạt đến 600.000 đồng. Rồi còn những nguyên nhân nào nữa: xử phạt không nghiêm, tiêu cực, hối lộ... Một bác tài trước đây từng chạy xe container cho biết khi ký hợp đồng, anh được chủ bao giá mỗi năm “hai mạng”. Nghĩa là nếu mỗi năm anh chỉ (hay được quyền) cán chết hai mạng người thì không phải chịu trách nhiệm gì, chủ sẽ lo. Do đó, cánh tài xế có thể “an tâm” đua thoải mái, miễn đủ chuyến, kịp giao nhận hàng. Tôi ngồi nghe anh kể mà sởn cả gai ốc. Đó mới là những thủ phạm đích thực!
Khó có thể kể hết được. Tôi muốn nói cái lý do để xã hội tan hoang ra như vậy vì người ta đã đặt sai chuẩn mực đạo đức xã hội và con người, người ta đã thay nhưng nơi, những hoạt động, những chương trình, những kế hoạch của tình thương bằng những nơi, những hoạt động, những chương trình những kế hoạch của sự chết.
Kêu ca hay trách móc chẳng dẫn đến đâu, chúng ta cùng nhau nhận trách nhiệm và chung tay xây dựng lại, phải mất bao nhiêu năm và bao nhiêu thế hệ để thay đổi một tiêu chuẩn sống ? Nhưng nếu không làm thì ai sẽ làm thay cho chúng ta ? Hội Thánh vẫn luôn có trách nhiệm lên tiếng và rọi sáng con đường của nhân loại ( xem Học Thuyết Xã hội của Giáo Hội Công giáo ). Đêm nay cầm nến phục sinh trong tay nhắc nhớ ta điều ấy, nếu không là ánh sáng, cây nến cầm trên tay sinh ích gì ? Nếu không là muối, đổ ra đường cho người ta dẵm đạp lên thôi. Thiếu sót là một tội, phiền vì ngày nào cũng “kiểm” tội này nên hóa nhàm !
Sáng thứ Bảy Tuần Thánh 2009
Tài Liệu - Sưu Khảo
Trở về Quê cũ Làng xưa: kiến trúc quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm
Nguyễn Trọng
09:04 12/04/2009
TRỞ VỀ QUÊ CŨ LÀNG XƯA:
NHỮNG ĐIỀU ÍT AI QUAN TÂM VỀ KIẾN TRÚC QUẦN THỂ NHÀ THỜ PHÁT DIỆM.
Quần thể khu nhà thờ Phát Diệm gồm có nhà thờ chính tòa hay nhà thờ lớn và bốn nhà thờ nhỏ chung quanh đã được Nam Triều, tức triều đình Huế dưới thời Pháp thuộc, tặng cho bốn chữ “Địa Linh Nhân Kiệt”, trong dịp lễ an táng Cụ Sáu Trần Lục vào ngày mồng 9 tháng 7 năm 1899.
Danh xưng Cụ Sáu Trần Lục đã gây một vài giải thích không rõ ràng nơi một vài người không theo đạo Công Giáo và ngay cả những người theo đạo này.
Cụ không có nghĩa là người trọng tuổi, như ta thường gọi những vị cao niên là Cụ ông hay Cụ bà. Người Công Giáo thường gọi các linh mục bằng một cái tên kính trọng là Cụ. Cách nay mấy chục năm, khi người viết bài này còn bé, khi một nhà tu hành được thụ phong là linh mục, người ta gọi sự cố thụ phong linh mục này là “đỗ Cụ”, như người ta thường gọi những người đi học là “đỗ Tú Tài hay đỗ Cử Nhân”.
Còn tại sao lại gọi là Cụ Sáu hay Cụ Sáu Trần Lục. Người Pháp gọi là Père Six. Gọi như thế vì tên khai sinh của Ngài là Trần Lục, lục là sáu, người Việt chúng ta thường không gọi tên bộ -tức tên khai sanh- mà gọi một tên khác tương đương. Vì thế linh mục Trần Lục được gọi là Cụ Sáu.
Ngày nay, người ta thường gọi là Thầy Sáu những nhà tu hành sắp sửa được thụ phong linh mục vì làm linh mục là đã lên tới cấp 7, thầy Sáu là người chỉ kém linh mục có một cấp mà thôi.
Cụ sáu Trần Lục là một con người khác thường thì việc xây cất quần thể nhà thờ Phát Diệm cũng là một công trình xây cất khác thường, về mặt kiến trúc cũng như về mặt mỹ thuật. Nó vừa là một ngôi chùa của dân tộc vừa là một ngôi thánh đường của đạo Công Giáo.
Nếu Kim Tự Tháp được xây giữa một vùng sa mạc hoang vắng chỉ có cát trắng ở dưới và nền trời xanh trên cao, chung quanh không có cây cối hay sông ngòi thì quần thể nhà thờ Phát Diệm được xây trên vùng sình lầy nước đọng, không có bóng người qua lại, chỉ có loài ễnh ương kêu rên rỉ như trong một bãi tha ma rộng lớn.
Việc đầu tiên phải làm là lấy tiền đâu để khởi công xây cất một quần thể nhà thờ vĩ đại như vậy? Cụ Sáu Trần Lục quan niệm rằng nhà thờ của tín hữu thì tín hữu phải góp tiền để xây cất. Tín hữu không có tiền mặt thì đóng góp bằng lúa. Cụ Sáu xin mỗi gia đình góp ba đấu lúa mỗi năm, nghĩa là chưa tới 3 ký gạo. Mỗi gia đình đóng góp nhhư vậy không phải chỉ trong một vài năm mà trong suốt thời gian dài 10 năm. Cụ đem gạo bán lấy tiền và dùng tiền này ttrả công thợ. Hàng ngàn thợ khéo tay này được tuyển dụng khắp nơi trong nước, mỗi người một tay nghề chuyên môn.
Còn một việc quan trọng khác không kém gì tiền bạc trả công thợ là công việc trị chân móng trên một vùng đất sình lầy, một hòn đá ném xuống đã chìm xuống đất bùn, nói gì xây trên đó một quần thể nhà thờ nặng hàng trăm ngàn tấn.
Muốn trị móng cho vững chắc, phải đào sâu 2, 3 thước, rồi đóng liền nhau những cọc hay cừ 3, 4 thước. Có chỗ phải đóng xuống cả một cây tre dài hàng 6, 7 thước. Tiếp đó là đổ đá giăm -tức loại đá nhỏ- xuống giữa hàng cừ, rồi lại thuồn (bỏ vào, nhét vào) đất đá vào các lỗ hổng. Từng đàn người nện đi, nện lại cho nền móng bắt đầu cứng lại và sau cùng người ta phải dùng từng đàn trâu giẵm đi giẵm lại, như xe hủ lô cán đường.
Làm sao đưa những tảng đá lớn lên cao?
Có lẽ Cụ Sáu Trần Lục đã nghiên cứu trong sách vở về công việc xây Kim Tự Tháp của người Ai Cập, cách này trên 2000 năm, và công việc xây Đế Thiên Đế Thích của người Khờ Me vào thế kỷ thứ 1. Muốn đưa những tảng đá nặng hàng chục tấn lên cao, người ta đã đắp những con đường dốc bằng đất từ dưới lên cao rồi dùng sức người, kẻ kéo ở trên, kẻ đẩy ở dưới để đưa những tảng đá lên cao qua con đường dốc bằng đất này.
Riêng về người dân Công Giáo Phát Diệm, họ vừa đẩy những tảng đá hay cột gỗ lim lên cao vừa đọc kinh cầu xin Chúa giúp sức hay hát những câu vè Cụ Sáu sáng tác.
Còn nữa. Vậy Cụ Sáu lấy đá và gỗ ở đâu để xây cất một quần thể nhà thờ to lớn như vậy khi mà vùng Phát Diệm thời đó chỉ là một bãi bùn lầy nước đọng, bước chân con người đứng lên không vững, làm sao một tảng đá hay một cây gỗ lim có thể đứng vững được.
Theo nhà nghiên cứu văn học Thái Văn Kiểm viết trong cuốn Kỷ Yếu Phát Diệm thì những phiếm đá to đến 7 thước khối được lấy từ những núi đá cách đó 200 cây số. Những khối đá khổng lồ này được kéo xuống những chiếc bè tre trôi trên sông để về Phát Diệm. Những bè -bè là những cây tre, cây nứa cột lại với nhau để chở hàng hóa trên sông, bè không có mui cao như tầu, mưa xuống là ướt xũng- những bè này phải trôi hàng tuần, có khi hàng tháng mới tới bến.
Đó là chuyện di chuyển những tảng đá khổng lồ về Phát Diệm để cho các tín hữu mộ đạo đục, đẽo, mài, giũa theo nhu cầu. Còn công trình di chuyển những cây gỗ lim thì sao? Gỗ lim tiếng Pháp gọi là Bois de fer, là một loại gỗ rất cứng, cứng như đá, chịu đựng mối mọt và thời tiết. Gỗ này nặng hơn nước cho nên một cột gỗ lim là một cột nước dựng đứng.
Ngày nay du khách tới thăm nhà thờ chính tòa Phát Diệm tòa ở đây có nghĩa là nhà thờ lớn, không phải là bốn nhà thờ nhỏ vây chung quanh- có thể vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy tận mắt 48 cột gỗ lim, mỗi cột cao 12 mét và đường vòng tròn phải hai người ôm mới hết. Hàng cột lim này cách nay trên 70 năm, người viết đã nhìn thấy nó, nay trở lại “Quê Cũ Làng Xưa”, người viết vẫn nhìn thấy nó như không thay đổi và không xiêu vẹo. Ngày xưa, người viết đã nhiều lần lấy tay sờ những cột gỗ lim này để cảm thấy sự nhẵn nhịu và mát lạnh của nó, nhất là vào những trưa hè oi ả. Ngày nay, sau trên 60 năm xa cách, người viết lại lấy tay sờ vào nó để nhớ lại cái cảm giác xưa cũ vẫn còn nguyên vẹn. Con người có thể già đi, nhưng cảm giác không già theo tuổi.
Những cây gỗ lim này phải lấy từ rừng già Bến Thủy, tỉnh Thanh Hóa, cách Phát Diệm 150 cây số.
Khi những cây gỗ lim này đã được chặt hết cành lá trơ trụi thì được trâu kéo ra bè gỗ, bè này trôi vào sông Hồng Hà rồi từ đó về Phát Diệm.
Công việc xây cất quần thể nhà thờ Phát Diệm thoạt nghe kể lại tưởng đâu là một chuyện thần thoại hoang đường, sức người không sao làm được. Thế mới biết sức mạnh của tín ngưỡng và lòng tin vào một đấng Thượng Đế trên cao có thể khiến cho người trần mắt thịt thực hiện được những kỳ công bất hủ, để lại cho hậu thế muôn đời về sau. Quần thể nhà thờ Phát Diệm chỉ là một trong hàng trăm kiến trúc chùa chiền và lăng tẩm của người Việt Nam chúng ta, tạo thành những di sản vô cùng quý hóa in sâu vào tâm hồn và trí óc của người Việt chúng ta, trải qua bao nhiêu thế kỷ.
Phải công tâm mà nói rằng người Công Giáo Phát Diệm có một truyền thống tín ngưỡng phát xuất từ văn hóa quê hương ngàn năm lịch sử. Nó cũng phát xuất từ nền văn hóa Công Giáo cũng đã có từ ngàn năm. Hai nền văn hóa cổ kính này hòa hợp và pha trộn với nhau một cách vô cùng cân bằng và êm thắm để tạo nên con người Phát Diệm dưới thời Cụ Sáu Trần Lục và sau đó…
Người viết bài này rất may mắn được thừa hưởng nền văn hóa cổ kính hòa hợp này.
Trở về căn nhà cũ
Người viết trở về Phát Diệm sau 62 năm xa cách, đã đặt chân vào ngôi nhà cũ có cột và cửa làm bằng gỗ lim, vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Nhà này đã có được một trăm năm.
Ngôi nhà dài, bị cắt làm đôi, một nửa dành làm nơi cu ngụ cho một tên cán bộ mà người viết không hỏi tên tuổi và địa vị. Hắn cũng ít nói và sống lặng lẽ.
Người viết đã ôm cột gỗ lim thấp, đã đặt chân lên nền nhà bằng đất nhẵn thín vẫn mát lạnh như xưa, đã nhìn lại buồng ngủ và phòng học khi còn nhỏ và nhất là nhìn lại bể nước mưa xây kín, nước bên trong lúc nào cũng lạnh và trong. Người viết đã nhiều lần múc nước từ bể này ra tắm, và lần này sau trên 60 năm xa cách, lại múc nước bể ra rửa tay, một bàn tay đã nhăn nheo theo ngày tháng. Dù bàn tay có nhăn nheo, nhưng nước bể vẫn mát lạnh như ngày xưa. Chiếc ao nhỏ sau nhà đã bị lấp đi để xây nhà, người viết nhớ lại trên bờ ao này, thân mẫu của người viết nay đã trở thành người thiên cổ, thường hay ngồi nghe tiếng đàn bầu của người bác họ bên kia lũy tre xanh vọng sang. Thân mẫu của người viết có một tâm hồn rất “nghệ sĩ”, tuy phải làm lụng vất vả khi giã gạo, lúc dệt chiếu, ngoài ra có thời giờ rảnh rỗi, lại vào nhà thờ gần đó đọc kinh cầu nguyện.
Lần nào thân mẫu cũng đưa người viết đi theo, người viết không chú ý tới lời kinh cầu nguyện mà chỉ nhìn ra những cây nhãn đầy trái chín chung quanh nhà thờ nhhỏ, những trái nhãn chín nặng chĩu rủ xuống thấp, vừa tay người hái.
T6át cả các cháu của người viết, nay đã khôn lớn, có người làm cho chính phủ, có người buôn bán ngoài chợ, đều họp nhau chào người Ông, người Bác từ Mỹ về thăm nhà. Ngày xưa, trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có câu bất hủ: “Ôi, cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!”. Câu này những vị cao niên như người viết, ai ai cũng nhớ nằm lòng, đọc lên vẫn thấy lòng mình rung động… Nay người viết có thể nói: “Ôi, cảnh xum họp sau bao nhiêu năm xa cách, sao mà vui và cảm động vậy!”
Người viết ôm lấy các cháu nhỏ mà khóc, cháu không biết ông là ai, mà ông cũng không biết cháu là ai, chỉ biết rằng cùng một huyết thống, và cùng một tổ tiên.
Một bà cháu gái đã có chồng có con, đút vào tay người viết một trái khế vừa hái ngoài vườn, nói: “Bác cầm lấy mà ăn, cây khế này đã có từ thời Bác ở căn nhà này, khế ngọt lắm!…”
Người viết đưa trái khế lên miệng, cắn một miếng nhỏ mà nước mắt trào mi và trong cõi lòng thầm kín…
NHỮNG ĐIỀU ÍT AI QUAN TÂM VỀ KIẾN TRÚC QUẦN THỂ NHÀ THỜ PHÁT DIỆM.
Quần thể khu nhà thờ Phát Diệm gồm có nhà thờ chính tòa hay nhà thờ lớn và bốn nhà thờ nhỏ chung quanh đã được Nam Triều, tức triều đình Huế dưới thời Pháp thuộc, tặng cho bốn chữ “Địa Linh Nhân Kiệt”, trong dịp lễ an táng Cụ Sáu Trần Lục vào ngày mồng 9 tháng 7 năm 1899.
Danh xưng Cụ Sáu Trần Lục đã gây một vài giải thích không rõ ràng nơi một vài người không theo đạo Công Giáo và ngay cả những người theo đạo này.
Cụ không có nghĩa là người trọng tuổi, như ta thường gọi những vị cao niên là Cụ ông hay Cụ bà. Người Công Giáo thường gọi các linh mục bằng một cái tên kính trọng là Cụ. Cách nay mấy chục năm, khi người viết bài này còn bé, khi một nhà tu hành được thụ phong là linh mục, người ta gọi sự cố thụ phong linh mục này là “đỗ Cụ”, như người ta thường gọi những người đi học là “đỗ Tú Tài hay đỗ Cử Nhân”.
Còn tại sao lại gọi là Cụ Sáu hay Cụ Sáu Trần Lục. Người Pháp gọi là Père Six. Gọi như thế vì tên khai sinh của Ngài là Trần Lục, lục là sáu, người Việt chúng ta thường không gọi tên bộ -tức tên khai sanh- mà gọi một tên khác tương đương. Vì thế linh mục Trần Lục được gọi là Cụ Sáu.
Ngày nay, người ta thường gọi là Thầy Sáu những nhà tu hành sắp sửa được thụ phong linh mục vì làm linh mục là đã lên tới cấp 7, thầy Sáu là người chỉ kém linh mục có một cấp mà thôi.
Cụ sáu Trần Lục là một con người khác thường thì việc xây cất quần thể nhà thờ Phát Diệm cũng là một công trình xây cất khác thường, về mặt kiến trúc cũng như về mặt mỹ thuật. Nó vừa là một ngôi chùa của dân tộc vừa là một ngôi thánh đường của đạo Công Giáo.
Nếu Kim Tự Tháp được xây giữa một vùng sa mạc hoang vắng chỉ có cát trắng ở dưới và nền trời xanh trên cao, chung quanh không có cây cối hay sông ngòi thì quần thể nhà thờ Phát Diệm được xây trên vùng sình lầy nước đọng, không có bóng người qua lại, chỉ có loài ễnh ương kêu rên rỉ như trong một bãi tha ma rộng lớn.
Việc đầu tiên phải làm là lấy tiền đâu để khởi công xây cất một quần thể nhà thờ vĩ đại như vậy? Cụ Sáu Trần Lục quan niệm rằng nhà thờ của tín hữu thì tín hữu phải góp tiền để xây cất. Tín hữu không có tiền mặt thì đóng góp bằng lúa. Cụ Sáu xin mỗi gia đình góp ba đấu lúa mỗi năm, nghĩa là chưa tới 3 ký gạo. Mỗi gia đình đóng góp nhhư vậy không phải chỉ trong một vài năm mà trong suốt thời gian dài 10 năm. Cụ đem gạo bán lấy tiền và dùng tiền này ttrả công thợ. Hàng ngàn thợ khéo tay này được tuyển dụng khắp nơi trong nước, mỗi người một tay nghề chuyên môn.
Còn một việc quan trọng khác không kém gì tiền bạc trả công thợ là công việc trị chân móng trên một vùng đất sình lầy, một hòn đá ném xuống đã chìm xuống đất bùn, nói gì xây trên đó một quần thể nhà thờ nặng hàng trăm ngàn tấn.
Muốn trị móng cho vững chắc, phải đào sâu 2, 3 thước, rồi đóng liền nhau những cọc hay cừ 3, 4 thước. Có chỗ phải đóng xuống cả một cây tre dài hàng 6, 7 thước. Tiếp đó là đổ đá giăm -tức loại đá nhỏ- xuống giữa hàng cừ, rồi lại thuồn (bỏ vào, nhét vào) đất đá vào các lỗ hổng. Từng đàn người nện đi, nện lại cho nền móng bắt đầu cứng lại và sau cùng người ta phải dùng từng đàn trâu giẵm đi giẵm lại, như xe hủ lô cán đường.
Làm sao đưa những tảng đá lớn lên cao?
Có lẽ Cụ Sáu Trần Lục đã nghiên cứu trong sách vở về công việc xây Kim Tự Tháp của người Ai Cập, cách này trên 2000 năm, và công việc xây Đế Thiên Đế Thích của người Khờ Me vào thế kỷ thứ 1. Muốn đưa những tảng đá nặng hàng chục tấn lên cao, người ta đã đắp những con đường dốc bằng đất từ dưới lên cao rồi dùng sức người, kẻ kéo ở trên, kẻ đẩy ở dưới để đưa những tảng đá lên cao qua con đường dốc bằng đất này.
Riêng về người dân Công Giáo Phát Diệm, họ vừa đẩy những tảng đá hay cột gỗ lim lên cao vừa đọc kinh cầu xin Chúa giúp sức hay hát những câu vè Cụ Sáu sáng tác.
Còn nữa. Vậy Cụ Sáu lấy đá và gỗ ở đâu để xây cất một quần thể nhà thờ to lớn như vậy khi mà vùng Phát Diệm thời đó chỉ là một bãi bùn lầy nước đọng, bước chân con người đứng lên không vững, làm sao một tảng đá hay một cây gỗ lim có thể đứng vững được.
Theo nhà nghiên cứu văn học Thái Văn Kiểm viết trong cuốn Kỷ Yếu Phát Diệm thì những phiếm đá to đến 7 thước khối được lấy từ những núi đá cách đó 200 cây số. Những khối đá khổng lồ này được kéo xuống những chiếc bè tre trôi trên sông để về Phát Diệm. Những bè -bè là những cây tre, cây nứa cột lại với nhau để chở hàng hóa trên sông, bè không có mui cao như tầu, mưa xuống là ướt xũng- những bè này phải trôi hàng tuần, có khi hàng tháng mới tới bến.
Đó là chuyện di chuyển những tảng đá khổng lồ về Phát Diệm để cho các tín hữu mộ đạo đục, đẽo, mài, giũa theo nhu cầu. Còn công trình di chuyển những cây gỗ lim thì sao? Gỗ lim tiếng Pháp gọi là Bois de fer, là một loại gỗ rất cứng, cứng như đá, chịu đựng mối mọt và thời tiết. Gỗ này nặng hơn nước cho nên một cột gỗ lim là một cột nước dựng đứng.
Ngày nay du khách tới thăm nhà thờ chính tòa Phát Diệm tòa ở đây có nghĩa là nhà thờ lớn, không phải là bốn nhà thờ nhỏ vây chung quanh- có thể vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy tận mắt 48 cột gỗ lim, mỗi cột cao 12 mét và đường vòng tròn phải hai người ôm mới hết. Hàng cột lim này cách nay trên 70 năm, người viết đã nhìn thấy nó, nay trở lại “Quê Cũ Làng Xưa”, người viết vẫn nhìn thấy nó như không thay đổi và không xiêu vẹo. Ngày xưa, người viết đã nhiều lần lấy tay sờ những cột gỗ lim này để cảm thấy sự nhẵn nhịu và mát lạnh của nó, nhất là vào những trưa hè oi ả. Ngày nay, sau trên 60 năm xa cách, người viết lại lấy tay sờ vào nó để nhớ lại cái cảm giác xưa cũ vẫn còn nguyên vẹn. Con người có thể già đi, nhưng cảm giác không già theo tuổi.
Những cây gỗ lim này phải lấy từ rừng già Bến Thủy, tỉnh Thanh Hóa, cách Phát Diệm 150 cây số.
Khi những cây gỗ lim này đã được chặt hết cành lá trơ trụi thì được trâu kéo ra bè gỗ, bè này trôi vào sông Hồng Hà rồi từ đó về Phát Diệm.
Công việc xây cất quần thể nhà thờ Phát Diệm thoạt nghe kể lại tưởng đâu là một chuyện thần thoại hoang đường, sức người không sao làm được. Thế mới biết sức mạnh của tín ngưỡng và lòng tin vào một đấng Thượng Đế trên cao có thể khiến cho người trần mắt thịt thực hiện được những kỳ công bất hủ, để lại cho hậu thế muôn đời về sau. Quần thể nhà thờ Phát Diệm chỉ là một trong hàng trăm kiến trúc chùa chiền và lăng tẩm của người Việt Nam chúng ta, tạo thành những di sản vô cùng quý hóa in sâu vào tâm hồn và trí óc của người Việt chúng ta, trải qua bao nhiêu thế kỷ.
Phải công tâm mà nói rằng người Công Giáo Phát Diệm có một truyền thống tín ngưỡng phát xuất từ văn hóa quê hương ngàn năm lịch sử. Nó cũng phát xuất từ nền văn hóa Công Giáo cũng đã có từ ngàn năm. Hai nền văn hóa cổ kính này hòa hợp và pha trộn với nhau một cách vô cùng cân bằng và êm thắm để tạo nên con người Phát Diệm dưới thời Cụ Sáu Trần Lục và sau đó…
Người viết bài này rất may mắn được thừa hưởng nền văn hóa cổ kính hòa hợp này.
Trở về căn nhà cũ
Người viết trở về Phát Diệm sau 62 năm xa cách, đã đặt chân vào ngôi nhà cũ có cột và cửa làm bằng gỗ lim, vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Nhà này đã có được một trăm năm.
Ngôi nhà dài, bị cắt làm đôi, một nửa dành làm nơi cu ngụ cho một tên cán bộ mà người viết không hỏi tên tuổi và địa vị. Hắn cũng ít nói và sống lặng lẽ.
Người viết đã ôm cột gỗ lim thấp, đã đặt chân lên nền nhà bằng đất nhẵn thín vẫn mát lạnh như xưa, đã nhìn lại buồng ngủ và phòng học khi còn nhỏ và nhất là nhìn lại bể nước mưa xây kín, nước bên trong lúc nào cũng lạnh và trong. Người viết đã nhiều lần múc nước từ bể này ra tắm, và lần này sau trên 60 năm xa cách, lại múc nước bể ra rửa tay, một bàn tay đã nhăn nheo theo ngày tháng. Dù bàn tay có nhăn nheo, nhưng nước bể vẫn mát lạnh như ngày xưa. Chiếc ao nhỏ sau nhà đã bị lấp đi để xây nhà, người viết nhớ lại trên bờ ao này, thân mẫu của người viết nay đã trở thành người thiên cổ, thường hay ngồi nghe tiếng đàn bầu của người bác họ bên kia lũy tre xanh vọng sang. Thân mẫu của người viết có một tâm hồn rất “nghệ sĩ”, tuy phải làm lụng vất vả khi giã gạo, lúc dệt chiếu, ngoài ra có thời giờ rảnh rỗi, lại vào nhà thờ gần đó đọc kinh cầu nguyện.
Lần nào thân mẫu cũng đưa người viết đi theo, người viết không chú ý tới lời kinh cầu nguyện mà chỉ nhìn ra những cây nhãn đầy trái chín chung quanh nhà thờ nhhỏ, những trái nhãn chín nặng chĩu rủ xuống thấp, vừa tay người hái.
T6át cả các cháu của người viết, nay đã khôn lớn, có người làm cho chính phủ, có người buôn bán ngoài chợ, đều họp nhau chào người Ông, người Bác từ Mỹ về thăm nhà. Ngày xưa, trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có câu bất hủ: “Ôi, cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!”. Câu này những vị cao niên như người viết, ai ai cũng nhớ nằm lòng, đọc lên vẫn thấy lòng mình rung động… Nay người viết có thể nói: “Ôi, cảnh xum họp sau bao nhiêu năm xa cách, sao mà vui và cảm động vậy!”
Người viết ôm lấy các cháu nhỏ mà khóc, cháu không biết ông là ai, mà ông cũng không biết cháu là ai, chỉ biết rằng cùng một huyết thống, và cùng một tổ tiên.
Một bà cháu gái đã có chồng có con, đút vào tay người viết một trái khế vừa hái ngoài vườn, nói: “Bác cầm lấy mà ăn, cây khế này đã có từ thời Bác ở căn nhà này, khế ngọt lắm!…”
Người viết đưa trái khế lên miệng, cắn một miếng nhỏ mà nước mắt trào mi và trong cõi lòng thầm kín…
Thông Báo
Mời tham dự Đại Hội Liên đới Nghề nghiệp
Trần Văn Cảnh
08:25 12/04/2009
Mission Catholique VN
38 rue des Épinettes
75017 Paris
Paris, 12. 04. 09
MỜI THAM DỰ ĐẠI HỘI LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP X
Thưa Quý Anh Chị,
Chỉ còn hai tuần nữa là ngày Đại Hội Liên Đới X, chúng tôi hân hạnh gửi đến Quý Anh Chị lá thư này, trước hết thăm sức khoẻ Quý Anh Chị và Gia Quyến, cầu chúc cho mỗi người được tràn đầy niềm vui Phục Sinh; thứ đến mời Quý Anh Chị cố gắng tới tham dự ngày Đại Hội Liên Đới X này. (Ngày giờ và chương trình, xin xem dưới đây).
Chủ đích của Liên Đới Nghề Nghiệp là gây tạo nên giữa chúng ta một tinh thần bác ái huynh đệ góp phần xây dựng Cộng Đoàn Giáo Xứ, xây dựïng Giáo Hội Hoàn Vũ và gây dựng Xã Hội Con Người. Đó chính là điều Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận nhiều lần nhắc nhủ trong cuốn Đường Hy Vọng. Chúng ta hãy đọc lại lời của Ngài:
• « Bác ái là trở thành một Cộng Đồng làm phát sinh những mối tương quan mới. Có tương quan mới sẽ có (Giáo Xứ mới, Giáo Hội mới) thế giới mới » (ĐHV 799).
• « Bác ái không chỉ có yêu thương và tha thứ; Bác ái cả là một hành động để tạo một bầu khí mới giữa cộng đồng làng xã, cộng đồng quốc gia, cộng đồng quốc tế » (ĐHV 800).
• «Đừng chỉ có tiền mới bác ái. Hãy bác ái bằng nụ cười, bằng bắt tay, bằng thông cảm, bằng thăm viếng, bằng cầu nguyện (ĐHV 741).
• «Không ghét ai chưa đủ, thương người chưa đủ, giúp người chưa đủ. Hiệp nhất trong tình yêu và hành động mới đủ ». (ĐHV 802).
Cũng như Quý Anh Chị, chúng tôi cảm thấy thật sâu sắc ý nghĩa ‘BÁC ÁI HÀNH ĐỘNG’ (Charité Active) mà Đức cố Hồng Y muốn nói với chúng ta. Bác Ái Hành Động ở đây chính là Tình Liên Đới Nghề Nghiệp chúng ta đang giúp nhau sống, đang cùng nhau sống, đang cùng nhau xây dựng cho Giáo Xứ Việt Nam Paris, Giáo Hội Mẹ Việt Nam và cả Xã Hội Nhân Loại trong phạm vi nghề nghiệp của từng người, nói tắt chúng ta đang cố vươn lên… trong tinh thần Liên Đới.
Đại Hội Liên Đới chính là dịp thuận lợi để chúng ta, trăm người như một chung sức vươn lên… Xin kính mời Quý Anh Chị tới tham dự Ngày Hội Liên Đới X.
Thân ái chào Quý Anh Chị
Đại Diện Liên Ngành
Trần Văn Cảnh
Đồng Hành Liên Ngành
Mai Đức Vinh
Đại Hội LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP lần thứ X
thứ sáu 01 tháng 05 năm 2009
từ 13 giờ 30
tại Giáo Xứ Việt Nam Paris
Xin trân trọng kính mời quí vị tới tham dự
Chương trình
Phần I: Đại hội, từ 13 giờ 30
- Báo cáo Liên ngành và 5 Ngành: Taxi, Xây Dựng, Doanh Thương, Dịch vụ, Chuyên gia
- Bàn tròn về « Y Khoa phòng ngừa »
Phần II: Thánh lễ, lúc 17 giờ 30
Phần III: Tiệc Liên Đới, từ 18 giờ 00
- Gây quĩ giúp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức NĂM THÁNH 2010
- Giới thiệu Năm thánh 2010 tại Việt Nam
- Văn nghệ
- Giá vé ủng hộ 35€
38 rue des Épinettes
75017 Paris
Paris, 12. 04. 09
MỜI THAM DỰ ĐẠI HỘI LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP X
Thưa Quý Anh Chị,
Chỉ còn hai tuần nữa là ngày Đại Hội Liên Đới X, chúng tôi hân hạnh gửi đến Quý Anh Chị lá thư này, trước hết thăm sức khoẻ Quý Anh Chị và Gia Quyến, cầu chúc cho mỗi người được tràn đầy niềm vui Phục Sinh; thứ đến mời Quý Anh Chị cố gắng tới tham dự ngày Đại Hội Liên Đới X này. (Ngày giờ và chương trình, xin xem dưới đây).
Chủ đích của Liên Đới Nghề Nghiệp là gây tạo nên giữa chúng ta một tinh thần bác ái huynh đệ góp phần xây dựng Cộng Đoàn Giáo Xứ, xây dựïng Giáo Hội Hoàn Vũ và gây dựng Xã Hội Con Người. Đó chính là điều Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận nhiều lần nhắc nhủ trong cuốn Đường Hy Vọng. Chúng ta hãy đọc lại lời của Ngài:
• « Bác ái là trở thành một Cộng Đồng làm phát sinh những mối tương quan mới. Có tương quan mới sẽ có (Giáo Xứ mới, Giáo Hội mới) thế giới mới » (ĐHV 799).
• « Bác ái không chỉ có yêu thương và tha thứ; Bác ái cả là một hành động để tạo một bầu khí mới giữa cộng đồng làng xã, cộng đồng quốc gia, cộng đồng quốc tế » (ĐHV 800).
• «Đừng chỉ có tiền mới bác ái. Hãy bác ái bằng nụ cười, bằng bắt tay, bằng thông cảm, bằng thăm viếng, bằng cầu nguyện (ĐHV 741).
• «Không ghét ai chưa đủ, thương người chưa đủ, giúp người chưa đủ. Hiệp nhất trong tình yêu và hành động mới đủ ». (ĐHV 802).
Cũng như Quý Anh Chị, chúng tôi cảm thấy thật sâu sắc ý nghĩa ‘BÁC ÁI HÀNH ĐỘNG’ (Charité Active) mà Đức cố Hồng Y muốn nói với chúng ta. Bác Ái Hành Động ở đây chính là Tình Liên Đới Nghề Nghiệp chúng ta đang giúp nhau sống, đang cùng nhau sống, đang cùng nhau xây dựng cho Giáo Xứ Việt Nam Paris, Giáo Hội Mẹ Việt Nam và cả Xã Hội Nhân Loại trong phạm vi nghề nghiệp của từng người, nói tắt chúng ta đang cố vươn lên… trong tinh thần Liên Đới.
Đại Hội Liên Đới chính là dịp thuận lợi để chúng ta, trăm người như một chung sức vươn lên… Xin kính mời Quý Anh Chị tới tham dự Ngày Hội Liên Đới X.
Thân ái chào Quý Anh Chị
Đại Diện Liên Ngành
Trần Văn Cảnh
Đồng Hành Liên Ngành
Mai Đức Vinh
Đại Hội LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP lần thứ X
thứ sáu 01 tháng 05 năm 2009
từ 13 giờ 30
tại Giáo Xứ Việt Nam Paris
Xin trân trọng kính mời quí vị tới tham dự
Chương trình
Phần I: Đại hội, từ 13 giờ 30
- Báo cáo Liên ngành và 5 Ngành: Taxi, Xây Dựng, Doanh Thương, Dịch vụ, Chuyên gia
- Bàn tròn về « Y Khoa phòng ngừa »
Phần II: Thánh lễ, lúc 17 giờ 30
Phần III: Tiệc Liên Đới, từ 18 giờ 00
- Gây quĩ giúp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức NĂM THÁNH 2010
- Giới thiệu Năm thánh 2010 tại Việt Nam
- Văn nghệ
- Giá vé ủng hộ 35€
Văn Hóa
Truyện ngắn: Con Sâu, con Nhộng, và con Bướm
Nguyễn Trung Tây, SVD
01:41 12/04/2009
Truyện ngắn: Con Sâu, con Nhộng & con Bướm
Ơi bướm một thời sâu, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
Thánh Phaolô viết, “Ðức Kitô đã chết đi, Ngài đã bị chôn cất, Ngài đã sống lại vào ngày thứ ba…” (1 Corin 15:3-4). Trong tâm tình đó, mùa Chay là mùa chết đi một thói hư tật xấu (con sâu), bị chôn cất (con nhộng), nhưng rồi sống lại với con người mới (con bướm) vào buổi sáng Phục Sinh..
Con SâuVậy là con sâu chuyển mình nóng sốt. Thế là con sâu nằm trong kén, ốm nặng. Năm nào cũng vậy, con sâu phải dính một trận cúm nặng, phải ho nát gan nát phổi, phải hỉ ra bao nhiêu mầu xanh xanh, phải đổi giọng mất tiếng nói khoảng một hoặc hai tuần lễ.
Hồi mới sinh ra, con đầu lòng thiếu tháng, nó bị nhốt trong lồng kiếng gần hai tuần. Sau một năm nó cao lớn bình thường như những đứa trẻ một tuổi, nhưng hay đau ốm cảm cúm xụt xùi vào mùa đông. Ba nó nói tại cục A-mi-đan ở cổ, trời lạnh cục thịt dư sưng lên, thế là đau. Năm nay nó lại cúm. Không biết nó bị cảm lạnh là tại cục thịt dư như lời ba nó nói, hay tại những con vi khuẩn cảm cúm bay ngập tràn trong căn phòng kiếng của hãng, hay tại tối hôm thứ Tư vừa rồi, trời lạnh, nó đứng ngoài sân nhà hút thuốc.
Nó hút thuốc cũng khá lâu rồi. Có lẽ từ hồi trung học. Tại áp lực của bạn bè? Chắc vậy. Má nó ghét thuốc lá. Ba nó không hút. Ngũ quỷ, bốn đứa em trai cũng không. Con em út, con gái còn nhỏ không tính. Từ lớp Mẫu Giáo cho tới Lớp Mười Một nó chưa bao giờ đụng tới điếu thuốc nói chi đến chuyện hút. Một lần hồi còn nhỏ theo ba má về Việt Nam thăm họ hàng, nó thấy người Việt Nam hút thuốc khắp nơi, miệng hôi thật hôi! Nó nhăn trán, tay bịt mũi, tay phẩy phẩy khói thuốc, miệng kêu hôi quá khi người ta nhả khói thuốc vào mặt nó! Thấy nó phản ứng quyết liệt ra mặt như vậy, họ hàng khó chịu thì thào với nhau,
— Thằng Mỹ con này khó tính như quỷ.
Có một lần mấy thằng bạn lớp Mười Một đè nó ra, nhét thuốc cháy đỏ vào miệng. Nó ngậm chặt miệng lại. Mấy thằng còn lại thọt lét nó. Nó cười sặc sụa, hít vào khói thuốc đầu tiên trong đời. Cuối tuần nó hay la cà tại những quán bi-da với mấy đứa bạn. Quán bi-da nào cũng vậy, khói thuốc bốc cao ngập trần nhà. Bạn nó bên bàn bi-da, con gái cũng như con trai, đứa nào cũng hút thuốc. Mấy con nhỏ bạn nhìn nó, bĩu môi, ánh mắt khinh bỉ. Có cô cười nhếch mép, nhún vai,
— Nếu mày không hút thuốc, tới đây làm chi? Sao không lên San Francisco mà thục bi-da với mấy ông đực ở trên đó?
Nó đỏ bừng bừng như mặt trời ửng hồng mùa hè. Tự ái con trai tổn thương nặng nề. Cuối cùng nó cầm điếu thuốc đưa lên miệng. Giờ này đã hơn mười năm, nó hút không ngừng, hút liên tục, hút không cho lá phổi nghỉ ngơi dù chỉ là một ngày. Sáng, mở mắt ra, hai điếu. Tối, nhắm mắt lại, hai điếu. Trong ngày tùy hứng, nếu hứng, đốt hết hơn một gói; không hứng, xấp xỉ khoảng một bao.
Cô bạn gái đầu tiên thời trung học, sinh nhật nào của nó cũng mua tặng nguyên cây thuốc Malboro đỏ hộp cứng, gói chung với cái áo sơ-mi cổ 15½ có hai cúc, tay 30/32. Hai đứa hôn nhau, cô thì thào nói không có mùi thuốc Malboro, em có cảm tưởng hôn người khác. Nó nhìn, nhăn mặt, hỏi,
— Ai?
Âu cũng là chuyện tình chó con, bởi vì hai đứa cuối cùng cũng bỏ nhau. Giờ cô ta bán bảo hiểm. Có một lần nó gặp người tình cũ đi trên phố với chồng với con. Thằng con có nét mặt y chang như người bố. Nó thắc mắc không hiểu nếu cô ta lấy nó, đứa con sẽ giống ai. Nó thắc mắc không biết người chồng của người tình xưa có hút thuốc hay không. Len lén đi theo một hồi, nó làm bộ tới gần, cười cười, chào hỏi, móc gói thuốc mời. Người chồng lắc đầu nói tôi không hút thuốc. Vội vàng kéo đứa con tránh sang một bên, người tình ngày xưa nhăn nhăn mặt khó chịu nhìn người tình cũ phun khói thuốc mịt mù. Tối đó nó về nhà lập bàn thờ hương khói ngoài sân vườn thắp nhang vái tám phương tứ hướng, cúng giải oan cho một chuyện tình.
Cô bạn hồi đại học không hút thuốc, nhưng học xong hai đứa dẫn nhau đi ăn. Thấy nó hút, cô ta hút theo. Nó trợn mắt,
— Khùng hả?
Sang năm thứ ba, không một lời giã từ, cô ta đổi trường đại học. Mùa Giáng Sinh, nó gặp người tình âu yếm một người thanh niên mặt trắng đeo kính trong tiệm ăn. Nó làm bộ ghé lại bàn hỏi chuyện. Nó mời thuốc, tình nhân không hút, mặt lạnh lùng xa vắng. Tối đó nó về nhà hút hết một gói. Ánh sáng trời cao rọi sáng tâm hồn tối đen, nó hiểu nhiều hơn về tình yêu. Nó nhớ lại truyện cổ tích thời Hồng Bàng. Nó hiểu tại sao hồi đó Thủy Tinh dâng nước đòi Mỵ Nương. Nó, nó không dâng nước lụt lội nhân gian, nhưng bỏ đi kiếm Mỵ Nương khác.
Người tình thứ ba đặc biệt hơn. Cô ta nói,
— Anh muốn hút thuốc thì cứ tự nhiên. Nhưng nếu có chuyện chi xảy đến với anh bởi vì thuốc lá, em đi kiếm người khác, coi anh như một dĩ vãng.
Nó ngạc nhiên,
— Nếu anh chết vì lý do khác? Nếu anh bị mấy người khùng căn me bắn sẻ ngoài đường, hoặc là anh bị xe đụng?
Cô ta nhìn nó, mặt nghiêm, âm rõ từng chữ,
— Em sẽ ở vậy để khăn tang thờ anh suốt cả một đời.
Nó nhíu cặp chân mày,
— Em ghét thuốc lá đến cỡ đó hay sao?
Nhưng rồi cuối cùng người ta cũng đi mất. Người ta bỏ nó hơn một tháng rồi. Bởi thế hãng thuốc lá, hãng bia, và hãng rượu kiếm thêm được bao nhiêu là tiền.
Càng ngày người Hoa Kỳ càng chủ trương bài trừ thuốc lá. Mọi nơi người ta cấm hút thuốc. Khắp nơi người ta đối xử với dân hút thuốc như công dân hạng hai trong xã hội. Bao nhiêu đại phi trường quốc tế trên đất Hiệp Chủng Quốc dẹp bỏ Phòng Hút Thuốc. Bình thường thì cũng không sao, nhưng sau biến cố ngày 11 tháng 9 để hút được một điếu thuốc trong khi ngồi chờ đợi tại phi trường, nó phải vượt qua bao nhiêu hàng rào lính vũ trang ngập tới miệng. Hút xong hai điếu thuốc bên ngoài cửa phi trường, nó lại phải nhọc nhằn cởi giầy, cởi áo khoác, cởi thắt lưng, quần trễ tới rốn, cởi đồng hồ, móc bóp ra trình bằng lái xe, vượt cạn một mình qua hàng rào nhân viên an ninh dầy đặc như kiến đen. Thoát qua được khung cửa dò kim khí có hình dạng như máy chém thời Tây thuộc địa, nó hoàn hồn sờ lại cổ, loay hoay buộc lại dây giầy, mặc lại áo khoác, thắt lại giây lưng, đeo lại đồng hồ, cất bằng lái xe vào lại trong bóp. Chẳng trách chi mỗi một lần bay, lại thêm một lần nó có thêm nhiều lý do để ghét bỏ Osama bin Ladin.
Trong hãng, nơi nó đang làm, tự dưng người ta dẹp bỏ Phòng Hút Thuốc. Thế là cả đám con cái của rồng phun khói phun lửa phải dẫn nhau ra đứng ngồi ngoài trời. Mùa hè thì cũng không sao. Gặp lúc trời lạnh, tuyết đổ, hút được một điếu thuốc cũng thấy nhọc nhằn một kiếp con sâu. Có lần nó đang đứng phì phèo trong giờ giải lao, xếp đi ngang qua. Nhìn thấy nó, xếp khinh bỉ nói,
— Không biết mắc cở hay sao?
Nó tính cãi,
— Xếp ơi, em hút thuốc hay không thì có liên can chi đến ai. Em hút, em đứng nơi công cộng. Em không trốn trong phòng lén lút uống rượu uống bia. Em không nấp trong xó nhà len lén coi phim nhà nghèo. Em không dối vợ trốn con chui lên Las Vegas cờ bạc đỏ đen, bán nhà bán cửa...
Nhưng chợt nhớ lại thân phận bọt bèo con sâu cái kiến của mình, nó cười gượng gạo. Nhưng cơ hội cuối cùng cũng tới. Có hai ba lần, bị mấy người dưng nước lã tỉnh bơ lên lớp về vụ hút thuốc, nó khịt khịt lỗ mũi, cười nhếch mép, mặt lạnh tanh như cao bồi miền Viễn Tây trước khi rút súng,
— Cám ơn, ba má tôi còn sống đầy đủ.
Hên là cây súng bên kia lặng yên hết chuyện. Chứ không, dám lại có vụ Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải xảy ra ngay trước sân của hãng.
Nhưng nó tin rằng khám xét chặt chẽ nơi phi trường và kỳ thị dân hút thuốc không phải là nguyên nhân chính khiến nó thôi không còn muốn làm con sâu hút thuốc.
Càng ngày thuốc lá càng mắc. Chính phủ Mỹ chơi ác, nâng cao tiền thuế thuốc lá, nại cớ lấy tiền đó chữa bệnh ung thư phổi và những bệnh hiểm nghèo liên quan đến khói thuốc. Mỗi ngày nó tốn khoảng 5 đô la xanh lè cho 20 điếu thuốc đốt cháy hai lá phổi. Làm một con toán nhân đơn giản, một tháng nó phải xuất ra trên dưới 150 đô la cho mây cho khói. Nó nhớ có lần trong nhà hết thuốc. Nó sờ bóp. Cuối tháng nó chưa lãnh lương, bóp xẹp lép, rỗng tuếch. Nó hốt hoảng như người bị ma đuổi lật gối lật mền, lục trong túi áo túi quần kiếm đồng tiền lẻ bỏ quên. Tiền lẻ không có, nó chạy hớt ha hớt hải ra thùng rác lật từng bao rác dơ hôi rình như xác chuột chết kiếm tìm. Thùng rác vắng tênh những mẫu thuốc thừa, nó chạy ra đường đứng ngay trước ngõ dõi nhìn bóng người đi qua chìa tay xin một điếu thuốc. Ngã ba đường trước cửa nhà trời trưa nắng không một bóng người vãng lai, nó lại cuống cuồng chạy đông chạy tây kiếm người mượn tiền. Hên cho nó, bà chủ nhà bình thường có khuôn mặt lạnh tanh giống như Kim Hoa Bà Bà trong truyện Cô Gái Đồ Long, hôm đó tự nhiên lại vui tươi hớn hở cứ như con nít được quà, như người vừa mới nhặt được tiền rơi trước ngõ. Nhìn bà chủ đang đứng nấu cơm trong bếp, nó gãi gãi tai,
— Bà chủ cho mượn 5 đồng được không?
Không nói năng chi, bà chủ móc trong ruột tượng tờ giấy 10 đô xanh lè đưa cho nó. Nó vội vàng lái xe ra tiệm 7-Eleven nằm ngay đầu đường. Hút xong điếu thuốc, cơn ghiền đã qua, tự nhiên nó thấy mình hèn. Con trai con đứa chi mà chìa tay mượn tiền của người dưng nước lã. Thiệt tình! Hết nước nói! Tự nhiên nó ghét nó vô cùng.
Nhưng tốn kém tiền bạc cho một gói thuốc cũng không phải là nguyên nhân chính khiến nó muốn bỏ thuốc lá.
Nó nhíu cặp chân mày, nghĩ ngợi… Càng ngày sức khỏe của nó càng tệ đi. Năm vừa rồi nó đau hai lần trong vòng một năm. Mùa thu cảm. Mùa xuân cúm. Cách đây hơn ba tuần, trời trở lạnh, nó ho, ho liên tục trong vòng ba ngày. Ngày thứ tư nó ho văng ra một cục nho nhỏ mầu vàng bằng khoảng đầu đũa, mùi thối khắm lằm lặm! Ngày thứ năm nó ho ra đàm có máu. Cục đàm bay ra để lại hai mầu trên miếng giấy trắng napkin, một mầu xanh xanh, một mầu đỏ tươi. Nó ớn lạnh rung mình nhìn bức tranh lập thể hai mầu. Nó há to miệng chiếu đèn pin vào cổ họng coi xem tại vì ho, cổ họng xây xát đổ máu đỏ, hay tại phổi của nó đã lủng lỗ chỗ những tổ ong. Nó nằm trên giường, thẫn thờ nghĩ tới bác sỹ, tới nhà thương, tới ung thư phổi, tới những ống những giây lòng thòng quấn quanh người. Nó liên tưởng tới giường bệnh trải khăn trắng. Có thể nó đã bị ung thư cổ giai đoạn ba, hết thuốc chữa! Người ta sẽ đục cổ nó, nhét vào một cái còi để nó nói giống như ông bố của thằng bạn. Ông ta hút thuốc hơn ba mươi năm rồi. Giờ này ung thư cổ. Tàn đời! Ngồi trên xe lăn, muốn gì, ông bóp cái còi ngay cổ. Kèn kêu toe toe, thằng con chạy lại, đổ bô thay tã. Tối hôm đó nó mơ bị ung thư cổ, ho ra một đống máu rồi bất tỉnh. Tưởng nó chết, người ta khiêng xác quẳng vào hòm cái bốp. Kèn vướng trên cổ, nó nói không được. Nó hốt hoảng giơ tay bóp kèn. Kèn kêu toe toe. Người ta đậy nắp lại. Tiếng đinh tiếng búa đóng nắp hòm vang dội che lấp tiếng kèn. Nó ngộp thở. Nó vùng dậy, tỉnh cơn ác mộng. Người nó lạnh toát, da nổi sần sượng, toàn thân đổ mồ hôi hột. Hơn mười năm rồi hút thuốc. Cục đàm xanh lè đỏ tươi sáng nay chạy đuổi sâu vào trong giấc ngủ. Nó sợ! Nó nghĩ tới việc bỏ thuốc. Nó nghĩ tới hình ảnh của con nhộng. Chui vào tổ kén, nhộng chết đi đợi chờ một ngày mới. Ngày đó nhộng sống lại, cắn rách kén, chui ra làm bướm.
Nhưng nó vẫn không dám chắc cục đàm xanh lè vương máu đỏ là nguyên nhân chính khiến nó muốn bỏ thuốc lá…
Con Nhộng Tối thứ Tư giữa tháng Mười Một, cơ hội để con sâu biến thành con nhộng đã tới. Bà chủ nhà dáng thướt tha, khó tính, không cho người mướn phòng hút thuốc trong nhà, ngay cả trong căn phòng riêng tư của nó, căn phòng 350 đô la một tháng bao điện nước. Chiều hôm đó nó về tới nhà trễ sau khi xếp gãi tai, cười tươi với hai mươi mấy đứa nhân viên. Cả đám phải ngồi lại trong hãng làm thêm sáu tiếng. Về tới nhà, nó đứng sau sân vườn dưới mái hiên chơi luôn hai điếu thuốc. Khói thuốc nồng nàn thấm sâu vào từng tế bào hai buồng phổi. Khói quyện tròn hòa tan trong máu. Người lâng lâng bay bổng. Trời tháng Mười Một, gió thu thổi xôn xao, gió bấc thổi ớn lạnh. Nó ngứa mũi, ắt xì liên tục! Di di tàn thuốc dưới chân, nó bỏ vô nhà, chui lên giường nhắm mắt, ngủ thẳng một mạch.
Sáng thứ Năm, nó choàng dậy, căn phòng lạnh ngắt. Nó hắt hơi liên tục. Ắt xì! Ắt xì! Ắt xi! Mười cái ắt xì đều đặn. Mỗi lần ắt xì cách nhau khoảng 5 giây. Ba lần đầu chưa có chi. Lần thứ tư nó bắt đầu cảm thấy ớn lạnh trong người. Thêm một lần ắt xì, thêm một lần ớn lạnh. Nó nghĩ chắc mình sẽ bị cảm. Rửa mặt, mặc quần áo, nó đề máy nhập vào dòng xe cộ đỏ chóe trên xa lộ. Tới giờ ăn trưa, mắt nó hoa lên, người nóng sốt. Xếp cai nhìn nó,
— Có sao không? Sao mặt mày xanh lè vậy?
Mặt xanh lè? Người nó đang nóng ran như than hồng BBQ, sao mặt lại xanh lè được? Mua dĩa cơm, nhưng nó ăn không hết, bởi lưỡi và cổ đắng nghét. 3 giờ chiều, nó hy vọng xếp đừng nhăn nhăn mặt, đừng lởn vởn đi tới đi lui, đừng gãi tai, đừng cười cầu viện với nhân viên giống như ngày hôm qua. Giờ này tiền bạc chỉ là mảnh giấy vụn. Giờ này nó chỉ muốn được nằm dài trên giường. 3 giờ 30, nó đứng dậy. Về tới nhà, len lén vặn vòi hoa sen nước nóng phòng tắm lên hết cỡ, nó tắm hơi. Nó tính nhờ bà chủ cạo gió, nhưng nhớ ông chủ nhà mặt mày bậm trợn, có tính ghen; thôi, né đi; không nên chơi dại! Nó ăn mì, mì không hương không vị. Đổ một nửa tô mì vào thùng rác, nó ra sân nhà đốt thuốc, nhưng miệng nó sao nhạt phèo. Hơi thuốc vô vị, đắng, nhạt nhẽo như nước cháo nguội. Có lẽ đau nặng, chắc gà toi rồi. Hút không hết điếu thuốc, nó thở dài nhìn đầu lửa đỏ và khói thuốc đang dần dần tan loãng vào trong thinh không. Di di điếu thuốc dưới chân, nó bỏ vô phòng. Trước khi leo lên giường ngủ, nó uống hai viên thuốc cảm.
Sáng thứ Sáu, nó gục luôn. Nằm trên giường, nó gọi vào trong hãng,
— Xếp ơi, gà bị cúm rồi, toi nặng!
Nói xong, nó chìm vào giấc ngủ nặng nề.
Bà chủ nhà gõ cửa,
— Tui thấy xe chú còn đậu trong sân... Chú đau hả? Mặt sao xanh lét vậy? Ăn cháo không? Tui nấu. Hay là để tui cạo gió cho.
Nó mở mắt nhìn người thiếu phụ xinh đẹp. Giờ này ông chồng đã đi làm từ bao giờ, mấy đứa con đã đi học. Bà chủ hình như mới ngủ dậy. Nhưng chắc không phải, bởi tóc tai chải bới gọn gàng như thế kia. Nghĩ tới ông chủ nhà bắp thịt nở nang, tập tạ đều đặn, cuối tuần hay sách súng đi săn, nó quyết định nhắm mắt lại,
— Tôi không sao! Cám ơn bà chủ.
Nguyên một ngày dài, nó nằm trong phòng liệt giường liệt chiếu, không ăn uống chi. Ngày đầu tiên trong cuộc đời, nó không hút một điếu thuốc. Người nóng sốt. Mũi tắc nghẹn! Cổ đắng nghét! Tai lùng bùng! Siêu vi khuẩn cảm cúm kéo mền che nó kín mít từ đầu tới chân. Vicks DayQuil ru nó ngủ li bì. Nó mở mắt ra, gần 3 giờ chiều rồi. Lưỡi nó khô ran.
Nó nghĩ tới điếu thuốc. Nó nhìn lên bàn, gói thuốc Malboro đỏ hộp cứng đang nằm chờ đợi. Nó ho, ho liên tục, ho từng hồi, ho rách trời! Nó nhớ tới lần ho ra máu, mầu máu đỏ tươi vẫn còn đỏ đậm trong đầu như mầu đỏ của gói thuốc Malboro. Nó nghĩ tới ung thư phổi. Tóc rụng xơ xác, da bủng xanh xao, thân thể gầy còm, cổ co rút lại tương tự dân chết đói năm Ất Dậu 45. Nó nghĩ tới ung thư cuống họng với cái kèn thổi toe toe. Nó nghĩ về sức khỏe. Năm nào cũng bị cúm bị cảm. Nó nghĩ về ba người con gái đã đi ngang qua cuộc đời, đặc biệt là người thứ ba. Nhớ tới khuôn mặt của người con gái thứ ba, nó quyết định cầm gói thuốc lên. Mở cửa phòng, nó lê những bước chân chầm chậm ra nhà bếp, những bước chân hụt hẫng trên mây trên khói. Nó nhìn ra ngoài cửa sổ, nắng vàng mùa thu xanh xao bệnh hoạn. Nó bước tới, quẳng gói thuốc vào thẳng trong thùng rác, miệng nói,
— Vĩnh biệt người tình.
Bà chủ nhà đang nấu cơm, nhìn nó,
— Chú đã đỡ chưa!
Thấy dáng điệu mệt nhọc của người thuê phòng, người đàn bà tiếp tục,
— Mặt chú xám đen à. Ðể tui cạo gió cho.
— Cám ơn bà chủ.
— Hay để tui nấu cháo nhé. Cả ngày hôm nay chú đã ăn chi đâu.
— Cám ơn. Nhà còn nước cam không bà chủ?
Bà chủ mở tủ lạnh, lấy bình nước cam đưa cho nó.
— Chú cầm lấy mang về phòng đi. Chút nữa tui ra chợ mua thêm. Đến là khổ, đang vợ chồng ngon lành…
Nó cầm lấy bình nước cam đi thẳng về phòng. Nó uống thuốc cúm với nước cam. Thuốc ngủ của Vicks DayQuil thấm tan trong máu; máu đưa thuốc ngủ lên đầu; đầu chằng chịt giây thần kinh; giây thần kinh giật chuông gõ trống toàn thân; toàn thân tê tê như bị điện giật. Cứ thế nhộng mơ màng, tiếp tục chết đi trong kén.
Ngày thứ Bẩy, sáng sớm nó thức dậy. Nhìn qua cửa sổ, tuyết mỏng manh đầu mùa bay nhè nhẹ ngoài trời phản chiếu ánh sáng vàng vọt của đèn đường. Mỏi mệt, nó nhìn lên bàn. Gói thuốc Malboro đỏ đã biến mất. Nó nhớ lại tối thứ Năm, biết là đau, thế mà vẫn còn hút thuốc. Nó chép miệng thở dài, không đau nặng cũng uổng đời. Nó nhớ lại chiều hôm qua đã mang gói thuốc Malboro đỏ ra chôn sống trong thùng rác của nhà bếp.
Nó trằn trọc trên giường, đầu óc liên tưởng tới gói thuốc đỏ tươi đầu lọc thơm mùi thuốc lá. Nó lưỡng lự, ngồi dậy, chân đặt trên giường, chân chạm mặt đất. Nó nuốt nước miếng. Nó chép miệng, “Hút thêm một hơi nữa thì đã chết thằng tây nào! Một hơi nữa thôi, rồi sẽ lại bỏ. Không hút nữa”.
Nó quyết định chui ra khỏi giường. Nó nhón gót đi ra nhà bếp, mở thùng rác tìm kiếm. Bà chủ nhà đã thay bao rác mới. Như vậy gói thuốc còn mấy mười điếu của nó phải nằm bên ngoài sân nhà. Nó vén rèm cửa nhìn ra. Những bao rác nằm xếp lớp bên ngoài đã biến mất. Nó thầm kêu, “Khổ rồi, sáng nay, thứ Bẩy, Sở Vệ Sinh đã tới nhà hốt rác mang đi”. Nó nghĩ tới tiệm tạp hóa 7-Eleven đầu đường mở cửa cả ngày. Nó nghĩ tới chùm chìa khóa để trên mặt bàn trong phòng có cái chìa khóa xe hơi Toyota trong đó. Nó nghĩ tới tiền lương mới được lãnh. Nó nghĩ tới cục đàm xanh có máu đỏ trên miếng giấy lau tay mầu trắng. Nó nghĩ tới cái kèn thổi toe toe. Nó nghĩ tới người con gái thứ ba đã đi sâu vào trong cuộc đời của nó. Tự ái con trai nổi lên, nó cảm thấy mình hèn! Có một điếu thuốc lá mà cũng phải hốt hoảng lật từng bao rác kiếm mẫu thuốc thừa! Chỉ vì một hơi thuốc mà mặt dày như mo cau đứng ngay ngã ba đường chìa tay xin thuốc. Thật đúng là bán linh hồn cho quỷ! Nó nuốt nước miếng xuống cổ, quay đầu bỏ đi thẳng về phòng. Nó nhìn lên mặt bàn, đồng hồ đỏ tươi con số 5:00.
Năm giờ sáng rồi.
Ðã hơn một ngày chất ni-cô-tin không còn được bơm vào người. Hai ngày rồi nó không ăn một hột cơm. Nó lại đi ra nhà bếp. Bây giờ nó mới nhận ra đôi chân cò hương khẳng khiu của nó như đang phất phơ bước đi trong mây trong gió. Người nó tê tê như bị điện giật tưng tưng. Nó không hiểu tại sao lại tưng tưng? Tại thuốc Vicks DayQuil hay tại mạch máu đói khát chất ni-cô-tin đang dẫy dụa gào thét đòi ăn đòi hút? Nó đổ nước nóng vào tô mì. Hơi nóng quyện vào hương mì bay tỏa lên mũi. Nó ngửi được mùi mì thơm, vị hành khô nồng nàn. Đợi thêm ba phút nữa, nó nhấc đôi tay lên. Sao đôi tay lại run run mềm oặt như không còn sức sống. Nó lọng cọng, loay hoay, sửa tới sửa lui đôi đũa như người tây phương mới biết cầm đũa, rồi ngớ ngẩn đẩy những sợi mì vào ngay hai lỗ mũi không vương mùi thuốc lá! Sợi mì rơi thẳng vào tận sâu trong lỗ mũi khiến nó nghẹt thở. Nó cong lưng xuống ho bắn ra sợi mì… Nhìn sợi mì màu vàng, nó lắc đầu lẩm bẩm trong miệng,
— Mát rồi! Mát nặng!
Con Bướm Ngày Chúa Nhật, nó mở mắt ra. Nắng bình minh của ngày cuối tuần rực rỡ chiếu xiên qua khung cửa. Cơn sốt hình như biến mất. Nó vô phòng tắm, đổ xà-bông mùi trái dâu vào bồn, mở nước nóng. Mùi xà bông trái dâu ngào ngạt bay lên thơm ngát hai lỗ mũi, hai lỗ mũi không bị khói thuốc vàng bám phủ gần ba ngày rồi.
Có tiếng gõ cửa phòng tắm. Nó làm lơ không thèm trả lời. Nằm trong bồn nước nóng, nó mơ màng nghĩ tới cánh đồng mùa xuân với những cánh bướm nhởn nhơ tung bay trên thảm cỏ. Có một thời nó là con sâu, lông lá lởm chởm xấu xí. Có một thời nó làm nhộng, chết lặng lẽ trong tổ kén. Bây giờ nó quyết định cắn tổ kén, chui ra làm bướm. Nó mở cửa phòng tắm, bước ra ngoài. Hơi nóng bay tỏa mịt mờ như khói thuốc trong những quán bi-da. Mặt trời chiếu xiên xiên ngang qua hơi nước óng ánh mầu sương sớm. Nó nhìn quanh. Bà chủ nhà bước tới nhìn nó, nhìn hơi nước mịt mờ,
— Chú mới tắm với nước nóng phải không?
Nó khó chịu. Đến là khổ! Tiền nhà 350 đồng một tháng bao điện nước, nó móc bóp trả đều đặn. Bà chủ nhà Kim Hoa Bà Bà tính tình hâm hâm khi nóng khi lạnh ưa xót tiền điện, tiếc tiền gas, ngại tiền nước. Mỗi lần biết nó tắm nước nóng, người đẹp đi tới lui nhìn ngó hơi nước bốc mịt mờ trong phòng tắm. Gần một năm chịu đựng. Giờ này tức nước vỡ bờ. Nó nghĩ chắc phải nói một lần cho xong, nếu không cả đời ấm ức. Nó muốn nói dạ tôi mới tắm với nước nóng xong, có chuyện chi không bà chủ Kim Hoa Bà Bà...
— Đúng rồi. Chú đang bệnh. Tắm nước nóng thì tốt nhất. Sao không nói, tui nấu nước nóng với sả cho chú tắm luôn.
Nó ngỡ ngàng nhìn. Người đàn bà tiếp,
— Hai ngày rồi, thấy chú đau nằm trong phòng, không ăn không uống chi hết. Tui tính nấu cháo cho chú, nhưng hỏi, chú cứ lắc đầu quầy quậy. Sáng nay đi chợ, tui ghé qua tiệm phở mua cho chú một tô xe lửa. Chú tắm xong, ăn phở nóng đi!
Nó tiếp tục ngỡ ngàng, bà chủ không những đẹp người mà lại còn đẹp nết, nhìn giống y như thiên thần.
Bước vào nhà bếp, nó nhìn thấy tô phở nóng bốc hơi quyến rũ chờ đợi trên bàn. Nó ngồi xuống. Bà chủ nhà cũng kéo ghế ngồi xuống, phía đối diện, ngón tay gãi gãi trán,
— Chú vẫn còn liên lạc với vợ chú hay không?
— Dạ có.
— Thấy chú ốm đau mấy ngày rồi, tui tính báo cho cô ấy biết. Nhưng tui đâu có số điện thoại của vợ chú.
Bà chủ nhà nhìn, ánh mắt dò hỏi,
— Nếu có dịp, tui sẽ cố gắng nói thêm cho mấy nhời…
Nó cười nhẹ. Người đàn bà đẹp người tốt bụng đâu biết tại sao vợ nó bỏ đi hơn một tháng rồi. Dám bà ta tưởng vợ nó bỏ đi theo trai. Tầm bậy! Cũng tại vợ nó đang có thai. Nàng nói,
— Anh à! Anh có hút thuốc hay không, em vẫn thương anh, em vẫn là vợ anh; nhưng, em nói rồi, nếu anh chết vì thuốc lá, em sẽ coi anh như là một dĩ vãng. Nhưng bây giờ thì lại hơi khác. Anh biết em có thai hơn một tháng. Em ngửi mùi thuốc của anh cũng không sao. Nhưng con trong bụng, nó không đi đâu được. Nằm trong bụng em, nó bị ép ngửi khói thuốc của anh. Trong thời gian em có thai, anh tạm ngưng hút thuốc đi. Mai mốt sanh con xong, anh muốn làm gì thì làm.
Nó không chịu. Hai vợ chồng nói qua nói lại mấy câu. Thế là vợ nó bỏ về nhà ở với bố mẹ. Vợ nó nói khi nào em sanh xong, con cứng cáp, em sẽ quay về.
Nó nhìn tô phở cạn nước không còn một sợi phở dưới đáy. Nó cảm thấy khỏe hẳn ra. Cảm cúm hình như biến mất. Nó nhìn bà chủ, cười, nói,
— Cám ơn bà chủ, tô phở ngon quá!
www.nguyentrungtay.com