Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Thứ Sáu Tuần Thánh: Bài Thương Khó Chúa Giêsu - Good Friday: The Passion of Christ
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
05:35 10/04/2014
Suy tư Tin Mừng Lễ Phục Sinh năm A 20.4.2014
Mai Tá
18:03 10/04/2014
Suy tư Tin Mừng Lễ Phục Sinh năm A 20.4.2014
“Không biết làm sao nói được nhiều,”
Như khi lòng chửa biết thương yêu.”
(Dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)
Ga 20: 1-9/Mt 28: 1-10
Nhà thơ nói không nhiều, khi lòng mình chửa biết thương yêu. Nhà Đạo có nói dù không ít, nhưng lòng vẫn trĩu nặng một lặng thinh như tình Chúa Sống Lại.
Chúa Sống Lại, Ngài lại đã sống trong thinh lặng vào chiều lễ Vọng, lúc không gian và thời gian đọng-lắng tình im-ắng. Chúa sống lại với vũ trụ/địa cầu để Ngài đi vào lòng người có tình thân trầm lắng. Thuở đầu đời, người người cũng đều cảm nghiệm một lặng thinh như tình im-ắng ngày Chúa tạo khởi-đầu không-gian và thời-gian.
Tình lặng thinh Chúa Phục Sinh, nay thành bầu-khí giữ gìn một Khởi-đầu như Tin Mừng thánh Máccô từng ghi chép. Thánh Máccô có ghi ở đầu sách: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên-Chúa, Đấng được xức dầu”. Khởi đầu, là khởi phát ngay từ đầu, khi chưa có gì trong vũ trụ, như sách Khởi Nguyên từng ghi lại. Khởi đầu, với Tin Mừng thánh Mác-cô, là sự mới-mẻ tuyệt-vời nguồn-gốc vũ-trụ và con nguời. Và lặng thinh như thế, không để chuẩn bị cho Khởi-đầu mà để giữ-gìn Khởi đầu im ắng, lặng thinh, rất Sống Lại.
Khởi đầu Sống Lại, là ý-nghĩa của sự sống ta từng biết đến. Khởi đầu, bao gồm và diễn-tả nhiều ý-nghĩa của sự chết, như ta tưởng. Là, thứ trật-tự khác hẳn sự sống và nỗi chết. Khởi đầu, luôn có khác biệt, mà ngôn-ngữ ra câm-nín khi đối-đầu sự thể khác biệt ấy. Bằng vào ngôn ngữ và nhờ có ngôn-ngữ, ta vẫn gọi đó là: Phục Sinh - Khởi Đầu, thôi.
Tin Mừng thánh Gioan, đồ đệ thánh Gioan Tẩy Giả chào mừng Chúa bằng câu: “Quid Qaeritis?” tức là: “Ngài tìm gì thế?” Và cuối Tin Mừng, lại có đoạn kể Maria Magđala đến mộ-phần của Chúa, cũng được hỏi: “Chị tìm ai thế?” Câu hỏi lần này là: tìm ai chứ không phải tìm gì? Bên tiếng La-tinh, là: “Quem Qaeritis?” tức: không phải thứ gì vẫn có ở chốn lặng thinh/khởi đầu ấy, mà là Đấng vượt cả sự sống lẫn nỗi chết.
Thời Trung Cổ, lễ Vọng Phục Sinh cũng thấy các Dòng khắc kỷ đã lại hát mẩu đối-thoại giữa nữ-phụ đến mộ phần trống vắng để tìm Chúa, lại đã gặp thần-sứ Chúa ở ngay đó. Và, câu đáp-ca thời đó rày đã như:
Này hỡi, những kẻ theo chân Đức Kitô, các người tìm ai?
Tìm Giêsu Nadarét, Đấng chịu đóng đinh, nay là Người của Thiên Quốc.
Ngài không ở đây! Ngài sống lại như đà báo trước. Hãy đi mà loan báo điều đó. Ngài sống lại và đã ra khỏi mồ.
Ngay sau đó, lại thấy bốn thày Dòng bước lên cung-thánh diễn-trình Phục-sinh qua nghi-thức phụng-vụ. Một thày mặc đồ trắng tiến gần đến mộ phần trống vắng, tay cầm nhành cọ rồi ngồi xuống rất im lặng. Thày là thiên-sứ có mặt ở mộ-trống hôm ấy. Ba thày Dòng kia, lại cũng bước ra tay cầm bình hương, nhang đèn như thể kiếm tìm thứ gì đó.
Các thày Dòng lại cũng đến gần mộ-phần để xem xét. Khi ấy, thần-sứ Chúa lại hát câu:
“Này hỡi, những kẻ bước theo chân Chúa, các người tìm gì ở mộ phần?”
Họ đồng thanh lên tiếng đáp:
“Tìm Giêsu Nazarét, Đấng chịu đóng đinh, Đấng bậc ở trời cao!”
Thần-sứ lại cũng đáp-từ bằng câu hát:
“Ngài không có đây, Ngài trỗi dậy như đà báo trước.
Hãy đi mà kể cho mọi người biết Ngài trỗi dậy từ cõi chết!”
Và khi ấy, toàn cộng-đoàn lại cũng cất lời ca như thần sứ:
“Hallêluyah! Hôm nay Chúa sống lại
Là Sư Tử dũng mãnh, Đức Kitô Con Thiên-Chúa.
Hãy cảm tạ Chúa đi và hãy hát lời ca Hallêluyah!
Và khi ấy, thần-sứ Chúa lại cũng đáp-từ bằng câu ca:
“Hãy đến xem mộ-phần Chúa nằm. Hallêluyah! Hallêluyah!
Tiếp theo đó, thần-sứ Chúa vén màn-liếp để thấy được mộ-phần Chúa nay trống vắng, không còn thập-giá và Đấng chịu đóng đinh nay có cả khăn liệm xác Ngài để ở đó. Các thày Dòng lượm/nhặt khăn liệm lên, rồi hất tung khăn về phía trước như để chứng-tỏ cho mọi người thấy: Chúa đã Phục sinh, Ngài không còn liệm bằng tấm trắng quanh mình hoặc thứ nào khác. Các thày Dòng đặt “tấm trắng” lên bàn thờ, rồi bắt đầu hát kinh Tạ Ơn rất Te Deum…
Các thày Dòng ở đây lại cũng làm như thế vào phụng-vụ Giáng Sinh, có câu hơi khác:
“Các người tìm gì nơ Máng cỏ, này hỡi mục đồng rày cho biết?
Tìm Đức Kitô Cứu Thế qua Hài Nhi quấn tấm trắng, như thần-sứ nói.
Ngài ở đây với Đức Maria Mẹ Ngài.Hãy đi kể cho mọi người biết Ngài đà Hạ sinh.
Ngài đà hạ sinh, một Trẻ Bé cho chúng ta.
Người Con đã sinh ra cho chúng ta.
Hallêluyah!
Và cứ thế, triều thần-thánh trên trời dưới đất cứ chúc tụng ngợi khen Ngài trong tiếng hoan ca Phục-sinh-quang-vinh như Ngài đà hạ-sinh cho mọi người. ở đời.
Trong tâm tình cảm nghiệm sự thể rày như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:
“Không biết làm sao nói được nhiều,”
Như khi lòng chửa biết thương yêu
Khi yêu quên cả lời săn sóc,
Nhìn lại nhìn nhau, chiều lại chiều.”
(Lưu Trọng Lư – Khi Yêu)
Cảm-nghiệm Chúa Phục sinh, không nói gì nhiều và có nói cũng không nhiều như nhà thơ ngoài đạo vẫn ngâm và vẫn nói. Nhà Đạo chỉ làm thinh không nói nhưng cảm kích. Cảm kích Chúa Phục Sinh quang vinh mọi thời khắc, rất ở đời.
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
“Không biết làm sao nói được nhiều,”
Như khi lòng chửa biết thương yêu.”
(Dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)
Ga 20: 1-9/Mt 28: 1-10
Nhà thơ nói không nhiều, khi lòng mình chửa biết thương yêu. Nhà Đạo có nói dù không ít, nhưng lòng vẫn trĩu nặng một lặng thinh như tình Chúa Sống Lại.
Chúa Sống Lại, Ngài lại đã sống trong thinh lặng vào chiều lễ Vọng, lúc không gian và thời gian đọng-lắng tình im-ắng. Chúa sống lại với vũ trụ/địa cầu để Ngài đi vào lòng người có tình thân trầm lắng. Thuở đầu đời, người người cũng đều cảm nghiệm một lặng thinh như tình im-ắng ngày Chúa tạo khởi-đầu không-gian và thời-gian.
Tình lặng thinh Chúa Phục Sinh, nay thành bầu-khí giữ gìn một Khởi-đầu như Tin Mừng thánh Máccô từng ghi chép. Thánh Máccô có ghi ở đầu sách: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên-Chúa, Đấng được xức dầu”. Khởi đầu, là khởi phát ngay từ đầu, khi chưa có gì trong vũ trụ, như sách Khởi Nguyên từng ghi lại. Khởi đầu, với Tin Mừng thánh Mác-cô, là sự mới-mẻ tuyệt-vời nguồn-gốc vũ-trụ và con nguời. Và lặng thinh như thế, không để chuẩn bị cho Khởi-đầu mà để giữ-gìn Khởi đầu im ắng, lặng thinh, rất Sống Lại.
Khởi đầu Sống Lại, là ý-nghĩa của sự sống ta từng biết đến. Khởi đầu, bao gồm và diễn-tả nhiều ý-nghĩa của sự chết, như ta tưởng. Là, thứ trật-tự khác hẳn sự sống và nỗi chết. Khởi đầu, luôn có khác biệt, mà ngôn-ngữ ra câm-nín khi đối-đầu sự thể khác biệt ấy. Bằng vào ngôn ngữ và nhờ có ngôn-ngữ, ta vẫn gọi đó là: Phục Sinh - Khởi Đầu, thôi.
Tin Mừng thánh Gioan, đồ đệ thánh Gioan Tẩy Giả chào mừng Chúa bằng câu: “Quid Qaeritis?” tức là: “Ngài tìm gì thế?” Và cuối Tin Mừng, lại có đoạn kể Maria Magđala đến mộ-phần của Chúa, cũng được hỏi: “Chị tìm ai thế?” Câu hỏi lần này là: tìm ai chứ không phải tìm gì? Bên tiếng La-tinh, là: “Quem Qaeritis?” tức: không phải thứ gì vẫn có ở chốn lặng thinh/khởi đầu ấy, mà là Đấng vượt cả sự sống lẫn nỗi chết.
Thời Trung Cổ, lễ Vọng Phục Sinh cũng thấy các Dòng khắc kỷ đã lại hát mẩu đối-thoại giữa nữ-phụ đến mộ phần trống vắng để tìm Chúa, lại đã gặp thần-sứ Chúa ở ngay đó. Và, câu đáp-ca thời đó rày đã như:
Này hỡi, những kẻ theo chân Đức Kitô, các người tìm ai?
Tìm Giêsu Nadarét, Đấng chịu đóng đinh, nay là Người của Thiên Quốc.
Ngài không ở đây! Ngài sống lại như đà báo trước. Hãy đi mà loan báo điều đó. Ngài sống lại và đã ra khỏi mồ.
Ngay sau đó, lại thấy bốn thày Dòng bước lên cung-thánh diễn-trình Phục-sinh qua nghi-thức phụng-vụ. Một thày mặc đồ trắng tiến gần đến mộ phần trống vắng, tay cầm nhành cọ rồi ngồi xuống rất im lặng. Thày là thiên-sứ có mặt ở mộ-trống hôm ấy. Ba thày Dòng kia, lại cũng bước ra tay cầm bình hương, nhang đèn như thể kiếm tìm thứ gì đó.
Các thày Dòng lại cũng đến gần mộ-phần để xem xét. Khi ấy, thần-sứ Chúa lại hát câu:
“Này hỡi, những kẻ bước theo chân Chúa, các người tìm gì ở mộ phần?”
Họ đồng thanh lên tiếng đáp:
“Tìm Giêsu Nazarét, Đấng chịu đóng đinh, Đấng bậc ở trời cao!”
Thần-sứ lại cũng đáp-từ bằng câu hát:
“Ngài không có đây, Ngài trỗi dậy như đà báo trước.
Hãy đi mà kể cho mọi người biết Ngài trỗi dậy từ cõi chết!”
Và khi ấy, toàn cộng-đoàn lại cũng cất lời ca như thần sứ:
“Hallêluyah! Hôm nay Chúa sống lại
Là Sư Tử dũng mãnh, Đức Kitô Con Thiên-Chúa.
Hãy cảm tạ Chúa đi và hãy hát lời ca Hallêluyah!
Và khi ấy, thần-sứ Chúa lại cũng đáp-từ bằng câu ca:
“Hãy đến xem mộ-phần Chúa nằm. Hallêluyah! Hallêluyah!
Tiếp theo đó, thần-sứ Chúa vén màn-liếp để thấy được mộ-phần Chúa nay trống vắng, không còn thập-giá và Đấng chịu đóng đinh nay có cả khăn liệm xác Ngài để ở đó. Các thày Dòng lượm/nhặt khăn liệm lên, rồi hất tung khăn về phía trước như để chứng-tỏ cho mọi người thấy: Chúa đã Phục sinh, Ngài không còn liệm bằng tấm trắng quanh mình hoặc thứ nào khác. Các thày Dòng đặt “tấm trắng” lên bàn thờ, rồi bắt đầu hát kinh Tạ Ơn rất Te Deum…
Các thày Dòng ở đây lại cũng làm như thế vào phụng-vụ Giáng Sinh, có câu hơi khác:
“Các người tìm gì nơ Máng cỏ, này hỡi mục đồng rày cho biết?
Tìm Đức Kitô Cứu Thế qua Hài Nhi quấn tấm trắng, như thần-sứ nói.
Ngài ở đây với Đức Maria Mẹ Ngài.Hãy đi kể cho mọi người biết Ngài đà Hạ sinh.
Ngài đà hạ sinh, một Trẻ Bé cho chúng ta.
Người Con đã sinh ra cho chúng ta.
Hallêluyah!
Và cứ thế, triều thần-thánh trên trời dưới đất cứ chúc tụng ngợi khen Ngài trong tiếng hoan ca Phục-sinh-quang-vinh như Ngài đà hạ-sinh cho mọi người. ở đời.
Trong tâm tình cảm nghiệm sự thể rày như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:
“Không biết làm sao nói được nhiều,”
Như khi lòng chửa biết thương yêu
Khi yêu quên cả lời săn sóc,
Nhìn lại nhìn nhau, chiều lại chiều.”
(Lưu Trọng Lư – Khi Yêu)
Cảm-nghiệm Chúa Phục sinh, không nói gì nhiều và có nói cũng không nhiều như nhà thơ ngoài đạo vẫn ngâm và vẫn nói. Nhà Đạo chỉ làm thinh không nói nhưng cảm kích. Cảm kích Chúa Phục Sinh quang vinh mọi thời khắc, rất ở đời.
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Gioan XXIII và các điều cũ mới trong Thông Điệp Hòa Bình Thế Giới
Vũ Văn An
06:20 10/04/2014
Công trình đi vào lịch sử của Đức Gioan XXIII lẽ dĩ nhiên là Công Đồng Vatican II, một công đồng đưa Giáo Hội Công Giáo can đảm bước vào trần gian vừa như người đồng hành vừa như người dẫn đạo, đúng hơn như người dẫn đạo bằng cách đồng hành với trần gian.
Tuy nhiên, đóng góp cá nhân đáng để ý của ngài cho trần gian phải kể tới thông điệp “Hòa Bình Trên Thế Giới” (Pacem in terris), một thông điệp gửi tới toàn thể nhân loại như di chúc của một vĩ nhân trước khi đi vào miền vĩnh hằng. Thực vậy, thông điệp được ban hành ngày 11 tháng Tư, 1963, chưa đầy hai tháng trước lúc ngài lâm chung vào ngày 3 tháng Sáu, 1963.
Linh mục John Courtney S.J., một thần học gia chuyên nghiên cứu về mối liên hệ giữa chính trị và tôn giáo, người đóng góp lớn lao cho tuyên ngôn tự do tôn giáo của Vatican II, rất chú ý tới thông điệp Pacem in terris này. Trong số các điểm được linh mục Murray chú ý là lý thuyết pháp chế của Đức Gioan XXIII cũng như việc ngài thêm “tự do” vào danh sách các sức mạnh cần thiết đối với một xã hội trọng luân (các sức mạnh khác là chân lý, công bằng và tình yêu). Tuy nhiên, trong bài báo “Things Old and New in ‘Pacem in terris’” (America 107, April 27, 1963: 612–14), linh mục Murray nhấn mạnh tới gợi ý của Đức Gioan XXIII cho rằng người ta phải phân biệt giữa loại triết học mới được đưa ra nhằm phản lại đạo đức và các sức mạnh luân lý có giá trị vốn đang thúc đẩy các phong trào xã hội hiện đại.
Theo linh mục Murray, muốn giải thích thỏa đáng thông điệp Hòa Bình Trên Thế Giới, người ta phải đợi một cuộc nghiên cứu lâu dài, vì tầm với của lời lẽ Đức Gioan hết sức sâu rộng. Thành thử, các điểm sau đây của linh mục Murray chỉ là những nhận định sơ khởi về một số điểm nổi bật của thông điệp nhằm nói lên phẩm tính trong tư duy và trong các dấu nhấn của Đức Gioan XXIII.
Đầu tiên, Đức Gioan cho thấy một điển hình sáng chói về điều chính ngài gọi là aggiornamento (cập nhật hóa). Ngài định vị mình trọn vẹn trong năm 1963. Không một vết tích tiếc nuối, thở than đối với diễn trình lịch sử quá khứ cũng như đối với tình huống hiện nay do lịch sử tạo nên cho thế giới. Đức Gioan XXIII đối diện với mọi sự kiện thay đổi về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa vốn là sản phẩm của thời hiện đại. Một cách đại độ và không hề miễn cưỡng, ngài chấp nhận các yếu tố ấy trong cuộc tiến hóa của lịch sử, một cuộc tiến hóa ta có thể nhìn nhận bằng cách áp dụng các nguyên tắc truyền thống, coi chúng như các qui phạm biện phân.
Sau đó, Đức Gioan nói tới thời hậu hiện đại, một thời đại mới của lịch sử chưa hề được đặt tên nhưng quả đang hiện diện hết sức rõ ràng với chúng ta. Ý thức sắc bén của ngài đối với các nhu cầu căn bản của thời đại mới hiển hiện rõ trong từ ngữ được ngài lặp đi lặp lại nhiều lần trong thông điệp và là từ ngữ tạo chủ đề nền tảng cho thông điệp. Từ ngữ đó chính là “trật tự”. Hình như đây là vấn đề hết sức đương đại. Diễn trình đặt trật tự và tổ chức thế giới vào lúc này đang dấn bước. Vấn đề không phải là liệu ta có cần có trật tự trên thế giới hay không; tình thế hỗn loạn khắp nơi trên thế giới vào lúc này đã trở nên hết chịu đựng nổi và vì thế mọi dân tộc trên thế giới đều hết sức cần tới trật tự. Do đó, vấn đề ở đây là thế giới sẽ được đặt trật tự trên những nguyên tắc gì.
Đối với vị Giám Mục Rôma, nguyên tắc căn bản cũng đã có lâu đời như Platông. Đối với triết gia này, xã hội là “con người mở rộng”. “Con người” mà Đức Gioan XXIII đặt làm căn bản và trung tâm của trật tự thế giới nhân bản không phải là bản chất nhân loại trừu tượng vốn được trình bày trong các sách giáo khoa đạo đức ngày xưa. “Con người” của ngài là con người của hôm nay, nghĩa là, con người nhân bản mà trên bản chất có cấu trúc của họ, lịch sử cũng đã để lại dấu ấn. Dấu nhấn có tính nhân vị thuyết mạnh mẽ của Đức Gioan XXIII này nên làm ta hết sợ hãi và nhận được thiện cảm của tất cả những ai biết nhận chân giá trị của “luật tự nhiên”.
Khi bàn tới vấn đề trật tự chính trị, Đức Gioan XXIII đại diện cho một khai triển truyền thống. Ngài bỏ qua ý niệm xã hội nhà nước (society-state) chủ yếu có tính đạo đức học, một ý niệm rất đặc trưng của Đức Lêô XIII. Ngài tiếp nhận ý niệm có tính pháp chế hơn về nhà nước vốn là đặc trưng của Đức Piô XII, và ngài khai triển sâu rộng hơn nữa ý niệm này. Thí dụ, ngài chấp nhận rõ ràng sự phân biệt dường như đã không có từ thời Đức Lêô XIII, tức sự phân biệt giữa xã hội và nhà nước. Quan niệm tổng quát của ngài về lý tưởng chính trị, xét trong nền tảng, là quan niệm của Thánh Tôma: “con người tự do dưới một chính phủ hạn chế”. Với một dấu nhấn cương quyết, Đức Gioan tuyên bố ba nguyên tắc tạo nên lý tưởng này. Nguyên tắc thứ nhất: xã hội phải đem lại cho con người “một lãnh vực tự do”. Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc xưa của thuyết hiến pháp (constitutionalism): nhà nước đặt nền móng trên luật hiến pháp, qua đó, các quyền của chính phủ bị giới hạn. Ngay như quan niệm hiện đại về hiến pháp thành văn cũng được Đức Gioan ủng hộ; đây là lần đầu tiên trong lịch sử có một sự ủng hộ như thế của một vị giáo hoàng. Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc người dân tham dự vào việc quản trị công cộng. Dù nguyên tắc này bắt rễ sâu xa trong truyền thống chính trị tự do và Kitô Giáo của Tây Phương, việc thông điệp này mạnh mẽ nhấn mạnh tới nó là một điều mới mẻ đáng hoan nghênh.
Trong lời lẽ của Đức Gioan XXIII, ta có thể nghe thấy tiếng vọng đương đại của John thành Salisbury và câu định nghĩa bao quát của ông về chức năng của một ông hoàng. Đó là “tranh đấu cho công lý và tự do của dân”. Chỉ có điều ở đây không phải là vấn đề của một ông hoàng mà của toàn bộ trật tự hiến luật và pháp luật trong việc quản trị công cộng. Chức năng đầu tiên của nhà nước và của mọi viên chức nhà nước là bảo đảm trật tự pháp lý, nghĩa là, toàn bộ trật tự quyền lợi và bổn phận vốn bắt nguồn từ con người được định vị trong thế giới đương đại.
Một trong các khía cạnh nổi bật của thông điệp là tính hào hiệp, rộng dài và đương đại trong tuyên bố của Đức Gioan XXIII liên quan tới các quyền lợi và bổn phận của con người nhân bản. Điển hình đáng lưu ý nhất cho thấy ngài hoàn toàn chấp nhận tiến bố hiện đại là lời ngài khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội như thế giới hiện nay quan niệm. Và còn quan trọng hơn nữa là lời ngài nhấn mạnh tới bình đẳng sắc tộc.
Trong quá khứ, các lời tuyên bố của giáo hoàng về trật tự chính trị và xã hội dường như luôn khựng lại ở ba từ ngữ vĩ đại là chân lý, công bình và bác ái. Ba từ ngữ này đã được lặp lại trong thông điệp này và các đòi hỏi của mỗi điều được chi tiết hóa rất cẩn thận. Nhưng một từ ngữ thứ tư đã được thêm vào, với việc nhấn mạnh rằng nó vừa cũ vừa rất cổ truyền. Đó là từ ngữ tự do.
Tự do là nguyên tắc căn bản của trật tự chính trị; nó cũng là phương pháp chính trị duy nhất. Trọn sức nặng của thông điệp là đây: trật tự được thế giới hậu hiện đại trông chờ không thể là một trật tự bị áp đặt bằng vũ lực, hay được duy trì bằng cưỡng bức hoặc đặt căn bản trên sợ sệt, vốn là sức mạnh cưỡng bức hơn cả mà người ta từng mang ra áp dụng vào con người.
Khi nhấn mạnh một cách đanh thép lên chủ đề này, Đức Gioan XXIII rõ ràng đã đứng về phía chống đối các phong trào đang diễn tiến hiện nay nhằm tổ chức thế giới và tạo ra một trật tự đặt căn bản trên sức mạnh chứ không trên nguyên tắc Kitô Giáo, một nguyên tắc vốn cho rằng các sức mạnh tạo trật tự trên thế giới phải là các sức mạnh “tự do dưới pháp luật”. Những sức mạnh của tự do và cho tự do này phát xuất từ thẳm sâu con người nhân bản, mà xét cho cùng chính là sức mạnh sáng tạo duy nhất trong sự việc nhân bản.
Lời tóm lược cho tư tưởng của Đức Gioan nằm ở câu quả quyết rằng mọi trật tự, muốn hợp lý và hợp nhân bản, phải “đặt nền trên chân lý, xây dựng theo công bình, được bác ái sinh động và tổng nhập, và được đem ra thực hành trong tự do”. Ở một nơi khác, Đức Gioan XXIII minh xác rằng tự do là phương pháp duy nhất để “thể hiện” được trật tự trong sự việc nhân bản và cũng là một mục đích của chính trật tự.
Trong một khía cạnh khác, Đức Gioan XXIII biểu lộ ý định rõ ràng của ngài trong việc muốn được hướng dẫn bởi phương châm truyền thống mà Đức Lêô XIII từng muốn được hướng dẫn theo, đó là "vetera novis augere" (tăng cường điều cũ bằng điều mới) tức nguyên tắc cho rằng truyền thống Công Giáo là một truyền thống không ngừng lớn mạnh, một truyền thống tiến bộ, một truyền thống đòi rằng “những điều cũ” không ngừng cần được khẳng định cùng lúc với việc chúng được “những điều mới” hoàn tất và bổ túc một cách hữu cơ.
Ở đây, linh mục Murray muốn nhắc đến sự phân biệt được Đức Gioan nêu ra giữa “các phong trào có tính lịch sử vốn nhằm các mục đích kinh tế, xã hội, văn hóa hay chính trị” và “các giáo huấn triết học sai lầm liên quan tới thiên nhiên, nguồn gốc và số phận của vũ trụ và con người” mà ngay từ đầu, vốn lên sinh khí cho các phong trào kia. Nền tảng của sự phân biệt này là sự kiện: “các phong trào này, bao lâu chúng phù hợp với tiếng gọi của lý trí đúng đắn và giải thích được các khát vọng chính đáng của con người nhân bản, đều chứa đựng các yếu tố tích cực và đáng được chấp thuận”. Do đó, ta có thể tách biệt các phong trào này với tất cả các công phúc thực tế của chúng ra khỏi các lý thuyết sai lạc vốn đồng minh với chúng về phương diện lịch sử.
Linh mục Murray không biết chắc Đức Gioan XXIII chủ yếu nghĩ đến ai khi nói tới “các phong trào có tính lịch sử”. Theo linh mục, rất có thể đó là chủ nghĩa xã hội mà khát vọng nguyên khởi của nó phần lớn có tính vô thần. Có lẽ sự phân biệt của Đức Gioan có ý nhắm vào phong trào Mácxít, nhưng ở đây, ta cần thận trọng. Vì, theo linh mục Murray, ta nên áp dụng việc phân biệt này vào các phong trào tự do chính trị trong các thế kỷ 18 và 19. Áp dụng như thế, sự phân biệt này sẽ giải quyết toàn bộ nan đề của Đức Lêô XIII, người chống đối kịch liệt chủ nghĩa tự do đầy phe phái của lục địa Châu Âu. Vào thời ngài, vị giáo hoàng này chưa có khả năng đưa ra được sự phân biệt giữa nguyên lý sinh động hóa phong trào này, tức nguyên lý không thừa nhận bất cứ thẩm quyền nào cao hơn nó, không luật lệ nào lại không do chính nó tạo ra, và các định chế chính trị tự do mà phong trào này vốn là người chủ đạo.
Ở một khoảng cách xa so với tình thế của thế kỷ 19, Đức Gioan XXIII đã có khả năng mạnh bạo đưa ra sự phân biệt quan trọng trên đây. Theo linh mục Murray, ý nghĩa của việc đưa ra này sẽ được cảm nhận một cách đặc biệt khi đụng tới vấn đề khẩn thiết đang tiếp tục thách thức ta, tức vấn đề khai triển hữu cơ các nguyên tắc truyền thống liên quan tới các liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước một cách nào đó khiến ta có thể nắm được điều hiện ta còn đang thiếu: một học thuyết Công Giáo đầy đủ và nhất thống có khả năng áp dụng cách khôn ngoan vào các điều kiện chính trị và tôn giáo của thời đại. Một đóng góp đáng hoan nghênh khác vào mục tiêu vừa kể là việc Đức Gioan XXIII, lần đầu tiên trong lịch sử, khẳng định về “quyền được thờ phượng Thiên Chúa cách công khai và tư riêng”, một đòi hỏi của “quyền lương tâm”.
Tưởng cũng nên nói đôi lời về tư duy của Đức Gioan XXIII liên quan tới hiến pháp của cộng đồng thế giới. Rõ ràng ngài nằm trong truyền thống của Đức Piô XII, người nổi tiếng đã nhấn mạnh tới nhu cầu phải có một tổ chức pháp lý cho cộng đồng quốc tế. Xem ra Đức Gioan XXIII đã khai triển tư duy của Đức Piô XII bằng cách kêu gọi phải có “một thẩm quyền công cộng, có quyền khắp thế giới và được trao cho các phương tiện thích đáng để theo đuổi hữu hiệu mục tiêu của mình, là ích chung phổ quát dưới hình thức cụ thể”. Ngài viết thêm: thẩm quyền này “phải được thiết lập bằng thỏa thuận chung chứ không được áp đặt bằng vũ lực”. Một lần nữa, nguyên tắc tự do, xét như một nguyên tắc và như một phương pháp, đã được khẳng định.
Đức Gioan XXIII đề xuất mục tiêu trên trong tinh thần “tin tưởng tín thác” vốn là tinh thần nổi bật của toàn bộ thông điệp. Nhưng người ta không rõ: niềm hy vọng này sẽ được thể hiện cụ thể ra sao, do sự kiện này: hiện không có sự đồng thuận cả luân lý lẫn chính trị nào trong cộng đồng quốc tế làm căn bản cho sự hiện hữu của một thẩm quyền công cộng như thế và cho việc thẩm quyền này thi hành hữu hiệu các quyền lực của nó. Điều rõ ràng là Đức Gioan hiểu rất rõ rằng thời hậu hiện đại của ta có đặc tính của điều chính ngài gọi là “năng động tính rõ rệt” hướng tới việc thay đổi mọi thứ. Điều cũng rõ ràng là ngài đã rất chính xác chỉ ra hướng thay đổi chân chính hướng tới việc sửa lại các “khuyết điểm cơ cấu” của cộng đồng quốc tế. Đối với những vấn đề khác, điều rõ ràng là ngài đặt hy vọng nơi các cố gắng của những ai tuy vẫn “chưa nhiều” nhưng con số họ sẽ gia tăng, “có khả năng về khoa học, có khả năng về kỹ thuật và nhiều kỹ năng trong việc thực hành chuyên nghiệp của mình” và do đó, những ai có khả năng “tạo ra một tổng hợp giữa các yếu khoa học, kỹ thuật và chuyên nghiệp một bên và bên kia là các giá trị thiêng liêng”.
Do đó, niềm hy vọng của Đức Gioan XXIII không phải là một chủ nghĩa lý tưởng không tưởng. Nó có thể thể hiện được. Phân tích đến cùng, xem ra nó có thể được duy trì nhờ lòng tin vốn đem sinh khí lại cho toàn bộ thông điệp: một lòng tin vào sức mạnh của con người nhân bản trong việc “đảm bảo rằng các biến cố thế giới luôn vâng theo một tiến trình hữu lý và hợp nhân bản”. Do đó, đây là một niềm hy vọng mà không một con người hữu lý nào lại không chung chia được, bất chấp các khó khăn trên đường.
Thông điệp có lẽ sẽ được khảo sát một cách kỹ lưỡng nhất để các Kitô hữu và những người có thiện chí tìm được sự hướng dẫn liên quan tới cuộc Chiến Tranh Lạnh. Sẽ có những người, như linh mục Murray, nghĩ rằng chúng ta chỉ có được một hướng dẫn hạn chế. Đức Gioan XXIII không muốn bàn tới khía cạnh từng đã được vị tiền nhiệm của ngài là Đức Piô XI bàn kỹ trước đây rồi. Đó là tính trầm trọng của cuộc khủng hoảng lịch sử, mà từ đó, Chiến Tranh Lạnh đã diễn ra.
Đức Gioan XXIII minh xác hoàn toàn rằng không nên để cho tương lai được phép chấp nhận quan niệm trật tự chính trị và xã hội tiềm ẩn trong cuộc cách mạng Cộng Sản. Ngài công khai tuyên bố ngài chống lại “các chế độ chính trị nào không bảo đảm cho các công dân cá nhân một lãnh vực tự do đầy đủ để trong đó linh hồn họ được phép hít thở hợp nhân bản”. Thông điệp không cho thấy bất cứ dấu hiệu hòa hoãn nào đối với nội dung lý thuyết của cuộc cách mạng thế giới, nhất là quan niệm của nó về con người như là chủ thể tạo ra chính mình và là người duy nhất thống trị thế giới. Trong thông điệp, không hề có một khuyến khích nào đối với những ai trong chúng ta ủng hộ một quan điểm nông cạn hay lầm lẫn về sự ác vốn cố hữu trong ý thức hệ Cộng Sản. Mặt khác, thông điệp có thể cho phép ta nghĩ rằng tinh thần tín thác hy vọng mà Đức Giáo Hoàng hết sức ủng hộ đôi khi không giải thích được một cách thực tiễn các phân rẽ căn bản của thế giới hiện nay.
Về khía cạnh này, đã có rất nhiều tranh cãi. Nhưng theo linh mục Murray, Đức Gioan XXIII hiểu thấu đáo tầm cỡ thảm hại do huyền thoại lịch sử mà người Mácxít hết sức cố gắng tiêm nhiễm vào đầu óc con người thời nay. Vì huyền thoại ấy, con người thời nay có một tầm nhìn có tính định mệnh thuyết về lịch sử. Theo tầm nhìn này, con người đã mất quyền điều khiển chính định mệnh của mình trên trần thế; định mệnh ấy được các biến cố lịch sử xác định và con người hoàn toàn bất lực, không thể nào kiểm soát được các biến cố này. Kết luận là lịch sử ngày nay chắc chắn và nhất định sẽ đem con người tới thảm họa, một cách không thể nào tránh thoát.
Đức Gioan XXIII cực lực chống lại huyền thoại ấy về lịch sử, một huyền thoại coi lịch sử như là ông chủ của con người. Quan điểm của ngài ẩn hiện phía sau câu khẳng định đầy tự tin sau đây: “nguyên tắc căn bản mà nền hòa bình hiện nay của chúng ta tùy thuộc vào phải được thay thế bằng một nguyên tắc khác”. Hiện nay, nguyên tắc của nền hòa bình mà ta đang có đơn thuần chỉ là nỗi sợ hãi nguyên tuyền. Không ai chối cãi được rằng nguyên tắc này cần được thay thế bằng một nguyên tắc khác. Điều khó khăn là Đức Gioan cho hay không những ta phải mà ta còn có thể tiến bước hướng về một căn bản mới và chắc chắn hơn cho hòa bình. Ngài muốn nói với ta: ta không nên cảm thấy bị giam hãm trong lịch sử, cho rằng mình không thể nào thay đổi được đường đi của nó, bất lực không kiểm soát được các biến cố thế giới, không thể nào tránh khỏi thảm họa đang chờ đợi ta nếu thế giới cứ tiếp tục theo diễn tiến hiện nay. Ít nhất về phương diện này, Đức Gioan XXIII đã có thể giúp tạo được sự nhất trí giữa mọi người có thiện chí biết tin rằng luôn có những năng lực trong tinh thần tự do của con người nhờ thế họ có thể hoàn thành số phận của họ trên trần gian, tức trở nên không phải Thiên Chúa mà trở nên hình ảnh của Người. Bất cứ ai tin Thiên Chúa đều nhất trí rằng Người mới là Chúa Tể của lịch sử. Do đó, con người tự biểu lộ mình ra như là hình ảnh của Thiên Chúa chủ yếu nhờ các cố gắng đầy thông minh và tự tin nhằm làm chủ diễn tiến của lịch sử và hướng nó tới ích chung của mọi người trên trần gian.
Tuy nhiên, đóng góp cá nhân đáng để ý của ngài cho trần gian phải kể tới thông điệp “Hòa Bình Trên Thế Giới” (Pacem in terris), một thông điệp gửi tới toàn thể nhân loại như di chúc của một vĩ nhân trước khi đi vào miền vĩnh hằng. Thực vậy, thông điệp được ban hành ngày 11 tháng Tư, 1963, chưa đầy hai tháng trước lúc ngài lâm chung vào ngày 3 tháng Sáu, 1963.
Linh mục John Courtney S.J., một thần học gia chuyên nghiên cứu về mối liên hệ giữa chính trị và tôn giáo, người đóng góp lớn lao cho tuyên ngôn tự do tôn giáo của Vatican II, rất chú ý tới thông điệp Pacem in terris này. Trong số các điểm được linh mục Murray chú ý là lý thuyết pháp chế của Đức Gioan XXIII cũng như việc ngài thêm “tự do” vào danh sách các sức mạnh cần thiết đối với một xã hội trọng luân (các sức mạnh khác là chân lý, công bằng và tình yêu). Tuy nhiên, trong bài báo “Things Old and New in ‘Pacem in terris’” (America 107, April 27, 1963: 612–14), linh mục Murray nhấn mạnh tới gợi ý của Đức Gioan XXIII cho rằng người ta phải phân biệt giữa loại triết học mới được đưa ra nhằm phản lại đạo đức và các sức mạnh luân lý có giá trị vốn đang thúc đẩy các phong trào xã hội hiện đại.
Theo linh mục Murray, muốn giải thích thỏa đáng thông điệp Hòa Bình Trên Thế Giới, người ta phải đợi một cuộc nghiên cứu lâu dài, vì tầm với của lời lẽ Đức Gioan hết sức sâu rộng. Thành thử, các điểm sau đây của linh mục Murray chỉ là những nhận định sơ khởi về một số điểm nổi bật của thông điệp nhằm nói lên phẩm tính trong tư duy và trong các dấu nhấn của Đức Gioan XXIII.
Đầu tiên, Đức Gioan cho thấy một điển hình sáng chói về điều chính ngài gọi là aggiornamento (cập nhật hóa). Ngài định vị mình trọn vẹn trong năm 1963. Không một vết tích tiếc nuối, thở than đối với diễn trình lịch sử quá khứ cũng như đối với tình huống hiện nay do lịch sử tạo nên cho thế giới. Đức Gioan XXIII đối diện với mọi sự kiện thay đổi về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa vốn là sản phẩm của thời hiện đại. Một cách đại độ và không hề miễn cưỡng, ngài chấp nhận các yếu tố ấy trong cuộc tiến hóa của lịch sử, một cuộc tiến hóa ta có thể nhìn nhận bằng cách áp dụng các nguyên tắc truyền thống, coi chúng như các qui phạm biện phân.
Sau đó, Đức Gioan nói tới thời hậu hiện đại, một thời đại mới của lịch sử chưa hề được đặt tên nhưng quả đang hiện diện hết sức rõ ràng với chúng ta. Ý thức sắc bén của ngài đối với các nhu cầu căn bản của thời đại mới hiển hiện rõ trong từ ngữ được ngài lặp đi lặp lại nhiều lần trong thông điệp và là từ ngữ tạo chủ đề nền tảng cho thông điệp. Từ ngữ đó chính là “trật tự”. Hình như đây là vấn đề hết sức đương đại. Diễn trình đặt trật tự và tổ chức thế giới vào lúc này đang dấn bước. Vấn đề không phải là liệu ta có cần có trật tự trên thế giới hay không; tình thế hỗn loạn khắp nơi trên thế giới vào lúc này đã trở nên hết chịu đựng nổi và vì thế mọi dân tộc trên thế giới đều hết sức cần tới trật tự. Do đó, vấn đề ở đây là thế giới sẽ được đặt trật tự trên những nguyên tắc gì.
Đối với vị Giám Mục Rôma, nguyên tắc căn bản cũng đã có lâu đời như Platông. Đối với triết gia này, xã hội là “con người mở rộng”. “Con người” mà Đức Gioan XXIII đặt làm căn bản và trung tâm của trật tự thế giới nhân bản không phải là bản chất nhân loại trừu tượng vốn được trình bày trong các sách giáo khoa đạo đức ngày xưa. “Con người” của ngài là con người của hôm nay, nghĩa là, con người nhân bản mà trên bản chất có cấu trúc của họ, lịch sử cũng đã để lại dấu ấn. Dấu nhấn có tính nhân vị thuyết mạnh mẽ của Đức Gioan XXIII này nên làm ta hết sợ hãi và nhận được thiện cảm của tất cả những ai biết nhận chân giá trị của “luật tự nhiên”.
Khi bàn tới vấn đề trật tự chính trị, Đức Gioan XXIII đại diện cho một khai triển truyền thống. Ngài bỏ qua ý niệm xã hội nhà nước (society-state) chủ yếu có tính đạo đức học, một ý niệm rất đặc trưng của Đức Lêô XIII. Ngài tiếp nhận ý niệm có tính pháp chế hơn về nhà nước vốn là đặc trưng của Đức Piô XII, và ngài khai triển sâu rộng hơn nữa ý niệm này. Thí dụ, ngài chấp nhận rõ ràng sự phân biệt dường như đã không có từ thời Đức Lêô XIII, tức sự phân biệt giữa xã hội và nhà nước. Quan niệm tổng quát của ngài về lý tưởng chính trị, xét trong nền tảng, là quan niệm của Thánh Tôma: “con người tự do dưới một chính phủ hạn chế”. Với một dấu nhấn cương quyết, Đức Gioan tuyên bố ba nguyên tắc tạo nên lý tưởng này. Nguyên tắc thứ nhất: xã hội phải đem lại cho con người “một lãnh vực tự do”. Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc xưa của thuyết hiến pháp (constitutionalism): nhà nước đặt nền móng trên luật hiến pháp, qua đó, các quyền của chính phủ bị giới hạn. Ngay như quan niệm hiện đại về hiến pháp thành văn cũng được Đức Gioan ủng hộ; đây là lần đầu tiên trong lịch sử có một sự ủng hộ như thế của một vị giáo hoàng. Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc người dân tham dự vào việc quản trị công cộng. Dù nguyên tắc này bắt rễ sâu xa trong truyền thống chính trị tự do và Kitô Giáo của Tây Phương, việc thông điệp này mạnh mẽ nhấn mạnh tới nó là một điều mới mẻ đáng hoan nghênh.
Trong lời lẽ của Đức Gioan XXIII, ta có thể nghe thấy tiếng vọng đương đại của John thành Salisbury và câu định nghĩa bao quát của ông về chức năng của một ông hoàng. Đó là “tranh đấu cho công lý và tự do của dân”. Chỉ có điều ở đây không phải là vấn đề của một ông hoàng mà của toàn bộ trật tự hiến luật và pháp luật trong việc quản trị công cộng. Chức năng đầu tiên của nhà nước và của mọi viên chức nhà nước là bảo đảm trật tự pháp lý, nghĩa là, toàn bộ trật tự quyền lợi và bổn phận vốn bắt nguồn từ con người được định vị trong thế giới đương đại.
Một trong các khía cạnh nổi bật của thông điệp là tính hào hiệp, rộng dài và đương đại trong tuyên bố của Đức Gioan XXIII liên quan tới các quyền lợi và bổn phận của con người nhân bản. Điển hình đáng lưu ý nhất cho thấy ngài hoàn toàn chấp nhận tiến bố hiện đại là lời ngài khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội như thế giới hiện nay quan niệm. Và còn quan trọng hơn nữa là lời ngài nhấn mạnh tới bình đẳng sắc tộc.
Trong quá khứ, các lời tuyên bố của giáo hoàng về trật tự chính trị và xã hội dường như luôn khựng lại ở ba từ ngữ vĩ đại là chân lý, công bình và bác ái. Ba từ ngữ này đã được lặp lại trong thông điệp này và các đòi hỏi của mỗi điều được chi tiết hóa rất cẩn thận. Nhưng một từ ngữ thứ tư đã được thêm vào, với việc nhấn mạnh rằng nó vừa cũ vừa rất cổ truyền. Đó là từ ngữ tự do.
Tự do là nguyên tắc căn bản của trật tự chính trị; nó cũng là phương pháp chính trị duy nhất. Trọn sức nặng của thông điệp là đây: trật tự được thế giới hậu hiện đại trông chờ không thể là một trật tự bị áp đặt bằng vũ lực, hay được duy trì bằng cưỡng bức hoặc đặt căn bản trên sợ sệt, vốn là sức mạnh cưỡng bức hơn cả mà người ta từng mang ra áp dụng vào con người.
Khi nhấn mạnh một cách đanh thép lên chủ đề này, Đức Gioan XXIII rõ ràng đã đứng về phía chống đối các phong trào đang diễn tiến hiện nay nhằm tổ chức thế giới và tạo ra một trật tự đặt căn bản trên sức mạnh chứ không trên nguyên tắc Kitô Giáo, một nguyên tắc vốn cho rằng các sức mạnh tạo trật tự trên thế giới phải là các sức mạnh “tự do dưới pháp luật”. Những sức mạnh của tự do và cho tự do này phát xuất từ thẳm sâu con người nhân bản, mà xét cho cùng chính là sức mạnh sáng tạo duy nhất trong sự việc nhân bản.
Lời tóm lược cho tư tưởng của Đức Gioan nằm ở câu quả quyết rằng mọi trật tự, muốn hợp lý và hợp nhân bản, phải “đặt nền trên chân lý, xây dựng theo công bình, được bác ái sinh động và tổng nhập, và được đem ra thực hành trong tự do”. Ở một nơi khác, Đức Gioan XXIII minh xác rằng tự do là phương pháp duy nhất để “thể hiện” được trật tự trong sự việc nhân bản và cũng là một mục đích của chính trật tự.
Trong một khía cạnh khác, Đức Gioan XXIII biểu lộ ý định rõ ràng của ngài trong việc muốn được hướng dẫn bởi phương châm truyền thống mà Đức Lêô XIII từng muốn được hướng dẫn theo, đó là "vetera novis augere" (tăng cường điều cũ bằng điều mới) tức nguyên tắc cho rằng truyền thống Công Giáo là một truyền thống không ngừng lớn mạnh, một truyền thống tiến bộ, một truyền thống đòi rằng “những điều cũ” không ngừng cần được khẳng định cùng lúc với việc chúng được “những điều mới” hoàn tất và bổ túc một cách hữu cơ.
Ở đây, linh mục Murray muốn nhắc đến sự phân biệt được Đức Gioan nêu ra giữa “các phong trào có tính lịch sử vốn nhằm các mục đích kinh tế, xã hội, văn hóa hay chính trị” và “các giáo huấn triết học sai lầm liên quan tới thiên nhiên, nguồn gốc và số phận của vũ trụ và con người” mà ngay từ đầu, vốn lên sinh khí cho các phong trào kia. Nền tảng của sự phân biệt này là sự kiện: “các phong trào này, bao lâu chúng phù hợp với tiếng gọi của lý trí đúng đắn và giải thích được các khát vọng chính đáng của con người nhân bản, đều chứa đựng các yếu tố tích cực và đáng được chấp thuận”. Do đó, ta có thể tách biệt các phong trào này với tất cả các công phúc thực tế của chúng ra khỏi các lý thuyết sai lạc vốn đồng minh với chúng về phương diện lịch sử.
Linh mục Murray không biết chắc Đức Gioan XXIII chủ yếu nghĩ đến ai khi nói tới “các phong trào có tính lịch sử”. Theo linh mục, rất có thể đó là chủ nghĩa xã hội mà khát vọng nguyên khởi của nó phần lớn có tính vô thần. Có lẽ sự phân biệt của Đức Gioan có ý nhắm vào phong trào Mácxít, nhưng ở đây, ta cần thận trọng. Vì, theo linh mục Murray, ta nên áp dụng việc phân biệt này vào các phong trào tự do chính trị trong các thế kỷ 18 và 19. Áp dụng như thế, sự phân biệt này sẽ giải quyết toàn bộ nan đề của Đức Lêô XIII, người chống đối kịch liệt chủ nghĩa tự do đầy phe phái của lục địa Châu Âu. Vào thời ngài, vị giáo hoàng này chưa có khả năng đưa ra được sự phân biệt giữa nguyên lý sinh động hóa phong trào này, tức nguyên lý không thừa nhận bất cứ thẩm quyền nào cao hơn nó, không luật lệ nào lại không do chính nó tạo ra, và các định chế chính trị tự do mà phong trào này vốn là người chủ đạo.
Ở một khoảng cách xa so với tình thế của thế kỷ 19, Đức Gioan XXIII đã có khả năng mạnh bạo đưa ra sự phân biệt quan trọng trên đây. Theo linh mục Murray, ý nghĩa của việc đưa ra này sẽ được cảm nhận một cách đặc biệt khi đụng tới vấn đề khẩn thiết đang tiếp tục thách thức ta, tức vấn đề khai triển hữu cơ các nguyên tắc truyền thống liên quan tới các liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước một cách nào đó khiến ta có thể nắm được điều hiện ta còn đang thiếu: một học thuyết Công Giáo đầy đủ và nhất thống có khả năng áp dụng cách khôn ngoan vào các điều kiện chính trị và tôn giáo của thời đại. Một đóng góp đáng hoan nghênh khác vào mục tiêu vừa kể là việc Đức Gioan XXIII, lần đầu tiên trong lịch sử, khẳng định về “quyền được thờ phượng Thiên Chúa cách công khai và tư riêng”, một đòi hỏi của “quyền lương tâm”.
Tưởng cũng nên nói đôi lời về tư duy của Đức Gioan XXIII liên quan tới hiến pháp của cộng đồng thế giới. Rõ ràng ngài nằm trong truyền thống của Đức Piô XII, người nổi tiếng đã nhấn mạnh tới nhu cầu phải có một tổ chức pháp lý cho cộng đồng quốc tế. Xem ra Đức Gioan XXIII đã khai triển tư duy của Đức Piô XII bằng cách kêu gọi phải có “một thẩm quyền công cộng, có quyền khắp thế giới và được trao cho các phương tiện thích đáng để theo đuổi hữu hiệu mục tiêu của mình, là ích chung phổ quát dưới hình thức cụ thể”. Ngài viết thêm: thẩm quyền này “phải được thiết lập bằng thỏa thuận chung chứ không được áp đặt bằng vũ lực”. Một lần nữa, nguyên tắc tự do, xét như một nguyên tắc và như một phương pháp, đã được khẳng định.
Đức Gioan XXIII đề xuất mục tiêu trên trong tinh thần “tin tưởng tín thác” vốn là tinh thần nổi bật của toàn bộ thông điệp. Nhưng người ta không rõ: niềm hy vọng này sẽ được thể hiện cụ thể ra sao, do sự kiện này: hiện không có sự đồng thuận cả luân lý lẫn chính trị nào trong cộng đồng quốc tế làm căn bản cho sự hiện hữu của một thẩm quyền công cộng như thế và cho việc thẩm quyền này thi hành hữu hiệu các quyền lực của nó. Điều rõ ràng là Đức Gioan hiểu rất rõ rằng thời hậu hiện đại của ta có đặc tính của điều chính ngài gọi là “năng động tính rõ rệt” hướng tới việc thay đổi mọi thứ. Điều cũng rõ ràng là ngài đã rất chính xác chỉ ra hướng thay đổi chân chính hướng tới việc sửa lại các “khuyết điểm cơ cấu” của cộng đồng quốc tế. Đối với những vấn đề khác, điều rõ ràng là ngài đặt hy vọng nơi các cố gắng của những ai tuy vẫn “chưa nhiều” nhưng con số họ sẽ gia tăng, “có khả năng về khoa học, có khả năng về kỹ thuật và nhiều kỹ năng trong việc thực hành chuyên nghiệp của mình” và do đó, những ai có khả năng “tạo ra một tổng hợp giữa các yếu khoa học, kỹ thuật và chuyên nghiệp một bên và bên kia là các giá trị thiêng liêng”.
Do đó, niềm hy vọng của Đức Gioan XXIII không phải là một chủ nghĩa lý tưởng không tưởng. Nó có thể thể hiện được. Phân tích đến cùng, xem ra nó có thể được duy trì nhờ lòng tin vốn đem sinh khí lại cho toàn bộ thông điệp: một lòng tin vào sức mạnh của con người nhân bản trong việc “đảm bảo rằng các biến cố thế giới luôn vâng theo một tiến trình hữu lý và hợp nhân bản”. Do đó, đây là một niềm hy vọng mà không một con người hữu lý nào lại không chung chia được, bất chấp các khó khăn trên đường.
Thông điệp có lẽ sẽ được khảo sát một cách kỹ lưỡng nhất để các Kitô hữu và những người có thiện chí tìm được sự hướng dẫn liên quan tới cuộc Chiến Tranh Lạnh. Sẽ có những người, như linh mục Murray, nghĩ rằng chúng ta chỉ có được một hướng dẫn hạn chế. Đức Gioan XXIII không muốn bàn tới khía cạnh từng đã được vị tiền nhiệm của ngài là Đức Piô XI bàn kỹ trước đây rồi. Đó là tính trầm trọng của cuộc khủng hoảng lịch sử, mà từ đó, Chiến Tranh Lạnh đã diễn ra.
Đức Gioan XXIII minh xác hoàn toàn rằng không nên để cho tương lai được phép chấp nhận quan niệm trật tự chính trị và xã hội tiềm ẩn trong cuộc cách mạng Cộng Sản. Ngài công khai tuyên bố ngài chống lại “các chế độ chính trị nào không bảo đảm cho các công dân cá nhân một lãnh vực tự do đầy đủ để trong đó linh hồn họ được phép hít thở hợp nhân bản”. Thông điệp không cho thấy bất cứ dấu hiệu hòa hoãn nào đối với nội dung lý thuyết của cuộc cách mạng thế giới, nhất là quan niệm của nó về con người như là chủ thể tạo ra chính mình và là người duy nhất thống trị thế giới. Trong thông điệp, không hề có một khuyến khích nào đối với những ai trong chúng ta ủng hộ một quan điểm nông cạn hay lầm lẫn về sự ác vốn cố hữu trong ý thức hệ Cộng Sản. Mặt khác, thông điệp có thể cho phép ta nghĩ rằng tinh thần tín thác hy vọng mà Đức Giáo Hoàng hết sức ủng hộ đôi khi không giải thích được một cách thực tiễn các phân rẽ căn bản của thế giới hiện nay.
Về khía cạnh này, đã có rất nhiều tranh cãi. Nhưng theo linh mục Murray, Đức Gioan XXIII hiểu thấu đáo tầm cỡ thảm hại do huyền thoại lịch sử mà người Mácxít hết sức cố gắng tiêm nhiễm vào đầu óc con người thời nay. Vì huyền thoại ấy, con người thời nay có một tầm nhìn có tính định mệnh thuyết về lịch sử. Theo tầm nhìn này, con người đã mất quyền điều khiển chính định mệnh của mình trên trần thế; định mệnh ấy được các biến cố lịch sử xác định và con người hoàn toàn bất lực, không thể nào kiểm soát được các biến cố này. Kết luận là lịch sử ngày nay chắc chắn và nhất định sẽ đem con người tới thảm họa, một cách không thể nào tránh thoát.
Đức Gioan XXIII cực lực chống lại huyền thoại ấy về lịch sử, một huyền thoại coi lịch sử như là ông chủ của con người. Quan điểm của ngài ẩn hiện phía sau câu khẳng định đầy tự tin sau đây: “nguyên tắc căn bản mà nền hòa bình hiện nay của chúng ta tùy thuộc vào phải được thay thế bằng một nguyên tắc khác”. Hiện nay, nguyên tắc của nền hòa bình mà ta đang có đơn thuần chỉ là nỗi sợ hãi nguyên tuyền. Không ai chối cãi được rằng nguyên tắc này cần được thay thế bằng một nguyên tắc khác. Điều khó khăn là Đức Gioan cho hay không những ta phải mà ta còn có thể tiến bước hướng về một căn bản mới và chắc chắn hơn cho hòa bình. Ngài muốn nói với ta: ta không nên cảm thấy bị giam hãm trong lịch sử, cho rằng mình không thể nào thay đổi được đường đi của nó, bất lực không kiểm soát được các biến cố thế giới, không thể nào tránh khỏi thảm họa đang chờ đợi ta nếu thế giới cứ tiếp tục theo diễn tiến hiện nay. Ít nhất về phương diện này, Đức Gioan XXIII đã có thể giúp tạo được sự nhất trí giữa mọi người có thiện chí biết tin rằng luôn có những năng lực trong tinh thần tự do của con người nhờ thế họ có thể hoàn thành số phận của họ trên trần gian, tức trở nên không phải Thiên Chúa mà trở nên hình ảnh của Người. Bất cứ ai tin Thiên Chúa đều nhất trí rằng Người mới là Chúa Tể của lịch sử. Do đó, con người tự biểu lộ mình ra như là hình ảnh của Thiên Chúa chủ yếu nhờ các cố gắng đầy thông minh và tự tin nhằm làm chủ diễn tiến của lịch sử và hướng nó tới ích chung của mọi người trên trần gian.
ĐTC tiếp các giáo sư và sinh viên các Đại học Dòng Tên ở Roma
LM. Trần Đức Anh OP
12:45 10/04/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 10-4-2014 dành cho các giáo sư và sinh viên thuộc các đại học của Dòng Tên ở Roma, ĐTC kêu gọi hãy liên kết chặt chẽ việc học hành nghiên cứu với đời sống thiêng liêng.
Khoảng 2 ngàn người, gồm các ban giám đốc, giáo sư, sinh viên và các nhân viên thuộc Đại học Giáo Hoàng Gregoriana, Thánh Kinh Học viện, và Giáo Hoàng học viện Đông Phương, là 3 cơ sở giáo dục cao đẳng thuộc Dòng Tên hoặc được Tòa Thánh ủy thác cho dòng điều khiển. Hiện diện trong buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Zenon Grocholewski, người Ba Lan, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, một số HY, GM, Cha Nicolas SJ, Bề trên Tổng quyền dòng Tên, các vị viện trưởng của 3 Đại học.
Sau khi đề cao ý nghĩa và tầm quan trọng của các cơ sở giáo dục này tọa lạc tại Roma, nơi gìn giữ ký ức về các Tông Đồ và các vị tử đạo, ĐTC nhấn mạnh đến tương quan giữa việc học hành nghiên cứu và đời sống thiêng liêng, đồng thời khẳng định rằng ”Sự dấn thân của anh chị em về mặt trí thức, giảng dạy và nghiên cứu, học hành, và trong việc huấn luyện tổng quát, càng được phong phú và hữu hiệu nếu được linh hoạt nhờ lòng yêu mến đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, nhờ tương quan vững chắc và hòa hợp hơn giữa việc học và cầu nguyện.
”Một thách đố của thời đại chúng ta ngày nay là thông truyền kiến thức và cung cấp một chìa khóa giúp hiểu biết sinh động, chứ không phải chồng chất những ý niệm không có liên hệ gì với nhau.”
ĐTC cũng nhận xét rằng: ”Nhà thần học nào tự mãn với tư tưởng đầy đủ và đóng kín của mình, là một nhà thần học xoàng. Nhà thần học và triết học tốt có một tư tưởng không đầy đủ nhưng luôn cởi mở đối với sự cao cả của Thiên Chúa và của chân lý, luôn phát triển, theo qui luật của thánh Vincent de Lérins: được củng cố qua năm tháng, được mở rộng qua thời gian, và được đào sâu hơn với tuổi tác” (Commonitorium primun, 23: PL 50, 668). Nhà thần học nào không cầu nguyện và không thờ lạy Thiên Chúa thì rốt cục sẽ chìm sâu trong thái độ tự yêu đáng kinh tởm”.
Cũng trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến, ĐTC nói đến đặc tính Giáo Hội của các đại học Giáo Hoàng và khẳng định rằng:
”Mục đích việc học hành nghiên cứu trong mỗi đại học Giáo Hoàng là Giáo Hội. Việc nghiên cứu và học hành phải được hội nhập vào đời sống bản thân và cộng đoàn, với sự dấn thân truyền giáo, tình bác ái huynh đệ và chia sẻ với người nghèo, chăm sóc đời sống nội tâm với Chúa. Các học viện của anh chị em không phải là những cái máy để sản suất các thần học gia và triết gia; đó là những cộng đoàn trong đó ta tăng trưởng và sự tăng trưởng diễn ra trong gia đình”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Trong gia đình đại học có đoàn sủng cai trị được ủy thác cho các Bề trên, có đoàn sủng phục vụ của các nhân viên không giảng huấn là điều không thể thiếu được để kiến tạo bầu không khí gia đình trong đời sống thường nhật, và cũng để tạo nên một thái độ nhân bản và khôn ngoan cụ thể, làm cho các sinh viên ngày nay trở thành những người có khả năng xây dựng nhân loại, thông truyền chân lý trong chiều kích con người, biết rằng nếu thiếu lòng từ nhân và vẻ đẹp thuộc về một gia đình làm việc, thì rốt cuộc họ sẽ trở thành một nhà trí thức bất tài, một nhà đạo đức không có lòng tốt, một nhà tư tưởng thiểu vẻ đẹp huy hoàng, và chỉ được trang điểm bằng những thái độ vụ hình thức mà thôi.” (SD 10-4-2014)
Khoảng 2 ngàn người, gồm các ban giám đốc, giáo sư, sinh viên và các nhân viên thuộc Đại học Giáo Hoàng Gregoriana, Thánh Kinh Học viện, và Giáo Hoàng học viện Đông Phương, là 3 cơ sở giáo dục cao đẳng thuộc Dòng Tên hoặc được Tòa Thánh ủy thác cho dòng điều khiển. Hiện diện trong buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Zenon Grocholewski, người Ba Lan, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, một số HY, GM, Cha Nicolas SJ, Bề trên Tổng quyền dòng Tên, các vị viện trưởng của 3 Đại học.
Sau khi đề cao ý nghĩa và tầm quan trọng của các cơ sở giáo dục này tọa lạc tại Roma, nơi gìn giữ ký ức về các Tông Đồ và các vị tử đạo, ĐTC nhấn mạnh đến tương quan giữa việc học hành nghiên cứu và đời sống thiêng liêng, đồng thời khẳng định rằng ”Sự dấn thân của anh chị em về mặt trí thức, giảng dạy và nghiên cứu, học hành, và trong việc huấn luyện tổng quát, càng được phong phú và hữu hiệu nếu được linh hoạt nhờ lòng yêu mến đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, nhờ tương quan vững chắc và hòa hợp hơn giữa việc học và cầu nguyện.
”Một thách đố của thời đại chúng ta ngày nay là thông truyền kiến thức và cung cấp một chìa khóa giúp hiểu biết sinh động, chứ không phải chồng chất những ý niệm không có liên hệ gì với nhau.”
ĐTC cũng nhận xét rằng: ”Nhà thần học nào tự mãn với tư tưởng đầy đủ và đóng kín của mình, là một nhà thần học xoàng. Nhà thần học và triết học tốt có một tư tưởng không đầy đủ nhưng luôn cởi mở đối với sự cao cả của Thiên Chúa và của chân lý, luôn phát triển, theo qui luật của thánh Vincent de Lérins: được củng cố qua năm tháng, được mở rộng qua thời gian, và được đào sâu hơn với tuổi tác” (Commonitorium primun, 23: PL 50, 668). Nhà thần học nào không cầu nguyện và không thờ lạy Thiên Chúa thì rốt cục sẽ chìm sâu trong thái độ tự yêu đáng kinh tởm”.
Cũng trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến, ĐTC nói đến đặc tính Giáo Hội của các đại học Giáo Hoàng và khẳng định rằng:
”Mục đích việc học hành nghiên cứu trong mỗi đại học Giáo Hoàng là Giáo Hội. Việc nghiên cứu và học hành phải được hội nhập vào đời sống bản thân và cộng đoàn, với sự dấn thân truyền giáo, tình bác ái huynh đệ và chia sẻ với người nghèo, chăm sóc đời sống nội tâm với Chúa. Các học viện của anh chị em không phải là những cái máy để sản suất các thần học gia và triết gia; đó là những cộng đoàn trong đó ta tăng trưởng và sự tăng trưởng diễn ra trong gia đình”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Trong gia đình đại học có đoàn sủng cai trị được ủy thác cho các Bề trên, có đoàn sủng phục vụ của các nhân viên không giảng huấn là điều không thể thiếu được để kiến tạo bầu không khí gia đình trong đời sống thường nhật, và cũng để tạo nên một thái độ nhân bản và khôn ngoan cụ thể, làm cho các sinh viên ngày nay trở thành những người có khả năng xây dựng nhân loại, thông truyền chân lý trong chiều kích con người, biết rằng nếu thiếu lòng từ nhân và vẻ đẹp thuộc về một gia đình làm việc, thì rốt cuộc họ sẽ trở thành một nhà trí thức bất tài, một nhà đạo đức không có lòng tốt, một nhà tư tưởng thiểu vẻ đẹp huy hoàng, và chỉ được trang điểm bằng những thái độ vụ hình thức mà thôi.” (SD 10-4-2014)
Đức Tổng Giám Mục Atlanta bán căn nhà 2.2 triệu đô
Giuse Đặng Văn Kiếm
13:52 10/04/2014
ATLANTA – Ngay sau buổi họp sáng thứ Bảy ngày 5 tháng 4, Đức Tổng giám mục (TGM) Wilton D. Gregory tuyên bố rằng ngài sẽ dọn ra khỏi căn nhà hiện đang dành cho TGM và di chuyển vào một căn hộ có sẵn khác của Tổng giáo phận (TGP) vào đầu tháng 5.
Đức TGM nói rằng ngài quyết định bán căn nhà trên đường Habersham trị giá 2.2 triệu và đầu tư tiền thu được cho các nhu cầu của cộng đồng Công Giáo.
Qua thông cáo báo chí sau cuộc họp với gần 60 thành viên trong ba nhóm tư vấn của TGP vào sáng thứ Bảy 5-4, Đức TGM nói: "Sau khi tham khảo ý kiến với các thành viên từ Hội đồng Mục vụ, Hội đồng Tài chánh, Hội đồng Linh mục, với hàng trăm ý kiến và quan điểm khác nhau của nhiều giáo dân cùng một số người đã gửi văn bản quan tâm, cũng như phản ảnh cá nhân của riêng tôi và sau khi cầu nguyện, tôi đã quyết định bán tài sản Habersham và đầu tư số tiền thu được từ việc bán đó vào nhu cầu của cộng đồng Công Giáo."
Hội đồng Mục vụ TGP là một nhóm đa văn hóa gồm giới trẻ, người trung niên và lớn tuổi là những người giáo dân, đại diện nhóm nhỏ, cỡ trung và các giáo xứ lớn. Họ làm việc với TGM để giải quyết các vấn đề tôn giáo, xã hội và kinh tế liên quan đến mối quan tâm mục vụ trong giáo phận.
Hội đồng Tài chính TGP bao gồm 15 thành viên, có 6 Linh mục với các giáo dân kinh nghiệm trong lãnh vớc tài chính, pháp luật dân sự và các vấn đề kinh doanh nói chung.
Hội đồng Linh mục bao gồm hơn 30 Linh mục theo Giáo luật, đại diện cho tất cả các Linh mục của TGP, tư vấn và hỗ trợ Đức TGM trong việc thực hiện vai trò của mình.
Đức TGM cho biết: "Đầu tháng 5, tôi sẽ dọn ra khỏi nhà. Tại thời điểm này chúng tôi đang xem xét một số địa điểm trong đó có một tài sản khác của Tổng giáo phận, ngoại trừ nơi cư trú cũ."
Đức TGM nói tiếp: "Tôi muốn cảm ơn những giáo dân cùng hiệp thông cầu nguyện, tư vấn và quan tâm mang vấn đề này ra ánh sáng và đảm bảo rằng Đức Tổng Giám Mục của họ sống hài hòa với biểu tượng quan trọng của các hành động đơn giản và những thách thức thường ngày phải đối diện với nhiều tín hữu trong Tổng Giáo Phận Atlanta."
Đức TGM nói thêm: "Chúng ta sắp hết Mùa Chay chuẩn bị bước vào lễ Phục Sinh. Tôi cầu nguyện cho sự bình an của Chúa ngự trị trong lòng chúng ta, trong gia đình chúng ta, và trong thế giới của chúng ta."
Căn nhà 2.2 triệu là một phần tiền kế thừa 15 triệu đôla
Trong những tuần lễ vừa qua, một số các cơ quan truyền thông phổ biến những sự kiện không đầy đủ hoặc diễn giải thiếu chính xác về việc Đức TGM Wilton D. Gregory dọn vào ở trong ngôi nhà trị giá 2.2 triệu mỹ kim, với ngụ ý ám chỉ Đức TGM Atlana và các giáo sĩ nơi đây có đời sống sa hoa, không biết theo gương Đức Giáo hoàng Phanxicô sống khiêm nhường, giản dị và gần gũi người nghèo.
Như đài VOA phổ biến bản tin sáng ngày 7-4-2014 với đề tài “Tổng Giám mục Wilton Gregory bán biệt thự 2.2 triệu đôla”, cho rằng Đức TGM dùng “tiền quyên tặng cho địa hạt Atlanta” để “mua biệt thự có kiến trúc Tudor này cách đây 3 tháng”.
Nghe chữ “biệt thự” dễ liên tưởng tới một ngôi nhà xây nhiều tầng lầu, to lớn, sang trọng. Thật ra, theo ông Dennis Kelly phụ trách công việc xây cất (Catholic Construction Services) của TGP Atlanta cho biết: nơi cư trú Đức TGM mới dọn vào ở chỉ là một căn nhà bình thường, rộng 6.000 sf, có 4 phòng ngủ kể cả phòng master dành cho Đức TGM, phòng cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ cho gia đình và nhóm nhỏ 15 người; tầng trệt có phòng giải trí và phòng lớn tiếp đón các Linh mục, Phó tế, Chủng sinh và gia đình, Tu sĩ nam nữ các nhà Dòng, và các hội đoàn giáo dân v.v...
Số tiền mua căn nhà 2.2 triệu đôla là tiền bán từ căn nhà cũ 1.9 triệu và TGP chi thêm 300 ngàn vào việc tân trang theo nhu cầu tối thiểu, không phải chỉ là nhà ở của riêng một mình Đức TGM, mà có thể nói đây như là Tòa Tổng Giám Mục Atlanta. Căn nhà cũ là nơi cư trú của các Đức TGM từ trước tới nay, TGP bán lại cho Nhà thờ Chánh Tòa Chúa Kitô Vua để làm nơi ở cho 6 Linh mục phụ trách Giáo xứ, nhờ vào số tiền thừa hưởng từ một gia đình giáo dân liên hệ.
Hai năm trước, TGP thừa hưởng tài sản 15 triệu mỹ kim từ ông Joseph Mitchell là cháu của bà Margaret Mitchell, tác giả nổi tiếng với tác phẩm “Gone With The Wind – Cuốn Theo Chiều Gió”.
Văn phòng Tài Chánh TGP cho biết: theo di chúc, 50% tức 7.5 triệu dành cho Giáo xứ Chánh Tòa, 25% tức 3.5 triệu dành cho Catholic Charities, và 25% dành cho các nhu cầu khác gồm 1 triệu cho các Giáo xứ nghèo, 1 triệu chia đều cho 100 Giáo xứ (10 ngàn đôla cho mỗi Giáo xứ, trong đó có Gx Đức Mẹ Việt Nam và Gx Các Thánh Tử Đạo Việt Nam), 1 triệu cho Qũy hưu dưỡng Linh mục, và phần còn lại dành cho các trường học.
Đức TGM Wilton D. Gregory cởi mở và lo cho người dân
Ông Bill Hughey phục vụ trong ban kế hoạch của TGP, người điều hợp linh động và chuyên nghiệp buổi họp sáng thử Bảy ngày 5 tháng 4, cho biết Đức TGM Wilton D. Gregory ngồi ở dưới cuối căn phòng để lắng nghe.
Đức Ông Francis Phạm Văn Phương, đại diện Đức TGM chăm lo mục vụ cho người Việt Nam sinh sống tại TGP Atlanta, và là thành viên trong Hội đồng Linh mục, cùng tham dự buổi họp này. Đức Ông Phương cho biết hầu hết mọi người đều không đồng ý với cách diễn giải tiêu cực của giới truyền thông về vai trò của Đức TGM Gregory; ngài là vị mục tử hết lòng vì dân, lo cho người nghèo, và rất gần gũi với người Công giáo Việt Nam.
Ông Hughey nói người đời không hiểu rằng một Giám mục thường xuyên được dự kiến sẽ tổ chức tụ tập đông người tại nơi cư trú của mình vì những lý do mục vụ và hành chánh và cung cấp một nơi thuận tiện để các Giám mục khác đến thăm viếng và ở lại. Ông tỏ ý thất vọng bởi những gì ông tin rằng đã có một cuộc tấn công phi lý về tính toàn vẹn của Đức TGM Gregory: “Đức TGM chưa bao giờ làm bất cứ điều gì khiến tôi có thể đặt câu hỏi về sự cam kết của ngài cho người dân của Tổng giáo phận cũng như vai trò mục vụ trọn vẹn của ngài cho Giáo hội. Ngài thực sự và một Giám mục của người dân.”
Là một thành viên của Hội đồng Mục vụ Tổng giáo phận, Ông Hughey cho biết hội đồng đã được giới thiệu tóm tắt về 15 triệu đôla thừa kế năm 2012 và đã thảo luận việc xây dựng nơi cư trú mới thuận lợi hơn cho Đức TGM trên tài sản kế thừa Joseph Mitchell.
Ông Hughey cho biết cuộc họp ngày 5 tháng 4 là một "cuộc thảo luận rất tuyệt vời và rất cởi mở.” Đức TGM Gregory ngồi ở phía sau của căn phòng. Tất cả mọi người hiện diện được khuyến khích phát biểu ý kiến, góp tiếng nói của mình. Cuộc họp kéo dài gần hai giờ.
Nói chung các góp ý bàn thảo đều xoay quanh việc giữ lại hay bán căn nhà mà Đức TGM mới dọn vào 3 tháng qua. Tuy nhiên, mọi người đều đồng ý rằng quyết định cuối cùng là nơi Đức TGM: “Bất cứ Đức TGM quyết định ra sao, tất cả chúng tôi đều ủng hộ.” Ông Hughey nói rằng thực sự đây là một cuộc đối thoại và trao đổi tuyệt vời.
Cuối cùng, Đức TGM Gregory cảm ơn mọi người cho những ý kiến “rất trung thực và thẳng thắn." Trong khi một số kêu gọi Đức TGM chờ đợi thêm một thời gian trước khi quyết định, nhưng ngài nói rằng ngài không muốn việc này làm lu mờ mùa Phục Sinh.
Ông Hughey kết luận: “Đức TGM đã quyết định là vì lợi ích tốt nhất của người dân trong Tổng giáo phận. Nơi ngài sống thực sự không phải là quan trọng. Ngài đã quyết định đúng. Ngài cần phải có quyền sở hữu của mình, mà ông đã làm như vậy một cách ân cần và hoàn hảo. Ngài là một trong những người thể hiện những gì ngài nói rằng ngài sẽ làm. Tôi rất vinh dự được là một phần của quá trình này.”
Qua thông cáo báo chí sau cuộc họp với gần 60 thành viên trong ba nhóm tư vấn của TGP vào sáng thứ Bảy 5-4, Đức TGM nói: "Sau khi tham khảo ý kiến với các thành viên từ Hội đồng Mục vụ, Hội đồng Tài chánh, Hội đồng Linh mục, với hàng trăm ý kiến và quan điểm khác nhau của nhiều giáo dân cùng một số người đã gửi văn bản quan tâm, cũng như phản ảnh cá nhân của riêng tôi và sau khi cầu nguyện, tôi đã quyết định bán tài sản Habersham và đầu tư số tiền thu được từ việc bán đó vào nhu cầu của cộng đồng Công Giáo."
Hội đồng Mục vụ TGP là một nhóm đa văn hóa gồm giới trẻ, người trung niên và lớn tuổi là những người giáo dân, đại diện nhóm nhỏ, cỡ trung và các giáo xứ lớn. Họ làm việc với TGM để giải quyết các vấn đề tôn giáo, xã hội và kinh tế liên quan đến mối quan tâm mục vụ trong giáo phận.
Hội đồng Tài chính TGP bao gồm 15 thành viên, có 6 Linh mục với các giáo dân kinh nghiệm trong lãnh vớc tài chính, pháp luật dân sự và các vấn đề kinh doanh nói chung.
Hội đồng Linh mục bao gồm hơn 30 Linh mục theo Giáo luật, đại diện cho tất cả các Linh mục của TGP, tư vấn và hỗ trợ Đức TGM trong việc thực hiện vai trò của mình.
Đức TGM cho biết: "Đầu tháng 5, tôi sẽ dọn ra khỏi nhà. Tại thời điểm này chúng tôi đang xem xét một số địa điểm trong đó có một tài sản khác của Tổng giáo phận, ngoại trừ nơi cư trú cũ."
Đức TGM nói tiếp: "Tôi muốn cảm ơn những giáo dân cùng hiệp thông cầu nguyện, tư vấn và quan tâm mang vấn đề này ra ánh sáng và đảm bảo rằng Đức Tổng Giám Mục của họ sống hài hòa với biểu tượng quan trọng của các hành động đơn giản và những thách thức thường ngày phải đối diện với nhiều tín hữu trong Tổng Giáo Phận Atlanta."
Đức TGM nói thêm: "Chúng ta sắp hết Mùa Chay chuẩn bị bước vào lễ Phục Sinh. Tôi cầu nguyện cho sự bình an của Chúa ngự trị trong lòng chúng ta, trong gia đình chúng ta, và trong thế giới của chúng ta."
Căn nhà 2.2 triệu là một phần tiền kế thừa 15 triệu đôla
Trong những tuần lễ vừa qua, một số các cơ quan truyền thông phổ biến những sự kiện không đầy đủ hoặc diễn giải thiếu chính xác về việc Đức TGM Wilton D. Gregory dọn vào ở trong ngôi nhà trị giá 2.2 triệu mỹ kim, với ngụ ý ám chỉ Đức TGM Atlana và các giáo sĩ nơi đây có đời sống sa hoa, không biết theo gương Đức Giáo hoàng Phanxicô sống khiêm nhường, giản dị và gần gũi người nghèo.
Như đài VOA phổ biến bản tin sáng ngày 7-4-2014 với đề tài “Tổng Giám mục Wilton Gregory bán biệt thự 2.2 triệu đôla”, cho rằng Đức TGM dùng “tiền quyên tặng cho địa hạt Atlanta” để “mua biệt thự có kiến trúc Tudor này cách đây 3 tháng”.
Nghe chữ “biệt thự” dễ liên tưởng tới một ngôi nhà xây nhiều tầng lầu, to lớn, sang trọng. Thật ra, theo ông Dennis Kelly phụ trách công việc xây cất (Catholic Construction Services) của TGP Atlanta cho biết: nơi cư trú Đức TGM mới dọn vào ở chỉ là một căn nhà bình thường, rộng 6.000 sf, có 4 phòng ngủ kể cả phòng master dành cho Đức TGM, phòng cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ cho gia đình và nhóm nhỏ 15 người; tầng trệt có phòng giải trí và phòng lớn tiếp đón các Linh mục, Phó tế, Chủng sinh và gia đình, Tu sĩ nam nữ các nhà Dòng, và các hội đoàn giáo dân v.v...
Số tiền mua căn nhà 2.2 triệu đôla là tiền bán từ căn nhà cũ 1.9 triệu và TGP chi thêm 300 ngàn vào việc tân trang theo nhu cầu tối thiểu, không phải chỉ là nhà ở của riêng một mình Đức TGM, mà có thể nói đây như là Tòa Tổng Giám Mục Atlanta. Căn nhà cũ là nơi cư trú của các Đức TGM từ trước tới nay, TGP bán lại cho Nhà thờ Chánh Tòa Chúa Kitô Vua để làm nơi ở cho 6 Linh mục phụ trách Giáo xứ, nhờ vào số tiền thừa hưởng từ một gia đình giáo dân liên hệ.
Hai năm trước, TGP thừa hưởng tài sản 15 triệu mỹ kim từ ông Joseph Mitchell là cháu của bà Margaret Mitchell, tác giả nổi tiếng với tác phẩm “Gone With The Wind – Cuốn Theo Chiều Gió”.
Văn phòng Tài Chánh TGP cho biết: theo di chúc, 50% tức 7.5 triệu dành cho Giáo xứ Chánh Tòa, 25% tức 3.5 triệu dành cho Catholic Charities, và 25% dành cho các nhu cầu khác gồm 1 triệu cho các Giáo xứ nghèo, 1 triệu chia đều cho 100 Giáo xứ (10 ngàn đôla cho mỗi Giáo xứ, trong đó có Gx Đức Mẹ Việt Nam và Gx Các Thánh Tử Đạo Việt Nam), 1 triệu cho Qũy hưu dưỡng Linh mục, và phần còn lại dành cho các trường học.
Đức TGM Wilton D. Gregory cởi mở và lo cho người dân
Ông Bill Hughey phục vụ trong ban kế hoạch của TGP, người điều hợp linh động và chuyên nghiệp buổi họp sáng thử Bảy ngày 5 tháng 4, cho biết Đức TGM Wilton D. Gregory ngồi ở dưới cuối căn phòng để lắng nghe.
Đức Ông Francis Phạm Văn Phương, đại diện Đức TGM chăm lo mục vụ cho người Việt Nam sinh sống tại TGP Atlanta, và là thành viên trong Hội đồng Linh mục, cùng tham dự buổi họp này. Đức Ông Phương cho biết hầu hết mọi người đều không đồng ý với cách diễn giải tiêu cực của giới truyền thông về vai trò của Đức TGM Gregory; ngài là vị mục tử hết lòng vì dân, lo cho người nghèo, và rất gần gũi với người Công giáo Việt Nam.
Ông Hughey nói người đời không hiểu rằng một Giám mục thường xuyên được dự kiến sẽ tổ chức tụ tập đông người tại nơi cư trú của mình vì những lý do mục vụ và hành chánh và cung cấp một nơi thuận tiện để các Giám mục khác đến thăm viếng và ở lại. Ông tỏ ý thất vọng bởi những gì ông tin rằng đã có một cuộc tấn công phi lý về tính toàn vẹn của Đức TGM Gregory: “Đức TGM chưa bao giờ làm bất cứ điều gì khiến tôi có thể đặt câu hỏi về sự cam kết của ngài cho người dân của Tổng giáo phận cũng như vai trò mục vụ trọn vẹn của ngài cho Giáo hội. Ngài thực sự và một Giám mục của người dân.”
Là một thành viên của Hội đồng Mục vụ Tổng giáo phận, Ông Hughey cho biết hội đồng đã được giới thiệu tóm tắt về 15 triệu đôla thừa kế năm 2012 và đã thảo luận việc xây dựng nơi cư trú mới thuận lợi hơn cho Đức TGM trên tài sản kế thừa Joseph Mitchell.
Ông Hughey cho biết cuộc họp ngày 5 tháng 4 là một "cuộc thảo luận rất tuyệt vời và rất cởi mở.” Đức TGM Gregory ngồi ở phía sau của căn phòng. Tất cả mọi người hiện diện được khuyến khích phát biểu ý kiến, góp tiếng nói của mình. Cuộc họp kéo dài gần hai giờ.
Nói chung các góp ý bàn thảo đều xoay quanh việc giữ lại hay bán căn nhà mà Đức TGM mới dọn vào 3 tháng qua. Tuy nhiên, mọi người đều đồng ý rằng quyết định cuối cùng là nơi Đức TGM: “Bất cứ Đức TGM quyết định ra sao, tất cả chúng tôi đều ủng hộ.” Ông Hughey nói rằng thực sự đây là một cuộc đối thoại và trao đổi tuyệt vời.
Cuối cùng, Đức TGM Gregory cảm ơn mọi người cho những ý kiến “rất trung thực và thẳng thắn." Trong khi một số kêu gọi Đức TGM chờ đợi thêm một thời gian trước khi quyết định, nhưng ngài nói rằng ngài không muốn việc này làm lu mờ mùa Phục Sinh.
Ông Hughey kết luận: “Đức TGM đã quyết định là vì lợi ích tốt nhất của người dân trong Tổng giáo phận. Nơi ngài sống thực sự không phải là quan trọng. Ngài đã quyết định đúng. Ngài cần phải có quyền sở hữu của mình, mà ông đã làm như vậy một cách ân cần và hoàn hảo. Ngài là một trong những người thể hiện những gì ngài nói rằng ngài sẽ làm. Tôi rất vinh dự được là một phần của quá trình này.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ mãn khóa Chuẩn Bị Hôn Nhân tại giáo xứ VN Paris
Trần Văn Cảnh
09:04 10/04/2014
Giáo Xứ Việt Nam Paris, chiều Chúa Nhật 06.04.2014, khóa học chuẩn bị hôn nhân thứ 39 đã kết thúc. Chương trình học xoay quanh 10 môn học, thực hiện vào 3 buổi sau trưa Chúa Nhật 09/02/2014, 09/03/2014 và 06/04/2014, từ 13g30 đến 18 giờ:
2. Gia đình trong dân luật nước Pháp với Ls Lê Đình hông
3. Vai trò người chồng với Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh
4. Giáo dục con cái với Gs Trần Văn Cảnh
5. Đời sống sinh lý vợ chồng với Bs Tạ Thanh Minh
6. Vệ sinh và dinh dưỡng trong đời sống vợ chồng với Bs Tạ Thanh Minh
7. Vai trò người vợ với Gs Tạ Thanh Minh Khánh
8. Tài chánh trong gia đình với Gs Nguyễn An Nhơn
9. Sống đạo trong gia đình với Ông Bà Vũ Đình Khiêm
10. Cử hành bí tích Hôn phối với Lm Đinh Đồng Thượng Sách
Lễ mãn khóa đã được tổ chức qua ba việc : cùng nhau cử hành thánh lễ, chia sẻ về bí quyết bảo vệ hạnh phúc gia đình và trao chứng chỉ mãn khóa.
Chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ, cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách đã nhắc lại bài giáo lý về bí tích hôn phối mà ĐGH Phanxicô vừa trình bày ngày thứ tư 02/04/2014 vừa qua, dựa vào hai đoạn Thánh Kinh: Sáng thế 1:27, 2:24 và Thư Thánh Phaolô cho Giáo đoàn Ephêsô 5:21-33. Bốn điểm đã được ngài đặc biệt nhấn mạnh :
Hội Thánh là hiền thê của Đức Kitô. Mối liên hệ tuyệt diệu như thế. Điều này có nghĩa là Bí Tích Hôn Phối đáp lại một ơn gọi đặc biệt và cần được coi như một sự thánh hiến (x. Gaudium et Spes, 48; Familiaris Consortio, 56). Nó là một một sự thánh hiến: người nam và người nữ được thánh hiến trong tình yêu của họ. Cặp vợ chồng, nhờ Bí Tích, được trao phó cho một sứ vụ riêng và thực sự, để từ những việc đơn giản và bình thường, họ có thể làm cho người khác nhìn thấy tình yêu mà Đức Kitô dành cho Hội Thánh của Người, qua việc tiếp tục ban sự sống của Người cho Hội Thánh, trong trung tín và phục vụ.
Thực tế, chúng ta biết rất rõ rằng đời sống vợ chồng có biết bao thử thách và khó khăn. Nhiều khó khăn lắm. Và nhiều lần vợ chồng trở nên một chút bực dọc và xung đột với nhau. Họ lục đục, luôn luôn có cãi vã trong hôn nhân, thậm chí đôi khi cả chén đĩa cũng bay. Nhưng chúng ta không được buồn về điều này, thân phận con người là thế. Và bí mật là tình yêu mạnh mẽ hơn những lúc anh chị em lục đục với nhau, đó là lý do tại sao tôi luôn khuyên các cặp vợ chồng đừng kết thúc một ngày trong đó anh chị em lục đục mà chưa làm hoà. Luôn luôn! Và để làm hòa chúng ta không cần phải gọi Liên Hiệp Quốc là cơ quan giải hòa. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ, một cái vuốt ve, một lời chào hỏi là đủ! Và đến ngày mai! Và ngày mai chúng ta bắt đầu lại. Và đó là cuộc sống; do đó, phải tiến bước với can đảm muốn sống chung với nhau.
Nhưng điều mà các khóa sinh cho là thực tế và thích thú nhất trong việc tổng kết là sự chia sẻ về bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình. Gợi lại bài chia sẻ của cha Giuse Sách về lời cắt nghĩa về bí tích hôn phối của ĐGH Phanxicô, Giáo sư Cảnh gợi ý rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chia sẻ với chúng ta về ba bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình và ông mời mỗi người chia sẻ bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình của mình. Tổng cộng 24 bí quyết sau đây đã được nêu ra :
1. Điều quan trọng là chúng ta duy trì mối liên hệ với Thiên Chúa, là nền tảng của mối giây liên hệ hôn nhân. Và mối liên hệ thật là luôn luôn ở với Chúa. Khi gia đình cầu nguyện, mối liên hệ này được duy trì. Khi chồng cầu nguyện cho vợ và vợ cầu nguyện cho chồng, mối dây liên hệ trở nên mạnh mẽ hơn; người này cầu nguyện cho người kia (ĐGH Phanxicô).
2. Và bí mật là tình yêu mạnh mẽ hơn những lúc anh chị em lục đục với nhau, đó là lý do tại sao tôi luôn khuyên các cặp vợ chồng đừng kết thúc một ngày trong đó anh chị em lục đục mà chưa làm hoà. Luôn luôn! Và để làm hòa chúng ta không cần phải gọi Liên Hiệp Quốc là cơ quan giải hòa. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ, một cái vuốt ve, một lời chào hỏi là đủ ! (ĐGH Phanxicô).
3. Có ba lời mà chúng ta nên luôn luôn nói, ba lời mà chúng ta luôn luôn phải nói trong nhà: làm ơn, cám ơn và xin lỗi. Ba lời kỳ diệu. Làm ơn: để không xâm phạm vào đời sống của vợ chồng. Làm ơn, nhưng anh chị em nghĩ gì? Làm ơn, vì tôi muốn mình cho phép tôi. Cám ơn: cám ơn người bạn đời của mình; cảm ơn vì những gì mình đã làm cho tôi, cảm ơn vì việc này. Lời cám ơn đẹp biết bao! Và vì tất cả chúng ta đều có sai lầm, nên một lời khác hơi khó nói hơn một chút, nhưng chúng ta cần phải nói thẳng là: xin lỗi. Lời xin phép, cảm ơn và xin lỗi. Với ba lời này, với lời cầu nguyện của chồng cho vợ và vợ cho chồng, với việc luôn luôn làm hòa trước khi kết thúc một ngày, hôn nhân sẽ tiếp tục thăng tiến (ĐGH Phanxicô).
4. Cầu nguyện và đồng hành với nhau (Anh Nguyên)
5. Lắng nghe lẫn nhau (Chị Duyên)
6. Lắng nghe nhau và chia sẻ mọi điều với nhau (Anh Giầu)
7. Nói ra lời Xin Lỗi, khi mình làm lỗi (chị Ngọc)
8. Biết chịu đựng lẫn nhau (chị Tuyết Nga)
9. Biết cân bằng cuộc sống, biết cho nhau thời gian, biết lắng nghe và chia sẻ với nhau (Chị Quỳnh Phương)
10. Đàn ông phải biết đại lượng và tha thứ. Lời xin lỗi khó nói, nhưng phải biết nói ra. Một thời gian sau những va chạm, phải biết thinh lặng, xem xét, nhìn lại ; tới giáo xứ để tìm thấy mình trong đó và tìm ra giải đáp cho tình huống của mình. (Anh Nam)
11. Hạnh phúc gia đình phải tựa vào Chúa. Bám vào Chúa để giải quyết mọi khó khăn (Ông Khiêm)
12. Khó nhất là xin lỗi ; càng lớn càng khó nói lời xin lỗi ; Xin ơn Chúa để biết xin lỗi. (Bà Đào)
13. Đọc kinh, cầu nguyện (Thầy Sơn)
14. Chia sẻ mọi điều (le partage de tout) (Chị Hồng Yến)
15. Cám ơn, kính trọng, hỗ trợ, thứ tha. Luôn luôn quyết định chung về mọi việc. (Remerciement, respect, entraide et pardon. Décider toujours et de tout en commun) (Pierre Stéphane)
16. Lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm, xin lỗi, tiếp nhận (Anh Phúc Sang)
17. Kiểm xem điều mình làm có phiền bạn mình không. Tìm biết hơn về bạn đời ; Đặt mình vào vị trí của bạn đời để hiểu xem bạn muốn gì, hầu chia sẻ đúng hơn. (Chị Lan Phương)
18. Luôn luôn hòa thuận. Vợ chồng nghe nhau, cười với nhau (Chị Chung) (Anh chị đã cưới nhau 15 năm)
19. Nhường nhịn nhau. Làm điều bạn muốn. Trở lại đạo, sẽ rửa tội dịp phục sinh này (anh Tuấn Robert) (Anh chị đã cưới nhau 15 năm)
20. Nể nhau, tôn trọng nhau và biết xin lỗi nhau (anh Sĩ)
21. Phải chia sẻ, nhịn nhục và chịu đựng lẫn nhau. Hòa thuận thương yêu nhau. Đừng đòi hỏi gì quá đáng (Chị Kiều Diễm)
22. Nhường nhịn lẫn nhau, nhẫn nhục chịu đựng nhau (Gs Nhơn)
23. Có Chúa ở giữa mình, bàn hỏi nhau về mọi điều và sống bình an, thảnh thơi, thoải mái. (Gs Cảnh)
24. Nhịn nhau mọi sự trong và với Chúa (Cha Giuse Sách)
Và đây là phần quan trọng khác của lễ mãn khóa hôm nay, đó là việc tuyên bố kết quả và trao chứng chỉ mãn khóa. 13 trên 17 khóa sinh đã được trao chứng chỉ mãn khóa. Ông bà Vũ Đình Khiêm xướng tên và Cha Đinh Đồng Thượng Sách trao chứng chỉ mãn khóa.
Rồi cha Giuse Sách đề nghị kết thúc lễ mãn khóa bằng một kinh Lậy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sánh Danh.
Paris, ngày 06 tháng 04 năm 2014
Trần Văn Cảnh
Chuẩn bị Lễ Lá: chuyến đi Thủ Thiêm cắt là dừa
Maria Vũ Loan
11:15 10/04/2014
SÀI GÒN - Hằng năm, cứ vào ngày lễ lá, việc chuẩn bị lá dừa để cử hành lễ lá - kỷ niệm Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem - thêm long trọng, là công việc bận rộn đáng chú ý trong giáo xứ.
Hình ảnh
Đã từ lâu, chúng tôi ao ước được tìm hiểu việc đi lấy lá dừa phục vụ cho ngày lễ đặc biệt này; ngày thứ tư 09/4/2014, chúng tôi mới có dịp đi thực tế cùng với giáo dân Sài Gòn đi lấy lá dừa, cung cấp cho một giáo xứ, một tu viện và một cộng đoàn tu hội.
Chúng tôi được đi cùng cha chánh xứ và một số vị trong Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Thánh Cẩm, hạt Thủ Thiêm, Sài Gòn. Từ 8 giờ 00 sáng, chúng tôi đã có mặt ở phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 để chuẩn bị xuống ghe. Trong suy nghĩ của chúng tôi, là lát nữa đây, sẽ được ngồi trên chiếc ghe chở đầy lá, đi dọc con sông một cách thơ mộng; nhưng không, mọi việc diễn ra có phần khác với suy nghĩ riêng này.
Xuống bến đò cách nhà thờ 300 mét – một bến đò đã có từ lâu, nơi có nhiều người bị quân Pháp giết hại ngày xưa - bước lên chiếc ghe to vừa đủ cho công việc, chúng tôi đi dọc rạch Gò Công một đoạn. Trên con rạch cũng có những ghe khác chở sinh viên qua bên kia bờ cắm trại. Ghe dừng ở đoạn sông Tắc sau khi đi khoảng 2 km. Nước ở gần bến đò thì đen ngòm nhưng ra giữa dòng thì trong xanh. Khi ghe ghé sát vào khu dừa nước mọc bên sông, công việc lấy lá dừa mới bắt đầu. Các ông trùm tìm cách len vào bên trong, dùng dao cắt những đọt dừa, tức là một cành dừa lá còn nằm trong cành, chưa tẽ ra như cái lược, mang ra xếp trong lòng ghe. Cứ cắt hết chỗ này lại di chuyển sang chỗ khác mà cắt, có khi phải lội xuống nước. Các ông còn cắt được hai buồng (quả) dừa nước to tròn bằng hai cái rổ úp vào, trông cũng hay hay. Những đọt dừa xanh mướt này sẽ được quí bà trong giáo xứ tách ra, lấy những lá dừa non có màu vàng nhạt.
Mấy năm trước, có hai ông trùm cứ lặng lẽ mang hai con dao đi, tự chặt dừa rồi đem về. Lần này, ngoài cha xứ, hai chúng tôi, bốn ông trùm và hai giáo lý viên, còn có một cô tên là Tám, năm nào cũng “tước” lá dừa và “đan” (trang trí) cây dừa chính để cha xứ cầm đi rước. Cô sốt sắng tình nguyện với tất cả tấm lòng. Nhìn cô Tám tách đọt, trang trí một cây dừa hoàn chỉnh, chúng tôi thấy quí mến, thương thương làm sao! Hỏi ra mới biết, công việc này cũng phải được một người “dạy” cho, mới làm thuần thục và đẹp. Có tận mắt chứng kiến quí ông chui vào giữa rừng dừa nước cắt đọt và cô Tám tách thử một đọt trên ghe, chúng tôi mới thấy thú vị làm sao! Thì ra, những lá dừa vàng nhạt, tươi và đẹp được phát cho giáo dân trong nhà thờ, cũng mất nhiều công sức. Đoàn rước tại các nhà thờ diễn lại hình ảnh Chúa Giêsu vào thành được linh động cũng nhờ những chiếc lá (lá dừa ở miền Nam, lá cọ ở miền Bắc), ẩn trong đó là công sức đáng quí của những người tình nguyện.
Công dụng của cây dừa nước này là lá non để gói bánh nếp chuối; lá già phơi khô để lợp nhà, cọng của lá để làm chổi xương (chổi giễ). Nếu dừa nước mọc hoang thì cứ tự nhiên mà cắt, còn nếu mọc trên vùng đất của ai thì phải có một lời xin với chủ nhà. Mỗi cây dừa chỉ có một đọt chính, nếu lấy đọt này cây chậm phát triển.
Sau khi xong công việc, thấy trên ghe có “khách mời” của cha xứ, chủ ghe – chính là anh giáo lý viên trẻ - cho ghe đi ra sông Cái, rồi bọc ra sông Đồng Nai một quãng khá xa để tham quan vui mắt rồi quay trở về. Chủ ghe hướng dẫn rất vui vẻ như đi du lịch vậy! Khi ghe đi một vòng tham quan, chúng tôi đi ngang qua vườn cò của ông Thư Đê. Cứ 5, 6 giờ chiều là cò về đậu trắng cả vườn nhà ông, làm cho nơi đây trở thành khu du lịch. Dọc bờ sông còn có những cây chuối nước. Đây là một loại cây để giữ đất bờ ở dưới nước (trên đất gò thì có cây lồ ô giữ be bờ đất); lá chuối nước và sóng gân lá để gói bánh téc. Theo lời anh chủ ghe giáo lý viên thì ngày trước, Đức Tổng Phaolô Bình cũng hay xuống vùng này, vào nhà ông Mười Thôi, nghỉ ngơi, ngắm sông nước một ngày rồi về. Ông Mười Thôi chính là ông ngoại của anh lái ghe này.
Để cho bớt nắng mấy ông trùm còn nối một hai lá dừa trên thành ghe làm cho chúng tôi thấy lòng ghe dịu hẳn. Khi trở về bến đò, những đọt dừa dưới ghe được chuyển lên bờ, sau đó có xe đưa về nhà thờ.
Khoảng 45 đọt dừa được cắt hôm nay sẽ cung cấp 2.500 lá cho giáo xứ thánh Cẩm, một cộng đoàn tu hội và một tu viện; còn giáo xứ thánh Gẫm sẽ cắt sau, cũng trong vùng này. Cha, quí ông trùm và chúng tôi rời ghe, đến một quán gần nhà thờ mà dùng cơm trưa. Tất cả sự thân tình được cởi mở trong bữa cơm thân mật: những công việc như đi lấy đọt dừa (và những việc phục vụ cho tam nhật vượt qua) hằng năm đã nối kết nhiều thành phần trong giáo xứ, làm cho cộng đoàn dân Chúa quí mến và hiểu nhau trong công việc hơn.
Được biết, hiện nay có nhiều nguồn cung cấp lá dừa trong dịp lễ lá. Nhiều nhà thờ cắt lá ở quận 2 vì gần, còn nếu lấy số lượng lớn thì phải đến vùng Cần Giờ.
Trở về nhà giữa trời trưa nắng gắt qua quãng đường khoảng 15 km nhưng lòng chúng tôi lại thấy mát rượi như màu xanh của những đọt dừa nước, được chọn để phục vụ trong ngày lễ lá.
Hình ảnh
Đã từ lâu, chúng tôi ao ước được tìm hiểu việc đi lấy lá dừa phục vụ cho ngày lễ đặc biệt này; ngày thứ tư 09/4/2014, chúng tôi mới có dịp đi thực tế cùng với giáo dân Sài Gòn đi lấy lá dừa, cung cấp cho một giáo xứ, một tu viện và một cộng đoàn tu hội.
Chúng tôi được đi cùng cha chánh xứ và một số vị trong Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Thánh Cẩm, hạt Thủ Thiêm, Sài Gòn. Từ 8 giờ 00 sáng, chúng tôi đã có mặt ở phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 để chuẩn bị xuống ghe. Trong suy nghĩ của chúng tôi, là lát nữa đây, sẽ được ngồi trên chiếc ghe chở đầy lá, đi dọc con sông một cách thơ mộng; nhưng không, mọi việc diễn ra có phần khác với suy nghĩ riêng này.
Xuống bến đò cách nhà thờ 300 mét – một bến đò đã có từ lâu, nơi có nhiều người bị quân Pháp giết hại ngày xưa - bước lên chiếc ghe to vừa đủ cho công việc, chúng tôi đi dọc rạch Gò Công một đoạn. Trên con rạch cũng có những ghe khác chở sinh viên qua bên kia bờ cắm trại. Ghe dừng ở đoạn sông Tắc sau khi đi khoảng 2 km. Nước ở gần bến đò thì đen ngòm nhưng ra giữa dòng thì trong xanh. Khi ghe ghé sát vào khu dừa nước mọc bên sông, công việc lấy lá dừa mới bắt đầu. Các ông trùm tìm cách len vào bên trong, dùng dao cắt những đọt dừa, tức là một cành dừa lá còn nằm trong cành, chưa tẽ ra như cái lược, mang ra xếp trong lòng ghe. Cứ cắt hết chỗ này lại di chuyển sang chỗ khác mà cắt, có khi phải lội xuống nước. Các ông còn cắt được hai buồng (quả) dừa nước to tròn bằng hai cái rổ úp vào, trông cũng hay hay. Những đọt dừa xanh mướt này sẽ được quí bà trong giáo xứ tách ra, lấy những lá dừa non có màu vàng nhạt.
Mấy năm trước, có hai ông trùm cứ lặng lẽ mang hai con dao đi, tự chặt dừa rồi đem về. Lần này, ngoài cha xứ, hai chúng tôi, bốn ông trùm và hai giáo lý viên, còn có một cô tên là Tám, năm nào cũng “tước” lá dừa và “đan” (trang trí) cây dừa chính để cha xứ cầm đi rước. Cô sốt sắng tình nguyện với tất cả tấm lòng. Nhìn cô Tám tách đọt, trang trí một cây dừa hoàn chỉnh, chúng tôi thấy quí mến, thương thương làm sao! Hỏi ra mới biết, công việc này cũng phải được một người “dạy” cho, mới làm thuần thục và đẹp. Có tận mắt chứng kiến quí ông chui vào giữa rừng dừa nước cắt đọt và cô Tám tách thử một đọt trên ghe, chúng tôi mới thấy thú vị làm sao! Thì ra, những lá dừa vàng nhạt, tươi và đẹp được phát cho giáo dân trong nhà thờ, cũng mất nhiều công sức. Đoàn rước tại các nhà thờ diễn lại hình ảnh Chúa Giêsu vào thành được linh động cũng nhờ những chiếc lá (lá dừa ở miền Nam, lá cọ ở miền Bắc), ẩn trong đó là công sức đáng quí của những người tình nguyện.
Công dụng của cây dừa nước này là lá non để gói bánh nếp chuối; lá già phơi khô để lợp nhà, cọng của lá để làm chổi xương (chổi giễ). Nếu dừa nước mọc hoang thì cứ tự nhiên mà cắt, còn nếu mọc trên vùng đất của ai thì phải có một lời xin với chủ nhà. Mỗi cây dừa chỉ có một đọt chính, nếu lấy đọt này cây chậm phát triển.
Sau khi xong công việc, thấy trên ghe có “khách mời” của cha xứ, chủ ghe – chính là anh giáo lý viên trẻ - cho ghe đi ra sông Cái, rồi bọc ra sông Đồng Nai một quãng khá xa để tham quan vui mắt rồi quay trở về. Chủ ghe hướng dẫn rất vui vẻ như đi du lịch vậy! Khi ghe đi một vòng tham quan, chúng tôi đi ngang qua vườn cò của ông Thư Đê. Cứ 5, 6 giờ chiều là cò về đậu trắng cả vườn nhà ông, làm cho nơi đây trở thành khu du lịch. Dọc bờ sông còn có những cây chuối nước. Đây là một loại cây để giữ đất bờ ở dưới nước (trên đất gò thì có cây lồ ô giữ be bờ đất); lá chuối nước và sóng gân lá để gói bánh téc. Theo lời anh chủ ghe giáo lý viên thì ngày trước, Đức Tổng Phaolô Bình cũng hay xuống vùng này, vào nhà ông Mười Thôi, nghỉ ngơi, ngắm sông nước một ngày rồi về. Ông Mười Thôi chính là ông ngoại của anh lái ghe này.
Để cho bớt nắng mấy ông trùm còn nối một hai lá dừa trên thành ghe làm cho chúng tôi thấy lòng ghe dịu hẳn. Khi trở về bến đò, những đọt dừa dưới ghe được chuyển lên bờ, sau đó có xe đưa về nhà thờ.
Khoảng 45 đọt dừa được cắt hôm nay sẽ cung cấp 2.500 lá cho giáo xứ thánh Cẩm, một cộng đoàn tu hội và một tu viện; còn giáo xứ thánh Gẫm sẽ cắt sau, cũng trong vùng này. Cha, quí ông trùm và chúng tôi rời ghe, đến một quán gần nhà thờ mà dùng cơm trưa. Tất cả sự thân tình được cởi mở trong bữa cơm thân mật: những công việc như đi lấy đọt dừa (và những việc phục vụ cho tam nhật vượt qua) hằng năm đã nối kết nhiều thành phần trong giáo xứ, làm cho cộng đoàn dân Chúa quí mến và hiểu nhau trong công việc hơn.
Được biết, hiện nay có nhiều nguồn cung cấp lá dừa trong dịp lễ lá. Nhiều nhà thờ cắt lá ở quận 2 vì gần, còn nếu lấy số lượng lớn thì phải đến vùng Cần Giờ.
Trở về nhà giữa trời trưa nắng gắt qua quãng đường khoảng 15 km nhưng lòng chúng tôi lại thấy mát rượi như màu xanh của những đọt dừa nước, được chọn để phục vụ trong ngày lễ lá.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn Cứu-chuộc, và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
Mai Tá
18:02 10/04/2014
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai: Ơn Cứu-chuộc, và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 10)
Phần 3: Ơn Cứu-chuộc và chuyện quyền-lực
Tới đây, cũng nên nói thêm một chút về hiện-trạng quyền-lực, để minh-hoạ những gì thánh Máccô muốn nói.
Điều này đặc-biệt dẫn về hai đoạn văn do thánh Mác-cô ghi, đó là: đoạn thánh-nhân kể về việc Hêrôđê Antipas ra lệnh chém đầu thánh Gioan Tẩy Giả ở đoạn 6 câu 14 - 29. Và, đoạn về vụ xử Đức Giêsu trước toà Philatô ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 15 câu 1-15. Mỗi trường-hợp, người cầm cân nẩy mực xem chừng như, tuy được tự-do quyết-định mọi việc trong phạm-vi thẩm-quyền mình có, nhưng lại bị cơ-chế quyền-lực buộc phải đưa ra phán-quyết ngược ý mình. Mỗi vụ, tuy mặt ngoài xem như được đặt trên bàn cân để quan-án có quyền chọn-lựa theo ý của mình. Đó là cơ chế luật-pháp từng diễn-trình suốt hai thế-kỷ đầu đời, tựa hồ như hệ-thống đối-đầu chủ/khách về mối vinh-quang/tủi hổ như điểm trổi-bật nơi con người. Trên thực-tế, điều này bao gồm việc tạo-thành quyền-lực cho người có ảnh-hưởng chính-trị, tức: các quan-chức làm việc trong phạm-vi quyền-lực cốt tạo nối-kết với các chính-trị-gia đầy hứa-hẹn trong tương lai, mai thời. Người nắm thực quyền, thật ra, cũng không phải là nhà lãnh-tụ biệt-lập hoặc các vị có quyền sinh sát đám nô-lệ giống như thế. Nhưng, họ lại trở-thành một thứ nô-lệ do có tương-quan chính-trị và xã-hội, mà xét ngoài mặt, họ vẫn muốn duy-trì quyền-lực riêng của họ, thôi.
Đức Giêsu, khi đáp trả yêu-cầu từ hai đồ đệ của Ngài là: Gioan và Giacôbê về ước-vọng được một người ngồi bên tả và một người ngồi bên hữu Chúa, Ngài đòi các thánh phải có cuộc sống độc-lập không ràng-buộc vào hệ-thống quyền-lực do các chính-trị-gia tạo ra, để gài bẫy họ, tương-tự như Hêrôđê Antipas và Philatô từng làm, khi trước. Âu, đó cũng là “hệ-thống quân-giai” mà tông-đồ Chúa vẫn muốn có được quyền-hành đặc-biệt dành cho các ngài. Hêrôđê Antipas, lại đã không có đủ quyền để tự mình thoát ra khỏi mọi hệ-lụy có bất-công ở cấp cao, khi ông đưa ra quyết-định chém đầu thánh Gioan Tẩy Giả.
Với thánh Mác-cô, biến cố chém đầu thánh Gioan, lại diễn ra trong một ngày khá đẹp trời, tiếng Hy-Lạp gọi là hemera eukarios. Đẹp trời ở đây, không hiểu như những gì có lợi cho công-lý hoặc cho thánh Gioan Tẩy Giả. Nhưng có thể nói: Hêrôđê Antipas vì ngu-dại, nên mới bị lọt bẫy của quyền-lực do ông tạo ra. Bởi, ông đã “hứa nhăng hứa cuội” với con gái riêng của vợ hờ mình vừa kết-nối. Và từ đó, ông không còn uy-lực gì trên ai khác, nếu ông quyết-định rút lại lời hứa một cách thiếu suy-tính. Chừng như ông bị loá mắt hoặc quá bối rối không biết tính-toán sao cho phải lẽ. Dù người đàn bà ở trình-thuật muốn ông chém đầu thánh Gioan Tẩy Giả, đã tỏ ra lắm mưu nhiều kế, dám sử-dụng quyền-thế hơn các chính-trị-gia này khác. Philatô cũng thế, thoạt đầu ông chẳng muốn dây-dưa gì với cái chết của Đức Giêsu, mà chỉ hành-xử theo tư-cách của quan-chức đứng ở ngoài mà thôi. Nhưng, bỗng dưng ông lại rơi vào hệ-quả chồng-chất lên vai của người có tương-quan với đám người đầy quyền-uy thế-lực, tức: đám người La Mã, rất thực-dân. Philatô được mô-tả như người mất tự-chủ, giống hệt trường-hợp của Hêrôđê Antipas. Cả hai, bị trói buộc trở thành nô-lệ cho một thứ hệ-thống mà chính họ lại không có quyền-thế nào để đổi thay.
Có điều lạ, là: trong Bài Thương Khó do thánh Máccô ghi, Đức Giêsu lại bị giới quyền cao chức trọng người La Mã hạch hỏi xem Ngài có là Vua-dân-Do-thái, tức: cũng là người có quyền chức tương-đương nơi dân Ngài, không. Sở dĩ Philatô hỏi thế, là vì ông đã bị đám người Do thái có quyền thế là các thượng-tế trong đạo, cứ bủa vây, xúi giục ông làm những việc như thế. Thế nhưng, Đức Giêsu vẫn lặng-thinh không nói một lời nào, là bởi, như ngôn-từ trình-thuật cho thấy: Ngài không thể trả lời theo ý-hướng họ đưa ra, bởi Ngài không thuộc hệ-thống nắm quyền nơi họ, như bọn họ.
Đức Giêsu muốn giải-thoát nhân-loại không chỉ với mục-đích đưa nhân-loại ra khỏi chốn “lỗi tội” mà còn ra khỏi mạng-lưới của quyền-lực vốn dĩ muốn gài bẫy những người cùng vai-trò, ở nơi đó. Điều này cho thấy: có nhận-thức đích-thực từ ảnh-hưởng của cơ-chế xã-hội trong mọi quyết-định về chính-trị. Đặc quyền/đặc lợi, là cha đẻ của quyền-lực, mà quyền-lực lại đẻ ra bức-bách, bức bách đẻ ra sức mạnh. Đương nhiên là cùng lúc, hệ-thống quyền-bính không buộc trở-thành một thứ “dê tế-thần” cốt bào-chữa cho hành-xử của người có vai-trò lãnh-đạo, ở cấp cao. Nhưng, chính họ là người có bổn-phận đứng lên chống mọi áp-lực của xã-hội như thế, trước mặt mọi cơ-chế bất công.
Thành-ngữ mà thánh Máccô sử-dụng cốt mai-mỉa/phản-bác kiểu khuynh-loát, lại cũng là ngôn-ngữ để nói lên rằng: thủ-lãnh cấp cao nơi công-quyền lại cũng là nô-lệ của nhiều thứ. Chương 10 câu 44-45 thấy đầy những ngôn-từ chính-trị mang tính hạt-nhân ban đầu mà tiếng Hy-Lạp gọi là protos, lại đứng cạnh chữ “nô-lệ”, tức doulos và diakonen có nghĩa là “phục vụ”. Chữ đầu có nghĩa trở thành “nô-lệ” rồi. Quan điểm này, thật triệt-để; do bởi cụm từ doulos không chỉ nói về giai-tầng thấp ở cơ-cấu quyền-lực mà thôi, nhưng còn diễn-tả như vuột khỏi thành-phần cơ-cấu nắm quyền và có uy-lực đầy mình. Chữ ấy, cũng không diễn-tả giai-tầng cao nhất, hoặc giai-tầng thuộc loại thứ-yếu hoặc chót hết hiểu theo nghĩa cơ-cấu quyền-lực. Đó, lại là thứ gì khác hẳn. Là mặt trái, tức: thông-điệp đầy mỉa-mai châm-biếm vốn nằm ngay bên trong cơ-cấu quyền-lực. Nói cách khác, đây thực sự là những người biến thành nô-lệ cho quyền-lực. Họ cần được giao cho đám thiếu quyền-lực nhất...
Chính bằng vào ánh sáng soi dọi như thế, mà cụm từ lytron tiếng Hy-Lạp phải được hiểu cho rõ. Việc sử dụng cụm từ lytron tiếng Hy-Lạp ở trình-thuật thánh Máccô đoạn 10 câu 45, cũng tương-tự như bên tiếng La-tinh có thành-ngữ sui generis – tức: có nghĩa mỉa-mai/châm-biếm bị đảo-ngược một cách cố ý. Từ-ngữ này, hiểu theo bối-cảnh Hy-Lạp, được nối-kết với tình-trạng nô-lệ và việc giải-phóng đám người ấy. Trong khi đó, Đức Giêsu ở trình-thuật thánh Máccô có nghĩa là Ngài sử-dụng từ-ngữ như thế là để nói lên rằng “cái giá” của sự tự-do thoát khỏi tình-trạng nô-lệ để vào với “toàn bộ hệ-thống” quyền-lực, là việc chấp-nhận vai-trò doulos, ở ngoài hệ-thống. Bản-văn phụ-thuộc này, chừng như đề ra rằng chỉ còn phương-cách độc-nhất ngõ hầu thiết-lập sự chuyển-tiếp hoặc cứu-rỗi là ra khỏi cảnh-tình đó, mà thôi. Thế nghĩa là, nếu dùng ẩn-dụ và đường lối đối-chọi, thì: đây là “cái giá” của thứ tự-do rất vô-giá.
---------------
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai: Ơn Cứu-chuộc, và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 10)
Phần 3: Ơn Cứu-chuộc và chuyện quyền-lực
Tới đây, cũng nên nói thêm một chút về hiện-trạng quyền-lực, để minh-hoạ những gì thánh Máccô muốn nói.
Điều này đặc-biệt dẫn về hai đoạn văn do thánh Mác-cô ghi, đó là: đoạn thánh-nhân kể về việc Hêrôđê Antipas ra lệnh chém đầu thánh Gioan Tẩy Giả ở đoạn 6 câu 14 - 29. Và, đoạn về vụ xử Đức Giêsu trước toà Philatô ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 15 câu 1-15. Mỗi trường-hợp, người cầm cân nẩy mực xem chừng như, tuy được tự-do quyết-định mọi việc trong phạm-vi thẩm-quyền mình có, nhưng lại bị cơ-chế quyền-lực buộc phải đưa ra phán-quyết ngược ý mình. Mỗi vụ, tuy mặt ngoài xem như được đặt trên bàn cân để quan-án có quyền chọn-lựa theo ý của mình. Đó là cơ chế luật-pháp từng diễn-trình suốt hai thế-kỷ đầu đời, tựa hồ như hệ-thống đối-đầu chủ/khách về mối vinh-quang/tủi hổ như điểm trổi-bật nơi con người. Trên thực-tế, điều này bao gồm việc tạo-thành quyền-lực cho người có ảnh-hưởng chính-trị, tức: các quan-chức làm việc trong phạm-vi quyền-lực cốt tạo nối-kết với các chính-trị-gia đầy hứa-hẹn trong tương lai, mai thời. Người nắm thực quyền, thật ra, cũng không phải là nhà lãnh-tụ biệt-lập hoặc các vị có quyền sinh sát đám nô-lệ giống như thế. Nhưng, họ lại trở-thành một thứ nô-lệ do có tương-quan chính-trị và xã-hội, mà xét ngoài mặt, họ vẫn muốn duy-trì quyền-lực riêng của họ, thôi.
Đức Giêsu, khi đáp trả yêu-cầu từ hai đồ đệ của Ngài là: Gioan và Giacôbê về ước-vọng được một người ngồi bên tả và một người ngồi bên hữu Chúa, Ngài đòi các thánh phải có cuộc sống độc-lập không ràng-buộc vào hệ-thống quyền-lực do các chính-trị-gia tạo ra, để gài bẫy họ, tương-tự như Hêrôđê Antipas và Philatô từng làm, khi trước. Âu, đó cũng là “hệ-thống quân-giai” mà tông-đồ Chúa vẫn muốn có được quyền-hành đặc-biệt dành cho các ngài. Hêrôđê Antipas, lại đã không có đủ quyền để tự mình thoát ra khỏi mọi hệ-lụy có bất-công ở cấp cao, khi ông đưa ra quyết-định chém đầu thánh Gioan Tẩy Giả.
Với thánh Mác-cô, biến cố chém đầu thánh Gioan, lại diễn ra trong một ngày khá đẹp trời, tiếng Hy-Lạp gọi là hemera eukarios. Đẹp trời ở đây, không hiểu như những gì có lợi cho công-lý hoặc cho thánh Gioan Tẩy Giả. Nhưng có thể nói: Hêrôđê Antipas vì ngu-dại, nên mới bị lọt bẫy của quyền-lực do ông tạo ra. Bởi, ông đã “hứa nhăng hứa cuội” với con gái riêng của vợ hờ mình vừa kết-nối. Và từ đó, ông không còn uy-lực gì trên ai khác, nếu ông quyết-định rút lại lời hứa một cách thiếu suy-tính. Chừng như ông bị loá mắt hoặc quá bối rối không biết tính-toán sao cho phải lẽ. Dù người đàn bà ở trình-thuật muốn ông chém đầu thánh Gioan Tẩy Giả, đã tỏ ra lắm mưu nhiều kế, dám sử-dụng quyền-thế hơn các chính-trị-gia này khác. Philatô cũng thế, thoạt đầu ông chẳng muốn dây-dưa gì với cái chết của Đức Giêsu, mà chỉ hành-xử theo tư-cách của quan-chức đứng ở ngoài mà thôi. Nhưng, bỗng dưng ông lại rơi vào hệ-quả chồng-chất lên vai của người có tương-quan với đám người đầy quyền-uy thế-lực, tức: đám người La Mã, rất thực-dân. Philatô được mô-tả như người mất tự-chủ, giống hệt trường-hợp của Hêrôđê Antipas. Cả hai, bị trói buộc trở thành nô-lệ cho một thứ hệ-thống mà chính họ lại không có quyền-thế nào để đổi thay.
Có điều lạ, là: trong Bài Thương Khó do thánh Máccô ghi, Đức Giêsu lại bị giới quyền cao chức trọng người La Mã hạch hỏi xem Ngài có là Vua-dân-Do-thái, tức: cũng là người có quyền chức tương-đương nơi dân Ngài, không. Sở dĩ Philatô hỏi thế, là vì ông đã bị đám người Do thái có quyền thế là các thượng-tế trong đạo, cứ bủa vây, xúi giục ông làm những việc như thế. Thế nhưng, Đức Giêsu vẫn lặng-thinh không nói một lời nào, là bởi, như ngôn-từ trình-thuật cho thấy: Ngài không thể trả lời theo ý-hướng họ đưa ra, bởi Ngài không thuộc hệ-thống nắm quyền nơi họ, như bọn họ.
Đức Giêsu muốn giải-thoát nhân-loại không chỉ với mục-đích đưa nhân-loại ra khỏi chốn “lỗi tội” mà còn ra khỏi mạng-lưới của quyền-lực vốn dĩ muốn gài bẫy những người cùng vai-trò, ở nơi đó. Điều này cho thấy: có nhận-thức đích-thực từ ảnh-hưởng của cơ-chế xã-hội trong mọi quyết-định về chính-trị. Đặc quyền/đặc lợi, là cha đẻ của quyền-lực, mà quyền-lực lại đẻ ra bức-bách, bức bách đẻ ra sức mạnh. Đương nhiên là cùng lúc, hệ-thống quyền-bính không buộc trở-thành một thứ “dê tế-thần” cốt bào-chữa cho hành-xử của người có vai-trò lãnh-đạo, ở cấp cao. Nhưng, chính họ là người có bổn-phận đứng lên chống mọi áp-lực của xã-hội như thế, trước mặt mọi cơ-chế bất công.
Thành-ngữ mà thánh Máccô sử-dụng cốt mai-mỉa/phản-bác kiểu khuynh-loát, lại cũng là ngôn-ngữ để nói lên rằng: thủ-lãnh cấp cao nơi công-quyền lại cũng là nô-lệ của nhiều thứ. Chương 10 câu 44-45 thấy đầy những ngôn-từ chính-trị mang tính hạt-nhân ban đầu mà tiếng Hy-Lạp gọi là protos, lại đứng cạnh chữ “nô-lệ”, tức doulos và diakonen có nghĩa là “phục vụ”. Chữ đầu có nghĩa trở thành “nô-lệ” rồi. Quan điểm này, thật triệt-để; do bởi cụm từ doulos không chỉ nói về giai-tầng thấp ở cơ-cấu quyền-lực mà thôi, nhưng còn diễn-tả như vuột khỏi thành-phần cơ-cấu nắm quyền và có uy-lực đầy mình. Chữ ấy, cũng không diễn-tả giai-tầng cao nhất, hoặc giai-tầng thuộc loại thứ-yếu hoặc chót hết hiểu theo nghĩa cơ-cấu quyền-lực. Đó, lại là thứ gì khác hẳn. Là mặt trái, tức: thông-điệp đầy mỉa-mai châm-biếm vốn nằm ngay bên trong cơ-cấu quyền-lực. Nói cách khác, đây thực sự là những người biến thành nô-lệ cho quyền-lực. Họ cần được giao cho đám thiếu quyền-lực nhất...
Chính bằng vào ánh sáng soi dọi như thế, mà cụm từ lytron tiếng Hy-Lạp phải được hiểu cho rõ. Việc sử dụng cụm từ lytron tiếng Hy-Lạp ở trình-thuật thánh Máccô đoạn 10 câu 45, cũng tương-tự như bên tiếng La-tinh có thành-ngữ sui generis – tức: có nghĩa mỉa-mai/châm-biếm bị đảo-ngược một cách cố ý. Từ-ngữ này, hiểu theo bối-cảnh Hy-Lạp, được nối-kết với tình-trạng nô-lệ và việc giải-phóng đám người ấy. Trong khi đó, Đức Giêsu ở trình-thuật thánh Máccô có nghĩa là Ngài sử-dụng từ-ngữ như thế là để nói lên rằng “cái giá” của sự tự-do thoát khỏi tình-trạng nô-lệ để vào với “toàn bộ hệ-thống” quyền-lực, là việc chấp-nhận vai-trò doulos, ở ngoài hệ-thống. Bản-văn phụ-thuộc này, chừng như đề ra rằng chỉ còn phương-cách độc-nhất ngõ hầu thiết-lập sự chuyển-tiếp hoặc cứu-rỗi là ra khỏi cảnh-tình đó, mà thôi. Thế nghĩa là, nếu dùng ẩn-dụ và đường lối đối-chọi, thì: đây là “cái giá” của thứ tự-do rất vô-giá.
---------------
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Thông Báo
Mời tham dự Đại hội Thánh Mẫu La Vang III tại Houston đầu tháng 5
LM JB Nguyễn Đức Vượng
13:01 10/04/2014
Chúng con viết thư này kính mời Quý Vị đến tham dự Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Lần III, từ ngày 02 thứ sáu, 03 thứ bảy và 04 Chúa Nhật tháng 5, năm 2014 tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Tổng Giáo Phận Galveston, Houston, Texas. Hoa Kỳ.
ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LA VANG LẦN THỨ BA
TẠI GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LAVANG NGÀY 2, 3, 4 THÁNG 5 NĂM 2014.
CHỦ ĐỀ: “GIA ĐÌNH CHÚNG CON VỀ BÊN MẸ LA VANG”.
CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT BA NGÀY ĐẠI HỘI THÁNH MẪU
NGÀY THỨ NHẤT.
I. Thứ sáu, ngày 02 tháng 5, 2014
HAI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN 23 VÀ GIOAN PHAO LÔ ĐỆ NHỊ BÊN MẸ LA VANG.
1. 5 giờ 00 Pm. Gặp gỡ, giới thiệu quan khách.
2. 5 giờ 30 Pm. Trình bầy chủ đề “Hai Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phao Lô Đệ Nhị Bên Mẹ La Vang trên Quê Hương Việt Nam”. Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn.
3. 6 giờ 30 Pm. Khai mạc cuộc rước bằng Dàn Trống La Vang, Rước Kiệu Bông, Kiệu Thánh Tâm Chúa và Kiệu Xương Thánh Tử Đạo.
4. 7 giờ 00 Pm. Thánh lễ Khai Mạc:
• Chủ tế: Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp O.P.
• Cha Giuse Trần Trung Liêm OP. Giảng thuyết.
5. Sau lễ: a. Trong Nguyện Đường. Nếu ai muốn Hôn Xương Thánh (giải tội)
b. Bên Nhà Lều : Bữa cơm tối và văn nghệ.
6. 10 giờ 00 Pm. Thánh lễ Kính Lòng Thương Xót và chữa lành tại Nhà Thờ Lớn: Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn chủ tế thánh lễ.
7. 11 giờ 00 Pm. Rước Thánh Thể và dâng nến từ Nhà Thờ Lớn sang chung quanh Linh Đài. Kết thúc bằng việc Ban Phép Lành Thánh Thể, nghỉ đêm
NGÀY THỨ HAI.
II. Thứ bảy, ngày 03 tháng 05 năm 2014.
MẸ HIỆP THÔNG CÙNG CHÚA GÌN GIỮ GIA ĐÌNH.
A. Các thánh lễ dành cho Hội Đoàn.
1. 6 giờ 30 sáng. Tại Nhà Nguyện Linh Đài: Thánh lễ cầu cho Tu sĩ Nam Nữ. Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp.
2. 6 giờ 30 sáng: Tại Nhà Thờ Lớn: Thánh lễ cầu cho Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Tổng Giáo Phận, Cha Giuse Bùi Phương Tiến chủ tế. Liên lạc: Anh Bùi Văn Nhất (713) 542-1620.
3. 7 giờ 45 Sáng : Tại Nguyện Đường Linh Đài : Thánh lễ cầu cho Liên Đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo Tổng Giáo Phận, Cha Giuse Vũ Thành chủ tế. Liên lạc: Chị Trần Thị Bản (832) 788-1323.
4. 7 giờ 45 Sáng , Tại Nhà Thờ Lớn: Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Đoàn Tông Đồ Fatima Tổng Giáo Phận, Cha Philip Lâm Đức Trọng C.M.C chủ tế. Liên lạc: Ông Nguyễn Đình An (832) 466-1262
5. 9 giờ 00 Sáng: Tại Nhà Thờ Lớn, Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Huynh Đa Minh Tổng Giáo Phận, Cha Antôn Đinh Minh Tiên O.P chủ tế. Liên lạc: Ông Lưu Ngọc Bích (832) 643-3320
5. 9 giờ 00 Sáng : Tại Nhà Nguyện Linh Đài: Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Đoàn Cursillô Tổng Giáo Phận. Cha Đa Minh Trịnh Thế Huy O.P chủ tế. Liên lạc: Chị Nguyễn Thùy Trang (713) 303-7982.
6. 10 giờ 15 am: Tại Nhà Thờ Lớn: Thánh lễ cầu nguyện cho Liên đoàn Lêgiô Maria Tổng Giáo Phận. Cha Duy An Nguyễn Duy Hùng chủ tế. Liên lạc: Ông Phạm Công Huỳnh (832) 576-0259
B. Các Buổi Hội Thảo.
1. 11 giờ 15: Tại Nhà Thờ Lớn: Gia Đình Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại: Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn S.J
2. 12 giờ 30 Cơm trưa tại hội trường, nhà lều, tự do.
3. 2 giờ Chiều: Hội Thảo Giới Trẻ Tại Hội Trường
• Cho giới trẻ từ 17 tuổi đến 30.
• Chủ đề: Giới Trẻ Sống Trong Gia Đình Cho Tương Lai. Frère Phong Dòng La San
• Sau hội thảo, các bạn sẽ gặp gỡ với quý Cha và quý Sơ, Thầy trong ban ơn gọi của quý Dòng và Nhóm Escape.
4. 4 giờ 00 pm – 5 giờ 30 Tại Nhà Lều
* Các em từ 7 tuổi đến 16 tuổi.
* Chủ đề: : Giới Trẻ Sống Trong Gia Đình Cho Tương Lai. Frère Phong Dòng La San
• Sau Hội Thảo chuẩn bị rước.
2 giờ chiều – 3 giờ 30: Gia Đình Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại: Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn S.J.
5. 4 giờ đến 5 giờ 30 pm. Hội Thảo Gia Đình Công Giáo Việt Nam Trên Quê Hương, Tại Nhà Thờ Lớn: Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp O.P
6. 5 giờ 30 pm. Chuẩn bị rước (giải tội tại Nhà Nguyện)
7. 6 giờ 00 pm. Khai Mạc Cuộc Rước Kiệu Bông, Xương Thánh Tử Đạo, Đức Mẹ chung quanh khu vực Thánh Đường Giáo Xứ : Bắt đầu bằng Dàn Trống La Vang.
8. 7 giờ pm. Thánh Lễ Đại Trào Kính Đức Mẹ
* Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp O.P. Chủ tế và giảng thuyết
NGÀY THỨ BA.
CÙNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VỚI MẸ, GIA ĐÌNH CHÚNG TA RA KHƠI.
Chương Trình Sáng Chúa Nhật lúc 9 giờ sáng , Khấn và Thánh Lễ Đại trào
• Khai Mạc Dâng Hoa Kính Đức Mẹ Bằng Dàn Trống La Vang. Nhạc Đoàn Thiện Tâm
• Mời Quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn cùng tham dự buổi vãn hoa.
• Quý Đức Cha, quý cha và đoàn rước cho thánh lễ bắt đầu từ nhà thờ lớn
• Cùng với Các Thánh Tử Đạo và Mẹ Maria Chúng Ta Ra Khơi.
• Chủ tế Thánh lễ và giảng thuyết: Đức Giám Mục Phụ Tá Geoge A. Sheltz.
• Bế Mạc :Hẹn gặp lại Năm sau: ngày 01/02 và 03 tháng 05 năm 2015.
LIÊN LẠC: ĐIỀU HÀNH TỔNG QUÁT: Ông chủ tịch HĐMV Nguyễn Tài (281) 932-4655.
BẢO TRỢ CHO ĐẠI HỘI VÀ XIN KHẤN TRONG ĐẠI HỘI THÁNH MẪU.
Xin liên lạc:
1. Bà Trần Thị Đỗ (832) 536-0066
2. Anh Đinh Quang Thịnh (281) 793-6681.
3. Chị Phan Hồng Thu (832) 797-4512.
4. Anh Nguyễn Thanh Tòng (832) 287-0328
5. Anh Nguyễn Hưng Hiển (281) 902-8852.
6. Chị Nguyễn Thị Thúy Anh (832) 283-0089.
Kính báo, Kính mời
LM JB Nguyễn Đức Vượng
và Toàn Thể Giáo Xứ Đức Mẹ La vang
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiếu Nữ Trong Vườn Xuân
Dominic Đức Nguyễn
21:18 10/04/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?
(Trích thơ của Nguyễn Bính)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 04/04 – 10/04/2014 Chương trình Tuần Thánh tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:46 10/04/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngày thứ Sáu 4 tháng Tư, Đức Ông Guido Marini, Chưởng Nghi phụ trách các cử hành Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng đã ra thông cáo liên quan đến các cử hành trong Tuần Thánh tại Vatican.
Sáng Chúa Nhật 13 tháng Tư, lúc 9h30 tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ làm phép lá và đi kiệu lá tưởng nhớ việc Chúa Giêsu vào thành Jerusalem. Đây cũng là Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận với chủ đề "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ" (Mt 5: 3 ). Cùng đồng tế trong thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó Chúa diễn ra sau đó là các Hồng Y, Thượng Phụ, Tổng Giám Mục và Giám Mục đang có mặt tại Rôma.
Sáng thứ Năm Tuần Thánh 17 tháng Tư, lúc 9h30 tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức làm phép dầu cùng với Hồng Y, Thượng Phụ, Tổng Giám Mục, Giám Mục trong giáo triều Rôma và các linh mục thuộc giáo phận Rôma. Các loại dầu Thánh, như thường lệ, sẽ được nhận tại phòng thánh của Vương Cung Thánh Đường Latêranô, là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Rôma.
Lúc 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại Trung Tâm Đức Bà là Đấng Quan Phòng thuộc hiệp hội Don Gnocchi nằm ở ngoại ô Rôma.
Đức Thánh Cha thường xuyên đề cập đến tình trạng một số thành phần trong xã hội bị gạt ra ngoài lề trong nền văn hóa loại bỏ. Chính vì thế ngài thường nêu gương gặp gỡ và giúp đỡ những người bên lề, người nghèo và người túng thiếu. Chẳnh hạn như chuyến thăm đầu tiên của ngài đến Assisi, nơi Đức Thánh Cha đã gặp gỡ những trẻ em bị bệnh và thanh thiếu niên.
Năm ngoái, vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên trong cương vị Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ tại một nhà tù giam giữ trẻ vị thành niên, và rửa chân cho các tù nhân bao gồm cả hai người Hồi giáo.
Trong thời gian là Tổng Giám Mục Buenos Aires, Á Căn Đình, ngài đã cử hành thánh lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh với những người bụi đời, với các bệnh nhân trong các bệnh viện, nhà tù và các khu ổ chuột.
Lúc 5 giờ chiều thứ Sáu 18 tháng Tư, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi Phụng Vụ Lời Chúa, nghi thức tôn kính Thánh Giá và cho các tín hữu rước lễ. Lúc 21:15 tại hí trường Côlôsê, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi đàng thánh giá trọng thể và ban phép lành Tòa Thánh cho những ai tham dự.
Lúc 20h30 tối thứ Bẩy 19 tháng Tư, cùng với các vị trong giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi Rước Nến Phục sinh, công bố Tin Mừng Phục sinh, Rửa tội cho các tân tòng và Phụng Vụ Thánh Thể bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ Phục sinh và đọc thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Tiếp theo đó là nghi thức ban phép lành Urbi et Orbi cho Rôma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
2. Hàng ngàn cuốn Phúc Âm bỏ túi được trao cho các tín hữu tại Quảng Trường Thánh Phêrô
Hôm Chúa Nhật 16 tháng Ba, trong chuyến viếng thăm giáo xứ Santa Maria dell’Orazione, Đức Thánh Cha đã đưa ra đề nghị các tín hữu hãy luôn mang theo với mình một cuốn Phúc Âm bỏ túi.
Ngài nói:
"Tôi cũng đề nghị anh chị em phải có cuốn Phúc Âm nhỏ luôn đi với anh chị em, trong túi hoặc xách tay của mình. Và khi anh chị em có thời gian, có thể khi đi trên xe buýt, bất cứ khi nào có thể ngay cả đôi khi chúng ta phải cố giữ thăng bằng trên xe buýt hay phải căng mắt trông chừng hành lý của mình."
Ý tưởng này của Đức Thánh Cha đã có một bước tiến cụ thể. Hôm Chúa Nhật, 06 tháng Tư, trong buổi đọc kinh Truyền Tin, hàng ngàn cuốn Phúc Âm bỏ túi đã được phát miễn phí cho các tín hữu và khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô. Cuốn sách nhỏ này bao gồm bốn sách Tin Mừng, sách Tông Đồ Công Vụ và một lời cầu nguyện đặc biệt.
Đức Thánh Cha nói:
Và giờ đây tôi muốn làm một cử chỉ đơn sơ. Trong những Chúa Nhật trước đây, tôi đã đề nghị mang một sách Tin Mừng nhỏ, mang trong mình trong ngày, để có thể thường đọc. Và tôi đã nghĩ đến truyền thống kỳ cựu của Giáo Hội, trong mùa Chay, giao Tin Mừng cho các dự tòng, cho những người đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích rửa tội. Và hôm nay tôi muốn tặng anh chị em ở Quảng trường sách Tin Mừng bỏ túi này như một dấu chỉ. Sách sẽ được tặng miễn phí, hãy lấy và mang theo mình và đọc mỗi ngày, chính Chúa nói với anh chị em! và tôi nói với anh chị em: anh chị em đã nhận miễn phí thì hãy cho miễn phí. Đổi lại với món quà này, hãy làm một hành vi bác ái, một cử chỉ yêu thương nhưng không. Ngày nay ta có thể đọc Tin Mừng với bao nhiêu phương tiện kỹ thuật. Ta có thể mang theo mình sách Kinh Thánh toàn bộ trong một điện thoại di động, trong một tablet. Điều quan trọng là đọc Lời Chúa, với tất cả các phương tiện và đón nhận Lời Chúa với con tim rộng mở. Vì hạt giống tốt sinh hoa kết trái.”
Món quà này đã được trao bởi các tình nguyện viên, các chủng sinh và các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái.
Một cảnh tương tự đã xảy ra hồi tháng Mười năm ngoái, khi Đức Giáo Hoàng 'kê một toa thuốc tinh thần' gọi là 'misericordina.' Hàng ngàn chiếc hộp nhỏ giống như các hộp thuốc bao gồm một chuỗi Mân Côi, ảnh của Chúa Kitô, và tờ hướng dẫn cách lần chuỗi đã được phát miễn phí cho các tín hữu và khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô.
3. Các Giám Mục kêu gọi chấm dứt đổ máu:
Các Đức Giám Mục Venezuela đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi hòa bình và đối thoại, sau hơn hai tháng của cuộc biểu tình đẫm máu. Họ kêu gọi chính phủ và phe đối lập "tránh đổ máu và bạo lực trong nước."
Đồng thời, các giám mục chỉ trích gay gắt chính phủ. Các ngài đổ lỗi cho chính phủ đã để xảy ra cuộc khủng hoảng hiện nay vì muốn áp dụng "Kế hoạch De la Patria," một luật được áp đặt nhằm che giấu việc thúc đẩy một hệ thống chính quyền độc tài.
Hội đồng giám mục lên án việc lạm dụng và các phương sách quá mạnh tay của chính phủ nhằm đàn áp chống lại những người biểu tình, cũng như tra tấn nhiều người bị giam giữ. Các ngài cũng phản đối tình trạng vô luật pháp trong các phần khác nhau của đất nước.
Các giám mục kết luận rằng "chính phủ đã sai lầm khi muốn giải quyết cuộc khủng hoảng bằng vũ lực."
Các ngài đã đề nghị Tòa Thánh đóng vai trung gian hòa giải.
4. Đức Giáo Hoàng tiếp Nữ hoàng Elizabeth
Hôm thứ Năm 3 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Nữ Hoàng Anh Elizabeth đệ Nhị trong một buổi gặp gỡ giản dị và thân tình khác biệt hoàn toàn với việc đón tiếp đầy nghi lễ dành cho Tổng Thống Hoa Kỳ Obama mới đây.
Theo lời ông Nigel Baker, đại sứ cuả Anh Quốc cạnh Toà Thánh, thì sự giản dị này là kết quả thảo luận giữa đôi bên, theo sự mong muốn cuả chính Nữ Hoàng. Đức Thánh Cha đã tiếp Nữ Hoàng và Quận Công Philip tại đại thính đường Phaolô Đệ Lụclà nơi mà tháng trước Ngài đã tiếp bà Cristina Fernandez Kirchner, Tổng Thống Argentina.
Nữ hoàng xin lỗi đã đến trễ 20 phút. Bà nói "Xin lỗi đã phải để Ngài đợi. Chúng tôi vừa có cuộc ăn trưa rất vui vẻ với tổng thống Ý”
Cuộc đối thoại sau đó chỉ kéo dài có 17 phút, nhưng rất thân tình.
Nữ Hoàng tặng cho Đức Thánh Cha hai tấm ảnh chụp chung với chồng và một số quà khác gồm có một giỏ lớn chứa đầy thức ăn truyền thống của Anh đã được Nữ Hoàng mô tả như là “những món quà nhỏ chọn ra từ tất cả đất đai của chúng tôi đặc biệt dành cho cá nhân cuả Ngài."
Thêm vào đó còn có một giỏ để dưói sàn nhà, Nữ Hoàng nói " còn hai món quà mọn nữa nhưng chúng tôi không thể nén chung vào cùng một giỏ được."
Đó là 2 chai, một chai whisky quí cuả Anh quốc và một chai rượu táo.
Đức Thánh Cha Phanxicô trao cho Nữ Hoàng một quả cầu bằng đá xanh với một cây thánh giá bạc dựng lên trên, món quà này đặc biệt để tặng cho cháu trai của Nữ Hoàng, là Hoàng Tử George.
"Đây là quà cho cậu bé, chúng tôi cùng tên với nhau" Đức Giáo Hoàng nói bằng tiếng Tây Ban Nha với Nữ hoàng, và Nữ Hoàng trả lời: " Thật là rất tốt đẹp. Nó sẽ hớn hở vui mừng khi nó lớn thêm lên một chút nữa. "
Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng tặng Nữ Hoàng một bản sao của Nghị định năm 1679, là nghị định cuả Giáo Hội quyết định ghi thêm vào niên lịch ngày lễ kính thánh Edward của Anh, một ngày lễ được mừng hàng năm vào ngày 9 tháng 10, thêm vào đó là ba huy chương lớn có hình Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một huy chương vàng, một huy chương bạc, và một huy chương đồng.
Đây là lần thứ 4 Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị đến thăm một vị Giáo Hoàng tại Vatican, 3 lần trước bà đã gặp Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII năm 1961 và gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1980 và năm 2000.
Đó là chưa kể bà đã thăm viếng Đức Giáo Hoàng Pio XII năm 1951 khi bà còn là một Công Chúa.
Bà cũng đã đóng vai chủ nhà đón tiếp các Giáo Hoàng tại Anh Quốc: như đón tiếp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II năm 1982 tại Buckingham, Đức Giáo Hoàng Benedict 16 năm 2010 tại Edinburgh.
5. Đức Giáo Hoàng tiếp thủ tướng Cape Verde
Hôm thứ Năm 3 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp thủ tướng Cape Verde, là ông José Maria Pereira Neves tại điện Tông Tòa của Vatican.
Ngay lập tức, Đức Giáo Hoàng đã nói đùa với các nhà lãnh đạo châu Phi về sự khác biệt ngôn ngữ của họ.
"Tiếng Bồ Đào Nha thì tôi không hiểu, nhưng tiếng Brazil thì tôi hiểu."
Thủ tướng Cape Verde đến Rôma lần này để phê chuẩn thỏa thuận đảo quốc này đã ký kết với Tòa Thánh. Nó củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Hiệp ước công nhận Chúa Nhật là một ngày nghỉ, và bảo đảm cho Giáo Hội quyền được tham gia vào các công cuộc bác ái và giáo dục tại đất nước này nơi người Công Giáo chiếm đa số.
Thủ tướng Pereira Neves đã giới thiệu một số thành viên của chính phủ của ông với Đức Giáo Hoàng.
Sau đó, họ trao đổi quà tặng. Nhà lãnh đạo Tây Phi đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một tấm thảm đầy màu sắc.
Đức Giáo Hoàng đã tặng cho thủ tướng một huy chương có hình các Thiên thần Hòa bình.
"Tôi muốn tặng cho tổng thống thiên thần hòa bình chế ngự sự dữ này để Cape Verde tiếp tục là một quốc gia hòa bình. "
"Đó là hy vọng của con, là Đức Thánh Cha có thể là Thiên thần Hòa bình ở châu Phi. "
Cape Verde là một quần đảo tạo thành từ mười hòn đảo, ngoài khơi bờ biển Senegal, Tây Phi. Hơn 80 phần trăm dân số là Công Giáo.
6. Ba vị thánh mới: Một nhà truyền giáo Dòng Tên, một nữ tu người Pháp và giám mục đầu tiên của Quebec
Trong cuộc tiếp kiến diễn ra hôm thứ Năm 3 tháng 4 năm 2014 dành cho Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký sắc lệnh tuyên thánh cho Chân phước Giuse de Anchieta, là vị thừa sai Dòng Tên đầu tiên tại Brazil và được mệnh danh là “Tông đồ nước Brazil.” Hai vị khác cùng được tuyên thánh với cha Anchieta là nữ tu Maria de I’incarnation (1599 – 1672), sáng lập 1 tu viện dòng Ursulines ở Québec và Đức Cha Francois de Laval (1623 – 1708), Giám Mục tiên khởi Québec.
Đây là một sắc lệnh đặc biệt, theo đó Đức Giáo Hoàng có quyền thêm tên của vị thánh mới vào trong lịch cử hành phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ mà không cần phải xác minh một phép lạ do vị này chuyển cầu cũng như không cần phải tổ chức lễ phong thánh chính thức. Tiến trình tuyên thánh này được gọi là “phong thánh tương đương – equivalent canonization” và chỉ được áp dụng cho những vị có tầm quan trọng đặc biệt trong Giáo Hội, những vị có danh thơm thánh thiện và được tôn kính rộng rãi qua nhiều thế kỷ. Việc thực hành này đã được thực hiện như một quy luật trong Giáo Hội, dù không thường xuyên.
Kể từ khi đảm nhận sứ vụ thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã áp dụng “phong thánh tương đương” đối với cha Phêrô Favre (1506-1546), cộng sự viên đầu tiên của thánh Inhaxiô và cũng là người đồng sáng lập Dòng Tên.
Thánh Giuse de Anchieta đã được chọn là một trong số những vị bảo trợ cho Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Rio de Janeiro vừa qua. Trong bài giảng bế mạc Ngày Quốc tế Giới trẻ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các bạn trẻ noi gương nhà thừa sai Giuse de Anchieta đã ra đi truyền giáo lúc 19 tuổi.
Theo dự kiến, ngày 24 tháng Tư, Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Inhaxiô của Dòng Tên, ở Rôma cùng với các giám mục, khách hành hương từ Brazil và từ Tenerife, Tây Ban Nha, nơi thánh nhân chào đời.
Trong Nghị định này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng công nhận các phép lạ do lời cầu bầu của linh mục Ấn Độ Ciriaco Elia Chavaro; Tu huynh Nicola da Longobardi người Ý; nữ tu Eufrasia thuộc dòng Camêlô Ấn Độ; và Tu huynh Luigi della Consolata người Ý.
Đức Giáo Hoàng cũng thừa nhận các nhân đức anh hùng của Tu Huynh Francisco Simón Ródenas người Tây Ban Nha; Linh mục Adolfo Barberis người Ý; Linh mục Marie Clement Staub người Pháp; Thầy Sebastian Elorza Arizmendi thuộc dòng Thánh Âu Tinh Tây Ban Nha; Nữ tu Maria Teresa thuộc dòng Chúa Giêsu Thánh Thể người Brazil; Nữ tu Tây Ban Nha Juana de la Concepción Sanchez Garcia; Nữ tu người Ý Maria Teresa Giuseppina Marcucci; và giáo dân người Ý Luigi Rocchi.
7. Đức Thánh Cha gặp gỡ các giám mục của Rwanda
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp với các giám mục của Rwanda vào sáng thứ Năm 3 tháng Tư. Các ngài đang về Rôma trong chuyến viếng thăm Ad Limina.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh sự cần thiết là Giáo Hội phải đóng một vai trò hòa giải, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm 20 năm biến cố diệt chủng tại đất nước này. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngài cầu nguyện cho những người bị thiệt mạng và gia đình họ. Tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên cũng đã được Đức Thánh Cha đề cập đến.
Rwanda có 12 triệu 337 ngàn dân trong đó hai sắc tộc chính là Hutu (84%) và Tutsi (15%). Hai sắc tộc này đã tàn sát lẫn nhau trong vòng 100 ngày từ 7 tháng Tư 1994 đến trung tuần tháng Bẩy năm đó. Ước lượng có từ 500 ngàn đến một triệu người bị giết.
49.5% dân số Rwanda là người Công Giáo được chia thành 1 tổng giáo phận và 8 giáo phận.
8. Kỷ niệm 20 năm cuộc diệt chủng tại Rwanda
Sau khi ban phép lành cho mọi người trong buổi đọc kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 6 tháng Tư, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng ngày thứ Hai 7 tháng Tư ở Rwanda có cuộc tưởng niệm 20 năm bắt đầu cuộc diệt chủng chống người Tutsi hồi năm 1994. “Trong dịp này tôi muốn bày tỏ sự gần gũi hiền phụ với nhân dân Rwanda, khuyến khích họ, quyết tâm và trong hy vọng, hãy tiếp tục tiến trình hòa giải, đã bắt đầu biểu lộ thành quả, và hãy dấn thân tái thiết đất nước về mặt nhân sự và tinh thần. Tôi nói với tất cả mọi người: Anh chị em đừng sợ! Trên đá tảng Tin Mừng anh chị em hãy xây dựng xã hội của mình trên tình thương và hòa hợp, vì chỉ như thế mới tạo ra một nền hòa bình lâu bền. Tôi khẩn cầu sự bảo trợ của Đức Mẹ Kibeho trên toàn thể đất nước Rwanda yêu quí.”
Đức Thánh Cha chào thăm tất cả các tín hữu hành hương hiện diện và nhắc đến kỷ niệm 5 năm động đất tại thành phố L'Aquila và vùng phụ cận ở miền trung Italia. Ngài nói:
“Trong lúc này chúng ta hãy hiệp với cộng đoàn ấy đã chịu nhiều đau khổ và đang còn chịu đau khổ, chiến đấu và hy vọng, với lòng tín thác nơi Thiên Chúa và Đức Mẹ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân: Ước gì họ sống mãi trong an bình của Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hành trình phục sinh của dân thành L'Aquila; tình liên đới và tái sinh tinh thần là sức mạnh của tái thiết vật chất. Chúng ta cũng hãy cầu cho các nạn nhân virus Ebola bộc phát ở Guinea và các nước láng giềng. Xin Chúa nâng đỡ những cố gắng bài trừ khởi đầu dịch này và đảm bảo sự săn sóc và trợ giúp những người túng quẫn.
9. Đức Hồng Y O’Malley và 7 giám mục Hoa Kỳ dâng lễ tại biên giới với Mễ Tây Cơ
Đức Hồng Y O’Malley cuả Boston và 7 giám mục Hoa Kỳ đã đến thành phố biên giới Nogales để đặt vòng hoa, rước thánh giá và dâng thánh lễ tưởng niệm cho các nạn nhân bị thiệt mạng trong khi vượt sa mạc đi tìm đất sống tại Hoa Kỳ.
Tính từ 1998 cho tới năm 2013, người ta đã đếm được 5595 nạn nhân trên biên giới Mexico.
Đây là một cử chỉ để noi gương Đức Thánh Cha Phanxicô khi Ngài đến đảo Lampedusa cuả Italy năm ngoái để đánh thức lương tâm Thế Giới trước những thảm cảnh nhập cư lậu vào Âu Châu. Theo Đức Giám Mục Gerald Kicanas của Giáo phận Tucson thì mục đích của cuộc hành trình tại Arizona này là để nâng cao ý thức rằng Tổng Thống và Quốc Hội cần phải thông qua một đạo luật để cải cách một hệ thống nhập cư đã lỗi thời.
Đức Hồng Y O’Malley nói:
"Chúng tôi đến đây ngày hôm nay để là một người hàng xóm và để tìm một người hàng xóm trong mỗi con người đau khổ đã liều mạng và đôi lúc đã mất mạng trong sa mạc. "
Trong bài giảng của mình, bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, Đức Hồng Y O'Malley nói về trách nhiệm của các nước phải là láng giềng tốt với nhau. Ngài công khai chỉ trích những gì ngài gọi là một hệ thống lỗi thời lãng phí cả về vật chất và nguồn nhân lực.
"Chúng ta phải tỉnh thức để đèn vẫn tiếp tục cháy sáng, cho thế giới thấy rằng Hoa Kỳ là một vùng đất của những người Samaritanô nhân lành và là người láng giềng tốt, nơi mà luật pháp khôn ngoan và công chính sẽ bảo vệ quyền của công dân của chúng ta cũng như quyền của những người nhập cư, nhiều người trong đó sẽ là công dân của ngày mai."
Sau Thánh Lễ, các giám mục Mỹ đã tổ chức một cuộc họp báo, yêu cầu Quốc hội Mỹ hành động nhanh chóng để thông qua những cải cách nhập cư.
Đức Hồng Y nói:
"Đây là những con người thực tại thời điểm này đang chịu đau khổ. Đây là những gia đình đã bị chia lià, đôi khi trong nhiều năm. Đây là hàng triệu người đang sống trong sợ hãi, và điều này không nên tiếp tục tồn tại. "
Đức Cha John Wester, Giám Mục Salt Lake City nói thêm:
"Hệ thống di trú hiện tại của chúng ta đang làm suy yếu đất nước tuyệt vời này, chứ không kiện cường nó. Nếu không hành động, chúng ta đang xa lánh dần một thế hệ những người trẻ là những người lãnh đạo tương lai của đất nước chúng ta. "
Hàng giáo phẩm Công Giáo Hoa Kỳ mới đây đã tổ chức nhiều sự kiện nhằm gây tiếng vang. Thứ tư tuần qua, một phái đoàn cuả Đức Tổng Giám mục Los Angeles José Gomez đã thành công trong việc giới thiệu một em gái 10 tuổi tên là Jersey Vargas lên Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Người cha cuả em Jersey đã bị giam giữ 2 năm và sắp bị trục xuất về Mexico. Nhân dịp này Đức Thánh Cha đã hứa với em là Ngài sẽ đề cập đến vấn đề này với Tổng Thố
10. Các linh mục có hạnh phúc không? Nghiên cứu của một tâm lý gia.
Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 413.000 linh mục Công Giáo, cho nên câu hỏi thường được đặt ra là đời sống của một linh mục như thế nào và các ngài có hạnh phúc không?
Đức Ông Stephen Rossetti, tác giả cuốn “Why Priests are Happy?” (Tại sao các linh mục hạnh phúc?) cho biết “Mỗi nghiên cứu được thực hiện, và được lặp lại nhiều lần, không chỉ bởi những người trong Giáo Hội nhưng bởi cả những người thế tục đều cho thấy tỷ lệ các linh mục hạnh phúc là rất cao, ít nhất là 90 phần trăm và thực sự là cao hơn giáo dân rất nhiều."
Trong cuốn sách của mình, Đức Ông Stephen Rossetti đã thực hiện nghiên cứu riêng của mình. Ngài là một linh mục trong gần 30 năm qua. Ngài cũng là một nhà tâm lý học có giấy phép hành nghề, và là giáo sư Đại Học, và thậm chí ngài đã từng phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ vào thập niên 1970. Đức Ông Stephen Rossetti khẳng định rằng có sự liên kết mạnh mẽ, trực tiếp giữa tác vụ linh mục và hạnh phúc.
Ngài nói:
“Chức tư tế có tất cả các yếu tố cần thiết của một cuộc sống hạnh phúc cho bất cứ ai. Trước hết, những người có đức tin có xu hướng là những người hạnh phúc hơn. Trái ngược với quan niệm vô thần, đức tin giúp bạn, đức tin mang lại cho đời bạn một ý nghĩa và mục đích và nó giúp bạn đón rước Thiên Chúa vào cuộc sống của mình. "
Hơn thế nữa, chức tư tế làm cho con người trở nên hoạt bát và cảm thấy mình là một phần của một cộng đồng nơi người ta có thể tự do sống đức tin. Điều này là thiết yếu và các chủng sinh và linh mục phải ghi nhớ điều đó.
"Điều quan trọng là linh mục có thể tạo ra những mối quan hệ hay không? Ngài có thể kết bạn, có thể xây dựng một cộng đồng đức tin hay không? Các linh mục ngày nay cần phải được như Đức Gioan Phaolô II đã từng gọi các ngài: đó là những người của hiệp thông. "
Nhưng một cuộc sống hạnh phúc không có nghĩa là một cuộc sống không có bất kỳ thách đố nào. Cũng giống như bất kỳ ơn gọi nào khác trong cuộc sống, nó có những thăng trầm của nó. Nhưng Đức Ông Rossetti nói những hình ảnh tiêu cực được miêu tả bởi các phương tiện truyền thông thế tục là không chính xác.
Ngài nói:
"Đáng tiếc là rất nhiều tường thuật cho công chúng về đời sống linh mục đã cố tình tạo ra một cảm thức tiêu cực, bất hạnh, bị cô lập, rối loạn chức năng. Nhưng những điều ấy không đúng sự thật."
11. Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy tự hỏi mình, phần nào trong con tim anh chị em cần được chữa lành ?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm giáo xứ Thánh Grêgôriô Cả, ở ngoại ô Rôma trong khoảng bốn giờ, và kết thúc chuyến viếng thăm với một Thánh Lễ
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nói về Tin Mừng thuật chuyện Chúa Giêsu cho ông Lazarus chết chôn đã 3 ngày được sống lại. Ngài đã so sánh tội lỗi với một ngôi mộ khép kín, nơi các linh hồn bị giam cầm và bị băng hoại.
Đức Thánh Cha nói rằng tất cả mọi người, bao gồm cả chính ngài, phải nhìn vào những gì trong tâm hồn đã bị hư hỏng bởi tội lỗi, để giải thoát chúng.
Đức Thánh Cha nói:
"Trong im lặng, chúng ta hãy nghĩ đến những phần của con tim có thể đã bị băng hoại, vì gắn liền với tội lỗi. Hãy gở bỏ những tảng đá đó, hãy xô qua một bên những phiến đá đáng xấu hổ đó, để Chúa có thể nói với chúng ta như đã nói với Lazarus: "Hãy bước ra.' "
Linh mục chính xứ đã cám ơn Đức Thánh Cha về chuyến thăm của ngài, và tặng cho Đức Thánh Cha hai món quà. Món quà đầu tiên là bức ảnh Salus Populi Romani, Đức Bà là phần rỗi của dân Rôma. Món quà thứ hai đã làm anh chị em giáo dân phá ra cười.
"Một trong những điều mà các tờ báo thường đề cập đến khi nói về Đức Thánh Cha là chiếc cặp màu đen của ngài. Chúng con muốn tặng Đức Thánh Cha một chiếc, để khi ngài cầm chiếc cặp này, ngài có thể cảm thấy như tất cả những gì chúng con làm được hướng dẫn bởi Đức Thánh Cha."
Đức Giáo Hoàng đã trao tặng một số Phúc Âm bỏ túi cho anh chị em trong giáo xứ. Ngài cũng đã làm điều tương tự trước đó, tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đức Giáo Hoàng nói rằng bằng cách này, mọi người có thể "nghe tiếng nói của Chúa Giêsu."
12. Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho hai linh mục và một nữ tu bị bắt cóc tại Cameroon.
Hai linh mục người Ý thuộc phong trào "Fidei Donum" – Hồng Ân Đức Tin của giáo phận Vicenza, là cha Giampaolo Marta và Gianantonio Allegri và một nữ tu người Canada đã bị bắt cóc vào đêm thứ Sáu 4 tháng Tư. Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng một giải pháp nhanh chóng và tích cực có thể tìm được. Ngài đã được thông báo về vụ bắt cóc và vẫn thường xuyên liên lạc với Tòa Sứ Thần tại Yaoundé, là thủ đô của Cameroon.
Hai linh mục và nữ tu trên đã bị bắt giữ bởi một nhóm vũ trang khi đang ở tại nhà của họ tại Maroua, ở miền Bắc Cameroon.
Thủ phạm của vụ bắt cóc có thể thuộc lực lượng dân quân Hồi giáo, Boko Haram. Đức Cha Beniamino Pizziol là Giám Mục giáo phận Vicenza giải thích rằng đây là một tình huống rất tế nhị.
13. Đức Thánh Cha gửi điện văn cho Tân Thượng Phụ Chính Thống Syria,
Sáng thứ Sáu mùng 4 Tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một điện văn cho Tân Thượng Phụ Chính Thống Syria, là Ingnatius Aphrem II, để chúc mừng ngài nhân dịp đắc cử Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống Syria tại thành Antiôkia và toàn Đông Phương.
Đức Thánh Cha gửi đến Đức Thượng Phụ, các giáo sĩ và các tín hữu của Giáo Hội Chính Thống Syria “những lời cầu chúc tốt đẹp” và “tình liên đới trong kinh nguyện”. Ngài nói ngài đã cầu xin “Chúa Thánh Thần ban tràn đầy ân sủng xuống cho sứ vụ cao cả của Đức Thượng Phụ.”
“Tôi cảm tạ Đấng Tối Cao về tình liên kết huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Syria, tôi hy vọng và cầu xin rằng tình bạn và việc đối thoại liên tục giữa chúng ta sẽ được phát triển và đào sâu nhiều hơn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu chúc cho Đức Thượng Phụ “có thể trở nên người cha thiêng liêng cho tất cả mọi giáo dân của ngài, và là một người liên lỉ xây dựng hòa bình và công chính, luôn luôn phục vụ cho ích lợi chung của toàn vùng Trung Đông giữa bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn hiện nay.”
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc điện văn như sau: “Xin Cha Trên Trời của chúng ta ban cho ngài ơn bình an và sức mạnh để ngài có thể đảm trách sứ vụ cao quý đang chờ đợi ngài.”
14. Cuộc phỏng vấn của Đức Thánh Cha dành cho các bạn trẻ người Bỉ
Trong một cuộc phỏng vấn với những câu hỏi không được biết trước dành cho các bạn trẻ người Bỉ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng "người nghèo là trung tâm trong Tin Mừng của Chúa Giêsu."
Trả lời một câu hỏi về mối quan tâm của mình đối với người nghèo, Đức Giáo Hoàng nói:
“Một vài tháng trước, tôi nghe ai đó nói: Giáo Hoàng này phải là một người cộng sản, ông ta đề cập đến người nghèo rất nhiều! Không phải, những người nghèo là một biểu tượng của Tin Mừng, sự nghèo đói không có ý thức hệ.”
Đức Giáo Hoàng đã đồng ý trả lời một cuộc phỏng vấn với giới trẻ Bỉ theo yêu cầu của Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ của Hội Đồng Giám Mục Bỉ và của Đức Giám Mục Lucas Van Looy Ghent. Những câu hỏi và trả lời đã diễn ra tại Điện Tông Tòa hôm 31 tháng Ba, ban đầu được dự kiến trong 20 phút, nhưng Đức Giáo Hoàng đã dành gấp đôi thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Khi được hỏi Đức Giáo Hoàng có hạnh phúc không, Đức Thánh Cha đã khẳng định mạnh mẽ ngài rất hạnh phúc. Ngài nói rằng "đó là một thứ hạnh phúc bình thản bởi vì ở độ tuổi này không còn có thứ hạnh phúc sôi nổi như của một người trẻ tuổi; có sự khác biệt. Chắc chắn có một sự bình an nội tâm nhất định."
Khi được hỏi liệu có bất cứ điều gì làm ngài sợ, Đức Thánh Cha cười lớn đó chính là “bản thân mình!” Ngài nói thêm rằng trong các sách Phúc Âm, Chúa Giêsu nhiều lần nói với những người theo Ngài đừng sợ. Đức Thánh Cha nói với người trẻ hỏi ngài câu đó rằng "sợ hãi không phải là một cố vấn tốt, bởi vì nó sẽ cho bạn lời khuyên xấu." Ngài nói tiếp về sự phân biệt giữa "nỗi sợ xấu và sự sợ hãi tốt, ". Sự sợ hãi tốt cảnh báo về mối nguy hiểm thật sự nhưng nỗi sợ xấu phải bị khước từ thẳng thừng. Ngài nói rằng ngài đã học được rất nhiều trong cuộc sống từ những sai lầm của chính mình. Người ta nói rằng con người là động vật duy nhất rơi vào cùng một cái giếng hai lần. Ngài nhận xét rằng trong cuộc sống của tôi, tôi đã học được và tôi vẫn học được - rằng những sai lầm là những thầy dạy tốt nhất. "
Đức Thánh Cha đã lên án mạnh mẽ "nền văn hóa loại bỏ" của thế giới đương đại, và kêu gọi những người trẻ tuổi khước từ nó. Quá thường xuyên, "con người bị đẩy ra khỏi trung tâm. Bị xếp thành những thứ ngoại vi.. Ở trung tâm là tiền bạc và quyền lực thống trị
Liên hệ đến một nền văn hóa đang có những đảo lộn, Đức Thánh Cha nói:
Những người trẻ tuổi ngày nay không còn muốn có con cái. Gia đình đang trở nên nhỏ hơn, những gia đình không muốn con cái. Người cao tuổi bị đẩy sang một bên. Nhiều người già chết vì một loại trợ tử vô hình, bởi vì không ai còn quan tâm đến họ và thế là họ chết. Và bây giờ cả giới trẻ cũng bị gạt ra ngoài lề.
Khi được hỏi liệu ngài có một câu hỏi nào cho các bạn trẻ người Bỉ, Đức Thánh Cha trả lời: "Kho báu của các con ở đâu. .. Bởi vì cuộc sống của các con sẽ là nơi kho báu của các con được lưu giữ?".
15. Đức Thánh Cha tiếp quốc vương Jordan
Sáng thứ Hai 7 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp quốc vương Jordan là Abdullah II ibn al-Hussein tại nhà trọ Santa Marta. Cuộc họp 40 phút không chính thức này rất quan trọng để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Thánh Điạ và đặc biệt là đến Jordan vào ngày 24 tháng 5.
Theo chương trình, lúc 8:15 sáng thứ Bẩy 24 tháng 5, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường Fiumicino để bay đi Amman thủ đô của Jordan nơi Quốc vương Abdullah và Hoàng hậu Rania sẽ chào đón ngài tại phi trường Hoàng Hậu Alia lúc 13h.
Cuộc tiếp kiến chính thức sẽ diễn ra tại cung điện Hoàng gia lúc 13:45. Một giờ sau đó, Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Jordan.
Lúc 16h, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại sân vận động quốc tế của thủ đô Amman.
Lúc 19h, Đức Thánh Cha đến Bethany để viếng thăm sông Jordan nơi Chúa Giêsu đã được Thánh Gioan Tiền Hô rửa tội. Nơi đây cũng sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với những người tị nạn và những người trẻ khuyết tật.
Sáng ngày hôm sau, Đức Thánh Cha sẽ rời Jordan sang thăm Palestine.
Đây là lần gặp gỡ thứ hai giữa Đức Giáo Hoàng và vua Jordan. Hai vị đã gặp nhau lần đầu tiên vào tháng Tám năm 2013.
16. Đức Thánh Cha quyết định duy trì ngân hàng Vatican
Đức Thánh Cha quyết định duy trì viện giáo vụ, quen gọi là ngân hàng Vatican, đồng thời chỉ thị viện này tiếp tục tuân hành các qui luật về sự minh bạch, về việc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Trong thông cáo công bố ngày 7 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn một đề nghị về tương lai viện giáo vụ, tái khẳng định sứ mạng quan trọng của viện này để mưu ích cho Giáo Hội Công Giáo, Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican.
Đề nghị này do các cơ quan liên hệ của Tòa Thánh đệ trình, trong đó có hai Ủy ban Tòa Thánh nghiên cứu và đề ra hướng đi cho cơ cấu kinh tế và quản trị của Tòa Thánh, Ủy ban Hồng Y về viện giáo vụ cũng như Hội đồng giám sát viện này.
Đức Thánh Cha quyết định rằng Viện giáo vụ sẽ tiếp tục phục vụ một cách khôn ngoan thận trọng và cung cấp các dịch vụ tài chánh chuyên biệt cho Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới; viện này cũng giúp Đức Thánh Cha trong sứ mạng chủ chăn Giáo Hội hoàn vụ, hỗ trợ các tổ chức và những người cộng tác trong sứ vụ của ngài.
Các hoạt động của viện giáo vụ sẽ tiếp tục ở dưới sự giám sát thường xuyên của thẩm quyền thông tin tài chánh (AIF) là cơ quan thẩm quyền trong lãnh vực của Tòa Thánh và quốc gia thành Vtican”.
Đức Thánh Cha cũng qui định rằng các vị hữu trách của Viện giáo vụ, đứng đầu là ông chủ tịch Ernst von Freyberg, người Đức, sẽ hoàn tất kế hoạch để đảm bảo cho viện này có thể chu toàn sứ mạng như thành phần của các cơ cấu mới về tài chánh của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican. Kế hoạch này sẽ phải đệ trình Hồi giáo các Hồng Y trợ giúp Đức Giáo Hoàng, cũng như Hội đồng kinh tế gồm 8 Hồng Y và 7 chuyên gia giáo dân.
17. Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục Tanzania
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Giám Mục Tanzania làm cho tinh thần truyền giáo thấm nhiễm vào mọi hoạt động của Giáo Hội tại nước này. Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Hai 7 tháng Tư dành cho 30 Giám Mục Tanzania, nhân dịp các vị về Roma viếng mộ Hai Thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh.
Trong bài huấn dụ trao cho các vị tại buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha viết: “Dựa trên lòng nhiệt thành và hy sinh của các vị truyền giáo đầu tiên, anh em cần luôn luôn duy trì và phát huy sứ mạng truyền giáo này, để Tin Mừng có thể ngày càng thấm nhập vào mọi hoạt động tông đồ và chiếu tỏa ánh sáng trên mọi lãnh vực của xã hội Tanzania, nhờ đó một trang mới mẻ và sinh động trong lịch sử truyền giáo huy hoàng tại đất nước anh em có thể được viết lên”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở việc truyền giáo được thực hiện qua nhiều công tác mục vụ giáo xứ, trong phụng vụ, lãnh nhận các bí tích, giáo dục, các sáng kiến săn sóc sức khỏe, huấn giáo và đặc biệt là chứng tá cuộc sống của các tín hữu Kitô. Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các linh mục qua sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản đoàn chiên Chúa. Cần có những linh mục thánh thiện, được huấn luyện tốt và nhiệt thành..
Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục Tanzania làm sao để các linh mục có thể chu toàn hơn nữa sứ vụ linh mục trong niềm trung thành với những lời hứa đã làm khi chịu chức.. Việc thường huấn cũng phải tiếp tục được thi hành. Ngài viết: “Chỉ nhờ sự hoán cải hằng ngày và tăng trưởng trong đức ái mục tử, các linh mục mới trưởng thành như những người có thể thực thi sự canh tân tinh thần và sự hiệp nhất giửa các tín hữu Kitô trong giáo xứ thuộc quyền, và như Chúa Giêsu, tập hợp dân thuộc mọi bộ tộc và ngôn ngữ (Kh 7,9) để chúc tụng và tôn vinh Thiên Chúa Cha”.
Đức Thánh Cha ca ngợi công việc của các giáo lý viên trong Giáo Hội Công Giáo tại Tanzania. Ngài mời gọi các Giám Mục làm sao để các giáo lý viên nam nữ được hiểu biết đầy đủ về đạo lý của Giáo Hội, để giúp họ không những đương đầu với những thách đố do sự mê tín, các giáo phái tấn kích và trào lưu tục hóa, nhưng nhất là để họ có thể chia sẻ vẻ đẹp và sự phong phú của đức tin Công Giáo cho tha nhân, đặc biệt là giới trẻ”.
Sau cùng Đức Thánh Cha cổ võ các Giám Mục Tanzania tăng cường việc mục vụ gia đình và ngài khẳng định rằng: “Qua việc cổ võ cầu nguyện, sự chung thủy trong hôn nhân, nhất phu nhất phu và khiêm tốn phục vụ nhau trong gia đình, Giáo Hội tiếp tục đóng góp quan trọng cho an sinh xã hội của Tanzania. Sự đóng góp này, cùng với việc tông đồ giáo dục và sức khỏe, chắc chắn sẽ đóng góp lớn và sự ổn định và tiến bộ của đất nước anh em”.
Tanzania rộng hơn 945 ngàn cây số vuông với gần 45 triệu dân cư trong số này hơn 40% là tín hữu Kitô và 35% là tín hữu Hồi giáo. Số tín hữu Công Giáo là 13 triệu 600 ngàn tín hữu thuộc 5 tổng giáo phận và 29 giáo phận.
18. Đức Thánh Cha kêu gọi các thị trưởng Ý hãy là một trung gian hòa giải, chứ không chỉ là một người trung gian
Sáng thứ Hai 7 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón một phái đoàn của Hiệp hội toàn quốc các đô thị Ý, tại Điện Clementine.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đã đề cập đến vai trò của các thị trưởng trong các thành phố của họ. Ngài so sánh họ với hàng giáo sĩ và các nam nữ tu sĩ, theo nghĩa là họ phải đi cùng với người dân và cộng đồng của họ.
Đức Giáo Hoàng cũng cho biết, thị trưởng sẽ phục vụ như trung gian hòa giải cho các nhu cầu của cộng đồng. Tuy nhiên, ngài cảnh báo về nguy cơ họ bị biến thành các môi giới trung gian, chứ không phải là một người hòa giải các nhu cầu đôi khi đối kháng với nhau của cộng đồng dân sự tại điạ phương.
Cuối buổi tiếp kiến một số thị trưởng đã tặng quà cho Đức Giáo Hoàng, bao gồm cả các chià khóa thành phố của họ.
19. Đức Giáo Hoàng gặp với Nữ Tổng thống Liberia
Sáng thứ Hai 7 tháng Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp bà Ellen Johnson-Sirleaf, Nữ Tổng thống Liberia, tại Điện Tông Tòa của Vatican.
Johnson-Sirleaf là phụ nữ đầu tiên được bầu làm nguyên thủ quốc gia của một nước tại châu Phi. Bà cũng là chủ tịch Liberia đầu tiên đến thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican.
Hai nhà lãnh đạo đã nói về sự hợp tác và những đóng góp của Giáo Hội tại quốc gia Tây Phi này, đặc biệt là trong phúc lợi xã hội, giáo dục, cũng như hòa bình và hòa giải dân tộc sau hai cuộc nội chiến tại Liberia. Cuộc nội chiến đầu tiên kéo dài từ 1989 đến 1996. Cuộc nội chiến thứ hai diễn ra trong 5 năm từ 1999 đến 2003.
Trong chuyến thăm này, Tổng thống đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một huy chương trình bày căn cội của Liberia, là một quốc gia được thành lập bởi những cựu nô lệ trở về từ Hoa Kỳ. Đáp lại Đức Giáo Hoàng đã tặng bà một huy chương Thiên thần Hòa bình.
Nữ Tổng Thống Johnson-Sirleaf cũng xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho đất nước của mình sớm đạt được hòa bình, ổn định và khoan dung hơn.
Liberia rộng 111,369 cây số vuông với dân số là 3 triệu 900 ngàn dân trong đó 85.6% theo Kitô Giáo. Người Công Giáo sinh hoạt trong 2 giáo phận và một tổng giáo phận.