Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 10/04: Chứng Nhân Phục Sinh – Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
00:31 09/04/2024
Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.,
Bấy giờ, vị thượng tế cùng tất cả những người theo ông -tức là phái Xa-đốc- ra tay hành động. Đầy lòng ghen tức, 18 họ bắt các Tông Đồ, nhốt vào nhà tù công cộng.
Nhưng ban đêm thiên sứ của Đức Chúa mở cửa ngục, đưa các ông ra mà nói: “Các ông hãy đi, vào đứng trong Đền Thờ mà nói cho dân những lời ban sự sống.” Nghe thế, các ông vào Đền Thờ ngay từ lúc rạng đông và bắt đầu giảng dạy.
Vị thượng tế cùng những người kề cận đến và triệu tập Thượng Hội Đồng và toàn thể viện bô lão Ít-ra-en, rồi sai người vào nhà giam điệu các Tông Đồ tới. Nhưng khi thuộc hạ đến, họ không thấy các ông trong ngục. Họ trở về báo cáo 23 rằng: “Chúng tôi thấy ngục đóng kỹ lưỡng và những người lính canh đứng ở cửa; nhưng khi mở cửa ra, chúng tôi không thấy ai ở bên trong.” Nghe những lời ấy, viên lãnh binh Đền Thờ và các thượng tế phân vân về các ông, không biết chuyện gì xảy ra. Bấy giờ có một người đến báo cáo cho họ: “Những người các ông đã tống ngục, kìa họ đang đứng trong Đền Thờ và giảng dạy cho dân!” Viên lãnh binh bèn đi với bọn thuộc hạ và điệu các ông về, nhưng không dùng bạo lực vì sợ bị dân ném đá.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:37 09/04/2024
13. Nếu chúng ta được ân sủng của Thiên Chúa thì không ai có thể thắng được chúng ta, chúng ta sẽ can trường vượt qua tất cả và vượt qua những người đối kháng chúng ta.
(Thánh John Chrysostom)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:41 09/04/2024
25. CHẾT RỒI VẪN THÍCH SĨ DIỆN
Có một thư sinh gia cảnh rất nghèo nhưng lại rất thích sĩ diện, luôn luôn thổi phồng mình là gia đình giàu có.
Kẻ trộm cho rằng nhà hắn ta có tiền nên một đêm nọ đến nhà hắn trộm, nhưng phát hiện trong nhà hắn ta ngoài bốn bức vách ra thì chẳng có vật gì quý giá đáng đồng tiền bèn lớn tiếng chửi mắng:
- “Vận đen, đúng là nhà nghèo.”
Thư sinh nghe được, thì từ đầu giường mò hết mấy xu còn lại, đuổi theo tên trộm đưa cho nó và nói:
- “Anh đến thật không đúng lúc, xin cầm mấy đồng tiền này mà đi, nhưng khi anh đi ra ngoài thì tiên vàn để cho tôi cái sĩ diện, anh đừng nói cho ai biết là nhà tôi nghèo nhé” !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 25:
Sĩ diện đến thế là cùng.
Có người dù trong nhà khổ cực đến mấy chăng nữa thì cũng giữ thể diện đàng hoàng khi đi ra với người ta, đây là người có tinh thần tự trọng, không vì nhà nghèo mà luộm thuộm càng mất sĩ diện; có người vì sợ người ta nói mình nghèo nên đi mượn tiền mượn bạc để ăn tiêu hào phóng đến nỗi mang nợ ngập đầu ngập cổ...
Thời nay có những thiếu nữ vì đua đòi, vì sĩ diện mà vay nợ đến khi không trả được thì bán thân trả nợ, nhục nhã trăm bề và hối hận thì đã muộn; thời nay cũng có những thanh niên con nhà giàu học giỏi, nhưng vì cái sĩ diện phải biết chơi bời như bạn bè, nên học hành càng sa sút đàng điếm thì tăng lên và cuối cùng thì bị vào tù...
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta nghèo khó là có phúc, nhưng vì sĩ diện mà làm mất cái phúc nghèo khó ấy thì uổng lắm, cứ vui vẻ mà sống và nổ lực vươn lên trong cái nghèo của mình, thì sĩ diện là cái thớ gì chứ, nó chỉ là cái rác trong cuộc sống mà thôi, nhặt lên bỏ vào sọt rác là đời đẹp ngay.
Nghèo mà sống theo nghèo thì là có phúc hơn là vì sĩ diện mà sống như người có tiền của, bởi vì sĩ diện là cái mặt bên ngoài mà thôi sẽ mất đi khi hết tiền hết bạc hết bạn bè, nhưng cái tâm ở bên trong thì vẫn cứ còn mãi dù không tiền không bạc không bạn bè...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một thư sinh gia cảnh rất nghèo nhưng lại rất thích sĩ diện, luôn luôn thổi phồng mình là gia đình giàu có.
Kẻ trộm cho rằng nhà hắn ta có tiền nên một đêm nọ đến nhà hắn trộm, nhưng phát hiện trong nhà hắn ta ngoài bốn bức vách ra thì chẳng có vật gì quý giá đáng đồng tiền bèn lớn tiếng chửi mắng:
- “Vận đen, đúng là nhà nghèo.”
Thư sinh nghe được, thì từ đầu giường mò hết mấy xu còn lại, đuổi theo tên trộm đưa cho nó và nói:
- “Anh đến thật không đúng lúc, xin cầm mấy đồng tiền này mà đi, nhưng khi anh đi ra ngoài thì tiên vàn để cho tôi cái sĩ diện, anh đừng nói cho ai biết là nhà tôi nghèo nhé” !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 25:
Sĩ diện đến thế là cùng.
Có người dù trong nhà khổ cực đến mấy chăng nữa thì cũng giữ thể diện đàng hoàng khi đi ra với người ta, đây là người có tinh thần tự trọng, không vì nhà nghèo mà luộm thuộm càng mất sĩ diện; có người vì sợ người ta nói mình nghèo nên đi mượn tiền mượn bạc để ăn tiêu hào phóng đến nỗi mang nợ ngập đầu ngập cổ...
Thời nay có những thiếu nữ vì đua đòi, vì sĩ diện mà vay nợ đến khi không trả được thì bán thân trả nợ, nhục nhã trăm bề và hối hận thì đã muộn; thời nay cũng có những thanh niên con nhà giàu học giỏi, nhưng vì cái sĩ diện phải biết chơi bời như bạn bè, nên học hành càng sa sút đàng điếm thì tăng lên và cuối cùng thì bị vào tù...
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta nghèo khó là có phúc, nhưng vì sĩ diện mà làm mất cái phúc nghèo khó ấy thì uổng lắm, cứ vui vẻ mà sống và nổ lực vươn lên trong cái nghèo của mình, thì sĩ diện là cái thớ gì chứ, nó chỉ là cái rác trong cuộc sống mà thôi, nhặt lên bỏ vào sọt rác là đời đẹp ngay.
Nghèo mà sống theo nghèo thì là có phúc hơn là vì sĩ diện mà sống như người có tiền của, bởi vì sĩ diện là cái mặt bên ngoài mà thôi sẽ mất đi khi hết tiền hết bạc hết bạn bè, nhưng cái tâm ở bên trong thì vẫn cứ còn mãi dù không tiền không bạc không bạn bè...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Người có hiện diện cho chúng ta không?
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
04:39 09/04/2024
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH NĂM B : Lc 24,35-48
35 Khi ấy, hai môn đệ từ Em-mau trở về, thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
36 Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo : “Bình an cho anh em !” 37Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. 38 Nhưng Người nói : “Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? 39 Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà ! Cứ rờ xem, ma đâu có xương thịt như anh em thấy Thầy có đây?” 40 Nói xong, Người đưa tay tay chân ra cho các ông xem. 41Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi : “Ở đây anh em có gì ăn không?” 42 Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. 43 Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
44 Rồi Người bảo : “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm”. 45Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh, 46 và Người nói : “Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, sẽ từ cõi chết sống lại; 47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. 48 Chính anh em là chứng nhân về những điều này”.
NGƯỜI CÓ HIỆN DIỆN CHO CHÚNG TA KHÔNG?
Theo thông lệ hằng năm, như Chúa nhật 1 và 2 Phục sinh, bài Tin Mừng Chúa nhật thứ 3 này cũng tường thuật một cuộc hiện ra của Đấng Sống lại. Câu chuyện bắt đầu từ sau chuyến trở về của hai môn đệ làng Em-mau. Họ vừa “thuật lại cho nhóm Mười Một và các bạn hữu những gì đã xảy ra dọc đường, và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh”, thì Người lại một lần nữa đến đứng giữa họ.
Ở đây, ta gặp lại 3 phần tiêu biểu của các cuộc hiện ra sau Phục sinh : 1- Đức Giê-su có sáng kiến; 2- Người tự tỏ mình; 3- Người ủy thác cho các môn đệ một sứ mệnh. Bản văn được Lu-ca soạn rất kỹ nhằm cho thấy Đức Giê-su đã làm thế nào để đưa các môn đồ từ từ đi tới đỉnh cao của thông điệp Vượt qua. Ở cc.36-43 (…ăn trước mặt các ông) : Đức Giê-su khắc phục tâm trạng yếu tin của các ông bằng những dấu chỉ cụ thể chứng tỏ Người đã phục sinh; ở cc.44-48 : Người giúp các ông hiểu rõ Kinh Thánh và xác định nhiệm vụ của các ông là làm chứng Người đã sống lại.
1. Người lại hiện diện giữa các môn đệ
Một lần nữa, Đức Giê-su lại hiện đến đứng giữa họ. “Người đã đứng giữa họ”. Để đánh giá được lời khẳng định này, phải nghĩ lại những gì các môn đệ vừa trải qua : cái chết của Đức Giê-su và việc an táng Người. Khi đặt tử thi này vào trong mộ, họ đã chôn cả niềm hy vọng của họ luôn : “Trước đây chúng tôi vẫn hy vọng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en… Thế nhưng các thượng tế và thủ lãnh đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi” (Lc 24,20-21). Nhưng đột nhiên Người có đó ! Kẻ đã chết, đã bị đóng đinh, đã bị chôn vùi đang đứng đó. Sống động ! “Giữa họ”. Điều chúng ta đọc hôm nay, có lẽ rất ư bình thản, chính là điều họ đã cố gắng kể lại, và chẳng phải là việc dễ dàng. “Người đã tự tỏ mình”, họ bảo. Họ đã chẳng thấy Người đến, đã chẳng nghe Người gõ cửa (Gio-an sẽ nói rõ : cửa đóng). Người đứng đó, mỉm cười, bình thản, kẻ từng được tháo khỏi thập giá và đặt vào trong một nấm mộ.
Họ nhớ lại những gì mình đã nghĩ : “Không thể được ! Đây là một bóng ma, là tất cả những gì người ta muốn, nhưng không phải là con người chúng ta đã thấy từ trần”. Họ đã chần chừ ! Và các chần chừ ấy đã được kể lại cách trung thực cho ta để ta sống lại hết sức có thể kinh nghiệm Phục sinh của họ : “Người đã chết, nhưng nay Người đang sống”.
Đức Giê-su lường đúng cái bước mà môn đệ Người phải làm, và chúng ta cũng phải làm sau họ. “Vâng, chính Thầy đây mà ! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” Đấng hiện ra với các môn đệ không phải là một xác chết hiện hình, cũng chẳng phải là “hồn mai phách quế”. Đó chính là kẻ đã từng ăn uống với họ, từng đụng chạm đến họ trước khi chịu khổ hình. Hoàn toàn không phải là một ảo ảnh… Họ có thể thấy Người, sờ đến Người. Đúng là Người. Và vì họ sướng điên lên (Lu-ca tìm một cái lý để bào chữa cho sự cứng tin của các môn đồ) nhưng vẫn còn hoài nghi, Người cho họ thêm một bằng cớ nữa : “ăn trước mắt họ”.
Mắt họ ! Đó bây giờ là những con mắt của đức tin chúng ta. Vì có nhiều người, cách đây hai ngàn năm, đã thấy Đức Giê-su chết rồi sống lại, nên khi tin vào mắt họ (đức tin chúng ta dựa trên chứng nhân và chứng từ), chúng ta đi vào đức tin Ki-tô giáo : Đức Giê-su đúng là Con Thiên Chúa trở thành một con người, bị đóng đinh, chịu an táng, và được công nhận là vẫn sống sáng ngày Vượt qua.
2. Một sự hiện diện mới mẻ giữa chúng ta
Nhưng không phải là một kẻ sống như La-da-rô sau cuộc hồi sinh của mình. Lu-ca nhấn mạnh đến “xác thể tính” của Đức Giê-su phục sinh để chúng ta chớ nghĩ rằng các Tông đồ đã có những ảo tưởng, ảo tưởng cá nhân hay tập thể; họ đã thực sự cảm nghiệm “một” sự hiện diện của Đức Giê-su hằng sống. Chính đó là điều cần tin, mà đừng cố hình dung, tưởng tượng “thân xác phục sinh” của Người. (Chớ nghĩ Đấng Phục sinh vẫn còn có những nhu cầu ăn uống. Thần học sẽ chỉ nói rằng đó là một thân xác chẳng còn lệ thuộc thời gian và không gian nữa).
Đức Giê-su từ nay thuộc về “thế giới khác”, mà cái nhìn của chúng ta cũng như các môn đệ không thể vươn tới được. Với các từ của mình, Lu-ca cố gắng tả cho chúng ta điều khó tả : Đức Giê-su đã trở lại với sự sống. Dẫu mặc hình thức nào mới chăng nữa, thì để vẫn là của con người, sự sống này cần phải diễn ra trong một thân xác và qua một thân xác. (Nên nhớ Lu-ca viết cho giới Hy-lạp quen xem thể xác là vật hèn mạt và sự kiện Phục sinh là điều phi lý. Xem Cv 17,32; 1Cr 15,12).
Từ đó, tất cả đều là mầu nhiệm, và các tác giả Tân Ước, ngoài từ phục sinh (sống lại, chỗi dậy : résurrection) còn dùng một từ khác: tôn vinh (siêu thăng, rước lên trời : exaltation). Nghĩa là một sự phục sinh tuyệt đối độc nhất vô nhị. Đức Giê-su đã trở về với cuộc sống con người, nhưng là một cuộc sống con người cách khác hẳn, có thể vươn đến mọi người và cứu rỗi mọi người. Nhờ cuộc phục sinh, Người hiện diện với bất cứ ai, bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.
Việc La-da-rô, con gái ông Gia-ia, con trai bà góa thành Na-im đã tìm lại được sự sống cho một vài năm, điều đó đã chẳng thay đổi cuộc sống chúng ta lẫn thế giới. Trái lại, cuộc phục sinh-tôn vinh của Đức Giê-su từ nay không những làm cho Người trở thành Đấng Sống trên đó cái chết chẳng còn quyền hành gì, nhưng còn là Nguồn sự sống nữa.
Sự sống nào đây? “Sự sống đời đời, sự sống vĩnh cửu” như thánh Gio-an sẽ nói, chính sự sống của Đấng Vĩnh cửu, Đấng Đời Đời mà Đức Giê-su phục sinh từ đây có thể thông ban cho mọi người : “Ai khát, hãy đến với tôi ! Ai tin vào tôi, hãy đến mà uống !” (Ga 7,37). “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sự sống đời đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (6,54)
Tin vào Người, uống sự sống xuất phát từ Người, ăn mình và máu Người, biết mình chiến thắng sự chết như Người, những điều này tùy thuộc việc chúng ta tán đồng nhiều ít câu chuyện chúng ta suy niệm hôm nay : “Người đã đến, đứng giữa họ”. Chúng ta có tin Người đang hiện diện giữa chúng ta, trong thế giới hiện thời của chúng ta không? Hiện diện qua hoạt động Người, qua các hành vi bí tích, hiện diện trong anh em? Hiện diện trong tôi đến độ tôi có thể nói : “Sự sống của tôi chính là Đức Ki-tô” như thánh Phao-lô đã phát biểu không?
Đây chẳng phải là những mơ mộng đạo đức hay những sự thật chơi vơi giữa trời, nhưng là những kinh nghiệm phải có ngay lập tức, những kinh nghiệm sống với Đấng Hằng Sống. “Bất cứ tôi ở đâu, Đức Ki-tô cũng ở đó với tôi, trong giờ làm việc cũng như khi cầu nguyện, trong lúc buồn rầu và khi vui thỏa. Chúa đồng hành với tôi ở khắp mọi nơi tôi đi tới” (Thellier de Poncheville). Có như thế, chúng ta mới trở thành chứng nhân đích thực !
Một thanh niên kia hôm nọ tình cờ đi trên một con đường vắng và gặp quỷ Xa-tan. Mặt mày thật hung dữ, Xa-tan cầm chĩa ba tấn công anh ta tới tấp. Hắn hét to đến rợn người, đòi giết anh cho được. Sợ khiếp vía, anh nhìn chung quanh tìm người cầu cứu. Anh chợt thấy Đức Giê-su đứng cạnh đó, thản nhiên nhìn quỷ tấn công mình. Anh lùi về phía Chúa. Quỷ bước đến, anh lại lùi về phía Chúa nhưng Người lại lùi xa hơn. Cả ba lần như vậy, hoảng quá anh hét lên : “Chúa ơi, xin ra tay làm một việc gì mau đi ! Xin cứu con với !” Tức thì lúc đó Chúa bước ngay vào người anh. Quỷ Xa-tan thấy vậy, liền hoảng sợ bỏ chạy.
Nếu chúng ta có Chúa ở một bên cuộc đời, chúng ta sẽ lùi bước trước ma quỷ. Nhưng nếu có Chúa hiện diện trong con tim, làm chủ cuộc đời mình, thì quỷ Xa-tan lùi bước, không dám tấn công chúng ta.
35 Khi ấy, hai môn đệ từ Em-mau trở về, thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
36 Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo : “Bình an cho anh em !” 37Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. 38 Nhưng Người nói : “Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? 39 Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà ! Cứ rờ xem, ma đâu có xương thịt như anh em thấy Thầy có đây?” 40 Nói xong, Người đưa tay tay chân ra cho các ông xem. 41Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi : “Ở đây anh em có gì ăn không?” 42 Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. 43 Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
44 Rồi Người bảo : “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm”. 45Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh, 46 và Người nói : “Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, sẽ từ cõi chết sống lại; 47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. 48 Chính anh em là chứng nhân về những điều này”.
NGƯỜI CÓ HIỆN DIỆN CHO CHÚNG TA KHÔNG?
Theo thông lệ hằng năm, như Chúa nhật 1 và 2 Phục sinh, bài Tin Mừng Chúa nhật thứ 3 này cũng tường thuật một cuộc hiện ra của Đấng Sống lại. Câu chuyện bắt đầu từ sau chuyến trở về của hai môn đệ làng Em-mau. Họ vừa “thuật lại cho nhóm Mười Một và các bạn hữu những gì đã xảy ra dọc đường, và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh”, thì Người lại một lần nữa đến đứng giữa họ.
Ở đây, ta gặp lại 3 phần tiêu biểu của các cuộc hiện ra sau Phục sinh : 1- Đức Giê-su có sáng kiến; 2- Người tự tỏ mình; 3- Người ủy thác cho các môn đệ một sứ mệnh. Bản văn được Lu-ca soạn rất kỹ nhằm cho thấy Đức Giê-su đã làm thế nào để đưa các môn đồ từ từ đi tới đỉnh cao của thông điệp Vượt qua. Ở cc.36-43 (…ăn trước mặt các ông) : Đức Giê-su khắc phục tâm trạng yếu tin của các ông bằng những dấu chỉ cụ thể chứng tỏ Người đã phục sinh; ở cc.44-48 : Người giúp các ông hiểu rõ Kinh Thánh và xác định nhiệm vụ của các ông là làm chứng Người đã sống lại.
1. Người lại hiện diện giữa các môn đệ
Một lần nữa, Đức Giê-su lại hiện đến đứng giữa họ. “Người đã đứng giữa họ”. Để đánh giá được lời khẳng định này, phải nghĩ lại những gì các môn đệ vừa trải qua : cái chết của Đức Giê-su và việc an táng Người. Khi đặt tử thi này vào trong mộ, họ đã chôn cả niềm hy vọng của họ luôn : “Trước đây chúng tôi vẫn hy vọng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en… Thế nhưng các thượng tế và thủ lãnh đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi” (Lc 24,20-21). Nhưng đột nhiên Người có đó ! Kẻ đã chết, đã bị đóng đinh, đã bị chôn vùi đang đứng đó. Sống động ! “Giữa họ”. Điều chúng ta đọc hôm nay, có lẽ rất ư bình thản, chính là điều họ đã cố gắng kể lại, và chẳng phải là việc dễ dàng. “Người đã tự tỏ mình”, họ bảo. Họ đã chẳng thấy Người đến, đã chẳng nghe Người gõ cửa (Gio-an sẽ nói rõ : cửa đóng). Người đứng đó, mỉm cười, bình thản, kẻ từng được tháo khỏi thập giá và đặt vào trong một nấm mộ.
Họ nhớ lại những gì mình đã nghĩ : “Không thể được ! Đây là một bóng ma, là tất cả những gì người ta muốn, nhưng không phải là con người chúng ta đã thấy từ trần”. Họ đã chần chừ ! Và các chần chừ ấy đã được kể lại cách trung thực cho ta để ta sống lại hết sức có thể kinh nghiệm Phục sinh của họ : “Người đã chết, nhưng nay Người đang sống”.
Đức Giê-su lường đúng cái bước mà môn đệ Người phải làm, và chúng ta cũng phải làm sau họ. “Vâng, chính Thầy đây mà ! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” Đấng hiện ra với các môn đệ không phải là một xác chết hiện hình, cũng chẳng phải là “hồn mai phách quế”. Đó chính là kẻ đã từng ăn uống với họ, từng đụng chạm đến họ trước khi chịu khổ hình. Hoàn toàn không phải là một ảo ảnh… Họ có thể thấy Người, sờ đến Người. Đúng là Người. Và vì họ sướng điên lên (Lu-ca tìm một cái lý để bào chữa cho sự cứng tin của các môn đồ) nhưng vẫn còn hoài nghi, Người cho họ thêm một bằng cớ nữa : “ăn trước mắt họ”.
Mắt họ ! Đó bây giờ là những con mắt của đức tin chúng ta. Vì có nhiều người, cách đây hai ngàn năm, đã thấy Đức Giê-su chết rồi sống lại, nên khi tin vào mắt họ (đức tin chúng ta dựa trên chứng nhân và chứng từ), chúng ta đi vào đức tin Ki-tô giáo : Đức Giê-su đúng là Con Thiên Chúa trở thành một con người, bị đóng đinh, chịu an táng, và được công nhận là vẫn sống sáng ngày Vượt qua.
2. Một sự hiện diện mới mẻ giữa chúng ta
Nhưng không phải là một kẻ sống như La-da-rô sau cuộc hồi sinh của mình. Lu-ca nhấn mạnh đến “xác thể tính” của Đức Giê-su phục sinh để chúng ta chớ nghĩ rằng các Tông đồ đã có những ảo tưởng, ảo tưởng cá nhân hay tập thể; họ đã thực sự cảm nghiệm “một” sự hiện diện của Đức Giê-su hằng sống. Chính đó là điều cần tin, mà đừng cố hình dung, tưởng tượng “thân xác phục sinh” của Người. (Chớ nghĩ Đấng Phục sinh vẫn còn có những nhu cầu ăn uống. Thần học sẽ chỉ nói rằng đó là một thân xác chẳng còn lệ thuộc thời gian và không gian nữa).
Đức Giê-su từ nay thuộc về “thế giới khác”, mà cái nhìn của chúng ta cũng như các môn đệ không thể vươn tới được. Với các từ của mình, Lu-ca cố gắng tả cho chúng ta điều khó tả : Đức Giê-su đã trở lại với sự sống. Dẫu mặc hình thức nào mới chăng nữa, thì để vẫn là của con người, sự sống này cần phải diễn ra trong một thân xác và qua một thân xác. (Nên nhớ Lu-ca viết cho giới Hy-lạp quen xem thể xác là vật hèn mạt và sự kiện Phục sinh là điều phi lý. Xem Cv 17,32; 1Cr 15,12).
Từ đó, tất cả đều là mầu nhiệm, và các tác giả Tân Ước, ngoài từ phục sinh (sống lại, chỗi dậy : résurrection) còn dùng một từ khác: tôn vinh (siêu thăng, rước lên trời : exaltation). Nghĩa là một sự phục sinh tuyệt đối độc nhất vô nhị. Đức Giê-su đã trở về với cuộc sống con người, nhưng là một cuộc sống con người cách khác hẳn, có thể vươn đến mọi người và cứu rỗi mọi người. Nhờ cuộc phục sinh, Người hiện diện với bất cứ ai, bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.
Việc La-da-rô, con gái ông Gia-ia, con trai bà góa thành Na-im đã tìm lại được sự sống cho một vài năm, điều đó đã chẳng thay đổi cuộc sống chúng ta lẫn thế giới. Trái lại, cuộc phục sinh-tôn vinh của Đức Giê-su từ nay không những làm cho Người trở thành Đấng Sống trên đó cái chết chẳng còn quyền hành gì, nhưng còn là Nguồn sự sống nữa.
Sự sống nào đây? “Sự sống đời đời, sự sống vĩnh cửu” như thánh Gio-an sẽ nói, chính sự sống của Đấng Vĩnh cửu, Đấng Đời Đời mà Đức Giê-su phục sinh từ đây có thể thông ban cho mọi người : “Ai khát, hãy đến với tôi ! Ai tin vào tôi, hãy đến mà uống !” (Ga 7,37). “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sự sống đời đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (6,54)
Tin vào Người, uống sự sống xuất phát từ Người, ăn mình và máu Người, biết mình chiến thắng sự chết như Người, những điều này tùy thuộc việc chúng ta tán đồng nhiều ít câu chuyện chúng ta suy niệm hôm nay : “Người đã đến, đứng giữa họ”. Chúng ta có tin Người đang hiện diện giữa chúng ta, trong thế giới hiện thời của chúng ta không? Hiện diện qua hoạt động Người, qua các hành vi bí tích, hiện diện trong anh em? Hiện diện trong tôi đến độ tôi có thể nói : “Sự sống của tôi chính là Đức Ki-tô” như thánh Phao-lô đã phát biểu không?
Đây chẳng phải là những mơ mộng đạo đức hay những sự thật chơi vơi giữa trời, nhưng là những kinh nghiệm phải có ngay lập tức, những kinh nghiệm sống với Đấng Hằng Sống. “Bất cứ tôi ở đâu, Đức Ki-tô cũng ở đó với tôi, trong giờ làm việc cũng như khi cầu nguyện, trong lúc buồn rầu và khi vui thỏa. Chúa đồng hành với tôi ở khắp mọi nơi tôi đi tới” (Thellier de Poncheville). Có như thế, chúng ta mới trở thành chứng nhân đích thực !
Một thanh niên kia hôm nọ tình cờ đi trên một con đường vắng và gặp quỷ Xa-tan. Mặt mày thật hung dữ, Xa-tan cầm chĩa ba tấn công anh ta tới tấp. Hắn hét to đến rợn người, đòi giết anh cho được. Sợ khiếp vía, anh nhìn chung quanh tìm người cầu cứu. Anh chợt thấy Đức Giê-su đứng cạnh đó, thản nhiên nhìn quỷ tấn công mình. Anh lùi về phía Chúa. Quỷ bước đến, anh lại lùi về phía Chúa nhưng Người lại lùi xa hơn. Cả ba lần như vậy, hoảng quá anh hét lên : “Chúa ơi, xin ra tay làm một việc gì mau đi ! Xin cứu con với !” Tức thì lúc đó Chúa bước ngay vào người anh. Quỷ Xa-tan thấy vậy, liền hoảng sợ bỏ chạy.
Nếu chúng ta có Chúa ở một bên cuộc đời, chúng ta sẽ lùi bước trước ma quỷ. Nhưng nếu có Chúa hiện diện trong con tim, làm chủ cuộc đời mình, thì quỷ Xa-tan lùi bước, không dám tấn công chúng ta.
Cao cả nửa vời
Lm. Minh Anh
14:44 09/04/2024
CAO CẢ NỬA VỜI
“Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”.
“Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối, nhưng bi kịch thực sự của một cuộc đời là khi con người sợ ánh sáng!” - Platon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Bi kịch thực sự của một cuộc đời là khi con người sợ ánh sáng!”. Nhận định của Platon phù hợp với câu nói khá xót xa của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, “Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”.
Lời Chúa nói đến bóng tối và ánh sáng. Các tông đồ trong ngục tối được thiên thần dẫn ra ánh sáng. Tin Mừng tiếp tục trình bày cuộc đàm đạo trong đêm tối giữa Nicôđêmô và Chúa Giêsu, hai người nói về ánh sáng - điều làm con người nên cao cả - Thế nhưng, đó chỉ là một sự ‘cao cả nửa vời!’. Tại sao? Vì “Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”.
Trong cuốn ‘Le Maître du désir’, ‘Thầy Dạy Khát Khao’, người viết dịch, cha Éloi Leclerc nhận định, “Nicôđêmô, một thầy dạy vị vọng, không chỉ đến vào ban đêm; ông ‘đến từ đêm’, ‘lộ ra từ đêm’ như một người khát khao ánh sáng canh thức trông chờ bình minh. Bởi lẽ, con người chỉ thực sự tồn tại trong chuyển động vốn đem nó lại gần ánh sáng; ở ngoài chuyển động ấy, con người chỉ là một ‘mảng đêm’ của thế giới. Nó chỉ tìm thấy mình trong chân lý bằng cách sinh ra trong ánh sáng. Đó là sự cao cả của nó! Nhưng đó là một sự ‘cao cả nửa vời’; bởi lẽ, trong mọi khoảnh khắc, con người có thể để mình bị chộp lại bởi các thế lực của bóng tối!”. Bằng chứng là mỗi ngày, bạn và tôi thích đọc, nghe và xem bao điều xấu xa hơn là điều tốt lành!
Dĩ nhiên, không phải ai cũng thế! Nhiều người không quan tâm đến bóng tối và những tội lỗi nổi cộm đó đây; nhưng thực tế là bóng tối luôn bủa vây chúng ta và điều đó nói lên một cảnh báo nhất định về bản chất của con người sa ngã. Biết được điều đó, chúng ta chiến đấu cho ánh sáng, chống lại bóng tối. Ánh sáng nơi chúng ta thật cao cả nhưng nó quá mong manh; vì lẽ, chúng ta dễ chiều theo bóng tối, dễ dàng để mình bị cuốn vào ‘màn đêm’ và cảm thấy ‘hạnh phúc’ ở đó; nhưng thật ra, chỉ là bất hạnh! Thật tốt khi bạn và tôi ý thức được điều này và xác định nó là một phần của xu hướng dễ sa ngã của bản thân, hầu một chỉ cậy trông vào Chúa; tìm cách đề phòng và tránh xa mọi cám dỗ đưa đến hỗn loạn, mất trật tự và vô kỷ luật.
Anh Chị em,
“Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”. Là môn đệ Chúa Kitô, chúng ta được kêu gọi yêu mến Ánh Sáng Giêsu; Ngài là ‘Vầng Dương’, ‘Định Tinh’ soi rọi cho mọi ‘hành tinh’ quay chung quanh Ngài. Không chỉ là Ánh Sáng, Ngài còn là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, Sự Cao Cả Đích Thực. Không có Ngài, ánh sáng của chúng ta chỉ là ánh sáng ảo; sự cao cả của chúng ta chỉ nửa vời nếu không nói là ‘thê thảm!’. Vì thế, ước muốn nên thánh, ước muốn sống một đời hoàn hảo có nghĩa là ngay cả những đam mê và ước vọng của bạn và tôi, cuối cùng, phải được cuốn hút về Chúa Kitô, Ánh Sáng đích thực của thế giới, của cuộc đời mỗi người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con rơi vào “bi kịch thực sự” khi con sợ ánh sáng; khi con nuông chiều bóng tối khiến sự sáng, sự cao cả nơi con trở nên thê thảm hoặc nửa vời!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”.
“Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối, nhưng bi kịch thực sự của một cuộc đời là khi con người sợ ánh sáng!” - Platon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Bi kịch thực sự của một cuộc đời là khi con người sợ ánh sáng!”. Nhận định của Platon phù hợp với câu nói khá xót xa của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, “Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”.
Lời Chúa nói đến bóng tối và ánh sáng. Các tông đồ trong ngục tối được thiên thần dẫn ra ánh sáng. Tin Mừng tiếp tục trình bày cuộc đàm đạo trong đêm tối giữa Nicôđêmô và Chúa Giêsu, hai người nói về ánh sáng - điều làm con người nên cao cả - Thế nhưng, đó chỉ là một sự ‘cao cả nửa vời!’. Tại sao? Vì “Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”.
Trong cuốn ‘Le Maître du désir’, ‘Thầy Dạy Khát Khao’, người viết dịch, cha Éloi Leclerc nhận định, “Nicôđêmô, một thầy dạy vị vọng, không chỉ đến vào ban đêm; ông ‘đến từ đêm’, ‘lộ ra từ đêm’ như một người khát khao ánh sáng canh thức trông chờ bình minh. Bởi lẽ, con người chỉ thực sự tồn tại trong chuyển động vốn đem nó lại gần ánh sáng; ở ngoài chuyển động ấy, con người chỉ là một ‘mảng đêm’ của thế giới. Nó chỉ tìm thấy mình trong chân lý bằng cách sinh ra trong ánh sáng. Đó là sự cao cả của nó! Nhưng đó là một sự ‘cao cả nửa vời’; bởi lẽ, trong mọi khoảnh khắc, con người có thể để mình bị chộp lại bởi các thế lực của bóng tối!”. Bằng chứng là mỗi ngày, bạn và tôi thích đọc, nghe và xem bao điều xấu xa hơn là điều tốt lành!
Dĩ nhiên, không phải ai cũng thế! Nhiều người không quan tâm đến bóng tối và những tội lỗi nổi cộm đó đây; nhưng thực tế là bóng tối luôn bủa vây chúng ta và điều đó nói lên một cảnh báo nhất định về bản chất của con người sa ngã. Biết được điều đó, chúng ta chiến đấu cho ánh sáng, chống lại bóng tối. Ánh sáng nơi chúng ta thật cao cả nhưng nó quá mong manh; vì lẽ, chúng ta dễ chiều theo bóng tối, dễ dàng để mình bị cuốn vào ‘màn đêm’ và cảm thấy ‘hạnh phúc’ ở đó; nhưng thật ra, chỉ là bất hạnh! Thật tốt khi bạn và tôi ý thức được điều này và xác định nó là một phần của xu hướng dễ sa ngã của bản thân, hầu một chỉ cậy trông vào Chúa; tìm cách đề phòng và tránh xa mọi cám dỗ đưa đến hỗn loạn, mất trật tự và vô kỷ luật.
Anh Chị em,
“Người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng!”. Là môn đệ Chúa Kitô, chúng ta được kêu gọi yêu mến Ánh Sáng Giêsu; Ngài là ‘Vầng Dương’, ‘Định Tinh’ soi rọi cho mọi ‘hành tinh’ quay chung quanh Ngài. Không chỉ là Ánh Sáng, Ngài còn là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, Sự Cao Cả Đích Thực. Không có Ngài, ánh sáng của chúng ta chỉ là ánh sáng ảo; sự cao cả của chúng ta chỉ nửa vời nếu không nói là ‘thê thảm!’. Vì thế, ước muốn nên thánh, ước muốn sống một đời hoàn hảo có nghĩa là ngay cả những đam mê và ước vọng của bạn và tôi, cuối cùng, phải được cuốn hút về Chúa Kitô, Ánh Sáng đích thực của thế giới, của cuộc đời mỗi người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con rơi vào “bi kịch thực sự” khi con sợ ánh sáng; khi con nuông chiều bóng tối khiến sự sáng, sự cao cả nơi con trở nên thê thảm hoặc nửa vời!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
NGUYÊN VĂN TUYÊN BỐ DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, 3
Vũ Văn An
01:42 09/04/2024
1. Nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của phẩm giá con người
10. Ngay từ cổ thời, [18] trực giác về phẩm giá con người đã xuất hiện từ một quan điểm xã hội coi mỗi người như được ban cho một phẩm giá cụ thể dựa trên cấp bậc và địa vị của họ trong một trật tự đã được thiết lập. Từ nguồn gốc trong lĩnh vực xã hội, từ “phẩm giá” sau đó được dùng để mô tả phẩm giá khác biệt của các hữu thể trong vũ trụ. Theo quan điểm này, mọi hữu thể đều có “phẩm giá” riêng tùy theo vị trí của chúng trong sự hài hòa của tổng thể. Một số quan điểm cao của tư tưởng cổ xưa đã bắt đầu thừa nhận vị trí độc nhất của con người là những hữu thể có lý trí, có khả năng chịu trách nhiệm về bản thân và những người khác trên thế giới.[19] Tuy nhiên, một lối suy nghĩ có thể đặt nền tảng cho sự tôn trọng phẩm giá của mỗi con người trong mọi hoàn cảnh vẫn còn rất xa.
Quan điểm Kinh Thánh
11. Mặc khải Kinh Thánh dạy rằng tất cả mọi con người đều có phẩm giá cố hữu bởi vì họ được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa: “Thiên Chúa phán: 'Chúng ta hãy làm nên con người theo hình ảnh Chúng ta, giống như chúng ta' […] Vì vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Người. Người đã tạo dựng con người theo hình ảnh của chính Người; Người đã dựng nên họ có nam có nữ” (St 1:26-27). Với điều này, nhân tính có một phẩm chất chuyên biệt, có nghĩa là nó không thể bị giản lược thành các yếu tố vật chất thuần túy. Hơn nữa, “hình ảnh” không định nghĩa linh hồn hay khả năng trí thức của nó mà là phẩm giá của người nam và người nữ. Trong mối quan hệ bình đẳng và yêu thương lẫn nhau, cả người nam và người nữ đều đại diện cho Thiên Chúa trong thế giới và cũng được kêu gọi trân trọng và nuôi dưỡng thế giới. Vì lý do này, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa có nghĩa là sở hữu một giá trị thánh thiêng vượt trên mọi sự phân biệt về bản chất tình dục, xã hội, chính trị, văn hóa và tôn giáo. Phẩm giá của chúng ta được Thiên Chúa ban cho chúng ta; nó không được đòi hỏi hay đáng được. Mỗi con người đều được Thiên Chúa yêu thương và mong muốn, và do đó, có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Trong Xuất Hành, trung tâm của Cựu Ước, Thiên Chúa tỏ ra là Đấng nghe tiếng kêu than của người nghèo, nhìn thấy nỗi khốn cùng của dân Người và quan tâm đến những người bé mọn nhất và những người bị áp bức (x. Xh 3:7; 22:20-26). Lời dạy tương tự có thể được tìm thấy trong Đệ nhị luật (x. Đnl 12-26); ở đây, giáo huấn về quyền lợi được biến thành một bản tuyên ngôn về phẩm giá con người, đặc biệt ủng hộ ba loại trẻ mồ côi, góa phụ và khách lạ (x. Đnl 24,17). Những giới răn cổ xưa của Xuất Hành được nhắc lại và áp dụng vào thời điểm này trong lời rao giảng của các vị tiên tri, những người đại diện cho lương tâm phê phán của dân Israel. Các nhà tiên tri A-mốt, Ô-sê, I-sa-ia, Mi-kha và Giê-rê-mi-a có cả chương lên án sự bất công. A-mốt cay đắng lên án sự đàn áp người nghèo và việc những người nghe ông không nhìn nhận bất cứ phẩm giá cơ bản nào của con người nơi những người cơ cực (x. Am. 2:6-7; 4:1; 5:11-12). I-sa-ia tuyên bố lời nguyền rủa những kẻ chà đạp quyền lợi của người nghèo, phủ nhận mọi công lý của họ: “Khốn cho những kẻ ban hành những mệnh lệnh gian ác, và những kẻ viết ra những bài viết áp bức, để gạt người nghèo khổ ra khỏi công lý” (Is. 10: 1-2). Lời dạy tiên tri này được vang vọng trong Văn học Khôn ngoan. Chẳng hạn, Huấn Ca đánh đồng sự áp bức người nghèo với tội giết người: “Lấy đi mạng sống của người hàng xóm là giết anh ta; tước đoạt lương của nhân viên là đổ máu” (Hc 34:22). Trong các Thánh vịnh, mối quan hệ tôn giáo với Thiên Chúa xuất hiện thông qua việc bảo vệ những người yếu đuối và thiếu thốn: “Hãy xét xử công bằng cho kẻ yếu đuối và trẻ mồ côi; xét xử công bằng cho người nghèo khổ và người khốn khổ. Hãy cứu giúp kẻ yếu đuối và kẻ khốn cùng; giải thoát họ khỏi tay kẻ ác” (Tv 82:3-4).
12. Sinh ra và lớn lên trong những điều kiện khiêm nhường, Chúa Giêsu mạc khải phẩm giá của những người túng thiếu và những người lao động. [20] Sau đó, trong suốt sứ vụ công khai của mình, Người khẳng định giá trị và phẩm giá của tất cả những ai mang hình ảnh của Thiên Chúa, bất kể địa vị xã hội và hoàn cảnh bên ngoài của họ. Chúa Giêsu đã phá bỏ các rào cản văn hóa và phụng tự, khôi phục phẩm giá cho những người bị “chối bỏ” hoặc bị bị coi là bị gạt ra ngoài lề xã hội, chẳng hạn như những người thu thuế (x. Mt. 9:10-11), phụ nữ (x. Ga 4:1-42), trẻ em (x. Mc 10:14-15), người cùi (x. Mt. 8:2-3), người bệnh (x. Mc 1:29-34), người lạ (x. Mt. 25:35), và các bà góa (x. Lc. 7:11- 15). Người chữa lành, cho ăn, bảo vệ, giải phóng và cứu rỗi. Người được mô tả như một mục tử quan tâm đến một con chiên bị lạc (x. Mt 18:12-14). Người đồng hóa với những người anh em hèn mọn nhất của mình: “Như các ngươi đã làm điều đó cho một trong những người anh em hèn mọn nhất của Ta, là các ngươi đã làm điều đó cho chính Ta” (Mt. 25:40). Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, “những người bé nhỏ” không chỉ là trẻ em, mà còn là những người dễ bị tổn thương, những người tầm thường nhất, những người bị ruồng bỏ, bị áp bức, bị bỏ rơi, người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề xã hội, người thất học, người bệnh tật và những người bị kẻ mạnh áp bức. Chúa Kitô vinh quang sẽ xét xử bằng tình yêu thương người lân cận, bao gồm việc phục vụ những người đói, khát, khách lạ, trần truồng, bệnh tật và tù đày, những người mà Người đồng nhất hóa với (x. Mt. 25:34-36). Đối với Chúa Giêsu, điều tốt làm cho mọi con người, bất kể mối quan hệ huyết thống hay tôn giáo, là tiêu chuẩn phán xét duy nhất. Thánh Tông đồ Phaolô khẳng định rằng mọi Kitô hữu phải sống theo những yêu cầu về phẩm giá và tôn trọng quyền lợi của mọi người (x. Rm 13:8-10) theo điều răn mới về tình yêu thương (x. 1 Cr 13:1-13).
Những phát triển trong tư tưởng Kitô giáo
13. Khi tư tưởng Kitô giáo phát triển, nó cũng thúc đẩy và đồng hành với sự tiến bộ trong suy tư của nhân loại về khái niệm phẩm giá. Rút ra từ truyền thống phong phú của các Giáo phụ, nhân chủng học Kitô giáo cổ điển nhấn mạnh đến học thuyết về con người được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa cũng như vai trò độc nhất của con người trong công trình sáng tạo.[21] Bằng cách sàng lọc một cách có phê phán sự kế thừa mà nó đã nhận được từ triết học cổ thời, tư tưởng Kitô giáo thời Trung cổ đã đi đến một tổng hợp khái niệm về “con người” thừa nhận nền tảng siêu hình của phẩm giá con người. Thánh Tôma Aquinô đã chứng thực điều này khi ngài khẳng định rằng “'con người' biểu thị điều hoàn hảo nhất trong mọi bản chất - nghĩa là, một cá thể tồn hữu có bản chất hữu lý.”[22] Chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo thời Phục hưng sau này đã nhấn mạnh phẩm giá hữu thể học này và biểu hiện ưu việt của nó trong hành động tự do của con người.[23] Ngay trong các tác phẩm của những nhà tư tưởng cận đại như Descartes và Kant, những người đã thách thức một số nền tảng của nhân học Kitô giáo truyền thống, người ta vẫn có thể cảm nhận rõ ràng tiếng vang của Mặc khải. Dựa trên một số suy tư triết học gần đây về tình trạng của tính chủ quan lý thuyết và thực tiễn, suy tư Kitô giáo sau đó đã nhấn mạnh hơn nữa chiều sâu của khái niệm phẩm giá. Trong thế kỷ 20, điều này đạt đến một quan điểm độc đáo (như được thấy trong Chủ nghĩa Nhân vị) xem xét lại vấn đề về tính chủ quan và mở rộng nó để bao gồm tính liên chủ thể và các mối quan hệ gắn kết con người với nhau.[24] Lối suy nghĩ xuất phát từ quan điểm này đã làm phong phú thêm nền nhân học Kitô giáo đương thời.[25]
Thời đại hiện tại
14. Ngày nay, thuật ngữ “phẩm giá” chủ yếu được sử dụng để nhấn mạnh tính độc đáo của con người, không thể so sánh với tất cả các thực thể khác trong vũ trụ. Từ góc độ này, chúng ta có thể hiểu từ “phẩm giá” đã được sử dụng như thế nào trong Tuyên bố của Liên hiệp quốc năm 1948, trong đó nói về “phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm của tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại”. Chỉ có đặc tính bất khả xâm phạm này của phẩm giá con người mới có thể nói về nhân quyền. [26]
15. Để làm sáng tỏ hơn nữa khái niệm về phẩm giá, điều cần thiết là phải chỉ ra rằng phẩm giá không phải là điều được người khác ban cho một người dựa trên tài năng hoặc phẩm chất của họ, đến mức có thể bị thu hồi. Nếu nó được ban tặng như vậy, nó sẽ được trao đi một cách có điều kiện và có thể chuyển nhượng, và khi đó chính ý nghĩa của phẩm giá (bất chấp đáng được tôn trọng bao nhiêu) sẽ vẫn có nguy cơ bị xóa bỏ. Thay vào đó, phẩm giá là nội tại của con người: nó không được ban tặng sau đó (a posteriori=hậu thiên), nó có trước bất cứ sự công nhận nào, và nó không thể bị mất đi. Tất cả mọi người đều có phẩm giá nội tại như nhau, bất kể họ có thể phát biểu nó một cách thích hợp hay không.
16. Vì lý do này, Công đồng Vatican II nói về “phẩm giá cao cả của con người, là người đứng trên mọi sự và các quyền và nghĩa vụ của họ là phổ quát và bất khả xâm phạm.”[27] Như lời mở đầu của Tuyên ngôn Dignitatis Humanae của Công đồng nhắc lại, “con người đương thời ngày càng ý thức hơn về phẩm giá của con người; ngày càng có nhiều người yêu cầu con người phải thực hiện đầy đủ khả năng phán đoán của mình và quyền tự do có trách nhiệm trong hành động của mình và không phải chịu áp lực ép buộc mà được truyền cảm hứng từ ý thức trách nhiệm.”[28] Quyền tự do tư tưởng và lương tâm như vậy, cả cá nhân lẫn cộng đồng, đều dựa trên sự nhìn nhận phẩm giá con người “như được biết đến qua Lời Chúa được mặc khải và bởi chính lý trí.”[29] Huấn quyền của Giáo hội ủng hộ dần dần việc phát triển một sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về ý nghĩa của phẩm giá con người, cùng với những đòi hỏi và hậu quả của nó, cho đến khi đạt được sự thừa nhận rằng phẩm giá của mỗi con người vượt lên trên mọi hoàn cảnh.
2. Giáo hội công bố, cổ vũ và bảo đảm phẩm giá con người
17. Giáo hội công bố phẩm giá bình đẳng của mọi người, bất kể điều kiện sống hay phẩm chất của họ. Lời loan báo này dựa trên một xác tín ba mặt, một xác tín – dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo – mang lại cho phẩm giá con người một giá trị vô giá và củng cố những đòi hỏi nội tại của nó.
Hình ảnh không thể xóa nhòa của Thiên Chúa
18. Xác tín đầu tiên, rút ra từ Mặc khải, cho rằng phẩm giá của con người xuất phát từ tình yêu của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã in dấu những nét không thể xóa nhòa của hình ảnh Người trên mỗi người (x. St 1:26). Đấng Tạo Hóa kêu gọi mỗi người biết Người, yêu mến Người và sống trong mối quan hệ giao ước với Người, đồng thời kêu gọi con người sống trong tình huynh đệ, công bằng và hòa bình với tất cả những người khác. Theo quan điểm này, phẩm giá không chỉ ám chỉ linh hồn mà còn ám chỉ con người như một thể thống nhất không thể tách rời giữa thân xác và linh hồn. Theo đó, phẩm giá cũng gắn liền với thân xác của mỗi người, thân xác này tham gia theo cách riêng của mình vào việc hiện hữu trong imago Dei (theo hình ảnh Thiên Chúa) và cũng được mời gọi chia sẻ vinh quang của linh hồn trong cõi phúc thần linh.
Chúa Kitô nâng cao phẩm giá con người
19. Niềm xác tín thứ hai xuất phát từ sự kiện này: phẩm giá của con người đã được biểu lộ trong tính trọn vẹn khi Chúa Cha sai Con của Người đến, Đấng đã mặc lấy sự hiện hữu trọn vẹn của con người: “Trong mầu nhiệm Nhập Thể, Con Thiên Chúa đã xác nhận việc phẩm giá của thân xác và linh hồn cấu thành nên con người.”[30] Bằng cách kết hợp mình với mọi người qua việc Nhập Thể, Chúa Giêsu Kitô xác nhận rằng mỗi người sở hữu một phẩm giá vô biên chỉ bằng cách thuộc về cộng đồng nhân loại; hơn nữa, Người khẳng định rằng phẩm giá này không bao giờ có thể bị mất đi.[31] Bằng cách công bố rằng Nước Thiên Chúa thuộc về người nghèo, người khiêm nhường, người bị khinh miệt và những người đau khổ về thể xác và tinh thần; bằng cách chữa lành tất cả các loại bệnh tật và thương tật, ngay cả những bệnh nghiêm trọng nhất, chẳng hạn như bệnh phong; bằng cách khẳng định rằng bất cứ điều gì được làm cho những người này cũng là được làm cho Người bởi vì Người hiện diện trong họ: bằng tất cả những cách này, Chúa Giêsu đã mang đến sự mới lạ tuyệt vời trong việc nhìn nhận phẩm giá của mỗi người, đặc biệt là những người bị coi là “không xứng đáng”. Nguyên tắc mới này trong lịch sử loài người - nhấn mạnh rằng các cá nhân thậm chí còn “xứng đáng” hơn với sự tôn trọng và yêu thương của chúng ta khi họ yếu đuối, bị khinh miệt hoặc đau khổ, thậm chí đến mức mất đi “hình dáng” con người - đã thay đổi bộ mặt của thế giới. Nó đã mang lại sức sống cho các tổ chức chăm sóc những người gặp hoàn cảnh khó khăn, chẳng hạn như trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, người bệnh tâm thần, người mắc bệnh nan y hoặc dị tật nghiêm trọng, và những người sống trên đường phố.
Một ơn gọi hướng tới phẩm giá trọn vẹn
20. Xác tín thứ ba liên quan đến số phận cuối cùng của con người. Sau Công cuộc Sáng tạo và Nhập thể, Sự Phục sinh của Chúa Kitô mạc khải một khía cạnh khác của phẩm giá con người. Thật vậy, “phẩm giá của con người trước hết nằm ở việc họ được mời gọi hiệp thông với Thiên Chúa,” [32] được định sẵn sẽ tồn tại mãi mãi. Như vậy, “phẩm giá của cuộc sống này không chỉ gắn liền với sự khởi đầu của nó, với sự kiện nó đến từ Thiên Chúa, mà còn với mục đích cuối cùng của nó, với định mệnh hiệp thông với Thiên Chúa trong sự hiểu biết và yêu mến Người. Dưới ánh sáng của sự thật này, Thánh Irênê bổ túc và hoàn tất lời ngài ca ngợi con người: 'vinh quang của Thiên Chúa' thực sự là 'con người, con người sống động', nhưng 'sự sống của con người hệ tại ở việc nhìn thấy Thiên Chúa'”[33 ]
21. Do đó, Giáo hội tin và khẳng định rằng tất cả mọi người – được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và được tái tạo [34] trong Chúa Con, Đấng đã làm người, chịu đóng đinh và sống lại – đều được mời gọi lớn lên dưới tác động của Chúa Thánh Thần để phản ảnh vinh quang của Chúa Cha trong cùng hình ảnh đó và chia sẻ sự sống đời đời (x. Ga 10:15-16; 17:22-24; 2 Cr 3:18; Ep 1:3-14). Thật vậy, “Mặc khải […] cho thấy phẩm giá con người một cách trọn vẹn.” [35]
Cam kết đối với tự do riêng của chính người ta
22. Mỗi cá nhân đều sở hữu một phẩm giá nội tại và bất khả nhượng ngay từ đầu cuộc sống của mình như một hồng ân không thể thay đổi được. Tuy nhiên, việc lựa chọn để phát biểu phẩm giá đó và thể hiện nó một cách trọn vẹn hay che giấu nó tùy thuộc vào quyết định tự do và trách nhiệm của mỗi người. Một số Giáo Phụ, chẳng hạn như Thánh Irênê và Thánh Gioan Đa-mát-xê-nô, đã phân biệt giữa “hình ảnh” và “họa ảnh” được đề cập trong Sách Sáng Thế (x. 1:26). Điều này cho phép có một quan điểm năng động về phẩm giá con người vốn hiểu rằng hình ảnh Thiên Chúa được giao phó cho tự do của con người để – dưới sự hướng dẫn và tác động của Chúa Thánh Thần – việc con người giống Thiên Chúa được lớn mạnh và mỗi người có thể đạt được phẩm giá cao nhất của mình.[ 36] Mọi người đều được mời gọi biểu lộ phạm vi hữu thể học của phẩm giá trên bình diện hiện sinh và luân lý khi họ, bằng sự tự do của mình, hướng mình tới sự thiện đích thực để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa. Vì vậy, là người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người không bao giờ đánh mất phẩm giá của mình và không bao giờ ngừng được mời gọi đón nhận sự thiện một cách tự do. Đồng thời, trong mức độ con người đáp lại điều tốt, phẩm giá của con người có thể tự biểu lộ một cách tự do, năng động và tiến bộ; cùng với điều đó, nó cũng có thể lớn lên và trưởng thành. Do đó, mỗi người cũng phải cố gắng sống xứng đáng với phẩm giá của mình. Dưới ánh sáng này, người ta có thể hiểu tội lỗi có thể làm tổn thương và che khuất phẩm giá con người như thế nào, vì nó là một hành vi trái ngược với phẩm giá đó; tuy nhiên, tội lỗi không bao giờ có thể hủy bỏ sự thật này là con người được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Bằng cách này, đức tin đóng một vai trò quyết định trong việc giúp lý trí nhận thức được phẩm giá con người và trong việc chấp nhận, củng cố và làm sáng tỏ những đặc điểm thiết yếu của nó, như Đức Bênêđíctô XVI đã chỉ ra: “Tuy nhiên, nếu không có sự sửa chữa của tôn giáo, lý trí cũng có thể trở thành nạn nhân của những bóp méo, như khi nó bị hệ tư tưởng thao túng, hoặc bị áp dụng một cách phiến diện mà không quan tâm đầy đủ đến phẩm giá con người. Suy cho cùng, việc lạm dụng lý trí như vậy là nguyên nhân dẫn đến nạn buôn bán nô lệ ngay từ đầu và nhiều tệ nạn xã hội khác, nhất là các hệ tư tưởng toàn trị của thế kỷ XX.” [37]
3. Phẩm gía, Nền tảng của các Nhân quyền và Nghĩa vụ
23. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại: “Trong nền văn hóa hiện đại, tài liệu tham khảo gần gũi nhất với nguyên tắc về phẩm giá bất khả nhượng của con người là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được Thánh Gioan Phaolô II định nghĩa như một 'cột mốc trên con đường dài và khó khăn' của nhân loại' và như 'một trong những biểu thức cao nhất của lương tâm con người.'” [38] Để chống lại những nỗ lực nhằm thay đổi hoặc hủy bỏ ý nghĩa sâu sắc của Tuyên ngôn đó, cần nhắc lại một số nguyên tắc thiết yếu phải luôn được tôn trọng.
Tôn trọng nhân phẩm vô điều kiện
24. Thứ nhất, dù ý thức về phẩm giá con người ngày càng gia tăng, nhiều hiểu lầm về khái niệm này vẫn làm sai lệch ý nghĩa của nó. Một số người đề xuất rằng tốt hơn nên sử dụng cách diễn đạt “phẩm giá bản vị” (và các quyền “của ngôi vị”) thay vì “phẩm giá con người” (và các quyền “của con người”) vì họ hiểu “ngôi vị” phải là “người có khả năng suy luận.” Sau đó, họ lập luận rằng phẩm giá và các quyền được suy diễn từ khả năng hiểu biết và tự do của cá nhân, những điều mà không phải con người nào cũng có được. Vì vậy, theo họ, đứa trẻ chưa sinh ra sẽ không có phẩm giá bản vị, người lớn tuổi phụ thuộc vào người khác cũng như người khuyết tật tâm thần cũng vậy.[39] Ngược lại, Giáo hội nhấn mạnh rằng phẩm giá của mỗi con người, chính vì nó mang tính nội tại, nên vẫn tồn tại “trong mọi hoàn cảnh”. Việc thừa nhận phẩm giá này không thể tùy thuộc vào phán đoán về khả năng hiểu biết và hành động một cách tự do của con người; nếu không, nó sẽ không cố hữu trong con người, không phụ thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân và do đó xứng đáng được tôn trọng vô điều kiện. Chỉ bằng cách nhìn nhận một phẩm giá nội tại và bất khả nhượng nơi mỗi con người, chúng ta mới có thể bảo đảm được một nền tảng vững chắc và bất khả xâm phạm cho phẩm chất đó. Nếu không có bất cứ nền tảng hữu thể học nào, việc thừa nhận phẩm giá con người sẽ bị dao động trước những phán xét tùy tiện và khác nhau. Điều kiện tiên quyết duy nhất để nói về phẩm giá cố hữu của con người là tư cách thành viên của họ trong loài người, theo đó “quyền của ngôi vị là quyền của con người.” [40]
Cơ sở khách quan cho tự do của con người
25. Thứ hai, khái niệm về phẩm giá con người đôi khi cũng bị lạm dụng để biện minh cho việc phổ biến một cách tùy tiện các quyền mới, nhiều quyền trong số đó mâu thuẫn với những quyền được xác định ban đầu và thường được đặt ra đối lập với quyền cơ bản về sự sống. [41] Như thể khả năng phát biểu và hiện thực hóa mọi sở thích hoặc mong muốn chủ quan của cá nhân cần được đảm bảo. Quan điểm này đồng nhất phẩm giá với quyền tự do biệt lập và mang tính cá nhân, vốn tuyên bố áp đặt những mong muốn và khuynh hướng chủ quan cụ thể như “các quyền” cần được cộng đồng bảo đảm và tài trợ. Tuy nhiên, phẩm giá con người không thể chỉ dựa trên những tiêu chuẩn cá nhân chủ nghĩa, cũng như không thể đồng nhất nó với tình trạng sức khỏe tâm sinh lý của cá nhân. Đúng hơn, việc bảo vệ phẩm giá con người dựa trên những đòi hỏi cấu thành của bản chất con người, vốn không phụ thuộc vào sự tùy tiện cá nhân hay sự thừa nhận của xã hội. Do đó, các nghĩa vụ bắt nguồn từ việc thừa nhận phẩm giá của người khác và các quyền tương ứng phát sinh từ đó có nội dung cụ thể và khách quan dựa trên bản chất con người chung của chúng ta. Nếu không có cơ sở khách quan như vậy, khái niệm về phẩm giá trên thực tế sẽ trở thành đối tượng của các hình thức độc đoán và lợi ích quyền lực đa dạng nhất.
Cấu trúc quan hệ của con người
26. Nhìn qua lăng kính tính cách tương quan của con người, phẩm giá con người giúp vượt qua quan điểm hạn hẹp về một quyền tự do mang tính cá nhân và tự quy chiếu, tự tuyên bố tạo ra các giá trị của riêng mình bất kể các chuẩn mực khách quan về điều tốt lành và mối quan hệ của chúng ta với những sinh vật khác. Thật vậy, ngày càng có nguy cơ giản lược phẩm giá con người vào khả năng xác định căn tính và tương lai của mình một cách độc lập với người khác, mà không quan tâm đến tư cách thành viên của mình trong cộng đồng nhân loại. Trong cách hiểu sai lầm về tự do này, việc thừa nhận lẫn nhau về nghĩa vụ và quyền lợi để chúng ta có thể quan tâm lẫn nhau là điều bất khả. Thực ra, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc nhở, tự do được đặt “để phục vụ con người và sự viên mãn của con người thông qua việc hiến thân và cởi mở với người khác; nhưng khi quyền tự do được coi là tuyệt đối theo cách chủ nghĩa cá nhân, thì nó sẽ mất đi nội dung độc đáo, ý nghĩa và phẩm giá của nó bị mâu thuẫn lẫn nhau.”[42]
27. Nhân phẩm cũng bao gồm khả năng, vốn có trong bản chất con người, đảm nhận các nghĩa vụ đối với người khác.
28. Sự khác biệt giữa con người và tất cả các sinh vật khác, nổi bật nhờ khái niệm về phẩm giá, không nên khiến chúng ta quên tính tốt lành của các sinh vật khác. Những sinh vật đó hiện hữu không chỉ vì lợi ích của con người mà còn có giá trị riêng; chúng giống như những món quà được giao phó cho nhân loại cần được trân trọng và vun trồng. Do đó, trong khi khái niệm về phẩm giá được dành riêng cho con người, đồng thời, sự tốt lành mang tính thụ tạo của phần còn lại của vũ trụ cũng phải được khẳng định. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ ra, “Nhờ phẩm giá độc nhất và món quà trí hiểu của chúng ta, chúng ta được kêu gọi tôn trọng tạo vật và các quy luật vốn có của nó […], 'Mỗi sinh vật đều có sự tốt lành và sự hoàn hảo riêng của nó...Mỗi sinh vật khác nhau, được ước muốn trong chính hữu thể của nó, phản ảnh theo cách riêng của nó một tia sáng khôn ngoan và tốt lành vô hạn của Thiên Chúa. Do đó, con người phải tôn trọng sự tốt lành đặc biệt của mọi thụ tạo, để tránh bất cứ việc sử dụng sự vật nào một cách vô trật tự.'”[43] Hơn nữa, “ngày nay chúng ta thấy mình bị buộc phải nhận ra rằng chỉ có thể duy trì một 'chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm', nói cách khác, cuộc sống của con người sẽ không thể hiểu được và không bền vững nếu không có các sinh vật khác.”[44] Ở góc độ này, “chúng ta không thể thờ ơ khi có rất nhiều loài đang biến mất và cuộc khủng hoảng khí hậu gây nguy hiểm cho cuộc sống của nhiều loài khác”. [45] Thật vậy, việc chăm sóc môi trường là thuộc về phẩm giá của con người, đặc biệt chú ý đến hệ sinh thái nhân bản đang bảo tồn chính sự hiện hữu của chúng.
Giải phóng con người khỏi những ảnh hưởng tiêu cực trong lĩnh vực đạo đức và xã hội
29. Những điều kiện tiên quyết cơ bản này, dù cần thiết đến đâu, cũng không đủ để bảo đảm sự phát triển của một con người phù hợp với phẩm giá của họ. Dù “Thiên Chúa tạo dựng con người thành một hữu thể hữu lý, ban cho họ phẩm giá của một bản vị có thể khởi xướng và kiểm soát các hành động của chính mình,”[46] với tầm nhìn hướng về điều thiện, nhưng ý chí tự do của chúng ta thường lại thích điều ác hơn điều thiện. Vì vậy, tự do của con người, đến lượt nó, cũng cần được giải phóng. Trong thư gửi tín hữu Ga-lát, Thánh Phaolô khẳng định rằng “để được tự do, Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta” (Gl. 5:1), nhắc lại nhiệm vụ riêng của mỗi Kitô hữu, là trên vai họ có trách nhiệm giải phóng toàn thế giới (xem Rm 8:19ff). Đây là một sự giải phóng, bắt khởi từ trái tim của từng cá nhân, được mời gọi phổ biến và biểu lộ sức mạnh nhân bản hóa của nó trên mọi mối quan hệ.
30. Tự do là một hồng ân tuyệt vời của Thiên Chúa. Ngay cả khi Thiên Chúa lôi kéo chúng ta đến với Người bằng ân sủng, Người vẫn làm như vậy theo cách không bao giờ xâm phạm quyền tự do của chúng ta. Vì vậy, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng bằng cách xa cách Thiên Chúa và sự trợ giúp của Người, bằng cách nào đó chúng ta có thể được tự do hơn và do đó cảm thấy có phẩm giá hơn. Thay vào đó, bị tách rời khỏi Đấng Tạo Hóa, quyền tự do của chúng ta chỉ có thể suy yếu và bị che khuất. Điều tương tự cũng xảy ra nếu tự do tưởng tượng mình độc lập với bất cứ tham chiếu bên ngoài nào và coi bất cứ mối quan hệ nào với sự thật có trước là mối đe dọa; kết quả là sự tôn trọng tự do và phẩm giá của người khác cũng sẽ giảm sút. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã giải thích: “Một ý chí hoàn toàn tin rằng mình không có khả năng tìm kiếm sự thật và sự thiện thì không có lý do hay động cơ khách quan nào để hành động, ngoại trừ những lý do bị áp đặt bởi những lợi ích phù du và bất chợt của nó; nó không có ‘bản sắc’ để bảo vệ và xây dựng thông qua các quyết định thực sự tự do và có ý thức. Kết quả là, nó không thể đòi hỏi sự tôn trọng từ những “ý chí” khác, những ý chí vốn tách rời khỏi hữu thể học sâu sắc nhất của chính họ và do đó có khả năng áp đặt những “lý do” khác hoặc, vì vấn đề đó, không có “lý do” nào cả. Ảo tưởng rằng thuyết tương đối về đạo đức cung cấp chìa khóa cho sự chung sống hòa bình thực sự là nguồn gốc của sự chia rẽ và sự phủ nhận phẩm giá của con người.” [47]
31. Hơn nữa, sẽ là không thực tế nếu thừa nhận một quyền tự do trừu tượng không có bất cứ ảnh hưởng, bối cảnh hoặc giới hạn nào. Thay vào đó, “việc thực thi quyền tự do cá nhân một cách đúng đắn đòi hỏi những điều kiện cụ thể của một trật tự kinh tế, xã hội, pháp lý, chính trị và văn hóa,” [48] mà thường vẫn chưa được đáp ứng. Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng một số cá nhân được hưởng nhiều “tự do” hơn những người khác. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đặc biệt chú ý đến điểm này: “Một số người sinh ra trong những gia đình ổn định về kinh tế, nhận được một nền giáo dục tốt, lớn lên được nuôi dưỡng tốt hoặc bẩm sinh có tài năng lớn. Họ chắc chắn sẽ không cần một nhà nước chủ động; họ chỉ cần đòi quyền tự do của mình. Tuy nhiên, quy tắc tương tự rõ ràng không áp dụng cho người khuyết tật, người sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, những người không được giáo dục tốt và ít được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Nếu một xã hội được quản lý chủ yếu bởi các tiêu chuẩn tự do và hiệu quả của thị trường, thì sẽ không có chỗ cho những người như vậy, và tình huynh đệ sẽ vẫn chỉ là một lý tưởng mơ hồ.” [49] Do đó, điều quan trọng là phải hiểu rằng “việc xóa bỏ những bất công sẽ cổ vũ tự do và phẩm giá của con người”. [50] ở mọi bình diện nỗ lực của con người. Để có được tự do đích thực, “chúng ta phải đặt phẩm giá con người trở lại trung tâm và trên trụ cột đó, xây dựng các cấu trúc xã hội thay thế mà chúng ta cần.” [51] Tương tự như vậy, tự do thường bị che khuất bởi nhiều ảnh hưởng tâm lý, lịch sử, xã hội, giáo dục và văn hóa. Tự do thực sự và tự do lịch sử luôn cần được “giải phóng”. Hơn nữa, người ta phải tái khẳng định quyền cơ bản về tự do tôn giáo.
32. Đồng thời, lịch sử nhân loại cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc hiểu biết về phẩm giá và tự do của con người, mặc dù không phải không có những bóng tối và nguy cơ thoái hóa. Sự tiến bộ như vậy trong việc hiểu biết về phẩm giá con người được chứng minh bằng sự kiện này là ngày càng có mong muốn xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chế độ nô lệ và việc bị gạt ra ngoài lề xã hội đối với phụ nữ, trẻ em, người bệnh và người khuyết tật. Khát vọng này đã được củng cố dưới ảnh hưởng của đức tin Kitô giáo, một đức tin tiếp tục sôi sục, ngay cả trong các xã hội ngày càng thế tục hóa. Tuy nhiên, hành trình gian khổ nhằm thăng tiến phẩm giá con người vẫn còn lâu mới kết thúc.
Còn nữa
NGUYÊN VĂN TUYÊN BỐ DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, 4
Vũ Văn An
15:20 09/04/2024
4. Một số vi phạm nghiêm trọng về nhân phẩm
33. Dưới ánh sáng của những suy tư trước đây về tính trung tâm của phẩm giá con người, phần cuối cùng của Tuyên bố này đề cập đến một số vi phạm chuyên biệt và nghiêm trọng đối với phẩm giá đó. Nó làm như vậy theo tinh thần riêng của huấn quyền Giáo hội, được phát biểu đầy đủ trong giáo huấn của các Đức Giáo Hoàng gần đây, như đã đề cập trước đây. Chẳng hạn, một mặt Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải tôn trọng phẩm giá con người: “Mọi người đều có quyền sống có phẩm giá và được phát triển toàn diện; quyền cơ bản này không thể bị từ chối bởi bất cứ quốc gia nào. Mọi người có quyền này ngay cả khi họ không có năng suất lao động hoặc sinh ra đã có hoặc đã phát triển những hạn chế. Điều này không làm mất đi phẩm giá cao quý của họ với tư cách là con người, một phẩm giá không dựa trên hoàn cảnh mà dựa trên giá trị nội tại của con người họ. Trừ khi nguyên tắc cơ bản này được tôn trọng, sẽ không có tương lai cho tình huynh đệ cũng như cho sự sống còn của nhân loại.” [52] Mặt khác, ngài không ngừng chỉ ra những vi phạm cụ thể về phẩm giá con người trong thời đại chúng ta, đồng thời kêu gọi mỗi chúng ta thức tỉnh trước trách nhiệm của chúng ta và sự cần thiết phải dấn thân vào một cam kết cụ thể về vấn đề này.
34. Khi đề cập một số trong nhiều vi phạm nghiêm trọng về phẩm giá con người ngày nay, chúng ta có thể dựa vào những giáo huấn của Công đồng Vatican II, trong đó nhấn mạnh rằng “tất cả các tội chống lại chính sự sống, như giết người, diệt chủng, phá thai, an tử và cố ý tự sát” phải được nhìn nhận là trái với phẩm giá con người.[53] Hơn nữa, Công đồng khẳng định rằng “tất cả những vi phạm đến sự toàn vẹn của con người, chẳng hạn như cắt xẻo, tra tấn về thể xác và tinh thần, những áp lực tâm lý quá mức,” cũng xâm phạm đến phẩm giá của chúng ta.[54] Cuối cùng, nó tố cáo “tất cả các hành vi vi phạm nhân phẩm, chẳng hạn như điều kiện sống dưới mức nhân bản, bỏ tù tùy tiện, trục xuất, làm nô lệ, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, điều kiện làm việc xuống cấp nơi các cá nhân bị coi như công cụ kiếm lợi chứ không phải là những con người tự do và có trách nhiệm.” [55] Ở đây, người ta cũng nên đề cập đến án tử hình, vì điều này cũng vi phạm phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người, bất kể hoàn cảnh nào. [56] Về vấn đề này, chúng ta phải thừa nhận rằng “việc kiên quyết bác bỏ án tử hình cho thấy mức độ có thể thừa nhận phẩm giá bất khả nhượng của mỗi con người và chấp nhận rằng họ có một vị trí trong vũ trụ này. Nếu tôi không phủ nhận phẩm giá đó đối với những tên tội phạm tồi tệ nhất thì tôi sẽ không phủ nhận nó với bất cứ ai. Tôi sẽ cho mọi người khả năng chia sẻ hành tinh này với tôi, bất chấp mọi khác biệt của chúng ta.” [57] Cũng rất phù hợp để tái khẳng định phẩm giá của những người bị giam giữ, những người thường phải sống trong những điều kiện không xứng đáng. Cuối cùng, cần phải nói rằng – ngay cả khi ai đó đã phạm những tội ác nghiêm trọng – việc thực hành tra tấn hoàn toàn trái ngược với phẩm giá vốn có của mỗi con người.
35. Mặc dù không tuyên bố là đầy đủ, các đoạn văn sau đây lưu ý đến một số vi phạm nghiêm trọng về phẩm giá con người có liên quan đặc biệt.
Bi kịch nghèo đói
36. Một trong những hiện tượng đóng góp đáng kể vào việc phủ nhận phẩm giá của rất nhiều người là tình trạng nghèo đói cùng cực, có liên quan đến sự phân phối của cải không đồng đều. Như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh: “Một trong những bất công lớn nhất trong thế giới đương thời chính là ở chỗ: những người có nhiều thì tương đối ít và những người hầu như không có gì thì lại nhiều. Đó là sự bất công trong việc phân phối tồi tệ hàng hóa và dịch vụ mà khởi nguyên vốn dành cho mọi người.” [58] Hơn nữa, sẽ là sai lầm nếu phân biệt sơ sài giữa các quốc gia “giàu” và “nghèo”, vì Đức Bênêđíctô XVI đã thừa nhận rằng “việc của cải trên thế giới đang tăng lên về mặt tuyệt đối, nhưng sự bất bình đẳng lại gia tăng. Ở các nước giàu, các thành phần mới của xã hội đang rơi vào tình trạng nghèo đói và các hình thức nghèo đói mới đang xuất hiện. Ở những khu vực nghèo hơn, một số nhóm được hưởng một kiểu ‘siêu phát triển’ thuộc loại lãng phí và tiêu dùng, tạo thành một sự tương phản không thể chấp nhận được với tình trạng thiếu thốn phi nhân tính đang diễn ra”. Vụ “‘tai tiếng về sự bất bình đẳng rõ ràng’ vẫn tiếp tục,”[59] trong đó phẩm giá của người nghèo bị phủ nhận gấp đôi vì thiếu các nguồn lực sẵn có để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ và sự thờ ơ của những người xung quanh đối với họ.
37. Do đó, với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người ta phải kết luận rằng “sự giàu có đã tăng lên, nhưng cùng với sự bất bình đẳng, dẫn đến ‘các hình thức nghèo đói mới đang xuất hiện’. Chủ trương cho rằng thế giới hiện đại đã giảm nghèo được đưa ra bằng cách đo lường tình trạng nghèo đói với tiêu chuẩn từ quá khứ không tương ứng với các thực tại ngày nay.”[60] Kết quả là, nghèo đói “có thể mang nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như nỗi ám ảnh về việc giảm chi phí lao động mà không quan tâm đến hậu quả nghiêm trọng của nó, vì tỷ lệ thất nghiệp mà nó trực tiếp tạo ra dẫn đến tình trạng nghèo đói gia tăng.”[61] Trong số “những tác động tàn phá của đế chế tiền bạc,”[62] cần phải thừa nhận rằng “không có sự nghèo đói nào tệ hại hơn tình trạng nghèo đói cướp đi việc làm và phẩm giá của việc làm.”[63] Hơn nữa, nếu một số người sinh ra ở một quốc gia hoặc gia đình mà họ có ít cơ hội phát triển hơn, chúng ta nên thừa nhận rằng điều này trái với phẩm giá của họ, vốn là phẩm giá giống như phẩm giá của những người sinh vào một gia đình hay quốc gia giàu có. Tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về sự bất bình đẳng rõ rệt này, mặc dù ở những mức độ khác nhau.
Chiến tranh
38. Một thảm kịch khác phủ nhận phẩm giá con người, cả trong quá khứ lẫn ngày nay, đó là chiến tranh: “Chiến tranh, các cuộc tấn công khủng bố, đàn áp chủng tộc hoặc tôn giáo, và nhiều hành vi xúc phạm phẩm giá con người […] 'đã trở nên phổ biến đến mức tạo nên cuộc 'Chiến tranh thế giới thứ ba' diễn ra từng phần.' thực sự.” [64] Với dấu vết tàn phá và đau khổ, chiến tranh tấn công phẩm giá con người trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn: “Trong khi tái khẳng định quyền bất khả xâm phạm để tự vệ và trách nhiệm bảo vệ những người mà mạng sống bị đe dọa, chúng ta phải thừa nhận rằng chiến tranh luôn là 'thất bại của nhân loại'. Không có cuộc chiến nào đáng giá bằng những giọt nước mắt của người mẹ chứng kiến con mình bị cắt xẻo hoặc bị giết; không có cuộc chiến nào đáng để mất đi mạng sống của một con người, một hữu thể thánh thiêng được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Đấng Tạo Hóa; không có cuộc chiến nào đáng để đầu độc ngôi nhà chung của chúng ta; và không có cuộc chiến tranh nào đáng để những người bị buộc phải rời bỏ quê hương và bị tước đoạt, từ lúc này sang lúc khác, quê hương và tất cả gia đình, tình bạn, các mối quan hệ văn hóa và xã hội đã được xây dựng, đôi khi qua nhiều thế hệ, từ lúc này sang lúc khác.” [65] Tất cả các cuộc chiến tranh, chỉ vì chúng mâu thuẫn với phẩm giá con người, đều là “những xung đột không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm tăng thêm vấn đề.” [66] Điểm này thậm chí còn quan trọng hơn trong thời đại chúng ta khi nó đã trở nên phổ biến đối với rất nhiều thường dân vô tội thiệt mạng ngoài phạm vi chiến trường.
39. Vì thế, ngay cả ngày nay, Giáo hội cũng không thể không biến những lời của các Đức Giáo Hoàng thành của mình, lặp lại cùng với Thánh Giáo hoàng Phaolô VI: “jamais plus la guerre, jamais plus la guerre!” [“không bao giờ chiến tranh nữa, không bao giờ chiến tranh nữa!”]. [67] Hơn nữa, cùng với Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Giáo hội nài xin “nhân danh Thiên Chúa và nhân danh con người: Đừng giết người! Đừng chuẩn bị sự hủy diệt và tiêu diệt con người! Hãy nghĩ tới những anh chị em của bạn đang phải chịu đói khát và đau khổ! Hãy tôn trọng phẩm giá và tự do của mỗi người!” [68] Hơn bao giờ hết, đây là tiếng kêu của Giáo hội và của toàn thể nhân loại. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh điều này bằng cách tuyên bố: “Chúng ta không còn có thể coi chiến tranh là một giải pháp vì những rủi ro của nó có thể sẽ luôn lớn hơn những lợi ích được cho là của nó. Theo quan điểm này, ngày nay rất khó viện dẫn các tiêu chuẩn hợp lý đã được xây dựng từ các thế kỷ trước để nói về khả năng xảy ra một 'cuộc chiến tranh chính nghĩa'. Không bao giờ chiến tranh nữa!”[69] Vì nhân loại thường rơi vào những sai lầm tương tự như thời chiến tranh quá khứ, “để biến hòa bình thành hiện thực, chúng ta phải tránh xa luận lý về tính hợp pháp của chiến tranh.”[70] Mối quan hệ mật thiết giữa đức tin và phẩm giá con người có nghĩa là sẽ mâu thuẫn nếu chiến tranh dựa trên niềm tin tôn giáo: “Người kêu cầu danh Thiên Chúa để biện minh cho chủ nghĩa khủng bố, bạo lực và chiến tranh là không đi theo con đường của Thiên Chúa. Chiến tranh nhân danh tôn giáo trở thành cuộc chiến chống lại chính tôn giáo.” [71]
Nỗi khổ cực của di dân
40. Di dân là một trong những nạn nhân đầu tiên của nhiều hình thức nghèo đói. Nhân phẩm của họ không chỉ bị phủ nhận ở quê hương, [72] mà mạng sống của họ cũng bị đe dọa vì họ không còn phương tiện để lập gia đình, làm việc hoặc để nuôi sống bản thân. [73] Một khi họ đã đến những quốc gia có thể chấp nhận họ, “những người di cư không được coi là có quyền tham gia vào đời sống xã hội như những người khác, và người ta quên rằng họ có cùng phẩm giá nội tại như bất cứ người nào khác. […] Sẽ không ai công khai phủ nhận rằng họ là con người; tuy nhiên, trên thực tế, bằng những quyết định của chúng ta và cách chúng ta đối xử với họ, chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta coi họ kém xứng đáng hơn, kém quan trọng hơn, kém nhân bản hơn.” [74] Vì vậy, điều cấp thiết cần nhớ là “mọi người di cư đều là một nhân vị, người, trong tư cách như vậy, có những quyền cơ bản, bất khả xâm phạm mà mọi người và trong mọi hoàn cảnh phải tôn trọng.”[75] Tiếp nhận người di cư là một cách quan trọng và có ý nghĩa để bảo vệ “phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi con người bất kể nguồn gốc, chủng tộc hay tôn giáo. ”[76]
Nạn buôn người
41. Nạn buôn người cũng phải được coi là một trong những vi phạm nghiêm trọng đến phẩm giá con người.[77] Mặc dù đây không phải là một hiện tượng mới, nhưng nó đã mang những chiều hướng bi thảm trước mắt chúng ta, đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên án nó bằng những lời lẽ đặc biệt nhấn mạnh: “Tôi tái khẳng định ở đây rằng 'buôn bán người' là một hoạt động hèn hạ, một sự ô nhục đối với xã hội của chúng ta tự cho là văn minh! Những kẻ lợi dụng và khách hàng ở mọi bình diện nên tự vấn lương tâm một cách nghiêm túc cả nhân danh ngôi thứ nhất lẫn trước mặt Thiên Chúa! Ngày nay Giáo hội đang đổi mới lời kêu gọi khẩn cấp của mình rằng phẩm giá và vị trí trung tâm của mỗi cá nhân luôn được bảo vệ, bằng việc tôn trọng các quyền cơ bản, như giáo huấn xã hội của Giáo hội nhấn mạnh. Giáo hội yêu cầu những quyền này thực sự được mở rộng cho hàng triệu người nam nữ ở mọi châu lục, bất cứ nơi nào chúng không được công nhận. Trong một thế giới mà người ta nói nhiều về quyền lợi, nhân phẩm thường bị chà đạp biết bao! Trong một thế giới mà người ta nói rất nhiều về quyền, có vẻ như thứ duy nhất có quyền là tiền bạc.” [78]
42. Vì những lý do này, Giáo hội và nhân loại không ngừng đấu tranh chống lại những hiện tượng như “việc buôn bán các bộ phận và mô người, bóc lột tình dục các bé trai và bé gái, lao động nô lệ, bao gồm mại dâm, buôn bán ma túy và vũ khí, khủng bố, và tội phạm có tổ chức quốc tế. Mức độ nghiêm trọng của những tình huống này và tổn thất của chúng đối với những sinh mạng vô tội đến mức chúng ta phải tránh mọi cám dỗ rơi vào chủ nghĩa chỉ biết tuyên bố theo lối duy danh nhằm xoa dịu lương tâm của chúng ta. Chúng ta cần đảm bảo rằng các thể chế của chúng ta thực sự hữu hiệu trong cuộc đấu tranh chống lại tất cả những tai họa này.” [79] Đối diện với những phủ nhận phẩm giá con người đa dạng và tàn bạo này, chúng ta cần ngày càng nhận thức được rằng “nạn buôn người là một tội ác chống lại loài người”. [80] Về cơ bản, nó phủ nhận phẩm giá con người ít nhất theo hai cách: “Việc buôn bán làm biến dạng sâu xa nhân tính của nạn nhân, xúc phạm đến tự do và phẩm giá của họ. Tuy nhiên, đồng thời, nó làm mất nhân tính của những người thực hiện nó.” [81]
Lạm dụng tình dục
43. Phẩm giá sâu sắc vốn có của con người trong toàn bộ tâm trí và thể xác cũng cho phép chúng ta hiểu tại sao tất cả các vụ lạm dụng tình dục đều để lại những vết sẹo sâu trong trái tim của những người phải chịu đựng nó. Thật vậy, những người bị lạm dụng tình dục phải chịu những vết thương thực sự về phẩm giá con người của họ. Đây là “những đau khổ kéo dài suốt đời và không có sự ăn năn nào có thể chữa lành được. Hiện tượng này lan rộng trong xã hội và nó cũng ảnh hưởng đến Giáo hội và là một trở ngại nghiêm trọng cho sứ mệnh của Giáo hội.” [82] Từ đó nảy sinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của Giáo hội nhằm chấm dứt mọi hình thức lạm dụng, bắt đầu từ bên trong.
Bạo lực chống phụ nữ
44. Bạo lực đối với phụ nữ là một vụ tai tiếng hoàn cầu ngày càng được thừa nhận. Trong khi phẩm giá bình đẳng của phụ nữ có thể được thừa nhận bằng lời nói, sự bất bình đẳng giữa nữ giới và nam giới ở một số quốc gia vẫn rất nghiêm trọng. Ngay cả ở những quốc gia dân chủ và phát triển nhất, thực tế xã hội cụ thể cũng chứng tỏ rằng nữ giới thường không được coi trọng như nam giới. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh điều này khi ngài khẳng định rằng “tổ chức các xã hội trên toàn thế giới vẫn chưa phản ảnh rõ ràng rằng nữ giới có cùng phẩm giá và các quyền giống như nam giới. Chúng ta nói một điều bằng lời nói, nhưng những quyết định và thực tế của chúng ta lại kể một câu chuyện khác. Thật vậy, ‘nghèo gấp đôi là những phụ nữ phải chịu đựng những hoàn cảnh bị loại trừ, ngược đãi và bạo lực, vì họ thường ít có khả năng bảo vệ quyền lợi của mình.’” [83]
45. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thừa nhận rằng “còn nhiều việc phải làm để ngăn chặn sự phân biệt đối xử đối với những người đã chọn làm vợ và làm mẹ. […] Đây là nhu cầu cấp thiết để đạt được sự bình đẳng thực sự trong mọi lĩnh vực: trả lương ngang nhau cho công việc như nhau, bảo vệ các bà mẹ đang đi làm, công bằng trong thăng tiến nghề nghiệp, bình đẳng giữa vợ chồng về mặt quyền gia đình và sự công nhận mọi điều thuộc về quyền và nghĩa vụ của công dân trong một Nhà nước dân chủ.” [84] Thật vậy, sự bất bình đẳng trong các lĩnh vực này cũng là những hình thức bạo lực khác nhau. Ngài cũng nhắc lại rằng “đã đến lúc phải lên án mạnh mẽ các loại bạo lực tình dục thường nhắm vào phụ nữ và thông qua các đạo luật bảo vệ họ một cách hữu hiệu khỏi bạo lực như vậy. Chúng ta cũng không thể thất bại, nhân danh sự tôn trọng con người, lên án nền văn hóa hưởng lạc và thương mại đang lan rộng, khuyến khích việc khai thác tình dục một cách có hệ thống và làm hư hỏng ngay cả những cô gái còn rất trẻ để cho cơ thể của họ được sử dụng vì lợi nhuận.”[85 ] Trong số các hình thức bạo lực đối với phụ nữ, làm sao không kể đến cưỡng bức phá thai, ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con, thường nhằm thỏa mãn lòng ích kỷ của nam giới? Và làm sao chúng ta có thể không đề cập đến việc thực hành chế độ đa thê? Như Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở chúng ta, chế độ đa thê là trái với phẩm giá bình đẳng giữa nữ giới và nam giới; nó cũng “trái ngược với tình yêu vợ chồng vốn không phân chia và độc quyền.” [86]
46. Khi xem xét vấn đề bạo lực đối với phụ nữ, người ta không thể lên án đủ hiện tượng giết hại phụ nữ. Về mặt này, toàn bộ cộng đồng quốc tế phải có một cam kết phối hợp và cụ thể, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại: “Tình yêu của chúng ta dành cho Đức Maria phải giúp chúng ta cảm nhận được sự trân trọng và biết ơn đối với phụ nữ, đối với các bà mẹ của chúng ta, những người là pháo đài bảo vệ sự sống ở các thành phố của chúng ta. Hầu như luôn luôn trong im lặng, họ tiếp tục cuộc sống phía trước. Đó là sự im lặng và sức mạnh của hy vọng. Cảm ơn chứng tá của chị em. […] Nhưng khi nghĩ đến mẹ và bà của chúng ta, tôi muốn mời các bạn chống lại một tai họa đang ảnh hưởng đến lục địa Châu Mỹ của chúng ta: vô số trường hợp phụ nữ bị giết. Và nhiều tình huống bạo lực được giữ im lặng sau rất nhiều bức tường. Tôi yêu cầu các bạn đấu tranh chống lại nguồn gốc đau khổ này bằng cách kêu gọi xây dựng luật pháp và một nền văn hóa bác bỏ mọi hình thức bạo lực.” [87]
Nạn phá thai
47. Giáo hội luôn nhắc nhở chúng ta rằng “phẩm giá của mỗi con người có một đặc tính nội tại và có giá trị từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên. Chính việc khẳng định phẩm giá đó là điều kiện tiên quyết không thể tách rời để bảo vệ sự hiện hữu bản thân và xã hội, đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để tình huynh đệ và tình bạn xã hội được thể hiện giữa tất cả các dân tộc trên trái đất.”[88] Về giá trị vô hình của sự sống con người, huấn quyền của Giáo hội luôn lên tiếng chống lại việc phá thai. Về vấn đề này, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Trong số tất cả các tội ác có thể phạm đến sự sống, việc mua bán phá thai có những đặc điểm khiến nó trở nên đặc biệt nghiêm trọng và đáng trách. […] Nhưng ngày nay, trong lương tâm của nhiều người, nhận thức về tính nghiêm trọng của nó đã dần dần bị lu mờ. Việc chấp nhận việc phá thai trong tâm trí bình dân, trong hành vi và ngay cả trong chính luật pháp là một dấu hiệu rõ ràng về một cuộc khủng hoảng cực kỳ nguy hiểm về ý thức đạo đức, ngày càng trở nên mất khả năng phân biệt giữa thiện và ác, ngay cả khi quyền cơ bản đến cuộc sống đang bị đe dọa. Trước tình hình nghiêm trọng như vậy, hơn bao giờ hết chúng ta cần có can đảm nhìn thẳng vào sự thật và gọi mọi thứ bằng đúng tên của chúng, không nhượng bộ trước những thỏa hiệp thuận tiện hoặc trước cám dỗ tự lừa dối. Về vấn đề này, lời khiển trách của Đấng Tiên Tri hết sức thẳng thắn: ‘Khốn thay cho những kẻ gọi ác là thiện, gọi thiện là ác, lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối’ (Is. 5:20). Đặc biệt trong trường hợp phá thai, có sự sử dụng rộng rãi các thuật ngữ mơ hồ, chẳng hạn như “sự gián đoạn thai kỳ”, có xu hướng che giấu bản chất thực sự của việc phá thai và làm giảm bớt tính nghiêm trọng của nó trong dư luận quần chúng. Có lẽ bản thân hiện tượng ngôn ngữ này là một triệu chứng của sự bất an trong lương tâm. Nhưng không lời nào có sức mạnh thay đổi thực tại của sự việc: phá thai là việc cố ý và trực tiếp giết hại một con người, bằng bất cứ phương tiện nào, trong giai đoạn đầu của cuộc đời họ, kéo dài từ khi thụ thai cho đến khi sinh ra. ” [89] Do đó, những đứa trẻ chưa sinh ra là “những đối tượng vô tội và không có khả năng tự vệ nhất trong số chúng ta. Ngày nay, người ta đang nỗ lực phủ nhận nhân phẩm của các em và làm bất cứ điều gì họ muốn với các em, tước đoạt mạng sống của của các em và thông qua luật ngăn cản bất kỳ ai cản trở việc này.”[90] Do đó, cần phải tuyên bố với tất cả sức mạnh và rõ ràng, ngay trong thời đại chúng ta, rằng “việc bảo vệ sự sống chưa sinh ra này gắn liền với việc bảo vệ mỗi nhân quyền khác. Nó liên quan đến niềm tin rằng con người luôn thánh thiêng và bất khả xâm phạm, trong mọi tình huống và mọi giai đoạn phát triển. Con người tự nó là mục đích và không bao giờ là phương tiện để giải quyết các vấn đề khác. Một khi xác tín này biến mất, thì những nền tảng vững chắc và lâu dài để bảo vệ nhân quyền cũng sẽ luôn phụ thuộc vào những ý muốn bất chợt của các quyền lực hiện tại. Chỉ lý trí thôi cũng đủ để nhận ra giá trị bất khả xâm phạm của mỗi sự sống con người, nhưng nếu chúng ta cũng nhìn vấn đề từ quan điểm đức tin, 'mọi vi phạm phẩm giá cá nhân của con người đều kêu tới Thiên Chúa để trả thù và là xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa của cá nhân'”. [91] Trong bối cảnh này, thật đáng nhắc lại sự dấn thân quảng đại và can đảm của Thánh Teresa Calcutta trong việc bảo vệ mọi người được thụ thai.
Mang thai hộ
48. Giáo hội cũng có lập trường chống lại việc thực hành mang thai hộ, qua đó đứa trẻ vô cùng xứng đáng trở thành một đồ vật đơn thuần. Về điểm này, những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có một sự rõ ràng đặc biệt: “Con đường dẫn đến hòa bình đòi hỏi phải tôn trọng sự sống, sự sống của mỗi con người, bắt đầu từ sự sống của thai nhi trong bụng mẹ, sự sống không thể bị đàn áp hay biến thành một đồ vật để buôn bán. Về vấn đề này, tôi thấy thật đáng trách về việc thực hành cái gọi là làm mẹ thay thế, một hành vi vi phạm nghiêm trọng phẩm giá của người phụ nữ và trẻ em, dựa trên việc khai thác những hoàn cảnh nhu cầu vật chất của người mẹ. Một đứa trẻ luôn là một hồng ân và không bao giờ là nền tảng của một hợp đồng thương mại. Do đó, tôi bày tỏ hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ nỗ lực ngăn cấm hành vi này trên hoàn cầu.” [92]
49. Trước hết, việc mang thai hộ vi phạm phẩm giá của đứa trẻ. Thật vậy, mỗi đứa trẻ đều sở hữu một phẩm giá vô hình được thể hiện rõ ràng - mặc dù theo một cách độc đáo và khác biệt - ở mọi giai đoạn của cuộc đời: từ lúc thụ thai, khi sinh ra, lớn lên thành một cậu bé hay một cô bé và trở thành một người lớn. Vì phẩm giá bất khả xâm phạm này, đứa trẻ có quyền có nguồn gốc nhân bản hoàn toàn (chứ không phải giả tạo) và nhận được hồng ân sự sống thể hiện cả phẩm giá của người cho và phẩm giá của người nhận. Hơn nữa, việc thừa nhận phẩm giá của con người cũng đòi hỏi phải thừa nhận mọi chiều kích trong phẩm giá của việc kết hợp vợ chồng và của việc sinh sản con người. Xét đến điều này, ước muốn chính đáng có con không thể bị biến thành “quyền có con” không tôn trọng phẩm giá của đứa trẻ đó như là người nhận được hồng ân sự sống. [93]
50. Mang thai hộ cũng vi phạm phẩm giá của người phụ nữ, cho dù họ bị ép buộc hay tự do chọn cách phục tùng nó. Vì, trong thực hành này, người phụ nữ bị tách rời khỏi đứa trẻ đang lớn lên trong mình và trở thành một phương tiện đơn thuần phục tùng lợi ích hoặc ham muốn độc đoán của người khác. Điều này trái ngược hoàn toàn với phẩm giá cơ bản của mỗi con người và với quyền của mỗi người luôn được nhìn nhận một cách riêng tư chứ không bao giờ như một công cụ dành cho người khác.
An tử và tự sát được hỗ trợ
51. Có một trường hợp đặc biệt về vi phạm nhân phẩm diễn ra âm thầm hơn nhưng đang nhanh chóng lan rộng. Nó độc đáo ở chỗ nó sử dụng sự hiểu biết sai lầm về phẩm giá con người để biến khái niệm về phẩm giá chống lại chính sự sống. Sự nhầm lẫn này ngày nay đặc biệt rõ ràng trong các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề an tử. Ví dụ, luật cho phép an tử hoặc hỗ trợ tự tử đôi khi được gọi là “hành vi chết có nhân phẩm”. Với điều này, có một quan niệm phổ biến rằng an tử hoặc trợ tử là phù hợp một cách nào đó với việc tôn trọng phẩm giá con người. Tuy nhiên, để đáp lại điều này, cần phải mạnh mẽ nhắc lại rằng đau khổ không làm cho người bệnh mất đi phẩm giá, vốn là phẩm giá của họ một cách nội tại và bất khả chuyển nhượng. Thay vào đó, đau khổ có thể trở thành cơ hội để củng cố mối liên kết thuộc về nhau và đạt được nhận thức sâu sắc hơn về giá trị quý giá của mỗi người đối với toàn thể gia đình nhân loại.
52. Chắc chắn, phẩm giá của những người bị bệnh hiểm nghèo hoặc giai đoạn cuối đòi hỏi mọi nỗ lực phù hợp và cần thiết để xoa dịu nỗi đau khổ của họ thông qua việc chăm sóc giảm đau thích hợp và tránh các phương pháp điều trị tích cực hoặc các thủ tục y tế không cân xứng. Cách tiếp cận này tương ứng với “trách nhiệm lâu dài trong việc đánh giá cao các nhu cầu của người bệnh: nhu cầu chăm sóc, giảm đau, nhu cầu tình cảm và tinh thần.” [94] Tuy nhiên, nỗ lực có bản chất này hoàn toàn khác với—và thực sự trái ngược với —một quyết định kết thúc cuộc đời của chính mình hoặc của một người khác đang phải chịu gánh nặng đau khổ. Ngay cả trong tình trạng đau buồn, sự sống con người vẫn mang một phẩm giá phải luôn được đề cao, không bao giờ có thể bị mất đi và đòi hỏi sự tôn trọng vô điều kiện. Thật vậy, không có hoàn cảnh nào mà sự sống con người không còn có giá trị và do đó có thể bị chấm dứt: “Mỗi sự sống đều có giá trị và phẩm giá như nhau đối với mọi người: việc tôn trọng sự sống của người khác cũng y hệt như sự tôn trọng mạng sống của chính mình.”[95] Vì vậy, việc giúp người tự tử lấy đi mạng sống của họ là một hành vi xúc phạm khách quan đến nhân phẩm của người yêu cầu điều đó, ngay cả khi nhờ đó người đó sẽ hoàn thành mong muốn của họ: “Chúng ta phải đồng hành cùng mọi người hướng đến cái chết, nhưng không kích động cái chết hoặc tạo điều kiện cho bất cứ hình thức tự sát nào. Hãy nhớ rằng quyền được chăm sóc và điều trị cho tất cả mọi người phải luôn được ưu tiên để những người yếu đuối nhất, đặc biệt là người già và người bệnh, không bao giờ bị bác bỏ. Sự sống là một quyền chứ không phải cái chết, nó phải được chào đón chứ không phải được quản lý. Và nguyên tắc đạo đức này liên quan đến tất cả mọi người, không chỉ các Kitô hữu hay các tín hữu.” [96] Như đã đề cập ở trên, phẩm giá của mỗi người, cho dù yếu đuối hay gánh nặng đau khổ đến đâu, cũng bao hàm phẩm giá của tất cả chúng ta.
Việc bị gạt ra ngoài lề xã hội của người khuyết tật
53. Một tiêu chuẩn để kiểm chứng xem phẩm giá của mỗi cá nhân trong xã hội có thực sự được quan tâm hay không là việc giúp đỡ những người thiệt thòi nhất. Đáng tiếc là thời đại chúng ta chưa có sự quan tâm như vậy; đúng hơn, một “nền văn hóa vứt bỏ” đang ngày càng tự áp đặt chính nó.[97] Để chống lại xu hướng này, tình trạng của những người gặp phải những hạn chế về thể lý hoặc tinh thần cần được quan tâm và quan tâm đặc biệt. Những tình trạng dễ bị tổn thương nghiêm trọng như vậy [98]—được nêu bật trong các Tin Mừng—đặt ra những câu hỏi phổ quát về ý nghĩa của việc làm một con người, đặc biệt bắt đầu từ tình trạng suy yếu hoặc khuyết tật. Câu hỏi về sự không hoàn hảo của con người cũng mang những hàm ý văn hóa xã hội rõ ràng vì một số nền văn hóa có xu hướng gạt ra ngoài lề hoặc thậm chí áp bức những người khuyết tật, coi họ như “những thứ bị loại bỏ”. Tuy nhiên, sự thật là mỗi con người, bất kể những tổn thương của họ, đều nhận được phẩm giá của mình chỉ từ việc họ được Thiên Chúa ước muốn và yêu thương. Vì vậy, cần thực hiện mọi nỗ lực để khuyến khích sự hòa nhập và tham gia tích cực của những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng yếu đuối hoặc khuyết tật vào đời sống xã hội và Giáo hội. [99]
54. Ở một góc độ rộng hơn, cần phải nhớ rằng “bác ái này, vốn là trái tim tinh thần của chính trị, luôn là một tình yêu ưu tiên dành cho những người cần giúp đỡ nhất; nó hỗ trợ mọi việc chúng ta làm thay mặt họ. […] ‘Để chăm sóc những người gặp khó khăn cần có sức mạnh và sự dịu dàng, nỗ lực và lòng quảng đại giữa một tư duy chức năng hóa và tư nhân hóa, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến một ‘văn hóa vứt bỏ’ […]. Nó liên quan đến việc chịu trách nhiệm về hiện tại với những tình huống hoàn toàn bị gạt ra ngoài lề xã hội và đau khổ, đồng thời có khả năng ban cho nó phẩm giá.' Nó cũng sẽ truyền cảm hứng cho những nỗ lực mãnh liệt để đảm bảo rằng 'mọi việc phải được thực hiện để bảo vệ địa vị và phẩm giá của con người. '” [100]
Lý thuyết phái tính
55. Trước hết, Giáo hội mong muốn “tái khẳng định rằng mọi người, bất kể khuynh hướng tính dục, phải được tôn trọng phẩm giá của mình và được đối xử với sự quan tâm, đồng thời phải cẩn thận tránh ‘mọi dấu hiệu phân biệt đối xử bất công’, đặc biệt là bất cứ hình thức xâm lược và bạo lực nào.”[101] Vì lý do này, cần phải lên án việc đi ngược lại phẩm giá con người là việc, ở một số nơi, không ít người bị cầm tù, tra tấn, và thậm chí bị tước đoạt sự sống. chỉ vì xu hướng tính dục của họ.
56. Đồng thời, Giáo hội nhấn mạnh những vấn đề quan trọng nhất định có trong lý thuyết phái tính. Về điểm này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta rằng “con đường dẫn đến hòa bình kêu gọi tôn trọng nhân quyền, phù hợp với công thức đơn giản nhưng rõ ràng trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, mà chúng ta vừa kỷ niệm 75 năm. Những nguyên tắc này là hiển nhiên và được chấp nhận rộng rãi. Đáng tiếc là trong những thập niên gần đây, đã có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra các quyền mới nhưng không hoàn toàn phù hợp với những quyền được xác định ban đầu và cũng không phải lúc nào cũng được chấp nhận. Chúng đã dẫn đến những trường hợp thuộc địa hóa về mặt ý thức hệ, trong đó lý thuyết phái tính đóng vai trò trung tâm; điều vừa kể cực kỳ nguy hiểm vì nó hủy bỏ những khác biệt trong tuyên bố của mình là khiến mọi người đều bình đẳng.”[102]
57. Về lý thuyết phái tính, mà tính mạch lạc khoa học của nó là chủ đề gây tranh cãi đáng kể giữa các chuyên gia, Giáo hội nhắc nhở rằng sự sống con người trong mọi chiều kích, cả thể lý lẫn tinh thần, là một hồng ân từ Thiên Chúa. Hồng ân này phải được đón nhận với lòng biết ơn và phục vụ những điều tốt đẹp. Mong muốn quyền tự quyết cá nhân, như lý thuyết phái tính quy định, ngoài sự thật cơ bản rằng sự sống con người là một hồng ân, không khác gì một sự nhượng bộ trước cám dỗ lâu đời muốn biến mình thành Thiên Chúa, bước vào cuộc cạnh tranh với Thiên Chúa thực sự của tình yêu được mạc khải cho chúng ta trong Tin Mừng.
58. Một khía cạnh nổi bật khác của lý thuyết phái tính là nó nhằm mục đích phủ nhận sự khác biệt lớn nhất có thể hiện hữu giữa các sinh vật: sự khác biệt về giới tính. Sự khác biệt cơ bản này không chỉ là sự khác biệt lớn nhất có thể tưởng tượng được mà còn là sự khác biệt đẹp nhất và mạnh mẽ nhất trong số đó. Trong cặp nam nữ, sự khác biệt này đạt được sự hỗ tương kỳ diệu nhất. Do đó, nó trở thành nguồn gốc của phép lạ không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên: sự xuất hiện của những con người mới trên thế giới.
59. Theo nghĩa này, việc tôn trọng cơ thể của chính mình và cơ thể của người khác là rất quan trọng trong bối cảnh ngày càng có nhiều yêu sách về các quyền mới được lý thuyết phái tính đề cao. Hệ tư tưởng này “hình dung một xã hội không có sự khác biệt giới tính, do đó loại bỏ nền tảng nhân học của gia đình. ” [103] Do đó, không thể chấp nhận được rằng “một số hệ tư tưởng thuộc loại này, vốn tìm cách đáp lại những gì đôi khi là những khát vọng có thể hiểu được, lại cố gắng khẳng định mình là tuyệt đối và không thể nghi ngờ, thậm chí còn ra lệnh cho trẻ em phải được nuôi dạy như thế nào. Cần phải nhấn mạnh rằng 'giới tính sinh học và vai trò văn hóa xã hội của giới tính (phái tính) có thể được phân biệt nhưng không thể tách rời.'”[104] Do đó, mọi mưu toan nhằm che đậy việc nhắc đến sự khác biệt giới tính không thể loại bỏ giữa nam và nữ cần được bác bỏ: “Chúng ta không thể tách biệt nam tính và nữ tính khỏi công trình sáng tạo của Thiên Chúa, vốn có trước mọi quyết định và kinh nghiệm của chúng ta, và là nơi tồn tại các yếu tố sinh học không thể bỏ qua.”[105] Chỉ bằng cách thừa nhận và chấp nhận sự khác biệt này trong sự hỗ tương, mỗi người có thể khám phá đầy đủ bản thân, phẩm giá và bản sắc của mình.
Thay đổi giới tính
60. Phẩm giá của thân xác không thể bị coi là thấp kém hơn phẩm giá của con người. Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo rõ ràng mời gọi chúng ta nhìn nhận rằng “thân xác con người chia sẻ phẩm giá của 'hình ảnh Thiên Chúa'” [106] Một sự thật như vậy đáng được ghi nhớ, đặc biệt khi nói đến vấn đề chuyển đổi giới tính, vì con người bao gồm cả thể xác lẫn linh hồn, một cách không thể tách rời được. Trong việc này, thân xác đóng vai trò là bối cảnh sống động trong đó tính nội tâm của linh hồn tự bộc lộ và biểu lộ, cũng như thông qua mạng lưới các mối quan hệ giữa con người với nhau. Làm nên hữu thể con người, linh hồn và thể xác đều tham gia vào phẩm giá đặc trưng của mỗi con người.[107] Hơn nữa, thân xác tham gia vào phẩm giá đó vì nó mang những ý nghĩa bản vị, đặc biệt trong điều kiện giới tính của nó.[108] Chính trong cơ thể mà mỗi người nhận ra mình được người khác tạo ra, và chính qua cơ thể của mình mà đàn ông và đàn bà có thể thiết lập một mối quan hệ yêu thương có khả năng tạo ra những người khác. Khi dạy về sự cần thiết phải tôn trọng trật tự tự nhiên của con người, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định rằng “công trình sáng tạo có trước chúng ta và phải được đón nhận như một hồng ân. Đồng thời, chúng ta được kêu gọi bảo vệ nhân tính của mình, và điều này có nghĩa trước hết là chấp nhận và tôn trọng nó như nó đã được tạo ra.” [109] Theo đó, bất kỳ sự can thiệp chuyển đổi giới tính nào, như một quy luật, đều có nguy cơ đe dọa phẩm giá độc đáo mà con người đã nhận được từ lúc thụ thai. Điều này không loại trừ khả năng một người có những bất thường về bộ phận sinh dục đã biểu hiện rõ ràng khi sinh ra hoặc phát triển sau này có thể chọn nhận sự hỗ trợ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để giải quyết những bất thường này. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thủ tục y tế như vậy sẽ không cấu thành sự chuyển đổi giới tính theo nghĩa dự định ở đây.
Bạo lực kỹ thuật số
61. Mặc dù sự tiến bộ của các kỹ thuật kỹ thuật số có thể mang lại nhiều khả năng thăng tiến phẩm giá con người, nhưng nó cũng ngày càng có xu hướng tạo ra một thế giới trong đó sự bóc lột, loại trừ và bạo lực gia tăng, thậm chí đến mức làm tổn hại đến phẩm giá con người. Ví dụ, hãy xem xét việc những phương tiện này dễ dàng gây tổn hại đến danh tiếng của một người bằng những tin tức giả mạo và vu khống như thế nào. Về điểm này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng “việc nhầm lẫn giữa giao tiếp với tiếp xúc ảo đơn thuần là không lành mạnh. Quả thực, 'môi trường kỹ thuật số cũng là một nơi của sự cô đơn, bị thao túng, bóc lột và bạo lực, thậm chí đến trường hợp cực đoan là 'mạng lưới đen tối'. Phương tiện kỹ thuật số có thể khiến con người có nguy cơ bị nghiện, bị cô lập và dần mất liên lạc với thực tại cụ thể, cản trở sự phát triển của các mối quan hệ liên ngã đích thực. Các hình thức bạo lực mới đang lan rộng qua mạng xã hội, chẳng hạn như bắt nạt trên mạng. Internet cũng là một kênh để truyền bá nội dung khiêu dâm và bóc lột con người vì mục đích tình dục hoặc thông qua cờ bạc.'” [110] Theo cách này, một nghịch lý là càng có nhiều cơ hội tạo kết nối trong lĩnh vực này thì mọi người càng thấy mình bị cô lập và trở nên nghèo nàn trong các mối quan hệ liên ngã: “Truyền thông kỹ thuật số muốn đưa mọi điều ra công khai; cuộc sống của mọi người bị chải chuốt, bị vạch trần và bị băng bó, thường là ẩn danh. Sự tôn trọng dành cho người khác bị tan vỡ, và ngay cả khi chúng ta gạt bỏ, phớt lờ hoặc giữ khoảng cách với người khác, chúng ta vẫn có thể trơ tráo nhìn vào từng chi tiết trong cuộc sống của họ.” [111] Những xu hướng như vậy thể hiện mặt tối của tiến bộ kỹ thuật số.
62. Theo quan điểm này, nếu kỹ thuật phục vụ phẩm giá con người và không làm tổn hại đến nó, và nếu nó thúc đẩy hòa bình thay vì bạo lực, thì cộng đồng nhân loại phải chủ động giải quyết những xu hướng này liên quan đến phẩm giá con người và cổ vũ điều tốt: “Trong thế giới hoàn cầu hóa ngày nay, 'các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta cảm thấy gần gũi nhau hơn, tạo ra cảm giác đoàn kết của gia đình nhân loại, từ đó có thể truyền cảm hứng cho tình đoàn kết và những nỗ lực nghiêm túc nhằm đảm bảo một cuộc sống xứng đáng hơn cho tất cả mọi người. […] Các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta rất nhiều trong vấn đề này, đặc biệt là ngày nay, khi mạng lưới truyền thông của con người đã đạt được những tiến bộ chưa từng có. Đặc biệt, Internet mang lại những khả năng to lớn cho sự gặp gỡ và đoàn kết. Đây thực sự là một điều tốt lành, một hồng ân của Thiên Chúa.' Chúng ta cần phải liên tục đảm bảo rằng các hình thức truyền thông ngày nay trên thực tế đang hướng dẫn chúng ta đến cuộc gặp gỡ quảng đại với người khác, thành thật theo đuổi toàn bộ sự thật, phục vụ, gần gũi với những người bị thiệt thòi và thúc đẩy ích chung.”[112]
Kết luận
63. Nhân kỷ niệm 75 năm ban hành Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948), Đức Giáo Hoàng Phanxicô tái khẳng định rằng tài liệu này “giống như một kế hoạch tổng thể, từ đó có nhiều bước đã được thực hiện, nhưng vẫn còn nhiều bước cần phải thực hiện, và thật không may, đôi khi đã có những bước thụt lùi. Cam kết về nhân quyền không bao giờ kết thúc! Về vấn đề này, tôi gần gũi với tất cả những người, không phô trương, trong cuộc sống cụ thể hàng ngày, đấu tranh và đích thân trả giá để bảo vệ quyền lợi của những người không đáng kể.”[113]
64. Theo tinh thần này, Giáo hội, với Tuyên bố này, nhiệt thành thúc giục việc tôn trọng phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh phải được đặt ở trung tâm của việc dấn thân vì công ích và ở trung tâm của mọi hệ thống pháp luật. Thật vậy, việc tôn trọng phẩm giá của mỗi người là nền tảng không thể thiếu cho sự hiện hữu của bất cứ xã hội nào tuyên bố được thành lập dựa trên luật công bằng chứ không dựa trên sức mạnh quyền lực. Thừa nhận phẩm giá con người tạo thành nền tảng cho việc đề cao các quyền cơ bản của con người, vốn đi trước và đặt nền tảng cho mọi sự chung sống công dân. [114]
65. Mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng nhân bản đều có trách nhiệm thực hiện cụ thể và thực tế phẩm giá con người. Trong khi đó, nhiệm vụ của các Quốc gia không chỉ là bảo vệ phẩm giá con người mà còn phải đảm bảo những điều kiện cần thiết để nó phát triển trong việc thăng tiến toàn diện con người: “Trong hoạt động chính trị, chúng ta nên nhớ rằng 'bất chấp cá vẻ bề ngoài, mọi người đều hết sức thánh thiện và xứng đáng được chúng ta yêu thương và tận tụy phục vụ.'”[115]
66. Ngay cả ngày nay, trước rất nhiều vi phạm nhân phẩm đe dọa nghiêm trọng đến tương lai của gia đình nhân loại, Giáo hội khuyến khích việc thăng tiến phẩm giá của mỗi con người, bất kể thể lý, tinh thần, văn hóa, xã hội và đặc điểm tôn giáo. Giáo hội thực hiện điều này với niềm hy vọng, tin tưởng vào sức mạnh tuôn chảy từ Chúa Kitô Phục sinh, Đấng đã mạc khải đầy đủ phẩm giá toàn diện của mọi người nam nữ. Sự chắc chắn này trở thành lời kêu gọi trong những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi đến mỗi người chúng ta: “Tôi kêu gọi mọi người trên khắp thế giới đừng quên phẩm giá này của chúng ta. Không ai có quyền lấy nó từ chúng ta.”[116]
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại buổi tiếp kiến dành cho Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin có chữ ký dưới đây, cùng với Thư ký Phân ban Giáo lý của Bộ, vào ngày 25 tháng 3 năm 2024, đã phê chuẩn Tuyên bố này, được quyết định tại Phiên họp thường kỳ của Bộ này vào ngày 28 tháng 2 năm 2024, và ngài đã ra lệnh công bố nó.
Ban hành tại Rôma, tại Bộ Giáo lý Đức tin, vào ngày 2 tháng 4 năm 2024, kỷ niệm 19 năm ngày mất của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Hồng Y Víctor Manuel. Fernández
Bộ trưởng
Đức ông Armando Matteo
Thư ký Ban Giáo lý
Tại buổi yết kiến ngày 25.03.2024
Phanxicô
Kỳ sau: Các Ghi Chú
Giám mục Wisconsin cáo buộc Đức Tổng Giám Mục Viganò về tội phỉ báng công khai
Đặng Tự Do
18:14 09/04/2024
Nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican tại Hoa Kỳ từ năm 2011 đến năm 2016, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã gây chú ý vào năm 2018 khi ngài công khai cáo buộc các nhà lãnh đạo Giáo hội, bao gồm cả Đức Thánh Cha Phanxicô, che đậy các cáo buộc lạm dụng tình dục đối với cựu Hồng Y Theodore McCarrick.
Trong một diễn biến mới nhất, một giám mục ở tiểu bang Wisconsin đã công khai khiển trách cựu sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ, cáo buộc ngài về tội phỉ báng và có thể là việc truyền chức bất hợp pháp.
Cuộc đụng độ giữa Đức Cha James Powers của Giáo phận Superior và Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò bắt nguồn từ một bài đăng ngày 22 tháng 3 trên X, trong đó cựu quan chức gây tranh cãi của Vatican đã chỉ trích điều mà ngài gọi là “nghi lễ pháp sư” khi bắt đầu Thánh lễ truyền dầu năm 2024 của Giáo phận Superior.
Thánh lễ ngày 19 tháng 3 lúc bắt đầu có sự góp mặt của bốn phụ nữ Ojibwe tham gia vào điệu nhảy truyền thống đồng thời kèm theo tiếng trống của người bản địa. Trong bài đăng của mình, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã gọi nghi thức này là “một hành vi phạm thánh rất nghiêm trọng”, mô tả Đức Giám Mục Powers là “một quan chức bẩn thỉu của tôn giáo đại kết” và “không phải là Người kế vị các Tông đồ, mà là một tôi tớ của Hội Tam điểm”. Nghi thức hơi lạ lùng đó là những gì quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Đức Giám Mục Powers đã trả lời bằng một lá thư có lời lẽ gay gắt đề ngày 5 tháng 4, cáo buộc Đức Tổng Giám Mục Viganò “vi phạm quyền có được danh thơm tiếng tốt của tôi”. Giáo phận đã đăng bức thư trên trang Facebook của mình.
Đức Giám Mục Powers viết rằng “từ lâu đã có truyền thống trong Giáo phận Superior nhằm tôn vinh di sản của người Mỹ bản địa trước các lễ kỷ niệm lớn của giáo phận,” bao gồm cả lễ tấn phong ngài làm giám mục vào năm 2016. Chính Đức Tổng Giám Mục Viganò đã tham dự sự kiện đó, Đức Giám Mục Powers chỉ ra, và nói thêm rằng “trong 8 năm qua chưa bao giờ” Đức Tổng Giám Mục bày tỏ bất kỳ mối lo ngại nào về điều đó.
“Ít nhất tôi đã mong đợi sự lịch sự của một cuộc liên hệ trước khi có bất kỳ cáo buộc công khai nào về việc cổ vũ đạo Pháp sư,” vị giám mục viết trong thư.
Lập luận rằng những luận điệu của Đức Tổng Giám Mục Viganò “không phù hợp với một Tổng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo” và nó “gây tổn hại cho các tín hữu” được giao phó cho ngài chăm sóc, Đức Giám Mục Powers đã yêu cầu “một lời xin lỗi công khai từ Đức Tổng Giám Mục Viganò tới tôi và người dân của tôi”.
Là nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican tại Hoa Kỳ từ năm 2011 đến năm 2016, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã gây chú ý vào năm 2018 khi ngài công khai cáo buộc các nhà lãnh đạo Giáo hội, bao gồm cả Đức Thánh Cha Phanxicô, che đậy các cáo buộc lạm dụng tình dục đối với cựu Hồng Y Theodore McCarrick.
Vị Tổng giám mục người Ý lại gây chú ý vào năm 2020, khi ngài viết một bức thư ngỏ gửi Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Donald Trump bày tỏ tình đoàn kết với các cuộc chiến đang diễn ra của Trump với “nhà nước bí mật”, mà tổng giám mục cho rằng đã dàn dựng đại dịch COVID-19 trong một âm mưu mang lại về một “Trật tự Thế giới Mới” với sự hỗ trợ của một số giám mục Công Giáo.
Trong lá thư của mình, Đức Giám Mục Powers viết rằng Đức Tổng Giám Mục Viganò bị cáo buộc đã thực hiện việc truyền chức bất hợp pháp và sau đó gửi người được tấn phong bất hợp pháp đến Giáo phận Superior mà không có sự chấp thuận của Đức Giám Mục Powers.
Vào tháng 2, Đức Giám Mục Powers đã cảnh báo giáo phận của mình về một cơ sở được gọi là Ẩn thất của Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse ở Cumberland, Wisconsin, lưu ý “tình trạng giáo luật rất đáng nghi ngờ của Bryan Wallman và Rebekah Siegler”, hai cá nhân được cho là đang điều hành tổ chức này. Đức Cha Powers nói rằng cả hai đều không cung cấp “tài liệu thích hợp” xác lập tư cách giáo luật của họ. Trong lá thư hôm thứ Sáu, Đức Giám Mục Powers đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Viganò làm rõ về vai trò bị cáo buộc của ngài trong việc phong chức và gửi Wallman đến Giáo phận Superior.
Đức Cha Powers viết: “Không có bằng chứng về việc thụ phong linh mục hợp lệ, Bryan Wallman đang đặt đời sống tinh thần của một số người dân của tôi vào tình thế nguy hiểm”.
Ngài nói thêm: “Nếu Đức Tổng Giám Mục Viganò có liên quan bất kỳ cách nào với các hoạt động này, tôi yêu cầu ngài phải chấm dứt ngay lập tức”.
Source:National Catholic Register
Nicaragua: 11 mục sư Tin Lành bị kết án
Đặng Tự Do
18:16 09/04/2024
Phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Nicaragua cho biết các thẩm phán nước này đã kết án 11 mục sư Tin lành hơn một thập kỷ tù giam, như một phần của cuộc đàn áp liên tục nhắm vào các nhà thờ ở Nicaragua.
Mười một mục sư Tin Lành liên kết với tổ chức Mountain Gateway của Hoa Kỳ đã bị hệ thống tư pháp Nicaragua kết án về tội rửa tiền.
Các thẩm phán đã đưa ra các mức án từ 12 đến 15 năm tù, cùng với khoản tiền phạt 80 triệu Mỹ Kim cho mỗi người, đối với các thành viên của tổ chức có trụ sở tại Texas, những người đã bị bắt hai tháng trước và bị biệt giam mà không được tiếp xúc với luật sư hoặc thành viên gia đình.
Phiên tòa diễn ra sau những cánh cửa đóng kín. Liên minh Bảo vệ Tự do Quốc tế, Adf Internacional, đã báo cáo việc tuyên án “bất thường” trong một thủ tục tố tụng trong đó “chính quyền không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào”. Adf đã kêu gọi Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ can thiệp để yêu cầu chính quyền ở Managua thể hiện sự tôn trọng đối với các tù nhân trong thời gian họ ở tù.
Trong khi đó, năm thứ hai liên tiếp, Tuần Thánh được cử hành ở Nicaragua mà không có đám rước trên đường phố vì chính quyền cấm.
Các buổi lễ được cho phép diễn ra bên trong những nơi thờ phượng và trong sân trong của các nơi thờ phượng. 4.000 cảnh sát đã được triển khai khắp các nhà thờ trên cả nước để thực thi lệnh cấm.
Source:Vatican News
Nhật thực toàn phần qua lăng kính đức tin
Đặng Tự Do
18:17 09/04/2024
Khi mặt trăng đi qua giữa mặt trời và Trái đất tạo ra nhật thực toàn phần vào ngày 8 tháng 4, nhiều người Công Giáo trên đường đi của nó đã nhìn lên trời để quan sát hiện tượng này từ góc độ tâm linh và khoa học.
Một số người đã tập trung tại các trung tâm tĩnh tâm như Our Lady of the Pines ở Fremont, Ohio, để suy ngẫm về nhật thực như một phép ẩn dụ cho bóng tối trong cuộc sống của chính họ, trong khi những người khác, như một nhóm sinh viên tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, những người đã nghiên cứu nhật thực với sự cộng tác của Trung tâm bay không gian Goddard của NASA và sẽ có đường lối có phương pháp hơn.
Nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy trên khắp Bắc Mỹ và Trung Mỹ vào ngày 8 tháng 4, nhưng chỉ những người nằm trong “con đường toàn phần” mới có thể quan sát thấy mặt trời bị che khuất hoàn toàn bởi mặt trăng.
Tại Hoa Kỳ, điều này bao gồm các vùng của Texas, Oklahoma, Arkansas, Missouri, Illinois, Kentucky, Indiana, Ohio, Pennsylvania, New York, Vermont, New Hampshire và Maine.
Tại Đài thiên văn Vatican, sẽ không thể xem được nhật thực toàn phần ở hai địa điểm, qua kính viễn vọng chính trên Núi Graham ở Arizona hoặc qua kính thiên văn lịch sử tại Castel Gandolfo phía nam Rôma, vì vậy các nhân viên sẽ làm những gì mọi người khác đang làm: đó là đi vào con đường toàn bộ để xem nhật thực.
Hai người trong số họ – Thầy Dòng Tên Guy Consolmagno, giám đốc đài quan sát, và Christopher Graney, một nhà thiên văn học và học giả phụ trợ – đã đến Bloomington, Indiana, với tư cách là người thuyết trình cho khóa tĩnh tâm “Đức tin và Khoa học” kéo dài bốn ngày tại Trung tâm Tĩnh tâm Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Ngoài Thánh lễ và cầu nguyện buổi sáng và buổi tối, khóa tĩnh tâm đã bao gồm các bài nói chuyện về các chủ đề như “Thiên văn học và Vatican” và “Nơi đức tin và khoa học có thể gặp nhau”, cùng với các cơ hội ngắm sao và tất nhiên, xem nhật thực.
Mặc dù một số nhà quan sát tôn giáo tin rằng nhật thực sắp tới có ý nghĩa tâm linh và thậm chí mang tính tiên tri, Mark Mallett, một tác giả và nhà truyền giáo người Canada, người coi vai trò của mình là người theo dõi, cầu nguyện và lắng nghe những gì Chúa đang nói với Giáo hội, cho biết ông không biết về bất kỳ nguồn Công Giáo nào chỉ ra nhật thực theo cách đó. Tuy nhiên, ông nói thêm, “Điều này không có nghĩa là lần nhật thực sắp tới này không có ý nghĩa quan trọng. Trước khi có internet và thiên văn học hiện đại, các thế hệ đã quan sát vũ trụ một cách chăm chú hơn để tìm kiếm biểu tượng và ý nghĩa. Sự ra đời của Chúa Giêsu đã được đánh dấu bằng 'ngôi sao' trên Bêlem. Và chính Chúa chúng ta đã nói trong Lu-ca 21:25: 'Sẽ có những dấu hiệu trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao...' Chính xác thì những dấu hiệu này là gì? Chúng ta không thể nói chắc chắn, đó là lý do tại sao nên thận trọng ‘tỉnh thức và cầu nguyện’ như Ngài đã truyền dạy. Chính phần “cầu nguyện” giúp chúng ta rèn luyện và bám rễ vào thời điểm hiện tại để chúng ta không bị cuốn đi.”
Graney của Đài quan sát Vatican cho biết mọi người vẫn nhìn vào vũ trụ để tìm kiếm biểu tượng và ý nghĩa, như họ đã làm trong thời kỳ Kinh thánh. Ông nói: “Nếu bạn tin rằng Chúa đã tạo ra vũ trụ thì việc nghiên cứu vũ trụ là nghiên cứu về công việc của Chúa, và nó sẽ dạy cho bạn điều gì đó về Chúa; giống như khi bạn nghiên cứu một bức tranh của Leonardo da Vinci, bạn sẽ học được điều gì đó về da Vinci. “
Người xem nhật thực được cảnh báo không được nhìn thẳng vào mặt trời mà không có kính quan sát nhật thực hoặc thiết bị xem nhật thực cầm tay. Ngay cả việc xem mặt trời qua máy ảnh, ống nhòm hoặc kính thiên văn mà không có bộ lọc năng lượng mặt trời đặc biệt cũng có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng.
Graney cho biết ai đó ở gần thị trấn của anh đã treo một bảng quảng cáo có hình ảnh nhật thực toàn phần trên đó và dòng chữ: “Hãy nhìn thấy sự kỳ diệu của Chúa”. Tuy nhiên, ông cho biết ông hy vọng một số người sẽ không cảm động trước ý tưởng về một hiện tượng như vậy đang xảy ra. “Tôi chắc chắn rằng sẽ có một số người trên con đường có thể thấy nhật thực toàn phần thích ở trong nhà và xem TV hoặc đặt cược thể thao trên điện thoại của họ.”
Source:National Catholic Register
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Tổng trưởng ngoại giao Tòa thánh thăm Việt Nam 6 ngày
Thanh Quảng sdb
19:23 09/04/2024
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Tổng trưởng ngoại giao Tòa thánh thăm Việt Nam 6 ngày
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Tổng trưởng Ngoại giao của Vatican, bắt đầu chuyến thăm ngoại giao tới Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm các cuộc gặp với Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao cũng gặp gỡ với các Giáo hội địa phương.
(Tin Vatican)
Bắt đầu từ ngày 9 tháng 4, Tổng trưởng Ngoại giao Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam cho đến Chủ nhật, ngày 14 tháng 4.
Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh cho hay lịch trình của Đức Tổng Giám Mục Tổng trưởng Ngoại giao như sau:
- Các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
- Các cuộc gặp gỡ ngoại giao tại Bộ Nội vụ và chủ sự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Hà Nội.
Chương trình của Đức Tổng Giám Mục Gallagher bao gồm chuyến thăm giáo tỉnh Huế để gặp gỡ các Đại chủng sinh và chủ tế Thánh lễ tại nhà thờ Chính tòa “Phú Cam” của Huế và thăm giáo tỉnh Sàigòn v.v…
Thông báo chuyến đi
Chính Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã đề cập đến chuyến thăm Việt Nam của ngài vào ngày 18 tháng 1, sau buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô với phái đoàn đại diện của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điện Tông tòa Vatican.
Phát biểu sau cuộc gặp gỡ, Đức Tổng Giám Mục bày tỏ sự đánh giá cao về cuộc gặp gỡ và hy vọng rằng cộng đồng Công Giáo Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự cởi mở trong mối quan hệ song phương, bên cạnh những thành tựu ngoại giao quan trọng khác.
Vào tháng 12, Tòa Thánh và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận bổ nhiệm vị đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam, Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, Đức Tổng Giám Mục gốc Ba Lan Marek Zalewski.
Thỏa thuận được ký kết vào tháng 7 năm 2023, trong chuyến thăm của Chủ tịch Võ Văn Thương tới Vatican, dựa trên phiên họp thứ 10 của Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh, diễn ra vào ngày 31 tháng 3 năm 2023, tại Rome.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng gợi ý về chuyến thăm có thể của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin trong năm nay và bày tỏ sự lạc quan về chuyến tông du trong tương lai của Đức Thánh Cha Phanxicô.
ĐTGM nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam và vị thế của nước này như một “sự bùng phá kỳ diệu về kinh tế trên nhiều khía cạnh”.
Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Giáo hội Việt Nam
Việt Nam và Tòa Thánh cắt đứt quan hệ ngoại giao từ năm 1975, nhưng những diễn biến tích cực bắt đầu xảy ra sau năm 1990.
Năm 2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm một đại diện giáo hoàng không thường trú, và vào năm 2023, hai bên đã thiết lập quy chế cho một đại diện giáo hoàng thường trú.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gửi thư cho Giáo hội Việt Nam vào tháng 9 năm 2023, kêu gọi các tín hữu Công Giáo hãy sống như “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”.
Ngài kêu gọi họ làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa “không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa” và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “thừa nhận những điểm hội tụ và tôn trọng sự khác biệt”.
Cách tiếp cận này, Đức Giáo Hoàng lưu ý, thể hiện căn tính của người Công Giáo là những Kitô hữu và công dân tốt bằng cách làm sinh động Giáo hội và truyền bá Tin Mừng trong cuộc sống hàng ngày.
Ngài nói, ở đâu có “những điều kiện thuận lợi cho việc thực thi tự do tôn giáo”, chứng tá của người Công Giáo có thể giúp thúc đẩy đối thoại và hy vọng cho Việt Nam.
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Tổng trưởng Ngoại giao của Vatican, bắt đầu chuyến thăm ngoại giao tới Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm các cuộc gặp với Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao cũng gặp gỡ với các Giáo hội địa phương.
(Tin Vatican)
Bắt đầu từ ngày 9 tháng 4, Tổng trưởng Ngoại giao Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam cho đến Chủ nhật, ngày 14 tháng 4.
Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh cho hay lịch trình của Đức Tổng Giám Mục Tổng trưởng Ngoại giao như sau:
- Các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
- Các cuộc gặp gỡ ngoại giao tại Bộ Nội vụ và chủ sự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Hà Nội.
Chương trình của Đức Tổng Giám Mục Gallagher bao gồm chuyến thăm giáo tỉnh Huế để gặp gỡ các Đại chủng sinh và chủ tế Thánh lễ tại nhà thờ Chính tòa “Phú Cam” của Huế và thăm giáo tỉnh Sàigòn v.v…
Thông báo chuyến đi
Chính Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã đề cập đến chuyến thăm Việt Nam của ngài vào ngày 18 tháng 1, sau buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô với phái đoàn đại diện của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điện Tông tòa Vatican.
Phát biểu sau cuộc gặp gỡ, Đức Tổng Giám Mục bày tỏ sự đánh giá cao về cuộc gặp gỡ và hy vọng rằng cộng đồng Công Giáo Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự cởi mở trong mối quan hệ song phương, bên cạnh những thành tựu ngoại giao quan trọng khác.
Vào tháng 12, Tòa Thánh và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận bổ nhiệm vị đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam, Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, Đức Tổng Giám Mục gốc Ba Lan Marek Zalewski.
Thỏa thuận được ký kết vào tháng 7 năm 2023, trong chuyến thăm của Chủ tịch Võ Văn Thương tới Vatican, dựa trên phiên họp thứ 10 của Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh, diễn ra vào ngày 31 tháng 3 năm 2023, tại Rome.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng gợi ý về chuyến thăm có thể của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin trong năm nay và bày tỏ sự lạc quan về chuyến tông du trong tương lai của Đức Thánh Cha Phanxicô.
ĐTGM nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam và vị thế của nước này như một “sự bùng phá kỳ diệu về kinh tế trên nhiều khía cạnh”.
Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Giáo hội Việt Nam
Việt Nam và Tòa Thánh cắt đứt quan hệ ngoại giao từ năm 1975, nhưng những diễn biến tích cực bắt đầu xảy ra sau năm 1990.
Năm 2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm một đại diện giáo hoàng không thường trú, và vào năm 2023, hai bên đã thiết lập quy chế cho một đại diện giáo hoàng thường trú.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gửi thư cho Giáo hội Việt Nam vào tháng 9 năm 2023, kêu gọi các tín hữu Công Giáo hãy sống như “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”.
Ngài kêu gọi họ làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa “không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa” và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “thừa nhận những điểm hội tụ và tôn trọng sự khác biệt”.
Cách tiếp cận này, Đức Giáo Hoàng lưu ý, thể hiện căn tính của người Công Giáo là những Kitô hữu và công dân tốt bằng cách làm sinh động Giáo hội và truyền bá Tin Mừng trong cuộc sống hàng ngày.
Ngài nói, ở đâu có “những điều kiện thuận lợi cho việc thực thi tự do tôn giáo”, chứng tá của người Công Giáo có thể giúp thúc đẩy đối thoại và hy vọng cho Việt Nam.
NGUYÊN VĂN TUYÊN BỐ DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, 5
Vũ Văn An
19:46 09/04/2024
Ghi chú
[1] Gioan Phaolô II, Kinh Truyền Tin tại Nhà Thờ Chính Tòa Osnabrück (16/11/1980): Insegnamenti III/2 (1980), 1232.
[2] Đức Phanxicô, Tông huấn Laudate Deum (4 tháng 10 năm 2023), số 1. 39: L’Osservatore Romano (4 tháng 10 năm 2023), III.
[3] Năm 1948, Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, bao gồm 30 điều. Từ “phẩm giá” xuất hiện ở đó năm lần, ở những vị trí chiến lược: trong những lời đầu tiên của Lời mở đầu và trong câu đầu tiên của Điều Một. Phẩm giá này được tuyên bố là “vốn có trong mọi thành viên của gia đình nhân loại” (Lời nói đầu) và “mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền” (Điều 1).
[4] Chỉ cần chú ý đến thời hiện đại, chúng ta cũng đã thấy Giáo hội dần dần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phẩm giá con người. Chủ đề này được phát triển đặc biệt trong Thông điệp Rerum Novarum (1891) của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, Thông điệp Quadragesimo Anno (1931) của Đức Giáo Hoàng Piô XI và Diễn văn của Đức Giáo Hoàng Piô XII tại Đại hội Hiệp hội Nữ hộ sinh Công Giáo Ý (1951). Sau đó, Công đồng Vatican II đã phát triển vấn đề này, dành toàn bộ tài liệu cho chủ đề này với Tuyên ngôn Dignitatis Humanae (1965) và thảo luận về quyền tự do của con người trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes (1965).
[5] Phaolô VI, Tiếp kiến chung (04/09/1968): Insegnamenti VI (1968), 886.
[6] Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Đại hội lần thứ ba của Hội đồng Giám mục Mỹ Latinh (28/01/1979), III.1-2: Insegnamenti II/1 (1979), 202-203.
[7] Bênêđíctô XVI, Diễn văn với những người tham dự Đại hội đồng Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống (13 tháng 2 năm 2010): Insegnamenti VI/1 (2011), 218.
[8] Đức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với những người tham dự Cuộc họp của Ngân hàng Phát triển của Hội đồng Châu Âu (12 tháng 6 năm 2010): Insegnamenti VI/1 (2011), 912-913.
[9] Đức Phanxicô, Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (24/11/2013), số 1. 178: AAS 105 (2013), 1094; trích dẫn Đức Gioan Phaolô II, Kinh Truyền tin tại nhà ờ chính tòa Osnabrück (16/11/1980): Insegnamenti III/2 (1980), 1232.
[10] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 1. 8: AAS 112 (2020), 971.
[11] Như trên, số 277: AAS 112 (2020), 1069.
[12] Như trên, số 213: AAS 112 (2020), 1045.
[13] Như trên, số 213: AAS 112 (2020), 1045; trích dẫn Id., Thông điệp gửi những người tham gia Hội nghị Quốc tế “Nhân quyền trong thế giới đương thời: Thành tựu, Thiếu sót, Phủ định” (10 tháng 12 năm 2018): L’Osservatore Romano, (10-11 tháng 12 năm 2018), 8.
[14] Tuyên bố của Liên hiệp quốc năm 1948 được tiếp nối và xây dựng thêm bởi Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Đạo luật cuối cùng Helsinki năm 1975 của Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở Châu Âu.
[15] X. Ủy ban Thần học Quốc tế, Nhân phẩm và Quyền của Con người (1983), Giới thiệu, 3. Một bản tóm tắt giáo huấn Công Giáo về phẩm giá con người có thể được tìm thấy trong Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, trong chương có tựa đề, “Phẩm giá của Con người” các số 1700-1876.
[16] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 1. 22: AAS 112 (2020), 976.
[17] Boethius, Contra Eutychen et Nestorium, c. 3: PL 64, 1344: “persona est rationalis naturae individua substantia [bản vị là một bản thể cá nhân có bản chất hữu lý].” Cf. Bonaventure, In I Sent, d. 25, A. 1, q. 2; Thomas Aquinas, Tổng luận thần học I, q. 29, A. 1, tương ứng.
[18] Vì mục đích của Tuyên bố này không phải là đưa ra một luận thuyết đầy đủ về khái niệm phẩm giá, để cho ngắn gọn, nên chỉ có điều gọi là văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ điển được đề cập ở đây như một ví dụ, như điểm tham khảo cho sự suy tư triết học và thần học Kitô giáo sơ khai.
[19] Ví dụ, xem Cicero, De Officiis I, 105-106: “Sed pertinet ad omnem officii quaestionem semper in nhắc nhở habere, lượng tử natura hominis pecudibus reliquisque beluis antecedat […] Atque etiam si thinkare volumus, quae sit in natura Excellentia et dignitas, intellegemus, quam sit turpe diffluere luxuria et tinh tế ac molliter vivere quamque Honestum parce, Continentaler, strict, sobrie” (Id., Scriptorum Latinorum Bibliotheca Oxoniensis, biên tập M. Winterbottom, Oxford 1994, 43). Trong bản dịch tiếng Anh: “Nhưng điều cần thiết đối với mọi câu hỏi về nghĩa vụ là chúng ta phải luôn chú ý xem con người vượt trội hơn bao nhiêu so với gia súc và các loài động vật khác về bản chất […] Và nếu chúng ta chỉ ghi nhớ tính ưu việt và phẩm giá của bản chất chúng ta, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật sai lầm biết bao khi bỏ mặc bản thân quá mức và sống trong xa hoa và dâm đãng, và thật sai lầm biết bao khi sống tiết kiệm, tiết chế, giản dị và chừng mực” (Id., On Duty, bản dịch của W.Miller, Thư viện cổ điển Loeb 30, Nhà xuất bản Đại học Harvard, Cambridge 1913, 107-109).
[20] Xem. Phaolô VI, Diễn văn về cuộc hành hương Thánh Địa: Viếng thăm Vương cung thánh đường Truyền tin ở Nazareth (5 tháng 1 năm 1964): AAS 56 (1964), 166-170.
[21] Ví dụ, xem Clement thành Rome, 1 Clem. 33, 4f: PG 1, 273; Theophilus thành Antioch, Ad Aut. I, 4: PG 6, 1029; Clement thành Alexandria, Strom. III, 42, 5-6: PG 8, 1145; Như trên, VI, 72, 2: PG 9, 293; Irênê thành Lyons, Adv. Haer. V, 6, 1: PG 7, 1137-1138; Origen, De Princ. III, 6, 1: PG 11, 333; Augustinô, De Gen. ad lit. VI, 12: PL 34, 348; De Trinitate XIV, 8, 11: PL 42, 1044-1045.
[22] Thomas Aquinas, Summa Theologiae, I, q. 29, A. 3, resp.: «persona significat id, quod est perfectissimum in tota natura, scilicet subsistens in rationali natura [con người biểu thị điều hoàn hảo nhất trong mọi bản chất, tức là tồn hữu trong bản chất hữu lý]."
[23] X. Giovanni Pico della Mirandola và văn bản nổi tiếng của ông, Oratio de Hominis Dignitate [diễn ngôn về phẩm giá con người] (1486).
[24] Đối với một nhà tư tưởng Do Thái, chẳng hạn như E. Levinas (1906-1995), con người đươc lên đặc điểm bởi quyền tự do của họ trong chừng mực họ phát hiện ra mình như có trách nhiệm vô hạn đối với một con người khác.
[25] Một số nhà tư tưởng Kitô giáo vĩ đại của thế kỷ 19 và 20—chẳng hạn như Thánh J.H. Newman, Chân phúc A. Rosmini, J. Maritain, E. Mounier, K. Rahner, H.‑U. von Balthasar, và những người khác—đã thành công trong việc đề xuất một tầm nhìn về con người có thể đối thoại một cách xác thực với tất cả các dòng tư tưởng hiện diện vào đầu thế kỷ XXI, bất kể nguồn cảm hứng của chúng là gì, kể cả Chủ nghĩa Hậu Hiện đại.
[26] Đây là lý do tại sao “Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền […] ngầm gợi ý rằng nguồn gốc của các quyền con người bất khả nhượng được tìm thấy trong phẩm giá của mỗi con người” (Ủy ban Thần học Quốc tế, Tìm kiếm Đạo đức Phổ quát: Một Cái nhìn Mới về Luật Tự nhiên [2009], số 115).
[27] Công đồng Vatican II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes (7/12/1965), số 26: AAS 58 (1966), 1046. Toàn bộ chương đầu tiên của phần đầu tiên của Hiến chế Mục vụ (các số 11-22) được dành cho “Phẩm giá của Con người”.
[28] Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae (7/12/1965), số 1. 1: AAS 58 (1966), 929.
[29] Như trên, số 2: AAS 58 (1966), 931.
[30] X. Bộ Giáo Lý Đức Tin, Huấn thị Dignitas Personae (8 tháng 9 năm 2008), số 7: AAS 100 (2008), 863. Cũng xem Irênê thành Lyons, Adv. Haer. V, 16, 2: PG 7, 1167-1168.
[31] Vì “qua việc Nhập Thể, Con Thiên Chúa đã hiệp nhất với mọi người một cách nào đó”, phẩm giá của mỗi người được Chúa Kitô mạc khải cho chúng ta một cách trọn vẹn (Công đồng Vatican II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes [7/12/1965], số 22: AAS 58 [1966], 1042).
[32] Công đồng Vatican II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes (7/12/1965), số 19: AAS 58 (1966), 1038.
[33] Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Evangelium Vitae (25 tháng 3 năm 1995), số 38: AAS 87 (1995), 443, trích dẫn Thánh Irênê thành Lyons, Adv. Haer. IV, 20, 7: PG 7, 1037-1038.
[34] Thật vậy, Chúa Kitô đã ban cho những người đã được rửa tội một phẩm giá mới, đó là phẩm giá được làm “con cái Thiên Chúa”: x. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1213, 1265, 1270, 1279.
[35] Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae (7/12/1965), số 9: AAS 58 (1966), 935.
[36] X. Thánh Irênê thành Lyons, Adv. Haer. V, 6, 1. V, 8, 1. V, 16, 2: PG 7, 1136-1138. 1141-1142. 1167-1168; thánh Gioan Đa-mát-xê-nô, De fide orth. 2, 12: PG 94, 917-930.
[37] Đức Bênêđíctô XVI, Diễn văn tại Hội trường Westminster (17 tháng 9 năm 2010): Insegnamenti VI/2 (2011), 240.
[38] Đức Phanxicô, Tiếp kiến chung (12 tháng 8 năm 2020): L’Osservatore Romano (13 tháng 8 năm 2020), 8; trích dẫn Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (2 tháng 10 năm 1979), 7 và Id., Diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (5 tháng 10 năm 1995), 2.
[39] X. Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Dignitas Personae (8 tháng 9 năm 2008), số 8: AAS 100 (2008), 863-864.
[40] Ủy ban Thần học Quốc tế, Tự do tôn giáo vì lợi ích của mọi người (2019), số 38.
[41] X. Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa thánh để gửi lời chúc mừng năm mới (8 tháng 1 năm 2024): L’Osservatore Romano (8 tháng 1 năm 2024), 3.
[42] Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Evangelium Vitae (25 tháng 3 năm 1995), số 1. 19: AAS 87 (1995), 422.
[43] Đức Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’ (24 tháng 5 năm 2015), số 69: AAS 107 (2015), 875; trích dẫn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 339.
[44] Đức Phanxicô, Tông huấn Laudate Deum (4 tháng 10 năm 2023), số 67: L’Osservatore Romano (4 tháng 10 năm 2023), IV.
[45] Như trên, số 63: L’Osservatore Romano (4 tháng 10 năm 2023), IV.
[46] Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 1730.
[47] Đức Bênêđíctô XVI, Sứ điệp cử hành Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 44 (01/01/2011), số 3: Insegnamenti VI/2 (2011), 979.
[48] Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội, số 137.
[49] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 109: AAS 112 (2020), 1006.
[50] Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội, số 137.
[51] Đức Phanxicô, Diễn văn với những người tham gia Cuộc gặp gỡ Thế giới về các Phong trào Bình dân (28 tháng 10 năm 2014): AAS 106 (2014), 858.
[52] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 107: AAS 112 (2020), 1005-1006.
[53] Công đồng Vatican II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes (7/12/1965), số 27: AAS 58 (1966), 1047.
[54] Đã dẫn.
[55] Đã dẫn.
[56] X. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 2267, và Bộ Giáo lý Đức tin, Thư gửi các Giám mục về việc sửa đổi mới số 2267 của Giáo lý Giáo Hội Công Giáo về Án Tử hình (1 tháng 8 năm 2018), số 7-8.
[57] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 269: AAS 112 (2020), 1065.
[58] Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (30/12/1987), số 28: AAS 80 (1988), 549.
[59] Đức Bênêđíctô XVI, Thông điệp Caritas in Veritate (29 tháng 6, 2009), số 22: AAS 101 (2009), 657, trích dẫn Đức Phaolô VI, Thông Điệp Populorum Progressio (26/03/1967), số 9: AAS 59 (1967), 261-262.
[60] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 21: AAS 112 (2020), 976; trích dẫn Đức Bênêđíctô XVI, Thông điệp Caritas in Veritate (29 tháng 6 năm 2009), số 22: AAS 101 (2009), 657.
[61]Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 20: AAS 112 (2020), 975-976. Cf. cũng xem “Lời cầu nguyện với Đấng Tạo Hóa” ở cuối thông điệp này.
[62] Như trên, số 116: AAS 112 (2020), 1009; trích dẫn Đức Phanxicô, Diễn văn với những người tham gia Cuộc gặp gỡ Thế giới về các Phong trào Bình dân (28 tháng 10 năm 2014): AAS 106 (2014), 851-852.
[63] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 162: AAS 112 (2020), 1025; trích dẫn Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa thánh (12 tháng 1 năm 2015): AAS 107 (2015), 165.
[64] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 25: AAS 112 (2020), 978; trích dẫn Đức Phanxicô, Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới 2016 (01/01/2016): AAS 108 (2016), 49.
[65] Đức Phanxicô, Thông điệp gửi những người tham dự phiên bản thứ sáu của “Diễn đàn Paris về Hòa bình” (10 ngày 20 tháng 1123): L’Osservatore Romano (10 tháng 11 năm 2023), 7; trích dẫn Id., Tiếp kiến chung (23 tháng 3 năm 2022): L’Osservatore Romano (23 tháng 3 năm 2022), 3.
[66] Đức Phanxicô, Diễn văn tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 28) (2 tháng 12 năm 2023): L’Osservatore Romano (2 tháng 12 năm 2023), 2.
[67] X. Đức Phaolô VI, Diễn văn tại Liên Hiệp Quốc (4/10/1965): AAS 57 (1965), 881.
[68] Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptor Hominis (4 tháng 3 năm 1979), số 16: AAS 71 (1979), 295.
[69] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 258: AAS 112 (2020), 1061.
[70] Đức Phanxicô, Diễn văn trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (14 tháng 6 năm 2023): L’Osservatore Romano (15 tháng 6 năm 2023), 8.
[71] Đức Phanxicô, Diễn văn Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa bình (20 tháng 9 năm 2016): L’Osservatore Romano (22 tháng 9 năm 2016), 5.
[72] X. Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 38: AAS 112 (2020), 983: “Vì lý do này, ‘cũng cần phải tái khẳng định quyền không di cư, nghĩa là được ở lại quê hương của mình’”; trích dẫn Đức Bênêđíctô XVI, Thông điệp gửi người Di cư và Tị nạn Ngày Thế giới lần thứ 99 (12 tháng 10 năm 2012): AAS 104 (2012), 908.
[73] X. Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 38: AAS 112 (2020), 982-983.
[74] Như trên, số 39: AAS 112 (2020), 983.
[75] Đức Bênêđíctô XVI, Thông điệp Caritas in Veritate (29/6/2009), số 62: AAS 101 (2009), 697.
[76] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 39: AAS 112 (2020), 983.
[77] Ở đây chúng ta có thể nhớ lại lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phaolô III về phẩm giá của những người sống tại vùng đất của “Tân Thế Giới” trong Sắc chỉ Pastorale Officium (29 tháng 5 năm 1537), trong đó, Đức Giáo Hoàng đã qui định– dưới hình phạt vạ tuyệt thông – rằng cư dân của những vùng lãnh thổ đó, “ngay cả khi ở ngoài lòng Giáo hội, cũng không bị tước đoạt quyền tự do hoặc quyền sở hữu tài sản của họ, vì họ là những con người và do đó, có khả năng đức tin và sự cứu rỗi” («licet extra gremium Ecclesiae existant, non tamen sua libertate, aut rerum suarum dominio […] privandos esse, et cum homines, ideoque fidei et salutis capaces sint»): DH 1495.
[78] Đức Phanxicô, Diễn văn với những người tham dự Phiên họp toàn thể Hội đồng Giáo hoàng về Chăm sóc Mục vụ cho Người Di cư và Người Lữ hành (24 tháng 5 năm 2013): AAS 105 (2013), 470-471.
[79] Đức Phanxicô, Diễn văn trước Tổ chức Liên Hiệp Quốc, New York (25 tháng 9 năm 2015): AAS 107 (2015), 1039.
[80] Đức Phanxicô, Diễn văn với các tân Đại sứ được bổ nhiệm tại Tòa thánh nhân dịp trình bày Thư Ủy nhiệm (12 tháng 12 năm 2013): L’Osservatore Romano (13 tháng 12 năm 2013), 8.
[81] Đức Phanxicô, Diễn văn với những người tham gia Hội nghị Quốc tế về nạn buôn người (11 tháng 4 năm 2019): AAS 111 (2019), 700.
[82] Phiên họp thường lệ lần thứ XV của Thượng Hội đồng Giám mục, Tài liệu cuối cùng (27 tháng 10 năm 2018), số 29.
[83] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 23: AAS 112 (2020), 977, trích dẫn Đức Phanxicô, Tông huấn Evangelii Gaudium (24 tháng 11 năm 2013), số 212: AAS 105 (2013), 1108.
[84] Đức Gioan Phaolô II, Thư gửi Phụ nữ (29/6/1995), số 4: Insegnamenti XVIII/1 (1997), 1874.
[85] Như trên, số 5: Insegnamenti XVIII/1 (1997), 1875.
[86] Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 1645.
[87] Đức Phanxicô, Diễn văn nhân dịp cử hành Thánh Mẫu – Đức Mẹ Cổng Thành (20 tháng 1 năm 2018): AAS 110 (2018), 329.
[88] Đức Phanxicô, Diễn văn với những người tham dự Phiên họp toàn thể của Bộ Giáo lý Đức tin (21 tháng 1 năm 2022): L’Osservatore Romano (21 tháng 1 năm 2022), 8.
[89] Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Evangelium Vitae (25/03/1995), số 58: AAS 87 (1995) 466-467. Về vấn đề tôn trọng phôi thai con người, xem Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Donum Vitae (22 tháng 2 năm 1987): “Việc thực hành giữ phôi người sống trong cơ thể sống hoặc trong ống nghiệm vì mục đích thí nghiệm hoặc thương mại là hoàn toàn phản lại phẩm giá con người” (I, 4): AAS 80 (1988), 82.
[90] Đức Phanxicô, Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (24/11/2013), số 213: AAS 105 (2013), 1108.
[91] Đã dẫn.
[92] Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa thánh (8 tháng 1 năm 2024): L’Osservatore Romano (8 tháng 1 năm 2024), 3.
[93] X. Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Dignitas Personae (8 tháng 9 năm 2008), số 16: AAS 100 (2008), 868-869. Tất cả những khía cạnh này được nhắc lại trong Huấn thị Donum Vitae của Thánh Bộ lúc bấy giờ (22/02/1987): AAS 80 (1988), 71-102.
[94] Bộ Giáo lý Đức tin, Thư Samaritanus Bonus [người Samaritanô Nhân hậu] (14 tháng 7 năm 2020), V, số. 4: AAS 112 (2020), 925.
[95] X. Như trên, V, số 1: AAS 112 (2020), 919.
[96] Đức Phanxicô, Tiếp kiến chung (9 tháng 2 năm 2022): L’Osservatore Romano (9 tháng 2 năm 2022), 3.
[97] Đặc biệt xem Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 18-21: AAS 112 (2020), 975-976: “Một thế giới 'vứt bỏ'." Số 188 của cùng Thông điệp này đi xa đến mức nhận diện một nền “văn hóa vứt bỏ”.
[98] Xem. Đức Phanxicô, Diễn văn với những người tham gia Hội nghị do Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Tân Phúc âm hóa tổ chức (21 tháng 10 năm 2017): L’Osservatore Romano (22 tháng 10 năm 2017), 8: “Tính dễ bị tổn thương là bản chất cốt yếu của con người”.
[99] Xem. Đức Phanxicô, Thông điệp Ngày Quốc tế Người Khuyết tật (3 tháng 12 năm 2020): AAS 112 (2020), 1185-1188.
[100] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 187-188: AAS 112 (2020), 1035-1036; xem. Id., Diễn văn trước Nghị viện Châu Âu, Strasbourg (25 tháng 11 năm 2014): AAS 106 (2014), 999, và Id., Diễn văn tại Cuộc họp với các nhà chức trách và Ngoại giao đoàn tại Cộng hòa Trung Phi, Bangui (29 tháng 11 năm 2015): AAS 107 (2015), 1320.
[101] Đức Phanxicô, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Amoris Laetitia (19 tháng 3 năm 2016), số 250: AAS 108 (2016), 412-413; trích dẫn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 2358.
[102] Đức Phanxicô, Diễn văn với các thành viên của Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa thánh để gửi lời chúc mừng năm mới (8 tháng 1 năm 2024): L’Osservatore Romano (8 tháng 1 năm 2024), 3.
[103] Đức Phanxicô, Tông huấn Amoris Laetitia (19 tháng 3 năm 2016), số 56: AAS 108 (2016), 334.
[104] Đã dẫn.; trích dẫn Phiên họp thường lệ lần thứ mười bốn của Thượng Hội đồng Giám mục, Tường trình sau cùng (24 tháng 10 năm 2015), 58.
[105] Như trên, số 286: AAS 108 (2016), 425.
[106] Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 364.
[107] Điều này cũng áp dụng cho việc tôn trọng thi thể của người quá cố; chẳng hạn, xem Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Ad Resurgendum cum Christo [Sống lại với Chúa Kitô] (15 tháng 8 năm 2016), số 3: AAS 108 (2016), 1290: “Bằng việc chôn cất thi hài các tín hữu, Giáo hội khẳng định niềm tin vào sự sống lại của thân xác và có ý chứng tỏ phẩm giá cao cả của thân xác con người như một phần không thể thiếu của con người cơ thể của họ là một phần bản sắc của họ.” Tổng quát hơn, xem thêm Ủy ban Thần học Quốc tế, Các vấn đề hiện tại của Cánh chung học (1990), số 5: “Những người được mời gọi sống lại.”
[108] X. Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’ (24 tháng 5 năm 2015), số 155: AAS 107 (2015), 909.
[109] Đức Phanxicô, Tông huấn Amoris Laetitia (19 tháng 3 năm 2016), số 56: AAS 108 (2016), 344.
[110] Đức Phanxicô, Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Christus Vivit (25 tháng 3 năm 2019), số 88: AAS 111 (2019), 413, trích dẫn Phiên họp thường kỳ lần thứ XV của Thượng Hội đồng Giám mục, Tài liệu cuối cùng (27 tháng 10 năm 2018), số 88. 23.
[111] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 42: AAS 112 (2020), 984.
[112] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 205: AAS 112 (2020), 1042; trích dẫn Id., Sứ điệp Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 48 (24 tháng 1 năm 2014): AAS 106 (2014), 113.
[113] Phanxicô, Kinh Truyền Tin (10 tháng 12 năm 2023): L'Osservatore Romano (11 tháng 12 năm 2023), 12.
[114] X. Ủy ban Thần học Quốc tế, Những Đề xuất về Nhân phẩm và Nhân quyền (1983), số 2.
[115] Đức Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10 năm 2020), số 195: AAS 112 (2020), 1038, trích dẫn Id., Tông huấn Evangelii Gaudium (24 tháng 11 năm 2013), số 274: AAS 105 (2013), 1130.
[116] Đức Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’ (24 tháng 5 năm 2015), số 205: AAS 107 (2015), 928.
VietCatholic TV
Thêm cú nữa: Biệt kích Ukraine đốt tàu mang hỏa tiễn của Hạm Đội Baltic. Azov hạ gục cả đoàn xe tăng
VietCatholic Media
03:03 09/04/2024
1. Báo cáo cho biết tàu mang hỏa tiễn của Nga bốc cháy ở 'Hồ NATO' sau khi biệt kích Ukraine tấn công
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Missile Ship on Fire in 'NATO Lake': Report”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một nguồn tin an ninh giấu tên của Ukraine được RBC Ukraine trích dẫn hôm thứ Hai, tàu có khả năng phóng hỏa tiễn nhỏ Serpukhov của Nga đã bị hư hại đáng kể do hỏa hoạn vào hôm Chúa Nhật ở vùng biển Baltic thuộc Kaliningrad.
Một báo cáo của Kyiv Post cho rằng vụ việc là do hoạt động của Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là GUR, trích dẫn một nguồn dịch vụ an ninh giấu tên. Nguồn tin cho biết: “Việc sửa chữa sẽ mất nhiều thời gian.
Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, đã nhận trách nhiệm về vụ cháy trong cuộc họp báo hôm Thứ Ba, 9 Tháng Tư, và đăng một đoạn video lên kênh Telegram của mình với nội dung cho thấy cảnh đốt cháy bên trong Serpukhov và tuyên bố rằng con tàu đã “bị vô hiệu hóa”. Ông nhấn mạnh rằng: “Do hỏa hoạn bên trong tàu phóng hỏa tiễn, các phương tiện liên lạc và tự động hóa của nó đã bị phá hủy hoàn toàn”.
Tàu hộ tống lớp Buyan-M tích hợp công nghệ tàng hình và có hệ thống phóng thẳng đứng cho hỏa tiễn hành trình chống hạm Kalibr hoặc Oniks, cả hai loại đạn này đã được sử dụng trong cuộc không kích trên toàn quốc Ukraine của Mạc Tư Khoa. Các tàu lớp Buyan-M được thiết kế để hoạt động ở các vùng ven biển tương đối nông hoặc đường thủy nội địa.
Serpukhov đã tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn Kalibr nhằm vào phiến quân Hồi giáo ở Syria từ Địa Trung Hải vào năm 2016, trước khi được triển khai tới khu vực Biển Baltic vào cuối năm đó.
Vào tháng 9 năm 2023, truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng Serpukhov đã thực hiện phóng thành công hỏa tiễn hành trình Kalibr ở Bạch Hải, đánh trúng thành công “mục tiêu ven biển”.
Biển Baltic đang nổi lên như một khu vực trọng điểm trong cạnh tranh giữa Nga và NATO trong kỷ nguyên căng thẳng mới giữa các đối thủ truyền thống. Vùng đất Kaliningrad là tiền đồn quan trọng của Nga ở biển Baltic và là nơi có sức mạnh quân sự thông thường đáng kể cũng như thiết bị tác chiến điện tử và có thể cả vũ khí hạt nhân.
Kaliningrad được dự đoán sẽ là một điểm khởi đầu quan trọng cho bất kỳ hành động xâm lược giả định nào của Nga trong tương lai nhằm vào các quốc gia NATO ở phía đông bắc và bắc Âu, đặc biệt là chống lại các quốc gia vùng Baltic như Latvia, Lithuania và Estonia.
Trong trường hợp như vậy, các lực lượng Nga và Belarus dự kiến sẽ cố gắng chiếm giữ Suwalki Gap, một hành lang dài 60 dặm trải dài dọc biên giới Lithuania-Ba Lan giữa Belarus và Kaliningrad. Điều này sẽ cắt đứt khả năng tiếp cận đất liền giữa ba quốc gia vùng Baltic và phần còn lại của NATO.
Liên minh phương Tây dường như có lợi thế chiến lược ở Biển Baltic nhờ có thêm Thụy Điển và Phần Lan vào liên minh. Cả hai đều tham gia NATO sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Các quan chức đồng minh trước đó đã nói với Newsweek rằng vùng nước này giờ đây có thể được coi là “Hồ NATO”.
Hồi tháng 3, truyền thông Nga và Ukraine đưa tin tàu cá Kapitan Lobanov bị chìm gần thành phố Pionersky trong cùng khu vực trên Biển Baltic.
2. Video Ukraine cho thấy đoàn xe tăng Nga 'bị nghiền nát' bởi chiến binh Azov
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Video Shows Russian Tank Convoy 'Crushed' by Azov Fighters”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo quân đội Ukraine, các chiến binh của Kyiv đã “đè bẹp” một đoàn xe thiết giáp của Nga ở phía đông bắc Ukraine, trước một cuộc tấn công dự đoán của Nga vào đầu tháng tới.
Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, Lữ đoàn Azov, hiện là một phần của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, cho biết các thiết bị trinh sát của Ukraine đã nhắm vào một đoàn xe thiết giáp gần các vị trí của Ukraine gần thành phố Kreminna ở phía đông do Nga kiểm soát.
Nga đã phát động cuộc tấn công vào thành phố Avdiivka của Donetsk vào giữa tháng 10 năm 2023 và chiếm được khu định cư chiến lược vào giữa tháng 2. Trong khi những nỗ lực chính của Mạc Tư Khoa tập trung vào khu định cư đó, các cuộc đụng độ vẫn tiếp tục diễn ra dọc theo chiến tuyến kéo dài từ Kreminna tới khu vực Kherson phía nam Ukraine.
“Các binh sĩ của Lữ đoàn Azov số 12 và Lữ đoàn Dù số 95 đã đè bẹp đoàn xe địch” gần làng Terny, Lữ đoàn Azov cho biết như trên. Cơ quan báo chí của Azov cho biết lực lượng Nga đã mất 11 xe tăng và lữ đoàn Ukraine bắt sống của Nga xe tăng T-72B2M.
Lữ đoàn cho biết thêm, tổng cộng 50 chiến binh của Nga đã thiệt mạng và chia sẻ đoạn phim được cho là ghi lại cuộc tấn công.
Đoạn video dường như cho thấy các máy bay không người lái kamikaze của Ukraine đang hướng tới một hàng xe thiết giáp, trong khi các máy bay không người lái trên không ghi lại cảnh các vụ nổ dọc theo đoàn xe. Cảnh quay cuối cùng trong video xuất hiện cho thấy chiếc xe tăng Nga bị bắt.
Lực lượng Nga đã dần dần tiến về làng Terny, phía tây vị trí hiện tại của họ. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ gần đây đã đánh giá rằng quân đội Mạc Tư Khoa đang ở trong phạm vi khoảng 700 mét tính từ thị trấn.
Quân đội Ukraine hôm Chúa Nhật cho biết lực lượng của họ đã “đẩy lùi” bảy cuộc tấn công của Nga xung quanh Terny trong ngày qua. Kyiv cho biết trong một tuyên bố: “Đối phương đã cố gắng xuyên thủng hàng phòng ngự của quân đội chúng tôi”.
Bộ Quốc phòng Nga hôm Chúa Nhật cho biết họ đã đẩy lùi “hai cuộc phản công của các nhóm tấn công từ Lữ đoàn Dù số 95” xung quanh Terny.
Lữ đoàn Azov của Ukraine nổi lên từ Tiểu đoàn Azov và có nguồn gốc từ ý thức hệ cực hữu và chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà họ đã tìm cách tránh xa trong suốt cuộc chiến tranh toàn diện. Lữ đoàn này đã được đưa vào Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine.
Kyiv đã cảnh báo rằng Nga có thể sẽ bắt đầu một cuộc tấn công mới vào cuối tháng 5 hoặc trong mùa hè và nước này đang tăng cường quân mới cho nỗ lực này.
Một số nhà phân tích phương Tây, chẳng hạn như tổ chức nghiên cứu ISW, đã gợi ý rằng Nga có thể tập trung vào các khu vực phía tây của vùng Donetsk phía đông Ukraine “với hy vọng phát huy những tiến bộ ổn định nhưng không đáng kể của lực lượng Nga trong lĩnh vực này”.
3. Anh, Pháp cảnh báo Mỹ 'thế giới đang theo dõi' viện trợ Ukraine
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “UK and France warn US ‘the world is watching’ on Ukraine aid”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Anh, David Cameron, đã đưa ra lời kêu gọi mới để Mỹ đồng ý cung cấp thêm tài trợ quân sự cho Ukraine khi ông tới Washington để một lần nữa vận động hành lang với các thành viên Quốc Hội cao cấp.
Trong bài bình luận chung trên Daily Telegraph hôm thứ Hai với người đồng cấp Pháp Stéphane Séjourné, Cameron cảnh báo rằng nếu Putin thắng ở Ukraine thì “tất cả chúng ta đều thua”.
Và hai vị này cho biết: “Cái giá của việc không hỗ trợ Ukraine bây giờ sẽ lớn hơn nhiều so với cái giá phải trả để đẩy lùi Putin. Thế giới đang theo dõi - và sẽ phán xét chúng ta nếu chúng ta thất bại.”
Những lời của Cameron được đưa ra trước cuộc gặp mặt trực tiếp với Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike Johnson trong tuần này. Hạ viện Hoa Kỳ đang chia rẽ sâu sắc về việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine và vẫn chưa thông qua gói viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim cho quốc gia này mà Thượng viện đã thông qua gần hai tháng trước.
Cameron tuần trước đã kêu gọi các ngoại trưởng Âu Châu “gọi điện” cho Johnson trong một nỗ lực “để thông qua bổ sung đó” sau cuộc họp kéo dài hai ngày của các ngoại trưởng NATO.
Ông nói: “Quốc hội lắng nghe những gì người khác nói và những gì nước Mỹ có thể làm. “Tôi nghĩ điều có thể thay đổi nhiều nhất câu chuyện về Ukraine sẽ là 60 tỷ Mỹ Kim chảy từ Mỹ sang Ukraine.”
Cameron, cựu thủ tướng, lần cuối tới DC vào tháng 12, nơi ông cũng khuyến khích Quốc hội thông qua một gói viện trợ cho Ukraine. Vào tháng 2, ngoại trưởng đã viết một bài xã luận cho tờ Hill, kêu gọi phương Tây đừng “thể hiện sự yếu kém trước Hitler như trong những năm 1930”.
4. Văn phòng Tổng công tố: Lính Nga hạ sát 3 tù binh Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Prosecutor General's Office: Russian soldiers kill 3 Ukrainian POWs”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Tổng công tố Ukraine Dmytro Lubinets đã mở một cuộc điều tra về một đoạn video được cho là cho thấy binh lính Nga bắn ba quân nhân Ukraine bị bắt và không có vũ khí ở Kherson, văn phòng công bố vào ngày 7 tháng Tư.
Đoạn video được đăng tải trên kênh Telegram của Nga vào ngày 7 Tháng Tư, theo tuyên bố của Văn phòng Tổng công tố.
Giết tù binh vi phạm Công ước Geneva và cấu thành tội ác chiến tranh.
Mô tả của video cho biết vụ việc xảy ra gần làng Krynky ở Kherson.
Trong video, một số phát súng được một thành viên Lực lượng Vũ trang Nga bắn vào các quân nhân Ukraine không có vũ khí và bất động, theo tuyên bố của Văn phòng Tổng Công tố.
Dmytro Lubinets cho biết ông đã gửi thư chính thức tới Liên Hiệp Quốc và Hội Hồng Thập Tự quốc tế về vụ việc.
“Việc giết hại tù nhân chiến tranh là sự vi phạm trắng trợn Công ước Geneva về đối xử với tù nhân chiến tranh và là tội ác quốc tế nghiêm trọng. Thật không may, những trường hợp như vậy không phải là trường hợp cá biệt mà là hoạt động có hệ thống của đối phương quỷ quyệt”, Lubinets nói. “Cộng đồng thế giới phải gửi tín hiệu rõ ràng tới Nga rằng không thể che giấu dấu vết của tội ác chiến tranh”.
Theo Veronika Plotnikova, nhà lãnh đạo Trung tâm Điều phối Hỗ trợ Nạn nhân và Nhân chứng của Văn phòng Tổng Công tố, tính đến ngày 18 tháng 3, Ukraine đã thu thập thông tin trước phiên tòa về hơn 128.000 nạn nhân của tội ác chiến tranh.
5. Chánh văn phòng của Zelenskiy nói người Ukraine có thể mệt mỏi nhưng sẽ không thỏa hiệp với Putin
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukrainians may be tiring but won’t compromise with Putin, Zelenskyy’s chief of staff says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Trong cuộc phỏng vấn với POLITICO, Andriy Yermak cũng nói rằng có rất ít sự ủng hộ của quần chúng đối với việc động viên quân đội quy mô lớn.
Andriy Yermak, chánh văn phòng quyền lực của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, lướt qua các bức ảnh trên điện thoại di động của mình để tìm thấy bức ảnh chụp người mẹ 77 tuổi của ông có hình xăm cây đinh ba Ukraine màu vàng và xanh của đất nước trên cánh tay phải của bà.
Anh cười khúc khích khi giải thích, người nghệ sĩ xăm hình đã cảnh báo rằng mực có thể bắt đầu mờ đi sau một vài năm. “Bà ấy nói với anh ta: trước khi nó mờ đi, mẹ đã qua đời. Màu cờ của chúng ta sẽ không mờ đi.”
Quan điểm của anh ta là Ukraine cũng dũng cảm như mẹ anh ta. Anh nói: “Mọi người có thể nói rằng họ mệt mỏi, nhưng nếu bạn hỏi họ liệu họ có muốn thỏa hiệp với Nga hay không, họ sẽ nhấn mạnh và nói không”. “Và việc mọi người vẫn ở Ukraine cùng gia đình là sự xác nhận rằng nhìn chung tâm trạng của người dân vẫn rất mạnh mẽ.”
Câu hỏi về tinh thần không lung lay này tràn ngập cuộc phỏng vấn rộng rãi của POLITICO với Yermak, cùng với các cuộc thảo luận về sự vô ích của việc cố gắng giải quyết bằng thương lượng với Nga và việc người Ukraine không muốn huy động quân đội sâu rộng.
Yermak biết rằng chẳng có ích gì khi che đậy những thiệt hại mà Putin đã gây ra trong hơn hai năm tấn công dữ dội - mặc dù ông khẳng định vẫn có niềm tin sâu sắc rằng cuối cùng Ukraine sẽ thắng thế.
“Chúng tôi biết mọi người đang cảnh giác và chúng tôi nghe được điều đó từ các thống đốc khu vực cũng như từ chính người dân. Và đó là lý do tại sao tổng thống của tôi, tại sao chúng tôi lại đến những nơi nguy hiểm nhất - nhân viên an ninh của chúng tôi ghét điều đó - bởi vì tổng thống và chánh văn phòng của ông ấy không thể sợ hãi, và mục tiêu chính là Ukraine giành chiến thắng, và chúng tôi nói với họ mọi người: 'Tên của bạn sẽ được ghi vào sử sách.'“
“Tất nhiên, việc mọi người mệt mỏi là điều tự nhiên - hai năm là một thời gian dài,” anh nói tiếp và nhấn mạnh rằng đất nước phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc tấn công của Nga dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng tới hoặc đầu tháng sáu. “Nhưng mọi người vẫn tin vào chiến thắng của chúng tôi.”
Anh nói thêm: “Đôi khi trong cuộc sống ai cũng phải có một sứ mệnh. Và đây là một trong những thời điểm đó, người đàn ông 52 tuổi tin tưởng.
6. Zelenskiy cảnh báo rằng Ukraine sắp hết hỏa tiễn phòng thủ
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine running low on defensive missiles, Zelenskyy warns”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảnh báo vào cuối ngày thứ Bảy rằng Kyiv có thể cạn kiệt hỏa tiễn phòng thủ nếu Nga tiếp tục chiến dịch không kích khốc liệt, khi ông nhắc lại lời kêu gọi thêm viện trợ quân sự từ các đồng minh.
“Chúng ta phải tăng số lượng hệ thống phòng không tầm xa”, ông Zelenskiy nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Ukraine. Ông đặc biệt trích dẫn sự cần thiết của các khẩu đội hỏa tiễn Patriot, đồng thời cho biết sẽ cần thêm 25 hệ thống của Mỹ.
Ông nói: “Tôi vẫn tin rằng chúng ta sẽ có thể đạt được sự bỏ phiếu tích cực từ Quốc hội Hoa Kỳ đối với gói viện trợ quân sự trị giá 60 tỷ Mỹ Kim.”
Ông nói: “Nếu họ tiếp tục tấn công Ukraine hàng ngày như cách họ đã làm trong tháng trước, chúng tôi có thể hết hỏa tiễn và các đối tác biết điều đó”.
Zelenskiy cho biết tình hình sẽ “được cải thiện đáng kể” với sự xuất hiện của các chiến đấu cơ F-16, dự kiến sẽ sớm được chuyển giao. Tuy nhiên, số lượng của chúng sẽ không đủ để bảo vệ hoàn toàn trước bom dẫn đường trên không”, ông nói thêm.
Cảnh báo về nguồn dự trữ đang suy giảm của Ukraine diễn ra sau lời kêu gọi trước đó của lãnh đạo nước này về việc bổ sung thêm hỏa tiễn phòng không, đặc biệt là hệ thống Patriot của Mỹ, để bảo vệ trước các cuộc không kích của Mạc Tư Khoa.
“Hãy cho chúng tôi những Patriots đáng gờm” Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba nói với POLITICO trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng Ba. Kuleba nói: “Nếu chúng tôi có đủ hệ thống phòng không, cụ thể là Patriot, chúng tôi sẽ có thể bảo vệ không chỉ tính mạng của người dân mà còn cả nền kinh tế của chúng tôi khỏi bị hủy diệt”.
Zelenskiy cho biết hôm thứ Bảy rằng Ukraine phải đối mặt với những lựa chọn về những khu vực cần bảo vệ. Các quan chức địa phương cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga vào thành phố Kharkiv hôm thứ Bảy đã giết chết ít nhất 7 người. Kharkiv đã bị thiệt hại nặng nề sau nhiều tháng bị ném bom.
Hôm thứ Sáu, Zelenskiy đã gặp một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng Hoa Kỳ ở khu vực Chernihiv, miền bắc Ukraine, trong đó ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm viện trợ của Hoa Kỳ. “Tôi nhấn mạnh sự cần thiết sống còn của Quốc hội Hoa Kỳ là nhanh chóng thông qua quyết định hỗ trợ thêm cho tiểu bang của chúng ta,” ông đăng trên X, sau chuyến thăm.
7. Ukraine cho biết Nga mất 54 hệ thống pháo binh, 54 xe tăng APV và 17 xe tăng trong một ngày
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Loses 54 Artillery Systems, 54 APVS and 17 Tanks in a Day: Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Theo quân đội Ukraine, Nga đã mất hơn 50 hệ thống pháo binh và xe thiết giáp ở Ukraine trong ngày qua, cùng với 17 xe tăng, khi Kyiv tiến hành cuộc tấn công mùa hè mới của Nga mà không có lời hứa cụ thể về viện trợ quân sự mới của Mỹ.
Theo số liệu mới được quân đội Ukraine công bố hôm Thứ Hai,, lực lượng Nga đã mất tổng cộng 7.074 xe tăng trong hơn 25 tháng chiến tranh toàn diện. Mạc Tư Khoa cũng đã mất tổng cộng 13.551 xe thiết giáp và 11.316 hệ thống pháo binh kể từ tháng 2 năm 2022, theo thống kê của Kyiv.
Các hệ thống pháo binh đã nằm ở vị trí cao trong danh sách cung cấp mong muốn của Kyiv từ những người ủng hộ phương Tây, và đạn dược để giữ cho các hệ thống này hoạt động và hữu ích đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Các quan chức Ukraine và các nhà phân tích phương Tây cho biết các hoạt động của Ukraine đã bị hạn chế do thiếu đạn pháo khi lực lượng Nga tiến về phía tây.
Các chiến binh của Kyiv được cho là đang bắn khoảng 1/5 số đạn mà quân đội Nga sử dụng để chống lại lực lượng Ukraine.
Một đợt viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo mới cho Ukraine, trị giá khoảng 60 tỷ Mỹ Kim, đã bị cản trở tại Quốc hội trong nhiều tháng do đấu đá nội bộ, gây ra những lo ngại sâu sắc ở Kyiv.
“Nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, điều đó có nghĩa là chúng tôi không có hệ thống phòng không, không có hỏa tiễn Patriot, không có thiết bị gây nhiễu cho tác chiến điện tử, không có đạn pháo 155 ly”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với The Washington Post trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào cuối tháng 3..
Ông nói: “Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ quay trở lại, rút lui, từng bước một, từng bước nhỏ”. Ông nói thêm, nếu tiền tuyến không cầm cự được vì thiếu hụt, “người Nga có thể đến các thành phố lớn”.
“Tôi vẫn tin rằng chúng tôi sẽ có thể đạt được một cuộc bỏ phiếu tích cực từ Quốc hội Hoa Kỳ,” ông Zelenskiy nói hôm thứ Bảy, trong một bình luận được văn phòng tổng thống Ukraine đưa tin. “Chúng tôi hiểu khi nào người Nga có thể bắt đầu các hành động phản công.”
8. Đối tác nước ngoài phân bổ hơn 700 triệu Mỹ Kim cho việc rà phá bom mìn ở Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Foreign partners allocate over $700 million for demining in Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Bộ Tái hòa nhập Ukraine báo cáo hôm 7 Tháng Tư, rằng các đối tác nước ngoài đã phân bổ hơn 700 triệu Mỹ Kim cho hoạt động rà phá bom mìn ở Ukraine.
Mỹ, Thụy Sĩ, Na Uy, các nước Liên Hiệp Âu Châu và Nhật Bản là một trong những nhà tài trợ chính. Liên minh rà phá bom mìn cho Ukraine bao gồm khoảng 20 quốc gia.
Gần một phần ba lãnh thổ Ukraine, tổng diện tích khoảng 174.000 km2, đã được rải mìn kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Các bãi mìn giữa quân Ukraine và các vị trí cố thủ của Nga đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc phản công năm 2023 và ngăn chặn việc giải phóng các vùng bị tạm chiếm. lãnh thổ.
Theo chính phủ Ukraine, số tiền này được dành cho các dự án rà phá bom mìn ở Ukraine từ năm 2022 đến năm 2027.
Chính phủ Ukraine hôm 4 Tháng Tư, báo cáo các vụ nổ liên quan đến bom mìn đã khiến 296 dân thường thiệt mạng và 665 người khác bị thương.
Thật khó để đếm số lượng mìn vì chúng ẩn giấu trong các cánh đồng, dưới lòng đất, trong rừng và những tàn tích của các thành phố.
Khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Nga có kho dự trữ 26 triệu quả mìn—lớn nhất thế giới, theo nhiều ước tính khác nhau.
Chính phủ sẽ dẫn đầu các nỗ lực rà phá bom mìn với sự cộng tác của các chuyên gia hàng đầu và các dịch vụ ứng phó khẩn cấp.
Các điều phối viên chính bao gồm Nhóm công tác ngành, bao gồm các nhà tài trợ và Cụm hành động bom mìn, được khôi phục vào tháng 3 năm 2024 để đóng vai trò là nền tảng trung tâm cho sự điều phối theo chương trình giữa các chủ thể liên quan.
9. Putin tính toán sai lầm ở biên giới Phần Lan
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin miscalculated on Finland’s border”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nếu Nga muốn đe dọa Phần Lan bằng cách tuyên bố sẽ trả thù việc nước này gia nhập NATO bằng quân đội ở biên giới, thì Nga cần phải có sẵn rất nhiều quân đội. Và Nga đơn giản là không có.
Putin gần đây đe dọa sẽ đóng quân gần biên giới với Phần Lan một lần nữa. Đó là một điều đáng lo ngại vì đường biên giới dài hơn 1.300 km. Và Phần Lan, tất nhiên, hiện được hưởng sự bảo vệ của các đồng minh NATO, điều đó có nghĩa là mối đe dọa của Putin khó có thể gây ra bất kỳ lo lắng hiện hữu nào.
Nhưng nỗ lực đe dọa này cũng sẽ không thành công vì một lý do quan trọng khác: Nga không có đủ binh lính.
“Nhìn chung chúng tôi có mối quan hệ lý tưởng với Phần Lan. Đơn giản là hoàn hảo. Chúng ta không có một yêu sách nào chống lại nhau, đặc biệt là về lãnh thổ, chưa kể các khu vực khác. Chúng ta thậm chí còn không có quân đội; chúng ta đã rút toàn bộ quân khỏi đó, khỏi biên giới Nga-Phần Lan”, ông Putin phàn nàn trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước RIA vào tháng trước. Mặc dù vậy, Phần Lan đã gia nhập NATO. “Đó là điều họ đã quyết định. Nhưng chúng ta không có quân đội ở đó, bây giờ chúng ta sẽ có”, ông nói thêm.
Lời phàn nàn của Putin giống như lời phàn nàn của một đối tác bắt nạt hoặc ngược đãi tuyên bố rằng mọi thứ vẫn ổn cho đến khi người kia đi báo cảnh sát vì bị bắt nạt. Thật vậy, người ta tự hỏi liệu những nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh có bao giờ cân nhắc đến tác động của lời nói và hành động của họ đối với các quốc gia khác hay không, vì tất nhiên, chính sự hiếu chiến của Nga đã khiến Phần Lan nộp đơn xin gia nhập NATO.
Nhưng vấn đề với việc liên tục đe dọa người khác là nó đòi hỏi nguồn lực đáng kể. Nếu Nga muốn đe dọa Phần Lan bằng cách tuyên bố sẽ trả thù việc nước này gia nhập NATO bằng quân đội ở biên giới, thì nước này cần phải có sẵn rất nhiều quân đội. Và Nga đơn giản là không có.
“Người Nga sẽ không có đủ nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất vũ khí hạng nặng mới và tuyển mộ số lượng đáng kể lực lượng tới biên giới của chúng tôi trước những năm 2030”, Thiếu tướng đã nghỉ hưu Pekka Toveri, cựu giám đốc cơ quan tình báo quân sự Phần Lan và mới được bầu làm thành viên của Ủy ban Tình báo Phần Lan cho biết như trên.
“Phần Lan là một môi trường hoạt động rất khắt khe, như Liên Xô đã học được trong Thế chiến thứ hai. Liên Xô gọi đó là 'các hoạt động trong khu vực rừng đầm lầy' và nó đòi hỏi phải được huấn luyện và trang bị đặc biệt mà họ không có.” Thật vậy, phần lớn khu vực biên giới của Phần Lan hoàn toàn hoang vu, không phù hợp cho điều kiện chiến đấu cơ giới hóa hiện đại.
Trong khi đó, quân đội Nga quá căng thẳng đến nỗi chỉ vài tháng sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Điện Cẩm Linh đã chuyển quân đóng gần biên giới Phần Lan sang làm nhiệm vụ ở Ukraine - mặc dù Putin tuyên bố việc họ rút quân như một dấu hiệu của tình hữu nghị với Phần Lan.
Toveri lưu ý: “Họ vẫn còn Lữ đoàn súng trường cơ giới cận vệ biệt lập số 138 ở Kamenka gần St. Petersburg, cách biên giới Phần Lan khoảng 50 km”. “Nhưng khu đồn trú khá trống trải, không có quân sẵn sàng chiến đấu vì tất cả họ đều ở Ukraine. Và tất cả năm lữ đoàn gần gũi với chúng tôi đều chỉ có một nửa sức mạnh trước chiến tranh.” Và mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đưa ra những tiếng ồn ào hiếu chiến khi Phần Lan gia nhập NATO, nhưng không có quân đội nào được tái triển khai đến biên giới Phần Lan.
Đó là sự mở rộng quá mức của lực lượng vũ trang Nga, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo Phần Lan phản ứng bình tĩnh trước thông báo của Putin.
Thật vậy, các lực lượng vũ trang Nga đã phải nỗ lực rất nhiều để tuyển đủ binh sĩ cho cuộc chiến đến mức họ phải giao một số khu vực cho lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner bán quân sự - chưa kể đến việc tuyển dụng tù nhân. Khoảng 100.000 tù nhân đã được tuyển mộ cho nghĩa vụ chiến tranh để đổi lấy tự do, và vì những người lính được huấn luyện kém này bị giết với số lượng lớn nên họ phải liên tục được bổ sung. Các cựu tù nhân cũng khét tiếng về tội cướp bóc và hãm hiếp. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi, vài tháng sau “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình, Nga cũng buộc phải thực hiện động viên một phần, việc này chỉ thành công một phần, vì nhiều người đàn ông đủ điều kiện đã rời khỏi đất nước.
Và bây giờ, Putin - người đã tuyên bố vào cuối năm ngoái rằng Nga có 617.000 binh sĩ ở Ukraine - muốn phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang của đất nước. Nhưng thật khó để duy trì lực lượng 600.000 người ở Ukraine khi tổng quy mô lực lượng vũ trang của Nga là 1,15 triệu người. Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi tháng 12 năm ngoái Putin đã ra lệnh cho lực lượng vũ trang tăng lên khoảng 1,32 triệu; cùng thời gian đó, Shoigu gợi ý rằng họ nên tăng lên 1,5 triệu vào năm 2026.
Tuy nhiên, điều này vẫn đặt ra câu hỏi những người lính này sẽ đến từ đâu và họ sẽ giỏi đến mức nào. Hầu như không có gì ngạc nhiên khi - bất chấp Wagner và những người từng bị kết án - tin đồn về việc Điện Cẩm Linh đang lên kế hoạch cho một đợt huy động khác đã bắt đầu lan truyền.
Khi các lực lượng vũ trang Nga đang phải vật lộn với những nhiệm vụ cơ bản nhất, các chính trị gia Phần Lan có thể tạm thời không lo lắng trước những lời đe dọa của Putin. Nhưng nguy cơ bị Nga gây hấn sẽ vẫn còn bởi Nga dường như khó có thể thay đổi căn bản trong tương lai gần. Vấn đề tuyển quân của đối thủ chỉ đơn giản là sự may mắn, còn vận may của chúng ta sẽ không kéo dài. Đó là lý do tại sao Phần Lan và Thụy Điển đã khôn ngoan khi gia nhập NATO.
Nhưng lần này, Putin đã cường điệu hóa sức mạnh quân sự hùng mạnh của Nga và đánh giá thấp khả năng hiểu biết số học cơ bản của các chính trị gia phương Tây.
10. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc thiếu các bác sĩ tại Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Vào ngày 3 tháng 4 năm 2024, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga tuyên bố thiếu 30.000 bác sĩ và các bệnh viện huyện phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khoảng 50%. Con số này tăng từ 26.500 vào tháng 11 năm 2023. Sự thiếu hụt hiện tại là do một số nhân viên y tế làm việc trong khu vực tư nhân và những người khác đã rời khỏi đất nước. Sau đợt huy động quân đội Nga vào tháng 9 năm 2022, các bác sĩ đã được cảnh báo rõ ràng không được rời khỏi đất nước. Có tới 2% bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe Nga đã rời Nga để tránh quân dịch.
Nhu cầu công việc ngày càng tăng do có ít bác sĩ sẵn có hơn đã góp phần khiến một số thâm hụt trầm trọng thêm nữa. Một ước tính từ Tháng Giêng năm 2024 cho thấy trong 15 tháng trước đó, số lượng bác sĩ đã giảm 7.500 người do làm việc nhiều giờ và lương thấp. Theo Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, để giải quyết tình trạng thiếu hụt này, Nga đã tuyển dụng từ các quốc gia Phi Châu với rất ít bằng cấp được xác nhận ngoài bản tuyên bố tự chứng nhận.
Cam kết nguồn lực và tài chính chính để hỗ trợ cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang ảnh hưởng tiêu cực đến một loạt lĩnh vực dân sự phục vụ người dân Nga. Số lượng chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở Nga sẽ tiếp tục giảm trong suốt năm 2024. Việc thuê nhân viên y tế từ bên ngoài với mức độ kiểm tra trình độ hạn chế sẽ tạo ra nguy cơ suy thoái hoạt động lâm sàng.
Hi hữu: Trump lắng nghe kẻ thù Cameron bênh vực Ukraine. Kyiv tràn trề hy vọng. Đức chặn máy bay Nga
VietCatholic Media
15:47 09/04/2024
1. Cameron của Vương quốc Anh gặp cựu Tổng thống Trump trước cuộc tranh cãi ở DC
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “UK’s Cameron meets with Trump ahead of DC swing”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Anh đã gặp cựu Tổng thống Donald Trump tại Florida vào hôm thứ Hai như một phần trong nỗ lực tái khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine.
David Cameron, ngoại trưởng Vương quốc Anh, đã đến thăm cựu Tổng thống Trump trước chuyến đi dự kiến tới Washington, DC, nơi cựu thủ tướng Anh dự kiến gặp Ngoại trưởng Antony Blinken và các nhà lãnh đạo quốc hội trong hai ngày tới. Cameron dự kiến sẽ thảo luận về một loạt ưu tiên với các đồng minh, bao gồm cả việc “mang lại sự ổn định cho Trung Đông”.
Trong một tuyên bố, phát ngôn nhân của chính phủ Anh cho biết “thông lệ tiêu chuẩn là các bộ trưởng phải gặp gỡ các ứng cử viên phe đối lập như một phần trong hoạt động giao lưu quốc tế thường lệ của họ”. Cameron đã gặp Thượng nghị sĩ Mitt Romney vào năm 2012 khi Romney đang tranh cử tổng thống và Cameron là thủ tướng.
Chuyến thăm của Cameron diễn ra trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc đang nỗ lực thuyết phục Quốc hội phê chuẩn gói viện trợ mới cho Ukraine trong cuộc chiến chống Nga. Khoản viện trợ này đã bị sa lầy tại Hạ viện mặc dù Thượng viện đã phê duyệt gói 60 tỷ Mỹ Kim gần hai tháng trước.
Cameron gần đây đã viết một bài báo chung với Ngoại trưởng Pháp, trong đó Cameron cảnh báo rằng nếu Putin chiến thắng ở Ukraine thì “tất cả chúng ta đều thua”.
Trong một tuyên bố do Đại sứ quán Anh đưa ra, Cameron nói rằng “thành công đối với Ukraine và thất bại đối với Putin là rất quan trọng đối với an ninh của Mỹ và Âu Châu. Điều này sẽ cho thấy rằng biên giới rất quan trọng, sự gây hấn đó không mang lại kết quả và các quốc gia như Ukraine có quyền tự do lựa chọn tương lai của mình. Giải pháp thay thế sẽ chỉ khuyến khích Putin nỗ lực hơn nữa để vẽ lại biên giới Âu Châu bằng vũ lực và sẽ được Bắc Kinh, Tehran và Bắc Hàn lắng nghe rõ ràng.”
cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần gợi ý rằng nếu ông là tổng thống, ông sẽ có thể chấm dứt cuộc xung đột đang diễn ra - mặc dù tờ Washington Post đưa tin cuối tuần này một phần trong kế hoạch của ông sẽ kêu gọi Ukraine từ bỏ một số lãnh thổ của mình cho Nga. Chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Trump cho rằng câu chuyện của Post là “tin giả” trong một tuyên bố gửi cho New York Post.
Phát ngôn nhân của cựu Tổng thống Trump đã không trả lời yêu cầu bình luận về cuộc gặp giữa cựu tổng thống Đảng Cộng hòa và Cameron, là điều được tờ The Sun của Vương Quốc Anh đưa tin đầu tiên.
Cameron trước đây đã có những lời lẽ gay gắt về cựu Tổng thống Trump. Chỉ hai tháng trước, Cameron đã chỉ trích cựu Tổng thống Trump về bình luận mà ông đưa ra tại một cuộc vận động tranh cử cho rằng ông sẽ để Nga tấn công các đồng minh NATO “không tuân thủ” các cam kết chi tiêu.
2. Bản đồ Avdiivka cho thấy những bước tiến 'đáng kể' của Nga ở miền Đông Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Avdiivka Map Shows Russia's 'Significant' Advances in Eastern Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các bản đồ mới cho thấy các lực lượng Nga đang tiến về phía tây thành trì Avdiivka bị chiếm giữ của Ukraine, với những lo lắng về viện trợ quân sự trong tương lai ngày càng sâu sắc ở Kyiv, chỉ vài tuần trước khi các quan chức Ukraine nói rằng Mạc Tư Khoa có thể khởi động một cuộc tấn công mới ở phía đông đất nước.
Julian Röpcke, một chuyên gia quốc phòng của tờ Bild của Đức, cho biết trong một bài đăng trên X, rằng “những lợi ích đáng kể nhất” của Nga vào đầu tháng này là xung quanh làng Pervomaiske và giữa các khu định cư Tonenke và Umanske, cũng như xung quanh Semenivka.
Semenivka nằm ngay phía đông nam Berdychi, nằm ở phía tây bắc làng Orlivka. Nga đã tiến về phía tây Avdiivka kể từ khi nắm quyền kiểm soát thành phố chiến lược phía đông Ukraine vào giữa tháng 2, sau nhiều tháng giao tranh gay gắt và đẫm máu. Ukraine vội vã thiết lập lại các tuyến phòng thủ, nhưng phần lớn không thể ngăn chặn những bước tiến chậm chạp của Nga do thiếu đạn pháo.
Vào cuối tháng 3, Nga cho biết họ đã chiếm được Tonenke và Mạc Tư Khoa cũng được cho là đang kiểm soát làng Orlivka, ngay phía bắc Tonenke.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, của Mỹ hôm Chúa Nhật cho biết lực lượng Nga đã tiến về phía đông nam Umanske - phía tây Orlivka và Tonenke - và ở phía nam Semenivka. ISW cho biết thêm, Mạc Tư Khoa cũng đã đạt được một số lợi ích về phía tây bắc Pervomaiske và tiến đến trung tâm thị trấn.
Trung tâm Chiến lược Quốc phòng, một tổ chức tư vấn tập trung vào an ninh Ukraine, cho biết hôm Chúa Nhật rằng Nga đã tiến về phía tây nam Umanske, vào trung tâm Pervomaiske, cũng như ở miền nam và miền trung Semenivka.
Quân đội Ukraine hôm thứ Hai cho biết họ đã “đẩy lùi” 8 cuộc tấn công của Nga xung quanh Pervomaiske và làng Nevelske, phía tây nam Pervomaiske và gần Netailove, phía tây bắc Pervomaiske.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai rằng lực lượng của họ đã chống lại 5 cuộc phản công của Ukraine, bao gồm xung quanh Berdychi và làng Novokalynove, phía đông bắc Berdychi.
Sự thất thủ của Avdiivka là chiến thắng quan trọng nhất đối với Điện Cẩm Linh kể từ khi nước này chiếm được thành phố Bakhmut hiện đã bị tàn phá vào tháng 5 năm 2023.
Đầu tháng này, Ukraine cho biết các chiến binh của Lữ đoàn dù số 25 của nước này đã ngăn chặn một cuộc tấn công “quy mô lớn” của Nga gần Tonenke, phá hủy một số xe tăng và xe thiết giáp của Nga. Tổ chức cố vấn ISW mô tả cuộc tấn công là “cuộc tấn công cơ giới hóa quy mô tiểu đoàn đầu tiên” của Mạc Tư Khoa kể từ khi Điện Cẩm Linh bắt đầu cuộc tấn công vào Avdiivka vào tháng 10 năm 2023.
Ukraine đã làm được như vậy trong khi phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cấp quan trọng, đặc biệt là đạn dược, từ các nước phương Tây ủng hộ.
Tuần trước, Kyiv “đã thành công trong việc đẩy lùi các cuộc tấn công dồn dập của đối phương trên toàn bộ tuyến liên lạc, bất chấp những hạn chế dai dẳng về nguồn lực vật chất”, Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine cho biết hôm Chúa Nhật.
Các quan chức Ukraine cho biết Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công mới vào các vị trí của Ukraine vào đầu tháng tới. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của các gói viện trợ quân sự từ phương Tây để giúp lực lượng Ukraine chống lại các cuộc tấn công mới.
Một đợt viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo mới cho Ukraine trị giá khoảng 60 tỷ Mỹ Kim đã bị cản trở tại Quốc hội trong nhiều tháng do đấu đá nội bộ. Sự hỗ trợ an ninh của Mỹ là xương sống trong sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Kyiv.
“Nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, điều đó có nghĩa là chúng tôi không có hệ thống phòng không, không có hỏa tiễn Patriot, không có thiết bị gây nhiễu cho tác chiến điện tử, không có đạn pháo 155 ly”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với The Washington Post trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào cuối tháng 3..
“Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ phải lùi lại, rút lui, từng bước một, từng bước nhỏ”, Zelenskiy nói. Ông nói thêm, nếu tiền tuyến không cầm cự được vì thiếu hụt, “người Nga có thể đến các thành phố lớn”.
Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Kyiv, cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố cuối tuần qua với đài truyền hình ARD của Đức rằng Nga sẽ tập trung vào khu vực Donbas của Ukraine, hoặc khu vực phía đông Donetsk và Luhansk, vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè.
3. Nga tăng cường đổ lỗi cho Ukraine về vụ tấn công khủng bố, khoe khoang đang tăng cường tuyển quân
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia ups blame-shifting for terror attack to Ukraine, brags it’s boosting recruitment”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Mạc Tư Khoa tuyên bố hàng ngàn người khác đã ghi danh chiến đấu ở Ukraine sau vụ xả súng hàng loạt tại Tòa thị chính Crocus.
Điện Cẩm Linh đang tăng cường nỗ lực chuyển trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố Tòa thị chính Crocus sang Ukraine, đồng thời lợi dụng vụ việc này để tăng cường tuyển quân cho lực lượng vũ trang của mình.
Và nó dường như đang hoạt động.
Mặc dù nhóm khủng bố ISIS-K đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công hồi tháng trước, trong đó các tay súng đã giết chết ít nhất 144 người, Điện Cẩm Linh vẫn tiếp tục cáo buộc, dù không có bằng chứng, rằng thủ phạm có liên hệ với Ukraine và các đồng minh phương Tây của nước này.
Nỗ lực đổ lỗi là rất quan trọng đối với Putin, người đã cẩn thận xây dựng hình ảnh một người mạnh mẽ, vì chế độ của ông đã bác bỏ những cảnh báo của Mỹ về một cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng sắp xảy ra ở Mạc Tư Khoa.
Hôm Chúa Nhật, truyền thông nhà nước Nga đã công bố đoạn phim về những gì họ nói là cuộc thẩm vấn bốn người Tajiks mà Mạc Tư Khoa cho rằng đã thực hiện vụ tấn công. Trong video, những người đàn ông bị đánh đập và bầm tím nhìn phía sau camera và đưa ra những câu trả lời dường như đã được diễn tập, cho biết họ đã cố gắng chạy trốn đến Kyiv, nơi một người đàn ông hứa sẽ thưởng cho họ một triệu rúp, hay 10.000 euro, mỗi người. Đài truyền hình nhà nước Nga cho biết 4 người đàn ông này có hình cờ Ukraine trên điện thoại của họ.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga vui mừng báo cáo vào tuần trước rằng việc tuyển quân đã tăng vọt sau vụ tấn công khủng bố, cho biết: “Trong 10 ngày qua, khoảng 16.000 công dân đã ký hợp đồng tham gia hoạt động quân sự đặc biệt. Đa số các ứng cử viên cho biết mong muốn trả thù cho những người thiệt mạng trong thảm kịch xảy ra vào ngày 22 tháng 3 năm 2024 ở khu vực Mạc Tư Khoa là động lực chính để ký kết hợp đồng.”
Trong các video hôm Chúa Nhật, bốn nghi phạm nói rằng họ đã được hứa sẽ đi qua biên giới an toàn vào vùng Sumy do Ukraine kiểm soát. Đó là một con đường không thể thực hiện được, vì những người đàn ông này sẽ phải vượt qua vùng lãnh thổ có nhiều quân đội và cơ quan an ninh Nga trước khi đến được khu vực biên giới có nhiều mìn và bị ném bom liên tục.
Nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã mâu thuẫn một cách thẳng thừng với tuyên bố của đồng minh thân cận Putin trong những ngày sau vụ tấn công Tòa thị chính Crocus, nói rằng các nghi phạm khủng bố thực sự đã tìm cách đến Belarus ngay sau khi gây án.
Kyiv đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với vụ tấn công, trong đó phát ngôn viên tình báo quân sự Andriy Yusov nói với POLITICO rằng Nga đang sử dụng nó để gieo rắc lòng căm thù đối với người Ukraine và tăng quân số.
4. Vương quốc Anh cho biết tổn thất của Nga ngày càng tồi tệ hơn mặc dù sụt giảm trong tháng 3
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Losses Getting Worse Despite March Drop: UK”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Theo một đánh giá mới, tổn thất trung bình hàng ngày của Nga đã giảm trong suốt tháng 3, nhưng thương vong hàng ngày của Mạc Tư Khoa lại tăng lên mỗi năm kể từ khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Tổn thất của Nga ở mức 913 binh sĩ một ngày trong suốt tháng 3 năm 2024, giảm trung bình 74 binh sĩ mỗi ngày so với tháng trước, Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo đăng trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, kể từ khi quân đội Nga tiến vào Ukraine, gây ra chiến tranh tổng lực ở nước này, chính phủ Anh cho biết, “mỗi năm tỷ lệ tổn thất trung bình hàng ngày của quân đội Nga đều tăng lên”.
Theo Bộ Quốc Phòng Anh, con số này đứng ở mức 400 vào năm 2022, tăng lên 693 vào năm 2023 và đạt 913 trong ba tháng đầu năm 2024. “Sự gia tăng này phản ánh sự phụ thuộc liên tục của Nga vào lực lượng lớn để duy trì áp lực lên tiền tuyến Ukraine.”
Quân đội Ukraine hôm Chúa Nhật cho biết Nga đã mất tổng cộng 447.510 sĩ quan và binh sĩ kể từ tháng 2 năm 2022.
Số thương vong thường tăng đột biến trong các trận chiến kéo dài, chẳng hạn như khi Nga phát động cuộc tấn công vào thành phố chiến lược Avdiivka của Donetsk vào tháng 10. Mạc Tư Khoa đã kiểm soát khu định cư hiện đã bị tàn phá kể từ giữa tháng Hai.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đánh giá rằng việc Nga giảm tổn thất vào tháng 3 năm 2024 có liên quan đến việc Nga ít tấn công hơn kể từ khi chiếm được Avdiivka, xây dựng thời gian nghỉ ngơi cho quân đội của mình và mong muốn giảm số lượng thương vong trước cuộc bầu cử ở Nga được tổ chức vào giữa tháng trước.
Bộ Quốc phòng Anh hồi tháng 3 cho biết số thương vong hàng tháng của Nga trong tháng 2 là cao nhất trong cuộc chiến toàn diện. Vào ngày 3 tháng 3, chính phủ Anh ước tính tỷ lệ thiệt hại hàng ngày của Nga đã lên tới 983, đồng thời cho biết thêm rằng từ tháng 2 năm 2022 đến đầu tháng 3 năm 2024, Mạc Tư Khoa có thể đã phải hứng chịu hơn 335.000 thương vong.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào giữa tháng 3 rằng Ukraine đã phải chịu khoảng 71.000 thương vong kể từ Tháng Giêng năm 2024.
Con số này rất giống với con số thương vong của Nga do quân đội Ukraine đưa ra - con số của Kyiv vào thời điểm đó cho thấy thương vong của Điện Cẩm Linh vào khoảng 72.000 người kể từ đầu năm.
5. Các ước tính chi phí cho thấy tổn thất của Nga ở Ukraine đạt đến cột mốc nghiệt ngã
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Losses in Ukraine Approach Grim Milestone, Cost Estimates Show”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một ước tính mới, tổng chi phí cho tổn thất thiết bị trên quy mô lớn của Nga ở Ukraine là gần 55 tỷ Mỹ Kim, chưa có hồi kết trước cuộc chiến tranh mệt mỏi và một cuộc tấn công mùa hè có thể xảy ra của Nga.
Theo tính toán của Minfin.com.ua, một cổng thông tin tài chính Ukraine, Nga đã mất khoảng 54,88 tỷ Mỹ Kim trang thiết bị trong hơn 25 tháng chiến tranh tổng lực ở Ukraine.
Các số liệu, dựa trên dữ liệu do quân đội Ukraine công bố và tính toán về chi phí thiết bị của Forbes Ukraine, là ước tính về những thiệt hại tài chính mà Nga phải hứng chịu do tổn thất thiết bị ở Ukraine.
Các tính toán dường như đã tính đến nhiều tổn thất về thiết bị và vật chất của Nga, bao gồm xe thiết giáp, hệ thống phòng không, xe tăng và các chi phí phát sinh do bắn vào kho hỏa tiễn hành trình của Mạc Tư Khoa.
Nếu chính xác, tổn thất này sẽ chiếm gần một nửa ngân sách quốc phòng năm 2024 của Nga là 10,78 ngàn tỷ rúp hay 117 tỷ Mỹ Kim.
Nga đã tăng chi tiêu quốc phòng kể từ tháng 2 năm 2022, hiện phân bổ khoảng 1/3 chi tiêu cho quân đội. Sau cuộc xâm lược, nhiều quốc gia khác, chủ yếu là những quốc gia ủng hộ Ukraine, đã tăng chi tiêu quốc phòng và đánh giá lại các chính sách quốc phòng lâu đời. Các quốc gia Âu Châu đã xem xét lại các ngành công nghiệp quốc phòng của mình một cách rộng rãi, trong khi Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO sau nhiều thập kỷ đi theo đường lối trung lập.
Theo số liệu, chi phí cao nhất dường như thuộc về đội xe tăng của Nga. Tính đến thứ Hai, các tính toán cho thấy chi phí tổn thất xe tăng của Nga là gần 11 tỷ Mỹ Kim.
Tổn thất xe tăng của Nga rất lớn. Trong những tháng đầu khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm Ukraine, Nga đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề về lực lượng xe tăng của mình - điều mà các nhà phân tích phương Tây cho rằng là do những thất bại trong tổ chức và lập kế hoạch gây ra từ các cuộc tấn công bọc thép đầu tiên của Nga. Các chuyên gia cho biết, sự gián đoạn trong chuỗi chỉ huy, huấn luyện kém và thương vong ban đầu nặng nề đã khiến rất ít binh sĩ Nga có thể huấn luyện thế hệ lính xe tăng tiếp theo.
Mặc dù chiến thuật của Nga đã thích ứng nhưng nhiều năm chiến tranh tiêu hao đã xé nát lực lượng xe tăng Nga. Vào tháng 2, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Anh, ước tính rằng Mạc Tư Khoa đã mất hơn 3.000 xe tăng trong hai năm chiến tranh – nhiều hơn toàn bộ lực lượng đang hoạt động trước chiến tranh của nước này. Các ước tính từ quân đội Ukraine cho thấy tổn thất xe tăng của Nga lên tới hơn 7.000 chiếc.
Nhưng sau khi đặt ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào tình thế sẵn sàng chiến tranh, Điện Cẩm Linh đã có thể bổ sung kho xe tăng của mình trong khi vẫn chiến đấu chống lại Ukraine. Putin cho biết hồi đầu năm nay rằng sản lượng xe tăng nội địa của Nga đã tăng gấp 5 lần kể từ tháng 2 năm 2022.
Điện Cẩm Linh cũng đã tung ra những chiếc xe tăng cũ khỏi kho và tái sử dụng các phương tiện cũ để vận chuyển và kích nổ chất nổ xung quanh mục tiêu, được gọi là thiết bị nổ tự chế trên xe.
Các quan chức Ukraine cho biết Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công mới vào các vị trí của Ukraine sớm nhất là vào tháng tới và nhấn mạnh tầm quan trọng của các gói viện trợ quân sự từ phương Tây để giúp lực lượng Ukraine chống lại các cuộc tấn công mới.
Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Kyiv, cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố cuối tuần qua với đài truyền hình ARD của Đức rằng Nga sẽ tập trung vào khu vực Donbas của Ukraine, hoặc khu vực phía đông Donetsk và Luhansk, vào cuối mùa xuân và đầu mùa xuân. mùa hè.
Bất chấp những thắng lợi gần đây của Nga về phía tây ở miền đông Ukraine, các nhà phân tích phương Tây cho rằng Nga có thể chỉ có thể tiến hành một cuộc tấn công “quy mô lớn” dọc theo một phần của tiền tuyến. Mạc Tư Khoa có thể sẽ bị bó tay bởi “những hạn chế về nhân lực và kế hoạch của chính mình”, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cơ quan theo dõi cuộc xung đột, đánh giá vào cuối tháng 3.
6. Luftwaffe của Đức được triển khai để đánh chặn máy bay Nga trên biển Baltic
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Germany's 'Luftwaffe' Deployed To Intercept Russian Plane Over Baltic Sea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Lực lượng không quân của Đức, thành viên NATO, hôm thứ Bảy cho biết các máy bay phản lực Eurofighter của Đức đã chặn một máy bay Nga bay qua Biển Baltic, trong ví dụ mới nhất về việc máy bay Nga bay qua khu vực mà không có bộ thu tín hiệu.
Trong một tuyên bố đăng trên mạng xã hội, Luftwaffe cho biết các chiến đấu cơ của NATO đã cất cánh từ thị trấn Lielvarde của Latvia, ở phía đông nam thủ đô Riga vào thứ Bảy.
Lực lượng không quân Đức thường được gọi là Luftwaffe cho biết một máy bay tình báo Il-20 của Nga, còn được NATO gọi bằng tên Coot-A, đang bay mà không có bộ thu phát tín hiệu trên vùng Baltic. Bộ tiếp sóng giúp cơ quan chức năng xác định và theo dõi máy bay.
Biển Baltic phần lớn được bao quanh bởi các nước NATO, nhưng vùng ngoại ô Kaliningrad của Nga cũng nằm quanh biển, kẹp giữa Ba Lan và Lithuania. Lãnh thổ này là nơi đóng quân của hạm đội hải quân Biển Baltic của Nga và có một căn cứ hải quân quan trọng.
Thụy Điển đã gia nhập NATO vào đầu tháng trước, tăng cường sự hiện diện của liên minh này ở phía bắc và phía tây Biển Baltic.
Vào cuối Tháng Giêng năm 2024, lực lượng không quân Đức cho biết họ đã phát hiện một chiếc Il-20 của Nga bay mà không có bộ thu phát đáp trong không phận quốc tế ở phía nam Biển Baltic. Luftwaffe cho biết vào thời điểm đó, một máy bay NATO “đã đi cùng nó một thời gian ngắn trước khi nó quay trở lại phía đông”.
Quân đội Pháp sau đó cho biết vào cuối tháng 2 rằng các chiến đấu cơ Mirage 2000-5 của họ đã chặn một máy bay Il-20 của Nga ngoài khơi bờ biển Estonia.
Vào đầu năm, NATO cho biết lực lượng không quân của họ trên khắp Âu Châu đã xuất kích “hơn 300 lần để đánh chặn máy bay quân sự Nga” tiếp cận không phận của liên minh trong năm qua. NATO cho biết hầu hết các vụ đánh chặn đều diễn ra trên biển Baltic.
Liên minh cho biết các nước NATO sẽ điều động máy bay phản lực “khi có dấu hiệu máy bay quân sự Nga tiếp cận không phận đồng minh theo những cách không thể đoán trước”.
Cuộc chiến ở Ukraine hiện đã bước sang năm thứ ba, đã khiến nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Âu Châu, phải đánh giá lại chính sách an ninh và chi tiêu quốc phòng của mình. NATO đã điều thêm lực lượng tới sườn phía đông, nơi gần Nga và Ukraine nhất, kể từ khi chiến tranh toàn diện nổ ra vào đầu năm 2022.
NATO cho biết họ đã tăng cường lực lượng phòng không trong khu vực, tăng số lượng chiến đấu cơ và các chuyến bay giám sát, cũng như mạng lưới phòng không trên mặt đất.
Cựu phát ngôn viên NATO, Dylan White, cho biết vào cuối năm 2023: “Cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đã tạo ra tình hình an ninh nguy hiểm nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ với các chuyến bay gần không phận của các đồng minh của chúng tôi.”
7. Cuộc tập trận hải quân NATO do Rumani dẫn đầu bắt đầu ở Hắc Hải
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Romania-led NATO naval exercise begins in Black Sea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Truyền thông Rumani đưa tin, một cuộc tập trận hải quân đa quốc gia của NATO ở vùng đồng bằng Hắc Hải và sông Danube, bao gồm sự đóng góp của lực lượng hải quân từ 12 thành viên liên minh khác nhau và các đối tác khác, đã bắt đầu vào ngày 8 tháng Tư.
Cuộc tập trận mang tên Sea Shield 24, là lần thứ hai cuộc diễn tập hải quân được tổ chức, lần đầu tiên diễn ra vào năm 2015. Hắc Hải là một sân khấu quan trọng trong cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine và sông Danube đã nổi lên như một địa điểm quan trọng. Đó là một tuyến đường quá cảnh thay thế quan trọng nhằm đáp lại sự hiện diện của hải quân Nga trên biển.
Hàng trăm quả thủy lôi đã rải khắp Hắc Hải kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022. Một số tàu dân sự và tàu hải quân của các quốc gia không tham gia cuộc chiến đã dính thủy lôi kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Theo thông cáo báo chí của hải quân Rumani, cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của hơn 2.000 binh sĩ, 27 tàu, 17 máy bay và các thiết bị kỹ thuật quân sự khác.
Đây sẽ là “sự kiện phức tạp nhất do Lực lượng Hải quân Rumani tiến hành”.
Trong số những người tham gia sẽ có Rumani, Mỹ, Anh, Bulgaria, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan, cũng như các thành viên không thuộc NATO là Georgia và Moldova.
Mục tiêu của cuộc tập trận là chống lại “các hoạt động trái phép trên biển và sông, kiểm soát hàng hải và sông ngòi, tìm kiếm cứu nạn trên biển, hỗ trợ tàu gặp nạn và bảo đảm cơ sở hạ tầng quan trọng”.
Nó sẽ kéo dài đến ngày 21 tháng 4.
Các thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani và Bulgaria tuyên bố vào Tháng Giêng năm 2024 rằng họ đã ký một bản ghi nhớ về một lực lượng đặc nhiệm chung rà phá bom mìn ở Hắc Hải, nhưng không rõ khi nào nó sẽ bắt đầu.
8. ISW nhận định Nga tăng cường hoạt động tấn công dù tổn thất ngày càng tăng
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “ISW: Russia ramps up offensive operations despite increasing losses”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, ngày 8/4 cho biết, các lực lượng Nga tiếp tục tăng cường các hoạt động tấn công dọc tiền tuyến bất chấp tổn thất về vật chất và nhân sự.
Nga tiếp tục tăng cường các cuộc tấn công gần các thành phố Bakhmut và Avdiivka bị Nga tạm chiếm ở tỉnh Donetsk nhằm cố gắng tiến lên khu vực tiền tuyến này.
Chasiv Yar, nằm cách Bakhmut 10 km về phía tây, vẫn là một trong những mục tiêu chính của Nga. Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi ngày 6/4 cho biết “các trận chiến ác liệt” đang diễn ra ở phía đông thành phố nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát của Ukraine.
Kyiv cũng dự đoán một chiến dịch tấn công mới của Nga sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 28/3 cho biết như trên. Theo ông Zelenskiy, Nga sẽ cố gắng huy động thêm 300.000 quân trước ngày 1/6.
ISW nhắc đến một trong những cuộc tấn công mới nhất của Nga theo hướng Chasiv Yar vào ngày 4 tháng 4, và nói rằng Nga “tăng cường nhịp độ các hoạt động tấn công trên khắp mặt trận” đồng thời “giảm thiểu một cách thành công những tổn thất về nhân lực và vật chất có thể gia tăng”.
Báo cáo cũng nói rằng Ukraine “phải đưa ra những quyết định khó khăn, ưu tiên một số khía cạnh phòng thủ” nhằm chuẩn bị cho cuộc phản công trong tương lai trong bối cảnh viện trợ của Mỹ bị đình trệ.
Viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine đã bị trì hoãn kể từ Tháng Mười năm 2023 do nhiều phiên bản khác nhau của dự luật viện trợ nước ngoài đã bị chệch hướng do những bất đồng về an ninh biên giới. Một số thành viên Quốc Hội tại Hạ viện đã từ chối ủng hộ gói viện trợ về mặt nguyên tắc, chủ trương phản đối viện trợ cho Kyiv.
Vào ngày 7 tháng 4, Zelenskiy cho biết Ukraine sẽ thua trong cuộc chiến chống lại Nga nếu Quốc hội Mỹ không phê duyệt viện trợ quân sự.
Ông Zelenskiy nói thêm: “Nếu Ukraine thua trong cuộc chiến, các quốc gia khác sẽ bị tấn công”.
9. Các phương tiện truyền thông cho biết bom tự chế được ném vào Đại sứ quán Nga ở Lithuania
Đài phát thanh quốc gia Lithuania, gọi tắt là LRT, ngày 8 tháng Tư đưa tin Đại sứ quán Nga tại Vilnius, Lithuania, đã bị tấn công bằng bom tự chế do những kẻ tấn công không rõ danh tính ném vào hai đêm liên tiếp.
Các đại sứ quán và lãnh sự quán Nga đã là nơi diễn ra các cuộc biểu tình kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện ở Ukraine. Lãnh sự quán Nga ở Moldova bị ném bom lửa vào tháng Ba, 2024 khi cử tri xếp hàng tham gia bầu cử tổng thống Nga.
Phát ngôn nhân của cảnh sát Lithuania cho biết hai vụ tấn công riêng biệt đã xảy ra, lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 4 và sau đó là vào ngày 8 tháng 4. Cả hai đều được cho là xảy ra vào sáng sớm.
Phát ngôn nhân của cảnh sát cho biết các cuộc tấn công đã gây hư hại cho tòa nhà. Phát ngôn nhân nói thêm rằng các nghi phạm vẫn chưa được xác định và sẽ không bình luận về động cơ có thể có của vụ tấn công.
Một vụ đánh bom liều chết cũng nhắm vào Đại sứ quán Nga ở Afghanistan vào tháng 9 năm 2022, khiến 6 người thiệt mạng, trong đó có 2 nhân viên Nga. ISIS-K cho biết họ đã thực hiện vụ đánh bom. Đó cũng là nhóm khủng bố Hồi Giáo đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố Tòa thị chính Crocus bên ngoài Mạc Tư Khoa hồi tháng 3 khiến ít nhất 144 người thiệt mạng.
10. Ngoại trưởng Nga thăm Bắc Kinh, nhấn mạnh quan hệ với Trung Quốc
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đến Bắc Kinh hôm thứ Hai để thể hiện sức mạnh của mối quan hệ với đồng minh ngoại giao thân cận Trung Quốc, trong bối cảnh cuộc chiến của Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS cho biết các bộ trưởng sẽ “thảo luận về tình hình ở Ukraine và khu vực Á Châu - Thái Bình Dương, các vấn đề hợp tác song phương và tương tác trên trường quốc tế”, trích lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.
Bất chấp sự ủng hộ dành cho Nga trong cuộc chiến Ukraine, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng “Trung Quốc có quan điểm khách quan và công bằng về vấn đề Ukraine”.
“Chúng tôi đã tích cực thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình và các giải pháp chính trị. Trung Quốc không phải là bên tạo ra hay tham gia vào cuộc khủng hoảng Ukraine, chúng tôi không và sẽ không làm bất cứ điều gì để thu lợi từ nó”. Cô ta nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hàng ngày.
Cô ta nói thêm: “Các quốc gia liên quan không nên bôi nhọ và tấn công mối quan hệ bình thường giữa nhà nước với nhà nước, cụ thể là giữa Trung Quốc và Nga... chứ đừng nói đến việc đổ lỗi cho Trung Quốc và kích động sự đối đầu giữa các khối”.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen, người hiện đang kết thúc chuyến thăm Trung Quốc vào thứ Hai, cho biết bà đã cảnh báo các quan chức về hậu quả của việc hỗ trợ mua sắm quân sự cho Nga.
Phụng Vụ lạ lùng trong lễ truyền dầu tại Wisconsin: Hai GM tranh cãi gay gắt. Nhật thực toàn phần
VietCatholic Media
17:00 09/04/2024
1. Giám mục Wisconsin cáo buộc Đức Tổng Giám Mục Viganò về tội 'phỉ báng công khai'
Nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican tại Hoa Kỳ từ năm 2011 đến năm 2016, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã gây chú ý vào năm 2018 khi ngài công khai cáo buộc các nhà lãnh đạo Giáo hội, bao gồm cả Đức Thánh Cha Phanxicô, che đậy các cáo buộc lạm dụng tình dục đối với cựu Hồng Y Theodore McCarrick.
Trong một diễn biến mới nhất, một giám mục ở tiểu bang Wisconsin đã công khai khiển trách cựu sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ, cáo buộc ngài về tội phỉ báng và có thể là việc truyền chức bất hợp pháp.
Cuộc đụng độ giữa Đức Cha James Powers của Giáo phận Superior và Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò bắt nguồn từ một bài đăng ngày 22 tháng 3 trên X, trong đó cựu quan chức gây tranh cãi của Vatican đã chỉ trích điều mà ngài gọi là “nghi lễ pháp sư” khi bắt đầu Thánh lễ truyền dầu năm 2024 của Giáo phận Superior.
Thánh lễ ngày 19 tháng 3 lúc bắt đầu có sự góp mặt của bốn phụ nữ Ojibwe tham gia vào điệu nhảy truyền thống đồng thời kèm theo tiếng trống của người bản địa. Trong bài đăng của mình, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã gọi nghi thức này là “một hành vi phạm thánh rất nghiêm trọng”, mô tả Đức Giám Mục Powers là “một quan chức bẩn thỉu của tôn giáo đại kết” và “không phải là Người kế vị các Tông đồ, mà là một tôi tớ của Hội Tam điểm”. Nghi thức hơi lạ lùng đó là những gì quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Đức Giám Mục Powers đã trả lời bằng một lá thư có lời lẽ gay gắt đề ngày 5 tháng 4, cáo buộc Đức Tổng Giám Mục Viganò “vi phạm quyền có được danh thơm tiếng tốt của tôi”. Giáo phận đã đăng bức thư trên trang Facebook của mình.
Đức Giám Mục Powers viết rằng “từ lâu đã có truyền thống trong Giáo phận Superior nhằm tôn vinh di sản của người Mỹ bản địa trước các lễ kỷ niệm lớn của giáo phận,” bao gồm cả lễ tấn phong ngài làm giám mục vào năm 2016. Chính Đức Tổng Giám Mục Viganò đã tham dự sự kiện đó, Đức Giám Mục Powers chỉ ra, và nói thêm rằng “trong 8 năm qua chưa bao giờ” Đức Tổng Giám Mục bày tỏ bất kỳ mối lo ngại nào về điều đó.
“Ít nhất tôi đã mong đợi sự lịch sự của một cuộc liên hệ trước khi có bất kỳ cáo buộc công khai nào về việc cổ vũ đạo Pháp sư,” vị giám mục viết trong thư.
Lập luận rằng những luận điệu của Đức Tổng Giám Mục Viganò “không phù hợp với một Tổng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo” và nó “gây tổn hại cho các tín hữu” được giao phó cho ngài chăm sóc, Đức Giám Mục Powers đã yêu cầu “một lời xin lỗi công khai từ Đức Tổng Giám Mục Viganò tới tôi và người dân của tôi”.
Là nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican tại Hoa Kỳ từ năm 2011 đến năm 2016, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã gây chú ý vào năm 2018 khi ngài công khai cáo buộc các nhà lãnh đạo Giáo hội, bao gồm cả Đức Thánh Cha Phanxicô, che đậy các cáo buộc lạm dụng tình dục đối với cựu Hồng Y Theodore McCarrick.
Vị Tổng giám mục người Ý lại gây chú ý vào năm 2020, khi ngài viết một bức thư ngỏ gửi Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Donald Trump bày tỏ tình đoàn kết với các cuộc chiến đang diễn ra của Trump với “nhà nước bí mật”, mà tổng giám mục cho rằng đã dàn dựng đại dịch COVID-19 trong một âm mưu mang lại về một “Trật tự Thế giới Mới” với sự hỗ trợ của một số giám mục Công Giáo.
Trong lá thư của mình, Đức Giám Mục Powers viết rằng Đức Tổng Giám Mục Viganò bị cáo buộc đã thực hiện việc truyền chức bất hợp pháp và sau đó gửi người được tấn phong bất hợp pháp đến Giáo phận Superior mà không có sự chấp thuận của Đức Giám Mục Powers.
Vào tháng 2, Đức Giám Mục Powers đã cảnh báo giáo phận của mình về một cơ sở được gọi là Ẩn thất của Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse ở Cumberland, Wisconsin, lưu ý “tình trạng giáo luật rất đáng nghi ngờ của Bryan Wallman và Rebekah Siegler”, hai cá nhân được cho là đang điều hành tổ chức này. Đức Cha Powers nói rằng cả hai đều không cung cấp “tài liệu thích hợp” xác lập tư cách giáo luật của họ. Trong lá thư hôm thứ Sáu, Đức Giám Mục Powers đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Viganò làm rõ về vai trò bị cáo buộc của ngài trong việc phong chức và gửi Wallman đến Giáo phận Superior.
Đức Cha Powers viết: “Không có bằng chứng về việc thụ phong linh mục hợp lệ, Bryan Wallman đang đặt đời sống tinh thần của một số người dân của tôi vào tình thế nguy hiểm”.
Ngài nói thêm: “Nếu Đức Tổng Giám Mục Viganò có liên quan bất kỳ cách nào với các hoạt động này, tôi yêu cầu ngài phải chấm dứt ngay lập tức”.
Source:National Catholic Register
2. Nicaragua: 11 mục sư Tin Lành bị kết án
Phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Nicaragua cho biết các thẩm phán nước này đã kết án 11 mục sư Tin lành hơn một thập kỷ tù giam, như một phần của cuộc đàn áp liên tục nhắm vào các nhà thờ ở Nicaragua.
Mười một mục sư Tin Lành liên kết với tổ chức Mountain Gateway của Hoa Kỳ đã bị hệ thống tư pháp Nicaragua kết án về tội rửa tiền.
Các thẩm phán đã đưa ra các mức án từ 12 đến 15 năm tù, cùng với khoản tiền phạt 80 triệu Mỹ Kim cho mỗi người, đối với các thành viên của tổ chức có trụ sở tại Texas, những người đã bị bắt hai tháng trước và bị biệt giam mà không được tiếp xúc với luật sư hoặc thành viên gia đình.
Phiên tòa diễn ra sau những cánh cửa đóng kín. Liên minh Bảo vệ Tự do Quốc tế, Adf Internacional, đã báo cáo việc tuyên án “bất thường” trong một thủ tục tố tụng trong đó “chính quyền không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào”. Adf đã kêu gọi Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ can thiệp để yêu cầu chính quyền ở Managua thể hiện sự tôn trọng đối với các tù nhân trong thời gian họ ở tù.
Trong khi đó, năm thứ hai liên tiếp, Tuần Thánh được cử hành ở Nicaragua mà không có đám rước trên đường phố vì chính quyền cấm.
Các buổi lễ được cho phép diễn ra bên trong những nơi thờ phượng và trong sân trong của các nơi thờ phượng. 4.000 cảnh sát đã được triển khai khắp các nhà thờ trên cả nước để thực thi lệnh cấm.
Source:Vatican News
3. Nhật thực toàn phần qua lăng kính đức tin
Khi mặt trăng đi qua giữa mặt trời và Trái đất tạo ra nhật thực toàn phần vào ngày 8 tháng 4, nhiều người Công Giáo trên đường đi của nó đã nhìn lên trời để quan sát hiện tượng này từ góc độ tâm linh và khoa học.
Một số người đã tập trung tại các trung tâm tĩnh tâm như Our Lady of the Pines ở Fremont, Ohio, để suy ngẫm về nhật thực như một phép ẩn dụ cho bóng tối trong cuộc sống của chính họ, trong khi những người khác, như một nhóm sinh viên tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, những người đã nghiên cứu nhật thực với sự cộng tác của Trung tâm bay không gian Goddard của NASA và sẽ có đường lối có phương pháp hơn.
Nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy trên khắp Bắc Mỹ và Trung Mỹ vào ngày 8 tháng 4, nhưng chỉ những người nằm trong “con đường toàn phần” mới có thể quan sát thấy mặt trời bị che khuất hoàn toàn bởi mặt trăng.
Tại Hoa Kỳ, điều này bao gồm các vùng của Texas, Oklahoma, Arkansas, Missouri, Illinois, Kentucky, Indiana, Ohio, Pennsylvania, New York, Vermont, New Hampshire và Maine.
Tại Đài thiên văn Vatican, sẽ không thể xem được nhật thực toàn phần ở hai địa điểm, qua kính viễn vọng chính trên Núi Graham ở Arizona hoặc qua kính thiên văn lịch sử tại Castel Gandolfo phía nam Rôma, vì vậy các nhân viên sẽ làm những gì mọi người khác đang làm: đó là đi vào con đường toàn bộ để xem nhật thực.
Hai người trong số họ – Thầy Dòng Tên Guy Consolmagno, giám đốc đài quan sát, và Christopher Graney, một nhà thiên văn học và học giả phụ trợ – đã đến Bloomington, Indiana, với tư cách là người thuyết trình cho khóa tĩnh tâm “Đức tin và Khoa học” kéo dài bốn ngày tại Trung tâm Tĩnh tâm Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Ngoài Thánh lễ và cầu nguyện buổi sáng và buổi tối, khóa tĩnh tâm đã bao gồm các bài nói chuyện về các chủ đề như “Thiên văn học và Vatican” và “Nơi đức tin và khoa học có thể gặp nhau”, cùng với các cơ hội ngắm sao và tất nhiên, xem nhật thực.
Mặc dù một số nhà quan sát tôn giáo tin rằng nhật thực sắp tới có ý nghĩa tâm linh và thậm chí mang tính tiên tri, Mark Mallett, một tác giả và nhà truyền giáo người Canada, người coi vai trò của mình là người theo dõi, cầu nguyện và lắng nghe những gì Chúa đang nói với Giáo hội, cho biết ông không biết về bất kỳ nguồn Công Giáo nào chỉ ra nhật thực theo cách đó. Tuy nhiên, ông nói thêm, “Điều này không có nghĩa là lần nhật thực sắp tới này không có ý nghĩa quan trọng. Trước khi có internet và thiên văn học hiện đại, các thế hệ đã quan sát vũ trụ một cách chăm chú hơn để tìm kiếm biểu tượng và ý nghĩa. Sự ra đời của Chúa Giêsu đã được đánh dấu bằng 'ngôi sao' trên Bêlem. Và chính Chúa chúng ta đã nói trong Lu-ca 21:25: 'Sẽ có những dấu hiệu trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao...' Chính xác thì những dấu hiệu này là gì? Chúng ta không thể nói chắc chắn, đó là lý do tại sao nên thận trọng ‘tỉnh thức và cầu nguyện’ như Ngài đã truyền dạy. Chính phần “cầu nguyện” giúp chúng ta rèn luyện và bám rễ vào thời điểm hiện tại để chúng ta không bị cuốn đi.”
Graney của Đài quan sát Vatican cho biết mọi người vẫn nhìn vào vũ trụ để tìm kiếm biểu tượng và ý nghĩa, như họ đã làm trong thời kỳ Kinh thánh. Ông nói: “Nếu bạn tin rằng Chúa đã tạo ra vũ trụ thì việc nghiên cứu vũ trụ là nghiên cứu về công việc của Chúa, và nó sẽ dạy cho bạn điều gì đó về Chúa; giống như khi bạn nghiên cứu một bức tranh của Leonardo da Vinci, bạn sẽ học được điều gì đó về da Vinci. “
Người xem nhật thực được cảnh báo không được nhìn thẳng vào mặt trời mà không có kính quan sát nhật thực hoặc thiết bị xem nhật thực cầm tay. Ngay cả việc xem mặt trời qua máy ảnh, ống nhòm hoặc kính thiên văn mà không có bộ lọc năng lượng mặt trời đặc biệt cũng có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng.
Graney cho biết ai đó ở gần thị trấn của anh đã treo một bảng quảng cáo có hình ảnh nhật thực toàn phần trên đó và dòng chữ: “Hãy nhìn thấy sự kỳ diệu của Chúa”. Tuy nhiên, ông cho biết ông hy vọng một số người sẽ không cảm động trước ý tưởng về một hiện tượng như vậy đang xảy ra. “Tôi chắc chắn rằng sẽ có một số người trên con đường có thể thấy nhật thực toàn phần thích ở trong nhà và xem TV hoặc đặt cược thể thao trên điện thoại của họ.”
Source:National Catholic Register