Phụng Vụ - Mục Vụ
Lòng Thương Xót Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
02:28 09/04/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
CN 2 Phục Sinh- C / Lòng Chúa Thương Xót
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn
“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN”
A-Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự tác động của Thánh Thần:
Bài đọc 1: Công vụ (5:12-16). “Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa cả đàn ông, đàn bà rất đông,” (câu 14)
1/ Tại sao Cộng đoàn Giêrusalem xưa lại có nhiều người theo Chúa?
Vì việc cầu nguyện và chia sẻ của cải vật chất của các Tông Đồ.
2/ Bạn đang làm gì để mọi người nhận thấy Lòng Thương Xót Chúa?
Luôn nhận ra những ơn huệ Chúa ban cho mình trong đời sống.
Bài đọc 2: Khải huyền (1:9-11a;12-13;17-19). “Vậy ngươi hãy viết những gì đã thấy,…và những gì sẽ xảy ra sau này.” (câu 19)
1/ Bao năm qua theo Chúa, tôi đã viết và nói về Chúa như thế nào?
Tôi luôn viết và nói về Tin Mừng của Chúa cho người khác.
2/ Những sự đau khổ và thất bại xảy ra, Chúa đang nói gì với tôi?
Chúa giúp tôi khiêm tốn, kiên tâm cầu nguyện và ca ngợi Ngài.
Tin Mừng: Gioan (20:19-31). “Bình an cho anh em! Như chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. (câu 21)
1/ Các việc tôi đã sống làm chứng cho Chúa trong chức vụ hiện nay?
Tôi sống trong sạch, đứng đắn, không lạm dụng quyền hành….
2/ Bạn tin vào Lòng Thương Xót Chúa khi gặp thử thách ? Tại sao?
Lỡ bị sa ngã, tôi quyết đứng dậy ngay bằng mọi phương tiện…
3/ Tôi đã sống trung thành với Chúa về những lời khấn hứa thế nào?
Tôi đêm ngày tu luyện, học hỏi, cầu nguyện và không tham sân si.
B- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:
“NÓI XONG, NGƯỜI THỔI HƠI VÀO CÁC ÔNG VÀ BẢO: ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN.” (câu 22)
* Muốn đón nhận được Chúa Thánh Thần, bạn cần đọc Rom 8, 5-13 và thư Galat 5, 15- 24 để thực hành sống theo Thần Khí Chúa.
Ví dụ: Bạn và cần bỏ tính ham mê xác thịt, tham tình, tiền, bỏ tính kiêu ngạo, bỏ cái tôi, dâm bôn, hận thù,…Khi bạn bỏ được các tật xấu trên là bạn chết đi cho tội và lớn lên trong Chúa Thánh Thần..
* Cảm nghiệm Sống: Trong bài nhận định tình hình Hội Thánh hôm nay về việc lạm dụng tình dục của các Giáo sĩ, Đức Cha Bùi văn Đọc, GM đặc trách Ủy ban Giáo lý và Đức Tin, thuộc HĐGM Việt Nam, ngài đã không coi các nhà báo chí, truyền thông là kẽ thù của mình; nhưng ngài khuyên các giáo sĩ như sau: Trong “Năm Linh Mục”này hãy cố gắng tối đa để canh tân bản thân và đời sống, tránh làm cớ cho thế gian to tiếng sỉ nhục Giáo hội và cả Chúa Giêsu nữa. Cuối phần nhận định, Đức Cha nói: “Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương (lòng thương xót) của Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cỡ nào, có tập trung các mãnh lực thù địch thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo hội, chúng ta cũng không sợ. “Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: “Đừng sợ!” Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người” (cái tâm). – Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những “sự dữ” trong lòng chúng ta ! – Và đừng để “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta ! (cái tâm) – Hãy để cho tình yêu Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự.
Chúa Phục Sinh là niềm hy vọng của chúng ta !
C- Bạn và tôi Cầu nguyện trong Thánh Linh và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: Bình an cho anh em. Xin cho con cảm nhận được chính Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh đang làm cho con Sống trong xã hội vật chất và bạo hành này, được luôn vững mạnh, can đảm nhận lỗi, quyết sửa lỗi, không bao che, hết lòng tin tưởng, bình an, không hận thù người khác để vững tiến. Con quyết noi gương Đức Maria, Mẹ là Ngôi Sao Sáng cho con vượt mọi sóng gió trên biển trần gian đầy cheo leo và cạm bẫy này. Amen.
Lời Chúa tôi ghi nhớ: LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA TRẢI QUA ĐỜI NỌ ĐẾN ĐỜI KIA, HẰNG BAO BỌC NHỮNG NGƯỜI KÍNH SỢ CHÚA. (Lc 1, 50)
Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
CN 2 Phục Sinh- C / Lòng Chúa Thương Xót
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn
“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN”
A-Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự tác động của Thánh Thần:
Bài đọc 1: Công vụ (5:12-16). “Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa cả đàn ông, đàn bà rất đông,” (câu 14)
1/ Tại sao Cộng đoàn Giêrusalem xưa lại có nhiều người theo Chúa?
Vì việc cầu nguyện và chia sẻ của cải vật chất của các Tông Đồ.
2/ Bạn đang làm gì để mọi người nhận thấy Lòng Thương Xót Chúa?
Luôn nhận ra những ơn huệ Chúa ban cho mình trong đời sống.
Bài đọc 2: Khải huyền (1:9-11a;12-13;17-19). “Vậy ngươi hãy viết những gì đã thấy,…và những gì sẽ xảy ra sau này.” (câu 19)
1/ Bao năm qua theo Chúa, tôi đã viết và nói về Chúa như thế nào?
Tôi luôn viết và nói về Tin Mừng của Chúa cho người khác.
2/ Những sự đau khổ và thất bại xảy ra, Chúa đang nói gì với tôi?
Chúa giúp tôi khiêm tốn, kiên tâm cầu nguyện và ca ngợi Ngài.
Tin Mừng: Gioan (20:19-31). “Bình an cho anh em! Như chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. (câu 21)
1/ Các việc tôi đã sống làm chứng cho Chúa trong chức vụ hiện nay?
Tôi sống trong sạch, đứng đắn, không lạm dụng quyền hành….
2/ Bạn tin vào Lòng Thương Xót Chúa khi gặp thử thách ? Tại sao?
Lỡ bị sa ngã, tôi quyết đứng dậy ngay bằng mọi phương tiện…
3/ Tôi đã sống trung thành với Chúa về những lời khấn hứa thế nào?
Tôi đêm ngày tu luyện, học hỏi, cầu nguyện và không tham sân si.
B- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:
“NÓI XONG, NGƯỜI THỔI HƠI VÀO CÁC ÔNG VÀ BẢO: ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN.” (câu 22)
* Muốn đón nhận được Chúa Thánh Thần, bạn cần đọc Rom 8, 5-13 và thư Galat 5, 15- 24 để thực hành sống theo Thần Khí Chúa.
Ví dụ: Bạn và cần bỏ tính ham mê xác thịt, tham tình, tiền, bỏ tính kiêu ngạo, bỏ cái tôi, dâm bôn, hận thù,…Khi bạn bỏ được các tật xấu trên là bạn chết đi cho tội và lớn lên trong Chúa Thánh Thần..
* Cảm nghiệm Sống: Trong bài nhận định tình hình Hội Thánh hôm nay về việc lạm dụng tình dục của các Giáo sĩ, Đức Cha Bùi văn Đọc, GM đặc trách Ủy ban Giáo lý và Đức Tin, thuộc HĐGM Việt Nam, ngài đã không coi các nhà báo chí, truyền thông là kẽ thù của mình; nhưng ngài khuyên các giáo sĩ như sau: Trong “Năm Linh Mục”này hãy cố gắng tối đa để canh tân bản thân và đời sống, tránh làm cớ cho thế gian to tiếng sỉ nhục Giáo hội và cả Chúa Giêsu nữa. Cuối phần nhận định, Đức Cha nói: “Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương (lòng thương xót) của Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cỡ nào, có tập trung các mãnh lực thù địch thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo hội, chúng ta cũng không sợ. “Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: “Đừng sợ!” Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người” (cái tâm). – Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những “sự dữ” trong lòng chúng ta ! – Và đừng để “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta ! (cái tâm) – Hãy để cho tình yêu Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự.
Chúa Phục Sinh là niềm hy vọng của chúng ta !
C- Bạn và tôi Cầu nguyện trong Thánh Linh và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: Bình an cho anh em. Xin cho con cảm nhận được chính Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh đang làm cho con Sống trong xã hội vật chất và bạo hành này, được luôn vững mạnh, can đảm nhận lỗi, quyết sửa lỗi, không bao che, hết lòng tin tưởng, bình an, không hận thù người khác để vững tiến. Con quyết noi gương Đức Maria, Mẹ là Ngôi Sao Sáng cho con vượt mọi sóng gió trên biển trần gian đầy cheo leo và cạm bẫy này. Amen.
Lời Chúa tôi ghi nhớ: LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA TRẢI QUA ĐỜI NỌ ĐẾN ĐỜI KIA, HẰNG BAO BỌC NHỮNG NGƯỜI KÍNH SỢ CHÚA. (Lc 1, 50)
Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Chỉ vì Tin
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
07:42 09/04/2010
CHỈ VÌ TIN
Tin, không tin, đúng thực là vấn nạn muôn thuở của nhân loại. Con người ngày nay thực không biết nên đặt niềm tin vào ai, với ai. Thế giới hiện đại trà trộn sự lành sự ác, biết phúc đâu mà tìm, hoạ đâu mà tránh. Không có thách đố nào lớn lao cho bằng thách đố của niềm tin. Tin vào ai cũng thấy nghi ngại. Ngay cả người một nhà còn chẳng tin nổi, nói gì đến người dưng nước lạ, không máu mủ, không huyết thống, không liên hệ.
Tin ai, không nên tin ai, thật, nhân loại không có lời giải đáp. Kinh nghiệm cho thấy kẻ ta hằng tưởng đáng tin nhất cũng phản bội ta. Vậy tốt hơn, đừng nên đặt câu hỏi tin ai mà hãy tin vào Thiên Chúa. Ai có thể khiến cho bạn tin hơn Thiên Chúa. Ngài có bao giờ thất tín với bạn? Hứa hẹn điều gì, Ngài có bao giờ lỗi hẹn? Những gì Thiên Chúa đã phán, Ngài luôn luôn giữ nguyên vẹn, điều quan trọng là con người có tin hay không mà thôi.
Tin vào một ai đó, thật ra đã khó lắm rồi, kinh nghiệm cho thấy chẳng ai dễ thay đổi, mau chóng nuốt lời bằng nhân loại. Không phải họ không có khả năng giữ lời nguyền, mà đúng hơn họ không can đảm sống lới hứa của mình. Bởi đã thề hứa thì phải trung tín, có khi còn phải đau đớn, mất mát mới có thể trung thành được. Ai không muốn bị thiệt hại, người ấy phá huỷ lời giao ước, như vậy họ trở thành kẻ thất tín cách dễ dàng, mau chóng. Phải làm sao để con người biết trung tín với chính mình, khi đã trung thành với mình tất yếu sẽ trung tín với người. Nếu bạn không biết tự rèn luyện, thật khó có thể sống tín trung.
Tin hay không tin, đó thực là tự do của nhân loại, thế nhưng, tin thế nào và sống niềm tin ấy ra sao còn là một vấn nạn. Ngày nay khối kẻ vỗ ngực tuyên xưng niềm tin người có đạo, nhưng mấy ai dám sống niềm tin ấy. Niềm tin phục sinh là niềm tin căn bản cốt yếu của tín hữu công giáo, nhưng thực tế mấy ai dám sống niềm tin ấy trong đời.
Các tông đồ khi xưa, trong tâm trạng hoảng loạn, hãi hùng, thất vọng, chán nản, buông xuôi, bỏ cuộc, họ không còn đủ niềm tin vào Thiên Chúa, bởi người Thầy mà họ xem là Vua, là cứu cánh, là nơi nương tựa, là chỗ dựa đã không còn nữa. Làm sao trách họ được, tin vào một người đã chết ư? Tin vào một người đã hoàn toàn thất bại, bị đóng đinh, chịu tử hình như một tử tội ư? Tin vào một con người bị chê chối, bị phỉ nhổ ư?
Thế vậy, điều gì đã khiến họ thay đổi, từ những con người nhút nhát, hèn kém, trở nên con người bất khuất dám chết để bảo vệ chân lý, bảo vệ đức tin của mình? Thưa, đó chính là sự thật, sự thật đã giải thoát họ, sự thật về Thiên Chúa. Ngài chính là Thiên Chúa thật và là người thật, đã chết và sống lại thật để khơi dậy niềm tin, niềm hy vọng cho nhân loại.
Tin vào con người, ngày nào đó bạn sẽ chết, nhưng tin vào Thiên Chúa thì sống muôn đời. Chỉ có Ngài mới đích thực là Đấng nhân loại phải tin, chính Ngài là sự thật mà con người cần bám víu. Tôma hôm nay, ông được diễm phúc tận tay rờ chạm vào Chúa, chính sự đụng chạm này khiến ông tin để mà dám hiến tế cả đời cho niềm tin ấy. Sự đụng chạm bằng xúc tác đã cứu sống Toma. Còn chúng ta, không những được sờ chạm, tiếp xúc với Ngài mỗi ngày nhưng chúng ta còn được ăn, được uống chính Mình Máu Thánh Ngài, tại sao chúng ta vẫn không thể tin? Tại sao chúng ta vẫn không hề thay đổi? Điều gì đã cản ngăn, không cho chúng ta tiếp xúc với Ngài? Có phải là sự xa cách thể lý bởi không gian, thời gian? Hay chính bởi con mắt đức tin chúng ta yếu kém. Chúng ta được diễm phúc đứng trên niềm tin của Toma và các tông đồ để mà sống nhưng chúng ta đã không hề biết coi trọng nó. Niềm tin của chúng ta chỉ trên môi miệng chứ chưa phát xuất từ con tim chân thành. Như vậy, có đụng chạm vào Ngài hay đụng chạm nữa, cũng chả ăn thua.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Chúng ta là những người có phúc, vì chúng ta sống nhờ bởi đức tin tông truyền. Niềm tin mà biết bao người đã anh dũng đổ máu minh chứng. Việc còn lại là hãy làm cho niềm tin ấy sống giữa lòng nhân loại. Đừng để niềm tin ấy chết đi hay chỉ sống trên mớ lý thuyết mơ hồ, hỗn độn mà cần phải sống niềm tin thực bằng cả cuộc sống của mình kìa.
Văn hoá nổi cộm của thế giới hiện đại chính là văn hoá xúc tác. Những dịch vụ massa phục vụ tận tình, chu đáo thu hút đông đảo thị hiếu quần chúng mọc ra nhan nhản. Ngày nay người ta chỉ tìm cảm giác trong hưởng thụ, chứ không tha thiết kiếm tìm những cảm giác tâm linh. Tại sao con người ngại tiếp xúc với Tạo Hoá. Tại sao con người sợ đụng chạm vào Ngài, ngay cả sợ Ngài đụng chạm. Chính vì sự ham thích thoả mãn khoái cảm bên ngoài mà sự nhạy bén, tinh tế tâm linh tắt lịm. Thiên Chúa có chết vậy hay chết nữa, có sống lại hay sống nữa dường như đã không còn quan trọng.
Sự ngạc nhiên lớn chính là ở đấy, ngày ngày có không biết bao nhiêu giọt nước mắt nhân loại đổ ra vì những quả lừa điên đảo. Sự lừa phỉnh của con người man trá và bỉ ổi đến mức đánh mất cả phẩm giá, lương tri, thế mà người ta vẫn tin. Tin vào thầy bà, bói toán, tin vào thần tài, thần tiền, thần danh vọng. Người ta tin vào thế lực vật chất hơn quyền lực thiêng liêng, đau lòng là vậy đó.
Lạy Chúa, cảm ơn Chúa đã xót thương cho con sự sống. Sự phục sinh của Ngài là bằng chứng niềm tin con đang cậy dựa, phó thác không phải vô lý. Dẫu biết tin tưởng tuyệt đối vào Ngài không dễ. Chẳng phải vì Ngài không đáng nhưng chính vì con nghi ngờ bản thân mình. Đã bao lần con tự hỏi Thiên Chúa yêu con lớn lao như vậy tại sao con vẫn không thể tin, lại đặt tin tưởng vào con người, kẻ không bao giờ giữ đúng lời đoan hứa, cũng chỉ vì vậy mà đời con bất hạnh. Xin tăng đức tin cho con, lạy Chúa, xin Ngài hãy cho con niềm tin của Ngài. Xin cho con một chút, chỉ một chút thôi niềm tin của Chúa, cũng đủ để được cứu độ, hầu con dám đánh đổi cuộc đời chỉ vì niềm tin ấy.
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
Tin, không tin, đúng thực là vấn nạn muôn thuở của nhân loại. Con người ngày nay thực không biết nên đặt niềm tin vào ai, với ai. Thế giới hiện đại trà trộn sự lành sự ác, biết phúc đâu mà tìm, hoạ đâu mà tránh. Không có thách đố nào lớn lao cho bằng thách đố của niềm tin. Tin vào ai cũng thấy nghi ngại. Ngay cả người một nhà còn chẳng tin nổi, nói gì đến người dưng nước lạ, không máu mủ, không huyết thống, không liên hệ.
Tin ai, không nên tin ai, thật, nhân loại không có lời giải đáp. Kinh nghiệm cho thấy kẻ ta hằng tưởng đáng tin nhất cũng phản bội ta. Vậy tốt hơn, đừng nên đặt câu hỏi tin ai mà hãy tin vào Thiên Chúa. Ai có thể khiến cho bạn tin hơn Thiên Chúa. Ngài có bao giờ thất tín với bạn? Hứa hẹn điều gì, Ngài có bao giờ lỗi hẹn? Những gì Thiên Chúa đã phán, Ngài luôn luôn giữ nguyên vẹn, điều quan trọng là con người có tin hay không mà thôi.
Tin vào một ai đó, thật ra đã khó lắm rồi, kinh nghiệm cho thấy chẳng ai dễ thay đổi, mau chóng nuốt lời bằng nhân loại. Không phải họ không có khả năng giữ lời nguyền, mà đúng hơn họ không can đảm sống lới hứa của mình. Bởi đã thề hứa thì phải trung tín, có khi còn phải đau đớn, mất mát mới có thể trung thành được. Ai không muốn bị thiệt hại, người ấy phá huỷ lời giao ước, như vậy họ trở thành kẻ thất tín cách dễ dàng, mau chóng. Phải làm sao để con người biết trung tín với chính mình, khi đã trung thành với mình tất yếu sẽ trung tín với người. Nếu bạn không biết tự rèn luyện, thật khó có thể sống tín trung.
Tin hay không tin, đó thực là tự do của nhân loại, thế nhưng, tin thế nào và sống niềm tin ấy ra sao còn là một vấn nạn. Ngày nay khối kẻ vỗ ngực tuyên xưng niềm tin người có đạo, nhưng mấy ai dám sống niềm tin ấy. Niềm tin phục sinh là niềm tin căn bản cốt yếu của tín hữu công giáo, nhưng thực tế mấy ai dám sống niềm tin ấy trong đời.
Các tông đồ khi xưa, trong tâm trạng hoảng loạn, hãi hùng, thất vọng, chán nản, buông xuôi, bỏ cuộc, họ không còn đủ niềm tin vào Thiên Chúa, bởi người Thầy mà họ xem là Vua, là cứu cánh, là nơi nương tựa, là chỗ dựa đã không còn nữa. Làm sao trách họ được, tin vào một người đã chết ư? Tin vào một người đã hoàn toàn thất bại, bị đóng đinh, chịu tử hình như một tử tội ư? Tin vào một con người bị chê chối, bị phỉ nhổ ư?
Thế vậy, điều gì đã khiến họ thay đổi, từ những con người nhút nhát, hèn kém, trở nên con người bất khuất dám chết để bảo vệ chân lý, bảo vệ đức tin của mình? Thưa, đó chính là sự thật, sự thật đã giải thoát họ, sự thật về Thiên Chúa. Ngài chính là Thiên Chúa thật và là người thật, đã chết và sống lại thật để khơi dậy niềm tin, niềm hy vọng cho nhân loại.
Tin vào con người, ngày nào đó bạn sẽ chết, nhưng tin vào Thiên Chúa thì sống muôn đời. Chỉ có Ngài mới đích thực là Đấng nhân loại phải tin, chính Ngài là sự thật mà con người cần bám víu. Tôma hôm nay, ông được diễm phúc tận tay rờ chạm vào Chúa, chính sự đụng chạm này khiến ông tin để mà dám hiến tế cả đời cho niềm tin ấy. Sự đụng chạm bằng xúc tác đã cứu sống Toma. Còn chúng ta, không những được sờ chạm, tiếp xúc với Ngài mỗi ngày nhưng chúng ta còn được ăn, được uống chính Mình Máu Thánh Ngài, tại sao chúng ta vẫn không thể tin? Tại sao chúng ta vẫn không hề thay đổi? Điều gì đã cản ngăn, không cho chúng ta tiếp xúc với Ngài? Có phải là sự xa cách thể lý bởi không gian, thời gian? Hay chính bởi con mắt đức tin chúng ta yếu kém. Chúng ta được diễm phúc đứng trên niềm tin của Toma và các tông đồ để mà sống nhưng chúng ta đã không hề biết coi trọng nó. Niềm tin của chúng ta chỉ trên môi miệng chứ chưa phát xuất từ con tim chân thành. Như vậy, có đụng chạm vào Ngài hay đụng chạm nữa, cũng chả ăn thua.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Chúng ta là những người có phúc, vì chúng ta sống nhờ bởi đức tin tông truyền. Niềm tin mà biết bao người đã anh dũng đổ máu minh chứng. Việc còn lại là hãy làm cho niềm tin ấy sống giữa lòng nhân loại. Đừng để niềm tin ấy chết đi hay chỉ sống trên mớ lý thuyết mơ hồ, hỗn độn mà cần phải sống niềm tin thực bằng cả cuộc sống của mình kìa.
Văn hoá nổi cộm của thế giới hiện đại chính là văn hoá xúc tác. Những dịch vụ massa phục vụ tận tình, chu đáo thu hút đông đảo thị hiếu quần chúng mọc ra nhan nhản. Ngày nay người ta chỉ tìm cảm giác trong hưởng thụ, chứ không tha thiết kiếm tìm những cảm giác tâm linh. Tại sao con người ngại tiếp xúc với Tạo Hoá. Tại sao con người sợ đụng chạm vào Ngài, ngay cả sợ Ngài đụng chạm. Chính vì sự ham thích thoả mãn khoái cảm bên ngoài mà sự nhạy bén, tinh tế tâm linh tắt lịm. Thiên Chúa có chết vậy hay chết nữa, có sống lại hay sống nữa dường như đã không còn quan trọng.
Sự ngạc nhiên lớn chính là ở đấy, ngày ngày có không biết bao nhiêu giọt nước mắt nhân loại đổ ra vì những quả lừa điên đảo. Sự lừa phỉnh của con người man trá và bỉ ổi đến mức đánh mất cả phẩm giá, lương tri, thế mà người ta vẫn tin. Tin vào thầy bà, bói toán, tin vào thần tài, thần tiền, thần danh vọng. Người ta tin vào thế lực vật chất hơn quyền lực thiêng liêng, đau lòng là vậy đó.
Lạy Chúa, cảm ơn Chúa đã xót thương cho con sự sống. Sự phục sinh của Ngài là bằng chứng niềm tin con đang cậy dựa, phó thác không phải vô lý. Dẫu biết tin tưởng tuyệt đối vào Ngài không dễ. Chẳng phải vì Ngài không đáng nhưng chính vì con nghi ngờ bản thân mình. Đã bao lần con tự hỏi Thiên Chúa yêu con lớn lao như vậy tại sao con vẫn không thể tin, lại đặt tin tưởng vào con người, kẻ không bao giờ giữ đúng lời đoan hứa, cũng chỉ vì vậy mà đời con bất hạnh. Xin tăng đức tin cho con, lạy Chúa, xin Ngài hãy cho con niềm tin của Ngài. Xin cho con một chút, chỉ một chút thôi niềm tin của Chúa, cũng đủ để được cứu độ, hầu con dám đánh đổi cuộc đời chỉ vì niềm tin ấy.
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
Vượt qua rào cản của sự chết
Jos. Tú Nạc, NMS
07:44 09/04/2010
VƯỢT QUA RÀO CẢN CỦA SỰ CHẾT
Chúa Nhật II Phục Sinh – Năm C (Acts 5: 12-15; Psalm 118; Revelation 1: 9-11, 12-13, 17-19; John 20: 19-31)
Sự giản dị và uy quyền thường đi với nhau tay trong tay. Trong nhiều cuộc gặp bất ngờ vào những ngày đầu tiên của cộng đồng Ki-tô giáo, cuộc sống thực sự rất đơn giản – không dễ dàng – nhưng theo những gì Sách Tông đồ Công vụ gọi là “những dấu chỉ và những điều kỳ diệu”. Không có tín điều nào đưa ra sự ưu việt với những lý do đơn giản rằng họ vẫn chưa được trình bày chính xác rõ ràng. Yêu cầu gia nhập đơn giản là niềm tin nơi con người và sứ mệnh của Chúa Giê-su Đấng Cứu Thế cùng một sự tin tưởng rằng Người là sứ giả thực sự của Thiên Chúa.
Một phần quan trọng của việc thực hiện đức tin này là sự cam kết đối với tình môn đệ, tính trung thực đối với lộ trình tâm linh của chúa Giê-su và sẵn sàng chia sẻ trong hân hoan và đấu tranh của cộng đồng mà đã mang tên Người. Điều đó cũng rất ấn tượng mà sự hấp dẫn ban đầu của đức tin cho những người bàng quan không phải là nghi thức tế lễ, những không gian phụng tự hoặc vị thế xã hội. Sự hấp dẫn này là những dấu chỉ hiển nhiên thuộc sự hiện diện của Thiên Chúa thực hiện trong và thông qua những tín đồ vì ích lợi của tha nhân. Đó là điều mà dẫn dắt con người nhìn cộng đồng với sự kính sợ và lòng tôn trọng.
Trong lúc này sự khủng hoảng tôn giáo trầm trọng, thất vọng, nghi vấn nội tâm và cá nhân giao động có lẽ chúng ta có thể quay lại giáo hội tông đồ của thế kỷ thứ nhất cho đôi chút hướng dẫn. Nó không phải là lúc để sợ hãi, bao biện hoặc đề phòng. Những gì được hiệu triệu là lời công bố của Chúa Giê-su Đức Ki-tô trong một phương cách mà đồng thời đơn giản nhưng đòi hỏi và để tạo cho lời công bố này với một cảm giác hân hoan và sự tin tưởng rằng dẫn đến từ một nhận thức về tinh thần của Chúa Ki-tô thực hiện thông qua chúng ta. Không có gì thiếu thốn điều này sẽ cung cấp sự lành lặn, phục hồi mà chúng ta cố công tìm kiếm.
Một phần của lý do cho niềm hân hoan và sư tin tưởng này dẫn đến sự nhận thức của cá nhân và sự biểu thị của Chúa Giê-su. Trong những biểu tượng huyền bí của Sách Khải Huyền, nhà tiên tri của Patmos (Island of the Dodecanese, in the SE Aegean: Traditionally where St. John wrote the Book of Revelation ‘Rev 1: 9’) liên quan đến sự trải nghiệm tinh thần của chính ông trong một khoảng thời gian hành thiền kéo dài. Bẩy chân đèn hiến tế thiêng liêng – bẩy chi họ hoặc nến – biểu trưng cho toàn thể thánh thần và sự hoàn hảo. Và đó là sự hoàn hảo duy nhất – người mà đại diện cho sự hoàn thành và đúc kết những trải nghiệm loài người – người mà đã nói giữa những ngọn nến.
Người là sự khởi đầu và kết thúc – Adam cũ và mới – đầu tiên và cuối cùng. Không chỉ thế, Người đã phá tan rào cản của sự chết và giờ đây Người sống mãi mãi trong sự sở hữu những chìa khóa của sự chết. Không ngạc nhiên khi hình bóng ấy nói: “Đừng sợ!” Vì đây là người đi trước chúng ta và là người anh cả của chúng ta, thầy của chúng ta và người mà bênh vực cho chúng ta, rồi bằng cách nào chúng ta một lần nữa có thể bị tê liệt bởi sợ hãi?
Nhiều người tin tưởng rằng thế hệ những Ki-tô hữu đầu tiên thuộc về một thời kỳ nhiều ngây thơ và cả tin và niềm tin của họ về sự phục sinh của Chúa Giê-su đã phản ảnh điều này. Nhưng sự Phục sinh thật khó tin tưởng vào lúc đó hơn như bây giờ. Khi bạn chết, là bạn chết – không người đứng dậy và lại đi dạo quanh. Ông bạn của chúng ta “nghi ngờ”, Tô-ma có lẽ là nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa bình quân cho cả hai lúc đó và bây giờ. Ông là người thực tế và thực dụng, đã không được trao cho những tư tưởng khoáng đạt hoặc những động thái nhất thời. Và ông biết những gì ông thấy: cái chết của người thầy khả kính của mình, và ông vẫn bị khóa chặt trong choáng váng đau buồn. Ông hoài nghi một cách tự nhiên khi bạn bè bắt đầu nói về cuộc viếng thăm từ cõi chết của Chúa Giê-su và đã tuyên xưng rằng Người vẫn còn sống.
Thánh Tô-ma muốn bằng chứng không thể bác bỏ và không gì kém hơn và đó là những gì Chúa Giê-su mang đến cho ông một tuần sau đó. Thánh Tô-ma ngập tràn xúc động, “Lạy Chúa tôi và lạy Chúa tôi!” Nhưng Chúa Giê-su đã đem đến cho ông một thử thách: Tô-ma đã lãnh nhận những bằng chứng của mình, nhưng tất cả những ai đến sau ông thì thế nào? Điều đó tốt hơn gấp bội và thiêng liêng hơn nhiều để vượt qua hoài nghi và thắc mắc và để làm ngơ trước những làn sóng của chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa vô thần, sợ hãi và giận dữ bạo lực mà hủy diệt đức tin ở mọi thời đại. Phúc thay cho những ai giữ gìn tâm trí và tâm hồn mình được rông mở và những ai có đủ can đảm để hy vọng và tìm kiếm tình yêu và ánh sáng đó là Thiên Chúa thậm chí ở giữa một thế giới tối tăm và phức tạp.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Chúa Nhật II Phục Sinh – Năm C (Acts 5: 12-15; Psalm 118; Revelation 1: 9-11, 12-13, 17-19; John 20: 19-31)
Sự giản dị và uy quyền thường đi với nhau tay trong tay. Trong nhiều cuộc gặp bất ngờ vào những ngày đầu tiên của cộng đồng Ki-tô giáo, cuộc sống thực sự rất đơn giản – không dễ dàng – nhưng theo những gì Sách Tông đồ Công vụ gọi là “những dấu chỉ và những điều kỳ diệu”. Không có tín điều nào đưa ra sự ưu việt với những lý do đơn giản rằng họ vẫn chưa được trình bày chính xác rõ ràng. Yêu cầu gia nhập đơn giản là niềm tin nơi con người và sứ mệnh của Chúa Giê-su Đấng Cứu Thế cùng một sự tin tưởng rằng Người là sứ giả thực sự của Thiên Chúa.
Một phần quan trọng của việc thực hiện đức tin này là sự cam kết đối với tình môn đệ, tính trung thực đối với lộ trình tâm linh của chúa Giê-su và sẵn sàng chia sẻ trong hân hoan và đấu tranh của cộng đồng mà đã mang tên Người. Điều đó cũng rất ấn tượng mà sự hấp dẫn ban đầu của đức tin cho những người bàng quan không phải là nghi thức tế lễ, những không gian phụng tự hoặc vị thế xã hội. Sự hấp dẫn này là những dấu chỉ hiển nhiên thuộc sự hiện diện của Thiên Chúa thực hiện trong và thông qua những tín đồ vì ích lợi của tha nhân. Đó là điều mà dẫn dắt con người nhìn cộng đồng với sự kính sợ và lòng tôn trọng.
Trong lúc này sự khủng hoảng tôn giáo trầm trọng, thất vọng, nghi vấn nội tâm và cá nhân giao động có lẽ chúng ta có thể quay lại giáo hội tông đồ của thế kỷ thứ nhất cho đôi chút hướng dẫn. Nó không phải là lúc để sợ hãi, bao biện hoặc đề phòng. Những gì được hiệu triệu là lời công bố của Chúa Giê-su Đức Ki-tô trong một phương cách mà đồng thời đơn giản nhưng đòi hỏi và để tạo cho lời công bố này với một cảm giác hân hoan và sự tin tưởng rằng dẫn đến từ một nhận thức về tinh thần của Chúa Ki-tô thực hiện thông qua chúng ta. Không có gì thiếu thốn điều này sẽ cung cấp sự lành lặn, phục hồi mà chúng ta cố công tìm kiếm.
Một phần của lý do cho niềm hân hoan và sư tin tưởng này dẫn đến sự nhận thức của cá nhân và sự biểu thị của Chúa Giê-su. Trong những biểu tượng huyền bí của Sách Khải Huyền, nhà tiên tri của Patmos (Island of the Dodecanese, in the SE Aegean: Traditionally where St. John wrote the Book of Revelation ‘Rev 1: 9’) liên quan đến sự trải nghiệm tinh thần của chính ông trong một khoảng thời gian hành thiền kéo dài. Bẩy chân đèn hiến tế thiêng liêng – bẩy chi họ hoặc nến – biểu trưng cho toàn thể thánh thần và sự hoàn hảo. Và đó là sự hoàn hảo duy nhất – người mà đại diện cho sự hoàn thành và đúc kết những trải nghiệm loài người – người mà đã nói giữa những ngọn nến.
Người là sự khởi đầu và kết thúc – Adam cũ và mới – đầu tiên và cuối cùng. Không chỉ thế, Người đã phá tan rào cản của sự chết và giờ đây Người sống mãi mãi trong sự sở hữu những chìa khóa của sự chết. Không ngạc nhiên khi hình bóng ấy nói: “Đừng sợ!” Vì đây là người đi trước chúng ta và là người anh cả của chúng ta, thầy của chúng ta và người mà bênh vực cho chúng ta, rồi bằng cách nào chúng ta một lần nữa có thể bị tê liệt bởi sợ hãi?
Nhiều người tin tưởng rằng thế hệ những Ki-tô hữu đầu tiên thuộc về một thời kỳ nhiều ngây thơ và cả tin và niềm tin của họ về sự phục sinh của Chúa Giê-su đã phản ảnh điều này. Nhưng sự Phục sinh thật khó tin tưởng vào lúc đó hơn như bây giờ. Khi bạn chết, là bạn chết – không người đứng dậy và lại đi dạo quanh. Ông bạn của chúng ta “nghi ngờ”, Tô-ma có lẽ là nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa bình quân cho cả hai lúc đó và bây giờ. Ông là người thực tế và thực dụng, đã không được trao cho những tư tưởng khoáng đạt hoặc những động thái nhất thời. Và ông biết những gì ông thấy: cái chết của người thầy khả kính của mình, và ông vẫn bị khóa chặt trong choáng váng đau buồn. Ông hoài nghi một cách tự nhiên khi bạn bè bắt đầu nói về cuộc viếng thăm từ cõi chết của Chúa Giê-su và đã tuyên xưng rằng Người vẫn còn sống.
Thánh Tô-ma muốn bằng chứng không thể bác bỏ và không gì kém hơn và đó là những gì Chúa Giê-su mang đến cho ông một tuần sau đó. Thánh Tô-ma ngập tràn xúc động, “Lạy Chúa tôi và lạy Chúa tôi!” Nhưng Chúa Giê-su đã đem đến cho ông một thử thách: Tô-ma đã lãnh nhận những bằng chứng của mình, nhưng tất cả những ai đến sau ông thì thế nào? Điều đó tốt hơn gấp bội và thiêng liêng hơn nhiều để vượt qua hoài nghi và thắc mắc và để làm ngơ trước những làn sóng của chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa vô thần, sợ hãi và giận dữ bạo lực mà hủy diệt đức tin ở mọi thời đại. Phúc thay cho những ai giữ gìn tâm trí và tâm hồn mình được rông mở và những ai có đủ can đảm để hy vọng và tìm kiếm tình yêu và ánh sáng đó là Thiên Chúa thậm chí ở giữa một thế giới tối tăm và phức tạp.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Chúa Bình An
Lm Jb. Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
07:47 09/04/2010
CHÚA BÌNH AN
Chúa nhật II Phục Sinh (Ga 20, 19-31)
Kinh nghiệm mục vụ cho thấy một trong những ơn người tín hữu thường cầu xin là: Ơn bình an.
Bình an là một nhu cầu thiết thân của con người.
Chính Chúa Phục Sinh hiện đến các môn đệ trước hết đã ban ơn bình an (Ga 20, 19-31).
I. BÌNH AN CHO ANH EM
Khi Thầy Giê-su chịu khổ nạn, các môn đệ đã hoang mang lo sợ. Số là các ông ngỡ rằng theo Thầy Giê-su để làm cách mạng giải phóng dân tộc mình thoát khỏi cảnh lầm than bị đế quốc Rôma đô hộ. Nào ngờ, sự nghiệp chưa đi tới đâu thì đã tan thành mây khói; Thầy Giê-su bị bắt và bị giết thê thảm: thủ lãnh đã chết khiến các môn đệ sợ hãi tột cùng. Những ai đã từng sống trong hoàn cảnh chuyển giao chế độ thì cảm nghiệm điều này.
Thế nhưng, giữa lúc nguy hiểm khốn cùng tưởng chừng như hoang mang vô vọng ấy, Chúa Phục Sinh đã xuất hiện. Lời đầu tiên Người nói với các môn đệ là: “Bình an cho anh em!”. Rõ ràng, không ai hiểu các môn đệ bằng Thầy Giê-su. Người biết rõ nhu cầu hiện thời của các môn đệ và đã ban cho các ông nhu cầu ấy: Ơn bình an.
Ơn bình an của Chúa Phục Sinh đã phá vỡ bế tắc cho các môn đệ, cuốn phăng đi sự sợ hãi mà thay vào đó là niềm vui: “Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa”, là hồng ân nối tiếp sứ vụ của Chúa Phục Sinh loan báo tin vui cứu độ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”, là sức mạnh của Thánh Thần: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” để giải thoát con người khỏi vòng tội lỗi: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha”, là xác quyết của lòng tin mạnh mẽ “Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con”.
II. ƠN BÌNH AN THÔNG TRUYỀN
Các môn đệ thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội và đã là những người đã từng lăn lộn trường đời như Mát-thêu làm nghề thu thuế, đã từng đối đầu với những cơn sóng cồn gào thét của biển khơi như Phê-rô, An-rê, Gia-cô-bê, Gio-an…Vậy mà, trong phút chốc thiếu vắng Thầy Giê-su thì những người hùng một thời đã lộ ra sự nhát đảm. Thế mới hay, chỉ có Chúa Phục Sinh mới mang lại sự bình an đích thực.
Chúa Phục Sinh là nguồn bình an đích thực bởi Người “Là đầu và là cuối” (Bài đọc II Kh 1, 17); “Là Đấng Hằng Sống… Là chìa khóa của Tử thần và âm phủ” (Kh 1, 18). Là đầu, Người là nguồn gốc của mọi hữu thể. Là cuối, Người là cùng đích của lịch sử. Là Đấng Hằng Sống, Người hằng hiện mọi nơi, mọi thời. Là chìa khóa của Tử thần và âm phủ, Người làm chủ vận mệnh của con người. Như vậy, Chúa Phục Sinh là chủ thể của lịch sử, là nguồn mọi ân huệ. Nơi Người ơn cứu chuộc chan chứa.
Nơi Chúa Giê-su ơn cứu độ chan chứa. Ơn ấy tiếp tục được thông truyền cho các môn đệ:“Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha”. Chính nhờ sự thông truyền này, qua sự hiện diện và hoạt động của các môn đệ, nhân loại đón nhận được tình thương và ân huệ của Thiên Chúa:
“Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố, đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phê-rô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung quanh Giê-ru-sa-lem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành” (Bài đọc II Cv 5, 15-16).
Ơn bình an cứu độ đã được thông truyền từ Chúa Phục Sinh qua các thánh Tông Đồ. Nguyện xin cho các Đức Giám Mục những người kế vị các thánh Tông Đồvà những linh mục những người cộng tác với các Đức Giám Mục sẽ là những mục tử tốt lành như lòng Chúa mong ước, hầu một khi tiếp xúc với các ngài không chỉ dân Chúa mà toàn thể nhân loại đón nhận được ơn bình an của Thiên Chúa và lòng xót thương của Người.
III. BÌNH AN PHÓ THÁC
Từ nguồn bình an của Chúa Phục Sinh, các thánh Tồng Đồ đã lãnh nhận ơn bình an và đã ban phát chan hòa khắp nơi. Tuy nhiên, đây đó nhân loại vẫn không hết hoang mang lo sợ: nghèo đói khổ sở, dịch bệnh lan tràn, chiến tranh khủng bố hủy diệt bạo tàn, tệ nạn nhan nhản khắp chốn…
Về vật chất: Gia đình thiếu thốn tiền bạc sinh “cắn quẩn”, chưa kể “bần cùng sinh đạo tặc”. Gia đình nhiều tiền lại lo sợ sinh tật xấu lậm theo tệ nạn. Xã hội tranh giành vật chất sinh chém giết, rồi chiến tranh hủy diệt. Trong dân Chúa nếu người nào quá bận tâm vật chất thì không tránh được nghèo nàn tâm hồn, bằng chứng là thánh Gio-an gọi ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt một người trong số 12 Tông Đồ là “tên ăn cắp” (Ga 12, 6); ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt cũng đã tự kết liễu đời mình với cái chết “thắt cổ” (Mt, 27, 5) ….
Về danh vọng: Trong gia đình, xưa và nay vẫn từng có chuyện những người con cái nổi loạn bỏ nhà đi bụi sống riêng (x. Lc 15, 1-32). Ngoài xã hội, những người trẻ chứng tỏ mình nên thường tạo ra những trò gây náo loạn, người lớn thì tranh giành quyền lực nên “thượng đội hạ đạp” thậm chí gây chiến tranh làm đổ máu người vô tội. Nơi dân Chúa cũng đã từng có người tranh giành quyền lực khiến cộng đoàn lục đục, chuyện hai anh em con ông Giê-bê-đê (Gia-cô-bê và Gio-an) nhờ bà mẹ xin Thầy Giê-su cho hai con của bà một người ngồi bên hữu Thầy một người ngồi bên tả Thầy là bằng chứng (x. Mt 20, 17-28).
Về tình người: Thực tế cuộc sống chứng kiến biết bao cuộc hội ngộ “hợp rồi tan, tan rồi hợp”. Có tình nào hơn tình vợ chồng. Ấy vậy mà chưa bao giờ người ta chứng kiến cảnh vợ chồng ly dị nhiều như ngày nay. Trong tương quan xã hội cũng bi đát không kém; nhiều vị lãnh đạo doanh nghiệp luôn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng vì sự ra đi của nhân viên cấp dưới không biết lúc nào. Trong dân Chúa cũng đã từng chứng kiến cảnh trò phản thầy, chuyện ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt là bằng chứng (Mt 26, 14-17).
Bức tranh nhân loại đây đó vẫn loang lỗ vết nhơ làm đau thắt tâm hồn. Người Trung Quốc quan niệm “thà đốt lên ngọn lửa chứ không ngồi nguyền rủa bóng tối”. Ngọn lửa nào đây?
Người tín hữu sẽ tìm đến ngọn lửa Giê-su Phục Sinh: “Anh em đã trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa … chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới” (Cl 3, 1-2). Xác định, như thế, người tín hữu tìm nương tựa nơi Thiên Chúa Đấng Hằng Hữu là “Là đầu và là cuối”; Người luôn thành tín trong mọi lời Người nói, đầy yêu thương trong mọi việc Người làm. Chỉ nơi Thiên Chúa mới có bình an đích thực.
Bình an là một nhu cầu thiết thân với mọi người.
Tất cả những gì con người nhọc công kiếm tìm ở trần gian này cũng chỉ nhất thời.
Thiên Chúa là nguồn bình an vĩnh cửu.
Chúa nhật II Phục Sinh (Ga 20, 19-31)
Kinh nghiệm mục vụ cho thấy một trong những ơn người tín hữu thường cầu xin là: Ơn bình an.
Bình an là một nhu cầu thiết thân của con người.
Chính Chúa Phục Sinh hiện đến các môn đệ trước hết đã ban ơn bình an (Ga 20, 19-31).
I. BÌNH AN CHO ANH EM
Khi Thầy Giê-su chịu khổ nạn, các môn đệ đã hoang mang lo sợ. Số là các ông ngỡ rằng theo Thầy Giê-su để làm cách mạng giải phóng dân tộc mình thoát khỏi cảnh lầm than bị đế quốc Rôma đô hộ. Nào ngờ, sự nghiệp chưa đi tới đâu thì đã tan thành mây khói; Thầy Giê-su bị bắt và bị giết thê thảm: thủ lãnh đã chết khiến các môn đệ sợ hãi tột cùng. Những ai đã từng sống trong hoàn cảnh chuyển giao chế độ thì cảm nghiệm điều này.
Thế nhưng, giữa lúc nguy hiểm khốn cùng tưởng chừng như hoang mang vô vọng ấy, Chúa Phục Sinh đã xuất hiện. Lời đầu tiên Người nói với các môn đệ là: “Bình an cho anh em!”. Rõ ràng, không ai hiểu các môn đệ bằng Thầy Giê-su. Người biết rõ nhu cầu hiện thời của các môn đệ và đã ban cho các ông nhu cầu ấy: Ơn bình an.
Ơn bình an của Chúa Phục Sinh đã phá vỡ bế tắc cho các môn đệ, cuốn phăng đi sự sợ hãi mà thay vào đó là niềm vui: “Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa”, là hồng ân nối tiếp sứ vụ của Chúa Phục Sinh loan báo tin vui cứu độ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”, là sức mạnh của Thánh Thần: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” để giải thoát con người khỏi vòng tội lỗi: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha”, là xác quyết của lòng tin mạnh mẽ “Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con”.
II. ƠN BÌNH AN THÔNG TRUYỀN
Các môn đệ thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội và đã là những người đã từng lăn lộn trường đời như Mát-thêu làm nghề thu thuế, đã từng đối đầu với những cơn sóng cồn gào thét của biển khơi như Phê-rô, An-rê, Gia-cô-bê, Gio-an…Vậy mà, trong phút chốc thiếu vắng Thầy Giê-su thì những người hùng một thời đã lộ ra sự nhát đảm. Thế mới hay, chỉ có Chúa Phục Sinh mới mang lại sự bình an đích thực.
Chúa Phục Sinh là nguồn bình an đích thực bởi Người “Là đầu và là cuối” (Bài đọc II Kh 1, 17); “Là Đấng Hằng Sống… Là chìa khóa của Tử thần và âm phủ” (Kh 1, 18). Là đầu, Người là nguồn gốc của mọi hữu thể. Là cuối, Người là cùng đích của lịch sử. Là Đấng Hằng Sống, Người hằng hiện mọi nơi, mọi thời. Là chìa khóa của Tử thần và âm phủ, Người làm chủ vận mệnh của con người. Như vậy, Chúa Phục Sinh là chủ thể của lịch sử, là nguồn mọi ân huệ. Nơi Người ơn cứu chuộc chan chứa.
Nơi Chúa Giê-su ơn cứu độ chan chứa. Ơn ấy tiếp tục được thông truyền cho các môn đệ:“Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha”. Chính nhờ sự thông truyền này, qua sự hiện diện và hoạt động của các môn đệ, nhân loại đón nhận được tình thương và ân huệ của Thiên Chúa:
“Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố, đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phê-rô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung quanh Giê-ru-sa-lem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành” (Bài đọc II Cv 5, 15-16).
Ơn bình an cứu độ đã được thông truyền từ Chúa Phục Sinh qua các thánh Tông Đồ. Nguyện xin cho các Đức Giám Mục những người kế vị các thánh Tông Đồvà những linh mục những người cộng tác với các Đức Giám Mục sẽ là những mục tử tốt lành như lòng Chúa mong ước, hầu một khi tiếp xúc với các ngài không chỉ dân Chúa mà toàn thể nhân loại đón nhận được ơn bình an của Thiên Chúa và lòng xót thương của Người.
III. BÌNH AN PHÓ THÁC
Từ nguồn bình an của Chúa Phục Sinh, các thánh Tồng Đồ đã lãnh nhận ơn bình an và đã ban phát chan hòa khắp nơi. Tuy nhiên, đây đó nhân loại vẫn không hết hoang mang lo sợ: nghèo đói khổ sở, dịch bệnh lan tràn, chiến tranh khủng bố hủy diệt bạo tàn, tệ nạn nhan nhản khắp chốn…
Về vật chất: Gia đình thiếu thốn tiền bạc sinh “cắn quẩn”, chưa kể “bần cùng sinh đạo tặc”. Gia đình nhiều tiền lại lo sợ sinh tật xấu lậm theo tệ nạn. Xã hội tranh giành vật chất sinh chém giết, rồi chiến tranh hủy diệt. Trong dân Chúa nếu người nào quá bận tâm vật chất thì không tránh được nghèo nàn tâm hồn, bằng chứng là thánh Gio-an gọi ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt một người trong số 12 Tông Đồ là “tên ăn cắp” (Ga 12, 6); ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt cũng đã tự kết liễu đời mình với cái chết “thắt cổ” (Mt, 27, 5) ….
Về danh vọng: Trong gia đình, xưa và nay vẫn từng có chuyện những người con cái nổi loạn bỏ nhà đi bụi sống riêng (x. Lc 15, 1-32). Ngoài xã hội, những người trẻ chứng tỏ mình nên thường tạo ra những trò gây náo loạn, người lớn thì tranh giành quyền lực nên “thượng đội hạ đạp” thậm chí gây chiến tranh làm đổ máu người vô tội. Nơi dân Chúa cũng đã từng có người tranh giành quyền lực khiến cộng đoàn lục đục, chuyện hai anh em con ông Giê-bê-đê (Gia-cô-bê và Gio-an) nhờ bà mẹ xin Thầy Giê-su cho hai con của bà một người ngồi bên hữu Thầy một người ngồi bên tả Thầy là bằng chứng (x. Mt 20, 17-28).
Về tình người: Thực tế cuộc sống chứng kiến biết bao cuộc hội ngộ “hợp rồi tan, tan rồi hợp”. Có tình nào hơn tình vợ chồng. Ấy vậy mà chưa bao giờ người ta chứng kiến cảnh vợ chồng ly dị nhiều như ngày nay. Trong tương quan xã hội cũng bi đát không kém; nhiều vị lãnh đạo doanh nghiệp luôn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng vì sự ra đi của nhân viên cấp dưới không biết lúc nào. Trong dân Chúa cũng đã từng chứng kiến cảnh trò phản thầy, chuyện ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt là bằng chứng (Mt 26, 14-17).
Bức tranh nhân loại đây đó vẫn loang lỗ vết nhơ làm đau thắt tâm hồn. Người Trung Quốc quan niệm “thà đốt lên ngọn lửa chứ không ngồi nguyền rủa bóng tối”. Ngọn lửa nào đây?
Người tín hữu sẽ tìm đến ngọn lửa Giê-su Phục Sinh: “Anh em đã trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa … chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới” (Cl 3, 1-2). Xác định, như thế, người tín hữu tìm nương tựa nơi Thiên Chúa Đấng Hằng Hữu là “Là đầu và là cuối”; Người luôn thành tín trong mọi lời Người nói, đầy yêu thương trong mọi việc Người làm. Chỉ nơi Thiên Chúa mới có bình an đích thực.
Bình an là một nhu cầu thiết thân với mọi người.
Tất cả những gì con người nhọc công kiếm tìm ở trần gian này cũng chỉ nhất thời.
Thiên Chúa là nguồn bình an vĩnh cửu.
Lòng Chúa Thương Xót
Pt JB. Nguyễn Văn Định
07:53 09/04/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
CN 2 Phục Sinh- C / Lòng Chúa Thương Xót
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn
“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN”
A-Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự tác động của Thánh Thần:
Bài đọc 1: Công vụ (5:12-16). “Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa cả đàn ông, đàn bà rất đông,” (câu 14)
1/ Tại sao Cộng đoàn Giêrusalem xưa lại có nhiều người theo Chúa?
Vì việc cầu nguyện và chia sẻ của cải vật chất của các Tông Đồ.
2/ Bạn đang làm gì để mọi người nhận thấy Lòng Thương Xót Chúa?
Luôn nhận ra những ơn huệ Chúa ban cho mình trong đời sống.
Bài đọc 2: Khải huyền (1:9-11a;12-13;17-19). “Vậy ngươi hãy viết những gì đã thấy,…và những gì sẽ xảy ra sau này.” (câu 19)
1/ Bao năm qua theo Chúa, tôi đã viết và nói về Chúa như thế nào?
Tôi luôn viết và nói về Tin Mừng của Chúa cho người khác.
2/ Những sự đau khổ và thất bại xảy ra, Chúa đang nói gì với tôi?
Chúa giúp tôi khiêm tốn, kiên tâm cầu nguyện và ca ngợi Ngài.
Tin Mừng: Gioan (20:19-31). “Bình an cho anh em! Như chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. (câu 21)
1/ Các việc tôi đã sống làm chứng cho Chúa trong chức vụ hiện nay?
Tôi sống trong sạch, đứng đắn, không lạm dụng quyền hành….
2/ Bạn tin vào Lòng Thương Xót Chúa khi gặp thử thách ? Tại sao?
Lỡ bị sa ngã, tôi quyết đứng dậy ngay bằng mọi phương tiện…
3/ Tôi đã sống trung thành với Chúa về những lời khấn hứa thế nào?
Tôi đêm ngày tu luyện, học hỏi, cầu nguyện và không tham sân si.
B- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:
“NÓI XONG, NGƯỜI THỔI HƠI VÀO CÁC ÔNG VÀ BẢO: ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN.” (câu 22)
* Muốn đón nhận được Chúa Thánh Thần, bạn cần đọc Rom 8, 5-13 và thư Galat 5, 15- 24 để thực hành sống theo Thần Khí Chúa.
Ví dụ: Bạn và cần bỏ tính ham mê xác thịt, tham tình, tiền, bỏ tính kiêu ngạo, bỏ cái tôi, dâm bôn, hận thù,…Khi bạn bỏ được các tật xấu trên là bạn chết đi cho tội và lớn lên trong Chúa Thánh Thần..
* Cảm nghiệm Sống: Trong bài nhận định tình hình Hội Thánh hôm nay về việc lạm dụng tình dục của các Giáo sĩ, Đức Cha Bùi văn Đọc, GM đặc trách Ủy ban Giáo lý và Đức Tin, thuộc HĐGM Việt Nam, ngài đã không coi các nhà báo chí, truyền thông là kẽ thù của mình; nhưng ngài khuyên các giáo sĩ như sau: Trong “Năm Linh Mục”này hãy cố gắng tối đa để canh tân bản thân và đời sống, tránh làm cớ cho thế gian to tiếng sỉ nhục Giáo hội và cả Chúa Giêsu nữa. Cuối phần nhận định, Đức Cha nói: “Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương (lòng thương xót) của Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cỡ nào, có tập trung các mãnh lực thù địch thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo hội, chúng ta cũng không sợ. “Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: “Đừng sợ!” Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người” (cái tâm). – Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những “sự dữ” trong lòng chúng ta ! – Và đừng để “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta ! (cái tâm) – Hãy để cho tình yêu Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự.
Chúa Phục Sinh là niềm hy vọng của chúng ta !
C- Bạn và tôi Cầu nguyện trong Thánh Linh và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: Bình an cho anh em. Xin cho con cảm nhận được chính Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh đang làm cho con Sống trong xã hội vật chất và bạo hành này, được luôn vững mạnh, can đảm nhận lỗi, quyết sửa lỗi, không bao che, hết lòng tin tưởng, bình an, không hận thù người khác để vững tiến. Con quyết noi gương Đức Maria, Mẹ là Ngôi Sao Sáng cho con vượt mọi sóng gió trên biển trần gian đầy cheo leo và cạm bẫy này. Amen.
Lời Chúa tôi ghi nhớ: LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA TRẢI QUA ĐỜI NỌ ĐẾN ĐỜI KIA, HẰNG BAO BỌC NHỮNG NGƯỜI KÍNH SỢ CHÚA. (Lc 1, 50)
Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
CN 2 Phục Sinh- C / Lòng Chúa Thương Xót
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn
“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN”
A-Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự tác động của Thánh Thần:
Bài đọc 1: Công vụ (5:12-16). “Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa cả đàn ông, đàn bà rất đông,” (câu 14)
1/ Tại sao Cộng đoàn Giêrusalem xưa lại có nhiều người theo Chúa?
Vì việc cầu nguyện và chia sẻ của cải vật chất của các Tông Đồ.
2/ Bạn đang làm gì để mọi người nhận thấy Lòng Thương Xót Chúa?
Luôn nhận ra những ơn huệ Chúa ban cho mình trong đời sống.
Bài đọc 2: Khải huyền (1:9-11a;12-13;17-19). “Vậy ngươi hãy viết những gì đã thấy,…và những gì sẽ xảy ra sau này.” (câu 19)
1/ Bao năm qua theo Chúa, tôi đã viết và nói về Chúa như thế nào?
Tôi luôn viết và nói về Tin Mừng của Chúa cho người khác.
2/ Những sự đau khổ và thất bại xảy ra, Chúa đang nói gì với tôi?
Chúa giúp tôi khiêm tốn, kiên tâm cầu nguyện và ca ngợi Ngài.
Tin Mừng: Gioan (20:19-31). “Bình an cho anh em! Như chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. (câu 21)
1/ Các việc tôi đã sống làm chứng cho Chúa trong chức vụ hiện nay?
Tôi sống trong sạch, đứng đắn, không lạm dụng quyền hành….
2/ Bạn tin vào Lòng Thương Xót Chúa khi gặp thử thách ? Tại sao?
Lỡ bị sa ngã, tôi quyết đứng dậy ngay bằng mọi phương tiện…
3/ Tôi đã sống trung thành với Chúa về những lời khấn hứa thế nào?
Tôi đêm ngày tu luyện, học hỏi, cầu nguyện và không tham sân si.
B- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:
“NÓI XONG, NGƯỜI THỔI HƠI VÀO CÁC ÔNG VÀ BẢO: ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN.” (câu 22)
* Muốn đón nhận được Chúa Thánh Thần, bạn cần đọc Rom 8, 5-13 và thư Galat 5, 15- 24 để thực hành sống theo Thần Khí Chúa.
Ví dụ: Bạn và cần bỏ tính ham mê xác thịt, tham tình, tiền, bỏ tính kiêu ngạo, bỏ cái tôi, dâm bôn, hận thù,…Khi bạn bỏ được các tật xấu trên là bạn chết đi cho tội và lớn lên trong Chúa Thánh Thần..
* Cảm nghiệm Sống: Trong bài nhận định tình hình Hội Thánh hôm nay về việc lạm dụng tình dục của các Giáo sĩ, Đức Cha Bùi văn Đọc, GM đặc trách Ủy ban Giáo lý và Đức Tin, thuộc HĐGM Việt Nam, ngài đã không coi các nhà báo chí, truyền thông là kẽ thù của mình; nhưng ngài khuyên các giáo sĩ như sau: Trong “Năm Linh Mục”này hãy cố gắng tối đa để canh tân bản thân và đời sống, tránh làm cớ cho thế gian to tiếng sỉ nhục Giáo hội và cả Chúa Giêsu nữa. Cuối phần nhận định, Đức Cha nói: “Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương (lòng thương xót) của Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cỡ nào, có tập trung các mãnh lực thù địch thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo hội, chúng ta cũng không sợ. “Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: “Đừng sợ!” Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người” (cái tâm). – Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những “sự dữ” trong lòng chúng ta ! – Và đừng để “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta ! (cái tâm) – Hãy để cho tình yêu Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự.
Chúa Phục Sinh là niềm hy vọng của chúng ta !
C- Bạn và tôi Cầu nguyện trong Thánh Linh và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: Bình an cho anh em. Xin cho con cảm nhận được chính Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh đang làm cho con Sống trong xã hội vật chất và bạo hành này, được luôn vững mạnh, can đảm nhận lỗi, quyết sửa lỗi, không bao che, hết lòng tin tưởng, bình an, không hận thù người khác để vững tiến. Con quyết noi gương Đức Maria, Mẹ là Ngôi Sao Sáng cho con vượt mọi sóng gió trên biển trần gian đầy cheo leo và cạm bẫy này. Amen.
Lời Chúa tôi ghi nhớ: LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA TRẢI QUA ĐỜI NỌ ĐẾN ĐỜI KIA, HẰNG BAO BỌC NHỮNG NGƯỜI KÍNH SỢ CHÚA. (Lc 1, 50)
Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Những dấu đinh người hôm nay
PM. Cao Huy Hoàng
08:11 09/04/2010
NHỮNG DẤU ĐINH NGƯỜI HÔM NAY
Những vết sẹo cuộc đời
Nhổ tóc bạc cho ông nội, bé An bỗng giật mình vì trên đầu ông có một vết sẹo dài lắm. Vết sẹo như con thằn lằn đang đậu trên đầu ông. An hỏi: “Ông nội ơi, sao mà ông có cái sẹo to vậy ?”
Cả một khoảng thời gần 50 năm trước sống dậy trong ông. Biết kể sao cho hết, đối với một đứa cháu nội 8 tuổi ? Nó hiểu gì về chiến tranh, về những tàn ác ? Ông chỉ tóm lại mấy câu: “Hồi ấy, ban đêm là kinh khủng lắm. Có người ngủ trong nhà bị kẻ lạ mặt cầm súng đến bắt đi. Ông thường không ngủ ở nhà. Ông đi ngủ nhờ ở phòng áo Nhà Thờ.
Một đêm, thấy cháy sáng, nghe người la thất thanh. Ông chạy một hơi đến chỗ nhà cháy. À thì ra nhà mình. Nhà mình bị người ta đốt. Nhà tranh vách đất mà đốt cháy đồng loạt tứ phía thì không ai chạy kịp. Bà nội con và ba của con ở trong ấy. Cháy càng to, mà mỗi người một gàu nước, một thùng nước, chẳng thấm vào đâu. Ông đành quấn cái mền ướt chạy vào trong nhà cứu bà và ba của con. Ở ngoài nhà thỉnh thoảng có tiếng súng bắn và tiếng la “không ai được cứu”.
Vừa lôi được bà và ba của con ra đến cửa trước, giàn chính trên nhà đổ ầm xuống trên người ông nội. Người ta kéo bà, kéo ba của con ra. Rồi kéo ông ra… ngất xỉu, cả mình phỏng nhiều chỗ. Trên đầu của ông nặng nhất… May mà tóc cũng mọc lại. Chỉ còn một con thằn lằn lì lợm ấy, trơn tru… không chịu mọc lại tí tóc nào !”
Không kể hết những vết sẹo trên thân thể những con người đã hy sinh cho con cái, cho gia đình, cho tổ quốc, nhưng có thể nói vết sẹo nào cũng là chứng tích của một Tình Yêu. Có người đã hy sinh cả đôi tay, cả đôi chân, đôi mắt, có người mang vết sẹo hình con tắc kè, và cũng có người vẫn đang chung sống với một đầu đạn đồng vô cảm trong cái vỏ sọ người tưởng đã phải vỡ làm đôi.
Là con cháu, là thế hệ hậu duệ, luôn mang tâm tình biết ơn ông bà cha mẹ, tiên tổ. Không phải là biết ơn những vết sẹo cuộc đời, nhưng chính là biết ơn Tình Yêu. Người vì yêu không kể hy sinh cả mạng sống, huống là một phần thân thể… Hy sinh vì tình yêu, vì chính nghĩa, vì chân lý…
Thương tích của Chúa Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh
Không nhổ tóc bạc, để thấy vết sẹo con thằn lắn. Không đấm lưng để thấy con tắc kè bông còn đang nằm trên lưng khê khét mùi thuốc súng. Nhưng với Chúa Giêsu thì Toma đã biết rõ những thương tích thật khủng khiếp của thầy mình. Vẫn còn nhớ ở ngay giữa cổ tay, những lỗ đinh rộng toác, bị rách toạc vì thân người kéo trì xuống. Vẫn còn nhớ ở mu bàn chân, những lỗ đinh xé dài đến mắt cá. Vẫn còn nhớ đó, lỗ lưỡi đòng đâm thâu từ phía dưới bên cạnh sườn lên đến trái tim người đã chết, để chảy cho cạn kiệt máu cùng nước trong thân xác.
Nhưng lại nghe anh em nói Thầy đã sống lại. Thật sao ? Khó tin quá !
"Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." ( Ga 20, 25 )
Từ câu nói này, cho thấy:
- Một mạc khải Phục Sinh theo chương trình của Thiên Chúa, đã thực hiện cho Tôma, và cho cả ngàn con người thực dụng những thế hệ sau này.
- Tôma là một con người nhiệt tình với Tin Mừng Phục Sinh: nhiệt tình vì khao khát được thấy dấu đinh nơi tay thầy mình, thấy lỗ lưỡi đòng đâm thâu nơi cạnh sườn, khao khát được xỏ ngón tay vào lỗ đinh, thọc bàn tay vào cạnh sườn.
- Khi tuyên bố câu nói có vẻ cứng cỏi như thế, chắc chắn Tôma không khỏi ray rứt ngày đêm, ray rứt trong lòng, ray rứt trước mặt anh em, những người đã nhìn thấy Chúa Phục Sinh. Sự ray rứt giữa Đức Tin và thực dụng ấy càng đốt nóng lòng khát khao lên đến mức mãnh liệt.
Với quyền năng của Thiên Chúa, Đức Giêsu có thể hiện ra với Tôma ngay sau câu nói của ông, để chứng minh cho ông biết Ngài đã sống lại. Nhưng không, để một tuần sau, để khi lòng khao khát lên đến tột đỉnh, Chúa Giêsu mới mạc khải chính thân xác Phục Sinh của Ngài còn mang thương tích mới nguyên, chưa và có lẽ không bao giờ lành.
“Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Hãy đưa bàn tay con ra mà thọc vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” ( Ga 20, 27 ).
Nếu các vết sẹo đời người kia còn có thể minh chứng cho một Tình Yêu Hy Sinh thì lỗ đinh và lỗ đòng của người đã chết mà đang sống có thể nói là một mạc khải vô cùng quan trọng cho toàn thể nhân loại về một Tình Yêu Thương Vĩ Đại: Tình yêu của người đã chết và đã sống lại. Chết để làm của lễ chuộc tội cho con người và sống lại để nhân loại được cứu sống.
Những dấu đinh người hôm nay
Chúa Giêsu không còn ở lại trần gian với thân xác mang thương tích lỗ đinh lỗ đòng cho nhân loại đặng thấy mà tin, như Tôma nữa, nhưng còn các chứng nhân của Ngài. Vì Tôma đã không tin vào các anh em là những chứng nhân đã thấy Chúa Phục Sinh, nên Chúa mạc khải cho những người như Tôma một chân lý mới: “Phúc cho những người không thấy mà tin”. Không thấy Người đã chết sống lại, nhưng tin Người đã chết sống lại qua các chứng nhân.
Như vậy, chứng nhân Phục Sinh cũng phải là chứng nhân của cuộc Tử Nạn. Chứng nhân của niềm Hy Vọng cũng là chứng nhân phải lăn mình vào cuộc Thương Khó, cái chết với Ngài. Đòi hỏi ấy luôn là một đòi hỏi song đôi đối với chứng nhân Ơn Cứu Độ. Vì không qua cái chết và sống lại của Chúa Kitô, không có Ơn Cứu Độ.
Từ bỏ cái tôi, từ bỏ tội lỗi là chết đi một phần đời sống thỏa mãn ở đời này, và chỉ có chấp nhận cái chết ấy, mới có thể phục sinh với Ngài. Sẽ có lời chứng hùng hồn thuyết phục, khi chứng nhân không chỉ nói về cuộc Tử Nạn và Phục Sinh mà chính chứng nhân ấy đang tử nạn, đang phục sinh.
Tôi không cho là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê, hay Đức Tổng Giuse của Hà Nội, Cha Lý, Cộng Đoàn Thái Hà, Đồng Chiêm được người người trong nước và trên khắp thế giới thương mến cảm phục, vì các ngài chống cộng hay thân cộng, vì các ngài học cao hiểu rộng, hoặc vì hai ngài làm chính trị giỏi… nhưng chính vì các ngài nên giống Chúa Kitô Tử Nạn và Phục Sinh.
Nơi các ngài cũng mang đầy thương tích, mang đầy sự sỉ nhục, khốn khó như Chúa Giêsu vì Sự Thật Nước Thiên Chúa phải được rao truyền trên chính quê hương mình. Các ngài không nói bằng lời như Thánh Tôma: “Lạy Chúa là Thiên Chúa tôi” nhưng chính cuộc đời của các ngài là lời tôn vinh “Chúa là Thiên Chúa duy nhất, và chỉ tôn thờ một mình Ngài, không tôn thờ chúa nào khác”.
Vâng, vẫn còn những dấu đinh, những lỗ đòng, không phải của Chúa Giêsu nhưng là của các nhân chứng. Thêm vào đó, còn những lỗ đinh, lỗ đòng của biết bao người chấp nhận chịu thương chịu khó trong cuộc đời này, cho con cái cho gia đình được an vui hạnh phúc. Những lỗ đinh to bằng những món nợ chồng chất trên vai người làm cha mẹ khi sống hết mình cho con cái được ăn học, hoặc chữa bệnh cứu sống cho chồng cho con. Những lỗ đòng kinh khủng khi biết con cái của Chúa nghe lời xúi giục của ma quỷ mà giết trẻ thơ vô tội từ trong trứng nước…
Nỗi đau của Chúa Giêsu vẫn còn đó. Và Ngài cũng đang mời mỗi người chúng ta: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Hãy đưa bàn tay con ra mà thọc vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” ( Ga 20, 27 ).
Hãy xỏ ngón tay mình vào lỗ đinh đói nghèo, bệnh tật, bất công, tội lỗi… của những người bé nhỏ, bạn chí thiết của Chúa Giêsu.
Hãy thọc bàn tay vào lỗ đòng chính Thân Thể Chúa Giêsu là Giáo Hội trong những ngày này, đang bị quân dữ đâm thâu từ Giáo Hoàng đến các Giám Mục đến những Linh Mục, những người ưu tuyển của Thiên Chúa với dụng ý: đánh kẻ chăn, đoàn chiên ắt tan tác.
Lòng Thương của Thiên Chúa đang hiển hiện khắp nơi. Chúa Kitô đang Tử Nạn để Phục Sinh ở khắp nơi. Ngài không còn ẩn giấu hay lánh mặt chúng ta nữa. Ngài đang rất hiện thực. Chỉ vì chúng ta không muốn mở con mắt Đức Tin ra để nhìn thấy Ngài đang Tử Nạn, đang Phục Sinh để kết hiệp với Ngài...
Còn tệ hơn nữa, cách nào đó, chúng ta đang “nối giáo” cho quân dữ, vì không tin tưởng vào tình thương của Ngài, mà còn ngăn cản con người ta đến với tình thương Ngài, hoặc là tiếp tục gây thêm cho Ngài những thương tích. Máu nước chan hòa cho đến cái chết tận cùng của Chúa, vẫn chưa lay động lòng tin tưởng của chúng ta vào lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa Cha sao ?
Lạy Chúa Giêsu, xin cho hai luồng sáng Máu và Nước từ trái tim Chúa chiếu dọi cõi lòng cứng cỏi khô khan của chúng con, để chúng con nên mềm mại sốt mến mà tín thác trọn niềm vào Lòng Thương Xót vô cùng của Thiên Chúa Cha, và anh dũng làm chứng nhân Tử Nạn và Phục Sinh cho một cuộc sống mới vĩnh cửu trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
PM. CAO HUY HOÀNG, thứ năm 8.4.2010
Những vết sẹo cuộc đời
Nhổ tóc bạc cho ông nội, bé An bỗng giật mình vì trên đầu ông có một vết sẹo dài lắm. Vết sẹo như con thằn lằn đang đậu trên đầu ông. An hỏi: “Ông nội ơi, sao mà ông có cái sẹo to vậy ?”
Cả một khoảng thời gần 50 năm trước sống dậy trong ông. Biết kể sao cho hết, đối với một đứa cháu nội 8 tuổi ? Nó hiểu gì về chiến tranh, về những tàn ác ? Ông chỉ tóm lại mấy câu: “Hồi ấy, ban đêm là kinh khủng lắm. Có người ngủ trong nhà bị kẻ lạ mặt cầm súng đến bắt đi. Ông thường không ngủ ở nhà. Ông đi ngủ nhờ ở phòng áo Nhà Thờ.
Một đêm, thấy cháy sáng, nghe người la thất thanh. Ông chạy một hơi đến chỗ nhà cháy. À thì ra nhà mình. Nhà mình bị người ta đốt. Nhà tranh vách đất mà đốt cháy đồng loạt tứ phía thì không ai chạy kịp. Bà nội con và ba của con ở trong ấy. Cháy càng to, mà mỗi người một gàu nước, một thùng nước, chẳng thấm vào đâu. Ông đành quấn cái mền ướt chạy vào trong nhà cứu bà và ba của con. Ở ngoài nhà thỉnh thoảng có tiếng súng bắn và tiếng la “không ai được cứu”.
Vừa lôi được bà và ba của con ra đến cửa trước, giàn chính trên nhà đổ ầm xuống trên người ông nội. Người ta kéo bà, kéo ba của con ra. Rồi kéo ông ra… ngất xỉu, cả mình phỏng nhiều chỗ. Trên đầu của ông nặng nhất… May mà tóc cũng mọc lại. Chỉ còn một con thằn lằn lì lợm ấy, trơn tru… không chịu mọc lại tí tóc nào !”
Không kể hết những vết sẹo trên thân thể những con người đã hy sinh cho con cái, cho gia đình, cho tổ quốc, nhưng có thể nói vết sẹo nào cũng là chứng tích của một Tình Yêu. Có người đã hy sinh cả đôi tay, cả đôi chân, đôi mắt, có người mang vết sẹo hình con tắc kè, và cũng có người vẫn đang chung sống với một đầu đạn đồng vô cảm trong cái vỏ sọ người tưởng đã phải vỡ làm đôi.
Là con cháu, là thế hệ hậu duệ, luôn mang tâm tình biết ơn ông bà cha mẹ, tiên tổ. Không phải là biết ơn những vết sẹo cuộc đời, nhưng chính là biết ơn Tình Yêu. Người vì yêu không kể hy sinh cả mạng sống, huống là một phần thân thể… Hy sinh vì tình yêu, vì chính nghĩa, vì chân lý…
Thương tích của Chúa Giêsu Tử Nạn và Phục Sinh
Không nhổ tóc bạc, để thấy vết sẹo con thằn lắn. Không đấm lưng để thấy con tắc kè bông còn đang nằm trên lưng khê khét mùi thuốc súng. Nhưng với Chúa Giêsu thì Toma đã biết rõ những thương tích thật khủng khiếp của thầy mình. Vẫn còn nhớ ở ngay giữa cổ tay, những lỗ đinh rộng toác, bị rách toạc vì thân người kéo trì xuống. Vẫn còn nhớ ở mu bàn chân, những lỗ đinh xé dài đến mắt cá. Vẫn còn nhớ đó, lỗ lưỡi đòng đâm thâu từ phía dưới bên cạnh sườn lên đến trái tim người đã chết, để chảy cho cạn kiệt máu cùng nước trong thân xác.
Nhưng lại nghe anh em nói Thầy đã sống lại. Thật sao ? Khó tin quá !
"Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." ( Ga 20, 25 )
Từ câu nói này, cho thấy:
- Một mạc khải Phục Sinh theo chương trình của Thiên Chúa, đã thực hiện cho Tôma, và cho cả ngàn con người thực dụng những thế hệ sau này.
- Tôma là một con người nhiệt tình với Tin Mừng Phục Sinh: nhiệt tình vì khao khát được thấy dấu đinh nơi tay thầy mình, thấy lỗ lưỡi đòng đâm thâu nơi cạnh sườn, khao khát được xỏ ngón tay vào lỗ đinh, thọc bàn tay vào cạnh sườn.
- Khi tuyên bố câu nói có vẻ cứng cỏi như thế, chắc chắn Tôma không khỏi ray rứt ngày đêm, ray rứt trong lòng, ray rứt trước mặt anh em, những người đã nhìn thấy Chúa Phục Sinh. Sự ray rứt giữa Đức Tin và thực dụng ấy càng đốt nóng lòng khát khao lên đến mức mãnh liệt.
Với quyền năng của Thiên Chúa, Đức Giêsu có thể hiện ra với Tôma ngay sau câu nói của ông, để chứng minh cho ông biết Ngài đã sống lại. Nhưng không, để một tuần sau, để khi lòng khao khát lên đến tột đỉnh, Chúa Giêsu mới mạc khải chính thân xác Phục Sinh của Ngài còn mang thương tích mới nguyên, chưa và có lẽ không bao giờ lành.
“Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Hãy đưa bàn tay con ra mà thọc vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” ( Ga 20, 27 ).
Nếu các vết sẹo đời người kia còn có thể minh chứng cho một Tình Yêu Hy Sinh thì lỗ đinh và lỗ đòng của người đã chết mà đang sống có thể nói là một mạc khải vô cùng quan trọng cho toàn thể nhân loại về một Tình Yêu Thương Vĩ Đại: Tình yêu của người đã chết và đã sống lại. Chết để làm của lễ chuộc tội cho con người và sống lại để nhân loại được cứu sống.
Những dấu đinh người hôm nay
Chúa Giêsu không còn ở lại trần gian với thân xác mang thương tích lỗ đinh lỗ đòng cho nhân loại đặng thấy mà tin, như Tôma nữa, nhưng còn các chứng nhân của Ngài. Vì Tôma đã không tin vào các anh em là những chứng nhân đã thấy Chúa Phục Sinh, nên Chúa mạc khải cho những người như Tôma một chân lý mới: “Phúc cho những người không thấy mà tin”. Không thấy Người đã chết sống lại, nhưng tin Người đã chết sống lại qua các chứng nhân.
Như vậy, chứng nhân Phục Sinh cũng phải là chứng nhân của cuộc Tử Nạn. Chứng nhân của niềm Hy Vọng cũng là chứng nhân phải lăn mình vào cuộc Thương Khó, cái chết với Ngài. Đòi hỏi ấy luôn là một đòi hỏi song đôi đối với chứng nhân Ơn Cứu Độ. Vì không qua cái chết và sống lại của Chúa Kitô, không có Ơn Cứu Độ.
Từ bỏ cái tôi, từ bỏ tội lỗi là chết đi một phần đời sống thỏa mãn ở đời này, và chỉ có chấp nhận cái chết ấy, mới có thể phục sinh với Ngài. Sẽ có lời chứng hùng hồn thuyết phục, khi chứng nhân không chỉ nói về cuộc Tử Nạn và Phục Sinh mà chính chứng nhân ấy đang tử nạn, đang phục sinh.
Tôi không cho là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê, hay Đức Tổng Giuse của Hà Nội, Cha Lý, Cộng Đoàn Thái Hà, Đồng Chiêm được người người trong nước và trên khắp thế giới thương mến cảm phục, vì các ngài chống cộng hay thân cộng, vì các ngài học cao hiểu rộng, hoặc vì hai ngài làm chính trị giỏi… nhưng chính vì các ngài nên giống Chúa Kitô Tử Nạn và Phục Sinh.
Nơi các ngài cũng mang đầy thương tích, mang đầy sự sỉ nhục, khốn khó như Chúa Giêsu vì Sự Thật Nước Thiên Chúa phải được rao truyền trên chính quê hương mình. Các ngài không nói bằng lời như Thánh Tôma: “Lạy Chúa là Thiên Chúa tôi” nhưng chính cuộc đời của các ngài là lời tôn vinh “Chúa là Thiên Chúa duy nhất, và chỉ tôn thờ một mình Ngài, không tôn thờ chúa nào khác”.
Vâng, vẫn còn những dấu đinh, những lỗ đòng, không phải của Chúa Giêsu nhưng là của các nhân chứng. Thêm vào đó, còn những lỗ đinh, lỗ đòng của biết bao người chấp nhận chịu thương chịu khó trong cuộc đời này, cho con cái cho gia đình được an vui hạnh phúc. Những lỗ đinh to bằng những món nợ chồng chất trên vai người làm cha mẹ khi sống hết mình cho con cái được ăn học, hoặc chữa bệnh cứu sống cho chồng cho con. Những lỗ đòng kinh khủng khi biết con cái của Chúa nghe lời xúi giục của ma quỷ mà giết trẻ thơ vô tội từ trong trứng nước…
Nỗi đau của Chúa Giêsu vẫn còn đó. Và Ngài cũng đang mời mỗi người chúng ta: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Hãy đưa bàn tay con ra mà thọc vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” ( Ga 20, 27 ).
Hãy xỏ ngón tay mình vào lỗ đinh đói nghèo, bệnh tật, bất công, tội lỗi… của những người bé nhỏ, bạn chí thiết của Chúa Giêsu.
Hãy thọc bàn tay vào lỗ đòng chính Thân Thể Chúa Giêsu là Giáo Hội trong những ngày này, đang bị quân dữ đâm thâu từ Giáo Hoàng đến các Giám Mục đến những Linh Mục, những người ưu tuyển của Thiên Chúa với dụng ý: đánh kẻ chăn, đoàn chiên ắt tan tác.
Lòng Thương của Thiên Chúa đang hiển hiện khắp nơi. Chúa Kitô đang Tử Nạn để Phục Sinh ở khắp nơi. Ngài không còn ẩn giấu hay lánh mặt chúng ta nữa. Ngài đang rất hiện thực. Chỉ vì chúng ta không muốn mở con mắt Đức Tin ra để nhìn thấy Ngài đang Tử Nạn, đang Phục Sinh để kết hiệp với Ngài...
Còn tệ hơn nữa, cách nào đó, chúng ta đang “nối giáo” cho quân dữ, vì không tin tưởng vào tình thương của Ngài, mà còn ngăn cản con người ta đến với tình thương Ngài, hoặc là tiếp tục gây thêm cho Ngài những thương tích. Máu nước chan hòa cho đến cái chết tận cùng của Chúa, vẫn chưa lay động lòng tin tưởng của chúng ta vào lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa Cha sao ?
Lạy Chúa Giêsu, xin cho hai luồng sáng Máu và Nước từ trái tim Chúa chiếu dọi cõi lòng cứng cỏi khô khan của chúng con, để chúng con nên mềm mại sốt mến mà tín thác trọn niềm vào Lòng Thương Xót vô cùng của Thiên Chúa Cha, và anh dũng làm chứng nhân Tử Nạn và Phục Sinh cho một cuộc sống mới vĩnh cửu trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
PM. CAO HUY HOÀNG, thứ năm 8.4.2010
Cảm Tạ Chúa Xót Thương Từ Thân Phận Yếu Hèn
+GM Bùi Tuần
09:59 09/04/2010
Cảm Tạ Chúa Xót Thương Từ Thân Phận Yếu Hèn
Trong Năm Thánh Việt Nam hiện nay, nhiều gương sáng về thánh thiện đã được nêu lên. Gương sáng về đức tin, gương sáng về bác ái. Tất cả những gương sáng ấy đều được nhìn nhận là những tấm lòng dũng cảm làm chứng cho Thiên Chúa. Họ được tôn vinh trên bệ cao lộng lẫy oai hùng.
Bên cạnh những chứng nhận cao sang rực sáng đó, còn có những chứng nhân loại khác. Họ bé nhỏ, thầm lặng, nhiều khi sống chôn vùi. Họ cũng làm chứng cho Chúa, nhưng một cách khác. Không ở pháp trường, không ở chiến trường, nhưng ở đời thường, ngay trong thân phận yếu hèn của họ.
Dưới đây là vài chi tiết, họ xin được nói ra.
1/ Mình yếu đuối, mà vẫn được Chúa hoà nhập vào đời mình
Sự hoà nhập này của Chúa Kitô được thực hiện một cách hết sức quảng đại. Chúa hoà nhập vào đời người tội lỗi, để nhắc nhở họ hãy muốn điều lành và làm điều lành. Thực hiện nhắc nhớ đó là là chuyện khó khăn. Họ phải chiến đấu. Họ chiến đấu, Người cũng chiến đấu với họ.
Đôi lúc, sự hoà nhập như thế của Chúa đã gây tai tiếng cho Người. Nhưng Người đành chịu tai tiếng, để gần gũi thân phận con người tội lỗi. Tai tiếng đến nỗi Người bị coi như hiện thân của tội lỗi. Thánh Phaolô nói: “Đấng chẳng hề biết tội lỗi là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta được nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21).
Hơn nữa, do sự hoà mình quảng đại của Người, Người đành chịu bị nguyền rủa, để chúng ta khỏi bị nguyền rủa. Thánh Phaolô quả quyết: “Đức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta chính Người trở nên đồ bị nguyền rủa” (Gl 3,13).
Như thế, Chúa Giêsu không tách rời khỏi họ, cho dù họ rất tội lỗi. Người hoà mình, Người mang vào mình những yếu đuối của người tội lỗi.
Kinh nghiệm trên đây đã làm cho họ tin tưởng vào Chúa và gắn bó với Chúa.
Họ càng tin và gắn bó với Chúa, khi họ thấy Chúa ở bên họ, để cảm thương những yếu hèn của họ.
2/ Mình yếu hèn, mà được Chúa cảm thương
Rất nhiều người đã trải qua một cuộc đời yếu đuối. Từ sai sót này đến lỗi lầm khác. Họ thấy mình đáng khinh, đáng trách. Nhưng chính những lúc tối tăm đó, họ cảm thấy Chúa Giêsu ở bên họ. Họ đang trong vực thẳm dơ bẩn, nhưng Chúa vẫn đến bên họ. Chúa chia sẻ những mệt mỏi ưu phiền của họ, đồng thời ban cho họ niềm hy vọng và can đảm để họ tích cực hợp tác vào ơn Chúa.
Họ nhận được sự cảm thương kín đáo ấy. Họ nhận ra lời Chúa dưới đây được thực hiện nơi họ: “Vị thượng tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta. Vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15).
Sự cảm thương của Chúa dành cho họ không làm cho họ ỷ lại, nhưng giúp họ nhìn rõ hơn thân phận yếu hèn của mình với một thái độ khiêm tốn. Nhất là khiêm tốn nhận ra ở sự cảm thương của Chúa một Đấng Cứu độ đầy tình xót thương. Tất cả đều là hồng ân Chúa. Hồng ân này dẫn tới một hồng ân khác, đó là đón nhận được sự Chúa thứ tha cứu độ.
3/ Mình sa ngã, nhưng được Chúa thứ tha cứu độ
Kinh nghiệm về thân phận yếu hèn được Chúa yêu thương sẽ như dòng nước thiêng tràn lên niềm vui chan chứa, khi người tội lỗi cảm thấy mình được Chúa thứ tha cứu độ.
Đáng lẽ họ phải bị trừng phạt, khai trừ, nhưng Chúa tha thứ cho họ, giải cứu họ, hơn nữa còn chia sẻ sự sống của Người cho họ và đổi mới họ.
Họ vui sướng, nhớ lại lời thánh Phaolô xưa: “Bẩm sinh chúng ta là những kẻ đáng phải chịu cơn thịnh nộ của Chúa, như những người khác. Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu thương chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ” (Ep 2,3-6).
“Do ân sủng Chúa” mà con người sa ngã của họ được trỗi dậy. Với lòng biết ơn, họ đón nhận ân sủng ấy. Họ cộng tác vào ân sủng đó.
Từ kinh nghiệm bản thân về lòng Chúa xót thương, họ sẽ dấn thân yêu thương phục vụ mọi người, như Chúa đã yêu thương họ.
4/ Mình nghèo hèn, nhưng vẫn được Chúa dùng để yêu thương phục vụ kẻ khác
Đời của họ là một chuỗi dài những kinh nghiệm về tình yêu thương xót Chúa. Từ đó, họ được Chúa sai đi, để yêu thương phục vụ kẻ khác, như Chúa đã yêu thương họ. “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Họ biết mình không thể tự mình thực hiện được lời Chúa truyền dạy trên đây, nên họ gắn bó với Chúa, để nhờ vậy, mà yêu thương phục vụ của họ có thể sinh được kết quả tốt. “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, người ấy sẽ sinh được nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
Nhờ gắn bó mật thiết với Chúa, họ có thể đi xa trên đường yêu thương phục vụ như lời Chúa khuyên: “Nếu ai bị vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa. Nếu ai kiện anh em để lấy áo trong của anh em, thì hãy để cho họ lấy cả áo ngoài nữa” (Mt 5,39). Với lời Chúa dạy trên đây, họ hiểu yêu thương phục vụ theo gương Chúa đòi hỏi một sự từ bỏ mình quyết liệt.
***
Chia sẻ trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm bản thân. Những người chia sẻ là những con người yếu đuối. Xin cảm tạ Chúa đã xót thương họ một cách đặc biệt.
Rất mong, ngày Chúa nhật mừng lễ Chúa giàu lòng thương xót, nhiều nhân chứng về lòng thương xót sẽ góp phần nhỏ vào Năm Thánh Việt Nam.
Chứng từ của họ sẽ là những kinh nghiệm sống động mang tính cách thời sự.
Tình yêu Chúa rực sáng nơi các người thánh thiện tinh tuyền và cũng sáng rực nơi bao người yếu đuối tội lỗi. Đó là một an ủi lớn lao tuyệt diệu.
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Trong Năm Thánh Việt Nam hiện nay, nhiều gương sáng về thánh thiện đã được nêu lên. Gương sáng về đức tin, gương sáng về bác ái. Tất cả những gương sáng ấy đều được nhìn nhận là những tấm lòng dũng cảm làm chứng cho Thiên Chúa. Họ được tôn vinh trên bệ cao lộng lẫy oai hùng.
Bên cạnh những chứng nhận cao sang rực sáng đó, còn có những chứng nhân loại khác. Họ bé nhỏ, thầm lặng, nhiều khi sống chôn vùi. Họ cũng làm chứng cho Chúa, nhưng một cách khác. Không ở pháp trường, không ở chiến trường, nhưng ở đời thường, ngay trong thân phận yếu hèn của họ.
Dưới đây là vài chi tiết, họ xin được nói ra.
1/ Mình yếu đuối, mà vẫn được Chúa hoà nhập vào đời mình
Sự hoà nhập này của Chúa Kitô được thực hiện một cách hết sức quảng đại. Chúa hoà nhập vào đời người tội lỗi, để nhắc nhở họ hãy muốn điều lành và làm điều lành. Thực hiện nhắc nhớ đó là là chuyện khó khăn. Họ phải chiến đấu. Họ chiến đấu, Người cũng chiến đấu với họ.
Đôi lúc, sự hoà nhập như thế của Chúa đã gây tai tiếng cho Người. Nhưng Người đành chịu tai tiếng, để gần gũi thân phận con người tội lỗi. Tai tiếng đến nỗi Người bị coi như hiện thân của tội lỗi. Thánh Phaolô nói: “Đấng chẳng hề biết tội lỗi là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta được nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21).
Hơn nữa, do sự hoà mình quảng đại của Người, Người đành chịu bị nguyền rủa, để chúng ta khỏi bị nguyền rủa. Thánh Phaolô quả quyết: “Đức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta chính Người trở nên đồ bị nguyền rủa” (Gl 3,13).
Như thế, Chúa Giêsu không tách rời khỏi họ, cho dù họ rất tội lỗi. Người hoà mình, Người mang vào mình những yếu đuối của người tội lỗi.
Kinh nghiệm trên đây đã làm cho họ tin tưởng vào Chúa và gắn bó với Chúa.
Họ càng tin và gắn bó với Chúa, khi họ thấy Chúa ở bên họ, để cảm thương những yếu hèn của họ.
2/ Mình yếu hèn, mà được Chúa cảm thương
Rất nhiều người đã trải qua một cuộc đời yếu đuối. Từ sai sót này đến lỗi lầm khác. Họ thấy mình đáng khinh, đáng trách. Nhưng chính những lúc tối tăm đó, họ cảm thấy Chúa Giêsu ở bên họ. Họ đang trong vực thẳm dơ bẩn, nhưng Chúa vẫn đến bên họ. Chúa chia sẻ những mệt mỏi ưu phiền của họ, đồng thời ban cho họ niềm hy vọng và can đảm để họ tích cực hợp tác vào ơn Chúa.
Họ nhận được sự cảm thương kín đáo ấy. Họ nhận ra lời Chúa dưới đây được thực hiện nơi họ: “Vị thượng tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta. Vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15).
Sự cảm thương của Chúa dành cho họ không làm cho họ ỷ lại, nhưng giúp họ nhìn rõ hơn thân phận yếu hèn của mình với một thái độ khiêm tốn. Nhất là khiêm tốn nhận ra ở sự cảm thương của Chúa một Đấng Cứu độ đầy tình xót thương. Tất cả đều là hồng ân Chúa. Hồng ân này dẫn tới một hồng ân khác, đó là đón nhận được sự Chúa thứ tha cứu độ.
3/ Mình sa ngã, nhưng được Chúa thứ tha cứu độ
Kinh nghiệm về thân phận yếu hèn được Chúa yêu thương sẽ như dòng nước thiêng tràn lên niềm vui chan chứa, khi người tội lỗi cảm thấy mình được Chúa thứ tha cứu độ.
Đáng lẽ họ phải bị trừng phạt, khai trừ, nhưng Chúa tha thứ cho họ, giải cứu họ, hơn nữa còn chia sẻ sự sống của Người cho họ và đổi mới họ.
Họ vui sướng, nhớ lại lời thánh Phaolô xưa: “Bẩm sinh chúng ta là những kẻ đáng phải chịu cơn thịnh nộ của Chúa, như những người khác. Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu thương chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ” (Ep 2,3-6).
“Do ân sủng Chúa” mà con người sa ngã của họ được trỗi dậy. Với lòng biết ơn, họ đón nhận ân sủng ấy. Họ cộng tác vào ân sủng đó.
Từ kinh nghiệm bản thân về lòng Chúa xót thương, họ sẽ dấn thân yêu thương phục vụ mọi người, như Chúa đã yêu thương họ.
4/ Mình nghèo hèn, nhưng vẫn được Chúa dùng để yêu thương phục vụ kẻ khác
Đời của họ là một chuỗi dài những kinh nghiệm về tình yêu thương xót Chúa. Từ đó, họ được Chúa sai đi, để yêu thương phục vụ kẻ khác, như Chúa đã yêu thương họ. “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Họ biết mình không thể tự mình thực hiện được lời Chúa truyền dạy trên đây, nên họ gắn bó với Chúa, để nhờ vậy, mà yêu thương phục vụ của họ có thể sinh được kết quả tốt. “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, người ấy sẽ sinh được nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
Nhờ gắn bó mật thiết với Chúa, họ có thể đi xa trên đường yêu thương phục vụ như lời Chúa khuyên: “Nếu ai bị vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa. Nếu ai kiện anh em để lấy áo trong của anh em, thì hãy để cho họ lấy cả áo ngoài nữa” (Mt 5,39). Với lời Chúa dạy trên đây, họ hiểu yêu thương phục vụ theo gương Chúa đòi hỏi một sự từ bỏ mình quyết liệt.
***
Chia sẻ trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm bản thân. Những người chia sẻ là những con người yếu đuối. Xin cảm tạ Chúa đã xót thương họ một cách đặc biệt.
Rất mong, ngày Chúa nhật mừng lễ Chúa giàu lòng thương xót, nhiều nhân chứng về lòng thương xót sẽ góp phần nhỏ vào Năm Thánh Việt Nam.
Chứng từ của họ sẽ là những kinh nghiệm sống động mang tính cách thời sự.
Tình yêu Chúa rực sáng nơi các người thánh thiện tinh tuyền và cũng sáng rực nơi bao người yếu đuối tội lỗi. Đó là một an ủi lớn lao tuyệt diệu.
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Người nói: ''Bình an cho các con''
Tuyết Mai
10:04 09/04/2010
Cho đến khi vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con". (Ga 20, 19-31).
Sau cái chết tang thương của Chúa Giêsu, từ Đức Mẹ Maria là Mẹ Ngài cho đến 12 Tông Đồ, và tất cả mọi người ai đã từng đi theo Ngài, ai đã từng yêu kính Ngài, suy phục Ngài, cũng đều còn ở trong tâm trạng thật khủng hoảng, thật khiếp sợ, và cùng e ngại cho chính mình, vì sợ dân Do Thái. Cửa nhà của các Tông Đồ đang đóng thật kín, các ngài còn đang buồn sầu, còn đang ngỡ ngàng, và qua những lời được thuật lại những gì mà bà Maria Madalina đã chứng kiến tận mắt, là bà đã thấy, Đã Thấy Chúa Sống Lại Thật, và Ngài gởi bà lời nhắn cùng các tông đồ rằng Chúa sẽ hẹn gặp lại các ông.
Anh chị em thử tưởng tượng xem, Thầy của chúng ta vừa mới qua đời, khăn tang chúng ta còn đội đầu, mùi tang tóc cũng còn thoang thoảng chưa phôi phai, tinh thần còn mỏi mệt, ai ai cũng còn sửng sốt vì Thầy của chúng ta ra đi thật bất ngờ, thật nhanh chóng, không kịp được nghe những lời Người nhắn gửi, tuy dù Thầy đã ở cạnh chúng ta suốt 3 năm trời!? Bao nhiêu Lời khuôn vàng thước ngọc mà Thầy đã dậy dỗ chúng ta thật tường tận, thật thấu đáo, Thầy biết trí óc của anh chị em chúng ta thấp kém, nên Ngài đã dùng rất nhiều dụ ngôn để giảng dậy về Nước Trời của Ngài cho chúng ta dễ hiểu. Ấy thế mà chúng ta cũng vẫn còn ngây ngô và khờ khạo lắm chăng!? Thầy đã có báo trước là việc Thầy chết đi là để công trình Cứu Độ nhân loại của Ngài phải được thực thi, và sau 3 ngày Ngài sẽ sống lại, theo Thiên ý của Đức Chúa Cha trên trời.
11 môn đệ Người còn đang ủ dột trong một căn phòng được đóng kín mọi cửa nẻo, thì ô kìa mọi người hãy nhìn cho thật kỹ xem, ai đang đột ngột xuất hiện trước mặt chúng ta đó!??? Thầy của chúng ta đấy ư!??? Ôi! Sự thể thật ngỡ ngàng?? Có lý nào?? Nhưng Chúa Giêsu của chúng ta không để cho các ông sợ hãi và Ngài đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con".
"Bình an cho các con", quả là một lời nói thật giản đơn nhưng nghe thật an bình cho các môn đệ của Ngài. Thật sự là thế! Giữa mọi bất toàn, giữa mọi nghịch cảnh, giữa mọi khủng hoảng, giữa mọi thắc mắc, và mọi căng thẳng, vì không hiểu Thầy của mình ai đã ăn cắp xác, đem đi đâu? Mất Ngài thì toàn thể mọi người cảm thấy như rắn mất đầu, nay được Thầy hiện đến và được Thầy chúc Bình An cho, thì có phải mọi lo lắng đều đã được lập tức biến mất. Quả ai mà không mừng rỡ cho được khi mà mình tưởng người thân thương nhất của mình đã thật sự mất đi nay đã được Thầy cứu cho sống lại như sự việc mà Thầy đã cứu sống cho Lazarô em của Martha và Maria, và con trai của một bà già góa xưa kia!?
Ai mà không thương xót cho Thầy của mình được chứ!? Vì đã đi theo Thầy biết bao lâu nay, được Thầy dậy dỗ cho biết về Nước Trời của Thầy. Ôi! Nước Trời của Thầy thật đẹp đẽ thật sung sướng là nhường bao! Theo Thầy chúng con được nuôi ăn, được học hỏi, được thương yêu, được chăn dắt, học được bao nhiêu điều lành nơi Thầy, chứng kiến được bao nhiêu việc kỳ diệu mà Thầy đã làm trước mặt chúng con. Thầy đã dùng quyền bính của Nước Trời mà đã xua đuổi được bao nhiêu tà ma quỷ nhập. Thầy đã chữa được bao nhiêu người phong được sạch. Người hoại huyết cũng được lành sạch. Người tật nguyền, bệnh hoạn, và đã chết thối 4 ngày mà Thầy cũng đã cứu sống lại được. Nay Thầy đã biến khỏi trái đất này thì ai mà không ưu sầu cho được, hỡi thưa Thầy!. Chúng con những tưởng Thầy đến để cứu dân Ít-ra-en chúng con? Nhưng chẳng những Thầy cứu dân Ít-ra-en chúng con mà Thầy còn làm điều kỳ diệu hơn trăm ngàn lần thế nữa! Là Thầy đã Sống Lại, Thầy đã Phục Sinh, Thầy đã cứu vớt toàn thể nhân loại tội lỗi của chúng con, và từ nay toàn thể trên trời và dưới đất sẽ Chúc Tụng, Tôn Vinh, Hát Mừng, Bái Phục, Suy Tôn, Thầy là thật Con Thiên Chúa, là Vua trên các Vua, là Chúa trên các Chúa. Ngài đã chiến thắng Tử Thần. Ngài đã Khải Hoàn. Ngài đã trở nên Sáng Láng và Vinh Quang.
Thầy không những đem đến cho chúng con "Bình An" trong tâm hồn vì biết rằng từ đây chúng con hết thảy toàn thể nhân loại trên địa cầu, sẽ có Thầy sống luôn mãi bên cạnh chúng con. Thầy còn làm cho chúng con một việc trọng đại và vô cùng quan trọng là giúp chúng con luôn Tin Tưởng nơi Thầy, là với Thầy chúng con rất có Hy Vọng cũng sẽ được sống lại với Thầy ở ngày sau hết. Cùng hưởng mọi phúc vinh bên cạnh Ba Ngôi Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria, toàn thể các đạo binh. Các Tổng Lãnh Thiên Thần, Triều Thần, Quản Thần, các Thánh nữ nam, cùng tất cả anh chị em chúng con trên trời.
Lậy Thầy Giêsu chí thánh của chúng con!
"Bình An" của Thầy thật quý trọng thay trong cuộc sống hằng ngày của chúng con. Bình An của Thầy quý hơn hết thảy mọi thứ quý giá (vô tri vô giác) mà trần gian này chúng không có thể mang lại cho chúng con được. Vâng, chỉ có Thầy và bình an của Thầy mới là Đường, Chân Lý, và là Sự Thật, để chúng con bước theo Thầy đến suốt cuộc đời của chúng con. Và Bình An của Thầy sẽ là Hạnh Phúc trên mọi sự hạnh phúc mà Thầy sẽ luôn ban cho chúng con, chứ không phải những sự gì nơi trần gian này! Và vì Nước Trời mới là Nơi chúng con phải tìm đến và tìm về, phải không thưa Thầy? Vì thế cho nên hiện giờ và mãi mãi chúng con không xin gì hơn là xin Bình An của Thầy ở với chúng con luôn mãi trong trái tim đau còn đau khổ, còn lo toan của chúng con. Amen.
Sau cái chết tang thương của Chúa Giêsu, từ Đức Mẹ Maria là Mẹ Ngài cho đến 12 Tông Đồ, và tất cả mọi người ai đã từng đi theo Ngài, ai đã từng yêu kính Ngài, suy phục Ngài, cũng đều còn ở trong tâm trạng thật khủng hoảng, thật khiếp sợ, và cùng e ngại cho chính mình, vì sợ dân Do Thái. Cửa nhà của các Tông Đồ đang đóng thật kín, các ngài còn đang buồn sầu, còn đang ngỡ ngàng, và qua những lời được thuật lại những gì mà bà Maria Madalina đã chứng kiến tận mắt, là bà đã thấy, Đã Thấy Chúa Sống Lại Thật, và Ngài gởi bà lời nhắn cùng các tông đồ rằng Chúa sẽ hẹn gặp lại các ông.
Anh chị em thử tưởng tượng xem, Thầy của chúng ta vừa mới qua đời, khăn tang chúng ta còn đội đầu, mùi tang tóc cũng còn thoang thoảng chưa phôi phai, tinh thần còn mỏi mệt, ai ai cũng còn sửng sốt vì Thầy của chúng ta ra đi thật bất ngờ, thật nhanh chóng, không kịp được nghe những lời Người nhắn gửi, tuy dù Thầy đã ở cạnh chúng ta suốt 3 năm trời!? Bao nhiêu Lời khuôn vàng thước ngọc mà Thầy đã dậy dỗ chúng ta thật tường tận, thật thấu đáo, Thầy biết trí óc của anh chị em chúng ta thấp kém, nên Ngài đã dùng rất nhiều dụ ngôn để giảng dậy về Nước Trời của Ngài cho chúng ta dễ hiểu. Ấy thế mà chúng ta cũng vẫn còn ngây ngô và khờ khạo lắm chăng!? Thầy đã có báo trước là việc Thầy chết đi là để công trình Cứu Độ nhân loại của Ngài phải được thực thi, và sau 3 ngày Ngài sẽ sống lại, theo Thiên ý của Đức Chúa Cha trên trời.
11 môn đệ Người còn đang ủ dột trong một căn phòng được đóng kín mọi cửa nẻo, thì ô kìa mọi người hãy nhìn cho thật kỹ xem, ai đang đột ngột xuất hiện trước mặt chúng ta đó!??? Thầy của chúng ta đấy ư!??? Ôi! Sự thể thật ngỡ ngàng?? Có lý nào?? Nhưng Chúa Giêsu của chúng ta không để cho các ông sợ hãi và Ngài đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con".
"Bình an cho các con", quả là một lời nói thật giản đơn nhưng nghe thật an bình cho các môn đệ của Ngài. Thật sự là thế! Giữa mọi bất toàn, giữa mọi nghịch cảnh, giữa mọi khủng hoảng, giữa mọi thắc mắc, và mọi căng thẳng, vì không hiểu Thầy của mình ai đã ăn cắp xác, đem đi đâu? Mất Ngài thì toàn thể mọi người cảm thấy như rắn mất đầu, nay được Thầy hiện đến và được Thầy chúc Bình An cho, thì có phải mọi lo lắng đều đã được lập tức biến mất. Quả ai mà không mừng rỡ cho được khi mà mình tưởng người thân thương nhất của mình đã thật sự mất đi nay đã được Thầy cứu cho sống lại như sự việc mà Thầy đã cứu sống cho Lazarô em của Martha và Maria, và con trai của một bà già góa xưa kia!?
Ai mà không thương xót cho Thầy của mình được chứ!? Vì đã đi theo Thầy biết bao lâu nay, được Thầy dậy dỗ cho biết về Nước Trời của Thầy. Ôi! Nước Trời của Thầy thật đẹp đẽ thật sung sướng là nhường bao! Theo Thầy chúng con được nuôi ăn, được học hỏi, được thương yêu, được chăn dắt, học được bao nhiêu điều lành nơi Thầy, chứng kiến được bao nhiêu việc kỳ diệu mà Thầy đã làm trước mặt chúng con. Thầy đã dùng quyền bính của Nước Trời mà đã xua đuổi được bao nhiêu tà ma quỷ nhập. Thầy đã chữa được bao nhiêu người phong được sạch. Người hoại huyết cũng được lành sạch. Người tật nguyền, bệnh hoạn, và đã chết thối 4 ngày mà Thầy cũng đã cứu sống lại được. Nay Thầy đã biến khỏi trái đất này thì ai mà không ưu sầu cho được, hỡi thưa Thầy!. Chúng con những tưởng Thầy đến để cứu dân Ít-ra-en chúng con? Nhưng chẳng những Thầy cứu dân Ít-ra-en chúng con mà Thầy còn làm điều kỳ diệu hơn trăm ngàn lần thế nữa! Là Thầy đã Sống Lại, Thầy đã Phục Sinh, Thầy đã cứu vớt toàn thể nhân loại tội lỗi của chúng con, và từ nay toàn thể trên trời và dưới đất sẽ Chúc Tụng, Tôn Vinh, Hát Mừng, Bái Phục, Suy Tôn, Thầy là thật Con Thiên Chúa, là Vua trên các Vua, là Chúa trên các Chúa. Ngài đã chiến thắng Tử Thần. Ngài đã Khải Hoàn. Ngài đã trở nên Sáng Láng và Vinh Quang.
Thầy không những đem đến cho chúng con "Bình An" trong tâm hồn vì biết rằng từ đây chúng con hết thảy toàn thể nhân loại trên địa cầu, sẽ có Thầy sống luôn mãi bên cạnh chúng con. Thầy còn làm cho chúng con một việc trọng đại và vô cùng quan trọng là giúp chúng con luôn Tin Tưởng nơi Thầy, là với Thầy chúng con rất có Hy Vọng cũng sẽ được sống lại với Thầy ở ngày sau hết. Cùng hưởng mọi phúc vinh bên cạnh Ba Ngôi Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria, toàn thể các đạo binh. Các Tổng Lãnh Thiên Thần, Triều Thần, Quản Thần, các Thánh nữ nam, cùng tất cả anh chị em chúng con trên trời.
Lậy Thầy Giêsu chí thánh của chúng con!
"Bình An" của Thầy thật quý trọng thay trong cuộc sống hằng ngày của chúng con. Bình An của Thầy quý hơn hết thảy mọi thứ quý giá (vô tri vô giác) mà trần gian này chúng không có thể mang lại cho chúng con được. Vâng, chỉ có Thầy và bình an của Thầy mới là Đường, Chân Lý, và là Sự Thật, để chúng con bước theo Thầy đến suốt cuộc đời của chúng con. Và Bình An của Thầy sẽ là Hạnh Phúc trên mọi sự hạnh phúc mà Thầy sẽ luôn ban cho chúng con, chứ không phải những sự gì nơi trần gian này! Và vì Nước Trời mới là Nơi chúng con phải tìm đến và tìm về, phải không thưa Thầy? Vì thế cho nên hiện giờ và mãi mãi chúng con không xin gì hơn là xin Bình An của Thầy ở với chúng con luôn mãi trong trái tim đau còn đau khổ, còn lo toan của chúng con. Amen.
Cảm Tạ Chúa Xót Thương Từ Thân Phận Yếu Hèn
Gm. Gioan B. Bùi Tuần
10:12 09/04/2010
Trong Năm Thánh Việt Nam hiện nay, nhiều gương sáng về thánh thiện đã được nêu lên. Gương sáng về đức tin, gương sáng về bác ái. Tất cả những gương sáng ấy đều được nhìn nhận là những tấm lòng dũng cảm làm chứng cho Thiên Chúa. Họ được tôn vinh trên bệ cao lộng lẫy oai hùng.
Bên cạnh những chứng nhận cao sang rực sáng đó, còn có những chứng nhân loại khác. Họ bé nhỏ, thầm lặng, nhiều khi sống chôn vùi. Họ cũng làm chứng cho Chúa, nhưng một cách khác. Không ở pháp trường, không ở chiến trường, nhưng ở đời thường, ngay trong thân phận yếu hèn của họ.
Dưới đây là vài chi tiết, họ xin được nói ra.
1/ Mình yếu đuối, mà vẫn được Chúa hoà nhập vào đời mình
Sự hoà nhập này của Chúa Kitô được thực hiện một cách hết sức quảng đại. Chúa hoà nhập vào đời người tội lỗi, để nhắc nhở họ hãy muốn điều lành và làm điều lành. Thực hiện nhắc nhớ đó là là chuyện khó khăn. Họ phải chiến đấu. Họ chiến đấu, Người cũng chiến đấu với họ.
Đôi lúc, sự hoà nhập như thế của Chúa đã gây tai tiếng cho Người. Nhưng Người đành chịu tai tiếng, để gần gũi thân phận con người tội lỗi. Tai tiếng đến nỗi Người bị coi như hiện thân của tội lỗi. Thánh Phaolô nói: “Đấng chẳng hề biết tội lỗi là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta được nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21).
Hơn nữa, do sự hoà mình quảng đại của Người, Người đành chịu bị nguyền rủa, để chúng ta khỏi bị nguyền rủa. Thánh Phaolô quả quyết: “Đức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta chính Người trở nên đồ bị nguyền rủa” (Gl 3,13).
Như thế, Chúa Giêsu không tách rời khỏi họ, cho dù họ rất tội lỗi. Người hoà mình, Người mang vào mình những yếu đuối của người tội lỗi.
Kinh nghiệm trên đây đã làm cho họ tin tưởng vào Chúa và gắn bó với Chúa.
Họ càng tin và gắn bó với Chúa, khi họ thấy Chúa ở bên họ, để cảm thương những yếu hèn của họ.
2/ Mình yếu hèn, mà được Chúa cảm thương
Rất nhiều người đã trải qua một cuộc đời yếu đuối. Từ sai sót này đến lỗi lầm khác. Họ thấy mình đáng khinh, đáng trách. Nhưng chính những lúc tối tăm đó, họ cảm thấy Chúa Giêsu ở bên họ. Họ đang trong vực thẳm dơ bẩn, nhưng Chúa vẫn đến bên họ. Chúa chia sẻ những mệt mỏi ưu phiền của họ, đồng thời ban cho họ niềm hy vọng và can đảm để họ tích cực hợp tác vào ơn Chúa.
Họ nhận được sự cảm thương kín đáo ấy. Họ nhận ra lời Chúa dưới đây được thực hiện nơi họ: “Vị thượng tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta. Vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15).
Sự cảm thương của Chúa dành cho họ không làm cho họ ỷ lại, nhưng giúp họ nhìn rõ hơn thân phận yếu hèn của mình với một thái độ khiêm tốn. Nhất là khiêm tốn nhận ra ở sự cảm thương của Chúa một Đấng Cứu độ đầy tình xót thương. Tất cả đều là hồng ân Chúa. Hồng ân này dẫn tới một hồng ân khác, đó là đón nhận được sự Chúa thứ tha cứu độ.
3/ Mình sa ngã, nhưng được Chúa thứ tha cứu độ
Kinh nghiệm về thân phận yếu hèn được Chúa yêu thương sẽ như dòng nước thiêng tràn lên niềm vui chan chứa, khi người tội lỗi cảm thấy mình được Chúa thứ tha cứu độ.
Đáng lẽ họ phải bị trừng phạt, khai trừ, nhưng Chúa tha thứ cho họ, giải cứu họ, hơn nữa còn chia sẻ sự sống của Người cho họ và đổi mới họ.
Họ vui sướng, nhớ lại lời thánh Phaolô xưa: “Bẩm sinh chúng ta là những kẻ đáng phải chịu cơn thịnh nộ của Chúa, như những người khác. Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu thương chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ” (Ep 2,3-6).
“Do ân sủng Chúa” mà con người sa ngã của họ được trỗi dậy. Với lòng biết ơn, họ đón nhận ân sủng ấy. Họ cộng tác vào ân sủng đó.
Từ kinh nghiệm bản thân về lòng Chúa xót thương, họ sẽ dấn thân yêu thương phục vụ mọi người, như Chúa đã yêu thương họ.
4/ Mình nghèo hèn, nhưng vẫn được Chúa dùng để yêu thương phục vụ kẻ khác
Đời của họ là một chuỗi dài những kinh nghiệm về tình yêu thương xót Chúa. Từ đó, họ được Chúa sai đi, để yêu thương phục vụ kẻ khác, như Chúa đã yêu thương họ. “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Họ biết mình không thể tự mình thực hiện được lời Chúa truyền dạy trên đây, nên họ gắn bó với Chúa, để nhờ vậy, mà yêu thương phục vụ của họ có thể sinh được kết quả tốt. “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, người ấy sẽ sinh được nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
Nhờ gắn bó mật thiết với Chúa, họ có thể đi xa trên đường yêu thương phục vụ như lời Chúa khuyên: “Nếu ai bị vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa. Nếu ai kiện anh em để lấy áo trong của anh em, thì hãy để cho họ lấy cả áo ngoài nữa” (Mt 5,39). Với lời Chúa dạy trên đây, họ hiểu yêu thương phục vụ theo gương Chúa đòi hỏi một sự từ bỏ mình quyết liệt.
***
Chia sẻ trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm bản thân. Những người chia sẻ là những con người yếu đuối. Xin cảm tạ Chúa đã xót thương họ một cách đặc biệt.
Rất mong, ngày Chúa nhật mừng lễ Chúa giàu lòng thương xót, nhiều nhân chứng về lòng thương xót sẽ góp phần nhỏ vào Năm Thánh Việt Nam.
Chứng từ của họ sẽ là những kinh nghiệm sống động mang tính cách thời sự.
Tình yêu Chúa rực sáng nơi các người thánh thiện tinh tuyền và cũng sáng rực nơi bao người yếu đuối tội lỗi. Đó là một an ủi lớn lao tuyệt diệu.
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Bên cạnh những chứng nhận cao sang rực sáng đó, còn có những chứng nhân loại khác. Họ bé nhỏ, thầm lặng, nhiều khi sống chôn vùi. Họ cũng làm chứng cho Chúa, nhưng một cách khác. Không ở pháp trường, không ở chiến trường, nhưng ở đời thường, ngay trong thân phận yếu hèn của họ.
Dưới đây là vài chi tiết, họ xin được nói ra.
1/ Mình yếu đuối, mà vẫn được Chúa hoà nhập vào đời mình
Sự hoà nhập này của Chúa Kitô được thực hiện một cách hết sức quảng đại. Chúa hoà nhập vào đời người tội lỗi, để nhắc nhở họ hãy muốn điều lành và làm điều lành. Thực hiện nhắc nhớ đó là là chuyện khó khăn. Họ phải chiến đấu. Họ chiến đấu, Người cũng chiến đấu với họ.
Đôi lúc, sự hoà nhập như thế của Chúa đã gây tai tiếng cho Người. Nhưng Người đành chịu tai tiếng, để gần gũi thân phận con người tội lỗi. Tai tiếng đến nỗi Người bị coi như hiện thân của tội lỗi. Thánh Phaolô nói: “Đấng chẳng hề biết tội lỗi là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta được nên công chính trong Người” (2 Cr 5,21).
Hơn nữa, do sự hoà mình quảng đại của Người, Người đành chịu bị nguyền rủa, để chúng ta khỏi bị nguyền rủa. Thánh Phaolô quả quyết: “Đức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta chính Người trở nên đồ bị nguyền rủa” (Gl 3,13).
Như thế, Chúa Giêsu không tách rời khỏi họ, cho dù họ rất tội lỗi. Người hoà mình, Người mang vào mình những yếu đuối của người tội lỗi.
Kinh nghiệm trên đây đã làm cho họ tin tưởng vào Chúa và gắn bó với Chúa.
Họ càng tin và gắn bó với Chúa, khi họ thấy Chúa ở bên họ, để cảm thương những yếu hèn của họ.
2/ Mình yếu hèn, mà được Chúa cảm thương
Rất nhiều người đã trải qua một cuộc đời yếu đuối. Từ sai sót này đến lỗi lầm khác. Họ thấy mình đáng khinh, đáng trách. Nhưng chính những lúc tối tăm đó, họ cảm thấy Chúa Giêsu ở bên họ. Họ đang trong vực thẳm dơ bẩn, nhưng Chúa vẫn đến bên họ. Chúa chia sẻ những mệt mỏi ưu phiền của họ, đồng thời ban cho họ niềm hy vọng và can đảm để họ tích cực hợp tác vào ơn Chúa.
Họ nhận được sự cảm thương kín đáo ấy. Họ nhận ra lời Chúa dưới đây được thực hiện nơi họ: “Vị thượng tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta. Vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15).
Sự cảm thương của Chúa dành cho họ không làm cho họ ỷ lại, nhưng giúp họ nhìn rõ hơn thân phận yếu hèn của mình với một thái độ khiêm tốn. Nhất là khiêm tốn nhận ra ở sự cảm thương của Chúa một Đấng Cứu độ đầy tình xót thương. Tất cả đều là hồng ân Chúa. Hồng ân này dẫn tới một hồng ân khác, đó là đón nhận được sự Chúa thứ tha cứu độ.
3/ Mình sa ngã, nhưng được Chúa thứ tha cứu độ
Kinh nghiệm về thân phận yếu hèn được Chúa yêu thương sẽ như dòng nước thiêng tràn lên niềm vui chan chứa, khi người tội lỗi cảm thấy mình được Chúa thứ tha cứu độ.
Đáng lẽ họ phải bị trừng phạt, khai trừ, nhưng Chúa tha thứ cho họ, giải cứu họ, hơn nữa còn chia sẻ sự sống của Người cho họ và đổi mới họ.
Họ vui sướng, nhớ lại lời thánh Phaolô xưa: “Bẩm sinh chúng ta là những kẻ đáng phải chịu cơn thịnh nộ của Chúa, như những người khác. Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu thương chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ” (Ep 2,3-6).
“Do ân sủng Chúa” mà con người sa ngã của họ được trỗi dậy. Với lòng biết ơn, họ đón nhận ân sủng ấy. Họ cộng tác vào ân sủng đó.
Từ kinh nghiệm bản thân về lòng Chúa xót thương, họ sẽ dấn thân yêu thương phục vụ mọi người, như Chúa đã yêu thương họ.
4/ Mình nghèo hèn, nhưng vẫn được Chúa dùng để yêu thương phục vụ kẻ khác
Đời của họ là một chuỗi dài những kinh nghiệm về tình yêu thương xót Chúa. Từ đó, họ được Chúa sai đi, để yêu thương phục vụ kẻ khác, như Chúa đã yêu thương họ. “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Họ biết mình không thể tự mình thực hiện được lời Chúa truyền dạy trên đây, nên họ gắn bó với Chúa, để nhờ vậy, mà yêu thương phục vụ của họ có thể sinh được kết quả tốt. “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, người ấy sẽ sinh được nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
Nhờ gắn bó mật thiết với Chúa, họ có thể đi xa trên đường yêu thương phục vụ như lời Chúa khuyên: “Nếu ai bị vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa. Nếu ai kiện anh em để lấy áo trong của anh em, thì hãy để cho họ lấy cả áo ngoài nữa” (Mt 5,39). Với lời Chúa dạy trên đây, họ hiểu yêu thương phục vụ theo gương Chúa đòi hỏi một sự từ bỏ mình quyết liệt.
***
Chia sẻ trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm bản thân. Những người chia sẻ là những con người yếu đuối. Xin cảm tạ Chúa đã xót thương họ một cách đặc biệt.
Rất mong, ngày Chúa nhật mừng lễ Chúa giàu lòng thương xót, nhiều nhân chứng về lòng thương xót sẽ góp phần nhỏ vào Năm Thánh Việt Nam.
Chứng từ của họ sẽ là những kinh nghiệm sống động mang tính cách thời sự.
Tình yêu Chúa rực sáng nơi các người thánh thiện tinh tuyền và cũng sáng rực nơi bao người yếu đuối tội lỗi. Đó là một an ủi lớn lao tuyệt diệu.
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Lý do tôi theo đạo Công Giáo
Jos. Tú Nạc, NMS
10:21 09/04/2010
Niên khóa 1970-1971, tôi học xong năm thứ nhất triết – triết học nhập môn. Kỳ nghỉ hè năm ấy, gặp lại người bạn thân hồi học trung học, anh cũng vừa xong năm thứ nhất Đại học Khoa học - MGP. Anh ta ngớ ngẩn hỏi tôi tại sao tôi theo đạo Thiên Chúa. Tôi phần không muốn dài dòng; phần chưa đủ lỹ lẽ để giải thích. Tôi ngẩn ngơ trả lời anh ta: “Cũng như mày, tại sao mày theo đạo Phật(?).” Hai thằng nắm tay nhau, nhìn nhau và cười, nụ cười chìm sâu trong ánh mắt. Đã bốn mươi năm, hôm nay nghĩ lại, câu trả lời của mình cũng có phần dí dỏm – có vẻ triết lý đấy chứ(?) – thứ triết lý “huề vốn (!)”. Thế rồi mỗi thằng một thiên hướng, chẳng bao giờ gặp lại anh để trả lời. Cuộc chiến đã đưa anh trở về …“Dust in the wind.”!
Tại sao tôi là người Thiên Chúa giáo? Thật khó để giải thích “lý do tôi là một tín đồ Công giáo” vì rằng có mươi ngàn lý do mà tất cả tổng số chỉ là một: đó là học thuyết Công giáo là một chân lý. Tôi có thể điền vào chỗ trống của tôi với những mệnh đề độc lập mỗi câu với những từ, “Đó là điều duy nhất mà …” Khi, ví dụ như: Đó là điều duy nhất mà đã ngăn cản tôi tránh một lỗi lầm tồn tại một điều bí ẩn. Đó là điều duy nhất mà trong sự tối cao lại không hề cao cả; trong một cảm giác kiêu kỳ. Đó là điều duy nhất mà giải thoát một con người từ cảnh nô lệ thấp hèn trở thành người con của thời đại mình. Đó là điều duy nhất mà nói y hệt như đó là chân lý; như thể đó là một sứ giả chân chính khước từ trước sự can thiệp bất chính, xúc phạm cá nhân một tiên báo nghiêm trang. Đó là một phong cách duy nhất của Ki-tô giáo mà bao hàm bất di bất dịch mọi phong cách của con người. Đó là nỗ lực vượt bậc duy nhất để thay đổi thế giới từ bên trong được thực hiện thông qua những ý định mà không qua những quy luật, và vân vân. . .
Hoặc tôi có thể bày tỏ quan điểm cá nhân và trình bày sự biến đổi của riêng mình; nhưng ngẫu nhiên tôi có một cảm giác mạnh mẽ rằng hệ thống này tạo cho vấn đề của mình nhỏ bé hơn nhiều so với thực tế của nó. Rất nhiều người tốt hơn nhiều khi thay đổi tôn giáo một cách chân thành trước những tôn giáo mà họ tồi tệ hơn nhiều. Tôi rất muốn cố gắng để nói lên ở đây về Giáo hội Công giáo một cách chính xác những điều mà chưa hề được nói thậm chí cả những đối thủ vô vàn khả kính của nó. Tóm lại, tôi sẽ nói chủ yếu về Giáo hội Công giáo mà đó là phổ quát. Tôi sẽ cố gắng hơn để gợi ý rằng nó không chỉ toàn diện đối với tôi, mà còn toàn diện hơn bất kỳ điều gì trên thế giới; trên thực tế nó còn toàn diện hơn cả thế giới. Nhưng khi trong một không gian hạn hẹp này, tôi chỉ có thể dẫn chứng được phần nào. Tôi sẽ cân nhắc nó với tư cách của một người bảo vệ chân lý của nó.
Gần đây, một nhà văn nổi tiếng, nói một cách khác khá hiểu biết, đã nói rằng Giáo hội Công giáo luôn là kẻ thù của những ý tưởng hiện đại. Điều đó có thể không xảy ra đối với ông vì lời bình luận của ông ta hoàn toàn không chính xác về bản chất của một ý tưởng hiện đại. Đó là một trong những ý niệm mà Công giáo phải tiếp tục phản bác một cách triệt để, bởi nói như thế là một ý tưởng cực kỳ lạc hậu. Thật vậy, những ai giải thích rằng không thể nói lên bất kỳ điều gì mới mẻ, ít khi nghĩ nó tất yếu để nói bất kỳ điều gì hiện đại về học thuyết Công giáo. Vì một vấn đề của sự kiện, một nghiên cứu thực trạng của lịch sử sẽ cho thấy nó mâu thuẫn một cách lạ lùng đối với sự kiện ấy. Trong phạm vi khi những ý tưởng thực sự là những ý tưởng, và trong phạm vi bất kỳ ý tưởng nào như thế có thể là mới, Công giáo lúc nào cũng dung thứ thông qua việc ủng hộ chúng khi chúng thực sự là mới mẻ, hiện đại: khi chúng quá hiện đại để không thể tìm thấy sự ủng hộ nào khác. Công giáo không chỉ là tiên phong trong lĩnh vực này mà là duy nhất trong lĩnh vực này; và vì rằng không một ai hiểu những gì ông ta đã tìm thấy ở đó.
Quả thật, ví dụ như, gần hai trăm năm trước khi Bản Tuyên ngôn Độc lập và Cách Mạng Pháp, vào một thời đại đã cống hiến sự tự hào và ca ngợi của những người lãnh đạo những quốc gia nhược tiểu, Đức Hồng y Bellarmine và Suarez của Spaniard đã chỉ ra một cách minh bạch toàn bộ lý thuyết của chế độ dân chủ chân chính. Nhưng trong thời đại của Thần Quyền họ chỉ mới đưa ra ấn tượng về bản chất những tu sỹ Dòng Tên đổ máu và phản biện, nỗi kinh hoàng liên quan với những thù nghịch trước hậu quả cáo buộc giết người của những hoàng đế. Vì vậy, một lần nữa, những nhà phản biện của những trường phái Công Giáo đã tất cả lên tiếng rằng có thể được nói một cách thực tế cho những vở kịch hóc búa và những tiểu thuyết khó hiểu thuộc thời đại của chính chúng ta. Trước đây hai trăm năm người ta đã viết chúng. Họ nói rằng thực tế đã có những vấn đề của sản phẩm đạo đức. Nhưng họ đã có điều không may để nói về nó trước hai trăm năm quá vội vàng, đi trước thời đại. Trong một thời kỳ của chủ nghĩa cuồng tín huênh hoang khoác lác trước độc giả và thoải mái tự do phỉ báng. Họ còn tự mình kêu gọi những kẻ nói láo và những kẻ không có lập trường vì những nhà tâm lý tồn tại đứng trước tâm lý là một thời trang. Nó sẽ trở nên dễ dàng để đưa ra bất kỳ những điển hình nào khác hướng tới ngày nay, và những lý lẽ có sức thuyết phục của những ý tưởng mà vẫn quá mới mẻ đến nỗi không thể hiểu được. Có những đoạn trong “Encyclical on Labor” của DGH Leo (hay còn được biết đến là “Rerum Nevarum”, công bố năm 1891) ngày nay dường như mới chỉ là khởi đầu những gợi ý cho những phong trào xã hội hiện đại và hơn rất nhiều so với học thuyết xã hội chủ nghĩa. Và khi Belloc viết về Tình trạng Nô lệ, ông đã đề cao lý thuyết kinh tế mới mẻ đến nỗi hầu như cho tới nay chẳng ai thực hiện được nó. Vài thế kỷ trước đó, nhiều người khác có thể nhắc lại nó, và nhắc đến cái sai lầm không thỏa mãn của nó. Và sau đó, nếu mục tiêu Công giáo, sự phản đối của họ được giải thích một cách thỏa đáng bởi những sự kiện được nhiều người biết rằng Công giáo không bao giờ quan tâm đến những ý tưởng hiện đại.
Tuy nhiên, người mà đã đưa ra lời nhận xét về người Công giáo muốn nói đến một điều gì đó; và nó chỉ hợp lý với người đó hiểu nó một cách rõ ràng hơn khi phát biểu. Những gì họ muốn nói chỉ là thế, trong thế giới hiện đại. Trong thế giới hiện đại Giáo hội Công giáo thực tế chỉ là kẻ thù đối với của nhiều thời trang có ảnh hưởng lớn; hầu hết những gì công bố là mới mẻ mặc dù nhiều trong số chúng bắt đầu trở thành đôi chút nhàm chán. Mặt khác, cho đến lúc ông ta muốn nói rằng thường tấn công những gì vào thế giới tại bất kỳ những ủng hộ nào quan trọng được đưa ra, người đó hoàn toàn đúng. Giáo hội thường tự trở thành thù địch thời trang của thế giới này bị mai một; và Giáo hội có đủ kinh nghiệm để hiểu biết tức thì nó phải mất đi. Nhưng để hiểu những gì một cách chính xác những gì quan hệ tiếp cận, đó là sự cần thiết để lĩnh hội một quan điểm uyên thâm và cân nhắc bản chất nguyên sơ của những ý tưởng đó trong việc tranh luận, để xem xét kỹ lưỡng, cũng như để phát biểu, ý tưởng thuộc về ý tưởng.
Hầu hết những gì mà chúng ta gọi là ý tưởng mới đơn giản chỉ là những lỗi lầm cũ kỹ. Giáo hội Công giáo chỉ đón mời một trong những nhiệm vụ chính là ngăn chặn con người tránh tạo cho họ những lỗi lầm lạc hậu; tránh tạo cho họ mãi lặp đi lặp lại, khi người ta luôn thực hiện nếu họ được từ bỏ cho chính họ. Chân lý về quan điểm, thái độ Công giáo hướng về sự dị thường, hoặc như một số người nói, hướng về sự tự do, có thể là điều tốt nhất được biểu đạt có lẽ bởi ẩn dụ của một lộ trình. Giáo hội Công giáo mang một kiểu lộ trình của trí tuệ giống như lộ trình của một cung mê, nhưng trong thực tế đó là một sự hướng dẫn tới cung mê. Nó đã được biên khảo từ tri thức mà, thậm chí được coi như tri thức loài người. Không có trường hợp nào khác của sự thiết lập trí năng xiên suốt đã, đang suy tưởng về sự suy tưởng hai ngàn năm. Sự trải nghiệm của nó tất nhiên bao trùm hầu như tất cả mọi trải nghiệm, và đặc biệt gần như tất cả những sai lầm. Kết quả là một lộ trình mà tất cả những lối mòn âm u và những con đường tồi tệ được đánh dấu một cách rõ ràng, tất cả những ngả đường đã được biểu thị là vô dụng bằng cách tuyệt hảo của mọi chứng cứ: chứng cứ của những người đã ghi lại chúng.
Trên lộ trình trí tuệ này những lỗi lầm đã được đánh dấu như những loại trừ. Phần quan trọng hơn của nó bao gồm những sân chơi và những cánh đồng săn bắt thỏa thích, nơi mà tâm trí họ hoàn toàn tự do mà nó mong muốn; không đề cập đến bất kỳ những sa trường nào cần đến sự vận dụng trí óc mà trận chiến đó bao la không giới hạn và nghi ngờ, không chắc chắn. Nhưng nó cần phải đảm trách nhiệm vụ một cách chính xác về những đường lối chắc chắn khi dẫn đến một nơi nào đó hoặc dẫn đến sự hủy diệt, một thất bại ê chề, hoặc một tình trạng hoàn toàn nguy hiểm. Bởi điều này có nghiã là, nó buộc phải ngăn cản con người không được lãng phí thời gian của mình hoặc đánh mất cuộc sống của mình trên những lối đi mà đã được thấy là vô dụng hoặc thất bại ê chề đã lặp đi lặp lại trong quá khứ, bằng không nó có thể đánh lừa người lữ hành lặp đi lặp lại trong tương lai. Giáo hội phải tự thân đưa ra trách nhiệm khuyến cáo dân mình chống lại những điều đó; và vì những vấn đề đó, vấn đề thực tế của tình trạng lệ thuộc. Giáo hôi phải bảo vệ nhân loại tránh khỏi những kẻ thù một cách vũ đoán, những yêu quái của những sai phạm cổ lỗ sĩ, kinh dị, ăn tươi nuốt sống đó. Và bây giờ tất cả những sai lầm này có một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ nhất là đối với thế hệ non trẻ hôm nay. Với phát biểu đầu tiên của họ luôn luôn nghe có vẻ vô hại đáng tin cậy. Duy nhất tôi đưa ra hai điển hình. Nói nghe như vô hại khi phát biểu, như những người hiện đại nhất đã nói: “Những hành động chỉ là sai trái khi chúng tác động tồi tệ đến xã hội.” Theo sau nó, ngay sau đó hoặc sau đó, bạn sẽ có hành vi vô nhân đạo của một phe nhóm hoặc một thành phố thiếu văn minh. Thiết đặt thân phận nô lệ vì sự rẻ mạt và những phương tiện sản xuất chắc chắn nhất, việc đọa đày nô lệ thay cho bằng chứng bởi vì cá nhân không là gì đối với Nhà nước. Việc tuyên bố rằng một người vô tội phải chết cho dân chúng, như những người giết Đức Ki-tô đã thực hiện. Vậy, có lẽ, bạn sẽ trở lại những định nghĩa Công giáo, và thấy rằng Giáo hội, tromg lúc cũng lên tiếng đó là bổn phận của chúng ta làm việc cho xã hội, cũng nói đến những điều ngăn chặn bất công cá nhân. Hoặc lại nghe như có vẻ nói lên sự tôn kính vẹn toàn: “Xung đột đạo đức nên kết thúc với một chiến thắng tinh thần vượt lên trên vật chất.” Theo sau nó, và bạn có thể kết liễu trong điên dại của những người theo hệ giáo Manichean, nói rằng một người tự tử là một việc làm tốt bởi vì đó là một hành động can đảm, rằng sự hủy bại tình dục giới tính thì tốt bởi nó không sản ra đời sống, rằng tội lỗi đã tạo ra moặt trời và mặt trăng bởi chúng là vật chất. Rồi bạn có thể bắt đầu phỏng đoán tại sao học thuyết Ki-tô giáo khăng khăng rằng có những linh hồn tội lỗi và có những linh hồn thiện hảo; và những chất liệu cũng có thể được tế lễ, như trong sự hiện thân của Thiên Chúa qua Chúa Giê-su hoặc Thánh lễ Mi-sa, trong Phép Thánh Thể của sự liên kết mật thiết hoặc sự phục sinh của thân xác.
Bây giờ không có một quan điểm tập thể nào khác trên thế giới. Thật vậy, điều đó đang tiếp tục theo dõi để ngăn chặn những quan điểm lệch lạc sai trái. Cảnh sát đã đến quá trễ khi anh ta cố gắng ngăn cản những người vi phạm sai trái. Bác sỹ đến quá muộn màng, vì anh ta đến chỉ để còng một người điên, mà không khuyên bảo một người tỉnh táo bằng cách nào để không dẫn đến điên cuồng. Điều này không đúng bởi vì mỗi trường hợp trong số họ có thể không chứa đựng một chân lý, nhưng một cách chi tiết vì mỗi trường hợp ắt phải chứa đựng một chân lý. Không phải ai đó, đó là, ngay lập tức tự nhận tìm ra mọi hướng. Giáo hội vẫn không bao giờ có mục đích chống lại những dị giáo thuộc quá khứ và ngay cả hiện tại: học thuyết Công giáo không phải là thuyết lý khổ hạnh; điều đó đã luôn luôn được ngăn chặn dập tắt trong quá khứ những phóng đại độc ác và cuồng tín của học thuyết khổ hạnh. Học thuyết Công giáo luôn mãi không phải là một học thuyết thần bí. Thậm chí bây giờ nó vẫn ngăn chặn lý do loài người đối diện học thuyết thần bi thuần túy của những người Chủ nghĩa thực dụng. Thật vậy, khi thế giới bước đến Thanh giáo vào thế kỷ thứ bẩy, Giáo hội bị cáo buộc với sự khoan dung độ lượng trói buộc trước những quan điểm ngụy biện, cùng với việc đưa ra mọi điều dễ dàng với việc buông lỏng sự bày tỏ nghi thức tôn giáo. Giờ đây điều đó sẽ không đến với Thanh giáo mà đi đến vô thần, đó là điều mà Giáo hội ở mọi nơi sẽ phản bác một nghi thức bày tỏ nghi thức tôn giáo vô thần trang phục và hành vi kiểu cách. Nó sẽ thực hiện những gì mà những người Thanh giáo muốn thực hiện khi nó thực sự muốn. Trong tất cả những điều có thể, tất cả đó là tối ưu trong học thuyết Tin lành sẽ chỉ phục vụ trong học thuyết Công giáo; và với ý nghĩa đó, tất cả những người Công giáo sẽ vẫn là những người Thanh giáo khi tất cả những người Thanh giáo là những kẻ vô thần.
Thật vậy, chẳng hạn như, thuyết Công giáo, trong một cảm giác thiếu hiểu biết, đứng bên ngoài cuộc tranh cãi giống như cái mà học thuyết Darwin ở Dayton. Nó đứng bên ngoài nó bởi vì tất cả đều đứng vây quanh nó, như một ngôi nhà tất cả xung quanh nó là hai vật gia dụng không thích hợp. Nó không tự hào bè phái để nói nó là trước và sau và ngoài tầm của điều này trong mọi hướng. Nó công bằng trong cuộc chiến đấu giữa Trào lưu Chính thống và lý thuyết của những loài Sinh vật Nguyên thủy, bởi vì nó trở về với một cội nguồn trước Khởi nguyên đó: bởi vì nó chính thống hơn cà Trào lưu Chính thống. Nó biết Kinh Thánh tử đâu đến. Nó cũng biết hầu hết mọi học thuyết Tiến hóa từ đâu đến. Nó biết có nhiều Tin Mừng khác nhau bên cạnh Bốn Tin Mừng, và rằng những thuyết khác duy nhất là loại bỏ bởi thẩm quyền của Giáo Hội Công giáo. Nó biết nhiều học thuyết Tiến hóa khác bên cạnh thuyết Darwin; và rằng sau đó nó hoàn toàn bị loại bỏ bởi khoa học sau này. Nó không, trong một thành ngữ thông thường, chấp nhận những kết luận của khoa học, vì lý do đơn giản rằng khoa học đã không đi đến kết luận. Để đi đến kết luận là phải im tiếng; và con người của khoa học thì không hoàn toàn im tiếng như nhau. Trong một thành ngữ thông thường, nó không tin vào những gì Kinh Thánh nói, vì lý do đơn giản rằng Kinh Thánh không nói bất cứ điều gì. Bạn không thể đặt một cuốn sách trong ghế nhân chứng và yêu cầu nó những gì mà nó thực sự nói lên ý nghĩa. Những tranh luận của Trào lưu Chính thống tự hủy diệt Học thuyết Chính thống. Kinh Thánh bằng tự thân không thể là căn bản của sự thỏa hiệp khi nó là nguyên nhân của sự bất đồng. Nó không thể là lý lẽ chung của những Ki-tô hữu khi một số người chấp nhận nó một cách ngụ ngôn và một số người nhận nó một cách thực sự. Công giáo đề cập nó đối với một điều gì đó mà có thể nói một điều gì đó, đối với sự sống, kiên định, và ý chí không ngừng của cái mà tôi vượt qua; ý chí tối cao của con người đã được dẫn dắt bởi Thiên Chúa.
Từng lúc phát triển cho chúng ta nhu cầu thiết yếu đạo đức với một ý chí bất tử như vậy. Chúng ta phải có một cái gì đó để sẽ nắm bắt bốn bề của thế giới tồn tại, trong lúc chúng ta phải tạo ra những thử nghiệm xã hội của chúng ta hoặc xây dựng những Không tưởng của chúng ta. Ví dụ như, chúng ta phải có một thỏa hiệp cuối cùng, cho dù đối với chân lý hiển nhiên của tình huynh đệ nhân loại, điều đó sẽ chế ngự một số phản ứng tàn bạo thuộc con người. Không gì khác hơn lúc này là tham những thối nát của chính quyền đại diện sẽ lãnh đạo những người giàu có cùng nhau phá tan sự mất mát, và giẫm lên tất cả những truyền thống bình đẳng với niềm kiêu hãnh vô thần thuần túy. Chúng ta phải có những sự thật hiển nhiên khắp mọi nơi được nhận biết trung thực. Chúng ta phải ngăn chặn những phản ứng cực đoan và những lặp lại bi ai sầu thảm của những lỗi lầm cổ hủ. Chúng ta phải tạo ra một thế giới đáng tin cậy cho nền dân chủ. Nhưng trong những điều kiện của sự hỗn hoàn toàn thuộc trí tuệ hiện đại, chẳng phải thế cũng chẳng phải là bất kỳ ý tưởng nào khác đáng tin cậy, y như những người Tin lành nài xin những linh mục Kinh Thánh và đã không nhận thức rằng Kinh Thánh cũng có thể bị nghi ngờ, nên những người thuộc phe cộng hòa nài xin những hoàng đế cho dân chúng và không nhận ra rằng dân chúng có thể bị coi thường. Không có sự tận cùng đối với việc khai tử những ý tưởng, tàn phá mọi thử nghiệm của chân lý, rằng đã trở nên có thể từ khi con người bỏ rơi nỗ lực đẻ duy trì một chân lý khai sáng và chủ yếu. Để dung nạp tất cả mọi chân lý và đưa ra phản bác mọi lỗi lầm. Từ đó về sau, mỗi nhóm đã duy trì một chân lý vào một lúc và dành thời gian bằng việc biến đổi nó thành một sai lầm. Chúng ta không có gì mà những phong trào, hay nói một cách khác, độc tưởng. Nhưng Giáo hội không phải là một phong trào mà là một nơi gặp gỡ, một nơi hội ngộ tương phùng của mọi chân lý trên thế giới. Và tôi đã đến với Công giáo – tín ngưỡng của tôi.
Tại sao tôi là người Thiên Chúa giáo? Thật khó để giải thích “lý do tôi là một tín đồ Công giáo” vì rằng có mươi ngàn lý do mà tất cả tổng số chỉ là một: đó là học thuyết Công giáo là một chân lý. Tôi có thể điền vào chỗ trống của tôi với những mệnh đề độc lập mỗi câu với những từ, “Đó là điều duy nhất mà …” Khi, ví dụ như: Đó là điều duy nhất mà đã ngăn cản tôi tránh một lỗi lầm tồn tại một điều bí ẩn. Đó là điều duy nhất mà trong sự tối cao lại không hề cao cả; trong một cảm giác kiêu kỳ. Đó là điều duy nhất mà giải thoát một con người từ cảnh nô lệ thấp hèn trở thành người con của thời đại mình. Đó là điều duy nhất mà nói y hệt như đó là chân lý; như thể đó là một sứ giả chân chính khước từ trước sự can thiệp bất chính, xúc phạm cá nhân một tiên báo nghiêm trang. Đó là một phong cách duy nhất của Ki-tô giáo mà bao hàm bất di bất dịch mọi phong cách của con người. Đó là nỗ lực vượt bậc duy nhất để thay đổi thế giới từ bên trong được thực hiện thông qua những ý định mà không qua những quy luật, và vân vân. . .
Hoặc tôi có thể bày tỏ quan điểm cá nhân và trình bày sự biến đổi của riêng mình; nhưng ngẫu nhiên tôi có một cảm giác mạnh mẽ rằng hệ thống này tạo cho vấn đề của mình nhỏ bé hơn nhiều so với thực tế của nó. Rất nhiều người tốt hơn nhiều khi thay đổi tôn giáo một cách chân thành trước những tôn giáo mà họ tồi tệ hơn nhiều. Tôi rất muốn cố gắng để nói lên ở đây về Giáo hội Công giáo một cách chính xác những điều mà chưa hề được nói thậm chí cả những đối thủ vô vàn khả kính của nó. Tóm lại, tôi sẽ nói chủ yếu về Giáo hội Công giáo mà đó là phổ quát. Tôi sẽ cố gắng hơn để gợi ý rằng nó không chỉ toàn diện đối với tôi, mà còn toàn diện hơn bất kỳ điều gì trên thế giới; trên thực tế nó còn toàn diện hơn cả thế giới. Nhưng khi trong một không gian hạn hẹp này, tôi chỉ có thể dẫn chứng được phần nào. Tôi sẽ cân nhắc nó với tư cách của một người bảo vệ chân lý của nó.
Gần đây, một nhà văn nổi tiếng, nói một cách khác khá hiểu biết, đã nói rằng Giáo hội Công giáo luôn là kẻ thù của những ý tưởng hiện đại. Điều đó có thể không xảy ra đối với ông vì lời bình luận của ông ta hoàn toàn không chính xác về bản chất của một ý tưởng hiện đại. Đó là một trong những ý niệm mà Công giáo phải tiếp tục phản bác một cách triệt để, bởi nói như thế là một ý tưởng cực kỳ lạc hậu. Thật vậy, những ai giải thích rằng không thể nói lên bất kỳ điều gì mới mẻ, ít khi nghĩ nó tất yếu để nói bất kỳ điều gì hiện đại về học thuyết Công giáo. Vì một vấn đề của sự kiện, một nghiên cứu thực trạng của lịch sử sẽ cho thấy nó mâu thuẫn một cách lạ lùng đối với sự kiện ấy. Trong phạm vi khi những ý tưởng thực sự là những ý tưởng, và trong phạm vi bất kỳ ý tưởng nào như thế có thể là mới, Công giáo lúc nào cũng dung thứ thông qua việc ủng hộ chúng khi chúng thực sự là mới mẻ, hiện đại: khi chúng quá hiện đại để không thể tìm thấy sự ủng hộ nào khác. Công giáo không chỉ là tiên phong trong lĩnh vực này mà là duy nhất trong lĩnh vực này; và vì rằng không một ai hiểu những gì ông ta đã tìm thấy ở đó.
Quả thật, ví dụ như, gần hai trăm năm trước khi Bản Tuyên ngôn Độc lập và Cách Mạng Pháp, vào một thời đại đã cống hiến sự tự hào và ca ngợi của những người lãnh đạo những quốc gia nhược tiểu, Đức Hồng y Bellarmine và Suarez của Spaniard đã chỉ ra một cách minh bạch toàn bộ lý thuyết của chế độ dân chủ chân chính. Nhưng trong thời đại của Thần Quyền họ chỉ mới đưa ra ấn tượng về bản chất những tu sỹ Dòng Tên đổ máu và phản biện, nỗi kinh hoàng liên quan với những thù nghịch trước hậu quả cáo buộc giết người của những hoàng đế. Vì vậy, một lần nữa, những nhà phản biện của những trường phái Công Giáo đã tất cả lên tiếng rằng có thể được nói một cách thực tế cho những vở kịch hóc búa và những tiểu thuyết khó hiểu thuộc thời đại của chính chúng ta. Trước đây hai trăm năm người ta đã viết chúng. Họ nói rằng thực tế đã có những vấn đề của sản phẩm đạo đức. Nhưng họ đã có điều không may để nói về nó trước hai trăm năm quá vội vàng, đi trước thời đại. Trong một thời kỳ của chủ nghĩa cuồng tín huênh hoang khoác lác trước độc giả và thoải mái tự do phỉ báng. Họ còn tự mình kêu gọi những kẻ nói láo và những kẻ không có lập trường vì những nhà tâm lý tồn tại đứng trước tâm lý là một thời trang. Nó sẽ trở nên dễ dàng để đưa ra bất kỳ những điển hình nào khác hướng tới ngày nay, và những lý lẽ có sức thuyết phục của những ý tưởng mà vẫn quá mới mẻ đến nỗi không thể hiểu được. Có những đoạn trong “Encyclical on Labor” của DGH Leo (hay còn được biết đến là “Rerum Nevarum”, công bố năm 1891) ngày nay dường như mới chỉ là khởi đầu những gợi ý cho những phong trào xã hội hiện đại và hơn rất nhiều so với học thuyết xã hội chủ nghĩa. Và khi Belloc viết về Tình trạng Nô lệ, ông đã đề cao lý thuyết kinh tế mới mẻ đến nỗi hầu như cho tới nay chẳng ai thực hiện được nó. Vài thế kỷ trước đó, nhiều người khác có thể nhắc lại nó, và nhắc đến cái sai lầm không thỏa mãn của nó. Và sau đó, nếu mục tiêu Công giáo, sự phản đối của họ được giải thích một cách thỏa đáng bởi những sự kiện được nhiều người biết rằng Công giáo không bao giờ quan tâm đến những ý tưởng hiện đại.
Tuy nhiên, người mà đã đưa ra lời nhận xét về người Công giáo muốn nói đến một điều gì đó; và nó chỉ hợp lý với người đó hiểu nó một cách rõ ràng hơn khi phát biểu. Những gì họ muốn nói chỉ là thế, trong thế giới hiện đại. Trong thế giới hiện đại Giáo hội Công giáo thực tế chỉ là kẻ thù đối với của nhiều thời trang có ảnh hưởng lớn; hầu hết những gì công bố là mới mẻ mặc dù nhiều trong số chúng bắt đầu trở thành đôi chút nhàm chán. Mặt khác, cho đến lúc ông ta muốn nói rằng thường tấn công những gì vào thế giới tại bất kỳ những ủng hộ nào quan trọng được đưa ra, người đó hoàn toàn đúng. Giáo hội thường tự trở thành thù địch thời trang của thế giới này bị mai một; và Giáo hội có đủ kinh nghiệm để hiểu biết tức thì nó phải mất đi. Nhưng để hiểu những gì một cách chính xác những gì quan hệ tiếp cận, đó là sự cần thiết để lĩnh hội một quan điểm uyên thâm và cân nhắc bản chất nguyên sơ của những ý tưởng đó trong việc tranh luận, để xem xét kỹ lưỡng, cũng như để phát biểu, ý tưởng thuộc về ý tưởng.
Hầu hết những gì mà chúng ta gọi là ý tưởng mới đơn giản chỉ là những lỗi lầm cũ kỹ. Giáo hội Công giáo chỉ đón mời một trong những nhiệm vụ chính là ngăn chặn con người tránh tạo cho họ những lỗi lầm lạc hậu; tránh tạo cho họ mãi lặp đi lặp lại, khi người ta luôn thực hiện nếu họ được từ bỏ cho chính họ. Chân lý về quan điểm, thái độ Công giáo hướng về sự dị thường, hoặc như một số người nói, hướng về sự tự do, có thể là điều tốt nhất được biểu đạt có lẽ bởi ẩn dụ của một lộ trình. Giáo hội Công giáo mang một kiểu lộ trình của trí tuệ giống như lộ trình của một cung mê, nhưng trong thực tế đó là một sự hướng dẫn tới cung mê. Nó đã được biên khảo từ tri thức mà, thậm chí được coi như tri thức loài người. Không có trường hợp nào khác của sự thiết lập trí năng xiên suốt đã, đang suy tưởng về sự suy tưởng hai ngàn năm. Sự trải nghiệm của nó tất nhiên bao trùm hầu như tất cả mọi trải nghiệm, và đặc biệt gần như tất cả những sai lầm. Kết quả là một lộ trình mà tất cả những lối mòn âm u và những con đường tồi tệ được đánh dấu một cách rõ ràng, tất cả những ngả đường đã được biểu thị là vô dụng bằng cách tuyệt hảo của mọi chứng cứ: chứng cứ của những người đã ghi lại chúng.
Trên lộ trình trí tuệ này những lỗi lầm đã được đánh dấu như những loại trừ. Phần quan trọng hơn của nó bao gồm những sân chơi và những cánh đồng săn bắt thỏa thích, nơi mà tâm trí họ hoàn toàn tự do mà nó mong muốn; không đề cập đến bất kỳ những sa trường nào cần đến sự vận dụng trí óc mà trận chiến đó bao la không giới hạn và nghi ngờ, không chắc chắn. Nhưng nó cần phải đảm trách nhiệm vụ một cách chính xác về những đường lối chắc chắn khi dẫn đến một nơi nào đó hoặc dẫn đến sự hủy diệt, một thất bại ê chề, hoặc một tình trạng hoàn toàn nguy hiểm. Bởi điều này có nghiã là, nó buộc phải ngăn cản con người không được lãng phí thời gian của mình hoặc đánh mất cuộc sống của mình trên những lối đi mà đã được thấy là vô dụng hoặc thất bại ê chề đã lặp đi lặp lại trong quá khứ, bằng không nó có thể đánh lừa người lữ hành lặp đi lặp lại trong tương lai. Giáo hội phải tự thân đưa ra trách nhiệm khuyến cáo dân mình chống lại những điều đó; và vì những vấn đề đó, vấn đề thực tế của tình trạng lệ thuộc. Giáo hôi phải bảo vệ nhân loại tránh khỏi những kẻ thù một cách vũ đoán, những yêu quái của những sai phạm cổ lỗ sĩ, kinh dị, ăn tươi nuốt sống đó. Và bây giờ tất cả những sai lầm này có một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ nhất là đối với thế hệ non trẻ hôm nay. Với phát biểu đầu tiên của họ luôn luôn nghe có vẻ vô hại đáng tin cậy. Duy nhất tôi đưa ra hai điển hình. Nói nghe như vô hại khi phát biểu, như những người hiện đại nhất đã nói: “Những hành động chỉ là sai trái khi chúng tác động tồi tệ đến xã hội.” Theo sau nó, ngay sau đó hoặc sau đó, bạn sẽ có hành vi vô nhân đạo của một phe nhóm hoặc một thành phố thiếu văn minh. Thiết đặt thân phận nô lệ vì sự rẻ mạt và những phương tiện sản xuất chắc chắn nhất, việc đọa đày nô lệ thay cho bằng chứng bởi vì cá nhân không là gì đối với Nhà nước. Việc tuyên bố rằng một người vô tội phải chết cho dân chúng, như những người giết Đức Ki-tô đã thực hiện. Vậy, có lẽ, bạn sẽ trở lại những định nghĩa Công giáo, và thấy rằng Giáo hội, tromg lúc cũng lên tiếng đó là bổn phận của chúng ta làm việc cho xã hội, cũng nói đến những điều ngăn chặn bất công cá nhân. Hoặc lại nghe như có vẻ nói lên sự tôn kính vẹn toàn: “Xung đột đạo đức nên kết thúc với một chiến thắng tinh thần vượt lên trên vật chất.” Theo sau nó, và bạn có thể kết liễu trong điên dại của những người theo hệ giáo Manichean, nói rằng một người tự tử là một việc làm tốt bởi vì đó là một hành động can đảm, rằng sự hủy bại tình dục giới tính thì tốt bởi nó không sản ra đời sống, rằng tội lỗi đã tạo ra moặt trời và mặt trăng bởi chúng là vật chất. Rồi bạn có thể bắt đầu phỏng đoán tại sao học thuyết Ki-tô giáo khăng khăng rằng có những linh hồn tội lỗi và có những linh hồn thiện hảo; và những chất liệu cũng có thể được tế lễ, như trong sự hiện thân của Thiên Chúa qua Chúa Giê-su hoặc Thánh lễ Mi-sa, trong Phép Thánh Thể của sự liên kết mật thiết hoặc sự phục sinh của thân xác.
Bây giờ không có một quan điểm tập thể nào khác trên thế giới. Thật vậy, điều đó đang tiếp tục theo dõi để ngăn chặn những quan điểm lệch lạc sai trái. Cảnh sát đã đến quá trễ khi anh ta cố gắng ngăn cản những người vi phạm sai trái. Bác sỹ đến quá muộn màng, vì anh ta đến chỉ để còng một người điên, mà không khuyên bảo một người tỉnh táo bằng cách nào để không dẫn đến điên cuồng. Điều này không đúng bởi vì mỗi trường hợp trong số họ có thể không chứa đựng một chân lý, nhưng một cách chi tiết vì mỗi trường hợp ắt phải chứa đựng một chân lý. Không phải ai đó, đó là, ngay lập tức tự nhận tìm ra mọi hướng. Giáo hội vẫn không bao giờ có mục đích chống lại những dị giáo thuộc quá khứ và ngay cả hiện tại: học thuyết Công giáo không phải là thuyết lý khổ hạnh; điều đó đã luôn luôn được ngăn chặn dập tắt trong quá khứ những phóng đại độc ác và cuồng tín của học thuyết khổ hạnh. Học thuyết Công giáo luôn mãi không phải là một học thuyết thần bí. Thậm chí bây giờ nó vẫn ngăn chặn lý do loài người đối diện học thuyết thần bi thuần túy của những người Chủ nghĩa thực dụng. Thật vậy, khi thế giới bước đến Thanh giáo vào thế kỷ thứ bẩy, Giáo hội bị cáo buộc với sự khoan dung độ lượng trói buộc trước những quan điểm ngụy biện, cùng với việc đưa ra mọi điều dễ dàng với việc buông lỏng sự bày tỏ nghi thức tôn giáo. Giờ đây điều đó sẽ không đến với Thanh giáo mà đi đến vô thần, đó là điều mà Giáo hội ở mọi nơi sẽ phản bác một nghi thức bày tỏ nghi thức tôn giáo vô thần trang phục và hành vi kiểu cách. Nó sẽ thực hiện những gì mà những người Thanh giáo muốn thực hiện khi nó thực sự muốn. Trong tất cả những điều có thể, tất cả đó là tối ưu trong học thuyết Tin lành sẽ chỉ phục vụ trong học thuyết Công giáo; và với ý nghĩa đó, tất cả những người Công giáo sẽ vẫn là những người Thanh giáo khi tất cả những người Thanh giáo là những kẻ vô thần.
Thật vậy, chẳng hạn như, thuyết Công giáo, trong một cảm giác thiếu hiểu biết, đứng bên ngoài cuộc tranh cãi giống như cái mà học thuyết Darwin ở Dayton. Nó đứng bên ngoài nó bởi vì tất cả đều đứng vây quanh nó, như một ngôi nhà tất cả xung quanh nó là hai vật gia dụng không thích hợp. Nó không tự hào bè phái để nói nó là trước và sau và ngoài tầm của điều này trong mọi hướng. Nó công bằng trong cuộc chiến đấu giữa Trào lưu Chính thống và lý thuyết của những loài Sinh vật Nguyên thủy, bởi vì nó trở về với một cội nguồn trước Khởi nguyên đó: bởi vì nó chính thống hơn cà Trào lưu Chính thống. Nó biết Kinh Thánh tử đâu đến. Nó cũng biết hầu hết mọi học thuyết Tiến hóa từ đâu đến. Nó biết có nhiều Tin Mừng khác nhau bên cạnh Bốn Tin Mừng, và rằng những thuyết khác duy nhất là loại bỏ bởi thẩm quyền của Giáo Hội Công giáo. Nó biết nhiều học thuyết Tiến hóa khác bên cạnh thuyết Darwin; và rằng sau đó nó hoàn toàn bị loại bỏ bởi khoa học sau này. Nó không, trong một thành ngữ thông thường, chấp nhận những kết luận của khoa học, vì lý do đơn giản rằng khoa học đã không đi đến kết luận. Để đi đến kết luận là phải im tiếng; và con người của khoa học thì không hoàn toàn im tiếng như nhau. Trong một thành ngữ thông thường, nó không tin vào những gì Kinh Thánh nói, vì lý do đơn giản rằng Kinh Thánh không nói bất cứ điều gì. Bạn không thể đặt một cuốn sách trong ghế nhân chứng và yêu cầu nó những gì mà nó thực sự nói lên ý nghĩa. Những tranh luận của Trào lưu Chính thống tự hủy diệt Học thuyết Chính thống. Kinh Thánh bằng tự thân không thể là căn bản của sự thỏa hiệp khi nó là nguyên nhân của sự bất đồng. Nó không thể là lý lẽ chung của những Ki-tô hữu khi một số người chấp nhận nó một cách ngụ ngôn và một số người nhận nó một cách thực sự. Công giáo đề cập nó đối với một điều gì đó mà có thể nói một điều gì đó, đối với sự sống, kiên định, và ý chí không ngừng của cái mà tôi vượt qua; ý chí tối cao của con người đã được dẫn dắt bởi Thiên Chúa.
Từng lúc phát triển cho chúng ta nhu cầu thiết yếu đạo đức với một ý chí bất tử như vậy. Chúng ta phải có một cái gì đó để sẽ nắm bắt bốn bề của thế giới tồn tại, trong lúc chúng ta phải tạo ra những thử nghiệm xã hội của chúng ta hoặc xây dựng những Không tưởng của chúng ta. Ví dụ như, chúng ta phải có một thỏa hiệp cuối cùng, cho dù đối với chân lý hiển nhiên của tình huynh đệ nhân loại, điều đó sẽ chế ngự một số phản ứng tàn bạo thuộc con người. Không gì khác hơn lúc này là tham những thối nát của chính quyền đại diện sẽ lãnh đạo những người giàu có cùng nhau phá tan sự mất mát, và giẫm lên tất cả những truyền thống bình đẳng với niềm kiêu hãnh vô thần thuần túy. Chúng ta phải có những sự thật hiển nhiên khắp mọi nơi được nhận biết trung thực. Chúng ta phải ngăn chặn những phản ứng cực đoan và những lặp lại bi ai sầu thảm của những lỗi lầm cổ hủ. Chúng ta phải tạo ra một thế giới đáng tin cậy cho nền dân chủ. Nhưng trong những điều kiện của sự hỗn hoàn toàn thuộc trí tuệ hiện đại, chẳng phải thế cũng chẳng phải là bất kỳ ý tưởng nào khác đáng tin cậy, y như những người Tin lành nài xin những linh mục Kinh Thánh và đã không nhận thức rằng Kinh Thánh cũng có thể bị nghi ngờ, nên những người thuộc phe cộng hòa nài xin những hoàng đế cho dân chúng và không nhận ra rằng dân chúng có thể bị coi thường. Không có sự tận cùng đối với việc khai tử những ý tưởng, tàn phá mọi thử nghiệm của chân lý, rằng đã trở nên có thể từ khi con người bỏ rơi nỗ lực đẻ duy trì một chân lý khai sáng và chủ yếu. Để dung nạp tất cả mọi chân lý và đưa ra phản bác mọi lỗi lầm. Từ đó về sau, mỗi nhóm đã duy trì một chân lý vào một lúc và dành thời gian bằng việc biến đổi nó thành một sai lầm. Chúng ta không có gì mà những phong trào, hay nói một cách khác, độc tưởng. Nhưng Giáo hội không phải là một phong trào mà là một nơi gặp gỡ, một nơi hội ngộ tương phùng của mọi chân lý trên thế giới. Và tôi đã đến với Công giáo – tín ngưỡng của tôi.
Đấng Phục Sinh, Đấng đang sống là Đấng đã chết
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:08 09/04/2010
Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Phục Sinh, Năm C
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời…”(Kh 1,17-19).
Thân xác Phục Sinh của Đức Kitô đã có sự biến đổi. Xét về mặt vật lý thì nó không còn lệ thuộc các điều kiện thời gian và không gian như trước đây. Xét về hình thức biểu lộ thì thân xác Phục sinh của Chúa Kitô cũng có cái gì đó khác xưa khiến một Mađalêna, người vốn gắn bó rất thiết thân mà cũng không nhận ra và lầm tưởng là người giữ vườn, khi Người hiện ra với bà sáng sớm ngày đầu tuần (x.Ga 20,15). Ngay đến hai môn đệ trên đường đi Emmau, cả quảng đường mười một cây số bên nhau mà hai ngài vẫn không nhận ra Thầy chí thánh (x.Lc 24,13-27). Những lần hiện ra với các môn đệ thì tin mừng tường thuật rằng các ngài thường hoài nghi hoặc tưởng là ma. Khi hiện ra với Phêrô và các bạn trên bờ hồ Tibêria thì các ngài cũng không nhận ra Thầy cho đến khi được một mẽ cá lạ lùng (xGa 21,1-14).
Tin mừng Luca và Gioan tường thuật khi Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra Người thường cho các môn đệ xem tay chân và cạnh sườn Người (x.Lc 24,39; Ga 20,20;27). Các tin mừng ấy đều nói rằng việc Chúa Kitô cho xem chân tay và cạnh sườn là để củng cố niềm tin của các môn đệ. Thậm chí tông đồ Tôma còn thách thức các bạn rằng nếu không trực tiếp xỏ ngón tay vào các lỗ đinh ở tay chân Thầy, không đặt bàn tay vào cạnh sườn Thầy thì ông không tin (Ga 20,25).
Khi tỏ cho thấy chân tay và cạnh sườn của mình, Đấng Phục sinh như muốn khẳng định với các môn đệ rằng chính Người là Đấng đã chịu khổ hình. Nhiều nét nơi thân thể Người có đổi thay nhưng các vết tích là các lỗ đinh nơi tay chân, vết giáo đâm nơi cạnh sườn vẫn luôn còn đó. Đấng Phục sinh là Đấng đã tử nạn. Đấng vốn có từ nguyên thủy và sống đến muôn thuở muôn đời là Đấng luôn mang các dấu tích tình yêu nơi cái thân xác đã nhận lấy khi vào đời. Như thế Đấng đang sống là Đấng mãi yêu thương nhân loại chúng ta cho đến cùng.
Khi phủ phục tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”, ngài Tôma đã cảm nhận cái tình của Thầy chí thánh. Thầy biết rõ mình, biết đòi hỏi của mình và Thầy sẵn sàng thỏa mãn yêu sách cũng như sự thách thức của mình. Khi đưa ra yêu sách, Tôma muốn có một kiểm chứng vật lý bằng giác quan, mắt thấy, tay sờ, nhưng khi diện kiến Thầy ông lại nhận được một điều khác đó là tình yêu của Thầy mình. Tình yêu là thực tại người ta nhận biết nhờ cảm nghiệm hơn là nhờ nghe, thấy hay chạm sờ và dĩ nhiên là nếu có thấy, nghe hay chạm sờ thì phải vượt qua cái khả giác để đến với điều khả niệm và khả nghiệm.
Lich sử ghi nhận hiện tượng này: không ít người đã đã thấy, đã chứng kiến, có khi là tường tận những sự kiện lạ thường vốn được gọi là do Thiên Chúa, Mẹ Maria hay các thánh thực hiện. Thế nhưng có thể nói là số người thay đổi cuộc đời, nên tốt hơn, thánh thiện hơn, quảng đại hơn thì không nhiều. Trái lại, những người cảm nhận nơi bản thân ân tình của Thiên Chúa, của Mẹ Maria hay các thánh, qua một sự che chở, chữa lành hay cứu giúp thì dường như cuộc đời của họ thay đổi hẳn, dù rằng nhiều khi bản thân họ không thấy Chúa hay Mẹ hiện ra hay thấy các sự kiện lạ thường bên ngoài.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin!” Nội hàm của lời chúc phúc không nói đến công trạng mà chỉ tuyên bố một tình trạng, tình trạng may mắn. Chúng ta có thể hiểu điều này nơi các mối phúc thật. Phúc cho các ngươi là những người nghèo (theo Luca) hay phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó (theo Matthêu)… Người nghèo hay người có tinh thần khó nghèo được phúc không phải vì công trạng của họ nhưng chủ yếu là vì Thiên Chúa đã thương yêu đứng về phía họ, ưu ái họ. Đã có lần Chúa Kitô nói các môn đệ được phúc vì đã được nghe và xem thấy những gì mà cha ông họ hằng mong muốn mà không được nghe hay không được xem thấy (x.Lc 10,23-24; Mt 13,16-17).
Như thế Kitô hữu chúng ta hôm nay là những người có phúc, nghĩa là được may mắn hơn tông đồ Tôma xưa, vì dù chúng ta không được trực tiếp nhìn thấy Đấng Cứu độ, nhưng chúng ta vẫn có thể tin Người đã phục sinh, tin Người đang sống và mãi yêu thường ta đến cùng. Niềm tin của chúng ta đặt trên điều khả niệm và khả nghiệm là lời chứng của các tông đồ và dòng lịch sử Giáo hội gần hai ngàn năm qua. Một tập thể kém học vấn, ít nhân đức, khả năng hạn chế, lại còn dẫy đầy tham sân si, thế mà phút chốc đã đổi thay hoàn toàn kiểu như không tưởng và nói không ngoa ngôn chút nào, là đã bắt đầu làm đổi thay cả thế giới. Dĩ nhiên chúng ta không thể bỏ qua nguyên nhân chính đó là ân sủng và tình yêu mà Đấng Cứu độ tuôn đổ xuống lòng mỗi người bằng Thánh Thần Người ban tặng.
Đấng Phục sinh là Đấng đã chết. Đấng đã chết là Đấng đã vì yêu mà hiến thân cho đến cùng. Thân xác Đấng Phục Sinh dù có đổi thay nhưng các dấu tích trên tay chân và cạnh sườn Người không hề thay đổi. Điều này minh chứng rằng Đấng Cứu độ đang sống cùng đồng hành với chúng ta và yêu thương chúng ta đến cùng. Ước gì chúng ta được một lần trong đời cảm nhận ân tình của Đấng Cứu độ cách sâu xa. Và đây là một trong những mảnh đất tốt để cây đức tin nẩy mầm, phát triển, sinh trái đơm hoa hồng ân cứu độ cho bản thân và cho tha nhân.
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời…”(Kh 1,17-19).
Thân xác Phục Sinh của Đức Kitô đã có sự biến đổi. Xét về mặt vật lý thì nó không còn lệ thuộc các điều kiện thời gian và không gian như trước đây. Xét về hình thức biểu lộ thì thân xác Phục sinh của Chúa Kitô cũng có cái gì đó khác xưa khiến một Mađalêna, người vốn gắn bó rất thiết thân mà cũng không nhận ra và lầm tưởng là người giữ vườn, khi Người hiện ra với bà sáng sớm ngày đầu tuần (x.Ga 20,15). Ngay đến hai môn đệ trên đường đi Emmau, cả quảng đường mười một cây số bên nhau mà hai ngài vẫn không nhận ra Thầy chí thánh (x.Lc 24,13-27). Những lần hiện ra với các môn đệ thì tin mừng tường thuật rằng các ngài thường hoài nghi hoặc tưởng là ma. Khi hiện ra với Phêrô và các bạn trên bờ hồ Tibêria thì các ngài cũng không nhận ra Thầy cho đến khi được một mẽ cá lạ lùng (xGa 21,1-14).
Tin mừng Luca và Gioan tường thuật khi Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra Người thường cho các môn đệ xem tay chân và cạnh sườn Người (x.Lc 24,39; Ga 20,20;27). Các tin mừng ấy đều nói rằng việc Chúa Kitô cho xem chân tay và cạnh sườn là để củng cố niềm tin của các môn đệ. Thậm chí tông đồ Tôma còn thách thức các bạn rằng nếu không trực tiếp xỏ ngón tay vào các lỗ đinh ở tay chân Thầy, không đặt bàn tay vào cạnh sườn Thầy thì ông không tin (Ga 20,25).
Khi tỏ cho thấy chân tay và cạnh sườn của mình, Đấng Phục sinh như muốn khẳng định với các môn đệ rằng chính Người là Đấng đã chịu khổ hình. Nhiều nét nơi thân thể Người có đổi thay nhưng các vết tích là các lỗ đinh nơi tay chân, vết giáo đâm nơi cạnh sườn vẫn luôn còn đó. Đấng Phục sinh là Đấng đã tử nạn. Đấng vốn có từ nguyên thủy và sống đến muôn thuở muôn đời là Đấng luôn mang các dấu tích tình yêu nơi cái thân xác đã nhận lấy khi vào đời. Như thế Đấng đang sống là Đấng mãi yêu thương nhân loại chúng ta cho đến cùng.
Khi phủ phục tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”, ngài Tôma đã cảm nhận cái tình của Thầy chí thánh. Thầy biết rõ mình, biết đòi hỏi của mình và Thầy sẵn sàng thỏa mãn yêu sách cũng như sự thách thức của mình. Khi đưa ra yêu sách, Tôma muốn có một kiểm chứng vật lý bằng giác quan, mắt thấy, tay sờ, nhưng khi diện kiến Thầy ông lại nhận được một điều khác đó là tình yêu của Thầy mình. Tình yêu là thực tại người ta nhận biết nhờ cảm nghiệm hơn là nhờ nghe, thấy hay chạm sờ và dĩ nhiên là nếu có thấy, nghe hay chạm sờ thì phải vượt qua cái khả giác để đến với điều khả niệm và khả nghiệm.
Lich sử ghi nhận hiện tượng này: không ít người đã đã thấy, đã chứng kiến, có khi là tường tận những sự kiện lạ thường vốn được gọi là do Thiên Chúa, Mẹ Maria hay các thánh thực hiện. Thế nhưng có thể nói là số người thay đổi cuộc đời, nên tốt hơn, thánh thiện hơn, quảng đại hơn thì không nhiều. Trái lại, những người cảm nhận nơi bản thân ân tình của Thiên Chúa, của Mẹ Maria hay các thánh, qua một sự che chở, chữa lành hay cứu giúp thì dường như cuộc đời của họ thay đổi hẳn, dù rằng nhiều khi bản thân họ không thấy Chúa hay Mẹ hiện ra hay thấy các sự kiện lạ thường bên ngoài.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin!” Nội hàm của lời chúc phúc không nói đến công trạng mà chỉ tuyên bố một tình trạng, tình trạng may mắn. Chúng ta có thể hiểu điều này nơi các mối phúc thật. Phúc cho các ngươi là những người nghèo (theo Luca) hay phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó (theo Matthêu)… Người nghèo hay người có tinh thần khó nghèo được phúc không phải vì công trạng của họ nhưng chủ yếu là vì Thiên Chúa đã thương yêu đứng về phía họ, ưu ái họ. Đã có lần Chúa Kitô nói các môn đệ được phúc vì đã được nghe và xem thấy những gì mà cha ông họ hằng mong muốn mà không được nghe hay không được xem thấy (x.Lc 10,23-24; Mt 13,16-17).
Như thế Kitô hữu chúng ta hôm nay là những người có phúc, nghĩa là được may mắn hơn tông đồ Tôma xưa, vì dù chúng ta không được trực tiếp nhìn thấy Đấng Cứu độ, nhưng chúng ta vẫn có thể tin Người đã phục sinh, tin Người đang sống và mãi yêu thường ta đến cùng. Niềm tin của chúng ta đặt trên điều khả niệm và khả nghiệm là lời chứng của các tông đồ và dòng lịch sử Giáo hội gần hai ngàn năm qua. Một tập thể kém học vấn, ít nhân đức, khả năng hạn chế, lại còn dẫy đầy tham sân si, thế mà phút chốc đã đổi thay hoàn toàn kiểu như không tưởng và nói không ngoa ngôn chút nào, là đã bắt đầu làm đổi thay cả thế giới. Dĩ nhiên chúng ta không thể bỏ qua nguyên nhân chính đó là ân sủng và tình yêu mà Đấng Cứu độ tuôn đổ xuống lòng mỗi người bằng Thánh Thần Người ban tặng.
Đấng Phục sinh là Đấng đã chết. Đấng đã chết là Đấng đã vì yêu mà hiến thân cho đến cùng. Thân xác Đấng Phục Sinh dù có đổi thay nhưng các dấu tích trên tay chân và cạnh sườn Người không hề thay đổi. Điều này minh chứng rằng Đấng Cứu độ đang sống cùng đồng hành với chúng ta và yêu thương chúng ta đến cùng. Ước gì chúng ta được một lần trong đời cảm nhận ân tình của Đấng Cứu độ cách sâu xa. Và đây là một trong những mảnh đất tốt để cây đức tin nẩy mầm, phát triển, sinh trái đơm hoa hồng ân cứu độ cho bản thân và cho tha nhân.
Cộng Đoàn ''Khả Tím''
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:13 09/04/2010
Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Phục Sinh, Năm C
Có phải ngẫu nhiên hay chăng khi mà Phụng Vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh năm nào ta cũng nghe đọc bài Tin Mừng về chuyện “Tôma cứng lòng tin”. Hẳn chủ ý của Mẹ Hội Thánh là muốn nhấn mạnh đến vai trò của đức tin trong việc tiếp nhận mầu nhiệm Phục Sinh? Quả thật, “người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giêsu” (Rm 3,22). Nghi thức cử hành Bí tích Thánh Tẩy cho người lớn được khởi đầu như sau: Anh chị em xin gì cùng Hội Thánh? – Thưa con xin Đức Tin. Đức tin sinh ơn ích gì cho anh chị em? – Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời. Là Kitô hữu, chúng ta vốn chân nhận tầm quan trọng của đức tin. Tin không nguyên chỉ là nhìn nhận một sự gì đó, một ai đó mà còn dấn thân trọn vẹn cả cuộc sống theo điều mình nhận, theo người mình tin. Dù rằng đức tin là một sự đáp trả của mỗi người trong sự hiểu biết và tự do cá nhân, tuy nhiên đức tin còn có tính cách cộng đoàn vì ta đón nhận và sống đức tin nhờ cộng đoàn đồng thời ta còn có nhiệm vụ thông truyền đức tin cho mọi nguời (x. GLCG số 180-181).
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐOÀN ĐỐI VỚI ĐỨC TIN
Nghe bài Tin Mừng kể chuyện về Tông Đồ Tôma ta dễ nghiêng chiều về tính cách cá nhân của đức tin là cần được kiểm chứng cách tự thân. Ai lại không thích tận mắt mình thấy, tận tay mình sờ chính Đấng Phục Sinh. Thế nhưng dẫu cho các Tông Đồ đã được cái diễm phúc ấy thì vai trò của đức tin vẫn còn đó. Sự xuất hiện của Chúa Phục Sinh luôn có cái ẩn tàng để các ngài phải vượt qua. Bởi chưng những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh không minh nhiên cách rõ ràng để các ngài được diện đối diện như sau này ở trên trời (x. 1 Cr 13,12; 2 Cr 5,7). Hình dáng bên ngoài của Chúa Phục Sinh đã có đổi thay nào đó so với trước đây khiến cho Mađalêna, hai môn đệ đi làng Emmau cũng như các Tông Đồ khó nhận ra Chúa. Và rồi các Tông Đồ mãi cần phải thấy một điều, và nhận một điều khác.
Tuy nhiên điều chúng ta muốn đề cập ở đây chính là tính cách cộng đoàn của đức tin. Trước hết chúng ta cần nhìn nhận rằng thái độ “cứng lòng tin” của Tôma vừa có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về phía chủ quan thì có lẽ hành vi rời bỏ cộng đoàn của Tôma minh chứng cho điều này. Sau khi Chúa chịu khổ nạn thì các Tông Đồ đã tụ họp nhau lại ở nhà Tiệc Ly. Còn Tôma thì không biết ngài “đi đi mô?”. Cũng có thể vì sợ hãi, cũng có thể vì một lý do cá nhân nào đó, nhưng trong cái hoàn cảnh này, một hoàn cảnh xem ra bi đát, vô vọng của cả tập thể mà tự ý bỏ đi một mình thì xem ra không được ổn. Thật khó mà biện minh cho sự thiếu “đồng cam cộng khổ” của ngài “đi đi mô”.
Tách rời tập thể, tách lìa cộng đoàn thường là một trong những nguyên nhân khiến đức tin của ta ra nguội lạnh và có khi hoá khô cằn. Thực tế cho chúng ta sự thật này. Một Kitô hữu, một gia đình con cái Chúa tự ý sống tách lìa với cộng đoàn, với giáo xứ của mình thì đời sống đạo khó mà giữ được sự nhiệt thành. Ở đây, chỉ dám nhận xét bên ngoài vì chỉ có Chúa mới thấu suốt mọi tâm can bí ẩn lòng người. Tuy nhiên, ta có thể căn cứ vào số thống kê để chân nhận điều này: trong số các thiếu nhi, thiếu niên xem ra “hư hỏng” thì đa phần là không tham gia vào các lớp giáo lý hay các sinh hoạt chung của cộng đoàn. Trong các gia đình có vẻ như “nguội lạnh” đức tin thì cũng đa phần là không có gắn bó với tập thể, nếu không muốn nói là tự ý sống cô lập một mình. Kinh nghiệm nơi cả hàng tu sĩ hay linh mục cũng thế. Một cá nhân nào đó sống khép kín, bỏ cộng đoàn thì dường như đã hay đang có vấn đề và dĩ nhiên là vấn đề không được hay, không được tốt. Chính vì thế, Mẹ Hội Thánh luôn đề cao tính cộng đoàn trong việc sống đức tin của đoàn con cái. Đó là tình huynh đệ của linh mục đoàn, tính cộng đoàn của các tập thể Dòng Tu, sự liên đới trong các giáo xứ. Mục vụ cho người “di dân”, cho những người rời quê hương vì sinh kế, vì chuyện học hành…đang là một trong những nổi băn khoăn lớn của Hội Thánh nói chung và Hội Thánh Việt Nam nói riêng.
Cộng đoàn có ảnh hưởng một cách nào đó trên đức tin của chúng ta. Mặc dù ta vẫn phải tuyên xưng với công thức “tôi tin” nghĩa là đức tin luôn là một quyết định có ý thức và tự do của bản thân, thế nhưng ta đừng quên đức tin của ta được hình thành, nuôi dưỡng và củng cố trong và nhờ cộng đoàn. Cộng đoàn có ảnh hưởng tích cực trên đức tin của ta và cũng có khi lại ảnh hưởng cách tiêu cực.
Thái độ cứng lòng tin của Tôma phải chăng có nguyên cớ nơi tập thể nhóm Tông Đồ, môn đệ? “Chúng tôi đã được thấy Chúa”. Chúng tôi đã được thấy Chúa, thế mà tám ngày sau các ngài vẫn đóng kín các cửa căn phòng, dĩ nhiên là vì sợ người Do Thái (x. Ga 20,19-26). Một lời tuyên xưng từ miệng những người mà chân tay mãi run cầm cập thì khả tín làm sao được! Thật khó trở nên dấu chỉ gợi mở lòng tin, thật khó trở thành nguồn củng cố đức tin cho một ai đó, khi mà cộng đoàn đức tin không thực sự phản ánh những gì được tin nhận. Chúng ta hẳn không quên trường hợp “vị thánh sống” của người Ấn Độ, Gandhi. Mặc dù rất cảm mến Tin Mừng nhưng ông đã không đón nhận đức tin trong Hội Thánh chỉ vì sự kỳ thị sắc tộc của một cộng đoàn bấy giờ. Mẹ Hội Thánh chúng ta cũng đã từng đấm ngực thú nhận rằng chính mình là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô thần trên thế giới hiện nay. Phải, chính đời sống phản chứng, phản Tin Mừng của con cái Chúa đã làm nhiều người “cứng lòng tin” (x. MV số 19).
DẤU CHỈ KHẢ TÍN CỦA CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU TIÊN KHỞI:
“Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ mọi sự đều là của chung… Trong công đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy đem phân phát cho mọi người tuỳ nhu cầu” (Cv 4,32-35).
Những dòng Thánh Kinh thật đẹp, thật lý tưởng. Ngày nay ít có ai dám mơ tưởng chuyện như thế sẽ lại hiện thực. Mỗi thời mỗi khác. Mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những hình thức tồn tại thích hợp khác nhau. Chắc hẳn không thể bê nguyên cái hình thức của cái thưở ban đầu “đáng mơ” ấy để áp dụng cho thời đại hôm nay. Thế nhưng cái bầu khí, cái tinh thần khả tín ấy cần được thể hiện trong các cộng đoàn con cái Chúa mọi thời, mọi nơi.
Giả như các gia đình khá giả tự nguyện đem những gì không phải là “hằng ngày dùng đủ” đặt dưới chân ông cha xứ để chia sẻ cho những gia đình đang không có “cái dùng đủ hằng ngày” thì thật đáng ước mơ. Thật đẹp thay khi các giáo xứ tương đối có “của tiêu của dùng” bớt đi chút tiêu và chút dùng cho tổ chức này nọ và đem đặt dưới chân Giám mục để ngài chia cho các xứ chưa có nơi thờ tự hoặc dân chúng ở đó đang sống ngang hay dưới mức nghèo khó. Thật lý tưởng khi các linh mục hàng tháng đem đặt dưới chân Giám mục một phần thu nhập để ngài phân phối lại cho những vị đáng được đỡ nâng. Thật đáng ước mơ khi mà Hội Dòng này không chỉ nâng đỡ Hội Dòng kia về linh đạo, về nhân sự mà còn cả về nguồn lực vật chất. Nhiều, nhiều cái thật lý tưởng và đáng ước mơ tương tự nếu được hiện thực thì sẽ là một trong những dấu chỉ khả tín có sức khơi gợi niềm tin nơi nhiều người. “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung… Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.” (Cv 2,42-47).
Đức Bênêđictô XVI trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” đã khẳng định bản chất của Hội Thánh được thể hiện qua ba tác vụ: Rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria), cử hành các Bí tích (leiturgia) và phục vụ bác ái (diakonia). Ba tác vụ này không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái không phải là một hoạt động phụ thêm nhưng là một phần của bản chất của Hội Thánh (x. số 25). Công đồng Vatican II dạy ta rằng một trong những phương thuốc đặc hiệu chữa trị tình trạng vô thần đó là “đức ái huynh đệ của các tín hữu” (MV số 21).
MỘT VÀI CÂU HỎI TỰ KIỂM
Vì đâu tinh thần liên đới của các Kitô hữu sơ khai bị mai một dần? Có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh đổi thay chăng? Hay là do lòng người hôm nay quá ích kỷ, chỉ lo hưởng thụ cá nhân và đoàn tín hữu Kitô cũng đang ở trong vòng lốc xoáy ấy? Dẫu sao đi nữa thì ta cũng khó lòng biện minh cho việc hàng giáo sĩ quá lo cho tương lai, lo cho tuổi già về hưu. Thử hỏi đã có mấy linh mục hay giám mục chết vì thiếu thốn các điều kiện vật chất hay là ngược lại như thực tế đã cho ta thấy?
Vì đâu mà thuyết Mác-xít muốn nỗ lực xây dựng một thế giới đại đồng huynh đệ dựa trên việc tái lập đức công bằng mặc dù có nhiều điểm sai lệch, đặc biệt nơi biện pháp thực thi? (x. tđ Thiên Chúa là Tình Yêu số 26). Phải chăng chúng ta, cộng đoàn tín hữu Kitô một nơi nào đó, một giai đoạn nào đó đã từng khép kín lòng mình trước người anh em đồng loại? Ngay hôm nay, bản thân tôi cũng dễ bị cám dỗ sống “hai phần ba” bản chất của Hội Thánh. Thú thực, là linh mục, dường như tôi tự hài lòng với việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích. Hai phần ba xem ra là khá lắm rồi chứ. Thế nhưng khi thiếu cái phần ba còn lại thì chẳng có gì cả. Không có đức ái thì tất cả chỉ là “phèng la, não bạt”( x.1Cor 13 ). Và chắc chắn đời sống của tôi đang thiếu tính khả tín.
Vì đâu mà cộng đoàn tín hữu thời sơ khai sống được đức ái cách triệt để như thế? Dĩ nhiên trên hết là nhờ ơn Chúa. Và chắc chắn có sự khả tín nơi đời sống các Tông Đồ, các môn đệ, những người đang hướng dẫn họ. Giả như các Tông Đồ sống thiếu tình bác ái hoặc các ngài sử dụng của cải không phân minh thì có lẽ tình hình Hội Thánh sơ khai khó bề được như vậy. Phận người bất toàn khó tránh được thiếu sót, sai lầm. Các ngài đã nhận ra điều này nên đã chọn thêm bảy phó tế để phụ giúp (x Cv 6,1-6). “Mạnh ở tướng chứ mạnh gì quân”. Câu nói của người xưa hẳn có phần đúng và đáng cho ta phải xét mình.
Để cộng đoàn chúng ta trở thành dấu chỉ khơi gợi đức tin, trở thành nơi xây dựng đức tin, củng cố và làm tăng trưởng đức tin, có nhiều phương thế nhưng trên hết, trước hết chúng ta phải là một cộng đoàn khả tín bằng tình bác ái huynh đệ.Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Phục Sinh, Năm C
Có phải ngẫu nhiên hay chăng khi mà Phụng Vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh năm nào ta cũng nghe đọc bài Tin Mừng về chuyện “Tôma cứng lòng tin”. Hẳn chủ ý của Mẹ Hội Thánh là muốn nhấn mạnh đến vai trò của đức tin trong việc tiếp nhận mầu nhiệm Phục Sinh? Quả thật, “người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giêsu” (Rm 3,22). Nghi thức cử hành Bí tích Thánh Tẩy cho người lớn được khởi đầu như sau: Anh chị em xin gì cùng Hội Thánh? – Thưa con xin Đức Tin. Đức tin sinh ơn ích gì cho anh chị em? – Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời. Là Kitô hữu, chúng ta vốn chân nhận tầm quan trọng của đức tin. Tin không nguyên chỉ là nhìn nhận một sự gì đó, một ai đó mà còn dấn thân trọn vẹn cả cuộc sống theo điều mình nhận, theo người mình tin. Dù rằng đức tin là một sự đáp trả của mỗi người trong sự hiểu biết và tự do cá nhân, tuy nhiên đức tin còn có tính cách cộng đoàn vì ta đón nhận và sống đức tin nhờ cộng đoàn đồng thời ta còn có nhiệm vụ thông truyền đức tin cho mọi nguời (x. GLCG số 180-181).
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐOÀN ĐỐI VỚI ĐỨC TIN
Nghe bài Tin Mừng kể chuyện về Tông Đồ Tôma ta dễ nghiêng chiều về tính cách cá nhân của đức tin là cần được kiểm chứng cách tự thân. Ai lại không thích tận mắt mình thấy, tận tay mình sờ chính Đấng Phục Sinh. Thế nhưng dẫu cho các Tông Đồ đã được cái diễm phúc ấy thì vai trò của đức tin vẫn còn đó. Sự xuất hiện của Chúa Phục Sinh luôn có cái ẩn tàng để các ngài phải vượt qua. Bởi chưng những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh không minh nhiên cách rõ ràng để các ngài được diện đối diện như sau này ở trên trời (x. 1 Cr 13,12; 2 Cr 5,7). Hình dáng bên ngoài của Chúa Phục Sinh đã có đổi thay nào đó so với trước đây khiến cho Mađalêna, hai môn đệ đi làng Emmau cũng như các Tông Đồ khó nhận ra Chúa. Và rồi các Tông Đồ mãi cần phải thấy một điều, và nhận một điều khác.
Tuy nhiên điều chúng ta muốn đề cập ở đây chính là tính cách cộng đoàn của đức tin. Trước hết chúng ta cần nhìn nhận rằng thái độ “cứng lòng tin” của Tôma vừa có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về phía chủ quan thì có lẽ hành vi rời bỏ cộng đoàn của Tôma minh chứng cho điều này. Sau khi Chúa chịu khổ nạn thì các Tông Đồ đã tụ họp nhau lại ở nhà Tiệc Ly. Còn Tôma thì không biết ngài “đi đi mô?”. Cũng có thể vì sợ hãi, cũng có thể vì một lý do cá nhân nào đó, nhưng trong cái hoàn cảnh này, một hoàn cảnh xem ra bi đát, vô vọng của cả tập thể mà tự ý bỏ đi một mình thì xem ra không được ổn. Thật khó mà biện minh cho sự thiếu “đồng cam cộng khổ” của ngài “đi đi mô”.
Tách rời tập thể, tách lìa cộng đoàn thường là một trong những nguyên nhân khiến đức tin của ta ra nguội lạnh và có khi hoá khô cằn. Thực tế cho chúng ta sự thật này. Một Kitô hữu, một gia đình con cái Chúa tự ý sống tách lìa với cộng đoàn, với giáo xứ của mình thì đời sống đạo khó mà giữ được sự nhiệt thành. Ở đây, chỉ dám nhận xét bên ngoài vì chỉ có Chúa mới thấu suốt mọi tâm can bí ẩn lòng người. Tuy nhiên, ta có thể căn cứ vào số thống kê để chân nhận điều này: trong số các thiếu nhi, thiếu niên xem ra “hư hỏng” thì đa phần là không tham gia vào các lớp giáo lý hay các sinh hoạt chung của cộng đoàn. Trong các gia đình có vẻ như “nguội lạnh” đức tin thì cũng đa phần là không có gắn bó với tập thể, nếu không muốn nói là tự ý sống cô lập một mình. Kinh nghiệm nơi cả hàng tu sĩ hay linh mục cũng thế. Một cá nhân nào đó sống khép kín, bỏ cộng đoàn thì dường như đã hay đang có vấn đề và dĩ nhiên là vấn đề không được hay, không được tốt. Chính vì thế, Mẹ Hội Thánh luôn đề cao tính cộng đoàn trong việc sống đức tin của đoàn con cái. Đó là tình huynh đệ của linh mục đoàn, tính cộng đoàn của các tập thể Dòng Tu, sự liên đới trong các giáo xứ. Mục vụ cho người “di dân”, cho những người rời quê hương vì sinh kế, vì chuyện học hành…đang là một trong những nổi băn khoăn lớn của Hội Thánh nói chung và Hội Thánh Việt Nam nói riêng.
Cộng đoàn có ảnh hưởng một cách nào đó trên đức tin của chúng ta. Mặc dù ta vẫn phải tuyên xưng với công thức “tôi tin” nghĩa là đức tin luôn là một quyết định có ý thức và tự do của bản thân, thế nhưng ta đừng quên đức tin của ta được hình thành, nuôi dưỡng và củng cố trong và nhờ cộng đoàn. Cộng đoàn có ảnh hưởng tích cực trên đức tin của ta và cũng có khi lại ảnh hưởng cách tiêu cực.
Thái độ cứng lòng tin của Tôma phải chăng có nguyên cớ nơi tập thể nhóm Tông Đồ, môn đệ? “Chúng tôi đã được thấy Chúa”. Chúng tôi đã được thấy Chúa, thế mà tám ngày sau các ngài vẫn đóng kín các cửa căn phòng, dĩ nhiên là vì sợ người Do Thái (x. Ga 20,19-26). Một lời tuyên xưng từ miệng những người mà chân tay mãi run cầm cập thì khả tín làm sao được! Thật khó trở nên dấu chỉ gợi mở lòng tin, thật khó trở thành nguồn củng cố đức tin cho một ai đó, khi mà cộng đoàn đức tin không thực sự phản ánh những gì được tin nhận. Chúng ta hẳn không quên trường hợp “vị thánh sống” của người Ấn Độ, Gandhi. Mặc dù rất cảm mến Tin Mừng nhưng ông đã không đón nhận đức tin trong Hội Thánh chỉ vì sự kỳ thị sắc tộc của một cộng đoàn bấy giờ. Mẹ Hội Thánh chúng ta cũng đã từng đấm ngực thú nhận rằng chính mình là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô thần trên thế giới hiện nay. Phải, chính đời sống phản chứng, phản Tin Mừng của con cái Chúa đã làm nhiều người “cứng lòng tin” (x. MV số 19).
DẤU CHỈ KHẢ TÍN CỦA CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU TIÊN KHỞI:
“Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ mọi sự đều là của chung… Trong công đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy đem phân phát cho mọi người tuỳ nhu cầu” (Cv 4,32-35).
Những dòng Thánh Kinh thật đẹp, thật lý tưởng. Ngày nay ít có ai dám mơ tưởng chuyện như thế sẽ lại hiện thực. Mỗi thời mỗi khác. Mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những hình thức tồn tại thích hợp khác nhau. Chắc hẳn không thể bê nguyên cái hình thức của cái thưở ban đầu “đáng mơ” ấy để áp dụng cho thời đại hôm nay. Thế nhưng cái bầu khí, cái tinh thần khả tín ấy cần được thể hiện trong các cộng đoàn con cái Chúa mọi thời, mọi nơi.
Giả như các gia đình khá giả tự nguyện đem những gì không phải là “hằng ngày dùng đủ” đặt dưới chân ông cha xứ để chia sẻ cho những gia đình đang không có “cái dùng đủ hằng ngày” thì thật đáng ước mơ. Thật đẹp thay khi các giáo xứ tương đối có “của tiêu của dùng” bớt đi chút tiêu và chút dùng cho tổ chức này nọ và đem đặt dưới chân Giám mục để ngài chia cho các xứ chưa có nơi thờ tự hoặc dân chúng ở đó đang sống ngang hay dưới mức nghèo khó. Thật lý tưởng khi các linh mục hàng tháng đem đặt dưới chân Giám mục một phần thu nhập để ngài phân phối lại cho những vị đáng được đỡ nâng. Thật đáng ước mơ khi mà Hội Dòng này không chỉ nâng đỡ Hội Dòng kia về linh đạo, về nhân sự mà còn cả về nguồn lực vật chất. Nhiều, nhiều cái thật lý tưởng và đáng ước mơ tương tự nếu được hiện thực thì sẽ là một trong những dấu chỉ khả tín có sức khơi gợi niềm tin nơi nhiều người. “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung… Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.” (Cv 2,42-47).
Đức Bênêđictô XVI trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” đã khẳng định bản chất của Hội Thánh được thể hiện qua ba tác vụ: Rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria), cử hành các Bí tích (leiturgia) và phục vụ bác ái (diakonia). Ba tác vụ này không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái không phải là một hoạt động phụ thêm nhưng là một phần của bản chất của Hội Thánh (x. số 25). Công đồng Vatican II dạy ta rằng một trong những phương thuốc đặc hiệu chữa trị tình trạng vô thần đó là “đức ái huynh đệ của các tín hữu” (MV số 21).
MỘT VÀI CÂU HỎI TỰ KIỂM
Vì đâu tinh thần liên đới của các Kitô hữu sơ khai bị mai một dần? Có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh đổi thay chăng? Hay là do lòng người hôm nay quá ích kỷ, chỉ lo hưởng thụ cá nhân và đoàn tín hữu Kitô cũng đang ở trong vòng lốc xoáy ấy? Dẫu sao đi nữa thì ta cũng khó lòng biện minh cho việc hàng giáo sĩ quá lo cho tương lai, lo cho tuổi già về hưu. Thử hỏi đã có mấy linh mục hay giám mục chết vì thiếu thốn các điều kiện vật chất hay là ngược lại như thực tế đã cho ta thấy?
Vì đâu mà thuyết Mác-xít muốn nỗ lực xây dựng một thế giới đại đồng huynh đệ dựa trên việc tái lập đức công bằng mặc dù có nhiều điểm sai lệch, đặc biệt nơi biện pháp thực thi? (x. tđ Thiên Chúa là Tình Yêu số 26). Phải chăng chúng ta, cộng đoàn tín hữu Kitô một nơi nào đó, một giai đoạn nào đó đã từng khép kín lòng mình trước người anh em đồng loại? Ngay hôm nay, bản thân tôi cũng dễ bị cám dỗ sống “hai phần ba” bản chất của Hội Thánh. Thú thực, là linh mục, dường như tôi tự hài lòng với việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích. Hai phần ba xem ra là khá lắm rồi chứ. Thế nhưng khi thiếu cái phần ba còn lại thì chẳng có gì cả. Không có đức ái thì tất cả chỉ là “phèng la, não bạt”( x.1Cor 13 ). Và chắc chắn đời sống của tôi đang thiếu tính khả tín.
Vì đâu mà cộng đoàn tín hữu thời sơ khai sống được đức ái cách triệt để như thế? Dĩ nhiên trên hết là nhờ ơn Chúa. Và chắc chắn có sự khả tín nơi đời sống các Tông Đồ, các môn đệ, những người đang hướng dẫn họ. Giả như các Tông Đồ sống thiếu tình bác ái hoặc các ngài sử dụng của cải không phân minh thì có lẽ tình hình Hội Thánh sơ khai khó bề được như vậy. Phận người bất toàn khó tránh được thiếu sót, sai lầm. Các ngài đã nhận ra điều này nên đã chọn thêm bảy phó tế để phụ giúp (x Cv 6,1-6). “Mạnh ở tướng chứ mạnh gì quân”. Câu nói của người xưa hẳn có phần đúng và đáng cho ta phải xét mình.
Để cộng đoàn chúng ta trở thành dấu chỉ khơi gợi đức tin, trở thành nơi xây dựng đức tin, củng cố và làm tăng trưởng đức tin, có nhiều phương thế nhưng trên hết, trước hết chúng ta phải là một cộng đoàn khả tín bằng tình bác ái huynh đệ.Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Phục Sinh, Năm C
Tin và Sống (2)
Hà Minh Thảo
11:36 09/04/2010
TIN VÀ SỐNG 2
(Tiếp theo)
II. SỐNG
Khi chúng ta nhận lãnh bí tích Rửa Tội, mọi người trong chúng ta đều ước ao
sống và quyết tâm sao cho được lên Thiên đàng. Để giúp chúng ta đạt được điều đó, Thiên Chúa mời chúng ta sống Nên Thánh bằng vác Thánh Giá theo chân Đức Kitô, tức hoàn thành bổn phận của mình trong hoàn cảnh mình sống.
1. Sống nơi trần thế.
Rất ít Kitô hữu, ngay sau khi nhận bí tích Rửa Tội, trong tình trạng đầy Ơn nghĩa Chúa, có diễm phúc được Thiên Chúa gọi ra khỏi thế gian. Đại đa số chúng ta tiếp tục con đường lữ thứ trần gian. Để giúp đỡ, Thiên Chúa đã thiết lập các phương cách mà chúng ta có tự do tìm kiếm để dùng cho mình:
A. Các Bí tích (bảy) do chính Chúa Giêsu đã lập cho chúng ta, nhất là Thánh Thể để đón nhận Đức Kitô hầu nuôi duỡng phần hồn chúng ta và Thống Hối (hay Giải Tội) để chúng ta hòa giải với Thiên Chúa khi phạm tội. Thêm vào đó, còn có các Á bí tích do Giáo Hội thiết lập giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn để lãnh nhận Bí tích hoặc chúng nối dài hiệu quả của Bí tích.
B. Thánh Kinh:
Các nghị phụ tham dự Công Đồng Vaticanô II đã dành chương cuối của Hiến Chế về Mặc Khải để nói về tầm quan trọng của Kinh Thánh trong đời sống Giáo Hội và đời sống của từng Kitô hữu.
Công Đồng muốn Lời Chúa được trao gửi đến mọi Kitô hữu thuộc mọi thời đại, mọi ngôn ngữ. Đây là một điều mới mẻ, vì từ nhiều thế kỷ trước, người ta có khuynh hướng không khuyến khích việc dùng Kinh Thánh bằng tiếng bản xứ, và muốn dành riêng cuốn Kinh Thánh cho những nhà thần học.
Dùng một hình ảnh mạnh mẽ và sâu sắc, Công Đồng khẳng định việc dân Chúa được dưỡng nuôi bằng bánh ban sự sống từ trên bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Mình Chúa Kitô. Như thế, Lời Chúa thật là lương thực hàng ngày cho Kitô hữu, song song với việc họ được nuôi dưỡng bằng bàn tiệc Thánh Thể.
Người tín hữu Chúa Giêsu được khuyến khích đọc Lời Chúa thường xuyên. Khi nghe đọc Lời Chúa trong phụng vụ thì Đức Kitô ‘hiện diện trong Lời của Người, vì chính Người nói khi ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội’. Vậy khi Giáo Hội đọc Kinh Thánh, thì lúc đó Thiên Chúa nói với Dân Người và Đức Kitô loan báo Tin Mừng cho Giáo Hội.
Tuy nhiên, Công Đồng còn khuyến khích tín hữu đọc Kinh Thánh một cách riêng tư. Đây là một hướng mới của lòng đạo đức Kitô giáo. Việc đọc Kinh Thánh có một vị trí trổi vượt trong số các việc đạo đức.
Thánh Kinh gồm:
- Cựu Ước giúp Ki-tô hữu cảm thức sâu sắc về Thiên Chúa, tàng trữ những lời giáo huấn cao siêu về Người, những tư tưởng khôn ngoan về đời sống chúng ta, những kho tàng kinh nghiệm tuyệt diệu, và sau cùng, ẩn chứa mầu nhiệm cứu rỗi chúng ta.
- Tân Ước được khởi đầu với bốn sách Phúc Âm (còn gọi là sách Tin Mừng) viết bởi các Thánh sử Matthêu, Máccô, Luca và Gioan. Đây là những chứng từ tuyệt vời về cuộc đời và lời giáo huấn của Ngôi Lời nhập thể, Đấng Cứu Độ chúng ta. Các sách này là những chứng từ thành văn của các Tông Đồ hay của những vị đã sống bên các Tông Đồ ghi chép lại do ơn linh hứng của Thánh Thần. Nó có lịch sử tính nhưng lại không phải là một bài phóng sự hay tường thuật tại chỗ những gì đang xảy ra.
Trong Thánh Lễ, cùng với vị Giáo sĩ công bố Tin Mừng Đức Kitô, chúng ta đứng và làm dấu Thánh giá 3 lần: trên trán (xin Chúa mở trí khôn để hiểu nhớ Lời Chúa), trên môi miệng (xin Chúa cho biết loan truyền Lời Chúa) và trên ngực trái, nơi trái tim (xin Chúa cho biết yêu Lời Chúa).
Kế tiếp là sách Công Vụ Tông Đồ kể lại thời gian khởi đầu của Giáo Hội và công cuộc loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.
Rồi đến 21 lá thư, đa số của Thánh Phaolô, số còn lại của các vị Tông Đồ khác, được gửi đến cho những cá nhân hay các Giáo đoàn, phát xuất từ những hoàn cảnh cụ thể, nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể như cũng cố niềm tin, khích lệ trong cơn bách hại, xác định những điểm giáo lý, uốn nắn những lệch lạc, ngăn ngừa những sai lầm...
Sách cuối cùng trong bộ Tân Ước là sách Khải Huyền.
Thiên Chúa là Đấng linh hướng và là tác giả các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước, đã khôn ngoan sắp xếp cho Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước, và Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước. Thực vậy, dù Đức Ki-tô thiết lập giao ước mới bằng máu Người (x. Lc 22,20; 1Cr 11,25) nhưng các sách Cựu Ước vẫn được sử dụng trọn vẹn trong sứ điệp Tin Mừng, đạt được và bày tỏ đầy đủ ý nghĩa trong Tân Ước (x. Mt 5,17; Lc 24,27; Rm 16,25-26; 2Cr 3,14-16). Ngược lại Tân Ước cũng được sáng tỏ và giải thích nhờ Cựu Ước.
C. Sách Giáo Lý Công giáo.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, theo yêu cầu Khoá họp bất thường Thượng Hội đồng Giám mục kỷ niệm 20 ngày bế mạc Công đồng Vaticanô II, đã được công bố năm 1992 do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Tháng 10.2002, các tham dự viên của Hội nghị Quốc tế về Giáo lý đã ước mong Giáo hội phổ biến một bản Toát yếu sách giáo lý. Tháng 02.2003, Đức Gioan Phaolô II đã quyết định bắt đầu thực hiện và ủy thác việc soạn thảo cho một Uỷ ban Hồng y, do Đức Hồng Y Giuse Ratzinger làm chủ tịch. Bản Toát yếu đã hoàn thành và được Đức Thánh Cha Biển Đức 16 ban hành ngày 28.06.2005. Khi ký ban hành, Đức Thánh Cha nói:
« Với sự tin tưởng, tôi trao bản Toát yếu này trước tiên cho toàn Hội thánh và đặc biệt cho từng người Kitô hữu, để vào thiên niên kỷ thứ ba này, mỗi người nhờ vào bản Toát yếu, có được một sức bật mới trong cố gắng Phúc Âm hoá và giáo dục Ðức Tin. Đây phải là đặc điểm của tất cả các cộng đoàn trong Hội thánh và của tất cả những ai tin vào Đức Kitô, bất luận tuổi tác hay thuộc quốc gia nào.
Nhờ tính chất ngắn gọn, trong sáng và đầy đủ, bản Toát yếu này cũng nhắm đến mọi người, đang sống trong một thế giới phân tán và có quá nhiều sứ điệp, khao khát biết được con Đường Sự sống, Chân lý, đã được Thiên Chúa trao phó cho Hội thánh của Con mình. »
2. Sống đạo trong cộng đoàn.
Chúng ta cũng cần sống đạo đồng hành với cộng đoàn để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sống Đức Tin, chia sẽ những khó khăn, nâng đở nhau trên đường đời.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh ơn gọi của giáo xứ là biểu hiện sự gần gũi của Giáo hội.
« Giáo xứ như Giáo hội, tự mình sống giữa con cái nam nữ của mình. »
« Nếu Giáo xứ xen vào giữa những căn nhà của tha nhân, giáo xứ sống và tác động trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó… Giáo xứ phải là căn nhà mở rộng đón tiếp mọi người, hay như Đức Gioan XXIII thường nói là ‘giếng nước của thôn xóm’ để mọi người đến giải khát. » (Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân, số 26 và 27).
Việc sống đạo nhiều khi đúng là một cuộc vác Thánh Giá theo chân Chúa Giêsu như chính chúng ta đã gặp phải. Xin mời trở lại trường hợp ‘Chuyện nguyên Bí Thư Đảng ủy, chủ tịch xã đi tìm Chúa’.
« Cách giữ đạo của ông và anh em ông đã được mọi người trong bản nhìn nhận: giữ đạo đã làm cho họ sống tốt hơn, con số các gia đình theo đạo ngày càng tăng lên. Rồi cả xóm vì họ thấy theo đạo thì sinh hoạt vui vẻ, tính cộng đồng cao, yêu thương nhau hơn, nhất là không còn phải thờ con ma… Từ những hoàn cảnh, lòng tin đơn sơ như vậy, Thiên Chúa đã đến với họ và họ đáp lại lời mời gọi bằng tất cả tấm lòng, không cần bất cứ sự lý luận uyên bác, không cần thứ gì cao siêu. Với mấy bản xung quanh, con số người theo đạo đã là 700 người.
Sau khi họ hết khổ vì con ma, công an cộng sản bắt đầu mang thập giá cho họ. Mỗi lần cán bộ, công an về thì nó “xử lý”, nó phạt bằng bắt của tao con chó, con lợn. Hết chó, lợn thì nó “xử lý” bằng tiền, từ năm chục đến một trăm nghìn, mỗi tháng nó về ba bốn lần, đã mất hết mấy triệu đồng… Lý do “xử lý”?
Cán bộ Ủy ban nhân dân xã nói: “Đi theo đạo Giêsu thì phải đứng giang tay như Giêsu cả ngày, không được bỏ xuống”. Độc hơn, khi nhiều người dân theo đạo, chính quyền ra tay bằng nhiều biện pháp mạnh, nhẹ có cả. Bắt đầu là ngăn cấm, khuyên giải… nhưng với người dân tộc thiểu số, khi họ đã tin, thì khó mà bóc gỡ được niềm tin trong họ.
Năm 2002, chính quyền bắt tập trung các gia đình theo đạo lên trụ sở ủy ban rồi cho người tháo tất cả bàn thờ của các gia đình tập trung đốt hết và tất cả được lệnh phải về làm ma, cúng ma như cũ. “Nhưng đốt bàn thờ này, thì tao làm lại bàn thờ khác – cụ nói – bà con vẫn không bỏ đạo”. Như vậy, từ đó, bà con không được hưởng các chính sách ưu đãi vùng 3 là vùng sâu vùng xa theo chính sách hỗ trợ của nhà nước vì theo đạo Giêsu là không có ông bà, không có gia đình bố me, tức không làm ma như hủ tục cũ, nên không được trợ cấp như những người có cúng con ma.” » …
3. Sống đạo nơi xã hội.
Người tín hữu Đức Kitô không giữ Đạo cho mình mà có bổn phận giúp người thân cận biết Đạo Thánh Chúa theo Phúc âm Thánh Maccô (6: 7-9): « Người Đức Giêsu) gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ. Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. »
(Trong đó, cây gậy tượng trưng cho Đức Tin và mặc hai áo tức theo hai chủ. Vị nguyên Bí Thư Đảng ủy, chủ tịch xã đi tìm Chúa nói trên đã thực thi như: ông có một Đức Tin vào Đức Kitô mà thôi, chứ không theo vừa Chúa vừa ma.)
Trong thế hệ chúng ta hiện nay, việc giới thiệu Chúa cho đồng bào bằng những lời giảng hay không đủ mà cần phải kèm với đôi ba hành động đi kèm.
Ngày 08.12.2008, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Bổn Mạng chính của Dòng Chúa Cứu Thế, người cộng sản Hà nội đã định phiên xử tám giáo dân vô tội phải ra tòa phải diễn ra tại Uỷ ban Nhân dân phường Ô Chợ Dừa.
Lần đầu tiên một cuộc diễn hành ‘long trọng’ trên đường phố thủ đô mà công an võ trang hùng hậu không đàn áp và bắt bớ.
Giáo sĩ và giáo dân Thái Hà đã biết ‘ca tụng vinh quang Thiên Chúa và đã đặt niềm hy vọng nơi Đức Kitô’. Các bị cáo vô tội đã hiên ngang ra tòa với đầy lòng tin tưởng nơi Chúa giúp mình can đảm và tự do nói Sự Thật: Thừa nhận có đập bức tường của kẻ khác xây trên đất Giáo xứ Thái Hà và quả quyết mình vô tội.
Các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã tổ chức một cách thật trật tự, kỷ luật và vui vẽ khiến nhà cầm quyền phải thận trọng, e dè. Các biểu ngữ viết bằng tay trên giấy cứng ‘mẹ tôi vô tội’, ‘chồng tôi vô tội’, ‘chúng tôi yêu mến anh chị em’, ‘phúc thay anh em khi vì danh Thầy mà bị người ta bắt bớ, xét xử’, ‘chúng tôi đồng trách nhiệm’, ‘chớ gì anh chị em được xét xử công bằng’, v.v..: ý nghĩa nhẹ nhàng nhưng thật thuyết phục. Các mục tử trong chiếc áo dòng đen luôn bên cạnh giáo dân trong bất cứ trạng huống nào. Họ rất bình tĩnh và tự tin như chuyện vui bên lề... đường như Cha Lê Quang Uy thuật: buổi trưa, Cha mệt quá, ngồi trên thảm cỏ nhắm mắt thiếp vào giấc ngủ, mấy giáo dân tinh nghịch lén đặt một tấm biểu ngữ trước mặt tôi rồi chụp hình, biểu ngữ ấy ghi hàng chữ to... ‘Vợ Tôi Vô Tội’ !
Tiền nhân người Việt đã chúng ta dạy: ‘Đoàn kết gây nên Sức mạnh’!. Ðiều đó dứt khoát không thể sai trong mọi trường hợp.
Sau phần cáo trạng dối láo trơ trẽn đến mức khôi hài, các giáo dân đã trả lời rất thẳng thắn:
Thẩm phán hỏi: ‘Mục đích đến Thái Hà cầu nguyện để làm gì? Chị Nhi nói: ‘Chúng em đánh nhau không biết đánh nhau, chửi không biết chửi, chúng em chỉ biết cầu nguyện để đòi công bằng cho Giáo hội’. Ông Kiện nói: ‘Cầu nguyện để xin Thiên Chúa soi sáng cho các cấp chính quyền sáng suốt giải quyết trả lại đất cho nhà thờ. Cầu nguyện để chính quyền giải quyết cho dễ chứ để mọc lên mấy cái biệt thự thì khó giải quyết!’. Anh Hùng nói: ‘Mục đích ra cầu nguyện là để chính quyền giải quyết trả lại đất cho nhà thờ’. Toà hỏi anh thêm: ‘Đất đã là đất nhà thờ sao còn phải đòi?’- Anh trả lời: ‘Vì người ta lấn chiếm nên phải đòi’. Các giáo dân khác cũng trả lời tương tự như vậy.
Thẩm phán hỏi: ‘Ai giao nhiệm vụ cho bị cáo? Do đâu mà bị cáo lại đến cầu nguyện? Có phải Giáo xứ Thái Hà kêu gọi không?’ Các giáo dân đều nói không ai giao nhiệm vụ, không ai kêu gọi mà do chính mình tự nguyện tham gia. Chị Nhi còn nói: ‘Do tâm linh và tâm nguyện’, ‘Do ti vi đài báo đưa tin và tôi muốn đến để tìm hiểu sự thật. Người công giáo phải có trách nhiệm tìm hiểu và bảo vệ danh dự và tài sản của Giáo Hội’.
Thẩm phán hỏi: ‘Đập tường để làm gì và bị cáo có nhận thức hành vi bị cáo đập bức tường không phải của mình là sai không?’ Các giáo dân đều trả lời là ‘đập tường để mở lối vào cầu nguyện trong khu đất’, ‘đập tường không sai’. Anh Hải nói: ‘Mở lối đi là đúng. Cháu biết đấy là đất nhà thờ cho nên không vi phạm pháp luật’. Ông Năng nói: ‘Tôi không có gì đáng ân hận khi đập tường. Tôi biết bức tường ấy và tôi xây 500 nghìn đồng còn được bức tường đẹp hơn’. Bà Hợi nói: ‘Đập tường thì tôi có đập nhưng vi phạm pháp luật thì không’. Toà hỏi: ‘Nhưng đập tường của người khác xây dựng mà lại bảo không sai thì là sao?!’ Bà trả lời: ‘Nếu tôi xây bức tường trên đất của người ta mà người ta đập phá đi thì tôi cũng chẳng làm gì được!”
Thật đúng như lời đáp Thánh vịnh 97 trong Thánh Lễ hôm đó: « Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. »
Những chứng nhân sống đạo Kitô hữu này làm nhiều đồng bào bên lương lưu ý về sự trật tự và hân hoan hát ‘Kinh Hòa bình’ nghiêm trang trong y phục lễ hội đi hầu cái ‘tòa án nhân dân’. Trong số những người đó có Chị Tạ phong Tần, cựu đảng viên đảng cộng sản, cựu Đại úy công an cơ quan điều tra Bạc liêu, hiện diện tại phiên tòa với tư cách trợ tá luật sư biện hộ tám giáo dân Thái Hà, đã nhận bí tích Rửa Tội tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn ngày 16.06.2009.
4. Tham gia công tác bác ái.
Trước ngày 30.04.1975, tại Việt-Nam Cộng hòa, dù trong tình trạng chiến tranh, giới nghiêm liên miên, thanh niên và sinh viên chúng ta đã được họp thành các hiệp hội, các hội đoàn Công giáo tiến hành (Phong trào Công giáo Đại học Việt-Nam, Hiệp hội Thánh Mẫu Sinh viên Việt-Nam, những Đoàn Sinh viên Công giáo các Phân khoa…) vừa để giúp nhau sống đạo trong môi trường học hành chuyên môn của mình vừa để cùng nhau làm công tác xã hội.
Hiệp-hội Thánh Mẫu Sinh viên rất chú trọng những hoạt động xã hội và, có thể nói nhờ đó, Hiệp-hội đã thu hút rất nhiều bạn hữu gia nhập, hăng say hoạt động để xoa dịu phần nào những đau khổ của đồng loại:
- Tổ chức Cây Sinh nhật, Cây Mùa Xuân cho trẻ em nghèo và các cô nhi.
- Điều hành Chẩn y viện và tham gia các chiến dịch vệ sinh, y tế…
- Và mọi công tác xã hội khác tùy theo phương tiện mà Hiệp-hội thu hoạch được.
Ngân sách hàng năm của Hiệp-hội Thánh Mẫu Sinh viên lên đến gần 2 triệu đồng (để so sánh, tô phở lúc đó từ 10 đến 12 đồng), phần lớn do thu từ buổi chiếu phim tại Các buổi chiếu phim luôn được đặt dưới sự đồng chủ tọa của Đức cha Angelos Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam (vị đại diện Ðức Thánh Cha, người Cha thân mến của sinh viên Công giáo Việt-Nam lúc đó), Đức cha Phaolô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Giáo phận Sài-gòn (vị Mục tử thương kính của chúng ta) và Luật sư Nguyễn văn Huyền, Chủ tịch Thượng nghị viện (người Anh đầy kinh nghiệm về Công giáo tiến hành). Mỗi Vị ký Sổ Vàng và ‘lì xì’ 10.000 đồng.
Tuy nhiên, trong Thông điệp ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ ngày 25.01.2006, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có nhắc chúng ta: « Hoạt động bác ái Kitô giáo cần phải độc lập đối với mọi đảng phái và ý thức hệ. Chương trình của Kitô hữu, giống như của người Samaritanô nhân hậu hay của Chúa Giêsu, là ‘một tấm lòng biết nhìn thấy’. Tấm lòng ấy biết nhìn thấy nơi mà người ta cần đến tình yêu và sẵn sàng đáp ứng. Ngoài ra, hoạt động bác ái Kitô giáo không được trở thành một phương tiện cho cái mà ngày nay người ta gọi là ‘dụ dỗ vào đạo’. Không phải dùng tình yêu để đạt đến một mục đích nào đó, nhưng cũng không có nghĩa là hoạt động bác ái phải gạt Thiên Chúa ra ngoài. Người Kitô hữu nên biết lúc nào thuận tiện để nói về Chúa và hãy để Tình yêu lên tiếng mà thôi. »
(Tiếp theo)
II. SỐNG
Khi chúng ta nhận lãnh bí tích Rửa Tội, mọi người trong chúng ta đều ước ao
sống và quyết tâm sao cho được lên Thiên đàng. Để giúp chúng ta đạt được điều đó, Thiên Chúa mời chúng ta sống Nên Thánh bằng vác Thánh Giá theo chân Đức Kitô, tức hoàn thành bổn phận của mình trong hoàn cảnh mình sống.
1. Sống nơi trần thế.
Rất ít Kitô hữu, ngay sau khi nhận bí tích Rửa Tội, trong tình trạng đầy Ơn nghĩa Chúa, có diễm phúc được Thiên Chúa gọi ra khỏi thế gian. Đại đa số chúng ta tiếp tục con đường lữ thứ trần gian. Để giúp đỡ, Thiên Chúa đã thiết lập các phương cách mà chúng ta có tự do tìm kiếm để dùng cho mình:
A. Các Bí tích (bảy) do chính Chúa Giêsu đã lập cho chúng ta, nhất là Thánh Thể để đón nhận Đức Kitô hầu nuôi duỡng phần hồn chúng ta và Thống Hối (hay Giải Tội) để chúng ta hòa giải với Thiên Chúa khi phạm tội. Thêm vào đó, còn có các Á bí tích do Giáo Hội thiết lập giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn để lãnh nhận Bí tích hoặc chúng nối dài hiệu quả của Bí tích.
B. Thánh Kinh:
Các nghị phụ tham dự Công Đồng Vaticanô II đã dành chương cuối của Hiến Chế về Mặc Khải để nói về tầm quan trọng của Kinh Thánh trong đời sống Giáo Hội và đời sống của từng Kitô hữu.
Công Đồng muốn Lời Chúa được trao gửi đến mọi Kitô hữu thuộc mọi thời đại, mọi ngôn ngữ. Đây là một điều mới mẻ, vì từ nhiều thế kỷ trước, người ta có khuynh hướng không khuyến khích việc dùng Kinh Thánh bằng tiếng bản xứ, và muốn dành riêng cuốn Kinh Thánh cho những nhà thần học.
Dùng một hình ảnh mạnh mẽ và sâu sắc, Công Đồng khẳng định việc dân Chúa được dưỡng nuôi bằng bánh ban sự sống từ trên bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Mình Chúa Kitô. Như thế, Lời Chúa thật là lương thực hàng ngày cho Kitô hữu, song song với việc họ được nuôi dưỡng bằng bàn tiệc Thánh Thể.
Người tín hữu Chúa Giêsu được khuyến khích đọc Lời Chúa thường xuyên. Khi nghe đọc Lời Chúa trong phụng vụ thì Đức Kitô ‘hiện diện trong Lời của Người, vì chính Người nói khi ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội’. Vậy khi Giáo Hội đọc Kinh Thánh, thì lúc đó Thiên Chúa nói với Dân Người và Đức Kitô loan báo Tin Mừng cho Giáo Hội.
Tuy nhiên, Công Đồng còn khuyến khích tín hữu đọc Kinh Thánh một cách riêng tư. Đây là một hướng mới của lòng đạo đức Kitô giáo. Việc đọc Kinh Thánh có một vị trí trổi vượt trong số các việc đạo đức.
Thánh Kinh gồm:
- Cựu Ước giúp Ki-tô hữu cảm thức sâu sắc về Thiên Chúa, tàng trữ những lời giáo huấn cao siêu về Người, những tư tưởng khôn ngoan về đời sống chúng ta, những kho tàng kinh nghiệm tuyệt diệu, và sau cùng, ẩn chứa mầu nhiệm cứu rỗi chúng ta.
- Tân Ước được khởi đầu với bốn sách Phúc Âm (còn gọi là sách Tin Mừng) viết bởi các Thánh sử Matthêu, Máccô, Luca và Gioan. Đây là những chứng từ tuyệt vời về cuộc đời và lời giáo huấn của Ngôi Lời nhập thể, Đấng Cứu Độ chúng ta. Các sách này là những chứng từ thành văn của các Tông Đồ hay của những vị đã sống bên các Tông Đồ ghi chép lại do ơn linh hứng của Thánh Thần. Nó có lịch sử tính nhưng lại không phải là một bài phóng sự hay tường thuật tại chỗ những gì đang xảy ra.
Trong Thánh Lễ, cùng với vị Giáo sĩ công bố Tin Mừng Đức Kitô, chúng ta đứng và làm dấu Thánh giá 3 lần: trên trán (xin Chúa mở trí khôn để hiểu nhớ Lời Chúa), trên môi miệng (xin Chúa cho biết loan truyền Lời Chúa) và trên ngực trái, nơi trái tim (xin Chúa cho biết yêu Lời Chúa).
Kế tiếp là sách Công Vụ Tông Đồ kể lại thời gian khởi đầu của Giáo Hội và công cuộc loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.
Rồi đến 21 lá thư, đa số của Thánh Phaolô, số còn lại của các vị Tông Đồ khác, được gửi đến cho những cá nhân hay các Giáo đoàn, phát xuất từ những hoàn cảnh cụ thể, nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể như cũng cố niềm tin, khích lệ trong cơn bách hại, xác định những điểm giáo lý, uốn nắn những lệch lạc, ngăn ngừa những sai lầm...
Sách cuối cùng trong bộ Tân Ước là sách Khải Huyền.
Thiên Chúa là Đấng linh hướng và là tác giả các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước, đã khôn ngoan sắp xếp cho Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước, và Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước. Thực vậy, dù Đức Ki-tô thiết lập giao ước mới bằng máu Người (x. Lc 22,20; 1Cr 11,25) nhưng các sách Cựu Ước vẫn được sử dụng trọn vẹn trong sứ điệp Tin Mừng, đạt được và bày tỏ đầy đủ ý nghĩa trong Tân Ước (x. Mt 5,17; Lc 24,27; Rm 16,25-26; 2Cr 3,14-16). Ngược lại Tân Ước cũng được sáng tỏ và giải thích nhờ Cựu Ước.
C. Sách Giáo Lý Công giáo.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, theo yêu cầu Khoá họp bất thường Thượng Hội đồng Giám mục kỷ niệm 20 ngày bế mạc Công đồng Vaticanô II, đã được công bố năm 1992 do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Tháng 10.2002, các tham dự viên của Hội nghị Quốc tế về Giáo lý đã ước mong Giáo hội phổ biến một bản Toát yếu sách giáo lý. Tháng 02.2003, Đức Gioan Phaolô II đã quyết định bắt đầu thực hiện và ủy thác việc soạn thảo cho một Uỷ ban Hồng y, do Đức Hồng Y Giuse Ratzinger làm chủ tịch. Bản Toát yếu đã hoàn thành và được Đức Thánh Cha Biển Đức 16 ban hành ngày 28.06.2005. Khi ký ban hành, Đức Thánh Cha nói:
« Với sự tin tưởng, tôi trao bản Toát yếu này trước tiên cho toàn Hội thánh và đặc biệt cho từng người Kitô hữu, để vào thiên niên kỷ thứ ba này, mỗi người nhờ vào bản Toát yếu, có được một sức bật mới trong cố gắng Phúc Âm hoá và giáo dục Ðức Tin. Đây phải là đặc điểm của tất cả các cộng đoàn trong Hội thánh và của tất cả những ai tin vào Đức Kitô, bất luận tuổi tác hay thuộc quốc gia nào.
Nhờ tính chất ngắn gọn, trong sáng và đầy đủ, bản Toát yếu này cũng nhắm đến mọi người, đang sống trong một thế giới phân tán và có quá nhiều sứ điệp, khao khát biết được con Đường Sự sống, Chân lý, đã được Thiên Chúa trao phó cho Hội thánh của Con mình. »
2. Sống đạo trong cộng đoàn.
Chúng ta cũng cần sống đạo đồng hành với cộng đoàn để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sống Đức Tin, chia sẽ những khó khăn, nâng đở nhau trên đường đời.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh ơn gọi của giáo xứ là biểu hiện sự gần gũi của Giáo hội.
« Giáo xứ như Giáo hội, tự mình sống giữa con cái nam nữ của mình. »
« Nếu Giáo xứ xen vào giữa những căn nhà của tha nhân, giáo xứ sống và tác động trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó… Giáo xứ phải là căn nhà mở rộng đón tiếp mọi người, hay như Đức Gioan XXIII thường nói là ‘giếng nước của thôn xóm’ để mọi người đến giải khát. » (Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân, số 26 và 27).
Việc sống đạo nhiều khi đúng là một cuộc vác Thánh Giá theo chân Chúa Giêsu như chính chúng ta đã gặp phải. Xin mời trở lại trường hợp ‘Chuyện nguyên Bí Thư Đảng ủy, chủ tịch xã đi tìm Chúa’.
« Cách giữ đạo của ông và anh em ông đã được mọi người trong bản nhìn nhận: giữ đạo đã làm cho họ sống tốt hơn, con số các gia đình theo đạo ngày càng tăng lên. Rồi cả xóm vì họ thấy theo đạo thì sinh hoạt vui vẻ, tính cộng đồng cao, yêu thương nhau hơn, nhất là không còn phải thờ con ma… Từ những hoàn cảnh, lòng tin đơn sơ như vậy, Thiên Chúa đã đến với họ và họ đáp lại lời mời gọi bằng tất cả tấm lòng, không cần bất cứ sự lý luận uyên bác, không cần thứ gì cao siêu. Với mấy bản xung quanh, con số người theo đạo đã là 700 người.
Sau khi họ hết khổ vì con ma, công an cộng sản bắt đầu mang thập giá cho họ. Mỗi lần cán bộ, công an về thì nó “xử lý”, nó phạt bằng bắt của tao con chó, con lợn. Hết chó, lợn thì nó “xử lý” bằng tiền, từ năm chục đến một trăm nghìn, mỗi tháng nó về ba bốn lần, đã mất hết mấy triệu đồng… Lý do “xử lý”?
Cán bộ Ủy ban nhân dân xã nói: “Đi theo đạo Giêsu thì phải đứng giang tay như Giêsu cả ngày, không được bỏ xuống”. Độc hơn, khi nhiều người dân theo đạo, chính quyền ra tay bằng nhiều biện pháp mạnh, nhẹ có cả. Bắt đầu là ngăn cấm, khuyên giải… nhưng với người dân tộc thiểu số, khi họ đã tin, thì khó mà bóc gỡ được niềm tin trong họ.
Năm 2002, chính quyền bắt tập trung các gia đình theo đạo lên trụ sở ủy ban rồi cho người tháo tất cả bàn thờ của các gia đình tập trung đốt hết và tất cả được lệnh phải về làm ma, cúng ma như cũ. “Nhưng đốt bàn thờ này, thì tao làm lại bàn thờ khác – cụ nói – bà con vẫn không bỏ đạo”. Như vậy, từ đó, bà con không được hưởng các chính sách ưu đãi vùng 3 là vùng sâu vùng xa theo chính sách hỗ trợ của nhà nước vì theo đạo Giêsu là không có ông bà, không có gia đình bố me, tức không làm ma như hủ tục cũ, nên không được trợ cấp như những người có cúng con ma.” » …
3. Sống đạo nơi xã hội.
Người tín hữu Đức Kitô không giữ Đạo cho mình mà có bổn phận giúp người thân cận biết Đạo Thánh Chúa theo Phúc âm Thánh Maccô (6: 7-9): « Người Đức Giêsu) gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ. Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. »
(Trong đó, cây gậy tượng trưng cho Đức Tin và mặc hai áo tức theo hai chủ. Vị nguyên Bí Thư Đảng ủy, chủ tịch xã đi tìm Chúa nói trên đã thực thi như: ông có một Đức Tin vào Đức Kitô mà thôi, chứ không theo vừa Chúa vừa ma.)
Trong thế hệ chúng ta hiện nay, việc giới thiệu Chúa cho đồng bào bằng những lời giảng hay không đủ mà cần phải kèm với đôi ba hành động đi kèm.
Ngày 08.12.2008, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Bổn Mạng chính của Dòng Chúa Cứu Thế, người cộng sản Hà nội đã định phiên xử tám giáo dân vô tội phải ra tòa phải diễn ra tại Uỷ ban Nhân dân phường Ô Chợ Dừa.
Lần đầu tiên một cuộc diễn hành ‘long trọng’ trên đường phố thủ đô mà công an võ trang hùng hậu không đàn áp và bắt bớ.
Giáo sĩ và giáo dân Thái Hà đã biết ‘ca tụng vinh quang Thiên Chúa và đã đặt niềm hy vọng nơi Đức Kitô’. Các bị cáo vô tội đã hiên ngang ra tòa với đầy lòng tin tưởng nơi Chúa giúp mình can đảm và tự do nói Sự Thật: Thừa nhận có đập bức tường của kẻ khác xây trên đất Giáo xứ Thái Hà và quả quyết mình vô tội.
Các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã tổ chức một cách thật trật tự, kỷ luật và vui vẽ khiến nhà cầm quyền phải thận trọng, e dè. Các biểu ngữ viết bằng tay trên giấy cứng ‘mẹ tôi vô tội’, ‘chồng tôi vô tội’, ‘chúng tôi yêu mến anh chị em’, ‘phúc thay anh em khi vì danh Thầy mà bị người ta bắt bớ, xét xử’, ‘chúng tôi đồng trách nhiệm’, ‘chớ gì anh chị em được xét xử công bằng’, v.v..: ý nghĩa nhẹ nhàng nhưng thật thuyết phục. Các mục tử trong chiếc áo dòng đen luôn bên cạnh giáo dân trong bất cứ trạng huống nào. Họ rất bình tĩnh và tự tin như chuyện vui bên lề... đường như Cha Lê Quang Uy thuật: buổi trưa, Cha mệt quá, ngồi trên thảm cỏ nhắm mắt thiếp vào giấc ngủ, mấy giáo dân tinh nghịch lén đặt một tấm biểu ngữ trước mặt tôi rồi chụp hình, biểu ngữ ấy ghi hàng chữ to... ‘Vợ Tôi Vô Tội’ !
Tiền nhân người Việt đã chúng ta dạy: ‘Đoàn kết gây nên Sức mạnh’!. Ðiều đó dứt khoát không thể sai trong mọi trường hợp.
Sau phần cáo trạng dối láo trơ trẽn đến mức khôi hài, các giáo dân đã trả lời rất thẳng thắn:
Thẩm phán hỏi: ‘Mục đích đến Thái Hà cầu nguyện để làm gì? Chị Nhi nói: ‘Chúng em đánh nhau không biết đánh nhau, chửi không biết chửi, chúng em chỉ biết cầu nguyện để đòi công bằng cho Giáo hội’. Ông Kiện nói: ‘Cầu nguyện để xin Thiên Chúa soi sáng cho các cấp chính quyền sáng suốt giải quyết trả lại đất cho nhà thờ. Cầu nguyện để chính quyền giải quyết cho dễ chứ để mọc lên mấy cái biệt thự thì khó giải quyết!’. Anh Hùng nói: ‘Mục đích ra cầu nguyện là để chính quyền giải quyết trả lại đất cho nhà thờ’. Toà hỏi anh thêm: ‘Đất đã là đất nhà thờ sao còn phải đòi?’- Anh trả lời: ‘Vì người ta lấn chiếm nên phải đòi’. Các giáo dân khác cũng trả lời tương tự như vậy.
Thẩm phán hỏi: ‘Ai giao nhiệm vụ cho bị cáo? Do đâu mà bị cáo lại đến cầu nguyện? Có phải Giáo xứ Thái Hà kêu gọi không?’ Các giáo dân đều nói không ai giao nhiệm vụ, không ai kêu gọi mà do chính mình tự nguyện tham gia. Chị Nhi còn nói: ‘Do tâm linh và tâm nguyện’, ‘Do ti vi đài báo đưa tin và tôi muốn đến để tìm hiểu sự thật. Người công giáo phải có trách nhiệm tìm hiểu và bảo vệ danh dự và tài sản của Giáo Hội’.
Thẩm phán hỏi: ‘Đập tường để làm gì và bị cáo có nhận thức hành vi bị cáo đập bức tường không phải của mình là sai không?’ Các giáo dân đều trả lời là ‘đập tường để mở lối vào cầu nguyện trong khu đất’, ‘đập tường không sai’. Anh Hải nói: ‘Mở lối đi là đúng. Cháu biết đấy là đất nhà thờ cho nên không vi phạm pháp luật’. Ông Năng nói: ‘Tôi không có gì đáng ân hận khi đập tường. Tôi biết bức tường ấy và tôi xây 500 nghìn đồng còn được bức tường đẹp hơn’. Bà Hợi nói: ‘Đập tường thì tôi có đập nhưng vi phạm pháp luật thì không’. Toà hỏi: ‘Nhưng đập tường của người khác xây dựng mà lại bảo không sai thì là sao?!’ Bà trả lời: ‘Nếu tôi xây bức tường trên đất của người ta mà người ta đập phá đi thì tôi cũng chẳng làm gì được!”
Thật đúng như lời đáp Thánh vịnh 97 trong Thánh Lễ hôm đó: « Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. »
Những chứng nhân sống đạo Kitô hữu này làm nhiều đồng bào bên lương lưu ý về sự trật tự và hân hoan hát ‘Kinh Hòa bình’ nghiêm trang trong y phục lễ hội đi hầu cái ‘tòa án nhân dân’. Trong số những người đó có Chị Tạ phong Tần, cựu đảng viên đảng cộng sản, cựu Đại úy công an cơ quan điều tra Bạc liêu, hiện diện tại phiên tòa với tư cách trợ tá luật sư biện hộ tám giáo dân Thái Hà, đã nhận bí tích Rửa Tội tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn ngày 16.06.2009.
4. Tham gia công tác bác ái.
Trước ngày 30.04.1975, tại Việt-Nam Cộng hòa, dù trong tình trạng chiến tranh, giới nghiêm liên miên, thanh niên và sinh viên chúng ta đã được họp thành các hiệp hội, các hội đoàn Công giáo tiến hành (Phong trào Công giáo Đại học Việt-Nam, Hiệp hội Thánh Mẫu Sinh viên Việt-Nam, những Đoàn Sinh viên Công giáo các Phân khoa…) vừa để giúp nhau sống đạo trong môi trường học hành chuyên môn của mình vừa để cùng nhau làm công tác xã hội.
Hiệp-hội Thánh Mẫu Sinh viên rất chú trọng những hoạt động xã hội và, có thể nói nhờ đó, Hiệp-hội đã thu hút rất nhiều bạn hữu gia nhập, hăng say hoạt động để xoa dịu phần nào những đau khổ của đồng loại:
- Tổ chức Cây Sinh nhật, Cây Mùa Xuân cho trẻ em nghèo và các cô nhi.
- Điều hành Chẩn y viện và tham gia các chiến dịch vệ sinh, y tế…
- Và mọi công tác xã hội khác tùy theo phương tiện mà Hiệp-hội thu hoạch được.
Ngân sách hàng năm của Hiệp-hội Thánh Mẫu Sinh viên lên đến gần 2 triệu đồng (để so sánh, tô phở lúc đó từ 10 đến 12 đồng), phần lớn do thu từ buổi chiếu phim tại Các buổi chiếu phim luôn được đặt dưới sự đồng chủ tọa của Đức cha Angelos Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam (vị đại diện Ðức Thánh Cha, người Cha thân mến của sinh viên Công giáo Việt-Nam lúc đó), Đức cha Phaolô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Giáo phận Sài-gòn (vị Mục tử thương kính của chúng ta) và Luật sư Nguyễn văn Huyền, Chủ tịch Thượng nghị viện (người Anh đầy kinh nghiệm về Công giáo tiến hành). Mỗi Vị ký Sổ Vàng và ‘lì xì’ 10.000 đồng.
Tuy nhiên, trong Thông điệp ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ ngày 25.01.2006, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có nhắc chúng ta: « Hoạt động bác ái Kitô giáo cần phải độc lập đối với mọi đảng phái và ý thức hệ. Chương trình của Kitô hữu, giống như của người Samaritanô nhân hậu hay của Chúa Giêsu, là ‘một tấm lòng biết nhìn thấy’. Tấm lòng ấy biết nhìn thấy nơi mà người ta cần đến tình yêu và sẵn sàng đáp ứng. Ngoài ra, hoạt động bác ái Kitô giáo không được trở thành một phương tiện cho cái mà ngày nay người ta gọi là ‘dụ dỗ vào đạo’. Không phải dùng tình yêu để đạt đến một mục đích nào đó, nhưng cũng không có nghĩa là hoạt động bác ái phải gạt Thiên Chúa ra ngoài. Người Kitô hữu nên biết lúc nào thuận tiện để nói về Chúa và hãy để Tình yêu lên tiếng mà thôi. »
Lòng Thương Xót Chúa Quả Vô Bờ
Tuyết Mai
17:24 09/04/2010
Lòng Thương Xót Chúa Quả Vô Bờ
Chúng con biết nói gì đây với Chúa trước nhan thánh uy nghi của Ngài, nhìn ngắm hai bên luồng máu và nước thánh của Ngài, tỏa lan hai bên thật lung linh và thật nhẹ nhàng thanh thoát. Càng nhìn ngắm dung nhan Chúa, chúng con như càng lúc càng bị thu hút vào trái tim thương yêu cháy bỏng vô bờ vô bến ấy của Chúa, Chúa ơi! Ước gì chúng con được ngụp lặn trong trái tim yêu dấu ấy của Chúa mãi mãi Chúa nhỉ! Vì hạnh phúc gì khi cuộc đời chúng con hằng ngày cứ trôi đi trôi mãi lênh đênh trên dòng sông không định hướng!? Tốt lành gì khi chúng con cứ phải tranh chấp lẫn nhau, để được hơn nhau!? Đức hạnh gì khi chúng con cứ phải phe phái, nịnh bợ, và tâng bốc lẫn nhau!? Tương lai gì khi tất cả chúng con phải giết chết lẫn nhau!?
Chúa ơi! Thân phận con người của chúng con thật mỏng dòn, thật yếu đuối, và thật tội lỗi, chẳng khác nào như loài rong rêu, là thứ thật vô dụng trên trái đất này!? Ngoài Chúa ra, chúng con thật chẳng là gì trên trái đất trên vũ trụ hư không này mà thôi! Bởi chúng con biết rằng Thiên Chúa Cha đã tạo dựng nên chúng con, để có hình hài giống như Ngài, và để có mục đích sống hữu ích trên thế gian này, phải không thưa Chúa?? Sống sao để xứng đáng làm con cái Chúa. Sống sao để đem Tin Mừng của Ngài đến những người anh chị em sống chung quanh chúng con. Sống sao biết chia sẻ và thông cảm cho những anh chị em đang cần đến sự giúp đỡ của chúng con. Bằng miếng cơm, manh áo, thuốc men, những sự giúp đỡ thật thiết thực, chứ không phải trên môi trên miệng, phải không thưa Chúa!?
Vâng, với Ơn của Chúa và lòng thương xót vô bờ bến của Chúa, chúng con sẽ cố gắng và đủ nỗ lực, mà đem tình thương của Chúa, đến cùng mọi người, mọi nơi, mọi nẻo đường, mọi ngõ ngách, và cả những ngõ cụt của cuộc đời, xem chừng như không có lối thoát. Xem chừng như đã tuyệt vọng, nhưng với niềm tin vững chắc rằng, tình thương của Lòng Thương Xót Chúa, sẽ không gì có thể ngăn cản chúng con đến với Ngài. Dù cho tội lỗi chúng con có ngập tràn, và dù cho chúng con tưởng như đã có thể mất linh hồn vào tay chúng quỷ, nhưng khi chúng con khẩn khoản kêu cầu đến Lòng Thương Xót của Chúa, thì lạ thay! Chúng con cảm thấy thật an bình vì linh hồn chúng con như được Chúa nhận chìm vào trái tim rực lửa tràn đầy yêu thương vô bờ bến của Chúa.
Ôi! Thật sung sướng cho chúng con lắm thay! Vì từ nay khi chúng con có bị chạm trán với những thử thách, có lỡ sống trong tội lỗi, của đam mê, của dục vọng, thì khi nhìn lên ảnh Lòng Thương Xót Chúa, chúng con còn có hy vọng, mà tìm về luồng ánh sáng, để được Ánh Sáng Chúa, thanh luyện, thay đổi, biến đổi, đem chúng con về lại con đường chính lộ, để mãi mãi được sống hạnh phúc muôn đời bên Chúa. Amen.
Vì cuộc thương khó của Chúa Kitô
Xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
Lậy Thiên Chúa chí thánh toàn năng và hằng hữu
Xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
Chúng con biết nói gì đây với Chúa trước nhan thánh uy nghi của Ngài, nhìn ngắm hai bên luồng máu và nước thánh của Ngài, tỏa lan hai bên thật lung linh và thật nhẹ nhàng thanh thoát. Càng nhìn ngắm dung nhan Chúa, chúng con như càng lúc càng bị thu hút vào trái tim thương yêu cháy bỏng vô bờ vô bến ấy của Chúa, Chúa ơi! Ước gì chúng con được ngụp lặn trong trái tim yêu dấu ấy của Chúa mãi mãi Chúa nhỉ! Vì hạnh phúc gì khi cuộc đời chúng con hằng ngày cứ trôi đi trôi mãi lênh đênh trên dòng sông không định hướng!? Tốt lành gì khi chúng con cứ phải tranh chấp lẫn nhau, để được hơn nhau!? Đức hạnh gì khi chúng con cứ phải phe phái, nịnh bợ, và tâng bốc lẫn nhau!? Tương lai gì khi tất cả chúng con phải giết chết lẫn nhau!?
Chúa ơi! Thân phận con người của chúng con thật mỏng dòn, thật yếu đuối, và thật tội lỗi, chẳng khác nào như loài rong rêu, là thứ thật vô dụng trên trái đất này!? Ngoài Chúa ra, chúng con thật chẳng là gì trên trái đất trên vũ trụ hư không này mà thôi! Bởi chúng con biết rằng Thiên Chúa Cha đã tạo dựng nên chúng con, để có hình hài giống như Ngài, và để có mục đích sống hữu ích trên thế gian này, phải không thưa Chúa?? Sống sao để xứng đáng làm con cái Chúa. Sống sao để đem Tin Mừng của Ngài đến những người anh chị em sống chung quanh chúng con. Sống sao biết chia sẻ và thông cảm cho những anh chị em đang cần đến sự giúp đỡ của chúng con. Bằng miếng cơm, manh áo, thuốc men, những sự giúp đỡ thật thiết thực, chứ không phải trên môi trên miệng, phải không thưa Chúa!?
Vâng, với Ơn của Chúa và lòng thương xót vô bờ bến của Chúa, chúng con sẽ cố gắng và đủ nỗ lực, mà đem tình thương của Chúa, đến cùng mọi người, mọi nơi, mọi nẻo đường, mọi ngõ ngách, và cả những ngõ cụt của cuộc đời, xem chừng như không có lối thoát. Xem chừng như đã tuyệt vọng, nhưng với niềm tin vững chắc rằng, tình thương của Lòng Thương Xót Chúa, sẽ không gì có thể ngăn cản chúng con đến với Ngài. Dù cho tội lỗi chúng con có ngập tràn, và dù cho chúng con tưởng như đã có thể mất linh hồn vào tay chúng quỷ, nhưng khi chúng con khẩn khoản kêu cầu đến Lòng Thương Xót của Chúa, thì lạ thay! Chúng con cảm thấy thật an bình vì linh hồn chúng con như được Chúa nhận chìm vào trái tim rực lửa tràn đầy yêu thương vô bờ bến của Chúa.
Ôi! Thật sung sướng cho chúng con lắm thay! Vì từ nay khi chúng con có bị chạm trán với những thử thách, có lỡ sống trong tội lỗi, của đam mê, của dục vọng, thì khi nhìn lên ảnh Lòng Thương Xót Chúa, chúng con còn có hy vọng, mà tìm về luồng ánh sáng, để được Ánh Sáng Chúa, thanh luyện, thay đổi, biến đổi, đem chúng con về lại con đường chính lộ, để mãi mãi được sống hạnh phúc muôn đời bên Chúa. Amen.
Vì cuộc thương khó của Chúa Kitô
Xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
Lậy Thiên Chúa chí thánh toàn năng và hằng hữu
Xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:37 09/04/2010
VÀNG TRONG CẦU VỒNG
Sau trận mưa xuân, Lâm Đạt mở cửa sổ nhìn bên ngoài, nó nhìn bảy sắc cầu vồng đẹp đến xuất thần.
- “Má”, Lâm Đạt gọi lớn: “Con nghe có người nói, khi cầu vòng xuất hiện trên trời thì sẽ có vàng từ trên rơi xuống, chỉ có những em bé nào sinh nhằm vào ngày chủ nhật mới có thể tìm được nó, chuyện đó có thật không ? Vậy thì các em bé nào nên sinh ra vào ngày chủ nhật ? Các em đó phải nói với ai là các em muốn sinh ra nhằm ngày chủ nhật không ?”
Mẹ nó trả lời:
- “Đúng rồi, trong cầu vồng nhất định có giấu bảo vật của thiên quốc, tất cả các báu vật trên thế gian không thể so với nó. Nhưng các em bé không nhất định phải sinh nhằm vào ngày chủ nhật mới có thể được những quà tặng ấy, điều kiện quan trọng nhất là các em đó phải ngoan ngoãn so với các em khác, hơn nữa bất cứ lúc nào khi đi dâng lễ ngày chủ nhật thì phải nghiêm trang lịch sự, nếu con có thể trở thành một em bé như thế thì nhất định con sẽ được quà tặng”.
Lâm Đạt bắt đầu hết sức học sự ngoan ngoãn, khi nó càng ngày càng tiến bộ thì nó thêm vui vẻ và thỏa mãn.
Một hôm, cầu vồng lại xuất hiện, mẹ nói với nó: “Lâm Đạt, có phải con đã chuẩn bị đi tìm vàng bạc châu báu của thiên quốc không ?”
Lâm Đạt trả lời: “Ô, mẹ yêu quý, trước đây con thật ngu ngốc, nhưng bây giờ thì con hiểu rõ ý của mẹ rồi, báu vật mà mẹ nói đó quý báu hơn vàng bạc châu báu nhiều”.
- “Thật chứ, con yêu quý ?” Mẹ nó nói: “Đúng vậy, báu vật thiên quốc mà mẹ nói cao quý vĩ đại hơn tất cả báu vật trên mặt đất, đó chính là hạnh phúc chân chính mà nhân loại luôn đi tìm kiếm. Chúng ta cũng chỉ có thể tìm nó ở trong cái đẹp cái thiện, cái thuần khiết và lòng nhân từ của bản thân mình”.
(100 câu chuyện suy tư)
Suy tư:
Thời nay có những bà mẹ đạo đức nhưng con cái thì xa Chúa xa Mẹ, bởi vì cách giáo dục của họ không đạo đức như họ, chẳng hạn như thấy con cái không đi lễ thì chửi mắng như tát nước vào mặt con cái; chẳng hạn như con cái không đọc kinh tối trong gia đình, lớn thì chửi mắng, nhỏ thì đánh đập mà không dùng lời lẽ ôn hòa yêu thương để dạy con mình, họ đạo đức ngày ngày đi lễ, nhưng về nhà thì chửi mắng đánh đập con cái, mà không đem cái đạo đức nhẫn nại, hiền lành ra để giáo dục chúng nó sống đúng tinh thần Phúc Âm của Chúa dạy.
Giáo dục con cái biết cách sống đẹp lòng Chúa, tức là cha mẹ đi trước dẫn đường con cái đi đến với Chúa; dạy con cái biết nhìn thấy báu vật trên thiên đàng thì quý hơn tất cả vàng bạc châu báu ở thế gian này.
Con cái là hồng ân và quà tặng Thiên Chúa ban cho cha mẹ, sẽ có ngày Thiên Chúa đòi lại món quà tặng ấy, lúc ấy –trước tòa phán xét của Thiên Chúa- cha mẹ sẽ trả lời ra sao khi Chúa hỏi: con cái của ngươi bây giờ ở đâu ?”
Cha mẹ nên chuẩn bị câu trả lời ngay từ bây giờ thì vẫn còn kịp vậy.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Sau trận mưa xuân, Lâm Đạt mở cửa sổ nhìn bên ngoài, nó nhìn bảy sắc cầu vồng đẹp đến xuất thần.
- “Má”, Lâm Đạt gọi lớn: “Con nghe có người nói, khi cầu vòng xuất hiện trên trời thì sẽ có vàng từ trên rơi xuống, chỉ có những em bé nào sinh nhằm vào ngày chủ nhật mới có thể tìm được nó, chuyện đó có thật không ? Vậy thì các em bé nào nên sinh ra vào ngày chủ nhật ? Các em đó phải nói với ai là các em muốn sinh ra nhằm ngày chủ nhật không ?”
Mẹ nó trả lời:
- “Đúng rồi, trong cầu vồng nhất định có giấu bảo vật của thiên quốc, tất cả các báu vật trên thế gian không thể so với nó. Nhưng các em bé không nhất định phải sinh nhằm vào ngày chủ nhật mới có thể được những quà tặng ấy, điều kiện quan trọng nhất là các em đó phải ngoan ngoãn so với các em khác, hơn nữa bất cứ lúc nào khi đi dâng lễ ngày chủ nhật thì phải nghiêm trang lịch sự, nếu con có thể trở thành một em bé như thế thì nhất định con sẽ được quà tặng”.
Lâm Đạt bắt đầu hết sức học sự ngoan ngoãn, khi nó càng ngày càng tiến bộ thì nó thêm vui vẻ và thỏa mãn.
Một hôm, cầu vồng lại xuất hiện, mẹ nói với nó: “Lâm Đạt, có phải con đã chuẩn bị đi tìm vàng bạc châu báu của thiên quốc không ?”
Lâm Đạt trả lời: “Ô, mẹ yêu quý, trước đây con thật ngu ngốc, nhưng bây giờ thì con hiểu rõ ý của mẹ rồi, báu vật mà mẹ nói đó quý báu hơn vàng bạc châu báu nhiều”.
- “Thật chứ, con yêu quý ?” Mẹ nó nói: “Đúng vậy, báu vật thiên quốc mà mẹ nói cao quý vĩ đại hơn tất cả báu vật trên mặt đất, đó chính là hạnh phúc chân chính mà nhân loại luôn đi tìm kiếm. Chúng ta cũng chỉ có thể tìm nó ở trong cái đẹp cái thiện, cái thuần khiết và lòng nhân từ của bản thân mình”.
(100 câu chuyện suy tư)
Suy tư:
Thời nay có những bà mẹ đạo đức nhưng con cái thì xa Chúa xa Mẹ, bởi vì cách giáo dục của họ không đạo đức như họ, chẳng hạn như thấy con cái không đi lễ thì chửi mắng như tát nước vào mặt con cái; chẳng hạn như con cái không đọc kinh tối trong gia đình, lớn thì chửi mắng, nhỏ thì đánh đập mà không dùng lời lẽ ôn hòa yêu thương để dạy con mình, họ đạo đức ngày ngày đi lễ, nhưng về nhà thì chửi mắng đánh đập con cái, mà không đem cái đạo đức nhẫn nại, hiền lành ra để giáo dục chúng nó sống đúng tinh thần Phúc Âm của Chúa dạy.
Giáo dục con cái biết cách sống đẹp lòng Chúa, tức là cha mẹ đi trước dẫn đường con cái đi đến với Chúa; dạy con cái biết nhìn thấy báu vật trên thiên đàng thì quý hơn tất cả vàng bạc châu báu ở thế gian này.
Con cái là hồng ân và quà tặng Thiên Chúa ban cho cha mẹ, sẽ có ngày Thiên Chúa đòi lại món quà tặng ấy, lúc ấy –trước tòa phán xét của Thiên Chúa- cha mẹ sẽ trả lời ra sao khi Chúa hỏi: con cái của ngươi bây giờ ở đâu ?”
Cha mẹ nên chuẩn bị câu trả lời ngay từ bây giờ thì vẫn còn kịp vậy.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 09/04/2010
CHỦ NHẬT 2 PHỤC SINH
Tin mừng: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.
Bạn thân mến,
Hôm nay chủ nhật tuần thứ hai sau phục sinh và cũng là chủ nhật về LòngThương Xót của Chúa, trong niềm vui và với lòng tin tưởng sâu xa về tình yêu của Chúa, tôi xin chia sẻ với anh chi em hai điểm sau đây:
1. Lòng Thương Xót của Chúa ở khắp nơi.
Hôm qua có một thành viên Legio Mariae đã nói với tôi là họ đã khuyên bảo được một “con chiên lạc” trở về đi dự lễ Phục Sinh với chúng ta, tôi liền cảm tạ ơn Chúa vì lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài đối với người giáo dân trở về này, bởi vì thương xót và ân sủng vô biên của Thiên Chúa luôn tuôn đỗ trên chúng ta, chỉ cần chúng ta khiêm tốn đón nhận với tất cả lòng tri ân.
Mấy ngày trước lễ Phục Sinh có một vài anh chị em đã khóc khi xưng tội, vì có người hai mươi năm, có người ba mươi năm và có người hơn bốn mươi năm không đi xưng tội, không rước lễ, không đến nhà thờ, nay đã khóc vì vui mừng được nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa đối với họ trong ngày đại lễ Phục Sinh này, và có rất nhiều người chung quanh chúng ta đã chia sẻ những cảm nghiệm mà Chúa đã tỏ lòng thương xót họ qua cuộc sống có nhiều khổ đau hơn là sung sướng, nhiều lo âu hơn là hạnh phúc, thế nhưng họ đã được lòng thương xót của Chúa Ki-tô Phục Sinh đánh động, thôi thúc, làm cho tâm hồn của họ dấy lên sự hối hận và ăn năn, rồi trở về trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua sự khổ nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô đã trở nên rõ ràng hơn và ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: một tai nạn, một sự gặp gỡ đầy thân ái với bạn bè, một lời nói vô tình của người thân, một hoàn cảnh rất thuận lợi, đã khiến chúng ta hồi tâm suy nghĩ đến Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và nhân loại đến chừng nào...
2. Lòng Thương Xót của Chúa nơi các Bí Tích.
Chúa Giê-su đã sống lại, sự sống lại này đã làm cho các bí tích tuôn đổ ơn thánh của Ngài trên trần gian, có hiệu lực và một bảo chứng vĩnh viễn cho Giáo Hội và cho tất cả những người tin vào Ngài.
Nơi các bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa được thố lộ rất rõ ràng, đặc biệt là bí tích Giao Hòa và bí tích Thánh Thể:
Nơi bí tích Hoà Giải chúng ta được thấy rõ ràng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã chết, nay trong bí tích Hoà Giải này chúng ta đã được sống lại. Không một người nào và quyền năng nào ở trần gian làm được điều ấy, chỉ có Thiến Chúa là Đấng hay thương xót mới làm như vậy để không một con chiên nào được trao phó cho Chúa Ki-tô phải mất đi, đón nhận bí tích Hoà Giải cách chân thành là đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa trên chúng ta.
Nơi bí tích Thánh Thể lòng thương yêu vô bờ bến của Thiên Chúa càng nổi bật hơn, bởi vì không những làm cho tội nhân được sống lại mà thôi, nhưng Thiên Chúa cũng đã nuôi dưỡng họ được sống đời đời bởi Máu Thịt của Con Một Ngài là Chúa Giê-su Ki-tô. Đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là đón nhận cách công khai tình yêu của Thiên Chúa, đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là trang bị cho mình một vũ khí siêu hạng để chống trả với những cơn cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn thân mến,
Nhận ra được lòng thương xót của Chúa là đón nhận sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng ta sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, sự bình an này ở nơi bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, không một người Ki-tô hữu nào cảm thấy mình thất vọng lo âu sau khi hoà giải với Thiên Chúa và tha nhân trong toà cáo giải, cũng không một người Ki-tô hữu nào cô đơn chán chường sau khi đón nhận Mình và máu Thánh Chúa Ki-tô, nhưng họ sẽ trở nên người mới trong cuộc sống hôm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn và vui sống hơn, vì họ đã nhận ra lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa đã dành cho họ.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Tin mừng: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.
Bạn thân mến,
Hôm nay chủ nhật tuần thứ hai sau phục sinh và cũng là chủ nhật về LòngThương Xót của Chúa, trong niềm vui và với lòng tin tưởng sâu xa về tình yêu của Chúa, tôi xin chia sẻ với anh chi em hai điểm sau đây:
1. Lòng Thương Xót của Chúa ở khắp nơi.
Hôm qua có một thành viên Legio Mariae đã nói với tôi là họ đã khuyên bảo được một “con chiên lạc” trở về đi dự lễ Phục Sinh với chúng ta, tôi liền cảm tạ ơn Chúa vì lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài đối với người giáo dân trở về này, bởi vì thương xót và ân sủng vô biên của Thiên Chúa luôn tuôn đỗ trên chúng ta, chỉ cần chúng ta khiêm tốn đón nhận với tất cả lòng tri ân.
Mấy ngày trước lễ Phục Sinh có một vài anh chị em đã khóc khi xưng tội, vì có người hai mươi năm, có người ba mươi năm và có người hơn bốn mươi năm không đi xưng tội, không rước lễ, không đến nhà thờ, nay đã khóc vì vui mừng được nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa đối với họ trong ngày đại lễ Phục Sinh này, và có rất nhiều người chung quanh chúng ta đã chia sẻ những cảm nghiệm mà Chúa đã tỏ lòng thương xót họ qua cuộc sống có nhiều khổ đau hơn là sung sướng, nhiều lo âu hơn là hạnh phúc, thế nhưng họ đã được lòng thương xót của Chúa Ki-tô Phục Sinh đánh động, thôi thúc, làm cho tâm hồn của họ dấy lên sự hối hận và ăn năn, rồi trở về trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua sự khổ nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô đã trở nên rõ ràng hơn và ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: một tai nạn, một sự gặp gỡ đầy thân ái với bạn bè, một lời nói vô tình của người thân, một hoàn cảnh rất thuận lợi, đã khiến chúng ta hồi tâm suy nghĩ đến Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và nhân loại đến chừng nào...
2. Lòng Thương Xót của Chúa nơi các Bí Tích.
Chúa Giê-su đã sống lại, sự sống lại này đã làm cho các bí tích tuôn đổ ơn thánh của Ngài trên trần gian, có hiệu lực và một bảo chứng vĩnh viễn cho Giáo Hội và cho tất cả những người tin vào Ngài.
Nơi các bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa được thố lộ rất rõ ràng, đặc biệt là bí tích Giao Hòa và bí tích Thánh Thể:
Nơi bí tích Hoà Giải chúng ta được thấy rõ ràng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã chết, nay trong bí tích Hoà Giải này chúng ta đã được sống lại. Không một người nào và quyền năng nào ở trần gian làm được điều ấy, chỉ có Thiến Chúa là Đấng hay thương xót mới làm như vậy để không một con chiên nào được trao phó cho Chúa Ki-tô phải mất đi, đón nhận bí tích Hoà Giải cách chân thành là đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa trên chúng ta.
Nơi bí tích Thánh Thể lòng thương yêu vô bờ bến của Thiên Chúa càng nổi bật hơn, bởi vì không những làm cho tội nhân được sống lại mà thôi, nhưng Thiên Chúa cũng đã nuôi dưỡng họ được sống đời đời bởi Máu Thịt của Con Một Ngài là Chúa Giê-su Ki-tô. Đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là đón nhận cách công khai tình yêu của Thiên Chúa, đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là trang bị cho mình một vũ khí siêu hạng để chống trả với những cơn cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn thân mến,
Nhận ra được lòng thương xót của Chúa là đón nhận sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng ta sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, sự bình an này ở nơi bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, không một người Ki-tô hữu nào cảm thấy mình thất vọng lo âu sau khi hoà giải với Thiên Chúa và tha nhân trong toà cáo giải, cũng không một người Ki-tô hữu nào cô đơn chán chường sau khi đón nhận Mình và máu Thánh Chúa Ki-tô, nhưng họ sẽ trở nên người mới trong cuộc sống hôm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn và vui sống hơn, vì họ đã nhận ra lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa đã dành cho họ.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 09/04/2010
N2T |
23. Thánh Giá là bục giảng của Chúa Giê-su
(Thánh Augustine)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 09/04/2010
N2T |
413. Tôi học được một điều là biết được người kém hiểu biết nhất, lại là người hô hoán lớn tiếng nhất.
Bình an của Chúa
Anmai, CSsR
18:09 09/04/2010
Chúa nhật 2 PS C
BÌNH AN CỦA CHÚA
Cv 5, 12-16; Kh 1, 9-11a.12.13.17-18; Ga 20, 19-31
Làm sao có thể an tâm, làm sao có thể bình anh được khi mà người mà mình đặt trọn niềm tin, cùng đích của đời mình bị giết. Tất cả niềm hy vọng đã vụt biến mất sau ngày Chúa chịu chết. Nếu như Chúa không phục sinh như lời Chúa hứa thì lòng tin của những ai đã đặt vào Chúa xem chừng ra vô ích, xem chừng ra như trống rỗng.
Như lời đã hứa, Chúa đã phục sinh từ cõi chết. Trang Tin Mừng chúng ta vừa nghe hôm nay thuật lại cho ta trong vòng tám ngày, Chúa Giêsu đã hiện ra hai lần. Theo lẽ thường, chúng ta hay chú ý đến lần hiện ra thứ hai hơn lần thứ nhất bởi lẽ hình như lần thứ hai Chúa Giêsu hiện ra “dành riêng” cho Tôma thì phải. Vì lẽ, lần thứ nhất Chúa Giêsu hiện ra không có Tôma và phản ứng của Tôma hết sức bộc trực và thẳng thắng. Tôma đã nói thẳng với các môn đệ khác là ông phải sờ, phải chạm vào Thầy thì ông mới tin. Thái độ đòi phải sờ, phải chạm ấy tự nhiên diễn tả lên hình ảnh của một người yếu tin. Đòi hỏi ấy bộc lộ lên thái độ thiếu lòng tin hay kém lòng tin của Tôma cũng như chúng ta. Vì kém tin nên mới xảy ra cái chuyện bất an trong lòng của con người.
Chắc chúng ta còn nhớ sau biến cố Chúa Giêsu chịu chết thì các môn đệ tản mác mỗi người mỗi nơi, mỗi người một ngã. Vì tản mác nên đâu có cơ hội ngày nào cũng quy tụ. Bên cạnh việc sợ sệt do liên luỵ đến Chúa Giêsu còn công việc đời sống hàng ngày của các môn đệ nên họ khó có cơ hội gặp chung. Họ tập trung lại với nhau trong buổi họp mặt hàng tuần của họ. Việc Chúa Giêsu hiện ra vào ngày thứ nhất trong tuần có đông đủ như thế như muốn nói lên rằng việc Chúa phục sinh hiện đến trong cuộc gặp mặt của tập thể, của cộng đoàn, của Hội Thánh.
Chắc chắn một điều ai cũng đã biết đó là Hội Thánh tiên khởi bị bách hại một cách hết sức dã man. Lúc thánh Gioan viết trình thuật trên cũng là thời gian Giáo hội gặp sợ hãi vì bách hại. Các môn đệ của Chúa Giêsu có thói quen tụ họp nay ở nhà này, mai ở nhà khác…Họ tiếp đón nhau, cùng nhau kiểm điểm: Có bao nhiêu cuộc rút lui, có bao nhiêu người bỏ đức tin, bỏ nhóm... Họ cũng sợ hãi... Họ đóng cửa, cài then.
Chúa Giêsu đã vượt qua những cản trở của vật chất, của không gian và của thời gian để đến với các môn đệ, đến với con người. Chúa Giêsu muốn giải phóng và Phục sinh chúng ta khỏi tình trạng bế tắc, khỏi tình trạng sợ hãi, khỏi tình trạng đóng cửa cài then, khỏi tình trạng "chết chóc". Đó có thể là sự kiêu ngạo, đó có thể là sự ích kỷ, thử thách về sức khỏe, những điều gây khổ đau và tuyệt vọng, khó khăn về gia đình, nghề nghiệp...
Khi Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, Chúa Giêsu nói: "Chúc anh em được bình an !”. Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Chúc anh em được bình an".
Chúa Giêsu biết điều quan trọng, Chúa Giêsu biết điều mà con người cần đó chính là sự bình an trong tâm hồn, bình an của Chúa. Vật chất, tiền tài, danh vọng có chăng nó chỉ thoả mãn cái dục vọng của con người chứ nó không giải quyết được sự bình an trong tâm hồn con người. Có bình an là có tất cả.
Ngày Chúa cất tiếng khóc chào đời cũng chính là ngày mà thế giới được bình an. Ngày Chúa ra đi khỏi cái cõi tạm này cũng chính là ngày Chúa ban bình an cho nhân loại.
Vinh danh Thiên Chúa trên Trời – Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương. Khi Chúa xuống thế làm người Chúa muốn ban bình an cho nhân loại. Lời ban bình an ấy vẫn được mời gọi trong các Thánh Lễ long trọng từ chủ tế: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm !
Thiên Chúa đến thế gian và Ngài mong mỏi mang bình an cho con người nhưng con người hình như có vẻ không muốn nhận cái bình an ấy, con người đã khước từ Thiên Chúa. Nếu như có Chúa trong cuộc đời ắt hẳn cuộc đời của họ sẽ thật sự bình an.
Kinh nghiệm hết sức thực tế, hết sức rõ ràng nơi cuộc đời của các môn đệ. Các môn đệ có lẽ là người bất an nhất vì đã đặt trọn niềm tin vào Thầy mình nhưng Thầy mình lại chết. Thế nhưng sau khi đón nhận được bình an từ Chúa Phục Sinh thì các môn đệ lại lên đường, lại mang bình an đến cho người khác. Từ khi có bình anh của Chúa Giêsu Phục Sinh, các môn đệ đã lên đường, đã minh chứng về Chúa Giêsu Phục Sinh và làm phép lạ nhân danh Chúa Giêsu Phục Sinh.
Trích sách Công Vụ Tông Đồ mà chúng ta vừa nghe đã minh chứng điều ấy nơi các tông đồ: Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ. Không một ai khác dám nhập đoàn với họ. Nhưng dân thì lại ca tụng họ. Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông đàn bà rất đông. Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phê-rô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung quanh Giê-ru-sa-lem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành. Tất cả những ai đến với các môn đệ thì nhận được bình an của Chúa Phục Sinh nhờ quyền năng của Chúa Phục Sinh ở trên các Ngài.
Buổi họp mừng vào mỗi Chúa nhật, Chúa Giêsu lại chúc bình an cho ta qua tiếng nói của linh mục: "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em". Và Công đồng Vatican II lập lại nghi thức "chào chúc bình an" của truyền thống xa xưa: các Kitô hữu được mời gọi trao bình an cho nhau, nhân danh Đức Kitô. Bắt tay, ôm hôn, mỉn cười với nhau, trong khi miệng trao đổi: "Bình an của Đức Kitô !". Đó không phải là cử chỉ tầm thường nhưng là thái độ "trở nên Đức Kitô” đối với người bên cạnh …" Khi nhiều người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ”.
Chuyện hết sức nghịch lý của con người đó là con người chỉ mong mình được bình an còn người khác thì mặc kệ. Và vì thế, sự bất an nó cứ ở mãi trong con người.
Nhớ đến hình ảnh của các em nhỏ trong trường nơi kẻ mọn đang phụ trách hết sức buồn cười. Các em vẫn biết rằng nếu các em vi phạm kỷ luật thì sẽ bị “cảnh sát trưởng” khiển trách và sẽ xử lý. Biết là vậy nhưng cái yếu đuối, nhưng sự mỏng manh của con người đã làm cho các em cứ vi phạm kỷ luật. Một lần nọ, mấy đứa nghịch với nhau bày nhau chơi cái trò bắn bì nhau. Bên này bắn bên kia, hai bên bắn qua bắn lại. Bên thua qua méc “cảnh sát trưởng”. Cũng giận lắm nhưng chỉ biết làm hoà các em chứ làm sao bây giờ. Mới đây, mấy đứa con gái cấp II không biết giận bạn như thế nào đó bèn nghịch đến độ giấu dép của con trai. Thế là con trai lại qua méc “cảnh sát trưởng”. Cũng qua để tìm cách dung hoà cho đôi bên. Hình ảnh, những cách nghịch của mấy đứa nhỏ làm cho kẻ mọn này liên tưởng đến ngay bản thân mình. Ngày còn bé mình cũng nghịch như thế chứ có hơn gì bọn chúng đâu. Mỗi lần, em nào được “cảnh sát trưởng” gọi tên thì mặt mày tái méc vì biết là bị rầy. Khi ấy, hình như lòng của các em bất an nên thái độ, nên nét mặt, nên cử chỉ của các em khác bình thường. Biết là khi làm như thế cho bạn thế nào mình cũng bị phát hiện và bị gặp “cảnh sát trưởng” nhưng sau những lần ấy lại cứ tiếp tục tìm cách chọc bạn cho vui !
Sau những lần “trục trặt” ấy, kẻ mọn ngẫm nghĩ cũng vui đấy chứ ! Chúng biết rằng chúng cần có sự bình an trong lòng và cũng chẳng hề mong sự hiện diện của “cảnh sát trưởng” để rầy la chúng nhưng nó cứ làm sao ấy. Sự giằng co trong lòng con người về sự bình an hết sức mãnh liệt.
Đời thường của mỗi người chúng ta cũng thế. Sự bình an ấy luôn luôn giằng co. Chẳng ai muốn mình làm tổn hại, làm phiền đến người khác nhưng rồi mình cứ nói hành nói xấu, làm tổn thương người khác. Khi nói, khi làm thì hình như là vui vẻ lắm nhưng khi làm xong thì lại bất an. Sợ đến một lúc nào đó người ta phát hiện người ta sẽ “xử” mình nên cũng âu lo lắm !
Điều hết sức buồn cười đó là sự bất an thường do tự chính con người gây ra. Thiên Chúa muốn ban bình an còn con người gây sự bất an. Sự dữ, sự bất an do chính con người tự tạo cho nhau, do chính con người đã không mở lòng ra đón Chúa Phục Sinh vào lòng mình thật.
Chúa Giêsu đã phục sinh, Chúa Giêsu đã ban bình an cho những ai thiện tâm. Chuyện quan trọng là con người có mở lòng ra để đón nhận sự bình an của Chúa hay không mà thôi. Khi có sự bình an của Thiên Chúa thật sự thì chắc chắn người nhận cũng sẽ lại mang bình an đến cho anh chị em đồng loại, cho những người mà mình gặp gỡ.
BÌNH AN CỦA CHÚA
Cv 5, 12-16; Kh 1, 9-11a.12.13.17-18; Ga 20, 19-31
Làm sao có thể an tâm, làm sao có thể bình anh được khi mà người mà mình đặt trọn niềm tin, cùng đích của đời mình bị giết. Tất cả niềm hy vọng đã vụt biến mất sau ngày Chúa chịu chết. Nếu như Chúa không phục sinh như lời Chúa hứa thì lòng tin của những ai đã đặt vào Chúa xem chừng ra vô ích, xem chừng ra như trống rỗng.
Như lời đã hứa, Chúa đã phục sinh từ cõi chết. Trang Tin Mừng chúng ta vừa nghe hôm nay thuật lại cho ta trong vòng tám ngày, Chúa Giêsu đã hiện ra hai lần. Theo lẽ thường, chúng ta hay chú ý đến lần hiện ra thứ hai hơn lần thứ nhất bởi lẽ hình như lần thứ hai Chúa Giêsu hiện ra “dành riêng” cho Tôma thì phải. Vì lẽ, lần thứ nhất Chúa Giêsu hiện ra không có Tôma và phản ứng của Tôma hết sức bộc trực và thẳng thắng. Tôma đã nói thẳng với các môn đệ khác là ông phải sờ, phải chạm vào Thầy thì ông mới tin. Thái độ đòi phải sờ, phải chạm ấy tự nhiên diễn tả lên hình ảnh của một người yếu tin. Đòi hỏi ấy bộc lộ lên thái độ thiếu lòng tin hay kém lòng tin của Tôma cũng như chúng ta. Vì kém tin nên mới xảy ra cái chuyện bất an trong lòng của con người.
Chắc chúng ta còn nhớ sau biến cố Chúa Giêsu chịu chết thì các môn đệ tản mác mỗi người mỗi nơi, mỗi người một ngã. Vì tản mác nên đâu có cơ hội ngày nào cũng quy tụ. Bên cạnh việc sợ sệt do liên luỵ đến Chúa Giêsu còn công việc đời sống hàng ngày của các môn đệ nên họ khó có cơ hội gặp chung. Họ tập trung lại với nhau trong buổi họp mặt hàng tuần của họ. Việc Chúa Giêsu hiện ra vào ngày thứ nhất trong tuần có đông đủ như thế như muốn nói lên rằng việc Chúa phục sinh hiện đến trong cuộc gặp mặt của tập thể, của cộng đoàn, của Hội Thánh.
Chắc chắn một điều ai cũng đã biết đó là Hội Thánh tiên khởi bị bách hại một cách hết sức dã man. Lúc thánh Gioan viết trình thuật trên cũng là thời gian Giáo hội gặp sợ hãi vì bách hại. Các môn đệ của Chúa Giêsu có thói quen tụ họp nay ở nhà này, mai ở nhà khác…Họ tiếp đón nhau, cùng nhau kiểm điểm: Có bao nhiêu cuộc rút lui, có bao nhiêu người bỏ đức tin, bỏ nhóm... Họ cũng sợ hãi... Họ đóng cửa, cài then.
Chúa Giêsu đã vượt qua những cản trở của vật chất, của không gian và của thời gian để đến với các môn đệ, đến với con người. Chúa Giêsu muốn giải phóng và Phục sinh chúng ta khỏi tình trạng bế tắc, khỏi tình trạng sợ hãi, khỏi tình trạng đóng cửa cài then, khỏi tình trạng "chết chóc". Đó có thể là sự kiêu ngạo, đó có thể là sự ích kỷ, thử thách về sức khỏe, những điều gây khổ đau và tuyệt vọng, khó khăn về gia đình, nghề nghiệp...
Khi Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, Chúa Giêsu nói: "Chúc anh em được bình an !”. Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Chúc anh em được bình an".
Chúa Giêsu biết điều quan trọng, Chúa Giêsu biết điều mà con người cần đó chính là sự bình an trong tâm hồn, bình an của Chúa. Vật chất, tiền tài, danh vọng có chăng nó chỉ thoả mãn cái dục vọng của con người chứ nó không giải quyết được sự bình an trong tâm hồn con người. Có bình an là có tất cả.
Ngày Chúa cất tiếng khóc chào đời cũng chính là ngày mà thế giới được bình an. Ngày Chúa ra đi khỏi cái cõi tạm này cũng chính là ngày Chúa ban bình an cho nhân loại.
Vinh danh Thiên Chúa trên Trời – Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương. Khi Chúa xuống thế làm người Chúa muốn ban bình an cho nhân loại. Lời ban bình an ấy vẫn được mời gọi trong các Thánh Lễ long trọng từ chủ tế: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm !
Thiên Chúa đến thế gian và Ngài mong mỏi mang bình an cho con người nhưng con người hình như có vẻ không muốn nhận cái bình an ấy, con người đã khước từ Thiên Chúa. Nếu như có Chúa trong cuộc đời ắt hẳn cuộc đời của họ sẽ thật sự bình an.
Kinh nghiệm hết sức thực tế, hết sức rõ ràng nơi cuộc đời của các môn đệ. Các môn đệ có lẽ là người bất an nhất vì đã đặt trọn niềm tin vào Thầy mình nhưng Thầy mình lại chết. Thế nhưng sau khi đón nhận được bình an từ Chúa Phục Sinh thì các môn đệ lại lên đường, lại mang bình an đến cho người khác. Từ khi có bình anh của Chúa Giêsu Phục Sinh, các môn đệ đã lên đường, đã minh chứng về Chúa Giêsu Phục Sinh và làm phép lạ nhân danh Chúa Giêsu Phục Sinh.
Trích sách Công Vụ Tông Đồ mà chúng ta vừa nghe đã minh chứng điều ấy nơi các tông đồ: Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ. Không một ai khác dám nhập đoàn với họ. Nhưng dân thì lại ca tụng họ. Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông đàn bà rất đông. Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phê-rô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung quanh Giê-ru-sa-lem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành. Tất cả những ai đến với các môn đệ thì nhận được bình an của Chúa Phục Sinh nhờ quyền năng của Chúa Phục Sinh ở trên các Ngài.
Buổi họp mừng vào mỗi Chúa nhật, Chúa Giêsu lại chúc bình an cho ta qua tiếng nói của linh mục: "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em". Và Công đồng Vatican II lập lại nghi thức "chào chúc bình an" của truyền thống xa xưa: các Kitô hữu được mời gọi trao bình an cho nhau, nhân danh Đức Kitô. Bắt tay, ôm hôn, mỉn cười với nhau, trong khi miệng trao đổi: "Bình an của Đức Kitô !". Đó không phải là cử chỉ tầm thường nhưng là thái độ "trở nên Đức Kitô” đối với người bên cạnh …" Khi nhiều người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ”.
Chuyện hết sức nghịch lý của con người đó là con người chỉ mong mình được bình an còn người khác thì mặc kệ. Và vì thế, sự bất an nó cứ ở mãi trong con người.
Nhớ đến hình ảnh của các em nhỏ trong trường nơi kẻ mọn đang phụ trách hết sức buồn cười. Các em vẫn biết rằng nếu các em vi phạm kỷ luật thì sẽ bị “cảnh sát trưởng” khiển trách và sẽ xử lý. Biết là vậy nhưng cái yếu đuối, nhưng sự mỏng manh của con người đã làm cho các em cứ vi phạm kỷ luật. Một lần nọ, mấy đứa nghịch với nhau bày nhau chơi cái trò bắn bì nhau. Bên này bắn bên kia, hai bên bắn qua bắn lại. Bên thua qua méc “cảnh sát trưởng”. Cũng giận lắm nhưng chỉ biết làm hoà các em chứ làm sao bây giờ. Mới đây, mấy đứa con gái cấp II không biết giận bạn như thế nào đó bèn nghịch đến độ giấu dép của con trai. Thế là con trai lại qua méc “cảnh sát trưởng”. Cũng qua để tìm cách dung hoà cho đôi bên. Hình ảnh, những cách nghịch của mấy đứa nhỏ làm cho kẻ mọn này liên tưởng đến ngay bản thân mình. Ngày còn bé mình cũng nghịch như thế chứ có hơn gì bọn chúng đâu. Mỗi lần, em nào được “cảnh sát trưởng” gọi tên thì mặt mày tái méc vì biết là bị rầy. Khi ấy, hình như lòng của các em bất an nên thái độ, nên nét mặt, nên cử chỉ của các em khác bình thường. Biết là khi làm như thế cho bạn thế nào mình cũng bị phát hiện và bị gặp “cảnh sát trưởng” nhưng sau những lần ấy lại cứ tiếp tục tìm cách chọc bạn cho vui !
Sau những lần “trục trặt” ấy, kẻ mọn ngẫm nghĩ cũng vui đấy chứ ! Chúng biết rằng chúng cần có sự bình an trong lòng và cũng chẳng hề mong sự hiện diện của “cảnh sát trưởng” để rầy la chúng nhưng nó cứ làm sao ấy. Sự giằng co trong lòng con người về sự bình an hết sức mãnh liệt.
Đời thường của mỗi người chúng ta cũng thế. Sự bình an ấy luôn luôn giằng co. Chẳng ai muốn mình làm tổn hại, làm phiền đến người khác nhưng rồi mình cứ nói hành nói xấu, làm tổn thương người khác. Khi nói, khi làm thì hình như là vui vẻ lắm nhưng khi làm xong thì lại bất an. Sợ đến một lúc nào đó người ta phát hiện người ta sẽ “xử” mình nên cũng âu lo lắm !
Điều hết sức buồn cười đó là sự bất an thường do tự chính con người gây ra. Thiên Chúa muốn ban bình an còn con người gây sự bất an. Sự dữ, sự bất an do chính con người tự tạo cho nhau, do chính con người đã không mở lòng ra đón Chúa Phục Sinh vào lòng mình thật.
Chúa Giêsu đã phục sinh, Chúa Giêsu đã ban bình an cho những ai thiện tâm. Chuyện quan trọng là con người có mở lòng ra để đón nhận sự bình an của Chúa hay không mà thôi. Khi có sự bình an của Thiên Chúa thật sự thì chắc chắn người nhận cũng sẽ lại mang bình an đến cho anh chị em đồng loại, cho những người mà mình gặp gỡ.
Phúc cho ai không thấy mà tin
Lm Giuse Đinh lập Liễm
18:47 09/04/2010
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH C
+++
A. DẪN NHẬP
Chính ngày Phục sinh, Đức Giêsu đã hiện ra với các Tông đồ tại nhà Tiệc ly để làm cho các ông tin rằng Ngài đã sống lại thật, đồng thời trao cho các ông nối tiếp sứ mạng của Ngài, và ban Thánh Thần để các ông có quyền tha tội. Nhưng trong dịp này, rất tiếc ông Tôma lại vắng mặt, có lẽ vì ông sợ quá phải tránh xa, và ông cũng không tin lời chứng của các Tông đồ kia.
Tám ngày sau, Đức Giêsu lại thương hiện ra để củng cố niềm tin cho các Tông đồ, cách riêng cho Tôma. Khi Tôma được thấy những lỗ đinh ở tay và cạnh sườn Ngài thì đã tuyên xưng đức tin một cách chân thành: ”Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con”. Tôma đã xem thấy nên đã tin và tuyên xưng một cách mạnh mẽ: Đức Giêsu là Thiên Chúa. Nhưng Đức Giêsu nói với ông: ”Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin”.
Sự hoài nghi và cứng lòng của Tôma cũng có ý nghĩa đối với chúng ta: ông không tin, rồi lại tin khi xem thấy Chúa, điều ấy nhắc nhở cho chúng ta biết rằng chúng ta không tin vào việc Chúa sống lại qua mấy lời nói suông nhưng dựa vào một người đã tận mắt xem thấy hay thọc ngón tay vào lỗ đinh và đã tuyên xưng đức tin một cách thành thật.
Dựa vào Kinh thánh và lời chứng của các Tông đồ, chúng ta tuyên xưng Đức Kitô đã sống lại: “Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh kinh” (Kinh Tin kính) và chúng ta có bổn phận phải loan truyền cho người khác biết Chúa đã sống lại thật để nhiều người được hưởng ơn Phục sinh của Chúa và được hưởng ơn cứu độ muôn đời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 5,12-16
Qua trích đoạn sách Công vụ, thánh Luca mô tả cho chúng ta cộng đoàn Kitô hữu sơ khai. Họ thường hội họp ở hành lang Salômôn và được dân chúng ca tụng. Chúa Phục sinh ban quyền năng cho các Tông đồ làm nhiều phép lạ, đặc biệt là thánh Phêrô.
Trong khi làm phép lạ, các ông cũng nhân dịp tranh thủ rao giảng sứ điệp Phục sinh để đem nhiều người tin theo Đức Kitô. Số tín hữu mỗi ngày một tăng thêm làm thành một cộng đoàn chứng nhân của Đức Kitô Phục sinh.
Khi các Kitô hữu nhận thức được Nước Thiên Chúa đang từ từ tiến triển trong thế gian, họ sẽ khám phá ra rằng Đấng Phục sinh ngày càng hiện diện giữa nhân loại nhờ chứng tá của các Tông đồ và của họ, ngõ hầu thế giới ngày càng trở nên nơi ở tốt hơn cho mọi người.
+ Bài đọc 2: Kh 1,9-11a.12-13.17-19
Hôm ấy là một ngày Chúa nhật, tín hữu mừng biến cố Phục sinh của Chúa. Thánh Gioan, vì rao giảng Lời Chúa và lời chứng của Đức Giêsu, lúc đó đang bị lưu đầy ở đảo Patmos, đã xem thấy một thị kiến vĩ đại mở màn cho sách Khải huyền. Thánh nhân đề tặng cuốn sách cho bảy Giáo hội địa phương tức là cho toàn thể Giáo hội, vì số 7 là số tròn đối với người Do thái. Nhân vật trung tâm trong thị kiến là Con Người, Đấng đã nhận quyền thống trị mọi loài mọi thời, tức là Đấng Phục sinh đã mở cửa sự sống ra cho các tín hữu.
Ngoài ra, thị kiến trong sách Khải huyền còn nhằm an ủi và khích lệ kẻ đang bị bắt bớ: ”Đừng sợ…Ta là Đấng hằng sống. Ta chết và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khóa của Tử thần và Am phủ”.
+ Bài Tin mừng: Ga 20, 19-31
Đoạn kết Tin mừng của thánh Gioan (chương 21 được thêm vào sau này) là một lời mời gọi cuối cùng để hiểu đúng qui chế thực sự của đức tin. Đức Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ nhằm hướng họ về tương lai và chứng tỏ giờ đây Ngài hiện diện bởi Thánh Thần trong sự phát triển công cuộc truyền giáo của Hội thánh.
Chúa Kitô phục sinh hiện ra với các Tông đồ đã mang lại cho các ông niềm vui và bình an của ơn cứu độ mà Chúa ủy thác cho các ông nhiệm vụ loan báo cho mọi người. Việc ông Tôma kém lòng tin đã là một dịp để thánh Gioan đề cập đến điểm then chốt của Tin mừng (theo Gioan) là: mỗi người sau khi nghe các Tông đồ giảng và được ơn soi sáng bên trong, phải tự biết mình dấn thân cho lòng tin chứ không ai tìm dùm cho mình.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Phúc cho ai không thấy mà tin
I. BỐI CẢNH HAI LẦN HIỆN RA
Ngày lễ Phục sinh chúng ta chỉ đề cập đến ngôi mộ trống, việc đó chưa xác định được việc Chúa sống lại. Nhưng trong suốt tuần bát nhật này, chúng ta đề cập tới việc Đức Giêsu hiện ra nhiều lần với nhiều người, sự kiện đó chứng tỏ rằng Đức Giêsu đã sống lại thực sự hiện ra chứ không phải tà ma. Đức Kitô hiện ra với các môn đệ trao cho các ông nối tiếp sứ mạng của Ngài và ban Thánh Thần cho các ông. Mối hoài nghi của Tôma đã được giải quyết khi Đức Giêsu lại tái hiện. Sau khi được chạm tới các vết thương, Tôma liền tuyên xưng lòng tin của mình. Ông tuyên xưng như thế là người có phúc, nhưng ai không trông thấy mà tin thì có phúc hơn.
1. Hiện ra lần thứ nhất
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, các phụ nữ ra viếng mồ Chúa và trông thấy mồ trống. Phêrô và Gioan cũng xác nhận điều ấy. Sự kiện này làm dân chúng xôn xao, nhà cầm quyền điên đầu vì khó xử, các môn đệ nửa tin nửa ngờ nên qui tụ nhau lại để bàn bạc, cầu nguyện, nhưng vì có tiếng đồn các môn đệ đã lấy trộm xác Đức Giêsu nên các ngài sợ bị theo dõi, đã đóng kín cửa phòng họp lại.
Ngay buổi chiều hôm đó, Đức Giêsu hiện ra cùng các môn đệ đang ẩn náu trong căn phòng Tiệc ly. Họ thấy Ngài hiện diện giữa họ mà không cần mở cửa vào vì xác thân Ngài nay đã biến thành linh thiêng, nhưng để đánh tan sự hiểu lầm Ngài là hồn ma hiện về, Đức Giêsu chỉ cho các ông thấy vết thương nơi hai tay và cạnh sườn: chính thật là Chúa nay đã phục sinh.
Ngoài ra, Đức Giêsu còn hai lần chào họ bằng kiểu người Do thái chào khi gặp nhau. Những lời của Ngài khiến các tông đồ lấy lại bình tĩnh cũng như xua tan sự xấu hổ làm nặng lòng các ông vì đã bất trung với Ngài. Các ông không còn nghi ngờ gì việc Chúa sống lại, không phải dựa vào lời chứng của ai khác mà chính Ngài hiện diện giữa các ông bằng xương bằng thịt. Nhưng rất tiếc, lúc này ông Tôma vắng mặt không biết vì lý do gì, ông được các tông đồ kể lại cho biết Chúa đã sống lại và hiện ra với các ông. Tôma không tin mà còn thách thức: ”Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Ngài, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Ngài, thì tôi không tin”(Ga 20,25).
2. Hiện ra lần thứ hai
Tám ngày sau, các môn đệ họp nhau trong nhà, có Tôma ở với các ông. Đức Giêsu lại hiện ra với các ông trong cùng một khung cảnh như lần trước, nhưng lần này có cả Tôma ở đây như là một cái cớ để Ngài hiện ra lần này.
Việc Đức Giêsu hiện ra nói lên: Ngài kiên nhẫn chấp nhận những thách thức của Tôma… Nhưng khi Ngài hiện ra, ta không thấy Tin mừng nói Tôma có xỏ ngón tay và bàn tay như ông đòi hỏi hay không ? Nhưng ta hiểu là Tôma đã không kiểm nghiệm như ông đã đòi hỏi. Chỉ nguyên việc gặp gỡ và nghe lời Chúa nói đã đủ đánh động con người ấy.
Khi được trông thấy Chúa, Tôma xúc động, không dám kiểm nghiệm như mình đã đòi hỏi trước kia mà chỉ biết kêu lên với tất cả tấm lòng:”Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con”. Tôma là người môn đệ cuối cùng tin Chúa sống lại, nhưng lại là người đầu tiên xưng nhận thần tính của Ngài. Lời xưng nhận ấy là tuyệt điểm của lòng tin. Theo cha Garigou Lagrange, một học giả Kinh thánh nổi tiếng: đây là lần thứ nhất Đức Giêsu được gọi bằng danh hiệu “Thiên Chúa” rõ rệt. Cho nên đây là một tác động đức tin hoàn toàn và quyết liệt sau một thời gian hoài nghi và từ khước.
II. NÓI VỀ CON NGƯỜI TÔMA
1. Bản chất con người Tôma
Tôma có biệt hiệu là Điđimô có nghĩa là con sinh đôi, ông vốn là người có tính thẳng thắn, rõ ràng và thực tiễn. Ông rất nhiệt tình với Chúa, dám liều chết với Ngài. Chúng ta có thể đưa ra một vài bằng chứng:
a) Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:’Con đường Thầy đi, sau này họ cũng sẽ đi”. Tôma liền thưa:”Nhưng chúng con không biết Thầy đi đâu, thì làm sao biết được đường lối của Thầy”(Ga 14,5).
b) Khi thấy Đức Giêsu dứt khoát muốn lên Giêrusalem bất chấp nguy hiểm, thì Tôma lại bảo anh em: “Nào cả chúng ta nữa, hãy lên Giêrusalem chịu chết với Ngài”.
c) Tôma vẫn giữ tính đó khi nghe Đức Giêsu sống lại, Tôma đã không căn cứ vào sự kiện ngôi mồ trống, những bài Thánh kinh, nhất là lời Đức Giêsu nói trước về sự sống lại. Ngay cả việc Ngài hiện ra với các môn đệ khác vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nhưng Tôma đòi những điều kiện khả giác chắc chắn là: nhìn thấy vết đinh, thọc ngón tay vào lỗ đinh.
2. Con người hoài nghi và thực tiễn
Qua câu truyện Tin mừng kể lại, có người coi ông Tôma là “bổn mạng” của các kẻ hoài nghi, cứng lòng, hoặc như “ ông tổ” của phái duy lý, duy thực nghiệm. Nghĩ như thế thì hơi quá đáng và bất công. Phải chăng sau này triết gia Descartes, ông tổ của hoài nghi, đã lấy hoài nghi làm phương pháp luận để đề ra “Hoài nghi có phương pháp” (doute méthodique) để làm nền tảng cho triết thuyết của ông ?
Trường hợp của Tôma đặc biệt soi sáng chúng ta. Ông đã chứng tỏ một sự chân thành thật thú vị. Ông không hề cố gắng che đậy những nghi ngờ của mình. Người ta thường nhìn sự hoài nghi như là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Chúng ta thường hay mặc cảm tội lỗi, vì đã có những hoài nghi. Nhưng hoài nghi có thể là một điểm nói lên sự đang phát triển, là một hòn đá bước lên để đi vào sự hiểu biết sâu xa hơn. Đây là điều chắc chắn đối với Tôma, bởi vì theo Tin mừng của thánh Gioan, ông đã tiến tới việc diễn tả lời tuyên xưng cao cả nhất về lòng tin nơi Đức Giêsu: ”Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con” (McCarthy).
Ở đây, trên trái đất này, người ta không thể tuyệt đối biết chắc chắn về những điều thiêng liêng. Nếu biết chắc chắn, thì không cần đến lòng tin nữa. Sự tuyệt đối chắc chắn có thể đưa dẫn đến thói kiêu ngạo, không khoan dung và sự ngu xuẩn. “Kẻ tin nào không bao giờ tỏ ra hoài nghi, thì không phải là kẻ tin nữa” (Thomas Merton).
Trên thực tế, Tin mừng còn cho thấy rằng ngay cả các Tông đồ mà còn có vấn đề về lòng tin. Tôma không phải là người tông đồ duy nhất nghi ngờ về sự sống lại. Tất cả các Tông đồ đều như vậy cả. Thánh Marcô kể cho chúng ta nghe rằng khi Đức Giêsu hiện ra với họ vào buổi tối Phục sinh, “Ngài khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Ngài, sau khi Ngài chỗi dậy” (Mc 16,14).
3. Một nhà truyền giáo vĩ đại
Ông Tôma cũng như mọi người đều cần có ơn Chúa để tin, nhưng ông đã nhận được một bằng chứng đặc biệt; niềm tin của ông sẽ được phúc hơn nếu chấp nhận bằng chứng của các Tông đồ. Các chân lý mạc khải thường được chuyển trao qua lời rao giảng, qua chứng từ của các vị được Đức Kitô sai đi với quyền năng của Chúa Thánh Thần để rao giảng kho tàng đức tin: ”Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô (Rm 10,17).
Tôma, sau khi chế ngự được khủng hoảng, đã tiếp tục can đảm làm chứng cho Đức Kitô, và trở thành một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất của Giáo hội tiên khởi. Theo truyền thống, ngài đem Tin mừng đến tận Ba tư, Syria và An độ, là nơi ngài chịu tử đạo. Tôma là người tông đồ đầu tiên chịu chết vì đức tin.
III. PHÚC CHO AI KHÔNG THẤY MÀ TIN
1. Tin và không tin
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta cũng như các tông đồ, mọi người nghe tin hoặc tai nghe mắt thấy mà có cái tin, có cái không tin. Riêng việc Đức Giêsu sống lại, mặc dầu các Tông đồ đã nghe tin, đã thấy mà cũng chưa tin (Mc 16,11; Lc 24,11). Ngay việc Ngài đích thân hiện đến mà họ vẫn tưởng là ma. Ngài phải cho các ông rờ chân tay và cạnh sườn Ngài, các ông vẫn chưa tin, Ngài mới hỏi:”Ở đây các con có gì ăn không ? Các ông đưa cho Ngài một mẩu cá nướng, Ngài cầm lấy và ăn trước mặt các ông”(Lc 20,40-43), qua một số sự việc sờ sờ ra trước mắt các ông mới tin.
Đức Giêsu cố gắng mở mắt cho các ông, mà không đe dọa hoặc ép buộc ai cả. Ngài chỉ mời gọi, mong muốn họ tự nguyện tin theo bằng tất cả sự sáng suốt của họ. Tại sao các ông cứng lòng đến nỗi Chúa phải làm đủ cách, các ông mới tin ? Thưa:
- Thứ nhất, vì cả loài người có ai chết mà tự mình sống lại đâu ! Các ông đã biết: Dầu là tổ phụ như Abraham, Giacóp, Giuse, vĩ đại như Maisen, Đavít, Salomôn và các tiên tri làm nhiều phép lạ như Elia, Ezêkiên vẫn phải chết.
- Thứ đến, gần ba năm các ông theo Thầy hình như chỉ mong được địa vị danh vọng quyền bính, chỉ mong Thầy lên Giêrusalem để cai trị Israel, nhưng Thầy lại chịu chết. Ngay cả khi Thầy sắp sống lại, sắp về trời, các ông còn hỏi: ”Phải chăng đã đến lúc Thầy phải khôi phục vương quốc Israel”(Cv 1,6). Cho nên, dầu Thầy đã ba lần báo trước: ”Con người phải chịu nhiều đau khổ…bị giết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 20,17-18. Mc 10,33-34), các ông vẫn mơ ước có ngày được vinh quang trần thế. Những tham vọng phàm tục đó đã che mắt đức tin của các ông (Vũ khắc Nghiêm).
Trong đời sống hằng ngày có kẻ chỉ nghe mà tin, có kẻ phải mắt thấy tai nghe mới tin như các thánh nữ, có người đòi chứng nghiệm, thử nghiệm rồi mới tin, như các nhà khoa học phải thí nghiệm đúng mới công nhận. Phải chăng các môn đệ thuộc hạng các nhà khoa học ?
Ngoài ra, chúng ta thấy có những người không tin gì cả khi họ “chưa thấy” và “chưa hiểu” được cả về phương diện thiêng liêng. Họ là những người kiêu căng, họ cho là họ có thể hiểu được tất cả, cái gì họ không hiểu được là không có. Họ nghĩ rằng mình có thể thấu hiểu mọi vấn đề, kể cả những điều thực sự vượt quá trí hiểu của mình và cho tin như vậy là làm nhụt trí khôn đi. Họ đã quên rằng không phải những điều xa lạ mà họ không hiểu, nhưng chính những điều trước mắt mà họ cũng không hiểu nổi.
Truyện: hậu sinh khả úy.
Hồi Khổng Tử còn sống, chính ông đã được nếm bài học này: Hôm ấy ông cỡi xe đi dạo, dọc đường ông gặp một em bé đang ngồi nghịch, lấy đất xây thành. Khổng Tử làm hiệu cho em bé tránh lối, nhưng em trợn mắt hỏi:
- Xe tránh thành hay thành tránh xe.
Nghe câu hỏi hóc búa, Khổng Tử vội vã trụt xuống đấu dịu để vượt qua, nhưng em bé không nghe mà còn hỏi một câu khác nếu thưa được sẽ cho đi. Câu ấy như sau:
Thiên thượng linh linh hữu kỷ tinh,
Địa hạ lục lục hữu kỷ ốc ?
(Trời chi chít bao nhiêu ngôi sao,
Dưới đất san sát có bao nóc nhà) ?
Khổng Tử bối rối. Ông hạ giọng:
- Con hỏi ông những sự trước mắt, ông có thể thưa, nhưng với những sự trên trời dưới đất thì ông chịu.
Em bé hỏi luôn:
- Mục trung hữu kỷ mao ? (Trước mắt thầy có mấy cái lông) ?
Khổng Tử chịu và vội vã bước lên xe quay trở lại, miệng lẩm bẩm câu: ”Hậu sinh khả úy” (rất đáng sợ người sinh sau đẻ muộn).
Cũng có những người biết rõ có Chúa – có thưởng có phạt, nhưng họ không muốn tin tại vì tin có Chúa phải thờ Chúa – và tin có thưởng có phạt thì phải lo làm lành lánh dữ, đang khi mình làm điều dữ. Phải nói rằng những người này chỉ tin có Chúa khi cần phải tin – tin để có lợi cho họ.
Truyện: Người ta chỉ vô thần khi bình an thôi.
Hôm ấy trên con tầu lênh đênh giữa biển, hành khách truyện vãn với nhau, trong đó có bàn về Thiên Chúa. Trong số những người có mặt, có một vị vô thần. Ông này tìm mọi lẽ bác bỏ Thiên Chúa. Lời ông nói, lý ông đưa ra khá mạnh, khiến một số thính giả xiêu lòng. Câu truyện đương đi thì thình lình có cơn bão lớn khiến con tầu muốn đắm
Người ta thấy mất ông vô thần. Họ bảo nhau đi kiếm thì thấy ông đương quỳ cầu nguyện trong phòng rửa mặt.
Một người hỏi khích ông:
- Ông cầu nguyện với ai ? Ông là người vô thần cơ mà ?
Ông khiêm nhường đáp:
- Người ta chỉ vô thần khi bình an thôi.
3. Tin trong gian lao thử thách
Đức Maria đã bị thử thách: làm sao sinh con mà vẫn còn đồng trinh ? Hoặc biết ăn nói làm sao với thánh Giuse về cái bào thai trong bụng ? Và còn nhiều thử thách trong suốt cuộc đời ? Đức Maria chỉ biết thực hành câu “Xin vâng”. Lời xin vâng được thực hành với tất cả niềm tin và lòng yêu mến. Chính tình yêu hỗ trợ cho niềm tin. Thánh Augustinô đã nói lên ý tưởng đó khi ngài nói: ”Ama et fac quod vis”: hãy yêu đi rồi muốn làm gì thì làm.
Truyện: Tình yêu hỗ trợ.
Một cuộc đối thoại giữa hai người yêu:
- Em có bằng lòng lấy anh không ?
- Bằng lòng.
- Chúng ta chỉ mới quen nhau mấy tháng. Em chỉ nghe anh nói thế thôi chứ chưa có dịp “kiểm tra” lý lịch và quá khứ của anh. Sao em tin anh thế ?
- Vì em yêu anh.
Tình yêu hỗ trợ cho niềm tin (Góp nhặt).
Đức Giêsu sống lại đã làm cho các môn đệ tin tưởng, một niềm tin vững chắc ngay trong những gian nan thử thách, không gì có thể làm cho họ nhụt chí. Blaise Pascal, vị thiên tài toán học, được hấp dẫn đến với đức tin khi ông suy niệm về sự kiện không có sự đe dọa giết chóc nào có thể ngăn cản các môn đệ Đức Giêsu nói thật to cho thế giới biết rằng Ngài đã sống lại. Pascal nói rằng ông tin chắc chắn vào kẻ nào dám sẵn sàng chịu “cắt cổ” vì lời rao giảng của chính mình.
Truyện: Trên bờ sông Kwai.
Những tù nhân trên bờ sông Kwai được lôi cuốn đến với đức tin qua cảm nhận riêng tư về quyền năng Chúa Giêsu đang hoạt động trong cuộc sống của họ. Chúng ta hãy nhớ lại đám tù binh này từng bị lao động đầu trần chân đất dưới cơn nóng cháy da miền nhiệt đới. Trong chỉ vài tuần lễ, từ những người đàn ông lực lưỡng, họ đã biến thành bộ xương biết đi. Tinh thần họ xuống đến mức tệ nhất. Người ta lo sợ sắp có điều gì xẩy ra. Thế nhưng vào ngay thời điểm ấy, hai tù nhân đã đứng lên tổ chức đám tù còn lại thành những nhóm tìm hiểu Kinh thánh, các tù nhân đã học biết rằng Chúa Giêsu Phục sinh đang ở giữa họ. Họ chỉ việc tiếp xúc với Ngài. Và sau khi tiếp xúc với Ngài, đám tù đã được biến đổi một cách kỳ diệu trong cuộc sống từng người. Chính cảm nghiệm thiêng liêng này khiến họ quỳ gối xuống thưa cùng Chúa Giêsu: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”(Mark Link).
4. Lời Chúa với chúng ta hôm nay
Sau khi Tôma đã thưa với Đức Giêsu: ”Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con”, thì Ngài đã nói với ông: ”Vì đã trông thấy Thầy, nên con tin. Phúc thay người không thấy mà tin”. Nói điều ấy Chúa có ý nhằm đến chúng ta hôm nay và muôn thế hệ nữa, là những người không được đặc ân nghe tiếng Ngài, đụng chạm đến thân xác thánh thiện của Ngài. Chúng ta tin theo bằng chứng của các tông đồ và lời giảng dạy của Hội thánh.
Phải chăng chúng ta mỗi người đều là Tôma ? Chúng ta cũng cứng lòng như Tôma trong những cơn gian nan thử thách ? Nhưng Tôma sau khi đã cảm nghiệm về Chúa Phục sinh, ông đã tin, một niềm tin sâu xa và vững mạnh nhất: Đức Giêsu là Thiên Chúa. Chúng ta chỉ được vững mạnh về đức tin khi chúng ta có cảm nghiệm về niềm tin đó. Chúng ta tin vào tình thương Chúa khi chúng ta có cảm nghiệm bằng cách đón nhận tình thương của Chúa trong cuộc sống của mình.
Đức Giêsu mời gọi chúng ta tiếp cận với Ngài trong lòng tin, và vào những vết thương của Ngài. Mặc dầu chúng ta không được đụng chạm vào Ngài về mặt thể lý, nhưng chúng ta có thể tiến lại gần Ngài về mặt thiêng liêng. Và chúng ta cũng được kêu gọi mang lời chứng đến cho những người khác. Công việc của chúng ta là làm cho Đức Giêsu trở thành “nhìn thấy được” trên thế giới. Các môn đệ đầu tiên đã làm theo cách này. Một khi đã được nhìn thấy Đức Kitô, họ cảm thấy bắt buộc phải làm cho người khác nhận biết Ngài.
Thế giới ngày nay đầy rẫy những kẻ hoài nghi và không tin tưởng. Cách thức duy nhất khiến cho họ được biến đổi trong lòng tin, đó là làm như thể họ “nhìn thấy” Đức Giêsu và “đụng chạm “ vào Ngài thông qua những kẻ đi theo Ngài. Nhưng những kẻ đi theo Ngài lại không hề có vết thương tình yêu để bầy tỏ ra cho họ, vì thế, chưa chắc có thể thuyết phục được những kẻ không tin (Flor McCarthy).
Chúng ta có thể kết luận: Việc Tôma không tin lúc đầu là một bảo đảm cho lòng tin của chúng ta thêm vững chắc vì niềm tin Chúa sống lại của chúng ta không chỉ dựa trên những lời nói suông, nhưng được xây dựng trên đức tin của một người thực tế, bình dân, đã nhìn thấy tận mắt và sờ tận tay vào thân xác sống lại của Chúa. Do đó, cùng với thánh Grêgôriô chúng ta có thể nói: ”Ngón tay đa nghi của Tôma đã trở nên ông thầy của toàn thế giới; bàn tay đa nghi của Tôma đã dạy cho mọi người một sự thật rất chắc chắn, đó là thân xác Đức Giêsu Kitô đã phục sinh”.
+++
A. DẪN NHẬP
Chính ngày Phục sinh, Đức Giêsu đã hiện ra với các Tông đồ tại nhà Tiệc ly để làm cho các ông tin rằng Ngài đã sống lại thật, đồng thời trao cho các ông nối tiếp sứ mạng của Ngài, và ban Thánh Thần để các ông có quyền tha tội. Nhưng trong dịp này, rất tiếc ông Tôma lại vắng mặt, có lẽ vì ông sợ quá phải tránh xa, và ông cũng không tin lời chứng của các Tông đồ kia.
Tám ngày sau, Đức Giêsu lại thương hiện ra để củng cố niềm tin cho các Tông đồ, cách riêng cho Tôma. Khi Tôma được thấy những lỗ đinh ở tay và cạnh sườn Ngài thì đã tuyên xưng đức tin một cách chân thành: ”Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con”. Tôma đã xem thấy nên đã tin và tuyên xưng một cách mạnh mẽ: Đức Giêsu là Thiên Chúa. Nhưng Đức Giêsu nói với ông: ”Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin”.
Sự hoài nghi và cứng lòng của Tôma cũng có ý nghĩa đối với chúng ta: ông không tin, rồi lại tin khi xem thấy Chúa, điều ấy nhắc nhở cho chúng ta biết rằng chúng ta không tin vào việc Chúa sống lại qua mấy lời nói suông nhưng dựa vào một người đã tận mắt xem thấy hay thọc ngón tay vào lỗ đinh và đã tuyên xưng đức tin một cách thành thật.
Dựa vào Kinh thánh và lời chứng của các Tông đồ, chúng ta tuyên xưng Đức Kitô đã sống lại: “Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh kinh” (Kinh Tin kính) và chúng ta có bổn phận phải loan truyền cho người khác biết Chúa đã sống lại thật để nhiều người được hưởng ơn Phục sinh của Chúa và được hưởng ơn cứu độ muôn đời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 5,12-16
Qua trích đoạn sách Công vụ, thánh Luca mô tả cho chúng ta cộng đoàn Kitô hữu sơ khai. Họ thường hội họp ở hành lang Salômôn và được dân chúng ca tụng. Chúa Phục sinh ban quyền năng cho các Tông đồ làm nhiều phép lạ, đặc biệt là thánh Phêrô.
Trong khi làm phép lạ, các ông cũng nhân dịp tranh thủ rao giảng sứ điệp Phục sinh để đem nhiều người tin theo Đức Kitô. Số tín hữu mỗi ngày một tăng thêm làm thành một cộng đoàn chứng nhân của Đức Kitô Phục sinh.
Khi các Kitô hữu nhận thức được Nước Thiên Chúa đang từ từ tiến triển trong thế gian, họ sẽ khám phá ra rằng Đấng Phục sinh ngày càng hiện diện giữa nhân loại nhờ chứng tá của các Tông đồ và của họ, ngõ hầu thế giới ngày càng trở nên nơi ở tốt hơn cho mọi người.
+ Bài đọc 2: Kh 1,9-11a.12-13.17-19
Hôm ấy là một ngày Chúa nhật, tín hữu mừng biến cố Phục sinh của Chúa. Thánh Gioan, vì rao giảng Lời Chúa và lời chứng của Đức Giêsu, lúc đó đang bị lưu đầy ở đảo Patmos, đã xem thấy một thị kiến vĩ đại mở màn cho sách Khải huyền. Thánh nhân đề tặng cuốn sách cho bảy Giáo hội địa phương tức là cho toàn thể Giáo hội, vì số 7 là số tròn đối với người Do thái. Nhân vật trung tâm trong thị kiến là Con Người, Đấng đã nhận quyền thống trị mọi loài mọi thời, tức là Đấng Phục sinh đã mở cửa sự sống ra cho các tín hữu.
Ngoài ra, thị kiến trong sách Khải huyền còn nhằm an ủi và khích lệ kẻ đang bị bắt bớ: ”Đừng sợ…Ta là Đấng hằng sống. Ta chết và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khóa của Tử thần và Am phủ”.
+ Bài Tin mừng: Ga 20, 19-31
Đoạn kết Tin mừng của thánh Gioan (chương 21 được thêm vào sau này) là một lời mời gọi cuối cùng để hiểu đúng qui chế thực sự của đức tin. Đức Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ nhằm hướng họ về tương lai và chứng tỏ giờ đây Ngài hiện diện bởi Thánh Thần trong sự phát triển công cuộc truyền giáo của Hội thánh.
Chúa Kitô phục sinh hiện ra với các Tông đồ đã mang lại cho các ông niềm vui và bình an của ơn cứu độ mà Chúa ủy thác cho các ông nhiệm vụ loan báo cho mọi người. Việc ông Tôma kém lòng tin đã là một dịp để thánh Gioan đề cập đến điểm then chốt của Tin mừng (theo Gioan) là: mỗi người sau khi nghe các Tông đồ giảng và được ơn soi sáng bên trong, phải tự biết mình dấn thân cho lòng tin chứ không ai tìm dùm cho mình.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Phúc cho ai không thấy mà tin
I. BỐI CẢNH HAI LẦN HIỆN RA
Ngày lễ Phục sinh chúng ta chỉ đề cập đến ngôi mộ trống, việc đó chưa xác định được việc Chúa sống lại. Nhưng trong suốt tuần bát nhật này, chúng ta đề cập tới việc Đức Giêsu hiện ra nhiều lần với nhiều người, sự kiện đó chứng tỏ rằng Đức Giêsu đã sống lại thực sự hiện ra chứ không phải tà ma. Đức Kitô hiện ra với các môn đệ trao cho các ông nối tiếp sứ mạng của Ngài và ban Thánh Thần cho các ông. Mối hoài nghi của Tôma đã được giải quyết khi Đức Giêsu lại tái hiện. Sau khi được chạm tới các vết thương, Tôma liền tuyên xưng lòng tin của mình. Ông tuyên xưng như thế là người có phúc, nhưng ai không trông thấy mà tin thì có phúc hơn.
1. Hiện ra lần thứ nhất
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, các phụ nữ ra viếng mồ Chúa và trông thấy mồ trống. Phêrô và Gioan cũng xác nhận điều ấy. Sự kiện này làm dân chúng xôn xao, nhà cầm quyền điên đầu vì khó xử, các môn đệ nửa tin nửa ngờ nên qui tụ nhau lại để bàn bạc, cầu nguyện, nhưng vì có tiếng đồn các môn đệ đã lấy trộm xác Đức Giêsu nên các ngài sợ bị theo dõi, đã đóng kín cửa phòng họp lại.
Ngay buổi chiều hôm đó, Đức Giêsu hiện ra cùng các môn đệ đang ẩn náu trong căn phòng Tiệc ly. Họ thấy Ngài hiện diện giữa họ mà không cần mở cửa vào vì xác thân Ngài nay đã biến thành linh thiêng, nhưng để đánh tan sự hiểu lầm Ngài là hồn ma hiện về, Đức Giêsu chỉ cho các ông thấy vết thương nơi hai tay và cạnh sườn: chính thật là Chúa nay đã phục sinh.
Ngoài ra, Đức Giêsu còn hai lần chào họ bằng kiểu người Do thái chào khi gặp nhau. Những lời của Ngài khiến các tông đồ lấy lại bình tĩnh cũng như xua tan sự xấu hổ làm nặng lòng các ông vì đã bất trung với Ngài. Các ông không còn nghi ngờ gì việc Chúa sống lại, không phải dựa vào lời chứng của ai khác mà chính Ngài hiện diện giữa các ông bằng xương bằng thịt. Nhưng rất tiếc, lúc này ông Tôma vắng mặt không biết vì lý do gì, ông được các tông đồ kể lại cho biết Chúa đã sống lại và hiện ra với các ông. Tôma không tin mà còn thách thức: ”Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Ngài, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Ngài, thì tôi không tin”(Ga 20,25).
2. Hiện ra lần thứ hai
Tám ngày sau, các môn đệ họp nhau trong nhà, có Tôma ở với các ông. Đức Giêsu lại hiện ra với các ông trong cùng một khung cảnh như lần trước, nhưng lần này có cả Tôma ở đây như là một cái cớ để Ngài hiện ra lần này.
Việc Đức Giêsu hiện ra nói lên: Ngài kiên nhẫn chấp nhận những thách thức của Tôma… Nhưng khi Ngài hiện ra, ta không thấy Tin mừng nói Tôma có xỏ ngón tay và bàn tay như ông đòi hỏi hay không ? Nhưng ta hiểu là Tôma đã không kiểm nghiệm như ông đã đòi hỏi. Chỉ nguyên việc gặp gỡ và nghe lời Chúa nói đã đủ đánh động con người ấy.
Khi được trông thấy Chúa, Tôma xúc động, không dám kiểm nghiệm như mình đã đòi hỏi trước kia mà chỉ biết kêu lên với tất cả tấm lòng:”Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con”. Tôma là người môn đệ cuối cùng tin Chúa sống lại, nhưng lại là người đầu tiên xưng nhận thần tính của Ngài. Lời xưng nhận ấy là tuyệt điểm của lòng tin. Theo cha Garigou Lagrange, một học giả Kinh thánh nổi tiếng: đây là lần thứ nhất Đức Giêsu được gọi bằng danh hiệu “Thiên Chúa” rõ rệt. Cho nên đây là một tác động đức tin hoàn toàn và quyết liệt sau một thời gian hoài nghi và từ khước.
II. NÓI VỀ CON NGƯỜI TÔMA
1. Bản chất con người Tôma
Tôma có biệt hiệu là Điđimô có nghĩa là con sinh đôi, ông vốn là người có tính thẳng thắn, rõ ràng và thực tiễn. Ông rất nhiệt tình với Chúa, dám liều chết với Ngài. Chúng ta có thể đưa ra một vài bằng chứng:
a) Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:’Con đường Thầy đi, sau này họ cũng sẽ đi”. Tôma liền thưa:”Nhưng chúng con không biết Thầy đi đâu, thì làm sao biết được đường lối của Thầy”(Ga 14,5).
b) Khi thấy Đức Giêsu dứt khoát muốn lên Giêrusalem bất chấp nguy hiểm, thì Tôma lại bảo anh em: “Nào cả chúng ta nữa, hãy lên Giêrusalem chịu chết với Ngài”.
c) Tôma vẫn giữ tính đó khi nghe Đức Giêsu sống lại, Tôma đã không căn cứ vào sự kiện ngôi mồ trống, những bài Thánh kinh, nhất là lời Đức Giêsu nói trước về sự sống lại. Ngay cả việc Ngài hiện ra với các môn đệ khác vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nhưng Tôma đòi những điều kiện khả giác chắc chắn là: nhìn thấy vết đinh, thọc ngón tay vào lỗ đinh.
2. Con người hoài nghi và thực tiễn
Qua câu truyện Tin mừng kể lại, có người coi ông Tôma là “bổn mạng” của các kẻ hoài nghi, cứng lòng, hoặc như “ ông tổ” của phái duy lý, duy thực nghiệm. Nghĩ như thế thì hơi quá đáng và bất công. Phải chăng sau này triết gia Descartes, ông tổ của hoài nghi, đã lấy hoài nghi làm phương pháp luận để đề ra “Hoài nghi có phương pháp” (doute méthodique) để làm nền tảng cho triết thuyết của ông ?
Trường hợp của Tôma đặc biệt soi sáng chúng ta. Ông đã chứng tỏ một sự chân thành thật thú vị. Ông không hề cố gắng che đậy những nghi ngờ của mình. Người ta thường nhìn sự hoài nghi như là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Chúng ta thường hay mặc cảm tội lỗi, vì đã có những hoài nghi. Nhưng hoài nghi có thể là một điểm nói lên sự đang phát triển, là một hòn đá bước lên để đi vào sự hiểu biết sâu xa hơn. Đây là điều chắc chắn đối với Tôma, bởi vì theo Tin mừng của thánh Gioan, ông đã tiến tới việc diễn tả lời tuyên xưng cao cả nhất về lòng tin nơi Đức Giêsu: ”Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con” (McCarthy).
Ở đây, trên trái đất này, người ta không thể tuyệt đối biết chắc chắn về những điều thiêng liêng. Nếu biết chắc chắn, thì không cần đến lòng tin nữa. Sự tuyệt đối chắc chắn có thể đưa dẫn đến thói kiêu ngạo, không khoan dung và sự ngu xuẩn. “Kẻ tin nào không bao giờ tỏ ra hoài nghi, thì không phải là kẻ tin nữa” (Thomas Merton).
Trên thực tế, Tin mừng còn cho thấy rằng ngay cả các Tông đồ mà còn có vấn đề về lòng tin. Tôma không phải là người tông đồ duy nhất nghi ngờ về sự sống lại. Tất cả các Tông đồ đều như vậy cả. Thánh Marcô kể cho chúng ta nghe rằng khi Đức Giêsu hiện ra với họ vào buổi tối Phục sinh, “Ngài khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Ngài, sau khi Ngài chỗi dậy” (Mc 16,14).
3. Một nhà truyền giáo vĩ đại
Ông Tôma cũng như mọi người đều cần có ơn Chúa để tin, nhưng ông đã nhận được một bằng chứng đặc biệt; niềm tin của ông sẽ được phúc hơn nếu chấp nhận bằng chứng của các Tông đồ. Các chân lý mạc khải thường được chuyển trao qua lời rao giảng, qua chứng từ của các vị được Đức Kitô sai đi với quyền năng của Chúa Thánh Thần để rao giảng kho tàng đức tin: ”Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô (Rm 10,17).
Tôma, sau khi chế ngự được khủng hoảng, đã tiếp tục can đảm làm chứng cho Đức Kitô, và trở thành một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất của Giáo hội tiên khởi. Theo truyền thống, ngài đem Tin mừng đến tận Ba tư, Syria và An độ, là nơi ngài chịu tử đạo. Tôma là người tông đồ đầu tiên chịu chết vì đức tin.
III. PHÚC CHO AI KHÔNG THẤY MÀ TIN
1. Tin và không tin
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta cũng như các tông đồ, mọi người nghe tin hoặc tai nghe mắt thấy mà có cái tin, có cái không tin. Riêng việc Đức Giêsu sống lại, mặc dầu các Tông đồ đã nghe tin, đã thấy mà cũng chưa tin (Mc 16,11; Lc 24,11). Ngay việc Ngài đích thân hiện đến mà họ vẫn tưởng là ma. Ngài phải cho các ông rờ chân tay và cạnh sườn Ngài, các ông vẫn chưa tin, Ngài mới hỏi:”Ở đây các con có gì ăn không ? Các ông đưa cho Ngài một mẩu cá nướng, Ngài cầm lấy và ăn trước mặt các ông”(Lc 20,40-43), qua một số sự việc sờ sờ ra trước mắt các ông mới tin.
Đức Giêsu cố gắng mở mắt cho các ông, mà không đe dọa hoặc ép buộc ai cả. Ngài chỉ mời gọi, mong muốn họ tự nguyện tin theo bằng tất cả sự sáng suốt của họ. Tại sao các ông cứng lòng đến nỗi Chúa phải làm đủ cách, các ông mới tin ? Thưa:
- Thứ nhất, vì cả loài người có ai chết mà tự mình sống lại đâu ! Các ông đã biết: Dầu là tổ phụ như Abraham, Giacóp, Giuse, vĩ đại như Maisen, Đavít, Salomôn và các tiên tri làm nhiều phép lạ như Elia, Ezêkiên vẫn phải chết.
- Thứ đến, gần ba năm các ông theo Thầy hình như chỉ mong được địa vị danh vọng quyền bính, chỉ mong Thầy lên Giêrusalem để cai trị Israel, nhưng Thầy lại chịu chết. Ngay cả khi Thầy sắp sống lại, sắp về trời, các ông còn hỏi: ”Phải chăng đã đến lúc Thầy phải khôi phục vương quốc Israel”(Cv 1,6). Cho nên, dầu Thầy đã ba lần báo trước: ”Con người phải chịu nhiều đau khổ…bị giết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 20,17-18. Mc 10,33-34), các ông vẫn mơ ước có ngày được vinh quang trần thế. Những tham vọng phàm tục đó đã che mắt đức tin của các ông (Vũ khắc Nghiêm).
Trong đời sống hằng ngày có kẻ chỉ nghe mà tin, có kẻ phải mắt thấy tai nghe mới tin như các thánh nữ, có người đòi chứng nghiệm, thử nghiệm rồi mới tin, như các nhà khoa học phải thí nghiệm đúng mới công nhận. Phải chăng các môn đệ thuộc hạng các nhà khoa học ?
Ngoài ra, chúng ta thấy có những người không tin gì cả khi họ “chưa thấy” và “chưa hiểu” được cả về phương diện thiêng liêng. Họ là những người kiêu căng, họ cho là họ có thể hiểu được tất cả, cái gì họ không hiểu được là không có. Họ nghĩ rằng mình có thể thấu hiểu mọi vấn đề, kể cả những điều thực sự vượt quá trí hiểu của mình và cho tin như vậy là làm nhụt trí khôn đi. Họ đã quên rằng không phải những điều xa lạ mà họ không hiểu, nhưng chính những điều trước mắt mà họ cũng không hiểu nổi.
Truyện: hậu sinh khả úy.
Hồi Khổng Tử còn sống, chính ông đã được nếm bài học này: Hôm ấy ông cỡi xe đi dạo, dọc đường ông gặp một em bé đang ngồi nghịch, lấy đất xây thành. Khổng Tử làm hiệu cho em bé tránh lối, nhưng em trợn mắt hỏi:
- Xe tránh thành hay thành tránh xe.
Nghe câu hỏi hóc búa, Khổng Tử vội vã trụt xuống đấu dịu để vượt qua, nhưng em bé không nghe mà còn hỏi một câu khác nếu thưa được sẽ cho đi. Câu ấy như sau:
Thiên thượng linh linh hữu kỷ tinh,
Địa hạ lục lục hữu kỷ ốc ?
(Trời chi chít bao nhiêu ngôi sao,
Dưới đất san sát có bao nóc nhà) ?
Khổng Tử bối rối. Ông hạ giọng:
- Con hỏi ông những sự trước mắt, ông có thể thưa, nhưng với những sự trên trời dưới đất thì ông chịu.
Em bé hỏi luôn:
- Mục trung hữu kỷ mao ? (Trước mắt thầy có mấy cái lông) ?
Khổng Tử chịu và vội vã bước lên xe quay trở lại, miệng lẩm bẩm câu: ”Hậu sinh khả úy” (rất đáng sợ người sinh sau đẻ muộn).
Cũng có những người biết rõ có Chúa – có thưởng có phạt, nhưng họ không muốn tin tại vì tin có Chúa phải thờ Chúa – và tin có thưởng có phạt thì phải lo làm lành lánh dữ, đang khi mình làm điều dữ. Phải nói rằng những người này chỉ tin có Chúa khi cần phải tin – tin để có lợi cho họ.
Truyện: Người ta chỉ vô thần khi bình an thôi.
Hôm ấy trên con tầu lênh đênh giữa biển, hành khách truyện vãn với nhau, trong đó có bàn về Thiên Chúa. Trong số những người có mặt, có một vị vô thần. Ông này tìm mọi lẽ bác bỏ Thiên Chúa. Lời ông nói, lý ông đưa ra khá mạnh, khiến một số thính giả xiêu lòng. Câu truyện đương đi thì thình lình có cơn bão lớn khiến con tầu muốn đắm
Người ta thấy mất ông vô thần. Họ bảo nhau đi kiếm thì thấy ông đương quỳ cầu nguyện trong phòng rửa mặt.
Một người hỏi khích ông:
- Ông cầu nguyện với ai ? Ông là người vô thần cơ mà ?
Ông khiêm nhường đáp:
- Người ta chỉ vô thần khi bình an thôi.
3. Tin trong gian lao thử thách
Đức Maria đã bị thử thách: làm sao sinh con mà vẫn còn đồng trinh ? Hoặc biết ăn nói làm sao với thánh Giuse về cái bào thai trong bụng ? Và còn nhiều thử thách trong suốt cuộc đời ? Đức Maria chỉ biết thực hành câu “Xin vâng”. Lời xin vâng được thực hành với tất cả niềm tin và lòng yêu mến. Chính tình yêu hỗ trợ cho niềm tin. Thánh Augustinô đã nói lên ý tưởng đó khi ngài nói: ”Ama et fac quod vis”: hãy yêu đi rồi muốn làm gì thì làm.
Truyện: Tình yêu hỗ trợ.
Một cuộc đối thoại giữa hai người yêu:
- Em có bằng lòng lấy anh không ?
- Bằng lòng.
- Chúng ta chỉ mới quen nhau mấy tháng. Em chỉ nghe anh nói thế thôi chứ chưa có dịp “kiểm tra” lý lịch và quá khứ của anh. Sao em tin anh thế ?
- Vì em yêu anh.
Tình yêu hỗ trợ cho niềm tin (Góp nhặt).
Đức Giêsu sống lại đã làm cho các môn đệ tin tưởng, một niềm tin vững chắc ngay trong những gian nan thử thách, không gì có thể làm cho họ nhụt chí. Blaise Pascal, vị thiên tài toán học, được hấp dẫn đến với đức tin khi ông suy niệm về sự kiện không có sự đe dọa giết chóc nào có thể ngăn cản các môn đệ Đức Giêsu nói thật to cho thế giới biết rằng Ngài đã sống lại. Pascal nói rằng ông tin chắc chắn vào kẻ nào dám sẵn sàng chịu “cắt cổ” vì lời rao giảng của chính mình.
Truyện: Trên bờ sông Kwai.
Những tù nhân trên bờ sông Kwai được lôi cuốn đến với đức tin qua cảm nhận riêng tư về quyền năng Chúa Giêsu đang hoạt động trong cuộc sống của họ. Chúng ta hãy nhớ lại đám tù binh này từng bị lao động đầu trần chân đất dưới cơn nóng cháy da miền nhiệt đới. Trong chỉ vài tuần lễ, từ những người đàn ông lực lưỡng, họ đã biến thành bộ xương biết đi. Tinh thần họ xuống đến mức tệ nhất. Người ta lo sợ sắp có điều gì xẩy ra. Thế nhưng vào ngay thời điểm ấy, hai tù nhân đã đứng lên tổ chức đám tù còn lại thành những nhóm tìm hiểu Kinh thánh, các tù nhân đã học biết rằng Chúa Giêsu Phục sinh đang ở giữa họ. Họ chỉ việc tiếp xúc với Ngài. Và sau khi tiếp xúc với Ngài, đám tù đã được biến đổi một cách kỳ diệu trong cuộc sống từng người. Chính cảm nghiệm thiêng liêng này khiến họ quỳ gối xuống thưa cùng Chúa Giêsu: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”(Mark Link).
4. Lời Chúa với chúng ta hôm nay
Sau khi Tôma đã thưa với Đức Giêsu: ”Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con”, thì Ngài đã nói với ông: ”Vì đã trông thấy Thầy, nên con tin. Phúc thay người không thấy mà tin”. Nói điều ấy Chúa có ý nhằm đến chúng ta hôm nay và muôn thế hệ nữa, là những người không được đặc ân nghe tiếng Ngài, đụng chạm đến thân xác thánh thiện của Ngài. Chúng ta tin theo bằng chứng của các tông đồ và lời giảng dạy của Hội thánh.
Phải chăng chúng ta mỗi người đều là Tôma ? Chúng ta cũng cứng lòng như Tôma trong những cơn gian nan thử thách ? Nhưng Tôma sau khi đã cảm nghiệm về Chúa Phục sinh, ông đã tin, một niềm tin sâu xa và vững mạnh nhất: Đức Giêsu là Thiên Chúa. Chúng ta chỉ được vững mạnh về đức tin khi chúng ta có cảm nghiệm về niềm tin đó. Chúng ta tin vào tình thương Chúa khi chúng ta có cảm nghiệm bằng cách đón nhận tình thương của Chúa trong cuộc sống của mình.
Đức Giêsu mời gọi chúng ta tiếp cận với Ngài trong lòng tin, và vào những vết thương của Ngài. Mặc dầu chúng ta không được đụng chạm vào Ngài về mặt thể lý, nhưng chúng ta có thể tiến lại gần Ngài về mặt thiêng liêng. Và chúng ta cũng được kêu gọi mang lời chứng đến cho những người khác. Công việc của chúng ta là làm cho Đức Giêsu trở thành “nhìn thấy được” trên thế giới. Các môn đệ đầu tiên đã làm theo cách này. Một khi đã được nhìn thấy Đức Kitô, họ cảm thấy bắt buộc phải làm cho người khác nhận biết Ngài.
Thế giới ngày nay đầy rẫy những kẻ hoài nghi và không tin tưởng. Cách thức duy nhất khiến cho họ được biến đổi trong lòng tin, đó là làm như thể họ “nhìn thấy” Đức Giêsu và “đụng chạm “ vào Ngài thông qua những kẻ đi theo Ngài. Nhưng những kẻ đi theo Ngài lại không hề có vết thương tình yêu để bầy tỏ ra cho họ, vì thế, chưa chắc có thể thuyết phục được những kẻ không tin (Flor McCarthy).
Chúng ta có thể kết luận: Việc Tôma không tin lúc đầu là một bảo đảm cho lòng tin của chúng ta thêm vững chắc vì niềm tin Chúa sống lại của chúng ta không chỉ dựa trên những lời nói suông, nhưng được xây dựng trên đức tin của một người thực tế, bình dân, đã nhìn thấy tận mắt và sờ tận tay vào thân xác sống lại của Chúa. Do đó, cùng với thánh Grêgôriô chúng ta có thể nói: ”Ngón tay đa nghi của Tôma đã trở nên ông thầy của toàn thế giới; bàn tay đa nghi của Tôma đã dạy cho mọi người một sự thật rất chắc chắn, đó là thân xác Đức Giêsu Kitô đã phục sinh”.
“Chúng tôi đã thấy Chúa”
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
19:13 09/04/2010
Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Phục Sinh, Năm C
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân (Ga 20,14-17; Mt 278,5-7; Lc 24,25-31; Mc 16,9-13) và những nhóm môn đệ khác nhau (Mt 28,16-20;Lc 24,36-49;Ga 21,1-23).
Tường thuật Chúa Phục Sinh đến với Nhóm Mười Hai vào ngày thứ nhất trong tuần có một tầm quan trọng đặc biệt. Nhóm Mười Hai trở thành nền tảng của cộng đoàn Phục Sinh, thành những chứng nhân mắt thấy tai nghe về Chúa Phục Sinh, để loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người ( x CV 4,20).
Khi Chúa đến với Nhóm Mười Hai lần đầu tiên vào chiều ngày thứ nhất trong tuần thì Tôma vắng mặt. Các Tông đồ đã nói với ông: ”Chúng tôi đã được thấy Chúa”(Ga 20,25). Đây vừa là lời tuyên xưng đức tin vừa là lời làm chứng về Chúa Phục Sinh. Những lời này có tác dụng chuẩn bị và khơi dậy đức tin đã phai lạt nơi Tôma.
Tám ngày sau,cũng trong cộng đoàn đó, Tôma tìm lại được đức tin của mình. Chính cộng đoàn đã thắp sáng lên niềm tin cho người anh em. Bởi đó, khi Chúa Phục Sinh với lời mời gọi yêu thương:” Tôma,hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh,hãy đặt bàn tay con vào cạnh sườn Thầy.Chớ cứng lòng nhưng hãy tin” thì lập tức Tôma được biến đổi từ bóng tối nghi nan sang ngời sáng niềm tin “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”(Ga 20,28).
Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Tôma là ông đã tự tách rời khỏi các Tông Đồ khác, khỏi đời sống cộng đoàn. Trong sự choáng váng, thất vọng, chán nản, trong tâm trạng hoài nghi, đau khổ, ông đã tự nhốt mình trong sự cô đơn xa lánh anh em,tìm quên lãng trong sự phiền muộn nên đánh mất cơ hội gặp Chúa Phục sinh. Chỉ đến khi tham gia trở lại với cộng đoàn, thì ông mới gặp gỡ Ngài và nhờ đó ông đã tìm lại được lòng tin mạnh mẽ, kiên trung. Hành trình của Tôma đi qua ba giai đoạn: vắng mặt, nghi ngờ và tuyên xưng đức tin.Truyền thống Giáo hội kể lại, Tông đồ Tôma qua Ấn độ truyền giáo và chịu tử đạo ở đó.
Đức tin của người tín hữu được trao ban và nhận lãnh nơi cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn giáo xứ. Nơi cộng đoàn này, người tín hữu được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin, hoặc tìm lại được niềm tin của mình.
Đức tin Kitô giáo vừa có chiều kích cộng đoàn vừa có chiều kích cá nhân. Đức tin cá nhân được cộng đoàn nuôi dưỡng và làm thành đức tin cộng đoàn. Cộng đoàn lớn lên và phát triển là nhờ đức tin cá nhân. Cộng đoàn làm cho đức tin cá nhân phong phú và độc đáo.
Lời Chúa được công bố giữa cộng đoàn Thánh Thể chính là Lời Phục sinh, mỗi người tín hữu lắng nghe và chấp nhận cho riêng mình. Mỗi người, nhờ lòng tin và lòng mến mà Lời Chúa sẽ sinh hoa kết quả trong tâm hồn.
Mình Máu Chúa được trao ban cho mọi tín hữu trong cộng đoàn Thánh Thể, mỗi cá nhân tín hữu lại đón nhận với mức độ đức tin khác nhau. Người tín hữu phải đủ đức tin khi rước Thánh Thể của Đấng đã chết và sống lại.Không chỉ ăn uống Mình Máu Chúa mà còn là gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh như Tôma vậy.Trong cuộc gặp gỡ riêng tư này, người tín hữu được đón nhận sự sống dồi dào vào tâm hồn mình.
Đời sống cộng đoàn thật quan trọng cho niềm tin người tín hữu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Người Kitô hữu giáo dân” đã đưa ra bốn hình ảnh về giáo xứ, cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn Thánh Thể.
* Giáo xứ là một gia đình của Thiên Chúa chan hoà tình bác ái huynh đệ: mọi người được đón tiếp chân thành,được sống trong bầu khí bác ái,được cảm thấy mình được kính trọng, được yêu thương che chở,ai cũng cảm thấy mình thuộc về giáo xứ là một vinh dự.
* Giáo xứ là một cộng đoàn nuôi dưỡng đức tin: Mọi người được bồi dưỡng đức tin,được kêu gọi sống đức tin,được giúp hiểu biết các vấn đề đức tin. Các Thánh lễ, các giờ giao lý,các buổi cầu nguyện luôn hướng về Thiên Chúa, được Lời Chúa và lời Giáo hội soi sáng để người tín hưũ hiểu biết những biến cố cuộc đời.
* Giáo xứ là một cộng đoàn có tổ chức: Mọi người được sắp xếp trong một hệ thống trật tự,có phân công, có trách nhiệm.Tất cả liên hệ với nhau trong tinh thần hiệp thông, cộng tác, trách nhiệm để xây dựng giáo xứ tốt đẹp.
* Giáo xứ là một cộng đoàn truyền giáo: Đây là hình ảnh mà Công Đồng Vatian II đề cao nhất,hình ảnh cộng đoàn truyền giáo. Mọi người được nuôi dưỡng đức tin, được sống tình bác ái để ra đi truyền giáo, loan báo Tin Mừng Phục Sinh, rao truyền niềm vui, niềm hy vọng như cộng đoàn Nhóm Mười Hai đã ra đi đến với muôn dân.
Cộng đoàn phụng vụ ngày Chúa Nhật là điểm hẹn chính thức và thường xuyên của Chúa Phục Sinh với các tín hữu.Không nên lỗi hẹn với Chúa trong các cuộc họp cộng đoàn ( x.Dt 10,25), trái lại cần chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh. Người luôn có mặt để giải thích Kinh Thánh đồng thời mở lòng mở trí cho các tín hữu hiểu Lời Người (x.Lc 24,32.45) và hiến ban chính mình để nuôi sống người tín hữu chúng ta.
Tôma đã nhờ cộng đoàn yêu thương nâng đỡ mà tìm lại được niềm tin.Nơi Tôma có cái gì đáng yêu đáng ngưỡng mộ, tuy cứng lòng tin nhưng lại dễ dàng khiêm nhường đón nhận những góp ý chân thành của cộng đoàn.
Nhờ Tôma mà ta có được mối phúc thứ chín: “Phúc cho ai không thấy mà tin”(Ga 20,29).Mối phúc này nghe như có lời dặn dò: muốn thấy điều mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không thấy và chừng như cũng có lời ước hẹn: tin điều mình không thấy sẽ thấy điều mình tin. Mỗi tín hữu vững tin sẽ thấy điều mình tin để nói được rằng:”Tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,18), nhờ đó cả cộng đoàn cũng đều nói lên: ”Chúng tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,25).
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh với những cá nhân (Ga 20,14-17; Mt 278,5-7; Lc 24,25-31; Mc 16,9-13) và những nhóm môn đệ khác nhau (Mt 28,16-20;Lc 24,36-49;Ga 21,1-23).
Tường thuật Chúa Phục Sinh đến với Nhóm Mười Hai vào ngày thứ nhất trong tuần có một tầm quan trọng đặc biệt. Nhóm Mười Hai trở thành nền tảng của cộng đoàn Phục Sinh, thành những chứng nhân mắt thấy tai nghe về Chúa Phục Sinh, để loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người ( x CV 4,20).
Khi Chúa đến với Nhóm Mười Hai lần đầu tiên vào chiều ngày thứ nhất trong tuần thì Tôma vắng mặt. Các Tông đồ đã nói với ông: ”Chúng tôi đã được thấy Chúa”(Ga 20,25). Đây vừa là lời tuyên xưng đức tin vừa là lời làm chứng về Chúa Phục Sinh. Những lời này có tác dụng chuẩn bị và khơi dậy đức tin đã phai lạt nơi Tôma.
Tám ngày sau,cũng trong cộng đoàn đó, Tôma tìm lại được đức tin của mình. Chính cộng đoàn đã thắp sáng lên niềm tin cho người anh em. Bởi đó, khi Chúa Phục Sinh với lời mời gọi yêu thương:” Tôma,hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh,hãy đặt bàn tay con vào cạnh sườn Thầy.Chớ cứng lòng nhưng hãy tin” thì lập tức Tôma được biến đổi từ bóng tối nghi nan sang ngời sáng niềm tin “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”(Ga 20,28).
Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Tôma là ông đã tự tách rời khỏi các Tông Đồ khác, khỏi đời sống cộng đoàn. Trong sự choáng váng, thất vọng, chán nản, trong tâm trạng hoài nghi, đau khổ, ông đã tự nhốt mình trong sự cô đơn xa lánh anh em,tìm quên lãng trong sự phiền muộn nên đánh mất cơ hội gặp Chúa Phục sinh. Chỉ đến khi tham gia trở lại với cộng đoàn, thì ông mới gặp gỡ Ngài và nhờ đó ông đã tìm lại được lòng tin mạnh mẽ, kiên trung. Hành trình của Tôma đi qua ba giai đoạn: vắng mặt, nghi ngờ và tuyên xưng đức tin.Truyền thống Giáo hội kể lại, Tông đồ Tôma qua Ấn độ truyền giáo và chịu tử đạo ở đó.
Đức tin của người tín hữu được trao ban và nhận lãnh nơi cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn giáo xứ. Nơi cộng đoàn này, người tín hữu được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin, hoặc tìm lại được niềm tin của mình.
Đức tin Kitô giáo vừa có chiều kích cộng đoàn vừa có chiều kích cá nhân. Đức tin cá nhân được cộng đoàn nuôi dưỡng và làm thành đức tin cộng đoàn. Cộng đoàn lớn lên và phát triển là nhờ đức tin cá nhân. Cộng đoàn làm cho đức tin cá nhân phong phú và độc đáo.
Lời Chúa được công bố giữa cộng đoàn Thánh Thể chính là Lời Phục sinh, mỗi người tín hữu lắng nghe và chấp nhận cho riêng mình. Mỗi người, nhờ lòng tin và lòng mến mà Lời Chúa sẽ sinh hoa kết quả trong tâm hồn.
Mình Máu Chúa được trao ban cho mọi tín hữu trong cộng đoàn Thánh Thể, mỗi cá nhân tín hữu lại đón nhận với mức độ đức tin khác nhau. Người tín hữu phải đủ đức tin khi rước Thánh Thể của Đấng đã chết và sống lại.Không chỉ ăn uống Mình Máu Chúa mà còn là gặp gỡ riêng tư với Chúa Phục Sinh như Tôma vậy.Trong cuộc gặp gỡ riêng tư này, người tín hữu được đón nhận sự sống dồi dào vào tâm hồn mình.
Đời sống cộng đoàn thật quan trọng cho niềm tin người tín hữu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Người Kitô hữu giáo dân” đã đưa ra bốn hình ảnh về giáo xứ, cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn Thánh Thể.
* Giáo xứ là một gia đình của Thiên Chúa chan hoà tình bác ái huynh đệ: mọi người được đón tiếp chân thành,được sống trong bầu khí bác ái,được cảm thấy mình được kính trọng, được yêu thương che chở,ai cũng cảm thấy mình thuộc về giáo xứ là một vinh dự.
* Giáo xứ là một cộng đoàn nuôi dưỡng đức tin: Mọi người được bồi dưỡng đức tin,được kêu gọi sống đức tin,được giúp hiểu biết các vấn đề đức tin. Các Thánh lễ, các giờ giao lý,các buổi cầu nguyện luôn hướng về Thiên Chúa, được Lời Chúa và lời Giáo hội soi sáng để người tín hưũ hiểu biết những biến cố cuộc đời.
* Giáo xứ là một cộng đoàn có tổ chức: Mọi người được sắp xếp trong một hệ thống trật tự,có phân công, có trách nhiệm.Tất cả liên hệ với nhau trong tinh thần hiệp thông, cộng tác, trách nhiệm để xây dựng giáo xứ tốt đẹp.
* Giáo xứ là một cộng đoàn truyền giáo: Đây là hình ảnh mà Công Đồng Vatian II đề cao nhất,hình ảnh cộng đoàn truyền giáo. Mọi người được nuôi dưỡng đức tin, được sống tình bác ái để ra đi truyền giáo, loan báo Tin Mừng Phục Sinh, rao truyền niềm vui, niềm hy vọng như cộng đoàn Nhóm Mười Hai đã ra đi đến với muôn dân.
Cộng đoàn phụng vụ ngày Chúa Nhật là điểm hẹn chính thức và thường xuyên của Chúa Phục Sinh với các tín hữu.Không nên lỗi hẹn với Chúa trong các cuộc họp cộng đoàn ( x.Dt 10,25), trái lại cần chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh. Người luôn có mặt để giải thích Kinh Thánh đồng thời mở lòng mở trí cho các tín hữu hiểu Lời Người (x.Lc 24,32.45) và hiến ban chính mình để nuôi sống người tín hữu chúng ta.
Tôma đã nhờ cộng đoàn yêu thương nâng đỡ mà tìm lại được niềm tin.Nơi Tôma có cái gì đáng yêu đáng ngưỡng mộ, tuy cứng lòng tin nhưng lại dễ dàng khiêm nhường đón nhận những góp ý chân thành của cộng đoàn.
Nhờ Tôma mà ta có được mối phúc thứ chín: “Phúc cho ai không thấy mà tin”(Ga 20,29).Mối phúc này nghe như có lời dặn dò: muốn thấy điều mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không thấy và chừng như cũng có lời ước hẹn: tin điều mình không thấy sẽ thấy điều mình tin. Mỗi tín hữu vững tin sẽ thấy điều mình tin để nói được rằng:”Tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,18), nhờ đó cả cộng đoàn cũng đều nói lên: ”Chúng tôi đã thấy Chúa”(Ga 20,25).
Bình an cho anh em
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:38 09/04/2010
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH, năm C
Ga 20, 19-31
Sống ở đời cơm, áo, gạo, tiền đầy đủ là ước vọng của mọi người. Tuy nhiên, có cơm ăn, có áo mặc nhưng đời sống không vui, không an bình vẫn chưa đầy đủ. Do đó, con người ở mọi thời đại vẫn có những ước mơ, những mong ước có cuộc sống an bình, tâm hồn thư thái. Đó là ước nguyện chân chính và thiết thực.
Muôn thời con người vẫn sống trong hồi hộp đủ thứ: nào thiếu ăn, thiếu mặc, lo sợ bệnh tật, sợ hãi chiến tranh, thiên tai lũ lụt, bão táp vv…Sống trong những tâm trạng và những hoàn cảnh như thế thì làm sao có an bình ? Có những người đã sống trong tuyệt vọng, buông xuôi tất cả. Sự lo âu, sợ hãi cũng bao trùm cả các môn đệ, những người đã được Chúa Giêsu tuyển chọn, cất nhắc, những người đã được Chúa nuôi dưỡng, dạy dỗ, các Ngài đã được đón nhận Tin Mừng, được Chúa mạc khải và vén mở con đường thập giá, thế mà khi Chúa bị bắt, bị lên án và bị treo trên thập giá thì ôi thôi các Ngài đã hết sức lo âu, sợ hãi, thất vọng không hề dám đi đâu cả, khi ở với nhau trong nhà thì các Ngài cũng sợ sệt phải đóng kín cửa cài then ( Ga 20, 19 ). Sự sợ hãi ấy tưởng chừng không bao giờ chấm dứt nhưng thật bất ngờ, Chúa Phục Sinh đã hiện đến với các Ngài và đã nói với các Ngài đến ba lần: ” Bình an cho các con “ (Ga 20, 19; 21 và 26 ). Các môn đệ của Chúa chỉ hết lo sợ khi trước mặt của các Ngài, Chúa Giêsu đã giơ bàn tay bị đóng đinh và cạnh sườn bị đâm thâu. Thật lạ lùng và hạnh phúc cho các môn đệ. Chúa đã phục sinh thật và sự bình an của Ngài đã được trao ban cách nhưng không và hết sức hiệu quả cho các Ngài…
Sự bình an của Chúa sống lại là bình an đích thực. Bình an của Chúa phục sinh là tình yêu, sự tha thứ. Chúa đã thứ cho con người, cho loài người. Nên, con người và nhân loại có được bình an. Chúa muốn mỗi người cũng biết chia sẻ bình an mà mình đã nhận lãnh nơi Chúa sống lại để chính họ cũng biết tha thứ cho anh em của mình và loan báo cho mọi người biết Thiên Chúa luôn yêu thương con người, luôn rộng lòng tha thứ khi con người thật lòng ăn năn sám hối trở về với Chúa. Bình an mà Thiên Chúa trao ban cho loài người, cho con người khác với sự an bình mà con người thường trao cho nhau. Sự an bình của Chúa là sự hòa bình đích thực trong tâm hồn, nơi thân xác. Sự bình an xưa các thiên thần đã loan báo ngày Chúa giáng trân: ” Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm “. Sự bình an chính là Tin Mừng, chính là Thiên Chúa. Sự bình an là tha thứ đến bảy mươi lần bảy, tha thứ không ngừng, tha thứ mãi mãi. Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô trao ban cho nhân loại, cho loài người, cho mỗi người ơn cứu độ. Ơn cứu độ của Chúa là sự tha thứ, là ơn giải thoát khỏi tội lỗi và ban cho con người sự bình an, hòa bình và hạnh phúc viên mãn, trường cửu. Sự bình an của Thiên Chúa là Tin Mừng cứu độ, là chính Đức Giêsu, Đấng giầu lòng thương xót. Sự bình an ấy trường tồn muôn đời, muôn kiếp. Chính vì thế, Chúa sống lại là tình thương vô biên, an bình tuyệt đối cho mọi người. “ Ai tin vào Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống “.
Shalom, lời chúc bình an của Chúa phục sinh là lời bình an thực Chúa trao ban cho những tâm hồn thành tâm thiện chí.
Tôma thưa với Chúa phục sinh:” Lay Chúa, lạy Thiên Chúa của con “. Chúa phục sinh là sự an bình vĩnh cửu cho Toma, cho các môn đệ, cho các tông đồ và tất cả những kẻ có lòng ngay ở dưới thế.
Lạy Chúa phục sinh, xin ban bình an cho chúng con như Chúa đã trao ban sự an bình của Chúa cho các môn đệ qua sự tác động của Thần khí. Amen.
Ga 20, 19-31
Sống ở đời cơm, áo, gạo, tiền đầy đủ là ước vọng của mọi người. Tuy nhiên, có cơm ăn, có áo mặc nhưng đời sống không vui, không an bình vẫn chưa đầy đủ. Do đó, con người ở mọi thời đại vẫn có những ước mơ, những mong ước có cuộc sống an bình, tâm hồn thư thái. Đó là ước nguyện chân chính và thiết thực.
Muôn thời con người vẫn sống trong hồi hộp đủ thứ: nào thiếu ăn, thiếu mặc, lo sợ bệnh tật, sợ hãi chiến tranh, thiên tai lũ lụt, bão táp vv…Sống trong những tâm trạng và những hoàn cảnh như thế thì làm sao có an bình ? Có những người đã sống trong tuyệt vọng, buông xuôi tất cả. Sự lo âu, sợ hãi cũng bao trùm cả các môn đệ, những người đã được Chúa Giêsu tuyển chọn, cất nhắc, những người đã được Chúa nuôi dưỡng, dạy dỗ, các Ngài đã được đón nhận Tin Mừng, được Chúa mạc khải và vén mở con đường thập giá, thế mà khi Chúa bị bắt, bị lên án và bị treo trên thập giá thì ôi thôi các Ngài đã hết sức lo âu, sợ hãi, thất vọng không hề dám đi đâu cả, khi ở với nhau trong nhà thì các Ngài cũng sợ sệt phải đóng kín cửa cài then ( Ga 20, 19 ). Sự sợ hãi ấy tưởng chừng không bao giờ chấm dứt nhưng thật bất ngờ, Chúa Phục Sinh đã hiện đến với các Ngài và đã nói với các Ngài đến ba lần: ” Bình an cho các con “ (Ga 20, 19; 21 và 26 ). Các môn đệ của Chúa chỉ hết lo sợ khi trước mặt của các Ngài, Chúa Giêsu đã giơ bàn tay bị đóng đinh và cạnh sườn bị đâm thâu. Thật lạ lùng và hạnh phúc cho các môn đệ. Chúa đã phục sinh thật và sự bình an của Ngài đã được trao ban cách nhưng không và hết sức hiệu quả cho các Ngài…
Sự bình an của Chúa sống lại là bình an đích thực. Bình an của Chúa phục sinh là tình yêu, sự tha thứ. Chúa đã thứ cho con người, cho loài người. Nên, con người và nhân loại có được bình an. Chúa muốn mỗi người cũng biết chia sẻ bình an mà mình đã nhận lãnh nơi Chúa sống lại để chính họ cũng biết tha thứ cho anh em của mình và loan báo cho mọi người biết Thiên Chúa luôn yêu thương con người, luôn rộng lòng tha thứ khi con người thật lòng ăn năn sám hối trở về với Chúa. Bình an mà Thiên Chúa trao ban cho loài người, cho con người khác với sự an bình mà con người thường trao cho nhau. Sự an bình của Chúa là sự hòa bình đích thực trong tâm hồn, nơi thân xác. Sự bình an xưa các thiên thần đã loan báo ngày Chúa giáng trân: ” Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm “. Sự bình an chính là Tin Mừng, chính là Thiên Chúa. Sự bình an là tha thứ đến bảy mươi lần bảy, tha thứ không ngừng, tha thứ mãi mãi. Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô trao ban cho nhân loại, cho loài người, cho mỗi người ơn cứu độ. Ơn cứu độ của Chúa là sự tha thứ, là ơn giải thoát khỏi tội lỗi và ban cho con người sự bình an, hòa bình và hạnh phúc viên mãn, trường cửu. Sự bình an của Thiên Chúa là Tin Mừng cứu độ, là chính Đức Giêsu, Đấng giầu lòng thương xót. Sự bình an ấy trường tồn muôn đời, muôn kiếp. Chính vì thế, Chúa sống lại là tình thương vô biên, an bình tuyệt đối cho mọi người. “ Ai tin vào Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống “.
Shalom, lời chúc bình an của Chúa phục sinh là lời bình an thực Chúa trao ban cho những tâm hồn thành tâm thiện chí.
Tôma thưa với Chúa phục sinh:” Lay Chúa, lạy Thiên Chúa của con “. Chúa phục sinh là sự an bình vĩnh cửu cho Toma, cho các môn đệ, cho các tông đồ và tất cả những kẻ có lòng ngay ở dưới thế.
Lạy Chúa phục sinh, xin ban bình an cho chúng con như Chúa đã trao ban sự an bình của Chúa cho các môn đệ qua sự tác động của Thần khí. Amen.
Điều khiển Giáo Hội
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:43 09/04/2010
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH, năm C
Ga 21, 1-19
Tìm hiểu con người của Phêrô, chắc chắn mỗi người đều có những suy nghĩ, những cảm nghiệm về con người lạ lùng và hết sức bộc trực này. Phêrô và cái chết của Phêrô đã được Chúa Giêsu tiên báo trong bài Tin Mừng hôm nay: ” Thầy bảo thật cho Anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng ấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, Anh sẽ phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn Anh đến nơi Anh chẳng muốn. Người nói vậy, có ý ám chỉ Ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa “ ( Ga 21, 18-19 ). Con người ấy, Chúa vẫn luôn tin tưởng, đặt Ngài làm đầu Giáo Hội hoàn vũ, làm thủ lãnh Giáo Hội mà chính Chúa đã thiết lập và đặt nền móng trên Phêrô và các tông đồ.
Đọc lại Tin Mừng, chúng ta sẽ nhận ra một con người của Phêrô thật kỳ lạ, nhưng cũng thật là dân dã, hoàn toàn bộc trực, nóng nảy, cương quyết nhưng cũng hay sa ngã và sa ngã đến lạ lùng, đến kinh ngạc. Phêrô rất trực tính, nên có lần nghe Chúa loan báo về cuộc thương khó, Ông đã khó chịu, nóng tính và cao hứng cản ngăn công việc của Chúa đến nỗi Chúa đã phải mắng Ông thậm tệ, gọi Ông là Satan, là đồ quỷ sứ. Phêrô rất cao hứng, cương quyết theo Chúa và không từ bỏ Chúa nhưng trước khi gà gáy Phêrô đã chối Chúa tới ba lần. Phêrô đầy khiếm khuyết, đầy khuyết điểm nhưng tấm lòng của Ông lại chân thật, tấm lòng thật tốt, do đó, Chúa vẫn tin tưởng đặt Ông làm thủ lảnh Giáo Hội. Vai trò của Phêrô được diễn tả rõ ràng trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Số là Chúa Giêsu đã bị bắt, bị kết án tử hình, bị treo trên thập giá. Chúa đã sống lại. Trong khi bị hoang mang, giao động, các tông đồ trở về đời sống bình thường, trở về với nghề đánh cá truyền thống. Phêrô lúc nào cũng là đàn anh, là người đem ra quyết định cuối cùng. Ông nói với các tông đồ: ” Tôi đi đánh cá đây “. Các tông đồ khác cũng đồng tình với Phêrô: ” Chúng tôi cùng đi với Anh “. Mặc dầu là những ngư phủ lành nghề, biết được chỗ nào biển sâu, chỗ nào có cá, nhưng cả đêm hôm ấy, một đêm các tông đồ đã vất vả trắng đêm nhưng không bắt được con cá nào. Trời hừng sáng, Chúa phục sinh hiện đến bên bờ hồ Tibêria, các tông đồ chưa nhận ra Chúa sống lại. Chúa nói các tông đồ: ” Thả lưới bên phải mạn thuyền “. Các tông đồ đã làm theo lời người khách lạ. Một mẻ lưới lạ lùng đã xẩy ra. Các Ông bắt được 153 con cá lớn nhưng lưới không hề bị rách. Gioan phát hiện ra Chúa phục sinh. Ông hô “ Chúa đó “. Phêrô nhảy ngay xuống biển đến với Người. Phêrô năng nổ, nhiệt thành và hăng hái đến lạ lùng. Chúa Giêsu và các tông đồ đã dùng điểm tâm sáng ngay trên bờ hồ Tibêria. Lạ lùng thay, Chúa phục sinh đã yêu mến các tông đồ, đặc biệt là Phêrô, nên Ngài đã phỏng vấn Phêrô để trao sứ mạng mới cai quản Giáo Hội, Ngài hỏi Phêrô: ” Này Anh Simon, con Ông Giona, Anh có mến Thầy hơn các Anh em này không ?”. Phêrô rất bối rối, âu lo và áy náy bởi vì Ông mới chối Chúa ba lần. Tội phản Thầy, chối Thầy còn rành rành ra đó. Phêrô rất ngượng ngùng. Ông phải thưa làm sao khi Ông vẫn còn nhận ra tội của Ông. Tuy nhiên Chúa Giêsu hỏi Ông tới ba lần: ” Anh có yêu mến Thầy không “. Phêrô buồn nên trả lời: ” Thầy biết con yêu mến Thầy “. Quả thực, Phêrô đã chối Chúa ba lần. Chúa nhìn Ông và Ông nhìn lại Chúa, ăn năn, khóc lóc vì tội Ông đã phạm, Chúa tha thứ tội lỗi cho Ông vì Ông đã yêu nhiều, nên được thương nhiều và được tha thứ nhiều. Ba lần chối Thầy, ba lần được thứ tha và cũng ba lần tra vấn về lòng yêu mến của Phêrô, Chúa đã đặt Ông làm thủ lãnh Giáo Hội của Ngài: ” Hãy chăn dắt chiên của Thầy “ ( Ga 21, 17 ).
Phêrô từ lúc được Chúa phục sinh trao sứ vụ mới: làm đầu Giáo Hội, Ông đã nhiệt thành, can đảm và kiên cường củng cố lòng tin của các anh em và đức tin của cả Giáo Hội. Phêrô đã cương quyết và kiên cường làm chứng cho Chúa phục sinh. Phêrô và các tông đồ đã gặp biết bao thử thách, biết bao nhiêu chông gai trên đường phục vụ. Các Ngài đã không hề sợ gian nan, nguy hiểm. Bằng chứng, tất cả mọi môn đệ, ngoại trừ Gioan, đều đổ máu minh chứng cho Chúa phục sinh, làm chứng cho Thầy: ” là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống “. Phêrô đã hiến mạng sống vì đàn chiên, để chiên được sống và sống dồi dào. Ngài đã bị đóng đinh ngược trên thập giá, để giữ vững niềm tin cho đàn chiên, và để minh chứng cho tình yêu của Chúa: ” Không có tình yêu nào cao quí bằng tình yêu của người hy sinh mạng sống vì đàn chiên của mình “ (Ga 15, 13 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con một trái tim như Chúa để chúng con biết yêu thương “ Như Thầy Đã Yêu “. Amen.
Ga 21, 1-19
Tìm hiểu con người của Phêrô, chắc chắn mỗi người đều có những suy nghĩ, những cảm nghiệm về con người lạ lùng và hết sức bộc trực này. Phêrô và cái chết của Phêrô đã được Chúa Giêsu tiên báo trong bài Tin Mừng hôm nay: ” Thầy bảo thật cho Anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng ấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, Anh sẽ phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn Anh đến nơi Anh chẳng muốn. Người nói vậy, có ý ám chỉ Ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa “ ( Ga 21, 18-19 ). Con người ấy, Chúa vẫn luôn tin tưởng, đặt Ngài làm đầu Giáo Hội hoàn vũ, làm thủ lãnh Giáo Hội mà chính Chúa đã thiết lập và đặt nền móng trên Phêrô và các tông đồ.
Đọc lại Tin Mừng, chúng ta sẽ nhận ra một con người của Phêrô thật kỳ lạ, nhưng cũng thật là dân dã, hoàn toàn bộc trực, nóng nảy, cương quyết nhưng cũng hay sa ngã và sa ngã đến lạ lùng, đến kinh ngạc. Phêrô rất trực tính, nên có lần nghe Chúa loan báo về cuộc thương khó, Ông đã khó chịu, nóng tính và cao hứng cản ngăn công việc của Chúa đến nỗi Chúa đã phải mắng Ông thậm tệ, gọi Ông là Satan, là đồ quỷ sứ. Phêrô rất cao hứng, cương quyết theo Chúa và không từ bỏ Chúa nhưng trước khi gà gáy Phêrô đã chối Chúa tới ba lần. Phêrô đầy khiếm khuyết, đầy khuyết điểm nhưng tấm lòng của Ông lại chân thật, tấm lòng thật tốt, do đó, Chúa vẫn tin tưởng đặt Ông làm thủ lảnh Giáo Hội. Vai trò của Phêrô được diễn tả rõ ràng trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Số là Chúa Giêsu đã bị bắt, bị kết án tử hình, bị treo trên thập giá. Chúa đã sống lại. Trong khi bị hoang mang, giao động, các tông đồ trở về đời sống bình thường, trở về với nghề đánh cá truyền thống. Phêrô lúc nào cũng là đàn anh, là người đem ra quyết định cuối cùng. Ông nói với các tông đồ: ” Tôi đi đánh cá đây “. Các tông đồ khác cũng đồng tình với Phêrô: ” Chúng tôi cùng đi với Anh “. Mặc dầu là những ngư phủ lành nghề, biết được chỗ nào biển sâu, chỗ nào có cá, nhưng cả đêm hôm ấy, một đêm các tông đồ đã vất vả trắng đêm nhưng không bắt được con cá nào. Trời hừng sáng, Chúa phục sinh hiện đến bên bờ hồ Tibêria, các tông đồ chưa nhận ra Chúa sống lại. Chúa nói các tông đồ: ” Thả lưới bên phải mạn thuyền “. Các tông đồ đã làm theo lời người khách lạ. Một mẻ lưới lạ lùng đã xẩy ra. Các Ông bắt được 153 con cá lớn nhưng lưới không hề bị rách. Gioan phát hiện ra Chúa phục sinh. Ông hô “ Chúa đó “. Phêrô nhảy ngay xuống biển đến với Người. Phêrô năng nổ, nhiệt thành và hăng hái đến lạ lùng. Chúa Giêsu và các tông đồ đã dùng điểm tâm sáng ngay trên bờ hồ Tibêria. Lạ lùng thay, Chúa phục sinh đã yêu mến các tông đồ, đặc biệt là Phêrô, nên Ngài đã phỏng vấn Phêrô để trao sứ mạng mới cai quản Giáo Hội, Ngài hỏi Phêrô: ” Này Anh Simon, con Ông Giona, Anh có mến Thầy hơn các Anh em này không ?”. Phêrô rất bối rối, âu lo và áy náy bởi vì Ông mới chối Chúa ba lần. Tội phản Thầy, chối Thầy còn rành rành ra đó. Phêrô rất ngượng ngùng. Ông phải thưa làm sao khi Ông vẫn còn nhận ra tội của Ông. Tuy nhiên Chúa Giêsu hỏi Ông tới ba lần: ” Anh có yêu mến Thầy không “. Phêrô buồn nên trả lời: ” Thầy biết con yêu mến Thầy “. Quả thực, Phêrô đã chối Chúa ba lần. Chúa nhìn Ông và Ông nhìn lại Chúa, ăn năn, khóc lóc vì tội Ông đã phạm, Chúa tha thứ tội lỗi cho Ông vì Ông đã yêu nhiều, nên được thương nhiều và được tha thứ nhiều. Ba lần chối Thầy, ba lần được thứ tha và cũng ba lần tra vấn về lòng yêu mến của Phêrô, Chúa đã đặt Ông làm thủ lãnh Giáo Hội của Ngài: ” Hãy chăn dắt chiên của Thầy “ ( Ga 21, 17 ).
Phêrô từ lúc được Chúa phục sinh trao sứ vụ mới: làm đầu Giáo Hội, Ông đã nhiệt thành, can đảm và kiên cường củng cố lòng tin của các anh em và đức tin của cả Giáo Hội. Phêrô đã cương quyết và kiên cường làm chứng cho Chúa phục sinh. Phêrô và các tông đồ đã gặp biết bao thử thách, biết bao nhiêu chông gai trên đường phục vụ. Các Ngài đã không hề sợ gian nan, nguy hiểm. Bằng chứng, tất cả mọi môn đệ, ngoại trừ Gioan, đều đổ máu minh chứng cho Chúa phục sinh, làm chứng cho Thầy: ” là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống “. Phêrô đã hiến mạng sống vì đàn chiên, để chiên được sống và sống dồi dào. Ngài đã bị đóng đinh ngược trên thập giá, để giữ vững niềm tin cho đàn chiên, và để minh chứng cho tình yêu của Chúa: ” Không có tình yêu nào cao quí bằng tình yêu của người hy sinh mạng sống vì đàn chiên của mình “ (Ga 15, 13 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con một trái tim như Chúa để chúng con biết yêu thương “ Như Thầy Đã Yêu “. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mỹ thuật là con đường dẫn tới Thiên Chúa
Lm Nguyễn Hữu Thy
07:31 09/04/2010
Mỹ thuật là con đường dẫn tới Thiên Chúa
Ngày 21.11.2009 vừa qua, tại Nguyện Đường Sixtin/Vatican, được xây dựng vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI với phần trang trí nội thất bằng các bức họa mang tính chất nghệ thuật lịch sử có giá trị bậc nhất thế giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã gặp gỡ trên 260 nghệ sĩ nổi danh nhất hiện nay, gồm các họa sĩ, điêu khắc, nhiếp ảnh gia, v.v… thuộc các nước trên thế giới. Đó là một biến cố hết sức đặc biệt, với mục đích mà Toà thánh Vatican đã đưa ra là sự đối thoại thân hữu và sự cộng tác chân thành giữa nghệ thuật và Giáo Hội Công Giáo cần phải được duy trì và phát huy.
Xét về phương diện thời gian thì cuộc gặp gỡ lịch sử này là dịp kỷ niệm mười năm (4.4.1999) lá thư quan trọng của ĐGH Gioan Phaolô II gửi cho giới nghệ sĩ trên thế giới và đồng thời cũng là dịp kỷ niệm ba mươi lăm năm (7.5.1964) ngày gặp gỡ lịch sử giữa ĐGH Phaolô VI và giới nghệ sĩ cũng tại Nguyện Đường Sixtin.
Sau đó, các vị khách mời đã được Đức TGM Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng văn hóa Phủ Giáo Hoàng, nồng nhiệt chào đón. Đức TGM Ravasi cũng đã nhắc lại cuộc gặp gỡ lịch sử của ĐGH Phaolô VI với các nghệ sĩ vào năm 1964 và lá thư của ĐGH Gioan Phaolô II gửi giới nghệ sĩ vào năm 1999 như vừa nhắc đến ở trên. Cả hai vị Giáo Hoàng đã cổ võ và khuyến khích một cách mạnh mẽ sự đối thoại và cộng tác chân thành giữa nghệ thuật và Giáo Hội.
Bài phát biểu của ĐGH Bênêđíctô XVI trong cuộc gặp gỡ là một suy tư đầy thách đố và đòi hỏi về mỹ thuật, về cái đẹp (Beauté, Schönheit). Trong nghệ thuật và trong thẩm mỹ thời đại tân tiến hôm nay, ý niệm mỹ thuật hay cái đẹp được coi là một phạm trù chưa nhất thiết hội đủ sự đồng thuận từ mọi phía. Dĩ nhiên, cuộc gặp gỡ lịch sử của ĐGH Bênêđíctô XVI với các nghệ sĩ không phải là một sự bắt đầu hoàn toàn mới mẻ, nhưng là sự tiếp tục cái truyền thống đã khá lâu của các vị Giáo Hoàng thời tân đại. Và cuộc gặp gỡ quan trọng và cần thiết này cần phải được đánh giá và giải thích một cách đúng với tầm quan trọng của nó.
„Giáo Hội cần có các vị Thánh nhân, nhưng đồng thời Giáo Hội cũng cần có các nghệ sĩ chân chính và có khả năng“
Thật ra, từ khởi đầu thế kỷ XX, sự giao lưu giữa Giáo Hội Công Giáo và nghệ thuật có thể được coi là căng thẳng và cách biệt nhau trong nhiều lãnh vực. Nhưng vào năm 1975, ĐGH Phaolô VI đã nhận định một cách rõ ràng rằng: „Chắc chắn rằng sự gián đoạn liên lạc giữa Phúc Âm và văn hóa là một thảm họa của thời đại chúng ta ngày nay“. Những lý do của sự tương quan „băng giá“ ấy có thể nói được là rất phức tạp và rắc rối, đến từ cả hai phía. Ngay cả đến hôm nay, nhiều người Công Giáo và một số đông các người đồng thời khác vẫn chưa am tường, vẫn chưa tìm được cho mình một sự ham thích và một tiếp cận thực sự đối với những quan niệm về tính thẩm mỹ của nghệ thuật đương đại, những quan niệm đã hoàn toàn thay đổi. Đàng khác, vì lý do khuynh hướng thế tục hóa (Säkularisierung) đang bành trướng mau lẹ trong xã hội và đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ trên các quan điểm nền tảng của Kitô giáo và vì thế trên sự dấn thân của người tín hữu trong việc học hỏi về những đề tài thuộc Kinh Thánh và thần học, do đó đã đưa tới hậu quà là thiếu rất nhiều các nghệ sĩ tiền phong.
Vào tiền bán thế kỷ XX, khi phải đối mặt với những thái độ phê bình chỉ trích và nhiều khi còn thù nghịch tôn giáo của những nghệ sĩ mà cuộc sống cá nhân của họ đã không được thấm nhuần đức tin Kitô giáo, Giáo Hội Công Giáo cảm thấy có bổn phận cần phải có những biện pháp thích ứng để đối phó. Đúng thế, qua các tác phẩm của họ, những nghệ sĩ này đã nhiều khi trình bày về con người và về vũ trụ một cách tiêu cực, lệch lạc và vô nghĩa, hoàn toàn ngược lại với hình ảnh trung thực, tích cực và đầy hy vọng mà Giáo Hội luôn quan niệm về con người.
Quan niệm tân tiến về nghệ thuật vào tiền bán thế kỷ XX quả thực là một thách đố thuộc lãnh vực thẩm mỹ và tinh thần, tuy nhiên trước một quan niệm mới mẻ như thế, Tòa Thánh Vatican – kể từ Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII – đã phản ứng một cách bình thản, nếu không nói là còn chấp nhận nữa. Trái lại, trong phạm vi thực tiễn, chẳng hạn khi trao phó nhiệm vụ cho các kiến trúc sư và các nghệ sĩ tân tiến thực hiện những công trình tôn giáo nào đó, thì mãi cho tới nay lại thường đưa đến những cuộc tranh luận, ít khi tìm ra được điểm tương đồng và kết cục là mỗi phía vẫn bảo thủ quan điểm của mình. Giáo Hội với sứ mệnh siêu nhiên của mình là nhịp cầu nối kết giữa con người và Thiên Chúa, giữa vũ trụ hữu hình với vũ trụ vô hình, khó tìm thấy được điểm tương đồng trong quan điểm nghệ thuật tân tiến, hay nói đúng hơn, khó chấp nhận được sự độc lập hoàn toàn của nghệ thuật tân tiến đối với đức tin Kitô giáo.
Trong chính thời gian bất đồng giữa đôi bên như thế, Công đồng Vatican II được triệu tập và đã đề xướng lên một sự thay đổi tư duy qua việc Công đồng ao ước thiết lập lại một sự tương quan cởi mở giữa Giáo Hội và nghệ thuật đương thời. Ngoài việc soạn thảo lại các lễ nghi phụng vụ với định hướng rõ ràng là nghệ thuật phụng vụ của Giáo Hội cần phải nhằm tới những điều kiện hướng dẫn nào, các văn bản của Công đồng đã đòi hỏi cần phải có được sự cộng tác chân thực đối với nghệ thuật tôn giáo. Các Nghị phụ Công đồng cũng đã đưa ra những phát biểu tích cực về giá trị độc lập của nghệ thuật. Ngoài ra, các Nghị phụ còn đòi hỏi phải nối lại sự đối thoại mang tính cách đối tác giữa nghệ thuật và Giáo Hội
Đức Phaolô VI, „vị Giáo Hoàng của đối thoại“, rất yêu quý nghệ thuật, nhất là nghệ thuật tân thời. Năm 1967, ngài đã tuyên bố: „Giáo Hội cần có các vị Thánh nhân, nhưng đồng thời Giáo Hội cũng cần có các nghệ sĩ chân chính và có khả năng, vì tất cả họ, các Thánh nhân cũng như các nghệ sĩ, đều làm chứng cho tinh thần sống động của Đức Kitô“. Vì thế, vào năm 1964, ngay lúc khởi đầu triều đại Giáo Hoàng của ngài, Đức Phaolô VI đã cử hành một Thánh Lễ đặc biệt dành riêng cho giới nghệ sĩ tai Nhà Nguyện Sixtin. Trong bài huấn từ của ngài ngay sau lúc kết thúc Thánh Lễ, ĐGH đã nhấn mạnh đến sự tương quan mật thiết giữa nghệ thuật và tôn giáo, và đồng thời ngài đề nghị với các nghệ sĩ cùng kiến tạo một liên minh thân hữu. Lời đề nghị này của Đức Thánh Cha đã mở đầu cho một thay đổi chiều hướng mục vụ trong công cuộc đối thoại tân thời giữa nghệ thuật và Giáo Hội. Nói cách khác, thay vì hiện hữu song song bên nhau hay chống đối nhau như từ trước cho tới lúc bấy giờ, nghệ thuật và Giáo Hội từ nay cần trở nên đối tác của nhau, cùng cộng tác chân thành và tôn trọng lẫn nhau trong việc loan truyền chân lý.
Bài huấn từ của Đức Phaolô VI đã gây được cảm tình, lòng thán phục và sự đón nhận nơi nhiều nghệ sĩ. Để đáp lại một cách bộc phát, các nghệ sĩ hiện diện đã kính biếu Đức Thánh Cha các tác phẩm nghệ thuật của họ. Chính những quà tặng đặc biệt này của các nghệ sĩ là một khởi đầu quan trọng cho công cuộc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đương đại của viện bảo tàng Vatican. Công cuộc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đương đại này được Đức Phaolô VI khai mạc năm 1973 đã nói lên một cách hùng hồn sự tôn trọng nghệ thuật „độc lập“ đương đại, một loại nghệ thuật không được xuất phát trực tiếp từ nhu cầu tôn giáo. Công cuộc sưu tầm này gồm có khoảng 800 tác phẩm có giá trị của khoảng 250 nghệ sĩ quốc tế và đã nói lên tính cách cá nhân riêng biệt của người nghệ sĩ trong tương quan với sứ điệp Tin Mừng Kitô giáo cũng như tâm thức tôn giáo của họ. Tuy nhiên, tiếc thay niềm hy vọng „một mùa xuân mới của nghệ thuật tôn giáo sẽ rộ nở trong thời hậu Công đồng mà Đức Phaolô VI đã nhiều lần bày tỏ“ đã không được xảy ra.
Nhưng một điều vô cùng đáng mừng là Đức Gioan Phaolô II sau đó đã tiếp tục công trình canh tân nghệ thuật này của vị Tiền Nhiệm. Thật vậy, vào năm 1979, trong Thông điệp đầu tay của ngài „Redemptor hominis“ (Đấng Cứu Thế), Đức Gioan Phaolô II đã kêu gọi các nghệ sĩ hãy có trách nhiệm đối với chân lý. Để cổ vũ sự đối thoại mang tính cách đối tác giữa Giáo Hội và văn hóa, Đức Gioan Phaolô II đã thành lập vào năm 1982 Hội đồng văn hóa thuộc Phủ Giáo Hoàng với sự xác tín rằng „sự tổng hợp giữa văn hóa và đức tin không chỉ là một đòi hỏi cần thiết cho văn hóa, nhưng còn là một đòi hỏi cần thiết cho cả đức tin nữa“. Vào giữa thời gian các năm 1980 và 1986 tại Munich, Wien, Brüssel và Roma, ngài đã có những bài phát biểu đặc biệt về nghệ thuật được dành cho giới nghệ sĩ. Đức Thánh Cha đã trình bày về sự đối thoại và sự cộng tác giữa nghệ thuật và Giáo Hội trong tinh thần đối tác với đầy đủ ý thức trách nhiệm, cũng như về thiên nhiên, đối tượng và trách nhiệm của nghệ thuật nói chung và của nghệ thuật Kitô giáo nói riêng. Đồng thời Đức Thánh Cha cũng trình bày quan niệm tương tự giữa nghệ thuật và đức tin.
Tiếp đến, vào năm 1999 Đức Gioan Phaolô II lại gửi thư mời giới nghệ sĩ tập trung về Roma tham dự cuộc hội thảo về sự cộng tác với Giáo Hội, trong đó sự tổng hợp giữa nghệ thuật và đức tin được nhất mạnh và Thánh Kinh được trình bày như là nguồn cảm hứng nền tảng của nghệ thuật Kitô giáo. Với bức Tông Thư mục vụ của ngài, Đức Thánh Cha đã tóm tắt sứ mệnh rao giảng về nghệ thuật của ngài trong suốt hai mươi năm qua và sửa soạn cho việc „cử hành Năm Thánh mục vụ của các nghệ sĩ“ vào năm 2000, trong đó ngài đã đọc một bài huấn từ về sự tương cận giữa nghệ thuật và sự thánh thiện.
Và ngày nay, tuy dưới những điều kiện đã được thay đổi, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vẫn tiếp tục sứ mệnh dấn thân đầy gương mẫu của hai Vị Tiền Nhiệm của ngài là Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phalô II cho chương trình Mục Vụ cho giới nghệ sĩ. Nhưng nếu năm 1964, Đức Phaolô VI đã cử hành một Thánh Lễ tại Nguyện Đường Sixtin cho giới nghệ sị, và hầu như chỉ có các nghệ sĩ người Ý tham dự, thì ngược lại, lần gặp gỡ vừa qua số khách mời của Đức Bênêđíctô XVI không chỉ là những tín hữu Công giáo người Ý mà thôi, nhưng còn là các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau, các tín đồ thuộc các tôn giáo ngoài Kitô giáo và đến từ khắp các nước trên thế giới; ngoài ra, cả các đồ đệ theo thuyết bất khả tri (Agnostique) và những người vô thần cũng đều có mặt. Nhưng cũng vì số khách mời mang nhiều màu sắc khác nhau như thế, nên về phía ngài, Đức Thánh Cha đã giới hạn cuộc gặp gỡ lại trong khuôn khổ bài huấn từ và ban Phép Lành, chứ không cử hành Thánh Lễ Missa. Theo lời Đức TGM Gianfranco Ravasi đã trình bày trong huấn từ chào mừng các vị khách quý của ngài, thì tính cách ưu thế đặc thù ở lần gặp gỡ này là chỉ bàn đến phẩm chất thẩm mỹ và sự cởi mở đối với những vấn nạn hiện sinh.
Đặc tính của cuộc gặp gỡ lần này với các nghệ sĩ mà Đức Bênêđíctô XVI nêu lên, hoàn toàn phù hợp với đường hướng Mục Vụ từ trước cho tới nay của ngài. Thật vậy, như ngài đã loan báo trong sứ điệp đầu tiên của ngài trên ngôi vị Giáo Hoàng vào ngày 20.4.2005, Đức Bênêđíctô XVI ước muốn tiếp tục công cuộc đối thoại với các tôn giáo và các nền văn hóa trên thế giới. Dĩ nhiên, trong công cuộc đối thoại này phải kể cả việc trao đổi với giới nghệ sĩ: „quan tâm tới những dị biệt về xã hội và văn hóa“, như chính ngài đã tuyên bố trong bài huấn từ tại Nguyện Đường Sixtin vừa rồi.
Trọng tâm của bài huấn từ mà Đức Bênêđíctô XVI đọc ngày 21.11.2009 tại Nguyện Đường Sixtin là một sự hòa điệu đặc biệt giữa nghệ thuật và đức tin, giữa thẩm mỹ và đạo đức học. Qua đó, Đức Thánh Cha đã đề cập tới chính phương diện cơ bản của chương trình Mục Vụ của Tòa Thánh dành cho giới nghệ sĩ vào thời hậu Công đồng Vatican II. Trong bài suy tư của ngài về mỹ thuật, Đức Thánh Cha đã đào sâu các tư tưởng thần học về phụng vụ và về hình ảnh, các tư tưởng mà ngài đã từng trình bày trong các dịp khác nhau, như: trong „Lời Nói Đầu“ của bản yếu lược „Giáo lý Công Giáo“ (2005); trong Tông Thư hậu Thượng hội đồng các giám Mục „Sacramentum caritatis: Bí tích Tình Yêu“ (2007); trong huấn từ dịp gặp gỡ với hàng Giáo sĩ thuộc giáo phận Bozen-Brixen (2008) và trong sứ điệp của ngài dịp nhóm họp công khai lần thứ 13 của Hàn lâm viện giáo hoàng (2008).
Mở đầu bài huấn từ từ, Đức Bênêđíctô XVI đã gọi lý do cuộc gặp gỡ là ngài muốn nói lên và nhắc lại tình thân hữu của Giáo Hội đối với thế giới nghệ thuật. Ngài nói: „Quý vị là những người đã trình bày thế giới tuyệt vời của nghệ thuật và qua đó, qua quý vị, tôi muốn gửi tới tất cả mọi nghệ sĩ lời mời gọi chân thành của tôi là hãy cùng với Giáo Hội kiến tạo tương quan thân hữu, sự đối thoại và sự cộng tác“.
„Đây quả là một cửa chỉ đầy quảng đại, là chúng tôi được mời về đây“
Nhưng để tình thân hữu ấy được chính thức hóa và mang lại hiệu quả, thì nó còn cần phải tiếp tục được khuyến khích, thăng tiến và bồi dưỡng thêm. Bởi vì, lý do lịch sử của việc tiếp tục tình thân hữu ngày nay là „ngay từ khi mới được khai nguyên, Kitô giáo đã luôn nhận thức được giá trị của nghệ thuật và đã khôn khéo sử dụng những cách thức diễn đạt khác nhau của nghệ thuật vào công cuộc loan báo Sứ Điệp Cứu Rỗi vĩnh cửu của mình“. Trong phần hai của bài huấn từ của ngài, Đức Thánh Cha đã đề cập tới „sự gần gũi tâm linh giữa con đường đức tin và và con đường của người nghệ sĩ“.
Người ta có thể nói được rằng tổng thể bài huấn từ của Đức Bênêđíctô XVI trong dịp này được đánh giá như một bài bình luận thần học sâu xa và đầy đủ về bức họa miêu tả „Ngày Phán Xét Chung“ của danh họa Michelangelo mà mọi khách mời đang tận mắt chiêm ngắm tại Nguyện Đường Sixtin. Tính chất „mỹ thuật đầy kịch tính“ của bức tranh vô giá này đã được Đức Thánh Cha đánh giá là một „loan báo niềm vọng“, là một „lời mời gọi tất cả chúng ta cùng đưa mắt hướng nhìn về viễn tượng tối hậu của cuộc sống“. Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh rằng mỹ thuật và niềm hy vọng được nối kết lại với nhau bằng một sợi dây bền chặt và ngài đã trích dẫn lời của Sứ điệp kết thúc mà vào năm 1965 nhân danh Công đồng Vatican II đã được gửi cho các nghệ sĩ: „Thế giới này, nơi chúng ta đang sống, cần đến mỹ thuật để không bị rơi vào tình trạng vô vọng buồn chán. Cũng như chân lý, mỹ thuật mang lại cho lòng người tràn đầy vui mừng. (…) xin quý vị đừng quên rằng quý vị là những người che chở bảo vệ mỹ thuật trong thế giới này“.
Đi từ những trích dẫn quan điểm của các nhà đại tư tưởng và các nghệ sĩ xuất chúng, Đức Bênêđíctô XVI đã phát huy thành bài Diễm Ca về mỹ thuật, một bài ca hòa nhịp với khoa siêu hình học của Platon-Augustinô và của Thánh Kinh. Vâng, theo quan niệm triết học của Platon, thì mỹ thuật mang lại cho con người một sự ngỡ ngàng lành mạnh, đưa con người thoát ra khỏi chính mình, mở mắt tâm trí và tinh thần cho con người và cân nhắc con người bay lên cao. Dĩ nhiên, Đức Thanh Cha đã phân biệt rõ ràng giữa mỹ thuật ảo tưởng và mỹ thuật chân chính, một thứ mỹ thuật mở ra „niềm khao khát của con tim nhân loại là mong biết nhận thức, biết yêu mến, biết đi đến với các anh em đồng loại, và biết giơ hai tay vươn về cõi vô biên bên kia cuộc sống“. Tiếp đến, Đức Thánh Cha ca ngợi „Via pulchritudinis“, con đường mỹ thuật trong thiên nhiên và trong nghệ thuật như là „con đường khả dĩ dẫn tới siêu việt, dẫn tới huyền nhiệm tối thượng, dẫn tới Thiên Chúa“. Điều đó cũng muốn nói rằng Đức Thánh Cha đã nhắc lại lần nữa đề tài mà ngài đã trình bày trong bài nói chuyện dịp tiếp kiến các khách hành hương hàng tuần, thứ tư: 18.11.2009, tức đề tài „Sự gặp gỡ giữa thẩm mỹ và đức tin“ và „Sự hòa hợp giữa đức tin và nghệ thuật“.
„Dưới mọi hình thức, nghệ thuật có thể có được phẩm chất tôn giáo, khi nó phải đối mặt với những vấn nạn to lớn của cuộc hiện sinh của chúng ta, tức những đề tài mang đến cho cuộc sống ý nghĩa đích thực. Qua đó, những đề tài nền tảng ấy trở thành con đường dẫn tới sự suy tư và lối tu đức nội tâm sâu sắc“. Về điểm này, Đức Thánh Cha còn trích dẫn Hermann Hesse (1877-1962), nhà văn người Thụy Sĩ: „Nghệ thuật có nghĩa là khám phá ra Thiên Chúa trong tất cả những gì hiện hữu“, và Simone Weil (1909-1943), nữ triết gia và văn sĩ người Pháp: „Trong tất cả những gì làm thức tỉnh trong chúng ta ý nghĩa thuần khiết và chân chính về mỹ thuật, thì Thiên Chúa thực sự hiện diện ở đó. Sự nhập thể của Thiên Chúa trong vũ trụ được thể hiện dưới một hình thức mà dấu chỉ của nó là mỹ thuật. Mỹ thuật là bằng chứng thực nghiệm nói lên rằng sự nhập thể là điều khả dĩ. Bởi vậy, bản chất của mỗi nghệ thuật chân chính đều dẫn tới niềm xác tín tôn giáo“. Tiếp đến, Đức Bênêđíctô XVI còn trích một câu trong tác phẩm „Theologische Ästhetik“ (Vẻ thẩm mỹ của Thần học) của nhà thần học thời danh Hans Urs von Balthasar: Nhưng ngày nay, „trong thế giới mới của những lợi lộc, mỹ thuật không còn được tôn giáo yêu mến hay được khuyến khích, không có lấy một lần“.
Trước thực trạng thiếu sót ấy, Đức Bênêđíctô XVI đã tái khẳng định rằng Kinh Thánh chính là nguồn cảm hứng cơ bản của nghệ thuật. Sự gần kề nhất „giữa con đường đức tin và con đường nghệ thuật đã được chứng thực bởi nhiều tác phẩm nghệ thuật được sáng tác dựa trên các nhân vật, các câu truyện lịch sử và các biều tượng“ của Kinh Thánh. Dựa theo lá thư của Đức Gioan Phaolô II gửi cho các nghệ sĩ, Đức Bênêđíctô XVI đã nêu lên câu hỏi: „Nghệ thuật có cần đến Giáo Hội không?“ Và để trả lời cho câu hỏi ấy, Đức Thánh Cha đã khẳng định: „Nguồn cội của cảm sự cảm hứng tươi trẻ và có cơ sở vững vàng chắc chắn chỉ tìm gặp được trong sự cảm nghiệm tôn giáo, trong mặc khải Kitô giáo và trong tác phẩm vĩ đại: trong Kinh Thánh“.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn từ của ngài bằng một lời kêu gọi ý thức trách nhiệm của tất cả các nghệ sĩ. Với tư cách là „những người bảo vệ mỹ thuật“, các nghệ sĩ nắm giữ vai trò làm trung gian cho mỹ thuật. Bặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng, các nghệ sĩ có thể thức tỉnh được lòng can đảm và niềm hy vọng của con người. „Nhờ vào tài năng của mình, quý vị có khả năng nói thẳng vào lòng người, (…) đánh thức dậy được các mơ ước và các hy vọng cũng như mở rộng những chân trời hiểu biết và sự dấn thân của con người. Quý vị hãy cảm tạ vì những năng khiếu ưu vượt mà quý vị đã được lãnh nhận và hãy ý thức được trách nhiệm to lớn của mình trong việc quảng bá và thông tri mỹ thuật ra bằng chính mỹ thuật và qua mỹ thuật“. Đức Bênêđíctô XVI đã kêu gọi các nghệ sĩ hãy „tiếp cận với nguồn cội đầu tiên và sau cùng của mỹ thuật và hãy đối thoại với những người có tín ngưỡng“. Với một câu trích của thánh Augustinô viết tiên đoán về „Ngày Phán Xét Chung“ cũng như dựa theo những gì nhà danh họa Michelangelo đã diễn tả về ngày ấy trên bức tranh thời danh của ông, Đức Thánh Cha đã hướng dẫn các tham dự viên hướng nhìn đến tình huống sau cùng của con người: „Đức tin không lấy đi bất cứ điều gì thuộc tài năng và nghệ thuật của quý vị cả. Trái lại, đức tin còn thăng tiến và nuôi dưỡng các tài năng ấy của quý vị, đức tin động viên các tài năng ấy biết vượt qua các ngưỡng cửa và biết chiêm ngắm mục đích sau cùng và tối hậu với sự hâm mộ và cảm xúc: Đó là Mặt Trời không bao giờ lặn, Mặt Trời soi sáng và tô điểm hiện tại“.
Giữa ngôi Nguyện Đường Sixtin uy linh trang trọng, với những chứng từ sống động của một nghệ thuật vĩ đại và của một đức tin sâu xa, những lời phát biểu đầy suy tư sâu sắc như thế của Đức Thánh Cha đã vang động và chiếu tỏa đến tận đáy con tim người nghe.
Vì thế, vào cuối cuộc gặp gỡ, Philipp Gröning, nhà đạo diễn và làm phim người Đức đã tâm sự: „Cuộc họp mặt hôm nay thật tuyệt vời và là một biểu tượng cho sự đối thoại trong hàng thiên niên kỷ giữa nghệ thuật và Giáo Hội cũng như biểu tượng cho sự khởi nguyên chung của nghệ thuật và của tôn giáo. Đây quả là một cử chỉ đầy quảng đại, là chúng tôi được mời về đây, để nói được rằng Giáo Hội cần có những nghệ sĩ biết khảo sát tìm hiểu những điều siêu việt“.
Còn ca sĩ nổi danh người Ý Andrea Boccelli lại thú nhận: „Đức Thánh Cha đã mang lại cho chúng tôi, những người nghệ sĩ, một sự động viên hết sức quan trọng“.
Và nữ kiến trúc sư người I-rắc Zaha Hadid cũng nhận định: „Tôi nghĩ rằng chính sự thể Đức Thánh Cha đã mời tất cả những người này về đây để trao đổi với họ về nghệ thuật, là một ý tưởng rất phóng khoáng“.
Trong khi đó, ngược lại, nhà họa sĩ người Ý Mimmo Paladino lại cho rằng đây chính là lúc Vatican cần đem thể hiện những gì được đề cập tới trong cuộc đối thoại thành cụ thể trong thực tế. Dĩ nhiên, một sự ủy nhiệm của Giáo Hội không thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề, và đó cũng là điều đã được Hội đồng Giám Mục Ý nói rõ trong lần xuất bản Sách Bài Đọc mới đây. Còn những gì liên quan tới những chờ đợi và những thất vọng hiện nay, mà chính Mimmo Paladino cũng như một số người nào đó gặp phải, thì trong cuộc phỏng vấn vào năm 2008, Đức TGM Ravasi đã phải công nhận rằng nhiều khi hiện tượng „lực bất tòng tâm“ là một điều không thể phủ nhận được.
Sau cùng người ta cũng tự hỏi: Còn những nghệ sĩ khác không có mặt trong cuộc gặp gỡ quan trọng này, sẽ phản ứng thế nào trước lời đề nghị của Giáo Hội mà Đức Bênêđíctô XVI đã đưa ra?
Có lẽ từ đây cho tới cuộc gặp gỡ trong một khuôn khổ hoàn toàn đặc biệt tại thành phố Venise/Ý vào năm 2011, giữa nghệ thuật và Giáo Hội, người ta sẽ có được nhiều góp ý. Nhưng một điều quá rõ ràng mà ai ai cũng phải công nhận là Vatican đang nắm giữ vai trò chủ động của vấn đề. Và đó là điều hợp lý và cần thiết, vì sứ vụ của Giáo Hội là là rao giảng về Thiên Chúa, Đấng là chân thiện mỹ thuyệt đối.
Ngày 21.11.2009 vừa qua, tại Nguyện Đường Sixtin/Vatican, được xây dựng vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI với phần trang trí nội thất bằng các bức họa mang tính chất nghệ thuật lịch sử có giá trị bậc nhất thế giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã gặp gỡ trên 260 nghệ sĩ nổi danh nhất hiện nay, gồm các họa sĩ, điêu khắc, nhiếp ảnh gia, v.v… thuộc các nước trên thế giới. Đó là một biến cố hết sức đặc biệt, với mục đích mà Toà thánh Vatican đã đưa ra là sự đối thoại thân hữu và sự cộng tác chân thành giữa nghệ thuật và Giáo Hội Công Giáo cần phải được duy trì và phát huy.
Xét về phương diện thời gian thì cuộc gặp gỡ lịch sử này là dịp kỷ niệm mười năm (4.4.1999) lá thư quan trọng của ĐGH Gioan Phaolô II gửi cho giới nghệ sĩ trên thế giới và đồng thời cũng là dịp kỷ niệm ba mươi lăm năm (7.5.1964) ngày gặp gỡ lịch sử giữa ĐGH Phaolô VI và giới nghệ sĩ cũng tại Nguyện Đường Sixtin.
Sau đó, các vị khách mời đã được Đức TGM Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng văn hóa Phủ Giáo Hoàng, nồng nhiệt chào đón. Đức TGM Ravasi cũng đã nhắc lại cuộc gặp gỡ lịch sử của ĐGH Phaolô VI với các nghệ sĩ vào năm 1964 và lá thư của ĐGH Gioan Phaolô II gửi giới nghệ sĩ vào năm 1999 như vừa nhắc đến ở trên. Cả hai vị Giáo Hoàng đã cổ võ và khuyến khích một cách mạnh mẽ sự đối thoại và cộng tác chân thành giữa nghệ thuật và Giáo Hội.
Bài phát biểu của ĐGH Bênêđíctô XVI trong cuộc gặp gỡ là một suy tư đầy thách đố và đòi hỏi về mỹ thuật, về cái đẹp (Beauté, Schönheit). Trong nghệ thuật và trong thẩm mỹ thời đại tân tiến hôm nay, ý niệm mỹ thuật hay cái đẹp được coi là một phạm trù chưa nhất thiết hội đủ sự đồng thuận từ mọi phía. Dĩ nhiên, cuộc gặp gỡ lịch sử của ĐGH Bênêđíctô XVI với các nghệ sĩ không phải là một sự bắt đầu hoàn toàn mới mẻ, nhưng là sự tiếp tục cái truyền thống đã khá lâu của các vị Giáo Hoàng thời tân đại. Và cuộc gặp gỡ quan trọng và cần thiết này cần phải được đánh giá và giải thích một cách đúng với tầm quan trọng của nó.
„Giáo Hội cần có các vị Thánh nhân, nhưng đồng thời Giáo Hội cũng cần có các nghệ sĩ chân chính và có khả năng“
Thật ra, từ khởi đầu thế kỷ XX, sự giao lưu giữa Giáo Hội Công Giáo và nghệ thuật có thể được coi là căng thẳng và cách biệt nhau trong nhiều lãnh vực. Nhưng vào năm 1975, ĐGH Phaolô VI đã nhận định một cách rõ ràng rằng: „Chắc chắn rằng sự gián đoạn liên lạc giữa Phúc Âm và văn hóa là một thảm họa của thời đại chúng ta ngày nay“. Những lý do của sự tương quan „băng giá“ ấy có thể nói được là rất phức tạp và rắc rối, đến từ cả hai phía. Ngay cả đến hôm nay, nhiều người Công Giáo và một số đông các người đồng thời khác vẫn chưa am tường, vẫn chưa tìm được cho mình một sự ham thích và một tiếp cận thực sự đối với những quan niệm về tính thẩm mỹ của nghệ thuật đương đại, những quan niệm đã hoàn toàn thay đổi. Đàng khác, vì lý do khuynh hướng thế tục hóa (Säkularisierung) đang bành trướng mau lẹ trong xã hội và đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ trên các quan điểm nền tảng của Kitô giáo và vì thế trên sự dấn thân của người tín hữu trong việc học hỏi về những đề tài thuộc Kinh Thánh và thần học, do đó đã đưa tới hậu quà là thiếu rất nhiều các nghệ sĩ tiền phong.
Vào tiền bán thế kỷ XX, khi phải đối mặt với những thái độ phê bình chỉ trích và nhiều khi còn thù nghịch tôn giáo của những nghệ sĩ mà cuộc sống cá nhân của họ đã không được thấm nhuần đức tin Kitô giáo, Giáo Hội Công Giáo cảm thấy có bổn phận cần phải có những biện pháp thích ứng để đối phó. Đúng thế, qua các tác phẩm của họ, những nghệ sĩ này đã nhiều khi trình bày về con người và về vũ trụ một cách tiêu cực, lệch lạc và vô nghĩa, hoàn toàn ngược lại với hình ảnh trung thực, tích cực và đầy hy vọng mà Giáo Hội luôn quan niệm về con người.
Quan niệm tân tiến về nghệ thuật vào tiền bán thế kỷ XX quả thực là một thách đố thuộc lãnh vực thẩm mỹ và tinh thần, tuy nhiên trước một quan niệm mới mẻ như thế, Tòa Thánh Vatican – kể từ Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII – đã phản ứng một cách bình thản, nếu không nói là còn chấp nhận nữa. Trái lại, trong phạm vi thực tiễn, chẳng hạn khi trao phó nhiệm vụ cho các kiến trúc sư và các nghệ sĩ tân tiến thực hiện những công trình tôn giáo nào đó, thì mãi cho tới nay lại thường đưa đến những cuộc tranh luận, ít khi tìm ra được điểm tương đồng và kết cục là mỗi phía vẫn bảo thủ quan điểm của mình. Giáo Hội với sứ mệnh siêu nhiên của mình là nhịp cầu nối kết giữa con người và Thiên Chúa, giữa vũ trụ hữu hình với vũ trụ vô hình, khó tìm thấy được điểm tương đồng trong quan điểm nghệ thuật tân tiến, hay nói đúng hơn, khó chấp nhận được sự độc lập hoàn toàn của nghệ thuật tân tiến đối với đức tin Kitô giáo.
Trong chính thời gian bất đồng giữa đôi bên như thế, Công đồng Vatican II được triệu tập và đã đề xướng lên một sự thay đổi tư duy qua việc Công đồng ao ước thiết lập lại một sự tương quan cởi mở giữa Giáo Hội và nghệ thuật đương thời. Ngoài việc soạn thảo lại các lễ nghi phụng vụ với định hướng rõ ràng là nghệ thuật phụng vụ của Giáo Hội cần phải nhằm tới những điều kiện hướng dẫn nào, các văn bản của Công đồng đã đòi hỏi cần phải có được sự cộng tác chân thực đối với nghệ thuật tôn giáo. Các Nghị phụ Công đồng cũng đã đưa ra những phát biểu tích cực về giá trị độc lập của nghệ thuật. Ngoài ra, các Nghị phụ còn đòi hỏi phải nối lại sự đối thoại mang tính cách đối tác giữa nghệ thuật và Giáo Hội
Đức Phaolô VI, „vị Giáo Hoàng của đối thoại“, rất yêu quý nghệ thuật, nhất là nghệ thuật tân thời. Năm 1967, ngài đã tuyên bố: „Giáo Hội cần có các vị Thánh nhân, nhưng đồng thời Giáo Hội cũng cần có các nghệ sĩ chân chính và có khả năng, vì tất cả họ, các Thánh nhân cũng như các nghệ sĩ, đều làm chứng cho tinh thần sống động của Đức Kitô“. Vì thế, vào năm 1964, ngay lúc khởi đầu triều đại Giáo Hoàng của ngài, Đức Phaolô VI đã cử hành một Thánh Lễ đặc biệt dành riêng cho giới nghệ sĩ tai Nhà Nguyện Sixtin. Trong bài huấn từ của ngài ngay sau lúc kết thúc Thánh Lễ, ĐGH đã nhấn mạnh đến sự tương quan mật thiết giữa nghệ thuật và tôn giáo, và đồng thời ngài đề nghị với các nghệ sĩ cùng kiến tạo một liên minh thân hữu. Lời đề nghị này của Đức Thánh Cha đã mở đầu cho một thay đổi chiều hướng mục vụ trong công cuộc đối thoại tân thời giữa nghệ thuật và Giáo Hội. Nói cách khác, thay vì hiện hữu song song bên nhau hay chống đối nhau như từ trước cho tới lúc bấy giờ, nghệ thuật và Giáo Hội từ nay cần trở nên đối tác của nhau, cùng cộng tác chân thành và tôn trọng lẫn nhau trong việc loan truyền chân lý.
Bài huấn từ của Đức Phaolô VI đã gây được cảm tình, lòng thán phục và sự đón nhận nơi nhiều nghệ sĩ. Để đáp lại một cách bộc phát, các nghệ sĩ hiện diện đã kính biếu Đức Thánh Cha các tác phẩm nghệ thuật của họ. Chính những quà tặng đặc biệt này của các nghệ sĩ là một khởi đầu quan trọng cho công cuộc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đương đại của viện bảo tàng Vatican. Công cuộc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đương đại này được Đức Phaolô VI khai mạc năm 1973 đã nói lên một cách hùng hồn sự tôn trọng nghệ thuật „độc lập“ đương đại, một loại nghệ thuật không được xuất phát trực tiếp từ nhu cầu tôn giáo. Công cuộc sưu tầm này gồm có khoảng 800 tác phẩm có giá trị của khoảng 250 nghệ sĩ quốc tế và đã nói lên tính cách cá nhân riêng biệt của người nghệ sĩ trong tương quan với sứ điệp Tin Mừng Kitô giáo cũng như tâm thức tôn giáo của họ. Tuy nhiên, tiếc thay niềm hy vọng „một mùa xuân mới của nghệ thuật tôn giáo sẽ rộ nở trong thời hậu Công đồng mà Đức Phaolô VI đã nhiều lần bày tỏ“ đã không được xảy ra.
Nhưng một điều vô cùng đáng mừng là Đức Gioan Phaolô II sau đó đã tiếp tục công trình canh tân nghệ thuật này của vị Tiền Nhiệm. Thật vậy, vào năm 1979, trong Thông điệp đầu tay của ngài „Redemptor hominis“ (Đấng Cứu Thế), Đức Gioan Phaolô II đã kêu gọi các nghệ sĩ hãy có trách nhiệm đối với chân lý. Để cổ vũ sự đối thoại mang tính cách đối tác giữa Giáo Hội và văn hóa, Đức Gioan Phaolô II đã thành lập vào năm 1982 Hội đồng văn hóa thuộc Phủ Giáo Hoàng với sự xác tín rằng „sự tổng hợp giữa văn hóa và đức tin không chỉ là một đòi hỏi cần thiết cho văn hóa, nhưng còn là một đòi hỏi cần thiết cho cả đức tin nữa“. Vào giữa thời gian các năm 1980 và 1986 tại Munich, Wien, Brüssel và Roma, ngài đã có những bài phát biểu đặc biệt về nghệ thuật được dành cho giới nghệ sĩ. Đức Thánh Cha đã trình bày về sự đối thoại và sự cộng tác giữa nghệ thuật và Giáo Hội trong tinh thần đối tác với đầy đủ ý thức trách nhiệm, cũng như về thiên nhiên, đối tượng và trách nhiệm của nghệ thuật nói chung và của nghệ thuật Kitô giáo nói riêng. Đồng thời Đức Thánh Cha cũng trình bày quan niệm tương tự giữa nghệ thuật và đức tin.
Tiếp đến, vào năm 1999 Đức Gioan Phaolô II lại gửi thư mời giới nghệ sĩ tập trung về Roma tham dự cuộc hội thảo về sự cộng tác với Giáo Hội, trong đó sự tổng hợp giữa nghệ thuật và đức tin được nhất mạnh và Thánh Kinh được trình bày như là nguồn cảm hứng nền tảng của nghệ thuật Kitô giáo. Với bức Tông Thư mục vụ của ngài, Đức Thánh Cha đã tóm tắt sứ mệnh rao giảng về nghệ thuật của ngài trong suốt hai mươi năm qua và sửa soạn cho việc „cử hành Năm Thánh mục vụ của các nghệ sĩ“ vào năm 2000, trong đó ngài đã đọc một bài huấn từ về sự tương cận giữa nghệ thuật và sự thánh thiện.
Và ngày nay, tuy dưới những điều kiện đã được thay đổi, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vẫn tiếp tục sứ mệnh dấn thân đầy gương mẫu của hai Vị Tiền Nhiệm của ngài là Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phalô II cho chương trình Mục Vụ cho giới nghệ sĩ. Nhưng nếu năm 1964, Đức Phaolô VI đã cử hành một Thánh Lễ tại Nguyện Đường Sixtin cho giới nghệ sị, và hầu như chỉ có các nghệ sĩ người Ý tham dự, thì ngược lại, lần gặp gỡ vừa qua số khách mời của Đức Bênêđíctô XVI không chỉ là những tín hữu Công giáo người Ý mà thôi, nhưng còn là các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau, các tín đồ thuộc các tôn giáo ngoài Kitô giáo và đến từ khắp các nước trên thế giới; ngoài ra, cả các đồ đệ theo thuyết bất khả tri (Agnostique) và những người vô thần cũng đều có mặt. Nhưng cũng vì số khách mời mang nhiều màu sắc khác nhau như thế, nên về phía ngài, Đức Thánh Cha đã giới hạn cuộc gặp gỡ lại trong khuôn khổ bài huấn từ và ban Phép Lành, chứ không cử hành Thánh Lễ Missa. Theo lời Đức TGM Gianfranco Ravasi đã trình bày trong huấn từ chào mừng các vị khách quý của ngài, thì tính cách ưu thế đặc thù ở lần gặp gỡ này là chỉ bàn đến phẩm chất thẩm mỹ và sự cởi mở đối với những vấn nạn hiện sinh.
Đặc tính của cuộc gặp gỡ lần này với các nghệ sĩ mà Đức Bênêđíctô XVI nêu lên, hoàn toàn phù hợp với đường hướng Mục Vụ từ trước cho tới nay của ngài. Thật vậy, như ngài đã loan báo trong sứ điệp đầu tiên của ngài trên ngôi vị Giáo Hoàng vào ngày 20.4.2005, Đức Bênêđíctô XVI ước muốn tiếp tục công cuộc đối thoại với các tôn giáo và các nền văn hóa trên thế giới. Dĩ nhiên, trong công cuộc đối thoại này phải kể cả việc trao đổi với giới nghệ sĩ: „quan tâm tới những dị biệt về xã hội và văn hóa“, như chính ngài đã tuyên bố trong bài huấn từ tại Nguyện Đường Sixtin vừa rồi.
Trọng tâm của bài huấn từ mà Đức Bênêđíctô XVI đọc ngày 21.11.2009 tại Nguyện Đường Sixtin là một sự hòa điệu đặc biệt giữa nghệ thuật và đức tin, giữa thẩm mỹ và đạo đức học. Qua đó, Đức Thánh Cha đã đề cập tới chính phương diện cơ bản của chương trình Mục Vụ của Tòa Thánh dành cho giới nghệ sĩ vào thời hậu Công đồng Vatican II. Trong bài suy tư của ngài về mỹ thuật, Đức Thánh Cha đã đào sâu các tư tưởng thần học về phụng vụ và về hình ảnh, các tư tưởng mà ngài đã từng trình bày trong các dịp khác nhau, như: trong „Lời Nói Đầu“ của bản yếu lược „Giáo lý Công Giáo“ (2005); trong Tông Thư hậu Thượng hội đồng các giám Mục „Sacramentum caritatis: Bí tích Tình Yêu“ (2007); trong huấn từ dịp gặp gỡ với hàng Giáo sĩ thuộc giáo phận Bozen-Brixen (2008) và trong sứ điệp của ngài dịp nhóm họp công khai lần thứ 13 của Hàn lâm viện giáo hoàng (2008).
Mở đầu bài huấn từ từ, Đức Bênêđíctô XVI đã gọi lý do cuộc gặp gỡ là ngài muốn nói lên và nhắc lại tình thân hữu của Giáo Hội đối với thế giới nghệ thuật. Ngài nói: „Quý vị là những người đã trình bày thế giới tuyệt vời của nghệ thuật và qua đó, qua quý vị, tôi muốn gửi tới tất cả mọi nghệ sĩ lời mời gọi chân thành của tôi là hãy cùng với Giáo Hội kiến tạo tương quan thân hữu, sự đối thoại và sự cộng tác“.
„Đây quả là một cửa chỉ đầy quảng đại, là chúng tôi được mời về đây“
Nhưng để tình thân hữu ấy được chính thức hóa và mang lại hiệu quả, thì nó còn cần phải tiếp tục được khuyến khích, thăng tiến và bồi dưỡng thêm. Bởi vì, lý do lịch sử của việc tiếp tục tình thân hữu ngày nay là „ngay từ khi mới được khai nguyên, Kitô giáo đã luôn nhận thức được giá trị của nghệ thuật và đã khôn khéo sử dụng những cách thức diễn đạt khác nhau của nghệ thuật vào công cuộc loan báo Sứ Điệp Cứu Rỗi vĩnh cửu của mình“. Trong phần hai của bài huấn từ của ngài, Đức Thánh Cha đã đề cập tới „sự gần gũi tâm linh giữa con đường đức tin và và con đường của người nghệ sĩ“.
Người ta có thể nói được rằng tổng thể bài huấn từ của Đức Bênêđíctô XVI trong dịp này được đánh giá như một bài bình luận thần học sâu xa và đầy đủ về bức họa miêu tả „Ngày Phán Xét Chung“ của danh họa Michelangelo mà mọi khách mời đang tận mắt chiêm ngắm tại Nguyện Đường Sixtin. Tính chất „mỹ thuật đầy kịch tính“ của bức tranh vô giá này đã được Đức Thánh Cha đánh giá là một „loan báo niềm vọng“, là một „lời mời gọi tất cả chúng ta cùng đưa mắt hướng nhìn về viễn tượng tối hậu của cuộc sống“. Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh rằng mỹ thuật và niềm hy vọng được nối kết lại với nhau bằng một sợi dây bền chặt và ngài đã trích dẫn lời của Sứ điệp kết thúc mà vào năm 1965 nhân danh Công đồng Vatican II đã được gửi cho các nghệ sĩ: „Thế giới này, nơi chúng ta đang sống, cần đến mỹ thuật để không bị rơi vào tình trạng vô vọng buồn chán. Cũng như chân lý, mỹ thuật mang lại cho lòng người tràn đầy vui mừng. (…) xin quý vị đừng quên rằng quý vị là những người che chở bảo vệ mỹ thuật trong thế giới này“.
Đi từ những trích dẫn quan điểm của các nhà đại tư tưởng và các nghệ sĩ xuất chúng, Đức Bênêđíctô XVI đã phát huy thành bài Diễm Ca về mỹ thuật, một bài ca hòa nhịp với khoa siêu hình học của Platon-Augustinô và của Thánh Kinh. Vâng, theo quan niệm triết học của Platon, thì mỹ thuật mang lại cho con người một sự ngỡ ngàng lành mạnh, đưa con người thoát ra khỏi chính mình, mở mắt tâm trí và tinh thần cho con người và cân nhắc con người bay lên cao. Dĩ nhiên, Đức Thanh Cha đã phân biệt rõ ràng giữa mỹ thuật ảo tưởng và mỹ thuật chân chính, một thứ mỹ thuật mở ra „niềm khao khát của con tim nhân loại là mong biết nhận thức, biết yêu mến, biết đi đến với các anh em đồng loại, và biết giơ hai tay vươn về cõi vô biên bên kia cuộc sống“. Tiếp đến, Đức Thánh Cha ca ngợi „Via pulchritudinis“, con đường mỹ thuật trong thiên nhiên và trong nghệ thuật như là „con đường khả dĩ dẫn tới siêu việt, dẫn tới huyền nhiệm tối thượng, dẫn tới Thiên Chúa“. Điều đó cũng muốn nói rằng Đức Thánh Cha đã nhắc lại lần nữa đề tài mà ngài đã trình bày trong bài nói chuyện dịp tiếp kiến các khách hành hương hàng tuần, thứ tư: 18.11.2009, tức đề tài „Sự gặp gỡ giữa thẩm mỹ và đức tin“ và „Sự hòa hợp giữa đức tin và nghệ thuật“.
„Dưới mọi hình thức, nghệ thuật có thể có được phẩm chất tôn giáo, khi nó phải đối mặt với những vấn nạn to lớn của cuộc hiện sinh của chúng ta, tức những đề tài mang đến cho cuộc sống ý nghĩa đích thực. Qua đó, những đề tài nền tảng ấy trở thành con đường dẫn tới sự suy tư và lối tu đức nội tâm sâu sắc“. Về điểm này, Đức Thánh Cha còn trích dẫn Hermann Hesse (1877-1962), nhà văn người Thụy Sĩ: „Nghệ thuật có nghĩa là khám phá ra Thiên Chúa trong tất cả những gì hiện hữu“, và Simone Weil (1909-1943), nữ triết gia và văn sĩ người Pháp: „Trong tất cả những gì làm thức tỉnh trong chúng ta ý nghĩa thuần khiết và chân chính về mỹ thuật, thì Thiên Chúa thực sự hiện diện ở đó. Sự nhập thể của Thiên Chúa trong vũ trụ được thể hiện dưới một hình thức mà dấu chỉ của nó là mỹ thuật. Mỹ thuật là bằng chứng thực nghiệm nói lên rằng sự nhập thể là điều khả dĩ. Bởi vậy, bản chất của mỗi nghệ thuật chân chính đều dẫn tới niềm xác tín tôn giáo“. Tiếp đến, Đức Bênêđíctô XVI còn trích một câu trong tác phẩm „Theologische Ästhetik“ (Vẻ thẩm mỹ của Thần học) của nhà thần học thời danh Hans Urs von Balthasar: Nhưng ngày nay, „trong thế giới mới của những lợi lộc, mỹ thuật không còn được tôn giáo yêu mến hay được khuyến khích, không có lấy một lần“.
Trước thực trạng thiếu sót ấy, Đức Bênêđíctô XVI đã tái khẳng định rằng Kinh Thánh chính là nguồn cảm hứng cơ bản của nghệ thuật. Sự gần kề nhất „giữa con đường đức tin và con đường nghệ thuật đã được chứng thực bởi nhiều tác phẩm nghệ thuật được sáng tác dựa trên các nhân vật, các câu truyện lịch sử và các biều tượng“ của Kinh Thánh. Dựa theo lá thư của Đức Gioan Phaolô II gửi cho các nghệ sĩ, Đức Bênêđíctô XVI đã nêu lên câu hỏi: „Nghệ thuật có cần đến Giáo Hội không?“ Và để trả lời cho câu hỏi ấy, Đức Thánh Cha đã khẳng định: „Nguồn cội của cảm sự cảm hứng tươi trẻ và có cơ sở vững vàng chắc chắn chỉ tìm gặp được trong sự cảm nghiệm tôn giáo, trong mặc khải Kitô giáo và trong tác phẩm vĩ đại: trong Kinh Thánh“.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn từ của ngài bằng một lời kêu gọi ý thức trách nhiệm của tất cả các nghệ sĩ. Với tư cách là „những người bảo vệ mỹ thuật“, các nghệ sĩ nắm giữ vai trò làm trung gian cho mỹ thuật. Bặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng, các nghệ sĩ có thể thức tỉnh được lòng can đảm và niềm hy vọng của con người. „Nhờ vào tài năng của mình, quý vị có khả năng nói thẳng vào lòng người, (…) đánh thức dậy được các mơ ước và các hy vọng cũng như mở rộng những chân trời hiểu biết và sự dấn thân của con người. Quý vị hãy cảm tạ vì những năng khiếu ưu vượt mà quý vị đã được lãnh nhận và hãy ý thức được trách nhiệm to lớn của mình trong việc quảng bá và thông tri mỹ thuật ra bằng chính mỹ thuật và qua mỹ thuật“. Đức Bênêđíctô XVI đã kêu gọi các nghệ sĩ hãy „tiếp cận với nguồn cội đầu tiên và sau cùng của mỹ thuật và hãy đối thoại với những người có tín ngưỡng“. Với một câu trích của thánh Augustinô viết tiên đoán về „Ngày Phán Xét Chung“ cũng như dựa theo những gì nhà danh họa Michelangelo đã diễn tả về ngày ấy trên bức tranh thời danh của ông, Đức Thánh Cha đã hướng dẫn các tham dự viên hướng nhìn đến tình huống sau cùng của con người: „Đức tin không lấy đi bất cứ điều gì thuộc tài năng và nghệ thuật của quý vị cả. Trái lại, đức tin còn thăng tiến và nuôi dưỡng các tài năng ấy của quý vị, đức tin động viên các tài năng ấy biết vượt qua các ngưỡng cửa và biết chiêm ngắm mục đích sau cùng và tối hậu với sự hâm mộ và cảm xúc: Đó là Mặt Trời không bao giờ lặn, Mặt Trời soi sáng và tô điểm hiện tại“.
Giữa ngôi Nguyện Đường Sixtin uy linh trang trọng, với những chứng từ sống động của một nghệ thuật vĩ đại và của một đức tin sâu xa, những lời phát biểu đầy suy tư sâu sắc như thế của Đức Thánh Cha đã vang động và chiếu tỏa đến tận đáy con tim người nghe.
Vì thế, vào cuối cuộc gặp gỡ, Philipp Gröning, nhà đạo diễn và làm phim người Đức đã tâm sự: „Cuộc họp mặt hôm nay thật tuyệt vời và là một biểu tượng cho sự đối thoại trong hàng thiên niên kỷ giữa nghệ thuật và Giáo Hội cũng như biểu tượng cho sự khởi nguyên chung của nghệ thuật và của tôn giáo. Đây quả là một cử chỉ đầy quảng đại, là chúng tôi được mời về đây, để nói được rằng Giáo Hội cần có những nghệ sĩ biết khảo sát tìm hiểu những điều siêu việt“.
Còn ca sĩ nổi danh người Ý Andrea Boccelli lại thú nhận: „Đức Thánh Cha đã mang lại cho chúng tôi, những người nghệ sĩ, một sự động viên hết sức quan trọng“.
Và nữ kiến trúc sư người I-rắc Zaha Hadid cũng nhận định: „Tôi nghĩ rằng chính sự thể Đức Thánh Cha đã mời tất cả những người này về đây để trao đổi với họ về nghệ thuật, là một ý tưởng rất phóng khoáng“.
Trong khi đó, ngược lại, nhà họa sĩ người Ý Mimmo Paladino lại cho rằng đây chính là lúc Vatican cần đem thể hiện những gì được đề cập tới trong cuộc đối thoại thành cụ thể trong thực tế. Dĩ nhiên, một sự ủy nhiệm của Giáo Hội không thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề, và đó cũng là điều đã được Hội đồng Giám Mục Ý nói rõ trong lần xuất bản Sách Bài Đọc mới đây. Còn những gì liên quan tới những chờ đợi và những thất vọng hiện nay, mà chính Mimmo Paladino cũng như một số người nào đó gặp phải, thì trong cuộc phỏng vấn vào năm 2008, Đức TGM Ravasi đã phải công nhận rằng nhiều khi hiện tượng „lực bất tòng tâm“ là một điều không thể phủ nhận được.
Sau cùng người ta cũng tự hỏi: Còn những nghệ sĩ khác không có mặt trong cuộc gặp gỡ quan trọng này, sẽ phản ứng thế nào trước lời đề nghị của Giáo Hội mà Đức Bênêđíctô XVI đã đưa ra?
Có lẽ từ đây cho tới cuộc gặp gỡ trong một khuôn khổ hoàn toàn đặc biệt tại thành phố Venise/Ý vào năm 2011, giữa nghệ thuật và Giáo Hội, người ta sẽ có được nhiều góp ý. Nhưng một điều quá rõ ràng mà ai ai cũng phải công nhận là Vatican đang nắm giữ vai trò chủ động của vấn đề. Và đó là điều hợp lý và cần thiết, vì sứ vụ của Giáo Hội là là rao giảng về Thiên Chúa, Đấng là chân thiện mỹ thuyệt đối.
Vụ ‘bê bối’ ấu dâm: Sẽ không có bất kỳ ai bị ‘oan mạng’ vì dám nói lên sự thật
Alf. Hoàng Gia Bảo
07:37 09/04/2010
Vụ ‘bê bối’ ấu dâm: Sẽ không có bất kỳ ai bị ‘oan mạng’ vì dám nói lên sự thật
Cây kim giấu trong bọc lâu cỡ nào ắt cũng sẽ có lúc phải lòi ra, con sâu làm rầu cả nồi canh v.v… có thể nói đây là những câu phản ánh chính xác tình hình giáo hội công giáo chúng ta hiện nay trước scandals nhiều linh mục tu sĩ đã lỡ miệng ăn nhầm phải ‘trái cấm’ tình dục. Nay bùng nổ khiến cho uy tín của bản thân Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng như cùng toàn thể hội thánh công giáo trên toàn thế giới đang phải hứng chịu những trận búa rìu dư luận, những lời gièm pha mà nói như ngôn từ của báo chí quốc tế mấy ngày qua là giáo hội đang bị “rung chuyển” bởi vụ bê bối này.
Những sai phạm như vậy đối với người tu hành rõ ràng là không thể chấp nhận và nó đã làm hoen ố cả hội thánh. Tuy nhiên, theo thiển ý của người viết thì việc người có đạo chúng ta cần có cái nhìn và thái độ ứng xử về cuộc khủng hoảng này của giáo hội ra sao, có khi còn cần thiết và quan trọng hơn cả chính những điều tệ hại kể trên đã xảy ra.
Như, chúng ta có nên vì chuyện giáo hội đang bị phanh phui trên khắp các mặt báo mà mất đi niềm tin vào đạo, hoặc vì thế mà cảm thấy hổ thẹn rồi tỏ thái độ sợ hãi, lảng tránh sự thật nếu ‘chẳng may’ bị ai đó không cùng tôn giáo với chúng ta ở nơi làm việc, nơi ở chất vấn v.v…
Không việc gì phải sợ hãi và né tránh hết!
Có thể nói mà không sợ sai rằng chúng ta đang sống ở một thời đại mọi thứ càng trở nên ‘văn minh’ bao nhiêu thì cái ‘sự nghiệp’ ăn chơi sa đọa của xã hội con người cũng càng được ‘phong phú hóa’ bấy nhiêu. Với sự xuất hiện của các loại thuốc kích dục, dụng cụ trợ dục này nọ bày bán, trước còn lén lút nhưng nay đã gần như công khai khắp nơi.
Nếu có dịp xem lại những bức ảnh chụp ‘cô đào’ bốc lửa Marilyn Monroe mặc áo hở ngực hay bikini hở rốn hoặc trên các tạp chí như Playboy vài thập niên trước từng bị kết tội là ‘khiêu dâm’, chúng ta sẽ thấy thật oan cho các quí bà ấy vì nó chẳng còn là ‘cái đinh rỉ’ gì so với cả một kho phim sex đồi trụy mà mọi gnười già trẻ lớn bé ai cũng đều có thể dễ dàng tìm xem khắp nơi trên internet ngày nay.
Môi trường văn hóa cùng các tập tục phương tiện giúp duy trì và bảo vệ những giá trị đạo đức căn bản xã hội loài người hiện nay có thể ví trông không khác gì số phận các mỏ dầu hỏa đang ngày trở nên quí hiếm do bị khai thác cạn kiệt quá mức. Và đổi lại tình trạng xuống cấp đạo đức này là sự ‘lên ngôi’ của các trò thú tính cũng giống như sự nhảy vọt về sản lượng của các hãng xản xuất xe hơi vậy.
Phải sống trong hoàn cảnh ‘lành ít dữ nhiều’ đầy sự cám dỗ bên cạnh một bản chất yếu đuối vẫn cứ như thời tổ tiên Adam bà Eva, nếu không có các vụ tu sĩ linh mục phạm giới mà mọi thứ vẫn cứ hoàn hảo không tỳ vết như... Chúa thì đó mới thật là ‘sự lạ’ là đáng lo ngại vì sự vô tri vô giác đã lên ngôi ‘quá trớn’ chứ chẳng còn là xã hội loài người nữa.
Một khi đã xác định ‘có việc’ xảy ra thì ắt có lúc sẽ ‘có chuyện’ để mà nói, để bàn và để mà giải quyết. Nay là lúc ĐGH buộc phải ‘xắn tay’ lên để mổ xẻ giải phẩu khối u này thì Ngài lại bị lên án! Đời sao mà lắm ‘éo le’?
Do vậy trong vấn nạn của giáo hội hiện nay, theo chúng tôi cần ‘định lượng’ mấy vấn đề mấu chốt sau:
1. Thái độ ứng xử của dư luận: Thông thường trước thông tin scandal dư luận khuynh hướng thường bị lái vào các tình tiết, chúng càng ‘hot’ chừng nào nhà báo càng có lợi ví bán được nhiều và tên tuổi phóng viên càng ‘sáng’ chừng nấy, mà hầu như mọi người lại ‘quên’ (?)… quên mất một trong những yếu tố rất quan trọng giúp đánh giá vụ việc được khách quan, công bằng hơn, đó là việc bùng nổ scandal như vậy đã xuất phát từ đâu? Do bị phát hiện hay do chủ thể hành vi này muốn tự bạch hóa nó?
Hai kẻ cùng bị bắt vì phạm tội ăn cắp nhưng người ra thú tội vì lương tâm cắn rứt chắc chắn phải là người lương thiện và đáng tin cậy, đáng tha thứ hơn kẻ bị bắt do phát hiện bởi cơ quan điều tra tội phạm gấp nhiều lần. Nếu thú tội và bị bắt đều bị kết tội ngang nhau thì đã chẳng có hai từ ‘khoan hồng’ xuất hiện trong các bộ luật hình sự.
Chúng ta cần biết rằng vụ scandal ấu dâm đang khiến ‘rung chuyển’ giáo hội hiện nay không do bởi ‘công trạng’ của bất cứ tờ báo hay phóng viên nào, mà như chúng ta đã biết, việc này đã được chính tòa thánh Vatican chủ động công bố từ cuối năm 2009. Trước đó, trong chuyến tông du sang Hoa Kỳ hồi năm 2008, ĐGH trên chiếc chuyên cơ Shepher One Ngài đã dành cho cánh báo chí một cuộc trao đổi về vấn đề này và đồng thời đã là một trong những chủ đề chính của chuyến đi. Và ĐTC đã làm việc này vì tương lai và sự sống còn của giáo hội chứ không vì bất cứ áp lực nào.
2. Về việc kết tội ĐGH ‘im lặng’: Thoạt nghe ai cũng có cảm giác dường như đúng là ĐGH đáng tội ‘đồng lõa’. Thế nhưng chúng ta lại chẳng thấy ai đặt ngược lại vấn đề, nếu vụ việc được phanh phui hàng chục năm trước (cứ giả dụ là đã có đủ bằng chứng như báo chí nói) giữa ngài còn là Hồng y Ratzinger và ĐGH khi ấy là Gioan Phaolo II ai sẽ là người bị ‘sứt mẻ’ do bị truyền thông săm soi nhiều hơn?
Từng là một trong những ứng cử viên ‘sáng giá’ cho cương vị kế nhiệm tại sao Ngài đã không ‘sút’ trái banh trách nhiệm này sang ĐTC Gioan Phalô II mà để đến bây giờ phải đau đớn gánh lấy muôn điều thị phi như vừa qua?
Từ hai điều trên, xét cho cùng ‘công trạng’ của của đám phóng viên các báo nọ chỉ là sự ‘nhào vô’ kiếm chác. Mà hoàn toàn không phải vì quan tâm đến giáo hội và mong muốn giúp giáo hội được tốt hơn.
Ngoài ra còn có một nghi vấn khác rất đáng lưu ý. Đó là liệu có sự liên quan nào về thời điểm bùng nổ scandal, tại sao nó lại là năm 2010 mà không phải 2008, 2009 khi mà đang rộ lên thông tin các giáo hội Anh giáo, Tin Lành nhiều nước đang muốn muốn trở lại với Vatican. Có phải vì đang có những thế lực nào đó ngán ngại không muốn nhìn thấy một giáo hội công giáo ngày càng lớn mạnh?
3. Sẽ không có bất kỳ ai bị ‘chết oan’ vì lòng can đảm: Đây không phải là lần đầu tiên ĐGH bị báo giới tấn công nếu chúng ta nhớ lại lúc mới vừa nhậm chức hồi 2006 Ngài đã từng phải đối mặt với cáo buộc có dính dáng đến Đức Quốc Xã trong thời đệ nhị thế chiến. Nhưng rốt cuộc với bản ký lịch hết sức rõ ràng Ngài không hề giấu diếm chuyện mình bị gọi nhập ngũ phục vụ với tư cách quân nhân dự bị trong lực lượng phòng không Đức quốc xã vào những tháng sau cùng của Thế chiến thứ hai và từ bỏ hàng ngũ Đức quốc xã khi chiến tranh gần kết thúc rồi bị quân Đồng Minh bắt giữ làm tù binh chiến tranh trong một thời gian rất ngắn vào năm 1945, những toan tính nhằm hạ uy tín Ngài lần đó đã thất bại nhưng có vẻ như luôn có những thế lực nào đó ngày đêm ‘rình rập’ Ngài chỉ chờ sơ hở là tấn công, như lần sự hiểu biết uyên bác trong phát biểu của Ngài tại một trường đại học Đức trong lần về thăm quê hương năm 2008 cũng đã bị những cái đầu kém cỏi cố tình diễn dịch méo mó đi nhằm đầy Ngài ra trước mũi dùi dư luận của thế giới Hồi Giáo
Do vậy việc công bố với thế giới về các tệ trạng dâm ô trong giáo hội của ĐGH chúng ta có cơ sở để tin rằng chắc chắn được bắt nguồn sự soi sáng chỉ dẫn của Thiên chúa và bằng tinh thần và thái độ yêu và tôn trọng sự thật vốn có trong Ngài.
Nếu không, sẽ chẳng ai trong chúng ta có đủ sự can đảm dám nhận vào mình những loại tội lỗi đáng khinh như vậy, nhất lại là trong cương vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo như Ngài.
Những kẻ lên án Ngài chắc chắn họ cũng đều là người phám xác thịt cả nhưng đã có ai trong đời đã dám nói công khai tội lỗi của bản thân mình, của gia đình mình, dòng họ mình trước bàn dân thiên hạ như ĐGH của chúng ta đang làm chưa?
Chúng ta có bổn phận phải cho họ đọc đoạn Chúa Jesus ứng xử trước việc người phụ nữ ngoại tình trong kinh thánh cũng từng bị lên án, rằng “ai trong các người cảm thấy mình trong sạch, hãy ném đá người phụ nữa này trước đi”.
Sau cơn sóng gió công kích ĐGH mãnh liệt chúng ta lại đang được thấy gì?
- Phản ánh về các chiến dịch vận động được điều hợp bởi các hệ thống truyền thông báo chí toàn cầu nhằm bôi nhọ Giáo Hội Công Giáo và Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI
Hồng Lĩnh (Hoa Kỳ) (08-Apr-2010 16:38)
- Wall Street Journal phê phán nhật báo New York Times qua bài viết ''Đức Thánh Cha Benedicto và đại nhật báo New York Times''
Dominic David Tran (06-Apr-2010 10:10)
- Nhật báo New York thúc giục đi tìm ''sự công bằng cho ĐGH''
Peter Nguyễn Minh Trung (02-Apr-2010 10:51)
- Hãng truyền hình NBC xin lỗi vì tựa đề bài báo mô tả ĐGH là người quấy rối trẻ em
- Nhà trừ quỷ Italia nói: Satan đứng sau các vụ tấn công ĐGH trên truyền thông
Peter Nguyễn Minh Trung (02-Apr-2010 12:23)
Lời chúa trong ngụ ngôn trên đã đúng. Những kẻ công kích ĐGH nay họ đang phải ‘sờ lại gáy’ mình để rồi “già trước trẻ sau họ lần lượt biến mất”. Thậm chí còn trách cứ nhau ‘ai biểu mày lại đi xúi tao tao… ăn cứt gà’ mà tựa các bài báo trên cho chúng ta cảm giác ấy.
4. Cuối cùng là chuyện ‘trông người lại gẫm đến ta’
Đúng như người ta vẫn nói ngay cả trong hoạn nạn nếu tỉnh táo vẫn nhận ra đâu đó sinh lộ. Họa phước luôn lẫn lộn giữa thế gian này. Sự ‘rung chuyển’ nếu không đủ làm Vatican sụp đổ, cũng giống như các trận động đất, các cơn điạ chấn phải im tiếng, dung nham phải thôi phun trào.
Còn chuyện ĐGH sẽ xin từ chức ư? Câu hỏi rốt cuộc chỉ cho thấy sự ngu dốt của kẻ đặt ra nó vì đã không đủ tinh tường để nhận ra nhận lòng can đảm của ĐGH mạnh mẽ ra sao?
Ngài không hề là nạn nhân của báo giới như nhiều người lầm tưởng. Một nhân cách như vậy, nhuu người ta nói ‘cây ngay chẳng sợ chết đứng’, Ngài chỉ có thể sẽ và đang tiếp tục chiến thắng dư luận.
Cũng như các trận búa rùi dư luận trước kia, việc công bố sự thật về tệ nạn dâm dục tồn tại ở một số nơi trong giáo hội của ĐGH chỉ có thể làm tăng uy tín cho cá nhân ĐGH và càng làm cho niềm tin vào giáo hội công giáo của thế giới thêm vững chắc hơn mà thôi.
Trong số các địa danh giáo phận ‘đen’ được báo chí nhắc tên chúng ta không thấy có Việt Nam. May quá ta! Vì ngoài giáo luật, người Á đông chúng ta chắc do bị ‘lạc hậu’ hơn các xứ Âu Mỹ Úc về ‘văn minh’ tình dục nên đã thoát khỏi danh sách đen về của tòa thánh lần này.
Nhưng sự thật là giáo hội Việt Nam có hoàn toàn ‘trong trắng’ trước điều luật cấm tu sĩ phạm giới không?
Trả lời câu hỏi này không thuộc thẩm quyền của người viết. Tuy nhiên trước dư luận bấy lâu nay về ông linh mục X này bà sơ Y nọ, chỉ dám mong rằng, hãy noi gương can đảm của ĐGH: chống lại sự ác, tội lỗi mọi người chỉ có ‘được’ mà chẳng bao giờ ‘mất’ gì hết. Hãy can đảm lên ‘đừng sợ hãi’ thay vì chỉ cảm thấy ‘có tật giật mình’ thôi rồi đâu vẫn lại vào đấy.
Kim nhọn thì không thể giấu mãi trong bọc được, nhất là khi chúng ta đang ‘không may’ khi phải sống giữa một thời đại mà muốn biết sự thật về bất cứ chuyện gì đều không còn quá khó.
Nếu mai này VN may mắn có vị hồng y nào đó được bầu làm giáo hoàng (tại sao không nhỉ?) rồi cũng lại bị lâm vào tình cảnh như ĐGH hiện nay chỉ vì đã ‘dung dưỡng’ chuyện phạm giới nhưng lại không có đủ lòng can đảm như ĐGH hiện nay, thì chúng ta sẽ không hiểu nổi tai họa xảy ra với giáo hội công giáo còn lớn đến đâu?
(Vài suy nghĩ ‘cóp nhặt’ sau buổi gặp gỡ, chuyện trò với một số Cha và bè bạn chung quanh tình hình giáo hội tối 08/4/2010)
Alf.Hoàng Gia Bảo
Cây kim giấu trong bọc lâu cỡ nào ắt cũng sẽ có lúc phải lòi ra, con sâu làm rầu cả nồi canh v.v… có thể nói đây là những câu phản ánh chính xác tình hình giáo hội công giáo chúng ta hiện nay trước scandals nhiều linh mục tu sĩ đã lỡ miệng ăn nhầm phải ‘trái cấm’ tình dục. Nay bùng nổ khiến cho uy tín của bản thân Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng như cùng toàn thể hội thánh công giáo trên toàn thế giới đang phải hứng chịu những trận búa rìu dư luận, những lời gièm pha mà nói như ngôn từ của báo chí quốc tế mấy ngày qua là giáo hội đang bị “rung chuyển” bởi vụ bê bối này.
Những sai phạm như vậy đối với người tu hành rõ ràng là không thể chấp nhận và nó đã làm hoen ố cả hội thánh. Tuy nhiên, theo thiển ý của người viết thì việc người có đạo chúng ta cần có cái nhìn và thái độ ứng xử về cuộc khủng hoảng này của giáo hội ra sao, có khi còn cần thiết và quan trọng hơn cả chính những điều tệ hại kể trên đã xảy ra.
Như, chúng ta có nên vì chuyện giáo hội đang bị phanh phui trên khắp các mặt báo mà mất đi niềm tin vào đạo, hoặc vì thế mà cảm thấy hổ thẹn rồi tỏ thái độ sợ hãi, lảng tránh sự thật nếu ‘chẳng may’ bị ai đó không cùng tôn giáo với chúng ta ở nơi làm việc, nơi ở chất vấn v.v…
Không việc gì phải sợ hãi và né tránh hết!
Có thể nói mà không sợ sai rằng chúng ta đang sống ở một thời đại mọi thứ càng trở nên ‘văn minh’ bao nhiêu thì cái ‘sự nghiệp’ ăn chơi sa đọa của xã hội con người cũng càng được ‘phong phú hóa’ bấy nhiêu. Với sự xuất hiện của các loại thuốc kích dục, dụng cụ trợ dục này nọ bày bán, trước còn lén lút nhưng nay đã gần như công khai khắp nơi.
Môi trường văn hóa cùng các tập tục phương tiện giúp duy trì và bảo vệ những giá trị đạo đức căn bản xã hội loài người hiện nay có thể ví trông không khác gì số phận các mỏ dầu hỏa đang ngày trở nên quí hiếm do bị khai thác cạn kiệt quá mức. Và đổi lại tình trạng xuống cấp đạo đức này là sự ‘lên ngôi’ của các trò thú tính cũng giống như sự nhảy vọt về sản lượng của các hãng xản xuất xe hơi vậy.
Phải sống trong hoàn cảnh ‘lành ít dữ nhiều’ đầy sự cám dỗ bên cạnh một bản chất yếu đuối vẫn cứ như thời tổ tiên Adam bà Eva, nếu không có các vụ tu sĩ linh mục phạm giới mà mọi thứ vẫn cứ hoàn hảo không tỳ vết như... Chúa thì đó mới thật là ‘sự lạ’ là đáng lo ngại vì sự vô tri vô giác đã lên ngôi ‘quá trớn’ chứ chẳng còn là xã hội loài người nữa.
Một khi đã xác định ‘có việc’ xảy ra thì ắt có lúc sẽ ‘có chuyện’ để mà nói, để bàn và để mà giải quyết. Nay là lúc ĐGH buộc phải ‘xắn tay’ lên để mổ xẻ giải phẩu khối u này thì Ngài lại bị lên án! Đời sao mà lắm ‘éo le’?
Do vậy trong vấn nạn của giáo hội hiện nay, theo chúng tôi cần ‘định lượng’ mấy vấn đề mấu chốt sau:
1. Thái độ ứng xử của dư luận: Thông thường trước thông tin scandal dư luận khuynh hướng thường bị lái vào các tình tiết, chúng càng ‘hot’ chừng nào nhà báo càng có lợi ví bán được nhiều và tên tuổi phóng viên càng ‘sáng’ chừng nấy, mà hầu như mọi người lại ‘quên’ (?)… quên mất một trong những yếu tố rất quan trọng giúp đánh giá vụ việc được khách quan, công bằng hơn, đó là việc bùng nổ scandal như vậy đã xuất phát từ đâu? Do bị phát hiện hay do chủ thể hành vi này muốn tự bạch hóa nó?
Hai kẻ cùng bị bắt vì phạm tội ăn cắp nhưng người ra thú tội vì lương tâm cắn rứt chắc chắn phải là người lương thiện và đáng tin cậy, đáng tha thứ hơn kẻ bị bắt do phát hiện bởi cơ quan điều tra tội phạm gấp nhiều lần. Nếu thú tội và bị bắt đều bị kết tội ngang nhau thì đã chẳng có hai từ ‘khoan hồng’ xuất hiện trong các bộ luật hình sự.
Chúng ta cần biết rằng vụ scandal ấu dâm đang khiến ‘rung chuyển’ giáo hội hiện nay không do bởi ‘công trạng’ của bất cứ tờ báo hay phóng viên nào, mà như chúng ta đã biết, việc này đã được chính tòa thánh Vatican chủ động công bố từ cuối năm 2009. Trước đó, trong chuyến tông du sang Hoa Kỳ hồi năm 2008, ĐGH trên chiếc chuyên cơ Shepher One Ngài đã dành cho cánh báo chí một cuộc trao đổi về vấn đề này và đồng thời đã là một trong những chủ đề chính của chuyến đi. Và ĐTC đã làm việc này vì tương lai và sự sống còn của giáo hội chứ không vì bất cứ áp lực nào.
2. Về việc kết tội ĐGH ‘im lặng’: Thoạt nghe ai cũng có cảm giác dường như đúng là ĐGH đáng tội ‘đồng lõa’. Thế nhưng chúng ta lại chẳng thấy ai đặt ngược lại vấn đề, nếu vụ việc được phanh phui hàng chục năm trước (cứ giả dụ là đã có đủ bằng chứng như báo chí nói) giữa ngài còn là Hồng y Ratzinger và ĐGH khi ấy là Gioan Phaolo II ai sẽ là người bị ‘sứt mẻ’ do bị truyền thông săm soi nhiều hơn?
Từng là một trong những ứng cử viên ‘sáng giá’ cho cương vị kế nhiệm tại sao Ngài đã không ‘sút’ trái banh trách nhiệm này sang ĐTC Gioan Phalô II mà để đến bây giờ phải đau đớn gánh lấy muôn điều thị phi như vừa qua?
Từ hai điều trên, xét cho cùng ‘công trạng’ của của đám phóng viên các báo nọ chỉ là sự ‘nhào vô’ kiếm chác. Mà hoàn toàn không phải vì quan tâm đến giáo hội và mong muốn giúp giáo hội được tốt hơn.
Ngoài ra còn có một nghi vấn khác rất đáng lưu ý. Đó là liệu có sự liên quan nào về thời điểm bùng nổ scandal, tại sao nó lại là năm 2010 mà không phải 2008, 2009 khi mà đang rộ lên thông tin các giáo hội Anh giáo, Tin Lành nhiều nước đang muốn muốn trở lại với Vatican. Có phải vì đang có những thế lực nào đó ngán ngại không muốn nhìn thấy một giáo hội công giáo ngày càng lớn mạnh?
3. Sẽ không có bất kỳ ai bị ‘chết oan’ vì lòng can đảm: Đây không phải là lần đầu tiên ĐGH bị báo giới tấn công nếu chúng ta nhớ lại lúc mới vừa nhậm chức hồi 2006 Ngài đã từng phải đối mặt với cáo buộc có dính dáng đến Đức Quốc Xã trong thời đệ nhị thế chiến. Nhưng rốt cuộc với bản ký lịch hết sức rõ ràng Ngài không hề giấu diếm chuyện mình bị gọi nhập ngũ phục vụ với tư cách quân nhân dự bị trong lực lượng phòng không Đức quốc xã vào những tháng sau cùng của Thế chiến thứ hai và từ bỏ hàng ngũ Đức quốc xã khi chiến tranh gần kết thúc rồi bị quân Đồng Minh bắt giữ làm tù binh chiến tranh trong một thời gian rất ngắn vào năm 1945, những toan tính nhằm hạ uy tín Ngài lần đó đã thất bại nhưng có vẻ như luôn có những thế lực nào đó ngày đêm ‘rình rập’ Ngài chỉ chờ sơ hở là tấn công, như lần sự hiểu biết uyên bác trong phát biểu của Ngài tại một trường đại học Đức trong lần về thăm quê hương năm 2008 cũng đã bị những cái đầu kém cỏi cố tình diễn dịch méo mó đi nhằm đầy Ngài ra trước mũi dùi dư luận của thế giới Hồi Giáo
Do vậy việc công bố với thế giới về các tệ trạng dâm ô trong giáo hội của ĐGH chúng ta có cơ sở để tin rằng chắc chắn được bắt nguồn sự soi sáng chỉ dẫn của Thiên chúa và bằng tinh thần và thái độ yêu và tôn trọng sự thật vốn có trong Ngài.
Nếu không, sẽ chẳng ai trong chúng ta có đủ sự can đảm dám nhận vào mình những loại tội lỗi đáng khinh như vậy, nhất lại là trong cương vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo như Ngài.
Những kẻ lên án Ngài chắc chắn họ cũng đều là người phám xác thịt cả nhưng đã có ai trong đời đã dám nói công khai tội lỗi của bản thân mình, của gia đình mình, dòng họ mình trước bàn dân thiên hạ như ĐGH của chúng ta đang làm chưa?
Chúng ta có bổn phận phải cho họ đọc đoạn Chúa Jesus ứng xử trước việc người phụ nữ ngoại tình trong kinh thánh cũng từng bị lên án, rằng “ai trong các người cảm thấy mình trong sạch, hãy ném đá người phụ nữa này trước đi”.
Sau cơn sóng gió công kích ĐGH mãnh liệt chúng ta lại đang được thấy gì?
- Phản ánh về các chiến dịch vận động được điều hợp bởi các hệ thống truyền thông báo chí toàn cầu nhằm bôi nhọ Giáo Hội Công Giáo và Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI
Hồng Lĩnh (Hoa Kỳ) (08-Apr-2010 16:38)
- Wall Street Journal phê phán nhật báo New York Times qua bài viết ''Đức Thánh Cha Benedicto và đại nhật báo New York Times''
Dominic David Tran (06-Apr-2010 10:10)
- Nhật báo New York thúc giục đi tìm ''sự công bằng cho ĐGH''
Peter Nguyễn Minh Trung (02-Apr-2010 10:51)
- Hãng truyền hình NBC xin lỗi vì tựa đề bài báo mô tả ĐGH là người quấy rối trẻ em
- Nhà trừ quỷ Italia nói: Satan đứng sau các vụ tấn công ĐGH trên truyền thông
Peter Nguyễn Minh Trung (02-Apr-2010 12:23)
Lời chúa trong ngụ ngôn trên đã đúng. Những kẻ công kích ĐGH nay họ đang phải ‘sờ lại gáy’ mình để rồi “già trước trẻ sau họ lần lượt biến mất”. Thậm chí còn trách cứ nhau ‘ai biểu mày lại đi xúi tao tao… ăn cứt gà’ mà tựa các bài báo trên cho chúng ta cảm giác ấy.
4. Cuối cùng là chuyện ‘trông người lại gẫm đến ta’
Đúng như người ta vẫn nói ngay cả trong hoạn nạn nếu tỉnh táo vẫn nhận ra đâu đó sinh lộ. Họa phước luôn lẫn lộn giữa thế gian này. Sự ‘rung chuyển’ nếu không đủ làm Vatican sụp đổ, cũng giống như các trận động đất, các cơn điạ chấn phải im tiếng, dung nham phải thôi phun trào.
Còn chuyện ĐGH sẽ xin từ chức ư? Câu hỏi rốt cuộc chỉ cho thấy sự ngu dốt của kẻ đặt ra nó vì đã không đủ tinh tường để nhận ra nhận lòng can đảm của ĐGH mạnh mẽ ra sao?
Ngài không hề là nạn nhân của báo giới như nhiều người lầm tưởng. Một nhân cách như vậy, nhuu người ta nói ‘cây ngay chẳng sợ chết đứng’, Ngài chỉ có thể sẽ và đang tiếp tục chiến thắng dư luận.
Cũng như các trận búa rùi dư luận trước kia, việc công bố sự thật về tệ nạn dâm dục tồn tại ở một số nơi trong giáo hội của ĐGH chỉ có thể làm tăng uy tín cho cá nhân ĐGH và càng làm cho niềm tin vào giáo hội công giáo của thế giới thêm vững chắc hơn mà thôi.
Trong số các địa danh giáo phận ‘đen’ được báo chí nhắc tên chúng ta không thấy có Việt Nam. May quá ta! Vì ngoài giáo luật, người Á đông chúng ta chắc do bị ‘lạc hậu’ hơn các xứ Âu Mỹ Úc về ‘văn minh’ tình dục nên đã thoát khỏi danh sách đen về của tòa thánh lần này.
Nhưng sự thật là giáo hội Việt Nam có hoàn toàn ‘trong trắng’ trước điều luật cấm tu sĩ phạm giới không?
Trả lời câu hỏi này không thuộc thẩm quyền của người viết. Tuy nhiên trước dư luận bấy lâu nay về ông linh mục X này bà sơ Y nọ, chỉ dám mong rằng, hãy noi gương can đảm của ĐGH: chống lại sự ác, tội lỗi mọi người chỉ có ‘được’ mà chẳng bao giờ ‘mất’ gì hết. Hãy can đảm lên ‘đừng sợ hãi’ thay vì chỉ cảm thấy ‘có tật giật mình’ thôi rồi đâu vẫn lại vào đấy.
Kim nhọn thì không thể giấu mãi trong bọc được, nhất là khi chúng ta đang ‘không may’ khi phải sống giữa một thời đại mà muốn biết sự thật về bất cứ chuyện gì đều không còn quá khó.
Nếu mai này VN may mắn có vị hồng y nào đó được bầu làm giáo hoàng (tại sao không nhỉ?) rồi cũng lại bị lâm vào tình cảnh như ĐGH hiện nay chỉ vì đã ‘dung dưỡng’ chuyện phạm giới nhưng lại không có đủ lòng can đảm như ĐGH hiện nay, thì chúng ta sẽ không hiểu nổi tai họa xảy ra với giáo hội công giáo còn lớn đến đâu?
(Vài suy nghĩ ‘cóp nhặt’ sau buổi gặp gỡ, chuyện trò với một số Cha và bè bạn chung quanh tình hình giáo hội tối 08/4/2010)
Alf.Hoàng Gia Bảo
Cuộc khổ nạn của Giáo hoàng Benedict. Sáu cáo trạng, Một câu trả lời.
Phụng Nghi
09:54 09/04/2010
Cuộc khổ nạn của Giáo hoàng Benedict. Sáu cáo trạng, Một câu trả lời.
Nạn ấu dâm chỉ là vũ khí mới nhất nhằm chống lại Joseph Ratzinger. Và mỗi lần, ngài lại bị tấn công vào đúng chỗ ngài thực thi vai trò lãnh đạo của mình nhiều nhất. Từng vụ một, đây là các điểm phê phán triều đại giáo hoàng này.
Rome, April 7, 2010 - Cuộc tấn công đánh vào giáo hoàng Joseph Ratzinger, dùng vũ khí vụ tai tiếng gây ra bởi các linh mục thuộc Giáo hội của ngài, là một hằng lượng dưới triều đại giáo hoàng này.
Gọi đó là một hằng lượng, bởi vì, mỗi lần, trên những địa hạt khác nhau, đánh vào Benedict XVI có nghĩa là đánh vào chính con người đã hoạt động và còn đang hành động, cũng trên chính những địa hạt đó, với viễn kiến, với quyết tâm và với thành công lớn nhất.
xxx
Sóng gió nổi lên tiếp theo sau bài diễn từ của ngài tại Regensburg hôm 12 tháng 9 năm 2006 là cú đầu tiên trong một loạt những cuộc tấn công. Benedict XVI bị tố cáo là kẻ thù của Hồi giáo, là người đề xuất kích động nên cuộc xung đột giữa các nền văn minh. Mà ngài lại chính là con người, với sự trong sáng giản dị và tấm lòng can trường, đã vạch ra đâu là gốc rễ rốt ráo của những bạo hành, tìm thấy trong ý niệm Thiên Chúa bị cắt lìa ra khỏi tình trạng lý trí, và rồi nói ra cách thức để lướt thắng được.
Nạn bạo hành và cả đến giết chóc tiếp theo sau những lời của ngài, đã là bằng chứng đáng buồn rằng ngài nói đúng. Nhưng, trên hết cả, sự kiện ngài đã đánh trúng vào yếu điểm đã được xác nhận bằng những tiến bộ trong cuộc đối thoại giữa Giáo hội Công giáo và Hồi giáo xảy ra sau đó -- không phải không kể tới, mà là bởi vì bài diễn từ tại Regensburg - và lá thư của 138 nhà trí thức Hồi giáo gửi cho Đức giáo hoàng, cũng như cuộc thăm viếng Thánh đường Xanh tại Istambul, đã là những dấu hiệu rõ rệt và hứa hẹn nhất.
Với Benedict XVI, cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo, cũng như đối với các tôn giáo khác, nay đang được tiến hành với ý thức rõ rệt hơn về những gì tạo ra khác biệt, trong phạm vi đức tin, và về những gì có thể kết hiệp các bên, đó là luật thiên nhiên được Thiên Chúa viết trong tâm khảm mỗi con người.
xxx
Đợt cáo buộc thứ hai chống Đức giáo hoàng Benedict mô tả ngài là kẻ thù của lý trí hiện đại, và đặc biệt là biểu hiện tối cao của nó, tức là khoa học. Đỉnh điểm của chiến dịch thù nghịch này xảy ra vào tháng giêng năm 2008, khi các giáo sư buộc Đức giáo hoàng phải hủy bỏ cuộc thăm viếng ngôi trường đại học chính thuộc giáo phận của ngài, đó là trường Đại học "La Sapienza" ở Rome.
Vậy mà – cũng như trước đây tại Regensburg và rồi tại Paris ngày 12 tháng 9 năm 2008 ở trường Collège des Bernadins – bài diễn từ mà ngài có ý định đọc tại trường Đại học ở Rome lại là một bảo vệ rõ rệt tính liên hệ bền vững giữa đức tin và lý trí, giữa chân lý và tự do: “Tôi không đến để áp đặt đức tin, nhưng để kêu gọi lòng can đảm tìm hiểu sự thật.”
Điều nghịch lý: Benedict là một “người soi sáng (illuminist)” lớn lao trong một thời đại mà chân lý có quá ít người ngưỡng mộ, còn hoài nghi thì chiếm thế thượng phong, đến độ muốn làm câm lặng cả chân lý.
xxx
Cáo buộc thứ ba tấn công có hệ thống vào Benedict XVI nói rằng ngài là một con người bảo thủ dính chặt vào quá khứ, là kẻ thù của những tiến triển mới do Công đồng Vatican II mang lại.
Bài diễn từ ngài đọc trước nhân viên Giáo triều Roma hôm 22 tháng 12 năm 2005 để giải thích về Công đồng, và trong năm 2007 về mở rộng tự do cho các nghi thức xưa của Thánh lễ, đã được những kẻ tố cáo ngài nêu lên làm bằng chứng.
Thực ra, cái Truyền thống mà Benedict XVI bày tỏ lòng trung thành, đó là truyền thống về lịch sử cao cả của Giáo hội, từ lúc khai nguyên cho đến ngày nay, chẳng có gì liên hệ tới sự bám chặt có tính cách công thức vào quá khứ. Trong bài diễn từ đọc trước giáo triều nêu trên, để minh họa cuộc “cải tổ trong tiếp nối” đề ra do Công điồng Vatican II, Đức giáo hoàng nhắc lại vấn nạn về tự do tôn giáo. Để khẳng định hoàn toàn điều này – ngài giải thích – Công đồng phải trở về với nguồn gốc của Giáo hội, tới các vị tuẫn đạo đầu tiên, tới “di sản sâu xa” của Truyền thống Kitô giáo đã bị mất mát đi trong những thế kỷ vừa qua, và đã tìm thấy lại được nhờ một phần ở cuộc phê phán lý trí của thời Khai minh.
Còn về vấn đề phụng vụ, nếu có một người chân chính nào làm bất diệt phong trào phụng vụ lớn lao đã từng nở rộ trong Giáo hội giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, từ Prosper Guéranger cho đến Romano Guardini, người đó chính phải là Ratzinger.
xxx
Địa hạt tấn công thứ tư chạy song hành với cuộc tấn công trước. Benedict XVI bị tố cáo là làm lệch hướng đi công cuộc đại kết, là đặt cuộc hòa giải với nhóm Lefèbvre trước cả cuộc đối thoại với các nhóm theo Kitô giáo khác.
Nhưng các sự việc đều chứng minh ngược lại. Từ khi Ratzinger làm giáo hoàng, cuộc lữ hành hòa giải với các Giáo hội Đông phương đã tiến đi về phía trước được những bước đặc biệt, cả với các Giáo hội Byzantine đang nhìn về tòa thượng phụ giáo chủ đại kết tại Constantinople, và – đáng ngạc nhiên nhất – với tòa thượng phụ giáo chủ tại Moscow.
Và nếu điều này đã xảy ra được, đó chính là vì sự trung thành làm sống lại Truyền thống cao cả -- bắt đầu với truyền thống của thiên niên kỷ thứ nhất – đó là một đặc điểm của vị giáo hoàng này, cộng thêm với việc là linh hồn của các Giáo hội Đông phương.
Về phía Tây phương, lại cũng chính sự mến yêu Truyền thống đang thúc đẩy các cá nhân và các nhóm trong Cộng đồng Anh giáo xin trở về gia nhập Giáo hội Roma.
Trong khi đó đối với nhóm Lefèbvre, điều làm cản trở sự tái nhập chính là vì sự bám víu của họ vào các hình thức quá khứ của Giáo hội và của tín lý đã bị đồng hóa sai lạc với Truyền thống hằng cửu. Việc cất vạ tuyệt thông cho bốn giám mục của nhóm này vào tháng giêng năm 2009, đã không ảnh hưởng gỉ đến tình trạng ly giáo họ vẫn còn đang duy trì, cũng như năm 1964 việc cất vạ tuyệt thông giữa Roma và Constantinople đã không làm lành được tình trạng ly giáo giữa Đông và Tây, nhưng đã tạo ra khả năng có thể có một cuộc đối thoại nhằm để hiệp nhất.
xxx
Trong số 4 giám mục được Benedict XVI cất vạ tuyệt thông có Richard Williamson, người nước Anh, là một người chống Do thái và chối bỏ không có nạn Diệt chủng của Đức quốc xã. Trong nghi thức xưa đã được cải tổ, còn có cả một một lời cầu nguyện xin cho người Do thái “nhận biết Chúa Giêsu Kitô là đấng cứu độ mọi người.”
Những yếu tố đó, cộng thêm với các sự việc khác nữa, đã giúp nuôi dưỡng một sự phản kháng triền miên của thế giới Do thái chống lại vị giáo hoàng đương đại, với những luận điểm đáng kể của chủ nghĩa cấp tiến. Và đây là trận địa thứ năm của những lời cáo buộc.
Vũ khí mới nhất trong cuộc phản kháng này là một đoạn trong bài giảng của linh mục Raniero Cantalamessa, vị giảng thuyết của giáo triều, tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, có sự hiện diện của Đức giáo hoàng. Đoạn bị kết tội là những câu trích dẫn từ lá thư của một người Do thái, nhưng bất kể như thế, tiếng ồn ào giận dữ lại đã đặc biệt nhắm vào Đức giáo hoàng. Vậy mà, không có gì lại mâu thuẫn hơn là tố cáo rằng Benedict XVI thù nghịch với người Do thái.
Bởi vì không có vị giáo hoàng nào trườc ngài đã đi rất xa trong việc xác định một cái nhìn tích cực về mối liên hệ giữa Kitô giáo và Do thái giáo, trong khi đó lại không hề đả động gì đến sự chia rẽ căn bản giữa hai phía, đó là sự kiện Chúa Giêsu có phải là Con Thiên Chúa hay không. Trong cuốn thứ nhất của bộ sách Chúa Giêsu người Nazareth xuất bản năm 2007 – cuốn thứ hai sắp được hoàn thành – Benedict XVI đã viết nên những trang tuyệt vời liên quan đến vấn đề này, khi đối thoại với một vi giáo trưởng Do thái hiện còn sống.
Và nhiều người Do thái quả thực đã thấy Ratzinger là một người bạn. Nhưng trong thế giới truyền thông quốc tế, đó lại là một vấn đề khác. Gần như có những làm mưa đạn rơi từ phía “hỏa lực bạn”. Từ những người Do thái đang đả kích vị giáo hoàng, một người hiểu biết và yêu thương họ hơn cả.
xxx
Cuối cùng, một cáo trạng thứ sáu – gần đây nhất – chống lại Ratzinger, đó là ngài đã “bao che” vụ tai tiếng các linh mục lạm dụng tính dục với trẻ em.
Cả ở đây nữa, sự tố cáo lại nhằm chính vào một người đã làm hơn bất cứ ai khác trong phẩm trật Giáo hội, để hàn gắn lại tai tiếng này.
Với những hiệu quả tích cực đã trông thấy đó đây. Đặc biệt là tại Hoa kỳ nơi xảy ra hiện tượng trong hàng giáo sĩ Công giáo đã giảm đi đáng kể trong những năm gần dây.
Nhưng những nơi nào vết thương còn đang rộng mở, như ở Ái nhĩ lan, chính lại Benedict XVI là người đòi hỏi Giáo hội nước đó phải đặt mình vào tình trạng hối cải, bước vào con đường cần thiết ngài đã vạch ra trong lá thư mục vụ độc đáo hôm 19 tháng 3 vừa qua.
Có sự việc là chiến dịch quốc tế chống nạn ấu dâm nay chỉ thu vào một mục tiêu duy nhất: Đức giáo hoàng. Các trường hợp được đào bới lại từ quá khứ luôn luôn có ý đồ dẫn ngược về ngài, cả trong thời kỳ ngài làm tổng giám mục Munich lẫn khi làm chủ tịch Thánh bộ Tín lý Đức tin, cộng thêm cả chuyện phụ lục ở Regensburg trong những năm em ngài là Georg hướng dẫn ca đoàn trẻ em nhà thờ chính tòa.
xxx
Sáu địa hạt kết án Benedict XVI vừa nêu trên đặt ra một câu hỏi:
Tại sao vị giáo hoàng này lại bị tấn công như thế, từ bên ngoài Giáo hội, và cả từ bên trong nữa, mặc dầu rõ rệt là ngài vô tội đối với lời kết án này?
Phần đầu câu trả lời là: ngài bị tấn công một cách có hệ thống chính vì công việc ngài làm, vì lời ngài nói, vì con người ngài hiện thân.
Nguồn: Sandro Magister. "The Passion of Pope Benedict. Six Accusations, One Question." Chiesa.com (April 4, 2010).
Nạn ấu dâm chỉ là vũ khí mới nhất nhằm chống lại Joseph Ratzinger. Và mỗi lần, ngài lại bị tấn công vào đúng chỗ ngài thực thi vai trò lãnh đạo của mình nhiều nhất. Từng vụ một, đây là các điểm phê phán triều đại giáo hoàng này.
Rome, April 7, 2010 - Cuộc tấn công đánh vào giáo hoàng Joseph Ratzinger, dùng vũ khí vụ tai tiếng gây ra bởi các linh mục thuộc Giáo hội của ngài, là một hằng lượng dưới triều đại giáo hoàng này.
Gọi đó là một hằng lượng, bởi vì, mỗi lần, trên những địa hạt khác nhau, đánh vào Benedict XVI có nghĩa là đánh vào chính con người đã hoạt động và còn đang hành động, cũng trên chính những địa hạt đó, với viễn kiến, với quyết tâm và với thành công lớn nhất.
xxx
Nạn bạo hành và cả đến giết chóc tiếp theo sau những lời của ngài, đã là bằng chứng đáng buồn rằng ngài nói đúng. Nhưng, trên hết cả, sự kiện ngài đã đánh trúng vào yếu điểm đã được xác nhận bằng những tiến bộ trong cuộc đối thoại giữa Giáo hội Công giáo và Hồi giáo xảy ra sau đó -- không phải không kể tới, mà là bởi vì bài diễn từ tại Regensburg - và lá thư của 138 nhà trí thức Hồi giáo gửi cho Đức giáo hoàng, cũng như cuộc thăm viếng Thánh đường Xanh tại Istambul, đã là những dấu hiệu rõ rệt và hứa hẹn nhất.
Với Benedict XVI, cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo, cũng như đối với các tôn giáo khác, nay đang được tiến hành với ý thức rõ rệt hơn về những gì tạo ra khác biệt, trong phạm vi đức tin, và về những gì có thể kết hiệp các bên, đó là luật thiên nhiên được Thiên Chúa viết trong tâm khảm mỗi con người.
xxx
Đợt cáo buộc thứ hai chống Đức giáo hoàng Benedict mô tả ngài là kẻ thù của lý trí hiện đại, và đặc biệt là biểu hiện tối cao của nó, tức là khoa học. Đỉnh điểm của chiến dịch thù nghịch này xảy ra vào tháng giêng năm 2008, khi các giáo sư buộc Đức giáo hoàng phải hủy bỏ cuộc thăm viếng ngôi trường đại học chính thuộc giáo phận của ngài, đó là trường Đại học "La Sapienza" ở Rome.
Vậy mà – cũng như trước đây tại Regensburg và rồi tại Paris ngày 12 tháng 9 năm 2008 ở trường Collège des Bernadins – bài diễn từ mà ngài có ý định đọc tại trường Đại học ở Rome lại là một bảo vệ rõ rệt tính liên hệ bền vững giữa đức tin và lý trí, giữa chân lý và tự do: “Tôi không đến để áp đặt đức tin, nhưng để kêu gọi lòng can đảm tìm hiểu sự thật.”
Điều nghịch lý: Benedict là một “người soi sáng (illuminist)” lớn lao trong một thời đại mà chân lý có quá ít người ngưỡng mộ, còn hoài nghi thì chiếm thế thượng phong, đến độ muốn làm câm lặng cả chân lý.
xxx
Cáo buộc thứ ba tấn công có hệ thống vào Benedict XVI nói rằng ngài là một con người bảo thủ dính chặt vào quá khứ, là kẻ thù của những tiến triển mới do Công đồng Vatican II mang lại.
Bài diễn từ ngài đọc trước nhân viên Giáo triều Roma hôm 22 tháng 12 năm 2005 để giải thích về Công đồng, và trong năm 2007 về mở rộng tự do cho các nghi thức xưa của Thánh lễ, đã được những kẻ tố cáo ngài nêu lên làm bằng chứng.
Thực ra, cái Truyền thống mà Benedict XVI bày tỏ lòng trung thành, đó là truyền thống về lịch sử cao cả của Giáo hội, từ lúc khai nguyên cho đến ngày nay, chẳng có gì liên hệ tới sự bám chặt có tính cách công thức vào quá khứ. Trong bài diễn từ đọc trước giáo triều nêu trên, để minh họa cuộc “cải tổ trong tiếp nối” đề ra do Công điồng Vatican II, Đức giáo hoàng nhắc lại vấn nạn về tự do tôn giáo. Để khẳng định hoàn toàn điều này – ngài giải thích – Công đồng phải trở về với nguồn gốc của Giáo hội, tới các vị tuẫn đạo đầu tiên, tới “di sản sâu xa” của Truyền thống Kitô giáo đã bị mất mát đi trong những thế kỷ vừa qua, và đã tìm thấy lại được nhờ một phần ở cuộc phê phán lý trí của thời Khai minh.
Còn về vấn đề phụng vụ, nếu có một người chân chính nào làm bất diệt phong trào phụng vụ lớn lao đã từng nở rộ trong Giáo hội giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, từ Prosper Guéranger cho đến Romano Guardini, người đó chính phải là Ratzinger.
xxx
Địa hạt tấn công thứ tư chạy song hành với cuộc tấn công trước. Benedict XVI bị tố cáo là làm lệch hướng đi công cuộc đại kết, là đặt cuộc hòa giải với nhóm Lefèbvre trước cả cuộc đối thoại với các nhóm theo Kitô giáo khác.
Nhưng các sự việc đều chứng minh ngược lại. Từ khi Ratzinger làm giáo hoàng, cuộc lữ hành hòa giải với các Giáo hội Đông phương đã tiến đi về phía trước được những bước đặc biệt, cả với các Giáo hội Byzantine đang nhìn về tòa thượng phụ giáo chủ đại kết tại Constantinople, và – đáng ngạc nhiên nhất – với tòa thượng phụ giáo chủ tại Moscow.
Và nếu điều này đã xảy ra được, đó chính là vì sự trung thành làm sống lại Truyền thống cao cả -- bắt đầu với truyền thống của thiên niên kỷ thứ nhất – đó là một đặc điểm của vị giáo hoàng này, cộng thêm với việc là linh hồn của các Giáo hội Đông phương.
Về phía Tây phương, lại cũng chính sự mến yêu Truyền thống đang thúc đẩy các cá nhân và các nhóm trong Cộng đồng Anh giáo xin trở về gia nhập Giáo hội Roma.
Trong khi đó đối với nhóm Lefèbvre, điều làm cản trở sự tái nhập chính là vì sự bám víu của họ vào các hình thức quá khứ của Giáo hội và của tín lý đã bị đồng hóa sai lạc với Truyền thống hằng cửu. Việc cất vạ tuyệt thông cho bốn giám mục của nhóm này vào tháng giêng năm 2009, đã không ảnh hưởng gỉ đến tình trạng ly giáo họ vẫn còn đang duy trì, cũng như năm 1964 việc cất vạ tuyệt thông giữa Roma và Constantinople đã không làm lành được tình trạng ly giáo giữa Đông và Tây, nhưng đã tạo ra khả năng có thể có một cuộc đối thoại nhằm để hiệp nhất.
xxx
Trong số 4 giám mục được Benedict XVI cất vạ tuyệt thông có Richard Williamson, người nước Anh, là một người chống Do thái và chối bỏ không có nạn Diệt chủng của Đức quốc xã. Trong nghi thức xưa đã được cải tổ, còn có cả một một lời cầu nguyện xin cho người Do thái “nhận biết Chúa Giêsu Kitô là đấng cứu độ mọi người.”
Những yếu tố đó, cộng thêm với các sự việc khác nữa, đã giúp nuôi dưỡng một sự phản kháng triền miên của thế giới Do thái chống lại vị giáo hoàng đương đại, với những luận điểm đáng kể của chủ nghĩa cấp tiến. Và đây là trận địa thứ năm của những lời cáo buộc.
Vũ khí mới nhất trong cuộc phản kháng này là một đoạn trong bài giảng của linh mục Raniero Cantalamessa, vị giảng thuyết của giáo triều, tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, có sự hiện diện của Đức giáo hoàng. Đoạn bị kết tội là những câu trích dẫn từ lá thư của một người Do thái, nhưng bất kể như thế, tiếng ồn ào giận dữ lại đã đặc biệt nhắm vào Đức giáo hoàng. Vậy mà, không có gì lại mâu thuẫn hơn là tố cáo rằng Benedict XVI thù nghịch với người Do thái.
Bởi vì không có vị giáo hoàng nào trườc ngài đã đi rất xa trong việc xác định một cái nhìn tích cực về mối liên hệ giữa Kitô giáo và Do thái giáo, trong khi đó lại không hề đả động gì đến sự chia rẽ căn bản giữa hai phía, đó là sự kiện Chúa Giêsu có phải là Con Thiên Chúa hay không. Trong cuốn thứ nhất của bộ sách Chúa Giêsu người Nazareth xuất bản năm 2007 – cuốn thứ hai sắp được hoàn thành – Benedict XVI đã viết nên những trang tuyệt vời liên quan đến vấn đề này, khi đối thoại với một vi giáo trưởng Do thái hiện còn sống.
Và nhiều người Do thái quả thực đã thấy Ratzinger là một người bạn. Nhưng trong thế giới truyền thông quốc tế, đó lại là một vấn đề khác. Gần như có những làm mưa đạn rơi từ phía “hỏa lực bạn”. Từ những người Do thái đang đả kích vị giáo hoàng, một người hiểu biết và yêu thương họ hơn cả.
xxx
Cuối cùng, một cáo trạng thứ sáu – gần đây nhất – chống lại Ratzinger, đó là ngài đã “bao che” vụ tai tiếng các linh mục lạm dụng tính dục với trẻ em.
Cả ở đây nữa, sự tố cáo lại nhằm chính vào một người đã làm hơn bất cứ ai khác trong phẩm trật Giáo hội, để hàn gắn lại tai tiếng này.
Với những hiệu quả tích cực đã trông thấy đó đây. Đặc biệt là tại Hoa kỳ nơi xảy ra hiện tượng trong hàng giáo sĩ Công giáo đã giảm đi đáng kể trong những năm gần dây.
Nhưng những nơi nào vết thương còn đang rộng mở, như ở Ái nhĩ lan, chính lại Benedict XVI là người đòi hỏi Giáo hội nước đó phải đặt mình vào tình trạng hối cải, bước vào con đường cần thiết ngài đã vạch ra trong lá thư mục vụ độc đáo hôm 19 tháng 3 vừa qua.
Có sự việc là chiến dịch quốc tế chống nạn ấu dâm nay chỉ thu vào một mục tiêu duy nhất: Đức giáo hoàng. Các trường hợp được đào bới lại từ quá khứ luôn luôn có ý đồ dẫn ngược về ngài, cả trong thời kỳ ngài làm tổng giám mục Munich lẫn khi làm chủ tịch Thánh bộ Tín lý Đức tin, cộng thêm cả chuyện phụ lục ở Regensburg trong những năm em ngài là Georg hướng dẫn ca đoàn trẻ em nhà thờ chính tòa.
xxx
Sáu địa hạt kết án Benedict XVI vừa nêu trên đặt ra một câu hỏi:
Tại sao vị giáo hoàng này lại bị tấn công như thế, từ bên ngoài Giáo hội, và cả từ bên trong nữa, mặc dầu rõ rệt là ngài vô tội đối với lời kết án này?
Phần đầu câu trả lời là: ngài bị tấn công một cách có hệ thống chính vì công việc ngài làm, vì lời ngài nói, vì con người ngài hiện thân.
Nguồn: Sandro Magister. "The Passion of Pope Benedict. Six Accusations, One Question." Chiesa.com (April 4, 2010).
Bến bờ thân hữu: Đức Thánh Cha sẽ được đón tiếp nồng nhiệt tại Malta
Bùi Hữu Thư
12:21 09/04/2010
VATICAN (CNS) – Khi Đức Thánh Cha Benedict XVI đáp xuống Malta để thăm viếng 2 ngày vào 17 tháng 4, ngài sẽ được đón tiếp nồng nhiệt y như Thánh Phaolô khi vị thánh này và đồng bạn bị đắm tầu đã trôi vào hòn đảo tại Điạ Trung Hải này 1.950 năm về trước.
Gần 95 phần trăm dân số của quốc gia với 443.000 người tuyên xưng họ là người Công Giáo, và sẽ có một con số rất đông được dự trù tham gia vào hai biến cố lớn ngoài trời: một Thánh Lễ ngày 18 tháng 4 tại quảng trường lớn nhất của Malta tại Floriana và một hội ngộ của giới trẻ buồi chiều cùng ngày tại hải cảng Valletta trông xuống Hải Cảng Lớn.
Đức Thánh Cha sẽ mừng sinh nhật 84 tuổi vào ngày trước khi ngài tới Malta, và các quan sát viên nghĩ rằng có thể có một nghi lễ bất ngờ để mừng ngài. Tòa Bạch Ốc đã mừng ngài với một bánh kem chanh bốn từng cho sinh nhật 81 của ngài khi đến thăm Hoa Thịnh Đốn.
Theo chương trình chính thức, cuộc viếng thăm 26 tiếng đồng hồ sẽ nhắm vào những gì thiết yếu.
Ngài sẽ tiếp các giám mục của quốc gia và tổng thống Malta George Abela trong hai buổi tiếp xúc riêng. Và ngài cũng sẽ gặp gỡ các tín hữu và kể cả giới trẻ. Có lẽ ngài sẽ dùng các cơ hội này để đề cao cách thức các giá trị luân lý và tâm linh của Kitô giáo để giúp cho việc xây dựng một xã hội hoà bình và công chính hơn và một đời sống viên mãn hơn.
Mặc dầu không được dự trù trong chương trình chuyến đi, vấn đề lạm dụng tính dục cũng sẽ ám ảnh tâm trí mọi người trong khi Đức Thánh Cha thăm viếng Malta.
Các vị lãnh đạo giáo hội Malta đã nói: “Đây là một thời điểm rất xấu hổ cho toàn thể Giáo Hội,” khi đề cập đến sự kiện các linh mục và tu sĩ lạm dụng tính dục không những trên toàn thế giới, mà còn ngay cả trong nước của họ nữa.
Đức Tổng Giám Mục Paul Cremona ở Malta và Giám Mục Mario Grech ở Gozo đồng ký một lá thư ngày 8 tháng 4 bầy tỏ “sự đau buồn và hối hận sâu xa của Giáo Hội đối với tất cả những ai đã bị lạm dụng.”
Để hành xử các vụ tố cáo lạm dụng tính dục của giáo sĩ, giáo hội Malta đã thành lập một ủy ban điều tra do một thẩm phán đã về hưu đứng đầu năm 1999. Một ủy ban điều tra thứ hai cũng được thành lập ngay sau đó vào cùng một năm để xúc tiến việc điều tra.
Hai vị giám mục cho hay tất cả những ai liên quan đến một trường hợp tình nghi có lạm dụng tính dục phải tự thú và cộng tác với chính quyền dân sự. Các Kitô hữu được kêu gọi nói lên sự thật thay vì “che dấu các dữ kiện hay là im lặng.”
Theo hãng thông tấn Associated Press, ủy ban điều tra Malta đã tiếp nhận được 84 trường hợp bị tố cáo là có sự lạm dụng tính dục của 25 linh mục, từ khi ủy ban được thành lập.
Mặc dầu không có trong chương trình, Đức Thánh Cha Benedict vẫn có thể gặp gỡ riêng các nạn nhân như ngài đã làm trong hai chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và Úc.
Nhưng mục đích chính của Đức Thánh Cha khi nhận lời mời đến thăm Malta là để làm một chuyến hành hương Phúc Âm tới hang động nơi, theo truyền thuyết, Thánh Tông Đồ Phaolô đã lựa chọn để trú ngụ trong 3 tháng ngài bị đăm tầu trên hòn đảo này.
Thánh Phaolô là quan thầy của nước Cộng Hòa Malta, sẽ được nhắc đến nhiều lần trong hành trình này – là chuyến đi đầu tiên trong số 5 chuyến tông du ngoại quốc của Đức Thánh Cha năm nay. Ngài sẽ giúp cho việc mừng kỷ niệm năm thứ 1,950 Thánh Phaolô đến Malta, cũng là ngày mở đầu của Kitô giáo trên quốc gia năm hòn đảo tại Điạ Trung Hải nằm giữa Sicile và Bắc Phi này.
Phúc Âm đã ăn rễ và lớn mạnh, khiến cho Malta trở nên một trong các quốc gia Công Giáo lớn nhất trên thế giới. Khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thăm viếng nơi này năm 1991, ngài nói sự việc Malta ôm trọn các giá trị Kitô giáo đáng làm gương cho tất cả Âu Châu.
Đức Thánh Cha Benedict cũng muốn tái sinh các gốc rễ Kitô giáo tại Âu Châu như là mục tiêu chính của giáo triều của ngài, và chắc chắn ngài sẽ khuyến khích người Malta tiếp tục gìn giữ vững chắc di sản Kitô giáo của họ và để cho các giá trị Kitô giáo gợi hứng cho nền văn hóa và chính trị của họ.
Trong khi có những điều luật chặt chẽ để bảo vệ tự do tín ngưỡng tại Malta, Công Giáo là tôn giáo chính thức của quốc gia. Một số dự luật dân sự thể hiện sự liên quan này: việc ly dị và phá thai vẫn bị đa số dân chúng chống đối.
Tuy nhiên, một chính sách của chính phủ mà giáo hội không đồng ý, là vấn đề giam giữ rất nhiều người di cư bất hợp pháp trôi vào đảo trên đường đến các quốc gia Âu Châu. Việc đối phó với hàng ngàn người di cư chạy trốn chiến tranh, áp bức hay nghèo khó là một vấn đề chính trị nóng bỏng trên hòn đảo.
Tất cả mọi người di cư không được nhập tịch Malta hay di nhập bất hợp pháp đều bị giam giữ cho đến khi bị trục xuất. Ngay cả những ai tìm chỗ dung thân vì lý do chính trị và đăng ký để được thành người tị nạn cũng vẫn bị giam giữ cho đến khi tình trạng của họ được giải quyết. Những người này gồm cả trẻ em, có thể bị giam giữ nhiều tháng tại các trung tâm giống như khám đường, với các điều kiện đôi khi hết sức bi thảm.
Đức Tổng giám mục Cremona đã nói: “Người di cư và tị nạn hôm nay cần phải được đón mừng y như Thánh Phaolô vào thế kỷ thứ nhất.”
Trong một cuộc phỏng vấn đấu năm nay với nhật báo Tòa Thánh L'Osservatore Romano, đức Tổng cho hay người Malta đã bầy tỏ “một sự cởi mở rất hài hòa đối với những ai “khác họ,” với những người ngoại bang” khi họ đón tiếp Thánh Phaolô.
Tổng giám mục kêu gọi người Malta tái lập thái độ chấp nhận này và từ bỏ sự kỳ thị, và đối xử với người di cư trước hết và trên hết như những con người.
Gần 95 phần trăm dân số của quốc gia với 443.000 người tuyên xưng họ là người Công Giáo, và sẽ có một con số rất đông được dự trù tham gia vào hai biến cố lớn ngoài trời: một Thánh Lễ ngày 18 tháng 4 tại quảng trường lớn nhất của Malta tại Floriana và một hội ngộ của giới trẻ buồi chiều cùng ngày tại hải cảng Valletta trông xuống Hải Cảng Lớn.
Đức Thánh Cha sẽ mừng sinh nhật 84 tuổi vào ngày trước khi ngài tới Malta, và các quan sát viên nghĩ rằng có thể có một nghi lễ bất ngờ để mừng ngài. Tòa Bạch Ốc đã mừng ngài với một bánh kem chanh bốn từng cho sinh nhật 81 của ngài khi đến thăm Hoa Thịnh Đốn.
Theo chương trình chính thức, cuộc viếng thăm 26 tiếng đồng hồ sẽ nhắm vào những gì thiết yếu.
Ngài sẽ tiếp các giám mục của quốc gia và tổng thống Malta George Abela trong hai buổi tiếp xúc riêng. Và ngài cũng sẽ gặp gỡ các tín hữu và kể cả giới trẻ. Có lẽ ngài sẽ dùng các cơ hội này để đề cao cách thức các giá trị luân lý và tâm linh của Kitô giáo để giúp cho việc xây dựng một xã hội hoà bình và công chính hơn và một đời sống viên mãn hơn.
Mặc dầu không được dự trù trong chương trình chuyến đi, vấn đề lạm dụng tính dục cũng sẽ ám ảnh tâm trí mọi người trong khi Đức Thánh Cha thăm viếng Malta.
Các vị lãnh đạo giáo hội Malta đã nói: “Đây là một thời điểm rất xấu hổ cho toàn thể Giáo Hội,” khi đề cập đến sự kiện các linh mục và tu sĩ lạm dụng tính dục không những trên toàn thế giới, mà còn ngay cả trong nước của họ nữa.
Đức Tổng Giám Mục Paul Cremona ở Malta và Giám Mục Mario Grech ở Gozo đồng ký một lá thư ngày 8 tháng 4 bầy tỏ “sự đau buồn và hối hận sâu xa của Giáo Hội đối với tất cả những ai đã bị lạm dụng.”
Để hành xử các vụ tố cáo lạm dụng tính dục của giáo sĩ, giáo hội Malta đã thành lập một ủy ban điều tra do một thẩm phán đã về hưu đứng đầu năm 1999. Một ủy ban điều tra thứ hai cũng được thành lập ngay sau đó vào cùng một năm để xúc tiến việc điều tra.
Hai vị giám mục cho hay tất cả những ai liên quan đến một trường hợp tình nghi có lạm dụng tính dục phải tự thú và cộng tác với chính quyền dân sự. Các Kitô hữu được kêu gọi nói lên sự thật thay vì “che dấu các dữ kiện hay là im lặng.”
Theo hãng thông tấn Associated Press, ủy ban điều tra Malta đã tiếp nhận được 84 trường hợp bị tố cáo là có sự lạm dụng tính dục của 25 linh mục, từ khi ủy ban được thành lập.
Mặc dầu không có trong chương trình, Đức Thánh Cha Benedict vẫn có thể gặp gỡ riêng các nạn nhân như ngài đã làm trong hai chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và Úc.
Nhưng mục đích chính của Đức Thánh Cha khi nhận lời mời đến thăm Malta là để làm một chuyến hành hương Phúc Âm tới hang động nơi, theo truyền thuyết, Thánh Tông Đồ Phaolô đã lựa chọn để trú ngụ trong 3 tháng ngài bị đăm tầu trên hòn đảo này.
Thánh Phaolô là quan thầy của nước Cộng Hòa Malta, sẽ được nhắc đến nhiều lần trong hành trình này – là chuyến đi đầu tiên trong số 5 chuyến tông du ngoại quốc của Đức Thánh Cha năm nay. Ngài sẽ giúp cho việc mừng kỷ niệm năm thứ 1,950 Thánh Phaolô đến Malta, cũng là ngày mở đầu của Kitô giáo trên quốc gia năm hòn đảo tại Điạ Trung Hải nằm giữa Sicile và Bắc Phi này.
Phúc Âm đã ăn rễ và lớn mạnh, khiến cho Malta trở nên một trong các quốc gia Công Giáo lớn nhất trên thế giới. Khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thăm viếng nơi này năm 1991, ngài nói sự việc Malta ôm trọn các giá trị Kitô giáo đáng làm gương cho tất cả Âu Châu.
Đức Thánh Cha Benedict cũng muốn tái sinh các gốc rễ Kitô giáo tại Âu Châu như là mục tiêu chính của giáo triều của ngài, và chắc chắn ngài sẽ khuyến khích người Malta tiếp tục gìn giữ vững chắc di sản Kitô giáo của họ và để cho các giá trị Kitô giáo gợi hứng cho nền văn hóa và chính trị của họ.
Trong khi có những điều luật chặt chẽ để bảo vệ tự do tín ngưỡng tại Malta, Công Giáo là tôn giáo chính thức của quốc gia. Một số dự luật dân sự thể hiện sự liên quan này: việc ly dị và phá thai vẫn bị đa số dân chúng chống đối.
Tuy nhiên, một chính sách của chính phủ mà giáo hội không đồng ý, là vấn đề giam giữ rất nhiều người di cư bất hợp pháp trôi vào đảo trên đường đến các quốc gia Âu Châu. Việc đối phó với hàng ngàn người di cư chạy trốn chiến tranh, áp bức hay nghèo khó là một vấn đề chính trị nóng bỏng trên hòn đảo.
Tất cả mọi người di cư không được nhập tịch Malta hay di nhập bất hợp pháp đều bị giam giữ cho đến khi bị trục xuất. Ngay cả những ai tìm chỗ dung thân vì lý do chính trị và đăng ký để được thành người tị nạn cũng vẫn bị giam giữ cho đến khi tình trạng của họ được giải quyết. Những người này gồm cả trẻ em, có thể bị giam giữ nhiều tháng tại các trung tâm giống như khám đường, với các điều kiện đôi khi hết sức bi thảm.
Đức Tổng giám mục Cremona đã nói: “Người di cư và tị nạn hôm nay cần phải được đón mừng y như Thánh Phaolô vào thế kỷ thứ nhất.”
Trong một cuộc phỏng vấn đấu năm nay với nhật báo Tòa Thánh L'Osservatore Romano, đức Tổng cho hay người Malta đã bầy tỏ “một sự cởi mở rất hài hòa đối với những ai “khác họ,” với những người ngoại bang” khi họ đón tiếp Thánh Phaolô.
Tổng giám mục kêu gọi người Malta tái lập thái độ chấp nhận này và từ bỏ sự kỳ thị, và đối xử với người di cư trước hết và trên hết như những con người.
ĐTC Benedicto xem phim lãnh tụ Hitler âm mưu bắt cóc Đức cố Giáo Hoàng Piô XII
Dominic David Trần.
12:39 09/04/2010
Đức Thánh Cha Benedicto tạm nghỉ sau Mùa Phục Sinh để xem phim về lãnh tụ phát xít Hítle âm mưu bắt cóc Đức cố Giáo Hoàng Piô thứ 12.
VATICAN, Thứ Sáu ngày 9 tháng Tư, 2010 / 10:29AM Theo tin các Thông Tấn Xã Công giáo tòan cầu (CNA/EWTN News).- Trong khi tạm nghỉ dưỡng Sức tại dinh Castel GandoIfo, Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ dành một ít thời gian để kịp xem cho được bộ phim "Dưới bầu trời Rôma" sẽ được trình chiếu trong ngày thứ Sáu hôm nay. Bộ phim "Dưới bầu trời Rôma" nói về cách xử sự tàn bạo của nhà độc tài phát xít Hítle Đức đối với người Do Thái tại Ý và âm mưu bắt cóc Đức Thánh Cha Piô thứ 12.
Trong thời gian tạm nghỉ sau thời khóa biểu phụng vụ Tuần Thánh, hầu như mỗi ngày Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ và làm các công việc khác trước công chúng. Hôm nay ngài sẽ có chút cơ hội để nghỉ ngơi nhân tiện để xem bộ phim do tài tử điện ảnh nổi tiếng Hoa Kỳ là James Cromwell đóng vai Đức cố Giáo Hoàng Piô thứ 12- người đã là nạn nhân của một âm mưu bắt cóc ngài do lãnh tụ phát xít Hítle Đức chỉ đạo.
Từng đoạn phim đã được quay tại các đường phố Rôma trong suốt thời kỳ quân đội quốc xã phát xít Đức chiếm đóng nước Ý. Theo Thông Tấn Xã AGI News của Ý, âm mưu bắt cóc Đức Giáo Hoàng đã được thể hiện trong chín tháng-cảnh quay cho thấy những người Do Thái tại Ý bị lùa ra khỏi các tại khu tập trung biệt lập dành cho người Do Thái (ghetto) mà quân đội phát xít Đức gọi là "ổ chuột" và âm mưu bắt cóc Đức Thánh Cha Piô thứ 12 của quân đội quốc xã phát xít Đức đã bị thất bại ra sao.
Bộ phim này do hãng sản xuất phim Lux Vide của Ý thực hiện. Bộ phim cũng minh họa rõ những nỗ lực mà Giáo Hội Công Giáo Rôma đã làm để bảo vệ và cứu sống biết bao sinh mạng người Do Thái trong suốt Đệ Nhị Thế chiến. Đây cũng là đề mục gây khá nhiều tranh luận sôi nổi trên thế giới sau khi Đức Thánh Cha Benedicto XVI long trọng tuyên bố nâng Đức cố Giáo Hoàng Piô thứ 12 lên bậc " Đấng Đáng Kính" vào ngày 19 tháng 12 năm 2009.
Hãng Lux Vide cũng thực hiện nhiều bộ phim về cuộc đời và sự nghiệp của các cố Giáo Hoàng tiền nhiệm; Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ đê Nhị, Đức Thánh Cha Phaolồ thứ 6, Đức Thánh Cha Gioan 23 cũng như các thánh và các nhân vật nổi bật trong Kinh Thánh.
Vào khoảng 5:30PM chiều thứ Sáu giờ Rôma hôm nay; Đức Thánh Cha sẽ thu xếp xong mọi việc để thưởng thức bộ phim này tại phòng Swiss trong dinh Castel Gandolfo.
VATICAN, Thứ Sáu ngày 9 tháng Tư, 2010 / 10:29AM Theo tin các Thông Tấn Xã Công giáo tòan cầu (CNA/EWTN News).- Trong khi tạm nghỉ dưỡng Sức tại dinh Castel GandoIfo, Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ dành một ít thời gian để kịp xem cho được bộ phim "Dưới bầu trời Rôma" sẽ được trình chiếu trong ngày thứ Sáu hôm nay. Bộ phim "Dưới bầu trời Rôma" nói về cách xử sự tàn bạo của nhà độc tài phát xít Hítle Đức đối với người Do Thái tại Ý và âm mưu bắt cóc Đức Thánh Cha Piô thứ 12.
Trong thời gian tạm nghỉ sau thời khóa biểu phụng vụ Tuần Thánh, hầu như mỗi ngày Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ và làm các công việc khác trước công chúng. Hôm nay ngài sẽ có chút cơ hội để nghỉ ngơi nhân tiện để xem bộ phim do tài tử điện ảnh nổi tiếng Hoa Kỳ là James Cromwell đóng vai Đức cố Giáo Hoàng Piô thứ 12- người đã là nạn nhân của một âm mưu bắt cóc ngài do lãnh tụ phát xít Hítle Đức chỉ đạo.
Từng đoạn phim đã được quay tại các đường phố Rôma trong suốt thời kỳ quân đội quốc xã phát xít Đức chiếm đóng nước Ý. Theo Thông Tấn Xã AGI News của Ý, âm mưu bắt cóc Đức Giáo Hoàng đã được thể hiện trong chín tháng-cảnh quay cho thấy những người Do Thái tại Ý bị lùa ra khỏi các tại khu tập trung biệt lập dành cho người Do Thái (ghetto) mà quân đội phát xít Đức gọi là "ổ chuột" và âm mưu bắt cóc Đức Thánh Cha Piô thứ 12 của quân đội quốc xã phát xít Đức đã bị thất bại ra sao.
Bộ phim này do hãng sản xuất phim Lux Vide của Ý thực hiện. Bộ phim cũng minh họa rõ những nỗ lực mà Giáo Hội Công Giáo Rôma đã làm để bảo vệ và cứu sống biết bao sinh mạng người Do Thái trong suốt Đệ Nhị Thế chiến. Đây cũng là đề mục gây khá nhiều tranh luận sôi nổi trên thế giới sau khi Đức Thánh Cha Benedicto XVI long trọng tuyên bố nâng Đức cố Giáo Hoàng Piô thứ 12 lên bậc " Đấng Đáng Kính" vào ngày 19 tháng 12 năm 2009.
Hãng Lux Vide cũng thực hiện nhiều bộ phim về cuộc đời và sự nghiệp của các cố Giáo Hoàng tiền nhiệm; Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ đê Nhị, Đức Thánh Cha Phaolồ thứ 6, Đức Thánh Cha Gioan 23 cũng như các thánh và các nhân vật nổi bật trong Kinh Thánh.
Vào khoảng 5:30PM chiều thứ Sáu giờ Rôma hôm nay; Đức Thánh Cha sẽ thu xếp xong mọi việc để thưởng thức bộ phim này tại phòng Swiss trong dinh Castel Gandolfo.
Đức Cha Thomas Collins Tổng Giám Mục Toronto bảo vệ các công việc Đức Thánh Cha Benedicto XVI
Dominic David Trần.
13:39 09/04/2010
"Hãy giữ vững Đức Tin": Đức Cha Thomas Collins Tổng Giám Mục Toronto bảo vệ các công việc Đức Thánh Cha Benedicto XVI làm trong những ngày sóng gió của Giáo Hội.
TORONTO, Canada ngày 09 tháng Tư năm 2010- tổng hợp các bản tin của Thông Tấn Xã Canada trong Tuần Thánh vừa qua, Đức Cha Thomas Collins Tổng Giám Mục Toronto đã có những cuộc gặp gỡ với các giáo phẩm cũng như họp báo, trao đổi công khai với các cơ quan báo chí truyền thông tại Canada về những liên quan đến các vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên đã xảy ra.
Tại Nhà thờ Chính Tòa St Michael's Cathedral cũng như trên trang mạng chính thức của Tổng Giáo Phận Toronto, Đức Tổng Giám Mục Thoma Collins đã bày tỏ rõ ràng quan điểm qua các bài giảng lễ Mùa Phục Sinh về những đề nghị giải quyết cũng như thái độ đúng đắn cần phải có trong giai đoạn hiện nay qua việc xử lý vấn nạn lạm dụng tình dục trên toàn cầu. Đức TGM Thomas Collins cũng dành hẳn một bài giảng riêng về thừa tác vụ Linh Mục và lạm dụng tình dục.
Nói riêng về những âm mưu của một số báo chí và phương tiện truyền thông đang cố tấn công Giáo Hội và cách riêng với Đức Thánh Cha Benedicto; Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins tuyên bố cảm tưởng của ngài trước các phóng viên tại tiền đình Nhà Thờ Chính Tòa;
" Đức Thánh Cha Benedicto XVI là người dẫn đường của Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng đã làm được biết bao nhiêu việc.. ...Trong số biết bao nhìêu đấng bậc và cá nhân đang trở thành mục tiêu của những cuộc tấn công liên tục từ một số báo chí và phương tiện truyền thông-có Đức Thánh Cha Benedicto... trong những ngày sóng gió đầy biến loạn này.... Đây dù sao cũng là mối ưu sầu có ý nghĩa tốt...."
Trước đó, Đức TGM Thomas Collins đã giảng trong thánh lễ tuyên xưng lại Đức Tin với Giáo Hội của các Linh Mục, Tu Sĩ đại diện các Giáo Xứ và Dòng Tu trong Tổng giáo phận Toronto;
" Các bổn phận của một giáo sĩ-Linh Mục Công giáo đã ngụ ý có sự tách biệt hẳn giáo sĩ và người đời thường-và mọi người tin tưởng vào vị giáo sĩ Linh mục Công giáo ở vị trí đặc biệt đáng tin cậy này: Thừa tác vụ Linh Mục." Ngài nói thêm; "đến nay hành động của một số cá nhân giáo sĩ đã làm cho chúng ta hổ thẹn. Chức vụ tư tế thánh thiện của giáo sĩ là một ân sủng tuyệt vời- đã bị một số cá nhân giáo sĩ lạm dụng để thỏa mãn và chiều theo ý thích cá nhân thấp hèn của họ. Những cá nhân này đã phản bội lòng tin của những người ngây thơ-vô tội- và đã phá hỏng cuộc đời của những người bị hại này...."
Nói về những cuộc tấn công của một số báo chí truyền thông tập trung vào các vụ lạm dụng tình dục với trẻ vị thành niên của một số giáo sĩ cũng như việc vu cáo vai trò của Đức Giáo Hoàng Benedicto khi ngài là Tổng Giám Mục Munich và là Hồng Y Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý-Đức Tin của Tòa Thánh: Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins tuyên bố rằng họ đã xử sự rất bất công với Đức Thánh Cha Benedicto.
"" Khi còn là Hồng Y Tổng Giám Mục Ratzinger và Bộ Trưởng Thánh Bộ thì người ta tấn công cáo buộc là ngài Ratzinger qúa nghiêm khắc, qúa cứng ngắc. Nay khi ngài là Đức Thánh Cha Benedicto XVI thì họ lại vu cáo là Đức Hồng Y ngày xưa và Đức Giáo Hoàng của hôm nay lại qúa dễ dãi, quá lơi lỏng." " Thật ra thì Đức Thánh Cha Benedicto là người xử sự rất cao thương và đẹp đẽ, ngài rất đáng yêu mến và là một con người thánh thiện."
Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins thuyết giảng tiếp: "Để giữ vững Đức Tin trong những ngày tháng sóng gió này thật là khó khăn- nhưng tôi hy vọng rằng các giáo sĩ, tu sĩ và mọi người có đủ Đức Khôn ngoan để nhận biết được thực tế một cách toàn diện và hiểu những vấn đề này một cách đúng đắn và xứng hợp."
Tại Nhà thờ Chính Tòa St Michael's Cathedral cũng như trên trang mạng chính thức của Tổng Giáo Phận Toronto, Đức Tổng Giám Mục Thoma Collins đã bày tỏ rõ ràng quan điểm qua các bài giảng lễ Mùa Phục Sinh về những đề nghị giải quyết cũng như thái độ đúng đắn cần phải có trong giai đoạn hiện nay qua việc xử lý vấn nạn lạm dụng tình dục trên toàn cầu. Đức TGM Thomas Collins cũng dành hẳn một bài giảng riêng về thừa tác vụ Linh Mục và lạm dụng tình dục.
Nói riêng về những âm mưu của một số báo chí và phương tiện truyền thông đang cố tấn công Giáo Hội và cách riêng với Đức Thánh Cha Benedicto; Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins tuyên bố cảm tưởng của ngài trước các phóng viên tại tiền đình Nhà Thờ Chính Tòa;
" Đức Thánh Cha Benedicto XVI là người dẫn đường của Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng đã làm được biết bao nhiêu việc.. ...Trong số biết bao nhìêu đấng bậc và cá nhân đang trở thành mục tiêu của những cuộc tấn công liên tục từ một số báo chí và phương tiện truyền thông-có Đức Thánh Cha Benedicto... trong những ngày sóng gió đầy biến loạn này.... Đây dù sao cũng là mối ưu sầu có ý nghĩa tốt...."
Trước đó, Đức TGM Thomas Collins đã giảng trong thánh lễ tuyên xưng lại Đức Tin với Giáo Hội của các Linh Mục, Tu Sĩ đại diện các Giáo Xứ và Dòng Tu trong Tổng giáo phận Toronto;
Nói về những cuộc tấn công của một số báo chí truyền thông tập trung vào các vụ lạm dụng tình dục với trẻ vị thành niên của một số giáo sĩ cũng như việc vu cáo vai trò của Đức Giáo Hoàng Benedicto khi ngài là Tổng Giám Mục Munich và là Hồng Y Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý-Đức Tin của Tòa Thánh: Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins tuyên bố rằng họ đã xử sự rất bất công với Đức Thánh Cha Benedicto.
"" Khi còn là Hồng Y Tổng Giám Mục Ratzinger và Bộ Trưởng Thánh Bộ thì người ta tấn công cáo buộc là ngài Ratzinger qúa nghiêm khắc, qúa cứng ngắc. Nay khi ngài là Đức Thánh Cha Benedicto XVI thì họ lại vu cáo là Đức Hồng Y ngày xưa và Đức Giáo Hoàng của hôm nay lại qúa dễ dãi, quá lơi lỏng." " Thật ra thì Đức Thánh Cha Benedicto là người xử sự rất cao thương và đẹp đẽ, ngài rất đáng yêu mến và là một con người thánh thiện."
Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins thuyết giảng tiếp: "Để giữ vững Đức Tin trong những ngày tháng sóng gió này thật là khó khăn- nhưng tôi hy vọng rằng các giáo sĩ, tu sĩ và mọi người có đủ Đức Khôn ngoan để nhận biết được thực tế một cách toàn diện và hiểu những vấn đề này một cách đúng đắn và xứng hợp."
Giáo Hội ở ngã tư đường hậu duy tục
Vũ Văn An
23:08 09/04/2010
Một số người cho rằng Giáo Hội Công Giáo đang trên đường sa sút. Nhưng Đức Hồng Y Julián Herranz lại nghĩ khác, ngài quả quyết rằng Giáo Hội thực sự đang cảm nhận một sự lớn mạnh và một sinh lực phi thường.
Đức Hồng Y Herranz làm việc tại Giáo Triều Rôma từ năm 1960, qua 5 đời giáo hoàng Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI. Mấy năm gần đây, ngài giữ chức chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng lo các Bản Văn Luật Lệ, đồng thời là thành viên các thánh bộ Tín Lý, Giám Mục, và Phúc Âm Hóa.
Ngài là tác giả cuốn sách bằng tiếng Tây Ban Nha, tựa là “En las Afueras de Jerico: Recuerdos De Los Anos Con Josemaria Y Juan Pablo II” (Ở Ngoại Thành Giêricô: Tưởng niệm các năm của Josemaría và Gioan Phaolô II), đã tái bản đến lần thứ 4. Trong cuốn sách này, Đức HY Herranz đã dùng nhiều dữ kiện và kinh nghiệm bản thân phong phú để gợi lại các năm tháng của Công Đồng Vatican II và việc áp dụng nó trong các thời kỳ sau đó và hiện nay.
Tục hóa
Trong cuộc phỏng vấn dành cho “Temes D’Avui”, một tạp chí chuyên bàn về các vấn đề mục vụ, Đức HY Herranz nói tới Giáo Hội hoàn vũ trong thời đại hậu thế tục (post-secular). Nói đến việc tục hóa, một hiện tượng bao gồm cả chủ nghĩa vô thần, lẫn bài giáo sĩ và dửng dưng tôn giáo, ngài cho hay cần phải phân biệt giữa tính thế tục (secularity) và việc tục hóa hay chủ nghĩa thế tục (secularization/secularism). Đức HY cho rằng tính thế tục là một sự kiện tích cực, xuất hiện trong mấy thế kỷ vừa qua, qua đó, người ta càng ngày càng ý thức được tính độc lập chính đáng của các thực tại thế tục, trần gian. Điều ấy rõ ràng đã được Công Đồng Vatican II thừa nhận. Một phương diện của thực tại ấy ngày nay được chúng ta gọi là chủ nghĩa duy tục tích cực (positive laicism), được coi là đã vượt lên trên chủ nghĩa bài giáo sĩ ngày trước.
Ngược lại, chủ nghĩa duy thế tục không giống như thế. Chủ nghĩa này muốn một nhân loại không có nền tảng căn cốt của nó là Thiên Chúa, một thứ nhân bản thuyết vô thần, tự nó đã tỏ ra là một thảm kịch, như nhận định của Henri De Lubac.
Thuộc đường dây này là các bộ phận muốn áp đặt chủ nghĩa cực đoan duy tục thành ý thức hệ chính xác về chính trị, một chủ nghĩa giáo điều vô thần trái với chủ nghĩa duy tục chân chính, là chủ nghĩa biết thừa nhận nơi tôn giáo một yếu tố văn hóa và xã hội cần được tôn trọng và cổ vũ.
Hiện nay, một số nhà xã hội học chuyên phân tích các khuynh hướng và diễn trình văn hóa, như John Micklethwait, chủ bút tờ The Economist, và Adrian Wooldridge, tác giả sách bán chạy nhất “God Is Back” (Thiên Chúa Đã Trở Lại), không tin rằng chủ nghĩa duy thế tục vô thần hay dửng dưng tôn giáo đang lấn lướt ở ngoài xã hội; đúng hơn, điều ngược lại đang xẩy ra.
Mấy thập niên trước đây, một số người tiên đoán tôn giáo sẽ chết yểu, nhất là Kitô Giáo, nhưng sau đó, chính họ phải tự điều chỉnh và nhìn nhận rằng tôn giáo đã trở lại dưới nhiều hình thức rất đa dạng.
Không ít người cho rằng ta đang ở trong thời kỳ hậu thế tục, mà đặc điểm tìm thấy qua việc càng ngày người ta càng quan tâm hơn đối với những vấn đề nền tảng về nhân bản, với chiều kích hết sức tôn giáo.
Trong một phúc trình mới đây tựa là “The Return of God” (Thiên Chúa Trở Về), tờ La Republica, một tờ báo vô tôn giáo của Ý, tỏ ra ngạc nhiên vì sự bộc phát sách báo nói về đức tin trong các tiệm sách của Ý với 27% gia tăng về số bán.
Một cách cụ thể, phúc trình ấy cho thấy thương vụ các sách có chủ đề tôn giáo đã tăng 196% tại các trung tâm phân phối lớn, như siêu thị và trung tâm thương mại.
Một sự kiện lý thú khác là thông điệp mới nhất của Đức GH “Bác ái trong chân lý”, ngay ấn bản đầu tiên, đã in ra 600,000 bản, vượt xa con số bán chạy nhất giữa tháng 7 của một vài nhà văn lớn như Faletti, Larson và Grisham.
Đức HY tin rằng những sự kiện trên và các sự kiện tương tự, như việc trở lại Công Giáo của nhiều chính trị gia, nhà văn và tài tử danh tiếng một lần nữa cho thấy ngay giữa môi trường rõ ràng là duy vật, lý trí và trái tim con người vẫn không dửng dưng với những vấn đề vĩ đại về ý nghĩa và số phận cuộc hiện sinh của họ.
Chỉ có một số ít thực sự yên ổn mà nghĩ rằng họ chỉ là một mảnh thịt truyền từ tay bà đỡ qua tay những người đào huyệt.
Một số các thiên kiến đã thành khuôn mẫu, như đức tin là kẻ thù của khoa học hay thái độ dửng dưng tôn giáo là thời thượng trí thức, là không chịu mau mắn thay đổi trong công luận chỉ vì tính ù lì cố hữu hay vì quyền lợi do chúng tạo ra, dĩ nhiên thuộc phạm vi kinh tế, nhờ duy trì được một khuynh hướng có tính ý thức hệ nào đó.
Nhưng ngay phong trào tranh đấu của những nhóm cổ vũ cho chủ nghĩa thế tục không khoan nhượng tại một số môi trường chính trị và tài chánh Âu Châu, trên phạm vi cả nước hay trong phạm vi cộng đồng, cũng phải thú nhận rằng trên thực tế, thái độ dửng dưng tôn giáo không hề có hay đang giảm dần.
Xem ra những người hy vọng góp tay một cách thụ động vào việc chôn sống Kitô Giáo (họ bảo chỉ là vấn đề thời gian thôi, tôn giáo này sẽ tự kết liễu đời mình) nay đang phải đổi qua một chiến lược hiếu chiến nhằm mục đích gây được những hiệu quả tích cực trong việc kéo nhiều Kitô hữu ra khỏi giấc mơ màng ươn lười của họ.
Sau đáp ứng tiêu cực của chàng thanh niên giầu có không chịu tham gia nhóm môn đệ, Chúa Giêsu cho Phêrô hay Thiên Chúa sẽ trả công 100% ở đời này và đời sau, nhưng phải kinh qua bách hại.
Bách hại chưa bao giờ thiếu, nhưng ơn trợ giúp của Chúa để đương đầu với chúng cũng không thiếu. Ngay thế hệ môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu cũng đã phải cần tới sự an ủi của cuốn sách kỳ diệu là Khải Huyền, vốn có giá trị đối với mọi thế hệ, là sách đem đến cho họ sự chắc chắn và niềm vui khi đương đầu với trở ngại và nhiều hình thức khác của phong trào bài Kitô.
Nhưng người Kitô hữu cần phải dấn thân vào lãnh vực công mà không mặc cảm và phải được đào tạo tốt về tín lý để phong phú hóa cuộc sống chung và nền dân chủ dân sự, mang đến cho chúng tính nhân bản và cái sâu sắc của đức ái và tự do, nghĩa là mang đến cho lý trí và xã hội nói chung cây thánh giá và sự phục sinh của Chúa Kitô.
Ngã tư đường
Trong cuốn “On the Outskirts of Jericho” (Bên ngoài Giêricô), Đức Hồng Y Herranz nói rằng nhân loại đang ở một ngã tư đường, theo ý một lời kêu gọi vào Năm Thánh 2000 mà Đức Gioan Phaolô II đã ngỏ với các vị giám mục khắp hoàn cầu. Dịp đó, Đức Gioan Phaolô II nói rằng: “Ngày nay nhân loại đang sở hữu những khí cụ tạo sức mạnh chưa từng thấy: họ có thể biến thế giời này thành một mảnh vườn hay có thể biến nó thành một đống tro tàn. Họ đã thủ đắc được những khả năng phi thường có thể can thiệp vào chính nguồn tạo ra sự sống: họ có thể sử dụng những khả năng này để phục vụ điều thiện, trong đường hướng luật lệ luân lý, hay họ cũng có thể nhượng bộ cái hãnh tiến cận thị của khoa học không biết nhìn nhận các giới hạn của mình, đến độ chà đạp cả lòng kính trọng đối với mọi con người nhân bản. Hơn bao giờ hết, ngày nay nhân loại đang ở một ngã tư đường”.
Theo Đức Hồng Y Herranz, Đức Gioan Phaolô II có ý đề cập tới các tiến bộ vĩ đại của khoa học và kỹ thuật trong nhiều lãnh vực của cuộc sống, nhất là lãnh vực sinh học và di truyền học. Các tiến bộ này buộc con người thời nay phải suy nghĩ tới mục đích của chúng, nhất là vì trong bối cảnh của chủ nghĩa toàn trị duy tương đối, ý niệm phổ quát về con người như một chủ thể có phẩm giá và nhiều quyền bất khả nhượng đang bị hoà tan.
Đối với các chủ đề chủ chốt hiện đang đe dọa nhân loại, người ta không thể duy trì một thái độ trung lập. Thực thế, ta đang ở trong trạng huống phải giáp mặt với một ngã tư đường. Hai ngả đường đang mở ra trước mắt ta: một ngả dẫn tới việc nhân bản hóa lớn hơn chưa từng thấy, với khoa học và kỹ tuật phục vụ con người (tiến bộ giáo dục, cải thiện phẩm chất sự sống, khả năng chăm sóc tốt cho người túng thiếu, tự do và nhiều trách nhiệm hơn…); một ngả dẫn tới việc xâm thực dần dần phẩm giá con người, do việc sử dụng trái với bản nhiên hữu thể có bản vị (các kỹ thuật biến đổi di truyền và thao túng các phôi thai để phục vụ các quyền lợi thương mại và phúc lợi vị kỷ). Việc sử dụng này hạ thấp phẩm giá con người, phá hoại sự gắn bó xã hội và làm yếu đi chú tâm canh tân của toàn thể xã hội nhằm vào gia đình.
Tính mới mẻ trong tình thế hiện nay so với quá khứ là con đường nhân bản hóa ngày nay đòi phải có một ý thức đạo đức mạnh mẽ hơn, xác tín nhiều hơn và phải có một nền giáo dục sâu sắc hơn.
Đứng trước khoái lạc, con người nhân bản yếu đuối hơn là đứng trước các khó khăn không thể tránh. Ta đang đứng trước một ngã tư đường nơi các công dân tầm thường đang bị cám dỗ bước theo dòng, tự để cho mình bị quán tính (inertia) dẫn lối.
Con người, theo nghĩa đám đông như Robert Spaemann hay nhấn mạnh, đang chịu áp lực mạnh từ các lực lượng kinh tế và ý thức hệ, là các lực lượng luôn chống lại các lắng lo sâu sắc của ta muốn xây dựng một xã hội công bằng hơn, nhiều liên đới hơn, và trong nhiều trường hợp chống lại ý muốn chính đáng được thực hành nghề nghiệp theo đúng phẩm giá của mình: Điều này đúng không những đối với các nhà chuyên môn trong ngành truyền thông và các bác sĩ, mà còn đúng đối với các luật sư và nghệ sĩ cũng như nhiều ngành nghề khác.
Thí dụ, khi một dược sĩ cảm thấy bị luật lệ đe dọa trong tư cách doanh nhân, thì việc phục vụ bệnh nhân của vị dược sĩ này sẽ mất hết tự do và trách nhiệm nếu như ông ta hay bà ta không dùng tự do lương tâm của mình chống lại những lạm dụng của nền cai trị độc tài.
Đức Hồng Y trích dẫn lời của Francis Collins, nhà sinh học Bắc Mỹ chịu trách nhiệm về “Human Genome Project” (Dự Án Hệ Di Truyền Nhân Bản), vốn là một Kitô hữu trở lại đạo lúc 27 tuổi, viết trong cuốn “The Language of God” (Ngôn từ Thiên Chúa), một tựa đề ông dùng gọi tên bộ di truyền: “Tôi tin có một kế hoạch thần linh được truyền từ Big Bang và biến hóa tới những con người nhân bản. Và tôi tin rằng Thiên Chúa tạo dựng nên ta để thông truyền trong ta ý niệm cái đúng cái sai, ý chí tự do, và để có mối liên hệ bản thân với ta qua cầu nguyện” (Avvenire, 15/6/2009).
Sự thật và lòng từ nhân
Nhiều người cho rằng Giáo Hội đang quay lưng lại xã hội con người bằng cách lên án các thực hành như ngừa thai, phá thai, an tử và đồng tính luyến ái. Và cũng có người cho rằng muốn “phúc âm” hơn, ta nên nhấn mạnh nhiều hơn tới lòng từ nhân và tình yêu thương hơn là lên án một số tác phong luân lý. Đức Hồng Y Herranz cho hay: phúc âm nhất là phải hành động như Chúa Giêsu đã hành động. Người dạy dỗ và thực hành sự thật và lòng từ nhân cùng một lúc và không tách biệt nhau. Chúa bảo ta: “sự thật sẽ giải phóng chúng con” (Ga 8:32) và đứng trước sai lầm tai hại của thứ tự do tuyệt đối, thứ tự do tách biệt khỏi qui phạm luân lý, Người dạy ta giá trị cứu rỗi của sự thật. Sự thật về phẩm giá con người, cả đàn ông lẫn đàn bà, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và có cùng đích đời đời. Sự thật về giá trị trổi vượt của sự sống con người từ lúc hoài thai tới lúc chết đi cách tự nhiên. Sự thật về tình yêu nhân bản, “tình yêu tuyệt đẹp” mang theo chiều kích thiêng liêng qua việc tự hiến cho nhau và trung thành với nhau, một chiều kích cao hơn nhiều so với chiều kích sinh học chỉ nhằm tính dục. Sự thật về hôn nhân, sự kết hợp bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà sẵn sàng chào đón con cái, và sự thật về gia đình xây dựng trên hôn nhân.
Và cùng với sự thật, Chúa Giêsu dạy ta tình yêu và lòng từ nhân. Người tha thứ cho người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình và nói với bà ta: “Tôi cũng không kết án chị; hãy đi đi và đùng phạm tội nữa” (Ga 8:11). Luca, phúc âm gia của lòng từ nhân Thiên Chúa, thuật lại việc Chúa Giêsu được mời dùng bữa tại nhà người tội lỗi giầu có tên Giakêu. Người quan tâm tới linh hồn ông ta, đến sự cứu rỗi đời đời của ông, và kết quả là ông ta trở lại: “Thưa Thầy, tôi xin hiến nửa số của cải tôi có cho người nghèo: và nếu có lừa đảo ai điều gì, tôi xin trả lại gấp bốn”. Chúa nhận xét: “ Hôm nay ơn cứu rỗi đã đến nhà này, vì ông ta cũng là con cái Ápraham. Vì Con Người tới để tìm và cứu vớt kẻ tội lỗi” (Lc 19:1-10).
Thánh Gioan, phúc âm gia hay nhấn mạnh tới tình yêu, thuật lại việc Chúa Giêsu giúp người đàn bà Samaria chỉnh đốn lại tình trạng gia đình của chị ra sao. Trả lời người đàn bà, Chúa bảo: “Hãy đi gọi chồng chị, rồi đến đây”. Người đàn bà thưa lại: “tôi không có chồng”. Chúa bèn nói: “Chị nói đúng khi bảo ‘tôi không có chồng’ vì chị đã có 5 người chồng, và người hiện chị đang có không phải là chồng chị; điều ấy chị nói đúng” (Ga 4:16-18).
Chúa Giêsu đến dạy ta sự thật giải phóng, sự thật cứu rỗi và cùng một lúc, Người đến dùng tình yêu và lòng từ nhân sửa lại khuynh hướng vị kỷ vốn làm tổ trong trái tim con người.
Đó chính là lý do Người mời gọi ta thống hối và ăn năn trở lại, hai thứ sẽ đem lại bình an và hân hoan cho ta. Giáo Hội không là ai khác mà là chính Chúa Kitô hiện diện giữa con người trong dòng lịch sử. Đó chính là ly do tại sao, bất chấp mọi yếu đuối bản thân của các Kitô hữu, Giáo Hội vẫn đã dùng giáo huấn của mình cũng như các bí tích do Chúa Kitô thiết lập mà thưa lời “có” vĩ đại đối với ơn gọi sâu sắc nhất của mọi con người nhân bản: yêu và được yêu. Và nhờ thế, Giáo Hội đã giúp con người sống trọn dự án tuyệt vời của hôn nhân và gia đình mà không hạ thấp phẩm giá của họ.
Về chủ đề an tử, ngoài việc phân biệt nó với việc chữa trị quá đáng (therapeutic aggression), có thể nói nó cũng giống như tờ giấy thử (litmus paper). Mức độ nhân đạo của một cộng đồng xã hội được đo bằng việc cam kết chăm sóc người đau yếu và già cả. Họ không phải là một gánh nặng, nhưng là vốn qúi của nhân loại, và thêm vào đó, họ còn là chính Chúa Kitô nữa.
Bổn phận xứng đáng của con người nhân bản là hợp tác hỗ tương để đạt tới sự viên mãn của ơn gọi yêu thương: tự hiến và cam kết tự do chăm sóc người khác.
Trung Hoa, một trường hợp điển hình
Đức HY Herranz từng đi thăm Trung Hoa và đã giao tiếp với nhiều giới tại đó. Theo ngài, trên thực tế, không có vấn đề ly giáo trên đất nước này và cũng không có hai giáo hội tại đó, một “giáo hội yêu nước” và một “giáo hội hầm trú”. Chỉ có một Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa, hợp nhất trong đức tin và các bí tích, dù gặp nhiều khó khăn phát sinh từ việc thiếu tự do, và cũng hợp nhất trong quản trị và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội hoàn vũ, nếu ta bỏ qua một bên tình trạng vẫn còn mù mờ trên thực tế của một số giám mục.
Quả thực, buổi khai sinh ra Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào năm 1949, Tòa Thánh Vatican bị coi là “kẻ thù chính trị”, một “thế lực ngoại bang”, đồng minh của Mỹ. Do đó mà có việc bách hại tôn giáo khá dã man của Mao mà đỉnh cao là thập niên kinh hoàng 1966-1976 của cái gọi là Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Đại.
Với việc lên cầm quyền của Đặng Tiểu Bình vào năm 1976, người Công Giáo được hưởng đôi chút tự do tôn giáo, nhưng vẫn bị đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước qua một số cơ cấu, mà nổi nhất là “Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước” áp đặt trên thẩm quyền các vị giám mục mà việc bổ nhiệm nay không còn nằm trong tay Đức Giáo Hoàng nữa.
Ý niệm đứng đàng sau dĩ nhiên nhằm thiết lập ra một giáo hội độc lập quốc gia. Nhưng việc tấn phong bí mật các giám mục, cũng như đức tin vững vàng và sự hiệp thông thiêng liêng của giáo dân và của đại đa số các linh mục với Đức Giáo Hoàng đã buộc chính quyền phải tái định hướng chính sách của họ.
Sau đó, là những cuộc tiếp xúc và nói truyện không chính thức với Tòa Thánh (tuy chưa có liên hệ ngoại giao chính thức), và trên hết liên quan tới việc cử nhiệm các giám mục và cổ vũ việc tôn trọng một số nguyên tắc nền tảng về bản chất Giáo Hội, như tính công giáo, tính tông đồ và đặc tính thiêng liêng trong sứ mệnh của Giáo Hội.
Trên thực tế, hầu như mọi giám mục “chính thức” đều mong muốn và cố gắng để được Tòa Thánh nhìn nhận, việc từng xẩy ra khi những điều tiên quyết được thỏa mãn.
Cuối cùng, chính đức tin của giáo dân Công Giáo đã qui định ra luật lệ: đại đa số các linh mục, các tu sĩ và giáo dân không vâng lời các giám mục không do Đức Giáo Hoàng cử nhiệm hay nhìn nhận và hợp thức hóa.
Đối với thiểu số còn lại, dù một số vẫn còn lần lữa chưa chịu hiểu hay cố tình duy trì quan điểm ngược lại vì quyền lợi cá nhân, họ vẫn có thể vừa là người Công Giáo tốt vừa là một công dân Trung Hoa gương mẫu.
Vì thiếu thông tin và do đó bị mù mờ, nên mới đây, tại một số nơi như giáo phận Bảo Định, cách Bắc Kinh 190 cây số, đã xẩy ra căng thẳng giữa giáo dân và nhà cầm quyền. Nhưng theo Đức Hồng Y, tại đa số các giáo phận, “Thư gửi Giáo Hội tại Trung Hoa” của Đức Bênêđíctô XVI viết ngày 30 tháng 6 năm 2007 đã từ từ sinh ra hai hoa trái mong đợi và gần đây còn được kích thích hơn nữa nhờ lá thư của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone viết ngày 10 Tháng 11 cùng năm.
Đây là việc trước nhất bàn tới việc dùng mọi phương tiện (tình bác ái và huynh đệ mục vụ cũng như sự trong sáng về tín lý và kỷ luật) để cổ vũ sự hoà giải bên trong cộng đồng Công Giáo giữa những người còn phải sống trong những điều kiện khó khăn của tự do tôn giáo và những người được tự do thực hành tôn giáo. Thứ hai, là việc cố gắng thiết lập một cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng nhau giữa thẩm quyền giáo hội (Tòa Thánh và các giám mục Trung Hoa) và các thẩm quyền nhà nước, nhằm vượt qua các hiểu lầm và hạn chế đang đụng tới tâm điểm đức tin và việc tự do thi hành thừa tác vụ mục vụ.
Bao giờ thì các khó khăn trên được vượt qua và sự hợp nhất của Giáo Hội tại quốc gia này được tăng cường? Ta chỉ biết cầu nguyện với niềm tin và sự kiên nhẫn thôi, để việc ấy sớm xẩy ra. Ta biết chắc rằng giống như hạt mù-tạt trong Phúc Âm, Nước Thiên Chúa sẽ lớn mạnh tại một mảnh đất từng thấm máu đào của biết bao vị tử đạo, mà nhiều vị đến nay vẫn còn vô danh. Hạt giống nhỏ ấy (10 triệu người Công Giáo trong một quốc gia 1.3 tỷ người) hiện vẫn rất sống động và đang lớn mạnh.
Quả là an ủi khi nghĩ tới việc phát triển tuy chậm chạp nhưng kiên quyết của một giáo phận nhỏ, giáo phận Hebei, nơi Đức HY Herranz có nhiều bạn quí. Cách nay 150 năm, ở đó chỉ có một nhúm nhỏ giáo dân; tới năm 1930, đã có tới 54,000 tín hữu; ngày nay, giáo phận ấy có 112,253 giáo dân, 81 linh mục, 42 chủng sinh và một tu hội truyền giáo của giáo phận với 51 nam tu sĩ và 90 nữ tu sĩ. Hàng năm, có khoảng 1,000 người lớn được rửa tội.
Hiệp thông để truyền bá Nước Chúa
Về việc Giáo Hội hoàn vũ trong tư cách một định chế và người tín hữu Kitô phải hợp tác ra sao vào việc truyền bá Nước Chúa, Đức HY Herranz cho rằng chủ yếu là phải “hiệp thông”. Bởi Giáo Hội chính là sự hiệp thông với Chúa Giêsu, hiệp thông với vị sáng lập ra mình. Đó là lý do khiến Đức Bênêđíctô XVI không ngừng nói đến việc chủ yếu phải trở thành bạn hữu của Chúa Kitô: trong Thánh Thể và trong các bí tích khác, trong Lời Chúa và trong đức bác ái.
Ngoài ra, sự hiệp thông này còn có chiều kích huynh đệ và truyền giáo mạnh mẽ: sống trong Giáo Hội như anh em, hợp nhất chặt chẽ với Đức Giáo Hoàng và các giám mục hiệp thông với ngài, và đem ra thực hành một cách có trách nhiệm quyền lợi hay bổn phận của mọi người đã rửa tội phải phúc âm hóa, phải làm cho Chúa Kitô được biết đến, bằng đức khiêm tốn, biết mình chỉ là dụng cụ đơn giản của ơn thánh và vì vậy, phải phúc âm hóa bằng đức tin và lòng quả cảm. Hiệp thông là biết quan tâm đối với nhau: hiến tặng người khác, để làm của chung, những điều tốt đẹp nhất mà ta có được.
Đối với một người Kitô hữu, điều có giá trị nhất chính là cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Kitô. Theo nghĩa này, cần thiết phải có chương trình giáo lý sâu sắc, truyền bá văn hóa và thông tin để tránh các hiểu lầm từng ngăn cản việc tiếp nhận đúng đắn sứ điệp của Giáo Hội. Thông tin luôn luôn là một điều tốt. Tất cả những điều trên đòi một cố gắng đào luyện lớn. Việc đào luyện này phải bắt đầu từ nhà trường, trong giáo xứ và các cơ cấu mục vụ và hiệp hội, tại đại học và các trung tâm học thuật khác, nhất là trong các chủng viện.
Giáo Hội đang sa sút?
Nói đến việc phát triển Nước Chúa như trên đây xem ra không ăn nhịp với cái nhìn kém lạc quan của một số người vì họ cho rằng các tiến bộ khoa học, việc thay đổi phong tục và ảnh hưởng của chủ nghĩa cực đoan nơi truyền thông và chính giới đang đặt ra cho Giáo Hội nhiều vấn đề nghiêm trọng về ảnh hưởng trong xã hội và sự sống còn. Đức HY Herranz cho rằng không có chuyện sống còn ở đây. Vì Chúa Kitô muốn Giáo Hội Người có tính công giáo, nghĩa là phổ quát, và Người từng sai Giáo Hội ra đi truyền giáo cho đến tận cùng lịch sử: “Bởi hế, các con hãy ra đi và biến mọi dân tộc thành môn đệ… và này, Ta ở cùng các con luôn mãi cho tới ngày tận thế” (Mt 28:18-20).
Ngay những người không có đức tin cũng nhìn nhận tính cách vững bền của Giáo Hội trước các thay đổi sâu xa về xã hội và văn hóa suốt hai ngàn năm lịch sử vừa qua. Các đế quốc, các chế độ cai trị, các đảng chính trị, các thời thượng và ý thức hệ đều qua đi nhưng Lời và Mình Thánh Chúa Kitô, Phép Thánh Thể, gốc rễ và tâm điểm sinh lực của Giáo Hội đã không qua đi và sẽ không qua đi.
Người ta có thể nói tới sự sa sút, tới việc mất dần các tín hữu và ảnh hưởng xã hội được chăng? Đức HY cho rằng có một số người, kể cả một số các nhà xã hội học và thần học Công Giáo quả quyết điều đó và đề nghị ra nhiều phương thuốc ít nhiều cấp tiến, đáng kể hay phi thường. Nhưng nhiều người hơn không nhất trí với cái nhìn ấy, cái nhìn về một “Giáo Hội đang thoái lui”. Phải coi quan điểm ấy bi quan và không được khách quan bao nhiêu.
Đức Hồng Y trích dẫn câu viết mới đây của Đức HY Carlo Martini, Dòng Tên, tổng giám mục hưu trí của Milan, một thần học gia thường không được coi là “bảo thủ”: “Giáo Hội đang sa sút ư? Tôi cho rằng lịch sử đã chứng tỏ rất rõ: Giáo Hội như một toàn thể chưa bao giờ lại nở hoa như hiện nay. Vì lần đầu tiên, Giáo Hội đã lan tràn khắp địa cầu, với các tín hữu thuộc mọi ngôn ngữ và văn hóa; Giáo Hội trình diễn hàng loạt các vị Giáo Hoàng ở trình độ cao và cả một đoàn ngũ đông đảo các thần học gia có giá trị lớn và trọng lượng văn hóa lớn”.
Cũng cần để ý sự kiện này: nhiều người chỉ chú trọng đến những miền đang bị khủng hoảng lớn trong thế giới Tây Phương. Nhưng ngoài việc các miền này đang khắc phục các khó khăn của họ ra, ta còn phải nói rằng cái nhìn bi quan kia “không tính gì tới sức sinh động và niềm vui tìm thấy nơi các giáo hội Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh” (Corriere della Sera, 27/12/2009).
Bản thân Đức HY Herranz thấy rằng nhiều thực tại mới đã xuất hiện trong lòng Giáo Hội suốt một thế kỷ qua, nhất là tại Âu Châu. Các thực tại này khác nhau về đoàn sủng và tổ chức nhưng tất cả đều dấn thân vào việc sinh động hóa các cộng đồng Kitô Giáo qua việc thực thi ơn gọi phổ quát phải nên thánh và làm việc tông đồ.
Về việc phát triển Kitô Giáo tại các lục địa khác, Đức Hồng Y Herranz muốn đề cập đến trường hợp điển hình của Việt Nam, nơi Giáo Hội đã sống thoát rất lâu nhiều chế độ bách hại. Năm nay, Giáo Hội ấy cử hành 350 năm phúc âm hóa. Hạt mù-tạt của Phúc Âm đã sinh hoa kết trái thành 26 giáo phận, 2,900 linh mục, 11,000 tu sĩ nam nữ và 8 triệu giáo dân. Hàng năm có tới 100,000 người được rửa tội và ơn gọi làm linh mục gia tăng đến 50% trong 5 năm vừa qua, con số chủng sinh hiện lên tới 1,500 người. Những dữ kiện tương tự cũng đang xẩy ra tại Phi Luật Tân, Đại Hàn và nhiều quốc gia Châu Phi.
(còn 1 kỳ)
Đức Hồng Y Herranz làm việc tại Giáo Triều Rôma từ năm 1960, qua 5 đời giáo hoàng Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI. Mấy năm gần đây, ngài giữ chức chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng lo các Bản Văn Luật Lệ, đồng thời là thành viên các thánh bộ Tín Lý, Giám Mục, và Phúc Âm Hóa.
Ngài là tác giả cuốn sách bằng tiếng Tây Ban Nha, tựa là “En las Afueras de Jerico: Recuerdos De Los Anos Con Josemaria Y Juan Pablo II” (Ở Ngoại Thành Giêricô: Tưởng niệm các năm của Josemaría và Gioan Phaolô II), đã tái bản đến lần thứ 4. Trong cuốn sách này, Đức HY Herranz đã dùng nhiều dữ kiện và kinh nghiệm bản thân phong phú để gợi lại các năm tháng của Công Đồng Vatican II và việc áp dụng nó trong các thời kỳ sau đó và hiện nay.
Tục hóa
Trong cuộc phỏng vấn dành cho “Temes D’Avui”, một tạp chí chuyên bàn về các vấn đề mục vụ, Đức HY Herranz nói tới Giáo Hội hoàn vũ trong thời đại hậu thế tục (post-secular). Nói đến việc tục hóa, một hiện tượng bao gồm cả chủ nghĩa vô thần, lẫn bài giáo sĩ và dửng dưng tôn giáo, ngài cho hay cần phải phân biệt giữa tính thế tục (secularity) và việc tục hóa hay chủ nghĩa thế tục (secularization/secularism). Đức HY cho rằng tính thế tục là một sự kiện tích cực, xuất hiện trong mấy thế kỷ vừa qua, qua đó, người ta càng ngày càng ý thức được tính độc lập chính đáng của các thực tại thế tục, trần gian. Điều ấy rõ ràng đã được Công Đồng Vatican II thừa nhận. Một phương diện của thực tại ấy ngày nay được chúng ta gọi là chủ nghĩa duy tục tích cực (positive laicism), được coi là đã vượt lên trên chủ nghĩa bài giáo sĩ ngày trước.
Ngược lại, chủ nghĩa duy thế tục không giống như thế. Chủ nghĩa này muốn một nhân loại không có nền tảng căn cốt của nó là Thiên Chúa, một thứ nhân bản thuyết vô thần, tự nó đã tỏ ra là một thảm kịch, như nhận định của Henri De Lubac.
Thuộc đường dây này là các bộ phận muốn áp đặt chủ nghĩa cực đoan duy tục thành ý thức hệ chính xác về chính trị, một chủ nghĩa giáo điều vô thần trái với chủ nghĩa duy tục chân chính, là chủ nghĩa biết thừa nhận nơi tôn giáo một yếu tố văn hóa và xã hội cần được tôn trọng và cổ vũ.
Hiện nay, một số nhà xã hội học chuyên phân tích các khuynh hướng và diễn trình văn hóa, như John Micklethwait, chủ bút tờ The Economist, và Adrian Wooldridge, tác giả sách bán chạy nhất “God Is Back” (Thiên Chúa Đã Trở Lại), không tin rằng chủ nghĩa duy thế tục vô thần hay dửng dưng tôn giáo đang lấn lướt ở ngoài xã hội; đúng hơn, điều ngược lại đang xẩy ra.
Mấy thập niên trước đây, một số người tiên đoán tôn giáo sẽ chết yểu, nhất là Kitô Giáo, nhưng sau đó, chính họ phải tự điều chỉnh và nhìn nhận rằng tôn giáo đã trở lại dưới nhiều hình thức rất đa dạng.
Không ít người cho rằng ta đang ở trong thời kỳ hậu thế tục, mà đặc điểm tìm thấy qua việc càng ngày người ta càng quan tâm hơn đối với những vấn đề nền tảng về nhân bản, với chiều kích hết sức tôn giáo.
Trong một phúc trình mới đây tựa là “The Return of God” (Thiên Chúa Trở Về), tờ La Republica, một tờ báo vô tôn giáo của Ý, tỏ ra ngạc nhiên vì sự bộc phát sách báo nói về đức tin trong các tiệm sách của Ý với 27% gia tăng về số bán.
Một cách cụ thể, phúc trình ấy cho thấy thương vụ các sách có chủ đề tôn giáo đã tăng 196% tại các trung tâm phân phối lớn, như siêu thị và trung tâm thương mại.
Một sự kiện lý thú khác là thông điệp mới nhất của Đức GH “Bác ái trong chân lý”, ngay ấn bản đầu tiên, đã in ra 600,000 bản, vượt xa con số bán chạy nhất giữa tháng 7 của một vài nhà văn lớn như Faletti, Larson và Grisham.
Đức HY tin rằng những sự kiện trên và các sự kiện tương tự, như việc trở lại Công Giáo của nhiều chính trị gia, nhà văn và tài tử danh tiếng một lần nữa cho thấy ngay giữa môi trường rõ ràng là duy vật, lý trí và trái tim con người vẫn không dửng dưng với những vấn đề vĩ đại về ý nghĩa và số phận cuộc hiện sinh của họ.
Chỉ có một số ít thực sự yên ổn mà nghĩ rằng họ chỉ là một mảnh thịt truyền từ tay bà đỡ qua tay những người đào huyệt.
Một số các thiên kiến đã thành khuôn mẫu, như đức tin là kẻ thù của khoa học hay thái độ dửng dưng tôn giáo là thời thượng trí thức, là không chịu mau mắn thay đổi trong công luận chỉ vì tính ù lì cố hữu hay vì quyền lợi do chúng tạo ra, dĩ nhiên thuộc phạm vi kinh tế, nhờ duy trì được một khuynh hướng có tính ý thức hệ nào đó.
Nhưng ngay phong trào tranh đấu của những nhóm cổ vũ cho chủ nghĩa thế tục không khoan nhượng tại một số môi trường chính trị và tài chánh Âu Châu, trên phạm vi cả nước hay trong phạm vi cộng đồng, cũng phải thú nhận rằng trên thực tế, thái độ dửng dưng tôn giáo không hề có hay đang giảm dần.
Xem ra những người hy vọng góp tay một cách thụ động vào việc chôn sống Kitô Giáo (họ bảo chỉ là vấn đề thời gian thôi, tôn giáo này sẽ tự kết liễu đời mình) nay đang phải đổi qua một chiến lược hiếu chiến nhằm mục đích gây được những hiệu quả tích cực trong việc kéo nhiều Kitô hữu ra khỏi giấc mơ màng ươn lười của họ.
Sau đáp ứng tiêu cực của chàng thanh niên giầu có không chịu tham gia nhóm môn đệ, Chúa Giêsu cho Phêrô hay Thiên Chúa sẽ trả công 100% ở đời này và đời sau, nhưng phải kinh qua bách hại.
Bách hại chưa bao giờ thiếu, nhưng ơn trợ giúp của Chúa để đương đầu với chúng cũng không thiếu. Ngay thế hệ môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu cũng đã phải cần tới sự an ủi của cuốn sách kỳ diệu là Khải Huyền, vốn có giá trị đối với mọi thế hệ, là sách đem đến cho họ sự chắc chắn và niềm vui khi đương đầu với trở ngại và nhiều hình thức khác của phong trào bài Kitô.
Nhưng người Kitô hữu cần phải dấn thân vào lãnh vực công mà không mặc cảm và phải được đào tạo tốt về tín lý để phong phú hóa cuộc sống chung và nền dân chủ dân sự, mang đến cho chúng tính nhân bản và cái sâu sắc của đức ái và tự do, nghĩa là mang đến cho lý trí và xã hội nói chung cây thánh giá và sự phục sinh của Chúa Kitô.
Ngã tư đường
Trong cuốn “On the Outskirts of Jericho” (Bên ngoài Giêricô), Đức Hồng Y Herranz nói rằng nhân loại đang ở một ngã tư đường, theo ý một lời kêu gọi vào Năm Thánh 2000 mà Đức Gioan Phaolô II đã ngỏ với các vị giám mục khắp hoàn cầu. Dịp đó, Đức Gioan Phaolô II nói rằng: “Ngày nay nhân loại đang sở hữu những khí cụ tạo sức mạnh chưa từng thấy: họ có thể biến thế giời này thành một mảnh vườn hay có thể biến nó thành một đống tro tàn. Họ đã thủ đắc được những khả năng phi thường có thể can thiệp vào chính nguồn tạo ra sự sống: họ có thể sử dụng những khả năng này để phục vụ điều thiện, trong đường hướng luật lệ luân lý, hay họ cũng có thể nhượng bộ cái hãnh tiến cận thị của khoa học không biết nhìn nhận các giới hạn của mình, đến độ chà đạp cả lòng kính trọng đối với mọi con người nhân bản. Hơn bao giờ hết, ngày nay nhân loại đang ở một ngã tư đường”.
Theo Đức Hồng Y Herranz, Đức Gioan Phaolô II có ý đề cập tới các tiến bộ vĩ đại của khoa học và kỹ thuật trong nhiều lãnh vực của cuộc sống, nhất là lãnh vực sinh học và di truyền học. Các tiến bộ này buộc con người thời nay phải suy nghĩ tới mục đích của chúng, nhất là vì trong bối cảnh của chủ nghĩa toàn trị duy tương đối, ý niệm phổ quát về con người như một chủ thể có phẩm giá và nhiều quyền bất khả nhượng đang bị hoà tan.
Đối với các chủ đề chủ chốt hiện đang đe dọa nhân loại, người ta không thể duy trì một thái độ trung lập. Thực thế, ta đang ở trong trạng huống phải giáp mặt với một ngã tư đường. Hai ngả đường đang mở ra trước mắt ta: một ngả dẫn tới việc nhân bản hóa lớn hơn chưa từng thấy, với khoa học và kỹ tuật phục vụ con người (tiến bộ giáo dục, cải thiện phẩm chất sự sống, khả năng chăm sóc tốt cho người túng thiếu, tự do và nhiều trách nhiệm hơn…); một ngả dẫn tới việc xâm thực dần dần phẩm giá con người, do việc sử dụng trái với bản nhiên hữu thể có bản vị (các kỹ thuật biến đổi di truyền và thao túng các phôi thai để phục vụ các quyền lợi thương mại và phúc lợi vị kỷ). Việc sử dụng này hạ thấp phẩm giá con người, phá hoại sự gắn bó xã hội và làm yếu đi chú tâm canh tân của toàn thể xã hội nhằm vào gia đình.
Tính mới mẻ trong tình thế hiện nay so với quá khứ là con đường nhân bản hóa ngày nay đòi phải có một ý thức đạo đức mạnh mẽ hơn, xác tín nhiều hơn và phải có một nền giáo dục sâu sắc hơn.
Đứng trước khoái lạc, con người nhân bản yếu đuối hơn là đứng trước các khó khăn không thể tránh. Ta đang đứng trước một ngã tư đường nơi các công dân tầm thường đang bị cám dỗ bước theo dòng, tự để cho mình bị quán tính (inertia) dẫn lối.
Con người, theo nghĩa đám đông như Robert Spaemann hay nhấn mạnh, đang chịu áp lực mạnh từ các lực lượng kinh tế và ý thức hệ, là các lực lượng luôn chống lại các lắng lo sâu sắc của ta muốn xây dựng một xã hội công bằng hơn, nhiều liên đới hơn, và trong nhiều trường hợp chống lại ý muốn chính đáng được thực hành nghề nghiệp theo đúng phẩm giá của mình: Điều này đúng không những đối với các nhà chuyên môn trong ngành truyền thông và các bác sĩ, mà còn đúng đối với các luật sư và nghệ sĩ cũng như nhiều ngành nghề khác.
Thí dụ, khi một dược sĩ cảm thấy bị luật lệ đe dọa trong tư cách doanh nhân, thì việc phục vụ bệnh nhân của vị dược sĩ này sẽ mất hết tự do và trách nhiệm nếu như ông ta hay bà ta không dùng tự do lương tâm của mình chống lại những lạm dụng của nền cai trị độc tài.
Đức Hồng Y trích dẫn lời của Francis Collins, nhà sinh học Bắc Mỹ chịu trách nhiệm về “Human Genome Project” (Dự Án Hệ Di Truyền Nhân Bản), vốn là một Kitô hữu trở lại đạo lúc 27 tuổi, viết trong cuốn “The Language of God” (Ngôn từ Thiên Chúa), một tựa đề ông dùng gọi tên bộ di truyền: “Tôi tin có một kế hoạch thần linh được truyền từ Big Bang và biến hóa tới những con người nhân bản. Và tôi tin rằng Thiên Chúa tạo dựng nên ta để thông truyền trong ta ý niệm cái đúng cái sai, ý chí tự do, và để có mối liên hệ bản thân với ta qua cầu nguyện” (Avvenire, 15/6/2009).
Sự thật và lòng từ nhân
Nhiều người cho rằng Giáo Hội đang quay lưng lại xã hội con người bằng cách lên án các thực hành như ngừa thai, phá thai, an tử và đồng tính luyến ái. Và cũng có người cho rằng muốn “phúc âm” hơn, ta nên nhấn mạnh nhiều hơn tới lòng từ nhân và tình yêu thương hơn là lên án một số tác phong luân lý. Đức Hồng Y Herranz cho hay: phúc âm nhất là phải hành động như Chúa Giêsu đã hành động. Người dạy dỗ và thực hành sự thật và lòng từ nhân cùng một lúc và không tách biệt nhau. Chúa bảo ta: “sự thật sẽ giải phóng chúng con” (Ga 8:32) và đứng trước sai lầm tai hại của thứ tự do tuyệt đối, thứ tự do tách biệt khỏi qui phạm luân lý, Người dạy ta giá trị cứu rỗi của sự thật. Sự thật về phẩm giá con người, cả đàn ông lẫn đàn bà, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và có cùng đích đời đời. Sự thật về giá trị trổi vượt của sự sống con người từ lúc hoài thai tới lúc chết đi cách tự nhiên. Sự thật về tình yêu nhân bản, “tình yêu tuyệt đẹp” mang theo chiều kích thiêng liêng qua việc tự hiến cho nhau và trung thành với nhau, một chiều kích cao hơn nhiều so với chiều kích sinh học chỉ nhằm tính dục. Sự thật về hôn nhân, sự kết hợp bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà sẵn sàng chào đón con cái, và sự thật về gia đình xây dựng trên hôn nhân.
Và cùng với sự thật, Chúa Giêsu dạy ta tình yêu và lòng từ nhân. Người tha thứ cho người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình và nói với bà ta: “Tôi cũng không kết án chị; hãy đi đi và đùng phạm tội nữa” (Ga 8:11). Luca, phúc âm gia của lòng từ nhân Thiên Chúa, thuật lại việc Chúa Giêsu được mời dùng bữa tại nhà người tội lỗi giầu có tên Giakêu. Người quan tâm tới linh hồn ông ta, đến sự cứu rỗi đời đời của ông, và kết quả là ông ta trở lại: “Thưa Thầy, tôi xin hiến nửa số của cải tôi có cho người nghèo: và nếu có lừa đảo ai điều gì, tôi xin trả lại gấp bốn”. Chúa nhận xét: “ Hôm nay ơn cứu rỗi đã đến nhà này, vì ông ta cũng là con cái Ápraham. Vì Con Người tới để tìm và cứu vớt kẻ tội lỗi” (Lc 19:1-10).
Thánh Gioan, phúc âm gia hay nhấn mạnh tới tình yêu, thuật lại việc Chúa Giêsu giúp người đàn bà Samaria chỉnh đốn lại tình trạng gia đình của chị ra sao. Trả lời người đàn bà, Chúa bảo: “Hãy đi gọi chồng chị, rồi đến đây”. Người đàn bà thưa lại: “tôi không có chồng”. Chúa bèn nói: “Chị nói đúng khi bảo ‘tôi không có chồng’ vì chị đã có 5 người chồng, và người hiện chị đang có không phải là chồng chị; điều ấy chị nói đúng” (Ga 4:16-18).
Chúa Giêsu đến dạy ta sự thật giải phóng, sự thật cứu rỗi và cùng một lúc, Người đến dùng tình yêu và lòng từ nhân sửa lại khuynh hướng vị kỷ vốn làm tổ trong trái tim con người.
Đó chính là lý do Người mời gọi ta thống hối và ăn năn trở lại, hai thứ sẽ đem lại bình an và hân hoan cho ta. Giáo Hội không là ai khác mà là chính Chúa Kitô hiện diện giữa con người trong dòng lịch sử. Đó chính là ly do tại sao, bất chấp mọi yếu đuối bản thân của các Kitô hữu, Giáo Hội vẫn đã dùng giáo huấn của mình cũng như các bí tích do Chúa Kitô thiết lập mà thưa lời “có” vĩ đại đối với ơn gọi sâu sắc nhất của mọi con người nhân bản: yêu và được yêu. Và nhờ thế, Giáo Hội đã giúp con người sống trọn dự án tuyệt vời của hôn nhân và gia đình mà không hạ thấp phẩm giá của họ.
Về chủ đề an tử, ngoài việc phân biệt nó với việc chữa trị quá đáng (therapeutic aggression), có thể nói nó cũng giống như tờ giấy thử (litmus paper). Mức độ nhân đạo của một cộng đồng xã hội được đo bằng việc cam kết chăm sóc người đau yếu và già cả. Họ không phải là một gánh nặng, nhưng là vốn qúi của nhân loại, và thêm vào đó, họ còn là chính Chúa Kitô nữa.
Bổn phận xứng đáng của con người nhân bản là hợp tác hỗ tương để đạt tới sự viên mãn của ơn gọi yêu thương: tự hiến và cam kết tự do chăm sóc người khác.
Trung Hoa, một trường hợp điển hình
Đức HY Herranz từng đi thăm Trung Hoa và đã giao tiếp với nhiều giới tại đó. Theo ngài, trên thực tế, không có vấn đề ly giáo trên đất nước này và cũng không có hai giáo hội tại đó, một “giáo hội yêu nước” và một “giáo hội hầm trú”. Chỉ có một Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa, hợp nhất trong đức tin và các bí tích, dù gặp nhiều khó khăn phát sinh từ việc thiếu tự do, và cũng hợp nhất trong quản trị và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội hoàn vũ, nếu ta bỏ qua một bên tình trạng vẫn còn mù mờ trên thực tế của một số giám mục.
Quả thực, buổi khai sinh ra Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào năm 1949, Tòa Thánh Vatican bị coi là “kẻ thù chính trị”, một “thế lực ngoại bang”, đồng minh của Mỹ. Do đó mà có việc bách hại tôn giáo khá dã man của Mao mà đỉnh cao là thập niên kinh hoàng 1966-1976 của cái gọi là Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Đại.
Với việc lên cầm quyền của Đặng Tiểu Bình vào năm 1976, người Công Giáo được hưởng đôi chút tự do tôn giáo, nhưng vẫn bị đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước qua một số cơ cấu, mà nổi nhất là “Hội Người Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước” áp đặt trên thẩm quyền các vị giám mục mà việc bổ nhiệm nay không còn nằm trong tay Đức Giáo Hoàng nữa.
Ý niệm đứng đàng sau dĩ nhiên nhằm thiết lập ra một giáo hội độc lập quốc gia. Nhưng việc tấn phong bí mật các giám mục, cũng như đức tin vững vàng và sự hiệp thông thiêng liêng của giáo dân và của đại đa số các linh mục với Đức Giáo Hoàng đã buộc chính quyền phải tái định hướng chính sách của họ.
Sau đó, là những cuộc tiếp xúc và nói truyện không chính thức với Tòa Thánh (tuy chưa có liên hệ ngoại giao chính thức), và trên hết liên quan tới việc cử nhiệm các giám mục và cổ vũ việc tôn trọng một số nguyên tắc nền tảng về bản chất Giáo Hội, như tính công giáo, tính tông đồ và đặc tính thiêng liêng trong sứ mệnh của Giáo Hội.
Trên thực tế, hầu như mọi giám mục “chính thức” đều mong muốn và cố gắng để được Tòa Thánh nhìn nhận, việc từng xẩy ra khi những điều tiên quyết được thỏa mãn.
Cuối cùng, chính đức tin của giáo dân Công Giáo đã qui định ra luật lệ: đại đa số các linh mục, các tu sĩ và giáo dân không vâng lời các giám mục không do Đức Giáo Hoàng cử nhiệm hay nhìn nhận và hợp thức hóa.
Đối với thiểu số còn lại, dù một số vẫn còn lần lữa chưa chịu hiểu hay cố tình duy trì quan điểm ngược lại vì quyền lợi cá nhân, họ vẫn có thể vừa là người Công Giáo tốt vừa là một công dân Trung Hoa gương mẫu.
Vì thiếu thông tin và do đó bị mù mờ, nên mới đây, tại một số nơi như giáo phận Bảo Định, cách Bắc Kinh 190 cây số, đã xẩy ra căng thẳng giữa giáo dân và nhà cầm quyền. Nhưng theo Đức Hồng Y, tại đa số các giáo phận, “Thư gửi Giáo Hội tại Trung Hoa” của Đức Bênêđíctô XVI viết ngày 30 tháng 6 năm 2007 đã từ từ sinh ra hai hoa trái mong đợi và gần đây còn được kích thích hơn nữa nhờ lá thư của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone viết ngày 10 Tháng 11 cùng năm.
Đây là việc trước nhất bàn tới việc dùng mọi phương tiện (tình bác ái và huynh đệ mục vụ cũng như sự trong sáng về tín lý và kỷ luật) để cổ vũ sự hoà giải bên trong cộng đồng Công Giáo giữa những người còn phải sống trong những điều kiện khó khăn của tự do tôn giáo và những người được tự do thực hành tôn giáo. Thứ hai, là việc cố gắng thiết lập một cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng nhau giữa thẩm quyền giáo hội (Tòa Thánh và các giám mục Trung Hoa) và các thẩm quyền nhà nước, nhằm vượt qua các hiểu lầm và hạn chế đang đụng tới tâm điểm đức tin và việc tự do thi hành thừa tác vụ mục vụ.
Bao giờ thì các khó khăn trên được vượt qua và sự hợp nhất của Giáo Hội tại quốc gia này được tăng cường? Ta chỉ biết cầu nguyện với niềm tin và sự kiên nhẫn thôi, để việc ấy sớm xẩy ra. Ta biết chắc rằng giống như hạt mù-tạt trong Phúc Âm, Nước Thiên Chúa sẽ lớn mạnh tại một mảnh đất từng thấm máu đào của biết bao vị tử đạo, mà nhiều vị đến nay vẫn còn vô danh. Hạt giống nhỏ ấy (10 triệu người Công Giáo trong một quốc gia 1.3 tỷ người) hiện vẫn rất sống động và đang lớn mạnh.
Quả là an ủi khi nghĩ tới việc phát triển tuy chậm chạp nhưng kiên quyết của một giáo phận nhỏ, giáo phận Hebei, nơi Đức HY Herranz có nhiều bạn quí. Cách nay 150 năm, ở đó chỉ có một nhúm nhỏ giáo dân; tới năm 1930, đã có tới 54,000 tín hữu; ngày nay, giáo phận ấy có 112,253 giáo dân, 81 linh mục, 42 chủng sinh và một tu hội truyền giáo của giáo phận với 51 nam tu sĩ và 90 nữ tu sĩ. Hàng năm, có khoảng 1,000 người lớn được rửa tội.
Hiệp thông để truyền bá Nước Chúa
Về việc Giáo Hội hoàn vũ trong tư cách một định chế và người tín hữu Kitô phải hợp tác ra sao vào việc truyền bá Nước Chúa, Đức HY Herranz cho rằng chủ yếu là phải “hiệp thông”. Bởi Giáo Hội chính là sự hiệp thông với Chúa Giêsu, hiệp thông với vị sáng lập ra mình. Đó là lý do khiến Đức Bênêđíctô XVI không ngừng nói đến việc chủ yếu phải trở thành bạn hữu của Chúa Kitô: trong Thánh Thể và trong các bí tích khác, trong Lời Chúa và trong đức bác ái.
Ngoài ra, sự hiệp thông này còn có chiều kích huynh đệ và truyền giáo mạnh mẽ: sống trong Giáo Hội như anh em, hợp nhất chặt chẽ với Đức Giáo Hoàng và các giám mục hiệp thông với ngài, và đem ra thực hành một cách có trách nhiệm quyền lợi hay bổn phận của mọi người đã rửa tội phải phúc âm hóa, phải làm cho Chúa Kitô được biết đến, bằng đức khiêm tốn, biết mình chỉ là dụng cụ đơn giản của ơn thánh và vì vậy, phải phúc âm hóa bằng đức tin và lòng quả cảm. Hiệp thông là biết quan tâm đối với nhau: hiến tặng người khác, để làm của chung, những điều tốt đẹp nhất mà ta có được.
Đối với một người Kitô hữu, điều có giá trị nhất chính là cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Kitô. Theo nghĩa này, cần thiết phải có chương trình giáo lý sâu sắc, truyền bá văn hóa và thông tin để tránh các hiểu lầm từng ngăn cản việc tiếp nhận đúng đắn sứ điệp của Giáo Hội. Thông tin luôn luôn là một điều tốt. Tất cả những điều trên đòi một cố gắng đào luyện lớn. Việc đào luyện này phải bắt đầu từ nhà trường, trong giáo xứ và các cơ cấu mục vụ và hiệp hội, tại đại học và các trung tâm học thuật khác, nhất là trong các chủng viện.
Giáo Hội đang sa sút?
Nói đến việc phát triển Nước Chúa như trên đây xem ra không ăn nhịp với cái nhìn kém lạc quan của một số người vì họ cho rằng các tiến bộ khoa học, việc thay đổi phong tục và ảnh hưởng của chủ nghĩa cực đoan nơi truyền thông và chính giới đang đặt ra cho Giáo Hội nhiều vấn đề nghiêm trọng về ảnh hưởng trong xã hội và sự sống còn. Đức HY Herranz cho rằng không có chuyện sống còn ở đây. Vì Chúa Kitô muốn Giáo Hội Người có tính công giáo, nghĩa là phổ quát, và Người từng sai Giáo Hội ra đi truyền giáo cho đến tận cùng lịch sử: “Bởi hế, các con hãy ra đi và biến mọi dân tộc thành môn đệ… và này, Ta ở cùng các con luôn mãi cho tới ngày tận thế” (Mt 28:18-20).
Ngay những người không có đức tin cũng nhìn nhận tính cách vững bền của Giáo Hội trước các thay đổi sâu xa về xã hội và văn hóa suốt hai ngàn năm lịch sử vừa qua. Các đế quốc, các chế độ cai trị, các đảng chính trị, các thời thượng và ý thức hệ đều qua đi nhưng Lời và Mình Thánh Chúa Kitô, Phép Thánh Thể, gốc rễ và tâm điểm sinh lực của Giáo Hội đã không qua đi và sẽ không qua đi.
Người ta có thể nói tới sự sa sút, tới việc mất dần các tín hữu và ảnh hưởng xã hội được chăng? Đức HY cho rằng có một số người, kể cả một số các nhà xã hội học và thần học Công Giáo quả quyết điều đó và đề nghị ra nhiều phương thuốc ít nhiều cấp tiến, đáng kể hay phi thường. Nhưng nhiều người hơn không nhất trí với cái nhìn ấy, cái nhìn về một “Giáo Hội đang thoái lui”. Phải coi quan điểm ấy bi quan và không được khách quan bao nhiêu.
Đức Hồng Y trích dẫn câu viết mới đây của Đức HY Carlo Martini, Dòng Tên, tổng giám mục hưu trí của Milan, một thần học gia thường không được coi là “bảo thủ”: “Giáo Hội đang sa sút ư? Tôi cho rằng lịch sử đã chứng tỏ rất rõ: Giáo Hội như một toàn thể chưa bao giờ lại nở hoa như hiện nay. Vì lần đầu tiên, Giáo Hội đã lan tràn khắp địa cầu, với các tín hữu thuộc mọi ngôn ngữ và văn hóa; Giáo Hội trình diễn hàng loạt các vị Giáo Hoàng ở trình độ cao và cả một đoàn ngũ đông đảo các thần học gia có giá trị lớn và trọng lượng văn hóa lớn”.
Cũng cần để ý sự kiện này: nhiều người chỉ chú trọng đến những miền đang bị khủng hoảng lớn trong thế giới Tây Phương. Nhưng ngoài việc các miền này đang khắc phục các khó khăn của họ ra, ta còn phải nói rằng cái nhìn bi quan kia “không tính gì tới sức sinh động và niềm vui tìm thấy nơi các giáo hội Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh” (Corriere della Sera, 27/12/2009).
Bản thân Đức HY Herranz thấy rằng nhiều thực tại mới đã xuất hiện trong lòng Giáo Hội suốt một thế kỷ qua, nhất là tại Âu Châu. Các thực tại này khác nhau về đoàn sủng và tổ chức nhưng tất cả đều dấn thân vào việc sinh động hóa các cộng đồng Kitô Giáo qua việc thực thi ơn gọi phổ quát phải nên thánh và làm việc tông đồ.
Về việc phát triển Kitô Giáo tại các lục địa khác, Đức Hồng Y Herranz muốn đề cập đến trường hợp điển hình của Việt Nam, nơi Giáo Hội đã sống thoát rất lâu nhiều chế độ bách hại. Năm nay, Giáo Hội ấy cử hành 350 năm phúc âm hóa. Hạt mù-tạt của Phúc Âm đã sinh hoa kết trái thành 26 giáo phận, 2,900 linh mục, 11,000 tu sĩ nam nữ và 8 triệu giáo dân. Hàng năm có tới 100,000 người được rửa tội và ơn gọi làm linh mục gia tăng đến 50% trong 5 năm vừa qua, con số chủng sinh hiện lên tới 1,500 người. Những dữ kiện tương tự cũng đang xẩy ra tại Phi Luật Tân, Đại Hàn và nhiều quốc gia Châu Phi.
(còn 1 kỳ)
Đức Giáo Hoàng: Lễ Phụs Sinh thay đổi thế giới nhưng đó không phải là ma thuật.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
23:36 09/04/2010
Đức Thánh Cha xác nhận khải hoàn vinh hiển của Chúa Kitô.
VATICAN (Zenit,org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự Phục Sinh của Chúa Kitô là một biến cố thay đổi tiến trình lịch sử và đảo ngược vận mạng sự chết mà toàn thế giới đối mặt.
Đức Giáo Hoàng xác nhận điều này hôm Chúa Nhật lễ Phục Sinh, trước hàng mười ngàn người, nhiều người nấp dưới những cây dù hầu tránh mưa trong Quảng Trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha cống hiến những lời chào Phục Sinh trong 65 thứ tiếng trước khi ban phép lành “URBI và ORBI” (cho thành Roma và cho thế giới).
“Vâng, các anh chị em của tôi, Lễ Phục Sinh là sự cứu rỗi thật của nhân loại,” Đức Giáo Hoàng công bố. “Nếu Chúa Kitô—Chiên Thiên Chúa—đã không đổ máu Người ra cho chúng ta, chúng ta sẽ không còn hy vọng, vận mạng của chúng ta và vận mạng của cả thế giới sẽ là sự chết, không tránh khỏi.
Nhưng lễ Phục Sinh đã đảo ngược chiều hướng này: sự phục sinh của Chúa Kitô là một sự sáng tạo mới, như một cành ghép có thể tái sinh toàn thân cây. Đó là một biến cố thay đổi sâu sắc tiến trình lịch sử, làm nghiêng cán cân cho một lần và cho tất tất về phía sự lành, sự sống, sự tha thứ.
“Chúng ta được giải phóng, chúng ta được cứu! Do đó từ thâm sâu, trong tâm hồn chúng ta chúng ta la lên: “Chúng ta hãy hát khen Chúa: khải hoàn vinh hiển của Người!”
Chờ đợi
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục nhắc đến một số nơi trên thế giới đang chờ đợi sự khải hoàn của Chúa Kitô.
“Tôi cầu nguyện với Chúa Giêsu hầu tại Trung Dông, và cách riêng trong phần đất được thánh hoá bởi sự chết và sự phục sinh của Người, các dân tộc sẽ hoàn thành một sự ‘xuất hành’ thật sự và quyết định khỏi chiến tranh và bạo lực tới hoà bình và hoà thuận,” Đức Giáo Hoàng nói. Ngài đặt biệt nhắc tới cảnh ngộ khốn khó của các Kitô hữu tại Iraq.
Đức Thánh Cha cũng nói về những xứ châu Mỹ Latinh và vùng Caribbée, “truớc một sự hồi sinh nguy hiểm các tội ác liên kết với nạn buôn ma túy,” và ngài nhắc tới Haiti và Chile bị tai họa động đất.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi phải nhớ đến châu Phi, ngài nói, “Nhờ sức mạnh của Chúa Giêsu Phục Sinh, mong sao các vụ xung đột tại châu Phi chấm dứt.” Ngài nhắc cách riêng Cộng Hòa Congo, Guinea và Nigeria.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói về những Kitô hữu chịu bắt bớ và cả sự chết vì đức tin của họ, như ví dụ tại Pakistan; và những xứ bị ảnh hưởng bởi nạn khủng bố và sự kỳ thị xã hội và tôn giáo
“Lễ Phục Sinh không hành động cách ma thuật, “Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI suy tư. “Đúng như những người Israel gặp hoang dịa chờ đợi họ về phía xa Biển Đỏ, Giáo Hội cũng vậy, sau lễ Phục Sinh luôn luôn gặp lịch sử tràn đầy niềm vui và hy vọng, nổi sầu khổ và âu lo. Nhưng, lịch sử này đã thay đổi, nó được đánh dấu bằng một giao ước mới và vĩnh cửu, nó thât sự được mở ra cho tương lai. Vì lẽ này, được hy vọng cứu chữa, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành hương của chúng ta, mang trong tâm hồn chúng ta bài ca tuy củ nhưng mới luôn: ‘Chúng ta hãy hát ca khen Chúa: cuộc khải hoàn vinh hiển của Người!”’
VATICAN (Zenit,org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự Phục Sinh của Chúa Kitô là một biến cố thay đổi tiến trình lịch sử và đảo ngược vận mạng sự chết mà toàn thế giới đối mặt.
Đức Giáo Hoàng xác nhận điều này hôm Chúa Nhật lễ Phục Sinh, trước hàng mười ngàn người, nhiều người nấp dưới những cây dù hầu tránh mưa trong Quảng Trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha cống hiến những lời chào Phục Sinh trong 65 thứ tiếng trước khi ban phép lành “URBI và ORBI” (cho thành Roma và cho thế giới).
“Vâng, các anh chị em của tôi, Lễ Phục Sinh là sự cứu rỗi thật của nhân loại,” Đức Giáo Hoàng công bố. “Nếu Chúa Kitô—Chiên Thiên Chúa—đã không đổ máu Người ra cho chúng ta, chúng ta sẽ không còn hy vọng, vận mạng của chúng ta và vận mạng của cả thế giới sẽ là sự chết, không tránh khỏi.
Nhưng lễ Phục Sinh đã đảo ngược chiều hướng này: sự phục sinh của Chúa Kitô là một sự sáng tạo mới, như một cành ghép có thể tái sinh toàn thân cây. Đó là một biến cố thay đổi sâu sắc tiến trình lịch sử, làm nghiêng cán cân cho một lần và cho tất tất về phía sự lành, sự sống, sự tha thứ.
“Chúng ta được giải phóng, chúng ta được cứu! Do đó từ thâm sâu, trong tâm hồn chúng ta chúng ta la lên: “Chúng ta hãy hát khen Chúa: khải hoàn vinh hiển của Người!”
Chờ đợi
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục nhắc đến một số nơi trên thế giới đang chờ đợi sự khải hoàn của Chúa Kitô.
“Tôi cầu nguyện với Chúa Giêsu hầu tại Trung Dông, và cách riêng trong phần đất được thánh hoá bởi sự chết và sự phục sinh của Người, các dân tộc sẽ hoàn thành một sự ‘xuất hành’ thật sự và quyết định khỏi chiến tranh và bạo lực tới hoà bình và hoà thuận,” Đức Giáo Hoàng nói. Ngài đặt biệt nhắc tới cảnh ngộ khốn khó của các Kitô hữu tại Iraq.
Đức Thánh Cha cũng nói về những xứ châu Mỹ Latinh và vùng Caribbée, “truớc một sự hồi sinh nguy hiểm các tội ác liên kết với nạn buôn ma túy,” và ngài nhắc tới Haiti và Chile bị tai họa động đất.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi phải nhớ đến châu Phi, ngài nói, “Nhờ sức mạnh của Chúa Giêsu Phục Sinh, mong sao các vụ xung đột tại châu Phi chấm dứt.” Ngài nhắc cách riêng Cộng Hòa Congo, Guinea và Nigeria.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói về những Kitô hữu chịu bắt bớ và cả sự chết vì đức tin của họ, như ví dụ tại Pakistan; và những xứ bị ảnh hưởng bởi nạn khủng bố và sự kỳ thị xã hội và tôn giáo
“Lễ Phục Sinh không hành động cách ma thuật, “Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI suy tư. “Đúng như những người Israel gặp hoang dịa chờ đợi họ về phía xa Biển Đỏ, Giáo Hội cũng vậy, sau lễ Phục Sinh luôn luôn gặp lịch sử tràn đầy niềm vui và hy vọng, nổi sầu khổ và âu lo. Nhưng, lịch sử này đã thay đổi, nó được đánh dấu bằng một giao ước mới và vĩnh cửu, nó thât sự được mở ra cho tương lai. Vì lẽ này, được hy vọng cứu chữa, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành hương của chúng ta, mang trong tâm hồn chúng ta bài ca tuy củ nhưng mới luôn: ‘Chúng ta hãy hát ca khen Chúa: cuộc khải hoàn vinh hiển của Người!”’
Top Stories
Việt Nam: Retour inattendu de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt dans son archidiocèse de Hanoi
Eglises d’Asie
07:06 09/04/2010
VIETNAM
Retour inattendu de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt dans son archidiocèse de Hanoi
Eglises d’Asie, 9 avril 2010 – Après plus d’un mois de séjour à Rome, où il a suivi un traitement médical, l’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Qiang Kiêt, est, depuis ce matin, de retour dans son diocèse. Une dépêche mise en ligne sur le site Internet de l’archidiocèse de Hanoi a annoncé son arrivée sur l’aéroport international de Nôi Bai à 8h00 du matin. Un groupe de prêtres de l’archevêché, du grand séminaire et de la paroisse de la cathédrale était venu l’l’accueillir. Les jours précédant son retour au pays, l’archevêque avait fait un court séjour à Paris où il avait déclaré avoir recouvré ses forces et être en bonne voie de guérison. Lors de son départ de Hanoi à Rome, il avait annoncé que son absence durerait deux mois (1). Elle aura été beaucoup plus brève.
Les jours qui ont précédé son retour ont coïncidé avec le début des travaux de l’assemblée de la Conférence épiscopale. Les rumeurs les plus extravagantes avaient circulé à son sujet. Elles faisaient état de prétendues négociations en cours entre la Conférence épiscopale du Vietnam et les autorités civiles portant sur la démission de l’archevêque et de son remplacement à l’archevêché de Hanoi. Aucune espèce de confirmation n’a été donnée à ce type d’information. Les évêques eux-mêmes, qui font paraître chaque jour un compte rendu pourtant très détaillée des travaux de la journée, n’ont fait aucune allusion à ce genre de tractations. En accueillant les évêques au début de l’assemblée (2), le président de la Conférence s’était contenté de recommander la santé de l’archevêque de Hanoi aux prières des évêques.
Pour le moment le site Internet de l’archevêché de Hanoi s’est contenté d’annoncer son arrivée sans autre commentaire. Il est probable que dans les heures qui viennent, l’archevêque lui-même fera le point sur sa situation présente.
Le rôle joué par l’archevêque, lors de l’affaire de la Délégation apostolique, à partir de décembre 2007, ensuite dans l’affaire de la paroisse de Thai Ha et encore, tout récemment, lors de la destruction par la police de la croix de Dong Chiêm, a provoqué chez lui une tension constante, qui a, semble-t-il, émoussé ses forces et causé chez lui des insomnies répétées. Déjà, lors de son séjour à Rome, en juin dernier, pour la visite ad limina, il en avait averti les responsables romains. Il s’en était aussi confié à son clergé, laissant planer des doutes sur son avenir. Plusieurs séjours au monastère cistercien de Châu Son, non loin de Hanoi, ne lui ont pas permis de retrouver un état de santé satisfaisant, même s’il a pu mener à bien la mission qui était la sienne pour l’inauguration de l’Année sainte. Finalement, il avait dû se résoudre à accepter une invitation du Conseil pontifical Cor unum et de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples à venir à Rome se soumettre à un traitement médical approprié. Il avait quitté Hanoi le 4 mars dernier.
La population et le clergé catholiques de la capitale, qui sont très attachés à la personne de leur archevêque, ne manquent pas de s’inquiéter des rumeurs permanentes faisant état des pressions du gouvernement pour sa démission et de son remplacement par d’autres prélats vietnamiens, dont certains noms ont été prononcés.
(1) Voir EDA 525
(2) Voir la dépêche diffusée le 7 avril 2010
Retour inattendu de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt dans son archidiocèse de Hanoi
Eglises d’Asie, 9 avril 2010 – Après plus d’un mois de séjour à Rome, où il a suivi un traitement médical, l’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Qiang Kiêt, est, depuis ce matin, de retour dans son diocèse. Une dépêche mise en ligne sur le site Internet de l’archidiocèse de Hanoi a annoncé son arrivée sur l’aéroport international de Nôi Bai à 8h00 du matin. Un groupe de prêtres de l’archevêché, du grand séminaire et de la paroisse de la cathédrale était venu l’l’accueillir. Les jours précédant son retour au pays, l’archevêque avait fait un court séjour à Paris où il avait déclaré avoir recouvré ses forces et être en bonne voie de guérison. Lors de son départ de Hanoi à Rome, il avait annoncé que son absence durerait deux mois (1). Elle aura été beaucoup plus brève.
Les jours qui ont précédé son retour ont coïncidé avec le début des travaux de l’assemblée de la Conférence épiscopale. Les rumeurs les plus extravagantes avaient circulé à son sujet. Elles faisaient état de prétendues négociations en cours entre la Conférence épiscopale du Vietnam et les autorités civiles portant sur la démission de l’archevêque et de son remplacement à l’archevêché de Hanoi. Aucune espèce de confirmation n’a été donnée à ce type d’information. Les évêques eux-mêmes, qui font paraître chaque jour un compte rendu pourtant très détaillée des travaux de la journée, n’ont fait aucune allusion à ce genre de tractations. En accueillant les évêques au début de l’assemblée (2), le président de la Conférence s’était contenté de recommander la santé de l’archevêque de Hanoi aux prières des évêques.
Pour le moment le site Internet de l’archevêché de Hanoi s’est contenté d’annoncer son arrivée sans autre commentaire. Il est probable que dans les heures qui viennent, l’archevêque lui-même fera le point sur sa situation présente.
Le rôle joué par l’archevêque, lors de l’affaire de la Délégation apostolique, à partir de décembre 2007, ensuite dans l’affaire de la paroisse de Thai Ha et encore, tout récemment, lors de la destruction par la police de la croix de Dong Chiêm, a provoqué chez lui une tension constante, qui a, semble-t-il, émoussé ses forces et causé chez lui des insomnies répétées. Déjà, lors de son séjour à Rome, en juin dernier, pour la visite ad limina, il en avait averti les responsables romains. Il s’en était aussi confié à son clergé, laissant planer des doutes sur son avenir. Plusieurs séjours au monastère cistercien de Châu Son, non loin de Hanoi, ne lui ont pas permis de retrouver un état de santé satisfaisant, même s’il a pu mener à bien la mission qui était la sienne pour l’inauguration de l’Année sainte. Finalement, il avait dû se résoudre à accepter une invitation du Conseil pontifical Cor unum et de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples à venir à Rome se soumettre à un traitement médical approprié. Il avait quitté Hanoi le 4 mars dernier.
La population et le clergé catholiques de la capitale, qui sont très attachés à la personne de leur archevêque, ne manquent pas de s’inquiéter des rumeurs permanentes faisant état des pressions du gouvernement pour sa démission et de son remplacement par d’autres prélats vietnamiens, dont certains noms ont été prononcés.
(1) Voir EDA 525
(2) Voir la dépêche diffusée le 7 avril 2010
Chine: Mongolie intérieure: installation mouvementée de Mgr Du Jiang, évêque « officiel » et reconnu par Rome
Eglises d’Asie
09:56 09/04/2010
Chine: Mongolie intérieure: installation mouvementée de Mgr Du Jiang, évêque « officiel » et reconnu par Rome
Eglises d’Asie, 9 avril 2010 – Le 8 avril dernier, Mgr Matthias Du Jiang, 47 ans, a été installé publiquement sur le siège épiscopal de Bameng, près de six ans après avoir été consacré clandestinement évêque de ce diocèse de Mongolie intérieure. La messe d’installation a eu lieu sous très haute surveillance policière, les autorités ayant imposé la présence, lors de la cérémonie, de l’évêque illégitime – i.e. non reconnu par Rome – de Kunming, Mgr Joseph Ma Yinglin, qui est par ailleurs vice-président de l’Association patriotique des catholiques chinois.
Les informations concernant le déroulement de la cérémonie d’installation sont parcellaires car les autorités avaient coupé les communications téléphoniques et électroniques autour de Bameng. Il semble toutefois que l’on puisse reconstituer les événements de la façon suivante: parce que les autorités se sont rendues compte qu’elles ne pourraient pas trouver d’autre prêtre susceptible d’accepter d’être ordonné évêque pour le diocèse de Bameng, elles ont finalement accepté de reconnaître l’ordination épiscopale qui avait été conférée, avec un mandat pontifical, à Mgr Matthias Du en 2004. Cette décision prise, ces mêmes autorités ont tenu toutefois à ce que l’installation de l’évêque respecte les principes d’autonomie qui président à la politique religieuse de la Chine. Concrètement, cette décision s’est traduite par le fait d’imposer à Mgr Matthias Du la présence à ses côtés, pour la messe d’installation, de Mgr Joseph Ma Yinglin, évêque ordonné en 2006 sans mandat pontifical. Il semble que les pressions aient été intenses sur Mgr Matthias Du pour qu’il accepte la présence de Mgr Joseph Ma. Durant près d’une semaine avant la messe du 8 avril, Mgr Matthias Du aurait été gardé à l’isolement dans son évêché, sous surveillance policière constante. Les autorités voulaient que la messe soit présidée par Mgr Joseph Ma – ce que refusait absolument Mgr Matthias Du. Un compromis a finalement été passé: lors de la messe, présidée par Mgr Matthias Du, Mgr Joseph Ma a concélébré, aux côtés de la vingtaine de prêtres présents pour l’occasion, sans être revêtu des insignes signifiant son épiscopat; il semble toutefois que ce soit lui qui ait remis à Mgr Matthias Du la crosse et la mitre épiscopales.
La messe elle-même, célébrée dans l’église de Shaanba, était placée sous haute surveillance policière. L’assistance avait été limitée par les autorités à 300 fidèles, filtrés à l’entrée par les forces de l’ordre, et de nombreux policiers en civil ont assisté à la célébration. Au lendemain de la cérémonie, la situation de Mgr Matthias Du est incertaine. Il semble qu’il soit maintenu en résidence surveillée dans son évêché et qu’il ne retrouvera pas de liberté de mouvement avant quelques jours. L’agence Ucanews a toutefois réussi à le contacter le 9 avril et l’évêque a simplement précisé: « On peut dire que j’étais surveillé. Ils (la police) avaient peur que je m’en aille. Mais, maintenant, ils sont partis. » De toute évidence, l’évêque n’était pas libre de s’exprimer.
Né le 20 novembre 1963, Mgr Matthias Du fait partie des tout premiers prêtres à avoir été ordonnés en Mongolie intérieure après la renaissance de l’Eglise, au début des années 1980. Ordonné en 1989, il a exercé différents ministères avant d’être nommé en 1997 curé d’une des principales paroisses du diocèse, celle de Sanshenggong. En 2000, il devient vicaire général du diocèse de Bameng, également connu sous son nom mongol de Baya Nur Meng. Et il est finalement ordonné évêque de Bameng le 7 mai 2004. L’ordination se déroule dans la clandestinité, quatre jours après le décès de Mgr Francis Guo Zhengji, qui a assumé la direction du diocèse de 1990 à sa mort, le 3 mai 2004.
De mai 2004 au 8 avril 2010, Mgr Matthias Du a assumé son épiscopat dans une relative discrétion. Le diocèse compte environ 40 000 fidèles, une vingtaine de prêtres et près de trente religieuses (1). Toutefois, les autorités lui ont longtemps refusé d’ordonner prêtres les séminaristes qui arrivaient au terme de leur formation. Désormais, maintenant que les autorités n’ont pu faire autrement que de l’accepter comme évêque, il pourra, si la pression policière se relâche, travailler normalement. Il est déjà prévu que des ordinations sacerdotales soient organisées d’ici quelques semaines.
Selon certains observateurs, l’installation mouvementée de Mgr Matthias Du renvoie immanquablement au communiqué publié le 25 mars dernier par le Saint-Siège à l’issue de la troisième réunion à Rome de la Commission pour la Chine. Dans ce communiqué, les membres de la commission avaient exprimé le souhait que « tous les évêques de Chine soient toujours plus engagés pour favoriser la croissance de l’unité de la foi et de la vie de tous les catholiques, en évitant par conséquent de poser des gestes (comme par exemple des célébrations des sacrements, des ordinations épiscopales, la participation à des réunions) qui sont en contradiction avec la communion avec le pape (…) » (2). Nul doute que le refus de Mgr Matthias Du, qui a été ordonné évêque en communion avec le pape, de concélébrer avec Mgr Joseph Ma Yinglin prenne ici sa justification. Par ailleurs, le 18 avril prochain, dans la même province de Mongolie intérieure, le P. Paul Meng Qinglu doit être ordonné évêque du diocèse de Hohhot. Avant d’être ordonné, le futur évêque a reçu le mandat pontifical et son épiscopat a été accepté par la Conférence des évêques « officiels » de Chine. Reste à voir quels seront les évêques, légitimes ou illégitimes, choisis pour l’ordonner.
(1) Le diocèse de Bameng compte en outre une partie « clandestine », avec cinq ou six prêtres autour de Mgr Joseph Ma Zhongmu, d’origine mongole, âgé de 92 ans.
(2) Voir EDA 526 ainsi que la dépêche citant les récents propos du cardinal Zen Ze-kiun à propos du communiqué du Saint-Siège (dépêche diffusée le 8 avril 2010)
Eglises d’Asie, 9 avril 2010 – Le 8 avril dernier, Mgr Matthias Du Jiang, 47 ans, a été installé publiquement sur le siège épiscopal de Bameng, près de six ans après avoir été consacré clandestinement évêque de ce diocèse de Mongolie intérieure. La messe d’installation a eu lieu sous très haute surveillance policière, les autorités ayant imposé la présence, lors de la cérémonie, de l’évêque illégitime – i.e. non reconnu par Rome – de Kunming, Mgr Joseph Ma Yinglin, qui est par ailleurs vice-président de l’Association patriotique des catholiques chinois.
Les informations concernant le déroulement de la cérémonie d’installation sont parcellaires car les autorités avaient coupé les communications téléphoniques et électroniques autour de Bameng. Il semble toutefois que l’on puisse reconstituer les événements de la façon suivante: parce que les autorités se sont rendues compte qu’elles ne pourraient pas trouver d’autre prêtre susceptible d’accepter d’être ordonné évêque pour le diocèse de Bameng, elles ont finalement accepté de reconnaître l’ordination épiscopale qui avait été conférée, avec un mandat pontifical, à Mgr Matthias Du en 2004. Cette décision prise, ces mêmes autorités ont tenu toutefois à ce que l’installation de l’évêque respecte les principes d’autonomie qui président à la politique religieuse de la Chine. Concrètement, cette décision s’est traduite par le fait d’imposer à Mgr Matthias Du la présence à ses côtés, pour la messe d’installation, de Mgr Joseph Ma Yinglin, évêque ordonné en 2006 sans mandat pontifical. Il semble que les pressions aient été intenses sur Mgr Matthias Du pour qu’il accepte la présence de Mgr Joseph Ma. Durant près d’une semaine avant la messe du 8 avril, Mgr Matthias Du aurait été gardé à l’isolement dans son évêché, sous surveillance policière constante. Les autorités voulaient que la messe soit présidée par Mgr Joseph Ma – ce que refusait absolument Mgr Matthias Du. Un compromis a finalement été passé: lors de la messe, présidée par Mgr Matthias Du, Mgr Joseph Ma a concélébré, aux côtés de la vingtaine de prêtres présents pour l’occasion, sans être revêtu des insignes signifiant son épiscopat; il semble toutefois que ce soit lui qui ait remis à Mgr Matthias Du la crosse et la mitre épiscopales.
La messe elle-même, célébrée dans l’église de Shaanba, était placée sous haute surveillance policière. L’assistance avait été limitée par les autorités à 300 fidèles, filtrés à l’entrée par les forces de l’ordre, et de nombreux policiers en civil ont assisté à la célébration. Au lendemain de la cérémonie, la situation de Mgr Matthias Du est incertaine. Il semble qu’il soit maintenu en résidence surveillée dans son évêché et qu’il ne retrouvera pas de liberté de mouvement avant quelques jours. L’agence Ucanews a toutefois réussi à le contacter le 9 avril et l’évêque a simplement précisé: « On peut dire que j’étais surveillé. Ils (la police) avaient peur que je m’en aille. Mais, maintenant, ils sont partis. » De toute évidence, l’évêque n’était pas libre de s’exprimer.
Né le 20 novembre 1963, Mgr Matthias Du fait partie des tout premiers prêtres à avoir été ordonnés en Mongolie intérieure après la renaissance de l’Eglise, au début des années 1980. Ordonné en 1989, il a exercé différents ministères avant d’être nommé en 1997 curé d’une des principales paroisses du diocèse, celle de Sanshenggong. En 2000, il devient vicaire général du diocèse de Bameng, également connu sous son nom mongol de Baya Nur Meng. Et il est finalement ordonné évêque de Bameng le 7 mai 2004. L’ordination se déroule dans la clandestinité, quatre jours après le décès de Mgr Francis Guo Zhengji, qui a assumé la direction du diocèse de 1990 à sa mort, le 3 mai 2004.
De mai 2004 au 8 avril 2010, Mgr Matthias Du a assumé son épiscopat dans une relative discrétion. Le diocèse compte environ 40 000 fidèles, une vingtaine de prêtres et près de trente religieuses (1). Toutefois, les autorités lui ont longtemps refusé d’ordonner prêtres les séminaristes qui arrivaient au terme de leur formation. Désormais, maintenant que les autorités n’ont pu faire autrement que de l’accepter comme évêque, il pourra, si la pression policière se relâche, travailler normalement. Il est déjà prévu que des ordinations sacerdotales soient organisées d’ici quelques semaines.
Selon certains observateurs, l’installation mouvementée de Mgr Matthias Du renvoie immanquablement au communiqué publié le 25 mars dernier par le Saint-Siège à l’issue de la troisième réunion à Rome de la Commission pour la Chine. Dans ce communiqué, les membres de la commission avaient exprimé le souhait que « tous les évêques de Chine soient toujours plus engagés pour favoriser la croissance de l’unité de la foi et de la vie de tous les catholiques, en évitant par conséquent de poser des gestes (comme par exemple des célébrations des sacrements, des ordinations épiscopales, la participation à des réunions) qui sont en contradiction avec la communion avec le pape (…) » (2). Nul doute que le refus de Mgr Matthias Du, qui a été ordonné évêque en communion avec le pape, de concélébrer avec Mgr Joseph Ma Yinglin prenne ici sa justification. Par ailleurs, le 18 avril prochain, dans la même province de Mongolie intérieure, le P. Paul Meng Qinglu doit être ordonné évêque du diocèse de Hohhot. Avant d’être ordonné, le futur évêque a reçu le mandat pontifical et son épiscopat a été accepté par la Conférence des évêques « officiels » de Chine. Reste à voir quels seront les évêques, légitimes ou illégitimes, choisis pour l’ordonner.
(1) Le diocèse de Bameng compte en outre une partie « clandestine », avec cinq ou six prêtres autour de Mgr Joseph Ma Zhongmu, d’origine mongole, âgé de 92 ans.
(2) Voir EDA 526 ainsi que la dépêche citant les récents propos du cardinal Zen Ze-kiun à propos du communiqué du Saint-Siège (dépêche diffusée le 8 avril 2010)
Sri Lanka: Le parti présidentiel triomphe aux législatives tandis que les Eglises chrétiennes et les ONG dénoncent des violences et des irrégularités électorales
Eglises d’Asie
11:38 09/04/2010
SRI LANKA: Le parti présidentiel triomphe aux législatives tandis que les Eglises chrétiennes et les ONG dénoncent des violences et des irrégularités électorales
Eglises d’Asie, 9 avril 2010 – Vendredi 9 avril, le Parti de l’Alliance pour la liberté du peuple uni (UPFA), coalition menée par le président Mahinda Rajapaksa, pouvait déjà annoncer son écrasante victoire aux élections législatives du 8 avril, bien que le décompte ne soit pas encore achevé (1), avec au moins 117 sièges obtenus sur les 225 à pourvoir.
Un score sans surprise pour les électeurs sri-lankais, qui suit une campagne électorale marquée par l’intimidation et la violence, sans compter la dislocation de l’opposition après la mise aux arrêts du général Fonseka, principal rival du président. Le taux d’abstention (autour de 50 %) est le plus fort jamais enregistré pour des législatives au Sri Lanka, avec moins de 18 % seulement de votants pour le district de Jaffna.
Jeudi 8 avril, le scrutin s’est déroulé sous haute surveillance policière et militaire (80 000 hommes déployés dans tout le pays), mais dans le même climat d’insécurité et de censure qui avait déjà été dénoncé par les ONG et les représentants des Eglises chrétiennes lors de la campagne électorale. Dans une déclaration de presse le 6 avril dernier, Mgr Malcolm Ranjith, archevêque catholique de Colombo, avait appelé le pays à préparer des élections sans violences. Il avait incité « tous les citoyens à exercer leur droit de vote » afin d’orienter le destin de leur pays « de la meilleure façon possible » et avait rappelé encore qu’il était du devoir des catholiques de voter pour des personnes « intègres », « agissant sans discrimination ni d’âge, ni d’ethnie, ni de religion » (2). De son côté, la Conférence des évêques catholiques du Sri Lanka s’était alarmée de la censure et de la violence grandissante qui sévissait encore à quelques jours seulement du scrutin et avait demandé à ce que les « élections puissent avoir lieu en toute liberté et transparence » (3).
Jeudi 8 avril, le Centre pour la surveillance des violences électorales (CMEV) et d’autres ONG ont rapporté qu’il s’était produit de multiples incidents et tentatives d’intimidations dans les bureaux de vote, ainsi que des irrégularités dans le déroulement du scrutin. Ainsi des milliers de déplacés des régions du nord du pays, telles Vavuniya, auraient été mis dans des bus affrétés par le gouvernement pour se rendre dans des bureaux de vote où ils n’étaient pas inscrits et n’auraient donc pas pu mettre leur bulletin dans l’urne. D’autres auraient été menacés de représailles s’ils allaient voter.
« Ce ne sont pas du tout des élections libres et transparentes. Il y a eu des violences électorales et des malversations à grande échelle », a déclaré à la presse, vendredi 9 avril, Tissa Attanayake, secrétaire général du principal parti d’opposition, l’United National Party (UNP) (4). Avec sa très large majorité, le parti du président attend cependant la proclamation des résultats pour 45 autres sièges, certains devant être annoncés le 19 avril, d’autres nécessitant un nouveau dépouillement en raison d’incidents violents et de fraudes constatés dans les bureaux de vote (en particulier dans le district de Kandy, au centre du pays).
Ces quelques sièges supplémentaires pourraient offrir à Mahinda Rajapaksa la majorité des deux tiers au Parlement et lui permettre ainsi d’amender la Constitution. Selon ses opposants, Rajapaksa viserait un troisième mandat présidentiel et aurait l’intention de créer un système bicaméral. Réélu lors d’élections présidentielles anticipées en janvier dernier, débarrassé de son rival politique, le général Fonseka, qu’il a fait arrêter pour complot contre l’Etat, et enfin, sorti victorieux des législatives qu’il a convoquées après avoir dissous le Parlement en mars dernier, Mahinda Rajapaksa semble franchir sans grande difficulté les étapes du renforcement du pouvoir présidentiel.
(1) Résultats officiels de la commission électorale, le vendredi 9 avril 2010. Les résultats de deux districts sur 22 comptant pour 16 sièges et 29 autres sièges distribués à la proportionnelle à l’échelon national doivent être annoncés le 19 avril (AFP, 9 avril 2010).
(2) Ucanews, 9 avril 2010.
(3) Voir dépêche diffusée le 2 avril 2010
(4) Reuters, 9 avril 2010.
Eglises d’Asie, 9 avril 2010 – Vendredi 9 avril, le Parti de l’Alliance pour la liberté du peuple uni (UPFA), coalition menée par le président Mahinda Rajapaksa, pouvait déjà annoncer son écrasante victoire aux élections législatives du 8 avril, bien que le décompte ne soit pas encore achevé (1), avec au moins 117 sièges obtenus sur les 225 à pourvoir.
Un score sans surprise pour les électeurs sri-lankais, qui suit une campagne électorale marquée par l’intimidation et la violence, sans compter la dislocation de l’opposition après la mise aux arrêts du général Fonseka, principal rival du président. Le taux d’abstention (autour de 50 %) est le plus fort jamais enregistré pour des législatives au Sri Lanka, avec moins de 18 % seulement de votants pour le district de Jaffna.
Jeudi 8 avril, le scrutin s’est déroulé sous haute surveillance policière et militaire (80 000 hommes déployés dans tout le pays), mais dans le même climat d’insécurité et de censure qui avait déjà été dénoncé par les ONG et les représentants des Eglises chrétiennes lors de la campagne électorale. Dans une déclaration de presse le 6 avril dernier, Mgr Malcolm Ranjith, archevêque catholique de Colombo, avait appelé le pays à préparer des élections sans violences. Il avait incité « tous les citoyens à exercer leur droit de vote » afin d’orienter le destin de leur pays « de la meilleure façon possible » et avait rappelé encore qu’il était du devoir des catholiques de voter pour des personnes « intègres », « agissant sans discrimination ni d’âge, ni d’ethnie, ni de religion » (2). De son côté, la Conférence des évêques catholiques du Sri Lanka s’était alarmée de la censure et de la violence grandissante qui sévissait encore à quelques jours seulement du scrutin et avait demandé à ce que les « élections puissent avoir lieu en toute liberté et transparence » (3).
Jeudi 8 avril, le Centre pour la surveillance des violences électorales (CMEV) et d’autres ONG ont rapporté qu’il s’était produit de multiples incidents et tentatives d’intimidations dans les bureaux de vote, ainsi que des irrégularités dans le déroulement du scrutin. Ainsi des milliers de déplacés des régions du nord du pays, telles Vavuniya, auraient été mis dans des bus affrétés par le gouvernement pour se rendre dans des bureaux de vote où ils n’étaient pas inscrits et n’auraient donc pas pu mettre leur bulletin dans l’urne. D’autres auraient été menacés de représailles s’ils allaient voter.
« Ce ne sont pas du tout des élections libres et transparentes. Il y a eu des violences électorales et des malversations à grande échelle », a déclaré à la presse, vendredi 9 avril, Tissa Attanayake, secrétaire général du principal parti d’opposition, l’United National Party (UNP) (4). Avec sa très large majorité, le parti du président attend cependant la proclamation des résultats pour 45 autres sièges, certains devant être annoncés le 19 avril, d’autres nécessitant un nouveau dépouillement en raison d’incidents violents et de fraudes constatés dans les bureaux de vote (en particulier dans le district de Kandy, au centre du pays).
Ces quelques sièges supplémentaires pourraient offrir à Mahinda Rajapaksa la majorité des deux tiers au Parlement et lui permettre ainsi d’amender la Constitution. Selon ses opposants, Rajapaksa viserait un troisième mandat présidentiel et aurait l’intention de créer un système bicaméral. Réélu lors d’élections présidentielles anticipées en janvier dernier, débarrassé de son rival politique, le général Fonseka, qu’il a fait arrêter pour complot contre l’Etat, et enfin, sorti victorieux des législatives qu’il a convoquées après avoir dissous le Parlement en mars dernier, Mahinda Rajapaksa semble franchir sans grande difficulté les étapes du renforcement du pouvoir présidentiel.
(1) Résultats officiels de la commission électorale, le vendredi 9 avril 2010. Les résultats de deux districts sur 22 comptant pour 16 sièges et 29 autres sièges distribués à la proportionnelle à l’échelon national doivent être annoncés le 19 avril (AFP, 9 avril 2010).
(2) Ucanews, 9 avril 2010.
(3) Voir dépêche diffusée le 2 avril 2010
(4) Reuters, 9 avril 2010.
Hanoi Archbishop returns home on last day of the Annual Assembly of the Vietnamese Bishops' Conference
Emily Nguyen
17:15 09/04/2010
Hanoi Archbishop returns home on last day of the Annual Assembly of the Vietnamese Bishops' Conference
As the Annual Conference of Vietnamese bishops being concluded, Hanoi archdiocese celebrated the homecoming of their beloved shepherd, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.
Even in such a short notice, the crowd rushed out to Noi Bai airport Friday morning April 9, 2010to greet Archbishop Joseph Ngo who has been in Rome for treatment of insomnia and stress since Mar 4. It was described as a bittersweet moment for some as they were facing rumors and conflicted information about his replacement for the Archdiocese of Hanoi.. Public opinions on the Vietnamese websites were reaching a boiling point as to why and how (the replacement) comes about. His surprised return would help easing these concerns and speculations.
Besides missing out his chance to participate in the annual conference and to meet his colleagues, archbishop Joseph Ngo appeared to be in good spirit and healthy.
Coincidental with the return of the archbishop is the Annual Assembly of the Vietnamese Bishops which is being wrapped up Friday noon April 9 in Vung Tau after 4 days of hard work for Cardinal JB Pham Minh Man and 26 other bishops. As reported by bishop Joseph Vo Duc Minh of Nha Trang diocese, several goals for the Assembly have been achieved, such as discussion on the content of the next joint letter to be published in October when the XI Grand Assembly of the Vietnamese Bishops is expected to take place in Saigon, ratification of the booklet "Guide for Training Our Priests: Orientation and Instruction" (Ratio Vietnam); preparations for the opening ceremony for Assembly for Children of God on Nov 21, 2010 and closing ceremony for the Holy Year on Jan, 5 2011. The Assembly has also been briefed about the construction planning for Lavang pilgrimage center and discussed about the life and work of the late Fr. Leopold Cadiere MEP.(1869-1955), a prominent anthropologist of the diocese of Hue.
Another notable achievement of the Assembly is the formation of a Editing Committee whose duty is to coordinate with the secretariat of the Bishops' Conference in preparation of a comprehensive document (instrumentum laboris), in addition to the consolidation of the offices of the Bishops' Conference as well as of its various committees.
Last but not least, the Assembly had unanimously agreed on the establishment of the College of Advanced Theology for the Church of Vietnam at the suggestion of bishop Peter Nguyen Van Kham, chairman of the Catholic Education Committee.
The meeting has ended on Friday afternoon and the bishops were all invited to stay for the Dedication Ceremony of the Ba Ria Cathedral on Saturday morning by local bishop Thomas Nguyen Van Tram.
As the Annual Conference of Vietnamese bishops being concluded, Hanoi archdiocese celebrated the homecoming of their beloved shepherd, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.
Even in such a short notice, the crowd rushed out to Noi Bai airport Friday morning April 9, 2010to greet Archbishop Joseph Ngo who has been in Rome for treatment of insomnia and stress since Mar 4. It was described as a bittersweet moment for some as they were facing rumors and conflicted information about his replacement for the Archdiocese of Hanoi.. Public opinions on the Vietnamese websites were reaching a boiling point as to why and how (the replacement) comes about. His surprised return would help easing these concerns and speculations.
Besides missing out his chance to participate in the annual conference and to meet his colleagues, archbishop Joseph Ngo appeared to be in good spirit and healthy.
Coincidental with the return of the archbishop is the Annual Assembly of the Vietnamese Bishops which is being wrapped up Friday noon April 9 in Vung Tau after 4 days of hard work for Cardinal JB Pham Minh Man and 26 other bishops. As reported by bishop Joseph Vo Duc Minh of Nha Trang diocese, several goals for the Assembly have been achieved, such as discussion on the content of the next joint letter to be published in October when the XI Grand Assembly of the Vietnamese Bishops is expected to take place in Saigon, ratification of the booklet "Guide for Training Our Priests: Orientation and Instruction" (Ratio Vietnam); preparations for the opening ceremony for Assembly for Children of God on Nov 21, 2010 and closing ceremony for the Holy Year on Jan, 5 2011. The Assembly has also been briefed about the construction planning for Lavang pilgrimage center and discussed about the life and work of the late Fr. Leopold Cadiere MEP.(1869-1955), a prominent anthropologist of the diocese of Hue.
Another notable achievement of the Assembly is the formation of a Editing Committee whose duty is to coordinate with the secretariat of the Bishops' Conference in preparation of a comprehensive document (instrumentum laboris), in addition to the consolidation of the offices of the Bishops' Conference as well as of its various committees.
Last but not least, the Assembly had unanimously agreed on the establishment of the College of Advanced Theology for the Church of Vietnam at the suggestion of bishop Peter Nguyen Van Kham, chairman of the Catholic Education Committee.
The meeting has ended on Friday afternoon and the bishops were all invited to stay for the Dedication Ceremony of the Ba Ria Cathedral on Saturday morning by local bishop Thomas Nguyen Van Tram.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật ký Hội nghị thường niên Lần I-2010 Hội đồng Giám mục VN (4)
WHĐ
06:59 09/04/2010
Nhật ký Hội nghị thường niên Lần I-2010 Hội đồng Giám mục VN (4)
WHĐ (09.04.2010) – Buổi sáng ngày Hội nghị thứ ba, thứ năm 08.04, các Đức cha dành gần hai giờ để nghe UB Giáo sĩ và Chủng sinh trình bày về Bản “Đào tạo Linh mục – Định hướng và Chỉ dẫn” gọi tắt là Ratio Việt Nam và đóng góp ý kiến. Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng thư ký của UB.GSCS và là trưởng ban soạn thảo Bản Ratio Việt Nam, được mời trình bày tóm tắt về phương hướng đào tạo linh mục theo bản Ratio này. Trong hơn một giờ đồng hồ, cha Giuse nói lên những nét chủ đạo của bản Ratio mà cả ban biên tập gồm các linh mục giáo sư trong các Đại Chủng viện trên toàn quốc đã cùng nhau soạn thảo trong suốt ba năm qua. Kế đến, một số giám mục góp ý kiến sửa đổi một vài chi tiết nhưng về căn bản tất cả Hội nghị đều nhất trí thông qua bản Ratio Việt Nam. Cha Tổng thư ký UB.GSCS cũng cung cấp một số thông tin về cấu trúc, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục Công giáo và Bộ Giáo sĩ ở Trung ương, cũng như một số Ủy ban tương ứng hàng dọc trong các HĐGM địa phương ở một số nước.
Tiếp theo, Hội nghị dành một chút thời gian để thông qua địa điểm và thời gian tổ chức Đại Hội HĐGM.VN kỳ tới. Các Đức cha cùng đi đến quyết định chọn địa điểm Thành phố HCM và thời gian diễn ra Đại hội là từ ngày 04 đến 08 tháng 10 năm 2010. Sau đó, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Phó Tổng thư ký HĐGM, nhắc lại vấn đề trụ sở của HĐGM.VN. Đã đến lúc HĐGM cần một trụ sở để đặt các văn phòng của các UB một nơi để các UB dễ liên lạc và phối hợp với nhau, nơi đó cũng đặt văn phòng Tổng thư ký HĐGM.VN. Cuối cùng, các Đức cha quyết định sẽ sửa lại Trung tâm Công giáo ở đường Trần Quốc Toản Q.3 Tp.HCM để dùng vào việc này.
Buổi chiều, Hội nghị góp ý cho bản phác thảo Thư gởi cộng đồng Dân Chúa. Kế đến, Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn trình bày thêm về tổ chức Đại Hội Dân Chúa. Thời gian còn lại, các Đức cha trao đổi một vài kinh nghiệm quản trị và mục vụ, liên hệ đến giáo luật và vấn đề giải vạ; vấn đề xúc tiến xin mở án phong thánh cho hai Đức cha Pierre Lambert de la Motte và François Pallu. Cuối buổi, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản chia sẻ về cuộc Hội ngộ huynh đệ giữa các linh mục của giáo tỉnh Huế vừa qua. Khoảng 450 linh mục từ 6 giáo phận miền Trung cùng nghe giảng tĩnh tâm, cử hành bí tích Giao hòa, chầu Thánh Thể, rước kiệu Đức Mẹ La Vang, chia sẻ với nhau về đời sống linh mục. Quả là hình ảnh thật đẹp và là kinh nghiệm quí báu và cảm động cho các linh mục tham dự. Được biết giáo tỉnh Hà Nội và Sài Gòn cũng sẽ thực hiện chương trình tương tự trong thời gian sắp tới.
WHĐ (09.04.2010) – Buổi sáng ngày Hội nghị thứ ba, thứ năm 08.04, các Đức cha dành gần hai giờ để nghe UB Giáo sĩ và Chủng sinh trình bày về Bản “Đào tạo Linh mục – Định hướng và Chỉ dẫn” gọi tắt là Ratio Việt Nam và đóng góp ý kiến. Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng thư ký của UB.GSCS và là trưởng ban soạn thảo Bản Ratio Việt Nam, được mời trình bày tóm tắt về phương hướng đào tạo linh mục theo bản Ratio này. Trong hơn một giờ đồng hồ, cha Giuse nói lên những nét chủ đạo của bản Ratio mà cả ban biên tập gồm các linh mục giáo sư trong các Đại Chủng viện trên toàn quốc đã cùng nhau soạn thảo trong suốt ba năm qua. Kế đến, một số giám mục góp ý kiến sửa đổi một vài chi tiết nhưng về căn bản tất cả Hội nghị đều nhất trí thông qua bản Ratio Việt Nam. Cha Tổng thư ký UB.GSCS cũng cung cấp một số thông tin về cấu trúc, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục Công giáo và Bộ Giáo sĩ ở Trung ương, cũng như một số Ủy ban tương ứng hàng dọc trong các HĐGM địa phương ở một số nước.
Tiếp theo, Hội nghị dành một chút thời gian để thông qua địa điểm và thời gian tổ chức Đại Hội HĐGM.VN kỳ tới. Các Đức cha cùng đi đến quyết định chọn địa điểm Thành phố HCM và thời gian diễn ra Đại hội là từ ngày 04 đến 08 tháng 10 năm 2010. Sau đó, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Phó Tổng thư ký HĐGM, nhắc lại vấn đề trụ sở của HĐGM.VN. Đã đến lúc HĐGM cần một trụ sở để đặt các văn phòng của các UB một nơi để các UB dễ liên lạc và phối hợp với nhau, nơi đó cũng đặt văn phòng Tổng thư ký HĐGM.VN. Cuối cùng, các Đức cha quyết định sẽ sửa lại Trung tâm Công giáo ở đường Trần Quốc Toản Q.3 Tp.HCM để dùng vào việc này.
Buổi chiều, Hội nghị góp ý cho bản phác thảo Thư gởi cộng đồng Dân Chúa. Kế đến, Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn trình bày thêm về tổ chức Đại Hội Dân Chúa. Thời gian còn lại, các Đức cha trao đổi một vài kinh nghiệm quản trị và mục vụ, liên hệ đến giáo luật và vấn đề giải vạ; vấn đề xúc tiến xin mở án phong thánh cho hai Đức cha Pierre Lambert de la Motte và François Pallu. Cuối buổi, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản chia sẻ về cuộc Hội ngộ huynh đệ giữa các linh mục của giáo tỉnh Huế vừa qua. Khoảng 450 linh mục từ 6 giáo phận miền Trung cùng nghe giảng tĩnh tâm, cử hành bí tích Giao hòa, chầu Thánh Thể, rước kiệu Đức Mẹ La Vang, chia sẻ với nhau về đời sống linh mục. Quả là hình ảnh thật đẹp và là kinh nghiệm quí báu và cảm động cho các linh mục tham dự. Được biết giáo tỉnh Hà Nội và Sài Gòn cũng sẽ thực hiện chương trình tương tự trong thời gian sắp tới.
Nhật ký Hội nghị thường niên Lần I-2010 Hội đồng Giám mục VN (5)
WHĐ
07:00 09/04/2010
Nhật ký Hội nghị thường niên Lần I-2010 Hội đồng Giám mục VN (5)
WHĐ (09.04.2010) – Hôm nay, thứ sáu 09 tháng 04 năm 2010, Hội nghị trao đổi góp ý về hai đề tài cuối cùng: Thư gửi cộng đồng Dân Chúa từ Hội nghị HĐGM lần này và phác thảo hướng của Thư Chung cho dịp Đại Hội HĐGM cuối năm, cũng như dự kiến sẽ có những văn kiện sắp tới như: Tài liệu làm việc cho Đại Hội Dân Chúa tháng 11/2010, sứ điệp sau Đại Hội Dân Chúa, và văn kiện hậu Đại hội. Được biết rằng Thư Chung sau Đại Hội HĐGMVN kỳ II – 2010 vẫn mang tính chất thông tin và hướng dẫn cộng đồng Dân Chúa như truyền thống bấy lâu. Cuối cùng, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Phó tổng thư ký HĐGMVN, xác định lại danh sách khách mời dự Đại Hội Dân Chúa, và dự kiến khách mời dự Lễ Bế mạc Năm Thánh.
Sau hai giờ đồng hồ, Hội nghị đi đến hồi kết thúc. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN, nói chậm rãi những lời sau cùng: “Anh em thân mến, chúng ta kết thúc Hội nghị vào giờ Chầu thật là ý nghĩa. Vì tự ban đầu chính Chúa đã soi sáng, thúc đẩy chúng ta. Suốt bốn ngày qua, chúng ta luôn cảm thấy sự hiện diện của Chúa; phải nhìn nhận rằng chúng ta đã luôn sống trong bầu khí xây dựng, đặt lợi ích của Dân Chúa lên trên hết. Qua cách diễn tả, tôi thấy chúng ta đã cố gắng hết sức đào sâu chương trình đã định, chất lượng làm việc cao, trao đổi mổ xẻ kĩ lưỡng. Anh em thân mến, giả như sau Hội nghị có ai được phản ảnh những thiếu sót của chúng ta, hãy khiêm tốn đón nhận.
Cám ơn Đức hồng y, Đức tổng, quí Đức cha, quí cha đã thông cảm, chấp nhận những giới hạn và chấp nhận nhau. Tôi tin vào kết quả của những ngày làm việc chung này. Giờ đây, mỗi người trở lại nhiệm sở giáo phận mình, xin các Đức cha hãy nói với Dân Chúa lời cám ơn vì đã cầu nguyện, giúp đỡ HĐGM những ngày qua. Vậy, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị”.
WHĐ (09.04.2010) – Hôm nay, thứ sáu 09 tháng 04 năm 2010, Hội nghị trao đổi góp ý về hai đề tài cuối cùng: Thư gửi cộng đồng Dân Chúa từ Hội nghị HĐGM lần này và phác thảo hướng của Thư Chung cho dịp Đại Hội HĐGM cuối năm, cũng như dự kiến sẽ có những văn kiện sắp tới như: Tài liệu làm việc cho Đại Hội Dân Chúa tháng 11/2010, sứ điệp sau Đại Hội Dân Chúa, và văn kiện hậu Đại hội. Được biết rằng Thư Chung sau Đại Hội HĐGMVN kỳ II – 2010 vẫn mang tính chất thông tin và hướng dẫn cộng đồng Dân Chúa như truyền thống bấy lâu. Cuối cùng, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Phó tổng thư ký HĐGMVN, xác định lại danh sách khách mời dự Đại Hội Dân Chúa, và dự kiến khách mời dự Lễ Bế mạc Năm Thánh.
Sau hai giờ đồng hồ, Hội nghị đi đến hồi kết thúc. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN, nói chậm rãi những lời sau cùng: “Anh em thân mến, chúng ta kết thúc Hội nghị vào giờ Chầu thật là ý nghĩa. Vì tự ban đầu chính Chúa đã soi sáng, thúc đẩy chúng ta. Suốt bốn ngày qua, chúng ta luôn cảm thấy sự hiện diện của Chúa; phải nhìn nhận rằng chúng ta đã luôn sống trong bầu khí xây dựng, đặt lợi ích của Dân Chúa lên trên hết. Qua cách diễn tả, tôi thấy chúng ta đã cố gắng hết sức đào sâu chương trình đã định, chất lượng làm việc cao, trao đổi mổ xẻ kĩ lưỡng. Anh em thân mến, giả như sau Hội nghị có ai được phản ảnh những thiếu sót của chúng ta, hãy khiêm tốn đón nhận.
Cám ơn Đức hồng y, Đức tổng, quí Đức cha, quí cha đã thông cảm, chấp nhận những giới hạn và chấp nhận nhau. Tôi tin vào kết quả của những ngày làm việc chung này. Giờ đây, mỗi người trở lại nhiệm sở giáo phận mình, xin các Đức cha hãy nói với Dân Chúa lời cám ơn vì đã cầu nguyện, giúp đỡ HĐGM những ngày qua. Vậy, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị”.
Biên bản hội nghị thường niên kỳ I/2010 của HĐGM Việt Nam
+GM Giuse Võ Đức Minh
07:03 09/04/2010
Tiễn chân Đức Tổng Kiệt ra phi trường Fiumicino, Ý Đại Lợi.
Lm Thiên Lộc
07:09 09/04/2010
Tiễn Chân Đức Tổng Kiệt
Tiễn chân Đức Tổng rời Rôma
Sau hơn một tháng xa nhà dưỡng an
Bệnh tình thể lý vô can
Chỉ vì gánh nặng chủ chăn phải đành
Nhiều đêm trằn trọc liền canh
Mong cho vận Nước, Dân lành bình yên
Mong cho Dân Tộc bước lên
Tự do tín ngưỡng, nhân quyền đề cao.
Tiễn Chân Đức Tổng đi vào
Phi trường rộn rã tiếng chào chia tay
Bóng Ngài thấp thoáng hao gầy
Lời còn ấm áp những ngày còn xuân
Chặng đường phía trước gian truân
Phó dâng Thiên Ý nhiệm mầu bước đi
Khó khăn lòng chẳng sợ chi
Vững lòng vững dạ thực thi Ý Trời.
Tiễn chân
Đức Tổng đi rồi
Con đây ở lại
Con đường vắng Ai!
Rôma ngày 09.04.2010
Kỷ niệm: từ sáu giờ sáng cùng với các Cha các thầy tiễn chân Đức Tổng Kiệt ra phi trường Fiumicino.
Lm. Thiên Lộc
Tiễn chân Đức Tổng rời Rôma
Sau hơn một tháng xa nhà dưỡng an
Bệnh tình thể lý vô can
Chỉ vì gánh nặng chủ chăn phải đành
Nhiều đêm trằn trọc liền canh
Mong cho vận Nước, Dân lành bình yên
Mong cho Dân Tộc bước lên
Tự do tín ngưỡng, nhân quyền đề cao.
Tiễn Chân Đức Tổng đi vào
Phi trường rộn rã tiếng chào chia tay
Bóng Ngài thấp thoáng hao gầy
Lời còn ấm áp những ngày còn xuân
Chặng đường phía trước gian truân
Phó dâng Thiên Ý nhiệm mầu bước đi
Khó khăn lòng chẳng sợ chi
Vững lòng vững dạ thực thi Ý Trời.
Tiễn chân
Đức Tổng đi rồi
Con đây ở lại
Con đường vắng Ai!
Rôma ngày 09.04.2010
Kỷ niệm: từ sáu giờ sáng cùng với các Cha các thầy tiễn chân Đức Tổng Kiệt ra phi trường Fiumicino.
Lm. Thiên Lộc
Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt kết thúc chuyến đi điều trị bệnh tại Rôma
Giuse Trần Ngọc Huấn
07:14 09/04/2010
Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt kết thúc chuyến đi điều trị bệnh tại Rôma
8h00 sáng ngày hôm nay, thứ Sáu, 9/4/2010, Đức Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đã về tới sân bay Nội Bài, kết thúc hơn một tháng đi điều trị và dưỡng bệnh tại Roma.
Có khoảng 15 linh mục thuộc Tòa TGM Hà nội, Đại chủng viện và giáo hạt Hà nội đã ra tận phi trường chào đón Đức Tổng trở về. Dù không nói ra nhưng trong lòng mỗi người đều nôn nao với những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau. Nhưng tất cả đều vui mừng khôn xiết khi thấy Đức Tổng trở về khỏe mạnh và bình an.
Ngày 4 tháng 3 vừa qua, đông đảo giáo sĩ và giáo dân trong Tổng giáo phận tiễn Đức Tổng đi chữa bệnh trong tâm trạng lưu luyến, lo lắng cho tình hình sức khỏe và sự an nguy của ngài trong chuyến đi. Sự trở về sau hơn một tháng điều trị của Đức Tổng đã xóa tan mọi ưu tư lo lắng trong lòng mọi người. Qua đó, càng thể hiện sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa đối với dân của Người.
Được biết, ngay khi vừa sang tới Roma, vào buổi chiều Đức Tổng Giuse đã có cuộc gặp với các linh mục và tu sỹ Hà Nội đang tu học tại đây. Sau đó ngài được hội đồng Cor Unum và bộ Truyền Giáo đón tiếp. Đức Tổng điều trị tại bệnh viện Universita Campus Bio-Medico di Roma của Đại học Y Roma, do hội Opus Dei điều hành. Ngài đã được các giáo sư, bác sĩ nổi tiếng điều trị theo sự sắp xếp tận tình của Đức hồng y Cordes.
Sau hơn 1 tháng, giờ đây bệnh đã thuyên giảm, Đức Tổng đã trở về với đoàn chiên Tổng giáo phận thân yêu của Ngài. Xin hiệp ý cùng mọi thành phần dân Chúa vui mừng chào đón Đức Tổng và tiếp tục cầu nguyện cho ngài được hoàn toàn khỏe mạnh để tiếp tục săn sóc và hướng dẫn Tổng giáo phận, như một người Mục Tử Nhân Lành./.
Có khoảng 15 linh mục thuộc Tòa TGM Hà nội, Đại chủng viện và giáo hạt Hà nội đã ra tận phi trường chào đón Đức Tổng trở về. Dù không nói ra nhưng trong lòng mỗi người đều nôn nao với những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau. Nhưng tất cả đều vui mừng khôn xiết khi thấy Đức Tổng trở về khỏe mạnh và bình an.
Ngày 4 tháng 3 vừa qua, đông đảo giáo sĩ và giáo dân trong Tổng giáo phận tiễn Đức Tổng đi chữa bệnh trong tâm trạng lưu luyến, lo lắng cho tình hình sức khỏe và sự an nguy của ngài trong chuyến đi. Sự trở về sau hơn một tháng điều trị của Đức Tổng đã xóa tan mọi ưu tư lo lắng trong lòng mọi người. Qua đó, càng thể hiện sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa đối với dân của Người.
Được biết, ngay khi vừa sang tới Roma, vào buổi chiều Đức Tổng Giuse đã có cuộc gặp với các linh mục và tu sỹ Hà Nội đang tu học tại đây. Sau đó ngài được hội đồng Cor Unum và bộ Truyền Giáo đón tiếp. Đức Tổng điều trị tại bệnh viện Universita Campus Bio-Medico di Roma của Đại học Y Roma, do hội Opus Dei điều hành. Ngài đã được các giáo sư, bác sĩ nổi tiếng điều trị theo sự sắp xếp tận tình của Đức hồng y Cordes.
Sau hơn 1 tháng, giờ đây bệnh đã thuyên giảm, Đức Tổng đã trở về với đoàn chiên Tổng giáo phận thân yêu của Ngài. Xin hiệp ý cùng mọi thành phần dân Chúa vui mừng chào đón Đức Tổng và tiếp tục cầu nguyện cho ngài được hoàn toàn khỏe mạnh để tiếp tục săn sóc và hướng dẫn Tổng giáo phận, như một người Mục Tử Nhân Lành./.
Tôi viết những dòng này về đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.
JB Nhật Anh
07:23 09/04/2010
Tôi đã viết những dòng tâm sự này năm ngoái và định không gửi đi đâu cả chỉ để tự mình suy tư và âm thầm cầu nguyện cho Ngài và hy vọng Ngài mau lành bệnh để trở về với Giáo phận. Hôm nay tôi rất vui sướng vì biết rằng Ngài đã về tới Giáo phận bình an. Tôi viết những dòng này về Đức giám mục Giu-se của Tổng giáo phận Hà Nội.
Tuy nhiên hôm qua sau khi đọc được một số thông tin nóng hổi trên trang mạng: http://nuvuongcongly.com, tôi lại quyết định chia sẻ những tâm sự của mình với mục đích bày tỏ tình cảm kính trọng và yêu quý của mình với vị TGM đáng kính và kêu mời những ai yêu quý Đức Tổng Hà Nội hãy cùng cầu nguyện cho Ngài và xin Thiên Chúa toàn năng thấu hiểu mọi sự, chúc lành cho Đức Tổng và cho Tổng Giáo Phận Hà Nội cách riêng và Giáo Hội Việt Nam cách chung.
Chúng ta cũng cầu Chúa ban ơn soi sáng cho HĐGM Việt Nam để các Ngài đưa ra những quyết định sáng suốt hầu mang lại sự hiệp nhất giữa cộng đồng dân Chúa và các đấng bậc trong Giáo hội, cũng như mang lại cho giáo hữu niềm tin tưởng rằng Giáo hội của Chúa Giê-su không lệ thuộc trần gian nhưng luôn đứng về phía những người nghèo khổ, yếu thế và bị áp bức bất công trong xã hội.
Những ngày gần đây, rất nhiều bạn bè và người thân của tôi băn khoăn về tình hình của Đức Cha Giu-se và khả năng và những thông tin về khả năng Ngài bị áp lực rời khỏi giáo phận từ phía chính quyền Hà Nội.
Các thông tin đọc được trên các trang mạng làm cho tôi băn khoăn và lo lắng không biết chuyện gì đang xảy ra và liệu điều tôi và rất nhiều người công giáo ở giáo phận HN này lo lắng có xảy ra không.
Gần đây tôi có dự một lễ Chúa Nhật do Đức Cha Giu-se chủ tế, tôi thấy Ngài gầy, xanh và yếu hơn trước nhiều. Tôi biết Ngài đã và đang trải qua một thời gian cực kỳ khó khăn và căng thẳng. Ngài vừa trở lại với TGM sau kỳ nghỉ và kêu mời mọi người cầu nguyện cho Ngài để Ngài tiếp tục phục vụ anh em. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra nếu như Đức Cha Giu-se không tiếp tục cương vị của mình. Tôi chỉ biết cầu xin Thiên Chúa hãy thêm sức mạnh cho Ngài và tôi tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa đối với Ngài cũng như đối với Giáo phận Hà Nội và Giáo hội Việt Nam đang trong cơn thử thách.
Đối với tôi, Đức Cha Giu-se là một vị Mục tử nhân lành mà Chúa đã gửi xuống cho Giáo hội Việt Nam. Tôi kính phục Ngài không phải vì tài giảng thuyết tại các buổi Lễ hay qua những bài chia sẻ súc tích mỗi Chúa nhật gửi qua các trang mạng Công giáo, cũng không chỉ bởi chức vị cao trọng của Ngài trong Giáo hội, mà bởi sự chân thành đơn sơ của Ngài qua những cử chỉ gần gũi yêu thương với những người yếu đuối, gặp hoạn nạn, bị bách hại. Đó chính là tình yêu quên mình theo gương Thày Chí Thánh được Đức Tổng mang tới cho đàn chiên mà Ngài chăn dắt. Và tôi đặc biệt ấn tượng với phóng thái khoan thai, ánh mắt vui tươi, nụ cười hiền hậu và những cái bắt tay mà Ngài dành cho mọi người. Hình ảnh Ngài tươi cười với mọi người, bắt tay các cụ già, xoa đầu các em nhỏ và luôn được vây quanh bởi mọi người sau mỗi dịp lễ là những hình ảnh đẹp nhất về sự liên kết mật thiết và gần gũi thân thương giữa đoàn chiên trung tín với chủ chiên nhân lành của giáo hội. Những ai có dịp gặp và tiếp xúc với Ngài sẽ thấy mất đi mặc cảm xa cách giữa một Đấng cao trọng trong Giáo hội và hình ảnh một vị TGM uy nghi với mũ cao áo dài với những đoàn rước đông đảo và những đội trống, kèm hoành tráng trong những dịp lễ trọng. Kỷ niệm về những lần gặp gỡ với Đức Tổng hiện về trong tôi thật tươi mới.
Lần đầu tiên tôi gặp Đức Cha Giuse là khi tôi và các bạn trẻ trong ca đoàn Cửa Bắc đi du xuân Lạng Sơn năm 2000. Trong chương trình đi chơi hôm đó, chúng tôi quyết định tới thăm nhà thờ chính toà Lạng sơn lúc đó vẫn chỉ là một căn nhà cấp bốn cũ kỹ với tháp chuông nổi tiếng được treo trên một cây nhãn ở bên cạnh nhà thờ. Vì chỉ là một chuyến đi chơi đầu năm, nên chúng tôi không liên hệ trước và cứ tự nhiên đi thẳng vào khuôn viên Toà Giám mục. Khi chúng tôi vừa xuống xe còn đang ngơ ngác chưa biết đi đâu, thì thấy một người đeo kính mặc áo sơ mi có cổ trắng đi đến chào chúng tôi. Qua giới thiệu chúng tôi được biết Ngài là Giám mục giáo phận. Ngài mời chúng tôi vào thăm TGM là một toà nhà mái bằng nhỏ, và Ngài vui vẻ giới thiệu cho chúng tôi về dự án xây dựng một ngôi nhà thờ mới đang nằm trên các bản vẽ được treo ở phòng khách. Chúng tôi ngạc nhiên khi nghe ngài nói chuyện bằng tiếng Anh một cách thông thạo và rất chuẩn với một số thành viên ngoại quốc tham gia trong chuyến đi. Sau buổi gặp đó, chúng tôi thấy Ngài thật giản dị, đơn sơ và thật gần gũi hết sức.
Một năm sau đó tôi công tác tại Cao Bằng và có nhiều dịp được gặp gỡ Đức Cha trong những chuyến đi mục vụ của Ngài tại Cao Bằng. Lần đầu tiên dự lễ do Ngài chủ tế, tôi không nhận ra Ngài. Mọi người nói đó là Đức Cha tôi mới biết. Sau khi lễ xong, Ngài mặc áo trùng đen ra bên ngoài nhà thờ xung quanh hỏi thăm từng người, từ người già cho đến ca đoàn và thiếu nhi một cách thân tình như người cha ở xa về nhà. Giáo dân và Giám mục trò chuyện ríu rít không còn sự e dè, thận trọng giữa giáo dân và Đức Giám mục. Các bạn trẻ kể cho tôi nghe về Đức Cha của mình một cách vui vẻ. Họ còn giả vờ giọng Đức Cha trả lời điện thoại khi có ai gọi "Alô Kiệt nghe!" và cười rất vui vì sự bình dị của Ngài. Các bạn còn bảo rằng nhiều khi họ đợi Đức Cha lên Cao Bằng để "đổ rác" tức là để xưng tội vì họ rất thích xưng tội với Đức Cha. Điều này thật khác xa với những gì mà giáo dân ở Đồng bằng suy nghĩ về các linh mục và giám mục.
Tôi cũng vậy, tôi còn nhớ khi nhỏ một năm mới có một dịp được dự lễ có Đức Giám mục chủ tế, chủ yếu trong các dịp chầu xứ, hay tham dự bí tích thêm sức. Mà tôi tin chắc khi ấy chẳng mấy ai biết Đức Giám mục của mình tên là gì chứ chưa nói đến việc nhớ mặt, hay có vinh hạnh được chào các Ngài. Cũng vì lý do đạo khi đó khó khăn nên các dịp được gặp Đức Cha thật hiếm.
Ngay cả khi về Hà Nội, tôi cũng chỉ được tham dự Thánh lễ Đồng tế có Đức Hồng y hoặc Đức Cha chủ tế trong những dịp lễ trọng tại nhà thờ Chính toà khi các Ngài xuất hiện trong những nghi thức long trọng với đoàn rước, kèn đồng...
Từ đó, những việc làm và hình ảnh của vị Giám mục đáng kính đã lý giải một câu hỏi tại sao Ngài được những giáo dân của mình yêu mến đến như vậy. Hầu như tháng nào Ngài cũng lên Cao Bằng nơi cách toà Giám mục tại Lạng Sơn 120 km và lộ trình đèo dốc quanh có phải mất không dưới 3 tiếng đi ô tô. Mỗi lần lên, Ngài thường chỉ đi cùng với một hay linh mục hoặc tu sỹ. Ngài không chỉ dâng lễ ở nhà thờ trung tâm thị xã mà tới cả những xứ đạo nằm heo hút nơi vùng biên giới với số giáo dân thật ít ỏi. Sau mỗi Thánh Lễ, bao giờ Ngài cũng tới chào hỏi giáo dân. Ngài đã nâng đỡ các xứ đạo ở nơi rừng núi cả về tinh thần và vật chất. Là Giám mục giáo phận, Ngài không nề hà khi lên làm lễ an táng cho một giáo dân bị tai nạn qua đời ở cửa khẩu Tà Lùng gần biên giới (cách thị xã Cao Bằng 60 km), Ngài dâng lễ cưới cho thành viên ca đoàn, Ngài dự liên hoan cùng với các bé thiếu nhi và luôn quan tâm phát triển giáo phận bằng việc hướng dẫn và dẫn đưa nhiều người trẻ thực hiện được ước mơ làm môn đệ của Chúa. Ở Ngài luôn toát lên một sự bình an, thanh thản, yêu thương chân thành.
Tôi vẫn còn nhớ như in những ngày xây dựng ngôi nhà thờ Chính toà Lạng sơn. Với lời kêu gọi của Ngài, giáo dân từ các giáo xứ trong giáo phận ở Lạng Sơn và Cao Bằng tham gia góp sức xây dựng nhà thờ Chính toà Lạng Sơn. Khi đó, tôi cùng với các bạn trẻ Cao Bằng đi xe máy về Lạng Sơn theo lời kêu gọi của Ngài tham gia đổ mái nhà thờ. Tất cả thật vui vẻ và tự nguyện làm việc theo từng nhóm vui như ngày hội. Đức Cha cầm máy ảnh đến động viên từng nhóm thợ. Buổi tối sau khi làm xong, tất cả liên hoan ca hát thật vui như được sống trong một gia đình lớn thật hạnh phúc với một người Cha thật hiền và tuyệt vời. Chính Ngài đã tạo nên một tình liên đới và hiệp nhất giữa những người con trong giáo phận.Mọi người đều vui vì được góp một phần nhỏ bé của mình vào công việc chung của giáo phận.
Ngày nay rất nhiều người biết dưới thời gian đảm nhận vai trò Giám mục của Ngài ở Lạng Sơn - Cao Bằng, Ngài đã cùng giáo dân biến toà Giám mục Lạng sơn đổ nát trở thành một khuôn viên đẹp đẽ sơn thuỷ hữu tình giữa vùng biên cương tổ quốc, với kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc các dân tộc vùng Đông Bắc. Cũng trong thời gian đó rất nhiều nhà thờ, nhà xứ tại giáo phận miền núi này được chỉnh trang, tu bổ là những dấu ấn to lớn mà Ngài đã để lại cùng với sự thăng tiến về đức tin của những giáo dân chất phát ở vùng sơn cước xa xôi là những dấu ấn không thể nào phai mờ về một phần di sản mà Ngài đã để lại trước khi về Hà Nội đảm nhận công việc Giám quản Tông toà và sau đó là Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội.
Ngày khánh thành nhà thờ Chính toà Lạng sơn cũng là một sự kiện đáng nhớ và thực sự là một ngày hội của Giáo phận. Thánh lễ Cung hiến Thánh đường nhà thờ Chính toà diễn ra thật trang trọng với sự có mặt của 2 Đức Hồng y và gần hết các Giám mục trong cả nước. Hôm đó, tôi thấy Ngài thật vui và trong chúng tôi đều cảm nhận được hạnh phúc dâng trào.
Và rồi Ngài về Hà Nội trong sự luyến tiếc và nhớ nhung của những giáo dân Lạng Sơn - Cao Bằng. Mặc dù Ngài vẫn cùng một lúc đảm nhiệm vai trò Giám mục Lạng Sơn - Cao Bằng trong khi chưa có người kế vị.
Tôi cũng có thể tưởng tượng được những khó khăn to lớn mà Ngài gặp phải khi về thủ đô đảm nhiệm vai trò cai quản Giáo phận Hà Nội. Có nhiều người còn nghi ngại và không tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của một Giám mục trẻ từ miền núi về Thủ đô.
Tôi và nhiều người cảm nhận được những thay đổi ở giáo phận Hà Nội từ khi Đức Tổng Giuse về nhậm chức. Ngài lại bắt tay tiếp tục xây dựng giáo phận đặc biệt là quan tâm tới những người nghèo. Ngài đến thăm và làm lễ tại tất cả các nhà thờ và họ đạo trong thành phố. Điều này tôi ít thấy xảy ra trước khi Ngài nhậm chức. Ngài bắt tay vào việc kêu gọi mọi người góp phần xây dựng miền Hoà Bình còn đang gặp rất nhiều thiếu thốn cả về đời sống vật chất (nhiều nơi không có đường vào, đời sống khó khăn, đói kém) và tâm linh (thiếu nhà thờ, linh mục chăn dắt đoàn chiên). Ngài kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người để giúp đỡ làm đường, cho những nơi hẻo lánh, cứu đói cho những người gặp khó khăn, thiên tai. Đáp lại lời kêu gọi của Ngài, các tấm lòng hảo tâm đã giúp cho nhiều giáo dân và giáo xứ nghèo thuộc miền Hoà Bình có cuộc sống tốt hơn. Có những nhà thờ mới được sửa sang, và xây dựng. Không ai nghĩ rằng vào dịp lễ Noel, Ngài lại về một giáo xứ cách xa thủ đô 60-70 km để dâng lễ cho giáo dân. Hình ảnh Ngài chống gậy, xắn quần lội nước tới thăm các gia định bị ngập lụt trong trận ngập lịch sử ở thủ đô vào năm 2008i đã đánh động lương tâm nhiều người. Người ta cũng thấy Ngài đã tới thăm những gia đình giáo dân Thái Hà để động viên họ khi những người thân của họ bị chính quyền bắt giữ bất công.
Ngài đã tổ chức các nghi thức tang lễ trang trọng và xúc động khi Đức Hồng y Giu-se Maria Phạm Đình Tụng qua đời năm 2008 và Đức Cha Phụ tá Phao Lô Lê Đắc Trọng qua đời năm nay.
Đặc biệt tên tuổi của Ngài trở nên nổi tiếng không chỉ trong giáo phận Hà Nội mà cả Giáo hội Việt Nam và ngoài Việt Nam bởi lòng quả cảm mạnh mẽ bảo vệ tài sản giáo hội và các quyền hợp pháp của tôn giáo. Những lời phát biểu chân tình và thẳng thắn của Ngài đã bị Chính quyền cố tình cắt xén để lên án Ngài sẽ đi vào tâm thức của biết bao người. Chính những phát biểu đầy tâm huyết và khẳng khái của Ngài đã làm cho thế lực thế gian run sợ và căm giận và chúng đã sử dụng những chiêu bài đê tiện nhất của tà quyền để tấn công hòng hạ gục Ngài.
Không lúc nào khác mà chính trong thời khắc thử thách giáo hội, giáo dân đã nhìn lên Ngài như một đấng chăn chiên trung tín và kiên cường của Thiên Chúa. Chính những lúc khó khăn ấy, mối dây ràng buộc và tình liên kết trong giáo hội trở nên mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Tất cả cộng đồng dân Chúa Giáo phận Hà Nội tín thác trọn vẹn vào sự quan phòng của Thiên Chúa qua bàn tay hướng dẫn của Đức TGM.
Những ngày gần đây, tôi cũng như rất nhiều người lo lắng cho Ngài và cầu nguyện cho Ngài được vững mạnh và kiên cường dẫn dắt đoàn chiên Chúa trao cho Ngài. Tôi tin tưởng rằng, Thiên Chúa sẽ lắng nghe và nhận lời tôi để chở che, gìn giữ và luôn ở bên Đức Tổng.
Thưa Đức Tổng, chắc Đức Cha cũng biết chúng con luôn kính trọng và yêu quý Đức Cha và luôn ở bên Đức Cha trong lời cầu nguyện để Đức Cha luôn ở cùng Giáo phận Hà Nội dẫn đưa giáo phận ngày một thăng tiến trong Đức Cậy, Đức Tin và Đức Mến.
Trọng kính các Đức Cha trong HĐGM, chúng con cầu xin Chúa soi sáng để các Đức Cha đưa ra những đường hướng ngõ hầu đưa con thuyền giáo hội Việt Nam vững bước ra khơi trong công bình và sự thật và để cho chúng con tin rằng Giáo hội luôn là một người mẹ đỡ nâng, che chở, ủi an và lắng nghe tiếng nói của con cái mình và nhờ đó không một thế lực trần gian nào có thể chia cắt mối dây liên kết sâu nặng giữa các Bậc Chủ chăn và đoàn chiên của mình.
Tuy nhiên hôm qua sau khi đọc được một số thông tin nóng hổi trên trang mạng: http://nuvuongcongly.com, tôi lại quyết định chia sẻ những tâm sự của mình với mục đích bày tỏ tình cảm kính trọng và yêu quý của mình với vị TGM đáng kính và kêu mời những ai yêu quý Đức Tổng Hà Nội hãy cùng cầu nguyện cho Ngài và xin Thiên Chúa toàn năng thấu hiểu mọi sự, chúc lành cho Đức Tổng và cho Tổng Giáo Phận Hà Nội cách riêng và Giáo Hội Việt Nam cách chung.
Chúng ta cũng cầu Chúa ban ơn soi sáng cho HĐGM Việt Nam để các Ngài đưa ra những quyết định sáng suốt hầu mang lại sự hiệp nhất giữa cộng đồng dân Chúa và các đấng bậc trong Giáo hội, cũng như mang lại cho giáo hữu niềm tin tưởng rằng Giáo hội của Chúa Giê-su không lệ thuộc trần gian nhưng luôn đứng về phía những người nghèo khổ, yếu thế và bị áp bức bất công trong xã hội.
Những ngày gần đây, rất nhiều bạn bè và người thân của tôi băn khoăn về tình hình của Đức Cha Giu-se và khả năng và những thông tin về khả năng Ngài bị áp lực rời khỏi giáo phận từ phía chính quyền Hà Nội.
Các thông tin đọc được trên các trang mạng làm cho tôi băn khoăn và lo lắng không biết chuyện gì đang xảy ra và liệu điều tôi và rất nhiều người công giáo ở giáo phận HN này lo lắng có xảy ra không.
Gần đây tôi có dự một lễ Chúa Nhật do Đức Cha Giu-se chủ tế, tôi thấy Ngài gầy, xanh và yếu hơn trước nhiều. Tôi biết Ngài đã và đang trải qua một thời gian cực kỳ khó khăn và căng thẳng. Ngài vừa trở lại với TGM sau kỳ nghỉ và kêu mời mọi người cầu nguyện cho Ngài để Ngài tiếp tục phục vụ anh em. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra nếu như Đức Cha Giu-se không tiếp tục cương vị của mình. Tôi chỉ biết cầu xin Thiên Chúa hãy thêm sức mạnh cho Ngài và tôi tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa đối với Ngài cũng như đối với Giáo phận Hà Nội và Giáo hội Việt Nam đang trong cơn thử thách.
Đối với tôi, Đức Cha Giu-se là một vị Mục tử nhân lành mà Chúa đã gửi xuống cho Giáo hội Việt Nam. Tôi kính phục Ngài không phải vì tài giảng thuyết tại các buổi Lễ hay qua những bài chia sẻ súc tích mỗi Chúa nhật gửi qua các trang mạng Công giáo, cũng không chỉ bởi chức vị cao trọng của Ngài trong Giáo hội, mà bởi sự chân thành đơn sơ của Ngài qua những cử chỉ gần gũi yêu thương với những người yếu đuối, gặp hoạn nạn, bị bách hại. Đó chính là tình yêu quên mình theo gương Thày Chí Thánh được Đức Tổng mang tới cho đàn chiên mà Ngài chăn dắt. Và tôi đặc biệt ấn tượng với phóng thái khoan thai, ánh mắt vui tươi, nụ cười hiền hậu và những cái bắt tay mà Ngài dành cho mọi người. Hình ảnh Ngài tươi cười với mọi người, bắt tay các cụ già, xoa đầu các em nhỏ và luôn được vây quanh bởi mọi người sau mỗi dịp lễ là những hình ảnh đẹp nhất về sự liên kết mật thiết và gần gũi thân thương giữa đoàn chiên trung tín với chủ chiên nhân lành của giáo hội. Những ai có dịp gặp và tiếp xúc với Ngài sẽ thấy mất đi mặc cảm xa cách giữa một Đấng cao trọng trong Giáo hội và hình ảnh một vị TGM uy nghi với mũ cao áo dài với những đoàn rước đông đảo và những đội trống, kèm hoành tráng trong những dịp lễ trọng. Kỷ niệm về những lần gặp gỡ với Đức Tổng hiện về trong tôi thật tươi mới.
Lần đầu tiên tôi gặp Đức Cha Giuse là khi tôi và các bạn trẻ trong ca đoàn Cửa Bắc đi du xuân Lạng Sơn năm 2000. Trong chương trình đi chơi hôm đó, chúng tôi quyết định tới thăm nhà thờ chính toà Lạng sơn lúc đó vẫn chỉ là một căn nhà cấp bốn cũ kỹ với tháp chuông nổi tiếng được treo trên một cây nhãn ở bên cạnh nhà thờ. Vì chỉ là một chuyến đi chơi đầu năm, nên chúng tôi không liên hệ trước và cứ tự nhiên đi thẳng vào khuôn viên Toà Giám mục. Khi chúng tôi vừa xuống xe còn đang ngơ ngác chưa biết đi đâu, thì thấy một người đeo kính mặc áo sơ mi có cổ trắng đi đến chào chúng tôi. Qua giới thiệu chúng tôi được biết Ngài là Giám mục giáo phận. Ngài mời chúng tôi vào thăm TGM là một toà nhà mái bằng nhỏ, và Ngài vui vẻ giới thiệu cho chúng tôi về dự án xây dựng một ngôi nhà thờ mới đang nằm trên các bản vẽ được treo ở phòng khách. Chúng tôi ngạc nhiên khi nghe ngài nói chuyện bằng tiếng Anh một cách thông thạo và rất chuẩn với một số thành viên ngoại quốc tham gia trong chuyến đi. Sau buổi gặp đó, chúng tôi thấy Ngài thật giản dị, đơn sơ và thật gần gũi hết sức.
Một năm sau đó tôi công tác tại Cao Bằng và có nhiều dịp được gặp gỡ Đức Cha trong những chuyến đi mục vụ của Ngài tại Cao Bằng. Lần đầu tiên dự lễ do Ngài chủ tế, tôi không nhận ra Ngài. Mọi người nói đó là Đức Cha tôi mới biết. Sau khi lễ xong, Ngài mặc áo trùng đen ra bên ngoài nhà thờ xung quanh hỏi thăm từng người, từ người già cho đến ca đoàn và thiếu nhi một cách thân tình như người cha ở xa về nhà. Giáo dân và Giám mục trò chuyện ríu rít không còn sự e dè, thận trọng giữa giáo dân và Đức Giám mục. Các bạn trẻ kể cho tôi nghe về Đức Cha của mình một cách vui vẻ. Họ còn giả vờ giọng Đức Cha trả lời điện thoại khi có ai gọi "Alô Kiệt nghe!" và cười rất vui vì sự bình dị của Ngài. Các bạn còn bảo rằng nhiều khi họ đợi Đức Cha lên Cao Bằng để "đổ rác" tức là để xưng tội vì họ rất thích xưng tội với Đức Cha. Điều này thật khác xa với những gì mà giáo dân ở Đồng bằng suy nghĩ về các linh mục và giám mục.
Tôi cũng vậy, tôi còn nhớ khi nhỏ một năm mới có một dịp được dự lễ có Đức Giám mục chủ tế, chủ yếu trong các dịp chầu xứ, hay tham dự bí tích thêm sức. Mà tôi tin chắc khi ấy chẳng mấy ai biết Đức Giám mục của mình tên là gì chứ chưa nói đến việc nhớ mặt, hay có vinh hạnh được chào các Ngài. Cũng vì lý do đạo khi đó khó khăn nên các dịp được gặp Đức Cha thật hiếm.
Ngay cả khi về Hà Nội, tôi cũng chỉ được tham dự Thánh lễ Đồng tế có Đức Hồng y hoặc Đức Cha chủ tế trong những dịp lễ trọng tại nhà thờ Chính toà khi các Ngài xuất hiện trong những nghi thức long trọng với đoàn rước, kèn đồng...
Từ đó, những việc làm và hình ảnh của vị Giám mục đáng kính đã lý giải một câu hỏi tại sao Ngài được những giáo dân của mình yêu mến đến như vậy. Hầu như tháng nào Ngài cũng lên Cao Bằng nơi cách toà Giám mục tại Lạng Sơn 120 km và lộ trình đèo dốc quanh có phải mất không dưới 3 tiếng đi ô tô. Mỗi lần lên, Ngài thường chỉ đi cùng với một hay linh mục hoặc tu sỹ. Ngài không chỉ dâng lễ ở nhà thờ trung tâm thị xã mà tới cả những xứ đạo nằm heo hút nơi vùng biên giới với số giáo dân thật ít ỏi. Sau mỗi Thánh Lễ, bao giờ Ngài cũng tới chào hỏi giáo dân. Ngài đã nâng đỡ các xứ đạo ở nơi rừng núi cả về tinh thần và vật chất. Là Giám mục giáo phận, Ngài không nề hà khi lên làm lễ an táng cho một giáo dân bị tai nạn qua đời ở cửa khẩu Tà Lùng gần biên giới (cách thị xã Cao Bằng 60 km), Ngài dâng lễ cưới cho thành viên ca đoàn, Ngài dự liên hoan cùng với các bé thiếu nhi và luôn quan tâm phát triển giáo phận bằng việc hướng dẫn và dẫn đưa nhiều người trẻ thực hiện được ước mơ làm môn đệ của Chúa. Ở Ngài luôn toát lên một sự bình an, thanh thản, yêu thương chân thành.
Tôi vẫn còn nhớ như in những ngày xây dựng ngôi nhà thờ Chính toà Lạng sơn. Với lời kêu gọi của Ngài, giáo dân từ các giáo xứ trong giáo phận ở Lạng Sơn và Cao Bằng tham gia góp sức xây dựng nhà thờ Chính toà Lạng Sơn. Khi đó, tôi cùng với các bạn trẻ Cao Bằng đi xe máy về Lạng Sơn theo lời kêu gọi của Ngài tham gia đổ mái nhà thờ. Tất cả thật vui vẻ và tự nguyện làm việc theo từng nhóm vui như ngày hội. Đức Cha cầm máy ảnh đến động viên từng nhóm thợ. Buổi tối sau khi làm xong, tất cả liên hoan ca hát thật vui như được sống trong một gia đình lớn thật hạnh phúc với một người Cha thật hiền và tuyệt vời. Chính Ngài đã tạo nên một tình liên đới và hiệp nhất giữa những người con trong giáo phận.Mọi người đều vui vì được góp một phần nhỏ bé của mình vào công việc chung của giáo phận.
Ngày nay rất nhiều người biết dưới thời gian đảm nhận vai trò Giám mục của Ngài ở Lạng Sơn - Cao Bằng, Ngài đã cùng giáo dân biến toà Giám mục Lạng sơn đổ nát trở thành một khuôn viên đẹp đẽ sơn thuỷ hữu tình giữa vùng biên cương tổ quốc, với kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc các dân tộc vùng Đông Bắc. Cũng trong thời gian đó rất nhiều nhà thờ, nhà xứ tại giáo phận miền núi này được chỉnh trang, tu bổ là những dấu ấn to lớn mà Ngài đã để lại cùng với sự thăng tiến về đức tin của những giáo dân chất phát ở vùng sơn cước xa xôi là những dấu ấn không thể nào phai mờ về một phần di sản mà Ngài đã để lại trước khi về Hà Nội đảm nhận công việc Giám quản Tông toà và sau đó là Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội.
Ngày khánh thành nhà thờ Chính toà Lạng sơn cũng là một sự kiện đáng nhớ và thực sự là một ngày hội của Giáo phận. Thánh lễ Cung hiến Thánh đường nhà thờ Chính toà diễn ra thật trang trọng với sự có mặt của 2 Đức Hồng y và gần hết các Giám mục trong cả nước. Hôm đó, tôi thấy Ngài thật vui và trong chúng tôi đều cảm nhận được hạnh phúc dâng trào.
Và rồi Ngài về Hà Nội trong sự luyến tiếc và nhớ nhung của những giáo dân Lạng Sơn - Cao Bằng. Mặc dù Ngài vẫn cùng một lúc đảm nhiệm vai trò Giám mục Lạng Sơn - Cao Bằng trong khi chưa có người kế vị.
Tôi cũng có thể tưởng tượng được những khó khăn to lớn mà Ngài gặp phải khi về thủ đô đảm nhiệm vai trò cai quản Giáo phận Hà Nội. Có nhiều người còn nghi ngại và không tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của một Giám mục trẻ từ miền núi về Thủ đô.
Tôi và nhiều người cảm nhận được những thay đổi ở giáo phận Hà Nội từ khi Đức Tổng Giuse về nhậm chức. Ngài lại bắt tay tiếp tục xây dựng giáo phận đặc biệt là quan tâm tới những người nghèo. Ngài đến thăm và làm lễ tại tất cả các nhà thờ và họ đạo trong thành phố. Điều này tôi ít thấy xảy ra trước khi Ngài nhậm chức. Ngài bắt tay vào việc kêu gọi mọi người góp phần xây dựng miền Hoà Bình còn đang gặp rất nhiều thiếu thốn cả về đời sống vật chất (nhiều nơi không có đường vào, đời sống khó khăn, đói kém) và tâm linh (thiếu nhà thờ, linh mục chăn dắt đoàn chiên). Ngài kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người để giúp đỡ làm đường, cho những nơi hẻo lánh, cứu đói cho những người gặp khó khăn, thiên tai. Đáp lại lời kêu gọi của Ngài, các tấm lòng hảo tâm đã giúp cho nhiều giáo dân và giáo xứ nghèo thuộc miền Hoà Bình có cuộc sống tốt hơn. Có những nhà thờ mới được sửa sang, và xây dựng. Không ai nghĩ rằng vào dịp lễ Noel, Ngài lại về một giáo xứ cách xa thủ đô 60-70 km để dâng lễ cho giáo dân. Hình ảnh Ngài chống gậy, xắn quần lội nước tới thăm các gia định bị ngập lụt trong trận ngập lịch sử ở thủ đô vào năm 2008i đã đánh động lương tâm nhiều người. Người ta cũng thấy Ngài đã tới thăm những gia đình giáo dân Thái Hà để động viên họ khi những người thân của họ bị chính quyền bắt giữ bất công.
Ngài đã tổ chức các nghi thức tang lễ trang trọng và xúc động khi Đức Hồng y Giu-se Maria Phạm Đình Tụng qua đời năm 2008 và Đức Cha Phụ tá Phao Lô Lê Đắc Trọng qua đời năm nay.
Đặc biệt tên tuổi của Ngài trở nên nổi tiếng không chỉ trong giáo phận Hà Nội mà cả Giáo hội Việt Nam và ngoài Việt Nam bởi lòng quả cảm mạnh mẽ bảo vệ tài sản giáo hội và các quyền hợp pháp của tôn giáo. Những lời phát biểu chân tình và thẳng thắn của Ngài đã bị Chính quyền cố tình cắt xén để lên án Ngài sẽ đi vào tâm thức của biết bao người. Chính những phát biểu đầy tâm huyết và khẳng khái của Ngài đã làm cho thế lực thế gian run sợ và căm giận và chúng đã sử dụng những chiêu bài đê tiện nhất của tà quyền để tấn công hòng hạ gục Ngài.
Không lúc nào khác mà chính trong thời khắc thử thách giáo hội, giáo dân đã nhìn lên Ngài như một đấng chăn chiên trung tín và kiên cường của Thiên Chúa. Chính những lúc khó khăn ấy, mối dây ràng buộc và tình liên kết trong giáo hội trở nên mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Tất cả cộng đồng dân Chúa Giáo phận Hà Nội tín thác trọn vẹn vào sự quan phòng của Thiên Chúa qua bàn tay hướng dẫn của Đức TGM.
Những ngày gần đây, tôi cũng như rất nhiều người lo lắng cho Ngài và cầu nguyện cho Ngài được vững mạnh và kiên cường dẫn dắt đoàn chiên Chúa trao cho Ngài. Tôi tin tưởng rằng, Thiên Chúa sẽ lắng nghe và nhận lời tôi để chở che, gìn giữ và luôn ở bên Đức Tổng.
Thưa Đức Tổng, chắc Đức Cha cũng biết chúng con luôn kính trọng và yêu quý Đức Cha và luôn ở bên Đức Cha trong lời cầu nguyện để Đức Cha luôn ở cùng Giáo phận Hà Nội dẫn đưa giáo phận ngày một thăng tiến trong Đức Cậy, Đức Tin và Đức Mến.
Trọng kính các Đức Cha trong HĐGM, chúng con cầu xin Chúa soi sáng để các Đức Cha đưa ra những đường hướng ngõ hầu đưa con thuyền giáo hội Việt Nam vững bước ra khơi trong công bình và sự thật và để cho chúng con tin rằng Giáo hội luôn là một người mẹ đỡ nâng, che chở, ủi an và lắng nghe tiếng nói của con cái mình và nhờ đó không một thế lực trần gian nào có thể chia cắt mối dây liên kết sâu nặng giữa các Bậc Chủ chăn và đoàn chiên của mình.
Thư Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi cộng đồng Dân Chúa
HĐGMVN
12:48 09/04/2010
Cảnh nghèo ấp Võ Văn Be - Đồng Tháp
Maria Vũ Loan
18:26 09/04/2010
Vào một ngày trong tuần bát nhật, tôi đi theo mẹ của bé gái bị phỏng đang điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1, về vùng sâu Long An, mà nhiều ngày qua báo chí ở Sài Gòn đã đề cập đến vì nguyên nhân khiến em trở thành bệnh nhân chưa được xác định.
Câu chuyện được báo chí tóm tắt thế này: “Bé gái cố vùng thoát ra khỏi đống rơm đang cháy là Ngô Thị Bé Hiệp, sinh năm 1997, con anh Ngô Văn Tâm và chị Võ Thị Cúc
Anh Tâm kể lại, lúc 13 giờ ngày 22-3, anh đang cắt lúa mướn trên đồng thì nhìn thấy một hình hài bé xíu, quần áo cháy đen cố sức bò ra khỏi đống rơm đáng cháy phừng phực giữa ánh nắng chói chang của mùa khô. Thấy vậy, anh chạy tới để giúp thì nghe tiếng con gái mình, thốt ra thật yếu ớt: “Ba ơi, cứu con”. Anh chết lặng người, muốn gọi con mà miệng thốt không nên lời.
Bé Hiệp cho biết gặp ông H. (người hàng xóm) đang đốt đồng gọi lại và có những cử chỉ không bình thường. Vì Hiệp chống cự, kêu la, ông H. bắt Hiệp ném vào đống rơm đang cháy, rồi bỏ đi.”
Cái tên địa danh ấp Võ Văn Be, xã Vĩnh Bửu huyện Tân Hưng, tỉnh Long An khiến tôi nghĩ rằng, nơi này không xa thành phố bao nhiêu, lại đi buổi sáng về buổi chiều nên tôi chẳng chuẩn bị gì. Nào ngờ, để đến địa danh này, cái xe bốn chỗ ngồi ấy đưa chúng tôi đến thẳng tỉnh Tiền Giang. Đến ngã ba An Cư, chúng tôi đi vào thị trấn Mỹ An. Rồi xe lọt vào con đường giữa lòng huyện Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp – con đường đẹp thơ mộng vì hai bên cây cối xanh mượt, được người ta tỉa tót cẩn thận. Tài xế bị bắn tốc độ buồn rười rượi mà tôi vẫn thấy cảnh Đồng Tháp Mười đẹp ghê!
Xem hình
Sau khi đi ngang khu di tích Gò Tháp, đến một cái chợ, chúng tôi phải lên ghe để đi vào trong. Trên chiếc vỏ lãi (ghe có gắn máy) màu xanh, sáu người ngồi đã có vẻ nặng nề, mẹ của bé Hiệp còn mang về bao quần áo, bánh trái và sữa hộp mà những người có lòng bác ái gửi tặng tại bệnh viện, làm chiếc ghe tròng chành. Đi giữa lòng sông rộng, tôi cứ sợ, lòng thầm khấn xin. Thì ra cái đuôi của tỉnh Long An giáp với vùng Đồng Tháp này có con sông mà dọc hai bên bờ là những gia đình nghèo khốn nghèo khổ!
Cái vỏ lãi cứ lao đi như song hành cùng ý tưởng của tôi. Hôm nay tôi đến đây không những để thăm nhà bé gái bỗng dưng bất hạnh mà còn quan sát xem nơi này nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi có thể trải lòng được hay không. Càng vào sâu tuốt bên trong, càng thấy đồng quê trống trải. Căn nhà lá có mấy cái lu của gia đình bé Hiệp nằm chơ vơ giữa đồng, chung quanh là rải rác những căn nhà tranh vách lá khác. Bước vào bên trong, ai ăn mặc khá tươm tất là đã thấy mình lạc lõng giữa căn nhà quá tềnh toàng, đồ đạc cũ bẩn và thiếu thốn quá. Bốn đứa con của chị Cúc ôm lấy mẹ, nước chị tuôn rơi. Nhìn cảnh này, tôi tự hỏi: hơn 200 triệu đồng của độc giả các báo ở Sài Gòn đến trợ giúp có lấp đầy được nỗi đau mẹ phải xa con, con phải vắng mẹ này không?
Bà con chung quanh thấy người lạ cũng dần dần kéo đến. Tôi xúc động, nói chuyện rất thân tình, nhưng nhiều người ở đây không dám nói gì; người ta gọi bé Hiệp là “Con nhỏ bị cháy!”. Tôi thoáng nghĩ, với hoàn cảnh nghèo khổ này, bỗng dưng con chị lại gặp nạn, có phải là cái khổ tận cùng không? Lòng Thương Xót Chúa có ở với gia đình này không? Từ trong tâm thức của tôi có tiếng như vang vọng: “Lòng thương xót của cha ở nhiều nơi con ơi, nhưng chỉ do người ta bất cẩn hay độc ác mà thôi!…..”.
Nhà chị Cúc không có đủ bàn ghế cho sáu người, lại đang rối rắm mọi chuyện nên bác của bé Hiệp mời chúng tôi lên ghe sang nhà chị ăn cháo vịt. Ở vùng này, người ta còn nuôi vịt để kiếm sống. Đang ngồi chào hỏi chủ nhà, tôi giật mình khi thấy có năm người nữa từ bên hông ngôi trường tiểu học gần đó cũng đi vào, ống kính, máy quay lỉnh kỉnh. Tôi chợt hiểu khi nhìn thấy logo của một kênh truyền hình cáp. Họ đến đây quay phim và làm phóng sự, và như bức xúc muốn nói lên sự thật: bé Hiệp bị tai nạn là do bất cẩn hay do tội ác? Thật bất ngờ khi họ muốn phỏng vấn tôi. Lắc đầu quầy quậy nhưng rồi nghĩ lại, tôi cũng đồng ý. Trước ống kính, tôi chỉ than rằng sao ở nơi này nghèo quá và mong sự thật được phơi bày. Tuy nói với giọng trầm buồn, nhưng lòng tôi muốn hét lên rằng, việc xảy ra dẫu có thế nào thì Thiên Chúa vẫn xót thương con người và dẫu cho cháu bé đó có qua đi thì tình thương vẫn được thực hiện, chỉ có con mắt người trần là không nhận ra đó thôi!
Thấy số người đến đông nên chủ nhà ra ao vớt hai con cá lóc đem vào nướng; là dân thành thị, tôi rất thích cảnh này. Tôi còn hỏi thăm khi thấy nhà này nuôi hai con trăn để cải thiện kinh tế. Một con trăn nuôi từ lúc bằng ngón tay,khoảng 2, 3 năm thì chúng nặng 40 chục ký, bán được 10 triệu đồng một con (khoảng hơn 500 Usd một chút). Trăn nhỏ thì ăn chuột, trăn lớn ăn vịt. Người mua lột da trăn làm dây nịt, bóp…còn thịt chỉ bán được 1 đến 2 Usd/1 ký. Khi trăn đẻ thì phải giăng mùng kẻo kiến vào đục trứng. Ở đây người ta hay đi cắt lúa mướn, mỗi ngày kiếm được 50 ngàn đồng (khoảng 3 Usd). Tạm đủ ăn là may lắm rồi.
Ăn xong, nhóm người của đài truyền hình đi gặp thầy giáo của cháu bé; hỏi thăm chính quyền xã; gặp gỡ cả người đàn ông đốt đống rơm….còn tôi lên xe gắn máy đi vào con đường ngoằn ngoèo để thăm ông bà nội của cháu bé.
Ngoài ngõ, trong nhà vắng tanh. Tôi lại giật mình mình khi thấy cả hai ông bà đều bị mù do tuổi cao sức yếu. Đang nói chuyện bỗng ông cụ bật khóc to lên: “Trời ơi, tôi đã 98 tuổi rồi sao tôi không chết đau đớn thay cho cháu tôi..hu..hu…”. Tôi cũng chùi nước ở khóe mắt và tự hỏi: Lòng Thương Xót Chúa có cho phép hoán đổi sự sống như thế không? May quá, tôi đã tặng phong bì tiền trước khi ông bật khóc. Nếu không, việc làm của tôi có thể bị hiểu lầm. Tiền làm sao mà ngăn chặn được nước mắt!
Tôi còn đi quanh khu trường học rồi mới trở về. Cây cầu gỗ lỏng lẻo ở gần đó có độ cong nhiều mà chẳng có tay vịn làm tôi sợ, còn ngôi trường chỉ có ba phòng học: hai lớp cấp 1 và một lớp cấp 2, làm tôi không thể tưởng tượng ra các cháu học thế nào. Trường Trung học cơ sở Vĩnh Bửu của xã này ở ngay mặt tiền con sông, tôi bỗng mong tháng 8 này được trở lại đây gặp gỡ các em học sinh, rồi bọc qua ngả khác vào thăm ngôi nhà thờ trong vùng này mà hôm nay tôi không thể ghé vào được.
Cũng cái vỏ lãi màu xanh đưa tôi cùng hai cộng tác viên và mẹ bé Hiệp trở ra để về Sài Gòn. Con sông với những làn sóng vô tư, chập chờn bên mép ghe làm tôi suy nghĩ nhiều. Đầu mùa chay, khi phát quà ở Suối Quýt (Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Đồng Nai), tôi đã buồn phiền vì nhiều nhà ở đây còn nghèo quá, nay lướt trên con sông này, lòng tôi lại bị cảnh nghèo của người dân quê ám ảnh. Phải làm sao đây? Tôi thầm nghĩ, chỉ biết tin vào Lòng Thương Xót của Chúa mà thôi!
Trời đã tối từ lâu, con đường dẫn ra quốc lộ phải đi qua gần 20 cây cầu. Tôi không ngại ngần, chỉ thương cho chị Cúc, đã gầy quắt lại còn lo lắng trong lòng. Chị không biết Chúa thì làm sao chị hiểu hết được Lòng Thương Xót của Chúa, phải không?
Câu chuyện được báo chí tóm tắt thế này: “Bé gái cố vùng thoát ra khỏi đống rơm đang cháy là Ngô Thị Bé Hiệp, sinh năm 1997, con anh Ngô Văn Tâm và chị Võ Thị Cúc
Anh Tâm kể lại, lúc 13 giờ ngày 22-3, anh đang cắt lúa mướn trên đồng thì nhìn thấy một hình hài bé xíu, quần áo cháy đen cố sức bò ra khỏi đống rơm đáng cháy phừng phực giữa ánh nắng chói chang của mùa khô. Thấy vậy, anh chạy tới để giúp thì nghe tiếng con gái mình, thốt ra thật yếu ớt: “Ba ơi, cứu con”. Anh chết lặng người, muốn gọi con mà miệng thốt không nên lời.
Bé Hiệp cho biết gặp ông H. (người hàng xóm) đang đốt đồng gọi lại và có những cử chỉ không bình thường. Vì Hiệp chống cự, kêu la, ông H. bắt Hiệp ném vào đống rơm đang cháy, rồi bỏ đi.”
Cái tên địa danh ấp Võ Văn Be, xã Vĩnh Bửu huyện Tân Hưng, tỉnh Long An khiến tôi nghĩ rằng, nơi này không xa thành phố bao nhiêu, lại đi buổi sáng về buổi chiều nên tôi chẳng chuẩn bị gì. Nào ngờ, để đến địa danh này, cái xe bốn chỗ ngồi ấy đưa chúng tôi đến thẳng tỉnh Tiền Giang. Đến ngã ba An Cư, chúng tôi đi vào thị trấn Mỹ An. Rồi xe lọt vào con đường giữa lòng huyện Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp – con đường đẹp thơ mộng vì hai bên cây cối xanh mượt, được người ta tỉa tót cẩn thận. Tài xế bị bắn tốc độ buồn rười rượi mà tôi vẫn thấy cảnh Đồng Tháp Mười đẹp ghê!
Xem hình
Sau khi đi ngang khu di tích Gò Tháp, đến một cái chợ, chúng tôi phải lên ghe để đi vào trong. Trên chiếc vỏ lãi (ghe có gắn máy) màu xanh, sáu người ngồi đã có vẻ nặng nề, mẹ của bé Hiệp còn mang về bao quần áo, bánh trái và sữa hộp mà những người có lòng bác ái gửi tặng tại bệnh viện, làm chiếc ghe tròng chành. Đi giữa lòng sông rộng, tôi cứ sợ, lòng thầm khấn xin. Thì ra cái đuôi của tỉnh Long An giáp với vùng Đồng Tháp này có con sông mà dọc hai bên bờ là những gia đình nghèo khốn nghèo khổ!
Cái vỏ lãi cứ lao đi như song hành cùng ý tưởng của tôi. Hôm nay tôi đến đây không những để thăm nhà bé gái bỗng dưng bất hạnh mà còn quan sát xem nơi này nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi có thể trải lòng được hay không. Càng vào sâu tuốt bên trong, càng thấy đồng quê trống trải. Căn nhà lá có mấy cái lu của gia đình bé Hiệp nằm chơ vơ giữa đồng, chung quanh là rải rác những căn nhà tranh vách lá khác. Bước vào bên trong, ai ăn mặc khá tươm tất là đã thấy mình lạc lõng giữa căn nhà quá tềnh toàng, đồ đạc cũ bẩn và thiếu thốn quá. Bốn đứa con của chị Cúc ôm lấy mẹ, nước chị tuôn rơi. Nhìn cảnh này, tôi tự hỏi: hơn 200 triệu đồng của độc giả các báo ở Sài Gòn đến trợ giúp có lấp đầy được nỗi đau mẹ phải xa con, con phải vắng mẹ này không?
Bà con chung quanh thấy người lạ cũng dần dần kéo đến. Tôi xúc động, nói chuyện rất thân tình, nhưng nhiều người ở đây không dám nói gì; người ta gọi bé Hiệp là “Con nhỏ bị cháy!”. Tôi thoáng nghĩ, với hoàn cảnh nghèo khổ này, bỗng dưng con chị lại gặp nạn, có phải là cái khổ tận cùng không? Lòng Thương Xót Chúa có ở với gia đình này không? Từ trong tâm thức của tôi có tiếng như vang vọng: “Lòng thương xót của cha ở nhiều nơi con ơi, nhưng chỉ do người ta bất cẩn hay độc ác mà thôi!…..”.
Nhà chị Cúc không có đủ bàn ghế cho sáu người, lại đang rối rắm mọi chuyện nên bác của bé Hiệp mời chúng tôi lên ghe sang nhà chị ăn cháo vịt. Ở vùng này, người ta còn nuôi vịt để kiếm sống. Đang ngồi chào hỏi chủ nhà, tôi giật mình khi thấy có năm người nữa từ bên hông ngôi trường tiểu học gần đó cũng đi vào, ống kính, máy quay lỉnh kỉnh. Tôi chợt hiểu khi nhìn thấy logo của một kênh truyền hình cáp. Họ đến đây quay phim và làm phóng sự, và như bức xúc muốn nói lên sự thật: bé Hiệp bị tai nạn là do bất cẩn hay do tội ác? Thật bất ngờ khi họ muốn phỏng vấn tôi. Lắc đầu quầy quậy nhưng rồi nghĩ lại, tôi cũng đồng ý. Trước ống kính, tôi chỉ than rằng sao ở nơi này nghèo quá và mong sự thật được phơi bày. Tuy nói với giọng trầm buồn, nhưng lòng tôi muốn hét lên rằng, việc xảy ra dẫu có thế nào thì Thiên Chúa vẫn xót thương con người và dẫu cho cháu bé đó có qua đi thì tình thương vẫn được thực hiện, chỉ có con mắt người trần là không nhận ra đó thôi!
Thấy số người đến đông nên chủ nhà ra ao vớt hai con cá lóc đem vào nướng; là dân thành thị, tôi rất thích cảnh này. Tôi còn hỏi thăm khi thấy nhà này nuôi hai con trăn để cải thiện kinh tế. Một con trăn nuôi từ lúc bằng ngón tay,khoảng 2, 3 năm thì chúng nặng 40 chục ký, bán được 10 triệu đồng một con (khoảng hơn 500 Usd một chút). Trăn nhỏ thì ăn chuột, trăn lớn ăn vịt. Người mua lột da trăn làm dây nịt, bóp…còn thịt chỉ bán được 1 đến 2 Usd/1 ký. Khi trăn đẻ thì phải giăng mùng kẻo kiến vào đục trứng. Ở đây người ta hay đi cắt lúa mướn, mỗi ngày kiếm được 50 ngàn đồng (khoảng 3 Usd). Tạm đủ ăn là may lắm rồi.
Ăn xong, nhóm người của đài truyền hình đi gặp thầy giáo của cháu bé; hỏi thăm chính quyền xã; gặp gỡ cả người đàn ông đốt đống rơm….còn tôi lên xe gắn máy đi vào con đường ngoằn ngoèo để thăm ông bà nội của cháu bé.
Ngoài ngõ, trong nhà vắng tanh. Tôi lại giật mình mình khi thấy cả hai ông bà đều bị mù do tuổi cao sức yếu. Đang nói chuyện bỗng ông cụ bật khóc to lên: “Trời ơi, tôi đã 98 tuổi rồi sao tôi không chết đau đớn thay cho cháu tôi..hu..hu…”. Tôi cũng chùi nước ở khóe mắt và tự hỏi: Lòng Thương Xót Chúa có cho phép hoán đổi sự sống như thế không? May quá, tôi đã tặng phong bì tiền trước khi ông bật khóc. Nếu không, việc làm của tôi có thể bị hiểu lầm. Tiền làm sao mà ngăn chặn được nước mắt!
Tôi còn đi quanh khu trường học rồi mới trở về. Cây cầu gỗ lỏng lẻo ở gần đó có độ cong nhiều mà chẳng có tay vịn làm tôi sợ, còn ngôi trường chỉ có ba phòng học: hai lớp cấp 1 và một lớp cấp 2, làm tôi không thể tưởng tượng ra các cháu học thế nào. Trường Trung học cơ sở Vĩnh Bửu của xã này ở ngay mặt tiền con sông, tôi bỗng mong tháng 8 này được trở lại đây gặp gỡ các em học sinh, rồi bọc qua ngả khác vào thăm ngôi nhà thờ trong vùng này mà hôm nay tôi không thể ghé vào được.
Cũng cái vỏ lãi màu xanh đưa tôi cùng hai cộng tác viên và mẹ bé Hiệp trở ra để về Sài Gòn. Con sông với những làn sóng vô tư, chập chờn bên mép ghe làm tôi suy nghĩ nhiều. Đầu mùa chay, khi phát quà ở Suối Quýt (Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Đồng Nai), tôi đã buồn phiền vì nhiều nhà ở đây còn nghèo quá, nay lướt trên con sông này, lòng tôi lại bị cảnh nghèo của người dân quê ám ảnh. Phải làm sao đây? Tôi thầm nghĩ, chỉ biết tin vào Lòng Thương Xót của Chúa mà thôi!
Trời đã tối từ lâu, con đường dẫn ra quốc lộ phải đi qua gần 20 cây cầu. Tôi không ngại ngần, chỉ thương cho chị Cúc, đã gầy quắt lại còn lo lắng trong lòng. Chị không biết Chúa thì làm sao chị hiểu hết được Lòng Thương Xót của Chúa, phải không?
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vì sao Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt phải trở về sớm ? RFA phỏng vấn LM Vũ Khởi Phụng
Gia Minh/RFA
22:38 09/04/2010
Vì sao Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt phải trở về sớm?
Về tình hình giáo hội Công giáo tại Việt Nam, hiện Hội đồng Giám mục đang có cuộc họp thường niên và vào sáng hôm qua tổng giám mục Ngô Quang Kiệt trở về Hà Nội trước sự bất ngờ của nhiều người.
Không thông báo trước
Lý do khiến nhiều người ngạc nhiên vì Ông đang chữa bệnh tại Roma và trở về không có thông báo trước; trong khi đó lại có đồn đoán về việc thay thế chức vụ tổng giám mục Hà Nội.
Gia Minh hỏi chuyện Linh Mục Vũ Khởi Phụng, phụ trách Dòng Chúa Cứu Thế giáo xứ Thái Hà, thuộc tổng giáo phận Hà Nội về một số thông tin liên quan. Trước hết ông cho biết:
LM Vũ Khởi Phụng: Chúng tôi đã được thông tin chính xác Ngài về Hà Nội rồi nhưng chưa được gặp Ngài.
Gia Minh: Trước đây có thông tin Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt sẽ đi chữa bệnh hai tháng ở Roma; đến nay chưa được hai tháng Ngài đã về rồi, và sự trở về đó có được thông báo trước thế nào?
LM Vũ Khởi Phụng: Tôi được biết sáng nay, các linh mục ở Tòa Giám mục có đi đón Ngài, nhưng khi máy bay về gần đến Hà Nội các vị mới biết.
Gia Minh: Như vậy đó là sự trở về khá đột ngột?
LM Vũ Khởi Phụng: Chúng tôi không ngờ Ngài trở về sớm như thế.
Gia Minh: Vậy Linh mục có nghĩ đến nguyên nhân gì khiến Ngài trở về đột ngột như thế?
LM Vũ Khởi Phụng: Chính chúng tôi chưa thể đưa ra nhận xét gì về sự trở về đó; suy luận đơn giản nhất đó là có thể sức khỏe của Ngài hồi phục rồi chăng?! Ngoài ra, vì biến cố gì mà Ngài phải về thì chúng tôi không được thông báo.
Gia Minh: Hiện nay Hội Đồng Giám mục Việt Nam đang họp kỳ họp thường niên. Dù năm nào cũng họp nhưng đây là cuộc họp có ý nghĩa quan trọng đối với hàng giáo sĩ và giáo dân Công giáo tại Việt Nam. Qua theo dõi thì Linh mục thấy điều gì đáng chú ý?
LM Vũ Khởi Phụng: Bản tin chính thức của Hội đồng Giám mục cho biết kỳ họp chủ yếu bàn về những sinh hoạt Năm Thánh, năm kỷ niệm 350 năm những vị đại diện tông tòa đầu tiên đến Việt Nam, và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Ngoài những thông tin chính thức đó ra, trong mấy ngày qua có nhiều tin đồn về Tòa Tổng giám mục Hà Nội. Nhưng chúng tôi không có cách nào xác định những tin đồn đúng đến mức nào.
Gia Minh: Vậy những tin đồn đó là gì thưa Linh mục?
LM Vũ Khởi Phụng: Người ta đồn Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt sẽ không làm tổng giám mục Hà Nội nữa.
Gia Minh: Bản thân Linh mục ở Hà Nội và làm việc với giáo dân thì, Linh mục thấy thái độ của giáo dân Hà Nội đối với giám mục Ngô Quang Kiệt ra sao?
LM Vũ Khởi Phụng: Giáo dân Hà Nội rất yêu mến, gắn bó với đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt. Có thể nói tuyệt đại đa số giáo dân tại tổng giáo phận Hà Nội không ai muốn Ngài từ chức hết.
Ngài sẽ từ chức?
Gia Minh: Vì sao lại có tin đồn Ngài phải ra đi, phải từ chức?
LM Vũ Khởi Phụng: Sở dĩ có những tin đồn như thế vì chính quyền Hà Nội đã mấy lần ngỏ ý không muốn Ngài làm tổng giám mục ở Hà Nội.
Gia Minh: Chuyện đạo - chuyện đời cũng có liên hệ với nhau, tuy nhiên theo Linh mục sao lại có việc chính quyền có ý kiến như thế?
LM Vũ Khởi Phụng: Điều đó có nghĩa Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã đụng vào những vấn đề mà chính quyền Hà Nội cho là ‘rất nhạy cảm’, và họ xem tiếng nói của Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt có tính cách phê bình, chỉ trích chính quyền Hà Nội.
Gia Minh: Qua thời gian Linh mục thấy cách giải quyết những vấn đề nhạy cảm đó có gì không phù hợp?
LM Vũ Khởi Phụng: Những vấn đề mà Đức cha Kiệt nêu lên chỉ được nêu ra thế thôi; chứ còn giải quyết thì chưa có vấn đề nào được giải quyết cả. Vì người ta không muốn giải quyết những vấn đề Đức cha Kiệt nêu lên nên họ muốn Ngài đi chỗ khác.
Gia Minh: Vấn đề ‘nhạy cảm’ đó được người ta thông tin là vấn đề cơ sở tôn giáo bị trưng thu, và hướng giải quyết ra sao?
LM Vũ Khởi Phụng: Cho đến nay chưa có hướng nào, và không có triệu chứng chính quyền muốn giải quyết.
Gia Minh: Hội đồng Giám mục Việt Nam có ý kiến gì về vấn đế đất đai, cơ sở tôn giáo chưa được trả lại/
LM Vũ Khởi Phụng: Hội đồng Giám mục Việt Nam trước đây có lên tiếng và công nhận vấn đề đất đai còn nhiều điều bất cập và chưa công bình. Hội đồng Giám mục Việt Nam vẫn mong muốn có một bộ Luật Đất Đai công nhận quyền sở hữu của người dân. Về mặt nguyên tắc Hội đồng Giám mục Việt Nam có nói rồi.
Gia Minh: Theo Linh mục nói như thế thôi đã đủ chưa?
LM Vũ Khởi Phụng: Hội đồng Giám mục Việt Nam mới nêu lên như thế thôi, và Hội đồng Giám mục Việt Nam bày tỏ ý muốn đối thoại; như có lẽ cho đến bây giờ những mong ước đó có vẻ chưa được các cấp lãnh đạo xem là tiếng nói có đủ trọng lượng thế nào đó để đối thoại.
Gia Minh: Cám ơn Linh mục.
Về tình hình giáo hội Công giáo tại Việt Nam, hiện Hội đồng Giám mục đang có cuộc họp thường niên và vào sáng hôm qua tổng giám mục Ngô Quang Kiệt trở về Hà Nội trước sự bất ngờ của nhiều người.
Không thông báo trước
Lý do khiến nhiều người ngạc nhiên vì Ông đang chữa bệnh tại Roma và trở về không có thông báo trước; trong khi đó lại có đồn đoán về việc thay thế chức vụ tổng giám mục Hà Nội.
Gia Minh hỏi chuyện Linh Mục Vũ Khởi Phụng, phụ trách Dòng Chúa Cứu Thế giáo xứ Thái Hà, thuộc tổng giáo phận Hà Nội về một số thông tin liên quan. Trước hết ông cho biết:
LM Vũ Khởi Phụng: Chúng tôi đã được thông tin chính xác Ngài về Hà Nội rồi nhưng chưa được gặp Ngài.
Gia Minh: Trước đây có thông tin Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt sẽ đi chữa bệnh hai tháng ở Roma; đến nay chưa được hai tháng Ngài đã về rồi, và sự trở về đó có được thông báo trước thế nào?
LM Vũ Khởi Phụng: Tôi được biết sáng nay, các linh mục ở Tòa Giám mục có đi đón Ngài, nhưng khi máy bay về gần đến Hà Nội các vị mới biết.
Gia Minh: Như vậy đó là sự trở về khá đột ngột?
LM Vũ Khởi Phụng: Chúng tôi không ngờ Ngài trở về sớm như thế.
Gia Minh: Vậy Linh mục có nghĩ đến nguyên nhân gì khiến Ngài trở về đột ngột như thế?
LM Vũ Khởi Phụng: Chính chúng tôi chưa thể đưa ra nhận xét gì về sự trở về đó; suy luận đơn giản nhất đó là có thể sức khỏe của Ngài hồi phục rồi chăng?! Ngoài ra, vì biến cố gì mà Ngài phải về thì chúng tôi không được thông báo.
Gia Minh: Hiện nay Hội Đồng Giám mục Việt Nam đang họp kỳ họp thường niên. Dù năm nào cũng họp nhưng đây là cuộc họp có ý nghĩa quan trọng đối với hàng giáo sĩ và giáo dân Công giáo tại Việt Nam. Qua theo dõi thì Linh mục thấy điều gì đáng chú ý?
LM Vũ Khởi Phụng: Bản tin chính thức của Hội đồng Giám mục cho biết kỳ họp chủ yếu bàn về những sinh hoạt Năm Thánh, năm kỷ niệm 350 năm những vị đại diện tông tòa đầu tiên đến Việt Nam, và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Ngoài những thông tin chính thức đó ra, trong mấy ngày qua có nhiều tin đồn về Tòa Tổng giám mục Hà Nội. Nhưng chúng tôi không có cách nào xác định những tin đồn đúng đến mức nào.
Gia Minh: Vậy những tin đồn đó là gì thưa Linh mục?
LM Vũ Khởi Phụng: Người ta đồn Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt sẽ không làm tổng giám mục Hà Nội nữa.
Gia Minh: Bản thân Linh mục ở Hà Nội và làm việc với giáo dân thì, Linh mục thấy thái độ của giáo dân Hà Nội đối với giám mục Ngô Quang Kiệt ra sao?
LM Vũ Khởi Phụng: Giáo dân Hà Nội rất yêu mến, gắn bó với đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt. Có thể nói tuyệt đại đa số giáo dân tại tổng giáo phận Hà Nội không ai muốn Ngài từ chức hết.
Ngài sẽ từ chức?
Gia Minh: Vì sao lại có tin đồn Ngài phải ra đi, phải từ chức?
LM Vũ Khởi Phụng: Sở dĩ có những tin đồn như thế vì chính quyền Hà Nội đã mấy lần ngỏ ý không muốn Ngài làm tổng giám mục ở Hà Nội.
Gia Minh: Chuyện đạo - chuyện đời cũng có liên hệ với nhau, tuy nhiên theo Linh mục sao lại có việc chính quyền có ý kiến như thế?
LM Vũ Khởi Phụng: Điều đó có nghĩa Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã đụng vào những vấn đề mà chính quyền Hà Nội cho là ‘rất nhạy cảm’, và họ xem tiếng nói của Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt có tính cách phê bình, chỉ trích chính quyền Hà Nội.
Gia Minh: Qua thời gian Linh mục thấy cách giải quyết những vấn đề nhạy cảm đó có gì không phù hợp?
LM Vũ Khởi Phụng: Những vấn đề mà Đức cha Kiệt nêu lên chỉ được nêu ra thế thôi; chứ còn giải quyết thì chưa có vấn đề nào được giải quyết cả. Vì người ta không muốn giải quyết những vấn đề Đức cha Kiệt nêu lên nên họ muốn Ngài đi chỗ khác.
Gia Minh: Vấn đề ‘nhạy cảm’ đó được người ta thông tin là vấn đề cơ sở tôn giáo bị trưng thu, và hướng giải quyết ra sao?
LM Vũ Khởi Phụng: Cho đến nay chưa có hướng nào, và không có triệu chứng chính quyền muốn giải quyết.
Gia Minh: Hội đồng Giám mục Việt Nam có ý kiến gì về vấn đế đất đai, cơ sở tôn giáo chưa được trả lại/
LM Vũ Khởi Phụng: Hội đồng Giám mục Việt Nam trước đây có lên tiếng và công nhận vấn đề đất đai còn nhiều điều bất cập và chưa công bình. Hội đồng Giám mục Việt Nam vẫn mong muốn có một bộ Luật Đất Đai công nhận quyền sở hữu của người dân. Về mặt nguyên tắc Hội đồng Giám mục Việt Nam có nói rồi.
Gia Minh: Theo Linh mục nói như thế thôi đã đủ chưa?
LM Vũ Khởi Phụng: Hội đồng Giám mục Việt Nam mới nêu lên như thế thôi, và Hội đồng Giám mục Việt Nam bày tỏ ý muốn đối thoại; như có lẽ cho đến bây giờ những mong ước đó có vẻ chưa được các cấp lãnh đạo xem là tiếng nói có đủ trọng lượng thế nào đó để đối thoại.
Gia Minh: Cám ơn Linh mục.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các phương tiện truyền thông: Lợi và Hại
Pr. Nguyễn Tuấn Hoan
07:29 09/04/2010
CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG: LỢI VÀ HẠI
Chúng ta đang sống trong thời đại mà mọi lãnh vực từ văn hoá đến khoa học có những bước tiến thật dài so với những thế kỷ trước; riêng trong ngành công nghệ thông tin, những phát minh đã khiến cho người ta phải kinh ngạc. Một sự kiện xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, thì chỉ trong nháy mắt hàng triệu người ở khắp các châu lục đều nhận được những thông tin, đôi khi còn có cả hình ảnh kèm theo. Hơn thế nữa, người ta lại còn có thể tìm tòi, tra cứu những điều mà người ta muốn biết trong mọi lãnh vực tôn giáo, chính trị, khoa học, nghệ thuật v.v.. Quả thật, thế giới rộng lớn này như được thu nhỏ trong tầm tay. Tuy nhiên, những thành quả của ngành công nghệ thông tin cũng gây ra không ít những tai hại, do sự lạm dụng thái quá hoặc sử dụng vào những mục đích không minh bạch.
Một trong những phương tiện truyền thông hết sức lợi hại là internet, nhưng không phải là bất cứ ai hay bất cứ ở đâu cũng có thể sử dụng được; vì có người quan niệm internet gây tác hại nhiều hơn là lợi, nên rất hạn chế sử dụng…Đôi khi lại còn khuyến cáo người khác không nên dùng, vì cho rằng người ta có thể lợi dụng những thông tin của mình để sử dụng cho mục đích xấu của họ. Trong thực tế, việc sử dụng internet còn gặp rất nhiều khó khăn…
Vậy thì những phương tiện truyền thông lợi hay hại như thế nào? Bài viết này chỉ muốn chia sẻ một quan điểm cá nhân mà thôi. Để viết bài chia sẻ này, tôi dựa vào một giáo huấn của Công Đồng Va-ti-ca-nô II và với những gì tôi nhận thức được trong thực tế qua những tiếp xúc cá nhân hoặc những phương tiện thông tin khác nhau. Với suy nghĩ và tầm nhìn giới hạn, chắc hẳn sẽ có những thiếu sót, nhưng dù sao đây cũng chỉ là một đóng góp nho nhỏ với ước mong các đấng có thẩm quyền và trách nhiệm, quan tâm đến những phương tiện truyền thông, để dân Chúa có được những thông tin cần thiết và trung thực, hầu mọi người có thể hiệp thông với mọi biến cố trong Giáo Hội. Mặt khác, các ngài cũng cần biết đón nhận những thông tin, để rồi sàng lọc, cân nhắc và đánh giá đúng mức hầu có những hướng dẫn hợp lý hơn.
1. Giáo Hội có quan tâm đến những phương tiện truyền thông không?
Ngay kỳ họp II, khoá III, ngày 4-12-1963 Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã công bố một sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter Mirifica). Đây là một văn kiện hết sức mới mẻ, vì là lần đầu tiên Giáo Hội trình bày lập trường về vấn đề này. Vào thời điểm này ngành công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, riêng Internet chỉ bắt đầu xuất hiện vào giữa thập niên 70, nhưng sắc lệnh đã đưa ra những nguyên tắc mà ngày nay vẫn còn giá trị khi mà ngành công nghệ thông tin đã tiến triển vượt bực.
Giáo Hội thấy được những ích lợi của những phương tiện truyền thông, cũng như những thiệt hại do việc cố ý dùng sai những phương tiện này. Sắc lệnh khẳng định rằng Giáo Hội có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để rao giảng Tin Mừng, hơn nữa còn có quyền sử dụng và làm chủ bất cứ loại nào trong các phương tiện truyền thông xã hội đó, khi thấy cần thiết và ích lợi cho việc giáo dục đức tin (TT 2; 3).
Như thế, phương tiện truyền thông dưới bất cứ hình thức nào, tự nó có một giá trị tích cực và cần thiết. Con người không thể phát triển trọn vẹn nếu thiếu những thông tin cần thiết, nhưng còn nguy hại hơn bởi những thông tin một chiều hoặc bị xuyên tạc. Vậy thì phải sử dụng những phương tiện truyền thông như thế nào để nó thực sự đem lại ích lợi cho cộng đồng nhân loại. Đó là nhiệm vụ của các chủ chiên, những vị có thẩm quyền phải thấy được trách nhiệm của mình, để hướng dẫn các tín hữu thế nào cho họ biết sử dụng những phương tiện truyền thông cách xứng hợp, chứ không phải chỉ biết ngăn cản, hạn chế hoặc phê phán những suy nghĩ cần chia sẻ của những cá nhân với cộng đồng anh em, nhất là đừng đổ vấy cho người khác cái trách nhiệm truyền thông, cho rằng chính họ làm mất uy tín của những vị lãnh đạo tinh thần…vì những bài viết hay những lời nói. Đừng quên rằng, nếu các ngài sống theo tinh thần Phúc Âm, lấy Chúa Ki-tô làm đích cho đời mình, thực sự trở nên một Đức Ki-tô khác, mặt khác luôn quan tâm đến đoàn chiên, sống quảng đại và đối xử trong tình cha con, thì chẳng sợ thứ “thần dữ” nào làm hại, làm mất uy tín. Trong thực tế, nhiều vị lãnh đạo tinh thần có uy tín đâu để mà mất! Ấy chỉ vì các vị giảng một đàng, sống một nẻo, thì lấy đâu ra uy tín.
2. Giáo Hội đưa ra những nguyên tắc nào khi sử dụng những phương tiện truyền thông?
Sắc lệnh Truyền Thông ( số 4 ) nêu ra những nguyên tắc luân lý: cân nhắc nội dung những gì được truyền thông; đồng thời cũng phải chú ý đến mục đích cũng như những đối tượng và thời gian liên quan đến việc truyền thông này. Hơn nữa, sắc lệnh còn nhắc nhở những người có liên hệ đến vấn đề này, phải tự đào tạo cho mình một lương tâm ngay thẳng. Điều này hết sức quan trọng, thực tế cho thấy, chính vì thiếu lương tâm mà một số phương tiện truyền thông đã gây ra những thiệt hại về tinh thần, làm xáo trộn đời sống đạo lý, gây ra những chia rẽ, hiểu lầm, nghi kỵ lẫn nhau.
Một nguyên tắc không thể bỏ qua, đó là việc thông tri đúng lúc các biến cố và các sự kiện, giúp cho từng cá nhân biết đầy đủ và liên tục các việc đó, như thế, chính họ có thể tham gia vào ích chung một cách hữu hiệu…( TT 5). Nếu theo tinh thần của Sắc lệnh, thì thái độ im lặng hoặc tránh né vấn đề của những vị có trách nhiệm có được coi là đúng đắn không? Đọc Tin Mừng, chúng ta “chứng kiến” nhiều pha gay cấn là những khi Chúa Giê-su phải đối diện với những tình huống hết sức phức tạp do đối phương hạch hỏi hoặc gài bẫy, có những chuyện Người lên tiếng ngay: như khi dùng bữa với người tội lỗi (x.Mt 9,9-12); hoặc khi bị chất vấn về chuyện ăn chay, Người đã ví sự hiện diện của Người như chàng rể trong tiệc cưới, khách dự tiệc là các môn đệ chưa cần ăn chay, nếu có thì là chuyện sau này, nhưng ăn chay theo một tinh thần mới, chứ không thể bình cũ rượu mới được (x.Mt 9,14-17). Cũng có khi Chúa Giê-su thinh lặng, không phải là một sự thinh lặng mang tính đồng loã, cũng không phải là sự thinh lặng sợ hãi quyền lực. Sự thinh lặng gây sức chú ý và giảm sự hung hăng của đối phương, để rồi lên tiếng đúng lúc bằng một lời chất vấn mà người ta không thể không trả lời qua thái độ rút lui có trật tự (x. Ga 8,1- 11: câu chuyện người phụ nữ ngoại tình). Nhất là khi công lý và sự thật bị chà đạp thì việc lên tiếng thông tri là cần thiết, cho dù đứng trước những đe doạ, những hiểm nguy (x.Ga 18,19-24: Chúa Giê-su đứng trước thượng tế Kha-nan).
Có một điều khiến tôi suy nghĩ rằng, Chúa Giê-su rồi cuối cùng cũng đã phải lãnh nhận một bản án hết sức bất công, chứa đầy thù hận ghen ghét của giới lãnh đạo. Nhưng Chúa Giê-su không hề có thái độ thụ động, không xuề xoà nhận tội. Trái lại Người đã nhiều lần lên tiếng không chỉ trước toà án đạo do các thượng tế và các kỳ mục đảm trách, mà ngay tại toà án đời với tổng trấn Phi-la-tô, kẻ cầm quyền sinh sát trong tay (x.Ga 19,10). Chúa Giê-su không ngần ngại nói thẳng với Phi-la-tô rằng: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn”(c.11).
Như vậy, các phương tiện truyền thông cần phải được sử dụng để mọi người có được những thông tin cần thiết trong mọi lãnh vực của cuộc sống, nâng cao tầm nhìn về các biến cố đang xảy ra, hầu có thể hiệp thông cách này cách khác tuỳ hoàn cảnh và khả năng của mình. Phương tiện truyền thông cũng giúp cho rất nhiều người nâng cao kiến thức trong công việc của mình. Sắc lệnh Truyền Thông còn kêu gọi các tín hữu đừng ngần ngại, mà hãy hăng say sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội vào các công việc tông đồ khác nhau tuỳ theo những đòi hỏi cụ thể của hoàn cảnh và thời gian ( cf. TT 13). Sau hết các phương tiện truyền thông còn là cách thế bày tỏ những quan điểm, nói lên những bất công, oan trái mà những người có chức quyền, có thế lực chỉ muốn che đậy, khoả lấp. Cũng chính vì phương tiện truyền thông bị giới hạn ở nhiều vùng, mà những bất công trong lối hành xử của một số linh mục thoái hoá bị che đậy, tha hồ hách dịch, quan liêu, sống hưởng thụ và bỏ bê mục vụ. Dân chúng chỉ biết than thở với nhau, nhưng rất sợ đến tai cha sẽ bị trù dập khi có những nhu cầu thiêng liêng.
3. Truyền thông và dư luận.
Theo Từ điển tiếng Việt, hai từ này có nghĩa khác nhau:
-Truyền thông: truyền dữ liệu theo những quy tắc và cách thức nhất định.
-Dư luận: ý kiến nhận xét, khen chê của số đông đối với việc gì.
Như vậy, truyền thông đúng nghĩa mang tính kỹ thuật hơn, và có tính xác thực hơn. Nếu trong thực tế, có những thông tin một chiều, sai sự thật, thì đó chỉ là vì người ta đã sử dụng cách bất chính, mà Sắc lệnh gọi là cố ý dùng sai những phương tiện này, bởi vì chưa được đào tạo để có một lương tâm ngay thẳng.
Còn dư luận, như định nghĩa của Từ điển, nó chỉ là những nhận xét phiến diện, do thiếu thông tin, nhất là vì đã có sẵn một định kiến, hoặc ác cảm. Chính vì thế, dư luận có một giới hạn và kém giá trị hơn truyền thông. Một kiểu “chơi chữ” khá hay của đức cha Bùi Tuần: dư luận thường là luận dư, cho thấy dư luận không luôn luôn phản ánh sự thật (x. bài BIẾT MÌNH trong tập “Giới Luật Yêu Thương”). Dư luận đôi khi còn mâu thuẫn với nhau. Xin lấy ví dụ cụ thể là trường hợp của chính tôi. Chỉ từ vài năm nay, được tiếp cận với internet, tôi có viết một số bài góp ý, nhận định, chia sẻ những cảm nhận của mình liên quan đến một vài lãnh vực Kinh Thánh, Phụng Vụ hay Mục vụ…và dĩ nhiên không tránh khỏi những đụng chạm với vị này vị khác trong Giáo Hội. Tôi chỉ nói những điều phải nói, và những điều tôi nói chỉ là những điều căn bản, là những gì tôi học được bằng cách này cách khác. Tôi không hề có ý khoe khoang tự cho là mình gì, vì tôi luôn nhủ thầm rằng những gì mình biết chỉ là hạt cát trong bãi cát mênh mông của sa mạc tri thức, có ai hỏi tôi học hành đến đâu mà đòi viết lách, thì tôi thành thực trả lời đúng như những lần khai lý lịch về trình độ học vấn: 12/12. Nhưng có ai cấm tôi đọc sách và hỏi thầy hỏi bạn để hiểu biết thêm đâu. Và nhất là tôi xác tín rằng điều gì đúng thì phải nhận là đúng, như 2 x 5 = 10, thì đứa trẻ học lớp ba và anh tiến sĩ toán không thể nói khác nhau. Cho nên tôi cứ bày tỏ suy nghĩ mà tôi xác tín với một ý hướng xây dựng. Ấy vậy mà dư luận cho rằng phải có người đứng sau lưng tôi, xúi tôi, thậm chí hướng dẫn tôi viết, vì cho rằng giáo dân không thể có khả năng để viết như vậy. Lại có dư luận khác nói rằng: ông ta viết lăng nhăng, chẳng có giá trị gì, nhìn thấy tên đã biết ông ta là viết gì rồi, nên chẳng thèm đọc. Nghe những dư luận như vậy tôi chỉ cười và nghĩ quả thật dư luận chỉ là luận dư nên chẳng hề bận tâm. Kiến thức của con người cốt ở biết quan sát, biết suy tư, tạo cho mình một hướng đi rõ rệt, biết đến đâu làm đến đó, điều gì chưa hiểu thì hỏi, hỏi thầy, hỏi bạn, hỏi sách vở…không mặc cảm mà cũng chẳng dám tự phụ. Học là như thế, chứ đâu phải ai cũng có điều kiện để vào học viện này học viện kia, trung tâm này trung tâm kia. Thiếu gì người xuất thân từ những học viện, những trung tâm, có bằng này cấp nọ, mà ăn nói, cư xử như kẻ vô học hoặc như một bợm nhậu giang hồ.
Tóm lại, dư luận thường là những lời bàn qua tán lại, hàm chứa một sự ghen ghét, tức tối. Muốn hạn chế những dư luận cần có những thông tin chân thực.
4. Những kiểu truyền thông thiếu trung thực.
Người làm công tác truyền thông cần phải trung thực, nghĩa là phản ánh đúng sự thật, không làm sai lạc, trước sau như một. Càng có chức vụ càng cần sự trung thực. Sắc lệnh đặc biệt nói đến các vị chủ chiên, các linh mục phải chu toàn phận sự truyền thông, vì nó liên hệ chặt chẽ với nhiệm vụ thông thường của các ngài là việc giảng dạy. Một linh mục chuyên đi giảng và viết báo, trong một bài báo ông kể lể công lao của các linh mục, hết lòng lo cho dân, nhưng dân chúng không biết ơn, còn kêu ca trách móc các linh mục, và ông ví von “Bạc như dân, bất nhân như lính”. Thế mà, chỉ ít lâu sau, trong một dịp mừng lễ bổn mạng của ông, giáo dân chúc mừng kèm theo một phong bì dày, ông toét miệng cười nói những lời đầy tình nghĩa, đại ý nói anh chị em là ân nhân của chúng tôi, rất cám ơn sự ưu ái của anh chị em, nhờ có anh chị em mà tôi có đất dụng võ. Thật là mâu thuẫn và không kém khôi hài, ông làm mục vụ mà lại tự coi mình như một anh sơn đông mãi võ, kiếm tiền độ nhật.
Tôi còn nghe nói đến một sự kiện, một linh mục và một giám mục đến gặp gỡ một nhóm nọ để trao đổi một vấn đề gì đó, cuộc gặp gỡ đó chưa có kết quả rõ ràng. Thế mà sau đó phát sinh đủ thứ dư luận gây những bất lợi cho nhóm này. Đó là những ví dụ cho thấy sự thiếu trung thực trong việc truyền thông, tạo ra những dư luận xấu.
Kết luận.
Như đã nói ở trên, tôi chỉ muốn chia sẻ một quan điểm về những phương tiện truyền thông trong cái tầm nhìn giới hạn của tôi. Trong lãnh vực này còn nhiều điều phức tạp và tế nhị, đó là phần của những vị có thẩm quyền và có chuyên môn cao. Nhưng dù sao đi nữa, phương tiện truyền thông vẫn là một phương tiện hữu ích để mọi người có thể bày tỏ những suy nghĩ, những khát vọng chính đáng của mình. Và chắc chắn lợi nhiều hơn hại. Nếu những phương tiện truyền thông có những tác hại không mong muốn, thì cũng chẳng khác gì khi ta dùng thuốc trị bệnh, thì hầu như loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ, buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay…Phương tiện truyền thông không chỉ dùng để nói những điều tích cực, để khoe thành tích của một cộng đoàn hay cá nhân, để truyền tải những điều mà trên bảo sao dưới nghe vậy. Đó chỉ là thứ truyền thông một chiều. Phương tiện truyền thông đôi lúc cũng cần phải được sử dụng để tường thuật hay trình bày những cái thiếu sót, những gương mù gương xấu và những việc làm sai trái gây những thiệt hại cho cá nhân hay cho cộng đoàn ( x.TT 7).
Viết xong 15giờ00 ngày 7-4-2010
prhoanal@yahoo.com.vn
Chúng ta đang sống trong thời đại mà mọi lãnh vực từ văn hoá đến khoa học có những bước tiến thật dài so với những thế kỷ trước; riêng trong ngành công nghệ thông tin, những phát minh đã khiến cho người ta phải kinh ngạc. Một sự kiện xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, thì chỉ trong nháy mắt hàng triệu người ở khắp các châu lục đều nhận được những thông tin, đôi khi còn có cả hình ảnh kèm theo. Hơn thế nữa, người ta lại còn có thể tìm tòi, tra cứu những điều mà người ta muốn biết trong mọi lãnh vực tôn giáo, chính trị, khoa học, nghệ thuật v.v.. Quả thật, thế giới rộng lớn này như được thu nhỏ trong tầm tay. Tuy nhiên, những thành quả của ngành công nghệ thông tin cũng gây ra không ít những tai hại, do sự lạm dụng thái quá hoặc sử dụng vào những mục đích không minh bạch.
Một trong những phương tiện truyền thông hết sức lợi hại là internet, nhưng không phải là bất cứ ai hay bất cứ ở đâu cũng có thể sử dụng được; vì có người quan niệm internet gây tác hại nhiều hơn là lợi, nên rất hạn chế sử dụng…Đôi khi lại còn khuyến cáo người khác không nên dùng, vì cho rằng người ta có thể lợi dụng những thông tin của mình để sử dụng cho mục đích xấu của họ. Trong thực tế, việc sử dụng internet còn gặp rất nhiều khó khăn…
Vậy thì những phương tiện truyền thông lợi hay hại như thế nào? Bài viết này chỉ muốn chia sẻ một quan điểm cá nhân mà thôi. Để viết bài chia sẻ này, tôi dựa vào một giáo huấn của Công Đồng Va-ti-ca-nô II và với những gì tôi nhận thức được trong thực tế qua những tiếp xúc cá nhân hoặc những phương tiện thông tin khác nhau. Với suy nghĩ và tầm nhìn giới hạn, chắc hẳn sẽ có những thiếu sót, nhưng dù sao đây cũng chỉ là một đóng góp nho nhỏ với ước mong các đấng có thẩm quyền và trách nhiệm, quan tâm đến những phương tiện truyền thông, để dân Chúa có được những thông tin cần thiết và trung thực, hầu mọi người có thể hiệp thông với mọi biến cố trong Giáo Hội. Mặt khác, các ngài cũng cần biết đón nhận những thông tin, để rồi sàng lọc, cân nhắc và đánh giá đúng mức hầu có những hướng dẫn hợp lý hơn.
1. Giáo Hội có quan tâm đến những phương tiện truyền thông không?
Ngay kỳ họp II, khoá III, ngày 4-12-1963 Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã công bố một sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter Mirifica). Đây là một văn kiện hết sức mới mẻ, vì là lần đầu tiên Giáo Hội trình bày lập trường về vấn đề này. Vào thời điểm này ngành công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, riêng Internet chỉ bắt đầu xuất hiện vào giữa thập niên 70, nhưng sắc lệnh đã đưa ra những nguyên tắc mà ngày nay vẫn còn giá trị khi mà ngành công nghệ thông tin đã tiến triển vượt bực.
Giáo Hội thấy được những ích lợi của những phương tiện truyền thông, cũng như những thiệt hại do việc cố ý dùng sai những phương tiện này. Sắc lệnh khẳng định rằng Giáo Hội có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để rao giảng Tin Mừng, hơn nữa còn có quyền sử dụng và làm chủ bất cứ loại nào trong các phương tiện truyền thông xã hội đó, khi thấy cần thiết và ích lợi cho việc giáo dục đức tin (TT 2; 3).
Như thế, phương tiện truyền thông dưới bất cứ hình thức nào, tự nó có một giá trị tích cực và cần thiết. Con người không thể phát triển trọn vẹn nếu thiếu những thông tin cần thiết, nhưng còn nguy hại hơn bởi những thông tin một chiều hoặc bị xuyên tạc. Vậy thì phải sử dụng những phương tiện truyền thông như thế nào để nó thực sự đem lại ích lợi cho cộng đồng nhân loại. Đó là nhiệm vụ của các chủ chiên, những vị có thẩm quyền phải thấy được trách nhiệm của mình, để hướng dẫn các tín hữu thế nào cho họ biết sử dụng những phương tiện truyền thông cách xứng hợp, chứ không phải chỉ biết ngăn cản, hạn chế hoặc phê phán những suy nghĩ cần chia sẻ của những cá nhân với cộng đồng anh em, nhất là đừng đổ vấy cho người khác cái trách nhiệm truyền thông, cho rằng chính họ làm mất uy tín của những vị lãnh đạo tinh thần…vì những bài viết hay những lời nói. Đừng quên rằng, nếu các ngài sống theo tinh thần Phúc Âm, lấy Chúa Ki-tô làm đích cho đời mình, thực sự trở nên một Đức Ki-tô khác, mặt khác luôn quan tâm đến đoàn chiên, sống quảng đại và đối xử trong tình cha con, thì chẳng sợ thứ “thần dữ” nào làm hại, làm mất uy tín. Trong thực tế, nhiều vị lãnh đạo tinh thần có uy tín đâu để mà mất! Ấy chỉ vì các vị giảng một đàng, sống một nẻo, thì lấy đâu ra uy tín.
2. Giáo Hội đưa ra những nguyên tắc nào khi sử dụng những phương tiện truyền thông?
Sắc lệnh Truyền Thông ( số 4 ) nêu ra những nguyên tắc luân lý: cân nhắc nội dung những gì được truyền thông; đồng thời cũng phải chú ý đến mục đích cũng như những đối tượng và thời gian liên quan đến việc truyền thông này. Hơn nữa, sắc lệnh còn nhắc nhở những người có liên hệ đến vấn đề này, phải tự đào tạo cho mình một lương tâm ngay thẳng. Điều này hết sức quan trọng, thực tế cho thấy, chính vì thiếu lương tâm mà một số phương tiện truyền thông đã gây ra những thiệt hại về tinh thần, làm xáo trộn đời sống đạo lý, gây ra những chia rẽ, hiểu lầm, nghi kỵ lẫn nhau.
Một nguyên tắc không thể bỏ qua, đó là việc thông tri đúng lúc các biến cố và các sự kiện, giúp cho từng cá nhân biết đầy đủ và liên tục các việc đó, như thế, chính họ có thể tham gia vào ích chung một cách hữu hiệu…( TT 5). Nếu theo tinh thần của Sắc lệnh, thì thái độ im lặng hoặc tránh né vấn đề của những vị có trách nhiệm có được coi là đúng đắn không? Đọc Tin Mừng, chúng ta “chứng kiến” nhiều pha gay cấn là những khi Chúa Giê-su phải đối diện với những tình huống hết sức phức tạp do đối phương hạch hỏi hoặc gài bẫy, có những chuyện Người lên tiếng ngay: như khi dùng bữa với người tội lỗi (x.Mt 9,9-12); hoặc khi bị chất vấn về chuyện ăn chay, Người đã ví sự hiện diện của Người như chàng rể trong tiệc cưới, khách dự tiệc là các môn đệ chưa cần ăn chay, nếu có thì là chuyện sau này, nhưng ăn chay theo một tinh thần mới, chứ không thể bình cũ rượu mới được (x.Mt 9,14-17). Cũng có khi Chúa Giê-su thinh lặng, không phải là một sự thinh lặng mang tính đồng loã, cũng không phải là sự thinh lặng sợ hãi quyền lực. Sự thinh lặng gây sức chú ý và giảm sự hung hăng của đối phương, để rồi lên tiếng đúng lúc bằng một lời chất vấn mà người ta không thể không trả lời qua thái độ rút lui có trật tự (x. Ga 8,1- 11: câu chuyện người phụ nữ ngoại tình). Nhất là khi công lý và sự thật bị chà đạp thì việc lên tiếng thông tri là cần thiết, cho dù đứng trước những đe doạ, những hiểm nguy (x.Ga 18,19-24: Chúa Giê-su đứng trước thượng tế Kha-nan).
Có một điều khiến tôi suy nghĩ rằng, Chúa Giê-su rồi cuối cùng cũng đã phải lãnh nhận một bản án hết sức bất công, chứa đầy thù hận ghen ghét của giới lãnh đạo. Nhưng Chúa Giê-su không hề có thái độ thụ động, không xuề xoà nhận tội. Trái lại Người đã nhiều lần lên tiếng không chỉ trước toà án đạo do các thượng tế và các kỳ mục đảm trách, mà ngay tại toà án đời với tổng trấn Phi-la-tô, kẻ cầm quyền sinh sát trong tay (x.Ga 19,10). Chúa Giê-su không ngần ngại nói thẳng với Phi-la-tô rằng: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn”(c.11).
Như vậy, các phương tiện truyền thông cần phải được sử dụng để mọi người có được những thông tin cần thiết trong mọi lãnh vực của cuộc sống, nâng cao tầm nhìn về các biến cố đang xảy ra, hầu có thể hiệp thông cách này cách khác tuỳ hoàn cảnh và khả năng của mình. Phương tiện truyền thông cũng giúp cho rất nhiều người nâng cao kiến thức trong công việc của mình. Sắc lệnh Truyền Thông còn kêu gọi các tín hữu đừng ngần ngại, mà hãy hăng say sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội vào các công việc tông đồ khác nhau tuỳ theo những đòi hỏi cụ thể của hoàn cảnh và thời gian ( cf. TT 13). Sau hết các phương tiện truyền thông còn là cách thế bày tỏ những quan điểm, nói lên những bất công, oan trái mà những người có chức quyền, có thế lực chỉ muốn che đậy, khoả lấp. Cũng chính vì phương tiện truyền thông bị giới hạn ở nhiều vùng, mà những bất công trong lối hành xử của một số linh mục thoái hoá bị che đậy, tha hồ hách dịch, quan liêu, sống hưởng thụ và bỏ bê mục vụ. Dân chúng chỉ biết than thở với nhau, nhưng rất sợ đến tai cha sẽ bị trù dập khi có những nhu cầu thiêng liêng.
3. Truyền thông và dư luận.
Theo Từ điển tiếng Việt, hai từ này có nghĩa khác nhau:
-Truyền thông: truyền dữ liệu theo những quy tắc và cách thức nhất định.
-Dư luận: ý kiến nhận xét, khen chê của số đông đối với việc gì.
Như vậy, truyền thông đúng nghĩa mang tính kỹ thuật hơn, và có tính xác thực hơn. Nếu trong thực tế, có những thông tin một chiều, sai sự thật, thì đó chỉ là vì người ta đã sử dụng cách bất chính, mà Sắc lệnh gọi là cố ý dùng sai những phương tiện này, bởi vì chưa được đào tạo để có một lương tâm ngay thẳng.
Còn dư luận, như định nghĩa của Từ điển, nó chỉ là những nhận xét phiến diện, do thiếu thông tin, nhất là vì đã có sẵn một định kiến, hoặc ác cảm. Chính vì thế, dư luận có một giới hạn và kém giá trị hơn truyền thông. Một kiểu “chơi chữ” khá hay của đức cha Bùi Tuần: dư luận thường là luận dư, cho thấy dư luận không luôn luôn phản ánh sự thật (x. bài BIẾT MÌNH trong tập “Giới Luật Yêu Thương”). Dư luận đôi khi còn mâu thuẫn với nhau. Xin lấy ví dụ cụ thể là trường hợp của chính tôi. Chỉ từ vài năm nay, được tiếp cận với internet, tôi có viết một số bài góp ý, nhận định, chia sẻ những cảm nhận của mình liên quan đến một vài lãnh vực Kinh Thánh, Phụng Vụ hay Mục vụ…và dĩ nhiên không tránh khỏi những đụng chạm với vị này vị khác trong Giáo Hội. Tôi chỉ nói những điều phải nói, và những điều tôi nói chỉ là những điều căn bản, là những gì tôi học được bằng cách này cách khác. Tôi không hề có ý khoe khoang tự cho là mình gì, vì tôi luôn nhủ thầm rằng những gì mình biết chỉ là hạt cát trong bãi cát mênh mông của sa mạc tri thức, có ai hỏi tôi học hành đến đâu mà đòi viết lách, thì tôi thành thực trả lời đúng như những lần khai lý lịch về trình độ học vấn: 12/12. Nhưng có ai cấm tôi đọc sách và hỏi thầy hỏi bạn để hiểu biết thêm đâu. Và nhất là tôi xác tín rằng điều gì đúng thì phải nhận là đúng, như 2 x 5 = 10, thì đứa trẻ học lớp ba và anh tiến sĩ toán không thể nói khác nhau. Cho nên tôi cứ bày tỏ suy nghĩ mà tôi xác tín với một ý hướng xây dựng. Ấy vậy mà dư luận cho rằng phải có người đứng sau lưng tôi, xúi tôi, thậm chí hướng dẫn tôi viết, vì cho rằng giáo dân không thể có khả năng để viết như vậy. Lại có dư luận khác nói rằng: ông ta viết lăng nhăng, chẳng có giá trị gì, nhìn thấy tên đã biết ông ta là viết gì rồi, nên chẳng thèm đọc. Nghe những dư luận như vậy tôi chỉ cười và nghĩ quả thật dư luận chỉ là luận dư nên chẳng hề bận tâm. Kiến thức của con người cốt ở biết quan sát, biết suy tư, tạo cho mình một hướng đi rõ rệt, biết đến đâu làm đến đó, điều gì chưa hiểu thì hỏi, hỏi thầy, hỏi bạn, hỏi sách vở…không mặc cảm mà cũng chẳng dám tự phụ. Học là như thế, chứ đâu phải ai cũng có điều kiện để vào học viện này học viện kia, trung tâm này trung tâm kia. Thiếu gì người xuất thân từ những học viện, những trung tâm, có bằng này cấp nọ, mà ăn nói, cư xử như kẻ vô học hoặc như một bợm nhậu giang hồ.
Tóm lại, dư luận thường là những lời bàn qua tán lại, hàm chứa một sự ghen ghét, tức tối. Muốn hạn chế những dư luận cần có những thông tin chân thực.
4. Những kiểu truyền thông thiếu trung thực.
Người làm công tác truyền thông cần phải trung thực, nghĩa là phản ánh đúng sự thật, không làm sai lạc, trước sau như một. Càng có chức vụ càng cần sự trung thực. Sắc lệnh đặc biệt nói đến các vị chủ chiên, các linh mục phải chu toàn phận sự truyền thông, vì nó liên hệ chặt chẽ với nhiệm vụ thông thường của các ngài là việc giảng dạy. Một linh mục chuyên đi giảng và viết báo, trong một bài báo ông kể lể công lao của các linh mục, hết lòng lo cho dân, nhưng dân chúng không biết ơn, còn kêu ca trách móc các linh mục, và ông ví von “Bạc như dân, bất nhân như lính”. Thế mà, chỉ ít lâu sau, trong một dịp mừng lễ bổn mạng của ông, giáo dân chúc mừng kèm theo một phong bì dày, ông toét miệng cười nói những lời đầy tình nghĩa, đại ý nói anh chị em là ân nhân của chúng tôi, rất cám ơn sự ưu ái của anh chị em, nhờ có anh chị em mà tôi có đất dụng võ. Thật là mâu thuẫn và không kém khôi hài, ông làm mục vụ mà lại tự coi mình như một anh sơn đông mãi võ, kiếm tiền độ nhật.
Tôi còn nghe nói đến một sự kiện, một linh mục và một giám mục đến gặp gỡ một nhóm nọ để trao đổi một vấn đề gì đó, cuộc gặp gỡ đó chưa có kết quả rõ ràng. Thế mà sau đó phát sinh đủ thứ dư luận gây những bất lợi cho nhóm này. Đó là những ví dụ cho thấy sự thiếu trung thực trong việc truyền thông, tạo ra những dư luận xấu.
Kết luận.
Như đã nói ở trên, tôi chỉ muốn chia sẻ một quan điểm về những phương tiện truyền thông trong cái tầm nhìn giới hạn của tôi. Trong lãnh vực này còn nhiều điều phức tạp và tế nhị, đó là phần của những vị có thẩm quyền và có chuyên môn cao. Nhưng dù sao đi nữa, phương tiện truyền thông vẫn là một phương tiện hữu ích để mọi người có thể bày tỏ những suy nghĩ, những khát vọng chính đáng của mình. Và chắc chắn lợi nhiều hơn hại. Nếu những phương tiện truyền thông có những tác hại không mong muốn, thì cũng chẳng khác gì khi ta dùng thuốc trị bệnh, thì hầu như loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ, buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay…Phương tiện truyền thông không chỉ dùng để nói những điều tích cực, để khoe thành tích của một cộng đoàn hay cá nhân, để truyền tải những điều mà trên bảo sao dưới nghe vậy. Đó chỉ là thứ truyền thông một chiều. Phương tiện truyền thông đôi lúc cũng cần phải được sử dụng để tường thuật hay trình bày những cái thiếu sót, những gương mù gương xấu và những việc làm sai trái gây những thiệt hại cho cá nhân hay cho cộng đoàn ( x.TT 7).
Viết xong 15giờ00 ngày 7-4-2010
prhoanal@yahoo.com.vn
Văn Hóa
Thần học linh đạo trong thơ Cung Chi
Lê Đình Thông
06:52 09/04/2010
THẦN HỌC LINH ĐẠO TRONG THƠ CUNG CHI
Nhà thần học Karl Rahner (1904-1984) dòng Tên cho rằng trong một số trường hợp cá biệt, một người vừa là một nhà thơ, lại vừa là một linh mục. Xuân Diệu đã định nghĩa thi nhân trong bài Cảm Xúc:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và thơ thẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Còn bàn tay của linh mục, ngoài việc cầm bút, chủ yếu là:
Nhân danh Ba Ngôi cực trọng thay
Con dùng đôi tay yếu đuối này
Làm dấu nối liền trời với đất
Như nguồn phúc lộc suối ơn đầy.
Hai đoạn thơ trích dẫn đều là thơ mới bẩy chữ, gieo cùng vần điệu (mây, dây / thay, này, đầy). Trong khi Xuân Diệu ‘‘ràng buộc bởi muôn dây’’, linh mục Cung Chi dùng bàn tay để ‘‘nối liền trời với đất’’. Như vậy nhận xét của Karl Rahner có đúng chăng ? Linh mục và thi sĩ phải chăng giống như đông và tây trong câu văn của Rudyard Kipling: ‘‘Đông là Đông, Tây là Tây, đôi ngả đông tây không bao giờ tái hợp’’ (l’Est est l’Est, l’Ouest est l’Ouest, et jamais ils ne se rencontreront).
Trong vần thơ trích dẫn, nhà thơ Xuân Diệu đã đưa ra mấy chất liệu hun đúc hồn thơ: gió, trăng, mây. Thi nhân là chủ từ của các động từ: ru, mơ, thơ thẩn, ràng buộc và chia sẻ.
Thơ Cung Chi cũng có đủ các chất liệu gió, trăng, mây. Này đây ngọn thiên phong đã làm rung động hồn thơ Cung Chi:
Lạy Thánh Thần xin hãy thổi ! hãy thổi
Xóa nhòa đi những nét gợn bi quan
Cho hoa nở thơm phức mùi hân hoan
Trong cung thẳm những quãng đời đen tối.
Trăng trong thơ Cung Chi chiếu soi đến tận cõi lòng:
Như trăng rằm vằng vặc giữa ngân giang
Như mặt trời chiếu bình minh suối ngọc.
Và sau cùng là mây :
Hôm ấy ngày mười lăm
Mẹ lên trời hồn xác
Con xao xuyến băn khoăn
Trông mây bay ngơ ngác
Như vậy là nhà thơ Cung Chi đã khiến Đông Tây tuy xa cách không gian mà gặp nhau trong tâm tưởng; thi nhân và linh mục vẫn có thể một, ‘‘mình với ta tuy hai mà một’’.
Cung Chi là bút hiệu của linh mục Đinh Đồng Thượng Sách. Ta hãy nghe thi sĩ Vân Uyên giới thiệu Cung Chi và hai bút hiệu khác nữa của nhà thơ:
Hiên ngang ‘‘Thần Lộ’’ giữa trần ai,
Ngâm khúc ‘‘Cung Chi’’ lộng đất trời.
Thế kỷ phần tư dâng của lễ,
Một lời trọn vẹn hứa không sai.
Thiên tình thắm thiết ‘‘Lương Nhi Tử’’,
Nhân đạo thâm sâu nặnh gánh vai.
‘‘Thượng Sách Đinh Đồng’’men muối Chúa,
Nêu gương tử đạo ‘‘Họ là ai’’.
Trong bài ‘‘Men muối Chúa’’, thi sĩ Vân Uyên đã nhắc đến ba bút hiệu của nhà thơ: Cung Chi, Thần Lộ, Lương Nhi Tử.
Thần Lộ (神 路):
- Thần (神) có nghĩa là tinh thần, thần khí;
- Lộ (路) là đường cái, đường đi lại.
Bút hiệu Thần Lộ là do người bác của thi nhân đã đặt ra từ thuở thiếu thời ở quê nhà. Ngoài việc khai tâm chữ Hán, người bác còn đặt bút hiệu cho cháu là Thần Lộ.
-Cung Chi (恭之): Bút hiệu này nói lên lòng tôn kính Đức Mẹ của tác giả.
Cung Chi lấy từ sách Luận Ngữ (論語)
Vi chánh dĩ đức thí như Bắc Thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi
(為 政 以 德,譬 如 北 辰,居 其 所,而 眾 星 共 之)
Làm việc chánh, đức độ ví như sao Bắc thần đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu.
Đức Mẹ ví như sao Bắc đẩu đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu
Ave Maris Stella, Dei Mater Alma, Atque semper Virgo, Felis cœli porta
Ông bác còn cải danh Củng Chi (共 之) thành ra Cung Chi (恭 之), vì vần bằng dễ đọc. Cung (恭) bộ Tâm (心) có nghĩa là cung kính.
Lương Nhi Tử (梁 兒 子) : Cụ Đinh Đồng Lương là thân phụ nhà thơ. Cụ bà nhũ danh Nguyễn Thị Nhi.‘‘Tử’’ là con. Khi chọn bút hiệu này, phải chăng nhà thơ nói lên tâm nguyện tiếp nối ý thơ và chắp lại hồn thơ của các bậc sinh thành, gom lại trong cõi thơ Cung Chi.
Bút hiệu Thần Lộ lúc khởi nghiệp có nghĩa là đường về quê thật. Ba bút hiệu là ba chặng đường thơ: Với huyết thống văn học của song thân (Lương Nhi Tử), nhà thơ làm thơ để diễn tả hai mối tình. Toàn tập thi phẩm Cung Chi là một thiên tình sử. Mỗi ý thơ là một giọt yêu thương: yêu trời và yêu người. Thiên tình ở đây có hai nghĩa, vừa là Thiên tình (天 情): yêu Trời, Thiên viết hoa), lại vừa là thiên tình sử (千 情 史): nghìn trang truyện tình, thiên không viết hoa). Lương Nhi Tử và Cung Chi tiếp nối nhau trên con đường cái quan (Thần Lộ), khởi đi từ Kinh Bắc với vần thơ lục bát quan họ:
Tim ta là góc trời êm
Là bến thơ mộng dễ quên đường về
‘‘Mình về ta chẳng cho về,
Ta nắm vạt áo ta đề bài thơ’’.
(Góc Trời, tr. 225)
Quê hương quan họ Kinh Bắc là quê hương nhà thơ:
Ôi khúc sông thiêng của Thị Cầu,
Như làn huyết mạch rất nhiệm mầu.
Dội lên hừng hực tim Kinh Bắc,
Tình đời nghĩa đạo thật thâm sâu.
(Trăm Năm Duyên Kết, tr. 585).
Con đưòng thiên lý chạy dài từ Bắc xuống Nam, rồi qua ngả Thần Lộ, bắc một một nhịp cầu nối liền giữa Đông và Tây. Vì vậy trong thơ Cung Chi có đủ bốn phương trời. Tùy nội dung từng bài, nhà thơ ký các bút hiệu khác nhau. Sau đây xin đơn cử một vài trường hợp:
-Lương Nhi Tử: Chớ bỏ qua (tr. 90)
- Cung Chi: Nếu không là linh mục (tr. 126), Đôi bàn tay linh mục (178), Lời nguyện đầu năm (326), Bốn mùa cảm tạ (tr. 544), Men muối Chúa (tr. 785), Thấu chăng (tr. 789)
Trong ngót một nghìn trang của thi tập Thương Ngàn Thương, không thấy tác giả ký tên Thần Lộ. Phải chăng ngày nay bút hiệu này chỉ còn là vang bóng một thời ?
Nhà thơ có lần thổ lộ:
Tôi lữ thứ trên đường đời vạn nẻo
Buồn cô đơn côi cút dặm trường xa.
(Chúc tụng, tr. 115)
Là lữ khách (homo viator), tác giả có thói quen sáng tác trên những toa tàu, làm thơ trên bến cảng, phi trường:
Con tàu theo gió lướt bay,
Ngẩn ngơ như bỗng nhừ say tâm tình.
(Chia tay, tr.75)
Cung Chi thường chép lại những nụ thơ chớm nở trong cuốn agenda bỏ túi, có thể bằng cây viết Bic, cũng có khi là mẩu bút chì. Từ khi mái tóc còn đen nhánh, ông đã chép thơ trên trang giấy trắng mực đen, mãi đến nay mái tóc đã điểm sương như câu thơ Lý Bạch (701-762) trong bài Tương tiến tửu (將進酒):
君不見黃河之水天上來,
奔流到海不復回?
君不見高堂明鏡悲白髮,
朝如青絲暮成雪?
Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi ?
Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát
Triều như thanh ti mộ thành tuyết ?
Biết chắng ai Sông Hoàng hà ngọn nước tại lưng trời, tuôn đến bể khôn vời lại được ?
Biết chăng nữa Đài gương mái tóc bạc, sớm như tơ mà tối đã như gương ?
Vô Danh dịch
Thơ Cung Chi rất đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung. Tác giả đã dùng nhiểu thể loại khác nhau để diễn đạt tình cảm của mình như được trình bầy trong phần sau đây.
I - Thể loại trong thơ Cung Chi:
Thi tập Thương Ngàn Thương có bài thơ mới 5 chữ khai bút. Từ nhân nghĩa đến nhân sĩ làm theo thể song thất lục bát là bài thơ cuối tập thay cho lời bạt (跋). Giữa hai bài thơ alpha - oméga và hai ý thơ kim - cổ là hơn năm trăm bài thơ trước tác theo đủ thể loại, từ thất ngôn bát cú đến thơ Đường, thơ mới. Sau đây là biểu đồ các thể loại trong thơ Cung Chi:
1 - Song thất lục bát: 21,5 %
2 - Lối câu 7 chữ: 20,2 %
3 - Lục bát: 19 %
4 - Đường thi (唐 詩): 17 %
5 - Thơ mới năm chữ: 12,8 %
6 - Lối câu 8 chữ: 7,4 %
7 - Lối câu dài ngắn khác nhau: 1,2 %
8 - Hát nói: 0,9 %
Biểu đồ trên đây thực hiện khi lần đầu đọc thơ Cung Chi, giúp chúng tôi có một ý niệm về thể loại và chủ đề sáng tác của nhà thơ. Thi tập này có được là do Thầy Phó tế Phạm Bá Nha, chủ bút nguyệt san Giáo Xứ, dày công thu thập. Thi phẩm chỉ gồm những sáng tác của Cung Chi từ cuối giai đoạn Giáo Xứ còn ở đường Boisonnade đến nay. Những sáng tác trước giai đoạn này phần lớn đã bị mai một.
Theo biểu đồ trên đây, những bài song thất lục bát trong thi nghiệp Cung Chi là đáng kể nhất. Thể thơ này của riêng nước ta, còn được gọi là ngâm (吟). Theo Dương Quảng Hàm (1898-1946), thể song thất lục bát là ‘‘bài văn vần tả những tình cảm trong lòng, thứ nhất là những tình buồn, sầu, đau, thương’’. Nếu căn cứ vào câu nói thời danh của bá tước Buffon (1707-1788) trong bài diễn văn đọc ngày 25-8-1753 tại Viện Hàn lâm Pháp, ‘‘văn là người’’ (le style est l’homme même), Cung Chi trước hết là nhà thơ kể chuyện qua những vần thơ. Nhà thơ đã thực hiện trọn vẹn ba chức năng của thi nhân, theo định nghĩa của Yves Thériault (1915-1983) là tự sự, trước thuật, trước tác (conter, raconter, écrire). Trong số những bài song thất lục bát của Cung Chi, xin trích dẫn khổ cuối bài Ngọt ngào mang tâm tình người con sống xa nhà và bài Thương yêu, tác giả thác lời mẹ còn lận đận chia sẻ số phận hẩm hiu của dân tộc ở quê nhà:
Còn những kẻ thấy đời rác rưởi,
Xin mời vô mua chổi má tôi.
Mỗi người một chiếc đủ rồi,
Quét sao cho sạch cõi đời lầm than.
(Ngọt ngào, tr. 440)
Dù có phải long đong đi nữa,
Cũng không sao tắt lửa niềm tin.
Trước sau ăm ắp chân tình,
Ở ăn chung thủy chí tình là hơn.
(Thương yêu, tr. 441)
Tác giả thưòng biến các câu kết thành toa tầu chuyên chở đạo lý (moralité), thường thấy trong thi ca tây phương và văn học nước ta: văn dĩ tải đạo (文以載道). Như vậy, bút hiệu Chổi Cùn Giáo Xứ mà tác giả sử dụng trên báo Giáo Xứ vừa có cội nguồn văn học: Thơ cái chổi trong Quốc văn Giáo khoa thư (Thương Ngàn Thương, tr. 791), lại vừa nặng chĩu tình nhà.
Trong thơ Cung Chi, lối thơ bẩy chữ đứng ngay sau thể thơ song thất lục bát. Như vậy là sau khi mượn một thể thơ trong văn học nước ta để làm công việc chứng nhân, tác giả quay về với thơ mới để tự sự.
Theo Dương Quảng Hàm, ‘‘lối thơ mới phát nguyên từ lối thơ của người Pháp. Các nhà làm thơ mới thấy rằng thơ Pháp, trừ mấy lối định thể (poèmes à forme fixe) như sonnet, ballade, rondeau, không có hạn định số câu số chữ, không có niêm luật, không theo phép đối và có nhiều cách gieo vần, nên cũng muốn đem các thể cách rộng rãi ấy ứng dụng trong thơ ta.’’ Tiết tấu của thơ mới thường ngắt câu thành những đoạn dài ngắn khác nhau khiến câu thơ nghe réo rắt như khúc nhạc sầu. Paul Verlaine bàn về nghệ thuật thi ca (l’art poétique) trong mấy câu thơ sau đây:
De la musique avant toute chose
Et pour cela préfère l’Impair
Plus vague et plus soluble dans l’air
Sans rien en lui qui pèse ou qui pose
Xin tạm dịch:
Thơ nghe réo rắt dường mong muốn
Ý thơ ngắt chữ lẻ loi sầu
Chơi vơi hòa điệu trong gió cuốn
Bận bịu chi đâu nối nhịp cầu
Trong Thương Ngàn Thương, tác giả gởi trọn niềm nhớ thương người em gái còn ở quê nhà qua bài thơ 7 chữ Chiều nhớ, viết cuối năm 1968 ở Bruxelles:
Chiều nhớ
tặng em Vạn
Nhớ thương biết mấy thuở ban đầu
Hồi em còn nhỏ áo gụ nâu
Đôi má hồng xinh vân ngọc thắm
Cặp mắt ngoan hiền đôi mắt câu.
Em là em bé đất Tử Nê
Tươi mát bốn mùa hương lúa quê
Ngọt lịm trong lành như giếng nước
Chưa biết ngoài xa chiến tranh về.
Em là gái út ở trong nhà
Mẹ thì chợ búa lúc gần xa
Các anh trọ học trên miền tỉnh
Vài tháng đôi lần mới gặp cha.
Em còn quá nhỏ chưa biết gì
Tháp chuông nhà thờ chả nhớ chi
Ngay cả ao chùa ngoài phía cổng
Bốn hướng trong làng ngõ ngách đi.
Lối thơ năm chữ nối tiếp lối thơ 7 chữ trong biểu đồ thể loại. Lối thơ này giầu nhạc điệu mà tấc lòng lắm ý thâm sâu. Cung Chi thường dùng thế thơ này để diễn tả nỗi niềm riêng tư. Trong thất tình (七情), tác giả bỏ bớt chữ ‘‘nộ’’ (giận) và ‘‘cụ’’ (sợ) trong bẩy mối tình đời (thất tình), chỉ còn lại niềm vui (喜 hỷ), đôi khi là nỗi buồn (哀 ai), tình yêu (愛 ái), niềm mong ước được nên thánh (欲 dục). Xin đơn cử một bài thơ thể loại năm chữ của Cung Chi:
Năm chục kinh đời con
Chục đầu mười tuổi tròn
Thơ ngây dâng kính Mẹ
Thơm như hương lúa non
Chục sau hai mươi tuổi
Lý tưởng đương phơi phới
Mỗi lời kinh đọc lên
Như tình xuân chới với
Tới chục hạt ba mươi
Khắng khít chí không rời
Từng lời gửi tới Mẹ
Như thơ bay tuyệt vời
Sang chục kinh thứ tư
Thấy Mẹ càng nhân từ
Nhìn con đầy âu yếm
Trách yêu sao quá hư
Năm chục tuổi kinh xong
Mái tóc đã điểm sương
Mắt mờ trông lên Mẹ
Dưng dưng lời cây trông
Liệu con còn đọc tiếp
Bao chục kinh mùa Thương
Nào đâu con có biết
Chỉ biết thương ngàn thương.
Trong 5 khổ đầu, câu thứ 5 khi nào cũng có những chữ diễn tà nhịp điệu tuổi đời: ‘‘hương lúa non’’ là nhịp nhanh (presto). ‘‘Xuân chới với’’ vẫn còn linh hoạt (vivace). ‘‘Bay tuyệt vời’’ là nhịp vui (allegro). Lời trách yêu ‘‘sao quá hư’’ chuyển qua nhịp vừa (moderato). ‘‘Lời cậy trông’’ chậm rãi (lento). Câu thứ 5 ngoại khổ kết lại ‘‘thương ngàn thương’’. Chữ ‘‘thương’’ đầu là động từ. Qua đến ‘‘thương’’ sau trở thành danh từ. Ngôn ngữ nước ta có câu ‘‘trăm nhớ ngàn thương’’. Nhớ nhung thường chỉ tăng thêm ân tình. Ngàn thương là thương gấp 10 lần nỗi nhớ.
Lối thơ 8 chữ có số chữ dài hơn mới có đủ ngôn từ tụng ca Đức Mẹ. Thánh Nữ Đồng Trinh Maria của Hàn Mặc Tử là bài thơ 8 chữ. Cung Chi có bài Nhân từ cũng theo lối thơ 8 chữ, gieo vần liên tiếp như đoàn người liên tục hành hương:
Lạy Thánh Nữ, Đấng tinh tuyền vẹn sạch
Được tác thành như dấu chỉ từ nhân
Cả lòng Ngài bể lân tuất trong ngần
Mắt của Ngài chứa chan niềm thương sót
Tình của Ngài vượt non cao chót vót
Trái tim Ngài chói lói hơn ngân hà
Bàn tay Ngài như ôm lấy thiết tha
Cả những kẻ ngại ngùng không dám đến
Cúi lạy Bà, Người con hằng trìu mến
Trông lên Ngài với trót cả niềm tin
Của những kẻ xưa nay đến nguyện xin
Mà không thấy bao giờ bị chối bỏ
Cúi lại Ngài, suối nguồn ơn phù trợ
Nơi muôn người tuốn đến để nương thân
Nơi muôn người gặp được nhiều ân cần
Nơi an ủi kết tinh thành hơi thở
Cúi lạy Ngài, vì Sao Mai rạng rỡ
Giữa bầu trời tăm tối của chúng con
Là nhật nguyệt trong đáy thẳm tâm hồn
Là bình minh rực sáng mầu hy vọng
Xin giúp con say men yêu tin tưởng
Lòng dạt dào đắm đuối mãi khôn nguôi
Trí ngất ngư cơn choáng váng suốt đời
Đến giây phút an nghỉ trong tay Mẹ.
(Nhân từ, tr. 459)
Tuy là thơ mới, tác giả dùng thể tỉ (比) thường thấy trong ca dao để ca tụng Thánh Mẫu: dấu chỉ từ nhân, bể lân tuất, non cao, ngân hà, suối nguồn, Sao Mai, nhật nguyệt. Các danh hiệu kết lại thành trăng sao, là trời là bể, là suối nguồn, là dải ngân hà.
Trong tập Thương Ngàn Thương còn có bài thơ mới 8 chữ Rực Sáng. Đây là bản giao hưởng tụng ca Thánh mẫu gồm 62 câu. Thánh Nữ Đồng Trinh Maria của Hàn Mặc Tử cũng có 62 câu. Cả hai đếu bắt đầu bằng vẩn trắc, tiếp theo là hai vần bằng.
Thánh Nữ Đồng Trinh Maria mở đầu bằng ơn trời:
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng
Còn Rực Sáng bắt đầu bằng cõi người ta:
Cả tạo vật chuyển mình trong trăn trở
Ngàn vạn năm chờ đợi rất xôn xao
Trong 62 lời thơ tụng ca của Hàn Mặc Tử có 10 câu thơ tuyệt bút:
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn trong mạch máu
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ
Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi.
Tụng ca Thánh Mẫu của Cung Chi là 8 vần thơ nhập thể:
Trong lòng Mẹ Ngôi Hai đã nhập thể
Đã cưu mang nguồn yêu thương nhân thế
Rất trinh thơm vẹn sạch rất tinh tuyền
Như pha lê trong vắt ngọc khôi nguyên
Không chút bụi gợn nhơ nào vương vấn
Như nuớc hồ xanh không chút ngấn
Như gương soi không dấu chấm mờ ngang
Như trăng rằm vằng vặc giữa ngân giang.
Chung khúc tụng ca của hai nhà thơ công giáo đều có ánh trắng rằm:
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
(Hàn Mặc Tử)
Như trăng rằm vằng vặc giữa ngân giang
(Cung Chi)
Trong vần thơ dẫn nhập, Hàn Mặc Tử nói về cõi trời, còn Cung Chi thì nói đến phận người. Đổi lại, trong phần tụng ca, vầng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử nói về phận người. Còn vần trăng tụng ca trong thơ Cung Chi ‘‘vằng vặc giữa ngân giang’’.
Lòng tôn kính Đức Mẹ và lòng yêu mến người mẹ là chủ đề quen thuộc trong thơ Cung Chi. Nguồn thi hứng của nhà thơ Cung Chi được khơi nguồn từ lòng mến Chúa, yêu người.
II - Các đề mục chính trong thơ Cung Chi:
Gaston Bachelard (1884-1962) là triết gia Pháp chuyên bàn về thơ. Ông cho rằng: ‘‘Thi sĩ là người có quyền khơi dậy niềm xúc cảm thi ca trong tâm hồn độc giả’’ (le poète est celui qui a le pouvoir de déclencher le réveil de l’émotion poétique dans l’âme du lecteur). Còn theo nhà thơ Paul Eluard, ‘‘thi sĩ là người cảm hứng hơn là người được cảm hứng’’ (le poète est plus celui qui inspire que celui qui est inspiré). Hai ý tưởng văn thơ này gặp nhau trong câu thơ:
Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
Celui qui est inspiré của Paul Eluard và hai ý thơ của Xuân Diệu đểu ở thụ động cách (phrase à la forme passive). Tâm tình này được thể hiện qua thi tập Thương Ngàn Thương của Cung Chi.
Cung Chi cho rằng cuộc đời gồm muôn mảnh chắp lại. Nhà thơ là một Đức Kitô khác, khiến những vần thơ hóa thân thành những bông ‘‘hoa chớm nở giữa lòng đời cơ khổ’’ (Đời muôn mảnh, tr. 175).
Thi tập Thương Ngàn Thương ghép lại trăm ngàn mảnh đời, từ bi lụy nhân thế đến niềm ‘‘tin cậy mến’’ siêu thoát. Tác giả Thương Ngàn Thương đã thi vị hóa lời chứng (poéticité du témoignage), chắp ý thơ cho vần điệu thăng hoa.
Trong bài nói chuyện ngắn ngủi này, thật khó lòng chắp nối nhiều mảnh đời vỡ nát. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu hai chủ đề chính, là tình mẫu tử và thư viện. Ngày Văn hóa Giáo xứ năm nay kỷ niệm 20 thành lập Thư viện Giáo xứ. Ta cùng nhau ôn lại những vần thơ của Cung Chi nói về Thư viện Giáo xứ vì Thư viện là một công trình văn hóa để đời của nhà thơ.
1 - Tình mẫu tử:
Tình mẫu tử là chủ đề chính trong thơ Cung Chi. Nhà thơ làm thơ để thể hiện lòng yêu mến người mẹ chung của mọi nhà và người mẹ riêng của thi nhân. Tên tập thơ ‘‘Thương Ngàn Thương’’ lấy từ một bài thơ năm chữ dâng kính Đức Mẹ. Thầy Phạm Bá Nha là người có công thu thập và thực hiện thi tập. Ông cảm nhận được hồn thơ Cung Chi nương náu trong tình mẫu tử nên đề nghị lấy ba chữ cuối bài thơ đặt tên cho toàn tập. Ý kiến này được nhà thơ hoan hỉ chấp nhận. Thiết tưởng đó cũng là sự đồng cảm giữa thi nhân và độc giả như ý kiến của Bachelard trích dẫn trên đây.
Trong phần nói về các thể loại, chúng tôi đã trích dẫn thơ Cung Chi tụng ca Đức Mẹ. Phần này xin dành để nói qua tình mẫu tử.
Tình mẹ trong thơ Cung Chi che phủ cả cuộc đời nhà thơ, ngay từ tấm bé với hai bài thơ 5 chữ Áo mẹ xưa (tr. 14), và Bên giường bệnh viện (tr. 40):
Ngày xưa con còn bé
Mẹ mớm cho con ăn
Những lúc con khóc thé
Mẹ gặp bao khó khăn
Bằng những câu ca dao
Những lời kinh ngọt ngào
Mẹ ru cho con ngủ
Đẹp như giấc chiêm bao.
Tâm thức nhà thơ luôn khắc ghi câu ru lục bát và lời kinh mẹ đọc. Người mẹ chính là nhà thơ lớn nhất đầu đời và là giáo lý viên ươm mầm đạo lý. Vào ngày lễ các bà mẹ, nhà thơ làm bài thơ 5 chữ thay cho món quà biếu mẹ:
Năm nay lễ bà mẹ
Con làm bài thơ này
Thành kính tri ân mẹ
Và tặng em gái gầy
Xin Thánh Mẫu từ nhân
Giơ đôi tay đỡ đần
Mẹ con tháng ngày cuối
Em con bớt nhọc nhằn.
(Chơi vơi, tr. 87)
Đến khi mẹ mất, nhà thơ khóc mẹ cũng bằng thơ 5 chữ:
Thế là mẹ đã mất
Còn gì nữa đâu em
Giờ phút ngại ngùng nhất
Đã đến rồi đó em.
(Lệ ứa, tr. 312)
Tác giả thi tập Thương Ngàn Thương thường dùng thể thơ năm chữ để diễn tả tâm tình người con. Theo nhà ngôn ngữ học Jacques Lecan, ‘‘Cõi vô thức và ngôn ngữ được hình thành từng bước một’’ (l’inconscient est structuré comme un langage). Con trẻ bập bẹ những từ ngữ biểu đạt (significant) một cách ngắn gọn, nhiều lắm cũng chỉ là 5 chữ. Một người con cho dầu khôn lớn vẫn còn bập bẹ vòi vĩnh, làm nũng mẹ. Trong văn học nước ta, còn thế thơ nào ngắn gọn hơn là thơ năm chữ ? Hơn nữa, lời con trẻ còn giầu nhạc tính. Thể thơ này chỉ gồm mấy chữ mà réo rắt lòng người. Chẳng thế mà Mozart đã soạn 12 biến khúc cho bản đồng dao quen thuộc ‘‘Ah, vous dirai-je, maman’’.
Ngoài tình mẫu tử, tác giả có những bài nói về thư viện, từ sinh hoạt đến nhân sự, như được trình bầy trong phần sau đây.
2 - Thư viện Giáo xứ : Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách có công thành lập Thư viện Giáo xứ ngày 16-4-1990, tính đến nay (11-4-2010) là tròn tuổi đôi mươi. Tên lúc mới thành lập là Thư viện Thanh Thiếu Niên vì do Nhóm Văn hóa Giới trẻ thực hiện. Nhóm này do cha Sách là tuyên úy. Năm 1990, Thư viện có 3 234 tựa sách. Hiện nay, danh xưng chính thức là Thư Viện Giáo Xứ. Số sách đã lên tới mức (thiên thư) vạn quyển (10 000), tỷ lệ gia tăng là 323,40%. Mỗi năm, Thư Viện có thêm 200 sách mới phần nhiều là sách biên khảo, chiếm tỷ lệ 2 %. Trong thư mục có nhiều tài liệu chữ nôm hiếm quý. Từ nhiều năm nay, Thư viện đã được điện toán hóa.
Ngoài cha Đinh Đồng Thương Sách là nhà sáng lập và giám đốc điều hành, Thư Viện Giáo Xứ còn có một nhóm điều hành do anh Cao Trọng Nghĩa là trưởng nhóm. Thành viên gồm có anh Trần Anh Dũng, chị Trần Kim Chung, chị Cao Thị Thủy Tiên, anh Nguyễn Ngọc Cẩn, chị Nguyễn Thị Xuân Lan, chị Trần Thị Phúc, anh Nguyễn Thanh Sơn, anh Lê Quang Đại, anh Trịnh Quang Bình, chị Tiết Phương Mai Uyển, anh Hoàng Mặc Khải, chị Phạm Dương Xuân Lan, chị Nguyễn Mỹ An.
Nhà thơ Cung Chi đã ưu ái dành cho người con tinh thần của mình 44 vần thơ song thất lục bát với lời đề tặng ‘‘Mến tặng Nhóm Thư viện’’:
Đây có phải ‘‘anh hùng lao động’’
Quanh năm làm chẳng ‘‘rống’’một câu
Hể có độc giả yêu cầu
Là vâng là dạ là hầu hạ ngay
Chẳng bao giờ dám gây ai cả
Dù những khi bị vạ tày đình
Bấc chì khóe cạnh bất bình
Anh em vẫn cố ép mình cười duyên.
(Chút duyên thừa, tr. 120)
Theo thông lệ, cứ mỗi năm Thư Viện lại tổ chức một Ngày Văn Hóa Giáo Xứ vào tháng 4, đánh dấu ngày thành lập Thư Viện. Ngoài phần nghi thức, Ngày Văn Hóa còn mời các diễn giả giới thiệu một nhà văn hóa công giáo có công đóng góp vào văn học sử nước nhà. Tức cảnh sinh tình, cứ mỗi đề tài thuyết trình, nhà thơ Cung Chi lại sáng tác một bài hát nói hoặc có bài họa thất ngôn bát cú, gọi là ‘‘của tin còn lại chút này làm ghi’’ (Nguyễn Du). Xin chép lại một số bài thơ in trong thi tập Thương Ngàn Thương như sau:
Nhiệt huyết
Nhân dịp Thư Viện Giáo Xứ tổ chức buổi nói chuyện về vị Cố Giám mục tiên khởi Việt Nam (29-4-2001)
MƯỠU
Kính dâng tấc dạ chân thành
Giám tòa đài cũ hương tâm hoa lòng
NÓI
Giám mục đầu tiên non nước Việt
Mở sang trang đặc biệt huy hoàng
Giòng Giáo sử thêm đậm nét vinh quang
Nhờ sau trước nối hàng tiếp bước
Cha sở Tân Định‘‘Tiền Hô’’ trước
Đức Cha Phát Diệm ‘‘Bá Tòng’’ sau
Trước sau vẫn một khác chi đâu
Một thân thế chứa một bầu nhiệt huyết
‘‘Tuồng Thương Khó’’ nơi nơi đều biết
‘‘Tài hùng biện’ khắp xứ lưu danh
‘‘Rễ chân sâu bén tuyển dân’’ *
* Châm ngôn của Đức Cha Gioan Baotixita (Tiền Hô) Nguyễn Bá Tòng là: In electis meis mitte radices (Hãy châm rễ sâu trong dân tộc ta đã chọn).
Tuyệt mệnh
Bài nói chuyện về nhà bác học Trương Vĩnh Ký ngày 7-4-2001
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời
Học thức gởi tên con mọt sách
Công danh rốt cuộc cái quan tài
Dạo hòn lũ kiến men chân bước
Bò xối con sùng chắc lưỡi hoài
Cuốn số bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Sỹ Tài TRƯƠNG VĨNH KÝ
Bài họa (cước vận)
Há miệng xưa nay phải mắc quai
Nhưng cần đâu ngại giúp cho đời
Bằng lời bằng ý bằng văn sách
Hoặc trí hoặc mưu lẫn đức tài
Ích quốc lợi dân hằng cất bước
Phò vương phụ đế những quan hoài
Bình sinh cuốn sổ công vô tội
Sỹ Tải Trương sư Vĩnh Ký khai.
LƯƠNG NHI TỬ
Hữu Phước
Ngày 27-4-2005, Thư Viện Giáo Xứ tổ chức buổi nói chuyện về Quận công Phước môn Nguyễn Hữu Bài. Diễn giả là GS Vũ Quốc Thúc và LS Lê Trọng Quát.
Ngũ phước quận công Nguyễn Hữu Bài
Phước môn, cửa phước, quả không sai
Phước sơn, núi Phước, vươn cao mãi
Nguồn phước, Phước Nguyên, chảy xiết hoài
Suối phước, Phước Tuyền cho hết thẩy
Phước sa, cát phước, chẳng trừ ai
Phước trời, lộc đất, tôi ngay Chúa
Ái quốc, trung quân: Nguyễn Phước Bài.
CUNG CHI
Gia Tô Cơ Đốc
Ngày 3-3-2008, Thư Viện tổ chức nói chuyện về Sự nghiệp văn hóa của Thánh Phan Văn Minh, nhà điển ngữ và nhà thơ. Diễn giả là GS Trương Công Cừu và GS Lê Đình Thông
Gia-tô Cơ-đốc Đấng Con Trời
Đặc cách lâm phàm cứu khắp nơi
Chẳng lấy lợi danh mà tạo nghiệp
Không dùng vương bá để xây đời
Vâng lời thiên mệnh đành thân thiệt
Gánh tội nhân gian chịu máu rơi
Dĩ nhược thắng cường mệnh chứng tỏ
Kiếp sau hiện hữu sống muôn đời
PHILIPPHÊ MINH
Thánh tử, Thần nhân, xuất tự trời
Hoằng dương thiên đạo phổ nơi nơi
Cải tà qui chính, trừ ma nghiệp
Hoàn thiện hành nhân, khước tội đời
Bát phúc hiến chương, thân dẫu diệt
Thập điều cương lĩnh, mặc đầu rơi
Yêu người trót dạ tâm trăng tỏ
Mến Chúa hết lòng xuyên suốt đời.
CUNG CHI
Trong bài Đường thi trên đây, ngôn ngữ thi ca là các thuật từ thần học. Trong phần sau đây, ta thử lược bàn về thần học linh đạo trong thơ Cung Chi.
III - Thần học linh đạo trong thơ Cung Chi:
Thần học linh đạo (théologie spirituelle) chủ yếu khai triển từ chữ ‘‘Tâm’’ (心) trong Kinh thánh. Chữ Tâm (tiếng Do thái: lèv, tiếng Hy lạp: kardia, tiếng La tinh: Cor) được nói đến trong Cựu ước và Tân ước. Theo Thánh vịnh, trái tim rộn rã niềm vui (Tv 4,8; I5[16], 9) cũng như se sắt nỗi buồn (Tv12 [123], 3), con tim nguyện ngắm (Tv 18 [19], 15) và tìm kiếm Thiên Chúa (Tv 26[27], 8). Lời tâm nguyện (le coeur prie) phát xuất tận đáy lòng. Chữ ‘‘Tâm’’ nguyện cầu được thể hiện qua những vần thơ trác tuyệt của nhà thơ linh mục Cung Chi.
Thi nhân diễn đạt tư tưởng nhập thể (pensée incarnée) bằng ngôn từ tươi mát như sương sớm, phát xuất từ con tim (ces paroles originelles qui jaillissent du coeur). Linh mục rao giảng lời Chúa (Cv 6,4). Bàn về thần học linh đạo của linh mục thi sĩ là để tìm hiểu những vần thơ chắp lại từ ngôn ngữ nguyên sơ phát xuất từ trái tim, để loan truyền lời hằng sống.
Thi tập Thương Ngàn Thương là tâm kinh của linh mục. Toàn tập thể hiện tình yêu Thánh tâm Chúa (le sacerdoce, c’est l’amour du coeur de Jésus), như lời Đức Bênêdictô XVI trong Ngày Thánh hóa các Linh mục đồng thời là ngày khai mạc Năm Linh mục (19-6-2009). Trong Thương Ngàn Thương, Cung Chi nói về các linh mục và về một số chủ đề Kitô học.
1 - Về linh mục:
Chương A hiến chế ‘‘Ánh sáng muôn dân’’ (Lumen Gentum) phân biệt hai loại tư tế (sacerdoce):
- Tư tế thừa tác (sacerdoce ministériel): tư tế của các linh mục. Chức thánh này có được là nhờ bí tích truyền phép linh mục (sacrement de l’ordination sacerdotale);
- Tư tế chung (sacerdoce commun): tư tế của các giáo dân.
Lễ truyền chức gồm ba nghi thức quan trọng: kinh cầu các thánh (litanie des saints), lễ đặt tay (imposition des mains) và lời nguyện truyền chức (prière d’ordination). Trong kinh cầu các thánh, vị tân phong nằm sấp mình (prostration) bầy tỏ lòng khiêm hạ vì từ nay được đặt trong tay Chúa. Kinh cầu các thánh chỉ trong khoảnh khắc mà biến hữu thể trở thành linh mục của Chúa Kitô. Nhà thơ Cung chi đã viết về giây phút thiêng liêng mở đầu chức thánh linh mục như sau:
Họ là những thanh niên trào nhựa sống
Ngẩng đầu cao mắt sáng trí thông minh
Lửa yêu đương hừng hực bốc trong tim
Nhìn tương lai lạc quan đầy tin tưởng.
Rồi một hôm bỗng dưng nằm sấp xuống
Áo trắng tinh phủ kín cả hình hài
Giây quàng chéo màu máu đỏ ngang vai
Thân trai tráng trải dài như bất động
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nhận nằm xuống là vui lòng nhận lãnh
Quên bản thân không phù phiếm phô trương
Làm ‘‘tiếng kêu giữa sa mạc dọc đường’’
Mong ‘‘nhỏ bé để Ngài nên vĩ đại.’’
(Tự nằm xuống, tr. 633)
Từ khi nhận chức thánh, đôi bàn tay linh mục ra tay cứu độ chúng sinh qua bí tích rửa tội, thêm sức, hòa giải, thánh thể, hôn phối và xức dầu bệnh nhân:
Chúa ban cho con đôi bàn tay
Gọi con giơ lên vào một ngày
Lĩnh ấn dầu thơm ơn thánh hiến
Để rồi sai đi khắp đó đây.
Chúa bảo con dùng cả đôi tay
Đón mọi tuổi đời dẫu thơ ngây
Biến đổi con người thành con Chúa
Qua giếng thiêng liêng cao quý thay.
Rồi có những lần cao đôi tay
Con xin tha thiết xuống dư đầy
Bẩy ơn Thánh Thần tăng thêm sức
Cho đoàn chiên Chúa được hăng say.
Dù rằng bất xứng trọn đôi tay
Vẫn được Chúa thương nhịn hàng ngày
Chấp nhận cho con dâng Mình Chúa
Nuôi dưỡng hồn thiêng dưới thế này.
Cảm động biết bao chút bàn tay
Vớt lấy sinh linh thoát bến lầy
Nhờ công cứu chuộc trên Thánh giá
Bằng muôn cực hình dấm chua cay.
Những cặp hôn nhân cũng nhờ tay
Kết liên giao ước chặt mối giây
Keo sơn gắn bó tình phu phụ
Chung thủy một lòng không đổi thay
Giờ phút cuối đời rộng đôi tay
Bên giường bệnh nhân sắp đến ngày
Xức dầu an ủi ban toàn xá
Phần mộ chia ly lá lìa cây.
(Đôi bàn tay linh mục, tr. 178)
Trong bài thơ trích dẫn,‘‘Chấp nhận cho con dâng Mình Chúa’’ là tâm kinh linh mục, chuyển qua ‘‘Nuôi dưỡng hồn thiêng dưới thế này’’ thể hiện qua vần điệu Cung Chi. Tác giả tôn sùng Thánh Thể bằng lời thơ và bằng cả cuộc đời tận hiến: Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách là linh mục dòng Thánh Thể (Congrégation du Saint Sacrement). Lịch sử Dòng Thánh thể Việt Nam chép rằng: ‘‘Khi xin vào Dòng Thánh Thể thuộc Tỉnh Dòng Pháp, cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách còn là chủng sinh Triết học. Ngài là người Việt Nam thứ 2 thụ phong linh mục trong Dòng Thánh Thể, sau cha Gioakim Nguyễn Đức Việt Châu.’’
Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách hiện cư ngụ tại Dòng các Linh mục Thánh Thể (Congrégation des Prêtres du Saint Sacrement), 23 avenue de Friedland, quận 8 Paris. Tu viện do thánh Pierre-Julien Eymard thành lập năm 1856, nằm trên đại lộ Friedland là một trong 12 nhánh sao của quảng trường Étoile. Nguyện đường Thánh Thể (Corpus Christi) 23 avenue de Friedland còn là nơi yên nghỉ của thánh Eymard, đấng sáng lập dòng.
Ngày nay, ngoài trụ sở chính tại quận Thủ Đức, Dòng Thánh Thể Việt Nam còn mở các tu viện ở cả ba miền đất nước:
- Giáo tỉnh Saigon có các tu viện ở Đồng Nai, Vũng Tầu.
- Giáo tỉnh Huế có các tu viện ở Đà Nẳng và Ban Mê Thuột.
- Giáo tỉnh Hà Nội có tu viện ở Hải Dương.
Nếu bàn tay linh mục ‘‘làm dấu nối liến trời với đất’’, bàn tay thi nhân khơi nguồn thơ linh đạo, là ‘‘nguồn phúc lộc suối ơn đầy’’.
2 - Thần học Ba Ngôi:
Thần học Ba Ngôi (théologie trinitaire) là mầu nhiệm đức tin căn bản, là nguồn gốc và ánh sáng của mọi mầu nhiệm khác: Thiên Chúa duy nhất có ba ngôi (hypostases), cả ba đồng bản thể (homoousia). Ngôi Cha hằng có muôn đời (Elohim). Ngôi Con là Con Một Đức Chúa Cha. Ngôi Ba là Thánh Thần (Pneuma) Thiên Chúa.
Thi tập Thương Ngàn Thương vừa là kinh Tin kính, lại vừa là tâm kinh nguyện cầu Chúa Ba Ngôi.
- Tác giả chúc tụng Ngôi Cha bằng lối thơ 8 chữ:
Tôi nhác thấy thần thiêng hát vang dội
Chúa Trời ! Chúa Trời ! lạy Chúa Trời
Rồi nhác thấy rộng mở chín tầng trời
Và trái đất, và thinh không hợp tấu.
(Chúc tụng, tr. 115)
Câu 1 và câu 4 nhắc lại hai lần (tôi) nhác thấy để diễn tả hai động từ thấy và mở xảy ra cùng lúc (simultanéité). Câu 2 là tiếng hát thiên thần cầu khấn Đức Chúa Cha: Chúa Trời, Chúa Trời, lạy Chúa Trời. Câu 3 nhắc lại lời Chúa: ‘‘Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra’’ (Lc 11,9-10).
- Tác giả tụng ca Ngôi Hai bằng câu thơ 7 chữ:
Con thành tâm cúi đầu thờ lạy
Linh hồn thiêng của Chúa Kitô
Cho con điều quý trọng vô bờ
Là được ơn siêu nhiên thánh hóa.
(Anima Christi, tr. 12)
- Tác giả dâng lên Thánh Thần những vần thơ trông cậy:
Lạy Thánh Thần, xin hãy thổi hãy thổi
Gió linh thiêng mang sinh khí muôn nơi
Hãy cuốn đi những ô nhục kiếp người
Cho nhân phẩm nên cao siêu thần thánh.
(Gió linh thiêng, tr. 221)
3 - Giáo hội Việt Nam:
Thi tập Thương Ngàn Thương còn có nhiều bài thơ đẹp như những bức tranh, ghi lại trang Giáo sử hào hùng của dân tộc. Bài thơ 8 chữ chỉ gồm 56 câu mà ghi lại được hết danh tính 117 thánh nhân tử đạo nước nhà, ngày 19-6-1988 đã được ghi vào sổ vàng thánh nhân của Giáo hội hoàn vũ. Toàn bài thơ là khải hoàn ca. Tiền nhân chấp nhận cái chết để làm chứng cho đức Tin son sắt, trung kiên. Chung khúc anh hùng ca là nén tâm nhang thành kính nguyện cầu tiên tổ:
Họ là ai muôn đời quên sao được
Lấy máu đào viết Giáo sử Quê hương
Gieo vào lòng đất mẹ hạt yêu thương
Bằng hàng trăm ngàn con tim bác ái
Lạy tiên tổ vô cùng thánh ái
Giúp chúng con vững chãi niềm tin
Trung kiên thờ Chúa hết mình
Đi đâu vẫn thắm mối tình Việt Nam.
(Họ là ai, tr. 253)
Đi đâu vẫn thắm mối tình Việt Nam. Tác giả nhớ đến trước hết là Giáo xứ Việt Nam tại Paris, ‘‘hạt yêu thương’’ vun trồng trong tâm khảm, nơi có những con tin bác ái ‘‘vui với người vui, khóc với người khóc’’ (Rm 13,15), vui buồn nhân thế là nhờ sống trung thực với Phúc âm, có đức tin vững chãi. Cung Chi có vần thơ cộng đoàn như sau:
Cộng đoàn chúng con,’’Dân tộc Thánh’’ (1 Pr 2,9)
Nhục vinh vui khổ luôn kiêu hãnh
Không quên thân phận tội cát lầm
Chúa thương nuôi dưỡng bằng ơn thánh
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Tư Tế’’ (1 Pr 2,9)
Dâng cả cõi lòng làm của lễ
Bao nhiêu cuộc sống vương hy sinh
Bấy nhiêu giọt nước trong chén lễ
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Vua Chúa’’ (1 Pr 2,9)
Hoan lạc trên đường về Đất Hứa
Gieo hạt luống cầy trong đau thương
Gặt lấy vàng thơm muôn bó lúa.
(Hiên ngang, tr.238)
Gặt lấy vàng thơm muôn bó lúa nhắc lại lịch sử Giáo xứ Việt Nam tại Paris. Tác giả đề tặng ‘‘Giáo xứ Việt Nam Paris tròn 50 tuổi (1847-1997). Thánh lễ do Đức Sứ thần Tòa thánh Mario Tagliaferri chủ lể ngày 11-5-1997’’. Những bông lúa của ‘‘Mùa gặt mới’’ được tác giả gom lại thành một bó thất ngôn:
Mấy chục năm qua nhờ cấy cầy
Mạ non lúa chín ngát hương bay
‘‘Liên đoàn’’ khai sáng công trình ấy
‘‘Giáo xứ’’ hoàn thành sự nghiệp này
Linh mục góp phần đâu quản ngại
Giáo dân góp sức thật hăng say
Giờ đây khánh chúc năm mươi tuổi
Mùa gặt ngày mai hy vọng đầy.
Trong thi tập, Cung Chi sáng tác nhiều bài thơ, nói đến các ‘‘linh mục góp phần đâu quản ngại’’, đứng đầu là Đức Ông Mai Đức Vinh, giám đốc Giáo xứ.
Ngoài hai tập 1 và 2, thi tập Thương Ngàn Thương sắp có thêm tập 3 cho đủ ngàn trang. Một ngàn trang sách là trăm nhớ ngàn thương, vấn vương bao nhiêu là tâm kinh nguyện cầu. Toàn tập sách có thể ví với Kinh Thi (詩 經) chép lại vần điệu ca dao trong cổ thi. Bích Sơn, người nữ nghệ sĩ công giáo, từng đọc thơ Cung Chi thay cho lời nguyện sáng như sau:
Xin chúc phúc cho con mỗi buổi sáng
Để lòng con mới lại chút tình thương
Cho bớt đi những nhỏ bé tầm thường
Để mở ra một khung trời đại lượng.
Cho con mang nét mặt người sung sướng
Lòng nhân từ hiền hậu đáy mắt con
Lời nói ra chân thành cảm núi non
Trên đôi môi có nụ cười âu yếm.
Cho con quên đừng nghĩ đến khuyết điểm
Một hãy nhìn gương tốt để noi theo
Giúp đỡ người không phân biệt giầu nghèo
Để thấy được cho đi là hạnh phúc.
Cho con biết: Chúa yêu con rất mực
Con thầm xin: NGUYỆN MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Bị vu oan không thù oán một lời
Nhưng chỉ biết thương yêu và tha thứ.
Cho con biết bỏ đi con người cũ
Mặc lấy người đổi mới mãi mỗi ngày
Cho con sống say sưa từng phút giây
Như chính Chúa trong con đang sống vậy
(Thức giấc, tr. 684).
Khi gấp tập thơ lại cũng là lúc tấm lòng rộng mở. Với tấm lòng yêu thơ và tôn kính một linh mục thi nhân, chúng tôi có câu thơ đề tặng sau đây, để kết thúc bài nói chuyện về thơ:
Trăm nhớ ngàn thương
Nhà thơ sáng tác tập thơ đầu
Tâm tình mục tử ý thâm sâu
Công cha nghĩa mẹ như trời biển
Mến Chúa yêu người tựa ngọc châu
Chữ nghĩa thơ Đường ngàn nỗi nhớ
Bài thơ lục bát vạn niềm đau
Xem thơ chợt nhớ Lương Nhi Tử
Có phải thi nhân sớm bạc đầu ?
Giáo xứ Paris, tiết Đông tàn (8-3-2010)
Nhà thần học Karl Rahner (1904-1984) dòng Tên cho rằng trong một số trường hợp cá biệt, một người vừa là một nhà thơ, lại vừa là một linh mục. Xuân Diệu đã định nghĩa thi nhân trong bài Cảm Xúc:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và thơ thẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Còn bàn tay của linh mục, ngoài việc cầm bút, chủ yếu là:
Nhân danh Ba Ngôi cực trọng thay
Con dùng đôi tay yếu đuối này
Làm dấu nối liền trời với đất
Như nguồn phúc lộc suối ơn đầy.
Hai đoạn thơ trích dẫn đều là thơ mới bẩy chữ, gieo cùng vần điệu (mây, dây / thay, này, đầy). Trong khi Xuân Diệu ‘‘ràng buộc bởi muôn dây’’, linh mục Cung Chi dùng bàn tay để ‘‘nối liền trời với đất’’. Như vậy nhận xét của Karl Rahner có đúng chăng ? Linh mục và thi sĩ phải chăng giống như đông và tây trong câu văn của Rudyard Kipling: ‘‘Đông là Đông, Tây là Tây, đôi ngả đông tây không bao giờ tái hợp’’ (l’Est est l’Est, l’Ouest est l’Ouest, et jamais ils ne se rencontreront).
Trong vần thơ trích dẫn, nhà thơ Xuân Diệu đã đưa ra mấy chất liệu hun đúc hồn thơ: gió, trăng, mây. Thi nhân là chủ từ của các động từ: ru, mơ, thơ thẩn, ràng buộc và chia sẻ.
Thơ Cung Chi cũng có đủ các chất liệu gió, trăng, mây. Này đây ngọn thiên phong đã làm rung động hồn thơ Cung Chi:
Lạy Thánh Thần xin hãy thổi ! hãy thổi
Xóa nhòa đi những nét gợn bi quan
Cho hoa nở thơm phức mùi hân hoan
Trong cung thẳm những quãng đời đen tối.
Trăng trong thơ Cung Chi chiếu soi đến tận cõi lòng:
Như trăng rằm vằng vặc giữa ngân giang
Như mặt trời chiếu bình minh suối ngọc.
Và sau cùng là mây :
Hôm ấy ngày mười lăm
Mẹ lên trời hồn xác
Con xao xuyến băn khoăn
Trông mây bay ngơ ngác
Như vậy là nhà thơ Cung Chi đã khiến Đông Tây tuy xa cách không gian mà gặp nhau trong tâm tưởng; thi nhân và linh mục vẫn có thể một, ‘‘mình với ta tuy hai mà một’’.
Cung Chi là bút hiệu của linh mục Đinh Đồng Thượng Sách. Ta hãy nghe thi sĩ Vân Uyên giới thiệu Cung Chi và hai bút hiệu khác nữa của nhà thơ:
Hiên ngang ‘‘Thần Lộ’’ giữa trần ai,
Ngâm khúc ‘‘Cung Chi’’ lộng đất trời.
Thế kỷ phần tư dâng của lễ,
Một lời trọn vẹn hứa không sai.
Thiên tình thắm thiết ‘‘Lương Nhi Tử’’,
Nhân đạo thâm sâu nặnh gánh vai.
‘‘Thượng Sách Đinh Đồng’’men muối Chúa,
Nêu gương tử đạo ‘‘Họ là ai’’.
Trong bài ‘‘Men muối Chúa’’, thi sĩ Vân Uyên đã nhắc đến ba bút hiệu của nhà thơ: Cung Chi, Thần Lộ, Lương Nhi Tử.
Thần Lộ (神 路):
- Thần (神) có nghĩa là tinh thần, thần khí;
- Lộ (路) là đường cái, đường đi lại.
Bút hiệu Thần Lộ là do người bác của thi nhân đã đặt ra từ thuở thiếu thời ở quê nhà. Ngoài việc khai tâm chữ Hán, người bác còn đặt bút hiệu cho cháu là Thần Lộ.
-Cung Chi (恭之): Bút hiệu này nói lên lòng tôn kính Đức Mẹ của tác giả.
Cung Chi lấy từ sách Luận Ngữ (論語)
Vi chánh dĩ đức thí như Bắc Thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi
(為 政 以 德,譬 如 北 辰,居 其 所,而 眾 星 共 之)
Làm việc chánh, đức độ ví như sao Bắc thần đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu.
Đức Mẹ ví như sao Bắc đẩu đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu
Ave Maris Stella, Dei Mater Alma, Atque semper Virgo, Felis cœli porta
Ông bác còn cải danh Củng Chi (共 之) thành ra Cung Chi (恭 之), vì vần bằng dễ đọc. Cung (恭) bộ Tâm (心) có nghĩa là cung kính.
Lương Nhi Tử (梁 兒 子) : Cụ Đinh Đồng Lương là thân phụ nhà thơ. Cụ bà nhũ danh Nguyễn Thị Nhi.‘‘Tử’’ là con. Khi chọn bút hiệu này, phải chăng nhà thơ nói lên tâm nguyện tiếp nối ý thơ và chắp lại hồn thơ của các bậc sinh thành, gom lại trong cõi thơ Cung Chi.
Bút hiệu Thần Lộ lúc khởi nghiệp có nghĩa là đường về quê thật. Ba bút hiệu là ba chặng đường thơ: Với huyết thống văn học của song thân (Lương Nhi Tử), nhà thơ làm thơ để diễn tả hai mối tình. Toàn tập thi phẩm Cung Chi là một thiên tình sử. Mỗi ý thơ là một giọt yêu thương: yêu trời và yêu người. Thiên tình ở đây có hai nghĩa, vừa là Thiên tình (天 情): yêu Trời, Thiên viết hoa), lại vừa là thiên tình sử (千 情 史): nghìn trang truyện tình, thiên không viết hoa). Lương Nhi Tử và Cung Chi tiếp nối nhau trên con đường cái quan (Thần Lộ), khởi đi từ Kinh Bắc với vần thơ lục bát quan họ:
Tim ta là góc trời êm
Là bến thơ mộng dễ quên đường về
‘‘Mình về ta chẳng cho về,
Ta nắm vạt áo ta đề bài thơ’’.
(Góc Trời, tr. 225)
Quê hương quan họ Kinh Bắc là quê hương nhà thơ:
Ôi khúc sông thiêng của Thị Cầu,
Như làn huyết mạch rất nhiệm mầu.
Dội lên hừng hực tim Kinh Bắc,
Tình đời nghĩa đạo thật thâm sâu.
(Trăm Năm Duyên Kết, tr. 585).
Con đưòng thiên lý chạy dài từ Bắc xuống Nam, rồi qua ngả Thần Lộ, bắc một một nhịp cầu nối liền giữa Đông và Tây. Vì vậy trong thơ Cung Chi có đủ bốn phương trời. Tùy nội dung từng bài, nhà thơ ký các bút hiệu khác nhau. Sau đây xin đơn cử một vài trường hợp:
-Lương Nhi Tử: Chớ bỏ qua (tr. 90)
- Cung Chi: Nếu không là linh mục (tr. 126), Đôi bàn tay linh mục (178), Lời nguyện đầu năm (326), Bốn mùa cảm tạ (tr. 544), Men muối Chúa (tr. 785), Thấu chăng (tr. 789)
Trong ngót một nghìn trang của thi tập Thương Ngàn Thương, không thấy tác giả ký tên Thần Lộ. Phải chăng ngày nay bút hiệu này chỉ còn là vang bóng một thời ?
Nhà thơ có lần thổ lộ:
Tôi lữ thứ trên đường đời vạn nẻo
Buồn cô đơn côi cút dặm trường xa.
(Chúc tụng, tr. 115)
Là lữ khách (homo viator), tác giả có thói quen sáng tác trên những toa tàu, làm thơ trên bến cảng, phi trường:
Con tàu theo gió lướt bay,
Ngẩn ngơ như bỗng nhừ say tâm tình.
(Chia tay, tr.75)
Cung Chi thường chép lại những nụ thơ chớm nở trong cuốn agenda bỏ túi, có thể bằng cây viết Bic, cũng có khi là mẩu bút chì. Từ khi mái tóc còn đen nhánh, ông đã chép thơ trên trang giấy trắng mực đen, mãi đến nay mái tóc đã điểm sương như câu thơ Lý Bạch (701-762) trong bài Tương tiến tửu (將進酒):
君不見黃河之水天上來,
奔流到海不復回?
君不見高堂明鏡悲白髮,
朝如青絲暮成雪?
Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi ?
Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát
Triều như thanh ti mộ thành tuyết ?
Biết chắng ai Sông Hoàng hà ngọn nước tại lưng trời, tuôn đến bể khôn vời lại được ?
Biết chăng nữa Đài gương mái tóc bạc, sớm như tơ mà tối đã như gương ?
Vô Danh dịch
Thơ Cung Chi rất đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung. Tác giả đã dùng nhiểu thể loại khác nhau để diễn đạt tình cảm của mình như được trình bầy trong phần sau đây.
I - Thể loại trong thơ Cung Chi:
Thi tập Thương Ngàn Thương có bài thơ mới 5 chữ khai bút. Từ nhân nghĩa đến nhân sĩ làm theo thể song thất lục bát là bài thơ cuối tập thay cho lời bạt (跋). Giữa hai bài thơ alpha - oméga và hai ý thơ kim - cổ là hơn năm trăm bài thơ trước tác theo đủ thể loại, từ thất ngôn bát cú đến thơ Đường, thơ mới. Sau đây là biểu đồ các thể loại trong thơ Cung Chi:
1 - Song thất lục bát: 21,5 %
2 - Lối câu 7 chữ: 20,2 %
3 - Lục bát: 19 %
4 - Đường thi (唐 詩): 17 %
5 - Thơ mới năm chữ: 12,8 %
6 - Lối câu 8 chữ: 7,4 %
7 - Lối câu dài ngắn khác nhau: 1,2 %
8 - Hát nói: 0,9 %
Biểu đồ trên đây thực hiện khi lần đầu đọc thơ Cung Chi, giúp chúng tôi có một ý niệm về thể loại và chủ đề sáng tác của nhà thơ. Thi tập này có được là do Thầy Phó tế Phạm Bá Nha, chủ bút nguyệt san Giáo Xứ, dày công thu thập. Thi phẩm chỉ gồm những sáng tác của Cung Chi từ cuối giai đoạn Giáo Xứ còn ở đường Boisonnade đến nay. Những sáng tác trước giai đoạn này phần lớn đã bị mai một.
Theo biểu đồ trên đây, những bài song thất lục bát trong thi nghiệp Cung Chi là đáng kể nhất. Thể thơ này của riêng nước ta, còn được gọi là ngâm (吟). Theo Dương Quảng Hàm (1898-1946), thể song thất lục bát là ‘‘bài văn vần tả những tình cảm trong lòng, thứ nhất là những tình buồn, sầu, đau, thương’’. Nếu căn cứ vào câu nói thời danh của bá tước Buffon (1707-1788) trong bài diễn văn đọc ngày 25-8-1753 tại Viện Hàn lâm Pháp, ‘‘văn là người’’ (le style est l’homme même), Cung Chi trước hết là nhà thơ kể chuyện qua những vần thơ. Nhà thơ đã thực hiện trọn vẹn ba chức năng của thi nhân, theo định nghĩa của Yves Thériault (1915-1983) là tự sự, trước thuật, trước tác (conter, raconter, écrire). Trong số những bài song thất lục bát của Cung Chi, xin trích dẫn khổ cuối bài Ngọt ngào mang tâm tình người con sống xa nhà và bài Thương yêu, tác giả thác lời mẹ còn lận đận chia sẻ số phận hẩm hiu của dân tộc ở quê nhà:
Còn những kẻ thấy đời rác rưởi,
Xin mời vô mua chổi má tôi.
Mỗi người một chiếc đủ rồi,
Quét sao cho sạch cõi đời lầm than.
(Ngọt ngào, tr. 440)
Dù có phải long đong đi nữa,
Cũng không sao tắt lửa niềm tin.
Trước sau ăm ắp chân tình,
Ở ăn chung thủy chí tình là hơn.
(Thương yêu, tr. 441)
Tác giả thưòng biến các câu kết thành toa tầu chuyên chở đạo lý (moralité), thường thấy trong thi ca tây phương và văn học nước ta: văn dĩ tải đạo (文以載道). Như vậy, bút hiệu Chổi Cùn Giáo Xứ mà tác giả sử dụng trên báo Giáo Xứ vừa có cội nguồn văn học: Thơ cái chổi trong Quốc văn Giáo khoa thư (Thương Ngàn Thương, tr. 791), lại vừa nặng chĩu tình nhà.
Trong thơ Cung Chi, lối thơ bẩy chữ đứng ngay sau thể thơ song thất lục bát. Như vậy là sau khi mượn một thể thơ trong văn học nước ta để làm công việc chứng nhân, tác giả quay về với thơ mới để tự sự.
Theo Dương Quảng Hàm, ‘‘lối thơ mới phát nguyên từ lối thơ của người Pháp. Các nhà làm thơ mới thấy rằng thơ Pháp, trừ mấy lối định thể (poèmes à forme fixe) như sonnet, ballade, rondeau, không có hạn định số câu số chữ, không có niêm luật, không theo phép đối và có nhiều cách gieo vần, nên cũng muốn đem các thể cách rộng rãi ấy ứng dụng trong thơ ta.’’ Tiết tấu của thơ mới thường ngắt câu thành những đoạn dài ngắn khác nhau khiến câu thơ nghe réo rắt như khúc nhạc sầu. Paul Verlaine bàn về nghệ thuật thi ca (l’art poétique) trong mấy câu thơ sau đây:
De la musique avant toute chose
Et pour cela préfère l’Impair
Plus vague et plus soluble dans l’air
Sans rien en lui qui pèse ou qui pose
Xin tạm dịch:
Thơ nghe réo rắt dường mong muốn
Ý thơ ngắt chữ lẻ loi sầu
Chơi vơi hòa điệu trong gió cuốn
Bận bịu chi đâu nối nhịp cầu
Trong Thương Ngàn Thương, tác giả gởi trọn niềm nhớ thương người em gái còn ở quê nhà qua bài thơ 7 chữ Chiều nhớ, viết cuối năm 1968 ở Bruxelles:
Chiều nhớ
tặng em Vạn
Nhớ thương biết mấy thuở ban đầu
Hồi em còn nhỏ áo gụ nâu
Đôi má hồng xinh vân ngọc thắm
Cặp mắt ngoan hiền đôi mắt câu.
Em là em bé đất Tử Nê
Tươi mát bốn mùa hương lúa quê
Ngọt lịm trong lành như giếng nước
Chưa biết ngoài xa chiến tranh về.
Em là gái út ở trong nhà
Mẹ thì chợ búa lúc gần xa
Các anh trọ học trên miền tỉnh
Vài tháng đôi lần mới gặp cha.
Em còn quá nhỏ chưa biết gì
Tháp chuông nhà thờ chả nhớ chi
Ngay cả ao chùa ngoài phía cổng
Bốn hướng trong làng ngõ ngách đi.
Lối thơ năm chữ nối tiếp lối thơ 7 chữ trong biểu đồ thể loại. Lối thơ này giầu nhạc điệu mà tấc lòng lắm ý thâm sâu. Cung Chi thường dùng thế thơ này để diễn tả nỗi niềm riêng tư. Trong thất tình (七情), tác giả bỏ bớt chữ ‘‘nộ’’ (giận) và ‘‘cụ’’ (sợ) trong bẩy mối tình đời (thất tình), chỉ còn lại niềm vui (喜 hỷ), đôi khi là nỗi buồn (哀 ai), tình yêu (愛 ái), niềm mong ước được nên thánh (欲 dục). Xin đơn cử một bài thơ thể loại năm chữ của Cung Chi:
Năm chục kinh đời con
Chục đầu mười tuổi tròn
Thơ ngây dâng kính Mẹ
Thơm như hương lúa non
Chục sau hai mươi tuổi
Lý tưởng đương phơi phới
Mỗi lời kinh đọc lên
Như tình xuân chới với
Tới chục hạt ba mươi
Khắng khít chí không rời
Từng lời gửi tới Mẹ
Như thơ bay tuyệt vời
Sang chục kinh thứ tư
Thấy Mẹ càng nhân từ
Nhìn con đầy âu yếm
Trách yêu sao quá hư
Năm chục tuổi kinh xong
Mái tóc đã điểm sương
Mắt mờ trông lên Mẹ
Dưng dưng lời cây trông
Liệu con còn đọc tiếp
Bao chục kinh mùa Thương
Nào đâu con có biết
Chỉ biết thương ngàn thương.
Trong 5 khổ đầu, câu thứ 5 khi nào cũng có những chữ diễn tà nhịp điệu tuổi đời: ‘‘hương lúa non’’ là nhịp nhanh (presto). ‘‘Xuân chới với’’ vẫn còn linh hoạt (vivace). ‘‘Bay tuyệt vời’’ là nhịp vui (allegro). Lời trách yêu ‘‘sao quá hư’’ chuyển qua nhịp vừa (moderato). ‘‘Lời cậy trông’’ chậm rãi (lento). Câu thứ 5 ngoại khổ kết lại ‘‘thương ngàn thương’’. Chữ ‘‘thương’’ đầu là động từ. Qua đến ‘‘thương’’ sau trở thành danh từ. Ngôn ngữ nước ta có câu ‘‘trăm nhớ ngàn thương’’. Nhớ nhung thường chỉ tăng thêm ân tình. Ngàn thương là thương gấp 10 lần nỗi nhớ.
Lối thơ 8 chữ có số chữ dài hơn mới có đủ ngôn từ tụng ca Đức Mẹ. Thánh Nữ Đồng Trinh Maria của Hàn Mặc Tử là bài thơ 8 chữ. Cung Chi có bài Nhân từ cũng theo lối thơ 8 chữ, gieo vần liên tiếp như đoàn người liên tục hành hương:
Lạy Thánh Nữ, Đấng tinh tuyền vẹn sạch
Được tác thành như dấu chỉ từ nhân
Cả lòng Ngài bể lân tuất trong ngần
Mắt của Ngài chứa chan niềm thương sót
Tình của Ngài vượt non cao chót vót
Trái tim Ngài chói lói hơn ngân hà
Bàn tay Ngài như ôm lấy thiết tha
Cả những kẻ ngại ngùng không dám đến
Cúi lạy Bà, Người con hằng trìu mến
Trông lên Ngài với trót cả niềm tin
Của những kẻ xưa nay đến nguyện xin
Mà không thấy bao giờ bị chối bỏ
Cúi lại Ngài, suối nguồn ơn phù trợ
Nơi muôn người tuốn đến để nương thân
Nơi muôn người gặp được nhiều ân cần
Nơi an ủi kết tinh thành hơi thở
Cúi lạy Ngài, vì Sao Mai rạng rỡ
Giữa bầu trời tăm tối của chúng con
Là nhật nguyệt trong đáy thẳm tâm hồn
Là bình minh rực sáng mầu hy vọng
Xin giúp con say men yêu tin tưởng
Lòng dạt dào đắm đuối mãi khôn nguôi
Trí ngất ngư cơn choáng váng suốt đời
Đến giây phút an nghỉ trong tay Mẹ.
(Nhân từ, tr. 459)
Tuy là thơ mới, tác giả dùng thể tỉ (比) thường thấy trong ca dao để ca tụng Thánh Mẫu: dấu chỉ từ nhân, bể lân tuất, non cao, ngân hà, suối nguồn, Sao Mai, nhật nguyệt. Các danh hiệu kết lại thành trăng sao, là trời là bể, là suối nguồn, là dải ngân hà.
Trong tập Thương Ngàn Thương còn có bài thơ mới 8 chữ Rực Sáng. Đây là bản giao hưởng tụng ca Thánh mẫu gồm 62 câu. Thánh Nữ Đồng Trinh Maria của Hàn Mặc Tử cũng có 62 câu. Cả hai đếu bắt đầu bằng vẩn trắc, tiếp theo là hai vần bằng.
Thánh Nữ Đồng Trinh Maria mở đầu bằng ơn trời:
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng
Còn Rực Sáng bắt đầu bằng cõi người ta:
Cả tạo vật chuyển mình trong trăn trở
Ngàn vạn năm chờ đợi rất xôn xao
Trong 62 lời thơ tụng ca của Hàn Mặc Tử có 10 câu thơ tuyệt bút:
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn trong mạch máu
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ
Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi.
Tụng ca Thánh Mẫu của Cung Chi là 8 vần thơ nhập thể:
Trong lòng Mẹ Ngôi Hai đã nhập thể
Đã cưu mang nguồn yêu thương nhân thế
Rất trinh thơm vẹn sạch rất tinh tuyền
Như pha lê trong vắt ngọc khôi nguyên
Không chút bụi gợn nhơ nào vương vấn
Như nuớc hồ xanh không chút ngấn
Như gương soi không dấu chấm mờ ngang
Như trăng rằm vằng vặc giữa ngân giang.
Chung khúc tụng ca của hai nhà thơ công giáo đều có ánh trắng rằm:
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
(Hàn Mặc Tử)
Như trăng rằm vằng vặc giữa ngân giang
(Cung Chi)
Trong vần thơ dẫn nhập, Hàn Mặc Tử nói về cõi trời, còn Cung Chi thì nói đến phận người. Đổi lại, trong phần tụng ca, vầng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử nói về phận người. Còn vần trăng tụng ca trong thơ Cung Chi ‘‘vằng vặc giữa ngân giang’’.
Lòng tôn kính Đức Mẹ và lòng yêu mến người mẹ là chủ đề quen thuộc trong thơ Cung Chi. Nguồn thi hứng của nhà thơ Cung Chi được khơi nguồn từ lòng mến Chúa, yêu người.
II - Các đề mục chính trong thơ Cung Chi:
Gaston Bachelard (1884-1962) là triết gia Pháp chuyên bàn về thơ. Ông cho rằng: ‘‘Thi sĩ là người có quyền khơi dậy niềm xúc cảm thi ca trong tâm hồn độc giả’’ (le poète est celui qui a le pouvoir de déclencher le réveil de l’émotion poétique dans l’âme du lecteur). Còn theo nhà thơ Paul Eluard, ‘‘thi sĩ là người cảm hứng hơn là người được cảm hứng’’ (le poète est plus celui qui inspire que celui qui est inspiré). Hai ý tưởng văn thơ này gặp nhau trong câu thơ:
Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
Celui qui est inspiré của Paul Eluard và hai ý thơ của Xuân Diệu đểu ở thụ động cách (phrase à la forme passive). Tâm tình này được thể hiện qua thi tập Thương Ngàn Thương của Cung Chi.
Cung Chi cho rằng cuộc đời gồm muôn mảnh chắp lại. Nhà thơ là một Đức Kitô khác, khiến những vần thơ hóa thân thành những bông ‘‘hoa chớm nở giữa lòng đời cơ khổ’’ (Đời muôn mảnh, tr. 175).
Thi tập Thương Ngàn Thương ghép lại trăm ngàn mảnh đời, từ bi lụy nhân thế đến niềm ‘‘tin cậy mến’’ siêu thoát. Tác giả Thương Ngàn Thương đã thi vị hóa lời chứng (poéticité du témoignage), chắp ý thơ cho vần điệu thăng hoa.
Trong bài nói chuyện ngắn ngủi này, thật khó lòng chắp nối nhiều mảnh đời vỡ nát. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu hai chủ đề chính, là tình mẫu tử và thư viện. Ngày Văn hóa Giáo xứ năm nay kỷ niệm 20 thành lập Thư viện Giáo xứ. Ta cùng nhau ôn lại những vần thơ của Cung Chi nói về Thư viện Giáo xứ vì Thư viện là một công trình văn hóa để đời của nhà thơ.
1 - Tình mẫu tử:
Tình mẫu tử là chủ đề chính trong thơ Cung Chi. Nhà thơ làm thơ để thể hiện lòng yêu mến người mẹ chung của mọi nhà và người mẹ riêng của thi nhân. Tên tập thơ ‘‘Thương Ngàn Thương’’ lấy từ một bài thơ năm chữ dâng kính Đức Mẹ. Thầy Phạm Bá Nha là người có công thu thập và thực hiện thi tập. Ông cảm nhận được hồn thơ Cung Chi nương náu trong tình mẫu tử nên đề nghị lấy ba chữ cuối bài thơ đặt tên cho toàn tập. Ý kiến này được nhà thơ hoan hỉ chấp nhận. Thiết tưởng đó cũng là sự đồng cảm giữa thi nhân và độc giả như ý kiến của Bachelard trích dẫn trên đây.
Trong phần nói về các thể loại, chúng tôi đã trích dẫn thơ Cung Chi tụng ca Đức Mẹ. Phần này xin dành để nói qua tình mẫu tử.
Tình mẹ trong thơ Cung Chi che phủ cả cuộc đời nhà thơ, ngay từ tấm bé với hai bài thơ 5 chữ Áo mẹ xưa (tr. 14), và Bên giường bệnh viện (tr. 40):
Ngày xưa con còn bé
Mẹ mớm cho con ăn
Những lúc con khóc thé
Mẹ gặp bao khó khăn
Bằng những câu ca dao
Những lời kinh ngọt ngào
Mẹ ru cho con ngủ
Đẹp như giấc chiêm bao.
Tâm thức nhà thơ luôn khắc ghi câu ru lục bát và lời kinh mẹ đọc. Người mẹ chính là nhà thơ lớn nhất đầu đời và là giáo lý viên ươm mầm đạo lý. Vào ngày lễ các bà mẹ, nhà thơ làm bài thơ 5 chữ thay cho món quà biếu mẹ:
Năm nay lễ bà mẹ
Con làm bài thơ này
Thành kính tri ân mẹ
Và tặng em gái gầy
Xin Thánh Mẫu từ nhân
Giơ đôi tay đỡ đần
Mẹ con tháng ngày cuối
Em con bớt nhọc nhằn.
(Chơi vơi, tr. 87)
Đến khi mẹ mất, nhà thơ khóc mẹ cũng bằng thơ 5 chữ:
Thế là mẹ đã mất
Còn gì nữa đâu em
Giờ phút ngại ngùng nhất
Đã đến rồi đó em.
(Lệ ứa, tr. 312)
Tác giả thi tập Thương Ngàn Thương thường dùng thể thơ năm chữ để diễn tả tâm tình người con. Theo nhà ngôn ngữ học Jacques Lecan, ‘‘Cõi vô thức và ngôn ngữ được hình thành từng bước một’’ (l’inconscient est structuré comme un langage). Con trẻ bập bẹ những từ ngữ biểu đạt (significant) một cách ngắn gọn, nhiều lắm cũng chỉ là 5 chữ. Một người con cho dầu khôn lớn vẫn còn bập bẹ vòi vĩnh, làm nũng mẹ. Trong văn học nước ta, còn thế thơ nào ngắn gọn hơn là thơ năm chữ ? Hơn nữa, lời con trẻ còn giầu nhạc tính. Thể thơ này chỉ gồm mấy chữ mà réo rắt lòng người. Chẳng thế mà Mozart đã soạn 12 biến khúc cho bản đồng dao quen thuộc ‘‘Ah, vous dirai-je, maman’’.
Ngoài tình mẫu tử, tác giả có những bài nói về thư viện, từ sinh hoạt đến nhân sự, như được trình bầy trong phần sau đây.
2 - Thư viện Giáo xứ : Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách có công thành lập Thư viện Giáo xứ ngày 16-4-1990, tính đến nay (11-4-2010) là tròn tuổi đôi mươi. Tên lúc mới thành lập là Thư viện Thanh Thiếu Niên vì do Nhóm Văn hóa Giới trẻ thực hiện. Nhóm này do cha Sách là tuyên úy. Năm 1990, Thư viện có 3 234 tựa sách. Hiện nay, danh xưng chính thức là Thư Viện Giáo Xứ. Số sách đã lên tới mức (thiên thư) vạn quyển (10 000), tỷ lệ gia tăng là 323,40%. Mỗi năm, Thư Viện có thêm 200 sách mới phần nhiều là sách biên khảo, chiếm tỷ lệ 2 %. Trong thư mục có nhiều tài liệu chữ nôm hiếm quý. Từ nhiều năm nay, Thư viện đã được điện toán hóa.
Ngoài cha Đinh Đồng Thương Sách là nhà sáng lập và giám đốc điều hành, Thư Viện Giáo Xứ còn có một nhóm điều hành do anh Cao Trọng Nghĩa là trưởng nhóm. Thành viên gồm có anh Trần Anh Dũng, chị Trần Kim Chung, chị Cao Thị Thủy Tiên, anh Nguyễn Ngọc Cẩn, chị Nguyễn Thị Xuân Lan, chị Trần Thị Phúc, anh Nguyễn Thanh Sơn, anh Lê Quang Đại, anh Trịnh Quang Bình, chị Tiết Phương Mai Uyển, anh Hoàng Mặc Khải, chị Phạm Dương Xuân Lan, chị Nguyễn Mỹ An.
Nhà thơ Cung Chi đã ưu ái dành cho người con tinh thần của mình 44 vần thơ song thất lục bát với lời đề tặng ‘‘Mến tặng Nhóm Thư viện’’:
Đây có phải ‘‘anh hùng lao động’’
Quanh năm làm chẳng ‘‘rống’’một câu
Hể có độc giả yêu cầu
Là vâng là dạ là hầu hạ ngay
Chẳng bao giờ dám gây ai cả
Dù những khi bị vạ tày đình
Bấc chì khóe cạnh bất bình
Anh em vẫn cố ép mình cười duyên.
(Chút duyên thừa, tr. 120)
Theo thông lệ, cứ mỗi năm Thư Viện lại tổ chức một Ngày Văn Hóa Giáo Xứ vào tháng 4, đánh dấu ngày thành lập Thư Viện. Ngoài phần nghi thức, Ngày Văn Hóa còn mời các diễn giả giới thiệu một nhà văn hóa công giáo có công đóng góp vào văn học sử nước nhà. Tức cảnh sinh tình, cứ mỗi đề tài thuyết trình, nhà thơ Cung Chi lại sáng tác một bài hát nói hoặc có bài họa thất ngôn bát cú, gọi là ‘‘của tin còn lại chút này làm ghi’’ (Nguyễn Du). Xin chép lại một số bài thơ in trong thi tập Thương Ngàn Thương như sau:
Nhiệt huyết
Nhân dịp Thư Viện Giáo Xứ tổ chức buổi nói chuyện về vị Cố Giám mục tiên khởi Việt Nam (29-4-2001)
MƯỠU
Kính dâng tấc dạ chân thành
Giám tòa đài cũ hương tâm hoa lòng
NÓI
Giám mục đầu tiên non nước Việt
Mở sang trang đặc biệt huy hoàng
Giòng Giáo sử thêm đậm nét vinh quang
Nhờ sau trước nối hàng tiếp bước
Cha sở Tân Định‘‘Tiền Hô’’ trước
Đức Cha Phát Diệm ‘‘Bá Tòng’’ sau
Trước sau vẫn một khác chi đâu
Một thân thế chứa một bầu nhiệt huyết
‘‘Tuồng Thương Khó’’ nơi nơi đều biết
‘‘Tài hùng biện’ khắp xứ lưu danh
‘‘Rễ chân sâu bén tuyển dân’’ *
* Châm ngôn của Đức Cha Gioan Baotixita (Tiền Hô) Nguyễn Bá Tòng là: In electis meis mitte radices (Hãy châm rễ sâu trong dân tộc ta đã chọn).
Tuyệt mệnh
Bài nói chuyện về nhà bác học Trương Vĩnh Ký ngày 7-4-2001
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời
Học thức gởi tên con mọt sách
Công danh rốt cuộc cái quan tài
Dạo hòn lũ kiến men chân bước
Bò xối con sùng chắc lưỡi hoài
Cuốn số bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Sỹ Tài TRƯƠNG VĨNH KÝ
Bài họa (cước vận)
Há miệng xưa nay phải mắc quai
Nhưng cần đâu ngại giúp cho đời
Bằng lời bằng ý bằng văn sách
Hoặc trí hoặc mưu lẫn đức tài
Ích quốc lợi dân hằng cất bước
Phò vương phụ đế những quan hoài
Bình sinh cuốn sổ công vô tội
Sỹ Tải Trương sư Vĩnh Ký khai.
LƯƠNG NHI TỬ
Hữu Phước
Ngày 27-4-2005, Thư Viện Giáo Xứ tổ chức buổi nói chuyện về Quận công Phước môn Nguyễn Hữu Bài. Diễn giả là GS Vũ Quốc Thúc và LS Lê Trọng Quát.
Ngũ phước quận công Nguyễn Hữu Bài
Phước môn, cửa phước, quả không sai
Phước sơn, núi Phước, vươn cao mãi
Nguồn phước, Phước Nguyên, chảy xiết hoài
Suối phước, Phước Tuyền cho hết thẩy
Phước sa, cát phước, chẳng trừ ai
Phước trời, lộc đất, tôi ngay Chúa
Ái quốc, trung quân: Nguyễn Phước Bài.
CUNG CHI
Gia Tô Cơ Đốc
Ngày 3-3-2008, Thư Viện tổ chức nói chuyện về Sự nghiệp văn hóa của Thánh Phan Văn Minh, nhà điển ngữ và nhà thơ. Diễn giả là GS Trương Công Cừu và GS Lê Đình Thông
Gia-tô Cơ-đốc Đấng Con Trời
Đặc cách lâm phàm cứu khắp nơi
Chẳng lấy lợi danh mà tạo nghiệp
Không dùng vương bá để xây đời
Vâng lời thiên mệnh đành thân thiệt
Gánh tội nhân gian chịu máu rơi
Dĩ nhược thắng cường mệnh chứng tỏ
Kiếp sau hiện hữu sống muôn đời
PHILIPPHÊ MINH
Thánh tử, Thần nhân, xuất tự trời
Hoằng dương thiên đạo phổ nơi nơi
Cải tà qui chính, trừ ma nghiệp
Hoàn thiện hành nhân, khước tội đời
Bát phúc hiến chương, thân dẫu diệt
Thập điều cương lĩnh, mặc đầu rơi
Yêu người trót dạ tâm trăng tỏ
Mến Chúa hết lòng xuyên suốt đời.
CUNG CHI
Trong bài Đường thi trên đây, ngôn ngữ thi ca là các thuật từ thần học. Trong phần sau đây, ta thử lược bàn về thần học linh đạo trong thơ Cung Chi.
III - Thần học linh đạo trong thơ Cung Chi:
Thần học linh đạo (théologie spirituelle) chủ yếu khai triển từ chữ ‘‘Tâm’’ (心) trong Kinh thánh. Chữ Tâm (tiếng Do thái: lèv, tiếng Hy lạp: kardia, tiếng La tinh: Cor) được nói đến trong Cựu ước và Tân ước. Theo Thánh vịnh, trái tim rộn rã niềm vui (Tv 4,8; I5[16], 9) cũng như se sắt nỗi buồn (Tv12 [123], 3), con tim nguyện ngắm (Tv 18 [19], 15) và tìm kiếm Thiên Chúa (Tv 26[27], 8). Lời tâm nguyện (le coeur prie) phát xuất tận đáy lòng. Chữ ‘‘Tâm’’ nguyện cầu được thể hiện qua những vần thơ trác tuyệt của nhà thơ linh mục Cung Chi.
Thi nhân diễn đạt tư tưởng nhập thể (pensée incarnée) bằng ngôn từ tươi mát như sương sớm, phát xuất từ con tim (ces paroles originelles qui jaillissent du coeur). Linh mục rao giảng lời Chúa (Cv 6,4). Bàn về thần học linh đạo của linh mục thi sĩ là để tìm hiểu những vần thơ chắp lại từ ngôn ngữ nguyên sơ phát xuất từ trái tim, để loan truyền lời hằng sống.
Thi tập Thương Ngàn Thương là tâm kinh của linh mục. Toàn tập thể hiện tình yêu Thánh tâm Chúa (le sacerdoce, c’est l’amour du coeur de Jésus), như lời Đức Bênêdictô XVI trong Ngày Thánh hóa các Linh mục đồng thời là ngày khai mạc Năm Linh mục (19-6-2009). Trong Thương Ngàn Thương, Cung Chi nói về các linh mục và về một số chủ đề Kitô học.
1 - Về linh mục:
Chương A hiến chế ‘‘Ánh sáng muôn dân’’ (Lumen Gentum) phân biệt hai loại tư tế (sacerdoce):
- Tư tế thừa tác (sacerdoce ministériel): tư tế của các linh mục. Chức thánh này có được là nhờ bí tích truyền phép linh mục (sacrement de l’ordination sacerdotale);
- Tư tế chung (sacerdoce commun): tư tế của các giáo dân.
Lễ truyền chức gồm ba nghi thức quan trọng: kinh cầu các thánh (litanie des saints), lễ đặt tay (imposition des mains) và lời nguyện truyền chức (prière d’ordination). Trong kinh cầu các thánh, vị tân phong nằm sấp mình (prostration) bầy tỏ lòng khiêm hạ vì từ nay được đặt trong tay Chúa. Kinh cầu các thánh chỉ trong khoảnh khắc mà biến hữu thể trở thành linh mục của Chúa Kitô. Nhà thơ Cung chi đã viết về giây phút thiêng liêng mở đầu chức thánh linh mục như sau:
Họ là những thanh niên trào nhựa sống
Ngẩng đầu cao mắt sáng trí thông minh
Lửa yêu đương hừng hực bốc trong tim
Nhìn tương lai lạc quan đầy tin tưởng.
Rồi một hôm bỗng dưng nằm sấp xuống
Áo trắng tinh phủ kín cả hình hài
Giây quàng chéo màu máu đỏ ngang vai
Thân trai tráng trải dài như bất động
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nhận nằm xuống là vui lòng nhận lãnh
Quên bản thân không phù phiếm phô trương
Làm ‘‘tiếng kêu giữa sa mạc dọc đường’’
Mong ‘‘nhỏ bé để Ngài nên vĩ đại.’’
(Tự nằm xuống, tr. 633)
Từ khi nhận chức thánh, đôi bàn tay linh mục ra tay cứu độ chúng sinh qua bí tích rửa tội, thêm sức, hòa giải, thánh thể, hôn phối và xức dầu bệnh nhân:
Chúa ban cho con đôi bàn tay
Gọi con giơ lên vào một ngày
Lĩnh ấn dầu thơm ơn thánh hiến
Để rồi sai đi khắp đó đây.
Chúa bảo con dùng cả đôi tay
Đón mọi tuổi đời dẫu thơ ngây
Biến đổi con người thành con Chúa
Qua giếng thiêng liêng cao quý thay.
Rồi có những lần cao đôi tay
Con xin tha thiết xuống dư đầy
Bẩy ơn Thánh Thần tăng thêm sức
Cho đoàn chiên Chúa được hăng say.
Dù rằng bất xứng trọn đôi tay
Vẫn được Chúa thương nhịn hàng ngày
Chấp nhận cho con dâng Mình Chúa
Nuôi dưỡng hồn thiêng dưới thế này.
Cảm động biết bao chút bàn tay
Vớt lấy sinh linh thoát bến lầy
Nhờ công cứu chuộc trên Thánh giá
Bằng muôn cực hình dấm chua cay.
Những cặp hôn nhân cũng nhờ tay
Kết liên giao ước chặt mối giây
Keo sơn gắn bó tình phu phụ
Chung thủy một lòng không đổi thay
Giờ phút cuối đời rộng đôi tay
Bên giường bệnh nhân sắp đến ngày
Xức dầu an ủi ban toàn xá
Phần mộ chia ly lá lìa cây.
(Đôi bàn tay linh mục, tr. 178)
Trong bài thơ trích dẫn,‘‘Chấp nhận cho con dâng Mình Chúa’’ là tâm kinh linh mục, chuyển qua ‘‘Nuôi dưỡng hồn thiêng dưới thế này’’ thể hiện qua vần điệu Cung Chi. Tác giả tôn sùng Thánh Thể bằng lời thơ và bằng cả cuộc đời tận hiến: Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách là linh mục dòng Thánh Thể (Congrégation du Saint Sacrement). Lịch sử Dòng Thánh thể Việt Nam chép rằng: ‘‘Khi xin vào Dòng Thánh Thể thuộc Tỉnh Dòng Pháp, cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách còn là chủng sinh Triết học. Ngài là người Việt Nam thứ 2 thụ phong linh mục trong Dòng Thánh Thể, sau cha Gioakim Nguyễn Đức Việt Châu.’’
Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách hiện cư ngụ tại Dòng các Linh mục Thánh Thể (Congrégation des Prêtres du Saint Sacrement), 23 avenue de Friedland, quận 8 Paris. Tu viện do thánh Pierre-Julien Eymard thành lập năm 1856, nằm trên đại lộ Friedland là một trong 12 nhánh sao của quảng trường Étoile. Nguyện đường Thánh Thể (Corpus Christi) 23 avenue de Friedland còn là nơi yên nghỉ của thánh Eymard, đấng sáng lập dòng.
Ngày nay, ngoài trụ sở chính tại quận Thủ Đức, Dòng Thánh Thể Việt Nam còn mở các tu viện ở cả ba miền đất nước:
- Giáo tỉnh Saigon có các tu viện ở Đồng Nai, Vũng Tầu.
- Giáo tỉnh Huế có các tu viện ở Đà Nẳng và Ban Mê Thuột.
- Giáo tỉnh Hà Nội có tu viện ở Hải Dương.
Nếu bàn tay linh mục ‘‘làm dấu nối liến trời với đất’’, bàn tay thi nhân khơi nguồn thơ linh đạo, là ‘‘nguồn phúc lộc suối ơn đầy’’.
2 - Thần học Ba Ngôi:
Thần học Ba Ngôi (théologie trinitaire) là mầu nhiệm đức tin căn bản, là nguồn gốc và ánh sáng của mọi mầu nhiệm khác: Thiên Chúa duy nhất có ba ngôi (hypostases), cả ba đồng bản thể (homoousia). Ngôi Cha hằng có muôn đời (Elohim). Ngôi Con là Con Một Đức Chúa Cha. Ngôi Ba là Thánh Thần (Pneuma) Thiên Chúa.
Thi tập Thương Ngàn Thương vừa là kinh Tin kính, lại vừa là tâm kinh nguyện cầu Chúa Ba Ngôi.
- Tác giả chúc tụng Ngôi Cha bằng lối thơ 8 chữ:
Tôi nhác thấy thần thiêng hát vang dội
Chúa Trời ! Chúa Trời ! lạy Chúa Trời
Rồi nhác thấy rộng mở chín tầng trời
Và trái đất, và thinh không hợp tấu.
(Chúc tụng, tr. 115)
Câu 1 và câu 4 nhắc lại hai lần (tôi) nhác thấy để diễn tả hai động từ thấy và mở xảy ra cùng lúc (simultanéité). Câu 2 là tiếng hát thiên thần cầu khấn Đức Chúa Cha: Chúa Trời, Chúa Trời, lạy Chúa Trời. Câu 3 nhắc lại lời Chúa: ‘‘Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra’’ (Lc 11,9-10).
- Tác giả tụng ca Ngôi Hai bằng câu thơ 7 chữ:
Con thành tâm cúi đầu thờ lạy
Linh hồn thiêng của Chúa Kitô
Cho con điều quý trọng vô bờ
Là được ơn siêu nhiên thánh hóa.
(Anima Christi, tr. 12)
- Tác giả dâng lên Thánh Thần những vần thơ trông cậy:
Lạy Thánh Thần, xin hãy thổi hãy thổi
Gió linh thiêng mang sinh khí muôn nơi
Hãy cuốn đi những ô nhục kiếp người
Cho nhân phẩm nên cao siêu thần thánh.
(Gió linh thiêng, tr. 221)
3 - Giáo hội Việt Nam:
Thi tập Thương Ngàn Thương còn có nhiều bài thơ đẹp như những bức tranh, ghi lại trang Giáo sử hào hùng của dân tộc. Bài thơ 8 chữ chỉ gồm 56 câu mà ghi lại được hết danh tính 117 thánh nhân tử đạo nước nhà, ngày 19-6-1988 đã được ghi vào sổ vàng thánh nhân của Giáo hội hoàn vũ. Toàn bài thơ là khải hoàn ca. Tiền nhân chấp nhận cái chết để làm chứng cho đức Tin son sắt, trung kiên. Chung khúc anh hùng ca là nén tâm nhang thành kính nguyện cầu tiên tổ:
Họ là ai muôn đời quên sao được
Lấy máu đào viết Giáo sử Quê hương
Gieo vào lòng đất mẹ hạt yêu thương
Bằng hàng trăm ngàn con tim bác ái
Lạy tiên tổ vô cùng thánh ái
Giúp chúng con vững chãi niềm tin
Trung kiên thờ Chúa hết mình
Đi đâu vẫn thắm mối tình Việt Nam.
(Họ là ai, tr. 253)
Đi đâu vẫn thắm mối tình Việt Nam. Tác giả nhớ đến trước hết là Giáo xứ Việt Nam tại Paris, ‘‘hạt yêu thương’’ vun trồng trong tâm khảm, nơi có những con tin bác ái ‘‘vui với người vui, khóc với người khóc’’ (Rm 13,15), vui buồn nhân thế là nhờ sống trung thực với Phúc âm, có đức tin vững chãi. Cung Chi có vần thơ cộng đoàn như sau:
Cộng đoàn chúng con,’’Dân tộc Thánh’’ (1 Pr 2,9)
Nhục vinh vui khổ luôn kiêu hãnh
Không quên thân phận tội cát lầm
Chúa thương nuôi dưỡng bằng ơn thánh
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Tư Tế’’ (1 Pr 2,9)
Dâng cả cõi lòng làm của lễ
Bao nhiêu cuộc sống vương hy sinh
Bấy nhiêu giọt nước trong chén lễ
Cộng đoàn chúng con ‘‘Dân Vua Chúa’’ (1 Pr 2,9)
Hoan lạc trên đường về Đất Hứa
Gieo hạt luống cầy trong đau thương
Gặt lấy vàng thơm muôn bó lúa.
(Hiên ngang, tr.238)
Gặt lấy vàng thơm muôn bó lúa nhắc lại lịch sử Giáo xứ Việt Nam tại Paris. Tác giả đề tặng ‘‘Giáo xứ Việt Nam Paris tròn 50 tuổi (1847-1997). Thánh lễ do Đức Sứ thần Tòa thánh Mario Tagliaferri chủ lể ngày 11-5-1997’’. Những bông lúa của ‘‘Mùa gặt mới’’ được tác giả gom lại thành một bó thất ngôn:
Mấy chục năm qua nhờ cấy cầy
Mạ non lúa chín ngát hương bay
‘‘Liên đoàn’’ khai sáng công trình ấy
‘‘Giáo xứ’’ hoàn thành sự nghiệp này
Linh mục góp phần đâu quản ngại
Giáo dân góp sức thật hăng say
Giờ đây khánh chúc năm mươi tuổi
Mùa gặt ngày mai hy vọng đầy.
Trong thi tập, Cung Chi sáng tác nhiều bài thơ, nói đến các ‘‘linh mục góp phần đâu quản ngại’’, đứng đầu là Đức Ông Mai Đức Vinh, giám đốc Giáo xứ.
Ngoài hai tập 1 và 2, thi tập Thương Ngàn Thương sắp có thêm tập 3 cho đủ ngàn trang. Một ngàn trang sách là trăm nhớ ngàn thương, vấn vương bao nhiêu là tâm kinh nguyện cầu. Toàn tập sách có thể ví với Kinh Thi (詩 經) chép lại vần điệu ca dao trong cổ thi. Bích Sơn, người nữ nghệ sĩ công giáo, từng đọc thơ Cung Chi thay cho lời nguyện sáng như sau:
Xin chúc phúc cho con mỗi buổi sáng
Để lòng con mới lại chút tình thương
Cho bớt đi những nhỏ bé tầm thường
Để mở ra một khung trời đại lượng.
Cho con mang nét mặt người sung sướng
Lòng nhân từ hiền hậu đáy mắt con
Lời nói ra chân thành cảm núi non
Trên đôi môi có nụ cười âu yếm.
Cho con quên đừng nghĩ đến khuyết điểm
Một hãy nhìn gương tốt để noi theo
Giúp đỡ người không phân biệt giầu nghèo
Để thấy được cho đi là hạnh phúc.
Cho con biết: Chúa yêu con rất mực
Con thầm xin: NGUYỆN MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Bị vu oan không thù oán một lời
Nhưng chỉ biết thương yêu và tha thứ.
Cho con biết bỏ đi con người cũ
Mặc lấy người đổi mới mãi mỗi ngày
Cho con sống say sưa từng phút giây
Như chính Chúa trong con đang sống vậy
(Thức giấc, tr. 684).
Khi gấp tập thơ lại cũng là lúc tấm lòng rộng mở. Với tấm lòng yêu thơ và tôn kính một linh mục thi nhân, chúng tôi có câu thơ đề tặng sau đây, để kết thúc bài nói chuyện về thơ:
Trăm nhớ ngàn thương
Nhà thơ sáng tác tập thơ đầu
Tâm tình mục tử ý thâm sâu
Công cha nghĩa mẹ như trời biển
Mến Chúa yêu người tựa ngọc châu
Chữ nghĩa thơ Đường ngàn nỗi nhớ
Bài thơ lục bát vạn niềm đau
Xem thơ chợt nhớ Lương Nhi Tử
Có phải thi nhân sớm bạc đầu ?
Giáo xứ Paris, tiết Đông tàn (8-3-2010)
Chúa là sự sống
Ngô xuân Tịnh
21:32 09/04/2010
Chính Ta là sự phục sinh
và là sự sống hiển vinh đời đời.
Ai tin Ta dù chết rồi
thì đời sống sẽ tức thời ban cho
còn ai đang sống sờ sờ
tin Ta thì chẳng bao giờ diệt vong.
Tin Ta thì hãy hết lòng
yêu thương phục vụ Ta không lúc rời
để Ta luôn ở với ngươi
mọi nơi mọi lúc không rời xa nhaụ
Tình yêu Ta phủ dạt dào
các ngươi tin tưởng đi vào với Ta
bởi Ta đây thực chính là
con đường, chân lý và là của ăn
dưỡng nuôi ngươi giữa cõi trần
cho ngươi trọn hưởng muôn phần phúc vinh
và là sự sống hiển vinh đời đời.
Ai tin Ta dù chết rồi
thì đời sống sẽ tức thời ban cho
còn ai đang sống sờ sờ
tin Ta thì chẳng bao giờ diệt vong.
Tin Ta thì hãy hết lòng
yêu thương phục vụ Ta không lúc rời
để Ta luôn ở với ngươi
mọi nơi mọi lúc không rời xa nhaụ
Tình yêu Ta phủ dạt dào
các ngươi tin tưởng đi vào với Ta
bởi Ta đây thực chính là
con đường, chân lý và là của ăn
dưỡng nuôi ngươi giữa cõi trần
cho ngươi trọn hưởng muôn phần phúc vinh
Phục Sinh – Mùa Bình An
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
22:22 09/04/2010
Phục Sinh – Mùa Bình An
Mùa Bình An về giữa lòng nhân thế
Khi hồn sầu được thắp sáng Phục Sinh
Sự Sống mới như vạt nắng bình minh
Lan toả khắp chốn điêu linh thất vọng
Mùa Bình An mầm tin yêu cựa sống
Thôi sợ lo bởi giông tố cuộc đời
Ngài có đó con nức lòng phấn khởi
Thánh giá buồn đã nở rộ Hoa Tươi
Mùa Bình An tình Ngài thương dẫn lối
Nên chứng nhân cho sứ điệp Nước Trời
Bước hy sinh để nối tiếp Mùa Vui
Đem Sự Sống gieo vào lòng thế giới.
Mùa Bình An về giữa lòng nhân thế
Khi hồn sầu được thắp sáng Phục Sinh
Sự Sống mới như vạt nắng bình minh
Lan toả khắp chốn điêu linh thất vọng
Mùa Bình An mầm tin yêu cựa sống
Thôi sợ lo bởi giông tố cuộc đời
Ngài có đó con nức lòng phấn khởi
Thánh giá buồn đã nở rộ Hoa Tươi
Mùa Bình An tình Ngài thương dẫn lối
Nên chứng nhân cho sứ điệp Nước Trời
Bước hy sinh để nối tiếp Mùa Vui
Đem Sự Sống gieo vào lòng thế giới.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Gác Chuông Chiều
Lê Trị
22:33 09/04/2010
GÁC CHUÔNG CHIỀU
Ảnh của Lê Trị
Đời anh quên, nhớ, quên... nhiều lắm!
Chiều chiều xứ Mỹ cũng chuông mơ. ....
(Trích thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền