Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Chúa Nhật Lễ Lá: Bài Thương Khó Năm A - Palm Sunday: The Passion of Christ Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
07:43 08/04/2014
Vẫn còn đó sự mâu thuẫn qua cuộc thương khó của Đức Giêsu
Jos. Vinc. Ngọc Biển
08:38 08/04/2014
VẪN CÒN ĐÓ SỰ MÂU THUẪN QUA CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA ĐỨC GIÊSU
(Chúa Nhật Lễ Lá, Năm A)
Hôm nay, Giáo Hội hoàn vũ cử hành long trọng biến cố Đức Giêsu vào thành Giêrusalem để khởi đầu cuộc thương khó. Trên hành trình ấy có các môn đệ, những người phụ nữ đã theo Ngài từ lâu, và cả những người đã từng chịu ơn hoặc vì hiếu kỳ cùng đi theo Ngài.
Cuộc vào thành của Đức Giêsu lần này cũng như các diễn biến trước và sau đó có nhiều điều lạ thường. Thật vậy, trong cuộc đời sứ vụ, từ lời nói đến hành động của Ngài nhiều khi hàm chứa những sự mâu thuẫn đối với cuộc sống và con người đương thời, cho nên họ không thể hiểu được, và vì thế, dẫn đến cái chết của Đức Giêsu.
1. Sự mâu thuẫn từ phía Đức Giêsu
Người ta thường nói: “Mâu thuẫn thì có thể sẽ làm sáng tỏ chân lý tốt”. Thật vậy, trong công cuộc loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu đã nhiều lần nói đến sự mâu thuẫn này.
Trước tiên, về những lời dạy mang tính mâu thuẫn: ví dụ như khi nói về sự tự hủy, Ngài đã dùng hình ảnh hạt lúa mục nát để sinh bông hạt mới; hay “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (x. Ga 12, 24-25); về sự khiêm nhường, Ngài phán: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc 14, 11); khi đi dự tiệc, hãy chọn chỗ rốt hết, để được người ta mời lên chỗ danh dự (x. Lc 14, 7-10); vì “ Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc1,52); về sự hối cải, Ngài nói: cả triều thần Thiên Quốc “... ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15, 7); về sự từ bỏ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24).
Tiếp theo, Đức Giêsu đã nói và áp dụng sự mâu thuẫn đó vào chính mình như sau: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sống lại" (Lc 9, 22); “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi" (Ga 12, 32); và Ngài đã sống sự mâu thuẫn ấy khi dân chúng tôn mình làm vua thì lại bỏ chốn và khi dân chúng không tôn thì lại vào thành như vị vua; rồi lạ lùng trong tiến trình “đăng quang”: Ngài là Vua, tiến vào thành của mình, nhưng lại khiêm tốn ngồi trên lưng lừa con vẫn còn theo mẹ (x. Dc 9,9). Là Vua, nhưng không có vương miện, chỉ có vòng gai; không có vương trượng, chỉ có cây sậy; không có cẩm bào, chỉ có trần trụi nhuốc nhơ; không có câu tán tụng, chỉ có lời nhạo báng khinh chê; không thống trị bằng sức mạnh, chỉ có phục vụ trong yêu thương cho đến chết và chết trên thập giá vì yêu.
Như vậy, những sự mâu thuẫn đến lạ lùng của Đức Giêsu đều nhằm làm toát lên sự vâng lời tuyệt đối của Ngài với Thiên Chúa Cha và vì yêu thương, cứu độ con người. Cả cuộc đời, con người và sứ vụ của Đức Giêsu đều muốn lộ hiện một Thiên Chúa là Tình Yêu.
2. Sự mâu thuẫn từ phía dân chúng
Ở đời có câu: "Dò sông dò biển dễ dò - Mấy ai lấy thước mà đo lòng người". Thật vậy, trong cuộc sống, có những mối tương quan tình bạn, và sẵn sàng "rau cháo có nhau " đấy, tuy nhiên, đôi khi cũng chính vì miếng cơm manh áo, con người dễ quay lưng lại với nhau lắm. Đây là những chuyện mâu thuẫn trong cuộc sống. Khi nói về sự mâu thuẫn này, chúng ta lần dở lại lịch sử dân Dothái khi xưa, để thấy lòng họ mâu thuẫn với hành động là thế nào!
Khi sống bên Aicập, ngày đêm họ cầu khấn danh Đức Chúa, xin Người đến cứu họ khỏi ách nô lệ tủi nhục cơ cùng, Đức Chúa nhận lời và đã cho Môisê dẫn dân ra khỏi Aicập thoát khỏi cảnh áp bức bạo tàn. Nhưng chẳng bao lâu, sự mâu thuẫn cũng đã xảy ra. Khi gặp có chút thử thách, họ đã than trách Chúa, và nhớ những củ hành, củ tỏi bên Aicập, tệ hơn nữa, đã đúc bò vàng để thờ lạy thay Đức Chúa, Đấng đã cứu họ ra khỏi cảnh nô lệ bên Aicập. Đây chính là sự mâu thuẫn do sự bất trung của dân với Đức Chúa.
Sang thời Đức Giêsu cũng vậy, trong giai đoạn này, những người Dothái đã chứng kiến các phép lạ của Đức Giêsu làm, nào là chữa lành bệnh tật, trừ quỷ, cho người chết sống lại, và hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng... Vì thế, họ tâm phục Đức Giêsu, nên khi vào thành, dân chúng đã tung hô Ngài là con vua Đavít, là Vua Israel. Và như là sự tất yếu, họ đã chặt cành lá lót đường và trải áo mình để Đức Giêsu đi qua. Hành vi này là hành vi tôn kính, ngưỡng mộ của người Đông Phương đối với một ai đó. Đức Giêsu thuộc về số người được như vậy. Cuộc diễu hành rầm rộ làm náo lòng những nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị thời bấy giờ. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn bề ngoài, thì ta sẽ dễ dàng kết luận là đám dân đang tung hô Đức Giêsu đây có lòng yêu mến Ngài thực sự. Nhưng sự thật không hẳn như thế, chẳng bao lâu, họ đã mâu thuẫn với tất cả những gì diễn ra hôm Đức Giêsu vào thành. Thật vậy, vẫn những người đã tôn vinh, chúc tụng Đức Giêsu hôm nào, thì chẳng bao lâu sau, họ đã toa dập với thế lực sự ác để làm chứng gian hại Ngài và hô vang: hắn đáng chết; đóng đinh nó vào thập giá...
Sự thật đã rõ, họ cung chúc Đức Giêsu chỉ vì hy vọng Ngài làm Vua để thống lãnh theo kiểu trần gian, đánh đông dẹp bắc, giải thoát họ khỏi ách thống trị của Đế Quốc và nhiều khi theo Chúa chỉ vì cái bụng, vì những ân huệ, bổng lộc thức thời... Và, họ đã bị thất bại khi không được Đức Giêsu đáp ứng những yêu sách đó, vì thế, họ đã sẵn sàng giơ tay ủng hộ án tử nơi Đức Giêsu và chìa tay, nghiêng đầu để hứng lấy máu người vô tội đổ trên đầu mình khi nói: "Máu hắn đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!" (Mt 27,25). Lý do dẫn họ đến sự thất vọng là vì sự mâu thuẫn của họ do tham sân si thúc đẩy, còn sự mâu thuẫn của Đức Giêsu thì do lòng bao dung, hướng tha và dùng chính cái chết để cứu chuộc con người, vì thế, con đường cứu độ của Ngài không là gì khác ngoài thập giá và cái chết đau thương trên đồi Golgotha. Đây là sự mâu thuẫn lòng dân với con người và sứ vụ của Đức Giêsu.
3. Hai sự mâu thuẫn dẫn đến hệ quả khác nhau
Như vậy, sự mâu thuẫn của Đức Giêsu là vì tình yêu. Ngài yêu Thiên Chúa Cha tuyệt đối, nên đã vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Những lời dạy của Đức Giêsu có vẻ mâu thuẫn về lối hành văn, truyền thống, nhưng lại thống nhất tuyệt đối về bề ngoài lẫn bề trong nơi con người của Ngài.
Đức Giêsu chính là hình ảnh của Ađam thủa nào, nhưng khác nhau ở chỗ Đức Giêsu, Ađam mới thì vâng lời, trung thành, còn Ađam cũ thì bội ước và bất trung.
Sự mâu thuẫn trong lời giảng dạy, lối sống và hành động của Đức Giêsu thể hiện rõ nét sự khiêm nhường, tự hạ, yêu thương và cứu chuộc con người.
Như vậy, mâu thuẫn nơi Đức Giêsu làm cho con người được kết hiệp mật thiết hơn với Thiên Chúa và tha nhân để đạt được tình trạng tự do và hạnh phúc thực sự khi đã loại trừ cái tôi ích kỷ, tự phụ, kiêu căng để hướng tha.
Còn sự mâu thuẫn của những người Dothái thì hoàn toàn khác:
Khác là chỉ vì cái bụng của họ, do ích kỷ, tự phụ, kiêu ngạo hay những mục đích tầm thường rẻ tiền.
Vì thế, họ tôn vinh Thiên Chúa hay Đức Giêsu cũng chỉ vì cái bụng. Hoặc chỉ vì danh vọng, chức quyền, lợi nhuận cá nhân hay tập thể, chứ không phải vì yêu mến, tin tưởng, phó thác.
Sự mâu thuẫn này nơi dân Dothái lộ hiện rõ bản chất thực dụng hay ý đồ đen tối của họ. Vì thế, dẫn đến sự đối đầu. Đức Giêsu không đối đầu với họ, nhưng tự họ trở nên bất ổn nên dẫn đến hệ quả là khước từ Thiên Chúa để thờ bò vàng, rồi đến lượt Đức Giêsu, họ tìm cách loại Ngài ra khỏi môi trường và cuộc sống của họ.
4. Người kitô hữu sống sự mâu thuẫn của Tin Mừng
Ngày hôm nay, chúng ta đang sống trong một xã hội không mấy chân thực. Đời sống đạo đức bị đảo lộn rất nhiều. Phong tục tập quán tốt dần dần được thay thế bằng những trào lưu tục hóa, nhất thời... Đây chính là sự mâu thuẫn luân thường đạo lý trong xã hội.
Vì thế, chúng ta không lạ gì khi vẫn còn đó trong xã hội những chuyện: “chân lý thuộc về kẻ mạnh”; vẫn còn đó những chuyện thỏa hiệp, toa rập để cho hận thù, chia rẽ lên ngôi; vẫn còn đó những chuyện vì miếng cơm manh áo, vì lợi nhuận cá nhân, củng cố chức quyền mà sẵn sàng bất chấp bán rẻ lương tâm để cho lương tháng được nhiều. Những người có lương tri và đạo hạnh lại là mối đe dọa của sự bất công, suy đồi và gian dối. Biết nó là sự dữ, nhưng vẫn còn đó những lương tâm trai lỳ, những trái tim hóa đá, những ánh mắt bất công, khinh thị...Vẫn còn đó sự mâu thuẫn là ai cũng muốn sống, nhưng lại không thương tiếc tra tay vào việc giết đi sự sống của người khác, nhất là những thai nhi vô tội.
Nếu chúng ta thuộc về những thành phần như thế, ấy là lúc chúng ta làm cho những vết thương của Đức Giêsu tiếp tục rỉ máu, và cuộc thương khó của Đức Giêsu không ngừng tái diễn, khiến Chúa phải đau khổ, tủi nhục đắng cay và ngay cả cái chết qua những hành vi, lựa chọn sai lầm và tàn nhẫn của con người.
Hôm nay, chúng ta bước vào Tuần Thánh, là đỉnh cao của năm phụng vụ, đây là cơ hội để mỗi người rà soát lại lương tâm và sự lựa chọn của mình trong cuộc sống, nhằm sống sao cho đẹp lòng Chúa, ích lợi cho phần rỗi của mình và vì ơn cứu độ của tha nhân.
Vì thế, xin gửi lại nơi bạn và tôi một vài câu hỏi để chúng ta cùng nhau suy nghĩ:
- Tôi đang đi theo ai? Theo Chúa hay theo những mục đích thực dụng như tiền, quyền, tình?
- Khi tôi có quyền, có chức, tôi có phục vụ và làm cho người khác được hạnh phúc hay tôi lợi dụng vị trí cao của tôi để bóc lột, trà đạp nhân phẩm người khác?
- Đứng trước một việc tốt hay xấu, ta có để cho Lương Tâm lên tiếng và làm theo, hay chỉ vì miếng cơm manh áo, chỉ vì sức ép lương tháng mà ta phủi tay với việc tốt và thượng tôn điều bất chính, sẵn sàng làm chứng gian hại người, đẩy người khác vào con đường cùng và ngay cả cái chết do mù lương tri?
Khi đặt ra câu hỏi như thế, mặc cho mỗi chúng ta lự chọn đứng về phía thiện hay ác, nhưng chỉ mong mỗi người chúng ta hiểu rằng: chúng ta có thể đánh lận con đen, che đậy và ngụy trang để người đời không biết những sự khuất tất của chúng ta làm, nhưng Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự kín nhiệm, Ngài biết rất rõ mọi hành vi của chúng ta, và điều tốt hay xấu, hạnh phúc hay ngược lại là do cuộc sống và hành vi của chúng ta đã làm.
(Chúa Nhật Lễ Lá, Năm A)
Hôm nay, Giáo Hội hoàn vũ cử hành long trọng biến cố Đức Giêsu vào thành Giêrusalem để khởi đầu cuộc thương khó. Trên hành trình ấy có các môn đệ, những người phụ nữ đã theo Ngài từ lâu, và cả những người đã từng chịu ơn hoặc vì hiếu kỳ cùng đi theo Ngài.
Cuộc vào thành của Đức Giêsu lần này cũng như các diễn biến trước và sau đó có nhiều điều lạ thường. Thật vậy, trong cuộc đời sứ vụ, từ lời nói đến hành động của Ngài nhiều khi hàm chứa những sự mâu thuẫn đối với cuộc sống và con người đương thời, cho nên họ không thể hiểu được, và vì thế, dẫn đến cái chết của Đức Giêsu.
1. Sự mâu thuẫn từ phía Đức Giêsu
Người ta thường nói: “Mâu thuẫn thì có thể sẽ làm sáng tỏ chân lý tốt”. Thật vậy, trong công cuộc loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu đã nhiều lần nói đến sự mâu thuẫn này.
Trước tiên, về những lời dạy mang tính mâu thuẫn: ví dụ như khi nói về sự tự hủy, Ngài đã dùng hình ảnh hạt lúa mục nát để sinh bông hạt mới; hay “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (x. Ga 12, 24-25); về sự khiêm nhường, Ngài phán: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc 14, 11); khi đi dự tiệc, hãy chọn chỗ rốt hết, để được người ta mời lên chỗ danh dự (x. Lc 14, 7-10); vì “ Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc1,52); về sự hối cải, Ngài nói: cả triều thần Thiên Quốc “... ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15, 7); về sự từ bỏ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24).
Tiếp theo, Đức Giêsu đã nói và áp dụng sự mâu thuẫn đó vào chính mình như sau: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sống lại" (Lc 9, 22); “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi" (Ga 12, 32); và Ngài đã sống sự mâu thuẫn ấy khi dân chúng tôn mình làm vua thì lại bỏ chốn và khi dân chúng không tôn thì lại vào thành như vị vua; rồi lạ lùng trong tiến trình “đăng quang”: Ngài là Vua, tiến vào thành của mình, nhưng lại khiêm tốn ngồi trên lưng lừa con vẫn còn theo mẹ (x. Dc 9,9). Là Vua, nhưng không có vương miện, chỉ có vòng gai; không có vương trượng, chỉ có cây sậy; không có cẩm bào, chỉ có trần trụi nhuốc nhơ; không có câu tán tụng, chỉ có lời nhạo báng khinh chê; không thống trị bằng sức mạnh, chỉ có phục vụ trong yêu thương cho đến chết và chết trên thập giá vì yêu.
Như vậy, những sự mâu thuẫn đến lạ lùng của Đức Giêsu đều nhằm làm toát lên sự vâng lời tuyệt đối của Ngài với Thiên Chúa Cha và vì yêu thương, cứu độ con người. Cả cuộc đời, con người và sứ vụ của Đức Giêsu đều muốn lộ hiện một Thiên Chúa là Tình Yêu.
2. Sự mâu thuẫn từ phía dân chúng
Ở đời có câu: "Dò sông dò biển dễ dò - Mấy ai lấy thước mà đo lòng người". Thật vậy, trong cuộc sống, có những mối tương quan tình bạn, và sẵn sàng "rau cháo có nhau " đấy, tuy nhiên, đôi khi cũng chính vì miếng cơm manh áo, con người dễ quay lưng lại với nhau lắm. Đây là những chuyện mâu thuẫn trong cuộc sống. Khi nói về sự mâu thuẫn này, chúng ta lần dở lại lịch sử dân Dothái khi xưa, để thấy lòng họ mâu thuẫn với hành động là thế nào!
Khi sống bên Aicập, ngày đêm họ cầu khấn danh Đức Chúa, xin Người đến cứu họ khỏi ách nô lệ tủi nhục cơ cùng, Đức Chúa nhận lời và đã cho Môisê dẫn dân ra khỏi Aicập thoát khỏi cảnh áp bức bạo tàn. Nhưng chẳng bao lâu, sự mâu thuẫn cũng đã xảy ra. Khi gặp có chút thử thách, họ đã than trách Chúa, và nhớ những củ hành, củ tỏi bên Aicập, tệ hơn nữa, đã đúc bò vàng để thờ lạy thay Đức Chúa, Đấng đã cứu họ ra khỏi cảnh nô lệ bên Aicập. Đây chính là sự mâu thuẫn do sự bất trung của dân với Đức Chúa.
Sang thời Đức Giêsu cũng vậy, trong giai đoạn này, những người Dothái đã chứng kiến các phép lạ của Đức Giêsu làm, nào là chữa lành bệnh tật, trừ quỷ, cho người chết sống lại, và hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng... Vì thế, họ tâm phục Đức Giêsu, nên khi vào thành, dân chúng đã tung hô Ngài là con vua Đavít, là Vua Israel. Và như là sự tất yếu, họ đã chặt cành lá lót đường và trải áo mình để Đức Giêsu đi qua. Hành vi này là hành vi tôn kính, ngưỡng mộ của người Đông Phương đối với một ai đó. Đức Giêsu thuộc về số người được như vậy. Cuộc diễu hành rầm rộ làm náo lòng những nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị thời bấy giờ. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn bề ngoài, thì ta sẽ dễ dàng kết luận là đám dân đang tung hô Đức Giêsu đây có lòng yêu mến Ngài thực sự. Nhưng sự thật không hẳn như thế, chẳng bao lâu, họ đã mâu thuẫn với tất cả những gì diễn ra hôm Đức Giêsu vào thành. Thật vậy, vẫn những người đã tôn vinh, chúc tụng Đức Giêsu hôm nào, thì chẳng bao lâu sau, họ đã toa dập với thế lực sự ác để làm chứng gian hại Ngài và hô vang: hắn đáng chết; đóng đinh nó vào thập giá...
Sự thật đã rõ, họ cung chúc Đức Giêsu chỉ vì hy vọng Ngài làm Vua để thống lãnh theo kiểu trần gian, đánh đông dẹp bắc, giải thoát họ khỏi ách thống trị của Đế Quốc và nhiều khi theo Chúa chỉ vì cái bụng, vì những ân huệ, bổng lộc thức thời... Và, họ đã bị thất bại khi không được Đức Giêsu đáp ứng những yêu sách đó, vì thế, họ đã sẵn sàng giơ tay ủng hộ án tử nơi Đức Giêsu và chìa tay, nghiêng đầu để hứng lấy máu người vô tội đổ trên đầu mình khi nói: "Máu hắn đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!" (Mt 27,25). Lý do dẫn họ đến sự thất vọng là vì sự mâu thuẫn của họ do tham sân si thúc đẩy, còn sự mâu thuẫn của Đức Giêsu thì do lòng bao dung, hướng tha và dùng chính cái chết để cứu chuộc con người, vì thế, con đường cứu độ của Ngài không là gì khác ngoài thập giá và cái chết đau thương trên đồi Golgotha. Đây là sự mâu thuẫn lòng dân với con người và sứ vụ của Đức Giêsu.
3. Hai sự mâu thuẫn dẫn đến hệ quả khác nhau
Như vậy, sự mâu thuẫn của Đức Giêsu là vì tình yêu. Ngài yêu Thiên Chúa Cha tuyệt đối, nên đã vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Những lời dạy của Đức Giêsu có vẻ mâu thuẫn về lối hành văn, truyền thống, nhưng lại thống nhất tuyệt đối về bề ngoài lẫn bề trong nơi con người của Ngài.
Đức Giêsu chính là hình ảnh của Ađam thủa nào, nhưng khác nhau ở chỗ Đức Giêsu, Ađam mới thì vâng lời, trung thành, còn Ađam cũ thì bội ước và bất trung.
Sự mâu thuẫn trong lời giảng dạy, lối sống và hành động của Đức Giêsu thể hiện rõ nét sự khiêm nhường, tự hạ, yêu thương và cứu chuộc con người.
Như vậy, mâu thuẫn nơi Đức Giêsu làm cho con người được kết hiệp mật thiết hơn với Thiên Chúa và tha nhân để đạt được tình trạng tự do và hạnh phúc thực sự khi đã loại trừ cái tôi ích kỷ, tự phụ, kiêu căng để hướng tha.
Còn sự mâu thuẫn của những người Dothái thì hoàn toàn khác:
Khác là chỉ vì cái bụng của họ, do ích kỷ, tự phụ, kiêu ngạo hay những mục đích tầm thường rẻ tiền.
Vì thế, họ tôn vinh Thiên Chúa hay Đức Giêsu cũng chỉ vì cái bụng. Hoặc chỉ vì danh vọng, chức quyền, lợi nhuận cá nhân hay tập thể, chứ không phải vì yêu mến, tin tưởng, phó thác.
Sự mâu thuẫn này nơi dân Dothái lộ hiện rõ bản chất thực dụng hay ý đồ đen tối của họ. Vì thế, dẫn đến sự đối đầu. Đức Giêsu không đối đầu với họ, nhưng tự họ trở nên bất ổn nên dẫn đến hệ quả là khước từ Thiên Chúa để thờ bò vàng, rồi đến lượt Đức Giêsu, họ tìm cách loại Ngài ra khỏi môi trường và cuộc sống của họ.
4. Người kitô hữu sống sự mâu thuẫn của Tin Mừng
Ngày hôm nay, chúng ta đang sống trong một xã hội không mấy chân thực. Đời sống đạo đức bị đảo lộn rất nhiều. Phong tục tập quán tốt dần dần được thay thế bằng những trào lưu tục hóa, nhất thời... Đây chính là sự mâu thuẫn luân thường đạo lý trong xã hội.
Vì thế, chúng ta không lạ gì khi vẫn còn đó trong xã hội những chuyện: “chân lý thuộc về kẻ mạnh”; vẫn còn đó những chuyện thỏa hiệp, toa rập để cho hận thù, chia rẽ lên ngôi; vẫn còn đó những chuyện vì miếng cơm manh áo, vì lợi nhuận cá nhân, củng cố chức quyền mà sẵn sàng bất chấp bán rẻ lương tâm để cho lương tháng được nhiều. Những người có lương tri và đạo hạnh lại là mối đe dọa của sự bất công, suy đồi và gian dối. Biết nó là sự dữ, nhưng vẫn còn đó những lương tâm trai lỳ, những trái tim hóa đá, những ánh mắt bất công, khinh thị...Vẫn còn đó sự mâu thuẫn là ai cũng muốn sống, nhưng lại không thương tiếc tra tay vào việc giết đi sự sống của người khác, nhất là những thai nhi vô tội.
Nếu chúng ta thuộc về những thành phần như thế, ấy là lúc chúng ta làm cho những vết thương của Đức Giêsu tiếp tục rỉ máu, và cuộc thương khó của Đức Giêsu không ngừng tái diễn, khiến Chúa phải đau khổ, tủi nhục đắng cay và ngay cả cái chết qua những hành vi, lựa chọn sai lầm và tàn nhẫn của con người.
Hôm nay, chúng ta bước vào Tuần Thánh, là đỉnh cao của năm phụng vụ, đây là cơ hội để mỗi người rà soát lại lương tâm và sự lựa chọn của mình trong cuộc sống, nhằm sống sao cho đẹp lòng Chúa, ích lợi cho phần rỗi của mình và vì ơn cứu độ của tha nhân.
Vì thế, xin gửi lại nơi bạn và tôi một vài câu hỏi để chúng ta cùng nhau suy nghĩ:
- Tôi đang đi theo ai? Theo Chúa hay theo những mục đích thực dụng như tiền, quyền, tình?
- Khi tôi có quyền, có chức, tôi có phục vụ và làm cho người khác được hạnh phúc hay tôi lợi dụng vị trí cao của tôi để bóc lột, trà đạp nhân phẩm người khác?
- Đứng trước một việc tốt hay xấu, ta có để cho Lương Tâm lên tiếng và làm theo, hay chỉ vì miếng cơm manh áo, chỉ vì sức ép lương tháng mà ta phủi tay với việc tốt và thượng tôn điều bất chính, sẵn sàng làm chứng gian hại người, đẩy người khác vào con đường cùng và ngay cả cái chết do mù lương tri?
Khi đặt ra câu hỏi như thế, mặc cho mỗi chúng ta lự chọn đứng về phía thiện hay ác, nhưng chỉ mong mỗi người chúng ta hiểu rằng: chúng ta có thể đánh lận con đen, che đậy và ngụy trang để người đời không biết những sự khuất tất của chúng ta làm, nhưng Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự kín nhiệm, Ngài biết rất rõ mọi hành vi của chúng ta, và điều tốt hay xấu, hạnh phúc hay ngược lại là do cuộc sống và hành vi của chúng ta đã làm.
Lễ Lá : Tại làm sao Chúa chết?
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:40 08/04/2014
Tại làm sao Chúa chết?
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá – năm A
(Mt 26, 14-27, 66)
Sau khi đọc bài tường thuật đầy đủ về cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta theo thánh Matthêu. Chúng ta không thể không màng chi đến những sự xảy ra trước đó. Nhiều người không khỏi thắc mắc : một con người như vậy sao lại kết thúc trên Thánh giá? Đâu là nguyên do dẫn đến cái chết và ai là người chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu?
Theo một lý thuyết lưu hành vào thế kỷ 20 sau thảm kịch Shoah, Hitler tiêu diệt những người Do thái, người ta qui trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu cho người Do thái, Philatô và các thẩm quyền Rôma thời ấy, mà động lực thúc đẩy thuộc bản chất chính trị hơn là tôn giáo.
Bằng chứng là Hội đồng Do thái, đứng đầu là Thượng Tế Caipha đã họp nhau “bàn với nhau lấy mưu bắt cho được Ðức Giêsu mà giết đi” (Mt 26, 4) ; “tìm chứng gian cáo Chúa Giêsu để lên án xử tử Người” (Mt 26, 59), chứng gian tìm không được, Caipha nại vào sự thật để kết án tử hình: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hãy nói cho chúng ta biết: Ông có phải là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa không?” (Mt 26, 63). Ông còn hùng hồn minh họa lời phán xét bằng cử chỉ xé áo: “Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm thượng, quý vị nghĩ sao?” (Mt 26, 65) Cuộc họp ban đêm kết thúc với lời hô hoán: “Nó đáng chết!” (Mt 26, 66)
Nhưng chuyện không đơn giản, vì muốn giết được Chúa Giêsu phải qua tay tổng trấn Rôma là Philatô, nên họ “trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô” (Mt 27, 2). Philatô không phải là người quan tâm với sự công chính đến nỗi âu lo về số phận của một người Do thái không tên tuổi; ông ta là một mẫu người cứng cỏi, độc ác, sẵn sàng đổ máu nếu có một dấu vết rất nhỏ nổi loạn (x. Lc 13, 1-9). Tất cả sự này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, ông không ra sức cứu sống Chúa Giêsu vì thương cảm nạn nhân, nhưng chỉ để ghi một điểm thắng chống lại những kẻ tố cáo Chúa Giêsu, với họ ông đã có xung đột từ ngày tới đất Giuđêa. Dĩ nhiên, sự này không giảm bớt trách nhiệm của Philatô trong việc lên án Chúa Giêsu, một trách nhiệm ông đã chia sẻ với những nhà lãnh đạo Do thái.
Khi gặp Chúa Giêsu, Philatô hỏi : “Ông có phải là vua dân Do thái không?” Câu trả lời của Chúa xem ra bí ẩn : “Chính ông nói đó” (Mt 27, 11).Tổng trấn Philatô rất đỗi kinh ngạc, lại thêm lời của vợ ông : “Xin ông đừng can thiệp gì đến vụ người công chính ấy, vì hôm nay trong một giấc chiêm bao, tôi đã phải đau khổ rất nhiều vì người ấy”(Mt 27, 19).
Đối diện với những kẻ đòi giết Chúa Giêsu, Philatô không biết làm sao, ông nghĩ ra trò tráo mạng Giêsu bằng cách đưa cho dân “một phạm nhân khét tiếng tên là Baraba” (Mt 27, 16), để may chăng dân chúng tha cho Chúa Giêsu, nhưng ông đã lầm, dân chúng càng hô to: “Tha Baraba , giết Giêsu [ ...] Đóng đinh nó vào thập giá” (Mt 27, 20-22). Kế sách không thành, nên ông lấy nước rửa tay trước mặt dân chúng và nói: “Ta vô can về máu người công chính này, mặc kệ các ngươi ”(Mt 27, 24). Các thượng tế và kinh sư chấp nhận: “Máu hắn cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27, 25). Philatô nhượng bộ hoàn toàn: “phóng thích Baraba cho họ, còn Chúa Giêsu thì trao cho họ đánh đòn, rồi đem đi đóng đinh vào thập giá” (Mt 27, 26).
Khi quyết định trao nộp Chúa Giêsu thì ông cũng đi vào cái vòng di chuyển của họ. Tin Mừng được giả thiết là đã minh oan cho Philatô và tố cáo những người lãnh đạo Do thái chủ mưu giết Chúa. Chính thánh Phaolô khi tường thuật về án tử của Chúa Giêsu giống như các sách Tin Mừng mô tả, ông viết “những người Do thái đã giết Chúa Giêsu” (1 Tx 2,15).
Từ những tường thuật về cái chết của Chúa Giêsu trong Talmud và trong những tài liệu Do thái khác, truyền thống Do thái không bao giờ từ chối sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó trong việc lên án Chúa Giêsu. Họ không bênh vực mình bằng sự chối bỏ hành động, nhưng nếu có hành động nào, họ đã chối rằng hành động đó, từ viễn ảnh Do thái, làm thành một tội ác và án tử Chúa Kitô Giêsu là một án bất công.
Như vậy, đối với câu hỏi, “ tại sao Chúa chết ? ” Sau tất cả những nghiên cứu và những sự lựa chọn được đề nghị, chúng ta phải đưa ra cũng một câu trả lời như trong các Tin Mừng là Người bị kết án vì những lý do tôn giáo. Kết luận, các thẩm quyền tôn giáo và các thẩm quyền chính trị, các thủ lãnh Công Nghị và quan tổng trấn Roma, cả hai đã tham gia, vì những lý do khác nhau, trong sự xử án Chúa Kitô.
Phần lớn chúng ta, những người tin Chúa Giêsu đều nghĩ rằng chính những người Do thái đã giết Chúa. Chúng ta cũng thường qui kết cho Giuđa là kẻ phản bội đã bán đứng Thấy, kẻ tiếp tay cho các thượng tế và kinh sư bắt nộp Chúa. Xem ra chỉ có Giuđa và giới lãnh đạo Do thái mới nhìn nhận mình có liên quan đến cái chết của Chúa Giêsu, thấy Người bị kết án thì hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lão mà nói rằng :“Tôi đã phạm tội nộp máu người công chính”. Các thượng thế phủi tay với Giuđa : “Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh”. Còn Philatô rửa tay trước mặt họ: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy”.
Thế là Giuđa nộp máu người vô tội, Philatô cũng nộp máu người vô tội. Các thượng tế và đám đông hứng máu người vô tội cho mình và cho con cháu khi đáp : “Máu hắn cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27, 25).
Mỗi khi Tuần Thánh về, đọc lại bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Giáo Hội muốn mỗi người chúng ta, thay vì đổ tội cho người Do thái, thì nhìn thấy trách nhiệm của mình trong cái chết của Chúa Giêsu. Chúa đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Thánh Kinh. Tội lỗi làm cho chúng ta xa lìa Thiên Chúa và tha nhân, chống lại Thiên Chúa và chống lại nhau, dẫn đến nguy cơ mất ơn cứu độ. Nên Thiên Chúa đã vì loài người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế…chịu đóng đanh, chị chết để chuộc tội cho chúng ta.
Khi ta từ chối Chúa và chương trình thiêng liêng của Người, hay xúc phạm đến Thiên Chúa, không sống xứng đáng là con Thiên Chúa, chúng ta chịu trách nhiệm cách đặc biệt hơn vào cái chết của Chúa. Mỗi lần chúng ta phạm tội bất công, lỗi đức bác ái, gây gương mù gương xấu, cộng tác với sự dữ gây tác hại trực tiếp cho tha nhân, làm hại bản thân, gây thiệt hại cho cả Hội Thánh nữa là chúng ta làm khổ nhau, nhất là làm cho Chúa phải đau phiền và phải chết.
Ước gì khi suy niệm về cái chết của Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta thêm lòng tin vào Chúa, yêu mến Chúa cách mãnh liệt hơn, và đặt tất cả lòng cậy trông vào Chúa. Chúng ta tin Chúa Giêsu đã chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá – năm A
(Mt 26, 14-27, 66)
Sau khi đọc bài tường thuật đầy đủ về cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta theo thánh Matthêu. Chúng ta không thể không màng chi đến những sự xảy ra trước đó. Nhiều người không khỏi thắc mắc : một con người như vậy sao lại kết thúc trên Thánh giá? Đâu là nguyên do dẫn đến cái chết và ai là người chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu?
Theo một lý thuyết lưu hành vào thế kỷ 20 sau thảm kịch Shoah, Hitler tiêu diệt những người Do thái, người ta qui trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu cho người Do thái, Philatô và các thẩm quyền Rôma thời ấy, mà động lực thúc đẩy thuộc bản chất chính trị hơn là tôn giáo.
Bằng chứng là Hội đồng Do thái, đứng đầu là Thượng Tế Caipha đã họp nhau “bàn với nhau lấy mưu bắt cho được Ðức Giêsu mà giết đi” (Mt 26, 4) ; “tìm chứng gian cáo Chúa Giêsu để lên án xử tử Người” (Mt 26, 59), chứng gian tìm không được, Caipha nại vào sự thật để kết án tử hình: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hãy nói cho chúng ta biết: Ông có phải là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa không?” (Mt 26, 63). Ông còn hùng hồn minh họa lời phán xét bằng cử chỉ xé áo: “Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm thượng, quý vị nghĩ sao?” (Mt 26, 65) Cuộc họp ban đêm kết thúc với lời hô hoán: “Nó đáng chết!” (Mt 26, 66)
Nhưng chuyện không đơn giản, vì muốn giết được Chúa Giêsu phải qua tay tổng trấn Rôma là Philatô, nên họ “trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô” (Mt 27, 2). Philatô không phải là người quan tâm với sự công chính đến nỗi âu lo về số phận của một người Do thái không tên tuổi; ông ta là một mẫu người cứng cỏi, độc ác, sẵn sàng đổ máu nếu có một dấu vết rất nhỏ nổi loạn (x. Lc 13, 1-9). Tất cả sự này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, ông không ra sức cứu sống Chúa Giêsu vì thương cảm nạn nhân, nhưng chỉ để ghi một điểm thắng chống lại những kẻ tố cáo Chúa Giêsu, với họ ông đã có xung đột từ ngày tới đất Giuđêa. Dĩ nhiên, sự này không giảm bớt trách nhiệm của Philatô trong việc lên án Chúa Giêsu, một trách nhiệm ông đã chia sẻ với những nhà lãnh đạo Do thái.
Khi gặp Chúa Giêsu, Philatô hỏi : “Ông có phải là vua dân Do thái không?” Câu trả lời của Chúa xem ra bí ẩn : “Chính ông nói đó” (Mt 27, 11).Tổng trấn Philatô rất đỗi kinh ngạc, lại thêm lời của vợ ông : “Xin ông đừng can thiệp gì đến vụ người công chính ấy, vì hôm nay trong một giấc chiêm bao, tôi đã phải đau khổ rất nhiều vì người ấy”(Mt 27, 19).
Đối diện với những kẻ đòi giết Chúa Giêsu, Philatô không biết làm sao, ông nghĩ ra trò tráo mạng Giêsu bằng cách đưa cho dân “một phạm nhân khét tiếng tên là Baraba” (Mt 27, 16), để may chăng dân chúng tha cho Chúa Giêsu, nhưng ông đã lầm, dân chúng càng hô to: “Tha Baraba , giết Giêsu [ ...] Đóng đinh nó vào thập giá” (Mt 27, 20-22). Kế sách không thành, nên ông lấy nước rửa tay trước mặt dân chúng và nói: “Ta vô can về máu người công chính này, mặc kệ các ngươi ”(Mt 27, 24). Các thượng tế và kinh sư chấp nhận: “Máu hắn cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27, 25). Philatô nhượng bộ hoàn toàn: “phóng thích Baraba cho họ, còn Chúa Giêsu thì trao cho họ đánh đòn, rồi đem đi đóng đinh vào thập giá” (Mt 27, 26).
Khi quyết định trao nộp Chúa Giêsu thì ông cũng đi vào cái vòng di chuyển của họ. Tin Mừng được giả thiết là đã minh oan cho Philatô và tố cáo những người lãnh đạo Do thái chủ mưu giết Chúa. Chính thánh Phaolô khi tường thuật về án tử của Chúa Giêsu giống như các sách Tin Mừng mô tả, ông viết “những người Do thái đã giết Chúa Giêsu” (1 Tx 2,15).
Từ những tường thuật về cái chết của Chúa Giêsu trong Talmud và trong những tài liệu Do thái khác, truyền thống Do thái không bao giờ từ chối sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó trong việc lên án Chúa Giêsu. Họ không bênh vực mình bằng sự chối bỏ hành động, nhưng nếu có hành động nào, họ đã chối rằng hành động đó, từ viễn ảnh Do thái, làm thành một tội ác và án tử Chúa Kitô Giêsu là một án bất công.
Như vậy, đối với câu hỏi, “ tại sao Chúa chết ? ” Sau tất cả những nghiên cứu và những sự lựa chọn được đề nghị, chúng ta phải đưa ra cũng một câu trả lời như trong các Tin Mừng là Người bị kết án vì những lý do tôn giáo. Kết luận, các thẩm quyền tôn giáo và các thẩm quyền chính trị, các thủ lãnh Công Nghị và quan tổng trấn Roma, cả hai đã tham gia, vì những lý do khác nhau, trong sự xử án Chúa Kitô.
Phần lớn chúng ta, những người tin Chúa Giêsu đều nghĩ rằng chính những người Do thái đã giết Chúa. Chúng ta cũng thường qui kết cho Giuđa là kẻ phản bội đã bán đứng Thấy, kẻ tiếp tay cho các thượng tế và kinh sư bắt nộp Chúa. Xem ra chỉ có Giuđa và giới lãnh đạo Do thái mới nhìn nhận mình có liên quan đến cái chết của Chúa Giêsu, thấy Người bị kết án thì hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lão mà nói rằng :“Tôi đã phạm tội nộp máu người công chính”. Các thượng thế phủi tay với Giuđa : “Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh”. Còn Philatô rửa tay trước mặt họ: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy”.
Thế là Giuđa nộp máu người vô tội, Philatô cũng nộp máu người vô tội. Các thượng tế và đám đông hứng máu người vô tội cho mình và cho con cháu khi đáp : “Máu hắn cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27, 25).
Mỗi khi Tuần Thánh về, đọc lại bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Giáo Hội muốn mỗi người chúng ta, thay vì đổ tội cho người Do thái, thì nhìn thấy trách nhiệm của mình trong cái chết của Chúa Giêsu. Chúa đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Thánh Kinh. Tội lỗi làm cho chúng ta xa lìa Thiên Chúa và tha nhân, chống lại Thiên Chúa và chống lại nhau, dẫn đến nguy cơ mất ơn cứu độ. Nên Thiên Chúa đã vì loài người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế…chịu đóng đanh, chị chết để chuộc tội cho chúng ta.
Khi ta từ chối Chúa và chương trình thiêng liêng của Người, hay xúc phạm đến Thiên Chúa, không sống xứng đáng là con Thiên Chúa, chúng ta chịu trách nhiệm cách đặc biệt hơn vào cái chết của Chúa. Mỗi lần chúng ta phạm tội bất công, lỗi đức bác ái, gây gương mù gương xấu, cộng tác với sự dữ gây tác hại trực tiếp cho tha nhân, làm hại bản thân, gây thiệt hại cho cả Hội Thánh nữa là chúng ta làm khổ nhau, nhất là làm cho Chúa phải đau phiền và phải chết.
Ước gì khi suy niệm về cái chết của Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta thêm lòng tin vào Chúa, yêu mến Chúa cách mãnh liệt hơn, và đặt tất cả lòng cậy trông vào Chúa. Chúng ta tin Chúa Giêsu đã chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày cầu nguyện cho các thừa sai tử đạo
Linh Tiến Khải
18:10 08/04/2014
Phỏng vấn bà Francesca Lanciotti và cha Fabien Bizimana
24-3-2014 là Ngày ăn chay cầu nguyện cho các thừa sai tử đạo lần thứ 22. Ngày này do Phong trào trẻ của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo thành lập trong năm tưởng niệm Đức Cha Oscar Arnulfo Romero, Tổng Giám Muc San Salvador, bị ám sát ngày 24 tháng 3 năm 1982 đang khi Đức Cha dâng thánh lễ tại một nhà thờ thủ đô. Đề tài của ngày này là ”Chứng tá” nhằm nhắc lại chiều kích nòng cốt của kinh nghiệm đức tin: đó là việc làm chứng tá cho Tin Mừng của biết bao nhiêu anh chị em kitô đã hy sinh mạng sống vì loan báo Tin Mừng cho thế giới. Trong số các vị ấy có cha Nazareno Lanciotti, linh mục Hồng Ân Đức Tin, bị sát hại bên Brasil hồi năm 2001 sau 30 năm phục vụ các anh chị em nghèo nhất. Cha đã bị sát hại vì đứng hàng đầu trong việc ngăn cản các dự án của các tay buôn bán ma túy và tổ chức mại dâm trong bang Mato Grosso.
Theo thống kê của hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giáo trong năm 2013 đã có 23 nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị sát hại, tức gấp đôi so với năm 2012 và đa số là linh mục.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Francesca Lanciotti em gái của cha Nazareno về chứng tá này.
Hỏi: Thưa bà Francesca, cha Nazareno đã sống chứng tá cho Tin Mừng như thế nào?
Đáp: Cha ấy đã sống chứng tá hết mình. Cha đã sống nghèo nàn như dân nghèo, bởi vì cha thường nói rằng cha không thể sống giữa những người nghèo mà không cảm thấy mình như họ. Cha đã hiểu tường tận các nhu cầu vật chất và tinh thần của họ. Cha đã xây một nhà thờ, nhưng ngài cũng nghĩ tới một nhà thương và một trường học. Cha đã lôi cuốn dân chúng và họ cảm thấy rằng các cơ cấu này sẽ là của họ. Cha đã bắt đầu xây một chủng viện, và từ đó đã xuất thân nhiều linh mục. Và giờ đây một trong các linh mục đó là thỉnh nguyện viên phong thánh cho cha bên Brasil.
Hỏi: Cha Nazareno đã tin vào những gì, và tại sao cha lại chọn ra đi truyền giáo, thưa bà?
Đáp: Ngài đã có được nền đào tạo theo tinh thần Biển Đức: ”Cầu nguyện và làm việc”. Ngài đã tham gia vào một chiến dịch hoạt động cho người nghèo thuộc các nước nghèo đang trên đường phát triển trong bang Mato Grosso. Cha đã sống một kinh nghiệm tương tự bên Bolivia, và đã hiểu rằng các vùng này cần rất nhiều linh mục.
Hỏi: Ba mươi năm làm việc liên lỉ. Đâu là các sức mạnh đã khiến cho cha hoạt động nhiều trong các bối cảnh khó khăn như thế?
Đáp: Cha Nazareno rất sùng kính Đức Mẹ và bí tích Thánh Thể, bởi vì cha chầu Mình Thánh Chúa hàng ngày, cả khi đi vào trong rừng. Và cha phổ biến Kinh Mân Côi rất mạnh mẽ. Và cha thường nói: mọi chuyện khác là hoa trái của Chúa Quan Phòng. Cuộc đời của cha thật đã là một phép lạ bởi vì trước hết cha luộn luôn có trong tim Chúa Giêsu và Đức Mẹ và cha đem các Ngài đến cho người khác. Cha yêu dân chúng như yêu gia đình mình vậy.
Hỏi: Nghĩa là như cha ấy thường nói: ”một cuộc đời tận hiến cho người nghèo”, có đúng thế không thưa bà?
Đáp: Vâng đúng vậy, cho người nghèo, nhưng với rất nhiều lòng sùng mộ và tâm tình tôn giáo. Thật thế, cha đã bị giết bởi vì dân chúng đã được đào tạo tốt trên con đường đức tin: họ cầu nguyện, họ rất năng lui tới các nhà thờ, và không có ma túy cũng không có mại dâm. Dân chúng mạnh mẽ trong lòng tin và trong cuộc sống luân lý nữa, đến độ các tay tội phạm hiểu rằng tất cả mọi sự tùy thuộc nơi vị linh mục này, và vì thế họ đã lên chương trình mưu sát cha. Người giết cha đầu trùm kín tới gần cha và nói: ”Tao là qủy dữ, và mày đã gây rất nhiều phiền toái cho chúng tao rồi. Tao tới để giết mày đây”.
Hỏi: Cha Nazareno cũng đã tha thứ cho kẻ giết cha ấy có đúng thế không?
Đáp: Đúng vậy, cha đã tha thứ cho những kẻ mưu sát. Cha còn đủ thời giờ và sáng suốt để dâng hiến mạng sống cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, cho Giáo Hội và cho các linh mục.
Hỏi: Tôi xin nói với bà điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói liên quan tới các thừa sai: ”Họ là các tín hữu kitô dấn thân yêu thương cho đến cùng vì Chúa Kitô”. Bà nghĩ sao?
Đáp: Vâng đúng thế, yêu thương cho đến cùng. Cha Nazareno đã bị đe dọa giết nhiều lần, và và cha cũng chờ đợi điều đó xảy ra. Ngoài ra cha cũng là vị điều hợp Phong trào linh mục thánh mẫu, và sự thánh hiến của các cha là dâng lên cho Chúa cả máu của mình nữa, nếu cần. Vì thế ngài đã sẵn sàng đón nhận mọi sự.
Hỏi: Người anh linh mục của bà đã dậy bà những gì với cuộc sống, chứng tá và dấn thân của cha ấy?
Đáp: Anh ấy dậy tôi rằng cần phải làm chứng ngày này qua ngày khác, và không bao giờ bỏ ý thức trách nhiệm của chúng ta đối với tha nhân. Chúng ta không được là các ”kitô hữu hình ảnh”, nhưng phải là các kitô hữu cụ thể, bởi nếu không thì chúng ta khiến cho người ta xa lánh.
** Cũng liên quan tới việc làm chứng tá cho Chúa Kitô và Tin Mừng sau đây là bài phỏng vấn cha Fabien Bizimana, về kinh nghiệm của cha trong cuộc diệt chủng tại Rwanda hồi năm 1994. Cha đã là Bề trên các cha dòng Barnabít. Trong số hàng trăm ngàn người bị sát hại hồi đó cũng có 3 Giám Mục, hàng trăm linh mục và tu sĩ nam nữ và các chủng sinh. Rất nhiều tu sĩ nam nữ bị cầm tù và chính cha Fabien cũng đã là nạn nhân của một cuộc tấn công. Bài phỏng vấn của Gabriella Ceraso.
Hỏi: Thưa cha 20 năm đã qua kể từ khi xảy ra cuộc diệt chủng tại Rwanda. Cha nghĩ gì về biến cố này?
Đáp: Tôi thừa nhận rằng tuy biến cố đó đã thật là một thảm họa, nhưng nó cũng là một thời điểm rất định đoạt cho việc làm chứng. Các kitô hữu đã bị thử thách, và đó đã là một dịp để chứng minh rằng Tin Mừng không phải là một ngụ ngôn, mà là một thực tại, là cuộc sống.
Hỏi: Làm chứng tá trong các tình huống như thế có nghĩa là gì? Che chở, yêu thương hay thế nào?
Đáp: Đối với tôi nó có nghĩa là khiến cho Tin Mừng trở thành một thực tại và toát yếu của Tin Mừng là tình yêu. Như thế có nghĩa là làm chứng cho tình yêu và niềm hy vọng ở trong chúng ta.
Hỏi: Cha đã là chứng nhân, trông thấy các tu sĩ mất mạng sống trong thời gian đó, có đúng thế không?
Đáp: Năm 1994 tôi sống tại nhà đào tạo của dòng ở Cyangugu bên Rwanda. Và chúng tôi đã trông thấy tận mắt các linh mục bị sát hại, nhưng không phải chỉ có các linh mục thôi, mà còn có cả dân chúng bị nhận chết chìm trong hồ Kivu bên cạnh đó. Chúng tôi đã thoát được bởi vì chúng tôi là người Congo, chỉ vì vậy thôi, chứ nếu không thì họ cũng đã giết tất cả chúng tôi rồi.
Hỏi: Người ta phải làm gì để giúp đỡ dân chúng, khi có nhiều thù hận như vậy hay trong các vùng khác của thế giới, khi có các tổ chức tội phạm và có nhiều bạo lực gắn liền với nạn buôn bán ma túy chẳng hạn?
Đáp: Vị thừa sai, chúng ta hãy nói thế đi, nếu chấp nhận cuộc sống của mình thì trở thành một của lễ, không cần nhiều diễn văn để trước hết giúp hiểu rằng vị ấy đứng về phía dân chúng. Vị ấy sẽ đáng tin cậy với chính các việc làm của mình, với cuộc sống thường ngày của mình. Sau đó thì diễn văn của vị thừa sai trở thành trong sáng, trở thành thực tại. Theo tôi, có nhiều linh mục đã được cứu thoát vì các giáo dân trong xứ hay các tín hữu đã thực sự tin nơi các vị, vì các vị sống điều các vị rao giảng.
Hỏi: Trải rộng hình ảnh của nước Rwanda ra, rất tiếc toàn đại lục Phi châu là một cái lò của biết bao nhiêu bạo lực, trong đó có đầy dẫy các vị tử đạo, có đúng thế không? Theo kinh nghiệm của cha, thì đâu là điều người ta có thể nói là quan trọng trong một ngày kỷ niệm các thừa sai tử đạo, như ngày này?
Đáp: Phi châu sẽ chỉ được cứu thoát, khi biết trở về với các giá trị khiến cho các tiền nhân, các thế hệ ông bà cha mẹ chúng tôi đã luôn minh nhiên, nghĩa là tình liên đới. Ở đây tôi nhớ tới một trong các vị tử đạo của nước Congo là Đức Cha Musiro, là người đã nói: ”Không phải lỗi của ai hết nếu một người sinh ra là Tutsi, là người Rwanda, thay vì sinh ra là người Hutu hay của một chủng tộc khác”. Chúng ta tất cả là anh em với nhau. Đến khi nào chúng tôi mới thực sự hiểu rằng, chỉ có tình huynh đệ đại đồng, chỉ có tình liên đới mới có thể cứu hay trao ban cho Phi châu một kỷ nguyên phát triển mới?
Hỏi: Và có thể làm chứng cho điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói, nghĩa là ”các vị tử đạo là các môn đệ của Chúa Kitô đã học ý nghĩa của từ ”yêu thương” cho tới cùng”, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Vâng, chính tôi cũng đã là nạn nhân của một vụ tấn kích bởi những người vũ trang trong giáo xứ. Chúng tôi chỉ có hai người, tôi và một cha khác cùng dòng đêm hôm đó. Trong khi tôi bị đánh đập tóe máu, thì đã có ba người bị giết trong số những người đến cứu chúng tôi. Và tôi đã tận mắt chứng kiến một người có thể đi tới chỗ hy sinh mạng sống mình cho một người anh em khác như thế nào.
Hỏi: Và trong trường hợp này đối với các kitô hữu có nghĩa là yêu thương cho tới cùng?
Đáp: Đúng thế, đó là định nghĩa của kitô hữu. Kitô hữu là người yêu thương cho tới cùng. Tin Mừng được tóm tắt với từ ”tình yêu”. (RG 24-3-2014)
24-3-2014 là Ngày ăn chay cầu nguyện cho các thừa sai tử đạo lần thứ 22. Ngày này do Phong trào trẻ của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo thành lập trong năm tưởng niệm Đức Cha Oscar Arnulfo Romero, Tổng Giám Muc San Salvador, bị ám sát ngày 24 tháng 3 năm 1982 đang khi Đức Cha dâng thánh lễ tại một nhà thờ thủ đô. Đề tài của ngày này là ”Chứng tá” nhằm nhắc lại chiều kích nòng cốt của kinh nghiệm đức tin: đó là việc làm chứng tá cho Tin Mừng của biết bao nhiêu anh chị em kitô đã hy sinh mạng sống vì loan báo Tin Mừng cho thế giới. Trong số các vị ấy có cha Nazareno Lanciotti, linh mục Hồng Ân Đức Tin, bị sát hại bên Brasil hồi năm 2001 sau 30 năm phục vụ các anh chị em nghèo nhất. Cha đã bị sát hại vì đứng hàng đầu trong việc ngăn cản các dự án của các tay buôn bán ma túy và tổ chức mại dâm trong bang Mato Grosso.
Theo thống kê của hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giáo trong năm 2013 đã có 23 nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị sát hại, tức gấp đôi so với năm 2012 và đa số là linh mục.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Francesca Lanciotti em gái của cha Nazareno về chứng tá này.
Hỏi: Thưa bà Francesca, cha Nazareno đã sống chứng tá cho Tin Mừng như thế nào?
Đáp: Cha ấy đã sống chứng tá hết mình. Cha đã sống nghèo nàn như dân nghèo, bởi vì cha thường nói rằng cha không thể sống giữa những người nghèo mà không cảm thấy mình như họ. Cha đã hiểu tường tận các nhu cầu vật chất và tinh thần của họ. Cha đã xây một nhà thờ, nhưng ngài cũng nghĩ tới một nhà thương và một trường học. Cha đã lôi cuốn dân chúng và họ cảm thấy rằng các cơ cấu này sẽ là của họ. Cha đã bắt đầu xây một chủng viện, và từ đó đã xuất thân nhiều linh mục. Và giờ đây một trong các linh mục đó là thỉnh nguyện viên phong thánh cho cha bên Brasil.
Hỏi: Cha Nazareno đã tin vào những gì, và tại sao cha lại chọn ra đi truyền giáo, thưa bà?
Đáp: Ngài đã có được nền đào tạo theo tinh thần Biển Đức: ”Cầu nguyện và làm việc”. Ngài đã tham gia vào một chiến dịch hoạt động cho người nghèo thuộc các nước nghèo đang trên đường phát triển trong bang Mato Grosso. Cha đã sống một kinh nghiệm tương tự bên Bolivia, và đã hiểu rằng các vùng này cần rất nhiều linh mục.
Hỏi: Ba mươi năm làm việc liên lỉ. Đâu là các sức mạnh đã khiến cho cha hoạt động nhiều trong các bối cảnh khó khăn như thế?
Đáp: Cha Nazareno rất sùng kính Đức Mẹ và bí tích Thánh Thể, bởi vì cha chầu Mình Thánh Chúa hàng ngày, cả khi đi vào trong rừng. Và cha phổ biến Kinh Mân Côi rất mạnh mẽ. Và cha thường nói: mọi chuyện khác là hoa trái của Chúa Quan Phòng. Cuộc đời của cha thật đã là một phép lạ bởi vì trước hết cha luộn luôn có trong tim Chúa Giêsu và Đức Mẹ và cha đem các Ngài đến cho người khác. Cha yêu dân chúng như yêu gia đình mình vậy.
Hỏi: Nghĩa là như cha ấy thường nói: ”một cuộc đời tận hiến cho người nghèo”, có đúng thế không thưa bà?
Đáp: Vâng đúng vậy, cho người nghèo, nhưng với rất nhiều lòng sùng mộ và tâm tình tôn giáo. Thật thế, cha đã bị giết bởi vì dân chúng đã được đào tạo tốt trên con đường đức tin: họ cầu nguyện, họ rất năng lui tới các nhà thờ, và không có ma túy cũng không có mại dâm. Dân chúng mạnh mẽ trong lòng tin và trong cuộc sống luân lý nữa, đến độ các tay tội phạm hiểu rằng tất cả mọi sự tùy thuộc nơi vị linh mục này, và vì thế họ đã lên chương trình mưu sát cha. Người giết cha đầu trùm kín tới gần cha và nói: ”Tao là qủy dữ, và mày đã gây rất nhiều phiền toái cho chúng tao rồi. Tao tới để giết mày đây”.
Hỏi: Cha Nazareno cũng đã tha thứ cho kẻ giết cha ấy có đúng thế không?
Đáp: Đúng vậy, cha đã tha thứ cho những kẻ mưu sát. Cha còn đủ thời giờ và sáng suốt để dâng hiến mạng sống cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, cho Giáo Hội và cho các linh mục.
Hỏi: Tôi xin nói với bà điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói liên quan tới các thừa sai: ”Họ là các tín hữu kitô dấn thân yêu thương cho đến cùng vì Chúa Kitô”. Bà nghĩ sao?
Đáp: Vâng đúng thế, yêu thương cho đến cùng. Cha Nazareno đã bị đe dọa giết nhiều lần, và và cha cũng chờ đợi điều đó xảy ra. Ngoài ra cha cũng là vị điều hợp Phong trào linh mục thánh mẫu, và sự thánh hiến của các cha là dâng lên cho Chúa cả máu của mình nữa, nếu cần. Vì thế ngài đã sẵn sàng đón nhận mọi sự.
Hỏi: Người anh linh mục của bà đã dậy bà những gì với cuộc sống, chứng tá và dấn thân của cha ấy?
Đáp: Anh ấy dậy tôi rằng cần phải làm chứng ngày này qua ngày khác, và không bao giờ bỏ ý thức trách nhiệm của chúng ta đối với tha nhân. Chúng ta không được là các ”kitô hữu hình ảnh”, nhưng phải là các kitô hữu cụ thể, bởi nếu không thì chúng ta khiến cho người ta xa lánh.
** Cũng liên quan tới việc làm chứng tá cho Chúa Kitô và Tin Mừng sau đây là bài phỏng vấn cha Fabien Bizimana, về kinh nghiệm của cha trong cuộc diệt chủng tại Rwanda hồi năm 1994. Cha đã là Bề trên các cha dòng Barnabít. Trong số hàng trăm ngàn người bị sát hại hồi đó cũng có 3 Giám Mục, hàng trăm linh mục và tu sĩ nam nữ và các chủng sinh. Rất nhiều tu sĩ nam nữ bị cầm tù và chính cha Fabien cũng đã là nạn nhân của một cuộc tấn công. Bài phỏng vấn của Gabriella Ceraso.
Hỏi: Thưa cha 20 năm đã qua kể từ khi xảy ra cuộc diệt chủng tại Rwanda. Cha nghĩ gì về biến cố này?
Đáp: Tôi thừa nhận rằng tuy biến cố đó đã thật là một thảm họa, nhưng nó cũng là một thời điểm rất định đoạt cho việc làm chứng. Các kitô hữu đã bị thử thách, và đó đã là một dịp để chứng minh rằng Tin Mừng không phải là một ngụ ngôn, mà là một thực tại, là cuộc sống.
Hỏi: Làm chứng tá trong các tình huống như thế có nghĩa là gì? Che chở, yêu thương hay thế nào?
Đáp: Đối với tôi nó có nghĩa là khiến cho Tin Mừng trở thành một thực tại và toát yếu của Tin Mừng là tình yêu. Như thế có nghĩa là làm chứng cho tình yêu và niềm hy vọng ở trong chúng ta.
Hỏi: Cha đã là chứng nhân, trông thấy các tu sĩ mất mạng sống trong thời gian đó, có đúng thế không?
Đáp: Năm 1994 tôi sống tại nhà đào tạo của dòng ở Cyangugu bên Rwanda. Và chúng tôi đã trông thấy tận mắt các linh mục bị sát hại, nhưng không phải chỉ có các linh mục thôi, mà còn có cả dân chúng bị nhận chết chìm trong hồ Kivu bên cạnh đó. Chúng tôi đã thoát được bởi vì chúng tôi là người Congo, chỉ vì vậy thôi, chứ nếu không thì họ cũng đã giết tất cả chúng tôi rồi.
Hỏi: Người ta phải làm gì để giúp đỡ dân chúng, khi có nhiều thù hận như vậy hay trong các vùng khác của thế giới, khi có các tổ chức tội phạm và có nhiều bạo lực gắn liền với nạn buôn bán ma túy chẳng hạn?
Đáp: Vị thừa sai, chúng ta hãy nói thế đi, nếu chấp nhận cuộc sống của mình thì trở thành một của lễ, không cần nhiều diễn văn để trước hết giúp hiểu rằng vị ấy đứng về phía dân chúng. Vị ấy sẽ đáng tin cậy với chính các việc làm của mình, với cuộc sống thường ngày của mình. Sau đó thì diễn văn của vị thừa sai trở thành trong sáng, trở thành thực tại. Theo tôi, có nhiều linh mục đã được cứu thoát vì các giáo dân trong xứ hay các tín hữu đã thực sự tin nơi các vị, vì các vị sống điều các vị rao giảng.
Hỏi: Trải rộng hình ảnh của nước Rwanda ra, rất tiếc toàn đại lục Phi châu là một cái lò của biết bao nhiêu bạo lực, trong đó có đầy dẫy các vị tử đạo, có đúng thế không? Theo kinh nghiệm của cha, thì đâu là điều người ta có thể nói là quan trọng trong một ngày kỷ niệm các thừa sai tử đạo, như ngày này?
Đáp: Phi châu sẽ chỉ được cứu thoát, khi biết trở về với các giá trị khiến cho các tiền nhân, các thế hệ ông bà cha mẹ chúng tôi đã luôn minh nhiên, nghĩa là tình liên đới. Ở đây tôi nhớ tới một trong các vị tử đạo của nước Congo là Đức Cha Musiro, là người đã nói: ”Không phải lỗi của ai hết nếu một người sinh ra là Tutsi, là người Rwanda, thay vì sinh ra là người Hutu hay của một chủng tộc khác”. Chúng ta tất cả là anh em với nhau. Đến khi nào chúng tôi mới thực sự hiểu rằng, chỉ có tình huynh đệ đại đồng, chỉ có tình liên đới mới có thể cứu hay trao ban cho Phi châu một kỷ nguyên phát triển mới?
Hỏi: Và có thể làm chứng cho điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói, nghĩa là ”các vị tử đạo là các môn đệ của Chúa Kitô đã học ý nghĩa của từ ”yêu thương” cho tới cùng”, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Vâng, chính tôi cũng đã là nạn nhân của một vụ tấn kích bởi những người vũ trang trong giáo xứ. Chúng tôi chỉ có hai người, tôi và một cha khác cùng dòng đêm hôm đó. Trong khi tôi bị đánh đập tóe máu, thì đã có ba người bị giết trong số những người đến cứu chúng tôi. Và tôi đã tận mắt chứng kiến một người có thể đi tới chỗ hy sinh mạng sống mình cho một người anh em khác như thế nào.
Hỏi: Và trong trường hợp này đối với các kitô hữu có nghĩa là yêu thương cho tới cùng?
Đáp: Đúng thế, đó là định nghĩa của kitô hữu. Kitô hữu là người yêu thương cho tới cùng. Tin Mừng được tóm tắt với từ ”tình yêu”. (RG 24-3-2014)
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại trung tâm cho người tàn tật và cao niên
Đặng Tự Do
20:40 08/04/2014
Chiều thứ Năm 17 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại Trung Tâm Đức Bà là Đấng Quan Phòng thuộc hiệp hội Don Gnocchi nằm ở ngoại ô Rôma.
Đức Thánh Cha thường xuyên đề cập đến tình trạng một số thành phần trong xã hội bị gạt ra ngoài lề trong nền văn hóa loại bỏ. Chính vì thế ngài thường nêu gương gặp gỡ và giúp đỡ những người bên lề, người nghèo và người túng thiếu. Chẳnh hạn như chuyến thăm đầu tiên của ngài đến Assisi, nơi Đức Thánh Cha đã gặp gỡ những trẻ em bị bệnh và thanh thiếu niên.
Năm ngoái, vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên trong cương vị Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ tại một nhà tù giam giữ trẻ vị thành niên, và rửa chân cho các tù nhân bao gồm cả hai người Hồi giáo.
Trong thời gian là Tổng Giám Mục Buenos Aires, Á Căn Đình, ngài đã cử hành thánh lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh với những người bụi đời, với các bệnh nhân trong các bệnh viện, nhà tù và các khu ổ chuột.
Đức Thánh Cha thường xuyên đề cập đến tình trạng một số thành phần trong xã hội bị gạt ra ngoài lề trong nền văn hóa loại bỏ. Chính vì thế ngài thường nêu gương gặp gỡ và giúp đỡ những người bên lề, người nghèo và người túng thiếu. Chẳnh hạn như chuyến thăm đầu tiên của ngài đến Assisi, nơi Đức Thánh Cha đã gặp gỡ những trẻ em bị bệnh và thanh thiếu niên.
Năm ngoái, vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên trong cương vị Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ tại một nhà tù giam giữ trẻ vị thành niên, và rửa chân cho các tù nhân bao gồm cả hai người Hồi giáo.
Trong thời gian là Tổng Giám Mục Buenos Aires, Á Căn Đình, ngài đã cử hành thánh lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh với những người bụi đời, với các bệnh nhân trong các bệnh viện, nhà tù và các khu ổ chuột.
Đức Thánh Cha kêu gọi các thị trưởng Ý hãy là một trung gian hòa giải, chứ không chỉ là một người trung gian
Đặng Tự Do
20:51 08/04/2014
Sáng thứ Hai 7 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón một phái đoàn của Hiệp hội toàn quốc các đô thị Ý, tại Điện Clementine.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đã đề cập đến vai trò của các thị trưởng trong các thành phố của họ. Ngài so sánh họ với hàng giáo sĩ và các nam nữ tu sĩ, theo nghĩa là họ phải đi cùng với người dân và cộng đồng của họ.
Đức Giáo Hoàng cũng cho biết, thị trưởng sẽ phục vụ như trung gian hòa giải cho các nhu cầu của cộng đồng. Tuy nhiên, ngài cảnh báo về nguy cơ họ bị biến thành các môi giới trung gian, chứ không phải là một người hòa giải các nhu cầu đôi khi đối kháng với nhau của cộng đồng dân sự tại điạ phương.
Cuối buổi tiếp kiến một số thị trưởng đã tặng quà cho Đức Giáo Hoàng, bao gồm cả các chià khóa thành phố của họ.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha đã đề cập đến vai trò của các thị trưởng trong các thành phố của họ. Ngài so sánh họ với hàng giáo sĩ và các nam nữ tu sĩ, theo nghĩa là họ phải đi cùng với người dân và cộng đồng của họ.
Đức Giáo Hoàng cũng cho biết, thị trưởng sẽ phục vụ như trung gian hòa giải cho các nhu cầu của cộng đồng. Tuy nhiên, ngài cảnh báo về nguy cơ họ bị biến thành các môi giới trung gian, chứ không phải là một người hòa giải các nhu cầu đôi khi đối kháng với nhau của cộng đồng dân sự tại điạ phương.
Cuối buổi tiếp kiến một số thị trưởng đã tặng quà cho Đức Giáo Hoàng, bao gồm cả các chià khóa thành phố của họ.
Đức Giáo Hoàng gặp với Nữ Tổng thống Liberia
Đặng Tự Do
21:23 08/04/2014
Sáng thứ Hai 7 tháng Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp bà Ellen Johnson-Sirleaf, Nữ Tổng thống Liberia, tại Điện Tông Tòa của Vatican .
Johnson-Sirleaf là phụ nữ đầu tiên được bầu làm nguyên thủ quốc gia của một nước tại châu Phi. Bà cũng là chủ tịch Liberia đầu tiên đến thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican.
Hai nhà lãnh đạo đã nói về sự hợp tác và những đóng góp của Giáo Hội tại quốc gia Tây Phi này, đặc biệt là trong phúc lợi xã hội , giáo dục, cũng như hòa bình và hòa giải dân tộc sau hai cuộc nội chiến tại Liberia. Cuộc nội chiến đầu tiên kéo dài từ 1989 đến 1996. Cuộc nội chiến thứ hai diễn ra trong 5 năm từ 1999 đến 2003.
Trong chuyến thăm này, Tổng thống đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một huy chương trình bày căn cội của Liberia, là một quốc gia được thành lập bởi những cựu nô lệ trở về từ Hoa Kỳ. Đáp lại Đức Giáo Hoàng đã tặng bà một huy chương Thiên thần Hòa bình .
Nữ Tổng Thống Johnson-Sirleaf cũng xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho đất nước của mình sớm đạt được hòa bình, ổn định và khoan dung hơn.
Liberia rộng 111,369 cây số vuông với dân số là 3 triệu 900 ngàn dân trong đó 85.6% theo Kitô Giáo. Người Công Giáo sinh hoạt trong 2 giáo phận và một tổng giáo phận.
Johnson-Sirleaf là phụ nữ đầu tiên được bầu làm nguyên thủ quốc gia của một nước tại châu Phi. Bà cũng là chủ tịch Liberia đầu tiên đến thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican.
Hai nhà lãnh đạo đã nói về sự hợp tác và những đóng góp của Giáo Hội tại quốc gia Tây Phi này, đặc biệt là trong phúc lợi xã hội , giáo dục, cũng như hòa bình và hòa giải dân tộc sau hai cuộc nội chiến tại Liberia. Cuộc nội chiến đầu tiên kéo dài từ 1989 đến 1996. Cuộc nội chiến thứ hai diễn ra trong 5 năm từ 1999 đến 2003.
Trong chuyến thăm này, Tổng thống đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một huy chương trình bày căn cội của Liberia, là một quốc gia được thành lập bởi những cựu nô lệ trở về từ Hoa Kỳ. Đáp lại Đức Giáo Hoàng đã tặng bà một huy chương Thiên thần Hòa bình .
Nữ Tổng Thống Johnson-Sirleaf cũng xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho đất nước của mình sớm đạt được hòa bình, ổn định và khoan dung hơn.
Liberia rộng 111,369 cây số vuông với dân số là 3 triệu 900 ngàn dân trong đó 85.6% theo Kitô Giáo. Người Công Giáo sinh hoạt trong 2 giáo phận và một tổng giáo phận.
Top Stories
Pope in Korea: Motto and Logo for Papal trip presented
Vatican Radio
18:07 08/04/2014
2014-04-08 Vatican - “Arise! Shine, for your light has come, the glory of the LORD has dawned upon you" (Is, 60:1): this is the motto for Pope Francis’ upcoming Apostolic Voyage to Korea (14 to 18 August 2014), the first Papal trip to the nation since Blessed John Paul II’s visit 25 years ago.
The motto and logo were presented to the Vatican by a delegation from the Korean Bishop’s Conference organizing committee who are in Rome this week to finalize the latest details of events. The group is led by Fr. Chung Ui-chul and Fr. Hur Young- Yup, respectively in charge of Liturgical Celebrations and Public Relations for the papal visit.
The official logo for the event is two intertwining flames, one blue and the other red, which rise from two waves that represent a boat. The colors indicate the two Koreas and the intertwining of the flames aims to emphasize a desire for the reunification of the two nations. The blue waves that form the boat are shaped like knife blades, a sign of the sacrifice of the martyrs of the Korean Church. The blue stands for God’s mercy which is as great as the ocean.
Pope Francis is travelling to South Korea for two main purposes. Firstly for the 6th Asian Youth Day (AYD), August 13-17, which is taking place in the diocese of Daejeon and will gather young Christians together from across the continent under the motto “Asian Youth! Wake up! The glory of the martyrs shines upon you”.
The AYD motto also points to the second purpose of Pope Francis visit: the beatification of 124 Korean martyrs. These are Paul Yun Ji-chung, the first Korean martyr, and 123 companions who were executed between 1791 and 1888 for the Faith by the Joseon Dynasty. 30 years ago, Pope John Paul II visited Korea for the canonization ceremony of 103 Korean martyrs including Andrew Kim Tae-gon, the first Korean native priest.
Asia is home to the world’s fastest growing Catholic community, more than doubling in numbers in the last century, despite remaining an overall religious minority. In Korea, Catholicism has grown by an estimated 70% over the past decade - numbering more than five million faithful - about ten percent of the national population
The official logo for the event is two intertwining flames, one blue and the other red, which rise from two waves that represent a boat. The colors indicate the two Koreas and the intertwining of the flames aims to emphasize a desire for the reunification of the two nations. The blue waves that form the boat are shaped like knife blades, a sign of the sacrifice of the martyrs of the Korean Church. The blue stands for God’s mercy which is as great as the ocean.
Pope Francis is travelling to South Korea for two main purposes. Firstly for the 6th Asian Youth Day (AYD), August 13-17, which is taking place in the diocese of Daejeon and will gather young Christians together from across the continent under the motto “Asian Youth! Wake up! The glory of the martyrs shines upon you”.
The AYD motto also points to the second purpose of Pope Francis visit: the beatification of 124 Korean martyrs. These are Paul Yun Ji-chung, the first Korean martyr, and 123 companions who were executed between 1791 and 1888 for the Faith by the Joseon Dynasty. 30 years ago, Pope John Paul II visited Korea for the canonization ceremony of 103 Korean martyrs including Andrew Kim Tae-gon, the first Korean native priest.
Asia is home to the world’s fastest growing Catholic community, more than doubling in numbers in the last century, despite remaining an overall religious minority. In Korea, Catholicism has grown by an estimated 70% over the past decade - numbering more than five million faithful - about ten percent of the national population
Pope meets with King Abdullah II of Jordan
Vatican Radio
18:05 08/04/2014
2014-04-08 Vatican - Pope Francis received His Majesty the King Abdullah II of Jordan on Monday afternoon. The meeting which lasted 40 minutes took place over tea at the Pope’s residence, the Santa Marta guesthouse.
The visit took place in the context of the upcoming journey of the Pope Francis to the Holy Land, where he will also travel to Jordan.
A statement issued from the Holy See Press of office said His Majesty had the opportunity to reaffirm the feelings of the people of Jordan who are preparing to welcome the Pope and to more open to collaboration in the commitment to peace and interfaith dialogue .
The visit took place in the context of the upcoming journey of the Pope Francis to the Holy Land, where he will also travel to Jordan.
A statement issued from the Holy See Press of office said His Majesty had the opportunity to reaffirm the feelings of the people of Jordan who are preparing to welcome the Pope and to more open to collaboration in the commitment to peace and interfaith dialogue .
Pope Francis: The Cross is not an ornament but the mystery of God's love
Vatican Radio
18:06 08/04/2014
2014-04-08 Vatican - The relationship between Christianity and the Cross and our own sins was the focus of Pope Francis’s reflections at his Mass on Tuesday in the Santa Marta residence.
In his homily, the Pope said Christianity does not exist without the Cross and stressed that we are unable to free ourselves from our sins on our own. The Cross, he said, is not an ornament to place on the altar but is the mystery of God’s love who takes our sins upon himself. He then reflected on the meaning of Jesus’s warning to the Pharisees “You will die in your sin.”
“It is impossible for us to free ourselves from sin on our own. It’s impossible. These doctors of the law, these people who taught the law, didn’t have a clear idea on this. They believed, yes, in the forgiveness of God but considered themselves strong, self-sufficient and that they knew everything. And in the end they transformed religion, their adoration of God, into a culture with values, reflections, certain commandments of conduct to be polite and they believed, yes, that the Lord can pardon them, they knew this but they were far removed from all this.”
Pope Francis said the serpent is the symbol of sin as seen in the bible. In the desert sin was lifted up but it is a sin that seeks salvation so that it heals. It is Jesus, the Son of Man, the true savior, who is lifted up.
“Christianity is not a philosophical doctrine, it’s not a programme for life survival or education, or for peacemaking. These are consequences. Christianity is a person, a person raised on the Cross, a person who annihilated himself to save us, who became sin. Just as sin was raised up in the desert, here God who was made man and made sin for us was raised up. All our sins were there. You cannot understand Christianity without understanding this profound humiliation of the Son of God who humbled himself and became a servant unto death, even death on a cross, in order to serve us.”
This is why, the Pope went on, the apostle Paul said we do not have other things to boast about, apart from our sins, and this is our misery. But through the mercy of God, we rejoice in the crucified Christ. It’s for this reason that ‘there is no Christianity without the Cross and there’s no Cross without Jesus Christ.
“The Cross is not an ornament that we must always put in the churches, there on the altar. It is not a symbol that distinguishes us from others. The Cross is mystery, the mystery of God who humbles himself, he becomes ‘nothing.’ He becomes sin. Where is your sin? ‘I don’t know, I have so many here.’ No, your sin is there, in the Cross. Go and find it there, in the wounds of the Lord and your sins will be healed, your wounds will be healed, your sins will be forgiven. The forgiveness that God gives us is not the same as cancelling a debt that we have with Him, the forgiveness that God gives us are the wounds of his Son on the Cross, raised up on the Cross. May he draw us towards Him and may we allow ourselves to be healed by him.”
In his homily, the Pope said Christianity does not exist without the Cross and stressed that we are unable to free ourselves from our sins on our own. The Cross, he said, is not an ornament to place on the altar but is the mystery of God’s love who takes our sins upon himself. He then reflected on the meaning of Jesus’s warning to the Pharisees “You will die in your sin.”
“It is impossible for us to free ourselves from sin on our own. It’s impossible. These doctors of the law, these people who taught the law, didn’t have a clear idea on this. They believed, yes, in the forgiveness of God but considered themselves strong, self-sufficient and that they knew everything. And in the end they transformed religion, their adoration of God, into a culture with values, reflections, certain commandments of conduct to be polite and they believed, yes, that the Lord can pardon them, they knew this but they were far removed from all this.”
Pope Francis said the serpent is the symbol of sin as seen in the bible. In the desert sin was lifted up but it is a sin that seeks salvation so that it heals. It is Jesus, the Son of Man, the true savior, who is lifted up.
“Christianity is not a philosophical doctrine, it’s not a programme for life survival or education, or for peacemaking. These are consequences. Christianity is a person, a person raised on the Cross, a person who annihilated himself to save us, who became sin. Just as sin was raised up in the desert, here God who was made man and made sin for us was raised up. All our sins were there. You cannot understand Christianity without understanding this profound humiliation of the Son of God who humbled himself and became a servant unto death, even death on a cross, in order to serve us.”
This is why, the Pope went on, the apostle Paul said we do not have other things to boast about, apart from our sins, and this is our misery. But through the mercy of God, we rejoice in the crucified Christ. It’s for this reason that ‘there is no Christianity without the Cross and there’s no Cross without Jesus Christ.
“The Cross is not an ornament that we must always put in the churches, there on the altar. It is not a symbol that distinguishes us from others. The Cross is mystery, the mystery of God who humbles himself, he becomes ‘nothing.’ He becomes sin. Where is your sin? ‘I don’t know, I have so many here.’ No, your sin is there, in the Cross. Go and find it there, in the wounds of the Lord and your sins will be healed, your wounds will be healed, your sins will be forgiven. The forgiveness that God gives us is not the same as cancelling a debt that we have with Him, the forgiveness that God gives us are the wounds of his Son on the Cross, raised up on the Cross. May he draw us towards Him and may we allow ourselves to be healed by him.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình Thánh Tâm hai giáo hạt Bột Đà và Vạn Lộc tĩnh tâm
Phạm Anh
16:22 08/04/2014
VINH - Thực hiện theo phương hướng và chương trình của Gia đình Thánh Tâm (GĐTT) giáo phận Vinh, ngày 08/04/2014, GĐTT giáo cụm 3 thuộc hai giáo hạt Bột Đà và Vạn Lộc, gồm 51 gia đình với 710 thành viên, đã long trọng tổ chức tĩnh tâm thường niên tại giáo xứ Yên Lạc.
Hình ảnh
Về tham dự và hướng dẫn tĩnh tâm, có cha Giuse Phạm Ngọc Quang – đặc trách GĐTT giáo cụm 3, cha quản hạt Bột Đà – Antôn Hoàng Đức Luyến, cha quản hạt Vạn Lộc - Giuse Nguyễn Công Bắc, cùng ban điều hành GĐTT Giáo phận, BĐH GĐTT giáo cụm bạn, BĐH GĐTT các giáo xứ, và các ban ngành đoàn thể trong các giáo xứ thuộc hai giáo hạt.
Vào buổi sáng, các thành viên đã được sự đón chào rất nồng nhiệt của Cha xứ, HĐMV giáo xứ cũng như các thành viên gia đình Thánh Tâm của giáo xứ Yên Lạc. Sau dó, các thành viên được nghe phần báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của các gia đình trong cụm 3 cũng như các gia đình trong toàn giáo phận Vinh. Gia đình Thánh Tâm giáo phận Vinh hiện nay có 10 cụm gia đình, phân bổ trên 113 giáo xứ với hơn 1721 gia đình và 24224 thành viên. Gia đình Thánh Tâm cụm 3 là cụm có số thành viên ít nhất với 710 thành viên nhưng được phân bổ trên 10 giáo xứ của hai giáo hạt Van Lộc và Bột Đà.
Trong phần chia sẻ buổi sáng, cha Quản hạt Bột Đà đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Hội đoàn trong đời sống cũng như sinh hoạt của giáo xứ. Ngài cũng đề cao vai trò của các thành viên thuộc gia đình Thánh Tâm trong đời sống hằng ngày qua việc thực hành đức tin, giáo dục con cái và xây dựng bầu khí liên kết yêu thương với mọi thành phần dân Chúa.
Trong phần thảo luận các thành viên đã được Ban điều hành gia đình Thánh Tâm giáo phận giải đáp các thắc mắc liên quan đến nhiều vấn đề như: hình thức sinh hoạt, cơ cấu gia đình, thánh lễ kết nạp các gia đình mới và các thành viên mớí…
Chia sẻ trong phần tĩnh tâm, khởi đi từ thông điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô, cha Quản hạt Giuse Nguyễn Công Bắc đã nhấn mạnh đến tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người chúng ta. Đó là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người và trở nên nghèo khó để chúng ta được trở nên giàu có. Cái giàu có ở đây không phải là giàu có về tiền bạc vật chất mà là giàu có vì được làm con Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa và sau khi Nguyên tổ loài người sa ngã phạm tội và đánh mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, thì chính Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm một người nhỏ bé thấp hèn, nghèo khổ để cứu chuộc loài người và ban cho con người làm Con Thiên Chúa. Ngài cũng nhấn mạnh đến những cách làm việc bác ái và tình yêu của mỗi thành viên trong gia đình Thánh Tâm. Nếu chúng ta không làm theo Chúa dạy, không trở nên nghèo khó để cho anh em mình giàu có, không làm việc bác ái thật lòng thì chúng ta đi sai con đường của Chúa dạy.
Chủ tế trong thánh lễ bế mạc là Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, cùng đồng tế với ngài có cha quản hạt Vạn Lộc, cha quản hạt Bột Đà, và các cha trong hạt Vạn Lộc. Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Cha Phêrô nhấn mạnh đến tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Xuất phát từ tình yêu này mà mỗi người chúng ta cũng đã nhận được những ân huệ lớn lao từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Chính tình yêu này đã thôi thúc mỗi thành viên của Gia đình Thánh Tâm ra đi loan báo Tin Mừng giữa cuộc sống thường ngày.
Thánh Lễ kết thúc trong tâm tình cảm tạ mến yêu, nụ cười nở rộ một sự bình an mãn nguyện nơi các thành viên đã phần nào nói lên niềm hạnh phúc và gợi mở một hướng đi mới cho các thành viên trong gia đình Thánh Tâm. Đó là con đường “đào sâu và thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng trong thời đại mới”.
Hình ảnh
Về tham dự và hướng dẫn tĩnh tâm, có cha Giuse Phạm Ngọc Quang – đặc trách GĐTT giáo cụm 3, cha quản hạt Bột Đà – Antôn Hoàng Đức Luyến, cha quản hạt Vạn Lộc - Giuse Nguyễn Công Bắc, cùng ban điều hành GĐTT Giáo phận, BĐH GĐTT giáo cụm bạn, BĐH GĐTT các giáo xứ, và các ban ngành đoàn thể trong các giáo xứ thuộc hai giáo hạt.
Vào buổi sáng, các thành viên đã được sự đón chào rất nồng nhiệt của Cha xứ, HĐMV giáo xứ cũng như các thành viên gia đình Thánh Tâm của giáo xứ Yên Lạc. Sau dó, các thành viên được nghe phần báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của các gia đình trong cụm 3 cũng như các gia đình trong toàn giáo phận Vinh. Gia đình Thánh Tâm giáo phận Vinh hiện nay có 10 cụm gia đình, phân bổ trên 113 giáo xứ với hơn 1721 gia đình và 24224 thành viên. Gia đình Thánh Tâm cụm 3 là cụm có số thành viên ít nhất với 710 thành viên nhưng được phân bổ trên 10 giáo xứ của hai giáo hạt Van Lộc và Bột Đà.
Trong phần chia sẻ buổi sáng, cha Quản hạt Bột Đà đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Hội đoàn trong đời sống cũng như sinh hoạt của giáo xứ. Ngài cũng đề cao vai trò của các thành viên thuộc gia đình Thánh Tâm trong đời sống hằng ngày qua việc thực hành đức tin, giáo dục con cái và xây dựng bầu khí liên kết yêu thương với mọi thành phần dân Chúa.
Trong phần thảo luận các thành viên đã được Ban điều hành gia đình Thánh Tâm giáo phận giải đáp các thắc mắc liên quan đến nhiều vấn đề như: hình thức sinh hoạt, cơ cấu gia đình, thánh lễ kết nạp các gia đình mới và các thành viên mớí…
Chia sẻ trong phần tĩnh tâm, khởi đi từ thông điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô, cha Quản hạt Giuse Nguyễn Công Bắc đã nhấn mạnh đến tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người chúng ta. Đó là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người và trở nên nghèo khó để chúng ta được trở nên giàu có. Cái giàu có ở đây không phải là giàu có về tiền bạc vật chất mà là giàu có vì được làm con Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa và sau khi Nguyên tổ loài người sa ngã phạm tội và đánh mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, thì chính Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm một người nhỏ bé thấp hèn, nghèo khổ để cứu chuộc loài người và ban cho con người làm Con Thiên Chúa. Ngài cũng nhấn mạnh đến những cách làm việc bác ái và tình yêu của mỗi thành viên trong gia đình Thánh Tâm. Nếu chúng ta không làm theo Chúa dạy, không trở nên nghèo khó để cho anh em mình giàu có, không làm việc bác ái thật lòng thì chúng ta đi sai con đường của Chúa dạy.
Chủ tế trong thánh lễ bế mạc là Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, cùng đồng tế với ngài có cha quản hạt Vạn Lộc, cha quản hạt Bột Đà, và các cha trong hạt Vạn Lộc. Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Cha Phêrô nhấn mạnh đến tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Xuất phát từ tình yêu này mà mỗi người chúng ta cũng đã nhận được những ân huệ lớn lao từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Chính tình yêu này đã thôi thúc mỗi thành viên của Gia đình Thánh Tâm ra đi loan báo Tin Mừng giữa cuộc sống thường ngày.
Thánh Lễ kết thúc trong tâm tình cảm tạ mến yêu, nụ cười nở rộ một sự bình an mãn nguyện nơi các thành viên đã phần nào nói lên niềm hạnh phúc và gợi mở một hướng đi mới cho các thành viên trong gia đình Thánh Tâm. Đó là con đường “đào sâu và thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng trong thời đại mới”.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do, và đã đến Hoa Kỳ
Người - Việt
18:25 08/04/2014
WASHINGTON DC 7-4 (NV). - Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ được trả tự do trước hạn tù và đã đến Hoa Kỳ để chữa bệnh, theo các sự dàn xếp và điều đình của chính phủ Hoa Kỳ với nhà cầm quyền CSVN.
Ông Cù Huy Hà Vũ được đưa thẳng từ nhà tù số 5 ở tỉnh Thanh Hóa ra phi trường Nội Bài để bay đến miền Đông Hoa Kỳ. Một nguồn tin từ Hoa Thịnh Đốn cho biết ông Cù Huy Hà Vũ và vợ là bà Nguyễn Thị Dương Hà đã đến Mỹ lúc 3 giờ chiều, giờ địa phương, hôm Thứ Hai 7 tháng 4, 2014.
Bản thông cáo của dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ, ngày Thứ Hai mùng 7 tháng Tư 2014 viết rằng “Nhà cầm quyền Việt Nam cuối cùng đã lắng nghe các lời kêu ca trên thế giới về việc bỏ tù bất hợp pháp tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nên đã phải trả tự do cho ông.”
Trong khi hoan nghênh tin ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do, dân biểu Royce đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho vô số người khác bị bỏ tù bất hợp pháp. Họ chỉ là những người kêu gọi nhân quyền và dân chủ hóa đất nước nên không thể bị kết án.
Hồi năm ngoái, dân biểu Ed Royce, cùng nhiều dân biểu khác thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã viết thư gửi cho ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước CSVN, kêu gọi trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vì tình trạng sức khỏe của ông ngày một thêm tồi tệ.
Ông Cù Huy Hà Vũ, năm nay 57 tuổi, bị bệnh tim mạch và một số chứng bệnh khác. Nhà cầm quyền CSVN ngụy tạo vụ chứng cứ để bắt giam ông với một phụ nữ tại một khách sạn ở Sài Gòn “với hai bao cao su đã qua sử dụng” nhằm bôi nhọ ông và người bạn.
Ông đã bị bắt giam từ tháng 11 năm 2010 rồi bị kết án 7 năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” vì các bài viết kêu gọi dân chủ hóa Việt Nam, chống khai thác bauxite và đòi sửa lại bản hiến pháp không dành độc quyền cai trị cho đảng cộng sản.
Ông Vũ cũng tố cáo thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng vi phạm pháp luật khi cho lệnh khai thác bauxite và một số vụ việc khác. Phiên tòa ngày 4/4/2011 ở Hà Nội không có nhân chứng và luật sư yêu cầu họ phải được có mặt cũng như các chứng cứ dùng để kết tội ông Cù Huy Hà Vũ phải được đọc trong phiên xử để các luật sư tranh luận. Tuy nhiên, những đòi hỏi này không được thẩm phán phiên tòa nghe theo dù biết như thế là vi phạm luật hình sự tố tụng.
Vì không đòi hỏi được chủ tọa phiên tòa tuân thủ đúng các quy định của luật hình sự tố tụng, các luật sư biện hộ cho ông Cù Huy Hà Vũ đã bỏ ra về.
Luật sư Trần Đình Triển, một trong các luật sư biện hộ cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nói trong một cuộc phỏng vấn sau đó rằng “Tôi đoán được mọi việc đã được xếp đặt sẵn rồi, cho nên luật sư có nói đúng, có tranh luận hay đi nữa thì cũng là để cho mọi người bàn luận lại sau này thôi, chứ để thay đổi được phiên tòa trong bối cảnh hiện nay là điều không tưởng”.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong phiên xử cũng như ở trong các dịp khác đều cho rằng mình không hề vi phạm pháp luật CSVN. Không những vậy, những gì ông viết, phát biểu và trả lời các cuộc phỏng vấn của báo đài quốc tế đều thuộc quyền tự do phát biểu được Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và Chính trị của LHQ xác định mà CSVN đã ký cam kết thi hành.
Hoa Kỳ, Liên Âu cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế rất nhiều lần đòi trả tự do cho ông cũng như các tù nhân lương tâm khác mà đến nay hiếm hoi thấy có người được thả. Hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo hiện còn đang bị giam giữ trong các nhà tù CSVN trên cả nước. Nhiều cuộc tuyệt thực tập thể của tù nhân chính trị và tôn giáo tại Việt Nam đã diễn ra. Tuy nhiên, họ đều bị trừng trị bằng các vụ biệt giam, thay vì sửa đổi các sai trái, vi phạm.
Đầu Tháng Ba vừa qua, tướng Công an Lê Đình Luyện, Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về Nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN lên truyền hình ngày 1/3/2014 cho hay đã “cho sứ quán Mỹ gặp Cù Huy Hà Vũ và làm các thủ tục để cho Cù Huy Hà Vũ được xuất cảnh đi Mỹ để chữa bệnh”.
Tuy nhiên, dịp đó, bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Cù Huy Hà Vũ cho hay gia đình bà cũng “chưa có thông tin về việc này”. Bà cho biết việc đề nghị cho ông sang Mỹ chữa bệnh từng được đưa ra trong các cuộc thảo luận giữa các viên chức CSVN và Hoa Kỳ từ năm ngoái.
Ông Cù Huy Hà Vũ là con trai của thi sĩ Cù Huy Cận và con nuôi của thi sĩ Xuân Diệu. Từ uy thế của gia đình, ông được cho đi du học và đỗ tiến sĩ luật và tiến sĩ văn chương tại Pháp. Về Việt Nam, ông làm công chức tại Bộ Ngoại Giao tại Việt Nam một thời gian. Sau đó, mở văn phòng luật và vợ ông là luật sư chính.
Vì tham gia vận động dân chủ hóa đất nước, văn phòng luật của vợ chồng ông và các cộng sự bị nhà cầm quyền bao vây kinh tế, canh chừng và xua đuổi những ai muốn đến nhờ tư vấn pháp lý. Thông thường, những tù nhân chính trị nổi tiếng, được dư luận trong ngoài nước biến đến như ông Cù Huy Hà Vũ, bị đẩy ra nước ngoài sinh sống. (TN)
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=185933&zoneid=1)
Ông Vũ lần ra tòa 4/4/2011 (Hình: AP/Photo) |
Bản thông cáo của dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ, ngày Thứ Hai mùng 7 tháng Tư 2014 viết rằng “Nhà cầm quyền Việt Nam cuối cùng đã lắng nghe các lời kêu ca trên thế giới về việc bỏ tù bất hợp pháp tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nên đã phải trả tự do cho ông.”
Trong khi hoan nghênh tin ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do, dân biểu Royce đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho vô số người khác bị bỏ tù bất hợp pháp. Họ chỉ là những người kêu gọi nhân quyền và dân chủ hóa đất nước nên không thể bị kết án.
Hồi năm ngoái, dân biểu Ed Royce, cùng nhiều dân biểu khác thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã viết thư gửi cho ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước CSVN, kêu gọi trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vì tình trạng sức khỏe của ông ngày một thêm tồi tệ.
Ông Cù Huy Hà Vũ, năm nay 57 tuổi, bị bệnh tim mạch và một số chứng bệnh khác. Nhà cầm quyền CSVN ngụy tạo vụ chứng cứ để bắt giam ông với một phụ nữ tại một khách sạn ở Sài Gòn “với hai bao cao su đã qua sử dụng” nhằm bôi nhọ ông và người bạn.
Ông đã bị bắt giam từ tháng 11 năm 2010 rồi bị kết án 7 năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” vì các bài viết kêu gọi dân chủ hóa Việt Nam, chống khai thác bauxite và đòi sửa lại bản hiến pháp không dành độc quyền cai trị cho đảng cộng sản.
Ông Vũ cũng tố cáo thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng vi phạm pháp luật khi cho lệnh khai thác bauxite và một số vụ việc khác. Phiên tòa ngày 4/4/2011 ở Hà Nội không có nhân chứng và luật sư yêu cầu họ phải được có mặt cũng như các chứng cứ dùng để kết tội ông Cù Huy Hà Vũ phải được đọc trong phiên xử để các luật sư tranh luận. Tuy nhiên, những đòi hỏi này không được thẩm phán phiên tòa nghe theo dù biết như thế là vi phạm luật hình sự tố tụng.
Vì không đòi hỏi được chủ tọa phiên tòa tuân thủ đúng các quy định của luật hình sự tố tụng, các luật sư biện hộ cho ông Cù Huy Hà Vũ đã bỏ ra về.
Luật sư Trần Đình Triển, một trong các luật sư biện hộ cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nói trong một cuộc phỏng vấn sau đó rằng “Tôi đoán được mọi việc đã được xếp đặt sẵn rồi, cho nên luật sư có nói đúng, có tranh luận hay đi nữa thì cũng là để cho mọi người bàn luận lại sau này thôi, chứ để thay đổi được phiên tòa trong bối cảnh hiện nay là điều không tưởng”.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong phiên xử cũng như ở trong các dịp khác đều cho rằng mình không hề vi phạm pháp luật CSVN. Không những vậy, những gì ông viết, phát biểu và trả lời các cuộc phỏng vấn của báo đài quốc tế đều thuộc quyền tự do phát biểu được Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và Chính trị của LHQ xác định mà CSVN đã ký cam kết thi hành.
Hoa Kỳ, Liên Âu cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế rất nhiều lần đòi trả tự do cho ông cũng như các tù nhân lương tâm khác mà đến nay hiếm hoi thấy có người được thả. Hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo hiện còn đang bị giam giữ trong các nhà tù CSVN trên cả nước. Nhiều cuộc tuyệt thực tập thể của tù nhân chính trị và tôn giáo tại Việt Nam đã diễn ra. Tuy nhiên, họ đều bị trừng trị bằng các vụ biệt giam, thay vì sửa đổi các sai trái, vi phạm.
Đầu Tháng Ba vừa qua, tướng Công an Lê Đình Luyện, Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về Nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN lên truyền hình ngày 1/3/2014 cho hay đã “cho sứ quán Mỹ gặp Cù Huy Hà Vũ và làm các thủ tục để cho Cù Huy Hà Vũ được xuất cảnh đi Mỹ để chữa bệnh”.
Tuy nhiên, dịp đó, bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Cù Huy Hà Vũ cho hay gia đình bà cũng “chưa có thông tin về việc này”. Bà cho biết việc đề nghị cho ông sang Mỹ chữa bệnh từng được đưa ra trong các cuộc thảo luận giữa các viên chức CSVN và Hoa Kỳ từ năm ngoái.
Ông Cù Huy Hà Vũ là con trai của thi sĩ Cù Huy Cận và con nuôi của thi sĩ Xuân Diệu. Từ uy thế của gia đình, ông được cho đi du học và đỗ tiến sĩ luật và tiến sĩ văn chương tại Pháp. Về Việt Nam, ông làm công chức tại Bộ Ngoại Giao tại Việt Nam một thời gian. Sau đó, mở văn phòng luật và vợ ông là luật sư chính.
Vì tham gia vận động dân chủ hóa đất nước, văn phòng luật của vợ chồng ông và các cộng sự bị nhà cầm quyền bao vây kinh tế, canh chừng và xua đuổi những ai muốn đến nhờ tư vấn pháp lý. Thông thường, những tù nhân chính trị nổi tiếng, được dư luận trong ngoài nước biến đến như ông Cù Huy Hà Vũ, bị đẩy ra nước ngoài sinh sống. (TN)
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=185933&zoneid=1)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Nghi thức thống hối trong lễ Phục Sinh được thực hiện ra sao?
Nguyễn Trọng Đa
21:14 08/04/2014
Giải đáp phụng vụ: Nghi thức thống hối trong lễ Phục Sinh được thực hiện ra sao?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong thư luân lưu "Paschalis Solemnitatis", về sự chuẩn bị và cử hành lễ Phục Sinh, hướng dẫn mục vụ sau đây được đưa ra cho nghi thức thống hối trong lễ Phục Sinh (số 97): "Thật là thích hợp khi nghi thức thống hối ngày này mang hình thức của việc rảy nước thánh đã được làm phép trong lễ Vọng Phục Sinh, trong đó điệp ca 'Vidi aquam' (Tôi đã thấy nước) hoặc một bài hát khác có tính cách thánh tẩy được hát lên". Vì nước làm phép trong lễ Vọng không cần phải được làm phép lại, điều này có nghĩa là vào ngày lễ Phục sinh, cả lời mời gọi của linh mục và việc làm phép nước bị bỏ qua, khi thực hiện nghi thức rảy nước thánh, và vì vậy cộng đoàn bắt đầu hát ngay điệp ca “Tôi đã thấy nước”, hoặc một bài hát khác ngay sau khi làm dấu thánh giá và lời chào của linh mục; thưa cha, như thế là đúng không? - S. V. R., Breda, Hà Lan.
Đáp: Việc làm phép nước được bỏ qua trong ngày lễ Phục sinh, cũng như được bỏ qua khi làm phép Rửa tội, trong suốt 50 ngày của Lễ Phục Sinh, mà trong đó nước làm phép trong lễ Vọng Phục sinh được sử dụng.
Cần lưu ý rằng trong khi hướng dẫn trên là chính xác, khi nói đến việc rảy nước thánh cho tín hữu với nước đã làm phép trước và điệp ca được hát, cả hướng dẫn này và Sách Lễ không nói gì về nghi thức chính xác cần được thực hiện cho việc rảy nước thánh vào lễ Chúa Nhật Phục sinh.
Đầu thánh lễ, việc bắt đầu ngay rảy nước thánh và hát điệp ca có thể là vô nghĩa đối với các tín hữu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng linh mục nên giải thích ý nghĩa của nghi thức, để cho các tín hữu hiểu sự liên kết của việc rảy nước thánh và nghi thức thống hối.
Mặc dù nó không phải là quy định, tôi tin rằng linh mục có thề sử dụng công thức quen thuộc của việc giới thiệu nghi thức thống hối, trước khi bắt đầu rảy nước thánh.
Sách Lễ cũng cung cấp một sự chọn lựa thay thế cho thủ tục này trong Chúa Nhật Phục Sinh. Nghi thức thống hối quen thuộc được sử dụng, nhưng việc nhắc lại lời hứa rửa tội được thực hiện sau bài giảng, theo nghi thức được đề nghị cho lễ Vọng Phục Sinh, và không đọc kinh Tin Kính. Trong trường hợp này, việc rảy nước thánh được làm phép trong lễ Vọng, và hát điệp ca được thực hiện như là kết luận cho việc nhắc lại lời hứa rửa tội.
Trong lễ Chúa Nhật Phục Sinh, sự chọn lựa thứ hai này có lẽ được ưa thích hơn so với việc rảy bước thánh trong nghi thức thống hối, vì chỉ vào ngày Chúa Nhật Phục sinh khả năng này là dễ thực thi.
Tuy nhiên, trong các Chúa Nhật khác của mùa Phục sinh, nghi thức làm phép nước và rảy nước thánh trên các tín hữu là được khuyến khích hơn.
Trong trường hợp này, sự thực hành là khác với việc rửa tội mùa Phục Sinh, vì nước chưa được làm phép. Phần Phụ lục của Sách Lễ cung cấp một lời nguyện làm phép nước và các điệp ca riêng cho mùa này dành cho các Chúa Nhật mùa Phục Sinh. Lời nguyện làm phép nước là như sau:
"Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con là dân Chúa, đang họp nhau cầu nguyện, để tưởng nhớ công ơn Chúa đã sáng tạo chúng con cách lạ lùng, và cứu chuộc còn lạ lùng hơn nữa. Xin Chúa thuơng nhận lời chúng con và thánh hoá + nước này do chính Chúa đã dựng nên, để làm cho ruộng đất phì nhiêu mầu mỡ, cho thân xác con người được sạch sẽ và thoải mái. Và trải qua lịch sử cứu chuộc, nước thiên nhiên đã trở nên khí cụ của tình thương hải hà: Quả vậy, Chúa dùng nước Biển Đỏ cứu dân riêng khỏi vòng nô lệ, và làm vọt lên giữa sa mạc khô cằn một nguồn nước cho dân giải khát. Các tiên tri cũng dùng hình ảnh mạch nước tuôn trào để tiên báo Chúa sẽ lập giao ước mới với loài người chúng con. Và sau hết, khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan, Chúa đã thánh hoá nước trong lành, để thanh tẩy con người tội lỗi chúng con, và cho chúng con được tái sinh nên con người mới. Vậy giờ đây, khi chúng con rảy nước thánh trên mình, để nhớ lại Bí Tích Thánh Tẩy chúng con đã lãnh nhận, xin Chúa cho tất cả chúng con được chia sẻ niềm vui với anh chị em chịu phép Thánh Tẩy trong mùa Vượt Qua này. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. CĐ: Amen" (Bản dịch của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Lời nguyện tuyệt đẹp này xuất hiện như một mẫu thức tương đối mới, mặc dầu nó được cảm hứng từ các mẫu thức cổ trong các thủ bản thuộc thế kỷ VI và VII.
Năm điệp ca Phục Sinh được trích từ Kinh Thánh. Điệp ca đầu tiên "Tôi đã thấy nước, Vidi aquam" được lấy cảm hứng từ Ed 47, 1 - 2, 9 . "Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, Alleluia! Và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên Alleluia! Alleluia!"
Sau khi hoàn tất việc rảy nước thánh trên các tín hữu, linh mục trở về ngai và đọc lời sau đây để kết thúc nghi thức thống hối: "Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội chúng ta, và nhờ việc cử hành Hy tế tạ ơn này, xin làm cho chúng ta xứng đáng chia sẻ vào bàn tiệc Nước Trời. CĐ: Amen”. (Zenit.org 8-4-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong thư luân lưu "Paschalis Solemnitatis", về sự chuẩn bị và cử hành lễ Phục Sinh, hướng dẫn mục vụ sau đây được đưa ra cho nghi thức thống hối trong lễ Phục Sinh (số 97): "Thật là thích hợp khi nghi thức thống hối ngày này mang hình thức của việc rảy nước thánh đã được làm phép trong lễ Vọng Phục Sinh, trong đó điệp ca 'Vidi aquam' (Tôi đã thấy nước) hoặc một bài hát khác có tính cách thánh tẩy được hát lên". Vì nước làm phép trong lễ Vọng không cần phải được làm phép lại, điều này có nghĩa là vào ngày lễ Phục sinh, cả lời mời gọi của linh mục và việc làm phép nước bị bỏ qua, khi thực hiện nghi thức rảy nước thánh, và vì vậy cộng đoàn bắt đầu hát ngay điệp ca “Tôi đã thấy nước”, hoặc một bài hát khác ngay sau khi làm dấu thánh giá và lời chào của linh mục; thưa cha, như thế là đúng không? - S. V. R., Breda, Hà Lan.
Đáp: Việc làm phép nước được bỏ qua trong ngày lễ Phục sinh, cũng như được bỏ qua khi làm phép Rửa tội, trong suốt 50 ngày của Lễ Phục Sinh, mà trong đó nước làm phép trong lễ Vọng Phục sinh được sử dụng.
Cần lưu ý rằng trong khi hướng dẫn trên là chính xác, khi nói đến việc rảy nước thánh cho tín hữu với nước đã làm phép trước và điệp ca được hát, cả hướng dẫn này và Sách Lễ không nói gì về nghi thức chính xác cần được thực hiện cho việc rảy nước thánh vào lễ Chúa Nhật Phục sinh.
Đầu thánh lễ, việc bắt đầu ngay rảy nước thánh và hát điệp ca có thể là vô nghĩa đối với các tín hữu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng linh mục nên giải thích ý nghĩa của nghi thức, để cho các tín hữu hiểu sự liên kết của việc rảy nước thánh và nghi thức thống hối.
Mặc dù nó không phải là quy định, tôi tin rằng linh mục có thề sử dụng công thức quen thuộc của việc giới thiệu nghi thức thống hối, trước khi bắt đầu rảy nước thánh.
Sách Lễ cũng cung cấp một sự chọn lựa thay thế cho thủ tục này trong Chúa Nhật Phục Sinh. Nghi thức thống hối quen thuộc được sử dụng, nhưng việc nhắc lại lời hứa rửa tội được thực hiện sau bài giảng, theo nghi thức được đề nghị cho lễ Vọng Phục Sinh, và không đọc kinh Tin Kính. Trong trường hợp này, việc rảy nước thánh được làm phép trong lễ Vọng, và hát điệp ca được thực hiện như là kết luận cho việc nhắc lại lời hứa rửa tội.
Trong lễ Chúa Nhật Phục Sinh, sự chọn lựa thứ hai này có lẽ được ưa thích hơn so với việc rảy bước thánh trong nghi thức thống hối, vì chỉ vào ngày Chúa Nhật Phục sinh khả năng này là dễ thực thi.
Tuy nhiên, trong các Chúa Nhật khác của mùa Phục sinh, nghi thức làm phép nước và rảy nước thánh trên các tín hữu là được khuyến khích hơn.
Trong trường hợp này, sự thực hành là khác với việc rửa tội mùa Phục Sinh, vì nước chưa được làm phép. Phần Phụ lục của Sách Lễ cung cấp một lời nguyện làm phép nước và các điệp ca riêng cho mùa này dành cho các Chúa Nhật mùa Phục Sinh. Lời nguyện làm phép nước là như sau:
"Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con là dân Chúa, đang họp nhau cầu nguyện, để tưởng nhớ công ơn Chúa đã sáng tạo chúng con cách lạ lùng, và cứu chuộc còn lạ lùng hơn nữa. Xin Chúa thuơng nhận lời chúng con và thánh hoá + nước này do chính Chúa đã dựng nên, để làm cho ruộng đất phì nhiêu mầu mỡ, cho thân xác con người được sạch sẽ và thoải mái. Và trải qua lịch sử cứu chuộc, nước thiên nhiên đã trở nên khí cụ của tình thương hải hà: Quả vậy, Chúa dùng nước Biển Đỏ cứu dân riêng khỏi vòng nô lệ, và làm vọt lên giữa sa mạc khô cằn một nguồn nước cho dân giải khát. Các tiên tri cũng dùng hình ảnh mạch nước tuôn trào để tiên báo Chúa sẽ lập giao ước mới với loài người chúng con. Và sau hết, khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan, Chúa đã thánh hoá nước trong lành, để thanh tẩy con người tội lỗi chúng con, và cho chúng con được tái sinh nên con người mới. Vậy giờ đây, khi chúng con rảy nước thánh trên mình, để nhớ lại Bí Tích Thánh Tẩy chúng con đã lãnh nhận, xin Chúa cho tất cả chúng con được chia sẻ niềm vui với anh chị em chịu phép Thánh Tẩy trong mùa Vượt Qua này. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. CĐ: Amen" (Bản dịch của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Lời nguyện tuyệt đẹp này xuất hiện như một mẫu thức tương đối mới, mặc dầu nó được cảm hứng từ các mẫu thức cổ trong các thủ bản thuộc thế kỷ VI và VII.
Năm điệp ca Phục Sinh được trích từ Kinh Thánh. Điệp ca đầu tiên "Tôi đã thấy nước, Vidi aquam" được lấy cảm hứng từ Ed 47, 1 - 2, 9 . "Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, Alleluia! Và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên Alleluia! Alleluia!"
Sau khi hoàn tất việc rảy nước thánh trên các tín hữu, linh mục trở về ngai và đọc lời sau đây để kết thúc nghi thức thống hối: "Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội chúng ta, và nhờ việc cử hành Hy tế tạ ơn này, xin làm cho chúng ta xứng đáng chia sẻ vào bàn tiệc Nước Trời. CĐ: Amen”. (Zenit.org 8-4-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Thông Báo
Phân Ưu: Thân Phụ anh chị Huy Hoàng mới từ trần
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
06:31 08/04/2014
Phân ưu cùng anh Phạm Văn Hiệp và Phạm Mạnh Cương cộng tác viên VietCatholic
VietCatholic Network
06:32 08/04/2014
Phân Ưu Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh, VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em Ông Cụ Giuse Phạm Văn Lạc, Thân Phụ của Anh Giuse Phạm Mạnh Cương và Anphongsô Phạm Văn Hiệp, Cộng Tác Viên của VietCatholic News, Vừa hoàn tất hành trình đức tin Công Giáo nơi dương thế, nay đã về nhà Cha trên trời ngày 5 tháng 4 năm 2014, tại Melbourne, Hưởng Thọ 81 tuổi. VietCatholic News và Quý Cộng Tác Viên xin thành kính phân ưu cùng Anh Giuse Phạm Mạnh Cương và Anphongsô Phạm Văn Hiệp cùng Tang Quyến. Nguyện xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Ông Cụ Giuse về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên Thiên Đàng. THÀNH KÍNH PHÂN ƯU |
Phân Ưu: Thân Mẫu của 2 Cha –Giuse Phạm Minh Ước SJ & Phêrô Phạm Văn Ái SJ vừa qua đời tại Nam Úc
Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm
00:28 08/04/2014
R.I.P
CỘNG ĐỒNG Công Giáo VIỆT NAM – NAM ÚC
Nhận được tin Bà Cố
MARIA PHAN THỊ THA
Đã từ trần vào lúc 11g30 tối, ngày 06 tháng 04 năm 2014
Tại Royal Adelaide Hospital, tiểu bang South Australia
Hưởng thọ 82 tuổi
Bà Cố là thân mẫu của hai Cha:
-Giuse Phạm Minh Ước SJ (Dòng Tên Úc Châu) cựu quản nhiệm CĐCGVN-Nam Úc
-Phêrô Phạm Văn Ái SJ (Dòng Tên Úc Châu) cựu phó quản nhiệm CĐCGVN-Nam Úc
Cộng Đồng xin thành kính chia buồn cùng hai Cha, Ông Cố Đôminicô Phạm Văn Vọng và gia đình.
Xin Thiên Chúa nhân từ đón nhận linh hồn Maria vào Thiên Đàng.
Xin Ngài cũng ban ơn nâng đỡ tang quyến trong lúc thương tiếc người thân.
Thành Kính Phân Ưu
Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm
Quản Nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc
Cùng Toàn Thể Cộng Đồng
CỘNG ĐỒNG Công Giáo VIỆT NAM – NAM ÚC
Nhận được tin Bà Cố
MARIA PHAN THỊ THA
Đã từ trần vào lúc 11g30 tối, ngày 06 tháng 04 năm 2014
Tại Royal Adelaide Hospital, tiểu bang South Australia
Hưởng thọ 82 tuổi
Bà Cố là thân mẫu của hai Cha:
-Giuse Phạm Minh Ước SJ (Dòng Tên Úc Châu) cựu quản nhiệm CĐCGVN-Nam Úc
-Phêrô Phạm Văn Ái SJ (Dòng Tên Úc Châu) cựu phó quản nhiệm CĐCGVN-Nam Úc
Cộng Đồng xin thành kính chia buồn cùng hai Cha, Ông Cố Đôminicô Phạm Văn Vọng và gia đình.
Xin Thiên Chúa nhân từ đón nhận linh hồn Maria vào Thiên Đàng.
Xin Ngài cũng ban ơn nâng đỡ tang quyến trong lúc thương tiếc người thân.
Thành Kính Phân Ưu
Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm
Quản Nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc
Cùng Toàn Thể Cộng Đồng
Văn Hóa
Tình yêu nhập thể & Thập Giá
Đinh Văn Tiến Hùng
12:10 08/04/2014
( Từ hang đá Belem đến đồi Golgota )
*Suy niệm Tuần Thánh : Tuyệt đỉnh Công trình Cứu Chuộc Nhân loại.
“ Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình,
vác Thập giá mình mà theo Ta.” (Mt: 16,24)
“Ngài đã trở nên nghèo để chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo
của Ngài” (Xc.2 Cr.8,9 –Trích Sứ Điệp Mùa Chay ĐTC Phanxicô
*Có Tình yêu nào vĩnh cửu theo thời gian ?
Có Tình yêu nào đọng mãi trong không gian ?
Có Tình yêu nào chuyển thành muôn sắc màu rực rỡ ?
Có Tình yêu nào mà muôn lòng ngất ngây bỡ ngỡ ?
* Không có Tình Yêu nào,
Mà nhân loại khát khao,
Bằng Tình Yêu Thiên Chúa,
Chết cho ta vì yêu!
* Đêm đông sương tuyết Be-lem,
Hang đá buốt lạnh nơi chiên bò lừa,
Chúa Trời giáng thế năm xưa,
Suối nguồn Hồng phúc tuôn mưa cứu đời.
Gương ba mươi năm của Người,
Âm thầm nhẫn nhục sống nơi quê nghèo,
Song thân vâng phục mọi điều.
Cảm thương nhân thế trăm chiều oan khiên.
Ba năm ngắn ngủi rao truyền,
Ruổi rong cứu độ khắp miền ngày đêm,
Nhân từ thương xót bày chiên,
Ủi an, thúc giục, nhủ khuyên quay về.
Loài người tội lỗi u mê,
Ham danh mê sắc thoả thuê đêm ngày,
Chiến tranh chém giết phơi bày,
Tranh quyền đoạt vị đắp xây cho mình,
Nhìn người đói khổ làm thinh,
Câm, mù, què, hủi lại khinh chê cười.
Lòng thương xót Chúa khôn nguôi,
Cứu nhân độ thế đem nguồn an vui,
Ba năm giảng dạy cho đời,
Muôn năm lưu lại một trời yêu thương,
Niềm tin xác tín tỏ tường,
Chứng tích Tân Ứớc tấm gương muôn đời.
Phúc cho nhân thế người ơi!
Chính Con Thiên Chúa Làm Người cứu ta!
Nhìn lên đồi Gôn-gô-ta,
Chúa trên Thập Giá giao hoà trần gian,
Cứu ta khỏi kiếp lầm than,
Đưa lên hưởng phúc Thiên Đàng vĩnh an.
* Hỡi con hãy bước theo Ta!
Con đường Thập Giá chan hoà Yêu thương,
Sinh nơi Máng cỏ tầm thường,
Chết trên Núi Sọ khơi nguồn Tình yêu.
Đinh văn Tiến Hùng
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháp Chuông Dưới Nắng Xuân
Đặng Đức Cương
21:16 08/04/2014
Ảnh của Đặng Đức Cương
Mùa xuân tới nắng gieo trong vắt
Sợi an bình tô sắc hoa xinh.
(Trích thơ cũa T.A)