Phụng Vụ - Mục Vụ
Tin! Là đi theo Đức Giêsu
Jos.Vinc. Ngọc Biển
08:54 08/04/2013
Đức tin là ân ban của Thiên Chúa. Nhờ có đức tin, chúng ta đón nhận cách mạnh mẽ những chân lý, mạc khải của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Giêsu và Giáo Hội của Ngài . Thật diễm phúc cho những ai sống trong đức tin. Khi sống trong đức tin, họ được dìm mình vào trong ân sủng của Thiên Chúa, và có khả năng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi cuộc sống thường ngày qua mọi chiều kích. Nói như thánh Luca: sống trong đức tin là sống liên lỉ, hành động và hiện hữu trong Thiên Chúa (x. Cv 17,28). Bởi vì qua đức tin, chúng ta đi vào sự sống của Thiên Chúa và cuộc sống của Chúa Giêsu; chính qua đức tin mà Thiên Chúa bắt đầu sống trong chúng ta. Đức tin chính là nguyên nhân đệ nhất vượt lên trên mọi nguyên nhân thứ yếu để ta gặp được Thiên Chúa .
Lần giở lại Kinh Thánh, chúng ta thấy Đức Giêsu đã kêu gọi một số người cách đặc biệt để cùng với Ngài thi hành sứ mạng cứu độ mà Chúa Cha đã trao phó cho Ngài. Tuy nhiên, ngày nay, Ngài vẫn còn tiếp tục mời gọi chúng ta và trao truyền cho chúng ta sứ mạng mà xưa kia Ngài cũng đã trao phó cho các Tông đồ.
1. Ngày xưa, Đức Giêsu gọi các môn đệ đi theo Ngài trên lộ trình cứu độ
Khi Đức Giêsu đến, Ngài đã thông truyền và khai mở lòng tin cho những ai Ngài muốn mời gọi để đi vào sự hiện hữu của Ngài: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng lậy Cha, đó là điều đẹp ý Cha" ( Mc 10, 21). Hành trình ấy được khởi đầu bằng việc Ngài mời gọi các tông đồ. Theo Kinh Thánh, thì vào rạng đông trên hồ Galilê, nơi đó có Simon và Anrê đang quăng chài dưới biển, Đức Giêsu tiến lại gần họ, Ngài dừng lại, giơ tay vẫy chào và lên tiếng gọi họ: “Các Anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các Anh thành những kẻ lưới người như lưới cá!”. Cũng trong buổi sáng hôm đó, Ngài đi dọc bờ biển, và Ngài lại thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là Gioan, hai ông này đang cùng với cha là ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Đức Giêsu lại cất tiếng mời gọi, lập tức các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Đức Giêsu (x. Mt 4, 18-22). Còn trong Tin Mừng theo thánh Gioan, chúng ta cũng thấy Đức Giêsu gặp ông Philípphê và Ngài cũng cất tiếng mời gọi: “Anh hãy theo tôi” (Ga 1,43). Hôm khác, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mátthêu đang ngồi tại trạm. Ngài bảo ông: "Anh hãy theo tôi! " “Ông đứng dậy đi theo Người” (x. Mt 9, 9-13).
Đức Giêsu đã gọi các Tông đồ, để các ông lên đường với Ngài, khởi đầu cho một hành trình cứu độ mà Ngài đã đón nhận từ Thiên Chúa Cha. Thật vậy, các ông đã mau mắn đáp lại lời mời gọi ấy và sẵn sàng ra đi để đến với muôn dân. Tinh thần đáp trả của các Tông đồ cách triệt để như vậy thể hiện một niềm tin tưởng trọn vẹn nơi Đức Giêsu. Cuộc sống của các ông giờ đây chính là một cuộc đời có Chúa. Các ông xác tín điều đó, nên mặc dù Đức Giêsu sống nay đây mai đó như lời Ngài đã nói: con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu, thế mà các ông vẫn cứ theo. Mặt khác, trên lộ trình ấy, có những lúc thuận tiện cũng nhưng cũng không thiếu những lúc bất tiện cho hành trình của Thầy –trò, nhưng các ông vẫn tin và đi theo. Cuối cùng, cái chết của các môn đệ để bảo vệ chân lý, niềm tin vào Đức Giêsu chính là lời chứng hùng hồn để nói cho con người mọi thời rằng: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng Sống.
2. Ngày nay, Đức Giê su cũng cất tiếng mời gọi chúng ta “Hãy theo Ngài”
Ngày hôm nay, chắc có nhiều người nói: chúng ta không được diễm phúc như các Tông đồ khi xưa là được Đức Giêsu đến và đích thân mời. Nhưng, vẫn Đức Giêsu ấy, Ngài cũng đang mời gọi chúng ta là: “Hãy theo Thầy”. Lời mời gọi ấy ta thấy trong chính từng trang Kinh Thánh. Bởi lẽ: “mọi sự có qua đi, nhưng Lời Chúa thì vẫn tồn tại mãi mãi”. Điều quan trọng là chúng ta có nhạy bén để nhận ra Ngài và đáp lại lời mời gọi để đi theo Ngài như các Tông đồ khi xưa hay không?. Nếu chúng ta nhận ra ân sủng đó, thì cũng là lúc chúng ta đi vào trong sự hiện hữu; hay nói cách khác, chúng ta đang sống cuộc sống của Đức Giêsu, mà hiện hữu trong Đức Giêsu và sống cuộc sống của Ngài là gì nếu chẳng phải là vâng theo ý của Thiên Chúa như lời Đức Giêsu đã nói: “Lương thực của Thầy là vâng theo ý Chúa Cha”. Trên hành trình ấy, chúng ta có thể gặp được hoa thơm, nhưng cũng không ít cỏ dại làm cản bước chân ta. Nói cách khác, trên hành trình theo Chúa của mỗi chúng ta, chúng ta cũng sẽ bắt gặp những người hay nhóm người nhiệt tình ủng hộ ta cách “tuyệt đối”, cuộc sống và công việc của ta là của họ. Tuy nhiên, lại có một hay nhóm người khác tìm mọi cách loại bỏ chúng ta ra khỏi “cuộc chơi” của họ cách phũ phàng...và cũng lại không thiếu những con người dửng dưng sống theo chủ nghĩa “mặc bay”. Tất cả những phản ứng đó, chúng ta lần giở lại các trang Kinh Thánh nói về cuộc đời của Chúa Cứu Thế, chúng ta cũng thấy nó luôn xuất hiện trong sứ vụ của Ngài. Vì vậy, khi nói chúng ta theo Chúa để trở thành môn đệ của Ngài, thì Ngài đi con đường nào, người môn sinh cũng sẽ đi con đường đó, bởi lẽ ta đi theo chứ không phải là đi trước. Mà đã đi theo thì sẽ cùng chung số phận với Thầy: “vì Thầy mà anh em bị bắt bớ...”. Nhưng điều quan trọng là theo Chúa đến cùng, ta mới được phục sinh: “ai bền đỗ đến cùng mới được cứu độ”.
Như vậy, Đức Giêsu là người đi bước trước để mời gọi những ai Ngài muốn. Ngài cất tiếng gọi họ, thì cũng có nghĩa là Ngài ban cho họ một khả năng để đón nhận lời mời gọi ấy như một mạc khải. Khả năng đó ta có thể gọi là “ơn đức tin” mà Thiên Chúa phú bẩn và trao ban cho con người. Khi những người được gọi đã đi vào trong lộ trình đức tin ấy, thì họ sẵn sàng sống – chết vì lý tưởng. Điều đó chứng minh rằng, khi đã nghe được tiếng Chúa mời gọi, họ đi theo và sẵn sàng dấn thân vì biết rằng có Chúa là có tất cả trong cuộc đời của họ rồi. Như vậy, tắt một lời: tin là đi theo Đức Giêsu và sống những giá trị đức tin ấy trong cuộc sống thường ngày.
Lần giở lại Kinh Thánh, chúng ta thấy Đức Giêsu đã kêu gọi một số người cách đặc biệt để cùng với Ngài thi hành sứ mạng cứu độ mà Chúa Cha đã trao phó cho Ngài. Tuy nhiên, ngày nay, Ngài vẫn còn tiếp tục mời gọi chúng ta và trao truyền cho chúng ta sứ mạng mà xưa kia Ngài cũng đã trao phó cho các Tông đồ.
1. Ngày xưa, Đức Giêsu gọi các môn đệ đi theo Ngài trên lộ trình cứu độ
Khi Đức Giêsu đến, Ngài đã thông truyền và khai mở lòng tin cho những ai Ngài muốn mời gọi để đi vào sự hiện hữu của Ngài: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng lậy Cha, đó là điều đẹp ý Cha" ( Mc 10, 21). Hành trình ấy được khởi đầu bằng việc Ngài mời gọi các tông đồ. Theo Kinh Thánh, thì vào rạng đông trên hồ Galilê, nơi đó có Simon và Anrê đang quăng chài dưới biển, Đức Giêsu tiến lại gần họ, Ngài dừng lại, giơ tay vẫy chào và lên tiếng gọi họ: “Các Anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các Anh thành những kẻ lưới người như lưới cá!”. Cũng trong buổi sáng hôm đó, Ngài đi dọc bờ biển, và Ngài lại thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là Gioan, hai ông này đang cùng với cha là ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Đức Giêsu lại cất tiếng mời gọi, lập tức các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Đức Giêsu (x. Mt 4, 18-22). Còn trong Tin Mừng theo thánh Gioan, chúng ta cũng thấy Đức Giêsu gặp ông Philípphê và Ngài cũng cất tiếng mời gọi: “Anh hãy theo tôi” (Ga 1,43). Hôm khác, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mátthêu đang ngồi tại trạm. Ngài bảo ông: "Anh hãy theo tôi! " “Ông đứng dậy đi theo Người” (x. Mt 9, 9-13).
Đức Giêsu đã gọi các Tông đồ, để các ông lên đường với Ngài, khởi đầu cho một hành trình cứu độ mà Ngài đã đón nhận từ Thiên Chúa Cha. Thật vậy, các ông đã mau mắn đáp lại lời mời gọi ấy và sẵn sàng ra đi để đến với muôn dân. Tinh thần đáp trả của các Tông đồ cách triệt để như vậy thể hiện một niềm tin tưởng trọn vẹn nơi Đức Giêsu. Cuộc sống của các ông giờ đây chính là một cuộc đời có Chúa. Các ông xác tín điều đó, nên mặc dù Đức Giêsu sống nay đây mai đó như lời Ngài đã nói: con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu, thế mà các ông vẫn cứ theo. Mặt khác, trên lộ trình ấy, có những lúc thuận tiện cũng nhưng cũng không thiếu những lúc bất tiện cho hành trình của Thầy –trò, nhưng các ông vẫn tin và đi theo. Cuối cùng, cái chết của các môn đệ để bảo vệ chân lý, niềm tin vào Đức Giêsu chính là lời chứng hùng hồn để nói cho con người mọi thời rằng: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng Sống.
2. Ngày nay, Đức Giê su cũng cất tiếng mời gọi chúng ta “Hãy theo Ngài”
Ngày hôm nay, chắc có nhiều người nói: chúng ta không được diễm phúc như các Tông đồ khi xưa là được Đức Giêsu đến và đích thân mời. Nhưng, vẫn Đức Giêsu ấy, Ngài cũng đang mời gọi chúng ta là: “Hãy theo Thầy”. Lời mời gọi ấy ta thấy trong chính từng trang Kinh Thánh. Bởi lẽ: “mọi sự có qua đi, nhưng Lời Chúa thì vẫn tồn tại mãi mãi”. Điều quan trọng là chúng ta có nhạy bén để nhận ra Ngài và đáp lại lời mời gọi để đi theo Ngài như các Tông đồ khi xưa hay không?. Nếu chúng ta nhận ra ân sủng đó, thì cũng là lúc chúng ta đi vào trong sự hiện hữu; hay nói cách khác, chúng ta đang sống cuộc sống của Đức Giêsu, mà hiện hữu trong Đức Giêsu và sống cuộc sống của Ngài là gì nếu chẳng phải là vâng theo ý của Thiên Chúa như lời Đức Giêsu đã nói: “Lương thực của Thầy là vâng theo ý Chúa Cha”. Trên hành trình ấy, chúng ta có thể gặp được hoa thơm, nhưng cũng không ít cỏ dại làm cản bước chân ta. Nói cách khác, trên hành trình theo Chúa của mỗi chúng ta, chúng ta cũng sẽ bắt gặp những người hay nhóm người nhiệt tình ủng hộ ta cách “tuyệt đối”, cuộc sống và công việc của ta là của họ. Tuy nhiên, lại có một hay nhóm người khác tìm mọi cách loại bỏ chúng ta ra khỏi “cuộc chơi” của họ cách phũ phàng...và cũng lại không thiếu những con người dửng dưng sống theo chủ nghĩa “mặc bay”. Tất cả những phản ứng đó, chúng ta lần giở lại các trang Kinh Thánh nói về cuộc đời của Chúa Cứu Thế, chúng ta cũng thấy nó luôn xuất hiện trong sứ vụ của Ngài. Vì vậy, khi nói chúng ta theo Chúa để trở thành môn đệ của Ngài, thì Ngài đi con đường nào, người môn sinh cũng sẽ đi con đường đó, bởi lẽ ta đi theo chứ không phải là đi trước. Mà đã đi theo thì sẽ cùng chung số phận với Thầy: “vì Thầy mà anh em bị bắt bớ...”. Nhưng điều quan trọng là theo Chúa đến cùng, ta mới được phục sinh: “ai bền đỗ đến cùng mới được cứu độ”.
Như vậy, Đức Giêsu là người đi bước trước để mời gọi những ai Ngài muốn. Ngài cất tiếng gọi họ, thì cũng có nghĩa là Ngài ban cho họ một khả năng để đón nhận lời mời gọi ấy như một mạc khải. Khả năng đó ta có thể gọi là “ơn đức tin” mà Thiên Chúa phú bẩn và trao ban cho con người. Khi những người được gọi đã đi vào trong lộ trình đức tin ấy, thì họ sẵn sàng sống – chết vì lý tưởng. Điều đó chứng minh rằng, khi đã nghe được tiếng Chúa mời gọi, họ đi theo và sẵn sàng dấn thân vì biết rằng có Chúa là có tất cả trong cuộc đời của họ rồi. Như vậy, tắt một lời: tin là đi theo Đức Giêsu và sống những giá trị đức tin ấy trong cuộc sống thường ngày.
Hãy phục sinh đức tin
Lm. Vũ Xuân Hạnh
08:55 08/04/2013
Sống Mùa Phục Sinh
Chúng ta đang sống trong mùa Phục sinh. Hãy làm cho ơn phục sinh vươn mạnh, lớn lên và bung ra cả trong chiều sâu nội tâm của đức tin, trong các sinh hoạt đạo đức cá nhân hay tập thể, lẫn trong đời sống thường ngày của mình. Đó là cách tốt nhất để diễn tả niềm tin phục sinh. Đó cũng là cách tốt nhất để cùng với Chúa Kitô, ta làm cho đời sống của ta, xung quanh ta tràn ngập niềm vui phục sinh. Tôi gọi đó là phục sinh đức tin.
1. NHỮNG LÝ DO CẦN ĐẾN ƠN PHỤC SINH ĐỨC TIN.
Phục sinh đức tin là làm cho ơn phục sinh của Chúa Kitô trở nên sống động trong nội tâm, để nội tâm lắng đọng một chiều sâu phục sinh đích thực: Biết bao nhiêu người, kể cả bạn và tôi đã mừng Chúa phục sinh, nhưng sự mừng ấy có khi chỉ là lễ hội, là sự háo hức về một đêm thánh mà trong đó phụng vụ có nhiều diễn tả lạ, khác mọi cử hành phụng vụ khác. Thiếu chiều sâu nội tâm của đức tin, vì thế, mừng ơn phục sinh vĩ đại, nhưng lòng ta, ơn phục sinh chẳng thấm, chẳng biến đổi gì. Ta chẳng phục sinh.
Phục sinh đức tin là làm cho ơn phục sinh của Chúa Kitô trở nên sống động trong các sinh hoạt đạo đức: Nhiều người sống nguội lạnh, bỏ cầu nguyện, bỏ các giờ kinh sớm chiều, bỏ luôn cả việc tham dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích. Nhiều người chạy theo dục vọng, tiền tài đã sống bê tha trong tội lỗi, thậm chí nhiều năm không đến nhà thờ, bỏ luôn cả việc xưng tội, rước lễ. Nhiều anh chị em tích cực hơn, nhưng chỉ giữ đạo theo mùa: Cứ đến lễ trọng, mùa Vọng, mùa Chay, mùa Giáng Sinh, mùa Phục Sinh thì chạy đôn, chạy đáo tìm linh mục giả tội, nhưng rồi vẫn không mấy thay đổi. Nhiều người còn chịu khó giữ đạo, giữ các giờ kinh, tuy đấy đã là điều tốt, nhưng cần phải tốt hơn trong sự chăm chú cầu nguyện, suy tư và chiêm ngắm lời kinh mà mình đọc, chứ đừng chỉ giữ giờ kinh, giờ cầu nguyện, cả đến việc dự lễ mỗi ngày như một thói quen. Vì thế, họ cần phải phục sinh đức tin của chính mình.
Phục sinh đức tin là làm cho ơn phục sinh của Chúa Kitô trở nên sống động trong đời thường. Từ trước tới nay, ta chưa bao giờ, hoặc có nhưng rất ít, rất thiếu sót sự gắn bó với Thiên Chúa trong từng công việc, trong các bổn phận, và mọi lao nhọc… Vì thế, khi phải lao tác, vất vả, lắm lúc gặp nhiều trở ngại, nhiều thất bại và không biết bao nhiêu cay đắng khác…, ta chỉ thấy mệt mỏi, chỉ thấy đời ta đầy nặng nhọc, đầy oan khuất. Ta cần biết rằng, cuộc đời vẫn thế, bất cứ ai sống trong đời đều cũng giống như ta. Chỉ khác ở chỗ, họ đã tin tưởng vào Chúa Kitô. Họ kết hợp với thánh giá của Người trong từng ngày sống. Họ hiến dâng cho Người tất cả suy nghĩ, việc làm, niềm tin, hy vọng, sự sống, mọi hoàng cảnh, mọi tương quan… Nhờ đó, họ chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn. Họ đủ nghị lực mà gánh vác chính cuộc đời của họ. Ta cần phải phục sinh đức tin như họ để ta cũng được ơn bình an của Đấng Phục Sinh.
Ngược với những người phải ngày đêm vất vả là những người sống xa hoa. Nhất là trong thời hiện tại, người ta có quá nhiều phương tiện hưởng thụ, đến nỗi lao thân vào lối sống duy vật và nô lệ cho lối sống ấy. Đây là đối tượng khẩn thiết nhất cần đến ơn phục sinh đức tin. Vì chỉ có thể sống lại trong đức tin, họ mới có thể thuộc về thế giới của sự sống tự do, sự sống mới, khơi nguồn từ nguồn Phục Sinh là chính Chúa Kitô. Bởi chỉ có ai bước đi trong ơn phục sinh của Đấng Thiên Chúa làm người, người ta mới thực sự sống tự do, không nô lệ.
Với tất cả những lý do cụ thể bên trên, ta thấy phục sinh đức tin là việc làm khẩn cấp. Vậy để phục sinh đức tin, ta cần phải làm gì? Tôi muốn đưa ra vài suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, chỉ xin là những gợi ý khả dĩ giúp ta bước vào hành trình phục sinh chính đức tin của mình.
2. GẮN BÓ CÁ VỊ VỚI CHÚA KITÔ.
Chấp nhận tin không có nghĩa chỉ đơn thuần là chấp nhận một giáo lý, giáo điều, một mớ luật lệ, hay những nghi thức nào đó là đủ. Ngay cả khi ta chấp nhận Hội Thánh và đi theo đường lối của Hội Thánh, thì đó cũng chưa phải là điểm mấu chốt của đức tin. Tin trước hết là hiệp thông với Chúa Kitô, là gắn bó cá nhân cách mật thiết với Chúa Kitô. Bởi vậy, những gì chúng ta đã từng sống, đã từng hành động cho cái gọi là con người của tôn giáo Kitô giáo, nhưng chưa có chiều sâu bằng một cảm nghiệm nội tâm về tình yêu Chúa Kitô, mà chỉ là giữ và buộc mình phải chấp nhận luật lệ, chấp nhận giáo lý, thì giờ đây, ta hãy chỉnh đốn lại, hãy làm cho tất cả những gì ta phải giữ từ trước tới nay nằm trong tương quan tình yêu Chúa Kitô. Tôi tạm gọi việc chỉnh đốn lại cách sống, cách thực hành đức tin là phục sinh đức tin.
Như vậy phục sinh đức tin có nghĩa là hãy nhìn vào Chúa Kitô trước đã. Từ nay tôi giữ đạo, tôi chấp nhận lề luật, tôi thực hiệc các hành vi đạo đức, tôi sống tốt trong tương quan với mọi người… không chỉ vì luật của Chúa, của Hội Thánh dạy như thế, mà vì tình yêu của Chúa Kitô dành cho tôi, và của tôi đáp trả tình yêu ấy. Vì tình yêu của Chúa Kitô và vì yêu mến Người, tôi thực hiện nghĩa vụ tôn thờ Thiên Chúa, tôi sống lẽ sống mà đạo dạy tôi, tôi quan tâm đến nguời xung quanh… Vì Chúa Kitô, tôi chấp nhận lề luật của Thiên chúa, và chấp nhận đường lối Hội Thánh hằng chỉ dạy tôi.
Chỉ khi nào sống trong tương quan tình yêu với Chúa Kitô, việc giữ đạo của ta mới nhẹ nhàng. Cũng giống hai người đàn ông cùng cuốc một thửa đất, nhưng một người là tù binh bị ép buộc phải lao động, còn người kia là người cha trong gia đình. Người cha trong gia đình vì thương vợ, thương con, ông miệt mài làm việc, dù mệt nhọc nhưng ông cảm thấy vui, cảm thấy lòng thanh thản và an ủi vì nhờ bàn tay lao động của ông, gia đình ông có thể sinh sống. Ông luôn sống trong hy vọng về một kết quả tốt sẽ đến cho tương lai của gia đình ông. Càng hy vọng, ông càng vui. Người đàng ông là tù binh chắc chắn sẽ không bao giờ có được cảm nghiệm về niềm vui mà người cha trong gia đình có được. Bởi việc ông làm không phải là tình yêu, không phát xuất từ động cơ của lòng yêu thương mà chỉ là ép buộc, chỉ là hình phạt, là đền tội, hoàn toàn không có tự do trong lao động của ông. Cách nào đó, giữ đạo cũng gần giống như chuyện hai người đàn ông cuốc đất. Nếu tôi yêu mến Chúa, việc thực hành đạo của tôi là niềm hạnh phúc, là nhu cầu cần đáp ứng của tình yêu, do tình yêu, phát xuất từ tình yêu đối với Thiên Chúa của tôi. Nếu không có lòng yêu mến Chúa, đức tin chỉ là một gánh nặng vô cùng.
Ta cần phục sinh đức tin của mình, để đức tin của ta có một tương quan cá vị với tình yêu của Chúa. Chỉ có đức tin trong tương quan tình yêu, việc giữ đạo của ta mới là việc làm tự do, mang lại hạnh phúc, thấm đẫm và ngày càng đi vào chiều sâu nội tâm.
Nếu ta phục sinh đức tin của mình trong tương quan tình yêu với Chúa Kitô, cuộc đời ta sẽ được nâng đỡ, được ủi an. Có đức tin trong tương quan cá vị với Chúa Kitô, ta sẽ cảm nhận một điều lớn lao: gánh nặng của sự sống mà ta phải mang gánh trong đời có Chúa cùng sớt chia với ta…
3. THOÁT LY NHỮNG NHU CẦU GIẢ TẠO.
Một trong những nguy cơ giết chết đức tin của người tín hữu chính là lòng ham mê ngẫu tượng của thời đại.
Họ trang bị cho mình mọi thứ vật chất, mọi tiện nghi, mọi phương thế thụ hưởng, và coi đó là những thứ cần thiết như đích điểm của đời người, đến nỗi cuốn mình chạy theo nó, quay quắt với nó như cơn bão xoáy không chừa lại một chỗ nào cho sự sống tinh thần có thể ngoi ngóp. Đúng hơn, đấy chính là trận bão của những nhu cầu giả tạo, nhu cầu trước mắt, cuốn phăng lòng người theo nó. Bởi vậy mà không ít người đau khổ khi mình thua anh kém chị dù chỉ một chiếc áo, một đôi dép. Họ tôn thờ vật chất đến độ như chỉ có nó mới là vẻ đẹp của đời mình vậy. Chính vì thế, ngày càng có nhiều người tôn thờ chủ nghĩa thời thượng, chủ nghĩa “mode”. Sự tôn thờ này đã biến họ thành nô lệ cho vật chất. Họ phải liên tục đổi di động, đổi xe gắn máy, đổi đồng hồ, đổi những thứ trang xức khác…, làm sao cho những gì họ có phải mới liên tục, phải “mode” liên tục. Họ tôn thờ vật chất một cách đam mê và cuồng tín. Tôi gọi đó chính là sự tôn thờ ngẫu tượng của thời đại.
Điều mỉa mai đau đớn là, dù ngụp lặn trong thế giới vật chất, vượt trên cả sự tìm tòi vật chất: con ngưới trầm mình với vật chất như thể nên một với nó, thì lại có một thực tế khác, dù âm thầm, vẫn không kém mạnh mẽ lên án thái độ nô lệ ngẫu tượng thời đại của con người. Thực tế đó chính là tiếng nói của lương tâm, là đời sống tinh thần, là thế giới thiêng liêng của tâm hồn. Cố tình vượt qua giới hạn của tiếng nói nội tâm mình như thế, con người trở nên chao đảo, bấp bênh, thiếu bình an, và đói khát chân lý. Tình trạng này làm cho con người sống hết sức ngột ngạt.
Bởi con người đâu chỉ là vật chất, nhưng trước hết là tinh thần. Đời sống tinh thần mới là sức mạnh làm nên giá trị của đời người. Vì thiếu niềm tin, vì lạc mất tinh thần, sự tôn thờ ngẫu tượng của thời đại cũng sẽ đẩy chủ nghĩa cá nhân lên ngôi. Bởi càng tiện nghi bao nhiêu, con người càng dễ sống một mình bấy nhiêu.
Nhưng các tiện nghi vật chất không bao giờ là đối tượng chia sẻ sự sống, suy nghĩ, tình cảm…, điều mà từ rất xa xưa, Ađam đã cảm nghiệm, vì ông không thể “tìm được một trợ tá tương xứng” (St 2, 20). Không thể chấp nhận một xã hội chỉ là cá nhân, Ađam thao thức tìm kiếm sự chia sớt tương xứng, và Chúa đã ban cho ông như lòng ông mong đợi. Nhưng oái oăm và nghịch lý quá đỗi! Trong khi Tổ Tông của mình cố thoát ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, thì loài người hôm nay, dẫu quá kinh nghiệm về sự tai hại của chủ nghĩa này, lại cứ tìm về, cứ cố tình đuổi theo nó bằng mọi thứ tiện nghi, mọi thứ trang bị cho chính cá nhân, biến cá nhân thành trọng tâm cho sự quan tâm của chính mình. Thật vô phúc cho ai sống gần những cá nhân chỉ tôn thờ chính mình như thế!
Rồi từ chỗ chỉ biết sống cho riêng cá nhân mình, sự tôn thờ ngẫu tượng của thời đại, càng biến con người thành động vật sống ích kỷ không thể tả. Nhưng như một hệ luận tất yếu: càng sống ích kỷ, con người càng cô độc. Nếu tiếng nói của nội tâm bị coi thường, cuộc sống của con người vốn đã ngột ngạt, sự cô độc sẽ làm cho con người ngày càng chơi vơi hụt hẩng, ngày càng cay đắng với chính mình, với thế giới quanh mình gấp nhiều lần hơn.
Không còn chỗ bám cho đức tin, con người tự giết chết mình, giết chết cả những tương quan quanh mình cách thảm hại. Bởi dù họ sống, nhưng lối sống ích kỷ ấy chỉ là lối sống thiếu sức sống. Nói nặng hơn, cá nhân mình, một khi chỉ là đối tượng chăm sóc của bản thân, cá nhân ấy trở thành cá nhân què quặt, dị tật.
Như vậy, trong sự phục sinh đức tin của mình, cùng với việc sống cá vị và liên kết mật thiết với Chúa Kitô, người tín hữu hãy ra khỏi chính mình để sống đức tin với anh chị em. Họ cần để cho lòng mình thanh thoát, khỏi những vướng bận của trần gian, của những tiện nghi vật chất.
Người tín hữu cần học biết điều này: Đức tin là đức tin cá nhân của bản thân gắn bó với Thiên Chúa. Càng chìm sâu bao nhiêu trong sự gắn bó với Chúa, sẽ càng đầy tràn lòng yêu mến, và chắc chắn đức tin càng sáng chói bấy nhiêu. Nó đòi hỏi ý thức và sự dấn thân thực sự của cá nhân trong tương quan với Chúa Kitô, với Thiên Chúa. Nhưng đức tin chỉ có thể được nuôi dưỡng trong đời sống cộng đoàn. Bởi Thiên Chúa, nền tảng của đức tin chúng ta là một Thiên Chúa “không phải trong một ngôi đơn độc, nhưng trong Ba Ngôi cùng một bản thể” (kinh Tiền Tụng lễ Chúa Ba Ngôi). Người không cứu chuộc từng người đơn độc, nhưng trao ban tình thương cho tất cả mọi người.
Cũng vậy, Chúa Kitô không phải là “Đấng ở cùng một người”. Nhưng Người là Đấng “Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Chúa Kitô không nhập thể và chết cho bất cứ cá nhân nào, nhưng cho cả thế giới qua lớp lớp thế hệ. Chính vì thế, hôm nay Chúa Kitô đã phục sinh, chúng ta cũng hãy làm phục sinh đức tin của mình trong tương quan với cộng đoàn Hội Thánh, với mọi người xung quanh. Chính trong cộng đoàn mà ta liên kết, gương tốt của người này sẽ ảnh hưởng trên người kia; gương xấu của người này sẽ là bài học lớn cho kinh nghiệm sống của người kia, để có thể lách mình khỏi những sai sót mà anh em vấp phải.
Ngoài ra, đức tin còn phải được gìn giữ, phát triển nhờ sự đào tạo liên tục trong suốt đời người bằng mọi nỗ lực cá nhân như: Tìm về một lối sống đơn sơ, giản dị chứ không tìm một lối sống dễ dãi; không nhắm tiện nghi và hưởng thụ, nhất là không nhắm vào nó đến nỗi quay quắt với vật chất như chỉ có nó là sự bảo đảm cho đời mình; hãy biết hy sinh, hãy chấp nhận giới hạn trong tất cả những đòi hỏi vật chất. Hãy là người biết khôn ngoan nói không với những nhu cầu giả tạo. Hãy bền chí theo đuổi cái đẹp của tinh thần, của tình yêu, của sự thầm lặng, của ơn gọi sống nghèo khó, chứ không khoác lên mình những hào quang chỉ được xây dựng từ trần thế cho riêng cá nhân mình.
4. CUỘC PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ ĐỐI VỚI CHÚNG TA.
Cùng Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta bước vào hành trình phục sinh đức tin của chính mình. Trong hành trình này, Chúa Kitô chính là điểm dừng quang trọng nhất mà đức tin của ta phải tiến đến. Và sự phục sinh của Người là lời mời gọi mạnh mẽ nhất cho hành trình phục sinh đức tin của chính ta.
Phục sinh nào cũng đòi hỏi hy sinh lớn lao, rát buốt. Chính Chúa đã rơi vào những tình huống như thế. Để tiến vào sự phục sinh vĩnh cửu của Người, Người đã từng đối mặt với những đau đớn cả tâm hồn lẫn thể xác. Người đã phải rơi vào nỗi cô đơn, bế tắc, vùi giập. Cái chết của Chúa tưởng đã là tiếng nói sau cùng, là thất bại thảm khốc. Nhưng Chúa đã vượt qua. Người đã đứng lên. Người sống lại. Người chiến thắng.
Sự phục sinh của Chúa vừa là mẫu gương cho sự phục sinh đức tin của ta, vừa là nguồn mạch ban ơn phục sinh cho ta.
Vì thế, như Chúa Kitô, ta vượt qua chính con người nhiều đam mê của bản thân, vượt qua mọi rào cản khách quan lẫn chủ quan để được phục sinh đức tin từng ngày trong nội tâm, trong mọi sinh hoạt đạo đức, lẫn trong đời thường của ta.
Cùng với những nỗ lực nhìn về Chúa Kitô để phục sinh đức tin, ta vững một niềm xác tín rằng, Chúa Kitô ban ơn phục sinh từng ngày cho ta. Bởi giữa mọi lý do gây ra tình trạng chết của đức tin do thiếu chiều sâu nội tâm, do thiếu ý thức trong việc sống đạo, thiếu ý thức về ý nghĩa đạo đức của đời thường, thậm chí do cám dỗ chạy theo lối sống xa hoa, hưởng thụ và thực nghiệm…, ta vẫn trung thành mong đợi ơn phục sinh, và tin tưởng vào sự phục sinh bừng lên nơi cuộc đời mỗi người, thì chính lòng mong đợi và sự tin tưởng ấy, đã cho thấy nguồn ơn phục sinh của Chúa đang thấm vào đời ta.
Mặt khác, dù cho còn đó bao nhiêu lý do cám dỗ ta đi xa đức tin, thậm chí tiêu diệt đức tin, và dù cho lòng ta nhiều khi còn hời hợt, còn thiếu chiều sâu nội tâm, thiếu ý thức, ta vẫn mong ước được phục sinh đức tin của mình. Niềm mong ước này không thể có được, nếu không có ơn phục sinh của Chúa khơi nguồn và ban ơn.
Từ nay, bước theo Chúa Kitô, ta ngước nhìn Người để nếu Người đã phục sinh, ta cùng phục sinh đức tin của mình trong từng hoạt động, từng ngày sống của ta. Ta cũng sẽ gắn bó đời mình với Chúa, can đảm thoát ly mọi nhu cầu giả tạo, để được chìm đắm trong nguồn ơn phục sinh của Chúa. Có như thế, trong cuộc phục sinh của Chúa Kitô, có những cuộc phục sinh trong đức tin của mỗi người. Và cuộc phục sinh của mỗi người trong tương quan với ơn phục sinh của Chúa Kitô, có sự phục sinh của nhiều người, của cả Hội Thánh.
Chúng ta đang sống trong mùa Phục sinh. Hãy làm cho ơn phục sinh vươn mạnh, lớn lên và bung ra cả trong chiều sâu nội tâm của đức tin, trong các sinh hoạt đạo đức cá nhân hay tập thể, lẫn trong đời sống thường ngày của mình. Đó là cách tốt nhất để diễn tả niềm tin phục sinh. Đó cũng là cách tốt nhất để cùng với Chúa Kitô, ta làm cho đời sống của ta, xung quanh ta tràn ngập niềm vui phục sinh. Tôi gọi đó là phục sinh đức tin.
1. NHỮNG LÝ DO CẦN ĐẾN ƠN PHỤC SINH ĐỨC TIN.
Phục sinh đức tin là làm cho ơn phục sinh của Chúa Kitô trở nên sống động trong nội tâm, để nội tâm lắng đọng một chiều sâu phục sinh đích thực: Biết bao nhiêu người, kể cả bạn và tôi đã mừng Chúa phục sinh, nhưng sự mừng ấy có khi chỉ là lễ hội, là sự háo hức về một đêm thánh mà trong đó phụng vụ có nhiều diễn tả lạ, khác mọi cử hành phụng vụ khác. Thiếu chiều sâu nội tâm của đức tin, vì thế, mừng ơn phục sinh vĩ đại, nhưng lòng ta, ơn phục sinh chẳng thấm, chẳng biến đổi gì. Ta chẳng phục sinh.
Phục sinh đức tin là làm cho ơn phục sinh của Chúa Kitô trở nên sống động trong các sinh hoạt đạo đức: Nhiều người sống nguội lạnh, bỏ cầu nguyện, bỏ các giờ kinh sớm chiều, bỏ luôn cả việc tham dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích. Nhiều người chạy theo dục vọng, tiền tài đã sống bê tha trong tội lỗi, thậm chí nhiều năm không đến nhà thờ, bỏ luôn cả việc xưng tội, rước lễ. Nhiều anh chị em tích cực hơn, nhưng chỉ giữ đạo theo mùa: Cứ đến lễ trọng, mùa Vọng, mùa Chay, mùa Giáng Sinh, mùa Phục Sinh thì chạy đôn, chạy đáo tìm linh mục giả tội, nhưng rồi vẫn không mấy thay đổi. Nhiều người còn chịu khó giữ đạo, giữ các giờ kinh, tuy đấy đã là điều tốt, nhưng cần phải tốt hơn trong sự chăm chú cầu nguyện, suy tư và chiêm ngắm lời kinh mà mình đọc, chứ đừng chỉ giữ giờ kinh, giờ cầu nguyện, cả đến việc dự lễ mỗi ngày như một thói quen. Vì thế, họ cần phải phục sinh đức tin của chính mình.
Phục sinh đức tin là làm cho ơn phục sinh của Chúa Kitô trở nên sống động trong đời thường. Từ trước tới nay, ta chưa bao giờ, hoặc có nhưng rất ít, rất thiếu sót sự gắn bó với Thiên Chúa trong từng công việc, trong các bổn phận, và mọi lao nhọc… Vì thế, khi phải lao tác, vất vả, lắm lúc gặp nhiều trở ngại, nhiều thất bại và không biết bao nhiêu cay đắng khác…, ta chỉ thấy mệt mỏi, chỉ thấy đời ta đầy nặng nhọc, đầy oan khuất. Ta cần biết rằng, cuộc đời vẫn thế, bất cứ ai sống trong đời đều cũng giống như ta. Chỉ khác ở chỗ, họ đã tin tưởng vào Chúa Kitô. Họ kết hợp với thánh giá của Người trong từng ngày sống. Họ hiến dâng cho Người tất cả suy nghĩ, việc làm, niềm tin, hy vọng, sự sống, mọi hoàng cảnh, mọi tương quan… Nhờ đó, họ chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn. Họ đủ nghị lực mà gánh vác chính cuộc đời của họ. Ta cần phải phục sinh đức tin như họ để ta cũng được ơn bình an của Đấng Phục Sinh.
Ngược với những người phải ngày đêm vất vả là những người sống xa hoa. Nhất là trong thời hiện tại, người ta có quá nhiều phương tiện hưởng thụ, đến nỗi lao thân vào lối sống duy vật và nô lệ cho lối sống ấy. Đây là đối tượng khẩn thiết nhất cần đến ơn phục sinh đức tin. Vì chỉ có thể sống lại trong đức tin, họ mới có thể thuộc về thế giới của sự sống tự do, sự sống mới, khơi nguồn từ nguồn Phục Sinh là chính Chúa Kitô. Bởi chỉ có ai bước đi trong ơn phục sinh của Đấng Thiên Chúa làm người, người ta mới thực sự sống tự do, không nô lệ.
Với tất cả những lý do cụ thể bên trên, ta thấy phục sinh đức tin là việc làm khẩn cấp. Vậy để phục sinh đức tin, ta cần phải làm gì? Tôi muốn đưa ra vài suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, chỉ xin là những gợi ý khả dĩ giúp ta bước vào hành trình phục sinh chính đức tin của mình.
2. GẮN BÓ CÁ VỊ VỚI CHÚA KITÔ.
Chấp nhận tin không có nghĩa chỉ đơn thuần là chấp nhận một giáo lý, giáo điều, một mớ luật lệ, hay những nghi thức nào đó là đủ. Ngay cả khi ta chấp nhận Hội Thánh và đi theo đường lối của Hội Thánh, thì đó cũng chưa phải là điểm mấu chốt của đức tin. Tin trước hết là hiệp thông với Chúa Kitô, là gắn bó cá nhân cách mật thiết với Chúa Kitô. Bởi vậy, những gì chúng ta đã từng sống, đã từng hành động cho cái gọi là con người của tôn giáo Kitô giáo, nhưng chưa có chiều sâu bằng một cảm nghiệm nội tâm về tình yêu Chúa Kitô, mà chỉ là giữ và buộc mình phải chấp nhận luật lệ, chấp nhận giáo lý, thì giờ đây, ta hãy chỉnh đốn lại, hãy làm cho tất cả những gì ta phải giữ từ trước tới nay nằm trong tương quan tình yêu Chúa Kitô. Tôi tạm gọi việc chỉnh đốn lại cách sống, cách thực hành đức tin là phục sinh đức tin.
Như vậy phục sinh đức tin có nghĩa là hãy nhìn vào Chúa Kitô trước đã. Từ nay tôi giữ đạo, tôi chấp nhận lề luật, tôi thực hiệc các hành vi đạo đức, tôi sống tốt trong tương quan với mọi người… không chỉ vì luật của Chúa, của Hội Thánh dạy như thế, mà vì tình yêu của Chúa Kitô dành cho tôi, và của tôi đáp trả tình yêu ấy. Vì tình yêu của Chúa Kitô và vì yêu mến Người, tôi thực hiện nghĩa vụ tôn thờ Thiên Chúa, tôi sống lẽ sống mà đạo dạy tôi, tôi quan tâm đến nguời xung quanh… Vì Chúa Kitô, tôi chấp nhận lề luật của Thiên chúa, và chấp nhận đường lối Hội Thánh hằng chỉ dạy tôi.
Chỉ khi nào sống trong tương quan tình yêu với Chúa Kitô, việc giữ đạo của ta mới nhẹ nhàng. Cũng giống hai người đàn ông cùng cuốc một thửa đất, nhưng một người là tù binh bị ép buộc phải lao động, còn người kia là người cha trong gia đình. Người cha trong gia đình vì thương vợ, thương con, ông miệt mài làm việc, dù mệt nhọc nhưng ông cảm thấy vui, cảm thấy lòng thanh thản và an ủi vì nhờ bàn tay lao động của ông, gia đình ông có thể sinh sống. Ông luôn sống trong hy vọng về một kết quả tốt sẽ đến cho tương lai của gia đình ông. Càng hy vọng, ông càng vui. Người đàng ông là tù binh chắc chắn sẽ không bao giờ có được cảm nghiệm về niềm vui mà người cha trong gia đình có được. Bởi việc ông làm không phải là tình yêu, không phát xuất từ động cơ của lòng yêu thương mà chỉ là ép buộc, chỉ là hình phạt, là đền tội, hoàn toàn không có tự do trong lao động của ông. Cách nào đó, giữ đạo cũng gần giống như chuyện hai người đàn ông cuốc đất. Nếu tôi yêu mến Chúa, việc thực hành đạo của tôi là niềm hạnh phúc, là nhu cầu cần đáp ứng của tình yêu, do tình yêu, phát xuất từ tình yêu đối với Thiên Chúa của tôi. Nếu không có lòng yêu mến Chúa, đức tin chỉ là một gánh nặng vô cùng.
Ta cần phục sinh đức tin của mình, để đức tin của ta có một tương quan cá vị với tình yêu của Chúa. Chỉ có đức tin trong tương quan tình yêu, việc giữ đạo của ta mới là việc làm tự do, mang lại hạnh phúc, thấm đẫm và ngày càng đi vào chiều sâu nội tâm.
Nếu ta phục sinh đức tin của mình trong tương quan tình yêu với Chúa Kitô, cuộc đời ta sẽ được nâng đỡ, được ủi an. Có đức tin trong tương quan cá vị với Chúa Kitô, ta sẽ cảm nhận một điều lớn lao: gánh nặng của sự sống mà ta phải mang gánh trong đời có Chúa cùng sớt chia với ta…
3. THOÁT LY NHỮNG NHU CẦU GIẢ TẠO.
Một trong những nguy cơ giết chết đức tin của người tín hữu chính là lòng ham mê ngẫu tượng của thời đại.
Họ trang bị cho mình mọi thứ vật chất, mọi tiện nghi, mọi phương thế thụ hưởng, và coi đó là những thứ cần thiết như đích điểm của đời người, đến nỗi cuốn mình chạy theo nó, quay quắt với nó như cơn bão xoáy không chừa lại một chỗ nào cho sự sống tinh thần có thể ngoi ngóp. Đúng hơn, đấy chính là trận bão của những nhu cầu giả tạo, nhu cầu trước mắt, cuốn phăng lòng người theo nó. Bởi vậy mà không ít người đau khổ khi mình thua anh kém chị dù chỉ một chiếc áo, một đôi dép. Họ tôn thờ vật chất đến độ như chỉ có nó mới là vẻ đẹp của đời mình vậy. Chính vì thế, ngày càng có nhiều người tôn thờ chủ nghĩa thời thượng, chủ nghĩa “mode”. Sự tôn thờ này đã biến họ thành nô lệ cho vật chất. Họ phải liên tục đổi di động, đổi xe gắn máy, đổi đồng hồ, đổi những thứ trang xức khác…, làm sao cho những gì họ có phải mới liên tục, phải “mode” liên tục. Họ tôn thờ vật chất một cách đam mê và cuồng tín. Tôi gọi đó chính là sự tôn thờ ngẫu tượng của thời đại.
Điều mỉa mai đau đớn là, dù ngụp lặn trong thế giới vật chất, vượt trên cả sự tìm tòi vật chất: con ngưới trầm mình với vật chất như thể nên một với nó, thì lại có một thực tế khác, dù âm thầm, vẫn không kém mạnh mẽ lên án thái độ nô lệ ngẫu tượng thời đại của con người. Thực tế đó chính là tiếng nói của lương tâm, là đời sống tinh thần, là thế giới thiêng liêng của tâm hồn. Cố tình vượt qua giới hạn của tiếng nói nội tâm mình như thế, con người trở nên chao đảo, bấp bênh, thiếu bình an, và đói khát chân lý. Tình trạng này làm cho con người sống hết sức ngột ngạt.
Bởi con người đâu chỉ là vật chất, nhưng trước hết là tinh thần. Đời sống tinh thần mới là sức mạnh làm nên giá trị của đời người. Vì thiếu niềm tin, vì lạc mất tinh thần, sự tôn thờ ngẫu tượng của thời đại cũng sẽ đẩy chủ nghĩa cá nhân lên ngôi. Bởi càng tiện nghi bao nhiêu, con người càng dễ sống một mình bấy nhiêu.
Nhưng các tiện nghi vật chất không bao giờ là đối tượng chia sẻ sự sống, suy nghĩ, tình cảm…, điều mà từ rất xa xưa, Ađam đã cảm nghiệm, vì ông không thể “tìm được một trợ tá tương xứng” (St 2, 20). Không thể chấp nhận một xã hội chỉ là cá nhân, Ađam thao thức tìm kiếm sự chia sớt tương xứng, và Chúa đã ban cho ông như lòng ông mong đợi. Nhưng oái oăm và nghịch lý quá đỗi! Trong khi Tổ Tông của mình cố thoát ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, thì loài người hôm nay, dẫu quá kinh nghiệm về sự tai hại của chủ nghĩa này, lại cứ tìm về, cứ cố tình đuổi theo nó bằng mọi thứ tiện nghi, mọi thứ trang bị cho chính cá nhân, biến cá nhân thành trọng tâm cho sự quan tâm của chính mình. Thật vô phúc cho ai sống gần những cá nhân chỉ tôn thờ chính mình như thế!
Rồi từ chỗ chỉ biết sống cho riêng cá nhân mình, sự tôn thờ ngẫu tượng của thời đại, càng biến con người thành động vật sống ích kỷ không thể tả. Nhưng như một hệ luận tất yếu: càng sống ích kỷ, con người càng cô độc. Nếu tiếng nói của nội tâm bị coi thường, cuộc sống của con người vốn đã ngột ngạt, sự cô độc sẽ làm cho con người ngày càng chơi vơi hụt hẩng, ngày càng cay đắng với chính mình, với thế giới quanh mình gấp nhiều lần hơn.
Không còn chỗ bám cho đức tin, con người tự giết chết mình, giết chết cả những tương quan quanh mình cách thảm hại. Bởi dù họ sống, nhưng lối sống ích kỷ ấy chỉ là lối sống thiếu sức sống. Nói nặng hơn, cá nhân mình, một khi chỉ là đối tượng chăm sóc của bản thân, cá nhân ấy trở thành cá nhân què quặt, dị tật.
Như vậy, trong sự phục sinh đức tin của mình, cùng với việc sống cá vị và liên kết mật thiết với Chúa Kitô, người tín hữu hãy ra khỏi chính mình để sống đức tin với anh chị em. Họ cần để cho lòng mình thanh thoát, khỏi những vướng bận của trần gian, của những tiện nghi vật chất.
Người tín hữu cần học biết điều này: Đức tin là đức tin cá nhân của bản thân gắn bó với Thiên Chúa. Càng chìm sâu bao nhiêu trong sự gắn bó với Chúa, sẽ càng đầy tràn lòng yêu mến, và chắc chắn đức tin càng sáng chói bấy nhiêu. Nó đòi hỏi ý thức và sự dấn thân thực sự của cá nhân trong tương quan với Chúa Kitô, với Thiên Chúa. Nhưng đức tin chỉ có thể được nuôi dưỡng trong đời sống cộng đoàn. Bởi Thiên Chúa, nền tảng của đức tin chúng ta là một Thiên Chúa “không phải trong một ngôi đơn độc, nhưng trong Ba Ngôi cùng một bản thể” (kinh Tiền Tụng lễ Chúa Ba Ngôi). Người không cứu chuộc từng người đơn độc, nhưng trao ban tình thương cho tất cả mọi người.
Cũng vậy, Chúa Kitô không phải là “Đấng ở cùng một người”. Nhưng Người là Đấng “Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Chúa Kitô không nhập thể và chết cho bất cứ cá nhân nào, nhưng cho cả thế giới qua lớp lớp thế hệ. Chính vì thế, hôm nay Chúa Kitô đã phục sinh, chúng ta cũng hãy làm phục sinh đức tin của mình trong tương quan với cộng đoàn Hội Thánh, với mọi người xung quanh. Chính trong cộng đoàn mà ta liên kết, gương tốt của người này sẽ ảnh hưởng trên người kia; gương xấu của người này sẽ là bài học lớn cho kinh nghiệm sống của người kia, để có thể lách mình khỏi những sai sót mà anh em vấp phải.
Ngoài ra, đức tin còn phải được gìn giữ, phát triển nhờ sự đào tạo liên tục trong suốt đời người bằng mọi nỗ lực cá nhân như: Tìm về một lối sống đơn sơ, giản dị chứ không tìm một lối sống dễ dãi; không nhắm tiện nghi và hưởng thụ, nhất là không nhắm vào nó đến nỗi quay quắt với vật chất như chỉ có nó là sự bảo đảm cho đời mình; hãy biết hy sinh, hãy chấp nhận giới hạn trong tất cả những đòi hỏi vật chất. Hãy là người biết khôn ngoan nói không với những nhu cầu giả tạo. Hãy bền chí theo đuổi cái đẹp của tinh thần, của tình yêu, của sự thầm lặng, của ơn gọi sống nghèo khó, chứ không khoác lên mình những hào quang chỉ được xây dựng từ trần thế cho riêng cá nhân mình.
4. CUỘC PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ ĐỐI VỚI CHÚNG TA.
Cùng Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta bước vào hành trình phục sinh đức tin của chính mình. Trong hành trình này, Chúa Kitô chính là điểm dừng quang trọng nhất mà đức tin của ta phải tiến đến. Và sự phục sinh của Người là lời mời gọi mạnh mẽ nhất cho hành trình phục sinh đức tin của chính ta.
Phục sinh nào cũng đòi hỏi hy sinh lớn lao, rát buốt. Chính Chúa đã rơi vào những tình huống như thế. Để tiến vào sự phục sinh vĩnh cửu của Người, Người đã từng đối mặt với những đau đớn cả tâm hồn lẫn thể xác. Người đã phải rơi vào nỗi cô đơn, bế tắc, vùi giập. Cái chết của Chúa tưởng đã là tiếng nói sau cùng, là thất bại thảm khốc. Nhưng Chúa đã vượt qua. Người đã đứng lên. Người sống lại. Người chiến thắng.
Sự phục sinh của Chúa vừa là mẫu gương cho sự phục sinh đức tin của ta, vừa là nguồn mạch ban ơn phục sinh cho ta.
Vì thế, như Chúa Kitô, ta vượt qua chính con người nhiều đam mê của bản thân, vượt qua mọi rào cản khách quan lẫn chủ quan để được phục sinh đức tin từng ngày trong nội tâm, trong mọi sinh hoạt đạo đức, lẫn trong đời thường của ta.
Cùng với những nỗ lực nhìn về Chúa Kitô để phục sinh đức tin, ta vững một niềm xác tín rằng, Chúa Kitô ban ơn phục sinh từng ngày cho ta. Bởi giữa mọi lý do gây ra tình trạng chết của đức tin do thiếu chiều sâu nội tâm, do thiếu ý thức trong việc sống đạo, thiếu ý thức về ý nghĩa đạo đức của đời thường, thậm chí do cám dỗ chạy theo lối sống xa hoa, hưởng thụ và thực nghiệm…, ta vẫn trung thành mong đợi ơn phục sinh, và tin tưởng vào sự phục sinh bừng lên nơi cuộc đời mỗi người, thì chính lòng mong đợi và sự tin tưởng ấy, đã cho thấy nguồn ơn phục sinh của Chúa đang thấm vào đời ta.
Mặt khác, dù cho còn đó bao nhiêu lý do cám dỗ ta đi xa đức tin, thậm chí tiêu diệt đức tin, và dù cho lòng ta nhiều khi còn hời hợt, còn thiếu chiều sâu nội tâm, thiếu ý thức, ta vẫn mong ước được phục sinh đức tin của mình. Niềm mong ước này không thể có được, nếu không có ơn phục sinh của Chúa khơi nguồn và ban ơn.
Từ nay, bước theo Chúa Kitô, ta ngước nhìn Người để nếu Người đã phục sinh, ta cùng phục sinh đức tin của mình trong từng hoạt động, từng ngày sống của ta. Ta cũng sẽ gắn bó đời mình với Chúa, can đảm thoát ly mọi nhu cầu giả tạo, để được chìm đắm trong nguồn ơn phục sinh của Chúa. Có như thế, trong cuộc phục sinh của Chúa Kitô, có những cuộc phục sinh trong đức tin của mỗi người. Và cuộc phục sinh của mỗi người trong tương quan với ơn phục sinh của Chúa Kitô, có sự phục sinh của nhiều người, của cả Hội Thánh.
Vâng lời
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
15:08 08/04/2013
Chúa nhật 3 PS.C (Tđcv 5, 27b-32. 40-41; Kh 5, 11-14; Ga 21, 1-14).
Vâng lời là một trong ba lời khấn trong nghi thức khấn dòng: Khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời. Vâng lời là bỏ ý riêng mình, vâng theo ý Chúa qua sự vâng phục ý của bề trên. Vâng lời đòi hỏi sự khiêm nhu đích thực. Thơ gởi tín hữu Do-thái đã diễn tả về Chúa Giêsu: Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục (Dt 5, 8). Chúa đã nêu gương vâng phục thánh ý Chúa Cha. Sau khi các tông đồ đã được diện kiến và chia sẻ ăn uống với Chúa Kitô phục sinh, các Ngài đã mạnh dạn ra đi làm nhân chứng. Các tông đồ là những nhân chứng sống động và can đảm nhất. Các Ngài đã đối diện với nhiều quyền lực cả thần quyền lẫn thế quyền. Người ta hăm dọa và cấm cản các tông đồ. Bấy giờ ông Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm (Tđcv 5, 29). Một chọn lựa tuyệt đối. Các tông đồ đã chọn Chúa, vâng lời Thiên Chúa. Sự chọn lựa này có thể đưa đến sự giam tù, đầy ải khổ đau và chết chóc.
Những sự kiện mới xảy ra hôm nào: Đức Giê-su đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho Người trỗi dậy (Tđcv 5, 30). Tin tức còn nóng hổi. Các nhân chứng còn đang hiện diện đầy phấn khởi. Tân hồn của các Tông đồ sôi xục niềm tin. Các ông ra đi rao giảng tin vui cho mọi người. Chẳng chút sợ hãi từ nan. Lòng nhiệt thành của các Tông đồ làm cho các nhà chức trách lo ngại. Nhưng dù có cấm cản và đe dọa, các Tông đồ vẫn một lòng trung kiên: Về những sự kiện đó, chúng tôi xin làm chứng, cùng với Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã ban cho những ai vâng lời Người."(Tđcv 5, 32). Các nhân chứng vâng theo ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Niềm tin và lòng trung tín của các Tông đồ là những hạt giống gieo mầm đức tin cho các thế hệ và cho mỗi người chúng ta. Đức tin của chúng ta cậy dựa vào những lời chứng của các tông đồ xưa.
Tâm hồn của các tông đồ hân hoan và vui mừng cho dù khổ đau trăm bề. Chứng nhân cho sự thật đồng nghĩa với sự khổ nhục vì danh Chúa Kitô. Chỉ có sự thật mới có thể giải thoát. Người đời không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của các nhân chứng sự thật. Các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu (Tđcv 5, 41). Chịu tù đầy, đánh đòn và giam giữ trở nên nguồn sinh lực hân hoan cho các tông đồ. Trong suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều chứng nhân dám xả thân mang tin mừng cứu độ đến mọi người khắp mọi nơi. Đã có những vị tử đạo bỏ mình nơi vùng hoang sơ của những bộ lạc sống sơ khai man rợ. Tinh thần lạc quan và nhiệt tình của các nhà truyền giáo đã giúp họ xông pha trên mọi nẻo đường dù gian khó. Qua các Ngài, hôm nay chúng ta được thừa hưởng kho tàng mầm sống đức tin.
Chúa Giêsu chúc phúc cho những ai không thấy mà tin. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, mỗi người tín hữu đã được gieo mầm đức tin và được tháp nhập vào nhiệm thể của Chúa Kitô. Cả cuộc đời của chúng ta đã bỏ vốn đầu tư trong một niềm tin. Chúng ta đã cống hiến nhiều thời gian, sức lực, khả năng, của cải và cả đời sống nơi Chúa Kitô phục sinh. Chúng ta đã đặt trọn niềm tin, niềm hy vọng và tình yêu vào Đấng trung gian của vũ trụ. Chúng ta đã chọn Chúa Giêsu Kitô là trung tâm điểm của đời sống tâm linh. Chúng ta đã hy sinh, hãm mình, thi hành bác ái và tuân giữ giới răn của Chúa và Giáo Hội. Chúng ta đang trông chờ điều gì? Đó chính là sự sống lại và sự sống hạnh phúc ngày sau. Chúng ta biết rằng con đường lên thiên đàng là thiên đàng. Vâng theo thánh ý Chúa trong cuộc lữ hành trần thế là chúng ta đang dõi theo con đường hướng thượng.
Hằng ngày chúng ta vác thánh giá đi theo Chúa. Theo Chúa là theo con đường đi lên, con đường an vui hạnh phúc, con đường ngược dòng và cả con đường khổ giá. Chúng ta đã đầu tư biết bao nhiêu công sức để học hỏi, tìm hiểu và sống niềm tin của mình qua năm tháng. Đừng để niềm tin của chúng ta trở thành trống rỗng, mê tín, hình thức và trình diễn bên ngoài. Chúng ta hãy chìm sâu vào cốt lõi của niềm tin. Tinh thần vâng phục sẽ mang lại hoa trái tốt đẹp. Biết tìm từ bỏ ý riêng và chấp nhận ý Chúa. Vâng phục không phải là đánh mất mình nhưng là chia sẻ một cuộc sống hài hòa trong yêu thương bác ái. Vâng lời trọng hơn của lễ là thế. Chúng ta biết trăm người trăm ý, nên cần có những quyết định và ý kiến chung để thi hành. Tuy rằng không có ý nào là tuyệt đối nhưng có đa số quyết định. Giáo hội là Nước Trời tại thế nhưng giáo hội cũng là tổ chức xã hội, cần có sự nhất trí để dẫn dắt mọi tín hữu đi trong đường lối Chúa. Chúng ta cũng biết sự vâng phục sẽ nhẹ nhàng hơn đôi chút khi có sự đối thoại và thông cảm. Hãy sống niềm tin đích thực trong mọi trạng huống ở đời.
Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần và nhiều cách với nhiều người. Đôi khi các tông đồ cũng chẳng nhận ra Chúa. Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su (Ga 21, 4). Chúa đến với các tông đồ khi Chúa muốn. Chúa cho ai ân sủng, người đó lãnh nhận. Chúng ta không nên phân bì, so sánh hay ganh tị. Ân sủng là qùa tặng nhưng không. Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu lại yêu cầu các tông đồ làm một việc có vẻ như thách thức tinh thần vâng phục. Người bảo các ông: "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá." Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá (Ga 21, 6). Vâng lời Thầy, con thả lưới. Các tông đồ là những ngư phủ chuyên nghiệp đã cật lực thâu đêm mà chẳng bắt được gì. Vâng lời Thầy, các ông đã kéo được mẻ cá to. Sự vâng phục đã mang lại niềm vui và thành qủa to lớn.
Chúa Giêsu là Chúa và là Thầy. Chúa vẫn dùng những cử chỉ thân thương gần gũi để chia sẻ cuộc sống với các tông đồ: Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy (Ga 21, 13). Bánh và cá đã trở thành dấu chỉ sự hiện diện của Chúa. Trên sườn núi Chúa cũng đã biến hóa bánh và cá hai lần để nuôi dân con số trên cả mấy ngàn người. Chúa quan tâm sự vất vả, mệt nhọc và đói khổ của dân chúng. Sự hiện diện của Chúa mang lại niềm an vui, no thỏa và ủi an. Chúng ta tín thác vào lòng thương xót của Chúa moi nơi mọi lúc. Nếu chúng ta có Chúa hiện diện là có sự bình an, có niềm vui hoan lạc và hy vọng. Hãy kết hợp thường xuyên với Chúa Giêsu, tâm hồn chúng ta sẽ được an nghỉ: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11, 28).
Sách Khải Huyền của thánh Gioan mở ra cho chúng ta một viễn tượng tuyệt vời nơi đất mới trời mới: Tôi thấy và tôi nghe tiếng muôn vàn thiên thần ở chung quanh ngai, các Con Vật và các Kỳ Mục. Số các thiên thần có tới ức ức triệu triệu (Kh 5, 11). Đây là thực tại của niềm tin. Tất cả niềm hy vọng của chúng ta đặt vào Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta hy vọng sẽ cùng chung hưởng một cõi sống vĩnh hằng. Những đau khổ của chúng ta hôm nay, chẳng là gì so với vinh quang bất diệt mà chúng ta sẽ được dự phần. Thánh Gioan diễn tả: Tôi lại nghe mọi loài thụ tạo trên trời, dưới đất, trong lòng đất, ngoài biển khơi và vạn vật ở các nơi đó, tất cả đều tung hô: "Xin kính dâng Đấng ngự trên ngai và Con Chiên lời chúc tụng cùng danh dự, vinh quang và quyền năng đến muôn thuở muôn đời! "(Kh 5, 13).
Lạy Chúa, chúng con cứ mải mê tìm kiếm những của cải và thú vui thế sự để thỏa mãn những nhu cầu vật chất. Xin cho chúng con biết nhìn lên, hướng thượng và chiêm ngắm vinh quang mà Chúa đang dành sẵn cho chúng con. Xin cho chúng con cùng được thông phần hạnh phúc với các thánh trong Nước Trời. Amen.
Vâng lời là một trong ba lời khấn trong nghi thức khấn dòng: Khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời. Vâng lời là bỏ ý riêng mình, vâng theo ý Chúa qua sự vâng phục ý của bề trên. Vâng lời đòi hỏi sự khiêm nhu đích thực. Thơ gởi tín hữu Do-thái đã diễn tả về Chúa Giêsu: Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục (Dt 5, 8). Chúa đã nêu gương vâng phục thánh ý Chúa Cha. Sau khi các tông đồ đã được diện kiến và chia sẻ ăn uống với Chúa Kitô phục sinh, các Ngài đã mạnh dạn ra đi làm nhân chứng. Các tông đồ là những nhân chứng sống động và can đảm nhất. Các Ngài đã đối diện với nhiều quyền lực cả thần quyền lẫn thế quyền. Người ta hăm dọa và cấm cản các tông đồ. Bấy giờ ông Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm (Tđcv 5, 29). Một chọn lựa tuyệt đối. Các tông đồ đã chọn Chúa, vâng lời Thiên Chúa. Sự chọn lựa này có thể đưa đến sự giam tù, đầy ải khổ đau và chết chóc.
Những sự kiện mới xảy ra hôm nào: Đức Giê-su đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho Người trỗi dậy (Tđcv 5, 30). Tin tức còn nóng hổi. Các nhân chứng còn đang hiện diện đầy phấn khởi. Tân hồn của các Tông đồ sôi xục niềm tin. Các ông ra đi rao giảng tin vui cho mọi người. Chẳng chút sợ hãi từ nan. Lòng nhiệt thành của các Tông đồ làm cho các nhà chức trách lo ngại. Nhưng dù có cấm cản và đe dọa, các Tông đồ vẫn một lòng trung kiên: Về những sự kiện đó, chúng tôi xin làm chứng, cùng với Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã ban cho những ai vâng lời Người."(Tđcv 5, 32). Các nhân chứng vâng theo ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Niềm tin và lòng trung tín của các Tông đồ là những hạt giống gieo mầm đức tin cho các thế hệ và cho mỗi người chúng ta. Đức tin của chúng ta cậy dựa vào những lời chứng của các tông đồ xưa.
Tâm hồn của các tông đồ hân hoan và vui mừng cho dù khổ đau trăm bề. Chứng nhân cho sự thật đồng nghĩa với sự khổ nhục vì danh Chúa Kitô. Chỉ có sự thật mới có thể giải thoát. Người đời không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của các nhân chứng sự thật. Các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu (Tđcv 5, 41). Chịu tù đầy, đánh đòn và giam giữ trở nên nguồn sinh lực hân hoan cho các tông đồ. Trong suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều chứng nhân dám xả thân mang tin mừng cứu độ đến mọi người khắp mọi nơi. Đã có những vị tử đạo bỏ mình nơi vùng hoang sơ của những bộ lạc sống sơ khai man rợ. Tinh thần lạc quan và nhiệt tình của các nhà truyền giáo đã giúp họ xông pha trên mọi nẻo đường dù gian khó. Qua các Ngài, hôm nay chúng ta được thừa hưởng kho tàng mầm sống đức tin.
Chúa Giêsu chúc phúc cho những ai không thấy mà tin. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, mỗi người tín hữu đã được gieo mầm đức tin và được tháp nhập vào nhiệm thể của Chúa Kitô. Cả cuộc đời của chúng ta đã bỏ vốn đầu tư trong một niềm tin. Chúng ta đã cống hiến nhiều thời gian, sức lực, khả năng, của cải và cả đời sống nơi Chúa Kitô phục sinh. Chúng ta đã đặt trọn niềm tin, niềm hy vọng và tình yêu vào Đấng trung gian của vũ trụ. Chúng ta đã chọn Chúa Giêsu Kitô là trung tâm điểm của đời sống tâm linh. Chúng ta đã hy sinh, hãm mình, thi hành bác ái và tuân giữ giới răn của Chúa và Giáo Hội. Chúng ta đang trông chờ điều gì? Đó chính là sự sống lại và sự sống hạnh phúc ngày sau. Chúng ta biết rằng con đường lên thiên đàng là thiên đàng. Vâng theo thánh ý Chúa trong cuộc lữ hành trần thế là chúng ta đang dõi theo con đường hướng thượng.
Hằng ngày chúng ta vác thánh giá đi theo Chúa. Theo Chúa là theo con đường đi lên, con đường an vui hạnh phúc, con đường ngược dòng và cả con đường khổ giá. Chúng ta đã đầu tư biết bao nhiêu công sức để học hỏi, tìm hiểu và sống niềm tin của mình qua năm tháng. Đừng để niềm tin của chúng ta trở thành trống rỗng, mê tín, hình thức và trình diễn bên ngoài. Chúng ta hãy chìm sâu vào cốt lõi của niềm tin. Tinh thần vâng phục sẽ mang lại hoa trái tốt đẹp. Biết tìm từ bỏ ý riêng và chấp nhận ý Chúa. Vâng phục không phải là đánh mất mình nhưng là chia sẻ một cuộc sống hài hòa trong yêu thương bác ái. Vâng lời trọng hơn của lễ là thế. Chúng ta biết trăm người trăm ý, nên cần có những quyết định và ý kiến chung để thi hành. Tuy rằng không có ý nào là tuyệt đối nhưng có đa số quyết định. Giáo hội là Nước Trời tại thế nhưng giáo hội cũng là tổ chức xã hội, cần có sự nhất trí để dẫn dắt mọi tín hữu đi trong đường lối Chúa. Chúng ta cũng biết sự vâng phục sẽ nhẹ nhàng hơn đôi chút khi có sự đối thoại và thông cảm. Hãy sống niềm tin đích thực trong mọi trạng huống ở đời.
Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần và nhiều cách với nhiều người. Đôi khi các tông đồ cũng chẳng nhận ra Chúa. Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su (Ga 21, 4). Chúa đến với các tông đồ khi Chúa muốn. Chúa cho ai ân sủng, người đó lãnh nhận. Chúng ta không nên phân bì, so sánh hay ganh tị. Ân sủng là qùa tặng nhưng không. Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu lại yêu cầu các tông đồ làm một việc có vẻ như thách thức tinh thần vâng phục. Người bảo các ông: "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá." Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá (Ga 21, 6). Vâng lời Thầy, con thả lưới. Các tông đồ là những ngư phủ chuyên nghiệp đã cật lực thâu đêm mà chẳng bắt được gì. Vâng lời Thầy, các ông đã kéo được mẻ cá to. Sự vâng phục đã mang lại niềm vui và thành qủa to lớn.
Chúa Giêsu là Chúa và là Thầy. Chúa vẫn dùng những cử chỉ thân thương gần gũi để chia sẻ cuộc sống với các tông đồ: Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy (Ga 21, 13). Bánh và cá đã trở thành dấu chỉ sự hiện diện của Chúa. Trên sườn núi Chúa cũng đã biến hóa bánh và cá hai lần để nuôi dân con số trên cả mấy ngàn người. Chúa quan tâm sự vất vả, mệt nhọc và đói khổ của dân chúng. Sự hiện diện của Chúa mang lại niềm an vui, no thỏa và ủi an. Chúng ta tín thác vào lòng thương xót của Chúa moi nơi mọi lúc. Nếu chúng ta có Chúa hiện diện là có sự bình an, có niềm vui hoan lạc và hy vọng. Hãy kết hợp thường xuyên với Chúa Giêsu, tâm hồn chúng ta sẽ được an nghỉ: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11, 28).
Sách Khải Huyền của thánh Gioan mở ra cho chúng ta một viễn tượng tuyệt vời nơi đất mới trời mới: Tôi thấy và tôi nghe tiếng muôn vàn thiên thần ở chung quanh ngai, các Con Vật và các Kỳ Mục. Số các thiên thần có tới ức ức triệu triệu (Kh 5, 11). Đây là thực tại của niềm tin. Tất cả niềm hy vọng của chúng ta đặt vào Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta hy vọng sẽ cùng chung hưởng một cõi sống vĩnh hằng. Những đau khổ của chúng ta hôm nay, chẳng là gì so với vinh quang bất diệt mà chúng ta sẽ được dự phần. Thánh Gioan diễn tả: Tôi lại nghe mọi loài thụ tạo trên trời, dưới đất, trong lòng đất, ngoài biển khơi và vạn vật ở các nơi đó, tất cả đều tung hô: "Xin kính dâng Đấng ngự trên ngai và Con Chiên lời chúc tụng cùng danh dự, vinh quang và quyền năng đến muôn thuở muôn đời! "(Kh 5, 13).
Lạy Chúa, chúng con cứ mải mê tìm kiếm những của cải và thú vui thế sự để thỏa mãn những nhu cầu vật chất. Xin cho chúng con biết nhìn lên, hướng thượng và chiêm ngắm vinh quang mà Chúa đang dành sẵn cho chúng con. Xin cho chúng con cùng được thông phần hạnh phúc với các thánh trong Nước Trời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quan điểm của ĐTC Phanxicô về độc thân và ấu dâm
Vũ Văn An
11:08 08/04/2013
Tin mới nhất cho thấy Đức Phanxicô đã chỉ thị cho giới chức Vatican phải triệt để giải quyết tai tiếng lạm dụng tình dục đang được truyền thông thế tục hết sức chú ý. Đây là quan tâm hàng đầu của Đức Phanxicô. Tuy nhiên, khi còn là bề trên Dòng Tên tại Argentina và TGM Buenos Aires, việc đào tạo linh mục luôn được Đức Phanxicô hết sức quan tâm. Cuộc phỏng vấn của giáo sĩ Do Thái Giáo Abraham Skorka, viện trưởng Chủng Viện Do Thái của Châu Mỹ La Tinh, về đề tài này đã được đăng trong cuốn Sobre el Cielo y la Tierra (“Về Trời và Đất”) xuất bản năm 2012 bởi Nhà Xuất Bản Sudamericana.
Độc thân
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức HY Bergoglio tiết lộ bí quyết sống độc thân một cách hạnh phúc của ngài. “Lúc tôi còn là một chủng sinh, tôi bị lóa mắt bởi một cô gái tại đám cưới của một ông chú. Tôi bàng hoàng trước vẻ đẹp và trí thông minh của nàng… quả đúng thế, tôi bàng hoàng một thời gian khá lâu. Tôi luôn nghĩ đến nàng không thôi. Sau đám cưới ấy, tôi trở lại chủng viện, nhưng đến cả một tuần lễ sau, tôi vẫn không cầu nguyện được, vì mỗi lần cố gắng cầu nguyện thì cô gái lại xuất hiện trong đầu tôi. Tôi phải suy nghĩ lại xem tôi đang làm gì đây. Tôi vẫn còn tự do vì mới chỉ là chủng sinh thôi, nghĩa là tôi có thể trở về gia đình, thế là xong. Nhưng tôi phải suy nghĩ về chọn lựa của mình một lần nữa. Và một lần nữa, tôi đã chọn, hay đúng hơn, tôi để mình được chọn bởi, con đường tu trì. Hiện tượng này mà không xẩy ra mới bị coi là chuyện bất bình thường.
Và khi nó xẩy ra, người ta bắt buộc phải rà lại hướng đi của mình một lần nữa. Đây là vấn đề ta phải chọn lựa lại hay cho rằng ‘Không, điều tôi đang cảm xúc thật là đẹp. Tôi sợ sau này mình sẽ không trung thành với ơn gọi, do đó, nên rời chủng viện là hơn’. Nếu việc này xẩy ra cho một chủng sinh, tôi thường giúp họ ra đi bằng an để trở thành một Kitô hữu tốt, chứ không thành một linh mục xấu. Trong Giáo Hội Tây Phương mà tôi thuộc về, các linh mục không thể kết hôn như trong các giáo hội Byzantine, Ukrainian, Nga hay Hy Lạp. Trong các giáo hội này, các linh mục có thể kết hôn, nhưng các giám mục thì phải ở độc thân. Các linh mục của họ đều là những người tốt lành. Đôi lúc, tôi nói đùa với họ, bảo họ rằng ở nhà, họ có vợ con, nhưng họ đâu có hiểu là bù lại, họ cũng có các bà mẹ vợ nữa. Trong Công Giáo Tây Phương, một số tổ chức đang thúc đẩy việc thảo luận thêm về vấn đề này. Nhưng cho đến nay, luật độc thân vẫn còn giá trị. Một số người dựa vào lý do thực tiễn cho rằng chúng ta đang mất nhân lực. Giả thiết nếu trong tương lai, Công Giáo Tây Phương có duyệt lại vấn đề độc thân, thì tôi nghĩ chỉ là vì các lý do văn hóa (như tại Phương Đông) chứ không thể qui thành chọn lựa phổ quát được.
Hiện nay, tôi vẫn ủng hộ việc duy trì luật độc thân, với đầy đủ các lý do ủng hộ và chống đối, vì chúng ta có tới 10 thế kỷ thành công tốt đẹp, chứ không phải thất bại… Truyền thống có sức nặng và giá trị của nó. Các giáo sĩ Công Giáo trong quá khứ đã từ từ tiếp nhận kỷ luật độc thân này. Cho tới năm 1100, một số chọn nó, một số không. Sau đó, tại Phương Đông, người ta theo truyền thống coi việc giáo sĩ kết hôn như một chọn lựa bản thân, còn tại Tây Phương, người ta theo truyền thống ngược lại. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là vấn đề kỷ luật, chứ không phải vấn đề đức tin. Nghĩa là có thể thay đổi được. Bản thân tôi thì không bao giờ có ý nghĩ kết hôn cả. Nhưng nhiều người nghĩ đến việc này. Như trường hợp Fernando Lopez, Tổng Thống Paraguay chẳng hạn. Ông ta là người rất sáng chói. Nhưng khi còn là một giám mục, ông ta sa ngã và đã xin từ nhiệm. Đây là một quyết định trung thực. Đôi khi ta thấy các linh mục rơi vào hoàn cảnh này”.
Về những linh mục này, Đức HY Bergoglio cho hay: “nếu ai trong số họ đến cho tôi hay đã làm cho một phụ nữ có thai, tôi sẵn sàng lắng nghe và giúp ông được an tâm rồi từ từ, tôi sẽ giúp ông hiểu ra rằng luật tự nhiên đã lấn át chức linh mục của ông. Do đó, ông phải rời bỏ thừa tác vụ để chăm sóc đứa trẻ kia, cho dù ông quyết định không kết hôn với người phụ nữ đó. Vì đứa trẻ có quyền có một người mẹ thế nào, thì nó cũng có quyền có một người cha như thế. Tôi cam kết sẽ dàn xếp mọi giấy tờ cho ông ở Rôma, nhưng ông phải rời bỏ mọi sự. Còn nếu linh mục nào cho tôi hay đã sa ngã, nhưng muốn ăn năn, tôi sẵn sàng giúp ông trỗi dậy. Có những linh mục trỗi dậy được, có những linh mục không trỗi dậy được. Thậm chí có những linh mục không chịu nói chi với giám mục của mình”.
Trỗi dậy là sao? “Là làm việc đền tội, duy trì việc độc thân của mình. Sống hai mặt là điều chẳng tốt đẹp gì cho tất cả chúng ta. Tôi không thích lối sống ấy vì nó có nghĩa sống bằng giả dối. Bởi thế, tôi thường nói: ‘nếu không thắng vượt được, thì nên quyết định đi”.
Ấu Dâm
Riêng ấu dâm lại là chuyện khác. Tuy nhiên “cần loại bỏ ý niệm cho rằng ấu dâm là hậu quả của việc sống độc thân. Hơn 70% các vụ ấu dâm xẩy ra trong gia đình và chòm xóm: ông, chú, cha kế, hàng xóm. Vấn đề này không liên hệ gì tới việc sống độc thân. Nếu một linh mục ấu dâm thì là vì ông ta ấu dâm trước khi làm linh mục.
Nhưng khi nó xẩy ra, ta không nên bao giờ làm ngơ nó. Bạn không thể ở địa vị có quyền thế để rồi hủy hoại đời một người khác. Trong giáo phận của tôi, chưa xẩy ra việc này, nhưng một giám mục kia có gọi điện thoại hỏi tôi xem phải làm gì trong một hoàn cảnh như thế, tôi bảo ngài phải lấy lại “bài sai”, không cho phép người đó thi hành chức linh mục nữa, và nên khởi sự một phiên tòa theo giáo luật. Tôi nghĩ đó là việc phải làm ngay. Tôi không tin vào việc chủ trương rằng cần phải duy trì một tinh thần hợp đoàn để tránh gây thiệt hại cho hình ảnh của định chế. Giải pháp ấy có lần đã được đề xuất tại Hoa Kỳ, mục đích để hoán chuyển các linh mục qua các giáo xứ khác. Đây là một ý tưởng ngu xuẩn; vì với cách này, linh mục sẽ mang vấn đề của mình tới bất cứ nơi nào ông đến. Phản ứng hợp đoàn sẽ dẫn tới hậu quả ấy, cho nên tôi không đồng ý với những giải pháp như thế. Gần đây, có những trường hợp xẩy ra cách nay khoảng 20 năm, vừa bị khám phá tại Ái Nhĩ Lan, và Đức Giáo Hoàng hiện nay (Đức Bênêđíctô XVI) đã nói rất rõ: ‘tuyệt đối không khoan nhượng đối với tội ác đó’. Tôi ngưỡng mộ sự can đảm và chính trực của Đức Bênêđíctô về vấn đề này.
Độc thân
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức HY Bergoglio tiết lộ bí quyết sống độc thân một cách hạnh phúc của ngài. “Lúc tôi còn là một chủng sinh, tôi bị lóa mắt bởi một cô gái tại đám cưới của một ông chú. Tôi bàng hoàng trước vẻ đẹp và trí thông minh của nàng… quả đúng thế, tôi bàng hoàng một thời gian khá lâu. Tôi luôn nghĩ đến nàng không thôi. Sau đám cưới ấy, tôi trở lại chủng viện, nhưng đến cả một tuần lễ sau, tôi vẫn không cầu nguyện được, vì mỗi lần cố gắng cầu nguyện thì cô gái lại xuất hiện trong đầu tôi. Tôi phải suy nghĩ lại xem tôi đang làm gì đây. Tôi vẫn còn tự do vì mới chỉ là chủng sinh thôi, nghĩa là tôi có thể trở về gia đình, thế là xong. Nhưng tôi phải suy nghĩ về chọn lựa của mình một lần nữa. Và một lần nữa, tôi đã chọn, hay đúng hơn, tôi để mình được chọn bởi, con đường tu trì. Hiện tượng này mà không xẩy ra mới bị coi là chuyện bất bình thường.
Và khi nó xẩy ra, người ta bắt buộc phải rà lại hướng đi của mình một lần nữa. Đây là vấn đề ta phải chọn lựa lại hay cho rằng ‘Không, điều tôi đang cảm xúc thật là đẹp. Tôi sợ sau này mình sẽ không trung thành với ơn gọi, do đó, nên rời chủng viện là hơn’. Nếu việc này xẩy ra cho một chủng sinh, tôi thường giúp họ ra đi bằng an để trở thành một Kitô hữu tốt, chứ không thành một linh mục xấu. Trong Giáo Hội Tây Phương mà tôi thuộc về, các linh mục không thể kết hôn như trong các giáo hội Byzantine, Ukrainian, Nga hay Hy Lạp. Trong các giáo hội này, các linh mục có thể kết hôn, nhưng các giám mục thì phải ở độc thân. Các linh mục của họ đều là những người tốt lành. Đôi lúc, tôi nói đùa với họ, bảo họ rằng ở nhà, họ có vợ con, nhưng họ đâu có hiểu là bù lại, họ cũng có các bà mẹ vợ nữa. Trong Công Giáo Tây Phương, một số tổ chức đang thúc đẩy việc thảo luận thêm về vấn đề này. Nhưng cho đến nay, luật độc thân vẫn còn giá trị. Một số người dựa vào lý do thực tiễn cho rằng chúng ta đang mất nhân lực. Giả thiết nếu trong tương lai, Công Giáo Tây Phương có duyệt lại vấn đề độc thân, thì tôi nghĩ chỉ là vì các lý do văn hóa (như tại Phương Đông) chứ không thể qui thành chọn lựa phổ quát được.
Hiện nay, tôi vẫn ủng hộ việc duy trì luật độc thân, với đầy đủ các lý do ủng hộ và chống đối, vì chúng ta có tới 10 thế kỷ thành công tốt đẹp, chứ không phải thất bại… Truyền thống có sức nặng và giá trị của nó. Các giáo sĩ Công Giáo trong quá khứ đã từ từ tiếp nhận kỷ luật độc thân này. Cho tới năm 1100, một số chọn nó, một số không. Sau đó, tại Phương Đông, người ta theo truyền thống coi việc giáo sĩ kết hôn như một chọn lựa bản thân, còn tại Tây Phương, người ta theo truyền thống ngược lại. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là vấn đề kỷ luật, chứ không phải vấn đề đức tin. Nghĩa là có thể thay đổi được. Bản thân tôi thì không bao giờ có ý nghĩ kết hôn cả. Nhưng nhiều người nghĩ đến việc này. Như trường hợp Fernando Lopez, Tổng Thống Paraguay chẳng hạn. Ông ta là người rất sáng chói. Nhưng khi còn là một giám mục, ông ta sa ngã và đã xin từ nhiệm. Đây là một quyết định trung thực. Đôi khi ta thấy các linh mục rơi vào hoàn cảnh này”.
Về những linh mục này, Đức HY Bergoglio cho hay: “nếu ai trong số họ đến cho tôi hay đã làm cho một phụ nữ có thai, tôi sẵn sàng lắng nghe và giúp ông được an tâm rồi từ từ, tôi sẽ giúp ông hiểu ra rằng luật tự nhiên đã lấn át chức linh mục của ông. Do đó, ông phải rời bỏ thừa tác vụ để chăm sóc đứa trẻ kia, cho dù ông quyết định không kết hôn với người phụ nữ đó. Vì đứa trẻ có quyền có một người mẹ thế nào, thì nó cũng có quyền có một người cha như thế. Tôi cam kết sẽ dàn xếp mọi giấy tờ cho ông ở Rôma, nhưng ông phải rời bỏ mọi sự. Còn nếu linh mục nào cho tôi hay đã sa ngã, nhưng muốn ăn năn, tôi sẵn sàng giúp ông trỗi dậy. Có những linh mục trỗi dậy được, có những linh mục không trỗi dậy được. Thậm chí có những linh mục không chịu nói chi với giám mục của mình”.
Trỗi dậy là sao? “Là làm việc đền tội, duy trì việc độc thân của mình. Sống hai mặt là điều chẳng tốt đẹp gì cho tất cả chúng ta. Tôi không thích lối sống ấy vì nó có nghĩa sống bằng giả dối. Bởi thế, tôi thường nói: ‘nếu không thắng vượt được, thì nên quyết định đi”.
Ấu Dâm
Riêng ấu dâm lại là chuyện khác. Tuy nhiên “cần loại bỏ ý niệm cho rằng ấu dâm là hậu quả của việc sống độc thân. Hơn 70% các vụ ấu dâm xẩy ra trong gia đình và chòm xóm: ông, chú, cha kế, hàng xóm. Vấn đề này không liên hệ gì tới việc sống độc thân. Nếu một linh mục ấu dâm thì là vì ông ta ấu dâm trước khi làm linh mục.
Nhưng khi nó xẩy ra, ta không nên bao giờ làm ngơ nó. Bạn không thể ở địa vị có quyền thế để rồi hủy hoại đời một người khác. Trong giáo phận của tôi, chưa xẩy ra việc này, nhưng một giám mục kia có gọi điện thoại hỏi tôi xem phải làm gì trong một hoàn cảnh như thế, tôi bảo ngài phải lấy lại “bài sai”, không cho phép người đó thi hành chức linh mục nữa, và nên khởi sự một phiên tòa theo giáo luật. Tôi nghĩ đó là việc phải làm ngay. Tôi không tin vào việc chủ trương rằng cần phải duy trì một tinh thần hợp đoàn để tránh gây thiệt hại cho hình ảnh của định chế. Giải pháp ấy có lần đã được đề xuất tại Hoa Kỳ, mục đích để hoán chuyển các linh mục qua các giáo xứ khác. Đây là một ý tưởng ngu xuẩn; vì với cách này, linh mục sẽ mang vấn đề của mình tới bất cứ nơi nào ông đến. Phản ứng hợp đoàn sẽ dẫn tới hậu quả ấy, cho nên tôi không đồng ý với những giải pháp như thế. Gần đây, có những trường hợp xẩy ra cách nay khoảng 20 năm, vừa bị khám phá tại Ái Nhĩ Lan, và Đức Giáo Hoàng hiện nay (Đức Bênêđíctô XVI) đã nói rất rõ: ‘tuyệt đối không khoan nhượng đối với tội ác đó’. Tôi ngưỡng mộ sự can đảm và chính trực của Đức Bênêđíctô về vấn đề này.
Đức Giáo Hoàng chọn vị lãnh đạo Dòng Phan sinh làm Thư ký Thánh bộ Dòng tu: cha Jose Rodriguez Carballo
LM. Phan Du Sinh
08:34 08/04/2013
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu bổ nhiệm các chức vụ ở Toà Thánh bằng một việc làm gây ngạc nhiên: Vị lãnh đạo Dòng Phan sinh, cha Jose Rodriguez Carballo là Tân Thư ký của Thánh bộ Đời sống Thánh hiến.
Trong lần bổ nhiệm đầu tiên mang đầy ý nghĩa cho các chức vụ ở Toà Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đi một bước bất bình thường là đặt vị đứng đầu hiện nay của một Hội Dòng, cha Jose Rodriguez Carballo, làm Thư ký của Thánh bộ Đời sống Thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ (trước kia gọi là ‘Thánh bộ Dòng Tu’).
Khi Đức Giáo Hoàng chọn ngài, vị linh mục Tây Ban Nha 59 tuổi là Tổng Phục vụ hay là vị Đứng đầu của nhóm đông đảo nhất của Gia đình phan sinh – Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM), với khoảng 15,000 anh em trong 113 quốc gia. Ngài đã giữ chức vụ này từ năm 2003, và được tái cử cho một nhiệm kỳ 6 năm khác vào năm 2009, đứng đầu một Hội Dòng đang thu hẹp lại tại Tây Âu và Bắc Mỹ, đang cắm rễ vững chắc tại Mỹ Châu La Tinh, và có nhiều ơn gọi tại Á Châu, Phi Châu và Đông Âu.
Vatican loan tin về việc bổ nhiệm cha Carballo vào ngày 6 tháng Tư, và nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng ngài lên bậc Tổng Giám mục.
Sinh tại Lodoselo, Tây Ban Nha năm 1953, Carballo theo học tại những ngôi trường do anh em phan sinh điều khiển và, năm 1973, được gởi đi học Kinh Thánh tại Giêrusalem. Sau khi được thụ phong linh mục tại Giêrusalem năm 1977, ngài có được bằng cấp về Thần học Kinh Thánh tại Kinh đô Thánh và sau đó bằng cấp về Kinh Thánh tại Viện Kinh Thánh Rôma. Trong những năm sau đó, ngài dần dần nắm giữ những chức vụ cao trong Dòng Phan sinh tại Tây Ban Nha và, năm 2003, được bầu chọn làm Tổng Phục vụ của Hội dòng trên toàn thế giới.
Ngài là một trong những vị đồng tế chính, cùng với Bề trên Tổng quyền Dòng Tên, cha Adolfo Nicolas, trong Thánh lễ khai mạc thừa tác vụ Phêrô của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 19 tháng Ba.
Ngài kế nghiệp Đức Tổng giám mục Joseph Tobin người Mỹ, vị này cũng đã từng đứng đầu một Hội Dòng – Dòng Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên, khác với Carballo, người Mỹ này đã mãn nhiệm kỳ làm vị đứng đầu Hội Dòng hơn một năm trước khi Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm ngài trong Thánh bộ vào tháng 8 năm 2010. Tuy vậy, hai năm sau, vào tháng 10 năm 2012, Đức Giáo Hoàng lấy một quyết định gây kinh ngạc là bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Indianapolis, Hoa Kỳ.
Trong vai trò mới này như là viên chức thứ hai cao nhất trong Thánh bộ trông nom đời sống và hoạt động của khoảng 900,000 nam nữ đời sống thánh hiến trong các Hội Dòng và cộng đoàn trên khắp thế giới, cha Carballo sẽ làm việc sát cánh với Hồng y người Brazin Joao Braz de Aviz, người đã lãnh đạo thánh bộ quan trọng này kể từ mùng 4 tháng giêng 2011.
Vị Tây Ban Nha này sẽ mang theo những kinh nghiệm quốc tế phong phú khi điều hành một hội dòng lớn vào trong nhiệm vụ mới của mình. Cùng với Hồng y Braz de Aviz, ngài được mong đợi giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp vượt qua và chữa lành tình trạng căng thẳng giữa Vatican, - đặc biệt Thánh bộ Giáo lý Đức tin, và lãnh đạo của tổ chức hơn 59,000 nữ tu người Mỹ - Liên hiệp Bề trên Dòng nữ (LCWR)
Vào tháng 4/2012, Thánh bộ Giáo lý Đức tin đã đưa ra một đánh giá phê bình giáo thuyết rất mạnh về tình trạng của LCWR, buộc tội họ đã theo những lập trường gây tổn thương đến giáo huấn Công Giáo về chức linh mục và tình trạng đồng tính luyến ái, và về việc cổ võ “một vài chủ đề bênh vực triệt để bình quyền cho phụ nữ không phù hợp với đức tin Công Giáo”. Dưới ánh sáng của bản báo cáo đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã bổ nhiệm Tổng Giám mục người Mỹ, Peter Sartain của giáo phận Seattle, giám sát công cuộc cải cách của LCWR trong vòng 5 năm.
Trong những tháng gần đây, có tin đồn lan rộng tại Hoa Kỳ và Roma rằng Đức Bênêđíctô XVI sẽ bổ nhiệm một giám mục hoặc một linh mục dòng người Mỹ cho vị trí quan trọng đó trong Thánh bộ để củng cố đường lối cứng rắn đó, nhưng đã không xảy ra. Theo nguồn tin am hiểu tại Roma, khi chọn Carballo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô rõ ràng đã chọn lựa một cách tiếp cận khác, được gợi hứng bởi Tin Mừng hơn đối với đời sống thánh hiến nói chung, và cũng là để giúp vượt qua tình trạng căng thẳng đang diễn ra và đau đớn đối với các nữ tu người Mỹ.
Theo thống kê của Vatican (năm 2008), Giáo Hội Công Giáo có 739,068 nữ tu đã khấn trên khắp năm châu. Thêm vào đó, có 135,159 linh mục đã tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm trong một Dòng tu hay tu đoàn tông đồ trong Giáo Hội. Ngoài ra, Giáo Hôi còn có 54,641 nam tu không có chức linh mục.
Gerard O’Connell
Nguồn: Vatican Insider 6/4/2013
Trong lần bổ nhiệm đầu tiên mang đầy ý nghĩa cho các chức vụ ở Toà Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đi một bước bất bình thường là đặt vị đứng đầu hiện nay của một Hội Dòng, cha Jose Rodriguez Carballo, làm Thư ký của Thánh bộ Đời sống Thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ (trước kia gọi là ‘Thánh bộ Dòng Tu’).
Khi Đức Giáo Hoàng chọn ngài, vị linh mục Tây Ban Nha 59 tuổi là Tổng Phục vụ hay là vị Đứng đầu của nhóm đông đảo nhất của Gia đình phan sinh – Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM), với khoảng 15,000 anh em trong 113 quốc gia. Ngài đã giữ chức vụ này từ năm 2003, và được tái cử cho một nhiệm kỳ 6 năm khác vào năm 2009, đứng đầu một Hội Dòng đang thu hẹp lại tại Tây Âu và Bắc Mỹ, đang cắm rễ vững chắc tại Mỹ Châu La Tinh, và có nhiều ơn gọi tại Á Châu, Phi Châu và Đông Âu.
Vatican loan tin về việc bổ nhiệm cha Carballo vào ngày 6 tháng Tư, và nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng ngài lên bậc Tổng Giám mục.
Sinh tại Lodoselo, Tây Ban Nha năm 1953, Carballo theo học tại những ngôi trường do anh em phan sinh điều khiển và, năm 1973, được gởi đi học Kinh Thánh tại Giêrusalem. Sau khi được thụ phong linh mục tại Giêrusalem năm 1977, ngài có được bằng cấp về Thần học Kinh Thánh tại Kinh đô Thánh và sau đó bằng cấp về Kinh Thánh tại Viện Kinh Thánh Rôma. Trong những năm sau đó, ngài dần dần nắm giữ những chức vụ cao trong Dòng Phan sinh tại Tây Ban Nha và, năm 2003, được bầu chọn làm Tổng Phục vụ của Hội dòng trên toàn thế giới.
Ngài là một trong những vị đồng tế chính, cùng với Bề trên Tổng quyền Dòng Tên, cha Adolfo Nicolas, trong Thánh lễ khai mạc thừa tác vụ Phêrô của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 19 tháng Ba.
Ngài kế nghiệp Đức Tổng giám mục Joseph Tobin người Mỹ, vị này cũng đã từng đứng đầu một Hội Dòng – Dòng Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên, khác với Carballo, người Mỹ này đã mãn nhiệm kỳ làm vị đứng đầu Hội Dòng hơn một năm trước khi Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm ngài trong Thánh bộ vào tháng 8 năm 2010. Tuy vậy, hai năm sau, vào tháng 10 năm 2012, Đức Giáo Hoàng lấy một quyết định gây kinh ngạc là bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Indianapolis, Hoa Kỳ.
Trong vai trò mới này như là viên chức thứ hai cao nhất trong Thánh bộ trông nom đời sống và hoạt động của khoảng 900,000 nam nữ đời sống thánh hiến trong các Hội Dòng và cộng đoàn trên khắp thế giới, cha Carballo sẽ làm việc sát cánh với Hồng y người Brazin Joao Braz de Aviz, người đã lãnh đạo thánh bộ quan trọng này kể từ mùng 4 tháng giêng 2011.
Vị Tây Ban Nha này sẽ mang theo những kinh nghiệm quốc tế phong phú khi điều hành một hội dòng lớn vào trong nhiệm vụ mới của mình. Cùng với Hồng y Braz de Aviz, ngài được mong đợi giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp vượt qua và chữa lành tình trạng căng thẳng giữa Vatican, - đặc biệt Thánh bộ Giáo lý Đức tin, và lãnh đạo của tổ chức hơn 59,000 nữ tu người Mỹ - Liên hiệp Bề trên Dòng nữ (LCWR)
Vào tháng 4/2012, Thánh bộ Giáo lý Đức tin đã đưa ra một đánh giá phê bình giáo thuyết rất mạnh về tình trạng của LCWR, buộc tội họ đã theo những lập trường gây tổn thương đến giáo huấn Công Giáo về chức linh mục và tình trạng đồng tính luyến ái, và về việc cổ võ “một vài chủ đề bênh vực triệt để bình quyền cho phụ nữ không phù hợp với đức tin Công Giáo”. Dưới ánh sáng của bản báo cáo đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã bổ nhiệm Tổng Giám mục người Mỹ, Peter Sartain của giáo phận Seattle, giám sát công cuộc cải cách của LCWR trong vòng 5 năm.
Trong những tháng gần đây, có tin đồn lan rộng tại Hoa Kỳ và Roma rằng Đức Bênêđíctô XVI sẽ bổ nhiệm một giám mục hoặc một linh mục dòng người Mỹ cho vị trí quan trọng đó trong Thánh bộ để củng cố đường lối cứng rắn đó, nhưng đã không xảy ra. Theo nguồn tin am hiểu tại Roma, khi chọn Carballo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô rõ ràng đã chọn lựa một cách tiếp cận khác, được gợi hứng bởi Tin Mừng hơn đối với đời sống thánh hiến nói chung, và cũng là để giúp vượt qua tình trạng căng thẳng đang diễn ra và đau đớn đối với các nữ tu người Mỹ.
Theo thống kê của Vatican (năm 2008), Giáo Hội Công Giáo có 739,068 nữ tu đã khấn trên khắp năm châu. Thêm vào đó, có 135,159 linh mục đã tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm trong một Dòng tu hay tu đoàn tông đồ trong Giáo Hội. Ngoài ra, Giáo Hôi còn có 54,641 nam tu không có chức linh mục.
Gerard O’Connell
Nguồn: Vatican Insider 6/4/2013
Lá thư của cha Tổng Phục vụ gửi tất cả các anh em trong Dòng Anh Em Hèn Mọn
LM. Phan Du Sinh Chuyển Ngữ
16:53 08/04/2013
Gửi tất cả các anh em trong Dòng Anh Em Hèn Mọn
Tổng Phục vụ Jose Rodriguez Carballo
Trong lần bổ nhiệm đầu tiên của triều đại, Đức Thánh cha Phanxicô đã đặt Anh Tổng Phục vụ Jose Rodriguez Carballo, OFM, làm Thư ký của Thánh bộ Tu sĩ. Tân Thư ký sẽ được tấn phong giám mục ngày 18-5 trong Vương Cung Thánh Đường Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha. Chúng ta rất tự hào về người anh của chúng ta, Tu sĩ Jose, về việc bổ nhiệm này. Xin kính chúc mừng anh Jose! Dưới đây là thư của anh Jose gửi đến tất cả anh em trong Dòng, sau khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm:
Anh em thân mến: Xin Chúa ban bình an cho anh em!
Khi lá thư này đến tay anh em, việc bổ nhiệm tôi làm Thư ký Thánh Bộ lo về các Tu hội Đời sống Thánh Hiến và các Tu đoàn Tông đồ do Đức Thánh Cha Phanxicô đã được công bố. Trong lúc này, tôi muốn chia sẻ một số cảm xúc của tôi với anh em, những người thân yêu của tôi.
Cảm xúc đầu tiên của tôi là tâm tình cảm tạ vô biên đối với Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót, vì sự nhân lành Người đã ban cho tôi trong suốt những năm qua. Từ trong lòng Mẹ, Người đã chọn tôi và đã gọi tôi. Người ban cho tôi một quà tặng là người cha, người mẹ, ông Angel và bà Celia; ông bà không chỉ ban cho tôi sự sống, mà còn một nền giáo dục trong đức tin, điều đó đã giúp tôi, từ khi còn rất trẻ, cảm thấy được gọi vào đời sống phan sinh và linh mục, và đáp trả ơn gọi với sự nhiệt tình và quảng đại lớn lao. Chính các ngài, bằng gương sáng làm việc và lòng mến yêu Chúa, đã luôn luôn nâng đỡ tôi trên con đường này, và là những nhà huấn luyện đích thực về việc bước theo Chúa Kitô. Cùng với ông bà là em gái, em rể và các cháu mà tôi mang ơn rất nhiều trong đời sống nhân bản, phan sinh và linh mục của tôi.
Sau đó, khi tôi mười tuổi rưỡi, Thiên Chúa đã ban cho tôi các anh em phan sinh. Các anh đã đón nhận tôi và huấn luyện tôi, trước tiên ở Tỉnh Dòng Santiago de Compostela, và sau đó tại Thánh Địa. Anh em trong Tỉnh Dòng đã tin tưởng tôi khi giao cho tôi các trách nhiệm nặng nề, đặc biệt là trong lĩnh vực huấn luyện và quản trị. Sau đó các anh em trong Dòng cũng tin tưởng như vậy khi bầu tôi làm Tổng Cố Vấn Dòng, Tổng thư ký đặc trách huấn luyện và học vấn, và Tổng Phục vụ. Và trong suốt thời gian này, tôi không ngừng cảm thấy bàn tay của Chúa che chở tôi, và sự tin tưởng của anh em không hề suy giảm, mặc dù tôi yếu đuối. Vì tất cả những điều đó, tôi không bao giờ ngừng cảm tạ Chúa vì lòng nhân hậu và lòng thương xót của Ngài đối với tôi.
Tôi muốn cám ơn đặc biệt các anh em đã huấn luyện tôi, trong số đó nhiều người nay đã trở về nhà Cha, và những anh em mà tôi đã chia sẻ trách nhiệm linh hoạt và quản trị, trước tiên trong Tỉnh Dòng của tôi, sau đó trong Hội Dòng. Cảm ơn anh Giacomo Bini quý mến vì sự gần gũi và tình bạn của anh trong những năm qua. Tôi đã học hỏi biết bao nhiêu điều từ anh! Cảm ơn các anh em Tổng Cố vấn, cả trong nhiệm kỳ thứ nhất và nhiệm kỳ thứ hai làm Tổng Phục vụ của tôi. Với anh em, chẳng khó gì để mà cộng tác. Anh em luôn tỏ ra thông cảm với các hạn chế của tôi và luôn tin tưởng vào tôi. Xin cám ơn các thư ký riêng của tôi, nhất là anh Francisco Javier Arellano, người anh em trung thành và cộng sự viên, và các anh em nhà Trung ương, không có anh em, việc linh hoạt và quản trị Huynh Đệ đoàn toàn cầu chẳng thể thực hiện được. Xin cám ơn tất cả anh em trong Dòng. Cùng với anh em, tôi đã đau khổ, cùng với anh em, tôi đã hân hoan. Cùng với anh em, tôi đã trải qua vất vả và niềm vui của cuộc sống. Đối với tôi thật là an ủi lớn lao khi biết mình được đồng hành bởi gần 15.000 anh em của Hội Dòng. Có lẽ tôi đã cho đi nhiều trong mười năm làm Phục vụ và sáu năm làm Tổng Cố vấn và Thư ký đặc trách huấn luyện và học vấn, nhưng chắc chắn là nhiều điều, ngay cả nhiều điều hơn mà tôi đã nhận được từ anh em. Cảm ơn thật sự anh em! Anh em quả là một món quà lớn, một món quà tuyệt vời đối với tôi! Bây giờ tôi tạm thời xa cách anh em, tôi khẩn cầu anh em bằng cách hôn chân anh em, xin hãy tiếp tục là chỗ dựa và lời chúc lành cho tôi bằng lời cầu nguyện và bằng món quà là tình huynh đệ và tình bạn của anh em.
Cùng với việc tạ ơn, tôi không thể không nhận ra các giới hạn của tôi. Nếu đúng là, và thật là như thế, với người được cho nhiều thì bị đòi hỏi nhiều, vào lúc này tôi cảm nhận hơn bao giờ hết sức nặng của các yếu đuối của tôi, và tôi xin lỗi. Trước hết, tôi xin lỗi Chúa, Đấng sẽ phán xét tôi và biết rõ tôi hơn tôi biết chính bản thân mình, và sau đó tôi xin lỗi anh em, các anh em yêu quý của tôi mà tôi đã hứa phục vụ theo luận lý của quà tặng không hạn chế. Xin tha thứ cho tôi những lần xúc phạm tới anh em. Đặt đời sống tôi trước mặt Thiên Chúa, tôi có thể đảm bảo với anh em rằng tôi không bao giờ muốn anh em thiếu thốn điều gì và không bao giờ rơi vào sự thiên vị. Nếu sự khiêm nhường là sự thật, tôi có thể đảm bảo với anh em với lòng khiêm nhường lớn lao, rằng tôi đã luôn luôn và mọi lúc tìm kiếm điều thiện hảo cho Hội Dòng, mà không nghĩ về mình hay về điều mà người này hay người kia có thể nói. Tôi cũng thú nhận với anh em rằng tôi luôn luôn nỗ lực thực hiện điều mà tôi đã yêu cầu anh em làm. Nếu tôi không thành công, tôi phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa và sự thông cảm huynh đệ của anh em.
Ngay bây giờ tôi cảm thấy trong lòng hai cảm xúc: niềm vui và nỗi buồn, bởi vì Chúa tiếp tục tin tưởng tôi và vì Đức Thánh Cha Phanxicô, tôn chủ của tôi, đã giao cho tôi trách nhiệm nặng nề là phục vụ đời sống tu trì và thánh hiến, đó cũng là dấu chỉ của việc Ngài tin tưởng tôi và Dòng chúng ta. Nỗi buồn vì tôi ít còn dịp gần gũi với anh em, hỡi anh em yêu quý của tôi. Tôi thiếu mất anh em! Tôi thiếu sự bầu bạn của anh em trong khi cầu nguyện, giải trí, bữa ăn, và mọi lúc. Tôi thiếu những lời khuyên khôn ngoan và vòng tay rộng mở của anh em khi tôi cần đến. Tôi sẽ ít thấy anh em. Điều an ủi tôi là tôi sẽ tiếp tục làm việc cho cuộc sống mà tôi yêu, bởi vì đó là cuộc sống của tôi: đời sống tu trì, và vì thế, cũng là cuộc sống phan sinh. Hãy nghĩ rằng tôi luôn phục vụ anh em. Trong mọi trường hợp mà anh em thấy là thuận lợi, đừng ngại đến với tôi, và trong khuôn khổ các khả năng hạn chế của tôi, anh em sẽ thấy tôi luôn sẵn sàng, cho dù chỉ là đồng hành với anh em.
Lễ tấn phong Giám mục của tôi được dự kiến diễn ra ngày 18-5, vọng lễ Hiện Xuống. Buổi lễ sẽ diễn ra ở Santiago de Compostela. Tôi sẽ được Đức Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, phong chức. Tôi ước muốn tất cả anh em hiện diện bên tôi. Tôi biết điều này là không thể được. Vì vậy, tôi xin anh em hãy nhớ đến tôi trong Thánh lễ và trong kinh nguyện của anh em. Tôi cần điều đó. Xin cầu nguyện cho tôi như tôi cầu nguyện cho anh em.
Đây là lá thư cuối cùng mà tôi ký tên với tư cách là Tổng Phục vụ và tôi tớ của anh em. Trong tâm tình này, và với sự xúc động sâu xa, tôi chúc lành cho anh em trong Cha Thánh Chí Ái.
Tu sĩ José Rodríguez Carballo, OFM
Tổng Phục vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM)
Tổng Phục vụ Jose Rodriguez Carballo
Trong lần bổ nhiệm đầu tiên của triều đại, Đức Thánh cha Phanxicô đã đặt Anh Tổng Phục vụ Jose Rodriguez Carballo, OFM, làm Thư ký của Thánh bộ Tu sĩ. Tân Thư ký sẽ được tấn phong giám mục ngày 18-5 trong Vương Cung Thánh Đường Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha. Chúng ta rất tự hào về người anh của chúng ta, Tu sĩ Jose, về việc bổ nhiệm này. Xin kính chúc mừng anh Jose! Dưới đây là thư của anh Jose gửi đến tất cả anh em trong Dòng, sau khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm:
Anh em thân mến: Xin Chúa ban bình an cho anh em!
Khi lá thư này đến tay anh em, việc bổ nhiệm tôi làm Thư ký Thánh Bộ lo về các Tu hội Đời sống Thánh Hiến và các Tu đoàn Tông đồ do Đức Thánh Cha Phanxicô đã được công bố. Trong lúc này, tôi muốn chia sẻ một số cảm xúc của tôi với anh em, những người thân yêu của tôi.
Cảm xúc đầu tiên của tôi là tâm tình cảm tạ vô biên đối với Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót, vì sự nhân lành Người đã ban cho tôi trong suốt những năm qua. Từ trong lòng Mẹ, Người đã chọn tôi và đã gọi tôi. Người ban cho tôi một quà tặng là người cha, người mẹ, ông Angel và bà Celia; ông bà không chỉ ban cho tôi sự sống, mà còn một nền giáo dục trong đức tin, điều đó đã giúp tôi, từ khi còn rất trẻ, cảm thấy được gọi vào đời sống phan sinh và linh mục, và đáp trả ơn gọi với sự nhiệt tình và quảng đại lớn lao. Chính các ngài, bằng gương sáng làm việc và lòng mến yêu Chúa, đã luôn luôn nâng đỡ tôi trên con đường này, và là những nhà huấn luyện đích thực về việc bước theo Chúa Kitô. Cùng với ông bà là em gái, em rể và các cháu mà tôi mang ơn rất nhiều trong đời sống nhân bản, phan sinh và linh mục của tôi.
Sau đó, khi tôi mười tuổi rưỡi, Thiên Chúa đã ban cho tôi các anh em phan sinh. Các anh đã đón nhận tôi và huấn luyện tôi, trước tiên ở Tỉnh Dòng Santiago de Compostela, và sau đó tại Thánh Địa. Anh em trong Tỉnh Dòng đã tin tưởng tôi khi giao cho tôi các trách nhiệm nặng nề, đặc biệt là trong lĩnh vực huấn luyện và quản trị. Sau đó các anh em trong Dòng cũng tin tưởng như vậy khi bầu tôi làm Tổng Cố Vấn Dòng, Tổng thư ký đặc trách huấn luyện và học vấn, và Tổng Phục vụ. Và trong suốt thời gian này, tôi không ngừng cảm thấy bàn tay của Chúa che chở tôi, và sự tin tưởng của anh em không hề suy giảm, mặc dù tôi yếu đuối. Vì tất cả những điều đó, tôi không bao giờ ngừng cảm tạ Chúa vì lòng nhân hậu và lòng thương xót của Ngài đối với tôi.
Tôi muốn cám ơn đặc biệt các anh em đã huấn luyện tôi, trong số đó nhiều người nay đã trở về nhà Cha, và những anh em mà tôi đã chia sẻ trách nhiệm linh hoạt và quản trị, trước tiên trong Tỉnh Dòng của tôi, sau đó trong Hội Dòng. Cảm ơn anh Giacomo Bini quý mến vì sự gần gũi và tình bạn của anh trong những năm qua. Tôi đã học hỏi biết bao nhiêu điều từ anh! Cảm ơn các anh em Tổng Cố vấn, cả trong nhiệm kỳ thứ nhất và nhiệm kỳ thứ hai làm Tổng Phục vụ của tôi. Với anh em, chẳng khó gì để mà cộng tác. Anh em luôn tỏ ra thông cảm với các hạn chế của tôi và luôn tin tưởng vào tôi. Xin cám ơn các thư ký riêng của tôi, nhất là anh Francisco Javier Arellano, người anh em trung thành và cộng sự viên, và các anh em nhà Trung ương, không có anh em, việc linh hoạt và quản trị Huynh Đệ đoàn toàn cầu chẳng thể thực hiện được. Xin cám ơn tất cả anh em trong Dòng. Cùng với anh em, tôi đã đau khổ, cùng với anh em, tôi đã hân hoan. Cùng với anh em, tôi đã trải qua vất vả và niềm vui của cuộc sống. Đối với tôi thật là an ủi lớn lao khi biết mình được đồng hành bởi gần 15.000 anh em của Hội Dòng. Có lẽ tôi đã cho đi nhiều trong mười năm làm Phục vụ và sáu năm làm Tổng Cố vấn và Thư ký đặc trách huấn luyện và học vấn, nhưng chắc chắn là nhiều điều, ngay cả nhiều điều hơn mà tôi đã nhận được từ anh em. Cảm ơn thật sự anh em! Anh em quả là một món quà lớn, một món quà tuyệt vời đối với tôi! Bây giờ tôi tạm thời xa cách anh em, tôi khẩn cầu anh em bằng cách hôn chân anh em, xin hãy tiếp tục là chỗ dựa và lời chúc lành cho tôi bằng lời cầu nguyện và bằng món quà là tình huynh đệ và tình bạn của anh em.
Cùng với việc tạ ơn, tôi không thể không nhận ra các giới hạn của tôi. Nếu đúng là, và thật là như thế, với người được cho nhiều thì bị đòi hỏi nhiều, vào lúc này tôi cảm nhận hơn bao giờ hết sức nặng của các yếu đuối của tôi, và tôi xin lỗi. Trước hết, tôi xin lỗi Chúa, Đấng sẽ phán xét tôi và biết rõ tôi hơn tôi biết chính bản thân mình, và sau đó tôi xin lỗi anh em, các anh em yêu quý của tôi mà tôi đã hứa phục vụ theo luận lý của quà tặng không hạn chế. Xin tha thứ cho tôi những lần xúc phạm tới anh em. Đặt đời sống tôi trước mặt Thiên Chúa, tôi có thể đảm bảo với anh em rằng tôi không bao giờ muốn anh em thiếu thốn điều gì và không bao giờ rơi vào sự thiên vị. Nếu sự khiêm nhường là sự thật, tôi có thể đảm bảo với anh em với lòng khiêm nhường lớn lao, rằng tôi đã luôn luôn và mọi lúc tìm kiếm điều thiện hảo cho Hội Dòng, mà không nghĩ về mình hay về điều mà người này hay người kia có thể nói. Tôi cũng thú nhận với anh em rằng tôi luôn luôn nỗ lực thực hiện điều mà tôi đã yêu cầu anh em làm. Nếu tôi không thành công, tôi phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa và sự thông cảm huynh đệ của anh em.
Ngay bây giờ tôi cảm thấy trong lòng hai cảm xúc: niềm vui và nỗi buồn, bởi vì Chúa tiếp tục tin tưởng tôi và vì Đức Thánh Cha Phanxicô, tôn chủ của tôi, đã giao cho tôi trách nhiệm nặng nề là phục vụ đời sống tu trì và thánh hiến, đó cũng là dấu chỉ của việc Ngài tin tưởng tôi và Dòng chúng ta. Nỗi buồn vì tôi ít còn dịp gần gũi với anh em, hỡi anh em yêu quý của tôi. Tôi thiếu mất anh em! Tôi thiếu sự bầu bạn của anh em trong khi cầu nguyện, giải trí, bữa ăn, và mọi lúc. Tôi thiếu những lời khuyên khôn ngoan và vòng tay rộng mở của anh em khi tôi cần đến. Tôi sẽ ít thấy anh em. Điều an ủi tôi là tôi sẽ tiếp tục làm việc cho cuộc sống mà tôi yêu, bởi vì đó là cuộc sống của tôi: đời sống tu trì, và vì thế, cũng là cuộc sống phan sinh. Hãy nghĩ rằng tôi luôn phục vụ anh em. Trong mọi trường hợp mà anh em thấy là thuận lợi, đừng ngại đến với tôi, và trong khuôn khổ các khả năng hạn chế của tôi, anh em sẽ thấy tôi luôn sẵn sàng, cho dù chỉ là đồng hành với anh em.
Lễ tấn phong Giám mục của tôi được dự kiến diễn ra ngày 18-5, vọng lễ Hiện Xuống. Buổi lễ sẽ diễn ra ở Santiago de Compostela. Tôi sẽ được Đức Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, phong chức. Tôi ước muốn tất cả anh em hiện diện bên tôi. Tôi biết điều này là không thể được. Vì vậy, tôi xin anh em hãy nhớ đến tôi trong Thánh lễ và trong kinh nguyện của anh em. Tôi cần điều đó. Xin cầu nguyện cho tôi như tôi cầu nguyện cho anh em.
Đây là lá thư cuối cùng mà tôi ký tên với tư cách là Tổng Phục vụ và tôi tớ của anh em. Trong tâm tình này, và với sự xúc động sâu xa, tôi chúc lành cho anh em trong Cha Thánh Chí Ái.
Tu sĩ José Rodríguez Carballo, OFM
Tổng Phục vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM)
Top Stories
Vietnam: Les évêques réunis au sanctuaire marial de Bai Dâu pour leur première assemblée annuelle
Eglises d'Asie
08:59 08/04/2013
En ce début du mois d'avril, les remous causés par le procès de la famille Doan Van Vuon ont quelque peu éclipsé la première assemblée annuelle de la Conférence épiscopale du Vietnam pour l'année 2013. Elle a eu lieu, cette année, au sanctuaire marial de Bai Dâu à Vung Tau (Cap Saint-Jacques) dans le diocèse de Ba Ria, du 1er au 5 avril 2013. Le dernier jour, l'ensemble de l'épiscopat s'est déplacé jusqu’à Xuân Lôc où avait lieu l'ordination du nouvel évêque auxiliaire du diocèse, Mgr Dinh Duc Dao, dernier évêque nommé par Benoît XVI, avant son renoncement au pontificat.
Comme à l'accoutumée, les responsables ont commencé par faire le point sur les effectifs rassemblés pour cette première réunion. Y étaient présent les évêques de tous les diocèses du Vietnam, à l'exception de l'évêque de Da Nang, absent pour raison de santé. Le représentant du Saint-Siège au Vietnam, Mgr Leopoldo Girelli a également participé à cette assemblée devant laquelle il a commenté les évolutions et les événements les plus récents ayant marqué l'Eglise universelle, tout particulièrement, l'avènement du nouveau pape François. Le cardinal archevêque de Saigon , Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Mân, tout nouvellement revenu de Rome, a lui aussi partagé avec ses confrères les impressions et les sentiments ressentis lors du conclave et de l'élection du nouveau pontife.
De très nombreuses questions ont été abordées dans cette assemblée, des questions pastorales habituelles à la restructuration de certains diocèses du Vietnam, en passant par les relations entre l'Eglise et l'État, en particulier sur el sujet de la lettre ouverte de l'épiscopat sur la refonte de la constitution.
Ces questions sont évoquées dans l’interview ci-dessous du secrétaire général de la Conférence, l'évêque de Bac Ninh, Mgr Cosme Hoang Van Dat. Mise en ligne en vietnamien sur le site de la Conférence épiscopale le 4 avril, elle a été traduite en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.
Interview de Mgr Cosme Hoang Van Dat, secrétaire général de la Conférence épiscopale, sur la première assemblée annuelle de la Conférence épiscopale. (4 avril 2013).
Quel a été l’ambiance de cette première assemblée annuelle ?
Que le Seigneur ressuscité nous accorde sa paix ! Pour caractériser le climat des assemblées de notre Conférence épiscopale et plus particulièrement de celle-ci, je parlerai de ‘gravité spirituelle’. Chaque jour, les évêques concélèbrent l'eucharistie, participent ensemble au salut du Saint-Sacrement, prient ensemble matin et soir dans un esprit de communion et de spiritualité.
Il y a chaque jour quatre séances de débats. Ceux-ci sont menés avec beaucoup de sérieux même si l'ambiance reste détendue, relativement légère. Tout se passe dans la fraternité, sans conflit ni tension. Par ailleurs, les repas et les moments de pause sont l'occasion de rencontres sympathiques et fraternelles. Dans la soirée, un moment est prévu pour le bain de mer, ce qui est très distrayant. Dans un tel climat, les évêques ressemblent aux apôtres rassemblés par le Christ après sa résurrection, vivant ensemble autour du Christ dans la fraternité. Telle est mon impression générale concernant cette assemblée annuelle.
Quels ont été les sujets les plus importants débattus pendant cette assemblée ?
En réalité, le programme prévu ne comportait que huit sujets. Après la séance d'ouverture, leur nombre était passé à plus de vingt. Personnellement, je ne peux dire ceux qui sont les plus importants. J’ai l'impression que nous sommes comme des ménagères dans une famille : celles-ci se préoccupent de tous les petits détails de la vie quotidienne familiale, qui n'ont pas forcément de nom mais qui sont très importants pour la vie de la famille !
Par exemple nous avons débattu de ce qui se passe à Rome, de l'élection du nouveau pape, du synode des évêques sur la nouvelle évangélisation. Nous avons écouté Mgr Girelli, représentant non-résident du Vatican au Vietnam. Nous avons discuté des affaires communes de l'Eglise du Vietnam : certaines sont considérées comme importantes par une partie d'entre nous, d’autres par une autre part des évêques. Disons en bref qu’ il s'agit des tâches ordinaires et quotidiennes de la famille comme, par exemple, les activités caritatives de l'Eglise, la construction d'un bureau pour le secrétariat général et les commissions de la Conférence épiscopale, les prêtres et religieux étudiants à l'étranger, la diaspora vietnamienne ...
La Conférence épiscopale a-t-elle des projets pour un avenir proche ?
En fait, ce sont des projets assez banals comme par exemple, la mise en œuvre de la nouvelle évangélisation dans l'Eglise au Vietnam, la construction de bâtiments et l'organisation de l'institut de théologie (…). Nous avons pu aussi parler de l'attitude de l'État après la lettre de la Conférence épiscopale contenant des propositions et des commentaires à propos de la refonte de la constitution. Nous espérons que notre dialogue avec l'État, ainsi qu’avec les autorités à tous les échelons, se déroulera en profondeur et sera plus efficace.
Y aurait-il quelques points sur lesquels vous voudriez nous donner plus d'informations ? Y a-t-il d'autres problèmes ?
Des problèmes, il n'y en a pas. Mais ces derniers jours, au cours de l'eucharistie, j’ai bien écouté les lectures de la parole de Dieu. La lecture de l’Évangile de mardi dernier [le 2 avril , NDT], rapporte que le Seigneur est apparu à Marie-Madeleine ; la présence du Christ a transformé la tristesse de celle-ci en joie. Dans l'Évangile du mercredi [3 avril, NDT], les disciples d'Emmaüs ont été accompagnés par le Seigneur, ce qui a transformé leur inquiétude en allégresse. La lecture d'aujourd'hui, jeudi de la 1ère semaine de Pâques nous montre le Christ apparaissant à ses disciples. Ceux-ci ont peur. Mais le Christ les rassure, leur donne des explications et en fin de compte leur confie la mission d'être ses témoins. Je pense que la Conférence épiscopale comme d'ailleurs l'Eglise du Vietnam et, plus généralement l'Eglise universelle, sont en train de vivre véritablement le mystère de la résurrection : le Christ est avec nous, il nous accompagne, il nous transforme en témoins.
Pourriez-vous nous donner quelques informations sur la préparation de la division du diocèse de Hung Hoa et la formation du nouveau diocèse de Ha Tuyên ?
En réalité il ne s'agit pas d'une préparation mais d'une proposition de division. Les deux provinces de Ha Giang et de Tuyên Quang sont passablement éloignées et sont situées dans les régions montagneuses les plus élevées du pays. L'action missionnaire se réalisera sous de meilleures conditions avec un évêque s’en occupant directement. La Conférence épiscopale a décidé de proposer au Saint-Siège de créer un nouveau diocèse. De même aujourd'hui, l'évêque de Kontum va exposer à l'assemblée un projet de division de son diocèse. Par ailleurs, la conférence épiscopale a achevé son travail en ce qui concerne le projet de division du diocèse de Vinh. On attend désormais la décision du Saint-Siège. Tous ces changements ont été motivés par les besoins de la pastorale du peuple de Dieu.
(Source: Eglises d'Asie, 8 avril 2013)
Comme à l'accoutumée, les responsables ont commencé par faire le point sur les effectifs rassemblés pour cette première réunion. Y étaient présent les évêques de tous les diocèses du Vietnam, à l'exception de l'évêque de Da Nang, absent pour raison de santé. Le représentant du Saint-Siège au Vietnam, Mgr Leopoldo Girelli a également participé à cette assemblée devant laquelle il a commenté les évolutions et les événements les plus récents ayant marqué l'Eglise universelle, tout particulièrement, l'avènement du nouveau pape François. Le cardinal archevêque de Saigon , Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Mân, tout nouvellement revenu de Rome, a lui aussi partagé avec ses confrères les impressions et les sentiments ressentis lors du conclave et de l'élection du nouveau pontife.
De très nombreuses questions ont été abordées dans cette assemblée, des questions pastorales habituelles à la restructuration de certains diocèses du Vietnam, en passant par les relations entre l'Eglise et l'État, en particulier sur el sujet de la lettre ouverte de l'épiscopat sur la refonte de la constitution.
Ces questions sont évoquées dans l’interview ci-dessous du secrétaire général de la Conférence, l'évêque de Bac Ninh, Mgr Cosme Hoang Van Dat. Mise en ligne en vietnamien sur le site de la Conférence épiscopale le 4 avril, elle a été traduite en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.
Interview de Mgr Cosme Hoang Van Dat, secrétaire général de la Conférence épiscopale, sur la première assemblée annuelle de la Conférence épiscopale. (4 avril 2013).
Quel a été l’ambiance de cette première assemblée annuelle ?
Que le Seigneur ressuscité nous accorde sa paix ! Pour caractériser le climat des assemblées de notre Conférence épiscopale et plus particulièrement de celle-ci, je parlerai de ‘gravité spirituelle’. Chaque jour, les évêques concélèbrent l'eucharistie, participent ensemble au salut du Saint-Sacrement, prient ensemble matin et soir dans un esprit de communion et de spiritualité.
Il y a chaque jour quatre séances de débats. Ceux-ci sont menés avec beaucoup de sérieux même si l'ambiance reste détendue, relativement légère. Tout se passe dans la fraternité, sans conflit ni tension. Par ailleurs, les repas et les moments de pause sont l'occasion de rencontres sympathiques et fraternelles. Dans la soirée, un moment est prévu pour le bain de mer, ce qui est très distrayant. Dans un tel climat, les évêques ressemblent aux apôtres rassemblés par le Christ après sa résurrection, vivant ensemble autour du Christ dans la fraternité. Telle est mon impression générale concernant cette assemblée annuelle.
Quels ont été les sujets les plus importants débattus pendant cette assemblée ?
En réalité, le programme prévu ne comportait que huit sujets. Après la séance d'ouverture, leur nombre était passé à plus de vingt. Personnellement, je ne peux dire ceux qui sont les plus importants. J’ai l'impression que nous sommes comme des ménagères dans une famille : celles-ci se préoccupent de tous les petits détails de la vie quotidienne familiale, qui n'ont pas forcément de nom mais qui sont très importants pour la vie de la famille !
Par exemple nous avons débattu de ce qui se passe à Rome, de l'élection du nouveau pape, du synode des évêques sur la nouvelle évangélisation. Nous avons écouté Mgr Girelli, représentant non-résident du Vatican au Vietnam. Nous avons discuté des affaires communes de l'Eglise du Vietnam : certaines sont considérées comme importantes par une partie d'entre nous, d’autres par une autre part des évêques. Disons en bref qu’ il s'agit des tâches ordinaires et quotidiennes de la famille comme, par exemple, les activités caritatives de l'Eglise, la construction d'un bureau pour le secrétariat général et les commissions de la Conférence épiscopale, les prêtres et religieux étudiants à l'étranger, la diaspora vietnamienne ...
La Conférence épiscopale a-t-elle des projets pour un avenir proche ?
En fait, ce sont des projets assez banals comme par exemple, la mise en œuvre de la nouvelle évangélisation dans l'Eglise au Vietnam, la construction de bâtiments et l'organisation de l'institut de théologie (…). Nous avons pu aussi parler de l'attitude de l'État après la lettre de la Conférence épiscopale contenant des propositions et des commentaires à propos de la refonte de la constitution. Nous espérons que notre dialogue avec l'État, ainsi qu’avec les autorités à tous les échelons, se déroulera en profondeur et sera plus efficace.
Y aurait-il quelques points sur lesquels vous voudriez nous donner plus d'informations ? Y a-t-il d'autres problèmes ?
Des problèmes, il n'y en a pas. Mais ces derniers jours, au cours de l'eucharistie, j’ai bien écouté les lectures de la parole de Dieu. La lecture de l’Évangile de mardi dernier [le 2 avril , NDT], rapporte que le Seigneur est apparu à Marie-Madeleine ; la présence du Christ a transformé la tristesse de celle-ci en joie. Dans l'Évangile du mercredi [3 avril, NDT], les disciples d'Emmaüs ont été accompagnés par le Seigneur, ce qui a transformé leur inquiétude en allégresse. La lecture d'aujourd'hui, jeudi de la 1ère semaine de Pâques nous montre le Christ apparaissant à ses disciples. Ceux-ci ont peur. Mais le Christ les rassure, leur donne des explications et en fin de compte leur confie la mission d'être ses témoins. Je pense que la Conférence épiscopale comme d'ailleurs l'Eglise du Vietnam et, plus généralement l'Eglise universelle, sont en train de vivre véritablement le mystère de la résurrection : le Christ est avec nous, il nous accompagne, il nous transforme en témoins.
Pourriez-vous nous donner quelques informations sur la préparation de la division du diocèse de Hung Hoa et la formation du nouveau diocèse de Ha Tuyên ?
En réalité il ne s'agit pas d'une préparation mais d'une proposition de division. Les deux provinces de Ha Giang et de Tuyên Quang sont passablement éloignées et sont situées dans les régions montagneuses les plus élevées du pays. L'action missionnaire se réalisera sous de meilleures conditions avec un évêque s’en occupant directement. La Conférence épiscopale a décidé de proposer au Saint-Siège de créer un nouveau diocèse. De même aujourd'hui, l'évêque de Kontum va exposer à l'assemblée un projet de division de son diocèse. Par ailleurs, la conférence épiscopale a achevé son travail en ce qui concerne le projet de division du diocèse de Vinh. On attend désormais la décision du Saint-Siège. Tous ces changements ont été motivés par les besoins de la pastorale du peuple de Dieu.
(Source: Eglises d'Asie, 8 avril 2013)
Pope Francis meets head of German Evangelical Church
Vatican Radio
11:05 08/04/2013
On Monday morning (April 8, 2013), Pope Francis received in audience Dr. Nikolaus Schneider, Präses (“President”) of the Evangelical Church (Lutheran) in Germany, who was accompanied by his wife, and a small group of associates.
The head of the Holy See Press Office, Father Federico Lombardi, SJ, described the meeting as “very friendly”, noting the Präses expressed his appreciation for the choosing of the name Francis, “because it is the name of a saint that truly speaks to all Christians in a very effective manner.” The Evangelical leader also spoke about his concern for the victims of the recent flooding which has caused so much suffering in Argentina.
Father Lombardi said their ecumenical discussions focused on the value of the ecumenism of the martyrs, to which the Pope gives particular weight, since the blood of the martyrs is something which profoundly unites the various Christian denominations in a common witness to Christ.
Dr. Schneider also spoke about the upcoming anniversary of the Reformation in 2017, which is of course an extremely important commemoration for the Evangelical Church in Germany. The Pope took the opportunity to remind the Präses of the words of Pope Benedict XVI in Erfurt, where Martin Luther lived and worked, which have a particular ecumenical significance in regards to the figure of Luther in particular, as well as for relations between the Catholic Church and those ecclesial communities emerging from the Reformation.
Father Lombardi said their ecumenical discussions focused on the value of the ecumenism of the martyrs, to which the Pope gives particular weight, since the blood of the martyrs is something which profoundly unites the various Christian denominations in a common witness to Christ.
Dr. Schneider also spoke about the upcoming anniversary of the Reformation in 2017, which is of course an extremely important commemoration for the Evangelical Church in Germany. The Pope took the opportunity to remind the Präses of the words of Pope Benedict XVI in Erfurt, where Martin Luther lived and worked, which have a particular ecumenical significance in regards to the figure of Luther in particular, as well as for relations between the Catholic Church and those ecclesial communities emerging from the Reformation.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bổn Mạng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney
Diệp Hải Dung
09:59 08/04/2013
Chiều Chúa Nhật 07/04/2013 các anh chị em Ca viên thuộc các Giáo Đoàn Cabramatta, Georges Hall, Fairfield, Lamkemba, Marrickville, Miller, Mt.Pritchard và Revesby đã đến nhà thờ Our Lady of Mount Camel Mt. Pritchard Sydney tham dự Lễ mừng kính Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh là Quan Thầy của Liên Ca Đoàn.
Xin xem hình
Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi Đặc trách Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn 24 năm thành lập và sau đó Cha cùng với Cha Giuse Hoàng Đức Luyến Bề Trên Dòng Thánh Antôn Giáo Phận Vinh Việt Nam cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Chi đã nói về Tông đồ Tôma đã tuyên xưng Đức Tin, Lạy Chúa ! Lạy Thiên Chúa của con và cũng giống như các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đặc biệt Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh mà Liên Ca Đoàn mừng kính hôm nay cũng đã khẳng định niềm tin của mình Lạy Chúa ! Lạy Thiên Chúa của con ! Ngày 06/4/1857 Ngài không chấp nhận bước qua Thập Giá để rồi Ngài bị đem ra pháp trường Bẩy Mẫu đón nhận cái chết Tử Đạo chứng nhân cho Thiên Chúa..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn và sau cùng anh Hoàng Minh Hùng Liên Ca Đoàn Trưỏng lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Liên Ca Đoàn.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổ Mạng và thưởng lãm Văn Nghệ do Liên Ca Đoàn trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, và Tam Ca rất đặc sắc ngoài ra cũng có thêm phần xổ số may mắn lấy hên.
Xin xem hình
Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi Đặc trách Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn 24 năm thành lập và sau đó Cha cùng với Cha Giuse Hoàng Đức Luyến Bề Trên Dòng Thánh Antôn Giáo Phận Vinh Việt Nam cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Chi đã nói về Tông đồ Tôma đã tuyên xưng Đức Tin, Lạy Chúa ! Lạy Thiên Chúa của con và cũng giống như các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đặc biệt Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh mà Liên Ca Đoàn mừng kính hôm nay cũng đã khẳng định niềm tin của mình Lạy Chúa ! Lạy Thiên Chúa của con ! Ngày 06/4/1857 Ngài không chấp nhận bước qua Thập Giá để rồi Ngài bị đem ra pháp trường Bẩy Mẫu đón nhận cái chết Tử Đạo chứng nhân cho Thiên Chúa..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn và sau cùng anh Hoàng Minh Hùng Liên Ca Đoàn Trưỏng lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Liên Ca Đoàn.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổ Mạng và thưởng lãm Văn Nghệ do Liên Ca Đoàn trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, và Tam Ca rất đặc sắc ngoài ra cũng có thêm phần xổ số may mắn lấy hên.
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm mục vụ GP. Phan Thiết
Hồng Hương
10:06 08/04/2013
Chiều ngày 05/04/2013, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli – Đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô tại Việt Nam đã đến Bình Thuận bắt đầu cho chuyến viếng thăm mục vụ tại GP Phan Thiết lần thứ 2 từ ngày 5-7/04/2013. Chuyến thăm mục vụ lần thứ nhất đã diễn ra vào tháng 10/2011.
Xem hình ảnh
Tháp tùng Đức TGM từ TGM Xuân Lộc về TGM Phan Thiết có Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết và Cha Tổng đại diện GP Phan Thiết.
Trên đường đi, Đức Tổng đã ghé thăm Giáo xứ Hiệp Đức và giáo xứ Phaolô. Khó mà diễn tả được niềm vui của Cha hạt Trưởng Hàm Thuận Nam và Cha Micae Hùng và bà con giáo dân khi được đón tiếp Vị Đại diện Đức Thánh Cha một cách bất ngờ như vậy.
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm và ban phép lành cho Đức Cha Nicôla
Tại TGM Phan Thiết, sáng 06/04/2013, ngày thứ nhất của chuyến thăm mục vụ, Đức TGM đã lên tận phòng thăm hỏi sức khỏe và bệnh tình của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, giám mục tiên khởi của Phan Thiết. Tại đây, cùng với Đức Cha Giuse, Ngài đọc kinh Kính Mừng và ban phép lành cho Đức Cha Già. Đức Cha Nicôla, dù không nói được lời nào, nhưng qua ánh mắt và biểu hiện trên gương mặt thể hiện sự xúc động và hạnh phúc khi được đại diện của Đức Thánh Cha đến thăm.
Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli gặp gỡ Liên Tu Sĩ
Đúng vào dịp tĩnh tâm của Liên Tu Sĩ nên Đức TGM đã dành 30 phút để gặp gỡ các nữ tu. Bằng giọng trìu mến, Đức TGM nhắn nhủ: “Bất cứ trong công việc gì, làm với ai và cho ai, các chị em hãy phục vụ với tâm tình yêu mến và lòng thương xót như Chúa Giêsu đã nêu gương”. Ngài nói: “Cha biết chị em đã hy sinh rất nhiều, đã luôn cầu nguyện rất nhiều cho Đức Thánh Cha, cho Giáo Hội. Là người đại diện cho Đức Thánh Cha, cha xin cám ơn chị em. Chị em hãy luôn là ngọn đèn sáng chiếu tỏa đức tin vững vàng và niềm hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh cho thế gian dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
Đức TGM Leopoldo Girelli dâng thánh lễ tại nhà thờ Vinh Lưu
Rời TGM, Vị đại diện Đức Thánh Cha cùng với Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ đồng tế trọng thể tại thánh đường giáo xứ Vinh Lưu, hạt Hàm Thuận Nam. Vinh Lưu thành lập vào ngày 15/5/1955, hiện nay giáo xứ có 2.604 giáo dân. Là một giáo xứ từ miền Bắc di cư vào và vẫn giữ truyền thống đạo đức sâu sắc. Đây cũng là một trong và có nhiều ơn gọi nhất trong GP Phan Thiết. Gồm 12 linh mục, 2 Phó tế, 24 nữ tu, 20 chủng sinh, 16 đệ tử và 40 dự tu từ lớp 8-12. Linh mục đương nhiệm là cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm.
Đức TGM Leopoldo Girelli viếng nghĩa trang linh mục
Lúc 12g00 ngày 06/04/2013, chia tay đoàn chiên Vinh Lưu, Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức Cha Giuse đã đến viếng nghĩa trang linh mục GP Phan Thiết. Tại đây, Ngài đã cùng với cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục thuộc GP Phan Thiết đã qua đời và rảy nước thánh trên các mộ phần. Ngỏ lời với cộng đoàn, Đức TGM nói: Anh chị em hãy nhớ cầu nguyện thường xuyên cho các linh mục đã suốt một đời phục vụ đàn chiên của Chúa mà nay đã được Chúa gọi về. Cầu nguyện cho các ngài chính là bày tỏ lòng hiếu thảo của những người con với người cha đã hết lòng phục vụ Giáo hội và mọi người. Giáo phận Phan Thiết có hiện có 122 linh mục, 36 linh mục đã qua đời. Trong số đó, tại nghĩa trang Các Linh Mục có mộ phần của 18 vị.
Cắt băng khánh thành nhà giáo lý Gx. Vinh An
Tiếp sau đó, Đức TGM và Đức Cha Giuse đã chủ sự nghi thức làm phép và cắt băng khánh thành nhà giáo lý của Giáo xứ Vinh An do Cha Phêrô Trần Thanh Tú hiện đang đương nhiệm quản xứ. Nhà Giáo Lý Giáo Xứ Vinh An khởi công xây dựng từ ngày 22/04/ 2012. Đức Tổng chúc mừng cha xứ và bà con giáo dân có nhà Giáo lý mới. Ngài xin cộng đoàn hãy tích cực tham dự các Bí tích, siêng năng học hỏi Giáo lý, Kinh thánh và các Huấn thị của Giáo hội vì đó là cách hiệp thông sâu sắc nhất với Đức Thánh Cha và Hội Thánh Chúa.
Buổi chiều cùng ngày, Đức TGM và Đức Cha Giuse đã đến thăm Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội tại Tân Hà- Hàm Tân. Tu đoàn do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, nguyên giám mục GP Phan Thiết, thành lập và đang hoạt động tích cực phục vụ dân nghèo qua các công tác bác ái như phòng khám phát thuốc nam miễn phí, chương trình nước uống tinh khiết, hỗ trợ học sinh nghèo .v.v.
Sau đến, Đức TGM cũng ghé thăm viếng Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy tại Hàm Tân.
Đức TGM dâng thánh lễ kỉ niệm 363 năm Gx. Tầm Hưng
Bắt đầu ngày thứ 2, Đức TGM Leopoldo Girelli đến giáo xứ Tầm Hưng là giáo xứ kì cựu nhất trong GP Phan Thiết. Một vinh dự mà không phải giáo xứ nào cũng có. Thánh lễ thánh lễ kỉ niệm 363 năm thành lập Gx. Tầm Hưng diễn ra long trọng. Cha chính xứ Giuse Bùi Ngọc Báu, cha phó F.x Nguyễn Phạm Hoài Thương cùng toàn thể giáo xứ Tầm Hưng và giáo dân các giáo xứ lân cận hân hoan đón mừng Vị đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm.
Đức TGM Leopoldo Girelli chia sẻ rằng cộng đoàn giáo xứ Tầm Hưng đã để lại một ấn tượng thật đẹp cho Ngài. Từ điệu vũ chúc mừng của các em thiếu nhi, Ngài nói với cộng đoàn nhiều ý nghĩa: Màu vàng của trang phục các em là biểu tượng cây đuốc sáng của niềm tin; cánh quạt xòe ra là hình ảnh cánh buồm lướt sóng vững vàng trên đại dương sóng gió. Đức Tổng cầu chúc cho cộng đoàn luôn cháy sáng và biết lan tỏa ánh sáng đức tin vào Chúa để đem lại niềm vui cho giáo xứ và những người lương dân xung quanh. Như các bậc tiền nhân dù bị thử thách trăm bề nhưng đã luôn kiên vững đức tin vào Đức Kitô, hôm nay Chúa cũng mời gọi mỗi người giong buồm ra khơi để loan báo Tin Mừng của Chúa. Đức Tổng nói Ngài rất thích ăn trái thanh long, nhất là thanh long đỏ vì nó rất ngọt. Từ niềm vui giáo xứ cho biết đã thay đổi, phát triển nhiều nhờ vào việc canh tác cây thanh long, Ngài nhắn nhủ các Kitô hữu hãy luôn làm phong nhiêu đời sống của mình như tên gọi “Tầm Hưng”: không chỉ chú tâm làm phong phú đời sống vật chất mà trước hết phải làm giàu đời sống đạo bằng việc năng tham dự thánh lễ, các bí tích, các việc đạo đức bình dân và nhất là thực thi sống bác ái chia sẻ cho anh chị em nghèo khó xung quanh. Làm được những điều này, thì giáo xứ Tầm Hưng đang sống triệt để lời dạy của Chúa Giêsu và xứng đáng là “Niên Trưởng” của các giáo xứ khác trong GP. Phan Thiết.
Đức TGM Leopoldo Girelli cũng đến thăm giáo xứ Kim Ngọc, một giáo xứ có tuổi đời gần ngang với Tầm Hưng. Buổi chiều cùng ngày, Ngài đến thăm giáo xứ Mũi Né và giáo xứ Rạng là hai nhà thờ nằm trong khu vực du lịch Mũi Né nổi tiếng của Bình Thuận.
Sáng ngày 08/04/2013, Chuyến viếng thăm mục vụ lần thứ 2 tại Gp. Phan Thiết của Đức TGM Leopoldo Girelli kết thúc với điểm ghé thăm là giáo xứ Mẹ Thiên Chúa, nơi giáp ranh Giáo phận Phan Thiết và Xuân Lộc. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống thay mặt Giáo phận cám ơn chuyến viếng thăm của Đức TGM Leopoldo Girelli và xin Đức Tổng đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Cha chung của Giáo Hội, lòng biết ơn và yêu mến, lòng trung thành và hiếu thảo của đoàn chiên Giáo phận Phan Thiết.
Xem hình ảnh
Tháp tùng Đức TGM từ TGM Xuân Lộc về TGM Phan Thiết có Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết và Cha Tổng đại diện GP Phan Thiết.
Trên đường đi, Đức Tổng đã ghé thăm Giáo xứ Hiệp Đức và giáo xứ Phaolô. Khó mà diễn tả được niềm vui của Cha hạt Trưởng Hàm Thuận Nam và Cha Micae Hùng và bà con giáo dân khi được đón tiếp Vị Đại diện Đức Thánh Cha một cách bất ngờ như vậy.
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm và ban phép lành cho Đức Cha Nicôla
Tại TGM Phan Thiết, sáng 06/04/2013, ngày thứ nhất của chuyến thăm mục vụ, Đức TGM đã lên tận phòng thăm hỏi sức khỏe và bệnh tình của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, giám mục tiên khởi của Phan Thiết. Tại đây, cùng với Đức Cha Giuse, Ngài đọc kinh Kính Mừng và ban phép lành cho Đức Cha Già. Đức Cha Nicôla, dù không nói được lời nào, nhưng qua ánh mắt và biểu hiện trên gương mặt thể hiện sự xúc động và hạnh phúc khi được đại diện của Đức Thánh Cha đến thăm.
Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli gặp gỡ Liên Tu Sĩ
Đúng vào dịp tĩnh tâm của Liên Tu Sĩ nên Đức TGM đã dành 30 phút để gặp gỡ các nữ tu. Bằng giọng trìu mến, Đức TGM nhắn nhủ: “Bất cứ trong công việc gì, làm với ai và cho ai, các chị em hãy phục vụ với tâm tình yêu mến và lòng thương xót như Chúa Giêsu đã nêu gương”. Ngài nói: “Cha biết chị em đã hy sinh rất nhiều, đã luôn cầu nguyện rất nhiều cho Đức Thánh Cha, cho Giáo Hội. Là người đại diện cho Đức Thánh Cha, cha xin cám ơn chị em. Chị em hãy luôn là ngọn đèn sáng chiếu tỏa đức tin vững vàng và niềm hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh cho thế gian dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
Đức TGM Leopoldo Girelli dâng thánh lễ tại nhà thờ Vinh Lưu
Rời TGM, Vị đại diện Đức Thánh Cha cùng với Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ đồng tế trọng thể tại thánh đường giáo xứ Vinh Lưu, hạt Hàm Thuận Nam. Vinh Lưu thành lập vào ngày 15/5/1955, hiện nay giáo xứ có 2.604 giáo dân. Là một giáo xứ từ miền Bắc di cư vào và vẫn giữ truyền thống đạo đức sâu sắc. Đây cũng là một trong và có nhiều ơn gọi nhất trong GP Phan Thiết. Gồm 12 linh mục, 2 Phó tế, 24 nữ tu, 20 chủng sinh, 16 đệ tử và 40 dự tu từ lớp 8-12. Linh mục đương nhiệm là cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm.
Đức TGM Leopoldo Girelli viếng nghĩa trang linh mục
Lúc 12g00 ngày 06/04/2013, chia tay đoàn chiên Vinh Lưu, Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức Cha Giuse đã đến viếng nghĩa trang linh mục GP Phan Thiết. Tại đây, Ngài đã cùng với cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục thuộc GP Phan Thiết đã qua đời và rảy nước thánh trên các mộ phần. Ngỏ lời với cộng đoàn, Đức TGM nói: Anh chị em hãy nhớ cầu nguyện thường xuyên cho các linh mục đã suốt một đời phục vụ đàn chiên của Chúa mà nay đã được Chúa gọi về. Cầu nguyện cho các ngài chính là bày tỏ lòng hiếu thảo của những người con với người cha đã hết lòng phục vụ Giáo hội và mọi người. Giáo phận Phan Thiết có hiện có 122 linh mục, 36 linh mục đã qua đời. Trong số đó, tại nghĩa trang Các Linh Mục có mộ phần của 18 vị.
Cắt băng khánh thành nhà giáo lý Gx. Vinh An
Tiếp sau đó, Đức TGM và Đức Cha Giuse đã chủ sự nghi thức làm phép và cắt băng khánh thành nhà giáo lý của Giáo xứ Vinh An do Cha Phêrô Trần Thanh Tú hiện đang đương nhiệm quản xứ. Nhà Giáo Lý Giáo Xứ Vinh An khởi công xây dựng từ ngày 22/04/ 2012. Đức Tổng chúc mừng cha xứ và bà con giáo dân có nhà Giáo lý mới. Ngài xin cộng đoàn hãy tích cực tham dự các Bí tích, siêng năng học hỏi Giáo lý, Kinh thánh và các Huấn thị của Giáo hội vì đó là cách hiệp thông sâu sắc nhất với Đức Thánh Cha và Hội Thánh Chúa.
Buổi chiều cùng ngày, Đức TGM và Đức Cha Giuse đã đến thăm Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội tại Tân Hà- Hàm Tân. Tu đoàn do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, nguyên giám mục GP Phan Thiết, thành lập và đang hoạt động tích cực phục vụ dân nghèo qua các công tác bác ái như phòng khám phát thuốc nam miễn phí, chương trình nước uống tinh khiết, hỗ trợ học sinh nghèo .v.v.
Sau đến, Đức TGM cũng ghé thăm viếng Đan viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy tại Hàm Tân.
Đức TGM dâng thánh lễ kỉ niệm 363 năm Gx. Tầm Hưng
Bắt đầu ngày thứ 2, Đức TGM Leopoldo Girelli đến giáo xứ Tầm Hưng là giáo xứ kì cựu nhất trong GP Phan Thiết. Một vinh dự mà không phải giáo xứ nào cũng có. Thánh lễ thánh lễ kỉ niệm 363 năm thành lập Gx. Tầm Hưng diễn ra long trọng. Cha chính xứ Giuse Bùi Ngọc Báu, cha phó F.x Nguyễn Phạm Hoài Thương cùng toàn thể giáo xứ Tầm Hưng và giáo dân các giáo xứ lân cận hân hoan đón mừng Vị đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm.
Đức TGM Leopoldo Girelli chia sẻ rằng cộng đoàn giáo xứ Tầm Hưng đã để lại một ấn tượng thật đẹp cho Ngài. Từ điệu vũ chúc mừng của các em thiếu nhi, Ngài nói với cộng đoàn nhiều ý nghĩa: Màu vàng của trang phục các em là biểu tượng cây đuốc sáng của niềm tin; cánh quạt xòe ra là hình ảnh cánh buồm lướt sóng vững vàng trên đại dương sóng gió. Đức Tổng cầu chúc cho cộng đoàn luôn cháy sáng và biết lan tỏa ánh sáng đức tin vào Chúa để đem lại niềm vui cho giáo xứ và những người lương dân xung quanh. Như các bậc tiền nhân dù bị thử thách trăm bề nhưng đã luôn kiên vững đức tin vào Đức Kitô, hôm nay Chúa cũng mời gọi mỗi người giong buồm ra khơi để loan báo Tin Mừng của Chúa. Đức Tổng nói Ngài rất thích ăn trái thanh long, nhất là thanh long đỏ vì nó rất ngọt. Từ niềm vui giáo xứ cho biết đã thay đổi, phát triển nhiều nhờ vào việc canh tác cây thanh long, Ngài nhắn nhủ các Kitô hữu hãy luôn làm phong nhiêu đời sống của mình như tên gọi “Tầm Hưng”: không chỉ chú tâm làm phong phú đời sống vật chất mà trước hết phải làm giàu đời sống đạo bằng việc năng tham dự thánh lễ, các bí tích, các việc đạo đức bình dân và nhất là thực thi sống bác ái chia sẻ cho anh chị em nghèo khó xung quanh. Làm được những điều này, thì giáo xứ Tầm Hưng đang sống triệt để lời dạy của Chúa Giêsu và xứng đáng là “Niên Trưởng” của các giáo xứ khác trong GP. Phan Thiết.
Đức TGM Leopoldo Girelli cũng đến thăm giáo xứ Kim Ngọc, một giáo xứ có tuổi đời gần ngang với Tầm Hưng. Buổi chiều cùng ngày, Ngài đến thăm giáo xứ Mũi Né và giáo xứ Rạng là hai nhà thờ nằm trong khu vực du lịch Mũi Né nổi tiếng của Bình Thuận.
Sáng ngày 08/04/2013, Chuyến viếng thăm mục vụ lần thứ 2 tại Gp. Phan Thiết của Đức TGM Leopoldo Girelli kết thúc với điểm ghé thăm là giáo xứ Mẹ Thiên Chúa, nơi giáp ranh Giáo phận Phan Thiết và Xuân Lộc. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống thay mặt Giáo phận cám ơn chuyến viếng thăm của Đức TGM Leopoldo Girelli và xin Đức Tổng đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Cha chung của Giáo Hội, lòng biết ơn và yêu mến, lòng trung thành và hiếu thảo của đoàn chiên Giáo phận Phan Thiết.
Mừng kính đại lễ Lòng Chúa thương xót tại giáo xứ Bến Hải
Philip Đạt
10:21 08/04/2013
SAIGÒN - Lúc 17g30 thứ bảy 6/4/2013, tại nhà thờ Bến Hải, Hội đồng Mục vụ giáo xứ Bến Hải, Cộng đoàn Lòng Chúa thương xót Bến Hải, Ban Chấp hành Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm (GĐPT) Giáo phận, Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm giáo hạt Gò Vấp, các xứ đoàn: Hạnh Thông Tây, Bến Cát, Giuse, Gò Vấp, Vĩnh Hiệp, Bác Ái và Bến Hải hiệp dâng Thánh lễ Chúa nhật thứ hai Phục sinh mừng kính Lòng Chúa thương xót, bổn mạng của GĐPT giáo hạt Gò Vấp cầu nguyện cho mọi người. Cha Giuse Nguyễn Văn Chủ, Quản hạt Gò Vấp chủ tế. Đồng tế với ngài có cha Gioanbaotixita Huỳnh Công Minh, Tổng đại diện giáo phận Sài Gòn và Cha Giuse Phạm Công Trường, chính xứ Bến Hải cũng là linh hướng GĐPT giáo hạt, ba Cha Phượng, Phúc và cha Rocco thuộc dòng Chúa Thánh Thần, dòng Đaminh và quý cha linh hướng các GĐPT xứ đoàn bạn
Xem hình ảnh
Trước Thánh lễ, trong bầu khí hân hoan hòa cùng tiếng hoan ca trầm bổng, suy niệm sâu sắc về thông điệp của LCTX; cộng đoàn và GĐPT cung nghinh kiệu Lòng Chúa Thương xót từ hội trường nhà thờ Bến Hải tiến vào cung thánh thánh đường trật tự giữa hai hàng rào danh dự của các anh chị đoàn viên, ban phục vụ và cộng đoàn chào đón đoàn đồng tế. Đầu lễ, mở lời chào mừng cộng đoàn dân Chúa, cha Linh hướng của GĐPT giáo hạt đã giới thiệu đặc biệt về ý nghĩa của đại lễ. Ngài mời gọi cộng đoàn cùng dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ, thiết tha cầu nguyện cho mọi người và đặc biệt cho cộng đoàn LCTX và GĐPT của giáo hạt Gò Vấp đã nhận Chúa Là Đấng hay thương xót.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, cha Giacôbê Phượng (dòng Đaminh) đã nhắc nhở và cảnh báo với mọi người: trong cuộc sống của xã hội hiện nay với nhiều hệ quả của lối sống vội vã, đua chen đang diễn ra bằng nhiều hình thức: từ lôi cuốn đến cám dỗ và buông thả theo bản năng, con người đã xúc phạm đến tình thương của Thiên Chúa. Nhưng đối với lòng nhân từ và tình yêu thương bao la của Thiên Chúa đối với con người, Chúa không dùng hình phạt mà ngài đã dùng thật nhiều dấu chỉ để con người biết sám hối, biết thức tỉnh sửa đổi cuộc sống để ngày một hoàn thiện hơn theo ý Chúa. Chúa nhật thứ hai Phục sinh hôm nay, ghi dấu ấn cho mỗi người mời gọi thức tỉnh tâm hồn mỗi chúng ta, mau thay đổi lối sống và kịp thời sửa đổi, cầu nguyện, ăn năn để chuẩn bị đón Chúa Phục sinh đến.
Cuối lễ, trong bầu khí vui mừng với tràng pháo tay rộn rã của cộng đoàn dâng lên lời cám ơn quý cha và cộng đoàn, anh Trưởng Giuse Nguyễn Phú Long, Ban chấp hành GĐPT của giáo hạt đã dâng lên lời tri ân sâu xa, cảm tạ quý cha đồng tế dâng lên các ngài những bó hoa tươi thắm của cộng đoàn. Đáp từ, Cha Tổng đại diện đã vui mừng hồi tưởng thuật lại nhiều điều tai nghe mắt thấy những ngày hân hoan của giáo hội tại Vatican vừa qua mà ngài đã có mặt, bằng chứng của lòng Chúa thương xót vô biên đã trao ban cho nhân loại một chủ chăn nhiều lòng thương xót…Trước khi ban phép lành, Cha Quản hạt-chủ tế một lần nữa ngỏ lời cám ơn trân trọng đến Cha Tổng đại diện, Cha xứ, Quý Cha đồng tế và cộng đoàn đã cùng hiệp dâng thánh lễ mừng đại lễ long trọng một cách sốt sắng.
Kết thúc Thánh lễ, một bữa cơm thân mật được tổ chức ngay tại hội trường của nhà thờ, cũng là dịp để các Ban chấp hành xứ đoàn gặp gỡ, trao đổi thân tình. Đồng thời, để GĐPT của các xứ đoàn gởi đến quý cha, Hội đồng Mục vụ giáo xứ Bến Hải lời cám ơn. Mọi người tạm biệt nhau trong niềm vui huynh đệ, tay trong tay với lời chúc cho nhau cùng chu toàn nhiệm vụ trong tình yêu lửa mến của Lòng Chúa thương xót.
Xem hình ảnh
Trước Thánh lễ, trong bầu khí hân hoan hòa cùng tiếng hoan ca trầm bổng, suy niệm sâu sắc về thông điệp của LCTX; cộng đoàn và GĐPT cung nghinh kiệu Lòng Chúa Thương xót từ hội trường nhà thờ Bến Hải tiến vào cung thánh thánh đường trật tự giữa hai hàng rào danh dự của các anh chị đoàn viên, ban phục vụ và cộng đoàn chào đón đoàn đồng tế. Đầu lễ, mở lời chào mừng cộng đoàn dân Chúa, cha Linh hướng của GĐPT giáo hạt đã giới thiệu đặc biệt về ý nghĩa của đại lễ. Ngài mời gọi cộng đoàn cùng dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ, thiết tha cầu nguyện cho mọi người và đặc biệt cho cộng đoàn LCTX và GĐPT của giáo hạt Gò Vấp đã nhận Chúa Là Đấng hay thương xót.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, cha Giacôbê Phượng (dòng Đaminh) đã nhắc nhở và cảnh báo với mọi người: trong cuộc sống của xã hội hiện nay với nhiều hệ quả của lối sống vội vã, đua chen đang diễn ra bằng nhiều hình thức: từ lôi cuốn đến cám dỗ và buông thả theo bản năng, con người đã xúc phạm đến tình thương của Thiên Chúa. Nhưng đối với lòng nhân từ và tình yêu thương bao la của Thiên Chúa đối với con người, Chúa không dùng hình phạt mà ngài đã dùng thật nhiều dấu chỉ để con người biết sám hối, biết thức tỉnh sửa đổi cuộc sống để ngày một hoàn thiện hơn theo ý Chúa. Chúa nhật thứ hai Phục sinh hôm nay, ghi dấu ấn cho mỗi người mời gọi thức tỉnh tâm hồn mỗi chúng ta, mau thay đổi lối sống và kịp thời sửa đổi, cầu nguyện, ăn năn để chuẩn bị đón Chúa Phục sinh đến.
Cuối lễ, trong bầu khí vui mừng với tràng pháo tay rộn rã của cộng đoàn dâng lên lời cám ơn quý cha và cộng đoàn, anh Trưởng Giuse Nguyễn Phú Long, Ban chấp hành GĐPT của giáo hạt đã dâng lên lời tri ân sâu xa, cảm tạ quý cha đồng tế dâng lên các ngài những bó hoa tươi thắm của cộng đoàn. Đáp từ, Cha Tổng đại diện đã vui mừng hồi tưởng thuật lại nhiều điều tai nghe mắt thấy những ngày hân hoan của giáo hội tại Vatican vừa qua mà ngài đã có mặt, bằng chứng của lòng Chúa thương xót vô biên đã trao ban cho nhân loại một chủ chăn nhiều lòng thương xót…Trước khi ban phép lành, Cha Quản hạt-chủ tế một lần nữa ngỏ lời cám ơn trân trọng đến Cha Tổng đại diện, Cha xứ, Quý Cha đồng tế và cộng đoàn đã cùng hiệp dâng thánh lễ mừng đại lễ long trọng một cách sốt sắng.
Kết thúc Thánh lễ, một bữa cơm thân mật được tổ chức ngay tại hội trường của nhà thờ, cũng là dịp để các Ban chấp hành xứ đoàn gặp gỡ, trao đổi thân tình. Đồng thời, để GĐPT của các xứ đoàn gởi đến quý cha, Hội đồng Mục vụ giáo xứ Bến Hải lời cám ơn. Mọi người tạm biệt nhau trong niềm vui huynh đệ, tay trong tay với lời chúc cho nhau cùng chu toàn nhiệm vụ trong tình yêu lửa mến của Lòng Chúa thương xót.
Giáo xứ Xuân Kiều chầu Thánh Thể
An Bình
10:28 08/04/2013
Vào những năm 60 tại các huyện ở Nghệ An nói chung, trong đó có huyện Nghi Lộc. Nhà nước cọng sản thường chọn ra một xã hẻo lánh, nơi đó người ta tự so sách với các xã trong huyện là xã điển hình khó khăn về mọi mặt “Rừng thiêng nước độc” để “tống cổ bọn Công giáo cứng đầu” bọn này được xếp nằm sau bậc chút nữa vào tù nhưng nay thì cho đi “cải tạo” như những gia đình VN Cộng Hòa của Miền Nam trước đây.
Xem hình ảnh
Xã Nghi Kiều, của huyện Nghi Lộc là nơi lý tưởng để người ta đưa những gia đình hoặc những người Công giáo gọi là “cứng đầu cho chết” trong huyện mình về đây “ đi vùng kinh tế mới” , ngày đó tại các xã trong huyện có người Công giáo nào chưa đủ “tiêu chuẩn” phải vào tù và để phòng xa thôi thì cứ tống lên nơi “nước độc rừng thiêng” này để ngăn chặn từ xa.
Theo tôi được biết một số gia đình như: Thầy và gia đình Giuse Nguyễn Xuân Hóa nay là Linh mục và ngài đang hưu tại Nghi Yên, Nghi Lộc. Thầy Phêrô Maria Phạm văn Nhiên nay đang về sống tại xứ Quy Chính, Ông và gia đình Ban hành giáo và là ông biện Nguyễn văn Chính quê xứ Tân Lộc đã qua đời, Gia đình Ông Nguyễn văn Lộc (Tài) hiện đang sống tại xứ Xuân Kiều v.v, họ được bắt đi khỏi quê hương lên đây với một đời sống khắc nghiệt và độc hại nhất, song đã được sự đùm bọc, yêu thương của anh em bà con giáo dân nơi đây chia sẻ trong tình huynh đệ anh em con một nhà.
Nhìn lại quá khứ một chút để chúng ta cảm tạ Chúa ngày nay đã cho một Nghi Kiều trong đó có giáo xứ Xuân Kiều thay da đổi thịt.
Chúng tôi về tham dự thánh lễ vào ngày Chúa nhật cao điểm của tuần chầu nhìn thấy một giáo xứ Xuân Kiều nằm trong không gian của xã Nghi Kiều ngày xưa nơi đây được gọi là “rừng thiêng nước độc” nay đã bị lùi xa. Những đồi núi rậm rạp âm u được con người khai phá, những con đường nhỏ mở ra, mang theo những mái nhà lấn dần về phía núi đồi, vào những năm sáu bảy mươi, nơi đây là những rừng cây dẻ, lau sậy um tùm.
Người dân Nghi Kiều nói chung và giáo dân xứ Xuân Kiều nói riêng ngày nay đã thay đổi nhiều, với những mốt quần áo, mái tóc của các thanh nam, nữ tú nhìn họ chẳng khác chi người thành thị là mấy, ngôi thánh đường đồ sộ nằm trong một không gian thoáng rộng được xây dựng vào những năm 1992 thời cha quá cố Lê Đình Phúc, đủ cho hơn 3.400 giáo dân đêm ngày đến cầu kinh dâng lễ. Các hội đoàn cũng dần được hình thành và đang hoạt động mạnh như: Gia đình Thánh Tâm, Hội Phụ nữ thánh Mônica, đặc biệt là nhóm Hy Vọng. Cha Giuse Trần Minh Hồng một người năng nổ nhiệt tình với khổ người nhỏ nhưng nhìn rắn chắc đang cùng giáo dân nổ lực phấn đấu để đời sống đạo của giáo dân thăng tiến mỗi ngày. Thánh lễ đồng tế hôm nay được 09 Linh mục trong và ngoài giáo hạt về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, cha quản hạt Phêrô Trần Phúc Chính giảng lễ đã nhân rộng ra nơi niềm tin con người vào sự sống đời sau như: Kiếp luân hồi nơi đạo Phật. Lờ mờ ẩn hiện nơi đạo Khổng v.v “ Đạo Khổng tuy đề cao Trời, nhưng không nói tới Sự Sống đời sau. Đức Khổng chỉ nói:"Khi chết, phách con người trở về với đất, khí con người bay lên không trung"., Và với niềm tin nơi Đức Kytô Phục Sinh, Ngài sẻ ban thưởng một đời sống vĩnh cửu hạnh phúc cho người Công giáo trong cuộc sông mai hậu.
Hàng nghìn giáo dân trong và ngoài giáo hạt về tham dự thánh lễ tạ ơn trong ngày cao điểm của tuần chầu đông chật kín cả trong, lẫn ngoài thánh đường, với một tiết trời nhâm mát sau đợt gió nam lào nắng nóng trước đó. Chúng tôi tạm biệt Xuân Kiều trong tình huynh đệ anh em và trong cái bắt tay nắm chặt của cha Giuse Trần Minh Hồng. Kính chúc cha, quý cộng đoàn an bình và sức khỏe, chúng tôi tin tưởng rằng giáo xứ Xuân Kiều nơi miền tây huyện Nghi Lộc, sẻ cùng bà con giáo phận Vinh không ngừng đi lên trên con đường hy vọng vào Chúa Giêsu Phục Sinh, như lớp trẻ đã nhọn tên gọi cho nhóm của mình “Nhóm Hy Vọng giáo xứ Xuân Kiều” và chắc chắn rằng Xuân Kiều đang rất nhiều “Hy Vọng” cho tương lai của mình.
Xem hình ảnh
Xã Nghi Kiều, của huyện Nghi Lộc là nơi lý tưởng để người ta đưa những gia đình hoặc những người Công giáo gọi là “cứng đầu cho chết” trong huyện mình về đây “ đi vùng kinh tế mới” , ngày đó tại các xã trong huyện có người Công giáo nào chưa đủ “tiêu chuẩn” phải vào tù và để phòng xa thôi thì cứ tống lên nơi “nước độc rừng thiêng” này để ngăn chặn từ xa.
Theo tôi được biết một số gia đình như: Thầy và gia đình Giuse Nguyễn Xuân Hóa nay là Linh mục và ngài đang hưu tại Nghi Yên, Nghi Lộc. Thầy Phêrô Maria Phạm văn Nhiên nay đang về sống tại xứ Quy Chính, Ông và gia đình Ban hành giáo và là ông biện Nguyễn văn Chính quê xứ Tân Lộc đã qua đời, Gia đình Ông Nguyễn văn Lộc (Tài) hiện đang sống tại xứ Xuân Kiều v.v, họ được bắt đi khỏi quê hương lên đây với một đời sống khắc nghiệt và độc hại nhất, song đã được sự đùm bọc, yêu thương của anh em bà con giáo dân nơi đây chia sẻ trong tình huynh đệ anh em con một nhà.
Nhìn lại quá khứ một chút để chúng ta cảm tạ Chúa ngày nay đã cho một Nghi Kiều trong đó có giáo xứ Xuân Kiều thay da đổi thịt.
Chúng tôi về tham dự thánh lễ vào ngày Chúa nhật cao điểm của tuần chầu nhìn thấy một giáo xứ Xuân Kiều nằm trong không gian của xã Nghi Kiều ngày xưa nơi đây được gọi là “rừng thiêng nước độc” nay đã bị lùi xa. Những đồi núi rậm rạp âm u được con người khai phá, những con đường nhỏ mở ra, mang theo những mái nhà lấn dần về phía núi đồi, vào những năm sáu bảy mươi, nơi đây là những rừng cây dẻ, lau sậy um tùm.
Người dân Nghi Kiều nói chung và giáo dân xứ Xuân Kiều nói riêng ngày nay đã thay đổi nhiều, với những mốt quần áo, mái tóc của các thanh nam, nữ tú nhìn họ chẳng khác chi người thành thị là mấy, ngôi thánh đường đồ sộ nằm trong một không gian thoáng rộng được xây dựng vào những năm 1992 thời cha quá cố Lê Đình Phúc, đủ cho hơn 3.400 giáo dân đêm ngày đến cầu kinh dâng lễ. Các hội đoàn cũng dần được hình thành và đang hoạt động mạnh như: Gia đình Thánh Tâm, Hội Phụ nữ thánh Mônica, đặc biệt là nhóm Hy Vọng. Cha Giuse Trần Minh Hồng một người năng nổ nhiệt tình với khổ người nhỏ nhưng nhìn rắn chắc đang cùng giáo dân nổ lực phấn đấu để đời sống đạo của giáo dân thăng tiến mỗi ngày. Thánh lễ đồng tế hôm nay được 09 Linh mục trong và ngoài giáo hạt về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, cha quản hạt Phêrô Trần Phúc Chính giảng lễ đã nhân rộng ra nơi niềm tin con người vào sự sống đời sau như: Kiếp luân hồi nơi đạo Phật. Lờ mờ ẩn hiện nơi đạo Khổng v.v “ Đạo Khổng tuy đề cao Trời, nhưng không nói tới Sự Sống đời sau. Đức Khổng chỉ nói:"Khi chết, phách con người trở về với đất, khí con người bay lên không trung"., Và với niềm tin nơi Đức Kytô Phục Sinh, Ngài sẻ ban thưởng một đời sống vĩnh cửu hạnh phúc cho người Công giáo trong cuộc sông mai hậu.
Hàng nghìn giáo dân trong và ngoài giáo hạt về tham dự thánh lễ tạ ơn trong ngày cao điểm của tuần chầu đông chật kín cả trong, lẫn ngoài thánh đường, với một tiết trời nhâm mát sau đợt gió nam lào nắng nóng trước đó. Chúng tôi tạm biệt Xuân Kiều trong tình huynh đệ anh em và trong cái bắt tay nắm chặt của cha Giuse Trần Minh Hồng. Kính chúc cha, quý cộng đoàn an bình và sức khỏe, chúng tôi tin tưởng rằng giáo xứ Xuân Kiều nơi miền tây huyện Nghi Lộc, sẻ cùng bà con giáo phận Vinh không ngừng đi lên trên con đường hy vọng vào Chúa Giêsu Phục Sinh, như lớp trẻ đã nhọn tên gọi cho nhóm của mình “Nhóm Hy Vọng giáo xứ Xuân Kiều” và chắc chắn rằng Xuân Kiều đang rất nhiều “Hy Vọng” cho tương lai của mình.
Cao điểm tuần chầu giáo xứ Trung Nghĩa: Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa
Sông Con
10:36 08/04/2013
VINH -Trong niềm hân hoan với toàn thể Giáo hội mừng Đại lễ Chúa phục Sinh. Giáo xứ Trung Nghĩa đã long trọng bước vào tuần đền tạ Chúa Giê su Thánh Thể thay cho toàn giáo phận từ 1/ 4 -7/ 4/ 2013. Thật là ý Chúa nhiệm mầu, ngày cao điểm tuần chầu giáo xứ chính là ngày Chúa nhật kính Lòng Thương Xót Chúa. Ngày mà cách đây 13 năm, trong lễ Phong Thánh cho nữ tu Faustina Đức chân phước Gioan Paul II đã nói: Thật là quan trọng việc chúng ta đón nhận trọn vẹn sứ điệp đến với chúng ta từ Lời Chúa của ngày Chúa nhật 2 Phục Sinh, ngày mà từ nay khắp Giáo hội sẽ gọi là: Chúa nhật của Lòng Thương Xót Chúa.
Xem hình ảnh
Niềm vui ngày đại lễ Tuần Chầu của giáo xứ năm nay được thời tiết ủng hộ, bởi sau những ngày nắng nóng bổng một con gió mùa tràn về làm tan biến đợt nắng nóng mà nhường chỗ cho không khí mát mẻ suốt cả ngày thứ bảy và ngày Chúa nhật. Niềm vui lại được nhân lên, khi cộng đoàn giáo xứ vui mừng chào đón Đức cha già Phao-lô Maria Cao Đình Thuyên về chủ sự thánh lễ trong ngày cao điểm.
Vào lúc 6h45', trong lời ca du dương của ca đoàn Sóng Biển, quện với những hồi chuông ngân vang từ tháp thánh chuông đường giáo xứ, trong tiếng trống, trắc, đội Thiếu nhi Thánh Thể 500 em, các ban ngành đoàn thể, nhóm chia sẻ, chị hội Tê-rê-xa, quý thầy, quý xơ và 1400 thành viên gia đình Thánh Tâm đã làm thành đoàn rước nhập lễ trịnh trọng từ từ tiến ra quảng trường Mẹ La Vang của giáo xứ giữa biển người về dự lễ, trong trang phục đẹp đẽ đủ mọi sắc màu.
Đúng 7h00’, Đức cha chủ tế đã bắt đầu khai lễ. Đồng tế với Đức cha Phao-lô Maria trong thánh lễ cao điểm có cha Gioan Nguyễn Hồng Pháp, tổng thứ ký Hội đồng linh mục, kiêm giáo sư Đại chủng viện Vinh Thanh, Cha quản hạt Phê-rô Nguyễn Văn Vinh, Cha quản xứ Paul Nguyễn Đức Vĩnh, quý cha trong và ngoài giáo hạt Văn Hạnh, quý cha quê hương. Cùng về hiệp dâng thánh lễ này còn có rất đông quý khách các xứ bạn từ Quy Hậu, Làng Rào (Tân Kỳ), Yên Đại (TP Vinh), Trang Nứa (quê hương của cha Quản xứ), các quý xứ các giáo hạt khác tại Hà Tĩnh và Quảng Bình và dự đoán có khoảng 15.000 người về dự. Từ trên trên cao nhìn xuống quảng trường Mẹ La Vang Trung Nghĩa và khu vực xung quanh Thánh đường giáo xứ trong ngày lễ cao điểm tuần chầu đã kín kẽ không còn chỗ trống.
Chia sẻ trong thánh lễ cao điểm, Đức cha Phao-lô Maria đã giải thích cho cộng đoàn về nguồn gốc và ý nghĩa của Lòng Thương Xót Chúa: “Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa là dấu chỉ của tình yêu vô cùng sâu thẳm của Lòng khoan dung của Chúa. Chính Chúa đã phán rất rõ ràng với Chị Faustina: Ta muốn lễ kính nhớ này trở nên chốn náu thân và bình phong cho hết mọi linh hồn, cách riêng cho các tội nhân khốn khổ. Trong ngày này, vực thẳm thương xót của Ta sẽ được mở toang ra. Ta sẽ đổ tràn cả đại dương ân sủng xuống cho các linh hồn, những kẻ tìm đến Lòng Thương Xót của Ta. Ngày đó cử đạp Lòng Thương Xót sẽ tuôn trào ân sủng vì được mở ra. Không một linh hồn nào phải sợ sệt khi đến gần ta, dù tội lỗi họ có đỏ như máu. Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa bắt nguồn từ sâu thẳm lòng thiết ái của ta. Ước muốn của ta là: Lễ này phải được cử hành vào Chúa nhật thứ 2 Phục Sinh”.
Đức cha cũng mời gọi mọi thành phần dân Chúa hãy ra sức tuyên truyền, cổ vũ việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa và lòng yêu mến bí tích Thánh Thể. Ước mong mọi tín hữu trong cộng đoàn chúng ta khi đã đón nhận Mình Máu Thánh Chúa Kitô cũng trở nên giống Chúa, sống yêu thương mọi người, yêu anh em như Chúa đã yêu thương Chúng ta.
Kết thúc thánh lễ là chầu Thánh Thể chung tại Quảng trường 15 phút rất sốt sắng. Liền sau đó cha quản xứ Phao-lô đã có lời cảm ơn tới Đức cha, quý cha và cộng đoàn hiện diện đã đến hiệp dâng thánh lễ, chia sẻ niềm vui tuần chầu với giáo xứ Trung Nghĩa. Xin Lòng Thương Xót Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ La Vang Trung Nghĩa ban muôn ơn lành cho Đức cha, quý cha và quý vị. Xin Chúa Giêsu Thánh thể luôn đồng hành với tất cả chúng ta, xin Lòng Thương Xót Chúa biến đổi để mỗi tín hữu trở thành những Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa trong môi trường mình đang sống, hầu đem ơn cứu độ của Chúa đến với mọi người.
Xem hình ảnh
Niềm vui ngày đại lễ Tuần Chầu của giáo xứ năm nay được thời tiết ủng hộ, bởi sau những ngày nắng nóng bổng một con gió mùa tràn về làm tan biến đợt nắng nóng mà nhường chỗ cho không khí mát mẻ suốt cả ngày thứ bảy và ngày Chúa nhật. Niềm vui lại được nhân lên, khi cộng đoàn giáo xứ vui mừng chào đón Đức cha già Phao-lô Maria Cao Đình Thuyên về chủ sự thánh lễ trong ngày cao điểm.
Vào lúc 6h45', trong lời ca du dương của ca đoàn Sóng Biển, quện với những hồi chuông ngân vang từ tháp thánh chuông đường giáo xứ, trong tiếng trống, trắc, đội Thiếu nhi Thánh Thể 500 em, các ban ngành đoàn thể, nhóm chia sẻ, chị hội Tê-rê-xa, quý thầy, quý xơ và 1400 thành viên gia đình Thánh Tâm đã làm thành đoàn rước nhập lễ trịnh trọng từ từ tiến ra quảng trường Mẹ La Vang của giáo xứ giữa biển người về dự lễ, trong trang phục đẹp đẽ đủ mọi sắc màu.
Đúng 7h00’, Đức cha chủ tế đã bắt đầu khai lễ. Đồng tế với Đức cha Phao-lô Maria trong thánh lễ cao điểm có cha Gioan Nguyễn Hồng Pháp, tổng thứ ký Hội đồng linh mục, kiêm giáo sư Đại chủng viện Vinh Thanh, Cha quản hạt Phê-rô Nguyễn Văn Vinh, Cha quản xứ Paul Nguyễn Đức Vĩnh, quý cha trong và ngoài giáo hạt Văn Hạnh, quý cha quê hương. Cùng về hiệp dâng thánh lễ này còn có rất đông quý khách các xứ bạn từ Quy Hậu, Làng Rào (Tân Kỳ), Yên Đại (TP Vinh), Trang Nứa (quê hương của cha Quản xứ), các quý xứ các giáo hạt khác tại Hà Tĩnh và Quảng Bình và dự đoán có khoảng 15.000 người về dự. Từ trên trên cao nhìn xuống quảng trường Mẹ La Vang Trung Nghĩa và khu vực xung quanh Thánh đường giáo xứ trong ngày lễ cao điểm tuần chầu đã kín kẽ không còn chỗ trống.
Chia sẻ trong thánh lễ cao điểm, Đức cha Phao-lô Maria đã giải thích cho cộng đoàn về nguồn gốc và ý nghĩa của Lòng Thương Xót Chúa: “Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa là dấu chỉ của tình yêu vô cùng sâu thẳm của Lòng khoan dung của Chúa. Chính Chúa đã phán rất rõ ràng với Chị Faustina: Ta muốn lễ kính nhớ này trở nên chốn náu thân và bình phong cho hết mọi linh hồn, cách riêng cho các tội nhân khốn khổ. Trong ngày này, vực thẳm thương xót của Ta sẽ được mở toang ra. Ta sẽ đổ tràn cả đại dương ân sủng xuống cho các linh hồn, những kẻ tìm đến Lòng Thương Xót của Ta. Ngày đó cử đạp Lòng Thương Xót sẽ tuôn trào ân sủng vì được mở ra. Không một linh hồn nào phải sợ sệt khi đến gần ta, dù tội lỗi họ có đỏ như máu. Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa bắt nguồn từ sâu thẳm lòng thiết ái của ta. Ước muốn của ta là: Lễ này phải được cử hành vào Chúa nhật thứ 2 Phục Sinh”.
Đức cha cũng mời gọi mọi thành phần dân Chúa hãy ra sức tuyên truyền, cổ vũ việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa và lòng yêu mến bí tích Thánh Thể. Ước mong mọi tín hữu trong cộng đoàn chúng ta khi đã đón nhận Mình Máu Thánh Chúa Kitô cũng trở nên giống Chúa, sống yêu thương mọi người, yêu anh em như Chúa đã yêu thương Chúng ta.
Kết thúc thánh lễ là chầu Thánh Thể chung tại Quảng trường 15 phút rất sốt sắng. Liền sau đó cha quản xứ Phao-lô đã có lời cảm ơn tới Đức cha, quý cha và cộng đoàn hiện diện đã đến hiệp dâng thánh lễ, chia sẻ niềm vui tuần chầu với giáo xứ Trung Nghĩa. Xin Lòng Thương Xót Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ La Vang Trung Nghĩa ban muôn ơn lành cho Đức cha, quý cha và quý vị. Xin Chúa Giêsu Thánh thể luôn đồng hành với tất cả chúng ta, xin Lòng Thương Xót Chúa biến đổi để mỗi tín hữu trở thành những Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa trong môi trường mình đang sống, hầu đem ơn cứu độ của Chúa đến với mọi người.
Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại Cộng đoàn La Vang Miami
LM Giuse Nguyễn Kim Long
13:35 08/04/2013
Chúa Nhật thứ 2 Phục sinh đã được Chân phước Giáo hoàng Gioan-Phaolô 2 chọn là ngày cử hành trọng thể Lòng Thương Xót Chúa. Hiệp cùng Giáo hội hoàn vũ và khắp nơi trên thế giới, Cộng đoàn ĐMLV cũng long trọng mừng Lễ Tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa.
Xem hình ảnh
Bắt đầu đúng 12:00 trưa Chúa Nhật 7-04, Cộng đoàn gồm các em trong Đoàn TNTT, Huynh trưởng, Hội LTXC và anh chị em giáo dân qui tụ trong nhà thờ tham dự nửa giờ chầu Thánh Thể Tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa. Cộng đoàn sốt sắng hát những bài thánh ca, đọc chuỗi LTX và đón nhận phép lành Thánh Thể như bảo chứng lòng thương xót Chúa đổ xuống trên mọi người.
Sau giờ chầu là Thánh Lễ trọng thể Kính Lòng Thương Xót Chúa. Trong bài giảng, cha chủ tế nhắc lại sự kiện lịch sử Chúa Giêsu hiện ra với thánh nữ Faustina, nữ tu người Ba-lan và mạc khải cho chị về lòng thương xót Chúa và chân dung của Ngài.
Kết thúc Thánh Lễ, cha chủ tế cám ơn những anh chị em trong Hội LTXC và kêu gọi mọi người tham gia vào hội cũng như tham dự giờ Kính LTXC vào mỗi tối thứ Sáu đầu tháng.
Xem hình ảnh
Bắt đầu đúng 12:00 trưa Chúa Nhật 7-04, Cộng đoàn gồm các em trong Đoàn TNTT, Huynh trưởng, Hội LTXC và anh chị em giáo dân qui tụ trong nhà thờ tham dự nửa giờ chầu Thánh Thể Tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa. Cộng đoàn sốt sắng hát những bài thánh ca, đọc chuỗi LTX và đón nhận phép lành Thánh Thể như bảo chứng lòng thương xót Chúa đổ xuống trên mọi người.
Sau giờ chầu là Thánh Lễ trọng thể Kính Lòng Thương Xót Chúa. Trong bài giảng, cha chủ tế nhắc lại sự kiện lịch sử Chúa Giêsu hiện ra với thánh nữ Faustina, nữ tu người Ba-lan và mạc khải cho chị về lòng thương xót Chúa và chân dung của Ngài.
Kết thúc Thánh Lễ, cha chủ tế cám ơn những anh chị em trong Hội LTXC và kêu gọi mọi người tham gia vào hội cũng như tham dự giờ Kính LTXC vào mỗi tối thứ Sáu đầu tháng.
Hội Đồng Curiæ Hóc Môn và Gia Định mừng Lễ Acies 2013
An Duy
16:58 08/04/2013
Vì sùng kính Đức Ma-ri-a là điều quan trọng trong Legio Mariæ, mỗi năm vào ngày 25/03 nhằm ngày Lễ Truyền Tin (năm nay nhằm ngày 08/04) hay ngày nào gần đó, các vị Linh giám cũng như hội viên hoạt động và tán trợ sẽ dâng mình và đoàn thể mình cho Đức Mẹ trong ngày trọng đại đó là Acies. Lời tuyên thệ này như lời hứa trung thành với Nữ Vương Legio và để nhận lãnh nơi Đức Mẹ sức mạnh và phúc lành, giúp giao tranh với quyền lực tội ác trong một năm mới.
Xem hình ảnh
Theo tinh thần Thủ Bản Legio: “Mỗi Curia có nhiệm vụ hội họp đúng kỳ hạn những thành viên thuộc địa hạt của mình, để họ làm quen với nhau và thắt chặt tinh thần đoàn kết” (SL 287). Vì “Acies là cuộc tổng tập họp hằng năm của Legio. Vậy phải nhấn mạnh sự hiện diện của mỗi hội viên trong kỳ đại hội này là điều quan trọng” (SL 289). Sáng Thứ Hai, ngày 08/04/2013 Hội đồng Curia Hóc Môn thuộc Comitium Sài Gòn III và Hội đồng Curria Gia Định trực thuộc Senatus Việt Nam đã tổ chức đại hội Acies, tại giáo xứ Ba Thôn và giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang.
Tại giáo xứ Ba Thôn – giáo hạt Hóc Môn TGP. Sài Gòn
“Một ngày náu nương nơi Nhà Chúa, hơn vạn ngày trôi dạt chốn dương gian” (Tv. 84,11).
Với tâm tình và ước nguyện trên, lúc 8g00’, khoảng 600 hội viên viên Legio Mariæ (hoạt động và tán trợ) trong giáo hạt đã tề tựu tại thánh đường giáo xứ Ba Thôn, sau đó là khai mạc khởi đầu bằng nguyện kinh Mân Côi năm mầu nhiệm mùa Vui và tiếp theo là nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ và thánh lễ trọng thể.
Trước khi các hội viên dâng mình, Cha Gioan Maria Vianêy, Linh giám Legio Mariæ giáo xứ Bà Điểm chia sẻ cho mọi người ý nghĩa của việc dâng mình. Ngài nói: “…Trong ngày tận hiến cho Đức Mẹ hôm nay, mỗi hội viên Legio không thể quên Vị Thánh luôn yêu mến và sống gắn bó với Mẹ là Thánh Louis Marie Grignion de Montford. Ngài đã từng nói: ‘Tận hiến cho Đức Mẹ là dâng trọn đời mình cho Đức Trinh Nữ để hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu qua Mẹ Maria’. Tận hiến cho Đức Mẹ có nghĩa là chúng ta dâng hiến cuộc đời của mình: công việc, trái tim, khối óc, thân xác và linh hồn để Thiên Chúa được tôn vinh nơi những công việc nhỏ bé trong sự khiêm tốn. Chúng ta phải noi gương Mẹ Maria theo công thức tận hiến của thánh Montford ngay cả những gì chúng ta sở hữu, bên trong và bên ngoài, cả những nhu cầu tốt lành của chúng ta, cả quá khứ hiện tại và tương lai đều được phó thác cho Mẹ. Qua Mẹ Maria để tận hiến trước hết là cho Mẹ để Mẹ sắp xếp như ngài muốn và vinh danh Thiên Chúa. Do đó, khi tận hiến cho Mẹ là động thái để chúng ta nương mình đi vào con đường Phúc âm, tức là dâng mình cho Mẹ một cách nào đó là chúng ta chết cho chính mình..”
Sau bài chia sẻ của Cha Linh giám Gioan Maria Vianêy là nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ, Mở đầu, Cha Linh giám Gioan Maria Vianêy làm phép ảnh tượng và cử hành nghi thức tuyên hứa, tay phải đặt lên Vexillum và miệng đọc lớn tiếng: “LẠY NỮ VƯƠNG LÀ MẸ CON, TOÀN THÂN CON THUỘC VỀ MẸ, VÀ MỌI SỰ CỦA CON LÀ CỦA MẸ”. Tiếp theo, toàn thể hội viên Legio Mariæ sắp thành hàng đôi tiến lên dâng mình cho Đức Mẹ với lời tuyên hứa trên.
Đúng 10g30 thánh lễ do Cha Bartôlômêô Nguyễn Hoàng Tú, Linh giám HĐ/Curia chủ tế, tham dự trong thánh lễ có Ban Quản trị Hội đồng Curia Hóc Môn vá các Præsidia trong giáo hạt.
Sau Thánhh Lễ là buổi liên hoan khá vui nhộn. Ngày Đại hội Acies chấm dứt vào khoảng hơn 13g00’ trưa. Mọi người chia tay ra về trong hy vọng niềm vui sẽ lớn dần lên với tinh thần yêu thương của những quân binh Mẹ.
Tại giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang – giáo hạt Gia Định
Đúng 10g00’, gần 300 hội viên viên Legio Mariæ (hoạt động và tán trợ) trong giáo hạt đã tề tựu tại thánh đường giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, sau đó các Đạo binh của Đức Mẹ đã suy niệm năm mầu nhiệm Mân Côi Mùa Vui với 50 kinh Kính Mừng rất sốt mến để mở đầu cho nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ và thánh lễ trọng thể mừng Lễ Truyền Tin.
Trước khi các hội viên dâng mình, Cha Giuse Pham An Ninh, Linh Giám Hội đồng Curia Gia Định đã chia sẻ cho mọi người ý nghĩa của đại hội Acies. Ngài nói:“… Danh từ La-tinh Acies chính là “Đạo binh sắp hàng vào trận” rất thích hợp với nghi lễ mà các hội viên chúng ta họp nhau nơi đây thành đoàn thể, lặp lại lời hứa trung thành với Đức Maria, Nữ Vương của Legio, và để nhận lãnh nơi Mẹ sức mạnh và phúc lành. Đây cũng là lời kinh của Legio, trích từ sách Diễm Ca: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận” (Dc 6,10)… để nói đến ý nghĩa việc dâng mình cho Đức Mẹ mà các hội viên Legio sắp thực hiện, khi lặp lại lời hứa trung thành với Đức Nữ Vương, để cùng với Mẹ thưa lời xin vâng trong cuộc sống, và nhận lãnh nơi Đức Mẹ sứ vụ loan tin mừng cho mọi người…”
Sau bài chia sẻ của Cha Linh Giám Giuse là nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ. Ngài đã mở đầu nghi thức tuyên hứa, tay phải đặt lên Vexillum và miệng đọc lớn tiếng: “LẠY NỮ VƯƠNG LÀ MẸ CON, TOÀN THÂN CON THUỘC VỀ MẸ, VÀ MỌI SỰ CỦA CON LÀ CỦA MẸ”. Tiếp theo, toàn thể hội viên Legio Mariæ sắp thành hàng đôi tiến lên dâng mình cho Đức Mẹ với lời tuyên hứa trên.
Đúng 11g00 thánh lễ do Cha Linh Giám Giuse chủ tế, tham dự trong thánh lễ có Ban Quản trị HĐ/Curia Gia Định và các Præsidia trong giáo hạt.
Trong bài giảng, Cha Linh Giám Giuse chủ tế thánh lễ đã khai triển ba tin mừng lớn trong ngày lễ hôm nay, đó là: Đức Giêsu nhập thể cứu đời để thể hiện kế hoạch yêu thương của Chúa Cha (bài đọc 2 - Dt 10, 4-10); Đức Maria qua lời Xin Vâng đã nhận lời cộng tác vào công trình cứu độ ấy (bài Tin mừng - Lc 1, 26-38); và Tin mừng dành cho toàn thể nhân loại, vì danh xưng của Đức Kitô là “Đấng ở cùng chúng ta” (bài đọc 1 - Is 7, 10-14).
Cuối cùng ngài nhấn mạnh: “..Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết. Đó là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Chúa, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ nhận biết rằng, chương trình của Chúa là vô cùng tốt đẹp, còn chương trình riêng chỉ là bất toàn. Thánh ý Thiên chúa là tuyệt đối, còn ý riêng chỉ là khiếm khuyết.
Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ phó thác trọn vẹn vận mạng trong tay Chúa. Khi thưa Xin vâng, Đức Mẹ đã mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người đời để nép mình vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Vì đã thưa Xin vâng, nên Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu hết Thánh ý Thiên Chúa. Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống chỗ trũng. Ân huệ Thiên chúa đổ xuống tâm hồn khiêm nhường. Càng khiêm nhường càng nhận được nhiều ân phúc. Đức Mẹ có một tâm hồn khiêm nhường thẳm sâu, nên Đức Mẹ đã nhận được đầy tràn ân phúc của Thiên chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc. Thế nên, hôm nay Giáo hội mừng thánh lễ này để nhắc nhớ cho chúng ta một xác tín con đường cứu độ của Thiên Chúa đã thực hiện để cứu chuộc nhân loại là con đường khiêm nhường. Tất cả chúng ta qua Giáo hội hãy hướng lên Chúa Giêsu, hướng lên Mẹ Maria để học bài học khiêm nhường. Chúng ta hãy xác tín không có con đường nào khác dẫn đến ơn cứu độ là khiêm nhường..”
Kinh nguyện kết thúc được các hội viên Legio vang lên đã khép lại lễ Dâng mình cho Đức Mẹ của Curia Gia Định. Sau thánh lễ toàn thể anh chị Legio chụp hình lưu niệm với Cha Linh Giám Giuse và chia sẻ với nhau bữa tiệc trà thân mật tại hội trường giáo xứ để thắt chặt thêm tình đoàn kết dấn thân phục vụ Nước Trời.
Xin chúc mừng quý anh chị Legio Mariæ đã có một ngày đại hội Acies thật sốt sắng. Chúc quý anh chị luôn nhiệt thành trong sứ vụ và trở thành những trung gian hữu hiệu, để Đức Maria tiếp tục phục vụ các phần chi thể của Đức Kitô Phục sinh trong thế giới hôm nay.
Xem hình ảnh
Theo tinh thần Thủ Bản Legio: “Mỗi Curia có nhiệm vụ hội họp đúng kỳ hạn những thành viên thuộc địa hạt của mình, để họ làm quen với nhau và thắt chặt tinh thần đoàn kết” (SL 287). Vì “Acies là cuộc tổng tập họp hằng năm của Legio. Vậy phải nhấn mạnh sự hiện diện của mỗi hội viên trong kỳ đại hội này là điều quan trọng” (SL 289). Sáng Thứ Hai, ngày 08/04/2013 Hội đồng Curia Hóc Môn thuộc Comitium Sài Gòn III và Hội đồng Curria Gia Định trực thuộc Senatus Việt Nam đã tổ chức đại hội Acies, tại giáo xứ Ba Thôn và giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang.
Tại giáo xứ Ba Thôn – giáo hạt Hóc Môn TGP. Sài Gòn
“Một ngày náu nương nơi Nhà Chúa, hơn vạn ngày trôi dạt chốn dương gian” (Tv. 84,11).
Với tâm tình và ước nguyện trên, lúc 8g00’, khoảng 600 hội viên viên Legio Mariæ (hoạt động và tán trợ) trong giáo hạt đã tề tựu tại thánh đường giáo xứ Ba Thôn, sau đó là khai mạc khởi đầu bằng nguyện kinh Mân Côi năm mầu nhiệm mùa Vui và tiếp theo là nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ và thánh lễ trọng thể.
Trước khi các hội viên dâng mình, Cha Gioan Maria Vianêy, Linh giám Legio Mariæ giáo xứ Bà Điểm chia sẻ cho mọi người ý nghĩa của việc dâng mình. Ngài nói: “…Trong ngày tận hiến cho Đức Mẹ hôm nay, mỗi hội viên Legio không thể quên Vị Thánh luôn yêu mến và sống gắn bó với Mẹ là Thánh Louis Marie Grignion de Montford. Ngài đã từng nói: ‘Tận hiến cho Đức Mẹ là dâng trọn đời mình cho Đức Trinh Nữ để hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu qua Mẹ Maria’. Tận hiến cho Đức Mẹ có nghĩa là chúng ta dâng hiến cuộc đời của mình: công việc, trái tim, khối óc, thân xác và linh hồn để Thiên Chúa được tôn vinh nơi những công việc nhỏ bé trong sự khiêm tốn. Chúng ta phải noi gương Mẹ Maria theo công thức tận hiến của thánh Montford ngay cả những gì chúng ta sở hữu, bên trong và bên ngoài, cả những nhu cầu tốt lành của chúng ta, cả quá khứ hiện tại và tương lai đều được phó thác cho Mẹ. Qua Mẹ Maria để tận hiến trước hết là cho Mẹ để Mẹ sắp xếp như ngài muốn và vinh danh Thiên Chúa. Do đó, khi tận hiến cho Mẹ là động thái để chúng ta nương mình đi vào con đường Phúc âm, tức là dâng mình cho Mẹ một cách nào đó là chúng ta chết cho chính mình..”
Sau bài chia sẻ của Cha Linh giám Gioan Maria Vianêy là nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ, Mở đầu, Cha Linh giám Gioan Maria Vianêy làm phép ảnh tượng và cử hành nghi thức tuyên hứa, tay phải đặt lên Vexillum và miệng đọc lớn tiếng: “LẠY NỮ VƯƠNG LÀ MẸ CON, TOÀN THÂN CON THUỘC VỀ MẸ, VÀ MỌI SỰ CỦA CON LÀ CỦA MẸ”. Tiếp theo, toàn thể hội viên Legio Mariæ sắp thành hàng đôi tiến lên dâng mình cho Đức Mẹ với lời tuyên hứa trên.
Đúng 10g30 thánh lễ do Cha Bartôlômêô Nguyễn Hoàng Tú, Linh giám HĐ/Curia chủ tế, tham dự trong thánh lễ có Ban Quản trị Hội đồng Curia Hóc Môn vá các Præsidia trong giáo hạt.
Sau Thánhh Lễ là buổi liên hoan khá vui nhộn. Ngày Đại hội Acies chấm dứt vào khoảng hơn 13g00’ trưa. Mọi người chia tay ra về trong hy vọng niềm vui sẽ lớn dần lên với tinh thần yêu thương của những quân binh Mẹ.
Tại giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang – giáo hạt Gia Định
Đúng 10g00’, gần 300 hội viên viên Legio Mariæ (hoạt động và tán trợ) trong giáo hạt đã tề tựu tại thánh đường giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, sau đó các Đạo binh của Đức Mẹ đã suy niệm năm mầu nhiệm Mân Côi Mùa Vui với 50 kinh Kính Mừng rất sốt mến để mở đầu cho nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ và thánh lễ trọng thể mừng Lễ Truyền Tin.
Trước khi các hội viên dâng mình, Cha Giuse Pham An Ninh, Linh Giám Hội đồng Curia Gia Định đã chia sẻ cho mọi người ý nghĩa của đại hội Acies. Ngài nói:“… Danh từ La-tinh Acies chính là “Đạo binh sắp hàng vào trận” rất thích hợp với nghi lễ mà các hội viên chúng ta họp nhau nơi đây thành đoàn thể, lặp lại lời hứa trung thành với Đức Maria, Nữ Vương của Legio, và để nhận lãnh nơi Mẹ sức mạnh và phúc lành. Đây cũng là lời kinh của Legio, trích từ sách Diễm Ca: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận” (Dc 6,10)… để nói đến ý nghĩa việc dâng mình cho Đức Mẹ mà các hội viên Legio sắp thực hiện, khi lặp lại lời hứa trung thành với Đức Nữ Vương, để cùng với Mẹ thưa lời xin vâng trong cuộc sống, và nhận lãnh nơi Đức Mẹ sứ vụ loan tin mừng cho mọi người…”
Sau bài chia sẻ của Cha Linh Giám Giuse là nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ. Ngài đã mở đầu nghi thức tuyên hứa, tay phải đặt lên Vexillum và miệng đọc lớn tiếng: “LẠY NỮ VƯƠNG LÀ MẸ CON, TOÀN THÂN CON THUỘC VỀ MẸ, VÀ MỌI SỰ CỦA CON LÀ CỦA MẸ”. Tiếp theo, toàn thể hội viên Legio Mariæ sắp thành hàng đôi tiến lên dâng mình cho Đức Mẹ với lời tuyên hứa trên.
Đúng 11g00 thánh lễ do Cha Linh Giám Giuse chủ tế, tham dự trong thánh lễ có Ban Quản trị HĐ/Curia Gia Định và các Præsidia trong giáo hạt.
Trong bài giảng, Cha Linh Giám Giuse chủ tế thánh lễ đã khai triển ba tin mừng lớn trong ngày lễ hôm nay, đó là: Đức Giêsu nhập thể cứu đời để thể hiện kế hoạch yêu thương của Chúa Cha (bài đọc 2 - Dt 10, 4-10); Đức Maria qua lời Xin Vâng đã nhận lời cộng tác vào công trình cứu độ ấy (bài Tin mừng - Lc 1, 26-38); và Tin mừng dành cho toàn thể nhân loại, vì danh xưng của Đức Kitô là “Đấng ở cùng chúng ta” (bài đọc 1 - Is 7, 10-14).
Cuối cùng ngài nhấn mạnh: “..Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết. Đó là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Chúa, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ nhận biết rằng, chương trình của Chúa là vô cùng tốt đẹp, còn chương trình riêng chỉ là bất toàn. Thánh ý Thiên chúa là tuyệt đối, còn ý riêng chỉ là khiếm khuyết.
Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ phó thác trọn vẹn vận mạng trong tay Chúa. Khi thưa Xin vâng, Đức Mẹ đã mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người đời để nép mình vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Vì đã thưa Xin vâng, nên Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu hết Thánh ý Thiên Chúa. Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống chỗ trũng. Ân huệ Thiên chúa đổ xuống tâm hồn khiêm nhường. Càng khiêm nhường càng nhận được nhiều ân phúc. Đức Mẹ có một tâm hồn khiêm nhường thẳm sâu, nên Đức Mẹ đã nhận được đầy tràn ân phúc của Thiên chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc. Thế nên, hôm nay Giáo hội mừng thánh lễ này để nhắc nhớ cho chúng ta một xác tín con đường cứu độ của Thiên Chúa đã thực hiện để cứu chuộc nhân loại là con đường khiêm nhường. Tất cả chúng ta qua Giáo hội hãy hướng lên Chúa Giêsu, hướng lên Mẹ Maria để học bài học khiêm nhường. Chúng ta hãy xác tín không có con đường nào khác dẫn đến ơn cứu độ là khiêm nhường..”
Kinh nguyện kết thúc được các hội viên Legio vang lên đã khép lại lễ Dâng mình cho Đức Mẹ của Curia Gia Định. Sau thánh lễ toàn thể anh chị Legio chụp hình lưu niệm với Cha Linh Giám Giuse và chia sẻ với nhau bữa tiệc trà thân mật tại hội trường giáo xứ để thắt chặt thêm tình đoàn kết dấn thân phục vụ Nước Trời.
Xin chúc mừng quý anh chị Legio Mariæ đã có một ngày đại hội Acies thật sốt sắng. Chúc quý anh chị luôn nhiệt thành trong sứ vụ và trở thành những trung gian hữu hiệu, để Đức Maria tiếp tục phục vụ các phần chi thể của Đức Kitô Phục sinh trong thế giới hôm nay.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trách nhiệm ''Làm chính trị''
Hà Minh Thảo
11:51 08/04/2013
TRÁCH NHIỆM ‘LÀM CHÍNH TRỊ’
Lúc 8 giờ ngày 02.04.2013, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng bắt đầu xét xử nông dân Đoàn Văn Vươn và những thân nhân gia đình. Một phiên tòa mang đầy tính ‘làm chính trị’ (chúng tôi cố tình viết ‘làm chính trị’ để mỉa mai những người cộng sản hay những ‘đồng minh’ người Việt của họ quen dùng để chụp mũ đồng bào) trong khi toàn dân nước Việt được mời tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với điều 4 dành cho đảng cộng sản, theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin (hai người không thuộc Dân tộc Việt), lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhờ thế, ngày nay, nước Việt đã phú cường đến đâu và người Việt đang đau khổ thế nào, đồng bào trong nước đã biết rõ. Bởi vậy, bất chấp mọi đe dọa phải chịu, nhiều chục ngàn người dân đã ký tên yêu cầu xóa đi điều này trong Hiến pháp.
Cùng ngày, chỉ gần 13 tiếng đồng hồ sau, một quả bom ‘làm chính trị’ đã nổ tung tại Paris, thủ đô nước Pháp, khi cựu Tổng trưởng Ngân sách Jérơme Cahuzac, từ chức hôm 19.03.2013, tuyên bố mình đã báo cho hai thụ lý hồ sơ Renaud van Ruymbeke và Roger Le Loire thẩm phán là có trương mục tại ngân hàng Thụy sĩ để trốn thuế lợi tức và đã yêu cầu ngân hàng chuyển 600.000 euro trở về trương mục của ông tại Pháp.
I.- BỊ CƯỚP CÔNG CỦA CÒN PHẢI Ở TÙ OAN.
Sáng ngày 05.01.2012, Đoàn công tác gồm cán bộ, công an, bộ đội biên phòng do Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng điều động để cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang, do ông Đoàn Văn Vươn (chủ đầm, sinh năm 1963), cư trú tại xã này. Khi đó, ông Vươn không có mặt và ba người trong gia đình ông (Đoàn Văn Tịnh hay Sịnh, sinh năm 1957, anh ông Vươn ; Đoàn Văn Vệ, sinh năm 1974, cháu ông Vươn, và Đoàn Xuân Quỳnh, sinh năm 1995, con trai ông Vươn) đã phải tự vệ trước khoảng 100 kẻ lợi dụng sai trái ‘thi hành công vụ’ để vừa cướp đất đai, phương tiện lao động để sinh sống, và thủy sản đang nuôi trồng chờ bán Tết để trả nợ vay. Ai trong chúng ta có thể ngoan ngoãn nhìn chúng hành động mà không phản ứng với bất cứ vật gì có trong tay để tự vệ ? Đó là điều mà những người trong gia đình ông Vươn đã làm.
Đến 12 giờ, lực lượng Công an do chính Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng, trực tiếp chỉ huy tiếp cận được nhà của ông Vươn nhưng các đối tượng đã bỏ trốn. Hôm sau, các ông Vươn, Tịnh và Vệ đã bị bắt giam. Oâng Quý, bị cho là người nổ súng, ra trình diện hôm 07.01.2012 và cũng bị giam giữ để điều tra. Ngày 10.04.2012, các ông Vươn, Tịnh, Vệ và Quý bị khởi tố về tội giết người và các bà Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn), Phạm Thị Báu (tức Hiền, sinh năm 1982, vợ ông Quý) về tội chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại hầu tra.
Ông Vươn lớn lên trong một gia đình có 7 anh chị em được báo chí tuyên dương là có truyền thống cách mạng. Thân phụ là ông Đoàn Văn Thiển, đã suốt đời ‘theo đảng đến cùng’, cống hiến cho đảng tất cả với chức Bí thư Đảng ủy xã trong 20 năm và đã chết cách đây 8 năm, sau khi về hưu. Chú rể ông Vươn tên Đoàn Xuân Lễnh, hiện là quan chức nhà nước đang nắm giữ một tổ chức phá đạo, mạo danh là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Hải phòng’ với chức Phó Chủ tịch. Đây là cái chức mà không phải ai cũng có thể làm được, nhất là khi là một người công giáo chân chính. Ông còn là Hội thẩm nhân dân Tòa án Nhân dân Hải phòng. Như vậy, thế hệ trước của gia đình anh đã có những đóng góp lớn cho Đảng. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Vươn học tiếp hệ tại chức Đại học Nông nghiệp để trở thành kỹ sư nông nghiệp, hiền lành và chăm chỉ làm ăn.
Với lý lịch tốt như vậy, nếu ông Vươn cứ theo gương bố leo lên chức Bí thư Đảng ủy hay cao hơn vì, với tấm bằng kỹ sư lúc bấy giờ, thì hôm nay có lẽ ông là người cầm súng đi cưỡng chế chứ không phải là nạn nhân. Nhưng, có lẽ cuộc đời bố ông theo đảng đã để lại một bài học nào đó, nên tất cả 7 anh em ông không ai là đảng viên mà chọn cho mình một lối đi khác là tự lực cánh sinh, dùng sức người để đọ với thiên nhiên hầu mưu sinh. Nào ngờ khi ‘vật chất quyết định ý thức’ (Mác–Lênin) thì tất cả những đóng góp công lao của bố, của chú… đều chẳng có ý nghĩa gì nếu ông không nằm trong bộ máy quyền lực. Những công lao, đóng góp kia chỉ dành cho những kẻ trong bộ máy phạm tội muốn thoát khỏi sự trừng phạt pháp luật thì được nại đến mà thôi. Thật vậy, ông Lễnh đã làm được gì khi cháu ông bị bất công đến thế? Hàng năm, cái gọi là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo’ tổng kết tốn biết bao tiền dân mà mục đích chỉ nhằm lấy công sức những người như ông Vươn làm tấm gương để ‘động viên giáo dân’ làm giàu, học tập đạo đức Hồ Chí Minh rồi thuổng luôn thành quả của họ để báo cáo thành của mình?
Năm 1993, ông Vươn cưới vợ người xã Vinh Quang, thuộc Giáo xứ Súy Nẻo, rồi cùng gia đình ở luôn đây để lấn biển lấy đất mưu sinh. Với em trai Đoàn Văn Quý đầu tư vào đầm nuôi thủy sản, ông Vươn cùng vợ con ra bãi bồi ven biển, cải tạo khu vực nuôi tôm. Giữa trùng dương bão tố, các anh em không chỉ đem sức mình mà còn vay mượn nợ nần để làm công việc ít ai nghĩ sẽ thành công. Hơn nữa, con gái ông mới 8 tuổi đã phải mất mạng vì ao, đầm do ông đào để đắp lấn biển. Ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang nói: « Lúc nó (ông Vươn) xuống xin làm, tôi lắc đầu khuyên là không làm nổi đâu, nhà nước còn không làm nổi nữa là… Nhưng để thực hiện ‘canh bạc’ với trời đất, ông Thiểu, bố Vươn, đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang… Nhiều năm vật lộn với trời đất giờ được đền đáp bằng bờ kè hơn 2 km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm, bờ đê còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê,an toàn hơn trước. Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ ». Đứa cháu ông đến chơi không may cũng ngã vào ao đầm và chết ở đó. Với bao công sức, mồ hôi và nước mắt gia đình bỏ ra ở đây để sản xuất, họ phải xót xa và dũng cảm tự vệ chống lại bọn cướp, ngụy danh ‘thi hành công vụ’.
Bà Thương cho biết: « Khi đoàn cưỡng chế xuống đầm, anh Vươn không có mặt ở đó vì đang đi khiếu nại rồi bị bắt ở Viện Kiểm sát. Còn em và em dâu, cháu và anh trai em cùng đứa con còn đi học đang đứng trên đê với mọi người. Khi không bắt được mấy anh em, thì họ đến bắt hai chị em em và anh trai ông Vươn tên là Thịnh. Họ khóa tay lại bằng còng số 8 đưa ra thành phố, vừa đi và bị đánh đập đau lắm ».
Khi thi hành việc cưỡng chế đất nuôi thủy sản, đoàn công tác đã san bằng căn nhà 2 tầng của ông Vươn. Chiều ngày 12.01.2012, UBND Hải Phòng họp báo về vụ cưỡng chế dẫn đến nổ súng tại đầm thủy sản của ông Vươn, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền lại cho biết, căn nhà này bị phá hủy vì ‘đây là vị trí kẻ gây án ẩn nấp’ để tấn công lực lượng cưỡng chế. Lý do này không có căn cứ hay dựa quy định nào của pháp luật cho phép tiến hành một việc như vậy, có thể suy luận là để ‘phi tang’ chứng tích phạm tội của phạm nhân. Ngày 17.01.2012, Phó chủ tịch UBND Hải phòng Đỗ Trung Thoại lại cho rằng việc san phẳng căn nhà ông Vươn sau vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng không bởi lực lượng của huyện mà do ‘nhân dân bất bình nên vào phá’. Do đó, ông Bùi Hoàng Tám đã viết trên báo Dân Trí ngày 18.01.2012, dưới tựa đề ‘Vì sao lại vu oan cho Nhân dân?’, gọi giải thích của ông Thoại là ‘vô liêm sỉ’ : « Một sự vu oan giá họa, trắng trợn đổ tội cho nhân dân và đó là câu dối trá vô liêm sỉ nhất… từ miệng một quan chức chính quyền cấp tỉnh ».
Sau khi cưỡng chế, toàn bộ 40 ha đầm nuôi thủy sản được công an xã giao nhiệm vụ canh giữ, rất nhiều thanh niên lạ mặt, có trang bị vũ khí túc trực ở đây 24/24giờ. Dù vậy, hai bà Thương và Hiền đã nói với báo Vietnamnet trong những ngày sau cuộc cưỡng chế, nhiều người lạ mặt đã sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng để thu hoạch số thủy hải sản mà gia đình các chị đầu tư, nuôi thả từ đầu năm 2011. Toàn bộ 5000 con cá vược loại 1-1,5kg/con, 7000 con cá trắm, trọng lượng 2-3kg/con, 3000 con cua giống đã bị đánh bắt hết, 7000 con cá trắm thượng phẩm và 3000 con cua giống đã bị đánh bắt theo kiểu khoắng toàn bộ. Một nhân chứng nói với các nhà báo : « Sáng 06.01.2012, hôm sau vụ cưỡng chế bi thảm, đầm thủy sản nhà ông Vươn đã bị tháo nước và hôm sau có nhiều người lạ mặt xuống thu họach tất cả cá và cua, trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỷ đồng; chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối ».
Ngày 10.02.2012 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất này và đã có ý kiến kết luận là UBND huyện Tiên Lãng, Hải phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn có nhiều thiếu sót, sai phạm về : 1. Việc giao đất, thu hồi đất ; 2. Việc cưỡng chế thu hồi đất và 3. Việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh. Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải phòng tiếp tục thực hiện tốt các công việc như : xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai ; chỉ đạo các Toà án nhân dân Hải phòng và Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này.
Bất chấp sự vắng mặt tại hiện trường khi nổ súng và không có một xác chết nào phía bên cưỡng chế ‘bất hợp pháp’ hay phía nạn nhân, nhưng ông Vươn cũng bị Viện Kiểm sát Hải phòng quyết định truy tố về tội giết người và chống người thi hành công vụ như các ‘ông’ khác trong gia đình. Tại sao người cộng sản vẫn biết súng hoa cải không thể giết người nhưng vẫn kết tội như vậy ? ‘Đỉnh cao trí tuệ’ quyết định như vậy vì khoản 1d, điều 93 Bộ Luật Hình sự ‘giết người đang thi hành công vụ…’ dự trù hình phạt tù từ 10 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Từ mức án cao của tội ‘giết người’ đó chúng mới ca bài ‘khoan hồng’ giảm án tù cho người vô tội (từ mức tối thiểu là 12 năm chỉ còn 5 năm là ‘quá nhân đạo’ rồi vì luật cho phép tuyên đến… tử hình, nếu muốn. Do đó, một vài báo đài hải ngoại đoán ông Vươn và các anh em chỉ bị tuyên án khoảng một năm để… có thể về liền. Có thể xem đây là bản án để đáp ứng việc ‘Bộ Công an kiến nghị được phép nổ súng vào những người chống lại lực lượng thi hành công vụ, viện dẫn lý do hơn 90% số vụ vi phạm bị xử lý chống lại lực lượng công an’.
Ngày 14.01.2012, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải phòng đã gởi thư đến Linh mục Gioan Baotixita Ngô Ngọc Chuẩn, Chánh xứ, và giáo dân Giáo xứ Suy Nẻo để bày tỏ ý kiến của về biến cố vừa xảy ra cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn :
- ngay sau vụ nổ súng ngày 05.01.2012, Đức cha đã cử cha Tổng đại diện đến tận nơi tìm hiểu sự việc và, cùng Cha xứ, đến vấn an thân mẫu ông Vươn ;
- qua các phương tiện thông tin, Đức cha được biết ông Vươn là người có nhân thân tốt và nhiệt thành cộng tác với các sinh hoạt Giáo xứ ;
- cùng với những người thiện chí, Đức cha ước mong chính quyền các cấp liên hệ giải quyết thấu tình đạt lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng và danh dự ông;
- cùng với tín hữu Giáo xứ, Đức cha hiệp thông cầu nguyện cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn.
Ngày 18.01.2012, Thư Hiệp Thông của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được gởi đến Cha Chánh xứ Suy Nẻo : « hiệp thông và cầu nguyện cho các nạn nhân đang gặp khó khăn trong đợt cưỡng chế bất công này, kể cả sáu vị công an và bộ đội bị thương, vì cách xử lý không minh bạch của Ủy ban Nhân dân huyện Tiến Lãng, TP. Hải phòng ».
Ngày 29.03.2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình. Văn thư nói những người này vô tội và đề nghị ‘trả tự do và bồi thường thiệt hại’ cho họ. Văn thư có đoạn viết: ‘Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng’.
Tin giờ chót, sáng ngày 08.04.2013, nhiều trăm người dân địa phương đã kéo đến trụ sở UBND xã Chính Mỹ (Thủy Nguyên, Hải Phòng) đòi câu trả lời cho cái chết bất thường và nhiều uẩn khúc của anh Nguyễn Văn Quệ, 47 tuổi, ở tại đội 10, xã Chính Mỹ. Tối hôm 07.04.2013, công an huyện Thủy Nguyên ập vào bắt một nhóm người đang đánh bạc. Khi mọi người chạy đến xem thì thấy anh Quệ đã ngã quỵ, đầu quẹo sang một bên, mặt tái nhợt, sùi bọt mép, tay đã bị còng. Hay tin, gia đình và người dân đã yêu cầu xe cấp cứu Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên chở xác nạn nhân lên trụ sở UBND xã vì cho rằng cái chết này có liên quan đến công an địa phương. Công an huyện Thủy Nguyên cho rằng anh Quệ có tham gia đánh bạc. Khi lực lượng chức năng ập vào, anh này bỏ chạy được một đoạn thì ngã quỵ. Bao giờ những trường hợp ‘giết người’ này mới được tuyên xử ?
II.- ĐỆ TỨ QUYỀN.
Nhân dịp được mời tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đa số người dân đã đề cập đến ‘Tam Quyền phân lập’. Trong khi tại những quốc gia dân chủ tiến bộ, giới truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình…) được công nhận như là Đệ Tứ Quyền. Nhưng như Truyền hình Việt Nam gần đây khi phát hình ông Hiếu đang nói, đài này chạy hàng chữ ‘Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh’ khiến, ngày 28.03.2013, Tòa Giám mục Bắc Ninh ra thông báo, do Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Tòa Giám mục, ấn ký xác nhận Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu. Do đó, Truyền hình Việt Nam không xứng đáng được gọi là Đệ Tứ Quyền, có thể bị Tư pháp buộc tội và khán thính giả phỉ nhổ vì đã lường gạt họ.
Tháng 12/2012, trang thông tin mạng Mediapart tố cáo ông Jérôme Cahuzac có trương mục ngân hàng ở Thụy sĩ được cho là để trốn thuế lợi tức. Lúc đó, ông Cahuzac là Tổng trưởng Ngân sách, đặc trách điều tra các số tiền được gởi ở ngoại quốc để không khai tính thuế lợi tức. Sau nhiều tuần lễ công khai chối cãi cho đến hôm 19.03.2013, vì bị Biện lý Francois Molins ký lệnh mở điều tra, nên Tổng thống Francois Hollande buộc ông phải từ chức (Thủ tướng Jean-Marc Ayaut đang dự Lễ Nhận Sứ vụ Thánh Phêrô của Đức Phanxicô) Hôm 02.04.2013, ông đã thú nhận về trương mục mà ông có một tài khoản ở ngọai quốc từ hai mươi năm nay. Sự thú nhận nói dối của vị cựu Tổng trưởng tức thì gây chấn động chính trường Pháp và đẩy Chính phủ đảng Xã hội đã tự cho là ‘gương mẫu’ vào một tình thế khó khăn. Oâng đã từng đe dọa truy tố Mediapart ra Tòa về tội cáo gian.
Bom ‘làm chính trị’ nổ tung vì ông Jérôme Cahuzac phạm tội trốn thuế và mọi người, kể cả Tổng thống lẫn Thủ tướng đều lên án, cho rằng mình bị gạt, Tổng trưởng Kinh tế và Tài chính Pierre Moscovici cố gắng để chống đở cáo buộc đã ‘che chở’ ông Cahuzac, Tổng trưởng thuộc quyền. Tổng thống Hollande lên án thật nghiêm khắc khi cho rằng ‘đã phạm phải một lỗi lầm về đạo đức không thể tha thứ được’.
Ngày 04.04.2013, báo ‘Le Monde’ đăng tin : ông Jean-Jacques Augier, cựu Thủ quỹ của ông Hollande trong khi tranh cử Tổng thống năm 2012 có phần hùn trong 2 công ty tại Đảo Camans, được coi là ‘Thiên đàng thuế’ với thuế suất lợi tức rất thấp. Điều này không là phạm tội trốn thuế, nhưng là một vi phạm đạo đức có thể tha thứ được.
Theo luật sư của ông Cahuzac, số tiền nằm trong trương mục tại ngân hàng UBS (Union bancaire suisse) là lợi tức của ông thu được do hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ và hoạt động tư vấn. Chứng cứ là một băng ghi âm đã được luật sư Michel Gonelle, một cựu đối thủ chính trị của ông Cahuzac, cung cấp cho Mediapart và được Cảnh sát khoa học xác nhận giọng nói rõ ràng là của ông Cahuzac. Vì vi phạm điều 324-1 Luật Hình sự, cựu Tổng trưởng Ngân sách có thể bị phạt tù đến 5 năm và 375.000 euro (hình phạt có thể gia tăng đến 50% số tiền phạm pháp).
Hiện có 2 vấn đề đặt ra cho trường hợp ông Cahuzac và tùy thuộc quyết định của ông vì khi Tòa chưa tuyên án, ông được coi như vô tội :
- các cựu Tổng trưởng, theo luật định, nhận một trợ cấp tương đương với lương lãnh trong tháng cuối trong vòng 6 tháng : Thủ tướng có yêu cầu ông đừng nhận, nhưng ai cấm… 9.443 euro/tháng ;
- trở lại Quốc hội với tư cách Dân biểu. Chủ tịch Quốc hội Claude Bartolone cho biết không mấy ai vui vẻ tiếp đón ông. Hơn nữa, vì đảng trưởng xã hội Harlem Désir đã khai trừ ông Cahuzac, nên ông Bruno Le Roux, Chủ tịch Khối xã hội cho rằng ông Cahuzac không có ghế trong Viện Lập pháp này. Trước ngày 19.04.2013, ông Cahuzac cho biết ông sẽ trở lại Viện này nơi hàng ghế… Độc lập vẫn được chứ !
Vì là ‘làm chính trị’, nên nội vụ này có thể đưa đến những hậu quả chính trị khác như ‘giải tán Quốc hội’, khó có thể xảy ra dù đây là hình thức dân chủ cao nhất hỏi ý dân, hay ‘cải tổ nội các’. Trong một Thăm dò dân ý, thực hiện trong 2 ngày 04 và 05.04.2013, được báo ‘La Journal du Dimanche’ công bố ngày 07.04.2013 thì 60% người được hỏi trả lời cần một sự cải tổ như vậy.
Lúc 8 giờ ngày 02.04.2013, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng bắt đầu xét xử nông dân Đoàn Văn Vươn và những thân nhân gia đình. Một phiên tòa mang đầy tính ‘làm chính trị’ (chúng tôi cố tình viết ‘làm chính trị’ để mỉa mai những người cộng sản hay những ‘đồng minh’ người Việt của họ quen dùng để chụp mũ đồng bào) trong khi toàn dân nước Việt được mời tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với điều 4 dành cho đảng cộng sản, theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin (hai người không thuộc Dân tộc Việt), lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhờ thế, ngày nay, nước Việt đã phú cường đến đâu và người Việt đang đau khổ thế nào, đồng bào trong nước đã biết rõ. Bởi vậy, bất chấp mọi đe dọa phải chịu, nhiều chục ngàn người dân đã ký tên yêu cầu xóa đi điều này trong Hiến pháp.
Cùng ngày, chỉ gần 13 tiếng đồng hồ sau, một quả bom ‘làm chính trị’ đã nổ tung tại Paris, thủ đô nước Pháp, khi cựu Tổng trưởng Ngân sách Jérơme Cahuzac, từ chức hôm 19.03.2013, tuyên bố mình đã báo cho hai thụ lý hồ sơ Renaud van Ruymbeke và Roger Le Loire thẩm phán là có trương mục tại ngân hàng Thụy sĩ để trốn thuế lợi tức và đã yêu cầu ngân hàng chuyển 600.000 euro trở về trương mục của ông tại Pháp.
I.- BỊ CƯỚP CÔNG CỦA CÒN PHẢI Ở TÙ OAN.
Sáng ngày 05.01.2012, Đoàn công tác gồm cán bộ, công an, bộ đội biên phòng do Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng điều động để cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang, do ông Đoàn Văn Vươn (chủ đầm, sinh năm 1963), cư trú tại xã này. Khi đó, ông Vươn không có mặt và ba người trong gia đình ông (Đoàn Văn Tịnh hay Sịnh, sinh năm 1957, anh ông Vươn ; Đoàn Văn Vệ, sinh năm 1974, cháu ông Vươn, và Đoàn Xuân Quỳnh, sinh năm 1995, con trai ông Vươn) đã phải tự vệ trước khoảng 100 kẻ lợi dụng sai trái ‘thi hành công vụ’ để vừa cướp đất đai, phương tiện lao động để sinh sống, và thủy sản đang nuôi trồng chờ bán Tết để trả nợ vay. Ai trong chúng ta có thể ngoan ngoãn nhìn chúng hành động mà không phản ứng với bất cứ vật gì có trong tay để tự vệ ? Đó là điều mà những người trong gia đình ông Vươn đã làm.
Đến 12 giờ, lực lượng Công an do chính Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng, trực tiếp chỉ huy tiếp cận được nhà của ông Vươn nhưng các đối tượng đã bỏ trốn. Hôm sau, các ông Vươn, Tịnh và Vệ đã bị bắt giam. Oâng Quý, bị cho là người nổ súng, ra trình diện hôm 07.01.2012 và cũng bị giam giữ để điều tra. Ngày 10.04.2012, các ông Vươn, Tịnh, Vệ và Quý bị khởi tố về tội giết người và các bà Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn), Phạm Thị Báu (tức Hiền, sinh năm 1982, vợ ông Quý) về tội chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại hầu tra.
Ông Vươn lớn lên trong một gia đình có 7 anh chị em được báo chí tuyên dương là có truyền thống cách mạng. Thân phụ là ông Đoàn Văn Thiển, đã suốt đời ‘theo đảng đến cùng’, cống hiến cho đảng tất cả với chức Bí thư Đảng ủy xã trong 20 năm và đã chết cách đây 8 năm, sau khi về hưu. Chú rể ông Vươn tên Đoàn Xuân Lễnh, hiện là quan chức nhà nước đang nắm giữ một tổ chức phá đạo, mạo danh là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Hải phòng’ với chức Phó Chủ tịch. Đây là cái chức mà không phải ai cũng có thể làm được, nhất là khi là một người công giáo chân chính. Ông còn là Hội thẩm nhân dân Tòa án Nhân dân Hải phòng. Như vậy, thế hệ trước của gia đình anh đã có những đóng góp lớn cho Đảng. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Vươn học tiếp hệ tại chức Đại học Nông nghiệp để trở thành kỹ sư nông nghiệp, hiền lành và chăm chỉ làm ăn.
Với lý lịch tốt như vậy, nếu ông Vươn cứ theo gương bố leo lên chức Bí thư Đảng ủy hay cao hơn vì, với tấm bằng kỹ sư lúc bấy giờ, thì hôm nay có lẽ ông là người cầm súng đi cưỡng chế chứ không phải là nạn nhân. Nhưng, có lẽ cuộc đời bố ông theo đảng đã để lại một bài học nào đó, nên tất cả 7 anh em ông không ai là đảng viên mà chọn cho mình một lối đi khác là tự lực cánh sinh, dùng sức người để đọ với thiên nhiên hầu mưu sinh. Nào ngờ khi ‘vật chất quyết định ý thức’ (Mác–Lênin) thì tất cả những đóng góp công lao của bố, của chú… đều chẳng có ý nghĩa gì nếu ông không nằm trong bộ máy quyền lực. Những công lao, đóng góp kia chỉ dành cho những kẻ trong bộ máy phạm tội muốn thoát khỏi sự trừng phạt pháp luật thì được nại đến mà thôi. Thật vậy, ông Lễnh đã làm được gì khi cháu ông bị bất công đến thế? Hàng năm, cái gọi là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo’ tổng kết tốn biết bao tiền dân mà mục đích chỉ nhằm lấy công sức những người như ông Vươn làm tấm gương để ‘động viên giáo dân’ làm giàu, học tập đạo đức Hồ Chí Minh rồi thuổng luôn thành quả của họ để báo cáo thành của mình?
Năm 1993, ông Vươn cưới vợ người xã Vinh Quang, thuộc Giáo xứ Súy Nẻo, rồi cùng gia đình ở luôn đây để lấn biển lấy đất mưu sinh. Với em trai Đoàn Văn Quý đầu tư vào đầm nuôi thủy sản, ông Vươn cùng vợ con ra bãi bồi ven biển, cải tạo khu vực nuôi tôm. Giữa trùng dương bão tố, các anh em không chỉ đem sức mình mà còn vay mượn nợ nần để làm công việc ít ai nghĩ sẽ thành công. Hơn nữa, con gái ông mới 8 tuổi đã phải mất mạng vì ao, đầm do ông đào để đắp lấn biển. Ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang nói: « Lúc nó (ông Vươn) xuống xin làm, tôi lắc đầu khuyên là không làm nổi đâu, nhà nước còn không làm nổi nữa là… Nhưng để thực hiện ‘canh bạc’ với trời đất, ông Thiểu, bố Vươn, đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang… Nhiều năm vật lộn với trời đất giờ được đền đáp bằng bờ kè hơn 2 km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm, bờ đê còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê,an toàn hơn trước. Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ ». Đứa cháu ông đến chơi không may cũng ngã vào ao đầm và chết ở đó. Với bao công sức, mồ hôi và nước mắt gia đình bỏ ra ở đây để sản xuất, họ phải xót xa và dũng cảm tự vệ chống lại bọn cướp, ngụy danh ‘thi hành công vụ’.
Bà Thương cho biết: « Khi đoàn cưỡng chế xuống đầm, anh Vươn không có mặt ở đó vì đang đi khiếu nại rồi bị bắt ở Viện Kiểm sát. Còn em và em dâu, cháu và anh trai em cùng đứa con còn đi học đang đứng trên đê với mọi người. Khi không bắt được mấy anh em, thì họ đến bắt hai chị em em và anh trai ông Vươn tên là Thịnh. Họ khóa tay lại bằng còng số 8 đưa ra thành phố, vừa đi và bị đánh đập đau lắm ».
Khi thi hành việc cưỡng chế đất nuôi thủy sản, đoàn công tác đã san bằng căn nhà 2 tầng của ông Vươn. Chiều ngày 12.01.2012, UBND Hải Phòng họp báo về vụ cưỡng chế dẫn đến nổ súng tại đầm thủy sản của ông Vươn, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền lại cho biết, căn nhà này bị phá hủy vì ‘đây là vị trí kẻ gây án ẩn nấp’ để tấn công lực lượng cưỡng chế. Lý do này không có căn cứ hay dựa quy định nào của pháp luật cho phép tiến hành một việc như vậy, có thể suy luận là để ‘phi tang’ chứng tích phạm tội của phạm nhân. Ngày 17.01.2012, Phó chủ tịch UBND Hải phòng Đỗ Trung Thoại lại cho rằng việc san phẳng căn nhà ông Vươn sau vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng không bởi lực lượng của huyện mà do ‘nhân dân bất bình nên vào phá’. Do đó, ông Bùi Hoàng Tám đã viết trên báo Dân Trí ngày 18.01.2012, dưới tựa đề ‘Vì sao lại vu oan cho Nhân dân?’, gọi giải thích của ông Thoại là ‘vô liêm sỉ’ : « Một sự vu oan giá họa, trắng trợn đổ tội cho nhân dân và đó là câu dối trá vô liêm sỉ nhất… từ miệng một quan chức chính quyền cấp tỉnh ».
Sau khi cưỡng chế, toàn bộ 40 ha đầm nuôi thủy sản được công an xã giao nhiệm vụ canh giữ, rất nhiều thanh niên lạ mặt, có trang bị vũ khí túc trực ở đây 24/24giờ. Dù vậy, hai bà Thương và Hiền đã nói với báo Vietnamnet trong những ngày sau cuộc cưỡng chế, nhiều người lạ mặt đã sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng để thu hoạch số thủy hải sản mà gia đình các chị đầu tư, nuôi thả từ đầu năm 2011. Toàn bộ 5000 con cá vược loại 1-1,5kg/con, 7000 con cá trắm, trọng lượng 2-3kg/con, 3000 con cua giống đã bị đánh bắt hết, 7000 con cá trắm thượng phẩm và 3000 con cua giống đã bị đánh bắt theo kiểu khoắng toàn bộ. Một nhân chứng nói với các nhà báo : « Sáng 06.01.2012, hôm sau vụ cưỡng chế bi thảm, đầm thủy sản nhà ông Vươn đã bị tháo nước và hôm sau có nhiều người lạ mặt xuống thu họach tất cả cá và cua, trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỷ đồng; chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối ».
Ngày 10.02.2012 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất này và đã có ý kiến kết luận là UBND huyện Tiên Lãng, Hải phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn có nhiều thiếu sót, sai phạm về : 1. Việc giao đất, thu hồi đất ; 2. Việc cưỡng chế thu hồi đất và 3. Việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh. Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải phòng tiếp tục thực hiện tốt các công việc như : xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai ; chỉ đạo các Toà án nhân dân Hải phòng và Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này.
Bất chấp sự vắng mặt tại hiện trường khi nổ súng và không có một xác chết nào phía bên cưỡng chế ‘bất hợp pháp’ hay phía nạn nhân, nhưng ông Vươn cũng bị Viện Kiểm sát Hải phòng quyết định truy tố về tội giết người và chống người thi hành công vụ như các ‘ông’ khác trong gia đình. Tại sao người cộng sản vẫn biết súng hoa cải không thể giết người nhưng vẫn kết tội như vậy ? ‘Đỉnh cao trí tuệ’ quyết định như vậy vì khoản 1d, điều 93 Bộ Luật Hình sự ‘giết người đang thi hành công vụ…’ dự trù hình phạt tù từ 10 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Từ mức án cao của tội ‘giết người’ đó chúng mới ca bài ‘khoan hồng’ giảm án tù cho người vô tội (từ mức tối thiểu là 12 năm chỉ còn 5 năm là ‘quá nhân đạo’ rồi vì luật cho phép tuyên đến… tử hình, nếu muốn. Do đó, một vài báo đài hải ngoại đoán ông Vươn và các anh em chỉ bị tuyên án khoảng một năm để… có thể về liền. Có thể xem đây là bản án để đáp ứng việc ‘Bộ Công an kiến nghị được phép nổ súng vào những người chống lại lực lượng thi hành công vụ, viện dẫn lý do hơn 90% số vụ vi phạm bị xử lý chống lại lực lượng công an’.
Ngày 14.01.2012, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải phòng đã gởi thư đến Linh mục Gioan Baotixita Ngô Ngọc Chuẩn, Chánh xứ, và giáo dân Giáo xứ Suy Nẻo để bày tỏ ý kiến của về biến cố vừa xảy ra cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn :
- ngay sau vụ nổ súng ngày 05.01.2012, Đức cha đã cử cha Tổng đại diện đến tận nơi tìm hiểu sự việc và, cùng Cha xứ, đến vấn an thân mẫu ông Vươn ;
- qua các phương tiện thông tin, Đức cha được biết ông Vươn là người có nhân thân tốt và nhiệt thành cộng tác với các sinh hoạt Giáo xứ ;
- cùng với những người thiện chí, Đức cha ước mong chính quyền các cấp liên hệ giải quyết thấu tình đạt lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng và danh dự ông;
- cùng với tín hữu Giáo xứ, Đức cha hiệp thông cầu nguyện cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn.
Ngày 18.01.2012, Thư Hiệp Thông của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được gởi đến Cha Chánh xứ Suy Nẻo : « hiệp thông và cầu nguyện cho các nạn nhân đang gặp khó khăn trong đợt cưỡng chế bất công này, kể cả sáu vị công an và bộ đội bị thương, vì cách xử lý không minh bạch của Ủy ban Nhân dân huyện Tiến Lãng, TP. Hải phòng ».
Ngày 29.03.2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình. Văn thư nói những người này vô tội và đề nghị ‘trả tự do và bồi thường thiệt hại’ cho họ. Văn thư có đoạn viết: ‘Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng’.
Tin giờ chót, sáng ngày 08.04.2013, nhiều trăm người dân địa phương đã kéo đến trụ sở UBND xã Chính Mỹ (Thủy Nguyên, Hải Phòng) đòi câu trả lời cho cái chết bất thường và nhiều uẩn khúc của anh Nguyễn Văn Quệ, 47 tuổi, ở tại đội 10, xã Chính Mỹ. Tối hôm 07.04.2013, công an huyện Thủy Nguyên ập vào bắt một nhóm người đang đánh bạc. Khi mọi người chạy đến xem thì thấy anh Quệ đã ngã quỵ, đầu quẹo sang một bên, mặt tái nhợt, sùi bọt mép, tay đã bị còng. Hay tin, gia đình và người dân đã yêu cầu xe cấp cứu Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên chở xác nạn nhân lên trụ sở UBND xã vì cho rằng cái chết này có liên quan đến công an địa phương. Công an huyện Thủy Nguyên cho rằng anh Quệ có tham gia đánh bạc. Khi lực lượng chức năng ập vào, anh này bỏ chạy được một đoạn thì ngã quỵ. Bao giờ những trường hợp ‘giết người’ này mới được tuyên xử ?
II.- ĐỆ TỨ QUYỀN.
Nhân dịp được mời tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đa số người dân đã đề cập đến ‘Tam Quyền phân lập’. Trong khi tại những quốc gia dân chủ tiến bộ, giới truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình…) được công nhận như là Đệ Tứ Quyền. Nhưng như Truyền hình Việt Nam gần đây khi phát hình ông Hiếu đang nói, đài này chạy hàng chữ ‘Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh’ khiến, ngày 28.03.2013, Tòa Giám mục Bắc Ninh ra thông báo, do Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Tòa Giám mục, ấn ký xác nhận Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu. Do đó, Truyền hình Việt Nam không xứng đáng được gọi là Đệ Tứ Quyền, có thể bị Tư pháp buộc tội và khán thính giả phỉ nhổ vì đã lường gạt họ.
Tháng 12/2012, trang thông tin mạng Mediapart tố cáo ông Jérôme Cahuzac có trương mục ngân hàng ở Thụy sĩ được cho là để trốn thuế lợi tức. Lúc đó, ông Cahuzac là Tổng trưởng Ngân sách, đặc trách điều tra các số tiền được gởi ở ngoại quốc để không khai tính thuế lợi tức. Sau nhiều tuần lễ công khai chối cãi cho đến hôm 19.03.2013, vì bị Biện lý Francois Molins ký lệnh mở điều tra, nên Tổng thống Francois Hollande buộc ông phải từ chức (Thủ tướng Jean-Marc Ayaut đang dự Lễ Nhận Sứ vụ Thánh Phêrô của Đức Phanxicô) Hôm 02.04.2013, ông đã thú nhận về trương mục mà ông có một tài khoản ở ngọai quốc từ hai mươi năm nay. Sự thú nhận nói dối của vị cựu Tổng trưởng tức thì gây chấn động chính trường Pháp và đẩy Chính phủ đảng Xã hội đã tự cho là ‘gương mẫu’ vào một tình thế khó khăn. Oâng đã từng đe dọa truy tố Mediapart ra Tòa về tội cáo gian.
Bom ‘làm chính trị’ nổ tung vì ông Jérôme Cahuzac phạm tội trốn thuế và mọi người, kể cả Tổng thống lẫn Thủ tướng đều lên án, cho rằng mình bị gạt, Tổng trưởng Kinh tế và Tài chính Pierre Moscovici cố gắng để chống đở cáo buộc đã ‘che chở’ ông Cahuzac, Tổng trưởng thuộc quyền. Tổng thống Hollande lên án thật nghiêm khắc khi cho rằng ‘đã phạm phải một lỗi lầm về đạo đức không thể tha thứ được’.
Ngày 04.04.2013, báo ‘Le Monde’ đăng tin : ông Jean-Jacques Augier, cựu Thủ quỹ của ông Hollande trong khi tranh cử Tổng thống năm 2012 có phần hùn trong 2 công ty tại Đảo Camans, được coi là ‘Thiên đàng thuế’ với thuế suất lợi tức rất thấp. Điều này không là phạm tội trốn thuế, nhưng là một vi phạm đạo đức có thể tha thứ được.
Theo luật sư của ông Cahuzac, số tiền nằm trong trương mục tại ngân hàng UBS (Union bancaire suisse) là lợi tức của ông thu được do hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ và hoạt động tư vấn. Chứng cứ là một băng ghi âm đã được luật sư Michel Gonelle, một cựu đối thủ chính trị của ông Cahuzac, cung cấp cho Mediapart và được Cảnh sát khoa học xác nhận giọng nói rõ ràng là của ông Cahuzac. Vì vi phạm điều 324-1 Luật Hình sự, cựu Tổng trưởng Ngân sách có thể bị phạt tù đến 5 năm và 375.000 euro (hình phạt có thể gia tăng đến 50% số tiền phạm pháp).
Hiện có 2 vấn đề đặt ra cho trường hợp ông Cahuzac và tùy thuộc quyết định của ông vì khi Tòa chưa tuyên án, ông được coi như vô tội :
- các cựu Tổng trưởng, theo luật định, nhận một trợ cấp tương đương với lương lãnh trong tháng cuối trong vòng 6 tháng : Thủ tướng có yêu cầu ông đừng nhận, nhưng ai cấm… 9.443 euro/tháng ;
- trở lại Quốc hội với tư cách Dân biểu. Chủ tịch Quốc hội Claude Bartolone cho biết không mấy ai vui vẻ tiếp đón ông. Hơn nữa, vì đảng trưởng xã hội Harlem Désir đã khai trừ ông Cahuzac, nên ông Bruno Le Roux, Chủ tịch Khối xã hội cho rằng ông Cahuzac không có ghế trong Viện Lập pháp này. Trước ngày 19.04.2013, ông Cahuzac cho biết ông sẽ trở lại Viện này nơi hàng ghế… Độc lập vẫn được chứ !
Vì là ‘làm chính trị’, nên nội vụ này có thể đưa đến những hậu quả chính trị khác như ‘giải tán Quốc hội’, khó có thể xảy ra dù đây là hình thức dân chủ cao nhất hỏi ý dân, hay ‘cải tổ nội các’. Trong một Thăm dò dân ý, thực hiện trong 2 ngày 04 và 05.04.2013, được báo ‘La Journal du Dimanche’ công bố ngày 07.04.2013 thì 60% người được hỏi trả lời cần một sự cải tổ như vậy.
Văn Hóa
Xin vâng như Mẹ
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
08:56 08/04/2013
Maria hồng phúc
Được Thiên Chúa ở cùng
Mẹ trong lòng bối rối
Này bà sẽ thụ thai
Sinh hạ một con trai
Đặt tên là Jésus
Người sẽ nên cao cả
Là con Đấng Tối cao
Được Thiên Chúa trao ban
Ngai vàng vua Đa-vít
Thống trị nhà Gia-cóp
Đến vô cùng vô tận
Vâng, xin vâng lạy Chúa
Phận nữ tỳ hèn mọn
Xin Chúa làm cho tôi
Như lời sứ thần nói
Phút giây xin vâng đó
Ngôi Lời đã Nhập Thể
Làm con đức Nữ Trinh
Và Mẹ diễm phúc thay
Được làm Mẹ Thiên Chúa
Nhờ quyền năng Thánh Thần
Huyền nhiệm Giao ước mới
Thiên Chúa cho con người
Trong chương trình cứu chuộc
Con xin vâng như Mẹ
Vâng, con đây Lạy Chúa
Xin theo Thánh ý Ngài.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Hót Vườn Xuân
Lê Trị
22:07 08/04/2013
Ảnh của Lê Trị
Trong veo buổi sớm
Chim hót bên vườn
Lọc tất cả những tạp âm vẩn đục
Lọc tất cả những lo toan thường nhật
Lọc tất cả những mưu toan bất chợt.
Lòng trong veo
Như con trẻ thơ ngây.
(Trích thơ của Thái Thăng Long)