Ngày 08-04-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ vượt qua cuối cùng
Jos. Tú Nạc, NMS
03:20 08/04/2011
Chào mừng Lễ Phục Sinh! Lễ Phục Sinh là một sự kiện quan trọng đối với tất cả Ki-tô hữu chúng ta trên toàn thế giới. Bằng nhiều ngôn ngữ, tên của ngày lễ nghỉ này bắt nguồn từ chữ “Pesach.” Đây là tên tiếng Hebrew dành cho “Lễ Vượt Qua.” Lễ Vượt Qua gắn liền với Lễ Phục Sinh. Nguồn gốc của “Lễ Vượt Qua” đến từ lịch sử Do Thái cổ đại.

Những bài viết thời xa xưa đã kể về những người Do Thái thời bấy giờ họ phải sống tha hương như thế nào, là thân phận nô lệ. Họ không thể lìa bỏ. Nhưng Thiên Chúa đã thấy sự đau khổ của họ. Người hứa cho họ được tự do. Thiên Chúa đã gửi một loạt mười điều tai họa chống lại những người chủ của họ. Những mối tai họa này là những sự kiện mà đã gây đau khổ khủng khiếp. Nhưng điều tai họa cuối cùng là điều nguy hiểm nhất. Nó liên quan đấn thần chết. Nó dính líu đến đứa con đầu tiên của mỗi nhà sẽ bị giết chết.

Thiên Chúa đã bảo những gia đình nô lệ cách họ tự bảo vệ tránh khỏi điều này. Mỗi gia đình nô lệ phải hiến tế một con chiên. Cái chết của con chiên ấy thay thế cho con trai của họ. Họ phải bôi máu của con chiên lên cửa nhà của mình. Máu chiên là dấu hiệu để thần chết bỏ qua nhà họ.

Sau hiểm họa cuối cùng này, những người chủ đã trả tự do cho những người nô lệ. Họ khiếp sợ bởi quyền năng của Thiên Chúa. Và đây là xuất xứ của danh hiệu “Lễ Vượt Qua” nguyên thủy. Bởi vì thần chết đã đi qua những ngôi nhà của người Do Thái.

Lễ Vượt Qua đã trở thành một kỷ niệm quan trọng của người Do Thái. Người ta giết một con chiên hy tế. Đây là một phần thuộc truyền thống của họ. Của hy tế này là việc đền tội trước Thiên Chúa, những lỗi lầm của họ. Nhưng con vật này phải hoàn hảo, vì Thiên Chúa nhận nó và tha thứ cho họ. Gia đình và bè bạn cùng nhau tập trung. Họ kỷ niệm sự tự do. Họ tưởng nhớ lịch sử của họ. Họ hồi tưởng khi Thiên Chúa giải phóng tổ tiên họ khỏi ách nô lệ. Bữa cơm đã biểu hiện điều này. Mọi thứ đều có một ý nghĩa đặc biệt. Chẳng hạn, họ đã chuẩn bị loại bánh mì đăc biệt, ăn vào Lễ Vượt Qua (matzah/ matzo). Loại bánh này không chứa men. Nên loại bánh mì này không nhồi bột. Nó mỏng và nhạt nhẽo. Người ta hồi tưởng tổ tiên của mình đã phải lẩn trốn thân phận nô lệ vội vã như thế nào. Họ cần chuẩn bị lương hực một cách nhanh chóng để mang theo mình. Họ không có thời gian để nhồi bột bánh mì. Nên loại bánh mì này hương vị nhạt nhẽo.

Ngày nay người Do Thái vẫn kỷ niệm Lễ Vượt Qua. Một vài truyền thống đã thay đổi – chẳng hạn, ngày nay người ta không còn dùng chiên làm vật hy tế. Nhưng họ tưởng nhớ sự tự do của tổ tiên mình thoát cảnh nô lệ. Và Lễ Vượt Qua cũng là một bữa ăn quan trọng đối với Ki-tô hữu chúng ta. Đối với chúng ta, nó biểu hiện bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-su trên trần thế - bữa Tiệc Ly. Chúng ta hãy trở về với Jerusalem, cách đây hơn hai ngàn năm.

Những con phố của Jerusalem ồn ào,tấp nập. Lễ Vượt Qua luôn là thời gian bận rộn. Và người ta đã phải làm việc vất vả để chuẩn bị. Bây giờ, đó là thời gian ngồi xuống thưởng thức bánh không men, rau quả, rượu và thịt cừu. Gia đình và bạn hữu quây quần cùng nhau vui vẻ.

Nhưng có những cảm xúc chen lẫn trong một ngôi nhà. Mười ba người ngồi xung quanh một chiếc bàn. Họ là bằng hữu. Họ đã dành thời gian đi bên nhau những năm qua. Cùng nhau, họ chia sẻ những cay đắng ngọt bùi đồng cam cộng khổ, hạnh phúc và thương đau. Họ đã dời bỏ gia dình , nhà cửa để cùng nhau ra đi. Một người đàn ông đã liên kết họ - người lãnh đạo của họ. Người là Giê-su Nazareth. Họ biết rất nhiều về người đàn ông này. Nhưng đêm nay, Lời Người chất chứa buồn đau vời vợi.

“Ta muốn nói với các con những gì là sự thực. Một người trong số các con sẽ giao nộp ta cho kẻ thù.”

“Cái gì? Không lẽ là mình?”

“Không lẽ là con sao?”

“Không lẽ là con sao?”

“Phải, chính con.”

Căn phòng trở nên im lặng và nặng nề. Không một tiếng nói. Mọi người nhìn vào người đàn ông mà Chúa Giê-su vừa nói tới – Judas Iscariot. Chúa Giê-su đã nói gì? Có phải Judas đã tiết lộ về Người? Chúa Giê-su sẽ phải chết sao?

Lặng lẽ, bạn bè tiếp tục bữa ăn. Rồi Chúa Giê-su cầm bánh và rượu. Người đọc lời cầu nguyện và tạ ơn. Người bẻ bánh. Và rồi, Người lại nói, Lời của Người trở nên xa lạ. Nhưng họ đều biết nó có một ý nghĩa sâu sắc.

“Hãy cầm lấy và ăn. Đây là mình ta.”

Đoạn Chúa Giê-su cầm rượu.

“Hãy cầm lấy và uống. Đây là máu ta.”

“Nó đổ ra để tha thứ tội lỗi của nhiều người. Ta sẽ không còn uống với các con, cho đến ngày chúng ta gặp nhau trên thiên đàng.”

Tâm hồn của những người này thấm thía buồn đau. Chúa Giê-su đang nói gì? Người sẽ phải chết ư? Tấm bánh ấy phải chăng là biểu tượng của thân xác Người? Rượu ấy phải chăng là biểu tượng của máu Người? Người nói vậy có nghĩa là gì – máu Người sẽ phải đổ ra? Điều đó nghe như thấp thoáng của sự hy sinh – có phải Chúa Giê-su đang nói Người sẽ là của hy tế cho nhân loại? Mãi về sau họ mới hiểu được những lời này.

Bữa ăn Lê Vượt Qua là bữa cuối cùng của Chúa Giê-su trên trần thế. Đêm sau, Judas Iscariot đã chỉ điểm Chúa Giê-su. Và kẻ thù đã giết Người.

Hy sinh, cái chết, sự sống. Những điều này là trọng tâm của thông điệp Lễ Phục Sinh. Hôm nay, những Ki-tô hũu chúng ta tưởng niệm sự sống, cái chết và sự hy sinh của Chúa Giê-su. Chúng ta chia sẻ bữa ăn với bánh và rượu y như vậy – và chúng ta tưởng nhớ. Ki-tô hữu chúng ta tin tưởng rằng vì Chúa Giê-su vô tội. Người giống như chiên Lễ Vượt Qua. Trong quá khứ, người ta đã hiến tế những con vật hoàn hảo – tiến tới sự tha thứ của Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng sự đền trả này đã cứu vớt chúng ta thoát khỏi sự trừng phạt của cái chết. Nhưng cuộc sống của một con người vô cùng quan trọng hơn so với bất kỳ động vật nào, Và sự sống hoàn thiện của con người vẫn mãi quan trọng hơn. Nhưng thậm chí sự cao cả là cuộc sống của một người con … và đây là người mà những Ki-tô hữu chúng ta gọi Chúa Giê-su đã là – và mãi là – Con Một Thiên Chúa.

Nhưng Đại Lễ Phục Sinh là một tưởng niệm về sự sống, không phải là cái chết. Trong những giáo đường, bạn nghe linh mục nói, “Đức Ki-tô đã sống lại!” Đây là vì những Ki-tô hữu chúng ta tin rằng Chúa Giê-su không bao giờ chết. Người đã trở lại với sự sống. Sự hy sinh toàn thiện của Người tỏ ra sự thứ tha của Thiên Chúa. Và điều đó bày tỏ một sự hứa hẹn sự sống về sau của thế gian này. Vậy Lễ Vượt Qua tưởng niệm sự tự do thoát khỏi cảnh nô lệ của tội lỗi. Đây là nguồn hạnh phúc vô biên dành cho Ki-tô hữu chúng ta trên toàn thế giới. Cùng nhau, chúng ta kỷ niệm Chúa Giê-su đã chiến thắng vinh quang vượt qua khỏi cái chết và cuộc đời Người đã đến để cho đi.

Vì yêu thương là cho đi, vì yêu thương là chấp nhận. Vì yêu thương nhân loại Chúa Giê-su đã chấp nhận và thứ tha – Đấng xóa tội trần gian. Amen.

 
Dòng đời
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
13:48 08/04/2011
1. Dòng Nước

Dòng đời nổi trôi ví tựa như dạt bèo trên dòng sông. Dòng sông luôn chảy và nước thủy triều vẫn cứ lên xuống đều hòa. Dòng sông bắt nguồn từ trên triền núi cao chảy dần xuống thấp vào dòng suối ra dòng sông rồi từ từ thoát ra biển cả. Dòng nước tinh tuyền khởi đi từ thượng nguồn chảy xuống thấm sâu vào lòng đất. Nước lạnh âm thầm thấm nhập trong đất để nuôi sống mọi loài thảo mộc phát triển sinh hoa kết trái. Nước còn là nguồn tươi mát giải khát cho mọi loài động vật và con người. Nước rửa sạch mọi nhơ nhớp, nhày nhụa và bẩn thỉu mà mọi loài đã sa thải. Sau cùng, dòng nước kéo theo tất cả những vẩn đục, rác rến và đồ phế thải trở về đại dương để thanh luyện. Nếu dòng nước ngưng đọng, nước sẽ bị tù túng trở nên tanh hôi và ô nhiễm.

Dòng đời của mỗi người cũng năm chìm bảy nổi. Sinh ra là đã mang kiếp phận con người. Có những trẻ em sinh ra ở đời đã được ấp ủ vỗ về trong bầu khí yêu thương của gia đình. Có những trẻ sinh ra trong bọc điều sung sướng có mẹ, có cha và có anh chị em. Có những mảnh đời mới bước vào cuộc sống đã mang thân phận tôi đòi, nô lệ. Có những trẻ sơ sinh mồ côi oa oa tiếng khóc chào đời. Có những bé thơ sinh ra trong cô đơn bị mẹ cha chối từ ghét bỏ như của nợ. Cũng có những em sinh ra trong lầm than vất vả và khổ cực trăm bề. Người ta thường gọi tất cả đó là số mệnh. Mỗi người có một vận mệnh khác nhau cũng như mười hai bến nước, có đục có trong. Số mệnh đời người như cánh bè dạt trôi và không ai biết chung cục đời mình sẽ ra sao. Ngay cả anh chị em cùng trong một gia đình cũng đã có nhiều cuộc sống khác nhau. Mỗi người một phận. Chúng ta không thể ngồi đó để so sánh hơn thiệt. Đã mang một kiếp sống là mang theo một định mệnh. Định mệnh nổi trôi như cánh bèo trên dòng nước.

2. Phận Người

Chúng ta có thể suy tư để nhận biết về cuộc đời như trăm hoa đua nở. Càng suy chúng ta càng thấy mỗi cuộc đời là một mầu nhiệm. Mỗi đời người là một công trình sáng tạo tuyệt vời của Thiên Chúa. Chúng ta không thể so sánh mà chỉ chấp nhận như một món qùa vô giá. Nhìn vũ trụ bao la, tự hỏi chúng ta là ai? Chúng ta đã làm được gì để lãnh nhận một cuộc sống qúa kỳ diệu. Chúng ta cùng hiện hữu với muôn vật trong thời gian và không gian. Chúng ta được nhìn ngắm và thưởng ngoạn tất cả những khoảng không và những vận hành trong vũ trụ. Mỗi người chúng ta đang lữ hành trong một không gian vô tận. Linh hồn linh thiêng gắn kết với thân xác giới hạn đang mở ra với một vũ trụ bao la. Chúng ta được hòa nhập với vũ trụ trong mọi chuyển động.

Tôi được sinh ra vào ngày giờ và năm tháng đó. Khoảng thời gian và không gian của sự vận hành có những dấu khắc ghi như năm đó có động đất, có núi lửa phun, có sóng thần, có bão tuyết và có nắng hạn… Khoảng thời gian quá khứ đã in ghi trong cuộc sống sẽ không bao giờ thay đổi. Mọi biến cố xảy ra sẽ đi vào đời đời cùng với thời gian chúng ta hiện hữu. Vũ trụ và thế giới vẫn tiếp tục vòng xoay dù có sự hiện hữu của chúng ta trên trái đất này hay không. Chúng ta chẳng có ảnh hưởng gì đối với việc vận hành của vũ trụ, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy như mình đang chia phần nhỏ bé trong sự lưu chuyển này. Sự có mặt của chúng ta trong vũ trụ càn khôn là một sự hiện hữu trường tồn. Chúng ta hiện hữu và qua đi cùng với thời gian và không gian.

3. Định Mệnh

Định mệnh của mỗi sinh linh đều ẩn chứa một mầu nhiệm. Mầu nhiệm của sự sống và sự chết. Có người kéo dài cuộc sống trên 100 năm, có những cuộc sống vỏn vẹn có một giờ hay một ngày. Dòng đời ngược xuôi, xuôi ngược. Có những người có cuộc sống an nhàn tự tại và thảnh thơi. Có những nguời bon chen, bận rộn và làm việc quần quật suốt ngày. Có những cuộc sống trên nhung lụa, tiền rừng bạc bể và của cải đầy dư. Có những kẻ phải bôn ba vất vả, giãi dầu nắng mưa và tần tảo ngược xuôi kiếm sống từng ngày. Có những người khổ đau, bệnh hoạn tật nguyền và cơ cùng đói khổ. Có những cuộc đời tự do thoải mái và du hành khắp nơi. Có những cuộc sống bị giam hãm đọa đầy trong quản thúc tù tội. Theo kinh nghiệm chung của người đời thì không ai sướng mãi và cũng không ai khổ mãi. Cùng tắc biến, biến tắc thông. Có khi cuộc sống sung mãn dư tràn vật chất nhưng tinh thần lại cô đơn, buồn tẻ. Có khi đời người đói khổ cơ bần nhưng tâm hồn lại thanh thoát nhẹ nhàng. Có khi bị tù đầy giam hãm nhưng tinh thần lại an bình và thư thái. Người đời thường nói: Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Khổ đau tôi luyện ý chí sắt đá và kiên tâm nhẫn nại.

Dòng đời vẫn cứ trôi cũng như thời gian qua đi như thoáng mây. Trôi theo dòng đời là sống ngụp lặn trong thời gian. Cuộc đời năm chìm bảy nổi, chín cái lênh đênh. Ai trong chúng ta cũng nghiệm thấy sự sống là sự nối kết kéo dài trong thời gian và không gian. Bước vào cuộc đời nếu may mắn thì thông dòng bến giọt. Đầu xuôi thì đuôi lọt. Một khi đã lỡ chuyến tầu, kéo theo nhiều sự lầm lỡ. Cái lỡ này kéo theo cái lỡ khác, làm cho cuộc đời giang dở nửa vời. Tiến thoái lưỡng nan. Bỏ thì thương, vương thì tội. Bám cái cũ, với cái mới cũng chẳng thành. Bởi vậy, người ta mới nói: Lỡ rồi, xảy một li, đi một dặm.

4. Cuộc Đời

Có biết bao nhiêu cuộc đời là có bấy nhiêu câu truyện tình riêng lẻ. Mỗi một hành trình cuộc sống đều mang một mầu sắc riêng biệt. Không có cuộc đời nào giống ai cuộc đời nào. Mỗi người đều có niềm vui và nỗi buồn chia sẻ trong cuộc sống. Đôi khi chính người trong cuộc lại không khổ đau và lo lắng bằng người ngoài cuộc. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Như cha mẹ lo lắng đêm ngày cho con cái, trong khi con cái thì cứ nhởn nhơ và phây phây vui sống. Nước mắt luôn chảy xuống. Nên mỗi người cũng cần cảm thông, xót thương cho chính thân phận mình và đi cho trọn con đường. Cuộc đời kết thúc như những dòng nước tuôn chảy ra biển cả, sẽ được nước biển ướp mặn, thanh tẩy và bốc hơi biến đổi thành một vòng sinh mới. Thân xác con người chúng ta sẽ trở về tro bụi tan biến trong lòng đất nhưng linh hồn được tinh luyện trở về linh thiêng nguồn cội.

Đâu ai thấu tỏ lòng người khác đang dự định gì và nghĩ gì. Sự thể hiện bên ngoài chỉ là một phần mười của cuộc sống, ví như những tảng băng chìm dưới nước chín phần. Cuộc đời dào dạt nổi trôi, va qua chạm lại và lênh đênh thăng trầm bến đục bến trong. Có người cả đời luôn may mắn thành công trong mọi sự như học hành, sự nghiệp, tình duyên và gia đạo. Cha mẹ hiền lành đạo đức, con cháu hiếu thảo. Đúng là cha mẹ hiền lành để đức cho con. Theo thuyết nhân qủa, cây tốt thì sinh trái tốt. Trái lại, có những người lận đận suốt đời. Cái nghèo lại mắc cái eo. Họ bị bước hụt, luôn luôn là người tới sau. Có người phó mặc cho số phận để rồi nắm lấy thất bại, nghèo khó, chán nản và buông xuôi. Dẫn đến bần cùng sinh đạo tặc. Bỏ buông cuộc đời trôi xuôi theo dòng nước. Thuyền không lái biết trôi về đâu. Cha mẹ mà mất hướng thì con cái sẽ lãnh đủ. Người ta thường nói: Cha nào con đấy. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Cuộc đời có những hệ lụy riêng: Gieo gió thì gặt bão.

5. Lý Tưởng

Cuộc đời nào cũng cần có lý tưởng, có hướng đi và có cùng đích. Thuyền nào cũng cần có bánh lái, tuy dù bánh lái nhỏ bé nhưng sẽ hướng tầu đi về bến. Chúng ta hân hoan bước vào dòng đời được gia đình và xã hội đón nhận. Mỗi người có một thẻ căn cước riêng để xác định như là một thành viên trong đại gia đình nhân loại. Mỗi người đều có dấu ấn riêng tư để phân biệt với người khác. Cuộc sống được tiếp nối qua những thế hệ trẻ. Trẻ thì lúc nào cũng tươi mát và đầy nhựa sống. Thế hệ trẻ của ngày hôm nay là tương lai của xã hội ngày mai. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia trong sinh hoạt xã hội. Theo luật đào thải, tre già măng mọc. Thế hệ cha chú rồi cũng sẽ qua đi, tháng năm không đợi chờ ai cả. Thời gian vẫn cứ trôi, tuổi đời mỗi ngày chồng chất. Con người sẽ già nua và ai nấy lần lượt đi về cõi vĩnh hằng.

Ai cũng phải làm giầu cho cuộc đời mình. Càng học biết thì càng hiện hữu nhiều hơn. Cuộc đời dài vắn không qúa quan trọng. Quan trọng nhất là làm sao chúng ta sống có ý nghĩa và nên người hữu ích. Chúng ta đã lãnh nhận muôn vàn thành quả từ người khác, nên chúng ta cũng có bổn phận góp phần làm thăng tiến con người và xã hội. Chúng ta không nên hoang phí thời gian của cuộc sống vào những giá trị phù vân giả trá. Làm giầu cho cuộc sống là hãy tìm kiếm những giá trị đích thực để tiến thân. Mục đích chính của cuộc đời là giúp nhau nhận biết Đấng đã yêu thuơng tác tạo muôn loài. Lý tưởng của chúng ta là cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp để ngày sau cùng chung hưởng hạnh phúc đời đời.

Bronx, New York
 
Dòng đời
LM Giuse Trần Việt Hùng
13:50 08/04/2011
1. Dòng Nước

Dòng đời nổi trôi ví tựa như dạt bèo trên dòng sông. Dòng sông luôn chảy và nước thủy triều vẫn cứ lên xuống đều hòa. Dòng sông bắt nguồn từ trên triền núi cao chảy dần xuống thấp vào dòng suối ra dòng sông rồi từ từ thoát ra biển cả. Dòng nước tinh tuyền khởi đi từ thượng nguồn chảy xuống thấm sâu vào lòng đất. Nước lạnh âm thầm thấm nhập trong đất để nuôi sống mọi loài thảo mộc phát triển sinh hoa kết trái. Nước còn là nguồn tươi mát giải khát cho mọi loài động vật và con người. Nước rửa sạch mọi nhơ nhớp, nhày nhụa và bẩn thỉu mà mọi loài đã sa thải. Sau cùng, dòng nước kéo theo tất cả những vẩn đục, rác rến và đồ phế thải trở về đại dương để thanh luyện. Nếu dòng nước ngưng đọng, nước sẽ bị tù túng trở nên tanh hôi và ô nhiễm.

Dòng đời của mỗi người cũng năm chìm bảy nổi. Sinh ra là đã mang kiếp phận con người. Có những trẻ em sinh ra ở đời đã được ấp ủ vỗ về trong bầu khí yêu thương của gia đình. Có những trẻ sinh ra trong bọc điều sung sướng có mẹ, có cha và có anh chị em. Có những mảnh đời mới bước vào cuộc sống đã mang thân phận tôi đòi, nô lệ. Có những trẻ sơ sinh mồ côi oa oa tiếng khóc chào đời. Có những bé thơ sinh ra trong cô đơn bị mẹ cha chối từ ghét bỏ như của nợ. Cũng có những em sinh ra trong lầm than vất vả và khổ cực trăm bề. Người ta thường gọi tất cả đó là số mệnh. Mỗi người có một vận mệnh khác nhau cũng như mười hai bến nước, có đục có trong. Số mệnh đời người như cánh bè dạt trôi và không ai biết chung cục đời mình sẽ ra sao. Ngay cả anh chị em cùng trong một gia đình cũng đã có nhiều cuộc sống khác nhau. Mỗi người một phận. Chúng ta không thể ngồi đó để so sánh hơn thiệt. Đã mang một kiếp sống là mang theo một định mệnh. Định mệnh nổi trôi như cánh bèo trên dòng nước.

2. Phận Người

Chúng ta có thể suy tư để nhận biết về cuộc đời như trăm hoa đua nở. Càng suy chúng ta càng thấy mỗi cuộc đời là một mầu nhiệm. Mỗi đời người là một công trình sáng tạo tuyệt vời của Thiên Chúa. Chúng ta không thể so sánh mà chỉ chấp nhận như một món qùa vô giá. Nhìn vũ trụ bao la, tự hỏi chúng ta là ai? Chúng ta đã làm được gì để lãnh nhận một cuộc sống qúa kỳ diệu. Chúng ta cùng hiện hữu với muôn vật trong thời gian và không gian. Chúng ta được nhìn ngắm và thưởng ngoạn tất cả những khoảng không và những vận hành trong vũ trụ. Mỗi người chúng ta đang lữ hành trong một không gian vô tận. Linh hồn linh thiêng gắn kết với thân xác giới hạn đang mở ra với một vũ trụ bao la. Chúng ta được hòa nhập với vũ trụ trong mọi chuyển động.

Tôi được sinh ra vào ngày giờ và năm tháng đó. Khoảng thời gian và không gian của sự vận hành có những dấu khắc ghi như năm đó có động đất, có núi lửa phun, có sóng thần, có bão tuyết và có nắng hạn… Khoảng thời gian quá khứ đã in ghi trong cuộc sống sẽ không bao giờ thay đổi. Mọi biến cố xảy ra sẽ đi vào đời đời cùng với thời gian chúng ta hiện hữu. Vũ trụ và thế giới vẫn tiếp tục vòng xoay dù có sự hiện hữu của chúng ta trên trái đất này hay không. Chúng ta chẳng có ảnh hưởng gì đối với việc vận hành của vũ trụ, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy như mình đang chia phần nhỏ bé trong sự lưu chuyển này. Sự có mặt của chúng ta trong vũ trụ càn khôn là một sự hiện hữu trường tồn. Chúng ta hiện hữu và qua đi cùng với thời gian và không gian.

3. Định Mệnh

Định mệnh của mỗi sinh linh đều ẩn chứa một mầu nhiệm. Mầu nhiệm của sự sống và sự chết. Có người kéo dài cuộc sống trên 100 năm, có những cuộc sống vỏn vẹn có một giờ hay một ngày. Dòng đời ngược xuôi, xuôi ngược. Có những người có cuộc sống an nhàn tự tại và thảnh thơi. Có những nguời bon chen, bận rộn và làm việc quần quật suốt ngày. Có những cuộc sống trên nhung lụa, tiền rừng bạc bể và của cải đầy dư. Có những kẻ phải bôn ba vất vả, giãi dầu nắng mưa và tần tảo ngược xuôi kiếm sống từng ngày. Có những người khổ đau, bệnh hoạn tật nguyền và cơ cùng đói khổ. Có những cuộc đời tự do thoải mái và du hành khắp nơi. Có những cuộc sống bị giam hãm đọa đầy trong quản thúc tù tội. Theo kinh nghiệm chung của người đời thì không ai sướng mãi và cũng không ai khổ mãi. Cùng tắc biến, biến tắc thông. Có khi cuộc sống sung mãn dư tràn vật chất nhưng tinh thần lại cô đơn, buồn tẻ. Có khi đời người đói khổ cơ bần nhưng tâm hồn lại thanh thoát nhẹ nhàng. Có khi bị tù đầy giam hãm nhưng tinh thần lại an bình và thư thái. Người đời thường nói: Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Khổ đau tôi luyện ý chí sắt đá và kiên tâm nhẫn nại.

Dòng đời vẫn cứ trôi cũng như thời gian qua đi như thoáng mây. Trôi theo dòng đời là sống ngụp lặn trong thời gian. Cuộc đời năm chìm bảy nổi, chín cái lênh đênh. Ai trong chúng ta cũng nghiệm thấy sự sống là sự nối kết kéo dài trong thời gian và không gian. Bước vào cuộc đời nếu may mắn thì thông dòng bến giọt. Đầu xuôi thì đuôi lọt. Một khi đã lỡ chuyến tầu, kéo theo nhiều sự lầm lỡ. Cái lỡ này kéo theo cái lỡ khác, làm cho cuộc đời giang dở nửa vời. Tiến thoái lưỡng nan. Bỏ thì thương, vương thì tội. Bám cái cũ, với cái mới cũng chẳng thành. Bởi vậy, người ta mới nói: Lỡ rồi, xảy một li, đi một dặm.

4. Cuộc Đời

Có biết bao nhiêu cuộc đời là có bấy nhiêu câu truyện tình riêng lẻ. Mỗi một hành trình cuộc sống đều mang một mầu sắc riêng biệt. Không có cuộc đời nào giống ai cuộc đời nào. Mỗi người đều có niềm vui và nỗi buồn chia sẻ trong cuộc sống. Đôi khi chính người trong cuộc lại không khổ đau và lo lắng bằng người ngoài cuộc. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Như cha mẹ lo lắng đêm ngày cho con cái, trong khi con cái thì cứ nhởn nhơ và phây phây vui sống. Nước mắt luôn chảy xuống. Nên mỗi người cũng cần cảm thông, xót thương cho chính thân phận mình và đi cho trọn con đường. Cuộc đời kết thúc như những dòng nước tuôn chảy ra biển cả, sẽ được nước biển ướp mặn, thanh tẩy và bốc hơi biến đổi thành một vòng sinh mới. Thân xác con người chúng ta sẽ trở về tro bụi tan biến trong lòng đất nhưng linh hồn được tinh luyện trở về linh thiêng nguồn cội.

Đâu ai thấu tỏ lòng người khác đang dự định gì và nghĩ gì. Sự thể hiện bên ngoài chỉ là một phần mười của cuộc sống, ví như những tảng băng chìm dưới nước chín phần. Cuộc đời dào dạt nổi trôi, va qua chạm lại và lênh đênh thăng trầm bến đục bến trong. Có người cả đời luôn may mắn thành công trong mọi sự như học hành, sự nghiệp, tình duyên và gia đạo. Cha mẹ hiền lành đạo đức, con cháu hiếu thảo. Đúng là cha mẹ hiền lành để đức cho con. Theo thuyết nhân qủa, cây tốt thì sinh trái tốt. Trái lại, có những người lận đận suốt đời. Cái nghèo lại mắc cái eo. Họ bị bước hụt, luôn luôn là người tới sau. Có người phó mặc cho số phận để rồi nắm lấy thất bại, nghèo khó, chán nản và buông xuôi. Dẫn đến bần cùng sinh đạo tặc. Bỏ buông cuộc đời trôi xuôi theo dòng nước. Thuyền không lái biết trôi về đâu. Cha mẹ mà mất hướng thì con cái sẽ lãnh đủ. Người ta thường nói: Cha nào con đấy. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Cuộc đời có những hệ lụy riêng: Gieo gió thì gặt bão.

5. Lý Tưởng

Cuộc đời nào cũng cần có lý tưởng, có hướng đi và có cùng đích. Thuyền nào cũng cần có bánh lái, tuy dù bánh lái nhỏ bé nhưng sẽ hướng tầu đi về bến. Chúng ta hân hoan bước vào dòng đời được gia đình và xã hội đón nhận. Mỗi người có một thẻ căn cước riêng để xác định như là một thành viên trong đại gia đình nhân loại. Mỗi người đều có dấu ấn riêng tư để phân biệt với người khác. Cuộc sống được tiếp nối qua những thế hệ trẻ. Trẻ thì lúc nào cũng tươi mát và đầy nhựa sống. Thế hệ trẻ của ngày hôm nay là tương lai của xã hội ngày mai. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia trong sinh hoạt xã hội. Theo luật đào thải, tre già măng mọc. Thế hệ cha chú rồi cũng sẽ qua đi, tháng năm không đợi chờ ai cả. Thời gian vẫn cứ trôi, tuổi đời mỗi ngày chồng chất. Con người sẽ già nua và ai nấy lần lượt đi về cõi vĩnh hằng.

Ai cũng phải làm giầu cho cuộc đời mình. Càng học biết thì càng hiện hữu nhiều hơn. Cuộc đời dài vắn không qúa quan trọng. Quan trọng nhất là làm sao chúng ta sống có ý nghĩa và nên người hữu ích. Chúng ta đã lãnh nhận muôn vàn thành quả từ người khác, nên chúng ta cũng có bổn phận góp phần làm thăng tiến con người và xã hội. Chúng ta không nên hoang phí thời gian của cuộc sống vào những giá trị phù vân giả trá. Làm giầu cho cuộc sống là hãy tìm kiếm những giá trị đích thực để tiến thân. Mục đích chính của cuộc đời là giúp nhau nhận biết Đấng đã yêu thuơng tác tạo muôn loài. Lý tưởng của chúng ta là cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp để ngày sau cùng chung hưởng hạnh phúc đời đời.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:30 08/04/2011
QUYỂN LỊCH CŨ
N2T

Đêm trừ tịch (đêm 30 tết) có người đem tới tặng một quyển lịch, chủ nhà nói với đầy tớ:
- “Mày đem quyển lịch cũ tặng lại cho họ”.
Người đầy tớ nghĩ lui nghĩ tới rồi nói:
- “E rằng không dùng được nữa”.
Chủ nhà nói:
- “Giữ nó trong nhà thì cũng không dùng được vậy !”

Suy tư:
Người ta đem quyển lịch năm mới đến tặng cho mình, còn mình thì đem quyển lịch của năm cũ đi tặng người ta, lý do duy nhất là không dùng được nữa.
Người keo kiết thì chỉ biết cái lợi của mình mà không biết đến lòng hảo tâm của người khác, cho nên cuộc sống của họ không mấy khi thảnh thơi thoải mái; người tham lam thì chỉ biết vơ vét cho mình mà không hề mở tay bố thí cho tha nhân, cho nên cuộc sống của họ thiếu đi niềm vui của sự làm việc thiện...
Quyển lịch là dùng để coi ngày coi tháng, là để cho người nông dân tính ngày tháng để gieo trồng thời vụ. Người Công Giáo cũng có một loại lịch gọi là lịch phụng vụ, để biết những ngày tháng trong năm có lễ gì, kính thánh nào, và cứ theo đó mà tôn vinh Thiên Chúa trong đời sống của mình.
Mỗi người Ki-tô hữu là quyển lịch mới sống động của thời đại, mỗi tuần họ họp nhau lại để tham dự thánh lễ là người ta biết đó là ngày chúa nhật; mỗi ngày họ thực hành một câu Lời Chúa thì người ta biết họ là người Ki-tô hữu; mỗi ngày họ làm một việc thiện vì lòng yêu mến Chúa, thì người ta nhận ra nơi họ có sức sống thần thiêng; mỗi khi họ chuyện trò với ai thì người đó được làm quen với Chúa Giê-su...
Năm mới thì phải dùng lịch mới, mỗi ngày người Ki-tô hữu đều có cuộc sống mới phong phú trong ân sủng của Chúa Giê-su, khi họ tham gia các lễ nghi phụng vụ trong lịch phụng vụ của Giáo Hội.
Ai hiểu thì luôn mong muốn mình trong trở thành quyển lịch cho tha nhân...
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 MC A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 08/04/2011
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY

Tin mừng : Ga 11, 3-7,17. 20-27, 33b-45.
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống”.


Anh chị em thân mến,
Một ngày nọ, chim cánh cụt hỏi Chúa Tạo Vật :
-“Cái gì là lòng tin ?”
Chúa Tạo Vật trả lời :
- “Đối với sự việc mong đợi mà con vẫn nắm vững, đối với sự việc chưa nhìn thấy mà còn có thể xác định” .


Qua câu chuyện ngắn này, chúng ta có thể thấy đức tin rất mạnh của cô Mác-ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Cô Mác-ta đã trả lời với Chúa Giê-su: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết” , cô đã tin dù rằng cô chưa biết người ta sẽ sống lại như thế nào trong ngày sau hết, cô đã nắm vững cái mà cô mong đợi. Chúa Giê-su đã mặc khải cho cô Mác-ta biết: “Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không ?” Cô Mác-ta đáp : “Thưa Thầy, có. Con tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa...” , cô đã xác định Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, dù cô chưa thấy vinh quang và công việc cứu thế của Ngài...

Mong đợi nhưng đã nắm vững
Cuộc sống của người Ki-tô hữu là cuộc sống mong đợi trong hy vọng, mong đợi ngày sẽ được sum họp với Cha trên trời, mong đợi ngày được hưởng phần phúc vinh hiển sống lại với Chúa Giê-su trên thiên đàng. Sự mong đợi này chỉ có những người Ki-tô hữu biết và tin tưởng mà thôi, dù rằng cuộc sống có nhiều đau khổ và gian nan, dù rằng cuộc sống có nhiều bất công và áp bức.

Mong đợi ngày Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang, đó chính là đức tin của chúng ta, do đó, dù phải gặp nhiều đau khổ thì chúng ta vẫn mong đợi Chúa Giê-su lại đến; dù bị đối xử cách bất công thì chúng ta cũng vẫn mong đợi và nắm vững rằng, Chúa Giê-su chính là Đấng phải đến mà thiên hạ đợi trông. Nắm vững cái mình mong đợi chính là đức tin của chúng ta, đức tin này sẽ vững mạnh và trưởng thành trong đau khổ khi chúng ta nắm chắc niềm mong đợi và hy vọng của mình.

Chưa nhìn thấy nhưng đã xác định
Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ nếu Ngài không cho họ thấy, từ khi Chúa Giê-su lên trời cho đến nay thì không ai thấy Ngài, nếu Ngài không cho họ thấy, cũng vậy, chúng ta chưa hề thấy Thiên Chúa nhưng chúng ta xác định rằng có Thiên Chúa hiện hữu trong vũ trụ; chúng ta không thấy Chúa Giê-su chịu khổ hình và bị đóng đinh đến chết trên Thánh Giá, nhưng chúng ta xác tín rằng, thông phần đau khổ với Ngài trong cuộc sống hy sinh của mình, chính là được chia sẻ những đau khổ của Ngài đã chịu vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta.

Xác tín điều mình chưa thấy là đức tin của chúng ta, sống những điều mình chưa thấy là hành động của những người tin và biết phó thác cho Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến,
Cô Mác-ta đã tin và đã xác tín Chúa Giê-su chính là Con Thiên Chúa đã đến trong thế gian, đó cũng chính là đức tin của chúng ta. Trong cuộc sống đời thường, có những lúc đức tin và sự mong đợi của chúng ta bị lung lay, bởi vì những cám dỗ của trần gian mạnh hơn sự mong đợi, và những hưởng thụ thực tế của thế gian có sức hút hơn đức tin của mình, do đó mà chúng ta bị té ngã trong những cám dỗ ấy.

Mong đợi nhưng nắm vững, chưa thấy nhưng đã xác định, là niềm hy vọng và niềm vui của người Ki-tô hữu.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:39 08/04/2011
GIẢ MẠO
Cha đi tu mặc áo dòng chụp hình kỷ niệm, bà con của cha nói cha mặc áo dòng giả để chụp hình; ngày cha chịu chức linh mục ở nước ngoài, bà con của cha nói cha chịu chức giả; cha về quê làm lễ tạ ơn, bà con cũng nói cha làm lễ giả...
Vì gia đình của cha quá nghèo, ông bà cố nghèo nhất trong các anh chị em của mình, thì làm gì có tiền để cha học đại học và làm linh mục, cho nên bà con hy vọng chuyện cha làm linh mục là chuyện không có thật, nhưng thật sự cha là linh mục chính hiệu được giám mục chính địa phận đặt tay truyền chức.
“Đối với Thiên Chúa thì không có việc gì mà không thể...”
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàng Giám Mục Hoa Kỳ thúc giục bảo vệ người nghèo khổ trong vấn nạn bế tắc ngân sách.
Dominic David Trần.
06:47 08/04/2011
Thủ Đô Washington D.C., ngày 07/04, 2011 / 12:01 pm theo bản tin liên hợp Thông Tấn Xã (CNA/EWTN News).- trong lúc các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang

đấu khẩu về các dự thảo luật ngân sách quốc gia, thì Tổng Thống Obama, Phó Tổng Thống Joe Biden đã bàn thảo với Jack Lew, Giám Đốc Ngân Sách và Rob Nabors, Giám Đốc Pháp Chế Vụ của Văn Phòng Tổng Thống Hoa Kỳ (hình kèm theo của Pete Souza).

Hàng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ đã kêu gọi giáo dân Hoa Kỳ hãy hành động ngay để đoan chắc là việc cắt giảm ngân sách sẽ không tập trung một cách không công bằng vào những người nghèo khổ, và người đang lâm cảnh khó khăn. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ban hành bản tin cảnh báo những hành động cần thực hiện gấp trong tuần này như sau:

" Bất hạnh thay, những tiếng nói của những người nghèo khổ và đang lâm cảnh khó khăn khốn cực chẳng được thấu đến tai các buổi tranh luận ngân sách ở Quốc Hội, và những người nghèo khổ này đang bị buộc phải gánh chịu tất cả những khoản đề nghị cắt giảm nặng nhất."

Trong những ngày gần đây, việc các nhà lãnh đạo Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn còn tranh cãi về dự thảo luật FY011 chi tiêu ngân sách cho tài khóa 2011 đã gây nên bế tắc. Nếu không đạt được một thỏa thuận chung vào khuya ngày 08 tháng Tư 2011 thì có thể Chính Phủ Liên Bang sẽ phải tuyên bố đóng cửa và tạm ngưng hoạt động các cơ sở dịch vụ.

Vào ngày thứ Tư 06/04/2011 Thông Tấn Xã AP cho biết; Tổng Thống Obama đã điện thoại cho Dân biểu John Boehner ( Cộng Hòa-tiểu bang Ohio) là Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ để thảo luận về các cuộc tranh cãi của dự luật cắt giảm ngân sách hiện nay tại Quốc Hội. Văn phòng của Dân Biểu John Boehner tuyên bố là vị Chủ Tịch Hạ Nghị Viện đã thông báo với Tổng Thống Obama là ông Chủ Tịch Hạ Nghị Viện đã hy vọng là một dự luật có thể đã được thương thảo xong. Sau đó vào buổi chiều tối thứ Tư cùng ngày đã có một buổi họp riêng giữa Tổng Thống và Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ.

Hàng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ cảnh báo là một số các dự thảo đang được bàn luận " bao gồm những khoản cắt giảm một cách không tương xứng vào các chương trình vốn nhằm để phục vụ cho những người nghèo khổ nhất, những người cô thế nhất và đang lâm vào cảnh khó khăn nhất ở trong cả quốc nội lẫn tại bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. "

Các Đức Giám Mục lập luận rằng; " Cũng tương tự như hành động đóng cửa các dịch vụ của chính phủ Liên Bang; hậu quả là những gánh khó khăn nặng nề nhất sẽ rơi trên đầu trên cổ những công dân có ít khả năng nhất và lại nghèo khổ nhất."

Các Đức Giám Mục nói rõ thêm là đại đa số những khoản dự định cắt giảm này lại nhắm đến Khoản chi Phi-Quốc phòng và Phần dự chi Tùy ý -vốn chiếm vào khoảng 12% Tổng Dự thảo Ngân sách Liên Bang Hoa Kỳ. Khoản Mục Phi Quốc phòng và Dự chi Tùy ý này phần lớn bao gồm các khoản tài trợ cho An sinh Xã hội, Giáo dục, và những chương trình xóa đói giảm nghèo, cứu tế chẩn bần thiên tai...

Trong bản tin cảnh báo hành động gấp rút đã ban hành; Các Đức Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ nêu rõ những khoản dự trù cắt giảm Ngân sách sẽ bao gồm;

$2.3 tỷ dollars Mỹ cho chương trình huấn nghệ và tìm công ăn việc làm;

$2.5 tỷ dollars cho chương trình cung cấp nhà ở cho người có lợi tức thu nhập thấp

$1.0 tỷ dollars cho các trung tâm sức khoẻ hay dịch vụ y tế cộng đồng

$100 triệu dollars cho chương trình cung cấp nơi tạm trú và thực phẩm khẩn cấp cho người nghèo đói trong nội địa nước Mỹ;

$875 triệu dollars cho chương trình trợ cấp thiên tai quốc tế; và

$800 triệu dollars cho chương trình viện trợ thực phẩm quốc tế.

$904 triệu dollars cho các chương trình giúp đỡ người di dân và tỵ nạn.

Các Đức Giám Mục viết trong bản tin; " Nhiều khoản đề nghị cắt giảm đã thất bại trong việc thực thi các chuẩn mực luân lý đạo đức Giáo Huấn của Đạo Công Giáo để bảo vệ người nghèo và để thăng tiến công ích chung. " (Chú thích của David Trần: thứ 1 cho kẻ đói ăn, thứ 2 cho kẻ khát uống, thứ 3 cho kẻ rách rưới ăn mặc, thứ 4 cho khách đỗ nhà... )

Các Đức Giám Mục dã tuyên bố thêm; " Những người nghèo khổ và hiện đang lâm cảnh khó khăn này đã không gây thâm thủng và khiếm hụt cho ngân sách của đất nước chúng ta. Họ; những kẻ bần cùng khố dây này; không nên chịu những gánh nặng nề nhất vượt qúa sức họ. Xin đừng bắt những người nghèo khổ, khốn cực này trả giá cho gánh nặng thâm thủng và khiếm hụt ngân sách quốc gia."

Các Đức Giám Mục đã soạn sẵn một mẫu email điện thư kèm theo trong bản tin cảnh báo các tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ về những hành động khẩn cấp- và các Đức Giám Mục cũng thúc giục các giáo hữu hãy liên lạc và chuyển ngay bản tin này cho các Dân Biểu, đại diện dân cử trực tiếp của họ; và giải thích cho các vị đại biểu dân cử ấy biết rằng những đề nghị của dự thảo cắt giảm ngân sách sẽ gây ra những hậu qủa và tác hại tiêu cực cho các Cộng Đoàn Giáo Xứ Công Giáo. Các Đức Giám Mục cũng phát biểu thêm;

" Ngay khi dự thảo luật cuối cùng được thoả thuận xong thì các nhân nhượng và hy sinh chia sẽ giữa các bên thương thảo ngân sách sẽ hướng dẫn các khoản mục chi tiêu ngân sách bị cắt giảm ngay, chứ không kể là những khoản mục bị cắt giảm không tương xứng trong các chương trình vốn dùng để phục vụ những người nghèo khổ trong nội địa nước Mỹ hoặc ở trên thế giới.
 
Hàng Giám Mục Hoa Kỳ thúc giục bảo vệ người nghèo khi chính phủ cắt giảm ngân sách.
Dominic David Trần
06:40 08/04/2011
Hàng Giám Mục Hoa Kỳ thúc giục bảo vệ người nghèo khi chính phủ cắt giảm ngân sách.

Thủ Đô Washington D.C., ngày 07/04, 2011 / 12:01 pm theo bản tin liên hợp Thông Tấn Xã (CNA/EWTN News).- trong lúc các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang đấu khẩu về các dự thảo luật ngân sách quốc gia, thì Tổng Thống Obama, Phó Tổng Thống Joe Biden đã bàn thảo với Jack Lew, Giám Đốc Ngân Sách và Rob Nabors, Giám Đốc Pháp Chế Vụ của Văn Phòng Tổng Thống Hoa Kỳ (hình kèm theo của Pete Souza).

Hàng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ đã kêu gọi giáo dân Hoa Kỳ hãy hành động ngay để đoan chắc là việc cắt giảm ngân sách sẽ không tập trung một cách không công bằng vào những người nghèo khổ, và người đang lâm cảnh khó khăn. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ban hành bản tin cảnh báo những hành động cần thực hiện gấp trong tuần này như sau:

" Bất hạnh thay, những tiếng nói của những người nghèo khổ và đang lâm cảnh khó khăn khốn cực chẳng được thấu đến tai các buổi tranh luận ngân sách ở Quốc Hội, và những người nghèo khổ này đang bị buộc phải gánh chịu tất cả những khoản đề nghị cắt giảm nặng nhất."

Trong những ngày gần đây, việc các nhà lãnh đạo Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn còn tranh cãi về dự thảo luật FY011 chi tiêu ngân sách cho tài khóa 2011 đã gây nên bế tắc. Nếu không đạt được một thỏa thuận chung vào khuya ngày 08 tháng Tư 2011 thì có thể Chính Phủ Liên Bang sẽ phải tuyên bố đóng cửa và tạm ngưng hoạt động các cơ sở dịch vụ.

Vào ngày thứ Tư 06/04/2011 Thông Tấn Xã AP cho biết; Tổng Thống Obama đã điện thoại cho Dân biểu John Boehner ( Cộng Hòa-tiểu bang Ohio) là Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ để thảo luận về các cuộc tranh cãi của dự luật cắt giảm ngân sách hiện nay tại Quốc Hội. Văn phòng của Dân Biểu John Boehner tuyên bố là vị Chủ Tịch Hạ Nghị Viện đã thông báo với Tổng Thống Obama là ông Chủ Tịch Hạ Nghị Viện đã hy vọng là một dự luật có thể đã được thương thảo xong. Sau đó vào buổi chiều tối thứ Tư cùng ngày đã có một buổi họp riêng giữa Tổng Thống và Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ.

Hàng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ cảnh báo là một số các dự thảo đang được bàn luận " bao gồm những khoản cắt giảm một cách không tương xứng vào các chương trình vốn nhằm để phục vụ cho những người nghèo khổ nhất, những người cô thế nhất và đang lâm vào cảnh khó khăn nhất ở trong cả quốc nội lẫn tại bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. "

Các Đức Giám Mục lập luận rằng; " Cũng tương tự như hành động đóng cửa các dịch vụ của chính phủ Liên Bang; hậu quả là những gánh khó khăn nặng nề nhất sẽ rơi trên đầu trên cổ những công dân có ít khả năng nhất và lại nghèo khổ nhất."

Các Đức Giám Mục nói rõ thêm là đại đa số những khoản dự định cắt giảm này lại nhắm đến Khoản chi Phi-Quốc phòng và Phần dự chi Tùy ý -vốn chiếm vào khoảng 12% Tổng Dự thảo Ngân sách Liên Bang Hoa Kỳ. Khoản Mục Phi Quốc phòng và Dự chi Tùy ý này phần lớn bao gồm các khoản tài trợ cho An sinh Xã hội, Giáo dục, và những chương trình xóa đói giảm nghèo, cứu tế chẩn bần thiên tai...

Trong bản tin cảnh báo hành động gấp rút đã ban hành; Các Đức Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ nêu rõ những khoản dự trù cắt giảm Ngân sách sẽ bao gồm;

$2.3 tỷ dollars Mỹ cho chương trình huấn nghệ và tìm công ăn việc làm;

$2.5 tỷ dollars cho chương trình cung cấp nhà ở cho người có lợi tức thu nhập thấp

$1.0 tỷ dollars cho các trung tâm sức khoẻ hay dịch vụ y tế cộng đồng

$100 triệu dollars cho chương trình cung cấp nơi tạm trú và thực phẩm khẩn cấp cho người nghèo đói trong nội địa nước Mỹ;

$875 triệu dollars cho chương trình trợ cấp thiên tai quốc tế; và

$800 triệu dollars cho chương trình viện trợ thực phẩm quốc tế.

$904 triệu dollars cho các chương trình giúp đỡ người di dân và tỵ nạn.

Các Đức Giám Mục viết trong bản tin; " Nhiều khoản đề nghị cắt giảm đã thất bại trong việc thực thi các chuẩn mực luân lý đạo đức Giáo Huấn của Đạo Công Giáo để bảo vệ người nghèo và để thăng tiến công ích chung.

Các Đức Giám Mục dã tuyên bố thêm; " Những người nghèo khổ và hiện đang lâm cảnh khó khăn này đã không gây thâm thủng và khiếm hụt cho ngân sách của đất nước chúng ta. Họ ; những kẻ bần cùng khố dây này; không nên chịu những gánh nặng nề nhất vượt qúa sức họ. Xin đừng bắt những người nghèo khổ, khốn cực này trả giá cho gánh nặng thâm thủng và khiếm hụt ngân sách quốc gia."

Các Đức Giám Mục đã soạn sẵn một mẫu email điện thư kèm theo trong bản tin cảnh báo các tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ về những hành động khẩn cấp- và các Đức Giám Mục cũng thúc giục các giáo hữu hãy liên lạc và chuyển ngay bản tin này cho các Dân Biểu , đại diện dân cử trực tiếp của họ; và giải thích cho các vị đại biểu dân cử ấy biết rằng những đề nghị của dự thảo cắt giảm ngân sách sẽ gây ra những hậu qủa và tác hại tiêu cực cho các Cộng Đoàn Giáo Xứ Công Giáo. Các Đức Giám Mục cũng phát biểu thêm;

" Ngay khi dự thảo luật cuối cùng được thoả thuận xong thì các nhân nhượng và hy sinh chia sẽ giữa các bên thương thảo ngân sách sẽ hướng dẫn các khoản mục chi tiêu ngân sách bị cắt giảm ngay , chứ không kể là những khoản mục bị cắt giảm không tương xứng trong các chương trình vốn dùng để phục vụ những người nghèo khổ trong nội địa nước Mỹ hoặc ở trên thế giới.

Dominic David Trần.

 
Tây Ban Nha: Thái tử và Công nương sẽ tham dự lễ phong chân phước ĐGH Gioan Phaolô II
Tiền Hô
13:13 08/04/2011
Thái tử Felipe và Công nương Letizia de Borbon của Hoàng Gia Tây Ban Nha sẽ dẫn đầu phái đoàn chính thức của Tây Ban Nha đến dự lễ phong chân phước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 1 Tháng Năm. Cặp vợ chồng này có mối liên hệ cá nhân với Đức Gioan Phaolô II, và họ đã từng đến thăm Ngài một vài tháng sau khi họ kết hôn. Đây cũng là lần gặp gỡ chính thức cuối cùng của họ với Đức Giáo Hoàng.

Thái tử và Công nương xứ Asturias sẽ tham dự thánh lễ phong chân phước vào ngày Chúa Nhật 1 Tháng Năm và cầu nguyện trước quan tài của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Được biết, Quốc vương và Nữ hoàng của nước Bỉ cũng đã xác nhận rằng họ sẽ tham dự thánh lễ này.

Felipe và Letizia tham dự thay mặt cho nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos. Nhà vua vốn là một người bạn thân thiết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tại tang lễ của Ngài, nhà vua cũng đến dự.

Gần đây, vợ chồng Thái tử Felipe cũng đã gặp gỡ với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khi đến Ngài viếng thăm Santiago de Compostela cuối Tháng Mười Một năm ngoái.

Bởi vì Thái tử và Công nương này được coi là "giới trẻ" trong Hoàng Gia Tây Ban Nha, họ sẽ đóng một vai trò đặc biệt trong chuyến đi của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đến Tây Ban Nha nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 sắp tới vào Tháng Tám (Rome Reports, 8 Tháng Tư 2011).

 
Tin đồn cho rằng cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Lincoln là người Công Giáo có đúng không?
Bùi Hữu Thư
14:05 08/04/2011
ALBANY, N.Y. (CNS) -- Tổng Thống Abraham Lincoln có phải là người Công Giáo không?

Trong khi đánh dấu dịp kỷ niệm 150 năm từ lúc khởi sự cuộc nội chiến Hoa Kỳ, người ta đã chú ý đến Tổng Thống Lincoln, thời gian ông cư ngụ trong Tòa Bạch Ốc trùng hợp với lúc khởi sự cuộc nội chiến từ ngày 12 tháng Tư năm 1861, và lúc ông bị ám sát ngày 14 tháng Tư, 1865, chỉ vài ngày sau cuộc nội chiến chấm dứt.

Người ta đã tranh cãi rất nhiều về tôn giáo của ông. Người ta biết rõ là ông đọc Kinh Thánh và hay đề cập đến Thiên Chúa; và sự kiện ông cũng ít khi đi nhà thờ cũng đã được ghi nhận.

Nhưng, trong khi ông còn sống, và ngay sau khi ông qua đời, có nguồn tin xuất phát cho rằng, ít ra cũng trong một thời gian ngắn, ông đã là người Công Giáo.

Số báo tháng Bẩy năm 1905 của báo The American Catholic Researches đã nêu vấn đề này lên trong bai báo nhan đề: "Abraham Lincoln có phải là người Công Giáo trong thời thơ ấu không?"

Trong bài này, Đức Tổng Giám Mục John Ireland tổng giáo phận St. Paul, Minnesota, đã nói trong một cuộc thảo luận trước đó về vấn đề này và đã nói: "Qúy vị đã phúc trình. .. theo lời của vị thừa sai tiền phong ở Miền Nam tiểu bang Illinois, là Linh Mục J. M. J. St. Cyr, rằng Abraham Lincoln đã từng là người Công Giáo trong một thời kỳ của đời sống; và trong phần tranh luận..., quý vị đã đăng một lá thư của một người rất thân thuộc của tổng thống Lincoln, là cô Ida M. Tarbell, nói rằng ông Lincoln chưa hề là một người Công Giáo bao giờ.... Tôi muốn cung cấp một đóng góp nhỏ cho cuộc tranh luận này, bằng cách lập lại, không mẩy may sai trái, là điều vị thừa sai ngày xưa, cha St. Cyr, thực sự đã thường nhắc rằng có đạo Công Giáo trong gia đình tổng thống Lincoln."
 
Top Stories
Monsignor Oder discusses the Pontiff's Beatification Process
Anita S. Bourdin and Sergio Mora
08:16 08/04/2011
Up Close With Postulator of John Paul II's Sainthood Cause (Part 1)

VATICAN CITY, APRIL 7, 2011 (Zenit.org).- One the greatest treasures that came to light during John Paul II's beatification process was his close, personal and profound relationship with Christ, says the postulator of the Pontiff's cause.

Monsignor Slawomir Oder, who is also the judicial vicar of the court of appeal of the Diocese of Rome, revealed to Zenit that John Paul II was "a man who lived in the presence of God, who let himself be guided by the Holy Spirit, who was in constant dialogue with the Lord, and who built his whole life around the question [asked to Peter]: 'Do you love me?'"

John Paul II died April 2, 2005, at the age of 84. The cause for his beatification began on June 28, 2005, after Benedict XVI waived the customary five-year waiting period before a beatification process can begin. He will be beatified May 1 in Rome.

Leading up to the Pontiff's beatification, Zenit is presenting a four-part interview with Monsignor Oder in which he reflects on the Pope's beatification process, and the aspects of John Paul II's life that most impressed him. Part 2 of this interview will appear Friday.

Zenit: In what way have you, as a priest, lived this process? Was it a cross, a joy, has it transformed you?

Monsignor Oder: The cross is always the prelude of joy; we experience this during Easter. On the other hand, there is no true joy, as the transfiguration of Jesus teaches us, without passing through the cross.

The task that was entrusted to me had its paschal aspects, if for no other reason than because it was superimposed on the work I ordinarily carry out as judicial vicar and the pastoral activity I am engaged in as rector of a parish in Rome. My days have been full these past five years! Also, the process itself presented some elements that implied a great effort and involvement, even on the emotional level. So, the moments of difficulty weren't lacking.

Zenit: It seems as if the process of canonization for John Paul II is a "fait accompli." Is the Pope being given preferential treatment, or is the canonization process following the normal route?

Monsignor Oder: Yes, absolutely. The only dispensation that was obtained in this process was the dispensation from the [five-year] waiting period to begin. But the process itself was carried out, absolutely, in full observance of the canonical norms. Therefore, there was no real dispensation, or preferential treatment, in this sense.

Instead, what we can say is that the practice of the [Congregation for Saints' Causes] is to go ahead with cases that, in addition to the [declaration of] heroic virtue, already have a miracle, which are two different processes.

Normally, the process takes place in this way: the diocesan investigation is carried out, the documentation is transmitted to the Congregation for Saints' Causes, where the positio [the documentation that proves the heroic exercise of virtue] is prepared, which is then subjected to the discussion of theologians and cardinals. The discussion of the positio must normally wait because a miracle is necessary [for the cause to advance].

[For John Paul II], the positio went ahead and was immediately subjected to the discussion of theologians and cardinals because the miracle [attributed to the Pope] happened very soon. In fact, the paperwork on the miracle was submitted to the Congregation for Saints' Causes the day before the documentation on the virtues, and this made it possible for the cause to advance.

Zenit: How much time passed from John Paul II's death to the presentation of the miracle?

Monsignor Oder: The miracle, recognized as such, happened in July [2005].

Zenit: And after how much time was it recognized?

Monsignor Oder: We concluded the process in 2007. The miracle was presented the day before the closing of the diocesan investigation on the virtues, which ended in June 2007.

Zenit: Were other miracles presented?

Monsignor Oder: There were so many graces and also alleged miracles. Some were examined more in-depth, because this is the practice. Before carrying out a study on a miracle, a prior study is done which in some way guarantees the process itself. In some cases we did further studies and the preliminary statements were good, but we did not continue to study them because the study on the miracle that had been chose was already under way.

Zenit: Can you tell us in what countries these miracles happened?

Monsignor Oder: They were verified in France, in the United States, in Germany and in Italy.

Zenit: Was a further medical study necessary?

Monsignor Oder: It is a normal that in the process regarding the miracle an investigation is carried out and that the material is then subjected to the study of doctors. It is obvious that a doctor can ask for clarifications, additional documentation and supplementary analyses. It is all very normal. All the investigations that were carried out were considered appropriate by the doctors involved in the process.

Zenit: Then there wasn't really a shadow of a doubt?

Monsignor Oder: You ask me questions that I cannot answer because they are covered by the secret of the process and because they are not known to me. These particulars are the competence of the doctors.

Zenit: Did you discover things that you didn't previously know about John Paul II -- a private side that was never shown in public?

Monsignor Oder: The process was clearly a beautiful adventure, because a person is never known through and through. And it is clear that so many aspects affected the particulars of his life, the activities and personal contacts he had. However, I would say that it is an adventure that could be undertaken with each person, who is a world unto himself.

With regard to what emerged in the context of the process of beatification, there was nothing outstanding in the sense that, effectively, Wojtyla was the way we knew him in public. So there was no split personality, but rather a perfect transparency of the person. Undoubtedly, however, the process did bring to light many aspects.

Zenit: Is there an aspect that you didn't know and that particularly struck you?

Monsignor Oder: The aspect that amazed me, which also happens to be the most important aspect of his life, was the discovery that the source and origin of his extraordinary activity, of his generosity in acting, of the depth of his thought, was his relationship with Christ. What came to light was certainly a mystic. A mystic in the sense that he was a man who lived in the presence of God, who let himself be guided by the Holy Spirit, who was in constant dialogue with the Lord, who built his whole life around the question [asked to Peter]: "Do you love me?" His life was the answer to this essential question posed by the Lord. I think this aspect is the greatest treasure of the process.

Zenit: And because of being a mystic, he often found himself alone...

Monsignor Oder: The encounter with the Lord is always a solitary path. We are, clearly, supported by the Church, by brothers in the faith, but then every one of us must travel on that path. Moreover, his relationship [with Christ] was truly personal and individual, and very profound. Those who worked with him would often recount that they would have a clear sense of being before a moment of what we could call a "raptus mistico," in which [John Paul II] was in such a profound dialogue with the Lord that the only thing one could do was to stand back and let him live this moment.

Zenit: And in that dialogue, was there something that for John Paul II was a cross? For example, he spoke often about the suffering of solidarity. Were there things on this point that troubled him at times?

Monsignor Oder: Look, a man with as great a sensitivity as his could not be indifferent in the face of the sufferings of the world. And we were witnesses to that; he was very vigilant, attentive to anything that happened in the world. He was not afraid to raise his voice and say things that were not in line with the common way of thinking. It is enough to recall his heartbreaking appeal for peace on the eve of the Gulf conflict, when he said "I belong to the generation that knows war." They were very strong words. Surely it was a thought that did not go down well with the politically correct.

Undoubtedly, what he always had in his heart as a great concern was the silent genocide that goes on with abortion. The question about the richness of human life from conception was certainly a constant cross and a suffering in his life.

(Source: http://www.zenit.org/article-32256?l=english)
 
Vietnam: Un membre de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Vinh emprisonné depuis le 4 avril 2011
Eglises d'Asie
10:34 08/04/2011
Le jour du procès de Cu Huy Ha Vu, le 4 avril 2011, des milliers de sympathisants et sans doute aussi de curieux avaient essayé de s’approcher du Tribunal populaire situé dans la rue Hai Ba Trung de Hanoi. La police avait tenté de tenir la foule à l’écart et de la repousser, non sans brutalité. Elle avait, à cette occasion, procédé à un certain nombre d’arrestations. Les noms de deux des personnes appréhendées avaient particulièrement retenu l’attention de l’opinion publique ; il s’agit de deux militants ...

... des droits de l’homme fort connus, l’avocat Lê Quôc Quân et le médecin Pham Hông Son. Arrêtés tôt dans la matinée avant que le procès ne commence, les deux dissidents sont aujourd’hui toujours en détention. Dans la soirée, leurs domiciles respectifs avaient été perquisitionnés et la police avait saisi des ordinateurs et des documents de l’un et de l’autre. Les familles jusqu’à présent n’ont pu ni les rencontrer ni obtenir de leurs nouvelles (1). Selon des informations non encore confirmées, ils seraient maintenant emprisonnés au centre d’internement N° 1 de la ville de Hanoi.

Me Lê Quôc Quân, catholique pratiquant, est originaire de la paroisse Vinh Hoà du diocèse de Vinh, l’un des plus grands diocèses du pays, avec 500 000 fidèles. Depuis sa prime jeunesse, il milite publiquement pour la justice sociale. Alors qu’il était étudiant à la faculté de droit de l’université de Hanoi, il se fit remarquer pour ses démêlés avec le professeur de marxisme-léninisme. Il a déjà été emprisonné une première fois. On le vit quelques années plus tard réapparaître au moment des affaires de la Délégation apostolique de Hanoi.

Il est actuellement membre de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Vinh (2). Au colloque organisé par la Commission nationale ‘Justice et Paix’ à Saigon le 27 mai prochain, il devait assurer une conférence sur le thème : « La justice et la paix dans le contexte de la société vietnamienne » (3). Il milite dans plusieurs associations catholiques, en particulier au Mouvement des intellectuels et chefs d’entreprises catholiques, mouvement créé il y a quelques années par le cardinal Phan Dinh Tung. Sa personnalité et ses activités sont regardées avec sympathie par la communauté catholique de Vinh et d’autres diocèses du Nord-Vietnam.

Chez les catholiques, les réactions à son arrestation ont été immédiates. Le jour même de son arrestation, le Comité des catholiques de Vinh à Hanoi a fait diffuser un communiqué de protestation qui appelait à la prière pour la libération de l’avocat. Dans la soirée de vendredi, une messe suivie d’une veillée de prière a été célébrée à son intention. Les jours qui ont suivi l’arrestation, des messes ont été célébrées pour lui dans plus de vingt églises de son diocèse d’origine, avec une grande affluence de fidèles.

Le plus célèbre des deux dissidents arrêtés, le docteur Pham Hông Son, est originaire de la province de Nam Dinh et diplômé de la faculté de médecine de l’université de Hanoi. Il s’était fait connaître il y a une dizaine d’années par une série de textes pro-démocratiques, largement diffusés sur Internet. Le premier d’entre eux avait fait sensation. C’était la traduction d’un document de l’ambassade des Etats-Unis au Vietnam, intitulé : « Qu’est-ce que la démocratie ? ». Il avait immédiatement été envoyé au Comité central du Parti. Arrêté au mois de mars 2002, il ne fut jugé que quinze mois plus tard. Le Tribunal populaire le condamna à treize ans de prison pour « espionnage », peine ramenée à cinq ans lors de son procès en appel. Grâce à de très nombreuses interventions internationales, il bénéficia en 2006 de l’amnistie de la fête nationale, mais dut purger ensuite trois années de résidence surveillée.

(1) Radio Free Asia, émission en vietnamien du 5 avril 2011.
(2) On peut trouver son nom sur la liste des cinq responsables de la Commission ‘Justice et Paix’, du diocèse. Voir le site du diocèse de Vinh : http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3539
(3) Voir EDA 548 et VietCatholic News, 19 mars 2011.

(Source: Eglises d'Asie, 8 avril 2011)
 
Obrona komunistycznej partii zadaniem księży wietnamskich?
Katolik.pl
13:53 08/04/2011
Obrona komunistycznej partii zadaniem księży wietnamskich? -- Is defending of the communist party the task of Viet clergy?

Staje się coraz bardziej oczywiste, że Wietnam niewolniczo kopiuje chińską politykę religijną. Kościół w Wietnamie zatem napotkał na wiele podobnych do chińskich wyzwań. Jest to typowe, że ateistyczne władze często po chamsku zatrzaskują drzwi przed swymi zbyt uprzejmymi rozmówcami, odrzucając jakiekolwiek kanały dialogu z ludźmi Kościoła w kraju...

Klerycy w Wietnamie są zmuszani do uczestnictwa w szkoleniach, które mają ich nauczyć, jak być posłusznymi Komunistycznej Partii i jak ją chronić przed wrogami ludu w czasie narastającego krytycyzmu obecnego systemu.

Gazeta Dai Doan Ket (Wielka Jedność), prokomunistyczny organ tzw. Wietnamskiego Frontu Ojczyźnianego donosi 6 kwietnia br., że kleryków Wyższego Seminarium Duchownego w prowincji Can Tho rozpoczęło pilotażowy program szkolenia na temat polityki narodowego bezpieczeństwa, który ma trwać do 8 maja br.

Ci seminarzyści będą się uczyli o poglądach, stanowisku i polityce komunistycznej partii i Państwa na temat tego jak jest zorganizowane bezpieczeństwo narodowe i jaka jest polityka partii w sprawach religijnychstwierdził organ prasowy patriotycznej organizacji powiązanej z komunistyczną partią. Według dalszego opisu, ci kandydaci do kapłaństwa studiują w jednym z większych seminariów w Wietnamie będą studiować obowiązki katolickiego duchowieństwa w zapobieganiu i udaremnianiu jakichkolwiek wrogich prób dokonania przewrotu rządu za pomocą społecznych niepokojów czy przez tzw. pokojową ewolucjętakie jest określenie używane wyłącznie przez wietnamskich przywódców i państwowe media, które wielu traktuje jako przejaw lęku władz, że bliższe więzy z Zachodem mogłyby uwolnić demony politycznej liberalizacji , których obecnie rządząca komunistyczna partia nie będzie mogła już kontrolować.

W ostatnich latach rząd wietnamski powoli poluzował swoje ograniczenia w kwestii liczby kleryków. Od roku 2005, Wyższe Seminarium św. Józefa w Hanoi mogło przyjmować nowych kandydatów w każdym roku, zamiast uprzedniego pozwolenia na nabór raz na dwa albo trzy lata. Wyższe Seminarium św. Józefa w Sajgonie, które zostało na nowo otwarte w 1986 r. po jedenastu latach przerwy, otrzymało podobny przywilej corocznego naboru w roku 2007.

Najnowsze dane statystyczne z roku 2009 pokazują, że liczba kleryków studiujących w sześciu wyższych seminariach kraju wzrosła od liczby 1,580 roku 2002, do liczby 2,186 w roku 2009.

Jednak władze państwowe ściśle śledzą program studiów i formacji duchownej i wielokrotnie w brutalnie wtrącały się we wszystkie aspekty programu kształcenia przyszłych księży.

Przez dziesięciolecia seminarzyści w Wietnamie byli zmuszani do uczenia się marksizmu-leninizmu jako obowiązkowego przedmiotu. Przed święceniami ksiądz katolicki powinien spełnić pewne cywilne wymogi, w tym znajomość filozofii marksistowskiej, historii Wietnamskiej Partii Komunistycznej. Surowe wymogi politycznej zgody są wciąż przymusowe. Państwo ponadto w sposób dowolny ingeruje w biskupie decyzje o przeznaczeniach na stanowiska kościelne.

Na progu rządowych prób zmuszenia katolickiego duchowieństwa, aby entuzjastycznie podporządkowało się i broniło reżimu, katolicy w Wietnamie ze szczególną uwagą wsłuchują się w przestrogi chińskiego kardynała Józefa Zen Zekiuna, które opublikowała agencja AsiaNews w dniu 1 kwietnia br.

Artykuł zatytułowany "Gniew kard. Zena" na ideę o. Heyndricksa i Kongregacji Ewangelizacji o dialogu za wszelką cenę został przetłumaczony na język wietnamski i opublikowany w większości katolickich portali diecezjalnych i ogólnokościelnych.

Staje się coraz bardziej oczywiste, że Wietnam niewolniczo kopiuje chińską politykę religijną. Kościół w Wietnamie zatem napotkał na wiele podobnych do chińskich wyzwań. Jest to typowe, że ateistyczne władze często po chamsku zatrzaskują drzwi przed swymi zbyt uprzejmymi rozmówcami, odrzucając jakiekolwiek kanały dialogu z ludźmi Kościoła w kraju. Wyjątkiem są katolicy, którzy należąc do prokomunistycznego Komitetu Katolickiej Solidarności, ulegle wyrzekają się dogmatów naszej wiary i podstawowej dyscypliny kościelnej, byle tylko przypodobać się władzom Hanoi jak stwierdził emerytowany metropolita Hong Kongu.

(Source: http://www.katolik.pl/index1.php?st=news&id=2187, Kelly Ann Nguyen, 6 kwietnia 2011, źródło: http://www.vietcatholic.net/News/Html/88913.htm)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Hải Phòng tổ chức buổi tĩnh tâm cho các Tình Nguyện Viên
Maria Nguyễn Thị Liên
16:24 08/04/2011
Ngày 2.04.2011 tại Giáo Xứ An Hải - Giáo Phận Hải Phòng, Caritas Hải Phòng đã tổ chức buổi tĩnh tâm cho các các tình nguyện viên Caritas. Với bầu khí trang nghiêm và sốt mến, anh chị em tình nguyện viên Caritas hôm nay như được xích lại gần nhau hơn trong tình liên đới yêu thương, hiệp nhất và phục vụ.

Sau những phút đầu gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm trong công viêc bác ái. Cha giám đốc đã linh thao cho các tình nguyện viên trong buổi tĩnh tâm ngày hôm nay. Ngài đã nhấn mạnh đến ý nghĩa cũng như giá trị của sự thinh lặng và cầu nguyện. Để các tình nguyện viên hiểu rõ hơn, Cha đã đưa ra những chứng nhân sống trong thinh lặng, có sự kết hợp mật thiết với Chúa Cha; như Đức Giêsu năm xưa vẫn thường xuyên có những phút giây thịnh lặng, vào nơi hoang vắng để cầu nguyện để hiệp thông với Chúa Cha, trong thời đại của chúng ta, và cũng rất gần với công việc bác ái chúng ta có Mẹ têrêsa calcuta “Người bạn của những kẻ khốn cùng” dù rất bận rộn với công việc bác ái hàng ngày tưởng chừng không có thì giờ để nghỉ ngơi nhưng Mẹ vẫn có những giây phút đối thoại với Chúa, Mẹ đã tâm sự chỉ những phút giây gặp gỡ với Chúa Mẹ mới kín múc được tình yêu và sức mạnh để phục vụ những người anh chị em nghèo khổ.

Chỉ trong thinh lặng chúng ta mới có sự thay đổi, mới có sức bật mới, trong thinh lặng chúng ta sẽ lượng giá được công việc mình làm, nếu không có những phút hồi tâm trong thinh lặng một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ bỏ cuộc khi hết bầu nhiệt huyết”… Ngài cũng nhấn mạnh đến sứ vụ của người làm bác ái xã hội trong thời đại kinh tế thị trường ngày hôm nay, khi những giá trị về luân lý đạo đức của con người dần biến đổi, thì các vấn đề xã hội ngày càng nhiều, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải có sự hy sinh và cố gắng thật nhiều thì mới có thể không bị luồng kinh tế thị trường cuốn theo, và như vậy chúng ta cần phải có những giây phút thinh lặng với Chúa trong cuộc sống hằng ngày.

Ngày hôm nay chúng ta về nơi đây trước Thánh Thể nhiệm màu, kín múc lòng nhiệt huyết sự hăng say để những công việc bác ái chúng ta làm môt ngày trở lên hiệu quả hơn.

Cuối cùng Cha giám đốc nhấn mạnh “ chính anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian” như một sứ vụ sai đi cho mỗi người sau buổi tĩnh tâm ngày hôm nay.

Màn đêm dần buông xuống tiết trời se se lạnh tất cả như lắng đọng để chỉ còn những lời kinh về phục vụ được vang lên “ Xin cứ dùng con theo thánh ý Chúa, cứ dùng con làm tất cả”.

Kết thúc buổi tĩnh tâm mọi người ai cũng cảm thấy hạnh phúc nét mặt tươi vui được hiện rõ trên từng khuôn mặt các thành viên khi cất lên bài hát “lời kinh hòa bình”.
 
Giáo Xứ Thái Bình: Bột đã dậy men
Băng Nhân
06:47 08/04/2011
Lâu nay, cung cách sống Mùa Chay của các xứ đạo ở Việt Nam thường nặng về những hình thức đạo đức bình dân như nguyện ngắm, đi đường thánh giá, diễn nguyện về cuộc khổ nạn của Đức Giê-su…Tuy nhiên trong thời hậu Công đồng Vatican II, Giáo Hội càng ý thức hơn tính thực tiễn của Tin Mừng và không ngừng kêu gọi con cái mình sống tinh thần Mùa Chay không chỉ ăn chay, cầu nguyện mà còn nhiệt tình làm việc bác ái. Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhắn nhủ: “Giáo Hội, đặc biệt vào thời gian Mùa Chay, kêu gọi thực hành bố thí, tức là chia sẻ.”

Một trong những điển hình sống bác ái Mùa Chay mà chúng tôi được biết là Giáo xứ Thái Bình (Thuộc hạt Xóm Mới – Tổng GP Sài Gòn). Thái Bình nằm trên trục đường Thống Nhất, P. 13 , Q. Gò Vấp. Khách đi đường có thể nhìn thấy một Thái Bình với ngôi thánh đường không thật hoành tráng hay lộng lẫy nhưng sức sống niềm tin của các tín hữu lại là một âm vang khó quên cho những ai đã một lần diện kiến. Điều này thật nổi bật khi mỗi năm Giáo Hội bước vào Mùa Chay thánh. Mùa Chay năm nay, chúng tôi có dịp được đồng hành với những hoạt động bác ái của giáo xứ và quả thật như lời Kinh Thánh đã chép “Hãy đến mà xem”. Trong những năm gần đây, hoạt động bác ái của giáo xứ đã trở thành một sinh hoạt và phong trào không thể thiếu trong đời sống đức tin của các tín hữu. Ngoài các hoạt động rất thời sự như tiếp sức mùa thi, chăm lo người nghèo, thăm hỏi bệnh nhân, người già neo đơn trong giáo xứ…, hằng năm vào Mùa Chay, hoạt động bác ái lại càng sôi nổi bằng những chuyến đi phát quà cho đồng bào nghèo ở những vùng sâu - vùng xa. Tiếp chuyện với cha Giuse Phạm Đức Tuấn, cha chánh xứ Thái Bình, chúng tôi được biết vào mỗi dịp Mùa Chay, giáo xứ có gần cả chục hội đoàn tổ chức những chuyến đi làm việc bác ái. Vào những dịp Mùa Chay, đâu đâu trong các câu chuyện của giáo dân Thái Bình vẫn rộn ràng về những chuyến đi xa làm từ thiện. Dường như ai cũng lấy làm thích thú và hào hứng khi được góp công, góp sức hoặc góp của cho công việc bác ái. Các ân nhân luôn sẵn sàng đóng góp cho hoạt động này khi được kêu gọi.


Chị trưởng ca đoàn Đức Mẹ Lên Trời và các ca viên phát quà cho đồng bào
Có mặt trong chuyến đi bác ái Mùa Chay của ca đoàn Đức Mẹ Lên Trời vào cuối tuần qua, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với lòng nhiệt thành của cha chánh xứ, quý ân nhân và các ca viên. Điểm đến của ca đoàn Mùa Chay năm nay là xã Đami - Huyện Hàm Thuận Bắc - Tỉnh Bình Thuận. Đami thuộc vùng rừng núi phía tây của Bình Thuận, đồng bào cư trú chủ yếu là anh em các dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Mán, Hoa, Raglai, K’ho, trong đó dân tộc K’ho chiếm đa số. Cuộc sống của người dân Đami còn quá thiếu thốn và cực khổ, không ít hộ gia đình thu nhập một ngày vất vả chỉ được vài chục ngàn đồng. Vì thế, có thể nói, chọn điểm đến Đami là ca đoàn đã đến được với những người nghèo nhất trong số người nghèo. Chuyến đi lần này gồm có cha chánh xứ, quý ân nhân, anh chị em ca đoàn và quý thầy thuộc Tu đoàn Bác Ái Xã Hội. Đoàn khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh vượt hơn hai trăm cây số qua con đường rừng đèo dốc hiểm trở để đến với anh em dân tộc K’ho. Trong ngày phát quà cho các hộ nghèo K’ho, nhìn những nụ cười tươi tắn trên khuôn mặt đầy dấu vết kiếp nghèo của người đến nhận quà, chúng tôi cảm được một tấm lòng, một tình thương sâu xa mà cha xứ và đoàn đã dành cho người nghèo. Chứng kiến thái độ, tinh thần và cách làm việc khá “chuyên nghiệp” của ca đoàn, chúng tôi mừng thầm vì Giáo Hội có thêm được những chứng nhân thật sống động trong thời đại hôm nay.


Cha Giuse Phạm Đức Tuấn và các em thiếu nhi dân tộc K’ho
Để có được một phong trào làm việc bác ái như giáo xứ Thái Bình, chắc hẳn cha chánh xứ phải là người rất yêu mến, nhiệt thành sống đức ái và đã truyền được “lửa” đức ái đến với đoàn chiên của mình. Ngọn lửa bác ái Thái Bình, như thế, đã làm cho nắm bột dậy men và trở thành một hơi thở nồng nàn trong nhịp sống Mùa Chay của Giáo Hội. Ước gì các xứ đạo cũng thắp lên ngọn lửa ấy để sửa ấm cho bao kiếp người đang lạnh giá trong những cái nghèo truyền kiếp. Được như vậy, dụ ngôn về men trong bột mà Chúa Giêsu đã dạy sẽ được hiện thực hóa giữa một thế giới đang đầy dẫy những bất công và hố sâu ngăn cách giàu - nghèo thăm thẳm khôn lường. "Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia vùi vào ba đấu bột, cho đến khi tất cả bột dậy men " (Mát-thêu 13:33).

Sài Gòn, 04.04.2011

 
Kinh nghiệm bản thân về: Quá trình tiếp nhận Kitô-giáo của Người Tân Tòng
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
08:47 08/04/2011
Nghiên cứu nhân cách tôn giáo: Kinh nghiệm về Quá trình tiếp nhận Kitô-giáo của Người Tân Tòng
"Trái tim muốn điều trái tim muốn".

Mỗi một người tín hữu đều có kinh nghiệm sống với Thiên Chúa, cách riêng là với người tân tòng, quá trình tiếp nhận tôn giáo phụ thuộc vào đối tượng tôn giáo họ tiếp nhận được. Quá trình tiếp nhận tôn giáo Ki-tô giáo của người tân tòng là phương thức thể hiện rõ những sự kiện đặc trưng cho sự tiếp nhận tôn giáo mà người tân tòng tin theo. Các sự kiện tôn giáo là sự biểu hiện đời sống tín ngưỡng phong phú, đa dạng của người tín hữu tạo nên cái bên trong của những biểu hiện bên ngoài nơi người Ki-tô hữu, nên chỉ có thể dựa vào lòng tin với phương pháp tiếp nhận riêng biệt, những gì mà người tân tòng chưa thể tri giác được bằng mắt thường nhưng trong niềm tin vào Thiên Chúa thì người tân tòng đón nhận với tất cả tâm hồn của mình. Những phương pháp tiếp nhận cơ bản trong quá trình tiếp nhận tôn giáo Ki-tô giáo của người tân tòng đó là:

- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp cầu nguyện;
- Sự nảy sinh nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới Ki-tô giáo;
- Nguyện vọng trưởng thành đức tin và sự khủng hoảng của người tân tòng.

1. Phương pháp quan sát

Là phương pháp mà người tân tòng tìm hiểu có chủ định, để ý một cách có mục đích, có kế hoạch những hành vi, cử chỉ, lời nói của người Ki-tô hữu trong đời sống hàng ngày, trong mỗi thánh lễ hay khi người Ki-tô hữu cầu nguyện với Thiên Chúa và ghi chép lại một cách nghiêm túc những điều tai nghe, mắt thấy. Khi tìm hiểu những “quy luật” đó, người tân tòng rất thích theo dõi biểu hiện của những quy luật chung trong những trường hợp riêng. Trước mắt người tân tòng có biết bao điều mới lạ trong thế giới Ki-tô giáo mà người tân tòng khao khát muốn tìm hiểu. Dần dần người tân tòng thấy rằng, những gì mà người Ki-tô hữu tin theo là con đường dẫn tới những khám phá kỳ diệu ấy. Niềm tin của người tân tòng tiếp tục được củng cố và bền vững, tạo nên ở họ nguyện vọng được hướng về Thiên Chúa, Đấng Thánh là niềm tin của người tân tòng.

Ưu điểm của phương pháp quan sát là người tân tòng thu thập được những tài liệu sống, đúng với sự thực. Vì quan sát tiến hành trong đời sống hàng ngày, người Ki-tô hữu hoạt động một cách tự do thoải mái khi không biết có người tân tòng để ý đến mình. Việc quan sát nhằm giúp người tân tòng thấy điều tiêu cực để tránh, thấy điều tích cực thì noi gương theo.

Bên cạnh ưu điểm, phương pháp quan sát còn có hạn chế:

- Do quá trình người tân tòng chỉ quan sát, để ý, ghi chép hành vi của người Ki-tô hữu mà không can thiệp vào hành động của người tín hữu như là thắc mắc, so sánh... nên người tân tòng bị rơi vào thế bị động, chờ đợi hiện tượng hay tình huống có thể biểu hiện ra bên ngoài của người Ki-tô hữu;

- Người tân tòng có thể quan sát lại cùng một hiện tượng nơi một người hay nhiều Ki-tô hữu khác và thấy được những hành vi của người tín hữu này khác với người tín hữu họ đã từng gặp. Điều này dễ dẫn đến việc người tân tòng có thái độ đoán xét người Ki-tô hữu theo mức chuẩn mực như những gì người tân tòng tiếp thu trong giáo lý và nhất là trong Kinh Thánh.

Để sử dụng phương pháp quan sát đạt được hiệu quả tốt, người tân tòng khi quan sát cần được sự hướng dẫn từ phía những người tín hữu đã được Hội Thánh trao trách nhiệm nâng đỡ và luôn tích cực quan sát như là:

- Xác định rõ mục đích quan sát vì hành vi của người Ki-tô hữu muôn màu muôn vẻ, thể hiện nhiều mặt khác nhau của đời sống tôn giáo. Có xác định rõ mục đích quan sát thì mới định hướng được sự quan tâm đến những mặt nào trong hành vi của người Ki-tô hữu;

- Khi tiến hành quan sát, người tân tòng phải tế nhị để người Ki-tô hữu không biết là mình đang bị để ý! Nếu không người Ki-tô hữu sẽ mất tự nhiên và sinh ra nghi ngờ về người tân tồng, trong khi đó “bức tranh” hành vi của người Ki-tô hữu sẽ bị thay đổi. Trên thực tế, người tân tòng thường làm quen với người Ki-tô hữu trước, để sao cho sự xuất hiện của người tân tòng đối với người Ki-tô hữu là chuyện bình thường. Trong quá trình tiếp nhận Ki-tô giáo, người ta còn áp dụng phương pháp quan sát hình ảnh, phim chiếu hay qua camera.

- Thời gian để quan sát có khi là trở ngại cho người tân tòng vì họ vẫn cần thời gian sinh hoạt bình thường hàng ngày. Người tân tòng quan sát người Ki-tô hữu có thể quan sát toàn diện hoặc bao quát cùng một lúc nhiều hành vi của người tín hữu và cần phải được tiến hành trong một thời gian dài. Kết quả quan sát toàn diện thường được ghi chép dưới hình thức nhật ký, đó là nguồn quan trọng cung cấp những sự kiện để phát triển những quy luật sống niềm tin tôn giáo nơi người tín hữu.

- Thuật ngữ tôn giáo – thuật ngữ thần học – có thể nói đó là ngôn ngữ thứ hai đối với người tân tòng song song với ngôn ngữ thứ nhất là tiếng mẹ đẻ. Người tân tòng khi mới tìm hiểu về niềm tin Ki-tô giáo mình muốn theo và đến học giáo lý, tham dự thánh lễ nhưng chưa hiểu hết được các từ ngữ tôn giáo và thần học sử dụng trong Phụng vụ hay trong cầu nguyện, trong kinh nguyện và giao tiếp của người Ki-tô hữu với nhau. Người tân tòng rất cần sự giúp đỡ nhiệt tình của những người Ki-tô hữu, những người có trách nhiệm trong Giáo Hội ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ mọi hoàn cảnh.

Ví dụ: “Chia trí” không có trong thuật ngữ Thần học?!; “Sốt sắng (Devotio)”; “Bí tích (Sacrament)”; “Canh tân (Aggiornamento)”; “Chủ tế (Celebrant)”...

Phương pháp quan sát là một phương pháp không thể nào thay thế được để người tân tòng sơ bộ tiếp nhận sự kiện. Nhưng do hạn chế của phương pháp này mà trong nhiều trường hợp không cho phép người tân tòng tìm hiểu rõ được nguyên nhân đích thực của những biểu hiện tốt nơi người Ki-tô hữu. Nhiều người tân tòng đã có cùng nhận xét: “Bằng quan sát, chúng ta chỉ nhìn thấy những cái chúng ta có thể đã biết, chứ cái chưa biết thì vẫn chưa có trong tiềm thức của chúng ta”. Vì vậy trong quá trình tiếp nhận tôn giáo của người tân tòng còn sử dụng những phương pháp tích cực hơn.

2. Phương pháp cầu nguyện

Cầu nguyện là chủ động tác động vào hiện thực trong những điều kiện khách quan đã được xác định do chủ thể hướng tới Thiên Chúa, lặp đi lặp lại nhiều lần và sẵn sàng mở lòng mình trước Thiên Chúa. Cầu nguyện thực ra không có cấu trúc thể văn, nhưng tất cả đều xuất phát từ tấm lòng yêu mến và khao khát cầu nguyện cả tự phát lẫn vắn tắt.

Người tân tòng cầu nguyện, lời cầu nguyện của họ là lời tâm sự với Thiên Chúa – là lời nói tâm tình trong những hoàn cảnh, những vấn đề của mình trong cuộc sống – được diễn đạt ý tương đối trọng vẹn với Thiên Chúa.

Ưu điểm của phương pháp cầu nguyện:

- Người tân tòng có thể cầu nguyện tự phát với những lời tự nhiên, chưa chuẩn bị hay trau chuốt mà bộc bạch, chân thành. Lời cầu nguyện tự phát có thể là cầu nguyện ở trong nhà thờ, ở nhà hay trong lớp học giữa những giờ nghỉ giải lao, lúc đi dạo, giây phút thư giãn tinh thần sau những giờ làm căng thẳng... Việc cầu nguyện tự phát có thể là giữa cộng đoàn, cùng với cộng đoàn hoặc ngay chính một mình mình thôi, hay trước bất kể một vấn đề gì đó ta cũng có thể cầu nguyện tự phát được.

- Người tân tòng có thể cầu nguyện vắn tắt, cũng như cầu nguyện tự phát, bất kể lúc nào ta cũng có thể cầu nguyện được. Tuy nhiên, cầu nguyện vắn tắt có thể chỉ cần nói một lời thật ngắn như: “Lạy Chúa, con tin có Chúa”; “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa”; hoặc thì thầm rằng: “Con có Chúa trong trái tim con”; “Con xin tạ ơn Chúa”; “Xin Chúa giúp...”...

- Lời cầu nguyện, việc cầu nguyện có thể được lặp lại nhiều lần, đó là cầu nguyện liên lỉ;

- Người tân tòng trước khi cầu nguyện đã xác định được ảnh hưởng điều kiện khách quan tới việc cầu nguyện của mình như là khi tham dự thánh lễ, tham dự các giờ cầu nguyện chung trong các mùa Phụng vụ.

Bên cạnh ưu điểm, phương pháp cầu nguyện cũng có hạn chế khi mà người tân tòng chưa thực sự hiểu về ý nghĩa của cầu nguyện, có thể làm người tân tòng bối rối, sốt ruột, làm thay đổi hành vi, thái độ trong cầu nguyện, và đôi khi người tân tòng từ chối không chịu cầu nguyện hay không để tâm tới việc cầu nguyện. Điều quan trọng trong cầu nguyện đối với người tân tòng đó là họ cần phải biết tự cầu nguyện một mình với Thiên Chúa trước mọi hoàn cảnh và dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Nhưng trước hết, người tân tòng nên tham gia với nhóm cầu nguyện và để tiến hành phương pháp cầu nguyện cho người tân tòng đạt hiệu quả tốt cần có được những yêu cầu sau:

- Tổ chức chương trình cầu nguyện sao cho người tân tòng cầu nguyện tự nhiên, thoải mái, gần gũi với hoàn cảnh thực mà người tân tòng đang sống;

- Lên chương trình (thời gian cầu nguyện) và ghi những lời cầu nguyện, lời nguyện, bài hát, lời kinh ra giấy để người tân tòng tiện theo dõi tiến trình cầu nguyện đồng thời đọc đúng lời kinh, lời thánh ca, thánh vịnh;

- Nên giải thích trước cho người tân tòng biết những qui định, nghi thức, tư thế cầu nguyện để giờ cầu nguyện được cử hành một cách nghiêm túc trong từng phần việc phải làm;

- Hướng dẫn người tân tòng có tâm tình với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện của mình. Lời cầu nguyện được chia sẻ cho mọi người cùng lắng nghe, cảm nghiệm và tạ ơn;

- Giúp người tân tòng cầu nguyện đúng theo từng bước cầu nguyện của Hội Thánh;

- Người tân tòng có thể cầu nguyện khi tham dự thánh lễ, bởi vì Thiên Chúa là trung tâm của cầu nguyện; khi tham dự các giờ Kinh Phụng Vụ; khi tham dự các giờ Chầu Thánh Thể; khi tham dự tĩnh tâm, linh thao; khi lãnh nhận Bí tích Hòa Giải; hay tự lên chương trình cầu nguyện riêng cho mình như làm những việc đạo đức:Lần chuỗi Mân Côi; kinh nguyện trước và sau thánh lễ; im lặng; thinh lặng; đọc sách thiêng liêng; nghe thánh ca; đi Đường Thánh Giá; Rước kiệu Đức Mẹ và các thánh; Viếng vườn thánh, nghĩa trang; Hành hương viếng Nhà thờ; Hành hương kính Đức Mẹ; Hành hương kính các thánh Tử Đạo Việt Nam; tham gia công việc tông đồ; hãm mình, đánh tội (Giáo Hội không còn chấp nhận việc đạo đức này); tham gia các hoạt động bác ái, từ thiện...

Phương pháp quan sát và phương pháp cầu nguyện được nhận định là hai phương pháp chủ yếu của quá trình tiếp nhận Ki-tô giáo của người tân tòng. Ngoài ra, người tân tòng thấy có sự nảy sinh nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới tôn giáo.

3. Sự nảy sinh nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới Ki-tô giáo

- Tìm hiểu Ki-tô giáo qua “sản phẩm” tôn giáo: Người tân tòng tìm hiểu về tôn giáo khi xem một bức tranh về Chúa Giêsu, về Đức Mẹ, hay về các thánh (mẫu ảnh tượng); khi xem những bộ phim thuật lại cuộc đời của Chúa Giêsu; nghe và đọc những truyện về Thiên Chúa hay về các thánh; chiêm ngưỡng kiến trúc của ngôi nhà thờ, nhà nguyện hay tu viện; nhìn thấy những hành vi, cử chỉ của người Ki-tô hữu trong một vấn đề nào đó, trong hoàn cảnh nào đó và để lại ấn tượng cho người tân tòng. Đó có thể là những cử chỉ bác ái, nhưng cũng có thể là hành vi thiếu thiện cảm của người Ki-tô hữu. Qua đó, người tân tòng có thể hiểu được khả năng tri giác bình thường bằng đôi mắt xác thịt và bằng mắt đức tin. Khi kết hợp với cầu nguyện bằng xúc cảm và năng lực đón nhận đức tin của mình trong ơn Chúa ban thì hiệu quả ấn tượng được tăng lên rõ rệt;

- Giao lưu, gặp gỡ, đàm thoại với Ki-tô hữu: Đây là phương pháp đặt câu hỏi của người tân tòng. Người tân tòng hỏi người Ki-tô hữu những mong được hiểu biết về tôn giáo mình tin theo. Người tân tòng hỏi để giao lưu, thân thiện hơn với người Ki-tô hữu. Việc đàm thoại thành công sẽ giúp người tân tòng xác định vị trí của mình với thế giới tôn giáo, với chính bản thân mình trước Thiên Chúa. Người tân tòng nên có một quyển sổ tay để khi cần ghi lại những câu hỏi chợt đến trong đầu và sớm liên hệ gửi đến người dạy giáo lý cho mình hay gửi trực tiếp cho vị linh mục để có được những lời giải thích đúng với giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo. Trong thực tế, người tân tòng luôn gặp trở ngại về phía người Ki-tô hữu khi họ hỏi những câu hỏi về các lĩnh vực Giáo lý, Giáo luật, Thần học, Kinh thánh, Phụng vụ, Luân lý, Tín lý, Lịch sử Hội Thánh... đó là những vấn đề mà mỗi người Ki-tô hữu đều chỉ dừng ở kinh nghiệm bản thân và những gì vượt ra ngoài kinh nghiệm bản thân sẽ kèm theo thái độ thiếu ân cần, không cởi mở, có khi dẫn đến nghi kỵ về người tân tòng.

- Phương pháp trắc nghiệm (test): Là hình thức thực nghiệm đặc biệt, những trắc nghiệm là những bài tập thực tế và ngắn gọn đã được tiêu chuẩn hóa, được soạn ra để xác định mức độ niềm tin và lòng nhân đức của mình nơi người Ki-tô hữu.

Ví dụ: Khi vào nhà thờ tham dự Thánh lễ, bạn chọn ngồi ở vị trí nào?

a. Ngồi gần bàn thờ để sốt sắng tham dự thánh lễ
b. Ngồi ở cuối nhà thờ giống như người thu thuế trong Kinh Thánh nói đến
c. Ngồi ở ngoài sân nhà thờ cho mát.

4. Nguyện vọng trưởng thành đức tin và sự khủng hoảng đối với người tân tòng

Khi người tân tòng đã có ý thức về niềm tin của chính mình vào Thiên Chúa, Đấng Thánh mình tin theo, thì đồng thời xũng xuất hiện một thái độ mới với người hướng dẫn là vị linh mục hay là giáo lý viên. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng của sự trưởng thành đức tin. Nhưng cùng với điều đó, người tân tòng sẽ có những “sáng tạo” trong ơn Chúa ban, bảo làm một đằng thì làm một nẻo?! Nếu không được sự để ý kịp thời của vị linh mục hay giáo lý viên thì sẽ dẫn đến khủng hoảng đức tin vì trong cách cầu nguyện của người tân tòng, người tân tòng muốn có “thẩm quyền” trong khi cầu nguyện, ý “Xin gì đó” sẽ nhiều hơn ý “Cảm tạ”, và nếu không được Chúa nhận lời thì người tân tòng sẽ có những biểu hiện của con người bình thường như là tính ích kỷ, giận phiền, buồn bực...

Đối với những người tân tòng đang ở vào tình trạng khủng hoảng đức tin, linh mục hay giáo lý viên có thể có những hiểu lầm về người tân tòng, tương quan sẽ rạn nứt và người tân tòng càng rơi vào tình cảnh bi quan hơn. Nhưng nếu được sự quan tâm đúng đắn trong yêu thương và nâng đỡ; nếu vị linh mục kịp thời nhận thấy những khả năng của người tân tòng và đáp ứng nguyện vọng trưởng thành đức tin của họ, bằng cách giúp họ tham dự các khóa học Thần học hay các khóa học giáo lý; cùng tham gia vào các công việc bác ái; tham gia vào các hội đoàn trong giáo xứ và giáo phận để người tân tòng có được những tương quan mới với những Ki-tô hữu khác thì những nhân đức của người tân tòng được phát triển tốt và sớm hoàn thiện nhân cách tôn giáo. Như thế, sự “khủng hoảng” của người tân tòng sẽ không kéo dài khi họ không phải tự một mình đứng trước thử thách và mỗi khi đối mặt với thử thách họ sẽ biết tìm một lối đi chứ không phải là một lối thoát.
 
Văn Hóa
Sám hối
Nguyễn thanh Trúc
03:16 08/04/2011
Chúa ơi Chúa con thật lòng sám hối

Lỗi tội con và yếu đuối thân con

Con âu sầu theo năm tháng héo hon

Vì lầm lạc trong u mê ngõ tối



Chúa ơi Chúa bao tháng ngày quá khứ

Còn xa Ngài con xa Chúa, Chúa ơi

Xin Ngài thương rộng ban ơn tha thứ

Để hồn con không rách nát tả tơi



Chúa ơi Chúa đã bao lần con muốn

Quyết quay về nhưng lối ngõ như xưa

Xin Ngài giúp ơn trên Ngài ban xuống

Với tình Ngài con một dạ thân thưa



Thưa lạy Chúa từ nay con sống Thánh

Dầu trần gian quyến rũ buớc con về

Thưa lạy Chúa không gì có thể sánh

Với tình Ngài con đắm đuối đê mê



Con về lại với Ngài nguồn vui sống

Vì không Ngài con lạc lõng hư thân

Cơn say đắm tình yêu Ngài cô đọng

Trên thân con âu yếm biết bao lần



Mùa Chay Thánh Ngài ơi con trở lại

Con xa rời quá khứ của tội mê

Cuộc đời con và năm tháng tương lai

Không tái phạm những lỗi lầm trần thế



Xin Ngài giúp cho con được nên Thánh

Vì không Ngài con chẳng làm được chi

Xin Ngài giúp cho con thêm sức mạnh

Với ơn Ngài con sẽ sống ngay lành



San Jose, 04:26PM 04/07/2011

Mùa chay Thánh 2011
 
Video bài hát ''Xin hãy đợi aisawa''
Phạm Trung
17:07 08/04/2011
Hân hạnh giới thiệu bản nhạc "Xin hãy đợi Aisawa" của Phạm Trung phổ nhạc thơ Tưởng Dung.

Bản nhạc nói về: "Hình ảnh cậu bé 9 tuổi cầm hai tấm biển ghi tên cha mẹ và người thân đi dọc hành lang các khu tạm trú sau thảm họa kép ở Nhật Bản đã lay động tâm can hàng triệu người dân thế giới. Cậu bé đã trở thành một biểu tượng của nỗi đau mà người dân Nhật đang phải hứng chịu sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng xảy ra hôm 11/3.

Ngày qua ngày, cậu bé Toshihito Aisawa, 9 tuổi, đi hết từ khu tạm trú này đến khu tạm trú khác để tìm kiếm gia đình của mình"

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Xưng Tội Lần Đầu
Nguyễn Bá Khanh
21:18 08/04/2011
BÉ XƯNG TỘI LẦN ĐẦU
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
“Thầy bảo thật anh em:
Ai Không đón nhận Nước Thiên Chúa
với tâm hồn một trẻ em thì sẽ chẳng được vào”
(Lời Chúa, Mc 10,13-16)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền