Phụng Vụ - Mục Vụ
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay - Thứ Sáu Tuần Thánh. Bài 38
VietCatholic Network
02:38 05/04/2012
Thật đau buồn khi tưởng niệm những biến cố ngày hôm nay, một ngày cử hành long trọng. Vì chúng ta không thể nghĩ về thánh giá nếu không hồi tưởng lại những gì về sự chết của Chúa Giê-su đã hoàn thành vì chúng ta. Chúa Giê-su Ki-tô, vị thượng tế cao cả, đã biết đến sự yếu hèn của chúng ta nên đã tận hiến hy sinh trọn vẹn vì tội chúng ta. Cái chết của Người là sự giải hoà chúng ta với Thiên Chúa. Thánh Giá Ngài là nhịp cầu bắc qua vực thẳm bị khắc sâu bởi tội, đặt chúng ta vào cõi chết vì chống lại Thiên Chúa và kết hiệp chúng ta một lần nữa với tình yêu thương của Chúa Cha. Trên chiếc cầu này, xin cho chúng ta cùng với Chúa Giê-su đi qua cõi chết để vào cõi trường sinh.
Chúa Giê-su là Ðấng hoàn tất mọi lời tiên tri, lời hứa và ý định của Chúa Cha. Thánh Giá Ngài là nơi gặp gỡ của sự công bằng và lòng thương xót, của sự phán xét và quyền tối thượng. Không có thánh giá sẽ không có sự cứu độ, không có giáo hội, không có sự tha thứ, không có hòa giải, không có hy vọng. Mọi sự là trung tâm điểm nơi sự chết và phục sinh của Người.
Thánh giá, là trung tâm đời sống của Chúa Giê-su, cũng có nghĩa là trung tâm đời sống chúng ta nữa. Mọi chúc lành chúng ta nhận nơi Thiên Chúa, mọi bài học Ngài dạy chúng ta, mọi ân sủng Ngài ban cho chúng ta để lánh xa đời sống cũ; tất cả có nghĩa là mang chúng ta lại gần đến cây thánh giá ban sự sống. Mọi biến cố trong cuộc đời chúng ta là một cơ hội để tiến bước tới thập giá.
Mọi hành động yêu thương đối với tha nhân mà chúng ta dành ra trong cuộc sống, mang chúng ta tiến bước gần tới cây thập giá. Ở đó, nơi cây thập giá, chúng ta bước vào cuộc sống mới, đem lại tình mật thiết mới với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mang lại chúng ta.
Hôm nay, vào ngày thánh này, liệu chúng ta có thể miệt mài hơn ôm cây thánh không? Chúng ta có cầu xin Chúa Giê-su để diệt trừ tội lỗi nơi chúng ta không ? Ðó là lý do mà Ngài đã đến và đã chết. Ðó là lý do sau mỗi phép lạ Ngài thi hành, sau mỗi dụ ngôn Ngài đã nói, và sau mỗi một điều luật Ngài trao ban. Hãy ôm trọn cây thập giá của Ngài và nhận mọi hồng ân Ngài muốn trao ban cho chúng ta.
"Lạy Chúa, con là chi mà Chúa phải ân cần khước từ đời sống của Chúa vì con? Cám tạ Chúa đã ban cho con ân sủng để kéo con lại gần Chúa và tự thú tội những tội con. Với lòng tin nơi tình yêu của Chúa, con xin mở tâm hồn con cho Chúa. Xin hãy đến và tỏ cho con thấy mọi điều đã làm con xa lìa Chúa. Xin hãy thay thế mọi phương cách tự tư tư lợi của con bằng tình yêu thương của Chúa".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Chúa Giê-su là Ðấng hoàn tất mọi lời tiên tri, lời hứa và ý định của Chúa Cha. Thánh Giá Ngài là nơi gặp gỡ của sự công bằng và lòng thương xót, của sự phán xét và quyền tối thượng. Không có thánh giá sẽ không có sự cứu độ, không có giáo hội, không có sự tha thứ, không có hòa giải, không có hy vọng. Mọi sự là trung tâm điểm nơi sự chết và phục sinh của Người.
Thánh giá, là trung tâm đời sống của Chúa Giê-su, cũng có nghĩa là trung tâm đời sống chúng ta nữa. Mọi chúc lành chúng ta nhận nơi Thiên Chúa, mọi bài học Ngài dạy chúng ta, mọi ân sủng Ngài ban cho chúng ta để lánh xa đời sống cũ; tất cả có nghĩa là mang chúng ta lại gần đến cây thánh giá ban sự sống. Mọi biến cố trong cuộc đời chúng ta là một cơ hội để tiến bước tới thập giá.
Mọi hành động yêu thương đối với tha nhân mà chúng ta dành ra trong cuộc sống, mang chúng ta tiến bước gần tới cây thập giá. Ở đó, nơi cây thập giá, chúng ta bước vào cuộc sống mới, đem lại tình mật thiết mới với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mang lại chúng ta.
Hôm nay, vào ngày thánh này, liệu chúng ta có thể miệt mài hơn ôm cây thánh không? Chúng ta có cầu xin Chúa Giê-su để diệt trừ tội lỗi nơi chúng ta không ? Ðó là lý do mà Ngài đã đến và đã chết. Ðó là lý do sau mỗi phép lạ Ngài thi hành, sau mỗi dụ ngôn Ngài đã nói, và sau mỗi một điều luật Ngài trao ban. Hãy ôm trọn cây thập giá của Ngài và nhận mọi hồng ân Ngài muốn trao ban cho chúng ta.
"Lạy Chúa, con là chi mà Chúa phải ân cần khước từ đời sống của Chúa vì con? Cám tạ Chúa đã ban cho con ân sủng để kéo con lại gần Chúa và tự thú tội những tội con. Với lòng tin nơi tình yêu của Chúa, con xin mở tâm hồn con cho Chúa. Xin hãy đến và tỏ cho con thấy mọi điều đã làm con xa lìa Chúa. Xin hãy thay thế mọi phương cách tự tư tư lợi của con bằng tình yêu thương của Chúa".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Mình Trần, Thân Trụi
Lm Vũđình Tường
05:49 05/04/2012
Giờ phút cuối cùng tại dương thế Đức Kitô cảm thấy cô đơn, buồn tẻ đến tột cùng. Ngài diễn tả tâm trạng buồn thảm như sau: Tâm hồn Thầy đau buồn đến nỗi chết. Sau bữa ăn tối, thường gọi là bữa tiệc li, với 12 môn đệ. Thầy trò lên vườn Cây Dầu. Tại đó ngài cầu nguyện cùng Chúa Cha. Trong khi các môn đệ đi theo mệt mỏi, các ông ngủ để một mình Đức Kitô đối diện với cô đơn và sự chết. Ngài năn nỉ các ông: Các con không thể thức với Thầy được một giờ sao? Một lần, rồi hai lần rồi ba lần. Tuy vậy các ông vẫn mơ màng trong giấc ngủ. Ngài nhắc thêm, hãy tỉnh thức để cầu nguyện. Tinh thần thì sốt sắng nhưng xác thịt nặng nề. Lời Ngài bay vào sương đêm, tan trong bóng tối, loãng trong mây trời. Các môn đệ tỉnh ngủ khi quân lính đến bắt Đức Kitô. Khi đó các ông hoảng sợ bỏ chạy. Nỗi sơ, niềm lo làm tỉnh giấc ngủ.
Trên đường vác thập giá Chúa Giêsu một mình đi giữa đội hành hình. Trước đây Chúa mở mắt người mù, chữa người què đi được, cho người câm tiếng nói, bệnh cùi dược khỏi, bệnh nhân liệt giường vác chõng ra về và kẻ chết sống lại. Giờ đây không có ai lên tiếng bênh vực, không ai hiện diện trong cuộc tử nạn của Ngài. Đọan đường dài vác thập giá ngài cảm thấy bẽ bàng, cô đơn nhưng luôn gắng gượng thi hành ý Cha Ngài. Chết để làm tròn ý Chúa Cha. Chết để mang ơn cứu độ cho trần thế. Chết để định nghĩa trọn vẹn ý nghĩa tình yêu chân thành. Chết để nói yêu là chết và qua chết tình yêu nảy mầm, sinh lộc, mang sức sống mới và sống dồi dào. Như hạt lúa mì thối đi để sinh gấp trăm. Đức Kitô lê bước vì thập giá đè nặng trên thân thể đẫm máu, ba lần té, ba lần gượng đứng lên tiếp tục vác. Không một lời ủi an của đồng loại. Con người tệ đến thế. Vui sướng trên đau khổ của người mình không thích. Người thương đi xa phía sau. Thân hữu lánh mặt. Kẻ thọ ơn lẩn trốn. Những người hôm trước hoan hô; nay bịt mặt đả đảo. Tình người rất tệ. Tình đời bạc bẽo. Mẹ Maria không giúp được chi ngoài chia sẻ đau khổ, âm thầm, lặng lẽ theo con. Môn đệ vài người theo xa xa phía sau vì sợ quyền lực, bạo hành, roi da và thanh sắt mưa xuống trên mình. Ngài cô đơn đến độ phải than lớn, 'Lậy Cha sao Cha đành bỏ con'. Đau khổ làm chủ con người; đau khổ hướng moị cảm xúc vào thực tại thân xác đang gánh chịu. Khát nước vì mất máu, tinh thần căng thẳng vì sợ. Sức tàn, hơi kiệt, gượng sống cho biết giá trị đời người quý là bao. Than thở 'Sao Cha đành bỏ Con' xác tín Chúa Giêsu luôn liên kết với Chúa Cha. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cảm thấy Chúa gần bên. Khi Con đau khổ Cha vắng mặt. Đây cũng là kinh nghiệm của chúng ta. Khi đau khổ cầu xin thiết tha Chúa vẫn vắng bóng, lặng câm. Vác thập giá vì vâng lời nhưng khi đau khổ Cha vắng bóng tăng thêm cảm giác cô đơn. Thiếu thân nhân, vắng thân hữu khi cần không sao tránh khỏi cảm tưởng bị bỏ rơi. Con phó linh hồn Con trong tay Cha, đoạn tắt thở. Chết trong niềm tin, phó thác.
Kinh nghiệm cô đơn của bản thân. Nỗi buồn và sợ sệt làm nhụt ý chí, gặm nhấm tâm hồn. Đức kitô trải qua giai đoạn đó. Giờ chết cần Chúa hơn lúc nào hết. May thay Chúa hứa. Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúa hứa ở bên ta ngay cả khi ta không cảm thấy Chúa hiện diện. Đây là quà tặng cao quý cho những Kitô hữu vì khi chết họ không cô đơn, có Chúa bên cạnh. Trong giờ chết may mắn có thân nhân đứng bên, bác sĩ chăm nom, y tá cạnh giường. Dẫu thế tâm hồn vẫn trống vắng, cô đơn một mình đối diện cái chết đang xấn tới. Kitô hữu khi sống có Chúa phù trì, khi chết có Chúa Kitô cạnh giường. Vì thế mà thánh Phaolô xác tín. Khi chúng ta sống là sống cho Chúa và khi chúng ta chết là chết cho Chúa. Kitô hữu không chết trong cô đơn nhưng chết trong vòng tay từ ái, lòng nhân hậu và tình thương của Chúa. Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết. Ai chết với Ngài cũng sẽ được Ngài cho sống lại trong vinh quang với Ngài. Alleluia.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Trên đường vác thập giá Chúa Giêsu một mình đi giữa đội hành hình. Trước đây Chúa mở mắt người mù, chữa người què đi được, cho người câm tiếng nói, bệnh cùi dược khỏi, bệnh nhân liệt giường vác chõng ra về và kẻ chết sống lại. Giờ đây không có ai lên tiếng bênh vực, không ai hiện diện trong cuộc tử nạn của Ngài. Đọan đường dài vác thập giá ngài cảm thấy bẽ bàng, cô đơn nhưng luôn gắng gượng thi hành ý Cha Ngài. Chết để làm tròn ý Chúa Cha. Chết để mang ơn cứu độ cho trần thế. Chết để định nghĩa trọn vẹn ý nghĩa tình yêu chân thành. Chết để nói yêu là chết và qua chết tình yêu nảy mầm, sinh lộc, mang sức sống mới và sống dồi dào. Như hạt lúa mì thối đi để sinh gấp trăm. Đức Kitô lê bước vì thập giá đè nặng trên thân thể đẫm máu, ba lần té, ba lần gượng đứng lên tiếp tục vác. Không một lời ủi an của đồng loại. Con người tệ đến thế. Vui sướng trên đau khổ của người mình không thích. Người thương đi xa phía sau. Thân hữu lánh mặt. Kẻ thọ ơn lẩn trốn. Những người hôm trước hoan hô; nay bịt mặt đả đảo. Tình người rất tệ. Tình đời bạc bẽo. Mẹ Maria không giúp được chi ngoài chia sẻ đau khổ, âm thầm, lặng lẽ theo con. Môn đệ vài người theo xa xa phía sau vì sợ quyền lực, bạo hành, roi da và thanh sắt mưa xuống trên mình. Ngài cô đơn đến độ phải than lớn, 'Lậy Cha sao Cha đành bỏ con'. Đau khổ làm chủ con người; đau khổ hướng moị cảm xúc vào thực tại thân xác đang gánh chịu. Khát nước vì mất máu, tinh thần căng thẳng vì sợ. Sức tàn, hơi kiệt, gượng sống cho biết giá trị đời người quý là bao. Than thở 'Sao Cha đành bỏ Con' xác tín Chúa Giêsu luôn liên kết với Chúa Cha. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cảm thấy Chúa gần bên. Khi Con đau khổ Cha vắng mặt. Đây cũng là kinh nghiệm của chúng ta. Khi đau khổ cầu xin thiết tha Chúa vẫn vắng bóng, lặng câm. Vác thập giá vì vâng lời nhưng khi đau khổ Cha vắng bóng tăng thêm cảm giác cô đơn. Thiếu thân nhân, vắng thân hữu khi cần không sao tránh khỏi cảm tưởng bị bỏ rơi. Con phó linh hồn Con trong tay Cha, đoạn tắt thở. Chết trong niềm tin, phó thác.
Kinh nghiệm cô đơn của bản thân. Nỗi buồn và sợ sệt làm nhụt ý chí, gặm nhấm tâm hồn. Đức kitô trải qua giai đoạn đó. Giờ chết cần Chúa hơn lúc nào hết. May thay Chúa hứa. Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúa hứa ở bên ta ngay cả khi ta không cảm thấy Chúa hiện diện. Đây là quà tặng cao quý cho những Kitô hữu vì khi chết họ không cô đơn, có Chúa bên cạnh. Trong giờ chết may mắn có thân nhân đứng bên, bác sĩ chăm nom, y tá cạnh giường. Dẫu thế tâm hồn vẫn trống vắng, cô đơn một mình đối diện cái chết đang xấn tới. Kitô hữu khi sống có Chúa phù trì, khi chết có Chúa Kitô cạnh giường. Vì thế mà thánh Phaolô xác tín. Khi chúng ta sống là sống cho Chúa và khi chúng ta chết là chết cho Chúa. Kitô hữu không chết trong cô đơn nhưng chết trong vòng tay từ ái, lòng nhân hậu và tình thương của Chúa. Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết. Ai chết với Ngài cũng sẽ được Ngài cho sống lại trong vinh quang với Ngài. Alleluia.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Hãy rữa chân cho nhau
Lm Jude Siciliano, OP
06:23 05/04/2012
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Xuất hành 12: 1-8, 11-14; Tv 116; 1Cr. 11: 23-26; Gioan 13: 1-15
Tin mừng đã tiến triển theo một hướng không thể thay đổi được tới khoảnh khắc mà thánh Gioan gọi là “giờ”. Nay, trong bài đọc được chọn nói về Bữa Tiệc Ly, ngài nói với chúng ta rằng Đức Giêsu ý thức trọn vẹn về “giờ của Người đã đến”. Toàn bộ Tin mừng Gioan nhằm chuẩn bị cho khoảnh khắc này: Đức Giêsu bước vào những giây phút cuối đời của mình và, như đã hứa, chúng ta sẽ được nhìn thấy vinh quang của Người. Tối hôm nay, chúng ta cùng họp nhau nơi đây để bước vào Tam Nhật Thánh, ba ngày thánh của việc Đức Giêsu chịu khổ hình, chết và phục sinh. Chúng ta đang nghe những câu chuyện về nền tảng đức tin của ta và, qua những câu chuyện này, ta bước vào “giờ” của Đức Giêsu cùng với Người – chúng ta đang nhớ lại và cảm nghiệm tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Chúng ta biết rõ câu chuyện này. Năm nào vào thứ năm Tuần Thánh nó cũng lặp lại. Không như những Chúa Nhật khác hay những đại lễ khác, Bài đọc hôm nay không theo một chu kỳ ba năm – đây là những bài đọc mà năm nào chúng ta cũng công bố khi cử hành lễ này. Chúng ta phải cẩn thận để khỏi bị ru ngủ bởi những gì là quen thuộc; sau cùng, những bài đọc này không đơn thuần chỉ là một sự lặp lại như chuyện cổ tích đời thường – nhưng qua đó chúng ta nghe được Lời Chúa được công bố một cách mới mẻ cho ngày hôm nay, trong cuộc sống của ta. “Giờ” của Đức Giêsu cũng là của chúng ta. Nghe lại bài Tin mừng một lần nữa, chúng ta nhìn thấy và để cho Người rửa chân cho chúng ta. Vì, như Người nói với ông Phêrô tham lam rằng: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa chân nữa; vì toàn thân người ấy đã sạch...”
Chúng ta đã tắm, là được thanh tẩy để vào trong đời sống của Đức Giêsu, chết và sống lại. chúng ta tin rằng qua Đức Giêsu, sự chết không còn nữa – nhưng sự sống thì có. Vì thế, khi chúng ta tề tựu trong buổi tối hôm nay để cử hành việc rửa chân, chúng ta nhớ lại lời của Đức Giêsu và một lần nữa đặt niềm xác tín nơi hạt mầm sự sống mà Người đã gieo trong chúng ta. Người đang sống trong chúng ta và chúng ta ngày càng lớn lên để trở thành môn đệ của Người. Nhưng chúng ta chưa là môn đệ thực sự của Người, vì chúng ta chưa hoàn toàn đón nhận và bước theo đường lối của Người, vì thế chúng ta cần phải để cho Đức Giêsu rửa chân cho chúng ta. Có thể chúng ta không cần tắm nữa, nhưng thực sự cần được Đức Giêsu rửa chân cho.
Chúng ta để cho Người rửa chân vì Người khăng khăng muốn làm điều đó, “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy”. Chúng ta đã chung hưởng cuộc sống của Người, không phải cách trừu tượng. Nhưng, những dấu cụ thể của đời sống của Người phải được tỏ lộ ra qua đời sống của chúng ta. Những gì chúng ta nhận được thì cũng phải chia sẻ cho người khác, nếu không, thực sự, chúng ta đã không đón nhận hồng ân sự sống mà Đức Giêsu đã chiến thắng và mang lại cho chúng ta trong tuần này. Trong bữa ăn sau cùng với các môn đệ, Đức Giêsu cho chúng ta biết làm cách nào có thể sẻ chia cuộc sống của Người cho tha nhân, bằng cách rửa chân họ; bằng cách nhận lấy vai trò người phục vụ cho những lữ khách đang mỏi mệt. Chúng ta đón chào những người bị mỏi mệt trên hành trình, nhất là những ai bị gánh nặng cuộc sống đè bẹp, những người bị xua đuổi, không một chỗ nghỉ ngơi. Chúng ta đón tiếp họ và mời họ dùng bữa rồi rửa chân cho họ - như Đức Giêsu đã làm.
Ngoài việc rửa chân cho các môn đệ, chúng ta còn biết Đức Giêsu đã làm gì trong bữa ăn – Người thiết lập Bí tích Thánh Thể. Tin mừng Nhất Lãm kể chi tiết việc thiết lập, mỗi Tin mừng nói một cách khác nhau. Cũng như chúng ta, những độc giả của Tin mừng Gioan thời đầu cũng hiểu rõ trình thuật về Thánh Thể. Họ không chỉ quen với những lối viết ấy, nhưng họ có lẽ còn là những người cử hành Thánh Thể cùng nhau vài thập kỷ. Hầu hết những người ấy, cũng như chúng ta, đều có thể đọc thuộc lòng lời Đức Giêsu: “Đây là mình Thầy… đây là chén máu Thầy… hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Những lời này vang vọng trong tâm trí chúng ta – nhất là mệnh lệnh sau cùng, “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
Thánh Gioan biết những ai nghe trình thuật của ngài sẽ có thể nhớ lại lời Đức Giêsu đã nói khi lập Bí tích Thánh Thể. Ngài cũng biết chúng ta sẽ nghe vọng lại Tin mừng Nhất Lãm, về việc nhớ đến Đức Giêsu. Gioan cũng dùng những lời như thế trong trình thuật của mình, “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”. Trong những lời khác, “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”. Thế nên chúng ta thắc mắc “Tôi nên nhớ đến Đức Giêsu như thế nào?” Phải chăng bằng cách cùng nhau cử hành Thánh Thể? Thánh Gioan trả lời: “Đúng, nhưng nhớ làm như những gì Đức Giêsu đã thực hiện trong bữa sau hết, Người rửa chân chúng ta”. Nếu chúng ta muốn cử hành Thánh Thể, không chỉ trong việc thờ phượng, nhưng trong đời sống thường nhật nữa, chúng ta phải trao tặng mình và máu của chúng ta, cuộc sống của chúng ta, như Đức Giêsu đã làm và “rửa chân cho tha nhân”.
Mùa chay này, tôi đi giảng tĩnh tâm cho nhiều giáo xứ. Những xứ đạo này đa dạng về nguồn tài chánh, sắc tộc, dòng giống, vị trí địa lý, kiểu cách cử hành phụng vụ,… Nhưng, tôi đã chứng kiến các môn đệ rửa chân cho những giáo dân ở xứ khác, và cả những người khách lạ. Được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Đức Kitô, họ đã tưởng nhớ người bằng việc khiêm tốn phục vụ tha nhân: làm hai nghề để nuôi con ăn học; đưa đón những người già cả, yếu đau đến nhà thờ; thu gom quần áo và thực phẩm cho người nghèo; thông tin và tư vấn cho những người nhập cư; đưa thiếu niên được nghỉ Tết đến sửa nhà cho những người ở Appalachia,…
Ngay trong việc cử hành Thánh Thể này, chúng ta được canh trong tân căn tính của Bí tích Rửa tội. Chúng ta là những người được mời gọi để nhớ đến Đức Kitô, Đấng đã thứ tha tội lỗi cho chúng ta và ban tặng chính Người cho chúng ta, làm lương thực dồi dào. Giờ đây chúng ta có thể sẵn sàng trao tặng sự phục vụ yêu thương cho người khác vì danh Người. Một số cộng đoàn tu trì lấy hình ảnh khăn lau và chậu rửa làm biểu tượng, như một sự nhắc nhớ hữu hình về ơn gọi của họ. Thực ra, khăn và chậu rửa, cũng như thập giá, chỉ là những gợi nhớ đối với tất cả Kitô hữu về những gì chúng ta cử hành hôm nay và trong mỗi Tiệc Thánh Thể: Đức Kitô đã đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống vì tha nhân.Tối nay, sau khi chúng ta đã lãnh nhận Mình và Máu Chúa và đã được rửa chân, chúng ta cũng sẽ được sai đi thi hành sứ vụ, rửa chân cho người khác.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
HOLY THURSDAY -
Exodus 12: 1-8, 11-14; Psalm 116; 1Cor. 11: 23-26; John 13: 1-15
The gospel has been moving irreversibly towards the moment John calls "the hour." Now, in today’s selection from the Last Supper, he tells us that Jesus is fully aware "his hour had come." All of this gospel has been preparing us for this moment: Jesus is entering final moments of his life and, as promised, we are about to see his glory. We who are gathered together this evening are entering the Triduum, the three sacred days of Jesus’ suffering, death and resurrection. We are hearing the stories that are the foundation of our faith and, through them, entering Jesus’ "hour" with him – we are remembering and experiencing God’s profound love for us.
We know this story well. It comes each and every Holy Thursday. Unlike most other Sundays and feasts, we do not have a three-year cycle of readings for today – these are the same passages we get each year we celebrate this feast. We have to be careful not to be lulled by the familiar; after all, these stories are not merely a repetition of oft-told tales – through them we hear the Word of God proclaimed anew for this day in our lives. Jesus’ "hour" is ours as well. Hearing the gospel again we watch and allow him to wash our feet. For, as he tells the over-zealous Peter, "Whoever has bathed has no need except to have his [her] feet washed, for that one is clean all over...."
We have bathed, been baptized into Jesus’ life, death and resurrections. We believe that through Jesus, death does not have the final word – life does. So, as we gather this evening for the washing of the feet we recall Jesus’ words and once again put our trust in the seed of life he has planted in us. He is alive in us and we are growing more and more into his disciples. But we are not yet fully his disciples, for we have not completely accepted and walked in his ways, so we need to let Jesus wash our feet. We may not need to be bathed again, but we do need Jesus to wash our feet.
We let him wash our feet because he is adamant about doing it, "Unless I wash you, you will have no inheritance with me." We have inherited his life, not in some abstract way. Rather, concrete signs of his life must show themselves through our lives. What has been given us must be shared with others, otherwise, in truth, we have not accepted the gift of life Jesus won for us this week. At the meal with his disciples Jesus shows us how we can share his life with others, by washing their feet; by taking on the role of servant for life-weary travelers. We welcome those worn out by their journey, especially those who have had life pile on heavy burdens and those who are displaced, with no place to rest. We welcome them in and nourish them at table and wash their feet – just as Jesus did.
Besides washing the feet of his disciples, we know what else Jesus did at this meal – he instituted the Eucharist. The Synoptic gospels tell the details of the institution, each in its own way. Like us, the earliest readers of John’s gospel would be well versed in the eucharistic narrative. They would not only be familiar with the written accounts, they would have been celebrating Eucharist together for several decades. Most of them, like us, could recite Jesus’ words by heart, "This is my body...this is the cup of my blood...do this in memory of me." Those words echo in our memories – especially the last command, "Do this in memory of me."
John knew those who heard his account would recall Jesus’ words which instituted the Eucharist. He knew too we would hear the echoes from the Synoptics, about remembering Jesus. John has similar words in his account, "as I have done for you, you should also do." In other words, "Do this in memory of me." So we ask, "How should we remember Jesus?" Is it by celebrating Eucharist together? "Yes," John would respond, "But also remember what else Jesus did at supper that night, he washed our feet." If we want to celebrate Eucharist, not only in worship, but in daily life, we must give our body and blood, our lives, the way Jesus did and "wash one another’s feet."
I have spent this Lent preaching retreats in parishes. Those parishes vary in economic resources, ethnicity, races, geography, liturgical styles, etc. Still, I have seen disciples wash feet of other parishioners and of strangers. Nourished by the Body and Blood of Christ, they have remembered him by their humble service to others: working two jobs to get their children through school; driving elderly and sick members to church; collecting food and clothing for the poor; providing information and counseling for immigrants; taking teenagers on Spring break to repair homes in Appalachia, etc.
We are renewed in our baptismal identity at this Eucharist. We are those called to remember Christ, the One who forgives our sins again and gives us himself, food in abundance. Now we can be ready to offer loving service to others in his name. Some religious communities take as their emblem the towel and wash basin, a visual reminder of their call. Actually the towel and washbasin, like the cross, is just another reminder to all Christians what we celebrate this day and at each Eucharist: Christ came to serve and give his life for others. After we have received the Body and Blood of the Lord tonight and had our feet washed, then we are sent on our mission, to wash the feet of others.
Xuất hành 12: 1-8, 11-14; Tv 116; 1Cr. 11: 23-26; Gioan 13: 1-15
Tin mừng đã tiến triển theo một hướng không thể thay đổi được tới khoảnh khắc mà thánh Gioan gọi là “giờ”. Nay, trong bài đọc được chọn nói về Bữa Tiệc Ly, ngài nói với chúng ta rằng Đức Giêsu ý thức trọn vẹn về “giờ của Người đã đến”. Toàn bộ Tin mừng Gioan nhằm chuẩn bị cho khoảnh khắc này: Đức Giêsu bước vào những giây phút cuối đời của mình và, như đã hứa, chúng ta sẽ được nhìn thấy vinh quang của Người. Tối hôm nay, chúng ta cùng họp nhau nơi đây để bước vào Tam Nhật Thánh, ba ngày thánh của việc Đức Giêsu chịu khổ hình, chết và phục sinh. Chúng ta đang nghe những câu chuyện về nền tảng đức tin của ta và, qua những câu chuyện này, ta bước vào “giờ” của Đức Giêsu cùng với Người – chúng ta đang nhớ lại và cảm nghiệm tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Chúng ta biết rõ câu chuyện này. Năm nào vào thứ năm Tuần Thánh nó cũng lặp lại. Không như những Chúa Nhật khác hay những đại lễ khác, Bài đọc hôm nay không theo một chu kỳ ba năm – đây là những bài đọc mà năm nào chúng ta cũng công bố khi cử hành lễ này. Chúng ta phải cẩn thận để khỏi bị ru ngủ bởi những gì là quen thuộc; sau cùng, những bài đọc này không đơn thuần chỉ là một sự lặp lại như chuyện cổ tích đời thường – nhưng qua đó chúng ta nghe được Lời Chúa được công bố một cách mới mẻ cho ngày hôm nay, trong cuộc sống của ta. “Giờ” của Đức Giêsu cũng là của chúng ta. Nghe lại bài Tin mừng một lần nữa, chúng ta nhìn thấy và để cho Người rửa chân cho chúng ta. Vì, như Người nói với ông Phêrô tham lam rằng: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa chân nữa; vì toàn thân người ấy đã sạch...”
Chúng ta đã tắm, là được thanh tẩy để vào trong đời sống của Đức Giêsu, chết và sống lại. chúng ta tin rằng qua Đức Giêsu, sự chết không còn nữa – nhưng sự sống thì có. Vì thế, khi chúng ta tề tựu trong buổi tối hôm nay để cử hành việc rửa chân, chúng ta nhớ lại lời của Đức Giêsu và một lần nữa đặt niềm xác tín nơi hạt mầm sự sống mà Người đã gieo trong chúng ta. Người đang sống trong chúng ta và chúng ta ngày càng lớn lên để trở thành môn đệ của Người. Nhưng chúng ta chưa là môn đệ thực sự của Người, vì chúng ta chưa hoàn toàn đón nhận và bước theo đường lối của Người, vì thế chúng ta cần phải để cho Đức Giêsu rửa chân cho chúng ta. Có thể chúng ta không cần tắm nữa, nhưng thực sự cần được Đức Giêsu rửa chân cho.
Chúng ta để cho Người rửa chân vì Người khăng khăng muốn làm điều đó, “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy”. Chúng ta đã chung hưởng cuộc sống của Người, không phải cách trừu tượng. Nhưng, những dấu cụ thể của đời sống của Người phải được tỏ lộ ra qua đời sống của chúng ta. Những gì chúng ta nhận được thì cũng phải chia sẻ cho người khác, nếu không, thực sự, chúng ta đã không đón nhận hồng ân sự sống mà Đức Giêsu đã chiến thắng và mang lại cho chúng ta trong tuần này. Trong bữa ăn sau cùng với các môn đệ, Đức Giêsu cho chúng ta biết làm cách nào có thể sẻ chia cuộc sống của Người cho tha nhân, bằng cách rửa chân họ; bằng cách nhận lấy vai trò người phục vụ cho những lữ khách đang mỏi mệt. Chúng ta đón chào những người bị mỏi mệt trên hành trình, nhất là những ai bị gánh nặng cuộc sống đè bẹp, những người bị xua đuổi, không một chỗ nghỉ ngơi. Chúng ta đón tiếp họ và mời họ dùng bữa rồi rửa chân cho họ - như Đức Giêsu đã làm.
Ngoài việc rửa chân cho các môn đệ, chúng ta còn biết Đức Giêsu đã làm gì trong bữa ăn – Người thiết lập Bí tích Thánh Thể. Tin mừng Nhất Lãm kể chi tiết việc thiết lập, mỗi Tin mừng nói một cách khác nhau. Cũng như chúng ta, những độc giả của Tin mừng Gioan thời đầu cũng hiểu rõ trình thuật về Thánh Thể. Họ không chỉ quen với những lối viết ấy, nhưng họ có lẽ còn là những người cử hành Thánh Thể cùng nhau vài thập kỷ. Hầu hết những người ấy, cũng như chúng ta, đều có thể đọc thuộc lòng lời Đức Giêsu: “Đây là mình Thầy… đây là chén máu Thầy… hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Những lời này vang vọng trong tâm trí chúng ta – nhất là mệnh lệnh sau cùng, “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
Thánh Gioan biết những ai nghe trình thuật của ngài sẽ có thể nhớ lại lời Đức Giêsu đã nói khi lập Bí tích Thánh Thể. Ngài cũng biết chúng ta sẽ nghe vọng lại Tin mừng Nhất Lãm, về việc nhớ đến Đức Giêsu. Gioan cũng dùng những lời như thế trong trình thuật của mình, “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”. Trong những lời khác, “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”. Thế nên chúng ta thắc mắc “Tôi nên nhớ đến Đức Giêsu như thế nào?” Phải chăng bằng cách cùng nhau cử hành Thánh Thể? Thánh Gioan trả lời: “Đúng, nhưng nhớ làm như những gì Đức Giêsu đã thực hiện trong bữa sau hết, Người rửa chân chúng ta”. Nếu chúng ta muốn cử hành Thánh Thể, không chỉ trong việc thờ phượng, nhưng trong đời sống thường nhật nữa, chúng ta phải trao tặng mình và máu của chúng ta, cuộc sống của chúng ta, như Đức Giêsu đã làm và “rửa chân cho tha nhân”.
Mùa chay này, tôi đi giảng tĩnh tâm cho nhiều giáo xứ. Những xứ đạo này đa dạng về nguồn tài chánh, sắc tộc, dòng giống, vị trí địa lý, kiểu cách cử hành phụng vụ,… Nhưng, tôi đã chứng kiến các môn đệ rửa chân cho những giáo dân ở xứ khác, và cả những người khách lạ. Được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Đức Kitô, họ đã tưởng nhớ người bằng việc khiêm tốn phục vụ tha nhân: làm hai nghề để nuôi con ăn học; đưa đón những người già cả, yếu đau đến nhà thờ; thu gom quần áo và thực phẩm cho người nghèo; thông tin và tư vấn cho những người nhập cư; đưa thiếu niên được nghỉ Tết đến sửa nhà cho những người ở Appalachia,…
Ngay trong việc cử hành Thánh Thể này, chúng ta được canh trong tân căn tính của Bí tích Rửa tội. Chúng ta là những người được mời gọi để nhớ đến Đức Kitô, Đấng đã thứ tha tội lỗi cho chúng ta và ban tặng chính Người cho chúng ta, làm lương thực dồi dào. Giờ đây chúng ta có thể sẵn sàng trao tặng sự phục vụ yêu thương cho người khác vì danh Người. Một số cộng đoàn tu trì lấy hình ảnh khăn lau và chậu rửa làm biểu tượng, như một sự nhắc nhớ hữu hình về ơn gọi của họ. Thực ra, khăn và chậu rửa, cũng như thập giá, chỉ là những gợi nhớ đối với tất cả Kitô hữu về những gì chúng ta cử hành hôm nay và trong mỗi Tiệc Thánh Thể: Đức Kitô đã đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống vì tha nhân.Tối nay, sau khi chúng ta đã lãnh nhận Mình và Máu Chúa và đã được rửa chân, chúng ta cũng sẽ được sai đi thi hành sứ vụ, rửa chân cho người khác.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
HOLY THURSDAY -
Exodus 12: 1-8, 11-14; Psalm 116; 1Cor. 11: 23-26; John 13: 1-15
The gospel has been moving irreversibly towards the moment John calls "the hour." Now, in today’s selection from the Last Supper, he tells us that Jesus is fully aware "his hour had come." All of this gospel has been preparing us for this moment: Jesus is entering final moments of his life and, as promised, we are about to see his glory. We who are gathered together this evening are entering the Triduum, the three sacred days of Jesus’ suffering, death and resurrection. We are hearing the stories that are the foundation of our faith and, through them, entering Jesus’ "hour" with him – we are remembering and experiencing God’s profound love for us.
We know this story well. It comes each and every Holy Thursday. Unlike most other Sundays and feasts, we do not have a three-year cycle of readings for today – these are the same passages we get each year we celebrate this feast. We have to be careful not to be lulled by the familiar; after all, these stories are not merely a repetition of oft-told tales – through them we hear the Word of God proclaimed anew for this day in our lives. Jesus’ "hour" is ours as well. Hearing the gospel again we watch and allow him to wash our feet. For, as he tells the over-zealous Peter, "Whoever has bathed has no need except to have his [her] feet washed, for that one is clean all over...."
We have bathed, been baptized into Jesus’ life, death and resurrections. We believe that through Jesus, death does not have the final word – life does. So, as we gather this evening for the washing of the feet we recall Jesus’ words and once again put our trust in the seed of life he has planted in us. He is alive in us and we are growing more and more into his disciples. But we are not yet fully his disciples, for we have not completely accepted and walked in his ways, so we need to let Jesus wash our feet. We may not need to be bathed again, but we do need Jesus to wash our feet.
We let him wash our feet because he is adamant about doing it, "Unless I wash you, you will have no inheritance with me." We have inherited his life, not in some abstract way. Rather, concrete signs of his life must show themselves through our lives. What has been given us must be shared with others, otherwise, in truth, we have not accepted the gift of life Jesus won for us this week. At the meal with his disciples Jesus shows us how we can share his life with others, by washing their feet; by taking on the role of servant for life-weary travelers. We welcome those worn out by their journey, especially those who have had life pile on heavy burdens and those who are displaced, with no place to rest. We welcome them in and nourish them at table and wash their feet – just as Jesus did.
Besides washing the feet of his disciples, we know what else Jesus did at this meal – he instituted the Eucharist. The Synoptic gospels tell the details of the institution, each in its own way. Like us, the earliest readers of John’s gospel would be well versed in the eucharistic narrative. They would not only be familiar with the written accounts, they would have been celebrating Eucharist together for several decades. Most of them, like us, could recite Jesus’ words by heart, "This is my body...this is the cup of my blood...do this in memory of me." Those words echo in our memories – especially the last command, "Do this in memory of me."
John knew those who heard his account would recall Jesus’ words which instituted the Eucharist. He knew too we would hear the echoes from the Synoptics, about remembering Jesus. John has similar words in his account, "as I have done for you, you should also do." In other words, "Do this in memory of me." So we ask, "How should we remember Jesus?" Is it by celebrating Eucharist together? "Yes," John would respond, "But also remember what else Jesus did at supper that night, he washed our feet." If we want to celebrate Eucharist, not only in worship, but in daily life, we must give our body and blood, our lives, the way Jesus did and "wash one another’s feet."
I have spent this Lent preaching retreats in parishes. Those parishes vary in economic resources, ethnicity, races, geography, liturgical styles, etc. Still, I have seen disciples wash feet of other parishioners and of strangers. Nourished by the Body and Blood of Christ, they have remembered him by their humble service to others: working two jobs to get their children through school; driving elderly and sick members to church; collecting food and clothing for the poor; providing information and counseling for immigrants; taking teenagers on Spring break to repair homes in Appalachia, etc.
We are renewed in our baptismal identity at this Eucharist. We are those called to remember Christ, the One who forgives our sins again and gives us himself, food in abundance. Now we can be ready to offer loving service to others in his name. Some religious communities take as their emblem the towel and wash basin, a visual reminder of their call. Actually the towel and washbasin, like the cross, is just another reminder to all Christians what we celebrate this day and at each Eucharist: Christ came to serve and give his life for others. After we have received the Body and Blood of the Lord tonight and had our feet washed, then we are sent on our mission, to wash the feet of others.
Thấy và Tin
LM. Đan Vinh
08:12 05/04/2012
THẤY VÀ TIN
1.LỜI CHÚA: Ông đã thấy và đã tin (Ga 20,8).
2.CÂU CHUYỆN: SỨ MỆNH RAO GIẢNG TIN MỪNG PHỤC SINH CHO CÁC DÂN TỘC :
Một câu chuyện ngụ ngôn về sứ mệnh được sai đi của Giáo hội như sau :
Sau khi chịu chết trên thập giá, Đức Giê-su đã sống lại và vào trong vinh quang. Tuy vậy, trên tay chân và cạnh sườn, Người vẫn còn mang những dấu đau thương từ những cây đinh và lưỡi đòng đâm thâu. Một vị thiên thần đã hỏi Người rằng: “Chắc Chúa đã phải chịu muôn vàn đau khổ nhục nhã do loài người dưới thế gây ra ?” Đức Giêsu đáp : “Đúng vậy !” Thiên thần hỏi tiếp : “Có phải tất cả con cái loài người đều biết Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết để đền thay tội lỗi của họ không ?” Chúa trả lời : “Chưa đâu, mới chỉ có một số ít người nhận biết mà thôi”. Thiên thần lại nói : “Thế thì Chúa đã làm gì để họ nhận biết ơn cứu độ đó ?” Đức Giêsu đáp : “Ta lại đi loan báo tin vui cho những người khác, đến khi nào tất cả mọi người trên địa đầu đều được nghe Tin Mừng Cứu Độ ấy mới thôi”. Vị thiên thần đã hiểu rõ tính bốc đồng của loài người, nên tỏ ra nghi ngờ họ, nên hỏi tiếp : “Giả như Phêrô, Gioan và các Tông đồ quên không thi hành sứ mệnh rao giảng đó thì sao ? Nếu các tín hữu các thế hệ sau này có lúc nào đó gặp phải những bách hại chống đối của kẻ ác mà chán nản muốn buông suôi thì sao ? Chúa có lập một chương trình cứu độ nào khác nữa không ?” Chúa Giêsu trả lời : “Ta sẽ không bao giờ lập ra thêm một chương trình cứu độ nào khác nữa ! Ta đã biết trước tính khí con cái loài người luôn nhát đảm sợ sệt và bất định, nên đã thổi hơi ban sức mạnh là Thần Khí của Ta đến cho họ, để giúp họ thi hành sứ mệnh, và Ta hoàn toàn tin tưởng họ sẽ chu toàn được sứ mệnh đó”.
3.SUY NIỆM:
Bằng lối văn súc tích và hàm chứa những tư tưởng sâu sắc, Tin Mừng Gioan đã mô tả cuộc hành trình đức tin và đức mến của ba nhân vật quan trọng trong bài Tin Mừng Phục Sinh hôm nay như sau :
a.LÒNG MẾN ĐÃ THÚC BÁCH MARIA MÁCĐALA ĐI TÌM CHÚA :
Niềm vui phục sinh khởi đầu bằng việc bà Maria Macđala đi thăm mộ Đức Giêsu ngay từ sáng tinh sương ngày Thứ Nhất trong tuần. Bà hốt hoảng khi thấy tảng đá che cửa mồ đã bị lăn sang một bên và xác Thầy bên trong mồ biến mất. Cũng như chính lòng mến đã khiến bà can đảm đứng dưới chân thập giá (x. Ga 19,25), và ở lại chứng kiến việc an táng Thầy (x. Mt 27,61) chiều Thứ Sáu, thì giờ đây lại thôi thúc và cùng với mấy bà khác đem theo dầu thơm ra mộ để tiếp tục ướp xác Đức Giêsu (x. Mc 16,2). Khi thấy mồ trống, Maria hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ Phêrô và Gioan (x. Ga 20,2). Theo bà suy nghĩ thì có ai đó đã đến lấy cắp xác Thầy và bà không biết rõ họ để Người ở đâu (x. Ga 20,13.15). Maria chẳng hề dám có tư tưởng về chuyện Thầy đã phục sinh, mà chỉ mong tìm lại được xác Thầy mang về mà thôi. Sau khi Phêrô và Gioan chạy ra mộ rồi trở về, thì một lần nữa, do lòng mến thôi thúc, Maria lại quay ra mồ mà than khóc. Trong lần ra mộ này, bà đã vinh dự là người đầu tiên được Chúa Phục Sinh hiện ra. Người còn trao cho bà sứ mệnh đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các tông đồ như sau : “Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ rằng : Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17).
b.LÒNG MẾN ĐÃ LÀM GIOAN NHẬN BIẾT CHÚA TRƯỚC ANH EM :
Gioan là một trong bốn môn đệ được Đức Giêsu kêu gọi đầu tiên (x Mt 4,21). Ông là một trong ba môn đệ được được chứng kiến Người biến hình (x Mt 17,1) và cũng là môn đệ được Thầy yêu quý nhất (x Ga 13,23). Tình yêu đối với Thầy đã thúc bách ông, làm cho ông trở thành người can đảm nhất : dám theo sát Thầy từ lúc bị bắt đến khi bị xét xử trước hai tòa án đạo đời, dám đứng dưới chân thập giá để chứng kiến giờ phút cuối cùng của Thầy và được Người trao phó Đức Maria làm mẹ để đón về nhà mà phụng dưỡng (x Ga 19,27). Cũng tình yêu ấy đã giúp Gioan trở thành người đầu tiên trong nhóm Mười Hai nhận ra Chúa tại biển hồ Tibêria (x Ga 21,7). Cũng chính tình yêu ấy đã khiến Gioan chạy nhanh hơn và đạt đến đức tin trước Phêrô (x Ga 20,8).
c.LÒNG MẾN LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÊRÔ ĐƯỢC CHÚA TRAO QUYỀN CHĂN CHIÊN :
Phêrô là một trong bốn môn đệ đã theo Đức Giêsu trước hết (x. Mt 4,18-20). Ông đã tình nguyện bỏ hết mọi sự mà theo Thầy (x. Mt 19,27-29; Lc 18,28-30). Ông luôn được xếp đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2). Ông còn là một trong ba môn đệ được chứng kiến Chúa biến hình trên núi cao (x Mt 17,1), chứng kiến phép lạ Người làm cho một bé gái mới chết sống lại (x Lc 8,51) và có mặt khi Thầy hấp hối trong vườn Ghếtsêmani (x Mt 26,37). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu thường đến trọ tại nhà Simon Phêrô tại Caphácnaum (x Mc 1,29). Có lần Phêrô đại diện anh em để tuyên xưng đức tin “Thầy chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Nhờ đức tin đó, Phêrô đã được Người khen là có phúc, và hứa sẽ xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin vững chắc như đá của ông. Người cũng trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho ông (x Mt 16,17-19). Ong cũng được Đức Giêsu trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em sau khi trở lại (x. Lc 22,31-32). Dù còn có nhiều khuyết điểm như : khuyên Thầy đừng chấp nhận theo con đường thập giá vào vinh quang và đã bị Người nặng lời quở trách (x Mt 16,22-23), hoặc có lúc ông đã bị Người trách về sự kém lòng tin (x Mt 14,31) hay không để Thầy rửa chân cho (x Ga 13,6-8). Phêrô cũng có lỗi khi quá cậy vào tài sức riêng của mình (x Mt 26,33-35). Nhất là đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước đó (x Mt 26,69-75).
Nhưng Phêrô cũng có lòng yêu mến Thầy hơn ai hết. Lòng mến của ông thể hiện qua thái độ dứt khoát từ bỏ nghề chài lưới và chấp nhận theo Chúa đi lưới các linh hồn (x Mt 4,18-20). Ông cũng hay được Thầy hỏi ý kiến như có nên nộp thuế đền thờ không ? (x Mt 17,24-27). Ông hay hỏi ý kiến Thầy như nên tha thứ đến mấy lần ? (x Mt 18,21). Ông đại diện anh em mà tuyên xưng lòng tin và hứa trung thành với Thầy đến cùng (x Ga 6,68-69). Ông bảo vệ Thầy bằng việc rút gươm chém đứt tai tên đầy tớ của thượng tế khi chúng đến bắt Thầy (x Ga 18,10). Ông không khiếp nhược trốn chạy như các người khác, mà cùng Gioan theo dõi diễn tiến cuộc khổ nạn của Người (x Ga 18,15). Trong Tin Mừng hôm nay, khi nghe các phụ nữ báo tin xác Thầy bị đánh cắp, Phêrô cùng với Gio-an cùng chạy ra mộ kiểm chứng thựic hư. Trước sự kiện mồ trống, các khăn vải liệm xác vẫn còn, thì Phêrô đã tin Thầy đã phục sinh (x Ga 20,8-9). Rồi Phêrô còn được Chúa Phục Sinh hiện ra trước Nhóm Mười Hai (x Lc 24,34 ; 1 Cr 15,5). Khi được Gioan mách bảo người mặc áo trắng đứng trên bờ là Thầy, Phêrô vội khoác áo vào rồi nhảy xuống biển bơi vào để sớm gặp Thầy (x Ga 21,7). Ông cũng tuyên xưng lòng mến ba lần và được Thầy trao sứ mệnh chăn dắt đàn chiên (x Ga 21,15-17). Ông còn chứng tỏ lòng mến tột cùng khi sẵn sàng chết để làm chứng cho Thầy vào lúc cuối đời (x Ga 21,18-19).
d.GIÁ TRỊ CỦA ĐỨC TIN VÀ LÒNG MẾN :
Chính lòng mến Chúa đã làm cho Maria Mácđala ăn năn sám hối từ bỏ tội lỗi, là người đầu tiên đi ra thăm mồ và đã được Chúa Phục Sinh hiện ra trao sứ mệnh loan Tin Mừng cho các Tông đồ. Cũng chính lòng mến Thầy của Gioan đã làm cho ông nhận ra Thầy và thấy ý nghĩa của những sự kiện dẫn vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu. Lòng mến Đức Giêsu cũng làm cho Phêrô luôn gắn bó mật thiết với Thầy, hy sinh mọi sự để theo làm môn đệ Thầy. Dù có lúc yếu đuối sa ngã phạm tội, nhưng ông đã mau hồi tâm sám hối trở về và được Thầy tín nhiệm trao sứ mệnh làm đá tảng của đức tin, bảo vệ năng đỡ đức tin của các anh em, và còn được trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh. Đối với các tín hữu chúng ta, lòng mến rất cần để chúng ta khỏi rơi vào thất vọng hay hốt hoảng khi gặp đau khổ thất bại trong cuộc đời. Cuộc sống chúng ta nhiều lúc giống như một ngôi mộ trống rỗng, khi những gì chúng ta yêu quý nhất, những người thân yêu nhất không còn, chúng ta chạy đôn chạy đáo đi tìm trong nước mắt đau thương như Maria Mácđala xưa (x Ga 20,11.13). Nhưng sự chết đã không thể giam hãm được Đức Giêsu, Sự sống đã chỗi dậy từ cõi chết, Ánh Sáng đã bừng lên từ bóng tối, Tình Yêu đã chiến thắng hận thù và Tin Mừng đã và sẽ được loan truyền khắp thế gian.
4.THẢO LUẬN : 1- Nơi Đức Giêsu sự sống đã chiến thắng thần chết, tình yêu đã chiến thắng hận thù. Còn bạn, bạn có tin rằng đối với những kẻ biết đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào Chúa thì “sau cơn mưa trời sẽ lại sáng”, “Sau cơn bĩ cực tới hồi thái lai” hay không ? 2- Khi gặp phải những hoàn cảnh đau thương trái ý, bạn cần làm gì để không bị chán nản thất vọng, nhưng luôn đặt trọn niềm hy vọng vào Chúa sẽ giải cứu và giúp bạn được ơn chỗi dậy ?
5.NGUYỆN CẦU :
-LẠY CHÚA GIÊSU PHỤC SINH. Vì Chúa đã phục sinh, nên con luôn vững tâm cậy trông vào Chúa. Vì Chúa đã phục sinh, nên con sẽ không sợ khi gặp phải đau khổ thất bại trong cuộc đời. Vì Chúa đã phục sinh, nên con đã hiểu được lý do của những hành động dấn thân : Cha Đamiêng hy sinh phục vụ trại phong, cha Kônbê tình nguyện chết thay cho một tử tù, các bậc tiền nhân sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho Chúa.
-LẠY CHÚA GIÊSU, sự phục sinh của Chúa vừa là lời mời gọi, vừa có sức lôi cuốn chúng con vươn mình lên cao để nhận rõ giá trị giới hạn của sắc đẹp, tiền bạc, danh vọng, chức quyền trần gian… để chúng con dám noi gương các thánh : sẵn sàng hy sinh tất cả vì tình yêu Chúa và dám sống chết cho tình yêu ấy. Để chúng con quyết tâm dấn thân đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, và sẵn sàng chấp nhận những hy sinh thiệt thòi gặp phải. Vì chúng con luôn xác tín rằng : “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
1.LỜI CHÚA: Ông đã thấy và đã tin (Ga 20,8).
2.CÂU CHUYỆN: SỨ MỆNH RAO GIẢNG TIN MỪNG PHỤC SINH CHO CÁC DÂN TỘC :
Một câu chuyện ngụ ngôn về sứ mệnh được sai đi của Giáo hội như sau :
Sau khi chịu chết trên thập giá, Đức Giê-su đã sống lại và vào trong vinh quang. Tuy vậy, trên tay chân và cạnh sườn, Người vẫn còn mang những dấu đau thương từ những cây đinh và lưỡi đòng đâm thâu. Một vị thiên thần đã hỏi Người rằng: “Chắc Chúa đã phải chịu muôn vàn đau khổ nhục nhã do loài người dưới thế gây ra ?” Đức Giêsu đáp : “Đúng vậy !” Thiên thần hỏi tiếp : “Có phải tất cả con cái loài người đều biết Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết để đền thay tội lỗi của họ không ?” Chúa trả lời : “Chưa đâu, mới chỉ có một số ít người nhận biết mà thôi”. Thiên thần lại nói : “Thế thì Chúa đã làm gì để họ nhận biết ơn cứu độ đó ?” Đức Giêsu đáp : “Ta lại đi loan báo tin vui cho những người khác, đến khi nào tất cả mọi người trên địa đầu đều được nghe Tin Mừng Cứu Độ ấy mới thôi”. Vị thiên thần đã hiểu rõ tính bốc đồng của loài người, nên tỏ ra nghi ngờ họ, nên hỏi tiếp : “Giả như Phêrô, Gioan và các Tông đồ quên không thi hành sứ mệnh rao giảng đó thì sao ? Nếu các tín hữu các thế hệ sau này có lúc nào đó gặp phải những bách hại chống đối của kẻ ác mà chán nản muốn buông suôi thì sao ? Chúa có lập một chương trình cứu độ nào khác nữa không ?” Chúa Giêsu trả lời : “Ta sẽ không bao giờ lập ra thêm một chương trình cứu độ nào khác nữa ! Ta đã biết trước tính khí con cái loài người luôn nhát đảm sợ sệt và bất định, nên đã thổi hơi ban sức mạnh là Thần Khí của Ta đến cho họ, để giúp họ thi hành sứ mệnh, và Ta hoàn toàn tin tưởng họ sẽ chu toàn được sứ mệnh đó”.
3.SUY NIỆM:
Bằng lối văn súc tích và hàm chứa những tư tưởng sâu sắc, Tin Mừng Gioan đã mô tả cuộc hành trình đức tin và đức mến của ba nhân vật quan trọng trong bài Tin Mừng Phục Sinh hôm nay như sau :
a.LÒNG MẾN ĐÃ THÚC BÁCH MARIA MÁCĐALA ĐI TÌM CHÚA :
Niềm vui phục sinh khởi đầu bằng việc bà Maria Macđala đi thăm mộ Đức Giêsu ngay từ sáng tinh sương ngày Thứ Nhất trong tuần. Bà hốt hoảng khi thấy tảng đá che cửa mồ đã bị lăn sang một bên và xác Thầy bên trong mồ biến mất. Cũng như chính lòng mến đã khiến bà can đảm đứng dưới chân thập giá (x. Ga 19,25), và ở lại chứng kiến việc an táng Thầy (x. Mt 27,61) chiều Thứ Sáu, thì giờ đây lại thôi thúc và cùng với mấy bà khác đem theo dầu thơm ra mộ để tiếp tục ướp xác Đức Giêsu (x. Mc 16,2). Khi thấy mồ trống, Maria hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ Phêrô và Gioan (x. Ga 20,2). Theo bà suy nghĩ thì có ai đó đã đến lấy cắp xác Thầy và bà không biết rõ họ để Người ở đâu (x. Ga 20,13.15). Maria chẳng hề dám có tư tưởng về chuyện Thầy đã phục sinh, mà chỉ mong tìm lại được xác Thầy mang về mà thôi. Sau khi Phêrô và Gioan chạy ra mộ rồi trở về, thì một lần nữa, do lòng mến thôi thúc, Maria lại quay ra mồ mà than khóc. Trong lần ra mộ này, bà đã vinh dự là người đầu tiên được Chúa Phục Sinh hiện ra. Người còn trao cho bà sứ mệnh đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các tông đồ như sau : “Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ rằng : Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17).
b.LÒNG MẾN ĐÃ LÀM GIOAN NHẬN BIẾT CHÚA TRƯỚC ANH EM :
Gioan là một trong bốn môn đệ được Đức Giêsu kêu gọi đầu tiên (x Mt 4,21). Ông là một trong ba môn đệ được được chứng kiến Người biến hình (x Mt 17,1) và cũng là môn đệ được Thầy yêu quý nhất (x Ga 13,23). Tình yêu đối với Thầy đã thúc bách ông, làm cho ông trở thành người can đảm nhất : dám theo sát Thầy từ lúc bị bắt đến khi bị xét xử trước hai tòa án đạo đời, dám đứng dưới chân thập giá để chứng kiến giờ phút cuối cùng của Thầy và được Người trao phó Đức Maria làm mẹ để đón về nhà mà phụng dưỡng (x Ga 19,27). Cũng tình yêu ấy đã giúp Gioan trở thành người đầu tiên trong nhóm Mười Hai nhận ra Chúa tại biển hồ Tibêria (x Ga 21,7). Cũng chính tình yêu ấy đã khiến Gioan chạy nhanh hơn và đạt đến đức tin trước Phêrô (x Ga 20,8).
c.LÒNG MẾN LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÊRÔ ĐƯỢC CHÚA TRAO QUYỀN CHĂN CHIÊN :
Phêrô là một trong bốn môn đệ đã theo Đức Giêsu trước hết (x. Mt 4,18-20). Ông đã tình nguyện bỏ hết mọi sự mà theo Thầy (x. Mt 19,27-29; Lc 18,28-30). Ông luôn được xếp đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2). Ông còn là một trong ba môn đệ được chứng kiến Chúa biến hình trên núi cao (x Mt 17,1), chứng kiến phép lạ Người làm cho một bé gái mới chết sống lại (x Lc 8,51) và có mặt khi Thầy hấp hối trong vườn Ghếtsêmani (x Mt 26,37). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu thường đến trọ tại nhà Simon Phêrô tại Caphácnaum (x Mc 1,29). Có lần Phêrô đại diện anh em để tuyên xưng đức tin “Thầy chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Nhờ đức tin đó, Phêrô đã được Người khen là có phúc, và hứa sẽ xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin vững chắc như đá của ông. Người cũng trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho ông (x Mt 16,17-19). Ong cũng được Đức Giêsu trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em sau khi trở lại (x. Lc 22,31-32). Dù còn có nhiều khuyết điểm như : khuyên Thầy đừng chấp nhận theo con đường thập giá vào vinh quang và đã bị Người nặng lời quở trách (x Mt 16,22-23), hoặc có lúc ông đã bị Người trách về sự kém lòng tin (x Mt 14,31) hay không để Thầy rửa chân cho (x Ga 13,6-8). Phêrô cũng có lỗi khi quá cậy vào tài sức riêng của mình (x Mt 26,33-35). Nhất là đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước đó (x Mt 26,69-75).
Nhưng Phêrô cũng có lòng yêu mến Thầy hơn ai hết. Lòng mến của ông thể hiện qua thái độ dứt khoát từ bỏ nghề chài lưới và chấp nhận theo Chúa đi lưới các linh hồn (x Mt 4,18-20). Ông cũng hay được Thầy hỏi ý kiến như có nên nộp thuế đền thờ không ? (x Mt 17,24-27). Ông hay hỏi ý kiến Thầy như nên tha thứ đến mấy lần ? (x Mt 18,21). Ông đại diện anh em mà tuyên xưng lòng tin và hứa trung thành với Thầy đến cùng (x Ga 6,68-69). Ông bảo vệ Thầy bằng việc rút gươm chém đứt tai tên đầy tớ của thượng tế khi chúng đến bắt Thầy (x Ga 18,10). Ông không khiếp nhược trốn chạy như các người khác, mà cùng Gioan theo dõi diễn tiến cuộc khổ nạn của Người (x Ga 18,15). Trong Tin Mừng hôm nay, khi nghe các phụ nữ báo tin xác Thầy bị đánh cắp, Phêrô cùng với Gio-an cùng chạy ra mộ kiểm chứng thựic hư. Trước sự kiện mồ trống, các khăn vải liệm xác vẫn còn, thì Phêrô đã tin Thầy đã phục sinh (x Ga 20,8-9). Rồi Phêrô còn được Chúa Phục Sinh hiện ra trước Nhóm Mười Hai (x Lc 24,34 ; 1 Cr 15,5). Khi được Gioan mách bảo người mặc áo trắng đứng trên bờ là Thầy, Phêrô vội khoác áo vào rồi nhảy xuống biển bơi vào để sớm gặp Thầy (x Ga 21,7). Ông cũng tuyên xưng lòng mến ba lần và được Thầy trao sứ mệnh chăn dắt đàn chiên (x Ga 21,15-17). Ông còn chứng tỏ lòng mến tột cùng khi sẵn sàng chết để làm chứng cho Thầy vào lúc cuối đời (x Ga 21,18-19).
d.GIÁ TRỊ CỦA ĐỨC TIN VÀ LÒNG MẾN :
Chính lòng mến Chúa đã làm cho Maria Mácđala ăn năn sám hối từ bỏ tội lỗi, là người đầu tiên đi ra thăm mồ và đã được Chúa Phục Sinh hiện ra trao sứ mệnh loan Tin Mừng cho các Tông đồ. Cũng chính lòng mến Thầy của Gioan đã làm cho ông nhận ra Thầy và thấy ý nghĩa của những sự kiện dẫn vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu. Lòng mến Đức Giêsu cũng làm cho Phêrô luôn gắn bó mật thiết với Thầy, hy sinh mọi sự để theo làm môn đệ Thầy. Dù có lúc yếu đuối sa ngã phạm tội, nhưng ông đã mau hồi tâm sám hối trở về và được Thầy tín nhiệm trao sứ mệnh làm đá tảng của đức tin, bảo vệ năng đỡ đức tin của các anh em, và còn được trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh. Đối với các tín hữu chúng ta, lòng mến rất cần để chúng ta khỏi rơi vào thất vọng hay hốt hoảng khi gặp đau khổ thất bại trong cuộc đời. Cuộc sống chúng ta nhiều lúc giống như một ngôi mộ trống rỗng, khi những gì chúng ta yêu quý nhất, những người thân yêu nhất không còn, chúng ta chạy đôn chạy đáo đi tìm trong nước mắt đau thương như Maria Mácđala xưa (x Ga 20,11.13). Nhưng sự chết đã không thể giam hãm được Đức Giêsu, Sự sống đã chỗi dậy từ cõi chết, Ánh Sáng đã bừng lên từ bóng tối, Tình Yêu đã chiến thắng hận thù và Tin Mừng đã và sẽ được loan truyền khắp thế gian.
4.THẢO LUẬN : 1- Nơi Đức Giêsu sự sống đã chiến thắng thần chết, tình yêu đã chiến thắng hận thù. Còn bạn, bạn có tin rằng đối với những kẻ biết đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào Chúa thì “sau cơn mưa trời sẽ lại sáng”, “Sau cơn bĩ cực tới hồi thái lai” hay không ? 2- Khi gặp phải những hoàn cảnh đau thương trái ý, bạn cần làm gì để không bị chán nản thất vọng, nhưng luôn đặt trọn niềm hy vọng vào Chúa sẽ giải cứu và giúp bạn được ơn chỗi dậy ?
5.NGUYỆN CẦU :
-LẠY CHÚA GIÊSU PHỤC SINH. Vì Chúa đã phục sinh, nên con luôn vững tâm cậy trông vào Chúa. Vì Chúa đã phục sinh, nên con sẽ không sợ khi gặp phải đau khổ thất bại trong cuộc đời. Vì Chúa đã phục sinh, nên con đã hiểu được lý do của những hành động dấn thân : Cha Đamiêng hy sinh phục vụ trại phong, cha Kônbê tình nguyện chết thay cho một tử tù, các bậc tiền nhân sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho Chúa.
-LẠY CHÚA GIÊSU, sự phục sinh của Chúa vừa là lời mời gọi, vừa có sức lôi cuốn chúng con vươn mình lên cao để nhận rõ giá trị giới hạn của sắc đẹp, tiền bạc, danh vọng, chức quyền trần gian… để chúng con dám noi gương các thánh : sẵn sàng hy sinh tất cả vì tình yêu Chúa và dám sống chết cho tình yêu ấy. Để chúng con quyết tâm dấn thân đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, và sẵn sàng chấp nhận những hy sinh thiệt thòi gặp phải. Vì chúng con luôn xác tín rằng : “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Lễ Vọng Phục Sinh: Tin Và Làm Chứng Cho Chúa
LM. Đan Vinh
08:14 05/04/2012
Lễ Vọng Phục Sinh: Tin Và Làm Chứng Cho Chúa
(St 1,1-22; Rm 6,8-11; Mc 16,1-8)
Hôm nay cùng với Hội Thánh, chúng ta long trọng mừng mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu. Đây là mầu nhiệm quan trọng nhất trong đạo Công Giáo dựa trên những bằng chứng vững chắc và mang lại hiệu quả tốt đẹp trong cuộc sống đức tin của người tín hữu, nhờ đó chúng ta mới có thể chu tòan sứ mệnh làm chứng nhân của Người.
1)Mầu nhiệm gây hai niềm tin đối nghịch: Khi an táng Đức Giêsu, các thượng tế đã yêu cầu quan Philatô cho phép sai một đội dân quân Đền thờ đến canh mộ Người trong ba ngày, để tránh các môn đệ Người đến lấy trộm xác (x Mt 27,62-66). Rồi khi thấy Chúa sống lại, bọn lính canh đã hoảng sợ chạy vào thành báo tin và sau đó nhận tiền của các thượng tế để phao tin rằng: “Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm hắn đi”.. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do thái cho đến ngày nay (Mt 28,12-15).
2)Mầu nhiệm Đức Giêsu Phục Sinh là một chân lý đức tin: Sáng sớm Ngày Thứ Nhất trong tuần, bà Maria Mađalêna đã ra thăm mộ và vội chạy về báo tin cho các môn đệ biết: xác Thầy biến mất. Hai ông Phêrô và Gioan lập tức chạy ra mộ kiểm tra thực hư. Gioan tuy đến trước, nhưng lại nhường cho đàn anh theo sau vào mộ đầu tiên rồi mới vào sau. “Ông đã thấy và đã tin”: Ông thấy những khăn che đầu và khăn liệm xác được xếp đặt gọn gàng và tin Thầy đạ không bị kẻ trộm lấy đi, nhưng đã thực sự từ cõi chết trỗi dậy (x Ga 20,8-9).
3)Đức tin của môn đệ tiếp tục được củng cố: Sau đó, Chúa Phục Sinh đã nhiều lần hiện ra để củng cố đức tin của các môn đệ: Hiện ra trong căn phòng đóng kín (x Ga 20,19); Hiện ra với Tôma và cho ông kiểm tra các vết thương (x Ga 20,27). Hiện ra với hai môn đệ về làng Emmaus (x Lc 24,31); Hiện ra trên bờ hồ Galilê (x Ga 21,7)…. Nhưng có lẽ lần hiện ra ảnh hưởng sâu đậm nhất là khi Chúa Phục Sinh hiện ra với ông Saolô tại cửa thành Đa-mát để biến ông đang từ một kẻ thù ghét bách hại trở nên Tông Đồ dân ngọai của Người (x Cv 9,4-5).
4)Phương cách làm chứng cho Chúa của các môn đệ: Sở dĩ các môn đệ đã có thể làm chứng cho Chúa Giêrsu là nhờ được ơn Thần Khí của Người biến đổi: Từ thái độ sợ hãi trốn chạy trở nên can đảm công khai nhận mình là môn đệ Chúa, Từ thái độ hèn nhát phản bội trở nên trung thành can đảm tuyên xưng đức tin, vui mừng chịu đòn vọt tù tội và sẵn lòng chịu chết vì đức tin. Chắc chắn các ngài đã gặp được Chúa Phục Sinh nên lời chứng của các ngài mới đầy xác tín và có sức thuyết phục, đến nỗi các tín hữu đầu tiên đã sẵn lòng dâng của cải mình có làm của chung, chấp nhận cuộc sống chui lủi trốn chạy, sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho niềm tin vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau. Người ta sẽ không thể lý giải được sự biến đổi kỳ diệu đó nếu các ngài đã không gặp được Chúa phục sinh.
5)Sứ mệnh làm chứng cho Chúa của các tín hữu: Ngày nay các tín hữu chúng ta cũng chỉ có thể chu tòan sứ mệnh làm chứng cho Ðức Giêsu nếu chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Người như các môn đệ xưa: Để được biến đổi như các ngài, chúng ta phải năng tham dự các buổi học sống Lời Chúa để tìm hiểu ý Chúa và quyết tâm sống theo gương Chúa làm và Lời Chúa dạy. Nhờ năng lãnh nhận các bí tích nhất là dự lễ và rước lễ, chúng ta sẽ được liên kết mật thiết với Chúa, nhận được Thần Khí Phục Sinh để làm chứng cho Người.
6)Những phương cách làm chứng cho Chúa hôm nay: Ngày nay làm chứng cho Chúa không phải chỉ là việc thuật lại sự chết và sống lại của Chúa xảy ra cách đây hơn 2000 năm, nhưng là minh chứng cho mọi người biết Ngừơi đã từ cõi chết sống lại và ta đã được gặp Chúa và được Người biến đổi như thế nào Làm chứng cho Chúa là để Chúa Giêsu dùng chúng ta loan báo Tin Mừng cho những kẻ chưa tin, biều lộ dung nhan của Người qua lối sống quên mình vị tha và thân thiện bác ái, sẵn sàng chia sẻ cơm áo cho người nghèo đói và khiêm nhường phục vụ những người bệnh tật, bất hạnh và đang bị bỏ rơi như phục vụ chính Chúa,
7)Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh. Xin cho con năng gặp Chúa qua các buổi học sống Lời Chúa, qua việc tham dự thánh lễ và rước lễ sốt sắng, qua những ngừơi nghèo khổ bất hạnh… Nhờ Thần Khí Chúa tác động, con hy vọng sẽ ngày một biến đổi nên con thảo của Chúa Cha, nên môn đệ thực sự của Chúa và trở thành chứng nhân cho tình thương của Chúa. AMEN.
(St 1,1-22; Rm 6,8-11; Mc 16,1-8)
Hôm nay cùng với Hội Thánh, chúng ta long trọng mừng mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu. Đây là mầu nhiệm quan trọng nhất trong đạo Công Giáo dựa trên những bằng chứng vững chắc và mang lại hiệu quả tốt đẹp trong cuộc sống đức tin của người tín hữu, nhờ đó chúng ta mới có thể chu tòan sứ mệnh làm chứng nhân của Người.
1)Mầu nhiệm gây hai niềm tin đối nghịch: Khi an táng Đức Giêsu, các thượng tế đã yêu cầu quan Philatô cho phép sai một đội dân quân Đền thờ đến canh mộ Người trong ba ngày, để tránh các môn đệ Người đến lấy trộm xác (x Mt 27,62-66). Rồi khi thấy Chúa sống lại, bọn lính canh đã hoảng sợ chạy vào thành báo tin và sau đó nhận tiền của các thượng tế để phao tin rằng: “Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm hắn đi”.. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do thái cho đến ngày nay (Mt 28,12-15).
2)Mầu nhiệm Đức Giêsu Phục Sinh là một chân lý đức tin: Sáng sớm Ngày Thứ Nhất trong tuần, bà Maria Mađalêna đã ra thăm mộ và vội chạy về báo tin cho các môn đệ biết: xác Thầy biến mất. Hai ông Phêrô và Gioan lập tức chạy ra mộ kiểm tra thực hư. Gioan tuy đến trước, nhưng lại nhường cho đàn anh theo sau vào mộ đầu tiên rồi mới vào sau. “Ông đã thấy và đã tin”: Ông thấy những khăn che đầu và khăn liệm xác được xếp đặt gọn gàng và tin Thầy đạ không bị kẻ trộm lấy đi, nhưng đã thực sự từ cõi chết trỗi dậy (x Ga 20,8-9).
3)Đức tin của môn đệ tiếp tục được củng cố: Sau đó, Chúa Phục Sinh đã nhiều lần hiện ra để củng cố đức tin của các môn đệ: Hiện ra trong căn phòng đóng kín (x Ga 20,19); Hiện ra với Tôma và cho ông kiểm tra các vết thương (x Ga 20,27). Hiện ra với hai môn đệ về làng Emmaus (x Lc 24,31); Hiện ra trên bờ hồ Galilê (x Ga 21,7)…. Nhưng có lẽ lần hiện ra ảnh hưởng sâu đậm nhất là khi Chúa Phục Sinh hiện ra với ông Saolô tại cửa thành Đa-mát để biến ông đang từ một kẻ thù ghét bách hại trở nên Tông Đồ dân ngọai của Người (x Cv 9,4-5).
4)Phương cách làm chứng cho Chúa của các môn đệ: Sở dĩ các môn đệ đã có thể làm chứng cho Chúa Giêrsu là nhờ được ơn Thần Khí của Người biến đổi: Từ thái độ sợ hãi trốn chạy trở nên can đảm công khai nhận mình là môn đệ Chúa, Từ thái độ hèn nhát phản bội trở nên trung thành can đảm tuyên xưng đức tin, vui mừng chịu đòn vọt tù tội và sẵn lòng chịu chết vì đức tin. Chắc chắn các ngài đã gặp được Chúa Phục Sinh nên lời chứng của các ngài mới đầy xác tín và có sức thuyết phục, đến nỗi các tín hữu đầu tiên đã sẵn lòng dâng của cải mình có làm của chung, chấp nhận cuộc sống chui lủi trốn chạy, sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho niềm tin vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau. Người ta sẽ không thể lý giải được sự biến đổi kỳ diệu đó nếu các ngài đã không gặp được Chúa phục sinh.
5)Sứ mệnh làm chứng cho Chúa của các tín hữu: Ngày nay các tín hữu chúng ta cũng chỉ có thể chu tòan sứ mệnh làm chứng cho Ðức Giêsu nếu chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Người như các môn đệ xưa: Để được biến đổi như các ngài, chúng ta phải năng tham dự các buổi học sống Lời Chúa để tìm hiểu ý Chúa và quyết tâm sống theo gương Chúa làm và Lời Chúa dạy. Nhờ năng lãnh nhận các bí tích nhất là dự lễ và rước lễ, chúng ta sẽ được liên kết mật thiết với Chúa, nhận được Thần Khí Phục Sinh để làm chứng cho Người.
6)Những phương cách làm chứng cho Chúa hôm nay: Ngày nay làm chứng cho Chúa không phải chỉ là việc thuật lại sự chết và sống lại của Chúa xảy ra cách đây hơn 2000 năm, nhưng là minh chứng cho mọi người biết Ngừơi đã từ cõi chết sống lại và ta đã được gặp Chúa và được Người biến đổi như thế nào Làm chứng cho Chúa là để Chúa Giêsu dùng chúng ta loan báo Tin Mừng cho những kẻ chưa tin, biều lộ dung nhan của Người qua lối sống quên mình vị tha và thân thiện bác ái, sẵn sàng chia sẻ cơm áo cho người nghèo đói và khiêm nhường phục vụ những người bệnh tật, bất hạnh và đang bị bỏ rơi như phục vụ chính Chúa,
7)Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh. Xin cho con năng gặp Chúa qua các buổi học sống Lời Chúa, qua việc tham dự thánh lễ và rước lễ sốt sắng, qua những ngừơi nghèo khổ bất hạnh… Nhờ Thần Khí Chúa tác động, con hy vọng sẽ ngày một biến đổi nên con thảo của Chúa Cha, nên môn đệ thực sự của Chúa và trở thành chứng nhân cho tình thương của Chúa. AMEN.
Bí tích Thánh Thễ một mầu nhiệm để sống
Lm Anton Hà Văn Minh
09:47 05/04/2012
(Suy tư phần III của Tông huấn Sacramentum caritatis của Đức Bênêđictô XVI)
Trong phần III của Tông huấn, Đức Bênêđictô XVI đã trình bày một chiều kích mang tính ứng dụng của Bí tích Thánh Thể vào đời sống cụ thể của con người mà ngài gọi là “Mầu nhiệm để sống”. Quả thật, Bí tích Thánh Thể không chỉ là Mầu nhiệm để tin, để cử hành, nhưng là là một Mầu nhiệm được hiện thực trong cuộc sống thường ngày của các tín hữu. Sống mầu nhiệm Thánh Thể không là hành vi đạo đức được thực hiện theo cảm tình riêng tư của từng cá nhân, nhưng được kết nối với Giáo Hội toàn thể, Thân thể Chúa Kitô. Do đó, Đức Bênêđictô XVI đã trình bày chiều kích “để sống” của Bí tích Thánh Thể trong ba yếu tố thuộc đời sống Giáo Hội: Phụng vụ (Leiturgia), Loan truyền (Martyria) và Phục vụ (Diakonia).
I- Yếu tố phụng vụ trong Mầu nhiệm để sống
1- Cử hành Bí tích Thánh Thể trong cuộc sống
Công đồng Vat. II khẳng định: “Phụng vụ là tột đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội qui hướng về, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” (SC, số 10). Do đó việc cử hành phụng vụ thuộc về căn tính của người tín hữu. Thật vậy “nhờ phép Rửa, tất cả các tín hữu của Đức Kitô được giải thoát khỏi tội lỗi của mình và được sát nhập vào Giáo Hội; như vậy, do ấn tích của Phép Rửa, họ được dự phần vào việc cử hành phụng tự Kitô giáo, căn cứ vào chức tư tế vương giả, họ kiên trì cầu nguyện và ca ngợi Thiên Chúa, họ dâng hiến chính con người của mình làm lễ vật sống động, thánh thiện, làm vui lòng Thiên Chúa…”[1]. Việc cử hành phụng vụ trong đời sống Kitô hữu trước tiên chính là cử hành Thánh Thể, vì đó là “nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội”[2]. Theo đó, Đức Bênêđictô XVI trong Tông huấn Sacramentum caritatis đã trình bày một hình thức cử hành phụng vụ Thánh Thể trong đời sống mà ngài gọi là: “logiké latreia”, tức là “sự thờ phượng thiêng liêng”.
Việc thờ phượng thiêng liêng này được thực hiện qua việc “hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm 12, 1) và theo thánh Phaolô đó là cách thức xứng hợp để thờ phượng Thiên Chúa (x. Rm 12, 1). Theo Đức Bênêđictô XVI việc thờ phượng này được bắt nguồn từ Thánh Thể, bởi việc hiến dâng thân mình chỉ mang ý nghĩa phượng thờ khi cuộc sống của người tìn hữu được Thánh Thể biến đổi. Thật vậy, khi nhận lãnh Thánh Thể, người tín hữu được biến đổi nên giống Chúa Giêsu, chứ không phải Thánh Thể được biến đổi nên giống người nhận lãnh. Vì được Thánh Thể biến đổi nên việc hiến dâng thân mình của người tín hữu trở thành một hiến lễ duy nhất trong sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Do đó, Thánh thể “hiến lễ của Chúa Kitô, cũng chính là hiến lễ của Giáo Hội và của mọi tín hữu”[3].
Theo Tông huấn “việc phượng tự dành cho Thiên Chúa trong đời sống con người không thể bị đóng khung trong một thời khắc đặc biệt và riêng tư nào đó, nhưng do tự bản chất, việc phượng tự này hướng tới việc thấm nhập từng khía cạnh của thực tại con người”[4]. Vì thế, Đức Bênêđictô XVI mời gọi mọi Kitô hữu hãy bày tỏ việc phượng tự đích thực dành cho Thiên Chúa trong mọi hành vi của đời sống. Chính việc cử hành việc thờ phượng này mà căn tính Thánh Thể của đời sống Kitô hữu bắt đầu hình thành. Có nghĩa là Thánh Thể có khả năng ngày qua ngày tạo nên sự biến đổi nơi con người, từ tư tưởng và tình cảm cho đến lời nói và việc làm để ngày càng trở nên hình ảnh của Con Thiên Chúa[5]. Từ hình thức thờ phượng này, Đức Bênêđictô XVI đã đề ra một linh đạo và văn hóa Thánh Thể. Linh đạo Thánh Thể, có nghĩa là ngoài việc tham dự Thánh Lễ và tôn sùng Thánh Thể, người Kitô hữu còn phải đổi mới cách suy nghĩ theo khuôn mẫu Thánh Thể, như thánh Phaolô đã nhắn nhủ: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12, 2). Và như thế người Kitô hữu không bị chao đảo trước làn sóng tục hóa hôm nay.
Thánh hóa ngày Chúa nhật là điều không thể thiếu trong việc cử hành việc thờ phượng
Thiên Chúa cách đích thật. Bởi ngày Chúa nhật đơn giản là việc ngừng các hoạt động thường ngày, nhưng đó là ngày dành để tưởng nhớ cách đặc biệt sự phục sinh của Đức Kitô. Bởi đó, Đức Bênêđictô XVI nhắc nhở các tín hữu “sống đúng theo ngày Chúa Nhật” (Iuxta dominicam viventes) có nghĩa là “sống trong ý thức về sự tự do mà Đức Kitô mang đến và hoàn tất cuộc sống mình như một hiến lễ dâng lên Thiên Chúa”[6]. Việc “sống đúng theo ngày Chúa nhật” trước tiên là phải “tham dự vào cộng đoàn phụng vụ Chúa nhật, cùng với mọi anh chị em của chúng ta làm nên một thân thể duy nhất trong Đức Giêsu Kitô”[7]. Đức Bênêđictô XVI một lần nữa nhắc lại việc tham dự dự này là “luật buộc lương tâm mọi Kitô hữu”. Bởi “mất ý thức về ngày Chúa nhật như là Ngày của Chúa cần phải thánh hoá là triệu chứng mất đi ý thức chân chính của tự do Kitô hữu, sự tự do của những người con cái Thiên Chúa”[8]. Việc thánh hóa ngày Chúa nhật còn đòi hỏi các Kitô hữu ý thức ngày này cũng là ngày nghỉ ngơi, tách khỏi công việc. Mặc dầu Tông huấn không nói đến việc nghỉ làm việc trong ngày Chúa nhật là “luật buộc lương tâm”, nhưng Tông huấn nhấn mạnh đến giá trị của việc nghỉ ngơi trong ngày này. Theo Đức Bênêđictô XVI “lao động có tầm quan trọng hàng đầu cho việc thành toàn của con người và sự phát triển của xã hội, chính vì thế, lao động nên được tổ chức và thực hiện trong sự kính trọng toàn vẹn phẩm giá con người cũng như nhằm phục vụ công ích. Đồng thời, không thể chấp nhận việc con người bị nô lệ hoá bởi lao động, thần tượng hoá lao động, muốn tìm thấy nơi lao động ý nghĩa chung cuộc và quyết định của đời sống”[9].
2- Cử hành Thánh Thể theo từng bậc sống
a- Người tín hữu giáo dân: Nhờ Bí tích Thánh Tẩy người tín hữu giáo dân được gia nhập vào “giống nòi được tuyển chọn, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người” (1 Pr 2, 9). Do đó tất cả mọi người tín hữu giáo dân đều được mời gọi nên thánh. Điều này được thể hiện trong mỗi hoàn cảnh của cuộc sống, trong mỗi bổn phận mà từng người tín hữu đảm nhận. Việc nên thánh như thế được đâm chồi nẩy lộc từ Bí tích Thánh Thể. Chính Bí tích Thánh Thể dẫn đưa chúng ta vào trong thực tại hằng ngày để mọi sự được thực hiện vì vinh quang của Thiên Chúa[10]. Thật vậy, Bí tích Thánh Thể là hiến lễ tình yêu nhằm giải phóng con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi, cho nên yếu tố để được hiệp thông Thánh Thể chính là sự thánh thiện của người nhận lãnh, hay là tình trạng tự do không bị tội lỗi cắt sự hiệp thông với Giáo Hội. Từ yếu tố đó, người tín hữu luôn được mời gọi sống với niềm khao khát Thánh Thể để trở thành nhân tố sống tích cực trong cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, Đức Bênêđictô XVI còn đặc biệt hướng tới gia đình trong mối tương quan với Bí tích Thánh Thể, ngài khuyến khích các gia đình hãy đến với Bí tích Thánh Thể để có thể tìm thấy nguồn cảm hứng và sức mạnh nơi Bí tích này. Tình yêu giữa người nam và người nữ, việc tiếp nhận sự sống, nhiệm vụ giáo dục con cái, tỏ ra là những nơi ưu tiên, nơi mà Thánh Thể có thể thực hiện khả năng biến đổi và dẫn đưa cuộc sống đến sự tròn đầy ý nghĩa của nó[11].
b- Người Linh mục: Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh mối tương quan đặc biệt giữa bí tích Thánh Thể và chức Linh mục thừa tác: “Nếu Thánh thể là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống Giáo Hội, nó cũng như thế đối với tác vụ Linh mục… Thánh thể là ‘lẽ sống chính yếu và trung tâm của bí tích Truyền chức được khai sinh thực sự ngay từ lúc thiết lập Bí tích Thánh Thể và cùng với Thánh Thể’ (Tông thư Dominicae Cenae, 24-2-1980, số 2)”[12]. Trong mối tương quan này, Đức Bênêđictô XVI đã nhìn thấy Thánh Thể là nền tảng linh đạo Linh mục, hay nói cách khác: linh đạo Linh mục tự bản chất là Thánh Thể[13]. Vì thế ngài nhắn nhủ các Linh mục phải làm cho cuộc sống của mình rập khuôn theo khuôn mẫu Thánh Thể, để từ đó “người Linh mục bước vào trong sự hiệp thông sâu thẳm hơn với Chúa và sẽ giúp người Linh mục sẵn sàng để mình bị chiếm hữu bởi tình yêu của Thiên Chúa, và trở nên chứng nhân của Ngài trong mọi hoàn cảnh, ngay cả trong lúc khó khăn hay u tối”[14]. Bởi đó, một lần nữa, Đức Bênêđictô nhắc nhở các Linh mục điều mà Công đồng Vat. II đã nói trong sắc lệnh “Chức vụ và Đời sống Linh mục” (Presbyterorum Ordinis) số 13, được cụ thể hóa trong bộ Giáo luật 1983 c. 904, đó là: “Các Linh mục hãy cử hành Thánh lễ mỗi ngày, dù khi không có tín hữu tham dự”[15].
c- Các tu sĩ: Trong tông huấn Sacramentum caritatis, Đức Bênêđictô cũng trình bày mối tương quan giữa Bí tích Thánh Thể và đời sống Thánh hiến. Trong mối tương quan này, Đức Thánh cha nhìn thấy đức khiết tịnh của tu sĩ có mối liên hệ thâm sâu với Bí tích Thánh Thể, bởi vì “trong một cách nào đó, sự khiết tịnh này là cách diễn tả sự hiến dâng trọn vẹn của Hội Thánh cho Đức Kitô và đón nhận Người như Hôn phu của mình với một lòng trung tín tuyệt đối và phong nhiêu.”[16]. Cho nên, Đức Bênêđictô nhắn nhủ các tu sĩ hãy tìm nơi Bí tích Thánh Thể nguồn cảm hứng và lương thực cho sự dâng hiến trọn vẹn cho Chúa Kitô[17]. Đặc biệt trong thời đại hôm nay, một thời đại đang đề cao nền văn hóa hưởng thụ “chủ trương tháo gỡ mọi qui tắc khách quan của tính dục, thường giản lược tính dục thành một trò chơi và món hàng tiêu thụ”[18], người tu sĩ phải trở nên chứng tá cho tình yêu nhưng không và phong nhiêu của Thiên Chúa đối với nhân loại qua đức khiết tịnh của mình.
II. Yếu tố loan truyền trong chiều kích “để sống” của bí tích Thánh Thể
Công đồng Vat. II đã xác định mối tương quan đặc biệt của Gíáo Hội với hành động cứu chuộc của Thiên Chúa dành cho nhân loại: “Khi từ kẻ chết sống lại (x. Rm 6, 9), Người đã sai Thánh Thần ban sự sống đến với các môn đệ và nhờ Thánh Thần thiết lập thân thể Người là Giáo Hội như Bí tích phổ quát cứu độ (universale salutis sacramentum)” (LG, số 48). Với khái niệm này, công đồng đã tỏ bày sự hợp nhất không thể tách rời và sự phân biệt không thể pha trộn giữa Giáo Hội và sự tự tỏ mình của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Vì thế lời mở đầu hiến chế về Giáo Hội, Công đồng đã nói cách đặc biệt về Chúa Kitô: “Người là ánh sáng muôn dân” (Lumen gentium); Giáo Hội không gì khác hơn là “sự phản chiếu” ánh sáng này, “Giáo Hội ở trong Chúa Kitô như là Bí tích, tức là dấu chỉ và dụng cụ cho sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, và cho sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại” (LG, số 1).Với nhận thức này, Công đồng đã khẳng định: Giáo Hội phải trở thành biến cố của việc hiện tại hóa Chúa Giêsu Kitô và của ơn cứu độ Người đối với nhân loại.
Sứ vụ này của Giáo Hội được bắt nguồn từ Bí tích Thánh Thể, như Tông huấn đã khẳng định: “Tự bản chất, Bí tích này (Thánh Thể) đòi được thông truyền cho mọi người. Điều mà thế giới cần chính là tình yêu Thiên Chúa, là gặp gỡ Đức Kitô và tin vào Người. Chính vì thế, Thánh Thể không chỉ là nguồn suối và chóp đỉnh đời sống của Hội Thánh; Thánh Thể cũng là nguồn suối và chóp đỉnh sứ vụ của Hội Thánh: Một Hội Thánh thật sự sống Thánh Thể là một Hội Thánh truyền giáo”[19]. Tài liệu chuẩn bị cho Thượng hội đồng Giám Mục cũng đã xác quyết: “Bí tích Thánh Thể làm phát sinh bổn phận của mỗi Kitô hữu là cộng tác làm cho thân thể Giáo Hội triển nở. Quả thật, hoạt động truyền giáo, nhờ lời rao giảng và việc cử hành các Bí tích, mà Bí tích Thánh Thể là trọng tâm và chóp đỉnh, làm cho Chúa Kitô hiện diện, Đấng là tác giả của ơn cứu độ”[20] Tính chất truyền giáo của Bí tích Thánh Thể được nhìn ra trong hai chiều kích:
1- Công khai đức tin vào Bí tích Thánh Thể
Bí tích Thánh Thể là Bí tích của sự sống, vì vậy Đức Bênêđictô XVI kêu gọi các tín hữu hãy mạnh dạn làm chứng tá cho việc tuyên xưng này qua việc ra sức “tôn trọng và bảo vệ sự sống con người từ lúc thụ thai đến khi chết cách tự nhiên, như xây dựng gia đình trên nền tảng hôn nhân giữa người nam và người nữ, tự do giáo dục con cái và thăng tiến công ích dưới mọi hình thức”[21]. Chứng tá cho việc sống mầu nhiệm Thánh Thể, theo Tông huấn, là can đảm bảo vệ sự sống và phẩm giá con người. Vì chính hiến tế Thập Giá đã phục hồi sự sống và phẩm giá con người đã bị ra hư hoại do tội. Bởi đó mọi tín hữu phải mạnh bạo lên án mọi hình thức loại trừ sự sống, và bảo vệ mục đích và đặc tính hôn nhân gia đình.
2- Chứng nhân cho tình yêu Thánh Thể
Sống Mầu nhiệm Thánh Thể còn loan truyền tình yêu hiến dâng của Chúa Giêsu qua đời sống chứng tá yêu thương. Đức Bênêđcitô XVI đã trình bày: “Sự kinh ngạc thích thú trước hồng ân mà Thiên Chúa ban tặng chúng ta trong Đức Kitô in sâu vào đời sống chúng ta một sự năng động mới, thúc đẩy chúng ta trở nên những chứng nhân cho tình yêu của Ngài”[22].
Việc chứng tá trước tiên là làm cho người ta nhận ra sự hiện diện đích thật của Chúa Giêsu qua hành động, lời nói và thái độ của chúng ta. Điều đó có nghĩa là chúng ta dấn thân làm chứng cho sự thật, tức là làm chứng cho sự hiện hữu của Thiên Chúa Tình Yêu. Trong một thế giới đang nỗ lực đẩy lùi sự hiện hữu của Thiên Chúa, và coi những tiến bộ khoa học, kỹ thuật như là cứu cánh của con người, từ đó nẩy sinh một trào lưu tục hóa, đề cao hưởng thụ, coi thường các giá trị luân lý, lương tâm bị vô hiệu hóa để không còn nhận ra tội và không tội; ngoài ra làn sóng chống đối Giáo Hội vì Giáo Hội hoặc là không chiều theo ý muốn của các khuynh hướng thế tục, hoặc là chủ trương tự do tôn giáo của Giáo Hội, cũng như niềm xác tín Chúa Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất như một thách đố cho chủ nghĩa tôn giáo quá khích, càng ngày càng lan rộng, thì quả thật, sứ vụ loan báo chân lý của người Kitô hữu càng trở nên thúc bách. Việc làm chứng cho sự thật nhiều khi đòi hỏi một sự hy sinh chính mạng sống của mình. Qua hiến dâng mạng sống mình vì chân lý, người Kitô hữu thực sự bước vào trong sự hiệp thông trọn vẹn với cuộc Vượt qua của Đức Giêsu Kitô, và như thế họ trở nên Thánh Thể cùng với Người”[23]. Để sống chứng tá của Mầu nhiệm Thánh Thể, Đức Thánh cha khích lệ: “Cho dù chúng ta không phải chịu thử thách tử đạo, nhưng chúng ta vẫn biết rằng việc phượng tự đẹp lòng Chúa đòi hỏi tận trong sâu thẳm sự sẵn sàng này, và phải được thể hiện qua chứng tá đầy vui mừng và tin tưởng trước thế giới bằng một đời sống Kitô hữu nhất quán trong những môi trường mà Chúa mời gọi chúng ta loan báo Ngài”[24].
III – Yếu tố phục vụ trong chiều kích “để sống” của bí tích Thánh Thể
1- Phục vụ tha nhân bằng một tình yêu Thánh Thể
Khi tham dự vào Hy tế Thập Giá, người Kitô hữu hiệp thông vào tình yêu tự hiến của Đức Kitô, được trang bị để dấn thân sống đức ái trong mọi hành động và mọi cư xử của đời sống mình. Chính qua việc hiệp thông Thánh Thể, người Kitô hữu nhận ra mình được yêu thương, để rồi đến lượt mình cũng phải yêu thương người khác với Tình yêu dành cho tha nhân theo Đức Bênêđictô XVI “là một cảm nghiệm yêu thương được ban tặng từ bên trong, một tình yêu mà tự bản chất phải được tiếp tục chia sẻ”[25], và có thể nói, cảm nghiệm yêu thương này nhận được từ Tình yêu Thánh Thể. Do đó tình yêu dành cho tha nhân được khởi đầu không phải bởi nhịp đập của con tim bị chi phối bởi cảm tính nhân loại, nhưng là khởi đầu bằng chính tình cảm được hòa nhập trong Thiên Chúa. “Trong Thiên Chúa và cùng với Thiên Chúa, tôi yêu người thân cận, cả khi tôi không thích hoặc không biết người đó. Điều này chỉ trở nên khả thể từ cuộc gặp gỡ thâm sâu với Thiên Chúa, một sự gặp gỡ trở thành hiệp thông ý muốn và thâm nhập vào trong tình cảm. Bây giờ tôi học cách nhìn người khác không phải chỉ bằng con mắt và tình cảm của tiêng tôi, nhưng từ nhãn giới của Đức Kitô”[26].
Từ nhãn giới đó, Đức Bênêđictô XVI đã trình bày trong Tông huấn Sacramentum caritatis về tính Thánh Thể trong việc phục vụ tha nhân: “Khi cử hành Thánh Thể, những cộng đoàn của chúng ta phải ngày càng ý thức hơn rằng hy tế của Đức Kitô là cho mọi người, và vì thế Thánh Thể thúc đẩy mọi tín hữu cũng phải trở nên ‘bánh được bẻ ra’ cho những người khác và dấn thân cho một thế giới ngày càng công bằng và huynh đệ hơn”[27]. Như vậy, qua việc hiệp thông Thánh Thể, người tín hữu được mời gọi phục vụ cho sự sống trần gian bằng chính tình yêu Thánh Thể, điều đó có nghĩa là một tình yêu hiến dâng, quảng đại và đầy lòng thương xót.
2- Phục vụ bằng việc thực hiện sự hòa giải và cổ súy cho một nền hòa bình và công lý
Như là “Dân Chúa” lữ hành, Giáo Hội là một cộng đoàn hiệp thông trong tình huynh đệ anh chị em cùng với những người khác “được Chúa thương” nắm tay nhau nhịp bước tiến về Vương quốc Thiên Chúa. “Con đường hiệp thông của sự hy vọng” nằm trong và cùng với đại gia đình nhân loại. Chính trong con đường này, Giáo Hội làm cho nhân loại tìm thấy một niềm vui mãnh liệt hơn cái đau khổ họ đang chịu. Tâm điểm của con đường hiệp thông này được biểu tỏ qua việc các tín hữu qui tụ cùng nhau cử hành Bí tích Thánh Thể, đó như là phương thế tối cần thiết của con đường tiến vào Nước Trời. Cho nên “chỉ có thái độ thường xuyên hướng đến sự hoà giải mới cho phép kết hợp cách xứng đáng với Mình và Máu Đức Kitô”, vì“Thánh Thể là bí tích hiệp thông giữa những anh chị em chấp nhận hoà giải với nhau trong Đức Kitô”[28]. Như thế, Tông huấn khuyến khích một con đường hòa giải và củng cố hiệp thông huynh đệ. Một yếu tố quan trọng trong hướng đi này chính là ước muốn vô điều kiện để thông hiểu. Từ sự hiệp thông huynh đệ này, Tông huấn kêu gọi “tất cả mọi tín hữu hãy thật sự trở nên những người kiến tạo hoà bình và công lý: ‘Ai thông dự vào Thánh Thể phải thật sự dấn thân xây dựng hoà bình cho thế giới chúng ta đang sống, một thế giới được ghi dấu bởi quá nhiều bạo lực và chiến tranh, và đặc biệt ngày nay bởi khủng bố, sự hủ hoá kinh tế và việc khai thác tình dục’ (Bản đề nghị [Propositio] số 48)”[29].
3- Phục vụ cho sự công bằng, đặc biệt quan tâm đến người nghèo
Giáo Hội như là “Giáo Hội của người nghèo”, nơi mà người nghèo trở thành chủ thể của các hành động Giáo Hội. Qủa thật, phương cách sống hiệp thông này đã phổ biến cách sâu rộng để Giáo Hội trở thành một “dụ ngôn của sự chia sẻ với người khác” trong một cộng đồng nhân loại đang bị đàn áp xâu xé. Ngày nay, Giáo Hội chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh của mình là “Bí tích cứu độ phổ quát” (LG, số 48) một cách có tính thuyết phục nhất khi Giáo Hội dấn thân phục vụ cho sự công bằng. Tông huấn Sacramentum caritatis đã nhắc nhớ các tín hữu quan tâm đến những hoàn cảnh của những người đang lâm cảnh nghèo đói. Đức Thánh cha bức xúc: “Chúng ta không thể thinh lặng trước những hình ảnh đau lòng của những trại to lớn chứa người di cư hoặc tị nạn rải rác đó đây trên thế giới, họ chỉ được tập hợp lại trong những điều kiện tạm bợ, để tránh khỏi những tình trạng còn tồi tệ hơn nhiều, trong khi họ lại có nhu cầu về mọi thứ.”[30]. Và ngài kêu gọi chúng ta làm việc không ngừng nhằm xây dựng nền văn minh tình thương, thực hiện các công tác từ thiện, quyên góp, chia sẻ của cải nhằm giúp đỡ những người thiếu thốn, nghèo túng…[31].
Giáo Hội không chỉ quan tâm đến người nghèo qua việc thực hiện các hoạt động từ thiện bác ái, nhưng Đức Thánh Cha còn nhắc nhở đến trách nhiệm của các Giáo phận hay cộng đồng Kitô giáo truyền bá và dạy dỗ về học thuyết xã hội của Giáo Hội, một học thuyết nhằm giáo dục thực tiễn về công bằng và bác ái [32].
4- Phục vụ qua việc bảo vệ tài nguyên môi trường
Trong chiều kích phục vụ của Mầu nhiệm để sống, Tông huấn cũng mời gọi các tín hữu có cái nhìn đúng đắn về thế giới. Đức Bênêđictô đã trình bày mối liên đới việc tôn trọng môi trường với đời sống mang tính Thánh Thể. Theo Đức Thánh Cha, Bí tích Thánh Thể khi được cử hành phải nhân danh toàn thể vũ trụ, bởi vì Thánh lễ “không chỉ bao hàm việc hiến dâng cho Thiên Chúa mọi hoạt động và nỗ lực của nhân loại, mà còn thôi thúc chúng ta nhìn nhận trái đất như là tác phẩm của Thiên Chúa, nơi đó sản sinh ra lương thực cần thiết cho đời sống của chúng ta. Trái đất không còn là một thực tại trung tính, một vật chất thuần tuý để chúng ta sử dụng cách vô tội vạ theo bản năng con người” [33].
Trong nhãn quan đó, Đức Thánh cha nhấn mạnh: sống Thánh Thể là phải làm việc cách có trách nhiệm để bảo vệ vũ trụ. Như thế, theo quan điểm của Đức Thánh cha, bảo vệ vũ trụ hay nói cách khác, bảo vệ môi trường cũng nằm trong phạm trù thuộc đời sống Kitô hữu được chi phối bởi Bí tích Thánh Thể. Thánh Gioan đã tường thuật bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ với huấn từ biệt ly, trong đó Chúa Giêsu nhấn mạnh đến giới luật yêu thương: “Các con hãy yêu tương nhau như Thầy yêu thương các con” (Ga 15, 12). Thánh Thể gắn liền với giới luật yêu thương, thế nhưng giới luật yêu thương đó không chỉ giới hạn nơi con người của tha nhân, nhưng nó còn bao gồm cả môi trường nơi tha nhân sinh sống. Nói như nhà luân lý M. Seress: cộng vào với giới luật yêu thương tha nhân là giới luật yêu quí thiên nhiên trong vũ trụ. Ông nói: “Không thương mến thì không có liên hệ, mà cũng chẳng có liên hiệp... Quý mến hai người cha của chúng ta: thiên nhiên và nhân tính, đất đai và tha nhân; mến yêu nhân loại, mẹ về mặt làm người của chúng ta, và Trái Ðất, mẹ thiên nhiên của chúng ta... Chỉ tình yêu mới là hiện thực, và nếu có giới luật thì chỉ có giới luật tình yêu”[34].
Theo Đức Thánh Cha Bênêđictô. Bí tích Thánh Thể soi dọi cho chúng ta hiểu rõ về tính chất duy nhất trong công trình tạo dựng và cứu độ theo phương pháp của Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể hướng tới một thế giới mới, thế giới đại đồng, một thế giới không của riêng mình, nhưng của mọi tụ tạo. Bởi đó người tín hữu phải ý thức rằng, Thiên Chúa trao phó cho con người sứ mạng gìn giữ và vun trồng địa cầu, công trình tạo dựng của Thiên Chúa, chứ không phải chỉ là làm chủ khai thác nhằm phục vụ lợi ích riêng của mình.
KẾT:
Khác với Phúc âm Nhất lãm, Phúc âm Thánh Gioan không nói đến lời truyền phép trong tường thuật về bữa tiệc ly, thay vào đó, Gioan tường thuật về việc rửa chân trong khuôn khổ của bữa ăn cuối cùng (Ga 13, 1 -20). Như vậy, Gioan nhấn mạnh đến chiều kích “để sống” của Bí tích Thánh Thể. Hay nói cách khác, Gioan liên kết việc hiệp thông với Chúa Kitô với việc “giữ giới răn”, có nghĩa là: tình yêu dành cho Chúa Giêsu cần phải được cụ thể hóa trong tình yêu đối với tha nhân (Ga 13, 34 tt; 14, 21; 15, 10. 12). Sự cụ thể hóa này làm sống động đức tin vào Bí tích Thánh Thể và làm cho Bí tích này không bao giờ khô cạn. Nói như Đức Tổng Giám mục Roland Minnerath, thư ký đặc biệt của khóa họp Thượng hội đồng Giám Mục Thế giới:“Sự kinh ngạc trước tiên chính là qua Bí tích Thánh Thể, Đức Kitô đã trao ban chính mình Người cho con người, chính Người trao ban cho con người niềm vui để sống yêu thương như Người, và truyền cho con người hãy chia sẻ tình yêu chiến thắng của Người với anh chị em khắp nơi trên thế giới”[35]. Tình yêu hướng tới tha nhân chỉ có thể hiện thực trong và qua Bí tích Thánh Thể. Bởi đó, ba yếu tố tin, cử hành và sống là ba hiện thực của một sự hiệp thông Chúa Kitô. Sự hiệp thông Thiên Chúa được thể hiện qua đức tin vào việc tỏ mình của Thiên Chúa trong nhục thể nhân loại, tin vào lịch sử của Người Con đã nhập thể làm người cho tới đổ máu trên Thập giá, Đấng đã hiện thực tình yêu và dạy chúng ta yêu thương nhau như anh chị em của nhau. Cả hai, đức tin và tình yêu được thể hiện cách dấu chỉ trong bữa tiệc hiệp thông Thánh Thể. Vì thế, ba chiều kích tương quan với nhau: sự nhận thức về Ngôi lời hóa thành nhục thể, tình yêu nhập thể trong một con người cụ thể và việc cử hành Bí tích Thánh Thể.
Do đó, Đức Bênêđictô đã nhấn mạnh: Bí tích Thánh Thể cần được xác tín vững chắc, phải được cử hành sốt sắng, và phải được sống cách mạnh mẽ trong Giáo Hội[36]. Đặc biệt Đức Thánh cha mời gọi: “Các Linh mục, phó tế và tất cả những người đang thực hiện một tác vụ Thánh Thể, khi thực thi việc phục vụ này với sự quan tâm và có chuẩn bị, phải luôn tìm thấy trong đó sức mạnh và cảm hứng cần thiết cho hành trình nên thánh của bản thân và của cộng đoàn. Tôi khuyên nhủ các Kitô hữu giáo dân, và cách riêng các gia đình, hãy tìm kiếm không ngừng nơi bí tích tình yêu của Đức Kitô năng lượng cần thiết để làm cho đời sống của họ thành một dấu chỉ đích thực sự hiện diện của Chúa Phục Sinh. Tôi yêu cầu tất cả các tu sĩ hãy biểu lộ bằng đời sống mang tính Thánh Thể của mình ánh huy hoàng và vẻ đẹp được thuộc trọn về Chúa”[37].
Quả thật, hơn bao giờ hết, Giáo Hội thiết tha mời gọi con cái của mình thắp sáng lại niềm tin cho một thế giới đang đánh mất dần niềm tin vào Thiên Chúa Yêu thương, bằng chính thái độ sống đức tin của người Kitô hữu, thái độ sống Thánh Thể của các vị chủ chăn. Như Đức Hồng y Martinez Somalo đã nói: “Việc Linh mục để cho Chúa Kitô sử dụng các tài năng trí khôn và ý chí của mình, sẽ không có ý nghĩa gì, nếu Linh mục đó không sống kết hiệp với Đức Kitô, không có cùng tâm tình của Chúa. Vị Linh mục không thể làm cho lịch sử nhân loại trở thành mầu nhiệm ân sủng, qua việc ban phát các Bí tích, nếu không để cho mầu nhiệm ân sủng hướng dẫn đời sống mình”[38].
________________________________________
[1] Thánh bộ Phụng tự, Huấn thị Redemptionis sacramentum, số 37.
[2] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 70.
[3] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 70.
[4] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 71.
[5] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 71.
[6] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 72.
[7] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 73.
[8] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 73.
[9] Đức Bênêđictô, Bài giảng ngày 19-03-2006, AAS 98 (2006), tr. 324.
[10] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 79.
[11] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 79.
[12] Đức Gioan Phaoloô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, số 80.
[13] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 80.
[14] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 80.
[15] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 80.
[16] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 81
[17] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 81.
[18] Đức Goan Phaolô II, Tông huấn Vita consecrata, số 88.
[19] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 84.
[20] Lineamenta, tài liệu chuẩn bị cho THĐGM thế giới 2005, số 71.
[21]Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 83.
[22] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 85.
[23] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 86.
[24] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 86.
[25] Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp Deus caritas est, số 18.
[26] Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp Deus caritas est, số 18.
[27] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 88.
[28] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 89.
[29] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 89.
[30] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 90.
[31] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 90.
[32] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 91.
[33] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 92.
[34] Trích trong bài “Trách nhiệm đối với Môi sinh” của P. Ph. Druet, do Ngô Thế Minh trình dịch qua Việt ngữ, in trong Hợp Tuyển Thần Học số 17 (1997).
Nguồn:http://www.htth.org/cac_so_bao.html#mucluc17.
[35] Tổng Giám Mục Roland Minnerath, Nhận định về Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới lần XI về Bí tích Thánh Thể,
nguồn:http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/05news/tin324.htm.
[36] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 96.
[37] Đức Bênêđictô XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 96.
[38] Hồng y Martinez Somalo, bài phát biểu trong phiên họp chung lần VI, vào ngày 6 tháng 10 năm 2005 của khóa họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới lần XI -2005, tại Rôma.
Triduum sacrum– Tam nhật thánh
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
14:57 05/04/2012
Triduum sacrum– Tam nhật thánh
Trong nếp sống đức tin đạo Công giáo có ba ngày cao điểm mừng kính mầu nhiệm ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô: ngày thứ Năm tuần thánh Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, chức Linh mục; ngày thứ Sáu tuần thánh Chúa Giêsu chịu chết thập gía và ngày Chúa nhật phục sinh, Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Ba ngày này theo tập tục đạo đức có tên là tam nhật thánh. Trong ba ngày thánh này, Giáo Hội mừng kính tưởng nhớ lại các biến cố sau cùng đời Chúa Giêsu ở trần gian, và làm mới sống động lại ý nghĩa biểu tượng các Bí tích Chúa Giêsu đã lập .
1. Phép Bí tích
Trước khi chịu chết, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể, Bí tích chức Linh mục để lại cho trần gian, cho Giáo Hội. Bánh và rượu nho là hai yếu tố chính yếu Chúa đã dùng để thiếp lập Bí tích Thánh Thể. Và Giáo Hội từ ngày đó hằng trung thành làm đúng như ngày xưa Chúa đẳ làm trối lại.
Nhưng đâu là ý nghĩa của chất liệu làm nên các Bí tích?
„Trung tâm của việc phụng vụ thờ kính Thiên Chúa trong Giáo Hội là các phép Bí tích. Phép Bí tích không do con người làm nên, nhưng do Thiên Chúa làm cho con người, có liên quan mật thiết với đời sống cũng như cho sự nhìn biết cùng hướng dẫn con người. Thiên Chúa để cho con người cảm nhận thấy nơi phép Bí tích qua chất liệu cụ thể trong đời sống, qua những hoa trái của công trình thiên nhiên. Đó là bốn yếu tố của công trình sáng tạo thiên nhiên trong vũ trụ được dùng làm nên những Bí tích: nước, bánh mì, rượu nho và dầu ôliu.
Nước là yếu tố căn bản cho mọi sự sống được dùng trong Bí tích rửa tội như dấu chỉ thiết yếu cho đời sống mới trong Chúa Giêsu Kitô….Còn ba yếu tố khác một bên là những hoa trái của công trình sáng tạo thiên nhiên, và một bên khác cũng là nơi chốn trong dòng lịch sử Thiên Chúa với con người chúng ta. Những yếu tố này là hợp đề của công trình sáng tạo và lịch sử: hoa trái của Thiên Chúa luôn gắn liền với nơi chốn trên trái đất, mà Ngài trong dòng lịch sử thời gian luôn đồng hành với chúng ta.
Bánh mì là lương thực cho đời sống hằng ngày. Đó là hoa trái căn bản cho đời sống ngày này qua ngày khác.
Rượu nho nói lên hoa trái của đồng ruộng đất đai, là chất uống cao qúy trong công trình sáng tạo mang lại niềm vui cho con người.
Chất dầu lấy từ cây ôliu là lương thực mang lại hiệu qủa như thuốc chữa bệnh, như chất mang lại vẻ đẹp cùng sức khoẻ dẻo dai. Các vị Vua và thầy cả được xức dầu là dấu chỉ nhân phẩm và bổn phận trách nhiệm, cũng như sức mạnh cho họ nhận lãnh từ Thiên Chúa.“
Đức Giáo hoàng Bendcitô 16., bài giảng ngày thứ Năm tuần Thánh 01.04.2010
2. Đây là cây thánh gía
Cây thánh gía Chúa Giêsu là trung tâm chính trong lễ nghi phụng vụ ngày thứ sáu tuần thánh.
Cây Thánh gía Chúa Giêsu được rước dương cao tôn kính thờ lạy cách trọng thể nhắc nhớ lại vào chiều ngày thứ sáu cách đây hơn hai ngàn Chúa Giêsu bị đóng đinh chết trên đó.
Cây thập gía ngày xưa là một hình phạt cho ai phạm trọng tội. Và ngày nay tuy không còn hình phạt thập gía nữa, nhưng con người vẫn còn sợ hãi khi ngắm nhìn, suy nghĩ về thập gía .
Vây đâu là ý nghĩa thiêng liêng đạo đức cây Thánh gía Chúa Giêsu ngày thứ sáu tuần thánh?
„Buổi chiều hôm nay chúng ta từ tận trong trái tim tâm hồn cùng sống lại thảm cảnh đau thương của Chúa Giêsu, Đấng bị dồn ép, chồng chất đè nặng bởi sự đau đớn, sự dữ, tội lỗi của con người.
Trước mắt chúng ta sự gì bây giờ còn lưu lại? Điều lưu lại là Đấng bị đóng đinh trên thập gía. Cây thập giá được dựng lên cao ở trên đồi Golgotha. Cây thập gía nói lên sự thất bại hòan toàn của Đấng mang ánh sáng đến, bị bao trùm chìm ngập trong bóng tối. Đấng đã trong sức mạnh nói lên sự tha thứ làm hòa và lòng thương xót; Đấng đã hằng cổ võ khuyến khích con người đến với đức tin vào tình thương yêu vô biên của Thiên Chúa. Bị khinh miệt và chịu khổ nhục do con người, đang đứng trứơc chúng ta một
„Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.“ ( Isaia 53,3)
Nhưng chúng ta ngắm nhìn lên người bị đóng đinh trên thập gía treo lo lửng giữa đất và trời , chúng ta sẽ khám phá ra rằng, thập gía không là dấu chỉ chiến thắng của sự chết, của tội lỗi và sự dữ xấu xa. Nhưng thập gía chiếu tỏa dấu chỉ tình yêu. Phải, tình yêu Thiên Chúa rộng lớn, mà chúng ta không bao giờ có thể cầu xin, khám phá hay trông mong được. Thiên Chúa đã tự hạ mình đi xuống với con người chúng ta, vào tới tận cùng góc cạnh tối tăm nhất của đời sống bản tính con người.
Qua đó Ngài đã đưa tay tới chúng ta, và kéo chúng ta lên cao với Ngài. Cây thập gía nói cho chúng ta tình yêu sâu thẳm cùng nổi bật nhất của Thiên Chúa, cùng mời gọi chúng ta ngày hôm nay tin vào sức mạnh của tình yêu này mà đổi mới nếp sống. Đức tin nói với ta, Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh đời sống chúng ta, trong dòng lịch sử và thế giới luôn hằng có mặt, để thắng sự chết, sự tội và sự dữ. Qua đó trao tặng chúng ta một sự sống lại mới.
Nơi cây thập gía sự chết của Con Thiên Chúa có ẩn chứa sẵn mầm niềm hy vọng sự sống mới, như hạt giống lúa mì chết trong lòng đất khi bị gieo vào đó.“
Đức Giáo Hoàng Benedcito 16., bài suy niệm Thứ sáu tuần thánh , ngày 02.04.2010
3. Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ
Trong đêm tối ngày thứ bảy tuần thánh canh thức mừng ngày Chúa nhật phục sinh, ánh lửa mới, cây nến Chúa phục sinh được làm phép rước vào nhà thờ, như biểu hiệu Chúa Giêsu sống lại mang ánh sáng sự sống mới chiếu dọi xóa tan đêm tối tội lỗi sự chết.
Trong đêm canh thức còn có lễ nghi làm phép nước rửa tội. Và nhiều nơi có người lớn hoặc trẻ em đựợc rửa tội trong đêm thánh này.
Bí tích Rửa tội là Bí tích bắt đầu đời sống mới trong Chúa Giêsu Kitô. Nước là dấu chỉ sự tẩy rửa tội lỗi con người cũ để mặc lấy áo sự sống con người mới trong Chúa Giêsu Kitô.
„ Trong nghi thức Rửa tội có hai yếu tố chính nói lên điều xảy ra và sự mong muốn đòi hỏi cho đời sống. Điều này diễn ra qua lời từ bỏ và lời ưng thuận. Trong thời Gíao Hội thuở ban đầu, trong lễ Rửa tội ứng sinh chịu Bí tích Rửa tội quay về hướng Tây, nơi là hình ảnh mang ý nghĩa của bóng tối, của hướng mặt trời lặn, của sự chết và sự thống trị của tội lỗi. Quay về hướng đó, ứng sinh chịu phép Rửa nói ba lần từ bỏ: ma qủy, sự vinh hoa quyến dũ của nó và sự tội.
Sự vinh hoa quyến rũ của ma qủi được diễn tả như sự hào nhoáng của việc tôn kính các thần thánh thời cổ xưa, và những màn kịch ca hát thời thượng cổ, trong đó người ta thưởng thức màn cảnh những con thú dữ cắn xé ăn thịt người còn đang sống. Đó là lý do sự từ bỏ một thứ nền văn hóa trói buộc con người vào những mắt xích tôn thờ quyền hành sức mạnh, chạy theo sự tham lam ham muốn, sự dối trá cùng sự độc ác thâm hiểm. Nói lên từ bỏ điều này là cách thế sống giải thoát khỏi sự chỉ huy của lối sống đưa đến hưởng thụ và đưa đến sự phá hủy điều tốt đẹp cao qúy nhất nơi con người. Sự từ bỏ này ngày nay cũng vẫn nằm trong phần chính yếu của bí tích Rửa tội.
Sự từ bỏ biểu hiện qua việc cởi bỏ tấm áo con người cũ. Hay theo một ý nghĩa tích cực tốt đẹp hơn: chúng ta bắt đầu sống đời sống từ bỏ. Sự từ bỏ là một lời đoan hứa. Lời đoan hứa đã được Thánh Phaolô viết lại thành chữ trong thư gửi Giáo đoàn tín hữu Galata, có liên quan mật thiết đến thân xác con người: „ Những việc do xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. „ ( Galata 5,19-21).
Đoạn ứng sinh chịu phép Rửa tội quay mặt về hướng Đông, nơi là hình ảnh mang ý nghĩa của ánh sáng, của mặt trời mọc, cho Chúa Giêsu Kitô. Ứng sinh chịu phép Rửa tội đi theo hướng mới cho đời sống: đức tin vào Thiên Chúa ba ngôi, Đấng tạo thành vũ trụ và đời sống con người. Chúng ta được mặc tấm áo ánh sáng của Thiên Chúa, tấm áo đời sống. Thánh Phaolô đã đặt tên cho những tấm áo này là hoa trái phúc lộc của Thánh Thần Thiên Chúa: „hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ.“ ( Galata 5,22-23).
Đức Giáo Hoàng Benedcito 16., bài giảng đêm phục sinh , ngày 03.04.2010
Mừng tam nhật thánh 2012
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Trong nếp sống đức tin đạo Công giáo có ba ngày cao điểm mừng kính mầu nhiệm ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô: ngày thứ Năm tuần thánh Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, chức Linh mục; ngày thứ Sáu tuần thánh Chúa Giêsu chịu chết thập gía và ngày Chúa nhật phục sinh, Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Ba ngày này theo tập tục đạo đức có tên là tam nhật thánh. Trong ba ngày thánh này, Giáo Hội mừng kính tưởng nhớ lại các biến cố sau cùng đời Chúa Giêsu ở trần gian, và làm mới sống động lại ý nghĩa biểu tượng các Bí tích Chúa Giêsu đã lập .
1. Phép Bí tích
Trước khi chịu chết, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể, Bí tích chức Linh mục để lại cho trần gian, cho Giáo Hội. Bánh và rượu nho là hai yếu tố chính yếu Chúa đã dùng để thiếp lập Bí tích Thánh Thể. Và Giáo Hội từ ngày đó hằng trung thành làm đúng như ngày xưa Chúa đẳ làm trối lại.
Nhưng đâu là ý nghĩa của chất liệu làm nên các Bí tích?
„Trung tâm của việc phụng vụ thờ kính Thiên Chúa trong Giáo Hội là các phép Bí tích. Phép Bí tích không do con người làm nên, nhưng do Thiên Chúa làm cho con người, có liên quan mật thiết với đời sống cũng như cho sự nhìn biết cùng hướng dẫn con người. Thiên Chúa để cho con người cảm nhận thấy nơi phép Bí tích qua chất liệu cụ thể trong đời sống, qua những hoa trái của công trình thiên nhiên. Đó là bốn yếu tố của công trình sáng tạo thiên nhiên trong vũ trụ được dùng làm nên những Bí tích: nước, bánh mì, rượu nho và dầu ôliu.
Nước là yếu tố căn bản cho mọi sự sống được dùng trong Bí tích rửa tội như dấu chỉ thiết yếu cho đời sống mới trong Chúa Giêsu Kitô….Còn ba yếu tố khác một bên là những hoa trái của công trình sáng tạo thiên nhiên, và một bên khác cũng là nơi chốn trong dòng lịch sử Thiên Chúa với con người chúng ta. Những yếu tố này là hợp đề của công trình sáng tạo và lịch sử: hoa trái của Thiên Chúa luôn gắn liền với nơi chốn trên trái đất, mà Ngài trong dòng lịch sử thời gian luôn đồng hành với chúng ta.
Bánh mì là lương thực cho đời sống hằng ngày. Đó là hoa trái căn bản cho đời sống ngày này qua ngày khác.
Rượu nho nói lên hoa trái của đồng ruộng đất đai, là chất uống cao qúy trong công trình sáng tạo mang lại niềm vui cho con người.
Chất dầu lấy từ cây ôliu là lương thực mang lại hiệu qủa như thuốc chữa bệnh, như chất mang lại vẻ đẹp cùng sức khoẻ dẻo dai. Các vị Vua và thầy cả được xức dầu là dấu chỉ nhân phẩm và bổn phận trách nhiệm, cũng như sức mạnh cho họ nhận lãnh từ Thiên Chúa.“
Đức Giáo hoàng Bendcitô 16., bài giảng ngày thứ Năm tuần Thánh 01.04.2010
2. Đây là cây thánh gía
Cây thánh gía Chúa Giêsu là trung tâm chính trong lễ nghi phụng vụ ngày thứ sáu tuần thánh.
Cây Thánh gía Chúa Giêsu được rước dương cao tôn kính thờ lạy cách trọng thể nhắc nhớ lại vào chiều ngày thứ sáu cách đây hơn hai ngàn Chúa Giêsu bị đóng đinh chết trên đó.
Cây thập gía ngày xưa là một hình phạt cho ai phạm trọng tội. Và ngày nay tuy không còn hình phạt thập gía nữa, nhưng con người vẫn còn sợ hãi khi ngắm nhìn, suy nghĩ về thập gía .
Vây đâu là ý nghĩa thiêng liêng đạo đức cây Thánh gía Chúa Giêsu ngày thứ sáu tuần thánh?
„Buổi chiều hôm nay chúng ta từ tận trong trái tim tâm hồn cùng sống lại thảm cảnh đau thương của Chúa Giêsu, Đấng bị dồn ép, chồng chất đè nặng bởi sự đau đớn, sự dữ, tội lỗi của con người.
Trước mắt chúng ta sự gì bây giờ còn lưu lại? Điều lưu lại là Đấng bị đóng đinh trên thập gía. Cây thập giá được dựng lên cao ở trên đồi Golgotha. Cây thập gía nói lên sự thất bại hòan toàn của Đấng mang ánh sáng đến, bị bao trùm chìm ngập trong bóng tối. Đấng đã trong sức mạnh nói lên sự tha thứ làm hòa và lòng thương xót; Đấng đã hằng cổ võ khuyến khích con người đến với đức tin vào tình thương yêu vô biên của Thiên Chúa. Bị khinh miệt và chịu khổ nhục do con người, đang đứng trứơc chúng ta một
„Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.“ ( Isaia 53,3)
Nhưng chúng ta ngắm nhìn lên người bị đóng đinh trên thập gía treo lo lửng giữa đất và trời , chúng ta sẽ khám phá ra rằng, thập gía không là dấu chỉ chiến thắng của sự chết, của tội lỗi và sự dữ xấu xa. Nhưng thập gía chiếu tỏa dấu chỉ tình yêu. Phải, tình yêu Thiên Chúa rộng lớn, mà chúng ta không bao giờ có thể cầu xin, khám phá hay trông mong được. Thiên Chúa đã tự hạ mình đi xuống với con người chúng ta, vào tới tận cùng góc cạnh tối tăm nhất của đời sống bản tính con người.
Qua đó Ngài đã đưa tay tới chúng ta, và kéo chúng ta lên cao với Ngài. Cây thập gía nói cho chúng ta tình yêu sâu thẳm cùng nổi bật nhất của Thiên Chúa, cùng mời gọi chúng ta ngày hôm nay tin vào sức mạnh của tình yêu này mà đổi mới nếp sống. Đức tin nói với ta, Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh đời sống chúng ta, trong dòng lịch sử và thế giới luôn hằng có mặt, để thắng sự chết, sự tội và sự dữ. Qua đó trao tặng chúng ta một sự sống lại mới.
Nơi cây thập gía sự chết của Con Thiên Chúa có ẩn chứa sẵn mầm niềm hy vọng sự sống mới, như hạt giống lúa mì chết trong lòng đất khi bị gieo vào đó.“
Đức Giáo Hoàng Benedcito 16., bài suy niệm Thứ sáu tuần thánh , ngày 02.04.2010
3. Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ
Trong đêm tối ngày thứ bảy tuần thánh canh thức mừng ngày Chúa nhật phục sinh, ánh lửa mới, cây nến Chúa phục sinh được làm phép rước vào nhà thờ, như biểu hiệu Chúa Giêsu sống lại mang ánh sáng sự sống mới chiếu dọi xóa tan đêm tối tội lỗi sự chết.
Trong đêm canh thức còn có lễ nghi làm phép nước rửa tội. Và nhiều nơi có người lớn hoặc trẻ em đựợc rửa tội trong đêm thánh này.
Bí tích Rửa tội là Bí tích bắt đầu đời sống mới trong Chúa Giêsu Kitô. Nước là dấu chỉ sự tẩy rửa tội lỗi con người cũ để mặc lấy áo sự sống con người mới trong Chúa Giêsu Kitô.
„ Trong nghi thức Rửa tội có hai yếu tố chính nói lên điều xảy ra và sự mong muốn đòi hỏi cho đời sống. Điều này diễn ra qua lời từ bỏ và lời ưng thuận. Trong thời Gíao Hội thuở ban đầu, trong lễ Rửa tội ứng sinh chịu Bí tích Rửa tội quay về hướng Tây, nơi là hình ảnh mang ý nghĩa của bóng tối, của hướng mặt trời lặn, của sự chết và sự thống trị của tội lỗi. Quay về hướng đó, ứng sinh chịu phép Rửa nói ba lần từ bỏ: ma qủy, sự vinh hoa quyến dũ của nó và sự tội.
Sự vinh hoa quyến rũ của ma qủi được diễn tả như sự hào nhoáng của việc tôn kính các thần thánh thời cổ xưa, và những màn kịch ca hát thời thượng cổ, trong đó người ta thưởng thức màn cảnh những con thú dữ cắn xé ăn thịt người còn đang sống. Đó là lý do sự từ bỏ một thứ nền văn hóa trói buộc con người vào những mắt xích tôn thờ quyền hành sức mạnh, chạy theo sự tham lam ham muốn, sự dối trá cùng sự độc ác thâm hiểm. Nói lên từ bỏ điều này là cách thế sống giải thoát khỏi sự chỉ huy của lối sống đưa đến hưởng thụ và đưa đến sự phá hủy điều tốt đẹp cao qúy nhất nơi con người. Sự từ bỏ này ngày nay cũng vẫn nằm trong phần chính yếu của bí tích Rửa tội.
Sự từ bỏ biểu hiện qua việc cởi bỏ tấm áo con người cũ. Hay theo một ý nghĩa tích cực tốt đẹp hơn: chúng ta bắt đầu sống đời sống từ bỏ. Sự từ bỏ là một lời đoan hứa. Lời đoan hứa đã được Thánh Phaolô viết lại thành chữ trong thư gửi Giáo đoàn tín hữu Galata, có liên quan mật thiết đến thân xác con người: „ Những việc do xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. „ ( Galata 5,19-21).
Đoạn ứng sinh chịu phép Rửa tội quay mặt về hướng Đông, nơi là hình ảnh mang ý nghĩa của ánh sáng, của mặt trời mọc, cho Chúa Giêsu Kitô. Ứng sinh chịu phép Rửa tội đi theo hướng mới cho đời sống: đức tin vào Thiên Chúa ba ngôi, Đấng tạo thành vũ trụ và đời sống con người. Chúng ta được mặc tấm áo ánh sáng của Thiên Chúa, tấm áo đời sống. Thánh Phaolô đã đặt tên cho những tấm áo này là hoa trái phúc lộc của Thánh Thần Thiên Chúa: „hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ.“ ( Galata 5,22-23).
Đức Giáo Hoàng Benedcito 16., bài giảng đêm phục sinh , ngày 03.04.2010
Mừng tam nhật thánh 2012
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Ông thấy và đã tin
Lm Jude Siciliano, OP
16:45 05/04/2012
CHÚA NHẬT PHỤC SINH (B)
Công vụ TĐồ 10: 34a, 37-43; Tv 118; Côlôsê 3: 1-4; Gioan 20: 1-9
Quý vị thường làm gì khi người thân yêu qua đời? Sau cú sốc và nỗi buồn ngay khi hay tin, sau khi canh thức và an táng; sau khi đặt những cánh hoa lên quan tài và rồi quan tài được hạ xuống huyệt; sau bữa ăn của các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thuộc; sau khi… Cuối cùng, chúng ta bỏ những quần áo của người quá cố. Chúng ta quyết định xem những gì thuộc sở hữu của người quá cố nên được giữ lại, và những gì cần chia sẻ cho những người trong gia đình hoặ bạn bè thân thuộc của người quá cố.
Thời gian trôi qua, hiếm khi chúng ta lướt qua những tấm ảnh của họ trong quyển album cũ kỹ, hay bắt gặp nụ cười của họ trong khung hình trên tủ thờ. Chúng ta nỗ lực để tiếp tục sống với những người đang còn sống và chăm sóc sự sống. Chúng ta không mong lại thấy cái chết – không phải bên phía này của ngôi mộ.
Bài Tin mừng hôm nay chẳng ghi lại gì về thực tế của cái chết. Maria Mađalêna là một bằng chứng về thái độ đối với cái chết và nỗi đau theo sau đó. Cô vẫn còn rất gần với cái chết thảm thương của Đức Giêsu. Cô đi đến mồ “khi trời còn tối”. Quả là còn quá sớm để có thể nắm được vấn đề và tiếp tục sống.
Maria chỉ muốn ở gần Đức Giêsu mà cô yêu mến bao nhiêu có thể. Ngôi mồ là nơi cuối cùng cô nhìn thấy Người và vì thế cũng là nơi mà cô muốn tới. Rồi cô sẽ quen với những gì còn lại của đời mình – ở phía sau Đức Giêsu. Dĩ nhiên, điều này thì hoàn toàn khác biệt, vì Đức Giêsu đã biến đổi và trở thành trung tâm của đời cô. Nhưng sau cái chết chúng ta chúng ta có thể làm tốt nhất những gì mình có thể. Khi Maria đến bên ngôi mộ, và thấy ngôi mộ trống không, cô kết luận chắc chắn rằng “người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”.
Bài Tin mừng hôm nay chỉ là một nửa của câu chuyện. Sau này Maria sẽ trở lại, gặp Đức Giêsu, nghĩ Người là bác làm vườn và rồi sau đó nhận ra Người là Chúa Phục Sinh khi Người gọi đích danh cô. Chẳng lẽ quý vị không muốn họ sẽ gộp luôn phần còn lại của câu chuyện vào trong bài đọc phụng vụ hôm nay sao? Nếu chúng ta muốn một kết cục rõ ràng cho những câu chuyện mầu nhiệm thì chúng ta không chịu nổi và không thỏa mãn chỉ với câu chuyện bỏ lửng như ta có hôm nay.
Hãy đón nhận nó, những gì cuộc sống hiện nay mang lại cho chúng ta thường thì chưa hoàn tất và chỉ phảng phất một nửa câu chuyện thôi – ngôi mộ trống và sự bối rối. Nhưng rồi “người được Đức Giêsu yêu” đến và nhìn vào trong mộ, thấy những vật để lại nơi đã từng có một người chết, nhưng “ông thấy và đã tin” – dù chưa hiểu trọn vẹn những lời ám chỉ của Sách Thánh về việc “Người phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Dĩ nhiên, Người phải trỗi dậy từ cõi chết, nếu không thì hôm nay chúng ta chỉ có thể tưởng nhớ về cái chết của người thầy Giêsu vĩ đại. Người phải trỗi dậy từ cõi chết nên chúng ta không chỉ tôn vinh thầy Giêsu nhưng còn thờ lạy Đức Giêsu là Chúa của chúng ta. Việc Người trỗi dậy từ cõi chết khiến cho tất cả mọi sự trở nên khác đối với chúng ta là những người tin. “Hãy chứng minh xem!” những kẻ chống đối thách thức chúng ta. Chúng ta không thể chứng minh, chúng ta có ngôi mộ trống. Nhưng chúng ta cũng là những người “được Đức Giêsu yêu” và chúng ta đã được cho nhìn thấy. Trong Tin mừng Gioan, nhận được một dấu là nhìn bằng con mắt đức tin. Chúng ta có một ngôi mộ trống và chúng ta vẫn tin Người đã sống lại – cùng với người môn đệ được yêu chúng ta “thấy và tin”.
Điều gì khiến cho người môn đệ ấy tin? Có thể làm gì với những khăn liệm được gấp ngay ngắn ấy? Và nữa, ai lại có thể đánh cắp xác mà lại còn xếp những tấm vải liệm ấy? Vâng, đó chỉ là chi tiết phụ, nhưng không phải là cái khiến người ta tin vào một điều không thể xảy ra. Nếu như những tấm vải đó đủ để chứng minh thì tại sao Phêrô và Maria đã không “thấy và tin”? Tin mừng Gioan rất giàu tính hình ảnh. Nếu vải liệm để lại, thì, theo lối trình bày của Gioan, nghĩa là sự chết đã bị để lại phía sau – Đức Giêsu đã phục sinh vào trong sự sống mới. Người môn đệ được yêu đã hiểu được thông điệp ấy, ngài đã thấy và tin.
Gioan nói đến một điều là họ chưa thực sự hiểu được lời sách thánh rằng “Người phải trỗi dậy”. Sau này khi Đức Giêsu gặp các môn đệ trong căn phòng đóng kín trên lầu vì sợ, Người đã thổi hơi ban Thần Khí của Người cho các ông. Thánh Gioan có lẽ đang hướng cộng đoàn của mình quay lại với sách thánh, nơi đó các tín hữu sẽ được Thánh Thần hướng dẫn để rồi sẽ thấy và tin chắc chắn hơn vào Đức Kitô phục sinh. Ngài đã thổi Thần Khí của ngài trên chúng ta, khởi đầu lúc ta nhận phép rửa và sau đó hướng chúng ta về với sách thánh để giúp chúng ta tin tưởng vào Chúa Phục Sinh.
Nhưng, vẫn có môn đệ khác, “người được Đức Giêsu yêu”. Trong bữa tiệc ly ông tựa đầu vào ngực Đức Giêsu và ông đi vào trong sân của vị thượng tế sau khi Đức Giêsu bị bắt, còn dẫn Phêrô vào bên trong. Người môn đệ khác ấy cùng với Thân Mẫu của Đức Giêsu đứng dưới chân thập giá và Đức Giêsu đã trao phó Thân Mẫu của Người cho ông. Quả là những cử chì đáng yêu và tin tưởng giữa hai phía! Từ tình yêu của người môn đệ dành cho Đức Giêsu, đức tin của người môn đệ ấy đơm hoa kết trái và kết quả là chúng ta, những người dù chưa thấy, được vững mạnh trong đức tin. Người môn đệ được yêu giúp chúng ta tin rằng chúng ta cũng được Đức Giêsu yêu mến.
Hồi nhỏ, khi chơi bóng trên đường phố, chúng ta hay đổi bên để bắt đầu trận đấu mới. Đôi khi tỷ số quá nghiêng về một bên nên có người đề nghị “Hay mình chơi lại từ đầu!” Chúng ta lại đổi bên và bắt đầu chơi ván mới. Sẽ có người nói lớn tiếng, “Bàn mới nha!” Những người bên đội thua sẽ gạt ý nghĩ về bàn thua vừa rồi qua một bên và có một cơ hội mới để lật lại thế cờ.
Cứ cho đó là một ví dụ đơn giản – một bàn chơi và sự phục sinh – nhưng việc Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết không chỉ như phép lạ của việc hồi sinh. Lazarô đã được làm cho sống lại, nhưng ông rồi cũng lại chết. Đức Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết và không bao giờ chết nữa. Sự phục sinh của Người mang lại một thời đại mới. Giờ đây mọi sự đều có thể. Chúng ta thua một ván chơi nhưng, “đây hoàn toàn là một ván mới!” (Nếu chúng ta thảy viên súc sắc, chúng ta có thể nói phần thắng thế nghiêng về chúng ta).
Quá khứ bị bỏ lại phía sau. Chúng ta đã thua một trận đấu nhưng Thiên Chúa đã kéo thế trận và chúng ta đang nghiêng về phe thắng. Giờ đây tất cả đều có thể đối với chúng ta, vì chúng ta được hứa là sẽ được chia sẻ sự phục sinh của Người. Trong ánh sáng của sự phục sinh được hứa ban cho chúng ta, chúng ta có thể gạt qua một bên những thất bại của quá khứ và thay đổi lối nghĩ cũng như cách hành xử về phía chúng ta và tha nhân. Trận đấu vẫn chưa kết thúc, nhưng chúng ta, những môn đệ được yêu đã thấy và đã tin, “Đó là một ván mới!” và chúng ta đã thắng.
Có bao nhiêu người bên phía thắng? Cuộc đàm thoại giữa Phêrô và Cornêliô trong bài đọc thứ nhất cho ta thấy điều đó. Trong con mắt của người Dothái, dân ngoại là kẻ vô đạo và thua thiệt trước mặt Đức Chúa. Nhưng việc Phêrô nói với Cornêliô người Rôma chẳng có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào. Phêrô thấy được điều Thiên Chúa đã muốn là ơn cứu độ bao gồm cả cho dân ngoại. Cornêliô cũng có ước mơ và lời này đã hướng dẫn ông tìm kiếm sứ điệp cứu độ (10,1-8).
Thiên Chúa đã hành động mạnh mẽ vì gia đình nhân loại và đã quy tụ tất cả trong hành vi cứu độ của Đức Giêsu. Như Phêrô nói với Cornêliô: “phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội”. Hay, trích lại lời có tính ngôn sứ gần đây, như anh Tony, bạn thân hồi nhỏ của tôi nói rằng “đây là một bàn hoàn toàn mới!”
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
EASTER SUNDAY (B)
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; Colossians 3: 1-4; John 20: 1-9
What do you do after someone you love dies? After the initial shock and sadness; after the wake and funeral; after the token flowers are tossed on the coffin and it is lowered into the ground; after the meal for family and close friends; after.... We eventually get around to giving away their clothes. We decide which of their possessions we will keep and which we will share with family and the closest friends of our loved one.
Time goes by, occasionally we come across their pictures in an old album, or catch sight of their smile in a framed photo on our dresser. We do our best to move on with our livers and tend to the living. We don’t expect to see our dead again – not on this side of the grave.
Today’s gospel does nothing to paper over the reality of death. Mary Magdalen gives witness to us of a response to death and subsequent grieving. She was still close to the tragic events of Jesus’ death. She went to his tomb "while it was still dark." It was still too soon to pick up the pieces and carry on with life.
Mary just wants to be as close to the Jesus she loved as possible. The tomb was the last place she saw him and so that is where she wants to be. Then she will get on with what is left of her life – after Jesus. It will be completely different, of course, because Jesus had changed and became the center of her life. But after a death we do the best we can. When Mary arrived at the tomb and saw it empty, she concluded what made perfect sense, "They have taken the Lord from the tomb and we don’t know where they put him."
Today’s gospel is only the first half of the story. Later Mary will return, meet Jesus, think he is the gardener and then discover he is the risen Lord when he calls her name. Don’t you wish they had included the second part of the story in today’s Lectionary reading? If we like neat endings to mystery stories then we can’t help but be dissatisfied with only the inconclusive account we have today.
Let’s admit it, what life gives us right now is often inconclusive and reflects the first part of the story – the empty tomb and the confusion. But then the "one whom Jesus loved" arrives and peers into the tomb, notes the remnants where there was once death, and still, "he saw and believed" – even without fully understanding the scriptural references that "he had to rise from the dead."
Of course he had to rise from the dead, otherwise we would be only honoring today a memorial of the death of our great teacher Jesus. He had to rise from the dead if we weren’t just going to honor Jesus the teacher, but worship Jesus our Lord. His rising from the dead makes all the difference for us believers. "Prove it!" our objectors challenge. We can’t, we have an empty tomb. But we are also those "whom Jesus loved" and we are gifted with sight. In John’s gospel to receive sight is to see with the eyes of faith. We have an empty tomb and still we believe he has risen – with the beloved disciple we "see and believe."
What stirred the disciple to believe? Did it have something to do with the neatly folded burial cloths? After all, who would steal a body and, before leaving, fold the cloths? Well, it is an odd detail, but not one that would stir one to believe in the impossible. If those cloths were proof enough why didn’t Peter and Mary "see and believe?" John’s gospel is rich in symbolism. If the burial cloths were left behind, then, in John’s way of narrating, death was left behind – Jesus was resurrected to new life. The beloved disciple got the message, he saw and believed.
John makes a reference to their not-yet understanding the scripture "that he had to rise from the dead." Jesus will later meet his disciples locked in fear in the upper room where he will breathe his Spirit upon them. John may be directing his community to turn to the scriptures, where they will be guided by the Spirit and come to see and believe more firmly in the risen Christ. He has breathed his Spirit on us, starting with our baptism and so he is pointing us to the scriptures to help us believe in the risen Lord.
Still, there is that other disciple, the "one Jesus loved." At the last supper he rested his head on Jesus’ chest and he went to the courtyard of the high priest after Jesus’ arrest and got Peter inside. This other disciple was with Jesus’ mother at the foot of the cross and Jesus entrusted his mother to him. Quite a record of loving and trusting gestures between the two! From his love for Jesus the disciple’s faith blossomed and as a result we, who have not yet seen, are strengthened in our faith. The beloved disciple helps us believe that we too are beloved by Jesus.
When we were kids playing stickball on our Brooklyn streets we would choose up sides and begin the game. Sometimes the score would be so lopsided someone would suggest, "Let’s start all over again!" We would re-choose sides and begin a new game. Someone would often shout, "It’s a whole new ball game!" Those on the losing side could put the memory of the former game behind them and have another chance at winning in the revised lineup.
Granted it is a weak example – a new stickball game and the resurrection – but Jesus’ rising from the dead wasn’t just a miracle of resuscitation. Lazarus was resuscitated, but he would die again. Jesus rose from the dead, never to die again. His resurrection brought about a whole new age. Now anything is possible. We were losing the game but, "It’s a whole new ball game!" (If we were shooting dice we would say the dice are loaded in our favor.)
The past has been put aside. We were losing the game, but God pulled a power play and now we are on the winning side. Now anything is possible for us, for we have been promised a share in his resurrection. In the light of the promised resurrection we can put aside the losses of the past and change the way we think and act toward ourselves and others. The game isn’t over yet, but we beloved disciples have seen and believe, "It’s a whole new ball game!" And we won!
How many are on the winning side? Peter’s conversation with Cornelius in our first reading spells it out. In Jewish eyes the Gentiles were pagans and hence losers before God. But it is no coincidence that Peter is speaking with the Roman Cornelius. Peter had a vision that God wanted to include the Gentiles. Cornelius also had a dream and a voice directed him to seek out the message of salvation (10:1-8).
God has acted mightly on behalf of the human family and included all in Jesus’ salvific action. As Peter puts it to Cornelius, "...everyone who believes in him will receive forgiveness of sins in his name." Or, to quote a more recent prophetic voice, as my childhood buddy Tony would say, "It’s a whole new ball game!"
Công vụ TĐồ 10: 34a, 37-43; Tv 118; Côlôsê 3: 1-4; Gioan 20: 1-9
Quý vị thường làm gì khi người thân yêu qua đời? Sau cú sốc và nỗi buồn ngay khi hay tin, sau khi canh thức và an táng; sau khi đặt những cánh hoa lên quan tài và rồi quan tài được hạ xuống huyệt; sau bữa ăn của các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thuộc; sau khi… Cuối cùng, chúng ta bỏ những quần áo của người quá cố. Chúng ta quyết định xem những gì thuộc sở hữu của người quá cố nên được giữ lại, và những gì cần chia sẻ cho những người trong gia đình hoặ bạn bè thân thuộc của người quá cố.
Thời gian trôi qua, hiếm khi chúng ta lướt qua những tấm ảnh của họ trong quyển album cũ kỹ, hay bắt gặp nụ cười của họ trong khung hình trên tủ thờ. Chúng ta nỗ lực để tiếp tục sống với những người đang còn sống và chăm sóc sự sống. Chúng ta không mong lại thấy cái chết – không phải bên phía này của ngôi mộ.
Bài Tin mừng hôm nay chẳng ghi lại gì về thực tế của cái chết. Maria Mađalêna là một bằng chứng về thái độ đối với cái chết và nỗi đau theo sau đó. Cô vẫn còn rất gần với cái chết thảm thương của Đức Giêsu. Cô đi đến mồ “khi trời còn tối”. Quả là còn quá sớm để có thể nắm được vấn đề và tiếp tục sống.
Maria chỉ muốn ở gần Đức Giêsu mà cô yêu mến bao nhiêu có thể. Ngôi mồ là nơi cuối cùng cô nhìn thấy Người và vì thế cũng là nơi mà cô muốn tới. Rồi cô sẽ quen với những gì còn lại của đời mình – ở phía sau Đức Giêsu. Dĩ nhiên, điều này thì hoàn toàn khác biệt, vì Đức Giêsu đã biến đổi và trở thành trung tâm của đời cô. Nhưng sau cái chết chúng ta chúng ta có thể làm tốt nhất những gì mình có thể. Khi Maria đến bên ngôi mộ, và thấy ngôi mộ trống không, cô kết luận chắc chắn rằng “người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”.
Bài Tin mừng hôm nay chỉ là một nửa của câu chuyện. Sau này Maria sẽ trở lại, gặp Đức Giêsu, nghĩ Người là bác làm vườn và rồi sau đó nhận ra Người là Chúa Phục Sinh khi Người gọi đích danh cô. Chẳng lẽ quý vị không muốn họ sẽ gộp luôn phần còn lại của câu chuyện vào trong bài đọc phụng vụ hôm nay sao? Nếu chúng ta muốn một kết cục rõ ràng cho những câu chuyện mầu nhiệm thì chúng ta không chịu nổi và không thỏa mãn chỉ với câu chuyện bỏ lửng như ta có hôm nay.
Hãy đón nhận nó, những gì cuộc sống hiện nay mang lại cho chúng ta thường thì chưa hoàn tất và chỉ phảng phất một nửa câu chuyện thôi – ngôi mộ trống và sự bối rối. Nhưng rồi “người được Đức Giêsu yêu” đến và nhìn vào trong mộ, thấy những vật để lại nơi đã từng có một người chết, nhưng “ông thấy và đã tin” – dù chưa hiểu trọn vẹn những lời ám chỉ của Sách Thánh về việc “Người phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Dĩ nhiên, Người phải trỗi dậy từ cõi chết, nếu không thì hôm nay chúng ta chỉ có thể tưởng nhớ về cái chết của người thầy Giêsu vĩ đại. Người phải trỗi dậy từ cõi chết nên chúng ta không chỉ tôn vinh thầy Giêsu nhưng còn thờ lạy Đức Giêsu là Chúa của chúng ta. Việc Người trỗi dậy từ cõi chết khiến cho tất cả mọi sự trở nên khác đối với chúng ta là những người tin. “Hãy chứng minh xem!” những kẻ chống đối thách thức chúng ta. Chúng ta không thể chứng minh, chúng ta có ngôi mộ trống. Nhưng chúng ta cũng là những người “được Đức Giêsu yêu” và chúng ta đã được cho nhìn thấy. Trong Tin mừng Gioan, nhận được một dấu là nhìn bằng con mắt đức tin. Chúng ta có một ngôi mộ trống và chúng ta vẫn tin Người đã sống lại – cùng với người môn đệ được yêu chúng ta “thấy và tin”.
Điều gì khiến cho người môn đệ ấy tin? Có thể làm gì với những khăn liệm được gấp ngay ngắn ấy? Và nữa, ai lại có thể đánh cắp xác mà lại còn xếp những tấm vải liệm ấy? Vâng, đó chỉ là chi tiết phụ, nhưng không phải là cái khiến người ta tin vào một điều không thể xảy ra. Nếu như những tấm vải đó đủ để chứng minh thì tại sao Phêrô và Maria đã không “thấy và tin”? Tin mừng Gioan rất giàu tính hình ảnh. Nếu vải liệm để lại, thì, theo lối trình bày của Gioan, nghĩa là sự chết đã bị để lại phía sau – Đức Giêsu đã phục sinh vào trong sự sống mới. Người môn đệ được yêu đã hiểu được thông điệp ấy, ngài đã thấy và tin.
Gioan nói đến một điều là họ chưa thực sự hiểu được lời sách thánh rằng “Người phải trỗi dậy”. Sau này khi Đức Giêsu gặp các môn đệ trong căn phòng đóng kín trên lầu vì sợ, Người đã thổi hơi ban Thần Khí của Người cho các ông. Thánh Gioan có lẽ đang hướng cộng đoàn của mình quay lại với sách thánh, nơi đó các tín hữu sẽ được Thánh Thần hướng dẫn để rồi sẽ thấy và tin chắc chắn hơn vào Đức Kitô phục sinh. Ngài đã thổi Thần Khí của ngài trên chúng ta, khởi đầu lúc ta nhận phép rửa và sau đó hướng chúng ta về với sách thánh để giúp chúng ta tin tưởng vào Chúa Phục Sinh.
Nhưng, vẫn có môn đệ khác, “người được Đức Giêsu yêu”. Trong bữa tiệc ly ông tựa đầu vào ngực Đức Giêsu và ông đi vào trong sân của vị thượng tế sau khi Đức Giêsu bị bắt, còn dẫn Phêrô vào bên trong. Người môn đệ khác ấy cùng với Thân Mẫu của Đức Giêsu đứng dưới chân thập giá và Đức Giêsu đã trao phó Thân Mẫu của Người cho ông. Quả là những cử chì đáng yêu và tin tưởng giữa hai phía! Từ tình yêu của người môn đệ dành cho Đức Giêsu, đức tin của người môn đệ ấy đơm hoa kết trái và kết quả là chúng ta, những người dù chưa thấy, được vững mạnh trong đức tin. Người môn đệ được yêu giúp chúng ta tin rằng chúng ta cũng được Đức Giêsu yêu mến.
Hồi nhỏ, khi chơi bóng trên đường phố, chúng ta hay đổi bên để bắt đầu trận đấu mới. Đôi khi tỷ số quá nghiêng về một bên nên có người đề nghị “Hay mình chơi lại từ đầu!” Chúng ta lại đổi bên và bắt đầu chơi ván mới. Sẽ có người nói lớn tiếng, “Bàn mới nha!” Những người bên đội thua sẽ gạt ý nghĩ về bàn thua vừa rồi qua một bên và có một cơ hội mới để lật lại thế cờ.
Cứ cho đó là một ví dụ đơn giản – một bàn chơi và sự phục sinh – nhưng việc Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết không chỉ như phép lạ của việc hồi sinh. Lazarô đã được làm cho sống lại, nhưng ông rồi cũng lại chết. Đức Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết và không bao giờ chết nữa. Sự phục sinh của Người mang lại một thời đại mới. Giờ đây mọi sự đều có thể. Chúng ta thua một ván chơi nhưng, “đây hoàn toàn là một ván mới!” (Nếu chúng ta thảy viên súc sắc, chúng ta có thể nói phần thắng thế nghiêng về chúng ta).
Quá khứ bị bỏ lại phía sau. Chúng ta đã thua một trận đấu nhưng Thiên Chúa đã kéo thế trận và chúng ta đang nghiêng về phe thắng. Giờ đây tất cả đều có thể đối với chúng ta, vì chúng ta được hứa là sẽ được chia sẻ sự phục sinh của Người. Trong ánh sáng của sự phục sinh được hứa ban cho chúng ta, chúng ta có thể gạt qua một bên những thất bại của quá khứ và thay đổi lối nghĩ cũng như cách hành xử về phía chúng ta và tha nhân. Trận đấu vẫn chưa kết thúc, nhưng chúng ta, những môn đệ được yêu đã thấy và đã tin, “Đó là một ván mới!” và chúng ta đã thắng.
Có bao nhiêu người bên phía thắng? Cuộc đàm thoại giữa Phêrô và Cornêliô trong bài đọc thứ nhất cho ta thấy điều đó. Trong con mắt của người Dothái, dân ngoại là kẻ vô đạo và thua thiệt trước mặt Đức Chúa. Nhưng việc Phêrô nói với Cornêliô người Rôma chẳng có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào. Phêrô thấy được điều Thiên Chúa đã muốn là ơn cứu độ bao gồm cả cho dân ngoại. Cornêliô cũng có ước mơ và lời này đã hướng dẫn ông tìm kiếm sứ điệp cứu độ (10,1-8).
Thiên Chúa đã hành động mạnh mẽ vì gia đình nhân loại và đã quy tụ tất cả trong hành vi cứu độ của Đức Giêsu. Như Phêrô nói với Cornêliô: “phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội”. Hay, trích lại lời có tính ngôn sứ gần đây, như anh Tony, bạn thân hồi nhỏ của tôi nói rằng “đây là một bàn hoàn toàn mới!”
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
EASTER SUNDAY (B)
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; Colossians 3: 1-4; John 20: 1-9
What do you do after someone you love dies? After the initial shock and sadness; after the wake and funeral; after the token flowers are tossed on the coffin and it is lowered into the ground; after the meal for family and close friends; after.... We eventually get around to giving away their clothes. We decide which of their possessions we will keep and which we will share with family and the closest friends of our loved one.
Time goes by, occasionally we come across their pictures in an old album, or catch sight of their smile in a framed photo on our dresser. We do our best to move on with our livers and tend to the living. We don’t expect to see our dead again – not on this side of the grave.
Today’s gospel does nothing to paper over the reality of death. Mary Magdalen gives witness to us of a response to death and subsequent grieving. She was still close to the tragic events of Jesus’ death. She went to his tomb "while it was still dark." It was still too soon to pick up the pieces and carry on with life.
Mary just wants to be as close to the Jesus she loved as possible. The tomb was the last place she saw him and so that is where she wants to be. Then she will get on with what is left of her life – after Jesus. It will be completely different, of course, because Jesus had changed and became the center of her life. But after a death we do the best we can. When Mary arrived at the tomb and saw it empty, she concluded what made perfect sense, "They have taken the Lord from the tomb and we don’t know where they put him."
Today’s gospel is only the first half of the story. Later Mary will return, meet Jesus, think he is the gardener and then discover he is the risen Lord when he calls her name. Don’t you wish they had included the second part of the story in today’s Lectionary reading? If we like neat endings to mystery stories then we can’t help but be dissatisfied with only the inconclusive account we have today.
Let’s admit it, what life gives us right now is often inconclusive and reflects the first part of the story – the empty tomb and the confusion. But then the "one whom Jesus loved" arrives and peers into the tomb, notes the remnants where there was once death, and still, "he saw and believed" – even without fully understanding the scriptural references that "he had to rise from the dead."
Of course he had to rise from the dead, otherwise we would be only honoring today a memorial of the death of our great teacher Jesus. He had to rise from the dead if we weren’t just going to honor Jesus the teacher, but worship Jesus our Lord. His rising from the dead makes all the difference for us believers. "Prove it!" our objectors challenge. We can’t, we have an empty tomb. But we are also those "whom Jesus loved" and we are gifted with sight. In John’s gospel to receive sight is to see with the eyes of faith. We have an empty tomb and still we believe he has risen – with the beloved disciple we "see and believe."
What stirred the disciple to believe? Did it have something to do with the neatly folded burial cloths? After all, who would steal a body and, before leaving, fold the cloths? Well, it is an odd detail, but not one that would stir one to believe in the impossible. If those cloths were proof enough why didn’t Peter and Mary "see and believe?" John’s gospel is rich in symbolism. If the burial cloths were left behind, then, in John’s way of narrating, death was left behind – Jesus was resurrected to new life. The beloved disciple got the message, he saw and believed.
John makes a reference to their not-yet understanding the scripture "that he had to rise from the dead." Jesus will later meet his disciples locked in fear in the upper room where he will breathe his Spirit upon them. John may be directing his community to turn to the scriptures, where they will be guided by the Spirit and come to see and believe more firmly in the risen Christ. He has breathed his Spirit on us, starting with our baptism and so he is pointing us to the scriptures to help us believe in the risen Lord.
Still, there is that other disciple, the "one Jesus loved." At the last supper he rested his head on Jesus’ chest and he went to the courtyard of the high priest after Jesus’ arrest and got Peter inside. This other disciple was with Jesus’ mother at the foot of the cross and Jesus entrusted his mother to him. Quite a record of loving and trusting gestures between the two! From his love for Jesus the disciple’s faith blossomed and as a result we, who have not yet seen, are strengthened in our faith. The beloved disciple helps us believe that we too are beloved by Jesus.
When we were kids playing stickball on our Brooklyn streets we would choose up sides and begin the game. Sometimes the score would be so lopsided someone would suggest, "Let’s start all over again!" We would re-choose sides and begin a new game. Someone would often shout, "It’s a whole new ball game!" Those on the losing side could put the memory of the former game behind them and have another chance at winning in the revised lineup.
Granted it is a weak example – a new stickball game and the resurrection – but Jesus’ rising from the dead wasn’t just a miracle of resuscitation. Lazarus was resuscitated, but he would die again. Jesus rose from the dead, never to die again. His resurrection brought about a whole new age. Now anything is possible. We were losing the game but, "It’s a whole new ball game!" (If we were shooting dice we would say the dice are loaded in our favor.)
The past has been put aside. We were losing the game, but God pulled a power play and now we are on the winning side. Now anything is possible for us, for we have been promised a share in his resurrection. In the light of the promised resurrection we can put aside the losses of the past and change the way we think and act toward ourselves and others. The game isn’t over yet, but we beloved disciples have seen and believe, "It’s a whole new ball game!" And we won!
How many are on the winning side? Peter’s conversation with Cornelius in our first reading spells it out. In Jewish eyes the Gentiles were pagans and hence losers before God. But it is no coincidence that Peter is speaking with the Roman Cornelius. Peter had a vision that God wanted to include the Gentiles. Cornelius also had a dream and a voice directed him to seek out the message of salvation (10:1-8).
God has acted mightly on behalf of the human family and included all in Jesus’ salvific action. As Peter puts it to Cornelius, "...everyone who believes in him will receive forgiveness of sins in his name." Or, to quote a more recent prophetic voice, as my childhood buddy Tony would say, "It’s a whole new ball game!"
Chúa đã sống lại thật
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
17:34 05/04/2012
CHÚA NHẬT PHỤC SINH A,B,C.
+++
A. DẪN NHẬP
Các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay đều nói đến việc Đức Giêsu sống lại. Thánh Phêrô đã loan báo cho quan bách quản Cornêliô về các sự việc đã xẩy ra nơi Chúa Giêsu : đi truyền giáo, chịu chết trên thập giá và sống lại vinh quang (Bài đọc 1)
Thánh Gioan nói cho biết sự kiện ngôi mộ trống mà ngài đã tận mắt trông thấy là bằng chứng nói lên việc Chúa sống lại (Bài Tin mừng)
Còn thánh Phaolô khuyên các tín hữu hãy tin vào Chúa sống lại, hãy hướng lòng về trời là quê hương thật và đừng để những đam mê trần tục chi phối làm hư hỏng con người (Bài đọc 2).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 10,34.37-4.
Viên quan bách quản Rôma, là người ngoại giáo, khi nghe biết về Chúa Giêsu, đã đến xin ông Phêrô làm phép rửa để được gia nhập cộng đoàn các tín hữu đầu tiên. Thánh Phêrô đã nhắc cho ông và gia đình ông niềm tin căn bản này : Đức Giêsu đã phục sinh. Đây là bài giảng đầu tiên mà Phêrô dạy dỗ cho những người tân tòng. Thánh Kinh gọi bài giảng truyền giáo này là Keryma. Lược đồ của mỗi Keryma thường là :
a) Tóm tắt cuộc đời của Đức Giêsu ở trần thế.
b) Cái chết của Ngài.
c) Việc Ngài sống lại.
d) Kêu gọi hãy tin vào Ngài để được ơn cứu độ.
Tin vào Chúa Kitô phục sinh là một điều kiện tiên quyết phải có vì nếu Chúa Giêsu không sống lại thì niềm tin của ta trở nên trống rỗng. Vì thế, sự phục sinh của Đức Giêsu chính là trung tâm của lịch sử nhân loại, là nền tảng cho niềm tin Kitô giáo.
+ Bài đọc 2 : Cl 3,1-4)
Trong bức thư gửi cho tín hữu Côlôssê, thánh Phaolô kêu gọi những ai đã nhờ phép rửa mà được tham dự vào mầu niệm Vượt qua, hãy sống một đời sống tỏa hương thánh thiện :”Hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giói”(Cl 3,1-2).
Các tín hữu đã tin vào Chúa Phục sinh, nhưng chưa đủ, còn phải thể hiện niềm tin đó trong cuộc sống. Mặc dầu phải sống giữa những thay đổi của trần gian này, phải chịu vật chất chi phối, nhưng đừng để lòng mình ra nặng nề, hãy hướng lòng trí về trời là quê hương thật. Đức Kitô phục sinh đem đến cho chúng ta niềm hy vọng trong cuộc sống hiện tại để hướng về cuộc sống mai hậu.
Người tín hữu tìm được ý nghĩa thực của đời sống dưới ánh sáng phục sinh mà họ đang tiến về. Do đó, họ không được thoát ly khỏi cuộc sống đời này với nhiều nghĩa vụ, bao gian nan thử thách; tuy thế, họ đã tìm được ý nghĩa của cuộc sống trong sự kết hợp với Đức Kitô Phục sinh.
+ Bài Tin Mừng : Ga 20,1-9
Trong bài Tin mừng này, thánh Gioan nhắc đến Maria, người tội lỗi, mà Chúa đã trừ cho khỏi bảy qủi. Bà rất yêu mến Chúa. Ngay sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần bà đã ra mộ viếng Chúa, nhưng thấy mộ trống. Bà tức tốc chạy về báo tin cho ông Phêrô và các Tông đồ biết : người ta đã lấy trộm xác Chúa. Ông Phêrô và Gioan đã ra mộ và thấy sự kiện ấy : ngôi mộ trống. Phêrô tỏ ra không hoảng hốt, ông bình tĩnh, xem ra ông đã tin Thầy mình phục sinh rồi.
Thực ra, sự kiện ngôi mộ trống chưa có thể xác quyết được sự kiện Chúa sống lại. Chúng ta còn phải nhờ Kinh Thánh và với đức tin chân thật thì mới có thể tin Chúa đã sống lại. Chính người Do thái không tin vào sự kiện đó và cho rằng xác Đức Giêsu đã bị lấy trộm đi. Việc Chúa sống lại chỉ là tin vịt do các môn đệ dựng nên. Tuy thế, đối với ông Gioan thì không còn nghi ngờ gì nũa :”Ông đã thấy và ông đã tin” (Ga 20,9).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Thành công và thất bại
I. ĐỨC GIÊSU THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI ?
Trong mùa chay, cách riêng trong tuần thánh vừa qua, tâm trí chúng ta luôn luôn bị căng thẳng, tâm hồn chúng ta luôn luôn bị xúc động và hồi hộp khi suy ngắm những biến chuyển nơi Chúa Giêsu trước đây ngót hai ngàn năm, mà Giáo hội đã diễn lại một cách sống động khác nào sự việc đang xẩy ra vậy :
Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem (Ga 12,13)
Chúa từ giã các môn đệ (Mt 16,45).
Chúa ăn bữa tối sau hết (Mc 14,15).
Chúa rửa chân cho 12 tông đồ (Ga 13,50.
Chúa lập phép Thánh Thể (Lc 22,17).
Chúa vào vườn Cây Dầu cầu nguyện (Lc 22,42).
Chúa bị Giuđa tìm bắt (Lc 22,48).
Chúa bị điệu đến dinh Philatô (Lc 23,1)
Chúa chịu đánh đòn (Mt 26,67).
Chúa chịu đội mạo gai (Mt 27,29).
Chúa bị nhạo báng (Mt 27,30).
Chúa phải vác thánh giá nặng (Lc 23,26).
Và sau cùng Chúa phải chịu đóng đinh vào thập giá (Lc 23,33).
Tất cả những điều này đã làm lu mờ sự nghiệp của Chúa: nào làm bánh hóa ra nhiều – nào kẻ mù được sáng – kẻ điếc được nghe – kẻ câm được nói – kẻ què được đi – kẻ chết sống lại với những niềm tin Người là Đấng Cứu thế muôn dân đợi trông – là Con Thiên Chúa, tất cả đều tan đi như mây khói.
Nhưng ở đời có tan thì lại có hợp, có mưa rồi lại có nắng, và có thất bại rồi mới có thành công vì như người ta nói :”Thất bại là mẹ thành công”. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì Đức Giêsu đã thất bại hoàn toàn, bởi vì người ta thường nói : chết là hết, bao nhiêu sự nghiệp đều tiêu tan. Có biết bao nhiêu anh hùng cái thế, bao nhiêu bậc vĩ nhân trên thế giới đã làm được những công việc vĩ đại, nhưng rồi họ cũng đã ra đi, họ bị lãng quên cùng thời gian, họa chăng chỉ còn trong sử sách.
Nhưng đối với Đức Giêsu, Ngài đã thành công giữa những thất bại. Những thất bại Ngài phải chịu trong một thời gian càng làm cho thành công của Ngài thêm vinh quang.
Đúng như văn hào Corneille đã nói :”Chiến đấu có gian nan, khải hoàn mới vinh quang”. Nhìn vào cuộc tử nạn của Ngài, ta thấy Ngài thất bại hoàn toàn bởi vì bao nhiêu sự nghiệp lẫy lừng Ngài đã làm trong ba năm truyền giáo đã bị tiêu tan. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Ngài sống lại như lời Ngài đã báo trước lúc còn sinh thời. Ngài đã sống lại, nên các sự nghiệp xem ra đã bị tiêu tan, ngày này cũng được sống lại theo và muôn đời sẽ còn ghi nhớ những công việc ấy. Ngày nay, sau 2000 năm, hằng tỷ người vẫn còn nhắc đến những sự kiện ấy, nhất là trong Tuần thánh vừa qua.
II. THẤT BẠI VÀ THÀNH CÔNG TRONG ĐỜI THƯỜNG
1. Suy nghĩ của người đời
Trong cuộc sống hằng ngày, không ai dám nói rằng mình chưa bao giờ gặp đau khổ, chưa bao giờ nếm mùi thất bại, chỉ có những kẻ không làm gì thì mới không thất bại. Thất bại và thành công luôn đi đôi với nhau, cũng như vinh với nhục là chị em với nhau, đã có vinh thì có nhục như người ta nói :
Nước dưới sông có khi trong khi đục,
Trang anh hùng có khi nhục khi vinh.
(Tục ngữ)
Xưa nay biết bao người không thành công, chí không đạt được, là vì bỏ cuộc giữa đường, thất vọng tràn trề khi gặp hết tai nọ đến nạn kia. Người có chí phải bền gan gánh vác việc đời, bắt chước theo câu phương ngôn người Nhật :”Ngã xuống bảy lần, lần thứ tám đứng dậy “ mà hành động thì mới mong thành đạt.
Ngày xưa, Hán Bái Công đánh với Hạng Vũ, trăm trận đều thua, vậy mà ông vẫn không hề thối chí, cho đến khi thắng trận cuối cùng thì thành được đế nghiệp. Lưu Bị đời Tam quốc, lúc chưa gặp thời, lang thang ở trọ hết nơi này sang nơi khác, không mảnh đất dung thân, thất bại bao phen, nhiều lần suýt vong mạng, vậy mà vẫn bền gan chịu đựng cho đến ngày làm vua một cõi.
(Nguyễn văn Y, Có chí thì nên, 1971, tr 24-25)
Muốn thành công phải chấp nhận thất bại vì như người ta thường nói :”Thất bại là mẹ thành công”. Đối với người hèn kém thì thất bại là cơ hội làm cho họ nhụt chí, còn đối với người hùng thì thất bại là dịp thúc đẩy họ tiến lên hơn.
Vì thế, René Bazin, hàn lâm viện Pháp, có khuyên mọi người :”Đừng sợ thất bại. Lần thất bại thứ nhất cần phải có, vì nhờ đó mà ý chí ta thêm cứng cát. Lần thất bại thứ hai có thể có ích. Bị bại lần thứ ba mà anh vẫn đứng vững, thì anh thật là một người..., anh như chùm nho chín ở trên đá sỏi : Không có thứ nho nào ngọt hơn nữa”.
Hòn sỏi nào tròn trịa trơn láng mà chẳng phải chịu biết bao nhiêu sự cọ xát từ tháng năm này sang tháng năm khác. Con người muốn đạt được sự cao qúi của tâm hồn, học hỏi được kinh nghiệm sống, không thể chưa từng va chạm tới trăm đau nghìn khổ. Xưa nay anh hùng hào kiệt, chí sĩ văn gia, những bậc tài hoa dường như đều trần ai như thế cả. Nếu mỗi lần gặp gian nguy, trở ngại mà lùi lại thì bao giờ mới đặt chân được đến đài vinh quang (Sđd, trang 27).
Cũng trong tư tưởng ấy, Abraham Lincoln nói :”Điều mà tôi muốn hiểu trước hết, không phải là anh có thất bại không, mà là anh có biết chấp nhận sự thất bại của anh không”.
Ông Henry Ford cũng khuyên :”Một cuộc thất bại chỉ là cơ hội để thử lại lần thứ nhì với nhiều khôn ngoan hơn”.
2. Chuyển bại thành thắng
Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong đời sống thiêng liêng, chúng ta đã có kinh nghiệm : không thiếu gì thành công, nhưng cũng chứa đầy thất bại. Có người vui sướng đón nhận những thành công và buồn rầu chấp nhận thất bại ; nhưng cũng có những con người xứng đáng là con người : đón nhận thành công nhưng cũng bình tĩnh và đôi khi vui lòng đón nhận thất bại. Đối với những con người này, họ coi thất bại chỉ là động lực khiến họ mạnh dạn tiến lên đến thành công. Thành thử, thất bại không còn gì là đáng sợ mà chỉ là cơ hội cho họ can đảm hơn.
Ai cũng đã có lần thành công mỹ mãn, nhưng cũng đã có lần gặp những thất bại chua cay. Thất bại cũng có ý nghĩa của nó.
Có hai loại thất bại :
- Thất bại khách quan (hay thụ động , tiêu cực).
- Thất bại chủ quan (hay chủ động, tích cực).
Thất bại khách quan: đó là những thất bại không thể tránh được vì nó vượt quá sức lực của con người. Đó là tình trạng bi đát, không còn cách nào tránh né và cũng không thể chỗi dậy được. Đối với những loại thất bại này, người ta chỉ thụ động chịu đựng ví dụ như bệnh tật, sa cơ thất thế, thua trận...
Thất bại chủ quan : đó là những thất bại có tính toán trước theo phương pháp :”Thả con tép, bắt con tôm” hay “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Người ta sẵn sàng chịu những thất bại nhỏ để đạt tới những thành công lớn, hay ít ra chịu thất bại trước mắt để thành công trong tương lai. Như vậy, người ta không nhằm rước lấy thất bại những nhằm đón lấy thành công sau này.
- Chúng ta đã có kinh nghiệm trong thể thao : muốn nhảy xa, muốn nhảy cao, người ta phải lùi lại nhiều bước rồi mới tiến lên, mới nhảy cao, nhảy xa được, những bước lùi đó chính là những bước tiến, vì không có nó thì không thể nhảy cao, nhảy xa được.
- Trong chiến trận cũng thế : đôi khi người ta phải giả vờ thua chạy tháo lui cho quân địch đuổi theo, khi quân địch lọt vào vòng vây, khi ấy người ta mới phản công, chiến thuật này rất nguy hiểm, đã bị lọt vào trong vòng vây, quân địch không còn cách nào tháo lui được nữa và chắc chắn người ta thành công.
- Trong cuộc sống hằng ngày, người ta cần phải hiểu phương cách “Tiến thoái”. Tiến là đi lên, thoái là đi xuống hoặc rút lui. Có một sự tương quan biện chứng giữa tiến và lùi. Tiến chưa hẳn đã thắng và lùi chưa hẳn đã thua. Trong cái lùi đã có cái thắng. Như trong thể thao và trận chiến, chúng ta đã nhận thấy phải có lùi thì mới tiến được , lùi là điều kiện phải có để tiến, lùi đây là lùi chiến thuật.
Chúng ta thử xem câu nói này có đúng không ? Mới đọc xem ra vô lý, nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì câu nói ấy rất hay. Đây là một kiểu nói bắt người đọc phải động não mới tìm ra ý nghĩa của nó :”
“Một ngàn việc tiến,
“Chín trăm chín mươi chín việc lùi,
đó là TIẾN BỘ”.
(Henri Frédéric AMIEL)
III. THẤT BẠI VÀ THÀNH CÔNG TRONG ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
1. Chúa đã sống lại thật
Khi còn sinh thời, Đức Giêsu đã nhiều lần loan báo trước Ngài sẽ bị bắt, đánh đòn, giết chết và sau ba ngày thì sống lại. Sự kiện tiên tri Giona nằm trong bụng cá ba ngày và việc xây đền thờ Giêrusalem trong ba ngày đã là những hình ảnh báo trước việc Đức Giêsu sống lại sau ba ngày đã chết. Trên dương gian này, những ai đã chết là chết luôn, chỉ có Đức Giêsu mới có thể dùng quyền năng của mình mà tự sống lại.
Đức Giêsu đã sống lại thế nào ? Ai đã khám phá ra điều này ? Cả bốn sách Tin mừng đều tường thuật về biến cố này, nhưng đều không cho biết Đức Giêsu đã sống lại thế nào. Vì thật sự, không ai có mặt để chứng kiến biến cố lịch sử quan trọng này. Nhưng có những nhân chứng đã thấy ngôi mộ trống, họ quả quyết xác Chúa không còn trong mộ, và sau đó Chúa đã hiện ra nhiều lần với họ, xác nhận Ngài đã sống lại, đồng thời dạy bảo họ nhiều điều. Đó là các Tông đồ và một số phụ nữ… những nhân chứng về sự sống lại của Đức Giêsu.
Như vậy, một điều chắc chắn : sự kiện Đức Giêsu phục sinh không thể minh chứng một cách rõ ràng như chúng ta minh chứng một biến cố, một sự kiện tự nhiên mà phải dùng đến đức tin. Cho nên, đối với chúng ta việc Chúa sống lại là vấn đề đức tin : phúc cho ai không thấy mà tin.
2. Phải sống theo niềm tin ấy
Trong mùa Phục sinh chúng ta vẫn đọc đi đọc lại câu :”Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa”. Chúng ta tin thật Đức Giêsu đã sống lại như lời minh chứng của Thánh Kinh, chúng ta hân hoan ca mừng việc Chúa sống lại vì Ngài đã chết để tiêu diệt sự chết và đã sống lại để phục hồi sự sống cho chúng ta. Chúng ta tin chắc như vậy ! Nhưng tin như thế vẫn chưa đủ, còn phải thể hiện niềm tin ấy ra trong cuộc sống hằng ngày. Phải theo gương Đức Giêsu mà chết đi để rồi mới sống lại được. Phần thưởng của chúng ta chỉ có được sau khi đã trải qua mọi thử thách trong cuộc sống ở trần gian này : per crucem ad lucem !
a) Có những nghịch lý phải chấp nhận
Chúng ta đã có một gương sán lạn của Đức Giêsu : Người đã chịu chết để chuộc tội cho nhân loại. Trước mặt người đời, người ta cho là Đức Giêsu đã thất bại hoàn toàn vì chết là một thất bại, mọi sự nghiệp đã tan thành mây khói. Nếu chết là hết mà không có sự sống lại thì Đức Giêsu bị thất bại hoàn toàn, nhưng sau cái chết đã có sự sống lại. Ngài đã dùng sự chết để đánh tan cái chết và sống lại để phục hồi sự sống lại cho chúng ta. Vậy Ngài đã chuyển bại thành thắng, đã thành công trong thất bại.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng thế, chúng ta phải chấp nhận hy sinh, phải lột bỏ con người cũ đầy tội lối để mặc lấy con người mới thánh thiện. Chúng ta có chết đi cho tội lỗi thì mới hy vọng được sống lại vinh quang như lời Chúa Giêsu đã nói :”Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Như vậy, chúng ta phải đón nhận những thất bại đời này để chuẩn bị cho đời sau. Đây chỉ là thất bại chiến thuật vì trong thất bại đã có chiến thắng.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thấy có những nghịch lý. Nghịch lý là điều thoạt xem có vẻ phi lý nhưng khi suy nghĩ kỹ thì thấy rất hợp lý. Chúng ta thấy có nghịch lý giữa “mất” và “được” hay giữa “bị” và “được”. Theo khuynh hướng tự nhiên thì ai cũng muốn “được” và sợ “mất”, muốn “sống” hơn là “chết”. Nhưng nghịch lý thay ! Nhiều khi vì “được” mà phải “mất”. Ví dụ : bạn muốn cho có một mùa bội thu thì hạt giống phải “bị” mục nát ra thì mới có thể “được” một mùa bội thu, nếu không “bị” thì cũng chẳng có “được”.
Hay một ví dụ khác : trong một vụ tranh cãi bạn cố gắng dùng đủ mọi mưu mô để tranh cãi cho bằng được, kết quả là bạn thắng trong vụ cãi nhưng mất tình nghĩa bạn bè hay người thân; trái lại, nhiều khi “mất” mà lại “được”. Ví dụ : thánh Anphongsô là một luật sư nổi tiếng. Một lần kia ngài biện hộ cho một vụ kiện lớn, ngài bị thua. Thất bại ê chề hôm đó đã giúp cho ngài nhận thức rằng danh vọng thế gian chỉ là giả trá, ngài đi tìm một lẽ sống khác và trở thành một vị thánh lập dòng Chúa Cứu Thế.
Chúng ta cũng thấy có một nghịch lý nữa giữa “sống” và chết”. Chết và sống không phải là hai điều luôn đối nghịch nhau, nhiều khi chúng liên kết hỗ trợ nhau : sự chết nuôi sự sống và sự sống mà sống được là nhờ sự chết. Ví dụ : con vật phải chết đi mới có thịt nuôi sống con người, hay cây nến sáp phải chảy ra và bị đốt thì ánh sáng mới bùng lên soi sáng cho con người.
Đối với cái chết của Chúa trên thập giá cũng vậy. Đức Giêsu chính là Đấng mà con rắn đồng trong sa mạc là hình ảnh loan báo trước :”Khi các ông đưa Con người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai”. Như thế việc Đức Giêsu chết trên thập giá không phải là một thất bại mà là một chiến thắng. Ngài không “bị” mà “được” đưa lên cao để trở thành nguồn ơn cứu độ cho những ai tin tưởng nhìn lên Ngài.
Vì thế, chính khi Đức Giêsu “bị” giết chết trên thập giá là lúc Ngài “được” tôn vinh và là nguồn ơn cứu độ cho nhiều người. Khi chúng ta “bị” đau khổ nhưng biết nhìn lên thập giá Đức Giêsu là lúc chúng ta “được” cứu độ. Nhìn ngược lại ngày xưa, khi nguyên tổ tưởng mình “được” bằng Thiên Chúa thì lại “bị” đuổi ra khỏi vườn địa đàng.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hãy nghiền ngẫm câu nói của Đức Giêsu :”Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25). Như vậy, chúng ta thấy rõ tương quan giữa cái “mất” và cái “còn”.
Truyện gợi ý : Phải biết tan biến đi
Nếu Đức Giêsu là người Ả rập, thì thay vì hình ảnh của hạt lúa được gieo vào lòng đất, có lẽ Ngài sẽ kể câu truyện ngụ ngôn sau đây :
Một dòng suối mát rơi từ ngọn núi, chảy qua một đồng bằng cho đến khi chạm đến một sa mạc. Tại đây, nó chợt nhận ra nước của mình bắt đầu bốc hơi và khô dần. Dù vậy, dòng nước vẫn quyết tâm băng qua sa mạc. Nó nghe có tiếng thì thầm :
- Nếu ngươi muốn, ngươi có thể băng qua sa mạc được, bởi vì gió vẫn làm được điều đó.
Dòng suối giận dữ :
- Nhưng ta có phải là gió đâu ?
Nó thấy gợi ý của tiếng thì thầm là điều ngu xuẩn, nhưng tiếng nói vẫn tỏ ra kiên nhẫn:
- Gió sẽ mang ngươi đi. Dĩ nhiên với điều kiện là ngươi phải tan biến đi trong gió.
Dòng suối suy nghĩ miên man về ý nghĩa này : nó vẫn chưa hiểu được tại sao nó phải tan biến đi, phải chăng nó phải đánh mất chính mình ? Điều gì bảo đảm được rằng khi băng qua hết sa mạc, nó sẽ tìm lại được bản thân một cách nguyên vẹn ? Đọc được ý nghĩ của nó, gió mới lên tiếng
- Ngươi chỉ cần tin tưởng nơi ta, không còn cách nào khác nữa đâu.
Dòng suối vẫn tiếp tục giữ giọng kiêu hãnh :
- Đồng ý, nhưng ta không thể chấp nhận tan biến được.
Tiếng nói thì thầm giải thích :
- Ngươi không thể băng qua sa mạc mà vẫn giữ nguyên hình nguyên trạng được. Làm thế ngươi chẳng khác nào một con rắn xấu xí, nhưng nếu ngươi để cho gió mang ngươi đi xuyên qua sa mạc, thì bên kia sa mạc, ngươi sẽ hiện nguyên hình là một dòng suối xinh đẹp. Dòng suối thắc mắc:
- Vẫn một dòng suối như cũ ư ?
Giọng nói giải thích :
- Dĩ nhiên, ngươi sẽ tìm gặp lại bản thân, tóm lại nếu ngươi cứ chần chừ đứng ở đây, ngươi cũng sẽ đánh mất chính mình ngươi mà thôi.
Thế là dòng suối chấp nhận biến thành hơi nước và để cho gió mang đi. Nó cùng với gió băng qua sa mạc. Và khi cả hai đến đầu ngọn núi bên kia sa mạc, gió để cho nó rơi từ từ như mưa. Không mấy chốc, dòng suối gặp lại chính nó, đẹp hơn, trong suốt hơn (R. Veritas, Mạch nước trường sinh, tr 96-97).
Hạt lúa có được gieo vào lòng đất để thối đi mới có thể sinh hoa kết quả. Dòng suối có chấp nhận tan biến trong gió mới có thể gặp lại bản thân. Đây là định luật của cuộc sống thiêng liêng mà Đức Giêsu đã vạch ra cho chúng ta. Đây là con đường siêu thoát, con đường chiến đấu, ai muốn được sự sống đời đời không thể đi theo con đường nào khác.
b) Chiến đấu không lùi bước
Đức Giêsu đã chỉ đường dẫn lối cho chúng ta tiến tới cuộc sống đời đời. Con đường ấy là con đường khổ giá. Con đường từ bỏ, con đường siêu thoát chính mình, vì Đức Giêsu đã phán :”Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”. Đấy là con đường một chiều, ai đã theo thì chỉ có tiến chứ không có lùi, như thế mới xứng đáng làm môn đệ của Chúa:”Ai đã tra tay cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”(Lc 9,62).
Thập giá của Chúa trao không nặng lắm, luôn vừa sức ta, nhưng đòi hỏi ta phải kiên trì vác hằng ngày vì sự khốn khó ngày nào đủ cho ngày ấy. Hãy bắt tay vào việc ngay, đừng chần chừ, đừng để công việc hôm nay sang ngày hôm sau. Về vấn đề này, ta hãy nghe John Newton nói :
“Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta không vác nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục… Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế : chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi”.
Hãy tin tưởng cất bước, quyết không lùi trước những khó khăn. Phần thưởng chỉ dành cho những ai chiến đấu và kiên trì cho đến cùng. Hãy tin tưởng vào Chúa, Đấng đã trải qua mọi khó khăn sẽ giúp đỡ chúng ta vượt qua mọi thử thách. Trong cuộc chiến này, chúng ta chỉ biết tiến chứ không biết lùi.
Truyện : Quên bài kèn rút lui
Trong một trận giao tranh ác liệt giữa quân của Napoléon và quân địch, trận chiến càng về khuya càng ác liệt và phần thắng dần dần nghiêng về phía địch. Quân của Napoléon chết rất nhiều, hàng ngũ rối loạn mặc dầu cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục nhưng rời rạc. Nhìn rõ thế trận, Napoléon biết phải làm gì, vua gọi tên lính thổi kèn lại gần và ra lệnh :”Hãy thổi kèn lui binh vì quân ta chết quá nhiều”.
Tên lính trẻ được lệnh, nhảy tót lên ngựa, phi nhanh ra giữa trận, và đưa kèn lên thổi hồi kèn thúc trận một cách mạnh mẽ. Quân của Napoléon đang mệt mỏi và thất vọng, nghe tiếng kèn thúc quân, tưởng có viện binh tới giúp, chồm dậy phản công kịch liệt. Kèn cứ thổi, đám tàn quân vươn mình lên vừa đánh vừa la hét. Kết quả thế trận thay đổi : quân của Napoléon toàn thắng bất ngờ. Tuy nhiên, hoàng đế Napoléon sai bắt tên lính kèn kia lại, và khiển trách y rất nặng nề về tội bất tuân thượng lệnh. Anh lính bình tĩnh tâu:”Muôn tâu đức vua, từ khi được theo bước chân ngài trong binh lửa, và chiến đấu trăm trận đều trăm thắng cho nên hạ thần đã quên hẳn bài kèn rút lui rồi”.
Muốn có chiến thắng thì phải chiến đấu. Chiến đấu càng cam go, chiến thắng càng vinh quang. Không có thành công nào mà không đòi cố gắng. Thành công của chúng ta là biết lắng nghe và thi hành thánh ý Chúa. Để giúp chúng ta biết cách kiên trì sống theo thánh ý Chúa với niềm tin tưởng trong gian truân, chúng ta hãy đọc đoạn thư của thánh Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Do thái sau đây:
“Anh em đã quên lời khuyên nhủ được nói với anh em như với những người con : Con ơi, đừng coi nhẹ Lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. Anh em hãy kiên trì cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy ? Nếu anh em không được sửa dạy như tất cả mọi người, thì khi đó anh em là con ngoại hôn, chứ không phải là con chính thức. Vả lại, chúng ta có cha trần thế sửa dạy mà chúng ta vẫn tôn kính, thì chúng ta lại càng phải tùng phục Cha trên trời để được sống. Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của mình ; còn Thiên Chúa sửa dạy là vì lợi ích của chúng ta.
+++
A. DẪN NHẬP
Các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay đều nói đến việc Đức Giêsu sống lại. Thánh Phêrô đã loan báo cho quan bách quản Cornêliô về các sự việc đã xẩy ra nơi Chúa Giêsu : đi truyền giáo, chịu chết trên thập giá và sống lại vinh quang (Bài đọc 1)
Thánh Gioan nói cho biết sự kiện ngôi mộ trống mà ngài đã tận mắt trông thấy là bằng chứng nói lên việc Chúa sống lại (Bài Tin mừng)
Còn thánh Phaolô khuyên các tín hữu hãy tin vào Chúa sống lại, hãy hướng lòng về trời là quê hương thật và đừng để những đam mê trần tục chi phối làm hư hỏng con người (Bài đọc 2).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 10,34.37-4.
Viên quan bách quản Rôma, là người ngoại giáo, khi nghe biết về Chúa Giêsu, đã đến xin ông Phêrô làm phép rửa để được gia nhập cộng đoàn các tín hữu đầu tiên. Thánh Phêrô đã nhắc cho ông và gia đình ông niềm tin căn bản này : Đức Giêsu đã phục sinh. Đây là bài giảng đầu tiên mà Phêrô dạy dỗ cho những người tân tòng. Thánh Kinh gọi bài giảng truyền giáo này là Keryma. Lược đồ của mỗi Keryma thường là :
a) Tóm tắt cuộc đời của Đức Giêsu ở trần thế.
b) Cái chết của Ngài.
c) Việc Ngài sống lại.
d) Kêu gọi hãy tin vào Ngài để được ơn cứu độ.
Tin vào Chúa Kitô phục sinh là một điều kiện tiên quyết phải có vì nếu Chúa Giêsu không sống lại thì niềm tin của ta trở nên trống rỗng. Vì thế, sự phục sinh của Đức Giêsu chính là trung tâm của lịch sử nhân loại, là nền tảng cho niềm tin Kitô giáo.
+ Bài đọc 2 : Cl 3,1-4)
Trong bức thư gửi cho tín hữu Côlôssê, thánh Phaolô kêu gọi những ai đã nhờ phép rửa mà được tham dự vào mầu niệm Vượt qua, hãy sống một đời sống tỏa hương thánh thiện :”Hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giói”(Cl 3,1-2).
Các tín hữu đã tin vào Chúa Phục sinh, nhưng chưa đủ, còn phải thể hiện niềm tin đó trong cuộc sống. Mặc dầu phải sống giữa những thay đổi của trần gian này, phải chịu vật chất chi phối, nhưng đừng để lòng mình ra nặng nề, hãy hướng lòng trí về trời là quê hương thật. Đức Kitô phục sinh đem đến cho chúng ta niềm hy vọng trong cuộc sống hiện tại để hướng về cuộc sống mai hậu.
Người tín hữu tìm được ý nghĩa thực của đời sống dưới ánh sáng phục sinh mà họ đang tiến về. Do đó, họ không được thoát ly khỏi cuộc sống đời này với nhiều nghĩa vụ, bao gian nan thử thách; tuy thế, họ đã tìm được ý nghĩa của cuộc sống trong sự kết hợp với Đức Kitô Phục sinh.
+ Bài Tin Mừng : Ga 20,1-9
Trong bài Tin mừng này, thánh Gioan nhắc đến Maria, người tội lỗi, mà Chúa đã trừ cho khỏi bảy qủi. Bà rất yêu mến Chúa. Ngay sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần bà đã ra mộ viếng Chúa, nhưng thấy mộ trống. Bà tức tốc chạy về báo tin cho ông Phêrô và các Tông đồ biết : người ta đã lấy trộm xác Chúa. Ông Phêrô và Gioan đã ra mộ và thấy sự kiện ấy : ngôi mộ trống. Phêrô tỏ ra không hoảng hốt, ông bình tĩnh, xem ra ông đã tin Thầy mình phục sinh rồi.
Thực ra, sự kiện ngôi mộ trống chưa có thể xác quyết được sự kiện Chúa sống lại. Chúng ta còn phải nhờ Kinh Thánh và với đức tin chân thật thì mới có thể tin Chúa đã sống lại. Chính người Do thái không tin vào sự kiện đó và cho rằng xác Đức Giêsu đã bị lấy trộm đi. Việc Chúa sống lại chỉ là tin vịt do các môn đệ dựng nên. Tuy thế, đối với ông Gioan thì không còn nghi ngờ gì nũa :”Ông đã thấy và ông đã tin” (Ga 20,9).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Thành công và thất bại
I. ĐỨC GIÊSU THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI ?
Trong mùa chay, cách riêng trong tuần thánh vừa qua, tâm trí chúng ta luôn luôn bị căng thẳng, tâm hồn chúng ta luôn luôn bị xúc động và hồi hộp khi suy ngắm những biến chuyển nơi Chúa Giêsu trước đây ngót hai ngàn năm, mà Giáo hội đã diễn lại một cách sống động khác nào sự việc đang xẩy ra vậy :
Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem (Ga 12,13)
Chúa từ giã các môn đệ (Mt 16,45).
Chúa ăn bữa tối sau hết (Mc 14,15).
Chúa rửa chân cho 12 tông đồ (Ga 13,50.
Chúa lập phép Thánh Thể (Lc 22,17).
Chúa vào vườn Cây Dầu cầu nguyện (Lc 22,42).
Chúa bị Giuđa tìm bắt (Lc 22,48).
Chúa bị điệu đến dinh Philatô (Lc 23,1)
Chúa chịu đánh đòn (Mt 26,67).
Chúa chịu đội mạo gai (Mt 27,29).
Chúa bị nhạo báng (Mt 27,30).
Chúa phải vác thánh giá nặng (Lc 23,26).
Và sau cùng Chúa phải chịu đóng đinh vào thập giá (Lc 23,33).
Tất cả những điều này đã làm lu mờ sự nghiệp của Chúa: nào làm bánh hóa ra nhiều – nào kẻ mù được sáng – kẻ điếc được nghe – kẻ câm được nói – kẻ què được đi – kẻ chết sống lại với những niềm tin Người là Đấng Cứu thế muôn dân đợi trông – là Con Thiên Chúa, tất cả đều tan đi như mây khói.
Nhưng ở đời có tan thì lại có hợp, có mưa rồi lại có nắng, và có thất bại rồi mới có thành công vì như người ta nói :”Thất bại là mẹ thành công”. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì Đức Giêsu đã thất bại hoàn toàn, bởi vì người ta thường nói : chết là hết, bao nhiêu sự nghiệp đều tiêu tan. Có biết bao nhiêu anh hùng cái thế, bao nhiêu bậc vĩ nhân trên thế giới đã làm được những công việc vĩ đại, nhưng rồi họ cũng đã ra đi, họ bị lãng quên cùng thời gian, họa chăng chỉ còn trong sử sách.
Nhưng đối với Đức Giêsu, Ngài đã thành công giữa những thất bại. Những thất bại Ngài phải chịu trong một thời gian càng làm cho thành công của Ngài thêm vinh quang.
Đúng như văn hào Corneille đã nói :”Chiến đấu có gian nan, khải hoàn mới vinh quang”. Nhìn vào cuộc tử nạn của Ngài, ta thấy Ngài thất bại hoàn toàn bởi vì bao nhiêu sự nghiệp lẫy lừng Ngài đã làm trong ba năm truyền giáo đã bị tiêu tan. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Ngài sống lại như lời Ngài đã báo trước lúc còn sinh thời. Ngài đã sống lại, nên các sự nghiệp xem ra đã bị tiêu tan, ngày này cũng được sống lại theo và muôn đời sẽ còn ghi nhớ những công việc ấy. Ngày nay, sau 2000 năm, hằng tỷ người vẫn còn nhắc đến những sự kiện ấy, nhất là trong Tuần thánh vừa qua.
II. THẤT BẠI VÀ THÀNH CÔNG TRONG ĐỜI THƯỜNG
1. Suy nghĩ của người đời
Trong cuộc sống hằng ngày, không ai dám nói rằng mình chưa bao giờ gặp đau khổ, chưa bao giờ nếm mùi thất bại, chỉ có những kẻ không làm gì thì mới không thất bại. Thất bại và thành công luôn đi đôi với nhau, cũng như vinh với nhục là chị em với nhau, đã có vinh thì có nhục như người ta nói :
Nước dưới sông có khi trong khi đục,
Trang anh hùng có khi nhục khi vinh.
(Tục ngữ)
Xưa nay biết bao người không thành công, chí không đạt được, là vì bỏ cuộc giữa đường, thất vọng tràn trề khi gặp hết tai nọ đến nạn kia. Người có chí phải bền gan gánh vác việc đời, bắt chước theo câu phương ngôn người Nhật :”Ngã xuống bảy lần, lần thứ tám đứng dậy “ mà hành động thì mới mong thành đạt.
Ngày xưa, Hán Bái Công đánh với Hạng Vũ, trăm trận đều thua, vậy mà ông vẫn không hề thối chí, cho đến khi thắng trận cuối cùng thì thành được đế nghiệp. Lưu Bị đời Tam quốc, lúc chưa gặp thời, lang thang ở trọ hết nơi này sang nơi khác, không mảnh đất dung thân, thất bại bao phen, nhiều lần suýt vong mạng, vậy mà vẫn bền gan chịu đựng cho đến ngày làm vua một cõi.
(Nguyễn văn Y, Có chí thì nên, 1971, tr 24-25)
Muốn thành công phải chấp nhận thất bại vì như người ta thường nói :”Thất bại là mẹ thành công”. Đối với người hèn kém thì thất bại là cơ hội làm cho họ nhụt chí, còn đối với người hùng thì thất bại là dịp thúc đẩy họ tiến lên hơn.
Vì thế, René Bazin, hàn lâm viện Pháp, có khuyên mọi người :”Đừng sợ thất bại. Lần thất bại thứ nhất cần phải có, vì nhờ đó mà ý chí ta thêm cứng cát. Lần thất bại thứ hai có thể có ích. Bị bại lần thứ ba mà anh vẫn đứng vững, thì anh thật là một người..., anh như chùm nho chín ở trên đá sỏi : Không có thứ nho nào ngọt hơn nữa”.
Hòn sỏi nào tròn trịa trơn láng mà chẳng phải chịu biết bao nhiêu sự cọ xát từ tháng năm này sang tháng năm khác. Con người muốn đạt được sự cao qúi của tâm hồn, học hỏi được kinh nghiệm sống, không thể chưa từng va chạm tới trăm đau nghìn khổ. Xưa nay anh hùng hào kiệt, chí sĩ văn gia, những bậc tài hoa dường như đều trần ai như thế cả. Nếu mỗi lần gặp gian nguy, trở ngại mà lùi lại thì bao giờ mới đặt chân được đến đài vinh quang (Sđd, trang 27).
Cũng trong tư tưởng ấy, Abraham Lincoln nói :”Điều mà tôi muốn hiểu trước hết, không phải là anh có thất bại không, mà là anh có biết chấp nhận sự thất bại của anh không”.
Ông Henry Ford cũng khuyên :”Một cuộc thất bại chỉ là cơ hội để thử lại lần thứ nhì với nhiều khôn ngoan hơn”.
2. Chuyển bại thành thắng
Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong đời sống thiêng liêng, chúng ta đã có kinh nghiệm : không thiếu gì thành công, nhưng cũng chứa đầy thất bại. Có người vui sướng đón nhận những thành công và buồn rầu chấp nhận thất bại ; nhưng cũng có những con người xứng đáng là con người : đón nhận thành công nhưng cũng bình tĩnh và đôi khi vui lòng đón nhận thất bại. Đối với những con người này, họ coi thất bại chỉ là động lực khiến họ mạnh dạn tiến lên đến thành công. Thành thử, thất bại không còn gì là đáng sợ mà chỉ là cơ hội cho họ can đảm hơn.
Ai cũng đã có lần thành công mỹ mãn, nhưng cũng đã có lần gặp những thất bại chua cay. Thất bại cũng có ý nghĩa của nó.
Có hai loại thất bại :
- Thất bại khách quan (hay thụ động , tiêu cực).
- Thất bại chủ quan (hay chủ động, tích cực).
Thất bại khách quan: đó là những thất bại không thể tránh được vì nó vượt quá sức lực của con người. Đó là tình trạng bi đát, không còn cách nào tránh né và cũng không thể chỗi dậy được. Đối với những loại thất bại này, người ta chỉ thụ động chịu đựng ví dụ như bệnh tật, sa cơ thất thế, thua trận...
Thất bại chủ quan : đó là những thất bại có tính toán trước theo phương pháp :”Thả con tép, bắt con tôm” hay “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Người ta sẵn sàng chịu những thất bại nhỏ để đạt tới những thành công lớn, hay ít ra chịu thất bại trước mắt để thành công trong tương lai. Như vậy, người ta không nhằm rước lấy thất bại những nhằm đón lấy thành công sau này.
- Chúng ta đã có kinh nghiệm trong thể thao : muốn nhảy xa, muốn nhảy cao, người ta phải lùi lại nhiều bước rồi mới tiến lên, mới nhảy cao, nhảy xa được, những bước lùi đó chính là những bước tiến, vì không có nó thì không thể nhảy cao, nhảy xa được.
- Trong chiến trận cũng thế : đôi khi người ta phải giả vờ thua chạy tháo lui cho quân địch đuổi theo, khi quân địch lọt vào vòng vây, khi ấy người ta mới phản công, chiến thuật này rất nguy hiểm, đã bị lọt vào trong vòng vây, quân địch không còn cách nào tháo lui được nữa và chắc chắn người ta thành công.
- Trong cuộc sống hằng ngày, người ta cần phải hiểu phương cách “Tiến thoái”. Tiến là đi lên, thoái là đi xuống hoặc rút lui. Có một sự tương quan biện chứng giữa tiến và lùi. Tiến chưa hẳn đã thắng và lùi chưa hẳn đã thua. Trong cái lùi đã có cái thắng. Như trong thể thao và trận chiến, chúng ta đã nhận thấy phải có lùi thì mới tiến được , lùi là điều kiện phải có để tiến, lùi đây là lùi chiến thuật.
Chúng ta thử xem câu nói này có đúng không ? Mới đọc xem ra vô lý, nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì câu nói ấy rất hay. Đây là một kiểu nói bắt người đọc phải động não mới tìm ra ý nghĩa của nó :”
“Một ngàn việc tiến,
“Chín trăm chín mươi chín việc lùi,
đó là TIẾN BỘ”.
(Henri Frédéric AMIEL)
III. THẤT BẠI VÀ THÀNH CÔNG TRONG ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
1. Chúa đã sống lại thật
Khi còn sinh thời, Đức Giêsu đã nhiều lần loan báo trước Ngài sẽ bị bắt, đánh đòn, giết chết và sau ba ngày thì sống lại. Sự kiện tiên tri Giona nằm trong bụng cá ba ngày và việc xây đền thờ Giêrusalem trong ba ngày đã là những hình ảnh báo trước việc Đức Giêsu sống lại sau ba ngày đã chết. Trên dương gian này, những ai đã chết là chết luôn, chỉ có Đức Giêsu mới có thể dùng quyền năng của mình mà tự sống lại.
Đức Giêsu đã sống lại thế nào ? Ai đã khám phá ra điều này ? Cả bốn sách Tin mừng đều tường thuật về biến cố này, nhưng đều không cho biết Đức Giêsu đã sống lại thế nào. Vì thật sự, không ai có mặt để chứng kiến biến cố lịch sử quan trọng này. Nhưng có những nhân chứng đã thấy ngôi mộ trống, họ quả quyết xác Chúa không còn trong mộ, và sau đó Chúa đã hiện ra nhiều lần với họ, xác nhận Ngài đã sống lại, đồng thời dạy bảo họ nhiều điều. Đó là các Tông đồ và một số phụ nữ… những nhân chứng về sự sống lại của Đức Giêsu.
Như vậy, một điều chắc chắn : sự kiện Đức Giêsu phục sinh không thể minh chứng một cách rõ ràng như chúng ta minh chứng một biến cố, một sự kiện tự nhiên mà phải dùng đến đức tin. Cho nên, đối với chúng ta việc Chúa sống lại là vấn đề đức tin : phúc cho ai không thấy mà tin.
2. Phải sống theo niềm tin ấy
Trong mùa Phục sinh chúng ta vẫn đọc đi đọc lại câu :”Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa”. Chúng ta tin thật Đức Giêsu đã sống lại như lời minh chứng của Thánh Kinh, chúng ta hân hoan ca mừng việc Chúa sống lại vì Ngài đã chết để tiêu diệt sự chết và đã sống lại để phục hồi sự sống cho chúng ta. Chúng ta tin chắc như vậy ! Nhưng tin như thế vẫn chưa đủ, còn phải thể hiện niềm tin ấy ra trong cuộc sống hằng ngày. Phải theo gương Đức Giêsu mà chết đi để rồi mới sống lại được. Phần thưởng của chúng ta chỉ có được sau khi đã trải qua mọi thử thách trong cuộc sống ở trần gian này : per crucem ad lucem !
a) Có những nghịch lý phải chấp nhận
Chúng ta đã có một gương sán lạn của Đức Giêsu : Người đã chịu chết để chuộc tội cho nhân loại. Trước mặt người đời, người ta cho là Đức Giêsu đã thất bại hoàn toàn vì chết là một thất bại, mọi sự nghiệp đã tan thành mây khói. Nếu chết là hết mà không có sự sống lại thì Đức Giêsu bị thất bại hoàn toàn, nhưng sau cái chết đã có sự sống lại. Ngài đã dùng sự chết để đánh tan cái chết và sống lại để phục hồi sự sống lại cho chúng ta. Vậy Ngài đã chuyển bại thành thắng, đã thành công trong thất bại.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng thế, chúng ta phải chấp nhận hy sinh, phải lột bỏ con người cũ đầy tội lối để mặc lấy con người mới thánh thiện. Chúng ta có chết đi cho tội lỗi thì mới hy vọng được sống lại vinh quang như lời Chúa Giêsu đã nói :”Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Như vậy, chúng ta phải đón nhận những thất bại đời này để chuẩn bị cho đời sau. Đây chỉ là thất bại chiến thuật vì trong thất bại đã có chiến thắng.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thấy có những nghịch lý. Nghịch lý là điều thoạt xem có vẻ phi lý nhưng khi suy nghĩ kỹ thì thấy rất hợp lý. Chúng ta thấy có nghịch lý giữa “mất” và “được” hay giữa “bị” và “được”. Theo khuynh hướng tự nhiên thì ai cũng muốn “được” và sợ “mất”, muốn “sống” hơn là “chết”. Nhưng nghịch lý thay ! Nhiều khi vì “được” mà phải “mất”. Ví dụ : bạn muốn cho có một mùa bội thu thì hạt giống phải “bị” mục nát ra thì mới có thể “được” một mùa bội thu, nếu không “bị” thì cũng chẳng có “được”.
Hay một ví dụ khác : trong một vụ tranh cãi bạn cố gắng dùng đủ mọi mưu mô để tranh cãi cho bằng được, kết quả là bạn thắng trong vụ cãi nhưng mất tình nghĩa bạn bè hay người thân; trái lại, nhiều khi “mất” mà lại “được”. Ví dụ : thánh Anphongsô là một luật sư nổi tiếng. Một lần kia ngài biện hộ cho một vụ kiện lớn, ngài bị thua. Thất bại ê chề hôm đó đã giúp cho ngài nhận thức rằng danh vọng thế gian chỉ là giả trá, ngài đi tìm một lẽ sống khác và trở thành một vị thánh lập dòng Chúa Cứu Thế.
Chúng ta cũng thấy có một nghịch lý nữa giữa “sống” và chết”. Chết và sống không phải là hai điều luôn đối nghịch nhau, nhiều khi chúng liên kết hỗ trợ nhau : sự chết nuôi sự sống và sự sống mà sống được là nhờ sự chết. Ví dụ : con vật phải chết đi mới có thịt nuôi sống con người, hay cây nến sáp phải chảy ra và bị đốt thì ánh sáng mới bùng lên soi sáng cho con người.
Đối với cái chết của Chúa trên thập giá cũng vậy. Đức Giêsu chính là Đấng mà con rắn đồng trong sa mạc là hình ảnh loan báo trước :”Khi các ông đưa Con người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai”. Như thế việc Đức Giêsu chết trên thập giá không phải là một thất bại mà là một chiến thắng. Ngài không “bị” mà “được” đưa lên cao để trở thành nguồn ơn cứu độ cho những ai tin tưởng nhìn lên Ngài.
Vì thế, chính khi Đức Giêsu “bị” giết chết trên thập giá là lúc Ngài “được” tôn vinh và là nguồn ơn cứu độ cho nhiều người. Khi chúng ta “bị” đau khổ nhưng biết nhìn lên thập giá Đức Giêsu là lúc chúng ta “được” cứu độ. Nhìn ngược lại ngày xưa, khi nguyên tổ tưởng mình “được” bằng Thiên Chúa thì lại “bị” đuổi ra khỏi vườn địa đàng.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hãy nghiền ngẫm câu nói của Đức Giêsu :”Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25). Như vậy, chúng ta thấy rõ tương quan giữa cái “mất” và cái “còn”.
Truyện gợi ý : Phải biết tan biến đi
Nếu Đức Giêsu là người Ả rập, thì thay vì hình ảnh của hạt lúa được gieo vào lòng đất, có lẽ Ngài sẽ kể câu truyện ngụ ngôn sau đây :
Một dòng suối mát rơi từ ngọn núi, chảy qua một đồng bằng cho đến khi chạm đến một sa mạc. Tại đây, nó chợt nhận ra nước của mình bắt đầu bốc hơi và khô dần. Dù vậy, dòng nước vẫn quyết tâm băng qua sa mạc. Nó nghe có tiếng thì thầm :
- Nếu ngươi muốn, ngươi có thể băng qua sa mạc được, bởi vì gió vẫn làm được điều đó.
Dòng suối giận dữ :
- Nhưng ta có phải là gió đâu ?
Nó thấy gợi ý của tiếng thì thầm là điều ngu xuẩn, nhưng tiếng nói vẫn tỏ ra kiên nhẫn:
- Gió sẽ mang ngươi đi. Dĩ nhiên với điều kiện là ngươi phải tan biến đi trong gió.
Dòng suối suy nghĩ miên man về ý nghĩa này : nó vẫn chưa hiểu được tại sao nó phải tan biến đi, phải chăng nó phải đánh mất chính mình ? Điều gì bảo đảm được rằng khi băng qua hết sa mạc, nó sẽ tìm lại được bản thân một cách nguyên vẹn ? Đọc được ý nghĩ của nó, gió mới lên tiếng
- Ngươi chỉ cần tin tưởng nơi ta, không còn cách nào khác nữa đâu.
Dòng suối vẫn tiếp tục giữ giọng kiêu hãnh :
- Đồng ý, nhưng ta không thể chấp nhận tan biến được.
Tiếng nói thì thầm giải thích :
- Ngươi không thể băng qua sa mạc mà vẫn giữ nguyên hình nguyên trạng được. Làm thế ngươi chẳng khác nào một con rắn xấu xí, nhưng nếu ngươi để cho gió mang ngươi đi xuyên qua sa mạc, thì bên kia sa mạc, ngươi sẽ hiện nguyên hình là một dòng suối xinh đẹp. Dòng suối thắc mắc:
- Vẫn một dòng suối như cũ ư ?
Giọng nói giải thích :
- Dĩ nhiên, ngươi sẽ tìm gặp lại bản thân, tóm lại nếu ngươi cứ chần chừ đứng ở đây, ngươi cũng sẽ đánh mất chính mình ngươi mà thôi.
Thế là dòng suối chấp nhận biến thành hơi nước và để cho gió mang đi. Nó cùng với gió băng qua sa mạc. Và khi cả hai đến đầu ngọn núi bên kia sa mạc, gió để cho nó rơi từ từ như mưa. Không mấy chốc, dòng suối gặp lại chính nó, đẹp hơn, trong suốt hơn (R. Veritas, Mạch nước trường sinh, tr 96-97).
Hạt lúa có được gieo vào lòng đất để thối đi mới có thể sinh hoa kết quả. Dòng suối có chấp nhận tan biến trong gió mới có thể gặp lại bản thân. Đây là định luật của cuộc sống thiêng liêng mà Đức Giêsu đã vạch ra cho chúng ta. Đây là con đường siêu thoát, con đường chiến đấu, ai muốn được sự sống đời đời không thể đi theo con đường nào khác.
b) Chiến đấu không lùi bước
Đức Giêsu đã chỉ đường dẫn lối cho chúng ta tiến tới cuộc sống đời đời. Con đường ấy là con đường khổ giá. Con đường từ bỏ, con đường siêu thoát chính mình, vì Đức Giêsu đã phán :”Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”. Đấy là con đường một chiều, ai đã theo thì chỉ có tiến chứ không có lùi, như thế mới xứng đáng làm môn đệ của Chúa:”Ai đã tra tay cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”(Lc 9,62).
Thập giá của Chúa trao không nặng lắm, luôn vừa sức ta, nhưng đòi hỏi ta phải kiên trì vác hằng ngày vì sự khốn khó ngày nào đủ cho ngày ấy. Hãy bắt tay vào việc ngay, đừng chần chừ, đừng để công việc hôm nay sang ngày hôm sau. Về vấn đề này, ta hãy nghe John Newton nói :
“Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta không vác nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục… Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế : chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi”.
Hãy tin tưởng cất bước, quyết không lùi trước những khó khăn. Phần thưởng chỉ dành cho những ai chiến đấu và kiên trì cho đến cùng. Hãy tin tưởng vào Chúa, Đấng đã trải qua mọi khó khăn sẽ giúp đỡ chúng ta vượt qua mọi thử thách. Trong cuộc chiến này, chúng ta chỉ biết tiến chứ không biết lùi.
Truyện : Quên bài kèn rút lui
Trong một trận giao tranh ác liệt giữa quân của Napoléon và quân địch, trận chiến càng về khuya càng ác liệt và phần thắng dần dần nghiêng về phía địch. Quân của Napoléon chết rất nhiều, hàng ngũ rối loạn mặc dầu cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục nhưng rời rạc. Nhìn rõ thế trận, Napoléon biết phải làm gì, vua gọi tên lính thổi kèn lại gần và ra lệnh :”Hãy thổi kèn lui binh vì quân ta chết quá nhiều”.
Tên lính trẻ được lệnh, nhảy tót lên ngựa, phi nhanh ra giữa trận, và đưa kèn lên thổi hồi kèn thúc trận một cách mạnh mẽ. Quân của Napoléon đang mệt mỏi và thất vọng, nghe tiếng kèn thúc quân, tưởng có viện binh tới giúp, chồm dậy phản công kịch liệt. Kèn cứ thổi, đám tàn quân vươn mình lên vừa đánh vừa la hét. Kết quả thế trận thay đổi : quân của Napoléon toàn thắng bất ngờ. Tuy nhiên, hoàng đế Napoléon sai bắt tên lính kèn kia lại, và khiển trách y rất nặng nề về tội bất tuân thượng lệnh. Anh lính bình tĩnh tâu:”Muôn tâu đức vua, từ khi được theo bước chân ngài trong binh lửa, và chiến đấu trăm trận đều trăm thắng cho nên hạ thần đã quên hẳn bài kèn rút lui rồi”.
Muốn có chiến thắng thì phải chiến đấu. Chiến đấu càng cam go, chiến thắng càng vinh quang. Không có thành công nào mà không đòi cố gắng. Thành công của chúng ta là biết lắng nghe và thi hành thánh ý Chúa. Để giúp chúng ta biết cách kiên trì sống theo thánh ý Chúa với niềm tin tưởng trong gian truân, chúng ta hãy đọc đoạn thư của thánh Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Do thái sau đây:
“Anh em đã quên lời khuyên nhủ được nói với anh em như với những người con : Con ơi, đừng coi nhẹ Lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. Anh em hãy kiên trì cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy ? Nếu anh em không được sửa dạy như tất cả mọi người, thì khi đó anh em là con ngoại hôn, chứ không phải là con chính thức. Vả lại, chúng ta có cha trần thế sửa dạy mà chúng ta vẫn tôn kính, thì chúng ta lại càng phải tùng phục Cha trên trời để được sống. Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của mình ; còn Thiên Chúa sửa dạy là vì lợi ích của chúng ta.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 05/04/2012
KHÔNG THUA CỜ
Người nọ rất tự phụ về nghệ thuật đánh cờ cao minh của mình, một hôm anh ta đánh cờ với bạn, không ngờ thua luôn ba bàn. Sau đó có người hỏi anh ta:
- “Hôm đó anh đánh với bạn mấy ván cờ ?”
Anh ta trả lời:
- “Ba ván”.
Người kia lại hỏi tiếp:
- “Ăn thua như thế nào ?”
Thế là anh ta nghiêm nét mặt lại nói:
- “À tình huống như thế này: ván thứ nhất tôi không thắng, ván thứ hai anh ta không thua, đến ván thứ ba thì tôi muốn hòa nhưng anh ta không chịu !”
Suy tư:
Khiêm tốn và kiêu ngạo thường tương phản nhau như ánh sáng và bóng tối, khiêm tốn là nền tảng của mọi nhân đức và kiêu ngạo và cái gốc của mọi sự tội.
Con người ta thường hay lấy cái không có làm cái có, tức là lấy cái khoe khoang để che đây cái trống rỗng trong tâm hồn của mình; lấy cái hữu hạn của mình để che giấu cái vô hạn của Thiên Chúa, tức là kiêu ngạo cho mình là người trỗi vượt trên mọi người để phủ nhận Thiên Chúa là Đấng toàn năng đang hiện hữu trong vũ trụ, để rồi trong cuộc sống của họ vắng bong Thiên Chúa toàn năng và yêu thương.
Thua thì nói thua, thắng thì nói thắng, đó chính là tâm hồn của người khiêm tốn và thật thà, và đó chính là cái thắng vĩ đại nhất giữa khiêm tốn và kiêu ngạo, giữa sự thiện và sự ác vậy.
Ai hiểu thì hiểu.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người nọ rất tự phụ về nghệ thuật đánh cờ cao minh của mình, một hôm anh ta đánh cờ với bạn, không ngờ thua luôn ba bàn. Sau đó có người hỏi anh ta:
- “Hôm đó anh đánh với bạn mấy ván cờ ?”
Anh ta trả lời:
- “Ba ván”.
Người kia lại hỏi tiếp:
- “Ăn thua như thế nào ?”
Thế là anh ta nghiêm nét mặt lại nói:
- “À tình huống như thế này: ván thứ nhất tôi không thắng, ván thứ hai anh ta không thua, đến ván thứ ba thì tôi muốn hòa nhưng anh ta không chịu !”
Suy tư:
Khiêm tốn và kiêu ngạo thường tương phản nhau như ánh sáng và bóng tối, khiêm tốn là nền tảng của mọi nhân đức và kiêu ngạo và cái gốc của mọi sự tội.
Con người ta thường hay lấy cái không có làm cái có, tức là lấy cái khoe khoang để che đây cái trống rỗng trong tâm hồn của mình; lấy cái hữu hạn của mình để che giấu cái vô hạn của Thiên Chúa, tức là kiêu ngạo cho mình là người trỗi vượt trên mọi người để phủ nhận Thiên Chúa là Đấng toàn năng đang hiện hữu trong vũ trụ, để rồi trong cuộc sống của họ vắng bong Thiên Chúa toàn năng và yêu thương.
Thua thì nói thua, thắng thì nói thắng, đó chính là tâm hồn của người khiêm tốn và thật thà, và đó chính là cái thắng vĩ đại nhất giữa khiêm tốn và kiêu ngạo, giữa sự thiện và sự ác vậy.
Ai hiểu thì hiểu.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Sáu Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 05/04/2012
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Phê-rô hối cải
Trong cuộc sống của con người, ai dám vỗ ngực nói rằng: tôi chưa hề phạm một tội nào ?
Phê-rô đã chối Chúa, Phê-rô đã phạm tội xem ra còn nặng hơn cả Giu-đa bán Chúa ba mươi đồng bạc.
Dùng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh để suy tư về sự hối cải của Phê-rô thì thật là chính đáng, bởi vì hôm nay Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thập giá vì tội của Phê-rô và tội của chúng ta. Một người vác thập giá lên núi Sọ để chịu tử hình, một người cúi mặt ăn năn khóc lóc vì tội lỗi của mình, không phải là hai hình ảnh cảm động làm nhức nhối tâm hồn chúng ta sao ?
1. Đức Chúa Giê-su nhìn Phê-rô.
Ai cũng phải nhìn để mà thấy đường đi, để ngắm cảnh đẹp, ai cũng phải nhìn để thấy cuộc sống đáng vui tươi và phong phú.
Có cái nhìn thù hận, có cái nhìn yêu thương, có cái nhìn tò mò, có cái nhìn tiếc nuối, có cái nhìn hằn học.v.v...
Đức Chúa Giê-su đã nhìn, cái nhìn của Ngài đối với Phê-rô là cái nhìn yêu thương, cái nhìn trách móc pha lẫn với nỗi buồn, cái nhìn ấy đã làm cho Phê-rô chấn động tâm hồn và nhớ lại lời thầy nói: trước khi gà gáy hai lần thì con sẽ chối Thầy ba lần.
Đức Chúa Giê-su đã nhiều lần nhìn chúng ta với ánh mắt buồn bả khi chúng ta cố tình sống trong tội; Đức Chúa Giê-su cũng đã nhìn chúng ta với ánh mắt yêu thương khi chúng ta khước từ tình yêu của Ngài, hoặc khi chúng ta say sưa biện minh cho thái độ sống buông tuồng mất nết của mình.
Ánh mắt của Đức Chúa Giê-su không ở trên trời nhìn xuống, Ngài cũng không từ nơi nhà tạm nhìn ra, nhưng ánh mắt của Ngài chính là ánh mắt của những trẻ thô đang xin ăn bên vệ đường, ánh mắt của Ngài chính là ánh mắt van xin của người bất hạnh, ánh mắt của Ngài chính là ánh mắt của người đang thất vọng vì bị người thân xua đuổi...
2. Chúng ta nhìn tha nhân.
Trong cuộc sống đời thường, có những lúc chúng ta dùng ánh mắt khinh bỉ để nhìn các cô gái điếm, vì họ làm cái nghề dơ bẩn mà xã hội không công nhận; có những lúc chúng ta dùng ánh mắt coi thường để nhìn những người nghèo khó, bởi vì họ thường hay nhờ mình giúp đỡ bố thí; có những lúc chúng ta nhìn anh chị em bằng anh mắt kiêu ngạo, bởi vì mình được cấp trên khẳng định vì những lời nói và thái độ của mình làm họ vui lòng.
Xã hội hôm nay có quá nhiều cái nhìn soi mói và hận thù, bởi vì xã hội được đặt trên nền tảng dối gian và hưởng thụ, chỉ sống cho mình mà quên mất người bên cạnh, do đó mà Đức Chúa Giê-su lại phải bị đóng đinh nhiều lần trên thập giá vì những cái nhìn soi mói và hận thù của chúng ta đối với tha nhân.
3. Đức Chúa Giê-su đã chết...
Đức Chúa Giê-su đã bị đánh đòn và vác cây thập giá lên đồi Can-vê để chịu đóng đinh và chết trên thập giá, vì cái nhìn thù hận và ghét ghen của các kinh sư và biệt phái.
Khi Đức Chúa Giê-su trút hơi thở cuối cùng trên thập giá, đầu Ngài gục xuống và mắt đóng lại, là lúc mà nguồn ân sủng của Thiên Chúa tuôn tràn trên nhân loại tội lỗi, để cho con mắt đức tin của người lính đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Chúa Giê-su mở ra, và họ nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa”(Mt 27, 54) .
4. Cầu nguyện.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Hôm nay là thứ Sáu tuần thánh, Giáo Hội chúng con cử hành mầu nhiệm Chúa bị đóng đinh và chịu chết trên thập giá vì tội lỗi nhân loại và tội lỗi của chúng con, những người Ki-tô hữu là môn đệ của Chúa.
Có nhiều lúc chúng con khi ngắm nhìn Chúa bị đóng đinh trên thập giá mà tâm hồn không có chút gì là cảm thông và kính mến, thậm chí có những lúc chúng con còn vô phép coi thánh giá như là những thứ trang sức tầm thường như những thứ trang sức khác, để che lấp nhửng tội lỗi và những suy nghĩ mờ ám trong tâm hồn chúng con.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Trong ngày hôm nay chúng con tuân giữ luật giữ chay của Giáo Hội, tức là chúng con chỉ ăn một bữa no, chúng con chỉ uống nước lã, để bày tỏ sự giữ chay của mình, nhưng tâm hồn chúng con thì vẫn cứ kiêu ngạo nhìn tha nhân bằng ánh mắt khinh bỉ, tâm hồn chúng con vẫn cứ phê bình người này kẻ nọ, chúng con vẫn cứ cho mình là thẩm phán để kết án tha nhân…
Xin Chúa dạy chúng con biết giữ chay long, tức là biết “xé lòng chứ đừng xé áo””như lời Chúa phán dạy qua miệng tiên tri Gio-en, để tha nhân được vui vẻ và bình an vì sự giữ chay thật bên ngoài và bên trong của chúng con. Amen
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Phê-rô hối cải
Trong cuộc sống của con người, ai dám vỗ ngực nói rằng: tôi chưa hề phạm một tội nào ?
Phê-rô đã chối Chúa, Phê-rô đã phạm tội xem ra còn nặng hơn cả Giu-đa bán Chúa ba mươi đồng bạc.
Dùng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh để suy tư về sự hối cải của Phê-rô thì thật là chính đáng, bởi vì hôm nay Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thập giá vì tội của Phê-rô và tội của chúng ta. Một người vác thập giá lên núi Sọ để chịu tử hình, một người cúi mặt ăn năn khóc lóc vì tội lỗi của mình, không phải là hai hình ảnh cảm động làm nhức nhối tâm hồn chúng ta sao ?
1. Đức Chúa Giê-su nhìn Phê-rô.
Ai cũng phải nhìn để mà thấy đường đi, để ngắm cảnh đẹp, ai cũng phải nhìn để thấy cuộc sống đáng vui tươi và phong phú.
Có cái nhìn thù hận, có cái nhìn yêu thương, có cái nhìn tò mò, có cái nhìn tiếc nuối, có cái nhìn hằn học.v.v...
Đức Chúa Giê-su đã nhìn, cái nhìn của Ngài đối với Phê-rô là cái nhìn yêu thương, cái nhìn trách móc pha lẫn với nỗi buồn, cái nhìn ấy đã làm cho Phê-rô chấn động tâm hồn và nhớ lại lời thầy nói: trước khi gà gáy hai lần thì con sẽ chối Thầy ba lần.
Đức Chúa Giê-su đã nhiều lần nhìn chúng ta với ánh mắt buồn bả khi chúng ta cố tình sống trong tội; Đức Chúa Giê-su cũng đã nhìn chúng ta với ánh mắt yêu thương khi chúng ta khước từ tình yêu của Ngài, hoặc khi chúng ta say sưa biện minh cho thái độ sống buông tuồng mất nết của mình.
Ánh mắt của Đức Chúa Giê-su không ở trên trời nhìn xuống, Ngài cũng không từ nơi nhà tạm nhìn ra, nhưng ánh mắt của Ngài chính là ánh mắt của những trẻ thô đang xin ăn bên vệ đường, ánh mắt của Ngài chính là ánh mắt van xin của người bất hạnh, ánh mắt của Ngài chính là ánh mắt của người đang thất vọng vì bị người thân xua đuổi...
2. Chúng ta nhìn tha nhân.
Trong cuộc sống đời thường, có những lúc chúng ta dùng ánh mắt khinh bỉ để nhìn các cô gái điếm, vì họ làm cái nghề dơ bẩn mà xã hội không công nhận; có những lúc chúng ta dùng ánh mắt coi thường để nhìn những người nghèo khó, bởi vì họ thường hay nhờ mình giúp đỡ bố thí; có những lúc chúng ta nhìn anh chị em bằng anh mắt kiêu ngạo, bởi vì mình được cấp trên khẳng định vì những lời nói và thái độ của mình làm họ vui lòng.
Xã hội hôm nay có quá nhiều cái nhìn soi mói và hận thù, bởi vì xã hội được đặt trên nền tảng dối gian và hưởng thụ, chỉ sống cho mình mà quên mất người bên cạnh, do đó mà Đức Chúa Giê-su lại phải bị đóng đinh nhiều lần trên thập giá vì những cái nhìn soi mói và hận thù của chúng ta đối với tha nhân.
3. Đức Chúa Giê-su đã chết...
Đức Chúa Giê-su đã bị đánh đòn và vác cây thập giá lên đồi Can-vê để chịu đóng đinh và chết trên thập giá, vì cái nhìn thù hận và ghét ghen của các kinh sư và biệt phái.
Khi Đức Chúa Giê-su trút hơi thở cuối cùng trên thập giá, đầu Ngài gục xuống và mắt đóng lại, là lúc mà nguồn ân sủng của Thiên Chúa tuôn tràn trên nhân loại tội lỗi, để cho con mắt đức tin của người lính đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Chúa Giê-su mở ra, và họ nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa”(Mt 27, 54) .
4. Cầu nguyện.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Hôm nay là thứ Sáu tuần thánh, Giáo Hội chúng con cử hành mầu nhiệm Chúa bị đóng đinh và chịu chết trên thập giá vì tội lỗi nhân loại và tội lỗi của chúng con, những người Ki-tô hữu là môn đệ của Chúa.
Có nhiều lúc chúng con khi ngắm nhìn Chúa bị đóng đinh trên thập giá mà tâm hồn không có chút gì là cảm thông và kính mến, thậm chí có những lúc chúng con còn vô phép coi thánh giá như là những thứ trang sức tầm thường như những thứ trang sức khác, để che lấp nhửng tội lỗi và những suy nghĩ mờ ám trong tâm hồn chúng con.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Trong ngày hôm nay chúng con tuân giữ luật giữ chay của Giáo Hội, tức là chúng con chỉ ăn một bữa no, chúng con chỉ uống nước lã, để bày tỏ sự giữ chay của mình, nhưng tâm hồn chúng con thì vẫn cứ kiêu ngạo nhìn tha nhân bằng ánh mắt khinh bỉ, tâm hồn chúng con vẫn cứ phê bình người này kẻ nọ, chúng con vẫn cứ cho mình là thẩm phán để kết án tha nhân…
Xin Chúa dạy chúng con biết giữ chay long, tức là biết “xé lòng chứ đừng xé áo””như lời Chúa phán dạy qua miệng tiên tri Gio-en, để tha nhân được vui vẻ và bình an vì sự giữ chay thật bên ngoài và bên trong của chúng con. Amen
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:47 05/04/2012
N2T |
35. Ma quỷ sợ nhất là khi chúng ta chân thành kính mến đối với Đức Chúa Giê-su.
(Thánh Antony)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC duyệt lại chuyến đi Mễ Tây Cơ và Cuba: Ngài nói cần có tự do tôn giáo
Bùi Hữu Thư
10:04 05/04/2012
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói trong chuyến đi vừa qua của ngài tại Mễ Tây Cơ và Cuba, ngài đã cảm nghiệm "những ngày đầy niềm vui và hy vọng khó quên."
Ngài nói: Trong khi ngài đi "như một chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô," đó cũng là một dịp tốt để kêu gọi cải tổ, nhất là để giúp cho có tự do tôn giáo nhiều hơn.
Trong buổi triều kiến chung hàng tuần ngày thứ tư 4 tháng 4 tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói với khoảng 11.000 khách hành hương và du khách về chuyến đi từ ngày 23 tới 28 tháng 3.
Ngài nói: "Tôi lưu ý tất cả mọi người là Cuba và thế giới cần thay đổi."
Ngài nói: Tuy nhiên, một sự cải tổ thật sự sẽ chỉ xẩy ra "nếu mọi người cởi mở cho tất cả chân lý về nhân loại -- một đòi hỏi bó buộc để có thể đạt được tự do -- và quyết định vun trồng đời sống trong hòa giải và tình huynh đệ, và xây dựng đời sống trên Chúa Giêsu Kitô."
Đức Thánh Cha nói: Chỉ có Chúa Giêsu mới "có thể xóa tan những tối tăm của sai lầm, và giúp chúng ta chiến thắng sự dữ và tất cả những gì đàn áp chúng ta."
Ngài nói: Giáo Hội không tìm kiếm việc đạt được bất cứ ưu thế đặc biệt gì cho mình, mà chỉ tìm sự tự do để có thể giảng dậy và thực hành đức tin của mình ngay trong lãnh vực công cộng và "đem sứ điệp Phúc Âm về hy vọng và hòa bình cho mọi thành phần xã hội."
Ngài nói ngài hoan nghênh tất cả những gì đã được chính quyền Cuba làm cho tới nay, nhưng ngài nhấn mạnh rằng điều cần thiết là phải tiếp tục trên con đường này để có được "tự do tôn giáo ngày càng toàn hảo hơn."
Ngài nói, một sự tiến bộ như vậy đòi hỏi "một nỗ lực hợp tác chân thành và đối thoại kiên nhẫn cho lợi ích của quốc gia."
Chuyến viếng thăm Cuba của ngài cũng có nghĩa là một dấu chỉ của sự yểm trợ cho sứ mệnh của giáo hội tại đây: "để hân hoan loan truyền Phúc Âm mặc dầu thiếu phương tiện và có nhiều khó khăn vẫn phải vượt qua để cho tôn giáo có thể thi hành những dịch vụ thiêng liêng và giáo dục trong lãnh vực công cộng."
Ngài nói ngài muốn đảm bảo với người dân Cuba là "Ngài ôm ấp trong lòng những lo âu và hy vọng của họ, nhất là những ai chịu đau khổ vì những hạn chế về tự do."
Đức Thánh Cha Benedict nói mục tiêu của chuyến đi của ngài là đem lại sự can đảm và niềm hy vọng cho tất cả giáo hội tại Châu Mỹ La Tinh.
Ngài lập lại tầm quan trọng của tự do tôn giáo, vì "khi Thiên Chúa bị loại bỏ, thế giới trở thành một nơi chốn nhân loại khó sinh sống được."
Ngài nhắc đến niềm vui và sự sốt mến của những người dân đã đón chào ngài và việc họ biểu lộ đức tin trong rất nhiều nghi thức phụng vụ.
Ngài nói: "Tôi khuyến khích người dân Mễ Tây Cơ để cho gốc rễ sâu xa Kitô giáo của họ thúc đẩy các nỗ lực của họ trong việc vượt thắng bạo tàn và hoạt động cho một tương lai tốt đẹp hơn."
Ngài nói: Tại Cuba, "Tôi cầu nguyện cho một sự tái sinh đức tin, cởi mở cho tình yêu Thiên Chúa và tôn trọng sự thật về phẩm giá con người và tự do được thể hiện nơi Chúa Kitô."
Trong số cử tọa có khoảng 3.000 sinh viên thuộc từ 200 đại học trên thế giới đang tham dự vào hội nghị Opus Dei-run UNIV.
Đức Thánh Cha nói với các sinh viên là ngài hy vọng chuyến hành hương của họ đến Rôma sẽ "mang lại kết quả thiêng liêng trong một tình yêu Chúa Kitô và Giáo Hội của Người sâu xa hơn."
Các đại diện của diễn đàn UNIV sẽ gửi đến Đức Thánh Cha một lá thư, được viết nhân danh tất cả các tham dự viên của hội nghị, cám ơn Đức Thánh Cha vì đã viếng thăm Châu Mỹ La Tinh.
Lá thư nói: "Cám ơn Đức Thánh Cha vì đã chuyển tiếp lòng can đảm và tính lạc quan của ngài cho những người trong thế hệ chúng con. Cám ơn ngài về tinh thần trẻ trung khiến ngài đã thực hiện chuyến đi như vậy để đem Chúa Kitô đến gần chúng con hơn."
Ngài nói: Trong khi ngài đi "như một chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô," đó cũng là một dịp tốt để kêu gọi cải tổ, nhất là để giúp cho có tự do tôn giáo nhiều hơn.
Trong buổi triều kiến chung hàng tuần ngày thứ tư 4 tháng 4 tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói với khoảng 11.000 khách hành hương và du khách về chuyến đi từ ngày 23 tới 28 tháng 3.
Ngài nói: "Tôi lưu ý tất cả mọi người là Cuba và thế giới cần thay đổi."
Ngài nói: Tuy nhiên, một sự cải tổ thật sự sẽ chỉ xẩy ra "nếu mọi người cởi mở cho tất cả chân lý về nhân loại -- một đòi hỏi bó buộc để có thể đạt được tự do -- và quyết định vun trồng đời sống trong hòa giải và tình huynh đệ, và xây dựng đời sống trên Chúa Giêsu Kitô."
Đức Thánh Cha nói: Chỉ có Chúa Giêsu mới "có thể xóa tan những tối tăm của sai lầm, và giúp chúng ta chiến thắng sự dữ và tất cả những gì đàn áp chúng ta."
Ngài nói: Giáo Hội không tìm kiếm việc đạt được bất cứ ưu thế đặc biệt gì cho mình, mà chỉ tìm sự tự do để có thể giảng dậy và thực hành đức tin của mình ngay trong lãnh vực công cộng và "đem sứ điệp Phúc Âm về hy vọng và hòa bình cho mọi thành phần xã hội."
Ngài nói ngài hoan nghênh tất cả những gì đã được chính quyền Cuba làm cho tới nay, nhưng ngài nhấn mạnh rằng điều cần thiết là phải tiếp tục trên con đường này để có được "tự do tôn giáo ngày càng toàn hảo hơn."
Ngài nói, một sự tiến bộ như vậy đòi hỏi "một nỗ lực hợp tác chân thành và đối thoại kiên nhẫn cho lợi ích của quốc gia."
Chuyến viếng thăm Cuba của ngài cũng có nghĩa là một dấu chỉ của sự yểm trợ cho sứ mệnh của giáo hội tại đây: "để hân hoan loan truyền Phúc Âm mặc dầu thiếu phương tiện và có nhiều khó khăn vẫn phải vượt qua để cho tôn giáo có thể thi hành những dịch vụ thiêng liêng và giáo dục trong lãnh vực công cộng."
Ngài nói ngài muốn đảm bảo với người dân Cuba là "Ngài ôm ấp trong lòng những lo âu và hy vọng của họ, nhất là những ai chịu đau khổ vì những hạn chế về tự do."
Đức Thánh Cha Benedict nói mục tiêu của chuyến đi của ngài là đem lại sự can đảm và niềm hy vọng cho tất cả giáo hội tại Châu Mỹ La Tinh.
Ngài lập lại tầm quan trọng của tự do tôn giáo, vì "khi Thiên Chúa bị loại bỏ, thế giới trở thành một nơi chốn nhân loại khó sinh sống được."
Ngài nhắc đến niềm vui và sự sốt mến của những người dân đã đón chào ngài và việc họ biểu lộ đức tin trong rất nhiều nghi thức phụng vụ.
Ngài nói: "Tôi khuyến khích người dân Mễ Tây Cơ để cho gốc rễ sâu xa Kitô giáo của họ thúc đẩy các nỗ lực của họ trong việc vượt thắng bạo tàn và hoạt động cho một tương lai tốt đẹp hơn."
Ngài nói: Tại Cuba, "Tôi cầu nguyện cho một sự tái sinh đức tin, cởi mở cho tình yêu Thiên Chúa và tôn trọng sự thật về phẩm giá con người và tự do được thể hiện nơi Chúa Kitô."
Trong số cử tọa có khoảng 3.000 sinh viên thuộc từ 200 đại học trên thế giới đang tham dự vào hội nghị Opus Dei-run UNIV.
Đức Thánh Cha nói với các sinh viên là ngài hy vọng chuyến hành hương của họ đến Rôma sẽ "mang lại kết quả thiêng liêng trong một tình yêu Chúa Kitô và Giáo Hội của Người sâu xa hơn."
Các đại diện của diễn đàn UNIV sẽ gửi đến Đức Thánh Cha một lá thư, được viết nhân danh tất cả các tham dự viên của hội nghị, cám ơn Đức Thánh Cha vì đã viếng thăm Châu Mỹ La Tinh.
Lá thư nói: "Cám ơn Đức Thánh Cha vì đã chuyển tiếp lòng can đảm và tính lạc quan của ngài cho những người trong thế hệ chúng con. Cám ơn ngài về tinh thần trẻ trung khiến ngài đã thực hiện chuyến đi như vậy để đem Chúa Kitô đến gần chúng con hơn."
Đức Thánh Cha phê bình chủ trương dùng bất tuân phục để canh tân Giáo Hội
LM. Trần Đức Anh OP chuyển ý
14:38 05/04/2012
VATICAN - Trong bài giảng thánh lễ làm phép dầu, sáng thứ năm Tuần Thánh 5-4-2012, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 phê bình lập trường của một nhóm linh mục kêu gọi bất tuân phục gọi là để canh tân Giáo Hội.
Hồi tháng 6-2011, mhóm LM người Áo, dưới dưới lãnh đạo của LM Helmut Schueller, nguyên Tổng đại diện giáo phận Vienne, đã đề ra điều gọi là ”Sáng kiến của các cha sở”, qua đó họ kêu gọi ”Bất tuân phục Roma”, cổ võ truyền chức LM cho phụ nữ, cho phép những người ly dị và các tín hữu Công Giáo không Kitô và những người đã ra khỏi Giáo hội Công Giáo được rước lễ. Các buổi phụng vụ lời Chúa trong đó có phần cho rước lễ phải được coi là ”các thánh lễ không có linh mục”.
Theo nhóm này, có 400 LM ủng hộ và tham gia ”Sáng kiến của các cha sở” không những tại Áo, nhưng còn tại Đức và nước khác. Họ bất chấp luật không giáo dân giảng trong thánh lễ, bổ nhiệm giáo dân coi sóc các giáo xứ, bất phân biệt nam nữ, tình trạng gia đình, cho phụ nữ và những người có gia đình làm linh mục.
ĐHY Christoph Schoenborn, TGM giáo phận Vienne, Chủ tịch HĐGM Áo, cố gắng đối thoại với nhóm LM này, nhưng từ khước mọi yêu cầu của họ.
Trong bài giảng thánh lễ làm phép dầu, ĐTC đã nhắc đến nhóm LM đó và bác bỏ lập luận của họ. Ngài cổ võ các LM trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô, Đấng đã vâng phục cho đến chết, và xác quyết rằng: ”Sự trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô chính là điều kiện phải có và là nền tảng của mọi sự canh tân”.
ĐTC cũng đề cao vai trò của các thánh, như ”những bản dịch” lối sống của Chúa Kitô đối với các tín hữu của Người, lối sống mà họ có thể thấy và có thể noi theo. Từ Thánh Phaolô, qua dòng lịch sử, liên tục có ”những bản dịch” như thế về đời sống của Chúa Giêsu trong những nhân vật lịch sử sinh động. Sau cùng, ĐTC cổ võ các LM hãy tận dụng Năm Đức Tin để giúp các tín hữu đào sâu giáo lý và sự hiểu biết về Chúa Giêsu, đồng thời ngài nhắn nhủ
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ bắt đầu lúc 9.30 sáng tại Đền thờ Thánh Phêrô có 40 Hồng Y và 60 GM thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh và tòa Giám Quản Roma, cùng với 1.600 ngàn Linh mục, trước sự hiện diện của gần 7 ngàn tín hữu.
Sau bài giảng của ĐTC, các HY, GM và LM hiện diện đã cử hành nghi thức lập lại những lời đã hứa khi chịu chức linh mục. Tiếp đến, Ngài đã làm phép dầu dự tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh hiến (Crisma). Dưới đây là nguyên văn bài giảng của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến!
Trong Thánh Lễ này, chúng ta nghĩ đến lúc mà Đức Giám Mục, qua việc đặt tay và cầu nguyện, dẫn đưa chúng ta vào trong chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô, để chúng ta được ”thánh hiến trong chân lý” (Ga 17,19), như Chúa Giêsu, trong Kinh nguyện tư tế, đã cầu xin Chúa Cha cho chúng ta. Chính Ngài là Chân Lý. Ngài đã thánh hiến chúng ta, nghĩa là trao chúng ta vĩnh viễn cho Thiên Chúa, để từ Thiên Chúa và hướng về Ngài, chúng ta có thể phục vụ loài người. Nhưng chúng ta có được thánh hiến cả trong thực tại cuộc sống của chúng ta hay không? Chúng ta có phải là những người đang hoạt động từ Thiên Chúa và hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô hay không? Chúa đang đứng trước chúng ta với câu hỏi này, và chúng ta đứng trước Ngài. ”Các con có muốn kết hiệp thân tình với Chúa Giêsu Kitô và trở nên đồng hình dạng với Chúa, từ bỏ chính mình và canh tân những lời hứa, củng cố những cam kết thánh thiêng mà trong ngày chịu chức các con đã vui mừng đón nhận hay không?” Đó là câu hỏi được nêu lên với mỗi người trong anh em và chính tôi sau bài giảng này. Qua đó có hai điều được đặc biệt diễn tả: chúng ta được yêu cầu có một mối liên hệ nội tâm, hay đúng hơn là trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô, và qua đó nhất thiết phải vượt lên trân bản thân chúng ta, từ bỏ những gì chỉ là chúng ta mà thôi, từ bỏ sự tự thể hiện thường rất được biểu dương. Chúng ta được yêu cầu không đòi một cuộc sống riêng cho bản thân, nhưng đặt để cuộc sống ấy cho một người khác sử dụng, đó là Chúa Kitô. Chúng ta đừng hỏi: điều ấy có lợi gì cho tôi?, trái lại cần phải hỏi: Tôi có thể hiến dâng gì cho Chúa và cho tha nhân? Hoặc cụ thể hơn nữa: sự trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô ấy phải được thực hiện thế nào? Chúa Kitô không thống trị nhưng phục vụ; không chiếm hữu, nhưng cho đi - điều ấy phải được thể hiện thế nào trong tình trạng nhiều khi bi thảm của Giáo Hội ngày nay? Mới đây một nhóm linh mục tại một nước Âu Châu đã công bố lời kêu gọi bất tuân phục, đồng thời đưa ra những thí dụ cụ thể qua đó người ta có thể biểu lộ sự bất tuân phục ấy, một sự bất tuân phục làm ngơ không biết đến những quyết định chung kết của Huấn quyền Hội Thánh - ví dụ trong vấn đề truyền chức cho phụ nữ mà Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã tuyên bố một cách không thể hồi lại rằng Giáo Hội không hề được Chúa cho phép về vấn đề. Phải chăng bất tuân phục là một con đường để canh tân Giáo Hội? Chúng ta có muốn tin các tác giả của lời kêu gọi ấy khi họ quả quyết là họ được thúc đẩy do mối quan tâm đối với Giáo Hội hay không? Chúng ta có tin họ khi họ nói họ xác tín rằng cần phải đương đầu với sự chậm chạp của các Cơ Chế bằng những phương thế quyết liệt, hầu mở ra những con đường mới - để đưa Giáo Hội lên mức độ cao xứng với ngày nay hay không? Nhưng sự bất tuân phục là một con đường hay không? Trong thái độ bất tuân phục như thế, ta có thể nhận ra điều gì là trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô hay không? Sự đồng hình đồng dạng ấy là một điều kiện tiên quyết phải có để canh tân đích thực, hay chỉ là một sự thúc đẩy tuyệt vọng làm một cái gì đó để biến đổi Giáo Hội theo ước muốn và tư tưởng của chúng ta?
Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản hóa vấn đề. Phải chăng Chúa Kitô đã chẳng sửa chữa các truyền thống phàm nhân đe dọa bóp nghẹt lời nói và ý chí của Thiên Chúa sao? Đúng thế, Chúa đã làm điều ấy để tái thức tỉnh sự vâng phục đối với ý muốn đích thực của Thiên Chúa, với lời Chúa luôn luôn giá trị. Ngài thực sự quan tâm đến sự vâng phục đích thực, chống lại phán đoán độc đoán của con người. Và chúng ta đừng quên rằng: Ngài là Chúa Con, với quyền bính và trách nhiệm đặc biệt biểu lộ ý muốn chân thực của Thiên Chúa, và qua đó mở con đường Lời Chúa hướng về thế giới dân ngoại. Và sau cùng: Ngài đã cụ thể hóa sứ mạng của Ngài qua sự tuân phục và hạ mình cho đến Thập Giá, và qua đó làm cho sứ mạng của Ngài trở nên đáng tin. Không phải ý Con, nhưng là ý Cha: đó là lời biểu lộ Chúa Con, sự khiêm hạ và cùng với thần tính của Ngài, và lời ấy chỉ đường cho chúng ta”.
Một lần nữa chúng ta hãy hỏi thêm: Phải chăng với những nhận xét như thế, trong thực tế người ta bênh vực thái độ bất động, sự cứng nhắc của truyền thống? Không phải vậy. Ai nhìn lịch sử thời hậu Công đồng, đều có thể nhận thấy tính chất sinh động của sự canh tân đích thực, thường có những hình thức bất ngờ trong các phong trào đầy sức sống, và làm cho sức sinh động khôn lường của Hội Thánh, sự hiện diện và hoạt động hiệu năng của Chúa Thánh Linh trở thanh một điều hầu như có thể động chạm được. Và nếu chúng ta nhìn những người từ đó đã và đang nảy sinh những dòng sông tươi mát của sự sống, chúng ta cũng thấy rằng để được tái phong phú, chúng ta cần được tràn đầy niềm vui đức tin, tính chất quyết liệt của sự vâng phục, niềm hy vọng sinh động và sức mạnh của tình yêu.
Các bạn thân mến, rõ ràng là sự trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô chính là điều kiện phải có và là nền tảng của mọi sự canh tân. Nhưng có lẽ hình ảnh Chúa Kitô nhiều khi đối với chúng ta quá cao cả và lớn lao, khiến chúng ta không dám lấy Ngài làm mẫu mực. Chúa biết điều đó. Vì thế, Ngài đã dự trù ”những bản dịch” để sự cao cả và lớn lao của Ngài trở nên gần gũi và vừa tầm hơn với chúng ta. Chính vì thế, Thánh Phaolô không ngại nói với các cộng đoàn của Người rằng: Anh chị em hãy bắt chước tôi, nhưng tôi thuộc về Chúa Kitô. Thánh nhân là một ”bản dịch” lối sống của Chúa Kitô đối với các tín hữu của Người, lối sống mà họ có thể thấy và có thể noi theo. Từ Thánh Phaolô, qua dòng lịch sử, liên tục có ”những bản dịch” như thế về đời sống của Chúa Giêsu trong những nhân vật lịch sử sinh động. Các linh mục chúng ta có thể nghĩ đến một hàng ngũ đông đảo các linh mục thánh thiện, đã đi trước để chỉ đường cho chúng ta: bắt đầu từ thánh Policarpo thành Smirne và thánh Ignatio thành Antiokia, qua các vị đại mục tử như thánh Ambroxio, Augustino, và Gregorio Cả, cho đến thánh Ignatio Loyola, Carlo Borromeo, Gioan Maria Vianney, tới các linh mục tử đạo hồi thế kỷ 20, và sau cùng đến ĐGH Gioan Phaolô 2, qua hoạt động và đau khổ, Người nêu gương cho chúng ta về sự trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô, như ”hồng ân và mầu nhiệm”. Các thánh chỉ cho chúng ta thấy sự canh tân tiến hành như thế nào và chúng ta có thể phục vụ sự canh tân ấy ra sao. Các vị cũng làm cho chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa không xét những số lượng lớn và những thành công bên ngoài, nhưng Ngài mang lại những chiến thắng trong dấu chỉ khiêm hạ của hạt cải bé nhỏ.
Các bạn thân mến, tôi muốn nói sơ qua hai lời chủ yếu của sự canh tân những lời hứa của linh mục, giúp chúng ta suy nghĩ trong giờ này của Giáo Hội và của đời sống bản thân chúng ta. Trước tiên là nhớ đến sự kiện chúng ta là ”những người quản lý các mầu nhiệm Thiên Chúa” (1 Cr 4,1) như thánh Phaolô đã nói, và chúng ta có sứ vụ giảng dạy (munus docendi), vốn là thành phần của việc quản lý các mầu nhiệm Thiên Chúa, trong đó Chúa chỉ cho chúng ta tôn nhan và con tim của Ngài, để ban chính mình cho chúng ta. Trong cuộc gặp gỡ các Hồng Y nhân dịp công nghị mới đây, nhiều vị Chủ Chăn, do kinh nghiệm của các vị, đã nói về sự dốt nát về giáo lý đang lan tràn trong xã hội thông minh của chúng ta. Những yếu tố cơ bản của đức tin, mà xưa kia mỗi trẻ em đều biết, nay ngày càng được biết đến. Nhưng để có thể sống và yêu mến đức tin của chúng ta, để có thể yêu mến Thiên Chúa và nhờ đó có thể lắng nghe Chúa một cách đúng đắn, chúng ta phải biết Thiên Chúa nói gì với chúng ta; lý trí và con tim của chúng ta phải được Lời Chúa đánh động. ”Năm Đức Tin”, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, đối với chúng ta phải là một cơ hội để loan báo sứ điệp đức tin với lòng nhiệt thành mới và niềm vui mới mẻ. Dĩ nhiên chúng ta tìm thấy điều đó một cách cơ bản và trước tiên trong Kinh Thánh mà chúng ta không bao giờ đọc và suy niệm cho đủ. Trong vấn đề này tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm cần được giúp đỡ để thông truyền đức tin một cách đúng đắn hiện nay, để thực sự đánh động tâm hồn. Trợ lực này chúng ta tìm thấy trước tiên trong lời của Giáo Hội giảng dạy: các văn kiện của Công đồng chung Vatican 2 và Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo là những dụng cụ thiết yếu chỉ dẫn cho chúng ta một cách chính thức điều mà Giáo Hội tin từ Lời Chúa. Và dĩ nhiên tất cả kho tàng các văn kiện mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô 2 cho chúng ta cũng thuộc vào số các tài liệu ấy và chưa được khai thác sâu rộng.
Mỗi việc loan báo của chúng ta phải được đo lường theo lời Chúa Giêsu Kitô: ”Đạo lý của tôi không phải là của tôi” (Ga 7,16). Chúng ta không loan báo những lý thuyết và ý kiến riêng, nhưng là đức tin của Giáo Hội mà chúng ta là những người phục vụ. Nhưng dĩ nhiên điều này không có nghĩa là tôi không ủng hộ đạo lý này với trọn con người của tôi và không bén rễ chắc chắn trong đó. Trong bối cảnh này tôi nghĩ đến lời thánh Augustino: Điều gì là của tôi cho bằng chính tôi? Điều gì ít là của tôi cho bằng chính tôi? Tôi không thuộc về mình và tôi trở thành chính tôi do sự kiện tôi đi ra ngoài bản thân tội và nhờ sự vượt lên trên chính tôi, tôi được tháp nhập vào Chúa Kitô và trong Thân Thể của Ngài là Giáo Hội. Nếu chúng ta không loan báo chính mình và nếu trong thâm tâm chúng ta trở thành một với Đấng đã kêu gọi chúng ta làm sứ giả của Ngài đến độ chúng ta được đức tin uốn nắn và sống đức tin, thì khi ấy lời giảng của chúng ta đáng tin. Tôi không quảng cáo chính mình, nhưng hiến thân mình. Cha Sở họ Ars không phải là một nhà thông thái, trí thức, như chúng ta đã biết. Nhưng với lời rao giảng của Người, Người đánh động tâm hồn dân chúng, vì chính thánh nhân đã được đánh động trong tâm hồn.
Lời nói chủ yếu cuối cùng tôi muốn nhắc đến là lòng nhiệt thành đối với các linh hồn (animarum zelus). Đó là một kiểu nói lỗi thời mà ngày nay hầu như người ta không dùng nữa. Thậm chí, trong một số môi trường, từ ”linh hồn” là một từ bị cấm dùng, vì người ta nói, từ này diễn tả thuyết nhị nguyên giữa thân xác và linh hồn, phân chia con người một cách sai lầm. Chắc chắn con người là đơn nhất, có một vận mệnh đời đời cùng với xác và hồn. Nhưng điều này không thể có nghĩa là chúng ta không còn một linh hồn nữa, một nguyên lý cấu thành bảo đảm sự thống nhất của con người trong cuộc sống và vượt lên trên cái chết thể lý. Và trong tư cách là linh mục, dĩ nhiên chúng ta lo lắng cho con người toàn diện, cả những nhu cầu thể lý - những người đói, bệnh nhân, những người không gia cư. Nhưng chúng ta không chỉ lo về thân xác, nhưng cả những nhu cầu của linh hồn nữa: những người đang chịu đau khổ vì bị vi phạm quyền, hoặc vì một tình yêu bị phá hủy; những người ở trong tối tăm đối với chân lý; những người đang đau khổ vì thiếu chân lý và tình thương. Chúng ta lo âu cho phần rỗi của con người trong thân xác và linh hồn. Và trong tư cách là linh mục của Chúa Kitô, chúng ta thi hành điều ấy với lòng nhiệt thành. Cần làm sao để người ta không bao giờ có cảm tưởng: chúng ta chu toàn kỹ lưỡng thời biểu làm việc của chúng ta, nhưng trước sau chúng ta chỉ thuộc về chính mình. Một linh mục không bao giờ thuộc về chính mình. Người ta phải nhận thấy lòng nhiệt thành của chúng ta, qua đó chúng ta làm chứng tá về Tin Mừng của Chúa Kitô một cách đáng tin cậy. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được tràn đầy niềm vui về sứ điệp của Ngài, để với lòng nhiệt thành vui tươi, chúng ta có thể phụng sự chân lý và tình thương của Ngài. Amen.
Hồi tháng 6-2011, mhóm LM người Áo, dưới dưới lãnh đạo của LM Helmut Schueller, nguyên Tổng đại diện giáo phận Vienne, đã đề ra điều gọi là ”Sáng kiến của các cha sở”, qua đó họ kêu gọi ”Bất tuân phục Roma”, cổ võ truyền chức LM cho phụ nữ, cho phép những người ly dị và các tín hữu Công Giáo không Kitô và những người đã ra khỏi Giáo hội Công Giáo được rước lễ. Các buổi phụng vụ lời Chúa trong đó có phần cho rước lễ phải được coi là ”các thánh lễ không có linh mục”.
Theo nhóm này, có 400 LM ủng hộ và tham gia ”Sáng kiến của các cha sở” không những tại Áo, nhưng còn tại Đức và nước khác. Họ bất chấp luật không giáo dân giảng trong thánh lễ, bổ nhiệm giáo dân coi sóc các giáo xứ, bất phân biệt nam nữ, tình trạng gia đình, cho phụ nữ và những người có gia đình làm linh mục.
ĐHY Christoph Schoenborn, TGM giáo phận Vienne, Chủ tịch HĐGM Áo, cố gắng đối thoại với nhóm LM này, nhưng từ khước mọi yêu cầu của họ.
Trong bài giảng thánh lễ làm phép dầu, ĐTC đã nhắc đến nhóm LM đó và bác bỏ lập luận của họ. Ngài cổ võ các LM trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô, Đấng đã vâng phục cho đến chết, và xác quyết rằng: ”Sự trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô chính là điều kiện phải có và là nền tảng của mọi sự canh tân”.
ĐTC cũng đề cao vai trò của các thánh, như ”những bản dịch” lối sống của Chúa Kitô đối với các tín hữu của Người, lối sống mà họ có thể thấy và có thể noi theo. Từ Thánh Phaolô, qua dòng lịch sử, liên tục có ”những bản dịch” như thế về đời sống của Chúa Giêsu trong những nhân vật lịch sử sinh động. Sau cùng, ĐTC cổ võ các LM hãy tận dụng Năm Đức Tin để giúp các tín hữu đào sâu giáo lý và sự hiểu biết về Chúa Giêsu, đồng thời ngài nhắn nhủ
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ bắt đầu lúc 9.30 sáng tại Đền thờ Thánh Phêrô có 40 Hồng Y và 60 GM thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh và tòa Giám Quản Roma, cùng với 1.600 ngàn Linh mục, trước sự hiện diện của gần 7 ngàn tín hữu.
Sau bài giảng của ĐTC, các HY, GM và LM hiện diện đã cử hành nghi thức lập lại những lời đã hứa khi chịu chức linh mục. Tiếp đến, Ngài đã làm phép dầu dự tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh hiến (Crisma). Dưới đây là nguyên văn bài giảng của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến!
Trong Thánh Lễ này, chúng ta nghĩ đến lúc mà Đức Giám Mục, qua việc đặt tay và cầu nguyện, dẫn đưa chúng ta vào trong chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô, để chúng ta được ”thánh hiến trong chân lý” (Ga 17,19), như Chúa Giêsu, trong Kinh nguyện tư tế, đã cầu xin Chúa Cha cho chúng ta. Chính Ngài là Chân Lý. Ngài đã thánh hiến chúng ta, nghĩa là trao chúng ta vĩnh viễn cho Thiên Chúa, để từ Thiên Chúa và hướng về Ngài, chúng ta có thể phục vụ loài người. Nhưng chúng ta có được thánh hiến cả trong thực tại cuộc sống của chúng ta hay không? Chúng ta có phải là những người đang hoạt động từ Thiên Chúa và hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô hay không? Chúa đang đứng trước chúng ta với câu hỏi này, và chúng ta đứng trước Ngài. ”Các con có muốn kết hiệp thân tình với Chúa Giêsu Kitô và trở nên đồng hình dạng với Chúa, từ bỏ chính mình và canh tân những lời hứa, củng cố những cam kết thánh thiêng mà trong ngày chịu chức các con đã vui mừng đón nhận hay không?” Đó là câu hỏi được nêu lên với mỗi người trong anh em và chính tôi sau bài giảng này. Qua đó có hai điều được đặc biệt diễn tả: chúng ta được yêu cầu có một mối liên hệ nội tâm, hay đúng hơn là trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô, và qua đó nhất thiết phải vượt lên trân bản thân chúng ta, từ bỏ những gì chỉ là chúng ta mà thôi, từ bỏ sự tự thể hiện thường rất được biểu dương. Chúng ta được yêu cầu không đòi một cuộc sống riêng cho bản thân, nhưng đặt để cuộc sống ấy cho một người khác sử dụng, đó là Chúa Kitô. Chúng ta đừng hỏi: điều ấy có lợi gì cho tôi?, trái lại cần phải hỏi: Tôi có thể hiến dâng gì cho Chúa và cho tha nhân? Hoặc cụ thể hơn nữa: sự trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô ấy phải được thực hiện thế nào? Chúa Kitô không thống trị nhưng phục vụ; không chiếm hữu, nhưng cho đi - điều ấy phải được thể hiện thế nào trong tình trạng nhiều khi bi thảm của Giáo Hội ngày nay? Mới đây một nhóm linh mục tại một nước Âu Châu đã công bố lời kêu gọi bất tuân phục, đồng thời đưa ra những thí dụ cụ thể qua đó người ta có thể biểu lộ sự bất tuân phục ấy, một sự bất tuân phục làm ngơ không biết đến những quyết định chung kết của Huấn quyền Hội Thánh - ví dụ trong vấn đề truyền chức cho phụ nữ mà Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã tuyên bố một cách không thể hồi lại rằng Giáo Hội không hề được Chúa cho phép về vấn đề. Phải chăng bất tuân phục là một con đường để canh tân Giáo Hội? Chúng ta có muốn tin các tác giả của lời kêu gọi ấy khi họ quả quyết là họ được thúc đẩy do mối quan tâm đối với Giáo Hội hay không? Chúng ta có tin họ khi họ nói họ xác tín rằng cần phải đương đầu với sự chậm chạp của các Cơ Chế bằng những phương thế quyết liệt, hầu mở ra những con đường mới - để đưa Giáo Hội lên mức độ cao xứng với ngày nay hay không? Nhưng sự bất tuân phục là một con đường hay không? Trong thái độ bất tuân phục như thế, ta có thể nhận ra điều gì là trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô hay không? Sự đồng hình đồng dạng ấy là một điều kiện tiên quyết phải có để canh tân đích thực, hay chỉ là một sự thúc đẩy tuyệt vọng làm một cái gì đó để biến đổi Giáo Hội theo ước muốn và tư tưởng của chúng ta?
Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản hóa vấn đề. Phải chăng Chúa Kitô đã chẳng sửa chữa các truyền thống phàm nhân đe dọa bóp nghẹt lời nói và ý chí của Thiên Chúa sao? Đúng thế, Chúa đã làm điều ấy để tái thức tỉnh sự vâng phục đối với ý muốn đích thực của Thiên Chúa, với lời Chúa luôn luôn giá trị. Ngài thực sự quan tâm đến sự vâng phục đích thực, chống lại phán đoán độc đoán của con người. Và chúng ta đừng quên rằng: Ngài là Chúa Con, với quyền bính và trách nhiệm đặc biệt biểu lộ ý muốn chân thực của Thiên Chúa, và qua đó mở con đường Lời Chúa hướng về thế giới dân ngoại. Và sau cùng: Ngài đã cụ thể hóa sứ mạng của Ngài qua sự tuân phục và hạ mình cho đến Thập Giá, và qua đó làm cho sứ mạng của Ngài trở nên đáng tin. Không phải ý Con, nhưng là ý Cha: đó là lời biểu lộ Chúa Con, sự khiêm hạ và cùng với thần tính của Ngài, và lời ấy chỉ đường cho chúng ta”.
Một lần nữa chúng ta hãy hỏi thêm: Phải chăng với những nhận xét như thế, trong thực tế người ta bênh vực thái độ bất động, sự cứng nhắc của truyền thống? Không phải vậy. Ai nhìn lịch sử thời hậu Công đồng, đều có thể nhận thấy tính chất sinh động của sự canh tân đích thực, thường có những hình thức bất ngờ trong các phong trào đầy sức sống, và làm cho sức sinh động khôn lường của Hội Thánh, sự hiện diện và hoạt động hiệu năng của Chúa Thánh Linh trở thanh một điều hầu như có thể động chạm được. Và nếu chúng ta nhìn những người từ đó đã và đang nảy sinh những dòng sông tươi mát của sự sống, chúng ta cũng thấy rằng để được tái phong phú, chúng ta cần được tràn đầy niềm vui đức tin, tính chất quyết liệt của sự vâng phục, niềm hy vọng sinh động và sức mạnh của tình yêu.
Các bạn thân mến, rõ ràng là sự trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô chính là điều kiện phải có và là nền tảng của mọi sự canh tân. Nhưng có lẽ hình ảnh Chúa Kitô nhiều khi đối với chúng ta quá cao cả và lớn lao, khiến chúng ta không dám lấy Ngài làm mẫu mực. Chúa biết điều đó. Vì thế, Ngài đã dự trù ”những bản dịch” để sự cao cả và lớn lao của Ngài trở nên gần gũi và vừa tầm hơn với chúng ta. Chính vì thế, Thánh Phaolô không ngại nói với các cộng đoàn của Người rằng: Anh chị em hãy bắt chước tôi, nhưng tôi thuộc về Chúa Kitô. Thánh nhân là một ”bản dịch” lối sống của Chúa Kitô đối với các tín hữu của Người, lối sống mà họ có thể thấy và có thể noi theo. Từ Thánh Phaolô, qua dòng lịch sử, liên tục có ”những bản dịch” như thế về đời sống của Chúa Giêsu trong những nhân vật lịch sử sinh động. Các linh mục chúng ta có thể nghĩ đến một hàng ngũ đông đảo các linh mục thánh thiện, đã đi trước để chỉ đường cho chúng ta: bắt đầu từ thánh Policarpo thành Smirne và thánh Ignatio thành Antiokia, qua các vị đại mục tử như thánh Ambroxio, Augustino, và Gregorio Cả, cho đến thánh Ignatio Loyola, Carlo Borromeo, Gioan Maria Vianney, tới các linh mục tử đạo hồi thế kỷ 20, và sau cùng đến ĐGH Gioan Phaolô 2, qua hoạt động và đau khổ, Người nêu gương cho chúng ta về sự trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô, như ”hồng ân và mầu nhiệm”. Các thánh chỉ cho chúng ta thấy sự canh tân tiến hành như thế nào và chúng ta có thể phục vụ sự canh tân ấy ra sao. Các vị cũng làm cho chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa không xét những số lượng lớn và những thành công bên ngoài, nhưng Ngài mang lại những chiến thắng trong dấu chỉ khiêm hạ của hạt cải bé nhỏ.
Các bạn thân mến, tôi muốn nói sơ qua hai lời chủ yếu của sự canh tân những lời hứa của linh mục, giúp chúng ta suy nghĩ trong giờ này của Giáo Hội và của đời sống bản thân chúng ta. Trước tiên là nhớ đến sự kiện chúng ta là ”những người quản lý các mầu nhiệm Thiên Chúa” (1 Cr 4,1) như thánh Phaolô đã nói, và chúng ta có sứ vụ giảng dạy (munus docendi), vốn là thành phần của việc quản lý các mầu nhiệm Thiên Chúa, trong đó Chúa chỉ cho chúng ta tôn nhan và con tim của Ngài, để ban chính mình cho chúng ta. Trong cuộc gặp gỡ các Hồng Y nhân dịp công nghị mới đây, nhiều vị Chủ Chăn, do kinh nghiệm của các vị, đã nói về sự dốt nát về giáo lý đang lan tràn trong xã hội thông minh của chúng ta. Những yếu tố cơ bản của đức tin, mà xưa kia mỗi trẻ em đều biết, nay ngày càng được biết đến. Nhưng để có thể sống và yêu mến đức tin của chúng ta, để có thể yêu mến Thiên Chúa và nhờ đó có thể lắng nghe Chúa một cách đúng đắn, chúng ta phải biết Thiên Chúa nói gì với chúng ta; lý trí và con tim của chúng ta phải được Lời Chúa đánh động. ”Năm Đức Tin”, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, đối với chúng ta phải là một cơ hội để loan báo sứ điệp đức tin với lòng nhiệt thành mới và niềm vui mới mẻ. Dĩ nhiên chúng ta tìm thấy điều đó một cách cơ bản và trước tiên trong Kinh Thánh mà chúng ta không bao giờ đọc và suy niệm cho đủ. Trong vấn đề này tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm cần được giúp đỡ để thông truyền đức tin một cách đúng đắn hiện nay, để thực sự đánh động tâm hồn. Trợ lực này chúng ta tìm thấy trước tiên trong lời của Giáo Hội giảng dạy: các văn kiện của Công đồng chung Vatican 2 và Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo là những dụng cụ thiết yếu chỉ dẫn cho chúng ta một cách chính thức điều mà Giáo Hội tin từ Lời Chúa. Và dĩ nhiên tất cả kho tàng các văn kiện mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô 2 cho chúng ta cũng thuộc vào số các tài liệu ấy và chưa được khai thác sâu rộng.
Mỗi việc loan báo của chúng ta phải được đo lường theo lời Chúa Giêsu Kitô: ”Đạo lý của tôi không phải là của tôi” (Ga 7,16). Chúng ta không loan báo những lý thuyết và ý kiến riêng, nhưng là đức tin của Giáo Hội mà chúng ta là những người phục vụ. Nhưng dĩ nhiên điều này không có nghĩa là tôi không ủng hộ đạo lý này với trọn con người của tôi và không bén rễ chắc chắn trong đó. Trong bối cảnh này tôi nghĩ đến lời thánh Augustino: Điều gì là của tôi cho bằng chính tôi? Điều gì ít là của tôi cho bằng chính tôi? Tôi không thuộc về mình và tôi trở thành chính tôi do sự kiện tôi đi ra ngoài bản thân tội và nhờ sự vượt lên trên chính tôi, tôi được tháp nhập vào Chúa Kitô và trong Thân Thể của Ngài là Giáo Hội. Nếu chúng ta không loan báo chính mình và nếu trong thâm tâm chúng ta trở thành một với Đấng đã kêu gọi chúng ta làm sứ giả của Ngài đến độ chúng ta được đức tin uốn nắn và sống đức tin, thì khi ấy lời giảng của chúng ta đáng tin. Tôi không quảng cáo chính mình, nhưng hiến thân mình. Cha Sở họ Ars không phải là một nhà thông thái, trí thức, như chúng ta đã biết. Nhưng với lời rao giảng của Người, Người đánh động tâm hồn dân chúng, vì chính thánh nhân đã được đánh động trong tâm hồn.
Lời nói chủ yếu cuối cùng tôi muốn nhắc đến là lòng nhiệt thành đối với các linh hồn (animarum zelus). Đó là một kiểu nói lỗi thời mà ngày nay hầu như người ta không dùng nữa. Thậm chí, trong một số môi trường, từ ”linh hồn” là một từ bị cấm dùng, vì người ta nói, từ này diễn tả thuyết nhị nguyên giữa thân xác và linh hồn, phân chia con người một cách sai lầm. Chắc chắn con người là đơn nhất, có một vận mệnh đời đời cùng với xác và hồn. Nhưng điều này không thể có nghĩa là chúng ta không còn một linh hồn nữa, một nguyên lý cấu thành bảo đảm sự thống nhất của con người trong cuộc sống và vượt lên trên cái chết thể lý. Và trong tư cách là linh mục, dĩ nhiên chúng ta lo lắng cho con người toàn diện, cả những nhu cầu thể lý - những người đói, bệnh nhân, những người không gia cư. Nhưng chúng ta không chỉ lo về thân xác, nhưng cả những nhu cầu của linh hồn nữa: những người đang chịu đau khổ vì bị vi phạm quyền, hoặc vì một tình yêu bị phá hủy; những người ở trong tối tăm đối với chân lý; những người đang đau khổ vì thiếu chân lý và tình thương. Chúng ta lo âu cho phần rỗi của con người trong thân xác và linh hồn. Và trong tư cách là linh mục của Chúa Kitô, chúng ta thi hành điều ấy với lòng nhiệt thành. Cần làm sao để người ta không bao giờ có cảm tưởng: chúng ta chu toàn kỹ lưỡng thời biểu làm việc của chúng ta, nhưng trước sau chúng ta chỉ thuộc về chính mình. Một linh mục không bao giờ thuộc về chính mình. Người ta phải nhận thấy lòng nhiệt thành của chúng ta, qua đó chúng ta làm chứng tá về Tin Mừng của Chúa Kitô một cách đáng tin cậy. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được tràn đầy niềm vui về sứ điệp của Ngài, để với lòng nhiệt thành vui tươi, chúng ta có thể phụng sự chân lý và tình thương của Ngài. Amen.
Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ chiều thứ 5 Tuần Thánh
LM. Trần Đức Anh OP
14:39 05/04/2012
ROMA - Lúc 5 giờ rưỡi chiều 5-4-2012, Thứ năm Tuần Thánh, ĐTC đã cử hành thánh lễ tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Roma, để mừng kính biến cố Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly. Ngài mời gọi các tín hữu loại trừ tính kiêu ngạo, chấp nhận sự thật về con người để được tự do đích thực.
Đồng tế với ĐTC có ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, và 120 vị khác gồm các HY, GM và đại diện hàng Linh mục giáo phận Roma, trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu ngồi chật Nhà thờ chính tòa của Giáo Phận. Trong số này có một số vị đại sứ và các vị thủ lãnh Hội hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa việc Chúa Giêsu cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu trong đêm tối sau bữa Tiệc Ly với các môn đệ. Ngài nói: ”Thứ Năm Tuần Thánh không phải chỉ là ngày thiết lập bí tích Thánh Thể cực thánh, bí tích có ánh sáng huy hoàng chiếu sáng mọi sự và có thể nói là lôi kéo mọi sự vào trong mình. Thuộc về ngày Thứ Năm Tuần Thánh còn có đêm tăm tối trên Núi Cây Dầu, nơi Chúa Giêsu đi đến cùng với các môn đệ; thuộc vào Ngày này con có sự cô đơn và bị bỏ rơi của Chúa Giêsu, ngài cầu nguyện trên đường đi gặp bóng đêm của sự chết; ngoài ra còn có sự phản bội của Giuđa và việc Chúa bị bắt, cũng như sự chối Chúa của Phêrô, sự tố cáo Chúa trước hội đường Do thái và giao nạp Ngài cho dân ngoại, cho Philatô. Trong giờ này chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn vài điều trong các biến cố ấy, vì trong đó diễn ra mầu nhiệm cứu chuộc chúng ta”.
Trong phần diễn giải các biến cố đó, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến lời thân thưa của Chúa Giêsu với Chúa Cha ”Abba, Lạy Cha!”, lời gọi thương mến của một trẻ em đối với Cha, Đấng mà Chúa Giêsu luôn ở trong tình hiệp thông, trong sự hiệp nhất sâu xa nhất. Đây cũng là nét nổi bật mà các sách Tin Mừng nhấn mạnh khi nói về Chúa Giêsu trong tương quan với Chúa Cha. ”Chúa Giêsu luôn hiệp thông với Thiên Chúa. Qua Chúa Kitô chúng ta thực sự biết Thiên Chúa. Thánh Gioan nói: “Chưa ai thấy Thiên Chúa bao giờ.. Đấng ở nơi cung lòng Chúa Cha.. đã mạc khải Thiên Chúa” (1,18). Giờ đây chúng ta thực sự biết Thiên Chúa...
ĐTC cũng nhận xét rằng, qua cuộc cầu nguyện của Chúa Giêsu với Chúa Cha trong Vườn Cây Dầu, chúng ta thấy “Trong tư cách là Con, Chúa Giêsu đã đặt trọn ý chí nhân loại của Ngài trong thánh ý Chúa Cha. Không phải con, nhưng là Cha. Qua đó, Chúa Giêsu đã biến cải thái độ của Adam, tội nguyên tổ của nhân loại, chữa lành con người. Thái độ của Adam là: không phải điều Thiên Chúa muốn; chính tôi trở thành Thiên Chúa. Sự kiêu ngạo này chính là bản chất đích thực của tội lỗi. Chúng ta tưởng mình được tự do và thực sự là mình khi chúng ta chỉ theo ý riêng mình. Thiên Chúa xuất hiện như điều trái ngược với tự do của chúng ta... Nhưng khi con người chống lại Thiên Chúa, thì họ cũng chống lại chính sự thật về mình và vì thế, họ không trở nên tự do, nhưng bị tha hóa. Chúng ta chỉ tự do nếu chúng ta ở trong sự thật, nếu chúng ta kết hiệp với Thiên Chúa. Như thế, chúng ta thực sự trở thành ”như Thiên Chúa” - không chống lại Thiên Chúa, không loại trừ hoặc chối bỏ Chúa. Trong cuộc chiến đấu của kinh nguyện trên Núi Cây Dầu, Chúa Giêsu đã loại bỏ sự đối nghịch giả tạo giữa vâng phục và tự do, và đã mở ra con đường dẫn đến tự do. Chúng ta hãy cầu xin Chúa dẫn chúng ta vào lời thưa ”xin vâng” đối với thánh ý Tiên Chúa, như thế chúng ta được thực sự tự do”.
Sau bài giảng, ĐTC đã cử hành nghi thức rửa chân cho 12 kinh sĩ đền thờ thánh Gioan Laterano, trong lúc đó cũng tiến hành việc lạc quyên nơi các tín hữu tham dự thánh lễ để trao cho ĐTC với mục đích giúp đỡ những người Syrie tị nạn chiến tranh. (SD 5-4-2012)
Đồng tế với ĐTC có ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, và 120 vị khác gồm các HY, GM và đại diện hàng Linh mục giáo phận Roma, trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu ngồi chật Nhà thờ chính tòa của Giáo Phận. Trong số này có một số vị đại sứ và các vị thủ lãnh Hội hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa việc Chúa Giêsu cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu trong đêm tối sau bữa Tiệc Ly với các môn đệ. Ngài nói: ”Thứ Năm Tuần Thánh không phải chỉ là ngày thiết lập bí tích Thánh Thể cực thánh, bí tích có ánh sáng huy hoàng chiếu sáng mọi sự và có thể nói là lôi kéo mọi sự vào trong mình. Thuộc về ngày Thứ Năm Tuần Thánh còn có đêm tăm tối trên Núi Cây Dầu, nơi Chúa Giêsu đi đến cùng với các môn đệ; thuộc vào Ngày này con có sự cô đơn và bị bỏ rơi của Chúa Giêsu, ngài cầu nguyện trên đường đi gặp bóng đêm của sự chết; ngoài ra còn có sự phản bội của Giuđa và việc Chúa bị bắt, cũng như sự chối Chúa của Phêrô, sự tố cáo Chúa trước hội đường Do thái và giao nạp Ngài cho dân ngoại, cho Philatô. Trong giờ này chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn vài điều trong các biến cố ấy, vì trong đó diễn ra mầu nhiệm cứu chuộc chúng ta”.
Trong phần diễn giải các biến cố đó, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến lời thân thưa của Chúa Giêsu với Chúa Cha ”Abba, Lạy Cha!”, lời gọi thương mến của một trẻ em đối với Cha, Đấng mà Chúa Giêsu luôn ở trong tình hiệp thông, trong sự hiệp nhất sâu xa nhất. Đây cũng là nét nổi bật mà các sách Tin Mừng nhấn mạnh khi nói về Chúa Giêsu trong tương quan với Chúa Cha. ”Chúa Giêsu luôn hiệp thông với Thiên Chúa. Qua Chúa Kitô chúng ta thực sự biết Thiên Chúa. Thánh Gioan nói: “Chưa ai thấy Thiên Chúa bao giờ.. Đấng ở nơi cung lòng Chúa Cha.. đã mạc khải Thiên Chúa” (1,18). Giờ đây chúng ta thực sự biết Thiên Chúa...
ĐTC cũng nhận xét rằng, qua cuộc cầu nguyện của Chúa Giêsu với Chúa Cha trong Vườn Cây Dầu, chúng ta thấy “Trong tư cách là Con, Chúa Giêsu đã đặt trọn ý chí nhân loại của Ngài trong thánh ý Chúa Cha. Không phải con, nhưng là Cha. Qua đó, Chúa Giêsu đã biến cải thái độ của Adam, tội nguyên tổ của nhân loại, chữa lành con người. Thái độ của Adam là: không phải điều Thiên Chúa muốn; chính tôi trở thành Thiên Chúa. Sự kiêu ngạo này chính là bản chất đích thực của tội lỗi. Chúng ta tưởng mình được tự do và thực sự là mình khi chúng ta chỉ theo ý riêng mình. Thiên Chúa xuất hiện như điều trái ngược với tự do của chúng ta... Nhưng khi con người chống lại Thiên Chúa, thì họ cũng chống lại chính sự thật về mình và vì thế, họ không trở nên tự do, nhưng bị tha hóa. Chúng ta chỉ tự do nếu chúng ta ở trong sự thật, nếu chúng ta kết hiệp với Thiên Chúa. Như thế, chúng ta thực sự trở thành ”như Thiên Chúa” - không chống lại Thiên Chúa, không loại trừ hoặc chối bỏ Chúa. Trong cuộc chiến đấu của kinh nguyện trên Núi Cây Dầu, Chúa Giêsu đã loại bỏ sự đối nghịch giả tạo giữa vâng phục và tự do, và đã mở ra con đường dẫn đến tự do. Chúng ta hãy cầu xin Chúa dẫn chúng ta vào lời thưa ”xin vâng” đối với thánh ý Tiên Chúa, như thế chúng ta được thực sự tự do”.
Sau bài giảng, ĐTC đã cử hành nghi thức rửa chân cho 12 kinh sĩ đền thờ thánh Gioan Laterano, trong lúc đó cũng tiến hành việc lạc quyên nơi các tín hữu tham dự thánh lễ để trao cho ĐTC với mục đích giúp đỡ những người Syrie tị nạn chiến tranh. (SD 5-4-2012)
Top Stories
Pope's homily at the annual Chrism Mass 2012
+ Pope Benedict XVI
07:38 05/04/2012
In his homily at the annual Chrism Mass on the morning of Holy Thursday, Pope Benedict XVI urged his fellow priests to “be configured to Christ,” and reminded them that the priesthood is a call to service. After the homily, the Cardinals, bishops and priests present renewed their priestly promises with the Holy Father.
At the Chrism Mass, the Holy Father blessed the Chrism Oil, along with the Oils of the Catechumens and of the Sick, for use in the various liturgies and Sacraments throughout the year.
The full text of the Holy Father’s homily for the Chrism Mass is below:
Dear Brothers and Sisters,
At this Holy Mass our thoughts go back to that moment when, through prayer and the laying on of hands, the bishop made us sharers in the priesthood of Jesus Christ, so that we might be “consecrated in truth” (Jn 17:19), as Jesus besought the Father for us in his high-priestly prayer. He himself is the truth. He has consecrated us, that is to say, handed us over to God for ever, so that we can offer men and women a service that comes from God and leads to him. But does our consecration extend to the daily reality of our lives – do we operate as men of God in fellowship with Jesus Christ? This question places the Lord before us and us before him. “Are you resolved to be more united with the Lord Jesus and more closely conformed to him, denying yourselves and confirming those promises about sacred duties towards Christ’s Church which, prompted by love of him, you willingly and joyfully pledged on the day of your priestly ordination?” After this homily, I shall be addressing that question to each of you here and to myself as well. Two things, above all, are asked of us: there is a need for an interior bond, a configuration to Christ, and at the same time there has to be a transcending of ourselves, a renunciation of what is simply our own, of the much-vaunted self-fulfilment. We need, I need, not to claim my life as my own, but to place it at the disposal of another – of Christ. I should be asking not what I stand to gain, but what I can give for him and so for others. Or to put it more specifically, this configuration to Christ, who came not to be served but to serve, who does not take, but rather gives – what form does it take in the often dramatic situation of the Church today? Recently a group of priests from a European country issued a summons to disobedience, and at the same time gave concrete examples of the forms this disobedience might take, even to the point of disregarding definitive decisions of the Church’s Magisterium, such as the question of women’s ordination, for which Blessed Pope John Paul II stated irrevocably that the Church has received no authority from the Lord. Is disobedience a path of renewal for the Church? We would like to believe that the authors of this summons are motivated by concern for the Church, that they are convinced that the slow pace of institutions has to be overcome by drastic measures, in order to open up new paths and to bring the Church up to date. But is disobedience really a way to do this? Do we sense here anything of that configuration to Christ which is the precondition for true renewal, or do we merely sense a desperate push to do something to change the Church in accordance with one’s own preferences and ideas?
But let us not oversimplify matters. Surely Christ himself corrected human traditions which threatened to stifle the word and the will of God? Indeed he did, so as to rekindle obedience to the true will of God, to his ever enduring word. His concern was for true obedience, as opposed to human caprice. Nor must we forget: he was the Son, possessed of singular authority and responsibility to reveal the authentic will of God, so as to open up the path for God’s word to the world of the nations. And finally: he lived out his task with obedience and humility all the way to the Cross, and so gave credibility to his mission. Not my will, but thine be done: these words reveal to us the Son, in his humility and his divinity, and they show us the true path.
Let us ask again: do not such reflections serve simply to defend inertia, the fossilization of traditions? No. Anyone who considers the history of the post-conciliar era can recognize the process of true renewal, which often took unexpected forms in living movements and made almost tangible the inexhaustible vitality of holy Church, the presence and effectiveness of the Holy Spirit. And if we look at the people from whom these fresh currents of life burst forth and continue to burst forth, then we see that this new fruitfulness requires being filled with the joy of faith, the radicalism of obedience, the dynamic of hope and the power of love.
Dear friends, it is clear that configuration to Christ is the precondition and the basis for all renewal. But perhaps at times the figure of Jesus Christ seems too lofty and too great for us to dare to measure ourselves by him. The Lord knows this. So he has provided “translations” on a scale that is more accessible and closer to us. For this same reason, Saint Paul did not hesitate to say to his communities: Be imitators of me, as I am of Christ. For his disciples, he was a “translation” of Christ’s manner of life that they could see and identify with. Ever since Paul’s time, history has furnished a constant flow of other such “translations” of Jesus’ way into historical figures. We priests can call to mind a great throng of holy priests who have gone before us and shown us the way: from Polycarp of Smyrna and Ignatius of Antioch, from the great pastors Ambrose, Augustine and Gregory the Great, through to Ignatius of Loyola, Charles Borromeo, John Mary Vianney and the priest-martyrs of the 20th century, and finally Pope John Paul II, who gave us an example, through his activity and his suffering, of configuration to Christ as “gift and mystery”. The saints show us how renewal works and how we can place ourselves at its service. And they help us realize that God is not concerned so much with great numbers and with outward successes, but achieves his victories under the humble sign of the mustard seed.
Dear friends, I would like briefly to touch on two more key phrases from the renewal of ordination promises, which should cause us to reflect at this time in the Church’s life and in our own lives. Firstly, the reminder that – as Saint Paul put it – we are “stewards of the mysteries of God” (1 Cor 4:1) and we are charged with the ministry of teaching (munus docendi), which forms a part of this stewardship of God’s mysteries, through which he shows us his face and his heart, in order to give us himself. At the meeting of Cardinals on the occasion of the recent Consistory, several of the pastors of the Church spoke, from experience, of the growing religious illiteracy found in the midst of our sophisticated society. The foundations of faith, which at one time every child knew, are now known less and less. But if we are to live and love our faith, if we are to love God and to hear him aright, we need to know what God has said to us – our minds and hearts must be touched by his word. The Year of Faith, commemorating the opening of the Second Vatican Council fifty years ago, should provide us with an occasion to proclaim the message of faith with new enthusiasm and new joy. We find it of course first and foremost in sacred Scripture, which we can never read and ponder enough. Yet at the same time we all experience the need for help in accurately expounding it in the present day, if it is truly to touch our hearts. This help we find first of all in the words of the teaching Church: the texts of the Second Vatican Council and the Catechism of the Catholic Church are essential tools which serve as an authentic guide to what the Church believes on the basis of God’s word. And of course this also includes the whole wealth of documents given to us by Pope John Paul II, still far from being fully explored.
All our preaching must measure itself against the saying of Jesus Christ: “My teaching is not mine” (Jn 7:16). We preach not private theories and opinions, but the faith of the Church, whose servants we are. Naturally this should not be taken to mean that I am not completely supportive of this teaching, or solidly anchored in it. In this regard I am always reminded of the words of Saint Augustine: what is so much mine as myself? And what is so little mine as myself? I do not own myself, and I become myself by the very fact that I transcend myself, and thereby become a part of Christ, a part of his body the Church. If we do not preach ourselves, and if we are inwardly so completely one with him who called us to be his ambassadors, that we are shaped by faith and live it, then our preaching will be credible. I do not seek to win people for myself, but I give myself. The Curé of Ars was no scholar, no intellectual, we know that. But his preaching touched people’s hearts because his own heart had been touched.
The last keyword that I should like to consider is “zeal for souls”: animarum zelus. It is an old-fashioned expression, not much used these days. In some circles, the word “soul” is virtually banned because – ostensibly – it expresses a body-soul dualism that wrongly compartmentalizes the human being. Of course the human person is a unity, destined for eternity as body and soul. And yet that cannot mean that we no longer have a soul, a constituent principle guaranteeing our unity in this life and beyond earthly death. And as priests, of course, we are concerned for the whole person, including his or her physical needs – we care for the hungry, the sick, the homeless. And yet we are concerned not only with the body, but also with the needs of the soul: with those who suffer from the violation of their rights or from destroyed love, with those unable to perceive the truth, those who suffer for lack of truth and love. We are concerned with the salvation of men and women in body and soul. And as priests of Jesus Christ we carry out our task with enthusiasm. No one should ever have the impression that we work conscientiously when on duty, but before and after hours we belong only to ourselves. A priest never belongs to himself. People must sense our zeal, through which we bear credible witness to the Gospel of Jesus Christ. Let us ask the Lord to fill us with joy in his message, so that we may serve his truth and his love with joyful zeal. Amen.
At the Chrism Mass, the Holy Father blessed the Chrism Oil, along with the Oils of the Catechumens and of the Sick, for use in the various liturgies and Sacraments throughout the year.
The full text of the Holy Father’s homily for the Chrism Mass is below:
Dear Brothers and Sisters,
At this Holy Mass our thoughts go back to that moment when, through prayer and the laying on of hands, the bishop made us sharers in the priesthood of Jesus Christ, so that we might be “consecrated in truth” (Jn 17:19), as Jesus besought the Father for us in his high-priestly prayer. He himself is the truth. He has consecrated us, that is to say, handed us over to God for ever, so that we can offer men and women a service that comes from God and leads to him. But does our consecration extend to the daily reality of our lives – do we operate as men of God in fellowship with Jesus Christ? This question places the Lord before us and us before him. “Are you resolved to be more united with the Lord Jesus and more closely conformed to him, denying yourselves and confirming those promises about sacred duties towards Christ’s Church which, prompted by love of him, you willingly and joyfully pledged on the day of your priestly ordination?” After this homily, I shall be addressing that question to each of you here and to myself as well. Two things, above all, are asked of us: there is a need for an interior bond, a configuration to Christ, and at the same time there has to be a transcending of ourselves, a renunciation of what is simply our own, of the much-vaunted self-fulfilment. We need, I need, not to claim my life as my own, but to place it at the disposal of another – of Christ. I should be asking not what I stand to gain, but what I can give for him and so for others. Or to put it more specifically, this configuration to Christ, who came not to be served but to serve, who does not take, but rather gives – what form does it take in the often dramatic situation of the Church today? Recently a group of priests from a European country issued a summons to disobedience, and at the same time gave concrete examples of the forms this disobedience might take, even to the point of disregarding definitive decisions of the Church’s Magisterium, such as the question of women’s ordination, for which Blessed Pope John Paul II stated irrevocably that the Church has received no authority from the Lord. Is disobedience a path of renewal for the Church? We would like to believe that the authors of this summons are motivated by concern for the Church, that they are convinced that the slow pace of institutions has to be overcome by drastic measures, in order to open up new paths and to bring the Church up to date. But is disobedience really a way to do this? Do we sense here anything of that configuration to Christ which is the precondition for true renewal, or do we merely sense a desperate push to do something to change the Church in accordance with one’s own preferences and ideas?
But let us not oversimplify matters. Surely Christ himself corrected human traditions which threatened to stifle the word and the will of God? Indeed he did, so as to rekindle obedience to the true will of God, to his ever enduring word. His concern was for true obedience, as opposed to human caprice. Nor must we forget: he was the Son, possessed of singular authority and responsibility to reveal the authentic will of God, so as to open up the path for God’s word to the world of the nations. And finally: he lived out his task with obedience and humility all the way to the Cross, and so gave credibility to his mission. Not my will, but thine be done: these words reveal to us the Son, in his humility and his divinity, and they show us the true path.
Let us ask again: do not such reflections serve simply to defend inertia, the fossilization of traditions? No. Anyone who considers the history of the post-conciliar era can recognize the process of true renewal, which often took unexpected forms in living movements and made almost tangible the inexhaustible vitality of holy Church, the presence and effectiveness of the Holy Spirit. And if we look at the people from whom these fresh currents of life burst forth and continue to burst forth, then we see that this new fruitfulness requires being filled with the joy of faith, the radicalism of obedience, the dynamic of hope and the power of love.
Dear friends, it is clear that configuration to Christ is the precondition and the basis for all renewal. But perhaps at times the figure of Jesus Christ seems too lofty and too great for us to dare to measure ourselves by him. The Lord knows this. So he has provided “translations” on a scale that is more accessible and closer to us. For this same reason, Saint Paul did not hesitate to say to his communities: Be imitators of me, as I am of Christ. For his disciples, he was a “translation” of Christ’s manner of life that they could see and identify with. Ever since Paul’s time, history has furnished a constant flow of other such “translations” of Jesus’ way into historical figures. We priests can call to mind a great throng of holy priests who have gone before us and shown us the way: from Polycarp of Smyrna and Ignatius of Antioch, from the great pastors Ambrose, Augustine and Gregory the Great, through to Ignatius of Loyola, Charles Borromeo, John Mary Vianney and the priest-martyrs of the 20th century, and finally Pope John Paul II, who gave us an example, through his activity and his suffering, of configuration to Christ as “gift and mystery”. The saints show us how renewal works and how we can place ourselves at its service. And they help us realize that God is not concerned so much with great numbers and with outward successes, but achieves his victories under the humble sign of the mustard seed.
Dear friends, I would like briefly to touch on two more key phrases from the renewal of ordination promises, which should cause us to reflect at this time in the Church’s life and in our own lives. Firstly, the reminder that – as Saint Paul put it – we are “stewards of the mysteries of God” (1 Cor 4:1) and we are charged with the ministry of teaching (munus docendi), which forms a part of this stewardship of God’s mysteries, through which he shows us his face and his heart, in order to give us himself. At the meeting of Cardinals on the occasion of the recent Consistory, several of the pastors of the Church spoke, from experience, of the growing religious illiteracy found in the midst of our sophisticated society. The foundations of faith, which at one time every child knew, are now known less and less. But if we are to live and love our faith, if we are to love God and to hear him aright, we need to know what God has said to us – our minds and hearts must be touched by his word. The Year of Faith, commemorating the opening of the Second Vatican Council fifty years ago, should provide us with an occasion to proclaim the message of faith with new enthusiasm and new joy. We find it of course first and foremost in sacred Scripture, which we can never read and ponder enough. Yet at the same time we all experience the need for help in accurately expounding it in the present day, if it is truly to touch our hearts. This help we find first of all in the words of the teaching Church: the texts of the Second Vatican Council and the Catechism of the Catholic Church are essential tools which serve as an authentic guide to what the Church believes on the basis of God’s word. And of course this also includes the whole wealth of documents given to us by Pope John Paul II, still far from being fully explored.
All our preaching must measure itself against the saying of Jesus Christ: “My teaching is not mine” (Jn 7:16). We preach not private theories and opinions, but the faith of the Church, whose servants we are. Naturally this should not be taken to mean that I am not completely supportive of this teaching, or solidly anchored in it. In this regard I am always reminded of the words of Saint Augustine: what is so much mine as myself? And what is so little mine as myself? I do not own myself, and I become myself by the very fact that I transcend myself, and thereby become a part of Christ, a part of his body the Church. If we do not preach ourselves, and if we are inwardly so completely one with him who called us to be his ambassadors, that we are shaped by faith and live it, then our preaching will be credible. I do not seek to win people for myself, but I give myself. The Curé of Ars was no scholar, no intellectual, we know that. But his preaching touched people’s hearts because his own heart had been touched.
The last keyword that I should like to consider is “zeal for souls”: animarum zelus. It is an old-fashioned expression, not much used these days. In some circles, the word “soul” is virtually banned because – ostensibly – it expresses a body-soul dualism that wrongly compartmentalizes the human being. Of course the human person is a unity, destined for eternity as body and soul. And yet that cannot mean that we no longer have a soul, a constituent principle guaranteeing our unity in this life and beyond earthly death. And as priests, of course, we are concerned for the whole person, including his or her physical needs – we care for the hungry, the sick, the homeless. And yet we are concerned not only with the body, but also with the needs of the soul: with those who suffer from the violation of their rights or from destroyed love, with those unable to perceive the truth, those who suffer for lack of truth and love. We are concerned with the salvation of men and women in body and soul. And as priests of Jesus Christ we carry out our task with enthusiasm. No one should ever have the impression that we work conscientiously when on duty, but before and after hours we belong only to ourselves. A priest never belongs to himself. People must sense our zeal, through which we bear credible witness to the Gospel of Jesus Christ. Let us ask the Lord to fill us with joy in his message, so that we may serve his truth and his love with joyful zeal. Amen.
Walking the 7Major Basilicas of Rome: Pilgrims follow in the footsteps of Philip Neri
Ann Schneible
09:53 05/04/2012
ROME, APRIL 4, 2012 (Zenit.org).- As the world begins its entry into the Easter Triduum, a group of English-speaking pilgrims prepared themselves for the Paschal Mystery with a day-long pilgrimage to each of the seven major basilicas of Rome, a tradition first realized in the 16th century by St. Philip Neri.
Organized by the Pontifical North American College, the eleven-hour pilgrimage began at 7 this morning with Mass at the Basilica of St. Mary Major, the station church of today and the final one in which the priests and seminarians will participate. Since the beginning of Lent, the PNAC had organized a daily station church pilgrimage (except on Sundays), a tradition which began in the early Church when the bishop of Rome would make pastoral visits to the parishes in the city.
Following the visit to St. Mary Major, the pilgrimage moved on to St. Lawrence Outside the Walls, Santa Croce in Gerusalemme, St. John Lateran, St. Sebastian, St. Paul Outside the Walls, and concluded with St. Peter's Basilica after approximately 12 hours and 23 kilometers (14 miles).
St. Philip Neri – the "apostle of joy" who established the pilgrimage of the seven churches in the 16thcentury – had a particular love for the youth, and a vocation to serve the pilgrims of Rome. The PNAC's Institute for Continuing Education Director and adjunct spiritual advisor Rev. Msgr. Anthony Figueiredo, who participated in today's pilgrimage, spoke to ZENIT about how St. Philip instituted the seven church walk to "remind us that our life is a pilgrimage."
It is moreover fitting, Msgr. Figueiredo explains, that the pilgrimage concludes with a visit to St. Peter's Basilica, where the arms of the colonnade encompassing the square open like "the arms of a mother… who gathers her children like a mother hen, who mothers her children with open arms, who welcomes us. Entering into that piazza and seeing the greatness of St. Peter's really gives joy to our hearts."
"There's a joy also in the suffering," he goes on to say, speaking of the many kilometers of walking entailed in the seven churches pilgrimage. "We can really be joyful in suffering. What has helped me along the way is that we stop at each of these churches and pray, and really seek the Lord's help, the blessed Virgin Mary’s help, and the help of the saints at each of them."
He also spoke about the importance of community in all pilgrimages. "It's a pilgrimage one can do individually," he explained, "but here today we've done it really as a body. And that's a really key part of this journey, because God didn't create us to be alone. We need to be supported, helped and sustained by others along this journey. So, that too is a very important aspect of this pilgrimage; to learn how to be with God, but also to be with one another."
ZENIT also spoke with Simon Carian, a seminarian of the Archdiocese of Santa Fe, California, and third year theology student in Rome, who was one of the organizers of today's pilgrimage. He spoke about the fittingness of completing this pilgrimage just before the Easter Triduum.
"It helps to set the tone spiritually," Carian explained. "It is a whole day's event, visiting all the seven major basilicas. It does require a certain exertion, a certain courage to get through them all. You're setting out on a good note, a good tone. It's also spiritually fruitful just by visiting the great churches of Rome, to pray with the great martyrs, venerate relics of the passion, and also, of course, to make a good confession – that's part of it too, because confession is offered in all of the major basilicas. With all of these different elements – praying, making a good confession – it really does help to set the tone, and to get one into the spirit of the sacred Triduum."
"I'm especially moved," he concluded, "by the joy and devotion of all the people that are around me [on this pilgrimage]. This year, we had a really great turn-out, a couple hundred people were there to make the whole seven-church walk. Just to see the devotion of the people around is inspiring to us."
Organized by the Pontifical North American College, the eleven-hour pilgrimage began at 7 this morning with Mass at the Basilica of St. Mary Major, the station church of today and the final one in which the priests and seminarians will participate. Since the beginning of Lent, the PNAC had organized a daily station church pilgrimage (except on Sundays), a tradition which began in the early Church when the bishop of Rome would make pastoral visits to the parishes in the city.
Following the visit to St. Mary Major, the pilgrimage moved on to St. Lawrence Outside the Walls, Santa Croce in Gerusalemme, St. John Lateran, St. Sebastian, St. Paul Outside the Walls, and concluded with St. Peter's Basilica after approximately 12 hours and 23 kilometers (14 miles).
St. Philip Neri – the "apostle of joy" who established the pilgrimage of the seven churches in the 16thcentury – had a particular love for the youth, and a vocation to serve the pilgrims of Rome. The PNAC's Institute for Continuing Education Director and adjunct spiritual advisor Rev. Msgr. Anthony Figueiredo, who participated in today's pilgrimage, spoke to ZENIT about how St. Philip instituted the seven church walk to "remind us that our life is a pilgrimage."
It is moreover fitting, Msgr. Figueiredo explains, that the pilgrimage concludes with a visit to St. Peter's Basilica, where the arms of the colonnade encompassing the square open like "the arms of a mother… who gathers her children like a mother hen, who mothers her children with open arms, who welcomes us. Entering into that piazza and seeing the greatness of St. Peter's really gives joy to our hearts."
"There's a joy also in the suffering," he goes on to say, speaking of the many kilometers of walking entailed in the seven churches pilgrimage. "We can really be joyful in suffering. What has helped me along the way is that we stop at each of these churches and pray, and really seek the Lord's help, the blessed Virgin Mary’s help, and the help of the saints at each of them."
He also spoke about the importance of community in all pilgrimages. "It's a pilgrimage one can do individually," he explained, "but here today we've done it really as a body. And that's a really key part of this journey, because God didn't create us to be alone. We need to be supported, helped and sustained by others along this journey. So, that too is a very important aspect of this pilgrimage; to learn how to be with God, but also to be with one another."
ZENIT also spoke with Simon Carian, a seminarian of the Archdiocese of Santa Fe, California, and third year theology student in Rome, who was one of the organizers of today's pilgrimage. He spoke about the fittingness of completing this pilgrimage just before the Easter Triduum.
"It helps to set the tone spiritually," Carian explained. "It is a whole day's event, visiting all the seven major basilicas. It does require a certain exertion, a certain courage to get through them all. You're setting out on a good note, a good tone. It's also spiritually fruitful just by visiting the great churches of Rome, to pray with the great martyrs, venerate relics of the passion, and also, of course, to make a good confession – that's part of it too, because confession is offered in all of the major basilicas. With all of these different elements – praying, making a good confession – it really does help to set the tone, and to get one into the spirit of the sacred Triduum."
"I'm especially moved," he concluded, "by the joy and devotion of all the people that are around me [on this pilgrimage]. This year, we had a really great turn-out, a couple hundred people were there to make the whole seven-church walk. Just to see the devotion of the people around is inspiring to us."
Vatican, Israel Spar Over Disputed Last Supper Site
Kera News
09:58 05/04/2012
If there's one building in Jerusalem that represents the city's tangle of religions, this is it. The ground floor is a Jewish holy site said to house the tomb of the biblical King David. The second floor is the Cenacle, a Christian holy site, the room believed to be the site of Jesus' Last Supper. On the roof, there's an old minaret from when this place was marked a Muslim holy site.
One building, three religions, decades of property disputes. And the fight isn't over.
Shimon Gibson, an archaeologist from London who has excavated sites connected to Jesus' final week, says he believes the Last Supper — and the burial of King David — happened in other parts of the city. Still, Jews, Christians and Muslims venerate this site.
The building was destroyed and rebuilt a few times over. The original Byzantine church was replaced by the Crusaders.
"You can see pilgrims have left their names on the walls," Gibson notes.
Later it was taken over by Muslim Mamluks.
"You can see a mihrab, indicating that at one point this chapel was once a mosque," Gibson says.
Catholic Franciscan friars took custody in the 14th century; 200 years later, they were kicked out by the Ottoman sultan. After the 1967 Mideast war, Israel took control.
Israeli authorities have wanted to avoid allowing the Vatican to administer any kind of authority over a site that today isn't under the control of the Holy See. So Israel limits organized Christian prayers here to just a few times a year. There are no crosses on the wall; no chapel. Groups of pilgrims from around the world shuffle in, take snapshots and shuffle out. Sometimes stray cats wander around.
"I am a little bit disappointed, because, yes, I was expecting a place where you can go and pray," says Katharina Iacono of Germany, who sat on a bench in the corner. "It is difficult because [it's] very loud. And with cats and with some smells, it's not very easy."
The Vatican says this building belongs to the church, since friars bought it hundreds of years ago.
"The place is so essential, so much an integral part of the Christian narrative," says the Rev. David Neuhaus, a Catholic vicar in Jerusalem. "Needless to say, it's a dream that we could pray there in regular fashion like other holy places."
It's not the first time in history that Christian prayer here has been limited. In the 16th century, the Ottoman sultan prohibited Christians from the room of the Last Supper.
David's tomb is the main attraction today for devout Jews. Rabbi Avraham Goldstein, who directs a seminary at the site, says he has pleaded with Israeli politicians not to cede any control here.
"The minute they'll make it as a church, Jews, halachically, according to Jewish law, are forbidden to go in there," he says. "It's a disgrace for Israel, you know, it's like milk spilled that you can never return it back."
For two decades, Israel and the Holy See have been trying to work out disputes over church properties in Jerusalem. One of the few remaining thorns is the Last Supper room. Shmuel Ben Shmuel, an Israeli negotiator, says the talks are at a critical moment.
"We don't want to go into all the details right now when we are in the midst of negotiations," he says.
A final agreement could come as early as June.
(Copyright 2012 National Public Radio. To see more, visit http://www.npr.org/)
Shimon Gibson, an archaeologist from London who has excavated sites connected to Jesus' final week, says he believes the Last Supper — and the burial of King David — happened in other parts of the city. Still, Jews, Christians and Muslims venerate this site.
The building was destroyed and rebuilt a few times over. The original Byzantine church was replaced by the Crusaders.
"You can see pilgrims have left their names on the walls," Gibson notes.
Later it was taken over by Muslim Mamluks.
"You can see a mihrab, indicating that at one point this chapel was once a mosque," Gibson says.
Catholic Franciscan friars took custody in the 14th century; 200 years later, they were kicked out by the Ottoman sultan. After the 1967 Mideast war, Israel took control.
Israeli authorities have wanted to avoid allowing the Vatican to administer any kind of authority over a site that today isn't under the control of the Holy See. So Israel limits organized Christian prayers here to just a few times a year. There are no crosses on the wall; no chapel. Groups of pilgrims from around the world shuffle in, take snapshots and shuffle out. Sometimes stray cats wander around.
"I am a little bit disappointed, because, yes, I was expecting a place where you can go and pray," says Katharina Iacono of Germany, who sat on a bench in the corner. "It is difficult because [it's] very loud. And with cats and with some smells, it's not very easy."
The Vatican says this building belongs to the church, since friars bought it hundreds of years ago.
"The place is so essential, so much an integral part of the Christian narrative," says the Rev. David Neuhaus, a Catholic vicar in Jerusalem. "Needless to say, it's a dream that we could pray there in regular fashion like other holy places."
It's not the first time in history that Christian prayer here has been limited. In the 16th century, the Ottoman sultan prohibited Christians from the room of the Last Supper.
David's tomb is the main attraction today for devout Jews. Rabbi Avraham Goldstein, who directs a seminary at the site, says he has pleaded with Israeli politicians not to cede any control here.
"The minute they'll make it as a church, Jews, halachically, according to Jewish law, are forbidden to go in there," he says. "It's a disgrace for Israel, you know, it's like milk spilled that you can never return it back."
For two decades, Israel and the Holy See have been trying to work out disputes over church properties in Jerusalem. One of the few remaining thorns is the Last Supper room. Shmuel Ben Shmuel, an Israeli negotiator, says the talks are at a critical moment.
"We don't want to go into all the details right now when we are in the midst of negotiations," he says.
A final agreement could come as early as June.
(Copyright 2012 National Public Radio. To see more, visit http://www.npr.org/)
Pope denounces dissident priests on celibacy: ''A priest never belongs to himself ''
AsiaNews
10:03 05/04/2012
Benedict XVI celebrates the Chrism Mass. Referring to a "call to disobedience" from a movement of Austrian priests he says that disobedience "is not" a path and does not renew the Church. The example is Jesus, obedient even unto the cross." Religious illiteracy "and the 'Year of the faith. The priest must "take care" of the man in his entirety.
Vatican City (AsiaNews) - "A priest never belongs to himself," he seeks to belong to Jesus, to "conform himself" to Christ in every aspect of his life, including the obedience that the Son has shown, unto the Cross . Disobedience "is not" a path ", it does not renew the Church. The Chrism Mass," premise "of the Paschal Triduum, celebrated today by Benedict XVI in St. Peter's basilica was entirely dedicated to the priesthood,
Concelebrating cardinals, bishops and priests around 1,600 today renewed, in Rome and throughout the world, their priestly promises. In all Catholic cathedrals today, priests gather around their bishop for the celebration during which the oils of catechumens, the oil of the sick and chrism were blessed
The Pope referred to the moment of priestly ordination to say that from that, " there is a need for an interior bond, a configuration to Christ, and at the same time there has to be a transcending of ourselves, a renunciation of what is simply our own, of the much-vaunted self-fulfilment. We need, I need, not to claim my life as my own, but to place it at the disposal of another - of Christ. I should be asking not what I stand to gain, but what I can give for him and so for others. Or to put it more specifically, this configuration to Christ, who came not to be served but to serve, who does not take, but rather gives - what form does it take in the often dramatic situation of the Church today? Recently a group of priests from a European country issued a summons to disobedience, and at the same time gave concrete examples of the forms this disobedience might take, even to the point of disregarding definitive decisions of the Church's Magisterium, such as the question of women's ordination, for which Blessed Pope John Paul II stated irrevocably that the Church has received no authority from the Lord".
Benedict XVI does not say it, but the reference is clearly to the 300 priests of the Pfarrer-Initiative movement, who in June 2011 launched a "Call to disobedience" to "open the church to modernity".
"Is disobedience a path of renewal for the Church? - the Pope asks - We would like to believe that the authors of this summons are motivated by concern for the Church, that they are convinced that the slow pace of institutions has to be overcome by drastic measures, in order to open up new paths and to bring the Church up to date. But is disobedience really a way to do this? Do we sense here anything of that configuration to Christ which is the precondition for all true renewal, or do we merely sense a desperate push to do something to change the Church in accordance with one's own preferences and ideas?".
"But let us not oversimplify matters. Surely Christ himself corrected human traditions which threatened to stifle the word and the will of God? Indeed he did, so as to rekindle obedience to the true will of God, to his ever enduring word. His concern was for true obedience, as opposed to human caprice. Nor must we forget: he was the Son, possessed of singular authority and responsibility to reveal the authentic will of God, so as to open up the path for God's word to the world of the nations. And finally: he lived out his task with obedience and humility all the way to the Cross, and so gave credibility to his mission. Not my will, but thine be done: these words reveal to us the Son, in his humility and his divinity, and they show us the true path".
"Let us ask again: do not such reflections serve simply to defend inertia, the fossilization of traditions? No. Anyone who considers the history of the post-conciliar era can recognize the process of true renewal, which often took unexpected forms in living movements and made almost tangible the inexhaustible vitality of holy Church, the presence and effectiveness of the Holy Spirit. And if we look at the people from whom these fresh currents of life burst forth and continue to burst forth, then we see that this new fruitfulness requires being filled with the joy of faith, the radicalism of obedience, the dynamic of hope and the power of love".
"It is clear that configuration to Christ is the precondition and the basis for all renewal ". And if "the figure of Jesus Christ seems too lofty and too great for us to dare to measure ourselves by him. The Lord knows this. So he has provided "translations" on a scale that is more accessible and closer to us". From St. Paul to "the priest-martyrs of the 20th century, and finally Pope John Paul II, who gave us an example, through his activity and his suffering, of configuration to Christ as "gift and mystery". The saints show us how renewal works and how we can place ourselves at its service".
The Pope then recalled two other aspects of the priesthood. The first is the ministry of formation. "At the meeting of Cardinals on the occasion of the recent Consistory, several of the pastors of the Church spoke, from experience, of the growing religious illiteracy found in the midst of our sophisticated society. The foundations of faith, which at one time every child knew, are now known less and less. But if we are to live and love our faith, if we are to love God and to hear him aright, we need to know what God has said to us - our minds and hearts must be touched by his word. The Year of Faith, commemorating the opening of the Second Vatican Council fifty years ago, should provide us with an occasion to proclaim the message of faith with new enthusiasm and new joy. We find it of course first and foremost in sacred Scripture, which we can never read and ponder enough. Yet at the same time we all experience the need for help in accurately expounding it in the present day, if it is truly to touch our hearts".
"The last keyword that I should like to consider is "zeal for souls": animarum zelus. It is an old-fashioned expression, not much used these days. In some circles, the word "soul" is virtually banned because - ostensibly - it expresses a body-soul dualism that wrongly compartmentalizes the human being. Of course the human person is a unity, destined for eternity as body and soul. And yet that cannot mean that we no longer have a soul, a constituent principle guaranteeing our unity in this life and beyond earthly death. And as priests, of course, we are concerned for the whole person, including his or her physical needs - we care for the hungry, the sick, the homeless. And yet we are concerned not only with the body, but also with the needs of the soul: with those who suffer from the violation of their rights or from destroyed love, with those unable to perceive the truth, those who suffer for lack of truth and love. We are concerned with the salvation of men and women in body and soul. And as priests of Jesus Christ we carry out our task with enthusiasm. No one should ever have the impression that we work conscientiously when on duty, but before and after hours we belong only to ourselves. A priest never belongs to himself. People must sense our zeal, through which we bear credible witness to the Gospel of Jesus Christ. Let us ask the Lord to fill us with joy in his message, so that we may serve his truth and his love with joyful zeal".
Vatican City (AsiaNews) - "A priest never belongs to himself," he seeks to belong to Jesus, to "conform himself" to Christ in every aspect of his life, including the obedience that the Son has shown, unto the Cross . Disobedience "is not" a path ", it does not renew the Church. The Chrism Mass," premise "of the Paschal Triduum, celebrated today by Benedict XVI in St. Peter's basilica was entirely dedicated to the priesthood,
Concelebrating cardinals, bishops and priests around 1,600 today renewed, in Rome and throughout the world, their priestly promises. In all Catholic cathedrals today, priests gather around their bishop for the celebration during which the oils of catechumens, the oil of the sick and chrism were blessed
The Pope referred to the moment of priestly ordination to say that from that, " there is a need for an interior bond, a configuration to Christ, and at the same time there has to be a transcending of ourselves, a renunciation of what is simply our own, of the much-vaunted self-fulfilment. We need, I need, not to claim my life as my own, but to place it at the disposal of another - of Christ. I should be asking not what I stand to gain, but what I can give for him and so for others. Or to put it more specifically, this configuration to Christ, who came not to be served but to serve, who does not take, but rather gives - what form does it take in the often dramatic situation of the Church today? Recently a group of priests from a European country issued a summons to disobedience, and at the same time gave concrete examples of the forms this disobedience might take, even to the point of disregarding definitive decisions of the Church's Magisterium, such as the question of women's ordination, for which Blessed Pope John Paul II stated irrevocably that the Church has received no authority from the Lord".
Benedict XVI does not say it, but the reference is clearly to the 300 priests of the Pfarrer-Initiative movement, who in June 2011 launched a "Call to disobedience" to "open the church to modernity".
"Is disobedience a path of renewal for the Church? - the Pope asks - We would like to believe that the authors of this summons are motivated by concern for the Church, that they are convinced that the slow pace of institutions has to be overcome by drastic measures, in order to open up new paths and to bring the Church up to date. But is disobedience really a way to do this? Do we sense here anything of that configuration to Christ which is the precondition for all true renewal, or do we merely sense a desperate push to do something to change the Church in accordance with one's own preferences and ideas?".
"But let us not oversimplify matters. Surely Christ himself corrected human traditions which threatened to stifle the word and the will of God? Indeed he did, so as to rekindle obedience to the true will of God, to his ever enduring word. His concern was for true obedience, as opposed to human caprice. Nor must we forget: he was the Son, possessed of singular authority and responsibility to reveal the authentic will of God, so as to open up the path for God's word to the world of the nations. And finally: he lived out his task with obedience and humility all the way to the Cross, and so gave credibility to his mission. Not my will, but thine be done: these words reveal to us the Son, in his humility and his divinity, and they show us the true path".
"Let us ask again: do not such reflections serve simply to defend inertia, the fossilization of traditions? No. Anyone who considers the history of the post-conciliar era can recognize the process of true renewal, which often took unexpected forms in living movements and made almost tangible the inexhaustible vitality of holy Church, the presence and effectiveness of the Holy Spirit. And if we look at the people from whom these fresh currents of life burst forth and continue to burst forth, then we see that this new fruitfulness requires being filled with the joy of faith, the radicalism of obedience, the dynamic of hope and the power of love".
"It is clear that configuration to Christ is the precondition and the basis for all renewal ". And if "the figure of Jesus Christ seems too lofty and too great for us to dare to measure ourselves by him. The Lord knows this. So he has provided "translations" on a scale that is more accessible and closer to us". From St. Paul to "the priest-martyrs of the 20th century, and finally Pope John Paul II, who gave us an example, through his activity and his suffering, of configuration to Christ as "gift and mystery". The saints show us how renewal works and how we can place ourselves at its service".
The Pope then recalled two other aspects of the priesthood. The first is the ministry of formation. "At the meeting of Cardinals on the occasion of the recent Consistory, several of the pastors of the Church spoke, from experience, of the growing religious illiteracy found in the midst of our sophisticated society. The foundations of faith, which at one time every child knew, are now known less and less. But if we are to live and love our faith, if we are to love God and to hear him aright, we need to know what God has said to us - our minds and hearts must be touched by his word. The Year of Faith, commemorating the opening of the Second Vatican Council fifty years ago, should provide us with an occasion to proclaim the message of faith with new enthusiasm and new joy. We find it of course first and foremost in sacred Scripture, which we can never read and ponder enough. Yet at the same time we all experience the need for help in accurately expounding it in the present day, if it is truly to touch our hearts".
"The last keyword that I should like to consider is "zeal for souls": animarum zelus. It is an old-fashioned expression, not much used these days. In some circles, the word "soul" is virtually banned because - ostensibly - it expresses a body-soul dualism that wrongly compartmentalizes the human being. Of course the human person is a unity, destined for eternity as body and soul. And yet that cannot mean that we no longer have a soul, a constituent principle guaranteeing our unity in this life and beyond earthly death. And as priests, of course, we are concerned for the whole person, including his or her physical needs - we care for the hungry, the sick, the homeless. And yet we are concerned not only with the body, but also with the needs of the soul: with those who suffer from the violation of their rights or from destroyed love, with those unable to perceive the truth, those who suffer for lack of truth and love. We are concerned with the salvation of men and women in body and soul. And as priests of Jesus Christ we carry out our task with enthusiasm. No one should ever have the impression that we work conscientiously when on duty, but before and after hours we belong only to ourselves. A priest never belongs to himself. People must sense our zeal, through which we bear credible witness to the Gospel of Jesus Christ. Let us ask the Lord to fill us with joy in his message, so that we may serve his truth and his love with joyful zeal".
Pope's homily for Holy Thursday Mass at St. John Lateran
+Pope Benedict XVI
11:52 05/04/2012
Dear Brothers and Sisters!
Holy Thursday is not only the day of the institution of the Most Holy Eucharist, whose splendour bathes all else and in some ways draws it to itself. To Holy Thursday also belongs the dark night of the Mount of Olives, to which Jesus goes with his disciples; the solitude and abandonment of Jesus, who in prayer goes forth to encounter the darkness of death; the betrayal of Judas, Jesus’ arrest and his denial by Peter; his indictment before the Sanhedrin and his being handed over to the Gentiles, to Pilate. Let us try at this hour to understand more deeply something of these events, for in them the mystery of our redemption takes place.
Jesus goes forth into the night. Night signifies lack of communication, a situation where people do not see one another. It is a symbol of incomprehension, of the obscuring of truth. It is the place where evil, which has to hide before the light, can grow. Jesus himself is light and truth, communication, purity and goodness. He enters into the night. Night is ultimately a symbol of death, the definitive loss of fellowship and life. Jesus enters into the night in order to overcome it and to inaugurate the new Day of God in the history of humanity.
On the way, he sang with his disciples Israel’s psalms of liberation and redemption, which evoked the first Passover in Egypt, the night of liberation. Now he goes, as was his custom, to pray in solitude and, as Son, to speak with the Father. But, unusually, he wants to have close to him three disciples: Peter, James and John. These are the three who had experienced his Transfiguration – when the light of God’s glory shone through his human figure – and had seen him standing between the Law and the Prophets, between Moses and Elijah. They had heard him speaking to both of them about his "exodus" to Jerusalem. Jesus’ exodus to Jerusalem – how mysterious are these words! Israel’s exodus from Egypt had been the event of escape and liberation for God’s People. What would be the form taken by the exodus of Jesus, in whom the meaning of that historic drama was to be definitively fulfilled? The disciples were now witnessing the first stage of that exodus – the utter abasement which was nonetheless the essential step of the going forth to the freedom and new life which was the goal of the exodus. The disciples, whom Jesus wanted to have close to him as an element of human support in that hour of extreme distress, quickly fell asleep. Yet they heard some fragments of the words of Jesus’ prayer and they witnessed his way of acting. Both were deeply impressed on their hearts and they transmitted them to Christians for all time. Jesus called God "Abba". The word means – as they add – "Father". Yet it is not the usual form of the word "father", but rather a children’s word – an affectionate name which one would not have dared to use in speaking to God. It is the language of the one who is truly a "child", the Son of the Father, the one who is conscious of being in communion with God, in deepest union with him.
If we ask ourselves what is most characteristic of the figure of Jesus in the Gospels, we have to say that it is his relationship with God. He is constantly in communion with God. Being with the Father is the core of his personality. Through Christ we know God truly. "No one has ever seen God", says Saint John. The one "who is close to the Father’s heart … has made him known" (1:18). Now we know God as he truly is. He is Father, and this in an absolute goodness to which we can entrust ourselves. The evangelist Mark, who has preserved the memories of Saint Peter, relates that Jesus, after calling God "Abba", went on to say: "Everything is possible for you. You can do all things" (cf. 14:36). The one who is Goodness is at the same time Power; he is all-powerful. Power is goodness and goodness is power. We can learn this trust from Jesus’ prayer on the Mount of Olives.
Before reflecting on the content of Jesus’ petition, we must still consider what the evangelists tell us about Jesus’ posture during his prayer. Matthew and Mark tell us that he "threw himself on the ground" (Mt 26:39; cf. Mk 14:35), thus assuming a posture of complete submission, as is preserved in the Roman liturgy of Good Friday. Luke, on the other hand, tells us that Jesus prayed on his knees. In the Acts of the Apostles, he speaks of the saints praying on their knees: Stephen during his stoning, Peter at the raising of someone who had died, Paul on his way to martyrdom. In this way Luke has sketched a brief history of prayer on one’s knees in the early Church. Christians, in kneeling, enter into Jesus’ prayer on the Mount of Olives. When menaced by the power of evil, as they kneel, they are upright before the world, while as sons and daughters, they kneel before the Father. Before God’s glory we Christians kneel and acknowledge his divinity; by that posture we also express our confidence that he will prevail.
Jesus struggles with the Father. He struggles with himself. And he struggles for us. He experiences anguish before the power of death. First and foremost this is simply the dread natural to every living creature in the face of death. In Jesus, however, something more is at work. His gaze peers deeper, into the nights of evil. He sees the filthy flood of all the lies and all the disgrace which he will encounter in that chalice from which he must drink. His is the dread of one who is completely pure and holy as he sees the entire flood of this world’s evil bursting upon him. He also sees me, and he prays for me. This moment of Jesus’ mortal anguish is thus an essential part of the process of redemption. Consequently, the Letter to the Hebrews describes the struggle of Jesus on the Mount of Olives as a priestly event. In this prayer of Jesus, pervaded by mortal anguish, the Lord performs the office of a priest: he takes upon himself the sins of humanity, of us all, and he brings us before the Father.
Lastly, we must also pay attention to the content of Jesus’ prayer on the Mount of Olives. Jesus says: "Father, for you all things are possible; remove this cup from me; yet not what I want, but what you want" (Mk 14:36). The natural will of the man Jesus recoils in fear before the enormity of the matter. He asks to be spared. Yet as the Son, he places this human will into the Father’s will: not I, but you. In this way he transformed the stance of Adam, the primordial human sin, and thus heals humanity. The stance of Adam was: not what you, O God, have desired; rather, I myself want to be a god. This pride is the real essence of sin. We think we are free and truly ourselves only if we follow our own will. God appears as the opposite of our freedom. We need to be free of him – so we think – and only then will we be free. This is the fundamental rebellion present throughout history and the fundamental lie which perverts life. When human beings set themselves against God, they set themselves against the truth of their own being and consequently do not become free, but alienated from themselves. We are free only if we stand in the truth of our being, if we are united to God. Then we become truly "like God" – not by resisting God, eliminating him, or denying him. In his anguished prayer on the Mount of Olives, Jesus resolved the false opposition between obedience and freedom, and opened the path to freedom. Let us ask the Lord to draw us into this "yes" to God’s will, and in this way to make us truly free. Amen.
Holy Thursday is not only the day of the institution of the Most Holy Eucharist, whose splendour bathes all else and in some ways draws it to itself. To Holy Thursday also belongs the dark night of the Mount of Olives, to which Jesus goes with his disciples; the solitude and abandonment of Jesus, who in prayer goes forth to encounter the darkness of death; the betrayal of Judas, Jesus’ arrest and his denial by Peter; his indictment before the Sanhedrin and his being handed over to the Gentiles, to Pilate. Let us try at this hour to understand more deeply something of these events, for in them the mystery of our redemption takes place.
Jesus goes forth into the night. Night signifies lack of communication, a situation where people do not see one another. It is a symbol of incomprehension, of the obscuring of truth. It is the place where evil, which has to hide before the light, can grow. Jesus himself is light and truth, communication, purity and goodness. He enters into the night. Night is ultimately a symbol of death, the definitive loss of fellowship and life. Jesus enters into the night in order to overcome it and to inaugurate the new Day of God in the history of humanity.
On the way, he sang with his disciples Israel’s psalms of liberation and redemption, which evoked the first Passover in Egypt, the night of liberation. Now he goes, as was his custom, to pray in solitude and, as Son, to speak with the Father. But, unusually, he wants to have close to him three disciples: Peter, James and John. These are the three who had experienced his Transfiguration – when the light of God’s glory shone through his human figure – and had seen him standing between the Law and the Prophets, between Moses and Elijah. They had heard him speaking to both of them about his "exodus" to Jerusalem. Jesus’ exodus to Jerusalem – how mysterious are these words! Israel’s exodus from Egypt had been the event of escape and liberation for God’s People. What would be the form taken by the exodus of Jesus, in whom the meaning of that historic drama was to be definitively fulfilled? The disciples were now witnessing the first stage of that exodus – the utter abasement which was nonetheless the essential step of the going forth to the freedom and new life which was the goal of the exodus. The disciples, whom Jesus wanted to have close to him as an element of human support in that hour of extreme distress, quickly fell asleep. Yet they heard some fragments of the words of Jesus’ prayer and they witnessed his way of acting. Both were deeply impressed on their hearts and they transmitted them to Christians for all time. Jesus called God "Abba". The word means – as they add – "Father". Yet it is not the usual form of the word "father", but rather a children’s word – an affectionate name which one would not have dared to use in speaking to God. It is the language of the one who is truly a "child", the Son of the Father, the one who is conscious of being in communion with God, in deepest union with him.
If we ask ourselves what is most characteristic of the figure of Jesus in the Gospels, we have to say that it is his relationship with God. He is constantly in communion with God. Being with the Father is the core of his personality. Through Christ we know God truly. "No one has ever seen God", says Saint John. The one "who is close to the Father’s heart … has made him known" (1:18). Now we know God as he truly is. He is Father, and this in an absolute goodness to which we can entrust ourselves. The evangelist Mark, who has preserved the memories of Saint Peter, relates that Jesus, after calling God "Abba", went on to say: "Everything is possible for you. You can do all things" (cf. 14:36). The one who is Goodness is at the same time Power; he is all-powerful. Power is goodness and goodness is power. We can learn this trust from Jesus’ prayer on the Mount of Olives.
Before reflecting on the content of Jesus’ petition, we must still consider what the evangelists tell us about Jesus’ posture during his prayer. Matthew and Mark tell us that he "threw himself on the ground" (Mt 26:39; cf. Mk 14:35), thus assuming a posture of complete submission, as is preserved in the Roman liturgy of Good Friday. Luke, on the other hand, tells us that Jesus prayed on his knees. In the Acts of the Apostles, he speaks of the saints praying on their knees: Stephen during his stoning, Peter at the raising of someone who had died, Paul on his way to martyrdom. In this way Luke has sketched a brief history of prayer on one’s knees in the early Church. Christians, in kneeling, enter into Jesus’ prayer on the Mount of Olives. When menaced by the power of evil, as they kneel, they are upright before the world, while as sons and daughters, they kneel before the Father. Before God’s glory we Christians kneel and acknowledge his divinity; by that posture we also express our confidence that he will prevail.
Jesus struggles with the Father. He struggles with himself. And he struggles for us. He experiences anguish before the power of death. First and foremost this is simply the dread natural to every living creature in the face of death. In Jesus, however, something more is at work. His gaze peers deeper, into the nights of evil. He sees the filthy flood of all the lies and all the disgrace which he will encounter in that chalice from which he must drink. His is the dread of one who is completely pure and holy as he sees the entire flood of this world’s evil bursting upon him. He also sees me, and he prays for me. This moment of Jesus’ mortal anguish is thus an essential part of the process of redemption. Consequently, the Letter to the Hebrews describes the struggle of Jesus on the Mount of Olives as a priestly event. In this prayer of Jesus, pervaded by mortal anguish, the Lord performs the office of a priest: he takes upon himself the sins of humanity, of us all, and he brings us before the Father.
Lastly, we must also pay attention to the content of Jesus’ prayer on the Mount of Olives. Jesus says: "Father, for you all things are possible; remove this cup from me; yet not what I want, but what you want" (Mk 14:36). The natural will of the man Jesus recoils in fear before the enormity of the matter. He asks to be spared. Yet as the Son, he places this human will into the Father’s will: not I, but you. In this way he transformed the stance of Adam, the primordial human sin, and thus heals humanity. The stance of Adam was: not what you, O God, have desired; rather, I myself want to be a god. This pride is the real essence of sin. We think we are free and truly ourselves only if we follow our own will. God appears as the opposite of our freedom. We need to be free of him – so we think – and only then will we be free. This is the fundamental rebellion present throughout history and the fundamental lie which perverts life. When human beings set themselves against God, they set themselves against the truth of their own being and consequently do not become free, but alienated from themselves. We are free only if we stand in the truth of our being, if we are united to God. Then we become truly "like God" – not by resisting God, eliminating him, or denying him. In his anguished prayer on the Mount of Olives, Jesus resolved the false opposition between obedience and freedom, and opened the path to freedom. Let us ask the Lord to draw us into this "yes" to God’s will, and in this way to make us truly free. Amen.
The dynamic of true renewal
L’Osservatore Romano
15:29 05/04/2012
L’Osservatore Romano (April 5, 2012) - The true renewal of the Church is the configuration of self to Christ. That was Benedict XVI's prompt response to “a group of priests from a European country”, who recently “ issued a summons to disobedience, and at the same time gave concrete examples of the forms this disobedience”, with the pretext of bringing renewal to the Church. And, significantly, the Pope's response came during Chrism Mass – this morning, Holy Thursday, in St Peter's Basilica – in which priests are called to renew their promise of consecration. A promise, recalled the Pope, that implies on the one hand “an interior bond, a configuration to Christ”, which makes credible one's entire mission in the humility of the Cross, and on the other “a renunciation of what is simply our own, of the much-vaunted self-fulfilment”.
Therefore, accepting the possibility as well that the signers of this summons were motivated “by concern for the Church”, Benedict XVI invites us to reflect on how it is possible to realize this configuration to Christ “in the often dramatic situation of the Church today”. The temptation to disobedience, the Pope explained, seems to be merely “a desperate push to do something to change the Church in accordance with one’s own preferences and ideas”. Maybe because Christ “seems too lofty and too great for us to dare to measure ourselves by him”.
To help us come the great ecclesial figures, the long line of saints and martyrs who knew how to configure themselves to Christ and “who have gone before us and shown us the way”, to “show us how”. And taking up an argument developed by opponents, that is the ordination of women, Benedict XVI referred back to the teaching of John Paul II, who “stated irrevocably that the Church has received no authority from the Lord”. The referent was perhaps no coincidence, Pope Wojtyła is well loved still today, a person who left us a “wealth of documents”, still “far”, Benedict noted, “from being fully explored”.
Therefore, accepting the possibility as well that the signers of this summons were motivated “by concern for the Church”, Benedict XVI invites us to reflect on how it is possible to realize this configuration to Christ “in the often dramatic situation of the Church today”. The temptation to disobedience, the Pope explained, seems to be merely “a desperate push to do something to change the Church in accordance with one’s own preferences and ideas”. Maybe because Christ “seems too lofty and too great for us to dare to measure ourselves by him”.
To help us come the great ecclesial figures, the long line of saints and martyrs who knew how to configure themselves to Christ and “who have gone before us and shown us the way”, to “show us how”. And taking up an argument developed by opponents, that is the ordination of women, Benedict XVI referred back to the teaching of John Paul II, who “stated irrevocably that the Church has received no authority from the Lord”. The referent was perhaps no coincidence, Pope Wojtyła is well loved still today, a person who left us a “wealth of documents”, still “far”, Benedict noted, “from being fully explored”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Diễn Nguyện Nhạc Kịch Tuần Thánh Tại Giáo Xứ Mỹ Sơn
GP Lang Sơn
09:43 05/04/2012
Diễn Nguyện Nhạc Kịch Tuần Thánh Tại Giáo Xứ Mỹ Sơn
Vào lúc 20h thứ tư Tuần thánh tại giáo xứ Mỹ Sơn, trong tinh thần Mùa chay sám hối và suy niệm Cuộc khổ hình của Chúa Giêsu. Một tình yêu hy sinh, vâng phục Thánh ý Thiên Chúa Cha để chuộc tội cho thế gian. Cũng như trong tinh thần hướng tới ngày Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ X tại Giáo phận. Nhóm Linh hoạt viên của Giáo phận đã trình diễn vở nhạc kịch “Cuộc thương khó Đức Chúa Giêsu” theo sự gợi ý và lời mời của Cha chính, cũng là Cha Tổng Đại Diện Giuse Trần Đức Hạnh.
Xem hình
Cùng tham gia vào đêm nhạc kịch là sự có mặt của Cha Đặc trách giới trẻ Gioan Baotixita Nguyễn Anh Tuấn, Quý Soeur Phaolô, Ca đoàn cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Mỹ Sơn.
Mở đầu đêm nhạc kịch với bài hát “Chúa là con đường” do Cha Gioan Baotixita thể hiện. Muốn nói lên rằng trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều con đường, mà chúng ta có thể bị cuốn hút vào đó làm cho ta xa rời tình yêu. Nhưng chỉ có một con đường mới dẫn tới hạnh phúc đích thực mà thôi, đó chính là con đường Giêsu – con đường của yêu thương, hy sinh, tha thứ và phục vụ.
Ngay sau đó vở nhạc kịch bắt đầu với bài múa “Con đường Chúa đã đi”. Với sự thinh lặng cùng suy niệm về những chặng đường gian nan đau khổ của Chúa, bên cạnh những lời hát được Ca đoàn giáo xứ cất lên, từng nhân vật trong vở nhạc kịch dần xuất hiện.
Mở màn với hình ảnh Chúa Giêsu dẫn các môn đệ vào Vườn cây Dầu cầu nguyện, rồi cảnh nộp Chúa, sự ăn năn của Giuđa It-ca-ri-ốt, Chúa vác Thánh giá trong sự xô đẩy, đánh đập và la hét của lính Rôma.
Tiếp theo sau là hình ảnh Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên đỉnh đồi Gôn-gô-tha, chịu chết và phục sinh trong vinh quang đến trao bình an cho mọi người hiện diện bằng hình tượng Ngài trao ban ánh lửa Phục sinh qua tay các môn đệ đến với cộng đoàn.
Khép lại vở nhạc kịch, diễn viên và toàn thể cộng đoàn cùng hát với nhau trong tâm tình tìm thấy niềm vui qua Chúa Phục sinh với bài hát “Và con tim đã vui trở lại” để nói lên sự tin yêu hạnh phúc.
Cuối cùng Cha Chính Giuse có đôi lời với nhóm Linh hoạt viên Giáo phận và Cộng đoàn hiện diện, rồi cùng với Cha Gioan Baotixita ban phép lành cuối ngày để cảm tạ Thiên Chúa và cũng để cầu chúc Cộng đoàn sốt sắng chuẩn bị tinh thần bước vào Tuần thánh được nhiều ơn lành của Thiên Chúa.
BTT. Giáo Phận
Vào lúc 20h thứ tư Tuần thánh tại giáo xứ Mỹ Sơn, trong tinh thần Mùa chay sám hối và suy niệm Cuộc khổ hình của Chúa Giêsu. Một tình yêu hy sinh, vâng phục Thánh ý Thiên Chúa Cha để chuộc tội cho thế gian. Cũng như trong tinh thần hướng tới ngày Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ X tại Giáo phận. Nhóm Linh hoạt viên của Giáo phận đã trình diễn vở nhạc kịch “Cuộc thương khó Đức Chúa Giêsu” theo sự gợi ý và lời mời của Cha chính, cũng là Cha Tổng Đại Diện Giuse Trần Đức Hạnh.
Xem hình
Cùng tham gia vào đêm nhạc kịch là sự có mặt của Cha Đặc trách giới trẻ Gioan Baotixita Nguyễn Anh Tuấn, Quý Soeur Phaolô, Ca đoàn cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Mỹ Sơn.
Mở đầu đêm nhạc kịch với bài hát “Chúa là con đường” do Cha Gioan Baotixita thể hiện. Muốn nói lên rằng trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều con đường, mà chúng ta có thể bị cuốn hút vào đó làm cho ta xa rời tình yêu. Nhưng chỉ có một con đường mới dẫn tới hạnh phúc đích thực mà thôi, đó chính là con đường Giêsu – con đường của yêu thương, hy sinh, tha thứ và phục vụ.
Ngay sau đó vở nhạc kịch bắt đầu với bài múa “Con đường Chúa đã đi”. Với sự thinh lặng cùng suy niệm về những chặng đường gian nan đau khổ của Chúa, bên cạnh những lời hát được Ca đoàn giáo xứ cất lên, từng nhân vật trong vở nhạc kịch dần xuất hiện.
Mở màn với hình ảnh Chúa Giêsu dẫn các môn đệ vào Vườn cây Dầu cầu nguyện, rồi cảnh nộp Chúa, sự ăn năn của Giuđa It-ca-ri-ốt, Chúa vác Thánh giá trong sự xô đẩy, đánh đập và la hét của lính Rôma.
Tiếp theo sau là hình ảnh Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên đỉnh đồi Gôn-gô-tha, chịu chết và phục sinh trong vinh quang đến trao bình an cho mọi người hiện diện bằng hình tượng Ngài trao ban ánh lửa Phục sinh qua tay các môn đệ đến với cộng đoàn.
Khép lại vở nhạc kịch, diễn viên và toàn thể cộng đoàn cùng hát với nhau trong tâm tình tìm thấy niềm vui qua Chúa Phục sinh với bài hát “Và con tim đã vui trở lại” để nói lên sự tin yêu hạnh phúc.
Cuối cùng Cha Chính Giuse có đôi lời với nhóm Linh hoạt viên Giáo phận và Cộng đoàn hiện diện, rồi cùng với Cha Gioan Baotixita ban phép lành cuối ngày để cảm tạ Thiên Chúa và cũng để cầu chúc Cộng đoàn sốt sắng chuẩn bị tinh thần bước vào Tuần thánh được nhiều ơn lành của Thiên Chúa.
BTT. Giáo Phận
Tĩnh Tâm Mùa Chay của Nhóm SVCG Liễu Đề - Quỹ Nhất
Phanxico Xavie Nguyễn Văn Tú
09:44 05/04/2012
Phóng Sự Chương Trình Tĩnh Tâm Mùa Chay Của Nhóm SVCG Liễu Đề - Quỹ Nhất
CHỦ ĐỀ : TRỞ VỀ
Tuần thánh là khoảng thời gian đỉnh cao của Mùa Chay, là dịp để mỗi người Tín hữu sám hối và nhìn vào chặng đường tử nạn của Chúa Giêsu, cảm nhận được tình yêu cao thượng, sự hy sinh quên mình và lòng khiêm tốn đến tột cùng của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Xem hình
Và đây cũng là dịp để mỗi người chúng ta đặc biệt là các bạn trẻ có cơ hội nhìn lại cuộc đời, uốn nắn và chỉnh sửa bản thân mình, cuộc sống mình, có lẽ những năm tháng qua đã có nhiều ưu tư, băn khoăn, lo lắng, những đau khổ, thất bại và cả tội lỗi…vẫn đang còn nằm ẩn sau tâm hồn các bạn. Vì vậy, chúng ta hãy dành thời gian nhiều cho việc nhìn lại con người mình trong tuần thánh này, xin Chúa uốn nắn cuộc đời chúng ta, ban cho mỗi người thêm can đảm, thêm sức mạnh của niềm tin để tiếp tục chiến đấu giữa cuộc đời đầy chông gai - thử thách và đau khổ.
Trong tâm tình đó, chiều ngày 31/3/2012 dù thời tiết không được thuận lợi cho lắm, nhưng toàn thể ACE Học sinh – Sinh viên đã trở về từ bốn phương trời của Giáo hạt Lạc Đạo - Liễu Đề - Quỹ Nhất này. Để chuẩn bị bắt đầu vào chương trình Tĩnh Tâm Mùa Chay Thánh năm 2012 được tổ chức lần đầu tiên của nhóm SVCG hạt Lạc Đạo – Liễu Đề - Quỹ Nhất.
Ngay từ rất sớm đã có nhiều bạn không quản ngại mưa gió, trở về với ngôi Thánh đường Giáo xứ Lạc Đạo.
Đúng 14h00 theo chương trình tất cả các bạn Học Sinh – Sinh Viên đã tập trung về Giáo Xứ Lạc Đạo để Ghi Danh.
Sau khi ghi danh xong các bạn đã nhanh chóng di chuyển lên tầng 2 nhà giáo lý để nhận phòng để đồ và chỗ nghỉ đêm. Đến 14h30' khi mọi người đã ghi danh xong và bắt đầu di chuyển xuống sân để tập trung và khởi động:
Với những trò chơi khởi động thật hấp dẫn của người quản trò:
Đến 15h30 sau khi tập trung khởi động đầy vui vẻ, tiếng cười. Tất cả ACE đã di chuyển vào nhà thờ đề nghe giảng tĩnh tâm của cha đặc trách sinh viên Gioan Baotixita Vũ Quốc Đạt. Giáo Hạt Lạc Đạo – Liễu Đề - Quỹ Nhất:
Các bạn rất chăm chú nghe Cha giảng tĩnh tâm:
Sau đó mọi người chia nhóm ra và cùng chia sẻ với nhau về đời sống sinh viên, những vấn đề thắc mắc khi là một sinh viên Công Giáo:
Sau thời gian tĩnh tâm trên khuân mặt ai cũng tươi vui, họ cảm thấy như được "Trở Về" với Chúa với cội nguồn sau nhưng ngày đi xa hôm nay đã được trở về.Vậy là bài giảng tĩnh tâm của Cha Đặc Trách Sinh Viên Hạt Lạc Đạo cũng đã kết thúc và đã lắng đọng lại trong tâm hồn của mỗi bạn Học Sinh – Sinh Viên một tâm trạng thái thoải mái.
Đúng 18h00 thánh lễ đồng tế được bắt đầu, do cha Phaolô Trần Ngọc Tiềm chủ tế và cùng đồng tế có Cha Đaminh Phạm Văn Dược quản hạt Lạc Đạo - Liễu Đề - Quỹ Nhất
Hôm đó là ngày Lễ Lá. "Lễ Lá bắt đầu tuần lễ quan trọng nhất của năm Phụng vụ gọi là Tuần Thánh" Cha Tiềm đã chủ sự nghi thức làm phép lá và bắt đầu Thánh lễ tưởng niệm mầu nhiệm Vượt qua, tức cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô.
"Chúa nhật Lễ Lá hôm nay là ngày kỷ niệm Đấng Cứu Thế vào Thành Thánh Giêrusalem, để hoàn tất mầu nhiệm Vượt qua, đem lại cho loài người ơn cứu độ. Chúng ta hãy đem cả niềm tin mà hăng hái bước theo Người. Xin Chúa ban ơn để chúng ta thông phần đau khổ với Chúa đã chịu chết trên thập giá, hầu được chia sẻ vinh quang phục sinh với Người"
Tiếp theo là nghi thức làm phép lá, Cha Dược đã rảy nước Thánh trên tất cả các lá mà mọi người cầm trên tay.
Cha Daminh Phạm Văn Dược cùng 2 thầy Phụng vụ Lời Chúa đã công bố Tin Mừng theo Thánh Mác-cô (15,1-39).
Trong bài giảng của Cha nói lên ý nghĩa của tuần thánh này:
“Mỗi người chúng ta sẽ có thời gian, cơ hội đi lại những chặng đường trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, một cuộc khổ nạn của tình yêu đi đến tận cùng, tình yêu Thiên Chúa dành cho mình. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: Cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên một sự sám hối liên lỉ”.
Khi chúng ta bước vào cuộc Thương khó với cảm nhận tình yêu mà Thiên Chúa dành cho mình, thì đồng thời cuộc Thương khó ấy chất vấn đời sống đức tin của chúng ta và giúp cho mình sống sự sám hối liên lỉ. Khi cảm nhận tình yêu ấy thấm sâu vào lòng chúng ta hơn, thì chính mình được mời gọi để chia sẻ tình yêu đã đón nhận cho những anh chị em khác, đặc biệt các anh chị em đang sống trong hoàn cảnh khó khăn về vật chất cũng như về tinh thần.
Như thế, Tuần Thánh sẽ trở thành một tuần lễ rất đặc biệt, giúp chúng ta khắc họa sâu xa hơn chân dung, lắng nghe một cách mạnh mẽ lời mời gọi của Đấng mà chúng ta tin, để sống đời sống đức tin của mình trở nên trọn vẹn hơn.
Sau thánh lễ là giờ Chầu Thánh Thể của toàn thể Học sinh – Sinh viên:
Thưa các bạn. Một khuông nhạc có nốt trầm, nốt bổng.Đời sống con người xô bồ vội vã thì cũng cần những lúc thinh lặng lại mà nhìn lại bản thân, nhìn lại mục đính sống, nhìn lại căn nguyên của con người, hay chỉ đơn giản là thinh lặng để xét lại bản thân.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giờ đây chúng con quây quần bên Chúa, như những đứa con xa nhà nay được hội tụ về. Chúa yêu thương, luôn chờ đợi chúng con.Tâm hồn chúng con ngổn ngang nhiều sự lo toan, cùng tất cả những lỗi lầm, thiếu sót của chúng con đối với Chúa, với ông bà cha mẹ, với thầy cô và với bạn bè xung quanh chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con sấp mình thờ lạy Chúa là Thiên Chúa và là Đấng cứu độ chúng con. Chúng con tin thật Chúa đang ngự thật trong tấm bánh bé nhỏ của Bí Tích Tình Yêu này. Chúng con chúc tụng và ngợi khen tình yêu vô biên của Chúa dành cho chúng con. Nơi đây, chúng con biết Chúa đang chờ đợi chúng con như người Cha nhân lành chờ đợi người con hoang trở về. Cho dù chúng con tội lỗi đến đâu đi nữa, cho dù thế gian không chấp nhận chúng con nhưng Chúa vẫn mở rộng cánh tay, sẵn sàng ôm lấy chúng con.
Giờ Chầu Thánh thể này, mong muốn các bạn hãy bỏ lại tất cả những lo toan, công việc học tập, những khó khăn, những dự định, những ồn ào của cuộc sống lại đằng sau, chiêm ngắm Thánh Thể trong thinh lặng, để cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa trong bí tích thánh thể. “Ta hãy lấy đức tin bù lại nếu giác quan không cảm thấy gì.
Trong giây phút thinh lặng ấy, tất cả các bạn Học sinh – Sinh viên đều suy xét về tâm hồn của mình, mà dâng lên Chúa những khó khăn, những vướng mắc của mình, trong đời sống Học sinh - Sinh viên cũng như trong đời sống hàng ngày.
Tất cả đều là các bạn trẻ ngày nay đều chưa suy nghĩ chín chắn, làm việc chưa hiệu quả và đây cũng là lúc mà mọi người ngồi nhìn lại những việc mình đã làm được – chưa làm được đặc biệt là những việc gì mà mình phải cố gắng để vượt qua. Trong giờ phút chầu Thánh Thể này, tất cả các bạn Học sinh – Sinh viên đều mong muốn được bình an, và trở về cùng Chúa, trở về cùng với ngôi nhà chung, và đặc biệt là được trở về với chính bản thân mình.
Hết giờ chầu ai nấy cũng đều vui vẻ, thanh thản và cảm thấy thật an bình trong Chúa. Mọi người cảm thấy như đã đến và đưa hết những ưu phiền, khó khăn của cuộc đời mỗi người đi vậy. Họ cảm thấy rất hạnh phúc và yên bình khi được về ngôi nhà chung và được sống trong những ngày thật ấm cúng.
Và bây giờ cũng đã đến giờ ăn tối, mọi người ai lấy đều khẩn trương di chuyển về nhà giáo lý để ăn cơm tối. Mọi người vừa ăn,vừa giao lưu với nhau và nhiều người còn chưa biết nhau, chưa từng gặp nhau, nhưng rồi họ cũng dần quen nhau như ACE cùng một nhà.
Bây giờ toàn thể ACE bắt đầu bước vào phần Đi Đàng Thánh Giá xung quanh nhà thờ. Ban Điều hành vác thánh giá từ cuối nhà thờ lên gian cung thánh.
Lạy chúa Giê su, tất cả anh em trong nhóm SVCG Hạt LạcĐạo – Liễu Đề - Quỹ Nhất chúng con quây quần tại đây, dưới chân thập giá trên đó Chúa đã hy sinh.
Chúng con ở đây bên đức Maria Mẹ Chúa, bên ông Gioan người được Chúa yêu mến, bên bà Ma-đa-lê-na người đã được Chúa tha thứ nhiều vì bà đã yêu mến nhiều. Lạy Chúa, chúng con đang đứng nhìn từ xa và biết rằng chúng con tin bao nhiêu thì được tới gần bấy nhiêu, mến bao nhiêu thì được hiểu bấy nhiêu. Lạy Chúa, chúng con tin, nhưng xin tăng cường lòng tin nơi chúng con. Chúng con yêu mến, nhưng xin Chúa ban sức cho tình yêu nghèo nàn, yếu đuối của chúng con. Xin cho những người anh em của chúng con không có điều kiện để hiện diện ngày hôm nay cùng với chúng con luôn cảm nhận được sự đau khổ, với cơn hấp hối, với cái chết của Chúa, và biến đổi chúng con hầu được hưởng trọn vẹn ơn cứu độ do Máu Chúa đã tuôn trào trên chúng con.
Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, chúng con ước ao ngắm mười bốn nơi thương khó Đức Chúa Giêsu trong Đàng Thánh giá này, cho được kính mến trản ghĩa Đức Chúa Giêsu. Chớ gì chúng con được đến viếng những nơi thương khó ấy, như bổn đạo thành Giêrusalem cho được ăn mày các ơn bởi Đàng Thánh Giá mà ra.
Song le chúng con là con chiên lạc xa đàng, thì xin dâng lòng chúng con làm đàng thánh giá mà ngắm, cùng in vào lòng những sự thương khó Đức Chúa Giêsu đã chịu, để mà yên ủi chúng con ở chốn khách đày này, cho ngày sau được trông cậy mười bốn nơi thương khó ấy như bậc thang đem chúng con về Thiên Đàng, mà hát mừng tạ ơn Đức Chúa Giêsu đời đời chẳng cùng.
Tiếp theo Ban Điều Hành vác thánh giá từ gian cũng thánh đến nơi thứ I. Cứ đi như thế mọi người thay nhau vác thánh giá đến nơi thứ XIV:
Người đời ai cũng ao ước “sống cái nhà, chết cái mồ”, còn Đức Giêsu thì sao? Giờ ta nhớ lại lời của Ngài nói với các môn đệ trên đường sứ vụ: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu”. Vâng! Có ai tin nổi một vị Thiên Chúa làm người mà ngày khởi đầu được sinh ra nơi hang bò lừa của những người chăn chiên, ngày kết thúc đời người được táng trong ngôi mộ mượn tạm, chuyện tưởng như không lại trở thành sự thực với Đức Giêsu. Vì yêu nhân loại đang bị bóng đêm của quyền lực sự dữ lấn áp, vì muốn đồng hóa và cảm thương với những người cùng khổ mà Đức Giêsu đã chấp nhận sống cảnh “màn trời chiếu đất”. Cuối cùng là trở thành của lễ hiến tế để đền tội và chấp nhận chết, để cho nhân loại được sống và sống viên mãn.
Lạy Chúa Giê su, khi chiêm ngắm Người được táng trong mồ đá mượn tạm, chúng con có cảm nhận ra được một điều là chúng con hạnh phúc hơn Ngài khi chúng con đang có một mái nhà dù lớn hay nhỏ? Khi chúng con tiễn biệt người thân về nơi an nghỉ cuối cùng, chúng con có thầm tạ ơn Thiên Chúa khi người thân của chúng con được sở hữu cho riêng mình nấm mồ không? Giây phút này Đức Giêsu đang mời gọi mỗi chúng chiêm ngắm Ngài khi được các môn đệ yêu mến táng xác trong mồ đá mà tin tưởng Ngài luôn đồng cảm với những khó khăn luôn vây quanh chúng con trong cuộc sống, Ngài cũng nhắc nhở tôi hãy dành thời gian, sự hy sinh đến với những người quá cố mà chúng con vẫn gặp hằng ngày.
Lạy Chúa Giêsu! Xin ban cho chúng con được kiên trì trung thành với Giáo Hội Chúa, và tin tưởng bất diệt vào Giáo Hội, cùng với niềm xác tín là sự sống thật sẽ toàn thắng mãi mãi trong thế gian.
Chúa Giêsu, chúng con ngắm 14 nơi thương khó Đức Chúa Giêsu. Xin Chúa ban cho chúng con biết trở về cùng với Chúa, cùng với nước của Người, Xin Chúa hãy mở rộng lòng thương mà đón nhận chúng con, trong khi chúng con đã làm mất lòng Chúa.
Lạy Chúa, chúng con đều còn là Học sinh - Sinh viên, đặc biệt chúng con là những sinh viên mới bước ra cuộc sống với nhiều điều bỡ ngỡ, khó khan và đầy rẫy những thử thách. Xin Chúa hãy chỉ dẫn những con đường tốt đẹp, để cho chúng con có thể biết đường chúng con đi. Xin Chúa tha thứ mọi lỗi lầm của chúng con, ban cho chúng con luôn bình an nhờ bởi ơn Chúa, xin ban cho công việc học tập cũng như việc làm của chúng con được tốt đẹp. Lạy Chúa, Chúa đã đi hết, đã rót cạn tâm huyết và tình cảm cho con người. Xin cho chúng con biết đón nhận mọi đau khổ, mọi nhục nhã, mọi bất công, để đổi lấy hạnh phúc và sự sống đời đời. Lạy Chúa chúng con là những bạn trẻ sống trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau, nhiều người trong chúng con cũng đang gặp phải những khó khăn, thất bại, có khi cả thất vọng trong đời sống và nhiều khi bị lung lay về đời sống đức tin. Xin cho chúng con tìm được sức mạnh nơi Chúa, để dầu sống giữa biết bao biến chuyển, bất công và khó khăn trăm chiều chúng con biết hướng lòng về Chúa mà tìm được sức mạnh của Thánh Giá – mà Chúa dùng để cứu chuộc chúng con. Lạy Mẹ Maria, Chúa Giêsu Con Mẹ đã là duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng là những người đang đi trên đường đời của chúng con được vững vàng và đi đến cùng. Amen.
Sau những giây phút thinh lặng, cầu nguyện. Lạy Chúa, Trên vai mỗi người chúng con là nhưng cây Thánh Giá khác nhau, chúng con đã không biết sức mình, mà luôn làm mất lòng Thiên Chúa. Nhưng Chúa đã không từ bỏ chúng con, mà Chúa lại luôn gìn giữ chúng con, để chúng con có được giây phút tĩnh tâm này, để được trở về với chính mình, trở về cùng Chúa muôn đời.
Sau khi đi 14 đàng thánh giá đã kết thúc mọi người lại di chuyển về cuối nhà thờ xung quanh đống củi:
Cháy mãi thì cũng đến lúc tàn, mọi người lại ngồi xuống bên đống lửa để cùng cầu nguyện với nhau:
Sau bài hát "Một Lòng Tự Hối" là những phút lắng đọng tâm hồn, thinh lặng cầu nguyện của mọi người đều dâng lên Chúa những lời cầu xin tha thiết của mình. Xin Chúa cho chúng con biết sám hối trở về cùng chúa,xin Chúa cho ACE chúng con luôn biết yêu thương nhau, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, học tập, đặc biệt là trong đời sống Đức Tin.
Lạy Cha, đó chính là những tâm sự của chúng con, và còn rất nhiều tâm sự khác nữa thầm kín trong lòng mỗi người. Chúng con xin dâng lên tất cả! và đồng dâng lên là lời tạ ơn của chúng con! Dù chúng con biết sẽ không bao giờ chúng con ca ngợi hết tình thương của Cha! Tạ ơn Cha vì muôn vàn hồng ân! Tạ ơn Cha đã ban cho chúng con một người Mẹ! Tạ ơn Cha! Muôn đời tạ ơn Cha! Amen
Để kết thúc chương trình cầu nguyện xin mời anh chị em chúng ta cúng nắm tay nhau hát vang bài hát “Ba Ngọn Nền Lung Linh” để nói lên rằng tất cả ACE chúng ta cùng sống chung một mái nhà, cùng chung một niềm vui và muôn vàn hạnh phúc, bình an của Chúa tuôn đổ xuống cho mái nhà thân yêu này của chúng ta.
Vậy là một ngày Tĩnh Tâm cũng đã kết thúc và trời cũng đã về khuya mọi người lại di chuyển về phòng để nghỉ đêm trong an bình, trong lòng ai cũng thấy vui vẻ, ấm áp, khi được cùng nhau trở về với Chúa. Chúa Thánh Thần đã thổi thần khí vào tất cả mọi người và rồi mọi người cũng chìm trong giấc ngủ thật sâu, thật an bình.
Trưởng nhóm
Phanxico Xavie Nguyễn Văn Tú
CHỦ ĐỀ : TRỞ VỀ
Tuần thánh là khoảng thời gian đỉnh cao của Mùa Chay, là dịp để mỗi người Tín hữu sám hối và nhìn vào chặng đường tử nạn của Chúa Giêsu, cảm nhận được tình yêu cao thượng, sự hy sinh quên mình và lòng khiêm tốn đến tột cùng của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Xem hình
Và đây cũng là dịp để mỗi người chúng ta đặc biệt là các bạn trẻ có cơ hội nhìn lại cuộc đời, uốn nắn và chỉnh sửa bản thân mình, cuộc sống mình, có lẽ những năm tháng qua đã có nhiều ưu tư, băn khoăn, lo lắng, những đau khổ, thất bại và cả tội lỗi…vẫn đang còn nằm ẩn sau tâm hồn các bạn. Vì vậy, chúng ta hãy dành thời gian nhiều cho việc nhìn lại con người mình trong tuần thánh này, xin Chúa uốn nắn cuộc đời chúng ta, ban cho mỗi người thêm can đảm, thêm sức mạnh của niềm tin để tiếp tục chiến đấu giữa cuộc đời đầy chông gai - thử thách và đau khổ.
Trong tâm tình đó, chiều ngày 31/3/2012 dù thời tiết không được thuận lợi cho lắm, nhưng toàn thể ACE Học sinh – Sinh viên đã trở về từ bốn phương trời của Giáo hạt Lạc Đạo - Liễu Đề - Quỹ Nhất này. Để chuẩn bị bắt đầu vào chương trình Tĩnh Tâm Mùa Chay Thánh năm 2012 được tổ chức lần đầu tiên của nhóm SVCG hạt Lạc Đạo – Liễu Đề - Quỹ Nhất.
Ngay từ rất sớm đã có nhiều bạn không quản ngại mưa gió, trở về với ngôi Thánh đường Giáo xứ Lạc Đạo.
Đúng 14h00 theo chương trình tất cả các bạn Học Sinh – Sinh Viên đã tập trung về Giáo Xứ Lạc Đạo để Ghi Danh.
Sau khi ghi danh xong các bạn đã nhanh chóng di chuyển lên tầng 2 nhà giáo lý để nhận phòng để đồ và chỗ nghỉ đêm. Đến 14h30' khi mọi người đã ghi danh xong và bắt đầu di chuyển xuống sân để tập trung và khởi động:
Với những trò chơi khởi động thật hấp dẫn của người quản trò:
Đến 15h30 sau khi tập trung khởi động đầy vui vẻ, tiếng cười. Tất cả ACE đã di chuyển vào nhà thờ đề nghe giảng tĩnh tâm của cha đặc trách sinh viên Gioan Baotixita Vũ Quốc Đạt. Giáo Hạt Lạc Đạo – Liễu Đề - Quỹ Nhất:
Các bạn rất chăm chú nghe Cha giảng tĩnh tâm:
Sau đó mọi người chia nhóm ra và cùng chia sẻ với nhau về đời sống sinh viên, những vấn đề thắc mắc khi là một sinh viên Công Giáo:
Sau thời gian tĩnh tâm trên khuân mặt ai cũng tươi vui, họ cảm thấy như được "Trở Về" với Chúa với cội nguồn sau nhưng ngày đi xa hôm nay đã được trở về.Vậy là bài giảng tĩnh tâm của Cha Đặc Trách Sinh Viên Hạt Lạc Đạo cũng đã kết thúc và đã lắng đọng lại trong tâm hồn của mỗi bạn Học Sinh – Sinh Viên một tâm trạng thái thoải mái.
Đúng 18h00 thánh lễ đồng tế được bắt đầu, do cha Phaolô Trần Ngọc Tiềm chủ tế và cùng đồng tế có Cha Đaminh Phạm Văn Dược quản hạt Lạc Đạo - Liễu Đề - Quỹ Nhất
Hôm đó là ngày Lễ Lá. "Lễ Lá bắt đầu tuần lễ quan trọng nhất của năm Phụng vụ gọi là Tuần Thánh" Cha Tiềm đã chủ sự nghi thức làm phép lá và bắt đầu Thánh lễ tưởng niệm mầu nhiệm Vượt qua, tức cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô.
"Chúa nhật Lễ Lá hôm nay là ngày kỷ niệm Đấng Cứu Thế vào Thành Thánh Giêrusalem, để hoàn tất mầu nhiệm Vượt qua, đem lại cho loài người ơn cứu độ. Chúng ta hãy đem cả niềm tin mà hăng hái bước theo Người. Xin Chúa ban ơn để chúng ta thông phần đau khổ với Chúa đã chịu chết trên thập giá, hầu được chia sẻ vinh quang phục sinh với Người"
Tiếp theo là nghi thức làm phép lá, Cha Dược đã rảy nước Thánh trên tất cả các lá mà mọi người cầm trên tay.
Cha Daminh Phạm Văn Dược cùng 2 thầy Phụng vụ Lời Chúa đã công bố Tin Mừng theo Thánh Mác-cô (15,1-39).
Trong bài giảng của Cha nói lên ý nghĩa của tuần thánh này:
“Mỗi người chúng ta sẽ có thời gian, cơ hội đi lại những chặng đường trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, một cuộc khổ nạn của tình yêu đi đến tận cùng, tình yêu Thiên Chúa dành cho mình. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: Cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên một sự sám hối liên lỉ”.
Khi chúng ta bước vào cuộc Thương khó với cảm nhận tình yêu mà Thiên Chúa dành cho mình, thì đồng thời cuộc Thương khó ấy chất vấn đời sống đức tin của chúng ta và giúp cho mình sống sự sám hối liên lỉ. Khi cảm nhận tình yêu ấy thấm sâu vào lòng chúng ta hơn, thì chính mình được mời gọi để chia sẻ tình yêu đã đón nhận cho những anh chị em khác, đặc biệt các anh chị em đang sống trong hoàn cảnh khó khăn về vật chất cũng như về tinh thần.
Như thế, Tuần Thánh sẽ trở thành một tuần lễ rất đặc biệt, giúp chúng ta khắc họa sâu xa hơn chân dung, lắng nghe một cách mạnh mẽ lời mời gọi của Đấng mà chúng ta tin, để sống đời sống đức tin của mình trở nên trọn vẹn hơn.
Sau thánh lễ là giờ Chầu Thánh Thể của toàn thể Học sinh – Sinh viên:
Thưa các bạn. Một khuông nhạc có nốt trầm, nốt bổng.Đời sống con người xô bồ vội vã thì cũng cần những lúc thinh lặng lại mà nhìn lại bản thân, nhìn lại mục đính sống, nhìn lại căn nguyên của con người, hay chỉ đơn giản là thinh lặng để xét lại bản thân.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giờ đây chúng con quây quần bên Chúa, như những đứa con xa nhà nay được hội tụ về. Chúa yêu thương, luôn chờ đợi chúng con.Tâm hồn chúng con ngổn ngang nhiều sự lo toan, cùng tất cả những lỗi lầm, thiếu sót của chúng con đối với Chúa, với ông bà cha mẹ, với thầy cô và với bạn bè xung quanh chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con sấp mình thờ lạy Chúa là Thiên Chúa và là Đấng cứu độ chúng con. Chúng con tin thật Chúa đang ngự thật trong tấm bánh bé nhỏ của Bí Tích Tình Yêu này. Chúng con chúc tụng và ngợi khen tình yêu vô biên của Chúa dành cho chúng con. Nơi đây, chúng con biết Chúa đang chờ đợi chúng con như người Cha nhân lành chờ đợi người con hoang trở về. Cho dù chúng con tội lỗi đến đâu đi nữa, cho dù thế gian không chấp nhận chúng con nhưng Chúa vẫn mở rộng cánh tay, sẵn sàng ôm lấy chúng con.
Giờ Chầu Thánh thể này, mong muốn các bạn hãy bỏ lại tất cả những lo toan, công việc học tập, những khó khăn, những dự định, những ồn ào của cuộc sống lại đằng sau, chiêm ngắm Thánh Thể trong thinh lặng, để cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa trong bí tích thánh thể. “Ta hãy lấy đức tin bù lại nếu giác quan không cảm thấy gì.
Trong giây phút thinh lặng ấy, tất cả các bạn Học sinh – Sinh viên đều suy xét về tâm hồn của mình, mà dâng lên Chúa những khó khăn, những vướng mắc của mình, trong đời sống Học sinh - Sinh viên cũng như trong đời sống hàng ngày.
Tất cả đều là các bạn trẻ ngày nay đều chưa suy nghĩ chín chắn, làm việc chưa hiệu quả và đây cũng là lúc mà mọi người ngồi nhìn lại những việc mình đã làm được – chưa làm được đặc biệt là những việc gì mà mình phải cố gắng để vượt qua. Trong giờ phút chầu Thánh Thể này, tất cả các bạn Học sinh – Sinh viên đều mong muốn được bình an, và trở về cùng Chúa, trở về cùng với ngôi nhà chung, và đặc biệt là được trở về với chính bản thân mình.
Hết giờ chầu ai nấy cũng đều vui vẻ, thanh thản và cảm thấy thật an bình trong Chúa. Mọi người cảm thấy như đã đến và đưa hết những ưu phiền, khó khăn của cuộc đời mỗi người đi vậy. Họ cảm thấy rất hạnh phúc và yên bình khi được về ngôi nhà chung và được sống trong những ngày thật ấm cúng.
Và bây giờ cũng đã đến giờ ăn tối, mọi người ai lấy đều khẩn trương di chuyển về nhà giáo lý để ăn cơm tối. Mọi người vừa ăn,vừa giao lưu với nhau và nhiều người còn chưa biết nhau, chưa từng gặp nhau, nhưng rồi họ cũng dần quen nhau như ACE cùng một nhà.
Bây giờ toàn thể ACE bắt đầu bước vào phần Đi Đàng Thánh Giá xung quanh nhà thờ. Ban Điều hành vác thánh giá từ cuối nhà thờ lên gian cung thánh.
Lạy chúa Giê su, tất cả anh em trong nhóm SVCG Hạt LạcĐạo – Liễu Đề - Quỹ Nhất chúng con quây quần tại đây, dưới chân thập giá trên đó Chúa đã hy sinh.
Chúng con ở đây bên đức Maria Mẹ Chúa, bên ông Gioan người được Chúa yêu mến, bên bà Ma-đa-lê-na người đã được Chúa tha thứ nhiều vì bà đã yêu mến nhiều. Lạy Chúa, chúng con đang đứng nhìn từ xa và biết rằng chúng con tin bao nhiêu thì được tới gần bấy nhiêu, mến bao nhiêu thì được hiểu bấy nhiêu. Lạy Chúa, chúng con tin, nhưng xin tăng cường lòng tin nơi chúng con. Chúng con yêu mến, nhưng xin Chúa ban sức cho tình yêu nghèo nàn, yếu đuối của chúng con. Xin cho những người anh em của chúng con không có điều kiện để hiện diện ngày hôm nay cùng với chúng con luôn cảm nhận được sự đau khổ, với cơn hấp hối, với cái chết của Chúa, và biến đổi chúng con hầu được hưởng trọn vẹn ơn cứu độ do Máu Chúa đã tuôn trào trên chúng con.
Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, chúng con ước ao ngắm mười bốn nơi thương khó Đức Chúa Giêsu trong Đàng Thánh giá này, cho được kính mến trản ghĩa Đức Chúa Giêsu. Chớ gì chúng con được đến viếng những nơi thương khó ấy, như bổn đạo thành Giêrusalem cho được ăn mày các ơn bởi Đàng Thánh Giá mà ra.
Song le chúng con là con chiên lạc xa đàng, thì xin dâng lòng chúng con làm đàng thánh giá mà ngắm, cùng in vào lòng những sự thương khó Đức Chúa Giêsu đã chịu, để mà yên ủi chúng con ở chốn khách đày này, cho ngày sau được trông cậy mười bốn nơi thương khó ấy như bậc thang đem chúng con về Thiên Đàng, mà hát mừng tạ ơn Đức Chúa Giêsu đời đời chẳng cùng.
Tiếp theo Ban Điều Hành vác thánh giá từ gian cũng thánh đến nơi thứ I. Cứ đi như thế mọi người thay nhau vác thánh giá đến nơi thứ XIV:
Người đời ai cũng ao ước “sống cái nhà, chết cái mồ”, còn Đức Giêsu thì sao? Giờ ta nhớ lại lời của Ngài nói với các môn đệ trên đường sứ vụ: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu”. Vâng! Có ai tin nổi một vị Thiên Chúa làm người mà ngày khởi đầu được sinh ra nơi hang bò lừa của những người chăn chiên, ngày kết thúc đời người được táng trong ngôi mộ mượn tạm, chuyện tưởng như không lại trở thành sự thực với Đức Giêsu. Vì yêu nhân loại đang bị bóng đêm của quyền lực sự dữ lấn áp, vì muốn đồng hóa và cảm thương với những người cùng khổ mà Đức Giêsu đã chấp nhận sống cảnh “màn trời chiếu đất”. Cuối cùng là trở thành của lễ hiến tế để đền tội và chấp nhận chết, để cho nhân loại được sống và sống viên mãn.
Lạy Chúa Giê su, khi chiêm ngắm Người được táng trong mồ đá mượn tạm, chúng con có cảm nhận ra được một điều là chúng con hạnh phúc hơn Ngài khi chúng con đang có một mái nhà dù lớn hay nhỏ? Khi chúng con tiễn biệt người thân về nơi an nghỉ cuối cùng, chúng con có thầm tạ ơn Thiên Chúa khi người thân của chúng con được sở hữu cho riêng mình nấm mồ không? Giây phút này Đức Giêsu đang mời gọi mỗi chúng chiêm ngắm Ngài khi được các môn đệ yêu mến táng xác trong mồ đá mà tin tưởng Ngài luôn đồng cảm với những khó khăn luôn vây quanh chúng con trong cuộc sống, Ngài cũng nhắc nhở tôi hãy dành thời gian, sự hy sinh đến với những người quá cố mà chúng con vẫn gặp hằng ngày.
Lạy Chúa Giêsu! Xin ban cho chúng con được kiên trì trung thành với Giáo Hội Chúa, và tin tưởng bất diệt vào Giáo Hội, cùng với niềm xác tín là sự sống thật sẽ toàn thắng mãi mãi trong thế gian.
Chúa Giêsu, chúng con ngắm 14 nơi thương khó Đức Chúa Giêsu. Xin Chúa ban cho chúng con biết trở về cùng với Chúa, cùng với nước của Người, Xin Chúa hãy mở rộng lòng thương mà đón nhận chúng con, trong khi chúng con đã làm mất lòng Chúa.
Lạy Chúa, chúng con đều còn là Học sinh - Sinh viên, đặc biệt chúng con là những sinh viên mới bước ra cuộc sống với nhiều điều bỡ ngỡ, khó khan và đầy rẫy những thử thách. Xin Chúa hãy chỉ dẫn những con đường tốt đẹp, để cho chúng con có thể biết đường chúng con đi. Xin Chúa tha thứ mọi lỗi lầm của chúng con, ban cho chúng con luôn bình an nhờ bởi ơn Chúa, xin ban cho công việc học tập cũng như việc làm của chúng con được tốt đẹp. Lạy Chúa, Chúa đã đi hết, đã rót cạn tâm huyết và tình cảm cho con người. Xin cho chúng con biết đón nhận mọi đau khổ, mọi nhục nhã, mọi bất công, để đổi lấy hạnh phúc và sự sống đời đời. Lạy Chúa chúng con là những bạn trẻ sống trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau, nhiều người trong chúng con cũng đang gặp phải những khó khăn, thất bại, có khi cả thất vọng trong đời sống và nhiều khi bị lung lay về đời sống đức tin. Xin cho chúng con tìm được sức mạnh nơi Chúa, để dầu sống giữa biết bao biến chuyển, bất công và khó khăn trăm chiều chúng con biết hướng lòng về Chúa mà tìm được sức mạnh của Thánh Giá – mà Chúa dùng để cứu chuộc chúng con. Lạy Mẹ Maria, Chúa Giêsu Con Mẹ đã là duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng là những người đang đi trên đường đời của chúng con được vững vàng và đi đến cùng. Amen.
Sau những giây phút thinh lặng, cầu nguyện. Lạy Chúa, Trên vai mỗi người chúng con là nhưng cây Thánh Giá khác nhau, chúng con đã không biết sức mình, mà luôn làm mất lòng Thiên Chúa. Nhưng Chúa đã không từ bỏ chúng con, mà Chúa lại luôn gìn giữ chúng con, để chúng con có được giây phút tĩnh tâm này, để được trở về với chính mình, trở về cùng Chúa muôn đời.
Sau khi đi 14 đàng thánh giá đã kết thúc mọi người lại di chuyển về cuối nhà thờ xung quanh đống củi:
Cháy mãi thì cũng đến lúc tàn, mọi người lại ngồi xuống bên đống lửa để cùng cầu nguyện với nhau:
Sau bài hát "Một Lòng Tự Hối" là những phút lắng đọng tâm hồn, thinh lặng cầu nguyện của mọi người đều dâng lên Chúa những lời cầu xin tha thiết của mình. Xin Chúa cho chúng con biết sám hối trở về cùng chúa,xin Chúa cho ACE chúng con luôn biết yêu thương nhau, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, học tập, đặc biệt là trong đời sống Đức Tin.
Lạy Cha, đó chính là những tâm sự của chúng con, và còn rất nhiều tâm sự khác nữa thầm kín trong lòng mỗi người. Chúng con xin dâng lên tất cả! và đồng dâng lên là lời tạ ơn của chúng con! Dù chúng con biết sẽ không bao giờ chúng con ca ngợi hết tình thương của Cha! Tạ ơn Cha vì muôn vàn hồng ân! Tạ ơn Cha đã ban cho chúng con một người Mẹ! Tạ ơn Cha! Muôn đời tạ ơn Cha! Amen
Để kết thúc chương trình cầu nguyện xin mời anh chị em chúng ta cúng nắm tay nhau hát vang bài hát “Ba Ngọn Nền Lung Linh” để nói lên rằng tất cả ACE chúng ta cùng sống chung một mái nhà, cùng chung một niềm vui và muôn vàn hạnh phúc, bình an của Chúa tuôn đổ xuống cho mái nhà thân yêu này của chúng ta.
Vậy là một ngày Tĩnh Tâm cũng đã kết thúc và trời cũng đã về khuya mọi người lại di chuyển về phòng để nghỉ đêm trong an bình, trong lòng ai cũng thấy vui vẻ, ấm áp, khi được cùng nhau trở về với Chúa. Chúa Thánh Thần đã thổi thần khí vào tất cả mọi người và rồi mọi người cũng chìm trong giấc ngủ thật sâu, thật an bình.
Trưởng nhóm
Phanxico Xavie Nguyễn Văn Tú
Thánh lễ truyền Dầu tại TGP Huế
Trương Trí
09:28 05/04/2012
Sáng hôm nay thứ Năm Tuần Thánh, tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, Đức Tổng Giám Mục đã chủ sự nghi thức làm phép Dầu Thánh và chủ tế Thánh Lễ. Cùng đồng tế có Đức Giám Mục phụ tá Phanxicô Xaviê, Đức Đan Viện phụ Stêphanô, các linh mục bề trên dòng và toàn thể linh mục trong giáo phận.
Xem hình ảnh
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế mời gọi cộng đoàn dâng lời cầu nguyện cho những tâm hồn tận hiến, đặc biệt các linh mục. Vì hôm nay là thứ Năm Tuần Thánh, nhắc lại biến cố Đức Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể, và lập Bí Tích truyền Chức Thánh. Ngài nói : Thánh lễ làm phép Dầu hôm nay là Thánh Lễ duy nhất trên toàn giáo phận, thể hiện tình hiệp nhất của giáo phận. Các thành phần Dân Chúa quây quần quanh vị Giám Mục của mình để dâng lời ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa, ngợi khen tình thương hải hà của Chúa Giêsu là Đấng Cứu độ duy nhất, là Linh mục thượng phẩm, là Mục tử tối cao đã hy sinh mạng sống mình cho loài người chúng ta. Trong Thánh Lễ này, Đức Giám Mục sẽ làm phép các loại dầu bệnh nhân, dầu dự tòng và dầu Thánh. Các linh mục sẽ nhận các loại dầu này về nhiệm sở để cử hành các bí tích, nguồn mạch mọi ơn lành Chúa ban.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục nói: Thứ Năm Tuần Thánh là ngày Chúa Giêsu thể hiện tình yêu một cách đặc biệt với các môn đệ. Ngài đã lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích truyền chức Thánh để thực hiện lời hứa với các môn đệ: “ Thầy ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Ngài cũng nhắc lại lời Đức Thánh Cha Bênêđictô 16: “ Bí Tích Thánh Thể là quà tặng vô giá của Chúa Kitô ban cho chúng ta, đây là Bí Tích kỳ diệu bày tỏ tình yêu vĩ đại. Thánh Thể là nguồn mạch cho đời sống sứ vụ của Hội Thánh. Nhờ Bí Tích Thánh Thể, Hội Thánh luôn được tái sinh một cách lạ lùng.”
Đức Tổng Giám Mục cũng nhắn gởi đến các linh mục: trong một thế giới trần tục hóa, linh mục phải công bố sứ điệp chân lý và bình an của Chúa Giêsu, loan báo sức mạnh giải thoát của Tin Mừng. Giữa thời đại mà sự gian dối thâm nhập giữa bạn bè, trong cộng đoàn và ngay cả trong đời sống hôn nhân và gia đình, linh mục phải là người sáng suốt dân dắt cộng đoàn. Linh mục phải là người nêu cao sự thật và có lòng bác ái như Chúa Giêsu. Tìm cách đem lại hòa giải và tha thứ cho mọi người.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, linh mục đoàn đồng tế tuyên xưng lại những lời hứa khi lãnh nhận bí tích truyền chức Thánh.
Tiếp đó, các linh mục dâng những bình dầu ôliu, đại diện cộng đoàn dâng lên lễ vật gồm bánh rượu, hương hoa và số gạo tượng trưng của 1.100 kg gạo sẽ được giáo xứ Phủ Cam tặng cho người nghèo trong dịp lễ Phục Sinh này.
Toàn thể các linh mục cùng nhau vây quanh bàn thờ, Đức Tổng Giám Mục làm phép các loại dầu.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục long trọng ban phép lành cho cộng đoàn Dân Chúa, lãnh nhận sự an bình để chuẩn bị đón mừng Đại Lễ Phục Sinh.
Mặc dù hôm nay là ngày làm việc, nhưng cộng đoàn tham dự Thánh Lễ vân rất đông đảo, các hội đoàn nghiêm trang nghinh đón đoàn đồng tế, nhất là các hội dòng đều tham dự đông đủ. Đặc biệt, ca đoàn là các đại chủng sinh cất lên những lời ca bằng tiếng Latinh rất trầm bỗng tăng thêm phần long trọng của Thánh Lễ.
Xem hình ảnh
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế mời gọi cộng đoàn dâng lời cầu nguyện cho những tâm hồn tận hiến, đặc biệt các linh mục. Vì hôm nay là thứ Năm Tuần Thánh, nhắc lại biến cố Đức Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể, và lập Bí Tích truyền Chức Thánh. Ngài nói : Thánh lễ làm phép Dầu hôm nay là Thánh Lễ duy nhất trên toàn giáo phận, thể hiện tình hiệp nhất của giáo phận. Các thành phần Dân Chúa quây quần quanh vị Giám Mục của mình để dâng lời ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa, ngợi khen tình thương hải hà của Chúa Giêsu là Đấng Cứu độ duy nhất, là Linh mục thượng phẩm, là Mục tử tối cao đã hy sinh mạng sống mình cho loài người chúng ta. Trong Thánh Lễ này, Đức Giám Mục sẽ làm phép các loại dầu bệnh nhân, dầu dự tòng và dầu Thánh. Các linh mục sẽ nhận các loại dầu này về nhiệm sở để cử hành các bí tích, nguồn mạch mọi ơn lành Chúa ban.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục nói: Thứ Năm Tuần Thánh là ngày Chúa Giêsu thể hiện tình yêu một cách đặc biệt với các môn đệ. Ngài đã lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích truyền chức Thánh để thực hiện lời hứa với các môn đệ: “ Thầy ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Ngài cũng nhắc lại lời Đức Thánh Cha Bênêđictô 16: “ Bí Tích Thánh Thể là quà tặng vô giá của Chúa Kitô ban cho chúng ta, đây là Bí Tích kỳ diệu bày tỏ tình yêu vĩ đại. Thánh Thể là nguồn mạch cho đời sống sứ vụ của Hội Thánh. Nhờ Bí Tích Thánh Thể, Hội Thánh luôn được tái sinh một cách lạ lùng.”
Đức Tổng Giám Mục cũng nhắn gởi đến các linh mục: trong một thế giới trần tục hóa, linh mục phải công bố sứ điệp chân lý và bình an của Chúa Giêsu, loan báo sức mạnh giải thoát của Tin Mừng. Giữa thời đại mà sự gian dối thâm nhập giữa bạn bè, trong cộng đoàn và ngay cả trong đời sống hôn nhân và gia đình, linh mục phải là người sáng suốt dân dắt cộng đoàn. Linh mục phải là người nêu cao sự thật và có lòng bác ái như Chúa Giêsu. Tìm cách đem lại hòa giải và tha thứ cho mọi người.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, linh mục đoàn đồng tế tuyên xưng lại những lời hứa khi lãnh nhận bí tích truyền chức Thánh.
Tiếp đó, các linh mục dâng những bình dầu ôliu, đại diện cộng đoàn dâng lên lễ vật gồm bánh rượu, hương hoa và số gạo tượng trưng của 1.100 kg gạo sẽ được giáo xứ Phủ Cam tặng cho người nghèo trong dịp lễ Phục Sinh này.
Toàn thể các linh mục cùng nhau vây quanh bàn thờ, Đức Tổng Giám Mục làm phép các loại dầu.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục long trọng ban phép lành cho cộng đoàn Dân Chúa, lãnh nhận sự an bình để chuẩn bị đón mừng Đại Lễ Phục Sinh.
Mặc dù hôm nay là ngày làm việc, nhưng cộng đoàn tham dự Thánh Lễ vân rất đông đảo, các hội đoàn nghiêm trang nghinh đón đoàn đồng tế, nhất là các hội dòng đều tham dự đông đủ. Đặc biệt, ca đoàn là các đại chủng sinh cất lên những lời ca bằng tiếng Latinh rất trầm bỗng tăng thêm phần long trọng của Thánh Lễ.
Thánh lễ Thứ Nam Tuần Thánh tại Cộng đoàn CGVN Thánh Phêrô ở Melbourne
Trần Văn Minh
09:30 05/04/2012
Melbourne - Vào lúc 19 giờ 30 chiều Ngày 5 Tháng 4 Năm 2012. Thời tiết thật đẹp, chiều đã tắt nắng và trăng rằm đã vằng vặc lên cao. Tại Nhà thờ nhỏ Saint Bernadettes vùng North Sunshine, Melbourne Victoria. Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Phê Rô đã cử hành các nghi thức trong Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, tưởng niệm Tam nhật Thánh nhân Muà Lễ Phục sinh năm 2012.
Xem hình ảnh
Mở đầu Tam nhật Thánh là nghi thức tưởng niệm Chúa Lập phép Thánh Thể, qua bưã tiệc ly với nghi thức rửa chân cho các môn đệ và lễ vượt qua. Do Linh mục Peter Hoàng chủ tế. Mở đầu Thánh lễ, Linh mục chủ tế ôm con chiên tượng trưng cho lễ vượt qua đặt trước bàn thờ, như trong bài đọc một của Lễ tưởng niệm Bưã tiệc ly, và Chúa lập phép Thánh Thể để cứu rỗi dân ngài.
Qua bài Phúc Âm, trong bữa tiệc ly, Chúa đã hạ mình rửa chân cho các môn đệ, một bài học về đức khiêm nhường mà Thiên Chúa muốn gửi đến con cái Ngài là hãy theo gương Chúa mà làm những việc đó với anh em đồng loại. Linh mục đã chia sẻ với cộng đoàn về ý nghiã các việc làm những ngày sau hết khi Ngài hoàn tất công cuộc cứu chuộc nhân loại tội lỗi u mê ở thế gian này. Dù đã được sạch, nhưng chưa sạch hoàn toàn, nên cần phải năng xem xét lại bản thân, Chúa muốn nhắn nhủ chúng ta vì những vấp phạm trong đời sống, Như Giu Đa đã đang tâm bán rẻ Chúa.
Sau phần chia sẻ lời Chúa, linh mục chủ tế đã noi gương Chúa Giê Su đi rửa chân cho các đầy tớ.
Như các năm trước, cộng đoàn đã chọn ra mười hai em trong các gia đình giáo dân trong cộng đoàn để đại diện mười hai đầy tớ của Chúa khi xưa đón nhận nghi thức rửa chân. Mười hai em trong bộ áo trắng, quần đen cổ mang cà vạt đã trịnh trọng đại diện cho cộng đoàn để linh mục chủ tế rửa chân theo nghi thức của ngày thứ Năm tuần Thánh. Sau khi rửa chân, Linh mục chủ tế cũng lấy bánh không men để phát cho những đại diện là các em vừa được rửa chân.
Sau khi thánh lễ kết thúc, một giờ chầu Mình Thánh Chúa. Mọi người sốt sắng quỳ gối trước Mình Thánh Chúa để chầu Thánh Thể rất long trọng, với phần Thánh ca của ca đoàn, Linh mục chủ tế hướng dẫn suy niệm những giây phút cuối Chúa cầu nguyện trong vườn Cây dầu, để mọi người cùng hướng lòng về Chúa Giê Su, đấng cứu chuộc nhân loại đã phải chịu đựng những cực hình đau đớn vì tội lỗi loài người chúng ta đã xúc phạm.
Buổi lễ Thứ Năm Tuần Thánh và Chầu Thánh Thể Chúa đã kết thúc trong su thinh lặng ra về vào lúc 8 giờ 30 tối. Theo chương trình cộng đoàn sẽ tổ chức Đi Đàng Thánh Giá vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh cũng tại Nhà thờ Saint Bernadettes.
Tại Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Bữa Tiệc Ly cũng được tổ chức rất long trọng vào lúc 20 giờ tại lễ đài ngoài trời trong một ngày với tiết trời thật đẹp.
Sau nghi thức rửa chân Thánh Thể Chúa được long trọng cung nghinh lên nguyện đường chính để các hội đoàn, đoàn thể trong cộng đoàn có các phiên chầu Mình Thánh Chúa cho đến 12 giờ đêm.
Xem hình ảnh
Mở đầu Tam nhật Thánh là nghi thức tưởng niệm Chúa Lập phép Thánh Thể, qua bưã tiệc ly với nghi thức rửa chân cho các môn đệ và lễ vượt qua. Do Linh mục Peter Hoàng chủ tế. Mở đầu Thánh lễ, Linh mục chủ tế ôm con chiên tượng trưng cho lễ vượt qua đặt trước bàn thờ, như trong bài đọc một của Lễ tưởng niệm Bưã tiệc ly, và Chúa lập phép Thánh Thể để cứu rỗi dân ngài.
Qua bài Phúc Âm, trong bữa tiệc ly, Chúa đã hạ mình rửa chân cho các môn đệ, một bài học về đức khiêm nhường mà Thiên Chúa muốn gửi đến con cái Ngài là hãy theo gương Chúa mà làm những việc đó với anh em đồng loại. Linh mục đã chia sẻ với cộng đoàn về ý nghiã các việc làm những ngày sau hết khi Ngài hoàn tất công cuộc cứu chuộc nhân loại tội lỗi u mê ở thế gian này. Dù đã được sạch, nhưng chưa sạch hoàn toàn, nên cần phải năng xem xét lại bản thân, Chúa muốn nhắn nhủ chúng ta vì những vấp phạm trong đời sống, Như Giu Đa đã đang tâm bán rẻ Chúa.
Sau phần chia sẻ lời Chúa, linh mục chủ tế đã noi gương Chúa Giê Su đi rửa chân cho các đầy tớ.
Như các năm trước, cộng đoàn đã chọn ra mười hai em trong các gia đình giáo dân trong cộng đoàn để đại diện mười hai đầy tớ của Chúa khi xưa đón nhận nghi thức rửa chân. Mười hai em trong bộ áo trắng, quần đen cổ mang cà vạt đã trịnh trọng đại diện cho cộng đoàn để linh mục chủ tế rửa chân theo nghi thức của ngày thứ Năm tuần Thánh. Sau khi rửa chân, Linh mục chủ tế cũng lấy bánh không men để phát cho những đại diện là các em vừa được rửa chân.
Sau khi thánh lễ kết thúc, một giờ chầu Mình Thánh Chúa. Mọi người sốt sắng quỳ gối trước Mình Thánh Chúa để chầu Thánh Thể rất long trọng, với phần Thánh ca của ca đoàn, Linh mục chủ tế hướng dẫn suy niệm những giây phút cuối Chúa cầu nguyện trong vườn Cây dầu, để mọi người cùng hướng lòng về Chúa Giê Su, đấng cứu chuộc nhân loại đã phải chịu đựng những cực hình đau đớn vì tội lỗi loài người chúng ta đã xúc phạm.
Buổi lễ Thứ Năm Tuần Thánh và Chầu Thánh Thể Chúa đã kết thúc trong su thinh lặng ra về vào lúc 8 giờ 30 tối. Theo chương trình cộng đoàn sẽ tổ chức Đi Đàng Thánh Giá vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh cũng tại Nhà thờ Saint Bernadettes.
Tại Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Bữa Tiệc Ly cũng được tổ chức rất long trọng vào lúc 20 giờ tại lễ đài ngoài trời trong một ngày với tiết trời thật đẹp.
Sau nghi thức rửa chân Thánh Thể Chúa được long trọng cung nghinh lên nguyện đường chính để các hội đoàn, đoàn thể trong cộng đoàn có các phiên chầu Mình Thánh Chúa cho đến 12 giờ đêm.
Thánh Lễ Truyền Phép Dầu Năm 2012 Tại Giáo Phận Thanh Hóa
Thanh Hóa
12:28 05/04/2012
Thánh Lễ Truyền Phép Dầu Năm 2012 Tại Giáo Phận Thanh Hóa
Như đã thành thông lệ tại giáo phận Thanh Hóa, Thánh lễ truyền dầu thường diễn ra sớm hơn một ngày vào sáng thứ Tư Tuần Thánh. Vì các giáo xứ ở cách xa nhau, nên Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chọn lễ sớm hơn để tạo điều kiện cho công việc mục vụ tại các giáo xứ của các cha vào thứ Năm. Bên cạnh đó, giáo phận cũng có thêm một điểm mới, thánh lễ Dầu mỗi năm sẽ di chuyển địa điểm đến một giáo hạt. Vì nhiều điều kiện khác nhau mà bà con giáo dân không thể tham dự các thánh lễ trọng đại. Việc tổ chức lễ truyền dầu tại các giáo hạt là để mọi thành phần dân Chúa đều có thể tham dự và hiệp thông. Điều đó còn cho thấy một ý nghĩa nữa, đó là sự liên đới, đoàn kết của đoàn chiên xứ Thanh trong ngày kỷ niệm Chúa lập Bí Tích Thánh Thể. Giám Mục, linh mục đoàn, và mọi thành phần dân Chúa đều tụ họp về một nơi, dù là đèo sâu, núi cao, dù là miền biển xa xôi…
Xem hình
Thánh lễ truyền Dầu năm nay được tổ chức tại Hạt Sông Mã với địa điểm là giáo xứ Kẻ Bền – quê của cha Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm và Phaolô Nguyễn Ngân, của người tín hữu công giáo đầu tiên ông Đỗ Hưng Viễn (Xóm 8 – Vĩnh Minh – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa).
Từ quốc lộ 1A rẽ vào theo đường 217, ta bắt gặp những thửa ruộng xanh ngát. Ẩn sâu là những núi đá đang được khai thác. Chạm đất Kẻ Bền là vang lên những thanh âm chát chúa, réo rắt của nghề xẻ đá. Kẻ Bền được coi là thủ đô đá của Thanh Hóa. Những bức tượng đá, những viên gạch đá, những bàn thờ đá...đều do những nghệ nhân nơi đây làm ra. Cái nghề lạ mà quen này kết hợp với cội nguồn của hai vị Tông đồ tử đạo cho thấy những nét riêng của xứ đạo Kẻ Bền. Có lẽ niềm tin vào Đấng quyền năng của giáo dân nơi đây cũng kiên vững như đá, cứng như đá, bền bỉ như đá...Vùng quê đấy không chỉ góp cho đời hai vị thánh Tông đồ tử đạo, ngày nay ơn gọi cũng không ngừng sinh hoa kết trái.
Hôm nay, thánh lễ Dầu còn mang thêm một ý nghĩa là trở về. Những người con đã trưởng thành trong hành trình hiến thân trở về nơi chôn nhau cắt rốn. Giáo phận trở về với một nơi đã từng có người công giáo đầu tiên trên đất Việt. Và riêng với các linh mục trở về trong ngày sinh nhật đặc biệt. Tại đây, các cha sẽ lập lại lời thề với Bản quyền giáo phận về những quyết tâm trong sứ vụ linh mục của mình.
9 giờ, pháo giấy nổ tung trên nền trời trong xanh và nắng vàng rực rỡ, đoàn rước đón Đức Cha và quí cha trong niềm vui lớn. Đường rước cách nhà thờ xứ khoảng hơn 3km, với 120 xe máy, 3 chiếc xe ôtô.
Cha chính xứ Kẻ Bền Phaolô Trần Ngọc Loan đại diện cho giáo hạt Sông Mã, cho giáo xứ chủ nhà chào mừng Đức Cha Giuse và bày tỏ niềm hạnh phúc của đoàn chiên nơi đây khi được Đức Cha ưu ái chọn làm địa điểm tổ chức thánh lễ Dầu...Tâm tình đơn sơ ấy làm Đức Cha cảm động. Nụ cười lại nở trên khuôn mặt của vị chủ chiên thân thương. Đoạn đường xa xôi, bụi bặm và mệt mỏi dường như tan biến. Tất cả đã trở thành động lực để Đức Cha Giuse, linh mục đoàn hiệp dâng nên một thánh lễ sốt sắng và yêu thương.
Sở dĩ gọi là lễ Truyền Dầu, vì trong thánh lễ này, Đức Giám mục sẽ hiến thánh Dầu Thánh, làm phép Dầu Bệnh nhân và Dầu Dự tòng, dùng để cử hành Bí tích và á bí tích. Thánh lễ hôm nay cũng còn có ý nghĩa đặc biệt nữa là tưởng niệm việc Chúa Giê-su lập bí tích Truyền chức Thánh, tấn phong một số người được tuyển chọn lên làm Linh mục, ban cho các ngài quyền hành động nhân danh Chúa Kitô để làm những việc, đúng ra, chỉ mình Thiên Chúa có thể làm, như tái diễn hy lễ của Chúa Kitô trên Thánh giá, tha tội cho muôn người, v.v..
Vì Giám mục cũng như linh mục đều được chia sẻ chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô, nên sáng nay, các linh mục trong giáo phận được kêu mời về đồng tế với Giám mục của mình, để tỏ tình hiệp thông, hiệp nhất giữa Giám mục và linh mục, cũng như giữa các linh mục với nhau. Trong thánh lễ, các linh mục sẽ lặp lại lời các ngài đã tuyên hứa trong ngày thụ phong, để một lần nữa nhắc nhở các ngài luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công tác mục vụ, trong khi cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực nên đồng hình đồng dạng với Người mỗi ngày mỗi hơn và do đó cũng mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn. Giáo Hội kêu mời giáo dân cầu nguyện cho các Linh mục và tích cực cộng tác với các ngài bằng cách thực thi những gì mọi người có thể làm.
Cộng đoàn Kitô hữu là một cộng đoàn hiệp nhất và đoàn kết. Mọi cá nhân, mọi thành phần đều có liên hệ với nhau dưới sự chăm sóc của những “cán bộ” đặc biệt là linh mục. “Mọi thành phần dân Chúa của Giáo hội địa phương đang hiện diện tại đây nói lên tính liên đới bền chặt…” Trong bài giảng, Đức Cha chia sẻ những khó khăn, những thử thách trong cuộc đời của một linh mục. Cũng là con người bình thường nên các cha luôn luôn phải đấu tranh chống lại chính bản ngã của mình. Cuộc đời của các cha chính là cuộc đời làm dâu trăm họ.Đó là cuộc đời đầy những chén đắng.
Khi đã là linh mục, các cha buộc phải quên đi những nhu cầu bình thường, ngay cả chữ hiếu cũng không thể vẹn tròn. Gia đình mà các cha quan tâm là giáo xứ nơi các cha quản nhiệm, là đại gia đình Công giáo Thanh Hóa. Với mọi người, bữa cơm là niềm vui và sự thảnh thơi. Với các cha, bữa cơm cô đơn và đôi khi còn phải ăn cơm cháy, cơm khê…do bàn tay các chú nấu. Rồi những đêm khuya đi kẻ liệt, những lúc mệt mỏi ốm đau nhưng có người gọi giải tội vẫn phải vâng lời…Đó thực sự là cuộc đời hi sinh và tận hiến.
Trong ngày lễ trọng này, Đức Cha kêu gọi mọi người cầu nguyện cho linh mục đoàn Thanh Hóa đủ đức tin, đủ mạnh mẽ và kiên vững để cùng với Giám mục lèo lái con thuyền đức tin vượt qua chông gai…
Sau bài giảng là nghi lễ làm phép Dầu và nghi thức tuyên thệ của linh mục đoàn. Những ánh nến được thắp lên, linh mục lặp lại lời thề hứa ngày chịu chức. Có những cha hình ảnh này mới chỉ lặp lại cách đây hơn nửa năm. Nhưng cũng có nhiều cha đó là kỷ niệm của 10 năm, của 20 năm, của 30 năm và hơn nữa. Có lẽ lúc đó sẽ có những bàn tay run run, những giọt lệ chực trào trên đôi mắt…Mới đó mà đã biết bao sự đổi thay, tóc đã bạc, lưng đã còng, mắt đã nhòe và sức lực cũng đã giảm đi…
Cầu xin Chúa gìn giữ linh mục đoàn Thanh Hóa, ban cho các ngài niềm tin, sức mạnh và tâm hồn kiên vững để đoàn chiên Thanh Hóa luôn được chăm sóc, thương yêu.
Thánh lễ kết thúc thành công và sốt sắng. Hẹn gặp lại ở lễ Dầu sang năm và tại một giáo hạt mới…
Như đã thành thông lệ tại giáo phận Thanh Hóa, Thánh lễ truyền dầu thường diễn ra sớm hơn một ngày vào sáng thứ Tư Tuần Thánh. Vì các giáo xứ ở cách xa nhau, nên Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chọn lễ sớm hơn để tạo điều kiện cho công việc mục vụ tại các giáo xứ của các cha vào thứ Năm. Bên cạnh đó, giáo phận cũng có thêm một điểm mới, thánh lễ Dầu mỗi năm sẽ di chuyển địa điểm đến một giáo hạt. Vì nhiều điều kiện khác nhau mà bà con giáo dân không thể tham dự các thánh lễ trọng đại. Việc tổ chức lễ truyền dầu tại các giáo hạt là để mọi thành phần dân Chúa đều có thể tham dự và hiệp thông. Điều đó còn cho thấy một ý nghĩa nữa, đó là sự liên đới, đoàn kết của đoàn chiên xứ Thanh trong ngày kỷ niệm Chúa lập Bí Tích Thánh Thể. Giám Mục, linh mục đoàn, và mọi thành phần dân Chúa đều tụ họp về một nơi, dù là đèo sâu, núi cao, dù là miền biển xa xôi…
Xem hình
Thánh lễ truyền Dầu năm nay được tổ chức tại Hạt Sông Mã với địa điểm là giáo xứ Kẻ Bền – quê của cha Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm và Phaolô Nguyễn Ngân, của người tín hữu công giáo đầu tiên ông Đỗ Hưng Viễn (Xóm 8 – Vĩnh Minh – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa).
Từ quốc lộ 1A rẽ vào theo đường 217, ta bắt gặp những thửa ruộng xanh ngát. Ẩn sâu là những núi đá đang được khai thác. Chạm đất Kẻ Bền là vang lên những thanh âm chát chúa, réo rắt của nghề xẻ đá. Kẻ Bền được coi là thủ đô đá của Thanh Hóa. Những bức tượng đá, những viên gạch đá, những bàn thờ đá...đều do những nghệ nhân nơi đây làm ra. Cái nghề lạ mà quen này kết hợp với cội nguồn của hai vị Tông đồ tử đạo cho thấy những nét riêng của xứ đạo Kẻ Bền. Có lẽ niềm tin vào Đấng quyền năng của giáo dân nơi đây cũng kiên vững như đá, cứng như đá, bền bỉ như đá...Vùng quê đấy không chỉ góp cho đời hai vị thánh Tông đồ tử đạo, ngày nay ơn gọi cũng không ngừng sinh hoa kết trái.
Hôm nay, thánh lễ Dầu còn mang thêm một ý nghĩa là trở về. Những người con đã trưởng thành trong hành trình hiến thân trở về nơi chôn nhau cắt rốn. Giáo phận trở về với một nơi đã từng có người công giáo đầu tiên trên đất Việt. Và riêng với các linh mục trở về trong ngày sinh nhật đặc biệt. Tại đây, các cha sẽ lập lại lời thề với Bản quyền giáo phận về những quyết tâm trong sứ vụ linh mục của mình.
9 giờ, pháo giấy nổ tung trên nền trời trong xanh và nắng vàng rực rỡ, đoàn rước đón Đức Cha và quí cha trong niềm vui lớn. Đường rước cách nhà thờ xứ khoảng hơn 3km, với 120 xe máy, 3 chiếc xe ôtô.
Cha chính xứ Kẻ Bền Phaolô Trần Ngọc Loan đại diện cho giáo hạt Sông Mã, cho giáo xứ chủ nhà chào mừng Đức Cha Giuse và bày tỏ niềm hạnh phúc của đoàn chiên nơi đây khi được Đức Cha ưu ái chọn làm địa điểm tổ chức thánh lễ Dầu...Tâm tình đơn sơ ấy làm Đức Cha cảm động. Nụ cười lại nở trên khuôn mặt của vị chủ chiên thân thương. Đoạn đường xa xôi, bụi bặm và mệt mỏi dường như tan biến. Tất cả đã trở thành động lực để Đức Cha Giuse, linh mục đoàn hiệp dâng nên một thánh lễ sốt sắng và yêu thương.
Sở dĩ gọi là lễ Truyền Dầu, vì trong thánh lễ này, Đức Giám mục sẽ hiến thánh Dầu Thánh, làm phép Dầu Bệnh nhân và Dầu Dự tòng, dùng để cử hành Bí tích và á bí tích. Thánh lễ hôm nay cũng còn có ý nghĩa đặc biệt nữa là tưởng niệm việc Chúa Giê-su lập bí tích Truyền chức Thánh, tấn phong một số người được tuyển chọn lên làm Linh mục, ban cho các ngài quyền hành động nhân danh Chúa Kitô để làm những việc, đúng ra, chỉ mình Thiên Chúa có thể làm, như tái diễn hy lễ của Chúa Kitô trên Thánh giá, tha tội cho muôn người, v.v..
Vì Giám mục cũng như linh mục đều được chia sẻ chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô, nên sáng nay, các linh mục trong giáo phận được kêu mời về đồng tế với Giám mục của mình, để tỏ tình hiệp thông, hiệp nhất giữa Giám mục và linh mục, cũng như giữa các linh mục với nhau. Trong thánh lễ, các linh mục sẽ lặp lại lời các ngài đã tuyên hứa trong ngày thụ phong, để một lần nữa nhắc nhở các ngài luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công tác mục vụ, trong khi cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực nên đồng hình đồng dạng với Người mỗi ngày mỗi hơn và do đó cũng mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn. Giáo Hội kêu mời giáo dân cầu nguyện cho các Linh mục và tích cực cộng tác với các ngài bằng cách thực thi những gì mọi người có thể làm.
Cộng đoàn Kitô hữu là một cộng đoàn hiệp nhất và đoàn kết. Mọi cá nhân, mọi thành phần đều có liên hệ với nhau dưới sự chăm sóc của những “cán bộ” đặc biệt là linh mục. “Mọi thành phần dân Chúa của Giáo hội địa phương đang hiện diện tại đây nói lên tính liên đới bền chặt…” Trong bài giảng, Đức Cha chia sẻ những khó khăn, những thử thách trong cuộc đời của một linh mục. Cũng là con người bình thường nên các cha luôn luôn phải đấu tranh chống lại chính bản ngã của mình. Cuộc đời của các cha chính là cuộc đời làm dâu trăm họ.Đó là cuộc đời đầy những chén đắng.
Khi đã là linh mục, các cha buộc phải quên đi những nhu cầu bình thường, ngay cả chữ hiếu cũng không thể vẹn tròn. Gia đình mà các cha quan tâm là giáo xứ nơi các cha quản nhiệm, là đại gia đình Công giáo Thanh Hóa. Với mọi người, bữa cơm là niềm vui và sự thảnh thơi. Với các cha, bữa cơm cô đơn và đôi khi còn phải ăn cơm cháy, cơm khê…do bàn tay các chú nấu. Rồi những đêm khuya đi kẻ liệt, những lúc mệt mỏi ốm đau nhưng có người gọi giải tội vẫn phải vâng lời…Đó thực sự là cuộc đời hi sinh và tận hiến.
Trong ngày lễ trọng này, Đức Cha kêu gọi mọi người cầu nguyện cho linh mục đoàn Thanh Hóa đủ đức tin, đủ mạnh mẽ và kiên vững để cùng với Giám mục lèo lái con thuyền đức tin vượt qua chông gai…
Sau bài giảng là nghi lễ làm phép Dầu và nghi thức tuyên thệ của linh mục đoàn. Những ánh nến được thắp lên, linh mục lặp lại lời thề hứa ngày chịu chức. Có những cha hình ảnh này mới chỉ lặp lại cách đây hơn nửa năm. Nhưng cũng có nhiều cha đó là kỷ niệm của 10 năm, của 20 năm, của 30 năm và hơn nữa. Có lẽ lúc đó sẽ có những bàn tay run run, những giọt lệ chực trào trên đôi mắt…Mới đó mà đã biết bao sự đổi thay, tóc đã bạc, lưng đã còng, mắt đã nhòe và sức lực cũng đã giảm đi…
Cầu xin Chúa gìn giữ linh mục đoàn Thanh Hóa, ban cho các ngài niềm tin, sức mạnh và tâm hồn kiên vững để đoàn chiên Thanh Hóa luôn được chăm sóc, thương yêu.
Thánh lễ kết thúc thành công và sốt sắng. Hẹn gặp lại ở lễ Dầu sang năm và tại một giáo hạt mới…
Thứ Năm Tuần Thánh tại Tây Úc
Thánh lễ làm phép Dầu tại nhà thờ chính tòa TGP Hà Nội
Thùy Chi
12:27 05/04/2012
HÀ NỘI – Tại Nhà thờ Chính tòa, vào lúc 9 giờ sáng thứ Năm Tuần Thánh, ngày 5.4.2012 , thánh Lễ làm phép Dầu của Tổng Giáo phận Hà Nội do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tế. Trong thánh lễ đồng tế có sự hiện diện của Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh – Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội và Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên giám mục Phát Diệm, phó chủ tịch Ủy Ban Bác ái Xã hội thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cùng 96 linh mục, 10 Phó tế (khóa X niên học 2004 – 2011 của Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội), và khoảng 1000 giáo dân từ khắp nơi trong Tổng giáo phận cùng về tham dự Thánh Lễ Làm Phép Dầu.
Xem hình ảnh
Sau khi Đức cha Phêrô giảng lễ xong, ngài trở về chỗ ngồi để quý cha đồng tế đứng lên tuyên hứa với các Đức Giám mục của mình trước toàn thể cộng đoàn. Lời tuyên hứa nhắc lại việc lãnh nhận chức thánh, vì yêu mến Chúa Kitô và để phục vụ Hội Thánh của Người, là vui lòng chấp nhận trách nhiệm phục vụ cộng đoàn được giao phó cho linh mục, cũng như điều mong muốn của Đức Giám mục đối với linh mục của mình, là các ngài ngày càng gắn bó hơn với Chúa Giê su và cố gắng noi gương Người mà từ bỏ bản thân, luôn trung thành giữ những lời mà các ngài đã cam kết, và thi hành chức vụ linh mục của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi.
Tiếp đó, Đức cha Phêrô hướng về giáo dân và nói: “Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục của anh chị em. Xin Thiên Chúa ban cho các ngài đầy tràn ân sủng, để các ngài trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế, và nhờ đó mà dẫn đưa anh chị em đến với Người là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ”.
Nghi thức làm phép Dầu được bắt đầu khi ba bình dầu (OS; OI; SC) được rước ra trước bàn thờ, để Đức cha chủ tế cử hành truyền phép Dầu trong và sau phần Phụng vụ Thánh Thể.
Thánh lễ Truyền Dầu diễn tả rõ ràng sự hiệp thông của chức vụ Linh mục và Hy tế của Chúa Kitô trong Hội Thánh. Đó là ý nghĩa về Thánh lễ Truyền Dầu mà Giáo Hội muốn quy tụ hàng giáo sĩ và giáo dân về bên Giám mục giáo phận cử hành Thánh lễ Truyền Dầu.
Theo chương trình Tam Nhật Thánh tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội thì trong thánh lễ Vọng Phục Sinh đêm thứ Bảy ngày 7.4.2012, sẽ có nghi thức Rửa tội cho các anh chị em Tân tòng tại Nhà thờ Chính tòa vào lúc 20 giờ. Thánh lễ Tiệc Ly cùng ngày được bắt đầu lúc 18 giờ. Trong thánh lễ Tiệc Ly có nghi thức rửa chân, như khi xưa Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ của mình (x. Ga 13, 1-20). Ngày thứ Sáu Tuần Thánh (6.4.2012), trước nghi thức Kính Chúa Giêsu chịu chết chuộc tội thiên hạ được bắt đầu lúc 18 giờ 30 phút là Ngắm Đường Thánh Giá trọng thể sẽ diễn ra trong thời gian khoảng một tiếng rưỡi, và sau nghi thức Kính Chúa Giêsu chịu chết chuộc tội thiên hạ có ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu. Và ngày đại lễ Chúa Phục Sinh, quý Đức cha sẽ cùng các linh mục trong giáo hạt Chính tòa đống tế vào lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật Phục Sinh, ngày 8.4.2012.
Xem hình ảnh
Sau khi Đức cha Phêrô giảng lễ xong, ngài trở về chỗ ngồi để quý cha đồng tế đứng lên tuyên hứa với các Đức Giám mục của mình trước toàn thể cộng đoàn. Lời tuyên hứa nhắc lại việc lãnh nhận chức thánh, vì yêu mến Chúa Kitô và để phục vụ Hội Thánh của Người, là vui lòng chấp nhận trách nhiệm phục vụ cộng đoàn được giao phó cho linh mục, cũng như điều mong muốn của Đức Giám mục đối với linh mục của mình, là các ngài ngày càng gắn bó hơn với Chúa Giê su và cố gắng noi gương Người mà từ bỏ bản thân, luôn trung thành giữ những lời mà các ngài đã cam kết, và thi hành chức vụ linh mục của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi.
Tiếp đó, Đức cha Phêrô hướng về giáo dân và nói: “Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục của anh chị em. Xin Thiên Chúa ban cho các ngài đầy tràn ân sủng, để các ngài trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế, và nhờ đó mà dẫn đưa anh chị em đến với Người là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ”.
Nghi thức làm phép Dầu được bắt đầu khi ba bình dầu (OS; OI; SC) được rước ra trước bàn thờ, để Đức cha chủ tế cử hành truyền phép Dầu trong và sau phần Phụng vụ Thánh Thể.
Thánh lễ Truyền Dầu diễn tả rõ ràng sự hiệp thông của chức vụ Linh mục và Hy tế của Chúa Kitô trong Hội Thánh. Đó là ý nghĩa về Thánh lễ Truyền Dầu mà Giáo Hội muốn quy tụ hàng giáo sĩ và giáo dân về bên Giám mục giáo phận cử hành Thánh lễ Truyền Dầu.
Theo chương trình Tam Nhật Thánh tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội thì trong thánh lễ Vọng Phục Sinh đêm thứ Bảy ngày 7.4.2012, sẽ có nghi thức Rửa tội cho các anh chị em Tân tòng tại Nhà thờ Chính tòa vào lúc 20 giờ. Thánh lễ Tiệc Ly cùng ngày được bắt đầu lúc 18 giờ. Trong thánh lễ Tiệc Ly có nghi thức rửa chân, như khi xưa Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ của mình (x. Ga 13, 1-20). Ngày thứ Sáu Tuần Thánh (6.4.2012), trước nghi thức Kính Chúa Giêsu chịu chết chuộc tội thiên hạ được bắt đầu lúc 18 giờ 30 phút là Ngắm Đường Thánh Giá trọng thể sẽ diễn ra trong thời gian khoảng một tiếng rưỡi, và sau nghi thức Kính Chúa Giêsu chịu chết chuộc tội thiên hạ có ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu. Và ngày đại lễ Chúa Phục Sinh, quý Đức cha sẽ cùng các linh mục trong giáo hạt Chính tòa đống tế vào lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật Phục Sinh, ngày 8.4.2012.
Phụng Vụ Thứ Năm Tuần Thánh CĐCGVN tại Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
22:32 05/04/2012
Lúc 7 giờ tối tại TP Adelaide Nam Úc. Cộng Đồng CGVN đã tổ chức Thánh Lễ gồm nghi thức Rửa Chân và cung nghinh Thánh Thể, phụng vụ thứ Năm Tuần Thánh.
Chủ tế Thánh Lễ và rửa chân cho 12 tồng đồ do Đ/ô. Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm, cùng đồng tế có Lm. GB. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm Cộng Đồng.
Sau Thánh Lễ và nghi thức Rửa chân là cuộc Rước Kiệu cung nghinh Thánh Thể từ bàn thờ chính sang nhà tạm.
Sau đó các Họ Đạo và các Đoàn Thể thay phiên nhau chầu Thánh Thể cho đến 12 giờ khuya mới chấm dứt.
Xem Video Clip
Xem Hình
Chủ tế Thánh Lễ và rửa chân cho 12 tồng đồ do Đ/ô. Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm, cùng đồng tế có Lm. GB. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm Cộng Đồng.
Sau Thánh Lễ và nghi thức Rửa chân là cuộc Rước Kiệu cung nghinh Thánh Thể từ bàn thờ chính sang nhà tạm.
Sau đó các Họ Đạo và các Đoàn Thể thay phiên nhau chầu Thánh Thể cho đến 12 giờ khuya mới chấm dứt.
Xem Video Clip
Xem Hình
Thánh lễ truyền Dầu tại giáo phận Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
17:53 05/04/2012
Sáng thứ Năm Tuần Thánh 05.4.2012, tại Giáo xứ Ngọc Lâm, hạt Phương Lâm, Giáo phận Xuân Lộc, thánh lễ truyền dầu đã được tổ chức một cách hết sức long trọng. Từ sáng sớm, từng đoàn Dân Chúa khắp nơi trong Giáo phận, cùng với quý tu sĩ nam nữ, với linh mục đoàn vui mừng về đây quy tụ chung quanh Đức Giám mục, Chủ chăn tối cao của Giáo Hội địa phương, để cử hành thánh lễ truyền dầu.
Xem hình ảnh
Mở đầu thánh lễ, nhân dịp Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, nhân danh Đức Thánh cha, đến thăm mục vụ Giáo phận Xuân Lộc, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo Phận, thay mặt cho toàn thể Giáo phận dâng lời chào mừng Đức Tổng. Sau lời chào mừng của Đức cha Đaminh, Đức Tổng vui mừng chào lại bằng tiếng việt, cả cộng đoàn hiện diện hân hoan vỗ tay vang dội.
Trước lễ khoảng gần một tiếng là cuộc họp mặt của linh mục đoàn Giáo phận với quý Đức cha và Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, sứ thần tòa thánh và cha Andrea Spengne, Thư ký.
Trước khi cử hành nghi thức làm phép dầu, linh mục đoàn lập lại lời hứa, trước sự chứng kiến của cộng đoàn Dân Chúa. Đó là tiếng “Vâng’’ với Đấng đã mời gọi các ngài đi làm việc cho Nước Chúa. Không chỉ hôm nay, mà từng ngày các ngài vẫn cần lập lại với Chúa lời thưa “Này con đây’’ nhằm giúp các ngài ý thức mình được sai đi phục vụ cộng đoàn, phục vụ cách vô vị lợi mọi người mà Chúa muốn họ yêu thương, phục vụ.
Trước, trong và sau thánh lễ, mọi phần việc diễn ra trong trật tự, nghiêm trang và sốt sắng, quý chức Ban hành giáo, các đoàn hội các giới của Giáo xứ Ngọc Lâm đã làm việc tích cực, vui tươi, hòa nhã và thân thiện với mọi người.
Hội kèn đồng và hội trống của giáo xứ thật hoành tráng, ca đoàn phục vụ thánh ca trong thánh lễ thật là tuyệt vời, giúp cộng đoàn tham dự thánh lễ thêm phần sốt mến.
Trong tâm tình là những người con Chúa nơi Giáo phận Xuân Lộc, chúng ta cùng dâng lời tạ ơn vì muôn hồng ân Chúa ban cho Giáo phận, cho từng giáo xứ và cho mỗi chúng ta. Xin cho chương trình Ngũ Niên hướng về Kim Khánh thành lập Giáo phận, được mọi người đón nhận để mùa xuân đức tin đâm chồi nẩy lộc nơi từng người trong gia đình và giáo xứ.
Chúng ta cũng cầu nguyện cho Hội Thánh, cho Đức Thánh cha Benedicto XVI, Đức Tổng Giám mục và mọi Giám mục được luôn tràn đầy Chúa Thánh Thần, để dẫn dắt Giáo Hội theo thánh ý Chúa.
Xin cầu chúc mọi người đầy tràn ân sủng Chúa trong niềm vui hân hoan Mừng Chúa Phục Sinh.
Xem hình ảnh
Mở đầu thánh lễ, nhân dịp Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, nhân danh Đức Thánh cha, đến thăm mục vụ Giáo phận Xuân Lộc, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo Phận, thay mặt cho toàn thể Giáo phận dâng lời chào mừng Đức Tổng. Sau lời chào mừng của Đức cha Đaminh, Đức Tổng vui mừng chào lại bằng tiếng việt, cả cộng đoàn hiện diện hân hoan vỗ tay vang dội.
Trước lễ khoảng gần một tiếng là cuộc họp mặt của linh mục đoàn Giáo phận với quý Đức cha và Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, sứ thần tòa thánh và cha Andrea Spengne, Thư ký.
Trước khi cử hành nghi thức làm phép dầu, linh mục đoàn lập lại lời hứa, trước sự chứng kiến của cộng đoàn Dân Chúa. Đó là tiếng “Vâng’’ với Đấng đã mời gọi các ngài đi làm việc cho Nước Chúa. Không chỉ hôm nay, mà từng ngày các ngài vẫn cần lập lại với Chúa lời thưa “Này con đây’’ nhằm giúp các ngài ý thức mình được sai đi phục vụ cộng đoàn, phục vụ cách vô vị lợi mọi người mà Chúa muốn họ yêu thương, phục vụ.
Trước, trong và sau thánh lễ, mọi phần việc diễn ra trong trật tự, nghiêm trang và sốt sắng, quý chức Ban hành giáo, các đoàn hội các giới của Giáo xứ Ngọc Lâm đã làm việc tích cực, vui tươi, hòa nhã và thân thiện với mọi người.
Hội kèn đồng và hội trống của giáo xứ thật hoành tráng, ca đoàn phục vụ thánh ca trong thánh lễ thật là tuyệt vời, giúp cộng đoàn tham dự thánh lễ thêm phần sốt mến.
Trong tâm tình là những người con Chúa nơi Giáo phận Xuân Lộc, chúng ta cùng dâng lời tạ ơn vì muôn hồng ân Chúa ban cho Giáo phận, cho từng giáo xứ và cho mỗi chúng ta. Xin cho chương trình Ngũ Niên hướng về Kim Khánh thành lập Giáo phận, được mọi người đón nhận để mùa xuân đức tin đâm chồi nẩy lộc nơi từng người trong gia đình và giáo xứ.
Chúng ta cũng cầu nguyện cho Hội Thánh, cho Đức Thánh cha Benedicto XVI, Đức Tổng Giám mục và mọi Giám mục được luôn tràn đầy Chúa Thánh Thần, để dẫn dắt Giáo Hội theo thánh ý Chúa.
Xin cầu chúc mọi người đầy tràn ân sủng Chúa trong niềm vui hân hoan Mừng Chúa Phục Sinh.
Thứ Năm Tuần Thánh tại Mai Hòa
Anmai CSsR
17:59 05/04/2012
Dù đường xa, dù nắng nóng vẫn không cản được bước chân của con người. Như đã hẹn, tôi trở lại với trung tâm Mai Hòa thân thương để cùng với trung tâm bước vào Tam Nhật Thánh.
Xem hình ảnh
Thời gian còn thư thả nên thăm hỏi bệnh nhân một chút. Hôm nay, nhiều khuôn mặt mới gia nhập trung tâm. Người đến từ Tân Thông, cách Mai Hòa non kém chục cây số, người một thuở sống cạnh bến xe Miền Đông ... người xa nhất đến từ Sơn La - Lai Châu. Vài câu chuyện thăm hỏi, nhận ra được sự an bình của những người lạc bước sa chân trở về đây tịnh dưỡng
Đúng 5 giờ, Thánh Lễ Tiệc Ly khai mạc Tam Nhật Thánh được bắt đầu. Thánh Lễ hôm nay thật đơn sơ trong bầu khí của gia đình. Mọi năm nghe đâu có các ca đoàn nơi này nơi kia đến trợ giúp, năm nay có lẽ bận bịu đâu đó nên cả nhà xúm lại hát với nhau.
Trong bài chia sẻ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn sống lời di chúc của Chúa Giêsu. Cha mời gọi cộng đoàn nhìn lại ơn gọi của mỗi người khi về đây sinh sống : người thì phục vụ, người được phục vụ, người chia sẻ tình thương ... Các soeurs phục vụ ở đây nghèo, các bệnh nhân cũng nghèo và đặc biệt các em nhỏ ở đây cũng nghèo nhưng ai cũng có 1 trái tim như nhau để rồi ai cũng có thể sống tình yêu mà Chúa Giêsu mời gọi. Chúa Giêsu ẩn thân nơi những trẻ em như những thiên thần, Chúa Giêsu có khi lên cơn đau đớn vật vã, Chúa Giêsu có khi cô đơn ... Rất khó để sống lời yêu thương như người ta vẫn thường nói ... khoảng cách từ cái miệng đến bàn tay thật xa ... Xin Chúa Giêsu ban thêm niềm tin, ban thêm tình yêu để ngày mỗi ngày ta sống trọn vẹn lời di chúc của Chúa.
Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn kiệu Mình Thánh Chúa qua nhà nguyện cộng đoàn của các soeurs. Tâm tình trong giờ Chầu cũng hết sức đơn sơ, mộc mạc. Kết thúc giờ Chầu bằng những lời nguyện cất lên từ những em nhỏ, những bệnh nhân trong trung tâm này.
Thánh Lễ Tiệc Ly cũng như giờ Chầu Thánh Thể đã kết thúc, mọi người lặng lẽ trở về phòng của mình để cùng đi vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Xem hình ảnh
Thời gian còn thư thả nên thăm hỏi bệnh nhân một chút. Hôm nay, nhiều khuôn mặt mới gia nhập trung tâm. Người đến từ Tân Thông, cách Mai Hòa non kém chục cây số, người một thuở sống cạnh bến xe Miền Đông ... người xa nhất đến từ Sơn La - Lai Châu. Vài câu chuyện thăm hỏi, nhận ra được sự an bình của những người lạc bước sa chân trở về đây tịnh dưỡng
Đúng 5 giờ, Thánh Lễ Tiệc Ly khai mạc Tam Nhật Thánh được bắt đầu. Thánh Lễ hôm nay thật đơn sơ trong bầu khí của gia đình. Mọi năm nghe đâu có các ca đoàn nơi này nơi kia đến trợ giúp, năm nay có lẽ bận bịu đâu đó nên cả nhà xúm lại hát với nhau.
Trong bài chia sẻ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn sống lời di chúc của Chúa Giêsu. Cha mời gọi cộng đoàn nhìn lại ơn gọi của mỗi người khi về đây sinh sống : người thì phục vụ, người được phục vụ, người chia sẻ tình thương ... Các soeurs phục vụ ở đây nghèo, các bệnh nhân cũng nghèo và đặc biệt các em nhỏ ở đây cũng nghèo nhưng ai cũng có 1 trái tim như nhau để rồi ai cũng có thể sống tình yêu mà Chúa Giêsu mời gọi. Chúa Giêsu ẩn thân nơi những trẻ em như những thiên thần, Chúa Giêsu có khi lên cơn đau đớn vật vã, Chúa Giêsu có khi cô đơn ... Rất khó để sống lời yêu thương như người ta vẫn thường nói ... khoảng cách từ cái miệng đến bàn tay thật xa ... Xin Chúa Giêsu ban thêm niềm tin, ban thêm tình yêu để ngày mỗi ngày ta sống trọn vẹn lời di chúc của Chúa.
Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn kiệu Mình Thánh Chúa qua nhà nguyện cộng đoàn của các soeurs. Tâm tình trong giờ Chầu cũng hết sức đơn sơ, mộc mạc. Kết thúc giờ Chầu bằng những lời nguyện cất lên từ những em nhỏ, những bệnh nhân trong trung tâm này.
Thánh Lễ Tiệc Ly cũng như giờ Chầu Thánh Thể đã kết thúc, mọi người lặng lẽ trở về phòng của mình để cùng đi vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Đại Hội Giới Trẻ Sài Gòn: Người trẻ sống với Niềm Vui Trong Chúa
Tạ Ân Phúc
19:37 05/04/2012
Đại Hội Giới Trẻ Sài Gòn: Người trẻ sống với Niềm Vui Trong Chúa
Chiều tối thứ Bảy 31/03/2012, Đại hội Giới Trẻ Mùa Chay với chủ đề “Niềm Vui Trong Chúa” đã diễn ra tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Sài Gòn. Đây là đại hội được cử hành cấp giáo phận nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 27 của Giáo Hội, chủ đề năm nay được lấy từ lời khuyên của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê: "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa" (Pl 4,4).
Xin xem hình ảnh Đại Hội Giới Trẻ tại đây
Cũng như năm ngoái, từ 13g30 đến 16g00, Ban Mục Vụ Giới Trẻ giáo phận đã tổ chức những đề tài hội thảo (workshops) nhằm trang bị kiến thức về giá trị sống và kỹ năng sống để giới trẻ có thêm hành trang sống trong xã hội hôm nay. Các chủ đề bao gồm: Lương tâm và Trách nhiệm, do cha Giuse Phạm Văn Bình trình bày với sự tham dự của khoảng 80 bạn trẻ; Tự Do trong Chúa do cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền trình bày với sự tham dự của khoảng 80 bạn trẻ; Quản lý thời gian do ông Raymundojeziel trình bày với sự tham dự của khoảng 120 bạn trẻ; Thánh Kinh và người trẻ do cha Giuse Đỗ Quang Khang trình bày với sự tham dự của khoảng 120 bạn trẻ; Khám phá bản thân do cô Cao Thị Anh Hoa trình bày với sự tham dự của khoảng 500 bạn trẻ.
Để tạo sự sinh động và gây bất ngờ cho các bạn trẻ, 15g30 nhạc được trỗi lên, một nhóm các bạn trẻ đã nhảy đồng diễn theo kiểu Flashmob để quy tụ đám đông đang dần tiến vào khoảng sân rộng của Trung tâm Mục Vụ. Từ một nhóm nhỏ, các bạn trẻ đã nhanh chóng hòa vào vũ điệu trẻ trung bắt đầu cho một cuộc hội ngộ vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu để cùng nhau chia sẻ, trải nghiệm và sống với không khí tràn ngập niềm vui trong Chúa. Thắm thoát khoảng sân rộng đã đầy ắp người, và những bài hát cử điệu, sinh hoạt được tiếp nối đã tạo bầu khí sôi nổi nơi những người trẻ.
“Iphone đâu? Iphone đâu?”, đó là câu hỏi cha Gioan Lê Quang Việt, Trưởng Ban Mục vụ Giới trẻ TGP. Sài Gòn trong phần phát biểu khai mạc ngày hội. Iphone ở đây chính là tập sách giáo lý dành cho giới trẻ, YouCat với tờ bìa xinh xắn in cách điệu hình ảnh chiếc điện thoại Iphone. Cha Việt đã giới thiệu sơ lược nội dung, ý nghĩa của YouCat và mời gọi các bạn trẻ ký tặng cho nhau quyển sách này để cùng nhau học hỏi về đức tin, để được vui niềm vui trong Chúa.
Đối với người Kitô hữu, Thánh Lễ là một phần của cuộc sống thường nhật để nuôi dưỡng đức tin của mỗi người, nó làm tái hiện hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá đồng thời giúp con người gần gũi với Thiên Chúa hơn. Nhưng Thánh Lễ dường như đã mất đi vị thế quan trọng trong lòng người trẻ và có những người trẻ còn cho rằng tham dự Thánh Lễ là một sự lãng phí thời gian. Phần diễn nguyện với tiết mục kịch “Thánh Lễ với người trẻ” đã nói lên thực trạng thờ ơ, dửng dưng, thậm chí chế nhạo Thánh Lễ của người trẻ. Tiết mục này đã giúp người trẻ ý thức hơn về Thánh Lễ vì đó là hy vọng của nhân loại trước bao thách đố của cuộc sống thế gian.
Bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn cử hành tưởng niệm việc Chúa Giêsu vào thành thánh Giêsusalem qua nghi thức rước lá. Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã làm phép lá và rước lá từ phía nhà truyền thống về khán đài chính và chủ tế thánh lễ cùng mười vị linh mục đồng hành với giới trẻ trong giáo phận.
Trong phần giảng lễ, Đức Cha Phêrô cho hay biểu tượng của Ngày Quốc tế Giới Trẻ là Thánh Giá gắn liền với lời mời gọi hy sinh và từ bỏ. Trước những những cám dỗ ngọt ngào của chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ, câu hỏi đặt ra là làm thế nào người trẻ có thể cưỡng lại những cám dỗ và đáp lại tiếng gọi của Thánh Giá?
Đức Cha kể câu chuyện ngụ ngôn thời hiện đại “Con Rùa và Con Cáo” trong đó con cáo muốn ăn thịt rùa nhưng không thể vì mỗi lần cáo xuất hiện thì rùa rút vào cái mai cứng của mình. Ở thế giới toàn cầu hóa, cáo đề nghị mua mai rùa nhưng nó không bán, cáo bèn quảng cáo trên tivi là cáo đã chuyển sang ăn chay. Ngày này qua ngày khác, những quảng cáo đã làm rùa tin điều đó, muốn bán đi cái mai để lấy tiền đi du lịch, nhưng ngày bán cái mai cũng là ngày cuối đời của rùa. Câu chuyện muốn nói đến mặt trận thông tin trong thời đại ngày nay, chiến lược thông tin đầu tiên là phải làm cho người tự mất đi sức đề kháng bảo vệ mình.
Đức Cha cho hay trong mọi lĩnh vực của đời sống khả năng đề kháng là rất quan trọng. Trên bình diện thể lý, căn bệnh AIDS làm cho hệ thống miễn nhiễm suy sụp, cơ thể con người dễ dàng gục ngã trước mọi bệnh tật khác. Trong đời sống tâm lý, những đứa trẻ được nuông chiều quá mức sẽ hình thành tâm lý được phục vụ, khi ra đời, chỉ cần gặp một thử thách khó khăn nhỏ là đã suy sụp. Đời sống đức tin cũng vậy, đối diện với nhiều cám dỗ, làm sao người trẻ trung thành với thập giá trước thực trạng thông tin khó kiểm soát. Đức Cha khuyên người trẻ củng cố khả năng đề kháng của mình bằng Giáo Lý và Lời Chúa. Giáo Lý giúp mình hiểu rõ tôi tin vào ai, tại sao tôi tin vào Chúa Giêsu. Lời Chúa là “khiên che thuẫn đỡ”, là sức mạnh đề kháng trước tấn công của quân thù, cần bám vào Lời Chúa trên cả ba bình diện: tri thức, tình cảm, ý chí. Cần phải học thuộc những câu Lời Chúa quan trọng và căn bản như lời khuyên của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI để yêu mến Lời Chúa, cầu nguyện với Lời Chúa, thực hành Lời Chúa trong cuộc sống. Đức Cha cũng mời gọi người trẻ liên kết với nhau trong các nhóm nhỏ như giáo lý viên, ca đoàn hay các nhóm bác ái để chia sẻ buồn vui, nâng đỡ lẫn nhau trong đời sống.
Giải thích chủ đề ngày hội: “Niềm Vui trong Chúa”, ngài cho hay cũng có nhiều bạn trẻ đang đi tìm niềm vui ngoài Chúa: niềm vui đê mê của ma túy, niềm vui cuồng loạn của những cuộc truy hoan… nhưng là những niềm vui trong chán chường, trống rỗng, vô nghĩa. “Còn niềm vui trong Chúa là niềm vui sâu lắng, vững bền, niềm vui thể hiện trên khuôn mặt, trong tiếng hát, nụ cười của các bạn trẻ trong đại hội này. Đó là niềm vui của Lời Chúa, niềm vui của Thánh Giá. Xin cho niềm vui ấy được lớn mãi trong lòng các bạn để các bạn chia sẻ niềm vui ấy cho bạn bè của mình cũng như cho mọi người các bạn gặp gỡ”.
Sau Thánh Lễ, các bạn trẻ sôi nổi, hào hứng hẳn lên với phần tranh luận, phản biện mang tên “Niềm vui chia sẻ” dài 75 phút. Những bạn trẻ dẫn chương trình đã được phân bố đứng rải rác khắp nơi xen lẫn trong hàng chục ngàn bạn trẻ. Ba đề tài tranh luận gồm: Vô cảm với tương quan hoạt động tôn giáo, các bí tích; Vô cảm với tương quan con người với nhau; Vô cảm với tương quan sự sống. Trước mỗi đề tài tranh luận là đoạn video clip và lời dẫn để nói lên thực trạng nhằm gợi ý các bạn trẻ nói lên quan điểm của mình.
Với đề tài “Vô cảm với tương quan hoạt động tôn giáo, các bí tích”, các bạn đã tranh luận về việc đi lễ hay không đi lễ khi có quá nhiều hoạt động khác trong cuộc sống chi phối, về tình trạng đứng ngoài nhà thờ khi tham dự Thánh Lễ, khi trót phạm tội có nên rước lễ hay không, xưng tội rồi phạm lại chính những tội đã xưng, vậy có nên xưng tội nữa chăng.
Đề tài “Vô cảm với tương quan con người với nhau”, với hình ảnh người Samari nhân hậu đặt ra câu hỏi liệu tình yêu thương của người Samari nhân hậu có còn tồn tại trong người trẻ hôm nay? Các bạn trẻ đã tranh luận trước thực trạng vô cảm khi gặp những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày: kẹt xe, vượt đèn đỏ, phản ứng khi tai nạn hay cướp của xảy ra, làm việc bác ái để giúp người khác, sự hy sinh vì người khác.
Với đề tài “Vô cảm với tương quan sự sống”, thật đau xót khi xem xong những hình ảnh của nạn phá thai, nạn tự tử. Các bạn trẻ cũng nói lên tâm tình của mình khi sống trong một xã hội đầy cạm bẫy của lối sống hưởng thụ, dễ dãi và nói lên quan điểm khi mình phải rơi vào hoàn cảnh lỡ lầm, giữ lại đứa bé hay phải phạm tội giết người qua việc phá thai hay phải làm gì khi rơi vào hoàn cảnh thất vọng chán chường tột độ với ý nghĩ tự tử.
Để kết thúc phần tranh luận, ca sĩ Xuân Trường đã trình bày nhạc phẩm Vì xưa ta đói. Sau đó, cha Giuse Phạm Văn Bình đã đúc kết phần chia sẻ rằng việc quan tâm đến nhu cầu của người khác là tiêu chuẩn của Nước Trời. Với lối sống không cần biết đến ngày mai, người trẻ là nạn nhân và là tác nhân của tình trạng vô cảm, là tác nhân vì không quan tâm đến những việc không có lợi cho mình, là nạn nhân vì bị bỏ mặc cho xã hội, mạnh ai nấy sống. Sau đó cha đã đưa ra những băng reo về sự quan tâm lẫn nhau để nhắc nhớ những người trẻ hãy sống trong tình yêu mà Chúa dạy cho thế gian.
Hoạt cảnh Phục Sinh với ba tiểu mục Niềm vui đã mất, Niềm vui Cứu Độ và Niềm vui Thập Giá đã dẫn dắt các bạn trẻ đi từ trình thuật Sáng Thế đến vinh quang Phục Sinh của Chúa Kitô. Niềm vui đã mất là màn múa minh họa trình thuật tạo dựng đồng thời màn hình trình chiếu diễn tiến cũa bức vẽ tranh cát công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Niềm vui Cứu Độ là một vở kịch nói đến tâm trạng của một bạn trẻ thất vọng do gặp phải biến cố cha mẹ qua đời khi hay tin đậu đại học, từ đó bạn sa đà vào ăn chơi, sống bất cần đời và đến với Thiên Chúa chỉ bằng hình thức. Niềm vui Thập Giá diễn lại Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên Thập Giá để ban ơn Cứu Độ cho nhân loại. Xen lẫn trong hoạt cảnh, ca sĩ Diệu Hiền đã trình bày nhạc phẩm Tình Chúa thương con để nói lên tâm tình của con người trước ơn Cứu Độ của Chúa.
Cơn mưa lất phất khi trời về khuya cũng không ngăn được lòng sốt sắng của những người trẻ tham dự bầu khí thiêng liêng của buổi Chầu Thánh Thể trước khi kết thúc ngày hội. Sau khi rước Thánh Thể, cộng đoàn đã suy gẫm, suy niệm Lời Chúa, cầu nguyện trước Thánh Thể về sự vô cảm của con người, về Thánh Lễ và người trẻ, cầu nguyện để người trẻ biết tìm đến với giáo lý và Kinh Thánh, cuối cùng là cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng.
22 giờ 15, Đại Hội kết thúc với lời sai đi hy vọng rằng đại hội sẽ là cơ hội trang bị hành trang cho người trẻ vững chãi sống đức tin trong đời sống và lời hẹn gặp lại trong kỳ đại hội năm sau với những bất ngờ thú vị.
Tạ Ân Phúc
Chiều tối thứ Bảy 31/03/2012, Đại hội Giới Trẻ Mùa Chay với chủ đề “Niềm Vui Trong Chúa” đã diễn ra tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Sài Gòn. Đây là đại hội được cử hành cấp giáo phận nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 27 của Giáo Hội, chủ đề năm nay được lấy từ lời khuyên của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê: "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa" (Pl 4,4).
Xin xem hình ảnh Đại Hội Giới Trẻ tại đây
Cũng như năm ngoái, từ 13g30 đến 16g00, Ban Mục Vụ Giới Trẻ giáo phận đã tổ chức những đề tài hội thảo (workshops) nhằm trang bị kiến thức về giá trị sống và kỹ năng sống để giới trẻ có thêm hành trang sống trong xã hội hôm nay. Các chủ đề bao gồm: Lương tâm và Trách nhiệm, do cha Giuse Phạm Văn Bình trình bày với sự tham dự của khoảng 80 bạn trẻ; Tự Do trong Chúa do cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền trình bày với sự tham dự của khoảng 80 bạn trẻ; Quản lý thời gian do ông Raymundojeziel trình bày với sự tham dự của khoảng 120 bạn trẻ; Thánh Kinh và người trẻ do cha Giuse Đỗ Quang Khang trình bày với sự tham dự của khoảng 120 bạn trẻ; Khám phá bản thân do cô Cao Thị Anh Hoa trình bày với sự tham dự của khoảng 500 bạn trẻ.
Để tạo sự sinh động và gây bất ngờ cho các bạn trẻ, 15g30 nhạc được trỗi lên, một nhóm các bạn trẻ đã nhảy đồng diễn theo kiểu Flashmob để quy tụ đám đông đang dần tiến vào khoảng sân rộng của Trung tâm Mục Vụ. Từ một nhóm nhỏ, các bạn trẻ đã nhanh chóng hòa vào vũ điệu trẻ trung bắt đầu cho một cuộc hội ngộ vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu để cùng nhau chia sẻ, trải nghiệm và sống với không khí tràn ngập niềm vui trong Chúa. Thắm thoát khoảng sân rộng đã đầy ắp người, và những bài hát cử điệu, sinh hoạt được tiếp nối đã tạo bầu khí sôi nổi nơi những người trẻ.
“Iphone đâu? Iphone đâu?”, đó là câu hỏi cha Gioan Lê Quang Việt, Trưởng Ban Mục vụ Giới trẻ TGP. Sài Gòn trong phần phát biểu khai mạc ngày hội. Iphone ở đây chính là tập sách giáo lý dành cho giới trẻ, YouCat với tờ bìa xinh xắn in cách điệu hình ảnh chiếc điện thoại Iphone. Cha Việt đã giới thiệu sơ lược nội dung, ý nghĩa của YouCat và mời gọi các bạn trẻ ký tặng cho nhau quyển sách này để cùng nhau học hỏi về đức tin, để được vui niềm vui trong Chúa.
Bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn cử hành tưởng niệm việc Chúa Giêsu vào thành thánh Giêsusalem qua nghi thức rước lá. Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã làm phép lá và rước lá từ phía nhà truyền thống về khán đài chính và chủ tế thánh lễ cùng mười vị linh mục đồng hành với giới trẻ trong giáo phận.
Trong phần giảng lễ, Đức Cha Phêrô cho hay biểu tượng của Ngày Quốc tế Giới Trẻ là Thánh Giá gắn liền với lời mời gọi hy sinh và từ bỏ. Trước những những cám dỗ ngọt ngào của chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ, câu hỏi đặt ra là làm thế nào người trẻ có thể cưỡng lại những cám dỗ và đáp lại tiếng gọi của Thánh Giá?
Đức Cha kể câu chuyện ngụ ngôn thời hiện đại “Con Rùa và Con Cáo” trong đó con cáo muốn ăn thịt rùa nhưng không thể vì mỗi lần cáo xuất hiện thì rùa rút vào cái mai cứng của mình. Ở thế giới toàn cầu hóa, cáo đề nghị mua mai rùa nhưng nó không bán, cáo bèn quảng cáo trên tivi là cáo đã chuyển sang ăn chay. Ngày này qua ngày khác, những quảng cáo đã làm rùa tin điều đó, muốn bán đi cái mai để lấy tiền đi du lịch, nhưng ngày bán cái mai cũng là ngày cuối đời của rùa. Câu chuyện muốn nói đến mặt trận thông tin trong thời đại ngày nay, chiến lược thông tin đầu tiên là phải làm cho người tự mất đi sức đề kháng bảo vệ mình.
Giải thích chủ đề ngày hội: “Niềm Vui trong Chúa”, ngài cho hay cũng có nhiều bạn trẻ đang đi tìm niềm vui ngoài Chúa: niềm vui đê mê của ma túy, niềm vui cuồng loạn của những cuộc truy hoan… nhưng là những niềm vui trong chán chường, trống rỗng, vô nghĩa. “Còn niềm vui trong Chúa là niềm vui sâu lắng, vững bền, niềm vui thể hiện trên khuôn mặt, trong tiếng hát, nụ cười của các bạn trẻ trong đại hội này. Đó là niềm vui của Lời Chúa, niềm vui của Thánh Giá. Xin cho niềm vui ấy được lớn mãi trong lòng các bạn để các bạn chia sẻ niềm vui ấy cho bạn bè của mình cũng như cho mọi người các bạn gặp gỡ”.
Sau Thánh Lễ, các bạn trẻ sôi nổi, hào hứng hẳn lên với phần tranh luận, phản biện mang tên “Niềm vui chia sẻ” dài 75 phút. Những bạn trẻ dẫn chương trình đã được phân bố đứng rải rác khắp nơi xen lẫn trong hàng chục ngàn bạn trẻ. Ba đề tài tranh luận gồm: Vô cảm với tương quan hoạt động tôn giáo, các bí tích; Vô cảm với tương quan con người với nhau; Vô cảm với tương quan sự sống. Trước mỗi đề tài tranh luận là đoạn video clip và lời dẫn để nói lên thực trạng nhằm gợi ý các bạn trẻ nói lên quan điểm của mình.
Với đề tài “Vô cảm với tương quan hoạt động tôn giáo, các bí tích”, các bạn đã tranh luận về việc đi lễ hay không đi lễ khi có quá nhiều hoạt động khác trong cuộc sống chi phối, về tình trạng đứng ngoài nhà thờ khi tham dự Thánh Lễ, khi trót phạm tội có nên rước lễ hay không, xưng tội rồi phạm lại chính những tội đã xưng, vậy có nên xưng tội nữa chăng.
Đề tài “Vô cảm với tương quan con người với nhau”, với hình ảnh người Samari nhân hậu đặt ra câu hỏi liệu tình yêu thương của người Samari nhân hậu có còn tồn tại trong người trẻ hôm nay? Các bạn trẻ đã tranh luận trước thực trạng vô cảm khi gặp những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày: kẹt xe, vượt đèn đỏ, phản ứng khi tai nạn hay cướp của xảy ra, làm việc bác ái để giúp người khác, sự hy sinh vì người khác.
Với đề tài “Vô cảm với tương quan sự sống”, thật đau xót khi xem xong những hình ảnh của nạn phá thai, nạn tự tử. Các bạn trẻ cũng nói lên tâm tình của mình khi sống trong một xã hội đầy cạm bẫy của lối sống hưởng thụ, dễ dãi và nói lên quan điểm khi mình phải rơi vào hoàn cảnh lỡ lầm, giữ lại đứa bé hay phải phạm tội giết người qua việc phá thai hay phải làm gì khi rơi vào hoàn cảnh thất vọng chán chường tột độ với ý nghĩ tự tử.
Để kết thúc phần tranh luận, ca sĩ Xuân Trường đã trình bày nhạc phẩm Vì xưa ta đói. Sau đó, cha Giuse Phạm Văn Bình đã đúc kết phần chia sẻ rằng việc quan tâm đến nhu cầu của người khác là tiêu chuẩn của Nước Trời. Với lối sống không cần biết đến ngày mai, người trẻ là nạn nhân và là tác nhân của tình trạng vô cảm, là tác nhân vì không quan tâm đến những việc không có lợi cho mình, là nạn nhân vì bị bỏ mặc cho xã hội, mạnh ai nấy sống. Sau đó cha đã đưa ra những băng reo về sự quan tâm lẫn nhau để nhắc nhớ những người trẻ hãy sống trong tình yêu mà Chúa dạy cho thế gian.
Hoạt cảnh Phục Sinh với ba tiểu mục Niềm vui đã mất, Niềm vui Cứu Độ và Niềm vui Thập Giá đã dẫn dắt các bạn trẻ đi từ trình thuật Sáng Thế đến vinh quang Phục Sinh của Chúa Kitô. Niềm vui đã mất là màn múa minh họa trình thuật tạo dựng đồng thời màn hình trình chiếu diễn tiến cũa bức vẽ tranh cát công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Niềm vui Cứu Độ là một vở kịch nói đến tâm trạng của một bạn trẻ thất vọng do gặp phải biến cố cha mẹ qua đời khi hay tin đậu đại học, từ đó bạn sa đà vào ăn chơi, sống bất cần đời và đến với Thiên Chúa chỉ bằng hình thức. Niềm vui Thập Giá diễn lại Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên Thập Giá để ban ơn Cứu Độ cho nhân loại. Xen lẫn trong hoạt cảnh, ca sĩ Diệu Hiền đã trình bày nhạc phẩm Tình Chúa thương con để nói lên tâm tình của con người trước ơn Cứu Độ của Chúa.
Cơn mưa lất phất khi trời về khuya cũng không ngăn được lòng sốt sắng của những người trẻ tham dự bầu khí thiêng liêng của buổi Chầu Thánh Thể trước khi kết thúc ngày hội. Sau khi rước Thánh Thể, cộng đoàn đã suy gẫm, suy niệm Lời Chúa, cầu nguyện trước Thánh Thể về sự vô cảm của con người, về Thánh Lễ và người trẻ, cầu nguyện để người trẻ biết tìm đến với giáo lý và Kinh Thánh, cuối cùng là cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng.
22 giờ 15, Đại Hội kết thúc với lời sai đi hy vọng rằng đại hội sẽ là cơ hội trang bị hành trang cho người trẻ vững chãi sống đức tin trong đời sống và lời hẹn gặp lại trong kỳ đại hội năm sau với những bất ngờ thú vị.
Tạ Ân Phúc
Lễ Lá, Ngày Tân Tòng và Đại Lễ Vùng Paris tại GXVN Paris
Trần Văn Cảnh
19:55 05/04/2012
Lễ Lá, Ngày Tân Tòng và Đại Lễ Vùng Paris tại GXVN Paris
Paris. Chúa nhật lễ Lá, 01.04.2013, Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức ngày gặp gỡ Tân Tòng và Đại lễ Vùng Paris.
I. NGÀY TÂN TÒNG HỘI HỌC VỀ BÍ TÍCH HÒA GIẢI
Ngày Tân Tòng đã được khởi sự tổ chức lần đầu tiên vào Lễ Lá, năm 2010. Năm ấy, các anh chị em tân tòng và người đỡ đầu đã trao đổi về 2 câu hỏi :
Là Tân tòng, sau khi đã sống đạo 1, 2 hay 3 năm, nhớ lại thời gian học giáo lý, các anh chị thấy thế nào ? Thời gian học có đủ không ? Nội dung hấp thụ có đủ căn bản không ? Có cần phải bổ túc thêm gì không ?
Người trưởng thành khi vào đạo là có một sự tự do chọn lựa. Vậy sau khi đã vào đạo 1, 2 hay 3 năm, quý anh chị thấy thái độ gì, ý nghĩ gì của những người thân quen ? Họ có tiếp nhận anh chị tích cực hơn không ?
Năm nay, 2012, các thơ mời đã được gửi đi cho các anh chị em đã gia nhập Giáo Hội vào các năm 2009, 2010 và 2011. Đáp lời mời của Ban Giám Đốc, 25 anh chị em tân tòng đã về họp mặt. Chương trình xoay quanh hai mục :
Mục sinh hoạt riêng : 10g 00 : Gặp gỡ giữa các anh chị em tân tòng đã rửa tội từ 3 năm trở lại đây ; 12g 30 : Cơm trưa chung với nhau.
Mục sinh hoạt chung với cộng đoàn : 13g 30 : Các cha ban Bí tích hòa giải ; 14g 00 : Ngắm đường thánh giá ; 15g 00 : Làm phép lá, kiệu lá và thánh lễ.
Về sinh hoạt riêng, năm nay trọng tâm đặt vào việc ôn lại và học hỏi thêm về Bí Tích Hòa Giải. Sáu điểm đã được Đức Ông ôn lại cho các tân tòng.
1. Chúa có quyền tha tội và Chúa đã trao quyền ấy cho Giáo Hội. Đó là điều mà các Phúc Âm đã trình thuật, đặc biệt là Phúc Âm Luca, chương 15, với 3 dụ ngôn : con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất và người cha nhân hậu, và Phúc Âm thánh Mát-Thêu, chương 16, câu 19 : Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy".
2. Bốn điều kiện để hối nhân được tha tội là : Phải có lòng tin, lòng mến, lòng khiêm tốn và thiện chí sửa mình.
3. Tội là gì ? Một cách tổng quát, ta có thể nói vắn tắt rằng : tội là lỗi luật ; là lạm dụng tự do ; là hành động trái với lương tâm ; là xúc phạm đến tình yêu.
4. Tội được phân loại thế nào ? Có hai loại tội, là tội nguyên tổ và tội riêng mỗi người. Về loại tội riêng mỗi người, lại có hai thứ khác nhau : tôi trọng và tội nhẹ. Tội trọng là phạm điều trọng, biết là trọng, mà cố tình làm. Người mắc tội trọng không được rước lễ. Đi xưng tội, chỉ buộc xưng tội trọng. Tội không phải là trọng thì là tội nhẹ.
5. Khi nào nên đi xưng tội và phải làm gì ? Nếu có tội trọng, buộc phải đi xưng tội, trước khi rước lễ. Nếu không có tội trọng, không buộc phải đi xưng tội. Nhưng Giáo hội buộc phải đi xưng tội, một năm ít là một lần, ngay cả khi không có tội trọng. Nhiều giáo hữu có thói quen, vẫn đi xưng tội thường xuyên, ngay cả khi không có tội trọng. Khi đi xưng tội phải làm 3 việc : xét mình, xưng tội và làm việc đền tội.
6. Linh mục giải tội và hối nhân xưng tội phải có thái độ nào ? Cả linh mục giải tội, lẫn hối nhân xưng tội đều phải có 4 thái độ chính yếu sau đây. Thứ nhất là lòng tin, tin vào Chúa, tin vào tình yêu Chúa và tin vào quyền tha tội của Chúa và của Giáo Hội do Chúa ban trao. Thứ hai là phải có lòng khiêm tốn. Thứ ba là phải cẩn trọng trong lời nói. Thứ tư là giữ bí mật những điều đã nói trong tòa giải tội, mà người ta vẫn gọi là ấn tòa giải tội.
Sau lời tóm tắt trình bày của Đức Ông, nhiều câu hỏi cụ thể đã được nêu ra. Đức Ông đã tỷ mỷ giải thích và tổng hợp, gói ghém vào sáu điều trên đây. Buổi học hỏi và trao đổi đã chấm dứt vào khoảng 12g 30. Các anh chị em tân tòng và bõ đỡ đầu đã đi dùng cơm chung với nhau.
II. NGÀY ĐẠI LỄ VÙNG PARIS
Từ những năm 80, các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris đã có thói quen cùng nhau cử hành chung hai thánh lễ mỗi năm : Lễ Lá và Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đó là hai ngày Đại Lễ của Công Giáo Việt Nam vùng Paris.
Vì vậy, sau hai sinh hoạt riêng của mình, Các Tân Tòng đã về sinh hoạt chung với toàn thể các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris. Từ 13g 30, các anh chị em tân tòng đã cùng với tất cả các tín hữu kỳ cựu khác đi xưng tội. Có khoảng 10 linh mục đã ngồi các góc khác nhau trong nhà nguyện để đón các hối nhân đi xưng tội. Đồng thời cả cộng đoàn đã cùng nhau ngắm đàng thánh giá, suy gẫm 14 chặng thánh giá Chúa đã trải qua.
Sau đó, từ 15g 00, hợp cùng toàn thể Giáo Hội Hoàn vũ, các giáo hữu Vùng Paris đã cùng nhau long trọng cử hành Lễ Lá. Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông đã cùng Công Đoàn suy niệm về « Người đầy tớ đau khổ và thành tín ». Ngài nói :
Nhìn chung những bài Thánh kinh của Chúa nhật Lễ lá hôm nay, chúng ta thấy ba ý tưởng nổi bật :
Trước tiên là chân dung Chúa Giêsu vinh quang ngồi trên mình lừa tiến vào thành Gialiêm giữa muôn tiếng 'tung hô Đấng ngự đến nhân danh Thiên Chúa'. Dân chúng, trẻ già, Do thái, ngoại kiều…cầm lá, trải áo… nhiệt tình đón rước 'Con chí ái của Thiên Chúa tự nguyện giáng thế cứu độ loài người, mở ra một triều đại ơn cứu độ phổ quát (bài Tin Mừng).
Thứ đến là chân dung của Người Tôi Tớ đau khổ 'gánh lấy thân phận tội lỗi của cả nhân loại'. Người đầy tớ dịu hiền và can đảm, giữa lúc bị hành nhục đã nêu cao tấm gương trung tín : lấy thánh ý Chúa làm ý riêng mình, lấy lời Chúa làm lương thực và hành trang… Người tôi tớ tự nguyện chịu đau khổ, tự nguyện chịu chết cho nhân loại được sống (bài đọc 1).
Sau cùng là dung nhan của Đấng Cứu Thế, của Đấng đã tự nguyện chịu thương khó với bao hình nhục, và sau cùng đã chết treo trên Thập giá vì chúng ta, vì nhân loại… Thật, không tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của Chúa Giêsu tử nạn trên thập giá ! Tất cả chỉ vì yêu thương và cứu độ loài người (bài đọc 2).
Vì thế, tâm tình của chúng ta hôm nay phải là tâm tình của « người đầy tớ đau khổ và thành tín » :
Lạy Chúa, con bị đời mắng nhiếc dể duôi,
Thấy con, ai cũng chê cười,
Lắc đầu, nhăn mặt, buông lời mỉa mai :
"Nó cậy vào Chúa, để Ngài cứu nó !
Ngài có thương, thì giải thoát nó đi !"
Cả bầy chó, trong ngoài vây bủa,
Chúng đâm con thủng cả chân tay,
Xương con, đếm được vắn dài,
Áo ngoài áo trong, chúng bắt thăm chia !..
Nhưng, lạy Chúa, xin mau cứu con,
Con nguyền sẽ loan truyền danh Chúa,
Cho anh em tất cả được hay,
Và trong đại hội, con suy tôn kính Chúa !
Paris, ngày 01 tháng 04 năm 2012
Trần Văn Cảnh
Paris. Chúa nhật lễ Lá, 01.04.2013, Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức ngày gặp gỡ Tân Tòng và Đại lễ Vùng Paris.
I. NGÀY TÂN TÒNG HỘI HỌC VỀ BÍ TÍCH HÒA GIẢI
Là Tân tòng, sau khi đã sống đạo 1, 2 hay 3 năm, nhớ lại thời gian học giáo lý, các anh chị thấy thế nào ? Thời gian học có đủ không ? Nội dung hấp thụ có đủ căn bản không ? Có cần phải bổ túc thêm gì không ?
Người trưởng thành khi vào đạo là có một sự tự do chọn lựa. Vậy sau khi đã vào đạo 1, 2 hay 3 năm, quý anh chị thấy thái độ gì, ý nghĩ gì của những người thân quen ? Họ có tiếp nhận anh chị tích cực hơn không ?
Năm nay, 2012, các thơ mời đã được gửi đi cho các anh chị em đã gia nhập Giáo Hội vào các năm 2009, 2010 và 2011. Đáp lời mời của Ban Giám Đốc, 25 anh chị em tân tòng đã về họp mặt. Chương trình xoay quanh hai mục :
Mục sinh hoạt riêng : 10g 00 : Gặp gỡ giữa các anh chị em tân tòng đã rửa tội từ 3 năm trở lại đây ; 12g 30 : Cơm trưa chung với nhau.
Về sinh hoạt riêng, năm nay trọng tâm đặt vào việc ôn lại và học hỏi thêm về Bí Tích Hòa Giải. Sáu điểm đã được Đức Ông ôn lại cho các tân tòng.
1. Chúa có quyền tha tội và Chúa đã trao quyền ấy cho Giáo Hội. Đó là điều mà các Phúc Âm đã trình thuật, đặc biệt là Phúc Âm Luca, chương 15, với 3 dụ ngôn : con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất và người cha nhân hậu, và Phúc Âm thánh Mát-Thêu, chương 16, câu 19 : Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy".
2. Bốn điều kiện để hối nhân được tha tội là : Phải có lòng tin, lòng mến, lòng khiêm tốn và thiện chí sửa mình.
4. Tội được phân loại thế nào ? Có hai loại tội, là tội nguyên tổ và tội riêng mỗi người. Về loại tội riêng mỗi người, lại có hai thứ khác nhau : tôi trọng và tội nhẹ. Tội trọng là phạm điều trọng, biết là trọng, mà cố tình làm. Người mắc tội trọng không được rước lễ. Đi xưng tội, chỉ buộc xưng tội trọng. Tội không phải là trọng thì là tội nhẹ.
5. Khi nào nên đi xưng tội và phải làm gì ? Nếu có tội trọng, buộc phải đi xưng tội, trước khi rước lễ. Nếu không có tội trọng, không buộc phải đi xưng tội. Nhưng Giáo hội buộc phải đi xưng tội, một năm ít là một lần, ngay cả khi không có tội trọng. Nhiều giáo hữu có thói quen, vẫn đi xưng tội thường xuyên, ngay cả khi không có tội trọng. Khi đi xưng tội phải làm 3 việc : xét mình, xưng tội và làm việc đền tội.
Sau lời tóm tắt trình bày của Đức Ông, nhiều câu hỏi cụ thể đã được nêu ra. Đức Ông đã tỷ mỷ giải thích và tổng hợp, gói ghém vào sáu điều trên đây. Buổi học hỏi và trao đổi đã chấm dứt vào khoảng 12g 30. Các anh chị em tân tòng và bõ đỡ đầu đã đi dùng cơm chung với nhau.
II. NGÀY ĐẠI LỄ VÙNG PARIS
Vì vậy, sau hai sinh hoạt riêng của mình, Các Tân Tòng đã về sinh hoạt chung với toàn thể các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris. Từ 13g 30, các anh chị em tân tòng đã cùng với tất cả các tín hữu kỳ cựu khác đi xưng tội. Có khoảng 10 linh mục đã ngồi các góc khác nhau trong nhà nguyện để đón các hối nhân đi xưng tội. Đồng thời cả cộng đoàn đã cùng nhau ngắm đàng thánh giá, suy gẫm 14 chặng thánh giá Chúa đã trải qua.
Sau đó, từ 15g 00, hợp cùng toàn thể Giáo Hội Hoàn vũ, các giáo hữu Vùng Paris đã cùng nhau long trọng cử hành Lễ Lá. Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông đã cùng Công Đoàn suy niệm về « Người đầy tớ đau khổ và thành tín ». Ngài nói :
Nhìn chung những bài Thánh kinh của Chúa nhật Lễ lá hôm nay, chúng ta thấy ba ý tưởng nổi bật :
Thứ đến là chân dung của Người Tôi Tớ đau khổ 'gánh lấy thân phận tội lỗi của cả nhân loại'. Người đầy tớ dịu hiền và can đảm, giữa lúc bị hành nhục đã nêu cao tấm gương trung tín : lấy thánh ý Chúa làm ý riêng mình, lấy lời Chúa làm lương thực và hành trang… Người tôi tớ tự nguyện chịu đau khổ, tự nguyện chịu chết cho nhân loại được sống (bài đọc 1).
Sau cùng là dung nhan của Đấng Cứu Thế, của Đấng đã tự nguyện chịu thương khó với bao hình nhục, và sau cùng đã chết treo trên Thập giá vì chúng ta, vì nhân loại… Thật, không tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của Chúa Giêsu tử nạn trên thập giá ! Tất cả chỉ vì yêu thương và cứu độ loài người (bài đọc 2).
Vì thế, tâm tình của chúng ta hôm nay phải là tâm tình của « người đầy tớ đau khổ và thành tín » :
Thấy con, ai cũng chê cười,
Lắc đầu, nhăn mặt, buông lời mỉa mai :
"Nó cậy vào Chúa, để Ngài cứu nó !
Ngài có thương, thì giải thoát nó đi !"
Cả bầy chó, trong ngoài vây bủa,
Chúng đâm con thủng cả chân tay,
Xương con, đếm được vắn dài,
Áo ngoài áo trong, chúng bắt thăm chia !..
Nhưng, lạy Chúa, xin mau cứu con,
Con nguyền sẽ loan truyền danh Chúa,
Cho anh em tất cả được hay,
Và trong đại hội, con suy tôn kính Chúa !
Paris, ngày 01 tháng 04 năm 2012
Trần Văn Cảnh
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hội thảo và thắp nến cầu nguyện cho Quê Hương tại Mönchengladbach, Đức Quốc
Thanh Sơn
09:35 05/04/2012
ĐỨC QUỐC - Hôm nay thứ bẩy 31. 03.,2012 vào lúc 14giờ 30 tại hội trường giáo xứ Heillig Geis thành phố Mönchengladbach các hội đoàn, đoàn thể đã đến
đây để cùng nhau đốt lên những ngọn nến tình thương để cầu cho quê hương đất nước và dành cho tất cả những người dân đang bị khốn khổ nơi quê nhà, cũng như những người đang bị nhà tà quyền cộng sản bắt giam giữ trái phép trên quê hương Việt Nam.
Trong phần chào mừng và giới thiệu hàng quan khách tới tham dự của Ông chủ tịch công đồng Hội NVTNCS Mönchengladbach Nguyễn Văn Rị tôi thấy có sự tham dự của các tôn giáo như:
LM. TS.Giuse Nguyễn Văn Tịnh(Cựu linh hướng công đoàn)
Ông Lê công Tắc (cư sỹ PGHH. đến từ Düsseldorf)
Một Tu sỹ Phật Giáo ( xin lỗi vì tác gỉa không nhớ tên)
Ông Võ Hồng Sơn (Hội trưởng và BCH. Hội NVTNCS. Frankfurt)
Ông Lưu Tuấn Tú và Ông Vương diên Châu (Hội trưởng và BCH. Hội NVTNCS. Köln)
Ông Đào Văn Bất (Nguyên Chủ tịch tổng hội snh viên VNCH. tại Đức)
Ông Nguyễn Đắc Trung ( chủ tịch BCH. NVTNCS Hoà Lan)
Chị Kim Hương (BCH. NVTNCS. Đan Mạch)
Ông Nguyễn Xuân Long,Bà Trần Kim Ngọc và Ông Bà Nguyễn Viết Thanh BCH. NVTNCS, (đến từ Bỉ Quốc)
Ông Châu Văn Phước (Khối tinh thần Ngô Đình Diệm)
Bà Nhất Hiền (BCH. Hội Phụ nữ VN Tự Do Đức Quốc)
Nhóm Cầu Nguyện cho Công Lý và Nhân Quyền VN. tại Düsseldorf
Hội Bác Ái Vinh sơn de Paul,
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
Các bạn sinh viện v.v...
VỀ PHÍA TRUYỀN THÔNG THÌ TÔI THẤY CÓ:
Anh Ngô Gia và các bạn diễn đàn (Paltalk Tiếng Nói Tự Do Cho Người Dân VN) thâu hình trực tiếp.
Anh chị Huyền Vân ( Diễn Đàn Đấu Tranh Chánh Trị, Tranh Luận Dân Chủ)
Anh Jonny Quang (Thâu Hình điện anh đến từ Hamburg)
Sau phần Chào Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH. và phút mặc niệm tưởng nhớ về Các Anh hùng tiền nhân đã hy sinh cho Quê Hương và Tổ Quốc để giữ từng tấc đất thước biển. Những người đã hy sinh dưới chế độ tàn độc của cộng sản Việt Nam.
Các Anh chiến sỹ đã đã gửi thân để bảo vệ Trường Sa Và hoàng Sa v.v...
LM. Phêrô Nguyễn Văn Khải dòng CCT. Thái Hà đang tu học tại Rôma và là Diễn Giả của hôm nay được BTC. giới thiệu một cách trang trọng và trao vòng hoa bước lên sân khấu với những tràng pháo tay thật dài chào mừng Ngài.
LM. cũng vào đề ngay rằng: Kính thưa Qúy Vi, tôi xin nói ngay là tôi là người được sinh ra trong lòng chế độ cộng sản độc tài, nên tôi sẽ nói những gì mà mắt thấy tai nghe và thân thể cảm nhận được của cái chế độ này.
Bây giờ tôi xin nói chung chung trước. Thứ nhất là tôi ra nước ngoài được khoảng một năm rưỡi, nhưng cũng may mắn là đươc đi đây đi đó để nói chuyện với những cộng đoàn VN. ở hải ngoại nên tôi nhìn thấy được rằng:
- Ngượi Việt Nam ở hải ngoại hiểu tình hình trong nước hơn nhiều lần so với đa số người trong nước.
- Người Viết Nam ở hải ngoại có tấm lòng vị tha hơn đa số người Việt Nam ở trong nước.
Vì Sao mà tôi khẳng định ngay như vậy?. Xin thưa: Vì đa số những người ở trong nước đã bị cái tà thuyết công sản nó bưng bít, nó tuyên truyền, nó bịt mắt, nó lừa lọc, nó nhồi nhét vào đầu học sinh từ lứa tuổi nhi đồng. Cho nên bây giờ một phần lớn đã bị nhập nhiễm nên không biết được thế giới tự do bến ngoài ra sao. Không thể tượng tượng được. Chính như bản thân tôi là một người đã từng tranh đấu với cộng sản đã làm những công việc truyền thông, đã hiếu khá về Internet. Biết đời sống bên Âu Châu rất cao. Nếu phải ví Viêt Nam với Âu Châu hay với nước Đức này thì tôi phải ví ngay là Thiên Đàng với địa ngục.
Nhưng sang đây rồi tôi mới hiểu là nó còn hơn nhiều so với những gì tôi nghĩ. Thật là không tưởng được là những người bên Đức này nếu không có việc làm thì vẫn có nhà ở thoải mái. Vẫn có xe hơi đi lại. Vẫn có tiền xài, Vẫn có đầy đủ bảo hiểm thuốc men y tế nhà thương bác sỹ chăm sóc. Trong khi đó ở Việt Nam, nơi mà đảng cộng sản tự xung là "Đỉnh cao trí tuệ của đảng" thì người nông dân đi làm đầu tắt mặt tối không đủ no. Công dân đi làm suốt tháng không đủ trả tiền nhà và bữa ăn thì càng ngày càng thiếu chất dinh dưỡng. Không có nhà ở, bao nhiêu triệu người bây giờ không có miếng đất để cắm dùi. Vì sao? Vì bao nhiêu đất đai những người tự xung là đầy tớ nhân dân đã cướp sạch để bỏ vào túi riêng.
Tôi thấy những người Việt Nam ở đây rất có tầm lòng với Đất Nước và Quê Hương nên mới thường xuyên tổ chức những buổi "Thắp Nến Hiệp Thông" Với thường xuyên có những buổi hội thảo như thế này. Mới hun đúc tình thần đồng bào hướng về quê Hương Đất Nước. Chứ nếu chỉ lo sống cho riêng mình thì thật là ở đây là thiên đàng rồi còn phải lo tổ chức này kia làm gì nữa cho mệt xác. nhưng mà chúng ta là con người, mà lại là ngượi có đạo. Nên không thể ngồi yên đây mà hưởng thụ cho riêng ta được. Mà luôn luôn phải làm cái gí đó tốt cho quê hương và đất nước và cho nhân loại hơn.
Có nhiều người bảo tôi, sao đi tu mà không lo đọc kinh cầu nguyện. Không lo ở trong tu viện mà nguyện ngắm?
Xin thưa là: Nếu đi tu mà chỉ có ngồi thiền, chỉ có tụng kinh, chỉ có cầu nguyện, còn tất cả những chuyện khác của Đất Nước, của Dân Tộc, của người nghèo, của những người dân oan, của những sự đàn áp bất công trong xã hội, của những băng hoại về giáo dục, của những người cậy quyền cậy thế hà hiếp bóc lột người yếu thế cô, của những gian trá xấu xa, hèn hạ của những tà quyền bán Nước buôn Dân, thì tôi xin trả lời thắng thắng đó không xứng đáng là một con Người, chứ đừng nói chi là một Tu Sỹ. Nếu chung ta cứ im tiếng mãi, thì Đất Nước này đảng cộng sản VN. sẽ bán một cách mau chóng hơn. Rồi làm sao sau này ta về gặp tồ tiên ta là những người dụng Nước và giữa Nước cho tới đời chúng ta để trả lời với các Ngài. nơi mà các Ngài đã xây dựng cho chúng ta được sinh ra và lớn lên làm người ở trên vùng đất đó!!!
Chưa nói là trả lời sao trước măt Chúa. Chính ĐGH. Piô IX cũng đã nói: Chế độ cộng sản là một chế độ độc ác nhất trên thế giới từ xưa đến nay.
Tôi xin làm chứng điều này là Đảng cộng sản VN. đã và đang bán dần Đất Nước cho Trung Cộng: Năm 1991 tôi lên thăm Ải Nam Quan thì không thấy đâu. Tôi hỏi mấy anh bộ đội họ bảo đã nằm bến đất trung quốc sâu vào 1Km ( một cây số) rồi.
Nắm 2010 tôi lên làm mục vụ và tới thăm thì lại thấy thụt vào sâu thêm khoảng 100m (một trăm mét) nữa. Rồi Thác Bản Giốc nơi có con suối Phi Khanh tên Thân Sinh của danh nhân Nguyễn Trãi đấy, thì mất đi 2/3 thác Bản Giốc rồi. Chúng ta thấy đấy là những điểm mốc di tích danh tiếng có chiều dầy lịch sử mà chúng còn bán đi thi những chỗ không phải là di tích thì chắc chắn là nhiều hơn gấp nhiều lần. Còn nói về hải phận biển (vịnh Bắc bộ) theo hiệp định ký giữa Pháp với nhà Thanh thì VN 62% còn Trung Quốc là 32%. bậy giớ chúng ký kết bán với nhau như thế nào đó mà VN còn có 54% vàn Trung Quốc là 48%. Lại còn thêm vùng má chúng gọi là vùng khai thác kinh tế chung nữa. Nên dân VN. đi rra đánh cá ở những nơi ngàn đời nay của cha ông ta để lại thì bị Trung cộng bắn bắt giết dân Việt Nam ta vôi tôi vạ. Mà đảnh cộng sản VN. còn hèn hạ gọi đó là "Tàu Lạ" thật là nhục nhã chưa từng có trong lịch sử Nước Nhà. Đây là những cái mà chính tôi mắt thấy tai nghe v.v...
Sau khoảng gần 2 giờ đồng hồ nói chuyện của LM. phêrô Nguyễn Văn khải là tới phần giải lao xen kẽ với một số tiết mục văn nghệ múa của các em thiếu nhi của cộng đồng. Những bản nhạc mới và đang nóng của ca nhạc sỹ Việt Khang như Việt Nam Tôi Đâu, Tôi Hỏi anh Là Ai? v.v... và bữa cơm tình thương gây qũy giúp những bạn trẻ đang trong tù, vì bị nhà tà quyền cộng sản bắt cóc và giam giữ trái phép một cách hèn hạ và thô bỉ...
Khoảng 17giờ30 là bắt đầu cuộc hội luận và đặt những câu hỏi với LM. diễn giả thật là sôi nổi như:
- Có nhiều người dân và một số tu sỹ nói rằng, Việt nam bây giờ đã được tự do tôn giáo rồi.
- Chúng ta cần làm gì nhất để có lợi cho tình hình đất nước hiện nay?
- Kinh tế Việt Nam, môi trường tài nguyên, v. v...
Để trả lời câu 1. LM Phêrô Nguyễn Văn Khải trả lời:
- Thứ nhất: ai bảo là Việt Nam có tự do tôn giáo là người đó không có cái đầu.
- Thứ hai: là có cái đầu nhưng cái đầu nó bị quay quay chập chập mát mát.
- Thứ ba: là người đó qúa sợ cộng sản mà không dám nói thật.
- Thứ tư: là người đó nói dối để có lợi cho mình.
- Thứ năm: là người đó là cộng sản. Vì chỉ có cộng sản mới nói là Việt Nam có tự do tôn giáo mà thôi.
Tôi xin đơn cử sơ sơ:
Tất cả mọi vấn đền thuộc sinh hoạt tôn giáo đều bị kiểm soát và kìm kẹp gắt gao.
- Như Tấn phong Giám Mục phải có phép của nhà nước (tức đảng cộng sản)
- Thuyên chuyển Giám Mục phải có phép nhà nước
- Phong chức Linh mục phải có phép của nhà nước (tức đảng cộng sản)
- Thuyên chuyển LM. phải xin phép nhà nước.
- Đi tu phải xin phép nhà nước... Chính bản thân tôi cũng phải tu chui...
- Ở những vùng xâu vùng xa LM. đi dâng lễ phải xin phép nhà nước.
- Đi dâng lễ an táng cho người chết như một Linh Mục ở giáo phận Kon tum hôm trước xin phép đảng không cho mà cứ đi đến giúp dâng lễ an táng xong về dọc đường chúng cho côn đồ chặn đường đánh bằng những thanh sắt rất tàn ác may mà không chết.
- Tất cả các Nhà Thờ, hay Chùa hoặc những nơi thờ tự của các tôn giáo ở Việt Nam không được nhà nước cấp giấy chứng nhận chủ quyền. Vì giấy trước 1975 thì chúng không công nhận, Mà sau 1975 thì chúng không cấp. Như vậy tới nay những cơ sổ của các Giáo hội không có giấy tờ chủ quyền. Mà không có giấy tờ chủ quyền thì họ có quyền tịch thu(cướp)
- Tất cả các nhà dòng, các tu hội, các tôn giáo không được phép mở trương mục tài khoảng chung, như vậy rất là khó khăn và nguy hiểm. Vì một dòng tu mà tài khoản đứng tên riêng một người, rồi lỡ người đó đột ngột qua đời thì tài khoản đó thuộc về ai???
- Tất cả các tôn giáo không được phép làm từ thiện nếu chưa có phép của nhà nước ( tức đảng cộng sản VN)
- Tất cả các tôn giáo không được mở trường học để góp phần làm cho xã hội tốt hơn lên.
- Các sinh viên công giáo hiện nay vẫn chưa được vào một số trường đại học. ( trước đầy thì hoàn toàn mọi trường)
- Các cơ sở của các tôn giáo không được phép làm kinh tế. Ví dụ có đất cho thuê để kiếm thêm lợi tức cho nhà dòng. hay ví dụ như nhà dòng có nhà quay ra mặt đường thì không được phép bán hàng như ảnh tượng sách kinh v.v...để có tiền sinh sống.
- Các tôn giáo không được phép xuất bản bất cứ sách vở gì. HĐGMVN. xin phép suốt mấy mươi năm bây giờ được cho phép ra một bàn tin cho toàn quốc: Mỗi tháng 100 (một trăm) bản khổ A 5, mỗi bản 100 trang.Tôi bền làn một bài toán nhân chia trừ cộng và chia đều cho 8 triệu người công giáo thì mỗi người công giáo một năm được đúng 2 chữ, chắc là hai chữ "Tự Do"
- Một điểm nữa là 3 tỉnh phía tay bắc VN. chưa được phép xây một ngôi thánh đường nào ( Điện Biên, Sơn La và Lai Châu) Vậy thì ai là người bảo Việt Nam có tự do tôn giáo là người của năm điểm nêu ở trên ( không có cái đầu hoặc có đầu mà nó quay quay).
Bây giờ chúng ta nói về chuyện kinh tế và môi trường VN. thì cũng chẳng thua gì cái gọi là tự do tôn giáo.
Những con số phát triển đất nước của đảng cộng sản đưa ra thì nếu ai muốn tin thì cứ việc. còn riêng tôi thấy thì nó như là một cái nhà chỉ có cái mặt tiền đẹp còn bên trong và phái sau thì tôi không dám nhìn và nghĩ tới. Chỉ thấy rằng những công nhân thì đầu tắt mặt tối, bị bóp cho kiện qụê hết sức lực mà đồng lương thì không đủ sống. Tiền bạc của dân thì chúng lấy tiêu xài và phát tán vô tội vạ như vụ lớn nhất mà chúng ta nhìn thấy là Vinasin cướp trắng của dân hơn 4 tỷ Mỹ kim.Còn về các mỏ như dầu rồi vàng, rồi là đá qúy rồi Bôxít. v.v... thì chúng bán và chia chác nhau ăn xài trác táng chứ dân thì chỉ è lưng ra đóng thuế chứ có thấy và được hưởng lợi tý gì đâu.
Còn về môi trường thì chúng còn tàn phá một cách khủng khiếp. Trước đây khoảng mười lăm năm nếu chúng ta đi xe lửa xuyên bắc-nam thì thấy rất nhiều rừng chứ còn bây giờ thi chả còn bao nhiêu. Rồi cứ thư về mấy thành phố lớn thì biết là không khí nó ra sao. Rồi tất cả các thực phẩm đa số đều độc hại. Ở cấp độ nào thì không ai biết nổi. Vì hầu như tất cả các cán bộ đảng cộng sản hiện nay thì chỉ có tìm tiền. còn ai chết mặc ai. Cho nên có thanh tra thì cũng chỉ có tên để ăn tiền mà thôi.
Bây giờ nói tới chuyện:
Chúng ta cần làm gì nhất để có lợi cho tình hình đất nước hiện nay?
Cái này chúng ta phải suy nghĩ cho kỹ để hỏi lương tâm ta thôi.
- Một số gợi ý của tôi là: Chúng ta nên làm sao cho trong nước biết đến sự thật của chế độ. Cái này thì chắc chắn là phải qua truyền thông thôi.
- Nên giúp đỡ và để nuôi dưỡng những người đang tranh đấu cho nhận quyền và sự thật ở trong nước.
- Nên ưu tiên quan tâm đến những người sinh viên trẻ có nhiệt huyết cho công bằng và lẽ thật mà đã và đang bị bắt cóc cầm tù hiện nay. Như Paulus Lê Sơn và mười bảy bạn sinh viện trẻ bị bắt cóc thời gian qua. Nhạc sỹ Việt Khang v.v...
Bởi vì đây là những tinh hoa đầy nhiệt huyết và trí thức của đất nước sau này.
Còn muốn cho thoát họa mất đất nước thì bây giờ chỉ có các đào thải cái đảng cộng sản VN. đi thôi. Bởi vì trong chúng ta ở đây thì đã qúa rõ ràng rồi, chắc là qúy vị còn rõ hơn tôi nữa.
- Vì còn công sản là còn băng hoại thêm.
- Vì còn cộng sản là còn đàn áp, dã man và tràn đầy ác độc.
- Vì còn cộng sản là đất nước còn ngàn vạn đau thương và bi thương.
- Còn cộng sản là còn mất dần thêm ĐẤT NƯỚC.
Buổi hội thảo được chấm đứt ở đây vì đã 20giờ tối. để cho nghi thức đốt nến và cầu nguyện cho Quê Hương và những người đang bị đàn áp giam cầm trái phép. Bằng những lời nguyện xin của kinh Hòa Bình và những ngọn nến lung linh. Đặc biệt là có những cây nến lớn có gắn hình mấy chục bạn trẻ đã bị đảng cộng sản tà quyền bắt cóc và giam giữ trái phép.
- Hôm nay thắp lên những ngọn nến này, chúng tôi muốn có một cái nhìn trung thực về chính con người thật của mình: Tôi là ai,...:tôi sống để làm gì?...
- Thắp lên những ngọn nến này, chúng tôi muốn nói to lên lòng yêu mến Tô Quốc Việt Nam của chúng tôi và của hơn 80 mươi triệu đồng bào của chúng tôi tại Quốc Nội và khắp nơi trên thế giới này.
- Chúng tôi thắp lên những ngọn nến này, để cùng với mội người: cầu nguyện cho toàn thể đồng bào tại Quê Hương thân yêu: mau được thực sự sống trong tự do dân chủ và nhân quyền.
- Chúng tôi thắp Lên những ngọn nến này, để nói lên quyết tâm của chúng tôi: cùng với mọi người thiện tâm, thiện chí, kiên trì đòi cho đồng bào của chúng tôi tại Quê Hương, được quyền sống làm người, có nhân phẩm và Tự Do, trong đó có Tự Do Ngôn Luận và Tự Do tôn Giáo.
- Thắp lên những ngọn nến này, chúng tôi muốn được chia sẽ bao nhiêu nỗi niềm đau khổ, chua xót, nơi thân xác và tâm hồn, của những Anh Chi Em và của những tập thể, các cộng đoàn. .. tại quê hương VN. đang bị đàn áp, bị đánh đập, bị tù đày, cư xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo, chỉ vì họ dám nói lên sự thực, chỉ vì họ dám đòi công lý và nhân quyền cho mọi người.
- Hôm nay thắp lên những ngọn nến này, Chúng tôi muốn nêu cao sự tôn kính của chúng tôi trước lẽ phải, Trước lòng nhân đạo và trước sự chân thật. Chúng tôi không bao giờ xử dụng và cũng không bao giờ chấp nhận sự xử dụng dối trá và bạo lực, trong các liên hệ hằng ngày, giữa người với người và sinh linh vạn vật.
- Thắp lên những ngọn nến này, chúng tôi muốn cùng nhau quay lưng lại với Bóng Tối và ngửng mặt nhìn về vùng chan hòa Ánh Sáng, Miền Anh Sáng của Tự Do, Dân Chủ và Huynh Đệ, cho mọi người sống trên Quê Hương Việt Nam và trên khắp toàn cầu này.
- Hôm nay thắp lên những ngọn nến này, Chúng con thành tâm đặt hết tín nhiệm vào Ơn Trên: Xin Ơn Trên nâng đỡ những nạn nhân, cải hóa những phạm nhân của Khủng Bố và Hận Thù, để mỗi người được sống trong thảnh thơi và an vui, trong Nhân Ái và Nhân Hòa, trên Quê Hương Việt Nam vô cùng thưuơng mến của chúng con. Amen
đây để cùng nhau đốt lên những ngọn nến tình thương để cầu cho quê hương đất nước và dành cho tất cả những người dân đang bị khốn khổ nơi quê nhà, cũng như những người đang bị nhà tà quyền cộng sản bắt giam giữ trái phép trên quê hương Việt Nam.
Trong phần chào mừng và giới thiệu hàng quan khách tới tham dự của Ông chủ tịch công đồng Hội NVTNCS Mönchengladbach Nguyễn Văn Rị tôi thấy có sự tham dự của các tôn giáo như:
Ông Lê công Tắc (cư sỹ PGHH. đến từ Düsseldorf)
Một Tu sỹ Phật Giáo ( xin lỗi vì tác gỉa không nhớ tên)
Ông Võ Hồng Sơn (Hội trưởng và BCH. Hội NVTNCS. Frankfurt)
Ông Lưu Tuấn Tú và Ông Vương diên Châu (Hội trưởng và BCH. Hội NVTNCS. Köln)
Ông Đào Văn Bất (Nguyên Chủ tịch tổng hội snh viên VNCH. tại Đức)
Ông Nguyễn Đắc Trung ( chủ tịch BCH. NVTNCS Hoà Lan)
Chị Kim Hương (BCH. NVTNCS. Đan Mạch)
Ông Nguyễn Xuân Long,Bà Trần Kim Ngọc và Ông Bà Nguyễn Viết Thanh BCH. NVTNCS, (đến từ Bỉ Quốc)
Ông Châu Văn Phước (Khối tinh thần Ngô Đình Diệm)
Bà Nhất Hiền (BCH. Hội Phụ nữ VN Tự Do Đức Quốc)
Nhóm Cầu Nguyện cho Công Lý và Nhân Quyền VN. tại Düsseldorf
Hội Bác Ái Vinh sơn de Paul,
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
Các bạn sinh viện v.v...
VỀ PHÍA TRUYỀN THÔNG THÌ TÔI THẤY CÓ:
Anh Ngô Gia và các bạn diễn đàn (Paltalk Tiếng Nói Tự Do Cho Người Dân VN) thâu hình trực tiếp.
Anh chị Huyền Vân ( Diễn Đàn Đấu Tranh Chánh Trị, Tranh Luận Dân Chủ)
Anh Jonny Quang (Thâu Hình điện anh đến từ Hamburg)
Sau phần Chào Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH. và phút mặc niệm tưởng nhớ về Các Anh hùng tiền nhân đã hy sinh cho Quê Hương và Tổ Quốc để giữ từng tấc đất thước biển. Những người đã hy sinh dưới chế độ tàn độc của cộng sản Việt Nam.
Các Anh chiến sỹ đã đã gửi thân để bảo vệ Trường Sa Và hoàng Sa v.v...
LM. Phêrô Nguyễn Văn Khải dòng CCT. Thái Hà đang tu học tại Rôma và là Diễn Giả của hôm nay được BTC. giới thiệu một cách trang trọng và trao vòng hoa bước lên sân khấu với những tràng pháo tay thật dài chào mừng Ngài.
LM. cũng vào đề ngay rằng: Kính thưa Qúy Vi, tôi xin nói ngay là tôi là người được sinh ra trong lòng chế độ cộng sản độc tài, nên tôi sẽ nói những gì mà mắt thấy tai nghe và thân thể cảm nhận được của cái chế độ này.
Bây giờ tôi xin nói chung chung trước. Thứ nhất là tôi ra nước ngoài được khoảng một năm rưỡi, nhưng cũng may mắn là đươc đi đây đi đó để nói chuyện với những cộng đoàn VN. ở hải ngoại nên tôi nhìn thấy được rằng:
- Ngượi Việt Nam ở hải ngoại hiểu tình hình trong nước hơn nhiều lần so với đa số người trong nước.
- Người Viết Nam ở hải ngoại có tấm lòng vị tha hơn đa số người Việt Nam ở trong nước.
Vì Sao mà tôi khẳng định ngay như vậy?. Xin thưa: Vì đa số những người ở trong nước đã bị cái tà thuyết công sản nó bưng bít, nó tuyên truyền, nó bịt mắt, nó lừa lọc, nó nhồi nhét vào đầu học sinh từ lứa tuổi nhi đồng. Cho nên bây giờ một phần lớn đã bị nhập nhiễm nên không biết được thế giới tự do bến ngoài ra sao. Không thể tượng tượng được. Chính như bản thân tôi là một người đã từng tranh đấu với cộng sản đã làm những công việc truyền thông, đã hiếu khá về Internet. Biết đời sống bên Âu Châu rất cao. Nếu phải ví Viêt Nam với Âu Châu hay với nước Đức này thì tôi phải ví ngay là Thiên Đàng với địa ngục.
Nhưng sang đây rồi tôi mới hiểu là nó còn hơn nhiều so với những gì tôi nghĩ. Thật là không tưởng được là những người bên Đức này nếu không có việc làm thì vẫn có nhà ở thoải mái. Vẫn có xe hơi đi lại. Vẫn có tiền xài, Vẫn có đầy đủ bảo hiểm thuốc men y tế nhà thương bác sỹ chăm sóc. Trong khi đó ở Việt Nam, nơi mà đảng cộng sản tự xung là "Đỉnh cao trí tuệ của đảng" thì người nông dân đi làm đầu tắt mặt tối không đủ no. Công dân đi làm suốt tháng không đủ trả tiền nhà và bữa ăn thì càng ngày càng thiếu chất dinh dưỡng. Không có nhà ở, bao nhiêu triệu người bây giờ không có miếng đất để cắm dùi. Vì sao? Vì bao nhiêu đất đai những người tự xung là đầy tớ nhân dân đã cướp sạch để bỏ vào túi riêng.
Tôi thấy những người Việt Nam ở đây rất có tầm lòng với Đất Nước và Quê Hương nên mới thường xuyên tổ chức những buổi "Thắp Nến Hiệp Thông" Với thường xuyên có những buổi hội thảo như thế này. Mới hun đúc tình thần đồng bào hướng về quê Hương Đất Nước. Chứ nếu chỉ lo sống cho riêng mình thì thật là ở đây là thiên đàng rồi còn phải lo tổ chức này kia làm gì nữa cho mệt xác. nhưng mà chúng ta là con người, mà lại là ngượi có đạo. Nên không thể ngồi yên đây mà hưởng thụ cho riêng ta được. Mà luôn luôn phải làm cái gí đó tốt cho quê hương và đất nước và cho nhân loại hơn.
Có nhiều người bảo tôi, sao đi tu mà không lo đọc kinh cầu nguyện. Không lo ở trong tu viện mà nguyện ngắm?
Xin thưa là: Nếu đi tu mà chỉ có ngồi thiền, chỉ có tụng kinh, chỉ có cầu nguyện, còn tất cả những chuyện khác của Đất Nước, của Dân Tộc, của người nghèo, của những người dân oan, của những sự đàn áp bất công trong xã hội, của những băng hoại về giáo dục, của những người cậy quyền cậy thế hà hiếp bóc lột người yếu thế cô, của những gian trá xấu xa, hèn hạ của những tà quyền bán Nước buôn Dân, thì tôi xin trả lời thắng thắng đó không xứng đáng là một con Người, chứ đừng nói chi là một Tu Sỹ. Nếu chung ta cứ im tiếng mãi, thì Đất Nước này đảng cộng sản VN. sẽ bán một cách mau chóng hơn. Rồi làm sao sau này ta về gặp tồ tiên ta là những người dụng Nước và giữa Nước cho tới đời chúng ta để trả lời với các Ngài. nơi mà các Ngài đã xây dựng cho chúng ta được sinh ra và lớn lên làm người ở trên vùng đất đó!!!
Chưa nói là trả lời sao trước măt Chúa. Chính ĐGH. Piô IX cũng đã nói: Chế độ cộng sản là một chế độ độc ác nhất trên thế giới từ xưa đến nay.
Tôi xin làm chứng điều này là Đảng cộng sản VN. đã và đang bán dần Đất Nước cho Trung Cộng: Năm 1991 tôi lên thăm Ải Nam Quan thì không thấy đâu. Tôi hỏi mấy anh bộ đội họ bảo đã nằm bến đất trung quốc sâu vào 1Km ( một cây số) rồi.
Nắm 2010 tôi lên làm mục vụ và tới thăm thì lại thấy thụt vào sâu thêm khoảng 100m (một trăm mét) nữa. Rồi Thác Bản Giốc nơi có con suối Phi Khanh tên Thân Sinh của danh nhân Nguyễn Trãi đấy, thì mất đi 2/3 thác Bản Giốc rồi. Chúng ta thấy đấy là những điểm mốc di tích danh tiếng có chiều dầy lịch sử mà chúng còn bán đi thi những chỗ không phải là di tích thì chắc chắn là nhiều hơn gấp nhiều lần. Còn nói về hải phận biển (vịnh Bắc bộ) theo hiệp định ký giữa Pháp với nhà Thanh thì VN 62% còn Trung Quốc là 32%. bậy giớ chúng ký kết bán với nhau như thế nào đó mà VN còn có 54% vàn Trung Quốc là 48%. Lại còn thêm vùng má chúng gọi là vùng khai thác kinh tế chung nữa. Nên dân VN. đi rra đánh cá ở những nơi ngàn đời nay của cha ông ta để lại thì bị Trung cộng bắn bắt giết dân Việt Nam ta vôi tôi vạ. Mà đảnh cộng sản VN. còn hèn hạ gọi đó là "Tàu Lạ" thật là nhục nhã chưa từng có trong lịch sử Nước Nhà. Đây là những cái mà chính tôi mắt thấy tai nghe v.v...
Sau khoảng gần 2 giờ đồng hồ nói chuyện của LM. phêrô Nguyễn Văn khải là tới phần giải lao xen kẽ với một số tiết mục văn nghệ múa của các em thiếu nhi của cộng đồng. Những bản nhạc mới và đang nóng của ca nhạc sỹ Việt Khang như Việt Nam Tôi Đâu, Tôi Hỏi anh Là Ai? v.v... và bữa cơm tình thương gây qũy giúp những bạn trẻ đang trong tù, vì bị nhà tà quyền cộng sản bắt cóc và giam giữ trái phép một cách hèn hạ và thô bỉ...
Khoảng 17giờ30 là bắt đầu cuộc hội luận và đặt những câu hỏi với LM. diễn giả thật là sôi nổi như:
- Có nhiều người dân và một số tu sỹ nói rằng, Việt nam bây giờ đã được tự do tôn giáo rồi.
- Chúng ta cần làm gì nhất để có lợi cho tình hình đất nước hiện nay?
- Kinh tế Việt Nam, môi trường tài nguyên, v. v...
Để trả lời câu 1. LM Phêrô Nguyễn Văn Khải trả lời:
- Thứ nhất: ai bảo là Việt Nam có tự do tôn giáo là người đó không có cái đầu.
- Thứ hai: là có cái đầu nhưng cái đầu nó bị quay quay chập chập mát mát.
- Thứ ba: là người đó qúa sợ cộng sản mà không dám nói thật.
- Thứ tư: là người đó nói dối để có lợi cho mình.
- Thứ năm: là người đó là cộng sản. Vì chỉ có cộng sản mới nói là Việt Nam có tự do tôn giáo mà thôi.
Tôi xin đơn cử sơ sơ:
Tất cả mọi vấn đền thuộc sinh hoạt tôn giáo đều bị kiểm soát và kìm kẹp gắt gao.
- Như Tấn phong Giám Mục phải có phép của nhà nước (tức đảng cộng sản)
- Thuyên chuyển Giám Mục phải có phép nhà nước
- Phong chức Linh mục phải có phép của nhà nước (tức đảng cộng sản)
- Thuyên chuyển LM. phải xin phép nhà nước.
- Đi tu phải xin phép nhà nước... Chính bản thân tôi cũng phải tu chui...
- Ở những vùng xâu vùng xa LM. đi dâng lễ phải xin phép nhà nước.
- Đi dâng lễ an táng cho người chết như một Linh Mục ở giáo phận Kon tum hôm trước xin phép đảng không cho mà cứ đi đến giúp dâng lễ an táng xong về dọc đường chúng cho côn đồ chặn đường đánh bằng những thanh sắt rất tàn ác may mà không chết.
- Tất cả các Nhà Thờ, hay Chùa hoặc những nơi thờ tự của các tôn giáo ở Việt Nam không được nhà nước cấp giấy chứng nhận chủ quyền. Vì giấy trước 1975 thì chúng không công nhận, Mà sau 1975 thì chúng không cấp. Như vậy tới nay những cơ sổ của các Giáo hội không có giấy tờ chủ quyền. Mà không có giấy tờ chủ quyền thì họ có quyền tịch thu(cướp)
- Tất cả các nhà dòng, các tu hội, các tôn giáo không được phép mở trương mục tài khoảng chung, như vậy rất là khó khăn và nguy hiểm. Vì một dòng tu mà tài khoản đứng tên riêng một người, rồi lỡ người đó đột ngột qua đời thì tài khoản đó thuộc về ai???
- Tất cả các tôn giáo không được phép làm từ thiện nếu chưa có phép của nhà nước ( tức đảng cộng sản VN)
- Tất cả các tôn giáo không được mở trường học để góp phần làm cho xã hội tốt hơn lên.
- Các sinh viên công giáo hiện nay vẫn chưa được vào một số trường đại học. ( trước đầy thì hoàn toàn mọi trường)
- Các cơ sở của các tôn giáo không được phép làm kinh tế. Ví dụ có đất cho thuê để kiếm thêm lợi tức cho nhà dòng. hay ví dụ như nhà dòng có nhà quay ra mặt đường thì không được phép bán hàng như ảnh tượng sách kinh v.v...để có tiền sinh sống.
- Các tôn giáo không được phép xuất bản bất cứ sách vở gì. HĐGMVN. xin phép suốt mấy mươi năm bây giờ được cho phép ra một bàn tin cho toàn quốc: Mỗi tháng 100 (một trăm) bản khổ A 5, mỗi bản 100 trang.Tôi bền làn một bài toán nhân chia trừ cộng và chia đều cho 8 triệu người công giáo thì mỗi người công giáo một năm được đúng 2 chữ, chắc là hai chữ "Tự Do"
- Một điểm nữa là 3 tỉnh phía tay bắc VN. chưa được phép xây một ngôi thánh đường nào ( Điện Biên, Sơn La và Lai Châu) Vậy thì ai là người bảo Việt Nam có tự do tôn giáo là người của năm điểm nêu ở trên ( không có cái đầu hoặc có đầu mà nó quay quay).
Bây giờ chúng ta nói về chuyện kinh tế và môi trường VN. thì cũng chẳng thua gì cái gọi là tự do tôn giáo.
Những con số phát triển đất nước của đảng cộng sản đưa ra thì nếu ai muốn tin thì cứ việc. còn riêng tôi thấy thì nó như là một cái nhà chỉ có cái mặt tiền đẹp còn bên trong và phái sau thì tôi không dám nhìn và nghĩ tới. Chỉ thấy rằng những công nhân thì đầu tắt mặt tối, bị bóp cho kiện qụê hết sức lực mà đồng lương thì không đủ sống. Tiền bạc của dân thì chúng lấy tiêu xài và phát tán vô tội vạ như vụ lớn nhất mà chúng ta nhìn thấy là Vinasin cướp trắng của dân hơn 4 tỷ Mỹ kim.Còn về các mỏ như dầu rồi vàng, rồi là đá qúy rồi Bôxít. v.v... thì chúng bán và chia chác nhau ăn xài trác táng chứ dân thì chỉ è lưng ra đóng thuế chứ có thấy và được hưởng lợi tý gì đâu.
Còn về môi trường thì chúng còn tàn phá một cách khủng khiếp. Trước đây khoảng mười lăm năm nếu chúng ta đi xe lửa xuyên bắc-nam thì thấy rất nhiều rừng chứ còn bây giờ thi chả còn bao nhiêu. Rồi cứ thư về mấy thành phố lớn thì biết là không khí nó ra sao. Rồi tất cả các thực phẩm đa số đều độc hại. Ở cấp độ nào thì không ai biết nổi. Vì hầu như tất cả các cán bộ đảng cộng sản hiện nay thì chỉ có tìm tiền. còn ai chết mặc ai. Cho nên có thanh tra thì cũng chỉ có tên để ăn tiền mà thôi.
Bây giờ nói tới chuyện:
Chúng ta cần làm gì nhất để có lợi cho tình hình đất nước hiện nay?
Cái này chúng ta phải suy nghĩ cho kỹ để hỏi lương tâm ta thôi.
- Một số gợi ý của tôi là: Chúng ta nên làm sao cho trong nước biết đến sự thật của chế độ. Cái này thì chắc chắn là phải qua truyền thông thôi.
- Nên giúp đỡ và để nuôi dưỡng những người đang tranh đấu cho nhận quyền và sự thật ở trong nước.
- Nên ưu tiên quan tâm đến những người sinh viên trẻ có nhiệt huyết cho công bằng và lẽ thật mà đã và đang bị bắt cóc cầm tù hiện nay. Như Paulus Lê Sơn và mười bảy bạn sinh viện trẻ bị bắt cóc thời gian qua. Nhạc sỹ Việt Khang v.v...
Bởi vì đây là những tinh hoa đầy nhiệt huyết và trí thức của đất nước sau này.
Còn muốn cho thoát họa mất đất nước thì bây giờ chỉ có các đào thải cái đảng cộng sản VN. đi thôi. Bởi vì trong chúng ta ở đây thì đã qúa rõ ràng rồi, chắc là qúy vị còn rõ hơn tôi nữa.
- Vì còn công sản là còn băng hoại thêm.
- Vì còn cộng sản là còn đàn áp, dã man và tràn đầy ác độc.
- Vì còn cộng sản là đất nước còn ngàn vạn đau thương và bi thương.
- Còn cộng sản là còn mất dần thêm ĐẤT NƯỚC.
Buổi hội thảo được chấm đứt ở đây vì đã 20giờ tối. để cho nghi thức đốt nến và cầu nguyện cho Quê Hương và những người đang bị đàn áp giam cầm trái phép. Bằng những lời nguyện xin của kinh Hòa Bình và những ngọn nến lung linh. Đặc biệt là có những cây nến lớn có gắn hình mấy chục bạn trẻ đã bị đảng cộng sản tà quyền bắt cóc và giam giữ trái phép.
- Hôm nay thắp lên những ngọn nến này, chúng tôi muốn có một cái nhìn trung thực về chính con người thật của mình: Tôi là ai,...:tôi sống để làm gì?...
- Thắp lên những ngọn nến này, chúng tôi muốn nói to lên lòng yêu mến Tô Quốc Việt Nam của chúng tôi và của hơn 80 mươi triệu đồng bào của chúng tôi tại Quốc Nội và khắp nơi trên thế giới này.
- Chúng tôi thắp lên những ngọn nến này, để cùng với mội người: cầu nguyện cho toàn thể đồng bào tại Quê Hương thân yêu: mau được thực sự sống trong tự do dân chủ và nhân quyền.
- Chúng tôi thắp Lên những ngọn nến này, để nói lên quyết tâm của chúng tôi: cùng với mọi người thiện tâm, thiện chí, kiên trì đòi cho đồng bào của chúng tôi tại Quê Hương, được quyền sống làm người, có nhân phẩm và Tự Do, trong đó có Tự Do Ngôn Luận và Tự Do tôn Giáo.
- Thắp lên những ngọn nến này, chúng tôi muốn được chia sẽ bao nhiêu nỗi niềm đau khổ, chua xót, nơi thân xác và tâm hồn, của những Anh Chi Em và của những tập thể, các cộng đoàn. .. tại quê hương VN. đang bị đàn áp, bị đánh đập, bị tù đày, cư xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo, chỉ vì họ dám nói lên sự thực, chỉ vì họ dám đòi công lý và nhân quyền cho mọi người.
- Hôm nay thắp lên những ngọn nến này, Chúng tôi muốn nêu cao sự tôn kính của chúng tôi trước lẽ phải, Trước lòng nhân đạo và trước sự chân thật. Chúng tôi không bao giờ xử dụng và cũng không bao giờ chấp nhận sự xử dụng dối trá và bạo lực, trong các liên hệ hằng ngày, giữa người với người và sinh linh vạn vật.
- Thắp lên những ngọn nến này, chúng tôi muốn cùng nhau quay lưng lại với Bóng Tối và ngửng mặt nhìn về vùng chan hòa Ánh Sáng, Miền Anh Sáng của Tự Do, Dân Chủ và Huynh Đệ, cho mọi người sống trên Quê Hương Việt Nam và trên khắp toàn cầu này.
- Hôm nay thắp lên những ngọn nến này, Chúng con thành tâm đặt hết tín nhiệm vào Ơn Trên: Xin Ơn Trên nâng đỡ những nạn nhân, cải hóa những phạm nhân của Khủng Bố và Hận Thù, để mỗi người được sống trong thảnh thơi và an vui, trong Nhân Ái và Nhân Hòa, trên Quê Hương Việt Nam vô cùng thưuơng mến của chúng con. Amen
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chặng đàng thánh giá
Vũ Văn An
23:06 05/04/2012
Đối với người Công Giáo ngoan đạo, không đi chặng đàng Thánh Giá trong Tuần Thánh được kể là không tham dự Tuần này một cách đầy đủ. Chặng đàng Thánh Giá quả đã trở thành một phần thực tế của cử hành Tuần Thánh, dù không phải là một phần chính thức của phụng vụ.
Mười bốn chặng cổ điển
Chính vì thế, khi nói tới mười bốn chặng đàng Thánh Giá, không người Công Giáo ngoan đạo nào lại không biết đó là những chặng gì. Họ thuộc lòng chúng không thua thuộc lòng Kinh Tin Kính, Mười Điều Răn… Theo cuốn Phụng Ca II do các linh mục và tu sĩ Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Đức xuất bản năm 1986, mười bốn chặng đó như sau:
1. Quan Philatô luận giết Đức Chúa Giêsu (Lc 23:13-25)
2. Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá (Mc 15:20)
3. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
4. Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá
5. Ông Ximong vác Thánh Giá đỡ Đức Chúa Giêsu (Lc 23:26)
6. Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt
7. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
8. Đức Chúa Giêsu đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem (Lc 23:27-31)
9. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
10. Quân dữ lột áo Đức Chúa Giêsu (Mc 15:24)
11. Quân dữ đóng đinh Đức Chúa Giêsu (Lc 23:33, 47)
12. Đức Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh Giá (Lc 23:44-46)
13. Tháo đinh Đức Chúa Giêsu xuống mà phó trong tay Đức Mẹ
14. Táng xác Đức Chúa Giêsu trong hang đá (Lc 23:50-54)
Sách Kinh “Thiên Chúa Thánh Giáo Nhựt Khóa” của giáo phận Sài Gòn, in năm 1965, dĩ nhiên đặt tiêu đề cho các chặng cách khác: Đức Chúa Giêsu chịu xử án, Đức Chúa Giêsu xế vai lại mà vác lấy Thánh Giá… nhưng tất cả cùng “gẫm” về các biến cố như nhau trong mầu nhiệm thống khổ của Chúa Giêsu Kitô. Vì mười bốn biến cố này đã trở thành cổ điển.
Lai lịch
Giống bất cứ hình thức đạo đức nào, chặng đàng Thánh Giá chắc chắn đã trải qua một diễn trình khai triển dài trước khi mặc lấy hình thức cổ điển như hiện nay. Người ta tin rằng, sáng kiến này phát xuất từ chính Đức Maria. Để tưởng niệm Người Con Trai duy nhất và các biến cố ngoại thường, nghịch lý, đầy mầu nhiệm của Người Con diệu kỳ này vào những ngày sau hết, Đức Mẹ đã có thói quen bước lại trọn hành trình lên Đồi Canvê của Con. Dĩ nhiên, đây là tin tưởng trong truyền thống Kitô Giáo, không có sử liệu nào nói đến gốc gác này.
Chứng tích lịch sử đầu tiên bắt đầu có từ thế kỷ thứ 4, khi khách hành hương từ muôn phương tuôn về Đất Thánh để kính viếng mảnh đất xưa kia in vết chân, mồ hôi và cả máu đào của Thầy Chí Thánh. Đứng đầu danh sách các nơi kính viếng là Nhà Thờ Mộ Thánh, được Hoàng Đế Constantinô xây năm 335 trên đỉnh Canvê và mộ Chúa.
Các cuộc diễn hành của khách hành hương tới ngôi nhà thờ này thường xuyên được tổ chức. Egeria, một nữ khách hành hương quê ở xứ Gaul, là một trong những người tham dự các cuộc diễn hành đó trong thế kỷ thứ 4. Trong cuốn nhật ký của mình, bà ghi lại quang cảnh các Kitô hữu từ khắp Đế Quốc Rôma cùng đi bộ hướng về phía tây vào Thứ Năm Tuần Thánh, từ Vườn Diệtsimani tới Nhà Thờ Mồ Thánh, nơi họ cử hành cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Theo bà, “Vào lúc gà gáy lần đầu, họ đã tiến từ Imbomon xuống, vừa đi vừa hát thánh ca, và tới nơi Chúa từng cầu nguyện, như đã được ghi trong các sách Tin Mừng: khi ấy Người đi xa khỏi họ chừng ném một hòn đá, để cầu nguyện và v.v… Tại đấy, có một nhà thờ đẹp đẽ. Đức giám mục và mọi người tiến vào, đọc kinh xứng hợp với nơi chốn và ngày giờ, rồi một thánh ca và một đoạn Tin Mừng được đọc lên ở chỗ Chúa nói với các môn đệ: hãy canh chừng, kẻo rơi vào cơn cám dỗ. Người ta đọc trọn đoạn đó và sau đó là lời cầu nguyện.
"Rồi mọi người, kể cả các em nhỏ nhất, vừa hát vừa đi bộ với vị giám mục xuống Diệtsimani. Tại đây, vì số người tham dự quá đông, mà đám đông này vốn từng mệt mỏi với các buổi canh thức cũng như vì chay tịnh hàng ngày mà ra yếu ớt, hơn nữa sườn đồi lại khá dốc, nên đoàn diễn hành đi rất chậm, miệng luôn hát thánh ca, tiến về Diệtsimani. Khoảng hơn 2 trăm cây nến nhà thờ đã được chuẩn bị để soi sáng cho mọi người.
"Khi tới Diệtsimani, đầu tiên người ta đọc một lời nguyện xứng hợp, rồi một thánh ca được hát lên, sau đó là một đoạn Tin Mừng được đọc lên tại nơi Chúa bị bắt. Nghe đoạn Tin Mừng ấy, mọi người đều tấm tức và than vãn cũng như khóc lóc, lớn đến nỗi nội thành cũng nghe thấy.
"Từ giờ đó, họ đi bộ vào nội thành, vừa đi vừa hát thánh ca, đến cổng thành thì vừa lúc người ta bắt đầu nhận rõ ra mặt nhau và từ đó, họ tiến thẳng vào trung tâm thành phố. Mọi người, không trừ ai, cả lớn lẫn nhỏ, cả giầu lẫn nghèo, ai cũng sẵn sàng tại đó, vì trong một ngày đặc biệt như thế này, không một linh hồn nào lại không dự canh thức cho tới sáng. Do đó, vị giám mục được hộ tống từ Diệtsimani tới cổng thành và xuyên qua thành phố tới Cây Thánh Giá” (Bản tiếng Anh trong Sách “Thờ Phượng Kitô Giáo” của Louis Duchesme, London 1923).
Với năm tháng, con đường diễn hành của khách hành hương nói trên, bắt đầu từ phế tích của Đồn Antonia và kết thúc ở nhà thờ Mồ Thánh, được mọi người nhìn nhận là con đường Chúa Giêsu đã bước qua để chịu chết. Người ta đặt tên cho nó là “Via Dolorosa” (Con Đường Đau Khổ). Hiện nay, nó vòng vèo xuyên qua nhiều khu dân cư đông đúc của cổ thành Giêrusalem.
Từ Đất Thánh, khách hành hương mang về Âu Châu nhiều kỷ vật: dầu từ những chiếc đèn đốt tại Mồ Chúa, đất, và các di bảo khác của Đất Thánh. Quan trọng hơn nữa, họ mang về các điều họ nhớ được về phụng vụ, lòng tôn sùng, các đền thánh họ đã đi qua. Chẳng bao lâu sau, nhiều nhà thờ và đền thánh đã mọc lên khắp Âu Châu theo mẫu các địa điểm hành hương này.
Cuộc chiếm đóng Palestine của người Hồi Giáo vào thế kỷ thứ 7 lại càng góp phần vào việc xây dựng các dinh thự mô phỏng theo các đền thờ của Đất Thánh, khi các Kitô hữu, vì không còn dễ dàng lui tới đó nữa, nên buộc phải tìm các nơi hành hương gần nhà hơn. Nhờ thế mà lòng sùng kính đối với chặng đàng Thánh Giá mỗi ngày một lên cao, có hình thức như ngày nay. Công đầu phải được coi là của Dòng Phanxicô, nhất là của Thánh Leonard thành Port-Maurice (1676-1751), người đã cho dựng và cổ vũ lòng tôn sùng này tại hơn 500 nhà thờ và nơi chốn khắp Nước Ý. Công trình của ngài được các đức giáo hoàng thời ấy hỗ trợ, vì các vị thấy đây là một lòng sùng kính có tác dụng củng cố đức tin. Một vị thánh khác của thế kỷ 18 là Thánh Anphonsô thành Liguori đã viết một khảo luận về các chặng đàng Thánh Giá này, đến nay vẫn được sử dụng. Các dòng tu khác như Dòng Tên và Passionist cũng coi chặng đàng Thánh Giá là một phần trong các tuần đại phúc và buổi tĩnh tâm của mình. Qua tới thế kỷ 19, chặng đàng Thánh Giá đã trở thành “của ăn thường xuyên” trong các sách kinh khắp thế giới Công Giáo.
Nền tảng Thánh Kinh
Trong 14 chặng đàng cổ điển nói trên, chỉ có 8 chặng là có nền tảng rõ ràng trong Thánh Kinh. Các chặng 3, 4, 6, 7, 9 và 13 xem ra thiếu nền tảng ấy. Bốn sách Tin Mừng đều không minh nhiên nhắc tới các biến cố đó: Chúa Giêsu ngã xuống đất 3 lần (chặng 3,7 và 9), gặp Đức Mẹ (chặng 4), được Bà Veronica lau mặt (chặng 6), và được đặt trong tay Đức Mẹ (chặng 13).
Trong khi các chặng kia, ít nhất, cũng được suy diễn hợp lý từ Thánh Kinh thì chặng thứ 6 khó có thể suy diễn từ đó, nếu không dựa vào truyền thống và một phần vào ngụy thư “Công Vụ Philatô”. Thực vậy, sự kiện Chúa Giêsu được Ximong vác đỡ Thánh Giá cho thấy hẳn phải có lý do đủ để các lý hình áp dụng biện pháp này. Lý do chỉ có thể là Người không đủ sức vác Thánh Giá tiếp, do sự kiện hiển nhiên là vấp té nhiều lần! Việc gặp Đức Mẹ và đặt xác Chúa vào lòng Đức Mẹ còn có độ chắc chắn hơn thế nữa. Vì theo Thánh Gioan (Ga 19:25), rõ ràng Đức Mẹ hiện diện dưới chân Thánh Giá để nhận lời trối trăn của Chúa. Đức Mẹ không bỗng nhiên xuất hiện ở khúc đó mà thôi, lẽ tự nhiên và hợp nhân bản là ngài có mặt suốt hành trình khổ nạn lên Canvê của Chúa Giêsu. Gặp Chúa trên đường đó phải là một tất yếu nhân bản. Ông Giuse Arimatêa là con người có nhân có nghĩa, hẳn phải hiểu lòng mẹ thường tình của con người, không thể nào lại không đặt xác Con trong lòng Mẹ. Việc ấy cũng là một tất yếu nhân bản.
Duy có việc “Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt” là bị tranh luận nhiều hơn cả. Nhiều người cho rằng đây hoàn toàn là truyền thuyết. Lobegott Friedrich Constantin (von) Tischendorf (1815 –1874), học giả Thánh Kinh nổi tiếng của Đức, người đã giải mã bộ Codex Ephraemi Rescriptus, một thủ bản Thánh Kinh Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp thế kỷ thứ 5, và tái khám phá bộ Codex Sinaiticus, một thủ bản Thánh Kinh Tân Ước thế kỷ thứ 4, có sao chép một thủ bản của Milan thuộc thế kỷ 14 nói về Cái Chết Của Philatô, trong đó nói đến bà Veronica như sau: Hoàng Đế Tiberius (42BC-37AD), lúc ấy mang bệnh nặng, nghe tin về một y sĩ kỳ diệu của Giêrusalem là Giêsu, bèn sai Volusianus qua đó để dọ hỏi. Tại đây, Volusianus gặp một mệnh phụ phu nhân là Veronica, được bà này cho hay: Khi Chúa đi xa giảng dạy, bà muốn có hình của Người ở bên mình luôn. Biết thế, Chúa đã lấy tấm khăn của bà và in hình mặt Người vào đó. Tấm khăn với khuôn mặt Chúa ở trên này từ đó có sức chữa lành nhiều bệnh tật. Volusianus bèn đưa bà qua Rôma. Ở đây, tấm khăn đã chữa khỏi bệnh cho Tiberius. Chính vì thế, Philatô, người có trách nhiệm giết Chúa, đã bị bắt, bị tống ngục và chết trong tù. Một thủ bản khác thuộc thế kỷ thứ 8 tựa là Cura sanitatis Tiberii cũng có nội dung tương tự. Ngoài ra, một thủ bản thế kỷ thứ 10, tựa là Sự Trả Thù Của Đấng Cứu Thế (một tựa đề kỳ quặc), xuất phát từ Aquitaine, một thành của Libia, cũng đề cập đến truyền thuyết này với các chi tiết tương tự về bà Veronica, tấm khăn, và việc chữa bệnh cho Tiberius.
Dù Tertullianô có nhắc đến việc Hoàng Đế Tiberius có cảm tình với Kitô Giáo, từng vận động Thượng Viện (Senate) công nhận tôn giáo này chỉ mấy năm sau khi Chúa Giêsu về trời (Xem Jossa Giorgio [2006] Jews or Christians, các tr.123-126), các học giả ngày nay vẫn coi những truyện trên như dã sử, thậm chí không được liệt kê là ngụy thư (apocrypha) như “Công Vụ Philatô” mà có người định niên biểu là 100-125 A.D., nhưng đa số, trong đó có Bách Khoa Công Giáo, ấn bản đầu thế kỷ 20, cho là vào thế kỷ thứ 4. Ngụy thư này có nhắc tới bà Veronica, nhưng trong một biến cố khác hẳn, không dính líu gì tới việc “trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt”. Chương 7 sách này thuật lại việc bà, trong tư cách là người đàn bà băng huyết 12 năm được Chúa chữa lành, can đảm đứng ra làm chứng cho Người trước mặt Philatô và kỳ mục Do Thái (Xem The Ante-Nicene Fathers Vol. VIII [Grand Rapids: WM. B. Eerdmans Publishing Company, 1995 ] các tr. 466-467)
Nói tóm lại, biến cố “Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt” trên đường tới Canvê không được nhắc tới trong bất cứ bản văn Thánh Kinh nào, mà chỉ có trong truyền thuyết và ngụy thư mà thôi. Nhưng chặng đàng Thánh Giá thứ 6 có vì thế mà vô giá trị chăng? Không hẳn thế, trước nhất, theo Tin Mừng Luca 23:27, ta thấy: “Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó, có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người”. Và Người đã dừng lại nói với họ. Giữa lúc như thế, không có gì không tự nhiên nếu có phụ nữ nào đó trao khăn cho Người “lọt mặt”. Chính vì thế, dù cho rằng biến cố này không có tài liệu chứng minh, Bách Khoa Công Giáo vẫn cho rằng “không có lý gì để niềm tin cho rằng một hành động cảm thương như thế quả có xẩy ra lại không tìm được biểu thức trong lòng sùng kính nơi người được gọi là Veronica”. Nói cách khác, hành động đầy tính cảm thương “trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt” ấy được niềm tin Công Giáo tin là đã xẩy ra giữa đoàn “dân chúng đi theo Người đông lắm…vừa đấm ngực vừa than khóc Người”.
Hành trình đức tin
Đàng khác, như mục sư Dennis Bratcher nhận định (The Cross as a Journey, The Stations of the Cross for Protestant Worship, www.crivoice.org), đối với thời nay, người ta thường chỉ coi các biến cố quá khứ theo khía cạnh chúng đã xẩy ra (happenedness) trong một thời gian và trong một không gian nào đó, nghĩa là theo phương thức suy nghĩ dựa trên dữ kiện để trả lời cho các câu hỏi “what, when, who, where and how” (điều gì, khi nào, ai, ở đâu và cách nào), chứ không chú ý tới câu hỏi “tại sao?” (why). Câu hỏi sau cùng mới quan trọng, nhất là khi nói tới các biến cố của Đức Tin, các biến cố vốn không liên hệ nhiều tới sự kiện và dữ kiện cho bằng nhắc ta nhớ tới vai trò của biến cố đó đối với một câu truyện khác rộng lớn hơn và còn đang tiếp diễn, đó là truyện của Chúa và truyện của ta. Không phải vì khía cạnh “xẩy ra” không cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn là “sung công” hay “tư hữu hóa” (appropriate) biến cố ấy theo ý nghĩa liên tiếp của nó đối với cộng đoàn liên tục, đối với ta.
Bratcher cho rằng suốt trong Thánh Kinh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, dân Chúa luôn được kêu gọi tưởng nhớ (xem Tv 105). Nhưng không phải nhớ các biến cố chỉ vì chúng là các biến cố, nhưng vì các biến cố ấy đã nhập thân thành một phần con người hiện nay của họ và cả con người tương lai của họ nữa. Chính trong mẫu thức tưởng nhớ, tái hiện tại hóa các biến cố quá khứ làm một phần của câu truyện sống động chưa chấm dứt này, một câu truyện ta vẫn còn đang dự phần vào, mà các biến cố kia không còn chỉ là niên kỷ và nơi chốn nữa. Chúng đã trở thành những cột mốc của một cuộc hành trình cho những người trước đây chưa phải là một dân tộc trở thành một dân tộc (Xh 6:7; 1Pr 2:10), cho những người đang vụng về lần mò trong bóng tối bước được ra ánh sáng của Thánh Nhan Thiên Chúa (Is 9:2, Ga 8:12), cho những ai xa tít mù khơi bước gần lại Thiên Chúa và ơn thánh của Người hơn.
Hành trình Đức Tin của ta trong tư cách Kitô hữu hiện đại không phải chỉ là một hành trình xuyên qua lịch sử được đánh dấu bằng các biến cố quá khứ. Nó còn là cuộc hành trình cam kết bản thân của ta với Chúa, hành trình lớn mạnh như một cộng đồng Kitô hữu của ta và như các cá nhân đang trưởng thành dần từ những trẻ thơ chỉ biết đến mình trở thành những người phục vụ tín trung. Đó mới là cuộc hành trình ta cần tưởng nhớ càng sâu sắc và sâu xa bao nhiêu có thể khi ta tưởng nhớ cuộc hành trình của Chúa Giêsu từ dinh Philatô tới Golgotha.
Theo Bratcher, các chặng đàng Thánh Giá là phương thức phụng vụ nhằm diễn lại cuộc hành trình trên như một suy niệm thờ phượng, một hành vi sùng kính Thiên Chúa. Coi hành trình Chúa Giêsu vác Thánh Giá chỉ như một biến cố thời gian trong lịch sử là hiểu lầm vai trò của tưởng nhớ. Vì khi tưởng nhớ biến cố này bằng cách đi các chặng đàng Thánh Giá, ta không chỉ diễn lại một biến cố đã xẩy ra gần 2 ngàn năm trước, mà là đang thực hiện chính cuộc hành trình của mình…
Đàng Thánh Giá theo Thánh Kinh
Thiết tưởng đó cũng là tâm nguyện của người tín hữu miền Bắc Việt Nam khi họ cùng nhau “xin dâng lòng chúng con làm đàng Thánh Giá mà ngắm cùng in vào lòng những sự thương khó Đức Chúa Giêsu đã chịu, để mà yên ủi chúng con ở chốn khách đầy này, cho ngày sau được trông cậy mười bốn nơi thương khó ấy, như bậc thang đem chúng con về thiên đàng…”. Không còn gì nói tới cuộc hành trình hiện tại và tương lai rõ hơn thế nhờ việc “ngắm đàng Thánh Giá” này.
Nhưng nói gì thì nói, các biến cố quanh cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, được 4 sách Tin Mừng ghi lại, nhiều gần như vô kể, muốn trám đầy 14 chặng đàng Thánh Giá không khó chút nào. Chính vì thế mà không ít người Công Giáo thời nay muốn có 14 chặng đàng Thánh Giá dựa vào Thánh Kinh nhiều hơn. Khát vọng này chính thức được Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đáp ứng vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1991 và được Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI chính thức thừa nhận năm 2007. Người ta gọi đây là Đường Thánh Giá Theo Thánh Kinh hay Chặng Đàng Thánh Giá Theo Thánh Kinh. Cả hai vị giáo hoàng đều nói rõ: các ngài không có ý định bãi bỏ Đường Thánh Giá cổ truyền, đúng hơn các ngài muốn thêm một sắc thái mới để ta hiểu hơn cuộc thương khó của Chúa.
Mười bốn chặng đó như sau:
1. Chúa Giêsu tại Vườn Diệtsimani (Lc 22:39-46)
2. Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội và bị bắt (Lc 22:47-48)
3. Chúa Giêsu bị Thượng Hội Đồng Do Thái lên án (Lc 22:66-71)
4. Chúa Giêsu bị Thánh Phêrô chối bỏ (Lc 22:54-62)
5. Chúa Giêsu bị Philatô xét xử (Lc 23:13-25)
6. Chúa Giêsu bị đánh đập và đội mão gai (Lc 22:63-65; Ga 19:2-3)
7. Chúa Giêsu vác Thánh Giá (Mc 15:20)
8. Chúa Giêsu được Ximong vác đỡ Thánh Giá (Lc 23:26)
9. Chúa Giêsu gặp các phụ nữ Giêrusalem (Lc 23:27-31)
10. Chúa Giêsu bị đóng đinh (Lc 23:33, 47)
11. Chúa Giêsu hứa ban Nước Người cho kẻ trộm lành (Lc 23:33-34, 39-43)
12. Chúa Giêsu phó thác Đức Maria và Thánh Gioan cho nhau (Ga 19:25-27)
13. Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá (Lc 23:44-46)
14. Chúa Giêsu được táng trong mồ (Lc 23:50-54)
Theo Wikipedia, hàng năm, Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI đều tham dự, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, các chặng đàng Thánh Giá theo Thánh Kinh này. Mỗi năm, một người khác nhau được mời viết bản văn suy niệm tại các chặng này. Năm nay (2012), theo Hãng Tin Catholic News Service ngày 4 tháng 4, Đức Bênêđíctô XVI đã mời hai ông bà Danilo và Anna Maria Zanzucchi đảm nhiệm thừa tác vụ này. Ông bà Zanzuchi có 5 người con, 12 đứa cháu nội ngoại, là đồng sáng lập viên và người hướng dẫn lâu đời của Phong Trào Gia Đình Mới Focolare, một Phong Trào nối vòng tay lớn với nhiều gia đình bị phân rẽ, ly dị hay bỏ rơi. Họ coi bất trung hôn nhân và phá thai như là gánh nặng tội lỗi mà Chúa Giêsu từng phải gánh. Ngoài ra, bệnh tật, chết chóc, tài chánh khó khăn, nghèo khổ, phản bội, vô luân, bất hoà với thân nhân và thiên tai cũng được họ coi là các đau khổ Thánh Giá. Tuy nhiên, người viết không nhất thiết phải là Công Giáo. Và trong quá khứ, nhiều người không Công Giáo đã được mời vào nhiệm vụ này. Riêng đối với Đại Năm Thánh 2000, chính Đức Gioan Phaolô II đã viết các bản văn ấy.
Đại kết và chặng đàng Thánh Giá
Trên đây chúng tôi có nhắc đến mục sư Dennis Bratcher, thuộc Christian Resource Centre, Oaklahoma City, theo khuynh hướng John Wesley. Trong bài báo đã trích dẫn, Bratcher cho rằng theo lịch sử, người Thệ Phản có khuynh hướng bác bỏ bất cứ thực hành nào liên hệ tới các chặng đàng Thánh Giá, phần lớn vì chúng có liên hệ đến vấn đề ân xá. Vì quả thực, thời Trung Cổ, công phúc ân xá, một thứ thẻ mang theo để thoát khỏi hình phạt tội lỗi, quả có liên hệ với các hành vi sùng kính này. Tuy thế, vì truyền thống Công Giáo nay đã có nhiều thay đổi, nên những người Thệ Phản hiện đại không còn lưu tâm tới việc đánh phá thực hành này nữa. Và vì các áp lực của thế giới duy tục hiện đại mỗi ngày một gia tăng, nên càng ngày càng có nhiều người Thệ Phản đi tìm các phương cách mới để tái nối kết với lòng sùng kính chân chính và nhiều sinh lực, vượt lên trên chủ nghĩa xúc cảm hời hợt hiện đang trổi vượt trong phần lớn việc thờ phượng của Thệ Phản.
Ngay phái Thệ Phản Tin Lành cũng càng ngày càng tìm lại được giá trị nơi các thực hành sùng kính có tính bản thân và cộng đoàn do phụng vụ lên khuôn. Thành thử, càng ngày Thệ Phản càng lưu tâm hơn tới Chặng Đàng Thánh Giá, nhất là trong phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh. Một số giáo hội phối hợp chặng đàng Thánh Giá với các buổi Tenebrae, tức Giờ Kinh Đêm Tối vốn làm cao điểm cho Tuần Thánh trước Chúa Nhật Phục Sinh. Nhưng, tự chúng, các chặng đàng Thánh Giá càng ngày càng được sử dụng như một phương thế thờ phượng mạnh mẽ và có tính canh tân.
Tuy nhiên, phần lớn người Thệ Phản chỉ thích sử dụng 8 chặng vì các chặng này nói đến các biến cố chính trong cuộc hành trình của Chúa Giêsu, được Tin Mừng nhắc đến.
Chặng 1: Philatô kết án tử Chúa Giêsu
Chặng 2: Chúa Giêsu chấp nhận Thánh Giá
Chặng 3: Ximong vác đỡ Thánh Giá
Chặng 4: Chúa Giêsu nói với các phụ nữ
Chặng 5: Chúa Giêsu bị lột áo quần
Chặng 6: Chúa GIêsu chịu đóng đinh vào Thánh Giá
Chặng 7: Chúa Giêsu quan tâm đến Mẹ Người
Chặng 8: Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá.
Một số người Thệ Phản mở rộng các chặng này cho phù hợp với 14 chặng cổ điển, tuy nhiên, họ chỉ bao gồm các chặng có căn bản Thánh Kinh. Họ thường bắt đầu với chặng Chúa Giêsu ở Vườn Diệtsimani:
1. Chúa Giêsu cầu nguyện một mình
2. Chúa Giêsu bị bắt
3. Thượng Hội Đồng xét xử Chúa Giêsu
4. Philatô xét xử Chúa Giêsu
5. Philatô lên án tử Chúa Giêsu
6. Chúa Giêsu đội mão gai
7. Chúa Giêsu vác Thánh Giá
8. Ximong vác đỡ Thánh Giá
9. Chúa Giêsu nói với các phụ nữ
10. Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thánh Giá
11. Hai phạm nhân nói với Chúa Giêsu
12. Chúa Giêsu quan tâm tới Mẹ Người
13. CHúa Giêsu chết trên Thánh Giá
14. Chúa Giêsu chịu táng trong mồ.
Từ ngày Đức Gioan Phaolô II phổ biến hình thức chặng đàng Thánh Giá theo Thánh Kinh trên, càng ngày càng có nhiều giáo hội Thệ Phản tiếp nhận nó. Mục sư Mark D. Roberts, thuộc Giáo Hội Trưởng Lão ở Irvine chẳng hạn, cho hay: mấy năm gần đây, một số người thuộc Nhà Thờ của ông đề nghị sử dụng hình thức của Đức Gioan Phaolô II cho việc tôn sùng trong Tuần Thánh. Linda, vợ ông, còn sáng tác 14 bức thủy mạc mô tả 14 chặng đàng Thánh Giá. Hai vợ chồng mục sư Roberts đã để mọi nơi sử dụng miễn phí 14 bức thủy mạc này. Do đó, hiện nay các bức tranh này có mặt tại hàng ngàn nơi thờ phượng khắp năm châu (www.patheos.com). Chặng đàng Thánh Giá càng ngày càng trở thành một khí cụ của đại kết, việc mà phong trào Đại Kết đáng lẽ phải chú ý từ lâu.
Mười bốn chặng cổ điển
Chính vì thế, khi nói tới mười bốn chặng đàng Thánh Giá, không người Công Giáo ngoan đạo nào lại không biết đó là những chặng gì. Họ thuộc lòng chúng không thua thuộc lòng Kinh Tin Kính, Mười Điều Răn… Theo cuốn Phụng Ca II do các linh mục và tu sĩ Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Đức xuất bản năm 1986, mười bốn chặng đó như sau:
1. Quan Philatô luận giết Đức Chúa Giêsu (Lc 23:13-25)
2. Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá (Mc 15:20)
3. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
4. Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá
5. Ông Ximong vác Thánh Giá đỡ Đức Chúa Giêsu (Lc 23:26)
6. Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt
7. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
8. Đức Chúa Giêsu đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem (Lc 23:27-31)
9. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
10. Quân dữ lột áo Đức Chúa Giêsu (Mc 15:24)
11. Quân dữ đóng đinh Đức Chúa Giêsu (Lc 23:33, 47)
12. Đức Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh Giá (Lc 23:44-46)
13. Tháo đinh Đức Chúa Giêsu xuống mà phó trong tay Đức Mẹ
14. Táng xác Đức Chúa Giêsu trong hang đá (Lc 23:50-54)
Sách Kinh “Thiên Chúa Thánh Giáo Nhựt Khóa” của giáo phận Sài Gòn, in năm 1965, dĩ nhiên đặt tiêu đề cho các chặng cách khác: Đức Chúa Giêsu chịu xử án, Đức Chúa Giêsu xế vai lại mà vác lấy Thánh Giá… nhưng tất cả cùng “gẫm” về các biến cố như nhau trong mầu nhiệm thống khổ của Chúa Giêsu Kitô. Vì mười bốn biến cố này đã trở thành cổ điển.
Lai lịch
Giống bất cứ hình thức đạo đức nào, chặng đàng Thánh Giá chắc chắn đã trải qua một diễn trình khai triển dài trước khi mặc lấy hình thức cổ điển như hiện nay. Người ta tin rằng, sáng kiến này phát xuất từ chính Đức Maria. Để tưởng niệm Người Con Trai duy nhất và các biến cố ngoại thường, nghịch lý, đầy mầu nhiệm của Người Con diệu kỳ này vào những ngày sau hết, Đức Mẹ đã có thói quen bước lại trọn hành trình lên Đồi Canvê của Con. Dĩ nhiên, đây là tin tưởng trong truyền thống Kitô Giáo, không có sử liệu nào nói đến gốc gác này.
Chứng tích lịch sử đầu tiên bắt đầu có từ thế kỷ thứ 4, khi khách hành hương từ muôn phương tuôn về Đất Thánh để kính viếng mảnh đất xưa kia in vết chân, mồ hôi và cả máu đào của Thầy Chí Thánh. Đứng đầu danh sách các nơi kính viếng là Nhà Thờ Mộ Thánh, được Hoàng Đế Constantinô xây năm 335 trên đỉnh Canvê và mộ Chúa.
Các cuộc diễn hành của khách hành hương tới ngôi nhà thờ này thường xuyên được tổ chức. Egeria, một nữ khách hành hương quê ở xứ Gaul, là một trong những người tham dự các cuộc diễn hành đó trong thế kỷ thứ 4. Trong cuốn nhật ký của mình, bà ghi lại quang cảnh các Kitô hữu từ khắp Đế Quốc Rôma cùng đi bộ hướng về phía tây vào Thứ Năm Tuần Thánh, từ Vườn Diệtsimani tới Nhà Thờ Mồ Thánh, nơi họ cử hành cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Theo bà, “Vào lúc gà gáy lần đầu, họ đã tiến từ Imbomon xuống, vừa đi vừa hát thánh ca, và tới nơi Chúa từng cầu nguyện, như đã được ghi trong các sách Tin Mừng: khi ấy Người đi xa khỏi họ chừng ném một hòn đá, để cầu nguyện và v.v… Tại đấy, có một nhà thờ đẹp đẽ. Đức giám mục và mọi người tiến vào, đọc kinh xứng hợp với nơi chốn và ngày giờ, rồi một thánh ca và một đoạn Tin Mừng được đọc lên ở chỗ Chúa nói với các môn đệ: hãy canh chừng, kẻo rơi vào cơn cám dỗ. Người ta đọc trọn đoạn đó và sau đó là lời cầu nguyện.
"Rồi mọi người, kể cả các em nhỏ nhất, vừa hát vừa đi bộ với vị giám mục xuống Diệtsimani. Tại đây, vì số người tham dự quá đông, mà đám đông này vốn từng mệt mỏi với các buổi canh thức cũng như vì chay tịnh hàng ngày mà ra yếu ớt, hơn nữa sườn đồi lại khá dốc, nên đoàn diễn hành đi rất chậm, miệng luôn hát thánh ca, tiến về Diệtsimani. Khoảng hơn 2 trăm cây nến nhà thờ đã được chuẩn bị để soi sáng cho mọi người.
"Khi tới Diệtsimani, đầu tiên người ta đọc một lời nguyện xứng hợp, rồi một thánh ca được hát lên, sau đó là một đoạn Tin Mừng được đọc lên tại nơi Chúa bị bắt. Nghe đoạn Tin Mừng ấy, mọi người đều tấm tức và than vãn cũng như khóc lóc, lớn đến nỗi nội thành cũng nghe thấy.
"Từ giờ đó, họ đi bộ vào nội thành, vừa đi vừa hát thánh ca, đến cổng thành thì vừa lúc người ta bắt đầu nhận rõ ra mặt nhau và từ đó, họ tiến thẳng vào trung tâm thành phố. Mọi người, không trừ ai, cả lớn lẫn nhỏ, cả giầu lẫn nghèo, ai cũng sẵn sàng tại đó, vì trong một ngày đặc biệt như thế này, không một linh hồn nào lại không dự canh thức cho tới sáng. Do đó, vị giám mục được hộ tống từ Diệtsimani tới cổng thành và xuyên qua thành phố tới Cây Thánh Giá” (Bản tiếng Anh trong Sách “Thờ Phượng Kitô Giáo” của Louis Duchesme, London 1923).
Với năm tháng, con đường diễn hành của khách hành hương nói trên, bắt đầu từ phế tích của Đồn Antonia và kết thúc ở nhà thờ Mồ Thánh, được mọi người nhìn nhận là con đường Chúa Giêsu đã bước qua để chịu chết. Người ta đặt tên cho nó là “Via Dolorosa” (Con Đường Đau Khổ). Hiện nay, nó vòng vèo xuyên qua nhiều khu dân cư đông đúc của cổ thành Giêrusalem.
Từ Đất Thánh, khách hành hương mang về Âu Châu nhiều kỷ vật: dầu từ những chiếc đèn đốt tại Mồ Chúa, đất, và các di bảo khác của Đất Thánh. Quan trọng hơn nữa, họ mang về các điều họ nhớ được về phụng vụ, lòng tôn sùng, các đền thánh họ đã đi qua. Chẳng bao lâu sau, nhiều nhà thờ và đền thánh đã mọc lên khắp Âu Châu theo mẫu các địa điểm hành hương này.
Cuộc chiếm đóng Palestine của người Hồi Giáo vào thế kỷ thứ 7 lại càng góp phần vào việc xây dựng các dinh thự mô phỏng theo các đền thờ của Đất Thánh, khi các Kitô hữu, vì không còn dễ dàng lui tới đó nữa, nên buộc phải tìm các nơi hành hương gần nhà hơn. Nhờ thế mà lòng sùng kính đối với chặng đàng Thánh Giá mỗi ngày một lên cao, có hình thức như ngày nay. Công đầu phải được coi là của Dòng Phanxicô, nhất là của Thánh Leonard thành Port-Maurice (1676-1751), người đã cho dựng và cổ vũ lòng tôn sùng này tại hơn 500 nhà thờ và nơi chốn khắp Nước Ý. Công trình của ngài được các đức giáo hoàng thời ấy hỗ trợ, vì các vị thấy đây là một lòng sùng kính có tác dụng củng cố đức tin. Một vị thánh khác của thế kỷ 18 là Thánh Anphonsô thành Liguori đã viết một khảo luận về các chặng đàng Thánh Giá này, đến nay vẫn được sử dụng. Các dòng tu khác như Dòng Tên và Passionist cũng coi chặng đàng Thánh Giá là một phần trong các tuần đại phúc và buổi tĩnh tâm của mình. Qua tới thế kỷ 19, chặng đàng Thánh Giá đã trở thành “của ăn thường xuyên” trong các sách kinh khắp thế giới Công Giáo.
Nền tảng Thánh Kinh
Trong 14 chặng đàng cổ điển nói trên, chỉ có 8 chặng là có nền tảng rõ ràng trong Thánh Kinh. Các chặng 3, 4, 6, 7, 9 và 13 xem ra thiếu nền tảng ấy. Bốn sách Tin Mừng đều không minh nhiên nhắc tới các biến cố đó: Chúa Giêsu ngã xuống đất 3 lần (chặng 3,7 và 9), gặp Đức Mẹ (chặng 4), được Bà Veronica lau mặt (chặng 6), và được đặt trong tay Đức Mẹ (chặng 13).
Trong khi các chặng kia, ít nhất, cũng được suy diễn hợp lý từ Thánh Kinh thì chặng thứ 6 khó có thể suy diễn từ đó, nếu không dựa vào truyền thống và một phần vào ngụy thư “Công Vụ Philatô”. Thực vậy, sự kiện Chúa Giêsu được Ximong vác đỡ Thánh Giá cho thấy hẳn phải có lý do đủ để các lý hình áp dụng biện pháp này. Lý do chỉ có thể là Người không đủ sức vác Thánh Giá tiếp, do sự kiện hiển nhiên là vấp té nhiều lần! Việc gặp Đức Mẹ và đặt xác Chúa vào lòng Đức Mẹ còn có độ chắc chắn hơn thế nữa. Vì theo Thánh Gioan (Ga 19:25), rõ ràng Đức Mẹ hiện diện dưới chân Thánh Giá để nhận lời trối trăn của Chúa. Đức Mẹ không bỗng nhiên xuất hiện ở khúc đó mà thôi, lẽ tự nhiên và hợp nhân bản là ngài có mặt suốt hành trình khổ nạn lên Canvê của Chúa Giêsu. Gặp Chúa trên đường đó phải là một tất yếu nhân bản. Ông Giuse Arimatêa là con người có nhân có nghĩa, hẳn phải hiểu lòng mẹ thường tình của con người, không thể nào lại không đặt xác Con trong lòng Mẹ. Việc ấy cũng là một tất yếu nhân bản.
Duy có việc “Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt” là bị tranh luận nhiều hơn cả. Nhiều người cho rằng đây hoàn toàn là truyền thuyết. Lobegott Friedrich Constantin (von) Tischendorf (1815 –1874), học giả Thánh Kinh nổi tiếng của Đức, người đã giải mã bộ Codex Ephraemi Rescriptus, một thủ bản Thánh Kinh Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp thế kỷ thứ 5, và tái khám phá bộ Codex Sinaiticus, một thủ bản Thánh Kinh Tân Ước thế kỷ thứ 4, có sao chép một thủ bản của Milan thuộc thế kỷ 14 nói về Cái Chết Của Philatô, trong đó nói đến bà Veronica như sau: Hoàng Đế Tiberius (42BC-37AD), lúc ấy mang bệnh nặng, nghe tin về một y sĩ kỳ diệu của Giêrusalem là Giêsu, bèn sai Volusianus qua đó để dọ hỏi. Tại đây, Volusianus gặp một mệnh phụ phu nhân là Veronica, được bà này cho hay: Khi Chúa đi xa giảng dạy, bà muốn có hình của Người ở bên mình luôn. Biết thế, Chúa đã lấy tấm khăn của bà và in hình mặt Người vào đó. Tấm khăn với khuôn mặt Chúa ở trên này từ đó có sức chữa lành nhiều bệnh tật. Volusianus bèn đưa bà qua Rôma. Ở đây, tấm khăn đã chữa khỏi bệnh cho Tiberius. Chính vì thế, Philatô, người có trách nhiệm giết Chúa, đã bị bắt, bị tống ngục và chết trong tù. Một thủ bản khác thuộc thế kỷ thứ 8 tựa là Cura sanitatis Tiberii cũng có nội dung tương tự. Ngoài ra, một thủ bản thế kỷ thứ 10, tựa là Sự Trả Thù Của Đấng Cứu Thế (một tựa đề kỳ quặc), xuất phát từ Aquitaine, một thành của Libia, cũng đề cập đến truyền thuyết này với các chi tiết tương tự về bà Veronica, tấm khăn, và việc chữa bệnh cho Tiberius.
Dù Tertullianô có nhắc đến việc Hoàng Đế Tiberius có cảm tình với Kitô Giáo, từng vận động Thượng Viện (Senate) công nhận tôn giáo này chỉ mấy năm sau khi Chúa Giêsu về trời (Xem Jossa Giorgio [2006] Jews or Christians, các tr.123-126), các học giả ngày nay vẫn coi những truyện trên như dã sử, thậm chí không được liệt kê là ngụy thư (apocrypha) như “Công Vụ Philatô” mà có người định niên biểu là 100-125 A.D., nhưng đa số, trong đó có Bách Khoa Công Giáo, ấn bản đầu thế kỷ 20, cho là vào thế kỷ thứ 4. Ngụy thư này có nhắc tới bà Veronica, nhưng trong một biến cố khác hẳn, không dính líu gì tới việc “trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt”. Chương 7 sách này thuật lại việc bà, trong tư cách là người đàn bà băng huyết 12 năm được Chúa chữa lành, can đảm đứng ra làm chứng cho Người trước mặt Philatô và kỳ mục Do Thái (Xem The Ante-Nicene Fathers Vol. VIII [Grand Rapids: WM. B. Eerdmans Publishing Company, 1995 ] các tr. 466-467)
Nói tóm lại, biến cố “Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt” trên đường tới Canvê không được nhắc tới trong bất cứ bản văn Thánh Kinh nào, mà chỉ có trong truyền thuyết và ngụy thư mà thôi. Nhưng chặng đàng Thánh Giá thứ 6 có vì thế mà vô giá trị chăng? Không hẳn thế, trước nhất, theo Tin Mừng Luca 23:27, ta thấy: “Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó, có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người”. Và Người đã dừng lại nói với họ. Giữa lúc như thế, không có gì không tự nhiên nếu có phụ nữ nào đó trao khăn cho Người “lọt mặt”. Chính vì thế, dù cho rằng biến cố này không có tài liệu chứng minh, Bách Khoa Công Giáo vẫn cho rằng “không có lý gì để niềm tin cho rằng một hành động cảm thương như thế quả có xẩy ra lại không tìm được biểu thức trong lòng sùng kính nơi người được gọi là Veronica”. Nói cách khác, hành động đầy tính cảm thương “trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt” ấy được niềm tin Công Giáo tin là đã xẩy ra giữa đoàn “dân chúng đi theo Người đông lắm…vừa đấm ngực vừa than khóc Người”.
Hành trình đức tin
Đàng khác, như mục sư Dennis Bratcher nhận định (The Cross as a Journey, The Stations of the Cross for Protestant Worship, www.crivoice.org), đối với thời nay, người ta thường chỉ coi các biến cố quá khứ theo khía cạnh chúng đã xẩy ra (happenedness) trong một thời gian và trong một không gian nào đó, nghĩa là theo phương thức suy nghĩ dựa trên dữ kiện để trả lời cho các câu hỏi “what, when, who, where and how” (điều gì, khi nào, ai, ở đâu và cách nào), chứ không chú ý tới câu hỏi “tại sao?” (why). Câu hỏi sau cùng mới quan trọng, nhất là khi nói tới các biến cố của Đức Tin, các biến cố vốn không liên hệ nhiều tới sự kiện và dữ kiện cho bằng nhắc ta nhớ tới vai trò của biến cố đó đối với một câu truyện khác rộng lớn hơn và còn đang tiếp diễn, đó là truyện của Chúa và truyện của ta. Không phải vì khía cạnh “xẩy ra” không cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn là “sung công” hay “tư hữu hóa” (appropriate) biến cố ấy theo ý nghĩa liên tiếp của nó đối với cộng đoàn liên tục, đối với ta.
Bratcher cho rằng suốt trong Thánh Kinh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, dân Chúa luôn được kêu gọi tưởng nhớ (xem Tv 105). Nhưng không phải nhớ các biến cố chỉ vì chúng là các biến cố, nhưng vì các biến cố ấy đã nhập thân thành một phần con người hiện nay của họ và cả con người tương lai của họ nữa. Chính trong mẫu thức tưởng nhớ, tái hiện tại hóa các biến cố quá khứ làm một phần của câu truyện sống động chưa chấm dứt này, một câu truyện ta vẫn còn đang dự phần vào, mà các biến cố kia không còn chỉ là niên kỷ và nơi chốn nữa. Chúng đã trở thành những cột mốc của một cuộc hành trình cho những người trước đây chưa phải là một dân tộc trở thành một dân tộc (Xh 6:7; 1Pr 2:10), cho những người đang vụng về lần mò trong bóng tối bước được ra ánh sáng của Thánh Nhan Thiên Chúa (Is 9:2, Ga 8:12), cho những ai xa tít mù khơi bước gần lại Thiên Chúa và ơn thánh của Người hơn.
Hành trình Đức Tin của ta trong tư cách Kitô hữu hiện đại không phải chỉ là một hành trình xuyên qua lịch sử được đánh dấu bằng các biến cố quá khứ. Nó còn là cuộc hành trình cam kết bản thân của ta với Chúa, hành trình lớn mạnh như một cộng đồng Kitô hữu của ta và như các cá nhân đang trưởng thành dần từ những trẻ thơ chỉ biết đến mình trở thành những người phục vụ tín trung. Đó mới là cuộc hành trình ta cần tưởng nhớ càng sâu sắc và sâu xa bao nhiêu có thể khi ta tưởng nhớ cuộc hành trình của Chúa Giêsu từ dinh Philatô tới Golgotha.
Theo Bratcher, các chặng đàng Thánh Giá là phương thức phụng vụ nhằm diễn lại cuộc hành trình trên như một suy niệm thờ phượng, một hành vi sùng kính Thiên Chúa. Coi hành trình Chúa Giêsu vác Thánh Giá chỉ như một biến cố thời gian trong lịch sử là hiểu lầm vai trò của tưởng nhớ. Vì khi tưởng nhớ biến cố này bằng cách đi các chặng đàng Thánh Giá, ta không chỉ diễn lại một biến cố đã xẩy ra gần 2 ngàn năm trước, mà là đang thực hiện chính cuộc hành trình của mình…
Đàng Thánh Giá theo Thánh Kinh
Thiết tưởng đó cũng là tâm nguyện của người tín hữu miền Bắc Việt Nam khi họ cùng nhau “xin dâng lòng chúng con làm đàng Thánh Giá mà ngắm cùng in vào lòng những sự thương khó Đức Chúa Giêsu đã chịu, để mà yên ủi chúng con ở chốn khách đầy này, cho ngày sau được trông cậy mười bốn nơi thương khó ấy, như bậc thang đem chúng con về thiên đàng…”. Không còn gì nói tới cuộc hành trình hiện tại và tương lai rõ hơn thế nhờ việc “ngắm đàng Thánh Giá” này.
Nhưng nói gì thì nói, các biến cố quanh cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, được 4 sách Tin Mừng ghi lại, nhiều gần như vô kể, muốn trám đầy 14 chặng đàng Thánh Giá không khó chút nào. Chính vì thế mà không ít người Công Giáo thời nay muốn có 14 chặng đàng Thánh Giá dựa vào Thánh Kinh nhiều hơn. Khát vọng này chính thức được Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đáp ứng vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1991 và được Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI chính thức thừa nhận năm 2007. Người ta gọi đây là Đường Thánh Giá Theo Thánh Kinh hay Chặng Đàng Thánh Giá Theo Thánh Kinh. Cả hai vị giáo hoàng đều nói rõ: các ngài không có ý định bãi bỏ Đường Thánh Giá cổ truyền, đúng hơn các ngài muốn thêm một sắc thái mới để ta hiểu hơn cuộc thương khó của Chúa.
Mười bốn chặng đó như sau:
1. Chúa Giêsu tại Vườn Diệtsimani (Lc 22:39-46)
2. Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội và bị bắt (Lc 22:47-48)
3. Chúa Giêsu bị Thượng Hội Đồng Do Thái lên án (Lc 22:66-71)
4. Chúa Giêsu bị Thánh Phêrô chối bỏ (Lc 22:54-62)
5. Chúa Giêsu bị Philatô xét xử (Lc 23:13-25)
6. Chúa Giêsu bị đánh đập và đội mão gai (Lc 22:63-65; Ga 19:2-3)
7. Chúa Giêsu vác Thánh Giá (Mc 15:20)
8. Chúa Giêsu được Ximong vác đỡ Thánh Giá (Lc 23:26)
9. Chúa Giêsu gặp các phụ nữ Giêrusalem (Lc 23:27-31)
10. Chúa Giêsu bị đóng đinh (Lc 23:33, 47)
11. Chúa Giêsu hứa ban Nước Người cho kẻ trộm lành (Lc 23:33-34, 39-43)
12. Chúa Giêsu phó thác Đức Maria và Thánh Gioan cho nhau (Ga 19:25-27)
13. Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá (Lc 23:44-46)
14. Chúa Giêsu được táng trong mồ (Lc 23:50-54)
Theo Wikipedia, hàng năm, Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI đều tham dự, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, các chặng đàng Thánh Giá theo Thánh Kinh này. Mỗi năm, một người khác nhau được mời viết bản văn suy niệm tại các chặng này. Năm nay (2012), theo Hãng Tin Catholic News Service ngày 4 tháng 4, Đức Bênêđíctô XVI đã mời hai ông bà Danilo và Anna Maria Zanzucchi đảm nhiệm thừa tác vụ này. Ông bà Zanzuchi có 5 người con, 12 đứa cháu nội ngoại, là đồng sáng lập viên và người hướng dẫn lâu đời của Phong Trào Gia Đình Mới Focolare, một Phong Trào nối vòng tay lớn với nhiều gia đình bị phân rẽ, ly dị hay bỏ rơi. Họ coi bất trung hôn nhân và phá thai như là gánh nặng tội lỗi mà Chúa Giêsu từng phải gánh. Ngoài ra, bệnh tật, chết chóc, tài chánh khó khăn, nghèo khổ, phản bội, vô luân, bất hoà với thân nhân và thiên tai cũng được họ coi là các đau khổ Thánh Giá. Tuy nhiên, người viết không nhất thiết phải là Công Giáo. Và trong quá khứ, nhiều người không Công Giáo đã được mời vào nhiệm vụ này. Riêng đối với Đại Năm Thánh 2000, chính Đức Gioan Phaolô II đã viết các bản văn ấy.
Đại kết và chặng đàng Thánh Giá
Trên đây chúng tôi có nhắc đến mục sư Dennis Bratcher, thuộc Christian Resource Centre, Oaklahoma City, theo khuynh hướng John Wesley. Trong bài báo đã trích dẫn, Bratcher cho rằng theo lịch sử, người Thệ Phản có khuynh hướng bác bỏ bất cứ thực hành nào liên hệ tới các chặng đàng Thánh Giá, phần lớn vì chúng có liên hệ đến vấn đề ân xá. Vì quả thực, thời Trung Cổ, công phúc ân xá, một thứ thẻ mang theo để thoát khỏi hình phạt tội lỗi, quả có liên hệ với các hành vi sùng kính này. Tuy thế, vì truyền thống Công Giáo nay đã có nhiều thay đổi, nên những người Thệ Phản hiện đại không còn lưu tâm tới việc đánh phá thực hành này nữa. Và vì các áp lực của thế giới duy tục hiện đại mỗi ngày một gia tăng, nên càng ngày càng có nhiều người Thệ Phản đi tìm các phương cách mới để tái nối kết với lòng sùng kính chân chính và nhiều sinh lực, vượt lên trên chủ nghĩa xúc cảm hời hợt hiện đang trổi vượt trong phần lớn việc thờ phượng của Thệ Phản.
Ngay phái Thệ Phản Tin Lành cũng càng ngày càng tìm lại được giá trị nơi các thực hành sùng kính có tính bản thân và cộng đoàn do phụng vụ lên khuôn. Thành thử, càng ngày Thệ Phản càng lưu tâm hơn tới Chặng Đàng Thánh Giá, nhất là trong phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh. Một số giáo hội phối hợp chặng đàng Thánh Giá với các buổi Tenebrae, tức Giờ Kinh Đêm Tối vốn làm cao điểm cho Tuần Thánh trước Chúa Nhật Phục Sinh. Nhưng, tự chúng, các chặng đàng Thánh Giá càng ngày càng được sử dụng như một phương thế thờ phượng mạnh mẽ và có tính canh tân.
Tuy nhiên, phần lớn người Thệ Phản chỉ thích sử dụng 8 chặng vì các chặng này nói đến các biến cố chính trong cuộc hành trình của Chúa Giêsu, được Tin Mừng nhắc đến.
Chặng 1: Philatô kết án tử Chúa Giêsu
Chặng 2: Chúa Giêsu chấp nhận Thánh Giá
Chặng 3: Ximong vác đỡ Thánh Giá
Chặng 4: Chúa Giêsu nói với các phụ nữ
Chặng 5: Chúa Giêsu bị lột áo quần
Chặng 6: Chúa GIêsu chịu đóng đinh vào Thánh Giá
Chặng 7: Chúa Giêsu quan tâm đến Mẹ Người
Chặng 8: Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá.
Một số người Thệ Phản mở rộng các chặng này cho phù hợp với 14 chặng cổ điển, tuy nhiên, họ chỉ bao gồm các chặng có căn bản Thánh Kinh. Họ thường bắt đầu với chặng Chúa Giêsu ở Vườn Diệtsimani:
1. Chúa Giêsu cầu nguyện một mình
2. Chúa Giêsu bị bắt
3. Thượng Hội Đồng xét xử Chúa Giêsu
4. Philatô xét xử Chúa Giêsu
5. Philatô lên án tử Chúa Giêsu
6. Chúa Giêsu đội mão gai
7. Chúa Giêsu vác Thánh Giá
8. Ximong vác đỡ Thánh Giá
9. Chúa Giêsu nói với các phụ nữ
10. Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thánh Giá
11. Hai phạm nhân nói với Chúa Giêsu
12. Chúa Giêsu quan tâm tới Mẹ Người
13. CHúa Giêsu chết trên Thánh Giá
14. Chúa Giêsu chịu táng trong mồ.
Từ ngày Đức Gioan Phaolô II phổ biến hình thức chặng đàng Thánh Giá theo Thánh Kinh trên, càng ngày càng có nhiều giáo hội Thệ Phản tiếp nhận nó. Mục sư Mark D. Roberts, thuộc Giáo Hội Trưởng Lão ở Irvine chẳng hạn, cho hay: mấy năm gần đây, một số người thuộc Nhà Thờ của ông đề nghị sử dụng hình thức của Đức Gioan Phaolô II cho việc tôn sùng trong Tuần Thánh. Linda, vợ ông, còn sáng tác 14 bức thủy mạc mô tả 14 chặng đàng Thánh Giá. Hai vợ chồng mục sư Roberts đã để mọi nơi sử dụng miễn phí 14 bức thủy mạc này. Do đó, hiện nay các bức tranh này có mặt tại hàng ngàn nơi thờ phượng khắp năm châu (www.patheos.com). Chặng đàng Thánh Giá càng ngày càng trở thành một khí cụ của đại kết, việc mà phong trào Đại Kết đáng lẽ phải chú ý từ lâu.
Lumen Christi - Ánh sáng Chúa Kitô.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
15:00 05/04/2012
Lumen Christi - Ánh sáng Chúa Kitô.
Kinh Thánh cũng như sử sách không ghi lại ngày mừng lễ Phục sinh nhất định nào trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô.
Vì thế, tuy cùng tin vào Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, nhưng Giáo Hội Công giáo Roma phía bên Tây và Giáo Hội Chính Thống phía bên Đông có ngày lễ mừng Chúa Giêsu sống lại vào những ngày khác nhau.
Năm nay 2012 Giáo Hội Công Giáo Roma, cả bên Tin Lành cũng mừng lễ phục sinh vào ngày 08.04.2012. Đang khi bên Chính Thống giáo mừng vào ngày 15.04.2012. Lý do nằm ở chỗ hai bên dùng hai niên lịch khác nhau. Trong qúa khứ cũng đã có những cố gắng đi đến một thỏa thuận cùng mừng lễ Chúa sống lại vào một ngày chung. Nhưng vẫn không hay chưa đạt được bứơc tiến chung.
Ngày mừng lễ Chúa phục sinh đích thực ngay từ thời Giáo Hội sơ khai thuở ban đầu cũng đã không vào một ngày nhất định rồi. Ngay từ lúc đó đã có tranh cãi kịch liệt với nhau về „ ngày nào đúng“ mừng lễ Chúa sống lại. Vì không phải lúc đó đã mừng ngày lễ thống nhất vào ngày Chúa nhật như ngày nay. Lý do đưa đến sự thể đó nằm ở nơi bốn phúc âm thuật về biến cố sự thương khó và phục sinh của Chúa Giêsu có khác biệt nhau.
Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Matheo, Marcô và Luca thuật về cuộc thương khó tử nạn của Chúa Giêsu khác với bài tường thuật trong phúc âm theo Thánh Gioan. Theo những nhà sử học, những Giáo đòan thời Giáo Hội ban đầu, Giáo đoàn Ephesos và những giáo đoàn ở vùng bên Tiểu Á châu có liên hệ chặt chẽ với Thánh Gioan, đã chọn ngày lễ Pessach như ngày mừng lễ Chúa Giêsu sống lại. Những Giáo đoàn mừng lễ Chúa sống lại bắt đầu vào ngày lễ Pessach - thường không vào ngày Chúa nhật – trong Giáo Hội lúc ban đầu có tên là Quartodecimaner. Đang khi những Giáo đòan thời đó mừng lễ Chúa sống lại vào ngày Chúa nhật cón tên là Dominicales. Cuộc tranh cãi về ngày lễ mừng Chúa sống lại giữa hai nhóm Quartodecimaner va Dominicales đi sâu vào lịch sử đời sống Giáo Hội từ lúc đó.
Đức giáo hoàng Victor đệ nhất vào năm 200 đã muốn ấn định một ngày mừng lễ thống nhất chung cho toàn thể Giáo Hội. Ngài ra quyết định cho các Công nghị thuộc các Giáo đòan vùng nhỏ phải theo quyết định chung. Đại đa số những nơi đó chọn ngày Dominicales cho thực dụng hơn.
Những Giáo đoàn chính của Quartodecimaner ở vùng Tiểu Á châu nhất định chống lại quyết định này. Đại diện cho những Giáo đoàn này là Giám mục Polykrates của Ephesos nói lên tiếng không bằng lòng. Tuy nhiên Đức Giáo hoàng đòi hỏi những Giáo đòan bên vùng tiểu Á châu phải chịu tuân theo quyết định của đa số. Ngài đe dọa sẽ khai trừ ra khỏi cộng đoàn Giáo Hội, nếu không chịu tuân theo.
Tất nhiên Đức giáo hoàng Victor phải hứng chịu sự phê bình chỉ trích nặng nề- trong đó có Giáo phụ nổi tiếng Irenäus thành Lyon. Lời kêu gọi của ngài về lòng khoan dung đã mang đến kết qủa và có ảnh hưởng cho nhóm Quartodecimaner thiểu số còn đưọc phép đến thế kỷ thứ ba sau Chúa Giáng sinh duy trì giữ truyền thống mừng lễ của họ.
Công đồng Arles năm 314 đề ra lần nữa ngày mừng lễ Chúa Giêsu sống lại là ngày Chúa nhật thứ nhất sau lễ Pessach bắt đầu.
Công đồng Nicea năm 325 ra quyết định loại Quartodecimaner ra khỏi cộng đoàn Gíao Hội.
Theo quyết định của Công đồng Nicea về lễ mừng Chúa sống lại:
1. Ngày mừng lễ Chúa Giesu sống lại trong mọi Giáo Hội Chúa Kitô vào cùng một ngày.
2. Lễ mừng Chúa Giêsu sống lại sau khi ngày mùa Xuân bắt đầu
3. Lễ mừng Chúa Giêsu sống lại vào ngày Chúa nhật sau lễ Pessach của người Do Thái
Như thế cuộc tranh cãi về ngày mừng lễ thống nhất tưởng kể như chấm dứt và thuộc về qúa khứ trong lịch sử Giáo Hội.
Thời thế kỷ thứ tư sau Chúa Gíang sinh đã có sự đồng thuận chọn ngày Chúa nhật sau ngày trăng tròn thứ nhất của mùa Xuân là ngày mừng lễ Chúa sống lại. Nhưng vẫn còn chưa rõ ràng là thời điểm ấn định ngày trăng tròn thứ nhất vào lúc nào. Sự tranh cãi lại tiếp diễn cùng lên cao với việc ấn định ngày Chúa nhật trăng tròn, vào ngày 21.tháng ba năm 387. Điểm tranh cãi không đồng ý với nhau ở chỗ ngày trăng tròn này của mùa Đông hay ngày trăng tròn này của mùa Xuân.
Theo sách viết của Giáo phụ Ambrosius, năm 387 ở Roma mừng lễ Chúa sống lại ngày 21.tháng Ba; còn bên Alexandria ( bên Đông) lại mừng lễ vào ngày 25.tháng Tư .
Sự khác biệt về ngày mừng lễ như thế kéo dài 140 năm cho tới khi Gíao Hội bên Roma và bên Alexandria thỏa thuận chung về một ngày lễ mừng Chúa sống lại. Năm 525 Đức giáo hoàng Gioan thứ nhất đã tham khảo ý kiến Thầy dòng Dionysius Exiguus về việc này. Theo bảng tính của Tu sỹ Dionysius cho một chu kỳ liên tục 523 năm. Bên Giáo Hội Tây phương và Giáo Hội Đông phương cùng chấp nhận bảng tính ngày mừng lễ Chúa sống lại này của Tu sỹ Dionysius. Và như thế cuộc tranh cãi về ngày mừng lễ Chúa sống lại chấm dứt.
Một thế kỷ dài (1000 năm) cùng có chung một ngày mừng lễ Chúa sống lại trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô, cho tới thời cuộc cải tổ niên lịch dưới thời Đức Giáo hoàng Gregor thứ 13. năm 1582.
Cuộc tranh cãi về ngày mừng lễ chung lại bùng nổ bắt đầu trở lại từ lúc đó. Giáo Hội bên Đông phương không chấp nhận niên lịch cải tổ của Đức giáo hòang Gregor 13. mà họ vẫn giữ theo niên lịch cũ Julianus, theo niên lịch này trong năm có 13 ngày khác biệt.
Từ thời điểm đó, Giáo Hội Đông phương mừng lễ Chúa Giêsu sống lại khác ngày với bên Giáo Hội Tây phương. Nhưng trong dòng thời gian cũng có những năm trùng hợp cùng mừng lễ phục sinh vào một ngày chung như vào năm 2001, 2004, 2007, 2011, 2014, 2017, 2025.... Đây là sự trùng hợp theo ngày tháng của niên lịch xảy ra như vậy, chứ không phải do sự thống nhất thỏa thuận chung.
Viết theo kath.net“ Warum viele Christen Ostern nicht an einem Sonntag feiern“ 31.03.2012
Không chỉ ngày xưa, mà cả ngày nay đang có những cố gắng bàn thảo xích lại gần nhau dựa theo cách tính khoa học thiên văn, lịch sử cùng thần học tâm linh đạo giáo giữa những Gíao Hội Chúa Kitô ở trần gian, để cùng nhau đi đến một ngày mừng lễ Chúa sống lại thống nhất trong toàn thế giới.
Nhưng con đường đi đến thống nhất chung một ngày lễ mừng Chúa sống lại hãy còn dài cùng xa vời. Dẫu vậy trong lịch sử nhân loại và Giáo Hội vẫn luôn có những bất ngờ tích cực xảy ra. Niềm hy vọng vẫn còn đó cho ngày mai.
Lễ mừng Chúa sống lại 2012
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Kinh Thánh cũng như sử sách không ghi lại ngày mừng lễ Phục sinh nhất định nào trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô.
Vì thế, tuy cùng tin vào Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, nhưng Giáo Hội Công giáo Roma phía bên Tây và Giáo Hội Chính Thống phía bên Đông có ngày lễ mừng Chúa Giêsu sống lại vào những ngày khác nhau.
Năm nay 2012 Giáo Hội Công Giáo Roma, cả bên Tin Lành cũng mừng lễ phục sinh vào ngày 08.04.2012. Đang khi bên Chính Thống giáo mừng vào ngày 15.04.2012. Lý do nằm ở chỗ hai bên dùng hai niên lịch khác nhau. Trong qúa khứ cũng đã có những cố gắng đi đến một thỏa thuận cùng mừng lễ Chúa sống lại vào một ngày chung. Nhưng vẫn không hay chưa đạt được bứơc tiến chung.
Ngày mừng lễ Chúa phục sinh đích thực ngay từ thời Giáo Hội sơ khai thuở ban đầu cũng đã không vào một ngày nhất định rồi. Ngay từ lúc đó đã có tranh cãi kịch liệt với nhau về „ ngày nào đúng“ mừng lễ Chúa sống lại. Vì không phải lúc đó đã mừng ngày lễ thống nhất vào ngày Chúa nhật như ngày nay. Lý do đưa đến sự thể đó nằm ở nơi bốn phúc âm thuật về biến cố sự thương khó và phục sinh của Chúa Giêsu có khác biệt nhau.
Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Matheo, Marcô và Luca thuật về cuộc thương khó tử nạn của Chúa Giêsu khác với bài tường thuật trong phúc âm theo Thánh Gioan. Theo những nhà sử học, những Giáo đòan thời Giáo Hội ban đầu, Giáo đoàn Ephesos và những giáo đoàn ở vùng bên Tiểu Á châu có liên hệ chặt chẽ với Thánh Gioan, đã chọn ngày lễ Pessach như ngày mừng lễ Chúa Giêsu sống lại. Những Giáo đoàn mừng lễ Chúa sống lại bắt đầu vào ngày lễ Pessach - thường không vào ngày Chúa nhật – trong Giáo Hội lúc ban đầu có tên là Quartodecimaner. Đang khi những Giáo đòan thời đó mừng lễ Chúa sống lại vào ngày Chúa nhật cón tên là Dominicales. Cuộc tranh cãi về ngày lễ mừng Chúa sống lại giữa hai nhóm Quartodecimaner va Dominicales đi sâu vào lịch sử đời sống Giáo Hội từ lúc đó.
Đức giáo hoàng Victor đệ nhất vào năm 200 đã muốn ấn định một ngày mừng lễ thống nhất chung cho toàn thể Giáo Hội. Ngài ra quyết định cho các Công nghị thuộc các Giáo đòan vùng nhỏ phải theo quyết định chung. Đại đa số những nơi đó chọn ngày Dominicales cho thực dụng hơn.
Những Giáo đoàn chính của Quartodecimaner ở vùng Tiểu Á châu nhất định chống lại quyết định này. Đại diện cho những Giáo đoàn này là Giám mục Polykrates của Ephesos nói lên tiếng không bằng lòng. Tuy nhiên Đức Giáo hoàng đòi hỏi những Giáo đòan bên vùng tiểu Á châu phải chịu tuân theo quyết định của đa số. Ngài đe dọa sẽ khai trừ ra khỏi cộng đoàn Giáo Hội, nếu không chịu tuân theo.
Tất nhiên Đức giáo hoàng Victor phải hứng chịu sự phê bình chỉ trích nặng nề- trong đó có Giáo phụ nổi tiếng Irenäus thành Lyon. Lời kêu gọi của ngài về lòng khoan dung đã mang đến kết qủa và có ảnh hưởng cho nhóm Quartodecimaner thiểu số còn đưọc phép đến thế kỷ thứ ba sau Chúa Giáng sinh duy trì giữ truyền thống mừng lễ của họ.
Công đồng Arles năm 314 đề ra lần nữa ngày mừng lễ Chúa Giêsu sống lại là ngày Chúa nhật thứ nhất sau lễ Pessach bắt đầu.
Công đồng Nicea năm 325 ra quyết định loại Quartodecimaner ra khỏi cộng đoàn Gíao Hội.
Theo quyết định của Công đồng Nicea về lễ mừng Chúa sống lại:
1. Ngày mừng lễ Chúa Giesu sống lại trong mọi Giáo Hội Chúa Kitô vào cùng một ngày.
2. Lễ mừng Chúa Giêsu sống lại sau khi ngày mùa Xuân bắt đầu
3. Lễ mừng Chúa Giêsu sống lại vào ngày Chúa nhật sau lễ Pessach của người Do Thái
Như thế cuộc tranh cãi về ngày mừng lễ thống nhất tưởng kể như chấm dứt và thuộc về qúa khứ trong lịch sử Giáo Hội.
Thời thế kỷ thứ tư sau Chúa Gíang sinh đã có sự đồng thuận chọn ngày Chúa nhật sau ngày trăng tròn thứ nhất của mùa Xuân là ngày mừng lễ Chúa sống lại. Nhưng vẫn còn chưa rõ ràng là thời điểm ấn định ngày trăng tròn thứ nhất vào lúc nào. Sự tranh cãi lại tiếp diễn cùng lên cao với việc ấn định ngày Chúa nhật trăng tròn, vào ngày 21.tháng ba năm 387. Điểm tranh cãi không đồng ý với nhau ở chỗ ngày trăng tròn này của mùa Đông hay ngày trăng tròn này của mùa Xuân.
Theo sách viết của Giáo phụ Ambrosius, năm 387 ở Roma mừng lễ Chúa sống lại ngày 21.tháng Ba; còn bên Alexandria ( bên Đông) lại mừng lễ vào ngày 25.tháng Tư .
Sự khác biệt về ngày mừng lễ như thế kéo dài 140 năm cho tới khi Gíao Hội bên Roma và bên Alexandria thỏa thuận chung về một ngày lễ mừng Chúa sống lại. Năm 525 Đức giáo hoàng Gioan thứ nhất đã tham khảo ý kiến Thầy dòng Dionysius Exiguus về việc này. Theo bảng tính của Tu sỹ Dionysius cho một chu kỳ liên tục 523 năm. Bên Giáo Hội Tây phương và Giáo Hội Đông phương cùng chấp nhận bảng tính ngày mừng lễ Chúa sống lại này của Tu sỹ Dionysius. Và như thế cuộc tranh cãi về ngày mừng lễ Chúa sống lại chấm dứt.
Một thế kỷ dài (1000 năm) cùng có chung một ngày mừng lễ Chúa sống lại trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô, cho tới thời cuộc cải tổ niên lịch dưới thời Đức Giáo hoàng Gregor thứ 13. năm 1582.
Cuộc tranh cãi về ngày mừng lễ chung lại bùng nổ bắt đầu trở lại từ lúc đó. Giáo Hội bên Đông phương không chấp nhận niên lịch cải tổ của Đức giáo hòang Gregor 13. mà họ vẫn giữ theo niên lịch cũ Julianus, theo niên lịch này trong năm có 13 ngày khác biệt.
Từ thời điểm đó, Giáo Hội Đông phương mừng lễ Chúa Giêsu sống lại khác ngày với bên Giáo Hội Tây phương. Nhưng trong dòng thời gian cũng có những năm trùng hợp cùng mừng lễ phục sinh vào một ngày chung như vào năm 2001, 2004, 2007, 2011, 2014, 2017, 2025.... Đây là sự trùng hợp theo ngày tháng của niên lịch xảy ra như vậy, chứ không phải do sự thống nhất thỏa thuận chung.
Viết theo kath.net“ Warum viele Christen Ostern nicht an einem Sonntag feiern“ 31.03.2012
Không chỉ ngày xưa, mà cả ngày nay đang có những cố gắng bàn thảo xích lại gần nhau dựa theo cách tính khoa học thiên văn, lịch sử cùng thần học tâm linh đạo giáo giữa những Gíao Hội Chúa Kitô ở trần gian, để cùng nhau đi đến một ngày mừng lễ Chúa sống lại thống nhất trong toàn thế giới.
Nhưng con đường đi đến thống nhất chung một ngày lễ mừng Chúa sống lại hãy còn dài cùng xa vời. Dẫu vậy trong lịch sử nhân loại và Giáo Hội vẫn luôn có những bất ngờ tích cực xảy ra. Niềm hy vọng vẫn còn đó cho ngày mai.
Lễ mừng Chúa sống lại 2012
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Thị trấn Buford đã có chủ mới là một người đến từ Việt Nam mua
Đồng Nhân
22:47 05/04/2012
Buford, Wyo - Theo tin AP cho biết thị trấn Buford đã có chủ mới là người Việt Nam.
Buford là một nơi nhỏ chắc chắn, nhưng đây cũng cả là một thế giới! Khu vực xa xôi này một thời là nơi bận rộn nằm trên xa lộ Interstate 80, và được quảng cáo là thị trấn nhỏ nhất tại Hoa Kỳ, vì chỉ có 1 dân cư duy nhất còn lại là ông Don Sammons. Hôm nay thị trấn Buford đã được bán đấu giá 900.000 mỹ kim cho một chủ mới. Người này đấn từ Việt Nam.
Ông Don Sammons, đã từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ và là một nhà điều hành đài phát thanh trong năm 1968-1969. Ông là chủ sở hữu Buford trong 20 năm qua. Sau khi bán đấu giá xong, ông Sammons rất cảm xúc thốt ra: "Tôi nghĩ rằng điều này thật kì cục, giống như một vòng tròn xoay quanh".
Sammons và những người khác tham gia đấu giá sẽ không thảo luận về kế hoạch của người chủ mới đã mua Buford. Ông Việt Nam mua thị trấn này có mặt ở cuộc đấu giá, nhưng không muốn gặp báo giới hay muốn nói tên của mình.
Thời gian mất chừng khoảng 30 ngày để hoàn tất cả các thủ tục giấy tờ được trước khi quyền sở hữu của nơi này trao cho chủ nhân mới người Việt.
Chủ sở hữu mới sẽ nhận được một trạm xăng và cửa hàng tiện lợi, một ngôi trường từ năm 1905, một cabin một nhà để xe, 10 mẫu Anh, và một ngôi nhà ba phòng ngủ ở độ cao 8.000 mét, nhìn những chiếc xe tải và xe hơi trên đường liên bang gần đó và gần núi tuyết phủ xa trong công viên quốc gia Rocky Mountain ở Colorado.
Buford nằm gần như cách đều giữa thủ phủ Cheyenne và Laramie ở phía đông nam tiểu bang Wyoming. Thị trấn dấu vết nguồn gốc của nó những năm 1860 và xây dựng đường sắt xuyên lục địa. Buford đã có lúc có dân cư lên tới khoảng 2.000 cư dân trước khi đường sắt được định tuyến lại.
Ông Sammons chuyển đến khu vực Buford khoảng 30 năm trước đây từ Los Angeles để tránh xa cuộc sống thành phố bận rộn, mua bài kinh doanh vào ngày 31 tháng Giêng, 1992. Ông dự định sẽ nghỉ hưu từ danh hiệu không chính thức của mình như là "thị trưởng" và viết một cuốn sách về kinh nghiệm của mình trong Buford, ông nói.
"Tôi cảm thấy thời gian của tôi ở đây đã rất hạnh phúc đối với tôi, và hy vọng người chủ mới sẽ có thể tận hưởng những gì tôi đã được hưởng trong những năm qua - cuộc hội thoại với con người, tính độc đáo của khu vực và như vậy - và giữ cho lịch sử sống động, "Sammons nói.
Bà Rozetta Weston, một nhà môi giới với một công ty Cheyenne bán đấu giá bất động sản đại diện cho người mua mới, ông Việt Nam, người mua đã có có mộng muốn sở hữu một mảnh đất của Hoa Kỳ.
Bà Weston còn cho biết người mua và người bạn cùng đi với ông đến Wyoming - chuyến đi đầu tiên của họ đến Hoa Kỳ - Và vào ngày thứ Hai vừa qua, họ thăm viếng Cheyenne và Đại học Wyoming ở Laramie trước khi bán đấu giá.
Williams & Williams Công ty của Tulsa, Okla, tiến hành bán đấu giá vào một ngày nắng gió tại ngay trạm kinh doanh ở đây (đã bị đóng cửa từ ngày 31 tháng 12). Số lượng người đấu giá được giữ kín không phổ biến ra ngoài.
Hàng chục người, bao gồm cả một số của 125 cư dân sống ở vùng sâu vùng xa và nhận được tin đấu giá cũng tới coi sự kiện ngày hôm nay.
Bên trong cửa hàng tiện lợi, hầu hết kẹo, đồ ăn nhẹ, pop, bia và thuốc lá Marlboro đã được bán ra đã. Túi than, còi được làm từ các gạc động vật và hàng chục áo thun in tên Buford là thị trấn nhỏ nhất tại Hoa Kỳ vẫn còn tồn kho.
Đội một chiếc mũ thời tiết cao bồi cũ kĩ, ông Gary Crawford, người đã sống khoảng 4,5 dặm về phía đông bắc của nơi này, trạm bưu điện - "Post Office Box 7" - cho biết các trạm bưu điện và kinh doanh ở đây rất là quan trọng cho cư dân xung quanh, họ sống chủ yếu tại các trại chăn nuôi phân tán rộng rãi chung quanh đây.
Crawford nói thêm: "Có những thời kỳ, nơi đây trở thành nơi tập họp cộng đồng, nơi mà bạn bắt gặp trao đổi với láng giềng của bạn, tìm hiểu những gì đang xảy ra, và có ai mới đến không, những người xung quanh". Ông nói ông mong đợi sẽ gặp chủ sở hữu mới. "Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể là hàng xóm mới tốt đẹp".
Ông Don Sammons, đã từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ và là một nhà điều hành đài phát thanh trong năm 1968-1969. Ông là chủ sở hữu Buford trong 20 năm qua. Sau khi bán đấu giá xong, ông Sammons rất cảm xúc thốt ra: "Tôi nghĩ rằng điều này thật kì cục, giống như một vòng tròn xoay quanh".
Sammons và những người khác tham gia đấu giá sẽ không thảo luận về kế hoạch của người chủ mới đã mua Buford. Ông Việt Nam mua thị trấn này có mặt ở cuộc đấu giá, nhưng không muốn gặp báo giới hay muốn nói tên của mình.
Thời gian mất chừng khoảng 30 ngày để hoàn tất cả các thủ tục giấy tờ được trước khi quyền sở hữu của nơi này trao cho chủ nhân mới người Việt.
Chủ sở hữu mới sẽ nhận được một trạm xăng và cửa hàng tiện lợi, một ngôi trường từ năm 1905, một cabin một nhà để xe, 10 mẫu Anh, và một ngôi nhà ba phòng ngủ ở độ cao 8.000 mét, nhìn những chiếc xe tải và xe hơi trên đường liên bang gần đó và gần núi tuyết phủ xa trong công viên quốc gia Rocky Mountain ở Colorado.
Buford nằm gần như cách đều giữa thủ phủ Cheyenne và Laramie ở phía đông nam tiểu bang Wyoming. Thị trấn dấu vết nguồn gốc của nó những năm 1860 và xây dựng đường sắt xuyên lục địa. Buford đã có lúc có dân cư lên tới khoảng 2.000 cư dân trước khi đường sắt được định tuyến lại.
Ông Sammons chuyển đến khu vực Buford khoảng 30 năm trước đây từ Los Angeles để tránh xa cuộc sống thành phố bận rộn, mua bài kinh doanh vào ngày 31 tháng Giêng, 1992. Ông dự định sẽ nghỉ hưu từ danh hiệu không chính thức của mình như là "thị trưởng" và viết một cuốn sách về kinh nghiệm của mình trong Buford, ông nói.
"Tôi cảm thấy thời gian của tôi ở đây đã rất hạnh phúc đối với tôi, và hy vọng người chủ mới sẽ có thể tận hưởng những gì tôi đã được hưởng trong những năm qua - cuộc hội thoại với con người, tính độc đáo của khu vực và như vậy - và giữ cho lịch sử sống động, "Sammons nói.
Bà Rozetta Weston, một nhà môi giới với một công ty Cheyenne bán đấu giá bất động sản đại diện cho người mua mới, ông Việt Nam, người mua đã có có mộng muốn sở hữu một mảnh đất của Hoa Kỳ.
Bà Weston còn cho biết người mua và người bạn cùng đi với ông đến Wyoming - chuyến đi đầu tiên của họ đến Hoa Kỳ - Và vào ngày thứ Hai vừa qua, họ thăm viếng Cheyenne và Đại học Wyoming ở Laramie trước khi bán đấu giá.
Williams & Williams Công ty của Tulsa, Okla, tiến hành bán đấu giá vào một ngày nắng gió tại ngay trạm kinh doanh ở đây (đã bị đóng cửa từ ngày 31 tháng 12). Số lượng người đấu giá được giữ kín không phổ biến ra ngoài.
Hàng chục người, bao gồm cả một số của 125 cư dân sống ở vùng sâu vùng xa và nhận được tin đấu giá cũng tới coi sự kiện ngày hôm nay.
Bên trong cửa hàng tiện lợi, hầu hết kẹo, đồ ăn nhẹ, pop, bia và thuốc lá Marlboro đã được bán ra đã. Túi than, còi được làm từ các gạc động vật và hàng chục áo thun in tên Buford là thị trấn nhỏ nhất tại Hoa Kỳ vẫn còn tồn kho.
Đội một chiếc mũ thời tiết cao bồi cũ kĩ, ông Gary Crawford, người đã sống khoảng 4,5 dặm về phía đông bắc của nơi này, trạm bưu điện - "Post Office Box 7" - cho biết các trạm bưu điện và kinh doanh ở đây rất là quan trọng cho cư dân xung quanh, họ sống chủ yếu tại các trại chăn nuôi phân tán rộng rãi chung quanh đây.
Crawford nói thêm: "Có những thời kỳ, nơi đây trở thành nơi tập họp cộng đồng, nơi mà bạn bắt gặp trao đổi với láng giềng của bạn, tìm hiểu những gì đang xảy ra, và có ai mới đến không, những người xung quanh". Ông nói ông mong đợi sẽ gặp chủ sở hữu mới. "Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể là hàng xóm mới tốt đẹp".
Văn Hóa
Tiệc Ly
Thanh Sơn
15:18 05/04/2012
THẦY dùng bữa với các con
ĐÂY là bữa cuối Thầy còn ra đi
LÀ Đường khổ giá biệt ly
CHÚA buồn khôn xiết chỉ vì Giuda
LÀ Môn đệ phản trong nhà
THẦY đây biết kẻ xấu xa vì tiền
MÀ Thầy là Chúa nhân hiền
CÒN đem bán cả đảo điên Đất-Trời
CÚI mình Ngài đến từng nơi
XUỐNG từng môn đệ cúi người rửa chân
CỞI khăn chùi sạch lần lần
GIẦY không qùy xuống ân cần hôn lên
CHO lòng son sắt vững bền
CON bao giờ mới đáp đền cho cân
RỬA Con nên sạch muôn phần
CHÂN tâm thổn thức ngàn lần là đây
MÔN đồ không thể hơn Thầy
ĐỆ huynh phải giữ cho đầy yêu thương
CHO con biết Thầy là "ĐƯỜNG"
TRÒN lên "SỰ SỐNG" tình thương mãi đầy
CÁC con chẳng thể hơn Thầy
CON Đường "phục vụ"đong đầy "Yêu thương"
HÃY Theo Thầy bước lên "ĐƯỜNG"
NHỚ đi loan báo tình thương tràn đầy
THỰC thi lời dặn của Thầy
THI hành sứ vụ tràn đầy tình yêu
TRỌN tình buồi "Tiệc Ly" chiều
ĐỜI đời "THÁNH THỂ TÌNH YÊU" trong Thầy
Thanh Sơn
Thánh Thể
Trầm Thiên Thu
09:37 05/04/2012
Cho mọi người mọi thời
Ăn Thịt, uốngMáu Chúa
Sẽ được sốngđời đời
Thánh Thể thêm can đảm
Cho những người nhát gan
Thánh Thể tăng sức mạnh
Cho người chịu gian nan
Thánh Thể là vũ khí
Để chống lại ba thù
Thánh Thểthêm dũng khí
Khi cần sứcvượt qua
Thánh Thể là hạnh phúc
Cho người gặp đau buồn
Thánh Thể là linh dược
Cho người yếu phần hồn
Thánh Thể là nước mát
Giải khát lòng khô khan
Thánh Thể là lương thực
No lòng dọc đường trần
Chúa lập Phép Thánh Thể
Để ở với con luôn
Xin cảm tạ Đức Chúa
Không bỏ con cô đơn
Xin cho con yêu Chúa
Hết trí và hồn này
Con xin ở bên Chúa
Trong Vườn Dầu đêm nay.
Thập Giá lên tiếng nói
Xuân An
19:34 05/04/2012
Thập Giá lên tiếng nói
Tôi là cây Thập Tự mang trên mình người tử tội Giêsu. Ngày ấy, tôi vốn là cây gỗ xấu xí nằm một xó chẳng ai thèm ngó đến. Bỗng một ngày kia, những bước chân xào xạc, những ánh mắt kiếm tìm đã để ý đến tôi. Họ lôi tôi đi chẳng cần hỏi ý xem tôi thích đi đâu. Mãi đến lúc nghe tiếng ồn ào náo động: “Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó vào Thập giá!”… của một đám người đông đảo tôi mới mường tượng được phần nào về mục đích mà họ đưa tôi đi.
Nhưng có điều mà tôi không thể nào biết trước được, đó là người ta đã dùng tôi để xử tử một người vô tội. Tôi lên tiếng phản đối kịch liệt, nhưng vô dụng, chẳng ai nghe được tiếng tôi cả. Họ vẫn đặt tôi lên vai người có tên gọi Giêsu. Tôi rùng mình xót xa, cảm nhận sức nặng của mình đang đè nặng thêm lên con người đớn đau vì đòn roi, vì phản bội này. Tôi ước mong sao mình là xốp, là nhựa để giảm gánh nặng cho Người, nhưng không thể được. Tôi vẫn là tôi, cây gỗ nặng nề, xấu xí.
Những đớn đau này kế tiếp những đớn đau khác theo Người ấy đã đưa tôi lên đỉnh đồi Can-vê sỏi đá. Tôi ngẫm nghĩ: “Mình thật vô dụng, chẳng làm được gì nhiều từ xưa đến nay. Chỉ giây phút này đây tôi mới hiểu và cảm nhận được rằng, mình thật vinh phúc. Vinh phúc vì tôi đã trở thành nơi Con Một Thiên Chúa trút hơi thở cuối cùng để minh chứng cho Tình yêu Cứu độ.”
Niềm hạnh phúc xen lẫn những đớn đau trong tôi: Hạnh phúc vì tên tôi, hai chữ “Thập Giá” giờ được tôn vinh thành “Thánh Giá”. Đớn đau vì chính tôi là cái án nhục nhã đè nặng lên Người, Con Chiên vô tội không tì tích.
Ôi! Cuộc đời quả là một Mầu Nhiệm, và Thập Giá cũng là một Nhiệm Mầu.
XUÂN AN
Tôi là cây Thập Tự mang trên mình người tử tội Giêsu. Ngày ấy, tôi vốn là cây gỗ xấu xí nằm một xó chẳng ai thèm ngó đến. Bỗng một ngày kia, những bước chân xào xạc, những ánh mắt kiếm tìm đã để ý đến tôi. Họ lôi tôi đi chẳng cần hỏi ý xem tôi thích đi đâu. Mãi đến lúc nghe tiếng ồn ào náo động: “Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó vào Thập giá!”… của một đám người đông đảo tôi mới mường tượng được phần nào về mục đích mà họ đưa tôi đi.
Nhưng có điều mà tôi không thể nào biết trước được, đó là người ta đã dùng tôi để xử tử một người vô tội. Tôi lên tiếng phản đối kịch liệt, nhưng vô dụng, chẳng ai nghe được tiếng tôi cả. Họ vẫn đặt tôi lên vai người có tên gọi Giêsu. Tôi rùng mình xót xa, cảm nhận sức nặng của mình đang đè nặng thêm lên con người đớn đau vì đòn roi, vì phản bội này. Tôi ước mong sao mình là xốp, là nhựa để giảm gánh nặng cho Người, nhưng không thể được. Tôi vẫn là tôi, cây gỗ nặng nề, xấu xí.
Những đớn đau này kế tiếp những đớn đau khác theo Người ấy đã đưa tôi lên đỉnh đồi Can-vê sỏi đá. Tôi ngẫm nghĩ: “Mình thật vô dụng, chẳng làm được gì nhiều từ xưa đến nay. Chỉ giây phút này đây tôi mới hiểu và cảm nhận được rằng, mình thật vinh phúc. Vinh phúc vì tôi đã trở thành nơi Con Một Thiên Chúa trút hơi thở cuối cùng để minh chứng cho Tình yêu Cứu độ.”
Niềm hạnh phúc xen lẫn những đớn đau trong tôi: Hạnh phúc vì tên tôi, hai chữ “Thập Giá” giờ được tôn vinh thành “Thánh Giá”. Đớn đau vì chính tôi là cái án nhục nhã đè nặng lên Người, Con Chiên vô tội không tì tích.
Ôi! Cuộc đời quả là một Mầu Nhiệm, và Thập Giá cũng là một Nhiệm Mầu.
XUÂN AN
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Sầu Bi
Vũ Đình Huyến, Lm
21:40 05/04/2012
MẸ SẦU BI
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Mẹ là Mẹ Đức Chúa Trời
Mẹ là Mẹ cả loài người chúng con.
Trái tim Mẹ phải héo hon,
Đớn đau bẩy sự sầu mòn tấm thân.
Lòng con cảm xúc vô ngần..
(Trích thơ của LM.Phêrô Nguyễn Hồng Phúc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Mẹ là Mẹ Đức Chúa Trời
Mẹ là Mẹ cả loài người chúng con.
Trái tim Mẹ phải héo hon,
Đớn đau bẩy sự sầu mòn tấm thân.
Lòng con cảm xúc vô ngần..
(Trích thơ của LM.Phêrô Nguyễn Hồng Phúc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Phóng sự đặc biệt: Thứ Năm Tuần Thánh tại Vatican và Jerusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:10 05/04/2012
Thứ Năm Tuần Thánh tại Vatican
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 5 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma đã tham dự tham dự.
Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đặc biệt đề cập đến đức vâng lời. Ngài mạnh mẽ chỉ trích một nhóm các linh mục người Áo, đã thách thức Giáo Hội và kêu gọi bất tuân phục.
Đức Thánh Cha nói:
"Gần đây, một nhóm các linh mục đến từ một nước châu Âu đã đưa ra một lời kêu gọi bất tuân phục, và đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể của các hình thức bất tuân này."
Tháng Sáu năm 2011, một nhóm linh mục tại Áo (Austria) do linh mục Helmut Schüller sinh năm 1952, người đã từng là chủ tịch Caritas Austrian và từng là linh mục tổng đại diện tổng giáo phận Vienna đã đưa ra một tài liệu gọi là Aufruf zum Ungehorsam (Lời kêu gọi bất tuân phục Huấn Quyền Hội Thánh) với 7 điểm sau:
- Cầu nguyện cho cải cách trong Giáo Hội trong tất cả các thánh lễ.
- Trao Mình Thánh Chúa cho những ai “có thiện chí” kể cả những người không Công Giáo và những người tái hôn bên ngoài Giáo Hội.
- Tránh không làm lễ hơn một lần ngày Chúa Nhật hay các ngày lễ trọng, tránh dùng các linh mục khách. Nếu không đủ linh mục làm lễ thì chỉ cần cử hành Phụng Vụ Lời Chúa theo sáng kiến tại chỗ.
- Lập ra hình thức Phụng Vụ mới gọi là Thánh Lễ không có linh mục.
- Cho phép anh chị em giáo dân lên chia sẻ lời Chúa thay cho các linh mục.
- Không sát nhập các giáo xứ.
- Tận dụng mọi cơ hội để cổ vũ cho việc truyền chức linh mục.
Nhóm các linh mục này tuyên bố đã được sự tham gia của hơn 300 linh mục trên tổng số 4200 linh mục của Áo. Trong thư mục vụ ngày 7 tháng 7 năm 2011, Đức Hồng Y Christoph Schönborn của tổng giáo phận Vienna bày tỏ sự buồn phiền của mình trước trào lưu nguy hiểm này. Nhắc nhở các linh mục trong tổng giáo phận Vienna đang tham gia vào trào lưu này, Đức Hồng Y nói rằng các linh mục đã có hoàn toàn tự do để hứa vâng phục thẩm quyền của Giáo Hội trong ngày các vị được thụ phong linh mục, Đức Hồng Y nói rằng ngài sửng sốt và choáng váng trước trào lưu này.
Trong khi nhìn nhận Giáo Hội luôn luôn phải canh tân chính mình, Đức Thánh Cha đã nêu câu hỏi
"Phải chăng bất tuân thực sự là một cách để làm điều này? Chúng ta có cảm nhận được [trong trào lưu này] bất cứ điều gì nói lên rằng việc nên đồng hình dạng với Chúa Kitô là điều kiện tiên quyết cho đổi mới đích thực, hay là chúng ta chỉ cảm nhận được một sự thúc đẩy tuyệt vọng để làm một cái gì đó để thay đổi Giáo Hội cho phù hợp với sở thích riêng và những ý tưởng cá nhân? "
Ngài kêu gọi các linh mục phải thánh thiện, khuyến khích các ngài tìm nguồn cảm hứng thông qua các linh mục thánh thiện đã đi trước họ, như Ignatius Loyola và Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Thánh Cha nói:
"Các thánh cho chúng ta thấy làm thế nào canh tân và làm thế nào chúng ta có thể đặt mình trong sứ vụ của mình. Và các ngài giúp chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa không quá quan tâm đến những con số và với những thành công bề ngoài, nhưng đạt đến chiến thắng của Ngài dưới dấu chỉ khiêm nhường của hạt cải. "
Đức Giáo Hoàng nhận định rằng vô tri tôn giáo là một vấn đề lớn trong xã hội. Đặc biệt là trong một xã hội thông minh. Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng "Năm Đức Tin" sẽ là một cơ hội tốt để mở cửa trái tim và tâm trí con người ra với Thiên Chúa.
Ngài nhấn mạnh:
"Chúng ta không rao giảng những lý thuyết và ý kiến cá nhân, nhưng là đức tin của Giáo Hội, trong đó có chúng ta là những người đầy tớ."
Trong thánh lễ rửa chân diễn ra tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô, Đức Thánh Cha nói:
Thứ Năm Tuần Thánh không chỉ là ngày thiết lập Bí Tích Thánh Thể Cực Thánh, mà vẻ huy hoàng đã vượt lên tất cả những điều khác và cách nào đó đã thu hút hết các chú ý. Thứ Năm Tuần Thánh cũng thuộc về bóng tối của núi Cây Dầu, mà Chúa Giêsu cùng các môn đệ của Ngài đã đến đó, sự cô đơn và bị bỏ rơi của Chúa Giêsu, Đấng trong lời cầu nguyện đã tiến ra đương đầu với bóng tối của cái chết, sự phản bội của Giu-đa, Chúa Giêsu bị bắt và Phêrô chối Ngài, bản cáo trạng của Ngài trước công nghị Do Thái, bàn giao cho các dân ngoại, mà đại biểu là Philatô. Chúng ta hãy cố gắng để hiểu sâu sắc hơn một cái gì đó về những sự kiện này vì trong đó mầu nhiệm cứu chuộc của chúng ta đã diễn ra.
Chúa Giêsu đi ra vào ban đêm. Đêm biểu thị của sự thiếu trao đổi, một tình huống mà mọi người không nhìn thấy nhau. Nó biểu tượng cho sự không thông hiểu nhau, cản trở sự thật. Đó là nơi mà cái ác, thường phải ẩn dấu trước ánh sáng, có thể phát triển. Chính Chúa Giêsu là ánh sáng và sự thật, là truyền thông, là sự tinh tuyền và vẻ đẹp. Ngài dấn mình vào trong tối tăm. Đêm nói cho cùng là một biểu tượng của cái chết, của sự mất mát tuyệt đối của tình nghĩa và đời sống. Chúa Giêsu dấn mình vào trong tối tăm để vượt thắng nó và khai mạc một kỷ nguyên mới của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại.
Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Người Công giáo trên thế giới dù ở bất cứ nơi đâu trong khi chuẩn bị mừng lễ Phục sinh đều hướng lòng và lời cầu nguyện của họ đến Thánh Địa, nơi Chúa Kitô đã xuống thế làm người, đã bôn ba trên khắp các miền thập tỉnh để rao giảng Tin Mừng, đã chịu đánh đòn, hạ nhục và chết trên thánh giá.
Chúng tôi xin được giới thiệu hầu quý vị một vài hình ảnh về những gì đang diễn ra tại Jerusalem trong những ngày này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 8h sáng ngày Thứ Năm Tuần Thánh, cha Pierbattista Pizzaballa, thủ lĩnh đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ, thường được gọi là Custos, đã cử hành thánh lễ Tiệc Ly tại nhà thờ Mộ Chúa nơi ngài đã rửa chân cho 12 bé trai.
Đã có một sự sút giảm trầm trọng khách hành hương tại Thánh Địa trong năm nay. Vào ngày thứ Năm Tuần Thánh năm ngoái đã có ít nhất 700 người tham dự thánh lễ Tiệc Ly tại đây. Năm nay, số tín hữu tham dự chỉ còn gần 300 người.
Lễ kính viếng phòng Tiệc Ly nơi Chúa Giêsu đã rửa chân cho 12 môn đệ và dùng bữa ăn cuối cùng với họ trước khi bị bắt nộp cho Hội Đồng Công Tọa Do Thái đã diễn ra lúc 15:30.
Từ 9 giờ tối là đêm canh thức tại vườn Cây Dầu nơi Chúa Giêsu đã cầu nguyện và lo buồn đổ môi máu. Đêm canh thức tại vườn Cây Dầu được hơn 20 đài truyền hình truyền trực tiếp đi khắp thế giới.
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 5 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma đã tham dự tham dự.
Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đặc biệt đề cập đến đức vâng lời. Ngài mạnh mẽ chỉ trích một nhóm các linh mục người Áo, đã thách thức Giáo Hội và kêu gọi bất tuân phục.
Đức Thánh Cha nói:
"Gần đây, một nhóm các linh mục đến từ một nước châu Âu đã đưa ra một lời kêu gọi bất tuân phục, và đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể của các hình thức bất tuân này."
Tháng Sáu năm 2011, một nhóm linh mục tại Áo (Austria) do linh mục Helmut Schüller sinh năm 1952, người đã từng là chủ tịch Caritas Austrian và từng là linh mục tổng đại diện tổng giáo phận Vienna đã đưa ra một tài liệu gọi là Aufruf zum Ungehorsam (Lời kêu gọi bất tuân phục Huấn Quyền Hội Thánh) với 7 điểm sau:
- Cầu nguyện cho cải cách trong Giáo Hội trong tất cả các thánh lễ.
- Trao Mình Thánh Chúa cho những ai “có thiện chí” kể cả những người không Công Giáo và những người tái hôn bên ngoài Giáo Hội.
- Tránh không làm lễ hơn một lần ngày Chúa Nhật hay các ngày lễ trọng, tránh dùng các linh mục khách. Nếu không đủ linh mục làm lễ thì chỉ cần cử hành Phụng Vụ Lời Chúa theo sáng kiến tại chỗ.
- Lập ra hình thức Phụng Vụ mới gọi là Thánh Lễ không có linh mục.
- Cho phép anh chị em giáo dân lên chia sẻ lời Chúa thay cho các linh mục.
- Không sát nhập các giáo xứ.
- Tận dụng mọi cơ hội để cổ vũ cho việc truyền chức linh mục.
Nhóm các linh mục này tuyên bố đã được sự tham gia của hơn 300 linh mục trên tổng số 4200 linh mục của Áo. Trong thư mục vụ ngày 7 tháng 7 năm 2011, Đức Hồng Y Christoph Schönborn của tổng giáo phận Vienna bày tỏ sự buồn phiền của mình trước trào lưu nguy hiểm này. Nhắc nhở các linh mục trong tổng giáo phận Vienna đang tham gia vào trào lưu này, Đức Hồng Y nói rằng các linh mục đã có hoàn toàn tự do để hứa vâng phục thẩm quyền của Giáo Hội trong ngày các vị được thụ phong linh mục, Đức Hồng Y nói rằng ngài sửng sốt và choáng váng trước trào lưu này.
Trong khi nhìn nhận Giáo Hội luôn luôn phải canh tân chính mình, Đức Thánh Cha đã nêu câu hỏi
"Phải chăng bất tuân thực sự là một cách để làm điều này? Chúng ta có cảm nhận được [trong trào lưu này] bất cứ điều gì nói lên rằng việc nên đồng hình dạng với Chúa Kitô là điều kiện tiên quyết cho đổi mới đích thực, hay là chúng ta chỉ cảm nhận được một sự thúc đẩy tuyệt vọng để làm một cái gì đó để thay đổi Giáo Hội cho phù hợp với sở thích riêng và những ý tưởng cá nhân? "
Ngài kêu gọi các linh mục phải thánh thiện, khuyến khích các ngài tìm nguồn cảm hứng thông qua các linh mục thánh thiện đã đi trước họ, như Ignatius Loyola và Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Thánh Cha nói:
"Các thánh cho chúng ta thấy làm thế nào canh tân và làm thế nào chúng ta có thể đặt mình trong sứ vụ của mình. Và các ngài giúp chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa không quá quan tâm đến những con số và với những thành công bề ngoài, nhưng đạt đến chiến thắng của Ngài dưới dấu chỉ khiêm nhường của hạt cải. "
Đức Giáo Hoàng nhận định rằng vô tri tôn giáo là một vấn đề lớn trong xã hội. Đặc biệt là trong một xã hội thông minh. Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng "Năm Đức Tin" sẽ là một cơ hội tốt để mở cửa trái tim và tâm trí con người ra với Thiên Chúa.
Ngài nhấn mạnh:
"Chúng ta không rao giảng những lý thuyết và ý kiến cá nhân, nhưng là đức tin của Giáo Hội, trong đó có chúng ta là những người đầy tớ."
Trong thánh lễ rửa chân diễn ra tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô, Đức Thánh Cha nói:
Thứ Năm Tuần Thánh không chỉ là ngày thiết lập Bí Tích Thánh Thể Cực Thánh, mà vẻ huy hoàng đã vượt lên tất cả những điều khác và cách nào đó đã thu hút hết các chú ý. Thứ Năm Tuần Thánh cũng thuộc về bóng tối của núi Cây Dầu, mà Chúa Giêsu cùng các môn đệ của Ngài đã đến đó, sự cô đơn và bị bỏ rơi của Chúa Giêsu, Đấng trong lời cầu nguyện đã tiến ra đương đầu với bóng tối của cái chết, sự phản bội của Giu-đa, Chúa Giêsu bị bắt và Phêrô chối Ngài, bản cáo trạng của Ngài trước công nghị Do Thái, bàn giao cho các dân ngoại, mà đại biểu là Philatô. Chúng ta hãy cố gắng để hiểu sâu sắc hơn một cái gì đó về những sự kiện này vì trong đó mầu nhiệm cứu chuộc của chúng ta đã diễn ra.
Chúa Giêsu đi ra vào ban đêm. Đêm biểu thị của sự thiếu trao đổi, một tình huống mà mọi người không nhìn thấy nhau. Nó biểu tượng cho sự không thông hiểu nhau, cản trở sự thật. Đó là nơi mà cái ác, thường phải ẩn dấu trước ánh sáng, có thể phát triển. Chính Chúa Giêsu là ánh sáng và sự thật, là truyền thông, là sự tinh tuyền và vẻ đẹp. Ngài dấn mình vào trong tối tăm. Đêm nói cho cùng là một biểu tượng của cái chết, của sự mất mát tuyệt đối của tình nghĩa và đời sống. Chúa Giêsu dấn mình vào trong tối tăm để vượt thắng nó và khai mạc một kỷ nguyên mới của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại.
Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Người Công giáo trên thế giới dù ở bất cứ nơi đâu trong khi chuẩn bị mừng lễ Phục sinh đều hướng lòng và lời cầu nguyện của họ đến Thánh Địa, nơi Chúa Kitô đã xuống thế làm người, đã bôn ba trên khắp các miền thập tỉnh để rao giảng Tin Mừng, đã chịu đánh đòn, hạ nhục và chết trên thánh giá.
Chúng tôi xin được giới thiệu hầu quý vị một vài hình ảnh về những gì đang diễn ra tại Jerusalem trong những ngày này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 8h sáng ngày Thứ Năm Tuần Thánh, cha Pierbattista Pizzaballa, thủ lĩnh đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ, thường được gọi là Custos, đã cử hành thánh lễ Tiệc Ly tại nhà thờ Mộ Chúa nơi ngài đã rửa chân cho 12 bé trai.
Đã có một sự sút giảm trầm trọng khách hành hương tại Thánh Địa trong năm nay. Vào ngày thứ Năm Tuần Thánh năm ngoái đã có ít nhất 700 người tham dự thánh lễ Tiệc Ly tại đây. Năm nay, số tín hữu tham dự chỉ còn gần 300 người.
Lễ kính viếng phòng Tiệc Ly nơi Chúa Giêsu đã rửa chân cho 12 môn đệ và dùng bữa ăn cuối cùng với họ trước khi bị bắt nộp cho Hội Đồng Công Tọa Do Thái đã diễn ra lúc 15:30.
Từ 9 giờ tối là đêm canh thức tại vườn Cây Dầu nơi Chúa Giêsu đã cầu nguyện và lo buồn đổ môi máu. Đêm canh thức tại vườn Cây Dầu được hơn 20 đài truyền hình truyền trực tiếp đi khắp thế giới.