Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Lễ Lá
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:04 04/04/2017
NIỀM VUI - THẬP GIÁ – VÀ ƠN CỨU ĐỘ
Suy niệm Lễ Lá
(Mt 26, 14-27, 66)
Với Chúa Nhật Lễ Lá, khai mạc Tuần Thánh, trung tâm của Năm Phụng Vụ, trong tuần này chúng ta dõi theo hành trình thương khó của Chúa Giêsu, chết và sống lại.
Niềm vui
Hoan hô Thái Tử nhà Đa-vít! Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa! (Mt 21,9)
Nghe đọc những lời trên lúc mở đầu nghi thức làm phép kiệu lá, tưởng nhớ tới sự kiện Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, dân chúng rủ nhau ra mà đón : “Đông đảo dân chúng trải áo xuống mặt đường , một số khác lại chặt cành chặt lá rải lên lối đi. Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vạng dậy : “Chúc tụng Đấng Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa! Hoan hô Chúa trên các tầng trời” (Mt 21,8-9). Giờ đây mỗi người cầm cành lá trong tay vừa đi vừa hát “Hoan hô...” thấy thật là vui.
Đám đông dân chúng đón rước Chúa lúc đó hân hoan, ngợi khen, chúc tụng. Đúng là một bầu khí vui mừng mà chúng ta cảm nghiệm được khi tái cử hành biến cố năm xưa hôm nay. Chúa Giêsu, Thái Tử nhà Đavít tiến vào Giêrusalem đã khơi lên bao nhiêu niềm hy vọng nơi tâm hồn những người đơn sơ, nghèo khổ, bị lãng quên, những người không đáng kể gì trong xã hội. Người thấu hiểu và cảm thông cảnh lầm than khốn khổ của họ, cúi mình xuống chữa lành những vết thương thể xác cũng như tâm hồn và tỏ lòng từ bi đối với họ.
Đúng như lời ngôn sứ I-sai-a nói : “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17). Đó là tình thương cao cả của Chúa Giêsu, Người đã mang tình thương ấy đi vào thành Giêrusalem. Chúng ta thật vui mừng và tràn đầy hy vọng, vì thế giới chúng ta sống đang rất cần tình thương đó.
Thập giá
Niềm vui của dân chúng đang hân hoan, tung hô, chúc tụng Chúa, bỗng sự đấu tố, đòn vọt, vòng gai và thập giá bao trùm, những lời của Tiên tri Isaia, bài tường thuật của thánh sử Mátthêu, và những bài đọc phụng vụ khác dẫn đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm Thương Khó và cái chết của Chúa Giêsu. Isaia mô tả cho chúng ta hình ảnh của một người bị đánh đòn và chịu vả mặt nhục nhã (x. Is 50, 6). Lời đáp ca: “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?” Giúp chúng ta chiêm ngắm cơn hấp hối của Chúa Giêsu trên thập giá (Mt 27,46). Nơi bài đọc II, thánh Phaolô tông đồ giúp chúng ta hiểu sâu xa hơn mầu nhiệm Vượt Qua: Chúa Giêsu, “dù là Thiên Chúa, nhưng không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự” (Phil 2, 6- 8).
Một vị Vua cưỡi trên con lừa con, không có đoàn tùy tùng đi theo, không có một binh đoàn biểu tượng quyền lực tiến vào thành Giêrusalem là Chúa Giêsu. Người không vào Thành Thánh để nhận vinh dự dành cho các vua trần thế, cho kẻ có quyền bính, cho kẻ thống trị; Người vào thành để chịu đánh đòn, lăng mạ và xúc phạm, như Isaia đã tiên báo (x. Is 50,6); Người vào để chịu đội mão gai và mặc áo choàng đỏ, vương quyền của Người là đối tượng cho sự nhạo cười; Người vào để bước lên đồi Canvê vai vác khổ giá; Người vào thành Giêrusalem để chịu chết trên Thập giá. Thập giá là ngai vàng của Người, Người mang lấy Thập giá trên mình, mang vào mình sự ác, cùng với sự nhơ bẩn, tội lỗi của trần thế và cả tội chúng ta nữa. Với lòng từ bi và tình thương của Thiên Chúa, Người lấy máu mình mà tẩy rửa cho sạch. Vì thế, Thập giá được Chúa Giêsu đón nhận với tình thương không bao giờ đưa tới sầu muộn, nhưng dẫn đến niềm vui, niềm vui được cứu độ.
Sống Tuần Thánh
Bước vào Tuần Thánh, Giáo Hội cùng với con cái mình dõi theo Chúa Giêsu trên hành trình tiến lên đồi Canvê với Thập giá và sự sống lại của Người. Sống Tuần Thánh là đi vào tình thương hiến thân của Chúa Giêsu hầu mang lại sự sống cho con người
Lúc sinh thời, Chúa Giêsu đã rong ruổi trên khắp nẻo đường, với lòng tin, Người đã chọn gọi 12 người đơn sơ để họ ở với và tiếp tục sứ mạng yêu thương của Người. Trong Tuần Thánh chúng ta sống trọn vẹn cuộc hành trình này. Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để thi hành sứ mạng yêu thương ấy.
Người không sống cách thụ động tình thương dẫn đến hy sinh, hoặc như một định mệnh không thể tránh được; Người không che giấu được sự xao xuyến sâu xa của một con người trước cái chết dữ dằn, nhưng phó thác hoàn toàn nơi Chúa Cha. Chúa Giêsu tự ý nộp mình chịu khổ hình và chịu chết, để chứng tỏ tình thương của Thiên Chúa đối với thế gian. Thánh Phaolô cảm nghiệm được rằng, trên Thập giá, Chúa Giêsu “đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2,20). Mỗi người chúng ta có thể nói: Người đã yêu thương tôi và đã phó nộp mình vì tôi.
Nhìn vào Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, chúng ta khám phá ra những đau khổ của nhân loại nói chung và những đau khổ của chính cá nhân mình nói riêng. Chúa Giêsu, dù vô tội, đã nhận mang lấy vào thân điều mà con người không thể chịu được như : sự bất công, sự dữ, tội lỗi, hận thù, đau khổ và cuối cùng là sự chết. Trong Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa phải chịu nhục nhã và đau khổ để chứng tỏ rằng Thiên Chúa yêu thương tất cả, tha thứ cho tất cả và mang đến cho con người ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống.
Mỗi năm, với Tuần Thánh, Giáo Hội bước vào trong Mầu nhiệm Vượt Qua, Mầu nhiệm tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Chính nhờ sức mạnh của Mầu Nhiệm Vượt Qua mà Giáo Hội có thể công bố cho thế giới bằng lời nói và bằng những việc làm tốt của những con cái mình rằng: “Chúa Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh hiển” (Phil 2,11). Phải, Chúa Giêsu Kitô là Chúa, Người là Chúa của thời gian và của lịch sử; là Ðấng Cứu Chuộc con người; Người là Ðấng Cứu Thế! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến! Hosanna!
Cùng với Mẹ Maria, chúng ta hãy xin với Mẹ là Ðấng đã theo Chúa Giêsu Con Mẹ trong suốt chặng đường dẫn tới Canvê trong đức tin, giúp con cái Mẹ vác thập giá với niềm thanh thản và yêu thương bước theo Chúa, để đạt được niềm vui của lễ Phục Sinh. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Dõi Theo Cuộc Thương Khó Của Chúa Giêsu
Suy niệm Lễ Lá
(Mt 26, 14-27, 66)
Khi Chúa vào Thành Thánh
Chúa Giêsu muốn tất cả thật đơn giản, nhưng giầu ý nghĩa về tính thiên sai. Trái lại, đám đông từ Galilêa đến dự lễ Vượt Qua lại vui mừng phấn khởi. Chúa Giêsu tiến vào Thành Thánh, đám đông và đoàn môn đệ cất tiếng ngợi ca : "Chúc tụng Đấng Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa! Hoan hô Chúa trên các tầng trời” (Mt 21,8-9), làm cho chúng ta nhớ lại lời thiên thần đã hát trong đêm Giáng sinh : "Vinh danh Thiên Chúa trên trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm" (Lc 2, 14).
Sự nhiệt tình của đám đông gặp phải sự chỉ trích của một số người Biệt Phái. Chúa Giêsu chấp nhận sự nhiệt tình này bởi nó phát xuất từ trái tim, cho dù có phù du đi chăng nữa.
Một ngôn ngữ loài người
Toàn bộ sứ mạng của Người Tôi Tớ Đau Khổ được Isaia tóm lại: lắng nghe để huấn luyện, huấn luyện để loan báo : "Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn … Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn" (x. Is 50, 4-7). Thật dễ để mà nói, "tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi" (Is 50, 6), nhưng không dễ để mà sống. Vì thế, ta phải không ngừng lắng nghe Thiên Chúa, để Thiên Chúa huấn luyện ta bằng ngôn ngữ loài người, để loan báo Thiên Chúa cho anh em.
Người đã không lấy lại
Chúa Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, chia sẻ tất cả vinh quang của loài người và vinh quang Thiên Chúa : "Đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm" (Pl 2,7). Là con người, một tạo vật có giới hạn trong thời gian, gắn liền với khổ đau, ngược đãi và bị giết chết. Trở nên giống phàm nhân, ngoại trừ tội lỗi, dù là Đấng vô tội, Chúa Giêsu đã khước từ vinh quang của Con Thiên Chúa và trở thành con của loài người, để hoàn toàn liên đới với chúng ta là những người tội lỗi. Không những thế, Người đã sống giữa chúng ta trong một "điều kiện của nô lệ": không phải như là vua, cũng không phải là ông hoàng, nhưng là nô lệ. Vì thế Người đã hạ mình, và vực thẳm sự hạ mình của Người, mà Tuần Thánh cho chúng ta thấy, xem ra không có đáy, "vâng lời cho đến chết" (Pl 2,8), đành mất tất cả để có được vinh quang trở về với Thiên Chúa.
Khởi đầu chặng Đàng Thánh Giá
Thánh lễ ngày Thứ Năm Tuần Thánh như là điểm khởi đầu con đường thập giá, chứ không phải vườn Cây Dầu. Thánh Thể thực hiện hy tế của Thiên Chúa và ban tặng cho chúng ta những quả phúc tuyệt vời ngay tức khắc. Mỗi khi cử hành, chúng ta thưa : "Xin đoái nhìn hiến lễ Hội Thánh dâng lên Chúa và khi Chúa nhận đây chính là của lễ Con Cha đã dâng tiến" (Kinh Nguyện Thánh Thể III) Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Tất cả các con hãy uống chén này, vì này là Máu Ta, Máu Tân Ước, sẽ đổ ra cho nhiều người được ta tội " (Mt 26,27-28).
Trong vườn Giệtsimani
Trong thư gửi tín hữu Do thái Chúa Giêsu nói : "Con đến để làm theo Ý Cha" (Dt 10,9-10) lấy lại những lời Thánh Vịnh (Tv 39, 8). Nhưng lời đó vẫn tiếp tục và đặt chúng ta vào trong lễ dâng hiến của Chúa Kitô. Chính trong ý Chúa Cha, Chúa Giêsu đã dâng hiến chính thân mình làm của lễ để cứu chuộc chúng ta.
Có lần chúng ta bước trượt, lúc đó bàn tay ta không có gì để nắm. Có lúc trái tim ta bồi hồi trong ta, cuộc sống mất đi ý nghĩa, khi tình yêu tan rã, tâm trí chúng ta mất hướng. Chúa biết rằng trong vườn cây Dầu, có các môn đệ ở gần, Người vẫn cảm thấy cô đơn : "Bây giờ các con còn ngủ ư?" (Mt 26, 45).
Nhưng sự cô đơn không phủ kín trên Người, mà đưa Người đến với lễ vật tự hiến phổ quát. Thánh Phaolô viết cho tín hữu Philipphê "Để mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng" (Pl 2, 11). Chúng ta phải ra khỏi chính mình, vượt ra ngoài bóng đêm để tìm kiếm Thiên Chúa đầy lòng trắc ẩn, tìm ánh sáng của Ngài.
Chối Chúa
Hầu như tất cả các môn đệ khác trốn chạy và bỏ rơi Thày, còn Phêrô với thanh gươm cầm sẵn trong tay, tin tưởng vào sức riêng mình, ông dồn sức lực vào sự nhiệt tình với Chúa. Giờ đây ông tìm lại chính mình. Ông biết rõ người mà tên đầy tớ nữ hỏi ông, nhưng ông vẫn nói : "Tôi không biết người ấy" (Mt 26,71).
Con gà là con vật không màng chi đến giờ giấc, vào thời điểm đó đã cất tiếng gáy. Phêrô sau khi chối Chúa, quay lại nhìn Chúa Giêsu, ông sợ hãi. Lúc này, Chúa không đến nắm lấy tay Phêrô như ngày ông bị chìm trên biển khi đang đến cùng Chúa. Với cái nhìn yêu thương, giờ đây Chúa Giêsu nhắc nhở Phêrô, ông quay lại và nhìn Chúa, cái nhìn lén lút, gặp ánh mắt "yêu thương", ông sực nhớ lời Chúa Giêsu đã nói với ông : "Trước khi gà gáy, con đã chối Ta ba lần" (Mt 26, 75).
Chúng ta hãy để Chúa Giêsu nhìn chúng ta, cho chúng ta tính xác thực của tình yêu thương xót vượt trên sự yếu hèn của chúng ta.
Các ông nói, quan nói
Trước Công Nghị, giới lãnh đạo Do thái hỏi Chúa Giêsu xem có phải là Vua không ? Chúa Giêsu không trả lời. Bị hạ nhục trong tâm hồn với các chế nhạo, xỉ vả, và khạc nhổ, thân xác phải chịu đánh đập, đòn vọt và mạo gai khiến cho diện mạo của Ngườii không còn hình tượng người ta nữa. Trước quyền bính tôn giáo và chính trị: Ngài đã tự biến thành tội nhâ và bị coi là bất chính. Thế rồi quan Philatô gửi Người qua cho vua Hêrôđê và ông này lại gửi Chúa trở lại cho quan tổng trấn. Với Philatô, ông lồng chính trị vào khi hỏi Chúa Giêsu : "Ông có phải là Vua dân Do Thái không?" (Mt 27,11). Chúa Giêsu trả lời : "Ông nói đúng" (Mt 27, 11). Chúa cũng yêu cầu chúng ta trả lời cùng một câu hỏi, mà Chúa hỏi các môn đệ : "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?"
Chúa Giêsu không đòi cho mình
Sau khi bị bán với 30 đồng bạc và bị phản bội bởi một môn đệ Ngài đã chọn và gọi là bạn. Chúa Giêsu trong tư cách là con người bị bỏ rơi và bị ngược đãi. Người bị nộp vào tay kẻ dữ, bị mạc cả với kẻ sát nhân, phải vác thánh giá nặng nhục nhã và bị nhạo báng như tên nô lệ. Người khiêm nhường đến độ không còn được tôn trọng. Người đã tự hủy mình ra không, không còn sức để vác cây thập giá.
Trong khi Ngài bị khước từ mọi công lý, Chúa Giêsu cũng cảm nhận trên da thịt mình sự dửng dưng, bỏi vì không ai muốn lãnh trách nhiệm đối với số phận của Người. Dân chúng biến các lời chúc tụng thành tiếng kêu tố cáo, thích cho một kẻ sát nhân được trả tự do cho họ hơn. Và thế là Chúa bị chết trên thập giá, là cái chết đớn đau và hổ nhục nhất dành cho các kẻ phản bội, nô lệ và các kẻ tội phạm tồi tệ nhất.
Chúa không đòi cho mình một đặc quyền đặc lợi nào, chẳng là gì trước sự tàn bạo của binh lính, kể cả Simon người Cyrênê, Chúa cũng chẳng là gì, ông kề vai vác đỡ, chẳng qua ông bị bắt vác mà thôi. Ông không biết ý nghĩa, cử chỉ vác thánh giá này. Những người nhạo báng hay tên lính lấy bọt biển nhúng giấm cho Chúa uống, họ có hiểu được không?
Ba năm mỏi chân đi giảng đạo cho muôn dân, với những phép lạ Chúa làm, an ủi những người ốm đau, bệnh tật, nghèo nàn đã không làm cho họ khám phá con người thật của Chúa Giêsu. Trong vườn Cây Dầu, một mình đối diện với Chúa Cha, Chúa không xin điều gì : ngoại trừ xin ơn tha thứ cho những ai làm khốn mình, vì Chúa đến để mang ơn tha thứ cho mọi người.
Bóng tối và màn Đền Thờ bị xé
"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Vài khoảng giờ thứ chín thì … Bỗng nhiên màn đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dưới" (Mt 27,45-51). Chúa Giêsu trút hơi thở trao phó linh hồn trong tay Chúa Cha và từ nay, chắc chắn Người là tác nhân Phục Sinh, hoàn tất điều có thể trao ban. Lòng thương xót của Chúa chạm tới con tim của viên quản bách quân, khiến anh ngợi khen vinh quang Thiên Chúa : “Đúng người này là Con Thiên Chúa" (Mt 27,45-51), và đám đông cảm thấy nhu cầu cần thiết phải được tha thứ liền đấm ngực ăn năn trở về mừng lễ Vượt Qua.
Giuse người Arimathia với tư cách là môn đệ đã quyết định tự mình đến xin Philatô cho được tháo đanh táng xác Chúa. Những người phụ nữ thánh thiện về nhà chuẩn bị thuốc thơm vì hôm sau là lễ Vượt Qua. Các đèn chiếu sáng ngày Sabát của lễ Vượt Qua bắt đầu tỏa sáng. Nhưng nó vẫn còn tối.
Vinh quang Thiên Chúa sẽ chiếu tỏa vào buối sáng ngày Phục Sinh khi tấm cửa mộ bị lăn ra như bức màn của đền thờ bị xé. Ngày thứ nhất trong tuần, sau khi sống lại, Chúa đến gặp mấy người phụ nữ và trao ban sứ mạng loan báo Tin Mừng Phục Sinh. (x. Mt 28).
Lạy Chúa, chúng con vừa cử hành các mầu nhiệm thánh, Chúa đã ban cho chúng con được thỏa chí toại lòng. Nhờ Con Một Chúa chịu khổ hình thập giá, Chúa làm cho chúng con tin tưởng vững vàng sẽ được ơn cứu độ, thì nhờ mầu nhiệm Người đã phục sinh, xin cho chúng con đạt tới quê trời như lòng hằng mong ước. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tại làm sao Chúa chết?
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá – năm A
(Mt 26, 14-27, 66)
Sau khi đọc bài tường thuật đầy đủ về cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta theo thánh Matthêu. Chúng ta không thể không màng chi đến những sự xảy ra trước đó. Nhiều người không khỏi thắc mắc : một con người như vậy sao lại kết thúc trên Thánh giá? Đâu là nguyên do dẫn đến cái chết và ai là người chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu?
Theo một lý thuyết lưu hành vào thế kỷ 20 sau thảm kịch Shoah, Hitler tiêu diệt những người Do thái, người ta qui trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu cho người Do thái, Philatô và các thẩm quyền Rôma thời ấy, mà động lực thúc đẩy thuộc bản chất chính trị hơn là tôn giáo.
Bằng chứng là Hội đồng Do thái, đứng đầu là Thượng Tế Caipha đã họp nhau “bàn với nhau lấy mưu bắt cho được Ðức Giêsu mà giết đi” (Mt 26, 4) ; “tìm chứng gian cáo Chúa Giêsu để lên án xử tử Người” (Mt 26, 59), chứng gian tìm không được, Caipha nại vào sự thật để kết án tử hình: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hãy nói cho chúng ta biết: Ông có phải là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa không?” (Mt 26, 63). Ông còn hùng hồn minh họa lời phán xét bằng cử chỉ xé áo: “Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm thượng, quý vị nghĩ sao?” (Mt 26, 65) Cuộc họp ban đêm kết thúc với lời hô hoán: “Nó đáng chết!” (Mt 26, 66)
Nhưng chuyện không đơn giản, vì muốn giết được Chúa Giêsu phải qua tay tổng trấn Rôma là Philatô, nên họ “trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô” (Mt 27, 2). Philatô không phải là người quan tâm với sự công chính đến nỗi âu lo về số phận của một người Do thái không tên tuổi; ông ta là một mẫu người cứng cỏi, độc ác, sẵn sàng đổ máu nếu có một dấu vết rất nhỏ nổi loạn (x. Lc 13, 1-9). Tất cả sự này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, ông không ra sức cứu sống Chúa Giêsu vì thương cảm nạn nhân, nhưng chỉ để ghi một điểm thắng chống lại những kẻ tố cáo Chúa Giêsu, với họ ông đã có xung đột từ ngày tới đất Giuđêa. Dĩ nhiên, sự này không giảm bớt trách nhiệm của Pilatô trong việc lên án Chúa Giêsu, một trách nhiệm ông đã chia sẻ với những nhà lãnh đạo Do thái.
Khi gặp Chúa Giêsu, Philatô hỏi : “Ông có phải là vua dân Do thái không?” Câu trả lời của Chúa xem ra bí ẩn : “Chính ông nói đó” (Mt 27, 11).Tổng trấn Philatô rất đỗi kinh ngạc, lại thêm lời của vợ ông : “Xin ông đừng can thiệp gì đến vụ người công chính ấy, vì hôm nay trong một giấc chiêm bao, tôi đã phải đau khổ rất nhiều vì người ấy”(Mt 27, 19).
Đối diện với những kẻ đòi giết Chúa Giêsu, Philatô không biết làm sao, ông nghĩ ra trò tráo mạng Giêsu bằng cách đưa cho dân “một phạm nhân khét tiếng tên là Baraba” (Mt 27, 16), để may chăng dân chúng tha cho Chúa Giêsu, nhưng ông đã lầm, dân chúng càng hô to: “Tha Baraba , giết Giêsu [ ...] Đóng đinh nó vào thập giá” (Mt 27, 20-22). Kế sách không thành, nên ông lấy nước rửa tay trước mặt dân chúng và nói: “Ta vô can về máu người công chính này, mặc kệ các ngươi ”(Mt 27, 24). Các thượng tế và kinh sư chấp nhận: “Máu hắn cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27, 25). Philatô nhượng bộ hoàn toàn: “phóng thích Baraba cho họ, còn Chúa Giêsu thì trao cho họ đánh đòn, rồi đem đi đóng đinh vào thập giá” (Mt 27, 26).
Khi quyết định trao nộp Chúa Giêsu thì ông cũng đi vào cái vòng di chuyển của họ. Tin Mừng được giả thiết là đã minh oan cho Philatô và tố cáo những người lãnh đạo Do thái chủ mưu giết Chúa. Chính thánh Phaolô khi tường thuật về án tử của Chúa Giêsu giống như các sách Tin Mừng mô tả, ông viết “những người Do thái đã giết Chúa Giêsu” (1 Tx 2,15).
Từ những tường thuật về cái chết của Chúa Giêsu trong Talmud và trong những tài liệu Do thái khác, truyền thống Do thái không bao giờ từ chối sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó trong việc lên án Chúa Giêsu. Họ không bênh vực mình bằng sự chối bỏ hành động, nhưng nếu có hành động nào, họ đã chối rằng hành động đó, từ viễn ảnh Do thái, làm thành một tội ác và án tử Chúa Kitô Giêsu là một án bất công.
Như vậy, đối với câu hỏi, “ tại sao Chúa chết ? ” Sau tất cả những nghiên cứu và những sự lựa chọn được đề nghị, chúng ta phải đưa ra cũng một câu trả lời như trong các Tin Mừng là Người bị kết án vì những lý do tôn giáo. Kết luận, các thẩm quyền tôn giáo và các thẩm quyền chính trị, các thủ lãnh Công Nghị và quan tổng trấn Roma, cả hai đã tham gia, vì những lý do khác nhau, trong sự xử án Chúa Kitô.
Phần lớn chúng ta, những người tin Chúa Giêsu đều nghĩ rằng chính những người Do thái đã giết Chúa. Chúng ta cũng thường qui kết cho Giuđa là kẻ phản bội đã bán đứng Thấy, kẻ tiếp tay cho các thượng tế và kinh sư bắt nộp Chúa. Xem ra chỉ có Giuđa và giới lãnh đạo Do thái mới nhìn nhận mình có liên quan đến cái chết của Chúa Giêsu, thấy Người bị kết án thì hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lão mà nói rằng :“Tôi đã phạm tội nộp máu người công chính”. Các thượng thế phủi tay với Giuđa : “Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh”. Còn Philatô rửa tay trước mặt họ: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy”.
Thế là Giuđa nộp máu người vô tội, Philatô cũng nộp máu người vô tội. Các thượng tế và đám đông hứng máu người vô tội cho mình và cho con cháu khi đáp : “Máu hắn cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27, 25).
Mỗi khi Tuần Thánh về, đọc lại bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Giáo Hội muốn mỗi người chúng ta, thay vì đổ tội cho người Do thái, thì nhìn thấy trách nhiệm của mình trong cái chết của Chúa Giêsu. Chúa đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Thánh Kinh. Tội lỗi làm cho chúng ta xa lìa Thiên Chúa và tha nhân, chống lại Thiên Chúa và chống lại nhau, dẫn đến nguy cơ mất ơn cứu độ. Nên Thiên Chúa đã vì loài người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế…chịu đóng đanh, chị chết để chuộc tội cho chúng ta.
Khi ta từ chối Chúa và chương trình thiêng liêng của Người, hay xúc phạm đến Thiên Chúa, không sống xứng đáng là con Thiên Chúa, chúng ta chịu trách nhiệm cách đặc biệt hơn vào cái chết của Chúa. Mỗi lần chúng ta phạm tội bất công, lỗi đức bác ái, gây gương mù gương xấu, cộng tác với sự dữ gây tác hại trực tiếp cho tha nhân, làm hại bản thân, gây thiệt hại cho cả Hội Thánh nữa là chúng ta làm khổ nhau, nhất là làm cho Chúa phải đau phiền và phải chết.
Ước gì khi suy niệm về cái chết của Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta thêm lòng tin vào Chúa, yêu mến Chúa cách mãnh liệt hơn, và đặt tất cả lòng cậy trông vào Chúa. Chúng ta tin Chúa Giêsu đã chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Lễ Lá
(Mt 26, 14-27, 66)
Với Chúa Nhật Lễ Lá, khai mạc Tuần Thánh, trung tâm của Năm Phụng Vụ, trong tuần này chúng ta dõi theo hành trình thương khó của Chúa Giêsu, chết và sống lại.
Niềm vui
Hoan hô Thái Tử nhà Đa-vít! Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa! (Mt 21,9)
Nghe đọc những lời trên lúc mở đầu nghi thức làm phép kiệu lá, tưởng nhớ tới sự kiện Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, dân chúng rủ nhau ra mà đón : “Đông đảo dân chúng trải áo xuống mặt đường , một số khác lại chặt cành chặt lá rải lên lối đi. Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vạng dậy : “Chúc tụng Đấng Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa! Hoan hô Chúa trên các tầng trời” (Mt 21,8-9). Giờ đây mỗi người cầm cành lá trong tay vừa đi vừa hát “Hoan hô...” thấy thật là vui.
Đám đông dân chúng đón rước Chúa lúc đó hân hoan, ngợi khen, chúc tụng. Đúng là một bầu khí vui mừng mà chúng ta cảm nghiệm được khi tái cử hành biến cố năm xưa hôm nay. Chúa Giêsu, Thái Tử nhà Đavít tiến vào Giêrusalem đã khơi lên bao nhiêu niềm hy vọng nơi tâm hồn những người đơn sơ, nghèo khổ, bị lãng quên, những người không đáng kể gì trong xã hội. Người thấu hiểu và cảm thông cảnh lầm than khốn khổ của họ, cúi mình xuống chữa lành những vết thương thể xác cũng như tâm hồn và tỏ lòng từ bi đối với họ.
Đúng như lời ngôn sứ I-sai-a nói : “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17). Đó là tình thương cao cả của Chúa Giêsu, Người đã mang tình thương ấy đi vào thành Giêrusalem. Chúng ta thật vui mừng và tràn đầy hy vọng, vì thế giới chúng ta sống đang rất cần tình thương đó.
Thập giá
Niềm vui của dân chúng đang hân hoan, tung hô, chúc tụng Chúa, bỗng sự đấu tố, đòn vọt, vòng gai và thập giá bao trùm, những lời của Tiên tri Isaia, bài tường thuật của thánh sử Mátthêu, và những bài đọc phụng vụ khác dẫn đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm Thương Khó và cái chết của Chúa Giêsu. Isaia mô tả cho chúng ta hình ảnh của một người bị đánh đòn và chịu vả mặt nhục nhã (x. Is 50, 6). Lời đáp ca: “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?” Giúp chúng ta chiêm ngắm cơn hấp hối của Chúa Giêsu trên thập giá (Mt 27,46). Nơi bài đọc II, thánh Phaolô tông đồ giúp chúng ta hiểu sâu xa hơn mầu nhiệm Vượt Qua: Chúa Giêsu, “dù là Thiên Chúa, nhưng không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự” (Phil 2, 6- 8).
Một vị Vua cưỡi trên con lừa con, không có đoàn tùy tùng đi theo, không có một binh đoàn biểu tượng quyền lực tiến vào thành Giêrusalem là Chúa Giêsu. Người không vào Thành Thánh để nhận vinh dự dành cho các vua trần thế, cho kẻ có quyền bính, cho kẻ thống trị; Người vào thành để chịu đánh đòn, lăng mạ và xúc phạm, như Isaia đã tiên báo (x. Is 50,6); Người vào để chịu đội mão gai và mặc áo choàng đỏ, vương quyền của Người là đối tượng cho sự nhạo cười; Người vào để bước lên đồi Canvê vai vác khổ giá; Người vào thành Giêrusalem để chịu chết trên Thập giá. Thập giá là ngai vàng của Người, Người mang lấy Thập giá trên mình, mang vào mình sự ác, cùng với sự nhơ bẩn, tội lỗi của trần thế và cả tội chúng ta nữa. Với lòng từ bi và tình thương của Thiên Chúa, Người lấy máu mình mà tẩy rửa cho sạch. Vì thế, Thập giá được Chúa Giêsu đón nhận với tình thương không bao giờ đưa tới sầu muộn, nhưng dẫn đến niềm vui, niềm vui được cứu độ.
Sống Tuần Thánh
Bước vào Tuần Thánh, Giáo Hội cùng với con cái mình dõi theo Chúa Giêsu trên hành trình tiến lên đồi Canvê với Thập giá và sự sống lại của Người. Sống Tuần Thánh là đi vào tình thương hiến thân của Chúa Giêsu hầu mang lại sự sống cho con người
Lúc sinh thời, Chúa Giêsu đã rong ruổi trên khắp nẻo đường, với lòng tin, Người đã chọn gọi 12 người đơn sơ để họ ở với và tiếp tục sứ mạng yêu thương của Người. Trong Tuần Thánh chúng ta sống trọn vẹn cuộc hành trình này. Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để thi hành sứ mạng yêu thương ấy.
Người không sống cách thụ động tình thương dẫn đến hy sinh, hoặc như một định mệnh không thể tránh được; Người không che giấu được sự xao xuyến sâu xa của một con người trước cái chết dữ dằn, nhưng phó thác hoàn toàn nơi Chúa Cha. Chúa Giêsu tự ý nộp mình chịu khổ hình và chịu chết, để chứng tỏ tình thương của Thiên Chúa đối với thế gian. Thánh Phaolô cảm nghiệm được rằng, trên Thập giá, Chúa Giêsu “đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2,20). Mỗi người chúng ta có thể nói: Người đã yêu thương tôi và đã phó nộp mình vì tôi.
Nhìn vào Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, chúng ta khám phá ra những đau khổ của nhân loại nói chung và những đau khổ của chính cá nhân mình nói riêng. Chúa Giêsu, dù vô tội, đã nhận mang lấy vào thân điều mà con người không thể chịu được như : sự bất công, sự dữ, tội lỗi, hận thù, đau khổ và cuối cùng là sự chết. Trong Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa phải chịu nhục nhã và đau khổ để chứng tỏ rằng Thiên Chúa yêu thương tất cả, tha thứ cho tất cả và mang đến cho con người ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống.
Mỗi năm, với Tuần Thánh, Giáo Hội bước vào trong Mầu nhiệm Vượt Qua, Mầu nhiệm tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Chính nhờ sức mạnh của Mầu Nhiệm Vượt Qua mà Giáo Hội có thể công bố cho thế giới bằng lời nói và bằng những việc làm tốt của những con cái mình rằng: “Chúa Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh hiển” (Phil 2,11). Phải, Chúa Giêsu Kitô là Chúa, Người là Chúa của thời gian và của lịch sử; là Ðấng Cứu Chuộc con người; Người là Ðấng Cứu Thế! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến! Hosanna!
Cùng với Mẹ Maria, chúng ta hãy xin với Mẹ là Ðấng đã theo Chúa Giêsu Con Mẹ trong suốt chặng đường dẫn tới Canvê trong đức tin, giúp con cái Mẹ vác thập giá với niềm thanh thản và yêu thương bước theo Chúa, để đạt được niềm vui của lễ Phục Sinh. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Dõi Theo Cuộc Thương Khó Của Chúa Giêsu
Suy niệm Lễ Lá
(Mt 26, 14-27, 66)
Khi Chúa vào Thành Thánh
Chúa Giêsu muốn tất cả thật đơn giản, nhưng giầu ý nghĩa về tính thiên sai. Trái lại, đám đông từ Galilêa đến dự lễ Vượt Qua lại vui mừng phấn khởi. Chúa Giêsu tiến vào Thành Thánh, đám đông và đoàn môn đệ cất tiếng ngợi ca : "Chúc tụng Đấng Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa! Hoan hô Chúa trên các tầng trời” (Mt 21,8-9), làm cho chúng ta nhớ lại lời thiên thần đã hát trong đêm Giáng sinh : "Vinh danh Thiên Chúa trên trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm" (Lc 2, 14).
Sự nhiệt tình của đám đông gặp phải sự chỉ trích của một số người Biệt Phái. Chúa Giêsu chấp nhận sự nhiệt tình này bởi nó phát xuất từ trái tim, cho dù có phù du đi chăng nữa.
Một ngôn ngữ loài người
Toàn bộ sứ mạng của Người Tôi Tớ Đau Khổ được Isaia tóm lại: lắng nghe để huấn luyện, huấn luyện để loan báo : "Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn … Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn" (x. Is 50, 4-7). Thật dễ để mà nói, "tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi" (Is 50, 6), nhưng không dễ để mà sống. Vì thế, ta phải không ngừng lắng nghe Thiên Chúa, để Thiên Chúa huấn luyện ta bằng ngôn ngữ loài người, để loan báo Thiên Chúa cho anh em.
Người đã không lấy lại
Chúa Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, chia sẻ tất cả vinh quang của loài người và vinh quang Thiên Chúa : "Đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm" (Pl 2,7). Là con người, một tạo vật có giới hạn trong thời gian, gắn liền với khổ đau, ngược đãi và bị giết chết. Trở nên giống phàm nhân, ngoại trừ tội lỗi, dù là Đấng vô tội, Chúa Giêsu đã khước từ vinh quang của Con Thiên Chúa và trở thành con của loài người, để hoàn toàn liên đới với chúng ta là những người tội lỗi. Không những thế, Người đã sống giữa chúng ta trong một "điều kiện của nô lệ": không phải như là vua, cũng không phải là ông hoàng, nhưng là nô lệ. Vì thế Người đã hạ mình, và vực thẳm sự hạ mình của Người, mà Tuần Thánh cho chúng ta thấy, xem ra không có đáy, "vâng lời cho đến chết" (Pl 2,8), đành mất tất cả để có được vinh quang trở về với Thiên Chúa.
Khởi đầu chặng Đàng Thánh Giá
Thánh lễ ngày Thứ Năm Tuần Thánh như là điểm khởi đầu con đường thập giá, chứ không phải vườn Cây Dầu. Thánh Thể thực hiện hy tế của Thiên Chúa và ban tặng cho chúng ta những quả phúc tuyệt vời ngay tức khắc. Mỗi khi cử hành, chúng ta thưa : "Xin đoái nhìn hiến lễ Hội Thánh dâng lên Chúa và khi Chúa nhận đây chính là của lễ Con Cha đã dâng tiến" (Kinh Nguyện Thánh Thể III) Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Tất cả các con hãy uống chén này, vì này là Máu Ta, Máu Tân Ước, sẽ đổ ra cho nhiều người được ta tội " (Mt 26,27-28).
Trong vườn Giệtsimani
Trong thư gửi tín hữu Do thái Chúa Giêsu nói : "Con đến để làm theo Ý Cha" (Dt 10,9-10) lấy lại những lời Thánh Vịnh (Tv 39, 8). Nhưng lời đó vẫn tiếp tục và đặt chúng ta vào trong lễ dâng hiến của Chúa Kitô. Chính trong ý Chúa Cha, Chúa Giêsu đã dâng hiến chính thân mình làm của lễ để cứu chuộc chúng ta.
Có lần chúng ta bước trượt, lúc đó bàn tay ta không có gì để nắm. Có lúc trái tim ta bồi hồi trong ta, cuộc sống mất đi ý nghĩa, khi tình yêu tan rã, tâm trí chúng ta mất hướng. Chúa biết rằng trong vườn cây Dầu, có các môn đệ ở gần, Người vẫn cảm thấy cô đơn : "Bây giờ các con còn ngủ ư?" (Mt 26, 45).
Nhưng sự cô đơn không phủ kín trên Người, mà đưa Người đến với lễ vật tự hiến phổ quát. Thánh Phaolô viết cho tín hữu Philipphê "Để mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng" (Pl 2, 11). Chúng ta phải ra khỏi chính mình, vượt ra ngoài bóng đêm để tìm kiếm Thiên Chúa đầy lòng trắc ẩn, tìm ánh sáng của Ngài.
Chối Chúa
Hầu như tất cả các môn đệ khác trốn chạy và bỏ rơi Thày, còn Phêrô với thanh gươm cầm sẵn trong tay, tin tưởng vào sức riêng mình, ông dồn sức lực vào sự nhiệt tình với Chúa. Giờ đây ông tìm lại chính mình. Ông biết rõ người mà tên đầy tớ nữ hỏi ông, nhưng ông vẫn nói : "Tôi không biết người ấy" (Mt 26,71).
Con gà là con vật không màng chi đến giờ giấc, vào thời điểm đó đã cất tiếng gáy. Phêrô sau khi chối Chúa, quay lại nhìn Chúa Giêsu, ông sợ hãi. Lúc này, Chúa không đến nắm lấy tay Phêrô như ngày ông bị chìm trên biển khi đang đến cùng Chúa. Với cái nhìn yêu thương, giờ đây Chúa Giêsu nhắc nhở Phêrô, ông quay lại và nhìn Chúa, cái nhìn lén lút, gặp ánh mắt "yêu thương", ông sực nhớ lời Chúa Giêsu đã nói với ông : "Trước khi gà gáy, con đã chối Ta ba lần" (Mt 26, 75).
Chúng ta hãy để Chúa Giêsu nhìn chúng ta, cho chúng ta tính xác thực của tình yêu thương xót vượt trên sự yếu hèn của chúng ta.
Các ông nói, quan nói
Trước Công Nghị, giới lãnh đạo Do thái hỏi Chúa Giêsu xem có phải là Vua không ? Chúa Giêsu không trả lời. Bị hạ nhục trong tâm hồn với các chế nhạo, xỉ vả, và khạc nhổ, thân xác phải chịu đánh đập, đòn vọt và mạo gai khiến cho diện mạo của Ngườii không còn hình tượng người ta nữa. Trước quyền bính tôn giáo và chính trị: Ngài đã tự biến thành tội nhâ và bị coi là bất chính. Thế rồi quan Philatô gửi Người qua cho vua Hêrôđê và ông này lại gửi Chúa trở lại cho quan tổng trấn. Với Philatô, ông lồng chính trị vào khi hỏi Chúa Giêsu : "Ông có phải là Vua dân Do Thái không?" (Mt 27,11). Chúa Giêsu trả lời : "Ông nói đúng" (Mt 27, 11). Chúa cũng yêu cầu chúng ta trả lời cùng một câu hỏi, mà Chúa hỏi các môn đệ : "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?"
Chúa Giêsu không đòi cho mình
Sau khi bị bán với 30 đồng bạc và bị phản bội bởi một môn đệ Ngài đã chọn và gọi là bạn. Chúa Giêsu trong tư cách là con người bị bỏ rơi và bị ngược đãi. Người bị nộp vào tay kẻ dữ, bị mạc cả với kẻ sát nhân, phải vác thánh giá nặng nhục nhã và bị nhạo báng như tên nô lệ. Người khiêm nhường đến độ không còn được tôn trọng. Người đã tự hủy mình ra không, không còn sức để vác cây thập giá.
Trong khi Ngài bị khước từ mọi công lý, Chúa Giêsu cũng cảm nhận trên da thịt mình sự dửng dưng, bỏi vì không ai muốn lãnh trách nhiệm đối với số phận của Người. Dân chúng biến các lời chúc tụng thành tiếng kêu tố cáo, thích cho một kẻ sát nhân được trả tự do cho họ hơn. Và thế là Chúa bị chết trên thập giá, là cái chết đớn đau và hổ nhục nhất dành cho các kẻ phản bội, nô lệ và các kẻ tội phạm tồi tệ nhất.
Chúa không đòi cho mình một đặc quyền đặc lợi nào, chẳng là gì trước sự tàn bạo của binh lính, kể cả Simon người Cyrênê, Chúa cũng chẳng là gì, ông kề vai vác đỡ, chẳng qua ông bị bắt vác mà thôi. Ông không biết ý nghĩa, cử chỉ vác thánh giá này. Những người nhạo báng hay tên lính lấy bọt biển nhúng giấm cho Chúa uống, họ có hiểu được không?
Ba năm mỏi chân đi giảng đạo cho muôn dân, với những phép lạ Chúa làm, an ủi những người ốm đau, bệnh tật, nghèo nàn đã không làm cho họ khám phá con người thật của Chúa Giêsu. Trong vườn Cây Dầu, một mình đối diện với Chúa Cha, Chúa không xin điều gì : ngoại trừ xin ơn tha thứ cho những ai làm khốn mình, vì Chúa đến để mang ơn tha thứ cho mọi người.
Bóng tối và màn Đền Thờ bị xé
"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Vài khoảng giờ thứ chín thì … Bỗng nhiên màn đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dưới" (Mt 27,45-51). Chúa Giêsu trút hơi thở trao phó linh hồn trong tay Chúa Cha và từ nay, chắc chắn Người là tác nhân Phục Sinh, hoàn tất điều có thể trao ban. Lòng thương xót của Chúa chạm tới con tim của viên quản bách quân, khiến anh ngợi khen vinh quang Thiên Chúa : “Đúng người này là Con Thiên Chúa" (Mt 27,45-51), và đám đông cảm thấy nhu cầu cần thiết phải được tha thứ liền đấm ngực ăn năn trở về mừng lễ Vượt Qua.
Giuse người Arimathia với tư cách là môn đệ đã quyết định tự mình đến xin Philatô cho được tháo đanh táng xác Chúa. Những người phụ nữ thánh thiện về nhà chuẩn bị thuốc thơm vì hôm sau là lễ Vượt Qua. Các đèn chiếu sáng ngày Sabát của lễ Vượt Qua bắt đầu tỏa sáng. Nhưng nó vẫn còn tối.
Vinh quang Thiên Chúa sẽ chiếu tỏa vào buối sáng ngày Phục Sinh khi tấm cửa mộ bị lăn ra như bức màn của đền thờ bị xé. Ngày thứ nhất trong tuần, sau khi sống lại, Chúa đến gặp mấy người phụ nữ và trao ban sứ mạng loan báo Tin Mừng Phục Sinh. (x. Mt 28).
Lạy Chúa, chúng con vừa cử hành các mầu nhiệm thánh, Chúa đã ban cho chúng con được thỏa chí toại lòng. Nhờ Con Một Chúa chịu khổ hình thập giá, Chúa làm cho chúng con tin tưởng vững vàng sẽ được ơn cứu độ, thì nhờ mầu nhiệm Người đã phục sinh, xin cho chúng con đạt tới quê trời như lòng hằng mong ước. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tại làm sao Chúa chết?
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá – năm A
(Mt 26, 14-27, 66)
Sau khi đọc bài tường thuật đầy đủ về cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta theo thánh Matthêu. Chúng ta không thể không màng chi đến những sự xảy ra trước đó. Nhiều người không khỏi thắc mắc : một con người như vậy sao lại kết thúc trên Thánh giá? Đâu là nguyên do dẫn đến cái chết và ai là người chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu?
Theo một lý thuyết lưu hành vào thế kỷ 20 sau thảm kịch Shoah, Hitler tiêu diệt những người Do thái, người ta qui trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu cho người Do thái, Philatô và các thẩm quyền Rôma thời ấy, mà động lực thúc đẩy thuộc bản chất chính trị hơn là tôn giáo.
Bằng chứng là Hội đồng Do thái, đứng đầu là Thượng Tế Caipha đã họp nhau “bàn với nhau lấy mưu bắt cho được Ðức Giêsu mà giết đi” (Mt 26, 4) ; “tìm chứng gian cáo Chúa Giêsu để lên án xử tử Người” (Mt 26, 59), chứng gian tìm không được, Caipha nại vào sự thật để kết án tử hình: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hãy nói cho chúng ta biết: Ông có phải là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa không?” (Mt 26, 63). Ông còn hùng hồn minh họa lời phán xét bằng cử chỉ xé áo: “Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm thượng, quý vị nghĩ sao?” (Mt 26, 65) Cuộc họp ban đêm kết thúc với lời hô hoán: “Nó đáng chết!” (Mt 26, 66)
Nhưng chuyện không đơn giản, vì muốn giết được Chúa Giêsu phải qua tay tổng trấn Rôma là Philatô, nên họ “trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô” (Mt 27, 2). Philatô không phải là người quan tâm với sự công chính đến nỗi âu lo về số phận của một người Do thái không tên tuổi; ông ta là một mẫu người cứng cỏi, độc ác, sẵn sàng đổ máu nếu có một dấu vết rất nhỏ nổi loạn (x. Lc 13, 1-9). Tất cả sự này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, ông không ra sức cứu sống Chúa Giêsu vì thương cảm nạn nhân, nhưng chỉ để ghi một điểm thắng chống lại những kẻ tố cáo Chúa Giêsu, với họ ông đã có xung đột từ ngày tới đất Giuđêa. Dĩ nhiên, sự này không giảm bớt trách nhiệm của Pilatô trong việc lên án Chúa Giêsu, một trách nhiệm ông đã chia sẻ với những nhà lãnh đạo Do thái.
Khi gặp Chúa Giêsu, Philatô hỏi : “Ông có phải là vua dân Do thái không?” Câu trả lời của Chúa xem ra bí ẩn : “Chính ông nói đó” (Mt 27, 11).Tổng trấn Philatô rất đỗi kinh ngạc, lại thêm lời của vợ ông : “Xin ông đừng can thiệp gì đến vụ người công chính ấy, vì hôm nay trong một giấc chiêm bao, tôi đã phải đau khổ rất nhiều vì người ấy”(Mt 27, 19).
Đối diện với những kẻ đòi giết Chúa Giêsu, Philatô không biết làm sao, ông nghĩ ra trò tráo mạng Giêsu bằng cách đưa cho dân “một phạm nhân khét tiếng tên là Baraba” (Mt 27, 16), để may chăng dân chúng tha cho Chúa Giêsu, nhưng ông đã lầm, dân chúng càng hô to: “Tha Baraba , giết Giêsu [ ...] Đóng đinh nó vào thập giá” (Mt 27, 20-22). Kế sách không thành, nên ông lấy nước rửa tay trước mặt dân chúng và nói: “Ta vô can về máu người công chính này, mặc kệ các ngươi ”(Mt 27, 24). Các thượng tế và kinh sư chấp nhận: “Máu hắn cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27, 25). Philatô nhượng bộ hoàn toàn: “phóng thích Baraba cho họ, còn Chúa Giêsu thì trao cho họ đánh đòn, rồi đem đi đóng đinh vào thập giá” (Mt 27, 26).
Khi quyết định trao nộp Chúa Giêsu thì ông cũng đi vào cái vòng di chuyển của họ. Tin Mừng được giả thiết là đã minh oan cho Philatô và tố cáo những người lãnh đạo Do thái chủ mưu giết Chúa. Chính thánh Phaolô khi tường thuật về án tử của Chúa Giêsu giống như các sách Tin Mừng mô tả, ông viết “những người Do thái đã giết Chúa Giêsu” (1 Tx 2,15).
Từ những tường thuật về cái chết của Chúa Giêsu trong Talmud và trong những tài liệu Do thái khác, truyền thống Do thái không bao giờ từ chối sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó trong việc lên án Chúa Giêsu. Họ không bênh vực mình bằng sự chối bỏ hành động, nhưng nếu có hành động nào, họ đã chối rằng hành động đó, từ viễn ảnh Do thái, làm thành một tội ác và án tử Chúa Kitô Giêsu là một án bất công.
Như vậy, đối với câu hỏi, “ tại sao Chúa chết ? ” Sau tất cả những nghiên cứu và những sự lựa chọn được đề nghị, chúng ta phải đưa ra cũng một câu trả lời như trong các Tin Mừng là Người bị kết án vì những lý do tôn giáo. Kết luận, các thẩm quyền tôn giáo và các thẩm quyền chính trị, các thủ lãnh Công Nghị và quan tổng trấn Roma, cả hai đã tham gia, vì những lý do khác nhau, trong sự xử án Chúa Kitô.
Phần lớn chúng ta, những người tin Chúa Giêsu đều nghĩ rằng chính những người Do thái đã giết Chúa. Chúng ta cũng thường qui kết cho Giuđa là kẻ phản bội đã bán đứng Thấy, kẻ tiếp tay cho các thượng tế và kinh sư bắt nộp Chúa. Xem ra chỉ có Giuđa và giới lãnh đạo Do thái mới nhìn nhận mình có liên quan đến cái chết của Chúa Giêsu, thấy Người bị kết án thì hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lão mà nói rằng :“Tôi đã phạm tội nộp máu người công chính”. Các thượng thế phủi tay với Giuđa : “Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh”. Còn Philatô rửa tay trước mặt họ: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy”.
Thế là Giuđa nộp máu người vô tội, Philatô cũng nộp máu người vô tội. Các thượng tế và đám đông hứng máu người vô tội cho mình và cho con cháu khi đáp : “Máu hắn cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27, 25).
Mỗi khi Tuần Thánh về, đọc lại bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Giáo Hội muốn mỗi người chúng ta, thay vì đổ tội cho người Do thái, thì nhìn thấy trách nhiệm của mình trong cái chết của Chúa Giêsu. Chúa đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Thánh Kinh. Tội lỗi làm cho chúng ta xa lìa Thiên Chúa và tha nhân, chống lại Thiên Chúa và chống lại nhau, dẫn đến nguy cơ mất ơn cứu độ. Nên Thiên Chúa đã vì loài người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế…chịu đóng đanh, chị chết để chuộc tội cho chúng ta.
Khi ta từ chối Chúa và chương trình thiêng liêng của Người, hay xúc phạm đến Thiên Chúa, không sống xứng đáng là con Thiên Chúa, chúng ta chịu trách nhiệm cách đặc biệt hơn vào cái chết của Chúa. Mỗi lần chúng ta phạm tội bất công, lỗi đức bác ái, gây gương mù gương xấu, cộng tác với sự dữ gây tác hại trực tiếp cho tha nhân, làm hại bản thân, gây thiệt hại cho cả Hội Thánh nữa là chúng ta làm khổ nhau, nhất là làm cho Chúa phải đau phiền và phải chết.
Ước gì khi suy niệm về cái chết của Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta thêm lòng tin vào Chúa, yêu mến Chúa cách mãnh liệt hơn, và đặt tất cả lòng cậy trông vào Chúa. Chúng ta tin Chúa Giêsu đã chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bề trên cả Dòng Tên bị tỏ ý lo ngại: Kitô Giáo không có Chúa Kitô
Vũ Văn An
04:26 04/04/2017
Theo Magister Sandro, trong số các linh mục sinh tại giáo phận Carpi, nơi Đức Phanxicô sẽ tới thăm vào Chúa Nhật, 2 tháng Tư này, sẽ có một vị đang gây nhức óc cho ngài.
Đó là Cha Roberto A. Maria Bertacchini. Ngài vốn được đào tạo tại một trường có tới 3 linh mục Dòng Tên nổi tiếng. Đó là các Cha Heinrich Pfeiffer, một sử gia nghệ thuật và là giáo sư tại Đại Học Gregoriana, Francesco Tata, cựu bề trên tỉnh dòng Tên tại Ý và Piersandro Vanzan, một cây viết nổi danh của tờ “La Civiltà Cattolica”. Cha Bertacchini vốn là một học giả nghiên cứu về Thánh Augustinô và là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo đăng trên các tập san thần học.
Tuần trước, Cha gửi cho Đức Phanxicô và Đức Hồng Y Gerhard L. Müller, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin một tờ trình (memorandum) dài 6 trang, cực lực phê phán các ý nghĩ được trình bầy trong cuộc phỏng vấn gần đây với tân bề trên cả Dòng Tên, Cha Arturo Sosa Abascal, người rất gần gũi với Đức Giáo Hoàng.
Cha Bertacchini cho rằng các ý nghĩ trên “có tính cách trầm trọng đến nỗi không thể im lặng làm ngơ mà không trở thành kẻ đồng loã với chúng” vì chúng có nguy cơ “đem đến một thứ Kitô Giáo không có Chúa Kitô”.
Cuộc phỏng vấn nói trên là cuộc phỏng vấn của nhà báo Thụy Sĩ Giuseppe Rusconi chuyên viết về Vatican, đăng trên Blog Rossoporpora ngày 18 tháng Hai vừa qua(xin xem các bài “Cha Bề Trên Cả Dòng Tên Nói Tới Biện Phân” và “Biện Phân Là Gì?” đăng trên Vietcatholic các ngày 22 và 23 tháng Hai, 2017). Sau đây là nội dung một số điểm trong tờ trình của Cha Bertacchini:
Tờ Trình
Về cuộc phỏng vấn với Cha Bề Trên Cả Dòng Tên về tính đáng tin cậy của các Sách Tin Mừng
Bởi Roberto A. Maria Bertacchini
Tháng Hai vừa qua, Cha Bề Trên Cả Dòng Tên có tham dự một cuộc phỏng vấn trong đó, ngài ám chỉ rằng lời lẽ của Chúa Giêsu về tính bất khả tiêu của hôn nhân không phải là một điểm có tính vững ổn về thần học, nhưng đúng hơn, là một điểm khởi đầu đối với tín lý mà ta cần phải khai triển cách thích đáng. Điều này, nghĩ cho cùng, có thể dẫn tới việc hỗ trợ điều trái ngược hẳn, tức sự tương hợp của ly dị đối với cuộc sống Kitô Giáo. Theo nhận định của Cha Bertacchini, sáng kiến này có thể châm ngòi cho một tình huống nổ bùng.
Dĩ nhiên, Cha Arturo Sosa Abascal, Dòng Tên, rất thận trong việc không rơi vào trạng huống lạc giáo thẳng thừng. Và điều này, theo một nghĩa nào đó, có khi còn trầm trọng hơn. Bởi thế, điều cần là lần giở lại sợi chỉ xuyên suốt trong lối lý luận của ngài.
Vấn đề ngài đặt ra là liệu các tác giả Tin Mừng có đáng tin hay không, và ngài cho hay: cần phải biện phân. Thành thử việc các ngài có đáng tin hay không không phải là một sự kiện. Một tuyên bố nghiêm trọng như thế cần phải được lý luận thấu đáo cả về chiều dài lẫn về chiều sâu, vì quả tình có thể có việc thừa nhận sai lầm trong chi tiết câu truyện; nhưng nghi vấn tính chân thực trong các giáo huấn tín lý của Chúa Giêsu là một điều khác hẳn.
Dù thế nào đi chăng nữa, vị tu sĩ Dòng Tên của chúng ta cũng không tự ý can dự, nhưng một cách rất khôn khéo, đã nại tới Đức Giáo Hoàng. Và vì Đức Phanxicô, trong khi xử sự với các cặp đã ly thân v.v…, cho tới lúc có cuộc phỏng vấn, chưa bao giờ trích dẫn các đoạn trong đó Chúa Giêsu nhắc đến tính bất khả tiêu của hôn nhân, nên sứ điệp tiềm ẩn của vị tu sĩ Dòng Tên của chúng ta rõ như ban ngày: nếu Đức Giáo Hoàng đã không trích dẫn các đoạn đó thì có nghĩa là ngài đã làm việc biện phân và đã cho rằng chúng không phải là lời lẽ của Chúa Giêsu. Do đó, chúng không có tính bó buộc. Nhưng mọi vị giáo hoàng trước đây từng dậy điều ngược lại. Điều này là sao? Hẳn các ngài sai lầm cả. Hay các ngài hẳn đã nói và dậy những điều chỉ đúng với thời các ngài, chứ không đúng với thời ta.
Ta phải rõ ràng điều này: vị tu sĩ Dòng Tên ưu tú của chúng ta không nói điều trên “apertis verbis” (một cách huỵch toẹt) nhưng nói xa gần, để người ta tự hiểu lấy. Và do đó, ngài cho ta chiếc chìa khóa để giải thích phương thức mục vụ của Đức Giáo Hoàng đối với các gia đình đi trệch ra ngoài giáo huấn truyền thống. Đó là: trên thực tế, nay “ta biết”, một cách rất có thể, hay đúng hơn, gần như chắc chắn, rằng Chúa Giêsu không bao giờ dạy hôn nhân là bất khả tiêu. Chính các tác giả Tin Mừng đã hiểu lầm mà thôi.
Một Kitô Giáo không có Chúa Kitô?
Vấn đề nghiêm trọng đến nỗi không thể im lặng làm ngơ mà không trở thành đồng loã. Nguy hiểm là: điều này sẽ đem lại một thứ Kitô Giáo giản lược các sứ điệp của Chúa Giêsu, hay một thứ Kitô Giáo không có Chúa Kitô.
Trong Tin Mừng Thánh Lễ ngày 24 tháng Hai vừa qua, có một đoạn của Tin Mừng Máccô 10:2-12 về việc rẫy vợ. Thành thử có được phép nghĩ rằng không biết có phải Chúa Giêsu nói ra những điều đó và chúng không có tính bó buộc hay không?
“Cảm thức đức tin” vốn bảo ta rằng các tác giả Tin Mừng là người đáng tin. Tuy nhiên, cha bề trên Cả Dòng Tên của chúng ta bác bỏ tính đáng tin này, và ngoài ra, còn không lưu ý chi tới sự kiện này: Thánh Phaolô cũng đã tiếp nhận tín lý này từ Giáo Hội như là của Chúa Giêsu, và truyền nó lại như thế cho các cộng đoàn của ngài: “Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hoà với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ” (1 Cor 7:10-11).
Tính nhất quán của đoạn văn trên với các bản văn của các Tin Mừng Nhất Lãm về việc rẫy vợ và ngoại tình là điều hoàn toàn rõ ràng.Và quả là phi lý khi nghĩ rằng những lời đó là của riêng Thánh Phaolô chứ không thuộc truyền thống tiền Vượt Qua. Không chỉ có thế. Trong thư Êphêsô 5:22-33, Thánh Phaolô rà lại cùng một giáo huấn đó của Chúa Giêsu và thậm chí còn củng cố giáo huấn này. Ngài rà lại, vì ngài trích dẫn cùng đoạn sách Sáng Thế mà chính Chúa Giêsu đã trích dẫn; ngài củng cố, vì Chúa Kitô yêu Giáo Hội một cách bất khả tiêu, đến độ hy sinh mạng sống của Người, và quá bên kia cuộc sống trần gian. Và Thánh Phaolô biến lòng trung thành này thành mẫu mực cho lòng trung thành vợ chồng.
Như thế, điều rõ ràng hoàn toàn là: có sự liên tục hiển nhiên về giáo huấn giữa lời rao giảng tiền Vượt Qua và hậu Vượt Qua; và điều cũng rõ ràng là: có sự bất liên tục với Do Thái Giáo, là tôn giáo vẫn duy trì định chế rẫy vợ. Nhưng nếu Thánh Phaolô xây dựng sự bất liên tục này trên Chúa Kitô, thì nghi vấn các Sách Tin Mừng có phải là điều có nghĩa hay không? Từ đâu mà có sự nhẩy vọt gợi hứng cho thực hành của Giáo Hội cổ xưa ấy, nếu không từ Chúa Kitô?
Ta nên để ý điều này: ly dị cũng đã được thế giới La Hy chấp nhận, và thêm vào đó, còn có định chế thê thiếp nữa, một định chế dễ dàng đem lại việc kết hợp vợ chồng sau đó, như kinh nghiệm của Thánh Augustinô, chẳng hạn, đã chứng tỏ. Và trong khoa chép sử, có nguyên tắc cho rằng sự trì trệ văn hóa không vô cớ mà thay đổi. Bởi thế, nếu sự thay đổi đã được chứng thực trong lịch sử, thì đâu là nguyên nhân nếu không phải là Chúa Giêsu? Và nếu là Chúa Kitô, thì tại sao lại hoài nghi tính đáng tin của các Tin Mừng?
Sau cùng, nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, thì đâu là nguyên nhân khiến các môn đệ nhận định cách hoảng hốt (“vậy chẳng thà không lấy vợ còn hơn!”) trong Mátthêu 19:10? Thánh Mátthêu là một trong các môn đệ ấy và các ngài rất chậm hiểu và tỏ ra gắn bó với các truyền thống bị Chúa Giêsu thách thức. Thành thử, theo quan điểm chép sử, tình tiết ở Mt 19:3-12 là hoàn toàn đáng tin: cả về phương diện phê bình nội tại lẫn phê bình ngoại tại.
Bối cảnh có tính tín điều
Mặt khác, quả quyết rằng không biết có phải Chúa Giêsu thực sự phát ra những lời đó hay không và, do đó, chúng không có tính bó buộc “trên thực tế” là một lạc giáo, vì đã bác bỏ tính linh hứng của Thánh Kinh. Thư 2 Timôtê 3 nói rất rõ: “Mọi Sách Thánh đều được Thiên Chúa linh hứng và có ích để giảng dậy, thuyết phục, sửa trị và huấn luyện lòng chính trực”.
“Mọi” hiển nhiên cũng bao gồm Mátthêu 19:3-12. Nếu không, chắc hẳn còn có lời “khác” trổi vượt hơn Sách Thánh và sự linh hứng của Sách Thánh. Thực vậy, quả quyết tính không đáng tin của một số lời Chúa Giêsu nói giống như mở ra một lỗ hổng ở chiếc đập “fides quae” (nội dung đức tin), một lỗ hổng sẽ dẫn đến việc toàn diện chiếc đập xụp đổ tan tành. Cha Bertacchini minh giải:
a) Nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, thì các tác giả Tin Mừng không đáng tin. Và nếu các ngài không đáng tin, thì các ngài không nói sự thật; nhưng nếu các ngài không nói sự thật, thì các ngài cũng không được Chúa Thánh Thần linh hứng.
b) Nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, có hẳn Người đã nói tất cả các lời khác mà chúng ta coi là tốt đẹp không? Ai đã không đáng tin ở một vấn đề có tính cách đổi mới cũng sẽ không đáng tin ở các vấn đề khác, như phục sinh chẳng hạn… Đó là ý nghĩa việc cả chiếc đập xụp đổ.
Và điều đó chưa hết đâu, vì nếu theo các nghi ngờ của cha bề trên cả Dòng Tên, thì không những Thánh Phaolô bị chà đạp dưới chân, mà cả Vatican II nữa. Thực thế, hiến chế “Sacrosasnctum Concilium” 7 khẳng định như thế này:
“Chúa Kitô luôn hiện diện trong Giáo Hội của Người […] Người hiện diện trong lời của Người, vì chính Người nói khi Sách Thánh được đọc lên trong Giáo Hội”.
Vì các đoạn nói về tính bất khả tiêu của hôn nhân được đọc trong Thánh Lễ, và nói cho chính xác: Máccô 10:2-12 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 7 mùa thường niên và vào Chúa Nhật 27 năm B, Mátthêu 19:3-12 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 19 mùa thường niên, và Mátthêu 5:27-32 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 10, chẳng hóa ra Vatican II, cách nào đó, đã gắn những lời này vào thế giá của Chúa Giêsu.
Như thế, những ai theo các hoài nghi của cha bề trên cả Dòng Tên không những bác bỏ Vatican II, mà hơn nữa còn hoài nghi cả Thánh Truyền đến độ biến thẩm quyền giảng dậy của Chúa Giêsu thành trừu tượng và không thể nào nắm được. Nếu thế, ta đang đối diện với một cuộc ném bom trải thảm đúng nghĩa…
Để kết luận, việc bước từ tính tôn giáo của lề luật qua tính tôn giáo của biện phân là một điều thánh thiêng, nhưng đầy cạm bẫy. Nó đòi một việc đào luyện tuyệt vời mà bất hạnh thay rất ít người ngày nay đạt tới…
Dù sao, vì thế giới mà dựng lên một mặt trận giả với mục đích duy nhất là tránh tranh chấp và bách hại không những là một việc hèn nhát, mà còn hoàn toàn bước ra ngoài Tin Mừng, là Sách đòi ta phải thành thực và can đảm trong việc bảo vệ sự thật. Chúa Giêsu không sợ thập giá, mà các tông đồ cũng không sợ. Hơn nữa, Thánh Phaolô nói rất rõ:
“Những ai muốn nở mày nở mặt vì những lý do thuần tuý con người, thì ép anh em phải chịu cắt bì, chỉ là để khỏi bị ngược đãi vì thập giá Đức Ki-tô” (Gl 6:12).
Cắt bì, một đàng, có nghĩa trở về với tính tôn giáo được Rôma nhìn nhận là hợp pháp, và đàng khác, là phù hợp với não trạng thời đại. Thánh Phaolô biết rằng cắt bì chân thực là cắt bì của trái tim, và trong việc này, ngài không bao giờ đầu hàng.
Carpi, Ngày 19 Tháng Ba, 2017
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Magister nhận định rằng trong bản văn đầy đủ bằng tiếng Ý, Cha Bertacchini viết rằng ngày 24 tháng Hai, một ít ngày sau khi đăng tải cuộc phỏng vấn Cha Sosa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã kiểm duyệt các chủ trương của cha bề trên cả Dòng Tên” khi dành trọn bài giảng ở Nhà Thánh Mácta cho đoạn Tin Mừng Máccô nói về hôn nhân và ly dị, một điều ngài chưa bao giờ làm trước đó.
Theo cha Bertacchini, trong bài giảng trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thách thức các hoài nghi của Cha Sosa. Ngài nhấn mạnh rằng “Chúa Giêsu trả lời các người biệt phái về việc rẫy vợ, và do đó, tác giả Tin Mừng là đáng tin”.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bản văn chính thức do Đài Phát Thanh Vatican và tờ L’Osservatore Romano phổ biến, thì các nhận định của Đức Phanxicô về đoạn Tin Mừng Máccô ấy có vẻ khá lắt léo.
Vì có lúc, Đức Giáo Hoàng tiến xa tới chỗ cho rằng “Chúa Giêsu không trả lời liệu [việc rẫy vợ] là hợp pháp hay không hợp pháp”.
Và cho dù Đức Giáo Hoàng vẫn chống khoa giải nghi học (casuistry), ta thấy có sự mâu thuẫn. Vì đâu có gì khác với điều “Amoris Laetitia” yêu cầu khi nó đòi phải biện phân từng trường hợp ai được rước lễ ai không trong số những người ly dị và tái hôn vẫn sống theo kiểu vợ chồng?
Đó là Cha Roberto A. Maria Bertacchini. Ngài vốn được đào tạo tại một trường có tới 3 linh mục Dòng Tên nổi tiếng. Đó là các Cha Heinrich Pfeiffer, một sử gia nghệ thuật và là giáo sư tại Đại Học Gregoriana, Francesco Tata, cựu bề trên tỉnh dòng Tên tại Ý và Piersandro Vanzan, một cây viết nổi danh của tờ “La Civiltà Cattolica”. Cha Bertacchini vốn là một học giả nghiên cứu về Thánh Augustinô và là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo đăng trên các tập san thần học.
Tuần trước, Cha gửi cho Đức Phanxicô và Đức Hồng Y Gerhard L. Müller, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin một tờ trình (memorandum) dài 6 trang, cực lực phê phán các ý nghĩ được trình bầy trong cuộc phỏng vấn gần đây với tân bề trên cả Dòng Tên, Cha Arturo Sosa Abascal, người rất gần gũi với Đức Giáo Hoàng.
Cha Bertacchini cho rằng các ý nghĩ trên “có tính cách trầm trọng đến nỗi không thể im lặng làm ngơ mà không trở thành kẻ đồng loã với chúng” vì chúng có nguy cơ “đem đến một thứ Kitô Giáo không có Chúa Kitô”.
Cuộc phỏng vấn nói trên là cuộc phỏng vấn của nhà báo Thụy Sĩ Giuseppe Rusconi chuyên viết về Vatican, đăng trên Blog Rossoporpora ngày 18 tháng Hai vừa qua(xin xem các bài “Cha Bề Trên Cả Dòng Tên Nói Tới Biện Phân” và “Biện Phân Là Gì?” đăng trên Vietcatholic các ngày 22 và 23 tháng Hai, 2017). Sau đây là nội dung một số điểm trong tờ trình của Cha Bertacchini:
Tờ Trình
Về cuộc phỏng vấn với Cha Bề Trên Cả Dòng Tên về tính đáng tin cậy của các Sách Tin Mừng
Bởi Roberto A. Maria Bertacchini
Tháng Hai vừa qua, Cha Bề Trên Cả Dòng Tên có tham dự một cuộc phỏng vấn trong đó, ngài ám chỉ rằng lời lẽ của Chúa Giêsu về tính bất khả tiêu của hôn nhân không phải là một điểm có tính vững ổn về thần học, nhưng đúng hơn, là một điểm khởi đầu đối với tín lý mà ta cần phải khai triển cách thích đáng. Điều này, nghĩ cho cùng, có thể dẫn tới việc hỗ trợ điều trái ngược hẳn, tức sự tương hợp của ly dị đối với cuộc sống Kitô Giáo. Theo nhận định của Cha Bertacchini, sáng kiến này có thể châm ngòi cho một tình huống nổ bùng.
Dĩ nhiên, Cha Arturo Sosa Abascal, Dòng Tên, rất thận trong việc không rơi vào trạng huống lạc giáo thẳng thừng. Và điều này, theo một nghĩa nào đó, có khi còn trầm trọng hơn. Bởi thế, điều cần là lần giở lại sợi chỉ xuyên suốt trong lối lý luận của ngài.
Vấn đề ngài đặt ra là liệu các tác giả Tin Mừng có đáng tin hay không, và ngài cho hay: cần phải biện phân. Thành thử việc các ngài có đáng tin hay không không phải là một sự kiện. Một tuyên bố nghiêm trọng như thế cần phải được lý luận thấu đáo cả về chiều dài lẫn về chiều sâu, vì quả tình có thể có việc thừa nhận sai lầm trong chi tiết câu truyện; nhưng nghi vấn tính chân thực trong các giáo huấn tín lý của Chúa Giêsu là một điều khác hẳn.
Dù thế nào đi chăng nữa, vị tu sĩ Dòng Tên của chúng ta cũng không tự ý can dự, nhưng một cách rất khôn khéo, đã nại tới Đức Giáo Hoàng. Và vì Đức Phanxicô, trong khi xử sự với các cặp đã ly thân v.v…, cho tới lúc có cuộc phỏng vấn, chưa bao giờ trích dẫn các đoạn trong đó Chúa Giêsu nhắc đến tính bất khả tiêu của hôn nhân, nên sứ điệp tiềm ẩn của vị tu sĩ Dòng Tên của chúng ta rõ như ban ngày: nếu Đức Giáo Hoàng đã không trích dẫn các đoạn đó thì có nghĩa là ngài đã làm việc biện phân và đã cho rằng chúng không phải là lời lẽ của Chúa Giêsu. Do đó, chúng không có tính bó buộc. Nhưng mọi vị giáo hoàng trước đây từng dậy điều ngược lại. Điều này là sao? Hẳn các ngài sai lầm cả. Hay các ngài hẳn đã nói và dậy những điều chỉ đúng với thời các ngài, chứ không đúng với thời ta.
Ta phải rõ ràng điều này: vị tu sĩ Dòng Tên ưu tú của chúng ta không nói điều trên “apertis verbis” (một cách huỵch toẹt) nhưng nói xa gần, để người ta tự hiểu lấy. Và do đó, ngài cho ta chiếc chìa khóa để giải thích phương thức mục vụ của Đức Giáo Hoàng đối với các gia đình đi trệch ra ngoài giáo huấn truyền thống. Đó là: trên thực tế, nay “ta biết”, một cách rất có thể, hay đúng hơn, gần như chắc chắn, rằng Chúa Giêsu không bao giờ dạy hôn nhân là bất khả tiêu. Chính các tác giả Tin Mừng đã hiểu lầm mà thôi.
Một Kitô Giáo không có Chúa Kitô?
Vấn đề nghiêm trọng đến nỗi không thể im lặng làm ngơ mà không trở thành đồng loã. Nguy hiểm là: điều này sẽ đem lại một thứ Kitô Giáo giản lược các sứ điệp của Chúa Giêsu, hay một thứ Kitô Giáo không có Chúa Kitô.
Trong Tin Mừng Thánh Lễ ngày 24 tháng Hai vừa qua, có một đoạn của Tin Mừng Máccô 10:2-12 về việc rẫy vợ. Thành thử có được phép nghĩ rằng không biết có phải Chúa Giêsu nói ra những điều đó và chúng không có tính bó buộc hay không?
“Cảm thức đức tin” vốn bảo ta rằng các tác giả Tin Mừng là người đáng tin. Tuy nhiên, cha bề trên Cả Dòng Tên của chúng ta bác bỏ tính đáng tin này, và ngoài ra, còn không lưu ý chi tới sự kiện này: Thánh Phaolô cũng đã tiếp nhận tín lý này từ Giáo Hội như là của Chúa Giêsu, và truyền nó lại như thế cho các cộng đoàn của ngài: “Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hoà với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ” (1 Cor 7:10-11).
Tính nhất quán của đoạn văn trên với các bản văn của các Tin Mừng Nhất Lãm về việc rẫy vợ và ngoại tình là điều hoàn toàn rõ ràng.Và quả là phi lý khi nghĩ rằng những lời đó là của riêng Thánh Phaolô chứ không thuộc truyền thống tiền Vượt Qua. Không chỉ có thế. Trong thư Êphêsô 5:22-33, Thánh Phaolô rà lại cùng một giáo huấn đó của Chúa Giêsu và thậm chí còn củng cố giáo huấn này. Ngài rà lại, vì ngài trích dẫn cùng đoạn sách Sáng Thế mà chính Chúa Giêsu đã trích dẫn; ngài củng cố, vì Chúa Kitô yêu Giáo Hội một cách bất khả tiêu, đến độ hy sinh mạng sống của Người, và quá bên kia cuộc sống trần gian. Và Thánh Phaolô biến lòng trung thành này thành mẫu mực cho lòng trung thành vợ chồng.
Như thế, điều rõ ràng hoàn toàn là: có sự liên tục hiển nhiên về giáo huấn giữa lời rao giảng tiền Vượt Qua và hậu Vượt Qua; và điều cũng rõ ràng là: có sự bất liên tục với Do Thái Giáo, là tôn giáo vẫn duy trì định chế rẫy vợ. Nhưng nếu Thánh Phaolô xây dựng sự bất liên tục này trên Chúa Kitô, thì nghi vấn các Sách Tin Mừng có phải là điều có nghĩa hay không? Từ đâu mà có sự nhẩy vọt gợi hứng cho thực hành của Giáo Hội cổ xưa ấy, nếu không từ Chúa Kitô?
Ta nên để ý điều này: ly dị cũng đã được thế giới La Hy chấp nhận, và thêm vào đó, còn có định chế thê thiếp nữa, một định chế dễ dàng đem lại việc kết hợp vợ chồng sau đó, như kinh nghiệm của Thánh Augustinô, chẳng hạn, đã chứng tỏ. Và trong khoa chép sử, có nguyên tắc cho rằng sự trì trệ văn hóa không vô cớ mà thay đổi. Bởi thế, nếu sự thay đổi đã được chứng thực trong lịch sử, thì đâu là nguyên nhân nếu không phải là Chúa Giêsu? Và nếu là Chúa Kitô, thì tại sao lại hoài nghi tính đáng tin của các Tin Mừng?
Sau cùng, nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, thì đâu là nguyên nhân khiến các môn đệ nhận định cách hoảng hốt (“vậy chẳng thà không lấy vợ còn hơn!”) trong Mátthêu 19:10? Thánh Mátthêu là một trong các môn đệ ấy và các ngài rất chậm hiểu và tỏ ra gắn bó với các truyền thống bị Chúa Giêsu thách thức. Thành thử, theo quan điểm chép sử, tình tiết ở Mt 19:3-12 là hoàn toàn đáng tin: cả về phương diện phê bình nội tại lẫn phê bình ngoại tại.
Bối cảnh có tính tín điều
Mặt khác, quả quyết rằng không biết có phải Chúa Giêsu thực sự phát ra những lời đó hay không và, do đó, chúng không có tính bó buộc “trên thực tế” là một lạc giáo, vì đã bác bỏ tính linh hứng của Thánh Kinh. Thư 2 Timôtê 3 nói rất rõ: “Mọi Sách Thánh đều được Thiên Chúa linh hứng và có ích để giảng dậy, thuyết phục, sửa trị và huấn luyện lòng chính trực”.
“Mọi” hiển nhiên cũng bao gồm Mátthêu 19:3-12. Nếu không, chắc hẳn còn có lời “khác” trổi vượt hơn Sách Thánh và sự linh hứng của Sách Thánh. Thực vậy, quả quyết tính không đáng tin của một số lời Chúa Giêsu nói giống như mở ra một lỗ hổng ở chiếc đập “fides quae” (nội dung đức tin), một lỗ hổng sẽ dẫn đến việc toàn diện chiếc đập xụp đổ tan tành. Cha Bertacchini minh giải:
a) Nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, thì các tác giả Tin Mừng không đáng tin. Và nếu các ngài không đáng tin, thì các ngài không nói sự thật; nhưng nếu các ngài không nói sự thật, thì các ngài cũng không được Chúa Thánh Thần linh hứng.
b) Nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, có hẳn Người đã nói tất cả các lời khác mà chúng ta coi là tốt đẹp không? Ai đã không đáng tin ở một vấn đề có tính cách đổi mới cũng sẽ không đáng tin ở các vấn đề khác, như phục sinh chẳng hạn… Đó là ý nghĩa việc cả chiếc đập xụp đổ.
Và điều đó chưa hết đâu, vì nếu theo các nghi ngờ của cha bề trên cả Dòng Tên, thì không những Thánh Phaolô bị chà đạp dưới chân, mà cả Vatican II nữa. Thực thế, hiến chế “Sacrosasnctum Concilium” 7 khẳng định như thế này:
“Chúa Kitô luôn hiện diện trong Giáo Hội của Người […] Người hiện diện trong lời của Người, vì chính Người nói khi Sách Thánh được đọc lên trong Giáo Hội”.
Vì các đoạn nói về tính bất khả tiêu của hôn nhân được đọc trong Thánh Lễ, và nói cho chính xác: Máccô 10:2-12 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 7 mùa thường niên và vào Chúa Nhật 27 năm B, Mátthêu 19:3-12 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 19 mùa thường niên, và Mátthêu 5:27-32 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 10, chẳng hóa ra Vatican II, cách nào đó, đã gắn những lời này vào thế giá của Chúa Giêsu.
Như thế, những ai theo các hoài nghi của cha bề trên cả Dòng Tên không những bác bỏ Vatican II, mà hơn nữa còn hoài nghi cả Thánh Truyền đến độ biến thẩm quyền giảng dậy của Chúa Giêsu thành trừu tượng và không thể nào nắm được. Nếu thế, ta đang đối diện với một cuộc ném bom trải thảm đúng nghĩa…
Để kết luận, việc bước từ tính tôn giáo của lề luật qua tính tôn giáo của biện phân là một điều thánh thiêng, nhưng đầy cạm bẫy. Nó đòi một việc đào luyện tuyệt vời mà bất hạnh thay rất ít người ngày nay đạt tới…
Dù sao, vì thế giới mà dựng lên một mặt trận giả với mục đích duy nhất là tránh tranh chấp và bách hại không những là một việc hèn nhát, mà còn hoàn toàn bước ra ngoài Tin Mừng, là Sách đòi ta phải thành thực và can đảm trong việc bảo vệ sự thật. Chúa Giêsu không sợ thập giá, mà các tông đồ cũng không sợ. Hơn nữa, Thánh Phaolô nói rất rõ:
“Những ai muốn nở mày nở mặt vì những lý do thuần tuý con người, thì ép anh em phải chịu cắt bì, chỉ là để khỏi bị ngược đãi vì thập giá Đức Ki-tô” (Gl 6:12).
Cắt bì, một đàng, có nghĩa trở về với tính tôn giáo được Rôma nhìn nhận là hợp pháp, và đàng khác, là phù hợp với não trạng thời đại. Thánh Phaolô biết rằng cắt bì chân thực là cắt bì của trái tim, và trong việc này, ngài không bao giờ đầu hàng.
Carpi, Ngày 19 Tháng Ba, 2017
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Magister nhận định rằng trong bản văn đầy đủ bằng tiếng Ý, Cha Bertacchini viết rằng ngày 24 tháng Hai, một ít ngày sau khi đăng tải cuộc phỏng vấn Cha Sosa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã kiểm duyệt các chủ trương của cha bề trên cả Dòng Tên” khi dành trọn bài giảng ở Nhà Thánh Mácta cho đoạn Tin Mừng Máccô nói về hôn nhân và ly dị, một điều ngài chưa bao giờ làm trước đó.
Theo cha Bertacchini, trong bài giảng trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thách thức các hoài nghi của Cha Sosa. Ngài nhấn mạnh rằng “Chúa Giêsu trả lời các người biệt phái về việc rẫy vợ, và do đó, tác giả Tin Mừng là đáng tin”.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bản văn chính thức do Đài Phát Thanh Vatican và tờ L’Osservatore Romano phổ biến, thì các nhận định của Đức Phanxicô về đoạn Tin Mừng Máccô ấy có vẻ khá lắt léo.
Vì có lúc, Đức Giáo Hoàng tiến xa tới chỗ cho rằng “Chúa Giêsu không trả lời liệu [việc rẫy vợ] là hợp pháp hay không hợp pháp”.
Và cho dù Đức Giáo Hoàng vẫn chống khoa giải nghi học (casuistry), ta thấy có sự mâu thuẫn. Vì đâu có gì khác với điều “Amoris Laetitia” yêu cầu khi nó đòi phải biện phân từng trường hợp ai được rước lễ ai không trong số những người ly dị và tái hôn vẫn sống theo kiểu vợ chồng?
Tòa Thánh công bố lịch trình chuyến đi đầy nguy hiểm của Đức Thánh Cha sang Ai Cập
Đặng Tự Do
18:23 04/04/2017
Thật vậy, chỉ mới tháng Hai vừa qua, các Kitô hữu tại bán đảo Sinai, một địa danh rất quen thuộc trong Kinh Thánh, đã phải bồng bế nhau bỏ nhà cửa chạy giặc Hồi Giáo sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo giết chết 7 Kitô hữu khác bằng súng, bằng dao và kể cả bằng cách thiêu sống các trẻ nhỏ. Các linh mục địa phương cho biết nhiều anh chị em giáo dân còn nhận được cả những lời lẽ đe dọa trong điện thoại cầm tay của mình.
Xa hơn một chút, ngày Chúa Nhật 11 tháng 12, năm ngoái 2016, khủng bố Hồi Giáo nổ bom tự sát tại nhà thờ chính tòa Thánh Máccô giết chết 26 người và làm bị thương 49 người khác.
Trong bối cảnh đó, chuyến tông du của Đức Thánh Cha sang Ai Cập được xem là quá sức nguy hiểm.
Sau các vụ tấn công khủng bố nhắm vào các máy bay của Nga, vào các nhóm du lịch người Pháp, kỹ nghệ du lịch Ai Cập đã xuống đến tận cùng. Chính phủ Ai Cập giờ đây trông đợi nhiều nơi chuyến tông du của Đức Thánh Cha để cải thiện khuôn mặt nhếch nhác của mình. Cho nên, họ sẽ làm mọi cách để bảo vệ an ninh cho Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, có một thực tế là khủng bố Hồi Giáo rất khởi sắc ở Ai Cập, nơi mà lòng khoan dung tôn giáo là một vấn đề thực sự đối với nhiều người.
Ai Cập có 85,300,000 dân trong đó 90% là người Hồi Giáo, chủ yếu là Hồi Giáo Sunni, 9% là tín hữu Chính Thống Giáo Coptic. Người Công Giáo Coptic hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh chỉ chiếm 272,000 tín hữu trong số 1% còn lại.
Theo chương trình, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp các nhà lãnh đạo một trong những tổ chức Hồi giáo Sunni hàng đầu thế giới, nhà lãnh đạo Chính thống Coptic và các đại diện của Giáo Hội Công Giáo Ai Cập trong chuyến đi hai ngày đến Cairo từ 28 đến 29 tháng 4
Với chuyến tông du này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ hai viếng thăm Ai Cập, sau Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng Ba Lan đã thăm Cairo và Núi Sinai vào năm 2000.
Năm 1998, cuộc đối thoại Công Giáo và Hồi giáo đã được bắt đầu giữa các chuyên gia Vatican và các học giả Hồi giáo của Đại học al-Azhar của Cairo, trung tâm học thuật Hồi Giáo cho hơn một tỷ người Hồi giáo Sunni trên toàn thế giới.
Theo dự trù, sáng Thứ Sáu, ngày 28 tháng 4, vào lúc 10h45, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ sân bay Quốc tế Leonardo da Vinci của Rôma để đến Cairo.
Lúc 2 giờ chiều, ngài đến sân bay Cairo. Lễ chào đón chính thức sẽ diễn ra tại dinh tổng thống thường được gọi là dinh Heliopolis. Sau đó, ngài thăm Đại học al-Azhar. Cùng với Sheik el-Tayeb, hiệu trưởng nhà trường, Đức Thánh Cha sẽ có bài phát biểu dành cho những tham dự viên một hội nghị quốc tế về hòa bình.
Lúc 4h40 chiều, ngài có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ thăm Đức Thượng Phụ Tawadros của Chính Thống Giáo Coptic.
Lúc 10 giờ sáng thứ Bẩy 29 tháng Tư, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ cho cộng đoàn Công Giáo tại Cairo.
Sau đó, lúc 12.15, ngài ăn trưa với các giám mục Ai Cập.
Lúc 3.15pm, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và những người sống đời thánh hiến.
Lúc 5 giờ chiều, ngài ra sân bay Cairo để về Rôma.
Dự kiến lúc 8h30 tối cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ về đến sân bay Ciampino của Rôma.
Italia kêu gọi Đức Thánh Cha giúp tìm ra sự thật về việc một sinh viên người Ý bị tra tấn đến chết ở Ai Cập
Đặng Tự Do
17:25 04/04/2017
Báo giới tại Italia và gia đình của một sinh viên người Ý bị tra tấn đến chết ở Ai Cập đang kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tìm kiếm thông tin về cái chết thương tâm này trong chuyến thăm Cairo sắp tới của ngài.
Cha mẹ của Giulio Regeni đã đưa ra lời kêu gọi vào hôm thứ hai tại Thượng viện Ý trong cùng ngày Tòa thánh Vatican công bố chi tiết về chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô sang Ai Cập từ 28-29 tháng Tư, trong đó ngài sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi.
Bà mẹ Paola Regeni nhắc lại rằng gia đình bà đã có một cuộc gặp gỡ ngắn với Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm ngoái và nói rằng gia đình chắc chắn rằng Đức Giáo Hoàng "sẽ không quên Giulio trong chuyến đi này, đồng thời giúp thực hiện yêu cầu cụ thể của chúng tôi về sự thật để cuối cùng có được bình an."
Regeni biến mất vào ngày 25 tháng Giêng năm 2016 tại Cairo. Chín ngày sau, thi hài của anh đã được tìm thấy bên lề một con đường cao tốc với nhiều dấu hiệu bị tra tấn.
Đã có những nghi ngờ ở Ý rằng cho rằng cảnh sát Ai Cập đứng sau cái chết này, và các công tố viên Ý đã phàn nàn liên tục rằng các đối tác Ai Cập của họ đã không đưa ra tất cả các thông tin mà họ thủ đắc trong các cuộc điều tra. Cho đến nay, Ai Cập đã phủ nhận bất kỳ vai trò nào của cảnh sát liên quan đến cái chết.
Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ cho cộng đồng Công Giáo Ai Cập, gặp gỡ các đại diện Kitô giáo khác và tham dự vào một buổi cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công vào tháng 12 năm ngoái tại nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ khiến ít nhất 25 người chết.
Trong một tuyên bố hôm thứ Hai 3 tháng Tư, chính phủ Ai Cập cho biết họ hoan nghênh chuyến thăm như là một cách để thúc đẩy hòa bình và đề cao các nguyên tắc khoan dung và cùng tồn tại.
Cha mẹ của Giulio Regeni đã đưa ra lời kêu gọi vào hôm thứ hai tại Thượng viện Ý trong cùng ngày Tòa thánh Vatican công bố chi tiết về chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô sang Ai Cập từ 28-29 tháng Tư, trong đó ngài sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi.
Bà mẹ Paola Regeni nhắc lại rằng gia đình bà đã có một cuộc gặp gỡ ngắn với Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm ngoái và nói rằng gia đình chắc chắn rằng Đức Giáo Hoàng "sẽ không quên Giulio trong chuyến đi này, đồng thời giúp thực hiện yêu cầu cụ thể của chúng tôi về sự thật để cuối cùng có được bình an."
Regeni biến mất vào ngày 25 tháng Giêng năm 2016 tại Cairo. Chín ngày sau, thi hài của anh đã được tìm thấy bên lề một con đường cao tốc với nhiều dấu hiệu bị tra tấn.
Đã có những nghi ngờ ở Ý rằng cho rằng cảnh sát Ai Cập đứng sau cái chết này, và các công tố viên Ý đã phàn nàn liên tục rằng các đối tác Ai Cập của họ đã không đưa ra tất cả các thông tin mà họ thủ đắc trong các cuộc điều tra. Cho đến nay, Ai Cập đã phủ nhận bất kỳ vai trò nào của cảnh sát liên quan đến cái chết.
Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ cho cộng đồng Công Giáo Ai Cập, gặp gỡ các đại diện Kitô giáo khác và tham dự vào một buổi cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công vào tháng 12 năm ngoái tại nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ khiến ít nhất 25 người chết.
Trong một tuyên bố hôm thứ Hai 3 tháng Tư, chính phủ Ai Cập cho biết họ hoan nghênh chuyến thăm như là một cách để thúc đẩy hòa bình và đề cao các nguyên tắc khoan dung và cùng tồn tại.
Hội nghị 50 năm Thông Điệp Phát triển các dân tộc
LM. Trần Đức Anh OP
18:10 04/04/2017
VATICAN. Sáng 4-4-2017, ĐTC đã tiếp kiến 300 tham dự viên Hội nghị kỷ niệm 50 năm thông điệp ”Phát triển các dân tộc” (Populorum progressio) của Đức Chân Phước Phaolô 6 ban hành.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đặc biệt khai triển ý nghĩa của thành ngữ ”phát triển nhân bản toàn diện” mà Thông Điệp của Đức Phaolô 6 cổ võ và đó cũng là danh xưng của Bộ phục vụ phát triển nhân bản toàn diện mới được thành lập.
Trước tiên đó là ”hội nhập các dân tộc khác nhau trên thế giới.” ĐTC nói: ”Nghĩa vụ liên đới buộc chúng ta phải tìm kiếm những thể thức đúng đắn để chia sẻ, để tránh thảm trạng phân chia lệch lạc: người thì có nhiều quá, kẻ thì không có gì, người gạt bỏ và kẻ bị gạt bỏ. Chỉ có con đường hội nhập giữa các dân tộc mới giúp nhân loại có được một tương lai hòa bình và hy vọng”.
ĐTC nhấn mạnh rằng vấn đề ở đây là đưa vào việc phát triển tất cả những yếu tố làm cho sự phát triển thực sự là phát triển, nghĩa là bao gồm các hệ thống khác nhau: kinh tế, tài chánh, lao công, văn hóa, đời sống gia đình, tôn giáo, tất cả đều không thể từ bỏ được trong tiến trình tăng trưởng.
Trong sự phát triển toàn diện ấy, cần có sự hội nhập các chiều kích cá nhân và cộng đoàn, thể xác và linh hồn. ĐTC đặc biệt lưu ý về ”ý niệm nhân vị, một ý niệm nảy sinh và tăng trưởng trong Kitô giáo, giúp theo đuổi một sự phát triển hoàn toàn là nhân bản. Vì nhân vị luôn nói lên chiều kích tương quan, chứ không phải cá nhân chủ nghĩa, khẳng định sự hội nhập, chứ không phải là sự loại trừ, phẩm giá duy nhất và bất khả xâm phạm, chứ không phải sự bóc lột, tự do chứ không phải sự cưỡng bách.
Hội nghị
Buổi tiếp kiến của ĐTC dành cho các tham dự viên nằm trong chương trình 2 ngày của Hội nghị kỷ niệm 50 năm Thông điệp Phát Triển các dân tộc.
Lên tiếng trong buổi khai mạc Hội nghị hôm 3-4-2017, ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, và ĐHY Peter Turkson, Bộ trưởng Bộ phục vụ phát triển nhân bản toàn diện, xác quyết rằng sự quyết tâm của Giáo Hội Công Giáo thăng tiến công lý, bảo vệ phẩm giá con người, xây dựng hòa bình và cổ võ phát triển là một câu trả lời theo vũ trụ quan Kitô giáo và nhắm mục tiêu tối hậu là giúp con người đạt đến hạnh phúc với Thiên Chúa.
ĐHY Mueller nói: ”Chính trong thế giới này mà chúng ta có thể cảm nhận tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, và chính trong trần thế này, những người nam nữ được kêu gọi học biết, yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa, phục vụ Chúa và anh chị em mình. Vì thế, ta không thể tách rời mối quan tâm đối với những sự thuộc về Thiên Chúa, ra khỏi quan tâm đối với công trình sáng tạo của Chúa, đặc biệt là con người”.
ĐHY Mueller cũng nhận xét rằng khi thiếu chiều kích đức tin và không chú tâm đến mục tiêu siêu việt của cuộc sống con người, thì các ý niệm ý thức hệ và chính trị về sự phát triển sẽ thất bại, cho dù chúng có một vài thành công ban đầu.. Có những quan điểm không Kitô về sự phát triển, trong đó có cả chủ trương của cộng sản kiến tạo thiên đường trần thế, hoặc quan niệm duy thực dụng tìm kiếm mức độ hạnh phúc cao nhất cho đại đa số nhân loại, hoặc quan niệm của Darwin hay đế quốc về sự sống còn và phát triển của những gì là mạnh nhất, và quan niệm tư bản với sự khai thác thế giới và lao công là những phương thế vi phạm phẩm giá con người”.
Về phần ĐHY Turkson, ngài nhắc lại rằng tên của Bộ Phục vụ phát triển nhân bản được rút trực tiếp tự giáo huấn của Đức Phaolô 6 trong thông điệp ”Phát triển các dân tộc”, trong đó có khẳng định rằng quan niệm thịnh hành về sự phát triển, đặc biệt khi nói về những cố gắng của quốc tế giúp đỡ những nước nghèo trên thế giới, quá hạn hẹp vì người ta chỉ chú tâm đến các vấn đề kinh tế thay vì chú trọng đến các dân tộc.
Sự phát triển nhân bản toàn diện qui trọng tâm vào trọn con người và mọi dân tộc, nhìn nhận họ là những tác nhân đầu tiên trong việc phát triển và tiến bộ của họ. Giáo Hội Công Giáo định nghĩa sự phát triển là tiến từ một hoàn cảnh sống khiến phẩm giá con người dễ bị thương tổn để đi tới một cuộc sống củng cố nhân phẩm: ”Tình thương trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển. Sự phát triển nhân bản toàn diện, qua sự nhìn nhận tình thương của Thiên Chúa và ước muốn chia sẻ tình thương ấy, chứng tỏ mối quan tâm đối với những người di dân và tị nạn, người yếu đau, các nạn nhân chiến tranh và tất cả những người bị đe dọa gạt ra ngoài lề vì nghèo đói hoặc vì lý do chủng tộc” (CNS 3-4-2017, SD 4-4-2017)
Trước tiên đó là ”hội nhập các dân tộc khác nhau trên thế giới.” ĐTC nói: ”Nghĩa vụ liên đới buộc chúng ta phải tìm kiếm những thể thức đúng đắn để chia sẻ, để tránh thảm trạng phân chia lệch lạc: người thì có nhiều quá, kẻ thì không có gì, người gạt bỏ và kẻ bị gạt bỏ. Chỉ có con đường hội nhập giữa các dân tộc mới giúp nhân loại có được một tương lai hòa bình và hy vọng”.
ĐTC nhấn mạnh rằng vấn đề ở đây là đưa vào việc phát triển tất cả những yếu tố làm cho sự phát triển thực sự là phát triển, nghĩa là bao gồm các hệ thống khác nhau: kinh tế, tài chánh, lao công, văn hóa, đời sống gia đình, tôn giáo, tất cả đều không thể từ bỏ được trong tiến trình tăng trưởng.
Trong sự phát triển toàn diện ấy, cần có sự hội nhập các chiều kích cá nhân và cộng đoàn, thể xác và linh hồn. ĐTC đặc biệt lưu ý về ”ý niệm nhân vị, một ý niệm nảy sinh và tăng trưởng trong Kitô giáo, giúp theo đuổi một sự phát triển hoàn toàn là nhân bản. Vì nhân vị luôn nói lên chiều kích tương quan, chứ không phải cá nhân chủ nghĩa, khẳng định sự hội nhập, chứ không phải là sự loại trừ, phẩm giá duy nhất và bất khả xâm phạm, chứ không phải sự bóc lột, tự do chứ không phải sự cưỡng bách.
Hội nghị
Buổi tiếp kiến của ĐTC dành cho các tham dự viên nằm trong chương trình 2 ngày của Hội nghị kỷ niệm 50 năm Thông điệp Phát Triển các dân tộc.
Lên tiếng trong buổi khai mạc Hội nghị hôm 3-4-2017, ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, và ĐHY Peter Turkson, Bộ trưởng Bộ phục vụ phát triển nhân bản toàn diện, xác quyết rằng sự quyết tâm của Giáo Hội Công Giáo thăng tiến công lý, bảo vệ phẩm giá con người, xây dựng hòa bình và cổ võ phát triển là một câu trả lời theo vũ trụ quan Kitô giáo và nhắm mục tiêu tối hậu là giúp con người đạt đến hạnh phúc với Thiên Chúa.
ĐHY Mueller nói: ”Chính trong thế giới này mà chúng ta có thể cảm nhận tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, và chính trong trần thế này, những người nam nữ được kêu gọi học biết, yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa, phục vụ Chúa và anh chị em mình. Vì thế, ta không thể tách rời mối quan tâm đối với những sự thuộc về Thiên Chúa, ra khỏi quan tâm đối với công trình sáng tạo của Chúa, đặc biệt là con người”.
ĐHY Mueller cũng nhận xét rằng khi thiếu chiều kích đức tin và không chú tâm đến mục tiêu siêu việt của cuộc sống con người, thì các ý niệm ý thức hệ và chính trị về sự phát triển sẽ thất bại, cho dù chúng có một vài thành công ban đầu.. Có những quan điểm không Kitô về sự phát triển, trong đó có cả chủ trương của cộng sản kiến tạo thiên đường trần thế, hoặc quan niệm duy thực dụng tìm kiếm mức độ hạnh phúc cao nhất cho đại đa số nhân loại, hoặc quan niệm của Darwin hay đế quốc về sự sống còn và phát triển của những gì là mạnh nhất, và quan niệm tư bản với sự khai thác thế giới và lao công là những phương thế vi phạm phẩm giá con người”.
Về phần ĐHY Turkson, ngài nhắc lại rằng tên của Bộ Phục vụ phát triển nhân bản được rút trực tiếp tự giáo huấn của Đức Phaolô 6 trong thông điệp ”Phát triển các dân tộc”, trong đó có khẳng định rằng quan niệm thịnh hành về sự phát triển, đặc biệt khi nói về những cố gắng của quốc tế giúp đỡ những nước nghèo trên thế giới, quá hạn hẹp vì người ta chỉ chú tâm đến các vấn đề kinh tế thay vì chú trọng đến các dân tộc.
Sự phát triển nhân bản toàn diện qui trọng tâm vào trọn con người và mọi dân tộc, nhìn nhận họ là những tác nhân đầu tiên trong việc phát triển và tiến bộ của họ. Giáo Hội Công Giáo định nghĩa sự phát triển là tiến từ một hoàn cảnh sống khiến phẩm giá con người dễ bị thương tổn để đi tới một cuộc sống củng cố nhân phẩm: ”Tình thương trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển. Sự phát triển nhân bản toàn diện, qua sự nhìn nhận tình thương của Thiên Chúa và ước muốn chia sẻ tình thương ấy, chứng tỏ mối quan tâm đối với những người di dân và tị nạn, người yếu đau, các nạn nhân chiến tranh và tất cả những người bị đe dọa gạt ra ngoài lề vì nghèo đói hoặc vì lý do chủng tộc” (CNS 3-4-2017, SD 4-4-2017)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Có qui định nào về bài thánh ca Hiệp lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
10:02 04/04/2017
Giải đáp phụng vụ: Có qui định nào về bài thánh ca Hiệp lễ không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, liệu bài thánh ca "Parce Domine" (Lạy Chúa xin dủ lòng thương xót) có phải là một bài thánh ca thích hợp cho phần Hiệp lễ trong mùa Chay không? Con muốn hỏi, bởi vì bài thánh ca hiệp lễ phải là hy lễ tạ ơn trong bản chất, để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa. - E. S., Columbus, Ohio, Hoa Kỳ.
Đáp: Thật là đáng ngạc nhiên, vì có ít quy định chính thức liên quan đến bốn bài thánh ca thường được hát trong Thánh Lễ. Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói về phần hiệp lễ như sau
"86. Ðang khi vị tư tế rước lễ, thì bắt đầu hát ca hiệp lễ. Bài ca này có mục đích diễn tả sự đồng tâm hiệp nhất thiêng liêng giữa những người rước lễ, khi họ đồng thanh ca hát, đồng thời biểu lộ niềm vui trong tâm hồn và làm cho việc tiến lên rước Mình Thánh Chúa có tính cách cộng đoàn hơn. Có thể kéo dài hát ca hiệp lễ đang khi giáo dân rước lễ. Nhưng nếu có hát bài ca nào sau khi rước lễ, thì phải kết thúc bài ca hiệp lễ vào đúng lúc.
Phải liệu cho các ca viên có thể rước lễ cách xứng hợp”.
"87. Trong các Giáo Phận Hoa Kỳ, có bốn lựa chọn cho việc hát ca hiệp lễ: (1) dùng điệp ca trong Sách Lễ hoặc điệp ca cùng với Thánh vịnh từ sách Graduale Romanum, được đặt nhạc sẵn trong đó, hoặc trong một lối âm nhạc khác; (2) Điệp ca với Thánh vịnh từ sách Graduale Simplex của mùa phụng vụ; (3) một bài thánh ca từ bộ sưu tập khác của Thánh Vịnh và điệp ca, được Hội Đồng Giám Mục hoặc Giám Mục Giáo phận phê chuẩn, bao gồm cả các Thánh Vịnh được sắp xếp theo hình thức xướng đáp hoặc có vần luật; (4) một số bài thánh ca phụng vụ thích hợp khác (xem số 86) được Hội Đồng Giám Mục hoặc Giám Mục Giáo phận phê chuẩn. Một mình ca đoàn hát, hoặc ca đoàn hay ca viên hát với giáo dân.
Nếu không hát, thì giáo dân, hoặc một vài giáo dân hay độc viên, đọc ca hiệp lễ ghi trong Sách Lễ. Nếu không có ai khác, thì chính vị tư tế đọc sau khi đã rước lễ, và trước khi cho tín hữu rước lễ” ( Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo Phận Nha Trang).
Lý do tại sao chúng ta không có nhiều hơn "một số bài thánh ca phụng vụ thích hợp khác", vì điều này là khá đơn giản: Mặc dù có nhiều ý kiến đa dạng khác nhau về chúng, các bài thánh ca này (ca hiệp lễ, nhưng còn ca nhập lễ, ca dâng lễ và ca kết lễ nữa) là thuộc trong số các yếu tố ít quan trọng nhất, xét từ quan điểm của phụng vụ.
Đối với ca nhập lễ và ca hiệp lễ, Sách Lễ cung cấp các điệp ca. Bản văn Latinh của các điệp ca này là một số thí dụ điển hình nhất của Nhạc Bình Ca, và cũng có một số phiên bản đa âm tuyệt vời.
Không còn bất kỳ bản văn chính thức nào trong Sách Lễ cho ca dâng lễ trong hình thức thông thường, mặc dù Sách Roman Gradual đã cung cấp một số bản văn âm nhạc và nhạc phổ cho thời điểm này.
Không có gì liên quan đến bài ca kết lễ cả.
Mặc dù vẫn còn rất nhiều công việc phải làm bởi các nhạc sĩ, để sáng tác nhạc phù hợp cho các văn bản địa phương chính thức, có các dấu hiệu rõ ràng của sự hy vọng với một số phiên bản rất tốt của các điệp ca kèm theo thánh vịnh. Một trong các lợi ích của mạng Internet là các sáng tác này có thể trở nên phổ biến hơn, và được sử dụng rộng rãi hơn trong thời gian tương đối ngắn, một khi chúng có sự cho phép cần thiết của Hội đồng Giám mục hoặc Giám mục giáo phận.
Mặc dù việc hát điệp ca thật sự là cách tốt nhất, nhưng nếu điều này là không thể, bản văn của điệp ca ít nhất sẽ cho chúng ta một số hướng dẫn về những gì tạo nên một bài thánh ca "phù hợp". Các điệp ca hiệp lễ từ thứ Tư Lễ Tro cho đến Chúa Nhật thứ hai của Mùa Chay là:
“Phúc thay người vui thú với lề luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước, cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh”.
“Lạy Chúa xin tạo cho con quả tim trong sạch; và canh tân tinh thần cương nghị trong người con”
“Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con”.
“Chúa nói: Ta mong muốn lòng thương xót chứ không hy lễ, vì Ta đến không kêu gọi người công chính, nhưng người tội lỗi”.
“Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”.
“Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân: lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ”.
“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.
Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa”.
“Lạy Thiên Chúa là đèn trời soi xét, khi con kêu, nguyện Chúa đáp lời. Lúc ngặt nghèo, Chúa đã mở lối thoát cho con, xin thương xót nghe lời con cầu khẩn”.
“Còn những người trú ẩn bên Chúa, Ước chi họ đều được hỷ hoan và reo vui mãi tới muôn đời”.
“Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho”.
“Chúa nói: Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống”.
“Chúa nói: Hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng Hoàn thiện”.
“Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Như chúng ta có thể thấy chúng là các đoạn văn Kinh thánh, cả Cựu Ước và Tân Ước.
Tuy nhiên, chúng không nhất thiết phải tập trung vào Bí Tích Thánh Thể hay về việc Rước Lễ, nhưng đúng hơn phản ánh tinh thần chung của Mùa Chay. Trong một số trường hợp, chúng phản ánh bài Tin Mừng trong ngày.
Điệp ca "Parce Domine" là một bản văn bắt nguồn từ Giôen 2:17. Điệp ca này được sử dụng trong phụng vụ, như là một trong các điệp ca được hát trong khi xức tro. Điệp ca này đôi khi cũng được sử dụng kèm theo Thánh Vịnh 51 "Lạy Thiên Chúa, xin xót thương con”.
Bài thánh ca thường đi kèm với nó, "Flectamus iram vindicem" (Hãy để chúng con xoa dịu cơn thịnh nộ của Ngài), được gán cho thánh Ambrôxiô là tác giả. Dưới đây là bản văn Latinh với bản dịch được gợi ý.
ĐIỆP KHÚC: Parce, Domine, parce populo tuo:
Ne in aeternum irascaris nobis.
Lạy Đức Chúa, xin dủ lòng thương xót dân Ngài:
Đừng tức giận với chúng con mãi mãi
1. Flectamus iram vindicem,
Ploremus ante Judicem;
Clamemus ore supplici,
Dicamus omnes cernui:
Hãy để chúng con xoa dịu cơn thịnh nộ của Ngài,
Xin Chúa thương xót chúng tôi;
Hãy kêu cầu Ngài trong sự cầu khẩn,
Chúng ta hãy phủ phục và thưa:
vào ĐIỆP KHÚC
2. Nostris malis offendimus
Tuam Deus clementiam
Effunde nobis desuper
Remissor indulgentiam.
Bởi tội lỗi chúng con đã xúc phạm
Chống lại lòng thương xót của Chúa,
Xin đổ xuống từ trên
Xin Chúa xót thương hãy tha thứ.
vào ĐIỆP KHÚC
3. Dans tempus acceptabile,
Da lacrimarum rivulis
Lavare cordis victimam,
Quam laeta adurat caritas.
Ban cho chúng con thời gian thuận lợi này
Xin nhờ trong nước mắt chúng con,
Chúng con thanh lọc trái tim của chúng ta, để nó có thể trở thành
Một hy tế vui mừng được dâng lên trong tình yêu.
vào ĐIỆP KHÚC
4. Audi, benigne Conditor,
Nostras preces cum fletibus
In hoc sacro jejunio,
Fusas quadragenario.
Lạy Đấng Sáng Tạo nhân từ, xin hãy nghe
Lời cầu nguyện với sự khóc lóc của chúng con
Trong thời kỳ linh thiêng này
của việc ăn chay bốn mươi ngày.
vào ĐIỆP KHÚC
Đây rõ ràng là bài thánh ca Mùa Chay, và không quá xa với ý nghĩa toàn bộ được tìm thấy trong các điệp ca. Vì vậy tôi sẽ nói rằng nó có thể được sử dụng như một bài ca Hiệp lễ.
Tuy nhiên, sau khi nói vậy, tôi nghĩ rằng bài này là phù hợp nhiều hơn với cung giọng tổng quát của các bản văn của các điệp ca nhập lễ Mùa Chay, nên có lẽ nó sẽ phù hợp tốt hơn như một bài thánh ca nhập lễ.
Trong một số trường hợp, nó có thể được sử dụng cho phần dâng lễ vật, vì bài hát này cũng phản ánh bản chất của mùa hoặc lễ trọng, và không nhất thiết phải gắn liền với hành vi dâng lễ. (Zenit.org 4-4-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, liệu bài thánh ca "Parce Domine" (Lạy Chúa xin dủ lòng thương xót) có phải là một bài thánh ca thích hợp cho phần Hiệp lễ trong mùa Chay không? Con muốn hỏi, bởi vì bài thánh ca hiệp lễ phải là hy lễ tạ ơn trong bản chất, để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa. - E. S., Columbus, Ohio, Hoa Kỳ.
Đáp: Thật là đáng ngạc nhiên, vì có ít quy định chính thức liên quan đến bốn bài thánh ca thường được hát trong Thánh Lễ. Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói về phần hiệp lễ như sau
"86. Ðang khi vị tư tế rước lễ, thì bắt đầu hát ca hiệp lễ. Bài ca này có mục đích diễn tả sự đồng tâm hiệp nhất thiêng liêng giữa những người rước lễ, khi họ đồng thanh ca hát, đồng thời biểu lộ niềm vui trong tâm hồn và làm cho việc tiến lên rước Mình Thánh Chúa có tính cách cộng đoàn hơn. Có thể kéo dài hát ca hiệp lễ đang khi giáo dân rước lễ. Nhưng nếu có hát bài ca nào sau khi rước lễ, thì phải kết thúc bài ca hiệp lễ vào đúng lúc.
Phải liệu cho các ca viên có thể rước lễ cách xứng hợp”.
"87. Trong các Giáo Phận Hoa Kỳ, có bốn lựa chọn cho việc hát ca hiệp lễ: (1) dùng điệp ca trong Sách Lễ hoặc điệp ca cùng với Thánh vịnh từ sách Graduale Romanum, được đặt nhạc sẵn trong đó, hoặc trong một lối âm nhạc khác; (2) Điệp ca với Thánh vịnh từ sách Graduale Simplex của mùa phụng vụ; (3) một bài thánh ca từ bộ sưu tập khác của Thánh Vịnh và điệp ca, được Hội Đồng Giám Mục hoặc Giám Mục Giáo phận phê chuẩn, bao gồm cả các Thánh Vịnh được sắp xếp theo hình thức xướng đáp hoặc có vần luật; (4) một số bài thánh ca phụng vụ thích hợp khác (xem số 86) được Hội Đồng Giám Mục hoặc Giám Mục Giáo phận phê chuẩn. Một mình ca đoàn hát, hoặc ca đoàn hay ca viên hát với giáo dân.
Nếu không hát, thì giáo dân, hoặc một vài giáo dân hay độc viên, đọc ca hiệp lễ ghi trong Sách Lễ. Nếu không có ai khác, thì chính vị tư tế đọc sau khi đã rước lễ, và trước khi cho tín hữu rước lễ” ( Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo Phận Nha Trang).
Lý do tại sao chúng ta không có nhiều hơn "một số bài thánh ca phụng vụ thích hợp khác", vì điều này là khá đơn giản: Mặc dù có nhiều ý kiến đa dạng khác nhau về chúng, các bài thánh ca này (ca hiệp lễ, nhưng còn ca nhập lễ, ca dâng lễ và ca kết lễ nữa) là thuộc trong số các yếu tố ít quan trọng nhất, xét từ quan điểm của phụng vụ.
Đối với ca nhập lễ và ca hiệp lễ, Sách Lễ cung cấp các điệp ca. Bản văn Latinh của các điệp ca này là một số thí dụ điển hình nhất của Nhạc Bình Ca, và cũng có một số phiên bản đa âm tuyệt vời.
Không còn bất kỳ bản văn chính thức nào trong Sách Lễ cho ca dâng lễ trong hình thức thông thường, mặc dù Sách Roman Gradual đã cung cấp một số bản văn âm nhạc và nhạc phổ cho thời điểm này.
Không có gì liên quan đến bài ca kết lễ cả.
Mặc dù vẫn còn rất nhiều công việc phải làm bởi các nhạc sĩ, để sáng tác nhạc phù hợp cho các văn bản địa phương chính thức, có các dấu hiệu rõ ràng của sự hy vọng với một số phiên bản rất tốt của các điệp ca kèm theo thánh vịnh. Một trong các lợi ích của mạng Internet là các sáng tác này có thể trở nên phổ biến hơn, và được sử dụng rộng rãi hơn trong thời gian tương đối ngắn, một khi chúng có sự cho phép cần thiết của Hội đồng Giám mục hoặc Giám mục giáo phận.
Mặc dù việc hát điệp ca thật sự là cách tốt nhất, nhưng nếu điều này là không thể, bản văn của điệp ca ít nhất sẽ cho chúng ta một số hướng dẫn về những gì tạo nên một bài thánh ca "phù hợp". Các điệp ca hiệp lễ từ thứ Tư Lễ Tro cho đến Chúa Nhật thứ hai của Mùa Chay là:
“Phúc thay người vui thú với lề luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước, cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh”.
“Lạy Chúa xin tạo cho con quả tim trong sạch; và canh tân tinh thần cương nghị trong người con”
“Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con”.
“Chúa nói: Ta mong muốn lòng thương xót chứ không hy lễ, vì Ta đến không kêu gọi người công chính, nhưng người tội lỗi”.
“Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”.
“Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân: lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ”.
“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.
Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa”.
“Lạy Thiên Chúa là đèn trời soi xét, khi con kêu, nguyện Chúa đáp lời. Lúc ngặt nghèo, Chúa đã mở lối thoát cho con, xin thương xót nghe lời con cầu khẩn”.
“Còn những người trú ẩn bên Chúa, Ước chi họ đều được hỷ hoan và reo vui mãi tới muôn đời”.
“Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho”.
“Chúa nói: Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống”.
“Chúa nói: Hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng Hoàn thiện”.
“Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Như chúng ta có thể thấy chúng là các đoạn văn Kinh thánh, cả Cựu Ước và Tân Ước.
Tuy nhiên, chúng không nhất thiết phải tập trung vào Bí Tích Thánh Thể hay về việc Rước Lễ, nhưng đúng hơn phản ánh tinh thần chung của Mùa Chay. Trong một số trường hợp, chúng phản ánh bài Tin Mừng trong ngày.
Điệp ca "Parce Domine" là một bản văn bắt nguồn từ Giôen 2:17. Điệp ca này được sử dụng trong phụng vụ, như là một trong các điệp ca được hát trong khi xức tro. Điệp ca này đôi khi cũng được sử dụng kèm theo Thánh Vịnh 51 "Lạy Thiên Chúa, xin xót thương con”.
Bài thánh ca thường đi kèm với nó, "Flectamus iram vindicem" (Hãy để chúng con xoa dịu cơn thịnh nộ của Ngài), được gán cho thánh Ambrôxiô là tác giả. Dưới đây là bản văn Latinh với bản dịch được gợi ý.
ĐIỆP KHÚC: Parce, Domine, parce populo tuo:
Ne in aeternum irascaris nobis.
Lạy Đức Chúa, xin dủ lòng thương xót dân Ngài:
Đừng tức giận với chúng con mãi mãi
1. Flectamus iram vindicem,
Ploremus ante Judicem;
Clamemus ore supplici,
Dicamus omnes cernui:
Hãy để chúng con xoa dịu cơn thịnh nộ của Ngài,
Xin Chúa thương xót chúng tôi;
Hãy kêu cầu Ngài trong sự cầu khẩn,
Chúng ta hãy phủ phục và thưa:
vào ĐIỆP KHÚC
2. Nostris malis offendimus
Tuam Deus clementiam
Effunde nobis desuper
Remissor indulgentiam.
Bởi tội lỗi chúng con đã xúc phạm
Chống lại lòng thương xót của Chúa,
Xin đổ xuống từ trên
Xin Chúa xót thương hãy tha thứ.
vào ĐIỆP KHÚC
3. Dans tempus acceptabile,
Da lacrimarum rivulis
Lavare cordis victimam,
Quam laeta adurat caritas.
Ban cho chúng con thời gian thuận lợi này
Xin nhờ trong nước mắt chúng con,
Chúng con thanh lọc trái tim của chúng ta, để nó có thể trở thành
Một hy tế vui mừng được dâng lên trong tình yêu.
vào ĐIỆP KHÚC
4. Audi, benigne Conditor,
Nostras preces cum fletibus
In hoc sacro jejunio,
Fusas quadragenario.
Lạy Đấng Sáng Tạo nhân từ, xin hãy nghe
Lời cầu nguyện với sự khóc lóc của chúng con
Trong thời kỳ linh thiêng này
của việc ăn chay bốn mươi ngày.
vào ĐIỆP KHÚC
Đây rõ ràng là bài thánh ca Mùa Chay, và không quá xa với ý nghĩa toàn bộ được tìm thấy trong các điệp ca. Vì vậy tôi sẽ nói rằng nó có thể được sử dụng như một bài ca Hiệp lễ.
Tuy nhiên, sau khi nói vậy, tôi nghĩ rằng bài này là phù hợp nhiều hơn với cung giọng tổng quát của các bản văn của các điệp ca nhập lễ Mùa Chay, nên có lẽ nó sẽ phù hợp tốt hơn như một bài thánh ca nhập lễ.
Trong một số trường hợp, nó có thể được sử dụng cho phần dâng lễ vật, vì bài hát này cũng phản ánh bản chất của mùa hoặc lễ trọng, và không nhất thiết phải gắn liền với hành vi dâng lễ. (Zenit.org 4-4-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Vòng gai và nụ hôn
Đinh Văn Tiến Hùng
18:37 04/04/2017
( Suy niệm Mùa Chay Thánh )
-“…Lính tráng lấy gai tết một triều thiên mà đặt trên đầu Ngài và khoác cho Ngài áo choàng đỏ, rồi tiến lại bên Ngài mà nói : Kính chào vua Do Thái ! Và chúng tát vả Ngài…”( Yn.19: 2&3 )
-“…Ngài còn đang nói, thì này một đoàn lũ và tên Giu-đa, kẻ trong nhóm 12 đi trước họ. Y lại gần Đức Giêsu và hôn Ngài, Nhưng Đức Giêsu bảo y : Giu-đa! Ngươi dùng cái hôn để nộp Con người sao ?...” ( Lc.22: 47& 48 )
*‘Cho con được tràn đầy thanh thản,
Đổi mới con xán lạn chói lòa,
Chẳng chi xảo trá điêu ngoa,
Sạch từ vạn ý sạch ra muôn lời’
Vòng gai nào cho Chúa ?
Vòng gai nào cho con ?
Nụ hôn nào say đắm ?
Nụ hôn nào đắng cay ?
Vừa mở mắt chào đời,
Con cất tiếng khóc rồi,
Sao nụ cười chưa thấy ?
Mẹ vẫn hôn ngọt ngào !
Rồi đến lúc trưởng thành,
Tình yêu dâng trong xanh,
Nụ hôn trao mật ngọt,
Trong ánh mắt long lanh.
Nụ hôn lúc chia tay,
Con cảm thấy từ đây,
Khi mẹ già vĩnh biệt,
Mất tình yêu đong đầy.
Ngày xưa các Tông đồ,
Theo sát Chúa từng giờ,
Hào quang Ngài lấp lánh,
Đâu cảm thấy bơ vơ !
Phản đồ là Giu-đa,
Nghe lời quỉ Sa-tan,
Dùng nụ hôn bán Chúa,
Chỉ dấu là Thày ta.
Đầu Thày đã đổi hình,
Không hào quang lung linh,
Từ khi Thày bị bắt,
Gai máu nhỏ khắp mình !
Các Môn đệ xót xa,
Nuối tiếc ngày tháng qua,
Vì niềm tin tan vỡ,
Tương lai lệ xóa nhòa !
Thập Giá Mẹ đứng bên,
U tối phủ khắp miền,
Vụt lên ngàn sấm chớp,
Vòng gai nổi bật lên !
Lúc Chúa mới sinh ra,
Nụ hôn Mẹ thiết tha,
Giờ Xác Con tháo xuống,
Nước mắt Mẹ chan hòa !
Con đã quyết chọn Ta,
Đừng bắt chước Giu-đa,
Đổi vòng gai vinh khổ,
Bằng nụ hôn xót xa !
Vòng gai này cho Chúa !
Vòng gai này cho con!
Nụ hôn xin trao Chúa,
Với tình yêu vẹn tròn.
Mùa Chay Thánh hãy quyết tâm xám hối,
Ăn năn nguyện cầu xin Chúa thứ tha,
Vui đón nhận Vòng gai Chúa trao ta,
Đừng gởi Ngài với Nụ hôn lừa dối.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*) ‘…Biết rõ nghĩa trang là đường vào sự sáng và thinh lặng là âm nhạc. Biết rõ làm chứng nhân là theo Đức Kitô có vòng gai. Biết rõ Thập Giá và Phục Sinh không thể tách rời. Chúng ta có theo Ngài không ?...”
- Gợi ý qua tác phẩm ‘Con biết con cần Chúa’ của Linh Mục Nguyễn tầm Thường.
- Chữ viết nghiêng trích Thánh Thi Phụng vụ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá Bình Minh
Nguyễn Bá Khanh
18:30 04/04/2017
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Đường lên Thánh Giá cao quang
Mà tim con lắm vấn vương tội tình
Vì yêu nên Chúa quên mình
Chỉ mong cứu độ chúng sinh lạc loài.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 16-22/03/2017: Những cử chỉ đẹp dành cho người tị nạn trong Mùa Chay
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:10 04/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng 10-3, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, tổng cộng là 74 người, đã kết thúc tuần tĩnh tâm mùa chay tại Trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” ở thị trấn Ariccia cách Roma 30 cây số về hướng nam.
Trong lời cám ơn Cha giảng tĩnh tâm, là cha Giulio Michelini, Đức Thánh Cha đề cao thái độ tự nhiên của cha và với tất cả vốn liếng cuộc sống, từ việc nghiên cứu, cho đến các sách báo cha xuất bản, các bạn hữu, cha mẹ và những tu sĩ trẻ mà cha chăm sóc.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha cám ơn cha vì những gì cha thực hiện, trong tinh thần trách nhiệm. Ngài nói: “Chắc chắn là có rất nhiều điều để suy niệm, nhưng thánh Ignatio nói rằng trong cuộc linh thao, nếu một người tìm thấy điều mang lại cho mình an ủi hoặc đau buồn, thì phải dừng lại, đừng đi xa hơn. Chắc chắn mỗi người chúng ta đã tìm thấy một, hai điều trong tất cả những điều được trình bày. Phần còn lại không phải là điều phí phạm, nhưng để dành cho dịp khác. Có lẽ những điều quan trọng nhất, mạnh nhất, có lẽ không có ý nghĩa gì đối với người này, nhưng có lẽ một lời nói nhỏ, một điều nhỏ bé lại nói lên nhiều ý nghĩa đối với người khác”.
Về điểm này, Đức Thánh Cha trích dẫn một giai thoại: một nhà đại giảng thuyết người Tây Ban Nha, sau một bài giảng dài được soạn kỹ lưỡng, thấy một người thường, một người khét tiếng là tội nhân, đến gần cha, nước mắt giàn dụa, xin xưng tội với cha. Ông xưng nhiều tội và khóc lóc. Cha giải tội ngạc nhiên, vì cha biết đời sống của người ấy, nên hỏi: “Xin ông hãy nói cho tôi biết lúc nào ông cảm thấy được Thiên Chúa đánh động tâm hồn? Lời nào làm ông động lòng?..”
Tội nhân đáp: “Thưa cha, đó là lúc mà cha nói: 'Bây giờ chúng ta bước sang một đề tài khác!”.
Và Đức Thánh Cha kết luận: “Nhiều khi những lời đơn sơ nhất là những người giúp chúng ta, hoặc những lời phức tạp hơn, Chúa ban cho mỗi người một lời nói thích hợp. Tôi cám ơn cha vì điều đó và cầu chúc cha tiếp tục làm việc cho Giáo Hội và trong Giáo Hội, trong việc chú giải Kinh thánh, trong bao nhiêu côn gtác mà Giáo Hội ủy thác cho cha, và nhất là tôi cầu chúc cha là một tu sĩ tốt”.
Trước đó Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Syria và đã cho gởi 100 ngàn Euro để giúp đỡ người nghèo ở thành phố Aleppo, cũng nhờ sự đóng góp của Giáo triều Roma. Việc trao tặng này sẽ được thực hiện qua Sở Từ Thiện của Đức Thánh Cha và qua Dòng Phanxicô tại Thánh Địa.
Lúc 5 giờ chiều cùng ngày 10-3, Đức Thánh Cha đã đến tòa giám quản Roma để gặp gỡ 36 cha quản hạt của giáo phận để kiểm điểm tình trạng mục vụ hiện nay.
Mặt khác, Văn phòng nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha cho biết lúc 5 giờ chiều thứ sáu, 17-3 tới đây, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự nghi thức hòa giải với nhiều hối nhân với phần xưng tội và xá giải cá nhân.
2. Đức Thánh Cha lên tiếng về cuộc khủng hoảng ơn gọi
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Thời Báo (Die Zeit), xuất bản hôm 9-3 bên Đức, Đức Thánh Cha đã cập đến cuộc khủng hoảng ơn gọi và gọi đây là một vấn đề lớn và trầm trọng.
Ngài nói: “Nơi nào không có linh mục thì không có thánh lễ và một Giáo Hội không có thánh lễ thì không có sức mạnh: Giáo Hội làm nên Thánh Lễ nhưng Thánh Lễ cũng tạo nên Giáo Hội.”
Theo Đức Thánh Cha, việc thiếu ơn gọi linh mục một phần là do số sinh ít, nhưng chủ yếu là vì thiếu cầu nguyện.
Điều quan trọng trong lãnh vực ơn gọi là việc tránh thái độ chiêu dụ giới trẻ. Thực vậy cần có một sự tuyển chọn, vì nếu đương sự không có ơn gọi thực sự thì dân Chúa sẽ chịu đau khổ.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô tỏ ra cởi mở đối với việc phong chức linh mục cho một số người đàn ông đã có gia đình. Tuy nhiên, ngài ủng hộ việc duy trì luật độc thân khi nhấn mạnh rằng “độc thân nhiệm ý” không phải là một giải pháp đối với cuộc khủng hỏang ơn gọi trong Giáo Hội Công Giáo.
Thực vậy, theo Đức Phanxicô, việc thiếu linh mục trên thế giới hiện nay là một vấn nạn rất lớn cần được giải quyết, nhưng “độc thân nhiệm ý” không phải là một giải pháp.
Tuy nhiên, theo ngài, vấn đề viri probati, tức những người đàn ông đã lập gia đình nhưng vững mạnh trong đức tin và nhân đức có thể được chọn để thụ phong linh mục, là một “khả thể” mà “ta phải xem xét”.
Đức Giáo Hoàng nói: “ta cũng phải xác định xem họ có thể đảm nhiệm những trách vụ gì, thí dụ, tại các cộng đồng xa xôi”.
Nghi lễ La Tinh vốn đã cho một số giáo sĩ không phải là Công Giáo đã có gia đình, sau đó trở lại Công Giáo, được thụ phong linh mục, như các cựu giáo sĩ Anh Giáo chẳng hạn. Các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương cho phép phong chức các người đàn ông đã có vợ làm linh mục, nhưng cũng như các Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo La Tinh, họ không cho phép các đám cưới giáo sĩ, nghĩa là không cho phép các linh mục cưới vợ một khi đã thụ phong.
Năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bác bỏ việc hủy bỏ luật độc thân của các linh mục; ngài nói rằng: nên “duy trì như hiện tại”. Nhưng ngài có gợi ý tới khả thể phong chức cho những người đàn ông tỏ ra xứng đáng, tùy sự quyết định của các giám mục địa phương, căn cứ vào tình thế đặc thù. Ngài có nhắc đến một giáo phận tại Mễ Tây Cơ, nơi mỗi cộng đoàn có một phó tế nhưng không có linh mục.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha cho biết ngài sẽ viếng thăm Ấn độ, Bangladesh, Colombia, Fatima, và hiện dự án viếng thăm Ai Cập đang được cứu xét. Ngài cũng nói rằng: Tôi muốn đi thăm nước Nam Sudan, nhưng tôi không tin là có thể thực hiện được. Có chương trình đi thăm hai nước Congo, nhưng với Tổng thống Kabila, thì tôi không tin là có thể đến đó được. Cả việc đi thăm nước Nga cũng không có thể, vì như thế cũng có nghĩa là phải đi thăm cả Ukraine nữa.
3. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Colombia vào tháng Chín.
Hôm thứ Sáu 10 tháng Ba, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Colombia từ mùng 6 tháng Chín đến ngày 11 tháng Chín bao gồm các điểm dừng tại các thành phố Bogota, Medellin, Cartagena, và Villavicencio.
Trong quá khứ, Đức Thánh Cha từng nói rằng ngài muốn đến Colombia, nhưng chỉ sau khi hoàn tất một hiệp định hòa bình nhằm kết thúc cuộc nội chiến kéo dài của đất nước. Các nhà lập pháp của đất nước đã thông qua một hiệp định ân xá cho phiến quân FARC, vào tháng Mười Hai vừa qua.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện ba chuyến đi đến Mỹ Châu trong 17 chuyến đi quốc tế của ngài, và có kế hoạch tới Brazil một lần nữa trong năm nay. Dù đã có các chuyến viếng thăm Brazil, Bôlivia, Ecuador, Paraguay, Cuba và Mễ Tây Cơ, nhưng Đức Thánh Cha vẫn chưa có kế hoạch về thăm cố hương Á Căn Đình.
4. Đức Hồng Y Tobin của tổng giáo phận Newark xin khoan hồng cho người nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất
Đức Hồng Y Tobin của Newark đã tham gia cùng hàng chục giáo sĩ địa phương trong một cuộc biểu tình vào ngày 10 tháng 3 nhằm ủng hộ một người đàn ông địa phương bị trục xuất.
Sau một phiên xử trục xuất, Catalino Guerrero đã được cho 60 ngày lưu trú trên đất Mỹ. Luật sư của ông đã nộp đơn xin gia hạn thêm 6 tháng.
Catalino Guerrero, một người gốc Mexico, đã đến Mỹ bất hợp pháp vào năm 1991 và làm việc đều đặn kể từ đó. Ông đã nộp đơn xin giấy phép lao động nhưng không được cấp vì ông không điền đầy đủ vào mẫu đơn.
Sau phiên xử, Guerrero và gia đình đã đến nhà thờ để cầu nguyện cho được ân xá.
5. Thổ Nhĩ Kỳ xét xử các quân nhân tham gia đảo chính
Hôm thứ Năm 09 tháng Ba, một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa 47 quân nhân ra xét xử về tội tham gia vào âm mưu đảo chính hôm 15 tháng 7 năm ngoái 2016.
Hàng trăm người, là các thành viên hay ủng hộ viên của đảng AK đang cầm quyền đã tụ tập bên ngoài tòa án đòi xử tử hình các quân nhân này. Nhằm áp lực tòa án xử nặng thêm, và kích động quần chúng trong một tâm tình bài Kitô Giáo, báo chí tại Thổ Nhĩ Kỳ đã lặp lại các cáo buộc về vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong vụ đảo chính này.
Tưởng cũng nên nhắc lại là vào ngày 15 tháng 7, 2016, cái gọi là “Hội Đồng Quân Nhân Vì Hòa Bình Quê Hương” đã tổ chức một cuộc đảo chánh với sự tham gia của các quân nhân trong Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân Đoàn 3, một số đơn vị không quân, hải quân và quân cảnh. Quân đảo chánh đã dội bom vào tòa nhà Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và pháo kích vào dinh tổng thống. Cuộc đảo chánh đã thất bại sau khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi dân chúng xuống đường bảo vệ chính quyền và huy động các lực lượng trung thành trấn áp cuộc nội loạn. Trong cuộc đảo chánh này, 300 người đã bị giết 2,100 người bị thương. Toà nhà Quốc hội và dinh tổng thống bị hư hại nặng. 6,000 người bị bắt trong đó có 2,839 quân nhân và 2,745 thẩm phán. 15,000 nhân viên giáo dục bị mất bằng và 21,000 thầy giáo tại các trường học tư bị cấm không được hành nghề.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen là kẻ chủ mưu vụ đảo chánh này. Giáo sĩ Fethullah Gulen là một Imam và là một nhà giảng thuyết đạo Hồi. Ông cũng là một nhà văn và một nhà chính trị.
Fethullah Gulen đề cao Hồi Giáo ôn hòa, tin tưởng nơi những giá trị của sự khoan dung, sống chung hòa bình, đại kết với các tôn giáo, và việc cần thiết phải tách rời nhà nước khỏi Hồi Giáo.
Sau cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7 vừa qua, các phương tiện truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ thi nhau bày tỏ lòng trung thành với tổng thống Erdoğan và đưa ra nhiều cáo buộc chống lại Fethullah Gulen, kể cả các cáo buộc hoang tưởng nhất.
Tờ Cumhuriyet, trong số ra ngày 7 tháng 8, đã nhắc đến cuộc gặp gỡ vào tháng Hai năm 1998 giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và ông Fethullah Gulen. Ký giả Mine Kirikkanat của tờ này nói rằng ông Fethullah Gulen là một “gián điệp” của Giáo Hội Công Giáo đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y “in pectore” (không nêu danh tính) và được cài vào Thổ Nhĩ Kỳ trong âm mưu “Kitô Giáo hóa” nước này.
6. Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu họp để chuẩn bị cho “hội nghị thượng đỉnh thống nhất”
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu, trừ ra Thủ tướng Anh Theresa May, đã gặp nhau tại Brussels hôm thứ Sáu10 tháng Ba để kết thúc vòng đàm phán thứ hai và cũng là vòng cuối cùng chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh “hiệp nhất” ở Rôma, nơi các nhà lãnh đạo sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 24 tháng 3.
Cuộc gặp gỡ này được tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ 60 Hiệp ước Rôma, thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Tổ chức này sau đó đã phát triển thành Liên Hiệp Âu Châu.
Từ 6 quốc gia sáng lập ban đầu là Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Lục Xâm Bảo và Hà Lan, Liên Hiệp Âu Châu ngày nay gồm có 28 quốc gia thành viên, trải dài trên một diện tích rộng 4,475,757 cây số vuông với một dân số lên đến 510 triệu dân.
Nghị trình trong cuộc họp tại Rôma của các nhà lãnh đạo Âu Châu sẽ bao gồm việc thảo luận về tương lai của Liên minh trong 10 năm tới, sự rút lui của Anh, những chấn thương tài chính lặp đi lặp lại, làn sóng di cư và chủ nghĩa mị dân đang gia tăng nhanh chóng.
7. Khai quật các di tích thời vua Pharaoh khi ông Giuse bị bán sang Ai Cập
Hôm thứ Năm 9 tháng Ba, các nhà khảo cổ công bố một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của Ai Cập. Đó là địa điểm hoàng cung của Vua Pharaoh Ramses. Một bức tượng dài 8 mét mô tả vị vua quyền lực nhất và nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại. Vị đại đế sống và cai trị vào khoảng 3000 năm trước đã từng chào đón ông Giuse và tổ phụ Giacóp.
Sách Sáng Thế kể rằng Giuse là con thứ 11 trong 12 người con của Giacóp và là con đầu lòng của bà Rachel. Các anh em cùng cha khác mẹ của Giuse không thiện cảm với ông nên đã bán ông sang Ai Cập để làm nô lệ. Cũng chính tại xứ này, Giuse đã trở thành người đàn ông quyền uy thứ hai chỉ sau Pharaon. Khi nạn đói xảy ra ở xứ Canaan, ông đã mang Giacóp và những anh em khác của mình ông đến Ai Cập và định cư ở đất Gôsen.
8. Các Giám Mục kêu gọi khoan dung với người di dân
Tại một cuộc họp báo hôm 9 tháng 3 tại Vatican, Đức Hồng Y Roger Mahony và Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi đã kêu gọi Mỹ và Châu Âu phải “rộng lượng hơn” với người nhập cư và người tị nạn.
Đức Hồng Y Mahony là Tổng Giám Mục về hưu của Los Angeles. Đức Tổng Giám Mục Tomasi là quan sát viên thường trực về hưu của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở Geneva. Hai vị giám chức đã viếng thăm các trại tị nạn ở bốn quốc gia.
Đức Hồng Y Mahony nói: Cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003 của Hoa Kỳ theo một nghĩa nào đó đã tạo ra trận động đất làm đảo lộn Trung Đông. “Sau đó, vào năm 2008, khi chính quyền Hoa Kỳ đột ngột bỏ rơi Iraq và để cho mọi thứ tan rã thành sự hỗn loạn thì sinh ra bọn khủng bố Hồi Giáo IS, vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm”.
9. Đức Hồng Y Louis Sako kêu gọi xây dựng nền dân chủ tại Iraq
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Chalđê, một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp nhất hoàn toàn với Tòa Thánh, đã lên tiếng kêu gọi xây dựng “một quốc gia Iraq hiện đại, đặt cơ sở trên một hiến pháp minh bạch và dân chủ”.
Phát biểu tại Đại học Hoa Kỳ Iul Sulaimani, Đức Hồng Y Louis Raphael Sako nói rằng “đất nước chúng tôi cần phải soạn lại hiến pháp và luật lệ theo phương thế cởi mở con tim và trí óc”, quyền công dân đầy đủ cho tất cả mọi người “đảm bảo quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo và đảm bảo tôn trọng hoàn toàn nhân phẩm của mọi công dân.”
Hiến pháp Iraq hiện nay được soạn thảo vào năm 2005, hai năm sau cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ.
10. Đức Hồng Y Ấn Độ lo ngại những thay đổi về luật đất đai ảnh hưởng đến các bộ lạc
Đức Hồng Y Telesphore Toppo của tổng giáo phận Ranchi, Ấn Độ đã than phiền về một sự thay đổi luật pháp có thể đe dọa quyền sở hữu đất của nông dân các bộ lạc.
Ngài nói với AsiaNews: “Cuộc sống của người dân gắn liền với rừng, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên liên kết chặt chẽ với họ qua nhiều thế hệ. Các bộ tộc và người nghèo của chúng tôi đang có nguy cơ mất hết những tài sản nhỏ bé mà họ có vì các dự án công nghiệp, thương mại của chính phủ.”
Đức Tổng Giám mục Ranchi đã lãnh đạo một phái đoàn các tín hữu Kitô đến gặp viên thống đốc bang Jharkhand, là nơi vừa thông qua những sửa đổi về việc sử dụng đất đai gây bất lợi cho nông dân.
11. Hội Đồng Giám Mục Cộng Hòa Dân Chủ Congo bày tỏ âu lo về tình trạng đất nước
Bạo lực chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đang đẩy đưa đất nước vào “lầm than và hỗn loạn”. Các Giám Mục đã cảnh báo như trên trong tuyên bố vào lúc kết thúc cuộc họp thường niên của các ngài.
Các Giám Mục cũng nhận định rằng Tổng thống Joseph Kabila và các đối thủ chính trị của ông ta phải chịu trách nhiệm về cuộc đổ máu hiện nay. Họ chỉ trích cả hai bên đã không tuân thủ các điều khoản của một thỏa thuận hòa bình đã được ký kết vào cuối tháng 12 năm 2016, và kêu gọi cuộc bầu cử tổng thống trong năm nay.
Các Giám Mục đã giúp làm môi giới cho thỏa thuận hòa bình này như các trung gian hòa giải, không có thiên kiến đảng phái. Tuy nhiên, các ngài nhận xét rằng, trong vòng bạo lực gần đây nhất các tổ chức của Giáo Hội đã bị tấn công. Điều này cho thấy có nhiều người bất mãn với vai trò hoà giải của các Giám Mục trong các thỏa thuận đã đạt được.
12. Đối lập chính trị phàn nàn việc Vatican rút lui khỏi các cuộc thương thuyết tại Venezuela
Lãnh đạo phe đối lập chính trị Venezuela đã bày tỏ sự thất vọng vì Vatican không còn tham gia trong những nỗ lực chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị ở Nam Mỹ.
Henrique Capriles nói rằng Vatican “có vẻ tách biệt” với đất nước đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng liên tục gia tăng. Ông nói “Tình hình sắp bùng nổ,”.
Sau khi đồng ý làm trung gian cho các cuộc hội đàm giữa chính phủ Nicolas Maduro và phe đối lập, Vatican đã rút lui khi chính phủ không thực hiện các lời hứa là cơ sở cho các cuộc đàm phán. Vào tháng Giêng, Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, người đã từng làm trung giải của Vatican, đã từ chối tham gia các buổi đàm phán, trong một dấu chỉ rõ ràng về sự không hài lòng của Vatican đối với đường lối của chính phủ chỉ muốn câu giờ hơn là thực sự muốn thương thuyết.
Capriles lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc Vatican rút lui, và lưu ý rằng cuộc khủng hoảng đã gây ra tình trạng thiếu lương thực và thuốc men nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng ngàn người. “Dù có lòng tôn trọng lớn nhất và tình cảm rất quý mến đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tổng Giám Mục Celli, tôi vẫn phải tự hỏi Đức Giáo Hoàng đâu?”
13. Đức Tổng Giám mục Charles Brown bị thuyên chuyển đến Albania
Đức Tổng Giám mục Charles Brown, vị Giám Mục Hoa Kỳ được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ái Nhĩ Lan vào năm 2012, đã nhận nhiệm vụ mới là Sứ Thần Tòa Thánh tại Albania.
Đức Tổng Giám Mục Brown, là người đã từng làm việc với Đức Hồng Y Ratzinger, trong Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã đại diện cho Toà thánh tại Ái Nhĩ Lan trong một thời kỳ hỗn loạn của Giáo Hội tại đó.
Ngài đã giúp hướng dẫn chuyển đổi hàng giáo phẩm Ái Nhĩ Lan, tham gia vào việc bổ nhiệm 11 vị tân Giám Mục và thành công trong việc mở lại đại sứ quán Ái Nhĩ Lan cạnh Toà Thánh vào năm 2014 sau một thời gian gián đoạn quan hệ ngoại giao.
Đức Tổng Giám Mục Brown là một nhà ngoại giao kiệt xuất của Tòa Thánh. Việc thuyên chuyển ngài diễn ra vì những chỉ trích dữ dội của các linh mục cấp tiến, là những người phản đối việc bảo vệ vững chắc giáo lý truyền thống của Đức Tổng Giám Mục.
14. Lãnh đạo Huynh Đoàn Thánh Piô X nói về triển vọng quay về với Giáo Hội
Nhà lãnh đạo Huynh Đoàn Thánh Piô X đã bác bỏ các báo cáo cho rằng nhóm này đã mua một tòa nhà làm trụ sở tại Rôma, nhưng khẳng định rằng Tòa Thánh gợi ý ban cấp quy chế Giáo Hạt Tòng Nhân cho Huynh Đoàn Thánh Piô X.
Phát biểu tại Ba Lan, Đức Cha Bernard Fellay nói rằng sự thật là Huynh Đoàn Thánh Piô X đang tìm kiếm trụ sở một mới tại Rôma. Tuy nhiên, công việc này vẫn chưa đi đến đâu. Cụ thể, ông nói rằng “không có kế hoạch mua một khu phức hợp tại nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Esquillino. Báo chí Ý vào cuối tháng Hai vừa qua đã rộ lên các báo cáo cho rằng việc sang nhượng ngôi nhà thờ này sắp xảy ra.
Nhà lãnh đạo Huynh Đoàn Thánh Piô X nói rằng các đề xuất đang được thảo luận về việc bình thường hóa nhóm này bao gồm việc tạo ra một Giáo Hạt Tòng Nhân. Đây là một khả năng mà ông đã thảo luận cách đây một năm. Giáo Hạt Tòng Nhân sẽ do một giám mục đứng đầu, là người sẽ được Đức Giáo Hoàng chọn từ một danh sách gồm ba người do Huynh Đoàn Thánh Piô X đệ trình. Giáo Hạt Tòng Nhân sẽ là “tự trị”, nghĩa là; nó sẽ là một cấu trúc toàn cầu, nhưng không thuộc thẩm quyền của các giám mục địa phương.
15. Cử chỉ cao đẹp của một nhà hàng tại Tripoli trong Mùa Chay
Trong một cử chỉ đầy nghĩa hiệp trong tinh thần Mùa Chay, một nhà hàng tại Tripoli, bên Li Băng đã cung cấp các bữa ăn miễn phí cho những người nghèo và những người tị nạn.
Dân địa phương và những người tị nạn Syria được chào đón tại nhà hàng ‘Al Saada’, nghĩa là ‘Hạnh Phúc’, tại Tripoli, một thành phố lớn của Li Băng, nơi đã từng chứng kiến bao nhiêu cuộc chiến tranh và bao nhiêu những tình cảnh lầm than.
Nhà hàng này có thể nuôi sống từ 185 đến 200 người mỗi ngày. Hầu hết các khách hàng là những người đàn ông không thể tự nấu ăn cho chính mình.
Nhà hàng cung cấp bữa ăn trưa với đủ các món tráng miệng và nước trái cây.
Những người tổ chức cho biết hầu hết các thực phẩm được đóng góp bởi dân chúng trong vùng theo sau lời kêu gọi của họ trên Facebook.
Chặng thứ Nhất - Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:27 04/04/2017
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Chặng Thứ Nhất
Chúa Giêsu bị kết án tử hình
X. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Đ. Vì Chúa đã dùng rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Phúc Âm theo Thánh Máccô (15:14-15)
Ông Philatô lại hỏi: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?” Họ càng la to: “Đóng đinh nó vào thập giá!” Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Philatô phóng thích tên Baraba, và truyền đánh đòn Đức Giêsu, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá.
Chúa Giêsu cô đơn trước các quyền lực của thế gian này. Ngài bó tay hoàn toàn trước công lý của loài người. Philatô thấy mình đứng trước một mầu nhiệm không thể hiểu được. Ông đặt ra những câu hỏi và yêu cầu những lời giải thích. Ông đang tìm kiếm một giải pháp và ông gần như chạm được vào ngưỡng cửa của sự thật. Tuy nhiên, ông quyết định không vượt qua nó. Giữa cuộc sống và sự thật, ông chọn cuộc sống riêng của mình. Giữa hiện tại và vĩnh cửu, ông lựa chọn hiện tại.
Đám đông đã chọn Baraba chứ không phải Chúa Giêsu. Đám đông mong muốn thứ công lý trần thế và kẻ mà họ nghĩ có thể mang thứ công lý ấy đến cho họ; họ từ bỏ Đấng có thể giải thoát họ khỏi sự áp bức và khỏi ách nô lệ. Nhưng công lý của Chúa Giêsu không đến thông qua một cuộc cách mạng; nhưng đến theo tai tiếng của thập giá. Chúa Giêsu gạt sang một bên mọi kế hoạch giải phóng vì Người gánh lên mình tội lỗi của thế gian, và Người không đáp lại cái ác với cái ác. Thế gian không hiểu rằng công lý của Thiên Chúa có thể đến từ sự thất bại của Con Người.
Hôm nay mỗi người chúng ta là một phần tích hợp trong đám đông đang gào lên “Đóng đinh nó đi!”. Không ai trong chúng ta là ngoại lệ. Đám đông và Philatô, trong thực tế, được dẫn dắt bởi một cảm thức đang đoàn kết tất cả họ lại với nhau là sự sợ hãi. Sợ mất an ninh, tài sản của họ, cuộc sống của họ. Nhưng Chúa Giêsu cho chúng ta thấy một con đưòng khác.
Lạy Chúa Giêsu,
chúng con giống hệt như những con người này biết chừng nào.
Bao nhiêu nỗi sợ chồng chất trong cuộc sống chúng con!
Chúng con sợ những người khác với chúng con, người nước ngoài, người di cư.
Chúng con sợ tương lai, sợ những bất ngờ, đau khổ.
Bao nhiêu nỗi sợ trong gia đình, nơi làm việc của chúng con, thành phố, làng mạc của chúng con...
Và có lẽ chúng con cũng sợ Thiên Chúa, đó là sự sợ hãi công lý của Thiên Chúa phát sinh từ một đức tin yếu kém, từ kiến thức nghèo nàn về chính mình của chúng con, và sự hoài nghi lòng thương xót của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Đấng đã bị lên án bởi những người nam nữ đầy sợ hãi, xin giải thoát chúng con khỏi sự sợ hãi phán quyết của Chúa.
Xin đừng để tiếng rên la đau đớn của chúng con ngăn cản chúng con nghe lời mời gọi nhẹ nhàng của Chúa: “Đừng sợ!”
Thánh Ca
Thánh Ca Mùa Chay - Xin Lỗi Chúa - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
06:09 04/04/2017