Ngày 04-04-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ta là sự sống lại và là sự sống
Lm. Đan Vinh
09:29 04/04/2014
Chúa Nhật 5 Mùa Chay A

Ed 37,12-14 ; Rm 8.8-11 ; Ga 11,3-45

TA LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 11,3-45

(1) Có một người bị đau nặng, tên là La-da-rô, quê ở Bê-ta-ni-a, làng của hai chị em cô Mác-ta và Ma-ri-a. (2) Cô Ma-ri-a là người sau này sẽ xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Anh La-da-rô, người bị đau nặng, là em của cô. (3) Hai cô cho người đến nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng”. (4) Nghe vậy, Đức Giê-su bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh”. (5) Đức Giê-su quý mến cô Mác-ta, cùng hai người em là Ma-ri-a và anh La-da-rô. (6) Tuy nhiên, sau khi được tin anh La-da-rô lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở. (7) Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ: “Nào, chúng ta cùng trở lại miền Giu-đê !”. (8) Các môn đệ nói: “Thưa Thầy, mới đây người Do thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao ?” (9) Đức Giê-su trả lời: “Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao ? Ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì thấy ánh sáng của thế gian này. (10) Còn ai đi ban đêm, thì vấp ngã vì không có ánh sáng nơi mình !”. (11) Người nói những lời này, sau đó Người lại bảo: “La-da-rô, bạn của chúng ta, đang yên giấc. Tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây”. (12) Các môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, nếu anh ấy yên giấc được, anh ấy sẽ khỏe lại”. (13) Đức Giê-su nói về cái chết của anh La-da-rô, còn họ tưởng Người nói về giấc ngủ thường. (14) Bấy giờ Người mới nói rõ: “La-da-rô đã chết”. (15) Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. Thôi, nào chúng ta đến với anh ấy”. (16) Ông Tô-ma, gọi là Đi-đy-mô, nói với các bạn đồng môn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy !”. (17) Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi. (18) Bê-ta-ni-a cách Giê-ru-sa-lem không đầy ba cây số. (19) Nhiều người Do thái đến chia buồn với hai cô Mác-ta và Ma-ri-a, vì em các cô mới qua đời. (20) Vừa được tin Đức Giê-su đến, cô Mác-ta liền ra đón Người. Còn cô Ma-ri-a thì ngồi ở nhà. (21) Cô Mác-ta nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. (22) Nhưng bây giờ con biết: “Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”. (23) Đức Giê-su nói: “Em chị sẽ sống lại !” (24) Cô Mác-ta thưa: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”. (25) Đức Giê-su liền phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. (26) Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không ?” (27) Cô Mác-ta đáp: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”. (28) Nói xong, cô đi gọi em là Ma-ri-a, và nói nhỏ: “Thầy đến rồi, Thầy gọi em đấy !”. (29) Nghe vậy, cô Ma-ri-a vội đứng lên và đến với Đức Giê-su. (30) Lúc đó, Người chưa vào làng, nhưng vẫn còn ở chỗ cô Mác-ta đã ra đón Người. (31) Những người Do thái đang ở trong nhà với cô Ma-ri-a để chia buồn, thấy cô vội vã đứng dậy đi ra, liền đi theo, tưởng rằng cô ra mộ khóc em. (32) Khi đến gần Đức Giê-su, cô Ma-ri-a vừa thấy Người, liền phủ phục dưới chân và nói: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết”. (33) Thấy cô khóc, và những người Do thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến. (34) Người hỏi: “Các người để xác anh ấy ở đâu ?” Họ trả lời: “Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem”. (35) Đức Giê-su liền khóc. (36) Người Do thái mới nói: “Kìa xem ! Ông ta thương anh La-da-rô biết mấy !” (37) Có vài người trong nhóm họ nói: “Ông ta đã mở mắt cho người mù, lại không thể cho anh ấy khỏi chết ư ?” (38) Đức Giê-su thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại. (39) Đức Giê-su nói: “Đem phiến đá này đi”. Cô Mác-ta là chị người chết liền nói: “Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày”. (40) Đức Giê-su bảo: “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao ?”. (41) Rồi người ta đem phiến đá đi. Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. (42) Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con”. (43) Nói xong, Người kêu lớn tiếng: “Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ !”. (44) Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn, Đức Giê-su bảo: “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi”. Trong số những người Do thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người.

2. Ý CHÍNH:

Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a thì La-da-rô đã chết và chôn được bốn ngày. Gặp Mác-ta và Ma-ri-a là chị người chết đang khóc thương em, Đức Giê-su đã trấn an họ rằng: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết cũng sẽ được sống” (25). Khi ra thăm mộ của La-da-rô, Đức Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha rồi truyền cho La-da-rô ra khỏi mồ (43) và người chết liền trỗi dậy đi ra ngoài. Qua phép lạ phục sinh La-da-rô này, Đức Giê-su đã mặc khải Người chính là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống. Người sẽ ban sự sống và sự sống lại muôn đời cho những ai đặt trọn niềm tin nơi Người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-5: + La-da-rô: là tên của người bạn thân với Đức Giê-su, ở làng Bê-ta-ni-a (x. Ga 11,3). Ngoài La-da-rô này, cũng còn một người khác làm nghề ăn xin cũng tên là La-da-rô trong Tin Mừng Lu-ca (x. Lc 16,20). + Bê-ta-ni-a: Là một làng nằm ở phía Đông núi Cây Dầu, cách Giê-ru-sa-lem khoảng ba cây số (x. Ga 11,18). Đức Giê-su thường đến trọ tại làng này mỗi khi có dịp lên Giê-ru-sa-lem. Ngoài ra, còn một Bê-ta-ni-a khác là nơi Đức Giê-su chịu phép rửa (x. Lc 16,20). + Mác-ta: là chị lớn trong ba chị em. Bà có tính tình năng nổ hướng ngoại, thể hiện khi đón tiếp Đức Giê-su (x. Lc 10,38-42). + Ma-ri-a: là em của Mác-ta, có tính trầm lặng hướng nội, sẵn sàng hy sinh bình dầu thơm quý giá để xức chân Người (x. Ga 12,1-8). Theo phần lớn các nhà chú giải Thánh Kinh: Cần phân biệt cô Ma-ri-a này với nhiều người khác cũng tên Ma-ri-a như: người đàn bà tội lỗi (x. Lc 7,36-50), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,3-11), nữa Ma-ri-a Ma-đa-lê-na được trừ khỏi bảy quỷ ám (x. Lc 8,2).

- C 6-16: + Mới đây người Do thái tìm cách ném đá Thầy: Các môn đệ mang tâm trạng sợ hãi vì ý thức nguy hiểm: Thầy có thể bị kẻ thù giết hại tại Giê-ru-sa-lem. + Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao ?: Đức Giê-su quyết tuân theo chương trình Chúa Cha đã truyền. + La-da-rô, bạn của chúng ta đang yên giấc. Tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây: Đức Giê-su dùng chữ “ngủ” để ám chỉ cái chết, giống như trường hợp của con gái ông Gia-ia (x. Mc 5,39). Thánh Phao-lô cũng coi cái chết chỉ là một giấc ngủ (x. 1 Tx 4,14), là một bước phải vượt qua đến sự sống lại (x. Ep 5,14). + Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin: Đức Giê-su mừng vì môn đệ sắp được dịp chứng kiến Người truyền cho La-da-rô sống lại, để các ông vững tin nơi Người.

- C 17-27: + Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi: Theo phong tục người Do thái thì người chết thường được chôn ngay trong ngày vừa chết (x. Cv 5,6). Người Do thái tin rằng trong ba ngày đầu, hồn vía người chết còn lảng vảng gần xác chết. Sang ngày thứ tư khi xác thối rữa, nó mới tan đi. Con số bốn ngày ở đây như muốn nói La-da-rô đã chết thật sự. + Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết: Thời Cựu Ước, nhiều người tin có sự kẻ chết sống lại (x Đn 12,2-3; 2 Mcb 7,23). Đến thời Đức Giê-su, nhóm Pha-ri-sêu cũng tin như vậy, nhưng nhóm Xa-đốc thì không tin (x Cv 23,8). Riêng Mác-ta tuy tin kẻ chết sẽ sống lại trong ngày tận thế như nhóm Pha-ri-sêu, nhưng vẫn muốn Đức Giê-su làm phép lạ cho em được sống lại ngay lúc này. + Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống: Đức Giê-su là sự sống phát xuất từ Chúa Cha (x. Ga 5,26). Người làm cho những kẻ tin Người được sống đời đời (x. Ga 5,24-25). Người cũng sẽ ban cho những kẻ tin được sống lại vào ngày cánh chung, dù xác của họ có bị tiêu hủy cũng sẽ được sống lại (x. Ga 5,28-29). + Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian: Mác-ta tuyên xưng Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai (x. Ga 1,19).

- C 28-37: + Thấy cô khóc, và những người Do thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến: Theo thói tục của người Do thái, khi có khách đến viếng xác, thì người nhà bật khóc to, và khách cũng tự nhiên phát khóc lên theo.

- C 38-44: + Đức Giê-su thổn thức trong lòng: Trước sự đau khổ của tang gia, Đức Giê-su có thái độ cảm thông đầy tình người. Nhưng thực ra nguyên nhân sâu xa khiến Đức Giê-su khóc một phần còn vì sự cứng lòng tin của những người Do thái hiện diện (37) và còn vì niềm tin nửa vời của hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a nữa (39). + Đem phiến đá này đi: Phần mộ của người Do thái giàu có thường khoét vào núi đá. Sau khi tắm rửa, xác chết được xức thuốc thơm, cột lại bằng giây băng vài và phủ khăn liệm, đưa vào mồ chôn cất rồi lấp ngòai cửa mồ bằng một tảng đá lớn, như hai môn đệ đã an táng Đức Giê-su sau này (x Ga 19,40-42). + Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày: Tuy Mác-ta vừa tuyên xưng đức tin, nhưng vẫn nghi ngờ Ngừơi có thể làm cho La-da-rô sống lại. + Chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao ?: Vinh quang ở đây là quyền năng Thiên Chúa tỏ hiện qua việc người sắp cho La-da-rô từ cõi chết sống lại. + Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con": Người Do thái khi cầu nguyện thì quay mặt về hướng Đền thờ Giê-ru-sa-lem. Còn ở đây Đức Giê-su lại ngước nhìn lên trời. Đây sẽ là lối cầu nguyện của các Ki-tô hữu sau này. + Người kêu lớn tiếng: “Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ !": Đức Giê-su ra lệnh cho người chết sống lại. Điều đó cho thấy Người có quyền trên sự chết. + Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi: La-da-rô sau khi sống lại phải được người khác cởi khăn và vải liệm. Trái lại, Đức Giê-su sau khi phục sinh, những băng vải vẫn còn để lại trong mồ và khăn che đầu Người cũng được cuốn lại và xếp để riêng ra một nơi (x. Ga 20,5-7).

4. CÂU HỎI:

1) Ma-ri-a Bê-ta-ni-a có phải là người đàn bà tội lỗi, người phụ nữ ngoại tình sắp bị ném đá hay bà Ma-ri-a Ma-đa-le-na hay không ? 2) Đức Giê-su nói La-da-rô đang yên giấc là muốn ám chỉ điều gì ? Hai trường hợp khác tương tự là những trường hợp nào ? 3) Theo phong tục Do Thái thì người chết được chôn vào thời điểm nào ? Ở đây việc La-da-rô được chôn bốn ngày rồi mang ý nghĩa gì ? 4) Thời Đức Giê-su, niềm tin về việc kẻ chết sống lại giữa hai phái Xa-đốc và Biệt phái khác nhau ra sao ? 5) Tại sao Đức Giê-su lại thổn thức trong lòng và xao xuyến khi thấy Mác-ta và người đi theo cô khóc ? 6) Khi nói: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày" Mác-ta có hòan tòan tin vào quyền năng phục sinh kẻ chết của Đức Giê-su không ? 7) Ngày nay các tín hữu hướng về đâu khi cầu nguyện ? Tại sao ? 8) Tình trạng của La-da-rô sau khi được Đức Giê-su cho sống lại khác với tình trạng sống lại của Đức Giê-su thế nào ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết cũng sẽ được sống” (Ga 11,25).

2. CÂU CHUYỆN: SỐNG LẠI THẬT VỀ PHẦN LINH HỒN:

SI-TA ĐE-LI vốn là một kẻ chuyên quậy phá kẻ khác. Anh đã nhiều lần vào tù ra khám vì tội phá phách cướp giựt. Trong phiên tòa lần thứ năm, quan tòa đã phải tuyên bố như sau: “Có phạt anh thêm nữa cũng vô ích ! Nhưng chúng tôi vẫn phải cách ly anh. Chúng tôi đã làm hết cách. Quả thật chúng tôi đã hoàn toàn thất vọng về anh”. Vào tù lần này, ĐE-LI lại ngựa quen đường cũ: có những hành vi vô kỷ luật và đàn áp bạn tù yếu thế hơn mình, nên anh đã bị biệt giam trong hai tuần lễ. Nhưng một phép lạ đã xảy ra: Khi đang phải nằm thu mình trong một căn hầm chật hẹp tăm tối, nằm trên nền đá ẩm mốc hôi hám, ĐE-LI đã có dịp suy nghĩ và nhớ lại những lỗi lầm đã phạm. Vốn là con một trong gia đình giàu có, được cha mẹ cho đi học, nhưng anh lại lười biếng và ăn cắp tiền của cha mẹ rồi sau đó bỏ nhà đi hoang. Từng được nhà trường đánh giá là một học sinh thông minh giàu sáng kiến và chỉ có thói xấu ham vui. Vậy tại sao anh lại không sử dụng những tài năng đó để làm việc tốt hữu ích cho tha nhân, mà lại bỏ nhà ra đi và phải mang thêm tội đàn áp bóc lột kẻ khác ? Rồi sau đó anh bắt đầu có những giấc mơ đẹp về Đức Giê-su, mà anh đã từng biết khi theo học khóa giáo lý vỡ lòng. Dường như anh thấy Đức Giê-su đang âu yếm nhìn anh và mời anh đi theo Người. Rồi hình ảnh những người từng bị anh gây thương tích lần lượt hiện ra trong tâm trí anh. Tự nhiên anh cảm thấy một tình cảm dào dạt với họ. Chính tình thương ấy đã tắm mát và chữa lành những vết thương trong tâm hồn sơ cứng của anh. Cảm nghiệm ấy đã dần dần biến đổi anh nên một người mới đầy tràn tình yêu của Đức Giê-su. Sau hai tuần lễ, ĐE-LI được ra khỏi ngục biệt giam và trở lại phòng giam thường phạm. Anh không còn thái độ bắt nạt bạn tù, trái lại còn sẵn sàng bênh vực những kẻ thân yếu thế cô. Anh xin cha tuyên úy nhà giam theo học lớp Thánh Kinh hằng tuần. Anh trở thành người học trò chăm chỉ và xuất sắc nhất trong đám bạn tù. Mấy năm sau, khi được mãn hạn tù, anh đã trở thành chủ tịch hội “Cải cách chế độ lao tù”. Khi nói về anh, cha tuyên úy nhà lao đã nói: “Si-ta Đe-li là một phép lạ sống động mới xảy ra: Không những anh là một tội nhân được ơn sám hối, mà còn thực sự trở nên một tạo thành mới, một tín hữu tốt lành thánh thiện và là môn đệ đích thực của Chúa Giê-su”.

3. SUY NIỆM:

1) “Đức Giê-su là sự sống lại và là sự sống”:

La-da-rô và hai người chị Mác-ta, Ma-ri-a là bạn thân của Đức Giê-su tai làng Bê-ta-ni-a. Nhà của họ là nơi Đức Giê-su và các môn đệ của Người ở trọ mỗi lần các ngài đi lên Giê-ru-sa-lem. Với tình bạn thâm giao ấy, khi La-da-rô bị bệnh nặng, Mác-ta đã vội sai người nhà đi báo tin cho Đức Giê-su biết. Nhưng Đức Giê-su lại cố ý trì hoãn không đến ngay vì Người muốn dùng sự kiện này để chứng minh Người “là sự sống lại và là sự sống”, nên đã nói với các môn đệ: “La-da-rô đã chết. Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin” (Ga 11,14-15).

2) Về đức tin của hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a:

Qua Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy về hai cách biểu lộ đức tin như sau:

- Về đức tin tuyên xưng ngoài môi miệng của Mác-ta: Vừa được tin Đức Giê-su đến, cô Mác-ta liền ra đón Người. Cô nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết: “Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”. Đức Giê-su nói: “Em chị sẽ sống lại !” Cô Mác-ta thưa: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”. Đức Giê-su liền phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không ?” Cô Mác-ta đáp: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian (Ga 11,20-27). Tuy nhiên đức tin thể hiện bằng lời nói của Mác-ta vần chưa phải đức tin vững mạnh: Khi đến trước mộ của La-da-rô, Đức Giê-su nói: “Đem phiến đá này đi”. Cô Mác-ta là chị người chết liền nói: “Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày”. Đức Giê-su bảo: “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao ?” (Ga 11,39-40).

- Về đức tin cậy trông tín thác vào Đức Giê-su của Ma-ri-a: Cô Ma-ri-a thì tin mạnh mẽ vào Đức Giê-su thể hiện qua như sau: Nghe tin Thầy đến, cô Ma-ri-a “vội đứng lên và đến với Đức Giê-su”. Vừa thấy Người, cô liền phủ phục dưới chân và nói: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết” (Ga 11,29.32). Đức tin của Ma-ri-a thể hiện qua thái độ cậy trông vào quyền năng và tình thương của Thầy nên không nói nhiều mà chủ yếu là thái độ yên lặng, hoàn toàn tin tưởng phó thác để Thầy toàn quyền định liệu. Chính nhờ biết ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người đã giúp Ma-ri-a đạt tới đức tin cậy trông tín thác vào Chúa Giê-su (x. Lc 10,38-40).

3) Sống đức tin cụ thể hôm nay:

- Hãy trở thành ngôn sứ của sự sống, tình thương và niềm vui: Trong sứ điệp ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1996, Đức Gio-an Phao-lô II đã khuyên các bạn trẻ như sau: “Hãy trở nên những ngôn sứ của sự sống và tình thương, những ngôn sứ của niềm vui. Hiện nay tuy nhân loại ngày càng văn minh hơn. Nhưng vẫn có nhiều bóng tối của sự chết như: chiến tranh, đói kém, phá thai, tự tử, si-đa, ám sát, đặt mìn, tai nạn giao thông… Những cái chết về thể xác phản ảnh một cái chết nguy hiểm hơn. Đó là cái chết của Tình Yêu trong lòng con người ! Cái chết ấy sẽ thắng thế khi con người sống buông thả, chán chường và khép kín trong sự ích kỷ. Nhưng chúng ta có Đức Giê-su là “Sự Sống Lại và là Sự Sống”. Một khi chúng ta liên kết mật thiết với Người, chúng ta cũng có thể thông truyền sự sống, tình thương và niềm vui cho thế giới, giống như Đức Giê-su xưa đã trả lại sự sống cho La-da-rô và lau khô giọt lệ cho hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a… Ki-tô hữu phải sẵn sàng lao tới bất cứ nơi đâu có những anh em cần được giúp đỡ, những nơi có những giọt nước mắt cần được lau khô, những nơi có những lời cầu cứu đang mong chờ được đáp ứng”.

- Đức tin thực sự phải thể hiện qua hành động cậy trông yêu mến: Thánh Gia-cô-bê đã đề cao đức tin tín thác và hành động chia sẻ như sau: “Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được không? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì? Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2,14-17).

4. THẢO LUẬN: Chúng ta cần phải làm gì để trở thành Ngôn Sứ của Sự Sống, sẵn sàng chia sẻ sự sống của Chúa cho đồng bào Việt Nam, cho những người bệnh tật đau khổ đang sống chung quanh chúng ta ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay chúng con chưa chết nên không xin Chúa cho sống lại về phần xác, nhưng chúng con xin Chúa ban cho chúng con sống lại thật về phần linh hồn: để không những chiến thắng kẻ thù cuối cùng là sự chết, mà còn tiêu diệt những nguyên nhân dẫn tới cái chết như tham lam tiền bạc, ham mê rượu chè, chích hút và những đam mê bất chính khác… Xin cho chúng con thắng vượt sự thất vọng, buồn chán, sống không lý tưởng…

- LẠY CHÚA. Xin giúp chúng con biết tôn trọng sự sống nơi bản thân và gia đình con. Xin cho chúng con biết bảo vệ môi trường sống, và luôn sống kết hiệp với Chúa Thánh Thể là Nguồn Sống Mới. Xin cho chúng con biết siêng năng đón nhận Lời Chúa và Thánh Thể mỗi ngày để chúng con luôn có sự sống của Chúa nơi chúng con, và ngày sau chúng con cũng được sống mãi trong cuộc sống vĩnh hằng.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH
 
Suy tư Tin Mừng Chúa nhật Lễ Lá năm A 13.4.2014
Mai Tá
15:28 04/04/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá năm A 13.4.2014

“Ta chỉ xin em một chút tình,”
“Cho lòng thắm lại với ngày xanh.”
(Dẫn thơ Lưu Trọng Lư)
Mt 26-14 – 27: 66
Tình ta xin em, cũng vẫn chỉ một chút. Dù có cho hay không, lòng ta vẫn “thắm lại với ngày xanh”. Tình Chúa cho đi, thật rất nhiều. Ta có nhận tình Ngài cho không, người người ở đời, bằng cách nào đó, vẫn hân hoan chào đón Tình Ngài về với thánh thánh Giêrusalem, rất Vượt Qua.
Trình thuật thánh-sử nay kể về một “Vượt Qua” của Chúa có kiệu có lá, có nhiều người chào đón Chúa rất hân hoan, rộn rã để rồi ngày ấy Chúa kết tận bằng một thống khổ, lại nhiều tâm tình hơn nữa. Chào đón Chúa buổi Vượt Qua, dân con mọi người vẫn cứ chào cứ đón, hầu hy vọng Ngài lại sẽ chinh-phục thế-giới, lật đổ đám quan hèn của đế quốc. Họ là những người yếu kém nên đã chỉ trông chờ yếu tố chính-trị nhằm lật đổ nhóm cầm quyền bách hại dân thường mọn hèn.
Dân con Do thái và đồ đệ Ngài mong ngóng Giavê Thiên Chúa giúp họ giành lại vương-quyền khi xưa từng được hứa, qua ngôn sứ. Lời hứa xưa, khiến họ trông đợi Chúa tái-lâm cải-biến mọi thứ, mọi người. Họ vốn nghĩ: Chúa có thói quen làm chuyện lạ chẳng ai ngờ, nên cứ hiểu: đây là thời-khắc Ngài làm chuyện lạ tuy có chút hiểm nghèo vì vào dịp nghỉ Lễ, và ở chốn miền đầy những hiểm nguy. Nói cho cùng, dân con người Do thái lại cứ trông chờ Giavê Đấng tác tạo phong ba, bão táp cả vào địa-hạt chính-trị lẫn cuộc đời người.
Ba yếu tố trổi trang: vinh quang, quyền lực và chiến thắng hợp cùng với an-bình hiền-hoà lại đã đi chung với chiến thuật mọi địa hạt, đã làm dân thường người Do thái nhận ra được khó khăn vẫn còn đó, nên đã nản lòng. Cộng thêm vào đó, là lập trường về Đấng Mêsia của Chúa rất khác biệt, nên họ bị bất ngờ và nghĩ rằng: phong ba/bão táp phải đánh vào hệ-thống đối-kháng đến cực độ. Và, khi nhận ra sự khác biệt về tinh-thần Mêsia nơi Chúa đã khiến họ nản lòng, rất thất vọng.
Chỉ mỗi Đức Giêsu là không nản lòng, nhụt chí trước cơn “phong ba bão táp” đang xảy đến. Ngài biết rõ mộng ước chính-trị của dân Do-thái sẽ không thành hiện-thực. Ngài biết rõ Vương quốc đích-thực Cha đưa ra, sẽ không xảy đến như người Do thái từng nghĩ. Biết rõ ý-định của Cha, nên Đức Giêsu đã không thoả mãn ý nguyện của dân con Do-thái về Đức Mêsia chính-trị. Và, Ngài buồn lòng đến chết được buổi hôm ấy, là vì dân con Ngài không hiểu nổi vai trò của Đấng Mêsia đích-thực. Thật ra, Mêsia đích-thực không bạo-lực tàn ác về tính chính-trị, nhưng rất bé nhỏ theo ý-định Cha Ngài muốn.
Mêsia theo ý Cha, là Đấng sẽ trỗi dậy nâng nhấc mọi người cùng đứng dậy theo Ngài vào cuộc sống rất mới nơi Vương Quốc Nước Trời. Nên, phong-ba/bãotáp đã ụp xuống làm Ngài âu sầu, trầm thống như thánh-sử diễn-tả qua Thương khó. Thương-khó, đem mọi người vào Vương Quốc Nước Trời để ở với Thày, qua chặng đường thập-giá khá khổ ải. Thương khó, là bằng-chứng nói lên tình Ngài ở với dân con nơi Vương Quốc Mới, nhưng họ không hiểu. Vương Quốc mới, sẽ gồm toàn những người nghèo khó, thấp bé, bị chèn ép. Vương quốc ấy, nay thể-hiện ở đây, lúc này bằng Vượt Qua thần thánh có Chúa hiện-diện.
Con dân Do thái vốn không thể hiểu ý-nghĩa và vai trò của Đấng Mêsia đích-thực, nên cũng không thể hiểu được ý-nghĩa và vai-trò đích-thực của Vương Quốc mới Chúa đem lại. Thế nên, trước công-nghị, cả quan toà lẫn chúng dân đều không thể hiểu được ngôn-ngữ Chúa dùng để diễn-tả về Vương Quốc mới.
Cả đến Philatô, tay đồ tể từng giết hại hàng ngàn người Do thái mà chẳng cần xét xử, cũng không hiểu những điều Chúa nói. Ông không cần mở phiên xử công khai có chúng dân Do thái tham dự, cũng chẳng muốn làm vừa lòng các thượng-tế Do thái, nhưng cuối cùng vẫn tự mình ra lệnh đóng đinh Đức Giêsu, cho chết. Điều này cũng chẳng có gì lạ đối với quan quân dưới trướng từng chứng kiến nhiều thập niên, trước sau ngày Chúa tử nạn. Bởi đây là cách-thức của quan lại chuyên hành tội người dân hầu phế-bỏ người nào đó, bằng cách cho họ một bài học để đời, không còn dám chống đối nữa.
Phương-cách phế-bỏ tử-tội vào thời Philatô là giao cho đội hành hình đánh đập bằng roi vọt cho tử tội yếu dần tạo khổ hình để không còn sức mà quật-khởi. Lề-lối này được áp-dụng đối với cả chục ngàn người trên toàn đế quốc La Mã, vào thời đó.
Trên đường phố đầy khách hành hương và dân chúng từ trong nhà hoặc quán xá nhìn ra ngoài đã khiến đội lính hành hình càng đánh đập người tử tội để dương oai và cũng để dẹp đường cho tử tội mau đến “Đồi Sọ”. Trước cảnh tượng diễn ra thường ngày như cơm bữa, dân thường ở đây đều đã biết những chuyện gì đã và đang xảy đến với “Vua” của người Do-thái. Và đóng đinh, là biện pháp để cảnh-giác những ai muốn tạo nội-loạn chống lại quan quyền như Đức Giêsu, sẽ lãnh hậu quả thảm-khốc đến như thế. Với sức mòn còn lại, có lẽ Đức Giêsu chỉ có thể khiêng mỗi thanh ngang của cây thập-tự hiện quá nặng vì bị đập đáng rất quá tay.
Đội hình đưa Ngài lên đồi trống vắng đầy những đá nhọn như sọ người gọi là Gôn-gô-tha. Và, treo Ngài lên thanh ngang thập-tự vốn được sử-dụng nhiều lần trước đó dành cho các tội-phạm bị án tử. Chỉ một số nhỏ tò mò đi theo xem nhưng vẫn bị đám quân hành-hình chặn giữ, sợ Ngài đào thoát. Và, Thương Khó hành hình kết thúc ở đó vào ngày Thứ Sáu trong tuần. Và Ngài trút hơi thở vào giữa trưa hoặc buổi xế hôm ấy, kết thúc hành-trình của Ngài nơi dương thế.
Nói cho cùng, Thương Khó là con đường khổ ải Chúa phải “Vượt Qua” để thực-hiện ý-định cứu-rỗi do Cha ủy-thác. Không cuộc “Vượt Qua” nào lại có thể tránh đuợc con đường khổ-ải, khổ-hình hoặc khổ-nhục. Thế nên, Thương khó hoặc thống-khổ là đường lối “chẳng đặng đừng” đặt ra cho Đức Giêsu ngay vào lúc Ngài chấp-nhận thân-phận làm người, như người phàm. Có chấp-nhận thân-phận rất khổ của người phàm, Thiên-Chúa-Làm-Người mới có được ân huệ Cha ban là có quyền năng trên cả sự sống lẫn sự chết.
Khổ đau và cái chết của Đức Giêsu còn mang tính-chất rất quan-trọng có liên-quan đến toàn vũ-trụ và con người. Có chấp-nhận Thương khó/thống khổ đến độ chết đi, thì Thiên-Chúa-làm-Người mới giải-thoát cứu độ mọi người để đưa toàn vũ-trụ về với Chúa, và với Cha. Khổ đau và cái chết của Thiên-Chúa-Làm-Người kết-cuộc bằng tiếng kêu rất lớn “Êli Êli lêma sabakthani!, tức: Lạy Thiên Chúa tôi, Lạy Thiên-Chúa của tôi! Cớ sao Người lại bỏ tôi”. Tiếng kêu vọng lại lời Thánh vịnh 22 tượng-trưng cho lời Tạ ơn Cha đã đổi-thay thân-phận của con người thành lời ngợi khen không thất-vọng nhưng đầy tràn ý-nghĩa của cuộc Vượt-Qua mọi khổ ải hầu thực-hiện ý-định cao cả của Thiên Chúa.
Cảm-nghiệm nôi thống-khổ của Đức-Chúa-làm-người, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:

“Ta chỉ xin em một chút tình,”
Cho lòng thắm lại với ngày xanh.
Sao em quên cả khi chào đón,
Tình ái, chiều xuân, đến trước mành. ”
(Lưu Trọng Lư – Một Chút Tình)

Tình Chúa thương mọi người, nay được diễn-tả bằng thứ “Tình ái, chiều xuân, đến trước mành”, có anh có em và có tất cả mọi người cảm thông nỗi thống-khổ của Đức-Chúa-làm-người vượt mọi khổ-ải rất “Vượt Qua”, là để cho ta và cho mọi người ở vũ trụ trần-thế rất đáng thương yêu.

Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Hãy tín thác vào Đức Giêsu Kitô
Lm Jude Siciliano OP
05:25 04/04/2014
Chúa Nhật V CHAY - A
Êdêkien 37: 12-14; T.vịnh 129; Rôma 8: 8-11; Gioan 11: 1-45

HÃY TÍN THÁC VÀO ĐỨC GIÊSU KITÔ

Tin Mừng theo thánh Gioan thuật lại việc Đức Giêsu thực hiện bảy “dấu lạ” liên tiếp: Dấu lạ đầu tiên tại Cana (Ga 2,11) và dấu lạ cuối cùng làm cho anh Ladarô sống lại. Thánh Gioan gọi những hành động đầy quyền năng này của Đức Giêsu là “dấu lạ” chứ không phải “phép lạ”. Dấu lạ được hiểu là điều đã khơi dậy sự ngạc nhiên của những người chứng kiến - còn hơn cả thốt lên “wow!” Chúng biểu thị sự hiện diện sống động của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, Đấng đã thực hiện những dấu lạ này. Qua những dấu lạ, các tín hữu cảm nhận được “vinh quang” của Thiên Chúa, khởi đầu ở Cana. Đức Giêsu bày tỏ “vinh quang” này khi Người làm thay cho nhân loại vốn luôn phải đương đầu với những giới hạn, bệnh tật và cái chết. Trước khi làm cho anh Ladarô sống lại, Đức Giêsu đã cầu nguyện, biểu hiện sự kết hiệp nên một với Thiên Chúa; vì thế, những dấu lạ Đức Giêsu thực hiện cho thấy rõ việc Thiên Chúa hiến mình vì chúng ta.

Khi gặp Đức Giêsu, cả hai chị em cô Mácta và Maria cùng nói một điều: “Thưa Ngài, nếu Ngài ở đây, thì em con đã không chết.” Khi Đức Giêsu nói với cô Mácta: “Em chị sẽ sống lại”, thì cô tuyên xưng niềm tin rằng em của chị sẽ sống lại “vào ngày sau hết khi kẻ chết sống lại.” Tiếp đến, cô Mácta tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô rằng: “Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.” Nhưng cả hai chị em cô Mácta và Maria đều không tin rằng Đức Giêsu sẽ làm cho người em đã chết của họ sống lại. Thực thế, khi Đức Giêsu truyền hãy đem phiến đá ở cửa mộ đi thì cô Mácta nói rằng: “Thưa Ngài, nặng mùi rồi, vì em con đã ở trong mồ được bốn ngày.”

Việc anh Ladarô sống lại là một dấu lạ. Dấu lạ này chỉ rõ Đức Giêsu là ai và khẳng định điều Người đã nói với cô Mácta rằng em cô sẽ sống lại “vào ngày sau hết khi kẻ chết sống lại.” Những ai tin vào Người, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Thực vậy, những ai tin vào Người “sẽ không bao giờ phải chết.” Quả thật, việc anh Ladarô sống lại củng cố niềm tin cho những ai đã tin vào Đức Kitô.

Đúng thế, nhưng cả hai chị em cô Mácta và Maria đều đặt ra một vấn nạn lớn cho Đức Giêsu rằng: “Nếu”, “Nếu có Thầy ở đây…” Trong hoàn cảnh đó, những người khác cũng sẽ nói thế này: “Ông ấy đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết sao?” Đức Giêsu đã chữa lành người mù, một kẻ Người không hề quen biết. Còn anh Ladarô là bạn thân của Đức Giêsu, tại sao Người nán lại, chần chừ không đến sớm và để anh phải chết?

Chúng ta cũng có thể hỏi “Tại sao sự việc lại ra nông nỗi thế này?” Tại sao Thiên Chúa lại cho phép những điều xấu xảy đến với chúng ta và với những người chúng ta thương mến? “Nếu” Thiên Chúa yêu thương thế gian, tại sao những điều tệ hại như thế lại xảy ra cho nhiều người? Hai chị em cô Mácta và Maria phải chờ đến bốn ngày sau khi anh Ladarô chết, Đức Giêsu mới xuất hiện. “Tại sao vậy?” Tại sao những lời cầu nguyện của chúng ta trong lúc ngặt nghèo lại không được Thiên Chúa mau chóng đáp lời? Chẳng có giải pháp hoặc câu trả lời dễ dàng cho những vấn đề hệ trọng này. Chẳng lẽ chúng ta lại không mong vấn đề được giải quyết hay sao? Thực ra chúng ta đang có “dấu lạ – điều kỳ diệu Đức Giêsu đã làm cho anh Ladarô, cho những người chị của anh, cũng như cho cả người Do Thái có mặt ở đó để an ủi hai chị em cô Mácta và Maria.

Câu chuyện trên đây mời gọi chúng ta biết tin tưởng. Trong đoạn Tin Mừng này, “tin” là một hành động - bạn hãy tin. Cô Mácta không tuyên xưng niềm tin vào một đạo lý cụ thể nào, nhưng cô tin vào chính con người Đức Kitô - cô đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô. Đó là cách thức niềm tin khởi đầu bằng một tương quan ngôi vị với Đấng mà sau này Thánh Tôma sẽ lặp lại sau khi Đức Kitô phục sinh: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).

Nhiều nhân chứng thẩm định việc Đức Giêsu chữa lành anh mù – bài Tin Mừng tuần trước chúng ta đã nghe (Ga 9,1-41). Khi gặp lại anh sau khi anh đã được chữa lành, Đức Giêsu hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” Trong Tin Mừng Gioan, thấy gắn liền với tin. Những người “thấy” dấu lạ thì tin vào Đức Kitô. Sau này, Đức Giêsu phục sinh nói với ông Tôma rằng: “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin” (Ga 20,29). Chúng ta không có mặt ở đó để chứng kiến tận mắt những dấu lạ mà Đức Giêsu đã thực hiện. Nhưng nhờ có những dấu lạ mà Tin Mừng Gioan mặc khải, chúng ta thực sự “thấy” và đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô.

Anh Ladarô là hình ảnh của mỗi chúng ta. Trong ngôi mộ, anh bị cái chết trói buộc. Có bao nhiêu người rõ ràng còn sống mà dường như cận kề với cái chết dưới hình thức này hay hình thức khác? Một cái chết dần mòn do quá sợ hãi, lo âu, lệ thuộc, đau ốm, công việc bế tắc, tương quan đổ vỡ, hành vi tiêu cực, v.v… Dù chết theo hình thức nào, chết thực sự hay chết dần mòn, hôm nay chúng ta cũng cần phải lắng nghe lời Đức Giêsu mời gọi “Hỡi …., hãy ra khỏi mộ!” Chỗ để trống ấy là tên của quý vị.

Đức Giêsu không muốn chỉ ban cho chúng ta một thứ nước tăng lực có chứa hàm lượng chất kích thích cao. Người muốn chúng ta tận hưởng một cuộc sống được phục sinh, ngay cả đối diện với cái chết của thân xác. Chủ đề này được lặp lại xuyên suốt Tin Mừng Gioan: Nếu tin vào Đức Kitô, chúng ta sẽ có sự sống đời đời, vì chưng chúng ta được chia sẻ sự sống của Chúa Cha và Chúa Con.

Chúng ta đang kết thúc Mùa Chay, chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh của Đức Kitô và của chúng ta nữa. Trong suốt Mùa Chay, có lẽ chúng ta đã xác định được đâu là “những khoảng tối” trong tâm hồn, và những lối sống nào đã làm hao mòn cuộc đời chúng ta. Từ ngôi mộ này hay ngôi mộ kia, chúng ta nghe thấy Đức Giêsu đang hoàn tất lời Người đã hứa xưa kia trong Tin Mừng theo thánh Gioan rằng: “Thật, Thầy bảo thật anh em, giờ đã đến và chính là lúc này đây, giờ kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa và những ai nghe tiếng Người sẽ được sống” (Ga 5,25).

Chúng ta hy vọng rằng Mùa Chay đã không khiến chúng ta thấy quá sợ hãi vì tội lỗi và thiếu sót của mình. Những Chúa Nhật Mùa Chay cho chúng ta cơ hội lắng nghe Lời ban sự sống của Thiên Chúa. Có lẽ những thực hành Mùa Chay thánh của chúng ta bao gồm cả việc đọc và cầu nguyện bằng Lời Chúa trong những Thánh Lễ hằng ngày, hoặc tại nhà. Nếu chú tâm, hẳn chúng ta đã nghe ngôn sứ Êdêkien trong bài đọc một: Thiên Chúa muốn “mở tung các huyệt mả cho các ngươi và đưa các ngươi lên khỏi đó”, và nhớ lại điều Tin Mừng Gioan đã nói: Đức Giêsu là “sự sống lại và là sự sống.”

Chúng ta được đồng hoá với anh Ladarô trong suốt câu chuyện, từ đầu đến cuối. Khi anh Ladarô bước ra khỏi mồ, Đức Giêsu truyền bảo: “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi.” Tôi nghĩ rằng anh Ladarô, kẻ được giải thoát khỏi sự chết, đã trở lại sống cuộc đời mới của một con người đã hoàn toàn thay đổi. Quý vị có nghĩ thế không? Chẳng lẽ anh Ladarô lại không biết trân trọng cuộc đời mới của mình sao, đấy là điều mà một người sống sót sau căn bệnh hiểm nghèo vẫn thường làm cơ mà? Có một người sống sót sau căn bệnh ung thư chia sẻ với tôi rằng: “Giờ con chẳng lãng phí với những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống nữa.” Tôi thiết tưởng anh Ladarô sẽ coi trọng và đáp lại tình thương mà những người chị đã dành cho anh. Anh sẽ rất vui mừng và trân trọng những món quà đơn sơ mà trước đây mình đã xem nhẹ, chẳng hạn như nước uống, bữa ăn gia đình, đùa vui với bạn bè, những bông hoa dại, một nụ cười của trẻ thơ, những chú chim, những con vật nuôi, v.v…

Khi Mùa Chay khép lại và cuộc sống mới được mở ra cho chúng ta nhờ sự Phục Sinh của Đức Kitô, chúng ta hoà chung niềm vui với cô Maria, cô Mácta, anh Lazarô và nhiều người Do Thái có mặt ở đó đã “nhìn thấy điều Đức Giêsu thực hiện và bắt đầu tin vào Người.” Lúc này đây, chúng ta đánh giá lại xem mình đã sống thế nào, hãy để ý xem đâu là những thứ ưu tiên không hợp lý, hãy tập trung vào cuộc sống hiện tại chúng ta đang có trong Đức Kitô, và hướng tới lời hứa trong tương lai Người dành cho chúng ta. Giờ đây cũng là lúc chúng ta nghĩ đến những người đang cần sự giúp đỡ trong gia đình, trong cộng đoàn và thế giới, rồi thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, con có thể làm gì để giúp họ được giải thoát và đem lại tự do cho họ?”

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gòvấp


5th SUNDAY OF LENT (A)
Ezekiel 37: 12-14; Psalm 130; Romans 8: 8-11; John 11: 1-45

John’s Gospel narrates a series of seven "signs" performed by Jesus. They began in Cana (2:11) and came to an end with Jesus’ raising of Lazarus. John calls these acts of power "signs," not miracles. They were meant to stir wonder in those who experienced them – but more than "wow!" They were manifestations of God’s active presence through Jesus who performed them. In the signs believers experienced the "glory" of God which began at Cana. Jesus displays this "glory" by working on behalf of humans facing limitations, sickness and death. Before he raises Lazarus he prays, signifying his union with God; so Jesus’ signs point to God’s life-giving works on our behalf.

Martha and Mary both say the same thing when they meet Jesus, "Lord, if you had been here my brother would not have died." When Jesus tells Martha, "Your brother will rise," she professes faith that he will rise, "in the resurrection on the last day," Then she professes her faith in Christ as "the Son of God, the one who is coming into the world." But neither Martha nor Mary express faith that Jesus will resuscitate their dead brother. In fact, when Jesus orders the stone removed Martha says, "Lord, by now there will be a stench, he has been dead for four days."

The raising of Lazarus is a sign. It points to who Jesus is and confirms what he told Martha: her brother will rise "in the resurrection on the last day." Those who believe in him will live, even if they die. Indeed, those who believe in him "will never die." The raising of Lazarus will confirm the faith of those who have put their trust in Christ.

Yes, but Martha and Mary both raise the big issue to Jesus – "If." "If you had been here…." The others on the scene say similarly, "Could not the one who opened the eyes of the blind man had done something so that this man would not die?" Jesus healed the blind man whom he didn’t know. But Lazarus was a close friend, how come he lingered and let Lazarus die?

We could also ask, "How come?" Why does God allow the bad things to happen to us and those we love? "If" God loves the world, why is there such horror in it for so many people? Mary and Martha had to wait four days after Lazarus’ death for Jesus to show up. "How come?" Why don’t we get quick responses to our prayers in situations that are desperate? There are no solutions or easy answers to these important questions. Don’t we wish there were? But we do have the "sign" of what Jesus did for Lazarus, his sister and the Jewish people who were there to comfort Martha and Mary.

The story invites us to faith. In this gospel faith is a verb – you do faith. Martha doesn’t profess faith in doctrinal material, but in the person of Christ – she puts faith in Christ. That’s how it begins, with a personal encounter with the one Thomas would later call, after the resurrection, "My Lord and my God" (20:28).

The witnesses make reference to Jesus’ cure of the blind man – the gospel we heard last week (John 9: 1-41). When Jesus returns to the man who was blind and now sees, he asks, "Do you believe in the Son of Man?" In John seeing is linked to believing. Those who "see" the signs put their faith in Christ. Later, the resurrected Jesus will tell Thomas, "Blessed are those who have not seen and have believed" (20:29). We weren’t there to see the physical signs Jesus performed. But thanks to the signs John’s Gospel reveals to us, we do "see" and we put our faith in Christ.

Lazarus represents each of us. In the tomb he was bound by death. How many apparently-alive people are closed in by one form of death or another? A slow death by fear, anxiety, dependence, sickness, a dead-end job, disintegrating relationships, destructive behavior, etc. Whatever the forms of death, serious or life-sapping, we need to hear the voice of Jesus call us out today. "______, come out!" (Fill the blank with your own name).

Jesus doesn’t want to just give us an energy pick-up, like a high potency caffeine drink. He wants us to enjoy a resurrected life, even before our bodily death. John’s Gospel repeats this theme throughout: if we believe in Christ, we already have eternal life because we have a share in the life of the Father and the Son.

We are coming to the end of Lent, preparing to celebrate Christ’s resurrection and our own. During Lent we may have been able to name our "dead spots" and the ways they have drained us of life. From one tomb or another we hear Jesus fulfill the promise he made earlier in John, "Amen, amen, I say to you, the hour is coming and is now here when the dead will hear the voice of the Son of God and those who hear will live" (5:25).

We hope that Lent hasn’t served to mire us in our guilt and shortcomings. These Sundays in Lent give us an opportunity to hear the life-giving Word of God. Perhaps our Lenten practice included reading and praying the Word during the weekday Mass, or in our homes. If we were attentive we would have heard what we hear again today through the prophet Ezekiel. God intends to "open your graves and have you rise from them." And again, as John puts it: Jesus is "the resurrection and the life."

Our identification with Lazarus runs through the whole story, right up to the end. When he emerged from the tomb Jesus ordered, "Untie him and let him go." I would think Lazarus, freed from the grip of death, would have returned to life a changed man. Don’t you? Wouldn’t Lazarus have a whole new appreciation of life, the way people who have survived serious illness do? A cancer survivor told me, "Now I don’t sweat the small stuff." I imagine Lazarus would have: appreciated and returned the love his sisters had for him. He would have been grateful and celebrated the simple gifts he might have overlooked previously – water, family meals, laughter with friends, wildflowers, a baby’s laugh, birds, farm animals, etc.

As Lent ends and we come to new life through Christ’s resurrection, we join Mary, Martha, Lazarus and the many who were with them – all those who had "seen what he had done [and] began to believe in him." Now we re-evaluate how we live, notice our misplaced priorities and focus on the present life we have in Christ and the promise of the future he offers us. Now is also the time to look around at those in need in our families, community and world and ask the Lord, "What can I do to untie them and set them free?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:55 04/04/2014
CON CHIÊN LẠC ĐƯỜNG

N2T


Có một con chiên phát hiện nơi hàng rào có một lỗ hổng, thế là nó ép mình chui ra khỏi chuồng và rất phấn khởi vì có thể chạy ra ngoài, nó từ từ đi xa khỏi chuồng chiên và cuối cùng thì bị lạc đường.

Lúc ấy nó nhìn thấy một con sói đang chạy sau lưng nó, thế là nó cố sức chạy và chạy, con sói quyết đuổi chứ không bỏ mất con mồi, may thay người chăn chiên xuất hiện mới cứu được nó, ôm nó vào lòng và đem nó trở về ràn chiên.

Người chăn chiên phớt lờ lời khuyến cáo của mọi người, từ chối rào lại cái lỗ hổng nơi hàng rào.

Suy tư:

Con chiên là những người Ki-tô hữu.

Hàng rào (ràn chiên) là giới răn của Chúa.

Lỗ hổng là sự tự do mà Chúa ban cho con người.

Con sói là ma quỷ và những cám dỗ của nó.

Người chăn chiên là Đức Chúa Giê-su.

Con chiên lạc là chúng ta –những người tội lỗi- đã từ lỗ hổng hàng rào mà chui ra ngoài đi tìm sự tự do trụy lạc của thế gian và bị ma quỷ ráo riết theo bên mình để cám dỗ làm hại linh hồn chúng ta.

Lạm dụng sự tự do mà Thiên Chúa ban cho là đi vào con đường rộng, con đường đưa đến sự chết là hỏa ngục, nhưng Thiên Chúa là tình thương, Ngài đã gởi Con Một của Ngài đến cứu chuộc chúng ta, đó chính là Đức Chúa Giê-su vị mục tử nhân hậu, và vì yêu thương nên Thiên Chúa không bao giờ rào bít lại cái lỗ hổng đó lại, để chúng ta vì yêu Chúa mà biết phân biệt tự do trong Chúa và tự do của thế gian.

Tự do của con người Thiên Chúa không bao giờ lấy lại, trái lại Ngài càng ban ơn cho chúng ta, để chúng ta biết sống tự do như ý Ngài muốn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch và viết suy tư


----------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:53 04/04/2014
N2T

9. Vĩnh viễn không suy nghĩ tương lai phải làm gì, nhưng phải hoàn toàn tín nhiệm vào Thiên Chúa, nương dựa vào Thiên Chúa.

(Thánh John Berchmens)
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tường trình cuộc hội kiến giữa ĐTC và Nữ Hoàng Anh.
Trần Mạnh Trác
15:16 04/04/2014


Mô tả cuộc hội kiến giữa ĐTC Phanxicô và Nữ Hoàng Anh Elizabeth II, các hãng thông tấn thế giới đồng loạt đưa tin rằng đây là một buổi gặp gỡ giản dị và thân tình.

Đó là một sự khác biệt hoàn toàn với việc đón tiếp đầy nghi lễ cho TT Hoa Kỳ Obama mới đây (mặc dù sau đó vào cuối buổi tiếp kiến đã có một bầu không khí cởi mở hơn.)

Theo lời ông Nigel Baker, đại sứ cuả Anh Quốc cạnh Toà Thánh, thì sự giản dị này là kết quả thảo luận giữa đôi bên, theo sự mong muốn cuả chính Nữ Hoàng.

Thay vì đón rước tại Phủ Giáo Hoàng, ĐTC Phanxicô đã 'tiếp trà' Nữ Hoàng và Hoàng Tế Philip tại sảnh đường Paul VI, ngay bên cạnh nhà trọ Casa Santa Marta là nơi ĐTC cư ngụ.

Có thể đây là lần thứ hai ĐTC đã đón tiếp một vị nguyên thủ Quốc Gia ở gần nơi cư trú cuả mình như thế. Tháng trước Ngài đã tiếp bà Cristina Fernandez Kirchner, Tổng Thống Argentina, cũng bằng một cách rất thân tình như vậy tại nơi đây. Argentina là nguyên quán cuả ĐTC. Bà Cristina đến Roma để kỷ niệm một năm ngày ĐTC đăng quang. Bà đến trễ với một chân bó bột đi khập khiễng, và nói chuyện huyên thuyên, kể lể sự tình hết việc này qua việc khác với ĐTC.

Cách đón tiếp rất đặc biệt như thế chĩ có thể dành cho những người thân.

Nữ hoàng cũng đến trễ, Bà nói " Xin lỗi đã phải để Ngài đợi. Chúng tôi vừa có cuộc ăn trưa rất vui vẻ với tổng thống. " (TT Napolitano cuả Ý )

Khi đưa cặp hoàng gia vào phòng trà, ĐTC có ý nhường lối đi nhưng Hoàng Tế Philip đã vội dí dỏm noí ngay: " Xin Ngài đi trước. Ngài phải dẫn dắt chúng tôi chứ."

Cuộc đối thoại sau đó chỉ kéo dài có 17 phút, nhưng rất thân tình.

Nữ Hoàng tặng cho ĐTC hai tấm ảnh chụp chung với chồng, và nói "Ngài phải có một bức ảnh (cuả chúng tôi). Tôi nhất định phải làm thế (Đó là điều không thể tránh được. )"

Và một số quà khác gồm có một giỏ lớn chứa đầy thức ăn truyền thống của Anh, Nữ Hoàng mô tả " đây là những món quà nhỏ chọn ra từ tất cả đất đai của chúng tôi đặc biệt dành cho cá nhân cuả Ngài. "

Thêm vào đó còn có một giỏ để dưói sàn nhà, Nữ Hoàng nói " còn hai món quà mọn nữa nhưng chúng tôi không thể nén chung vào cùng một giỏ được."

Đó là 2 chai, một chai whisky quí cuả Anh quốc và một chai rượu táo.

Chỉ vào một chai mật ong trong giỏ, Công Tước Edinburgh (Hoàng Tế Philip) giải thích " đây là một số mật ong đặc biệt từ cung điện Buckingham, " Nữ hoàng vội sửa lại " từ chính khu vườn của tôi "và nói thêm" Tôi hy vọng nó sẽ cho Ngài một hương vị lạ. "

Đức Thánh Cha Phanxicô trao cho Nữ Hoàng một quả cầu bằng đá xanh với một cây thánh giá bạc dựng lên trên, món quà này đặc biệt để tặng cho cháu trai của Nữ Hoàng, Hoàng Tử George, có một bảng bằng bạc khắc một giòng tiếng Anh viết hoa như sau “Pope Francis to His Royal Highness Prince George of Cambridge.” (" Giáo Hoàng Phanxicô tặng Hoàng tử George cuả xứ Cambridge. ")

"Đây là quà cho cậu bé, chúng tôi có tên giống nhau" Đức Giáo Hoàng nói bằng tiếng Tây Ban Nha với Nữ hoàng, và Nữ Hoàng trả lời: " Thật là rất tốt đẹp. Nó sẽ hớn hở vui mừng khi nó lớn thêm lên một chút nữa. "

Ngoài ra ĐTC cũng tặng Nữ Hoàng một bản sao của Nghị định năm 1679, là nghị định cuả Giáo Hội quyết định ghi thêm vào niên lịch ngày lể thánh Edward của Anh, một ngày lễ được mừng hàng năm vào ngày 9 tháng 10, thêm vào đó là ba huy chương lớn có hình Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một huy chương vàng, một huy chương bạc, và một huy chương đồng.

Khi nhận quà tặng, Công tước Edinburgh đã pha trò, nói về Thánh Edward, "Ồ, Ngài cũng được phong thánh à, phải không? " (có ý nhắc tới lễ Phong Thánh sắp tới cho 2 vị Giáo Hoàng ) Và về các huy chương, "Ồ, đó là huy chương vàng duy nhất mà tôi đã giành được. " (có ý noí nó quí như huy chương Thế Vận Hội)

Cuộc hội kiến giữa Nữ Hoàng Anh và ĐTC đã đánh dấu nhiều kỷ niệm:

-Theo ông Nigel Baker, đại sứ cuả Anh Quốc cạnh Toà Thánh, thì năm 2014 là năm kỷ niệm 100 năm ngày Anh Quốc và Toà Thánh Vatican lập quan hệ ngoại giao với nhau.

-Nó cũng đánh dấu 32 năm ngày nước Argentina xua quân chiếm quần đảo Falkland Islands (Las Malvinas) và bị Anh Quốc chiếm lại. Người Argentina vẫn đòi chủ quyền quần đảo này và chính ĐTC cũng đã từng đề cập đến sự việc như là 'biển đảo của chúng ta.' Tuy nhiên đã không có thảo luận gì về những đảo này trong cuộc hội đàm cả.

Nói chuyên trên đài radio cuả Vatican, ông đại sứ Anh cho biết: " Toà Thánh Vatican đã rất rõ ràng với chúng tôi, trong đó đã có những cuộc họp cấp cao ở tuần trước, rằng Vatican sẽ giữ sự trung lập cố hữu trong những vấn đề còn tồn đọng."

Ông nói thêm rằng Nữ Hoàng "muốn hiểu rõ hơn về quan điểm cuả ĐTC về việc tôn giáo đóng vai trò như thế nào trong thế giới".

Đây là lần thứ 4 Nữ Hoàng Elizabeth II đến thăm một vị Giáo Hoàng tại Vatican, 3 lần trước Bà đã gặp ĐGH Gioan XXIII năm 1961 và 1980, gặp ĐGH Gioan Phaolo II năm 2000.

Đó là chưa kể bà đã thăm viếng ĐGH Pio XII năm 1951 khi bà còn là một công chuá.

Bà cũng đã đóng vai chủ nhà đón tiếp các Giáo Hoàng tại Anh Quốc: đón tiếp ĐGH Gioan Phaolo II năm 1982 tại Buckingham, ĐGH Benedict XVI năm 2010 tại Edinburgh.

Tổng cộng là 7 lần hội kiến với một vị chủ chăn cuả Giáo Hội Công Giáo. Một kỷ lục đồng hạng với cựu TT Hoa Kỳ G.W. Bush. Hai vị GH mà Nữ Hoàng Elizabeth II đã gặp, Gioan XXIII và Gioan Phaolo II, sẽ được phong thánh ngày 27 tháng 4 tới.

"Bà thuộc vào số rất ít những người đã được gặp riêng với cả hai vị thánh" theo lời ông đại sứ Anh, tuy nhiên Bà sẽ không thể tới tham dự buổi lễ phong thánh được, và một thành viên trong gia đình sẽ thay mặt Bà đến dự, đó là Công Tước Gloucester (Hoàng thân Richard), người em họ gần nhất cuả Bà và là người kế vị thứ 23 trong Hoàng Gia.

"Đây là một biến cố trọng đại đối với Nữ Hoàng và Bà muốn được đại diện một cách rất cá nhân trong buổi lễ phong thánh này" theo lời ông đại sứ.

Video cuộc hội kiến với Nử Hoàng Elizabeth II:



Video cuộc hội kiến với TT Argentina:

 
Top Stories
Vietnam: Libéré après 37 années de détention, le plus ancien prisonnier politique du Vietnam révèle qu’il a été baptisé en prison
Eglises d'Asie
11:15 04/04/2014
Le 21 mars dernier, après 37 années de détention, le plus ancien prisonnier politique du Vietnam, Nguyên Huu Câu, a été libéré. Dimanche dernier, 30 mars, à la grande surprise de beaucoup, il participait à la messe célébrée chaque semaine aux intentions de la justice et de la paix en l’église Notre-Dame du Perpétuel secours à Saigon (1). Au cours de l’eucharistie, il a confié aux fidèles présents l’itinéraire spirituel qui l’a conduit à sa conversion au christianisme et au baptême. C’est son compagnon de prison, le P. Nguyên Công Doan, qui lui a secrètement administré le sacrement du baptême. Ce prêtre jésuite, ancien supérieur provincial pour le Vietnam, purgeait alors, lui aussi, une peine de prison, infligée par le Tribunal populaire de Saigon en 1983.

Après le 30 avril 1975, date de la fin de la guerre du Vietnam, Nguyên Huu Câu, ancien capitaine de l’armée du Sud-Vietnam, comme des centaines de milliers d’officiers et hauts fonctionnaires de l’ancien régime, avait été invité à accomplir un séjour dans un camp de « réforme de la pensée par le travail ». Il y resta jusqu’en 1980. En 1982, il fut, à nouveau, arrêté et comparut devant un tribunal pour avoir composé une chanson antigouvernementale et porté des accusations de concussion contre des cadres locaux. Il fut condamné à mort, une condamnation qui sera commuée en « détention à perpétuité » lors d’un procès en appel qui suivit. Il fut placé en détention dans le camp Z30A à Xuân Lôc, dans la province de Dông Nai.

En fait, sa seconde détention aura duré 32 ans. A l’occasion du Nouvel An lunaire, fêté le 31 janvier dernier, sa petite-fille écrivit au chef de l’Etat pour demander la libération de son grand-père. Cette libération, promise d’abord pour le jour de l’an, n’eut lieu qu’une semaine plus tard.

Lors d’une de ses premières sorties d’homme libre, il vint se confier à la communauté des religieux rédemptoristes de la rue Ky Dông, à Saigon. Il les informa que le père jésuite Joseph Nguyên Công Doan, son compagnon de prison, l’avait baptisé en cachette, le jour de Pâques 1986 sous le nom de Jean-Baptiste.

Le dimanche suivant, avec beaucoup d’émotion, il a témoigné, devant les fidèles de Notre-Dame du Perpétuel secours, de son itinéraire spirituel et de sa rencontre avec Dieu. Il a insisté sur le fait que beaucoup d’autres compagnons de prison l’avaient accompagné et l’avaient suivi dans sa démarche. Il a aussi longuement parlé de la transformation intérieure intervenue en lui, une transformation qu’il a pu aussi observer chez ses amis qui ont vécu le même itinéraire que lui. La haine a peu à peu disparu pour faire place à l’amour du prochain. Une paix intérieure durable s’est installée en lui. La prière est devenue pour lui comme une seconde nature. Il a raconté comment dans sa cellule, il se servait des chaînes attachées à ses chevilles comme d’un chapelet pour réciter le rosaire.

Durant ce témoignage, l’émotion a gagné l’assistance, bouleversée de voir cet homme, condamné à mort, sortant de plus de 37 années de prison, s’exprimer sans la moindre marque d’agressivité, sans peur, sans préjugés, paisiblement.

Le P. Joseph Nguyên Công Doan, son compagnon de prison et son initiateur à la vie chrétienne, dans un texte envoyé depuis Jérusalem où il dirige aujourd’hui l’Institut biblique pontifical, a évoqué l’époque où il piochait la terre en compagnie de Câu autour du camp d’internement (2). Il a souligné l’importance du rosaire dans la catéchèse de son ami. Il écrit : « En prison, il n’y avait pas de bible, ni d’autres livres. Le rosaire et la croix, c’était notre Evangile (…). Un livre dont on était sûr qu’il ne serait pas confisqué par les gardiens (…). » (eda/jm)

(1) Voir VRNs, le 30 mars 2014.
(2) Voir Công Giao Viet Nam.

(Source: Eglises d'Asie, le 4 avril 2014)
 
The Pope to offer the faithful a pocket Gospel to the faithful at the next Sunday Angelus
ViS
11:20 04/04/2014
Vatican City, 4 April 2014 (VIS) – During the Sunday Angelus, and on various other occasions, Pope Francis has urged the faithful to carry a pocket-sized book of the Gospels and to read it often to meditate on Jesus' words and deeds, especially those referred to in the day's liturgy, on which Pope Francis himself has commented.

To help put this suggestion into practice, and communicating a clear message, next Sunday during the Angelus in St. Peter's Square, several thousand pocket-sized copies of the Gospel will be distributed free as a gift to the faithful at the behest of the Pope.

The initiative, similar to the distribution of the “Misericordinas” some months ago, will be implemented by the Almoner of His Holiness, with the collaboration of a number of volunteers: 150 scouts, seminarians from the Roman Seminary, the Sisters of Mother Teresa and other religious, and individuals. Indeed, it is the role of the Almoner to distribute charity, not only material but also spiritual, on behalf of the Pope.

The book, printed by the Vatican Typography (in a special edition for this occasion, which will not be available for sale), contains the four Gospels and the Acts of the Apostles, and begins with the Pope's words from the Apostolic Exhortation “Evangelii Gaudium”: “The joy of the Gospel fills the hearts and lives of all who encounter Jesus”. On the inner cover leaf there are instructions on how to recite the “chaplet of Mercy” and it ends, on the inner back cover, with Blessed Cardinal John H. Newman's prayer: “Dear Jesus...”, that Mother Teresa advised her nuns to recite every day.
 
Pope Francis Interview: “Believers and non-believers, we're all brothers and sisters”
Vatican Radio
11:33 04/04/2014
2014-04-04 Vatican - An interview showing Pope Francis answering questions from a group of Belgian young people has been broadcast on the nation’s public Flemish TV station, VRT. The young people, who were accompanied by Bishop Lucas Van Looy of Ghent, put their questions to the Pope in English and he replied in Italian. Their meeting was filmed on March 31st inside the Apostolic Palace in the Vatican.

The group of Belgian young people included a non-believer who said she was inspired by the words of Pope Francis. When they began by asking the Pope why he accepted this interview, he replied that he considered it highly valuable to speak about the worries of the young. The Pope was then asked: “Are you happy? And why?”

“Absolutely, absolutely (laughing) I’m happy! And it’s a tranquil happiness because at this age one no longer has the same happiness of a young person, there’s a difference. There’s a certain interior peace, a strong sense of peace, of happiness, that comes with age. But it’s a road that has always had problems. Even now there are problems but this happiness doesn’t go away because of the problems. No, it sees the problems, suffers because of them and then goes forward, it does something to resolve them and goes ahead. But in the depth of my heart there is this peace and happiness. It’s truly a grace from God, for me. It’s a grace and it’s not through my own merit.”

The young people next asked the pope "what was the reason for his great love for the poor?" “Because it’s the heart of the Gospel,” he replied.

“For me, the heart of the Gospel is about the poor. Two months ago, I heard a person who said (on hearing this): ‘But this Pope is a communist!’ But no! This is the banner of the Gospel, not of communism: of the Gospel! But it’s poverty without ideology…. And it’s for this reason that I believe that the poor are at the centre of Jesus’ message. All you have to do is read it. The problem is that this attitude towards the poor has sometimes during history been made the subject of ideology.”

The girl among the group who is a non-believer asked Pope Francis what message he has for all young people:

“We’re all brothers and sisters. Believers, non-believers or whether belonging to this or that religious confession, Jews, Moslems… we’re all brothers and sisters! Human beings are at the centre of history and this for me is really important: humans are at the centre (of society). In this moment of history, humans have been pushed away from the centre, they have slid towards the margins and at the centre --- at least right now --- there’s power, money and we must work on behalf of human beings, for men and women who are the image of God.”

Today, the Pope went on, “we’ve become part of a throw-away culture”: Children are discarded, people don’t want children, or less of them, small families: Old people are also discarded: many elderly people die because of a hidden euthanasia, because nobody takes care of them and they die. And now young people are being discarded.” The Pope noted that the unemployment rate among people below the age of 25 is almost 50 percent but said his meetings with some young Argentine politicians gave him hope and trust.

“And I’m pleased because these young politicians, be they of the left or of the right, they’re speaking a new language, with a new music, a new political style. And this gives me reason to hope. And I believe that nowadays young people must take the lamp and go ahead. They must be courageous! This gives me hope.”

Asked about the search for God, the Pope replied:

“When a person searches for his or herself, they find God. Maybe, they don’t succeed in finding him but they are going along the path of honesty, searching for the truth, for a road of goodness and a road of beauty… they’re on the right road and it’s certain they’ll find God! Sooner or later, they will find him. But the road is a long one and some people don’t find him in their lives. They don’t find him consciously. But they are very true and honest with themselves, very good and lovers of beauty, so that in the end they have a very mature personality, capable of an encounter with God, which is always a grace. Because an encounter with God is a grace.”

A young man asked the Pope what he learnt from his own mistakes. The Pope replied describing mistakes as “great teachers of life”:

"They’re great teachers, they teach you so much. They also humiliate you because somebody may feel a superman, a superwomen … but then you make a mistake and this humiliates you and puts you in your place. I would not say that I have learnt from all my mistakes: No, I believe I haven’t learnt from some of them because I’m stubborn (laughing) and it’s not easy to learn. But I have learnt from many mistakes and that’s been good for me. It’s also a case of recognizing our mistakes. I make a mistake here, I made a mistake there…. And also being careful not to go back and make the same mistake."

A young women asked him: “Do you have a concrete example of how you learnt from a mistake?”

“One example, in the conducting of the Church’s life: I was named Superior (of the Jesuits in Argentina) when very young and I made so many mistakes because of my authoritarianism, for example. I was too authoritarian: at the age of 36… and then, I learnt that one must dialogue, one must listen to how others think…. But I didn’t learn this for ever after! It’s a long road.”

The next question for the Pope is straight to the point: “What frightens you?”

“Well, of myself (laughing) Fear…. But look in the Gospel, ‘Jesus repeats it so often: “Don’t be afraid! Don’t be afraid!’ And he says it many times, doesn’t he? And why’s that? Because he knows that fear is a rather ‘normal’ feeling. We’re afraid of life, we’re afraid when faced with challenges, we’re afraid in front of God. We’re all afraid, all of us. You mustn’t worry about being afraid. You must feel that but not be afraid and then ask yourselves: ‘Why am I afraid?’ And in front of God and in front of yourselves, try to shed light on the situation or ask help from another person. But fear is not a good advisor because it gives you bad advice.”

The pope then goes on to explain that there is “bad fear and good fear.” Good fear is like caution: It helps us not to fall down. And then there is bad fear: This blocks you and doesn’t let you do anything. And you must reject it.

The final question from the young people to the Pope was an unusual one: “Do you have a question for us?”

“The question that I want to ask you is not an original one. I’m taking it from the Gospel. Where is your treasure? That’s my question. Where do you keep your treasure? On what treasure does your heart rest? Because your life will be where your treasure is kept…. This is the question that I’m asking you but you’ll need to reply to it yourselves, on your own (laughing) at home.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Powerpoint: Phúc âm và Hình ảnh minh họa
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
15:50 04/04/2014
POWERPOINT: PHÚC ÂM VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA
LM Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb

Đã gần hai năm rồi, Vietcatholic.net giới thiệu “Chương trình Powerpoint Phúc Âm” với nhiều hình ảnh minh họa. Chúng tôi xin được cám ơn Hùng Phương đã miệt mài cộng tác với chúng tôi thực hiện chương trình này. Nhiều cộng đoàn và giáo xứ đã và đang dùng những hình ảnh minh họa này cho các Thánh lễ Chúa Nhật khi Phúc âm được công bố.
Khác xa với với ngày xưa, chúng ta phải dùng những hình chụp bằng phim (slides) rồi sắp xếp những hình ảnh này để minh họa và được chiếu bằng máy chiếu phim (slides). Những hình ảnh chụp bằng phim này rất giới hạn và khó xử dụng.
Với kỹ thuật điện toán (computer) ngày nay kèm theo với kỹ thuật chụp hình số và các thảo chương giúp chúng ta sắp xếp các hình ảnh thật dễ dàng uyển chuyển và tinh xảo… Hơn thế nữa kho tàng vô tận về mọi thứ được chứa đựng trên các thư viện điện tóan, nên việc chọn hình ảnh cho phù hợp với lời thật dễ dàng và phong phú, khiến chúng ta không thiếu các tài liệu cần có cho bất cứ đề tài nào. Ví dụ về mặt hình ảnh cứ vào Google.com chọn hình ảnh (images) rồi đánh điều mình muốn tìm (search) là chúng ta có được thật nhiều nhiều hình ảnh để chọn lựa… Đương nhiên các hình ảnh này thường có chất lượng (bite) thấp, nên khi bung ra sẽ bị mờ, bị rỗ! Để tránh tình trạng này chúng ta cần phải chọn và tải xuống các hình ảnh có chất lượng cao, đôi khi phải trả tiền để tải xuống…
Trong tuần thánh này, chúng tôi sẽ đưa lên các bài Phúc âm và một số bài đọc khác cho tam nhật thánh, đăc biệt cho lễ vọng Phục sinh… với mong ước các tín hữu sẽ được tham dự các nghi lễ một cách sống động và sốt sắng hơn.
Để xử dụng kỹ thuật này chúng ta cần có một máy điện toán, cài chương trình Microsoft Office trong đó có Powerpoint. Qúi vị cần mua thêm một máy chiếu Data Projector, máy này mấy năm trước khá mắc, nhưng hiện nay vài trăm đô (Mỹ hay Úc) là có thể mua được. Cuối cùng cần một màn trắng để chiếu… Với các thiết bị trên chúng ta cũng có thể dùng để chiếu phim (DVD) trên màn hình lớn cho cộng đoàn...
Các hình ảnh minh họa cho Phúc âm hàng tuần được để trên phần Home, Các chương trình chính của Vietcatholic hay trong phần Phụng vụ của trang mạng Vietcatholic.net. Mỗi tuần file powerpoint Phúc âm được đưa lên mạng vào chiều thứ ba hay thứ tư hàng tuần.
Ước mong chúng ta dùng mọi phương tiện kỹ thuật truyền thông để chuyển tải Lời Chúa cũng như truyền đạt Lời Chúa đến cho tha nhân như Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng khuyến khích và mời gọi chúng ta thực hiện…
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn Cứu-chuộc và ý của các tác-giả Tin Mừng
Mai Tá
15:27 04/04/2014
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR


Chương Hai: Ơn Cứu-chuộc và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 9)

Phần 3: Ơn Cứu-chuộc và ý của các tác-giả Tin Mừng

Đến đây, tôi muốn hé mở một cánh cửa nhỏ, để anh em mình thấy được là: khi xưa, các tác-giả Tin Mừng từng đưa ra nhiều ý-tưởng mới mẻ vào từ-vựng “Ơn cứu-chuộc” trong khi mọi người, lúc đó, lại cứ đặt căn-bản thần-học trong Đạo lên mỗi cụm-từ “lytron” tiếng Hy-Lạp thôi, bởi các thánh-sử đều hiểu rõ điều Đức Giêsu làm, vào mọi lúc.

Ở đây, tôi dựa phần lớn vào bài viết của tác-giả Alberto de Mingo Kamimouchi, ghi trong cuốn: “But It Is Not So among You: Echoes of Power in Mark 10: 32-45, London, T and T Clark, 2003”. Bài viết này, lúc đầu là luận-án đệ-trình lên Trường Thần-học Dòng Tên ở Berkeley, California dưới sự bảo-trợ của John Donohue. Tác giả bài này, là một linh-mục Dòng Chúa Cứu Thế từng đứng bục giảng-dạy tại Madrid, nước Tây Ban Nha; và khi ấy, ông là Thư Ký Tổng Quyền Dòng phụ trách vai-trò hướng-dẫn tâm-linh.

Sở dĩ tôi chọn mở đầu ở đây bằng tư-tưởng do thánh-sử Máccô ghi, là vì thánh Máccô là tác-giả từng đưa ra nhận-thức hay nhất về “Ơn Cứu-chuộc” nên vẫn bảo: Đức Giêsu đến với trần-gian không phải để được người trần-gian phục-vụ nhưng là để phục-vụ người ở gian-trần; và Ngài đến với con người là để “thí mạng sống Ngài làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10: 45)

Ở đây xin nói sơ qua một chút về ngôn-từ. Không biết bên tiếng Việt dịch-nghĩa ra sao, chứ bản dịch tiếng Anh ở đoạn này xem ra dịch hơi “yếu” đến mức không đúng cho lắm. Chúa cho đi, không phải sự sống của Ngài, cho bằng cả “tâm-thân” Ngài. Và, Ngài tặng ban “tâm-thân” Ngài hiểu theo nghĩa cụm-từ “Lytron” bên tiếng Hy-Lạp, là từ-vựng chính buộc ta phải xem xét ngay với tự-vựng tiếng Aram là ‘hoi polloi”, tức khối lượng những người không mang bất kỳ tên gọi một ai hết. Đây là sự-việc nói về “tình yêu dành cho tha-nhân” được hiểu một cách không hạn-hẹp về sự chết của Ngài, nhưng bao gồm mọi thứ thuộc toàn-bộ con người của Ngài và toàn-bộ tất cả những gì Ngài làm trong đời, cả bản-thể Ngài cũng như những gì Ngài làm trong cuộc sống có Phục sinh/trỗi dậy. Đây là sự “cho đi” chính bản-thể của Ngài, chứ không chỉ mỗi cuộc sống rất xác-phàm của Ngài mà thôi. Đó là tính-cách “lytron”, ban đầu được sử-dụng để đề-xuất ý-nghĩa một “thế-chấp bảo-kê” cho những ai được đưa vào tương-quan giao-ước rất miên trường. Họ là ai? Là chúng dân ở khắp nơi, bất cứ nơi nào cũng có họ ở đó. Họ là những người bị bỏ rơi, quên lãng, tức những kẻ bị hạ giá/xuống cấp ở bất cứ xã-hội nào đặt dưới hệ-thống quyền-lực hoặc cơ-chế của đế-quốc.

Thánh Máccô đã duyệt ngang qua tiến-trình kiến-tạo ý-nghĩa rất mới cho cụm-từ “lytron” bên tiếng Hy Lạp. Diễn-tả như thế, thánh-sử Mác-cô phải lần từng bước một trong suy-tư/nghĩ ngợi, và cũng bị lo ra/chia trí một đôi lúc. Thánh-nhân không bắt đầu suy-tư về sự việc cứu-độ của Chúa, nhưng vào những suy-tư về quyền-lực và thánh-nhân tự nghĩ phải làm sao đối đầu với những sự việc như thế.

Đức Giêsu ở Tin Mừng thánh Máccô cũng nghĩ ra phương-án bãi-bỏ/lật-đổ quyền-lực. Ngài cũng có ý thực-thi quyền-bính có thẩm-quyền. Vào thế kỷ đầu, điều đó mang ý-nghĩa chống-đối mọi cơ-cấu cũng như động-lực tạo quyền-bính cũng như mạng lưới kiểm-soát do quyền-bính tạo ra. Chính do việc ngang qua sự việc như thế mà cụm-từ “lytron” mang ý-nghĩa về thứ gì đó rất đặc-biệt. Đoạn văn do thánh Máccô viết ở chương 10, câu 32-45 là văn-bản chính-yếu về vấn-đề này. Đây là đoạn nói về “những người xuất đầu lộ-diện ra bên ngoài ngõ hầu lãnh-đạo”.

Ở đây lại cũng xin mở một ngoặc nhỏ để nói rằng: Cụm từ “xuất-đầu lộ-diện” đây dịch từ động-từ “dokeo” có nghĩa như thứ mùi vị biếm-nhạo nói về những người/những vị, lẽ đáng ra, là thủ-lĩnh, nhưng thực tế lại không phải thế.
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
-Mai Tá lược dịch
 
Văn Hóa
Trở về
Rose Nguyen
08:16 04/04/2014
Mùa chay lại đến với con,
Giúp con thanh tẩy tâm linh xác hồn!
Đường trần nhiều nỗi đam mê…
Biết bao nhiêu kẻ còn chưa quay về.

Bụi trần nặng trĩu tâm linh
Mất đi ánh sáng chiếu soi cõi lòng,
Đam mê vào cõi gian trần
Ghen tuông ganh ghét, tham thâm chữ tình!

Dòng đời cứ mãi xoay vòng,
Cuốn theo bao kẻ xác thân yếu hèn!
Tiền tài, danh vọng làm chi?
Một khi Chúa gọi, sao chưa sẵn sàng…

Con ơi, thức tỉnh đi con!
Đừng theo đường cũ mất đi mảnh hồn
Bụi trần nặng trĩu xác thân
Mất đi ánh sáng khôn ngoan Thánh Thần!

Cha ơi, xin cứu lấy con!
Thoát ly ra khỏi vũng lầy tối tăm,
Canh tân đổi mới đời con
Trở nên hòan thiện đẹp lòng cha yêu!

Tìm cha trong lúc sớm mai
Hồn con sao xuyến dâng Ngài tình con.
Bao năm xa cách tình Cha…
Con nay thống hối xin tha lỗi lầm!
 
Mùa Chay
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
18:50 04/04/2014
MÙA CHAY

Chay lòng thanh tịnh tâm can,
Nguyện cầu sám hối, khấn van phúc lành.
Cha ban phúc lộc muôn ngàn.
Cho hồn trong sạch, xóa tan lỗi lầm.
Phận người tội lỗi tà tâm,
Dẫn con ra khỏi, mê lầm thế gian.
Cuộc đời ngàn nỗi gian nan,
Cứu con thoát khỏi, dối gian tội tình.
Đường đời muôn nẻo cầu vinh,
Tránh xa lầm lỡ, vô minh trí lòng.
Giáo điều răn dạy tinh trong.
Mong sao tín hữu , một lòng mến yêu,
Điều răn Chúa dậy cao siêu
Tỏ lòng bác ái, thương yêu mọi người.
Trái tim rộng mở vui tươi
Chu toàn lẽ đạo, nụ cười trên môi.
Lời kinh cầu Mẹ Mân Côi
Trau dồi nhân đức, hồn tôi mong chờ.
Cuộc đời hành đạo đơn sơ
Chứng nhân sự thật, thầm mơ cõi trời.

SỰ THẬT.
Chúa ơi! Sự thật là chi?
Phi-la-tô hỏi, nghĩa gì chứng minh,
Chúa là chân lý quang vinh,
Dạy cho nhân thế, hết tình vì yêu.
Hiến thân của lễ cao siêu,
Chết treo thập giá, tiêu điều khát mong.
Gia nhân quân lính đổi lòng,
Đinh sâu gai nhọn, lưỡi đòng thấu tim.
Máu đào tuôn chảy từ tim,
Ước sao sự thật, mong tìm cứu sinh.
Cứu nhân độ thế sinh linh,
Lạc vòng gian dối, hằng rình quỉ ma.
Ngọt lời dụ dỗ người ta,
Bước lầm lôi kéo, thực là dễ thương.
Thế gian, gian dối khôn lường,
Tìm đường đưa lối, dặm trường dễ theo.
Chúa rằng ai muốn đi theo,
Nghe lời chân lý, Thầy gieo trong lòng.
Thờ Cha thần trí hằng mong,
Nói lời sự thật, sống trong an bình.

THẾ SỰ.
Trần gian thế sự ra sao,
Đúng sai, phải trái, biết bao lỡ lầm.
Thật hư, giả dối, tùy tâm,
Mặc đời xuôi ngược, bước lầm khốn thay.
Tìm đâu chân lý chốn này,
Bao ngàn khán giả, bấm ngay vào hùa.
Vui chung lẽ sống tranh đua,
Miễn sao thỏa mãn, thắng thua được gì.
Mắt mờ tai điếc lo chi,
Đường ta cứ bước, ngại gì thực hư.
Mỗi người quan điểm riêng tư.
Tự do ta sống, giống như mọi người,
Khác dòng thiên hạ chê cười
Sống theo đạo lý, thương người lòng ngay.
Đơn sơ chất phát hồn này,
Tuệ tâm giác ngộ, mong ngày chiếu soi.
Suy sâu nghĩ kỹ tìm tòi,
Lòng người an lạc, gương soi phản hồi.
Nụ cười tươi tắn tinh khôi,
Chúa ban phúc cả, tâm tôi an bình.

ÁNH SÁNG.
Anh mù từ thuở mới sinh,
Chúa thương chữa trị, sáng tinh rạng ngời.
Thành tâm ca tụng Chúa Trời,
Đã cho mắt sáng, đổi đời từ nay.
Loan truyền sứ điệp hằng ngày,
Ra làm nhân chứng, tỏ bày đức tin.
Mắt hồn thông suốt niềm tin,
Bước đi theo Chúa, anh xin vào đời.
Chúng con mắt sáng mọi thời,
Tưởng đâu thấu triệt, mọi lời Chúa ban.
Trí lòng tâm tiện thế gian,
Bóng mờ che khuất, lụi tan Tin Mừng.
Các Thầy Biệt Phái đòi ngưng,
Không theo luật đạo, dửng dưng ơn lành.
Kiêu kỳ, chối bỏ, tranh dành,
Tuy rằng mắt mở, chẳng danh giá gì.
Chúa là ánh sáng đường đi,
Giúp con mở mắt, thông tri ngõ vào.
Tìm nguồn chân lý tuyệt cao,
Phát huy sự sống, Chúa trao mỗi người.

CHAY THÁNH.
Thời gian ghi dấu mỗi ngày,
Mùa Chay sắp hết, đổi thay những gì.
Chay lòng, chay miệng thực thi,
Hy sinh giảm bớt, mỗi khi đáp lời.
Đường tình thập giá ai ơi,
Chúa đành im lặng, cho đời diễu trêu.
Âm thầm nhịn nhục chẳng kêu,
Ôm sầu chịu đựng, Chúa yêu thế trần.
Thương người tội lỗi xả thân,
Khổ đau thánh giá, ba lần ngã lăn.
Máu tuôn đòn đánh vết lằn
Thân tàn da nát, dấu hằn xót xa.
Ngọt ngào tình Chúa bao la,
Giang tay ôm ấp, Chúa tha tội tình.
Hỡi con đừng ngoảnh mắt nhìn,
Thực tâm sám hối, thật tình tín trung.
Tuyệt vời lòng Chúa bao dung,
Dẫn đường đưa lối, về chung một đoàn.
Người lành, kẻ dữ, bất toàn,
Chúa thương tha thứ, hoàn toàn vì yêu.

NGÃ RẼ.
Lữ hành cuộc sống dương gian,
Chung đường khác hướng, gian nan dòng đời.
Trời cao, đất rộng, muôn nơi,
Mỗi người nhắm đích, ra khơi vẫy vùng.
Đường đi muôn nẻo không cùng,
Người đi, kẻ đến, phải chung lối về.
Cuộc đời trăm nỗi nhiêu khê,
Bước lên ngã xuống, lê thê gánh gồng.
Đời đen, phận bạc má hồng
Lâu mau cuộc sống, ngóng trông tháng ngày.
Thời gian dòng lũ đổi thay,
Ngày qua tháng lại, tới nay đã chiều.
Trong đời đón nhận khá nhiều,
Sinh hoa kết quả, bao nhiêu góp phần.
Phân chia, thụ hưởng sao cân,
Nợ đời, dư lộc, bản thân cố phò.
Danh tàn, phúc cạn, hồn lo,
Thi hành bác ái, chia cho kẻ nghèo.
Hành trang trọn gói mang theo,
Nhẹ nhàng vui bước, ca reo hát mừng.

AN BÌNH.
Lòng trong, tâm lặng, hồn an,
Thảnh thơi ngày mới, chứa chan phúc lành.
Đạo đời vui sống lòng thanh,
Chu toàn luật Chúa, rạng danh mỗi ngày,
Tìm nơi thanh vắng hôm nay,
Quỳ bên cung thánh, hồn này hiến dâng.
Van xin Chúa Cả đỡ nâng,
Hầu xa thoát tục, xin vâng lời thề.
Tìm đâu lối bước qui về
Trung tình nghĩa tín, mọi bề hỉ hoan.
Cầu mong lời hứa thành toàn,
Con dân một Chúa, hân hoan xum vầy.
Tin yêu đức ái đong đầy,
Vững tin vào Chúa, cùng xây Cộng Đoàn.
Yêu thương, xóa bỏ bất toàn,
Trăm người trăm ý, đa đoan giãi bày.
Trí lòng phán đoán thẳng ngay.
Giận hờn bớt bỏ, nẻo ngay sánh cùng.
Nguyện cầu với Chúa thiên cung
Dẫn đường mở lối, về chung một nhà.

NGÀY MỚI.
Phúc lành cuộc sống hôm nay,
Trời trong, mây đẹp, đổi thay muôn mầu.
Nắng vàng, gió lạnh đêm thâu,
Thiên nhiên cây cỏ, đượm mầu ngát xanh.
Mùa Xuân hoa lá đua cành,
Nở hoa, trổ nhụy, bức tranh tuyệt vời.
Tri ân Tạo Hóa muôn đời,
Đã ban phúc lộc, mọi thời như nhau.
Muôn loài không kể trước sau,
Ai còn mắt sáng, hãy mau ngắm nhìn.
Con người cần có lòng tin,
Thiên hình vạn trạng, trăm nghìn chứng minh,
Trí lòng khai mở chúng sinh
Vạn vần xoay chuyển, sinh linh lữ hành.
Niềm tin soi lối gương lành,
Tụng ca Thượng Đế, chân thành biết ơn.
Sáng chiều kinh nguyện van lơn,
Chúa cho cuộc sống, tràn ơn phước lành.
Tin yêu phó thác lòng thanh,
Mỗi ngày vui sống, ơn lành Chúa ban.

TRỞ VỀ.
Đường đời uổn khúc vòng xoay,
Bước đi đi mãi, cần quay trở về.
Nắng chiều đỉnh núi Can-Vê,
Chết treo thập giá, máu bê bết mình.
Chúa thương gánh lấy tội tình,
Cứu con thoát khỏi, luyện hình khổ đau.
Sao còn lẩn tránh phía sau,
Thực hành sống đạo, hãy mau khẩn cầu.
Tâm xa, lạc bước bấy lâu,
Kêu mời hoán cải, vạn sầu nhớ thương.
Thôi rồi lỡ nhỡ tình trường,
Mải mê lạc thú, vấn vương kiếp này.
Cầu buông gian dối đắng cay,
Thấm nhuần lẽ đạo, phen này quyết tâm.
Trở về bên Chúa từ tâm,
Rời xa lối cũ, bước lầm tránh qua.
Ân thiêng thôi thúc giao hòa,
Xét mình xưng thú, vào tòa xin tha.
Chúa Kitô, chết vì ta,
Xin thương tha thứ, đón ta trở về.

TIN YÊU.
Đưa tay Chúa dắt con về,
Đi đâu đi mãi, mải mê thú trần.
Lời ngay, nói thật, vạch trần,
Chỉ cho con biết, nợ nần bấy lâu.
Chúa thương đón lấy khổ sầu,
Mong con thoát khỏi, vũng sâu bùn lầy.
Vẫy vùng tâm dạ đong đầy
Tâm linh lạc hướng, xin Thầy cứu con.
Cả tin nhẹ dạ héo hon,
Tin người ái mộ, lòng son phỉnh lừa.
Nghe lời ngon ngọt theo bừa,
Lỗi điều răn Chúa, xin chừa từ nay
Quyết lòng suy thẳng, nghĩ ngay,
Tránh xa thần tượng, cầu may chữa lành.
Phận người cát bụi mong manh,
Mạo danh thần thánh, ơn lành cứu cho.
Ơn thiêng phù trợ khỏi lo,
Tiền trao công đức, mối lo vẫn còn.
Chúa thương cứu độ hồn con,
Tin yêu phó thác, sắt son muôn đời.

CẦU NGUYỆN.
Thành tâm dâng Chúa lời cầu,
Thần dân dưới thế, khấu đầu khấn xin.
Dủ hồn thao thức niềm tin,
Ngợi khen danh Chúa, van xin chúc lành.
Mắt nhìn sự vật chung quanh,
Tai nghe tấu khúc, âm thanh tuyệt vời.
Miệng thầm khấn nguyện đôi lời,
Ngợi ca danh Chúa, muôn đời tán dương.
Nhịp nhàng hơi thở trầm hương,
Khói nhang khứu giác, làn sương cao vời.
Gối quỳ, đầu cúi, hồn ơi,
Vòng tay trước ngực, dâng lời khấn van.
Tâm tư, thần trí bình an,
Nguyện cầu cùng Chúa, thương ban trí lòng.
Tẩy cho tâm sạch hồn trong,
Niềm Tin, Cậy, Mến, cầu mong vững vàng.
Tâm đầu kết hợp nài van,
Yêu người, mến Chúa, xóa tan hận thù.
Cầu xin Các Đấng hộ phù,
Thiên đàng chờ đón, thiên thu vĩnh hằng.

PHỤC SINH.
Tin yêu hy vọng dâng trào,
Muốn ban sự sống, Chúa trao thân mình.
Đớn đau chuốc lấy khổ hình,
Chết treo thập giá, cực hình vì yêu,
Thân trần thiêu đốt nắng chiều,
Ân đền phúc trả, bấy nhiêu tháng ngày.
Xin thương cất chén đắng này,
Ý Cha nên trọn, giang tay cứu đời.
Gục đầu, trút thở, tàn hơi,
Hiến dâng hy tế, muôn đời khắc ghi.
Hạt mầm chôn xuống chết đi,
Trổ sinh hoa trái, có chi sánh bằng.
Khổ đau thánh giá thường hằng,
Vác đi theo Chúa, siêng năng mỗi ngày.
Lời vàng phán bảo hôm nay,
Ách Ta êm ái, gánh tay nhẹ nhàng.
Qua khổ ải tới vinh quang,
Triều thiên sáng chói, huy hoàng phúc vinh.
Chúa Ta sống lại hiển linh,
Cứu nhân độ thế, trọn tình xót thương.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nơi An Nghỉ
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:24 04/04/2014
NƠI AN NGHỈ
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Cuộc sống này chỉ tạm bợ trần gian
Đừng có lo lấy của gì mà ăn
Cũng đừng lo lấy thứ gì mà mặc
Kìa chim trời, chúng không gieo, không gặt
Cha trên trời vẫn nuôi chúng đầy no.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)