Phụng Vụ - Mục Vụ
Thập Tự Khổ Hình
Rose Nguyễn
08:29 03/04/2020
Đời người như chuyện hão huyền
Thật hư như ảo vội tan trong đời
Kiếp người chỉ một thoáng qua
Nay còn mai mất chỉ là phù vân
Dòng đời xuôi ngược con thuyền
Thuyền đưa ta đến cõi nào bình yên
An bình tìm ở nơi đâu?
Chỉ riêng có Chúa là nơi phúc hằng
Tuần Thánh nay sắp cận kề
Giáo đường im bóng ít người viếng thăm
Mùa Chay ảm đạm u sầu!
Chỉ vì bệnh dịch cấm ngăn mọi người
Cha buồn hiu quạnh một mình
Mùa chay thương khó sầu vương cõi lòng
Lòng Cha chua xót đơn côi
Hy sinh chịu chết chỉ vì chữ “Yêu”
Con ơi! sao bỏ rơi Cha?
Để Cha cô độc một mình nơi đây
Hãy đến bên Cha một giờ
Để con nâng đỡ tinh thần với Cha
Nhìn lên thập tự khổ hình
Vết thương năm dấu in trên thân Ngài
Cha buồn vì tội lòai người
Bao nhiêu sự dữ xảy ra hàng giờ
Ôi nhân loại sao hững hờ?
Mải mê cuộc sống thế trần trụy vong
Cha buồn nhân loại cứng lòng
Nỡ tâm chối bỏ lời Cha kêu mời
Con yêu, con có biết không?
Cha luôn tha thiết mong con trở về
Cuộc tử nạn đã gần kề
Mồ hôi tuôn đổ máu đào từ Cha
Hồn con hòa nhịp lời kinh
Suy tư nghiềm gẫm khổ hình của Cha
Cha yêu nhân lọai vô bờ
Ngày đêm Cha vẫn mong chờ đòan con
Xét mình bất xứng tình Cha
Bao năm phản bội nhưng Cha không từ
Cha luôn kêu gọi mọi người
Ăn năn sám hối khỏi xa hỏa hình.
Con ơi, tỉnh thức nguyện cầu
Để con vượt thắng biển đầy tội nhơ
Con yêu, hãy hiểu tình Cha
Vì Cha chỉ muốn con nên trọn lành!
Nhìn lên thập tự khổ hình
Con xin chuộc lỗi thay cho mọi người
Xin Cha lượng thứ khoan hồng
Tha cho nghiệp tội loài người cưu mang
Ai ơi, xin hãy quay về
Để Cha không khỏi ngậm ngùi cô đơn
Khổ hình thập gía đau thương
Để Cha cứu chuộc loài người chúng ta
Múc ơn cứu độ từ Cha
Chỉ Cha duy nhất ban ơn phước lành
Tình Cha tuôn đổ dạt dào
Cha nguồn hạnh phúc cho đời chúng con
Từ đây xin buớc theo Cha
Một lòng vâng phục xin Cha giữ gìn
Hồn con phó thác tin yêu
Yêu Cha cho hết quãng đời của con
Vì Cha đã hứa khi xưa
Những ai chạy đến kêu cầu danh Cha
Gõ cửa Cha sẽ mở ra
Con xin dâng hết linh hồn cho Cha
Mùa chay kêu gọi mọi người
Mau mau chạy đến bên Cha nhân hiền
Dòng đời vô nghĩa mà thôi
Thế gian xa đọa chẳng mang lợi gì!
Hãy tìm nẻo chính mà đi
Ơn trên tuôn đổ cho ai khát tìm
Cha ơi, xin giúp chúng con
Kiên tâm vững buớc phó dâng nơi Ngài!
4/3/2020
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:44 03/04/2020
5. Những người thuộc về ác ma thì họ thường như ngao ngán, chúng ta nên ở trong Thiên Chúa để được vui vẻ.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:49 03/04/2020
83. CHUYỂN NHƯỢNG ĐÙI LỚN
Nghĩa Hưng Trữ gia đình rất nghèo, mùa đông không có quần mặc để chống lạnh, bèn nói bừa một câu thơ:
- “Gió tây thổi tiếng mưa đơn độc, hai đùi lớn này không bỏ xuống được. Triều đình đến yết thị nơi đầu phố, mượn người có quần để mặc đi.”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 83:
Có người thích trời lạnh và có người rất sợ lạnh.
Sợ lạnh là vì cơ thể không được khỏe mạnh, không sợ lạnh là vì thân thể có...nhiều mỡ.
Nhưng có những người rất sợ lạnh mà vẫn cảm thấy ấm áp dù họ đang đi ngoài trời gió lạnh, bởi vì trong lòng họ tràn ngập tình yêu: yêu Thiên Chúa, yêu tha nhân; lại có người không sợ lạnh nhưng vẫn cứ run lên dù họ đang ngồi trong nhà ấm áp có máy sưởi, bởi vì trong lòng họ thiếu vắng tình thương. Như thế thì cũng đủ biết rằng, tâm hồn mà lạnh thì đáng sợ hơn thể xác lạnh.
Người Ki-tô hữu là những người luôn bị lửa tình yêu của Thiên Chúa đốt nóng tâm hồn, nên họ luôn cảm thấy tâm hồn ấm áp và tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, do đó họ luôn muốn đem lửa yêu mến này đi sưởi ấm tâm hồn những người đang lạnh buốt vì thiếu tình người, họ muốn đem tình yêu này đốt lên một ngọn lửa mến yêu của Đức Chúa Giê-su trong những người bất hạnh, bằng chính những thái độ hòa nhã tôn trọng và vui tươi đối với những người bị đời bỏ rơi khinh dể...
Mùa lạnh mà không có quần mặc thì đúng là lạnh thật, nhất là hai chân bị lạnh thì không thể ngủ được, đúng là tội nghiệp. Người Ki-tô hữu nếu không có áo yêu thương để mặc thì đáng tội nghiệp hơn người nhà nghèo không có quần mặc mùa đông rất nhiều, bởi vì dù cho có áo quần mùa đông mà thiếu lửa yêu mến Thiên Chúa thì quả là tội nghiệp vô cùng...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nghĩa Hưng Trữ gia đình rất nghèo, mùa đông không có quần mặc để chống lạnh, bèn nói bừa một câu thơ:
- “Gió tây thổi tiếng mưa đơn độc, hai đùi lớn này không bỏ xuống được. Triều đình đến yết thị nơi đầu phố, mượn người có quần để mặc đi.”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 83:
Có người thích trời lạnh và có người rất sợ lạnh.
Sợ lạnh là vì cơ thể không được khỏe mạnh, không sợ lạnh là vì thân thể có...nhiều mỡ.
Nhưng có những người rất sợ lạnh mà vẫn cảm thấy ấm áp dù họ đang đi ngoài trời gió lạnh, bởi vì trong lòng họ tràn ngập tình yêu: yêu Thiên Chúa, yêu tha nhân; lại có người không sợ lạnh nhưng vẫn cứ run lên dù họ đang ngồi trong nhà ấm áp có máy sưởi, bởi vì trong lòng họ thiếu vắng tình thương. Như thế thì cũng đủ biết rằng, tâm hồn mà lạnh thì đáng sợ hơn thể xác lạnh.
Người Ki-tô hữu là những người luôn bị lửa tình yêu của Thiên Chúa đốt nóng tâm hồn, nên họ luôn cảm thấy tâm hồn ấm áp và tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, do đó họ luôn muốn đem lửa yêu mến này đi sưởi ấm tâm hồn những người đang lạnh buốt vì thiếu tình người, họ muốn đem tình yêu này đốt lên một ngọn lửa mến yêu của Đức Chúa Giê-su trong những người bất hạnh, bằng chính những thái độ hòa nhã tôn trọng và vui tươi đối với những người bị đời bỏ rơi khinh dể...
Mùa lạnh mà không có quần mặc thì đúng là lạnh thật, nhất là hai chân bị lạnh thì không thể ngủ được, đúng là tội nghiệp. Người Ki-tô hữu nếu không có áo yêu thương để mặc thì đáng tội nghiệp hơn người nhà nghèo không có quần mặc mùa đông rất nhiều, bởi vì dù cho có áo quần mùa đông mà thiếu lửa yêu mến Thiên Chúa thì quả là tội nghiệp vô cùng...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Nhật Lễ Lá (A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 03/04/2020
Chúa Nhật LỄ LÁ
Tin mừng : Mt 26, 14- 27, 66.
“Cuộc thương khó của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là Chúa Nhật Lễ Lá, và cũng là ngày mở đầu tuần Thương Khó của Đức Chúa Giê-su đã chịu vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta. Trong tuần này Giáo Hội mời gọi chúng ta cùng nhau chia sẻ những đau khổ của Đức Chúa Giê-su từ khi vào thành Giê-ru-sa-lem cho đến khi Ngài trút hơi thở cuối cùng trên thập giá.
Xin chia sẻ với anh chị em câu chuyện nhỏ này:
Một hôm mùa xuân hỏi:
- “Có cái gì so với sự chết càng đau khổ hơn không?”
Đấng tạo hóa trả lời:
- “Có, giữa chết và không chết”.
- “Nghĩa là sao?”
- “Thể xác thì sống nhưng tâm hồn thì đã chết rồi”. (1)
Ai đã từng bị hiểu lầm, ai đã từng bị kết án cách bất công, ai đã từng nếm mùi nhục nhã trước những người đã chịu ơn mình bây giờ lại đấu tố mình, thì mới thấy những đau khổ trong tâm hồn của Đức Chúa Giê-su là chừng nào.
Ngồi trên mình lừa và được tung hô “vạn tuế, vạn tuế”, được dân chúng cởi áo lót đường đi, được tuyên xưng “Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến...” thì còn gì hãnh diện và oai cho bằng! Nhưng Đức Chúa Giê-su thì lại khác, tâm hồn của Ngài đang đau khổ, đau khổ vì biết rằng chính những con người cầm lá tung hô vạn tuế Ngài ngày hôm nay, thì ngày mai cũng chính họ vung nắm tay la hét đấu tố và khống cáo Ngài trước tòa án Phi-la-tô: đóng đinh nó vào thập giá.
Quan tổng trấn Phi-la-tô đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những quyền lợi cá nhân; đám đông dân chúng đang hò hét la mắng Đức Chúa Giê-su, thế là họ đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những vô ơn bội nghĩa.
Những hình ảnh đó vẫn còn đậm nét trong tâm hồn chúng ta, khi chúng ta, ngày hôm nay, cũng cầm lá trong tay để tung hô Đức Chúa Giê-su là vua, là Đấng nhân danh Chúa mà đến, nhưng rồi cũng chính chúng ta, ngày mai, sẽ đóng đinh Ngài vào thập giá vì những tội lỗi của chính mình, Đức Chúa Giê-su thật sự đang đau khổ khi tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, bởi vì Ngài biết chúng ta đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những cám dỗ của ma quỷ và thế gian.
Vâng, Đức Chúa Giê-su chẳng được gì cả khi thi ân giáng phúc cho những người Do Thái, Ngài đã phí công vô ích, vì những người mà Ngài đã hết lòng yêu thương, ban ơn, giờ đây đang kết án tử cho Ngài. Nhưng Đức Chúa Giê-su tin chắc rằng với máu Ngài đổ ra, với những cực hình mà Ngài phải chịu, và với cái chết nhục nhã trên thập giá, Ngài sẽ cứu chúng ta là những người đang sống nhưng tâm hồn thì đã chết, cũng được sống lại với Ngài.
Anh chị em thân mến,
Bài Thương Khó của Đức Chúa Giê-su mà chúng ta vừa nghe, đã khiến cho nhiều tâm hồn tội lỗi trở lại con đường ngay nẻo chính, nó cũng đã đánh động nhiều tâm hồn kiêu ngạo chỉ biết kết án tha nhân chứ không biết kết án mình. Đây không những là bài tường thuật lịch sử về cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su vì yêu thương mà chịu khổ hình và chịu chết, nhưng còn là một bán án kết tội nhân loại và chúng ta, bởi vì nhân loại và bản thân mỗi người trong chúng ta, đang từng giây từng phút đóng đinh Ngài vào thập giá vì tội của mình.
Không oán trách người hiểu lầm mình, không trả thù người vô ơn, không giận ghét người bạc nghĩa, không nói xấu người chỉ trích mình.v.v... đó là việc làm tích cực nhất của chúng ta, để chia sẻ nỗi đau với Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình, đó chính là cuộc thương khó nối dài của Ngài trên con người chúng ta, và đó cũng chính là tâm tình của một người bạn trung tín vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Mt 26, 14- 27, 66.
“Cuộc thương khó của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là Chúa Nhật Lễ Lá, và cũng là ngày mở đầu tuần Thương Khó của Đức Chúa Giê-su đã chịu vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta. Trong tuần này Giáo Hội mời gọi chúng ta cùng nhau chia sẻ những đau khổ của Đức Chúa Giê-su từ khi vào thành Giê-ru-sa-lem cho đến khi Ngài trút hơi thở cuối cùng trên thập giá.
Xin chia sẻ với anh chị em câu chuyện nhỏ này:
Một hôm mùa xuân hỏi:
- “Có cái gì so với sự chết càng đau khổ hơn không?”
Đấng tạo hóa trả lời:
- “Có, giữa chết và không chết”.
- “Nghĩa là sao?”
- “Thể xác thì sống nhưng tâm hồn thì đã chết rồi”. (1)
Ai đã từng bị hiểu lầm, ai đã từng bị kết án cách bất công, ai đã từng nếm mùi nhục nhã trước những người đã chịu ơn mình bây giờ lại đấu tố mình, thì mới thấy những đau khổ trong tâm hồn của Đức Chúa Giê-su là chừng nào.
Ngồi trên mình lừa và được tung hô “vạn tuế, vạn tuế”, được dân chúng cởi áo lót đường đi, được tuyên xưng “Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến...” thì còn gì hãnh diện và oai cho bằng! Nhưng Đức Chúa Giê-su thì lại khác, tâm hồn của Ngài đang đau khổ, đau khổ vì biết rằng chính những con người cầm lá tung hô vạn tuế Ngài ngày hôm nay, thì ngày mai cũng chính họ vung nắm tay la hét đấu tố và khống cáo Ngài trước tòa án Phi-la-tô: đóng đinh nó vào thập giá.
Quan tổng trấn Phi-la-tô đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những quyền lợi cá nhân; đám đông dân chúng đang hò hét la mắng Đức Chúa Giê-su, thế là họ đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những vô ơn bội nghĩa.
Những hình ảnh đó vẫn còn đậm nét trong tâm hồn chúng ta, khi chúng ta, ngày hôm nay, cũng cầm lá trong tay để tung hô Đức Chúa Giê-su là vua, là Đấng nhân danh Chúa mà đến, nhưng rồi cũng chính chúng ta, ngày mai, sẽ đóng đinh Ngài vào thập giá vì những tội lỗi của chính mình, Đức Chúa Giê-su thật sự đang đau khổ khi tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, bởi vì Ngài biết chúng ta đang sống nhưng tâm hồn đã chết trước những cám dỗ của ma quỷ và thế gian.
Vâng, Đức Chúa Giê-su chẳng được gì cả khi thi ân giáng phúc cho những người Do Thái, Ngài đã phí công vô ích, vì những người mà Ngài đã hết lòng yêu thương, ban ơn, giờ đây đang kết án tử cho Ngài. Nhưng Đức Chúa Giê-su tin chắc rằng với máu Ngài đổ ra, với những cực hình mà Ngài phải chịu, và với cái chết nhục nhã trên thập giá, Ngài sẽ cứu chúng ta là những người đang sống nhưng tâm hồn thì đã chết, cũng được sống lại với Ngài.
Anh chị em thân mến,
Bài Thương Khó của Đức Chúa Giê-su mà chúng ta vừa nghe, đã khiến cho nhiều tâm hồn tội lỗi trở lại con đường ngay nẻo chính, nó cũng đã đánh động nhiều tâm hồn kiêu ngạo chỉ biết kết án tha nhân chứ không biết kết án mình. Đây không những là bài tường thuật lịch sử về cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su vì yêu thương mà chịu khổ hình và chịu chết, nhưng còn là một bán án kết tội nhân loại và chúng ta, bởi vì nhân loại và bản thân mỗi người trong chúng ta, đang từng giây từng phút đóng đinh Ngài vào thập giá vì tội của mình.
Không oán trách người hiểu lầm mình, không trả thù người vô ơn, không giận ghét người bạc nghĩa, không nói xấu người chỉ trích mình.v.v... đó là việc làm tích cực nhất của chúng ta, để chia sẻ nỗi đau với Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình, đó chính là cuộc thương khó nối dài của Ngài trên con người chúng ta, và đó cũng chính là tâm tình của một người bạn trung tín vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Lá: Chúa cùng ta vượt qua thảm họa
Lm Nguyễn Xuân Trường
17:44 03/04/2020
Lễ Lá năm nay trong bối cảnh thế giới chịu nhiều thay đổi và đau thương do bệnh dịch virus Corona gây ra. Hai ngàn năm trước, Chúa Giêsu cũng đã trải qua tình cảnh thay đổi và đau thương như thế. Chúa đồng cảm với chúng ta.
1. Thay đổi không ngờ. Thế giới đang vận hành với nhiều hoạt động, nhiều chương trình tốt đẹp, thế mà bỗng chốc thay đổi không ngờ, đa số hoạt động phải ngưng lại, tình cảnh trở nên tồi tệ vì bệnh dịch Corona. Phụng vụ Lễ Lá cũng diễn tả những thay đổi không ngờ. Phần mở đầu Lễ Lá diễn tả cảnh tưng bừng chào đón Chúa Giêsu khi dân chúng trải cả áo xuống đường, rồi cùng nhau tung hô: “Hoan hô con vua Đavit! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.” Thế nhưng Bài Thương Khó giữa lễ lại diễn tả dân chúng quay ngoắt 180 độ, họ la hét đòi đóng đinh Chúa vào thập giá. Một tình cảnh thay đổi tồi tệ.
2. Đau thương chết chóc. Bệnh dịch Corona khiến cả thế giới lâm vào cảnh đau thương chết chóc, những tiếng khóc vang lên, những giọt nước mắt tuôn rơi khắp nơi, sự dữ khiến thế giới hoảng sợ. Chúa Giêsu cũng đã trải qua những giờ phút đau thương khủng khiếp. Không chỉ những đau thương của thân xác như bị đánh đòn, đội mạo gai, đóng đinh, mà còn là những đau thương của tâm hồn khi bị phản bội, chịu vu khống, chịu cô đơn cùng cực đến độ Ngài đã thốt lên: “Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được,” “Lạy Chúa, sao Chúa bỏ con!” Đức Giêsu trải qua những đau thương đầy máu và nước mắt, và rồi, cuối cùng Ngài đã chết trên thánh giá. Chúa đau cùng ta và vì ta.
Nhưng Chúa chết không hết hy vọng. Lễ Lá tưởng niệm Chúa Giêsu hoàn tất màu nhiệm vượt qua của Người. Màu nhiệm vượt qua của Chúa cho thấy cái chết đóng một vai trò quan trọng. Cái chết vừa là nỗi đau thương nhất mà đời người phải trải qua, vừa là bước nhảy dẫn nhân loại tới phục sinh vinh quang. Cái chết vừa là cánh cửa đóng lại sự sống thân xác đời này, vừa là cánh cửa mở ra dẫn vào sự sống vĩnh cửu đời sau. Thế nên, tuần này là khổ đau chết chóc của Lễ Lá, nhưng tuần tới lại là niềm vui mừng Chúa Phục sinh vinh quang. Đó là niềm hy vọng và tin tưởng của chúng ta xuyên qua khổ đau và cái chết. Amen.
Chúa giúp ta vượt qua phong ba
Lm Nguyễn Xuân Trường
17:52 03/04/2020
Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi toàn quốc cầu nguyện cho dịch bệnh sớm chấm dứt. Bài Phúc Âm Chúa và các môn đệ đi thuyền mang nhiều ý nghĩa.
1. Gian nan khốn khó. Có Chúa cùng đi trên thuyền đấy mà các môn đệ vẫn chịu cảnh phong ba bão táp. Chúng ta tin Chúa thì vẫn gặp những gian nan khốn khó trong đời, không tránh được.
2. Cậy trông, tín thác. Lúc đầu, các môn đệ cuống cuồng sợ hãi sóng gió, may mà sau đó các ông đã kêu cầu Chúa. Giữa những nghịch cảnh trong đời, nếu chỉ dựa vào sức mình ta sẽ bất lực và sợ hãi, nếu cậy dựa vào Chúa, ta sẽ có sức mạnh vững vàng.
3. Phong ba mà Chúa vẫn ngủ. Khi gặp gian nan khốn khó, một đàng ta có cảm tưởng Chúa im lặng, Chúa ngủ; đàng khác, ta cần có một tâm trạng tín thác vững vàng như gương Chúa ngủ.
4. Thiên Chúa quyền năng. Một lời Chúa phán biển liền lặng. Chúa quyền năng tạo dựng và làm chủ vũ trụ trời đất. Chúa luôn lớn hơn, mạnh hơn bất kể quyền lực sự dữ nào. Đừng sợ.
5. Bạn kể thêm ý nghĩa nữa nhé…
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng quan các đáp ứng của Vatican đối với Covid-19, 3
Vũ Văn An
00:32 03/04/2020
19 tháng 3, 9 giờ 00 sáng
Hôm nay trong Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời những người không thể rước lễ hãy thực hiện hành vi rước lễ thiêng liêng.
Ngài cũng cầu nguyện cho những người ở trong tù nhưng chủ yếu tập trung vào Thánh Giuse có ngày lễ kính hôm nay. Đức Giáo Hoàng nói: Thánh Giuse là “một người công chính”, không chỉ vì ngài tin mà còn vì ngài có đức tin. Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng Thánh Giuse có khả năng bước vào mầu nhiện Thiên Chúa, và đã làm như vậy với độ chính xác và tự nhiên tương tự như cách ngài đã dùng để tiếp cận với nghề mộc của ngài.
19 tháng 3, 12 giờ 55 trưa
Một Ayatollah của Iran đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô cố gắng thuyết phục Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Iran khi quốc gia Trung Đông này vật lộn với coronavirus.
Ayatollah Mohaghegh Damad, người có tiếng tại Tòa Thánh vì những nỗ lực đối thoại liên tôn, đã gửi 1 lá thư cho Đức Giáo Hoàng mô tả sự đau khổ của trẻ em và người già, tờ Il Messaggero của Ý hôm nay đưa tin như thế.
Ông viết rằng sự đau khổ đang được “khuếch đại” bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ tại quốc gia có số lượng người nhiễm vi khuẩn cao thứ ba sau Trung Quốc và Ý, và chúng đang có một tác động trực tiếp đối với phúc lợi của người dân thường Iran, “các quyền tự nhiên” của họ, và quyền tự vệ của họ.
Ngày 19 tháng 3, 1 giờ 12 chiều
Hãng tin ANSA cho hay: Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố việc cấm ra ngoài ở nước này sẽ được kéo dài quá ngày 3 tháng Tư.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Corriere della Sera, Ông Conte nói rằng các biện pháp này đang có hiệu quả, nhưng ngay cả khi dịch bệnh bắt đầu giảm từ đỉnh cao của nó, “chúng ta vẫn chưa có khả năng trở lại cuộc sống như trước đây”.
Ông thúc giục tất cả người Ý thể hiện “ý thức chung” và ở trong nhà ngoài việc mua sắm thực phẩm hoặc nhu cầu về thuốc men, hoặc đi làm nếu họ có việc làm.
Ngày 19 tháng 3, 1 giờ 20 chiều
San Marcello al Corso, nhà thờ nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện hôm Chúa Nhật dưới chân Thánh giá Làm Phép Lạ, mà, vào năm 1522, từng bảo vệ Rôma khỏi đại dịch, đã bị đóng cửa đối với công chúng do sắc lệnh ngày 12 tháng 3 của Tòa Giám Quản Rôma ban hành. Nhà báo Diane Montagna đã “tweet” như thế, sau khi xác nhận với nhà thờ.
Tòa Giám Quản đã thay đổi một sắc lệnh trước đó để cho phép các nhà thờ giáo xứ và nhà thờ truyền giáo ở Rôma được mở cửa vào tuần trước, nhưng không phải các nhà thờ không phải của giáo xứ và nhà thờ tu viện, là những nhà thờ vẫn không để công chúng hoặc những người không thường trú ở những chỗ ấy ra vào.
19 tháng 3, 1 giờ 53 chiều
ACIStampa tường trình rằng Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich của Luxembourg đã bị cách ly sau khi một nhân viên của tổng giáo phận đuợc xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Đức Hồng Y Hollerich, một tu sĩ Dòng Tên mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng lên chức Hồng Y vào tháng 10 năm ngoái, cũng là chủ tịch của Ủy ban Các Hội đồng Giám mục của Liên minh Châu Âu (COMECE).
20 tháng 3, 11 giờ 19 sáng
“Một thảm kịch trong một thảm kịch” đó là cách tờ Il Giornale mô tả nó khi ba linh mục khác được báo cáo đã chết ở Bergamo - một trong những thành phố phía bắc Ý bị coronavirus tấn công mạnh nhất.
Cho đến nay, 13 linh mục đã chết ở Bergamo, bao gồm Don Vincenzo Rini, một nhân vật nổi tiếng trong các phương tiện truyền thông do hội đồng Giám Mục điều hành. 15 vị khác đang hồi phục trong bệnh viện với 2-3 vị được chăm sóc đặc biệt. Don Roberto Trussardi, giám đốc Caritas ở Bergamo, nói với InBlu Radio, đài phát thanh của hội đồng giám mục, như thế.
Don Trussardi nói “Quả là một bi kịch và một thảm kịch khi chứng kiến những chiếc xe tải của quân đội chở đi hơn 60 quan tài vì đài hỏa táng không kịp đốt tất cả những người chết”. Ngài nói thêm, “thật là một thảm kịch. Cũng ngày hôm qua có rất nhiều người chết và nhiễm bệnh. Chúng tôi hy vọng tình huống tồi tệ này sẽ được giải quyết”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi cho Đức Giám Mục Bergamo, Đức cha Francesco Beschi, hôm thứ Tư để bày tỏ sự an ủi và khích lệ.
Trong khi đó, tờ La Nazione tường trình rằng tổng cộng 30 linh mục người Ý đã chết chủ yếu là do coronavirus, bao gồm cả 13 vị ở Bergamo.
Tờ báo cho biết bốn linh mục rất già đã chết ở Parma nhưng cũng có một vị trẻ hơn, Don Andrea Avanzini, mới 55 tuổi và có lẽ bị lây nhiễm bởi người mẹ già mà ngài sống cùng. Tờ báo cũng báo cáo rằng bốn linh mục khác đã chết ở Piacenza mặc dù chỉ có một trong số các ngài được chẩn đoán mắc coronavirus.
Giám mục của Cremona gần đó, Antonio Napolioni, đã phục hồi khỏi Covid-19 và được xuất viện.
20 tháng 3, 12 giờ 33 trưa
Tông Tòa Xá Giải đã ban hành một sắc lệnh ban ân xá đặc biệt cho các tín hữu vào thời điểm đại dịch này.
Được ký ngày 19 tháng 3, Lễ Thánh Giuse, bởi Đức Hồng Y Trưởng Tòa Mauro Piacenza, sắc lệnh tuyên bố rằng:
“Ơn đại xá được ban cho các tín hữu đang đau khổ vì coronavirus, bị cách ly theo lệnh của cơ quan y tế trong các bệnh viện hoặc tại nhà riêng của họ, nếu, với tinh thần xa lánh bất cứ tội lỗi nào, họ hợp nhất một cách thiêng liêng qua các phương tiện truyền thông với việc cử hành Thánh lễ, với việc đọc kinh Mân côi, với việc thực hành đạo đức Đi đàng Thánh giá hay các hình thức tôn sùng khác, hoặc ít nhất họ đọc Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha và một lời cầu khẩn sốt sắng Đức Trinh Nữ Maria, dâng sự thử thách này trong một tinh thần tin vào Thiên Chúa và bác ái đối với anh chị em của họ, với ý chí chu toàn các điều kiện thông thường (xưng tội bí tích, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha), càng sớm càng tốt”.
Đức Hồng Y Piacenza cho biết thêm rằng cùng một việc ban ơn đại xá này sẽ được ban “trong cùng một điều kiện” cho:
“Các nhân viên chăm sóc sức khỏe, các thành viên gia đình và tất cả những người, theo gương của Người Samaria nhân hậu, liều chịu nguy cơ lây nhiễm để chăm sóc người bệnh coronavirus theo lời của Thiên Chúa Cứu chuộc 'Không ai có tình yêu lớn hơn người hiến mạng sống mình cho bạn bè' (Ga 15:13)".
Ngài nói thêm rằng sắc lệnh cũng “sẵn lòng ban” ơn đại xá trong các điều kiện tương tự cho:
“Những tín hữu nào đến viếng Bí tích Cực Thánh, hoặc Chầu Thánh Thể, hoặc đọc Kinh thánh trong ít nhất nửa giờ, hoặc đọc kinh Mân côi, hoặc thực hành sốt sắng Đàng Thánh giá, hoặc đọc Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, để cầu khẩn từ Thiên Chúa toàn năng chấm dứt đại dịch, cứu giúp những người đang đau khổ và ơn cứu rỗi đời đời cho những người mà Chúa đã gọi về với chính Người”.
Sắc lệnh viết tiếp:
“Giáo hội cầu nguyện cho những người không thể nhận được Bí tích Xức dầu Bệnh Nhân và Của Ăn Đàng, phó thác mỗi người trong số họ cho Lòng Chúa thương xót nhờ vào sự hiệp thông các thánh và ban cho Tín hữu ơn đại xá vào thời điểm qua đời, miễn là họ được chuẩn bị thích đáng và đã đọc một vài lời cầu nguyện trong suốt cuộc sống của họ (trong trường hợp này, Giáo hội miễn chước ba điều kiện thông thường cần có). Để đạt được ân xá này, nên sử dụng tượng chịu nạn hoặc thập giá (x. Enchiridion indulgentiarum, số12)”.
Sắc lệnh kết thúc bằng cách cầu khẩn "Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo hội, Đấng vốn là Sức khỏe của Bệnh nhân và là Đấng phù hộ các Kitô hữu, Đấng bầu chữa chúng ta, phù giúp nhân loại đau khổ, loại bỏ khỏi chúng ta sự dữ của cơn đại dịch này và nhận cho chúng ta mọi điều tốt đẹp cần thiết cho sự cứu rỗi và sự thánh hóa của chúng ta”.
Đức Hồng Y Piacenza bắt đầu sắc lệnh bằng cách lưu ý rằng “toàn bộ nhân loại” đang bị “đe dọa bởi một căn bệnh vô hình và quỷ quyệt mà trong mấy lúc gần đây đã trở thành một phần cuộc sống của mọi người” và “được đánh dấu ngày qua ngày bởi những nỗi sợ hãi, những điều không chắc chắn mới và trên hết nhiều đau khổ về thể chất và tinh thần rộng khắp”.
Ngài nói thêm: “theo gương của Thầy chí thánh của mình, Giáo Hội luôn chăm sóc người bệnh. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh, giá trị đau khổ của con người có hai mặt: 'Nó có tính siêu nhiên, bởi vì nó bắt nguồn từ mầu nhiệm cứu chuộc thế giới của Thiên Chúa, và nó cũng cũng có tính nhân bản sâu sắc, bởi vì trong nó, con người tìm thấy chính mình, nhân tính của mình, phẩm giá của mình, sứ mệnh của mình'(Tông Thư Salvifici Doloris, 31).
Ngày 20 tháng 3, lúc 4 giờ chiều
Trong sắc lệnh thứ hai, Tông Tòa Xá Giải hôm nay truyền rằng vì các linh mục gặp khó khăn trong việc ngồi tòa giải tội trong thời gian đại dịch Covid-19, các Giám Mục có thể ban phép giải tội tập thể trong các trường hợp “cần thiết nghiêm trọng”.
Sắc lệnh, được Đức Hồng Y Mauro Piacenza, chánh án tòa, ký, thường chỉ được phép theo điều giáo luật 961, tức khi có “nguy tử gần kề lúc không đủ thì giờ nghe việc xưng tội của các hối nhân cá thể” hay khi “cần thiết nghiêm trọng”.
Sau đó, sắc lệnh nhấn mạnh bằng chữ đậm rằng: “Tông Tòa Xá Giải này tin rằng, đặc biệt ở những nơi bị lây nhiễm đại dịch hơn cả và cho tới khi đại dịch lui bước, các trường hợp cần thiết nghiêm trọng được nhắc đến ở điều 961, § 2 Bộ Giáo Luật [trong các trường hợp cần thiết nghiêm trọng] sẽ xẩy ra”.
Sắc lệnh viết thêm: “các nét chuyên biệt hơn, theo giáo luật, sẽ được ủy quyền cho các Giám Mục giáo phận, luôn lưu ý tới tiện ích tối cao là phần rỗi các linh hồn”.
Sắc lệnh viết tiếp:
“Nếu có nhu cầu đột ngột cần phải ban giải tội bí tích cho nhiều tín hữu cùng với nhau, linh mục có nghĩa vụ phải báo trước cho giám mục giáo phận càng trước đó càng tốt hoặc, nếu không thể, phải thông báo cho ngài càng sớm càng tốt (x. Ordo Paenitentiae, số 32).
Về việc xưng tội cá nhân, sắc lệnh tiếp tục tuyên bố rằng “trong trường hợp khẩn cấp đại dịch hiện nay, tùy giám mục giáo phận ấn định với các linh mục và hối nhân các lưu tâm thận trọng trong việc cử hành hòa giải bí tích cá nhân, như phải cử hành ở một nơi thông thoáng bên ngoài tòa giải tội, phải giữ một khoảng cách phù hợp, phải sử dụng khẩu trang bảo vệ, không ảnh hưởng đến bổn phận phải tuyệt đối chú ý đến việc bảo vệ ấn tín bí tích và sự thận trọng cần thiết"
.
Sắc lệnh cho biết thêm:
“Ngoài ra, luôn luôn tùy ở giám mục giáo phận việc ấn định, trong lãnh thổ giáo phận mình và liên quan đến mức độ lây nhiễm đại dịch, các trường hợp thật cần thiết qua đó được ban việc giải tội tập thể: thí dụ, tại lối vào các khu (wards) của bệnh viện, nơi các tín hữu bị nhiễm bệnh có nguy cơ tử vong nhập viện, sử dụng càng xa càng tốt và với các thận trọng thích đáng khuếch đại giọng nói để lời giải tội được nghe thấy”.
Sắc lệnh nói thêm rằng cần xem xét “nhu cầu và khả năng được phép (advisability) thiết lập, khi cần thiết, theo thỏa thuận với các cơ quan y tế, các nhóm 'tuyên úy bệnh viện phi thường', cũng trên cơ sở tự nguyện và tuân thủ các quy tắc bảo vệ khỏi lây nhiễm, để bảo đảm sự trợ giúp thiêng liêng cần thiết cho người bệnh và người sắp chết”.
“Nơi nào, các tín hữu cá nhân thấy mình bất khả một cách đau đớn, không được lãnh nhận việc giải tội bí tích, cần nhớ rằng việc ăn năn tội cách trọn, xuất phát từ tình yêu Thiên Chúa, Đấng được yêu mến trên hết mọi sự, được thể hiện bằng một lời cầu xin tha thứ chân thành (mà hối nhân lúc ấy có thể bày tỏ) và kèm theo votum confessionis, nghĩa là quyết tâm nhất định sẽ xưng tội bí tích, càng sớm càng tốt, sẽ được sự tha thứ tội lỗi, ngay cả các tội trọng (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1452)”.
Ngày 20 tháng 3, lúc 7 giờ 00 tối
Theo tạp chí Wanted ở Rôma, tổng cộng ở thành phố này có 59 nữ tu thử nghiệm dương tính đối với Covid-19 và đã được cách ly.
Trích dẫn tường trình của hãng tin Ý ANSA, tạp chí trên cho hay tu viện đầu tiên bị cô lập là tu viện Figlie di S. Camillo ở Grottaferrata, thuộc Castelli Romani cách Rôma chừng 14 dặm.
Tu viện thứ hai bị cô lập là Congregazione delle Suore Angeliche di S. Paolo ở Via Casilina, Rôma, nơi 19 trong số 21 nữ tu của tu viện bị thử có coronavirus.
21 tháng 3, 4 giờ 20 chiều
Đức Hồng Y Raymond Burke đã nói trong một thông điệp riêng gửi các tín hữu về coronavirus rằng “Chúng ta không thể đơn giản chấp nhận quyết định của các chính phủ thế tục, vì họ đối xử với việc thờ phượng Chúa giống như đi đến nhà hàng hoặc đến một cuộc thi đấu thể thao”.
“Các giám mục và linh mục chúng ta cần giải thích công khai sự cần thiết của người Công Giáo phải cầu nguyện và thờ phượng trong nhà thờ và nhà nguyện của họ, và đi rước qua các đường phố và đường đi, cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho dân của Người đang chịu đau khổ vô cùng”.
Còn tiếp
Hôm nay trong Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời những người không thể rước lễ hãy thực hiện hành vi rước lễ thiêng liêng.
Ngài cũng cầu nguyện cho những người ở trong tù nhưng chủ yếu tập trung vào Thánh Giuse có ngày lễ kính hôm nay. Đức Giáo Hoàng nói: Thánh Giuse là “một người công chính”, không chỉ vì ngài tin mà còn vì ngài có đức tin. Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng Thánh Giuse có khả năng bước vào mầu nhiện Thiên Chúa, và đã làm như vậy với độ chính xác và tự nhiên tương tự như cách ngài đã dùng để tiếp cận với nghề mộc của ngài.
19 tháng 3, 12 giờ 55 trưa
Một Ayatollah của Iran đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô cố gắng thuyết phục Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Iran khi quốc gia Trung Đông này vật lộn với coronavirus.
Ayatollah Mohaghegh Damad, người có tiếng tại Tòa Thánh vì những nỗ lực đối thoại liên tôn, đã gửi 1 lá thư cho Đức Giáo Hoàng mô tả sự đau khổ của trẻ em và người già, tờ Il Messaggero của Ý hôm nay đưa tin như thế.
Ông viết rằng sự đau khổ đang được “khuếch đại” bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ tại quốc gia có số lượng người nhiễm vi khuẩn cao thứ ba sau Trung Quốc và Ý, và chúng đang có một tác động trực tiếp đối với phúc lợi của người dân thường Iran, “các quyền tự nhiên” của họ, và quyền tự vệ của họ.
Ngày 19 tháng 3, 1 giờ 12 chiều
Hãng tin ANSA cho hay: Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố việc cấm ra ngoài ở nước này sẽ được kéo dài quá ngày 3 tháng Tư.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Corriere della Sera, Ông Conte nói rằng các biện pháp này đang có hiệu quả, nhưng ngay cả khi dịch bệnh bắt đầu giảm từ đỉnh cao của nó, “chúng ta vẫn chưa có khả năng trở lại cuộc sống như trước đây”.
Ông thúc giục tất cả người Ý thể hiện “ý thức chung” và ở trong nhà ngoài việc mua sắm thực phẩm hoặc nhu cầu về thuốc men, hoặc đi làm nếu họ có việc làm.
Ngày 19 tháng 3, 1 giờ 20 chiều
San Marcello al Corso, nhà thờ nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện hôm Chúa Nhật dưới chân Thánh giá Làm Phép Lạ, mà, vào năm 1522, từng bảo vệ Rôma khỏi đại dịch, đã bị đóng cửa đối với công chúng do sắc lệnh ngày 12 tháng 3 của Tòa Giám Quản Rôma ban hành. Nhà báo Diane Montagna đã “tweet” như thế, sau khi xác nhận với nhà thờ.
Tòa Giám Quản đã thay đổi một sắc lệnh trước đó để cho phép các nhà thờ giáo xứ và nhà thờ truyền giáo ở Rôma được mở cửa vào tuần trước, nhưng không phải các nhà thờ không phải của giáo xứ và nhà thờ tu viện, là những nhà thờ vẫn không để công chúng hoặc những người không thường trú ở những chỗ ấy ra vào.
19 tháng 3, 1 giờ 53 chiều
ACIStampa tường trình rằng Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich của Luxembourg đã bị cách ly sau khi một nhân viên của tổng giáo phận đuợc xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Đức Hồng Y Hollerich, một tu sĩ Dòng Tên mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng lên chức Hồng Y vào tháng 10 năm ngoái, cũng là chủ tịch của Ủy ban Các Hội đồng Giám mục của Liên minh Châu Âu (COMECE).
20 tháng 3, 11 giờ 19 sáng
“Một thảm kịch trong một thảm kịch” đó là cách tờ Il Giornale mô tả nó khi ba linh mục khác được báo cáo đã chết ở Bergamo - một trong những thành phố phía bắc Ý bị coronavirus tấn công mạnh nhất.
Cho đến nay, 13 linh mục đã chết ở Bergamo, bao gồm Don Vincenzo Rini, một nhân vật nổi tiếng trong các phương tiện truyền thông do hội đồng Giám Mục điều hành. 15 vị khác đang hồi phục trong bệnh viện với 2-3 vị được chăm sóc đặc biệt. Don Roberto Trussardi, giám đốc Caritas ở Bergamo, nói với InBlu Radio, đài phát thanh của hội đồng giám mục, như thế.
Don Trussardi nói “Quả là một bi kịch và một thảm kịch khi chứng kiến những chiếc xe tải của quân đội chở đi hơn 60 quan tài vì đài hỏa táng không kịp đốt tất cả những người chết”. Ngài nói thêm, “thật là một thảm kịch. Cũng ngày hôm qua có rất nhiều người chết và nhiễm bệnh. Chúng tôi hy vọng tình huống tồi tệ này sẽ được giải quyết”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi cho Đức Giám Mục Bergamo, Đức cha Francesco Beschi, hôm thứ Tư để bày tỏ sự an ủi và khích lệ.
Trong khi đó, tờ La Nazione tường trình rằng tổng cộng 30 linh mục người Ý đã chết chủ yếu là do coronavirus, bao gồm cả 13 vị ở Bergamo.
Tờ báo cho biết bốn linh mục rất già đã chết ở Parma nhưng cũng có một vị trẻ hơn, Don Andrea Avanzini, mới 55 tuổi và có lẽ bị lây nhiễm bởi người mẹ già mà ngài sống cùng. Tờ báo cũng báo cáo rằng bốn linh mục khác đã chết ở Piacenza mặc dù chỉ có một trong số các ngài được chẩn đoán mắc coronavirus.
Giám mục của Cremona gần đó, Antonio Napolioni, đã phục hồi khỏi Covid-19 và được xuất viện.
20 tháng 3, 12 giờ 33 trưa
Tông Tòa Xá Giải đã ban hành một sắc lệnh ban ân xá đặc biệt cho các tín hữu vào thời điểm đại dịch này.
Được ký ngày 19 tháng 3, Lễ Thánh Giuse, bởi Đức Hồng Y Trưởng Tòa Mauro Piacenza, sắc lệnh tuyên bố rằng:
“Ơn đại xá được ban cho các tín hữu đang đau khổ vì coronavirus, bị cách ly theo lệnh của cơ quan y tế trong các bệnh viện hoặc tại nhà riêng của họ, nếu, với tinh thần xa lánh bất cứ tội lỗi nào, họ hợp nhất một cách thiêng liêng qua các phương tiện truyền thông với việc cử hành Thánh lễ, với việc đọc kinh Mân côi, với việc thực hành đạo đức Đi đàng Thánh giá hay các hình thức tôn sùng khác, hoặc ít nhất họ đọc Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha và một lời cầu khẩn sốt sắng Đức Trinh Nữ Maria, dâng sự thử thách này trong một tinh thần tin vào Thiên Chúa và bác ái đối với anh chị em của họ, với ý chí chu toàn các điều kiện thông thường (xưng tội bí tích, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha), càng sớm càng tốt”.
Đức Hồng Y Piacenza cho biết thêm rằng cùng một việc ban ơn đại xá này sẽ được ban “trong cùng một điều kiện” cho:
“Các nhân viên chăm sóc sức khỏe, các thành viên gia đình và tất cả những người, theo gương của Người Samaria nhân hậu, liều chịu nguy cơ lây nhiễm để chăm sóc người bệnh coronavirus theo lời của Thiên Chúa Cứu chuộc 'Không ai có tình yêu lớn hơn người hiến mạng sống mình cho bạn bè' (Ga 15:13)".
Ngài nói thêm rằng sắc lệnh cũng “sẵn lòng ban” ơn đại xá trong các điều kiện tương tự cho:
“Những tín hữu nào đến viếng Bí tích Cực Thánh, hoặc Chầu Thánh Thể, hoặc đọc Kinh thánh trong ít nhất nửa giờ, hoặc đọc kinh Mân côi, hoặc thực hành sốt sắng Đàng Thánh giá, hoặc đọc Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, để cầu khẩn từ Thiên Chúa toàn năng chấm dứt đại dịch, cứu giúp những người đang đau khổ và ơn cứu rỗi đời đời cho những người mà Chúa đã gọi về với chính Người”.
Sắc lệnh viết tiếp:
“Giáo hội cầu nguyện cho những người không thể nhận được Bí tích Xức dầu Bệnh Nhân và Của Ăn Đàng, phó thác mỗi người trong số họ cho Lòng Chúa thương xót nhờ vào sự hiệp thông các thánh và ban cho Tín hữu ơn đại xá vào thời điểm qua đời, miễn là họ được chuẩn bị thích đáng và đã đọc một vài lời cầu nguyện trong suốt cuộc sống của họ (trong trường hợp này, Giáo hội miễn chước ba điều kiện thông thường cần có). Để đạt được ân xá này, nên sử dụng tượng chịu nạn hoặc thập giá (x. Enchiridion indulgentiarum, số12)”.
Sắc lệnh kết thúc bằng cách cầu khẩn "Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo hội, Đấng vốn là Sức khỏe của Bệnh nhân và là Đấng phù hộ các Kitô hữu, Đấng bầu chữa chúng ta, phù giúp nhân loại đau khổ, loại bỏ khỏi chúng ta sự dữ của cơn đại dịch này và nhận cho chúng ta mọi điều tốt đẹp cần thiết cho sự cứu rỗi và sự thánh hóa của chúng ta”.
Đức Hồng Y Piacenza bắt đầu sắc lệnh bằng cách lưu ý rằng “toàn bộ nhân loại” đang bị “đe dọa bởi một căn bệnh vô hình và quỷ quyệt mà trong mấy lúc gần đây đã trở thành một phần cuộc sống của mọi người” và “được đánh dấu ngày qua ngày bởi những nỗi sợ hãi, những điều không chắc chắn mới và trên hết nhiều đau khổ về thể chất và tinh thần rộng khắp”.
Ngài nói thêm: “theo gương của Thầy chí thánh của mình, Giáo Hội luôn chăm sóc người bệnh. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh, giá trị đau khổ của con người có hai mặt: 'Nó có tính siêu nhiên, bởi vì nó bắt nguồn từ mầu nhiệm cứu chuộc thế giới của Thiên Chúa, và nó cũng cũng có tính nhân bản sâu sắc, bởi vì trong nó, con người tìm thấy chính mình, nhân tính của mình, phẩm giá của mình, sứ mệnh của mình'(Tông Thư Salvifici Doloris, 31).
Ngày 20 tháng 3, lúc 4 giờ chiều
Trong sắc lệnh thứ hai, Tông Tòa Xá Giải hôm nay truyền rằng vì các linh mục gặp khó khăn trong việc ngồi tòa giải tội trong thời gian đại dịch Covid-19, các Giám Mục có thể ban phép giải tội tập thể trong các trường hợp “cần thiết nghiêm trọng”.
Sắc lệnh, được Đức Hồng Y Mauro Piacenza, chánh án tòa, ký, thường chỉ được phép theo điều giáo luật 961, tức khi có “nguy tử gần kề lúc không đủ thì giờ nghe việc xưng tội của các hối nhân cá thể” hay khi “cần thiết nghiêm trọng”.
Sau đó, sắc lệnh nhấn mạnh bằng chữ đậm rằng: “Tông Tòa Xá Giải này tin rằng, đặc biệt ở những nơi bị lây nhiễm đại dịch hơn cả và cho tới khi đại dịch lui bước, các trường hợp cần thiết nghiêm trọng được nhắc đến ở điều 961, § 2 Bộ Giáo Luật [trong các trường hợp cần thiết nghiêm trọng] sẽ xẩy ra”.
Sắc lệnh viết thêm: “các nét chuyên biệt hơn, theo giáo luật, sẽ được ủy quyền cho các Giám Mục giáo phận, luôn lưu ý tới tiện ích tối cao là phần rỗi các linh hồn”.
Sắc lệnh viết tiếp:
“Nếu có nhu cầu đột ngột cần phải ban giải tội bí tích cho nhiều tín hữu cùng với nhau, linh mục có nghĩa vụ phải báo trước cho giám mục giáo phận càng trước đó càng tốt hoặc, nếu không thể, phải thông báo cho ngài càng sớm càng tốt (x. Ordo Paenitentiae, số 32).
Về việc xưng tội cá nhân, sắc lệnh tiếp tục tuyên bố rằng “trong trường hợp khẩn cấp đại dịch hiện nay, tùy giám mục giáo phận ấn định với các linh mục và hối nhân các lưu tâm thận trọng trong việc cử hành hòa giải bí tích cá nhân, như phải cử hành ở một nơi thông thoáng bên ngoài tòa giải tội, phải giữ một khoảng cách phù hợp, phải sử dụng khẩu trang bảo vệ, không ảnh hưởng đến bổn phận phải tuyệt đối chú ý đến việc bảo vệ ấn tín bí tích và sự thận trọng cần thiết"
.
Sắc lệnh cho biết thêm:
“Ngoài ra, luôn luôn tùy ở giám mục giáo phận việc ấn định, trong lãnh thổ giáo phận mình và liên quan đến mức độ lây nhiễm đại dịch, các trường hợp thật cần thiết qua đó được ban việc giải tội tập thể: thí dụ, tại lối vào các khu (wards) của bệnh viện, nơi các tín hữu bị nhiễm bệnh có nguy cơ tử vong nhập viện, sử dụng càng xa càng tốt và với các thận trọng thích đáng khuếch đại giọng nói để lời giải tội được nghe thấy”.
Sắc lệnh nói thêm rằng cần xem xét “nhu cầu và khả năng được phép (advisability) thiết lập, khi cần thiết, theo thỏa thuận với các cơ quan y tế, các nhóm 'tuyên úy bệnh viện phi thường', cũng trên cơ sở tự nguyện và tuân thủ các quy tắc bảo vệ khỏi lây nhiễm, để bảo đảm sự trợ giúp thiêng liêng cần thiết cho người bệnh và người sắp chết”.
“Nơi nào, các tín hữu cá nhân thấy mình bất khả một cách đau đớn, không được lãnh nhận việc giải tội bí tích, cần nhớ rằng việc ăn năn tội cách trọn, xuất phát từ tình yêu Thiên Chúa, Đấng được yêu mến trên hết mọi sự, được thể hiện bằng một lời cầu xin tha thứ chân thành (mà hối nhân lúc ấy có thể bày tỏ) và kèm theo votum confessionis, nghĩa là quyết tâm nhất định sẽ xưng tội bí tích, càng sớm càng tốt, sẽ được sự tha thứ tội lỗi, ngay cả các tội trọng (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1452)”.
Ngày 20 tháng 3, lúc 7 giờ 00 tối
Theo tạp chí Wanted ở Rôma, tổng cộng ở thành phố này có 59 nữ tu thử nghiệm dương tính đối với Covid-19 và đã được cách ly.
Trích dẫn tường trình của hãng tin Ý ANSA, tạp chí trên cho hay tu viện đầu tiên bị cô lập là tu viện Figlie di S. Camillo ở Grottaferrata, thuộc Castelli Romani cách Rôma chừng 14 dặm.
Tu viện thứ hai bị cô lập là Congregazione delle Suore Angeliche di S. Paolo ở Via Casilina, Rôma, nơi 19 trong số 21 nữ tu của tu viện bị thử có coronavirus.
21 tháng 3, 4 giờ 20 chiều
Đức Hồng Y Raymond Burke đã nói trong một thông điệp riêng gửi các tín hữu về coronavirus rằng “Chúng ta không thể đơn giản chấp nhận quyết định của các chính phủ thế tục, vì họ đối xử với việc thờ phượng Chúa giống như đi đến nhà hàng hoặc đến một cuộc thi đấu thể thao”.
“Các giám mục và linh mục chúng ta cần giải thích công khai sự cần thiết của người Công Giáo phải cầu nguyện và thờ phượng trong nhà thờ và nhà nguyện của họ, và đi rước qua các đường phố và đường đi, cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho dân của Người đang chịu đau khổ vô cùng”.
Còn tiếp
Đức Thánh Cha dâng lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi
Đặng Tự Do
03:35 03/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Sáu 3 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh coronavirus bao gồm thất nghiệp, bần cùng và đói khát. Ngài cầu nguyện cho tất cả những người đang quảng đại giúp đỡ trong ngày hôm nay, nhưng cũng nghĩ đến tương lai.
Mở đầu thánh lễ thứ Sáu tuần Thứ Năm Mùa Chay, thường được gọi là Thứ Sáu Kính Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho tất cả những người đang quảng đại giúp đỡ giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh ngày hôm nay, đồng thời họ cũng nghĩ đến tương lai, để giúp tất cả chúng ta. Hôm nay, sẽ thật là tốt khi chúng ta nghĩ về những nỗi buồn của Đức Mẹ và cảm ơn Đức Maria vì đã chấp nhận làm Mẹ.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Lòng sùng kính của các Kitô hữu theo dòng thời gian đã thu thập những nỗi buồn của Đức Mẹ thành “Bảy sự sầu bi”.
Đầu tiên, là chỉ sau 40 ngày sau khi Chúa Giêsu chào đời, Ông Simeon đã nói tiên tri về một thanh kiếm sẽ đâm vào trái tim Mẹ.
Sau đó, là cuộc chạy trốn sang Ai Cập để cứu mạng con khỏi tay vua Hêrôđê.
Nỗi buồn thứ ba là Chúa Giêsu ở lại trong Đền thờ, mà Đức Mẹ tìm kiếm Người ba ngày. Khi Đức Mẹ đem Con đi lễ đền thờ thành Giêrusalem, mà khi về lạc mất Con, thì Đức Mẹ những thức thâu đêm than thở khóc lóc, và lo buồn đau đớn.
Kế tiếp là khi Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu đang vác cây Thánh giá lên núi Calvariô. Chúa ngã xuống đất nhiều lần, mà quân dữ đạp dậy, giục đi cho chóng
Nỗi buồn thứ năm, khi Đức Mẹ thấy Con treo trên cây Thánh giá phán ra bảy lời, như trối trăn cùng Mẹ, đoạn thì gục đầu xuống từ giã Đức Mẹ mà sinh thì.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng trong nỗi buồn thứ sáu và thứ bảy, Đức Maria tiếp tục đồng hành cùng Chúa Giêsu khi được đưa xuống khỏi Thập giá và sau đó được táng xác trong mồ.
Thật là tốt cho chúng ta, nếu vào cuối mỗi buổi tối, sau khi đọc kinh Truyền Tin, chúng ta nhớ đến bảy nỗi buồn này như một sự tưởng nhớ đến Mẹ của Giáo hội, là đấng, với rất nhiều nỗi đau, đã sinh ra tất cả chúng ta.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Đức Mẹ không bao giờ yêu cầu bất cứ điều gì cho riêng mình. Mẹ chỉ đồng ý làm mẹ. Mẹ đi cùng với Chúa Giêsu như một môn đệ, vì Tin Mừng cho thấy Mẹ đi theo Chúa Giêsu: cùng với những người bạn, những người phụ nữ ngoan đạo, Mẹ đã theo Chúa Giêsu, Mẹ lắng nghe Chúa Giêsu.
Trước tình cảnh đáng sợ trên khắp thế giới vì dịch bệnh coronavirus, Đức Thánh Cha đã mời gọi chúng ta tôn vinh Đức Mẹ và nói với lòng tín thác rằng ‘Đây là Mẹ con’, vì Mẹ là một người mẹ. Và tước hiệu này Mẹ nhận được từ Chúa Giêsu, ngay dưới chân Thánh giá, nghĩa là ngay trong thời khắc kinh hoàng và đau đớn nhất.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: Đức Mẹ không muốn lấy đi bất kỳ danh hiệu nào từ Chúa Giêsu. Mẹ đã nhận được ân sủng trở thành Mẹ của Ngài và nghĩa vụ đồng hành với chúng ta như một người mẹ, Mẹ là mẹ của chúng ta. Mẹ không yêu cầu mình trở thành đấng đồng công chuộc tội hay đồng cứu độ: không. Đấng Cứu Độ là duy nhất.
Source:Vatican NewsPope prays for those helping to solve problems caused by Covid-19
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh coronavirus bao gồm thất nghiệp, bần cùng và đói khát. Ngài cầu nguyện cho tất cả những người đang quảng đại giúp đỡ trong ngày hôm nay, nhưng cũng nghĩ đến tương lai.
Mở đầu thánh lễ thứ Sáu tuần Thứ Năm Mùa Chay, thường được gọi là Thứ Sáu Kính Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho tất cả những người đang quảng đại giúp đỡ giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh ngày hôm nay, đồng thời họ cũng nghĩ đến tương lai, để giúp tất cả chúng ta. Hôm nay, sẽ thật là tốt khi chúng ta nghĩ về những nỗi buồn của Đức Mẹ và cảm ơn Đức Maria vì đã chấp nhận làm Mẹ.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Lòng sùng kính của các Kitô hữu theo dòng thời gian đã thu thập những nỗi buồn của Đức Mẹ thành “Bảy sự sầu bi”.
Đầu tiên, là chỉ sau 40 ngày sau khi Chúa Giêsu chào đời, Ông Simeon đã nói tiên tri về một thanh kiếm sẽ đâm vào trái tim Mẹ.
Sau đó, là cuộc chạy trốn sang Ai Cập để cứu mạng con khỏi tay vua Hêrôđê.
Nỗi buồn thứ ba là Chúa Giêsu ở lại trong Đền thờ, mà Đức Mẹ tìm kiếm Người ba ngày. Khi Đức Mẹ đem Con đi lễ đền thờ thành Giêrusalem, mà khi về lạc mất Con, thì Đức Mẹ những thức thâu đêm than thở khóc lóc, và lo buồn đau đớn.
Kế tiếp là khi Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu đang vác cây Thánh giá lên núi Calvariô. Chúa ngã xuống đất nhiều lần, mà quân dữ đạp dậy, giục đi cho chóng
Nỗi buồn thứ năm, khi Đức Mẹ thấy Con treo trên cây Thánh giá phán ra bảy lời, như trối trăn cùng Mẹ, đoạn thì gục đầu xuống từ giã Đức Mẹ mà sinh thì.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng trong nỗi buồn thứ sáu và thứ bảy, Đức Maria tiếp tục đồng hành cùng Chúa Giêsu khi được đưa xuống khỏi Thập giá và sau đó được táng xác trong mồ.
Thật là tốt cho chúng ta, nếu vào cuối mỗi buổi tối, sau khi đọc kinh Truyền Tin, chúng ta nhớ đến bảy nỗi buồn này như một sự tưởng nhớ đến Mẹ của Giáo hội, là đấng, với rất nhiều nỗi đau, đã sinh ra tất cả chúng ta.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Đức Mẹ không bao giờ yêu cầu bất cứ điều gì cho riêng mình. Mẹ chỉ đồng ý làm mẹ. Mẹ đi cùng với Chúa Giêsu như một môn đệ, vì Tin Mừng cho thấy Mẹ đi theo Chúa Giêsu: cùng với những người bạn, những người phụ nữ ngoan đạo, Mẹ đã theo Chúa Giêsu, Mẹ lắng nghe Chúa Giêsu.
Trước tình cảnh đáng sợ trên khắp thế giới vì dịch bệnh coronavirus, Đức Thánh Cha đã mời gọi chúng ta tôn vinh Đức Mẹ và nói với lòng tín thác rằng ‘Đây là Mẹ con’, vì Mẹ là một người mẹ. Và tước hiệu này Mẹ nhận được từ Chúa Giêsu, ngay dưới chân Thánh giá, nghĩa là ngay trong thời khắc kinh hoàng và đau đớn nhất.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: Đức Mẹ không muốn lấy đi bất kỳ danh hiệu nào từ Chúa Giêsu. Mẹ đã nhận được ân sủng trở thành Mẹ của Ngài và nghĩa vụ đồng hành với chúng ta như một người mẹ, Mẹ là mẹ của chúng ta. Mẹ không yêu cầu mình trở thành đấng đồng công chuộc tội hay đồng cứu độ: không. Đấng Cứu Độ là duy nhất.
Source:Vatican News
Phát hình trực tiếp buổi chầu Thánh Thể 40 giờ liên tiếp trên Facebook
Trần Mạnh Trác
10:12 03/04/2020
Theo CNA thì 450 năm trước khi bệnh dịch xảy ra ở thành phố Milan của Ý ( năm 1570,) Thánh Carôlô Borromeo, là một Hồng Y, đã đi bộ chân trần qua các đường phố của giáo phận, vác thập tự giá để thúc đẩy việc ăn năn đền tội. Ngài mang theo một thánh tích là chiếc đinh cuả cây Thánh Giá để đi thăm người bệnh, và đã thúc đẩy việc thực hành Chầu Thánh Thể 40 giờ, trong đó mọi người thay phiên nhau cầu nguyện trước Mình Thánh Chuá 40 giờ liền.
Lịch sử của sự sùng kính này đã là lý do mà Cha Jonathan Meyer, linh mục cuả Tổng Giáo Phận Indianapolis, Indiana, và một nhóm linh mục và giáo dân ở Hoa Kỳ tổ chức chương trình Chầu Thánh thể 40 giờ trên mạng ảo, ngay trước khi Tuần Thánh bắt đầu.
Sự sùng kính Thánh Thể này đến đúng lúc, vào một thời điểm mà phần lớn thế giới phải trải qua một đại dịch khác, và hầu hết các Thánh lễ công cộng và các dịch vụ đã bị ngưng đọng để làm chậm sự lây lan.
Số 40 giờ là số giờ Chúa Giêsu đã nằm trong mộ từ Thứ Sáu Tuần Thánh đến sáng Chúa Nhật Phục Sinh, Cha Meyer giải thích.
Vì vậy, đó là 40 giờ cuả bóng tối, không còn mấy người tin. Và chúng ta cũng đang ở thời kỳ tăm tối đó cuả Giáo hội. Con số 40 thường chỉ ra nhửng thời tăm tối trong Kinh Thánh - 40 ngày Chúa Giêsu ăn chay trong sa mạc và bị cám dỗ, 40 năm người Do Thái lang thang trong hoang địa, 40 ngày lụt Đại Hồng Thuỷ mà ông Nô-ê phải ẩn náu trên tàu.
Nhưng cuối cùng của tất cả những điều đó, là một câu chuyện về hy vọng. Và vì vậy chúng ta tập hợp xung quanh Chúa 40 giờ..để cầu nguyện và thỉnh nguyện và trở thành một dân tộc cuả hy vọng. Chúa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, Người là niềm hy vọng của chúng ta. Và vì vậy, nếu Chúa muốn, khả năng mà chúng ta tập hợp với Ngài và dành thời gian với Ngài như một Giáo hội sẽ mang lại cho mọi người sự hy vọng.
Ý tưởng này, Cha Meyer cho biết, bắt nguồn từ một nhóm linh mục trên Facebook, chia sẻ những thực hành tốt nhất để đưa Chúa Kitô đến với mọi người trong thời gian xảy ra đại dịch coronavirus.
Khi Cha Meyer và một người bạn học cũ của mình, Cha Thomas Szydlik, nảy ra ý tưởng này, họ đã gửi email cho các linh mục và giám mục, xin đăng ký một giờ, trong đó họ sẽ livestream một giờ Chầu Thánh Thể trong nhà thờ của họ, họ có thể thuyết giảng hoặc đọc kinh Mân côi hoặc đưa ra những lời cầu nguyện khác.
Cha Meyer cho biết ngài đã bị sốc bởi sự háo hức tham gia của rất nhiều quí chức.
Mỗi giờ sẽ được phát hình trực tuyến trên trang Facebook Virtual 40 Hours. Cha Meyer sẽ khai mạc với một Thánh lễ lúc 6 giờ chiều (Central Time) vào thứ Sáu, ngày 3 tháng Tư.
Bà Joan Watson, Giám đốc chương trình Giáo Lý cuả Giáo phận Nashville, đã thiết lập trang Facebook và xắp xếp giờ trách nhiệm cho các linh mục và giám mục.
“Mỗi linh mục / giám mục sẽ phát sóng trực tuyến trên cùng một trang Facebook,” Bà Watson nói, “vì vậy mọi người không cần phải rời khỏi trang đó, đó là điều thực sự tốt đẹp. Không cần phải nhảy qua nhẩy lại. Tất cả sẽ xảy ra trên cùng một trang.”
Sự tham gia đã lan ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia Hoa Kỳ.
“Chúng tôi có một nhóm từ Trung tâm Notre Dame Newman ở Dublin sẽ thực hiện giờ chầu bằng nhạc Taizé. Thật là sôi nổi!” Bà Watson nói. “Mỗi giờ có thể khác nhau tùy theo linh đạo của vị chủ tế.”
Có ít nhất bốn giám mục sẽ tham gia Virtual 40 Hours, Đó là Đức cha Edward Rice của Giáo phận Springfield-Cape Girardeau ở Missouri, Đức cha Andrew Cozzens, Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Saint Paul và Minneapolis, Đức cha Joseph Strickland của Giáo phận Tyler và Đức cha James Wall of Gallup, New Mexico.
Đức Cha Wall nói với CNA rằng ngài sẽ chầu vào lúc 8 giờ sáng Chuá Nhật (Central Time), và ngài dự định sẽ giảng thuyết một nửa thời gian và im lặng tôn thờ trong phần còn lại.
“Tôi sẽ giảng về Bí tích Thánh Thể, và tôi sẽ giảng về sự hy sinh, và những hy sinh mà nhiều người được mời gọi ngay bây giờ, và sự hy sinh có liên quan như thế nào đến lời kêu gọi lúc rửa tội của chúng ta, ngài nói. Vì khi chúng ta được rửa tội, chúng ta đã trở thành linh mục, nhà tiên tri và vua. Một linh mục làm gì? Một linh mục hiến tế. Rõ ràng điều này khác với chức tư tế được phong chức, nhưng tất cả chúng ta đều được mời gọi hiến tế.”
Là một giám mục trong thời gian xảy ra đại dịch này, ĐC Wall nói rằng đó là một hy sinh cho ngài khi dâng thánh lễ mà không có giáo dân, và không chỉ vì là giám mục mà vì ngài còn là một người hướng ngoại, cho nên ngài thực sự rất nhớ mong sự tương tác với con chiên của mình.
Ngài khuyến khích người Công Giáo không để mất cơ hội dành thời gian cho Chúa, dù là trên mạng ảo trong thời đại dịch.
“Hãy suy nghĩ về đoạn thánh thư mà Chúa Giêsu đi ngang qua và một người què quặt kêu lên, 'Chúa Giêsu, Con vua David, xin thương xót tôi.' Và thật là một điều can đảm khi anh ta kêu gào lên với Chúa như thế, không để cho Chuá bỏ đi,” ĐC Wall nói.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta, vì chúng tôi cũng phải ở trong nhà … (hãy) đừng để điều này trôi qua. (Hãy) nhìn thấy Chúa Giêsu và kêu lên với Ngài, 'Chúa Giêsu, Con vua David, xin thương xót con.' Và chúng ta có thể làm điều đó từ căn nhà riêng của chúng ta khi chúng ta tham dự việc tôn thờ Chúa trong Bí tích Thánh Thể, dù là trên mạng ảo.”
Thông điệp của Đức Thánh Cha gởi các gia đình về việc cử hành Tuần Thánh trong hoàn cảnh kinh hoàng hiện nay
J.B. Đặng Minh An dịch
15:30 03/04/2020
Hôm thứ Sáu 3 tháng Tư, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố một thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi các tín hữu về việc cử hành Tuần Thánh trong hoàn cảnh kinh hoàng của dịch bệnh coronavirus hiện nay. Toàn văn như sau:
Thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến các gia đình Ý và thế giới trong thời đại dịch này, 03.04.2020
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tối hôm nay, tôi có cơ hội bước vào ngôi nhà của anh chị em theo một cách khác lạ. Nếu anh chị em cho phép, tôi muốn có một cuộc trò chuyện với anh chị em trong giây lát, trong thời khắc khó khăn và đau đớn này. Tôi có thể hình dung anh chị em đang ở nhà, và đang trải qua một cuộc sống khác thường để tránh lây lan. Tôi nghĩ đến sự sôi nổi của trẻ em và những người trẻ, nhưng các em lại không thể ra ngoài, không thể đến trường, và không thể sống cuộc sống theo ý mình. Tôi giữ trong trái tim mình, tất cả các gia đình, đặc biệt là những người có thân nhân đau yếu hoặc không may phải qua đời do coronavirus hoặc các nguyên nhân khác. Trong những ngày này, tôi thường nghĩ đến những người cô đơn; và những ai đang gặp khó khăn hơn khi phải đối diện với những thời khắc thế này. Trên tất cả, tôi nghĩ đến những người già, những người mà tôi rất thương mến.
Tôi không thể quên những ai đang bị nhiễm coronavirus, những ai đang nằm bệnh viện. Tôi biết sự quảng đại của những ai tự đặt mình trong vòng nguy hiểm để đối phó với đại dịch này hay để bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Có rất nhiều những anh hùng, từng ngày, từng giờ! Tôi cũng nhớ đến rất nhiều người đang gặp khó khăn về tài chính, đang phải lo lắng về công việc và tương lai. Tôi cũng nghĩ đến các tù nhân, là những người mà đau khổ được nhân lên hơn nữa vì nỗi sợ dịch bệnh cho chính mình và cho những người thân yêu của họ; Tôi nghĩ đến những người vô gia cư, những người không có một mái nhà để che chở cho họ.
Đây là một thời khắc khó khăn cho tất cả mọi người. Đối với nhiều người, đây là thời khắc vô cùng khó khăn. Đức Giáo Hoàng biết điều này và, với những lời này, ngài muốn nói với mọi người về sự gần gũi và tình cảm của mình. Chúng ta hãy cố gắng, nếu có thể, để tận dụng tốt nhất thời gian này: chúng ta hãy quảng đại; hãy giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong khu phố của chúng ta; chúng ta hãy tìm kiếm những người cô đơn nhất, có lẽ qua điện thoại hoặc mạng xã hội; chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người đang gặp khó khăn ở Ý và trên thế giới. Dù bị cô lập, nhưng tư tưởng và tinh thần chúng ta có thể đi xa với sự sáng tạo của tình yêu. Đây là những gì chúng ta cần hôm nay: đó là sự sáng tạo của tình yêu. Đây là điều cần thiết cho ngày hôm nay: sự sáng tạo của tình yêu.
Trong một cách thế thực sự rất bất thường, chúng ta sẽ cử hành Tuần Thánh, trong đó diễn tả và tổng hợp sứ điệp Tin Mừng như tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Trong sự im ắng của các thành phố chúng ta, Tin Mừng Phục Sinh sẽ vang lên. Thánh Tông đồ Phaolô nói: “Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” (2 Cr 5:15). Trong Chúa Giêsu phục sinh, sự sống đã chiến thắng sự chết. Niềm tin Phục Sinh nuôi dưỡng hy vọng của chúng ta. Tôi muốn chia sẻ điều ấy với anh chị em tối nay. Đó là hy vọng về một thời gian tốt đẹp hơn, chúng ta có thể khá hơn, và sau cùng là được giải thoát khỏi sự ác và khỏi đại dịch này. Đó là một hy vọng: hy vọng không làm chúng ta thất vọng; nó không phải là ảo vọng, nó là một hy vọng.
Cùng đứng bên nhau, trong tình yêu và sự kiên nhẫn, chúng ta có thể chuẩn bị cho một thời kỳ tốt đẹp hơn, ngay trong những ngày này. Cám ơn anh chị em đã cho phép tôi bước vào mái nhà của anh chị em. Hãy làm một cử chỉ từ ái đối với những người đau khổ, với trẻ em và người già. Xin nói với họ rằng Đức Giáo Hoàng gần gũi và cầu nguyện cho họ, rằng Thiên Chúa sẽ sớm giải thoát tất cả chúng ta khỏi sự dữ. Và xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em có một buổi tối ngon miệng. Mong sớm gặp lại anh chị em!
Source:Holy See Press OfficeVideomessaggio del Santo Padre Francesco alle famiglie italiane e del mondo in questo tempo di pandemia, 03.04.2020
Thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến các gia đình Ý và thế giới trong thời đại dịch này, 03.04.2020
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tối hôm nay, tôi có cơ hội bước vào ngôi nhà của anh chị em theo một cách khác lạ. Nếu anh chị em cho phép, tôi muốn có một cuộc trò chuyện với anh chị em trong giây lát, trong thời khắc khó khăn và đau đớn này. Tôi có thể hình dung anh chị em đang ở nhà, và đang trải qua một cuộc sống khác thường để tránh lây lan. Tôi nghĩ đến sự sôi nổi của trẻ em và những người trẻ, nhưng các em lại không thể ra ngoài, không thể đến trường, và không thể sống cuộc sống theo ý mình. Tôi giữ trong trái tim mình, tất cả các gia đình, đặc biệt là những người có thân nhân đau yếu hoặc không may phải qua đời do coronavirus hoặc các nguyên nhân khác. Trong những ngày này, tôi thường nghĩ đến những người cô đơn; và những ai đang gặp khó khăn hơn khi phải đối diện với những thời khắc thế này. Trên tất cả, tôi nghĩ đến những người già, những người mà tôi rất thương mến.
Tôi không thể quên những ai đang bị nhiễm coronavirus, những ai đang nằm bệnh viện. Tôi biết sự quảng đại của những ai tự đặt mình trong vòng nguy hiểm để đối phó với đại dịch này hay để bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Có rất nhiều những anh hùng, từng ngày, từng giờ! Tôi cũng nhớ đến rất nhiều người đang gặp khó khăn về tài chính, đang phải lo lắng về công việc và tương lai. Tôi cũng nghĩ đến các tù nhân, là những người mà đau khổ được nhân lên hơn nữa vì nỗi sợ dịch bệnh cho chính mình và cho những người thân yêu của họ; Tôi nghĩ đến những người vô gia cư, những người không có một mái nhà để che chở cho họ.
Đây là một thời khắc khó khăn cho tất cả mọi người. Đối với nhiều người, đây là thời khắc vô cùng khó khăn. Đức Giáo Hoàng biết điều này và, với những lời này, ngài muốn nói với mọi người về sự gần gũi và tình cảm của mình. Chúng ta hãy cố gắng, nếu có thể, để tận dụng tốt nhất thời gian này: chúng ta hãy quảng đại; hãy giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong khu phố của chúng ta; chúng ta hãy tìm kiếm những người cô đơn nhất, có lẽ qua điện thoại hoặc mạng xã hội; chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người đang gặp khó khăn ở Ý và trên thế giới. Dù bị cô lập, nhưng tư tưởng và tinh thần chúng ta có thể đi xa với sự sáng tạo của tình yêu. Đây là những gì chúng ta cần hôm nay: đó là sự sáng tạo của tình yêu. Đây là điều cần thiết cho ngày hôm nay: sự sáng tạo của tình yêu.
Trong một cách thế thực sự rất bất thường, chúng ta sẽ cử hành Tuần Thánh, trong đó diễn tả và tổng hợp sứ điệp Tin Mừng như tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Trong sự im ắng của các thành phố chúng ta, Tin Mừng Phục Sinh sẽ vang lên. Thánh Tông đồ Phaolô nói: “Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” (2 Cr 5:15). Trong Chúa Giêsu phục sinh, sự sống đã chiến thắng sự chết. Niềm tin Phục Sinh nuôi dưỡng hy vọng của chúng ta. Tôi muốn chia sẻ điều ấy với anh chị em tối nay. Đó là hy vọng về một thời gian tốt đẹp hơn, chúng ta có thể khá hơn, và sau cùng là được giải thoát khỏi sự ác và khỏi đại dịch này. Đó là một hy vọng: hy vọng không làm chúng ta thất vọng; nó không phải là ảo vọng, nó là một hy vọng.
Cùng đứng bên nhau, trong tình yêu và sự kiên nhẫn, chúng ta có thể chuẩn bị cho một thời kỳ tốt đẹp hơn, ngay trong những ngày này. Cám ơn anh chị em đã cho phép tôi bước vào mái nhà của anh chị em. Hãy làm một cử chỉ từ ái đối với những người đau khổ, với trẻ em và người già. Xin nói với họ rằng Đức Giáo Hoàng gần gũi và cầu nguyện cho họ, rằng Thiên Chúa sẽ sớm giải thoát tất cả chúng ta khỏi sự dữ. Và xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em có một buổi tối ngon miệng. Mong sớm gặp lại anh chị em!
Source:Holy See Press Office
Toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y Charles Bo về trách nhiệm của Trung Quốc trước đại dịch toàn cầu coronavirus
J.B. Đặng Minh An dịch
17:00 03/04/2020
Toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y Charles Bo Tổng Giám mục Yangon Miến Điện, chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu về trách nhiệm của cộng sản Trung Quốc đối với đại dịch coronavirus
Lúc 10:18 phút tối mùng 2 tháng Tư trên trang web của tổng giáo phận Yangon, Miến Điện, Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, nhà lãnh đạo của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đã đưa ra một tuyên bố công khai trong đó thẳng thắn quy trách nhiệm về tình trạng kinh hoàng trên thế giới hiện nay cho chế độ cộng sản Trung Quốc, buộc họ phải chịu trách nhiệm về sinh mạng và kinh tế mà đại dịch này đang gây ra trên toàn cầu.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Chế độ Trung Quốc và trách nhiệm luân lý của nó đối với sự lây lan toàn cầu - COVID
Tuyên bố của Đức Hồng Y Charles Bo - Tổng Giám mục Yangon Miến Điện
Thứ Sáu tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đứng đối diện với quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, nói chuyện với hàng triệu người trên khắp thế giới đang xem qua các chương trình truyền hình và trực tuyến. Quảng trường vắng tanh nhưng khắp nơi trên thế giới tâm hồn mọi người tràn đầy không chỉ những nỗi sợ hãi và đau buồn, mà còn cả tình yêu. Trong bài giảng Urbi et Orbi tuyệt vời của ngài, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta rằng đại dịch coronavirus đã hợp nhất nhân loại chung của chúng ta. Ngài nói: “Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời điều quan trọng và cần thiết là tất cả được kêu gọi cùng chèo chống với nhau.”
Không có ngóc ngách nào trên thế giới lại không bị ảnh hưởng bởi đại dịch này, không có cuộc sống nào mà không bị ảnh hưởng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần một triệu người đã bị nhiễm bệnh và hơn 40,000 người đã chết. Vào thời điểm này, số người chết toàn cầu dự kiến sẽ là hàng triệu người.
Những tiếng nói từ cộng đồng quốc tế đang được cất lên chống lại thái độ cẩu thả của Trung Quốc, đặc biệt là của đảng Cộng sản Trung Quốc bị dẫn dắt bởi một con người quá nhiều quyền thế, là Tập Cận Bình. Tờ London Telegraph (số ra ngày 29 tháng 3 năm 2020) cho biết Bộ trưởng Y tế Anh đã cáo buộc Trung Quốc che giấu quy mô thực sự của coronavirus. Với một nỗi kinh hoàng, tờ báo thuật lại việc Trung Quốc đã cho mở lại khu chợ “ẩm ướt” Vũ Hán từng được xác định là nguyên nhân của sự lây lan của virus. James Krasnka, một giáo sư luật nổi tiếng, viết trong số mới nhất của tờ “War on Rocks” [Chiến tranh chống lại những hiểm nghèo của thế giới] rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với COVID 19 và phải bồi thường cho nhân loại hàng nghìn tỷ đồng. (War on Rocks, 23 tháng 3 năm 2020).
Một mô hình dịch tễ học tại Đại học Southampton cho thấy nếu Trung Quốc đã hành động có trách nhiệm sớm hơn dù chỉ một, hai hoặc ba tuần, thì số người bị ảnh hưởng bởi virus sẽ được giảm thiểu lần lượt là 66%, 86% và 95%. Thất bại của nó đã gây ra một sự lây lan toàn cầu giết chết hàng trăm ngàn người.
Ở đất nước Miến Điện của chúng tôi, chúng tôi rất dễ bị tổn thương. Giáp biên giới với Trung Quốc, nơi COVID-19 bắt đầu, chúng tôi là một quốc gia nghèo, không có các tài nguyên chăm sóc y tế và xã hội mà các quốc gia phát triển hơn có được. Hàng trăm ngàn người ở Miến Điện đã phải di dời do xung đột, đang sống trong các trại trong nước hoặc ở biên giới của chúng tôi, họ thiếu các điều kiện vệ sinh, thuốc men và không được chăm sóc đầy đủ. Trong những trại quá đông đúc như thế những biện pháp như “khoảng cách xã hội” đang được thực hiện tại nhiều quốc gia là bất khả thi. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới còn đang bị quá tải, huống hồ là chúng tôi, vì thế hãy tưởng tượng những nguy hiểm sẽ lên đến mức nào ở một quốc gia nghèo đói và trải qua nhiều xung đột như Miến Điện.
Khi chúng ta khảo sát thiệt hại gây ra cho biết bao sinh mạng trên toàn thế giới, chúng ta phải hỏi ai chịu trách nhiệm đây? Tất nhiên những lời chỉ trích có thể được nhắm vào các cấp chính quyền ở khắp mọi nơi. Nhiều chính phủ bị buộc tội không chuẩn bị khi lần đầu tiên nhìn thấy coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán.
Nhưng có một chính phủ phải trách nhiệm chính, cho những hậu quả của những gì họ đã làm và những gì họ đã không làm, và đó là chế độ của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh. Hãy để tôi nói thật rõ ràng - đó là đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, chứ không phải người dân Trung Quốc, và không ai nên phản ứng với cuộc khủng hoảng này với lòng căm thù chủng tộc đối với người Trung Quốc. Thật vậy, người dân Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên của loại virus này và từ lâu đã là nạn nhân chính của cái chế độ tàn bạo này. Họ xứng đáng được cảm thông, đoàn kết và hỗ trợ của chúng ta. Nhưng chính sự đàn áp, dối trá và tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Khi virus lần đầu tiên xuất hiện, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bóp nghẹt tin tức này. Thay vì bảo vệ công chúng và hỗ trợ cho các bác sĩ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt những người tố giác phải im lặng. Tệ hơn nữa, khi các bác sĩ đã cố gắng báo động - như bác sĩ Lý Văn Lương (Li Wenliang - 李文亮) tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, là người đã đưa ra một cảnh báo cho các đồng nghiệp y khoa vào ngày 30 Tháng Mười Hai - cảnh sát đã ra lệnh cho họ phải “ngưng ngay không được đưa ra những lời bình luận sai trái”. Bác sĩ Lương, một bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi, đã bị răn đe là ông sẽ bị điều tra vì tội “loan truyền tin đồn” và cảnh sát buộc ông phải ký một lời thú nhận. Sau đó, ông đã chết vì nhiễm coronavirus.
Các nhà báo công dân trẻ, những người đã cố gắng báo cáo về virus sau đó cũng bị biến mất. Lý Trạch Hoa (Li Zehua - 李泽华), Trần Thu Thực (Chen Qiushi - 陈秋实) và Phương Bân (Fang Bin-方斌) nằm trong số những người được báo cáo là đã bị bắt chỉ vì nói sự thật. Học giả pháp lý Từ Chí Dũng (Xu Zhiyong - 徐志勇) cũng đã bị giam giữ sau khi xuất bản một bức thư ngỏ chỉ trích phản ứng của chế độ Trung Quốc.
Một khi sự thật được biết đến, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ ban đầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã bị Bắc Kinh lờ đi trong hơn một tháng trời và ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù tổ chức này hợp tác chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, ban đầu tổ chức ấy đã bị gạt sang một bên.
Trên hết, có mối quan ngại sâu sắc rằng các số liệu thống kê chính thức của nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố ý che dấu rất đáng kể quy mô lây nhiễm tại Trung Quốc. Đồng thời, đảng Cộng sản Trung Quốc hiện đã cáo buộc quân đội Hoa Kỳ gây ra đại dịch. Những lời dối trá và tuyên truyền này đã khiến hàng triệu người trên thế giới gặp phải nguy hiểm.
Hành vi của đảng Cộng sản Trung Quốc thể hiện bản chất ngày càng hung hăng đàn áp của nó. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến một cuộc đàn áp dữ dội về tự do ngôn luận ở Trung Quốc. Các luật sư, những bloggers, những nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt bớ và biến mất. Đặc biệt, chế độ đã phát động một chiến dịch chống lại tôn giáo, dẫn đến việc phá hủy hàng ngàn nhà thờ và thánh giá và tống giam ít nhất một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur - 维吾尔语) trong các trại tập trung. Một tòa án độc lập ở London, được chủ tọa bởi ngài Geoffrey Nice QC, là người đã truy tố Slobodan Milosevic [về tội ác chống nhân loại], đã cáo buộc đảng Cộng sản Trung Quốc đã phẫu thuật để ăn cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm. Và Hương Cảng - từng là một trong những thành phố cởi mở nhất châu Á - đã chứng kiến các quyền tự do, nhân quyền và luật pháp bị xói mòn nghiêm trọng.
Thông qua việc xử lý coronavirus một cách vô nhân đạo và vô trách nhiệm, đảng Cộng sản Trung Quốc đã chứng minh điều mà nhiều người từng nghĩ đến trước đây: nó là mối đe dọa đối với thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có một nền văn minh vĩ đại và cổ xưa, đã đóng góp rất nhiều cho thế giới trong suốt lịch sử, nhưng chế độ này phải chịu trách nhiệm, vì tội sơ suất và đàn áp của mình, trước đại dịch đang càn quét qua các đường phố của chúng ta ngày hôm nay.
Chế độ Trung Quốc đang bị dẫn dắt bởi những kẻ có quá nhiều quyền thế như Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc - chứ không phải người dân của quốc gia này - nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường cho sự hủy diệt mà nó đã gây ra. Tối thiểu nó phải xóa nợ của tất cả các quốc gia khác, để trang trải chi phí cho Covid-19. Vì lợi ích chung của nhân loại, chúng ta không được sợ hãi không dám truy cứu trách nhiệm của chế độ này. Kitô hữu tin rằng, như Thánh Tông Đồ Phaolô nói: chúng ta hãy “hân hoan trong sự thật” vì như Chúa Giêsu nói “sự thật sẽ giải phóng” anh em.
Sự thật và tự do và là hai trụ cột song hành mà trên đó tất cả các quốc gia của chúng ta có thể xây dựng nền tảng của mình vững chắc và mạnh mẽ hơn.
Source:Catholic Archdiocese of YangonThe Chinese Regime and its moral culpability to the global contagion – COVID - Statement By Cardinal Charles Bo – Archbishop of Yangon Myanmar
Lúc 10:18 phút tối mùng 2 tháng Tư trên trang web của tổng giáo phận Yangon, Miến Điện, Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, nhà lãnh đạo của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đã đưa ra một tuyên bố công khai trong đó thẳng thắn quy trách nhiệm về tình trạng kinh hoàng trên thế giới hiện nay cho chế độ cộng sản Trung Quốc, buộc họ phải chịu trách nhiệm về sinh mạng và kinh tế mà đại dịch này đang gây ra trên toàn cầu.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Chế độ Trung Quốc và trách nhiệm luân lý của nó đối với sự lây lan toàn cầu - COVID
Tuyên bố của Đức Hồng Y Charles Bo - Tổng Giám mục Yangon Miến Điện
Thứ Sáu tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đứng đối diện với quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, nói chuyện với hàng triệu người trên khắp thế giới đang xem qua các chương trình truyền hình và trực tuyến. Quảng trường vắng tanh nhưng khắp nơi trên thế giới tâm hồn mọi người tràn đầy không chỉ những nỗi sợ hãi và đau buồn, mà còn cả tình yêu. Trong bài giảng Urbi et Orbi tuyệt vời của ngài, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở chúng ta rằng đại dịch coronavirus đã hợp nhất nhân loại chung của chúng ta. Ngài nói: “Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời điều quan trọng và cần thiết là tất cả được kêu gọi cùng chèo chống với nhau.”
Không có ngóc ngách nào trên thế giới lại không bị ảnh hưởng bởi đại dịch này, không có cuộc sống nào mà không bị ảnh hưởng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần một triệu người đã bị nhiễm bệnh và hơn 40,000 người đã chết. Vào thời điểm này, số người chết toàn cầu dự kiến sẽ là hàng triệu người.
Những tiếng nói từ cộng đồng quốc tế đang được cất lên chống lại thái độ cẩu thả của Trung Quốc, đặc biệt là của đảng Cộng sản Trung Quốc bị dẫn dắt bởi một con người quá nhiều quyền thế, là Tập Cận Bình. Tờ London Telegraph (số ra ngày 29 tháng 3 năm 2020) cho biết Bộ trưởng Y tế Anh đã cáo buộc Trung Quốc che giấu quy mô thực sự của coronavirus. Với một nỗi kinh hoàng, tờ báo thuật lại việc Trung Quốc đã cho mở lại khu chợ “ẩm ướt” Vũ Hán từng được xác định là nguyên nhân của sự lây lan của virus. James Krasnka, một giáo sư luật nổi tiếng, viết trong số mới nhất của tờ “War on Rocks” [Chiến tranh chống lại những hiểm nghèo của thế giới] rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với COVID 19 và phải bồi thường cho nhân loại hàng nghìn tỷ đồng. (War on Rocks, 23 tháng 3 năm 2020).
Một mô hình dịch tễ học tại Đại học Southampton cho thấy nếu Trung Quốc đã hành động có trách nhiệm sớm hơn dù chỉ một, hai hoặc ba tuần, thì số người bị ảnh hưởng bởi virus sẽ được giảm thiểu lần lượt là 66%, 86% và 95%. Thất bại của nó đã gây ra một sự lây lan toàn cầu giết chết hàng trăm ngàn người.
Ở đất nước Miến Điện của chúng tôi, chúng tôi rất dễ bị tổn thương. Giáp biên giới với Trung Quốc, nơi COVID-19 bắt đầu, chúng tôi là một quốc gia nghèo, không có các tài nguyên chăm sóc y tế và xã hội mà các quốc gia phát triển hơn có được. Hàng trăm ngàn người ở Miến Điện đã phải di dời do xung đột, đang sống trong các trại trong nước hoặc ở biên giới của chúng tôi, họ thiếu các điều kiện vệ sinh, thuốc men và không được chăm sóc đầy đủ. Trong những trại quá đông đúc như thế những biện pháp như “khoảng cách xã hội” đang được thực hiện tại nhiều quốc gia là bất khả thi. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới còn đang bị quá tải, huống hồ là chúng tôi, vì thế hãy tưởng tượng những nguy hiểm sẽ lên đến mức nào ở một quốc gia nghèo đói và trải qua nhiều xung đột như Miến Điện.
Khi chúng ta khảo sát thiệt hại gây ra cho biết bao sinh mạng trên toàn thế giới, chúng ta phải hỏi ai chịu trách nhiệm đây? Tất nhiên những lời chỉ trích có thể được nhắm vào các cấp chính quyền ở khắp mọi nơi. Nhiều chính phủ bị buộc tội không chuẩn bị khi lần đầu tiên nhìn thấy coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán.
Nhưng có một chính phủ phải trách nhiệm chính, cho những hậu quả của những gì họ đã làm và những gì họ đã không làm, và đó là chế độ của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh. Hãy để tôi nói thật rõ ràng - đó là đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, chứ không phải người dân Trung Quốc, và không ai nên phản ứng với cuộc khủng hoảng này với lòng căm thù chủng tộc đối với người Trung Quốc. Thật vậy, người dân Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên của loại virus này và từ lâu đã là nạn nhân chính của cái chế độ tàn bạo này. Họ xứng đáng được cảm thông, đoàn kết và hỗ trợ của chúng ta. Nhưng chính sự đàn áp, dối trá và tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Khi virus lần đầu tiên xuất hiện, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bóp nghẹt tin tức này. Thay vì bảo vệ công chúng và hỗ trợ cho các bác sĩ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt những người tố giác phải im lặng. Tệ hơn nữa, khi các bác sĩ đã cố gắng báo động - như bác sĩ Lý Văn Lương (Li Wenliang - 李文亮) tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, là người đã đưa ra một cảnh báo cho các đồng nghiệp y khoa vào ngày 30 Tháng Mười Hai - cảnh sát đã ra lệnh cho họ phải “ngưng ngay không được đưa ra những lời bình luận sai trái”. Bác sĩ Lương, một bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi, đã bị răn đe là ông sẽ bị điều tra vì tội “loan truyền tin đồn” và cảnh sát buộc ông phải ký một lời thú nhận. Sau đó, ông đã chết vì nhiễm coronavirus.
Các nhà báo công dân trẻ, những người đã cố gắng báo cáo về virus sau đó cũng bị biến mất. Lý Trạch Hoa (Li Zehua - 李泽华), Trần Thu Thực (Chen Qiushi - 陈秋实) và Phương Bân (Fang Bin-方斌) nằm trong số những người được báo cáo là đã bị bắt chỉ vì nói sự thật. Học giả pháp lý Từ Chí Dũng (Xu Zhiyong - 徐志勇) cũng đã bị giam giữ sau khi xuất bản một bức thư ngỏ chỉ trích phản ứng của chế độ Trung Quốc.
Một khi sự thật được biết đến, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ ban đầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã bị Bắc Kinh lờ đi trong hơn một tháng trời và ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù tổ chức này hợp tác chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, ban đầu tổ chức ấy đã bị gạt sang một bên.
Trên hết, có mối quan ngại sâu sắc rằng các số liệu thống kê chính thức của nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố ý che dấu rất đáng kể quy mô lây nhiễm tại Trung Quốc. Đồng thời, đảng Cộng sản Trung Quốc hiện đã cáo buộc quân đội Hoa Kỳ gây ra đại dịch. Những lời dối trá và tuyên truyền này đã khiến hàng triệu người trên thế giới gặp phải nguy hiểm.
Hành vi của đảng Cộng sản Trung Quốc thể hiện bản chất ngày càng hung hăng đàn áp của nó. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến một cuộc đàn áp dữ dội về tự do ngôn luận ở Trung Quốc. Các luật sư, những bloggers, những nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt bớ và biến mất. Đặc biệt, chế độ đã phát động một chiến dịch chống lại tôn giáo, dẫn đến việc phá hủy hàng ngàn nhà thờ và thánh giá và tống giam ít nhất một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur - 维吾尔语) trong các trại tập trung. Một tòa án độc lập ở London, được chủ tọa bởi ngài Geoffrey Nice QC, là người đã truy tố Slobodan Milosevic [về tội ác chống nhân loại], đã cáo buộc đảng Cộng sản Trung Quốc đã phẫu thuật để ăn cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm. Và Hương Cảng - từng là một trong những thành phố cởi mở nhất châu Á - đã chứng kiến các quyền tự do, nhân quyền và luật pháp bị xói mòn nghiêm trọng.
Thông qua việc xử lý coronavirus một cách vô nhân đạo và vô trách nhiệm, đảng Cộng sản Trung Quốc đã chứng minh điều mà nhiều người từng nghĩ đến trước đây: nó là mối đe dọa đối với thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có một nền văn minh vĩ đại và cổ xưa, đã đóng góp rất nhiều cho thế giới trong suốt lịch sử, nhưng chế độ này phải chịu trách nhiệm, vì tội sơ suất và đàn áp của mình, trước đại dịch đang càn quét qua các đường phố của chúng ta ngày hôm nay.
Chế độ Trung Quốc đang bị dẫn dắt bởi những kẻ có quá nhiều quyền thế như Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc - chứ không phải người dân của quốc gia này - nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường cho sự hủy diệt mà nó đã gây ra. Tối thiểu nó phải xóa nợ của tất cả các quốc gia khác, để trang trải chi phí cho Covid-19. Vì lợi ích chung của nhân loại, chúng ta không được sợ hãi không dám truy cứu trách nhiệm của chế độ này. Kitô hữu tin rằng, như Thánh Tông Đồ Phaolô nói: chúng ta hãy “hân hoan trong sự thật” vì như Chúa Giêsu nói “sự thật sẽ giải phóng” anh em.
Sự thật và tự do và là hai trụ cột song hành mà trên đó tất cả các quốc gia của chúng ta có thể xây dựng nền tảng của mình vững chắc và mạnh mẽ hơn.
Source:Catholic Archdiocese of Yangon
Thông điệp Tuần Thánh của Đức Thánh Cha: Sự sáng tạo của tình yêu giúp vượt thắng nỗi cô đơn.
Thanh Quảng sdb
18:14 03/04/2020
Thông điệp Tuần Thánh của Đức Thánh Cha: Sự sáng tạo của tình yêu giúp vượt thắng nỗi cô đơn.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi đi một thông điệp video tới tất mọi Kitô hữu trên khắp thế giới đang chuẩn bị cử hành Tuần Thánh một cách bất thường vì đại dịch Covid-19.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Tối nay tôi đến thăm gia đình quí vị một cách đột ngột...
Đó là lời Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu bức thông điệp video của mình được gửi ra vào đêm Thứ Sáu (3/4/2020) trước Tuần Thánh.
Ngài lưu ý rằng tất cả đã trải nghiệm những tuần qua với nhiều khó khăn và sầu khổ như thế nào, vì cuộc sống bị ảnh hưởng bởi cơn đại dịch Covid-19. Tôi có thể tưởng tượng chính bạn ngay trong gia đình của bạn cũng phải sống nhiệm nhặt khác thường để phòng tránh sự lây lan bệnh cho người khác.
Bị cô lập và cô độc
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài nghĩ nhiều đến các trẻ em và những người trẻ bị cô lập ở nhà, những người phải đối diện với những khoảnh khắc cô độc đầy khó khăn và những người già cả.
Đức Thánh Cha cho hay ngài ấp ủ tất cả các gia đình, đặc biệt những người có người thân bị nhiễm bệnh hoặc bất hạnh trước những tang tóc do cơn dịch coronavirus gây ra hoặc một lý do nào khác!
Vô số người hào hùng
Đức Thánh Cha Phanxicô đánh giá rất cao những sự dấn thân của nhiều người không nề quản nguy hiểm để đối phó với đại dịch này hoặc để cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Ngài gọi họ là những vị anh hùng.
Đức Thánh Cha cũng cho biết ngài nhớ tới những người đang gặp khó khăn về tài chính, các tù nhân đang âu lo cho bản thân và gia đình của họ, những người vô gia cư, những người không có một mái nhà để che thân...
Đây là một thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người và đối với một số người, nó vô cùng khó khăn…
Tình yêu luôn có những sáng kiến để giúp đỡ tha nhân
Đức Thánh Cha Phanxicô ý thức những đau khổ tràn lan trên khắp thế giới hôm nay. Ngài xác quyết với mọi người rằng ngài gần gũi và chia sẻ thân tình của mình, và ngài chân thành đưa ra một lời khuyên.
Hãy cố gắng tận dụng những gì các bạn có thể làm trong thời gian này: Hãy giúp đỡ những người có nhu cầu trong khu xóm của bạn... Chúng ta hãy tìm đến những người cô đơn, qua điện thoại hoặc mạng xã hội… Chúng ta cùng cầu nguyện với Chúa cho những người đang gặp hoạn nạn ở Ý cũng như nhiều nơi trên thế giới.
Bất chấp nỗi cô đơn đang phủ lấp, chúng ta hãy tìm đến các nguồn trợ giúp của xã hội và qua những suy nghĩ và sáng kiến chúng ta được thúc đẩy có những hành động yêu thương… như Đức Thánh Cha chia sẻ!
Tình yêu và niềm hy vọng vô biên
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng các Kitô hữu sẽ cử hành Tuần Thánh một cách khác thường, và ngài nhấn mạnh rằng tuần này là cao điểm của sứ điệp Tin Mừng: Tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu vô biên.
Và trong sự thinh lặng của thành phố, làng mạc nơi chúng ta sinh sống, Tin Mừng Phục Sinh sẽ được công bố vang dội… Và trong Chúa Giêsu phục sinh, sự sống đã chiến thắng tử thần!
Hy vọng sẽ nuôi dưỡng đức tin về cuộc phục sinh vượt qua của chính chúng ta.
Đây là một thời điểm có nhiều hy vọng sáng sủa hơn, trong đó chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt hơn, và cuối cùng chúng ta thoát khỏi cái thời điểm ác độc và thoát khỏi cơn đại dịch này. Đây là một hy vọng: chúng ta không được thất vọng. Đây là một thực tại, đây là một hy vọng.
Nghĩa cử trìu mến của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha kêu mời mọi người hãy chuẩn bị cho thời điểm này tốt hơn bằng sống yêu thương và kiên nhẫn, đây là thời gian lắng đọng cho chính mình được dành cho chúng ta.
Kết thúc thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu mọi người hãy thể hiện những nghĩa cử yêu thương dành cho những người đau khổ, cho các trẻ em và những người già cả.
Đức Thánh Cha hiệp thông với tất cả trong lời cầu nguyện tha thiết xin Chúa sớm giải thoát chúng ta khỏi cơn đại dịch khủng khiếp này...
Ngài chúc lành bình an cho tất cả.
Giáo Hoàng Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi đi một thông điệp video tới tất mọi Kitô hữu trên khắp thế giới đang chuẩn bị cử hành Tuần Thánh một cách bất thường vì đại dịch Covid-19.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Tối nay tôi đến thăm gia đình quí vị một cách đột ngột...
Đó là lời Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu bức thông điệp video của mình được gửi ra vào đêm Thứ Sáu (3/4/2020) trước Tuần Thánh.
Ngài lưu ý rằng tất cả đã trải nghiệm những tuần qua với nhiều khó khăn và sầu khổ như thế nào, vì cuộc sống bị ảnh hưởng bởi cơn đại dịch Covid-19. Tôi có thể tưởng tượng chính bạn ngay trong gia đình của bạn cũng phải sống nhiệm nhặt khác thường để phòng tránh sự lây lan bệnh cho người khác.
Bị cô lập và cô độc
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài nghĩ nhiều đến các trẻ em và những người trẻ bị cô lập ở nhà, những người phải đối diện với những khoảnh khắc cô độc đầy khó khăn và những người già cả.
Đức Thánh Cha cho hay ngài ấp ủ tất cả các gia đình, đặc biệt những người có người thân bị nhiễm bệnh hoặc bất hạnh trước những tang tóc do cơn dịch coronavirus gây ra hoặc một lý do nào khác!
Vô số người hào hùng
Đức Thánh Cha Phanxicô đánh giá rất cao những sự dấn thân của nhiều người không nề quản nguy hiểm để đối phó với đại dịch này hoặc để cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Ngài gọi họ là những vị anh hùng.
Đức Thánh Cha cũng cho biết ngài nhớ tới những người đang gặp khó khăn về tài chính, các tù nhân đang âu lo cho bản thân và gia đình của họ, những người vô gia cư, những người không có một mái nhà để che thân...
Đây là một thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người và đối với một số người, nó vô cùng khó khăn…
Tình yêu luôn có những sáng kiến để giúp đỡ tha nhân
Đức Thánh Cha Phanxicô ý thức những đau khổ tràn lan trên khắp thế giới hôm nay. Ngài xác quyết với mọi người rằng ngài gần gũi và chia sẻ thân tình của mình, và ngài chân thành đưa ra một lời khuyên.
Hãy cố gắng tận dụng những gì các bạn có thể làm trong thời gian này: Hãy giúp đỡ những người có nhu cầu trong khu xóm của bạn... Chúng ta hãy tìm đến những người cô đơn, qua điện thoại hoặc mạng xã hội… Chúng ta cùng cầu nguyện với Chúa cho những người đang gặp hoạn nạn ở Ý cũng như nhiều nơi trên thế giới.
Bất chấp nỗi cô đơn đang phủ lấp, chúng ta hãy tìm đến các nguồn trợ giúp của xã hội và qua những suy nghĩ và sáng kiến chúng ta được thúc đẩy có những hành động yêu thương… như Đức Thánh Cha chia sẻ!
Tình yêu và niềm hy vọng vô biên
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng các Kitô hữu sẽ cử hành Tuần Thánh một cách khác thường, và ngài nhấn mạnh rằng tuần này là cao điểm của sứ điệp Tin Mừng: Tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu vô biên.
Và trong sự thinh lặng của thành phố, làng mạc nơi chúng ta sinh sống, Tin Mừng Phục Sinh sẽ được công bố vang dội… Và trong Chúa Giêsu phục sinh, sự sống đã chiến thắng tử thần!
Hy vọng sẽ nuôi dưỡng đức tin về cuộc phục sinh vượt qua của chính chúng ta.
Đây là một thời điểm có nhiều hy vọng sáng sủa hơn, trong đó chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt hơn, và cuối cùng chúng ta thoát khỏi cái thời điểm ác độc và thoát khỏi cơn đại dịch này. Đây là một hy vọng: chúng ta không được thất vọng. Đây là một thực tại, đây là một hy vọng.
Nghĩa cử trìu mến của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha kêu mời mọi người hãy chuẩn bị cho thời điểm này tốt hơn bằng sống yêu thương và kiên nhẫn, đây là thời gian lắng đọng cho chính mình được dành cho chúng ta.
Kết thúc thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu mọi người hãy thể hiện những nghĩa cử yêu thương dành cho những người đau khổ, cho các trẻ em và những người già cả.
Đức Thánh Cha hiệp thông với tất cả trong lời cầu nguyện tha thiết xin Chúa sớm giải thoát chúng ta khỏi cơn đại dịch khủng khiếp này...
Ngài chúc lành bình an cho tất cả.
Giáo Hoàng Phanxicô
Đức Phanxicô bỏ tước hiệu Đại diện Chúa Kitô
Vũ Văn An
18:24 03/04/2020
Theo Catholic World News, trong niên giám mới nhất của Tòa Thánh, tước hiệu “Đại diện Chúa Giêsu Kitô” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không còn nữa. Trái lại, trong trang dành cho ngài, chỉ vỏn vẹn còn tên Jorge Maria Bergoglio.
Các ấn bản trước đây của Annuario Pontificio khi nói đến Đức Giáo Hoàng đều bắt đầu với tước hiệu “Đại diện Chúa Kitô” và tiếp theo bằng nhiều tước hiệu khác như “Kế vị Hoàng tử các Tông đồ, Giám Mục Tối Cao của Giáo Hội Hoàn vũ, Giáo Chủ Ý Đại Lợi, Tổng Giám Mục Giáo Tỉnh của giáo tỉnh Rôma, Lãnh đạo Tối cao Thị quốc Vatican”. Các tước hiệu này nay xuất hiện ở cuối trang dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, được nhận diện như là các tước hiệu “lịch sử”.
Sự thay đổi trên chắc chắn phải có sự chấp thuận của chính Đức Giáo Hoàng.
Năm 2006, Đức Bênêđíctô XVI đã bỏ một tước hiệu truyền thống khác đó là “Thượng phụ Phương Tây”. Tòa Thánh cho hay việc bãi bỏ này “có thể hữu ích đối với cuộc đối thoại đại kết”. Tòa Thánh cũng cho hay ý nghĩa của tước hiệu này “chưa bao giờ rõ ràng lắm, và trong lịch sử đã trở thành lỗi thời và thực tế không đáng sử dụng”.
Trái lại, tước hiệu “Đại diện Chúa Giêsu Kitô” có một ý nghĩa thần học rõ ràng và không lầm lẫn được. Đức Hồng Y Gerhard Müller, cựu bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, vì thế, nói rằng hạ giá tước hiệu này là “chủ nghĩa mọi rợ thần học” (theological barbarism).
Cho đến nay, Tòa Thánh chưa công bố lời giải thích nào cho việc thay đổi trên.
Tóm lại, các tước hiệu vẫn còn, nhưng được liệt kê ở phần chú thích như các tước hiệu “lịch sử”. Trong khi đó, tạp chí LIfeSiteNews cho rằng tước hiệu Đại diện Chúa Giêsu Kitô phát xuất từ Thánh Kinh, lúc Chúa Giêsu ban quyền chìa khóa cho Thánh Phêrô, không hẳn chỉ có tính “lịch sử” như các tước hiệu khác. Cho nên gọp chung để coi tất cả các tước hiệu là “lịch sử” là “hầm bà làng xí quách”. Đức Hồng Y Gerhard Müller vì thế cảm thấy “bối rối” khi Annuario Pontificio “hạ giá các yếu tố chủ yếu của giáo huấn Công Giáo về tính tối thượng [của Đức Giáo Hoàng] chỉ như một phụ chú lịch sử”.
Các ấn bản trước đây của Annuario Pontificio khi nói đến Đức Giáo Hoàng đều bắt đầu với tước hiệu “Đại diện Chúa Kitô” và tiếp theo bằng nhiều tước hiệu khác như “Kế vị Hoàng tử các Tông đồ, Giám Mục Tối Cao của Giáo Hội Hoàn vũ, Giáo Chủ Ý Đại Lợi, Tổng Giám Mục Giáo Tỉnh của giáo tỉnh Rôma, Lãnh đạo Tối cao Thị quốc Vatican”. Các tước hiệu này nay xuất hiện ở cuối trang dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, được nhận diện như là các tước hiệu “lịch sử”.
Sự thay đổi trên chắc chắn phải có sự chấp thuận của chính Đức Giáo Hoàng.
Năm 2006, Đức Bênêđíctô XVI đã bỏ một tước hiệu truyền thống khác đó là “Thượng phụ Phương Tây”. Tòa Thánh cho hay việc bãi bỏ này “có thể hữu ích đối với cuộc đối thoại đại kết”. Tòa Thánh cũng cho hay ý nghĩa của tước hiệu này “chưa bao giờ rõ ràng lắm, và trong lịch sử đã trở thành lỗi thời và thực tế không đáng sử dụng”.
Trái lại, tước hiệu “Đại diện Chúa Giêsu Kitô” có một ý nghĩa thần học rõ ràng và không lầm lẫn được. Đức Hồng Y Gerhard Müller, cựu bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, vì thế, nói rằng hạ giá tước hiệu này là “chủ nghĩa mọi rợ thần học” (theological barbarism).
Cho đến nay, Tòa Thánh chưa công bố lời giải thích nào cho việc thay đổi trên.
Tóm lại, các tước hiệu vẫn còn, nhưng được liệt kê ở phần chú thích như các tước hiệu “lịch sử”. Trong khi đó, tạp chí LIfeSiteNews cho rằng tước hiệu Đại diện Chúa Giêsu Kitô phát xuất từ Thánh Kinh, lúc Chúa Giêsu ban quyền chìa khóa cho Thánh Phêrô, không hẳn chỉ có tính “lịch sử” như các tước hiệu khác. Cho nên gọp chung để coi tất cả các tước hiệu là “lịch sử” là “hầm bà làng xí quách”. Đức Hồng Y Gerhard Müller vì thế cảm thấy “bối rối” khi Annuario Pontificio “hạ giá các yếu tố chủ yếu của giáo huấn Công Giáo về tính tối thượng [của Đức Giáo Hoàng] chỉ như một phụ chú lịch sử”.
Đại học Công Giáo tặng miễn phí công trình vắc-xin cho cuộc tìm kiếm chống coronavirus
Vũ Văn An
19:42 03/04/2020
Theo tin CNA ngày 2 tháng Tư, một giáo sư chuyên nghiên cứu về vắc-xin tại Đại Học Công Giáo America đang làm việc với Đại Học trong việc hiến tặng môn bài miễn tiền bản quyền của ông cho cuộc chiến đấu chống đại dịch coronavirus.
Tiến sĩ Venigalla Rao là giáo sự sinh học tại Đại Học Công Giáo America, ở thủ đô Washington và là giám đốc của Trung Tâm Huấn Luyện Cao Cấp về Tế Bào và Sinh Học Phân Tử.
Trong một cuộc phỏng vấn của CNA hôm thứ Năm, Tiến sĩ Rao giải thích rằng ông và Đại Học muốn trợ giúp việc hoàn cầu cố gắng khai triển 1 loại vắc-xin chống coronavirus.
Ông nói “chúng tôi cảm thấy chúng tôi có thể đóng góp, phát xuất từ một góc cạnh khác, vào việc thiết kế các ứng viên vắc-xin chống lại tân coronavirus”.
Trong hơn 40 năm qua, Tiến sĩ Rao đã nghiên cứu các vi-rút và làm thế nào có thể sử dụng chúng để khai triển vắc-xin. Hiện nay, ông đang tìm tòi loại tân coronavirus (SARS-CoV-2) và đang làm việc để tiến hành các thử nghiệm vắc-xin trên các mô hình thú vật.
Theo dõi coronavirus mới đầu lan rộng ở Trung Quốc, Rao thấy khó mà chế ngự nó và dự đoán nó sẽ trở thành một vấn nạn hoàn cầu.
Ông đã đến gặp các nhà quản trị Đại học Công Giáo để đưa ra một kế hoạch giúp nỗ lực nghiên cứu quốc tế tạo ra một loại vắc-xin. Cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Rao về vật ăn vi khuẩn (bacteriophage) T4, một loại vi-rút lành lây nhiễm vi khuẩn, đã giúp tạo ra một nền tảng để phát triển vắc-xin cho các bệnh như ung thư và HIV. Năm 2018, ông đã công bố một bài báo về một loại vắc-xin kép mà ông đã khai triển “để bảo vệ chống lại việc lây nhiễm đồng thời bệnh than và bệnh dịch hạch”, và công trình của ông đã được xuất bản và được trích dẫn trong một số cơ quan thông tin bao gồm cả Newsweek.
Điều làm cho nền tảng của ông trở nên độc đáo, theo ông, đó là, “chúng ta có thể thiết kế khả năng kết hợp nhiều thành phần”, cho “các phản ứng miễn dịch hiệu quả hơn”. Hầu hết các vắc-xin chống coronavirus chỉ tập chú vào một thành phần, theo ông, có thể không đủ để bảo vệ việc miễn dịch hoàn toàn.
Sau khi Rao tiếp cận với ban quản trị của trường đại học, viện trưởng và các nhà quản trị khác đã đưa ra sáng kiến công bố bằng sáng chế kỹ thuật của Tiến sĩ Rao để tạo ra vắc-xin.
Ngày 23 tháng 3 vừa qua, Đại học Công Giáo đã công bố sẽ cung cấp giấy phép miễn tiền bản quyền các sáng chế của Tiến sĩ Rao về nền tảng vi-rút vật ăn vi khuẩn T4 và các hệ thống sản xuất vắc-xin. Các nơi nhận đủ điều kiện có thể sử dụng các ứng viên vắc-xin của Tiến sĩ Rao, hoặc sử dụng kỹ thuật riêng của họ để kết hợp với nền tảng của Ông.
Phó viện trưởng của đại học phụ trách nghiên cứu, Ralph Albano, cho biết trong một tuyên bố: Quyết định “được đưa ra phù hợp với truyền thống và kỳ vọng của Giáo Hội Công Giáo nhằm cung cấp lòng cảm thương của Chúa Kitô cho những người cần đến”.
Công trình của Tiến sĩ Rao vốn bao gồm các cơ chế đóng gói DNA, vắc-xin bệnh than và bệnh dịch hạch và chỉnh sửa bộ gen CRISPR. Tuy nhiên, ông đặc biệt tập chú vào việc nghiên cứu vật ăn vi khuẩn T4, hợp tác với các trường đại học khác bao gồm Đại học Purdue, Đại học California-San Diego và Đại học Illinois Urbanna-Champagne.
Thông qua nghiên cứu cơ chế của vật ăn vi khuẩn T4, và kết hợp protein và DNA từ các sinh vật gây bệnh, Rao cho biết ông có thể lắp ráp một vi-rút, “một kỹ thuật nền tảng có thể thích ứng cho nhiều ứng dụng y sinh khác nhau”, kể cả phương pháp trị liệu vắc-xin và gen.
Nền tảng này, theo ông, có thể được sử dụng như một sự thúc đẩy cho các nhà nghiên cứu khác quen thuộc hơn với coronavirus để tăng tốc độ phát triển vắc-xin.
Rao nói rằng mặc dù ông đã gửi đơn xin tài trợ cho Các Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho công trình phát triển vắc-xin coronavirus, “nhưng chúng tôi không thể chờ đợi điều đó, chúng tôi đành nhẩy vội vào các cố gắng làm bất cứ điều gì—điều tốt nhất chúng tôi có thể”.
Ông cho rằng diễn trình khám phá, thiết kế và phát triển vắc-xin là “một diễn trình gian khổ” và viễn cảnh tốt nhất cho vắc-xin COVID-19 sẽ diễn ra trong khoảng 18 tháng.
Tuy nhiên, ngay bây giờ, “chúng ta cần thực hiện công việc cơ bản”, vì những khám phá được thực hiện bây giờ cũng có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe trong tương lai khi các đại dịch khác có thể xuất hiện.
Ông nói “Tôi nghĩ những gì chúng tôi đang làm không chỉ cho COVID-19 này, mà còn là những gì chúng tôi học được từ điều này, từ đó chúng tôi có thể tối ưu hóa, tinh chỉnh các kỹ thuật này và chuẩn bị tốt hơn cho các mầm bệnh mới trong tương lai”.
Tiến sĩ Venigalla Rao là giáo sự sinh học tại Đại Học Công Giáo America, ở thủ đô Washington và là giám đốc của Trung Tâm Huấn Luyện Cao Cấp về Tế Bào và Sinh Học Phân Tử.
Trong một cuộc phỏng vấn của CNA hôm thứ Năm, Tiến sĩ Rao giải thích rằng ông và Đại Học muốn trợ giúp việc hoàn cầu cố gắng khai triển 1 loại vắc-xin chống coronavirus.
Ông nói “chúng tôi cảm thấy chúng tôi có thể đóng góp, phát xuất từ một góc cạnh khác, vào việc thiết kế các ứng viên vắc-xin chống lại tân coronavirus”.
Trong hơn 40 năm qua, Tiến sĩ Rao đã nghiên cứu các vi-rút và làm thế nào có thể sử dụng chúng để khai triển vắc-xin. Hiện nay, ông đang tìm tòi loại tân coronavirus (SARS-CoV-2) và đang làm việc để tiến hành các thử nghiệm vắc-xin trên các mô hình thú vật.
Theo dõi coronavirus mới đầu lan rộng ở Trung Quốc, Rao thấy khó mà chế ngự nó và dự đoán nó sẽ trở thành một vấn nạn hoàn cầu.
Ông đã đến gặp các nhà quản trị Đại học Công Giáo để đưa ra một kế hoạch giúp nỗ lực nghiên cứu quốc tế tạo ra một loại vắc-xin. Cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Rao về vật ăn vi khuẩn (bacteriophage) T4, một loại vi-rút lành lây nhiễm vi khuẩn, đã giúp tạo ra một nền tảng để phát triển vắc-xin cho các bệnh như ung thư và HIV. Năm 2018, ông đã công bố một bài báo về một loại vắc-xin kép mà ông đã khai triển “để bảo vệ chống lại việc lây nhiễm đồng thời bệnh than và bệnh dịch hạch”, và công trình của ông đã được xuất bản và được trích dẫn trong một số cơ quan thông tin bao gồm cả Newsweek.
Điều làm cho nền tảng của ông trở nên độc đáo, theo ông, đó là, “chúng ta có thể thiết kế khả năng kết hợp nhiều thành phần”, cho “các phản ứng miễn dịch hiệu quả hơn”. Hầu hết các vắc-xin chống coronavirus chỉ tập chú vào một thành phần, theo ông, có thể không đủ để bảo vệ việc miễn dịch hoàn toàn.
Sau khi Rao tiếp cận với ban quản trị của trường đại học, viện trưởng và các nhà quản trị khác đã đưa ra sáng kiến công bố bằng sáng chế kỹ thuật của Tiến sĩ Rao để tạo ra vắc-xin.
Ngày 23 tháng 3 vừa qua, Đại học Công Giáo đã công bố sẽ cung cấp giấy phép miễn tiền bản quyền các sáng chế của Tiến sĩ Rao về nền tảng vi-rút vật ăn vi khuẩn T4 và các hệ thống sản xuất vắc-xin. Các nơi nhận đủ điều kiện có thể sử dụng các ứng viên vắc-xin của Tiến sĩ Rao, hoặc sử dụng kỹ thuật riêng của họ để kết hợp với nền tảng của Ông.
Phó viện trưởng của đại học phụ trách nghiên cứu, Ralph Albano, cho biết trong một tuyên bố: Quyết định “được đưa ra phù hợp với truyền thống và kỳ vọng của Giáo Hội Công Giáo nhằm cung cấp lòng cảm thương của Chúa Kitô cho những người cần đến”.
Công trình của Tiến sĩ Rao vốn bao gồm các cơ chế đóng gói DNA, vắc-xin bệnh than và bệnh dịch hạch và chỉnh sửa bộ gen CRISPR. Tuy nhiên, ông đặc biệt tập chú vào việc nghiên cứu vật ăn vi khuẩn T4, hợp tác với các trường đại học khác bao gồm Đại học Purdue, Đại học California-San Diego và Đại học Illinois Urbanna-Champagne.
Thông qua nghiên cứu cơ chế của vật ăn vi khuẩn T4, và kết hợp protein và DNA từ các sinh vật gây bệnh, Rao cho biết ông có thể lắp ráp một vi-rút, “một kỹ thuật nền tảng có thể thích ứng cho nhiều ứng dụng y sinh khác nhau”, kể cả phương pháp trị liệu vắc-xin và gen.
Nền tảng này, theo ông, có thể được sử dụng như một sự thúc đẩy cho các nhà nghiên cứu khác quen thuộc hơn với coronavirus để tăng tốc độ phát triển vắc-xin.
Rao nói rằng mặc dù ông đã gửi đơn xin tài trợ cho Các Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho công trình phát triển vắc-xin coronavirus, “nhưng chúng tôi không thể chờ đợi điều đó, chúng tôi đành nhẩy vội vào các cố gắng làm bất cứ điều gì—điều tốt nhất chúng tôi có thể”.
Ông cho rằng diễn trình khám phá, thiết kế và phát triển vắc-xin là “một diễn trình gian khổ” và viễn cảnh tốt nhất cho vắc-xin COVID-19 sẽ diễn ra trong khoảng 18 tháng.
Tuy nhiên, ngay bây giờ, “chúng ta cần thực hiện công việc cơ bản”, vì những khám phá được thực hiện bây giờ cũng có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe trong tương lai khi các đại dịch khác có thể xuất hiện.
Ông nói “Tôi nghĩ những gì chúng tôi đang làm không chỉ cho COVID-19 này, mà còn là những gì chúng tôi học được từ điều này, từ đó chúng tôi có thể tối ưu hóa, tinh chỉnh các kỹ thuật này và chuẩn bị tốt hơn cho các mầm bệnh mới trong tương lai”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chút tâm sự của mẹ con con lừa ngày lễ Lá.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:54 03/04/2020
Ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm, Chúa Giêsu đi vào thành Jerusalem ngồi cỡi trên lưng mẹ con loài Lừa chúng tôi.
Có lẽ có người thắc mắc tại sao Chúa Giesu lại dùng mẹ con loài thú vật Lừa cỡi đi vào thành Jerusalem?
Mẹ con chúng tôi cũng không hiểu tại sao. Phúc âm thuật lại lời Chúa Giêsu nói với hai môn đệ vào làng Bethphage mượn hai mẹ con Lừa chúng tôi về cho Thầy. Và qúa ngạc nhiên bất ngờ, ngài lại dùng mẹ con Lừa chúng tôi để chuyên chở ngài tiến vào thành Jerusalem. ( Mt 21,1-10)
Tôi nhớ lại ngày xưa cách đó hơn ba mươi năm, khi hài nhi Giesu sinh ra ở trong hang chuồng súc vật ngoài cánh đồng xứ Bethlehem, cũng có mặt loài Lừa chúng tôi đứng nằm chung với những con vật chiên bò khác. Thật là một kỷ niệm thánh đức trong đêm thánh Giesu xuống trần gian làm người, loài thú vật Lừa chúng tôi cùng có mặt mang hơi ấm đến cho hài nhi Giêsu.
Có lẽ từ ngày đó Giesu đã tìm hiểu về chúng tôi, và đem lòng qúi mến loài vật chúng tôi. Vì Giesu nhận ra rằng, loài Lừa chúng tôi xưa nay được con người dùng để chuyên chở đồ vật ở những vùng đồi núi cheo leo, hiểm trở. Như trong dân gian có ngạn ngữ : nơi nào ngựa không tới được, thì có con Lừa.
Đấng Tạo Hóa đã sinh thành tạo dựng chúng tôi có thân xác không to lớn hùng dũng như ngựa, voi, bò… và loài vật chúng tôi có tính tình không hung dữ như các loài thú vật khác. Trái lại thân xác chúng tôi nhỏ không cao lớn, chỉ thấp bé cùng chỉ có nhu cầu cho đời sống đơn giản không đòi hỏi nhiều. Chúng tôi bẩm sinh chỉ biết yên lặng cần mẫn nghe làm theo lời chỉ dẫn cùng quát tháo của người chủ nuôi chúng tôi. Thấy chúng tôi hiền lành, không ương ngạnh phá bướng bỉnh cùng lại cho sức chịu đựng dẻo dai, nên người ta dùng chúng tôi để chuyên chở đồ vật chất đầy trên lưng chúng tôi.
Có người cũng cỡi trên lưng chúng tôi khi di chuyển, nhưng chỉ trong trường hợp khẩn cấp thôi khi đi đường đồi núi gập ghềnh khó khăn mệt nhọc. Vì thường không mấy ai cỡi lừa cả. Nhưng Chúa Giêsu lại chọn chúng tôi để cỡi đi vào thành Jerusalem như một vị vua chiến thằng khải hoàn. Thật là một pha cảnh ngoạn mục và lại rất bất thường đến mức độ nực cười. Nhưng cũng là một vinh dự cho mẹ con chúng tôi hôm đó.
Chở mang Vua Giesu trên lưng đi vào thành thánh Jerusalem, mẹ con chúng tôi chỉ biết cúi đầu bước đi theo sự hướng dẫn của các môn đệ Chúa Giêsu dắt đi. Những tiếng la hò reo của dân chúng cầm vẫy tung cành lá dọc đường tung hô vạn tuế Vua Giesu: Hosianna, con Vua David. Chúc tụng đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô Thiên Chúa trên các tầng trời! làm mẹ con chúng tôi cũng khó chịu. Vì tiếng ồn ào cùng cành lá tung rải làm hoa mắt, làm nhức tai lắm chúng tôi không hiểu gì. Và mẹ con chúng tôi chỉ còn biết lầm lũi bước đi trong thinh lặng làm việc bổn phận Chúa Giêsu giao nhờ. Thỉnh thoảng Chúa Giêsu cúi xuống xoa đầu vỗ vào lưng vai tôi để tỏ lòng cám ơn và cổ võ tinh thần mẹ con chúng tôi…
Có lẽ qua cử chỉ tình nghĩa thân thiện đó, Chúa Giêsu muốn nói với chúng tôi: Các bạn biết đấy, tôi dùng Bạn để cỡi vào thành. Đây là một hành động hết sức bất thường. Người ta reo hò tung hô tôi như một vị Vua mà lại cỡi lừa. Tôi biết tiếng reo hò làm mẹ con bạn chói tai nhức óc, hoa cả mắt. Nhưng được cái loài thú vật các bạn có sức chịu đựng dẻo dai cùng tính tình hiền hòa cần mẫn. Nên tôi chắc rằng những âm thanh đó không có ảnh hưởng gì gây thiệt hại sức khoẻ cho đời sống các bạn!
Tôi cám ơn mẹ con Bạn. Mẹ con bạn đã kiên nhẫn đồng hành chở tôi vào thành thánh Jerusalem. Hình ảnh đi lừa của một người được tung hô là Vua là hình ảnh qúa tầm thường ngoại lệ. Vì xưa nay đã chẳng có vua nào trên trần gia cỡi lừa đi cả. Nhưng qúa đó, tôi muốn nói lên một hình ảnh thông tin về chính bản thân con người tôi: Tôi, Giêsu con Thiên Chúa, thuộc dòng dõi vua David, là vua tinh thần lòng con người. Tôi không phải là một vị vua với quyền hành cai trị bằng sức mạnh binh lính quân quốc. Vì thế, tôi cỡi lừa đi vào thành vua David để nói lên đặc tính cá biệt đó. Lừa là loài thú vật các bạn có tính chất kiên nhẫn hiền hòa cùng có sức chịu đựng dẻo dai, làm việc chăm chỉ cần mẫn. Đó là hình ảnh đặc điểm của tôi, vị vua lòng từ bi nhân hậu có sức chịu đựng với hết mọi người, trong mọi hoàn cảnh…
Các Bạn con người được Thiên Chúa tạo dựng sinh thành nuôi dưỡng như loài thú vật Lừa chúng tôi trong công trình sáng tạo thiên nhiên. Các Bạn có đời sống khác. Các bạn được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa trao cho bổn phận làm chủ trái đất, làm chủ cả loài thú vật chúng tôi.
Loài thú vật Lừa chúng tôi buồn tủi lắm. Chúng tôi vâng lời nghe theo các bạn. Nhưng các bạn lại coi thường hạ gía trị đời sống chúng tôi xuống. Khi cần chúng tôi phục vụ làm việc, các bạn vuốt ve ca ngợi chúng tôi. Nhưng khi nổi nóng với chúng tôi hay với ai đó, các bạn lại có ca ví: ngu, lười cứng cổ như con Lừa!
Vâng dù thế nào đi nữa chúng tôi cũng chẳng có thể nào làm vừa lòng cho hết mọi trường hợp cùng cho mọi người được. Vì thế, cách sống lòng bác ái kiên nhẫn nâng đỡ chịu đựng nhau là phương thuốc hữu hiệu hay nhất mang lại sự chữa lành cho đời sống có được bình an cùng niềm vui, hơn là những cằn nhằn ca ví tiêu cực.
Từ những ngày tháng qua khắp nơi trên trần gian, con người các bạn đang phải chịu đựng sống trải qua trong khủng hoảng lo âu. Vì cơn bệnh dịch nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống do vi trùng Corona lây lan gây ra. Cả thế giới sống trong hoang mang nghẹt thở hoảng sợ, cả loài thú vật chúng tôi nữa. Đời sống công cộng cũng như riêng tư bị giới hạn đình trệ. Phải, như thành ra như tê liệt.
Thách đố cấp bách trước mắt là làm sao dập tắt cơn bệnh dịch cắt đứt sự lây lan của nó, để cứu nguy sức khoẻ đời sống. Vì thế, sự gìn giữ vệ sinh bảo vệ sức khoẻ của mỗi người cho chính mình là cung cách nếp sống đạo đức bác ái cần thiết giúp cho người khác nữa: mình có khoẻ mạnh, mới có thể làm cho người khác khoẻ mạnh được!
Chúa Giêsu ngày xưa ngồi cỡi trên lưng mẹ con Lừa chúng tôi đi vào thành thánh Jerusalem, chúng tôi cũng thấy nặng nề mệt nhọc chứ, cùng khó chịu vì tiếng la reo hò của dân chúng. Nhưng Chúa Giêsu không bỏ rơi chúng tôi. Ngài thỉnh thoảng cúi xuống an ủi chúng tôi, cổ vũ tinh thần chúng tôi. Có thế mẹ con Lừa chúng tôi có đủ sức chịu đựng vượt qua khó khăn nặng nề mệt nhọc.
Loài Lừa chúng tôi nghĩ Thiên Chúa không bỏ rơi con người các Bạn một mình trong cơn đau khổ khủng hoảng lúc này đâu.
Niềm hy vọng cậy trông rất cần cho đời sống tâm hồn cùng cả thể xác nữa.
Chúa Nhật lễ Lá, 05.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Có lẽ có người thắc mắc tại sao Chúa Giesu lại dùng mẹ con loài thú vật Lừa cỡi đi vào thành Jerusalem?
Mẹ con chúng tôi cũng không hiểu tại sao. Phúc âm thuật lại lời Chúa Giêsu nói với hai môn đệ vào làng Bethphage mượn hai mẹ con Lừa chúng tôi về cho Thầy. Và qúa ngạc nhiên bất ngờ, ngài lại dùng mẹ con Lừa chúng tôi để chuyên chở ngài tiến vào thành Jerusalem. ( Mt 21,1-10)
Tôi nhớ lại ngày xưa cách đó hơn ba mươi năm, khi hài nhi Giesu sinh ra ở trong hang chuồng súc vật ngoài cánh đồng xứ Bethlehem, cũng có mặt loài Lừa chúng tôi đứng nằm chung với những con vật chiên bò khác. Thật là một kỷ niệm thánh đức trong đêm thánh Giesu xuống trần gian làm người, loài thú vật Lừa chúng tôi cùng có mặt mang hơi ấm đến cho hài nhi Giêsu.
Có lẽ từ ngày đó Giesu đã tìm hiểu về chúng tôi, và đem lòng qúi mến loài vật chúng tôi. Vì Giesu nhận ra rằng, loài Lừa chúng tôi xưa nay được con người dùng để chuyên chở đồ vật ở những vùng đồi núi cheo leo, hiểm trở. Như trong dân gian có ngạn ngữ : nơi nào ngựa không tới được, thì có con Lừa.
Đấng Tạo Hóa đã sinh thành tạo dựng chúng tôi có thân xác không to lớn hùng dũng như ngựa, voi, bò… và loài vật chúng tôi có tính tình không hung dữ như các loài thú vật khác. Trái lại thân xác chúng tôi nhỏ không cao lớn, chỉ thấp bé cùng chỉ có nhu cầu cho đời sống đơn giản không đòi hỏi nhiều. Chúng tôi bẩm sinh chỉ biết yên lặng cần mẫn nghe làm theo lời chỉ dẫn cùng quát tháo của người chủ nuôi chúng tôi. Thấy chúng tôi hiền lành, không ương ngạnh phá bướng bỉnh cùng lại cho sức chịu đựng dẻo dai, nên người ta dùng chúng tôi để chuyên chở đồ vật chất đầy trên lưng chúng tôi.
Có người cũng cỡi trên lưng chúng tôi khi di chuyển, nhưng chỉ trong trường hợp khẩn cấp thôi khi đi đường đồi núi gập ghềnh khó khăn mệt nhọc. Vì thường không mấy ai cỡi lừa cả. Nhưng Chúa Giêsu lại chọn chúng tôi để cỡi đi vào thành Jerusalem như một vị vua chiến thằng khải hoàn. Thật là một pha cảnh ngoạn mục và lại rất bất thường đến mức độ nực cười. Nhưng cũng là một vinh dự cho mẹ con chúng tôi hôm đó.
Chở mang Vua Giesu trên lưng đi vào thành thánh Jerusalem, mẹ con chúng tôi chỉ biết cúi đầu bước đi theo sự hướng dẫn của các môn đệ Chúa Giêsu dắt đi. Những tiếng la hò reo của dân chúng cầm vẫy tung cành lá dọc đường tung hô vạn tuế Vua Giesu: Hosianna, con Vua David. Chúc tụng đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô Thiên Chúa trên các tầng trời! làm mẹ con chúng tôi cũng khó chịu. Vì tiếng ồn ào cùng cành lá tung rải làm hoa mắt, làm nhức tai lắm chúng tôi không hiểu gì. Và mẹ con chúng tôi chỉ còn biết lầm lũi bước đi trong thinh lặng làm việc bổn phận Chúa Giêsu giao nhờ. Thỉnh thoảng Chúa Giêsu cúi xuống xoa đầu vỗ vào lưng vai tôi để tỏ lòng cám ơn và cổ võ tinh thần mẹ con chúng tôi…
Có lẽ qua cử chỉ tình nghĩa thân thiện đó, Chúa Giêsu muốn nói với chúng tôi: Các bạn biết đấy, tôi dùng Bạn để cỡi vào thành. Đây là một hành động hết sức bất thường. Người ta reo hò tung hô tôi như một vị Vua mà lại cỡi lừa. Tôi biết tiếng reo hò làm mẹ con bạn chói tai nhức óc, hoa cả mắt. Nhưng được cái loài thú vật các bạn có sức chịu đựng dẻo dai cùng tính tình hiền hòa cần mẫn. Nên tôi chắc rằng những âm thanh đó không có ảnh hưởng gì gây thiệt hại sức khoẻ cho đời sống các bạn!
Tôi cám ơn mẹ con Bạn. Mẹ con bạn đã kiên nhẫn đồng hành chở tôi vào thành thánh Jerusalem. Hình ảnh đi lừa của một người được tung hô là Vua là hình ảnh qúa tầm thường ngoại lệ. Vì xưa nay đã chẳng có vua nào trên trần gia cỡi lừa đi cả. Nhưng qúa đó, tôi muốn nói lên một hình ảnh thông tin về chính bản thân con người tôi: Tôi, Giêsu con Thiên Chúa, thuộc dòng dõi vua David, là vua tinh thần lòng con người. Tôi không phải là một vị vua với quyền hành cai trị bằng sức mạnh binh lính quân quốc. Vì thế, tôi cỡi lừa đi vào thành vua David để nói lên đặc tính cá biệt đó. Lừa là loài thú vật các bạn có tính chất kiên nhẫn hiền hòa cùng có sức chịu đựng dẻo dai, làm việc chăm chỉ cần mẫn. Đó là hình ảnh đặc điểm của tôi, vị vua lòng từ bi nhân hậu có sức chịu đựng với hết mọi người, trong mọi hoàn cảnh…
Các Bạn con người được Thiên Chúa tạo dựng sinh thành nuôi dưỡng như loài thú vật Lừa chúng tôi trong công trình sáng tạo thiên nhiên. Các Bạn có đời sống khác. Các bạn được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa trao cho bổn phận làm chủ trái đất, làm chủ cả loài thú vật chúng tôi.
Loài thú vật Lừa chúng tôi buồn tủi lắm. Chúng tôi vâng lời nghe theo các bạn. Nhưng các bạn lại coi thường hạ gía trị đời sống chúng tôi xuống. Khi cần chúng tôi phục vụ làm việc, các bạn vuốt ve ca ngợi chúng tôi. Nhưng khi nổi nóng với chúng tôi hay với ai đó, các bạn lại có ca ví: ngu, lười cứng cổ như con Lừa!
Vâng dù thế nào đi nữa chúng tôi cũng chẳng có thể nào làm vừa lòng cho hết mọi trường hợp cùng cho mọi người được. Vì thế, cách sống lòng bác ái kiên nhẫn nâng đỡ chịu đựng nhau là phương thuốc hữu hiệu hay nhất mang lại sự chữa lành cho đời sống có được bình an cùng niềm vui, hơn là những cằn nhằn ca ví tiêu cực.
Từ những ngày tháng qua khắp nơi trên trần gian, con người các bạn đang phải chịu đựng sống trải qua trong khủng hoảng lo âu. Vì cơn bệnh dịch nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống do vi trùng Corona lây lan gây ra. Cả thế giới sống trong hoang mang nghẹt thở hoảng sợ, cả loài thú vật chúng tôi nữa. Đời sống công cộng cũng như riêng tư bị giới hạn đình trệ. Phải, như thành ra như tê liệt.
Thách đố cấp bách trước mắt là làm sao dập tắt cơn bệnh dịch cắt đứt sự lây lan của nó, để cứu nguy sức khoẻ đời sống. Vì thế, sự gìn giữ vệ sinh bảo vệ sức khoẻ của mỗi người cho chính mình là cung cách nếp sống đạo đức bác ái cần thiết giúp cho người khác nữa: mình có khoẻ mạnh, mới có thể làm cho người khác khoẻ mạnh được!
Chúa Giêsu ngày xưa ngồi cỡi trên lưng mẹ con Lừa chúng tôi đi vào thành thánh Jerusalem, chúng tôi cũng thấy nặng nề mệt nhọc chứ, cùng khó chịu vì tiếng la reo hò của dân chúng. Nhưng Chúa Giêsu không bỏ rơi chúng tôi. Ngài thỉnh thoảng cúi xuống an ủi chúng tôi, cổ vũ tinh thần chúng tôi. Có thế mẹ con Lừa chúng tôi có đủ sức chịu đựng vượt qua khó khăn nặng nề mệt nhọc.
Loài Lừa chúng tôi nghĩ Thiên Chúa không bỏ rơi con người các Bạn một mình trong cơn đau khổ khủng hoảng lúc này đâu.
Niềm hy vọng cậy trông rất cần cho đời sống tâm hồn cùng cả thể xác nữa.
Chúa Nhật lễ Lá, 05.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Kinh Nguyện Sub Tuum Praesidium.
Lm. Văn Chi
17:35 03/04/2020
Kinh Sub Tuum Praesidium hay Kinh Trông Cậy, hoặc Tìm Nương Ẩn Nơi Ngài, là Kinh Nguyện cổ xưa cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria trong cơn gian nan đau khổ. Kinh Nguyện này được khám phá ra tại Ai Cập viết bằng tiếng Hy Lạp trên mảnh giấy làm bằng papyrus vào khoảng năm 200, Thế Kỷ Thứ 3. Kinh Nguyện Sub Tuum Praesidium- Kinh Trông Cậy-Tìm Nương Ẩn Nơi Ngài, là Kinh Nguyện Giáo Dân Việt Nam thường đọc hằng ngày. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cùng toàn thể thế giới đọc Kinh Nguyện này trong giờ chầu Thánh Thể và Ngài Ơn Toàn Xá Urbi et Orbi vào lúc 6 giờ chiều Thứ 6 ngày 27.3.2020 tại Quảng Trường Thánh Phêrô, để cầu nguyện cho thế giới mau thoát khỏi cơn Đại Dịch Corona Virus Vũ Hán. Lời Kinh Nguyện sốt sắng dâng lên Hiền Mẫu Maria trong niềm trông cậy và phó thác trọn vẹn.
IN LATIN – LA TINH.
Sub Tuum Praesidium
confugimus,
Sancta Dei Genetrix.
Nostras deprecationes ne despicias
in necessitatibus nostris,
sed a periculis cunctis
libera nos semper,
Virgo Gloriosa et Benedicta. AMEN.
IN ENGLISH – ANH NGỮ.
We fly to Thy protection,
O Holy Mother of God;
Do not despise our petitions
in our necessities,
but deliver us always
from all dangers,
O Glorious and Blessed Virgin. Amen.
IN FRENCH – PHÁP NGỮ.
Sous l'abri de ta miséricorde,
nous nous réfugions,
Sainte Mère de Dieu.
Ne méprise pas nos prières
quand nous sommes dans l'épreuve,
mais de tous les dangers
délivre-nous toujours,
Vierge glorieuse et bénie. Amen.
IN VIETNAMESE – VIỆT NGỮ.
(Bản dịch tiếng Việt do Nhóm CGKPV)
Lạy Đức Mẹ Chúa Trời,
Ngài xiết bao thánh thiện,
Này chúng con chạy đến
Tìm nương ẩn nơi Ngài.
Lúc sa vòng gian khổ,
Khi gặp cảnh phong trần,
Lời con cái nài van,
Xin Mẹ đừng chê bỏ.
Nhưng xin hằng giải thoát
Khỏi ngàn nỗi hiểm nguy,
Ôi vinh diệu ai bì
Trinh Nữ đầy ơn phước. Amen.
KINH TRÔNG CẬY.
(Bản Kinh Việt Nam Cổ Điển)
Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời,
xin chớ chê, chớ bỏ lời chúng con nguyện,
trong cơn gian nan thiếu thốn,
Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng,
hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.
IN LATIN – LA TINH.
Sub Tuum Praesidium
confugimus,
Sancta Dei Genetrix.
Nostras deprecationes ne despicias
in necessitatibus nostris,
sed a periculis cunctis
libera nos semper,
Virgo Gloriosa et Benedicta. AMEN.
IN ENGLISH – ANH NGỮ.
We fly to Thy protection,
O Holy Mother of God;
Do not despise our petitions
in our necessities,
but deliver us always
from all dangers,
O Glorious and Blessed Virgin. Amen.
IN FRENCH – PHÁP NGỮ.
Sous l'abri de ta miséricorde,
nous nous réfugions,
Sainte Mère de Dieu.
Ne méprise pas nos prières
quand nous sommes dans l'épreuve,
mais de tous les dangers
délivre-nous toujours,
Vierge glorieuse et bénie. Amen.
IN VIETNAMESE – VIỆT NGỮ.
(Bản dịch tiếng Việt do Nhóm CGKPV)
Lạy Đức Mẹ Chúa Trời,
Ngài xiết bao thánh thiện,
Này chúng con chạy đến
Tìm nương ẩn nơi Ngài.
Lúc sa vòng gian khổ,
Khi gặp cảnh phong trần,
Lời con cái nài van,
Xin Mẹ đừng chê bỏ.
Nhưng xin hằng giải thoát
Khỏi ngàn nỗi hiểm nguy,
Ôi vinh diệu ai bì
Trinh Nữ đầy ơn phước. Amen.
KINH TRÔNG CẬY.
(Bản Kinh Việt Nam Cổ Điển)
Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời,
xin chớ chê, chớ bỏ lời chúng con nguyện,
trong cơn gian nan thiếu thốn,
Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng,
hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.
Văn Hóa
Mùa đại dịch: Tôi đổi hai Mai lấy một Chiều
Quyên Di
11:35 03/04/2020
Ngoài bài “Qua Đèo Ngang,” bà Huyện Thanh Quan còn có bài “Cảnh Chiều Hôm” cũng hay và đẹp không kém:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa, khách buớc dồn.
Kẻ chốn chương đài nguời lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
Có người hỏi “tiếng ốc” là tiếng gì; con ốc nó đâu biết kêu? (Nhất là “con ốc nhồi” của bà Hồ Xuân Hương!) Không, đây là người ta lấy vỏ con ốc, làm thành một thứ giống như tù và, thổi thì kêu. Chiều tối rồi, điếm canh đã có tiếng trống đánh, tiếng ốc thổi báo hiệu.
Lại có người hỏi ông đánh cá, câu cá (ngư ông) là người ở quê hay ở thành phố mà sao ông ấy lại gác mái chèo để về “viễn phố”? Không đâu. Phố này không phải là thành phố, mà là cái bến. Viễn phố là bến xa. Nói nhỏ cho nhau nghe: phu nhân nhà văn Võ Phiến có phương danh là Viễn Phố. Nhà văn bèn nói lái tên của phu nhân, làm thành bút hiệu Võ Phiến của mình.
Còn nhiều chi tiết khác trong bài thơ này, lấy ra mà thảo luận cũng thú vị lắm. Nhưng hai câu cuối thật là đặc biệt:
Kẻ chốn chương đài nguời lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
Hai câu này liên quan đến một điển tích rất dài dòng, chỉ cần tóm gọn là kẻ thì ở quê nhà, người thì đang trên đường xa vạn dặm, biết lấy ai mà kể lể nỗi niềm ấm lạnh!
Bài thơ này, đọc lên ta vừa thấy bùi ngùi, lại vừa liên tưởng đến tình trạng bây giờ.
Bây giờ hoàng hôn cũng đang phủ xuống. Không phải phủ xuống một vùng, một thành thị, một đất nước, mà là hoàng hôn phủ xuống toàn thế giới. Một thế giới buồn thảm và vắng lặng. Thành phố hoang vu. Những kinh thành ánh sáng, những khu thương mại nhộn nhịp, những nơi chốn vui chơi giải trị rực rỡ đèn màu và rộn ràng tiếng cười nói… tất cả bây giờ trở nên im vắng. Còn người ta? Người ta mang tâm trạng hoang mang, lo sợ và buồn rầu.
Lại còn chuyện mọi người phải tự cô lập trong nhà, không giao tiếp với người bên ngoài, không ra ngoài đường nữa. Hồi ấy Bà Huyện Thanh Quan than rằng “kẻ chốn chương đài, người lữ thứ,” bây giờ có ai muốn thành “người lữ thứ” cũng không được, phải ngồi yên trong nhà.
Chẳng lẽ mọi sự đều đáng bi quan sao?
Không phải đâu! Trong hoàn cảnh đau thương chung này của toàn thế giới, tình người sáng lên như những vì sao lấp lánh trên bầu trời đang chuyển sang bóng chiều tàn. Chính phủ của các quốc gia tận tâm tận lực lo cho sự an toàn của người dân. Các nhà bác học miệt mài ngày đêm tìm phương thuốc khống chế căn bệnh quái dị ngày càng lan rộng và tăng cao đến mức chóng mặt. Các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế làm việc đến độ quên mình để chăm sóc người bệnh. Bao nhiêu hãng xưởng dồn sức chế tạo máy thở. Bệnh viện và người dân thiếu khẩu trang, để đáp ứng, đã có biết bao người ngày đêm gò lưng may khẩu trang để kịp thời cung cấp. Bao nhiêu nhà hàng, cơ sở sản xuất thực phẩm phát tặng thức ăn cho những người cần đến. Nước này trao tặng phẩm vật cần thiết cho nước khác. Hàng xóm láng giềng tìm cách hỏi thăm nhau, chia sớt cho nhau chút thức ăn, chỉ dẫn cho nhau cách phòng dịch. Những người bạn, những kẻ yêu nhau bây giờ hằng ngày thăm hỏi nhau, khích lệ nhau, giữ vững tinh thần cho nhau. Các vị lãnh đạo tinh thần dâng lên Đấng Tối Cao những lời nguyện thống thiết, xin ơn từ Trời Cao đổ xuống cứu vớt nhân loại đang trong cảnh khốn cùng. Và còn biết bao nhiêu người, bao nhiêu cách biểu lộ tình thương khác nữa. Chưa bao giờ tình người được thể hiện một cách cao độ và rõ ràng, cụ thể như lúc này…
Nhất là trong gia đình, đây là lúc vợ chồng, cha mẹ, con cái gần gũi nhau nhất, có nhiều thì giờ với nhau nhất, có cơ hội giúp đỡ, thông cảm nhau nhiều nhất. Không còn ai phải than "lấy ai mà kể nỗi hàn ôn" nữa, muốn "kể" bao nhiêu thì "kể." MIỄN LÀ MỌI NGƯỜI YÊU THƯƠNG NHAU VÀ BÀY TỎ LÒNG YÊU THƯƠNG ẤY MỘT CÁCH CHÂN THÀNH.
Như thế, buổi hoàng hôn của thế giới có cái đáng yêu, đáng quý của nó.
Lại nhớ đến mấy câu thơ của Xuân Tâm:
“Tôi đổi hai mai lấy một chiều,
Để tìm trong ấy ít lời yêu.
Ban ngày sáng quá, ban đêm tối,
Tôi sợ không mơ tưởng được nhiều.”
(Xuân Tâm – Lời Tim Non)
Buổi mai của thế giới là những tháng năm tưng bừng nhộn nhịp. Khi ấy người ta dễ quên nhau mà chỉ tìm niềm vui riêng, hạnh phúc riêng, hưởng thụ riêng. Buổi mai (sáng quá) như thế làm sao quý bằng buổi hoàng hôn của thế giới lúc này. Bởi thế mà “tôi đổi hai mai lấy một chiều.” Nhưng, nguyện xin Đấng Tối Cao đừng để cho thế giới này chìm vào bóng tối ghê rợn của sự chết. Nhân loại chết, đó là “ban đêm tối,” không ai muốn nó xảy ra.
Xin cùng đọc lại và ngẫm nghĩ những câu thơ TÔI ĐỔI HAI MAI LẤY MỘT CHIỀU của Xuân Tâm:
“Tôi đổi hai mai lấy một chiều,
Để tìm trong ấy ít lời yêu.
Ban ngày sáng quá, ban đêm tối,
Tôi sợ không mơ tưởng được nhiều.”
Nhớ nhé, trong buổi chiều của thế giới hôm nay, hãy “tìm trong ấy ít lời yêu.” Hãy trao đi lòng yêu thương và hãy nhận lấy lòng yêu thương.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Vắng
Nguyễn Trung Tây Lm.
21:25 03/04/2020
ĐƯỜNG VẮNG
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Con đường rộn tiếng cười,
dòng xe cộ ngược xuôi,
vẽ tranh một góc phố!
Sáng nay mùa gió chướng!
Bỗng vắng lặng bóng người!
(NTT)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Con đường rộn tiếng cười,
dòng xe cộ ngược xuôi,
vẽ tranh một góc phố!
Sáng nay mùa gió chướng!
Bỗng vắng lặng bóng người!
(NTT)
VietCatholic TV
Chúa Giêsu là một người bạn trung thành, Ngài đồng hành và không bao giờ để ta thất vọng
Giáo Hội Năm Châu
01:30 03/04/2020
Trong buổi truyền hình triều yết sáng thứ Tư (1/4/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu là một người bạn trung thành và mời gọi chúng ta kêu cầu thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cầu bầu.
Trong lời chào và kết thúc cuộc truyền hình triều yết sáng thứ Tư 1/4/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ cho tất cả rằng Chúa Giêsu là một người bạn trung thành. Ngài nói Chúa Giêsu đang đồng hành với chúng ta và không bao giờ để chúng ta thất vọng. Trong thập tự giá của Ngài, chúng ta tìm thấy "nguồn trợ lực và an ủi giữa những trăm chiều đau khổ cuộc đời". Bởi thế, ĐTC mời gọi chúng ta cầu xin thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II chuyển cầu cho chúng ta, trong đêm sửa soạn kỷ niệm 15 năm ngày Ngài qua đời (2/4).
Chúa Giêsu là người bạn trung thành "người mang đến cho cuộc sống của chúng ta niềm hạnh phúc, ngay cả giữa thời điểm khó khăn này", Người "đồng hành cùng chúng ta và không bao giờ để ta thất vọng". Trong Ngài và với Ngài, chúng ta không đơn côi. Trong thập giá của Ngài, tâm lòng chúng ta tìm được "sự hỗ trợ và an ủi giữa trăm chiều khổ đau cuộc đời".
Với những tâm tình này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các tín hữu thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau đang theo dõi cuộc trực tuyến này.
Bắt đầu, ĐTC chào hỏi những người nói tiếng Ba Lan, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở cho họ rằng ngày nay, mọi người đang sống trong sợ hãi, đe dọa đến cốt lõi của sự tồn vinh của họ. Tôi mời gọi các bạn hãy hướng lòng về Chúa Giêsu Kitô và xác tín rằng “các bạn không cô đơn, Chúa đồng hành với các bạn và không bao giờ làm các bạn thất vọng". Sau đó, ĐTC mời gọi họ vào thời điểm khó khăn này, hãy phó thác cho "Lòng thương xót của Chúa và sự cầu bầu của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày Ngài qua đời, mùng 02 tháng 4.
Nhìn về Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời các tín hữu nói tiếng Bồ Đào Nha hãy tìm đến thánh giá mà Chúa Giêsu đã chết và gánh chịu mọi bi thương của nhân loại". Đức Thánh Cha nói chúng ta đừng quên vì những thảm kịch của thời đại chúng ta, mà cuộc khổ nạn của Chúa vẫn tiếp diễn để gánh lấy nỗi đau của nhân loại".
Sau đó, Đức Thánh Cha nói ngài hy vọng rằng qua thập giá của Chúa Kitô, "trái tim của chúng ta sẽ tìm được sự hỗ trợ và an ủi giữa những khổ đau của cuộc sống; Anh chị em hãy ôm lấy thập giá như Chúa đã làm.
Phát biểu đôi lời cho những người nói tiếng Đức, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng trong giai đoạn thử thách này, chúng ta hãy gẫm suy "khuôn mặt của Chúa Chúa đã chết vì chúng ta. Nơi đó, chúng ta có thể nhận ra qua thánh giá, Chúa đã chiến thắng tội lỗi" để trở nên niềm tin yêu hy vọng và niềm vui đích thực cho chúng ta.
Sau đó, bằng tiếng mẹ đẻ của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các tín hữu nói tiếng Tây Ban Nha, ngài xin họ hãy khám phá ra sự quan phòng của Chúa trong các sự kiện của cuộc sống hàng ngày. Ngài đặc biệt mời họ nhớ rằng trong những khoảnh khắc thử thách và bóng tối này, "tất cả anh chị em chúng ta cùng đau khổ! Hãy nâng đỡ và đồng hành với các nạn nhân, cũng như với những người đang dấn thân giúp đỡ họ bằng tình yêu và lòng quảng đại".
Lời chào cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đến những người nói tiếng Ý, và đặc biệt tới các nhóm, những người đã lên kế hoạch thực hiện cuộc truyền hình ngày hôm nay. Những người này, theo ngài, bao gồm cả một nhóm thanh niên từ Giáo phận Milan ".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ: "Chúng con thân mến, mặc dù cuộc hội tụ của chúng con về Rome này chỉ là ảo mà thôi, nhưng Cha cảm thấy cha đang được chào đón và hiện diện hào hứng và náo nhiệt ồn ào giữa chúng con. Cha cũng cám ơn các tin nhắn chúng con gửi cho cha".
Cuối cùng ĐTC kêu gọi họ "luôn sống đức tin với lòng nhiệt thành và đừng mất niềm hy vọng vào Chúa Giêsu, người bạn trung thành, người khỏa lấp cuộc sống chúng ta bằng hạnh phúc, ngay cả trong thời khắc khó khăn đen tối hiện nay".
Chúng ta hãy sống những ngày cuối cùng của Mùa Chay sốt sắng để chuẩn bị cho việc cử hành tuần thánh và lễ Phục sinh, lôi cuốn mọi người đến với nhau và hiệp nhất với Chúa Kitô".
Trong lời chào và kết thúc cuộc truyền hình triều yết sáng thứ Tư 1/4/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ cho tất cả rằng Chúa Giêsu là một người bạn trung thành. Ngài nói Chúa Giêsu đang đồng hành với chúng ta và không bao giờ để chúng ta thất vọng. Trong thập tự giá của Ngài, chúng ta tìm thấy "nguồn trợ lực và an ủi giữa những trăm chiều đau khổ cuộc đời". Bởi thế, ĐTC mời gọi chúng ta cầu xin thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II chuyển cầu cho chúng ta, trong đêm sửa soạn kỷ niệm 15 năm ngày Ngài qua đời (2/4).
Chúa Giêsu là người bạn trung thành "người mang đến cho cuộc sống của chúng ta niềm hạnh phúc, ngay cả giữa thời điểm khó khăn này", Người "đồng hành cùng chúng ta và không bao giờ để ta thất vọng". Trong Ngài và với Ngài, chúng ta không đơn côi. Trong thập giá của Ngài, tâm lòng chúng ta tìm được "sự hỗ trợ và an ủi giữa trăm chiều khổ đau cuộc đời".
Với những tâm tình này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các tín hữu thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau đang theo dõi cuộc trực tuyến này.
Bắt đầu, ĐTC chào hỏi những người nói tiếng Ba Lan, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở cho họ rằng ngày nay, mọi người đang sống trong sợ hãi, đe dọa đến cốt lõi của sự tồn vinh của họ. Tôi mời gọi các bạn hãy hướng lòng về Chúa Giêsu Kitô và xác tín rằng “các bạn không cô đơn, Chúa đồng hành với các bạn và không bao giờ làm các bạn thất vọng". Sau đó, ĐTC mời gọi họ vào thời điểm khó khăn này, hãy phó thác cho "Lòng thương xót của Chúa và sự cầu bầu của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày Ngài qua đời, mùng 02 tháng 4.
Nhìn về Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời các tín hữu nói tiếng Bồ Đào Nha hãy tìm đến thánh giá mà Chúa Giêsu đã chết và gánh chịu mọi bi thương của nhân loại". Đức Thánh Cha nói chúng ta đừng quên vì những thảm kịch của thời đại chúng ta, mà cuộc khổ nạn của Chúa vẫn tiếp diễn để gánh lấy nỗi đau của nhân loại".
Sau đó, Đức Thánh Cha nói ngài hy vọng rằng qua thập giá của Chúa Kitô, "trái tim của chúng ta sẽ tìm được sự hỗ trợ và an ủi giữa những khổ đau của cuộc sống; Anh chị em hãy ôm lấy thập giá như Chúa đã làm.
Phát biểu đôi lời cho những người nói tiếng Đức, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng trong giai đoạn thử thách này, chúng ta hãy gẫm suy "khuôn mặt của Chúa Chúa đã chết vì chúng ta. Nơi đó, chúng ta có thể nhận ra qua thánh giá, Chúa đã chiến thắng tội lỗi" để trở nên niềm tin yêu hy vọng và niềm vui đích thực cho chúng ta.
Sau đó, bằng tiếng mẹ đẻ của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các tín hữu nói tiếng Tây Ban Nha, ngài xin họ hãy khám phá ra sự quan phòng của Chúa trong các sự kiện của cuộc sống hàng ngày. Ngài đặc biệt mời họ nhớ rằng trong những khoảnh khắc thử thách và bóng tối này, "tất cả anh chị em chúng ta cùng đau khổ! Hãy nâng đỡ và đồng hành với các nạn nhân, cũng như với những người đang dấn thân giúp đỡ họ bằng tình yêu và lòng quảng đại".
Lời chào cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đến những người nói tiếng Ý, và đặc biệt tới các nhóm, những người đã lên kế hoạch thực hiện cuộc truyền hình ngày hôm nay. Những người này, theo ngài, bao gồm cả một nhóm thanh niên từ Giáo phận Milan ".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ: "Chúng con thân mến, mặc dù cuộc hội tụ của chúng con về Rome này chỉ là ảo mà thôi, nhưng Cha cảm thấy cha đang được chào đón và hiện diện hào hứng và náo nhiệt ồn ào giữa chúng con. Cha cũng cám ơn các tin nhắn chúng con gửi cho cha".
Cuối cùng ĐTC kêu gọi họ "luôn sống đức tin với lòng nhiệt thành và đừng mất niềm hy vọng vào Chúa Giêsu, người bạn trung thành, người khỏa lấp cuộc sống chúng ta bằng hạnh phúc, ngay cả trong thời khắc khó khăn đen tối hiện nay".
Chúng ta hãy sống những ngày cuối cùng của Mùa Chay sốt sắng để chuẩn bị cho việc cử hành tuần thánh và lễ Phục sinh, lôi cuốn mọi người đến với nhau và hiệp nhất với Chúa Kitô".
Tình trạng lạm dụng giải tội tập thể trực tuyến đang diễn ra ở một số nơi trên thế giới
Giáo Hội Năm Châu
01:45 03/04/2020
Đang có những lo ngại liên quan đến tình trạng lạm dụng giải tội tập thể trực tuyến ở một số nơi trên thế giới.
Tại Phi Luật Tân, một giáo xứ ở phía Bắc thủ đô Manila đã hủy bỏ dự định “giải tội tập thể trực tuyến”. Giáo xứ Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm ở thành phố Quezon, Phi Luật Tân đã quảng bá sự kiện “giải tội tập thể” sẽ được livestream vào ngày 3 tháng Tư.
Tuy nhiên, vào hôm thứ Năm giáo xứ đã tuyên bố rút lại và đưa ra một lời xin lỗi.
Trong tuyên bố, giáo xứ cho biết “Cha Nelson đã nhận lỗi. Việc xá giải tập thể không thể được thực hiện trực tuyến”.
Tuyên bố nói thêm:
“Hối nhân phải đích thân có mặt tại chỗ, nghĩa là vị linh mục ban phép xá giải và hối nhân, là người nhận ơn xá giải, phải hiện diện ở cùng một nơi”.
Tưởng cũng nên biết thêm, người Phi Luật Tân có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt nên nhiều giáo xứ được đặt tên theo các tước hiệu của Đức Mẹ. Giáo xứ chúng tôi vừa nêu tên tiếng Anh là Our Lady of the Miraculous Medal, Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm. Từ ngữ phổ biến hơn trong tiếng Việt là Đức Mẹ Ban Ơn, Đức Mẹ rảy phép lạ. Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm là hình ảnh Đức Mẹ trên một tấm huy chương có nguồn gốc từ việc thánh nữ Catarina Laboure được tường thuật là đã nhìn thấy Đức Maria và được chính Mẹ vẽ mẫu. Tấm huy chương thực sự được chế tác bởi thợ kim hoàn Adrien Vachette.
Giáo Hội Công Giáo Rôma cho rằng khi mang theo tấm huy chương này với đức tin và lòng sùng kính có thể mang lại những ân sủng đặc biệt thông qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria trong giờ lâm tử. Trong giai đoạn nguy hiểm này của thế giới, nhiều Giám Mục Phi Luật Tân, như Đức Cha Broderick Soncuaco Pabillo, Giám Quản Tông Tòa tổng giáo phận Manila đã khuyến khích các tín hữu đeo huy chương này.
Theo Tòa Ân Giải Tối Cao, nơi có thẩm quyền về bí tích xưng tội và các vấn đề thuộc về ấn tín tòa giải tội, việc xá giải tập thể mà không có sự xưng tội riêng trước đó chỉ có thể được đưa ra khi nguy cơ tử vong gần kề, khi không có đủ thời gian để lắng nghe những lời xưng tội của từng hối nhân, hoặc khi có một nhu cầu nghiêm trọng.
Trong bối cảnh dịch bệnh coronavirus bùng phát và nhiều giáo phận trên toàn thế giới đình chỉ các Thánh lễ và các buổi xưng tội, Vatican đã làm rõ rằng nếu việc xá giải tập thể được thực hiện, thì phải được giám mục bản quyền chấp thuận, đồng thời hối nhân phải đích thân hiện diện.
Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, đã minh xác vào ngày 19 tháng Ba rằng các linh mục thực hiện việc xá giải tập thể trong các trường hợp nhất định phải giải thích được các điều kiện dẫn đến việc ban phát bí tích này dưới hình thức đại trà như thế, và cũng phải đích thân có mặt trước những người đón nhận bí tích, ít nhất là hối nhân phải có thể nghe thấy giọng nói thực sự của vị linh mục.
Cha Pius Pietrzyk, OP, khoa trưởng khoa nghiên cứu mục vụ tại Chủng viện St. Patrick ở Menlo Park, California, nói với CNA hôm thứ Năm rằng “các bí tích phải là cuộc gặp gỡ giữa vị linh mục và người lãnh nhận bí tích”.
“Tương tự như thế, hối nhân không thể xưng tội với một linh mục qua điện thoại, điều này sẽ loại bỏ cuộc gặp gỡ giữa hối nhân với bí tích, việc xá giải tập thể trên mạng đã xóa bỏ sự hiệp nhất giữa linh mục và hối nhân, và do đó là không hợp lệ,” ngài nói.
Ngài nói thêm:
“Cái cách thể hiện ảo về bí tích này không phải là những gì Giáo hội hiểu về bí tích. Họ cần phải hiểu rằng những gì họ đang làm không phải là một bí tích.”
Ngoài ra, giáo luật về vấn đề này rất rõ ràng, “nếu việc xá giải tập thể được thực hiện, vị giám mục bản quyền phải đưa ra các chỉ dẫn cụ thể. Các giáo xứ phải xin phép Đức Giám Mục để có thể thực hiện việc xá giải tập thể.”
Một nhân viên giáo xứ tại Giáo xứ Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm đã không thể xác nhận liệu việc hủy bỏ dự định xá giải tập thể có phải là kết quả của một sự can thiệp từ phía Đức Giám Mục không.
Một giáo xứ khác của Phi Luật Tân, giáo xứ Đức Mẹ Sầu Bi trong Giáo Phận Tarlac, tính đến thời điểm Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đưa ra tin này vẫn tiếp tục chương trình xá giải tập thể được dự trù phát trực tiếp cho người xem với sự cho phép rõ ràng của Đức Cha Enrique Macaraeg, Giám Mục Tarlac.
Giáo phận Tarlac và Đức Cha Enrique Macaraeg đã không trả lời yêu cầu của CNA trước thời gian CNA công bố tin này.
Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Tổng Giám mục Jakarta, được tường thuật đã chủ sự một chương trình xá giải tập thể trực tuyến vào hôm Thứ Hai 30 tháng Ba.
Source:Catholic News AgencyPhilippines parish cancels planned “online general absolution”
Tại Phi Luật Tân, một giáo xứ ở phía Bắc thủ đô Manila đã hủy bỏ dự định “giải tội tập thể trực tuyến”. Giáo xứ Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm ở thành phố Quezon, Phi Luật Tân đã quảng bá sự kiện “giải tội tập thể” sẽ được livestream vào ngày 3 tháng Tư.
Tuy nhiên, vào hôm thứ Năm giáo xứ đã tuyên bố rút lại và đưa ra một lời xin lỗi.
Trong tuyên bố, giáo xứ cho biết “Cha Nelson đã nhận lỗi. Việc xá giải tập thể không thể được thực hiện trực tuyến”.
Tuyên bố nói thêm:
“Hối nhân phải đích thân có mặt tại chỗ, nghĩa là vị linh mục ban phép xá giải và hối nhân, là người nhận ơn xá giải, phải hiện diện ở cùng một nơi”.
Tưởng cũng nên biết thêm, người Phi Luật Tân có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt nên nhiều giáo xứ được đặt tên theo các tước hiệu của Đức Mẹ. Giáo xứ chúng tôi vừa nêu tên tiếng Anh là Our Lady of the Miraculous Medal, Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm. Từ ngữ phổ biến hơn trong tiếng Việt là Đức Mẹ Ban Ơn, Đức Mẹ rảy phép lạ. Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm là hình ảnh Đức Mẹ trên một tấm huy chương có nguồn gốc từ việc thánh nữ Catarina Laboure được tường thuật là đã nhìn thấy Đức Maria và được chính Mẹ vẽ mẫu. Tấm huy chương thực sự được chế tác bởi thợ kim hoàn Adrien Vachette.
Giáo Hội Công Giáo Rôma cho rằng khi mang theo tấm huy chương này với đức tin và lòng sùng kính có thể mang lại những ân sủng đặc biệt thông qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria trong giờ lâm tử. Trong giai đoạn nguy hiểm này của thế giới, nhiều Giám Mục Phi Luật Tân, như Đức Cha Broderick Soncuaco Pabillo, Giám Quản Tông Tòa tổng giáo phận Manila đã khuyến khích các tín hữu đeo huy chương này.
Theo Tòa Ân Giải Tối Cao, nơi có thẩm quyền về bí tích xưng tội và các vấn đề thuộc về ấn tín tòa giải tội, việc xá giải tập thể mà không có sự xưng tội riêng trước đó chỉ có thể được đưa ra khi nguy cơ tử vong gần kề, khi không có đủ thời gian để lắng nghe những lời xưng tội của từng hối nhân, hoặc khi có một nhu cầu nghiêm trọng.
Trong bối cảnh dịch bệnh coronavirus bùng phát và nhiều giáo phận trên toàn thế giới đình chỉ các Thánh lễ và các buổi xưng tội, Vatican đã làm rõ rằng nếu việc xá giải tập thể được thực hiện, thì phải được giám mục bản quyền chấp thuận, đồng thời hối nhân phải đích thân hiện diện.
Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, đã minh xác vào ngày 19 tháng Ba rằng các linh mục thực hiện việc xá giải tập thể trong các trường hợp nhất định phải giải thích được các điều kiện dẫn đến việc ban phát bí tích này dưới hình thức đại trà như thế, và cũng phải đích thân có mặt trước những người đón nhận bí tích, ít nhất là hối nhân phải có thể nghe thấy giọng nói thực sự của vị linh mục.
Cha Pius Pietrzyk, OP, khoa trưởng khoa nghiên cứu mục vụ tại Chủng viện St. Patrick ở Menlo Park, California, nói với CNA hôm thứ Năm rằng “các bí tích phải là cuộc gặp gỡ giữa vị linh mục và người lãnh nhận bí tích”.
“Tương tự như thế, hối nhân không thể xưng tội với một linh mục qua điện thoại, điều này sẽ loại bỏ cuộc gặp gỡ giữa hối nhân với bí tích, việc xá giải tập thể trên mạng đã xóa bỏ sự hiệp nhất giữa linh mục và hối nhân, và do đó là không hợp lệ,” ngài nói.
Ngài nói thêm:
“Cái cách thể hiện ảo về bí tích này không phải là những gì Giáo hội hiểu về bí tích. Họ cần phải hiểu rằng những gì họ đang làm không phải là một bí tích.”
Ngoài ra, giáo luật về vấn đề này rất rõ ràng, “nếu việc xá giải tập thể được thực hiện, vị giám mục bản quyền phải đưa ra các chỉ dẫn cụ thể. Các giáo xứ phải xin phép Đức Giám Mục để có thể thực hiện việc xá giải tập thể.”
Một nhân viên giáo xứ tại Giáo xứ Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm đã không thể xác nhận liệu việc hủy bỏ dự định xá giải tập thể có phải là kết quả của một sự can thiệp từ phía Đức Giám Mục không.
Một giáo xứ khác của Phi Luật Tân, giáo xứ Đức Mẹ Sầu Bi trong Giáo Phận Tarlac, tính đến thời điểm Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đưa ra tin này vẫn tiếp tục chương trình xá giải tập thể được dự trù phát trực tiếp cho người xem với sự cho phép rõ ràng của Đức Cha Enrique Macaraeg, Giám Mục Tarlac.
Giáo phận Tarlac và Đức Cha Enrique Macaraeg đã không trả lời yêu cầu của CNA trước thời gian CNA công bố tin này.
Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Tổng Giám mục Jakarta, được tường thuật đã chủ sự một chương trình xá giải tập thể trực tuyến vào hôm Thứ Hai 30 tháng Ba.
Source:Catholic News Agency
Thứ Sáu kính Đức Mẹ Sầu Bi tại Ý với những lời khẩn cầu xin Đức Mẹ cầu bầu cho dịch bệnh kết thúc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:28 03/04/2020
Như chúng tôi đã loan tin, trước tình trạng dịch bệnh coronavirus lây lan kinh hoàng hơn 1 triệu người bị nhiễm bệnh và hơn 53,000 người thiệt mạng, các Giám Mục Mễ Tây Cơ đã kêu gọi các tín hữu cử hành ngày Toàn Quốc Thống Hối vào ngày thứ Sáu 3 tháng Tư, tức là thứ Sáu trước Lễ Lá, thường được gọi là “Ngày Thứ Sáu Sầu Bi” theo truyền thống tại quốc gia này.
Trong ngày Toàn Quốc Thống Hối này, các Giám Mục kêu gọi anh chị em ăn chay, thống hối và cầu nguyện xin cho đại dịch sớm chấm dứt.
Tại Ý, cũng có truyền thống cử hành Thứ Sáu kính Đức Mẹ Sầu Bi. Trong đoạn video này quý vị và anh chị em có thể thấy Đức Cha Enrico Solmi, Giám Mục Parma đang cầu nguyện vào lúc 12 giờ trưa ngày thứ Sáu 3 tháng Tư, trước bức tượng Đức Mẹ được đặt ở mặt tiền của tòa thị chính Parma. Thành phố Parma, cách Rôma 458km về phía Tây Bắc, là một thành phố miền Emilia-Romagna. Kế bên bức tượng Đức Mẹ có đặt vài cành ô liu và hoa hồng trắng tượng trưng cho niềm tin rằng Đức Mẹ sẽ giúp nước Ý chiến thắng dịch bệnh này.
Thiệt hại về nhân mạng của Emilia-Romagna chỉ sau miền Lombardy.
“Xin Đức Mẹ cứu chúng con khỏi dịch bệnh này”. Đức Cha Enrico kêu cầu trước bức ảnh Đức Mẹ đầu đội vương miện, là tác phẩm của nhà điêu khắc Jean Baptiste Boudard. Trên vương miện có hàng chữ “Hostis turetur quia Parmam virgo tuetur”, nghĩa là kẻ thù đang run rẩy vì Đức Trinh Nữ bảo vệ Parma
Bên cạnh Đức Cha Enrico là ông Alessandro Tassi Carboni, chủ tịch hội đồng thành phố và thị trưởng Federico Pizzarotti.
Đức Thánh Cha dâng lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi
Lúc 7 sáng thứ Sáu 3 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh coronavirus bao gồm thất nghiệp, bần cùng và đói khát. Ngài cầu nguyện cho tất cả những người đang quảng đại giúp đỡ trong ngày hôm nay, nhưng cũng nghĩ đến tương lai.
Mở đầu thánh lễ thứ Sáu tuần Thứ Năm Mùa Chay, thường được gọi là Thứ Sáu Kính Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho tất cả những người đang quảng đại giúp đỡ giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh ngày hôm nay, đồng thời họ cũng nghĩ đến tương lai, để giúp tất cả chúng ta. Hôm nay, sẽ thật là tốt khi chúng ta nghĩ về những nỗi buồn của Đức Mẹ và cảm ơn Đức Maria vì đã chấp nhận làm Mẹ.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Lòng sùng kính của các Kitô hữu theo dòng thời gian đã thu thập những nỗi buồn của Đức Mẹ thành “Bảy sự sầu bi”.
Đầu tiên, là chỉ sau 40 ngày sau khi Chúa Giêsu chào đời, Ông Simeon đã nói tiên tri về một thanh kiếm sẽ đâm vào trái tim Mẹ.
Sau đó, là cuộc chạy trốn sang Ai Cập để cứu mạng con khỏi tay vua Hêrôđê.
Nỗi buồn thứ ba là Chúa Giêsu ở lại trong Đền thờ, mà Đức Mẹ tìm kiếm Người ba ngày. Khi Đức Mẹ đem Con đi lễ đền thờ thành Giêrusalem, mà khi về lạc mất Con, thì Đức Mẹ những thức thâu đêm than thở khóc lóc, và lo buồn đau đớn.
Kế tiếp là khi Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu đang vác cây Thánh giá lên núi Calvariô. Chúa ngã xuống đất nhiều lần, mà quân dữ đạp dậy, giục đi cho chóng
Nỗi buồn thứ năm, khi Đức Mẹ thấy Con treo trên cây Thánh giá phán ra bảy lời, như trối trăn cùng Mẹ, đoạn thì gục đầu xuống từ giã Đức Mẹ mà sinh thì.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng trong nỗi buồn thứ sáu và thứ bảy, Đức Maria tiếp tục đồng hành cùng Chúa Giêsu khi được đưa xuống khỏi Thập giá và sau đó được táng xác trong mồ.
Thật là tốt cho chúng ta, nếu vào cuối mỗi buổi tối, sau khi đọc kinh Truyền Tin, chúng ta nhớ đến bảy nỗi buồn này như một sự tưởng nhớ đến Mẹ của Giáo hội, là đấng, với rất nhiều nỗi đau, đã sinh ra tất cả chúng ta.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Đức Mẹ không bao giờ yêu cầu bất cứ điều gì cho riêng mình. Mẹ chỉ đồng ý làm mẹ. Mẹ đi cùng với Chúa Giêsu như một môn đệ, vì Tin Mừng cho thấy Mẹ đi theo Chúa Giêsu: cùng với những người bạn, những người phụ nữ ngoan đạo, Mẹ đã theo Chúa Giêsu, Mẹ lắng nghe Chúa Giêsu.
Trước tình cảnh đáng sợ trên khắp thế giới vì dịch bệnh coronavirus, Đức Thánh Cha đã mời gọi chúng ta tôn vinh Đức Mẹ và nói với lòng tín thác rằng ‘Đây là Mẹ con’, vì Mẹ là một người mẹ. Và tước hiệu này Mẹ nhận được từ Chúa Giêsu, ngay dưới chân Thánh giá, nghĩa là ngay trong thời khắc kinh hoàng và đau đớn nhất.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: Đức Mẹ không muốn lấy đi bất kỳ danh hiệu nào từ Chúa Giêsu. Mẹ đã nhận được ân sủng trở thành Mẹ của Ngài và nghĩa vụ đồng hành với chúng ta như một người mẹ, Mẹ là mẹ của chúng ta. Mẹ không yêu cầu mình trở thành đấng đồng công chuộc tội hay đồng cứu độ: không. Đấng Cứu Độ là duy nhất.
Source:Vatican NewsPope prays for those helping to solve problems caused by Covid-19
Trong ngày Toàn Quốc Thống Hối này, các Giám Mục kêu gọi anh chị em ăn chay, thống hối và cầu nguyện xin cho đại dịch sớm chấm dứt.
Tại Ý, cũng có truyền thống cử hành Thứ Sáu kính Đức Mẹ Sầu Bi. Trong đoạn video này quý vị và anh chị em có thể thấy Đức Cha Enrico Solmi, Giám Mục Parma đang cầu nguyện vào lúc 12 giờ trưa ngày thứ Sáu 3 tháng Tư, trước bức tượng Đức Mẹ được đặt ở mặt tiền của tòa thị chính Parma. Thành phố Parma, cách Rôma 458km về phía Tây Bắc, là một thành phố miền Emilia-Romagna. Kế bên bức tượng Đức Mẹ có đặt vài cành ô liu và hoa hồng trắng tượng trưng cho niềm tin rằng Đức Mẹ sẽ giúp nước Ý chiến thắng dịch bệnh này.
Thiệt hại về nhân mạng của Emilia-Romagna chỉ sau miền Lombardy.
“Xin Đức Mẹ cứu chúng con khỏi dịch bệnh này”. Đức Cha Enrico kêu cầu trước bức ảnh Đức Mẹ đầu đội vương miện, là tác phẩm của nhà điêu khắc Jean Baptiste Boudard. Trên vương miện có hàng chữ “Hostis turetur quia Parmam virgo tuetur”, nghĩa là kẻ thù đang run rẩy vì Đức Trinh Nữ bảo vệ Parma
Bên cạnh Đức Cha Enrico là ông Alessandro Tassi Carboni, chủ tịch hội đồng thành phố và thị trưởng Federico Pizzarotti.
Đức Thánh Cha dâng lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi
Lúc 7 sáng thứ Sáu 3 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh coronavirus bao gồm thất nghiệp, bần cùng và đói khát. Ngài cầu nguyện cho tất cả những người đang quảng đại giúp đỡ trong ngày hôm nay, nhưng cũng nghĩ đến tương lai.
Mở đầu thánh lễ thứ Sáu tuần Thứ Năm Mùa Chay, thường được gọi là Thứ Sáu Kính Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho tất cả những người đang quảng đại giúp đỡ giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh ngày hôm nay, đồng thời họ cũng nghĩ đến tương lai, để giúp tất cả chúng ta. Hôm nay, sẽ thật là tốt khi chúng ta nghĩ về những nỗi buồn của Đức Mẹ và cảm ơn Đức Maria vì đã chấp nhận làm Mẹ.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Lòng sùng kính của các Kitô hữu theo dòng thời gian đã thu thập những nỗi buồn của Đức Mẹ thành “Bảy sự sầu bi”.
Đầu tiên, là chỉ sau 40 ngày sau khi Chúa Giêsu chào đời, Ông Simeon đã nói tiên tri về một thanh kiếm sẽ đâm vào trái tim Mẹ.
Sau đó, là cuộc chạy trốn sang Ai Cập để cứu mạng con khỏi tay vua Hêrôđê.
Nỗi buồn thứ ba là Chúa Giêsu ở lại trong Đền thờ, mà Đức Mẹ tìm kiếm Người ba ngày. Khi Đức Mẹ đem Con đi lễ đền thờ thành Giêrusalem, mà khi về lạc mất Con, thì Đức Mẹ những thức thâu đêm than thở khóc lóc, và lo buồn đau đớn.
Kế tiếp là khi Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu đang vác cây Thánh giá lên núi Calvariô. Chúa ngã xuống đất nhiều lần, mà quân dữ đạp dậy, giục đi cho chóng
Nỗi buồn thứ năm, khi Đức Mẹ thấy Con treo trên cây Thánh giá phán ra bảy lời, như trối trăn cùng Mẹ, đoạn thì gục đầu xuống từ giã Đức Mẹ mà sinh thì.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng trong nỗi buồn thứ sáu và thứ bảy, Đức Maria tiếp tục đồng hành cùng Chúa Giêsu khi được đưa xuống khỏi Thập giá và sau đó được táng xác trong mồ.
Thật là tốt cho chúng ta, nếu vào cuối mỗi buổi tối, sau khi đọc kinh Truyền Tin, chúng ta nhớ đến bảy nỗi buồn này như một sự tưởng nhớ đến Mẹ của Giáo hội, là đấng, với rất nhiều nỗi đau, đã sinh ra tất cả chúng ta.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Đức Mẹ không bao giờ yêu cầu bất cứ điều gì cho riêng mình. Mẹ chỉ đồng ý làm mẹ. Mẹ đi cùng với Chúa Giêsu như một môn đệ, vì Tin Mừng cho thấy Mẹ đi theo Chúa Giêsu: cùng với những người bạn, những người phụ nữ ngoan đạo, Mẹ đã theo Chúa Giêsu, Mẹ lắng nghe Chúa Giêsu.
Trước tình cảnh đáng sợ trên khắp thế giới vì dịch bệnh coronavirus, Đức Thánh Cha đã mời gọi chúng ta tôn vinh Đức Mẹ và nói với lòng tín thác rằng ‘Đây là Mẹ con’, vì Mẹ là một người mẹ. Và tước hiệu này Mẹ nhận được từ Chúa Giêsu, ngay dưới chân Thánh giá, nghĩa là ngay trong thời khắc kinh hoàng và đau đớn nhất.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: Đức Mẹ không muốn lấy đi bất kỳ danh hiệu nào từ Chúa Giêsu. Mẹ đã nhận được ân sủng trở thành Mẹ của Ngài và nghĩa vụ đồng hành với chúng ta như một người mẹ, Mẹ là mẹ của chúng ta. Mẹ không yêu cầu mình trở thành đấng đồng công chuộc tội hay đồng cứu độ: không. Đấng Cứu Độ là duy nhất.
Source:Vatican News
Hồng Y Miến Điện: Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, và bồi thường tổn thất kinh hoàng trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 03/04/2020
Nhân danh những người nghèo và đau khổ vì coronavirus, Đức Hồng Y lãnh đạo Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu nói: Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trước thế giới và phải bồi thường các tổn thất trên toàn cầu. Cộng sản Trung Quốc là hiểm họa và tai ương của thế giới.
Tính đến chiều thứ Sáu 3 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 53,190 người, trong số 1 triệu 15 ngàn 466 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 5,945 người chết và thêm 79,509 người nhiễm coronavirus.
Theo Đức Hồng Y Charles Bo của Miến Điện, chỉ đưa tin về số người chết và số người nhiễm bệnh thôi thì chưa trung thực. Người ta phải nói to lên cho thế giới thấy biết bao nhiêu người trên thế giới này đang phải lâm vào cảnh thất nghiệp, và nghèo đói. Theo báo cáo của Bộ Gia Đình và Dịch Vụ Xã Hội Úc Đại Lợi, trong tổng số 25.4 triệu dân Úc, chỉ trong 3 tuần cuối cùng của thánh Ba, đã có 1.2 triệu công ăn việc làm bị mất phải xin trợ cấp thất nghiệp. Tại Úc, nơi tình hình chưa đến mức nghiêm trọng như các nước khác, mà đã có cả triệu người thất nghiệp như thế, thì tính chung trên toàn thế giới, chắc chắn hàng trăm triệu người phải thất nghiệp. Chính vì thế, thay mặt cho những người bất ngờ phải lâm vào cảnh khốn cùng, Đức Hồng Y Charles Bo kêu gọi bọn cầm quyền Trung Quốc phải xin lỗi thế giới và phải bồi thường thiệt hại.
Đó là tin chính chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 6,075 người, trong số 245,066 trường hợp nhiễm coronavirus. Ngày 1 tháng Tư vừa qua được kể là ngày tang tóc tại Mỹ với 1,049 người thiệt mạng. Trong 24 giờ qua, số các trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ chỉ giảm đi một chút là 968 trường hợp. New York là nơi chịu thiệt hại nặng nhất. Tình trạng kinh hoàng của dịch bệnh đã đưa ra ánh sáng nhiều tấm lòng vàng như trường hợp của ông Luca Di Pietro, chủ nhân của nhà hàng Taralluci e Vino. Ông làm các món ngon nhất trong cửa hàng của mình mang đến cho các nhân viên y tế đang trong tuyến đầu chống dịch. Các bác sĩ và y tá nói nhờ nghĩa cử cao đẹp của ông, họ tiết kiệm được nhiều thời gian và cứu được nhiều người hơn.
Trước con số tử vong kinh hoàng tại Hoa Kỳ. Sàn chứng khoán đã giao động mạnh đến 4% từ chiều ngày 1 tháng Tư sau cái chết của 1,049 người trong một ngày.
Như chúng tôi đã tường trình với quý vị và anh chị em, virus Tầu độc địa này đã lây lan ra cả một chiến hạm đang đậu trên biển Thái Bình Dương. Hải quân Hoa Kỳ đã phải di tản hàng ngàn thủy thủ khỏi hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Theodore Roosevelt ở đảo Guam sau khi Đại Tá Brett Crozier, hạm trưởng chiến hạm, cảnh báo một đợt bùng phát coronavirus đang đe dọa mạng sống của phi hành đoàn.
Trong một diễn biến mới nhất, trong một cuộc họp báo vào chiều thứ Năm mùng 2 tháng Tư, Quyền Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Thomas Modly đã thông báo rằng ông đã cách chức hạm trưởng của Đại Tá Brett Crozier, 50 tuổi. Lý do được đưa ra là viên Đại Tá này đã không dùng các phương tiện chính thống của quân đội, khiến cho lá thư cầu cứu bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông, “tạo ấn tượng Hải Quân Hoa Kỳ đã không đáp ứng các vấn nạn của ông. Nó gây ra cảm tưởng Hải Quân đã ngừng hoạt động; chính quyền này đã ngừng hoạt động. Điều đó không đúng.”
Tử vong tại Ý đã lên đến 13,915 người, trong số 115,242 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 760 người chết trong 24 giờ qua, và 4,668 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận. Để giảm thiểu các trường hợp lây nhiễm hiệp hội các nhà thuốc tây Ý Federfarma đã có sáng kiến ký hợp đồng với công ty phát hàng nhanh Defendini. Khách hàng không cần đến các nhà thuốc tây, chỉ cần gọi điện thoại, hay mua hàng trên mạng, các dược sĩ sẽ đóng gói và Defendini mang đến tận nhà cho khách hàng, hoàn toàn miễn phí.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em sắp xem thấy đây rất là đau buồn. Tại thành phố Tretace trong tỉnh Novara, cách Turin 90km về phía Đông Bắc số người chết lên cao quá. Do đó, thị trưởng Federico Binatti có sáng kiến tổ chức một đội quân danh dự từ các lực lượng cảnh sát trong thành phố. Các quan tài được chở bằng xe nhà binh đến Toà Thị Chính và được để nguyên trên xe. Sau các lễ nghi quân cách, các linh mục đến từ 2 giáo xứ, một tu viện và đền thánh Đức Mẹ Đầy Ân Phúc Madonna delle Grazie cầu nguyện cho họ trước khi chở đi hỏa táng.
Các xe nhà binh vẫn đang tiếp tục nối đuôi nhau đến Toà Thị Chính này.
Câu chuyện của người phụ nữ này thật bi thảm. Bà Nataly Sifri, 76 tuổi, là người Israel. Bà đã cùng chồng lên tàu du lịch Costa Luminosa, đến cảng Savona của Ý vào ngày 20 tháng 3 với hàng chục hành khách nhiễm coronavirus. Chồng bà, chẳng may, chết vì các biến chứng do sưng phổi vì coronavirus. Nataly, có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus, sau đó được chuyển đến một bệnh viện ở Torino.
Vào ngày 1 tháng Tư vừa qua, sau khi thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, bà đã được xuất viện. Chính phủ Israel đã tổ chức một chuyến bay đặc biệt để đưa bà về nhà. Bà được một đội từ Hội Chữ thập đỏ Torino đi cùng đến sân bay. Cảm động, bà Nataly kể cho những người đi cùng câu chuyện thê thảm của mình, cảm ơn đất nước Italia vì lòng quảng đại và sự giúp đỡ mà bà nhận được. “Đó là một kinh nghiệm cảm động trong đời tôi. Trong bệnh viện, họ đã cho tôi mọi thứ tôi cần. Tôi cảm ơn những người cứu mạng tôi. Tôi muốn cảm ơn các bạn vì công việc tuyệt vời và lòng quảng đại của các bạn”.
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 10,348 người, trong số 112,065 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 961 người, là con số người thiệt mạng lớn nhất Tây Ban Nha phải chứng kiến từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay.
Quý vị và anh chị em hãy nhìn kỹ những chiếc quan tài này. Theo tờ El Pais, đó cũng là một cuộc đụng độ khác giữa thủ tướng Pedro Sánchez và người Công Giáo ở quốc gia này. Những chiếc quan tài giống y như nhau này là do chính phủ của ông Sánchez tặng cho những người không may chết vì coronavirus. 79.8% người dân Tây Ban Nha là người Công Giáo. Người Công Giáo đề nghị ông làm hai loại quan tài. Trên quan tài của các Kitô hữu thì có thêm cây thánh giá. Sánchez bác bỏ ý kiến này, ông nói nhà nước của ông là thế tục, ai muốn gắn thêm thánh giá thì mang về nhà mà gắn. Ông ta cũng làm hai loại quan tài. Quan tài dành cho nữ giới và nam giới. Nữ giới thì có thêm một miếng ván ở trên nóc quan tài, như chiếc hòm đang được đẩy ra chiếc xe tang.
Tử vong tại Đức đã lên đến 1,107 người, trong số 84,794 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 176 người, là con số tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay.
Tử vong tại Pháp đã bất ngờ tăng vọt. Chỉ trong ngày 2 tháng Tư, đã có 1,355 người chết, tức là tăng gần 3 lần so với một ngày trước đó. Thật vậy, số tử vong 3 ngày trước đó chỉ có 418; 499; và 509. Đến nay, số tử vong tại Pháp đã lên đến 5,387 người, trong số 59,105 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Anh đã lên đến 2,921 người, trong số 33,718 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ của ngày 2 tháng Tư, số trường hợp tử vong tại Anh là 569 người, là con số tử vong trong một ngày cao nhất cho đến nay.
Trước con số tử vong và nhiễm bệnh càng lúc càng cao, ít người Anh dám ra khỏi nhà. Những hình ảnh này do giáo xứ Thánh Tudno thu được ngày 1 tháng Tư. Những con dê, giống Kashmir, như bị thu hút bởi sự vắng mặt của cuộc sống trên đường phố. Có lẽ chúng tò mò, tự hỏi chuyện gì đang xảy ra lên tràn ra từ các khu rừng chung quanh và bò vào khu vườn của nhà xứ. Người dân địa phương thân thiện chào đón chúng từ cửa sổ nhà mình.
Thêm một trường hợp nhiễm coronavirus ở Vatican
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm mùng 2 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết đã có thêm một nhân viên Tòa Thánh thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Ông Bruni lưu ý rằng nhân viên này đã bị cách ly từ giữa tháng 3, sau khi vợ ông nhiễm coronavirus tại một bệnh viện ở Ý nơi bà làm việc.
Trường hợp mới này đưa tổng số người nhiễm coronavirus tại Vatican lên 7 người.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh minh xác rằng tại thời điểm này, các cơ quan và ban ngành khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican chỉ tiếp tục các hoạt động thiết yếu, bắt buộc và không thể tránh khỏi, trong khi áp dụng chặt chẽ, ở mức độ tối đa có thể, các biện pháp thích hợp đã được truyền đạt, bao gồm các tiêu chuẩn như làm việc từ xa và tái sắp xếp, để bảo vệ sức khỏe của các nhân viên.
Đức Hồng Y lãnh đạo Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu tố cáo Trung Quốc là thủ phạm gây ra coronavirus, và đòi bồi thường cho thế giới
“Chế độ của đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trước thế giới đối với đại dịch coronavirus. Những gì chế độ này đã làm đã và đang hủy hoại sự sống trên toàn thế giới và người dân Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên của coronavirus, như họ từng là nạn nhân đầu tiên của cái chế độ tàn bạo này”.
Đây là lời buộc tội thẳng thắn, trực tiếp và mạnh mẽ mà Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, nhà lãnh đạo của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đưa ra trong một tuyên bố công khai được công bố lúc 10:18 phút tối mùng 2 tháng Tư trên trang web của tổng giáo phận. Đây là lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch coronavirus, bắt nguồn từ Vũ Hán, một nhân vật cao cấp trong Giáo Hội đã công khai chỉ thẳng vào mặt chế độ cộng sản Trung Quốc, buộc họ phải chịu trách nhiệm về sinh mạng và kinh tế mà đại dịch này đang gây ra trên toàn thế giới.
Đức Hồng Y Charles Bo nhắc cho mọi người nhớ rằng chế độ cộng sản đặt vào tay Tập Cận Bình quá nhiều quyền hành đã bịt miệng các bác sĩ, các nhà báo và những trí thức khác, là những người đã gióng lên hồi chuông báo động vào tháng 12. Bọn cầm quyền đã để virus lây lan rộng khắp đến ngày 23 tháng Giêng mới cô lập Vũ Hán và Hồ Bắc. Trích dẫn một báo cáo của trường Đại Học Southampton, Đức Hồng Y nói rằng “nếu Trung Quốc đã hành động một cách có trách nhiệm một tuần trước đó thôi thì số người nhiễm virus sẽ thấp hơn 66%, nếu hai tuần sớm hơn số người nhiễm virus sẽ thấp hơn 86%, và ba tuần trước đó, thì giảm được đến 95%”
“Nhân danh những người phải đau khổ trực tiếp và gián tiếp bởi đại dịch này tôi yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc xin lỗi và bồi thường vì sự hủy diệt mà họ gây ra”.
Đức Hồng Y cũng vạch trần “tội khinh suất và đàn áp” của chế độ cộng sản Trung Quốc, bách hại tự do tôn giáo, phá hủy hàng ngàn nhà thờ, giam cầm những người Hồi giáo trong các trại lao động cưỡng bức, buôn bán nội tạng các tù nhân lương tâm, đàn áp các quyền tự do của các luật sư, các nhà bất đồng chính kiến, và giới trí thức.
Theo Đức Hồng Y, đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng trở thành “mối đe dọa cho toàn thế giới”.
Suy tư của Đức Hồng Y bắt đầu bằng cách nhắc nhớ những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 27 tháng Ba, khi ngài nói “tất cả chúng ta đều trên cùng một chiếc thuyền” và Đức Hồng Y kết luận rằng vì thiện ích chung của nhân loại, chúng ta không nên sợ hãi chế độ này. Kitô hữu tin rằng, theo lời của Tông Đồ Phaolô, sự thật sẽ giải phóng anh em. Sự thật và tự do và là hai trụ cột song hành mà trên đó tất cả các quốc gia của chúng ta có thể xây dựng nền tảng của mình vững chắc và mạnh mẽ hơn.
Tính đến chiều thứ Sáu 3 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 53,190 người, trong số 1 triệu 15 ngàn 466 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 5,945 người chết và thêm 79,509 người nhiễm coronavirus.
Theo Đức Hồng Y Charles Bo của Miến Điện, chỉ đưa tin về số người chết và số người nhiễm bệnh thôi thì chưa trung thực. Người ta phải nói to lên cho thế giới thấy biết bao nhiêu người trên thế giới này đang phải lâm vào cảnh thất nghiệp, và nghèo đói. Theo báo cáo của Bộ Gia Đình và Dịch Vụ Xã Hội Úc Đại Lợi, trong tổng số 25.4 triệu dân Úc, chỉ trong 3 tuần cuối cùng của thánh Ba, đã có 1.2 triệu công ăn việc làm bị mất phải xin trợ cấp thất nghiệp. Tại Úc, nơi tình hình chưa đến mức nghiêm trọng như các nước khác, mà đã có cả triệu người thất nghiệp như thế, thì tính chung trên toàn thế giới, chắc chắn hàng trăm triệu người phải thất nghiệp. Chính vì thế, thay mặt cho những người bất ngờ phải lâm vào cảnh khốn cùng, Đức Hồng Y Charles Bo kêu gọi bọn cầm quyền Trung Quốc phải xin lỗi thế giới và phải bồi thường thiệt hại.
Đó là tin chính chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 6,075 người, trong số 245,066 trường hợp nhiễm coronavirus. Ngày 1 tháng Tư vừa qua được kể là ngày tang tóc tại Mỹ với 1,049 người thiệt mạng. Trong 24 giờ qua, số các trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ chỉ giảm đi một chút là 968 trường hợp. New York là nơi chịu thiệt hại nặng nhất. Tình trạng kinh hoàng của dịch bệnh đã đưa ra ánh sáng nhiều tấm lòng vàng như trường hợp của ông Luca Di Pietro, chủ nhân của nhà hàng Taralluci e Vino. Ông làm các món ngon nhất trong cửa hàng của mình mang đến cho các nhân viên y tế đang trong tuyến đầu chống dịch. Các bác sĩ và y tá nói nhờ nghĩa cử cao đẹp của ông, họ tiết kiệm được nhiều thời gian và cứu được nhiều người hơn.
Trước con số tử vong kinh hoàng tại Hoa Kỳ. Sàn chứng khoán đã giao động mạnh đến 4% từ chiều ngày 1 tháng Tư sau cái chết của 1,049 người trong một ngày.
Như chúng tôi đã tường trình với quý vị và anh chị em, virus Tầu độc địa này đã lây lan ra cả một chiến hạm đang đậu trên biển Thái Bình Dương. Hải quân Hoa Kỳ đã phải di tản hàng ngàn thủy thủ khỏi hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Theodore Roosevelt ở đảo Guam sau khi Đại Tá Brett Crozier, hạm trưởng chiến hạm, cảnh báo một đợt bùng phát coronavirus đang đe dọa mạng sống của phi hành đoàn.
Trong một diễn biến mới nhất, trong một cuộc họp báo vào chiều thứ Năm mùng 2 tháng Tư, Quyền Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Thomas Modly đã thông báo rằng ông đã cách chức hạm trưởng của Đại Tá Brett Crozier, 50 tuổi. Lý do được đưa ra là viên Đại Tá này đã không dùng các phương tiện chính thống của quân đội, khiến cho lá thư cầu cứu bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông, “tạo ấn tượng Hải Quân Hoa Kỳ đã không đáp ứng các vấn nạn của ông. Nó gây ra cảm tưởng Hải Quân đã ngừng hoạt động; chính quyền này đã ngừng hoạt động. Điều đó không đúng.”
Tử vong tại Ý đã lên đến 13,915 người, trong số 115,242 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 760 người chết trong 24 giờ qua, và 4,668 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận. Để giảm thiểu các trường hợp lây nhiễm hiệp hội các nhà thuốc tây Ý Federfarma đã có sáng kiến ký hợp đồng với công ty phát hàng nhanh Defendini. Khách hàng không cần đến các nhà thuốc tây, chỉ cần gọi điện thoại, hay mua hàng trên mạng, các dược sĩ sẽ đóng gói và Defendini mang đến tận nhà cho khách hàng, hoàn toàn miễn phí.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em sắp xem thấy đây rất là đau buồn. Tại thành phố Tretace trong tỉnh Novara, cách Turin 90km về phía Đông Bắc số người chết lên cao quá. Do đó, thị trưởng Federico Binatti có sáng kiến tổ chức một đội quân danh dự từ các lực lượng cảnh sát trong thành phố. Các quan tài được chở bằng xe nhà binh đến Toà Thị Chính và được để nguyên trên xe. Sau các lễ nghi quân cách, các linh mục đến từ 2 giáo xứ, một tu viện và đền thánh Đức Mẹ Đầy Ân Phúc Madonna delle Grazie cầu nguyện cho họ trước khi chở đi hỏa táng.
Các xe nhà binh vẫn đang tiếp tục nối đuôi nhau đến Toà Thị Chính này.
Câu chuyện của người phụ nữ này thật bi thảm. Bà Nataly Sifri, 76 tuổi, là người Israel. Bà đã cùng chồng lên tàu du lịch Costa Luminosa, đến cảng Savona của Ý vào ngày 20 tháng 3 với hàng chục hành khách nhiễm coronavirus. Chồng bà, chẳng may, chết vì các biến chứng do sưng phổi vì coronavirus. Nataly, có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus, sau đó được chuyển đến một bệnh viện ở Torino.
Vào ngày 1 tháng Tư vừa qua, sau khi thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, bà đã được xuất viện. Chính phủ Israel đã tổ chức một chuyến bay đặc biệt để đưa bà về nhà. Bà được một đội từ Hội Chữ thập đỏ Torino đi cùng đến sân bay. Cảm động, bà Nataly kể cho những người đi cùng câu chuyện thê thảm của mình, cảm ơn đất nước Italia vì lòng quảng đại và sự giúp đỡ mà bà nhận được. “Đó là một kinh nghiệm cảm động trong đời tôi. Trong bệnh viện, họ đã cho tôi mọi thứ tôi cần. Tôi cảm ơn những người cứu mạng tôi. Tôi muốn cảm ơn các bạn vì công việc tuyệt vời và lòng quảng đại của các bạn”.
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 10,348 người, trong số 112,065 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 961 người, là con số người thiệt mạng lớn nhất Tây Ban Nha phải chứng kiến từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay.
Quý vị và anh chị em hãy nhìn kỹ những chiếc quan tài này. Theo tờ El Pais, đó cũng là một cuộc đụng độ khác giữa thủ tướng Pedro Sánchez và người Công Giáo ở quốc gia này. Những chiếc quan tài giống y như nhau này là do chính phủ của ông Sánchez tặng cho những người không may chết vì coronavirus. 79.8% người dân Tây Ban Nha là người Công Giáo. Người Công Giáo đề nghị ông làm hai loại quan tài. Trên quan tài của các Kitô hữu thì có thêm cây thánh giá. Sánchez bác bỏ ý kiến này, ông nói nhà nước của ông là thế tục, ai muốn gắn thêm thánh giá thì mang về nhà mà gắn. Ông ta cũng làm hai loại quan tài. Quan tài dành cho nữ giới và nam giới. Nữ giới thì có thêm một miếng ván ở trên nóc quan tài, như chiếc hòm đang được đẩy ra chiếc xe tang.
Tử vong tại Đức đã lên đến 1,107 người, trong số 84,794 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 176 người, là con số tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay.
Tử vong tại Pháp đã bất ngờ tăng vọt. Chỉ trong ngày 2 tháng Tư, đã có 1,355 người chết, tức là tăng gần 3 lần so với một ngày trước đó. Thật vậy, số tử vong 3 ngày trước đó chỉ có 418; 499; và 509. Đến nay, số tử vong tại Pháp đã lên đến 5,387 người, trong số 59,105 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Anh đã lên đến 2,921 người, trong số 33,718 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ của ngày 2 tháng Tư, số trường hợp tử vong tại Anh là 569 người, là con số tử vong trong một ngày cao nhất cho đến nay.
Trước con số tử vong và nhiễm bệnh càng lúc càng cao, ít người Anh dám ra khỏi nhà. Những hình ảnh này do giáo xứ Thánh Tudno thu được ngày 1 tháng Tư. Những con dê, giống Kashmir, như bị thu hút bởi sự vắng mặt của cuộc sống trên đường phố. Có lẽ chúng tò mò, tự hỏi chuyện gì đang xảy ra lên tràn ra từ các khu rừng chung quanh và bò vào khu vườn của nhà xứ. Người dân địa phương thân thiện chào đón chúng từ cửa sổ nhà mình.
Thêm một trường hợp nhiễm coronavirus ở Vatican
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm mùng 2 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết đã có thêm một nhân viên Tòa Thánh thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Ông Bruni lưu ý rằng nhân viên này đã bị cách ly từ giữa tháng 3, sau khi vợ ông nhiễm coronavirus tại một bệnh viện ở Ý nơi bà làm việc.
Trường hợp mới này đưa tổng số người nhiễm coronavirus tại Vatican lên 7 người.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh minh xác rằng tại thời điểm này, các cơ quan và ban ngành khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican chỉ tiếp tục các hoạt động thiết yếu, bắt buộc và không thể tránh khỏi, trong khi áp dụng chặt chẽ, ở mức độ tối đa có thể, các biện pháp thích hợp đã được truyền đạt, bao gồm các tiêu chuẩn như làm việc từ xa và tái sắp xếp, để bảo vệ sức khỏe của các nhân viên.
Đức Hồng Y lãnh đạo Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu tố cáo Trung Quốc là thủ phạm gây ra coronavirus, và đòi bồi thường cho thế giới
“Chế độ của đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trước thế giới đối với đại dịch coronavirus. Những gì chế độ này đã làm đã và đang hủy hoại sự sống trên toàn thế giới và người dân Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên của coronavirus, như họ từng là nạn nhân đầu tiên của cái chế độ tàn bạo này”.
Đây là lời buộc tội thẳng thắn, trực tiếp và mạnh mẽ mà Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, nhà lãnh đạo của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đưa ra trong một tuyên bố công khai được công bố lúc 10:18 phút tối mùng 2 tháng Tư trên trang web của tổng giáo phận. Đây là lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch coronavirus, bắt nguồn từ Vũ Hán, một nhân vật cao cấp trong Giáo Hội đã công khai chỉ thẳng vào mặt chế độ cộng sản Trung Quốc, buộc họ phải chịu trách nhiệm về sinh mạng và kinh tế mà đại dịch này đang gây ra trên toàn thế giới.
Đức Hồng Y Charles Bo nhắc cho mọi người nhớ rằng chế độ cộng sản đặt vào tay Tập Cận Bình quá nhiều quyền hành đã bịt miệng các bác sĩ, các nhà báo và những trí thức khác, là những người đã gióng lên hồi chuông báo động vào tháng 12. Bọn cầm quyền đã để virus lây lan rộng khắp đến ngày 23 tháng Giêng mới cô lập Vũ Hán và Hồ Bắc. Trích dẫn một báo cáo của trường Đại Học Southampton, Đức Hồng Y nói rằng “nếu Trung Quốc đã hành động một cách có trách nhiệm một tuần trước đó thôi thì số người nhiễm virus sẽ thấp hơn 66%, nếu hai tuần sớm hơn số người nhiễm virus sẽ thấp hơn 86%, và ba tuần trước đó, thì giảm được đến 95%”
“Nhân danh những người phải đau khổ trực tiếp và gián tiếp bởi đại dịch này tôi yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc xin lỗi và bồi thường vì sự hủy diệt mà họ gây ra”.
Đức Hồng Y cũng vạch trần “tội khinh suất và đàn áp” của chế độ cộng sản Trung Quốc, bách hại tự do tôn giáo, phá hủy hàng ngàn nhà thờ, giam cầm những người Hồi giáo trong các trại lao động cưỡng bức, buôn bán nội tạng các tù nhân lương tâm, đàn áp các quyền tự do của các luật sư, các nhà bất đồng chính kiến, và giới trí thức.
Theo Đức Hồng Y, đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng trở thành “mối đe dọa cho toàn thế giới”.
Suy tư của Đức Hồng Y bắt đầu bằng cách nhắc nhớ những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 27 tháng Ba, khi ngài nói “tất cả chúng ta đều trên cùng một chiếc thuyền” và Đức Hồng Y kết luận rằng vì thiện ích chung của nhân loại, chúng ta không nên sợ hãi chế độ này. Kitô hữu tin rằng, theo lời của Tông Đồ Phaolô, sự thật sẽ giải phóng anh em. Sự thật và tự do và là hai trụ cột song hành mà trên đó tất cả các quốc gia của chúng ta có thể xây dựng nền tảng của mình vững chắc và mạnh mẽ hơn.
Thông điệp của Đức Thánh Cha gởi các gia đình về việc cử hành Tuần Thánh trong hoàn cảnh hiện nay
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:03 03/04/2020
Hôm thứ Sáu 3 tháng Tư, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố một thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi các tín hữu về việc cử hành Tuần Thánh trong hoàn cảnh kinh hoàng của dịch bệnh coronavirus hiện nay. Toàn văn như sau:
Thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến các gia đình Ý và thế giới trong thời đại dịch này, 03.04.2020
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tối hôm nay, tôi có cơ hội bước vào ngôi nhà của anh chị em theo một cách khác lạ. Nếu anh chị em cho phép, tôi muốn có một cuộc trò chuyện với anh chị em trong giây lát, trong thời khắc khó khăn và đau đớn này. Tôi có thể hình dung anh chị em đang ở nhà, và đang trải qua một cuộc sống khác thường để tránh lây lan. Tôi nghĩ đến sự sôi nổi của trẻ em và những người trẻ, nhưng các em lại không thể ra ngoài, không thể đến trường, và không thể sống cuộc sống theo ý mình. Tôi giữ trong trái tim mình, tất cả các gia đình, đặc biệt là những người có thân nhân đau yếu hoặc không may phải qua đời do coronavirus hoặc các nguyên nhân khác. Trong những ngày này, tôi thường nghĩ đến những người cô đơn; và những ai đang gặp khó khăn hơn khi phải đối diện với những thời khắc thế này. Trên tất cả, tôi nghĩ đến những người già, những người mà tôi rất thương mến.
Tôi không thể quên những ai đang bị nhiễm coronavirus, những ai đang nằm bệnh viện. Tôi biết sự quảng đại của những ai tự đặt mình trong vòng nguy hiểm để đối phó với đại dịch này hay để bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Có rất nhiều những anh hùng, từng ngày, từng giờ! Tôi cũng nhớ đến rất nhiều người đang gặp khó khăn về tài chính, đang phải lo lắng về công việc và tương lai. Tôi cũng nghĩ đến các tù nhân, là những người mà đau khổ được nhân lên hơn nữa vì nỗi sợ dịch bệnh cho chính mình và cho những người thân yêu của họ; Tôi nghĩ đến những người vô gia cư, những người không có một mái nhà để che chở cho họ.
Đây là một thời khắc khó khăn cho tất cả mọi người. Đối với nhiều người, đây là thời khắc vô cùng khó khăn. Đức Giáo Hoàng biết điều này và, với những lời này, ngài muốn nói với mọi người về sự gần gũi và tình cảm của mình. Chúng ta hãy cố gắng, nếu có thể, để tận dụng tốt nhất thời gian này: chúng ta hãy quảng đại; hãy giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong khu phố của chúng ta; chúng ta hãy tìm kiếm những người cô đơn nhất, có lẽ qua điện thoại hoặc mạng xã hội; chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người đang gặp khó khăn ở Ý và trên thế giới. Dù bị cô lập, nhưng tư tưởng và tinh thần chúng ta có thể đi xa với sự sáng tạo của tình yêu. Đây là những gì chúng ta cần hôm nay: đó là sự sáng tạo của tình yêu. Đây là điều cần thiết cho ngày hôm nay: sự sáng tạo của tình yêu.
Trong một cách thế thực sự rất bất thường, chúng ta sẽ cử hành Tuần Thánh, trong đó diễn tả và tổng hợp sứ điệp Tin Mừng như tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Trong sự im ắng của các thành phố chúng ta, Tin Mừng Phục Sinh sẽ vang lên. Thánh Tông đồ Phaolô nói: “Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” (2 Cr 5:15). Trong Chúa Giêsu phục sinh, sự sống đã chiến thắng sự chết. Niềm tin Phục Sinh nuôi dưỡng hy vọng của chúng ta. Tôi muốn chia sẻ điều ấy với anh chị em tối nay. Đó là hy vọng về một thời gian tốt đẹp hơn, chúng ta có thể khá hơn, và sau cùng là được giải thoát khỏi sự ác và khỏi đại dịch này. Đó là một hy vọng: hy vọng không làm chúng ta thất vọng; nó không phải là ảo vọng, nó là một hy vọng.
Cùng đứng bên nhau, trong tình yêu và sự kiên nhẫn, chúng ta có thể chuẩn bị cho một thời kỳ tốt đẹp hơn, ngay trong những ngày này. Cám ơn anh chị em đã cho phép tôi bước vào mái nhà của anh chị em. Hãy làm một cử chỉ từ ái đối với những người đau khổ, với trẻ em và người già. Xin nói với họ rằng Đức Giáo Hoàng gần gũi và cầu nguyện cho họ, rằng Thiên Chúa sẽ sớm giải thoát tất cả chúng ta khỏi sự dữ. Và xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em có một buổi tối ngon miệng. Mong sớm gặp lại anh chị em!
Source:Holy See Press OfficeVideomessaggio del Santo Padre Francesco alle famiglie italiane e del mondo in questo tempo di pandemia, 03.04.2020
Thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến các gia đình Ý và thế giới trong thời đại dịch này, 03.04.2020
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tối hôm nay, tôi có cơ hội bước vào ngôi nhà của anh chị em theo một cách khác lạ. Nếu anh chị em cho phép, tôi muốn có một cuộc trò chuyện với anh chị em trong giây lát, trong thời khắc khó khăn và đau đớn này. Tôi có thể hình dung anh chị em đang ở nhà, và đang trải qua một cuộc sống khác thường để tránh lây lan. Tôi nghĩ đến sự sôi nổi của trẻ em và những người trẻ, nhưng các em lại không thể ra ngoài, không thể đến trường, và không thể sống cuộc sống theo ý mình. Tôi giữ trong trái tim mình, tất cả các gia đình, đặc biệt là những người có thân nhân đau yếu hoặc không may phải qua đời do coronavirus hoặc các nguyên nhân khác. Trong những ngày này, tôi thường nghĩ đến những người cô đơn; và những ai đang gặp khó khăn hơn khi phải đối diện với những thời khắc thế này. Trên tất cả, tôi nghĩ đến những người già, những người mà tôi rất thương mến.
Tôi không thể quên những ai đang bị nhiễm coronavirus, những ai đang nằm bệnh viện. Tôi biết sự quảng đại của những ai tự đặt mình trong vòng nguy hiểm để đối phó với đại dịch này hay để bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Có rất nhiều những anh hùng, từng ngày, từng giờ! Tôi cũng nhớ đến rất nhiều người đang gặp khó khăn về tài chính, đang phải lo lắng về công việc và tương lai. Tôi cũng nghĩ đến các tù nhân, là những người mà đau khổ được nhân lên hơn nữa vì nỗi sợ dịch bệnh cho chính mình và cho những người thân yêu của họ; Tôi nghĩ đến những người vô gia cư, những người không có một mái nhà để che chở cho họ.
Đây là một thời khắc khó khăn cho tất cả mọi người. Đối với nhiều người, đây là thời khắc vô cùng khó khăn. Đức Giáo Hoàng biết điều này và, với những lời này, ngài muốn nói với mọi người về sự gần gũi và tình cảm của mình. Chúng ta hãy cố gắng, nếu có thể, để tận dụng tốt nhất thời gian này: chúng ta hãy quảng đại; hãy giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong khu phố của chúng ta; chúng ta hãy tìm kiếm những người cô đơn nhất, có lẽ qua điện thoại hoặc mạng xã hội; chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người đang gặp khó khăn ở Ý và trên thế giới. Dù bị cô lập, nhưng tư tưởng và tinh thần chúng ta có thể đi xa với sự sáng tạo của tình yêu. Đây là những gì chúng ta cần hôm nay: đó là sự sáng tạo của tình yêu. Đây là điều cần thiết cho ngày hôm nay: sự sáng tạo của tình yêu.
Trong một cách thế thực sự rất bất thường, chúng ta sẽ cử hành Tuần Thánh, trong đó diễn tả và tổng hợp sứ điệp Tin Mừng như tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Trong sự im ắng của các thành phố chúng ta, Tin Mừng Phục Sinh sẽ vang lên. Thánh Tông đồ Phaolô nói: “Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” (2 Cr 5:15). Trong Chúa Giêsu phục sinh, sự sống đã chiến thắng sự chết. Niềm tin Phục Sinh nuôi dưỡng hy vọng của chúng ta. Tôi muốn chia sẻ điều ấy với anh chị em tối nay. Đó là hy vọng về một thời gian tốt đẹp hơn, chúng ta có thể khá hơn, và sau cùng là được giải thoát khỏi sự ác và khỏi đại dịch này. Đó là một hy vọng: hy vọng không làm chúng ta thất vọng; nó không phải là ảo vọng, nó là một hy vọng.
Cùng đứng bên nhau, trong tình yêu và sự kiên nhẫn, chúng ta có thể chuẩn bị cho một thời kỳ tốt đẹp hơn, ngay trong những ngày này. Cám ơn anh chị em đã cho phép tôi bước vào mái nhà của anh chị em. Hãy làm một cử chỉ từ ái đối với những người đau khổ, với trẻ em và người già. Xin nói với họ rằng Đức Giáo Hoàng gần gũi và cầu nguyện cho họ, rằng Thiên Chúa sẽ sớm giải thoát tất cả chúng ta khỏi sự dữ. Và xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em có một buổi tối ngon miệng. Mong sớm gặp lại anh chị em!
Source:Holy See Press Office