Ngày 03-04-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chôn cất
Lm Vũđình Tường
04:48 03/04/2014
Không phải hễ có chết là có an táng cả đâu. Rất nhiều trường hợp hết đời âm thầm, tàn lụi không an táng. Không ai an táng một tư tưởng ngay cả có thời nó được coi là vĩ đại. Không ai an táng một mối tình đứt quãng giữa đường. Chẳng ai an táng cái chết của một niềm tin, dù là niềm tin vào Đức Kitô.

Ban sự sống lại cho Lazarô Đức Kitô ban nguồn sống mới cho các tông đồ và tăng thêm niềm tin cho những người từng quen biết Lazarô. Chính những người này thắc mắc vào quyền năng Thiên Chúa. Họ hỏi nhau ông Jêsu có thể mở mắt cho người mù mà không thể cứu sống được bạn mình sao. (c,38)

Đức Kitô nhắc cho chị em Maria và Martha biết về quyền năng của Thiên Chúa khi Ngài phán bảo các cô Ngài là Thiên Chúa của sự sống. Mary và Martha tin vào quyền năng của Thiên Chúa vượt lên khỏi sự chết, đau khổ và bệnh tật và các cô, dù không hiểu hay hiểu rất mù mờ vẫn đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô. Tin vào Đức Kitô không đòi hỏi chúng ta hiểu một cách cặn kẽ. Có lẽ điều cốt yếu cần học hỏi để tin nhiều hơn là học biết tình yêu Chúa dành cho con người cao xa, vượt khỏi tầm hiểu biết của ta.

Ban sự sống lại cho Lazarô Đức Kitô mặc khải sức mạnh tình yêu Chúa. Mặc khải sức mạnh tình yêu Chúa chính là làm sáng Danh Chúa. Đức Kitô cho biết sức mạnh tình yêu Chúa lớn hơn sự chết và Danh Chúa cả sáng biểu lộ qua tình thương bao la Ngài dành cho nhân loại. Đức Kitô đánh bại sự chết cho thấy ngay cả ‘thần chết’ cũng phải quy phục Ngài. Chết là chặng đường ta đi qua trước khi bước vào ngưỡng cửa Phục Sinh vinh quang.
Mary và Martha tin vào quyền năng Chúa nhưng vẫn mù mờ thắc mắc tại sao Thiên Chúa chậm chạp trong việc đáp lại lời ta cầu xin. Cả hai cô, dù không bàn với nhau trước nói với Đức Kitô cùng một câu. Nếu Thầy đến sớm thì em con sẽ không chết (c.21, 32)

Thiên Chúa có chương trình riêng của Ngài, không phải chương trình của ta. Khi nào Ngài đáp lời ta cầu xin là do Ngài chọn lựa thời gian, địa điểm. Việc chọn lựa này đặt căn bản trong việc thực hiện í Chúa Cha như Ngài từng phán Ta đến không phải để làm theo í Ta mà là làm theo í của Chúa Cha. Khi nào thỉ đến giờ Ngài thực hiện điều ta xin là quyền của riêng Ngài. Tiệc cưới Cana chứng tỏ điều đó khi Đức trinh nữ xin Ngài giúp gia chủ vì giữa tiệc hết rượu. Ngài đáp: Giờ Ta chưa đến.

Hai chị em Mary and Martha tin tưởng Đức Kitô sẽ cho Lazarô sống lại và ngày đó sẽ xảy ra trong ngày sau hết. Ngày sau hết khi nào chỉ mình Thiên Chúa định đoạt. Chúng ta cũng không quên Thiên Chúa làm chủ sự sống và Ngài làm chủ cả thời gian. Đối với chúng ta có sớm, có muộn vì chúng ta ảnh hưởng bởi thời gian. Thiên Chúa không ảnh hưởng bởi thời gian nên không có sớm, cũng không có muộn, cũng không có tương lai. Đối với Ngài thời gian luôn là hiện tại. Liên kết với Đức Kitô để được luôn sống trong hiện tại và ơn Phục Sinh thuộc về Ngài.

Hành trình đi từ cõi chết đến sự sống là hành trình mỗi người chúng ta đều trải qua. Chết về phần thân xác để sống vinh quang phần tâm linh. Hành trình này gây đau khổ, xót thương như hai chị em Maria và Martha đã trải qua trước khi đón nhận sự sống mới của Lazarô. với đức tin vào Đức Kitô chúng ta tin rằng chết thân xác chỉ là biến đổi từ xác phàm trước khi mặc lấy thân xác vinh hiển. Chết thân xác chỉ là tạm bợ vì tình yêu Chúa cao vời vĩ đại hơn tội lỗi con người.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Chúa khóc thương trước mộ Lazarô
Linh mục Fx Nguyễn hùng Oánh
09:20 03/04/2014
VIỆC BINH THUƠNG HAY KHÁC THƯỜNG

CHÚA KHÓC TRƯỚC MỘ LAGIARO ??

Bài Tin Mừng hôm nay ( Gioan 11,1-45) , Chúa Kytô khóc trước mộ Lagiarô . Phản ứng của chị em Lagiarô thế nào ?

Matta chỉ tin : nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết .

Con biết ngày tận thế, khi kẻ chết sống lại, em con sẽ sống lai .

Maria cũng nói : Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây em con đã không chết .

Rõ ràng hai cô nầy chẳng tin Chúa Kytô có quyền phép cho Lagiarô đã chết, nhất là chết được bốn ngày sống lại .

Theo Matta và Maria , Chúa Kytô có thể làm phép lạ chữa bệnh cho Lagiarô , nhưng khi Lagiarô đã chết rồi, Chúa không thể làm gì cho Lagiarô sống lại được .. Đến lượt tất cả những người có mặt ở đó trả lời câu hỏi như người không tin :” Xin Thầy đến mà xem “. Chúa Kytô khóc vì không ai tin Chúa có thể cho Lagiarô chết bốn ngày sống lại .Đi đến mộ Lagiarô , Chúa dạy dạy : Hãy lăn tảng đá đi. Matta vẫn khăng khăng không tin , cô thưa dứt khoát : Thưa Thầy đã nặng mùi vì bốn ngày rồi.

Theo quan niệm Do thái : chết bốn ngày rồi thì chết hoàn toàn, Họ nghĩ rằng chết ba ngày đầu, hồn vía còn lảng vảng nơi thân xác, qua ngày thứ tư xác bắt đầu xông mùi thối rữa , hốn vía lìa khỏi thân xác tức là chết thật trăm phần trăm.

Họ khóc Lagiarô chết còn Chúa thì khóc họ không tin quyền năng của Chúa .Họ chưa đạt được mức độ Đức tin như Chúa mong muốn : Ta đã chẳng bảo các cô nếu các cô tin thì sẽ thấy vinh quang Chúa sao ? Chúa nói như vậy, nhưng Chúa không đòi họ phải có mức dộ Đức Tin cao mới làm phép lạ . Trái lại, Chúa làm phép lạ để hợ tận mắt thầy quyền năng của Chúa mà tin Chúa được Chúa Cha sai đến :

Chúa gọi :” Lagiarô, hãy ra đây” .

Lagiarô sống lại , đi ra.

Phúc âm thánh Gioan ghi : một số người Do thái đến thăm Maria, khi đã chứng kiến việc Chúa Giêsu làm, họ đã tin vào Người .

Trong bài tường thuật phép lạ nầy, thánh Gioan ghi lại mấy điểm :

- Trước hết Chúa xem Lagiarô chết như một giấc ngủ nên Ngài nói với các môn đệ : Lagairô, bạn chúng ta đang ngủ. Ta đi đánh thức ông đây .

Nói như vậy, Chúa muốn tránh người nghe liên tưởng tới hình phạt nơi sự chết : xem chết là hình phạt bao trùm trên mọi người . Mặt khác, Chúa xem “việc đánh thức nây” tức là cái chết của Lagiarô như một dịp tỏ rõ quyền năng của Chúa, làm sáng danh Chúa tức là tôn vinh Thiên Chúa :

- Ban ơn cho người ta , ở đây là mạc khải : ai tin vào Chúa thì được sống .

- Điều kiện để Chúa ban ơn là nhìn nhận con người của Chúa có quyền ban ơn , và qua ơn Chúa , Chúa giúp ta tin tuyệt đối vào Chúa : Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta dầu có chết cũng sẽ được sống . Và kẻ nào sống mà tin ta, sẽ không chết bao giờ .

- Sự sống lại lệ thuộc vào sự sống, Chúa Kytô là sự sống và là sự sống lại vì Ngài là sự sông . Ngài có sự sống đời đời vì thế Ngài có quyền làm cho người ta sống lại. Ngài là sự sống lại thì ai tin vào Ngài sẽ đươc ơn sống lại. Lời phán trên của Ngài cũng gợi cho ta nghĩ đến cái chết của Ngài và sự phục sinh của Ngài .

Bài Tin Mừng nầy đưa ta tới chân trời mới , thỏa mãn lòng khát vọng của loài người vì ai cũng muốn bất tử trong khi luôn phải đương đầu với cái chết. Cái chết có thể nói nó luôn luôn rình mò con người , nhưng cuối cùng ai cũng phài xuôi tay chào cái chết . Cái chết là định luật chung cho mọi loài . Nhưng đức tin dạy ta biết cái chết không làm ta tiêu tan, quay vể hư vô, vì ngày tận thế loài người, mỗi người sẽ sống lại còn linh hồn ta không chết ,luôn luôn sống trong Chúa` Ai tin vào Chúa Kytô, họ sẽ được Chúa ban cho đời sống vĩnh cửu trong vinh quang, tức là thông phần vào sự phục sinh của Chúa nghĩa là dược sống đời đời hạnh phúc .

Linh mục Fx Nguyễn hùng Oánh
 
Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ có tội
LM Phêrô Nguyễn Văn Hương
09:50 03/04/2014
Chúng ta chỉ thực sự sám hối khi chúng ta nhận ra những yếu đuối và tội lỗi của mình khi đối diện với sự thánh thiện và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Trong mùa Chay, chúng ta suy niệm về tội lỗi và hoán cải.

Tội và hậu quả của nó

Tội là gì? Xin thưa: Tội là sự quay lưng lại với Thiên Chúa và quyết định mọi sự theo ý riêng mình.

Adam và Eve phạm tội khi bất tuân lệnh của Thiên Chúa và chạy theo sự cám dỗ của ma quỷ.

Dân Do Thái đã bỏ đường lối của Thiên Chúa. Họ đã đúc bò rồi phục lạy nó. Họ đã phạm tội với Thiên Chúa khi thờ ngẫu tượng (x. Xh 32,7-14).

Tin Mừng Gioan từ chương 5, đề cập đến sự cứng lòng, mù lòa của các Luật Sỹ và Biệt Phái trước những phép lạ mà Chúa Giêsu làm khi Người mở mắt cho người mù, chữa lành người bại liệt. Nhưng họ vẫn từ chối ân sủng của Thiên Chúa, cố chấp trước sự thật.

Xét cho cùng, tội nguyên tổ và mọi tội trọng đều giống nhau ở chỗ là con người khước từ chương trình của Thiên Chúa và từ chối lòng thương xót của Người.

Thánh Augustinô nói rằng: “Do tội, con người chỉ là con người”. Quả thế, do tội, con người phải chết. Con người đánh mất địa vị là con Thiên Chúa, không được thần hóa và không có sự sống của Thiên Chúa.

Ai trong chúng ta có thể tự mãn là mình không phải là kẻ có tội. Không ai cả. Tội nặng tội nhẹ chúng ta đều phạm. Chúng ta cần sám hối và trở về với Thiên Chúa bằng việc xưng thú các tội của chúng ta. Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta trở về. Người luôn tỏ lòng xót thương chúng ta và muốn giải thoát chúng ta khỏi mọi sự gian tà (x. 1Ga 1,8-9).

Hoán cải

Hoán cải là thay đổi đời sống, là trở về với Thiên Chúa. Nhà thần học Lonergan SJ. nói đến sự hoán cải toàn vẹn trên ba phương diện: hoán cải trí tuệ, hoán cải luân lý và hoán cải tôn giáo.

Hoán cải trí tuệ là thay đổi cách nhìn, suy nghĩ, phán đoán và não trạng của chúng ta để đón nhận và nhận thức chân lý một cách khách quan. Do những thành kiến, suy nghĩ, phán đoán sai lạc, nên chúng ta đã phạm tội và cố chấp trong tội. Chúng ta không nhận ra chân lý mạc khải. Vì thế, cần phải thay đổi trí tuệ chúng ta.

Hoán cải luân lý là thay đổi đời sống, biết làm lành lánh dữ, biết sống theo những giá trị đạo đức và luân lý của Chúa. Chúng ta phạm tội là chúng ta chọn điều xấu. Chúng ta cần thay đổi bằng cách làm điều thiện, làm điều tốt, sống theo các giá trị và những điều có ý nghĩa hơn.

Hoán cải tôn giáo là yêu mến Thiên Chúa với tất cả con người của mình, yêu mến như Kinh Thánh nói: “Hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi” (Mc 12,30).

“Mùa Chay là thời gian hoán cải. Hoán cải không phải là hành vi chỉ làm vào một lúc nào đó hoặc một khoảng thời gian nào đó trong năm, nhưng là một quyết tâm trong suốt cuộc đời” (ĐGH Phanxicô).

Thiên Chúa là Đấng không bao giờ mỏi mệt tha thứ cho chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa đã chiến thắng tội lỗi và ban cho chúng ta sức mạnh để đứng lên và bắt đầu lại. Thiên Chúa luôn cho chúng ta cơ hội để hoán cải. Lòng thương xót đó bao giờ cũng lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta. Đó là hy vọng cho chúng ta khi chúng ta sa ngã.

7 ơn xin để được hoán cải dễ hơn

1. Xin ơn cảm nghiệm tình yêu của Chúa đối với mình trong suốt cuộc đời: sinh làm người, ơn cứu độ, ơn làm con Chúa;

2. Xin cảm nhận sự bất trung của mình trước tình thương của Chúa;

a. Nhận ra tội trọng, tội nhẹ và những thiếu sót bổn phận;
b. Nhận ra sự hỗn độn, vô trật tự trong cuộc sống;
c. Nhận ra những bóng mờ trong lòng mình, những hờ hững, dửng dưng trước tình yêu của Chúa;
3. Xin ơn ăn năn đau đớn vì sự bất trung trước tình thương của Chúa;
4. Ngỡ ngàng, ngạc nhiên vì Chúa vẫn để ta sống và gìn giữ ta sống theo ơn gọi cho đến hôm nay;
5. Xin ơn kinh tởm các tội đã phạm, để quyết tâm không tái phạm;
6. Xin ơn đáp lại tình thương của Chúa bằng việc chỉnh đốn lại đời sống;
7. Xin ơn trở nên người mới, có trái tim mới và tinh thần mới.

Lạy Chúa, con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa... Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, vì con đã phạm tội.
 
Làm người đánh thức
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
12:30 03/04/2014
LÀM NGƯỜI ĐÁNH THỨC

(Chúa Nhật V Mùa Chay A)

“Lazarô, bạn của chúng ta đang ngủ; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy dậy.” (Ga 11,11). Vì không hiểu ngụ ý của Chúa Giêsu, các tông đồ đã phản ứng cách tự nhiên:

Nếu anh ấy đang ngủ thì tự khắc sẽ dậy”. Chúa Giêsu đã từng có lần nói về tình trạng một người đã chết như là đang ngủ, chẳng hạn với cô bé gái con ông Giairô, viên trưởng Hội đường (x.Mc 6,39). Như thế, việc làm cho một ai đó sống lại từ cõi chết được Chúa ví như là đánh thức họ dậy. Và chúng ta cũng có thể loại suy cách nào đó rằng khi đánh thức một ai đó là giúp họ lại được sống hay được sống lại đúng phẩm vị của mình.

1. Những người cần được đánh thức là những người đang ngủ mê:

-Trong những hạnh phúc trần thế chóng qua: Những thiện hảo đời này thật đáng quý nhưng chúng không thể lấp đầy ước vọng của con người. Dù cho đủ đầy những thành công về danh vị hay lợi lộc vật chất thì mọi sự rồi sẽ qua đi khi mà tuổi già chợt đến. Đặc biệt khi cái chết cận kề thì người ta mới nghiệm ra rằng chẳng có thể lấy gì mà mua được sự sống và mạng sống thật đáng quý biết bao. Có thể nói kiếp người là một chuỗi băn khoăn lo lắng mãi cho đến khi nghỉ yên trong lòng đất lạnh. Quá mãi lo lắng băn khoăn chính là một trong những hình thái mê ngủ vậy.

-Trong sự ganh đua hơn thiệt, được mất: Cái được, cái thua, cái mất, cái thắng ở đời này chỉ là tương đối. Rất nhiều khi tưởng rằng thắng mà hoá thua, nghĩ rằng được mà lại mất. Nhiều vận động viên thể dục, thể thao trong các cuộc thi tài đã nghiệm thấy việc chiến thắng bản thân mới là điều quan trọng nhất. Và sự thật này thường được đón nhận khi người ta chiến bại hơn là chiến thắng.

2. Cùng với Đức Kitô, xin làm người đánh thức tha nhân: Khi đánh thức Lazarô. chàng thanh niên con một bà goá thành Naim hay em bé gái con ông Giairô chỗi dậy từ cõi chết thì Chúa Kitô đã hàm ý nhắc nhở người đương thời và con người mọi thời rằng sẽ chẳng một ai thoát được cái chết. Sự chết là một hiện tượng tất yếu của mọi loài xét như là sinh vật. Đã có sinh, thời có tử. Cái chết là một sự thật mà con người, sinh vật bậc cao thường khó chấp nhận, đúng hơn là khó đón nhận vì luôn có đó khát vọng được trường sinh bất tử nơi lòng người. Chúa Kitô đã từng mời gọi “hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27). Để làm được điều này thì hãy tin vào Người là Đấng Thiên Chúa sai đến. Vì chính Người là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Người, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Người thì sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26). Tin vào Chúa Kitô là sống như Người đã sống “không phải đến để được người ta hầu hạ, nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Tin vào Chúa Kitô là đón nhận lời Người và đem ra thực hành trong cuộc sống.

Để làm người đánh thức tha nhân thì cùng với Chúa Kitô, chúng ta cần:

- Ra đi : Ra đi khỏi sự yên ổn cá nhân mình, ra đi khỏi tình yêu vị kỷ và dĩ nhiên là chấp nhận bao gian khó đang chờ phía trước. Tông đồ Tôma đã giận lẫy với các bạn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy” (Ga 11,16).

-Có tấm lòng xót thương: Thấy Chúa Giêsu khóc thương Lazarô, “người Do Thái mới nói: “ Kìa xem ! Ông ta thương Lazarô biết mấy” (Ga 11,35). Thiếu một trái tim biết thao thức trước hạnh phúc của tha nhân, biết thổn thức trước đau khổ của đồng loại thì đừng mong đánh thức được một ai.

-Đặt niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa: “Chúa Giêsu ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha,vì Cha đã nhậm lời con…” (Ga 11,41). Chính nhờ và với quyền năng của Thiên Chúa thì những sự tốt lành mới tỏ hiện. Quả thật, chúng ta không thể đánh thức lòng người nếu không có ân sủng Chúa độ trì.

Thức tỉnh là một trong những đề tài được nhiều nhà đạo đức hôm nay nói đến. Mãi mê thế sự là một biểu hiện của con người mọi thời, đặc biệt thời đại hôm nay. Thỉnh thoảng người ta chợt bừng tỉnh khi đối diện với cái chết của người này, người kia hoặc đối diện với cái chết đang cận kề mình. Thế nhưng những thời khắc thức tỉnh ấy rất dễ thoáng qua hay là quá bất chợt và kết quả thu được chẳng là bao. Chính vì thế mãi rất cần những con người đánh thức tha nhân. Chúa Kitô đã tiên phong, bạn và tôi, chúng ta có sẵn sàng tiếp bước Người để làm người đánh thức không? Ước gì chúng ta góp với Đấng Cứu độ một tay làm cho nhân trần bừng tỉnh về sự sống trường sinh mà chúng ta thường tuyên xưng: “Tôi tin có sự sống đời đời”. Chính khi biết hướng đến sự sống đời đời thì con người sẽ biết sống sự sống đời này cách hữu ích và có ý nghĩa.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên thánh cho vị thừa sai Dòng Tên đầu tiên tại Brazil
Chỉnh Trần, S.J.
09:26 03/04/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên thánh cho vị thừa sai Dòng Tên đầu tiên tại Brazil

Ngày 3 tháng 4 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký sắc lệnh tuyên thánh cho Chân phước Giuse de Anchieta, S.J., vị thừa sai Dòng Tên đầu tiên tại Brazil và được mệnh danh là “Tông đồ nước Brazil.” Hai vị khác cùng được tuyên thánh với cha Anchieta là nữ tu Maria de I’incarnation (1599 – 1672), sáng lập 1 tu viện dòng Ursulines ở Québec và Đức Cha Francois de Laval (1623 – 1708), Giám Mục tiên khởi Québec.

Đây là một sắc lệnh đặc biệt, theo đó Đức Giáo Hoàng có quyền thêm tên của vị thánh mới vào trong lịch cử hành phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ mà không cần phải xác minh một phép lạ do vị này chuyển cầu cũng như không cần phải tổ chức lễ tuyên thánh chính thức. Tiến trình tuyên thánh này được gọi là “tuyên thánh tương đương – equivalent canonization” và chỉ được áp dụng cho những vị có tầm quan trọng đặc biệt trong Giáo Hội, những vị có danh thơm thánh thiện và được tôn kính rộng rãi qua nhiều thế kỷ. Việc thực hành này đã được thực hiện như một quy luật trong Giáo Hội, dù không thường xuyên.

Kể từ khi đảm nhận sứ vụ thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã áp dụng “tuyên thánh tương đương” đối với cha Phêrô Favre (1506-1546), bạn đường đầu tiên của thánh Inhaxiô và cũng là người đồng sáng lập Dòng Tên.

Thánh Giuse de Anchieta, S.J. đã được chọn là một trong số những vị bảo trợ cho Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Rio de Janeiro vừa qua . Trong bài giảng bế mạc Ngày Quốc tế Giới trẻ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các bạn trẻ noi gương nhà thừa sai Giuse de Anchieta, S.J. vì ngài ra đi truyền giáo lúc 19 tuổi.

Theo dự kiến, ngày 24.4, Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Inhaxiô của Dòng Tên, ở Rôma cùng với các giám mục, khách hành hương từ Brazil và từ Tenerife, Tây Ban Nha, nơi thánh nhân chào đời.

TIỂU SỬ THÁNH GIUSE DE ANCHIETA, S.J.

Thánh Giuse de Anchieta là người Tây Ban Nha, sinh năm 1534. Sau một năm theo học ở một trường Dòng Tên ở Coimbra, Bồ Đào Nha, ngài quyết định gia nhập Dòng Tên. Ngày 1 tháng 5 năm 1551, khi mới 17 tuổi, ngài được nhận vào nhà tập. Sau 2 năm nhà tập, vì sức khỏe yếu, ngài được gởi đến Brazil để hồi phục sức khỏe. Trong hơn 10 năm, ngài đã tiếp xúc và học hỏi với người dân da đỏ địa phương để chuẩn bị cho công việc tông đồ.

Mặc dầu chưa được truyền chức linh mục, ngài đã nghĩ đến việc lập ấp định canh định cư để thăng tiến toàn diện đời sống dân địa phương, đã soạn thảo tập ngữ pháp tiếng Tupi, đã trở thành cố vấn thân cận của cha giám tỉnh Nobrega.

1511542_10153965464710065_2057127457_nCó thời gian ngài tự nguyện làm con tin trong 5 tháng tại một ấp người da đỏ, để cha giám tỉnh đi dàn xếp hòa bình giữa dân địa phương và người Bồ Đào Nha.

Năm 32 tuổi, ngài được truyền chức linh mục, rồi được đặt làm trưởng của hai cộng đoàn ở Sao Vicente và Sao Paolo.

Sau khi khấn lần cuối, ngài được bổ nhiệm làm giám tỉnh Brazil từ năm 1577 đến năm 1587. Trong 10 năm này, mọi người đều nhận thấy ngài là một bề trên khôn ngoan, là một nhà lãnh đạo xuất chúng. Sau đó ngài lại được đặt làm trưởng hạt truyền giáo Espiritu Santo. Tại đây, ngài đã qua đời ngày 9.6.1597 ở làng Reritiba, mà ngày nay được gọi là Anchieta.

Suốt đời ngài chỉ sống cho người da đỏ: giúp họ làm ăn, học hành, tổ chức đời sống văn hóa và tinh thần. Nguyên tắc hoạt động của ngài: “Không có gì là quá khó khăn khi nó có mục đích làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn.” Ngài đã rửa tội chừng 100 ngàn người: đó là đóng góp quan trọng để gầy dựng Giáo Hội Brazil.

Ngay trong lễ an táng ngài, vị giám mục sở tại đã tặng ngài danh hiệu Tông đồ nước Brazil. Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên chân phước năm 1980 và được Đức Thánh Cha Phanxicô, một người anh em cùng Dòng Tên, tuyên thánh ngày 02.04.2014.


Chỉnh Trần, S.J
 
Nữ Hoàng Elizabeth II của Anh Quốc gặp ĐGH Phanxicô
Nguyễn Long Thao
10:46 03/04/2014
Vatican City.- Thứ Năm 3 /4/2014, Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã đến gặp ĐGH Phanxicô tại Tòa Thánh Vatican sau khi dùng cơm trưa với Tổng Thống Ý Giorgio Napolitano và phu nhân.. Cùng đi với Nữ Hoàng đến gặp ĐGH có Hoàng Tế Philip năm nay 92 tuổi.

ĐGH đã tiếp Nữ Hoàng trong phòng của Ngài ở và đã cùng uống trà và trao tặng quà kỷ niệm

Theo giới báo chí chuyến đi của Nữ Hoàng tới Vatican lần này là chuyện đáng ghi nhận vì năm nay Nữ Hoàng đã 87 tuổi. Năm ngoái Nữ Hoàng đã có dự định công du ngoại quốc nhưng phải huỷ bỏ vì tình trạng sức khoẻ.

Các nhà quan sát thời cuộc cho rằng cuộc hội kiến giữa vị lãnh đạo Công Giáo và vị lãnh đạo Anh Giáo thuần tuý là ngoại giao vì thực ra Giáo Hội Anh Giáo không mấy hài lòng với Vatican vì đã chấp nhận một số giáo đoàn và Mục Sư Anh Giáo vào Giáo Hội Công Giáo sau vụ Giáo Hội Anh Giáo truyền chức Giám Mục cho phụ nữ.

Về mối liện hệ giữa ĐGH Phanxicô và vị Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo là Justin Welby, theo giới báo chí, vẫn thân thiện. Trong tháng qua, hai vị đã cùng đưa ra thông cáo chung lên án việc buôn bán con người

Nữ Hoàng Elizabeth II đã thăm Vatican tất cả 2 lần: Lần thứ nhất vào năm 1961 gặp ĐGH Gioan XXIII, lần thứ hai vào năm 2000 gặp ĐGH Gioan Phaolô II.

Vào năm 1951 Nữ Hoàng đã gặp ĐGH Piô XII và ĐGH danh dự Bênêđictô XVI tại Edinburgh khi Ngài thăm Anh Quốc vào năm 2010.
 
Chuẩn bị lễ Phong Thánh cho 2 Đức Giáo Hoàng 27-4-2014
Lm. Trần Đức Anh OP
12:06 03/04/2014
ROMA. Chính quyền và các giới chức hữu trách tại thành phố Roma đã đề ra những kế hoạch cụ thể để chuẩn bị lễ phong hiển thánh cho hai vị Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 vào Chúa Nhật 27-4 tới đây.

Hôm 1-4-2014, đô trưởng Roma, bác sĩ Ignazio Marino, cùng các quan chức khác của thành phố, đã mở cuộc họp báo để trình bày kế hoạch và các biện pháp như:

- Cấm xe di chuyển trên đại lộ Fori Imperiali từ hý trường Colosseo tới Quảng trường Venezia. Đường này chỉ dành cho người đi bộ mà thôi, từ 7 giờ chiều thứ sáu Tuần Thánh 18-4 đến hết ngày 4-5 tới đây. 3 màn hình khổng lồ sẽ được bố trí tại đây để các tín hữu và du khách để có thể theo dõi buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể ĐTC Phanxicô cử hành tối thứ sáu Tuần Thánh và lễ Phong thánh 9 ngày sau đó, 27-4.

- Từ ngày 26 đến 28-4, sở vệ sinh thành phố sẽ đặt hơn 1 ngàn nhà vệ sinh hóa học gần Vatican, dọc theo đại lộ Fori Imperiali và các địa điểm khác có đông người tụ tập.

- Cả hai đường xe điện ngầm A và B của thành phố sẽ hoạt động không ngừng từ sáng sớm ngày 26-4 đến sau nửa đêm thứ hai 28-4. Đường xe bus số 64 nối liền nhà ga trung ương Termini đến Vatican cũng sẽ hoạt động 24 tiếng đồng hồ vào cuối tuần lễ phong thánh: 26 và 27-4. Ngoài ra có các xe bus con thoi chở khách từ các bãi đậu xe bus đến Vatican. Chính quyền chỉ cấp giấy phép cho 4.326 xe bus (pullman) tức là khoảng 216 ngàn người, được vào trong thành phố Roma. Trong những ngày 25, 26,27-4-2014 chỉ những xe pullman với giấy phép G (Grande Evento, Biến Cố Lớn) mới được vào thành phố, và phí tổn xin giấy phép này là 50 Euro.

- Có 2..630 người thiện nguyện thuộc sở bảo vệ dân chúng sẽ được bố trí trong hai ngày 26 và 27-4 để giúp kiểm soát các đám đông.

- 4 triệu chai nước sẽ được phân phát miễn phí cho các khách hành hương trong ngày 27-4.

- 4 ngàn cảnh sát lưu thông sẽ làm việc vào cuối tuần lễ Phong thánh, và 6.400 cảnh sát thành phố sẽ luân phiên nhau làm việc theo ca từ 13 đến 28-4, từ là từ tuần thánh đến lễ Phục Sinh và lễ phong thánh.

- Các bệnh xá ”dã chiến” sẽ được thiết lập gần Vatican, cùng với 13 trạm cứu cấp, do 81 toán cứu thương đảm trách; 106 xe cứu thương sẽ ở trong tình trạng ứng trực. Thành phố cũng dựng 5 lều ”các bà mẹ” để săn sóc và thay tã cho các hài nhi.

- Các du khách và tín hữu có thể mua thẻ ”Roma pass 48 hours), một thẻ giá 28 Euro giá trị trong 2 ngày, để di chuyển vô giới hạn trên xe metro, bus và tram, cũng như vào các viện bảo tàng, các khu vực khảo cổ,v.v.
- Mặt khác, ban nghi lễ phụng vụ của ĐTC cho biết đã phân phát hết 700 vé cho các linh mục cho rước lễ trong lễ Phong thánh sáng ngày 27-4, và 5 ngàn vé cho các giáo sĩ tại khu vực riêng ở Quảng trường thánh Phêrô trong đại lễ này đã được phân phát hết. Các giáo dân không cần vé để vào dự lễ.

- Ngoài đại lộ Fori Imperiali, một số nơi khác cũng được bố trí màn hình khổng lồ như đường Hòa Giải, Quảng trường Nhân Dân (Piazza del Popolo) và Quảng trường Phục Hưng (Piazza di Risorgimento) gần Vatican để các tín hữu có thể tham dự lễ phong thánh.

- Từ 21 giờ tối thứ bẩy 26-4-2014 là đêm thức trắng: nhiều nhà thờ ở trung tâm Roma mở cửa để các tín hữu cầu nguyện và xưng tội. Tại 11 thánh đường có linh hoạt phụng vụ bằng các thứ tiếng: Ban lan, Ý, Anh, Tây Ban Nha và Pháp.

- Để các tín hữu có thể theo dõi đại biến cố phong thánh, một Website chính thức được thiết lập: www.2papisanti.org và bằng 5 thứ tiếng: Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan.

- Trong những ngày tới, có thể tải Application miễn phí tựa đề ”Santo Subito” dạng Android cũng như IOS (bằng các thứ tiếng Ý, Anh, Tây Ban Nha và Ba Lan), qua đó có cung cấp những thông tin về việc tổ chức và tin tức về việc phong thánh cũng như tải các tài liệu dự kiến cho lễ phong thánh.
 
Tổng Giám Mục Atlanta xin lỗi về căn nhà trị giá 2.2 triệu đô.
Trần Mạnh Trác
16:00 03/04/2014


Tình trạng kinh tế đình trệ trong những năm vừa qua làm cho giá xây cất trở nên rẻ hơn rất nhiều, từ vật liệu, nhân công cho đến phân lời lãi xuất. Lợi dụng cơ hội hiếm có đó, nhiều giáo phận đã cổ võ những công trình xây dựng lớn hoặc cho thực hiện những tu bổ quan trọng.

Hầu hết những 'đại công tác' như thế đã được kết thúc một cách êm ả trong khoảng thời gian kỷ lục, lấy thí dụ trong các cộng đồng VN mà thôi, người ta đã chứng kiến nhiều nhà thờ vĩ đại mọc lên hầu như cùng một lúc tại Houston, và nhiều hội trường tối tân hầu như khai trương cùng một năm tại Dallas...

Nhưng trong cơn sốt xây cất như thế, đã không khỏi có những lạm dụng, hoặc vì sơ sót, hoặc đơn giản chỉ vì tính cao ngạo cuả con người.

Hình như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, với ước vọng muốn cải cách Giáo Hội thành một "Giáo Hội nghèo khó phục vụ cho người nghèo khó" (“a church which is poor and for the poor”), đã không dung dưỡng những lạm dụng như thế. Tháng trước Ngài đã huyền chức vị giám mục cuả địa phận Limburg ở Đức Quốc sau khi điều tra cho biết vị giám mục này đã lén chi tiêu (không cho giáo dân biết một cách minh bạch) đến 31 triệu euros (43 triệu dollars, 907 tỷ đồng) để nâng cấp toà giám mục mà một cái bể tắm mà thôi đã phải chi đến 15 ngàn euros (21000 đô, 428 triệu đồng).

Điều đó làm cho nhiều người tự hỏi việc gì sẽ xảy ra cho Đức Tổng Giám Mục Atlanta trong một biến cố đang còn tranh cãi mới xảy ra?

Đức Tổng Wilton Daniel Gregory đã từng là Chủ Tịch cuả Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (2001-2004) và từng được báo Time ca tụng là một nhân vật cuả tuần trong năm 2002 (Time's Person of the Week) qua những nỗ lực cuả Ngài nhằm ngăn chặn những hành vi lạm dụng trẻ em cuả hàng giáo sĩ.

Ngài xuất thân trong một gia đình ngoại giáo và ly dị ở cùng Nam Chicago. Nhưng trong thời gian còn học cấp trung học, Ngài đã mong muốn trở thành một linh mục Công Giáo trước khi được rửa tội.

Ngài là vị giám mục da đen duy nhất từng giữ chức chủ tịch HĐGMHK, và từng được đề nghị trong danh sách phong tước 23 vị Hồng Y năm 2007, nhưng hồi đó Đức Giáo Hoàng Benedict đã quyết định chọn ĐHY Daniel DiNardo cuả Houston.

Mới đây người ta được biết Ngài đã được một ân nhân biếu tặng một ngân khoản là 15 triệu dollars (316 tỷ đồng) cho các công việc từ thiện cuả Ngài. Ngài đã trích ra 2.2 triệu dollars (47 tỷ đồng) để xây một toà giám mục mới, cũng là để xử dụng làm hội trường và làm nơi đãi tiệc.

Sau đây là những lời xin lỗi cuả Ngài qua bài tường thuật và giải thích cuả hãng thông tấn CNA/EWTN News:



" Với tất cả mọi người, tôi chân thành và tự đáy lòng xin nhận lỗi ", Ngài viết trên tờ báo The Georgia Bulletin, tờ báo của tổng giáo phận Atlanta.

"Ý định của tôi là thay thế căn nhà mà tôi để lại (cho một giáo xứ khác), mặc dù tôi đã từng biết là có nhiều trường hợp mà các đấng bản quyền địa phương đã rời bỏ những căn nhà lớn, hoặc vì nhu cầu tài chính hoặc vì tự ý lựa chọn, để tiếp tục san sẻ cuộc sống với mọi gia đình dưới sự chăm sóc mục vụ của họ mà không tạo ra một nhận thức rằng, có thật hoặc tưởng tượng, họ có một lối sống xa hoa. "

Nhắc lại, Đức Tổng Giám Mục đã trở thành mục tiêu của những lời chỉ trích vì Ngài đã cho xây dựng một căn biệt thự rộng 6200 foot vuông (575 m2), phá bỏ một căn nhà cũ, là tặng dữ cuả ông Joseph Mitchell sau khi chết. Được biết ông Joseph Mitchell là cháu trai và là người thừa kế của tác giả Margaret Mitchell, người viết câu truyện " Cuốn theo chiều gió ".

Đức Tổng Giám Mục Gregory cho biết Ngài đã bán lại căn nhà cũ của mình cho nhà thờ Cathedral of Christ the King (Chúa Kitô Vua) để làm nhà xứ. Ngài đã nghĩ rằng nếu ngài không chịu từ bỏ nơi cư trú này thì sẽ bị giáo dân coi như là " ích kỷ và kiêu ngạo ".

Trong cuộc tìm kiếm một nơi ở mới, Ngài nói, "Tôi đã có mắt mà cũng như mù. " (“I took my eye off the ball.”)

Ngài đã dự định xây dựng cùng một loại cơ sở giống như nơi cư trú trước đây, là có khu ở riêng nhưng cũng có những nơi dùng để sinh hoạt chung, có một nhà bếp lớn để phục vụ, và có nhiều phòng để hội họp và tiếp khách.

" Nhưng chúng tôi đã không dừng lại để xem xét, và đó là hoàn toàn lỗi cuả một mình tôi, là thế giới và Giáo Hội đã thay đổi. "

Đức Tổng Giám Mục Gregory lưu ý rằng ngay cả trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu, các giám mục "đã được nhắc nhở qua những thất bại và sự yếu đuối của mình và được kêu gọi phải sống đơn giản hơn, khiêm tốn hơn, và sống như Chúa Giêsu Kitô nhiều hơn, Ngài là Đấng thách thức chúng ta phải sống trong thế giới chứ không phải từ thế giới. "

"Gương sáng cuả Đức Thánh Cha, và cách mà mọi người trong mọi lĩnh vực của xã hội đã đáp lại thông điệp cuả niềm vui và lòng từ bi dịu dàng không gian dối cuả ĐTC, đã thiết lập một mức tiêu chuẩn cho mọi người Công Giáo và cho cả nhiều người không Công Giáo nữa. "

Ngài cho biết mặc dù Ngài và các cố vấn có thể biện minh cho dự án này, "Cá nhân tôi đã thất bại trong việc dự đoán các hậu quả sẽ làm nguy hại cho uy tín cá nhân và sự tín nhiệm cho công việc mục vụ với dân Chúa ở vùng đất Georgia này. "

"Tôi đã không xem xét đến các tác động với các gia đình trong toàn Tổng Giáo Phận, mặc dù phải vật lộn để trả tiến nhà, tiền điện nước, học phí và các hóa đơn khác, vẫn trung thành năm này qua năm nọ, đáp ứng lời cầu xin của tôi để hỗ trợ cho các kinh phí của chúng tôi. "

Ngài cũng nói rằng ngài đã thất bại không dự kiến rằng Ngài sẽ đặt các giám mục phụ tá, linh mục, và nhiều người khác trong một " vị trí khó khăn " để đối phó với những lời chỉ trích và đòi hỏi từ các tín hữu.

Ngay đầu bài viết, Đức Tổng Giám Mục Gregory nhắc tới một email cuả một người mẹ Công Giáo cho biết bà đã " bị xáo trộn và thất vọng khi nhìn thấy nhà lãnh đạo của mình không nêu gương về một cuộc sống đơn giản như Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi. " Bà cho biết, vị tổng giám mục đã " sống phung phí " và rằng đứa con trai vị thành niên cuả bà không hiểu "thông điệp cuả Đức Cha đang mô tả là gì. "

Đức Tổng Giám Mục nói: "Tôi đã thất bại không xem xét đến tấm gương tôi đã làm " cho con trai của người phụ nữ đó. Ngài cho biết bản cáo trạng như vậy là " tuy châm chích nhưng chân thành, " và thêm: "Đáng lẽ tôi phải nhìn thấy những sự việc như thế. "

Ngài cũng xin lỗi những người có thể đã do dự trong việc đưa ý kiến chống lại kế hoạch cuà Ngài "có lẽ vì tôn kính hoặc vì một lý do nào khác. " Ngài nói rằng Ngài có ý định " làm một công việc là lắng nghe tốt hơn trước. "

Ngài cho biết sẽ gặp gỡ với Hội đồng các linh mục của tổng giáo phận và Hội đồng mục vụ và sẽ tham khảo ý kiến ​​Hội đồng tài chính của tổng giáo phận để tìm kiếm " sự hướng dẫn thẳng thắn về cách tốt nhất để tiến hành. "

Nếu họ tư vấn nên bán nơi cư trú mới đi, Ngài sẽ tìm cách mua hoặc thuê " một cái gì đó thích hợp hơn. "

"Tôi hứa với các bạn rằng lý do tôi thức dậy mỗi ngày là để phục vụ - chứ không phải là sống trong một ngôi nhà hoặc trong một địa chỉ nhận thư từ, " Đức Tổng Giám Mục kết thúc bài viết như vậy.

" Tôi khiêm tốn và khẩn khoản xin các bạn cầu nguyện cho tôi, và tôi đảm bảo, cũng như mọi khi, cầu nguyện cho các bạn. "
 
Top Stories
Pope to meet with Britain's Queen Elizabeth in the Vatican
Vatican Radio
10:24 03/04/2014
2014-04-02 Vatican - Britain’s Queen Elizabeth II will meet with Pope Francis at a private audience in the Vatican on Thursday afternoon. The Queen, who’ll be accompanied by her husband, Prince Philip, Duke of Edinburgh, will also have a private encounter with Italian President Giorgio Napolitano during the one day visit to Rome.

The audience with Pope Francis will mark the 87-year-old Queen’s fifth encounter with a Roman pontiff here in the Vatican, beginning with Pope Pius XII whom she met in 1951, the year before her accession to the throne. In 1982 she became the first monarch since the Reformation to welcome a pope to Britain during John Paul II’s pastoral visit to the country and in 2010 she also hosted Pope Benedict XVI on his state visit to the United Kingdom.

To find out more details about this brief visit to the Vatican, Philippa Hitchen spoke to Britain’s ambassador to the Holy See Nigel Baker:

The Queen was due to come to Rome in 2013 at the private invitation of President Napolitano of Italy...but had been unable to come because of ill health...she doesn't like leaving obligations unfulfilled so she was determined to reinstate that visit....it is normal when the Queen comes to Rome that she would visit the Pope so we're delighted that the Queen and Pope Francis will have that chance to get together.....

The encounter itself will be private but it is still an officially recognised visit.....it will be a public event in terms of arrival and departure....

This will be I think the 7th time she's met a pope and the 5th different pope she'll have met.....these meetings help to strenthen the relationship, they help to provide milestones in a sense and if you look back in terms of the Queen's reign, it is extraordinary how far relations between Britain and the Holy See, and between the Anglican Church and the Catholic Church has developed since 1952 when she became Queen...

We have a new Archbishop of Canterbury who met Pope Francis last year in June and I very much expect him to meet the Pope again in the next few months....she will want I think to understand from Pope Francis how he sees the role of faith in the world...."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Công Đoan: Như một sự tình cờ
Lm Nguyễn Công Đoan
09:46 03/04/2014
VRNs (03.04.2014) – Jerusalem, Israel - Tôi bỗng dưng được nổi tiếng ké từ mấy ngày nay, nhờ ông Nguyễn Hữu Cầu. Ông đứng lên làm chứng về ơn đức tin ông đã được trong khám tử hình, lại còn khai thêm tên ngưồi làm phép Rửa cho ông mấy năm sau, khi cùng nhau vác cuốc ra đồng ở trại Lao Động Z30A, núp sau chân núi Chứa Chan. Anh em trong trại hay gọi đùa là núi “Chán Chưa”! Thế mà có người ở hoài chưa chán đấy!

Ông đã được biết Chúa nhờ bao nhiêu người ông đã có “duyên” gặp từ khi vào tù và ông đã sống đức tin một cách sâu xa với chuỗi mân côi và chặng đàng thánh giá. Cái xâu chuỗi ông dùng thật là hy hữu, có lẽ phải đề nghị GUINESS đưa vào kỷ lục thế giới, nhưng cái ơn kiên trì trong đức tin và sự biến đổi nội tâm thì GUINESS không thể kiểm chứng được, mà chỉ có những người cùng chung đức tin mới cảm thông được và ca ngợi Thiên Chúa cùng với Đức Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Chua”.

Tại sao Kinh Mân Côi và Đàng Thánh Giá lại có hiệu quả kỳ diệu như thế? Nên nhớ hồi đó ông Cầu chưa được lãnh nhận bí tích nào cả, nhưng ông vẫn xác tín là nếu ngày mai người ta thi hành án tử hình thì ông sẽ được gặp Chúa và Đức Mẹ.

Ở trong tù thì làm gì có Sách Thánh mà đọc, nên Kinh Mân Côi và Đàng Thánh Giá là sách Phúc Âm thu gọn để nghiền ngẫm mà biết Chúa, yêu Chúa và theo Chúa. Cái thú vị là sách này có thể giữ an toàn, không sợ bị cán bộ xét phòng tịch thu; có thể đọc và nghiền ngẫm mà không cần ánh sáng bên ngoài, trong tư thế nào cũng được.

Tôi đã học từ Bà nội tôi mà biết dùng chuỗi Mân Côi để tính đường dài, và trong tù thì còn dùng để tính giờ nữa! Nhờ thế mà suốt ngày cứ “xem phim” cuộc đời Chúa Cứu Thế từ đầu đến cuối, xem hoài không chán, càng xem càng mê! Trong phòng tử hình tối thui, ông Cầu đã biết tính giờ từ sáng đến tối bằng 6 lần 15 mầu nhiệm Mân Côi và 3 lần 14 chặng đàng Thánh Giá. Đồng hồ này chính xác hơn đồng hồ điện tử! Đồng hồ này ông chờ nó sẽ điểm giờ một lần duy nhất khi nào người ta gõ cửa gọi ra cho về chầu Chúa. Khốn nỗi Chúa lại sai thiên thần tháo chuông cất đi… cho ông chờ dài cổ, rồi lấy mất luôn cái xâu chuỗi vô giá của ông.

Được biết Chúa, yêu Chúa và theo Chúa trên chính con đường thập giá, không phải đi mà nằm, nằm sẵn trên thánh giá, chỉ chờ người ta dựng lên là sẽ được nghe Chúa nói “Ngay hôm nay con sẽ được ở trên thiên đàng với Ta“. Thật là tuyệt vời phải không, anh Cầu!

Nhưng Chúa lại không cho anh được “phong thánh tức khắc” (Santo subito), mà để cho anh vác cây cuốc làm cây thập giá, không phải mấy năm, mà mấy chục năm. Rượu để lâu năm mới ngon! Nay Chúa đã đưa chai rượu chôn kỹ hơn ba chục năm để cho mọi người thưởng thức.

Xin tạ ơn Chúa muôn đời.

Nhiều người nhắn tin, yêu cầu tôi “phát biểu cảm tưởng”, thì tôi cũng xin nói thêm. Chuyện “như một sự tình cờ”. Có một bài ca sinh hoạt quen thuộc: “Gặp nhau đây, rồi chia tay, đường trường sông núi hẹn nhau ta sum vầy”. Gặp nhau trong tù cũng vậy thôi. Gặp nhau đây, rồi chia tay…vì lệnh “chuyển trại” có thể tới bất cứ lúc nào. Một điều ông Cầu nói có thể gây thắc mắc, đó là tôi nói chỉ làm Phép Rửa cho ông thôi. Lý do khiến phải rất thận trọng khi làm phép Rửa trong tù là vì “sau đó thì sao?” Làm sao giúp người đã chịu phép Rửa tiếp tục phát huy đời sống đức tin, rồi sau khi ra tù sẽ có cộng đoàn tín hữu nào đón nhận. Trường hợp ông Nguyễn hữu Cầu, tôi an tâm “làm liền”, vì thấy ông đã được Thiên Chúa trực tiếp tôi luyện, cho đối diện với cái chết từng ngày suốt hai năm trời, thực hành – tuy chưa đọc – lời trong thư Hip-ri (12,2-3) “mắt chăm chú nhìn vào Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn đức tin. Vì niềm vui đang chờ mình ở phía trước, chính Người đã chịu khổ hình thập giá, coi thường ô nhục, và nay đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu đựng một sự chống đối như thế từ phía những người tội lỗi, để anh em khỏi sờn lòng nản chí”.

Trong câu chuyện đức tin của ông Cầu cũng như trong nhiều chuyện khác ở trong tù, tôi chỉ là

Như Một Sự Tình Cờ

Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa,
làm chân tay cho những người què cụt,
làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
làm lỗ tai cho những người bị điếc,
làm miệng lưỡi cho người không nói được,
làm tiếng kêu cho người chịu bất công.

Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đồng lúa,
để đem cơm cho người đói đang chờ,
và đem nước cho người họng đang khô,
đem thuốc thang cho người đang đau ốm
đem áo quần cho người đang trần trụi,
đem mền đắp cho người rét đang run.

Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đường vắng,
thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,
đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,
truyền cảm thông cho lữ khách dơn côi,
nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,
đem ủi an cho những kiếp đọa đày.

Lạy Chúa, xin cứ gởi con vào thôn xóm
đem an hòa cho những ai bất thuận,
đem thanh bình cho kẻ sống âu lo,
đem ủi an cho người đang sầu khổ,
đem niềm vui cho những ai bất hạnh,
đem vận may cho người gặp rủi ro.

Lạy Chúa, xin cứ đặt con như một sự tình cờ,
đem may mắn cho những ai gặp được
giữa đường đời khi lỡ bước bơ vơ.
Cứ cho con đừng bao giờ khiếp sợ:
giữa biển đời mang con tim núi lửa,
với đôi tay êm ái của mẹ hiền.

Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả
cho mọi người được hạnh phúc yên vui,
còn phần con, xin gởi hết nơi Ngài
là Thiên Chúa, Tình Yêu và Lẽ Sống,
Ngài cho con tất cả niềm hy vọng,
để tin yêu mà vui sống trọn đời.


Trại lao động cải tạo Z30A – 1987
L.M. Nguyễn Công Đoan, S.J.


(Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/04/nguyen-huu-cau-va-nguyen-cong-doan-nhu-mot-su-tinh-co/)
 
Thánh Lễ Truyền chức Linh mục tại GP Bắc Ninh
Đức Nguyễn
09:51 03/04/2014
Thánh Lễ Truyền chức Linh mục cho 13 Thày Phó tế

Bắc Ninh: 09h00 sáng thứ tư (03.04), Thánh Lễ truyền chức Linh mục cho 13 Thày phó tế được cử hành long trọng tại Nhà thờ Chính toà Bắc Ninh. Chủ sự Thánh Lễ là Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, cùng đồng tế với Ngài còn có Đức Cha Anphongso Nguyễn Hữu long – Giám mục phụ tá Gp.Hưng Hóa, Đức Cha Lorenso Chu Văn Minh – Giám mục phụ tá TGP.Hà Nội, trên 200 Cha trong và ngoài Giáo phận. Ước tính có khoảng hơn 2000 giáo dân về tham dự Thánh Lễ.

Xem Hình

Trước Thánh Lễ, Đức Cha Anphongso Nguyễn Hữu long chia sẻ về sứ vụ người mục tử được trao ban qua Thánh chức Linh mục. Ngài đặc biệt nhấn mạnh, Linh mục phải là những người vui vẻ, hăng say thi hành sứ vụ trong tình Chúa và tình người.

Sau phần phụng Lời Chúa, nghi thức Truyền chức Long Linh mục được cử hành long trọng, sốt sáng. Lần lượt các tiến chức được giới thiệu để Đức Giám Mục Giáo phận thẩm vấn, sức dầu và tấn phong lên hàng tư tế trong ơn nghĩa Chúa Thánh Thần.

Được biết, trong số 13 tân Linh mục được truyền chức hôm nay, có 6 Linh mục Triều thuộc Giáo phận Bắc Ninh (4 Cha học xong Đại Chủng Viện Hà Nội khoá 2006 – 2013 và 2 Cha đã đi du học Rô-ma) và 7 Linh mục Dòng (5 Cha thuộc Dòng Đồng Công và 2 Cha thuộc Dòng Chúa Cứu Thế).

Cuối Thánh Lễ, một tân Linh mục đã nói lời cảm tạ Thiên Chúa, tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý nam nữ tu sĩ, quý vị ân nhân thân nhân đã tận tình trợ giúp cho quý tân chức hôm nay. Kế đó, Đức Cha Lorenso Chu Văn Minh có đôi lời chia sẻ và chúc mừng Giáo phận và các Hội Dòng. Ngài hy vọng rằng, các tân chức hôm nay sẽ những cánh tay nối dài của Đức Giám Mục và là huynh đệ tốt của linh mục đoàn.

Tiếp lời Đức Cha Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức Cha Cosma hân hoan vui mừng nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo phận 13 Linh mục. Đức Cha cũng không quên cảm ơn quý Đấng bậc, quý vị ân nhân, thân nhân đã hy sinh góp công góp sức vào việc đào luyện các Tân Linh mục và cảm ơn tất thảy những ai đã nhiệt thành trong việc tổ chức Thánh Lễ phong chức này.

Cũng trong niềm vui mừng hân hoan, Cha Chánh văn phòng Đaminh Nguyễn Xuân Trường chia sẻ rằng: “Ngày 3.4.2014, đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh ĐẤT CHÚNG TA TRỔ SINH HOA TRÁI. Bởi vì từ thuở tạo thiên lập địa đến nay, chưa bao giờ Bắc Ninh lại có lễ truyền chức linh mục đông như thế: 13 linh mục - đông hơn cả số tông đồ Chúa Giêsu chọn! 13 linh mục tạo nên sự hiệp thông tuyệt vời giữa 3 gia đình: Giáo phận Bắc Ninh, Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Đồng Công, tạo thành hình ảnh sống động của gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa.”

Tính đến nay, Linh mục đoàn Giáo phận Bắc Ninh đã tăng lên con số 87. Sự kiện này đã thiết lập kỷ lục mới về việc phong chức Linh mục tại giáo phận, đánh dấu mốc điểm quan trọng và hứa hẹn tương lai tươi sáng cho cánh đồng truyền giáo của Giáo phận.

Như vậy, số Linh mục hiện giờ đã vượt qua số Linh mục trước di cư 1954 (lúc đó có 71 Linh mục). Tuy nhiên, số giáo dân hiện tại lại gấp đôi so với năm 1954 nên đó cũng là những thách thức không nhỏ cho việc đáp ứng nhu cầu mục vụ ngày càng tăng cộng đoàn. Vì thế, Thánh chức Linh mục mà các tiến chức lãnh nhận hôm nay là khởi đầu cho những thử thách mới.

Còn nhớ, cách đây tròn 50 năm, cũng vào những ngày này, Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã đặt tay truyền chức cho Cha Giuse Phạm Sĩ An mở đầu một kỷ nguyên sóng gió trong Ơn Gọi. Tuy nhiên, dẫu vấp phải nhiều sự cấm cách của xã hội nhưng đời sống Thánh hiến trong toàn Giáo phận không những không bị thui chột mà ngược lại có thêm động lực để triển nở nhờ bàn tay Chúa quan phòng.

Mới đây, trên tư cách Tổng Thư Ký HĐGM Việt Nam, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã có buổi làm việc trực tiếp với Vụ Pháp chế - Ban Tôn giáo Chính phủ. Tiếp đó, Ngài gửi thư “MINH ĐỊNH CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH XÃ HỘI về việc chủng sinh nhập học đại chủng viện và truyền chức Linh mục”. Đây được xem là những tín hiệu khả quan trong vấn đề đào tạo Ơn Gọi của Giáo Hội Việt Nam mà từ trước đến nay vẫn thường bị các cơ quan Công an gây khó dễ.

Khi sinh thời, Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng luôn sánh ví các Linh mục như là bộ khung của Giáo Hội. Muốn xây dựng Giáo Hội vững chắc thì phải có những Linh mục như lòng Chúa mong ước. Hy vọng rằng, những lời tuyên khấn trong Thánh Lễ trọng đại hôm nay sẽ là hành trang sống động cho các Tân Linh mục lên đường rao giảng Tin Mừng tình thương của Chúa.

Đức Nguyễn
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thanh niên giữ nước hay giữ đảng ?
Phạm Trần
12:35 03/04/2014
THANH NIÊN GIỮ NƯỚC HAY GIỮ ĐẢNG ?

Thanh niên Việt Nam sống dưới thời Cộng sản đã bị ép làm thân con tốt đen, tốt đỏ cho đảng sử dụng vào mục tiêu nuôi Đảng sống béo dài lâu thay vì phục vụ quyền lợi tối thượng của Tổ Quốc và Dân tộc.

Ông Hồ Chí Minh từng nói Thanh niên là “cánh tay đắc lực và đội hậu bị của Đảng” . Còn đảng thì từ thế hệ lãnh đạo này qua lớp cầm đầu khác chỉ biết thi đua hô như pháo nổ :"đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm" và cho Thanh niên “uống nước đường” với câu nịnh suy tôn gỉa tạo như coi họ là “sức sống trẻ trung của dân tộc” , vì vậy đảng phài bồi đắp, xây dựng nên những thế hệ thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên” .

“Chuyên” thì đã đành vì Việt Nam rất cần có những con người trẻ có đầu óc sáng tạo, phá vỡ những hàng rào cản hủ lậu, chậm tiến để đưa đất nước tiến lên “ngang tầm thời đại” sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh huynh đệ tương tàn mạo danh “giải phóng” và “giành độc lập”.

Nhưng đến Thế kỷ 21 mà Thanh niên vẫn phải “hồng” theo đảng là tư tưởng lạc hậu không còn ai muốn nhắc đến , sau khi Chủ nghĩa Cộng sản bị sụp đổ ở nước Nga và Đông Âu từ 1989 đến 1991.

Ấy thế mà Tổng Bí thư đàng Nguyễn Phú Trọng vẫn kêu gọi Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải : “ Đổi mới nội dung và phương thức giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” bởi vì “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.” (Diễn văn tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10 ngày 13/12/2012)

Ông Trọng còn đổ thêm nước đường có chứa thuốc độc khi nói rằng : “Thanh niên là một bộ phận nòng cốt của xã hội, rường cột của dân tộc, là lực lượng xung kích của cách mạng và là chủ nhân tương lai của đất nước; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là công tác mang tính chiến lược có ý nghĩa sống còn của dân tộc.”

Nhưng Thanh niên đang được đảng huấn luyện để bảo vệ sự sống còn cho đảng hay sự tồn vọng của Tổ quốc và giống nòi khi ông Trọng kêu gọi Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đa số là con ông cháu cha phải “tích cực đấu tranh với âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.”

Chiêu bài “diễn biến hòa bình” và “các thế lực thù dịch” được coi như quân bài tủ của các Lãnh đạo đảng mỗi khi họ cần sử dụng để lòe bịp tuổi trẻ trong trắng. Ông Trọng và đảng cũng dư biết Thanh niên ngày nay không còn ngây thơ để bị mắc lừa như cha anh họ của thập niên 1940 và 1960.

Ngày nay chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” hay “giải phóng đồng bào miền Nam khỏi ách thống trị kìm kẹp của Mỹ-Ngụy” đã tự giải mã ra mặt trái bởi sự lệ thuộc không gỡ được của đảng CSVN với Trung Cộng từ sau năm 1991, khi hai nước nối lại bang giao.

Đời sống vật chất và tinh thần của Thanh niên hai miền Nam-Bắc, và sự cách biệt đãi ngộ, kỳ thị giữa đòan viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và những Thanh niên không thuộc tổ chức này, đặc biệt đối với Thanh niên có Tôn giáo, khác nhau ra sao trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, thi cử và tìm công ăn việc làm đã rõ như ban ngày.

Nhưng trước sức ép quân sự của Trung Cộng đang đè nặng lên Việt Nam ở Biển Đông kèm theo chính sách lũng đọan kinh tế trên đất liền, dọc theo biến giới Việt –Trung và bên trong lãnh thổ với những Công ty, Nhà máy của Bắc Kinh đang mọc lên như nấm từ mũi Cà Mâu lên đến Cao Bằng, trong đó có hai dự án phá sản Bauxite ở Tây Nguyên thì đòan Thanh niên Cộng sản HCM đã làm gì giải tỏa, hay chỉ biết nhắm mắt theo lệnh đảng tổ chức các buổi "Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên Việt - Trung 2014” và “Liên hoan Thanh niên Việt-Trung” theo ý muốn của Lãnh đạo hai nước như đã diễn ra tháng 11/2013 ?

CHUYỆN CŨ VÀ CHUYỆN MỚI

Nhưng trước mắt Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Dự khuyết BCHTƯ Đảng, Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì dường như bổn phận của Thanh niên phải bằng mọi cách bảo vệ Tổ quốc không rơi vài tay ngọai bang không quan trọng bằng làm theo mệnh lệnh của đảng đễ giữ đảng sống mãi.

Ông Vinh nói rằng : “ Thanh niên là bộ phận đặc biệt của xã hội, có vị trí quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), các cấp, các ngành cần phát huy tốt vai trò của thanh niên và thanh niên cần tiếp tục tự khẳng định mình thực sự là lực lượng xung kích, sáng tạo trong đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng.” (Trích Tạp chí Quốc phòng Tòan dân (QPTD) , 14/03/2014)

Nhưng bảo vệ Tổ quốc bằng cách nào khi lực lượng Thanh niên đã phải làm theo mệnh lệnh sai lầm của đảng ?

Trong phong trào “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” hay các cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Góp đá xây Trường Sa” không tạo được bất cứ tác động thực tế nào cho cuộc sống thường ngày của Thanh Niên và người dân, ngòai mục đích tuyên truyền để khoe khoang cho xong việc.

Đó chính là hậu qủa của tình trạng Thanh thiếu niên sống mất định hướng, đạo đức suy đồi và vi phạm nghiêm trọng tập qúan và luân thường đạo lý dân tộc.

Hãy nghe ông Vinh nhìn nhận : “ Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh niên và phong trào cách mạng của tuổi trẻ cũng còn những hạn chế, đó là: không ít thanh, thiếu niên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức; lối sống “lệch chuẩn”, thực dụng, chạy theo giá trị vật chất tầm thường, thiếu ý chí vươn lên… Nguyên nhân của tình trạng trên, một mặt, là do tác động của mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”; ý thức tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện của thanh niên; mặt khác, rất quan trọng là, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền có lúc, có nơi chưa nhận thức đúng về vai trò của thanh niên và công tác thanh niên; chưa quan tâm giáo dục, rèn luyện, phát huy vai trò của họ; hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn đối với một bộ phận thanh, thiếu niên chưa cao, chưa rõ nét...”

Ngôn ngữ của Vinh giống hệt như lời tuyên bố 2 năm trước đây của Tông Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng trong Diễn văn tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10 ngày 13/12/2012.

Ông Trọng nói : “Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tác động đến tư tưởng, phong cách, lối sống của thanh niên. Các thế lực thù địch gia tăng các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta bằng nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt nhằm làm cho nội bộ ta "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và lôi kéo một bộ phận thanh niên xa rời chủ nghĩa yêu nước, xem nhẹ truyền thống cách mạng, ít quan tâm sinh hoạt chính trị, sa vào lối sống thực dụng, ích kỷ cá nhân. Một bộ phận thanh niên có xu hướng coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương, đạo lý, mắc tệ nạn xã hội. Không ít thanh niên mang tâm lý hưởng thụ, ỷ lại sự bao cấp của gia đình và xã hội; dao động, thụ động, không chịu học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ….

….Đoàn cần đặc biệt coi trọng và làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với đoàn viên, thanh niên. Đây vừa là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài và là thước đo hiệu quả hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên. Đoàn cần giúp Đảng tập hợp, đoàn kết, giáo dục, đào tạo thanh niên, xây dựng một thế hệ thanh niên có đủ bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, sức sáng tạo để kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.”

Như vậy, kể từ khi đảng thi hành Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25-6-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, đảng vẫn chưa làm xong “công tác thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, tư tưởng chính trị cho thanh niên.”

Các cơ quan đảng cũng chưa “quan tâm đến vấn đề chuẩn hoá, trẻ hoá, tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp; luân chuyển, bố trí công tác phù hợp đối với cán bộ đoàn trưởng thành.”

Và đặc biệt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vẫn phải : “ Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, tư tưởng chính trị cho thanh niên, đấu tranh với các âm mưu lôi kéo, kích động thanh niên tham gia các hoạt động sai trái. Tiếp tục đổi mới phương thức tậo hợp, mở rộng mặt trận đoàn kết thanh niên. Chú trọng xây dựng mô hình tổ chức và phương thức tập hợp thanh niên thông qua các mạng viễn thông, internet, thanh niên ở địa bàn dân cư và các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế. Chấn chỉnh, đảm bảo hoạt động báo chí trong hệ thống của Đoàn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích đã được xác định là kênh thông tin hữu hiệu cho việc giáo dục, tập hợp, đoàn kết thanh niên. Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, thiếu niên giai đoạn 2013-2020”.

Tại sao ? Bởi vì Bộ Chính trị đã thừa nhận : “Công tác thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Một số cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác thanh niên; chưa cụ thể hoá các quan điểm, giải pháp của Nghị quyết phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị; chưa quan tâm thường xuyên, đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và định hướng dư luận xã hội cho thanh niên chưa đáp ứng yêu cầu. Chính sách về thanh niên và công tác thanh niên thiếu đồng bộ và chậm đi vào cuộc sống. Vai trò của tổ chức đoàn ở một số nơi, nhất là trên địa bàn dân cư, còn hạn chế. Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong các khu công nghiệp, đối với thanh niên Việt Nam ở nước ngoài chưa đạt yêu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một bộ phận thanh niên có biểu hiện sa sút về lý lượng, đạo đức, lối sống, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.”

Như vậy rõ ràng tổ chức Đòan Thanh niên Cộng sản HCM, đội hậu bị của đảng, đang có nhiều vấn đề có thể gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự tồn vong của đảng CSVN. Mặc dù đảng đã tiêu phí không biết bao nhiêu tiền bạc cho Đòan TNCSHCM nhưng vẫn không ngăn chặn được “phong trào phai nhạt lý tưởng, mất định hướng” trong Thanh niên

Họ cũng đang phải đối phó với hai ác mộng “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” ( tự bỏ đảng và không còn tin vào đảng) như đang diễn ra trong nội bộ của trên 3 triệu cán bộ, đảng viên. -/-

Phạm Trần

(04/014)
 
Thông Báo
Thư Mời Tham Dự Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ 3 tại Houston, TX
JB Vượng Đức Nguyễn
06:05 03/04/2014
Houston, TX, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, ngày 04/04/20014.

Kính thưa quý Đức Cha, quý Đức Ông, quý Bề Trên, quý Linh Mục, quý Thầy Sáu, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Cụ quý Ông Bà và Anh Chị Em xa gần.

Dù còn ở tại quê hương hay đang sống trong đất nước tự do, Người Việt Nam đang phải đối mặt với những hiểm họa gia đình đã tan vỡ hoặc có nguy cơ chia lìa.

Giáo xứ Đức Mẹ La Vang chúng con hợp cùng Giáo Hội Việt Nam với Năm Gia Đình “CẦU NGUYỆN-YÊU THƯƠNG-PHỤC VỤ SỰ SỐNG VÀ LOAN BÁO TIN MỪNG”.

Năm nay chủ đề của Đại Hội Thánh Mầu La Vang “ Gia Đình Chúng Con về Bên Mẹ La Vang” để cầu khấn, hội thảo, chia sẻ và giúp đỡ nhau bảo vệ gia đình qua quý Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp O.P, Giám Mục Giáo Phận Vinh và là Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn, Dòng Tên, nhà giảng thuyết đầy kinh nghiệm và Thầy Phong Dòng Lasan, nhà đào tạo giới trẻ thật tài tình,

Chúng con viết thư này kính mời Quý Vị đến tham dự Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Lần III, từ ngày 02 thứ sáu, 03 thứ bảy và 04 Chúa Nhật tháng 5, năm 2014 tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Tổng Giáo Phận Galveston, Houston, Texas. Hoa Kỳ.

“ĐẠI HỘI LA VANG, MỌI GIA ĐÌNH KÉO VỀ BÊN MẸ,
THÀNH PHỐ HOUS-TON, MUÔN LỚP NGƯỜI TUÔN ĐẾN GẦN NHAU”.


Chúng con rất vui mừng được chuẩn bị đón tiếp toàn thể quý vị.

Một lần nữa, xin Chúa qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria Thánh Mẫu La Vang xuống muôn phúc lành trên quý Đức Cha, Đức Ông, quý Cha, quý Thầy Sáu, quý Nam Nữ Tu Sĩ và toàn thể Quý Vị.

Đồng Kính mời.

Chúng con, linh mục JB Nguyễn Đức Vượng, Thomas Trần Thiên Ân O.P, cùng toàn thể giáo dân giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Houston.

ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LA VANG LẦN THỨ BA
TẠI GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LAVANG NGÀY 2, 3, 4 THÁNG 5 NĂM 2014.
CHỦ ĐỀ: “GIA ĐÌNH CHÚNG CON VỀ BÊN MẸ LA VANG”.
CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT BA NGÀY ĐẠI HỘI THÁNH MẪU

NGÀY THỨ NHẤT.


I. Thứ sáu, ngày 02 tháng 5, 2014
HAI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN 23 VÀ GIOAN PHAO LÔ ĐỆ NHỊ BÊN MẸ LA VANG.

1. 5 giờ 00 Pm. Gặp gỡ, giới thiệu quan khách.
2. 5 giờ 30 Pm. Trình bầy chủ đề “Hai Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phao Lô Đệ Nhị Bên Mẹ La Vang trên Quê Hương Việt Nam”. Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn.
3. 6 giờ 30 Pm. Khai mạc cuộc rước bằng Dàn Trống La Vang, Rước Kiệu Bông, Kiệu Thánh Tâm Chúa và Kiệu Xương Thánh Tử Đạo.
4. 7 giờ 00 Pm. Thánh lễ Khai Mạc:
• Chủ tế: Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp O.P.
• Cha Giuse Trần Trung Liêm OP. Giảng thuyết.
5. Sau lễ: a. Trong Nguyện Đường. Nếu ai muốn Hôn Xương Thánh (giải tội)
b. Bên Nhà Lều : Bữa cơm tối và văn nghệ.
6. 10 giờ 00 Pm. Thánh lễ Kính Lòng Thương Xót và chữa lành tại Nhà Thờ Lớn: Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn chủ tế thánh lễ.
7. 11 giờ 00 Pm. Rước Thánh Thể và dâng nến từ Nhà Thờ Lớn sang chung quanh Linh Đài. Kết thúc bằng việc Ban Phép Lành Thánh Thể, nghỉ đêm

NGÀY THỨ HAI.

II. Thứ bảy, ngày 03 tháng 05 năm 2014.
MẸ HIỆP THÔNG CÙNG CHÚA GÌN GIỮ GIA ĐÌNH.

A. Các thánh lễ dành cho Hội Đoàn.

1. 6 giờ 30 sáng. Tại Nhà Nguyện Linh Đài: Thánh lễ cầu cho Tu sĩ Nam Nữ. Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp.
2. 6 giờ 30 sáng: Tại Nhà Thờ Lớn: Thánh lễ cầu cho Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Tổng Giáo Phận, Cha Giuse Bùi Phương Tiến chủ tế. Liên lạc: Anh Bùi Văn Nhất (713) 542-1620.
3. 7 giờ 45 Sáng : Tại Nguyện Đường Linh Đài : Thánh lễ cầu cho Liên Đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo Tổng Giáo Phận, Cha Giuse Vũ Thành chủ tế. Liên lạc: Chị Trần Thị Bản (832) 788-1323.
4. 7 giờ 45 Sáng , Tại Nhà Thờ Lớn: Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Đoàn Tông Đồ Fatima Tổng Giáo Phận, Cha Philip Lâm Đức Trọng C.M.C chủ tế. Liên lạc: Ông Nguyễn Đình An (832) 466-1262

5. 9 giờ 00 Sáng: Tại Nhà Thờ Lớn, Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Huynh Đa Minh Tổng Giáo Phận, Cha Antôn Đinh Minh Tiên O.P chủ tế. Liên lạc: Ông Lưu Ngọc Bích (832) 643-3320
5. 9 giờ 00 Sáng : Tại Nhà Nguyện Linh Đài: Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Đoàn Cursillô Tổng Giáo Phận. Cha Đa Minh Trịnh Thế Huy O.P chủ tế. Liên lạc: Chị Nguyễn Thùy Trang (713) 303-7982.
6. 10 giờ 15 am: Tại Nhà Thờ Lớn: Thánh lễ cầu nguyện cho Liên đoàn Lêgiô Maria Tổng Giáo Phận. Cha Duy An Nguyễn Duy Hùng chủ tế. Liên lạc: Ông Phạm Công Huỳnh (832) 576-0259

B. Các Buổi Hội Thảo.
1. 11 giờ 15: Tại Nhà Thờ Lớn: Gia Đình Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại: Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn S.J
2. 12 giờ 30 Cơm trưa tại hội trường, nhà lều, tự do.
3. 2 giờ Chiều: Hội Thảo Giới Trẻ Tại Hội Trường
• Cho giới trẻ từ 17 tuổi đến 30.
• Chủ đề: Giới Trẻ Sống Trong Gia Đình Cho Tương Lai. Frère Phong Dòng La San
• Sau hội thảo, các bạn sẽ gặp gỡ với quý Cha và quý Sơ, Thầy trong ban ơn gọi của quý Dòng và Nhóm Escape.
4. 4 giờ 00 pm – 5 giờ 30 Tại Nhà Lều
* Các em từ 7 tuổi đến 16 tuổi.
* Chủ đề: : Giới Trẻ Sống Trong Gia Đình Cho Tương Lai. Frère Phong Dòng La San
• Sau Hội Thảo chuẩn bị rước.
2 giờ chiều – 3 giờ 30: Gia Đình Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại: Cha Gioan Phanxicô Vũ Thế Toàn S.J.
5. 4 giờ đến 5 giờ 30 pm. Hội Thảo Gia Đình Công Giáo Việt Nam Trên Quê Hương, Tại Nhà Thờ Lớn: Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp O.P
6. 5 giờ 30 pm. Chuẩn bị rước (giải tội tại Nhà Nguyện)
7. 6 giờ 00 pm. Khai Mạc Cuộc Rước Kiệu Bông, Xương Thánh Tử Đạo, Đức Mẹ chung quanh khu vực Thánh Đường Giáo Xứ : Bắt đầu bằng Dàn Trống La Vang.
8. 7 giờ pm. Thánh Lễ Đại Trào Kính Đức Mẹ
* Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp O.P. Chủ tế và giảng thuyết

NGÀY THỨ BA.
CÙNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VỚI MẸ, GIA ĐÌNH CHÚNG TA RA KHƠI.


Chương Trình Sáng Chúa Nhật lúc 9 giờ sáng , Khấn và Thánh Lễ Đại trào
• Khai Mạc Dâng Hoa Kính Đức Mẹ Bằng Dàn Trống La Vang. Nhạc Đoàn Thiện Tâm
• Mời Quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn cùng tham dự buổi vãn hoa.
• Quý Đức Cha, quý cha và đoàn rước cho thánh lễ bắt đầu từ nhà thờ lớn
• Cùng với Các Thánh Tử Đạo và Mẹ Maria Chúng Ta Ra Khơi.
• Chủ tế Thánh lễ và giảng thuyết: Đức Giám Mục Phụ Tá Geoge A. Sheltz.
• Bế Mạc :Hẹn gặp lại Năm sau: ngày 01/02 và 03 tháng 05 năm 2015.

Kính báo, Kính mời
Chúng con, linh mục JB Nguyễn Đức Vượng và Thomas trần Thiên Ân O.P

SẮP XẾP CHUNG VÀ LIÊN LẠC:

I. ĐIỀU HÀNH TỔNG QUÁT: Ông chủ tịch HĐMV Nguyễn Tài (281) 932-4655.

II. BẢO TRỢ CHO ĐẠI HỘI VÀ XIN KHẤN TRONG ĐẠI HỘI THÁNH MẪU.
Xin liên lạc:
1. Bà Trần Thị Đỗ (832) 536-0066
2. Anh Đinh Quang Thịnh (281) 793-6681.
3. Chị Phan Hồng Thu (832) 797-4512.
4. Anh Nguyễn Thanh Tòng (832) 287-0328
5. Anh Nguyễn Hưng Hiển (281) 902-8852.
6. Chị Nguyễn Thị Thúy Anh (832) 283-0089.

III. BẢO TRỢ BÔNG, HOA:
Quý giáo xứ, ban ngành đoàn thể muốn bảo trợ bông, hoa cho Đại Hội và Bông Dâng Mẹ. Xin liên lạc: Chị Trần Thị Bản (832) 788-1323.

IV. CA VIÊN CÁC NƠI ĐẾN THAM DỰ VÀ GHI DANH HÁT TRONG CA ĐOÀN TỔNG HỢP CHO CÁC THÁNH LỄ:
Lễ Khai Mạc, Lễ Đại Trào chiều thứ bảy Tôn Vinh Đức Mẹ và Thánh lễ Tạ Ơn Chúa sáng Chúa Nhật. Liên lạc với Ban Phụng Vụ Thánh Nhạc: Anh Nguyễn Viễn Phương (713) 373-7964.
Hạn chót ghi danh tham dự hát chung ca đoàn Tổng Hợp, ngày 05/04/2014

V. THAM DỰ RƯỚC KIỆU THEO GIÁO XỨ:
1. Chiều thứ sáu ngày 03/05: Giáo xứ muốn Kiệu Các Thánh Tử Đạo và Kiệu Thánh Tâm Chúa
2. Chiều thứ bảy ngày 04/05: Kiệu Bông, Kiệu Xương Các Thánh Tử Đạo và Kiệu Đức Mẹ, xin liên lạc với Anh Nguyễn Minh Dũng (832) 692-3377.
và Nguyễn Thụy Anh (832) 359-2192.
Hạn chót ghi danh là ngày 10/04/2014.

VI. GIÁO XỨ NÀO MUỐN ĐỌC CÁC BÀI ĐỌC TRONG 3 NGÀY LỄ:
Xin liên lạc với ông Nguyễn Viết Anh Khoa (832) 276-3272.
Hạn chót ghi danh là ngày 10/04/2014

VII. GIÁO XỨ HAY CỘNG ĐOÀN MUỐN DÂNG CỦA LỄ:
Xin liên lạc với anh Nguyễn Viết Anh Khoa. (832) 276-3272
Hạn chót ghi danh là ngày 10/04/2014.

VIII. QUÝ HỘI ĐOÀN CÙNG MUỐN DỰ LỄ CHUNG, RƯỚC CHUNG THEO HỘI ĐOÀN MÌNH XIN LIÊN LẠC:
1. Hội Các Bà Mẹ : Chị Trần Thị Bản (832) 788-1323.
2. Hiệp Sĩ Đoàn : Ông Lê Văn Mạo (281) 894-2422
3. Lêgiô Mariae : Ông Phạm Công Huỳnh (832) 576-0259
4. Huynh Đoàn Đa Minh: Ông Lưu Ngọc Bích (832) 643-3320
5. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm : Ông Bùi Văn Nhất (713) 542-1620.
6. Phong Trào Tông Đồ Fatima: Ông Nguyễn Đình An (832) 466-1262.
7. Gia tộc (các Thánh Tử Đạo): Ông Peter Nguyễn Tài (281) 932-4655.
8. Liên Đoàn Hướng Đạo La Vang : Trưởng Hải Triều (832) 661-4619.
9. Đoàn Thiếu Nhi Dũng Lạc : Anh Hoàng Tuấn (713) 344-4632

IX. MUỐN LIÊN LẠC CÁC TRƯỞNG BAN NGÀNH
1. Ban An Ninh : Anh Trần Nicolas Thắng (832) 212-7193.
2. Ban Giới Trẻ : Anh Đỗ Phú Trường (832) 359-1088.
4. Ban Y Tế : Chị Đinh Thị Thu (832) 277-2914
5. Ban Phụng Vụ : Anh Nguyễn Viết Anh Khoa ( 832) 276-3272
6. Ban Khánh Tiết và Âm Thanh: Anh Nguyễn Văn Phi (713) 591-0012
7. Ban Nghi Lễ : Ông Trần Thiết Hùng (281) 441-1606
8. Ban TTV: Trao Mình Thánh Chúa: Anh Vũ Thành (713) 645-5470.
9. Ban kỹ thuật : Anh Bùi Văn Mạc (713) 209-4992

X. KHI CẦN THÔNG TIN, THÔNG BÁO
.
Xin liên lạc với Anh Ngô Vinh Khoa (713) 582-2298.

XI. CẮM TRẠI:
Giáo Xứ hay Hội Đoàn hay Nhóm nào muốn dựng lều, cắm trại, lửa trại ngay cạnh Nhà Thờ và Hội Trường, kể cả chỗ sinh hoạt sáng hoặc chiều từ 2 giờ pm đến 3 giờ 45 pm (thứ bảy), ăn, ngủ tại trại: Xin liên lạc với:
1. Chị Nguyễn Hải Triều (832) 661-4619
2. Anh Hoàng Tuấn (713) 344-4632

XI. TRÚ NGỤ CHO QUÝ Đức Cha, QUÝ CHA, THẦY SÁU, TU SĨ NAM NỮ:
xin liên lạc với Thầy sáu Micae Nguyễn Kim Khánh (713) 319-8606.

XII. NƠI Ở TRONG 3 NGÀY:
Quý linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo xứ, hội đoàn, nhóm hay cá nhân muốn trú ngụ tại Motel, tại các phòng học giáo xứ (có các phòng tắm công cộng) tại gia đình. Xin liên lạc với Anh Võ Ty (713) 459-25309.

XIII. THAM GIA VĂN NGHỆ:
Quý Giáo Xứ, Cộng Đoàn, Ca Đoàn, Hội Đoàn hay Nhóm muốn hát, diễn kịch… xin liên lạc: chị Nguyễn Hoàng Michelle (832) 576-4965

XIV. THẮC MẮC:
Mọi chi tiết nếu không được trả lời hay không thể giải quyết được : Xin liên lạc trực tiếp với cha xứ JB Nguyễn Đức Vượng (713) 280-6856 hay Cha Phó Thomas Trần Thiên Ân (832) 692-4761

Xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, của Mẹ La Vang xuống muôn phúc lành trên toàn thể quý vị. Mong gặp toàn thể Quý Vị tại Linh Đài Mẹ La Vang Tổng Giáo Phận Galveston, Houston, Texas. Hoa Kỳ.

Kính báo, Kính mời
Chúng con, linh mục JB Nguyễn Đức Vượng và Thomas Trần Thiên Ân O.P.Và Toàn Thể Giáo Xứ Đức Mẹ La vang
 
Văn Hóa
Giải viết văn đường trường
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
09:56 03/04/2014
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014

BẢN TIN 07

Thưa quý độc giả và quý tác giả,

Đến hết ngày 31-3-2014 Giải Viết Văn Đường Trường lần II đã khóa sổ nhận bài, với tổng số 109 tác phẩm và 64 tác giả dự thi. Ở lần I chỉ có 51 tác phẩm và 24 tác giả hợp lệ.

Sự tăng vọt hơn gấp đôi số tác phẩm và gần gấp ba số tác giả dự thi là một khích lệ hết sức lớn cho Ban Tổ chức. Xin cám ơn quý tác giả đã gửi bài tham gia và cám ơn quý độc giả đang quan tâm theo dõi cuộc thi. Cách riêng, xin chân thành cám ơn các trang truyền thông Công Giáo, chính là nhờ sự hỗ trợ của truyền thông mà chương trình này được biết đến và hưởng ứng. Chương trình sẽ tiếp tục 4 năm nữa. Hy vọng sau 6 năm, Giải thưởng này có thể giúp các giáo phận phát hiện những tài năng văn chương trẻ tuổi có chí hướng phát huy khả năng để phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội.

Số các tác giả dự thi lần này đến từ 16 Giáo phận. Một số tác giả hiện đang học, đang tu hoặc đi làm ở xa quê nhà, nhưng xét theo sinh quán thì con số tác giả xếp theo các Giáo phận như sau:

- Bắc Ninh 5

- Cần Thơ 1

- Đà Lạt 1

- Đà Nẵng 1

- Hà Nội 2

- Hải Phòng 2

- Huế 3

- Hưng Hóa 2

- Kontum 4

- Nha trang 7

- Phát Diệm 2

- Qui Nhơn: 20

- Sài Gòn: 2

- Thanh Hóa: 2

- Vinh: 9

- Xuân Lộc: 1

Xin chúc mừng 19 tác giả gửi bài trước ngày 31-12-2013 được nhận quà: Đaminh Hoàng Văn Quỳnh (Bắc Ninh), Madalena Đặng Hoàng Hương Giang (Kontum), Eymardo Đỗ Xuân Tú (Sài Gòn), Mađalêna Nguyễn Ánh Hường (Phát Diệm), Marie Paul Trần Thị Kiều Thu (Đà Lạt), Têrêsa Nguyễn Minh Thu (Hà Nội), Anna Nguyễn Thị Duyên (Bắc Ninh), Anna Trần Thị Sứ (Cần Thơ), Micae Trần Văn Hiển (Vinh), Maria Trịnh Thị Huyền Trân (Qui Nhơn), Trần Duy Thành (Phát Diệm), Maria Nguyễn Thị Hiền (Thanh Hóa), Anê Trần Thị Cẩm Lệ (Qui Nhơn), Maria Đặng thị Ngọc Hạnh (Sài Gòn), Anna Phạm Thị Thanh Tuyền (Qui Nhơn), Giuse Phạm Đình Duy (Nha Trang), Anna Nguyễn Thị Phượng (Bắc Ninh), Đaminh Nguyễn Văn Thiển (Bắc Ninh), Nguyễn Bích Hạt (Bắc Ninh). Tác giả FX Lê Quang Thạch (Qui Nhơn) có bài dự thi mang số 50 và tác giả Trần Thiên An (Xuân Lộc) có bài dự thi mang số 100 cũng được nhận quà đợt này. Chúng tôi sẽ gửi quà qua đường bưu điện.

Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu 7 truyện dự thi mới. Xin mời quý độc giả cùng theo dõi, đánh giá và tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.

Quý độc giả có thể gửi phiếu bình chọn ngay sau từng đợt bài được giới thiệu. Khi đọc các truyện ở các đợt tiếp theo, nếu thay đổi ý kiến, có thể gửi phiếu bình chọn mới. Chúng tôi sẽ tính theo phiếu gửi sau cùng của mỗi người. Xin gửi cùng lúc về 2 điện chỉ email: tinmunggiesu@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com.

Nếu quý độc giả phát hiện bài nào chỉ là phóng tác từ một tác phẩm khác đã công bố, xin vui lòng cho Ban Tổ chức được biết.

Nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chúc lành cho tất cả chúng ta.

Qui Nhơn, ngày 02-4-2014

Thay lời Ban Tổ chức

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ


BÀI DỰ THI

Mã số: 14-041

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH

Thằng bé mãi miết chạy…Nó cứ cắm đầu chạy mà không thèm nhìn lại sau lưng mình hay ít nữa là dưới chân…Nó vẫn chạy…

– Á..á…á

Chân nó đã chảy máu một ít, tay vội vàng nắm lấy chỗ đau, ở cái chỗ mà giờ đây đã sưng tấy lên và ngả màu tím nhạt giống như màu của bầu trời hôm nay. Chiều nay, Giáng Sinh về trên xóm nhỏ này…

Mùa đông năm nay về trên vùng đất này muộn hơn. Tuy nhiên những cơn gió lạnh tràn vào trong dịp lễ Giáng Sinh cũng đã len lõi vào tận ngõ ngách của mọi gia đình. Cái lạnh buốt thấu xương còn hằn cả vào trên khuôn mặt của người già và trẻ con. Ngày đêm từng cơn gió phả đến vùng đất này cũng bình thản, không mấy hối hả giống như cuộc sống con người ở đây.

Hôm nay, áp ngày lễ Giáng Sinh, gió lạnh tím ngắt cả một vùng trời. Từng đám mây thu mình lại níu kéo nhau di chuyển cứ như là cho đỡ lạnh. Thằng nhỏ chân cà nhắc chạy vội vào nhà. Mẹ nó đang áp đầu vào cái lò than vừa nhen tí lửa. Bà ra sức thổi, thằng nhỏ đứng sau lưng thở hổn hển. Bà quay lại giật mình:

– Thằng quỷ này, mày làm mẹ giật mình đó, có chuyện gì mà thở dốc rứa? Bộ bố mày về à?

Thằng nhỏ đứng một lúc rồi mà vẫn còn thở mạnh. Miệng lắp bắp, lời nói đứt quãng nghe cũng chẳng rõ:

– M..ẹ…r..a…đây..mà..xem!

Mẹ nó bình tĩnh hỏi lại:

– Thì có chuyện gì nói từ từ cho mẹ nghe đã.

– Đầu…làng…mà thôi..mẹ..cứ..đi theo con ra đây sẽ rõ.

Hai vợ chồng bà lấy nhau cũng đã được gần hai chục năm rồi. Họ về sống với nhau từ cái ngày Xóm Mới còn ở dưới vùng trũng thấp đầu làng. Gọi là ông bà có vẻ đã già lắm rồi nhưng thật ra năm nay ông Ca chồng bà cũng chỉ tròn bốn mươi, còn bà thì kém ông hai tuổi. Thế nhưng nhìn khuôn mặt của hai vợ chồng bà thì có gọi là ông bà cũng chẳng có ai phản đối gì. Cuộc sống lam lũ của gia đình đã hằn dấu trên khuôn mặt của cả hai vợ chồng. Sự vất vả của đời thường vô tình đã bóp chết những ước mơ của đôi vợ chồng trẻ khi cùng nhau ước nguyện trong ngày lễ cưới. Đôi khi nó lại còn mang đến cho vợ chồng bà những nỗi đau chôn giấu trong lòng không nguôi.

Khi thằng út ra đời được một năm thì ở Xóm Mới có phong trào đi Tây Nguyên làm cà phê rất rầm rộ. Người người trong xóm kéo nhau “Nam tiến” để tìm kế sinh nhai nơi đất khách quê người. Xóm Mới vì thế phần lớn chỉ còn người già và trẻ con. Ông Ca, chồng bà cũng hăm hở mang balô lên đường vào Nam làm ăn. Cuộc sống làm ăn ở Tây Nguyên dù có vất vả nhưng nhìn chung vẫn còn hơn ở nhà, cho nên đến giờ khi thằng út đã học lớp bốn mà bố nó vẫn còn lặn lội bám víu vào những gốc cà phê.

– Thở một tý đã… Có chuyện gì mà bắt mẹ mày chạy khiếp rứa?

Bà Ca đứng lại vừa thở vừa hỏi thằng út. Thằng út chẳng buồn trả lời, trông nó cũng mệt lắm nhưng vẫn cố gắng nắm lấy tay mẹ nó mà chạy.

Càng về chiều gió càng mạnh. Từng cơn gió khẽ rít lên bắn rung cả những đôi môi tím nhạt của từng người. Không khí Giáng Sinh ở Xóm Mới cũng chẳng khác ngày thường là bao. May ra thì cũng chỉ được ở ngay đầu cổng vào xóm và trong ngôi thánh đường có treo hai ngôi sao dán hình Chúa Hài Đồng mà thôi. Lũ trẻ trong xóm với những bộ quần áo cũ kỹ quen thuộc vẫn đang chơi đùa vô tư trong khuôn viên nhà thờ. Trời lạnh, chẳng có mấy ai buồn ra ngoài đi dạo. Chao ôi! Quá khó để người ta có thể túm lấy một chút không khí Giáng Sinh cho riêng mình ở cái xóm đạo này. Gió lượn qua từng kẽ lá, gió vẫn rít lên từng hồi... Gió mơn trớn cả những đôi má không ngượng ngùng…

Thằng nhỏ dẫn mẹ nó ra ngôi nhà nhỏ bỏ hoang đầu làng thì dừng lại. Có vẻ như đây là địa điểm mà nó muốn mẹ đến tận nơi. Đến lúc này bà Ca vẫn chưa thể hiểu điều mà thằng con của bà định nói. Không kịp cho bà lấy lại sức, nó nắm vội tay mẹ, nhẹ nhàng kéo tấm chiếu ở ngay thềm nhà bung lên. Một cô bé rách rưới nằm co ro như dấu chấm hỏi hiện ra trước mắt bà. Một chút thất thần không đủ làm cho bà Ca sợ hãi, bà nhận ra cô bé vẫn còn sống, dù chỉ là sống thoi thóp như ngọn đèn trước gió. Một luồng điện giật đi ngang qua cơ thể. Bà khẽ run lên. Miệng bà lắp bắp mãi không thành lời.

Đôi tay lóng ngóng như người mới tập việc, bà Ca cởi chiếc áo của mình khoác lên “dấu chấm hỏi” ấy. Cô bé vẫn bất động. Bà lấy tay ấn mạnh vào huyệt nhân trung, cô bé khẽ rít lên một hơi ngắn rồi bị chặn lại. Thằng út vẫn đứng đó. Nó không sợ hãi. Nghĩ lại lúc chiều trong lúc chạy ra ngôi nhà hoang bứt lá me về cho mẹ nấu canh nó vô tình thấy một cô bé ăn xin rách rưới nằm trên thềm mà khiếp đảm luôn. Không ngoái đầu lại, không kịp bứt lá me cho mẹ, nó chạy như gặp phải ma. Giờ đây thay vì sợ hãi nó thấy thương cho cô bé.

Bà Ca lấy hết sức mình xốc cô bé lên tay, nhẹ nhàng rời khỏi ngôi nhà hoang. Bóng chiều cũng đã dần buông. Tiếng chuông điểm 6 giờ của nhà thờ đã vang lên, lao vào không trung như muốn xé toạc không khí ảm đạm của buổi chiều Giáng Sinh. Hình ảnh ngôi nhà hoang lạnh lẽo đang khuất dần sau lưng hai mẹ con.

Bà Ca đặt cô bé nằm xuống chiếc giường của ba đứa trẻ, bảo thằng út chạy qua nhà bà Tâm bác sỹ mua mấy viên thuốc và nhờ bác ấy lại nhà chuyền dịch cho cô bé. Bà hối hả bảo thằng bé chạy thật nhanh kẻo không kịp. Thằng út cắm đầu cắm cổ chạy. Nó chạy vội vàng, hấp tấp chẳng khác gì lúc chiều. Ngoài trời, màn đêm đang dần buông xuống, cơn gió lạnh vẫn không quên rít lên từng hồi…

Cô bé được bà Tâm và bà Ca ra sức cứu chữa nên chỉ độ một giờ đồng hồ đã tỉnh lại. Cô chợt giật mình khi thấy mình đang nằm trên một chiếc giường có chăn ấm, thứ mà đã lâu lắm rồi cô bé chưa một lần được mơ ước. Xung quanh cô lại có những khuôn mặt mà cô chưa một lần gặp mặt, nhưng toát lên một ánh mắt yêu thương.

Bà Tâm ra về. Trước khi về, bà còn dặn cứ để cô bé nằm yên đó, lát nữa lấy nước nóng xoa đều khắp cơ thể và cho nó ăn một chút cháo…

Bà Ca mang nồi nước ấm lên trên nhà, lúc này nhà chẳng còn ai, mấy đứa nhỏ ăn vội bát cơm xong đã chạy ra nhà thờ hết. Bà đỡ cô bé dậy.

– Bây giờ để dì tắm cho cháu nhé, phải sạch sẽ để đi lễ Giáng Sinh nữa chứ!

Bà vừa nói vừa tháo chiếc áo cô bé đang khoác trên mình xuống. Bà Ca cầm trên tay chiếc áo mà run run, đôi mắt đỏ hoe. Bà nhúng vội chiếc khăn vào nồi nước ấm như muốn che giấu đi cái cảm xúc đó của mình. Bà khẽ lau từng chút một, nhẹ nhàng và cẩn thận. Bà làm cái việc ấy như thể bà quên mất rằng đây chỉ là một cô bé ăn xin mình vừa gặp. Những đứa con của bà nhiều khi chẳng được mẹ của chúng làm như vậy, thế mà giờ đây…

Bộ quần áo của con gái bác cả tuy không mới lắm nhưng có vẻ vừa vặn với dáng người của cô bé. Khi đã khoác lên mình bộ đồ mới, đầu tóc được bà Ca bối lên cao, nhìn cô bé không còn dáng vẻ gì của một đứa trẻ ăn xin nữa. Trước mắt bà giờ đây là một cô bé đã có nét xinh xắn của một thiếu nữ với nước da đậm và khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt đen long lanh không giấu nỗi một số phận hẩm hiu, vất vả. Tuy nhiên qua đôi lúm đồng tiền khi cô bé cười, bà nhận thấy một con người trong sáng và đầy nghị lực nơi cô bé.

Bà Ca mang bát cháo đã được hầm rất kỹ lên cho cô bé. Mùi thơm của làn khói nóng tỏa ra từ bát cháo làm cho không khí thêm ấm cúng. Đôi mắt cô bé nhìn chằm chằm vào đôi tay của bà Ca làm mắt bà đỏ hoe lên. Ánh mắt là ngôn ngữ chứa đựng những cảm xúc. Con người không nhất thiết phải nhìn nhau mới thấy nhau. Người ta có thể nhìn thấy nhau qua con tim biết yêu thương hướng về nhau.

Trong ngôi nhà nhỏ bên sườn đồi, ánh đèn đã được thắp lên xóa tan cái lạnh giá của màn đêm mùa đông… Bà Ca mang nước ấm rửa lại mặt cho cô bé. Bà nhìn đôi mắt đen tuyền của cô bé, đôi mắt ấy bà có cảm tưởng đã bắt gặp ở đâu đó rồi. Đôi mắt quen lắm mà sao bà chẳng thể nhớ nỗi, cũng chẳng thể gọi tên. Cô bé cũng đáp lại bằng một ánh mắt thân thương chất chứa một nỗi buồn xa thăm thẳm trong tận trái tim bé nhỏ của mình. Một cơn gió lạnh chợt ùa vào căn nhà nhỏ, cả hai giật mình nhận ra họ đang nhìn nhau, cái nhìn từ khi nào không ai biết. Bà Ca gấp vội chiếc khăn nhẹ nhàng hỏi:

– Con tên gì?

– Con không biết nhưng chỉ thấy bà gọi con là Nụ.

– Thế nhà con ở đâu? Bố mẹ con đâu cả mà để con phải lang thang một mình thế? Lỡ có chuyện gì thì làm sao?

Cô bé khẽ cúi đầu xuống thấp. Im lặng. Căn nhà chỉ nghe thấy tiếng thở không đều nhịp của hai người phụ nữ.

– Nhà con…nhà con xa lắm… Mà không phải… con không có nhà.

– Không có nhà thì con sống với ai?

Bà Ca hỏi vội vàng như một phản xạ tự nhiên mà bà không thể kìm nén.

– Con sống với bà, nhưng bà đã mất tháng trước. Con không biết ở với ai nên phải đi xin ăn khắp nơi. Chiều nay con tạt đến xóm này nhưng vì lạnh và đói quá mà ngất xỉu đi khi nào không biết nơi ngôi nhà hoang.

Giọng nói của cô bé vẫn còn ấp úng nhưng ánh mắt của nó cho bà biết rằng nó không nói dối. Bà Ca hạ giọng một cách chậm rãi:

– Thế bố mẹ cháu đâu rồi?

Cô bé lắc đầu:

– Cháu không có bố mẹ.

– Không có bố mẹ nghĩa là thế nào? - Có vẻ như bà Ca hỏi trong vô thức, bà cũng chẳng biết tại sao bà hỏi điều đó nữa.

Cô bé ngập ngừng:

– Cháu… Cháu bị lạc mất mẹ trong một buổi đi chợ xuân khi còn nhỏ. Sau đó, cháu được một bà góa mang về nuôi. Hai bà cháu sống với nhau trong một túp lều cho đến khi bà bị bệnh mà mất.

Bà Ca nghe đến đó thì toàn thân bà nổi cả da gà, chắc là chẳng phải tại cơn gió lạnh. Lúc này thì hình như bà không thể kiềm chế nỗi cảm xúc của mình nữa rồi. Bà hỏi vội:

– Cháu năm nay bao nhiêu tuổi?

– Dạ, bà nói con mười lăm tuổi rồi!

Đôi mắt của cô bé tròn xoe nhìn thẳng vào con người không đứng vững của bà Ca. Bà thở một cách dồn dập, tim bà đập nhanh hơn bình thường. Bà cố gắng giữ sự bình tĩnh nhưng không thể. Trái tim bà như đang bị đốt cháy. Bà không biết chuyện gì nhưng bà có một linh cảm về điều gì đó thay đổi trong con người mình. Đã lâu lắm rồi từ ngày lạc mất con, tim bà không đập nhanh đến vậy, hơi thở của bà cũng không gấp gáp đến vậy. Bà nhớ lại ngày bà lạc mất cái Hoa, đứa con gái đầu của bà. Ngày đó con bé chỉ chưa đầy bốn tuổi, bà lạc mất nó trong một lần mang nó đi tham dự một hội chợ xuân ở làng bên. Nỗi đau đó đã dằn vặt con tim của cả hai vợ chồng bà không khi nào nguôi. Bà đã cố tìm mọi cách để tìm đứa con gái nhưng không có chút hy vọng. Ngày đêm bà thầm cầu xin Chúa cho bà được tìm thấy con gái mình. Dù đã hơn mười năm bà chờ đợi điều đó trong vô vọng nhưng chưa bao giờ bà mất hy vọng, dù nhiều khi hy vọng đó của bà mong manh như ngọn đèn leo lét trước gió. Bà nhìn Nụ. Bà nghĩ nếu nó còn sống chắc nó cũng to lớn bằng cái Nụ rồi. Một tia sáng lóe lên trong suy nghĩ của bà…

Bà cúi xuống kéo chiếc ống quần bên trái của Nụ lên ngang đầu gối. Bà xoay người cô bé lại, hình như đang cố gắng tìm kiếm cái gì đó. Mắt bà sáng lên màu hy vọng như đốm lửa tàn được đổ thêm dầu. Cô bé không hiểu bà Ca định làm gì nhưng vẫn cố gắng đứng yên vậy. Nước mắt bà Ca không giấu nỗi cảm xúc nên cứ chảy giàn giụa. Đôi mắt đỏ ngầu tròn xoe nhìn chằm vào vết bớt tròn màu đỏ nằm ngay sau bắp chân của cô bé.

Gió ngừng thổi, cánh cửa ngừng kêu, một không khí im lặng bao trùm lấy căn nhà…

– Con… con có vết bớt này từ khi nào?

Bà Ca hỏi không tròn tiếng.

– Vết bớt đó con có từ khi sinh ra, mà sao dì lại hỏi con chuyện ấy?

Cô bé trả lời trong nỗi thắc mắc lớn lao. Cô chẳng thể hiểu vì sao bà Ca lại xem chân của mình? Vì sao lại hỏi về vết bớt của mình như vậy? Vì sao bà lại khóc?...Tất cả những ngờ vực đó nó không thể tự mình trả lời được.

Bà Ca ôm cô bé vào lòng mình mà khóc nức nở. Tiếng khóc của nỗi đau bị dồn nén, tiếng khóc của niềm hy vọng mong manh, tiếng khóc của những ngày tháng dằn vặt lương tâm, tiếng khóc của niềm vui hạnh phúc. Bà thốt lên trong nghẹn ngào, giọng nói của bà quyện tròn vào những giọt nước mắt lăn trên má.

– Mẹ…mẹ…là mẹ của con đây. Có thể khuôn mặt của con mẹ không nhận ra nhưng vết bớt này thì chỉ có con gái mẹ có mà thôi.

Cô bé hình như không nghe thấy điều bà Ca nói. Nó vẫn đứng yên trong vòng tay của bà. Nó không nói được điều gì cũng đúng thôi bởi giờ đây trong đầu óc nó còn đang ngổn ngang những thắc mắc. Nó không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra với mình. Mọi thứ xảy ra quá nhanh và có vẻ hơi phức tạp để nó có thể hiểu ra vấn đề. Miệng nó mấp máy định hỏi điều gì đó nhưng không thể.

Hai đôi mắt cay xè lên vì vị mặn chát của những dòng nước mắt. Hai người ngồi bên nhau trong những dòng nước mắt hạnh phúc và ngờ vực. Bà Ca nghẹn ngào kể lại ký ức đau buồn của bà cái ngày bà lạc mất con. Câu chuyện bà kể thỉnh thoảng lại bị chặn đứng bởi những dòng cảm xúc chảy ra không ngăn nổi. Hai đôi tay đã nắm với nhau từ khi nào không ai biết. Cái Nụ như chết lặng đi. Nó để vậy, mặc cho những niềm hạnh phúc chưa sáng tỏ trong suy nghĩ của nó đang dần khỏa lấp những khoảng trống trong tâm hồn nó.

Tiếng thở đêm đè nặng trong căn nhà. Tiếng nói bớt dần nhường chỗ cho sự thinh lặng. Họ thinh lặng nhưng thật ra họ nói với nhau thật nhiều.

Tiếng chuông nhà thờ vang lên xóa tan bầu không khí tĩnh lặng trong căn nhà nhỏ. Lấy vội tay gạt những dòng nước mắt lăn trên má, hai người nắm tay nhau đến nhà thờ với những tâm tình ngổn ngang trong lòng…

Mã số: 14-042

HẠNH PHÚC CỦA CHÚ

Tôi rời giáo xứ ba năm rồi, nơi lần đầu tiên trong đời tu, tôi đi mục vụ. Nhưng có dịp đi ngang giáo xứ là tôi ghé nhà chú. Ngôi nhà cách quốc lộ Hai Sáu khoảng 300 m, cách nhà thờ 2000 m, thấp lè tè, nằm sát mé sông Zin. Từ quốc lộ Hai Sáu, rẽ vào con hẻm, đi dọc theo bờ đê khoảng 30 m thì rẽ trái, đi một đoạn lại rẽ phải, sau đó rẽ trái và chạy theo con đường nhỏ đến mép sông thì tới nhà chú.

Ghé nhà chú, tôi không bao giờ gọi trước cho chú, khi thì gặp chú, khi thì chỉ có cô (vợ chú) làm rau sau vườn. Bữa nào ghé nhà chú, tôi cũng nằm tòng teng trên chiếc võng buộc giữa hai cây dừa bên hông nhà. Cái võng luôn treo sẵn, dù trời mưa hay trời gió nó vẫn nằm đó, chú sợ tháo đem vào khi mưa thì quên không buộc lại, lỡ tôi vào không có võng nằm. Đến nhà chú, tự dưng tôi thấy đầu óc thanh thản, đời tu của mình bỗng dưng nhẹ nhàng và có một chút thánh thiện nào đó.

Lần này chú vắng nhà, chỉ có vợ chú nhổ cỏ rau sau vườn. Như mọi lần, tôi dựng xe bên hông nhà rồi lặng lẽ nằm lên chiếc võng với cuốn sách “Hạnh Phúc Trong Tầm Tay”. Gió ngoài sông thổi nhẹ theo từng cơn, tôi gấp sách nhìn theo mấy cái lá sầu đông rơi chao rất mỏng xuống sân. Tiếng líu lo gọi bầy của mấy con vành khuyên đuổi nhau trong vòm lá làm tâm trí tôi buông thả không chút vấn vương. Ở nhà thờ, đôi khi tôi muốn nghe tiếng chim rượt nhau mà không được. Nhà thờ nằm ngay trung tâm thị xã, sân toàn bê- tông, chỉ mấy chậu bon-sai thấp chủn lấy đâu ra bóng mát, lá xanh cho chim rượt đuổi.

Chừng 7h30, hai “thằng nhóc” con chú chơi ở nhà thờ về. Thấy tôi, chúng mừng húm, thằng em lật đật chạy ra sau vườn kêu hớn hở:

– Mẹ, thầy nghé nhà mình.

– Hồi nào? - Cô hỏi lại thằng nhỏ.

– Chắc lâu rồi, con không biết.

Cô bước nhanh tới cái võng, mớ cỏ đang nằm trong tay:

– Thầy tới lâu chưa?

– Dạ, mới hồi nãy. Chú đi đâu rồi cô?- Tôi hỏi cô.

– Anh đi cắt lúa cho bà Sáu, trưa về. Thầy ở chơi, con ra sau vườn đã.

– Dạ, con ở đây với hai đứa nhỏ được rồi.

Cô lấy chú và theo đạo. Hai vợ chồng cưới nhau cũng được mười lăm năm, siêng làm hết biết, vợ thì quần quật với vườn rau, chồng thì ngoài vườn rau ra, ai thuê cuốc cỏ, gặt lúa, xa tít trên Ninh Thượng, Ninh Trang gì cũng làm, miễn có tiền là được. Thế mà cuộc sống vẫn nghèo. Mười lăm năm lấy nhau thì non cũng mười năm gia đình chú phục vụ nhà thờ. Chú làm ca trưởng ca đoàn lớn, ba năm trước, được giáo dân bầu vào Hội đồng giáo xứ, hai đứa con giúp lễ lúc còn bé tí đang học lớp ba, lên lớp bảy thì đánh đàn nhà thờ, cả nhà chú tham gia Hội tận hiến. Ở nhà thờ, công việc gì chú cũng làm: Mùa Giáng Sinh thì làm Hang Đá, đóng kịch, treo cờ... Mùa Chay thì lên núi chặt lá vạn tuế cho Chúa Nhật Lễ Lá. Trang hoàng, sửa sang cái gì cũng có mặt chú. Nhiều khi “lợi dụng” sự nhiệt tình của chú, thay đất chậu cây, tôi cũng nhờ chú. Hình như thời gian với chú chia làm ba phần, một phần làm việc ở nhà, một phần đi làm thuê cho lối xóm, phần còn lại làm việc không công cho nhà thờ. Nhiều khi tôi nghĩ bậy “Chú nghèo có khi nào là vì phục vụ nhà thờ không hen?”. Người ta nói, nếu thời gian đi lễ ở nhà thờ, sinh hoạt nhà thờ mà để đi làm thêm thì kiếm được không ít tiền.

Tôi bần thần trước mâm cơm trưa nhà chú. Những thức ăn gợi cho tôi nhớ một hình hình ảnh rất quen thuộc của ngày xưa, đã hơn chục năm rồi tôi mới gặp lại: nồi cơm nhỏ, một đĩa nhỏ rau muống luộc với chén mắm nhỏ xáy ngang vài trái ớt đỏ, một tô canh bầu và mấy con cá rô đồng nhỏ đựng trong cái đĩa cũng nhỏ. Nhìn tôi bần thần, chú ngạc nhiên:

– Sao vậy thầy?

– Dạ... - Tôi đáp.

– Ăn cực quá phải không?

Hôm nay, thấy tôi bần thần trước bữa cơm, nên chú hỏi vậy thôi, chứ lần nào ở lại nhà chú ăn cơm, tôi cũng thấy thức ăn vậy cả: không rau luộc thì rau sống ngoài vườn, không cá rô đồng thì cá cơm... và tất cả đều đựng trong những cái đĩa nhỏ này. Giữa trưa, gió ngoài sông thốc từng cơn qua vách đất mát rượi, tôi và chú hướng mắt về phía tiếng gió rít nơi ô cửa sổ đã rớt cánh lâu rồi, chú cười:

– Nhà con có cái quạt gió đã quá phải không thầy?

– Dạ - Tôi cười theo chú. - Ngồi “giữa đồng”, ăn thức ăn đồng còn gì bằng nữa chú!

Chú cười phá lên theo tôi. Vợ chú cũng cười giòn theo:

– Ban đêm, nằm ngủ gió mát lắm thầy ơi, cửa mở toang hoang mà chẳng sợ ăn trộm.

– Có cái gì đâu mà... - Chú nhìn vợ cười.

Cô pha bình trà, đem đặt trên cái bàn gỗ mốc meo đặt dưới góc cây bưởi mà tôi với chú ngồi sẵn ở đó. Hai thằng nhỏ không ngủ trưa, nghe tôi với chú nói “dóc”. Mà sức mấy nó ngủ được, thấy tôi là tụi nó mừng lắm, bữa nào tôi ghé nhà, tụi nó đều không ngủ trưa. Mặt trời treo lơ lửng trên ngọn sầu đông để rớt những vạt nắng xuống đám cỏ tre trên ruộng khô. Đám ruộng đó mấy năm trước chú trồng lúa. Mười mấy năm qua, gia đình chú sống tạm đủ với cây lúa, nhưng không có của để dành. Bà con xóm này mỗi năm một khá giả lên, năm thì sắm ti vi, năm thì sắm đầu đĩa, tủ lạnh, nhà nào khá hơn thì xe máy, xây nhà. Còn gia đình chú xưa nay vẫn nghèo, vẫn cái ti vi cà dịch cà tàng đang xem giữa chừng thì sọc ngang nhấp nháy trên màn hình, phải đập bình bịch vào thùng ti vi mới có hình, chiếc xe Dream cà quèn dùng đi lại tạm bợ suốt mấy năm trời không thấy đổi. Chú quyết định đổi cây trồng, may ra dưa hấu sẽ giúp chú đổi đời. Làm vụ dưa đầu tiên, gia đình chú cầu nguyện liên lỉ, mong cho dưa lớn nhanh được năng xuất, được giá. Ước nguyện cũng được Chúa nhậm lời. Vụ dưa năm đó, không kể vốn liếng, chú kiếm được hai chục triệu. Gia đình chú mừng hết biết, chú lên kế hoạch đổi ti vi màn hình phẳng cho vợ con xem, sửa sang lại nhà cửa.... Đùng một cái, vợ chú nhập viện vì ung thư bướu cổ. Chú đưa vợ đi từ bệnh viện này đến bệnh viện khác, cuối cùng phải phẩu thuật. Thế là toi hết hai chục triệu.

Vạt cỏ tre trên ruộng mọc ngỗn ngang, dập dờn, ngã nghiêng theo cơn gió kéo mắt tôi với chú về với nó. Nhìn vạt cỏ ngổn ngang, tôi hơi ngạc nhiên. Chưa bao giờ chú để đất trống, hết vụ lúa là chú gieo hạt bắp bán tết, chờ ra năm là trồng vụ lúa mới. Chú đọc được sự thắc mắc trong ánh mắt ngơ ngác của tôi, chú giải thích: “Thầy biết đó, năm trước, vụ dưa lời hai mươi triệu, nhưng rồi bệnh hoạn xảy ra, thế là toi hết, xem như mất trắng một mùa dưa”. Giọng chú chùng xuống, nghẹn ứ, đôi mắt đục lại, rồi chú tiếp lời: “Năm vừa rồi, con tiếp tục trồng lại vụ dưa, cũng mong cho được mùa. Cả nhà thao thức với đám dưa, thấy dưa bò phủ luống là vui, có nhành nào quắn lá thì cũng rầu theo nó, bỏ ăn bỏ ngủ với nó, bao nhiêu công sức, hy vọng đổ vào đám dưa. Nhờ ơn Chúa, dưa tốt vùn vụt, qủa mỗi ngày một lớn. Giá dưa gần tết lại tăng cao. Mười ngày nữa là thu mùa dưa thì trời đổ mấy cơn mưa xuống, quả dưa căng tròn rồi nứt vỏ. Vậy là mất trắng một vụ nữa thầy”. Nghe chú kể mà tôi thấy mắt mình cay cay, hình như có cái gì đó rơi vào mắt. Vậy là, tết vừa rồi, gia đình chú đón một cái tết teo héo, buồn thỉu buồn thiu. Trồng dưa may ra cuộc sống khá lên một tí, ai ngờ hai năm trồng dưa, một năm được mùa thì bệnh hoạn ập đến, năm khác lại mất trắng tay. Nghèo vẫn nghèo.

– Năm nay không xoay xở ra tiền để trồng dưa lại, đành để cỏ mọc vậy đó thầy. Thong thả ít tháng nữa, con vay bà con ít tiền trồng lại lúa, vụ mùa năm sau con sẽ trồng dưa lại, chẳng lẽ mất mùa hoài.

Tôi lặng im không nói. Hồi lâu, tôi hỏi:

– Chú có buồn Chúa không?

– Buồn chuyện gì thầy? - Chú ngơ ngác nhìn tôi.

– Chú phục vụ nhà thờ nhiệt thành như vậy mà Chúa chẳng trả công gì hết, chú nghèo miết.

– Chà... Chúa lấy cái này thì Chúa cho lại cái khác mà thầy. Mấy người ngoại đạo xóm này cũng hay nói, thấy con đi nhà thờ hoài mà nghèo miết, có khá lên chút nào đâu. Con nghĩ, gia đình hạnh phúc là được rồi!

Ừ gia đình chú hạnh phúc thiệt. Chưa bao giờ nghe vợ chồng chú cãi vã nhau, xưng hô anh-em ngọt như mía đường. Nhiều khi đang làm việc nhà, cha sở gọi là chú bỏ việc xuống nhà thờ mà vợ chú không cằn nhằn một tiếng, có khi lại bảo chú đi nhanh kẻo cha chờ. Ở giáo xứ mà có được ba người như chú thì cha sở hạnh phúc biết mấy. Tôi nhìn sang hai đứa con chú. Hai đứa mặt hiền, đẹp như chú, da thì trắng như mẹ. Đứa nào học cũng giỏi, học trường thị xã mà chẳng học thêm gì hết, vậy mà năm nào cũng lãnh thưởng.

Tôi nhìn ra vạt cỏ trên đám ruộng, nghĩ: Không biết vụ dưa sang năm sẽ sao đây? Hy vọng vụ dưa sang năm sẽ đem lại hạnh phúc cho gia đình chú, hy vọng Chúa sẽ không để chú buồn nhiều.

Mà, dù có hai, ba, bốn... vụ dưa trắng tay, chắc gì chú đã bất mãn Chúa như mình nghĩ ta? Biết đâu với chú, hạnh phúc là vợ hiền, là con ngoan, là được phục vụ Nhà Chúa. Ừ, chú đã nói, Chúa lấy cái này thì Chúa cho cái khác mà.

Mã số: 14-043

CẦM BUỘC

– Chỉ là một lần gặp mặt để thỏa tâm nguyện của người sắp từ giã cõi đời này thôi mà. Người dưng nước lã mày còn không nỡ nhẫn tâm để họ buồn, tại sao người đó là bậc sinh thành của mày, mày lại không muốn tha thứ. Mày…mày… làm vậy quá đáng lắm rồi đó! – Minh nói như gào thét vào tai An Nhiên.

– Ừ, mình quá đáng đó. Họ không đáng để được tha thứ. Mình muốn họ phải đau khổ, phải trả những gì họ đã gây ra cho mình. Họ chỉ biết vì bản thân, họ đâu nghĩ cho mình, thì hà cớ gì giờ phút này mình phải nghĩ cho họ. Nếu yêu, nếu quý mình thì sao từ bỏ mình, sao ngày đó bà ấy nhẫn tâm như vậy được thì giờ đây cần gặp mình để làm gì. Bao nhiêu năm nay chẳng phải bà ấy chẳng cần biết mình có tồn tại hay không sao. Bây giờ gặp để làm gì chứ? Muốn nói lời xin lỗi thì gọi mình tới nói là xong sao, xin lỗi thì bù đắp hết những năm tháng mình trải qua sao, có cha có mẹ mà như trẻ mồ côi. Cậu có biết cảm giác đó không hả?” - An Nhiên đáp trả Minh bằng cái lí lẽ đã dùng hơn bao nhiêu năm qua, dù cũ nhưng không thể chối cãi đó là sự thật. Minh chỉ có thể thở hắt một hơi dài thườn thượt, tiếng thở dài là tuyên bố đầu hàng, cũng là sự cảm thông dành cho An Nhiên đáng thương.

Một buổi sáng sau đêm mưa giông nặng hạt, mọi vật còn chưa kịp bừng tỉnh, người ta nghe thấy tiếng khóc oe oe của trẻ con, tiếng khóc mỗi lúc càng yếu dần. Vừa hé cánh cửa để đi thăm ruộng sau trận mưa xem có bị vỡ bờ, Chú Tư ngạc nhiên khi nhìn thấy đứa bé con đặt trong chiếc thùng giấy nhỏ trước cửa. Chú ẵm đứa bé lên, nhìn những vật trong chiếc thùng, ánh mắt ngạc nhiên chuyển dần sang u buồn, rồi là sự hằn học giận dữ, ánh mắt đó sắc lạnh dần dần.

Người phụ nữ đứng nhìn từ xa, cô quay lưng bước đi khi nhìn thấy người đàn ông đã ẵm đứa bé vào nhà. Cô đâu biết đó là lần cuối cô được nhìn thấy đứa con của mình.

Đứa bé một tháng tuổi được đặt trước cửa đó chính là An Nhiên. Không thể gọi là bị bỏ rơi vì người phụ nữ đó chính là mẹ, còn chú Tư chính là cha của An Nhiên.

Giữa hai người đó đã xãy ra cãi vã, vì xung đột mẹ An Nhiên bỏ về nhà ngoại nó khi bụng mang dạ chửa, sắp tới ngày sinh nở. Có lẽ vì động thai, bà sinh non An Nhiên, đứa bé thiếu ngày yếu ớt như không được chào đón lúc ra đời. Cha An Nhiên đã không đến thăm hai mẹ con sau cuộc cãi vã đó, cho dù ông biết con mình đã chào đời không suông sẻ.

Vì muốn chồng nhường một bước, chịu mở lời nói một tiếng mong bà quay về, mẹ An Nhiên đã mang con đến và đặt trước cửa nhà cha cô. Cứ ngỡ rằng vì con thơ khát sữa, đói lòng nhớ mẹ mà ông sẽ tìm bà, nào ngờ ông tuyên bố thẳng thừng, bà không cần con nhỏ, nhẫn tâm bỏ lại như vậy thì ông sẽ nuôi. Tự ái lại gặp tự ái, nhân lên gấp bội, hậu quả là chẳng ai nhường ai bước nào. Thời gian cứ trôi đi như vậy, An Nhiên lớn lên trong vòng tay của người cô, nhưng lại gọi cô là “mẹ”. An Nhiên ôm mối hận bậc sinh thành mà lớn lên. Sự thiếu hụt tình thương của mẹ, sự giận dữ vô cớ của cha, tất cả tích góp làm nên sự ngang bướng, chai sạn về tình cảm trong cô.

An Nhiên cứ hận nếu cô muốn, bởi vì có hận, hay giận thì vẫn cứ bình lặng sống, nhưng thật trớ trêu thay, bao năm vết thương không lành nhưng đã thôi rỉ máu đó lại trở mình làm An Nhiên đau đớn. Mẹ ruột của cô bị bệnh, khi biết mình sắp sửa vĩnh biệt cõi đời này, bà chỉ còn tâm nguyện duy nhất được nhìn nhận đứa con gái năm xưa. Hết người này đến người khác cố gắng thuyết phục, nhưng tất cả đều vô vọng, khi An Nhiên dường như đã đóng tất cả các cánh cửa quay về, cô không chấp nhận tha thứ cho người mẹ hay cả người cha, dù sống chung nhà nhưng không bao giờ nhìn cô bằng ánh mắt thiện cảm. Bởi với lí lẽ bất chấp của mình, An Nhiên cho rằng cả hai người đó đều đã từng không cần cô, thì cô cũng không cần tình cảm của họ.

Khi những người đưa tang cuối cùng ra về, từ phía xa cô gái tiến lại gần nấm mộ mới, người nằm dưới đó là mẹ cô, nhưng cảm xúc hiện tại cô không biết đó là gì, là ghét, là hận, là thương hay là buồn. An Nhiên cứ đứng vô hồn như vậy, ánh mắt đăm chiêu nhìn vào không trung vô định, chẳng màng đến cơn mưa đang mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên tai vang lên những từng lời Kinh Thánh vô tình nghe vừa rồi… “Dưới đất con cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất con tháo cởi điều gì, thì trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16,18-19). Đoạn Kinh Thánh đó thật sâu xa. Cô tự hỏi, có phải vì điều này mà đến cuối cuộc đời mẹ cô lại mong được tha thứ, khao khát được cô chấp nhận như vậy, nếu cô cứ nắm giữ, cứ bỏ quên đi hai tiếng tha thứ thì bà ấy có được yên nghỉ không. Chợt cô rùng mình khi nghĩ sự cầm giữ của cô thật nhẫn tâm biết bao, bà ấy vô tình đưa cô đến sự bất hạnh, còn cô cố gắng đưa bà ấy đến bến bờ của đau khổ. Chiếc nút thắt trong lòng là không muốn tháo hay là không thể tháo. Phải chăng sự cầm giữ này có làm cô hả hê cho cơn giận hơn hai mươi năm qua? Là sự trả thù cho sai lầm hay là đang tự dày vò chính mình? Cô đuổi theo dòng suy nghĩ bất tận của mình mà không biết có người đã đứng bên cạnh cô rất lâu. Chiếc ô đen to xòe che chắn cho cô, người cầm ô là người “xa lạ” cô chưa từng tiếp xúc nhưng thừa biết đó là ai. Cậu cô đã đi đến bên cô tự lúc nào cô không hay biết. - “Giầm mưa thế này con sẽ bị đau đó!”. Tiếng ông trầm, giọng nặng trĩu nỗi buồn, tiếng nói đó phá tan sự tĩnh lặng đến đáng sợ giữa hai người. – “Con chịu đến đây có phải đã tha thứ lỗi lầm cho mẹ con rồi không? Bà ấy rất ân hận về quyết định ngày đó, bao năm qua bà ấy luôn cảm thấy có lỗi với con”.

– Hối lỗi thì được gì, có bù đắp được sự thiếu thốn cho tôi không? Nếu bà ấy nghĩ đến tôi, thì bao năm qua sao không đến tìm tôi sớm hơn, sao không trở về chăm sóc cho tôi? Đã muộn rồi. - An Nhiên chua xót nói.

– Con đừng nghĩ vậy, ai cũng có lỗi lầm mà, ngày đó mẹ con còn trẻ, cũng ngang bướng như con bây giờ. Đã có nhiều lần mẹ con về thăm con nhưng chỉ có thể đứng nhìn từ xa, bà ấy không đủ can đảm gặp con.

– Không đủ can đảm hay là không thể từ bỏ lòng tự ái của bà, bà ấy và cả cha tôi cũng giống nhau mà thôi, họ sợ tổn thương lòng tự trọng của họ chứ đâu nghĩ tôi bị tổn thương. Thật ra thì họ cũng đâu xem tôi tồn tại, vốn dĩ tôi là nhịp cầu để nối họ lại, nhưng tiếc thay tôi lại là nhịp cầu gãy, chẳng đủ quan trọng để… ¬– Câu nói chưa dứt, An Nhiên chợt bắt gặp dáng người quen thuộc, ánh mắt cô chạm phải ánh mắt như quen mà lạ lẫm, đó là cha cô, ông đứng cúi mình phía xa sau những hàng bia. Chắc có lẽ ông định quay đi nhưng lại bị cô nhìn thấy. Cuộc hội ngộ không mong muốn của những người không nên gặp nhau. Cậu An Nhiên chỉ khẽ gật đầu tỏ ý chào cha cô khi ông tiến lại gần hai người. An Nhiên chợt nhận ra nơi khóe mắt cha vẫn còn vương ánh nước ngấn đọng, có lẽ ông vừa khóc khi tiễn đưa người đã từng là vợ mình, chả trách ánh mắt xót thương, đau buồn đó lạ lẫm với cô. An nhiên bất ngờ vì bao năm qua cô luôn nghĩ người đàn ông này phải rất hận vợ mình, vì bà để cho ông gánh nặng như vậy, cô là “món nợ” mà cha cô mỗi lần say vẫn mắng nhiếc hết lời. Từ khi hiểu chuyện, An Nhiên đã thấy thái độ ghét cay ghét đắng của cha với mẹ ruột cô, ông cũng gieo cả niềm hận thù đó vào cô, bằng những trận đòn không rõ lí do, bằng những cái bạt tai nảy lửa khi cô vô tình nhắc tới bà ấy, bằng cả sự vô tâm lạnh lùng đến tàn nhẫn.

Không có nhiều lời để nói cùng nhau, họ cứ đứng lặng như vậy, có lẽ mỗi người đang nói chuyện cùng người đã khuất. An Nhiên toan quay bước ra về thì cậu cô chợt nắm lấy tay cô: “An Nhiên, con đợi một lát, mẹ con có gửi cho con một kỷ vật, bà ấy rất quý nó, bà ấy muốn ta trao nó lại cho con”. Ông đưa An Nhiên một chiếc giày vải màu hồng đã sờn bạc màu vải, nhưng vẫn rất xinh xắn với những đường thêu kim tuyến vàng và ánh bạc đan xen.

– Tại sao bà ấy vẫn giữ chiếc giày đó? – Cha cô thốt lên đầy bất ngờ. Đôi bàn tay run run, ông rút từ túi áo ra một chiếc giày vải giống y hệt – Đôi giày vải này bà ấy thêu từ ngày mới mang thai con, lúc mang con đến nhà ta, trên chân con chỉ mang một chiếc giày vải, ta đã nghĩ chiếc còn lại đã bị đánh rơi.

Cầm đôi giày vải trên tay, cô gục ngã vỡ òa nức nở, bao giọt nước mắt kiềm nén bấy lâu. Giọt nước mắt có ngôn ngữ riêng của nó, đó là niềm vui xúc động, là nỗi buồn chất chứa nhưng cũng có lúc nó thay cho lời cảm ơn, xin lỗi và cả thứ tha. Người ta không biết trời đang khóc hay là An Nhiên khóc, tiếng mưa đan lẫn tiếng nấc nghẹn ngào. Một chiếc giày vải là vật vô dụng nhưng khi thành một đôi nó đã thật sự có ý nghĩa.

Trong mê man của cơn sốt, An Nhiên lâng lâng cảm nhận sự nhẹ nhàng như bay bổng không trọng lượng, ánh sáng chói lóa khi một cánh cửa mở ra làm cô hoa mắt, nơi đẹp đẽ này tựa Thiên đường. - “Dưới đất con tháo cởi điều gì, thì trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”. Tiếng nói trầm bổng đó là tiếng Chúa hay là tiếng lòng của An Nhiên? Hình ảnh nhạt nhòa phía xa như mờ ảo nhưng rất chân thực, bàn tay bé xíu của một cô bé nắm lấy bàn tay của người phụ nữ và người đàn ông, họ quay lại nhìn cô với nụ cười hạnh phúc. Cô bé mang đôi giày vải hồng xinh xắn bước nhanh như nhảy chân sáo, khuôn mặt hồng lên theo mỗi bước chân. An Nhiên mỉm cười cùng họ, lòng cô thanh thản khi trút đi gánh nặng của sự hận thù.

Cùng rửa tội với An Nhiên là những em bé mới ba tháng tuổi, có cha có mẹ đi cùng, nhưng An Nhiên không ganh tị với chúng, bởi lẽ cô biết mình cũng đã, đang và sẽ được yêu thương. An Nhiên và cha thực hiện di nguyện cuối cùng của mẹ. Cô tìm cho mình lẽ sống mới, cô sẽ mở lòng mình để đón nhận yêu thương, cho đi yêu thương. Cảm nhận rõ sức sống mới đang căng tràn, cô như được sinh ra lần nữa, lần này là làm con Thiên Chúa. Còn cha cô đi “chuyến tàu trở về”, ông trở lại con đường của Đức Tin sau bao năm sa ngã. Có lẽ người ta nghĩ đã muộn mằn để gia đình cô sum họp, nhưng cô biết nơi nhà Chúa này gia đình cô đã sum họp và sẽ luôn như vậy.

Mã số: 14-044

MAY MẮN

“Cuộc sống thật rắc rối!”. Đó là vào một buổi chiều cuối hè, ngồi trong quán cà-phê với ly đen đá, nhìn những dòng người tấp nập qua lại, nó nói với chính mình như vậy.

v

Năm nay nó tròn 22 tuổi, tốt nghiệp loại giỏi ngành Tin học của Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Nó sống đơn giản và thẳng tính: có sao nói vậy, thấy chuyện bất bình là góp ý, thấy điều tốt nên làm là làm. Tốt nghiệp xong là nó hớn hở đi tìm nhiệm sở. Nghe trường nào có chỉ tiêu là nó nộp hồ sơ vào, dù trường Trung học cơ sở hay Phổ thông trung học. Nó nhận được cú điện thoại của Hiệu trưởng một trường Trung học cơ sở hẹn gặp ở quán cà-phê.

Nó đến trước, chọn một chổ ngồi gần cổng ra vào và gọi đen đá. Chủ quán là người Công Giáo. Nó yêu cầu đổi nhạc. Bản nhạc “Và con tim đã vui trở lại” của Đức Huy là bài nó muốn nghe. Lời bài hát du dương, rải khắp quán làm cho khách cảm giác một ngày mới thật ý nghĩa, và chính nó cũng thấy cuộc đời thật đẹp, cũng có hy vọng vào cuộc gặp mặt với vị Hiệu trưởng. Nó nhìn đồng hồ, quá giờ hẹn 10 phút, nó vẫn bình thản chờ đời. Chuông điện thoại reo:

– Em đến chưa?

– Dạ rồi, em ngồi một mình, bàn số 1, trước cửa ra vào.

Vị Hiệu trưởng cúp máy, chìa tay ra, cười xả giao:

– Chào em.

Nó cũng cười và bắt tay Hiệu trưởng. Hiệu trưởng đầu tóc láng cóng, đóng thùng lịch lãm, cái bụng hơi nhô ra phía trước làm dáng đi thêm bệ vệ. Sau vài câu chào hỏi thủ tục, vị Hiệu trưởng hỏi:

– Em tốt nghiệp loại giỏi?

– Dạ.

– Bảy chục.

– Sao thầy? - Nó ngơ ngác nhìn Hiệu trưởng.

– Trung bình thì một trăm hai mươi, khá chín chục, còn giỏi bảy chục triệu.

Nó chết lặng mất mấy giây.

– Em không nghĩ mình phải đút bì thư để được đi dạy! Xin rỗi, thầy hẹn sai người rồi.

Thời sinh viên nó lý tưởng ngành sư phạm lắm, nhưng không ngờ ra trường mới thấy những tệ nạn tham ô vẫn xảy ra trong trường học. Vậy là một cuộc hẹn không thành công. Và hai, ba... cuôc hẹn nữa vẫn không thành công.

Bố nó nói, để bố nó tìm một vài người quen nhờ đi “cửa sau” cho ít tốn kém. Nhưng nó một hai là không đồng ý. Nó nói làm vậy thì mất bản chất tốt đẹp của người thầy giáo. Nghe nó nói, anh nó cười mỉa mai:

– Thời đại này mà còn nói đến bản chất, không đút lót thì “tết đồi bắp” mầy mới có chổ dạy!

– Không có nhiệm sở thì thôi. Thầy giáo mà đút lót thì làm sao đứng trên bục giảng dạy học sinh sống đẹp.

Đã gần ba tháng hè trôi qua, không có nơi nào gọi. Nó biết không còn hy vọng nào hết. Ở thị xã này khó có việc làm lắm. Anh nó tốt nghiệp Cao đẳng quản trị kinh doanh, tìm không ra việc, đành làm nhân viên trong nhà sách. Nó quyết định vào Sài Gòn xin việc công ty, không cần lương cao, đúng chuyên ngành là được.

Lễ chiều Chúa Nhật xong, mọi người đã ra về, nó muốn ngồi lại trong nhà thờ thêm một chút nữa, tìm một chút thư thái, một chút bình an cho tâm hồn trước khi vào Sài Gòn tìm việc. Cuộc sống Sài Gòn lắm bon chen, xô bồ. Nó cũng có ý định vào Nha Trang tìm việc, nhưng ở thành phố du lịch nhỏ bé này, kiếm việc rất khó, lương lại thấp. Chiếc đồng hồ chỉ 18h, nó rời khỏi Thánh Đường. Mặt trời đã hụp sâu dưới những toà nhà cao tầng, hoàng hôn bắt đầu rớt xuống thị xã, mọi người ra đường mỗi lúc một đông. Tiếng còi xe inh ỏi xen lẫn trong những tiếng nhạc ở các quán cà phê tạo nên một âm thanh huyên náo của một thị trấn trẻ đang đà phát triển. Trước tầm nhìn của nó, mọi người đang nháo nhác xúm lại, nó cũng chen vào xem chuyện gì. Một cậu thanh niên trạc tuổi nó nằm bất động, mặt mũi tèm lem máu. Chiếc xe Air Blade nằm vỡ bể bên thành cầu. Nạn nhân điều khiển xe chạy với vận tốc khoảng 60km/h định vượt mặt xe tải, tới gần, thấy khoảng cách chật quá, nạn nhân thắng vội, chiếc xe chài bánh đụng vào bánh sau xe tải. Tài xế xe tải đã bỏ chạy cùng với chiếc xe. Mười phút trôi qua, nạn nhân vẫn nằm đó, có kẻ bảo gọi công an, có người bảo gọi Taxi nhưng chẳng thấy ai rút điện thoại ra cả. Nó ngập ngừng hồi lâu rồi rút điện thoại gọi Taxi, loay hoay đưa nạn nhân lên xe đi Nha Trang cấp cứu. Lục lọi hồi lâu mới tìm thấy hai chữ mẹ yêu trong danh bạ điện thoại của nạn nhân, nó gọi điện báo tin cho mẹ yêu của nạn nhân sau khi nạn nhân được đưa vào phòng cấp cứu. Nó được Taxi chở về lại hiện trường, nơi nó đưa nạn nhân đi khi người nhà nạn nhân chưa đến.

Về tới nhà thì trời tối om, cả gia đình đang chờ cơm tối. Nó phấn khởi giải thích việc về trể cơm tối với gia đình. Nó kể hớn hở một cách tự hào cho gia đình về việc tốt đã làm trên đường đi lễ về. Bỗng nhiên ông anh nhìn thẳng vào nó, quát lên một tiếng:

– Ngu, mọt sách, ngớ ngẩn!

– Sao? - Nó mở tròn mắt, ngơ ngác nhìn ông anh.

– Rước hoạ vào thân, chứ giúp người cái gì.

– Rước hoạ vào thân là sao ?

– Cả trăm người không ai đem đi cấp cứu, mầy lơ ngơ xen vào làm gì? Vào trong đó, bác sĩ bắt kí giấy tờ là người thân nạn nhân, có phải rắc rối không? May mà không có chuyện gì, nếu nó chết thẳng đường thì sao? Chết, công an tới tìm mầy điều tra, có phải mất thời gian hầu chực công an không? Rồi bây giờ, mầy được cái gì? Rảnh thì để thời gian đó mà đi tìm việc!

– Ai cũng nghĩ như anh, đến khi anh bị tai nạn ai cứu?

– Mầy lo xa quá.

– Thôi, cũng đáng làm. Ăn cơm đi! - Ba nó nghiêm giọng.

v

Gió thổi thật nhẹ chỉ đủ làm những cái lá me vàng úa rời khỏi cành, đậu nhẹ trên chiếc bàn mộc. Tiếng nhạc cà phê du dương hợp với cái nắng chiều đang buông xuống thị xã. Nó hớp một ngụm cà-phê, nghĩ về một buổi tối hoàng hôn đã qua: “Người ta xúi nhau gọi Taxi, xúi nhau đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng chẳng một ai làm cả. Có lẽ người ta sợ phiền phức, có lẽ chỉ có kẻ mọt sách mới làm ngớ ngẩn vậy chăng?”. Thế là xong, một việc làm chẳng biết kết cục, chàng thanh niên, nạn nhân hôm tai nạn, nhà ở đâu, giờ sống hay là chết? Một việc làm đi vào dĩ vãng, chẳng ai biết người “hùng” đưa nạn nhân đi cấp cứu hôm bị tai nạn là ai, nhà ở đâu, nó cũng không nhân được một lời cám ơn.

– Làm việc tốt thì bị chửi ngu, đi dạy thì phải đút lót. Cuộc đời thật rắc rối. - Nó thở dài.

– Chà ưi… Mình làm việc tốt thì người khác làm lại cho mình, đong đấu nào thì Chúa trả lại đấu nấy. Tính toán làm gì! - Nó nghĩ vậy, rồi đặt ly đen đá xuống bàn mộc, gọi chủ quán tính tiền và ra về chuẩn bị hành lí cho chuyến đi vào Sài Gòn.

Nó mang một ba lô nặng trĩu, định ra đón xe vào Sài Gòn, nhưng nhìn đồng hồ vẫn còn sớm. Nó vừa ngồi xuống trước phòng khách thì một chiếc xe hơi bốn chổ dừng bánh trước sân. Một người đàn ông ăn mặc sang trọng đi với anh công an phường, nó biết anh công an này, những dịp về hè, nó hay đi đánh banh cho phường nên hầu như cán bộ trên phường nó đều biết hết và người ta cũng biết nó.

– Chú này là bố của nạn nhân bị tai nạn ngoài cầu mà em đã đưa vào Nha Trang cấp cứu. - Anh công an nói.

– Chú cám ơn cháu. - Người đàn ông vui vẻ nhìn nó.

– Sao chú biết là cháu?

– Chú nhờ mấy anh trong phường tìm.

– Cái phường bé tẹo này ai làm gì mà không biết em. - Anh công an nhìn nó cười.

– Con chú sao rồi? - Nó tỏ vẻ quan tâm tới nạn nhân.

– Bị chấn thương nhẹ trên đầu, gãy xương hông và mất máu nhiều, nhưng giờ tính mạng thì ổn rồi, vài hôm nữa là xuất viện. Nó là con trai duy nhất của gia đình chú, học quản trị kinh doanh, năm thứ hai Trường Đại học Kinh tế. Nó đi Ban Mê thăm đứa bạn, đến đây thì bị tai nạn. May mà có cháu đưa đi kịp thời, không thì toi mạng rồi. Gia đình chú cám ơn cháu. - Người đàn ông vừa nói vừa đưa nó một phần quà và một bì thư kẹp theo.

– Ồ, em nó ổn là cháu vui rồi, còn phần này cháu để lại cho em nó bồi dưỡng. - Nó nói và đẩy phần quà về phía người đàn ông.

– Cháu nhận cho chú vui, còn bồi dưỡng cho em nó thì gia đình chú không thiếu đâu.

– Thôi thì cháu nó nhận phần quà, còn bì thư này anh giữ lại. - Bố nó vừa nói vừa đặt cái bì thư vào tay người đàn ông.

– Cháu định đi đâu mà mang ba lô nặng thế? - Người đàn ông hỏi nó.

– Dạ, vào Sài Gòn tìm việc?

– Cháu đã tốt nghiệp gì chưa?

– Dạ, Tin học, Đại học Sư phạm Quy Nhơn.

– Sao không đi dạy?

– Trường nào cũng đòi tiền hết, mà cháu nó lại không chịu đưa phong bì. Cháu nó nói thà đi làm ở ngoài còn hơn là đi dạy mà phải đút lót, mất tư cách người thầy. - Bố nó thở dài tỏ vẻ trách móc sự ngang bướng của nó.

Người đàn ông ngập ngừng hồi lâu:

– Chú có một người quen, Giám đốc Công ty điện máy ở Nha Trang, đang tuyển nhân viên phần mềm vi tính. Cháu vào đó nộp hồ sơ thử xem, mấy ngày nữa là xét hồ sơ đó. Gần nhà vẫn hơn cháu à!

* * *

Một cô gái mặt buồn thiu bước ra từ phòng phỏng vấn. Vậy là cơ hội vẫn còn cho nó, công ty chỉ tuyển hai người thôi.

– Bộ phận này, ngày làm hai ca 9 tiếng, sáng và chiều, lương một tháng 6 triệu, tăng dần theo bề dày thời gian và khả năng làm việc. - Người phỏng vấn nhìn nó.

– Dạ. - Nó tỏ vẻ bất ngờ, mức lương gần gấp đôi lương của một giáo viên mới ra trường như nó. Mức lương ở thành phố Nha Trang vậy là cao hơn nó nghĩ nhiều.

– Ở đây, chúng tôi trả lương cao nhưng đòi hỏi khả năng làm việc cũng rất cao. - Người phỏng vấn giải thích khi đoán được sự bất ngờ của nó qua nét mặt.

–Theo bạn thì ngày nay, điều gì quan trọng nhất cho giới kinh doanh. - Người phỏng vấn hỏi nó.

– Tôi nghĩ là chữ tín.

– Rất đúng. Trong cuộc sống, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên tôi lại nhiều lần nản chí với những khó khăn đó. Bạn có bao giờ gặp khó khăn gì không?

– Tôi cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng tôi không giống anh. Gặp khó khăn, tôi không hề nản chí, bằng mọi giá tôi phải vượt qua nó.

– Có thể kể cho tôi trường hợp bạn gặp phải ?

– Khi tôi còn là sinh viên năm thứ ba, thầy giáo ra bài tập về nhà cho chúng tôi. Trong số bài tập đó, có một câu rất khó, dành để kiếm điểm 10. Tôi suy nghĩ mấy hôm mà không làm được, tất cả sinh viên lớp tôi đều bỏ cuộc câu này. Tôi nghĩ, bài tập dành cho sinh viên nghĩa là người sinh viên có thể làm được, cuối cùng, tôi lên mạng và nghiên cứu cách giải. Sau một tuần, tôi đã giải ra được.

– Tốt, chúng tôi nhận bạn, tuần sau bạn sẽ bắt đầu công việc.

* * *

– Chúc mừng cháu, trên kia chú đã nghe và quan sát hết cuộc phỏng vấn của cháu. Công ty này là của chú đó. - Vị khách sang trọng hôm đi với anh công an phường bước xuống bậc thang, chìa tay chúc mừng nó.

– Chú! - Nó kêu lên một tiếng, rồi ngơ ngác nhìn vị Giám đốc. - Mà chú nói xạo nghen!

– Thì chú cũng đang tuyển nhân viên mà, nếu nói nơi này là của chú thì chắc gì cháu nộp hồ sơ.

– Phỏng vấn toàn hỏi cái gì đâu không à? Không thấy hỏi chuyên môn gì hết trơn, chú nhận cháu trước khi phỏng vấn phải không?

– Làm gì có! Ở đây là vậy đó cháu, trả lương cao, tương xứng với khả năng làm việc để giữ chân nhân viên. Chỉ nhận những người tốt nghiệp khá, giỏi. Chuyên môn thì ai cũng có hết rồi, hỏi làm gì. Khi làm ở đây, có những thứ phát sinh không nằm trong phần học ở trường, đòi hỏi chuyên viên phải có ý chí và sáng kiến. Mà điều này, cháu đã trả lời một cách tuyệt vời khi phỏng vấn. Cháu xứng đáng làm trong Công ty của chú. Nói cho đúng là thằng con chú may mắn gặp cháu, cháu may mắn gặp chú và chú cũng may mắn tuyển được một nhân viên giỏi, có ý chí như cháu.

Cuộc phỏng vấn đã xong, nó quay về nhà với tâm trang phấn khởi, vui mừng. Con đường đèo Nha Trang - Ninh Hoà này nó đã đi qua không biết mấy lần rồi. Con đường vẫn những nắng, những cây mọc dọc theo triền núi, những gió mát mang hơi nước của biển nhưng hôm nay nó thấy đẹp và dễ chịu làm sao.

Thêm một lần nữa, trong bữa cơm, nó hớn hở kể về cuộc phỏng vấn. Anh nó bảo: “Mầy thật may mắn”. Và nó nghĩ: “Kẻ ngớ ngẩn đã gặp may mắn chăng?”.

Mã số: 14-045

GIÁNG SINH TRÊN BẢN THƯỢNG

Anh tài xế vội đạp phanh, thắng gấp. Mọi người trong xe chúi về phía trước. Tiếng trách móc của người lớn, tiếng ré khóc của trẻ con vang lên làm náo động cả xe. Bên ngoài tối đen, lác đác những vì sao lấp lánh cao xa vời vợi của bầu trời cuối năm. Ánh sáng nhờ nhợ từ những ngôi nhà hắt ra đường tạo thành bức tranh sáng tối cả một đoạn đường dài. Liên bước xuống xe. Cái lạnh từ đâu kéo đến quấn lấy Liên, làm thân hình nhỏ bé của cô co ro, dù cô đã mặc áo thật dày. Liên không thể nhấc bước liền vì hai chân tê cứng sau một thời gian khá dài ngồi xe. Cậu lơ xe đang lấy những túi quà to từ gầm xe xuống cho Liên. Xong đâu đó, xe từ từ lăn bánh, anh tài xế còn kịp cười trừ và nói một câu: “Xin lỗi, anh quên mất!”.

Nhìn con đường lên nhà thờ của người Bahnar, rồi nhìn hai túi quà to kềnh càng, Liên hơi uể oải. Cơn gió cuối đông cứ bám riết lấy Liên, làm Liên run lên cầm cập. Dường như có tiếng reo hò, dường như người ta đang chuẩn bị đốt lửa trại. Thế là cô đã không kịp đến dự trọn vẹn đêm canh thức Giáng Sinh với anh chị em đồng bào như đã hứa với cha Công chánh xứ. Liên cảm thấy mình có lỗi. Giá như anh tài xế không quên, giá như xe không bị thủng lốp dọc đường thì Liên đâu có lỗi hẹn với người ta.

Bỏ qua mọi sự bực bội trong lòng, Liên ì ạch vác hai túi quà kềnh càng đi về phía ngôi thánh đường, nơi người ta đang quây quần bên đống lửa tí tách, thơm mùi cây khô. Càng đến gần, cô thấy rõ hơn dòng chữ trên băng-rôn được căng lên phía đầu nhà thờ “Xô Chơt Rơneh Jêxu” và hai bên cung thánh đơn sơ “Ư ang Bă Yang oei tơ plẽnh” “Duh Xơnêp kơ kon bơngai tơ teh” (Sau này hỏi ra mới biết đó là “Mừng Chúa Giáng Sinh” và “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”).

– Này bạn, bạn cũng đến dự lễ Giáng Sinh với họ à?

Liên đang miên man trong những dòng suy nghĩ về con người nơi đây thì một giọng con trai vang lên đằng sau làm Liên giật mình. Ngoái đầu lại, một anh thanh niên trạc tuổi anh Hai của cô đang chậm rãi bước sau Liên, nhẹ nhàng. Thở phào, Liên lẩm bẩm bực bội: “Nếu không phải ở xứ lạ thì tôi đã cho anh lĩnh một cước rồi, cứ y như mật thám không bằng!”. Liên cũng cố gắng mỉm cười đáp lại lời của anh con trai lạ mặt.

– Vâng, tôi lên đây tham dự lễ Giáng Sinh với bà con.

– Bạn cũng có đạo?

– Vâng, tôi theo đạo Công Giáo. Còn anh?

– Ưm… ưm… tôi… cũng đạo Công Giáo.

– Trời! Đạo Công Giáo thì nói đạo Công Giáo, làm chi mà anh rụt rè dữ vậy! Anh cũng đi dự lễ à?

– Ừ! Tôi… cũng… cũng đi dự lễ.

– Anh là dân bản địa?

– Ừ, tôi người ở đây!

– Sao anh không đi sớm, giờ cũng muộn một chút rồi.

– Tôi… tôi bận xíu việc ở cơ quan nên không đến kịp.

Những câu trả lời ngập ngừng, úp mở, không dứt khoát của anh thanh niên làm Liên nghi ngờ. Liên thầm nhủ: “Hừ, Công Giáo gì mà lạ vậy trời! Thôi kệ, đề phòng trước đã, ở đây có bà con buôn làng mà sợ gì”. Gần đến sân, Liên dừng lại không vào chung vui. Liên không muốn phá vỡ bầu khí náo nức của bà con, bởi Liên vẫn còn xa lạ với họ. Hơn nữa Liên cũng đã mệt vì cuốc bộ hơn một cây số với lỉnh kỉnh những quà. Người thanh niên mới quen cũng dừng lại, đứng gần bên Liên.

– Anh không vô đó hả?

– Không! Tôi ngại…

– Có chi mà ngại? Nếu không vì đến trễ thì tôi đã “bon chen” với bà con rồi.

– Thì tôi cũng giống như bạn.

Liên mỉm cười nhìn anh thanh niên mới quen và thầm nhủ: “Khôn thật!”. Mặc cho anh thanh niên lúng liếng nhìn ngang nhìn ngửa với những ý dò xét, Liên bình thản ngắm những điệu múa rất riêng của người Bahnar. Bên ánh lửa bập bùng trong đêm giá rét, trong tiếng cồng chiêng, tiếng t’rưng rộn rã, người Bahnar cầm chặt tay nhau, cùng nhau hát lên những bài hát bằng ngôn ngữ của họ để ca tụng Thiên Chúa. Trên gương mặt họ ánh lên những niềm vui khôn tả. Có lẽ đây là lần đầu tiên Liên cảm nhận được một bầu khí Giáng Sinh rất riêng, rất đặc trưng mà chỉ có ở vùng truyền giáo này. Liên nhớ lại những mùa Giáng Sinh trước, những mùa Giáng Sinh trên đất Sài thành hoa lệ. Liên đã dự lễ Giáng Sinh ở nhiều giáo xứ, ở nhiều nhà thờ khắp đất Sài Gòn. Những nơi ấy đèn hoa rực rỡ, trang trí bắt mắt, những hoạt cảnh canh thức Giáng Sinh chuẩn bị rất công phu, các diễn viên nhí dễ thương trong những bộ đồ hóa trang đắt tiền, tươm tất. Những tiếng cười nói xôn xao, những cái bắt tay, những điệu nhạc quen thuộc, Tây có, Ta có, người đông đúc… tạo nên một bầu khí náo nhiệt. Giáng Sinh ở Sài thành lung linh sắc màu, huyền ảo như trong truyện cổ tích nhưng Liên vẫn có cảm giác thiếu thiếu gì đó, khó tả, khó nói. Liên cảm thấy ở đó, Noel đã bị tục hóa, nó đã trở thành một lễ hội để vui chơi như bao lễ hội khác. Liên cảm giác ở nơi đó giữa con người với con người vẫn còn có khoảng cách, có khi xa vời vợi. Còn ở nơi hoang vu, nơi rừng xanh bạt ngàn này, Liên thật sự cảm thấy ấm áp. Con người với con người xích lại gần nhau hơn bên ánh lửa bập bùng trong cái lạnh cắt da cắt thịt của trời đông. Ở nơi họ ngời lên ánh vui, chân chất, đơn sơ chứ không phải là tiếng cười nói mà đằng sau đó là một sự tư lợi khác của những con người ở chốn thành thị kia, những con người mà Liên đã từng bắt gặp.

– Bạn này, bạn đem gì mà nhiều vậy?

– À, vài món quà cho tụi trẻ con và người già đó mà. Họ nghèo, đáng thương lắm.

– Ưm…ưm… cho tôi xem tí được không?

Liên liếc người thanh niên một cái sắc lẹm trước lời đề nghị đó. “Đúng là cái đồ mật thám, mi cứ dò xét đi, thoải mái! Bực mình ghê!”, Liên thầm nhủ. Liên cố tỏ ra tươi cười với “cái tên con trai dai như đỉa” ấy:

– Ừm! Nếu anh thích…

– Bạn quen với nhiều người trên này hà? (Người thanh niên vừa “kiểm tra” những món quà, vừa hỏi).

– Không, tôi không quen ai hết. Nhưng sao anh hỏi vậy?

– Vậy sao bạn lại đem quà đến cho họ?

Liên trố mắt nhìn người thanh niên, mặc cho anh ta không biết Liên ngạc nhiên cỡ nào khi anh nói vậy. “Bó tay với tên này”, Liên thầm nghĩ.

– Có khi nào anh cho người ăn xin bên vệ đường vài ngàn chưa?

– Sao bạn hỏi vậy? Hình như là có rồi…

– Anh có quen họ không?

– Không!

– Vậy thì sao anh lại cho…?

– Tại tôi thấy người đó đáng thương… Nhưng mà tôi thấy những người này đâu đáng thương bằng mấy người tôi gặp đâu. Với họ đã có mấy ông cha nhà thờ lo. Bạn không bố thí thì người ta cũng đâu có chết đói.

– Tôi không bố thí! Tôi mang những món quà này tặng cho họ, trong tình thương, trong tình anh em. Với anh, anh thương hại những người ăn mày đó, còn tôi, những người Công Giáo, thì tất cả mọi người là anh em với nhau bởi chúng tôi có một Cha trên trời cho nên chúng tôi yêu thương nhau, nâng đỡ nhau chân thành. Hơn nữa, đêm nay là Giáng Sinh. Trong ý nghĩa đó, thì anh cũng là anh em của tôi. Anh hiểu chứ! (Liên giải thích nhưng dường như cô có chút bực mình với người thanh niên).

– Ừ, nhưng đâu nhất thiết phải là hôm nay, bạn có thể cho họ lúc nào cũng được mà!

– Nhưng mùa Giáng Sinh là mùa Yêu Thương, tặng lúc này là ý nghĩa nhất.

– Mà lễ Giáng Sinh… ưm… ưm tôi... tôi có đạo nhưng thú thật là tôi cũng không rõ ý nghĩa ngày lễ này lắm.

– Lễ Giáng Sinh là ngày kỉ niệm Chúa Giêsu sinh ra cách nay hơn 2000 năm. Mừng Con Thiên Chúa nhập thể đó!

– Mà tự nhiên đang làm Chúa không sướng sao, đương không nhập thể, nhập thế làm người chi cực vậy!?

– Tại con người tội lỗi quá, Thiên Chúa Cha đã sai Con của Ngài xuống thế làm người, Ngài đã giao hòa thế giới với Người, để cứu loài người khỏi ách nô lệ của tội lỗi, của bóng tối. Chung quy lại cũng vì hai chữ Tình Yêu. Vì yêu thương loài người nên Thiên Chúa mới làm vậy. Chúa đã yêu thương con người đến dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Đó, ý nghĩa của lễ Giáng Sinh đó. Anh lơ là đạo quá! Ít ra thì cũng phải biết những điều đơn giản như vậy chứ!

– Ừ… tôi có lơ đạo thật, tại… lo làm ăn!…

– Thiên Chúa Giáng Sinh là một mầu nhiệm. Cả việc chết đi và Phục Sinh cũng là một mầu nhiệm. Mà đã là mầu nhiệm thì có đức tin mới tin được thôi.

– Ừm…ừm… mà sao không mừng ngày 1.1 mà lại là ngày 25.12 hàng năm. Tôi nhớ hồi học lịch sử, sách ghi là sinh ra ngày 1.1 Công Nguyên mà.

– Không phải Chúa sinh ra ngày đó nhưng ngày đó là ngày thờ thần mặt trời của người ngoại giáo Roma. Mình muốn bỏ lễ ngoại giáo nên thay vào ngày lễ của mình. Và Chúa Giêsu là Mặt Trời. Mặt trời công chính đó… Nhớ không?

– Ừm…ừm… nhớ… nhớ rồi.

Trời càng tối càng lạnh. Nhưng Liên vẫn thấy trên gương mặt của những con người lam lũ ngời lên những niềm vui, hi vọng. Ngọn lửa tàn, bàn thánh được ban tổ chức kê ngay ngắn trước ngôi thánh đường đơn sơ. Một tiếng chuông vang lên. Mọi người bắt đầu tản ra, xếp thành hàng một trước bàn thánh. Tiếng cha xứ âm vang, trong trẻo và trầm ấm. Lễ vọng Giáng Sinh bắt đầu bằng một câu hát quen thuộc “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…”, nhưng bài hát đó được hát bằng tiếng Bahnar. Liên chỉ kịp thấy nó quen thuộc qua nhạc điệu. Liên dự lễ một cách sốt sắng, mặc dù suốt thánh lễ cô không hiểu gì, từ bài hát đến câu đáp bởi tất cả đều bằng tiếng Bahnar. Liên chỉ hiểu bài giảng của linh mục, bởi cha giảng cả tiếng Kinh. Dường như đó là một sự cố ý dễ thương, để cho những ai không kịp về giáo xứ mình, có thể ghé lại đây canh thức Giáng Sinh, là một sự cố ý cho nhiều người lương dân đến chung vui với người Công Giáo, để họ hiểu về mầu nhiệm Giáng Sinh, hiểu về Tình Yêu tuyệt vời của Trời với Đất.

Bài hát kết thúc thánh lễ vừa dứt thì từ bên trong, một ông già Noel đi ra, vác cái túi to đùng, ông đến từng người, phát cho họ những món quà nhỏ, từng cái bánh, cái kẹo… Rồi một ông, hai ông Noel lần lượt bước ra, phụ giúp ông Noel kia. Chỉ chờ có thế, Liên đội vội lên đầu cái mũ đỏ, khoác áo đỏ, bước vào đoàn người. Liên gởi đến cụ già những chiếc khăn gió, gởi đến em thơ cái kẹo hay cuốn tập mà Liên đã gom góp suốt từ đầu mùa đông. Liên nhớ đến các bạn của mình, những người bạn đã nhịn phần ăn sáng của mình để góp cho túi quà của Liên, khi Liên ngỏ ý sẽ đi vùng cao vào dịp Giáng Sinh. “Cám ơn tụi mày, những đứa bạn thân…”, Liên thầm nói.

Một em nhỏ chỉ tay về phía Liên, nói với ông già Noel đầu tiên: “Ông ơi, Công chúa Tuyết kìa ông”. Ông già nhìn qua Liên, nháy mắt một cái. Liên cúi đầu chào và cười với ông. Thì ra là cha Công! “Không biết ngài làm thế nào mà cái bụng phệ dễ thương quá xá”, Liên cười một mình khoái chí với ý nghĩ đó.

Quà đã hết, mọi người ai về nhà nấy, trả lại cho nhà thờ sự thinh lặng. Liên mệt nhoài, tựa mình vào ghế đá trong khuôn viên giáo xứ. Anh thanh niên mới quen lỉnh đi đâu mât, giờ tiến lại chỗ Liên.

– Bạn không về?

– Về đâu? Tối nay ở lại đây. Có chi không?

– Không có chi!

– Còn anh? Sao không về nhà, gần nửa đêm rồi.

– Tôi, tôi… bạn… bạn có thể cho tôi làm quen được không?

– Ừ, thì quen nãy giờ rồi đó.

– Nhưng tôi chưa biết tên bạn, ngại quá!

– Cứ gọi tôi là “tắc kè bông” được rồi.

– Ưm, bạn cho tôi xin… xin mail của bạn được không?

– tackebong@yahoo.com.vn. Đó là mail của tôi.

– Cám ơn nhiều! Có một điều tôi muốn nói với bạn, nhưng ngại quá!

– Ừ! Nói gì thì cứ nói vô mail đó, đừng nói… yêu tôi là được.

– Không phải đâu! Mà thôi, chào bạn, tôi về đây! Chúc bạn Giáng Sinh an lành.

– Cám ơn nhiều!

`Liên bỏ hành lí vào một góc phòng, phòng mà cha Công đã dọn sẵn cho Liên từ trước, và leo lên giường, đánh một giấc ngon lành, cho tới khi chuông nhà thờ vang lên giục giã.

Sau bữa điểm tâm với cha và mọi người, Liên trở về phòng, mở mail, định gởi cho mấy đứa bạn vài câu. Một lá thư từ địa chỉ lạ toiditim@gmail.com nằm chễm chệ trong hộp thư. Liên mở và đọc:

“Cám ơn bạn rất nhiều tackebong à! Thực sự cho tôi xin lỗi. Tôi không phải là người Công Giáo như hôm qua tôi đã nói với bạn. Tôi đến để quan sát theo ý của cấp trên thôi!

Cám ơn bạn rất nhiều! Cám ơn bạn đã cho tôi hiểu ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh. Đó là một Tình Yêu đẹp, một mầu nhiệm tuyệt vời mà bấy lâu nay tôi cứ cho là mê tín, là dị đoan. Bạn đã cho tôi biết giá trị của việc trao tặng, thế nào là tình yêu thương, cho tôi biết nhiều hơn về người Công Giáo. Có lẽ tôi phải thay đổi lối suy nghĩ của tôi về các bạn, những người theo đạo Công Giáo. Tôi đã học được ở người Công Giáo về sự yêu thương, cho đi mà không hề mong nhận lại. Cám ơn các bạn, những người Công Giáo tốt lành.

Cuối cùng, tôi muốn nói với bạn là: Chúc bạn một Giáng Sinh an lành và ấm áp, tràn ngập tình yêu thương.

Thân ái,

Tôn”.

Liên nhẹ tắt máy, một niềm vui lan nhẹ trong trái tim cô. Liên chắp tay, nguyện cầu cùng Thiên Chúa: Cám ơn Cha đã cho con một mùa Giáng Sinh tuyệt vời, một Giáng Sinh với nhiều ý nghĩa trên cao nguyên lộng gió này.

Mã số: 14-048

ĐƯỜNG VỀ LẠC LỐI

– Anh xin em bỏ đứa bé đi. Chúng ta không thể sống mà có nó.

Lần thứ ba nghe cái giọng van xin của người đàn ông cô đã từng yêu say đắm, Tình mới thực sự ý thức được rằng người đàn ông đó không đáng để cô trao trọn cuộc đời mình. Anh ta càng không đáng để cô đặt cược cuộc đời của đứa con cô đang mang trong bụng.

– Anh biết không tôi đã từng nghĩ rằng tôi sẽ “không thể sống mà không có anh”. Nhưng bây giờ chính là “không thể sống mà có anh!”. Đáng lẽ ra ngay cái buổi sáng tôi tỉnh dậy trên người không một mảnh vải che thân trong cái phòng trọ nhơ nhớp của anh, tôi nên dứt khoát đi kiện anh tội cưỡng hiếp tôi mới phải. Bởi vì tôi tưởng tôi còn yêu anh. Nhưng bây giờ tôi biết tình yêu của tôi đã chết từ cái đêm đó rồi. Nếu anh còn muốn sống cho tử tế thì hãy đi khuất tầm mắt của tôi trước khi tôi vẫn có thể tống anh vào tù vì cái tội giết chính con đẻ của mình.

Thế đấy, nhiều khi người ta có thể nói ra được những câu tàn nhẫn đến vậy chỉ để làm tổn thương người khác và làm đau chính mình. Nhìn người mình đã từng yêu và cũng đã từng yêu mình quay lưng ra đi một cách hèn nhát như vậy, thử hỏi cô có hối hận không? Nếu tất cả đều là quyết định của cô thì cô có quyền gì mà hối hận?

***

Trở về xóm trọ khi đường phố đã lên đèn, cái ngõ nhỏ rẽ vào phòng trọ của Tình hôm nay tối lạ. Phòng nào phòng nấy cửa đóng im ỉm, tối om om. Phải rồi hôm nay là cuối tuần, mọi người về quê hết. Bỗng dưng cô thấy nhớ nhà da diết. Nhớ ba mẹ, nhớ các em, nhớ cái mùi khói bếp khét lẹt mỗi buổi chiều ngày xưa cô nhóm bếp thổi cơm. Giờ này nếu ở nhà chắc cô đang hò hét các em dọn cơm, trong khi bố ngồi hút điếu thuốc lào và nhâm nhi chén nước chè tươi nóng hổi mẹ vừa nấu. Hạnh phúc của cô chất đầy trong căn nhà nhỏ ấm cúng, nơi có cây đào rừng anh cô trồng năm xưa trước khi mất mà cả nhà cô giữ gìn như báu vật. Bây giờ thì cô đã hiểu vì sao ngày xưa đã có lúc anh cô chỉ cây đào mà bảo: “Có nó ở đây anh sẽ không chết đâu”. Nghĩ đến đây, Tình bưng mặt khóc nức nở.

Tiếng giày cao gót nện lên mặt chiếc cầu thang gỗ lộp cộp. Tình vẫn ngồi trước cửa phòng mà khóc, chẳng thèm ngẩng mặt lên. Kệ! Dù là ai cô cũng chẳng thèm quan tâm. Khi đã chẳng còn gì để mất thì lòng tự trọng có đáng là gì.

Trong cái màn đêm đặc quánh một màu đen thui thì chiếc đầm màu mận chín vẫn nổi bật một cách khó tả. Chiếc đầm ôm sát một thân hình cao dong dỏng với những đường cong bốc lửa. Cô gái hơi khựng lại khi nhìn thấy Tình ngồi lù lù ở đó, nhưng chỉ sau một giây cô vẫn thản nhiên bước qua Tình để về phòng mình. Cái mùi rượu nồng nặc phả ra từ người cô gái đánh động khứu giác của Tình. Khi cánh cửa chuẩn bị khép lại thì Tình đột ngột lên tiếng:

– Trinh còn rượu không?

Không đợi Trinh trả lời, Tình bước thẳng vào phòng tìm rượu. Cuối cùng cô cũng tìm được mấy lon bia trong tủ lạnh. Chẳng nói gì Tình cứ thế giật nắp, ngửa cổ tu một hơi hết cả lon bia rồi ợ lên một cái. Trinh vẫn thản nhiên chẳng lên tiếng mà cũng chẳng ngăn cản Tình. Trinh vào phòng thay đồ, đến khi bước ra khỏi phòng tắm thì hai lon bia đã hết nhẵn, trong tay Tình đang uống dở lon thứ ba. Trinh ngồi xuống sàn nhà và cũng giật nắp lon cùng uống.

Trong đêm vắng hai người đàn bà say dựa vào nhau cùng kể chuyện cuộc đời.

***

Trinh không có cha nhưng có mẹ và bà ngoại. Mẹ Trinh đi làm xa lâu lâu về một lần, cho ngoại và Trinh ít tiền rồi lại đi. Nhưng từ năm Trinh mười ba tuổi, mẹ đi biền biệt và không bao giờ trở về nữa. Mọi người bảo mẹ Trinh đã theo một ông nào đó ra nước ngoài rồi. Trước khi đi mẹ để lại cho bà ngoại rất nhiều tiền bảo bà cố gắng nuôi Trinh ăn học cho đến khi Trinh trưởng thành. Từ đấy hai bà cháu dựa vào nhau mà sống.

Năm Trinh mười bảy tuổi trong làng có anh hỏi cưới Trinh. Trinh nghĩ mình cũng cần một nơi nương tựa cho cả cô và bà ngoại nên gật đầu đồng ý. Cô đã ngây thơ trao cuộc đời vào tay người đàn ông ấy, đến khi cô có mang thì hắn “chạy làng” cưới một người đàn bà khác già hơn Trinh, xấu hơn Trinh nhưng có học thức và “con nhà gia giáo” hơn Trinh. Trước ngày hắn cưới, mẹ hắn đến nhà Trinh cầm xấp tiền đập vào mặt Trinh mà chửi: “Mẹ là đĩ, con cũng là đĩ. Số tiền này tao bố thí cho mày đấy.

Còn cái đứa con hoang trong bụng mày, mày thích làm gì thì làm không liên quan gì đến nhà tao”. Trinh thản nhiên nhận số tiền mà cuộc đời “tát” vào mặt cô. Kể từ ngày ấy cô thực sự trở thành “đĩ”.

Rồi Trinh sẩy thai. Rồi bà ngoại Trinh mất. Vậy là cái tát cuối cùng của cuộc đời cũng in dấu lên mặt cô. Sau này dù Trinh có gắn bó với bao người đàn ông, có mang trong mình sự sống của bao sinh linh bé bỏng Trinh cũng không bao giờ để họ đi quá sâu vào cuộc đời cô. Bởi cô sợ lại phải nhận những cái tát. Trinh khắc lên tấm bia mộ của bà, tên của cô và cả tên của đứa con đầu lòng chưa kịp cất tiếng khóc chào đời. Từ đó trong làng không còn ai nhắc đến tên Chi nữa. Chỉ thỉnh thoảng có ai đó lên thành phố trở về và kể lại chuyện đã gặp một cô gái phong trần rất đẹp, tên Trinh, trông rất quen mà “ai cũng biết là ai” đấy. Thế thôi.

***

Trinh khuyên bạn bỏ đứa trẻ nhưng Tình nhất quyết không đồng ý. Với Trinh đó là chuyện rất đỗi bình thường nhưng với Tình nó nặng hơn cả cuộc đời. Trinh bảo Tình là đồ ngốc, Tình sùng đạo đến mê muội, nếu Tình bỏ đứa con Tình sẽ mang tội phạm Thánh, vậy thì Tình cứ làm Thánh luôn đi cho rồi!

Tình nghĩ Trinh chẳng bao giờ hiểu được ý nghĩa của hai từ “ruột thịt”. Trinh đâu biết sau khi đã mất đi tình yêu thì tình thân trở nên quan trọng với Tình như thế nào. Đứa trẻ ấy dù chưa chào đời, dù Tình chưa thể nắm tay con, chưa thể nhìn thấy con nhưng cô có thể cảm nhận được mối liên kết của đứa trẻ trong thân thể cô. Tình mẫu tử bắt đầu thật đơn giản như thế và Tình biết từ nay cô sẽ yêu đứa trẻ này hơn tất thảy mọi thứ trên đời.

Tình quyết định trở về nhà. Cô sẽ thú tội với ba mẹ, xin ba mẹ tha thứ cho cô. Cô tự nhủ như vậy, rồi mọi sóng gió sẽ qua đi và hạnh phúc sẽ vẫn ở lại với cô. Nhưng mọi thứ đều không đơn giản như cô nghĩ. Nếu ở thành phố, cô không chồng mà chửa mọi người cũng chẳng thừa thời gian quan tâm, bàn tán và như thế đối với cô lại là một điều an ủi. Nhưng khi về quê cô bỗng dưng trở thành trung tâm điểm của mọi cái nhìn soi mói. Nó xoáy sâu vào cái bụng của cô, đốt cháy chút hi vọng cuối cùng còn sót lại trong trái tim của người con gái đã trót lầm lỡ ấy.

Nghe tin cô chửa hoang mẹ cô khóc ngất. Ba cô nhất quyết đưa cô sang thầy lang ở làng bên cạnh bốc thuốc phá thai. Cô không chịu thì ba cô đòi từ mặt cô. Ba cô bảo: “Mày cứ quyết tâm giữ nó thì chỉ có mày khổ thôi. Sau này làm gì có thằng nào nó chịu rước mày”. Cô nói: “Nếu con từ bỏ con của con thì sau này cũng không có thằng nào chịu rước con. Lỗi lầm do con gây ra con xin chịu. Ba mẹ đừng bắt con bỏ đứa bé. Tội lắm”. Thế là ba cô cứ thế giày vò cô: “Mày lên thành phố rồi học đòi theo đạo. Mấy đứa ấy nó dạy mày thì mày nghe, còn bố mày bảo thì mày không nghe. Mày định bỏ cái nhà này, bỏ gia đình dòng họ để theo cái bọn không biết ông bà tổ tiên là gì ấy à? Mày cút đi, tao thà không có mày thì còn hơn”. Những lời nói của ba như cứa vào tim gan cô, đau lắm. Những tưởng rằng cô sẽ như “đứa con hoang đàng” trở về và sà vào vòng tay tha thứ của ba mẹ, nhưng không, cuộc đời này phũ phàng biết bao nhiêu. Có những giây phút người ta chỉ cần một bàn tay chìa ra để vịn vào cho khỏi ngã mà khó quá.

Ngả tư đường giữa lưng chừng đồi hồi còn ở nhà bao lần cô đi qua đây, rẽ phải để đến nhà bà ngoại, rẽ trái để đến trường, nhưng lúc nào cô cũng đứng lại vài phút nhìn thẳng về phía trước, cuối con đường hun hút sẽ dẫn ta đến đâu, cô vẫn tự hỏi như thế. Hóa ra đi thẳng sẽ chẳng dẫn ta đến đâu cả nếu bản thân ta không biết trước điểm dừng. Và cô quyết định ra đi như thế.

***

Tình không trách ba mẹ. Chỉ buồn vì ba mẹ không hiểu cho cô. Ba mẹ cô không phải là người Công Giáo. Gia đình cô, dòng họ của cô chẳng ai theo đạo cả. Vậy nên mười tám năm đầu đời, Tiểu Tình nhỏ bé của ba mẹ cũng chưa bao giờ biết đến ở ngoài kia lại còn có một ông Thiên Chúa đầy phép màu, như ông Bụt trong những câu chuyện cổ tích bà kể.

Cho đến khi Tình vào đại học. Tình gặp một cô gái, một cô gái rất đỗi bình thường, thậm chí chìm nghỉm giữa hàng trăm đóa hoa xinh tươi đang độ xuân thì trong cái lớp học không một bóng nam sinh này. Nhưng cũng chính vì vậy Tình lại đặc biệt chú ý đến cô ấy. Cách cô ấy ăn mặc, cách cô ấy nói chuyện và cả những cử chỉ dù là nhỏ nhất của cô ấy. Tình nhận thấy cô ấy giản dị đến khổ sở, dịu dàng đến yếu đuối và tất nhiên rất không hợp thời. Cô ấy như người cổ đại lạc lối đến thế kỷ hai mốt và tốt nhất cô ấy nên trở về với thời đại của mình. Điều đó khiến Tình thấy tội nghiệp cho cô ấy.

Tình chủ động làm quen với cô ấy. Tình tưởng rằng cô bạn đáng thương ấy sẽ nhìn lại cô bằng ánh mắt biết ơn, hoặc giả sẽ bối rối khi nhìn nụ cười thân thiện của Tình, nhưng không, cô ấy rất tự tin nhìn thẳng vào mắt Tình mà hỏi:

– Bạn nghĩ gì mà lại cho rằng tôi cần bạn?

Cuối cùng người bối rối lại chính là Tình. Nhưng cũng rất nhanh chóng Tình lấy lại bình tĩnh mỉm cười đáp lại:

– Vì câu nói này của cậu chúng ta nhất định phải làm bạn.

– Cậu điên thật!

Hai đứa nhìn nhau rồi cùng phá lên cười. Có những tình bạn chỉ đơn giản như vậy mà hóa thành tri kỷ.

Thế giới này luôn luôn công bằng. Đừng nhìn người khác bằng ánh mắt thương hại để rồi nghĩ rằng mình cần phải ban phát một chút lòng tốt cho họ. “Ơn huệ”, đó là một từ không nên dùng nếu muốn xây dựng những mối quan hệ tốt. Tình đã học được bài học đầu tiên trong cách đối nhân xử thế từ cô bạn kì lạ kia.

Phạm Hồng Ân là tên của cô ấy. Ở Ân có những điều mà người khác không có khiến Tình luôn nhìn Ân như nghiên cứu một vật thể lạ.

Thứ nhất: Ân lúc nào cũng cười, chưa bao giờ Tình thấy phảng phất một nét buồn trên khuôn mặt bạn.

Thứ hai: Ân luôn luôn lạc quan, vì tin rằng thế giới này nếu đã có chữ “vui” thì không thể tồn tại thêm chữ “buồn”.

Thứ ba: Không bao giờ thiếu tin tưởng người khác dù cho có bị lừa đến mười lần vẫn tin lời nói dối thứ mười một.

Thứ tư: Sẵn sàng cho đi mọi thứ mà không cần suy nghĩ, tính toán.

Thứ năm: Tha thứ là một việc quá ư dễ dàng.

Chỉ với năm điều trên thôi Tình nói rằng Ân thừa điều kiện để ngồi vào danh sách những con người cần cấp tốc bảo vệ vì sắp tuyệt chủng. Nghe Tình nhận xét về mình, Ân phì cười. Ân bảo với Tình rằng tính cách của Ân được tạo nên từ môi trường sống, môi trường giáo dục mà cô may mắn thừa hưởng. Điều đó khiến Tình rất tò mò. Tình vẫn tuyệt đối tin vào câu đúc kết của cổ nhân “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, nhưng Ân lại chứng minh cho cô thấy những điều hoàn toàn khác. Ân đưa Tình đến những nơi mà cô chưa bao giờ biết đến, tiếp xúc với những người cũng vui vẻ, lạc quan, đầy niềm tin và có thừa lòng khoan dung mà Tình cứ tưởng rằng chỉ duy nhất ở Ân mới còn tồn tại.

Trên giảng đường, Tình vẫn luôn được học rằng niềm tin tôn giáo là một ý tưởng ngu muội phát xuất từ tập hợp những kẻ ngu ngốc, thiếu lý trí và không có đầu óc khoa học. Nhưng những gì Tình nghe thấy, nhìn thấy từ cuộc sống của Ân và những người xung quanh Ân khiến Tình dần dần tin tưởng rằng: Dù ai có nói thế nào thì niềm tin vào Thiên Chúa vẫn cần thiết và mãi trường tồn. Và bởi vậy, không quan trọng bạn là ai, bạn đến từ đâu và bạn làm gì, chỉ cần bạn có niềm tin thế là đủ.

Tình quyết định cải đạo. Dù ba mẹ có phản đối thế nào cô cũng nhất quyết không nghe. Ba mẹ cô nghĩ cô bị bỏ bùa mê của mấy ông thầy dòng nên họ đón thầy cúng về làm phép đuổi tà cho cô nhưng “bệnh” vẫn hoàn “bệnh”. Cuối cùng họ đành ngậm đắng nuốt cay để đứa con gái họ tự hào nhất cứ “dở dở ương ương” như thế.

Từ khi trở thành một con chiên ngoan đạo, Tình nhiệt tình tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện. Đặc biệt cô còn được bầu làm trưởng ban truyền thông của đội sinh viên Công Giáo tuyên truyền hoạt động bảo vệ sự sống chống nạo phá thai. Những gì cô được chứng kiến khi tham gia vào đội khiến cô có lý do để tin tưởng rằng “phá thai” là bằng chứng thuyết phục nhất để chứng minh rằng con người còn ác độc hơn loài cầm thú. Thế thì bây giờ Tình nỡ lòng nào mà giết chết con ruột của mình kia chứ?

***

– A, mẹ Tình và dì Trinh về rồi!

Thằng bé nhảy lên ôm cổ rồi hôn chụt vào má mẹ nó một cái rõ kêu. Dì Trinh vào bếp nấu cơm, thằng bé vẫn ríu rít bên tai mẹ nó và kể: “Hôm nay đi lớp, bà sơ Hồng Ân khen Tĩnh ngoan lắm. Bà cho Tĩnh mười điểm về khoe với ba. Thế ba là ai hở mẹ?” Thằng bé ngây thơ hỏi mà không biết nó vừa làm tan nát cõi lòng mẹ nó. Tình vẫn chờ một ngày có thể kể cho con nghe về ba của nó, nhưng chưa phải bây giờ. Cô chỉ nhẹ nhàng nói với con rằng: “Ba là người Tĩnh yêu như yêu mẹ vậy”. Rồi cô kể cho con nghe về ông bà ngoại. Cô kể mà nước mắt rơi từ lúc nào không hay. Thằng cu Tĩnh giơ bàn tay mũm mĩm lên xoa mặt mẹ và bảo: “Con sẽ vẽ tranh cho ông bà ngoại. Trong tranh sẽ vẽ con và mẹ. Con sẽ bảo con và mẹ yêu ông bà rất nhiều”. Tình xúc động ôm chặt đứa con trai bé bỏng vào lòng.

Cánh thư đầu tiên cô viết cho ba mẹ. Trong thư cô viết rằng dù có ở nơi nào cô vẫn luôn nguyện cầu Chúa phù hộ cho ba mẹ được bình an, hạnh phúc.

Không có lỗi lầm nào là không đáng được tha thứ trong vòng tay của Thiên Chúa. Chỉ cần bạn không mất niềm tin, bạn sẽ được cứu rỗi.

Mã số: 14-049

MẢNH VỠ

Gia đình ông Hòa đi làm về thì trời cũng nhá nhem tối. Vừa phóng xe vào đến sân, ông Hoà đã nghe có tếng ai đó gọi mình từ ngoài ngõ. Ông Hoà nhìn ra thì thấy bà Mỹ đang hớt hải chạy vào.

- Có chuyện gì thế bà Mỹ? - Ông Hoà hỏi.

Bà Mỹ vừa thở hổn hển vừa rằn từng tiếng:

- Ch...iều... nay, chiều... nay Cha...

- Chiều nay cái gì? Bà nói mau lên, tôi sốt ruột quá!

Cố lấy bình tĩnh bà Mỹ trả lời:

- Chả là chiều nay Cha xứ bị khỉ cào ông ạ, rách hết cả mặt mũi rồi, giờ đang cấp cứu ở bệnh viện ấy. Ai gọi cho ông cũng không được nên nói tôi ở gần thấy ông về thì chạy qua báo.

Bà Thuận tò mò:

- Mà sao con khỉ lại dám cào chủ nó được hả bà?

-Tôi cũng không rõ lắm, chỉ nghe nói cha mở cửa chuồng để lấy cái gì đó, ai ngờ vừa chúi đầu vào thì con khỉ xông tới cào ngài tới tấp, nghe đâu ngài phải loay hoay mãi mới thoát ra được. Chắc nó tưởng ngài bắt nó cũng nên.

- Rõ thật là! - Bà Thuận thở dài.

Chẳng kịp rửa chân, ông Hòa khoác vội chiếc áo sơ mi dài tay rồi lên xe phóng đi một mạch. Bà Thuận nhìn theo chồng lắc đầu.

Mặt trời đã lặn, bóng ông Hòa cũng khuất dần, bà Mỹ vẫn còn đứng lại nói đôi ba câu với bà Thuận.

***

Ông Hòa phóng xe vào tận bệnh viện. Theo sự chỉ dẫn của cô y tá, ông vào thẳng phòng cấp cứu. Căn phòng yên ắng, mọi người đều đã về cả, chỉ còn mình cha nằm đó mặt mày sưng húp. Những vết khỉ cào tuy đã rửa sát trùng và bôi thuốc nhưng nó vẫn hằn rõ trên khuôn mặt cha già. Ông Hòa rón rén bước vào. Chắc vì mệt quá nên vị linh mục đã thiếp đi, ông Hoà không dám đánh thức ngài, chỉ ngồi đó nhìn xa xa ra phía chân trời, lòng nặng trĩu.

***

Tối đó không có thánh lễ, nhưng chuông nhà thờ vẫn đổ kêu gọi mọi người đi đọc kinh chung. Bình thường mọi người đi lễ rất ít, kể cả lễ Chúa Nhật thế mà hôm nay số người đi đọc kinh lại đông hơn rất nhiều. Có lẽ vì ai cũng muốn biết rõ sự tình ra sao? Rồi tình hình của cha xứ nữa chứ?

Đọc kinh xong ra khỏi nhà thờ, mọi người đều xôn xao hỏi: Cha sao rồi? Nằm bệnh viện có lâu không? Một giọng nữ lên tiếng, hình như là bà Xuyến: “Vẫn bình thường, chỉ xây xát mặt mày thôi, bác sĩ nói ở lại mấy ngày cho vết thương khô lại là có thể về được”.

– Thế mà đồn ầm lên, tôi tưởng nặng lắm. - Ông Đình lên tiếng.

– Tôi lại tưởng đợt này cha về nghỉ hưu luôn nữa chứ? – Ông Nam thêm vào.

Nghe nói vậy mọi người đều phá lên cười. Cha năm nay mới ngoài sáu mươi, nhưng thân hình ốm yếu, gầy còm lại thêm bệnh này bệnh khác thành thử trông ngài có vẻ như đã lớn tuổi lắm vậy. Ngài đã về đây được ba năm và là vị linh mục quản xứ đầu tiên ở đây. Vốn là một giáo xứ nhỏ lại ở tận trên miền núi, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn nên trước đó mỗi tháng giáo xứ chỉ có một thánh lễ. Các linh mục chỉ lên làm mục vụ thứ bảy hoặc Chúa Nhật cuối tháng mà thôi. Từ ngày có linh mục về giáo xứ, mọi người đều vui mừng và hy vọng. Thế là từ nay không còn phải đợi đến tận cuối tháng mới có thánh lễ nữa. Ai cũng hy vọng đời sống đạo của giáo xứ sẽ được củng cố, đời sống đức tin và luân lý cũng được nâng đỡ và thăng tiến hơn.

Thời gian đầu mọi người đi lễ rất đông, ai cũng tấm tắc khen cha mình giảng hay lại sâu sắc nữa, mỗi tội dài quá. Lễ ngày thường mà cha giảng tới ba mươi phút luôn! Dần dà số người đi lễ giảm rõ rệt, ngày Chúa Nhật còn tàm tạm chứ ngày thường có khi trong nhà thờ chỉ có mười, mười hai người, trong khi đó giáo xứ có tới hơn hai trăm nhân khẩu. Họ nói cha giảng dài quá, ngồi nghe buồn ngủ cả ra. Giới trẻ thì phàn nàn mất thời gian không còn thì giờ để học hành và giải trí... Bất kể mùa đông hay mùa hè, cứ 7h30 mới lễ đến 8h30 mới xong, về tới nhà là 9h có khi hơn nữa thì còn thì giờ đâu mà làm các việc khác chứ. Người già thì trách cha xứ quá hiền lại ít cởi mở nữa, lễ xong là ngài về phòng đóng cửa lại chứ không ra ngoài nói chuyện với mọi người như các cha trước. Vì thế chẳng ai dám tới cả...

Cách đây một năm, thấy ngôi nhà thờ xứ đã xuống cấp trầm trọng, mỗi khi mưa to là dột ướt hết cả lòng nhà thờ nên cha kêu gọi mọi người góp công, góp của để xây dựng lại ngôi thánh đường. Mọi người đều đồng tâm nhất trí, hiệp nhất với nhau. Nhà nào có nhiều thì đóng góp nhiều, nhà nào có ít thì đóng góp ít, không ai bảo ai đều hăng hái tham gia xây dựng. Mới khởi công mà mọi việc đều hết sức suôn sẻ. Sau đó một thời gian, cha dẫn về một người khách lạ nói là họ về khảo sát tình hình để hỗ trợ giáo xứ. Họ nói sẽ hỗ trợ hoàn toàn nếu giáo xứ xây dựng theo mô hình và sự chỉ đạo của họ. Cha xứ không đồng ý, thế là người khách lạ ra đi đem theo luôn cả dự án hỗ trợ không còn thấy trở lại nữa. Nghe vậy, giáo dân oán trách cha xứ, có người còn to tiếng lên án, thậm chí còn rủ nhau về Toà giám mục để trình lên Đức Cha. Đó quả là một cú sốc lớn. Một giáo xứ vẫn được tiếng là sùng đạo, sống hiệp nhất và thánh thiện thế mà chỉ một vấn đề nhỏ đã dẫn đến chia rẽ, hiềm khích và chống đối nhau. Những con người đó lại đinh ninh rằng mình đang sống trong một thế giới hết sức vững chắc của niềm tin truyền thống nên không nhận ra là có một vực thẳm đang mở toang ở dưới chân. Từ đó, lòng nhiệt thành của mọi người cũng mất dần, chẳng ai có khí thế để tiếp tục công trình xây dựng còn đang dở dang cả.

Bẵng đi một thời gian, chờ cho không khí lắng xuống, vị linh mục lại mua nguyên vật liệu về và huy động mọi người tiếp tục xây dựng. Nghe đâu có một vị ân nhân rất lớn đã quảng đại hỗ trợ cho giáo xứ để có thể hoàn thành ngôi thánh đường. Mọi người lại bắt đầu đi làm nhưng tinh thần thì không thể có được sự hiệp nhất như ban đầu nữa.

***

Đêm đen bao phủ mặt đất, ngoài sân ngôi thánh đường đang xây dở dang lại nhộn nhịp, vui vẻ. Hình như đã rất lâu rồi không có một buổi tụ họp nào đông đảo như thế này. Ông Đình rôm rả: “Này các ông, các bà có nghĩ là phen này cha sẽ chuyển đi nơi khác không?”. Mọi người đều ngỡ ngàng: “Sao ông lại nói thế?”.

– Thì mọi người không thấy sao, cả vườn cây cảnh mấy chục chậu của cha bây giờ không còn được lấy một chậu à? Mấy hôm trước tôi thấy cha kêu xe về chở đi đó, chắc là chuyến này ngài đi thật đấy.

– Ừ nhỉ! - Mọi người đều gật gù.

– Giáo xứ mình mà được vườn cây cảnh đó thì khỏi phải lo tiền xây nhà thờ nhỉ?- Ông Thành cao hứng.

– Nói thế mà nói, việc gì ra việc ấy chứ, chỗ đó cả mấy trăm triệu chứ bỡn à! – Ông Đình tiếp lời - Tính ra thì cũng đủ để xây tiếp ngôi nhà thờ đấy, nhưng cha mình thì... một đời cũng chẳng có đâu, đừng mơ giữa ban ngày nữa ông Thành ạ.

– Ước gì giấc mơ đó thành hiện thực nhỉ. - Ông Hùng xen vào.

– Đúng thế, tôi thấy trong khi dân mình thì nghèo, xe máy chẳng có mà đi, thế mà từ khi về đây ngài đổi tới hai chiếc xe con rồi đó! - Ông Thành ca thán.

– Rồi tivi, tủ lạnh... toàn là đồ xịn cả, chẳng thiếu thứ gì! - Bà Hảo thêm.

– Lợn, gà, chim, cá ngài nuôi vô số thế mà khi nào có tiệc tùng cũng bắt mình cầm tiền của giáo xứ ra chợ mua chứ không à! - Bà Tâm tiếp.

– Ngài thế nên có ai chịu nấu nướng cho đâu. Vì thế mà phải về tận quê kêu một đứa nhỏ lên nấu nướng cho đấy. Khổ ơi là khổ!

Mọi người còn đang xôn xao thì có tiếng nói ở phía sau: “Ở nơi tôn nghiêm mà các anh các chị dám nói hành, nói xấu người khác, không sợ mắc tội à?”.

– Ớ... cụ!

Đó là cụ Thao. Năm nay cụ đã ngoài 90 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn. Trong giáo xứ cụ là vị cao niên nhất và cũng là người đạo đức, sốt sắng nhất. Trước đây khi chưa có linh mục, giáo xứ chỉ có lễ ngày Chúa Nhật, thế mà không một tối nào hai vợ chồng cụ bỏ đi nhà thờ cả. Mấy năm gần đây, sức khỏe có phần suy giảm nên hai cụ không còn thường xuyên đi lễ ngày thường nữa, chỉ khi nào có người chở đi thì hai cụ mới dám đi. Thế nhưng, hai cụ luôn thúc giục con cháu đến với Chúa. Đang ngồi cầu nguyện trong nhà thờ, thấy mọi người nói những chuyện không nên, cụ không chịu nổi đành phải lên tiếng.

– Các anh, các chị hãy nhìn lại mình trước khi lên án người khác đi. Đó, cứ nhìn vào ngôi thánh đường này thì biết đức tin của chúng ta lớn đến đâu, nó còn biểu lộ cả sự hiệp nhất của chúng ta đấy.

Nói tới đó rồi cụ bỏ đi, một mình chống gậy, cụ đi vào giữa bóng đêm. Nghe cụ Thao nói, mọi người thấy lòng mình chùng xuống, có lẽ trong họ ít ai có được những suy nghĩ sâu sắc như thế. Họ nhìn vào thực tế của cuộc sống để đánh giá, nhưng lại không nhận ra được những ý nghĩa đích thực ẩn ở đằng sau đó.

***

Ngày lễ khánh thánh nhà thờ đã đến. Từ ngoài cổng, cờ và băng-rôn đã được treo lên. Từ phía đường lớn nhìn vào, mọi người đều có thể thấy ngôi thánh đường. Một mình nằm trên ngọn đồi thoai thoải với địa hình rộng lớn đã được san bằng phẳng. Thêm vào đó là ngọn tháp cao vút được xây dựng theo lối kiến trúc Tây phương càng làm cho ngôi thánh đường thêm vẻ trang nghiêm và thánh thiêng hơn. Hai bên của ngôi thánh đường là cả một bãi đất rộng lớn, phía gần hành lang của nhà thờ là những ô nhỏ để trồng các loại hoa có đủ màu sắc. Xa hơn một chút là những hàng dừa cảnh đã được trồng lên. Còn ở tận ngoài xa là khu đất lớn để trồng cây ăn quả và các cây lấy gỗ. Đó quả là một khuôn viên lý tưởng.

Mọi người đều đã tập hợp ở sân nhà thờ, các em nhỏ xếp thành hai hàng thẳng tắp ở hai bên cổng để đón tiếp Đức Cha và quý linh mục cùng các quan khách đang đến với giáo xứ. Tay cầm bong bóng, miệng ca hát, ánh mắt đơn sơ của các em tỏ lộ rõ niềm vui sướng và hân hoan.

Đoàn Đức Cha và các cha đang tiến vào cổng nhà thờ, tiếng đàn ca vang lên, tiếng vỗ tay tưng bừng như pháo nổ, tiếng hò vang chào mừng quan khách khiến cả bầu không gian ngập tràn niềm vui. Sau màn chào mừng, Đức Cha cắt băng khánh thành nhà thờ và bắt đầu dâng thánh lễ. Một thánh lễ thật trang nghiêm, sốt sắng, mọi nỗi lo âu đều tan biến cả, những chia rẽ, oán than dường như không còn nữa chỉ còn lại niềm vui, tâm tình tạ ơn và sự hiệp nhất. Sau thánh lễ, cha xứ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Cha và quý cha. Ngài cũng không quên cảm ơn sự đoàn kết, hiệp lực của tất cả mọi thành phần trong giáo xứ. Ngài nhấn mạnh đến sự hiệp nhất và lòng đạo đức sẵn có cần phải được phát huy. Khi nói những lời ấy, giọng ngài nghẹn ngào như cố che giấu một điều gì đó. Những lời nhắn nhủ của ngài như những lời trăng trối của một người sắp đi xa. Nghe cha nói, ở dưới có người xì xào: “Cha sắp đi thật rồi?”. Có những khuôn mặt lạnh ngắt không biểu lộ một chút cảm xúc nào, cũng có những người, nhất là các bậc kỳ cựu thì đầu hơi cúi xuống. Họ thấu hiểu. Họ đồng cảm.

Tiếp ngay sau đó, Đức Cha cũng bày tỏ niềm vui và chúc mừng giáo xứ có ngôi thánh đường mới: “Thưa bà con giáo dân, tôi rất cảm phục sự hy sinh, lòng nhiệt thành và tinh thần cộng tác của tất cả bà con trong việc xây dựng ngôi thánh đường này. Một giáo xứ ở miền núi còn nhiều thiếu thốn nhưng đã cố gắng để xây dựng một ngôi nhà khang trang cho Chúa ngự. Đó là điều rất đáng khâm phục và khen ngợi. Qua vị mục tử của bà con, tôi biết được việc hoàn tất ngôi thánh đường này phần lớn là do công sức của tất cả bà con. Chính bà con và anh chị em đã hiệp nhất với nhau, đã hy sinh công việc riêng của mình đến đây mỗi ngày để cùng nhau xây dựng... Chính vì vậy mà ngôi thánh đường mới có thể nhanh chóng được hoàn thành như thế. Nhưng nguyên vật liệu ở đâu ra? Ai là người đã cung cấp những thứ đó để bà con có thể xây ngôi thánh đường này?”… Đức Cha dừng lại, tạo cho mọi người sự thắc mắc và hồi hộp. Mọi người thì nóng lòng chờ đợi xem vị ân nhân của giáo xứ là ai. Họ nhìn quanh nhưng trong nhà thờ thì không có ai xa lạ cả,. Họ nhìn về phía cha xứ, cha xứ cúi mặt... Một câu hỏi đặt ra nhưng không có lời giải đáp. Đức Cha dừng lại một chút rồi nói tiếp: “Tôi xin được tuyên bố vị ân nhân đó không ai khác chính là vị linh mục quản xứ của anh chị em. Người đã bị anh chị em nghi ngờ và lên án là không có sự quan tâm và hết lòng vì đoàn chiên”. Mọi người đều bỡ ngỡ, không ai nói với ai một lời nào nhưng trong đầu họ đều có chung một thắc mắc: Chẳng lẽ...

Quả đúng như vậy, điều mà mọi người nghi ngờ và gán ghép cho cha trước đây bây giờ mới ngã ngũ. Những cây cảnh to lớn trong vườn của ngài, những đàn lợn, đàn gà... mà ngài tằn tiện đem bán không phải vì ngài hà tiện hay keo kiệt gì, hoá ra ngài đã dành dụm tất cả, ngay cả hà tiện với bản thân để có tiền cho giáo xứ mua nguyên vật liệu. Từ trước đến nay họ nghĩ rằng họ đã hiểu cha, có một cái nhìn đúng đắn về cha, nhưng không ngờ vẻ bề ngoài đó hoàn toàn đối nghịch với trái tim nhân hậu và tấm lòng quảng đại của vị mục tử đã hy sinh hết mình vì đoàn chiên. Ngay cả việc giảng lễ dài cũng là một dụng ý của cha. Khi về giáo xứ, ngài thấy đời sống đức tin của con cái mình còn non yếu lại bị ảnh hưởng của những thói tục bên ngoài nên đời sống luân lý cũng đang có nguy cơ tụt dốc. Với trẻ em thì đã có những lớp giáo lý, nhưng còn với những người lớn, những bậc phụ huynh thì sao? Vậy là ngài nghĩ rằng chỉ còn một cách là đưa vào trong giờ lễ. Ai ngờ, điều đó lại không phù hợp với tâm lý của con người thời đại, thay vì sống theo Lời Chúa dạy thì họ lại lên án và coi đó là cái cớ để không đến nhà thờ nữa. Bây giờ họ mới nhận ra những mảnh vỡ của một vực thẳm ngay ở dưới chân mình. Tận dụng lúc mọi người đang trầm lắng, Đức Cha tiếp tục một thông báo mới. Ngài nói: “Hôm nay cha xứ của anh chị em sẽ được chuyển về Toà Giám mục để dưỡng bệnh, còn giáo xứ tạm thời chưa có cha xứ mới. Giáo phận sẽ lo cho có cha về làm việc mục vụ hàng tuần cho anh chị em”. Bầu trời dường như sẫm lại, họ nghe như có cái gì đó đang tan ra ở dưới chân mình.
 
Lời hay
Sưu tầm
09:51 03/04/2014
Sức mạnh lớn lao nhất trong cuộc sống…TÌNH YÊU!
Tài sản to lớn nhất… NIỀM TIN!
Kênh truyền thông mạnh nhất… LỜI CẦU NGUYỆN!
Điều quan trọng nhất trong đời… QUYỀN NĂNG CỦA Thiên Chúa!
Niềm vui chan hòa nhất…TRAO BAN!
Điều tệ hại nhất nếu không có… HY VỌNG!
Thói quen hủy diệt ghê gớm nhất… LO NGHĨ!
Máy vi tính khó tin nhất của thế giới… BỘ ÓC!
Sự mất mát lớn lao nhất… MẤT LÒNG TỰ TRỌNG!
Tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất… TUỔI TRẺ!
Nét xấu nhất trong nhân cách… TÍNH ÍCH KỶ!
Vấn đề to lớn nhất phải thắng vượt… SỢ HÃI!
Bộ trang phục đẹp nhất… NỤ CƯỜI!
Căn bệnh làm lụn bại nhất… CÁC LỜI CÁO LỖI!
Kẻ cùng đinh nguy hiểm nhất… TẬT NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH!
Hai từ ngữ đầy sức mạnh nhất… CÓ THỂ!
Cảm xúc vô giá trị nhất… SỰ TỰ THÁN!
Cách động viên tinh thần tốt nhất… KHUYẾN KHÍCH!
Thuốc ngủ hiệu quả nhất… BÌNH AN TRONG TÂM HỒN!
Của cải đáng giá nhất… SỰ CHÍNH TRỰC!
Công việc thỏa mãn nhất… GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC!
Và thái độ cao cả nhất… LÒNG BIẾT ƠN!
 
Chuyện Bác Chuyện Em: Sống Lại
Nguyễn Trung Tây, SVD
17:53 03/04/2014
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chuyện Bác Chuyện Em: Sống Lại

Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình..


Bác từ ngoài hiên lê đôi guốc mộc vào, hốt hoảng thông báo bản tin,

— Bà Thìn mới mất...

Nhìn em đang thản nhiên ngồi trên bàn, tay vo vo điếu thuốc lào Cái Sắn, bác khựng ngang lại, ánh mắt nghi ngờ,

— Ông là hàng xóm của bà ấy. Ông đã biết chuyện chửa?

Em đang ngồi bên bàn, gật đầu,

— Em chào bác! Bác ghé nhà chơi...

Em bắt đầu ăn nói mát mẻ,

— Khổ! Bác cứ ưa nói chuyện như người giỡn chơi. Em là hàng xóm. Ông bà mình nói, "Bán anh em xa, không bằng láng giềng gần". Chuyện bà hàng xóm của em mất, bác ở mãi tít cuối xóm lại hốt hoảng chạy đến thông báo cho em.

Em dịu giọng lại,

— Vâng, em biết. Chiều hôm qua em, vừa dắt trâu về tới cửa chuồng đã nghe thấy tiếng khóc…

Bác bước thẳng tới bàn, ngồi xuống ghế, tay vun vun sợi thuốc thơm Cái Sắn, tay bật quẹt, đưa ống điếu lên rít một hơi dài

— Ừ, thì biết đâu. Tôi mới nghe Bà Cả Nha thông báo bản tin. Tôi vội vàng chạy vào trình báo cho Cụ biết. Rồi tiện trên đường về nhà, thấy chú ngồi ở phòng khách, tôi mới ghé vào hỏi thăm chú mấy câu... Đến là khổ cho cái bà Thìn, ốm nặng cũng hơn cả năm nay rồi... Tốn bao nhiêu tiền thuốc…

Em tiếp nối câu chuyện,

— Vâng, thì bác biết rồi đấy, đang ngồi đếm tiền trên phản bỗng dưng xùi bọt mép, đầu đâm thẳng xuống nền gạch cứ y như trúng gió độc, rồi là tứ chi rũ liệt như người không xương, cháo cũng còn chả nuốt nổi qua cổ họng nữa là. Cả cái cơ nghiệp thế là đổ hết vào tiền thuốc. Vậy mà vẫn cứ liệt giường liệt chiếu. Nom thấy mà hãi!

Em đổi giọng, nói nhỏ thì thào,

— Bác biết không? Có người còn nói nhỏ vào tai em…không biết có phải nghiệp báo chi hay không?

Bác nhăn nhăn mặt, mắng em mấy mắng,

— Sao lại nói nặng nhời như thế… Đằng nào người ta cũng đã nằm xuống…

Em đáp ngay,

— Khổ, bác chửa rõ chuyện… Em mới mở nhời là bác đã mắng mỏ em... Vâng, em biết. Nhưng em đã nói rồi... Em cũng chỉ thuật lại nhời của người ở xóm trên mà thôi. Họ nói cái bà Thìn là chuyên môn cho vay ăn lời nặng lãi. Mười phân tiền lãi là đúng mười phân. Chớ có mà chạy đi đâu được một hào lẻ với bà ấy.

Em phân bua,

— Các cụ nói, "Nghiã tử là nghiã tận". Em biết người mới nằm xuống thì cũng nên cẩn trọng lời ăn tiếng nói... Nhưng bà Thìn khi còn sống, bác cũng biết rồi, người nào mà giả không được tiền lãi đúng kỳ hạn, bà ấy sai người ăn kẻ ở trong nhà vác dao vác búa tới thẳng cửa nhà con nợ xiết vườn xiết ruộng. Có khối người đã phải bỏ vào trong Nam bởi mất trắng cửa nhà vào tay bà ấy rồi đấy… Bác người trong làng. Chuyện gì của bà ấy mà bác lại không rõ…

Bác như đã hiểu,

— Thì chuyện! Thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ. Cái nhà bà Thìn mấy đời rồi, cha truyền con nối, chuyên môn sống với cái nghề cho vay chơi hụi...

Em gật đầu, cắt ngang nhời bác,

— Em biết, nhưng cũng vừa phải thôi. Đấy, giờ này nhắm mắt nằm xuống rồi, có lận theo được trong người một tờ giấy bạc nào đâu. Đến là khổ…

Bác nói như muốn cho xong chuyện,

— Ừ, thì thôi. À, tôi có thằng cháu là đốc tờ trên phố, có lần hắn nói với tôi cái này không phải là trúng gió đâu.

Em ngạc nhiên,

— Ủa, không phải trúng gió độc thì là cái chi?

Bác chép miệng

— Thì nào có biết là cái chi. Nhưng tiếng Việt mình gọi là mỡ động mạch đấy. Cứ dộng cho lắm thịt mỡ vào, mạch máu đọng lại những mỡ là mỡ. Thế là tịt ngòi. Ông cũng coi chừng đấy, tới nhà thấy cứ ngồi nhậu tì tì với thịt heo nấu đông…

Em cự nự,

— Bác cứ nói hão, em cả năm mới vớ được một nồi thịt heo nấu đông bữa Mùng Một Tết. Còn lại quanh năm là cứ vẹo mồm gặm sắn. Ở đâu ra mà có mỡ dư đọng lại trong tim.

Bác cười, tay giơ cao ống thuốc lào, rít một hơi dài, miệng nói hơi khói,

— Thì biết đâu đấy…

Em quay sang chuyện cô con gái bà Thìn,

— Bác biết không? Nghĩ đi nghĩ lại, em chỉ thấy thương cho cô con gái út. Chỉ một lần lỡ dại mà hàng xóm cười chê. Nhưng có ai ngờ, tưởng là đũa mốc mà lại làm nên chuyện.

Bác chiêu một ngụm trà xanh Thái Nguyên,

— Ừ, lúc xảy ra chuyện thì tôi lại vắng nhà. Chuyện cô Sửu hồi đó như thế nào nhỉ?

Em kể lể rành rọt,

— Thì tự dưng bẵng đi một dạo không ai nom thấy cô ấy đâu hết, cứ làm như người đi lấy chồng xa, mà có thấy cưới hỏi gì đâu, rồi tự nhiên lại thấy cô ấy với cái bụng bầu...

Em dừng lại, nhỏ giọng lại, kín đáo nhìn quanh,

— Nhưng em phải khen cái nhà bà Thìn, anh em trong cái nhà ấy, ai nấy miệng kín như bưng nhé! Chẳng bao giờ nghe thấy xì xào lời ra tiếng vào. Mà bác nghĩ coi, mình cũng chỉ là hàng xóm, họ không nói mình sao dám hỏi... Cho đến buổi sáng hôm đó, em dậy sớm chuẩn bị mang trâu ra ruộng. Vừa mới bước tới cây mít làm cột mốc phân chia hai nhà, em thấy cô Sửu treo tòng toeng trên cành cây. Hãi quá, em hốt hoảng cắt dây, kéo cô ấy xuống, kín đáo mang ngay vào trong nhà bôi dầu nóng, dựt tóc mai, cạo gió, mãi cô ấy mới chịu tỉnh. Khi đó em mới yên lặng đi qua, gõ cửa nói nhỏ tin dữ vào tai bà Thìn. Mà bà Thìn thì cũng khéo lắm, miệng thì cám ơn rối rít nhưng vẫn cứ đợi cho đến chiều tối hẳn hoi, nom không rõ mặt người, bà ấy mới kín đáo đi ngõ sau sang bên em mang con gái về lại bên nhà.

Bác trợn mắt,

— Chuyện như thế mà tôi có biết gì đâu...

Em lễ phép,

— Em nói xin phép bác bỏ qua! Chuyện cô Sửu treo cổ cây mít, chỉ có em và nhà bà Thìn biết mà thôi. Bây giờ thì lại thêm bác là người biết chuyện đấy. Nhưng mà thôi, em xin bác, bác cũng kín miệng cho em và nhà người ta...

Bác gật gù,

— Ông nói phải. Chuyện đó liên quan tới danh dự một đời của nhà người ta. Còn vụ ông xin tôi giữ kín chuyện. Chú chẳng phải nhắc tôi cũng đã biết...

Em hài lòng,

— Cám ơn bác. Vâng cũng xin phép bác cho em kể nốt câu chuyện. Một tuần lễ sau, bà Thìn liền gửi cô ấy lên trên Hà Nội ở hẳn với người em ruột ở phố Hàng Đào, mãi cho tới khi bà ấy đổ bệnh nặng, cô ấy mới về lại làng nuôi nấng người bệnh. Thôi thì giặt mền, tắm rửa, đổ bô, thay tã, một tay cô ấy làm tất tật.

Bác nhìn em, hỏi cho rõ chuyện,

— Chuyện cô Sửu vất vả nuôi mẹ thì tôi cũng biết. Chuyện sờ sờ như thế, ai mà chẳng hay. Nhưng chuyện cô Sửu chửa hoang, hồi đó tôi vô trong Nam buôn bán, chẳng hay biết chi sất…

Em gạt ngang,

— Ấy, ấy! Chuyện còn dài... Em xin phép bác để em kể cho nốt câu chuyện… Sau cái lần bên gốc mít, tưởng thế là xong, ai ngờ có lần quẫn trí quá, cô ấy đã tính phá bỏ thằng bé đang nằm trong bụng rồi…

Bác trợn mắt, nghi ngờ,

— Hãi thế! Mà sao ông biết?

Em nhăn mặt như khỉ ăn dính mắm tôm,

— Khổ quá! Cô ấy không mở miệng, em nào biết. Chuyện là như thế này, lúc mới từ trên Hà Nội về lại làng, nhớ cái ơn cứu tử năm xưa, cô ấy cũng có ghé sang nhà em cám ơn. Rồi cô ấy cũng tâm sự nói sau lần có thai, cháu sống mà cũng như người đã chết rồi, ngày đêm lúc nào cũng chỉ rúc rúc ở trong xó nhà, không dám nhìn mặt ai trong làng...

Bác chen vào giữa chừng,

— Thì đã hẳn...

Em tiếp tục,

— Cô ấy còn nói, "Cái lần ở cây mít là lúc ấy cháu quẫn trí quá. Rồi lại thêm một lần nữa, thằng bé được ba tháng rồi, cháu quyết định phá bỏ. Nhưng trong khi ngồi đợi tới phiên, cháu nghĩ mình sống chẳng ra cái trò gì, thế nhưng mạng mình vẫn được người đời cứu sống. Huống chi đứa bé trong bụng nào có tội tình chi, vậy mà mình lại đang tâm giết nó! Mà chưa kể đây đâu phải là con sâu cái kiến, mà rõ ràng đây là một mạng người. Thế là cháu đứng dậy, bỏ về nhà. Từ hôm đó, cháu tỉnh táo hẳn ra...

Bác nhận xét,

— Chuyện! Tới cỡ như thế thì làm gì mà không tỉnh táo!

Em kết luận,

— Thì đấy, cô ấy vẫn cứ hay nói giờ cháu như người chết sống lại.
…Trong khi đó, bên nhà bà Thìn, cô Sửu vừa vuốt lại khăn nhung vấn đầu mẹ. Cô buồn vì tang mẹ, nhưng lòng cô thanh thản nhẹ nhàng. Có một thời cô hận mẹ vì để giữ lại nhà cửa dinh thự khang trang, bà Thìn đang tâm gả bán cô cho thương gia Việt kiều lấy tiền trang trải nợ nần. Nhưng sau một lần được cứu sống, và một lần cứu sống, mỗi lần nhìn thấy con trai toét miệng nở nụ cười bên người chồng của Hà Nội phố, cô lại nhớ tới ơn cứu tử của người hàng xóm và lòng độ lượng của chồng. Nhìn mẹ, cô Sửu nhớ lại lời mẹ xin lỗi trước lúc hấp hối. Lòng cô thanh thản nhẹ nhàng.

Cô ra hiệu cho nhà đòn đóng lại nắp áo quan của mẹ và cũng là một chương sách tối đen của cuộc riêng cuộc đời mình.



Lời Chúa

[Đức Giêsu] kêu lớn tiếng: “Ladarô, hãy ra khỏi mồ!” Người chết liền bước ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn liệm. Ðức Giêsu bảo: “Hãy cởi khăn và vải cho anh ấy…” (John 11:43-44).



Suy Niệm

Hồi xưa Ladarô được Chúa gọi dậy bước ra khỏi mồ. Ngày hôm nay Chúa vẫn đứng cạnh bên cửa mộ, gọi tên tôi đứng dậy bước ra khỏi ngôi mộ đá.

Mỗi lần tôi vấp ngã trên hành trình niềm tin là một lần tôi chết đi.

Mỗi lần tôi đứng dậy làm lại là một lần tôi sống dậy. Cả ba người, Phêrô (chối Chúa ba lần), Phaolô (bách hại Kitô hữu), và tôi (một quá khứ tối đen) đang bước ra khỏi mộ ám mùi tử thần.

Nói xấu, gian dối là một lần tôi chết đi. Quay về hòa giải với tôi, với Chúa, và với tha nhân là một lần người con hoang đàng và tôi cùng đang đồng hành chầm chậm nắm tay nhau lần bước ra khỏi ngôi mộ đá đẫm mùi tử khí tanh hôi.

Coi thường nhân phẩm của những người không có cùng một mầu da là một lần tôi chết chôn trong ngôi mộ đá. Bởi không nhận ra nhân diện của Chúa trên khuôn mặt của nhân gian, Tôma và tôi giống như nhau, bởi chúng tôi cùng chia sẻ chung một mẫu số của "đức tin không việc làm là đức tin chết" (James 2:17).

Không thành thật với Thầy, với chồng, với vợ, với con là một lần Giuđa và tôi chết chôn trong mộ. Nhưng khác với Giuđa từ chối lời gọi của Thầy, tôi nhận ra tiếng kêu của Chúa, và tôi bước đi ra khỏi vùng trời ám mùi tử khí tanh hôi.

Chúa vẫn đứng đấy bên ngôi mộ đá gọi tên tôi, mời gọi tôi hãy bước ra khỏi mộ đá.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chú Chim Nho Nhỏ
Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD
21:13 03/04/2014
CHÚ CHIM NHO NHỎ
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Tôi mở mắt ra,
Nhìn qua khung cửa,
Nhận ra bình minh rộn ràng khua vang.
Dưới nền trời xanh,
Có chú chim nho nhỏ
say mê hót khúc hát bình dị,
“Chào bình minh buổi sáng”.
(NTTây)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 28/03 – 03/04/2014 Lễ Phong Thánh cho hai vị Giáo Hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:41 03/04/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Họp báo về lễ phong thánh cho hai vị Chân Phước Giáo Hoàng

Sáng thứ Hai 31 tháng Ba, tại phòng Báo Chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi đã trình bày những công việc chuẩn bị liên quan đến lễ phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II và Chân Phước Gioan XXIII.

Vatican đã thiết lập một trang web cung cấp những thông tin rộng rãi về hai triều đại giáo hoàng, và các thông tin liên quan đến các nghi lễ phong thánh bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan. Một chương trình ứng dụng cho điện thoại cầm tay có tên gọi là "Santo Subito" sẽ cung cấp thông tin dành cho những người tham dự các nghi lễ, với cùng những ngôn ngữ đã đề cập ở trên.

Buổi họp báo ngày 31 tháng Ba cũng liệt kê các nguồn tài nguyên trực tuyến khác nhau thông qua Facebook, Twitter, YouTube, và Google+ - cho những người tìm kiếm thêm thông tin về lễ phong thánh này. Các phóng viên cũng đã được thông báo về một dự án được gọi là # 2popesaints, trong đó sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giúp đỡ những người trẻ tuổi làm quen với cuộc sống của hai triều đại giáo hoàng.

Ngày 22 tháng Tư, các cáo thỉnh viên cho hai án phong thánh là Đức Ông Slavomir Oder (án phong thánh Chân Phước Gioan Phaolô II) và Cha Giovangiuseppe Califano (án phong thánh cho Chân Phước Gioan XXIII) - sẽ có buổi nói chuyện với các bạn trẻ tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô dưới sự chủ tọa của Đức Hồng Y Agostino Vallini, giám quản Roma. Vào đêm trước lễ phong thánh, tất cả các nhà thờ trong khu trung tâm của Rome sẽ mở cư/a trong chương trình có tên "đêm thức trắng cầu nguyện," để tạo cơ hội cho các tham dự viên ngày lễ phong thánh này có thể lãnh nhận bí tích Hòa Giải bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Giáo phận Bergamo, Ý, nơi sinh của Chân Phước Gioan XXIII, sẽ tổ chức hàng loạt các cử hành của riêng mình, theo chiều hướng chăm sóc cho những người túng thiếu, và những bệnh nhân. Giáo phận đang tiến hành một dự án hỗ trợ giáo dục cho sinh viên Haiti, và gợi ý rằng các linh mục đóng góp tiền lương một tháng, và mở cuộc quyên góp đặc biệt tại các giáo xứ cho các gia đình đang lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính hiện nay. Vào ngày 12 tháng Tư, một hội nghị chuyên đề sẽ được tổ chức để thảo luận về các thông điệp mang tính bước ngoặt như Hòa Bình Tại Thế Pacem in Terris , diễn giả là ông Jacque Delors, cựu chủ tịch của Ủy ban châu Âu , với sự tham dự của đại sứ các nước nơi mà Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã từng phục vụ trong tư cách là một nhà ngoại giao của Vatican, đó là Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Pháp.

2. Lịch trình chuyến thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha Phanxicô

Sáng thứ Sáu 28 tháng Ba, phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố lịch trình chuyến thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha vào tháng Năm sắp tới.

Thứ Bẩy 24 tháng 5

Lúc 8:15 sáng thứ Bẩy 24 tháng 5, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường Fiumicino để bay đi Amman thủ đô của Jordan nơi Quốc vương Abdullah và Hoàng hậu Rania sẽ chào đón ngài tại phi trường Hoàng Hậu Alia lúc 13h.

Cuộc tiếp kiến chính thức sẽ diễn ra tại cung điện Hoàng gia lúc 13:45. Một giờ sau đó, Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Jordan.

Lúc 16h, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại sân vận động quốc tế của thủ đô Amman.

Lúc 19h, Đức Thánh Cha đến Bethany để viếng thăm sông Jordan nơi Chúa Giêsu đã được Thánh Gioan Tiền Hô rửa tội. Nơi đây cũng sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với những người tị nạn và những người trẻ khuyết tật.

Lúc 20h15, ngài sẽ dùng bữa tối tại Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh.

Chúa Nhật 25 tháng 5

Sáng Chúa Nhật, sau nghi lễ tiễn biệt tại phi trường Hoàng Hậu Alia diễn ra lúc 8:15, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng tới Bethlehem trong phần đất của Palestine. Tại đó, sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vào lúc 9:30 tại dinh Tổng Thống, Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Palestine lúc 10h và lúc 11h ngài chủ sự một thánh lễ tại Quảng trường Máng Cỏ.

Lúc 13:30 ngài sẽ ăn trưa với một số gia đình người Palestine tại tu viện Casa Nova của dòng anh em hèn mọn.

Sau khi ăn trưa, lúc 15h ngài sẽ đến thăm hang đá Giáng sinh, nơi Ngôi Hai xuống thế làm người và thăm các trẻ em đến từ các trại tị nạn Deheisheh, Aida và Beit Jibrin tại trung tâm sinh hoạt của trại tị nạn Deheisheh.

Lúc 16:00, ngài sẽ đáp máy bay trực thăng đến phi trường quốc tế Ben Gurion của thủ đô Tel Aviv.

Sau nghi thức chào đón của các nhà lãnh đạo Do Thái, lúc 17:15, Đức Thánh Cha sẽ bay ngược trở lại Jerusalem. Nửa giờ sau đó, trực thăng sẽ hạ cánh tại núi Scopus.

Lúc 18:15, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinope tại dinh Sứ Thần Tòa Thánh ở Jerusalem. Nơi đây, hai vị sẽ ký kết một tuyên bố chung.

Lúc 19h tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Mộ Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Giáo, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ diễn ra năm 1964 giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras.

Thứ Hai 26 tháng 5

Lúc 8:15, sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm vị đại giáo trưởng Hồi Giáo của Jerusalem tại đền thờ Hồi giáo Jerusalem. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ tới thăm Bức tường Than Khóc và viện bảo tàng Yad Vashem. Ngài cũng sẽ gặp gỡ với hai đại giáo trưởng của Israel, Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Lúc 15:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ hai với Đức Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinope tại núi Cây Dầu.

Lúc 16h, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ với các linh mục, các tu sĩ nam nữ tại nhà thờ Giệtsimani ở núi Cây Dầu. Ngài sẽ chủ lễ tại nhà Tiệc Ly vào lúc 17:20.

Lúc 19:30 ngài sẽ khởi hành đi Tel Aviv nơi sẽ diễn ra buổi lễ tiễn biệt của nhà nước Do Thái tại phi trường quốc tế Ben Gurion của thủ đô Tel Aviv vào lúc 20h.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bay trở lại Rôma.

Dự kiến máy bay sẽ hạ cánh lúc 11 giờ đêm hôm đó.

3. Đức Thánh Cha xưng tội trước khi giải tội cho những người khác

Chiều thứ Sáu 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã làm kinh ngạc vị trưởng ban Nghi Lễ Phủ Giáo Hoàng khi ngài tiến đến một tòa giải tội và quỳ xuống xưng tội như một hối nhân.

Giáo phận Rôma đã thực hiện một thời khắc thống hối đặc biệt, gọi là ‘24 giờ dành cho Chúa’ bắt đầu bằng một cử hành phụng vụ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào chiều thứ Sáu, rồi đến tối và đêm, một số nhà thờ trong trung tâm Rôma được mở cửa để các tín hữu cầu nguyện và xưng tội.

Khi được cha Guido Marini hướng dẫn đến tòa giải tội dành cho ngài, thay vì ngồi vào tòa, Đức Thánh Cha đã tiến đến một tòa giải tội gần đó, quỳ xuống như một hối nhân và xưng tội. Sau khi xưng tội xong, ngài đã quay lại vị trí của mình và giải tội cho những người khác.

Không nhà báo nào tại Vatican đã từng được thấy một vị Giáo Hoàng công khai xưng tội trước công chúng.

4. Làm sao để trở thành một cha giải tội tốt

Sáng thứ Sáu 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ 600 tham dự viên khóa hội học thường niên về tòa trong của Tòa Ân Giải Tối Cao. Trong một phần tư thế kỷ qua, Tòa Ân Giải Tối Cao này đã tổ chức khóa hội học này dành cho các tân linh mục để giúp họ trở thành các vị giải tội tốt.

Trong bài diễn văn, Đức Phanxicô khuyến khích các tham dự viên “trân quí kinh nghiệm nhận được bằng một tính sáng tạo khôn ngoan, hòng giúp Giáo Hội và các cha giải tội thi hành thừa tác vụ nhân từ của họ, một thừa tác vụ hết sức quan trọng”. Ngài đưa ra ba điểm quan trọng đề suy niệm về phép xưng tội.

“Trước hết, tác nhân của thừa tác vụ Hòa Giải là Chúa Thánh Thần. Sự tha thứ mà Bí Tích này đem tới là sự sống mới được Chúa Phục Sinh thông ban qua Chúa Thánh Thần… Bởi thế, các con luôn có bổn phận trở thành ‘người của Chúa Thánh Thần’, chứng nhân và người công bố, hân hoan và mạnh mẽ, của Chúa Phục Sinh”.

Đức Thánh Cha khuyến khích họ chào đón hối nhân “không phải với thái độ của một quan tòa, cũng chẳng phải là thái độ của một người bạn, nhưng là với tình yêu của Thiên Chúa… Trái tim một linh mục là trái tim có khả năng được đánh động, mủi lòng… Nếu truyền thống đúng khi nói tới vai trò kép làm thầy thuốc và làm quan tòa của các vị giải tội, thì ta không bao giờ được quên rằng thầy thuốc thì chữa bệnh còn quan tòa thì giải án”.

Điều thứ hai được Đức Phanxicô giải thích như sau: “nếu Hòa Giải thông ban sự sống mới của Chúa Phục Sinh và đổi mới ơn phúc rửa tội, thì nhiệm vụ của các con là ban điều này một cách quảng đại cho anh chị em mình. Linh mục nào không lưu tâm tới khía cạnh này của thừa tác vụ… cũng giống như người chăn chiên không lưu tâm tới con chiên lạc của mình… Nhưng lòng xót thương ở ngay chính tâm điểm của Tin Mừng! Tin mừng là Thiên Chúa yêu thương ta, Người luôn yêu thương người tội lỗi, và với tình yêu này, Người lôi kéo con người tới Người và mời gọi họ trở lại. Chúng ta không được quên rằng người tín hữu thường khó khăn lắm mới lãnh nhận được Bí Tích này, cả vì các lý do thực tiễn lẫn nỗi khó khăn tự nhiên là phải xưng thú tội lỗi mình cho một con người khác. Do đó, điều cần là phải cố gắng nhiều về phía chúng ta, về phía nhân tính của ta, để đừng bao giờ là một trở ngại nhưng phải làm dễ phương thức xót thương và tha thứ… Xưng tội không phải là một tòa kết án, mà đúng hơn là một trải nghiệm yêu thương và nhân từ!”

Cuối cùng, Đức Phanxicô nhắc đến các khó khăn thường gặp trong phép xưng tội. “Có nhiều lý do, vừa có tính lịch sử vừa có tính linh đạo. Tuy nhiên, ta biết rằng Chúa muốn hiến cho Giáo Hội ơn phúc mênh mông này, đem đến cho người đã chịu phép rửa niềm chắc chắn được ơn tha thứ của Chúa Cha. Vì lý do này, điều rất quan trọng là cần phải hết sức lưu tâm tới việc cử hành Bí Tích tha thứ và cứu rỗi này tại mọi cộng đồng giáo phận và giáo xứ. Điều chủ yếu là trong mọi giáo xứ, người tín hữu phải biết khi nào họ có thể tìm được các linh mục sẵn sàng: khi nào có tin tưởng, hoa trái sẽ tỏ tường”.

5. Buổi triều yết chung thứ Tư Mùng 2 tháng Tư

Mùa xuân lại về với Rôma khiến dòng người tuôn đến quảng trường Thánh Phêrô càng đông đảo hơn. Hôm thứ Tư 2 tháng Tư, trong hơn nửa giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi một vòng trên chiếc popemobile của ngài để chào thăm anh chị em giáo dân.

Trong bài giáo lý sau cùng trong loạt bài về các phép bí tích, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến hôn nhân. Ngài giải thích rằng hôn nhân rất đẹp bởi vì nó phản ánh tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.

Đức Thánh Cha nói:

"Hình ảnh của Thiên Chúa là cặp vợ chồng, một người nam và một người nữ cùng với nhau. Không chỉ có nam. Không chỉ có người nữ. Nhưng, cả hai. Đó là hình ảnh của Thiên Chúa."

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng giải thích rằng các cặp vợ chồng tranh luận với nhau là điều bình thường trong cuộc sống chung, nhưng họ không nên dằn vặt mình với những nỗi buồn đè nặng trong tâm hồn.

Ngài đã lặp đi lặp lại một trong những lời khuyên quý giá nhất của mình: đó là các cặp vợ chồng nên làm hòa với nhau trước khi đi ngủ.

Ngài nói:

"Bạn không cần phải gọi Liên Hiệp Quốc đến nhà bạn để kiến tạo hòa bình. Một cử chỉ nhỏ là đủ, một cái vuốt ve: tạm biệt , hẹn gặp lại ngày mai. Và ngày mai là một ngày mới. Đời là như thế, hãy tiến bước như vậy"

Đức Giáo Hoàng cũng lặp đi lặp lại ba cụm từ then chốt phải phát triển mạnh trong các gia đình và trong hôn nhân: "xin lỗi, cảm ơn bạn, tôi rất tiếc."

Ngài nói:

"Với ba cụm từ này, với lời cầu nguyện cho nhau: chồng cầu nguyện cho vợ, vợ cầu nguyện cho chồng, và bằng cách làm hòa trước khi hết một ngày, cuộc hôn nhân sẽ tiến về phía trước."

6. Đức Thánh Cha tiếp kiến 25 Giám Mục nước Madagascar

Sáng thứ Sáu 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến 25 Giám Mục nước Madagascar đang trong chương trình ad-limina, tức là về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Ngài khích lệ Giáo Hội địa phương trong công tác phục vụ người nghèo và nhắn nhủ các linh mục, tu sĩ làm chứng tá Tin Mừng bằng cuộc sống.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha ca ngợi nỗ lực của Giáo Hội địa phương trong lãnh vực bác ái, xã hội, giáo dục, vì có một mối liên hệ mật thiết giữa việc loan báo Tin Mừng và thăng tiến con người. Ngài nói: “Vì thế, tôi khuyến khích anh em kiên trì trong sự quan tâm đối với người nghèo, nâng đỡ về mặt tinh thần và vật chất tất cả những ai dấn thân trong sứ vụ này, đặc biệt là các dòng tu, mà tôi thành tâm cám ơn họ vì lòng tận tụy và chứng tá đích thực của họ về tình thương của Chúa Kitô đối với mọi người”.

Đức Thánh Cha mời gọi mọi tín hữu Kitô hãy sống phù hợp với niềm tin của mình và đào sâu đức tin. Ngài nói:

“Lời mời gọi này được gửi đến trước tiên cho hàng giáo sĩ và những người thánh hiến. Sứ vụ linh mục cũng như đời sống thánh hiến không phải là phương thế để tiến thân trong xã hội, nhưng là một việc phục vụ Thiên Chúa và con người. Cần phải đặc biệt quan tâm đến việc phân định ơn gọi linh mục và tu sĩ, trong các giáo phận cũng như trong các dòng tu. Anh em hãy nhắc nhở rằng cần phải hết sức quí trọng đức khiết tịnh và vâng phục; các nhân đức này phải được những người đào tạo trong các chủng viện và tập viện trình bày và sống minh bạch, không chút mơ hồ. Cũng vậy trong quan hệ với của cải vật chất và quản trị chúng một cách khôn ngoan. Thái độ phản chứng tá trong lãnh vực này thật là điều tai hại, vì gương mù gương xấu nó gây ra, đặc biệt là đối với dân chúng sống trong nghèo đói cùng cực”.

7. Đức Thánh Cha tiếp kiến Phong trào Tông đồ người mù

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các tín hữu chống lại nền văn hóa “loại trừ” và hăng say thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 29 tháng 3 dành cho hàng ngàn người thuộc phong trào tông đồ người mù, và “Tiểu sứ mạng phục vụ người câm điếc” (Piccola Missione per i Sordomuti).

Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha quảng diễn đề tài “Chứng nhân Tin Mừng cho một nền văn hóa gặp gỡ”. Ngài nhắc lại sự tích Chúa Giêsu gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria, vốn bị người Do thái coi rẻ và loại trừ. Sau khi được gặp Chúa, được ngài soi dẫn và giải thích, bà đã trở thành chứng nhân cho những người đồng hương về Chúa.

Tiếp đến là sự tích người mù thành Giêricô được Chúa chữa lành, như được kể lại trong bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay. Đức Thánh Cha nói:

“Trong khi các thủ lãnh người biệt phái, từ trên cao trong sự tự phụ của họ, phán xét cả người mù lẫn Chúa Giêsu là những người tội lỗi, thì người mù, trong sự đơn sơ lạ thường, đã bênh vực Chúa Giêsu, và sau cùng đã tuyên xưng niềm tin nơi Ngài, chia sẻ cùng số phận của Ngài: Chúa Giêsu bị loại trừ, và cả người mù cũng vậy. Nhưng trong thực tế, người ấy được gia nhập cộng đồng mới, dựa trên niềm tin nơi Chúa Giêsu và tình yêu thương huynh đệ”.

Đức Thánh Cha nói:

“Đó là hai nền văn hóa đối nghịch nhau. Nền văn hóa gặp gỡ và nền văn hóa loại trừ, thành kiến. Người bệnh và khuyết tật, từ tình trạng mong manh và giới hạn của mình, họ có thể trở thành chứng nhân về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, cởi mở đối sự sống và đức tin, và cuộc gặp gỡ với tha nhân, với cộng đoàn. Thực vậy, chỉ ai nhìn nhận sự dòn mỏng và giới hạn của mình, mới có thể xây dựng những quan hệ huynh đệ và liên đới, trong Giáo Hội và xã hội”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha khuyến khích những người thuộc Phong trào Tông đồ người mù, hãy làm cho đoàn sủng của bà sáng lập Maria Motta được phong phú, bà là một phụ nữ đầy đức tin và tinh thần tông đồ. Ngài nhắn nhủ các tín hữu thuộc Phong trào “Tiểu Sứ mạng phục vụ người câm điếc, hãy noi vết Đấng Đáng Kính Linh mục Giuseppe Gualandi vị sáng lập”. Và tất cả anh chị em hiện diện nơi đây, hãy để cho mình được gặp Chúa Giêsu: chỉ có Chúa biết rõ tâm hồn con người, chỉ có Chúa mới giải thoát con tim loài người khỏi thái độ khép kín và bi quan vô ích, mở rộng con tim đón nhận sự sống và hy vọng”.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha được những người chuyên môn dịch ra ngôn ngữ dấu hiệu để những người điếc có thể hiểu được.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã dành nhiều thời giờ để chào thăm những người khuyết tật, người mù cũng như những người câm điếc, thân nhân và những người khuyết tật.

8. Tòa Thánh chính thức ngưng chức vị “Giám mục xa hoa”

Sáng thứ Sáu 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Giám mục Franz-Peter Tebartz-van Elst, nhà lãnh đạo đã bị ngưng chức của Giáo phận Limburg, bên Đức, trong vòng 15 phút.

Giám mục Tebartz-van Elst đã phải nộp từ chức vào tháng Mười năm ngoái theo sau những chỉ trích nặng nề về việc chi tiêu xa hoa của mình.

Tòa Thánh không cho biết nội dung cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Giám mục Tebartz-van Elst nhưng nói rằng Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận đơn từ chức của Giám mục Tebartz-van Elst hai ngày trước đó, tức là hôm thứ Tư 26 tháng Ba, và thuyên chuyển vĩnh viễn khỏi giáo phận Limburg.

Đức Cha Tebartz-van Elst đã cai quản giáo phận Limburg từ tháng Giêng 2008. Ngày 23 tháng 10 năm ngoái Tòa Thánh đình chỉ công tác của Đức Cha sau cuộc điều tra cho thấy Đức Cha đã chi tiêu đến 31 triệu Euro để trùng tu Tòa Giám Mục và một trung tâm mục vụ của giáo phận.

9. Đức Hồng Y Vela Chiriboga: chuẩn bị tốt cho hôn nhân là bí quyết cho tương lai của gia đình

Đức Hồng Y Raúl Eduardo Chiriboga của Ecuador tròn 80 vào ngày 01 tháng 1 năm 2014. Vài tháng trước khi tham dự Mật Nghị Hồng Y bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là người đã cùng làm việc với ngài năm 2007, khi viết những tài liệu về Aparecida. Đức Hồng Y giải thích rằng có một vị Giáo Hoàng Mỹ Latinh sẽ giúp Mỹ Châu Latinh đón nhận một cách sống động hơn đức tin Công Giáo, hơn thế nữa, mọi người Công Giáo Mỹ Latinh sẽ cảm thấy tự tin hơn để làm chứng tá cho Tin Mừng.

Đức Hồng Y Vela Chiriboga, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Quito nói:

"Chúng tôi không chỉ tự hào về việc có một vị Giáo Hoàng Mỹ Latinh. Chúng tôi tự hào vì chúng tôi có thể nói rằng Mỹ châu Latinh đang sống sâu sắc hơn đức tin Công Giáo."

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Vela Chiriboga nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, và không chỉ ở châu Mỹ Latinh. Một trong những vấn nạn chính là người dân không còn hiểu biết về đức tin của chính mình.

Ngài nói:

"Đức Thánh Cha Benedict XVI đã từng nói một câu đến nay vẫn làm trái tim tôi thổn thức. Năm năm trước, ngài nói rằng thách thức lớn của Giáo Hội Công Giáo ngày nay trên quy mô toàn cầu là sự ‘dốt nát tôn giáo.’ Và điều này thật đúng, không chỉ ở Ecuador hoặc Mỹ La tinh, nhưng trên toàn thế giới . "

Gia đình cũng là một trong những mối quan tâm chính của Giáo Hội Công Giáo . Đức Hồng Y Vera Chiriboga đến Rome để giúp chuẩn bị Thượng Hội Đồng tiếp theo về gia đình . Ngài cho rằng sự chuẩn bị tốt cho hôn nhân là quan trọng hơn bao giờ hết .

Đức Hồng Y nói:

"Việc chuẩn bị cho hôn nhân không thể được xem như một phần của các thủ tục mà các cặp vợ chồng phải trải qua trước khi kết hôn. Tôi nghĩ chúng ta nên cẩn thận kiểm tra các ‘lớp dự bị hôn nhân’ để những lớp này cung cấp cho các cặp vợ chồng tương lai một sự đào tạo sâu sắc. Rút ngắn thời gian chuẩn bị này sẽ khiến cuộc sống của hai người bị đe dọa."

Khi ở Rome, Đức Hồng Y Vela Chiriboga vẫn cư ngụ tại nhà nguyện Santa Marta của Vatican. Có lẽ vì ngài có thể nói tiếng Tây Ban Nha hàng ngày trong bữa ăn ... với Đức Giáo Hoàng.

10. Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị dòng Don Bosco

Trong buổi tiếp kiến tổng tu nghị dòng Salesien Don Bosco sáng ngày 31 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi dòng đặc biệt quan tâm đến việc tuyển chọn và đào tạo ơn gọi, cũng như tình trạng nhiều người trẻ bị gạt ra ngoài lề xã hội, và tăng cường đời sống cộng đoàn huynh đệ.

250 tu sĩ Don Bosco, gồm các thành viên và cộng tác viên của Tổng tu nghị, dưới sự hướng dẫn của cha tân Bề trên Tổng quyền Angel Fernández Artime, người Tây Ban Nha, cùng với ban tổng cố vấn mới của dòng, đã hiện diện tại buổi tiếp kiến.

Cha Bề trên Tổng quyền nói như sau:

“Chúng con yêu mến Đức Thánh Cha. Chúng tôi đánh giá cao sự can đảm và chứng tá của Đức Thánh Cha. Chúng con quan sát với niềm vui tình yêu của Đức Thánh Cha dành cho Chúa Giêsu và Giáo Hội của Ngài, và mong muốn của Đức Thánh Cha muốn cải tổ sâu rộng cộng đồng Đức Thánh Cha đang lãnh đạo trong bác ái và phục vụ."

Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắc đến sứ mạng loan báo Tin Mừng, trong đó có việc giáo dục giới trẻ, được Chúa Thánh Linh ủy thác cho Giáo Hội. Ngài nhận xét rằng “Cần chuẩn bị người trẻ làm việc trong xã hội theo tinh thần Tin Mừng, như những người xây dựng công lý và hòa bình. Vì thế, anh em đang thực hiện những đào sâu cần thiết và cập nhật về sư phạm và văn hóa để đáp ứng nhu cầu giáo dục cấp thiết ngày nay. Ước gì kinh nghiệm của thánh Bosco và hệ thống phòng ngừa của ngài luôn nâng đỡ anh em trong sự dấn thân sống với người trẻ”.

Đức Thánh Cha cũng cảnh giác chống lại quan niệm sai lầm về ơn gọi đời sống thánh hiến như một sự chọn lựa làm việc thiện nguyện. Ngài kêu gọi hãy tránh mọi quan niệm thiếu sót, để đừng khơi dậy những ơn gọi mong manh, được nâng đỡ bằng những động lực yếu ớt. Ơn gọi tông đồ thường là kết quả của một nền mục vụ tốt đẹp cho giới trẻ...”

11. Quà này không phải của giáo hoàng mà là của Jorge Mario Bergoglio

Như chúng tôi đã đưa tin lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Năm 27 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Barack Obama.

Trong buổi tiếp kiến, ông Obama tặng Đức Phanxicô một hộp đựng hạt giống được chế tạo theo yêu cầu, trong đó đựng hạt giống quả và rau vẫn được dùng tại Nhà Trắng. Hộp này được làm bằng da Hoa Kỳ và gỗ cải tạo lấy từ Vương Cung Thánh Đường Đền Thờ Quốc Gia Kính Đức Mẹ Lên Trời tại Baltimore.

Đáp lại Đức Phanxicô đã tặng ông cuốn tông huấn đầu tiên của ngài “Niềm Vui Tin Mừng”. Cuốn này, phát hành vào mùa thu qua, chỉ trích hệ thống thị trường hoàn cầu, bằng cách nói rằng hệ thống này không xem xét nhu cầu của những người nghèo nhất. Ngài viết “Chúng ta không thể tin tưởng các lực lượng không thấy và bàn tay vô hình của thị trường được nữa” (số 204). Ngài nghiêm khắc lên án “Làm sao chúng ta có thể chịu đựng nổi khi thức ăn dư thừa bị đổ đi trong khi có nhiều người bị đói? Một khối lớn dân chúng đang bị loại trừ và gạt ra ngoài lề: không có công ăn việc làm, không có triển vọng, không có có lối thoát. Người ta coi con người như những đồ tiêu thụ, nay sử dụng mai bỏ đi.

Khi trao tông thư ấy, Đức Phanxicô nói với Ông Obama rằng đó là món quà của Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng thì hiển nhiên là tiếng nói chính thức của Giáo Hội Công Giáo. Hiểu rõ điều này, Ông Obama thưa lại: “Tôi sẽ đọc nó tại Văn Phòng Bầu Dục… Chắc chắn nó sẽ cho tôi sức mạnh và giúp tôi thanh thản”.

Món quà thứ hai có tính tư riêng hơn nên chính Đức Phanxicô đã nói với Ông Obama “Món quà kia là của Đức Giáo Hoàng. Còn món quà này là của Jorge Bergolio. Khi tôi thấy nó, tôi bảo: ‘tôi sẽ tặng nó cho Ông Obama’”. Đó là tấm huy chương có khắc hàng chữ: “Một Thế Giới Của Liên Đới và Hòa Bình Xây Dựng Trên Công Lý”.

12. Radio Vatican hoàn tất việc điện toán hoá các bản ghi âm diễn văn của các vị Giáo Hoàng

Đài phát thanh Vatican đã hoàn tất việc điện toán hoá kho lưu trữ các bản ghi âm của tất cả các triều đại Giáo Hoàng từ thời Đức Piô XI đến Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong thông báo việc hoàn thành kho lưu trữ kỹ thuật số, đài phát thanh Vatican cho biết nguồn tài nguyên mới sẽ cho phép bảo quản các bản ghi âm của các Đức Giáo Hoàng, và giúp các học giả truy cập dễ dàng các tài liệu này. Đồng thời, Đài phát thanh Vatican sẽ giữ lại quyền sở hữu đối với các bản ghi âm và quyền kiểm soát việc sử dụng tiếng nói của các vị Giáo Hoàng.

13. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Hi Lạp

Sáng thứ Sáu 28 tháng 3, tại Điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Hy Lạp, là Ông Karolos Papoulias.

Cuộc thảo luận thân mật của hai vị đã xoay quanh mối quan hệ tốt đẹp hiện có giữa Tòa Thánh và Hy Lạp, và các vấn đề cùng quan tâm, chẳng hạn như tình trạng pháp lý của các cộng đồng tôn giáo, vai trò của tôn giáo trong xã hội, và sự hợp tác đại kết.

Hai vị cũng bàn đến những hậu quả xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như sự đóng góp của Hy Lạp trong Liên minh châu Âu . Cuối cùng, hai vị bày tỏ mối quan tâm về tương lai của các cộng đoàn Kitô hữu tại Trung Đông, các bất ổn chính trị và các tình huống xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Tổng thống Karolos Papoulias sau đó đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ trưởng quan hệ với các nước.

14. Hai nhà thờ bị đốt trong hai ngày tại Nigeria

Hôm Thứ Hai 31 tháng Ba, những người Hồi giáo quá khích tại bang Katsina, ở miền bắc Nigeria, đã đốt cháy một nhà thờ Công Giáo để phản đối một câu hỏi trong kỳ thi tú tài đã bị cáo buộc xúc xiểm tiên tri Muhammad.

Đây là ngôi nhà thờ thứ hai bị đốt cháy trong vòng hai ngày. Những người Hồi Giáo quá khích cũng đã tấn công các Kitô hữu và các cửa hàng của họ một cách bừa bãi.

15. Sinh suất thấp là một thảm trạng quốc gia của Nam Hàn

Đức Giám Mục Peter Kang U-il của giáo phận Cheju, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn nói với thông tấn xã Công Giáo Asia-News rằng sinh suất thấp tại Nam Hàn đang là một thảm kịch quốc gia.

Trung bình một người phụ nữ tại Nam Hàn chỉ có 1.25 người con. Sinh suất này đứng hàng thứ 220 trong số 231 quốc gia và lãnh thổ tự trị.

Đức Cha Peter Kang nói:

“Xu hướng này là kết quả sau nhiều năm của các chính sách quốc gia. Và giờ đây việc kiểm soát sinh sản nhân tạo đang dẫn đất nước đến thảm họa về dân số”.

16. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bolivia công kích nhà cầm quyền

Trong diễn văn khai mạc phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Bolivia hôm 27 tháng Ba, Đức Cha Oscar Aparicio nói rằng “Nhà nước này phải lấy làm xấu hổ vì người dân không còn chút hy vọng nào vào cái chính phủ này”. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên hôm 29 tháng Ba.

"Trước những suy thoái xã hội và nạn tham nhũng lan rộng, xã hội , báo chí, các nhà chức trách, hệ thống tư pháp và Giáo Hội không thể giữ im lặng. Chúng ta phải làm tất cả mọi thứ trong khả năng của mình để sự thật tỏa sáng, bởi vì như Thánh Sử Gioan đã từng nói, sự thật giải thoát anh em" .

Hiến pháp Bolivia chỉ cho phép hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp, tuy nhiên, tổng thống Evo Morales của đảng xã hội, người đã lãnh đạo Bolivia từ năm 2006 đến nay, đang cố gắng để mở rộng nhiệm kỳ thứ ba của ông cho đến năm 2020, với sự chấp thuận của Tòa án Hiến pháp. Các cuộc bầu cử được dự kiến sẽ diễn ra tại Bolivia vào ngày 05 tháng 10 tới đây.

17. Hãy cầu nguyện cho anh Sawan Masih

Hôm 28 tháng Ba, một tòa án tại Lahore đã kết án treo cổ anh Sawan Masih, một Kitô hữu Pakistan, về tội xúc phạm Muhammad, người sáng lập đạo Hồi.

Anh Sawan Masih mới 26 tuổi, có 3 đứa con, đã xuất hiện trước tòa trong một thân hình suy sụp sau một năm tù đầy và những phiên tòa dằng dai suốt gần một năm trong đó anh nhất mực kêu oan.

Một người hàng xóm tranh chấp với anh đã cáo buộc anh đã buông ra những lời lẽ xúc phạm Muhammad.

Sau vụ bắt giữ Masih của năm ngoái, một đám đông 3,000 người Hồi Giáo quá khích đã phá hủy 150 ngôi nhà và hai nhà thờ trong một cơn thịnh nộ chống Kitô giáo ở Lahore. AsiaNews cho biết các thẩm phán kết án tử hình Masih cũng đồng thời ra lệnh phóng thích cho 83 người bị buộc tội tham gia vào các cơn thịnh nộ.

"Thật buồn khi thấy một bản án tử hình đối với tội danh rõ ràng là bị áp đặt sai trái, bất công và bất lương", Đức Cha Rufin Anthony Islamabad-Rawalpindi cho biết nhận xét như trên. "Tuần tới chúng tôi sẽ tổ chức một ngày cầu nguyện phản kháng."

Cho đến nay, 14 người đã bị kết án tử hình và 19 người khác bị tù chung thân về tội xúc xiểm Muhammad.