Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:12 02/04/2009
TÙY CƠ CHỈ GIÁO
Có một khách lòng tràn đầy hy vọng đến thăm đại sư, nhưng đối với một giọng điệu cũ rích của đại sư thì ông ta lấy làm thất vọng.
Ông ta nói với một học trò: “Ta không tiếc vạn lý ngàn dặm chỉ để đến thăm đại sư nổi tiếng, nhưng phát hiện ông ta với phàm nhân chẳng khác gì nhau.”
Vị học trò ấy trả lời: “Sư phụ giống như một thợ giày, mặc dù có đủ các loại hàng da, nhưng trách nhiệm của ông ta chỉ có thể làm theo bàn chân dài ngắn của ông, và may thêm vài mũi kim mà thôi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thời nay có một vài linh mục trẻ đi tĩnh tâm năm cảm thấy mất thì giờ, vì cha giảng phòng tuy là người nổi tiếng, nhưng giảng đề tài quá cũ rích mà các ngài đã đọc đã nghe nhiều lần. Cha giảng phòng cũng như người thợ làm giày có thể làm được nhiều đôi giày (bài giảng) khác đẹp hơn và mô đen hơn, nhưng ngài chỉ giảng những gì rất cụ thể và thích hợp với linh mục trong xã hội ngày nay, dù đề tài bài giảng đó hơi cũ, nhưng các linh mục dù đã đọc đã nghe nhưng chưa hề sống những điều mà mình đã đọc và đã nghe, nên cha giảng phòng giảng lại, nhắc lại thì không có thừa...
Thời nay có những giáo dân có chút trình độ giáo lý thích nghe các cha nổi tiếng giảng, nhưng khi nghe giảng xong thì lớn tiếng phê bình bài giảng quá tầm thường, nghe hoài nghe mãi chán quá. Họ là những người thông minh cầu tiến mà không cầu nguyện, cầu tri thức mà không cầu đạo đức, cầu danh tiếng mà không cầu danh Chúa, cho nên dù cha giảng có giảng hay thế nào chăng nữa thì họ cũng vẫn không nắm được ý nghĩa cuộc sống của bài giảng.
Người vĩ đại là người làm những việc tầm thường cách hoàn hảo nhất. Ai hiểu được thì hiểu !
N2T |
Có một khách lòng tràn đầy hy vọng đến thăm đại sư, nhưng đối với một giọng điệu cũ rích của đại sư thì ông ta lấy làm thất vọng.
Ông ta nói với một học trò: “Ta không tiếc vạn lý ngàn dặm chỉ để đến thăm đại sư nổi tiếng, nhưng phát hiện ông ta với phàm nhân chẳng khác gì nhau.”
Vị học trò ấy trả lời: “Sư phụ giống như một thợ giày, mặc dù có đủ các loại hàng da, nhưng trách nhiệm của ông ta chỉ có thể làm theo bàn chân dài ngắn của ông, và may thêm vài mũi kim mà thôi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thời nay có một vài linh mục trẻ đi tĩnh tâm năm cảm thấy mất thì giờ, vì cha giảng phòng tuy là người nổi tiếng, nhưng giảng đề tài quá cũ rích mà các ngài đã đọc đã nghe nhiều lần. Cha giảng phòng cũng như người thợ làm giày có thể làm được nhiều đôi giày (bài giảng) khác đẹp hơn và mô đen hơn, nhưng ngài chỉ giảng những gì rất cụ thể và thích hợp với linh mục trong xã hội ngày nay, dù đề tài bài giảng đó hơi cũ, nhưng các linh mục dù đã đọc đã nghe nhưng chưa hề sống những điều mà mình đã đọc và đã nghe, nên cha giảng phòng giảng lại, nhắc lại thì không có thừa...
Thời nay có những giáo dân có chút trình độ giáo lý thích nghe các cha nổi tiếng giảng, nhưng khi nghe giảng xong thì lớn tiếng phê bình bài giảng quá tầm thường, nghe hoài nghe mãi chán quá. Họ là những người thông minh cầu tiến mà không cầu nguyện, cầu tri thức mà không cầu đạo đức, cầu danh tiếng mà không cầu danh Chúa, cho nên dù cha giảng có giảng hay thế nào chăng nữa thì họ cũng vẫn không nắm được ý nghĩa cuộc sống của bài giảng.
Người vĩ đại là người làm những việc tầm thường cách hoàn hảo nhất. Ai hiểu được thì hiểu !
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:13 02/04/2009
N2T |
127. Hết lòng kết hợp với Thiên Chúa, thì thường nghĩ mình đang ở trước mặt Thiên Chúa.
(Thánh nữ Matrorello)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:15 02/04/2009
N2T |
72. Cuộc sống con người như cây đèn cầy, đốt lên thì cháy sáng một lèo cho đến khi tắt.
Thông phần đau khổ với Chúa trên Thập giá
LM Thái Nguyên
01:58 02/04/2009
“Eli! Eli! Lamma sabacthani?” (Mt 27, 46)
Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá là một bày tỏ về tội lỗi của đời sống chúng ta. Mãi mãi Thập giá là biểu trưng của sự độc ác của con người, là đỉnh cao của trí tuệ con người trong việc sáng chế ra những phương thế hành hạ và loại trừ nhau, là bản án của tội lỗi nhân loại trải qua mọi thời đại. Nhưng Thập giá không chỉ là một mạc khải về tội lỗi con người, mà còn là mặt trái của ánh sáng tình yêu: một tình yêu kiên trung và tha thứ cho đến cùng.
Cần nhìn ngắm Thập giá Chúa Giêsu để cảm nghiệm được cái nhìn tràn đầy yêu thương và trìu mến của Ngài trên cuộc đời mỗi người chúng ta. Qua đó, ta cũng hiểu được sâu xa hơn mầu nhiệm thập giá của đời mình và của mọi người, đồng thời khám phá ra ý hướng và cách thức mà Chúa đã chịu đau khổ, để nhờ đó, ta biết tận dụng mọi khổ đau hầu được thông phần với Chúa mà cải hóa đời mình trong tiến trình hoàn thiện.
Cùng với Mẹ Maria đứng dưới chân Thập giá, ta hãy để tâm hồn mình chìm lặng xuống, hòa nhập vào những nỗi thống thiết của Chúa Giêsu. Hãy để cho ánh mắt đầy yêu thương và tha thứ của Ngài đốt cháy tâm hồn giá lạnh vì tội lỗi và ích kỷ của ta.
1. Chúa Giêsu bị bỏ rơi.
Trong giây phút đau khổ tột cùng trên Thập giá, Chúa Giêsu đã kêu lên: “Lạy Cha, lạy Cha, sao Cha bỏ con? (Mc 15, 34; Mt 27, 46). Sau khi chịu những nhục mạ và những cực hình tàn bạo của con người, Chúa Giêsu cảm thấy bị bỏ rơi đến mức tột cùng, cảm thấy một sự trống rỗng mênh mông: hoàn toàn vắng bóng Thiên Chúa, không còn cảm giác về sự hiện diện của Cha, Đấng mà Ngài gọi bằng Abba.
“Eli! Eli! Lamma sabacthani?”. Tiếng kêu than này trong ngôn ngữ Do Thái phô diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện: Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa. Thiên Chúa dường như đã không còn là Thiên Chúa nữa khi Ngài bị tước đoạt trần trụi vì tội lỗi chúng ta. Kinh nghiệm bỏ rơi cho thấy Chúa Giêsu đang ở mức độ tột cùng của mọi nỗi cô đơn: bị loài người từ bỏ không nói chi, nhưng dường như cũng bị chính Thiên Chúa chối từ. Thánh Gioan Thánh Giá cho biết: “Đó là tình trạng bỏ rơi thê thảm nhất mà Chúa Giêsu cảm nghiệm trong cuộc sống trần thế của Ngài… Theo thể thức ấy, Chúa Kitô bị hủy diệt và hầu như trở nên hư không”.
Chúa Giêsu đã từng chịu những nỗi đau khổ ê chề nhất mà cuộc đời có thể mang lại. Cho tới lúc đó Ngài đã trải qua mọi kinh nghiệm của đời sống, nhưng kinh nghiệm về hậu quả của tội lỗi thì Ngài chưa từng nếm mùi, vì là Đấng không hề biết đến tội. Chính lúc trải qua những giây phút cuối cùng như hoàn toàn xa rời Thiên Chúa, Ngài mới trải nghiệm thế nào là sự hủy hoại và độc hại của tội lỗi gây ra. Trong giây phút kinh hoàng, đen tối và rùng rợn đó, Ngài đã xem như mình bị đồng hóa mình với loài người tội lỗi, vì “Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” (2Cr 5, 21). Đó là ý nghĩa việc Chúa chịu đóng đinh giữa hai người trộm. Bảy trăm năm trước, Isaia đã nói tiên tri về việc Chúa bị liệt vào số những kẻ bất lương (x. Is 53, 12). Thánh sử Luca cho biết lời tiên tri đó đã ứng nghiệm: “Ngài bị liệt vào hàng những kẻ hung ác” (Lc 22, 37).
“Vị xứng kỳ đức”: người công chính mà còn bị như thế thì sống đạo đức có ý nghĩa gì? Vậy mà Chúa Giêsu lại sẵn sàng chịu những bất công, Ngài phải chịu đồng cảnh ngộ với những tên gian ác, và phải lãnh lấy nhục hình và cách đối xử tệ bạc nhất của con người dành cho Ngài. Kinh nghiệm chết gần như một người tội lỗi gây nên đau đớn vô vàn, vì Ngài cảm thấy dường như bị xa lìa khỏi Chúa Cha.
Thật ra, Thiên Chúa vẫn có đó như mặt trời vẫn soi sáng mỗi ngày, nhưng áng mây đen dầy đặc của tội lỗi nhân loại đã che kín sự hiện diện của Đấng Toàn Năng. Dù Chúa Giêsu vẫn còn những người thân yêu đứng bên cạnh, nhưng sự hiện diện của họ chẳng thể bù lấp phần nào sự cảm nhận trống vắng Thiên Chúa trong tâm hồn. Điều đó cho ta hiểu rằng, khi con người đánh mất Thiên Chúa là niềm ủi an duy nhất của đời mình, thì tình trạng sẽ ra kinh khủng như thế nào?
Trong nỗi đớn đau và cô đơn khủng khiếp, Chúa Giêsu đã đền tội cho ba hạng người: hạng người từ chối Thiên Chúa; hạng người nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa; hạng người lãnh đạm với Thiên Chúa. Cả ba hạng người này đều hiển hiện ít nhiều một cách nào đó trong lối sống của nhân loại chúng ta, và hậu quả bi thảm của nó thật khôn lường:
- Khi từ chối Thiên Chúa, đời sống của con người trở thành hư vô, và mọi sự trong đó chỉ còn phi lý và vô nghĩa, “cuộc đời đáng nôn mửa” (Jean Paul Sartre).
- Khi nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa, con người trở nên nghi ngờ chính mình. Không thể thiết lập tương quan với Thiên Chúa thì tương quan với tha nhân chỉ còn là vá víu; ý nghĩa và giá trị cuộc sống bị lung lay; bản thân con người dễ trở thành miếng mồi ngon cho sự dữ hoành hành.
- Khi đã lãnh đạm với Thiên Chúa thì cuộc sống và mọi cái trong đó đều trở nên trơ trọi. Trong sự lãnh đạm đó, tình yêu không thể phát sinh, nên hạnh phúc cũng không thể hình thành. Trong tâm trạng đó mọi cái đều trở nên vô hồn, hoang vu và trống rỗng, và cuối cùng, con người là sự bế tắc cho chính mình.
Quả thật, tiếng than thở của Chúa Giêsu đã vang lên từ trong cô đơn sâu thẳm của lòng người, cho con người và vì con người. Trong mức tột đỉnh đau khổ mà Con Thiên Chúa phải chịu đã mở rộng trước mắt tột đỉnh tình yêu mà Ngài dành cho chúng ta. Trong một kinh nghiệm nồng nhiệt, Chị Chiara Lubich đã nói:
“ Để chúng con được ánh sáng, Chúa đã trở nên mù lòa.
Để chúng con được hiệp nhất, Chúa đã chịu xa cách Chúa Cha.
Để chúng con được khôn ngoan, Chúa đã trở nên “dốt nát”.
Để chúng con được trở nên vô tội, Chúa đã trở thành người “tội lỗi”.
Để chúng con hy vọng, Chúa đã hầu như tuyệt vọng.
Để Thiên Chúa ở trong chúng con, Chúa đã cảm nghiệm tình trạng bị bỏ rơi.
Để chúng con chiếm hữu Thiên đàng, Chúa đã cảm nghiệm hỏa ngục.”
Hãy nhìn ngắm Chúa Giêsu để ta sống những biến cố đau thương trong cuộc đời mình. Nếu chúng ta cứ bám chặt lấy Chúa, dù có những lúc dường như không có Chúa, dù khi đức tin đã hao mòn và sức lực hầu như dần tàn, thì chính vào lúc cao điểm của mọi gian khó là lúc bình minh ló rạng, là lúc ta vượt thắng.
- Người chiến thắng là người tin rằng Thiên Chúa vẫn ở với mình ngay lúc mình cảm thấy như Thiên Chúa hoàn toàn vắng bóng.
- Kẻ chiến thắng là kẻ trải qua những kinh nghiệm cùng cực nhưng vẫn xác tín rằng mình vẫn đang nằm trong vòng tay đầy yêu thương của Thiên Chúa.
Đó là điều mà Chúa Giêsu đã sống cách trọn vẹn khi thốt lên: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46). Chúa Giêsu đã qui hướng mọi sự về Cha, đã trao phó tất cả cho cha, và cuối cùng dâng trong tay Cha chính sự sống của mình, và qua đó cũng chính là sự sống của mỗi người chúng ta. Rồi “Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19, 30).
Tâm tình hiếu thảo của Chúa Giêsu đã đạt đến mức độ tối hảo trong việc làm vinh danh Cha. Tình thâm nghĩa thiết thật cao dày khôn sánh! Đẹp quá tình nghĩa Cha-Con thật thắm thiết đậm đà: Cha được rạng rỡ nơi Con, Con được tôn vinh nơi Cha, và Thánh Thần là Tình Yêu kết nối trong sự hiệp thông duy nhất. Nhiệm cục cứu độ là công trình tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, muốn hiệp nhất mọi người nên một trong sự sống của Thiên Chúa bây giờ và mãi mãi.
2. Chúa Giêsu hoàn tất mọi sự
Sau cùng, trên Thập giá, Chúa Giêsu kêu lên một tiếng lớn rồi trút linh hồn. Tiếng kêu đó in đậm trong trí mọi người và nó được bốn sách Phúc Âm ghi lại. Gioan không dùng những từ đó, nhưng cho biết trước khi chết, Chúa Giêsu đã cất lời: “Thế là đã hoàn tất” (Ga 19, 30). Câu này trong tiếng Hy Lạp chỉ có một chữ “tetelestai”, đó là tiếng reo vui của một người chiến thắng sau trận chiến đấu; là tiếng hân hoan của một người đã hoàn tất công việc sau bao gian khổ; là tiếng ca vang của một người đã vượt ra khỏi bóng tối để bước vào ánh sáng. Tiếng kêu cuối cùng Chúa Giêsu trên Thập giá cho thấy Ngài đã chết như một người chiến thắng sự chết, mở ra vinh quang sự sống cho tất cả những ai tin và bước theo Ngài.
Thánh Gioan Thánh Giá quả quyết rằng: “Chính trong lúc cùng cực nhất, Chúa Kitô đã hoàn tất công trình kỳ diệu nhất…Công trình kỳ diệu ấy chính là sự hòa giải và kết hiệp nhân loại với Thiên Chúa bằng ơn thánh” [1]. Thật vậy, cái làm cho chúng ta nên cao cả không hệ tại dự kiện chúng ta là gì, mà hệ tại ơn thánh Ngài ban cho ta mà thôi.
Chúa Giêsu đã hoàn tất mọi sự theo ý muốn của Chúa Cha trong kế hoạch cứu chuộc nhân loại. Ngài đã làm tất cả những gì cần phải làm của một trái tim yêu thương đến tận cùng. Ngài đã hoàn tất để chúng ta bước vào sự khởi đầu của một đời sống mới. Tuy nhiên một cách thiêng liêng vô hình, mỗi linh hồn xa lạc vẫn còn là một đồi Canvê hành hình, mỗi tội phạm vẫn là một Thập Giá mới treo thân Chúa não nề.
3. Thập giá trong đời sống của chúng ta
Trong mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi, cho chúng ta xác tín rằng, trong giờ cùng cực Chúa Con cảm thấy bị bỏ rơi, cũng là lúc Chúa Cha cùng sống cuộc khổ nạn với Con mình: vì Chúa Cha và Chúa Con luôn là một với nhau và trong nhau ở mọi tình trạng. Chính Cha đau khổ trong Con vì tình trạng vong thân cực độ của loài người do tội lỗi gây nên. Biến cố thập giá thảm sầu là điều mà Cha muốn để biểu lộ tình yêu vô biên nơi Con mình trong Chúa Thánh Thần, để cứu chuộc và hiệp nhất chúng ta lại trong Ngài.
Như thế, một cách huyền nhiệm nhưng rất thực tế, kinh nghiệm bị xa cách Chúa cũng bao gồm kinh nghiệm về sự hiệp nhất với Chúa cách rất trọn vẹn. Cũng chính trong huyền nhiệm này, mọi đau khổ của chúng ta được đón nhận và biến đổi, mọi trống rỗng được lấp đầy, và mọi tội lỗi được cứu chuộc.
Tình yêu tột độ của Chúa Giêsu thúc đẩy chúng ta sống mọi đau khổ như Ngài và trong Ngài. Chúng ta làm được điều này, nếu biết nhìn nhận trong mọi đau khổ của bản thân và tha nhân là một bóng dáng đau khổ vô cùng của Chúa. Mỗi khi đau khổ xuất hiện, chúng ta không xua đuổi và tránh né, nhưng tiếp nhận nó trong thâm tâm, như thể chúng ta đón nhận Chúa. Điều này đòi hỏi chúng ta quên mình để đáp ứng đầy yêu thương những gì Thiên Chúa đòi hỏi trong giây phút hiện tại. Chỉ như vậy, tình trạng tâm hồn mới thật sự thông thoáng, và rồi mọi đau thương cũng sẽ tan dần trong ánh sáng của tình yêu, để lại một sức sống mới mà Chúa muốn làm nên.
Đau khổ nhất thiết cần phải có để phong phú hóa đời sống bản thân ta và tha nhân. Sở dĩ Thiên Chúa để cho chúng ta chịu đau khổ cũng chỉ vì những điều tốt đẹp có thể phát xuất từ chính những đau khổ đó. Nỗi đau khổ có thể đưa chúng ta đến gần Ngài hơn. Qua đau khổ, chúng ta cảm nghiệm được sức mạnh và tình yêu của Ngài, và là một cách Chúa cho chúng ta được hiệp thông trong chương trình cứu độ của Ngài. Bởi vậy, từ chối đau khổ là từ chối chính Chúa, Đấng đang hiện diện với chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Cho dù chúng ta không chấp nhận đi nữa thì đau khổ vẫn xảy ra theo qui luật tự nhiên, như một phương thế để làm triển nở đời sống. Chính vì không muốn đón nhận đau khổ nên ta mới thật sự đau khổ. Nhưng nếu chỉ đón nhận nó cách bất đắc dĩ, thì trái ngang và oan khiên vẫn còn đó. Khi không đón nhận nó với lòng yêu mến Chúa, đời sống chúng ta mới thật sự là nghiệt ngã và bế tắc.
“Khi nêu cao giá trị của mỗi đau khổ như thể chúng là một trong vô số khuôn mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và khi kết hiệp những đau khổ ấy với đau khổ của Ngài, chúng ta ta mới bước vào sức năng động của đau khổ-yêu thương, để tham dự vào ánh sáng, sức mạnh, an bình của Chúa, và tìm lại được trong chúng ta một sự hiện diện mới mẻ và sung mãn hơn của Thiên Chúa”. [2]
Chính trong kinh nhiệm đó mà ta không bao giờ ngừng yêu mến tất cả mọi người, không bao giờ loại trừ một ai khỏi tâm hồn ta, cho dù ta bị đối xử một cách bất công và tệ bạc. Tất cả cũng chỉ là mặt trái của một tình yêu không được đáp trả mà thôi. Khi tình yêu lên tiếng thì mọi sự cũng bắt đầu chuyển biến khác đi theo hướng tích cực của nó. Người khác chỉ mềm lòng khi đứng trước một con người mang khuôn mặt và tâm tình của Đức Kitô, nhất là tới mức đồng hóa với Đức Giêsu trên Thập giá, đến độ có thể nói được như Thánh Phaolô: “Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1, 24). Chính trong ý hướng đó mà ta có thể kết hiệp mọi đau khổ của mình với đau khổ của Chúa trên Thập giá để trở nên dụng cụ của ơn cứu độ.
Con người và Thập giá là hai hình ảnh không thể tách rời trong cuộc sống nhân loại. Ngày nào con người còn, là Thập giá còn. Con người không thể coi Thập giá như sự đối chọi nghiệt ngã của đời sống mình, nhưng phải coi như một sự tương tác để tồn tại và hình thành chính mình trong một sự sống mới mà Chúa Giêsu đã làm nên. Con người và Thập giá, tuy không tương đồng tương ứng, nhưng tương khắc tương sinh theo cách thức của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã rời khỏi Thập giá để cho ta bước lên: không phải Thập giá của hận thù, nhưng là Thập giá của tình yêu; không phải Thập giá của người tử tội bị ruồng bỏ trong cô đơn, nhưng là Thập giá của người công chính được ôm ấp vào lòng của Thiên Chúa. Đó là Thập giá của niềm vui và ân phúc, thập giá của tin yêu và hy vọng, vì được hiến thân cho người mình yêu.
Theo ý nghĩa đó trong cuộc đời ta, nếu có ngày thứ sáu thụ nạn, sẽ có Chúa Nhật Phục Sinh; nếu có tủi nhục, sẽ có vinh quang; nếu có chiến đấu, sẽ có chiến thắng; nếu có khao khát, sẽ có no thỏa; nếu dám chết đi, sẽ được sống lại. Chúa sẽ thực hiện và bảo toàn mọi diễn biến đó trong cuộc đời ta, chẳng có gì phải lo sợ. Có ai lại lo sợ khi tin rằng mình được Chúa yêu thương.
Chúa Kitô chịu đóng đinh là niềm hy vọng của tất cả chúng ta. “Bởi vì, nếu chúng ta chịu đau khổ nhiều với Chúa Kitô, chúng ta cũng sẽ được chứa chan niềm an vui của Ngài” (2Cr 1, 5).
Nhờ Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu, và trong Chúa Giêsu, chúng ta hãy hân hoan phó thác cuộc đời mình cho lòng thương xót của Thiên Chúa, với tất cả lòng tin tưởng, yêu mến, thờ lạy và cảm tạ đến muôn đời. Amen.
[1] Gioan Thánh Giá, Salita del Monte Carmelo, in: Opere, Roma, 1979, pp. 92-93.
[2] Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, 2000, tr. 152
Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá là một bày tỏ về tội lỗi của đời sống chúng ta. Mãi mãi Thập giá là biểu trưng của sự độc ác của con người, là đỉnh cao của trí tuệ con người trong việc sáng chế ra những phương thế hành hạ và loại trừ nhau, là bản án của tội lỗi nhân loại trải qua mọi thời đại. Nhưng Thập giá không chỉ là một mạc khải về tội lỗi con người, mà còn là mặt trái của ánh sáng tình yêu: một tình yêu kiên trung và tha thứ cho đến cùng.
Cần nhìn ngắm Thập giá Chúa Giêsu để cảm nghiệm được cái nhìn tràn đầy yêu thương và trìu mến của Ngài trên cuộc đời mỗi người chúng ta. Qua đó, ta cũng hiểu được sâu xa hơn mầu nhiệm thập giá của đời mình và của mọi người, đồng thời khám phá ra ý hướng và cách thức mà Chúa đã chịu đau khổ, để nhờ đó, ta biết tận dụng mọi khổ đau hầu được thông phần với Chúa mà cải hóa đời mình trong tiến trình hoàn thiện.
Cùng với Mẹ Maria đứng dưới chân Thập giá, ta hãy để tâm hồn mình chìm lặng xuống, hòa nhập vào những nỗi thống thiết của Chúa Giêsu. Hãy để cho ánh mắt đầy yêu thương và tha thứ của Ngài đốt cháy tâm hồn giá lạnh vì tội lỗi và ích kỷ của ta.
1. Chúa Giêsu bị bỏ rơi.
Trong giây phút đau khổ tột cùng trên Thập giá, Chúa Giêsu đã kêu lên: “Lạy Cha, lạy Cha, sao Cha bỏ con? (Mc 15, 34; Mt 27, 46). Sau khi chịu những nhục mạ và những cực hình tàn bạo của con người, Chúa Giêsu cảm thấy bị bỏ rơi đến mức tột cùng, cảm thấy một sự trống rỗng mênh mông: hoàn toàn vắng bóng Thiên Chúa, không còn cảm giác về sự hiện diện của Cha, Đấng mà Ngài gọi bằng Abba.
“Eli! Eli! Lamma sabacthani?”. Tiếng kêu than này trong ngôn ngữ Do Thái phô diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện: Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa. Thiên Chúa dường như đã không còn là Thiên Chúa nữa khi Ngài bị tước đoạt trần trụi vì tội lỗi chúng ta. Kinh nghiệm bỏ rơi cho thấy Chúa Giêsu đang ở mức độ tột cùng của mọi nỗi cô đơn: bị loài người từ bỏ không nói chi, nhưng dường như cũng bị chính Thiên Chúa chối từ. Thánh Gioan Thánh Giá cho biết: “Đó là tình trạng bỏ rơi thê thảm nhất mà Chúa Giêsu cảm nghiệm trong cuộc sống trần thế của Ngài… Theo thể thức ấy, Chúa Kitô bị hủy diệt và hầu như trở nên hư không”.
Chúa Giêsu đã từng chịu những nỗi đau khổ ê chề nhất mà cuộc đời có thể mang lại. Cho tới lúc đó Ngài đã trải qua mọi kinh nghiệm của đời sống, nhưng kinh nghiệm về hậu quả của tội lỗi thì Ngài chưa từng nếm mùi, vì là Đấng không hề biết đến tội. Chính lúc trải qua những giây phút cuối cùng như hoàn toàn xa rời Thiên Chúa, Ngài mới trải nghiệm thế nào là sự hủy hoại và độc hại của tội lỗi gây ra. Trong giây phút kinh hoàng, đen tối và rùng rợn đó, Ngài đã xem như mình bị đồng hóa mình với loài người tội lỗi, vì “Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” (2Cr 5, 21). Đó là ý nghĩa việc Chúa chịu đóng đinh giữa hai người trộm. Bảy trăm năm trước, Isaia đã nói tiên tri về việc Chúa bị liệt vào số những kẻ bất lương (x. Is 53, 12). Thánh sử Luca cho biết lời tiên tri đó đã ứng nghiệm: “Ngài bị liệt vào hàng những kẻ hung ác” (Lc 22, 37).
“Vị xứng kỳ đức”: người công chính mà còn bị như thế thì sống đạo đức có ý nghĩa gì? Vậy mà Chúa Giêsu lại sẵn sàng chịu những bất công, Ngài phải chịu đồng cảnh ngộ với những tên gian ác, và phải lãnh lấy nhục hình và cách đối xử tệ bạc nhất của con người dành cho Ngài. Kinh nghiệm chết gần như một người tội lỗi gây nên đau đớn vô vàn, vì Ngài cảm thấy dường như bị xa lìa khỏi Chúa Cha.
Thật ra, Thiên Chúa vẫn có đó như mặt trời vẫn soi sáng mỗi ngày, nhưng áng mây đen dầy đặc của tội lỗi nhân loại đã che kín sự hiện diện của Đấng Toàn Năng. Dù Chúa Giêsu vẫn còn những người thân yêu đứng bên cạnh, nhưng sự hiện diện của họ chẳng thể bù lấp phần nào sự cảm nhận trống vắng Thiên Chúa trong tâm hồn. Điều đó cho ta hiểu rằng, khi con người đánh mất Thiên Chúa là niềm ủi an duy nhất của đời mình, thì tình trạng sẽ ra kinh khủng như thế nào?
Trong nỗi đớn đau và cô đơn khủng khiếp, Chúa Giêsu đã đền tội cho ba hạng người: hạng người từ chối Thiên Chúa; hạng người nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa; hạng người lãnh đạm với Thiên Chúa. Cả ba hạng người này đều hiển hiện ít nhiều một cách nào đó trong lối sống của nhân loại chúng ta, và hậu quả bi thảm của nó thật khôn lường:
- Khi từ chối Thiên Chúa, đời sống của con người trở thành hư vô, và mọi sự trong đó chỉ còn phi lý và vô nghĩa, “cuộc đời đáng nôn mửa” (Jean Paul Sartre).
- Khi nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa, con người trở nên nghi ngờ chính mình. Không thể thiết lập tương quan với Thiên Chúa thì tương quan với tha nhân chỉ còn là vá víu; ý nghĩa và giá trị cuộc sống bị lung lay; bản thân con người dễ trở thành miếng mồi ngon cho sự dữ hoành hành.
- Khi đã lãnh đạm với Thiên Chúa thì cuộc sống và mọi cái trong đó đều trở nên trơ trọi. Trong sự lãnh đạm đó, tình yêu không thể phát sinh, nên hạnh phúc cũng không thể hình thành. Trong tâm trạng đó mọi cái đều trở nên vô hồn, hoang vu và trống rỗng, và cuối cùng, con người là sự bế tắc cho chính mình.
Quả thật, tiếng than thở của Chúa Giêsu đã vang lên từ trong cô đơn sâu thẳm của lòng người, cho con người và vì con người. Trong mức tột đỉnh đau khổ mà Con Thiên Chúa phải chịu đã mở rộng trước mắt tột đỉnh tình yêu mà Ngài dành cho chúng ta. Trong một kinh nghiệm nồng nhiệt, Chị Chiara Lubich đã nói:
“ Để chúng con được ánh sáng, Chúa đã trở nên mù lòa.
Để chúng con được hiệp nhất, Chúa đã chịu xa cách Chúa Cha.
Để chúng con được khôn ngoan, Chúa đã trở nên “dốt nát”.
Để chúng con được trở nên vô tội, Chúa đã trở thành người “tội lỗi”.
Để chúng con hy vọng, Chúa đã hầu như tuyệt vọng.
Để Thiên Chúa ở trong chúng con, Chúa đã cảm nghiệm tình trạng bị bỏ rơi.
Để chúng con chiếm hữu Thiên đàng, Chúa đã cảm nghiệm hỏa ngục.”
Hãy nhìn ngắm Chúa Giêsu để ta sống những biến cố đau thương trong cuộc đời mình. Nếu chúng ta cứ bám chặt lấy Chúa, dù có những lúc dường như không có Chúa, dù khi đức tin đã hao mòn và sức lực hầu như dần tàn, thì chính vào lúc cao điểm của mọi gian khó là lúc bình minh ló rạng, là lúc ta vượt thắng.
- Người chiến thắng là người tin rằng Thiên Chúa vẫn ở với mình ngay lúc mình cảm thấy như Thiên Chúa hoàn toàn vắng bóng.
- Kẻ chiến thắng là kẻ trải qua những kinh nghiệm cùng cực nhưng vẫn xác tín rằng mình vẫn đang nằm trong vòng tay đầy yêu thương của Thiên Chúa.
Đó là điều mà Chúa Giêsu đã sống cách trọn vẹn khi thốt lên: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46). Chúa Giêsu đã qui hướng mọi sự về Cha, đã trao phó tất cả cho cha, và cuối cùng dâng trong tay Cha chính sự sống của mình, và qua đó cũng chính là sự sống của mỗi người chúng ta. Rồi “Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19, 30).
Tâm tình hiếu thảo của Chúa Giêsu đã đạt đến mức độ tối hảo trong việc làm vinh danh Cha. Tình thâm nghĩa thiết thật cao dày khôn sánh! Đẹp quá tình nghĩa Cha-Con thật thắm thiết đậm đà: Cha được rạng rỡ nơi Con, Con được tôn vinh nơi Cha, và Thánh Thần là Tình Yêu kết nối trong sự hiệp thông duy nhất. Nhiệm cục cứu độ là công trình tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, muốn hiệp nhất mọi người nên một trong sự sống của Thiên Chúa bây giờ và mãi mãi.
2. Chúa Giêsu hoàn tất mọi sự
Sau cùng, trên Thập giá, Chúa Giêsu kêu lên một tiếng lớn rồi trút linh hồn. Tiếng kêu đó in đậm trong trí mọi người và nó được bốn sách Phúc Âm ghi lại. Gioan không dùng những từ đó, nhưng cho biết trước khi chết, Chúa Giêsu đã cất lời: “Thế là đã hoàn tất” (Ga 19, 30). Câu này trong tiếng Hy Lạp chỉ có một chữ “tetelestai”, đó là tiếng reo vui của một người chiến thắng sau trận chiến đấu; là tiếng hân hoan của một người đã hoàn tất công việc sau bao gian khổ; là tiếng ca vang của một người đã vượt ra khỏi bóng tối để bước vào ánh sáng. Tiếng kêu cuối cùng Chúa Giêsu trên Thập giá cho thấy Ngài đã chết như một người chiến thắng sự chết, mở ra vinh quang sự sống cho tất cả những ai tin và bước theo Ngài.
Thánh Gioan Thánh Giá quả quyết rằng: “Chính trong lúc cùng cực nhất, Chúa Kitô đã hoàn tất công trình kỳ diệu nhất…Công trình kỳ diệu ấy chính là sự hòa giải và kết hiệp nhân loại với Thiên Chúa bằng ơn thánh” [1]. Thật vậy, cái làm cho chúng ta nên cao cả không hệ tại dự kiện chúng ta là gì, mà hệ tại ơn thánh Ngài ban cho ta mà thôi.
Chúa Giêsu đã hoàn tất mọi sự theo ý muốn của Chúa Cha trong kế hoạch cứu chuộc nhân loại. Ngài đã làm tất cả những gì cần phải làm của một trái tim yêu thương đến tận cùng. Ngài đã hoàn tất để chúng ta bước vào sự khởi đầu của một đời sống mới. Tuy nhiên một cách thiêng liêng vô hình, mỗi linh hồn xa lạc vẫn còn là một đồi Canvê hành hình, mỗi tội phạm vẫn là một Thập Giá mới treo thân Chúa não nề.
3. Thập giá trong đời sống của chúng ta
Trong mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi, cho chúng ta xác tín rằng, trong giờ cùng cực Chúa Con cảm thấy bị bỏ rơi, cũng là lúc Chúa Cha cùng sống cuộc khổ nạn với Con mình: vì Chúa Cha và Chúa Con luôn là một với nhau và trong nhau ở mọi tình trạng. Chính Cha đau khổ trong Con vì tình trạng vong thân cực độ của loài người do tội lỗi gây nên. Biến cố thập giá thảm sầu là điều mà Cha muốn để biểu lộ tình yêu vô biên nơi Con mình trong Chúa Thánh Thần, để cứu chuộc và hiệp nhất chúng ta lại trong Ngài.
Như thế, một cách huyền nhiệm nhưng rất thực tế, kinh nghiệm bị xa cách Chúa cũng bao gồm kinh nghiệm về sự hiệp nhất với Chúa cách rất trọn vẹn. Cũng chính trong huyền nhiệm này, mọi đau khổ của chúng ta được đón nhận và biến đổi, mọi trống rỗng được lấp đầy, và mọi tội lỗi được cứu chuộc.
Tình yêu tột độ của Chúa Giêsu thúc đẩy chúng ta sống mọi đau khổ như Ngài và trong Ngài. Chúng ta làm được điều này, nếu biết nhìn nhận trong mọi đau khổ của bản thân và tha nhân là một bóng dáng đau khổ vô cùng của Chúa. Mỗi khi đau khổ xuất hiện, chúng ta không xua đuổi và tránh né, nhưng tiếp nhận nó trong thâm tâm, như thể chúng ta đón nhận Chúa. Điều này đòi hỏi chúng ta quên mình để đáp ứng đầy yêu thương những gì Thiên Chúa đòi hỏi trong giây phút hiện tại. Chỉ như vậy, tình trạng tâm hồn mới thật sự thông thoáng, và rồi mọi đau thương cũng sẽ tan dần trong ánh sáng của tình yêu, để lại một sức sống mới mà Chúa muốn làm nên.
Đau khổ nhất thiết cần phải có để phong phú hóa đời sống bản thân ta và tha nhân. Sở dĩ Thiên Chúa để cho chúng ta chịu đau khổ cũng chỉ vì những điều tốt đẹp có thể phát xuất từ chính những đau khổ đó. Nỗi đau khổ có thể đưa chúng ta đến gần Ngài hơn. Qua đau khổ, chúng ta cảm nghiệm được sức mạnh và tình yêu của Ngài, và là một cách Chúa cho chúng ta được hiệp thông trong chương trình cứu độ của Ngài. Bởi vậy, từ chối đau khổ là từ chối chính Chúa, Đấng đang hiện diện với chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Cho dù chúng ta không chấp nhận đi nữa thì đau khổ vẫn xảy ra theo qui luật tự nhiên, như một phương thế để làm triển nở đời sống. Chính vì không muốn đón nhận đau khổ nên ta mới thật sự đau khổ. Nhưng nếu chỉ đón nhận nó cách bất đắc dĩ, thì trái ngang và oan khiên vẫn còn đó. Khi không đón nhận nó với lòng yêu mến Chúa, đời sống chúng ta mới thật sự là nghiệt ngã và bế tắc.
“Khi nêu cao giá trị của mỗi đau khổ như thể chúng là một trong vô số khuôn mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và khi kết hiệp những đau khổ ấy với đau khổ của Ngài, chúng ta ta mới bước vào sức năng động của đau khổ-yêu thương, để tham dự vào ánh sáng, sức mạnh, an bình của Chúa, và tìm lại được trong chúng ta một sự hiện diện mới mẻ và sung mãn hơn của Thiên Chúa”. [2]
Chính trong kinh nhiệm đó mà ta không bao giờ ngừng yêu mến tất cả mọi người, không bao giờ loại trừ một ai khỏi tâm hồn ta, cho dù ta bị đối xử một cách bất công và tệ bạc. Tất cả cũng chỉ là mặt trái của một tình yêu không được đáp trả mà thôi. Khi tình yêu lên tiếng thì mọi sự cũng bắt đầu chuyển biến khác đi theo hướng tích cực của nó. Người khác chỉ mềm lòng khi đứng trước một con người mang khuôn mặt và tâm tình của Đức Kitô, nhất là tới mức đồng hóa với Đức Giêsu trên Thập giá, đến độ có thể nói được như Thánh Phaolô: “Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1, 24). Chính trong ý hướng đó mà ta có thể kết hiệp mọi đau khổ của mình với đau khổ của Chúa trên Thập giá để trở nên dụng cụ của ơn cứu độ.
Con người và Thập giá là hai hình ảnh không thể tách rời trong cuộc sống nhân loại. Ngày nào con người còn, là Thập giá còn. Con người không thể coi Thập giá như sự đối chọi nghiệt ngã của đời sống mình, nhưng phải coi như một sự tương tác để tồn tại và hình thành chính mình trong một sự sống mới mà Chúa Giêsu đã làm nên. Con người và Thập giá, tuy không tương đồng tương ứng, nhưng tương khắc tương sinh theo cách thức của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã rời khỏi Thập giá để cho ta bước lên: không phải Thập giá của hận thù, nhưng là Thập giá của tình yêu; không phải Thập giá của người tử tội bị ruồng bỏ trong cô đơn, nhưng là Thập giá của người công chính được ôm ấp vào lòng của Thiên Chúa. Đó là Thập giá của niềm vui và ân phúc, thập giá của tin yêu và hy vọng, vì được hiến thân cho người mình yêu.
Theo ý nghĩa đó trong cuộc đời ta, nếu có ngày thứ sáu thụ nạn, sẽ có Chúa Nhật Phục Sinh; nếu có tủi nhục, sẽ có vinh quang; nếu có chiến đấu, sẽ có chiến thắng; nếu có khao khát, sẽ có no thỏa; nếu dám chết đi, sẽ được sống lại. Chúa sẽ thực hiện và bảo toàn mọi diễn biến đó trong cuộc đời ta, chẳng có gì phải lo sợ. Có ai lại lo sợ khi tin rằng mình được Chúa yêu thương.
Chúa Kitô chịu đóng đinh là niềm hy vọng của tất cả chúng ta. “Bởi vì, nếu chúng ta chịu đau khổ nhiều với Chúa Kitô, chúng ta cũng sẽ được chứa chan niềm an vui của Ngài” (2Cr 1, 5).
Nhờ Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu, và trong Chúa Giêsu, chúng ta hãy hân hoan phó thác cuộc đời mình cho lòng thương xót của Thiên Chúa, với tất cả lòng tin tưởng, yêu mến, thờ lạy và cảm tạ đến muôn đời. Amen.
[1] Gioan Thánh Giá, Salita del Monte Carmelo, in: Opere, Roma, 1979, pp. 92-93.
[2] Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, 2000, tr. 152
Một Người Đã Chết Cho Tôi
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
12:28 02/04/2009
Sống Tỉnh Thức # 41:
MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT CHO TÔI
Chuyện kể: Nhà truyền giáo thấy một người đàn ông đang chăm sóc một ngôi mộ cũ, và trang điểm bằng những bông hoa đẹp. Nghĩ rằng mình có thể an ủi ông ta đôi lời, nên vị truyền giáo bắt chuyện.
“Người quá cố là thế nào với anh vậy?”. Sau phút giây im lặng, người đàn ông tâm sự: “Người nằm nơi đây đã chết cho tôi, khi cuộc nội chiến xảy ra, tên tôi có tên trong danh sách ra trận; nhưng tôi đã có vợ và bốn đứa con, cả gia đình đều trông cậy vào tôi. Người thanh niên ở cạnh nhà đã tình nguyện đi lính thế cho tôi, điều này được cho phép trong cuộc nội chiến…Anh ta ra trận và đã hy sinh trong một cuộc chiến. Sau đó cha anh mất, mẹ anh trở thành goá phụ, chúng tôi đưa bà về sống với gia đình tôi, và phụng dưỡng bà như là mẹ ruột của mình. Anh ta đã chết thay cho tôi, để tôi được sống.”
* Một phút hồi tâm: Có lẽ không sự kiện nào để lại dấu ấn mạnh mẽ trong cuộc đời bạn, cho bằng nếu ai đó đã thế mạng sống để bạn được sống! Tỷ như bạn bị kết án tử hình vì phạm tội trọng. Song người khác đã chịu án thay ta, chắc hẳn cuộc sống bạn sẽ rẽ sang một khúc quanh mới, với những quan điểm sống mới. Cụ thể như:
1- Bạn sẽ nhận thức rằng lẽ ra mình phải chết, mà nay còn sống, thì sự sống hiện tại của mình không phải là của chính mình nữa, mình không còn muốn sống thế nào thì sống!?
2- Bạn sẽ nghĩ đến người đã thế mạng sống bạn. Sẽ sống sao cho xứng đáng cho sự hy sinh của người ấy.!?
3- Ta sẽ đền đáp ơn cứu tử bằng cách phụng dưỡng, giúp đỡ, làm vui lòng những ai là thân nhân với người đã chết thay bạn.!?
Ba điều trên là chính Chúa Giêsu đã mong muốn bạn và tôi sống cho xứng đáng là người Tín hữu Kitô, khi Ngài đã chịu chết chuộc tội cho ta trên thập giá, khi ta còn xa cách với Người.. Nếu bạn là người cha, bạn có sẵn sàng chết cho đứa con còn trẻ, có vợ ba bốn đưá con nhỏ, chẳng may phải chết vì trọng tội nào không?
* Lời Chúa tôi gẫm suy: Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, không còn sống cho mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình. (2 Cor 5, 15)
Phó tế:JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT CHO TÔI
Chuyện kể: Nhà truyền giáo thấy một người đàn ông đang chăm sóc một ngôi mộ cũ, và trang điểm bằng những bông hoa đẹp. Nghĩ rằng mình có thể an ủi ông ta đôi lời, nên vị truyền giáo bắt chuyện.
“Người quá cố là thế nào với anh vậy?”. Sau phút giây im lặng, người đàn ông tâm sự: “Người nằm nơi đây đã chết cho tôi, khi cuộc nội chiến xảy ra, tên tôi có tên trong danh sách ra trận; nhưng tôi đã có vợ và bốn đứa con, cả gia đình đều trông cậy vào tôi. Người thanh niên ở cạnh nhà đã tình nguyện đi lính thế cho tôi, điều này được cho phép trong cuộc nội chiến…Anh ta ra trận và đã hy sinh trong một cuộc chiến. Sau đó cha anh mất, mẹ anh trở thành goá phụ, chúng tôi đưa bà về sống với gia đình tôi, và phụng dưỡng bà như là mẹ ruột của mình. Anh ta đã chết thay cho tôi, để tôi được sống.”
* Một phút hồi tâm: Có lẽ không sự kiện nào để lại dấu ấn mạnh mẽ trong cuộc đời bạn, cho bằng nếu ai đó đã thế mạng sống để bạn được sống! Tỷ như bạn bị kết án tử hình vì phạm tội trọng. Song người khác đã chịu án thay ta, chắc hẳn cuộc sống bạn sẽ rẽ sang một khúc quanh mới, với những quan điểm sống mới. Cụ thể như:
1- Bạn sẽ nhận thức rằng lẽ ra mình phải chết, mà nay còn sống, thì sự sống hiện tại của mình không phải là của chính mình nữa, mình không còn muốn sống thế nào thì sống!?
2- Bạn sẽ nghĩ đến người đã thế mạng sống bạn. Sẽ sống sao cho xứng đáng cho sự hy sinh của người ấy.!?
3- Ta sẽ đền đáp ơn cứu tử bằng cách phụng dưỡng, giúp đỡ, làm vui lòng những ai là thân nhân với người đã chết thay bạn.!?
Ba điều trên là chính Chúa Giêsu đã mong muốn bạn và tôi sống cho xứng đáng là người Tín hữu Kitô, khi Ngài đã chịu chết chuộc tội cho ta trên thập giá, khi ta còn xa cách với Người.. Nếu bạn là người cha, bạn có sẵn sàng chết cho đứa con còn trẻ, có vợ ba bốn đưá con nhỏ, chẳng may phải chết vì trọng tội nào không?
* Lời Chúa tôi gẫm suy: Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, không còn sống cho mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình. (2 Cor 5, 15)
Phó tế:JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Nhân tình thế thái
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:22 02/04/2009
LỄ LÁ (Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mc 14,1-15,47)
Trong bài thơ “Thói đời”, Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vần thơ lột tả sự tráo trở trong thái độ sống của con người:
“Được thời thân thích chen chân đến.
Thất thế hương lân ngoảnh mặt đi”.
Suy niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su càng thấy rõ nhân tình thế thái, thấy sự tráo trở, đổi trắng thay đen của lòng dạ con người.
1. Đám đông dân chúng Dân thành Giê-ru-sa-lem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những nhánh lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đa-vít”, “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Thế mà sau đó không lâu, nghe lời xúi giục của tư tế, kinh sư, Pha-ri-sêu, họ lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la, gào thét đòi “đóng đinh nó đi !” Hai thái độ trái ngược nhau của dân chúng: hoan hô và đả đảo, đưa Chúa lên ngai vua và hạ bệ Chúa trên thập giá. Đám đông thường nông nổi nhẹ dạ, vô ý thức và do đó vô trách nhiệm. Đám đông thường dễ bị lôi cuốn: người ta hoan hô, mình hoan hô, người ta đả đảo mình đả đảo, người ta làm gì mình làm nấy mà nhiều khi chẳng biết tại sao. Một nỗi buồn thấm thía, sao người ta lại bạc bẽo với Chúa như vậy ?
2. Giu-đa It-ca-ri-ốt Trong Ki-tô Giáo, Giu-đa phản bội Thầy là một sự kiện nổi tiếng. Nổi tiếng vì bán Thầy với giá ba mươi đồng bạc ( Mt 27, 3 ). Một môn đệ được tuyển chọn, được huấn luyện, Giu-đa vinh dự thuộc về nhóm 12, được giao trọng trách quản lý. Nhưng lòng tham lam của cải vật chất đã đẩy Giu-đa đến chỗ phản bội. Giu-đa đi gặp các thượng tế và nói: "Tôi sẽ được gì nếu tôi nộp Ngài cho các ông ?” Họ đã trả cho hắn ba mươi đồng bạc, và từ đó hắn tìm dịp để nộp Chúa Giê-su cho họ” ( Mt 26,16 ). Một cuộc buôn bán lớn nhất trong mọi thời đại nhưng chỉ được ba mươi đồng bạc là giá của một nô lệ vào thời đó ! Khi giá cả đã thoả thuận, các thượng tế mang ba mươi đồng bạc và đặt vào tay Giu-đa. Tám trăm năm trước, Gia-ca-ri-a đã nói tiên tri: “Nếu các ông thấy là được thì trả công cho tôi; nếu không thì thôi. Và họ đã trả công cho tôi là ba mươi đồng bạc” ( Dcr 11, 12 ). Trong bữa tối vào ngày hôm sau, Chúa Giê-su tỏ ra buồn phiền: “Có người trong các con sắp phản Thầy” ( Mt 26, 21 ). Các môn đệ nhìn nhau và hỏi: “Có phải con không, Thưa Thầy ?” Giu-đa cũng hỏi: Thưa Thầy, có phải con không ? Chúa trả lời: “Con nói đúng đó !” Giu-đa đi ra, “lúc đó là đêm tối”... Bằng nụ hôn giả dối, Giu-đa chỉ điểm để quân lính bắt Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu ( Lc 22, 50 ). Giu-đa có quyền dự tiệc bê béo, nhưng lại chọn thờ lạy bò vàng. Chứng kiến cuộc khổ nạn của Thầy, lòng Giu-đa đầy hối hận ( Mt 27, 3 ). Tội ác vừa phạm xong, Giu-đa đã thấy chán chường. Hối hận tận đáy thâm sâu của tâm hồn, Giu-đa đem mối sầu ấy đi gởi chỗ không đáng gởi “Giu-đa ném các đồng bạc trả lại vào mặt các thượng tế và nói: Tôi đã phản bội, nộp máu người vô tội". ( Mt 27, 4 ). Trước sự tráo trở của các thượng tế và kỳ lão: “Can chi đến chúng tôi, mặc kệ anh” ( Mt 27, 4 ), Giu-đa ném những đồng bạc đó vào Đền Thờ và ra đi xuống thung lũng Hin-nom, thung lũng đầy kỷ kiệm khủng khiếp của âm ty. Giu-đa bước đi trên đất lạnh cát sỏi, giữa những tảng đá nhọn sắc, những cây cối cong queo gầy guộc như tâm hồn trĩu nặng nỗi đớn đau. Giu-đa cởi dây lưng quăng một đầu dây vào vào một cành cây to, đầu dây kia quàng quanh cổ. Tiếng gió rì rào như thầm nhắc lời mà Giu-đa đã từng nghe: “Hỡi những ai khó nhọc gánh nặng, hãy đến cùng Ta, tâm hồn các con sẽ được bình an”. Than ôi ! Giu-đa hối hận vì chính mình nên chọn cái chết để kết liễu lầm lạc. Mặt trời nghiêng bóng tối dần. Ở Si-on, từ hai phía đối diện, có hai cây đi vào lịch sử, một cây ở núi sọ: cây hy vọng, một cây ở Hinmon: cây thất vọng. Trên cây hy vọng, Đấng Chịu Đóng Đinh liên kết đất trời; trên cây thất vọng, người bị treo xa đất xa trời. Hối hận của Giu-đa không đúng nghĩa hối hận. Chán chường tội lỗi không đủ mà cần phải ăn năn thống hối nữa. Tỉnh ngộ và chán chường mới chỉ là bước đầu, cần phải sám hối trở về đón nhận ơn tha thứ, tìm lại sự sống.
3. Giới lãnh đạo Do-thái Vì ghen ghét mà giới lãnh đạo tôn giáo Do-thái đã chủ mưu trong vụ án giết Chúa Giê-su ( Mt 27, 18 ). Dân chúng mến phục ủng hộ, nhiều người tin vào Chúa Giê-su. Ảnh hưởng của Người ngày càng lớn trên dân chúng. Cuộc xung đột không những về quan niệm tôn giáo mà còn liên quan đến quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo nên họ quyết tâm giết Chúa Giê-su. Đạo Do-thái là đạo của đền thờ, đạo của lễ tế. Dịch vụ lễ tế là một dịch vụ quan trọng về phương diện tôn giáo và cả về kinh tế. Hàng tư tế sống nhờ vào lễ tế. Lễ tế của dân, dịch vụ cung cấp những phương tiện lễ tế như bán chiên bò cừu bồ câu hương hoa và cả dịch vụ đổi tiền. Gia đình các tư tế, con dâu con rễ của họ độc quyền khai thác dịch vụ này. Vậy mà Chúa Giê-su lại dám xua đuổi họ không cho buôn bán trong khuôn viên Đền Thờ. Người còn thách thức: “Cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại.” Theo Gio-an, lời thách thức quyền bính của Chúa Giê-su có ý ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người ( Ga 2, 21 – 22 ). Nhưng giới lãnh đạo hiểu là đền thờ Giê-ru-sa-lem nên họ coi là sự xúc phạm Đền Thờ. Thách thức phá huỷ Đền Thờ, dẹp bỏ những phương tiện của lễ tế, quả thật là tội không thể tha thứ. Vì thế mà họ căm thù và tìm cách giết Người cho bằng được. Những người Pha-ri-sêu sống trong thế giới tách biệt, không chấp nhận dân ngoại, loại trừ người tội lỗi, giữ luật cách máy móc nô lệ. Còn Chúa Giê-su thì sống hoà mình giữa những người tội lỗi, đồng hành, đồng bàn ăn uống với họ, đến với dân ngoại. Người phê bình sự giả hình của người Pha-ri-siêu. Người lại còn không giữ luật ngày Sa-bát, vì đối với Người “Ngày Sa-bát đựoc lập ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sa-bát” ( Mt 2, 27 ). Người còn xưng mình là Con Thiên Chúa ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ). Trước bao nhiêu là “tội trạng” của Chúa Giê-su, Thượng Hội Đồng đã tuyên án. Nhưng họ không còn quyền lên án và xử tử bất cứ ai vì quyền đó thuộc quyền của toà án chính quyền bảo hộ. Vì thế họ phải nộp Chúa Giê-su cho Tổng Trấn Phi-la-tô. Theo Mác-cô và Mát-thêu thì Chúa Giê-su bị thẩm vấn về hai tội danh: một là Người đã xúc phạm đến Đền Thờ khi tuyên bố “Tôi sẽ phá huỷ Đền Thờ này, rồi nội trong ba ngày sẽ xây dựng lại” ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ); hai là tự xưng mình là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa ( Mt 26, 63; Mc 14, 61 ). Trong Tin Mừng theo Lu-ca chỉ thấy nói nói đến tội danh thứ hai ( Lc 22, 67 ). Trong Tin Mừng theo Gio-an nói tới việc thượng tế hỏi Chúa Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người ( Ga 18, 19 ). Họ tài tình khéo léo khi biến tội danh tôn giáo thành tội danh chính trị “Chúng tôi phát giác ra tên này xách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là vua nữa” ( Lc 23, 2 ). Tội xúi giục nổi loạn, tội ngăn cản dân nộp thuế cho nhà vua, tội xưng mình là vua. Cả ba tội đều đáng chết, không một chính quyền nào có thể dung tha. Vụ án Chúa Giê-su rõ ràng là vụ án tôn giáo chứ không phải là một vụ án chính trị, mặc dầu hình thức xử tử và tội danh được ghi trên đầu Chúa Giê-su là như thế. Người bị đóng đinh, theo luật Rô-ma và với tội danh là “Vua dân Do-thái” chứ không bị ném đá theo luật Do-thái và với tội danh Con Thiên Chúa. Chủ mưu trong vụ án là dân Do-thái, nhất là những người lãnh đạo của họ, Thượng Hội Đồng. Họ đã thành công, sung sướng mãn nguyện khi dẹp yên một chướng ngại lớn lao.
4. Tổng Trấn Phi-la-tô Vì hèn nhát mà Phi-la-tô đã đổ máu người vô tội. Trách nhiệm chính trong cuộc xét xử đứng về mặt pháp lý là Phi-la-tô, ông ta ý thức rõ điều đó ( x. Ga 19, 10 ). Biết Chúa Giê-su vô tội mà vẫn kết án ( x. Ga 18, 38; 19, 4.6 ). Kẻ đại diện cho công lý lại chà đạp công lý. Phi-la-tô hèn nhát không dám tha vì sợ quần chúng đang cuồng nộ. Lo sợ nguy hiểm cho chức quyền của mình nên chủ trương thà bảo vệ chức quyền hơn bảo vệ công lý. Trước áp lực ghê ghớm của đám đông đang bị hàng tư tế xách động, Phi-la-tô đã chiều theo ý họ để giữ lấy cái ghế Tổng Trấn của mình. Ong đã kết án tử hình cho Chúa Giê-su, trao Người cho dân Do thái điệu lên đồi Gôngôtha để đóng đinh. Phi-la-tô rữa tay phân bua mình vô tội trong vụ án này ( Mt 27, 24 ).
5. Xin được sống yêu thương Suy nghĩ về vài nhân vật, ít sự kiện trong cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, cũng đủ thấy con người hay thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen dễ như trở bàn tay. Vì tham lam, vì bổng lộc cá nhân, vì lợi lộc đảng phái, vì quyền lợi giai cấp, con người ta không từ một thủ đoạn nào. Có khi còn bán rẻ lương tri để mua một chút vinh hoa trần thế. Giữa Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của người tín hữu. Hôm nay hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế. Có thể ngày mai gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh nó vào thập giá. Hôm nay yêu thương, ngày mai oán ghét. Hôm nay hân hoan, ngày mai buồn sầu. Hôm nay hiền hòa, ngày mai hung dữ. Hôm nay tin tưởng, ngày mai hoài nghi. Danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài.
Cuộc sống có nhiều tiêu cực hơn tích cực ? Con người làm khổ nhau nhiều hơn là làm đẹp lòng nhau ? Người ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương ? Tôn vinh Chúa ở trong Nhà Thờ nhưng có sống Tin Mừng trong cuộc đời không ? Chúa Giê-su bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”. Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giê-su đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn ( x. 1 Cr 15, 26. 54; Dt 2, 14 ), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới ( Ga 12, 24 ).
Xin Chúa cho chúng con luôn sống yêu thương, biết đem Tin Mừng bình an đi xây dựng cuộc đời, cùng thắp lên ánh sáng công lý và sự thật giữa cuộc đời hôm nay. Amen.
Trong bài thơ “Thói đời”, Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vần thơ lột tả sự tráo trở trong thái độ sống của con người:
“Được thời thân thích chen chân đến.
Thất thế hương lân ngoảnh mặt đi”.
Suy niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su càng thấy rõ nhân tình thế thái, thấy sự tráo trở, đổi trắng thay đen của lòng dạ con người.
1. Đám đông dân chúng Dân thành Giê-ru-sa-lem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những nhánh lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đa-vít”, “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Thế mà sau đó không lâu, nghe lời xúi giục của tư tế, kinh sư, Pha-ri-sêu, họ lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la, gào thét đòi “đóng đinh nó đi !” Hai thái độ trái ngược nhau của dân chúng: hoan hô và đả đảo, đưa Chúa lên ngai vua và hạ bệ Chúa trên thập giá. Đám đông thường nông nổi nhẹ dạ, vô ý thức và do đó vô trách nhiệm. Đám đông thường dễ bị lôi cuốn: người ta hoan hô, mình hoan hô, người ta đả đảo mình đả đảo, người ta làm gì mình làm nấy mà nhiều khi chẳng biết tại sao. Một nỗi buồn thấm thía, sao người ta lại bạc bẽo với Chúa như vậy ?
2. Giu-đa It-ca-ri-ốt Trong Ki-tô Giáo, Giu-đa phản bội Thầy là một sự kiện nổi tiếng. Nổi tiếng vì bán Thầy với giá ba mươi đồng bạc ( Mt 27, 3 ). Một môn đệ được tuyển chọn, được huấn luyện, Giu-đa vinh dự thuộc về nhóm 12, được giao trọng trách quản lý. Nhưng lòng tham lam của cải vật chất đã đẩy Giu-đa đến chỗ phản bội. Giu-đa đi gặp các thượng tế và nói: "Tôi sẽ được gì nếu tôi nộp Ngài cho các ông ?” Họ đã trả cho hắn ba mươi đồng bạc, và từ đó hắn tìm dịp để nộp Chúa Giê-su cho họ” ( Mt 26,16 ). Một cuộc buôn bán lớn nhất trong mọi thời đại nhưng chỉ được ba mươi đồng bạc là giá của một nô lệ vào thời đó ! Khi giá cả đã thoả thuận, các thượng tế mang ba mươi đồng bạc và đặt vào tay Giu-đa. Tám trăm năm trước, Gia-ca-ri-a đã nói tiên tri: “Nếu các ông thấy là được thì trả công cho tôi; nếu không thì thôi. Và họ đã trả công cho tôi là ba mươi đồng bạc” ( Dcr 11, 12 ). Trong bữa tối vào ngày hôm sau, Chúa Giê-su tỏ ra buồn phiền: “Có người trong các con sắp phản Thầy” ( Mt 26, 21 ). Các môn đệ nhìn nhau và hỏi: “Có phải con không, Thưa Thầy ?” Giu-đa cũng hỏi: Thưa Thầy, có phải con không ? Chúa trả lời: “Con nói đúng đó !” Giu-đa đi ra, “lúc đó là đêm tối”... Bằng nụ hôn giả dối, Giu-đa chỉ điểm để quân lính bắt Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu ( Lc 22, 50 ). Giu-đa có quyền dự tiệc bê béo, nhưng lại chọn thờ lạy bò vàng. Chứng kiến cuộc khổ nạn của Thầy, lòng Giu-đa đầy hối hận ( Mt 27, 3 ). Tội ác vừa phạm xong, Giu-đa đã thấy chán chường. Hối hận tận đáy thâm sâu của tâm hồn, Giu-đa đem mối sầu ấy đi gởi chỗ không đáng gởi “Giu-đa ném các đồng bạc trả lại vào mặt các thượng tế và nói: Tôi đã phản bội, nộp máu người vô tội". ( Mt 27, 4 ). Trước sự tráo trở của các thượng tế và kỳ lão: “Can chi đến chúng tôi, mặc kệ anh” ( Mt 27, 4 ), Giu-đa ném những đồng bạc đó vào Đền Thờ và ra đi xuống thung lũng Hin-nom, thung lũng đầy kỷ kiệm khủng khiếp của âm ty. Giu-đa bước đi trên đất lạnh cát sỏi, giữa những tảng đá nhọn sắc, những cây cối cong queo gầy guộc như tâm hồn trĩu nặng nỗi đớn đau. Giu-đa cởi dây lưng quăng một đầu dây vào vào một cành cây to, đầu dây kia quàng quanh cổ. Tiếng gió rì rào như thầm nhắc lời mà Giu-đa đã từng nghe: “Hỡi những ai khó nhọc gánh nặng, hãy đến cùng Ta, tâm hồn các con sẽ được bình an”. Than ôi ! Giu-đa hối hận vì chính mình nên chọn cái chết để kết liễu lầm lạc. Mặt trời nghiêng bóng tối dần. Ở Si-on, từ hai phía đối diện, có hai cây đi vào lịch sử, một cây ở núi sọ: cây hy vọng, một cây ở Hinmon: cây thất vọng. Trên cây hy vọng, Đấng Chịu Đóng Đinh liên kết đất trời; trên cây thất vọng, người bị treo xa đất xa trời. Hối hận của Giu-đa không đúng nghĩa hối hận. Chán chường tội lỗi không đủ mà cần phải ăn năn thống hối nữa. Tỉnh ngộ và chán chường mới chỉ là bước đầu, cần phải sám hối trở về đón nhận ơn tha thứ, tìm lại sự sống.
3. Giới lãnh đạo Do-thái Vì ghen ghét mà giới lãnh đạo tôn giáo Do-thái đã chủ mưu trong vụ án giết Chúa Giê-su ( Mt 27, 18 ). Dân chúng mến phục ủng hộ, nhiều người tin vào Chúa Giê-su. Ảnh hưởng của Người ngày càng lớn trên dân chúng. Cuộc xung đột không những về quan niệm tôn giáo mà còn liên quan đến quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo nên họ quyết tâm giết Chúa Giê-su. Đạo Do-thái là đạo của đền thờ, đạo của lễ tế. Dịch vụ lễ tế là một dịch vụ quan trọng về phương diện tôn giáo và cả về kinh tế. Hàng tư tế sống nhờ vào lễ tế. Lễ tế của dân, dịch vụ cung cấp những phương tiện lễ tế như bán chiên bò cừu bồ câu hương hoa và cả dịch vụ đổi tiền. Gia đình các tư tế, con dâu con rễ của họ độc quyền khai thác dịch vụ này. Vậy mà Chúa Giê-su lại dám xua đuổi họ không cho buôn bán trong khuôn viên Đền Thờ. Người còn thách thức: “Cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại.” Theo Gio-an, lời thách thức quyền bính của Chúa Giê-su có ý ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người ( Ga 2, 21 – 22 ). Nhưng giới lãnh đạo hiểu là đền thờ Giê-ru-sa-lem nên họ coi là sự xúc phạm Đền Thờ. Thách thức phá huỷ Đền Thờ, dẹp bỏ những phương tiện của lễ tế, quả thật là tội không thể tha thứ. Vì thế mà họ căm thù và tìm cách giết Người cho bằng được. Những người Pha-ri-sêu sống trong thế giới tách biệt, không chấp nhận dân ngoại, loại trừ người tội lỗi, giữ luật cách máy móc nô lệ. Còn Chúa Giê-su thì sống hoà mình giữa những người tội lỗi, đồng hành, đồng bàn ăn uống với họ, đến với dân ngoại. Người phê bình sự giả hình của người Pha-ri-siêu. Người lại còn không giữ luật ngày Sa-bát, vì đối với Người “Ngày Sa-bát đựoc lập ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sa-bát” ( Mt 2, 27 ). Người còn xưng mình là Con Thiên Chúa ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ). Trước bao nhiêu là “tội trạng” của Chúa Giê-su, Thượng Hội Đồng đã tuyên án. Nhưng họ không còn quyền lên án và xử tử bất cứ ai vì quyền đó thuộc quyền của toà án chính quyền bảo hộ. Vì thế họ phải nộp Chúa Giê-su cho Tổng Trấn Phi-la-tô. Theo Mác-cô và Mát-thêu thì Chúa Giê-su bị thẩm vấn về hai tội danh: một là Người đã xúc phạm đến Đền Thờ khi tuyên bố “Tôi sẽ phá huỷ Đền Thờ này, rồi nội trong ba ngày sẽ xây dựng lại” ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ); hai là tự xưng mình là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa ( Mt 26, 63; Mc 14, 61 ). Trong Tin Mừng theo Lu-ca chỉ thấy nói nói đến tội danh thứ hai ( Lc 22, 67 ). Trong Tin Mừng theo Gio-an nói tới việc thượng tế hỏi Chúa Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người ( Ga 18, 19 ). Họ tài tình khéo léo khi biến tội danh tôn giáo thành tội danh chính trị “Chúng tôi phát giác ra tên này xách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là vua nữa” ( Lc 23, 2 ). Tội xúi giục nổi loạn, tội ngăn cản dân nộp thuế cho nhà vua, tội xưng mình là vua. Cả ba tội đều đáng chết, không một chính quyền nào có thể dung tha. Vụ án Chúa Giê-su rõ ràng là vụ án tôn giáo chứ không phải là một vụ án chính trị, mặc dầu hình thức xử tử và tội danh được ghi trên đầu Chúa Giê-su là như thế. Người bị đóng đinh, theo luật Rô-ma và với tội danh là “Vua dân Do-thái” chứ không bị ném đá theo luật Do-thái và với tội danh Con Thiên Chúa. Chủ mưu trong vụ án là dân Do-thái, nhất là những người lãnh đạo của họ, Thượng Hội Đồng. Họ đã thành công, sung sướng mãn nguyện khi dẹp yên một chướng ngại lớn lao.
4. Tổng Trấn Phi-la-tô Vì hèn nhát mà Phi-la-tô đã đổ máu người vô tội. Trách nhiệm chính trong cuộc xét xử đứng về mặt pháp lý là Phi-la-tô, ông ta ý thức rõ điều đó ( x. Ga 19, 10 ). Biết Chúa Giê-su vô tội mà vẫn kết án ( x. Ga 18, 38; 19, 4.6 ). Kẻ đại diện cho công lý lại chà đạp công lý. Phi-la-tô hèn nhát không dám tha vì sợ quần chúng đang cuồng nộ. Lo sợ nguy hiểm cho chức quyền của mình nên chủ trương thà bảo vệ chức quyền hơn bảo vệ công lý. Trước áp lực ghê ghớm của đám đông đang bị hàng tư tế xách động, Phi-la-tô đã chiều theo ý họ để giữ lấy cái ghế Tổng Trấn của mình. Ong đã kết án tử hình cho Chúa Giê-su, trao Người cho dân Do thái điệu lên đồi Gôngôtha để đóng đinh. Phi-la-tô rữa tay phân bua mình vô tội trong vụ án này ( Mt 27, 24 ).
5. Xin được sống yêu thương Suy nghĩ về vài nhân vật, ít sự kiện trong cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, cũng đủ thấy con người hay thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen dễ như trở bàn tay. Vì tham lam, vì bổng lộc cá nhân, vì lợi lộc đảng phái, vì quyền lợi giai cấp, con người ta không từ một thủ đoạn nào. Có khi còn bán rẻ lương tri để mua một chút vinh hoa trần thế. Giữa Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của người tín hữu. Hôm nay hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế. Có thể ngày mai gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh nó vào thập giá. Hôm nay yêu thương, ngày mai oán ghét. Hôm nay hân hoan, ngày mai buồn sầu. Hôm nay hiền hòa, ngày mai hung dữ. Hôm nay tin tưởng, ngày mai hoài nghi. Danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài.
Cuộc sống có nhiều tiêu cực hơn tích cực ? Con người làm khổ nhau nhiều hơn là làm đẹp lòng nhau ? Người ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương ? Tôn vinh Chúa ở trong Nhà Thờ nhưng có sống Tin Mừng trong cuộc đời không ? Chúa Giê-su bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”. Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giê-su đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn ( x. 1 Cr 15, 26. 54; Dt 2, 14 ), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới ( Ga 12, 24 ).
Xin Chúa cho chúng con luôn sống yêu thương, biết đem Tin Mừng bình an đi xây dựng cuộc đời, cùng thắp lên ánh sáng công lý và sự thật giữa cuộc đời hôm nay. Amen.
Nụ hôn Giuđa
Lm Giacôbê Tạ Chúc
15:45 02/04/2009
Hôn là biểu lộ tình cảm của con người với nhau. Khi yêu thương ai, người ta thường chạm vào môi, vào mũi để chứng tỏ tình yêu của mình với người mình yêu. Ta cũng có thể hôn những thú vật cưng, những nơi, hay đồ vật chứa đựng những dấu ấn kỷ niệm.
Ai mà chẳng thích được yêu thương, được hôn, ấy vậy mà khi nhắc đến nụ hôn của Giuđa, chúng ta nào mấy ai dám nhận. Tại sao thế ? vì nụ hôn của Giuđa đã trở thành biểu tượng cho một tình yêu bội phản: “ Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận “ ( Mc 14, 44b ). Khi đến gần Chúa Giêsu, Giuđa chào: ” Thưa Thầy “ rồi hôn Người. Chúa Giêsu vẫn đón nhận nụ hôn này, dù nó không còn là dấu chỉ cho một tình bạn và tình yêu trung thành nữa. Nụ hôn của người môn đệ thân tín đã trở nên như một nốt nhạc lạc cung đàn mà người nghệ sỹ đã lỡ đưa vào trong bản nhạc. Giuđa hôn Chúa bằng một cái hôn khả giác, còn những người tố cáo và lên án chúa thì hôn chúa bằng cái hôn siêu hình. Hình thức khác nhau, nhưng nội dung cũng chỉ là một: sự phản bội. Sự phản bội cũng có nghĩa là sự giả dối, đi theo chúa nhưng không thật lòng yêu thương Chúa. Chính điều này đã làm cho Chúa đau đớn đến tột cùng và đưa con người vào vương quốc của satan. Con người dùng nụ hôn để trao nộp Chúa, còn Chúa thì dùng nụ hôn để yêu thương họ, để đón nhận nụ hôn của Chúa chưa hẳn là chuyện dễ dàng, Mẹ têrêxa Calcuta khi còn sống, có lần mẹ chăm sóc cho một bệnh nhân bị mắc bệnh AIDS vào giai đọan cuối. Trong cơn hấp hối của anh, mẹ nói: “ Chúa Giêsu đang hôn con đó “, anh ta thì thào đáp lại: “ Mẹ làm ơn nói với Chúa đừng hôn con nữa “.
Nụ hôn như một mũi tên bắn ra nhằm hai mục đích. Có thể là dấu chứng của tình thương yêu mà chúng ta tặng ban cho nhau. Nhưng cũng có thể là nọc độc của sự ác tâm được ngụy trang bằng những hình thức hoa mỹ ở bên ngòai. Đã có lần Đức Giêsu cay đắng nói lên điều này: “ Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng trí chúng thì lại xa ta “ ( Mt 15, 8 ).
Ai mà chẳng thích được yêu thương, được hôn, ấy vậy mà khi nhắc đến nụ hôn của Giuđa, chúng ta nào mấy ai dám nhận. Tại sao thế ? vì nụ hôn của Giuđa đã trở thành biểu tượng cho một tình yêu bội phản: “ Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận “ ( Mc 14, 44b ). Khi đến gần Chúa Giêsu, Giuđa chào: ” Thưa Thầy “ rồi hôn Người. Chúa Giêsu vẫn đón nhận nụ hôn này, dù nó không còn là dấu chỉ cho một tình bạn và tình yêu trung thành nữa. Nụ hôn của người môn đệ thân tín đã trở nên như một nốt nhạc lạc cung đàn mà người nghệ sỹ đã lỡ đưa vào trong bản nhạc. Giuđa hôn Chúa bằng một cái hôn khả giác, còn những người tố cáo và lên án chúa thì hôn chúa bằng cái hôn siêu hình. Hình thức khác nhau, nhưng nội dung cũng chỉ là một: sự phản bội. Sự phản bội cũng có nghĩa là sự giả dối, đi theo chúa nhưng không thật lòng yêu thương Chúa. Chính điều này đã làm cho Chúa đau đớn đến tột cùng và đưa con người vào vương quốc của satan. Con người dùng nụ hôn để trao nộp Chúa, còn Chúa thì dùng nụ hôn để yêu thương họ, để đón nhận nụ hôn của Chúa chưa hẳn là chuyện dễ dàng, Mẹ têrêxa Calcuta khi còn sống, có lần mẹ chăm sóc cho một bệnh nhân bị mắc bệnh AIDS vào giai đọan cuối. Trong cơn hấp hối của anh, mẹ nói: “ Chúa Giêsu đang hôn con đó “, anh ta thì thào đáp lại: “ Mẹ làm ơn nói với Chúa đừng hôn con nữa “.
Nụ hôn như một mũi tên bắn ra nhằm hai mục đích. Có thể là dấu chứng của tình thương yêu mà chúng ta tặng ban cho nhau. Nhưng cũng có thể là nọc độc của sự ác tâm được ngụy trang bằng những hình thức hoa mỹ ở bên ngòai. Đã có lần Đức Giêsu cay đắng nói lên điều này: “ Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng trí chúng thì lại xa ta “ ( Mt 15, 8 ).
Giờ chiến thắng vinh quang
LM Inhaxiô Trần Ngà
15:47 02/04/2009
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Đức Giê-su gọi giờ tử nạn là giờ Người được tôn vinh: "Giờ đây, Con Người được tôn vinh (Gioan 13, 31)
Vinh quang ở đâu mà chỉ thấy bị bắt bớ, xét xử, bị vu cáo đủ điều, rồi lại bị kết án, bị đòn vọt, bị vác thập giá và cuối cùng là cái chết thảm thương ô nhục trên đồi Can-vê!
Vậy vinh quang của Chúa Giê-su ở đâu? Vì sao Chúa Giê-su gọi đây là giờ Người được tôn vinh?
Đối với người không am hiểu, cái chết của Chúa Giê-su trên thập giá là một thất bại não nề; nhưng suy cho kỹ, cái chết đó là một chiến thắng rất oanh liệt và vinh quang.
Đây là nơi Chúa Giê-su chiến thắng sự hận thù bằng lòng bao dung.
Đối diện với cuộc kết án bất công, đứng trước những thượng tế, kỳ mục muốn huỷ diệt mình cho bằng được, đối diện với đám đông cuồng nộ đòi đóng đinh kết liễu đời mình, trước những kẻ chế giễu nhạo cười với bao lời thách thức, đứng trước đội quân hành quyết dã man tàn bạo... Chúa Giê-su vẫn không may may oán hận! Người chiến thắng sự hận thù bằng lòng bao dung vô bờ bến. Người nhìn họ với ánh mắt thương xót, vẫn yêu họ bằng trái tim khoan nhân... Rồi vì sợ Chúa Cha đánh phạt họ vì tội lỗi ngất trời của họ, Người tha thiết cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ gây đau khổ và kết án tử cho Người: "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm" (Luca 23, 34). Đó là tâm tình đẹp nhất, cao thượng nhất trên cõi đời nầy.
Đây là nơi Chúa Giê-su chiến thắng tính khiếp nhược và lòng tham sinh uý tử bằng sự dũng cảm rất cao cường.
Là người ai không sợ chết. Chính Chúa Giê-su cũng đã trải qua những giờ phút kinh hoàng trước viễn ảnh cái chết đau thương sắp đến khi cầu nguyện trong vườn Dầu, thế nhưng Người không bị khuất phục bởi cái chết. Người đã chổi dậy để dũng cảm đương đầu với nó. Người đã chấp nhận chết cách can trường và đã huỷ diệt sự chết để hồi sinh.
Đây là nơi Chúa Giê-su chiến thắng đau đớn thể xác và đau khổ tinh thần.
Là người ai cũng sợ khổ và tìm cách lánh thoát khổ đau. Nhưng Chúa Giê-su đã đón nhận những cực hình đau thương khủng khiếp nhất cách can đảm phi thường. Qua thập giá, Ngài đã hoàn toàn chiến thắng tính khiếp nhược của phận người.
***
Qua cách thức Chúa Giê-su đương đầu với cuộc khổ nạn, ta thấy không một thách thức nào làm cho Người lùi bước; không một đe doạ nào làm cho Người khiếp sợ; không một sỉ nhục nào làm cho Người nổi giận hay mất bình an; không hận thù nào tiêu huỷ được lòng bao dung vô bờ bến của Người. ..
Người thắng được bản năng tham sinh úy tử; Người vượt lên trên nỗi sợ mọi thứ khổ đau; Người thắng được lòng hận thù có thể bùng lên khi bản thân mình bị sỉ nhục và bị đối xử rất dã man và tàn ác... Trong cuộc khổ nạn của mình, Đức Giê-su chiến thắng hoàn toàn bản thân mình, vượt qua các thách thức từ mọi phía để hoàn thành mỹ mãn sứ mạng Chúa Cha đã trao ban.
Chiến thắng cả thiên hạ không bằng chiến thắng chính bản thân mình. Chúa Giê-su đã thực sự chiến thắng bản thân mình, hoàn toàn làm chủ con người mình, bắt thân xác phải vâng phục tinh thần như chiên ngoan. Oai hùng thay! Vinh quang thay!
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa vô cùng dũng cảm và hùng mạnh nên đã chiến thắng tử thần và đẩy lùi mọi cuộc tấn công của nó, xin nâng đỡ chúng con là những kẻ đớn hèn khiếp nhược, đừng để chúng con chào thua trước tội lỗi cách dễ dàng nhưng giúp chúng con kiên cường chiến đấu chống lại tội lỗi và thói hư, để mai ngày được khải hoàn vinh quang như Chúa.
Đức Giê-su gọi giờ tử nạn là giờ Người được tôn vinh: "Giờ đây, Con Người được tôn vinh (Gioan 13, 31)
Vinh quang ở đâu mà chỉ thấy bị bắt bớ, xét xử, bị vu cáo đủ điều, rồi lại bị kết án, bị đòn vọt, bị vác thập giá và cuối cùng là cái chết thảm thương ô nhục trên đồi Can-vê!
Vậy vinh quang của Chúa Giê-su ở đâu? Vì sao Chúa Giê-su gọi đây là giờ Người được tôn vinh?
Đối với người không am hiểu, cái chết của Chúa Giê-su trên thập giá là một thất bại não nề; nhưng suy cho kỹ, cái chết đó là một chiến thắng rất oanh liệt và vinh quang.
Đây là nơi Chúa Giê-su chiến thắng sự hận thù bằng lòng bao dung.
Đối diện với cuộc kết án bất công, đứng trước những thượng tế, kỳ mục muốn huỷ diệt mình cho bằng được, đối diện với đám đông cuồng nộ đòi đóng đinh kết liễu đời mình, trước những kẻ chế giễu nhạo cười với bao lời thách thức, đứng trước đội quân hành quyết dã man tàn bạo... Chúa Giê-su vẫn không may may oán hận! Người chiến thắng sự hận thù bằng lòng bao dung vô bờ bến. Người nhìn họ với ánh mắt thương xót, vẫn yêu họ bằng trái tim khoan nhân... Rồi vì sợ Chúa Cha đánh phạt họ vì tội lỗi ngất trời của họ, Người tha thiết cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ gây đau khổ và kết án tử cho Người: "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm" (Luca 23, 34). Đó là tâm tình đẹp nhất, cao thượng nhất trên cõi đời nầy.
Đây là nơi Chúa Giê-su chiến thắng tính khiếp nhược và lòng tham sinh uý tử bằng sự dũng cảm rất cao cường.
Là người ai không sợ chết. Chính Chúa Giê-su cũng đã trải qua những giờ phút kinh hoàng trước viễn ảnh cái chết đau thương sắp đến khi cầu nguyện trong vườn Dầu, thế nhưng Người không bị khuất phục bởi cái chết. Người đã chổi dậy để dũng cảm đương đầu với nó. Người đã chấp nhận chết cách can trường và đã huỷ diệt sự chết để hồi sinh.
Đây là nơi Chúa Giê-su chiến thắng đau đớn thể xác và đau khổ tinh thần.
Là người ai cũng sợ khổ và tìm cách lánh thoát khổ đau. Nhưng Chúa Giê-su đã đón nhận những cực hình đau thương khủng khiếp nhất cách can đảm phi thường. Qua thập giá, Ngài đã hoàn toàn chiến thắng tính khiếp nhược của phận người.
***
Qua cách thức Chúa Giê-su đương đầu với cuộc khổ nạn, ta thấy không một thách thức nào làm cho Người lùi bước; không một đe doạ nào làm cho Người khiếp sợ; không một sỉ nhục nào làm cho Người nổi giận hay mất bình an; không hận thù nào tiêu huỷ được lòng bao dung vô bờ bến của Người. ..
Người thắng được bản năng tham sinh úy tử; Người vượt lên trên nỗi sợ mọi thứ khổ đau; Người thắng được lòng hận thù có thể bùng lên khi bản thân mình bị sỉ nhục và bị đối xử rất dã man và tàn ác... Trong cuộc khổ nạn của mình, Đức Giê-su chiến thắng hoàn toàn bản thân mình, vượt qua các thách thức từ mọi phía để hoàn thành mỹ mãn sứ mạng Chúa Cha đã trao ban.
Chiến thắng cả thiên hạ không bằng chiến thắng chính bản thân mình. Chúa Giê-su đã thực sự chiến thắng bản thân mình, hoàn toàn làm chủ con người mình, bắt thân xác phải vâng phục tinh thần như chiên ngoan. Oai hùng thay! Vinh quang thay!
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa vô cùng dũng cảm và hùng mạnh nên đã chiến thắng tử thần và đẩy lùi mọi cuộc tấn công của nó, xin nâng đỡ chúng con là những kẻ đớn hèn khiếp nhược, đừng để chúng con chào thua trước tội lỗi cách dễ dàng nhưng giúp chúng con kiên cường chiến đấu chống lại tội lỗi và thói hư, để mai ngày được khải hoàn vinh quang như Chúa.
Niềm vui mùa quét lá
Anmai, CSsR
15:59 02/04/2009
NIỀM VUI MÙA QUÉT LÁ !
Thường thì người ta thích “ngồi mát ăn bát vàng” chứ chẳng ai thích lao động cực nhọc. Quét lá là công việc chẳng ai thích làm cả vì xem ra quét lá là công việc khá nhọc công chứ đâu phải muốn quét là quét. Quét cho cẩn thận, quét cho sạch cần phải có tính cần mẫn và tỉ mỉ, nếu không thì cũng như không, cũng đâu vào đấy. Quét lá mệt nhọc và cũng lắm công phu nên người ta dành cho người quét lá một cái tên “phu quét lá”.
Việc nào cũng có một giá trị, một niềm vui của nó. Trên đời này chẳng có cái nghề nào xấu cả. Chỉ có cái nghề làm biếng và ăn cắp mới là nghề xấu. Nghề quét rác, nghề hốt rác cũng cao đẹp vì nó đã góp phần cho cuộc sống được tốt đẹp hơn, không khí trong lành hơn. Thử hỏi nếu trong xã hội, trong đời sống thường ngày mà không có những người phu quét rác và hốt rác thì môi trường sống sẽ như thế nào.
Người quét rác cũng có niềm vui của họ. Vất vả với từng giọt mồ hôi mệt nhoài lăn tròn trên má sau khi vất vả quét dọn nhưng niềm vui sẽ đến sau khi nhìn lại con đường mình vừa đi qua, con đường ấy sạch hơn, đẹp hơn khi mình đã gom đi tất cả những gì là ô uế trên đường.
Một con đường sạch cần lắm những người phu quét lá !
Ấy là ta nói về chuyện quét lá, quét rác của cuộc đời, của xã hội. Người Công giáo, bên ngoài cần có những con đường sạch để đi lại như bao người khác nhưng bên trong cần lắm con đường sạch để đến với Chúa và đến với anh chị em.
Chúng ta vẫn thường nghe nói “nhà sạch thì mát – bát sạch ngon cơm”. Qủa là chẳng sai chút nào cả và càng đúng với con người khi có tâm hồn trong sạch, có tấm lòng thơm thảo.
Đến hẹn lại lên, những người “phu quét lá nhà Đức Chúa Lời (Trời)” lại tập trung hết sức mình để dọn lòng cho con cái mình mững những dịp Đại Lễ (Giáng Sinh - Phục Sinh).
Với những xứ nhỏ và ít giáo dân thì chuyện quét lá mùa Đại Lễ chẳng là vấn đề gì cả nhưng với một xứ lớn độ năm ba ngàn giáo dân thì chuyện quét lá là công việc mệt nhọc và căng thẳng cho các mục tử coi sóc đàn chiên. Đứng trước cái “áp lực” của mùa quét lá ấy nên “các cụ” đã nảy sinh ra sáng kiến là tập trung nhân lực vào một ngày nào đó để đánh ở xứ đó. Đánh ở xứ đó xong lại đánh xứ kia, cứ xoay vòng tuần lễ thì coi như hoàn thành nhiệm vụ mùa quét lá.
Năm nay, duyên may làm sao đấy, mùa quét lá (Phục Sinh) này tôi được đến hạt Xuân Lộc – Giáo phận Xuân Lộc. Những ngày vắn vỏi quét lá với “các cụ” ở Giáo phận thấy vui và có nhiều bài học từ mùa quét lá ở đây. Các cụ trong giáo hạt năm nay đa số nhìn lên mái tóc đã lấm chấm muối nhiều hơn tiêu, có cụ thì “sân bay” hầu như bị giải toả trắng. Niềm vui và nụ cười không chỉ nở trên môi của những “cụ trẻ” như Giuse Đỗ Đức Minh (Chính xứ Xuân Triệu), Giuse Thắng (Bình Hoà) mà còn lan toả ở những cụ già tóc bạc hoa râm như cụ Đa Minh Pham Hiến Thành (Chính xứ Xuân Bình), cụ Tôma Minh (Xuân Quế), Giuse Đệ (Nam Hà), Đaminh Liêm (Duyên Lãng),. ..
Đặc biệt có cây đại thụ Đaminh Đinh Cao Đàm, năm nay cụ ngoài 92 nhưng chẳng bao giờ cụ vắng mặt trong những mùa quét lá. Nơi cụ còn một điều mà ít ai có thể quên đó là dù cho các cha trẻ có đi nghỉ đi chăng nữa nhưng cụ, cụ vẫn mãi miết ngồi lại để dọn lá cho dù với cụ tuổi đã cao sức đã yếu.
Một hình ảnh cũng “đậm đà khó quên” đó là cụ Đa Minh Phan Hiến Thành. Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” như cụ đã được nghỉ ngơi nhưng vì tình thương với dân Chúa và lòng nhiệt thành nhà Chúa đã “thúc ép” cụ xây dựng ngôi Nhà Chúa khang trang, đẹp đẽ hơn ngôi nhà thờ cũ nát. Khó có ai ngờ cụ già ngoài bảy mươi ấy mà lại hoàn thành một “công trình thế kỷ” như vậy. “Bí kíp” của cụ là cứ cầu nguyện và cầu nguyện. Với tuổi cao như vậy nhưng cụ Đa Minh chưa bao giờ vắng mặt một buổi nào vào mùa quét lá.
Nhìn những mái tóc hoa râm hay cây đại thụ ấy vẫn vui vẻ, vẫn rong ruỗi ngày mỗi ngày miệt mài trên con đường theo sát Chúa Kitô ấy, lẽ nào một con người trẻ lại chùn bước trước những khó khăn gian khổ chăng ?
Thường thì quét lá xong ai cũng mệt nhưng đàng này, ngược lại. Mệt thì cũng mệt thật chứ chẳng phải sung sướng gì nhưng trên khuôn mặt các cụ tràn đầy niềm vui, một niềm vui khó tả của những vị mục tử sống hết lòng vì con chiên. Nhìn đàn chiên của mình tề tựu về nhà thờ để dọn mình cho các cụ quét lá làm sao mà không vui được ? Con cái mình về càng nhiều nghĩa là lòng đạo của “chúng” còn xem được chứ nếu “chúng” ít về thì phải coi chừng.
Giữa một cái xã hội chạy theo vật chất và hưởng thụ thì đời sống đạo đức càng suy giảm. May sao mà lòng đạo của những xứ “Bắc Kỳ” vùng Xuân Lộc vẫn còn một chút gì đó gọi là. Cũng hời hợt, cũng nhạt nhẽo ấy nhưng cứ đến mùa quét lá thì lại cứ rủ nhau về để cho các cụ quét cho lòng mình được sạch. Điều tôi ngạc nhiên là dẫu cho rằng ngày thường ấy nhưng mà lượng con chiên về để nhận Bí tích Giao Hoà đông đáng kể. Nhiều lúc nhìn hàng dài hàng dài đến với Toà Giải Tội thấy mệt thật ! Chẳng ai bảo ngồi toà quét lá mà sướng bao giờ cả. Nhưng vì lợi ích các linh hồn, vì niềm vui dọn lá cho Chúa tất cả những cái mệt ấy tan biến sau lời hoà giải nhân Danh Chúa gửi đến các tội nhân.
Phải nói rằng, mùa quét lá tâm hồn là mùa mà các vị phu gặp gỡ nhau nhiều nhất vì trong những ngày ấy, các cụ đến “sân” của nhau để cùng nhau quét. Sau một hồi quét mệt nhoài, các cụ lại ngồi lại bên nhau cùng thư giãn chén trà chén nước. Sau một lát nghỉ “tay” lại tiếp tục hành trình quét của mình. Hôm nào may mắn thì được nghỉ đúng giờ, hôm nào “kém may mắn” thì lại phải ngồi lại để quét cho bằng hết. Mệt đấy nhưng mà vui, vui vì con chiên của mình được dọn mình trong sạch để mừng Đại Lễ.
Những ngày cao điểm của mùa quét lá lại qua đi. Niềm vui cũng như sự mệt nhọc khép lại sau tuần lễ ấy. Các cụ lại chia tay nhau để chuẩn bị cho Tuần Lễ Cực Trọng - Tuần Lễ tưởng niệm Chúa Giêsu lên Giêrusalem, chịu chết và phục sinh.
Trước khi chia tay các cụ cũng không quên hẹn ước đến trung tuần tháng 12 tới đây - trước dịp mừng Đại Lễ Giáng Sinh - lại cùng nhau tiếp tục cái sứ vụ quét lá mà Thầy Chí Thánh đã mời gọi.
Mệt thì có mệt nhưng niềm vui lớn hơn cái mệt của thể xác. Chia tay với các cụ Giáo hạt Xuân Lộc, tôi lại lên đường, lên đường với một luồng khí mới kín múc từ những cụ già đầy nhiệt huyết, đầy tấm lòng với con chiên. Hẹn mùa quét lá khác sẽ lại đồng hành với các cụ trong công việc “dọn lá nhà Đức Chúa Lời (Trời)”
Thường thì người ta thích “ngồi mát ăn bát vàng” chứ chẳng ai thích lao động cực nhọc. Quét lá là công việc chẳng ai thích làm cả vì xem ra quét lá là công việc khá nhọc công chứ đâu phải muốn quét là quét. Quét cho cẩn thận, quét cho sạch cần phải có tính cần mẫn và tỉ mỉ, nếu không thì cũng như không, cũng đâu vào đấy. Quét lá mệt nhọc và cũng lắm công phu nên người ta dành cho người quét lá một cái tên “phu quét lá”.
Việc nào cũng có một giá trị, một niềm vui của nó. Trên đời này chẳng có cái nghề nào xấu cả. Chỉ có cái nghề làm biếng và ăn cắp mới là nghề xấu. Nghề quét rác, nghề hốt rác cũng cao đẹp vì nó đã góp phần cho cuộc sống được tốt đẹp hơn, không khí trong lành hơn. Thử hỏi nếu trong xã hội, trong đời sống thường ngày mà không có những người phu quét rác và hốt rác thì môi trường sống sẽ như thế nào.
Người quét rác cũng có niềm vui của họ. Vất vả với từng giọt mồ hôi mệt nhoài lăn tròn trên má sau khi vất vả quét dọn nhưng niềm vui sẽ đến sau khi nhìn lại con đường mình vừa đi qua, con đường ấy sạch hơn, đẹp hơn khi mình đã gom đi tất cả những gì là ô uế trên đường.
Một con đường sạch cần lắm những người phu quét lá !
Ấy là ta nói về chuyện quét lá, quét rác của cuộc đời, của xã hội. Người Công giáo, bên ngoài cần có những con đường sạch để đi lại như bao người khác nhưng bên trong cần lắm con đường sạch để đến với Chúa và đến với anh chị em.
Chúng ta vẫn thường nghe nói “nhà sạch thì mát – bát sạch ngon cơm”. Qủa là chẳng sai chút nào cả và càng đúng với con người khi có tâm hồn trong sạch, có tấm lòng thơm thảo.
Đến hẹn lại lên, những người “phu quét lá nhà Đức Chúa Lời (Trời)” lại tập trung hết sức mình để dọn lòng cho con cái mình mững những dịp Đại Lễ (Giáng Sinh - Phục Sinh).
Với những xứ nhỏ và ít giáo dân thì chuyện quét lá mùa Đại Lễ chẳng là vấn đề gì cả nhưng với một xứ lớn độ năm ba ngàn giáo dân thì chuyện quét lá là công việc mệt nhọc và căng thẳng cho các mục tử coi sóc đàn chiên. Đứng trước cái “áp lực” của mùa quét lá ấy nên “các cụ” đã nảy sinh ra sáng kiến là tập trung nhân lực vào một ngày nào đó để đánh ở xứ đó. Đánh ở xứ đó xong lại đánh xứ kia, cứ xoay vòng tuần lễ thì coi như hoàn thành nhiệm vụ mùa quét lá.
Năm nay, duyên may làm sao đấy, mùa quét lá (Phục Sinh) này tôi được đến hạt Xuân Lộc – Giáo phận Xuân Lộc. Những ngày vắn vỏi quét lá với “các cụ” ở Giáo phận thấy vui và có nhiều bài học từ mùa quét lá ở đây. Các cụ trong giáo hạt năm nay đa số nhìn lên mái tóc đã lấm chấm muối nhiều hơn tiêu, có cụ thì “sân bay” hầu như bị giải toả trắng. Niềm vui và nụ cười không chỉ nở trên môi của những “cụ trẻ” như Giuse Đỗ Đức Minh (Chính xứ Xuân Triệu), Giuse Thắng (Bình Hoà) mà còn lan toả ở những cụ già tóc bạc hoa râm như cụ Đa Minh Pham Hiến Thành (Chính xứ Xuân Bình), cụ Tôma Minh (Xuân Quế), Giuse Đệ (Nam Hà), Đaminh Liêm (Duyên Lãng),. ..
Đặc biệt có cây đại thụ Đaminh Đinh Cao Đàm, năm nay cụ ngoài 92 nhưng chẳng bao giờ cụ vắng mặt trong những mùa quét lá. Nơi cụ còn một điều mà ít ai có thể quên đó là dù cho các cha trẻ có đi nghỉ đi chăng nữa nhưng cụ, cụ vẫn mãi miết ngồi lại để dọn lá cho dù với cụ tuổi đã cao sức đã yếu.
Một hình ảnh cũng “đậm đà khó quên” đó là cụ Đa Minh Phan Hiến Thành. Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” như cụ đã được nghỉ ngơi nhưng vì tình thương với dân Chúa và lòng nhiệt thành nhà Chúa đã “thúc ép” cụ xây dựng ngôi Nhà Chúa khang trang, đẹp đẽ hơn ngôi nhà thờ cũ nát. Khó có ai ngờ cụ già ngoài bảy mươi ấy mà lại hoàn thành một “công trình thế kỷ” như vậy. “Bí kíp” của cụ là cứ cầu nguyện và cầu nguyện. Với tuổi cao như vậy nhưng cụ Đa Minh chưa bao giờ vắng mặt một buổi nào vào mùa quét lá.
Nhìn những mái tóc hoa râm hay cây đại thụ ấy vẫn vui vẻ, vẫn rong ruỗi ngày mỗi ngày miệt mài trên con đường theo sát Chúa Kitô ấy, lẽ nào một con người trẻ lại chùn bước trước những khó khăn gian khổ chăng ?
Thường thì quét lá xong ai cũng mệt nhưng đàng này, ngược lại. Mệt thì cũng mệt thật chứ chẳng phải sung sướng gì nhưng trên khuôn mặt các cụ tràn đầy niềm vui, một niềm vui khó tả của những vị mục tử sống hết lòng vì con chiên. Nhìn đàn chiên của mình tề tựu về nhà thờ để dọn mình cho các cụ quét lá làm sao mà không vui được ? Con cái mình về càng nhiều nghĩa là lòng đạo của “chúng” còn xem được chứ nếu “chúng” ít về thì phải coi chừng.
Giữa một cái xã hội chạy theo vật chất và hưởng thụ thì đời sống đạo đức càng suy giảm. May sao mà lòng đạo của những xứ “Bắc Kỳ” vùng Xuân Lộc vẫn còn một chút gì đó gọi là. Cũng hời hợt, cũng nhạt nhẽo ấy nhưng cứ đến mùa quét lá thì lại cứ rủ nhau về để cho các cụ quét cho lòng mình được sạch. Điều tôi ngạc nhiên là dẫu cho rằng ngày thường ấy nhưng mà lượng con chiên về để nhận Bí tích Giao Hoà đông đáng kể. Nhiều lúc nhìn hàng dài hàng dài đến với Toà Giải Tội thấy mệt thật ! Chẳng ai bảo ngồi toà quét lá mà sướng bao giờ cả. Nhưng vì lợi ích các linh hồn, vì niềm vui dọn lá cho Chúa tất cả những cái mệt ấy tan biến sau lời hoà giải nhân Danh Chúa gửi đến các tội nhân.
Phải nói rằng, mùa quét lá tâm hồn là mùa mà các vị phu gặp gỡ nhau nhiều nhất vì trong những ngày ấy, các cụ đến “sân” của nhau để cùng nhau quét. Sau một hồi quét mệt nhoài, các cụ lại ngồi lại bên nhau cùng thư giãn chén trà chén nước. Sau một lát nghỉ “tay” lại tiếp tục hành trình quét của mình. Hôm nào may mắn thì được nghỉ đúng giờ, hôm nào “kém may mắn” thì lại phải ngồi lại để quét cho bằng hết. Mệt đấy nhưng mà vui, vui vì con chiên của mình được dọn mình trong sạch để mừng Đại Lễ.
Những ngày cao điểm của mùa quét lá lại qua đi. Niềm vui cũng như sự mệt nhọc khép lại sau tuần lễ ấy. Các cụ lại chia tay nhau để chuẩn bị cho Tuần Lễ Cực Trọng - Tuần Lễ tưởng niệm Chúa Giêsu lên Giêrusalem, chịu chết và phục sinh.
Trước khi chia tay các cụ cũng không quên hẹn ước đến trung tuần tháng 12 tới đây - trước dịp mừng Đại Lễ Giáng Sinh - lại cùng nhau tiếp tục cái sứ vụ quét lá mà Thầy Chí Thánh đã mời gọi.
Mệt thì có mệt nhưng niềm vui lớn hơn cái mệt của thể xác. Chia tay với các cụ Giáo hạt Xuân Lộc, tôi lại lên đường, lên đường với một luồng khí mới kín múc từ những cụ già đầy nhiệt huyết, đầy tấm lòng với con chiên. Hẹn mùa quét lá khác sẽ lại đồng hành với các cụ trong công việc “dọn lá nhà Đức Chúa Lời (Trời)”
Đàng thánh giá trong ngôi nhà nguyện Mễ Tây Cơ
Quyên Di
17:34 02/04/2009
ĐÀNG THÁNH GIÁ TRONG NGÔI NHÀ NGUYỆN MỄ TÂY CƠ
Trong một chuyến đi Chicago, tôi đã đặt chân vào ngôi nhà nguyện ấy.
Đó là ngôi nhà nguyện trong một cao ốc tối tăm vùng Nam Chicago, nơi được dùng làm trụ sở của tổ chức Catholic Charities. Mặt tiền của cao ốc này là con đường tấp nập xe cộ; cửa sau cao ốc thông ra một khu đậu xe, với con đường đất dẫn vào, gập ghềnh, lồi lõm, Ngay trên đầu lối xe vào là chiếc cầu xi măng, trên đó xe điện chạy rầm rập suốt ngày đêm.
Rõ ràng, đây không phải là một cao ốc khang trang, tráng lệ nó hợp với khung cảnh của vùng Nam Chicago, nơi có nhiều người da đen và người Mễ, những người nghèo, thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội. Tầng trệt của cao ốc này là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của những người Mễ Tây Cơ.
Có lẽ trong tầng trệt của cao ốc này, ngôi nhà nguyện là căn phòng đẹp nhất, với những bờ tường cẩn đá cuội to bên dưới, một bàn thờ làm bằng một phiến gỗ mộc, một nhà tạm bên góc trái với ngọn đèn dầu leo lét, và một giàn đèn màu hắt ánh sáng từ trên trần xuống.
Tôi quì trong nhà nguyện, tĩnh tâm một lúc rồi ngó lên bốn bức tường tìm kiếm một hình ảnh thân quen: mười bốn chặng đàng thánh giá. Trong bất cữ một thánh đường hay nguyện đường Công giáo lớn nhỏ nào, đều có hình ảnh của mười bốn chặng đàng thánh giá. Đó là những hình ảnh ghi lại những biến cố quan trọng trong đoạn đường khổ nạn của Chúa Kitô, bắt đầu từ sự kiện Ngài bị đưa đến dinh quan tổng trấn Philatô luận tội và kết thúc ở sự kiện xác Ngài được táng trong huyệt đá. Người giáo dân, khi muốn tưởng nhớ đến công ơn cứu chuộc của Chúa Ki tô thì đứng trước mỗi chặng đó, đọc kinh, suy niệm, gọi là ''đi đàng thánh giá".
Điều làm tôi kinh ngạc là ngôi nhà nguyện trang trí theo nghệ thuật Mễ Tây Cơ này không có mười bốn chặng đàng thánh giá. Tôi đã từng đến những ngôi nhà nguyện rất nhỏ hẹp, rất đơn sơ nghèo nàn, nghèo đến độ không có nổi hình ảnh của mười bốn chặng đàng thánh giá; nhưng thay vào đó, người ta đã cắt mười bốn hình thánh giá nhỏ bằng giấy, gắn lên tường, tượng trưng cho mười bốn chặng đàng thánh giá. Ở đây, hình ảnh không có, thánh giá bằng nhựa, bằng giấy cũng không có, tường vách trống trơn. Thay vào đấy, họa sĩ nào đó đã dùng màu, vẽ dày đặc trên bốn bức tường. hình ảnh những người đa đen, người Mễ, những cảnh gồng gánh, cảnh làm việc tại công trường... trông hết cả vẻ trang nghiêm của một nơi phượng tự. Tự nhiên tôi thấy giận giận trong lòng. Cái tật vẽ tùm lum tà la trên tường nhà, đường phố, cầu cống của người Mễ xâm nhập cả vào nơi cầu nguyện.
Tại sao lại có một sự vô ý thức đến như thế!
Vì công việc, tôi phải ở lại trung tâm sinh hoạt tôn giáo của người Mễ này vài ngày. Và cũng vì trách nhiệm, mỗi ngày tôi phải vào ngôi nhà nguyện đó nhiều lần. Lần nào cũng vậy, thay vì tìm thấy sự bình an trong tâm hồn thì tôi chỉ cảm thấy... mất bình an. Càng mất bình an bao nhiêu thì tôi càng có cảm tưởng những hình ảnh trên tường đó càng nhảy múa, trêu ghẹo tôi bấy nhiêu. Hóa ra, thay vì được ''tĩnh tâm" thì tôi lại bị ''động tâm''. Nguyên do cũng chỉ vì ngôi nhà nguyện không có mười bốn chặng đàng thánh giá, lại thêm nữa là tường vẽ đầy những hình ảnh kì quái làm mất vẻ trang nghiêm.
Cho đến buổi sáng kia, một vị hình mục đến dâng Thánh lễ trong ngôi nhà nguyện này. Trong phần giảng thuyết, ngài khai triển chủ đề ''Chúa ở trong tha nhân ''. Ngài nói: ''Chúng ta không nhìn thấy Chúa, nhưng nhìn thấy anh em chung quanh ta cũng chính là thấy Chúa, vì Chúa ở trong những người anh em đó. Chúng tạ cũng không trực tiếp phục vụ Chúa, nhưng khi chúng ta phục vụ những người anh em cũng là chúng ta phục vụ chính Chúa, vì Chúa ở trong những người anh em đó.
Tôi ngồi nghe, hơi thờ ơ. Những tư tưởng này tôi cũng đã được nghe nhiều lần, không có gì mới lạ. Nhưng tôi bắt đầu chú ý khi vị linh mục đề cập tới những bức tường trong ngôi nhà nguyện. Bằng một giọng đều đặn nhưng không thiếu sự rung cảm, ngài nói:
Anh em thử nhìn lên bốn bức tường trong nhà nguyện này. Anh em không thấy mười bốn chặng đàng thánh giá cũng không thấy Chúa đâu. Nhưng có Chúa đó, và cũng có cả mười bốn chặng đàng thánh giá đó.
Tôi kinh ngạc, chú ý nghe. Và vị linh mục nói tiếp:
Anh em hãy nhìn bức hình thứ nhất: một người da đen bị trói hai tay, đứng trước những người khác. Anh em không nhìn thấy Chúa đâu, nhưng có Chúa trong người da đen ấy. Chúa Ki tô đang bị đưa ra trước tòa quan tổng trần Philatô đó... Anh em hãy nhìn bức hình thứ hai, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một người đang vác những vật rất nặng trên vai, lưng anh ta còng xuống. Chúa đó, Chúa Ki tô vác thánh giá trong người anh em đang mang nặng đó... Anh em hãy nhìn bức hình thứ ba, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một người bị đè dưới một đống gạch. Chúa đó, Chúa Ki tô bị ngã xuống đất dưới sức nặng của cây thánh giá...Anh em hãy nhìn bức hình thứ tư, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một phụ nữ đẹp sầu muộn đang nhìn một người đang bị đánh đập. Chúa Kitô đó, trên đường khổ giá, Ngài đã gặp Đức Mẹ sầu bi.
Lần lượt, vị linh mục giảng giải trọn vẹn mười bốn chặng đàng thánh giá vẽ trên tường. Tôi và những người ngồi trong nhà nguyện chăm chú lắng nghe. Nghe mà cảm thấy trong lòng sung sướng. Đây là lần đầu tiên, tôi cảm nghiệm bài học "Chúa ở trong tha nhân '' một cách thật mãnh liệt và sống động.
Buổi,chiều, tôi gặp vị linh mục yà tỏ ý cảm phục vì sự ngài nhìn ra ý nghĩa của những hình ảnh ''kì quái '? trên tường. Ngài cười nhẹ, đáp:
Tôi nghĩ đó là sự nhạy cảm văn hóa. Buổi sáng sớm nay, tôi vào nhà nguyện, ngồi suy niệm. Bất chợt, nhìn lên tường, ngắm những bức tranh ấy, tôi tìm ra được ý nghĩa của chúng.
Tôi không có được sự ''nhạy cảm văn hóa '' của vị linh mục kia. Nhưng qua sự giải nghĩa của ngài, tôi học được một bài học còn quan trọng hơn sự ''nhạy cảm văn hóa''. Chuyện xảy ra là, sau buổi sáng hôm ấy, mỗi lần vào nhà nguyện Mễ Tây Cơ đó, tôi không còn cái tâm trạng ''giận giận '' và ''mất bình an '' nữa; trái lại, lòng tôi thấy bình an thư thái và chan chứa yêu thương. Tôi thấy ngôi nhà nguyện đẹp và dễ thương, những giờ cầu nguyện trong ngôi nhà nguyện ấy thật là ý nghĩa.
Trước đây, tôi thấy ngôi nhà nguyện dễ ghét, vì tôi không hiểu được ý nghĩa những bức tranh vẽ trên tường. Bây giờ, ngôi nhà nguyện dễ thương, vì tôi đã hiểu được ý nghĩa những bức tranh ấy. Bài học tôi học được chính là ở chỗ đó: ngôi nhà nguyện cũng y như một con người và những bức tranh vẽ trên tường cũng giống như tâm hồn của người ấy. Có những người, khi mới thoạt gặp, tôi đã thấy ''mất cảm tình'' ngay, nơi họ có cái gì kì cục, khó ưa và tôi tìm cách xa tránh họ, không muốn tiếp xúc với họ.Tình cờ gặp họ, dù họ không làm gì đụng chạm đến tôi, tôi cũng thấy ghét, thấy bực mình. Thế nhưng, nếu có cơ hội nào, tôi đi được vào cõi lòng của người ấy, tôi biết được tâm trạng, sự suy nghĩ, niềm vui nỗi buồn, niềm đau và sự hạnh phúc của người ấy, tôi sẽ thấy người ấy có những điểm dễ thương và tâm hồn người ấy có nhiều điều đáng quí.
Hi vọng rằng từ nay, khi tiếp xúc với một người, tôi sẽ không vội ưa hay không ưa, mà cố gắng tìm hiểu tâm hồn họ. Và tôi tin rằng nơi tâm hồn bất cứ một ai cũng có những điểm đáng quí, dễ thương.
Trong một chuyến đi Chicago, tôi đã đặt chân vào ngôi nhà nguyện ấy.
Đó là ngôi nhà nguyện trong một cao ốc tối tăm vùng Nam Chicago, nơi được dùng làm trụ sở của tổ chức Catholic Charities. Mặt tiền của cao ốc này là con đường tấp nập xe cộ; cửa sau cao ốc thông ra một khu đậu xe, với con đường đất dẫn vào, gập ghềnh, lồi lõm, Ngay trên đầu lối xe vào là chiếc cầu xi măng, trên đó xe điện chạy rầm rập suốt ngày đêm.
Rõ ràng, đây không phải là một cao ốc khang trang, tráng lệ nó hợp với khung cảnh của vùng Nam Chicago, nơi có nhiều người da đen và người Mễ, những người nghèo, thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội. Tầng trệt của cao ốc này là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của những người Mễ Tây Cơ.
Có lẽ trong tầng trệt của cao ốc này, ngôi nhà nguyện là căn phòng đẹp nhất, với những bờ tường cẩn đá cuội to bên dưới, một bàn thờ làm bằng một phiến gỗ mộc, một nhà tạm bên góc trái với ngọn đèn dầu leo lét, và một giàn đèn màu hắt ánh sáng từ trên trần xuống.
Tôi quì trong nhà nguyện, tĩnh tâm một lúc rồi ngó lên bốn bức tường tìm kiếm một hình ảnh thân quen: mười bốn chặng đàng thánh giá. Trong bất cữ một thánh đường hay nguyện đường Công giáo lớn nhỏ nào, đều có hình ảnh của mười bốn chặng đàng thánh giá. Đó là những hình ảnh ghi lại những biến cố quan trọng trong đoạn đường khổ nạn của Chúa Kitô, bắt đầu từ sự kiện Ngài bị đưa đến dinh quan tổng trấn Philatô luận tội và kết thúc ở sự kiện xác Ngài được táng trong huyệt đá. Người giáo dân, khi muốn tưởng nhớ đến công ơn cứu chuộc của Chúa Ki tô thì đứng trước mỗi chặng đó, đọc kinh, suy niệm, gọi là ''đi đàng thánh giá".
Điều làm tôi kinh ngạc là ngôi nhà nguyện trang trí theo nghệ thuật Mễ Tây Cơ này không có mười bốn chặng đàng thánh giá. Tôi đã từng đến những ngôi nhà nguyện rất nhỏ hẹp, rất đơn sơ nghèo nàn, nghèo đến độ không có nổi hình ảnh của mười bốn chặng đàng thánh giá; nhưng thay vào đó, người ta đã cắt mười bốn hình thánh giá nhỏ bằng giấy, gắn lên tường, tượng trưng cho mười bốn chặng đàng thánh giá. Ở đây, hình ảnh không có, thánh giá bằng nhựa, bằng giấy cũng không có, tường vách trống trơn. Thay vào đấy, họa sĩ nào đó đã dùng màu, vẽ dày đặc trên bốn bức tường. hình ảnh những người đa đen, người Mễ, những cảnh gồng gánh, cảnh làm việc tại công trường... trông hết cả vẻ trang nghiêm của một nơi phượng tự. Tự nhiên tôi thấy giận giận trong lòng. Cái tật vẽ tùm lum tà la trên tường nhà, đường phố, cầu cống của người Mễ xâm nhập cả vào nơi cầu nguyện.
Tại sao lại có một sự vô ý thức đến như thế!
Vì công việc, tôi phải ở lại trung tâm sinh hoạt tôn giáo của người Mễ này vài ngày. Và cũng vì trách nhiệm, mỗi ngày tôi phải vào ngôi nhà nguyện đó nhiều lần. Lần nào cũng vậy, thay vì tìm thấy sự bình an trong tâm hồn thì tôi chỉ cảm thấy... mất bình an. Càng mất bình an bao nhiêu thì tôi càng có cảm tưởng những hình ảnh trên tường đó càng nhảy múa, trêu ghẹo tôi bấy nhiêu. Hóa ra, thay vì được ''tĩnh tâm" thì tôi lại bị ''động tâm''. Nguyên do cũng chỉ vì ngôi nhà nguyện không có mười bốn chặng đàng thánh giá, lại thêm nữa là tường vẽ đầy những hình ảnh kì quái làm mất vẻ trang nghiêm.
Cho đến buổi sáng kia, một vị hình mục đến dâng Thánh lễ trong ngôi nhà nguyện này. Trong phần giảng thuyết, ngài khai triển chủ đề ''Chúa ở trong tha nhân ''. Ngài nói: ''Chúng ta không nhìn thấy Chúa, nhưng nhìn thấy anh em chung quanh ta cũng chính là thấy Chúa, vì Chúa ở trong những người anh em đó. Chúng tạ cũng không trực tiếp phục vụ Chúa, nhưng khi chúng ta phục vụ những người anh em cũng là chúng ta phục vụ chính Chúa, vì Chúa ở trong những người anh em đó.
Tôi ngồi nghe, hơi thờ ơ. Những tư tưởng này tôi cũng đã được nghe nhiều lần, không có gì mới lạ. Nhưng tôi bắt đầu chú ý khi vị linh mục đề cập tới những bức tường trong ngôi nhà nguyện. Bằng một giọng đều đặn nhưng không thiếu sự rung cảm, ngài nói:
Anh em thử nhìn lên bốn bức tường trong nhà nguyện này. Anh em không thấy mười bốn chặng đàng thánh giá cũng không thấy Chúa đâu. Nhưng có Chúa đó, và cũng có cả mười bốn chặng đàng thánh giá đó.
Tôi kinh ngạc, chú ý nghe. Và vị linh mục nói tiếp:
Anh em hãy nhìn bức hình thứ nhất: một người da đen bị trói hai tay, đứng trước những người khác. Anh em không nhìn thấy Chúa đâu, nhưng có Chúa trong người da đen ấy. Chúa Ki tô đang bị đưa ra trước tòa quan tổng trần Philatô đó... Anh em hãy nhìn bức hình thứ hai, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một người đang vác những vật rất nặng trên vai, lưng anh ta còng xuống. Chúa đó, Chúa Ki tô vác thánh giá trong người anh em đang mang nặng đó... Anh em hãy nhìn bức hình thứ ba, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một người bị đè dưới một đống gạch. Chúa đó, Chúa Ki tô bị ngã xuống đất dưới sức nặng của cây thánh giá...Anh em hãy nhìn bức hình thứ tư, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một phụ nữ đẹp sầu muộn đang nhìn một người đang bị đánh đập. Chúa Kitô đó, trên đường khổ giá, Ngài đã gặp Đức Mẹ sầu bi.
Lần lượt, vị linh mục giảng giải trọn vẹn mười bốn chặng đàng thánh giá vẽ trên tường. Tôi và những người ngồi trong nhà nguyện chăm chú lắng nghe. Nghe mà cảm thấy trong lòng sung sướng. Đây là lần đầu tiên, tôi cảm nghiệm bài học "Chúa ở trong tha nhân '' một cách thật mãnh liệt và sống động.
Buổi,chiều, tôi gặp vị linh mục yà tỏ ý cảm phục vì sự ngài nhìn ra ý nghĩa của những hình ảnh ''kì quái '? trên tường. Ngài cười nhẹ, đáp:
Tôi nghĩ đó là sự nhạy cảm văn hóa. Buổi sáng sớm nay, tôi vào nhà nguyện, ngồi suy niệm. Bất chợt, nhìn lên tường, ngắm những bức tranh ấy, tôi tìm ra được ý nghĩa của chúng.
Tôi không có được sự ''nhạy cảm văn hóa '' của vị linh mục kia. Nhưng qua sự giải nghĩa của ngài, tôi học được một bài học còn quan trọng hơn sự ''nhạy cảm văn hóa''. Chuyện xảy ra là, sau buổi sáng hôm ấy, mỗi lần vào nhà nguyện Mễ Tây Cơ đó, tôi không còn cái tâm trạng ''giận giận '' và ''mất bình an '' nữa; trái lại, lòng tôi thấy bình an thư thái và chan chứa yêu thương. Tôi thấy ngôi nhà nguyện đẹp và dễ thương, những giờ cầu nguyện trong ngôi nhà nguyện ấy thật là ý nghĩa.
Trước đây, tôi thấy ngôi nhà nguyện dễ ghét, vì tôi không hiểu được ý nghĩa những bức tranh vẽ trên tường. Bây giờ, ngôi nhà nguyện dễ thương, vì tôi đã hiểu được ý nghĩa những bức tranh ấy. Bài học tôi học được chính là ở chỗ đó: ngôi nhà nguyện cũng y như một con người và những bức tranh vẽ trên tường cũng giống như tâm hồn của người ấy. Có những người, khi mới thoạt gặp, tôi đã thấy ''mất cảm tình'' ngay, nơi họ có cái gì kì cục, khó ưa và tôi tìm cách xa tránh họ, không muốn tiếp xúc với họ.Tình cờ gặp họ, dù họ không làm gì đụng chạm đến tôi, tôi cũng thấy ghét, thấy bực mình. Thế nhưng, nếu có cơ hội nào, tôi đi được vào cõi lòng của người ấy, tôi biết được tâm trạng, sự suy nghĩ, niềm vui nỗi buồn, niềm đau và sự hạnh phúc của người ấy, tôi sẽ thấy người ấy có những điểm dễ thương và tâm hồn người ấy có nhiều điều đáng quí.
Hi vọng rằng từ nay, khi tiếp xúc với một người, tôi sẽ không vội ưa hay không ưa, mà cố gắng tìm hiểu tâm hồn họ. Và tôi tin rằng nơi tâm hồn bất cứ một ai cũng có những điểm đáng quí, dễ thương.
Bảy di ngôn trên Thánh Giá
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
17:42 02/04/2009
BẢY DI NGÔN TRÊN THÁNH GIÁ
Có hai sứ điệp nổi bật nhất của Chúa Cứu Thế được gởi đến cho loài người.Sứ điệp đầu tiên là Tám Mối Phúc Thật được Chúa công bố trên một sườn núi.Sứ điệp cuối cùng là Bảy Di Ngôn trên thánh giá.
Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi bảy Lời Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tình yêu hiến dâng phục vụ.
1. Lạy Cha xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm (Lc 23,34)
Lẽ thường, vào giờ hấp hối, tự đáy lòng con người bộc lộ những lời tha thiết với người thân yêu, người lân cận. Lời đầu tiên của Chúa là xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ bách hại, kết án, lăng nhục, đóng đinh Ngài.
Triết gia Xê-nê-ca kể lại rằng, người bị treo trên thập giá trù ẻo cha mẹ,nguyền rủa ngày sinh tháng đẻ,mắng nhiếc lý hình,thậm chí còn khạc nhổ vào bất cứ ai qua lại đứng ngồi dưới chân cây thập giá.
Nhà hùng biện Si-sê-rô còn cho biết rằng, đôi khi phải cắt lưỡi người bị đóng đinh vào thập giá, để họ thôi buông lời phạm thượng. Bởi thế, dân chúng bồn chồn. Đám lý hình,luật sĩ,biệt phái chờ đợi tiếng la thét,mắng nhiếc,nguyền rủa của người bị đóng đinh đang hấp hối. Nhưng,cũng như loại hương mộc tiết hương thơm ra cho cả chiếc rìu hạ chúng,Thánh Tâm trên cây Tình Thương tự đáy lòng đã thoát toả ra một lời nguyện thầm thỉ đầy êm ái về sự dung thứ và xá tội “Lạy Cha xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm”.
Tha thứ,vì họ không biết. Giả mà họ biết tội họ phạm kinh tởm đến đâu khi lên án chết cho Đấng ban sự sống;giả mà họ biết rằng họ đang đổ máu Đức Giêsu dùng để cứu chuộc họ,giả mà họ biết như thế thì đời nào họ lại được tha ?
Giả mà ta biết tội lỗi khủng khiếp dường nào mà cứ phạm tội;giả mà ta biết Chúa yêu ta đến nổi Nhập Thể Làm Người mà ta vẫn khước từ không chịu đón nhận và tin yêu; giả mà ta thấu hiểu tình yêu tha thứ trong Bí Tích Giải Tội thật là vô biên mà không chịu xưng tội; giả mà ta biết Bí Tích Thánh Thể hàm chứa một sức sống vô song mà cứ khước từ không chịu ăn Mình Thánh và uống Máu Thánh. Giả mà ta biết rõ những điều ấy,ta sẽ bị hư mất.Ta không thấu hiểu lòng lành Thiên Chúa,đó là lý lẽ độc nhất rộng thứ cái tội chưa chịu làm thánh của ta.
Chúa không chấp nhất,nhưng lại tha thứ,thì ta cũng phải tha thứ cho nhau.( x Mt 6,12; 6,15;18,23-35).
2. Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng(Lc 23,43)
Kẻ tử tội bị đóng đinh bên hữu ngoảnh đầu nhìn sang đọc được tấm bảng: Giêsu Nazareth,Vua dân Do thái.Trong tâm hồn người đạo chích này dậy lên những tâm tình nồng nàn. Một tia sáng từ Thập giá chiếu ra làm rực sáng đức tin của anh nên anh đã dâng lời khẩn cầu: Xin Ngài nhớ đến con khi Ngài về nơi vương quốc. Chính lúc tử thần rình rập bên cạnh,chỉ có một người nhìn biết Chúa Kitô là minh chủ một vương quốc. Chúa đã cứu chữa anh khi phán: Hôm nay, con sẽ ở trên thiên đàng cùng với Ta.
Trước đó đã chẳng có ai được hứa ban như vậy, cho dù là Môisen hay Gioan, Mađalêna hay cả Đức Maria.
Người đạo chích đã gõ cửa, đã cầu xin chỉ có một lần, anh đã dám làm tất cả nên đã được tất cả. Liệu có thể nói được rằng: Người trộm này đến chết vẫn còn hành nghề đạo chích, vì đến lúc chết, còn ăn trộm được thiên đường ?
Lòng từ ái của Chúa đối với người trộm gợi nhớ lời sấm ngôn: Tội lỗi con có thắm như hồng điều, cũng sẽ nên trắng sạch như tuyết, có thẫm như vải đỏ, cũng sẽ mịn mướt như lông chiên.
Ơn dung thứ Chúa ban cho người trộm thống hối càng làm chúng ta hiểu hơn lời Chúa phán:” Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi kẻ tội lỗi …không phải người mạnh khoẻ nhưng người bệnh tật mới cần đến lang y …một người tội lỗi thống hối làm cho cả thiên đường vui mừng hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải thống hối.”.
Người trộm biết sám hối ăn năn tiêu biểu cho thế giới dân ngoại tin và tuyên xưng Đức Giêsu là Vua. Miễn là con người biết sám hối,Thiên Chúa luôn bao dung và từ ái.
3. Thưa Bà, đây là con Bà (Ga 19,26)
Những lời Sứ thần Gabriel nói tại Nazareth: ”Kính chào Bà đầy ân phúc” ( Lc 1,28) cũng soi sáng cho khung cảnh Calvê. Biến cố Truyền tin báo hiệu một khởi đầu,Thánh giá đánh giá một kết thúc.Trong cảnh Truyền tin, Mẹ Maria trao ban bản tính loài người cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ; dưới chân Thánh giá,nơi Thánh Gioan,Mẹ đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn Mẹ. Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố nhập thể, Mẹ đã trở thành mẹ của loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, con Mẹ. Dưới chân Thánh giá, Mẹ đón nhận từ Chúa Giêsu như một lời truyền tin thứ hai: “Hỡi Bà này là con Bà” ( Ga 19,26).
Lời truyền tin thứ nhất do Sứ thần đem đến, lần truyền tin thứ hai lại do chính Chúa phán ra. Lời truyền tin thứ hai long trọng, Đức Giêsu, Ngôi Lời truyền tin cho Mẹ mình, công bố vai trò vai trò Đức Maria là Mẹ Nhân Loại, Mẹ Giáo Hội.
Ở gốc cây biết lành biết dữ, Evà đã mất chức làm mẹ loài người.
Ở dưới chân Thánh giá, Đức Mẹ đón nhận chức vị làm Mẹ loài người.
Đức Maria là mẹ Thiên ân vì là mẹ của Tác giả ơn thánh.Các con hãy hoàn toàn tín nhiệm phó thác cho Mẹ ! Hãy chiếu toả rạng ngời vẻ đẹp của Chúa Kitô khi cởi mở đón nhận hơi thở của Thánh Linh.
4. Lạy Thiên Chúa! lạy Thiên Chúa của con ! sao Ngài bỏ rơi con ( Mt 27,46)
Ba Lời Di Ngôn đầu từ thánh giá phán ra được gởi đến các kẻ được Thiên Chúa yêu thương theo thứ tự: kẻ thù địch, kẻ tội lỗi, người lành thánh. Hai lời thứ tư, thứ năm biểu lộ sự đau khổ của Thiên Chúa làm người trên thánh giá. Lời thứ tư biểu lộ sự khốn khổ của con người bị Thiên Chúa phế bỏ. Lời thứ năm nói lên nổi cay cực của Thiên Chúa bị con người chối bỏ.
Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là ngày đen tối nhất trần gian.Bóng tối bao trùm trái đất in mờ Thập Giá Đức Kitô trên nền trời đen thẳm.Mọi sự đều tối tăm mịt mùng! Ngài từ bỏ Mẹ hiền và môn đệ yêu dấu. Thiên Chúa xem ra cũng như từ bỏ Ngài luôn. ”Eli ! Eli ! Lamma sabacthani ! Chúa ơi ! Chúa ơi ! sao Chúa bỏ con ? ! Tiếng kêu than này, trong ngôn ngữ huyền nghĩa Do thái tiết diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện: Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa. Chúa Con gọi Chúa Cha là Thiên Chúa.Khác hẳn lời cầu ngày nào Ngài dạy: ”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Chúa Cha cũng có vẻ như ngoảnh mặt đi,khi Ngài hứng chịu lấy tội lỗi trần gian.Ngài cam chịu nổi đớn đau bi thống đó vì con người để chúng ta hiểu rằng: Khi con người mất Thiên Chúa thì tình trạng khủng khiếp chừng nào.
5. Ta Khát ( Ga 19,28)
Đây là lời ngắn nhất trong bảy Di Ngôn, chỉ vỏn vẹn một tiếng Ta khát.Tận đáy tâm hồn Chúa chỉ bật ra một nổi thao thức:Ta Khát.
Hiện tượng khát nước là sự kiện bình thường của một người tử tội đóng đinh thập giá, do việc người đó mất quá nhiều máu trong người. Nhưng ở đây, chắc chắn Gioan không có ý nói tới điều đó mà nói đến nghĩa thiêng liêng. Đức Giêsu khao khát thông truyền hiệu quả cuộc khổ nạn của Người là Ơn cứu độ cho tất cả mọi người và như thế thì lời Kinh thánh mới nên trọn.Ý nghĩa của lời Ta Khát gắn liền với việc “để lời kinh thánh được nên trọn”. Lời Kinh Thánh có thể hiểu là Lời các Tiên tri trong Cựu ước loan báo về sứ mạng Cứu thế của Đấng Messia; Lời Kinh Thánh còn có thể hiểu là chính công việc cứu thế của Đức Giêsu. Vì thế, Đức Giêsu biết rằng sứ mạng cứu thế của Người đã được thi hành trọn vẹn và đầy đủ; kể từ nay bắt đầu giai đoạn mới của lịch sử cứu độ, con người sẽ lãnh nhận hiệu quả do cuộc khổ nạn người đem đến thì Ngài nói: Ta Khát.
Trong Phúc âm Gioan, từ ngữ “khát” thường chỉ nguyện vọng sâu xa của con người khát mong những hồng ân của Thiên Chúa vào thời Đấng Messia “Ai uống nước Ta ban thì đời đời sẽ không còn khát nữa,nước Ta ban sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13); ” Ai đến với Ta sẽ không hề đói,và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ” ( Ga 6,35); “ Ai khát hãy đến với Ta,ai tin vào ta hãy đến mà uống ! Như kinh thánh đã nói: Tự lòng Ngài sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” ( Ga 7,37).
Như thế Di Ngôn “Ta Khát” chính là nguyện vọng sâu thẳm của Chúa muốn mọi người lãnh nhận ơn cứu độ mà cuộc khổ nạn Ngài đem đến cho thế gian.
6. Mọi sự đã hoàn tất ( Ga 19,30)
Mọi sự là sự gì ? thưa là Thánh ý Chúa Cha. Lật trong sách Tin mừng rất nhiều chỗ nói “để ứng nghiệm lời Thiên Chúa,để lời các Ngôn sứ được hoàn tất”.Trong cuộc đời dương thế, Đức Giêsu luôn thực thi Thánh ý. Và giờ đây trong giây phút cuối đời trên thập giá, hình như Đức Giêsu làm bảng tổng kết: mọi sự Chúa Cha đã hoạch định, Ngài đã chu toàn, mọi sự đã hoàn tất từ ngày lọt lòng mẹ tại Bêlem cho đến nghiêng đầu trước khi chết.
Công cuộc cứu độ trần gian đã được thể hiện. Đây là lời Ngài trình lại với Chúa Cha và đây cũng chính là lời loan báo sự chiến thắng của Ngài.Quyền lực bóng tối đã giết được thân xác Ngài,vị vua Messia. Nhưng qua cái chết này, ơn cứu độ được trao ban cho mọi người và giải thoát con người khỏi vòng cương toả của bóng tối, tội lỗi, satan. Đúng như Thánh Gioan đã suy niệm “Sự sáng đã rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được ánh sáng’ ( Ga 1,5).
7. Lạy Cha ! con phó thác linh hồn con trong tay Cha ( Lc 23,46)
Lời thứ sáu là lời biệt ly trần gian. Lời thứ bảy là lời khải hoàn thiên quốc.
Chúa Kitô, Đấng từ trời xuống,đã chu toàn nhiệm vụ, hoàn thành cuộc hành trình, nay lại trở về cùng Chúa Cha để tỏ niềm tôn phục Đấng đã phái Ngài đi thực thi công cuộc cứu chuộc thế gian: “Lạy Cha,Con phó thác linh hồn con trong tay Cha”
Ba mươi năm trước, Ngài từ bỏ Nhà Cha để đến một xứ xa lạ là trần gian. Ở đó, Ngài sống cuộc đời tiêu xài không kể mức độ nào cả. Quyền năng và sự khôn ngoan được Ngài phân phát vô số kể. Ân sủng và lòng ái tuất được Ngài chuẩn ban cách quãng đại. Đến giờ sau hết, Ngài còn ban luôn cả bản thể của mình cho kẻ tội lỗi. Và Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để làm giá cứu chuộc thế gian.Trên đường về Nhà Cha, từ Thập giá Ngài dâng lên Chúa Cha lời nguyện hoàn hảo nhất ”Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha”.
Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ít-ra-en, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi. Ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài. Sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Sa-ma-ri-a, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta.
Phó thác linh hồn cho Chúa Cha, thân xác Ngài trao trong tay Đức Mẹ.Từ chén cứu chuộc những giọt máu cuối cùng nhỏ xuống nhuộm đỏ cây thập giá.
Đây cũng là giờ bi thảm nhất của Đức Mẹ.Có nổi đớn đau nào hơn của nổi đớn đau của người Mẹ ôm xác người con yêu dấu? Đức Giêsu sinh ra trong vòng tay mẹ hiền, đến chết vẫn ở trong vòng tay Mẹ từ ái.
Chúa Giêsu đã để lại sứ điệp cuối cùng: Bảy Di Ngôn trên thánh giá.Trong cao điểm mầu nhiệm cứu độ, Chúa đã mạc khải tình yêu hiến tế qua Bảy Di Ngôn do lòng yêu thương. Những lời này vang dội qua mọi thời đại, xuyên qua tâm trí nhân loại, cải hoá và dẫn đưa bao linh hồn về với Chúa.
Calvê nơi hành hình tội nhân giờ đây đã trở thành ngọn núi đầy hấp dẫn lôi cuốn thế giới đến chiêm ngắm và đón nhận tình yêu của Đấng chịu đóng đinh.
( Viết theo cuốn: Trên đỉnh cao thập giá của ĐGM Fulton Sheen)
Có hai sứ điệp nổi bật nhất của Chúa Cứu Thế được gởi đến cho loài người.Sứ điệp đầu tiên là Tám Mối Phúc Thật được Chúa công bố trên một sườn núi.Sứ điệp cuối cùng là Bảy Di Ngôn trên thánh giá.
Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi bảy Lời Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tình yêu hiến dâng phục vụ.
1. Lạy Cha xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm (Lc 23,34)
Lẽ thường, vào giờ hấp hối, tự đáy lòng con người bộc lộ những lời tha thiết với người thân yêu, người lân cận. Lời đầu tiên của Chúa là xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ bách hại, kết án, lăng nhục, đóng đinh Ngài.
Triết gia Xê-nê-ca kể lại rằng, người bị treo trên thập giá trù ẻo cha mẹ,nguyền rủa ngày sinh tháng đẻ,mắng nhiếc lý hình,thậm chí còn khạc nhổ vào bất cứ ai qua lại đứng ngồi dưới chân cây thập giá.
Nhà hùng biện Si-sê-rô còn cho biết rằng, đôi khi phải cắt lưỡi người bị đóng đinh vào thập giá, để họ thôi buông lời phạm thượng. Bởi thế, dân chúng bồn chồn. Đám lý hình,luật sĩ,biệt phái chờ đợi tiếng la thét,mắng nhiếc,nguyền rủa của người bị đóng đinh đang hấp hối. Nhưng,cũng như loại hương mộc tiết hương thơm ra cho cả chiếc rìu hạ chúng,Thánh Tâm trên cây Tình Thương tự đáy lòng đã thoát toả ra một lời nguyện thầm thỉ đầy êm ái về sự dung thứ và xá tội “Lạy Cha xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm”.
Tha thứ,vì họ không biết. Giả mà họ biết tội họ phạm kinh tởm đến đâu khi lên án chết cho Đấng ban sự sống;giả mà họ biết rằng họ đang đổ máu Đức Giêsu dùng để cứu chuộc họ,giả mà họ biết như thế thì đời nào họ lại được tha ?
Giả mà ta biết tội lỗi khủng khiếp dường nào mà cứ phạm tội;giả mà ta biết Chúa yêu ta đến nổi Nhập Thể Làm Người mà ta vẫn khước từ không chịu đón nhận và tin yêu; giả mà ta thấu hiểu tình yêu tha thứ trong Bí Tích Giải Tội thật là vô biên mà không chịu xưng tội; giả mà ta biết Bí Tích Thánh Thể hàm chứa một sức sống vô song mà cứ khước từ không chịu ăn Mình Thánh và uống Máu Thánh. Giả mà ta biết rõ những điều ấy,ta sẽ bị hư mất.Ta không thấu hiểu lòng lành Thiên Chúa,đó là lý lẽ độc nhất rộng thứ cái tội chưa chịu làm thánh của ta.
Chúa không chấp nhất,nhưng lại tha thứ,thì ta cũng phải tha thứ cho nhau.( x Mt 6,12; 6,15;18,23-35).
2. Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng(Lc 23,43)
Kẻ tử tội bị đóng đinh bên hữu ngoảnh đầu nhìn sang đọc được tấm bảng: Giêsu Nazareth,Vua dân Do thái.Trong tâm hồn người đạo chích này dậy lên những tâm tình nồng nàn. Một tia sáng từ Thập giá chiếu ra làm rực sáng đức tin của anh nên anh đã dâng lời khẩn cầu: Xin Ngài nhớ đến con khi Ngài về nơi vương quốc. Chính lúc tử thần rình rập bên cạnh,chỉ có một người nhìn biết Chúa Kitô là minh chủ một vương quốc. Chúa đã cứu chữa anh khi phán: Hôm nay, con sẽ ở trên thiên đàng cùng với Ta.
Trước đó đã chẳng có ai được hứa ban như vậy, cho dù là Môisen hay Gioan, Mađalêna hay cả Đức Maria.
Người đạo chích đã gõ cửa, đã cầu xin chỉ có một lần, anh đã dám làm tất cả nên đã được tất cả. Liệu có thể nói được rằng: Người trộm này đến chết vẫn còn hành nghề đạo chích, vì đến lúc chết, còn ăn trộm được thiên đường ?
Lòng từ ái của Chúa đối với người trộm gợi nhớ lời sấm ngôn: Tội lỗi con có thắm như hồng điều, cũng sẽ nên trắng sạch như tuyết, có thẫm như vải đỏ, cũng sẽ mịn mướt như lông chiên.
Ơn dung thứ Chúa ban cho người trộm thống hối càng làm chúng ta hiểu hơn lời Chúa phán:” Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi kẻ tội lỗi …không phải người mạnh khoẻ nhưng người bệnh tật mới cần đến lang y …một người tội lỗi thống hối làm cho cả thiên đường vui mừng hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải thống hối.”.
Người trộm biết sám hối ăn năn tiêu biểu cho thế giới dân ngoại tin và tuyên xưng Đức Giêsu là Vua. Miễn là con người biết sám hối,Thiên Chúa luôn bao dung và từ ái.
3. Thưa Bà, đây là con Bà (Ga 19,26)
Những lời Sứ thần Gabriel nói tại Nazareth: ”Kính chào Bà đầy ân phúc” ( Lc 1,28) cũng soi sáng cho khung cảnh Calvê. Biến cố Truyền tin báo hiệu một khởi đầu,Thánh giá đánh giá một kết thúc.Trong cảnh Truyền tin, Mẹ Maria trao ban bản tính loài người cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ; dưới chân Thánh giá,nơi Thánh Gioan,Mẹ đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn Mẹ. Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố nhập thể, Mẹ đã trở thành mẹ của loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, con Mẹ. Dưới chân Thánh giá, Mẹ đón nhận từ Chúa Giêsu như một lời truyền tin thứ hai: “Hỡi Bà này là con Bà” ( Ga 19,26).
Lời truyền tin thứ nhất do Sứ thần đem đến, lần truyền tin thứ hai lại do chính Chúa phán ra. Lời truyền tin thứ hai long trọng, Đức Giêsu, Ngôi Lời truyền tin cho Mẹ mình, công bố vai trò vai trò Đức Maria là Mẹ Nhân Loại, Mẹ Giáo Hội.
Ở gốc cây biết lành biết dữ, Evà đã mất chức làm mẹ loài người.
Ở dưới chân Thánh giá, Đức Mẹ đón nhận chức vị làm Mẹ loài người.
Đức Maria là mẹ Thiên ân vì là mẹ của Tác giả ơn thánh.Các con hãy hoàn toàn tín nhiệm phó thác cho Mẹ ! Hãy chiếu toả rạng ngời vẻ đẹp của Chúa Kitô khi cởi mở đón nhận hơi thở của Thánh Linh.
4. Lạy Thiên Chúa! lạy Thiên Chúa của con ! sao Ngài bỏ rơi con ( Mt 27,46)
Ba Lời Di Ngôn đầu từ thánh giá phán ra được gởi đến các kẻ được Thiên Chúa yêu thương theo thứ tự: kẻ thù địch, kẻ tội lỗi, người lành thánh. Hai lời thứ tư, thứ năm biểu lộ sự đau khổ của Thiên Chúa làm người trên thánh giá. Lời thứ tư biểu lộ sự khốn khổ của con người bị Thiên Chúa phế bỏ. Lời thứ năm nói lên nổi cay cực của Thiên Chúa bị con người chối bỏ.
Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là ngày đen tối nhất trần gian.Bóng tối bao trùm trái đất in mờ Thập Giá Đức Kitô trên nền trời đen thẳm.Mọi sự đều tối tăm mịt mùng! Ngài từ bỏ Mẹ hiền và môn đệ yêu dấu. Thiên Chúa xem ra cũng như từ bỏ Ngài luôn. ”Eli ! Eli ! Lamma sabacthani ! Chúa ơi ! Chúa ơi ! sao Chúa bỏ con ? ! Tiếng kêu than này, trong ngôn ngữ huyền nghĩa Do thái tiết diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện: Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa. Chúa Con gọi Chúa Cha là Thiên Chúa.Khác hẳn lời cầu ngày nào Ngài dạy: ”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Chúa Cha cũng có vẻ như ngoảnh mặt đi,khi Ngài hứng chịu lấy tội lỗi trần gian.Ngài cam chịu nổi đớn đau bi thống đó vì con người để chúng ta hiểu rằng: Khi con người mất Thiên Chúa thì tình trạng khủng khiếp chừng nào.
5. Ta Khát ( Ga 19,28)
Đây là lời ngắn nhất trong bảy Di Ngôn, chỉ vỏn vẹn một tiếng Ta khát.Tận đáy tâm hồn Chúa chỉ bật ra một nổi thao thức:Ta Khát.
Hiện tượng khát nước là sự kiện bình thường của một người tử tội đóng đinh thập giá, do việc người đó mất quá nhiều máu trong người. Nhưng ở đây, chắc chắn Gioan không có ý nói tới điều đó mà nói đến nghĩa thiêng liêng. Đức Giêsu khao khát thông truyền hiệu quả cuộc khổ nạn của Người là Ơn cứu độ cho tất cả mọi người và như thế thì lời Kinh thánh mới nên trọn.Ý nghĩa của lời Ta Khát gắn liền với việc “để lời kinh thánh được nên trọn”. Lời Kinh Thánh có thể hiểu là Lời các Tiên tri trong Cựu ước loan báo về sứ mạng Cứu thế của Đấng Messia; Lời Kinh Thánh còn có thể hiểu là chính công việc cứu thế của Đức Giêsu. Vì thế, Đức Giêsu biết rằng sứ mạng cứu thế của Người đã được thi hành trọn vẹn và đầy đủ; kể từ nay bắt đầu giai đoạn mới của lịch sử cứu độ, con người sẽ lãnh nhận hiệu quả do cuộc khổ nạn người đem đến thì Ngài nói: Ta Khát.
Trong Phúc âm Gioan, từ ngữ “khát” thường chỉ nguyện vọng sâu xa của con người khát mong những hồng ân của Thiên Chúa vào thời Đấng Messia “Ai uống nước Ta ban thì đời đời sẽ không còn khát nữa,nước Ta ban sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13); ” Ai đến với Ta sẽ không hề đói,và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ” ( Ga 6,35); “ Ai khát hãy đến với Ta,ai tin vào ta hãy đến mà uống ! Như kinh thánh đã nói: Tự lòng Ngài sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” ( Ga 7,37).
Như thế Di Ngôn “Ta Khát” chính là nguyện vọng sâu thẳm của Chúa muốn mọi người lãnh nhận ơn cứu độ mà cuộc khổ nạn Ngài đem đến cho thế gian.
6. Mọi sự đã hoàn tất ( Ga 19,30)
Mọi sự là sự gì ? thưa là Thánh ý Chúa Cha. Lật trong sách Tin mừng rất nhiều chỗ nói “để ứng nghiệm lời Thiên Chúa,để lời các Ngôn sứ được hoàn tất”.Trong cuộc đời dương thế, Đức Giêsu luôn thực thi Thánh ý. Và giờ đây trong giây phút cuối đời trên thập giá, hình như Đức Giêsu làm bảng tổng kết: mọi sự Chúa Cha đã hoạch định, Ngài đã chu toàn, mọi sự đã hoàn tất từ ngày lọt lòng mẹ tại Bêlem cho đến nghiêng đầu trước khi chết.
Công cuộc cứu độ trần gian đã được thể hiện. Đây là lời Ngài trình lại với Chúa Cha và đây cũng chính là lời loan báo sự chiến thắng của Ngài.Quyền lực bóng tối đã giết được thân xác Ngài,vị vua Messia. Nhưng qua cái chết này, ơn cứu độ được trao ban cho mọi người và giải thoát con người khỏi vòng cương toả của bóng tối, tội lỗi, satan. Đúng như Thánh Gioan đã suy niệm “Sự sáng đã rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được ánh sáng’ ( Ga 1,5).
7. Lạy Cha ! con phó thác linh hồn con trong tay Cha ( Lc 23,46)
Lời thứ sáu là lời biệt ly trần gian. Lời thứ bảy là lời khải hoàn thiên quốc.
Chúa Kitô, Đấng từ trời xuống,đã chu toàn nhiệm vụ, hoàn thành cuộc hành trình, nay lại trở về cùng Chúa Cha để tỏ niềm tôn phục Đấng đã phái Ngài đi thực thi công cuộc cứu chuộc thế gian: “Lạy Cha,Con phó thác linh hồn con trong tay Cha”
Ba mươi năm trước, Ngài từ bỏ Nhà Cha để đến một xứ xa lạ là trần gian. Ở đó, Ngài sống cuộc đời tiêu xài không kể mức độ nào cả. Quyền năng và sự khôn ngoan được Ngài phân phát vô số kể. Ân sủng và lòng ái tuất được Ngài chuẩn ban cách quãng đại. Đến giờ sau hết, Ngài còn ban luôn cả bản thể của mình cho kẻ tội lỗi. Và Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để làm giá cứu chuộc thế gian.Trên đường về Nhà Cha, từ Thập giá Ngài dâng lên Chúa Cha lời nguyện hoàn hảo nhất ”Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha”.
Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ít-ra-en, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi. Ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài. Sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Sa-ma-ri-a, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta.
Phó thác linh hồn cho Chúa Cha, thân xác Ngài trao trong tay Đức Mẹ.Từ chén cứu chuộc những giọt máu cuối cùng nhỏ xuống nhuộm đỏ cây thập giá.
Đây cũng là giờ bi thảm nhất của Đức Mẹ.Có nổi đớn đau nào hơn của nổi đớn đau của người Mẹ ôm xác người con yêu dấu? Đức Giêsu sinh ra trong vòng tay mẹ hiền, đến chết vẫn ở trong vòng tay Mẹ từ ái.
Chúa Giêsu đã để lại sứ điệp cuối cùng: Bảy Di Ngôn trên thánh giá.Trong cao điểm mầu nhiệm cứu độ, Chúa đã mạc khải tình yêu hiến tế qua Bảy Di Ngôn do lòng yêu thương. Những lời này vang dội qua mọi thời đại, xuyên qua tâm trí nhân loại, cải hoá và dẫn đưa bao linh hồn về với Chúa.
Calvê nơi hành hình tội nhân giờ đây đã trở thành ngọn núi đầy hấp dẫn lôi cuốn thế giới đến chiêm ngắm và đón nhận tình yêu của Đấng chịu đóng đinh.
( Viết theo cuốn: Trên đỉnh cao thập giá của ĐGM Fulton Sheen)
Chuyện tình Giêsu
Quang Huyền, OFM
17:49 02/04/2009
CHUYỆN TÌNH GIÊSU
Trong đời sống tâm linh, người ta thường mượn hình ảnh tình yêu lứa đôi để so sánh tình yêu tuyệt diệu giữa chúng ta với Giêsu, nhằm diễn tả được phần nào mối tình thẳm sâu giữa Thiên Chúa vô biên và con người hữu hạn. Người viết cũng thường suy tư về mối tình yêu thẳm sâu ấy và minh họa bằng “Chuyện tình Giêsu”. Hy vọng, bạn sẽ có thêm chất liệu để sống mối tình với “Người Yêu” mang tên Giêsu trong những Ngày Thánh sắp tới.
Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có một chàng hoàng tử nọ, là con của một vị Vua cao sang, danh giá trong một vương quốc hùng mạnh. Hoàng tử có một cuộc sống hạnh phúc, giàu sang phú quí trong hoàng cung. Chàng hoàng tử hào hao phong nhã này có tất cả những gì mà các hoàng tử quyền quí khác có. Cuộc sống vinh hoa của chàng là niềm mơ ước của bao tiểu thư đài các cùng trang lứa. Thế rồi, một ngày kia trên trên đường đi răn về, con tim chàng rung nhịp sau khi ánh mắt chàng bắt gặp một “bóng hồng rừng” xinh đẹp nơi bản làng kia. Và kể từ đó, chàng đem lòng yêu thương cô thôn nữ ấy.
Bóng dáng của cô thôn nữ làm cho trái tim chàng tan nát. Càng nghĩ suy về thân phận người yêu nơi bản làng kia, đang trong cảnh nghèo đói, khổ đau và lam lũ, chàng càng nhớ thương người yêu da diết. Suốt đêm trường, trái tim chàng thổn thức băn khoăn. Làm sao để chàng có thể đến được với người yêu ở một vùng quê xa xôi và nghèo khổ ấy trong vai trò hoàng tử của mình?
Từ đó, chàng đã quyết định từ bỏ tước vị hoàng tử và cuộc sống hạnh phúc sung sướng chốn hoàng cung, để cất bướng ra đi. Chàng khoác lên một mảnh áo của bác nông dân, trở thành một người nông dân bình thường và đi đến với người mình yêu, để được gần gũi người yêu; chia sẻ cuộc sống với người yêu. Nhờ sự thay đổi của chàng cô thôn nữ kia mới giám tiếp xúc với chàng và giám đáp trả tình yêu của chàng.
Sự gặp gỡ đã xảy ra và chàng đến với nàng một cách dễ dàng bằng chính tiếng nói từ sâu thẳm của con tim. Mối tình yêu ấy triển nở theo ngày tháng như tình yêu của bao đôi bạn trẻ khác. Họ quấn quýt bên nhau, chia sẻ với nhau những vui buồn của cuộc sống. Mỗi lần tay trong tay, lòng bên lòng họ lại nói cho nhau nghe những lời yêu thương dịu ngọt. Một hôm, chàng thỏ thẻ bên tai nàng:
“Anh say ngất tình em trong khóe mắt
Say hương thầm trên mái tóc tơ nhung.
Cặp môi em, xuân thắm nét hoa rừng,
Anh mê uống nhụy thơm tràn vị ngọt.” (St)
Thời gian không gian và cả vũ trụ cũng như đang tan biến đi, để nhường chỗ cho tình yêu mãnh liệt của họ. Vị ngọt tình yêu chín mùi của họ thật kỳ diệu biết bao, chỉ những ai đã từng yêu say đắm mới cảm được mà thôi.
Thế rồi, một ngày kia khi tình yêu của họ thăng hoa như trái ngọt chín mọng trên cành, chàng hoàng tử quyết định dẫn người yêu trở về hoàng cung, cho nàng được chia sẻ niềm hạnh phúc sung sướng với vua cha nơi cung điện cao sang ấy. Nhưng đây là việc làm không đơn giản và dễ dàng. Bởi vì tình yêu không phải “bao giờ cũng đẹp làm sao”, mà nó vẫn còn đó những “vị đắng” muộn màng. Một lần kia khi hai người đang ngồi bên nhau trên sườn đồi cùng ngắm hoàng hôn. Chàng đã tỏ lộ cho nàng biết về gốc gác của mình. Quá bất ngờ trước cái tin sét đánh, trái tim nàng tan nát và như muốn vỡ vụn ra nhiều mảnh. Kề từ đó, hơn một lần nàng muốn lẩn trốn tình yêu của chàng để tìm đến một bóng hình khác trong đại dương sóng vỗ:
“Biển vẫn ngày đêm
Cồn cào từng đợt sóng...
Sóng ơi! cho ta gửi chút lòng ta
Tan đi ngàn phương vẫy gọi
Mênh mông. mênh mông...”(St)
Còn chàng hoàng tử đôi lúc trái tim cũng tan nát vì sợ đánh mất nàng. Từ trong vô vọng chàng vẫn thường nức lên nghẹn ngào:
“Em đi đôi mắt ngậm ngùi
rừng phân ưu đứng, lá ngồi tịnh tâm.
Em đi sông gọi tiếng thầm,
lục bình chia nhánh đá trầm mình đau.
Em đi trời xuống thật sâu,
mây chia trong tóc gió nhầu trên vai”(St)
Nhưng cuối cùng vì sức mạnh lý lẽ bên trong của con tim, họ đã vượt qua tất cả các rào cản để có nhau và cùng nhau xây mộng tương lai trong chốn làng quê dân dã đó. Chàng đã phải vượt qua bao khó khăn thứ thách, cả những cực hình đau thương từ người khác. Nhưng chàng đã chấp nhận tất cả và liều chết để bảo vệ cho người yêu và dẫn người yêu vào hoàng cung hưởng cuộc sống hạnh phúc sung sướng với mình.
Mối tình của vị hoàng tử và cô thôn nữ kia thật đẹp và lãng mạn. Tấm chân tình của chàng dành cho người yêu thật đáng để chúng ta ngưỡng mộ và trân trọng biết bao. Bạn có biết vị hoàng tử đó là ai không? Người yêu của chàng là ai không?
Vị hoàng tử đó chính là bóng hình của người tình mang tên Giêsu, và người yêu của chàng là bạn, là tôi và hết mọi người. Tình yêu của Ngài là tình yêu sẻ chia và tự hủy chính mình vì chúng ta, như có lần thánh Phaolô đã thốt lên:
“Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự” (Pl 2, 6-8).
Thực vậy, Giêsu tình yêu của bạn, của tôi và của mọi người đã đến với chúng ta trong kiếp nhân sinh. Ngài cất tiếng khóc chào đời tại hang đá Bêlem. Lớn lên trong một gia đình nghèo ở làng Nazareth với bà mẹ là Maria và cha nuôi là Giuse. Giêsu đã chia sẻ cuộc sống vất vả lam lũ với chúng ta trong một gia đình bình dân nghèo với nghề thợ mộc. Ngài cũng đã chia sẻ hết những nỗi buồn vui của kiếp người. Ngài đã khóc, những giọt lệ rơi, vì thương tiếc bạn ngài là Lazarô đã qua đời. Ngài đã cảm thương các trẻ nhỏ, khi Ngài bảo các môn đệ: “Hãy để trẻ nhỏ đến với Ta, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng”; Ngài đã động lòng thương đám dân nghèo đi theo Ngài đang bị đói và đã hóa bánh cho họ ăn; Ngài đã cảm thông và tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình và nói: “Con hãy về bình an và đừng phạm tội nữa”.… Đó là Tình yêu của chàng hoàng tử Giêsu, một tình yêu bao la dành cho hết mọi người trong đời thường.
Nhưng tình yêu đó càng bao la cao vời hơn, khi Ngài chấp nhận chịu đau khổ, chịu chết nhục nhã trên cây thập tự, để thể hiện trọn vẹn tình yêu của Ngài đối với chúng ta, để cứu chúng ta và ban cho ta sự sống đời đời. Và bằng cách ban tặng sự sống cách tự do và quãng đại, Giêsu tỏ lộ cho chúng ta thấy tình thương bao la của Ngài, đó là đỉnh cao tuyệt diệu của tình yêu: “Không có tình yêu nào cao quí hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu”.
Giêsu yêu bạn, yêu tôi và yêu mọi người bằng một mối tình vượt ra khỏi không gian, thời gian và trí hiểu của con người. Nhưng lạ thay cuộc tình này luôn cháy rực lửa mến nồng nàn thu hút bao con tim ngày đêm khắc khoải kiếm tìm và yêu đương. Biết bao thánh nhân đã dùng cả cuộc đời và thậm chí cả mạng sống của mình để suy tư, tìm kiếm câu trả lời cho mầu nhiệm tình yêu giữa Ngài và con người và lao vào cuộc tình diệu vợi ấy. Càng đi sâu vào trong huyền nhiệm của mối tình ấy, các ngài càng cảm nếm được sự ngọt ngào của tình yêu vĩnh cửu.
Hôm nay, Giêsu vẫn đang đến bên cuộc đời của bạn, của tôi và của hết mọi người để yêu thương và trao tặng tình Ngài. Chúng ta có muốn rời bỏ thôn bản chật hẹp và hẻo lánh là cuộc sống phù du và khổ ải này, để sánh bước cùng Ngài vào tận hoàng cung, ngõ hầu cuộc tình của chúng ta được trọn vẹn trong tình yêu thẳm sâu của Ngài không?
Quang Huyền, OFM
Ðiều mà người Do-thái cho là ô nhục và người Hy-lạp cho là điên rồ!
LM. Nguyễn Hữu Thy
18:11 02/04/2009
Chúa Nhật Lễ Lá/B
(1Cr 1,23)
Hôm nay chúng ta cử hành Chúa Nhật Lễ Lá, khởi đầu Tuần Thánh, Tuần Thương Khó, để tưởng niệm cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Kitô. Theo ngôn ngữ ngày nay có lẽ người ta phải nói: Ðó là tuần lễ của những xì-căng-đan, của những tai tiếng và ô nhục. Bởi lẽ, khi một Ðấng Mê-si-a, một Ðấng Thiên Sai xuất hiện và công bố «Tin Mừng» về một cuộc sống được cứu rỗi và hạnh phúc cho con người, thì đã bị chính những vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị của quê hương Người kết án tử và đóng đinh vào thập giá như một tên tử tội.
Niềm hy vọng của những người Do-thái xưa kia đã đặt hết vào Ðức Giêsu và vào sứ điệp của Người to lớn và sâu xa như thế nào, đã được biểu lộ một cách rõ ràng qua cuộc đón tiếp long trọng và tưng bừng khi Người tiến vào thành Giê-ru-sa-lem. Hàng ngàn người đã đồng thanh tung hô Ðức Giêsu: «Hoan hô con vua Ða-vít, Ðấng nhân danh Thiên Chúa mà đến». Thế nhưng chỉ không lâu sau đó vài ba ngày, họ lại giơ lên những nắm tay đả đảo: «Hãy đóng đinh nó vào thập giá và hãy thả tự do cho Baraba!» Toàn diện những sự kiện đó có nghĩa gì? Thánh Phaolô xưa kia đã viết là thánh giá Ðức Kitô trước mắt người Do-thái là một điều ô nhục không thể chấp nhận được và trước mắt người Hy-lạp là một điều điên rồ. Nhưng đối với thánh Phaolô và những «người Kitô hữu đã được kén chọn» thì thánh giá Ðức Kitô là dấu chỉ sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Sự cử hành Chúa Nhật Lễ Lá được đánh dấu bằng hai nghi thức Phụng Vụ đặc biệt: Ðó là việc rước lá và việc công bố bài Phúc Âm tường thuật cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Kitô. Thật ra ngày hôm nay phải là một ngày đại tang, vì là ngày Con Thiên Chúa bị bắt, bị hành hạ và bị đóng đinh vào thập giá. Ðó là những tội ác độc dữ nhất mà loài người đã phạm: xúc phạm nặng nề đến chính Thiên Chúa! Mỗi khi nghe đọc lại câu chuyện Thương Khó của Chúa, chúng ta phải câm nín trước sự xấu hổ và ăn năn hối hận.
Tuy nhiên, hôm nay Giáo Hội không muốn để chúng ta sầu khổ thống thiết, nhưng kêu mời chúng ta cùng cất tiếng tung hô: Hoan hô con vua Ða-vít, hoan hô Ðấng nhân danh Thiên Chúa mà đến! (x. Lc 19,38). Xưa kia, Ðức Giêsu đã vào thành Giê-ru-sa-lem để đương đầu với một cuộc chiến sống còn. Và cuộc chiến đó đã dẫn Người ngay trong tuần này đến cái chết thảm thương trên thập giá. Mặc dù cho phải chết nhục nhã đau thương, Ðức Giêsu đã kết thúc cuộc chiến trong sự thắng trận vinh quang. Cuộc chiến đau thương của Người là một sự chiến thắng, một sự chiến thắng cho chúng ta. Cuộc chiến thắng đó của Ðức Giêsu huy hoàng và vinh quang như thế nào, đều đã được biểu dương trong sự phục sinh khải hoàn của Người. Ðức Giêsu đã bẻ gãy xiềng xích sự chết và đã mở rộng ra cho chúng ta tất cả mọi cánh cửa dẫn tới cuộc sống với Thiên Chúa, và nhờ đó, dẫn tới niềm hoan lạc, sự tự do và sự sống hạnh phúc bất diệt.
Ngày nay Giáo Hội lại tiếp tục sống cái định mệnh của Ðức Giêsu. Bởi vì Ðức Giêsu sống trong Giáo Hội. Sự hiện diện của Người trong Giáo Hội làm cho Giáo Hội thực sự là Giáo Hội. Vâng, Giáo Hội là mình mầu nhiệm của Người. Cả ngày nay nữa, trong các thành viên của Giáo Hội Người, trong các Kitô hữu, Ðức Giêsu vẫn còn tiếp tục chịu bắt bớ, bị hành hạ, bị nhạo báng, bị bêu xấu và bị giam cầm. Nếu Giáo Hội trong thời đại chúng ta ngày nay bị ghét bỏ, bị nhạo báng chê cười, v.v… thì điều đó không chỉ có liên quan đến một mình Giáo Hội mà thôi, nhưng còn có liên quan đến toàn thể Kitô Giáo trong mọi thời đại và có liên quan đến chính Ðức Kitô. Tuy nhiên, trước những thách đố đó của thế gian chúng ta không cần phải sợ hãi, kinh khiếp hay thất vọng. Ðức Giêsu Kitô đã chiến thắng trên thập giá, cũng sẽ chiến thắng trong Giáo Hội Người.
Nói tóm lại, hôm nay trong Chúa Nhật Lễ Lá chúng ta cử hành cuộc tiến vào thành Giê-ru-sa-lem cách long trọng của Ðức Giêsu để bước vào cuộc chiến đau thương và để kết thúc cuộc chiến đó trong sự phục sinh khải hoàn vinh thắng. Nhưng khi cử hành cuộc tiến vào Giê-ru-sa-lem của Ðức Giêsu, chúng ta cũng ý thức được rằng con đường của Người cũng là con đường của Giáo Hội và là con đường của chúng ta. Chúng ta cử hành cuộc rước lá một cách công khai, điều đó muốn nói cho thế gian biết rằng chúng ta cương quyết bước theo Ðức Kitô, không phàn nàn và không lẩm bẩm kêu trách, nhưng ca hát trong niềm vui tươi hớn hở. Mặc dầu chúng ta biết rõ rằng con đường bước theo Ðức Giêsu sẽ là con đường thánh giá, con đường đầy gian nan đau khổ, nhưng chúng ta vẫn vui mừng ca hát. Bởi vì Ðức Giêsu cùng đồng hành với chúng ta và đưa dẫn chúng ta đạt tới chiến thắng vinh quang, một sự chiến thắng vinh quang mà Người đã dành sẵn cho ta qua cái chết và sự phục sinh của Người.
Ðiều mà người Do-thái cho là ô nhục và người Hy-lạp cho là điên rồ!
(1Cr 1,23)
Hôm nay chúng ta cử hành Chúa Nhật Lễ Lá, khởi đầu Tuần Thánh, Tuần Thương Khó, để tưởng niệm cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Kitô. Theo ngôn ngữ ngày nay có lẽ người ta phải nói: Ðó là tuần lễ của những xì-căng-đan, của những tai tiếng và ô nhục. Bởi lẽ, khi một Ðấng Mê-si-a, một Ðấng Thiên Sai xuất hiện và công bố «Tin Mừng» về một cuộc sống được cứu rỗi và hạnh phúc cho con người, thì đã bị chính những vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị của quê hương Người kết án tử và đóng đinh vào thập giá như một tên tử tội.
Niềm hy vọng của những người Do-thái xưa kia đã đặt hết vào Ðức Giêsu và vào sứ điệp của Người to lớn và sâu xa như thế nào, đã được biểu lộ một cách rõ ràng qua cuộc đón tiếp long trọng và tưng bừng khi Người tiến vào thành Giê-ru-sa-lem. Hàng ngàn người đã đồng thanh tung hô Ðức Giêsu: «Hoan hô con vua Ða-vít, Ðấng nhân danh Thiên Chúa mà đến». Thế nhưng chỉ không lâu sau đó vài ba ngày, họ lại giơ lên những nắm tay đả đảo: «Hãy đóng đinh nó vào thập giá và hãy thả tự do cho Baraba!» Toàn diện những sự kiện đó có nghĩa gì? Thánh Phaolô xưa kia đã viết là thánh giá Ðức Kitô trước mắt người Do-thái là một điều ô nhục không thể chấp nhận được và trước mắt người Hy-lạp là một điều điên rồ. Nhưng đối với thánh Phaolô và những «người Kitô hữu đã được kén chọn» thì thánh giá Ðức Kitô là dấu chỉ sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Sự cử hành Chúa Nhật Lễ Lá được đánh dấu bằng hai nghi thức Phụng Vụ đặc biệt: Ðó là việc rước lá và việc công bố bài Phúc Âm tường thuật cuộc khổ nạn và cái chết của Ðức Kitô. Thật ra ngày hôm nay phải là một ngày đại tang, vì là ngày Con Thiên Chúa bị bắt, bị hành hạ và bị đóng đinh vào thập giá. Ðó là những tội ác độc dữ nhất mà loài người đã phạm: xúc phạm nặng nề đến chính Thiên Chúa! Mỗi khi nghe đọc lại câu chuyện Thương Khó của Chúa, chúng ta phải câm nín trước sự xấu hổ và ăn năn hối hận.
Tuy nhiên, hôm nay Giáo Hội không muốn để chúng ta sầu khổ thống thiết, nhưng kêu mời chúng ta cùng cất tiếng tung hô: Hoan hô con vua Ða-vít, hoan hô Ðấng nhân danh Thiên Chúa mà đến! (x. Lc 19,38). Xưa kia, Ðức Giêsu đã vào thành Giê-ru-sa-lem để đương đầu với một cuộc chiến sống còn. Và cuộc chiến đó đã dẫn Người ngay trong tuần này đến cái chết thảm thương trên thập giá. Mặc dù cho phải chết nhục nhã đau thương, Ðức Giêsu đã kết thúc cuộc chiến trong sự thắng trận vinh quang. Cuộc chiến đau thương của Người là một sự chiến thắng, một sự chiến thắng cho chúng ta. Cuộc chiến thắng đó của Ðức Giêsu huy hoàng và vinh quang như thế nào, đều đã được biểu dương trong sự phục sinh khải hoàn của Người. Ðức Giêsu đã bẻ gãy xiềng xích sự chết và đã mở rộng ra cho chúng ta tất cả mọi cánh cửa dẫn tới cuộc sống với Thiên Chúa, và nhờ đó, dẫn tới niềm hoan lạc, sự tự do và sự sống hạnh phúc bất diệt.
Ngày nay Giáo Hội lại tiếp tục sống cái định mệnh của Ðức Giêsu. Bởi vì Ðức Giêsu sống trong Giáo Hội. Sự hiện diện của Người trong Giáo Hội làm cho Giáo Hội thực sự là Giáo Hội. Vâng, Giáo Hội là mình mầu nhiệm của Người. Cả ngày nay nữa, trong các thành viên của Giáo Hội Người, trong các Kitô hữu, Ðức Giêsu vẫn còn tiếp tục chịu bắt bớ, bị hành hạ, bị nhạo báng, bị bêu xấu và bị giam cầm. Nếu Giáo Hội trong thời đại chúng ta ngày nay bị ghét bỏ, bị nhạo báng chê cười, v.v… thì điều đó không chỉ có liên quan đến một mình Giáo Hội mà thôi, nhưng còn có liên quan đến toàn thể Kitô Giáo trong mọi thời đại và có liên quan đến chính Ðức Kitô. Tuy nhiên, trước những thách đố đó của thế gian chúng ta không cần phải sợ hãi, kinh khiếp hay thất vọng. Ðức Giêsu Kitô đã chiến thắng trên thập giá, cũng sẽ chiến thắng trong Giáo Hội Người.
Nói tóm lại, hôm nay trong Chúa Nhật Lễ Lá chúng ta cử hành cuộc tiến vào thành Giê-ru-sa-lem cách long trọng của Ðức Giêsu để bước vào cuộc chiến đau thương và để kết thúc cuộc chiến đó trong sự phục sinh khải hoàn vinh thắng. Nhưng khi cử hành cuộc tiến vào Giê-ru-sa-lem của Ðức Giêsu, chúng ta cũng ý thức được rằng con đường của Người cũng là con đường của Giáo Hội và là con đường của chúng ta. Chúng ta cử hành cuộc rước lá một cách công khai, điều đó muốn nói cho thế gian biết rằng chúng ta cương quyết bước theo Ðức Kitô, không phàn nàn và không lẩm bẩm kêu trách, nhưng ca hát trong niềm vui tươi hớn hở. Mặc dầu chúng ta biết rõ rằng con đường bước theo Ðức Giêsu sẽ là con đường thánh giá, con đường đầy gian nan đau khổ, nhưng chúng ta vẫn vui mừng ca hát. Bởi vì Ðức Giêsu cùng đồng hành với chúng ta và đưa dẫn chúng ta đạt tới chiến thắng vinh quang, một sự chiến thắng vinh quang mà Người đã dành sẵn cho ta qua cái chết và sự phục sinh của Người.
Chân Lý Của Chúa Giêsu
Jos. Tú Nạc, NMS
18:17 02/04/2009
CHÂN LÝ CỦA CHÚA JESUS KHÔNG THỂ BỊ CHINH PHỤC
Các thánh, các tiên tri và các nhà cải cách có thể kiên định đối với lời cam kết và sứ mệnh của họ như thế nào? Sự can đảm và bền chí của họ là gì? Thường họ phải chịu sự sỉ vả, giễu cợt, chê bai, bắt bớ, hành hạ, tra tấn và ngay cả cái chết. Những áp lực khủng khiếp này gây phương hại hoặc dẫn đến một hướng đi dễ dàng hơn.
Nhưng họ được chỉ bảo và hướng dẫn từ nguồn trợ giúp cao cả. Tri thức này đem đến cho họ dũng cảm và mạnh mẽ - và thậm chí vui mừng – trong những đấu tranh của họ. Nhiều tên tuổi nổi tiếng đã tự vấn trong lúc đau khổ, hoài nghi và cô đơn. Nhưng họ bền tâm vững chí và họ không thể làm gì khác. – yếu tính của Thiên Chúa đặt nơi trái tim nồng cháy của họ. Họ vẫn cưu mang sự sống loài người với tất cả những yếu đuối và sai lầm vốn luôn bám sát tính người của chúng ta. Sự khác nhau đó là họ biết nghe – và trong Kinh thánh cả hai “nghe” và “tuân phục” đều bắt đầu từ căn ngữ như nhau. Người ta phải lắng nghe nhiều hơn, và nhìn kỹ hơn để linh cảm bởi Thiên Chúa.
Điều này không chủ đích trực tiếp nói đến sự sống và “trong vẻ mặt bên ngoài của bạn” thuộc về những nhận xét, đánh giá, sự lên án và thành kiến cá nhân của riêng chúng ta và nó thường được che giấu trong ngôn ngữ tôn giáo. Nhận thức của chúng ta phải được tham gia với sự cởi mở và khôn ngoan, sáng suốt cũng như sự tư nguyện để được dẫn dắt. Gandhi đã nhấn mạnh rằng chân lý – khi sống cũng như khi biểu lộ - là một sức mạnh đặc trưng của nó mà không thể bị chinh phục, áp đảo. Thông điệp này từ Isaiah đã đem đến cuộc sống mới bởi thế hệ những người theo Chúa Jesus đầu tiên, vì họ đã được thuyết phục rằng điều này đã phô diễn một cách hoàn hảo qua cuộc đời của Người. Cuộc đời của Người là một điển hình về sự vâng lời, từ tốn và chấp nhận – cũng như hoàn toàn tuân phục về sự ngự trị Chúa Thánh Thần trong Người.
Sự mô tả tuyệt trần này về sự hy sinh hết thảy của chúa Ki-tô là một mô hình chuẩn mực đối với cuộc đời của một môn đệ Ki-tô giáo. Điều này có nghĩa từ chối và để cho đi tất cả (mọi thứ), nhất là đặc huệ, quyền năng, địa vị và sự thống trị. Nghe giọng nói của Cha, chúa Jesus đã vui lòng trước sự thử thách với tất cả những xuyên tạc của loài người về tôn giáo, xã hội và nhân loại. Người đã được đặt một cái tên và lòng tôn kính trên hết bất kỳ quyền lợi nào thuộc trái đất này – thậm chí đó là của Ceasar. Điều này là một thử thách trực tiếp đối với mọi người và mọi cách giễu cợt Thiên Chúa. Chúa Jesus cùng những thông điệp của Người là một lời răn đe để thiết lập trật tự và để rồi Người đã chết. Và khi thông điệp của Chúa Jesus được hòa hợp và nhuần nhuyễn với sự công khai của riêng mỗi chúng ta được giải phóng và cho phép để thực hiện việc làm của nó, một lần nữa nó là mối đe dọa tình trạng bị đổi trao.
Mỗi trong bốn người viết Kinh thánh trình bày sự chinh phục của Chúa Jesus khác với sự nhấn mạnh và trình bày theo quan điểm thần học. Với Mark, đó là sự từ biệt và buồn đau của Chúa Jesus khi Người phải đối mặt với những khổ hình trước cái chết của Người đã cướp đi những bạn bè, thân bằng quyến thuộc hoặc những môn đệ. Người hoàn toàn cô đơn. Đó là sự thất bại phàm nhân: có sự hèn nhát (Peter), phản bội (chủ yếu là Judas), và sự nhận định, giải thích sai lầm (hầu hết trong số họ). Khi chúa Jesus tiến dần đến số phận của Người một cách cương quyết. Hầu hết các môn đệ không có một manh mối về việc bắt giữ sắp xảy ra và việc xét xử, luận tội, mặc dù vài lần Người đã tỏ ra rõ số phận của Người cho họ. Thậm chí họ còn không hiểu mức độ sự tân tụy và tử tế của người phụ nữ vô danh khi nàng sức dầu thánh cho Chúa Jesus để mai táng Người.
Nhưng giữa những nhân chứng sai lầm, sự mua chuộc bằng tiền và tính tàn bạo ấy còn hy vọng. Nó được ẩn giấu trong Psalm 22, mà nhà truyền giáo dùng để rao giảng ý nghĩa mô tả của mình. Ông đã xếp đặt lời ngỏ của Thánh vịnh được Chúa Jesus thốt lên từ trên Thập giá: “Lạy Cha, Cha của con ơi, sao Cha nỡ bỏ con?” Nhiều người ném đá cùng với lời sỉ nhục của những kẻ qua đường tìm thấy được trong hình thức tường thuật của cuốn sách. Nhưng cũng có những bộc lộ thành kính tôn vinh và sự hiến dâng đến Thiên Chúa hòa quyện lẫn nhau xuyên suốt trong Thánh vịnh vì lòng nhân từ cao cả của Thiên Chúa trong quá khứ được hồi tưởng, vọng về. Bài Thánh vịnh kết thúc với một tột đỉnh ngợi khen và niềm tin cậy mà Thiên Chúa cậy trông và có thể toại nguyện niềm mong đợi.
Cảm xúc của mỗi chúng ta đều được phản ánh trong bài tường thuật và Thánh vịnh: người ta có thể cảm thấy như bị bỏ rơi và đầy ắp tuyệt vọng khi họ đối diện với sự đau đớn, chiến đấu, bi thảm và thất bại. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ lòng trung thành và từ tâm của Thiên Chúa – chúng ta có thể đương đầu trước những đau đớn và chiến đấu, nhưng không bao giờ chúng ta bị bỏ rơi, lạc lõng, cô đơn. Những ai hy vọng và tin tưởng vào Thiên Chúa vì chưng không phài một thực hiện hão huyền. Điều này là niềm tin của Chúa Jesus và đó cũng là của chúng ta.
Các thánh, các tiên tri và các nhà cải cách có thể kiên định đối với lời cam kết và sứ mệnh của họ như thế nào? Sự can đảm và bền chí của họ là gì? Thường họ phải chịu sự sỉ vả, giễu cợt, chê bai, bắt bớ, hành hạ, tra tấn và ngay cả cái chết. Những áp lực khủng khiếp này gây phương hại hoặc dẫn đến một hướng đi dễ dàng hơn.
Nhưng họ được chỉ bảo và hướng dẫn từ nguồn trợ giúp cao cả. Tri thức này đem đến cho họ dũng cảm và mạnh mẽ - và thậm chí vui mừng – trong những đấu tranh của họ. Nhiều tên tuổi nổi tiếng đã tự vấn trong lúc đau khổ, hoài nghi và cô đơn. Nhưng họ bền tâm vững chí và họ không thể làm gì khác. – yếu tính của Thiên Chúa đặt nơi trái tim nồng cháy của họ. Họ vẫn cưu mang sự sống loài người với tất cả những yếu đuối và sai lầm vốn luôn bám sát tính người của chúng ta. Sự khác nhau đó là họ biết nghe – và trong Kinh thánh cả hai “nghe” và “tuân phục” đều bắt đầu từ căn ngữ như nhau. Người ta phải lắng nghe nhiều hơn, và nhìn kỹ hơn để linh cảm bởi Thiên Chúa.
Điều này không chủ đích trực tiếp nói đến sự sống và “trong vẻ mặt bên ngoài của bạn” thuộc về những nhận xét, đánh giá, sự lên án và thành kiến cá nhân của riêng chúng ta và nó thường được che giấu trong ngôn ngữ tôn giáo. Nhận thức của chúng ta phải được tham gia với sự cởi mở và khôn ngoan, sáng suốt cũng như sự tư nguyện để được dẫn dắt. Gandhi đã nhấn mạnh rằng chân lý – khi sống cũng như khi biểu lộ - là một sức mạnh đặc trưng của nó mà không thể bị chinh phục, áp đảo. Thông điệp này từ Isaiah đã đem đến cuộc sống mới bởi thế hệ những người theo Chúa Jesus đầu tiên, vì họ đã được thuyết phục rằng điều này đã phô diễn một cách hoàn hảo qua cuộc đời của Người. Cuộc đời của Người là một điển hình về sự vâng lời, từ tốn và chấp nhận – cũng như hoàn toàn tuân phục về sự ngự trị Chúa Thánh Thần trong Người.
Sự mô tả tuyệt trần này về sự hy sinh hết thảy của chúa Ki-tô là một mô hình chuẩn mực đối với cuộc đời của một môn đệ Ki-tô giáo. Điều này có nghĩa từ chối và để cho đi tất cả (mọi thứ), nhất là đặc huệ, quyền năng, địa vị và sự thống trị. Nghe giọng nói của Cha, chúa Jesus đã vui lòng trước sự thử thách với tất cả những xuyên tạc của loài người về tôn giáo, xã hội và nhân loại. Người đã được đặt một cái tên và lòng tôn kính trên hết bất kỳ quyền lợi nào thuộc trái đất này – thậm chí đó là của Ceasar. Điều này là một thử thách trực tiếp đối với mọi người và mọi cách giễu cợt Thiên Chúa. Chúa Jesus cùng những thông điệp của Người là một lời răn đe để thiết lập trật tự và để rồi Người đã chết. Và khi thông điệp của Chúa Jesus được hòa hợp và nhuần nhuyễn với sự công khai của riêng mỗi chúng ta được giải phóng và cho phép để thực hiện việc làm của nó, một lần nữa nó là mối đe dọa tình trạng bị đổi trao.
Mỗi trong bốn người viết Kinh thánh trình bày sự chinh phục của Chúa Jesus khác với sự nhấn mạnh và trình bày theo quan điểm thần học. Với Mark, đó là sự từ biệt và buồn đau của Chúa Jesus khi Người phải đối mặt với những khổ hình trước cái chết của Người đã cướp đi những bạn bè, thân bằng quyến thuộc hoặc những môn đệ. Người hoàn toàn cô đơn. Đó là sự thất bại phàm nhân: có sự hèn nhát (Peter), phản bội (chủ yếu là Judas), và sự nhận định, giải thích sai lầm (hầu hết trong số họ). Khi chúa Jesus tiến dần đến số phận của Người một cách cương quyết. Hầu hết các môn đệ không có một manh mối về việc bắt giữ sắp xảy ra và việc xét xử, luận tội, mặc dù vài lần Người đã tỏ ra rõ số phận của Người cho họ. Thậm chí họ còn không hiểu mức độ sự tân tụy và tử tế của người phụ nữ vô danh khi nàng sức dầu thánh cho Chúa Jesus để mai táng Người.
Nhưng giữa những nhân chứng sai lầm, sự mua chuộc bằng tiền và tính tàn bạo ấy còn hy vọng. Nó được ẩn giấu trong Psalm 22, mà nhà truyền giáo dùng để rao giảng ý nghĩa mô tả của mình. Ông đã xếp đặt lời ngỏ của Thánh vịnh được Chúa Jesus thốt lên từ trên Thập giá: “Lạy Cha, Cha của con ơi, sao Cha nỡ bỏ con?” Nhiều người ném đá cùng với lời sỉ nhục của những kẻ qua đường tìm thấy được trong hình thức tường thuật của cuốn sách. Nhưng cũng có những bộc lộ thành kính tôn vinh và sự hiến dâng đến Thiên Chúa hòa quyện lẫn nhau xuyên suốt trong Thánh vịnh vì lòng nhân từ cao cả của Thiên Chúa trong quá khứ được hồi tưởng, vọng về. Bài Thánh vịnh kết thúc với một tột đỉnh ngợi khen và niềm tin cậy mà Thiên Chúa cậy trông và có thể toại nguyện niềm mong đợi.
Cảm xúc của mỗi chúng ta đều được phản ánh trong bài tường thuật và Thánh vịnh: người ta có thể cảm thấy như bị bỏ rơi và đầy ắp tuyệt vọng khi họ đối diện với sự đau đớn, chiến đấu, bi thảm và thất bại. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ lòng trung thành và từ tâm của Thiên Chúa – chúng ta có thể đương đầu trước những đau đớn và chiến đấu, nhưng không bao giờ chúng ta bị bỏ rơi, lạc lõng, cô đơn. Những ai hy vọng và tin tưởng vào Thiên Chúa vì chưng không phài một thực hiện hão huyền. Điều này là niềm tin của Chúa Jesus và đó cũng là của chúng ta.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giáo Phận Hoa Kỳ đón tiếp 150.000 tân tòng
Bùi Hữu Thư
04:05 02/04/2009
Các Giáo Phận Hoa Kỳ đón tiếp 150.000 tân tòng
Cựu Dân Biểu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich gia nhập Giáo Hội
Hoa Thịnh Đốn ngày 1, tháng 4, 2009 (Zenit.org).- Cựu Dân Biểu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich, trở nên người Công Giiáo Chúa Nhật vừa qua, là một trong hàng ngàn người sẽ gia nhập Giáo Hội mùa Phục Sinh này.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho hay ngày Thứ Ba khoảng 150.000 đã được chuẩn bị để gia nhập Giáo Hội Công Giáo Phục Sinh này.
Bản tin cho giới truyền thông ghi nhận rằng “con số này cho thấy sự tăng trưởng và sung mãn của Giáo Hội Công Giáo ở những nơi theo truyền thống chỉ là thiểu số."
Tổng Giáo phận Atlanta ước tính có 513 dự tòng học giáo lý, chưa hề được rửa tội, và 2.195 ứng viên đã được rửa tội trong một cộng đồng Kitô giáo khác, đang tìm kiếm sự hiệp thông toàn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, sẽ gia nhập Giáo Hội năm nay, không kể đến các trẻ em được rửa tội.
Linh mục Theodore Book, giám đốc Văn Phòng Phụng Tự Thiêng Liêng của Tổng Giáo Phận khẳng định: “Tổng Giáo Phận Atlanta nằm trong một miền có rất nhiều người không Công Giáo, và đã được chúc lành đặc biệt trong các năm vừa qua, có lẽ sự kiện này được bầy tỏ rõ ràng nhất qua việc tổ chức Đại Hội Thánh Thể hàng năm, đã thu hút được 30.000 tham dự viên.
"Một trong rất nhiều ơn phúc chúng tôi đã được Thiên Chúa ban là con số lớn những người gia nhập Giáo Hội."
Tổng Giáo Phận Seattle sẽ có 736 dự tòng học giáo lý và 506 ứng viên gia nhập Giáo Hội, trong khi Giáo Phận San Diego sẽ đón 305 học viên giáo lý và 920 ứng viên.
Giáo Phận Birmingham, Alabama, đã phải chuẩn bị ba nghi thức khác nhau cho việc Giới Thiệu Tân Tòng vào đầu Mùa Chay, để có thể lo cho 445 người trong thể thức trở nên người Công Giáo.
Một người California, tên Heidi Sierras, đã được chọn lựa để đại diện cho Miền Bắc Mỹ trong Đêm Canh Thức Lễ Vượt Qua tại Vatican, nơi bà sẽ được Đức Thánh Cha Benedict XVI ban phép rửa.
Năm ngoái Kỷ Yếu Công Giáo cho hay con số tổng cộng người lớn được rửa tội tại Hoa Kỳ lên tới 49.415 năm 2007, với 87.363 người được hiệp thông toàn vẹn với Giáo Hội.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế Giới cầu cho ơn gọi
G. Trần Đức Anh OP
14:52 02/04/2009
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các tín hữu tiếp tục tín thác nơi sáng kiến của Thiên Chúa mặc dù tình trạng thiếu LM trầm trọng cũng như những khó khăn và chướng ngại trên con đường của Giáo Hội.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 31-3-2009, nhân Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 46, sẽ được cử hành vào Chúa nhật 3-5 tới đây với chủ đề ”Tín thác nơi sáng kiến của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người”.
ĐTC viết: ”Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì ngày nay Chúa tiếp tục kêu gọi những người thợ vào làm việc trong vườn nho của Ngài. Mặc dù tại một số miền trên trái đất, có sự thiếu thốn LM một cách đáng lo âu, và có những khó khăn, chướng ngại trên con đường của Giáo Hội, nhưng chúng ta được nâng đỡ nhờ xác tín không lay chuyển, rằng chính Chúa hướng dẫn chúng ta kiên vững trên những nẻo đường trần thế tiến về sự viên mãn chung kết Nước Chúa. Chúa tự do chọn lựa và mời gọi những người thuộc mọi nền văn hóa và tuổi tác bước theo Ngài, theo những kế hoạch khôn dò của lòng yêu thương từ bi của Ngài”.
ĐTC viết tiếp: ”Vì thế, nghĩa vụ đầu tiên của chúng ta là, qua lời cầu nguyện, luôn giữ cho việc cầu khẩn những sáng kiến của Chúa được sinh động trong các gia đình và xứ đạo, trong các phong trào và hội đoàn dấn thân hoạt động tông đồ, trong các cộng đoàn dòng tu và mọi thành lãnh vực trong đời sống giáo phận. Chúng ta phải cầu nguyện để toàn thể dân Chúa được tăng trưởng trong niềm tín thác nơi Chúa, xác tín rằng ”Chủ mùa gặt” không ngừng yêu cầu một số người tự nguyện dấn thân, tận hiến cuộc sống, để cộng tác với Chúa một cách chặt chẽ hơn trong công trình cứu độ”.
ĐTC không quên nhắn nhủ những người được Chúa gọi, hãy chăm chú lắng nghe và phân định khôn ngoan, mau mắn và quảng đại đón nhận và gắn bó với kế hoạch của Thiên Chúa, nghiêm túc đào sâu những đặc tính của ơn gọi LM và tu trì, để đáp ứng với tinh thần trách nhiệm và đầy xác tín”.
Theo Niên Giám 2009 của Tòa Thánh, công bố ngày 28-2-2009, số LM trong Giáo Hội tiếp tục gia tăng và năm 2007 có 408.024 vị tức là tăng thêm 762 vị so với năm trước đó. Phi và Á châu có số LM tăng nhiều nhất: 27,6 và 21,2%. Số LM tại Mỹ châu đứng yên, trong khi số LM tại Âu và Úc châu giảm 6,8 và 5,5% trong cùng thời gian từ 2006 đến 2007.
Trong cùng thời gian vừa nói, số chủng sinh và tu sinh ban triết và thần học trong Giáo Hội tăng thêm 0,4% và năm 2007 có gần 116 ngàn thầy (115.919), tăng thêm 439 thầy. Sự gia tăng này diễn ra tại Á, Phi trong khi tại tại Âu và Mỹ châu, số chủng sinh giảm 2,1 và 1%.
Tại Hoa Kỳ và một số nước Âu châu, số nữ tu giảm sút trầm trọng. Bộ các dòng tu đang cho thực hiện các cuộc thanh tra tông tòa các dòng nữ tại Hoa Kỳ. (SD 31-3-2009)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 31-3-2009, nhân Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 46, sẽ được cử hành vào Chúa nhật 3-5 tới đây với chủ đề ”Tín thác nơi sáng kiến của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người”.
ĐTC viết: ”Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì ngày nay Chúa tiếp tục kêu gọi những người thợ vào làm việc trong vườn nho của Ngài. Mặc dù tại một số miền trên trái đất, có sự thiếu thốn LM một cách đáng lo âu, và có những khó khăn, chướng ngại trên con đường của Giáo Hội, nhưng chúng ta được nâng đỡ nhờ xác tín không lay chuyển, rằng chính Chúa hướng dẫn chúng ta kiên vững trên những nẻo đường trần thế tiến về sự viên mãn chung kết Nước Chúa. Chúa tự do chọn lựa và mời gọi những người thuộc mọi nền văn hóa và tuổi tác bước theo Ngài, theo những kế hoạch khôn dò của lòng yêu thương từ bi của Ngài”.
ĐTC viết tiếp: ”Vì thế, nghĩa vụ đầu tiên của chúng ta là, qua lời cầu nguyện, luôn giữ cho việc cầu khẩn những sáng kiến của Chúa được sinh động trong các gia đình và xứ đạo, trong các phong trào và hội đoàn dấn thân hoạt động tông đồ, trong các cộng đoàn dòng tu và mọi thành lãnh vực trong đời sống giáo phận. Chúng ta phải cầu nguyện để toàn thể dân Chúa được tăng trưởng trong niềm tín thác nơi Chúa, xác tín rằng ”Chủ mùa gặt” không ngừng yêu cầu một số người tự nguyện dấn thân, tận hiến cuộc sống, để cộng tác với Chúa một cách chặt chẽ hơn trong công trình cứu độ”.
ĐTC không quên nhắn nhủ những người được Chúa gọi, hãy chăm chú lắng nghe và phân định khôn ngoan, mau mắn và quảng đại đón nhận và gắn bó với kế hoạch của Thiên Chúa, nghiêm túc đào sâu những đặc tính của ơn gọi LM và tu trì, để đáp ứng với tinh thần trách nhiệm và đầy xác tín”.
Theo Niên Giám 2009 của Tòa Thánh, công bố ngày 28-2-2009, số LM trong Giáo Hội tiếp tục gia tăng và năm 2007 có 408.024 vị tức là tăng thêm 762 vị so với năm trước đó. Phi và Á châu có số LM tăng nhiều nhất: 27,6 và 21,2%. Số LM tại Mỹ châu đứng yên, trong khi số LM tại Âu và Úc châu giảm 6,8 và 5,5% trong cùng thời gian từ 2006 đến 2007.
Trong cùng thời gian vừa nói, số chủng sinh và tu sinh ban triết và thần học trong Giáo Hội tăng thêm 0,4% và năm 2007 có gần 116 ngàn thầy (115.919), tăng thêm 439 thầy. Sự gia tăng này diễn ra tại Á, Phi trong khi tại tại Âu và Mỹ châu, số chủng sinh giảm 2,1 và 1%.
Tại Hoa Kỳ và một số nước Âu châu, số nữ tu giảm sút trầm trọng. Bộ các dòng tu đang cho thực hiện các cuộc thanh tra tông tòa các dòng nữ tại Hoa Kỳ. (SD 31-3-2009)
Đức Thánh Cha tường thuật cuộc viếng thăm của ngài tại Phi châu
G. Trần Đức Anh OP
14:53 02/04/2009
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 20 ngàn tín hữu hành hương sáng 1-4-2009 tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức 16 đã tường thuật cuộc viếng thăm ngài mới thực hiện tại Camerun và Angola từ ngày 17 đến 23-3-2009.
Bằng tiếng Anh ĐTC nói: ”Anh chị em thân mến, hôm nay tôi muốn cảm tạ Thiên Chúa toàn năng vì nhiều phúc lành ngài ban trong cuộc Tông Du đầu tiên của tôi tại Phi châu. Tôi biết ơn sâu đậm đối với các vị lãnh đạo, chính quyền địa phương và các GM vì sự tiếp đón nồng nhiệt họ đã dành cho tôi. Cuộc viếng thăm của tôi bắt đầu tại Camerun nơi tôi được hân hạnh gặp nhiều nhóm tín hữu Công Giáo cũng như các đại diện của cộng đồng Hồi giáo. Tôi có ấn tượng sâu xa về tinh thần tôn giáo sâu đậm của quốc dân này và mong ước của mọi công dân sống và cộng tác với nhau trong an bình. Rồi tôi đến viếng thăm Angola, một quốc gia tiếp tục cố gắng hòa giải và tái thiết sau cuộc nội chiến dài dẵng. Tôi khuyến khích mọi người dân Angola đóng góp vào các công tác đó, nhất là qua việc huấn luyện lương tâm giới trẻ. Tôi cũng biết ơn vì được dịp gặp gỡ các chủng sinh, giáo lý viên, các nhóm phụ nữ, người trẻ và nhiều người khác trong cuộc viếng thăm của tôi tại Angola. Một thời điểm đặc biệt trong cuộc viếng thăm của tôi là cuộc giới thiệu Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2. Trong lúc Giáo Hội chuẩn bị cho công nghị quan trọng này về đề tài ”Giáo Hội tại Phi châu phục vụ hòa giải, công lý và hòa bình”, tôi xin anh chị em cùng với tôi cầu nguyện để Thượng HĐGM Phi châu mang lại thành quả dồi dào cho các dân tộc yêu quí tại đại lục này.
Trước đó, trong bài huấn dụ dài bằng tiếng Ý, ĐTC đã trình bày với nhiều chi tiết hơn về cuộc viếng thăm. Ngài nói:
“Chắc chắn một trong những cao điểm trong cuộc viếng thăm của tôi là việc trao Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2, hôm 19-3, lễ kính thánh Giuse bổn mạng của tôi, tại Sân vận động Yaoundé vào cuối thánh lễ trọng thể kính Thánh Giuse. Điều đó diễn ra trong cộng đồng Dân Chúa, giữa những thánh ca vui mừng và chúc tụng của dân chúng như ngày đại lễ, như thánh vịnh 42, câu 5 đã nói.. Thượng HĐGM Phi châu sẽ diễn ra tại Roma, nhưng công nghị này, theo một nghĩa nào đó đã khởi sự giữa lòng đại lục Phi châu, giữa lòng gia đình Kitô đang sinh sống, chịu đau khổ và hy vọng tại đó. Vì thế, tôi thấy thật là điều tốt đẹp sự trùng hợp giữa việc công bố tài liệu làm việc với lễ Thánh Giuse. mẫu gương của đức tin và hy vọng như tổ phụ đầu tiên là Abraham. Niềm tin nơi Thiên Chúa ở gần, Đấng đã tỏ cho chúng ta trong Chúa Giêsu khuôn mặt yêu thương của Ngài, niềm tin ấy chính là bảo đảm niềm hy vọng đáng tin cậy, cho Phi châu và toàn thế giới, bảo đảm một tương lai hòa giải, công lý và hòa bình.
”Sau thánh lễ và việc long trong giới thiệu tài liệu làm việc, tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Yaoundé, tôi đã thảo luận với các thành viên Hội đồng đặc biệt của Thượng HĐGM Phi châu và trải qua những giờ phút hiệp thông sâu xa với các vị. Chúng tôi đã cùng nhau suy tư về lịch sử Phi châu trong viễn tượng thần học và mục vụ. Hầu như đó là phiên họp đầu tiên của chính Thượng HĐGM, trong cuộc thảo luận huynh đệ giữa các hàng GM khác nhau và Giáo Hoàng về viễn tượng Thượng HĐGM về hòa giải và hòa bình tại Phi châu.
”Một dấu hiệu mạnh mẽ khác nói lên hoạt động nhân bản hóa của sứ điệp Kitô chắc chắn là Trung Tâm ĐHY Léger ở Yaoundé, nhắm phục hồi những ngừơi tàn tật. ĐHY Paul Émil Leger, người Canada đã sáng lập trung tâm này, sau khi về hưu hồi năm 1968, sau Công đồng, để làm việc giữa những người nghèo. Trung tâm này sau đó đã được nhường lại cho Nhà Nước. Tại đó, tôi đã gặp đông đảo anh chị em ở trong tình trạng đau khổ, chia sẻ với họ, và kín múc từ họ, niềm hy vọng xuất phát từ đức tin, cả trong những hoàn cảnh đau khổ.
Tại Angola
Sang đến các giai đoạn trong cuộc viếng thăm Angola, chặng thứ hai trong hành trình của ĐTC, ngài nói:
”Tại Angola tôi đã nhiều lần cảm nghiệm được những điều mà các vị tiền nhiệm của tôi đã lập đi lập lại: với chiến tranh, tất cả đều mất mát, với hòa bình tất cả đều có thể tái sinh. Nhưng để tái thiết một quốc gia, cần có nhiều nghị lực tinh thần lớn lao, Tại đây một lần nữa người ta thấy vai trò quan trọng của Giáo Hội, được kêu gọi thi hành công tác giáo dục, làm việc trong chiều sâu để canh tân và huấn luyện các lương tâm.
”Bổn mạng thành phố Luanda, thủ đô Angola là thánh Phaolô. Vì thế, tôi đã chọn cử hành thánh lễ với các LM, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên và những nhân viên mục vụ khác vào ngày 21-3, tại nhà thờ dâng kính thánh Phaolô. Một lần nữa kinh nghiệm bản thân của thánh Phaolô nói với chúng ta về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô phục sinh, có thể biến đổi con người và xã hội. Những hoàn cảnh lịch sử thay đổi, nhưng Chúa Kitô vẫn là sức mạnh đích thực để canh tân sâu rộng con người và cộng đồng nhân loại. Vì thế, trở về cùng Thiên Chúa, hoán cải về cùng Chúa Kitô, có nghĩa là tiến bước, tiến về đời sống sung mãn.
”Để biểu lộ sự gần gũi của Giáo Hội với những cố gắng tái thiết Angola và bao nhiêu miền tại Phi châu, tôi đã muốn dành hai cuộc gặp gỡ đặc biệt cho giới trẻ và phụ nữ.
ĐTC nói tiếp: ”Cuộc gặp gỡ với giới trẻ tại sân vận động thực là một đại lễ vui tươi và hy vọng, nhưng cũng có nét buồn vì hai thiếu nữ bị thiệt mạng, trong cuộc chen lấn ở cổng vào. Phi châu là một đại lục rất trẻ trung, nhưng quá nhiều con cái của đại lục này, các trẻ em, và thiếu niên bị những vết thương trầm trọng mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu đóng đanh và phục sinh mới có thể chữa lành họ bằng cách phú vào họ, nhờ Thánh Linh của Ngài, sức mạnh yêu thương và dấn thân cho công lý và hòa bình.
”Với các phụ nữ tôi đề cao công tác phục vụ mà bao nhiêu phụ nữ đang dành cho đức tin, phẩm giá con người, sự sống, gia đình. Tôi tái khẳng định quyền trọn vẹn của họ được dấn thân trong đời sống công cộng, nhưng không vì thế mà phải hy sinh vai trò của họ trong gia đình là sứ mạng nền tảng mà họ vốn thi hành trong sự chia sẻ trách nhiệm với tất cả các thành phần khác trong xã hội, nhất là với những người chồng và người cha. Đó là sứ điệp mà tôi để lại cho các thế hệ trẻ và giới phụ nữ, cũng như cho toàn thể cộng đoàn trong thánh lễ trọng thể hôm chúa nhật 22-3, đồng tế với các Giám Mục thuộc các nước miền nam Phi châu, với sự tham dự của một triệu tín hữu. Tôi nói với họ: nếu các dân tộc Phi châu, như Israel xưa kia, đặt niềm hy vọng của họ nơi Lời Chúa, được phong phú nhờ gia sản tôn giáo và văn hóa của mình, thì họ có thể thực sự xây dựng một tương lai hòa giải và bình định vững chãi cho tất cả mọi người.
Chào thăm các tín hữu
Trong phần chào thăm các phái đoàn tín hữu hành hương sau khi tên của họ được giới thiệu lên ngài, ĐTC đặc biệt nhắc đến các học sinh các trường trung học và tín hữu tại giáo phận Annecy bên Pháp và giáo xứ thánh Phêrô và Phaolô ở Montréal, Canada; các Linh mục thuộc tổng giáo phận Munich bên Đức, các sinh viên và tín hữu hành hương đến từ Tây Ban Nha, Mêhicô, Argentina và nhiều nước Mỹ châu la tinh khác.
Với các tín hữu Ba Lan, ĐTC nhắc nhở rằng: ”Ngày mai, 2-4, là lễ giỗ lần thứ 4 vị Tôi Tớ Chúa ĐGH Gioan Phaolô 2. Tôi biết rằng đông đảo anh chị em đang đến viếng mộ của Người. Ước gì gia sản tinh thần của Vị Đại Đồng Hương của anh chị em gợi hứng cho anh chị em trong đời sống bản thân, gia đình, xã hội và quốc gia. Cùng với anh chị em tôi cầu xin ơn phong chân phước cho Người.”
Với đông đảo tín hữu hành hương nói tiếng Ý, ĐTC đặc biệt chào thăm các tín hữu đến từ tổng giáo phận Genova, do ĐHY TGM bản quyền Angelo Bagnasco hướng dẫn, để đáp lại cuộc viếng thăm của Ngài.
Sau cùng ĐTC chào thăm các bạn trẻ, các bệnh nhân, các đôi vợ chồng mới cưới. Ngài nói: ”Tuần Thánh sắp đến rồi, trong đó chúng ta tái trải qua những lúc Chúa Kitô chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại. Tôi muốn mời gọi anh chị em hãy dành những lúc hồi tâm, để chiêm ngưỡng mầu nhiệm tối cao này, từ đó nảy sinh ơn cứu độ chúng ta. Hỡi những người trẻ thân mến, trong mầu nhiệm này, các con sẽ tìm được nguồn vui và hỡi anh chị em bệnh nhân thân mến, gần tôn nhan đau khổ của Đấng Cứu Thế, anh chị em cảm nghiệm được ơn an ủi. Và hỡi anh chị em tân hôn, tôi cầu chúc anh chị em tiến bước trong niềm tín thác trên con đường chung, vừa mới bắt đầu, được nâng đỡ nhờ niềm vui của Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống lại.”
Bằng tiếng Anh ĐTC nói: ”Anh chị em thân mến, hôm nay tôi muốn cảm tạ Thiên Chúa toàn năng vì nhiều phúc lành ngài ban trong cuộc Tông Du đầu tiên của tôi tại Phi châu. Tôi biết ơn sâu đậm đối với các vị lãnh đạo, chính quyền địa phương và các GM vì sự tiếp đón nồng nhiệt họ đã dành cho tôi. Cuộc viếng thăm của tôi bắt đầu tại Camerun nơi tôi được hân hạnh gặp nhiều nhóm tín hữu Công Giáo cũng như các đại diện của cộng đồng Hồi giáo. Tôi có ấn tượng sâu xa về tinh thần tôn giáo sâu đậm của quốc dân này và mong ước của mọi công dân sống và cộng tác với nhau trong an bình. Rồi tôi đến viếng thăm Angola, một quốc gia tiếp tục cố gắng hòa giải và tái thiết sau cuộc nội chiến dài dẵng. Tôi khuyến khích mọi người dân Angola đóng góp vào các công tác đó, nhất là qua việc huấn luyện lương tâm giới trẻ. Tôi cũng biết ơn vì được dịp gặp gỡ các chủng sinh, giáo lý viên, các nhóm phụ nữ, người trẻ và nhiều người khác trong cuộc viếng thăm của tôi tại Angola. Một thời điểm đặc biệt trong cuộc viếng thăm của tôi là cuộc giới thiệu Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2. Trong lúc Giáo Hội chuẩn bị cho công nghị quan trọng này về đề tài ”Giáo Hội tại Phi châu phục vụ hòa giải, công lý và hòa bình”, tôi xin anh chị em cùng với tôi cầu nguyện để Thượng HĐGM Phi châu mang lại thành quả dồi dào cho các dân tộc yêu quí tại đại lục này.
Trước đó, trong bài huấn dụ dài bằng tiếng Ý, ĐTC đã trình bày với nhiều chi tiết hơn về cuộc viếng thăm. Ngài nói:
“Chắc chắn một trong những cao điểm trong cuộc viếng thăm của tôi là việc trao Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2, hôm 19-3, lễ kính thánh Giuse bổn mạng của tôi, tại Sân vận động Yaoundé vào cuối thánh lễ trọng thể kính Thánh Giuse. Điều đó diễn ra trong cộng đồng Dân Chúa, giữa những thánh ca vui mừng và chúc tụng của dân chúng như ngày đại lễ, như thánh vịnh 42, câu 5 đã nói.. Thượng HĐGM Phi châu sẽ diễn ra tại Roma, nhưng công nghị này, theo một nghĩa nào đó đã khởi sự giữa lòng đại lục Phi châu, giữa lòng gia đình Kitô đang sinh sống, chịu đau khổ và hy vọng tại đó. Vì thế, tôi thấy thật là điều tốt đẹp sự trùng hợp giữa việc công bố tài liệu làm việc với lễ Thánh Giuse. mẫu gương của đức tin và hy vọng như tổ phụ đầu tiên là Abraham. Niềm tin nơi Thiên Chúa ở gần, Đấng đã tỏ cho chúng ta trong Chúa Giêsu khuôn mặt yêu thương của Ngài, niềm tin ấy chính là bảo đảm niềm hy vọng đáng tin cậy, cho Phi châu và toàn thế giới, bảo đảm một tương lai hòa giải, công lý và hòa bình.
”Sau thánh lễ và việc long trong giới thiệu tài liệu làm việc, tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Yaoundé, tôi đã thảo luận với các thành viên Hội đồng đặc biệt của Thượng HĐGM Phi châu và trải qua những giờ phút hiệp thông sâu xa với các vị. Chúng tôi đã cùng nhau suy tư về lịch sử Phi châu trong viễn tượng thần học và mục vụ. Hầu như đó là phiên họp đầu tiên của chính Thượng HĐGM, trong cuộc thảo luận huynh đệ giữa các hàng GM khác nhau và Giáo Hoàng về viễn tượng Thượng HĐGM về hòa giải và hòa bình tại Phi châu.
”Một dấu hiệu mạnh mẽ khác nói lên hoạt động nhân bản hóa của sứ điệp Kitô chắc chắn là Trung Tâm ĐHY Léger ở Yaoundé, nhắm phục hồi những ngừơi tàn tật. ĐHY Paul Émil Leger, người Canada đã sáng lập trung tâm này, sau khi về hưu hồi năm 1968, sau Công đồng, để làm việc giữa những người nghèo. Trung tâm này sau đó đã được nhường lại cho Nhà Nước. Tại đó, tôi đã gặp đông đảo anh chị em ở trong tình trạng đau khổ, chia sẻ với họ, và kín múc từ họ, niềm hy vọng xuất phát từ đức tin, cả trong những hoàn cảnh đau khổ.
Tại Angola
Sang đến các giai đoạn trong cuộc viếng thăm Angola, chặng thứ hai trong hành trình của ĐTC, ngài nói:
”Tại Angola tôi đã nhiều lần cảm nghiệm được những điều mà các vị tiền nhiệm của tôi đã lập đi lập lại: với chiến tranh, tất cả đều mất mát, với hòa bình tất cả đều có thể tái sinh. Nhưng để tái thiết một quốc gia, cần có nhiều nghị lực tinh thần lớn lao, Tại đây một lần nữa người ta thấy vai trò quan trọng của Giáo Hội, được kêu gọi thi hành công tác giáo dục, làm việc trong chiều sâu để canh tân và huấn luyện các lương tâm.
”Bổn mạng thành phố Luanda, thủ đô Angola là thánh Phaolô. Vì thế, tôi đã chọn cử hành thánh lễ với các LM, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên và những nhân viên mục vụ khác vào ngày 21-3, tại nhà thờ dâng kính thánh Phaolô. Một lần nữa kinh nghiệm bản thân của thánh Phaolô nói với chúng ta về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô phục sinh, có thể biến đổi con người và xã hội. Những hoàn cảnh lịch sử thay đổi, nhưng Chúa Kitô vẫn là sức mạnh đích thực để canh tân sâu rộng con người và cộng đồng nhân loại. Vì thế, trở về cùng Thiên Chúa, hoán cải về cùng Chúa Kitô, có nghĩa là tiến bước, tiến về đời sống sung mãn.
”Để biểu lộ sự gần gũi của Giáo Hội với những cố gắng tái thiết Angola và bao nhiêu miền tại Phi châu, tôi đã muốn dành hai cuộc gặp gỡ đặc biệt cho giới trẻ và phụ nữ.
ĐTC nói tiếp: ”Cuộc gặp gỡ với giới trẻ tại sân vận động thực là một đại lễ vui tươi và hy vọng, nhưng cũng có nét buồn vì hai thiếu nữ bị thiệt mạng, trong cuộc chen lấn ở cổng vào. Phi châu là một đại lục rất trẻ trung, nhưng quá nhiều con cái của đại lục này, các trẻ em, và thiếu niên bị những vết thương trầm trọng mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu đóng đanh và phục sinh mới có thể chữa lành họ bằng cách phú vào họ, nhờ Thánh Linh của Ngài, sức mạnh yêu thương và dấn thân cho công lý và hòa bình.
”Với các phụ nữ tôi đề cao công tác phục vụ mà bao nhiêu phụ nữ đang dành cho đức tin, phẩm giá con người, sự sống, gia đình. Tôi tái khẳng định quyền trọn vẹn của họ được dấn thân trong đời sống công cộng, nhưng không vì thế mà phải hy sinh vai trò của họ trong gia đình là sứ mạng nền tảng mà họ vốn thi hành trong sự chia sẻ trách nhiệm với tất cả các thành phần khác trong xã hội, nhất là với những người chồng và người cha. Đó là sứ điệp mà tôi để lại cho các thế hệ trẻ và giới phụ nữ, cũng như cho toàn thể cộng đoàn trong thánh lễ trọng thể hôm chúa nhật 22-3, đồng tế với các Giám Mục thuộc các nước miền nam Phi châu, với sự tham dự của một triệu tín hữu. Tôi nói với họ: nếu các dân tộc Phi châu, như Israel xưa kia, đặt niềm hy vọng của họ nơi Lời Chúa, được phong phú nhờ gia sản tôn giáo và văn hóa của mình, thì họ có thể thực sự xây dựng một tương lai hòa giải và bình định vững chãi cho tất cả mọi người.
Chào thăm các tín hữu
Trong phần chào thăm các phái đoàn tín hữu hành hương sau khi tên của họ được giới thiệu lên ngài, ĐTC đặc biệt nhắc đến các học sinh các trường trung học và tín hữu tại giáo phận Annecy bên Pháp và giáo xứ thánh Phêrô và Phaolô ở Montréal, Canada; các Linh mục thuộc tổng giáo phận Munich bên Đức, các sinh viên và tín hữu hành hương đến từ Tây Ban Nha, Mêhicô, Argentina và nhiều nước Mỹ châu la tinh khác.
Với các tín hữu Ba Lan, ĐTC nhắc nhở rằng: ”Ngày mai, 2-4, là lễ giỗ lần thứ 4 vị Tôi Tớ Chúa ĐGH Gioan Phaolô 2. Tôi biết rằng đông đảo anh chị em đang đến viếng mộ của Người. Ước gì gia sản tinh thần của Vị Đại Đồng Hương của anh chị em gợi hứng cho anh chị em trong đời sống bản thân, gia đình, xã hội và quốc gia. Cùng với anh chị em tôi cầu xin ơn phong chân phước cho Người.”
Với đông đảo tín hữu hành hương nói tiếng Ý, ĐTC đặc biệt chào thăm các tín hữu đến từ tổng giáo phận Genova, do ĐHY TGM bản quyền Angelo Bagnasco hướng dẫn, để đáp lại cuộc viếng thăm của Ngài.
Sau cùng ĐTC chào thăm các bạn trẻ, các bệnh nhân, các đôi vợ chồng mới cưới. Ngài nói: ”Tuần Thánh sắp đến rồi, trong đó chúng ta tái trải qua những lúc Chúa Kitô chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại. Tôi muốn mời gọi anh chị em hãy dành những lúc hồi tâm, để chiêm ngưỡng mầu nhiệm tối cao này, từ đó nảy sinh ơn cứu độ chúng ta. Hỡi những người trẻ thân mến, trong mầu nhiệm này, các con sẽ tìm được nguồn vui và hỡi anh chị em bệnh nhân thân mến, gần tôn nhan đau khổ của Đấng Cứu Thế, anh chị em cảm nghiệm được ơn an ủi. Và hỡi anh chị em tân hôn, tôi cầu chúc anh chị em tiến bước trong niềm tín thác trên con đường chung, vừa mới bắt đầu, được nâng đỡ nhờ niềm vui của Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống lại.”
Các nỗ lực của Giáo Hội trong việc trợ giúp các bệnh nhân liệt kháng
Linh Tiến Khải
14:55 02/04/2009
Một số nhận định bác sĩ Filippo Ciantia, về lập trường đúng đắn của Giáo Hội trong cuộc chiến chống bệnh liệt kháng
Chiều Chúa Nhật 29-3-2009 hàng ngàn sinh viên Phi châu và người trẻ thuộc các phong trào công giáo tại Roma đã tham dự một buổi canh thức biểu tỉnh để cám ơn và tỏ tình liên đới với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Trong thông cáo phổ biến ngày 25-3-2009 Hội sinh viên Phi châu cho biết họ tổ chức buổi canh thức biểu tình để cám ơn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vì ngài đã bắt mạch sức khỏe xã hội, văn hóa, tinh thần, môi sinh và kinh tế của đại lục Phi châu một cách rất kỹ lưỡng, và đã đề ra các giải pháp và con đường khác nhau để cho người Phi châu là các tác nhân và nhân vật chính sự phát triển của họ. Lý do thứ hai là để cám ơn Đức Thánh Cha đã nói lên với cộng đồng quốc tế các ưu tiên tuyệt đối của người Phi châu hiên nay. Đó là cần có thực phẩm, nước uống, năng lực, các săn sóc y khoa, một lợi tức ổn định cho các gia đình, một hệ thống thương mại tạo dễ dãi cho việc xuất cảng các sản phẩm Phi châu chứ không phải chỉ xuất cảng các nguyên liệu, biết đánh giá tại chỗ các tài sản phong phú của mình chứ không phải chỉ là cướp bóc các tài nguyên của Phi châu.
Buổi canh thức biểu tình này đặc biệt có mục đích là nói to lên tiếng ”không” đối với các lý thuyết sai lạc về Phi châu, ”không” đối với việc lèo lái xuyên tạc lạm dụng sứ điệp Đức Thánh Cha nhắn gửi Phi châu, ”không” đối với những ai muốn biến Phi châu thành một trong những thị trường để bán túi cao su, và để nói to lên tiếng ”có” đối với các săn sóc hữu hiệu cho các bệnh nhân liệt kháng tại Phi châu, nói ”có” đối với nền giáo dục tính dục có trách nhiệm.
Như qúy vị và các bạn đã biết, trong chuyến Đức Thánh Cha công du hai nước Camerun và Angola những ngày vừa qua báo chí và một số các chính trị gia Âu châu đã chỉ trích Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về câu ngài trả lời cho giới báo chí liên quan tới bệnh Sida. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng không thể khắc phục nạn dịch Sida bằng tiền bạc, hoặc bàng cách phân phát các túi cao su, trái lại nó lại càng làm gia tăng vấn đề tại Phi châu. Cần có sự giáo dục, việc sống tính dục với tinh thần trách nhiệm và đặc biệt quan tâm yêu thương săn sóc các bệnh nhân.
Nhiều chính trị gia và cơ quan truyền thông Âu Mỹ đã chỉ chú ý túi cao su trong câu nói của Đức Thánh Cha, loan tin một chiều và chỉ đề cập đến những tranh luận, bút chiến về hiệu năng của túi cao su.
Ông Eric Chevalier, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Pháp, tuyên bố rằng: Các khẳng định của Đức Giáo Hoàng ”là một nguy hiểm đối với các đường lối chính trị y tế và việc bảo vệ sự sống”. Bà Ulla Schmidt, Bộ trưởng y tế và bà Heidemarie Wieczorek, Bộ trưởng phát triển của chính quyền Liên Bang Đức thì nhấn mạnh rằng: ”Các túi cao su cứu sống bên Âu châu cũng như bên Phi châu”. Còn bà Laurete Onkelinx, Bộ trưởng y tế Bỉ, thì cho rằng các khẳng định của Đức Giáo Hoàng có thể phá hủy bao nhiêu năm phòng chống và loan tin tức về bệnh Sida, và khiến cho nhiều sự sống gặp nguy hiểm”. Các thành viên của Ủy ban Âu châu cũng tỏ ra dè dặt. Còn ông Josè Martinez Olmos, tổng thư ký Bộ y tế Tây Ban Nha, tuyên bố sẽ gửi 1 triệu túi cao su sang Phi châu và cho rằng ”Đức Giáo Hoàng đã được cố vấn dở”. Ông Jean Claude Juncker, thủ tướng Luxembourg tuyên bố ”bị báo động” bởi các khẳng định của Đức Giáo Hoàng.
Hai nhật báo lớn nhất Hoa Kỳ là tờ New York Times và tờ Washington Post đều cho chạy hàng tít lớn ”The Pope is wrong - Đức Giáo Hoàng sai lầm” liên quan tới việc dùng túi cao su. Nhật báo Le Monde thì cho đăng một bức hí họa thô bỉ và phạm thượng có hình con thuyền Giáo Hội rẽ sóng giữa biển người Phi châu. Trên thuyền có Chúa Giêsu, sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều thì làm phép lạ hóa túi cao su ra nhiều, trước gương mặt chịu trận của Đức Giáo Hoàng. Còn tuần san Times ở Luân đôn, là tuần báo có truyền thống rất đứng đắn, thì lần này trở thành hạ cấp đăng hình Đức Giáo Hoàng đội một túi cao su thay vì đội mũ ba tầng.
Tất cả những sự kiện trên đây là bằng chứng cho thấy làn sóng tấn kích gia tăng từ phía các trung tâm chính trị và phương tiện truyền thông quốc tế, song song với các nhóm duy đời cực đoan, duy tục hóa và duy hư vô, tất cả đồng loạt chống lại Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo. Nước Pháp dẫn đầu phong trào tấn kích này, đến độ ngoại trưởng Bernard Kouchner không ngần ngại tuyên bố rằng ”Đức Giáo Hoàng cho thấy mình ít hiểu biết về tình trạng thật sự của Phi châu”. Bệnh dịch bôi nhọ và xuyên tạc này cũng lan sang Italia. Tuy nhiên tờ Daily Telegraph cho rằng Đức Giáo Hoàng hoàn toàn có lý.
Phát biểu trong chương trình tryền hình Telecamera, ông Fernando Casini, Chủ tịch đảng Liên hiệp dân chủ Kitô Italia mạnh mẽ cảnh giác mọi người, vì theo ông đàng sau tất cả những tấn kích và bôi nhọ Đức Giáo Hoàng có bàn tay lèo lái của tổ chức Tam Điểm.
Trong thông cáo công bố tại Yaounde ngày 18-3-2009, Linh Mục Federico Lombardi Giám đốc Phong báo chí Tòa Thánh, tái khẳng định lập trường của Giáo Hội và những đường hướng thiết yếu trong sự dấn thân của Giáo Hội nhắm bài trừ tai ương Sida. Trước hết bằng cách giáo dục con người sống tính dục có trách nhiệm và thăng tiến hôn nhân và gia đình. Tiếp đến là bằng các nghiên cứu và áp dụng các biện pháp chữa trị hữu hiệu chống bệnh Sida và phổ biến rộng rãi các phương pháp này. Và sau cùng là yêu thương săn sóc các bệnh nhân bằng cách trợ giúp nhân bản vật chất tinh thần cho các bệnh nhân cũng như cho mọi người đau khổ vì bệnh này.
Ngày 25-3-2009 Hội Đồng Giám Mục Camerun cũng đã công bố thông cáo mạnh mẽ tố cáo kiểu thông tin xấu xa của báo chí tây âu, nhằm che mờ ý nghĩa đích thật chuyến công du của Đức Thánh Cha tại Phi châu và che mờ thảm cảnh của biết bao nhiêu người Phi châu bị chết vì bệnh tật, nghèo đói và chiến tranh huynh đệ tương tàn. Sứ điệp của Đức Thánh Cha là sứ điệp yêu thương liên đới, hòa giải, công lý và hòa bình. Người dân Phi châu đã hiểu sứ điệp này của Đức Thánh Cha, nhưng giới truyền thông tây âu thì không. Và sự kiện họ cố tình quên đi các nỗ lực phi thường của Giáo Hội trong việc phòng chống và săn sóc trợ giúp các bệnh nhân Sida là một việc làm vô liêm chính và rất trầm trọng.
Thống kê năm 2007 cho biết Phi châu có 33 triệu người bị bệnh Sida tuổi từ 15 đến 49, trong đó có 22 triệu sống tại các nước miền nam sa mạc Sahara. Zwasiland dẫn đầu với 26,1% tổng số dân, tiếp đến là Boswana với 23,9%, Lesotho với 23,2% và Nam Phi với 18,1%. Giữa các năm 2001-2007 sồ bệnh nhân tại Zimbabwe giảm được 10,7%, Boswana 2,5% và Uganda 2,5%. Trong khi đó số bệnh nhân tại Mozambic gia tăng 2,2%, Mauritius 1,4% và Nam Phi 1,2%. Trong năm 2007 đã có 1,5 triệu bệnh nhân bị chết, đồng thời số người mới mắc bệnh là 1,9 triệu.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bác sĩ Filippo Ciantia, về lập trường đúng đắn của Giáo Hội trong cuộc chiến chống bệnh liệt kháng.
Bác sĩ Ciantia, thuộc ”Hội Thiện Nguyện Phục Vụ Quốc Tế”, viết tắt là AVSI, hiện là đại diện phân bộ Italia của tổ chức phục vụ các nước vùng Đại Hồ. Bác sĩ có vợ và 8 con, đã sống và làm việc tại Uganda từ năm 1980 đến nay. Bác sĩ là tác giả nhiều bài khảo luận được đăng trên các nguyệt san khoa học liên quan tới bệnh liệt kháng. Trong một bài mới nhất được đăng trên nguyệt san ”Lancet”, bác sĩ đã nêu bật sự hữu hiệu của giáo lý công giáo trong việc đối phó với bệnh liệt kháng.
Uganda là một trong các nước Phi châu có số bệnh nhân liệt kháng rất cao, nhưng nhờ các chương trình giáo dục phòng ngừa do Giáo Hội phát động trong các năm qua, số bệnh nhân đã giảm rất nhiều.
Hỏi: Thưa bác sĩ Ciantia, bác sĩ có nhận định nào về những gì Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói liên quan tới bệnh liệt kháng tại Phi châu. Lập trường của Giáo Hội có thực tế không và trong nghĩa nào?
Đáp: Lập trường của Đức Thánh Cha và Giáo Hội về bệnh liệt kháng rất là thực tế, có lý và rất có cơ sở trên bình điện khoa học. Nó thực tế, vì đối với vi khuẩn bệnh SIDA chiến thuật giúp chiến thắng không thể chỉ là y tế và dược khoa. Chỉ có thể chiến thắng bệnh liệt kháng, nếu chú ý tới tất cả mọi yếu tố khác tạo thành con người. Các dữ kiện chứng minh cho thấy rằng bệnh liệt kháng đã chỉ giảm tại những nước nào, trong đó người ta đã dấn thân thay đổi cung cách sống tính dục và kiểu sống của của con người. Chúng là kết qủa của việc thông tin và giáo dục lôi cuốn các gia đình, nữ giới và trường học vào cuộc. Đã xảy ra như thế tại Kenya, Etiopia, Malawi, Zambia, Zimbabwe và đặc biệt là tại Uganda. Nhưng để có được các hiệu qủa tốt, cần phải có can đảm chap nhận những lựa chọn mạnh mẽ, như tại các nước Phi châu nói trên.
Hỏi: Đó là những lựa chọn nào thưa bác sĩ?
Đáp: Trọng tâm của vấn đề là việc thay đổi các cung cách sống, chẳng hạn như các tương quan tính dục với nhiều người khác nhau dễ khiến cho người ta lây bệnh liệt kháng. Đây là tệ nạn rất phổ biến bên Phi châu. Trong lãnh vực này người ta ngại can thiệp, vì nhân danh sự tự do người ta cho rằng không được can thiệp vào các lựa chọn của người khác. Nhưng đây là một lập trường giả hình. Thế thì phải nói gì đối với các chiến dịch, mà chúng ta vẫn phát động ngày càng rộng lớn, như chiến dịch chống hút thuốc, chống uống rượu, chống nghiện ma túy? Các chiến dịch này cũng là xâm phạm tới sự tự do của con người hay sao? Nếu một cung cách sống có nguy hại cho sức khỏe, mà lại không tìm cách can thiệp, thì đó thực sự là làm hại người có cung cách sống đó và làm hại toàn xã hội nữa.
Hỏi: Như thế, khi nói tới việc tiết dục và trung thành trong hôn nhân là Giáo Hội không xâm lấn lãnh vực cuộc sống của con người, có đúng thế không thưa bác sĩ?
Đáp: Đúng vậy. Giáo Hội thi hành nhiệm vụ của mình là nhắc nhở và khuyến khích mời gọi con người chú ý tới sức khỏe của chính mình và sức khỏe của các người liên hệ. Khi làm như thế là Giáo Hội góp phần vào việc tạo dựng hạnh phúc cho tất cả mọi người. Không có nơi nào bệnh liệt kháng giảm mà lại không có sự thay đổi cung cách sống tính dục. Nhưng để được như vậy cần phải củng cố bình diện giáo dục, chứ không thể chỉ phân phát túi cao su và tin cậy nơi tính cách phòng ngừa ảo thuật của nó khiến cho con người sống vô trách nhiệm. Chính quyền Uganda đã hiểu điều này và đã phát động chiến thuật ABC.
Hỏi: Thưa bác sĩ chiến thuật ABC là chiến thuật gì vậy?
Đáp: Nó là ba chữ viết tắt của ba lời khuyên: tiết dục ABSTINENCE, trung thành trong hôn nhân BEING FAITHFUL, và dùng túi cao su CONDOM USE, trong các trường hợp rất đặc biệt và chắc chắn vì biết là có bệnh và hạn chế loại người giao hợp. Kết qủa là từ 15% trong năm 1992 số bệnh nhân liệt kháng giảm xuống còn 5% trong năm 2004. Và qúy vị có biết chi phí của các chương trình phát động để thay đổi cung cách sống của người dân là bao nhiêu không? 23 xu cho mỗi đầu người. Vì thế Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hoàn toàn có lý. Cần phải có một chiến thuật đa phương lấy hạnh phúc của con người làm trọng tâm.
Hỏi: Một cách cụ thể bác sĩ muốn nói gì?
Đáp: Tôi muốn nói rằng phải thăng tiến điều kiện sống của nữ giới, trợ giúp thuốc men cho những người bị vi trùng HIV, sự nhưng không của việc chữa trị là yếu tố nền tảng, nhưng nó có nguy cơ bị thiệt thòi vì cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay. Thế rồi cũng cẫn phải chống lại việc kỳ thị các bệnh nhân liệt kháng, và phát động các chiến dịch giáo dục phòng ngừa trong các trường tiểu học để bảo vệ các trẻ em trước khi các em đạt tới tuổi sinh hoạt tính dục. Và để đạt các mục tiêu này thì cần phải có sự tham gia và cộng tác của cộng đoàn xã hội dân sự và quốc gia.
Hỏi: Tại sao sự tham gia của cộng đoàn lại là yếu tố nền tảng thưa bác sĩ?
Đáp: Trong một xã hội như xã hội Phi châu cần phải cần phải lôi cuốn được các vị lãnh đạo chính trị dân sự tôn giáo và các cộng đoàn địa phương. Tại Uganda có rất nhiều tổ chức săn sóc các trẻ em mồ côi cha mẹ, vì cha mẹ các em đã chết bởi bệnh SIDA. Có tới 2,4 triệu trẻ em mồ côi. Các tổ chức này cũng trợ giúp các gia đình có người bị bệnh, và dấn thân trong công tác giáo dục, và nhất là đồng hành với người bệnh. Chẳng hạn như các thành viên của hiệp hội ”Điểm gặp gỡ - Meeting Point”, là phân bộ địa phương của ”Hội Thiện Nguyện Phục Vụ Quốc Tế”, từ nhiều năm nay đã trợ giúp phụ nữ tại thủ độ Kampala và các thành phố khác bên Uganda.
Họ thăng tiến các khóa học về vệ sinh và sức khỏe, cho vay tiền để các phụ nữ thực hiện các sinh hoạt buôn bán kinh doanh nhỏ và phân phát thực phẩm. Rất nhiều phụ nữ bị bệnh liệt kháng đã được trợ giúp để hiểu rằng sự sống của họ lớn lao hơn bệnh tật. Họ đã chấp nhận được chữa trị chống vi khuẩn liệt kháng. Trước đó họ từ chối vì nghĩ rằng đời họ tàn rồi, và họ giúp nhau uống thuốc để trị bệnh. Nếu một người qua đời, thì một phụ nữ khác đem con của họ về nuôi. Họ cảm thấy được ai đó yêu thương và được trân trọng. Và đó là một phép lạ nho nhỏ xảy ra mỗi ngay, một kinh nghiệm của tình yêu thương lây mạnh hơn là vi trùng liệt kháng.
(Avvenire 19.20-3-2009; CD 25-3-2009)
Chiều Chúa Nhật 29-3-2009 hàng ngàn sinh viên Phi châu và người trẻ thuộc các phong trào công giáo tại Roma đã tham dự một buổi canh thức biểu tỉnh để cám ơn và tỏ tình liên đới với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Trong thông cáo phổ biến ngày 25-3-2009 Hội sinh viên Phi châu cho biết họ tổ chức buổi canh thức biểu tình để cám ơn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vì ngài đã bắt mạch sức khỏe xã hội, văn hóa, tinh thần, môi sinh và kinh tế của đại lục Phi châu một cách rất kỹ lưỡng, và đã đề ra các giải pháp và con đường khác nhau để cho người Phi châu là các tác nhân và nhân vật chính sự phát triển của họ. Lý do thứ hai là để cám ơn Đức Thánh Cha đã nói lên với cộng đồng quốc tế các ưu tiên tuyệt đối của người Phi châu hiên nay. Đó là cần có thực phẩm, nước uống, năng lực, các săn sóc y khoa, một lợi tức ổn định cho các gia đình, một hệ thống thương mại tạo dễ dãi cho việc xuất cảng các sản phẩm Phi châu chứ không phải chỉ xuất cảng các nguyên liệu, biết đánh giá tại chỗ các tài sản phong phú của mình chứ không phải chỉ là cướp bóc các tài nguyên của Phi châu.
Buổi canh thức biểu tình này đặc biệt có mục đích là nói to lên tiếng ”không” đối với các lý thuyết sai lạc về Phi châu, ”không” đối với việc lèo lái xuyên tạc lạm dụng sứ điệp Đức Thánh Cha nhắn gửi Phi châu, ”không” đối với những ai muốn biến Phi châu thành một trong những thị trường để bán túi cao su, và để nói to lên tiếng ”có” đối với các săn sóc hữu hiệu cho các bệnh nhân liệt kháng tại Phi châu, nói ”có” đối với nền giáo dục tính dục có trách nhiệm.
Như qúy vị và các bạn đã biết, trong chuyến Đức Thánh Cha công du hai nước Camerun và Angola những ngày vừa qua báo chí và một số các chính trị gia Âu châu đã chỉ trích Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về câu ngài trả lời cho giới báo chí liên quan tới bệnh Sida. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng không thể khắc phục nạn dịch Sida bằng tiền bạc, hoặc bàng cách phân phát các túi cao su, trái lại nó lại càng làm gia tăng vấn đề tại Phi châu. Cần có sự giáo dục, việc sống tính dục với tinh thần trách nhiệm và đặc biệt quan tâm yêu thương săn sóc các bệnh nhân.
Nhiều chính trị gia và cơ quan truyền thông Âu Mỹ đã chỉ chú ý túi cao su trong câu nói của Đức Thánh Cha, loan tin một chiều và chỉ đề cập đến những tranh luận, bút chiến về hiệu năng của túi cao su.
Ông Eric Chevalier, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Pháp, tuyên bố rằng: Các khẳng định của Đức Giáo Hoàng ”là một nguy hiểm đối với các đường lối chính trị y tế và việc bảo vệ sự sống”. Bà Ulla Schmidt, Bộ trưởng y tế và bà Heidemarie Wieczorek, Bộ trưởng phát triển của chính quyền Liên Bang Đức thì nhấn mạnh rằng: ”Các túi cao su cứu sống bên Âu châu cũng như bên Phi châu”. Còn bà Laurete Onkelinx, Bộ trưởng y tế Bỉ, thì cho rằng các khẳng định của Đức Giáo Hoàng có thể phá hủy bao nhiêu năm phòng chống và loan tin tức về bệnh Sida, và khiến cho nhiều sự sống gặp nguy hiểm”. Các thành viên của Ủy ban Âu châu cũng tỏ ra dè dặt. Còn ông Josè Martinez Olmos, tổng thư ký Bộ y tế Tây Ban Nha, tuyên bố sẽ gửi 1 triệu túi cao su sang Phi châu và cho rằng ”Đức Giáo Hoàng đã được cố vấn dở”. Ông Jean Claude Juncker, thủ tướng Luxembourg tuyên bố ”bị báo động” bởi các khẳng định của Đức Giáo Hoàng.
Hai nhật báo lớn nhất Hoa Kỳ là tờ New York Times và tờ Washington Post đều cho chạy hàng tít lớn ”The Pope is wrong - Đức Giáo Hoàng sai lầm” liên quan tới việc dùng túi cao su. Nhật báo Le Monde thì cho đăng một bức hí họa thô bỉ và phạm thượng có hình con thuyền Giáo Hội rẽ sóng giữa biển người Phi châu. Trên thuyền có Chúa Giêsu, sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều thì làm phép lạ hóa túi cao su ra nhiều, trước gương mặt chịu trận của Đức Giáo Hoàng. Còn tuần san Times ở Luân đôn, là tuần báo có truyền thống rất đứng đắn, thì lần này trở thành hạ cấp đăng hình Đức Giáo Hoàng đội một túi cao su thay vì đội mũ ba tầng.
Tất cả những sự kiện trên đây là bằng chứng cho thấy làn sóng tấn kích gia tăng từ phía các trung tâm chính trị và phương tiện truyền thông quốc tế, song song với các nhóm duy đời cực đoan, duy tục hóa và duy hư vô, tất cả đồng loạt chống lại Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo. Nước Pháp dẫn đầu phong trào tấn kích này, đến độ ngoại trưởng Bernard Kouchner không ngần ngại tuyên bố rằng ”Đức Giáo Hoàng cho thấy mình ít hiểu biết về tình trạng thật sự của Phi châu”. Bệnh dịch bôi nhọ và xuyên tạc này cũng lan sang Italia. Tuy nhiên tờ Daily Telegraph cho rằng Đức Giáo Hoàng hoàn toàn có lý.
Phát biểu trong chương trình tryền hình Telecamera, ông Fernando Casini, Chủ tịch đảng Liên hiệp dân chủ Kitô Italia mạnh mẽ cảnh giác mọi người, vì theo ông đàng sau tất cả những tấn kích và bôi nhọ Đức Giáo Hoàng có bàn tay lèo lái của tổ chức Tam Điểm.
Trong thông cáo công bố tại Yaounde ngày 18-3-2009, Linh Mục Federico Lombardi Giám đốc Phong báo chí Tòa Thánh, tái khẳng định lập trường của Giáo Hội và những đường hướng thiết yếu trong sự dấn thân của Giáo Hội nhắm bài trừ tai ương Sida. Trước hết bằng cách giáo dục con người sống tính dục có trách nhiệm và thăng tiến hôn nhân và gia đình. Tiếp đến là bằng các nghiên cứu và áp dụng các biện pháp chữa trị hữu hiệu chống bệnh Sida và phổ biến rộng rãi các phương pháp này. Và sau cùng là yêu thương săn sóc các bệnh nhân bằng cách trợ giúp nhân bản vật chất tinh thần cho các bệnh nhân cũng như cho mọi người đau khổ vì bệnh này.
Ngày 25-3-2009 Hội Đồng Giám Mục Camerun cũng đã công bố thông cáo mạnh mẽ tố cáo kiểu thông tin xấu xa của báo chí tây âu, nhằm che mờ ý nghĩa đích thật chuyến công du của Đức Thánh Cha tại Phi châu và che mờ thảm cảnh của biết bao nhiêu người Phi châu bị chết vì bệnh tật, nghèo đói và chiến tranh huynh đệ tương tàn. Sứ điệp của Đức Thánh Cha là sứ điệp yêu thương liên đới, hòa giải, công lý và hòa bình. Người dân Phi châu đã hiểu sứ điệp này của Đức Thánh Cha, nhưng giới truyền thông tây âu thì không. Và sự kiện họ cố tình quên đi các nỗ lực phi thường của Giáo Hội trong việc phòng chống và săn sóc trợ giúp các bệnh nhân Sida là một việc làm vô liêm chính và rất trầm trọng.
Thống kê năm 2007 cho biết Phi châu có 33 triệu người bị bệnh Sida tuổi từ 15 đến 49, trong đó có 22 triệu sống tại các nước miền nam sa mạc Sahara. Zwasiland dẫn đầu với 26,1% tổng số dân, tiếp đến là Boswana với 23,9%, Lesotho với 23,2% và Nam Phi với 18,1%. Giữa các năm 2001-2007 sồ bệnh nhân tại Zimbabwe giảm được 10,7%, Boswana 2,5% và Uganda 2,5%. Trong khi đó số bệnh nhân tại Mozambic gia tăng 2,2%, Mauritius 1,4% và Nam Phi 1,2%. Trong năm 2007 đã có 1,5 triệu bệnh nhân bị chết, đồng thời số người mới mắc bệnh là 1,9 triệu.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bác sĩ Filippo Ciantia, về lập trường đúng đắn của Giáo Hội trong cuộc chiến chống bệnh liệt kháng.
Bác sĩ Ciantia, thuộc ”Hội Thiện Nguyện Phục Vụ Quốc Tế”, viết tắt là AVSI, hiện là đại diện phân bộ Italia của tổ chức phục vụ các nước vùng Đại Hồ. Bác sĩ có vợ và 8 con, đã sống và làm việc tại Uganda từ năm 1980 đến nay. Bác sĩ là tác giả nhiều bài khảo luận được đăng trên các nguyệt san khoa học liên quan tới bệnh liệt kháng. Trong một bài mới nhất được đăng trên nguyệt san ”Lancet”, bác sĩ đã nêu bật sự hữu hiệu của giáo lý công giáo trong việc đối phó với bệnh liệt kháng.
Uganda là một trong các nước Phi châu có số bệnh nhân liệt kháng rất cao, nhưng nhờ các chương trình giáo dục phòng ngừa do Giáo Hội phát động trong các năm qua, số bệnh nhân đã giảm rất nhiều.
Hỏi: Thưa bác sĩ Ciantia, bác sĩ có nhận định nào về những gì Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói liên quan tới bệnh liệt kháng tại Phi châu. Lập trường của Giáo Hội có thực tế không và trong nghĩa nào?
Đáp: Lập trường của Đức Thánh Cha và Giáo Hội về bệnh liệt kháng rất là thực tế, có lý và rất có cơ sở trên bình điện khoa học. Nó thực tế, vì đối với vi khuẩn bệnh SIDA chiến thuật giúp chiến thắng không thể chỉ là y tế và dược khoa. Chỉ có thể chiến thắng bệnh liệt kháng, nếu chú ý tới tất cả mọi yếu tố khác tạo thành con người. Các dữ kiện chứng minh cho thấy rằng bệnh liệt kháng đã chỉ giảm tại những nước nào, trong đó người ta đã dấn thân thay đổi cung cách sống tính dục và kiểu sống của của con người. Chúng là kết qủa của việc thông tin và giáo dục lôi cuốn các gia đình, nữ giới và trường học vào cuộc. Đã xảy ra như thế tại Kenya, Etiopia, Malawi, Zambia, Zimbabwe và đặc biệt là tại Uganda. Nhưng để có được các hiệu qủa tốt, cần phải có can đảm chap nhận những lựa chọn mạnh mẽ, như tại các nước Phi châu nói trên.
Hỏi: Đó là những lựa chọn nào thưa bác sĩ?
Đáp: Trọng tâm của vấn đề là việc thay đổi các cung cách sống, chẳng hạn như các tương quan tính dục với nhiều người khác nhau dễ khiến cho người ta lây bệnh liệt kháng. Đây là tệ nạn rất phổ biến bên Phi châu. Trong lãnh vực này người ta ngại can thiệp, vì nhân danh sự tự do người ta cho rằng không được can thiệp vào các lựa chọn của người khác. Nhưng đây là một lập trường giả hình. Thế thì phải nói gì đối với các chiến dịch, mà chúng ta vẫn phát động ngày càng rộng lớn, như chiến dịch chống hút thuốc, chống uống rượu, chống nghiện ma túy? Các chiến dịch này cũng là xâm phạm tới sự tự do của con người hay sao? Nếu một cung cách sống có nguy hại cho sức khỏe, mà lại không tìm cách can thiệp, thì đó thực sự là làm hại người có cung cách sống đó và làm hại toàn xã hội nữa.
Hỏi: Như thế, khi nói tới việc tiết dục và trung thành trong hôn nhân là Giáo Hội không xâm lấn lãnh vực cuộc sống của con người, có đúng thế không thưa bác sĩ?
Đáp: Đúng vậy. Giáo Hội thi hành nhiệm vụ của mình là nhắc nhở và khuyến khích mời gọi con người chú ý tới sức khỏe của chính mình và sức khỏe của các người liên hệ. Khi làm như thế là Giáo Hội góp phần vào việc tạo dựng hạnh phúc cho tất cả mọi người. Không có nơi nào bệnh liệt kháng giảm mà lại không có sự thay đổi cung cách sống tính dục. Nhưng để được như vậy cần phải củng cố bình diện giáo dục, chứ không thể chỉ phân phát túi cao su và tin cậy nơi tính cách phòng ngừa ảo thuật của nó khiến cho con người sống vô trách nhiệm. Chính quyền Uganda đã hiểu điều này và đã phát động chiến thuật ABC.
Hỏi: Thưa bác sĩ chiến thuật ABC là chiến thuật gì vậy?
Đáp: Nó là ba chữ viết tắt của ba lời khuyên: tiết dục ABSTINENCE, trung thành trong hôn nhân BEING FAITHFUL, và dùng túi cao su CONDOM USE, trong các trường hợp rất đặc biệt và chắc chắn vì biết là có bệnh và hạn chế loại người giao hợp. Kết qủa là từ 15% trong năm 1992 số bệnh nhân liệt kháng giảm xuống còn 5% trong năm 2004. Và qúy vị có biết chi phí của các chương trình phát động để thay đổi cung cách sống của người dân là bao nhiêu không? 23 xu cho mỗi đầu người. Vì thế Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hoàn toàn có lý. Cần phải có một chiến thuật đa phương lấy hạnh phúc của con người làm trọng tâm.
Hỏi: Một cách cụ thể bác sĩ muốn nói gì?
Đáp: Tôi muốn nói rằng phải thăng tiến điều kiện sống của nữ giới, trợ giúp thuốc men cho những người bị vi trùng HIV, sự nhưng không của việc chữa trị là yếu tố nền tảng, nhưng nó có nguy cơ bị thiệt thòi vì cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay. Thế rồi cũng cẫn phải chống lại việc kỳ thị các bệnh nhân liệt kháng, và phát động các chiến dịch giáo dục phòng ngừa trong các trường tiểu học để bảo vệ các trẻ em trước khi các em đạt tới tuổi sinh hoạt tính dục. Và để đạt các mục tiêu này thì cần phải có sự tham gia và cộng tác của cộng đoàn xã hội dân sự và quốc gia.
Hỏi: Tại sao sự tham gia của cộng đoàn lại là yếu tố nền tảng thưa bác sĩ?
Đáp: Trong một xã hội như xã hội Phi châu cần phải cần phải lôi cuốn được các vị lãnh đạo chính trị dân sự tôn giáo và các cộng đoàn địa phương. Tại Uganda có rất nhiều tổ chức săn sóc các trẻ em mồ côi cha mẹ, vì cha mẹ các em đã chết bởi bệnh SIDA. Có tới 2,4 triệu trẻ em mồ côi. Các tổ chức này cũng trợ giúp các gia đình có người bị bệnh, và dấn thân trong công tác giáo dục, và nhất là đồng hành với người bệnh. Chẳng hạn như các thành viên của hiệp hội ”Điểm gặp gỡ - Meeting Point”, là phân bộ địa phương của ”Hội Thiện Nguyện Phục Vụ Quốc Tế”, từ nhiều năm nay đã trợ giúp phụ nữ tại thủ độ Kampala và các thành phố khác bên Uganda.
Họ thăng tiến các khóa học về vệ sinh và sức khỏe, cho vay tiền để các phụ nữ thực hiện các sinh hoạt buôn bán kinh doanh nhỏ và phân phát thực phẩm. Rất nhiều phụ nữ bị bệnh liệt kháng đã được trợ giúp để hiểu rằng sự sống của họ lớn lao hơn bệnh tật. Họ đã chấp nhận được chữa trị chống vi khuẩn liệt kháng. Trước đó họ từ chối vì nghĩ rằng đời họ tàn rồi, và họ giúp nhau uống thuốc để trị bệnh. Nếu một người qua đời, thì một phụ nữ khác đem con của họ về nuôi. Họ cảm thấy được ai đó yêu thương và được trân trọng. Và đó là một phép lạ nho nhỏ xảy ra mỗi ngay, một kinh nghiệm của tình yêu thương lây mạnh hơn là vi trùng liệt kháng.
(Avvenire 19.20-3-2009; CD 25-3-2009)
Sứ điệp của ĐTC nhân ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 46
ĐGH Bênêđictô XVI
18:24 02/04/2009
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO ƠN THIÊN TRIỆU LẦN THỨ 46
Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 46 sẽ diễn ra vào ngày 03/05, với chủ đề: « Lòng tin tưởng vào sáng kiến của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người »
Thưa chư huynh đệ Giám mục và linh mục đáng kính
Anh chị em thân mến !
Nhân Ngày Thế Giới cầu nguyện cho các ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến sắp đến, sẽ được cử hành vào ngày 03/05/2009, Chúa Nhật Thứ Tư Phục Sinh, tôi đã chọn mời gọi toàn thể Dân Chúa suy nghĩ về đề tài: Lòng tin tưởng vào sáng kiến của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người. Lời cổ vũ của Chúa Giêsu đối với các môn đệ của Ngài đang vang dội không ngừng trong Giáo Hội: “Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9, 38). Hãy cầu nguyện! Lời kêu gọi cấp bách của Chúa cho thấy làm thế nào lời cầu nguyện cho các ơn gọi phải là không ngừng và tin tưởng. Trên thực tế, chỉ khi được thúc đẩy bởi lời cầu nguyện mà cộng đồng kitô hữu có thể thực sự “có thêm đức tin và đức cậy vào sáng kiến của Thiên Chúa” (Tông huấn Sacramentum caritatis, số 26).
Ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến là một ân huệ đặc biệt của Thiên Chúa được lồng vào trong dự phóng tình yêu và cứu độ bao la mà Thiên Chúa có trên mỗi người và trên toàn thể nhân loại. Trong thư gởi cho tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô tông đồ, mà chúng ta tưởng nhớ cách đặc biệt trong Năm Phaolô kỷ niệm hai ngàn năm sinh nhật của ngài, nói: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Trong Đức Ki-tô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người.” (Eph 1, 3-4)
Trong lời mời gọi phổ quát nên thánh được nổi bật sáng kiến đặc biệt của Thiên Chúa, Đấng chọn gọi một số người để họ bước theo gần gũi hơn Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô và để họ trở nên những thừa tác viên và những chứng nhân ưu tuyển của Ngài. Thầy đã kêu gọi cách cá nhân các Tông đồ “để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (Mc 3, 14-15); những người này, đến lượt mình, đã kết hợp với các môn đệ khác, những cộng tác viên trung thành trong thừa tác vụ truyền giáo. Và chính như thế mà, trong Giáo Hội, qua các thế kỷ, khi đáp lại lời kêu gọi của Chúa và khi chứng tỏ ngoan ngoãn trước tác động của Chúa Thánh Thần, nhiều linh mục và các tu sĩ đã đặt mình hoàn toàn phục vụ Tin Mừng. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa, mà hôm nay, vẫn còn tiếp tục tuyển dụng các thợ cho vườn nho của Ngài. Quả thực trong một số vùng trên địa cầu, người ta lo lắng ghi nhận việc thiếu linh mục và những khó khăn và chướng ngại nổi lên trên con đường của Giáo Hội; thế nhưng chúng ta được nâng đỡ bằng sự xác tín vững vàng rằng Chúa dẫn dắt Giáo Hội cách chắc chắn trên những nẻo đường của lịch sử hướng đến sự hoàn tất Vương Quốc chung cuộc, Ngài chọn lựa cách tự do và mời gọi bước theo Ngài những người thuộc mọi văn hóa và tuổi tác, theo những ý định khôn dò của lòng thương xót nhân từ của Ngài.
Bởi thế, bổn phận đầu tiên của chúng ta là duy trì sống động lời cầu xin của chúng ta, qua lời cầu nguyện không ngừng, để sáng kiến này của Thiên Chúa được thực hiện nơi các gia đình và các giáo xứ, nơi các phong trào và hội đoàn dấn thân trong sứ mệnh tông đồ, nơi các cộng đoàn tu trì và nơi tất cả các cơ cấu của đời sống địa phận. Chúng ta phải cầu nguyện để toàn thể dân kitô hữu lớn lên trong niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, trong sự xác tín mà “chủ mùa gặt” không ngừng xin một số người dành cuộc sống mình cách tự do để cộng tác chặt chẽ hơn với Ngài vào công trình cứu độ. Và về phía những người được kêu gọi, cần phải có sự lắng nghe chăm chú và một sự phân định khôn ngoan, một sự gắn bó mau mắn và quảng đại với dự phóng của Thiên Chúa, một sự đào sâu những gì là riêng biệt của ơn gọi linh mục và tu sĩ để tương xứng ở đó cách có trách nhiệm và xác tín. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở cách chính xác rằng sáng kiến tự do của Thiên Chúa đòi hỏi sự đáp trả tự do của con người. Nó hệ tại một lời đáp trả tích cực mà luôn giả thiết trước sự chấp nhận dự phóng mà Thiên Chúa có trên mỗi người và sự cộng tác với dự phóng này; một lời đáp trả mà đón tiếp sáng kiến tình yêu của Chúa và trở nên cho người được kêu gọi một đòi hỏi luân lý dấn thân, một lòng tôn kính biết ơn đối với Thiên Chúa và một sự cộng tác trọn vẹn với kế hoạch mà Ngài theo đuổi trong lịch sử (xem số 2062).
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm Thánh Thể, mà diễn tả cách cao quý nhất ân huệ tự do được Chúa Cha thực hiện trong Ngôi vị của Con Độc Nhất của Ngài vì ơn cứu rỗi của con người, và sự sẵn sàng ứng trực trọn vẹn và ngoan ngoãn của Chúa Kitô uống cho đến hết “chén” của ý muốn của Thiên Chúa (x. Mt 26, 39), chúng ta hiểu rõ hơn làm thế nào “sự tin tưởng vào sáng kiến của Thiên Chúa” khuôn đúc và mang lại giá trị cho “lời đáp trả của con người”. Trong Thánh Thể, ân huệ hoàn hảo thực hiện dự phóng tình yêu vì ơn cứu chuộc thế gian, Chúa Giêsu tự hiến tế cách tự do vì ơn cứu rỗi của nhân loại. Vị tiền nhiệm kính mến của tôi là Đức Gioan Phaolô II đã viết: “Giáo Hội đã lãnh nhận Thánh Thể của Chúa Kitô Chúa của mình không phải như là một ân ban, cho dầu cao quý thế nào, trong số các ân ban khác, nhưng như là ân ban tuyệt hảo, vì Thánh Thể là ân ban chính mình Ngài, của con người của ngài trong nhân tính thánh thiện của mình, và của công trình cứu độ của Ngài” (Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, số 11).
Các linh mục được chỉ định lưu truyền mãi mầu nhiệm cứu độ này xuyên qua các thế kỷ cho đến cuộc trở lài vinh quang của Chúa, và chính trong Chúa Kitô Thánh Thể mà các ngài có thể chiêm ngắm khuôn mẫu hoàn hảo của một “cuộc đối thoại ơn gọi” giữa sáng kiến tự do của Chúa Cha và lời đáp trả tin tưởng của Chúa Kitô. Trong việc cử hành Thánh Thể, chính Chúa Kitô đang hành động nơi những người mà Ngài chọn như là thừa tác viên của Ngài; Ngài nâng đỡ họ để lời đáp trả của họ được thể hiện trong một thái độ tin tưởng và biết ơn mà xóa tan đi mọi sợ hãi, thậm chí khi kinh nghiệm về sự yếu hèn bản thần trở nên mãnh liệt hơn (xem Rm 8, 26-30) hay bối cảnh thiếu hiểu thấu, thậm chí là bách hại, trở nên gay gắt hơn.
Ý thức được cứu rỗi bằng tình yêu của Chúa Kitô, mà mỗi Thánh Lễ nuôi dưỡng nơi các tín hữu và đặc biệt nơi các linh mục, không thể không khơi lên trong họ một sự phó thác tin tưởng vào Chúa Kitô, Đấng đã hiến mạng sống mình vì chúng ta. Do đó, tin vào Chúa và chấp nhận ân huệ của Ngài đưa đến việc phó thác cho Ngài bằng một tâm hồn biết ơn, bằng cách gắn bó với dự phóng cứu độ của Ngài. Khi điều đó xảy đến, thì “người được kêu gọi” vui lòng từ bỏ tất cả và tuân theo ngôi trường của Thầy; một sự đối thoại phong nhiêu như thế được thiết lập giữa Thiên Chúa và con người, một cuộc gặp gỡ huyền nhiệm được thực hiện giữa tình yêu của Chúa, Đấng kêu gọi, và sự tự do của con người đáp trả Ngài trong tình yêu đang khi vang vọng lại nơi c mình những lời của Chúa Giêsu: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15, 16)
Cuộc trao đổi tình yêu này giữa sáng kiến của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người cũng hiện diện cách tuyệt diệu nơi ơn gọi đời sống thánh hiến. Công đồng Vatican II nhắc lại: “Những lời khuyên Phúc Âm về đức khiết tịnh để hiến mình cho Thiên Chúa, về đức nghèo khó và vâng lời, đều đặt nền tảng trên lời nói cùng gương lành của Chúa, đã được các Tông Ðồ và các Giáo Phụ, các tiến sĩ và các chủ chăn Giáo Hội khuyên giữ. Các lời khuyên ấy là ân huệ thần linh mà Giáo Hội đã nhận lãnh bởi Chúa mình và luôn gìn giữ nhờ ơn Người” (Hiến chế Lumen Gentium số 43). Cả ở đây nữa, Chúa Giêsu là khuôn mẫu cho một sự gắn bó trọn vẹn và tin tưởng với ý muốn của Chúa Cha, mà mỗi tu sĩ phải nhìn ngắm. Được Ngài lôi kéo, nhiều người nam và người nữ, từ những thế kỷ đầu tiên của kitô giáo, đã từ bỏ gia đình, tài sản, của cải vật chất và tất cả những gì mà con người ước mong, để bước theo Chúa Kitô cách quảng đại và sống cách không thỏa hiệp Tin Mừng của Ngài, đã trở nên đối với họ một trường học nên thánh triệt để. Ngày nay nữa, nhiều người đang trải qua con đường đòi hỏi hoàn thiện Tin Mừng này và đang thể hiện ơn gọi của họ bằng việc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm. Chứng tá của những anh chị em này, trong các đan viện thuộc đời sống chiêm niệm cũng như trong các dòng tu và hội đời sống tông đồ, nhắc nhở cho dân Chúa “mầu nhiệm của Vương Quốc Thiên Chúa đang hoạt động trong lịch sử rồi, nhưng còn chờ đợi mang lấy chiều kích trọn vẹn của nó trong Nước Trời” (Tông huấn Vita consecrate, số 1)
Ai có thể tự cho là xứng đáng đạt tới thừa tác vụ linh mục ? Bằng cách chỉ dựa vào sức mạnh duy nhất của con người, ai có thể ôm lấy đời sống thánh hiến? Một lần nữa, thật hữu ích để nhắc lại rằng lời đáp trả của con người trước tiếng gọi của Thiên Chúa – khi người ta ý thức rằng chính Thiên Chúa có sáng kiến và cũng chính Ngài dẫn dắt dự phóng cứu độ đến hồi kết thúc của nó – không bao giờ giống với sự tính toán sợ hãi của người đầy tớ lười biếng mà, vì sợ hãi, đã chôn vùi dưới đất nén bạc được giao phó cho mình (xem Mt 25, 14-30), nhưng được diễn tả bằng một sự gắn bó mau mắn với lời mời gọi của Chúa, như thánh Phêrô đã làm khi ngài đã không do dự thả lưới một lần nữa để tín thác vào lời của Ngài, đang khi ngài vất vả suốt đêm mà không bắt được gì (xem Lc 5, 5). Không hề từ bỏ chút nào trách nhiệm cá nhân của mình, lời đáp trả tự do của con người với Thiên Chúa như thế trở nên “đồng trách nhiệm”, trách nhiệm trong và với Chúa Kitô, trong sức mạnh của hành động của Thánh Thần của Ngài; nó trở nên sự hiệp thông với Đấng làm cho chúng ta có khả năng trổ sinh nhiều hoa trái (xem Ga 15, 5).
Chúng ta nhận thấy một lời đáp trả biểu trưng của con người, một lời đáp trả tin tưởng hoàn toàn vào sáng kiến của Thiên Chúa, trong tiếng “Xin Vâng” (“Amen”) quảng đại và trọn vẹn mà Đức Nữ Trinh Nazareth đã thưa lên trong sự gắn bó khiêm tốn và cương quyết với những ý định của Đấng Tối Cao mà thần sứ đã truyền tin cho Mẹ (xem Lc 1, 38). Sự mau mắn của tiếng “Xin Vâng” (“oui”) của Mẹ cho phép Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Đấng Cứu Độ của chúng ta. Tiếp đến, Đức Maria đã phải lập lại biết bao lần khác tiếng “Xin Vâng” (“Fiat”) đầu tiên này, cho đến giây phút cao điểm Chúa Giêsu bị đóng đinh, đang khi Mẹ “đứng kề thập giá”, như thánh sử Gioan ghi lại, tham dự vào nỗi đau đớn ghê gớm của người Con vô tội của mẹ. Và chính trên thập giá, Chúa Giêsu đang hấp hối đã ban Mẹ cho chúng ta như là người Mẹ và giao phó chúng ta như là những người con cho Mẹ (xem Ga 19, 26-27), đặc biệt Mẹ của các linh mục và của các tu sĩ. Tôi xin phó thác cho Mẹ những ai lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa bước đi trên con đường thiên chức linh mục thừa tác hay đời sống thánh hiến.
Các bạn thân mến, các bạn đừng nản lòng trước những khó khăn và nghi ngại; hãy phó thác cho Thiên Chúa và bước theo Chúa Giêsu cách trung thành, và các bạn sẽ là chứng nhân của niềm vui vọt lên từ sự kết hiệp thân mật với Ngài. Bắt chước Đức Trinh Nữ Maria, mà các thế hệ tung hô là diễm phúc bởi vì Mẹ đã tin (xem Lc 1, 48), các bạn hãy dấn thân bằng tất cả nghị lực thiêng liêng của các bạn để thực hiện dự phóng cứu độ của Cha trên trời, bằng cách vun trồng như Mẹ, trong tâm hồn của các bạn, khả năng kinh ngạc thán phục và thờ lạy Đấng có quyền thực hiện “những điều cao cả” bởi vì danh Ngài là Thánh (xem Lc 1, 49).
Vatican, ngày 20 tháng Giêng năm 2009
BÊNÊĐICTÔ XVI, Mục tử của các mục tử
Lm Võ Xuân Tiến chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp
Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 46 sẽ diễn ra vào ngày 03/05, với chủ đề: « Lòng tin tưởng vào sáng kiến của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người »
Thưa chư huynh đệ Giám mục và linh mục đáng kính
Anh chị em thân mến !
Nhân Ngày Thế Giới cầu nguyện cho các ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến sắp đến, sẽ được cử hành vào ngày 03/05/2009, Chúa Nhật Thứ Tư Phục Sinh, tôi đã chọn mời gọi toàn thể Dân Chúa suy nghĩ về đề tài: Lòng tin tưởng vào sáng kiến của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người. Lời cổ vũ của Chúa Giêsu đối với các môn đệ của Ngài đang vang dội không ngừng trong Giáo Hội: “Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9, 38). Hãy cầu nguyện! Lời kêu gọi cấp bách của Chúa cho thấy làm thế nào lời cầu nguyện cho các ơn gọi phải là không ngừng và tin tưởng. Trên thực tế, chỉ khi được thúc đẩy bởi lời cầu nguyện mà cộng đồng kitô hữu có thể thực sự “có thêm đức tin và đức cậy vào sáng kiến của Thiên Chúa” (Tông huấn Sacramentum caritatis, số 26).
Ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến là một ân huệ đặc biệt của Thiên Chúa được lồng vào trong dự phóng tình yêu và cứu độ bao la mà Thiên Chúa có trên mỗi người và trên toàn thể nhân loại. Trong thư gởi cho tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô tông đồ, mà chúng ta tưởng nhớ cách đặc biệt trong Năm Phaolô kỷ niệm hai ngàn năm sinh nhật của ngài, nói: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Trong Đức Ki-tô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người.” (Eph 1, 3-4)
Trong lời mời gọi phổ quát nên thánh được nổi bật sáng kiến đặc biệt của Thiên Chúa, Đấng chọn gọi một số người để họ bước theo gần gũi hơn Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô và để họ trở nên những thừa tác viên và những chứng nhân ưu tuyển của Ngài. Thầy đã kêu gọi cách cá nhân các Tông đồ “để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (Mc 3, 14-15); những người này, đến lượt mình, đã kết hợp với các môn đệ khác, những cộng tác viên trung thành trong thừa tác vụ truyền giáo. Và chính như thế mà, trong Giáo Hội, qua các thế kỷ, khi đáp lại lời kêu gọi của Chúa và khi chứng tỏ ngoan ngoãn trước tác động của Chúa Thánh Thần, nhiều linh mục và các tu sĩ đã đặt mình hoàn toàn phục vụ Tin Mừng. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa, mà hôm nay, vẫn còn tiếp tục tuyển dụng các thợ cho vườn nho của Ngài. Quả thực trong một số vùng trên địa cầu, người ta lo lắng ghi nhận việc thiếu linh mục và những khó khăn và chướng ngại nổi lên trên con đường của Giáo Hội; thế nhưng chúng ta được nâng đỡ bằng sự xác tín vững vàng rằng Chúa dẫn dắt Giáo Hội cách chắc chắn trên những nẻo đường của lịch sử hướng đến sự hoàn tất Vương Quốc chung cuộc, Ngài chọn lựa cách tự do và mời gọi bước theo Ngài những người thuộc mọi văn hóa và tuổi tác, theo những ý định khôn dò của lòng thương xót nhân từ của Ngài.
Bởi thế, bổn phận đầu tiên của chúng ta là duy trì sống động lời cầu xin của chúng ta, qua lời cầu nguyện không ngừng, để sáng kiến này của Thiên Chúa được thực hiện nơi các gia đình và các giáo xứ, nơi các phong trào và hội đoàn dấn thân trong sứ mệnh tông đồ, nơi các cộng đoàn tu trì và nơi tất cả các cơ cấu của đời sống địa phận. Chúng ta phải cầu nguyện để toàn thể dân kitô hữu lớn lên trong niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, trong sự xác tín mà “chủ mùa gặt” không ngừng xin một số người dành cuộc sống mình cách tự do để cộng tác chặt chẽ hơn với Ngài vào công trình cứu độ. Và về phía những người được kêu gọi, cần phải có sự lắng nghe chăm chú và một sự phân định khôn ngoan, một sự gắn bó mau mắn và quảng đại với dự phóng của Thiên Chúa, một sự đào sâu những gì là riêng biệt của ơn gọi linh mục và tu sĩ để tương xứng ở đó cách có trách nhiệm và xác tín. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở cách chính xác rằng sáng kiến tự do của Thiên Chúa đòi hỏi sự đáp trả tự do của con người. Nó hệ tại một lời đáp trả tích cực mà luôn giả thiết trước sự chấp nhận dự phóng mà Thiên Chúa có trên mỗi người và sự cộng tác với dự phóng này; một lời đáp trả mà đón tiếp sáng kiến tình yêu của Chúa và trở nên cho người được kêu gọi một đòi hỏi luân lý dấn thân, một lòng tôn kính biết ơn đối với Thiên Chúa và một sự cộng tác trọn vẹn với kế hoạch mà Ngài theo đuổi trong lịch sử (xem số 2062).
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm Thánh Thể, mà diễn tả cách cao quý nhất ân huệ tự do được Chúa Cha thực hiện trong Ngôi vị của Con Độc Nhất của Ngài vì ơn cứu rỗi của con người, và sự sẵn sàng ứng trực trọn vẹn và ngoan ngoãn của Chúa Kitô uống cho đến hết “chén” của ý muốn của Thiên Chúa (x. Mt 26, 39), chúng ta hiểu rõ hơn làm thế nào “sự tin tưởng vào sáng kiến của Thiên Chúa” khuôn đúc và mang lại giá trị cho “lời đáp trả của con người”. Trong Thánh Thể, ân huệ hoàn hảo thực hiện dự phóng tình yêu vì ơn cứu chuộc thế gian, Chúa Giêsu tự hiến tế cách tự do vì ơn cứu rỗi của nhân loại. Vị tiền nhiệm kính mến của tôi là Đức Gioan Phaolô II đã viết: “Giáo Hội đã lãnh nhận Thánh Thể của Chúa Kitô Chúa của mình không phải như là một ân ban, cho dầu cao quý thế nào, trong số các ân ban khác, nhưng như là ân ban tuyệt hảo, vì Thánh Thể là ân ban chính mình Ngài, của con người của ngài trong nhân tính thánh thiện của mình, và của công trình cứu độ của Ngài” (Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, số 11).
Các linh mục được chỉ định lưu truyền mãi mầu nhiệm cứu độ này xuyên qua các thế kỷ cho đến cuộc trở lài vinh quang của Chúa, và chính trong Chúa Kitô Thánh Thể mà các ngài có thể chiêm ngắm khuôn mẫu hoàn hảo của một “cuộc đối thoại ơn gọi” giữa sáng kiến tự do của Chúa Cha và lời đáp trả tin tưởng của Chúa Kitô. Trong việc cử hành Thánh Thể, chính Chúa Kitô đang hành động nơi những người mà Ngài chọn như là thừa tác viên của Ngài; Ngài nâng đỡ họ để lời đáp trả của họ được thể hiện trong một thái độ tin tưởng và biết ơn mà xóa tan đi mọi sợ hãi, thậm chí khi kinh nghiệm về sự yếu hèn bản thần trở nên mãnh liệt hơn (xem Rm 8, 26-30) hay bối cảnh thiếu hiểu thấu, thậm chí là bách hại, trở nên gay gắt hơn.
Ý thức được cứu rỗi bằng tình yêu của Chúa Kitô, mà mỗi Thánh Lễ nuôi dưỡng nơi các tín hữu và đặc biệt nơi các linh mục, không thể không khơi lên trong họ một sự phó thác tin tưởng vào Chúa Kitô, Đấng đã hiến mạng sống mình vì chúng ta. Do đó, tin vào Chúa và chấp nhận ân huệ của Ngài đưa đến việc phó thác cho Ngài bằng một tâm hồn biết ơn, bằng cách gắn bó với dự phóng cứu độ của Ngài. Khi điều đó xảy đến, thì “người được kêu gọi” vui lòng từ bỏ tất cả và tuân theo ngôi trường của Thầy; một sự đối thoại phong nhiêu như thế được thiết lập giữa Thiên Chúa và con người, một cuộc gặp gỡ huyền nhiệm được thực hiện giữa tình yêu của Chúa, Đấng kêu gọi, và sự tự do của con người đáp trả Ngài trong tình yêu đang khi vang vọng lại nơi c mình những lời của Chúa Giêsu: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15, 16)
Cuộc trao đổi tình yêu này giữa sáng kiến của Thiên Chúa và lời đáp trả của con người cũng hiện diện cách tuyệt diệu nơi ơn gọi đời sống thánh hiến. Công đồng Vatican II nhắc lại: “Những lời khuyên Phúc Âm về đức khiết tịnh để hiến mình cho Thiên Chúa, về đức nghèo khó và vâng lời, đều đặt nền tảng trên lời nói cùng gương lành của Chúa, đã được các Tông Ðồ và các Giáo Phụ, các tiến sĩ và các chủ chăn Giáo Hội khuyên giữ. Các lời khuyên ấy là ân huệ thần linh mà Giáo Hội đã nhận lãnh bởi Chúa mình và luôn gìn giữ nhờ ơn Người” (Hiến chế Lumen Gentium số 43). Cả ở đây nữa, Chúa Giêsu là khuôn mẫu cho một sự gắn bó trọn vẹn và tin tưởng với ý muốn của Chúa Cha, mà mỗi tu sĩ phải nhìn ngắm. Được Ngài lôi kéo, nhiều người nam và người nữ, từ những thế kỷ đầu tiên của kitô giáo, đã từ bỏ gia đình, tài sản, của cải vật chất và tất cả những gì mà con người ước mong, để bước theo Chúa Kitô cách quảng đại và sống cách không thỏa hiệp Tin Mừng của Ngài, đã trở nên đối với họ một trường học nên thánh triệt để. Ngày nay nữa, nhiều người đang trải qua con đường đòi hỏi hoàn thiện Tin Mừng này và đang thể hiện ơn gọi của họ bằng việc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm. Chứng tá của những anh chị em này, trong các đan viện thuộc đời sống chiêm niệm cũng như trong các dòng tu và hội đời sống tông đồ, nhắc nhở cho dân Chúa “mầu nhiệm của Vương Quốc Thiên Chúa đang hoạt động trong lịch sử rồi, nhưng còn chờ đợi mang lấy chiều kích trọn vẹn của nó trong Nước Trời” (Tông huấn Vita consecrate, số 1)
Ai có thể tự cho là xứng đáng đạt tới thừa tác vụ linh mục ? Bằng cách chỉ dựa vào sức mạnh duy nhất của con người, ai có thể ôm lấy đời sống thánh hiến? Một lần nữa, thật hữu ích để nhắc lại rằng lời đáp trả của con người trước tiếng gọi của Thiên Chúa – khi người ta ý thức rằng chính Thiên Chúa có sáng kiến và cũng chính Ngài dẫn dắt dự phóng cứu độ đến hồi kết thúc của nó – không bao giờ giống với sự tính toán sợ hãi của người đầy tớ lười biếng mà, vì sợ hãi, đã chôn vùi dưới đất nén bạc được giao phó cho mình (xem Mt 25, 14-30), nhưng được diễn tả bằng một sự gắn bó mau mắn với lời mời gọi của Chúa, như thánh Phêrô đã làm khi ngài đã không do dự thả lưới một lần nữa để tín thác vào lời của Ngài, đang khi ngài vất vả suốt đêm mà không bắt được gì (xem Lc 5, 5). Không hề từ bỏ chút nào trách nhiệm cá nhân của mình, lời đáp trả tự do của con người với Thiên Chúa như thế trở nên “đồng trách nhiệm”, trách nhiệm trong và với Chúa Kitô, trong sức mạnh của hành động của Thánh Thần của Ngài; nó trở nên sự hiệp thông với Đấng làm cho chúng ta có khả năng trổ sinh nhiều hoa trái (xem Ga 15, 5).
Chúng ta nhận thấy một lời đáp trả biểu trưng của con người, một lời đáp trả tin tưởng hoàn toàn vào sáng kiến của Thiên Chúa, trong tiếng “Xin Vâng” (“Amen”) quảng đại và trọn vẹn mà Đức Nữ Trinh Nazareth đã thưa lên trong sự gắn bó khiêm tốn và cương quyết với những ý định của Đấng Tối Cao mà thần sứ đã truyền tin cho Mẹ (xem Lc 1, 38). Sự mau mắn của tiếng “Xin Vâng” (“oui”) của Mẹ cho phép Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Đấng Cứu Độ của chúng ta. Tiếp đến, Đức Maria đã phải lập lại biết bao lần khác tiếng “Xin Vâng” (“Fiat”) đầu tiên này, cho đến giây phút cao điểm Chúa Giêsu bị đóng đinh, đang khi Mẹ “đứng kề thập giá”, như thánh sử Gioan ghi lại, tham dự vào nỗi đau đớn ghê gớm của người Con vô tội của mẹ. Và chính trên thập giá, Chúa Giêsu đang hấp hối đã ban Mẹ cho chúng ta như là người Mẹ và giao phó chúng ta như là những người con cho Mẹ (xem Ga 19, 26-27), đặc biệt Mẹ của các linh mục và của các tu sĩ. Tôi xin phó thác cho Mẹ những ai lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa bước đi trên con đường thiên chức linh mục thừa tác hay đời sống thánh hiến.
Các bạn thân mến, các bạn đừng nản lòng trước những khó khăn và nghi ngại; hãy phó thác cho Thiên Chúa và bước theo Chúa Giêsu cách trung thành, và các bạn sẽ là chứng nhân của niềm vui vọt lên từ sự kết hiệp thân mật với Ngài. Bắt chước Đức Trinh Nữ Maria, mà các thế hệ tung hô là diễm phúc bởi vì Mẹ đã tin (xem Lc 1, 48), các bạn hãy dấn thân bằng tất cả nghị lực thiêng liêng của các bạn để thực hiện dự phóng cứu độ của Cha trên trời, bằng cách vun trồng như Mẹ, trong tâm hồn của các bạn, khả năng kinh ngạc thán phục và thờ lạy Đấng có quyền thực hiện “những điều cao cả” bởi vì danh Ngài là Thánh (xem Lc 1, 49).
Vatican, ngày 20 tháng Giêng năm 2009
BÊNÊĐICTÔ XVI, Mục tử của các mục tử
Lm Võ Xuân Tiến chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp
Đức giáo hoàng, vị giáo sĩ Do thái và bao cao su
Phụng Nghi
18:28 02/04/2009
Bình luận của Tiến sĩ Laura Schlessinger
Trong cuộc viếng thăm châu Phi mới đây, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói rằng việc phân phối các bao cao su không giải quyết được vấn đề bệnh AIDS.
Đức giáo hoàng nói rõ rằng tiết chế, kiêng cữ là đường lối tốt đẹp nhất để chống lại bệnh này.
Dùng trang mạng Google để truy tầm từ ngữ “Pope” và “condoms” sẽ đưa ra cho bạn vô số những bài viết đả kích vị giáo hoàng về nhận xét và quan điểm của ngài. Nhiều người ủng hộ dùng bao cao su trong giới y tế đã nổi sùng khi phê phán lời bình luận của ngài. Họ cảm thấy việc đề cao chuyện kiêng cữ của giáo hội Công giáo là một chuyện, nhưng việc rao truyền điều đó cho thế giới lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Dĩ nhiên là, trên bình diện cá nhân với cá nhân, dùng bao cao su giúp bảo vệ để cho không mắc phải những bệnh hoa liễu và (dĩ nhiên) cả chuyện thụ thai ngoài ý muốn nữa. Nhưng cũng còn có điều thực tế nữa là đôi lúc bao cao su bị rách, bị tuột ra, hoặc dùng không đúng cách. Mọi chuyện đều có giới hạn của nó…, ngoại trừ việc tiết chế, kiêng cữ.
Tôi nhớ lại câu chuyện một vị giáo sĩ Do thái thuật lại tình huống xảy đến cho gia đình ông. Ông có cậu con trai 7 tuổi được mời tới dự một buổi party mừng sinh nhật đứa bạn học tại một nhà hàng bán hamburger theo thức ăn nhanh. Khi ông đến đón con vào lúc cuối buổi, một bà mẹ -- rõ ràng là bực bội – mắng mỏ ông vì nỗi khổ ông gây ra cho con:
“Đứa trẻ nào cũng có hamburger, thịt gà viên, khoai tây chiên và bánh tráng miệng. Vậy mà con ông ngồi đó chẳng ăn uống món nào cả. Ông hãy nghĩ xem con ông cảm thấy cực khổ đến thế nào. Ông có thể để cho con mình như thế à? Đồ ăn là đồ ăn. Chả có gì tội lỗi về đồ ăn hết. Điều ông đối xử với con chỉ là chuyện độc ác.”
Chỉ đến lúc bà ngưng bài diễn văn chỉ trích dài lòng thòng đó lại, đứa con ông mới nhào tới ôm chầm lấy cha, cất tiếng nói: “Con thật vui lắm. Đây là một buổi party đầy thích thú.”
Người đàn bà tái mặt quày quả bước đi. Vị giáo sĩ đi theo bà, ôn tồn nói với bà như sau: Thú vật thấy chung quanh có gì ăn được là ăn, bất kể thức ăn đó gây hại cho sức khỏe của chúng. Con người phải vượt lên trên thú vật và làm chủ được những ham muốn của mình. Bà cứ tưởng tượng xem đứa con tôi đang sống trong một căn phòng ở cư xá đại học, ở đó bọn sinh viên truyền tay nhau những loại ma tuý mua lậu được rất nguy hại. Chúng tôi đã biết rằng áp lực và thúc bách của nhóm bạn cùng trang lứa sẽ không ép buộc nó bớt nao núng và chiều theo ham muốn. Học ngay từ lúc còn nhỏ để kiềm hãm được kích thích và ham muốn thì không phải là một điều có hại – mà nhiều lúc lại có thể là một đặc điểm cứu được sinh mạng. Bà coi nó đó. Nó vui vẻ được chơi đùa trong đám trẻ có cả con bà, mà không từ bỏ các điều giá trị. Coi bộ nó thích thú và thỏa lòng. Chúng ta thật cần phải nuôi dậy con cái chúng ta để làm chủ được bản năng của chúng chứ không phải làm nô lệ. Bà nghĩ sao?
Người đàn bà cau có, nhưng lắng tai nghe ông nói.
Đúng vậy, trong bất cứ trường hợp nào, chiếc bao cao su cũng có thể bảo vệ, nhưng trong kế hoạch toàn diện của nhân loại, tại sao có quá nhiều người muốn đẩy lùi xa sức mạnh bảo vệ lớn lao của những giá trị luân lý đạo đức?
Khi Đức giáo hoàng gợi ý rằng nhân loại được tốt đẹp nhất khi dành ham muốn tình dục của họ để đổi lấy sự ổn định vững vàng của giao ước hôn nhân, đó là ngài thực hiện một lời công bố rằng hành vi tính dục do đó được thăng hoa, và chung cuộc bảo vệ cả người nam lẫn người nữ khỏi vô vàn những hậu quả tai hại từ các chứng bệnh hoa liễu cho đến những vụ thụ thai ngoài ý muốn (kết cục bằng phá thai, bỏ con, một con một mẹ, và không nhà không cửa, ấy là chỉ kể ra một số ít thôi).
Những kẻ luôn chối từ đều có một đặc tính chung: họ từ chối không muốn, không tin, hoặc không chấp nhận rằng con người có thể đạt được một trạng thái suy tư và hành xử về tinh thần cao cả hơn. Đức giáo hoàng tin tưởng ở trong chúng ta còn nhiều điều hơn thế nữa.
Tôi không phải là người Công giáo và đây không phải là phản ứng tự động nhằm bảo vệ người lãnh đạo tinh thần của tôi. Sự thật là chỉ vì ngài nói đúng và có quá nhiều người không muốn nghe điều đó, bởi vì họ muốn sống cuộc sống không bị ràng buộc bởi luật lệ. Điều đáng buồn là họ không nhận ra rằng việc đó làm cho họ trở thành nô lệ cho những thôi thúc theo bản tính thú vật chống lại việc làm chủ tiềm năng của con người.
Là một trong những người dẫn chương trình talk show nổi tiếng nhất trong lịch sử vô tuyến truyền thanh tại Hoa kỳ, Tiến sĩ Laura Schlessinger thường cung ứng những lời cố vấn đầy ý thức mạnh mẽ về luân lý và trách nhiệm chung cũng như trách nhiệm cá nhân. Mỗi tuần, có tới 8 triệu thính giả lắng nghe bà nói chuyện. Bà còn là một tác giả có nhiều sách bán chạy nhất: 11 cuốn cho người lớn và 4 sách cho thiếu nhi.
Trong cuộc viếng thăm châu Phi mới đây, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói rằng việc phân phối các bao cao su không giải quyết được vấn đề bệnh AIDS.
Đức giáo hoàng nói rõ rằng tiết chế, kiêng cữ là đường lối tốt đẹp nhất để chống lại bệnh này.
Dùng trang mạng Google để truy tầm từ ngữ “Pope” và “condoms” sẽ đưa ra cho bạn vô số những bài viết đả kích vị giáo hoàng về nhận xét và quan điểm của ngài. Nhiều người ủng hộ dùng bao cao su trong giới y tế đã nổi sùng khi phê phán lời bình luận của ngài. Họ cảm thấy việc đề cao chuyện kiêng cữ của giáo hội Công giáo là một chuyện, nhưng việc rao truyền điều đó cho thế giới lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Dĩ nhiên là, trên bình diện cá nhân với cá nhân, dùng bao cao su giúp bảo vệ để cho không mắc phải những bệnh hoa liễu và (dĩ nhiên) cả chuyện thụ thai ngoài ý muốn nữa. Nhưng cũng còn có điều thực tế nữa là đôi lúc bao cao su bị rách, bị tuột ra, hoặc dùng không đúng cách. Mọi chuyện đều có giới hạn của nó…, ngoại trừ việc tiết chế, kiêng cữ.
Tôi nhớ lại câu chuyện một vị giáo sĩ Do thái thuật lại tình huống xảy đến cho gia đình ông. Ông có cậu con trai 7 tuổi được mời tới dự một buổi party mừng sinh nhật đứa bạn học tại một nhà hàng bán hamburger theo thức ăn nhanh. Khi ông đến đón con vào lúc cuối buổi, một bà mẹ -- rõ ràng là bực bội – mắng mỏ ông vì nỗi khổ ông gây ra cho con:
“Đứa trẻ nào cũng có hamburger, thịt gà viên, khoai tây chiên và bánh tráng miệng. Vậy mà con ông ngồi đó chẳng ăn uống món nào cả. Ông hãy nghĩ xem con ông cảm thấy cực khổ đến thế nào. Ông có thể để cho con mình như thế à? Đồ ăn là đồ ăn. Chả có gì tội lỗi về đồ ăn hết. Điều ông đối xử với con chỉ là chuyện độc ác.”
Chỉ đến lúc bà ngưng bài diễn văn chỉ trích dài lòng thòng đó lại, đứa con ông mới nhào tới ôm chầm lấy cha, cất tiếng nói: “Con thật vui lắm. Đây là một buổi party đầy thích thú.”
Người đàn bà tái mặt quày quả bước đi. Vị giáo sĩ đi theo bà, ôn tồn nói với bà như sau: Thú vật thấy chung quanh có gì ăn được là ăn, bất kể thức ăn đó gây hại cho sức khỏe của chúng. Con người phải vượt lên trên thú vật và làm chủ được những ham muốn của mình. Bà cứ tưởng tượng xem đứa con tôi đang sống trong một căn phòng ở cư xá đại học, ở đó bọn sinh viên truyền tay nhau những loại ma tuý mua lậu được rất nguy hại. Chúng tôi đã biết rằng áp lực và thúc bách của nhóm bạn cùng trang lứa sẽ không ép buộc nó bớt nao núng và chiều theo ham muốn. Học ngay từ lúc còn nhỏ để kiềm hãm được kích thích và ham muốn thì không phải là một điều có hại – mà nhiều lúc lại có thể là một đặc điểm cứu được sinh mạng. Bà coi nó đó. Nó vui vẻ được chơi đùa trong đám trẻ có cả con bà, mà không từ bỏ các điều giá trị. Coi bộ nó thích thú và thỏa lòng. Chúng ta thật cần phải nuôi dậy con cái chúng ta để làm chủ được bản năng của chúng chứ không phải làm nô lệ. Bà nghĩ sao?
Người đàn bà cau có, nhưng lắng tai nghe ông nói.
Đúng vậy, trong bất cứ trường hợp nào, chiếc bao cao su cũng có thể bảo vệ, nhưng trong kế hoạch toàn diện của nhân loại, tại sao có quá nhiều người muốn đẩy lùi xa sức mạnh bảo vệ lớn lao của những giá trị luân lý đạo đức?
Khi Đức giáo hoàng gợi ý rằng nhân loại được tốt đẹp nhất khi dành ham muốn tình dục của họ để đổi lấy sự ổn định vững vàng của giao ước hôn nhân, đó là ngài thực hiện một lời công bố rằng hành vi tính dục do đó được thăng hoa, và chung cuộc bảo vệ cả người nam lẫn người nữ khỏi vô vàn những hậu quả tai hại từ các chứng bệnh hoa liễu cho đến những vụ thụ thai ngoài ý muốn (kết cục bằng phá thai, bỏ con, một con một mẹ, và không nhà không cửa, ấy là chỉ kể ra một số ít thôi).
Những kẻ luôn chối từ đều có một đặc tính chung: họ từ chối không muốn, không tin, hoặc không chấp nhận rằng con người có thể đạt được một trạng thái suy tư và hành xử về tinh thần cao cả hơn. Đức giáo hoàng tin tưởng ở trong chúng ta còn nhiều điều hơn thế nữa.
Tôi không phải là người Công giáo và đây không phải là phản ứng tự động nhằm bảo vệ người lãnh đạo tinh thần của tôi. Sự thật là chỉ vì ngài nói đúng và có quá nhiều người không muốn nghe điều đó, bởi vì họ muốn sống cuộc sống không bị ràng buộc bởi luật lệ. Điều đáng buồn là họ không nhận ra rằng việc đó làm cho họ trở thành nô lệ cho những thôi thúc theo bản tính thú vật chống lại việc làm chủ tiềm năng của con người.
Là một trong những người dẫn chương trình talk show nổi tiếng nhất trong lịch sử vô tuyến truyền thanh tại Hoa kỳ, Tiến sĩ Laura Schlessinger thường cung ứng những lời cố vấn đầy ý thức mạnh mẽ về luân lý và trách nhiệm chung cũng như trách nhiệm cá nhân. Mỗi tuần, có tới 8 triệu thính giả lắng nghe bà nói chuyện. Bà còn là một tác giả có nhiều sách bán chạy nhất: 11 cuốn cho người lớn và 4 sách cho thiếu nhi.
Top Stories
US lawmakers urge web services to confront Vietnam
AFP
00:03 02/04/2009
WASHINGTON (AFP 1.04.2009) — Twelve US lawmakers have urged Internet giants Google, Microsoft and Yahoo to resist what they called communist Vietnam's "worsening" efforts to restrict online political speech.
12 US lawmakers have urged Internet firms to resist what they called communist Vietnam's "worsening" online restrictions
"We strongly urge you to advocate for the freedoms of speech and expression for the citizens of Vietnam by continuing to provide your technologies to the people of Vietnam in a manner that respects their rights and privacy," they wrote on Tuesday in a letter to top executives at each of the three firms.
The group comprised Democratic Representatives Loretta Sanchez, James Moran, Michael Honda, Madeleine Bordallo, Maurice Hinchey, Hank Johnson, Neil Abercrombie, and Niki Tsongas.
Republican Representatives Joseph "Anh" Cao -- the first Vietnamese American to serve in the House -- Daniel Lungren, Ed Royce, and Thaddeus McCotter also signed the letter, of which AFP obtained a copy.
"We write to express our concern regarding the worsening internet restrictions in Vietnam," they wrote to Google chief Eric Schmidt, Steve Ballmer of Microsoft, and Carol Bartz of Yahoo.
"We are especially concerned by reports that Vietnam's Ministry of Information and Communications may be approaching major internet service providers to request their help in policing the Internet," they wrote.
In late December 2008, Vietnam tightened curbs on bloggers to ban views seen as opposing the state or undermining national security, according to a new edict which asks online service providers to provide data on users.
The Internet has given Vietnamese people a forum to express themselves that cannot be found in the traditional media, which are closely controlled by the communist authorities.
It has produced a flourishing blogosphere, but the government said in December it wanted closer regulation.
Paris-based media watchdog Reporters Without Borders lists Vietnam as among the "enemies of the Internet" with censorship practices "almost as thorough as those of its Chinese big sister."
(Copyright © 2009 AFP. All rights reserved)
12 US lawmakers have urged Internet firms to resist what they called communist Vietnam's "worsening" online restrictions
"We strongly urge you to advocate for the freedoms of speech and expression for the citizens of Vietnam by continuing to provide your technologies to the people of Vietnam in a manner that respects their rights and privacy," they wrote on Tuesday in a letter to top executives at each of the three firms.
The group comprised Democratic Representatives Loretta Sanchez, James Moran, Michael Honda, Madeleine Bordallo, Maurice Hinchey, Hank Johnson, Neil Abercrombie, and Niki Tsongas.
Republican Representatives Joseph "Anh" Cao -- the first Vietnamese American to serve in the House -- Daniel Lungren, Ed Royce, and Thaddeus McCotter also signed the letter, of which AFP obtained a copy.
"We write to express our concern regarding the worsening internet restrictions in Vietnam," they wrote to Google chief Eric Schmidt, Steve Ballmer of Microsoft, and Carol Bartz of Yahoo.
"We are especially concerned by reports that Vietnam's Ministry of Information and Communications may be approaching major internet service providers to request their help in policing the Internet," they wrote.
In late December 2008, Vietnam tightened curbs on bloggers to ban views seen as opposing the state or undermining national security, according to a new edict which asks online service providers to provide data on users.
The Internet has given Vietnamese people a forum to express themselves that cannot be found in the traditional media, which are closely controlled by the communist authorities.
It has produced a flourishing blogosphere, but the government said in December it wanted closer regulation.
Paris-based media watchdog Reporters Without Borders lists Vietnam as among the "enemies of the Internet" with censorship practices "almost as thorough as those of its Chinese big sister."
(Copyright © 2009 AFP. All rights reserved)
Vietnam: court upholds verdicts against Catholic protesters
Independent Catholic News
00:51 02/04/2009
The Ha Noi city court has upheld suspended prison sentences a lower court gave to Catholic defendants charged with causing social disturbance and damaging public property during a protest over confiscated church property.
The People's Court of Ha Noi City upheld the Dong Da District Court verdicts on the eight defendants, who were among hundreds of Catholics who occupied a plot of former Church land last August. The government had confiscated the land, near the Redemptorist-run Thai Ha church, in the early 1960s.
After finding the eight guilty on 8 December, the district court handed seven of them suspended prison sentences ranging from 12 to 17 months, and let the other off with a warning. The defendants appealed to the city court.
Redemptorist Father Pierre Nguyen Van Khai, one of four Redemptorist priests allowed to attend the five-hour appeals hearing on March 27, told Catholics the eight defendants protested the earlier verdict as unjust.
One of them, Nguyen Dac Hung, 32, told UCA News he was happy to witness to truth and did not care about the verdict.
A Church source said the defendants now plan to appeal to the higher Central Court.
Thousands of well-wishers clapped and welcomed the defendants and two of their Catholic lawyers after they left the Ha Noi court. They shouted phrases such as "justice for Thai Ha!" and "Innocent!," and gave the defendants flowers as they marched to the nearby Ha Dong Church for a thanksgiving Mass.
Redemptorist priests and priests from Ha Noi archdiocese concelebrated the Mass.
Father Khai told that congregation that injustice still exists, so they should continue to witness to justice and truth by praying for the authorities, loving people and doing charitable work.
Prior to the court hearing, 1,000 Catholics attending early morning Mass and accompanied the eight defendants in procession for about seven kilometers through the streets from the Thai Ha church to the Ha Noi court.
Led by five Redemptorist priests, the defendants and supporters carried cycad leaves -- a traditional symbol of martyrdom -- along with crosses and images of Mary, Queen of Peace, and Our Lady of Perpetual Help. They also carried placards that read "Justice -- Peace -- Truth," "We are innocent," "We love you" and "Witness to the truth." The four women defendants wore red ao dai, traditional Vietnamese attire.
About 1,500 public security officials had erected iron barricades on streets to prevent people from coming near the court. Catholics reported that many plainclothes police officers who took videos and photos of the crowd also carried Marian images.
While the trial was in progress, thousands of supporters recited the rosary, sang hymns and prayed for the defendants. Many ate lunch they had brought with them at a public garden near the court house, while some ate bread and drank bottled water that others provided them.
On the night before the trial, about 3,000 Catholics attended a Mass at the Thai Ha church and prayed in front of the Marian statue in the compound.
© Independent Catholic News
After finding the eight guilty on 8 December, the district court handed seven of them suspended prison sentences ranging from 12 to 17 months, and let the other off with a warning. The defendants appealed to the city court.
Redemptorist Father Pierre Nguyen Van Khai, one of four Redemptorist priests allowed to attend the five-hour appeals hearing on March 27, told Catholics the eight defendants protested the earlier verdict as unjust.
One of them, Nguyen Dac Hung, 32, told UCA News he was happy to witness to truth and did not care about the verdict.
A Church source said the defendants now plan to appeal to the higher Central Court.
Thousands of well-wishers clapped and welcomed the defendants and two of their Catholic lawyers after they left the Ha Noi court. They shouted phrases such as "justice for Thai Ha!" and "Innocent!," and gave the defendants flowers as they marched to the nearby Ha Dong Church for a thanksgiving Mass.
Redemptorist priests and priests from Ha Noi archdiocese concelebrated the Mass.
Father Khai told that congregation that injustice still exists, so they should continue to witness to justice and truth by praying for the authorities, loving people and doing charitable work.
Prior to the court hearing, 1,000 Catholics attending early morning Mass and accompanied the eight defendants in procession for about seven kilometers through the streets from the Thai Ha church to the Ha Noi court.
Led by five Redemptorist priests, the defendants and supporters carried cycad leaves -- a traditional symbol of martyrdom -- along with crosses and images of Mary, Queen of Peace, and Our Lady of Perpetual Help. They also carried placards that read "Justice -- Peace -- Truth," "We are innocent," "We love you" and "Witness to the truth." The four women defendants wore red ao dai, traditional Vietnamese attire.
About 1,500 public security officials had erected iron barricades on streets to prevent people from coming near the court. Catholics reported that many plainclothes police officers who took videos and photos of the crowd also carried Marian images.
While the trial was in progress, thousands of supporters recited the rosary, sang hymns and prayed for the defendants. Many ate lunch they had brought with them at a public garden near the court house, while some ate bread and drank bottled water that others provided them.
On the night before the trial, about 3,000 Catholics attended a Mass at the Thai Ha church and prayed in front of the Marian statue in the compound.
© Independent Catholic News
Chine: Deuxième Forum du bouddhisme en Chine populaire
Eglises d'Asie
15:20 02/04/2009
Le second Forum mondial du bouddhisme, intitulé « Un monde harmonieux, une synergie de conditions », qui a débuté à Wuxi, dans la province du Jiangsu (République populaire de Chine), le 28 mars dernier, vient de se clôturer, le 1er avril, à Taipei, à Taiwan (République de Chine). Selon l’agence officielle chinoise Xinhua, y participaient près de 2 000 personnes, moines ou spécialistes du bouddhisme, venant de plus de vingt pays, dont les Etats-Unis, la Grande-Bretagne, le Sri Lanka, la Thaïlande et l’Inde.
L’événement était organisé par l’Association des bouddhistes de Chine, l’Association internationale de la lumière du Bouddha, l’Association de la communication de la culture religieuse de Chine et l’Association bouddhiste de Hongkong (1). L’organisation conjointe du Forum par les instances religieuses de Pékin et celles de Taiwan s’inscrit dans l’amélioration en cours des relations entre la Chine continentale et l’île de Formose.
Maître Xuecheng, vice-président de l’Association des bouddhistes de Chine, a déclaré lors de la conférence de presse inaugurale que « le forum se concentrerait sur l’esprit d’harmonie, considéré comme l’essence des cultures chinoise et bouddhique », rejoignant ainsi le concept de « société harmonieuse » mis en avant par le président chinois Hu Jintao.
Le panchen lama Gyaincain Norbu, désigné par Pékin mais non reconnu par les bouddhistes tibétains, était également présent. S’exprimant dans un anglais parfait, il a souligné la bienveillance du gouvernement chinois et le fait que « la Chine est une nation qui protège et fait avancer la paix dans le monde ». Les deux absents prévisibles de ce rassemblement bouddhiste étaient le dalaï lama et le karmapa, chefs spirituels majeurs du bouddhisme tibétain (2). Lors de l’ouverture du Forum, Ming Sheng, porte-parole de l’Association des bouddhistes de Chine, a expliqué que le dalaï lama n’avait pas été invité en raison du fait qu’il est un « leader politique » et non pas spirituel (3). Le jour même, se tenait à Lhassa la première commémoration orchestrée par Pékin de « la libération de l’esclavage » marquant la répression sanglante du soulèvement tibétain de 1959 et l’exil du dalaï lama en Inde (4).
Un premier Forum mondial du bouddhisme s’était tenu en avril 2006 à Hangzhou (province du Zhejiang). Il avait été l’occasion également de la première apparition publique du panchen lama choisi par la Chine (5). La Chine recense officiellement 100 millions d’adeptes déclarés du bouddhisme.
(1) Le Forum se tenait également sous l’égide du Comité permanent de la Conférence consultative politique du peuple chinois (CCPPC) et du Comité central du Parti communiste chinois (Xinhua, 30 mars 2009).
(2) Le panchen lama Gyaincain Norbu a été choisi en remplacement de Ghendun, panchen lama reconnu par le dalaï lama et enlevé par les autorités chinoises en 1995 (voir dépêche précédente). Le karmapa est le chef spirituel de l’école Karma Lagyu, « lamas aux chapeaux noirs ».
(3) AsiaNews, 30 mars 2009.
(4) Voir dépêche précédente.
(5) Voir EDA 439.
(Source: Eglises d'Asie, 2 avril 2009)
L’événement était organisé par l’Association des bouddhistes de Chine, l’Association internationale de la lumière du Bouddha, l’Association de la communication de la culture religieuse de Chine et l’Association bouddhiste de Hongkong (1). L’organisation conjointe du Forum par les instances religieuses de Pékin et celles de Taiwan s’inscrit dans l’amélioration en cours des relations entre la Chine continentale et l’île de Formose.
Maître Xuecheng, vice-président de l’Association des bouddhistes de Chine, a déclaré lors de la conférence de presse inaugurale que « le forum se concentrerait sur l’esprit d’harmonie, considéré comme l’essence des cultures chinoise et bouddhique », rejoignant ainsi le concept de « société harmonieuse » mis en avant par le président chinois Hu Jintao.
Le panchen lama Gyaincain Norbu, désigné par Pékin mais non reconnu par les bouddhistes tibétains, était également présent. S’exprimant dans un anglais parfait, il a souligné la bienveillance du gouvernement chinois et le fait que « la Chine est une nation qui protège et fait avancer la paix dans le monde ». Les deux absents prévisibles de ce rassemblement bouddhiste étaient le dalaï lama et le karmapa, chefs spirituels majeurs du bouddhisme tibétain (2). Lors de l’ouverture du Forum, Ming Sheng, porte-parole de l’Association des bouddhistes de Chine, a expliqué que le dalaï lama n’avait pas été invité en raison du fait qu’il est un « leader politique » et non pas spirituel (3). Le jour même, se tenait à Lhassa la première commémoration orchestrée par Pékin de « la libération de l’esclavage » marquant la répression sanglante du soulèvement tibétain de 1959 et l’exil du dalaï lama en Inde (4).
Un premier Forum mondial du bouddhisme s’était tenu en avril 2006 à Hangzhou (province du Zhejiang). Il avait été l’occasion également de la première apparition publique du panchen lama choisi par la Chine (5). La Chine recense officiellement 100 millions d’adeptes déclarés du bouddhisme.
(1) Le Forum se tenait également sous l’égide du Comité permanent de la Conférence consultative politique du peuple chinois (CCPPC) et du Comité central du Parti communiste chinois (Xinhua, 30 mars 2009).
(2) Le panchen lama Gyaincain Norbu a été choisi en remplacement de Ghendun, panchen lama reconnu par le dalaï lama et enlevé par les autorités chinoises en 1995 (voir dépêche précédente). Le karmapa est le chef spirituel de l’école Karma Lagyu, « lamas aux chapeaux noirs ».
(3) AsiaNews, 30 mars 2009.
(4) Voir dépêche précédente.
(5) Voir EDA 439.
(Source: Eglises d'Asie, 2 avril 2009)
Chine: Le Saint-Siège déplore la nouvelle de l’arrestation de Mgr Julius Jia Zhiguo
Eglises d'Asie
17:27 02/04/2009
Par un communiqué en date du 2 avril diffusé par le Bureau de presse du Saint-Siège, la Commission « pour l’étude des questions d’importances majeures relatives à la vie de l’Eglise en Chine », qui était réunie du 30 mars au 1er avril au Vatican, a dénoncé les « obstacles au climat de dialogue avec les autorités (chinoises) » que représentent les fréquentes arrestations de prêtres et d’évêques en Chine populaire.
Le communiqué fait part de « la douleur profonde » ressentie par les membres de la Commission à « la nouvelle arrestation de Mgr Julius Jia Zhiguo, évêque de Zhengding ». Mgr Julius Jia a été interpellé par la Sécurité publique le 30 mars dernier dans le Hebei, précisément le jour où la Commission entamait à Rome sa réunion (1). « De telles situations constituent un obstacle au climat de dialogue avec les autorités concernées », un dialogue que le pape Benoît XVI a appelé de ses vœux dans sa Lettre aux catholiques chinois, diffusée le 30 juin 2007, peut-on encore lire dans le communiqué. « Il ne s’agit malheureusement pas d’un cas isolé: d’autres ecclésiastiques sont privés de liberté ou sont soumis à des pressions et à d’injustes limitations de leurs activités pastorales. »
La dénonciation nominative par le Saint-Siège de telle ou telle arrestation d’évêques ou de prêtres en Chine continentale n’est pas exceptionnelle, même si elle reste rare. On peut penser que la concomitance du début de la rencontre à Rome et de l’arrestation de Mgr Jia ne pouvait qu’amener à une réaction publique du Saint-Siège. Au-delà de la poursuite, toujours difficile donc, du dialogue avec les autorités chinoises, la Commission a, selon le communiqué du Bureau de presse, consacré ses échanges à « la vie de l’Eglise en Chine », notamment à « la formation des séminaristes et des personnes consacrées » et à « la formation permanente du clergé » en Chine.
Dans la soirée du 1er avril, les membres de la Commission ont été reçus par Benoît XVI, qui a particulièrement « souligné l’importance d’aider les catholiques en Chine à faire connaître aux autres la beauté et le bien-fondé de la foi chrétienne ainsi qu’à la présenter comme la proposition qui offre les meilleures réponses du point de vue intellectuel et existentiel ».
En d’autres termes, la mission d’évangélisation est une question centrale pour l’Eglise en Chine, dans un pays où les catholiques ne représentent qu’un ou deux pour cent de la population, alors que le réveil des religions est manifeste. Pour ce qui concerne la religion chrétienne, ce réveil semble plus « profiter » aux communautés protestantes, en pleine expansion, qu’à l’Eglise catholique. Dans cette perspective, la formation des séminaristes et des prêtres est effectivement une question primordiale. La division de l’Eglise en communautés « officielles » et « clandestines » nuit à la qualité de la formation, dans la mesure où elle entraîne une dispersion des énergies et des moyens. De plus, les rapides évolutions de la société font que les vocations, qui sont aujourd’hui nombreuses, pourraient rapidement venir à se tarir si les bases intellectuelles et spirituelles de la formation des ecclésiastiques n’étaient pas renforcées (2).
(1) Voir dépêche ci-dessus.
(2) S’agissant de l’Eglise en Chine, du fait d’un contexte politique n’autorisant pas une pleine et entière liberté religieuse, les statistiques sont imprécises. Pour la partie « officielle » de l’Eglise, on compte un grand séminaire national (à Pékin), cinq grands séminaires régionaux, cinq grands séminaires provinciaux, dix grands séminaires diocésains, qui rassemblent, à eux tous, environ 650 étudiants. Pour la partie « clandestine » de l’Eglise, une dizaine de grands séminaires accueillent environ 350 étudiants. Dans les communautés « officielles », le nombre des prêtres est de 170 prêtres âgés et 1 700 prêtres plus jeunes, et, dans les communautés « clandestines », ces chiffres sont de 100 prêtres âgés et 1 000 prêtres plus jeunes. Pour les religieuses, les communautés « officielles » comptent 3 430 sœurs et 320 novices dans une quarantaine de noviciats; les communautés « clandestines » comptent 1 220 sœurs, 230 novices et une douzaine de noviciats (estimation 2006 du Holy Spirit Study Center du diocèse de Hongkong).
(Source: Eglises d'Asie, 2 avril 2009)
Le communiqué fait part de « la douleur profonde » ressentie par les membres de la Commission à « la nouvelle arrestation de Mgr Julius Jia Zhiguo, évêque de Zhengding ». Mgr Julius Jia a été interpellé par la Sécurité publique le 30 mars dernier dans le Hebei, précisément le jour où la Commission entamait à Rome sa réunion (1). « De telles situations constituent un obstacle au climat de dialogue avec les autorités concernées », un dialogue que le pape Benoît XVI a appelé de ses vœux dans sa Lettre aux catholiques chinois, diffusée le 30 juin 2007, peut-on encore lire dans le communiqué. « Il ne s’agit malheureusement pas d’un cas isolé: d’autres ecclésiastiques sont privés de liberté ou sont soumis à des pressions et à d’injustes limitations de leurs activités pastorales. »
La dénonciation nominative par le Saint-Siège de telle ou telle arrestation d’évêques ou de prêtres en Chine continentale n’est pas exceptionnelle, même si elle reste rare. On peut penser que la concomitance du début de la rencontre à Rome et de l’arrestation de Mgr Jia ne pouvait qu’amener à une réaction publique du Saint-Siège. Au-delà de la poursuite, toujours difficile donc, du dialogue avec les autorités chinoises, la Commission a, selon le communiqué du Bureau de presse, consacré ses échanges à « la vie de l’Eglise en Chine », notamment à « la formation des séminaristes et des personnes consacrées » et à « la formation permanente du clergé » en Chine.
Dans la soirée du 1er avril, les membres de la Commission ont été reçus par Benoît XVI, qui a particulièrement « souligné l’importance d’aider les catholiques en Chine à faire connaître aux autres la beauté et le bien-fondé de la foi chrétienne ainsi qu’à la présenter comme la proposition qui offre les meilleures réponses du point de vue intellectuel et existentiel ».
En d’autres termes, la mission d’évangélisation est une question centrale pour l’Eglise en Chine, dans un pays où les catholiques ne représentent qu’un ou deux pour cent de la population, alors que le réveil des religions est manifeste. Pour ce qui concerne la religion chrétienne, ce réveil semble plus « profiter » aux communautés protestantes, en pleine expansion, qu’à l’Eglise catholique. Dans cette perspective, la formation des séminaristes et des prêtres est effectivement une question primordiale. La division de l’Eglise en communautés « officielles » et « clandestines » nuit à la qualité de la formation, dans la mesure où elle entraîne une dispersion des énergies et des moyens. De plus, les rapides évolutions de la société font que les vocations, qui sont aujourd’hui nombreuses, pourraient rapidement venir à se tarir si les bases intellectuelles et spirituelles de la formation des ecclésiastiques n’étaient pas renforcées (2).
(1) Voir dépêche ci-dessus.
(2) S’agissant de l’Eglise en Chine, du fait d’un contexte politique n’autorisant pas une pleine et entière liberté religieuse, les statistiques sont imprécises. Pour la partie « officielle » de l’Eglise, on compte un grand séminaire national (à Pékin), cinq grands séminaires régionaux, cinq grands séminaires provinciaux, dix grands séminaires diocésains, qui rassemblent, à eux tous, environ 650 étudiants. Pour la partie « clandestine » de l’Eglise, une dizaine de grands séminaires accueillent environ 350 étudiants. Dans les communautés « officielles », le nombre des prêtres est de 170 prêtres âgés et 1 700 prêtres plus jeunes, et, dans les communautés « clandestines », ces chiffres sont de 100 prêtres âgés et 1 000 prêtres plus jeunes. Pour les religieuses, les communautés « officielles » comptent 3 430 sœurs et 320 novices dans une quarantaine de noviciats; les communautés « clandestines » comptent 1 220 sœurs, 230 novices et une douzaine de noviciats (estimation 2006 du Holy Spirit Study Center du diocèse de Hongkong).
(Source: Eglises d'Asie, 2 avril 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Giới Trẻ Việt Nam tại Fort Worth (Youth Rally – Light the Fire)
Phó Tế Hoàng Quý
05:06 02/04/2009
FORT WORTH, TX - Ngày Tĩnh Tâm của Liên Giáo Xứ được tổ chức tại G.X. Đức Mẹ Fatima, Fort Worth vào ngày 28 tháng 3, 2009 vừa qua rất thành công và tốt đẹp. Đây là lần đầu tiên bốn Giáo xứ Việt Nam thuộc Giáo phận Fort Worth, TX tổ chức chung cho giới trẻ Việt Nam trong Giáo phận để chuẩn bị mừng đại lễ Chúa Phục Sinh.
Xin bấm vào hình dưới đây để xem hình ảnh của ngày Tĩnh Tâm
Bốn giáo xứ từ nay sẽ thay phiên nhau để tổ chức ngày Tĩnh Tâm Mùa Chay cho Giới Trẻ mỗi năm. Riêng năm nay, một số rất nhỏ các em đến từ một vài giáo xứ lận cận (có cả Houston), còn hầu hết các em thuộc G.X. CTTĐVN - Arlington, G.X. Đức Mẹ Vô Nhiễm - Wichita Falls, G.X. Đức Mẹ Fatima và G.X. Kitô Vua - Fort Worth, TX. Con số các em tham dự năm nay đã lên tới gần 400 em.
Xin bấm vào hình dưới đây để xem hình ảnh của ngày Tĩnh Tâm
Bốn giáo xứ từ nay sẽ thay phiên nhau để tổ chức ngày Tĩnh Tâm Mùa Chay cho Giới Trẻ mỗi năm. Riêng năm nay, một số rất nhỏ các em đến từ một vài giáo xứ lận cận (có cả Houston), còn hầu hết các em thuộc G.X. CTTĐVN - Arlington, G.X. Đức Mẹ Vô Nhiễm - Wichita Falls, G.X. Đức Mẹ Fatima và G.X. Kitô Vua - Fort Worth, TX. Con số các em tham dự năm nay đã lên tới gần 400 em.
Lễ Ra Mắt Caritas Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
16:14 02/04/2009
PHAN THIẾT - Ngày 1/4/2009, Caritas Phan Thiết chính thức Lễ Ra Mắt tại TGM Phan Thiết.
Tham dự Lễ Ra Mắt có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan thiết, Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng thư ký Caritas Việt nam, Anh Phaolô Lê Phước Thiện đặc trách ngoại vụ, Anh GB Đỗ Văn Lộc chuyên viên, Chị Maria Nguyễn Thị Liên Phương kế toán, Chị Anna Nguyễn thị Tuyết Lê truyền thông, cùng ban điều Caritas Phan thiết và 180 tham dự viên là những đại diện của Ban Bác ái xã hội - Caritas các Giáo xứ, Giáo họ biệt lập, các đoàn thể Công giáo tiến hành, các Hội dòng và Tu đoàn đang phục vụ trong Giáo phận.
Caritas Phan Thiết cùng phối hợp với Caritas Việt Nam tổ chức ngày học hỏi “Cẩm nang Caritas việt Nam”, đúc kết những công việc bác ái xã hội và thảo luận những phương hướng hoạt động Caritas trong tương lai.
Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, nguyên Chủ tịch UBBAXH, trình bày đề tài: “Caritas và cuộc sống con người”.
Hôm nay nhân ngày ra mắt Caritas Giáo phận, tôi xin chia sẻ một vài ý nghĩa chung quanh tiếng Caritas, rộng hơn một chút là “Caritas và cuộc sống con người”, tức là tổ chức Caritas của Giáo hội.
1. Caritas là gì?
Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” đã dùng hai cụm từ Hy Lạp để hiểu ý nghĩa của Caritas. Caritas là tình yêu theo nghĩa Agapes và tình yêu theo nghĩa Eros.
Eros là một sự ham muốn, một tình cảm đối với tha nhân khi nơi họ có một cái gì lôi cuốn mình. Dáng vẻ hấp dẫn, thái độ dịu dàng, lời nói duyên dáng vì bao nhiêu tác nhân khác gây nên sự phấn khích, hài lòng thỏa mãn và ta muốn chiếm đoạt. Tình yêu này đến rồi đi tùy vào sự lôi cuốn còn cường độ hay không. Nó xuất phát từ tình cảm tự nhiên
Agapê là tình yêu dâng hiến, không chiếm đoạt mà lại là tìm niềm vui khi được trao ban. Tình yêu này vẫn tiếp tục yêu cả khi đối tượng không đáp trả, không biết ơn, không dễ thương, không xứng đáng. Nó chỉ ao ước làm điều thiện cho tha nhân, cảm thông sâu xa với họ, tìm hạnh phúc cho họ, có khi phải trả giá cũng đành.
Tình yêu này xuất phát từ Thiên Chúa, nhưng con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, cũng có khả năng để tự hiến mình vì tha nhân, để biến thành sự chăm sóc, sự quan tâm đến người khác. Tình yêu trở thành sự từ bỏ, sẵn sàng trở thành lễ vật tặng ban.
Trong bản chất con người vẫn có một khát vọng vô biên, khát vọng này không thể nhường chỗ cho hủy diệt và vì thế khi hòa hợp được cả hai thứ tình yêu Agapê và Eros thì tình yêu mới thành công, hợp với phẩm giá con người.
Qua kinh nghiệm lịch sử người ta chỉ muốn thỏa mãn tình yêu theo nghĩa Eros, và từ quan niệm hẹp hòi đó người ta đã biến con người thành hàng hóa, nô lệ thân xác, thành phương tiện khai thác cho dục vọng. Eros vì thế bị mất đi vẻ đẹp thần linh của nó.
Cho nên Đức Thánh Cha đã nhận định: “ người ta hiểu tình yêu như thế nào thì người ta đối xử với con người như vậy”.
2. Caritas và cuộc sống con người
“ Tình yêu chính là tính đặc thù của nhân bản con người”; “ con người không thể thiếu tình yêu và con người được kêu gọi để trở nên những người có khả năng yêu”. Đó là nhận định của thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu”.
Phẩm giá con người tùy thuộc vào những yếu tố của nhân quyền. Nhưng tình yêu là nguyên động lực làm cho các yếu tố đó được tôn trọng, được phát triển và còn thúc đẩy mỗi người đi tới chỗ làm cho mọi nhân vị được cơ hội sống đầy đủ quyền làm người của mình. Vì thế các thông điệp xã hội của Giáo hội luôn luôn để ý tới quyền lợi của con người, giá trị mỗi con người trong xã hội. Và đặc biệt là những người có vị thế không được ưu đãi trong xã hội: người nghèo, người thất học, người tàn tật, người bị loại trừ… Đây là những người dễ bị tổn thương nhất, bị bốc lột, bị chà đạp nhân phẩm. Vì thế mà đức bác ái Kitô giáo đã luôn chú tâm quan tâm săn sóc họ. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “ Con người là con đường của Giáo hội”.
Nhìn qua lại mục tiêu Caritas của một số Hội Đồng Giám Mục thế giới, ta thấy ngay sự quan tâm đến người nghèo như thế nào. Hội Đồng Giám Mục Ý có Ủy Ban Hành động Bác ái hỗ trợ những nước nghèo thuộc thế giới thứ ba. Hội Đồng Giám Mục Pháp có Secours Catholique với chủ trương chống nghèo đói. Hội Đồng Giám Mục Đức có Misereor với chủ trương làm sao cho người nghèo được hưởng một nền văn hóa, xã hội, kinh tế công bằng, phát huy các giá trị Kitô Giáo về con người, cỗ vũ những tổ chức dân sự nhằm nâng cao đời sống con người, đẩy mạnh khu vực nghèo có điều kiện phát triền bền vững, đảm bảo kinh tế cho người nghèo và cũng cố khả năng của họ để đối phó với vấn đề sinh tồn…
Nhìn sang Tây Ban Nha với tổ chức bề thế Manos Unidas chọn mục tiêu chống nghèo đói, suy dinh dưỡng, thất học, kém phát triển... Khởi động sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, xã hội tôn giáo ngõ hầu làm cho dễ dàng sự trao đổi hướng tới hòa bình.
Nội dung và các biện pháp các tổ chức trên đây để đạt tới mục tình yêu cho người nghèo thì rất là phong phú. Và chính chúng ta cần học hỏi, lắng nghe để xây dựng cho Giáo hội Việt Nam có một tổ chức Caritas đúng nghĩa.
Cứu trợ khẩn cấp là công tác đột xuất tuy rất cần thiết trước tình hình thiên tai càng ngày càng nhiều và nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu luôn gặp nhiều khó khăn.
Nhưng đồng thời và phải nói là điều quan trọng hơn nữa là chúng ta cần hướng tới sự phát triển bền vững. Các dự án không có chủ trương xin tiền để tạo dựng cơ sở cho bằng tạo dựng vốn cho những dự án phát triển khả thi.
3. Làm thế nào để Caritas Việt Nam vững mạnh?
a. Cộng đoàn Giáo Phận
Ý thức về trách nhiệm của mình.
Trách nhiệm của từng người Kitô hữu, cũng là trách nhiệm của toàn thể cộng đoàn Hội thánh, đó là nghĩa vụ của mọi cấp: từ cộng đoàn địa phương đến Giáo hội cùng miền cho đến Hội thánh hoàn vũ như một tổng thể. Hội thánh hoàn vũ như một cộng đoàn phải thực thi Bác ái” (số 20).
Hiểu như vậy và đi vào thực hành, những bước đầu của trách nhiệm là biết lắng nghe, quan sát, xem xét, tiếp cận, thông cảm, nhạy cảm, phân định… Thánh vịnh (10,17) nói lên lòng Chúa mà chính Giáo hội phải biết chia sẻ: “Lạy Chúa, Ngài nghe thấy ước vọng kẻ nghèo hèn, Ngài cho họ an lòng và lắng tai nghe họ, để bênh đỡ kẻ mồ côi và người bị áp bức”. Mối quan tâm của Chúa trong những ngày rao giảng đối với dân nghèo khổ, bệnh tật là rõ rệt.
Ý thức trách nhiệm này phải bắt đầu từ cộng đoàn, nhất là các linh mục chúng ta phải vừa lãnh đạo vừa nêu gương. Hình ảnh sinh hoạt các cộng đoàn tiên khởi mà sách Công vụ kể lại rõ ràng là một cộng đoàn biết trách nhiệm về bác ái.
Bản chất của Hội thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt: Rao giảng Lời Chúa, Cử hành các Bí Tích, Phục vụ bác ái. Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ Bác ái đối với Hội thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được.
Vấn đề bác ái không có biên giới. “Trong gia đình Giáo hội không được phép có những người túng thiếu” đã đành mà bao nhiêu người cần đến ta dù khác đạo, như dụ ngôn người Samarianô nhân hậu ám chỉ, điều đó có quyền đòi hỏi ta giúp đỡ.
Tổ chức cơ sở của Caritas là Giáo Phận. Có một văn phòng, có một cơ cấu tổ chức làm việc là lẽ dĩ nhiên, nhưng điều quan trọng nhất là phần nhân sự. Phải đào tạo nhân sự, mỗi Giáo Phận cần nhiều người chuyên môn trên nhiều phương tiện từ quản trị đến kỹ thuật chuyên môn. Muốn làm việc lâu dài và càng lâu càng có kinh nghiệm, sự tham gia các dòng rất cần thiết. Nhưng muốn đào tạo nhân sự phải nhằm mục tiêu cho nhu cầu nào, bao nhiêu người, học cái gì, phục vụ ở đâu, làm sao, nếu không có mục tiêu rõ rệt, có nhân sự dư thừa mà không làm được gì thì chỉ tốn tiền đi học.
Để tổ chức một tín dụng chăn nuôi heo siêu nạc, tôi phải đào tạo thú y, nhân viên xã hội, kế toán, quản trị. Để tổ chức một cơ sở chữa bệnh bằng thuốc nam, tôi phải cho người đi học Đông y, Tây y, trồng tỉa, chế biến. Phải có quy mô như vậy mới thành lập được các dự án có tính cách bền vững và xóa đói giảm nghèo hay thăng tiến các giá trị nhân bản cho họ.
Bất cứ dự án nào cũng nhằm mục đích vì người nghèo, cho nên dùng tiền dự án phát triển vào các mục đích khác và lỗi đức công bằng. Vì thế cần có sự trong sáng trong việc tổ chức dự án và báo cáo. Phải có chuyên gia để đánh giá tính cách khả thi của dự án, nhiều khi vì thiếu kinh nghiệm mà dự án bị bể, như vậy là lãng phí đồng tiền của các tổ chức từ thiện giúp chúng ta nhiều khi là sự góp nhặt từ những đồng xu nhỏ từ lòng hảo tâm của những người có thu nhập rất ít.
b. Cộng đoàn giáo xứ: phục vụ
Từ ý thức đến phục vụ, cộng đoàn giáo xứ như là một cơ quan tình yêu, là cộng đoàn phục vụ
Hai tiếng phục vụ có thể nói là hoạt động thường xuyên đời sống linh mục. Nhưng ở đây thông điệp muốn nhấn mạnh là đừng coi việc bác ái như là việc thứ yếu có hay không tùy ý. Bác ái phải trở thành cơ cấu trong hoạt động Giáo hội. Thông điệp viết: “theo giòng thời gian và với sự bành trướng dần dần của Hội thánh, việc thực thi bác ái được xác định như lãnh vực căn bản cùng thực thi bác ái được xác định như lãnh vực căn bản cùng với việc ban phát các bí tích và việc rao giảng Lời Chúa: việc thực thi bác ái đối với các góa phụ và trẻ mồ côi, với các tù nhân, với các bệnh nhân và người túng thiếu dưới mọi hình thức, thuộc về bản chất của Hội thánh cũng y như việc phục vụ bí tích và rao giảng Phúc âm. Hội thánh không thể chểnh mảng với Bí tích và Lời Chúa” (số 22).
Theo tư tưởng của Thông điệp, Giáo hội là Bí tích tình yêu, thì chính linh mục và cộng đoàn giáo xứ của ngài là cộng đoàn yêu thương bác ái.
Đó là điều “mình là” giáo xứ trở thành trung tâm bác ái, cơ quan tình yêu. Nói chung con người ai cũng cần tình thương, nơi mà con tim tìm thấy sự ấm áp của cuộc sống, nơi nương tựa từ tình cảm đến tinh thần. Đó cũng là trách nhiệm hàng đầu của cha xứ, giống như trách nhiệm rao giảng và ban phát các Bí tích.
Từ đây, hoạt động yêu thương bác ái không còn là một ít hành động từ thiện của một nhóm người mà là toàn bộ giáo xứ phải thực hiện như toàn bộ giáo xứ phải tham dự Thánh lễ Chúa nhật. Nói như vậy không phải là tưởng tượng, nhưng ưu tiên hàng đầu của cha xứ là làm sao cho cộng đoàn của mình trong đó mọi người hiểu biết nhau hơn, tôn trọng nhau hơn, cũng cố những suy sụp về luân lý, đức tin, hiệp nhất. Một giáo xứ tình yêu sẽ biết khích lệ nhau tấn tới, quan tâm đến nhau trong lúc gian truân, bệnh tật, thiếu thốn, nâng đỡ nhau trong lúc yếu đuối, tha thứ có va chạm, tin tưởng nhau trong tình con cái Chúa…
Từ đầu đến cuối xóm không để ai phải thiếu thốn, neo đơn, trẻ em thất học, tuổi trẻ lạc lõng..vv.
Khi từ cha xứ đến giáo dân ai ai cũng có một tấm lòng không nhiều thì ít tấm lòng vị tha, khoan dung, hiền hòa, thương người và có “bụng chung”. Hai tiếng bụng chung nghe thì bình dân, nhưng đó là nhân tố của đoàn kết, của yêu thương, của hòa bình; nói cách khác là của tình thương.
c. Cộng Đoàn Tu Sĩ
Nói đến cộng đoàn không có nghĩa là giáo xứ, giáo phận, còn một thành phần quan trọng đó là cộng đoàn các dòng tu - Nếu phục vụ bác ái là bản chất của Giáo hội, thì khuôn mặt Giáo hội, khuôn mặt ưu tú đó là các dòng tu – các dòng tu phải là hàng ngũ tiên phong của bác ái – điều đáng buồn là những khuôn mặt ưu tú đó chỉ mới đóng góp được một phần rất nhỏ trong việc loan báo Tin mừng và việc làm bác ái. Hầu hết đang đóng khung trong việc của giáo xứ, và kinh tế cho cộng đoàn nhỏ của mình và cộng đoàn nhà mẹ. Có chăng chỉ là nhân các dịp lễ hội, kiếm đâu có được chút quà cho người nghèo hay trẻ em rồi đem về phát lại.
Nói như vậy không phải là phủ nhận công tác bác ái của những dòng đang lo cho người nghèo, người khuyết tật, người HIV, những phụ nữ đang muốn phá thai. Nhưng đó chỉ là phần nhỏ so với những cộng đoàn khép kín trong tư thế lo cho đời sống mình.
Giáo hội ngày nay không chủ trương những cộng đoàn khép kín để rồi xa xã hội, làm cho người ngoài thấy Giáo hội hoặc là một cộng đoàn chỉ biết lo chuyện vật chất như người đời, hoặc là Giáo hội với những khuôn mặt ưu tú lại chỉ nghĩ đến phần rỗi đời sau mà lại nói không với cuộc sống con người ở đời này - Nếu không sớm cải tạo tư tưởng và hành động, Giáo hội bị xã hội loại trừ. Những khuôn mặt lớn của Giáo hội như Đức Gioan Phaolô II, Têrêxa Calcuta đó là những khuôn mặt bác ái.
Ngày nay người đời không thiếu những nhóm thiên nguyện, những hội ONG, gọi là tổ chức dân sự Phi Chính Phủ, họ đang chú ý tìm cách giúp đỡ cho người nghèo, người tàn tật, người di dân, nạn nhân chiến tranh - Họ giúp đỡ rất hữu hiệu có khi hy sinh cả tính mạng - Họ hoạt động vì tình người, cũng là tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa.
Trong khi đó, chúng ta tự hào là con Thiên Chúa tình yêu, chúng ta học hỏi về đức bác ái quá nhiều nhưng chúng ta làm chẳng bao nhiêu. Tính thực tiễn của Tin Mừng đòi hỏi chúng ta phải lăn xã vào hành động. Như Chúa đã từng nhấn mạnh: Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa ! Lạy Chúa là được vào nước trời đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, đấng ngự trên trời mới được vào thôi… Trong ngày ấy nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: Lạy Chúa ! Lạy Chúa nào chúng tôi đã chẳng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao ? Và bây giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; Xéo cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác (Mt 7,21-13). Câu nói đó dĩ nhiên hướng về ngày phán xét sau ngày.
Trên đây mới là lời cảnh báo nhiều người dưới hình thức đạo đức đã làm việc vì lợi lộc, vì danh vọng mà thôi. Tu sĩ là chứng nhân của Thiên Chúa tình yêu.
Ta hãy nhìn vào chính Chúa Giêsu như mô hình một người Con hoàn hảo nhất của Thiên Chúa. Tin Mừng (Mt 9,25-37) cho ta thấy Chúa vừa đi rao giảng vừa tỏ lòng xót xa của Ngài đối với lớp người nghèo đói, bệnh tật, bị quỷ ám, bị loại trừ. Sự quan tâm đó khiến Ngài dành một thời gian rất lớn cho việc chữa bệnh. Ngài không thuần túy rao giảng lời Lời Hằng Sống, chỉ dẫn người ta đi tìm con đường trở lại với hồng ân nguyên thủy Chúa dành cho. Nhưng đồng thời Ngài chia sẻ thực sự nỗi đau, sự thiệt thòi của nhân phẩm con người và ách nặng nề của tôn giáo đang áp đặt trên họ. Sự chia sẽ đi đến hành động và Giêsu trở thành một biến cố hiện sinh giữa thời đại Ngài. Ngài bị mang tiếng phá lề luật vì chữa bệnh ngày Sabat, mang tiếng là phường ăn nhậu vì đi lại với người tội lỗi để yêu thương hoán cải họ… Nói tóm lại, Ngài vừa rao giảng Thiên Chúa tình yêu, vừa hoạt động để những người bệnh tật, đau yếu, vừa giải phóng người tội lỗi cho họ thấy rõ con tim của Thiên Chúa.
Những dụ ngôn của Ngài là những giáo huấn nhằm vào hành động, lấy bối cảnh cuộc đời làm hiện trường hành động. Dụ ngôn người Samaritanô tốt lành nhằm giáo huấn ông luật sĩ và cả phe nhóm ông chỉ biết nói mà không biết làm: « Ông hãy về mà làm như vậy » (Lc 10,28). Dụ ngôn hai người con so sánh lời nói với việc làm (Mt 21,28-31). Dụ ngôn người giàu và ông Lazarô nghèo đói nói về tình liên đới (Lc 10,19-31). Dụ ngôn ngày phán xét chung nói về bác ái (Mt 25,31-46). Tất cả hướng về hành động mà là hành động bác ái.
Một mô hình cộng đoàn phục vụ của Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội
Tu Đoàn gồm hai ngành nam và nữ, tuy tổ chức biệt lập nhưng trong công tác phục vụ các tu sĩ phải cộng tác bổ túc cho nhau.
Lý tưởng cộng đoàn là Tình yêu Chúa Kitô phương châm hoạt động: “Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18) là chân đạo của tu đoàn.
Những hoạt động cụ thể:
A. Ngành nam gồm năm nhóm
1. Nhóm phát triển cộng đồng nhằm những công tác xóa đói giảm nghèo, thăng tiến văn hóa
2. Nhóm nhà tình thương cho người không nhà
3. Nhóm trồng và chế biến thuốc nam giúp cho bên nữ có thuốc chữa bệnh.
4. Nhóm ký túc xá từ thiện cho học sinh nghèo xa trường
5. Nhóm nước sạch cho những vùng nước ô nhiễm
B. Ngành nữ năm nhóm
1. Nhóm nuôi bò sữa, giúp người suy dinh dưỡng ở thôn quê, trẻ em người bệnh, người già.
2. Nhóm may mặc: sắm sữa những bộ đồ mới cho người nghèo mặt khác tổ chức trường học nghề may công nghiệp cho thiếu nữ thôn quê - nếu cần cho họ may gia công đồ các xí nghiệp.
3. Nhóm sức khỏe cộng đồng, săn sóc sức khỏe miễn phí cho người nghèo bằng y học cổ truyền và bằng cây thuốc nam.
4. Nhóm ký túc xá từ thiện cho trẻ em nữ.
5. Nhóm phục hồi giúp đỡ người khuyết tật trẻ em mồ côi, tàn tật, ma túy...
Sau ba năm hoạt động ở Hàm Tân thấy kết quả rất khích lệ.
Tôi rất mong muốn Caritas Giáo phận nhiệt thành cùng làm việc để góp phần đem tình yêu Thiên Chúa chia sẽ cho mọi người.
Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn cho biết Phan thiết là giáo phận đầu tiên tổ chức lễ ra mắt Caritas, trong những tháng sắp tới đây một số giáo phận cũng sẽ ra mắt Caritas để chính thức đi vào hoạt động. Caritas Trung Ương đã đầu tư 1,6 tỉ đồng để thiết lập trang thiết văn phòng cho 26 Giáo phận.
Cha Tổng thư ký trình bày lưu loát lôi cuốn đề tài: Giáo hội Việt nam và sứ mạng phục vụ con người trong lĩnh vực bác ái xã hội 50 năm qua
Cha Tổng Thư ký cùng với các chuyên viên giới thiệu Caritas Việt nam về nội quy, cơ cấu tổ chức và đường hướng hoạt động theo cuốn « Cẩm nang Caritas Việt nam ». Caritas có nền tảng Linh đạo Bác ái: “Hội viên Caritas trước tiên là người được tình yêu Đức Kitô chinh phục. Khởi đi từ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, họ có thể trao ban tình yêu này cho những anh chị em đồng loại qua những việc bác ái... Họ phải luôn noi gương Đức Giêsu sống khiêm tốn “chúng tôi là những đầy tớ vô dụng” (Lc 17,10). Họ phải luôn xác tín rằng: khả năng giúp đỡ người khác là một hồng ân của Thiên Chúa, chứ không phải là công đức và sự nghiệp của bản thân (x. Tđ. Thiên Chúa là Tình Yêu, số 35). Họ là những công cụ mà Thiên Chúa dùng để trao ban tình thương của Ngài. Muốn được như vậy, họ cần phải có một tâm hồn cầu nguyện liên lỉ, gắn bó với Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu dạy chúng ta là: “Luật căn bản để hoàn thiện con người và qua đó để biến đổi thế giới là điều răn mới về tình yêu” (x. Mt 22,40; Ga 15,12; CĐ. Vatican II, Gaudium et Spes, số 38). Hành vi cá nhân sẽ mang trọn tính người khi nó được phát sinh từ tình yêu, biểu lộ tình yêu và hướng về tình yêu. Trong phạm vi xã hội, sự thật này cũng y như vậy. Các Kitô hữu cần phải là những nhân chứng xác tín sâu xa về tình yêu, và qua cuộc sống của mình, họ cần chứng tỏ rằng tình yêu là động lực duy nhất (x. 1 Cr 12,31; 14,1) để dẫn đến sự hoàn thiện bản thân và xã hội (x. Tóm lược Học thuyết Xã hội, số 580). Theo linh đạo này, mỗi hội viên caritas trở thành người xây dựng nền văn minh tình yêu.
Sau khi lắng nghe hai bài tham luận, các tham dự viên cùng thảo luận những thực tế trong hoạt động Caritas. Chúng ta nghĩ gì về Caritas? Ai là người nghèo để Caritas phục vụ? Mỗi đơn vị Caritas sẽ làm gì để thể hiện phục vụ đức ái?...
Cuối ngày gặp gỡ, Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, trưởng ban Caritas Phan thiết tường trình về các cơ sở bác ái xã hội trong giáo phận. Ngài đề nghị thành lập Caritas Giáo xứ trong tháng 4-5 tới đây. Kêu gọi nhiều thành phần dân Chúa tìm hiểu và gia nhập để trở nên hội viên Caritas.Những định hướng hoạt động thiết thực nhằm đem đến nhiều ích lợi cho người nghèo ngày càng nhiều trên quê hương thân yêu.
Với những hoạt động bác ái thắm đẫm Tin Mừng Chúa Giêsu, Caritas góp phần tạo nên nền văn hoá tình thương.
Tham dự Lễ Ra Mắt có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan thiết, Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng thư ký Caritas Việt nam, Anh Phaolô Lê Phước Thiện đặc trách ngoại vụ, Anh GB Đỗ Văn Lộc chuyên viên, Chị Maria Nguyễn Thị Liên Phương kế toán, Chị Anna Nguyễn thị Tuyết Lê truyền thông, cùng ban điều Caritas Phan thiết và 180 tham dự viên là những đại diện của Ban Bác ái xã hội - Caritas các Giáo xứ, Giáo họ biệt lập, các đoàn thể Công giáo tiến hành, các Hội dòng và Tu đoàn đang phục vụ trong Giáo phận.
Caritas Phan Thiết cùng phối hợp với Caritas Việt Nam tổ chức ngày học hỏi “Cẩm nang Caritas việt Nam”, đúc kết những công việc bác ái xã hội và thảo luận những phương hướng hoạt động Caritas trong tương lai.
Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, nguyên Chủ tịch UBBAXH, trình bày đề tài: “Caritas và cuộc sống con người”.
Hôm nay nhân ngày ra mắt Caritas Giáo phận, tôi xin chia sẻ một vài ý nghĩa chung quanh tiếng Caritas, rộng hơn một chút là “Caritas và cuộc sống con người”, tức là tổ chức Caritas của Giáo hội.
1. Caritas là gì?
Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” đã dùng hai cụm từ Hy Lạp để hiểu ý nghĩa của Caritas. Caritas là tình yêu theo nghĩa Agapes và tình yêu theo nghĩa Eros.
Eros là một sự ham muốn, một tình cảm đối với tha nhân khi nơi họ có một cái gì lôi cuốn mình. Dáng vẻ hấp dẫn, thái độ dịu dàng, lời nói duyên dáng vì bao nhiêu tác nhân khác gây nên sự phấn khích, hài lòng thỏa mãn và ta muốn chiếm đoạt. Tình yêu này đến rồi đi tùy vào sự lôi cuốn còn cường độ hay không. Nó xuất phát từ tình cảm tự nhiên
Agapê là tình yêu dâng hiến, không chiếm đoạt mà lại là tìm niềm vui khi được trao ban. Tình yêu này vẫn tiếp tục yêu cả khi đối tượng không đáp trả, không biết ơn, không dễ thương, không xứng đáng. Nó chỉ ao ước làm điều thiện cho tha nhân, cảm thông sâu xa với họ, tìm hạnh phúc cho họ, có khi phải trả giá cũng đành.
Tình yêu này xuất phát từ Thiên Chúa, nhưng con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, cũng có khả năng để tự hiến mình vì tha nhân, để biến thành sự chăm sóc, sự quan tâm đến người khác. Tình yêu trở thành sự từ bỏ, sẵn sàng trở thành lễ vật tặng ban.
Trong bản chất con người vẫn có một khát vọng vô biên, khát vọng này không thể nhường chỗ cho hủy diệt và vì thế khi hòa hợp được cả hai thứ tình yêu Agapê và Eros thì tình yêu mới thành công, hợp với phẩm giá con người.
Qua kinh nghiệm lịch sử người ta chỉ muốn thỏa mãn tình yêu theo nghĩa Eros, và từ quan niệm hẹp hòi đó người ta đã biến con người thành hàng hóa, nô lệ thân xác, thành phương tiện khai thác cho dục vọng. Eros vì thế bị mất đi vẻ đẹp thần linh của nó.
Cho nên Đức Thánh Cha đã nhận định: “ người ta hiểu tình yêu như thế nào thì người ta đối xử với con người như vậy”.
2. Caritas và cuộc sống con người
“ Tình yêu chính là tính đặc thù của nhân bản con người”; “ con người không thể thiếu tình yêu và con người được kêu gọi để trở nên những người có khả năng yêu”. Đó là nhận định của thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu”.
Phẩm giá con người tùy thuộc vào những yếu tố của nhân quyền. Nhưng tình yêu là nguyên động lực làm cho các yếu tố đó được tôn trọng, được phát triển và còn thúc đẩy mỗi người đi tới chỗ làm cho mọi nhân vị được cơ hội sống đầy đủ quyền làm người của mình. Vì thế các thông điệp xã hội của Giáo hội luôn luôn để ý tới quyền lợi của con người, giá trị mỗi con người trong xã hội. Và đặc biệt là những người có vị thế không được ưu đãi trong xã hội: người nghèo, người thất học, người tàn tật, người bị loại trừ… Đây là những người dễ bị tổn thương nhất, bị bốc lột, bị chà đạp nhân phẩm. Vì thế mà đức bác ái Kitô giáo đã luôn chú tâm quan tâm săn sóc họ. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “ Con người là con đường của Giáo hội”.
Nhìn qua lại mục tiêu Caritas của một số Hội Đồng Giám Mục thế giới, ta thấy ngay sự quan tâm đến người nghèo như thế nào. Hội Đồng Giám Mục Ý có Ủy Ban Hành động Bác ái hỗ trợ những nước nghèo thuộc thế giới thứ ba. Hội Đồng Giám Mục Pháp có Secours Catholique với chủ trương chống nghèo đói. Hội Đồng Giám Mục Đức có Misereor với chủ trương làm sao cho người nghèo được hưởng một nền văn hóa, xã hội, kinh tế công bằng, phát huy các giá trị Kitô Giáo về con người, cỗ vũ những tổ chức dân sự nhằm nâng cao đời sống con người, đẩy mạnh khu vực nghèo có điều kiện phát triền bền vững, đảm bảo kinh tế cho người nghèo và cũng cố khả năng của họ để đối phó với vấn đề sinh tồn…
Nhìn sang Tây Ban Nha với tổ chức bề thế Manos Unidas chọn mục tiêu chống nghèo đói, suy dinh dưỡng, thất học, kém phát triển... Khởi động sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, xã hội tôn giáo ngõ hầu làm cho dễ dàng sự trao đổi hướng tới hòa bình.
Nội dung và các biện pháp các tổ chức trên đây để đạt tới mục tình yêu cho người nghèo thì rất là phong phú. Và chính chúng ta cần học hỏi, lắng nghe để xây dựng cho Giáo hội Việt Nam có một tổ chức Caritas đúng nghĩa.
Cứu trợ khẩn cấp là công tác đột xuất tuy rất cần thiết trước tình hình thiên tai càng ngày càng nhiều và nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu luôn gặp nhiều khó khăn.
Nhưng đồng thời và phải nói là điều quan trọng hơn nữa là chúng ta cần hướng tới sự phát triển bền vững. Các dự án không có chủ trương xin tiền để tạo dựng cơ sở cho bằng tạo dựng vốn cho những dự án phát triển khả thi.
3. Làm thế nào để Caritas Việt Nam vững mạnh?
a. Cộng đoàn Giáo Phận
Ý thức về trách nhiệm của mình.
Trách nhiệm của từng người Kitô hữu, cũng là trách nhiệm của toàn thể cộng đoàn Hội thánh, đó là nghĩa vụ của mọi cấp: từ cộng đoàn địa phương đến Giáo hội cùng miền cho đến Hội thánh hoàn vũ như một tổng thể. Hội thánh hoàn vũ như một cộng đoàn phải thực thi Bác ái” (số 20).
Hiểu như vậy và đi vào thực hành, những bước đầu của trách nhiệm là biết lắng nghe, quan sát, xem xét, tiếp cận, thông cảm, nhạy cảm, phân định… Thánh vịnh (10,17) nói lên lòng Chúa mà chính Giáo hội phải biết chia sẻ: “Lạy Chúa, Ngài nghe thấy ước vọng kẻ nghèo hèn, Ngài cho họ an lòng và lắng tai nghe họ, để bênh đỡ kẻ mồ côi và người bị áp bức”. Mối quan tâm của Chúa trong những ngày rao giảng đối với dân nghèo khổ, bệnh tật là rõ rệt.
Ý thức trách nhiệm này phải bắt đầu từ cộng đoàn, nhất là các linh mục chúng ta phải vừa lãnh đạo vừa nêu gương. Hình ảnh sinh hoạt các cộng đoàn tiên khởi mà sách Công vụ kể lại rõ ràng là một cộng đoàn biết trách nhiệm về bác ái.
Bản chất của Hội thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt: Rao giảng Lời Chúa, Cử hành các Bí Tích, Phục vụ bác ái. Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ Bác ái đối với Hội thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được.
Vấn đề bác ái không có biên giới. “Trong gia đình Giáo hội không được phép có những người túng thiếu” đã đành mà bao nhiêu người cần đến ta dù khác đạo, như dụ ngôn người Samarianô nhân hậu ám chỉ, điều đó có quyền đòi hỏi ta giúp đỡ.
Tổ chức cơ sở của Caritas là Giáo Phận. Có một văn phòng, có một cơ cấu tổ chức làm việc là lẽ dĩ nhiên, nhưng điều quan trọng nhất là phần nhân sự. Phải đào tạo nhân sự, mỗi Giáo Phận cần nhiều người chuyên môn trên nhiều phương tiện từ quản trị đến kỹ thuật chuyên môn. Muốn làm việc lâu dài và càng lâu càng có kinh nghiệm, sự tham gia các dòng rất cần thiết. Nhưng muốn đào tạo nhân sự phải nhằm mục tiêu cho nhu cầu nào, bao nhiêu người, học cái gì, phục vụ ở đâu, làm sao, nếu không có mục tiêu rõ rệt, có nhân sự dư thừa mà không làm được gì thì chỉ tốn tiền đi học.
Để tổ chức một tín dụng chăn nuôi heo siêu nạc, tôi phải đào tạo thú y, nhân viên xã hội, kế toán, quản trị. Để tổ chức một cơ sở chữa bệnh bằng thuốc nam, tôi phải cho người đi học Đông y, Tây y, trồng tỉa, chế biến. Phải có quy mô như vậy mới thành lập được các dự án có tính cách bền vững và xóa đói giảm nghèo hay thăng tiến các giá trị nhân bản cho họ.
Bất cứ dự án nào cũng nhằm mục đích vì người nghèo, cho nên dùng tiền dự án phát triển vào các mục đích khác và lỗi đức công bằng. Vì thế cần có sự trong sáng trong việc tổ chức dự án và báo cáo. Phải có chuyên gia để đánh giá tính cách khả thi của dự án, nhiều khi vì thiếu kinh nghiệm mà dự án bị bể, như vậy là lãng phí đồng tiền của các tổ chức từ thiện giúp chúng ta nhiều khi là sự góp nhặt từ những đồng xu nhỏ từ lòng hảo tâm của những người có thu nhập rất ít.
b. Cộng đoàn giáo xứ: phục vụ
Từ ý thức đến phục vụ, cộng đoàn giáo xứ như là một cơ quan tình yêu, là cộng đoàn phục vụ
Hai tiếng phục vụ có thể nói là hoạt động thường xuyên đời sống linh mục. Nhưng ở đây thông điệp muốn nhấn mạnh là đừng coi việc bác ái như là việc thứ yếu có hay không tùy ý. Bác ái phải trở thành cơ cấu trong hoạt động Giáo hội. Thông điệp viết: “theo giòng thời gian và với sự bành trướng dần dần của Hội thánh, việc thực thi bác ái được xác định như lãnh vực căn bản cùng thực thi bác ái được xác định như lãnh vực căn bản cùng với việc ban phát các bí tích và việc rao giảng Lời Chúa: việc thực thi bác ái đối với các góa phụ và trẻ mồ côi, với các tù nhân, với các bệnh nhân và người túng thiếu dưới mọi hình thức, thuộc về bản chất của Hội thánh cũng y như việc phục vụ bí tích và rao giảng Phúc âm. Hội thánh không thể chểnh mảng với Bí tích và Lời Chúa” (số 22).
Theo tư tưởng của Thông điệp, Giáo hội là Bí tích tình yêu, thì chính linh mục và cộng đoàn giáo xứ của ngài là cộng đoàn yêu thương bác ái.
Đó là điều “mình là” giáo xứ trở thành trung tâm bác ái, cơ quan tình yêu. Nói chung con người ai cũng cần tình thương, nơi mà con tim tìm thấy sự ấm áp của cuộc sống, nơi nương tựa từ tình cảm đến tinh thần. Đó cũng là trách nhiệm hàng đầu của cha xứ, giống như trách nhiệm rao giảng và ban phát các Bí tích.
Từ đây, hoạt động yêu thương bác ái không còn là một ít hành động từ thiện của một nhóm người mà là toàn bộ giáo xứ phải thực hiện như toàn bộ giáo xứ phải tham dự Thánh lễ Chúa nhật. Nói như vậy không phải là tưởng tượng, nhưng ưu tiên hàng đầu của cha xứ là làm sao cho cộng đoàn của mình trong đó mọi người hiểu biết nhau hơn, tôn trọng nhau hơn, cũng cố những suy sụp về luân lý, đức tin, hiệp nhất. Một giáo xứ tình yêu sẽ biết khích lệ nhau tấn tới, quan tâm đến nhau trong lúc gian truân, bệnh tật, thiếu thốn, nâng đỡ nhau trong lúc yếu đuối, tha thứ có va chạm, tin tưởng nhau trong tình con cái Chúa…
Từ đầu đến cuối xóm không để ai phải thiếu thốn, neo đơn, trẻ em thất học, tuổi trẻ lạc lõng..vv.
Khi từ cha xứ đến giáo dân ai ai cũng có một tấm lòng không nhiều thì ít tấm lòng vị tha, khoan dung, hiền hòa, thương người và có “bụng chung”. Hai tiếng bụng chung nghe thì bình dân, nhưng đó là nhân tố của đoàn kết, của yêu thương, của hòa bình; nói cách khác là của tình thương.
c. Cộng Đoàn Tu Sĩ
Nói đến cộng đoàn không có nghĩa là giáo xứ, giáo phận, còn một thành phần quan trọng đó là cộng đoàn các dòng tu - Nếu phục vụ bác ái là bản chất của Giáo hội, thì khuôn mặt Giáo hội, khuôn mặt ưu tú đó là các dòng tu – các dòng tu phải là hàng ngũ tiên phong của bác ái – điều đáng buồn là những khuôn mặt ưu tú đó chỉ mới đóng góp được một phần rất nhỏ trong việc loan báo Tin mừng và việc làm bác ái. Hầu hết đang đóng khung trong việc của giáo xứ, và kinh tế cho cộng đoàn nhỏ của mình và cộng đoàn nhà mẹ. Có chăng chỉ là nhân các dịp lễ hội, kiếm đâu có được chút quà cho người nghèo hay trẻ em rồi đem về phát lại.
Nói như vậy không phải là phủ nhận công tác bác ái của những dòng đang lo cho người nghèo, người khuyết tật, người HIV, những phụ nữ đang muốn phá thai. Nhưng đó chỉ là phần nhỏ so với những cộng đoàn khép kín trong tư thế lo cho đời sống mình.
Giáo hội ngày nay không chủ trương những cộng đoàn khép kín để rồi xa xã hội, làm cho người ngoài thấy Giáo hội hoặc là một cộng đoàn chỉ biết lo chuyện vật chất như người đời, hoặc là Giáo hội với những khuôn mặt ưu tú lại chỉ nghĩ đến phần rỗi đời sau mà lại nói không với cuộc sống con người ở đời này - Nếu không sớm cải tạo tư tưởng và hành động, Giáo hội bị xã hội loại trừ. Những khuôn mặt lớn của Giáo hội như Đức Gioan Phaolô II, Têrêxa Calcuta đó là những khuôn mặt bác ái.
Ngày nay người đời không thiếu những nhóm thiên nguyện, những hội ONG, gọi là tổ chức dân sự Phi Chính Phủ, họ đang chú ý tìm cách giúp đỡ cho người nghèo, người tàn tật, người di dân, nạn nhân chiến tranh - Họ giúp đỡ rất hữu hiệu có khi hy sinh cả tính mạng - Họ hoạt động vì tình người, cũng là tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa.
Trong khi đó, chúng ta tự hào là con Thiên Chúa tình yêu, chúng ta học hỏi về đức bác ái quá nhiều nhưng chúng ta làm chẳng bao nhiêu. Tính thực tiễn của Tin Mừng đòi hỏi chúng ta phải lăn xã vào hành động. Như Chúa đã từng nhấn mạnh: Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa ! Lạy Chúa là được vào nước trời đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, đấng ngự trên trời mới được vào thôi… Trong ngày ấy nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: Lạy Chúa ! Lạy Chúa nào chúng tôi đã chẳng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao ? Và bây giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; Xéo cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác (Mt 7,21-13). Câu nói đó dĩ nhiên hướng về ngày phán xét sau ngày.
Trên đây mới là lời cảnh báo nhiều người dưới hình thức đạo đức đã làm việc vì lợi lộc, vì danh vọng mà thôi. Tu sĩ là chứng nhân của Thiên Chúa tình yêu.
Ta hãy nhìn vào chính Chúa Giêsu như mô hình một người Con hoàn hảo nhất của Thiên Chúa. Tin Mừng (Mt 9,25-37) cho ta thấy Chúa vừa đi rao giảng vừa tỏ lòng xót xa của Ngài đối với lớp người nghèo đói, bệnh tật, bị quỷ ám, bị loại trừ. Sự quan tâm đó khiến Ngài dành một thời gian rất lớn cho việc chữa bệnh. Ngài không thuần túy rao giảng lời Lời Hằng Sống, chỉ dẫn người ta đi tìm con đường trở lại với hồng ân nguyên thủy Chúa dành cho. Nhưng đồng thời Ngài chia sẻ thực sự nỗi đau, sự thiệt thòi của nhân phẩm con người và ách nặng nề của tôn giáo đang áp đặt trên họ. Sự chia sẽ đi đến hành động và Giêsu trở thành một biến cố hiện sinh giữa thời đại Ngài. Ngài bị mang tiếng phá lề luật vì chữa bệnh ngày Sabat, mang tiếng là phường ăn nhậu vì đi lại với người tội lỗi để yêu thương hoán cải họ… Nói tóm lại, Ngài vừa rao giảng Thiên Chúa tình yêu, vừa hoạt động để những người bệnh tật, đau yếu, vừa giải phóng người tội lỗi cho họ thấy rõ con tim của Thiên Chúa.
Những dụ ngôn của Ngài là những giáo huấn nhằm vào hành động, lấy bối cảnh cuộc đời làm hiện trường hành động. Dụ ngôn người Samaritanô tốt lành nhằm giáo huấn ông luật sĩ và cả phe nhóm ông chỉ biết nói mà không biết làm: « Ông hãy về mà làm như vậy » (Lc 10,28). Dụ ngôn hai người con so sánh lời nói với việc làm (Mt 21,28-31). Dụ ngôn người giàu và ông Lazarô nghèo đói nói về tình liên đới (Lc 10,19-31). Dụ ngôn ngày phán xét chung nói về bác ái (Mt 25,31-46). Tất cả hướng về hành động mà là hành động bác ái.
Một mô hình cộng đoàn phục vụ của Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội
Tu Đoàn gồm hai ngành nam và nữ, tuy tổ chức biệt lập nhưng trong công tác phục vụ các tu sĩ phải cộng tác bổ túc cho nhau.
Lý tưởng cộng đoàn là Tình yêu Chúa Kitô phương châm hoạt động: “Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18) là chân đạo của tu đoàn.
Những hoạt động cụ thể:
A. Ngành nam gồm năm nhóm
1. Nhóm phát triển cộng đồng nhằm những công tác xóa đói giảm nghèo, thăng tiến văn hóa
2. Nhóm nhà tình thương cho người không nhà
3. Nhóm trồng và chế biến thuốc nam giúp cho bên nữ có thuốc chữa bệnh.
4. Nhóm ký túc xá từ thiện cho học sinh nghèo xa trường
5. Nhóm nước sạch cho những vùng nước ô nhiễm
B. Ngành nữ năm nhóm
1. Nhóm nuôi bò sữa, giúp người suy dinh dưỡng ở thôn quê, trẻ em người bệnh, người già.
2. Nhóm may mặc: sắm sữa những bộ đồ mới cho người nghèo mặt khác tổ chức trường học nghề may công nghiệp cho thiếu nữ thôn quê - nếu cần cho họ may gia công đồ các xí nghiệp.
3. Nhóm sức khỏe cộng đồng, săn sóc sức khỏe miễn phí cho người nghèo bằng y học cổ truyền và bằng cây thuốc nam.
4. Nhóm ký túc xá từ thiện cho trẻ em nữ.
5. Nhóm phục hồi giúp đỡ người khuyết tật trẻ em mồ côi, tàn tật, ma túy...
Sau ba năm hoạt động ở Hàm Tân thấy kết quả rất khích lệ.
Tôi rất mong muốn Caritas Giáo phận nhiệt thành cùng làm việc để góp phần đem tình yêu Thiên Chúa chia sẽ cho mọi người.
Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn cho biết Phan thiết là giáo phận đầu tiên tổ chức lễ ra mắt Caritas, trong những tháng sắp tới đây một số giáo phận cũng sẽ ra mắt Caritas để chính thức đi vào hoạt động. Caritas Trung Ương đã đầu tư 1,6 tỉ đồng để thiết lập trang thiết văn phòng cho 26 Giáo phận.
Cha Tổng thư ký trình bày lưu loát lôi cuốn đề tài: Giáo hội Việt nam và sứ mạng phục vụ con người trong lĩnh vực bác ái xã hội 50 năm qua
Cha Tổng Thư ký cùng với các chuyên viên giới thiệu Caritas Việt nam về nội quy, cơ cấu tổ chức và đường hướng hoạt động theo cuốn « Cẩm nang Caritas Việt nam ». Caritas có nền tảng Linh đạo Bác ái: “Hội viên Caritas trước tiên là người được tình yêu Đức Kitô chinh phục. Khởi đi từ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, họ có thể trao ban tình yêu này cho những anh chị em đồng loại qua những việc bác ái... Họ phải luôn noi gương Đức Giêsu sống khiêm tốn “chúng tôi là những đầy tớ vô dụng” (Lc 17,10). Họ phải luôn xác tín rằng: khả năng giúp đỡ người khác là một hồng ân của Thiên Chúa, chứ không phải là công đức và sự nghiệp của bản thân (x. Tđ. Thiên Chúa là Tình Yêu, số 35). Họ là những công cụ mà Thiên Chúa dùng để trao ban tình thương của Ngài. Muốn được như vậy, họ cần phải có một tâm hồn cầu nguyện liên lỉ, gắn bó với Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu dạy chúng ta là: “Luật căn bản để hoàn thiện con người và qua đó để biến đổi thế giới là điều răn mới về tình yêu” (x. Mt 22,40; Ga 15,12; CĐ. Vatican II, Gaudium et Spes, số 38). Hành vi cá nhân sẽ mang trọn tính người khi nó được phát sinh từ tình yêu, biểu lộ tình yêu và hướng về tình yêu. Trong phạm vi xã hội, sự thật này cũng y như vậy. Các Kitô hữu cần phải là những nhân chứng xác tín sâu xa về tình yêu, và qua cuộc sống của mình, họ cần chứng tỏ rằng tình yêu là động lực duy nhất (x. 1 Cr 12,31; 14,1) để dẫn đến sự hoàn thiện bản thân và xã hội (x. Tóm lược Học thuyết Xã hội, số 580). Theo linh đạo này, mỗi hội viên caritas trở thành người xây dựng nền văn minh tình yêu.
Sau khi lắng nghe hai bài tham luận, các tham dự viên cùng thảo luận những thực tế trong hoạt động Caritas. Chúng ta nghĩ gì về Caritas? Ai là người nghèo để Caritas phục vụ? Mỗi đơn vị Caritas sẽ làm gì để thể hiện phục vụ đức ái?...
Cuối ngày gặp gỡ, Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, trưởng ban Caritas Phan thiết tường trình về các cơ sở bác ái xã hội trong giáo phận. Ngài đề nghị thành lập Caritas Giáo xứ trong tháng 4-5 tới đây. Kêu gọi nhiều thành phần dân Chúa tìm hiểu và gia nhập để trở nên hội viên Caritas.Những định hướng hoạt động thiết thực nhằm đem đến nhiều ích lợi cho người nghèo ngày càng nhiều trên quê hương thân yêu.
Với những hoạt động bác ái thắm đẫm Tin Mừng Chúa Giêsu, Caritas góp phần tạo nên nền văn hoá tình thương.
ĐGM Hùynh Văn Nghi: Cha Già Kính Yêu
LM Giacôbê Tạ Chúc
17:57 02/04/2009
CHA HỠI CHA GIÀ DẤU YÊU !
Bài hát tình cha thật ngọt ngào và đầy đủ những ca từ đẹp để biểu tỏ tình thương của những người con với cha mình. Chất giọng ngọt ngào và sâu lắng của ca sĩ Ngọc Sơn tạo nên lời ru tha thiết và triền miên cho nỗi lòng của những người con khi nhớ về công đức sinh thành của cha mẹ mình.
Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có người cha sinh ra mình, là những người kitô giáo, ngòai người cha sinh ra thể xác, chúng ta còn có người cha trên trời là Thiên Chúa. Ở dưới đất này, mỗi chúng ta có người cha chung trong từng Giáo phận. Sáng ngày 30/03/2009, tôi lên thăm Đức cha già Nicôlas Hùynh văn Nghi, trước đây là Giám mục giáo phận phan thiết, nhưng bây giờ ngài đã về hưu. Mặc dù sức khỏe ngài có phần giảm sút, nhưng tâm trí và tình thương của ngài vẫn còn đủ lực thu hút mọi người. Trong tôi vẫn ngời sáng hình ảnh một người cha hiền đáng kính. Khi còn nhỏ, tôi vẫn thường ở trong nhà xứ với cha xứ, những lần Đức cha Nicôlas đi kinh lý qua xứ tôi, cha xứ bảo tôi dẫn đường cho Đức cha đi thăm các Giáo họ. Thế là tôi được ngồi xe với Đức cha, sung sướng biết là dường nào. Trong những năm tu học tại Dòng Châu thủy, hồi đó không có xe đạp để đi, tôi đành liều ra xin Ngài, ai ngờ Ngài bảo cha JB. Trần văn Thức ra chợ phan thiết mua cho tôi một chiếc xe đạp mới và đẹp. Cũng từ đó tôi chập chững bước vào đời làm tông đồ cho Chúa, và đến nay đã năm năm làm linh mục.
Ngày một tháng năm sắp tới là ngày mừng sinh nhật lần thứ 82 của ngài, tôi muốn gởi gắm đôi tâm tình tri ân và hiếu thảo, không chỉ riêng cho Ngài mà cho tất cả những Mục tử của Chúa Giêsu đang ngày đêm vất vả trên cánh đồng truyền giáo mênh mông và bất tận của Giáo hội Đức Kitô.
ĐGM Hùynh Văn Nghi và LM tạ Chúc |
Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có người cha sinh ra mình, là những người kitô giáo, ngòai người cha sinh ra thể xác, chúng ta còn có người cha trên trời là Thiên Chúa. Ở dưới đất này, mỗi chúng ta có người cha chung trong từng Giáo phận. Sáng ngày 30/03/2009, tôi lên thăm Đức cha già Nicôlas Hùynh văn Nghi, trước đây là Giám mục giáo phận phan thiết, nhưng bây giờ ngài đã về hưu. Mặc dù sức khỏe ngài có phần giảm sút, nhưng tâm trí và tình thương của ngài vẫn còn đủ lực thu hút mọi người. Trong tôi vẫn ngời sáng hình ảnh một người cha hiền đáng kính. Khi còn nhỏ, tôi vẫn thường ở trong nhà xứ với cha xứ, những lần Đức cha Nicôlas đi kinh lý qua xứ tôi, cha xứ bảo tôi dẫn đường cho Đức cha đi thăm các Giáo họ. Thế là tôi được ngồi xe với Đức cha, sung sướng biết là dường nào. Trong những năm tu học tại Dòng Châu thủy, hồi đó không có xe đạp để đi, tôi đành liều ra xin Ngài, ai ngờ Ngài bảo cha JB. Trần văn Thức ra chợ phan thiết mua cho tôi một chiếc xe đạp mới và đẹp. Cũng từ đó tôi chập chững bước vào đời làm tông đồ cho Chúa, và đến nay đã năm năm làm linh mục.
Ngày một tháng năm sắp tới là ngày mừng sinh nhật lần thứ 82 của ngài, tôi muốn gởi gắm đôi tâm tình tri ân và hiếu thảo, không chỉ riêng cho Ngài mà cho tất cả những Mục tử của Chúa Giêsu đang ngày đêm vất vả trên cánh đồng truyền giáo mênh mông và bất tận của Giáo hội Đức Kitô.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Các Dân biểu Hoa Kỳ thúc giục các công ty Internet hãy đương đầu với nhà nước Việt Nam
Nguyễn Phương Nga
00:03 02/04/2009
HOA THỊNH ÐỐN (AFP 31/3/09) — Mười hai nhà lập pháp Hoa Kỳ đã thúc giục các công ty Internet khổng lồ như Google, Microsoft và Yahoo hãy cưỡng lại cái mà họ gọi là các nỗ lực “tồi tệ” của cộng sản Việt Nam nhằm thu hẹp việc phát biểu về chính trị trên mạng Internet.
“Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy cổ xuý quyền tự do phát biểu và bày tỏ tư tưởng cho các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp các kỹ thuật của mình cho người dân Việt Nam, trong một phương cách tôn trọng các quyền tự do và sự riêng tư của họ”, các nhà lập pháp đã viết trong một lá thư vào hôm Thứ Ba gởi cho từng viên giám đốc điều hành thuộc ba công ty trên.
Nhóm các nhà lập pháp này gồm có các Dân biểu thuộc Ðảng Dân Chủ như Loretta Sanchez, James Moran, Michael Honda, Madeleine Bordallo, Maurice Hinchey, Hank Johnson, Neil Abercrombie, và Niki Tsongas.
Các Dân biểu thuộc Ðảng Cộng Hòa như Joseph "Anh" Cao --người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử vào Hạ Viện Hoa Kỳ-- Daniel Lungren, Ed Royce, và Thaddeus McCotter cùng ký tên vào lá thư mà hãng thông tấn AfP cũng nhận được một bản sao.
"Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan ngại của chúng tôi về sự giới hạn truy cập vào mạng internet ở Việt Nam càng tồi tệ hơn", họ viết cho các giám đốc điều hành Eric Schmidt của công ty Google, Steve Ballmer của Microsoft, và Carol Bartz của Yahoo.
"Chúng tôi đặc biệt quan tâm về các tin tức cho rằng Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam có thể sẽ tiếp xúc với các công ty cung cấp dịch vụ internet lớn để yêu cầu họ giúp đỡ kiểm soát mạng Internet", các nhà lập pháp viết trong lá thư.
Vào cuối tháng 12/2008, Việt Nam đã siết chặt việc kềm chế đối với các blogger nhằm nghiêm cấm các quan điểm bị xem như chống đối nhà nước hoặc làm thiệt hại đến an ninh quốc gia, theo một quyết định mới đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ internet phải cung cấp dữ kiện về những người xử dụng.
Mạng Internet đã giúp cho người dân Việt Nam có một diễn đàn để bày tỏ tư tưởng của mình mà họ không thể tìm thấy trên hệ thống truyền thông báo chí quốc doanh, vốn bị kiểm soát rất cặn kẽ bởi nhà cầm quyền cộng sản.
Mạng Internet cũng tạo ra một phong trào của các blogger rất sôi động, nhưng vào tháng 12 chính phủ Việt Nam nói rằng họ muốn có một quy định chặt chẽ hơn.
Tổ chức quan sát tự do báo chí Phóng viên Không Biên giới có trụ sở ở Paris đã liệt kê Việt Nam thuộc vào hàng "những kẻ thù địch của Internet" với các hành vi kiểm duyệt "hầu như là kỹ càng cũng như các hành động của người anh em lớn Trung Quốc".
(Nguồn: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5g6x_R-L24GbNTVMT1req78WBc_8Q)
“Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy cổ xuý quyền tự do phát biểu và bày tỏ tư tưởng cho các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp các kỹ thuật của mình cho người dân Việt Nam, trong một phương cách tôn trọng các quyền tự do và sự riêng tư của họ”, các nhà lập pháp đã viết trong một lá thư vào hôm Thứ Ba gởi cho từng viên giám đốc điều hành thuộc ba công ty trên.
Nhóm các nhà lập pháp này gồm có các Dân biểu thuộc Ðảng Dân Chủ như Loretta Sanchez, James Moran, Michael Honda, Madeleine Bordallo, Maurice Hinchey, Hank Johnson, Neil Abercrombie, và Niki Tsongas.
Các Dân biểu thuộc Ðảng Cộng Hòa như Joseph "Anh" Cao --người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử vào Hạ Viện Hoa Kỳ-- Daniel Lungren, Ed Royce, và Thaddeus McCotter cùng ký tên vào lá thư mà hãng thông tấn AfP cũng nhận được một bản sao.
"Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan ngại của chúng tôi về sự giới hạn truy cập vào mạng internet ở Việt Nam càng tồi tệ hơn", họ viết cho các giám đốc điều hành Eric Schmidt của công ty Google, Steve Ballmer của Microsoft, và Carol Bartz của Yahoo.
"Chúng tôi đặc biệt quan tâm về các tin tức cho rằng Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam có thể sẽ tiếp xúc với các công ty cung cấp dịch vụ internet lớn để yêu cầu họ giúp đỡ kiểm soát mạng Internet", các nhà lập pháp viết trong lá thư.
Vào cuối tháng 12/2008, Việt Nam đã siết chặt việc kềm chế đối với các blogger nhằm nghiêm cấm các quan điểm bị xem như chống đối nhà nước hoặc làm thiệt hại đến an ninh quốc gia, theo một quyết định mới đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ internet phải cung cấp dữ kiện về những người xử dụng.
Mạng Internet đã giúp cho người dân Việt Nam có một diễn đàn để bày tỏ tư tưởng của mình mà họ không thể tìm thấy trên hệ thống truyền thông báo chí quốc doanh, vốn bị kiểm soát rất cặn kẽ bởi nhà cầm quyền cộng sản.
Mạng Internet cũng tạo ra một phong trào của các blogger rất sôi động, nhưng vào tháng 12 chính phủ Việt Nam nói rằng họ muốn có một quy định chặt chẽ hơn.
Tổ chức quan sát tự do báo chí Phóng viên Không Biên giới có trụ sở ở Paris đã liệt kê Việt Nam thuộc vào hàng "những kẻ thù địch của Internet" với các hành vi kiểm duyệt "hầu như là kỹ càng cũng như các hành động của người anh em lớn Trung Quốc".
(Nguồn: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5g6x_R-L24GbNTVMT1req78WBc_8Q)
Những trù liệu đã bị phá sản
Hà Thạch
00:20 02/04/2009
Vụ phúc thẩm 8 giáo oan Thái Hà đã khép lại. Bản án được giữ nguyên. Nhiều người đã tiên liệu trước và biết trước. Nhiều người còn biết trước cả những dự liệu mà chính quyền Hà Nội cố rắp tâm thực hiện nhưng đã không thành.
Trước phiên xử phúc thẩm 8 giáo oan Thái Hà, luật sư Lê Trần Luật, người đã đồng hành với tám giáo oan ngay từ ban đầu, đã bị chính quyền toa rập đánh hội đồng bằng những trò hèn hạ, từ việc ngăn cản ông ra Hà Nội tiếp cận các giáo dân, đọc hồ sơ, tới việc rút giấy phép kinh doanh, đóng cửa Văn phòng Luật sư Pháp quyền. Chiến dịch nhục mạ luật sư ngoài công an các loại còn có sự tiếp tay của các cơ quan truyền thông trong nước và các cấp lãnh đạo chóp bu. Việc ngăn cản và đánh chặn luật sư Lê Trần Luật có một mục đích gần là không cho ông tham gia bào chữa trong phiên toà phúc thẩm; nhưng mục đích xa là muốn tách ông ra khỏi phong trào cầu nguyện của người công giáo.
Chính quyền đã thành công trong mục đích thứ nhất, nhưng với mục tiêu thứ hai - mục tiêu quan trọng, thì chính quyền Hà Nội đã nhầm. Sự vắng mặt của luật sư Lê Trần Luật tại phiên toà phúc thẩm không những cho thấy sự sợ hãi của chính quyền trước phong trào cầu nguyện đang lên, mà còn làm cho người giáo dân yêu mến và kính trọng luật sư hơn. Từ đây, trong các buổi cầu nguyện của giáo dân cho công lý và hoà bình, thì luôn kèm theo ý nguyện cầu cho luật sư Lê Trần Luật và các cộng sự. Bên cạnh đó, sự vắng mặt của luật sư cũng cho thấy, phiên toà xứ phúc thẩm 8 giáo dân ngay từ ban đầu đã là một phiên toà thiếu công minh, không tôn trọng pháp luật.
Khi ngăn cản luật sư Lê Trần Luật tham gia bào chữa phiên toà, chắc hẳn chính quyền Hà Nội cũng nghĩ rằng sự vắng mặt của luật sư Luật tại phiên toà sẽ dễ dàng hơn cho các vị thẩm phán trong việc phán xử, kết tội các giáo oan, nhưng họ cũng đã nhầm. Hai vị luật sư trẻ tuổi do luật sư Luật giới thiệu đã không phụ lòng người đã giới thiệu mình, họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà luật sư Luật đã uỷ thác.
Một sự việc khác cũng đã được chính quyền Hà Nội trù tính nhưng cũng đã bị phá sản, đó là việc toà án nhân dân thành phố Hà Nội chọn địa điểm xét xử các giáo dân tại cơ sở II, Nguyễn Trãi, Hà Đông. Họ nghĩ rằng đưa vụ án ra xa trung tâm thành phố sẽ giảm được số người tới dự phiên toà và từ Thái Hà giáo dân sẽ không thể diễu hành như tại phiên toà sơ thẩm. Trù tính là thế, nhưng với những cái đầu chỉ chuyên toan tính âm mưu hại người, chính quyền Hà Nội không thể nghĩ được rằng Hà Đông lại gần các giáo xứ đông dân Công giáo của tỉnh Hà Tây (cũ), nhất là từ khi sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, chính sách thu hồi đất đai mấy tháng gần đây tại Hà Tây đang gây nên sự bức xúc cao độ nơi những dân oan, dân nghèo. Chính vì thế mà hôm phiên toà xét xử tám giáo dân tại Hà Đông, rất nhiều dân oan không phải là người Công giáo cũng đã có mặt tại phiên toà để hiệp thông với những người Công giáo. Họ cũng cầm lá thiên tuế, cũng hô to “vô tội”, chỉ khác là họ không biết hát Kinh Hoà Bình - lời kinh mà những Cảnh sát Cơ động có mặt hôm đó gọi là “Kinh đòi đất”. Điều mà chính quyền Hà Nội không bao giờ mong là sự liên kết giữa người Công giáo và dân oan thì nay đã xảy ra.
Cuộc diễu hành hơn 7km từ nhà thờ Thái Hà tới Hà Đông chắc sẽ mãi là bài học cho chính quyền Hà Nội trong việc đánh giá quá thấp sự kiên cường của các giáo dân Thái Hà. Họ không thể ngờ được rằng họ đã tạo cho các giáo dân một cơ hội ngàn vàng để được diễu hành trên phố, nhất là không ngờ được rằng, đối với các giáo dân, việc được diễu hành 7km vẫn còn ít, nên trong suốt buổi sáng ngày 27/3, các giáo dân đã diễu hành nhiều vòng quanh thị xã Hà Đông để biểu dương lực lượng. Đó là một cảnh tượng chưa từng thấy kể từ năm 1945 của thế kỷ trước, gây nhức mắt cho các quan chức chính quyền.
Ngoài những sự trù liệu đã bị phá sản đó, những ngày trước khi diễn ra phiên toà, chính quyền Hà Nội đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn về nội dung phiên toà, về cách ứng xử với giáo dân và nhất là chỉ đạo báo chí dọn đường để tìm ra người nào cầm đầu trong vụ việc Thái Hà. Tất cả các phiên họp đều xoay quanh vấn đề: “Phải tìm ra ai là người đứng đầu?” Báo chí những ngày này thi nhau đấu tố các linh mục giáo xứ Thái Hà, tuyệt nhiên không hề có dòng nào nhắc tới tám giáo dân bị oan.
Thế nhưng, khi tìm ra được người cầm đầu, thì chính quyền Hà Nội lại rất đau đầu vì không tìm được cách ứng xử. Tại phiên toà phúc thẩm, tám giáo dân đều được hỏi một câu: “Ai là người xúi giục bị cáo?” Bị cáo Nguyễn Đắc Hùng, khi được vị thẩm phán phiên toà xét hỏi: “Có ai xúi giục bị cáo không?”, thì anh Nguyễn Đắc Hùng đã đủng đỉnh trả lời: “Dạ, thưa có”. “Vậy người đó là ai?” Trả lời: “Chúa”. Chúa là người xúi giục các bị cáo làm theo sự mách bảo của lương tâm và con tim mình. Chắc chính quyền Hà Nội, những người không có công lý và sự thật, những kẻ vô thần, thì không bao giờ có thể hiểu được chuyện đó và sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu được rằng, người Công giáo một khi đã xác tín vào Chúa thì họ có thể chấp nhận chết để bảo vệ đức tin của mình.
Cổ nhân nói: “Người tính thì không bằng trời tính”. Chính quyền Hà Nội dù có tính bằng cách nào, nếu những dự tính ấy không đi trong sự thật, không vì công lý, không hợp lòng dân và ý trời, thì luôn bị phá sản.
Bài học ấy sao họ mãi không hiểu?
1/4/2009
Trước phiên xử phúc thẩm 8 giáo oan Thái Hà, luật sư Lê Trần Luật, người đã đồng hành với tám giáo oan ngay từ ban đầu, đã bị chính quyền toa rập đánh hội đồng bằng những trò hèn hạ, từ việc ngăn cản ông ra Hà Nội tiếp cận các giáo dân, đọc hồ sơ, tới việc rút giấy phép kinh doanh, đóng cửa Văn phòng Luật sư Pháp quyền. Chiến dịch nhục mạ luật sư ngoài công an các loại còn có sự tiếp tay của các cơ quan truyền thông trong nước và các cấp lãnh đạo chóp bu. Việc ngăn cản và đánh chặn luật sư Lê Trần Luật có một mục đích gần là không cho ông tham gia bào chữa trong phiên toà phúc thẩm; nhưng mục đích xa là muốn tách ông ra khỏi phong trào cầu nguyện của người công giáo.
Chính quyền đã thành công trong mục đích thứ nhất, nhưng với mục tiêu thứ hai - mục tiêu quan trọng, thì chính quyền Hà Nội đã nhầm. Sự vắng mặt của luật sư Lê Trần Luật tại phiên toà phúc thẩm không những cho thấy sự sợ hãi của chính quyền trước phong trào cầu nguyện đang lên, mà còn làm cho người giáo dân yêu mến và kính trọng luật sư hơn. Từ đây, trong các buổi cầu nguyện của giáo dân cho công lý và hoà bình, thì luôn kèm theo ý nguyện cầu cho luật sư Lê Trần Luật và các cộng sự. Bên cạnh đó, sự vắng mặt của luật sư cũng cho thấy, phiên toà xứ phúc thẩm 8 giáo dân ngay từ ban đầu đã là một phiên toà thiếu công minh, không tôn trọng pháp luật.
Khi ngăn cản luật sư Lê Trần Luật tham gia bào chữa phiên toà, chắc hẳn chính quyền Hà Nội cũng nghĩ rằng sự vắng mặt của luật sư Luật tại phiên toà sẽ dễ dàng hơn cho các vị thẩm phán trong việc phán xử, kết tội các giáo oan, nhưng họ cũng đã nhầm. Hai vị luật sư trẻ tuổi do luật sư Luật giới thiệu đã không phụ lòng người đã giới thiệu mình, họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà luật sư Luật đã uỷ thác.
Một sự việc khác cũng đã được chính quyền Hà Nội trù tính nhưng cũng đã bị phá sản, đó là việc toà án nhân dân thành phố Hà Nội chọn địa điểm xét xử các giáo dân tại cơ sở II, Nguyễn Trãi, Hà Đông. Họ nghĩ rằng đưa vụ án ra xa trung tâm thành phố sẽ giảm được số người tới dự phiên toà và từ Thái Hà giáo dân sẽ không thể diễu hành như tại phiên toà sơ thẩm. Trù tính là thế, nhưng với những cái đầu chỉ chuyên toan tính âm mưu hại người, chính quyền Hà Nội không thể nghĩ được rằng Hà Đông lại gần các giáo xứ đông dân Công giáo của tỉnh Hà Tây (cũ), nhất là từ khi sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, chính sách thu hồi đất đai mấy tháng gần đây tại Hà Tây đang gây nên sự bức xúc cao độ nơi những dân oan, dân nghèo. Chính vì thế mà hôm phiên toà xét xử tám giáo dân tại Hà Đông, rất nhiều dân oan không phải là người Công giáo cũng đã có mặt tại phiên toà để hiệp thông với những người Công giáo. Họ cũng cầm lá thiên tuế, cũng hô to “vô tội”, chỉ khác là họ không biết hát Kinh Hoà Bình - lời kinh mà những Cảnh sát Cơ động có mặt hôm đó gọi là “Kinh đòi đất”. Điều mà chính quyền Hà Nội không bao giờ mong là sự liên kết giữa người Công giáo và dân oan thì nay đã xảy ra.
Cuộc diễu hành hơn 7km từ nhà thờ Thái Hà tới Hà Đông chắc sẽ mãi là bài học cho chính quyền Hà Nội trong việc đánh giá quá thấp sự kiên cường của các giáo dân Thái Hà. Họ không thể ngờ được rằng họ đã tạo cho các giáo dân một cơ hội ngàn vàng để được diễu hành trên phố, nhất là không ngờ được rằng, đối với các giáo dân, việc được diễu hành 7km vẫn còn ít, nên trong suốt buổi sáng ngày 27/3, các giáo dân đã diễu hành nhiều vòng quanh thị xã Hà Đông để biểu dương lực lượng. Đó là một cảnh tượng chưa từng thấy kể từ năm 1945 của thế kỷ trước, gây nhức mắt cho các quan chức chính quyền.
Ngoài những sự trù liệu đã bị phá sản đó, những ngày trước khi diễn ra phiên toà, chính quyền Hà Nội đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn về nội dung phiên toà, về cách ứng xử với giáo dân và nhất là chỉ đạo báo chí dọn đường để tìm ra người nào cầm đầu trong vụ việc Thái Hà. Tất cả các phiên họp đều xoay quanh vấn đề: “Phải tìm ra ai là người đứng đầu?” Báo chí những ngày này thi nhau đấu tố các linh mục giáo xứ Thái Hà, tuyệt nhiên không hề có dòng nào nhắc tới tám giáo dân bị oan.
Thế nhưng, khi tìm ra được người cầm đầu, thì chính quyền Hà Nội lại rất đau đầu vì không tìm được cách ứng xử. Tại phiên toà phúc thẩm, tám giáo dân đều được hỏi một câu: “Ai là người xúi giục bị cáo?” Bị cáo Nguyễn Đắc Hùng, khi được vị thẩm phán phiên toà xét hỏi: “Có ai xúi giục bị cáo không?”, thì anh Nguyễn Đắc Hùng đã đủng đỉnh trả lời: “Dạ, thưa có”. “Vậy người đó là ai?” Trả lời: “Chúa”. Chúa là người xúi giục các bị cáo làm theo sự mách bảo của lương tâm và con tim mình. Chắc chính quyền Hà Nội, những người không có công lý và sự thật, những kẻ vô thần, thì không bao giờ có thể hiểu được chuyện đó và sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu được rằng, người Công giáo một khi đã xác tín vào Chúa thì họ có thể chấp nhận chết để bảo vệ đức tin của mình.
Cổ nhân nói: “Người tính thì không bằng trời tính”. Chính quyền Hà Nội dù có tính bằng cách nào, nếu những dự tính ấy không đi trong sự thật, không vì công lý, không hợp lòng dân và ý trời, thì luôn bị phá sản.
Bài học ấy sao họ mãi không hiểu?
1/4/2009
Thái hà và Hoàng sa Trường sa
Trương Phú Thứ
03:56 02/04/2009
Phiên toà phúc thẩm xử tám “tội nhân” của giáo xứ Thái Hà đã kết thúc. Không phải là một luật gia lão luyện hay một luật sư uyên bác thì ai cũng có thể biết trước được phán quyết chung thẩm của toà án. Nhà cầm quyền hả hê vì đã gỡ được một cái gai nhọn nhức nhối. Các “tội nhân” của vụ án cũng hả hê vì đã “theo kiện đến cùng” để nói lên được tiếng nói của công lý và hoà bình.
Hình ảnh của hàng ngàn giáo dân nắm tay nhau đi bộ tám cây số từ nhà thờ Thái Hà đến nơi xử án là một hình ảnh của tình nghĩa son sắt và sức mạnh của những người có cùng chung một niềm tin, cùng chia sẻ một ân sủng. Đó là một hình ảnh rất xa lạ của người dân Hà Nội vốn đã trầy trụa với chủ nghĩa cộng sản. Các “tội nhân” người nào cũng nói cười rạng rỡ, đó là một hình ảnh rất khác thường của những người phải “vô phúc đáo tụng đình”. Trong lịch sử tư pháp của cộng sản Việt Nam thì có thể đây là một trường hợp rất đặc biệt mà những người cầm quyền phải trực diện đối đầu với ý chí và nguyện vọng của người dân qua một hình thức biểu dương ôn hoà và trật tự. Nhà cầm quyền đã không dám dùng bạo lực để giải tán nhiều ngàn người mà đám đông này đã công khai đứng ở vị thế chống đối những sai trái của nhà cầm quyền mà còn chống đối cả chủ nghĩa của chế độ. Một điểm đáng ghi nhận là có rất nhiều người trẻ trong đám đông xiển dương ý chí đòi hỏi công lý và hoà bình. Họ đã mang cả sự nghiệp và tương lai của tuổi trẻ ra đầu tư cho một Việt Nam tự do dân chủ trong công lý và hoà bình. Tất nhiên khát vọng của những người trẻ này một ngày nào đó sẽ vươn cao đến lý tưởng mà họ hằng đeo đuổi.
Người dân Việt Nam của năm 2009 không phải còn là những con ma trơi của năm 1979. Người dân Việt Nam bây giờ đã có chút hơi hướm của lý tưởng tự do dân chủ. Họ không còn sợ hãi bọn cầm quyền và cũng không còn khiếp nhược trước những cái gọi là luật lệ trói buộc họ vào gông cùm của chủ nghĩa. Họ đã đứng lên tranh đấu cho không những quyền lợi cá nhân mà còn dũng mãnh chiến đấu cho công bằng và lẽ phải, cho công lý và hoà bình. Bên cạnh tám “tội nhân” Thái Hà thì còn nhiều triệu người trên khắp đất nước và biết bao nhiêu trái tim nhân loại cùng đồng hành với “bọn có đạo phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.
Con người ta vốn tính bản thiện và ai cũng biết rằng nhân quyền và dân quyền dù ở chân trời góc biển nào cũng phải được triệt để tôn trọng. Không ai có thể nói rằng người dân Mỹ hay Pháp có quyền chỉ trích đàn hạch nhà cầm quyền nhưng người dân Việt Nam hoàn toàn không có quyền đó. Báo chí trong nước mới đăng tin người nước ngoài vào các siêu thị ở Hà Nội thì không cần phải gửi các túi xách cho nhân viên bảo vệ nhưng tất cả người Việt Nam đều phải gửi các túi xách cho nhân viên bảo vệ trước khi bước vào cửa chợ. Những người chủ chợ và những người cầm quyền với một cái đầu đặc kịt bùn đất chỉ nghĩ và tin rằng những người nước ngoài không bao giờ ăn cắp. Họ đâu có biết rằng ngay cả ở nước Mỹ vật chất thừa mứa mà mỗi năm các siêu thị mất cắp đến hàng tỷ Mỹ kim. Mặc cảm tự ti và những rối loạn trong cung cách hành xử luật pháp của những người cầm quyền trở nên một thứ nô lệ cho cả chế độ chỉ biết lấy hận thù và bạo lực làm phương tiện đấu tranh và nắm giữ quyền hành.
Trở lại vụ án Thái Hà, nhà cầm quyền trưng dẫn một văn bản của linh mục Vũ Ngọc Bích chuyển nhượng cho nhà nước gần như toàn bộ đất đai và cơ sở của dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Văn bản này dùng mẫu tự (font) của nhu liệu Microsoft Word được công ty Microsoft phát minh ra sau hơn hai mươi năm bản văn được ký kết. Tất nhiên ai cũng biết đó là một văn bản được nhà cầm quyền ngụy tạo ra để chiếm đoạt tài sản của dòng Chúa Cứu Thế và chữ ký của linh mục Vũ Ngọc Bích cũng chỉ là một sản phẩm của gian dối bịp bợm. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khẳng định sự chuyển nhượng này với một tờ giấy gian giảo là bằng chứng chủ quyền đất đai và tài sản của dòng Chúa Cứu Thế đã thuộc về nhà nước và dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội cũng như giáo dân xứ Thái Hà không còn đủ tư các pháp lý để đòi lại đất đai và tài sản bị chiếm đoạt.
Vậy khi nhà nước cộng sản Việt nam lớn tiếng đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì cũng chỉ là một trò hề kệch cỡm. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, thủ tướng cộng sản Trung quốc đã công bố một văn kiện với bản đồ công nhiên xác nhận chủ quyền của Trung quốc trên các lãnh thổ của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và cũng chỉ mười ngày sau, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã vội vàng ủng hộ quyết định của Trung quốc bằng một văn bản chính thức mà nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc coi như là một văn kiện pháp lý để xác nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Văn bản này đã được công bố trên nhật báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 22 tháng 9 năm 1958.
Bản văn ngụy tạo và gian giảo một cách đần độn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam được dùng như một văn kiện chính thức để trắng trợn cướp đoạt tài sản của dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội thì văn kiện dâng biển hiến đất của Phạm Văn Đồng cũng chỉ là một tờ giấy rác rưởi hoàn toàn không có một giá trị nào cả. Bởi vì vào thời điểm của năm 1958, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của nước Việt Nam Cộng Hoà và cộng sản Bắc Việt không hề có một quyền lợi hay trách vụ nào trên phần lãnh thổ này. Bởi vậy nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bác khước tính cách hiện thực và pháp lý của văn kiện mà Phạm Văn Đồng đã ký kết nhân danh nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt Nam để đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì các giáo dân Thái Hà cũng có quyền chối bỏ văn bản của linh mục Vũ Ngọc Bích ngay cả đó là một văn bản có thật vì linh mục Bích không có quyền hạn để dâng hiến tài sản của cộng đồng dòng Chúa Cứu Thế cho bất cứ tổ chức hay cá nhân nào. Huống chi đó là một văn bả được nhà cầm quyền Hà Nội ngụy tạo một cách trắng trợn ngu dốt.
Khi cộng sản Trung quốc có những hoạt động kinh tế và du lịch trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam qua phát ngôn viên của bộ ngoại giao cũng chỉ có những lời lẽ phản ứng lấy lệ, gọi là cho có. Hơn thế nữa, Hà Nội đã thẳng tay đàn áp các sinh viên tổ chức biểu tình phản đối Trung Cộng chiếm đất lấn biển của Việt Nam. Nhưng khi giáo dân Thái Hà đứng lên đòi lại một miếng đất nhỏ của giáo xứ thì cộng sản Hà Nội lại dùng mọi mưu chước gian giảo bịp bợm để chiếm đoạt. Khiếp sợ bọn Tầu Cộng nhưng nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội lại không thiếu những đòn phép gian giảo bịp bợm ngay với những người cùng chung huyết thống.
Những người nắm quyền hành ở Hà Nội đang bộc lộ cái bản chất tôi mọi cho bọn bá quyền Bắc Kinh. Nhiều người lo ngại rằng cả nước Việt Nam hay ít nhất là một phần đất của nước Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Trung quốc là việc rất có thể xẩy ra.
Hình ảnh của hàng ngàn giáo dân nắm tay nhau đi bộ tám cây số từ nhà thờ Thái Hà đến nơi xử án là một hình ảnh của tình nghĩa son sắt và sức mạnh của những người có cùng chung một niềm tin, cùng chia sẻ một ân sủng. Đó là một hình ảnh rất xa lạ của người dân Hà Nội vốn đã trầy trụa với chủ nghĩa cộng sản. Các “tội nhân” người nào cũng nói cười rạng rỡ, đó là một hình ảnh rất khác thường của những người phải “vô phúc đáo tụng đình”. Trong lịch sử tư pháp của cộng sản Việt Nam thì có thể đây là một trường hợp rất đặc biệt mà những người cầm quyền phải trực diện đối đầu với ý chí và nguyện vọng của người dân qua một hình thức biểu dương ôn hoà và trật tự. Nhà cầm quyền đã không dám dùng bạo lực để giải tán nhiều ngàn người mà đám đông này đã công khai đứng ở vị thế chống đối những sai trái của nhà cầm quyền mà còn chống đối cả chủ nghĩa của chế độ. Một điểm đáng ghi nhận là có rất nhiều người trẻ trong đám đông xiển dương ý chí đòi hỏi công lý và hoà bình. Họ đã mang cả sự nghiệp và tương lai của tuổi trẻ ra đầu tư cho một Việt Nam tự do dân chủ trong công lý và hoà bình. Tất nhiên khát vọng của những người trẻ này một ngày nào đó sẽ vươn cao đến lý tưởng mà họ hằng đeo đuổi.
Người dân Việt Nam của năm 2009 không phải còn là những con ma trơi của năm 1979. Người dân Việt Nam bây giờ đã có chút hơi hướm của lý tưởng tự do dân chủ. Họ không còn sợ hãi bọn cầm quyền và cũng không còn khiếp nhược trước những cái gọi là luật lệ trói buộc họ vào gông cùm của chủ nghĩa. Họ đã đứng lên tranh đấu cho không những quyền lợi cá nhân mà còn dũng mãnh chiến đấu cho công bằng và lẽ phải, cho công lý và hoà bình. Bên cạnh tám “tội nhân” Thái Hà thì còn nhiều triệu người trên khắp đất nước và biết bao nhiêu trái tim nhân loại cùng đồng hành với “bọn có đạo phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.
Con người ta vốn tính bản thiện và ai cũng biết rằng nhân quyền và dân quyền dù ở chân trời góc biển nào cũng phải được triệt để tôn trọng. Không ai có thể nói rằng người dân Mỹ hay Pháp có quyền chỉ trích đàn hạch nhà cầm quyền nhưng người dân Việt Nam hoàn toàn không có quyền đó. Báo chí trong nước mới đăng tin người nước ngoài vào các siêu thị ở Hà Nội thì không cần phải gửi các túi xách cho nhân viên bảo vệ nhưng tất cả người Việt Nam đều phải gửi các túi xách cho nhân viên bảo vệ trước khi bước vào cửa chợ. Những người chủ chợ và những người cầm quyền với một cái đầu đặc kịt bùn đất chỉ nghĩ và tin rằng những người nước ngoài không bao giờ ăn cắp. Họ đâu có biết rằng ngay cả ở nước Mỹ vật chất thừa mứa mà mỗi năm các siêu thị mất cắp đến hàng tỷ Mỹ kim. Mặc cảm tự ti và những rối loạn trong cung cách hành xử luật pháp của những người cầm quyền trở nên một thứ nô lệ cho cả chế độ chỉ biết lấy hận thù và bạo lực làm phương tiện đấu tranh và nắm giữ quyền hành.
Trở lại vụ án Thái Hà, nhà cầm quyền trưng dẫn một văn bản của linh mục Vũ Ngọc Bích chuyển nhượng cho nhà nước gần như toàn bộ đất đai và cơ sở của dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Văn bản này dùng mẫu tự (font) của nhu liệu Microsoft Word được công ty Microsoft phát minh ra sau hơn hai mươi năm bản văn được ký kết. Tất nhiên ai cũng biết đó là một văn bản được nhà cầm quyền ngụy tạo ra để chiếm đoạt tài sản của dòng Chúa Cứu Thế và chữ ký của linh mục Vũ Ngọc Bích cũng chỉ là một sản phẩm của gian dối bịp bợm. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khẳng định sự chuyển nhượng này với một tờ giấy gian giảo là bằng chứng chủ quyền đất đai và tài sản của dòng Chúa Cứu Thế đã thuộc về nhà nước và dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội cũng như giáo dân xứ Thái Hà không còn đủ tư các pháp lý để đòi lại đất đai và tài sản bị chiếm đoạt.
Vậy khi nhà nước cộng sản Việt nam lớn tiếng đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì cũng chỉ là một trò hề kệch cỡm. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, thủ tướng cộng sản Trung quốc đã công bố một văn kiện với bản đồ công nhiên xác nhận chủ quyền của Trung quốc trên các lãnh thổ của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và cũng chỉ mười ngày sau, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã vội vàng ủng hộ quyết định của Trung quốc bằng một văn bản chính thức mà nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc coi như là một văn kiện pháp lý để xác nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Văn bản này đã được công bố trên nhật báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 22 tháng 9 năm 1958.
Bản văn ngụy tạo và gian giảo một cách đần độn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam được dùng như một văn kiện chính thức để trắng trợn cướp đoạt tài sản của dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội thì văn kiện dâng biển hiến đất của Phạm Văn Đồng cũng chỉ là một tờ giấy rác rưởi hoàn toàn không có một giá trị nào cả. Bởi vì vào thời điểm của năm 1958, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của nước Việt Nam Cộng Hoà và cộng sản Bắc Việt không hề có một quyền lợi hay trách vụ nào trên phần lãnh thổ này. Bởi vậy nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bác khước tính cách hiện thực và pháp lý của văn kiện mà Phạm Văn Đồng đã ký kết nhân danh nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt Nam để đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì các giáo dân Thái Hà cũng có quyền chối bỏ văn bản của linh mục Vũ Ngọc Bích ngay cả đó là một văn bản có thật vì linh mục Bích không có quyền hạn để dâng hiến tài sản của cộng đồng dòng Chúa Cứu Thế cho bất cứ tổ chức hay cá nhân nào. Huống chi đó là một văn bả được nhà cầm quyền Hà Nội ngụy tạo một cách trắng trợn ngu dốt.
Khi cộng sản Trung quốc có những hoạt động kinh tế và du lịch trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam qua phát ngôn viên của bộ ngoại giao cũng chỉ có những lời lẽ phản ứng lấy lệ, gọi là cho có. Hơn thế nữa, Hà Nội đã thẳng tay đàn áp các sinh viên tổ chức biểu tình phản đối Trung Cộng chiếm đất lấn biển của Việt Nam. Nhưng khi giáo dân Thái Hà đứng lên đòi lại một miếng đất nhỏ của giáo xứ thì cộng sản Hà Nội lại dùng mọi mưu chước gian giảo bịp bợm để chiếm đoạt. Khiếp sợ bọn Tầu Cộng nhưng nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội lại không thiếu những đòn phép gian giảo bịp bợm ngay với những người cùng chung huyết thống.
Những người nắm quyền hành ở Hà Nội đang bộc lộ cái bản chất tôi mọi cho bọn bá quyền Bắc Kinh. Nhiều người lo ngại rằng cả nước Việt Nam hay ít nhất là một phần đất của nước Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Trung quốc là việc rất có thể xẩy ra.
Nữ sinh bị thầy bạt tai phải vào bệnh viện cấp cứu
Người-Việt
05:18 02/04/2009
QUẢNG NAM - Theo một phúc trình của Liên Hiệp Quốc, nạn bạo hành học đường ở Việt Nam gây thương tích thể xác và tinh thần cho cả triệu học sinh mỗi năm. Bản tin sau đây cho thấy điều đó.
“Do to tiếng trong giờ ra chơi, nữ sinh lớp 10 Nguyễn Phương Thảo bị thầy giáo bạt tai.” Bản tin báo điện tử VNExpress ngày Thứ Ba 31 Tháng Ba, 2009 cho hay như vậy và nói rằng “Sau đó học sinh này phải đưa đi cấp cứu.”
Theo lời kể của VNExpress “Khoảng 15 giờ 30 ngày 30/3, đang giờ ra chơi, em Thảo, học sinh lớp 10/9 trường THPT (trung học phổ thông) bán công Quế Sơn (huyện Quế Sơn, Quảng Nam), đùa nghịch với bạn bè nên nói lớn tiếng. Giáo viên Trần Ðình Soạn gọi Thảo lại la, rồi dùng tay đánh vào đầu, vào mang tai của em. Thảo vào lớp ngồi. Sau đó vài phút, em thấy choáng váng nên đi rửa mặt thì bị ngất xỉu.”
Trước sự việc như vậy “Giáo viên và học sinh trong lớp đã đưa Thảo đi cấp cứu tại bệnh viện huyện Quế Sơn.”
Theo nguồn tin trên, ông Phạm Phú Cứ, hiệu trưởng trường THPT bán công Quế Sơn xác nhận “việc thầy Soạn đánh học sinh Thảo là có thật” và “Nhà trường đang xác minh thêm, sai đến đâu xử lý đến đó,” hiệu trưởng trường cho biết.
Trong một bản tin khác, báo Người Lao Ðộng cho hay ngày 20/2/2009, một giáo viên ở huyện Ðiện Bàn, cũng thuộc tỉnh Quảng Nam, đã “đánh một học sinh trong trường bị rạn xương đùi phải nằm viện”.
“Vào sáng 18-2, trong tiết dạy môn lịch sử, thầy Châu đã dùng thanh gỗ đánh em Phạm Văn (học sinh lớp 10T2) khiến Văn phải nhập viện tại bệnh viện đa khoa Ðiện Bàn với nhiều vết bầm trên người, gây rạn xương đùi.” Tờ báo NLÐ nói.
Trước đây ở Huế một cô giáo đã cho cả lớp bạt tai một nữ sinh.
Trong một bài viết đăng tải trên báo điện tử VNExpress ngày 31/3/09, một phụ huynh học sinh than phiền rằng cô giáo đã làm ngơ để cho “lớp trưởng” dừng thước kẻ đánh bàn tay bạn học cùng lớp vì tội để mực dính tay.
Cũng trong ngày 31/3/09, báo điện tử VietnamNet cho hay một nữ sinh lớp 8 ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị một số bạn dùng guốc đánh vào đầu vào mặt đến ngất xỉu.
“Do to tiếng trong giờ ra chơi, nữ sinh lớp 10 Nguyễn Phương Thảo bị thầy giáo bạt tai.” Bản tin báo điện tử VNExpress ngày Thứ Ba 31 Tháng Ba, 2009 cho hay như vậy và nói rằng “Sau đó học sinh này phải đưa đi cấp cứu.”
Theo lời kể của VNExpress “Khoảng 15 giờ 30 ngày 30/3, đang giờ ra chơi, em Thảo, học sinh lớp 10/9 trường THPT (trung học phổ thông) bán công Quế Sơn (huyện Quế Sơn, Quảng Nam), đùa nghịch với bạn bè nên nói lớn tiếng. Giáo viên Trần Ðình Soạn gọi Thảo lại la, rồi dùng tay đánh vào đầu, vào mang tai của em. Thảo vào lớp ngồi. Sau đó vài phút, em thấy choáng váng nên đi rửa mặt thì bị ngất xỉu.”
Trước sự việc như vậy “Giáo viên và học sinh trong lớp đã đưa Thảo đi cấp cứu tại bệnh viện huyện Quế Sơn.”
Theo nguồn tin trên, ông Phạm Phú Cứ, hiệu trưởng trường THPT bán công Quế Sơn xác nhận “việc thầy Soạn đánh học sinh Thảo là có thật” và “Nhà trường đang xác minh thêm, sai đến đâu xử lý đến đó,” hiệu trưởng trường cho biết.
Trong một bản tin khác, báo Người Lao Ðộng cho hay ngày 20/2/2009, một giáo viên ở huyện Ðiện Bàn, cũng thuộc tỉnh Quảng Nam, đã “đánh một học sinh trong trường bị rạn xương đùi phải nằm viện”.
“Vào sáng 18-2, trong tiết dạy môn lịch sử, thầy Châu đã dùng thanh gỗ đánh em Phạm Văn (học sinh lớp 10T2) khiến Văn phải nhập viện tại bệnh viện đa khoa Ðiện Bàn với nhiều vết bầm trên người, gây rạn xương đùi.” Tờ báo NLÐ nói.
Trước đây ở Huế một cô giáo đã cho cả lớp bạt tai một nữ sinh.
Trong một bài viết đăng tải trên báo điện tử VNExpress ngày 31/3/09, một phụ huynh học sinh than phiền rằng cô giáo đã làm ngơ để cho “lớp trưởng” dừng thước kẻ đánh bàn tay bạn học cùng lớp vì tội để mực dính tay.
Cũng trong ngày 31/3/09, báo điện tử VietnamNet cho hay một nữ sinh lớp 8 ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị một số bạn dùng guốc đánh vào đầu vào mặt đến ngất xỉu.
Liên hội từ thiện Quần Cống - Thánh Mẫu (GP Bùi Chu) thắp nến tìm Công lý
Thiên Ân
08:26 02/04/2009
BÙI CHU - Ngay sau phiên toà phúc thẩm xét đơn kháng cáo của 8 Giáo dân Giáo xứ Thái Hà, Hà nội, Liên Hội Từ thiện Quần Cống – Thánh Mẫu đã tổ chức một buổi rước nến giữa ban ngày để nói lên những tâm tình sau đây:
Xem hình ảnh
- Phản đối phiên toà đã xét xử một cách bất công đối với 8 vị giáo dân Thái Hà;
- Cầu mong cho Công Lý và Hoà Bình được triển nở trên quê hương đất Việt;
- Ung hộ lập trường của 8 vị Giáo dân Giáo xứ Thái Hà tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm Công Lý và Hoà Bình.
Xem hình ảnh
- Phản đối phiên toà đã xét xử một cách bất công đối với 8 vị giáo dân Thái Hà;
- Cầu mong cho Công Lý và Hoà Bình được triển nở trên quê hương đất Việt;
- Ung hộ lập trường của 8 vị Giáo dân Giáo xứ Thái Hà tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm Công Lý và Hoà Bình.
Thái Hà – Cái nhìn từ quá khứ
Alfonso Hoàng Gia Bảo
15:56 02/04/2009
Sự kiện Thái Hà chắc hẳn đã khiến cho cộng đồng dân Chúa trong nước những ngày qua được hưởng lây cái không khí phấn chấn và lâng lâng tự hào mình là người có đạo, nhất là với giáo dân họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn (ĐMHCG) nơi Linh mục Matthéo Vũ Khởi Phụng trước khi ra nhận nhiệm vụ chánh xứ Thái Hà, Ngài cũng đã từng phục vụ ở nhà thờ này suốt mấy chục năm và được giáo dân chúng tôi gọi bằng cái tên rất đỗi thân thương: “Bố Phụng”!
Như mọi sự kiện lớn bé xưa nay luôn có khởi đầu và có kết thúc, nhưng điều quan trọng ở chỗ nó kết thúc ra sao, tầm ảnh hưởng của sự kiện này sâu rộng thế nào, cũng như các bên liên quan đã rút ra được ‘bài học’ gì từ nó v.v...
1. “Mèo vẫn hoàn mèo”, bất công vẫn bất công!
Bằng cách giữ y án và xử cho qua quýt trong phiên phúc thẩm, nhà cầm quyền đã hé lộ cái ý nguyện của họ là muốn khép lại vụ việc, vì nay ‘lực đã bất tòng tâm’!
Tuy nhiên, vì trước đó đã có nhiều đòn bất ngờ xảy ra, nên chỉ khi nào thấy mọi sự an vị đâu đấy thì chúng ta mới tin. Chẳng ai dám đem lời Chúa “phúc cho ai không thấy mà tin” ra lại áp dụng đối với những chính quyền cộng sản đầy mưu mô.
Ngay trước phiên xử tờ Hà Nội Mới tiếng nói của Thành ủy Hà Nội đã phơi bày cái ý định sẽ chuyển hướng tấn công sang “bố Phụng” bằng bài viết “Cần làm rõ hành vi phạm tội của một số linh mục Giáo xứ Thái Hà”. Trước lời cáo buộc đích danh như vậy, bất cứ ai cũng đều có quyền nghĩ về một kịch bản ‘khác lạ’ sẽ xảy ra trong phiên phúc thẩm. Thí dụ như họ sẽ ‘bắt mạch’ xem trong số 7 bị can (trừ em Hải ra) ai là người có vẻ “yếu vía” nhất rồi họ sẽ viện dẫn lý do này nọ bắt tạm giam để “phục vụ điều tra” và ‘chơi đẹp’ ở chỗ số còn lại được tòa tuyên bố trắng án ngay hôm ấy v.v…với những phiên tòa thiếu vắng công lý như ở VN hiện nay, chuyện gì mà không thể?
Nếu một kịch bản như vậy xảy ra, dư luận sẽ phản ứng sao thì chưa biết nhưng rõ ràng là mọi người lại thêm một phen phen ‘trúng quả’ của họ!
Sở dĩ nó đã không xảy ra, chẳng phải vì chúng không có trong tính toán của họ, mà vì đối với phiên tòa ‘nhạy cảm’ như hôm 27/3 vừa qua, việc có một nhóm người nào đó ngồi từ xa theo dõi và chỉ đạo là chuyện khó có thể thiếu, trong điều kiện họ đang rất thừa mứa vốn ngoại tệ từ nguồn đầu tư nước ngoài, để mua sắm các loại phương tiện hiện đại nhất hầu có thể giúp họ kéo dài sự cai trị.
Nếu không thì đã chẳng có chuyện camera được giăng mắc khắp nơi chung quanh tòa án, từ xa và trên cao để theo dõi toàn cảnh trước ngày xử làm gì, trong khi việc ghi hình giáo dân nếu là cần thiết thì đã có hàng tá phó nhòm của họ tác chiến trên mặt đất làm còn tốt hơn những cái camera từ xa kia.
Chỉ khi chính mắt họ được nhìn thấy qua màn ảnh hàng ngàn giáo dân, cộng thêm các báo cáo ‘live’ từ hiện trường qua điện thoại của các ‘cây ăngten’, họ mới thấy không còn cách nào khác, mà phải ứng xử theo kiểu “mềm nắn rắn buông” thôi!
Có nhìn thấy trước phiên tòa không hoàn toàn dựa vào pháp luật mà được dàn cảnh kỹ lưỡng để còn xem tình huống ngày xử ra sao như vừa qua, chúng ta mới thấy sự đoàn kết 8 triệu người có đạo thành một khối là hết sức cần thiết. Nếu không có hàng ngàn giáo dân xuất hiện tại phiên tòa hôm 27/3, không ai dám chắc “tỷ số” phiên phúc thẩm này đã là 0-0.
Chính vì điều này mà từ lâu trong một bài viết chúng tôi đã xin các đấng bậc giáo hội hết sức lưu tâm đến việc cần phải có một hệ thống thông tin nội bộ hữu hiệu. Ngay cả đến Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI mặc dù tuổi đã cao, nhưng Ngài cũng còn không dám xem nhẹ sức mạnh của truyền thông internet qua việc Ngài vừa khai trương dịch vụ YouTube của riêng Vatican hồi đầu năm nay.
Không biết các đấng bề trên của giáo hội nghĩ sao, nhưng chỉ là giáo dân thôi mà chúng con đã thấy thật khó chấp nhận nếu có nhà thờ, họ đạo nào đó viện cớ bất cứ lý do hoàn cảnh khó khăn nào để biện minh cho sự ‘vô tình’ cùng sự thờ ơ với những người anh em đồng đạo Thái Hà của mình trong khi họ bị chính quyền đem ra xét xử như những ngày qua.
Càng không thể chấp nhận hơn khi biết rằng trong khi ấy đang có những người anh em không cùng đạo như gia đình Ls. Lê Trần Luật, chị Tạ Phong Tần và các đồng nghiệp của anh ở văn phòng Luật sư Pháp Quyền đã vì đạo mình mà phải chịu những sự thua thiệt, bị đàn áp thay cho chúng ta.
2. Chuyện về hai cái công viên bất toại !
Cùng với vụ Tòa Khâm Sứ, “giải pháp công viên” của xứ Thái Hà khách quan mà nói, đó là những gì tốt nhất mà một nhà nước cộng sản có thể sửa sai trong tình hình luật lệ đất đai rối rắm như VN hiện nay. Tuy về cách làm, thì sự bội ước, tiếp tục dối trá, vu khống và mượn tay lũ côn đồ để gây áp lực v.v… còn là những điều rất đáng bị lên án.
Cái “tốt nhất” của họ ấy mặc dù chỉ là đồ ‘vá víu’, ’bất toại’ chẳng ra làm sao, nhưng vẫn phải chọn là giải pháp tối ưu.
Tối ưu ở chỗ nó là loại công trình đầu tư ít tốn kém nhất, thi công nhanh nhất và cũng dễ chuyển đổi sang mục đích khác nhất sau này bất cứ lúc nào cần thay đổi sau này.
Bởi vậy, đằng sau cái chính quyền gọi là “chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân …” mà họ rêu rao cùng với kiểu bày binh bố trận thật hùng hổ, thực chất chỉ là chuyện “bỏ của chạy lấy người” sao cho an toàn một khi thấy không thể ‘nuốt’ trôi được nữa.
Vụ khách sạn Novotel on Park xâm phạm công viên Thống Nhất có thể xem là một bản copy âm bản của vụ Thái Hà với Tòa Khâm Sứ.
Sự khác biệt giữa hai vụ này là ở chỗ, với Thái Hà-TKS các quan chức Hà Nội vừa chạy thoát thân lại rất “gái đĩ già mồm” thì ngược lại trong vụ Novotel họ lại tỏ ra rất sợ làm mất lòng những ông chủ nước ngoài của Tập đoàn Khách sạn Quốc tế Accor. Con vật bị đem ra tế thần nay mai có trị giá những hàng chục triệu USD từ tiền thuế của dân, chính là khoản tiền Hà Nội phải bồi thường cho đối tác.
Những chuyện như vậy sao tờ Hà Nội Mới không hỏi ông phó chánh văn phòng UBND Tp. Nguyễn Văn Thịnh vì sao phát ngôn hùng hồn “những cam kết quốc tế cần phải giữ” là vậy để bây giờ móc tiền của dân ra đền, đất nước thiệt nhưng cái ghế của ông thì cứ vững như kiềng ba chân?
Đúng là những cái lưỡi của các lãnh đạo VN ngày nay đang có “vấn đề”, một miếng xương dăm cũng chẳng còn nên họ mới dễ dàng quẹo cua nhanh như vậy.
Tuy nhiên, cũng nhờ có vụ ‘lùm xùm’ Thái Hà – TKS mà nay cả thế giới đều biết ở Hà Nội đang có hai cái công viên ‘hàng trống’ và ‘hàng mái’ đều nằm trên đất có chủ.
Cho nên mặc dù chế độ vẫn còn sống nhăn răng, bất công xã hội vẫn còn dài dài, nhưng chắc chắn một điều là những bất công ấy sẽ không bao giờ tìm ra chỗ trú chân trên hai mảnh đất này nữa.
Sự nổi tiếng của chúng đã lớn đến mức, nếu có một tập đoàn tầm cỡ world-wide như Tập đoàn Khách sạn Quốc tế Accor đến VN đầu tư mà được Hà Nội chỉ trỏ vào một trong hai cái công viên trên, tôi chắc chắn 100% họ cũng phải cắm đầu bỏ chạy !
Vậy thì kể từ nay cho đến ngày CSVN cáo chung, hai mảnh đất cứ phải tạm khoác lên mình những bông hoa, cây cảnh cùng hai cái tên “hàng trống” với “hàng mái” vớ vẩn, do ‘bác hàng xóm’ Nguyễn Thế Thảo “lợi dụng chức quyền” đặt tên thay cho Tòa TGM và xứ Thái Hà, trong khi chờ ngày “cái gì của César hãy trả lại César” đến…
Đất đai giữa cái thời buổi ‘tấc đất tấc vàng’ của Hà Nội, Sàigòn ngày nay tuy quí thật nhưng điều đó chỉ đúng khi ta mua nó một cách hợp đạo lý và bằng mồ hôi nước mắt của chính mình.
Hai mảnh đất trên, ngay cả khi nó về lại với nhà thờ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, chúng cũng vẫn là tài sản chung của giáo hội mà không thuộc về bất cứ cá nhân nào.
Đó cũng chính là lý do bấy lâu nay trong các bài viết, chúng tôi không muốn dùng từ “tranh chấp đất đai” vì nghe nó quá tầm thường và cũng không đúng đối tượng giáo hội.
Vả lại ngay từ khi nổ ra sự việc, quan điểm của giáo hội qua Đức TGM Ngô Quang Kiệt cũng đã xác định, cầu nguyện để đi đòi công lý và sự thật chứ không phải đòi đất, nhưng chính quyền vẫn cứ cố tình bóp méo sự việc (hoặc muốn ‘gài bẫy’) nên họ đã ‘lái’ nó đi theo hướng khác, để dựa vào đó bắt bẻ Ngài rằng nhà nước đã rất ‘biết điều’ với giáo hội khi đưa ra những ba mảnh đất khác để cho lựa.
Nhưng đó là kiểu lập luận càn của kẻ mạnh. Có kẻ cướp nào khi tài sản của người khác đến lúc bị bắt và buộc phải trả lại thì lại ra điều kiện vì lỡ xài rồi nên xin trả bằng cái khác, là đứa con nhà tử tế?
Vụ Thái Hà và TKS rõ ràng đã để lại trong lòng cả quan lẫn dân nhiều điều bất ổn mà chính nhà cầm quyền thừa biết, nếu cứ tiếp tục để những bất công sai phạm kiểu này kéo dài diễn ra nhiều nơi, sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường có thể làm sập đổ cả một chế độ.
Chính vì vậy vào ngày 6/1/2009 họ đã phải vội vã ban hành một chỉ thị mới mang số 1940/CT-TTg “về nhà, đất liên quan đến tôn giáo” mà kết quả theo chúng tôi là từ nay về sau, gần như chắc chắn là cách giải quyết ở mọi tỉnh thành sẽ đều chung một khuôn nếu phong trào cầu nguyện của giáo hội lam rộng: “ở đâu có cầu nguyện, ở đấy sẽ có…công viên” !!!
Vụ tỉnh Vĩnh Long vừa rồi ‘hăm he’ biến đất dòng Thánh Phaolô thành công viên là minh chứng.
Tóm lại, chung quanh chuyện đất đai chúng tôi nghĩ rằng mọi người có đạo không cần phải quá tỏ ra bức xúc khi thấy hai mảnh đất này (và cả những nơi khác) đang bị chính quyền trưng dụng làm công viên hay vào những mục đích công. Nếu phát hiện thấy cái “phục vụ công ích” nào bị xé rào hãy cùng nhau ngăn chận như hai cái công viên trên, bởi sớm muộn gì cũng sẽ có ngày quay về với chủ đích thực của nó, vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Thậm chí khi được trao trả, giáo hội có khi cũng nên suy xét xem có nên tiếp nhận hay vẫn giữ nguyên trạng như vậy để làm chứng tích lịch sử cho chế độ một thời.
Rút kinh nghiệm của Ba Lan, giáo hội không nên có bất kỳ thỏa hiệp nào với các quan chức địa phương chung quanh những vướng mắc về tài sản của giáo hội hiện nay, mà chỉ nên lên tiếng báo động khi có những dấu hiệu bị sang tay để buộc nó ngừng lại, không để rơi vào tay tư nhân rất khó đòi lại sau này. Những tài sản này nếu vẫn được tiếp tục dùng vào việc công, xem như mọi chuyện đâu vẫn còn nguyên đấy, chế độ này không thể tồn tại lâu hơn giáo hội, đó là điều chắc chắn.
3. Cái nhìn từ quá khứ: một dòng tu với những môn đệ đích thực của Chúa Kitô.
Giáo phận Hà Nội đã không thể viết nên tập truyện “Thái Hà phiêu lưu ký” như vừa qua nếu ở đây không có những đấng bậc can đảm như Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Lm. Chánh xứ Matthêu Vũ Khởi Phụng, các cha phụ tá Nguyễn Văn Khải, Nam Phong cùng tám ‘bác’ giáo oan v.v…. Phải có họ thì những bất công kia mới chịu tạm dừng lại và nhờ có họ chúng ta mới có dịp biết sự đồng lòng nhất trí trong giáo hội hiện ra sao?
Người viết xin dành phần cuối bài viết này để nhắc lại vài ký ức nhỏ nhặt chung quanh chuyện DCCT Sàigòn cũng đã từng một thời bị chính quyền của ông tổng thống kiêm giáo dân Nguyễn Văn Thiệu xem không khác gì “quân phản động”, cũng giống như Tp.Hà Nội đối xử Thái Hà ngày nay.
Để mọi người, nhất là các bạn trẻ đang làm việc cho chính quyền biết rằng, việc dấn thân đấu tranh chống lại cái xấu và những sự ác trong xã hội của các Quí cha DCCT là đã có từ rất lâu, lâu lắm rồi chứ chẳng phải mới đây chỉ vì bị lấy mất vài cơ sở hay vài ngàn mét đất.
…
Vào một Chúa Nhật vì bận việc học hành sao đó mà tôi phải chuyển sang dự lễ dành cho người lớn vào buổi chiều, và thánh lễ hôm ấy do Lm Nguyễn Ngọc Lan cử hành.
Ngồi ngay hàng ghế đầu trong ngôi nhà thờ được xây từ 1950 mà cho đến nay ‘nội thất’ của nó vẫn không thay đổi gì nhiều, tôi nghe rõ nồm nộp cha Lan mở đầu bài giảng “tôi biết hiện diện trong nhà thờ lúc này không chỉ có các giáo dân thôi, mà còn có cả các anh cảnh sát và anh ninh với máy ghi âm trong túi đến đây để làm nhiệm vụ…”
Thế rồi gần như suốt bài giảng hôm ấy cha nói chuyện đời nhiều hơn việc đạo khiến tôi cũng phải ngạc nhiên về sự ‘lạc đề’ của Ngài.
Sau này tôi mới biết nguyên do, trong tuần vừa xảy ra vụ cảnh sát Sàigòn bố ráp sinh viên học sinh rất dữ và việc này có liên quan đến cha Lan và một vài anh sinh viên công giáo còn đang bị bắt.
Không biết có phải vì bị ‘ăn nhầm’ mấy cái dùi cui của cảnh sát Sàigòn hay do chuyện gì mà Chúa Nhật hôm ấy, vì quá “bức xúc” nên cha Lan đã mượn đỡ cái bục giảng của nhà thờ để ‘trả đũa’ mấy vị khách không mời mà đến đang lẩn khuất trong đám đông giáo dân, rằng “ở đây tôi là chủ nhà, các anh là khách không mời mà đến, vậy thì chịu khó đứng đó mà nghe nhé !”
Và cứ thế cha thoải mái…. “lạc đề”, còn tôi cũng từ bữa ấy tôi đâm ra ‘kết’ giờ lễ này.
Cha Lan vóc dáng tuy nhỏ nhưng những bài giảng của Ngài lại luôn rất “lửa”, vì thế thánh lễ 17g chiều Chúa Nhật hằng tuần do Ngài phụ trách bao giờ cũng lôi cuốn rất đông giới sinh viên học sinh khắp nơi đến tham dự.
Những bài giảng thuyết “hùng hồn” của ngài khiến một ‘thằng nhóc’ như tôi chưa biết nhiều về bất công ngoài xã hội mà cũng còn thấy ‘ghiền’ nữa, thì huống chi là người lớn từng chứng kiến, lăn lộn giữa những bất công ấy? Và sau vài lần nghe giảng tôi đã hiểu giữa các cha nhà dòng của mình với chính quyền ông Thiệu đang có chuyện “cơm không lành, canh chẳng ngọt”.
Cha Lan sau này 1975 chẳng đi tiếp con đường linh mục và nay ông cũng đã về nhà Chúa nhưng ấn tượng về một linh mục khí khái ngày nào trong giới trẻ chúng tôi thật khó quên. Những lời công khai phê phán chính quyền Sàigòn ngay trong các bài giảng giữa chốn thanh thiên bạch nhật, khiến tôi đâm ra hết sức cảm phục tính cách can đảm của Ngài. Dạo ấy vì còn ‘con nít’ nên tôi hay xem tờ Tuổi Hoa mà tòa soạn báo này là nhà sách Đức Mẹ hiện nay, mỗi khi đến đây vào buổi chiều sau giờ học tôi hay thấy cha Lan ra vào cái văn phòng kế bên, hỏi ra mới biết hằng ngày Ngài làm việc ở đấy.
Rồi sau đó qua một ông chú làm nghề bỏ báo quanh khu vực đường Kỳ Đồng, Nguyễn Thông, Trương Minh Giảng v.v… tôi biết tạp chí “ĐD” là tên viết tắt của các chữ “Đồng Dao, Đối Diện” chính là do cha Lan làm chủ biên nhưng địa chỉ tòa soạn thì cái ghi ở bên Pháp quyển khác lại là Canada,
Qua tờ “ĐD” tôi biết thêm ở DCCT Kỳ Đồng không chỉ có Cha Lan là linh mục can đảm, mà ngoài ra còn có các cha Chân Tín, Trần Hữu Thanh v.v… cũng rất tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh chống bất công xã hội với các Ủy ban Chống Tham nhũng, Ủy ban Đòi Cải thiện Chế độ Lao tù Miền Nam VN v.v...
Sau năm 1975 tờ tạp chí này không còn phải ‘sống chui’ nữa, nó được đổi tên thành “Đứng Dậy” tôi vẫn tiếp tục đọc cho tới khoảng 77-78 gì đó, trong lần mua báo vừa giở ra xem thì thật bất ngờ vì lá thư tạm biệt bạn đọc của Lm.Chân Tín đăng ngay trang đầu, vì đã “hoàn thành nhiệm vụ”. Bất ngờ vì ngoài tờ bìa vẫn bình thường không có dấu hiệu gì đặc biệt là số cuối cùng, mà là về đề tài chiến sự một nước châu Phi Angola, Mozambique nào đó tôi còn nhớ thế.
Tóm lại, với những việc làm trên, các ngài bị chính quyền của ông Nguyễn Văn Thiệu xem là “nằm vùng, phản động” là lẽ đương nhiên.
Liên quan đến nhóm các cha nhà DCCT trên tôi còn nhớ chuyện trước lúc Sàigòn thất thủ, đầu năm 1975 có một phái đoàn quốc hội Mỹ sang Sàigòn để trực tiếp tìm hiểu tình hình xem họ có nên tiếp tục viện trợ thêm cho chính quyền VNCH 300 ngàn USD theo yêu cầu, thì một trong số những địa chỉ mà phái đoàn này đã đến đó chính là DCCT Sàigòn.
Với tư cách là chủ tịch Ủy ban Chống Tham Nhũng (và cả UB Đòi Cải thiện Chế độ Lao tù Miền Nam VN), các cha nhà dòng khi ấy đã khuyến cáo phái đoàn quốc hội Mỹ ngưng cấp viện trợ bổ xung cho chính quyền Sàigòn.
Nay chúng ta mới thấy quyết định trên của các cha là rất sáng suốt, thật chất chuyến đi này của QH Mỹ chỉ là chuyến đi ‘hóng mát’ không hơn không kém, vì Mixon đã bán đứng VNCH từ năm 1972 khi qua công du sang Bắc Kinh.
…
Thấm thoát ấy vậy mà đã cũng gần 40 trôi qua!
Biết những việc trên chẳng phải là chuyện gì lớn lao, bất cứ ai cùng tuổi và từng sinh hoạt tại nhà thờ ĐMHCG khi ấy hẳn cũng đều biết vì nó diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, nên cũng chẳng cần phải chứng minh thêm hay mất thời gian đi vào tiểu tiết.
Nay vì có chuyện Thái Hà, chúng tôi muốn nhắc lại với chủ đích để nêu lên vài câu hỏi:
* Khi dấn thân đấu tranh như vậy, các cha nhà dòng có biết mình tự dưng trở thành đồng minh của chính phủ Bắc Việt cộng sản khi ấy hay không?
Bởi có một qui luật rất tự nhiên trong cuộc sống, hễ mình là kẻ thù của kẻ thù của ai đó, hay nói dễ hiểu hơn, khi cả hai người đều có chung một kẻ thù duy nhất, thì tự nhiên họ trở thành đồng minh của nhau. Việc này là lẽ thường như khi ta cộng hai con dấu trừ cộng lại với nhau thì kết quả là giúp cả hai trở thành số dương.
Trong chuyện đấu tranh của các cha DCCT Sàigòn thời ấy, tôi tin chắc các ngài biết rõ nhưng không phải là kết quả của một sự thỏa hiệp hay ‘đi đêm với cộng sản’ mà đơn giản chỉ vì các cha DCCT muốn chống lại những mặt tiêu cực trong xã hội thời ấy.
Thậm chí như sau này mọi người biết, cha Lan ghét chế độ đến mức đã từng có lần vào bưng để gặp gỡ với các ông Trần Bạch Đằng. Khi cưu linh mục Nguyễn Ngọc Lan mất cách nay 2 năm ông có kể lại mối quan hệ này trên tờ Thanh Niên trong bài “Tiễn biệt anh, anh Nguyễn Ngọc Lan” (http://www.thanhnien.com.vn/2007/Pages/200709/182964.aspx).
Hoặc vào ngày 29/4/1975 cha Chân Tín phải chạy đôn đáo khắp nơi, làm trung gian giữa trại David trong phi trường Tân Sơn Nhất và Dinh Độc Lập để tránh xảy ra cảnh thanh toán số tù nhân chính trị bị chế độ Sàigòn giam giữ ngoài Côn Đảo, Chí Hòa.
Mà những tù nhân ấy là những ai nếu chẳng phải các vị đang nắm trọng trách chính quyền này một thời như bà phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa chẳng hạn?
Từ câu hỏi này dẫn chúng ta đến một câu hỏi khác:
* Liệu các cha có biết việc “chống Mỹ, chống Thiệu” của mình là vô tình tiếp tay với một chính quyền đã tịch thu mất tài sản DCCT ngoài Bắc và đang cô lập người anh em Lm.Vũ Ngọc Bích của mình tại nhà thờ Thái Hà khi ấy không?
Tôi cũng dám chắc rằng các Ngài đều biết rất rõ, vì mặc dù hai miền Bắc Nam bị ngăn cách nhưng thư từ qua lại vẫn còn liên lạc.
Chuyện ông nội tôi bị Việt Minh đấu tố, bị nhốt trong kho lúa của chính ông và chết trong buồn sầu ra sao gia đình tôi trong Nam đều biết rõ ngay từ năm 1960 nhờ đường thư trung gian qua Pháp. Vậy thì không có lý do gì xác đáng khiến hai nhà dòng to lớn như vậy lại mất liên lạc với nhau.
Biết nhưng vẫn giúp các cán binh cộng sản bị ông Thiệu bất giam, vẫn tham gia đấu tranh chống chính quyền Sàigòn đàn áp sinh viên học sinh v.v….Rõ ràng các cha DCCT đấu tranh phi chính trị mà chỉ vì muốn chống lại tội ác và những điều xấu xa bất kể đó là dưới chế độ nào.
Vậy thì câu hỏi cuối cùng xin dành cho nhà cầm quyền Hà Nội:
* Vì sao việc đấu tranh chống lại những bất công xưa kia của các cha DCCT trước kia được quí vị ‘vồ vập’ nhưng ngày nay việc đi tìm CÔNG LÝ – SỰ THẬT của các Ngài cũng là những việc làm tốt cho xã hội, lại bị qui kết cho cái tội “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”?
Nếu các cây bút của tờ Hà Nội Mới không trả lời được câu hỏi này một cách rõ ràng minh bạch, thì cả chủ lẫn tớ của tờ này nên chấm dứt những trò vu khống bẩn thỉu của mình.
Bởi lẽ sẽ không có chính thể nào vừa độc tài lại vừa lú lẫn, kém thông minh mà lại có thể tồn tại lâu giữa thời buổi công nghệ như hiện nay.
Những hình ảnh về phiên tòa được giáo dân gởi đi đến toàn thế giới ngay khi nó còn đang diễn ra, nhanh đến mức tôi dám chắc có cả một lực lượng bồi bút của chế độ phải đôn đáo chạy theo đọc để còn lo chống đỡ, là chứng minh rất rõ ràng sức mạnh truyền thông ngày nay đã hoàn toàn vuột khỏi tầm kiểm soát của mọi chính thể dộc tài.
Không chạy theo kịp thời đại mới là tự sát chứ chẳng phải “bỏ điều 4 là tự sát” như lời ông chủ tịch CSVN lầm tưởng.
Sàigòn, 02/4/2009
Như mọi sự kiện lớn bé xưa nay luôn có khởi đầu và có kết thúc, nhưng điều quan trọng ở chỗ nó kết thúc ra sao, tầm ảnh hưởng của sự kiện này sâu rộng thế nào, cũng như các bên liên quan đã rút ra được ‘bài học’ gì từ nó v.v...
1. “Mèo vẫn hoàn mèo”, bất công vẫn bất công!
Bằng cách giữ y án và xử cho qua quýt trong phiên phúc thẩm, nhà cầm quyền đã hé lộ cái ý nguyện của họ là muốn khép lại vụ việc, vì nay ‘lực đã bất tòng tâm’!
Tuy nhiên, vì trước đó đã có nhiều đòn bất ngờ xảy ra, nên chỉ khi nào thấy mọi sự an vị đâu đấy thì chúng ta mới tin. Chẳng ai dám đem lời Chúa “phúc cho ai không thấy mà tin” ra lại áp dụng đối với những chính quyền cộng sản đầy mưu mô.
Ngay trước phiên xử tờ Hà Nội Mới tiếng nói của Thành ủy Hà Nội đã phơi bày cái ý định sẽ chuyển hướng tấn công sang “bố Phụng” bằng bài viết “Cần làm rõ hành vi phạm tội của một số linh mục Giáo xứ Thái Hà”. Trước lời cáo buộc đích danh như vậy, bất cứ ai cũng đều có quyền nghĩ về một kịch bản ‘khác lạ’ sẽ xảy ra trong phiên phúc thẩm. Thí dụ như họ sẽ ‘bắt mạch’ xem trong số 7 bị can (trừ em Hải ra) ai là người có vẻ “yếu vía” nhất rồi họ sẽ viện dẫn lý do này nọ bắt tạm giam để “phục vụ điều tra” và ‘chơi đẹp’ ở chỗ số còn lại được tòa tuyên bố trắng án ngay hôm ấy v.v…với những phiên tòa thiếu vắng công lý như ở VN hiện nay, chuyện gì mà không thể?
Nếu một kịch bản như vậy xảy ra, dư luận sẽ phản ứng sao thì chưa biết nhưng rõ ràng là mọi người lại thêm một phen phen ‘trúng quả’ của họ!
Sở dĩ nó đã không xảy ra, chẳng phải vì chúng không có trong tính toán của họ, mà vì đối với phiên tòa ‘nhạy cảm’ như hôm 27/3 vừa qua, việc có một nhóm người nào đó ngồi từ xa theo dõi và chỉ đạo là chuyện khó có thể thiếu, trong điều kiện họ đang rất thừa mứa vốn ngoại tệ từ nguồn đầu tư nước ngoài, để mua sắm các loại phương tiện hiện đại nhất hầu có thể giúp họ kéo dài sự cai trị.
Nếu không thì đã chẳng có chuyện camera được giăng mắc khắp nơi chung quanh tòa án, từ xa và trên cao để theo dõi toàn cảnh trước ngày xử làm gì, trong khi việc ghi hình giáo dân nếu là cần thiết thì đã có hàng tá phó nhòm của họ tác chiến trên mặt đất làm còn tốt hơn những cái camera từ xa kia.
Chỉ khi chính mắt họ được nhìn thấy qua màn ảnh hàng ngàn giáo dân, cộng thêm các báo cáo ‘live’ từ hiện trường qua điện thoại của các ‘cây ăngten’, họ mới thấy không còn cách nào khác, mà phải ứng xử theo kiểu “mềm nắn rắn buông” thôi!
Có nhìn thấy trước phiên tòa không hoàn toàn dựa vào pháp luật mà được dàn cảnh kỹ lưỡng để còn xem tình huống ngày xử ra sao như vừa qua, chúng ta mới thấy sự đoàn kết 8 triệu người có đạo thành một khối là hết sức cần thiết. Nếu không có hàng ngàn giáo dân xuất hiện tại phiên tòa hôm 27/3, không ai dám chắc “tỷ số” phiên phúc thẩm này đã là 0-0.
Chính vì điều này mà từ lâu trong một bài viết chúng tôi đã xin các đấng bậc giáo hội hết sức lưu tâm đến việc cần phải có một hệ thống thông tin nội bộ hữu hiệu. Ngay cả đến Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI mặc dù tuổi đã cao, nhưng Ngài cũng còn không dám xem nhẹ sức mạnh của truyền thông internet qua việc Ngài vừa khai trương dịch vụ YouTube của riêng Vatican hồi đầu năm nay.
Không biết các đấng bề trên của giáo hội nghĩ sao, nhưng chỉ là giáo dân thôi mà chúng con đã thấy thật khó chấp nhận nếu có nhà thờ, họ đạo nào đó viện cớ bất cứ lý do hoàn cảnh khó khăn nào để biện minh cho sự ‘vô tình’ cùng sự thờ ơ với những người anh em đồng đạo Thái Hà của mình trong khi họ bị chính quyền đem ra xét xử như những ngày qua.
Càng không thể chấp nhận hơn khi biết rằng trong khi ấy đang có những người anh em không cùng đạo như gia đình Ls. Lê Trần Luật, chị Tạ Phong Tần và các đồng nghiệp của anh ở văn phòng Luật sư Pháp Quyền đã vì đạo mình mà phải chịu những sự thua thiệt, bị đàn áp thay cho chúng ta.
2. Chuyện về hai cái công viên bất toại !
Cùng với vụ Tòa Khâm Sứ, “giải pháp công viên” của xứ Thái Hà khách quan mà nói, đó là những gì tốt nhất mà một nhà nước cộng sản có thể sửa sai trong tình hình luật lệ đất đai rối rắm như VN hiện nay. Tuy về cách làm, thì sự bội ước, tiếp tục dối trá, vu khống và mượn tay lũ côn đồ để gây áp lực v.v… còn là những điều rất đáng bị lên án.
Cái “tốt nhất” của họ ấy mặc dù chỉ là đồ ‘vá víu’, ’bất toại’ chẳng ra làm sao, nhưng vẫn phải chọn là giải pháp tối ưu.
Tối ưu ở chỗ nó là loại công trình đầu tư ít tốn kém nhất, thi công nhanh nhất và cũng dễ chuyển đổi sang mục đích khác nhất sau này bất cứ lúc nào cần thay đổi sau này.
Bởi vậy, đằng sau cái chính quyền gọi là “chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân …” mà họ rêu rao cùng với kiểu bày binh bố trận thật hùng hổ, thực chất chỉ là chuyện “bỏ của chạy lấy người” sao cho an toàn một khi thấy không thể ‘nuốt’ trôi được nữa.
Vụ khách sạn Novotel on Park xâm phạm công viên Thống Nhất có thể xem là một bản copy âm bản của vụ Thái Hà với Tòa Khâm Sứ.
Sự khác biệt giữa hai vụ này là ở chỗ, với Thái Hà-TKS các quan chức Hà Nội vừa chạy thoát thân lại rất “gái đĩ già mồm” thì ngược lại trong vụ Novotel họ lại tỏ ra rất sợ làm mất lòng những ông chủ nước ngoài của Tập đoàn Khách sạn Quốc tế Accor. Con vật bị đem ra tế thần nay mai có trị giá những hàng chục triệu USD từ tiền thuế của dân, chính là khoản tiền Hà Nội phải bồi thường cho đối tác.
Những chuyện như vậy sao tờ Hà Nội Mới không hỏi ông phó chánh văn phòng UBND Tp. Nguyễn Văn Thịnh vì sao phát ngôn hùng hồn “những cam kết quốc tế cần phải giữ” là vậy để bây giờ móc tiền của dân ra đền, đất nước thiệt nhưng cái ghế của ông thì cứ vững như kiềng ba chân?
Đúng là những cái lưỡi của các lãnh đạo VN ngày nay đang có “vấn đề”, một miếng xương dăm cũng chẳng còn nên họ mới dễ dàng quẹo cua nhanh như vậy.
Tuy nhiên, cũng nhờ có vụ ‘lùm xùm’ Thái Hà – TKS mà nay cả thế giới đều biết ở Hà Nội đang có hai cái công viên ‘hàng trống’ và ‘hàng mái’ đều nằm trên đất có chủ.
Cho nên mặc dù chế độ vẫn còn sống nhăn răng, bất công xã hội vẫn còn dài dài, nhưng chắc chắn một điều là những bất công ấy sẽ không bao giờ tìm ra chỗ trú chân trên hai mảnh đất này nữa.
Sự nổi tiếng của chúng đã lớn đến mức, nếu có một tập đoàn tầm cỡ world-wide như Tập đoàn Khách sạn Quốc tế Accor đến VN đầu tư mà được Hà Nội chỉ trỏ vào một trong hai cái công viên trên, tôi chắc chắn 100% họ cũng phải cắm đầu bỏ chạy !
Vậy thì kể từ nay cho đến ngày CSVN cáo chung, hai mảnh đất cứ phải tạm khoác lên mình những bông hoa, cây cảnh cùng hai cái tên “hàng trống” với “hàng mái” vớ vẩn, do ‘bác hàng xóm’ Nguyễn Thế Thảo “lợi dụng chức quyền” đặt tên thay cho Tòa TGM và xứ Thái Hà, trong khi chờ ngày “cái gì của César hãy trả lại César” đến…
Đất đai giữa cái thời buổi ‘tấc đất tấc vàng’ của Hà Nội, Sàigòn ngày nay tuy quí thật nhưng điều đó chỉ đúng khi ta mua nó một cách hợp đạo lý và bằng mồ hôi nước mắt của chính mình.
Hai mảnh đất trên, ngay cả khi nó về lại với nhà thờ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, chúng cũng vẫn là tài sản chung của giáo hội mà không thuộc về bất cứ cá nhân nào.
Đó cũng chính là lý do bấy lâu nay trong các bài viết, chúng tôi không muốn dùng từ “tranh chấp đất đai” vì nghe nó quá tầm thường và cũng không đúng đối tượng giáo hội.
Vả lại ngay từ khi nổ ra sự việc, quan điểm của giáo hội qua Đức TGM Ngô Quang Kiệt cũng đã xác định, cầu nguyện để đi đòi công lý và sự thật chứ không phải đòi đất, nhưng chính quyền vẫn cứ cố tình bóp méo sự việc (hoặc muốn ‘gài bẫy’) nên họ đã ‘lái’ nó đi theo hướng khác, để dựa vào đó bắt bẻ Ngài rằng nhà nước đã rất ‘biết điều’ với giáo hội khi đưa ra những ba mảnh đất khác để cho lựa.
Nhưng đó là kiểu lập luận càn của kẻ mạnh. Có kẻ cướp nào khi tài sản của người khác đến lúc bị bắt và buộc phải trả lại thì lại ra điều kiện vì lỡ xài rồi nên xin trả bằng cái khác, là đứa con nhà tử tế?
Vụ Thái Hà và TKS rõ ràng đã để lại trong lòng cả quan lẫn dân nhiều điều bất ổn mà chính nhà cầm quyền thừa biết, nếu cứ tiếp tục để những bất công sai phạm kiểu này kéo dài diễn ra nhiều nơi, sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường có thể làm sập đổ cả một chế độ.
Chính vì vậy vào ngày 6/1/2009 họ đã phải vội vã ban hành một chỉ thị mới mang số 1940/CT-TTg “về nhà, đất liên quan đến tôn giáo” mà kết quả theo chúng tôi là từ nay về sau, gần như chắc chắn là cách giải quyết ở mọi tỉnh thành sẽ đều chung một khuôn nếu phong trào cầu nguyện của giáo hội lam rộng: “ở đâu có cầu nguyện, ở đấy sẽ có…công viên” !!!
Vụ tỉnh Vĩnh Long vừa rồi ‘hăm he’ biến đất dòng Thánh Phaolô thành công viên là minh chứng.
Tóm lại, chung quanh chuyện đất đai chúng tôi nghĩ rằng mọi người có đạo không cần phải quá tỏ ra bức xúc khi thấy hai mảnh đất này (và cả những nơi khác) đang bị chính quyền trưng dụng làm công viên hay vào những mục đích công. Nếu phát hiện thấy cái “phục vụ công ích” nào bị xé rào hãy cùng nhau ngăn chận như hai cái công viên trên, bởi sớm muộn gì cũng sẽ có ngày quay về với chủ đích thực của nó, vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Thậm chí khi được trao trả, giáo hội có khi cũng nên suy xét xem có nên tiếp nhận hay vẫn giữ nguyên trạng như vậy để làm chứng tích lịch sử cho chế độ một thời.
Rút kinh nghiệm của Ba Lan, giáo hội không nên có bất kỳ thỏa hiệp nào với các quan chức địa phương chung quanh những vướng mắc về tài sản của giáo hội hiện nay, mà chỉ nên lên tiếng báo động khi có những dấu hiệu bị sang tay để buộc nó ngừng lại, không để rơi vào tay tư nhân rất khó đòi lại sau này. Những tài sản này nếu vẫn được tiếp tục dùng vào việc công, xem như mọi chuyện đâu vẫn còn nguyên đấy, chế độ này không thể tồn tại lâu hơn giáo hội, đó là điều chắc chắn.
3. Cái nhìn từ quá khứ: một dòng tu với những môn đệ đích thực của Chúa Kitô.
Giáo phận Hà Nội đã không thể viết nên tập truyện “Thái Hà phiêu lưu ký” như vừa qua nếu ở đây không có những đấng bậc can đảm như Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Lm. Chánh xứ Matthêu Vũ Khởi Phụng, các cha phụ tá Nguyễn Văn Khải, Nam Phong cùng tám ‘bác’ giáo oan v.v…. Phải có họ thì những bất công kia mới chịu tạm dừng lại và nhờ có họ chúng ta mới có dịp biết sự đồng lòng nhất trí trong giáo hội hiện ra sao?
Người viết xin dành phần cuối bài viết này để nhắc lại vài ký ức nhỏ nhặt chung quanh chuyện DCCT Sàigòn cũng đã từng một thời bị chính quyền của ông tổng thống kiêm giáo dân Nguyễn Văn Thiệu xem không khác gì “quân phản động”, cũng giống như Tp.Hà Nội đối xử Thái Hà ngày nay.
Để mọi người, nhất là các bạn trẻ đang làm việc cho chính quyền biết rằng, việc dấn thân đấu tranh chống lại cái xấu và những sự ác trong xã hội của các Quí cha DCCT là đã có từ rất lâu, lâu lắm rồi chứ chẳng phải mới đây chỉ vì bị lấy mất vài cơ sở hay vài ngàn mét đất.
…
Vào một Chúa Nhật vì bận việc học hành sao đó mà tôi phải chuyển sang dự lễ dành cho người lớn vào buổi chiều, và thánh lễ hôm ấy do Lm Nguyễn Ngọc Lan cử hành.
Ngồi ngay hàng ghế đầu trong ngôi nhà thờ được xây từ 1950 mà cho đến nay ‘nội thất’ của nó vẫn không thay đổi gì nhiều, tôi nghe rõ nồm nộp cha Lan mở đầu bài giảng “tôi biết hiện diện trong nhà thờ lúc này không chỉ có các giáo dân thôi, mà còn có cả các anh cảnh sát và anh ninh với máy ghi âm trong túi đến đây để làm nhiệm vụ…”
Thế rồi gần như suốt bài giảng hôm ấy cha nói chuyện đời nhiều hơn việc đạo khiến tôi cũng phải ngạc nhiên về sự ‘lạc đề’ của Ngài.
Sau này tôi mới biết nguyên do, trong tuần vừa xảy ra vụ cảnh sát Sàigòn bố ráp sinh viên học sinh rất dữ và việc này có liên quan đến cha Lan và một vài anh sinh viên công giáo còn đang bị bắt.
Không biết có phải vì bị ‘ăn nhầm’ mấy cái dùi cui của cảnh sát Sàigòn hay do chuyện gì mà Chúa Nhật hôm ấy, vì quá “bức xúc” nên cha Lan đã mượn đỡ cái bục giảng của nhà thờ để ‘trả đũa’ mấy vị khách không mời mà đến đang lẩn khuất trong đám đông giáo dân, rằng “ở đây tôi là chủ nhà, các anh là khách không mời mà đến, vậy thì chịu khó đứng đó mà nghe nhé !”
Và cứ thế cha thoải mái…. “lạc đề”, còn tôi cũng từ bữa ấy tôi đâm ra ‘kết’ giờ lễ này.
Cha Lan vóc dáng tuy nhỏ nhưng những bài giảng của Ngài lại luôn rất “lửa”, vì thế thánh lễ 17g chiều Chúa Nhật hằng tuần do Ngài phụ trách bao giờ cũng lôi cuốn rất đông giới sinh viên học sinh khắp nơi đến tham dự.
Những bài giảng thuyết “hùng hồn” của ngài khiến một ‘thằng nhóc’ như tôi chưa biết nhiều về bất công ngoài xã hội mà cũng còn thấy ‘ghiền’ nữa, thì huống chi là người lớn từng chứng kiến, lăn lộn giữa những bất công ấy? Và sau vài lần nghe giảng tôi đã hiểu giữa các cha nhà dòng của mình với chính quyền ông Thiệu đang có chuyện “cơm không lành, canh chẳng ngọt”.
Cha Lan sau này 1975 chẳng đi tiếp con đường linh mục và nay ông cũng đã về nhà Chúa nhưng ấn tượng về một linh mục khí khái ngày nào trong giới trẻ chúng tôi thật khó quên. Những lời công khai phê phán chính quyền Sàigòn ngay trong các bài giảng giữa chốn thanh thiên bạch nhật, khiến tôi đâm ra hết sức cảm phục tính cách can đảm của Ngài. Dạo ấy vì còn ‘con nít’ nên tôi hay xem tờ Tuổi Hoa mà tòa soạn báo này là nhà sách Đức Mẹ hiện nay, mỗi khi đến đây vào buổi chiều sau giờ học tôi hay thấy cha Lan ra vào cái văn phòng kế bên, hỏi ra mới biết hằng ngày Ngài làm việc ở đấy.
Rồi sau đó qua một ông chú làm nghề bỏ báo quanh khu vực đường Kỳ Đồng, Nguyễn Thông, Trương Minh Giảng v.v… tôi biết tạp chí “ĐD” là tên viết tắt của các chữ “Đồng Dao, Đối Diện” chính là do cha Lan làm chủ biên nhưng địa chỉ tòa soạn thì cái ghi ở bên Pháp quyển khác lại là Canada,
Qua tờ “ĐD” tôi biết thêm ở DCCT Kỳ Đồng không chỉ có Cha Lan là linh mục can đảm, mà ngoài ra còn có các cha Chân Tín, Trần Hữu Thanh v.v… cũng rất tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh chống bất công xã hội với các Ủy ban Chống Tham nhũng, Ủy ban Đòi Cải thiện Chế độ Lao tù Miền Nam VN v.v...
Sau năm 1975 tờ tạp chí này không còn phải ‘sống chui’ nữa, nó được đổi tên thành “Đứng Dậy” tôi vẫn tiếp tục đọc cho tới khoảng 77-78 gì đó, trong lần mua báo vừa giở ra xem thì thật bất ngờ vì lá thư tạm biệt bạn đọc của Lm.Chân Tín đăng ngay trang đầu, vì đã “hoàn thành nhiệm vụ”. Bất ngờ vì ngoài tờ bìa vẫn bình thường không có dấu hiệu gì đặc biệt là số cuối cùng, mà là về đề tài chiến sự một nước châu Phi Angola, Mozambique nào đó tôi còn nhớ thế.
Tóm lại, với những việc làm trên, các ngài bị chính quyền của ông Nguyễn Văn Thiệu xem là “nằm vùng, phản động” là lẽ đương nhiên.
Liên quan đến nhóm các cha nhà DCCT trên tôi còn nhớ chuyện trước lúc Sàigòn thất thủ, đầu năm 1975 có một phái đoàn quốc hội Mỹ sang Sàigòn để trực tiếp tìm hiểu tình hình xem họ có nên tiếp tục viện trợ thêm cho chính quyền VNCH 300 ngàn USD theo yêu cầu, thì một trong số những địa chỉ mà phái đoàn này đã đến đó chính là DCCT Sàigòn.
Với tư cách là chủ tịch Ủy ban Chống Tham Nhũng (và cả UB Đòi Cải thiện Chế độ Lao tù Miền Nam VN), các cha nhà dòng khi ấy đã khuyến cáo phái đoàn quốc hội Mỹ ngưng cấp viện trợ bổ xung cho chính quyền Sàigòn.
Nay chúng ta mới thấy quyết định trên của các cha là rất sáng suốt, thật chất chuyến đi này của QH Mỹ chỉ là chuyến đi ‘hóng mát’ không hơn không kém, vì Mixon đã bán đứng VNCH từ năm 1972 khi qua công du sang Bắc Kinh.
…
Thấm thoát ấy vậy mà đã cũng gần 40 trôi qua!
Biết những việc trên chẳng phải là chuyện gì lớn lao, bất cứ ai cùng tuổi và từng sinh hoạt tại nhà thờ ĐMHCG khi ấy hẳn cũng đều biết vì nó diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, nên cũng chẳng cần phải chứng minh thêm hay mất thời gian đi vào tiểu tiết.
Nay vì có chuyện Thái Hà, chúng tôi muốn nhắc lại với chủ đích để nêu lên vài câu hỏi:
* Khi dấn thân đấu tranh như vậy, các cha nhà dòng có biết mình tự dưng trở thành đồng minh của chính phủ Bắc Việt cộng sản khi ấy hay không?
Bởi có một qui luật rất tự nhiên trong cuộc sống, hễ mình là kẻ thù của kẻ thù của ai đó, hay nói dễ hiểu hơn, khi cả hai người đều có chung một kẻ thù duy nhất, thì tự nhiên họ trở thành đồng minh của nhau. Việc này là lẽ thường như khi ta cộng hai con dấu trừ cộng lại với nhau thì kết quả là giúp cả hai trở thành số dương.
Trong chuyện đấu tranh của các cha DCCT Sàigòn thời ấy, tôi tin chắc các ngài biết rõ nhưng không phải là kết quả của một sự thỏa hiệp hay ‘đi đêm với cộng sản’ mà đơn giản chỉ vì các cha DCCT muốn chống lại những mặt tiêu cực trong xã hội thời ấy.
Thậm chí như sau này mọi người biết, cha Lan ghét chế độ đến mức đã từng có lần vào bưng để gặp gỡ với các ông Trần Bạch Đằng. Khi cưu linh mục Nguyễn Ngọc Lan mất cách nay 2 năm ông có kể lại mối quan hệ này trên tờ Thanh Niên trong bài “Tiễn biệt anh, anh Nguyễn Ngọc Lan” (http://www.thanhnien.com.vn/2007/Pages/200709/182964.aspx).
Hoặc vào ngày 29/4/1975 cha Chân Tín phải chạy đôn đáo khắp nơi, làm trung gian giữa trại David trong phi trường Tân Sơn Nhất và Dinh Độc Lập để tránh xảy ra cảnh thanh toán số tù nhân chính trị bị chế độ Sàigòn giam giữ ngoài Côn Đảo, Chí Hòa.
Mà những tù nhân ấy là những ai nếu chẳng phải các vị đang nắm trọng trách chính quyền này một thời như bà phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa chẳng hạn?
Từ câu hỏi này dẫn chúng ta đến một câu hỏi khác:
* Liệu các cha có biết việc “chống Mỹ, chống Thiệu” của mình là vô tình tiếp tay với một chính quyền đã tịch thu mất tài sản DCCT ngoài Bắc và đang cô lập người anh em Lm.Vũ Ngọc Bích của mình tại nhà thờ Thái Hà khi ấy không?
Tôi cũng dám chắc rằng các Ngài đều biết rất rõ, vì mặc dù hai miền Bắc Nam bị ngăn cách nhưng thư từ qua lại vẫn còn liên lạc.
Chuyện ông nội tôi bị Việt Minh đấu tố, bị nhốt trong kho lúa của chính ông và chết trong buồn sầu ra sao gia đình tôi trong Nam đều biết rõ ngay từ năm 1960 nhờ đường thư trung gian qua Pháp. Vậy thì không có lý do gì xác đáng khiến hai nhà dòng to lớn như vậy lại mất liên lạc với nhau.
Biết nhưng vẫn giúp các cán binh cộng sản bị ông Thiệu bất giam, vẫn tham gia đấu tranh chống chính quyền Sàigòn đàn áp sinh viên học sinh v.v….Rõ ràng các cha DCCT đấu tranh phi chính trị mà chỉ vì muốn chống lại tội ác và những điều xấu xa bất kể đó là dưới chế độ nào.
Vậy thì câu hỏi cuối cùng xin dành cho nhà cầm quyền Hà Nội:
* Vì sao việc đấu tranh chống lại những bất công xưa kia của các cha DCCT trước kia được quí vị ‘vồ vập’ nhưng ngày nay việc đi tìm CÔNG LÝ – SỰ THẬT của các Ngài cũng là những việc làm tốt cho xã hội, lại bị qui kết cho cái tội “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”?
Nếu các cây bút của tờ Hà Nội Mới không trả lời được câu hỏi này một cách rõ ràng minh bạch, thì cả chủ lẫn tớ của tờ này nên chấm dứt những trò vu khống bẩn thỉu của mình.
Bởi lẽ sẽ không có chính thể nào vừa độc tài lại vừa lú lẫn, kém thông minh mà lại có thể tồn tại lâu giữa thời buổi công nghệ như hiện nay.
Những hình ảnh về phiên tòa được giáo dân gởi đi đến toàn thế giới ngay khi nó còn đang diễn ra, nhanh đến mức tôi dám chắc có cả một lực lượng bồi bút của chế độ phải đôn đáo chạy theo đọc để còn lo chống đỡ, là chứng minh rất rõ ràng sức mạnh truyền thông ngày nay đã hoàn toàn vuột khỏi tầm kiểm soát của mọi chính thể dộc tài.
Không chạy theo kịp thời đại mới là tự sát chứ chẳng phải “bỏ điều 4 là tự sát” như lời ông chủ tịch CSVN lầm tưởng.
Sàigòn, 02/4/2009
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chính trị của khiêu dâm
Vũ Văn An
07:45 02/04/2009
Chính trị của khiêu dâm
Tại nhiều thành phố lớn của Mỹ, các khu hào nhoáng trước đây vốn chứa những rạp chiếu bóng, những tiệm sách khiêu dâm và nhiều ổ múa cởi truồng đã biến đi, nhường chỗ cho những cao ốc tráng lệ dùng làm văn phòng hay những tiệm cà phê sang trọng. Có phải dấu chỉ canh tân đô thị ấy cũng có nghĩa việc canh tân luân lý hay không? Phải chăng nước Mỹ, sau cùng, đã chán chường cái trò khiêu dâm kia? Bất hạnh thay, không hẳn như vậy. Kỹ nghệ khiêu dâm chỉ rời địa điểm từ những khu phố nội thành tới một chỗ còn gây hại hơn nữa, đó chính là gia đình, nơi nó xâm nhập một cách nhẹ nhàng nhờ những phương tiện kỹ thuật tân tiến nhất.
Tờ U.S. News and World Report số ngày 10 tháng Hai năm 1997, tiết lộ nước Mỹ đã sa lầy một cách sâu xa ra sao trong việc mô tả mồn một những tồi tệ về tình dục của mình. Và một trong các dấu chỉ của thời đại là bài báo về khiêu dâm được dùng làm bìa này đã được trình bày trong phần “Kinh Doanh và Kỹ Thuật”. Bài báo này cho hay: văn hóa khiêu dâm hạng nặng hiện đã trở thành một kỹ nghệ trị giá tới 8 tỷ mỹ kim. Một bài báo khác, tựa là “Khiêu Dâm Đi Vào Chính Dòng” (Porn Goes Mainstream) cũng được đăng trong phần “Kinh Doanh”, nhưng của tạp chí Time số ngày 7 tháng Chín năm 1998, còn ước lượng lớn hơn thế, cho rằng kỹ nghệ ấy đạt tới 10 tỷ mỹ kim. Điểm giống nhau của hai bài báo ấy là: văn hóa khiêu dâm hạng nặng hiện vượt quá số thu nhập của mọi cuốn phim của Hollywood chiếu tại các rạp trong nước và hơn hẳn mọi doanh nghiệp nhạc rock và nhạc “đồng quê” (country music) gộp lại. Năm 1996, 665 triệu cuốn video khiêu dâm hạng nặng đã được thuê bao, hơn hai cuốn cho mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ em tại Mỹ. Tình dục hiển thị đã trở thành yếu tố quyết định đối với các tiệm video, các công ty vận chuyển đường dài như AT&T, các công ty truyền hình cáp hệ (cable companies) như Time Warner và Tele-Communications, Inc., cũng như các hệ thống khách sạn như Marriott, Hyatt, và Holiday Inn. Thêm vào đó, còn có khoảng 100,000 trang mạng khiêu dâm trên Liên Mạng, cung ứng hàng triệu các hình ảnh khiêu dâm hạng nặng, mà một số người ta còn có thể “hành động qua lại” (interactive) được. Văn hóa khiêu dâm quả đã trở thành chính dòng. Làm thế nào một việc như thế lại có thể xẩy ra?
Dân chủ trị sản sinh ra khiêu dâm trị
Một câu giải đáp đã được Milos Forman đưa ra. Ông này vốn là nhà đạo diễn của The People vs. Larry Flynt, một cuốn phim nói về nhà xuất bản của tạp chí Hustler. Để bênh vực cho cuốn phim của mình, Forman cho rằng dù ta không thích văn hóa khiêu dâm, nó vẫn hết sức chủ yếu đối với nền tự do của ta. Ông ta lấy kinh nghiệm bản thân đã sống dưới hai chế độ Quốc Xã và Cộng Sản để minh họa tầm quan trọng của Tu Chính Án Thứ Nhất. Forman chủ trương rằng: nếu ta cho phép hủy diệt một hình thức ngôn luận dựa vào ý kiến của một số người không thích hình thức ấy, thì ta không thể không cho phép việc hủy diệt bất cứ hình thức ngôn luận nào. Bác bỏ một chọn lựa, là bác bỏ mọi sự chọn lựa khác. Đã nhận là nhận tất cả. Đã bác bỏ là bác bỏ tất cả. Dân chủ trị phải sản sinh ra khiêu dâm trị, vì xem ra dân chủ là phải được hoàn toàn tự do chọn lựa bất cứ điều gì mình muốn.
Ngày nay, một quan điểm như trên ít còn bị ai coi là cực đoan nữa. Dù sao, chính Tối Cao Pháp Viện, trong phán quyết Planned Parenthood vs. Casey năm 1992 đã phát biểu rằng: “Ở tâm điểm của tự do, chính là quyền người ta được tự xác định lấy ý niệm riêng của mình về hiện hữu, về ý nghĩa, về vũ trụ và về lẽ huyền nhiệm của sự sống con người”. Áp dụng thứ triết lý “giải phóng” ấy vào văn hóa khiêu dâm, Chánh Án Liên Bang của New Jersy là Alfred Wolin đã nghiêng về phía hai tên ấu dâm, lúc ấy đang thách thức lệnh cấm văn hóa khiêu dâm tại cơ sở cải tạo Avenel của tiểu bang dành cho các phạm nhân liên tiếp phạm tội tình dục. Và Tòa Thượng Thẩm thứ 9 ở San Fransisco đã phán quyết là vi hiến lệnh của một quận thuộc tiểu bang Arizona cấm không cho vẽ hình loã thể tại các phòng giam của quận
Nếu thứ triết lý đứng đàng sau phán quyết Casey mà đúng, thì chủ trương của Forman cũng đúng luôn. Và nếu cứ như thế, thì kết cục không còn tiêu chuẩn nào nữa để phân biệt giữa khiêu khâm và các hình thức ngôn luận khác, tất cả chỉ tùy ở khiếu thưởng thức của bản thân mình mà thôi. Việc nhìn nhận rộng rãi đối với quan điểm này đã mở rộng cửa cho văn hóa khiêu dâm hạng nặng tràn vào. Chỉ có vấn đề là việc tràn ngập này đe dọa chính nền dân chủ đã từng cho phép nó tràn vào.
Chìa khóa tự do là đức hạnh
Lý do: chìa khóa của tự do không phải là việc tự do chọn lựa. Như ta biết trong trường hợp Cộng Hòa Weimar, người dân được tự do chọn lựa bất cứ điều gì, kể cả Hitler. Thực ra, như các nhà lập quốc của Hoa Kỳ từng chủ trương, chìa khóa của tự do chính là đức hạnh (virtue). Chỉ có con người đức hạnh mới có khả năng biết đồng ý cách hợp lý vì chỉ có lý trí của con người đức hạnh mới không bị các lý giải thường tình của tội ác phủ mây mù. Tội ác luôn luôn làm độc khả năng phán đoán. Bất chấp các định chế của họ có dân chủ đến đâu, những con người bị yếu liệt về luân lý không thể nào tự do được. Và những người đã trở thành nô lệ cho dục vọng của mình chắc chắn cũng trở thành nô lệ cho những tên bạo chúa. Chính vì thế, các vị lập quốc của Mỹ đã xây dựng sự thành công của nền dân chủ Mỹ trên đức hạnh của người dân Mỹ.
Dưới ánh sáng trên, quả là sai lầm hay xuyên tạc theo kiểu Orwell khi cho rằng nước Mỹ tự do vì nó đã sản xuất ra văn hóa khiêu dâm hạng nặng, như Forman vốn nghĩ. Các tác giả của Tu Chính Án Thứ Nhất chắc chắn nghĩ ngược lại, mà cho rằng: việc chấp nhận văn hóa khiêu dâm sẽ đưa tới chỗ hủy diệt khả năng tự do của ta, cả theo nghĩa bản thân lẫn nghĩa chính trị, và do đó phải bị nghiêm cấm.
Các vị lập quốc của Mỹ từng ngăn cấm văn hóa khiêu dâm không những vì nó phá hoại đức hạnh, nhưng vì nó còn tấn công cả nền tảng chính trị của xã hội nữa. Dù phần lớn được tiêu thụ một cách tư riêng, nhưng khiêu dâm đã trở thành một vấn đề chính trị khi được phổ biến vì nó phá hoại đức trong sạch (chastity). Trong sạch không phải chỉ là một nhân đức luân lý; nó còn cần thiết đối với trật tự chính trị. Trong sạch là thành phần yếu tính đối với việc vận hành của cốt lõi chính thể. A-rít-tốt không khởi đầu cuốn The Politics bằng một cá nhân nhưng bằng việc mô tả một người đàn ông và một người đàn bà sống với nhau trong một gia đình. Không có gia đình ấy thì toàn bộ xã hội không hiện tồn. Một gia đình lành mạnh phải được đặt căn bản trên liên hệ tính dục độc hữu giữa một người chồng và một người vợ. Chỉ riêng gia đình mới có khả năng đem lại sự ổn định cần thiết cho mối liên hệ sâu xa mà sự kết hợp tính dục vừa biểu tượng vừa keo sơn gắn bó, và cho phúc lợi của con cái vốn từ đó phát sinh ra. Phạm đến đức trong sạch không những phá hoại gia đình, mà còn phá hoại cả toàn bộ xã hội nữa. Cho nên, ta có thể gọi đức trong sạch là nguyên tắc chính trị đầu hết.
Phá hoại mối liên kết tính dục của vợ chồng
Không gì phá hoại mối liên kết tính dục của vợ chồng bằng văn hóa khiêu dâm. Như cha
James Schall từng viết trên Crisis, “Bất cứ khi nào ta tìm khoái lạc mà không đặt cơ sở đúng sai của nó trên hành động trong đó nó hiện hữu, là ta tách rời khoái lạc, hay hành động, ra khỏi thực tại”. Văn hóa khiêu dâm tách biệt hành động thể lý của làm tình và khóai lạc nó đem lại ra khỏi thực tại bằng cách biến nó thành một đồ vật để ngắm nghía. Văn hóa khiêu dâm thu gọn hành vi phu thê vào một biến cố có tính tuyến hộ (glandular); nó không thể “nhìn” hành vi kia như một hành vi yêu thương, cùng lắm chỉ như những người làm tình. Nhưng như John Wayne có lần phát biểu, tình dục không phải là một môn thể thao dành cho khán giả (spectator sport).
Biến việc làm tình thành một vật để nhìn là giật gân hóa nó và tách biệt nó khỏi hậu cảnh kết hợp và phụ tạo (procreative) của nó. Văn hóa khiêu dâm biến thành phần thành toàn bộ và biến phương tiện thành mục đích. Làm thế, nó đã dối trá về điều nó muốn trưng bày: chính bản chất của bộ phận sinh dục đã bị bác bỏ. Vì chúng hoàn toàn vô sinh (sterile). Văn hóa khiêu dâm loại bỏ việc thụ thai, vì theo lẽ tự nhiên, khả thể có thai đã qui hướng việc làm tình theo một mục đích bên trong gia đình. (Nếu coi việc làm tình có tính sản sinh, thì việc mô tả về nó gần như không bao giờ bị coi là khiêu dâm cả. Đó chính là lý do khiến các hình ảnh sinh nở trong nghệ thuật thị tộc của Phi Châu, như các hình ảnh âm hộ hay nhũ hoa phần lớn quá khổ của họ, không bao giờ bị coi là khiếm nhã cả về ý hướng lẫn hiệu quả). Việc vi phạm tới mối liên hệ nhân bản căn rễ giữa vợ chồng đã gieo họa cho toàn bộ trật tự xã hội và chính trị. Nếu đức trong sạch cần thiết, không thể không có, đối với trật tự chính trị, thì nền chính trị của khiêu dâm quả là hỗn mang, và sự hỗn mang này chắc chắn sẽ dẫn tới chế độ bạo quyền.
Người xưa hiểu rõ điều trên. Euripides và các nhà Cổ Điển Hy Lạp, vốn được các nhà lập quốc Mỹ học hỏi, biết rất rõ rằng Eros (tình yêu nhục dục) không phải là một trò đùa. Trong The Bacchae, Euripides chứng minh cho thấy việc làm tình sẽ bất ổn xiết bao khi tách nó ra khỏi trật tự luân lý. Khi Dionysus viếng thăm Thebes, ông dụ Vua Penthius bí mật đi coi các phụ nữ loã thể đang khiêu vũ tại sườn núi phía địch thù l à ph ía c ủa Dionysus. Vì Penthius sa ngã, chiều theo ham muốn xác thịt, nên trật tự chính trị của ông xụp đổ, và bà mẹ ông là hoàng thái hậu Agave chỉ còn biết tiếp nhận thủ cấp con trong lòng.
Bài học khá rõ: một khi buông lỏng Eros ra khỏi các ràng buộc của gia đình, thì các đam mê sẽ chiếm hữu linh hồn. Chiều theo chúng là một hình thức điên loạn vì các thèm muốn xác thịt không được qui về một cùng đích nào có thể làm chúng thỏa mãn. Thèm khát ấy không bao giờ no thỏa. Nguyên khối lượng văn hóa khiêu dâm đủ để minh chứng điều ấy. Tại sao lại có quá nhiều thứ văn hóa ấy? Vì khiêu dâm chỉ nói về một chuyện, nên các khả thể nói về nó hiển nhiên phải hạn chế mới đúng chứ, cùng lắm chỉ để làm tài liệu. Như thế chỉ cần một bộ gồm một ngàn phim khiêu dâm là đủ rồi mới đúng chứ. Nhưng rõ ràng không phải thế, vì trên thực tế có cả hàng ngàn phim khiêu dâm như vậy. Mỗi tuần, riêng tại Mỹ mà thôi, có đến 150 phim được sản xuất, mỗi năm có tới 8,000 phim. Thêm vào đó, còn có hàng triệu hình ảnh khiêu dâm trên liên mạng và vô vàn tạp chí khiêu dâm hàng tháng. Ấy thế nhưng hình như vẫn không đủ, vẫn thiếu. “Không bao giờ đủ” chính là khủng hoảng thèm thuồng và là công thức đem tới thảm họa chính trị. Vì hứa hẹn một điều mà nó không có khả năng đem tới, nên sau cùng nền văn hóa khiêu dâm này chỉ đem lại một cảm thức bị phản bội. Sự vô nghĩa phù phiếm, nội tại ngay trong văn hóa khiêu dâm, rốt cuộc sẽ sản sinh ra giận dữ dẫn tới bạo lực, chán nản dẫn tới tự hủy.
Khiêu dâm từng được cố tình sử dụng như một thứ thuốc mê hoặc về xã hội và chính trị trong thời buổi có những thay đổi cách mạng. Để chuẩn bị cho Cách Mạng Pháp, nhóm Jacobins từng làm Paris tràn ngập văn hóa khiêu dâm. Còn có ai hiểu nền chính trị của khiêu dâm hay hơn Marquis de Sade, nhà khiêu dâm hàng đầu? De Sade từng hết sức thèm khát dục vọng xác thân mà không đếm xỉa gì tới các hạn chế của luân lý và thấy rõ điều ấy cuối cùng sẽ có nghĩa như thế nào. Trong cuốn The Philosophy of the Boudoir, de Sade viết rằng việc sát hại Vua Louis XVI không đủ đem lại tự do cách mạng hằng mong muốn. Luân lý tính của trật tự xã hội và chính trị đâu có chết sau khi nhà vua bị chặt đầu! Làm thế nào để triệt hạ cho bằng được cái luân lý tính ấy? Là người đầu tiên sử dụng lối nói, de Sade viết rằng việc sát hại nhà vua kia phải được tiếp nối bằng việc “sát hại Thiên Chúa”. Chỉ khi nào bãi bỏ được cái nền luân lý do Ông Vua Thần Thánh kia biểu tượng thì con người mới thực sự tự biểu lộ qua cái viên mãn của một cuộc hiện sinh khiêu dâm. Điều ấy, sau việc giết vua và giết Chúa, phải bao gồm cả việc giết người nữa. De Sade nhận ra và mô tả trong tác phẩm của mình một thứ luận lý chắc nịch về khiêu dâm: làm tình bên ngoài trật tự luân lý cuối cùng sẽ dẫn tới sát nhân và cái chết. Ông Hầu Tước chắc chẳng ngạc nhiên bao nhiêu khi FBI, trong một cuộc nghiên cứu về sát nhân, cho biết: khiêu dâm là ý thích thông thường nhất của các tên sát nhân hàng loạt. Như một tội phạm sát nhân và là người xách nhiễu tình dục trẻ em từng nói với Ủy Ban Meese: “Hiệu quả của khiêu dâm đối với tôi thật tàn hại. Tôi mất hết ý thức về thuần phong và tôn trọng sự sống con người”.
Khiêu dâm dẫn tới tự hủy
Ngày nay, người ta xem ra không học được bài học nào trên đây của Euripides vì ông ta đâu có được kể tên trên học trình hiện nay. Nhưng một sứ điệp y hệt đang trồi lên một cách rõ nét trong các phim khiếp đảm tân thời. Lời dạy không thay đổi và gần như không cố ý của những cuốn phim trên là như thế này: nếu bạn hoang dâm, bạn sẽ chết. Điều ấy được phát biểu một cách không chải chuốt trong những phim giết người (slasher movies) như Friday the 13th (Thứ Sáu Mười Ba), trong đó, việc làm tình trước hôn nhân của thiếu niên đã làm gia tốc việc xuất hiện của con quái vật, m ột con vật sẽ đóng cọc qua tim hay đóng búa vào đầu những người hoang dâm. Tuy nhiên, một cách bàn bạc có tính tân kỳ hơn về đề tài này tìm thấy trong Aliens 3, là cuốn thứ ba trong bộ bốn cuốn phim khiếp đảm.
Trong cuốn phim khiếp đảm có tính giả tưởng khoa học này, các tội phạm đàn ông lì lợm nhất đã bị cách ly trên một hành tinh không có người ở, nơi đó họ phải tự xoay sở mà sống. Nhận ra nhu cầu phải thiết lập một trật tự chính trị, các tù nhân đã chọn lời thề giữ mình trong sạch làm nguyên tắc nền tảng. Nhờ thế, họ có thể sống một cách thoải mái trong lối sống gần như đan viện này. Tuy nhiên, sau đó, người ta gửi tới họ một nữ phi công tên Ripley. Cô ta phá bỏ lời thề bằng cách ăn nằm với vị bác sĩ của các tù nhân. Vì thế, lẽ dĩ nhiên, vị bác sĩ này phải chết trong tay con quái vật. Ripley cố gắng chiến đấu với con quái vật đó, nhưng không thành công. Vì luật sắt của loại phim khiếp đảm đòi buộc chỉ có trinh nữ mới có thể đánh bại quái vật mà thôi. Thực ra, ta thấy trứng của con quái vật đã được ‘cấy’ vào Ripley ngay trong chuyến du hành cô tới đây. Tính biểu tượng ở đây khá hoàn bị: con quái vật thực sự chính là Eros; nó vốn không bị trói buộc bởi trật tự luân lý và đã nằm sẵn trong chính bản ngã ta khi ta đầu hàng nó. Khỏi cần nói ta cũng thấy rằng sự phản bội của Ripley đối với nguyên tắc nền tảng của hành tinh này sẽ đem tai họa lại cho mọi cư dân của nó. Cô ta chỉ có thể tự cứu chuộc mình qua một hành vi hoàn toàn tự hiến sinh bằng cách tự gieo mình vào chảo kim khí nóng chẩy, trong khi con quái vật xé nát lồng ngực cô ra. Cô ta lao mình xuống đó trong trạng thái vươn hai cánh tay ra như hình thập tự. Một lần nữa, ta lại thấy Eros hoàn toàn phóng túng đã dẫn tới sự tự hủy hoàn toàn, dù có đôi chút ý nghĩa cứu chuộc, như trong trường hợp này.
Điều duy nhất có thể thuần thục hóa được Eros và hướng nó tới một cùng đích có thể thoả mãn được đam mê tính dục là tình yêu, là thứ tình sẽ dẫn Eros ra khỏi sự chết, và đúng hơn, theo nghĩa đen, dẫn nó tới sự sống mới. Khi một con người đặc thù nào đó trở thành đối tượng của tình yêu, thì không ai có thể thay thế người này được. Tình yêu đòi độc chiếm, và tính độc chiếm đó, ta tìm thấy nơi hôn nhân. Thèm muốn nên một trong kết hợp phu phụ cũng là thèm khát được mầu mỡ đơm bông kết trái. Việc hiến thân trong mê dại và toàn diện của hành vi phu phụ là một khẳng nhận đầy hân hoan khả thể muốn có được nhiều hơn, nơi con cái.
Văn minh là biết nhận người khác như một hữu thể nhân bản
Khiêu dâm là một lừa dối, một giả mạo vì nó mô tả “tình yêu” mà chả có tình yêu chút nào. Khi con người kia không được yêu thương, thì khiêu dâm quả chỉ đòi hỏi việc phi nhân bản vị (depersonalization) và tính nặc danh. Với tính dục khiêu dâm, việc thay ‘ngựa’ không những là việc có thể chấp nhận được mà còn chủ yếu nữa. Như nhà thần học Josef Pieper từng nói, khiêu dâm lột bỏ chiếc lá che khỏi các bộ phận sinh dục và đặt nó vào mặt con người. Khiêu dâm không phải chỉ lột bỏ áo quần người dự cuộc; nó lột bỏ chính tính người của họ.
Hành vi chính yếu của văn minh là nhìn nhận người khác như một hữu thể nhân bản. Khiêu dâm ‘treo chén’, nếu không muốn nói là kết liễu, hành vi nhìn nhận kia vì nó phi nhân hóa cả đối tượng lẫn chủ thể. Solzhenitsyn có lần tự hỏi, “nếu mất đi các ý niệm tốt xấu, thì ta còn lại gì? Chẳng còn lại gì hết ngoại trừ sự thao túng lẫn nhau. Ta sẽ thoái hóa xuống hàng thú vật”. Câu nói của Solzhenitsyn cho thấy rõ các vấn đề chính trị của khiêu dâm. Làm thế nào cai trị được các con vật? Chúng có cần tự do ngôn luận hay không?
Giải pháp thay thế
Giải pháp thay thế cho khiêu dâm không làm người ta mất tự do như Forman nghĩ, nhưng giúp duy trì sự tự do đó. Kiểm duyệt khiêu dâm là dấu chỉ của một xã hội lành mạnh về luân lý, một xã hội biết phân biệt giữa tục tĩu nhầy nhụa và tự do ngôn luận. Từ thời các vị lập quốc cho tới những ngày gần đây, nước Mỹ vẫn là nơi không những ngăn cấm văn hóa khiêu dâm hạng nặng mà còn dùng luật lệ và thuần phong mỹ tục mà khích lệ các cuộc sống đức hạnh. Các ảnh hưởng có tính đào luyện này cho người ta thấy rõ: việc làm tình nằm trong bối cảnh gia đình. Lời dạy dỗ đó không phải là kết quả của thẹn thùa (prudery), mà là hoa trái của khôn ngoan chính trị và luân lý, vốn tạo căn bản cho một xã hội tự do.
Thiếu vắng kiểm duyệt là dấu chỉ của một xã hội không còn chú ý chi tới các phân biệt trên hay đã đánh mất khả năng thực hiện các phân biệt ấy. Chính vì thế, việc luật pháp thừa nhận cho khiêu dâm hiện hữu gây hại tới cả những người không sử dụng nó. Tại hầu hết các sạp báo (hay các máy TV cáp hệ), người ta thường thấy tạp chí Playboy nằm cạnh tạp chí Good Housekeeping. Người có suy nghĩ học được gì khi thấy cái lối sắp xếp cận kề quái dị đó? Vì lối sống do Playboy tuyên truyền chắc chắn thù nghịch với lối sống do tạp chí nội trợ kia chủ trương. Thế nhưng ở đây, chúng nằm kề nhau, mời bạn tự do chọn lựa! Nói cách khác, chắc người ấy sẽ thấy ra điều này: đây chỉ là vấn đề công chúng dửng dưng đối với việc sử dụng đúng hay sử dụng không đúng việc làm tình mà thôi. Nói chính xác hơn, việc bán buôn hợp lệ các văn hóa phẩm khiêu dâm muốn dạy người ta rằng: chẳng có sự phân biệt nào cả. Nếu người ta chịu học bài học này, thì đường ranh phân cách làm gì còn nữa? Nếu làm tình chỉ còn là một hình thức chơi vui hay giải trí, thì có gì là sai khi người ta kê gian (sodomy), đồng dâm nam (pederasty) hay ngay cả loạn luân? Chúng ta từng xuống sâu con đường này đến độ ngày nay, công chúng chỉ còn lại một chống đỡ duy nhất chống lại khiêu dâm là việc bảo vệ trẻ em. Mọi luận chứng khác đều biến mất hết.
Trong tình thế ấy, cố gắng tái lập kiểm duyệt trong đoản kỳ là một việc khó khăn và gần như không hữu hiệu về phương diện chính trị. Cố gắng ấy đã không thành công với Augustus Caesar, người đã cố gắng tái lập việc kiểm duyệt nhưng đã thất bại không ngăn được đà thoái hóa của xã hội La Mã. Điều đầu tiên cần có và quan trọng hơn nhiều là tái lập tính nhậy cảm đối với việc ngăn cấm chống lại sự mạo phạm (desecration) tính dục. Việc tái lập này không phải chỉ là việc của tôn giáo, mà phải là quan tâm chính trị sâu xa đối với tương lai của tự do. Tự do ấy đang bị lâm nguy lớn do hậu quả của khiêu dâm. Làm tình quan trọng đến độ lạm dụng nó đã trở thành phương tiện chính để người ta triệt hạ văn hóa và trật tự chính trị. Chúng ta đã tự làm cho mình mù lòa không nhìn ra mối liên kết giữa văn hóa khiêu dâm và việc tan vỡ gia đình (những người có con hiện chỉ chiếm 25% dân số Mỹ), tội ác tràn lan về tình dục (tăng 236 lần tại các trường công kể từ năm 1994), số con cái đẻ hoang gia tăng một cách ngoại thường (một trong ba trẻ mới sinh), phá thai (một triệu rưỡi một năm), và hiện tượng thô tục hóa nền văn hóa của ta một cách không kiêng nể. Ấy thế mà dù văn hóa khiêu dâm đang làm xã hội ta băng hoại như thế, vẫn không thấy một ai dám nhắc đến nó như nguyên nhân chính gây ra cảnh sa đọa của ta. Livy đề cập tới loại tê liệt trên khi ông than tiếc cảnh xuống dốc của Rôma xưa: “Ta đã tới ngày không còn chịu được cái xấu của mình và phương thuốc chữa trị các cái xấu đó”. Liệu ta có nên than thở như bà Agave của Euripides: “Dionysius đã đánh bại chúng ta. Ta thấy điều ấy quá trễ rồi”?
Theo Robert R. Reilly, InsideCatholic.com 18-02-2009
Tại nhiều thành phố lớn của Mỹ, các khu hào nhoáng trước đây vốn chứa những rạp chiếu bóng, những tiệm sách khiêu dâm và nhiều ổ múa cởi truồng đã biến đi, nhường chỗ cho những cao ốc tráng lệ dùng làm văn phòng hay những tiệm cà phê sang trọng. Có phải dấu chỉ canh tân đô thị ấy cũng có nghĩa việc canh tân luân lý hay không? Phải chăng nước Mỹ, sau cùng, đã chán chường cái trò khiêu dâm kia? Bất hạnh thay, không hẳn như vậy. Kỹ nghệ khiêu dâm chỉ rời địa điểm từ những khu phố nội thành tới một chỗ còn gây hại hơn nữa, đó chính là gia đình, nơi nó xâm nhập một cách nhẹ nhàng nhờ những phương tiện kỹ thuật tân tiến nhất.
Tờ U.S. News and World Report số ngày 10 tháng Hai năm 1997, tiết lộ nước Mỹ đã sa lầy một cách sâu xa ra sao trong việc mô tả mồn một những tồi tệ về tình dục của mình. Và một trong các dấu chỉ của thời đại là bài báo về khiêu dâm được dùng làm bìa này đã được trình bày trong phần “Kinh Doanh và Kỹ Thuật”. Bài báo này cho hay: văn hóa khiêu dâm hạng nặng hiện đã trở thành một kỹ nghệ trị giá tới 8 tỷ mỹ kim. Một bài báo khác, tựa là “Khiêu Dâm Đi Vào Chính Dòng” (Porn Goes Mainstream) cũng được đăng trong phần “Kinh Doanh”, nhưng của tạp chí Time số ngày 7 tháng Chín năm 1998, còn ước lượng lớn hơn thế, cho rằng kỹ nghệ ấy đạt tới 10 tỷ mỹ kim. Điểm giống nhau của hai bài báo ấy là: văn hóa khiêu dâm hạng nặng hiện vượt quá số thu nhập của mọi cuốn phim của Hollywood chiếu tại các rạp trong nước và hơn hẳn mọi doanh nghiệp nhạc rock và nhạc “đồng quê” (country music) gộp lại. Năm 1996, 665 triệu cuốn video khiêu dâm hạng nặng đã được thuê bao, hơn hai cuốn cho mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ em tại Mỹ. Tình dục hiển thị đã trở thành yếu tố quyết định đối với các tiệm video, các công ty vận chuyển đường dài như AT&T, các công ty truyền hình cáp hệ (cable companies) như Time Warner và Tele-Communications, Inc., cũng như các hệ thống khách sạn như Marriott, Hyatt, và Holiday Inn. Thêm vào đó, còn có khoảng 100,000 trang mạng khiêu dâm trên Liên Mạng, cung ứng hàng triệu các hình ảnh khiêu dâm hạng nặng, mà một số người ta còn có thể “hành động qua lại” (interactive) được. Văn hóa khiêu dâm quả đã trở thành chính dòng. Làm thế nào một việc như thế lại có thể xẩy ra?
Dân chủ trị sản sinh ra khiêu dâm trị
Một câu giải đáp đã được Milos Forman đưa ra. Ông này vốn là nhà đạo diễn của The People vs. Larry Flynt, một cuốn phim nói về nhà xuất bản của tạp chí Hustler. Để bênh vực cho cuốn phim của mình, Forman cho rằng dù ta không thích văn hóa khiêu dâm, nó vẫn hết sức chủ yếu đối với nền tự do của ta. Ông ta lấy kinh nghiệm bản thân đã sống dưới hai chế độ Quốc Xã và Cộng Sản để minh họa tầm quan trọng của Tu Chính Án Thứ Nhất. Forman chủ trương rằng: nếu ta cho phép hủy diệt một hình thức ngôn luận dựa vào ý kiến của một số người không thích hình thức ấy, thì ta không thể không cho phép việc hủy diệt bất cứ hình thức ngôn luận nào. Bác bỏ một chọn lựa, là bác bỏ mọi sự chọn lựa khác. Đã nhận là nhận tất cả. Đã bác bỏ là bác bỏ tất cả. Dân chủ trị phải sản sinh ra khiêu dâm trị, vì xem ra dân chủ là phải được hoàn toàn tự do chọn lựa bất cứ điều gì mình muốn.
Ngày nay, một quan điểm như trên ít còn bị ai coi là cực đoan nữa. Dù sao, chính Tối Cao Pháp Viện, trong phán quyết Planned Parenthood vs. Casey năm 1992 đã phát biểu rằng: “Ở tâm điểm của tự do, chính là quyền người ta được tự xác định lấy ý niệm riêng của mình về hiện hữu, về ý nghĩa, về vũ trụ và về lẽ huyền nhiệm của sự sống con người”. Áp dụng thứ triết lý “giải phóng” ấy vào văn hóa khiêu dâm, Chánh Án Liên Bang của New Jersy là Alfred Wolin đã nghiêng về phía hai tên ấu dâm, lúc ấy đang thách thức lệnh cấm văn hóa khiêu dâm tại cơ sở cải tạo Avenel của tiểu bang dành cho các phạm nhân liên tiếp phạm tội tình dục. Và Tòa Thượng Thẩm thứ 9 ở San Fransisco đã phán quyết là vi hiến lệnh của một quận thuộc tiểu bang Arizona cấm không cho vẽ hình loã thể tại các phòng giam của quận
Nếu thứ triết lý đứng đàng sau phán quyết Casey mà đúng, thì chủ trương của Forman cũng đúng luôn. Và nếu cứ như thế, thì kết cục không còn tiêu chuẩn nào nữa để phân biệt giữa khiêu khâm và các hình thức ngôn luận khác, tất cả chỉ tùy ở khiếu thưởng thức của bản thân mình mà thôi. Việc nhìn nhận rộng rãi đối với quan điểm này đã mở rộng cửa cho văn hóa khiêu dâm hạng nặng tràn vào. Chỉ có vấn đề là việc tràn ngập này đe dọa chính nền dân chủ đã từng cho phép nó tràn vào.
Chìa khóa tự do là đức hạnh
Lý do: chìa khóa của tự do không phải là việc tự do chọn lựa. Như ta biết trong trường hợp Cộng Hòa Weimar, người dân được tự do chọn lựa bất cứ điều gì, kể cả Hitler. Thực ra, như các nhà lập quốc của Hoa Kỳ từng chủ trương, chìa khóa của tự do chính là đức hạnh (virtue). Chỉ có con người đức hạnh mới có khả năng biết đồng ý cách hợp lý vì chỉ có lý trí của con người đức hạnh mới không bị các lý giải thường tình của tội ác phủ mây mù. Tội ác luôn luôn làm độc khả năng phán đoán. Bất chấp các định chế của họ có dân chủ đến đâu, những con người bị yếu liệt về luân lý không thể nào tự do được. Và những người đã trở thành nô lệ cho dục vọng của mình chắc chắn cũng trở thành nô lệ cho những tên bạo chúa. Chính vì thế, các vị lập quốc của Mỹ đã xây dựng sự thành công của nền dân chủ Mỹ trên đức hạnh của người dân Mỹ.
Dưới ánh sáng trên, quả là sai lầm hay xuyên tạc theo kiểu Orwell khi cho rằng nước Mỹ tự do vì nó đã sản xuất ra văn hóa khiêu dâm hạng nặng, như Forman vốn nghĩ. Các tác giả của Tu Chính Án Thứ Nhất chắc chắn nghĩ ngược lại, mà cho rằng: việc chấp nhận văn hóa khiêu dâm sẽ đưa tới chỗ hủy diệt khả năng tự do của ta, cả theo nghĩa bản thân lẫn nghĩa chính trị, và do đó phải bị nghiêm cấm.
Các vị lập quốc của Mỹ từng ngăn cấm văn hóa khiêu dâm không những vì nó phá hoại đức hạnh, nhưng vì nó còn tấn công cả nền tảng chính trị của xã hội nữa. Dù phần lớn được tiêu thụ một cách tư riêng, nhưng khiêu dâm đã trở thành một vấn đề chính trị khi được phổ biến vì nó phá hoại đức trong sạch (chastity). Trong sạch không phải chỉ là một nhân đức luân lý; nó còn cần thiết đối với trật tự chính trị. Trong sạch là thành phần yếu tính đối với việc vận hành của cốt lõi chính thể. A-rít-tốt không khởi đầu cuốn The Politics bằng một cá nhân nhưng bằng việc mô tả một người đàn ông và một người đàn bà sống với nhau trong một gia đình. Không có gia đình ấy thì toàn bộ xã hội không hiện tồn. Một gia đình lành mạnh phải được đặt căn bản trên liên hệ tính dục độc hữu giữa một người chồng và một người vợ. Chỉ riêng gia đình mới có khả năng đem lại sự ổn định cần thiết cho mối liên hệ sâu xa mà sự kết hợp tính dục vừa biểu tượng vừa keo sơn gắn bó, và cho phúc lợi của con cái vốn từ đó phát sinh ra. Phạm đến đức trong sạch không những phá hoại gia đình, mà còn phá hoại cả toàn bộ xã hội nữa. Cho nên, ta có thể gọi đức trong sạch là nguyên tắc chính trị đầu hết.
Phá hoại mối liên kết tính dục của vợ chồng
Không gì phá hoại mối liên kết tính dục của vợ chồng bằng văn hóa khiêu dâm. Như cha
James Schall từng viết trên Crisis, “Bất cứ khi nào ta tìm khoái lạc mà không đặt cơ sở đúng sai của nó trên hành động trong đó nó hiện hữu, là ta tách rời khoái lạc, hay hành động, ra khỏi thực tại”. Văn hóa khiêu dâm tách biệt hành động thể lý của làm tình và khóai lạc nó đem lại ra khỏi thực tại bằng cách biến nó thành một đồ vật để ngắm nghía. Văn hóa khiêu dâm thu gọn hành vi phu thê vào một biến cố có tính tuyến hộ (glandular); nó không thể “nhìn” hành vi kia như một hành vi yêu thương, cùng lắm chỉ như những người làm tình. Nhưng như John Wayne có lần phát biểu, tình dục không phải là một môn thể thao dành cho khán giả (spectator sport).
Biến việc làm tình thành một vật để nhìn là giật gân hóa nó và tách biệt nó khỏi hậu cảnh kết hợp và phụ tạo (procreative) của nó. Văn hóa khiêu dâm biến thành phần thành toàn bộ và biến phương tiện thành mục đích. Làm thế, nó đã dối trá về điều nó muốn trưng bày: chính bản chất của bộ phận sinh dục đã bị bác bỏ. Vì chúng hoàn toàn vô sinh (sterile). Văn hóa khiêu dâm loại bỏ việc thụ thai, vì theo lẽ tự nhiên, khả thể có thai đã qui hướng việc làm tình theo một mục đích bên trong gia đình. (Nếu coi việc làm tình có tính sản sinh, thì việc mô tả về nó gần như không bao giờ bị coi là khiêu dâm cả. Đó chính là lý do khiến các hình ảnh sinh nở trong nghệ thuật thị tộc của Phi Châu, như các hình ảnh âm hộ hay nhũ hoa phần lớn quá khổ của họ, không bao giờ bị coi là khiếm nhã cả về ý hướng lẫn hiệu quả). Việc vi phạm tới mối liên hệ nhân bản căn rễ giữa vợ chồng đã gieo họa cho toàn bộ trật tự xã hội và chính trị. Nếu đức trong sạch cần thiết, không thể không có, đối với trật tự chính trị, thì nền chính trị của khiêu dâm quả là hỗn mang, và sự hỗn mang này chắc chắn sẽ dẫn tới chế độ bạo quyền.
Người xưa hiểu rõ điều trên. Euripides và các nhà Cổ Điển Hy Lạp, vốn được các nhà lập quốc Mỹ học hỏi, biết rất rõ rằng Eros (tình yêu nhục dục) không phải là một trò đùa. Trong The Bacchae, Euripides chứng minh cho thấy việc làm tình sẽ bất ổn xiết bao khi tách nó ra khỏi trật tự luân lý. Khi Dionysus viếng thăm Thebes, ông dụ Vua Penthius bí mật đi coi các phụ nữ loã thể đang khiêu vũ tại sườn núi phía địch thù l à ph ía c ủa Dionysus. Vì Penthius sa ngã, chiều theo ham muốn xác thịt, nên trật tự chính trị của ông xụp đổ, và bà mẹ ông là hoàng thái hậu Agave chỉ còn biết tiếp nhận thủ cấp con trong lòng.
Bài học khá rõ: một khi buông lỏng Eros ra khỏi các ràng buộc của gia đình, thì các đam mê sẽ chiếm hữu linh hồn. Chiều theo chúng là một hình thức điên loạn vì các thèm muốn xác thịt không được qui về một cùng đích nào có thể làm chúng thỏa mãn. Thèm khát ấy không bao giờ no thỏa. Nguyên khối lượng văn hóa khiêu dâm đủ để minh chứng điều ấy. Tại sao lại có quá nhiều thứ văn hóa ấy? Vì khiêu dâm chỉ nói về một chuyện, nên các khả thể nói về nó hiển nhiên phải hạn chế mới đúng chứ, cùng lắm chỉ để làm tài liệu. Như thế chỉ cần một bộ gồm một ngàn phim khiêu dâm là đủ rồi mới đúng chứ. Nhưng rõ ràng không phải thế, vì trên thực tế có cả hàng ngàn phim khiêu dâm như vậy. Mỗi tuần, riêng tại Mỹ mà thôi, có đến 150 phim được sản xuất, mỗi năm có tới 8,000 phim. Thêm vào đó, còn có hàng triệu hình ảnh khiêu dâm trên liên mạng và vô vàn tạp chí khiêu dâm hàng tháng. Ấy thế nhưng hình như vẫn không đủ, vẫn thiếu. “Không bao giờ đủ” chính là khủng hoảng thèm thuồng và là công thức đem tới thảm họa chính trị. Vì hứa hẹn một điều mà nó không có khả năng đem tới, nên sau cùng nền văn hóa khiêu dâm này chỉ đem lại một cảm thức bị phản bội. Sự vô nghĩa phù phiếm, nội tại ngay trong văn hóa khiêu dâm, rốt cuộc sẽ sản sinh ra giận dữ dẫn tới bạo lực, chán nản dẫn tới tự hủy.
Khiêu dâm từng được cố tình sử dụng như một thứ thuốc mê hoặc về xã hội và chính trị trong thời buổi có những thay đổi cách mạng. Để chuẩn bị cho Cách Mạng Pháp, nhóm Jacobins từng làm Paris tràn ngập văn hóa khiêu dâm. Còn có ai hiểu nền chính trị của khiêu dâm hay hơn Marquis de Sade, nhà khiêu dâm hàng đầu? De Sade từng hết sức thèm khát dục vọng xác thân mà không đếm xỉa gì tới các hạn chế của luân lý và thấy rõ điều ấy cuối cùng sẽ có nghĩa như thế nào. Trong cuốn The Philosophy of the Boudoir, de Sade viết rằng việc sát hại Vua Louis XVI không đủ đem lại tự do cách mạng hằng mong muốn. Luân lý tính của trật tự xã hội và chính trị đâu có chết sau khi nhà vua bị chặt đầu! Làm thế nào để triệt hạ cho bằng được cái luân lý tính ấy? Là người đầu tiên sử dụng lối nói, de Sade viết rằng việc sát hại nhà vua kia phải được tiếp nối bằng việc “sát hại Thiên Chúa”. Chỉ khi nào bãi bỏ được cái nền luân lý do Ông Vua Thần Thánh kia biểu tượng thì con người mới thực sự tự biểu lộ qua cái viên mãn của một cuộc hiện sinh khiêu dâm. Điều ấy, sau việc giết vua và giết Chúa, phải bao gồm cả việc giết người nữa. De Sade nhận ra và mô tả trong tác phẩm của mình một thứ luận lý chắc nịch về khiêu dâm: làm tình bên ngoài trật tự luân lý cuối cùng sẽ dẫn tới sát nhân và cái chết. Ông Hầu Tước chắc chẳng ngạc nhiên bao nhiêu khi FBI, trong một cuộc nghiên cứu về sát nhân, cho biết: khiêu dâm là ý thích thông thường nhất của các tên sát nhân hàng loạt. Như một tội phạm sát nhân và là người xách nhiễu tình dục trẻ em từng nói với Ủy Ban Meese: “Hiệu quả của khiêu dâm đối với tôi thật tàn hại. Tôi mất hết ý thức về thuần phong và tôn trọng sự sống con người”.
Khiêu dâm dẫn tới tự hủy
Ngày nay, người ta xem ra không học được bài học nào trên đây của Euripides vì ông ta đâu có được kể tên trên học trình hiện nay. Nhưng một sứ điệp y hệt đang trồi lên một cách rõ nét trong các phim khiếp đảm tân thời. Lời dạy không thay đổi và gần như không cố ý của những cuốn phim trên là như thế này: nếu bạn hoang dâm, bạn sẽ chết. Điều ấy được phát biểu một cách không chải chuốt trong những phim giết người (slasher movies) như Friday the 13th (Thứ Sáu Mười Ba), trong đó, việc làm tình trước hôn nhân của thiếu niên đã làm gia tốc việc xuất hiện của con quái vật, m ột con vật sẽ đóng cọc qua tim hay đóng búa vào đầu những người hoang dâm. Tuy nhiên, một cách bàn bạc có tính tân kỳ hơn về đề tài này tìm thấy trong Aliens 3, là cuốn thứ ba trong bộ bốn cuốn phim khiếp đảm.
Trong cuốn phim khiếp đảm có tính giả tưởng khoa học này, các tội phạm đàn ông lì lợm nhất đã bị cách ly trên một hành tinh không có người ở, nơi đó họ phải tự xoay sở mà sống. Nhận ra nhu cầu phải thiết lập một trật tự chính trị, các tù nhân đã chọn lời thề giữ mình trong sạch làm nguyên tắc nền tảng. Nhờ thế, họ có thể sống một cách thoải mái trong lối sống gần như đan viện này. Tuy nhiên, sau đó, người ta gửi tới họ một nữ phi công tên Ripley. Cô ta phá bỏ lời thề bằng cách ăn nằm với vị bác sĩ của các tù nhân. Vì thế, lẽ dĩ nhiên, vị bác sĩ này phải chết trong tay con quái vật. Ripley cố gắng chiến đấu với con quái vật đó, nhưng không thành công. Vì luật sắt của loại phim khiếp đảm đòi buộc chỉ có trinh nữ mới có thể đánh bại quái vật mà thôi. Thực ra, ta thấy trứng của con quái vật đã được ‘cấy’ vào Ripley ngay trong chuyến du hành cô tới đây. Tính biểu tượng ở đây khá hoàn bị: con quái vật thực sự chính là Eros; nó vốn không bị trói buộc bởi trật tự luân lý và đã nằm sẵn trong chính bản ngã ta khi ta đầu hàng nó. Khỏi cần nói ta cũng thấy rằng sự phản bội của Ripley đối với nguyên tắc nền tảng của hành tinh này sẽ đem tai họa lại cho mọi cư dân của nó. Cô ta chỉ có thể tự cứu chuộc mình qua một hành vi hoàn toàn tự hiến sinh bằng cách tự gieo mình vào chảo kim khí nóng chẩy, trong khi con quái vật xé nát lồng ngực cô ra. Cô ta lao mình xuống đó trong trạng thái vươn hai cánh tay ra như hình thập tự. Một lần nữa, ta lại thấy Eros hoàn toàn phóng túng đã dẫn tới sự tự hủy hoàn toàn, dù có đôi chút ý nghĩa cứu chuộc, như trong trường hợp này.
Điều duy nhất có thể thuần thục hóa được Eros và hướng nó tới một cùng đích có thể thoả mãn được đam mê tính dục là tình yêu, là thứ tình sẽ dẫn Eros ra khỏi sự chết, và đúng hơn, theo nghĩa đen, dẫn nó tới sự sống mới. Khi một con người đặc thù nào đó trở thành đối tượng của tình yêu, thì không ai có thể thay thế người này được. Tình yêu đòi độc chiếm, và tính độc chiếm đó, ta tìm thấy nơi hôn nhân. Thèm muốn nên một trong kết hợp phu phụ cũng là thèm khát được mầu mỡ đơm bông kết trái. Việc hiến thân trong mê dại và toàn diện của hành vi phu phụ là một khẳng nhận đầy hân hoan khả thể muốn có được nhiều hơn, nơi con cái.
Văn minh là biết nhận người khác như một hữu thể nhân bản
Khiêu dâm là một lừa dối, một giả mạo vì nó mô tả “tình yêu” mà chả có tình yêu chút nào. Khi con người kia không được yêu thương, thì khiêu dâm quả chỉ đòi hỏi việc phi nhân bản vị (depersonalization) và tính nặc danh. Với tính dục khiêu dâm, việc thay ‘ngựa’ không những là việc có thể chấp nhận được mà còn chủ yếu nữa. Như nhà thần học Josef Pieper từng nói, khiêu dâm lột bỏ chiếc lá che khỏi các bộ phận sinh dục và đặt nó vào mặt con người. Khiêu dâm không phải chỉ lột bỏ áo quần người dự cuộc; nó lột bỏ chính tính người của họ.
Hành vi chính yếu của văn minh là nhìn nhận người khác như một hữu thể nhân bản. Khiêu dâm ‘treo chén’, nếu không muốn nói là kết liễu, hành vi nhìn nhận kia vì nó phi nhân hóa cả đối tượng lẫn chủ thể. Solzhenitsyn có lần tự hỏi, “nếu mất đi các ý niệm tốt xấu, thì ta còn lại gì? Chẳng còn lại gì hết ngoại trừ sự thao túng lẫn nhau. Ta sẽ thoái hóa xuống hàng thú vật”. Câu nói của Solzhenitsyn cho thấy rõ các vấn đề chính trị của khiêu dâm. Làm thế nào cai trị được các con vật? Chúng có cần tự do ngôn luận hay không?
Giải pháp thay thế
Giải pháp thay thế cho khiêu dâm không làm người ta mất tự do như Forman nghĩ, nhưng giúp duy trì sự tự do đó. Kiểm duyệt khiêu dâm là dấu chỉ của một xã hội lành mạnh về luân lý, một xã hội biết phân biệt giữa tục tĩu nhầy nhụa và tự do ngôn luận. Từ thời các vị lập quốc cho tới những ngày gần đây, nước Mỹ vẫn là nơi không những ngăn cấm văn hóa khiêu dâm hạng nặng mà còn dùng luật lệ và thuần phong mỹ tục mà khích lệ các cuộc sống đức hạnh. Các ảnh hưởng có tính đào luyện này cho người ta thấy rõ: việc làm tình nằm trong bối cảnh gia đình. Lời dạy dỗ đó không phải là kết quả của thẹn thùa (prudery), mà là hoa trái của khôn ngoan chính trị và luân lý, vốn tạo căn bản cho một xã hội tự do.
Thiếu vắng kiểm duyệt là dấu chỉ của một xã hội không còn chú ý chi tới các phân biệt trên hay đã đánh mất khả năng thực hiện các phân biệt ấy. Chính vì thế, việc luật pháp thừa nhận cho khiêu dâm hiện hữu gây hại tới cả những người không sử dụng nó. Tại hầu hết các sạp báo (hay các máy TV cáp hệ), người ta thường thấy tạp chí Playboy nằm cạnh tạp chí Good Housekeeping. Người có suy nghĩ học được gì khi thấy cái lối sắp xếp cận kề quái dị đó? Vì lối sống do Playboy tuyên truyền chắc chắn thù nghịch với lối sống do tạp chí nội trợ kia chủ trương. Thế nhưng ở đây, chúng nằm kề nhau, mời bạn tự do chọn lựa! Nói cách khác, chắc người ấy sẽ thấy ra điều này: đây chỉ là vấn đề công chúng dửng dưng đối với việc sử dụng đúng hay sử dụng không đúng việc làm tình mà thôi. Nói chính xác hơn, việc bán buôn hợp lệ các văn hóa phẩm khiêu dâm muốn dạy người ta rằng: chẳng có sự phân biệt nào cả. Nếu người ta chịu học bài học này, thì đường ranh phân cách làm gì còn nữa? Nếu làm tình chỉ còn là một hình thức chơi vui hay giải trí, thì có gì là sai khi người ta kê gian (sodomy), đồng dâm nam (pederasty) hay ngay cả loạn luân? Chúng ta từng xuống sâu con đường này đến độ ngày nay, công chúng chỉ còn lại một chống đỡ duy nhất chống lại khiêu dâm là việc bảo vệ trẻ em. Mọi luận chứng khác đều biến mất hết.
Trong tình thế ấy, cố gắng tái lập kiểm duyệt trong đoản kỳ là một việc khó khăn và gần như không hữu hiệu về phương diện chính trị. Cố gắng ấy đã không thành công với Augustus Caesar, người đã cố gắng tái lập việc kiểm duyệt nhưng đã thất bại không ngăn được đà thoái hóa của xã hội La Mã. Điều đầu tiên cần có và quan trọng hơn nhiều là tái lập tính nhậy cảm đối với việc ngăn cấm chống lại sự mạo phạm (desecration) tính dục. Việc tái lập này không phải chỉ là việc của tôn giáo, mà phải là quan tâm chính trị sâu xa đối với tương lai của tự do. Tự do ấy đang bị lâm nguy lớn do hậu quả của khiêu dâm. Làm tình quan trọng đến độ lạm dụng nó đã trở thành phương tiện chính để người ta triệt hạ văn hóa và trật tự chính trị. Chúng ta đã tự làm cho mình mù lòa không nhìn ra mối liên kết giữa văn hóa khiêu dâm và việc tan vỡ gia đình (những người có con hiện chỉ chiếm 25% dân số Mỹ), tội ác tràn lan về tình dục (tăng 236 lần tại các trường công kể từ năm 1994), số con cái đẻ hoang gia tăng một cách ngoại thường (một trong ba trẻ mới sinh), phá thai (một triệu rưỡi một năm), và hiện tượng thô tục hóa nền văn hóa của ta một cách không kiêng nể. Ấy thế mà dù văn hóa khiêu dâm đang làm xã hội ta băng hoại như thế, vẫn không thấy một ai dám nhắc đến nó như nguyên nhân chính gây ra cảnh sa đọa của ta. Livy đề cập tới loại tê liệt trên khi ông than tiếc cảnh xuống dốc của Rôma xưa: “Ta đã tới ngày không còn chịu được cái xấu của mình và phương thuốc chữa trị các cái xấu đó”. Liệu ta có nên than thở như bà Agave của Euripides: “Dionysius đã đánh bại chúng ta. Ta thấy điều ấy quá trễ rồi”?
Theo Robert R. Reilly, InsideCatholic.com 18-02-2009
Thông Báo
Cáo phó: Nữ tu Terêxa Nguyễn thị Linh vừa tạ thế tại Hà Nội
Hội Dòng MTG Hà Nội
08:41 02/04/2009
CÁO PHÓ
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga. 11,25)
Trong niềm hy vọng vào sự phục sinh của Chúa Kitô,
Hội Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội và gia đình trân trọng kính báo:
NỮ TU TÊRÊXA NGUYỄN THỊ LINH
Sinh ngày: 14 tháng 12 năm 1966
Nguyên quán: Nghĩa Ải, Hợp Thanh, Mỹ Đức, Hà Tây
Nhập Dòng: năm 1988
Khấn Dòng ngày: 14 tháng 9 năm 1998
Đã được Chúa gọi về lúc 4 giờ 15 phút, ngày 1 tháng 4 năm 2009
Hưởng dương 43 tuổi, 21 năm nhập Dòng, 11 năm khấn Dòng.
Thánh lễ nhập quan cử hành lúc 13 giờ, ngày 1 năm 4 năm 2009
Tại Tu viện Mến Thánh Giá, 31 Nhà Chung, Hà Nội
Thánh lễ an táng cử hành tại nhà thờ Chính Toà Hà Nội
Vào lúc 9 giờ, ngày thứ sáu, 3 tháng 4 năm 2009
Do Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự.
An táng tại nghĩa trang giáo xứ Hà Hồi, Thường Tín, Hà Nội
Xin quý vị cầu nguyện cho nữ tu Têrêxa Nguyễn Thị Linh
TIỂU SỬ NỮ TU TÊRÊXA NGUYỄN THỊ LINH
Sinh ngày: 14-12-1966
Tại: Thôn Nghĩa Ải, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây
Gia nhập Dòng: 1988
Được gọi vào Tập viện: 14-09-1996
Được Khấn Lần Đầu: 14-09-1998
Được Khấn Trọn Đời: 01-07-2006
Sơ lược quá trình sống và phục vụ Giáo Phận và Hội Dòng
1988-1993 Học và phục vụ tại Tu viện Thánh Giá, 31 Nhà Chung
1993-1996 Học Giáo lý - Kinh thánh - Thánh nhạc ở Sài Gòn
1996-1998 Gia nhập Tập viện
1997-1998 Phục vụ tại giáo xứ Gò Mu - Hoà Bình
1998-1999 Phục vụ tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội
1999-2000 Phục vụ tại giáo xứ Bút Đông
2000-2003 Phục vụ tại giáo xứ Thượng Lâm
2003-2009 Phục vụ tại giáo xứ Đồng Chiêm
Phụ trách cộng đoàn Mến Thánh Giá Đồng Chiêm.
Chị Tê rê xa Nguyễn Thị Linh là một nữ tu đạo đức, hết lòng yêu mến Nhà Dòng và yêu mến người nghèo,
luôn cố gắng rèn luyện để gia tăng khả năng phục vụ. Chị luôn luôn sẵn sàng đảm nhận mọi công tác tông đồ
mà Giáo Hội và Nhà Dòng trao phó, nhiệt thành phục vụ bằng cả tấm lòng.
Chị là một tấm gương cho các chị em trong đời tu trì và phục vụ. Chị sống vui vẻ,
dễ gần với mọi người, đặc biệt người đau khổ luôn được chị chăm sóc tận tình.
Chị ra đi là một sự mất mát lớn cho Hội Dòng MTG, cho cộng đoàn MTG và giáo xứ Đồng Chiêm.
Trong tâm tình tiếc thương, chúng ta cùng cầu nguyện và phó thác
chị Têrêxa Nguyễn Thị Linh cho lòng nhân từ của Chúa. Xin Chúa đón nhận linh hồn chị.
R.I.P
Thông báo của UBPT về nghi thức cử hành hôn nhân
TGM Kontum
18:21 02/04/2009
Văn Hóa
Mộng Tưởng Đường Hoa
Vọng Sinh
03:37 02/04/2009
Mộng Tưởng Đường Hoa
- Đường trần rộng mở thênh thang qúa
- Hoa thơm cỏ lạ rộn tiếng ca
- Mời người lãng tử du ca đó
- Phiêu bạt giang hồ nếm mật hoa
- Trời xanh mây trắng gío thoáng xa
- Đưa hồn ta đến chốn thiên thai
- Muôn nàng tiên cứ vui đùa mãi
- Làm ta chẳng muốn về trần ai !
- Ta vui ca mãi với cỏ hoa
- Hương hoa thơm ngát nức lòng ta
- Mật ngọt làm ta bao say đắm
- Cứ vui hưởng thú …bướm ong hoa.
- Rồi một ngày hoa kia chợt héo!
- Mật ngọt thành mật đắng khô queo!
- Lũ ong bướm rã rời đôi cánh
- Gục ngã bên đường đá sỏi nghèo !
- Bao vui thú phải chăng bọt bèo…
- Vinh hoa phú qúi cũng tan theo!
- Bọt bong bóng theo gío…vèo vụt mất
- Mộng dưới hoa hay mộng tưởng đời ta…!
- Tỉnh thức đi bao xa hoa gỉa trá
- Bao yêu tinh ma quái gạt hồn ta
- Cõi đam mê con lạc giữa ê chề
- Cha thương tha con u- mê trót dại !
- Cha Giang Tay ôm tội đời nhân loại
- Trên Cây Cao Cha muốn kéo con theo
- Đưa con lên khỏi vũng lầy tội lỗi
- Mặc cho con Áo Mới Trắng Tinh Khôi.
- Con sức hèn yếu đuối nhỏ nhoi
- Làm sao chống chọi giữa biển đời
- Xin Cha thương gia Ơn giúp sức
- Tin Yêu Người con xa hết tội đời
Vọng Sinh
Thập Tự Cha Giang Tay Cứu Rỗi.
Tỉnh cơn mê mau lãnh Ơn Trời
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thì Thầm Mùa Xuân
Lm. Trần Cao Tường
18:56 02/04/2009
THÌ THẦM MÙA XUÂN
Ảnh của Cao Tường
Chàng ơi, chàng ơi! Sự lạ hôm qua,
Mùa xuân tới mà không ai biết cả.
(Hàn Mặc Tử, Ra Đời)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: C.M. – Common Error
Nguyễn Trọng Đa
13:15 02/04/2009
C.M.
Causa mortis—Tử thời, lúc gần chết.
Coadjutor Bishop
Giám mục phó. Là một giám mục được Đức Giáo hoàng bổ nhiệm để phụ giúp một giám mục đang là đấng bản quyền của một giáo phận. Giám mục phó có thể được bổ nhiệm cho bản thân đấng bản quyền hoặc cho tòa giám mục. Việc bổ nhiệm nói rõ giám mục phó có quyền kế vị hay không.
Coat Of Arms
Huy hiệu, gia huy. Là huy hiệu của một người, một địa điểm hoặc một tổ chức, vốn là truyền thống trong Giáo hội. Các Hồng y, Giám mục và các giám chức khác trưng huy hiệu của mình trên ngai tòa của mình và các nơi khác. Thường huy hiệu của một chức sắc Giáo hội bị cấm mang tính chất thế tục. Trong các niên giám công giáo quốc gia, thường có hình huy hiệu của mỗi đấng bản quyền giáo phận. Huy hiệu của Giám mục buộc phải có một câu tắt bằng tiếng Latinh, Hi Lạp hay tiếng địa phương, chứ không luật miễn trừ nào. Huy hiệu của Thành phố Vatican có một mũ ba tầng trên hai chìa khóa chéo, màu vàng trên nền đỏ.
Cobre
Đền thánh Cobre. Là đền thánh Đức Bà Bác Ái ở Cuba. Theo truyền thuyết, một tượng gỗ nhỏ Đức Bà và Chúa Hài Đồng được mang từ Tây Ban Nha tới, bởi một sĩ quan hộ tống nhà thám hiểm Columbus trong chuyến thứ hai đến châu Mỹ, và ông tặng bức tượng cho một thủ lĩnh địa phương ngoại giáo. Nhưng khi thủy thủ đoàn đến xin lại bức tượng, cả thủ lĩnh và bức tượng đã biến mất trong một đầm lầy gần đấy. Sau đó bức tượng được tìm thấy, bí mật nổi trên một tấm ván gỗ. Nhưng một thời gian sau, trên đường tượng được chuyển đi đến Santiago de Cuba, tượng lại tình cờ đến Cobre, nơi một em bé nói với đám đông rằng Đức Bà cho biết là muốn ở lại đây. Cho đến khi Cộng sản lên nắm chính quyền, Cobre là nơi nổi tiếng về hành hương với hàng ngàn người đến, nhất là vào ngày 8-12 mỗi năm. Đức Bà Bác Ái được xem là bổn mạng của nước Cuba.
Cock
Con gà trống. Phù hiệu Kitô giáo biểu hiện cho sự cảnh gác và siêng năng cần mẫn. Được dùng để nhắc đến thánh Phêrô qua việc ngài chối Chúa Kitô ba lần trước khi gà gáy. Nhiều tháp nhà thờ có con gà trống ở trên, để tượng trưng khả năng của Tin Mừng đáp trả với mọi ngọn gió của lý luận con người.
Cod
Codex-văn bản, bản chép tay
Code Of Canon Law
Bộ giáo luật. Là bộ luật gồm 2414 điều khỏan của Giáo hội Công giáo, được Đức Giáo hòang Benedict XV công bố và có hiệu lực kể từ ngày 19-5-1918. Bộ giáo luật (Codex luris Canonici) gồm năm “quyển sách” có chiều dài không bằng nhau, giải quyết từng chuỗi mục, gồm các Quy tắc tổng quát; Người (giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân); Vật (bí tích, nơi thánh và giờ thánh, việc phụng tự, nhiệm vụ giáo huấn của Giáo hội, các định chế Giáo hội, và tài sản trần thế); các Thủ tục (xử án, phong á thánh và phong thánh, và một số chính sách); Tội pham và Hình phạt. Bộ giáo luật năm 1918 là bộ sưu tập các luật Công giáo đầy đủ nhất chưa hề phát hành. Cùng với bộ luật này, còn có việc thành lập một ủy ban đặc biệt để giải thích giáo luật một cách chính thức, và các điều khỏan khác được sọan thảo để bảo đảm việc thực thi các luật hiện hành và sọan thảo luật mới. Đầu Công đồng chung Vatican II, Đức Giáo hòang Gioan XXIII đã thiết lập trong năm 1963 một Ủy ban Giáo hòang để duyệt lại Bộ Giáo luật.
Codex
Bộ luật. Còn gọi là bản gốc viết trên giấy da, ví dụ một hay nhiều quyển sách của Kinh Thánh. (Từ nguyên Latinh codex, thanh, thẻ, sách.)
Codex Sinaiticus
Codex Sinaiticus, Cổ bản Kinh thánh Sinai. Là bản viết tay Kinh thánh Hi Lạp vào cuối thế kỷ thứ tư, được chính quyền Liên Xô bán cho Viện bảo tàng Anh (British Museum) năm 1933. Cổ bán này chứa đựng tòan bộ Cựu Ước, tòan bộ các sách của Tân ước, Thư của thánh Barnabas và một phần của sách Mục tử Hermas. Cổ bản được viết trên giấy da mịn, với mỗi trang chia làm bốn cột. Nhiều người tham gia viết cổ bản này, và bản văn đã được nhiều người sửa lỗi. Tên của cổ bản là do sự việc rằng nó được Tischendorf (1815-74) tìm thấy năm 1844 trong tu viện thánh Catherine của Chính thống giáo trên núi Sinai. Từ đó, nó tìm đường đi vào Thư viện Hòang gia tại St. Petersburg, Nga.
Codex Vaticanus
Codex Vaticanus, Cổ bản Kinh thánh Vatican. Là bản viết tay Kinh thánh Hi Lạp vào cuối thế kỷ thứ tư, hiện nằm trong Thư viện Vatican, và cùng với Cổ bản Kinh thánh Sinai, là nguồn chính của các bản văn Cựu Ước và Tân Ước. Trong Tân ước, có gần đủ các sách trừ ra kể từ sau câu Thư Dt 9:14 là đã bị thất lạc. Cổ bản được viết trên giấy da mịn, có lẽ là da con sơn dương, với mỗi trang chia làm ba cột và 40 dòng chữ.
Coeducation
Giáo dục chung (nam nữ). Thói tục giáo dục chung cả nam lẫn nữ tại cùng một nơi trong cùng một thời điểm. Điều này không có nghĩa là cùng phương pháp chung, hoặc không buộc cùng một lớp, nhưng có nghĩa là bao hàm mọi yếu tố giáo dục chung không phân biệt nam nữ. Sự giáo dục này trở nên phổ biến trong thời hiện đại. Các lý do đưa ra để cổ vũ sự giáo dục chung là: kinh tế, quan hệ xã hội có lợi, và trong một số trường hợp có kỷ luật nghiêm minh hơn. Các lý do chống đối hướng về nền tảng tâm sinh lý, nhất là ở các lớp cao. Lập trường của Giáo hội Công giáo là dè dặt, nêu lên các nhu cầu khác nhau của nam và nữ, và nguy cơ làm đồng đẳng điều mà bản tính và ân sủng hướng trở thành hai giới bổ túc cho nhau trong xã hội nhân loại.
Coenobium
Cộng đòan ẩn tu, tu viện ẩn sĩ, nhà thờ tu viện. Là cộng đoàn các tu sĩ sống trong một nhà dưới một vị cầm đầu; tu viện hoặc đan viện có một nhóm tu sĩ sinh sống; vương cung thánh đường hoặc nhà thờ một tu viện.
Cog. Leg.
Cognatio legalis – họ pháp tộc.
Cognition
Tri thức, nhận thức, tri năng. Sự hiểu biết hoặc nhận thức về một điều, dù là trong giác quan hay lý trí. Là tri năng, sức mạnh tự hiểu biết một thực tại nằm ngoài khả năng tri thức. Là tri thức, kết quả của một sự trình bày, trong bản thân một vật, một điều mà trước đó người nói chưa biết. (Từ nguyên Latinh cognitio, hành vi biết, khả năng biết, tri thức.)
Cog. Spir.
Cognatio spiritualis – quan hệ thiêng liêng.
Coif
Mũ ni. Là cái mũ sát đầu, thường là màu trắng, được các nữ tu đội dưới cái lúp. (Từ nguyên Latinh cofea, cái mũ.)
Coliseum
Đấu trường Coliseum. Là một đấu trường cổ ở Roma, còn được gọi là Đại hí viện Flavian. Nó được bắt đầu xây năm 72 thời vua Vespasian (9-79) và hoàn tất năm 80 thời vua Titus (39-81). Hiện nay nó bị hoang phế. Đấu trường có hình dáng êlíp, dài 189m, rộng 160m, cao 48m với bốn tầng lầu. Nó có các tầng bậc dành cho khán giả đặc biệt, một khu dành riêng cho hoàng đế, các dãy ngồi nhiều tầng cho khán giả thường, và phòng đứng dành cho số người còn lại. Đấu trường có sức chứa tới 45.000 người. Thời Trung Cổ, đấu trường được Frangipani dùng như một đồn lũy; sau đó nó thuộc quyền sở hữu của chính quyền thành phố. Đa số các tường bị lấy đá đi cho đến khi Đức Giáo hoàng Clement X tuyên bố đó là một đền thánh, một thánh địa của các vị tử vì đạo đã bỏ mình trong đấu trường thời bách hại đạo. Hiện nay nó trở thành địa điểm hành hương cho các du khách đến Roma. (Từ nguyên Latinh colisseus, to lớn, vĩ đại.)
Collateral Line
Bàng hệ, hệ tộc hàng ngang. Mối quan hệ họ hàng giữa hai người có chung dòng dõi. Là quan hệ máu mủ gián tiếp, bàng hệ có giữa anh chị hoặc em, bác chú hoặc cô, cháu trai hoặc cháu gái, anh chị em họ đời một hoặc đời hai. Mối quan hệ này vô hiệu hóa hôn nhân đến đời thứ ba, nhưng anh chị em họ có thể được phép nhờ phép chuẩn. Trong một số trường hợp, phép chuẩn có thể xin cho một người cô và cháu trai, hoặc một bác chú và cháu gái. Ngoài ra, hệ tộc hàng ngang còn được hiểu là quan hệ hôn thuộc, vốn phát sinh từ một hôn nhân hợp pháp giữa một người nam và một người nữ, và bà con của người chống hay người vợ mà người chồng hay người vợ này có quan hệ huyết thống với họ (quan hệ máu mủ).
Collation
Bữa ăn nhẹ, trao chức vụ. Là bữa ăn nhẹ được phép ngoài bữa ăn chính trong các ngày ăn chay. Còn có nghĩa là bổ nhiệm một người phù hợp vào một chức vụ còn trống.
Coll. Conc.
Collectio Conciliorum – Sưu tập văn kiện các Công đồng.
Collect
Kinh tổng nguyện, lời nguyện nhập lễ. Là lời kinh linh mục đọc để kết thúc nghi thức nhập lễ. Trước hết linh mục mời gọi các tín hữu hiệp ý cầu nguyện. Tất cả giữ thinh lặng giây lát để nhớ mình đang hiện diện trước mặt Chúa. Trong kinh tổng nguyện, các đặc tính của việc cử hành được diễn tả, và mọi tầm tình hướng trực tiếp vào Chúa Cha qua Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Sự đồng thuận của các tín hữu được diễn tả bằng tiếng Amen. Chỉ đọc một kinh tổng nguyện, với các phần kết khác nhau, tùy theo kinh hướng trực tiếp về Chúa Cha, hoặc về Chúa Cha nhưng nhắc đến Chúa Con, hoặc về Chúa Con. Trong kinh tổng nguyện, phải đọc phần kết dài, chứ không đọc phần vắn tắt. (Từ nguyên Latinh collecta, cuộc họp, nhóm hội, nhất là gặp gỡ để cầu nguyện.)
Collections
Tiền quyên, tiền oi, thời điểm thu tiền oi. Là tiền góp của giáo dân để trợ giúp vật chất cho hàng giáo sĩ và nhà thờ, hoặc một dự án có giá trị khác. Còn có nghĩa là thời điểm thu tiền oi, thường được thực hiện trong phần Dâng lễ, trùng hợp với việc dâng bánh rượu và đèn nến trong thánh lễ...thời Giáo hội sơ khai.
Collectivism
Tập thể hóa, chủ nghĩa tập sản. Là quan điểm cho rằng xã hội là một tập thể mà mọi cá nhân phải phụ thuộc, như là thành phần cho một tổng thể. Trái lại học thuyết xã hội Công giáo cho rằng xã hội là liên kết với cá nhân và tìm cách phát triển các cá nhân. Được thực hiện trong các quốc gia Cộng sản, tập thể hóa xã hội quyết định mọi biểu lộ của đời sống con người. Cho đến khi hòan thành một xã hội vô giai cấp, trong đó cá nhân hòan tòan bị thấm nhập, giai cấp vô sản đại diện cho ý chí tập thể.
College
Tập thể, tập đòan, tông đồ đòan, học viện. Trong nghĩa đầu tiên, tập thể là một nhóm người được tổ chức để theo đuổi một mục đích chung. Và từ ngữ trở thành một nghĩa được hiểu rõ hơn trong Giáo hội, đó là tập đòan giám mục hay giám mục đòan, phát sinh từ tông đồ đòan do Chúa Kitô tuyển chọn. Trong thế kỷ mười bốn, học viện là một nhóm các kinh sĩ triều sống chung trong một tòa nhà để làm việc phụng tự. Khi một số cộng đoàn này bắt đầu dấn thấn vào việc giáo dục, học viện có nghĩa là một hội các học giả được đào tạo để làm công tác giáo dục. Với sự xuất hiện nhiều Dòng tu chuyên lo gíao dục trong Giáo hội, học viện có nghĩa chính thức là một trường đào tạo, nhưng không nhất thiết là giáo dục cao đẳng như ở một số quốc gia Anglo-Saxon. (Từ nguyên Latinh collegium, hội đồng nghiệp hoặc thân hữu.)
College, Apostolic
Tông đồ đòan. Là nhóm các thánh Tông đồ, tạo thành một cơ chế có phẩm trật luân lý, chứ không phải một cơ chế bình đẳng, dưới quyền của thánh Phêrô như là thủ lĩnh hữu hình (Mt 10, 11, 16; Lc 22). Sau cái chết của Giuđa, để duy trì cơ cấu mà Chúa Kitô đã mong muốn đó là một cộng đòan các chứng nhân trực tiếp của Thầy, các Tông đồ bầu chọn ngay (trước lễ Ngũ Tuần) thánh Mát-thi-a (Matthias) “để nhận chỗ trong sứ vụ Tông Đồ” (Cv 1:25).
College Of Cardinals
Hội đồng Hồng y, Hồng y đòan. Các Hồng y của Giáo hội Công giáo được xem như một công đòan có tổ chức của các giám chức phục vụ Đức Giám mục Roma. Hồng y đòan cũng là các hồng y khi các vị họp ở mật nghị hồng y để bầu một Đức Giáo hòang mới.
Collegiality
Giám mục đòan, đòan thể tính, cộng đòan tính. Là tòan thể các Giám mục của Giáo hội Công giáo Roma, hiệp nhất dưới quyền Đức Giáo hòang như một cộng đòan giám mục. Theo Công đồng chung Vatican II, “Thánh Phêrô và các Tông Ðồ khác tạo thành một cộng đoàn Tông Ðồ duy nhất theo như Chúa đã ấn định; tương tự như thế, Giáo Hoàng Roma, Ðấng kế vị Phêrô, cùng với các Giám Mục là những người kế vị các Tông Ðồ đều liên kết với nhau" (Hiến chế về Giáo hội, III, 21). Cộng đòan gồm Đức giáo hoàng và các Giám mục, cũng như cộng đoàn các Giám mục với nhau, đã được Chúa Kitô lập ra, và do đó nhờ thần quyền cộng đoàn này thuộc về bản tính của Giáo hội mà Chúa đã thành lập.
Collegial Person
Pháp nhân tập thể. Trong luật Giáo hội, đây là một nhóm gồm ít nhất ba người, và họ đồng ý với nhau, bằng một đa số phiếu tuyệt đối, để lập nên một hội được giáo quyền chấp thuận.
Colettines
Dòng Clara cải cách, Dòng thánh Colette. Là dòng Clara được thánh nữ Colette (1381-1447), người vùng Picardy, cải cách. Mười bảy tu viện đã được thành lập khi ngài còn sống. Hiện nay nữ tu Dòng Clara cải cách chủ yếu sống ở Pháp.
Cologne (Cathedral)
Nhà thờ chính tòa Cologne. Là đền thánh nổi tiếng cất giữ thánh tích của Ba nhà Đạo sĩ trong một hòm thánh tích bằng kim loại, vốn được xem là một trong các tác phẩm khắc kim loại đẹp nhất thời Trung cổ. Được phê chuẩn là đích thực vào đầu thế kỷ thứ chín, các thánh tích này được đưa từ Constantinople đến Milan, rồi đến Cologne năm 1164. Các thánh tích này được tôn kính đặc biệt ở Đức suốt thời Trung cổ. Nhiều vở kịch được dàn dựng để trình bày vai trò của Ba nhà Đạo sĩ trong trình thuật Chúa Kitô giáng sinh. Lòng sùng mộ của giáo dân Đức được lan rộng, và nhiều cuộc hành hương đã bắt đầu được thực hiện trong thế kỷ 12 và tiếp tục cho đến ngày nay. Ba nhà Đạo sĩ Caspar, Balthasar, và Melchior được xem là bổn mạng của người du hành và lữ khách.
Colors, Liturgical
Màu sắc phụng vụ. Các màu sắc khác nhau được dùng như biểu tượng trong việc phụng tự. Các chân lý hoặc tâm tình khác nhau được biểu diễn qua các màu sắc khác nhau này. Các vải trang trí bàn thờ, khăn che chén thánh, vải che nhà tạm cần phải tiệp màu với áo lễ của linh mục khi ngài dâng thánh lễ.
Colossians, Letter To The
Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê, thư Cl. Là thư của thành Phaolô viết khi ngài ngồi tù, có lẽ tại Roma hoặc Ephêsô. Giáo đoàn tại Cô-lô-xê, bên sông Lycus, không do thánh Phaolô thành lập, nhưng do Epaphras thành lập, tuy nhiên thánh Phaolô viết thư cho những người trở lại đạo ở đây để dạy họ về tối thượng quyền của Chúa Kitô, thủ lĩnh của Giáo hội và Đấng Cứu chuộc nhân loại. Lòng tin vào Chúa Kitô giải thoát các tín hữu khỏi sự khôn ngoan giả dối của thế gian và sự mê tín. Lá thư này lường trước cuộc xung đột kéo dài nhiều thế kỷ mà Giáo hội chống lại Ngộ đạo thuyết.
Columbaria
Chuồng bồ câu, hốc gác xà dầm, phòng để tro hỏa táng. Phòng để tro hỏa táng là đặc trưng của hang tọai đạo ngọai giáo thờ Đế quốc Roma.
Comforter
Đấng An ủi. Là tước hiệu của Chúa Thánh Thần trong vai trò ban sức cho các tín hữu chống lại cám dỗ hoặc trong thời kỳ gian lao thử thách. (Từ nguyên Latinh comfortare, an ủi, tăng sức: com, cùng với + fortis, mạnh mẽ.)
Comity
Sự hòa điệu của các ơn siêu nhiên. Là nhóm các ơn siêu nhiên cùng với ơn thánh hóa. Mặc dầu được phân biệt rõ ràng với ơn thánh hóa, nhiều nhân đức và ơn được phú trong linh hồn cùng với nguyên lý chính của đời sống thiêng liêng. Chúng cũng giống như các sức mạnh qua đó đời sống thiêng liêng được tập luyện. (Từ nguyên Latinh comitas, lịch sự; comis, lịch thiệp, thân thiện.)
Command
Mệnh lệnh. Trong thần học luân lý, là một lệnh hoặc chỉ thị hợp lý để làm điều gì đó. Nó có thể là lệnh cho bản thân, khi một hành vi lý trí do ý chí thúc giục hướng dẫn một người trong một họat động, hoặc trong thực hiện các quyết định của chính bản thân. Hoặc nó là một hành vi của lý trí của người ra luật hoặc cấp trên, khi họ đòi hỏi những người thuộc cấp phải thực hiện hành động đã định vì lợi ích chung. Trong trường hợp hiếm hoi, nó có thể là một lệnh do cấp trên áp đặt vì lợi ích riêng tư của một thuộc cấp.
Commanded Act
Hành vi được ra lệnh. Trong triết học của thánh Tôma Aquinas, là hành vi của một khả năng con người, được ý chí tự do ra lệnh làm hoặc không làm điều mà ý chí nên làm hoặc không nên làm.
Commemoration
Tưởng nhớ, tưởng niệm, lễ nhớ. Nói chung, là bất cứ hành động nào nhằm nhắc nhớ lại kỷ niệm của một nhân vật hoặc một sự kiện. Nói riêng, là sự tưởng nhớ phụng vụ về một mầu nhiệm của Chúa Kitô hoặc của một thánh nhân hay một sự kiện, mà Giáo hội muốn làm cho sống động giữa các tín hữu. Lịch Kitô giáo hàng năm được xây dựng chung quanh các sự tưởng niệm này, trong đó một số liên quan đến tòan thể Giáo hội và một số được tưởng nhớ theo từng địa phương hoặc tập tục địa phương, như được hướng dẫn bởi hàng giáo phẩm dưới quyền của Tòa thánh. (Từ nguyên Latinh commemorare, tưởng nhớ.)
Commendatory Abbot
Đan viện trưởng tiến cử. Là tên gọi dành cho một bề trên tạm thời của một đan viện chưa có đan viện trưởng chính thức. Còn có nghĩa là một chức sắc giáo hội được hưởng thu nhập của đan viện. (Từ nguyên Latinh commendare, tiến cử, trao phó.)
Commercial Work
Việc buôn bán. Là một loại lao động bị cấm làm trong các ngày Chúa Nhật và ngày lễ, trừ phi là thật sự bó buộc và làm vì đức ái Kitô giáo. Cũng được gọi là nghề dân sự, việc buôn bán có nghĩa là mua và bán hoặc giao dịch làm ăn để kiếm tiền.
Commingling
Hòa lẫn Mình và Máu Thánh. Trong phụng vụ, là sự hòa lẫn một chút Mình Thánh Chúa với máu Thánh Chúa trong Thánh lễ. Linh mục bẻ một chút bánh và thả vào trong chén rượu để diễn tả sự tách biệt của mình và máu Chúa trên Núi Sọ, và diễn tả các công đức hữu hiệu của việc Chúa chết cho nhân lọai.
Commission For Migrants And Tourism
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân và Du Lịch. Tên đầy đủ là Ủy ban Giáo hoàng lo mục vụ cho người Di dân và Du lịch. Ủy ban được Đức Giáo hòang Phaolô VI lập ra năm 1970, và được đặt dưới quyền của Bộ Giám mục.
Commission For Religious Relations With Hebraism
Ủy ban Giáo hoàng về liên lạc tôn giáo với người Do Thái. Là một ủy ban giáo hòang, được Đức Giáo hòang Phaolô VI thành lập năm 1974 như một tổ chức riêng và được liên kết với Hội đồng giáo hòang cổ vũ sự hiệp nhất Kitô hữu. Mục đích của Ủy ban này là cổ vũ và khuyến khích các quan hệ tôn giáo giữa người đạo Do thái và người Công giáo, nhắm tới sự hợp tác cuối cùng với các nhóm Kitô hữu khác. Ủy ban được thành lập để đưa vào thực hiện các chỉ thị của “Tuyên Ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các Tôn Giáo ngoài Kitô Giáo” của Công đồng chung Vatican II, vốn nói về “mối dây liên kết linh thiêng giữa dân của Tân Ước và dòng tộc Abraham.”
Commission For Social Communications
Ủy ban Truyền thông Xã hội. Trước kia được gọi là Ủy ban giáo hòang về điện ảnh giáo dục và tôn giáo dưới triều Đức Giáo hòang Pius XII năm 1948, sau đó trở thành Ủy ban điện ảnh vào năm 1952 và Ủy ban hiện nay vào năm 1964, sau khi Công đồng chung Vatican II công bố sắc lệnh Inter Mirifica về các phương tiện truyền thông xã hội. Đức Giáo hòang Phaolô VI giao phó cho Ủy ban này mọi khía cạnh của truyền thông xã hội, trong đó có điện ảnh, truyền thanh, truyền hình, nhật báo và báo chí định kỳ.
Commission For The Ecclesiastical Archives
Ủy ban bảo quản Văn khố Giáo hội. Được Đức Giáo hòang Pius XII thành lập năm 1955, và đuợc Đức Giáo hòang Gioan XXIII tái tổ chức vào năm 1960. Mục đích của Ủy ban này là phối hợp và giám sát việc bảo quản và quản lý hồ sơ của các giáo phận và Dòng tu của Ý.
Commitment
Cam kết, dấn thân. Là sự cam kết bằng lời khấn, lời hứa hoặc một quyết định đơn giản để hoàn thành một hành vi, hoặc sự trung thành với một sự nghiệp hoặc sự hợp tác với một người hay một nhóm người. Bổn phận cam kết là có tính ràng buộc luân lý, tùy theo mức độ nặng nhẹ của lời cam kết và hình thức của sự cam kết ấy. (Từ nguyên Latinh committere, nối vào, tham gia: com-, chung + mittere, gửi.)
Committed Secret
Bí mật cam kết. Là bí mật mà một người cam kết hoặc cam đoan với người khác với lời hứa chắc chắn rằng bí mật ấy được giữ kín. Nói chung người hứa giữ bí mật phải nói lời hứa một cách rõ rành minh nhiên với người kia. Nhưng một bí mật được cam kết mặc nhiên không thể được phổ biến, nếu không có lý do thật quan trọng.
Committee For The Family
Tiểu ban đặc trách Gia đình. Là một cơ quan Tòa thánh được thành lập năm 1975 để nghiên cứu các vấn đề tinh thần, luân lý và xã hội của gia đình.
Common
Chung, phổ biến. Trong luật Giáo hội, là cái gì chung cho hai hoặc nhiều người, vật, từ ngữ hoặc số lượng của bất cứ nhóm nào. Cái gì chung hoặc phổ biến là không luôn luôn phổ quát, bởi vì nó có thể là không chung theo một cách chính xác nào đó. Do đó các tu sĩ sống cuộc sống chung với nhau, nhưng họ vẫn giữ các quyền và đặc ân cá nhân với tư cách là con người.
Common Error
Lầm lẫn chung. Lầm lẫn chung thường được áp dụng cho một tình huống, trong đó một linh mục là người không có quyền giải tội nhưng được người ta tin là có quyền này. Nếu người ta xưng tội với ngài, việc giải tội của ngài là vô giá trị. Nhưng lầm lẫn này phải dựa vào một kết luận hợp lý từ một tình hình thực tế được xem là công khai; nó không thể chỉ là sự giả định hoặc là kết quả của sự không hay biết thuần túy. (Từ nguyên Latinh communis, chung; tổng quát.)