Phụng Vụ - Mục Vụ
Không ai có thể thờ ơ quá lâu
Lm. Minh Anh
01:13 01/04/2022
KHÔNG AI CÓ THỂ THỜ Ơ QUÁ LÂU
“Ta hãy gài bẫy, hại tên công chính”; “Họ tìm cách bắt Chúa Giêsu!”.
Charles Hodge cho biết, “Một thế giới của những người tử tế, bằng lòng với sự tốt đẹp của mình, không nhìn xa hơn, quay lưng lại với Chúa, thờ ơ với Ngài, sẽ rất cần sự cứu rỗi như một thế giới khốn cùng; và thậm chí có thể khó cứu hơn!”. Don Schwager thì dứt khoát, “Không ai có thể thờ ơ quá lâu” với Chúa Giêsu, họ sẽ theo Ngài, hoặc sẽ giết Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, ý tưởng của Don Schwager giúp chúng ta khám phá một sự đan quyện đầy ý nghĩa rút ra từ hai bài đọc Lời Chúa hôm nay. ‘Không ai có thể thờ ơ quá lâu’ với điều thiện; cũng ‘không ai có thể thờ ơ quá lâu’ với Chúa Giêsu. Họ phải chọn lựa! Chọn điều thiện, chọn Chúa Giêsu; hoặc bóp nghẹt nó, giết chết Ngài!
Chúng ta thường nghĩ, sự tốt lành và đạo đức của mình sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều người; ấy thế, không ít lần, kinh nghiệm cho thấy một điều hoàn toàn ngược lại! Bài đọc Khôn Ngoan là một thực tế! Tác giả viết, “Quân vô đạo với những suy tính sai lầm” trong lòng rằng, “Ta hãy gài bẫy, hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta”; “Nào ta kết án cho nó chết cách nhục nhã!”. Ý nghĩa thay, những lời này có thể áp dụng hoàn hảo cho Chúa Giêsu, đến nỗi, nhiều người coi phân đoạn này là một lời tiên tri về số phận mai ngày của Ngài. Nó cũng áp dụng cho các môn đệ của Ngài qua mọi thời mà lòng tốt của họ đã bị phẫn nộ; hành vi đạo đức của họ bị coi như một sự lên án kẻ khác; và lòng thành của họ là mối đe dọa liên tục đối với các giá trị khác biệt của những người bất đồng quan điểm. Kết quả là, người tốt bị bức hại, thậm chí, bị giết chết, vì ‘không ai có thể thờ ơ quá lâu’ với điều thiện; hoặc chọn nó, hoặc họ bóp chết nó! Thế nhưng, chúng ta đừng quên, đoạn kết của sách Khôn Ngoan hôm nay viết, “Chúng không biết ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa!”. Thiên Chúa có ý định mầu nhiệm riêng của Ngài, ý định cứu chuộc những kẻ tin nhận Ngài!
“Nó tự hào là mình biết Thiên Chúa, xưng mình là Con Thiên Chúa”; “Nó như kẻ luôn chê trách tâm tưởng của ta; thấy mặt nó là ta chịu không nổi”. Chính những định kiến đã tạo ra một cảm giác tội lỗi nơi những kẻ cứng lòng. Rõ ràng, sự trách móc của người công chính không bị phủ nhận nhưng nó bị phẫn nộ mạnh mẽ; và những lời này gần như đúng hoàn toàn khi áp dụng cho Chúa Giêsu. Trong Tin Mừng hôm nay, Ngài tuyên bố, “Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai Tôi là Đấng chân thật. Các ông không biết Ngài. Phần Tôi, Tôi biết Ngài, bởi Tôi từ Ngài mà đến, và chính Ngài đã sai Tôi”. Đó chính xác là những gì đã xảy ra với Chúa Giêsu dưới bàn tay các đối thủ của Ngài; họ chế nhạo Ngài, thách thức Ngài; và điều này cũng đã xảy ra với biết bao người qua bao thế kỷ; và nó cũng đang xảy ra trong thời đại chúng ta. Bởi lẽ, ‘không ai có thể thờ ơ quá lâu’ với Chúa Giêsu! Hoặc họ chọn Ngài, hoặc họ sẽ giết Ngài!
Anh Chị em,
“Họ tìm cách bắt Chúa Giêsu!”. Và quả thật, họ đã bắt Ngài và giết Ngài. Vậy Thiên Chúa thua cuộc rồi sao? Đúng, nhìn bên ngoài, xem ra Ngài đã thua; thế nhưng, Thiên Chúa đã thực sự toàn thắng! Tình yêu Ngài toàn thắng! Thiên Chúa đã cho con người sử dụng tự do của nó để đối xử với Con của Ngài tuỳ ý họ. Nhưng đó là mầu nhiệm của sự khôn ngoan nơi Ngài; đó là cách thức Thiên Chúa dùng để cứu con người. Đường lối cứu độ của Ngài là thế đó, một đường lối không ai hiểu được! Đó là sự khôn ngoan của thập giá, một điên rồ đối với người Hy Lạp, một ô nhục đối với người Do Thái. Mùa Chay, mùa chọn lựa tình yêu; mùa chọn lựa thập giá như Thiên Chúa chọn lựa! ‘Không ai có thể thờ ơ quá lâu’ với Chúa Giêsu, Ngài cũng đã chờ đợi chúng ta quá lâu! Hãy trở về với Ngài, chọn lựa Ngài dù chúng ta bất xứng yếu hèn đến đâu; vì lẽ, “Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ” như lời Thánh Vịnh đáp ca cho biết. Đừng sợ khi phải chọn Ngài, nên giống Ngài! Lời Chúa và ân sủng của Ngài qua các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và Giải Tội; chúng đang bổ sức và chữa lành chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, càng đến gần Tuần Thánh, xin cho con biết càng phải chọn Chúa, vì ‘không ai có thể thờ ơ quá lâu’ với Ngài, nhất là con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 02/04: Khuynh hướng của chính mình - Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
04:37 01/04/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su giảng dạy tại đền thờ Giê-ru-sa-lem. Trong dân chúng, có những người nghe các lời của Đức Giê-su thì nói: “Ông này thật là vị ngôn sứ.” Kẻ khác rằng: “Ông này là Đấng Ki-tô.” Nhưng có kẻ lại nói: “Đấng Ki-tô mà lại xuất thân từ Ga-li-lê sao? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Đấng Ki-tô xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít và từ Bê-lem, làng của vua Đa-vít sao?” Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ. Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt.
Các vệ binh trở về với các thượng tế và người Pha-ri-sêu. Họ liền hỏi chúng: “Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?” Các vệ binh trả lời: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!” Người Pha-ri-sêu liền nói với chúng: “Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pha-ri-sêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa!” Trong nhóm Pha-ri-sêu, có một người tên là Ni-cô-đê-mô, trước đây đã đến gặp Đức Giê-su; ông nói với họ: “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?” Họ đáp: “Cả ông nữa, ông cũng là người Ga-li-lê sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Ga-li-lê cả.”
Sau đó, ai nấy trở về nhà mình.
Đó là lời Chúa
Vaccine phòng dịch Ném đá
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
04:54 01/04/2022
Bệnh dịch “ném đá”
Có một thứ dịch đang lây lan rộng rãi trong xã hội hôm nay, đó là dịch “ném đá”.
Nhiều người xem chuyện công kích, phê bình, nói xấu… người khác như một trò tiêu khiển hằng ngày. Khi nhàn rỗi, bạn bè gặp nhau tại những quán cóc, được gọi đùa là “Thông tấn xã Vỉa hè”, vừa nhâm nhi cà phê, trà sữa… vừa phê bình chỉ trích người khác; và những khi rảnh rang, nhiều bà chụm năm chụm bảy đem chuyện người nọ người kia ra bàn tán, bất cứ ở đâu.
Có người còn lên mạng mắng chửi, mạ lị người khác cách bất công, tạo cớ cho bao người nhảy vào bình luận, mà chủ yếu là hùa nhau mắng chửi một vài nhân vật nào đó cách thậm tệ, dù chẳng rõ thực hư, phải trái thế nào!
Điều đáng buồn là cộng động mạng cũng có lắm người ghiền nghe chửi, khoái xen vào chuyện “ném đá” … nên khi có ai đó lên sóng chửi bới, mạ lỵ người khác, đặc biệt là những người danh tiếng, thì có rất nhiều lượt xem, kèm theo nhiều bình luận độc hại khiến nạn nhân vô cùng đau khổ!
Đây là thứ bệnh dịch tai hại, lây lan nhanh và rất khó chữa. Tìm đâu ra vaccine phòng trị thứ dịch bệnh tai hại nầy?
Phương thuốc của Chúa Giê-su
Hôm ấy, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Ngài: "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?
Họ hối thúc Chúa Giê-su đưa ra một phán quyết định đoạt số phận của người đàn bà tội lỗi. Về phần mình, Chúa Giê-su muốn dẫn dắt những người tưởng mình vô tội trở về với nội tâm để nhận ra tội lỗi mình mà hoán cải trước đã. Thế nên, đứng trước những con người đang lăm le kết án người phụ nữ và mưu toan ám hại mình, Chúa Giê-su kêu mời họ hãy xét mình: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi!"
Rồi Ngài ngồi xuống thinh lặng, tiếp tục viết, viết trên đất để tạo bầu khí yên tĩnh cho mọi người hồi tâm.
Sau một hồi nhìn lại nội tâm trong yên lặng, những con người hăm hở kết tội người phụ nữ dần dần nhận ra tội lỗi của họ, có khi còn nhiều hơn, còn nghiêm trọng hơn cả tội lỗi của người phụ nữ. Thế là ai nấy xấu hổ lặng lẽ rút lui. Ai cũng nhận ra mình là người có tội, mà đã là người có tội thì tại sao không “ném đá” mình trước, mà lại đang tâm “ném đá” người khác, có thể còn ít tội hơn mình?
Vì thế, khi ngứa miệng muốn phê bình, công kích người khác, mỗi người hãy nhớ lại lời Chúa Giê-su nói với các kinh sư và người Pha-ri-sêu: “Ai trong các ngươi sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi” (Ga 8,7).
Ngoài ra, Chúa Giê-su cũng cảnh báo chúng ta đừng xét đoán hay lên án người khác để khỏi bị luận phạt. Ngài nói: “Anh em đừng xét đoán thì sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha” (Lc 6, 37).
Lạy Chúa Giê-su,
Phê bình, chỉ trích người khác, khi người đó vắng mặt, là điều đáng xấu hổ và bất công. Xin giúp chúng con đừng vướng mắc vào thói xấu tai hại nầy và nếu chúng con không nói tốt cho người khác được thì ít nữa cũng đừng bao giờ nói xấu ai. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Trên sân Đền Thờ
Lm. Nguyễn Trung Tây
04:56 01/04/2022
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:57 01/04/2022
10. Khi chúng ta nếu phải trả lời bất cứ người nào đã sỉ nhục chúng ta, thì khi mở miệng chúng ta cần phải cẩn thận dùng giọng điệu ôn hòa, bởi vì câu trả lời ôn hòa có thể dập tắt sự giận dữ.
(Thánh Alphonsus giám mục)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:01 01/04/2022
37. HỌ HỒ MANG HỌ LỆNH
Thời nhà Đường, sau khi Lệnh Hồ Đào đảm nhậm chức thừa tướng, bởi vì họ này người trong tộc của ông ta rất ít, nên chỉ cần có người xin nhập vào là ông ta tiếp nhận không từ chối, bằng lòng liên hệ.
Thế là, người gần xa đều tất bật đến đầu quân dưới trướng, đến nỗi có người họ Hồ, cũng mạo nhận là cùng họ cùng tổ tông vối “Lệnh Hồ”.
Từ Nhân Ôn lấy chuyện này làm một câu thơ để chế giễu như sau:
- “Từ thời sau nguyên lão Đăng Dung,
thiên hạ chư “hồ” biết mang “lệnh”.
(Khiển Sầu tập)
Suy tư 37:
Giả mạo tên họ của người còn sống để hưởng lợi là chuyện nhỏ, là chuyện bình thường của thời đại vi tính, nhưng giả tên của người đã chết lâu đời dể hưởng lợi mới là chuyện đáng nói, bởi vì những ai giả mạo tên người chết thì cũng có nghĩa là lương tâm của họ cũng chết mất tiêu rồi.
Có người lấy cái “oai” của ông cố nội đã chết...mười đời rồi ra hù dọa người khác để thủ lợi; có người lấy cái chức vụ ngày xưa của bố mình ra hù dọa người yếu bóng vía để cướp đoạt tài sản; lại có người “ngon lành” hơn, không lấy tên và chức vụ của người đã chết để hù dọa bà con, nhưng vỗ ngực xưng mình là công an hình sự để lộng hành, để cướp của người đi đường, đúng là vô lương tâm...
Người Ki-tô hữu có một cách để làm cho người khác nể trọng mình, đó là lấy gương lành của các thánh nam nữ ra để noi theo, để học tập trở thành những người tốt đạo đẹp đời, bởi vì các thánh nam nữ cũng đã làm như thế khi còn sống ở thế gian này, và bởi vì chúng ta cũng mang họ “Ki-tô hữu” như các ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời nhà Đường, sau khi Lệnh Hồ Đào đảm nhậm chức thừa tướng, bởi vì họ này người trong tộc của ông ta rất ít, nên chỉ cần có người xin nhập vào là ông ta tiếp nhận không từ chối, bằng lòng liên hệ.
Thế là, người gần xa đều tất bật đến đầu quân dưới trướng, đến nỗi có người họ Hồ, cũng mạo nhận là cùng họ cùng tổ tông vối “Lệnh Hồ”.
Từ Nhân Ôn lấy chuyện này làm một câu thơ để chế giễu như sau:
- “Từ thời sau nguyên lão Đăng Dung,
thiên hạ chư “hồ” biết mang “lệnh”.
(Khiển Sầu tập)
Suy tư 37:
Giả mạo tên họ của người còn sống để hưởng lợi là chuyện nhỏ, là chuyện bình thường của thời đại vi tính, nhưng giả tên của người đã chết lâu đời dể hưởng lợi mới là chuyện đáng nói, bởi vì những ai giả mạo tên người chết thì cũng có nghĩa là lương tâm của họ cũng chết mất tiêu rồi.
Có người lấy cái “oai” của ông cố nội đã chết...mười đời rồi ra hù dọa người khác để thủ lợi; có người lấy cái chức vụ ngày xưa của bố mình ra hù dọa người yếu bóng vía để cướp đoạt tài sản; lại có người “ngon lành” hơn, không lấy tên và chức vụ của người đã chết để hù dọa bà con, nhưng vỗ ngực xưng mình là công an hình sự để lộng hành, để cướp của người đi đường, đúng là vô lương tâm...
Người Ki-tô hữu có một cách để làm cho người khác nể trọng mình, đó là lấy gương lành của các thánh nam nữ ra để noi theo, để học tập trở thành những người tốt đạo đẹp đời, bởi vì các thánh nam nữ cũng đã làm như thế khi còn sống ở thế gian này, và bởi vì chúng ta cũng mang họ “Ki-tô hữu” như các ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hiệp hành chữa lành chứ không hành hạ
Lm. Nguyễn Xuân Trường
06:41 01/04/2022
HIỆP HÀNH CHỮA LÀNH CHỨ KHÔNG HÀNH HẠ
Những tin giật gân như giết, cướp, hiếp… thường được dùng để câu like, câu view trên mạng vì nó luôn thu hút nhiều người xem. Tuần này Phúc Âm cũng có một tin khá nóng: chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình! Chuyện này xảy ra thời nay thì chắc sẽ có clip để đăng, và cư dân mạng sẽ tha hồ ném đá! Thời nào người ta cũng thích ném đá tội nhân. Nhưng Chúa Giêsu lại khác, Chúa muốn chữa lành chứ không hành hạ tội nhân.
1. Cùng nhau hành hạ. Bắt quả tang người đàn bà đang ngoại tình, các ông kinh sư và Pharisêu cùng đánh hội đồng, đòi ném đá cho đáng đời cái tội lăng nhăng. Cả đám đông đồng lòng kết án. Lòng người phụ nữ đớn đau vì đời đen đủi.
2. Chúa thương chữa lành. Đám đông ồn ào kêu gào xét tội người khác, nhưng Chúa lại bảo mỗi người hãy xét tội chính mình: “Ai sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Bầu khí ồn ào liền im bặt. Đám đông kết án tự động giải tán, lòng họ đã được Chúa chữa lành. Đặc biệt, Chúa chữa lành cuộc đời người phụ nữ bằng lời tha thứ và mời gọi đổi đời: “Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”
Câu chuyện cho thấy đám đông không sai, họ làm đúng luật nhưng gây đau đớn chết chóc, còn Chúa làm điều đẹp đẽ để đổi đời tội nhân. Chuyện này cho thấy tầm quan trọng của phân định trong tiến trình Hội thánh hiệp hành, theo ý Chúa chứ không phải ý đám đông.
Phận người ai chẳng có tội. Điều quan trọng là không hành hạ người ta trong quá khứ tội lỗi, nhưng hãy chữa lành bằng cách mở cánh cửa tương lai, trao cho nhau cơ hội đổi mới cuộc đời. Được như vậy, chúng ta là những tội nhân vẫn có thể reo lên như lời Đáp Ca: “Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại! Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.” Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Linh mục dũng cảm cứu người bị cá mập tấn công được thưởng anh dũng bội tinh
Đặng Tự Do
04:47 01/04/2022
Cha Liam Ryan đã can đảm giải cứu một người lướt ván khỏi con cá mập sát thủ!
Cha Liam Ryan vừa nhận được giải thưởng về lòng dũng cảm của Úc vì đã chèo ra biển và giải cứu một vận động viên lướt sóng đang cố gắng chống đỡ sự tấn công của một con cá mập trắng lớn dài đến 5m.
Sự kiện này xảy ra vào ngày 31 tháng 7 năm 2020, khi vận động viên lướt sóng 28 tuổi Phil Mummert cách bờ biển 100 m ở Vịnh Bunker, Tây Úc. Ơn Chúa quan phòng, Cha Ryan cũng đang ở trong khu vực:
“Tôi đang đi nghỉ xuống phía nam cùng với người thân Jess Woolhouse và gia đình của anh ấy, và chúng tôi quyết định đi lướt sóng ở Vịnh Bunker,” anh hùng linh mục chia sẻ với Cath News.
“Chúng tôi chưa ở dưới nước lâu và đang chèo ngược ra ngoài để đón con sóng thứ hai thì tôi nhận thấy vây lưng của một con cá mập trắng lớn dài 5 mét nổi lên bên cạnh một người lướt sóng. Con cá mập lao vào người lướt sóng, cắn vào ván lướt sóng và cẳng chân của anh ta, hất người lướt sóng xuống nước “.
Mummert đã nhanh trí tống nửa tấm ván bị cắn của mình vào miệng con cá mập và sợ hãi khi con cá mập khổng lồ tiếp tục vây quanh mình. Rất may là Cha Ryan, bạn của ngài và một vận động viên lướt sóng nữa, Alex Oliver, đã chèo ra để giúp người lướt sóng bị thương, và không nghi ngờ gì với ơn quan phòng của Chúa, Mummert đã được giải cứu.
Cha Ryan nói: “Phil đã rất may mắn; sau đó chúng tôi phát hiện ra rằng con cá mập chỉ chút xíu nữa là đớp được mục tiêu chính của mình. Bạn có thể gọi đó là may mắn nhưng tôi thích nghĩ đó là ơn quan phòng,”.
Cha Ryan, một tuyên úy tại Bệnh viện St John of God ở Midland, rất vui mừng với giải thưởng, nhưng giải thích rằng ngài chỉ hành động theo bản năng.
Source:Aleteia
Sứ thần Tòa Thánh cho biết về tình hình Ukraine
Đặng Tự Do
04:48 01/04/2022
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Ý Famiglia Cristiana, nghĩa là Gia đình Kitô, Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine tâm sự về cách ngài đương đầu với những thời khắc đen tối mà đất nước mà ngài mới đặt chân đến hồi tháng 9 năm ngoái đang phải đối mặt. Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, 47 tuổi, người Lithuania, nói: “Tôi sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng nó sẽ xảy ra một cuộc xung đột tầm cỡ như thế này. Nhà ngoại giao của Đức Giáo Hoàng đã ở lại Kiev mô tả sự phi lý của cuộc chiến và kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình. Ngài nói: “Cầu nguyện là một vũ khí tinh thần cơ bản. Khi được hỏi về chuyến thăm có thể có của Đức Giáo Hoàng tới Ukraine, ngài cho biết ngài đã chuyển lời mời của Thị trưởng Kiev cho Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. “Thật là tuyệt vời và rất có ý nghĩa nếu có Đức Giáo Hoàng ở giữa chúng ta, nhưng tôi đã suy nghĩ rất lâu và kỹ lưỡng với các giám mục và, thật không may, thật không dễ dàng chút nào để tổ chức một chuyến thăm trong hoàn cảnh này.” Trong điều kiện hiện tại, một chuyến đi như vậy dường như là bất khả thi đối với Đức Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng không thể đến Ukraine, nhưng Đức Hồng Y Kurt Koch có thể đến được.
Có rất nhiều tiếng nói kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Ukraine bị chiến tranh tàn phá. Đối với Linh mục Martin Werlen, cựu tu viện trưởng tu viện Dòng Biển Đức ở Einsiedeln, một chuyến đi như vậy sẽ phản tác dụng ở chỗ có thể chọc tức Vladimir Putin và Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại, một chuyến đi của Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo, sẽ khả thi.
Nếu “bộ trưởng đại kết” của Vatican hợp nhất tiếng nói của mình với các nhà lãnh đạo tôn giáo của đất nước, thì “tiếng nói này sẽ không bị bỏ qua ở Mạc Tư Khoa,” vị linh mục Thụy Sĩ khẳng định. Ngài cũng tin rằng nếu Kirill lên án chiến tranh, Putin sẽ sớm bị tước vũ khí. Cha Werlen ngậm ngùi nói: “Nhưng Kirill đã không làm như thế, ông ta đã để cho Putin mua lại mình”.
Source:Aleteia
Một phụ nữ Ukraine 104 tuổi đã không rời khỏi nhà của mình trong 10 năm hiện đang chạy trốn chiến tranh
Đặng Tự Do
04:49 01/04/2022
Người phụ nữ này được cho là người tị nạn lớn tuổi nhất thoát khỏi cuộc chiến ở Ukraine để đến Ba Lan.
Bà Zofia Curkan đã đến Ba Lan cách đây khá lâu, vì các thành viên trong gia đình bà, con gái, con rể, cháu và chắt đều sống ở đây. Vì tuổi cao nên cô con gái Luiza muốn mẹ đến ở cùng. Vì vậy, năm ngoái, người phụ nữ 104 tuổi này đã nộp đơn xin cấp hộ chiếu. Sau đó, truyền thông Ukraine lần đầu tiên chú ý đến bà, tự hỏi tại sao một người phụ nữ ở độ tuổi của bà ấy lại cần hộ chiếu. Gia đình cũng đã nộp đơn xin nhập quốc tịch Ba Lan cho Zofia, vì bà có cả cha lẫn mẹ đều là người Ba Lan.
10 năm qua, bà cụ chưa bao giờ rời khỏi căn hộ của mình chứ đừng nói là đi du lịch. Bà gặp khó khăn trong việc đi lại vì phần hông yếu ớt của mình. Bà ấy không tự di chuyển và vì căn hộ của bà ấy ở tầng ba nên việc mua sắm hàng tạp hóa là điều không thể.
Khi chiến tranh nổ ra, gia đình quyết định di tản Zofia ngay lập tức. Sáng 5 tháng Ba, ngay sau khi hết giờ giới nghiêm, Zofia lên đường sang Ba Lan. Chuyến đi không tránh khỏi những phức tạp. Con gái nhỏ và cháu trai của bà đã đồng hành cùng bà trong cuộc hành trình. Chặng đầu tiên là đi xe hơi đến trạm xe buýt đưa bà từ Odessa đến Moldova.
Với sự giúp đỡ của tổ chức Balan Note và Do Thái Hesed có trụ sở tại Odessa, Zofia đã được đưa ra khỏi thị trấn và được chăm sóc y tế.
Cuối cùng, bà Zofia đã đến Warsaw bằng máy bay và đoàn tụ với con gái yêu của mình. Luiza kể cho Aleteia câu chuyện về mẹ cô, vì mẹ cô không nhớ gì nhiều về chuyến đi.
Tuy nhiên, bà ấy còn nhớ tuổi trẻ của mình và những nhà thờ Ba Lan mà bà đã tham dự thánh lễ và cầu nguyện. Và bà vẫn thuộc lòng câu nói bằng tiếng Ba Lan: “Chúc tụng Chúa Giêsu Kitô!”
Là một nữ hộ sinh trong nghề, Zofia thường là nhân chứng cho phép lạ sinh nở. Một lần, khi bà đang giúp đỡ đẻ cho một cặp song sinh, người mẹ yêu cầu cô giết một trong hai đứa. Là một tín hữu Công Giáo, bà kiên quyết từ chối.
Bà vẫn nhớ về cuộc chiến trước đây: những ngôi nhà bốc cháy, xác chết và sự giải phóng của Odessa vào năm 1944. Bà ấy có hiểu những gì đang xảy ra bây giờ ở Ukraine không? Thật khó để nói. Nhưng khi chụp ảnh, bà ấy làm dấu hiệu chiến thắng bằng những ngón tay của mình.
Source:Aleteia
Chương trình chuyến tông du Malta của Đức Thánh Cha trong hai ngày 2 và 3 tháng Tư
Đặng Tự Do
06:30 01/04/2022
Đức Giáo Hoàng sẽ thăm Malta trong hai ngày 2 và 3 tháng 4 năm 2022. Đây sẽ là chuyến tông du thứ 36 của vị Giáo Hoàng 85 tuổi bên ngoài nước Ý kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013. Chuyến tông du diễn ra trong bối cảnh đảo quốc Malta đang kỷ niệm một ngày lễ đặc biệt, đó là vụ đắm tàu của Thánh Phaolô.
Chương trình cụ thể chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Malta
Thứ Bảy, ngày 2 tháng 4 năm 2022
Lúc 08:30 Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ phi trường quốc tế Fiumicino của Rôma để đến Sân bay quốc tế Malta
Lúc 10:00 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Malta. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào mừng Đức Thánh Cha.
Từ sân bay quốc tế, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển đến dinh tổng thống, được gọi là Dinh Đại Hiệp Sĩ – Grand Master. Dinh này được xây dựng giữa thế kỷ 16 và 18 tại thủ đô Valletta của Malta để làm dinh thự cho vị Đại Hiệp Sĩ dòng Thánh Gioan cai quản Malta.
Lúc 10:50, Đức Thánh Cha sẽ thăm xã giao tổng thống Cộng Hòa Malta là Ông George Vella trong Phòng Đại sứ của dinh tổng thống.
Lúc 11:35 Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Robert Abela tại Thư Phòng của dinh tổng thống
Lúc 11:50 Đức Thánh Cha sẽ có một bài diễn văn trong cuộc gặp gỡ với chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn
Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 15:50, Đức Thánh Cha sẽ dùng một chiếc giang tốc đỉnh để di chuyển từ cảng chính của Valletta đến cảng Mgarr ở Gozo vào lúc 17g.
Lúc 17:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ cầu nguyện tại Đền thờ Quốc gia Ta 'Pinu ở Gozo.
Lúc 18:45, Đức Thánh Cha khởi hành bằng giang tốc đỉnh từ cảng Mgarr về Valletta. Ngài sẽ cập vào cảng Cirkewwa lúc 19:30 và di chuyển bằng xe hơi về Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Rabat.
Chúa Nhật ngày 3 tháng 4 năm 2022
Lúc 07:45, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các tu sĩ Dòng Tên đang phục vụ tại Malta ở Tòa Sứ Thần Tòa Thánh
Lúc 08:30, Đức Thánh Cha sẽ thăm khu hầm Thánh Phaolô tại Vương Cung Thánh Đường
Thánh Phaolô ở Rabat. Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ đọc một lời cầu nguyện.
Lúc 10:15, Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tại quảng trường các vựa thóc ở Floriana. Sau thánh lễ là buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật cũng tại quảng trường này.
Lúc 16:45 Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với những người di cư tại Trung Tâm “Thực Nghiệm Hòa bình Gioan XXIII” ở Hal Far
Lúc 17:50 Đức Thánh Cha ra Sân bay Quốc tế Malta để trở về Rôma.
Sau các nghi thức chào từ biệt, lúc 18:15, máy bay khởi hành về Rôma
Lúc 19:40, Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đến Sân bay Quốc tế Fiumicino.
Chương trình cụ thể chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Malta
Thứ Bảy, ngày 2 tháng 4 năm 2022
Lúc 08:30 Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ phi trường quốc tế Fiumicino của Rôma để đến Sân bay quốc tế Malta
Lúc 10:00 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Malta. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào mừng Đức Thánh Cha.
Từ sân bay quốc tế, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển đến dinh tổng thống, được gọi là Dinh Đại Hiệp Sĩ – Grand Master. Dinh này được xây dựng giữa thế kỷ 16 và 18 tại thủ đô Valletta của Malta để làm dinh thự cho vị Đại Hiệp Sĩ dòng Thánh Gioan cai quản Malta.
Lúc 10:50, Đức Thánh Cha sẽ thăm xã giao tổng thống Cộng Hòa Malta là Ông George Vella trong Phòng Đại sứ của dinh tổng thống.
Lúc 11:35 Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Robert Abela tại Thư Phòng của dinh tổng thống
Lúc 11:50 Đức Thánh Cha sẽ có một bài diễn văn trong cuộc gặp gỡ với chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn
Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 15:50, Đức Thánh Cha sẽ dùng một chiếc giang tốc đỉnh để di chuyển từ cảng chính của Valletta đến cảng Mgarr ở Gozo vào lúc 17g.
Lúc 17:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ cầu nguyện tại Đền thờ Quốc gia Ta 'Pinu ở Gozo.
Lúc 18:45, Đức Thánh Cha khởi hành bằng giang tốc đỉnh từ cảng Mgarr về Valletta. Ngài sẽ cập vào cảng Cirkewwa lúc 19:30 và di chuyển bằng xe hơi về Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Rabat.
Chúa Nhật ngày 3 tháng 4 năm 2022
Lúc 07:45, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các tu sĩ Dòng Tên đang phục vụ tại Malta ở Tòa Sứ Thần Tòa Thánh
Lúc 08:30, Đức Thánh Cha sẽ thăm khu hầm Thánh Phaolô tại Vương Cung Thánh Đường
Thánh Phaolô ở Rabat. Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ đọc một lời cầu nguyện.
Lúc 10:15, Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tại quảng trường các vựa thóc ở Floriana. Sau thánh lễ là buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật cũng tại quảng trường này.
Lúc 16:45 Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với những người di cư tại Trung Tâm “Thực Nghiệm Hòa bình Gioan XXIII” ở Hal Far
Lúc 17:50 Đức Thánh Cha ra Sân bay Quốc tế Malta để trở về Rôma.
Sau các nghi thức chào từ biệt, lúc 18:15, máy bay khởi hành về Rôma
Lúc 19:40, Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đến Sân bay Quốc tế Fiumicino.
Vẫn còn thời gian để nhận được ơn toàn xá trong Mùa Chay
Đặng Tự Do
16:09 01/04/2022
Mùa Chay sắp kết thúc, tuy nhiên, vẫn còn nhiều thời gian để nhận được Ơn Toàn Xá trong Mùa Chay bằng 4 cách khác nhau.
Trước hết, Ơn Toàn Xá là gì?
Ơn Toàn Xá là ân sủng do Giáo hội ban cho chúng ta nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria và tất cả các thánh để xóa bỏ hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra. Ơn Toàn Xá làm sạch tâm hồn như thể một người vừa được rửa tội.
Làm thế nào để chúng ta nhận được Ơn Toàn Xá trong Mùa Chay?
Các điều kiện luật định để được ơn toàn xá là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi. Tuy nhiên, việc xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha có thể làm sau khi có thể. Như thế, bước đầu tiên, và quan trọng nhất, là quý vị và anh chị em phải dốc lòng từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi. Ngay khi có thể, xin đi xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Bên cạnh đó, chúng ta còn cần phải làm một trong bốn việc sau để nhận được Ơn Toàn Xá Mùa Chay.
Cách đầu tiên là dành ít nhất 30 phút để chầu Thánh Thể. Việc cầu nguyện trước Thánh Thể là điều quan trọng quanh năm. Như thế, tại sao không tham gia vào thực hành tốt đẹp này trong Mùa Chay và nhận thêm một số ân sủng?
Cách thứ hai là tham gia vào các Chặng Đàng Thánh Giá, suy niệm về cuộc Khổ nạn và Cái chết của Chúa. Các nhà thờ Công Giáo đều có chương trình đi đàng Thánh giá, dù đơn giản hay công phu. Chúng ta có thể tham gia cùng với cộng đoàn hay tự mình đi đàng tháng giá.
Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý. Sách hướng dẫn về ân xá của Tòa thánh, Ấn bản thứ tư, nói rằng phải có 14 chặng “đại diện cho 14 chặng của Giêrusalem.”
Sách hướng dẫn này cũng nhắc nhở chúng ta rằng “cần phải đi từ chặng này sang chặng tiếp theo”. Mặc dù, nếu có quá nhiều người và việc di chuyển sẽ gây ra sự bất tiện, thì ít nhất một người dẫn đàng Thánh giá phải di chuyển từ chặng này sang chặng khác. Nói cách khác, nếu anh chị em tham dự các chặng Đàng Thánh Giá với nhiều người tham gia và mọi người vẫn ở trong băng ghế trong khi linh mục di chuyển đến từng chặng, điều đó vẫn có giá trị.
Ơn Toàn Xá này thậm chí có thể được hưởng mỗi ngày một lần đối với những người có thể đến nhà thờ hàng ngày và muốn tự mình thực hiện các Chặng Đàng Thánh Giá.
Cách tiếp theo là đọc kinh Mân Côi “trong nhà thờ hoặc nhà nguyện, hoặc thậm chí trong gia đình, trong một cộng đồng tôn giáo, hoặc một hiệp hội của các tín hữu.”
Cách cuối cùng là đọc hoặc nghe Sách Thánh. Chỉ cần bảo đảm rằng anh chị em dành ít nhất nửa giờ cho Lời Chúa và sẽ được hưởng Ơn Toàn Xá.
Source:Catholic News AgencyThere is still time to receive a plenary indulgence during Lent
Trước hết, Ơn Toàn Xá là gì?
Ơn Toàn Xá là ân sủng do Giáo hội ban cho chúng ta nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria và tất cả các thánh để xóa bỏ hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra. Ơn Toàn Xá làm sạch tâm hồn như thể một người vừa được rửa tội.
Làm thế nào để chúng ta nhận được Ơn Toàn Xá trong Mùa Chay?
Các điều kiện luật định để được ơn toàn xá là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi. Tuy nhiên, việc xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha có thể làm sau khi có thể. Như thế, bước đầu tiên, và quan trọng nhất, là quý vị và anh chị em phải dốc lòng từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi. Ngay khi có thể, xin đi xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Bên cạnh đó, chúng ta còn cần phải làm một trong bốn việc sau để nhận được Ơn Toàn Xá Mùa Chay.
Cách đầu tiên là dành ít nhất 30 phút để chầu Thánh Thể. Việc cầu nguyện trước Thánh Thể là điều quan trọng quanh năm. Như thế, tại sao không tham gia vào thực hành tốt đẹp này trong Mùa Chay và nhận thêm một số ân sủng?
Cách thứ hai là tham gia vào các Chặng Đàng Thánh Giá, suy niệm về cuộc Khổ nạn và Cái chết của Chúa. Các nhà thờ Công Giáo đều có chương trình đi đàng Thánh giá, dù đơn giản hay công phu. Chúng ta có thể tham gia cùng với cộng đoàn hay tự mình đi đàng tháng giá.
Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý. Sách hướng dẫn về ân xá của Tòa thánh, Ấn bản thứ tư, nói rằng phải có 14 chặng “đại diện cho 14 chặng của Giêrusalem.”
Sách hướng dẫn này cũng nhắc nhở chúng ta rằng “cần phải đi từ chặng này sang chặng tiếp theo”. Mặc dù, nếu có quá nhiều người và việc di chuyển sẽ gây ra sự bất tiện, thì ít nhất một người dẫn đàng Thánh giá phải di chuyển từ chặng này sang chặng khác. Nói cách khác, nếu anh chị em tham dự các chặng Đàng Thánh Giá với nhiều người tham gia và mọi người vẫn ở trong băng ghế trong khi linh mục di chuyển đến từng chặng, điều đó vẫn có giá trị.
Ơn Toàn Xá này thậm chí có thể được hưởng mỗi ngày một lần đối với những người có thể đến nhà thờ hàng ngày và muốn tự mình thực hiện các Chặng Đàng Thánh Giá.
Cách tiếp theo là đọc kinh Mân Côi “trong nhà thờ hoặc nhà nguyện, hoặc thậm chí trong gia đình, trong một cộng đồng tôn giáo, hoặc một hiệp hội của các tín hữu.”
Cách cuối cùng là đọc hoặc nghe Sách Thánh. Chỉ cần bảo đảm rằng anh chị em dành ít nhất nửa giờ cho Lời Chúa và sẽ được hưởng Ơn Toàn Xá.
Source:Catholic News Agency
Hàng chục cộng đồng Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Mạc Tư Khoa bỏ sang Chính Thống Giáo Ukraine
Đặng Tự Do
16:24 01/04/2022
Các cộng đồng chính thống ở Ukraine nằm dưới quyền của giáo chủ Mạc Tư Khoa đang lũ lượt bỏ sang Giáo Hội Chính thống Ukraine tự trị, vì thái độ của Thượng Phụ Kirill đối với cuộc xâm lược của Nga.
Cho đến gần đây, các tín hữu Chính thống giáo của Ukraine được chia thành Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, và Giáo Hội Chính thống Ukraine với Tòa thượng phụ đặt ở Kiev.
Đức Tổng Giám Mục Epiphanius I của Kiev và Toàn Ukraine đã đưa ra thông báo vào ngày 26 tháng 3 rằng 28 cộng đồng bao gồm các giáo xứ và tu viện trong chín giáo phận trước đây trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã chính thức chuyển sang Giáo Hội Chính thống Ukraine độc lập kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Tưởng cũng nên nhắc lại, với hơn 500 chữ ký của đông đảo trí thức và nhà thần học, bao gồm cả một số Kitô hữu Chính thống giáo nổi tiếng của Nga, một tuyên bố được xuất bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Kitô Chính thống tại Đại học Fordham ở New York đã tấn công quan điểm của Thượng Phụ Kirill kể từ đầu cuộc chiến.
Theo tuần báo La Vie của Pháp, Kirill bị cáo buộc “biện minh” cho cuộc xâm lược và những điều khủng khiếp đã gây ra ở Ukraine dưới danh nghĩa “dị giáo”, và khái niệm về một “thế giới Nga”. Điều này đang hợp nhất một tinh thần “dân tộc Nga” với chính trị của nước Nga, mang lại cho Tổng thống Putin những vũ khí để biện minh cho cuộc thập tự chinh của ông ta ở Ukraine.
“Cũng giống như Nga đã xâm lược Ukraine, Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa của Thượng phụ Kirill đã xâm lược các Giáo Hội Chính thống”, các trí thức trách móc, phẫn nộ trước việc tạo ra sự chia rẽ và những nguy cơ to lớn đe dọa phần rỗi của các tín hữu.
Một trong những người ký tên, Sergei Chapnin, cựu phó tổng biên tập Tạp chí của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, cho rằng Thượng phụ Kirill đã “mất thẩm quyền” và gây ra sự chia rẽ trong Chính thống giáo Nga giữa một Giáo hội chính thức “sẵn sàng quên đi Phúc âm. và biện minh cho tội ác chiến tranh và một Giáo hội tìm cách sống theo các điều răn của Chúa Kitô, trước khi ông kết luận rằng “Hai Giáo hội này không thể tiếp tục tồn tại dưới cùng một mái nhà”.
Hơn thế nữa, trong một diễn biến hết sức kinh khủng đối với nhiều người, tại nhà thờ chính tòa Chúa Cứu Thế tại Mạc Tư Khoa, Thượng phụ Kirill đã trao cho lãnh đạo Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga là tướng Viktor Zolotov một bức ảnh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa trong một buổi lễ hôm Chúa Nhật 13 tháng Ba để xin Đức Mẹ phù hộ cho quân Nga mau thắng trận. Cử chỉ này của Thượng Phụ Kirill là một cử chỉ quá sức báng bổ. Làm sao Đức Mẹ lại có thể phù hộ cho những kẻ xâm lược giết hại thường dân vô tội như thế.
Đáp lại, tướng Viktor Zolotov nói:
“Chúng tôi tin rằng hình ảnh này sẽ bảo vệ quân đội Nga và mang lại chiến thắng nhanh hơn cho chúng tôi”
Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos của Cyprus lắc đầu chán nản nói: “người Nga đầu tiên làm dấu thánh giá và sau đó họ giết người”, tiếp tục khơi dậy đức tin nơi Chúa cho một mục tiêu cuối cùng, được Chính Thống Giáo Nga “chúc lành”.
Source:Kyiv Independent
Hôm nay là sự khởi đầu của điều gì đó: Nhà lãnh đạo Metis nhận xét sau cuộc gặp với Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
16:27 01/04/2022
Các sự thật khó khăn và lời cầu nguyện sâu sắc đã đánh dấu cuộc gặp gỡ của phái đoàn Metis với Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm thứ Hai. Các giám mục Canada và 9 trưởng lão Metis, cũng như các học sinh cũ trong các các trường nội trú dành cho người bản địa đã nói chuyện với Đức Giáo Hoàng.
Đức Tổng Giám Mục Don Bolen của Regina đã cho biết như trên trong cuộc họp báo với hàng chục nhà báo đang tụ tập tại một khách sạn ở Rôma.
Bằng tiếng Pháp, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada, Đức cha Raymond Poisson cho biết ngài đã chứng kiến một cuộc trao đổi “từ trái tim đến trái tim” giữa các đại biểu Metis và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cuộc trao đổi tràn ngập “tình cảm lẫn nhau,” Đức cha nói.
“Tôi sẽ mang theo những suy tư này trong lời cầu nguyện và cả trong lúc suy gẫm,” Đức Tổng Giám Mục Poisson nói.
Nhớ lại những câu chuyện mà những Metis đã kể cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong lần đầu tiên trong ba cuộc gặp gỡ đã được lên kế hoạch giữa Đức Giáo Hoàng và các phái đoàn bản địa ở Rome đã khiến nhà sử học và nhà giáo dục Mitchell Case của Metis rơi nước mắt.
“Hôm nay là sự khởi đầu của một điều gì đó,” Case nói, sau đó nói thêm “Chúng tôi sẽ làm việc để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.”
Sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau là kết quả tỏ tường của cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và người Metis.
Tưởng cũng nên nhắc lại, từ các tài liệu của CCCB, đây là những điều người Công Giáo nên biết:
Thứ nhất: Chính sách buộc các trẻ em thổ dân da đỏ theo học tại các trường nội trú nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách của chính phủ Canada, không phải của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả 130 trường nội trú đều là do chính phủ Canada dựng lên. Các phái bộ truyền giáo tham gia điều hành các trường nội trú này là vì thấy ở đây cơ hội truyền giáo.
Thứ hai: Ngày nay, người ta nói rằng chính sách hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách diệt chủng văn hóa. Cho mãi đến thập niên 1990, nhà cầm quyền Canada và xã hội nói chung không nghĩ như thế, mà đơn thuần chỉ nghĩ rằng chính sách này mang lại ánh sáng văn minh, và một cuộc sống khả quan hơn người bản địa.
Thứ ba: Sau khi giao phó các trường nội trú cho các tôn giáo điều hành, chính phủ đã cung cấp một kinh phí hạn hẹp. Điều này cộng hưởng với nỗi buồn phải xa nhà, tình trạng y tế khó khăn ở các vùng xa xôi đã khiến một số trẻ em thiệt mạng vì bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ tử vong của các em sống trong các bộ lạc còn cao hơn rất nhiều so với các trường nội trú.
Thứ tư: Những ngôi mộ vô danh này là những ngôi mộ cá nhân, không phải các mồ chôn tập thể như báo chí cố ý xuyên tạc; và các học sinh này qua đời trong nhiều thập niên, chứ không phải cùng một lúc.
Giọng điệu của nhiều phương tiện truyền thông trong những ngày qua thể hiện tâm tình bài Công Giáo mà họ đã ấp ủ từ lâu.
Source:bccatholic.ca
Người Ukraine tìm thấy hy vọng trong sự thánh hiến Ukraine và Nga cho Mẹ Maria
Đặng Tự Do
16:28 01/04/2022
“Cùng với toàn thế giới, chúng tôi đang cầu nguyện với hy vọng lớn lao, và chúng tôi đang cầu nguyện. Chúng tôi tin tưởng vào sự trợ giúp của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa “.
Bốn tuần sau khi bắt đầu chiến tranh, nhiều tín hữu ở Ukraine đang đặt hy vọng lớn vào sáng kiến mới nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là việc thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria. Phát biểu với tổ chức quốc tế Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN, Đức Cha Stanislav Szyrokoradiuk của Odessa cho biết: “Cùng với toàn thế giới, chúng tôi đang cầu nguyện với hy vọng lớn lao và chúng tôi đang nhiệt thành cầu nguyện. Chúng tôi tin tưởng vào sự trợ giúp của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa “.
Đức Cha Szyrokoradiuk báo cáo rằng mặc dù Odessa đã được tránh khỏi những trận giao tranh tồi tệ nhất trong bốn tuần đầu tiên của cuộc chiến, ngài lo lắng rằng thành phố hiện đang bị bắn phá và rằng có cảnh báo về các cuộc không kích thường xuyên. Ngài nói: “Chúng tôi thường xuyên lo sợ về một cuộc tấn công từ phía biển”.
Odessa nằm trên Biển Đen không xa Crimea, nơi đóng quân của nhiều tàu chiến Nga. Vị giám mục than thở rằng những suy nghĩ về các giáo xứ của mình và người dân trong vùng khiến ông thường xuyên “sợ hãi và đau đớn. Chúa ơi, rất nhiều người đang chết mỗi ngày. “
Bất chấp chiến sự gia tăng, các cộng đồng Công Giáo ở Odessa và các vùng khác của đất nước đã chuẩn bị cho lễ thánh hiến với các tuần cửu nhật và các việc đạo đức bình dân.
Tại Kharkov, miền đông Ukraine, trong một thông điệp video từ đó, Đức Cha Pavlo Honcharuk cho biết: “Tôi muốn chia sẻ với các bạn niềm vui của tôi về sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô dâng hiến Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria.”
Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Kharkov là một trong những khu vực tranh chấp ác liệt nhất của đất nước. Đức Cha Honcharuk gần đây đã ghi lại tài liệu cho ACN về việc phá hủy các nhà cửa của dân chúng. Một quả hỏa tiễn cũng bắn trúng nóc tòa giám mục.
Thánh hiến là “dấu hiệu của sự chiến thắng của Thiên Chúa”
Đức Cha Honcharuk nói tiếp rằng ở giữa đau khổ và tàn phá, việc thánh hiến là “dấu hiệu của sự chiến thắng của Thiên Chúa, của tình yêu, của sự tốt lành và của sự sống”.
“Giống như các giáo phận khác ở Ukraine, giáo phận của chúng tôi đã bắt đầu chuẩn bị các tuần lễ kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, và chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho một sự kiện tuyệt đẹp như thế này”. Trong thông điệp gửi ACN, Đức Giám Mục Honcharuk đã yêu cầu mọi người lần chuỗi Mân Côi để Mẹ Maria cầu bầu cho Ukraine.
Source:Aleteia
Giáo huấn chiến tranh chính nghĩa và cuộc chiến tại Ukraine
Vũ Văn An
19:10 01/04/2022
Bài xã luận của Andrea Tornielli về giáo huấn bất tái vũ trang của Đức Phanxicô đã nhận được một số phản bác hay đúng hơn một số góp ý không mấy thuận lợi.
Trước nhất là Tiến sĩ Jeff Mirus của Catholic Culture (https://www.catholicculture.org/commentary/military-preparedness-is-not-sin/). Dù nhìn nhận việc Tornielli phân biệt giữa quyền của Ukraine kháng cự cuộc gây hấn vũ trang và nhu cầu lớn hơn phải quay lưng khỏi cuộc chạy đua vũ trang từng tiêu phí những khoản tiền khổng lồ có thể chi tiêu hữu ích cho các gia đình, chăm sóc sức khỏe, việc làm, chống nghèo đói, nhưng Mirus cho rằng quan điểm của Tornielli ngây thơ và méo mó. Vì sự kiện này là các gia đình, chăm sóc sức khỏe, việc làm và nói chung phúc lợi vật chất ở Ukraine đang bị phá hủy bởi vì chính phủ Ukraine không tự đặt mình vào thế có thể gián chỉ cuộc xâm lăng của Nga.
Người ta có thể lập luận rằng sẽ là điều vừa hợp luân vừa khôn ngoan hơn khi Ukraine có một ngân sách quốc phòng lớn hơn. Người ta cũng có thể cho rằng việc ấy bất khả. Nhưng không ai lại lập luận cho rằng điều ấy bất hợp pháp. Sự kiện chính phủ Ukraine có tiếng tham nhũng càng củng cố quan điểm này.
Theo Mirus, hai việc phải đi song song với nhau: dành tiền dân đóng thuế cho các biện pháp cổ vũ sức khỏe và thịnh vượng, và lên ngân sách một số lượng ngân khoản thỏa đáng để phòng thủ chống lại cuộc tấn công từ ngoại quốc. Ông còn cho rằng có khi phải coi việc thứ hai ưu tiên hơn việc thứ nhất. Và ông cho rằng nếu số phận của Ukraine không minh xác điều đó, thì nó không minh xác được điều gì cả.
Mirus nhận định rằng chính Đức Phanxicô cũng lấn cấn khi lên tiếng về cuộc chiến tranh Nga Ukraine. Ngài nói tới nói lui giữa việc lên án mọi cuộc chiến tranh và việc thừa nhận quyền hợp luân của Ukraine tự bảo vệ mình. Âu đây cũng là may rủi nghề nghiệp của các vị giáo phẩm.
Phản bác thứ hai có thể là bài phỏng vấn của Robert Klesko với Tiến sĩ Matthew Minerd, giáo sư triết học và thần học luân lý tại Đại chủng viện Công Giáo theo nghi lễ Byzantine Hai Thánh Cyril và Methodius, đăng trên tờ National Catholic Register (https://www.ncregister.com/blog/matthew-minerd-ukraine-war). Tiến sĩ Minerd dựa vào thánh Augustinô, Thánh Tôma Aquinô (ST II-II, q. 40, a. 1) và sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (2309) để định nghĩa chiến tranh chính nghĩa và các điều kiện của nó, để đi đến kết luận: cuộc chiến tranh phòng vệ của Ukaine là chính nghĩa, cuộc chiến xâm lược của Nga không thể được coi là chính nghĩa.
Dĩ nhiên, Ukraine có mối liên hệ lâu dài và đa dạng với Nga, kể cả thời đế quốc lẫn thời Xô Viết. Nhưng cấu hình các quốc gia ngày nay rất rõ ràng: Ngày nay, Ukraine hiện hữu như một quốc gia tự chủ có chủ quyền. Không một điều kiện nào của chiến tranh chính nghĩa có thể được Nga trưng dẫn để biện minh cho các âm mưu sáp nhập một phần hay toàn bộ Ukraine vào Nga bằng vũ lực chiến tranh.
Cả trong cách đọc sai lầm mà với nó dường như Vladimir Putin muốn vang vọng lại các yêu sách của Đế quốc Nga trong các cuộc tranh luận thế kỷ 19 quanh chủ nghĩa quốc gia toàn-Slav (pan-slavic nationalism). Theo ông ta, bản sắc quốc gia và văn hóa Nga dính liền với bản sắc ấy của Đông Âu Slav, mà theo ông, nó đang bị chủ nghĩa duy đô thị cấp tiến của Phương Tây nuốt chửng.
Sự nuốt chửng ấy, theo Putin, thấy rõ trong mưu đồ bành trướng của NATO. Nhưng việc Đức hợp tác với Nga trong việc xây dựng dự án dầu khí đâu có thể coi như một âm mưu nuốt chửng Nga?
Tiến sĩ Minerd cho rằng thật bất hạnh khi một số Kitô hữu Hoa Kỳ tin theo luận điệu của Putin, coi Moscow như một xã hội Kitô giáo thẳng đứng chống lại các làn sóng hiện đại xâm hại như axít. Thực ra vẻ bề ngoài của tính chính thống bảo thủ ở Nga không sâu sắc gì về phương diện văn hóa như một số bình luận gia vẫn nghĩ. Thật xấu hổ khi những người như Tổng Giám Mục Viganò coi Moscow như “Rome thứ ba” (kiểu nói sặc mùi Đế Quốc Nga và rất ưa dùng của Tòa Thượng Phụ Moscow).
Đối với Minerd, khi công khai ủng hộ cuốc chiến tranh bất chính chống lại Ukraine của Nga, Tòa Thượng Phụ Moscow xứng đáng để thế giới Công Giáo và Chính Thống lên án.
Về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine chống lại cuộc xâm lăng bất chính của Nga, Tiến sĩ Minerd cho rằng trong cộng đồng quốc tế, có nhiều mức độ liên kết và trợ giúp được phép về phương diện luân lý, và trong một số trường hợp còn rõ ràng bắt buộc nữa. Tuy nhiên, các quốc gia phải quyết định phải làm như thế ra sao mà không leo thang gây hấn một cách nguy hại, nhưng đúng hơn phải như một phương tiện tiến tới hòa bình. Về phương diện này, người ta thấy rõ sự thận trọng và tự chế của Phương Tây trong việc cung cấp vũ trang cho Ukraine.
Đức Phanxicô theo bước chân Thánh Phaolô tới đảo quốc Malta
Vũ Văn An
23:27 01/04/2022
Theo VaticanNews, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ lên đường thăm đảo quốc Malta, nằm giữa Địa Trung Hải, trong hai ngày Thứ bẩy mồng 2 và Chúa nhật mồng 3 tháng 4. Ngài sẽ viếng thăm thủ đô Valletta, cũng như Rabat, Floriana và đảo Gozo. Đây sẽ là chuyến tông du thứ 36 của ngài ra nước ngoài. Chủ đề của chuyến viếng thăm là “họ biểu lộ với chúng tôi lòng tốt lạ thường” vừa để nhắc lại biến cố lịch sử Thánh Phaolô được dân chúng Malta tiếp đón tử tế vừa để nhắc đến thái độ hiếu khách của chính phủ và nhân dân Malta hiện nay đối với phong trào di dân hiện đại.
Trong buổi yết kiến chung thứ tư vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài mong thực hiện chuyến viếng thăm “lãnh thổ sáng láng”, theo bước chân Thánh Phaolô, đấng đã được chào đón tại đó khi đắm tầu. Ngài nói thêm rằng chuyến viếng thăm cũng là dịp may độc đáo “trở về nguồn suối việc rao giảng Tin Mừng” tự trải nghiệm một cộng đồng Kitô hữu có lịch sử đã mấy ngàn năm nay.
Vì địa điểm địa dư và vị trí chiến lược của nó ở Địa Trung Hải, Malta là điểm dừng chân chính của nhiều người, đặc biệt từ Phi Châu, trên đường di dân, tìm một tương lai tốt đẹp hơn cho họ và gia đình họ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhìn nhận các cố gắng của đảo quốc này trong việc nghinh đón và cam kết đối với “nhiều anh chị em tầm trú của chúng ta”.
Chính vì thế, trong ngày thứ hai của chuyến đi ngài sẽ gặp gỡ khoảng 200 di dân tại Trung tâm Di dân “Phòng Thí nghiệm Hòa bình Gioan XXIII” ở Hal Far.
Giữ vững niềm tin của Thánh Phaolô
Với Kitô hữu Malta, chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô khuyến khích họ mở lòng ra nghinh đón những người ở bên lề xã hội. Đó là nhận định của Cha Joseph Mizzi, chánh xứ Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô ở Rabat. Nhưng nó cũng sẽ nhắc nhớ họ đến gốc rễ xưa của đức tin họ.
Cha nhắc lại biến cố Thánh Phaolô bị đắm tầu ở đây và do đó đã lưu lại đảo trong 3 tháng tại nơi nay là Hang Thánh Phaolô. Trong thời gian này, Thánh Phaolô đã chữa bệnh cho cha của Publius, thống đống của Đảo. Ông này sau đó đã trở lại đạo và trở thành giám mục và vị thánh tiên khởi của Đảo.
Cha Mizzi vừa là chánh xứ Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô vừa trông coi cả Hang Thánh Phaolô nữa, nên ngài nhấn mạnh hang này là đền thánh rất đặc biệt đối với người Malta vì nó nối kết họ với thời Kitô giáo tiên khởi: chính tại đây, Thánh Phaolô chữa bệnh cho cha của thống đốc Publius, đầu tầu đem cả đảo về cùng Chúa. Cả hai vị tiền nhiệm của Đức Phanxicô đều tới thăm hang này. Đức Phanxicô cũng sẽ viếng hang.
Cha Mizzi nhấn mạnh rằng Giáo hội ở Malta phải tiếp tục sứ mệnh do Thánh Phaolô để lại, nghĩa là “trở thành các môn đệ trung thành của Chúa Kitô và những nhà truyền giáo tốt lành của Dân Người”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Chúa Giêsu viết trên nền đất
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
09:36 01/04/2022
Lề luật đạo Do Thái từ thời Mose thống trị toàn thể đời sống xã hội. Hễ có vấn đề kiện tụng hay cắt nghĩa lý giải về tập tục nếp sống đạo đời, các vị Kinh sư, các Luật sĩ và các Thầy cả trong đạo căn cứ theo luật đạo ghi chép trong sách Kinh Thánh cựu ước mà phân xử giải quyết. Các vị đó là quan tòa thẩm phán xét xử.
Thấy Chúa Giêsu đi giảng đạo hấp dẫn nhiều người, cùng có nhiều điều khác với ghi chép trong lề luật đạo, các Vị Kinh sư luật sĩ khó chịu, nên họ tìm cách gài bẫy thử thách Chúa Giêsu.
Họ dẫn điệu một người phụ nữ bị bắt vì phạm tội công khai đến trước mặt Chúa Giêsu, và hỏi xem ngài xét xử thế nào. Vì căn cứ theo lề luật đạo Do Thái từ thời Mose người phụ nữ như thế này bị ném đá làm sỉ nhục từ bị trọng thương cho tới chết! (Ga 8,1-11)
Nhưng Chúa Giêsu không nói gì, yên lặng cúi xuống nền đất lấy ngón tay viết trên đó. Không thấy Phúc âm kinh thánh viết ghi lại ngài viết vẽ những chữ gì.
Cung cách này của Chúa Giêsu vẽ nên hình ảnh gì cho đời sống tinh thần đức tin đạo giáo?
Chúa Giêsu Kitô, con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người, Ngài rao giảng nước Thiên Chúa căn cứ trên tình yêu thương, sự tha thứ làm hòa giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con người trong đời sống xã hội với nhau. Vì tất cả mọi người do Thiên Chúa tạo dựng ban cho sự sống thân xác, và tinh thần trí khôn, nuôi dưỡng trong cuộc sống trên trần gian.
Chúa Giêsu tuy là con Thiên Chúa, nhưng không là vị quan tòa xét xử những vụ kiện tụng, nhất là những việc kiện cáo về đời sống xã hội. Sứ mạng của Ngài là kêu gọi con người đi theo con đường tình yêu thương bác ái giữa nhau, và trở về với Thiên Chúa, Đấng là sự thánh thiện, là nguồn sự bình an cho đời sống.
Tám mối phúc thật là bản hiến chương của con đường tình yêu thương bác ái trong tương quan con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau trong đời sống. ( Mt 5,1-12)
Sự phân xử kết án, Thiên Chúa không thực hiện ngay bây giờ lúc con người còn đang trên trần gian. Nhưng vào ngày phán xét sau cùng, khi con đường đời sống của mỗi người trên trần gian chấm dứt. Chúa Giesu đã nói đến hình ảnh đó trong ngày phán xét, Thiên Chúa, Vị Thẩm phán, đưa ra lời phân định căn cứ trên nền tảng tình yêu thương bác ái, mà khi xưa mỗi người trong đời sống trên trần gian đã thực hiện cho người khác. ( Mt 25, 40 )
Trong dòng thời gian xưa nay đã có những suy luận phỏng đoán những điều Chúa Giêsu dùng ngón tay viết trên nền đất.
Chữ viết hay hình vẽ trên nền đất bị xóa đi, hay bị đào lấp đi, không còn để lại dấu vết. Nhưng hình ảnh tinh thần phát xuất ra từ trong tâm trí không bị xóa hay bị đào lấp đi khỏi.
Là Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người sinh trưởng ở xã hội đất nước đạo Do Thái, chắc chắn Chúa Giêsu thuộc nằm lòng sách Kinh Thánh cựu ước của đạo, cùng được cha mẹ dậy cho biết phải tuân giữ như lề luật truyền lại. Và như Ngài đã nói Ngài đến trần gian không phải để xóa bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn cho hoàn hảo.
Vì thế cung cách dùng ngón tay viết trên nền đất của Chúa Giêsu nói lên hình ảnh căn bản sâu xa về thân phận đời sống con người trên trần gian, mà vào mùa Chay hằng năm lời Kinh Thánh của Thiên Chúa nói khi xưa với Ông bà nguyên tổ Adong Evà này, được nhắc lại:
“ Từ bụi đất con đã được tạo thành, và sau cùng con sẽ trở về với bụi đất.” ( Sách Sáng Thế 3,19).
Cung cách viết trên nền đất của Chúa Giêsu đã được vua David từ trước thời Chúa Giêsu, với lòng xác tín thâm sâu đã viết nên tâm tình lời cầu nguyện:
“Người qúa biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn Người nhớ : ta chỉ là cát bụi.” ( Thánh vịnh 103,14).
Và cung cách viết trên nền đất của Chúa Giêsu còn là lời nhắc nhở đến tâm tình đạo đức khôn ngoan của Vua David đã có suy niệm nói lên đời sống con trong hành trình trên trần gian:
“ Trên nền đất trần gian con là người lữ khách.” ( Thánh vịnh 119,19)
Ngôn sứ Jeremia vào thời điểm giữa khoảng năm 740 và 701 trước niên đại Chúa giáng sinh, đã nói đến thân phận đời sống con người trên nền đất và sau cùng ra khỏi nền đất:
“Lạy Đức Chúa, niềm hy vọng của Israel là Ngài, hết những ai lìa bỏ Ngài sẽ phải xấu hổ, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ bị bứng khỏi đất, vì họ đã lìa bỏ Đức Chúa là mạch nước trường sinh. “ ( Jermia 17,13).
Cung cách đối xử của Chúa Giêsu với con người lấy ngón tay viết trên nền đất không lên án kết tội ai. Nhưng nhắc bảo nhớ lại căn bản đời sống con người từ khởi đầu được thành hình nhào nặn ban cho có sự sống từ bụi đất, và sau cùng cũng lại trở về với bụi đất.
Tình yêu thương bác ái, lòng kính trọng sự sống là lề luật căn bản. Vì thế Chúa Giêsu không lên án người có tội. Trái lại muốn cứu sự sống người phạm tội, nhưng chỉ kết án tội lỗi sự dữ.
Chúa Giêsu bảo: "Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa".( Ga 8,11).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thấy Chúa Giêsu đi giảng đạo hấp dẫn nhiều người, cùng có nhiều điều khác với ghi chép trong lề luật đạo, các Vị Kinh sư luật sĩ khó chịu, nên họ tìm cách gài bẫy thử thách Chúa Giêsu.
Họ dẫn điệu một người phụ nữ bị bắt vì phạm tội công khai đến trước mặt Chúa Giêsu, và hỏi xem ngài xét xử thế nào. Vì căn cứ theo lề luật đạo Do Thái từ thời Mose người phụ nữ như thế này bị ném đá làm sỉ nhục từ bị trọng thương cho tới chết! (Ga 8,1-11)
Nhưng Chúa Giêsu không nói gì, yên lặng cúi xuống nền đất lấy ngón tay viết trên đó. Không thấy Phúc âm kinh thánh viết ghi lại ngài viết vẽ những chữ gì.
Cung cách này của Chúa Giêsu vẽ nên hình ảnh gì cho đời sống tinh thần đức tin đạo giáo?
Chúa Giêsu Kitô, con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người, Ngài rao giảng nước Thiên Chúa căn cứ trên tình yêu thương, sự tha thứ làm hòa giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con người trong đời sống xã hội với nhau. Vì tất cả mọi người do Thiên Chúa tạo dựng ban cho sự sống thân xác, và tinh thần trí khôn, nuôi dưỡng trong cuộc sống trên trần gian.
Chúa Giêsu tuy là con Thiên Chúa, nhưng không là vị quan tòa xét xử những vụ kiện tụng, nhất là những việc kiện cáo về đời sống xã hội. Sứ mạng của Ngài là kêu gọi con người đi theo con đường tình yêu thương bác ái giữa nhau, và trở về với Thiên Chúa, Đấng là sự thánh thiện, là nguồn sự bình an cho đời sống.
Tám mối phúc thật là bản hiến chương của con đường tình yêu thương bác ái trong tương quan con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau trong đời sống. ( Mt 5,1-12)
Sự phân xử kết án, Thiên Chúa không thực hiện ngay bây giờ lúc con người còn đang trên trần gian. Nhưng vào ngày phán xét sau cùng, khi con đường đời sống của mỗi người trên trần gian chấm dứt. Chúa Giesu đã nói đến hình ảnh đó trong ngày phán xét, Thiên Chúa, Vị Thẩm phán, đưa ra lời phân định căn cứ trên nền tảng tình yêu thương bác ái, mà khi xưa mỗi người trong đời sống trên trần gian đã thực hiện cho người khác. ( Mt 25, 40 )
Trong dòng thời gian xưa nay đã có những suy luận phỏng đoán những điều Chúa Giêsu dùng ngón tay viết trên nền đất.
Chữ viết hay hình vẽ trên nền đất bị xóa đi, hay bị đào lấp đi, không còn để lại dấu vết. Nhưng hình ảnh tinh thần phát xuất ra từ trong tâm trí không bị xóa hay bị đào lấp đi khỏi.
Là Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người sinh trưởng ở xã hội đất nước đạo Do Thái, chắc chắn Chúa Giêsu thuộc nằm lòng sách Kinh Thánh cựu ước của đạo, cùng được cha mẹ dậy cho biết phải tuân giữ như lề luật truyền lại. Và như Ngài đã nói Ngài đến trần gian không phải để xóa bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn cho hoàn hảo.
Vì thế cung cách dùng ngón tay viết trên nền đất của Chúa Giêsu nói lên hình ảnh căn bản sâu xa về thân phận đời sống con người trên trần gian, mà vào mùa Chay hằng năm lời Kinh Thánh của Thiên Chúa nói khi xưa với Ông bà nguyên tổ Adong Evà này, được nhắc lại:
“ Từ bụi đất con đã được tạo thành, và sau cùng con sẽ trở về với bụi đất.” ( Sách Sáng Thế 3,19).
Cung cách viết trên nền đất của Chúa Giêsu đã được vua David từ trước thời Chúa Giêsu, với lòng xác tín thâm sâu đã viết nên tâm tình lời cầu nguyện:
“Người qúa biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn Người nhớ : ta chỉ là cát bụi.” ( Thánh vịnh 103,14).
Và cung cách viết trên nền đất của Chúa Giêsu còn là lời nhắc nhở đến tâm tình đạo đức khôn ngoan của Vua David đã có suy niệm nói lên đời sống con trong hành trình trên trần gian:
“ Trên nền đất trần gian con là người lữ khách.” ( Thánh vịnh 119,19)
Ngôn sứ Jeremia vào thời điểm giữa khoảng năm 740 và 701 trước niên đại Chúa giáng sinh, đã nói đến thân phận đời sống con người trên nền đất và sau cùng ra khỏi nền đất:
“Lạy Đức Chúa, niềm hy vọng của Israel là Ngài, hết những ai lìa bỏ Ngài sẽ phải xấu hổ, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ bị bứng khỏi đất, vì họ đã lìa bỏ Đức Chúa là mạch nước trường sinh. “ ( Jermia 17,13).
Cung cách đối xử của Chúa Giêsu với con người lấy ngón tay viết trên nền đất không lên án kết tội ai. Nhưng nhắc bảo nhớ lại căn bản đời sống con người từ khởi đầu được thành hình nhào nặn ban cho có sự sống từ bụi đất, và sau cùng cũng lại trở về với bụi đất.
Tình yêu thương bác ái, lòng kính trọng sự sống là lề luật căn bản. Vì thế Chúa Giêsu không lên án người có tội. Trái lại muốn cứu sự sống người phạm tội, nhưng chỉ kết án tội lỗi sự dữ.
Chúa Giêsu bảo: "Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa".( Ga 8,11).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Lá thư Canada: Thiên Đàng Ở Trần Gian - Trà Lũ
Trà Lũ
09:06 01/04/2022
Lá thư Canada: Thiên Đàng Ở Trần Gian
Canada đang bước vào mùa xuân vì chúng tôi đã thấy sứ giả. Các cụ có biết sứ giả là ai không? Thưa là cây hoa mai và hoa xuyên tuyết. Cây hoa mai thì các cụ biết rồi vì nó có mặt khắp nơi, còn cây hoa xuyên tuyết, ở đây gọi nó là snowdrop/perce-neige. Tôi mê nhóm hoa nhỏ bé này hết sức vì tuyết chưa tan mà nó đã mọc lên rồi. Không biết đây có phải là tên hoa mà nhà văn Bùi Tín đã đặt tên cho cuốn sách của ông hay không. Nó nhỏ và mong manh, mọc ngay mảnh đất trước cửa sổ phòng tôi. Tôi ngắm nó hàng ngày. Mọc lên tuần trước là tuần sau nó có hoa ngay. Hoa màu trắng, thoang thoảng chút hương nhẹ nhàng.
Thời sự Canada kỳ này chả có chi quan trọng, ngoài tin dịch Cô Vít bớt lây lan,và ngoại nhân du lịch đã thấy đông. Và tin này rất Canada: 150 con vật ở sở thú Toronto đã được chích ngừa Cô Vít. Còn sở thú nơi các cụ cư ngụ có chích như vậy không cơ? Mấy năm trước thì tin thời sự về các hoạt động xâm lăng và gây hấn của vua Tập Cận Bình lan tràn, nay tin vua Putin xâm lăng Ukrania chiếm hàng đầu, chỗ nào và lúc nào cũng Putin. Canada khuyên các công dân nên rời khỏi Nga càng sớm càng tốt. Và Canada không thèm tới họp Hội Đồng Bắc Cực mà Nga chủ tọa. Nghe cũng hơi giật mình. Chiến tranh đang ở Ukrania cơ mà. Vua Putin cho dàn trận đã cả tháng với hàng chục cây số xe tăng và cơ giới. Ai cũng nghĩ vua Putin sẽ chiếm thủ đô Kiyv cái rẹt, chỉ 1 ngày là xong, nào ngờ nay đã 1 tháng mà quân Nga chưa làm gì được, lại còn 7 vị tướng tử thương và một chiến hạm lớn đã bị đánh chìm. Nhiều người ngờ rằng mấy thứ khí giới tối tân nhất của Mỹ và đồng minh đã được giao ngầm cho dân quân Ukraina. Ngày 21 thảng 3 vừa qua, Putin ra tối hậu thư cho Ukraina đầu hàng, thế mà Ukraina tỉnh bơ. Nhiều người đang nghĩ rằng Putin chắc sẽ dùng tới vũ khí hạt nhân vì đã tới đường cùng rồi. Trước đây thiên hạ chỉ ghét Tập Cận Bình, bây giờ thì sự ghét đổ vào Putin. Chỉ nhắc đến tên là đã thấy ghét rồi.
Có một chuyện bên lề, nghe rất tiếu lâm mà lại có thực. Đó là tên một món ăn nổi tiếng của Canada bị vạ lây, món Poutine. Đây là món khoai chiên phó mát và nước sauce rất ngon. Tên món ăn này đọc lên nghe mang máng như tên Putin. Vì ghét Putin nên rất nhiều người đã ghét lây cả món này và ghét luôn những nhà hàng bán nó. Nhiều nhà hàng ở Paris và Toulouse bên Pháp bán món này đã phải đóng cửa vì bị đe dọa. Nhà hàng gốc tổ của món poutine là Le Roy Jucep ở Quebec Canada, có từ năm 1950, cũng tuyên bố bỏ món này khỏi danh sách thực đơn. Nghe có đáng sợ không !
Hiện nay khắp nơi có phong trào giúp đỡ dân tỵ nạn Ukraina. Cộng đồng VN ở Canada cũng đang hăng say hô hào giúp đỡ. Hồi 1975 họ đã giúp mình thì bây giờ mình cũng trả ơn đáp lễ. Từ trước, Canada đã có 1.4 triệu người gốc Ukraina, tổ tiên những người này đã tới Canada từ năm 1890.
Nhìn hình ảnh mấy triệu dân Ukraina chạy tỵ nạn, tôi liền nhớ tới ngày 30 tháng 4 của VN, và chuyện các ông CS Bắc Kỳ. Mấy ông miệng nói là chiến thắng Mỹ Ngụy ở Miền Nam, nhưng trên thực tế mấy ông từ Hà Lội vào tới Saigon đã bị nếp sống văn minh Miền Nam đánh bại. Ông nào cũng mở mắt: À, hóa ra Đảng đã lừa ta, đã dối ta, đã bịt mắt bịt tai bịt miệng ta. Anh nào cũng cố thi hành 5 chữ V: vào, vơ, vét, vội, về, sau khi có được của quý 3 Đ: đồng hồ, xe đạp, đài radio… Cô cán bộ văn hóa Dương Thu Hương vào tới Saigon đã bị lóa mắt, cô thấy nếp sống ở đây cao quá, cô đã mở mắt và òa khóc vì thấy mình đã bị lừa, đoàn nữ cán binh của cô khi rời đất Bắc vào Nam là 120 người, nay chỉ còn có 2, 118 đồng đội đã bỏ mình dọc dãy Trường Sơn. Cô khóc vì thấy mình đã bị lừa. Và bao nhiêu con cháu bác Hồ vào tới miền Nam đều giống cô, đều thấy mình bị lừa.
Nếu lấy ngày 30/4 làm gốc thì người vỡ mộng rõ nét nhất là nhà văn Dương Thu Hương, Bà một lòng tin Bác tin Đảng, vào tới Miền Nam lúc mới 28, bà bừng tỉnh. Bà thấy mình bị Bác và đảng dối gạt. Bà phản ứng. bà la lên, bà cãi lời Đảng và bị Đảng khai trừ 1989. Năm 2006, nhân chuyến sang Pháp tham dự hội nghị Văn bút quốc tế, bà xin tỵ nạn ở Pháp. Bà không ngồi im, bà hoạt động bằng cây bút. Nhiều bài đã in thành sách, nhiều cuốn nổi tiếng như Những Thiên Đường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Tiểu Thuyết Vô Đề…vừa bằng Việt ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ…
Một người khác mà tôi cho là tỉnh mộng hơi trễ đó là nhà văn Bùi Tín. Gốc của ông này rất lớn, bố là cụ Bùi Bằng Đoàn của triều Nguyễn. Bùi Tín được tiếp xúc với Bác Hồ, bác Giáp, Bác Đồng. Xuất thân là một phóng viên chiến trường, rồi lên tới chức phó tổng biên tập báo Nhân Dân là tờ báo chính thức của Đảng cộng sản VN. Ông đi theo đoàn quân vào chiếm miền Nam, là người vào tới dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 và chứng kiến cảnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Ông thấy bao nhiêu sự gian dối của CS ngay tận gốc trung ương, dần dần ông tỉnh mộng. Năm 1990 ông sang Pháp dự hội nghị theo lời mời của báo Humanité, ông đã ở lại và xin tỵ nạn tại Pháp như bà Dương Thu Hương. Ông viết rất nhiều, trên giường bệnh sắp chết ông còn viết. Nổi nhất là cuốn Mặt Thật và Hoa Xuyên Tuyết 1991.
Hai tác giả vỡ mộng và tỉnh mộng trên đây là nhân chứng sống về các tội ác của đảng CSVN.
Ông bồ chữ Từ Hòe trong làng nghe tôi nói xong về Dương Thư Hương và Bùi Tín bèn nói thêm. Rằng về tội ác và sự dối trá xảo quyệt của đảng CSVN thì có nhiều tài liệu lắm, tuần qua tôi xem lại tủ sách thì thấy 2 cuốn đã đọc mấy năm trước nay xem lại vẫn còn thấy hay, xin trình làng. Ông rất mong các bạn trẻ đang du học hải ngoại chưa có cơ hội đọc thì nên tìm 2 cuốn này, mong các em tỉnh mộng. Đó là cuốn ‘ Hồi ký của một thằng hèn’ của nhạc sĩ Tô Hải (2009) và cuốn‘Những sự thật cần phải biết’ của Đặng Chí Hùng (2014). Hai sách này do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương của Uyên Thao và Trần Phong Vũ ở Cali xuất bản.
Xin nói về cuốn thứ nhât của nhạc sĩ Tô Hải. Tác giả viết ngay ở bìa sau: Cái gọi là chủ nghĩa Cộng Sản chính là một tà giáo đại bịp trong lịch sử nhân loại mà những tên lãnh tụ tối cao dựa vào để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, tiến hành mọi âm mưu tiêu diệt mọi lòng tin, mọi nhận thức, mọi tình cảm, tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người… Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì dân tộc tôi đâu đến nỗi bị chiến tranh tàn phá, anh em họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau…
Chỗ khác, khi trả lời báo Viet Tide, số 420 ngày 31-7-2009, tác giả nói: Tôi cũng mong sao mỗi người trong số các văn nghệ sĩ sắp từ giã cõi đời nhầy nhụa này hãy để lại một ‘Bản Di Chúc nói lên sự thật dù chỉ là một phần ngàn sự thật, để tạ tội với đồng bào, về những gì mình đã vì miếng cơm manh áo, vì yếu hèn mà phải cúi đầu làm thân trâu ngựa…
Tác gỉa Tô Hải là một người có học cả về chữ cả về nhạc. Ông đã ăn phải bùa CS, nên dấn thân theo CS. Năm 1954, cả gia đình ông đã di cư vào Nam, trừ ông ở lại với Bác. Năm 1975 ông vào Nam thì cả gia đình bố mẹ và các anh em đã chạy sang Mỹ. Cái vốn nhạc đã nuôi sống ông nhưng dần dần ông nhìn ra những sai trái ác độc và gian trá. Ông thấy mình đã phải nuốt nhục mà sống như Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phan khôi, Nguyễn Hữu Đang…Ông đã đi B, đã chứng kiến nhiều tiểu đoàn công binh bị xóa sổ, nhiều đại đội xe tải bị bốc hơi, may mà ông sống sót. Ông bảo ông dã thấy những thực tế mà giới lãnh đạo không muốn ông thấy, và có thấy cũng không được viết ra. Thật kinh khủng, cái mặt thật của con quỷ chiến tranh, của bè lũ CS. Ông viết trong sách: Âm mưu súc vật hóa con người được tiến hành rất có tổ chức của cái đảng CS lãnh đạo toàn diện này..Khi ông 80 tuổi, ông không còn thấy sợ nữa, ông viết hết ra những điều ông đã biết đã thấy đã nghe. Ông cho là mình đã sống hèn, rất hèn, nay ông xin thú tội hèn này …
Và bây giờ xin nói về cuốn sách thứ hai ‘Những sự thật cần phải biết’ của Đặng Chí Hùng. Tác giả là một nhà văn rất trẻ, sinh năm 1982 tại Bắc Kỳ, anh tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Hà Nội, ngành thông tin. Nhờ sự minh mẫn và lòng yêu nước, anh đã sớm nhìn ra những dối trá lừa bịp của chính quyền cộng sản, anh thấy mình không thể im lặng và thụ động, anh đã anh dũng bày tỏ, đã nói ra và viết ra những sự thật mà đảng CS cố tình bưng bít. Anh bị chính quyền CS truy bắt. Anh trốn vào Saigon, rồi chạy sang Cao Mên, rồi sang Thái lan. Thái Lan đã bắt anh tại Vọng Các năm 2013. Vì nghĩ mình sẽ bị trao cho CSVN nên anh đã trao các bản thảo cho anh em nhóm Tiếng Quê Hương. Lúc anh sắp bị trao anh cho CSVN thì may quá, anh được LHQ can thiệp kịp thời qua các cuộc vận động của đồng VN ở Canada, và anh đã được qua đất thiên đàng Toronto này. Sách anh viết về những gian dối lừa đảo thâm độc của CSVN. Anh thật tài giỏi, nói có sách mách có chứng, như về cải cách ruộng đất, về Nhân Văn Giai Phẩm, về Hồ Chí Minh bán đứng Cụ Phan Bội Châu, về Hồ Chí Minh đã viết 8 lá thư xin Mỹ công nhận, về Hồ Chí Minh có bao nhiêu vợ, về chuyện Mỹ bỏ rơi VNCH 1975…
Hai tác phẩm này đều do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương phát hành 2009. Nhân nói về việc tỉnh mộng, tôi liền nhớ tới một số ‘khoa bảng’ của Miền Nam đã mù mắt theo CS như Dương Quỳnh Hoa, Ngô Bá Thành, Trương Như Tảng, Huỳnh Tấn Mẫm.. nay đều sáng mắt nhưng mọi sự đã trễ, trừ có 2 vị này là triết gia Jean-Paul Sartre và ca sĩ Joan Baez. Trước 1975 hai vị đã chống chiến tranh VN kịch liệt, nhưng sau 1975 nhìn thấy rõ bộ mặt dối trá của CSVN và cảnh thuyền nhân vượt biên tỵ nạn thì cả hai đã sáng mắt và hối hận ăn năn rồi nặng lời lên án VC...
Kể đến đây xong, ông Từ Hòe lập lại lời mong ước là 2 tác phẩm này được phổ biến rộng rãi hơn nữa trong giới con cái các cán bộ CS gộc đang du học tại hải ngoại, cũng như phổ biến ở các vùng xa ở miền Bắc…
Anh John biết mình đang được phe các bà mong chuyện vui về tiếng Việt, anh bèn nói ngay: Xin làng ngưng chuyện các sách vở tố cộng, vì hôm nay như vậy là nói đủ rồi, xin cho tôi được nói về cái vui khi học tiếng Việt. Xin nói tiếp các chuyện lần trước: Tôi thấy cái vui này trong tiếng Việt: những người xấu thì không còn được gọi là người nữa mà bị hạ cấp, bị gọi là ĐỒ, như đồ mất dạy, đồ vô ơn, đồ phản bội, đồ bất hiếu…, và bây giờ nhiều người chụp mũ nhau là ‘đồ Việt Cộng’, Tôi thấy câu chửi này hay cách gì.
Một tiếng nữa mà tôi cho là rất hay, đó là tiếng ẤY, tiếng này chỉ rất nhiều nghĩa, tùy theo văn mạch. Như mày ấy nó rồi hả? Ấy có thể là làm giúp nó, bảo nó, dạy nó… Nếu nó là cô gái thì có nghĩa là làm tình… Trong Anh văn thì chữ Ấy tương đương với tiếng DONE, you done?
Nghe đến đây thì phe các bà sợ chữ Ấy sẽ đi sang các chuyện tục, nên các bà xin anh John nói sang chuyện vui Canada, chuyện hoàng tộc chẳng hạn. Anh John này rất giỏi, liền có ngay, phục anh quá. Anh bảo nước Canada theo thể chế quân chủ lập hiến, nghĩa là vừa có vua vừa có quốc hội. Tôi xin kể chuyện vua.
Vua hiện nay là Nữ hòang Elizabeth, đã 95 tuổi, chắc cũng sắp về cõi tiên, và hoàng tử cả là Charles sẽ lên ngôi. Người ta vẫn tự hỏi rồi đây Vua Charles có mang lại hạnh phúc cho trăm dân không. Và nhiều người đã hồ nghi chuyện này vì hoàng tộc đa số là đã không hạnh phúc. Và anh John đã thao thao kể chuyện hoàng tộc hiện nay.
Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi sau khi vua cha George VI qua đời. Lễ đăng quang được tổ chức rất long trọng tại Tu Viện Westminsster, London, khi Nữ Hòang mới 27 tuổi.Theo sử gia Robert Hardman thì Nữ Hoàng rất kín đáo, hiếm khi bộc lộ cảm xúc, nhưng mỗi khi nói vê các cuộc hôn nhân của con cái thì nữ hoàng tỏ vẻ không vui chút nào, vì 3 người con là thái tử Charles, hoàng tử
Andrew và công chúa Anne từng ly hôn, trừ có hoàng tử út là Edward là còn bền vững. Nữ hoàng luôn giữ bình tĩnh về 3 cuộc hôn nhân đổ vỡ của 3 người con này.
Thái tử Charles và công nương Diana ly hôn năm 1996 sau 15 năm chung sống, và rồi Charles lấy bà Camilla năm 2005. Thái tử Charles đã dan díu với Camilla đã có 1 đời chồng ngay từ khi Diana còn sống. Charles nay đã 73. Công Chúa Anne đã kết hôn với đại úy Mark Philips năm 1973 và ly dị năm 1992. Sau đó tái hôn với 1 sĩ quan hải quân Timothy Laurence. Năm nay công chúa Anne đã 71.
Hoàng tử Andrew kết hôn với Sarah Ferguson năm 1986, tới năm 1996 thì bỏ nhau. Hoàng tử Andrew nay đã 62.
Ngoài ra, em gái nữ hoàng là Margaret cũng vướng vòng tình ái, cô định cưới chàng Townshend, cuộc hôn nhân bị hoàng tộc coi là bất cân xứng, bao nhiêu sóng gió, nữ hoàng chịu bao nhiêu áp lực và chê trách…
Nghe đến đây thì Ông Từ Hòe góp ý: Xưa nay ai cũng nghĩ khi giầu sang phú quý thì phải có hạnh phúc, nhưng không phải. Giầu sang phú quý và danh vọng không mang lại hạnh phúc thật. Trong xã hội tây phương da trắng có hai nữ tài tử nổi tiếng: ca sĩ Dalida ở Pháp và, và nữ tài tử Marylyn Monroe ở Mỹ. Khi cả hai đang lẫy lừng về tên tuổi và tiền bạc thì cả hai đã tự tử, đều nhắm mắt lìa đời, đều cùng để lại lời giã từ mọi người vì cả hai không tìm thấy hạnh phúc đích thực. Chuyện hai người đẹp này làm tôi chợt nhớ chuyện thày Baddhiya ở Ấn Độ. Rằng trong một đêm đang ngồi thiền dưới gốc cây trong tu viên Trúc Lâm bỗng thày thốt to lên ‘ Ôi, tôi hạnh phúc’. Sáng ra, một khất sĩ đã trình lên Phật về việc này vì nghĩ rằng Baddhiya đang tiếc nuối những ngày vinh quang còn làm quan tổng trấn. Đức Phật hỏi thày trong giờ pháp thoại, Thày Baddhiya đáp ngay:
Bạch Thế Tôn, quả là con có thốt lên như vậy. Vì trong thời gian con làm tổng trấn con đã sống trong giàu sang và quyền thế, quanh con là những người hầu cận và bảo vệ, dinh thự của con luôn có lính canh vòng trong vòng ngoài, vậy mà lúc nào con cũng lo lắng, sợ hãi. Còn bây giờ là một khất sĩ, con đi một mình trong rừng, ngồi một mình dưới gốc cây, ngủ môt mình bên bụi cây, cả đêm khuya, không màn không chiếu không chăn, thế mà con không hề có cảm xúc sợ hãi lo lắng, con còn cảm thấy thảnh thơi an lạc chưa từng có trong thời gian làm tổng trấn. Con cảm thấy sung sướng hạnh phúc quá trong giờ thiền, con không cầm lòng được nên đã thốt lên như vậy làm kinh động đến các bạn đồng tu. Con xin thành tâm xám hối…
Cụ Chánh tiên chỉ làng nghe đến đây liền góp ý ngay: Mục đích đời ta là đi tìm và hưởng hạnh phúc. Khi cái tâm và cái lòng ta thảnh thơi an lạc là ta đạt hạnh phúc, là ta đã tới cõi Phật, đã vào thiên đàng, ngay trong cuộc đời này. Chúng ta hãy giúp nhau vào thiên đàng, ngay hôm nay, ngay bây giờ.
Khi Cụ Chánh vừa nói xong thì phe các bà trong làng như đã bảo nhau từ trước liền cung kính chắp tay rồi thưa Mô Phật Amen.
TRÀ LŨ
Canada đang bước vào mùa xuân vì chúng tôi đã thấy sứ giả. Các cụ có biết sứ giả là ai không? Thưa là cây hoa mai và hoa xuyên tuyết. Cây hoa mai thì các cụ biết rồi vì nó có mặt khắp nơi, còn cây hoa xuyên tuyết, ở đây gọi nó là snowdrop/perce-neige. Tôi mê nhóm hoa nhỏ bé này hết sức vì tuyết chưa tan mà nó đã mọc lên rồi. Không biết đây có phải là tên hoa mà nhà văn Bùi Tín đã đặt tên cho cuốn sách của ông hay không. Nó nhỏ và mong manh, mọc ngay mảnh đất trước cửa sổ phòng tôi. Tôi ngắm nó hàng ngày. Mọc lên tuần trước là tuần sau nó có hoa ngay. Hoa màu trắng, thoang thoảng chút hương nhẹ nhàng.
Thời sự Canada kỳ này chả có chi quan trọng, ngoài tin dịch Cô Vít bớt lây lan,và ngoại nhân du lịch đã thấy đông. Và tin này rất Canada: 150 con vật ở sở thú Toronto đã được chích ngừa Cô Vít. Còn sở thú nơi các cụ cư ngụ có chích như vậy không cơ? Mấy năm trước thì tin thời sự về các hoạt động xâm lăng và gây hấn của vua Tập Cận Bình lan tràn, nay tin vua Putin xâm lăng Ukrania chiếm hàng đầu, chỗ nào và lúc nào cũng Putin. Canada khuyên các công dân nên rời khỏi Nga càng sớm càng tốt. Và Canada không thèm tới họp Hội Đồng Bắc Cực mà Nga chủ tọa. Nghe cũng hơi giật mình. Chiến tranh đang ở Ukrania cơ mà. Vua Putin cho dàn trận đã cả tháng với hàng chục cây số xe tăng và cơ giới. Ai cũng nghĩ vua Putin sẽ chiếm thủ đô Kiyv cái rẹt, chỉ 1 ngày là xong, nào ngờ nay đã 1 tháng mà quân Nga chưa làm gì được, lại còn 7 vị tướng tử thương và một chiến hạm lớn đã bị đánh chìm. Nhiều người ngờ rằng mấy thứ khí giới tối tân nhất của Mỹ và đồng minh đã được giao ngầm cho dân quân Ukraina. Ngày 21 thảng 3 vừa qua, Putin ra tối hậu thư cho Ukraina đầu hàng, thế mà Ukraina tỉnh bơ. Nhiều người đang nghĩ rằng Putin chắc sẽ dùng tới vũ khí hạt nhân vì đã tới đường cùng rồi. Trước đây thiên hạ chỉ ghét Tập Cận Bình, bây giờ thì sự ghét đổ vào Putin. Chỉ nhắc đến tên là đã thấy ghét rồi.
Có một chuyện bên lề, nghe rất tiếu lâm mà lại có thực. Đó là tên một món ăn nổi tiếng của Canada bị vạ lây, món Poutine. Đây là món khoai chiên phó mát và nước sauce rất ngon. Tên món ăn này đọc lên nghe mang máng như tên Putin. Vì ghét Putin nên rất nhiều người đã ghét lây cả món này và ghét luôn những nhà hàng bán nó. Nhiều nhà hàng ở Paris và Toulouse bên Pháp bán món này đã phải đóng cửa vì bị đe dọa. Nhà hàng gốc tổ của món poutine là Le Roy Jucep ở Quebec Canada, có từ năm 1950, cũng tuyên bố bỏ món này khỏi danh sách thực đơn. Nghe có đáng sợ không !
Hiện nay khắp nơi có phong trào giúp đỡ dân tỵ nạn Ukraina. Cộng đồng VN ở Canada cũng đang hăng say hô hào giúp đỡ. Hồi 1975 họ đã giúp mình thì bây giờ mình cũng trả ơn đáp lễ. Từ trước, Canada đã có 1.4 triệu người gốc Ukraina, tổ tiên những người này đã tới Canada từ năm 1890.
Nhìn hình ảnh mấy triệu dân Ukraina chạy tỵ nạn, tôi liền nhớ tới ngày 30 tháng 4 của VN, và chuyện các ông CS Bắc Kỳ. Mấy ông miệng nói là chiến thắng Mỹ Ngụy ở Miền Nam, nhưng trên thực tế mấy ông từ Hà Lội vào tới Saigon đã bị nếp sống văn minh Miền Nam đánh bại. Ông nào cũng mở mắt: À, hóa ra Đảng đã lừa ta, đã dối ta, đã bịt mắt bịt tai bịt miệng ta. Anh nào cũng cố thi hành 5 chữ V: vào, vơ, vét, vội, về, sau khi có được của quý 3 Đ: đồng hồ, xe đạp, đài radio… Cô cán bộ văn hóa Dương Thu Hương vào tới Saigon đã bị lóa mắt, cô thấy nếp sống ở đây cao quá, cô đã mở mắt và òa khóc vì thấy mình đã bị lừa, đoàn nữ cán binh của cô khi rời đất Bắc vào Nam là 120 người, nay chỉ còn có 2, 118 đồng đội đã bỏ mình dọc dãy Trường Sơn. Cô khóc vì thấy mình đã bị lừa. Và bao nhiêu con cháu bác Hồ vào tới miền Nam đều giống cô, đều thấy mình bị lừa.
Nếu lấy ngày 30/4 làm gốc thì người vỡ mộng rõ nét nhất là nhà văn Dương Thu Hương, Bà một lòng tin Bác tin Đảng, vào tới Miền Nam lúc mới 28, bà bừng tỉnh. Bà thấy mình bị Bác và đảng dối gạt. Bà phản ứng. bà la lên, bà cãi lời Đảng và bị Đảng khai trừ 1989. Năm 2006, nhân chuyến sang Pháp tham dự hội nghị Văn bút quốc tế, bà xin tỵ nạn ở Pháp. Bà không ngồi im, bà hoạt động bằng cây bút. Nhiều bài đã in thành sách, nhiều cuốn nổi tiếng như Những Thiên Đường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Tiểu Thuyết Vô Đề…vừa bằng Việt ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ…
Một người khác mà tôi cho là tỉnh mộng hơi trễ đó là nhà văn Bùi Tín. Gốc của ông này rất lớn, bố là cụ Bùi Bằng Đoàn của triều Nguyễn. Bùi Tín được tiếp xúc với Bác Hồ, bác Giáp, Bác Đồng. Xuất thân là một phóng viên chiến trường, rồi lên tới chức phó tổng biên tập báo Nhân Dân là tờ báo chính thức của Đảng cộng sản VN. Ông đi theo đoàn quân vào chiếm miền Nam, là người vào tới dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 và chứng kiến cảnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Ông thấy bao nhiêu sự gian dối của CS ngay tận gốc trung ương, dần dần ông tỉnh mộng. Năm 1990 ông sang Pháp dự hội nghị theo lời mời của báo Humanité, ông đã ở lại và xin tỵ nạn tại Pháp như bà Dương Thu Hương. Ông viết rất nhiều, trên giường bệnh sắp chết ông còn viết. Nổi nhất là cuốn Mặt Thật và Hoa Xuyên Tuyết 1991.
Hai tác giả vỡ mộng và tỉnh mộng trên đây là nhân chứng sống về các tội ác của đảng CSVN.
Ông bồ chữ Từ Hòe trong làng nghe tôi nói xong về Dương Thư Hương và Bùi Tín bèn nói thêm. Rằng về tội ác và sự dối trá xảo quyệt của đảng CSVN thì có nhiều tài liệu lắm, tuần qua tôi xem lại tủ sách thì thấy 2 cuốn đã đọc mấy năm trước nay xem lại vẫn còn thấy hay, xin trình làng. Ông rất mong các bạn trẻ đang du học hải ngoại chưa có cơ hội đọc thì nên tìm 2 cuốn này, mong các em tỉnh mộng. Đó là cuốn ‘ Hồi ký của một thằng hèn’ của nhạc sĩ Tô Hải (2009) và cuốn‘Những sự thật cần phải biết’ của Đặng Chí Hùng (2014). Hai sách này do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương của Uyên Thao và Trần Phong Vũ ở Cali xuất bản.
Xin nói về cuốn thứ nhât của nhạc sĩ Tô Hải. Tác giả viết ngay ở bìa sau: Cái gọi là chủ nghĩa Cộng Sản chính là một tà giáo đại bịp trong lịch sử nhân loại mà những tên lãnh tụ tối cao dựa vào để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, tiến hành mọi âm mưu tiêu diệt mọi lòng tin, mọi nhận thức, mọi tình cảm, tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người… Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì dân tộc tôi đâu đến nỗi bị chiến tranh tàn phá, anh em họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau…
Chỗ khác, khi trả lời báo Viet Tide, số 420 ngày 31-7-2009, tác giả nói: Tôi cũng mong sao mỗi người trong số các văn nghệ sĩ sắp từ giã cõi đời nhầy nhụa này hãy để lại một ‘Bản Di Chúc nói lên sự thật dù chỉ là một phần ngàn sự thật, để tạ tội với đồng bào, về những gì mình đã vì miếng cơm manh áo, vì yếu hèn mà phải cúi đầu làm thân trâu ngựa…
Tác gỉa Tô Hải là một người có học cả về chữ cả về nhạc. Ông đã ăn phải bùa CS, nên dấn thân theo CS. Năm 1954, cả gia đình ông đã di cư vào Nam, trừ ông ở lại với Bác. Năm 1975 ông vào Nam thì cả gia đình bố mẹ và các anh em đã chạy sang Mỹ. Cái vốn nhạc đã nuôi sống ông nhưng dần dần ông nhìn ra những sai trái ác độc và gian trá. Ông thấy mình đã phải nuốt nhục mà sống như Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phan khôi, Nguyễn Hữu Đang…Ông đã đi B, đã chứng kiến nhiều tiểu đoàn công binh bị xóa sổ, nhiều đại đội xe tải bị bốc hơi, may mà ông sống sót. Ông bảo ông dã thấy những thực tế mà giới lãnh đạo không muốn ông thấy, và có thấy cũng không được viết ra. Thật kinh khủng, cái mặt thật của con quỷ chiến tranh, của bè lũ CS. Ông viết trong sách: Âm mưu súc vật hóa con người được tiến hành rất có tổ chức của cái đảng CS lãnh đạo toàn diện này..Khi ông 80 tuổi, ông không còn thấy sợ nữa, ông viết hết ra những điều ông đã biết đã thấy đã nghe. Ông cho là mình đã sống hèn, rất hèn, nay ông xin thú tội hèn này …
Và bây giờ xin nói về cuốn sách thứ hai ‘Những sự thật cần phải biết’ của Đặng Chí Hùng. Tác giả là một nhà văn rất trẻ, sinh năm 1982 tại Bắc Kỳ, anh tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Hà Nội, ngành thông tin. Nhờ sự minh mẫn và lòng yêu nước, anh đã sớm nhìn ra những dối trá lừa bịp của chính quyền cộng sản, anh thấy mình không thể im lặng và thụ động, anh đã anh dũng bày tỏ, đã nói ra và viết ra những sự thật mà đảng CS cố tình bưng bít. Anh bị chính quyền CS truy bắt. Anh trốn vào Saigon, rồi chạy sang Cao Mên, rồi sang Thái lan. Thái Lan đã bắt anh tại Vọng Các năm 2013. Vì nghĩ mình sẽ bị trao cho CSVN nên anh đã trao các bản thảo cho anh em nhóm Tiếng Quê Hương. Lúc anh sắp bị trao anh cho CSVN thì may quá, anh được LHQ can thiệp kịp thời qua các cuộc vận động của đồng VN ở Canada, và anh đã được qua đất thiên đàng Toronto này. Sách anh viết về những gian dối lừa đảo thâm độc của CSVN. Anh thật tài giỏi, nói có sách mách có chứng, như về cải cách ruộng đất, về Nhân Văn Giai Phẩm, về Hồ Chí Minh bán đứng Cụ Phan Bội Châu, về Hồ Chí Minh đã viết 8 lá thư xin Mỹ công nhận, về Hồ Chí Minh có bao nhiêu vợ, về chuyện Mỹ bỏ rơi VNCH 1975…
Hai tác phẩm này đều do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương phát hành 2009. Nhân nói về việc tỉnh mộng, tôi liền nhớ tới một số ‘khoa bảng’ của Miền Nam đã mù mắt theo CS như Dương Quỳnh Hoa, Ngô Bá Thành, Trương Như Tảng, Huỳnh Tấn Mẫm.. nay đều sáng mắt nhưng mọi sự đã trễ, trừ có 2 vị này là triết gia Jean-Paul Sartre và ca sĩ Joan Baez. Trước 1975 hai vị đã chống chiến tranh VN kịch liệt, nhưng sau 1975 nhìn thấy rõ bộ mặt dối trá của CSVN và cảnh thuyền nhân vượt biên tỵ nạn thì cả hai đã sáng mắt và hối hận ăn năn rồi nặng lời lên án VC...
Kể đến đây xong, ông Từ Hòe lập lại lời mong ước là 2 tác phẩm này được phổ biến rộng rãi hơn nữa trong giới con cái các cán bộ CS gộc đang du học tại hải ngoại, cũng như phổ biến ở các vùng xa ở miền Bắc…
Anh John biết mình đang được phe các bà mong chuyện vui về tiếng Việt, anh bèn nói ngay: Xin làng ngưng chuyện các sách vở tố cộng, vì hôm nay như vậy là nói đủ rồi, xin cho tôi được nói về cái vui khi học tiếng Việt. Xin nói tiếp các chuyện lần trước: Tôi thấy cái vui này trong tiếng Việt: những người xấu thì không còn được gọi là người nữa mà bị hạ cấp, bị gọi là ĐỒ, như đồ mất dạy, đồ vô ơn, đồ phản bội, đồ bất hiếu…, và bây giờ nhiều người chụp mũ nhau là ‘đồ Việt Cộng’, Tôi thấy câu chửi này hay cách gì.
Một tiếng nữa mà tôi cho là rất hay, đó là tiếng ẤY, tiếng này chỉ rất nhiều nghĩa, tùy theo văn mạch. Như mày ấy nó rồi hả? Ấy có thể là làm giúp nó, bảo nó, dạy nó… Nếu nó là cô gái thì có nghĩa là làm tình… Trong Anh văn thì chữ Ấy tương đương với tiếng DONE, you done?
Nghe đến đây thì phe các bà sợ chữ Ấy sẽ đi sang các chuyện tục, nên các bà xin anh John nói sang chuyện vui Canada, chuyện hoàng tộc chẳng hạn. Anh John này rất giỏi, liền có ngay, phục anh quá. Anh bảo nước Canada theo thể chế quân chủ lập hiến, nghĩa là vừa có vua vừa có quốc hội. Tôi xin kể chuyện vua.
Vua hiện nay là Nữ hòang Elizabeth, đã 95 tuổi, chắc cũng sắp về cõi tiên, và hoàng tử cả là Charles sẽ lên ngôi. Người ta vẫn tự hỏi rồi đây Vua Charles có mang lại hạnh phúc cho trăm dân không. Và nhiều người đã hồ nghi chuyện này vì hoàng tộc đa số là đã không hạnh phúc. Và anh John đã thao thao kể chuyện hoàng tộc hiện nay.
Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi sau khi vua cha George VI qua đời. Lễ đăng quang được tổ chức rất long trọng tại Tu Viện Westminsster, London, khi Nữ Hòang mới 27 tuổi.Theo sử gia Robert Hardman thì Nữ Hoàng rất kín đáo, hiếm khi bộc lộ cảm xúc, nhưng mỗi khi nói vê các cuộc hôn nhân của con cái thì nữ hoàng tỏ vẻ không vui chút nào, vì 3 người con là thái tử Charles, hoàng tử
Andrew và công chúa Anne từng ly hôn, trừ có hoàng tử út là Edward là còn bền vững. Nữ hoàng luôn giữ bình tĩnh về 3 cuộc hôn nhân đổ vỡ của 3 người con này.
Thái tử Charles và công nương Diana ly hôn năm 1996 sau 15 năm chung sống, và rồi Charles lấy bà Camilla năm 2005. Thái tử Charles đã dan díu với Camilla đã có 1 đời chồng ngay từ khi Diana còn sống. Charles nay đã 73. Công Chúa Anne đã kết hôn với đại úy Mark Philips năm 1973 và ly dị năm 1992. Sau đó tái hôn với 1 sĩ quan hải quân Timothy Laurence. Năm nay công chúa Anne đã 71.
Hoàng tử Andrew kết hôn với Sarah Ferguson năm 1986, tới năm 1996 thì bỏ nhau. Hoàng tử Andrew nay đã 62.
Ngoài ra, em gái nữ hoàng là Margaret cũng vướng vòng tình ái, cô định cưới chàng Townshend, cuộc hôn nhân bị hoàng tộc coi là bất cân xứng, bao nhiêu sóng gió, nữ hoàng chịu bao nhiêu áp lực và chê trách…
Nghe đến đây thì Ông Từ Hòe góp ý: Xưa nay ai cũng nghĩ khi giầu sang phú quý thì phải có hạnh phúc, nhưng không phải. Giầu sang phú quý và danh vọng không mang lại hạnh phúc thật. Trong xã hội tây phương da trắng có hai nữ tài tử nổi tiếng: ca sĩ Dalida ở Pháp và, và nữ tài tử Marylyn Monroe ở Mỹ. Khi cả hai đang lẫy lừng về tên tuổi và tiền bạc thì cả hai đã tự tử, đều nhắm mắt lìa đời, đều cùng để lại lời giã từ mọi người vì cả hai không tìm thấy hạnh phúc đích thực. Chuyện hai người đẹp này làm tôi chợt nhớ chuyện thày Baddhiya ở Ấn Độ. Rằng trong một đêm đang ngồi thiền dưới gốc cây trong tu viên Trúc Lâm bỗng thày thốt to lên ‘ Ôi, tôi hạnh phúc’. Sáng ra, một khất sĩ đã trình lên Phật về việc này vì nghĩ rằng Baddhiya đang tiếc nuối những ngày vinh quang còn làm quan tổng trấn. Đức Phật hỏi thày trong giờ pháp thoại, Thày Baddhiya đáp ngay:
Bạch Thế Tôn, quả là con có thốt lên như vậy. Vì trong thời gian con làm tổng trấn con đã sống trong giàu sang và quyền thế, quanh con là những người hầu cận và bảo vệ, dinh thự của con luôn có lính canh vòng trong vòng ngoài, vậy mà lúc nào con cũng lo lắng, sợ hãi. Còn bây giờ là một khất sĩ, con đi một mình trong rừng, ngồi một mình dưới gốc cây, ngủ môt mình bên bụi cây, cả đêm khuya, không màn không chiếu không chăn, thế mà con không hề có cảm xúc sợ hãi lo lắng, con còn cảm thấy thảnh thơi an lạc chưa từng có trong thời gian làm tổng trấn. Con cảm thấy sung sướng hạnh phúc quá trong giờ thiền, con không cầm lòng được nên đã thốt lên như vậy làm kinh động đến các bạn đồng tu. Con xin thành tâm xám hối…
Cụ Chánh tiên chỉ làng nghe đến đây liền góp ý ngay: Mục đích đời ta là đi tìm và hưởng hạnh phúc. Khi cái tâm và cái lòng ta thảnh thơi an lạc là ta đạt hạnh phúc, là ta đã tới cõi Phật, đã vào thiên đàng, ngay trong cuộc đời này. Chúng ta hãy giúp nhau vào thiên đàng, ngay hôm nay, ngay bây giờ.
Khi Cụ Chánh vừa nói xong thì phe các bà trong làng như đã bảo nhau từ trước liền cung kính chắp tay rồi thưa Mô Phật Amen.
TRÀ LŨ
VietCatholic TV
Chấn động: Ngũ Giác Đài báo cáo - Đoàn xe 64 km của Nga để tiếp thu Kiev đã tan rã, lính Nga bỏ xe
VietCatholic Media
04:42 01/04/2022
1. Ngũ Giác Đài nhận định: Đoàn xe 64 km của Nga đã hoàn toàn biến mất
Ngũ Giác Đài Mỹ hôm nay cho biết đoàn xe quân sự của Nga tới Kiev đã hoàn toàn biến mất sau khi không hoàn thành nhiệm vụ.
Hôm thứ Năm, Ngũ Giác Đài cho biết đoàn xe quân sự của Nga kéo tới Kiev, dài tới 40 dặm hay 64 km, đã hoàn toàn biến mất sau khi không hoàn thành sứ mệnh của mình.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng John Kirby cho biết: “Tôi thậm chí không biết liệu nó có còn tồn tại ở thời điểm này hay không. Chúng chưa bao giờ thực sự hoàn thành nhiệm vụ của mình”.
Đoàn xe bị đình trệ đã trở thành biểu tượng cho những khó khăn trên chiến trường của Nga và đã bị quân Ukraine tấn công liên tục trong những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược kéo dài hơn một tháng.
Từ các chiến lợi phẩm tịch thu được từ đoàn xe này, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho rằng người Nga đánh giá rằng họ sẽ chiếm được Kiev trong vòng ba ngày. Bên cạnh các vũ khí và các khí tài chiến tranh khác, quân Ukraine tìm thấy một số lớn các văn phòng phẩm với các giấy tờ, con dấu có thể được dùng cho một chính quyền lâm thời sau khi tiếp quản Kiev.
Hầu hết các quân xa trong đoàn xe này chủ quan đến mức không mang theo nhiên liệu dự trữ. Quân Ukraine đã không dùng không quân tấn công vào đoàn xe này nhưng tìm cách cắt đứt đường tiếp tế. Khi không còn xăng, lính Nga lủi vào rừng bỏ xe chạy.
Các quan sát viên nhận định rằng, ngày nay Ukraine có nhiều xe tăng hơn trước cuộc xâm lược của Nga.
Theo các báo cáo, Ukraine đã mất ít nhất 74 xe tăng - bị phá hủy hoặc bị bắt giữ - kể từ khi Nga mở rộng cuộc chiến với nước này bắt đầu từ đêm 23 tháng 2. Tuy nhiên, Ukraine đã chiếm được ít nhất 117 xe tăng Nga. Nói cách khác, quân đội Ukraine thực sự có nhiều xe tăng hơn những gì họ có một tháng trước, mà không cần chế tạo một chiếc xe tăng nào.
Trong khi đó, người Nga đã bắt được ít nhất 37 xe tăng của Ukraine - nhưng không đủ để bù đắp cho khoảng 274 xe tăng mà Nga thừa nhận là đã mất vì nhiều nguyên nhân.
Sự chênh lệch về số xe tăng bị bắt giữ nói lên sự thiếu chuẩn bị của Nga cho một cuộc chiến cường độ cao chống lại một kẻ thù kiên quyết. Nhưng nó cũng nói lên những lợi thế mà bất kỳ hàng phòng thủ nào cũng có so với mọi kẻ tấn công.
Nga phải triển khai các lực lượng vào Ukraine đi xa hàng trăm dặm, mở rộng các tuyến tiếp tế được bảo vệ kém và có nguy cơ rất cao là các đơn vị tiền phương hết đạn dược và nhiên liệu. Nhiều chiếc xe tăng mà Ukraine thu giữ được chỉ nằm yên đó, hết xăng, và các binh sĩ Nga đã bỏ chạy.
Trong khi đó, quân đội Ukraine được hưởng lợi thế về “các tuyến bên trong”. Đó là, lực lượng của họ chiến đấu gần các thành phố lớn và căn cứ của họ. Các tuyến tiếp tế của Ukraine được bố trí bên trong vành đai phòng thủ của riêng họ chứ không phải nằm dọc theo các đường cao tốc không có bảo vệ.
Nói đơn giản là xe tăng Ukraine ít có khả năng hết nhiên liệu ở giữa khu vực chiến sự.
117 xe tăng mà Ukraine bắt được chỉ là những thứ mà các nhà phân tích có thể xác nhận bằng mắt thường. Tổng số thực tế gần như chắc chắn cao hơn nhiều. Video những người nông dân Ukraine kéo những chiếc xe bị bỏ rơi của Nga đã trở thành biểu tượng cho sự kháng cự của Ukraine.
Rất khó để xác nhận có bao nhiêu chiếc xe tăng bị thu giữ và các phương tiện khác có phù hợp để sử dụng tiếp hay không. Có rất nhiều video về xe tăng Nga đang được kéo đi nhưng có rất ít hình ảnh cho thấy những chiếc xe tăng tương tự đang được hoạt động trở lại trong màu áo Ukraine.
Xe tăng chủ lực của quân đội Ukraine, T-64, không còn được sử dụng nhiều trong quân đội Nga. Nhưng người Ukraine cũng vận hành ít nhất hai mẫu xe mà người Nga vẫn sử dụng là T-72 và T-80.
T-80 thực sự là một sự cải tiến của T-64, bản thân nó là một trong những loại xe tăng phức tạp nhất mà ngành công nghiệp Liên Xô từng sản xuất. Ngược lại, T-72 là một loại xe tăng đơn giản hơn, rẻ hơn - một loại xe tăng phù hợp để sản xuất hàng loạt và hỗ trợ dễ dàng trên thực địa.
Việc chuyển giao đều đặn cho Ukraine, thông qua việc bắt giữ hàng trăm xe tăng, xe chiến đấu, pháo binh, hệ thống phòng không và xe tải cho thấy thách thức mà Nga phải đối mặt trong việc đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào ở Ukraine.
2. NATO cảnh báo về tuyên bố Nga đang điều quân từ Kiev sang phía đông cho một cuộc tấn công mới
Nga đã nhiều lần nói dối về ý định của mình, vì vậy bây giờ tuyên bố của họ về việc rút quân khỏi Kiev là không thể tin cậy được, bởi vì theo thông tin tình báo, Nga chỉ đang bố trí lại và tăng cường quân cho một cuộc tấn công mới theo hướng Donbas.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết điều này tại một cuộc họp báo về việc công bố Báo cáo thường niên năm 2021.
“Chúng ta đã nghe những tuyên bố gần đây rằng Nga sẽ giảm quy mô các hoạt động quân sự xung quanh Kiev và ở miền bắc Ukraine. Nhưng Nga đã nhiều lần nói dối về ý định của mình.”
“Vì vậy, chúng ta chỉ có thể đánh giá Nga qua hành động chứ không phải lời nói. Theo thông tin tình báo của chúng tôi, các đơn vị của Nga không rút lui, mà tái định vị. Nga đang cố gắng tập hợp lại, tiếp tế và củng cố cuộc tấn công của mình ở khu vực Donbas. Đồng thời, Nga duy trì sức ép đối với Kiev và các thành phố khác. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể mong đợi các hành động tấn công bổ sung, mang lại nhiều đau khổ hơn”, ông nói.
Stoltenberg nhắc nhở yêu cầu của tất cả các nước Đồng minh rằng Nga phải chấm dứt cuộc chiến tranh vô nghĩa này, rút hết quân và tham gia các cuộc đàm phán một cách thiện chí.
Đồng thời, tướng Stoltenberg hoan nghênh mọi nỗ lực chính trị nhằm tìm ra giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc chiến tàn khốc này, bao gồm cả cuộc hội đàm gần đây ở Thổ Nhĩ Kỳ, mà ông cảm ơn vì đã tổ chức những cuộc hội đàm như vậy.
Source:UKRInform
3. Tòa Bạch Ốc nhận định: Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là 'thảm họa chiến lược'
Giám đốc truyền thông Tòa Bạch Ốc Kate Bedingfield hôm thứ Năm cho biết Mỹ có bằng chứng cho thấy cuộc chiến chống Ukraine là “một thảm họa chiến lược” đối với Nga.
Bà nói thêm rằng Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt hơn nữa đối với cuộc xâm lược của họ vào Ukraine.
Bà nói: “Bản thân Putin đã nói rằng những lệnh trừng phạt này đã gây ra những chi phí chưa từng có đối với nền kinh tế Nga và vai trò của chúng ta là tiếp tục củng cố Ukraine trên chiến trường.”
Bedingfield cho biết hiện tại không có kế hoạch nào cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin, và nhắc lại rằng Mỹ cần thấy “Nga giảm leo thang chiến tranh một cách có thể thấy rõ” trước khi xem xét một bước như vậy.
Trong những ngày tới, Mỹ sẽ bổ sung 120 thực thể từ Nga và Belarus vào danh sách trừng phạt, nhắm vào các lĩnh vực quốc phòng, hàng không và hàng hải.
Điều đó sẽ đưa số lượng các bên Nga và Belarus được thêm vào danh sách lên hơn 200 người kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu
4. Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov nói với tổng thống Erdogan về tội ác chiến tranh của Nga đối với dân thường
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã thông báo chi tiết cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về tội ác chiến tranh của Nga đối với dân thường Ukraine.
Reznikov cho biết điều này trong một tuyên bố đăng trên Facebook, ông nói:
“Hôm nay tại Istanbul, tôi vinh dự được Tổng thống Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp. Tôi nhân cơ hội này để cảm ơn Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ về sự hỗ trợ cho Ukraine, bao gồm cả hỗ trợ chính trị và ngoại giao. Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở tiền tuyến. Tôi đã cung cấp cho nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thông tin chi tiết về tội ác chiến tranh của Nga đối với dân thường Ukraine và về việc phá hủy các cơ sở hạ tầng”.
“Chúng tôi đặc biệt chú ý đến các vấn đề viện trợ nhân đạo và khả năng di tản dân thường khỏi Mariupol, trước hết là những người bị thương.”
“Tôi chân thành biết ơn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và tất cả người dân Thổ Nhĩ Kỳ vì sự ủng hộ của họ đối với đất nước chúng ta và sự giúp đỡ dành cho tất cả các công dân Ukraine, những người buộc phải rời quê hương và chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ do cuộc chiến do Nga phát động chống lại Ukraine.”
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhất trí với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về các bước chung tiếp theo nhằm đạt được hòa bình ở Ukraine.
Source:UKRInform
5. Nga sử dụng lãnh thổ Belarus để tấn công Ukraine
Lãnh thổ Belarus tiếp tục bị Nga tích cực sử dụng để thực hiện các hành động xâm lược Ukraine.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Anna Maliar cho biết như trên với các kênh truyền hình Ukraine.
“Kẻ thù không từ bỏ hoàn toàn kế hoạch đánh chiếm các vùng Donetsk và Luhansk, dọc theo biên giới địa lý của chúng. Họ cũng đang lấn chiếm vùng Kharkiv và cố gắng củng cố vị trí của chúng ở đó, tập hợp lại quân đội và cố giữ cho được vị trí của mình. Và bây giờ chúng ta thấy các hệ thống hỏa tiễn trong khu vực Gomel khi kẻ thù đang cố gắng tích lũy chúng ở đó, và điều này rõ ràng là do kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn hoặc sử dụng chúng ở đó như một công cụ đe dọa. Do đó, lãnh thổ của Belarus tiếp tục bị Nga tích cực sử dụng để thực hiện hành vi gây hấn”.
Theo quan chức này, quân Nga đã không từ bỏ bất kỳ mục tiêu nào của mình, và ngay cả việc rút quân khỏi Kiev và Chernihiv không phải là sự rút lui tự nguyện, mà là kết quả của những nỗ lực của Lực lượng vũ trang Ukraine.
Hôm 31 tháng 3, người Nga đang rút lực lượng của họ ở khu vực Kiev, nhưng hiện tại rất khó để nói rằng lực lượng của họ có đang rút lui khỏi khu vực Chernihiv hay không.
Source:UKRInform
6. Bộ Năng lượng Ukraine không thể xác nhận về việc quân đội Nga rút khỏi Chornobyl
Bộ Năng lượng hiện chưa xác nhận đầy đủ thông tin quân đội Nga đã rút khỏi lãnh thổ của nhà máy điện hạt nhân Chornobyl, thường được gọi tắt là NPP.
Điều này đã được Bộ trưởng Năng lượng Herman Halushchenko cho biết trên sóng truyền hình quốc gia vào ngày 31 tháng 3.
“Chúng tôi đang theo dõi những gì đang xảy ra ở đó bây giờ. Cho đến nay, chúng tôi không có thông tin 100% rằng quân đội Nga đã rời khỏi NPP”, Ông Halushchenko nói.
Đồng thời, ông xác nhận thông tin rằng chính quyền của Chornobyl NPP đã ký một “đạo luật” do những kẻ xâm lược Nga lập ra xác nhận rằng quyền kiểm soát sự an toàn của nhà máy đã được trao lại cho phía Ukraine.
Theo NNEGC Energoatom, nhà điều hành quốc gia các cơ sở năng lượng hạt nhân của Ukraine, những kẻ chiếm giữ Chornobyl NPP và các địa điểm khác trong Khu vực Đặc miễn, đã đi theo hai đoàn xe tới biên giới Ukraine với Belarus vào ngày 31 tháng Ba.
Nhà máy điện hạt nhân Chornobyl đã bị quân đội Nga chiếm giữ vào ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, ngày 24 tháng 2. Chỉ đến ngày 20 tháng 3, người ta mới có thể luân chuyển một phần nhân sự tại Chornobyl NPP và di tản ca trước.
Ngoài ra, một nhóm binh sĩ Nga đang bao vây Slavutych, một thành phố vệ tinh của nhà máy điện hạt nhân Chornobyl, đang được tường trình rút về phía Belarus.
Theo Energoatom, cũng đã có thông tin xác nhận rằng quân đội Nga đang xây dựng các công sự, chiến hào trong “Rừng Đỏ” – là khu vực độc hại nhất trong toàn bộ khu vực đặc miễn.
Nhóm giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc cho biết họ đang tham vấn chặt chẽ với Ukraine để cử phái đoàn hỗ trợ đến các cơ sở chất thải phóng xạ Chernobyl.
Quyết định này được đưa ra sau khi Ukraine thông báo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, rằng các lực lượng Nga kiểm soát địa điểm Chernobyl đã rút quân, Ukraine cho rằng phần còn lại của lực lượng Nga đang chuẩn bị rời khỏi địa điểm này.
Trong một tuyên bố, IAEA cho biết: “IAEA đang tham vấn chặt chẽ với các nhà chức trách Ukraine về việc cử phái đoàn hỗ trợ của Cơ quan tới Chernobyl trong vài ngày tới
Source:UKRInform
7. Tình hình nhân đạo tại Mariupol
Liên quan đến tình hình nhân đạo, hàng nghìn người Ukraine bị mắc kẹt ở Mariupol khi Nga không giữ lời hứa ngừng bắn
Ukraine đã báo cáo rằng thành phố Mariupol vẫn đang bị bao vây, bất chấp lời hứa ngừng bắn.
Nga đã cam kết ngừng các cuộc tấn công và cho phép người dân di tản khỏi thành phố bị bao vây, nhưng Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk hôm thứ Năm cho biết “không có lệnh ngừng bắn nào cả”.
“Kẻ thù tiếp tục phá hủy, bằng các cuộc không kích, tàn tích của cơ sở hạ tầng còn lại ở Mariupol, cố gắng tiêu diệt tất cả các sinh vật”, cô nói
Cô Vereshchuk nói thêm rằng các lực lượng Nga đã không mở hoàn toàn tuyến đường di tản khỏi thành phố, nơi hơn 5,000 người đã chết vì họ vẫn không có thức ăn, nước uống hoặc giá lạnh và bị đe dọa đánh bom liên tục.
Theo báo cáo, 75,000 người Ukraine đã được di tản và Hội Chữ thập đỏ đang làm việc để di tản 100,000 người nữa nhưng đang chờ lời hứa ngừng bắn đáng tin cậy từ Nga để vận chuyển người tị nạn một cách an toàn.
Về phía Nga, thông tấn xã TASS của Nga cho biết họ sẽ mở các hành lang nhân đạo từ thành phố Mariupol bị bao vây vào ngày thứ Sáu 1 tháng 4,.
Theo thông tấn xã Tass, Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Năm cho biết họ sẽ mở một hành lang nhân đạo từ thành phố Mariupol bị bao vây đến Zaporizhzhia.
Dẫn lời Thượng Tướng Mikhail Mizintsev, Giám đốc Trung tâm Quản lý Quốc phòng Quốc gia Nga, Tass cho biết Mạc Tư Khoa đang thực hiện theo yêu cầu mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đưa ra với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
8. Ngoại trưởng Kuleba gặp tổng thống Duda ở Warsaw
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã có một cuộc họp ở Warsaw đã thảo luận về việc bảo vệ và hỗ trợ Ukraine.
Ông Kuleba nói:
“Để phát triển cuộc đối thoại tích cực của Ba Lan với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã tiếp tôi tại Warsaw hôm nay”
Kuleba nói thêm rằng Ukraine đánh giá cao sự ủng hộ mạnh mẽ của Ba Lan đối với Ukraine và lòng hiếu khách đối với người Ukraine, lưu ý rằng “Ukraine tự do và mạnh mẽ có nghĩa là Ba Lan và Âu Châu tự do và mạnh mẽ.”
Đáp lại, Tổng thống Ba Lan đã viết trên Twitter rằng cuộc trò chuyện giữa Kuleba và ông đã tập trung vào tình hình ở Ukraine, tình trạng phòng thủ của Ukraine trước sự xâm lược của Nga và sự hỗ trợ mà Ba Lan dành cho nước láng giềng phía đông.
Ngoại trưởng Dmytro Kuleba cũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tại Warsaw vào ngày 30/3.
Ba Lan đã tiếp nhận 2.3 triệu người tị nạn từ Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu.
Người tị nạn Ukraine già nhất thế giới 104 tuổi. Linh mục dũng cảm cứu người bị cá mập tấn công
VietCatholic Media
04:46 01/04/2022
1. Linh mục dũng cảm cứu người bị cá mập tấn công được thưởng anh dũng bội tinh
Cha Liam Ryan đã can đảm giải cứu một người lướt ván khỏi con cá mập sát thủ!
Cha Liam Ryan vừa nhận được giải thưởng về lòng dũng cảm của Úc vì đã chèo ra biển và giải cứu một vận động viên lướt sóng đang cố gắng chống đỡ sự tấn công của một con cá mập trắng lớn dài đến 5m.
Sự kiện này xảy ra vào ngày 31 tháng 7 năm 2020, khi vận động viên lướt sóng 28 tuổi Phil Mummert cách bờ biển 100 m ở Vịnh Bunker, Tây Úc. Ơn Chúa quan phòng, Cha Ryan cũng đang ở trong khu vực:
“Tôi đang đi nghỉ xuống phía nam cùng với người thân Jess Woolhouse và gia đình của anh ấy, và chúng tôi quyết định đi lướt sóng ở Vịnh Bunker,” anh hùng linh mục chia sẻ với Cath News.
“Chúng tôi chưa ở dưới nước lâu và đang chèo ngược ra ngoài để đón con sóng thứ hai thì tôi nhận thấy vây lưng của một con cá mập trắng lớn dài 5 mét nổi lên bên cạnh một người lướt sóng. Con cá mập lao vào người lướt sóng, cắn vào ván lướt sóng và cẳng chân của anh ta, hất người lướt sóng xuống nước “.
Mummert đã nhanh trí tống nửa tấm ván bị cắn của mình vào miệng con cá mập và sợ hãi khi con cá mập khổng lồ tiếp tục vây quanh mình. Rất may là Cha Ryan, bạn của ngài và một vận động viên lướt sóng nữa, Alex Oliver, đã chèo ra để giúp người lướt sóng bị thương, và không nghi ngờ gì với ơn quan phòng của Chúa, Mummert đã được giải cứu.
Cha Ryan nói: “Phil đã rất may mắn; sau đó chúng tôi phát hiện ra rằng con cá mập chỉ chút xíu nữa là đớp được mục tiêu chính của mình. Bạn có thể gọi đó là may mắn nhưng tôi thích nghĩ đó là ơn quan phòng,”.
Cha Ryan, một tuyên úy tại Bệnh viện St John of God ở Midland, rất vui mừng với giải thưởng, nhưng giải thích rằng ngài chỉ hành động theo bản năng.
Source:Aleteia
2. Sứ thần Tòa Thánh cho biết về tình hình Ukraine
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Ý Famiglia Cristiana, nghĩa là Gia đình Kitô, Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine tâm sự về cách ngài đương đầu với những thời khắc đen tối mà đất nước mà ngài mới đặt chân đến hồi tháng 9 năm ngoái đang phải đối mặt. Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, 47 tuổi, người Lithuania, nói: “Tôi sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng nó sẽ xảy ra một cuộc xung đột tầm cỡ như thế này. Nhà ngoại giao của Đức Giáo Hoàng đã ở lại Kiev mô tả sự phi lý của cuộc chiến và kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình. Ngài nói: “Cầu nguyện là một vũ khí tinh thần cơ bản. Khi được hỏi về chuyến thăm có thể có của Đức Giáo Hoàng tới Ukraine, ngài cho biết ngài đã chuyển lời mời của Thị trưởng Kiev cho Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. “Thật là tuyệt vời và rất có ý nghĩa nếu có Đức Giáo Hoàng ở giữa chúng ta, nhưng tôi đã suy nghĩ rất lâu và kỹ lưỡng với các giám mục và, thật không may, thật không dễ dàng chút nào để tổ chức một chuyến thăm trong hoàn cảnh này.” Trong điều kiện hiện tại, một chuyến đi như vậy dường như là bất khả thi đối với Đức Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng không thể đến Ukraine, nhưng Đức Hồng Y Kurt Koch có thể đến được.
Có rất nhiều tiếng nói kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Ukraine bị chiến tranh tàn phá. Đối với Linh mục Martin Werlen, cựu tu viện trưởng tu viện Dòng Biển Đức ở Einsiedeln, một chuyến đi như vậy sẽ phản tác dụng ở chỗ có thể chọc tức Vladimir Putin và Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại, một chuyến đi của Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo, sẽ khả thi.
Nếu “bộ trưởng đại kết” của Vatican hợp nhất tiếng nói của mình với các nhà lãnh đạo tôn giáo của đất nước, thì “tiếng nói này sẽ không bị bỏ qua ở Mạc Tư Khoa,” vị linh mục Thụy Sĩ khẳng định. Ngài cũng tin rằng nếu Kirill lên án chiến tranh, Putin sẽ sớm bị tước vũ khí. Cha Werlen ngậm ngùi nói: “Nhưng Kirill đã không làm như thế, ông ta đã để cho Putin mua lại mình”.
Source:Aleteia
3. Một phụ nữ Ukraine 104 tuổi đã không rời khỏi nhà của mình trong 10 năm hiện đang chạy trốn chiến tranh
Người phụ nữ này được cho là người tị nạn lớn tuổi nhất thoát khỏi cuộc chiến ở Ukraine để đến Ba Lan.
Bà Zofia Curkan đã đến Ba Lan cách đây khá lâu, vì các thành viên trong gia đình bà, con gái, con rể, cháu và chắt đều sống ở đây. Vì tuổi cao nên cô con gái Luiza muốn mẹ đến ở cùng. Vì vậy, năm ngoái, người phụ nữ 104 tuổi này đã nộp đơn xin cấp hộ chiếu. Sau đó, truyền thông Ukraine lần đầu tiên chú ý đến bà, tự hỏi tại sao một người phụ nữ ở độ tuổi của bà ấy lại cần hộ chiếu. Gia đình cũng đã nộp đơn xin nhập quốc tịch Ba Lan cho Zofia, vì bà có cả cha lẫn mẹ đều là người Ba Lan.
10 năm qua, bà cụ chưa bao giờ rời khỏi căn hộ của mình chứ đừng nói là đi du lịch. Bà gặp khó khăn trong việc đi lại vì phần hông yếu ớt của mình. Bà ấy không tự di chuyển và vì căn hộ của bà ấy ở tầng ba nên việc mua sắm hàng tạp hóa là điều không thể.
Khi chiến tranh nổ ra, gia đình quyết định di tản Zofia ngay lập tức. Sáng 5 tháng Ba, ngay sau khi hết giờ giới nghiêm, Zofia lên đường sang Ba Lan. Chuyến đi không tránh khỏi những phức tạp. Con gái nhỏ và cháu trai của bà đã đồng hành cùng bà trong cuộc hành trình. Chặng đầu tiên là đi xe hơi đến trạm xe buýt đưa bà từ Odessa đến Moldova.
Với sự giúp đỡ của tổ chức Balan Note và Do Thái Hesed có trụ sở tại Odessa, Zofia đã được đưa ra khỏi thị trấn và được chăm sóc y tế.
Cuối cùng, bà Zofia đã đến Warsaw bằng máy bay và đoàn tụ với con gái yêu của mình. Luiza kể cho Aleteia câu chuyện về mẹ cô, vì mẹ cô không nhớ gì nhiều về chuyến đi.
Tuy nhiên, bà ấy còn nhớ tuổi trẻ của mình và những nhà thờ Ba Lan mà bà đã tham dự thánh lễ và cầu nguyện. Và bà vẫn thuộc lòng câu nói bằng tiếng Ba Lan: “Chúc tụng Chúa Giêsu Kitô!”
Là một nữ hộ sinh trong nghề, Zofia thường là nhân chứng cho phép lạ sinh nở. Một lần, khi bà đang giúp đỡ đẻ cho một cặp song sinh, người mẹ yêu cầu cô giết một trong hai đứa. Là một tín hữu Công Giáo, bà kiên quyết từ chối.
Bà vẫn nhớ về cuộc chiến trước đây: những ngôi nhà bốc cháy, xác chết và sự giải phóng của Odessa vào năm 1944. Bà ấy có hiểu những gì đang xảy ra bây giờ ở Ukraine không? Thật khó để nói. Nhưng khi chụp ảnh, bà ấy làm dấu hiệu chiến thắng bằng những ngón tay của mình.
Source:Aleteia
Trận Chernihiv: Cả đoàn xe thiết giáp Nga hy sinh. Diễn từ cảm động của TT Zelenskiy với quốc hội Úc
VietCatholic Media
15:12 01/04/2022
1. Diễn từ xuất sắc và cảm động của Tổng thống Zelenskiy trước quốc hội Úc
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã phát biểu qua video trước Quốc hội vào chiều 31 tháng Ba, trong đó ông coi mối đe dọa mà đất nước của ông phải đối mặt là “bản chất của cái ác”. Ông thúc giục Úc Đại Lợi áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga và ca ngợi “sự hiểu biết chung” giữa hai nước. Thủ tướng Scott Morrison cho biết Úc Đại Lợi “không đứng về phía tên tội phạm chiến tranh ở Mạc Tư Khoa” và lãnh đạo phe đối lập Anthony Albanese cảm ơn Zelenskiy đã cho người dân Úc thấy “lòng dũng cảm thực sự là như thế nào”.
Ông Zelenskiy đã thúc giục các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, “các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, cho đến khi họ ngừng tống tiền các quốc gia khác bằng hỏa tiễn của họ.”
Ông nói: “Chúng ta phải dừng mọi hoạt động kinh doanh với Nga”.
Ông Zelenskiy cũng yêu cầu Úc Đại Lợi cung cấp thêm vũ khí trong bài phát biểu trước Quốc hội.
“Chúng ta phải ngăn chặn bất kỳ ý định nào của Nga để né tránh các lệnh trừng phạt”.
Ông đã cảm ơn Úc Đại Lợi vì đã cung cấp than cho Ukraine để hỗ trợ cung cấp năng lượng cho nước này, tuy nhiên, ông đã yêu cầu cung cấp các thiết bị quân sự, bao gồm cả thiết giáp Bushmaster tối tân của Australia, nói rằng họ sẽ “tăng cường vũ khí của chúng tôi”.
Ông cũng cho biết khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia là rất lớn, nhưng được kết nối bởi “sự hiểu biết chung”.
“Địa lý không quan trọng… điều quan trọng là con người và ước mơ… ước mơ mang lại một cuộc sống hòa bình,” ông nói.
Zelenskiy nói về việc Ukraine đã viện trợ cho các nước khác trước đại dịch và sự xâm lược của Nga.
“Giấc mơ của chúng ta là mang lại sự sống… bây giờ điều này là không thể,” ông nói, vì một đất nước với “những giá trị khác biệt” đã bắt đầu một cuộc chiến tranh.
“Họ đang pháo kích vào các thành phố của chúng tôi… họ đang giết con cái của chúng tôi, họ đang bắt giữ hàng trăm nghìn người làm con tin ở những thành phố không có điện nước”.
Lãnh đạo phe đối lập Anthony Albanese cho biết Quốc hội Úc Đại Lợi rất vinh dự trước sự hiện diện của Zelenskiy.
“Bạn có thể chia sẻ những giây phút quý giá với chúng tôi vào thời điểm nghiệt ngã như thế này là một hành động hào phóng sâu sắc”
“Người dân Ukraine đã biết đến sự tàn ác của những tên bạo chúa trước đây, những tên bạo chúa đó đã biến mất, và Ukraine vẫn tiếp tục tồn tại.”
“Để chống lại tên bạo chúa mới nhất này, các bạn đang cho chúng tôi thấy thế nào là lòng dũng cảm thực sự”
Trước đó, ông Morrison đã gọi Ukraine là một “đất nước bất khuất” và nói rằng ông đã sát cánh cùng Zelenskiy.
“Chúng tôi không đứng về phía tên tội phạm chiến tranh ở Mạc Tư Khoa, thưa Tổng thống. Tôi biết người đàn ông đó, bạn biết người đàn ông đó, chúng tôi biết người đàn ông đó, và chế độ của ông ta. Chúng tôi đã chứng kiến họ gây ra nỗi kinh hoàng không thể diễn tả được đối với con cái, bệnh viện và những nơi trú ẩn của quê hương bạn,” ông Morrison nói.
Ông cũng nói về vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào máy bay chở khách MH17, “chở 298 người vô tội, bao gồm 38 người Úc, và chúng tôi cũng tưởng nhớ họ vào ngày hôm nay”.
Trước bài phát biểu của Tổng thống Zelenskiy, Úc Đại Lợi đã công bố hỗ trợ mới cho Ukraine, bao gồm máy bay không người lái. Úc Đại Lợi đã gửi 91 triệu đô la hỗ trợ quân sự và 65 triệu đô la viện trợ nhân đạo cho nước này kể từ khi quân đội Nga xâm lược vào tháng trước. Chính phủ cũng đã hứa sẽ gửi một tàu chở than cho một trong những nhà máy điện của Ukraine và tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế đối với các ngân hàng và giới tài phiệt Nga
Source:Catholic News Agency
2. Trận Chernihiv: Quân đội Ukraine phá hủy đoàn xe thiết giáp của Nga
Bộ Chỉ huy hành quân phía Bắc của Ukraine báo cáo rằng “Thêm một đoàn xe thiết giáp của quân xâm lược đã bị phá hủy tại một cánh đồng của Vùng Chernihiv, phía đông bắc Kiev”.
Trước đó, hôm 29 tháng Ba, các lực lượng phòng thủ Ukraine đã giao tranh với một đoàn xe của quân đội Nga trong vùng Chernihiv này.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết, một đoàn xe của Nga gồm hai xe bọc thép Tigr, một xe tải Ural chở vũ khí và một xe tăng T-72 đã bị phá hủy.
Ngoài ra, tám thiết bị chiến tranh của Nga bị hư hại nặng và một xe vận tải Ural với chở lương khô bị thu giữ. 22 quân nhân Nga được báo cáo đã bị thiệt mạng vì tham vọng điền rồ của Putin.
Trong ngày 29 tháng Ba, lực lượng Ukraine cũng đã tấn công một đoàn xe khác của quân Nga bên ngoài thị trấn Pryluky, vùng Chernihiv, thu được một hệ thống phóng hỏa tiễn đa năng Smerch.
Hôm 31 tháng Ba, quân Ukraine cũng ngăn chặn các phương tiện cơ giới của người Nga đang cố gắng rút lui. Ukraine cũng đã giải phóng được hai ngôi làng ở Vùng Chernihiv là Sloboda và Lukashivka.
“ Các biện pháp đang được thực hiện để rà phá khu vực bom mìn và vật liệu nổ do người Nga để lại và giúp đỡ những người dân địa phương trong vùng vừa được giải phóng.
Source:UKRInform
3. Zelenskiy nói hai tướng lĩnh hóa ra là kẻ phản bội bị tước quân hàm
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vừa nói rằng hai tướng Ukraine đã bị tước quân hàm vì hóa ra họ là những kẻ phản quốc.
Trong phát biểu qua video vào tối ngày 31 tháng Ba cho quốc dân đồng bào, Ông Zelenskiy nói:
“Hôm nay một quyết định khác được đưa ra đối với các nhân vật phản anh hùng - bây giờ tôi không có thời gian để đối phó với tất cả những kẻ phản bội, nhưng dần dần tất cả những kẻ này sẽ bị trừng phạt. Đó là lý do tại sao Andriy Olehovych Naumov, cựu trưởng phòng an ninh nội bộ chính của Cục An ninh Ukraine, và Serhiy Oleksandrovych Kryvoruchko, cựu giám đốc SBU ở khu vực Kherson, không còn là tướng nữa”.
Ông nói thêm rằng “những quân nhân cấp cao nào không thể quyết định quê hương của họ ở đâu, những người vi phạm lời thề trung thành của quân đội với nhân dân Ukraine về việc bảo vệ nhà nước của chúng ta, tự do, độc lập, chắc chắn sẽ bị tước đoạt cấp bậc quân sự.”
Khó khăn của Ukraine là trong thời kỳ Liên Xô, Nga đã đưa vào Ukraine một số lớn di dân Nga. Con cháu họ ngày nay vẫn nghĩ mình là người Nga hơn là người Ukraine.
Một thí dụ điển hình là Đại Tá Andrey Paliy, người bị bắn chết hôm 21 tháng Ba vừa qua.
Andrey Paliy sinh năm 1971 tại Kiev, là con cháu của người Nga. Năm 1992, ông tốt nghiệp Trường Chính trị Hải quân cấp cao Kiev, nơi ông nghiên cứu tâm lý xã hội. Ông từng là Phó Chỉ huy trưởng Đại đội 4 của Trung đoàn 2 trong Vệ binh Quốc gia Ukraine. Theo lời kể của Mikhail Razvozhaev, vào năm 1993, ông đã từ chối tuyên thệ ở Ukraine và bỏ sang phục vụ trong Hạm đội phương Bắc của Nga.
Năm 2014, ông được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng Trường Hải quân Biển Đen ở Nakhimov phụ trách công tác chính trị-quân sự. Từ năm 2019, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Hạm đội Baltic phụ trách công tác quân sự-chính trị. Năm 2020, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Hạm đội Biển Đen về công tác quân sự-chính trị. Cuối năm 2020, ông trở thành Phó Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Nga tại Syria.
Andrey Paliy đã có quyết định trở thành Chuẩn đô đốc Hạm đội Biển Đen của Nga nhưng chưa kịp về Mạc Tư Khoa nhận lon mới thì đã tử trận.
Andrey Paliy được tin là đang đứng trên một trong 4 chiến hạm nã pháo liên tục vào Mariupol thì bị quân đội Ukraine bắn chết.
Source:UKRInform
4. Chỉ huy gián điệp quân sự Pháp từ chức sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine
Giám đốc cơ quan tình báo quân sự của Pháp sẽ rời khỏi vị trí của mình. Trái ngược với các đồng minh phương Tây, Paris đã không dự đoán chính xác được rằng Nga sẽ tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Trách nhiệm này đặt lên vai Giám đốc cơ quan tình báo quân sự của Pháp.
Tướng Eric Vidaud, người mới lãnh đạo Tổng cục Tình báo Quân đội, gọi tắt là DRM, từ mùa hè năm ngoái, sẽ ngay lập tức phải từ chức.
Nguồn tin xác nhận một báo cáo trên trang web L'Opinion trích dẫn cuộc điều tra nội bộ của Bộ Quốc phòng Pháp trong đó chỉ trích rằng Tướng Eric Vidaud “không tổ chức đủ các cuộc họp” và “không nắm vững các vấn đề”.
Một nguồn tin khác nói với AFP rằng đã có tin đồn trong quân đội liên quan đến sự ra đi của vị tướng này trong những ngày gần đây, với khả năng một chức vụ khác có thể đã được đề nghị cho ông. Tuy nhiên, cuối cùng thì sự việc không phải như vậy.
Trong những tháng trước khi Vladimir Putin xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, đánh giá của Pháp hoàn toàn trái ngược với dự đoán u ám của các đồng minh bao gồm Mỹ và Anh, là những người nói rằng một cuộc tấn công quân sự nghiêm trọng sắp xảy ra.
Các nhân vật cấp cao trong chính phủ của Emmanuel Macron khẳng định không thấy có dấu hiệu nào về một cuộc xâm lược quy mô toàn diện và Tổng thống Pháp đã duy trì hoạt động ngoại giao đến phút cuối cùng, gặp trực tiếp Putin tại Điện Cẩm Linh và cố gắng thiết lập một hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ, Joe Biden.
Vấn đề này đặc biệt nhạy cảm vì Macron phần lớn tránh vận động cụ thể cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4 để tập trung vào việc đối phó với chiến tranh, nhằm mục đích đánh bóng hình ảnh của ông với tư cách là một chính khách toàn cầu.
Vào đầu tháng 3, tướng hàng đầu của Pháp, Thierry Burkhard, thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Monde rằng có sự khác biệt trong các phân tích giữa Pháp và Mỹ về những gì sẽ xảy ra ở Ukraine.
“Người Mỹ nói rằng người Nga sẽ tấn công và họ đã đúng,” Burkhard, người đã giành được sự ngưỡng mộ trong suốt cuộc xung đột vì những đánh giá thẳng thắn của mình về tình hình.
Ông nói: “Các dịch vụ của chúng tôi nghĩ rằng cuộc xâm lược Ukraine sẽ có một cái giá khủng khiếp đối với Nga và người Nga có các lựa chọn khác” để đạt được mục tiêu của họ.
Trên thực tế, Mỹ có thông tin tình báo phẩm chất cao về sự chuẩn bị của Nga và đã đưa ra quyết định chưa từng có, vài tuần trước cuộc xâm lược, là công khai thông tin nhằm gây áp lực lên Putin.
Úc Đại Lợi cũng đã có các thông tin nhạy bén và đã có những chuẩn bị. Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố đóng băng hàng trăm tỷ Mỹ Kim của tài phiệt Nga vào hôm thứ Tư 23 tháng Hai, tức là một ngày trước cuộc xâm lược của Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi kiềm chế bằng cả lời nói và hành động trong việc giải quyết cuộc xung đột Ukraine vào hôm Chúa Nhật 27 tháng Ba, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả Tổng thống Nga Vladimir Putin là “đồ tể” và nói rằng Putin không nên tiếp tục nắm quyền. “Tôi sẽ không sử dụng kiểu từ ngữ này vì tôi tiếp tục thảo luận với Tổng thống Putin”, Macron nói trên kênh France 3 TV.
Alexandre Papaemmanuel, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Chính trị (IEP) ở Paris và là một chuyên gia về tình báo, cho biết Washington đã áp dụng một chiến thuật mới trong việc sử dụng thông tin tình báo để cố gắng gây sức ép với một nhà lãnh đạo nước ngoài.
Ông cho biết Pháp nhận thức rõ rằng tình báo của họ đã thất bại trong dịp này, mặc dù ông nói thêm rằng DRM không nên là nhánh duy nhất của các dịch vụ an ninh phải chịu trách nhiệm.
Le Monde cho biết DRM thường bị cơ quan tình báo đối ngoại rất có quyền lực của Pháp, là Tổng cục An ninh Đối ngoại, gọi tắt là DGSE, gạt ra ngoài lề.
Nhưng Papaemmanuel nói: “Lời cảnh báo này là dành cho toàn bộ cộng đồng tình báo. Bạn phải trở nên hiệu quả và đáp ứng được tất cả các mối đe dọa”.
Một nguồn tin quân sự tìm cách biện minh cho Tướng Eric Vidaud nhận định rằng vai trò chính của DRM là cung cấp thông tin tình báo về các hoạt động chứ không phải về các ý định. Các dịch vụ của họ đã kết luận rằng Nga “có đủ phương tiện để xâm lược Ukraine và những gì đã xảy ra cho thấy điều đó là đúng”
Le Monde cho biết cuộc chiến ở Ukraine đã bộc lộ sự khác biệt giữa các cơ quan tình báo của Pháp và của Anh và Mỹ, những cơ quan có ngân sách lớn hơn và nhiều cơ hội hơn về phương diện luật lệ giám sát.
Tờ báo viết: “Sự phụ thuộc vào tình báo Anglo-Saxon của chúng ta đã tồn tại từ lâu, đặc biệt là trong cuộc chiến chống khủng bố và trong không gian, cuộc chiến ở Ukraine còn làm sáng tỏ điều đó một cách rõ rệt hơn nữa”.
Source:The Guardian
5. Tổng thống Biden nhận định Putin có thể đang 'tự cô lập' và thanh trừng nội bộ
Hôm thứ Năm 31 tháng Ba, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Vladimir Putin bị “cô lập”, và có những dấu hiệu cho thấy ông đã sa thải một số cố vấn của mình hoặc thậm chí quản thúc họ tại gia.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu như trên tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Năm khi đề cập đến kế hoạch của chính quyền Mỹ nhằm chống lại giá khí đốt gia tăng
Trả lời câu hỏi của các phóng viên khi phát biểu trực tiếp từ Tòa Bạch Ốc, Biden nói:
Putin dường như đang bị cô lập. Và có một số dấu hiệu cho thấy ông ta đã sa thải hoặc quản thúc một số cố vấn của mình.
Tuy nhiên, liên quan đến tuyên bố trước đây của mình, Biden nói thêm:
Nhưng tôi không muốn đưa ra quá nhiều đánh giá vào thời điểm này vì chúng tôi không có nhiều bằng chứng mạnh mẽ.
Ông Biden cũng lưu ý rằng không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy Putin đang rút quân Nga khỏi Ukraine.
“Tôi hơi nghi ngờ - đó là một câu hỏi mở liệu ông ta có thực sự rút lui hay không”, Biden nói.
6. Thủ tướng Canada kêu gọi trục xuất Nga khỏi G20. Trung Quốc chống tới cùng
Hôm 31 tháng Ba, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết Nga không thể là một “đối tác mang tính xây dựng” trong liên minh G20 khi họ xâm lược Ukraine.
Trong khi nói chuyện với các phóng viên ở Ottawa, Canada, Trudeau nói rằng các nhà lãnh đạo thế giới đang có các cuộc trò chuyện về sự hiện diện của Nga tại G20 vì cuộc xâm lược Ukraine đã “ngăn cản sự tăng trưởng của một nền kinh tế cho tất cả mọi người trên thế giới và Nga không thể là một đối tác mang tính xây dựng”.
Bình luận của Trudeau diễn ra sau lời kêu gọi ban đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc loại Nga khỏi G20, một nhóm bao gồm một số nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong cuộc họp báo sáng thứ Sáu 1 tháng Tư tại Bắc Kinh, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) nói rằng Trung Quốc kiên quyết chống lại ý tưởng này vì cho rằng nó không đóng góp vào việc mưu tìm hòa bình tại Ukraine.
Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, đang ở thăm Trung Quốc, trong chuyến thăm đầu tiên tới Bắc Kinh kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng trước. Ông ta ca ngợi Trung Quốc là một phần của “trật tự thế giới dân chủ, công bằng” trước cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ngoại trưởng Lavrov nói rằng thế giới đang “trải qua một giai đoạn rất nghiêm trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế”. Đáp lại, Vương Nghị cho biết Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa “quyết tâm hơn” trong việc phát triển quan hệ song phương và thúc đẩy hợp tác, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ của Trung Quốc đối với việc tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Người Ukraine cảm thấy tràn trề hy vọng nơi Mẹ Maria. Chính Thống Giáo Ukraine lũ lượt từ bỏ Kirill
VietCatholic Media
16:20 01/04/2022
1. Hàng chục cộng đồng Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa bỏ sang Chính Thống Giáo Ukraine
Các cộng đồng chính thống ở Ukraine nằm dưới quyền của giáo chủ Mạc Tư Khoa đang lũ lượt bỏ sang Giáo Hội Chính thống Ukraine tự trị, vì thái độ của Thượng Phụ Kirill đối với cuộc xâm lược của Nga.
Cho đến gần đây, các tín hữu Chính thống giáo của Ukraine được chia thành Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, và Giáo Hội Chính thống Ukraine với Tòa thượng phụ đặt ở Kiev.
Đức Tổng Giám Mục Epiphanius I của Kiev và Toàn Ukraine đã đưa ra thông báo vào ngày 26 tháng 3 rằng 28 cộng đồng bao gồm các giáo xứ và tu viện trong chín giáo phận trước đây trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã chính thức chuyển sang Giáo Hội Chính thống Ukraine độc lập kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Tưởng cũng nên nhắc lại, với hơn 500 chữ ký của đông đảo trí thức và nhà thần học, bao gồm cả một số Kitô hữu Chính thống giáo nổi tiếng của Nga, một tuyên bố được xuất bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Kitô Chính thống tại Đại học Fordham ở New York đã tấn công quan điểm của Thượng Phụ Kirill kể từ đầu cuộc chiến.
Theo tuần báo La Vie của Pháp, Kirill bị cáo buộc “biện minh” cho cuộc xâm lược và những điều khủng khiếp đã gây ra ở Ukraine dưới danh nghĩa “dị giáo”, và khái niệm về một “thế giới Nga”. Điều này đang hợp nhất một tinh thần “dân tộc Nga” với chính trị của nước Nga, mang lại cho Tổng thống Putin những vũ khí để biện minh cho cuộc thập tự chinh của ông ta ở Ukraine.
“Cũng giống như Nga đã xâm lược Ukraine, Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa của Thượng phụ Kirill đã xâm lược các Giáo Hội Chính thống”, các trí thức trách móc, phẫn nộ trước việc tạo ra sự chia rẽ và những nguy cơ to lớn đe dọa phần rỗi của các tín hữu.
Một trong những người ký tên, Sergei Chapnin, cựu phó tổng biên tập Tạp chí của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, cho rằng Thượng phụ Kirill đã “mất thẩm quyền” và gây ra sự chia rẽ trong Chính thống giáo Nga giữa một Giáo hội chính thức “sẵn sàng quên đi Phúc âm. và biện minh cho tội ác chiến tranh và một Giáo hội tìm cách sống theo các điều răn của Chúa Kitô, trước khi ông kết luận rằng “Hai Giáo hội này không thể tiếp tục tồn tại dưới cùng một mái nhà”.
Hơn thế nữa, trong một diễn biến hết sức kinh khủng đối với nhiều người, tại nhà thờ chính tòa Chúa Cứu Thế tại Mạc Tư Khoa, Thượng phụ Kirill đã trao cho lãnh đạo Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga là tướng Viktor Zolotov một bức ảnh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa trong một buổi lễ hôm Chúa Nhật 13 tháng Ba để xin Đức Mẹ phù hộ cho quân Nga mau thắng trận. Cử chỉ này của Thượng Phụ Kirill là một cử chỉ quá sức báng bổ. Làm sao Đức Mẹ lại có thể phù hộ cho những kẻ xâm lược giết hại thường dân vô tội như thế.
Đáp lại, tướng Viktor Zolotov nói:
“Chúng tôi tin rằng hình ảnh này sẽ bảo vệ quân đội Nga và mang lại chiến thắng nhanh hơn cho chúng tôi”
Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos của Cyprus lắc đầu chán nản nói: “người Nga đầu tiên làm dấu thánh giá và sau đó họ giết người”, tiếp tục khơi dậy đức tin nơi Chúa cho một mục tiêu cuối cùng, được Chính Thống Giáo Nga “chúc lành”.
Source:Kyiv Independent
2. 'Hôm nay là sự khởi đầu của điều gì đó': Nhà lãnh đạo Metis nhận xét sau cuộc gặp với Đức Thánh Cha Phanxicô
Các sự thật khó khăn và lời cầu nguyện sâu sắc đã đánh dấu cuộc gặp gỡ của phái đoàn Metis với Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm thứ Hai. Các giám mục Canada và 9 trưởng lão Metis, cũng như các học sinh cũ trong các các trường nội trú dành cho người bản địa đã nói chuyện với Đức Giáo Hoàng.
Đức Tổng Giám Mục Don Bolen của Regina đã cho biết như trên trong cuộc họp báo với hàng chục nhà báo đang tụ tập tại một khách sạn ở Rôma.
Bằng tiếng Pháp, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada, Đức cha Raymond Poisson cho biết ngài đã chứng kiến một cuộc trao đổi “từ trái tim đến trái tim” giữa các đại biểu Metis và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cuộc trao đổi tràn ngập “tình cảm lẫn nhau,” Đức cha nói.
“Tôi sẽ mang theo những suy tư này trong lời cầu nguyện và cả trong lúc suy gẫm,” Đức Tổng Giám Mục Poisson nói.
Nhớ lại những câu chuyện mà những Metis đã kể cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong lần đầu tiên trong ba cuộc gặp gỡ đã được lên kế hoạch giữa Đức Giáo Hoàng và các phái đoàn bản địa ở Rome đã khiến nhà sử học và nhà giáo dục Mitchell Case của Metis rơi nước mắt.
“Hôm nay là sự khởi đầu của một điều gì đó,” Case nói, sau đó nói thêm “Chúng tôi sẽ làm việc để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.”
Sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau là kết quả tỏ tường của cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và người Metis.
Tưởng cũng nên nhắc lại, từ các tài liệu của CCCB, đây là những điều người Công Giáo nên biết:
Thứ nhất: Chính sách buộc các trẻ em thổ dân da đỏ theo học tại các trường nội trú nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách của chính phủ Canada, không phải của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả 130 trường nội trú đều là do chính phủ Canada dựng lên. Các phái bộ truyền giáo tham gia điều hành các trường nội trú này là vì thấy ở đây cơ hội truyền giáo.
Thứ hai: Ngày nay, người ta nói rằng chính sách hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách diệt chủng văn hóa. Cho mãi đến thập niên 1990, nhà cầm quyền Canada và xã hội nói chung không nghĩ như thế, mà đơn thuần chỉ nghĩ rằng chính sách này mang lại ánh sáng văn minh, và một cuộc sống khả quan hơn người bản địa.
Thứ ba: Sau khi giao phó các trường nội trú cho các tôn giáo điều hành, chính phủ đã cung cấp một kinh phí hạn hẹp. Điều này cộng hưởng với nỗi buồn phải xa nhà, tình trạng y tế khó khăn ở các vùng xa xôi đã khiến một số trẻ em thiệt mạng vì bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ tử vong của các em sống trong các bộ lạc còn cao hơn rất nhiều so với các trường nội trú.
Thứ tư: Những ngôi mộ vô danh này là những ngôi mộ cá nhân, không phải các mồ chôn tập thể như báo chí cố ý xuyên tạc; và các học sinh này qua đời trong nhiều thập niên, chứ không phải cùng một lúc.
Giọng điệu của nhiều phương tiện truyền thông trong những ngày qua thể hiện tâm tình bài Công Giáo mà họ đã ấp ủ từ lâu.
Source:bccatholic.ca
3. Người Ukraine tìm thấy hy vọng trong sự thánh hiến Ukraine và Nga cho Mẹ Maria
“Cùng với toàn thế giới, chúng tôi đang cầu nguyện với hy vọng lớn lao, và chúng tôi đang cầu nguyện. Chúng tôi tin tưởng vào sự trợ giúp của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa “.
Bốn tuần sau khi bắt đầu chiến tranh, nhiều tín hữu ở Ukraine đang đặt hy vọng lớn vào sáng kiến mới nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là việc thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria. Phát biểu với tổ chức quốc tế Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN, Đức Cha Stanislav Szyrokoradiuk của Odessa cho biết: “Cùng với toàn thế giới, chúng tôi đang cầu nguyện với hy vọng lớn lao và chúng tôi đang nhiệt thành cầu nguyện. Chúng tôi tin tưởng vào sự trợ giúp của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa “.
Đức Cha Szyrokoradiuk báo cáo rằng mặc dù Odessa đã được tránh khỏi những trận giao tranh tồi tệ nhất trong bốn tuần đầu tiên của cuộc chiến, ngài lo lắng rằng thành phố hiện đang bị bắn phá và rằng có cảnh báo về các cuộc không kích thường xuyên. Ngài nói: “Chúng tôi thường xuyên lo sợ về một cuộc tấn công từ phía biển”.
Odessa nằm trên Biển Đen không xa Crimea, nơi đóng quân của nhiều tàu chiến Nga. Vị giám mục than thở rằng những suy nghĩ về các giáo xứ của mình và người dân trong vùng khiến ông thường xuyên “sợ hãi và đau đớn. Chúa ơi, rất nhiều người đang chết mỗi ngày. “
Bất chấp chiến sự gia tăng, các cộng đồng Công Giáo ở Odessa và các vùng khác của đất nước đã chuẩn bị cho lễ thánh hiến với các tuần cửu nhật và các việc đạo đức bình dân.
Tại Kharkov, miền đông Ukraine, trong một thông điệp video từ đó, Đức Cha Pavlo Honcharuk cho biết: “Tôi muốn chia sẻ với các bạn niềm vui của tôi về sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô dâng hiến Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria.”
Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Kharkov là một trong những khu vực tranh chấp ác liệt nhất của đất nước. Đức Cha Honcharuk gần đây đã ghi lại tài liệu cho ACN về việc phá hủy các nhà cửa của dân chúng. Một quả hỏa tiễn cũng bắn trúng nóc tòa giám mục.
Thánh hiến là “dấu hiệu của sự chiến thắng của Thiên Chúa”
Đức Cha Honcharuk nói tiếp rằng ở giữa đau khổ và tàn phá, việc thánh hiến là “dấu hiệu của sự chiến thắng của Thiên Chúa, của tình yêu, của sự tốt lành và của sự sống”.
“Giống như các giáo phận khác ở Ukraine, giáo phận của chúng tôi đã bắt đầu chuẩn bị các tuần lễ kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, và chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho một sự kiện tuyệt đẹp như thế này”. Trong thông điệp gửi ACN, Đức Giám Mục Honcharuk đã yêu cầu mọi người lần chuỗi Mân Côi để Mẹ Maria cầu bầu cho Ukraine.
Source:Aleteia