Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Kitô đã sống lại thật!
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:29 01/04/2009
CHÚA NHẬT PHỤC SINH, năm B
Ga 20, 1-9
Đó là lời hô vang của các môn đệ xưa. Đó là lời loan báo của những người phụ nữ đầu tiên được gặp Chúa Kitô phục sinh. Tin Mừng phục sinh được vang lên trong Hội Thánh trong khắp buổi đầu. Tin Mừng này còn được vang lên mãi, vang lên mãi để tuyên xưng niềm tin, mời gọi nhân loại, mời gọi con người sống niềm hy vọng. Chúa Kitô đã sống lại, alléluia. Chúa Kitô sẽ làm cho chúng ta được sống lại như Người.
CHÚA GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI: Chúa nhật phục sinh là Chúa nhật vĩ đại cho toàn thể nhân loại, cho những người có đức tin. Bởi vì, Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Chúa Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết.Mọi người chúng ta không được chứng kiến sự phục sinh của Chúa như các người phụ nữ, như các môn đệ, nhưng Kinh Thánh, và việc làm chứng của các môn đệ, của những người phụ nữ, của Hội Thánh là lời tuyên xưng đức tin không hề lay chuyển. Thánh Phaolô đã viết trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô 1Co 15, 14: ” Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì việc rao giảng của chúng tôi trở nên vô ích và đức tin của anh em cũng trống rỗng nữa “.Ơn huệ Thiên Chúa trao ban, ơn phục sinh Chúa Kitô đem lại củng cố đức tin của chúng ta, đến nỗi mỗi lần tung hô đức tin sau khi truyền phép, chúng ta cùng với Hội Thánh muôn thời tung hô: ” Đức Kitô đã chết, Đức Kitô đã sống lại, xin cứu độ chúng con “. Chúa Kitô quả thực cứu độ chúng ta và qua cái chết, qua sự sống lại của Ngài, Ngài muốn làm cho mọi người được phục sinh với Ngài: ” Bằng sự chết, Ngài đã phá hủy sự chết của chúng ta, bằng sự sống lại, Ngài đã phục hồi sự sống cho chúng ta. Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến trong vinh quang “. Chúng ta hy vọng, niềm hy vọng vào sự sống lại sẽ giúp chúng ta vui sống, tin yêu, phó thác vào Chúa. Chính nhờ niềm vọng vào đời sống mai sau, chúng ta sẽ chấp nhận sự sống hiện tại và vững lòng tin yêu sống tình yêu và sự sống của Chúa trong hiện tại: ” Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. Chấp nhận sống tình yêu trong hiện tại sẽ mở ra chân trời hy vọng tốt đẹp cho mỗi người có lòng tin vào Chúa.
TIN MỪNG PHỤC SINH LUÔN VANG LÊN, ALLÉLUIA: Chúa nhật phục sinh là lễ của mọi lễ bởi vì Hội Thánh mừng ngày Chúa Kitô khải hoàn. Tin Mừng phục sinh hôm nay vẫn vang lên, vang lên mãi mãi như lời thánh Phêrô diễn tả trong bài đọc I hôm nay: ” Chúa Kitô, Đấng mang Tin Mừng đến cho nhân loại, và chữa mọi người bị quỉ ám, đã bị giết treo trên cây thập giá, nhưng ngày thứ ba Người từ trong kẻ chết sống lại”. Tin Mừng phục sinh luôn thôi thúc, giục giã mọi người lên đường làm chứng cho Chúa Kitô sống lại. Người Kitô hữu luôn sống hy vọng và luôn sống tình yêu hiện tại tràn đầy bởi Đức Kitô đã phục sinh để đem lại tình yêu vô biên cho mọi người: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu tự hiến, tình yêu nhưng không, tình yêu cao cả. Sống tình yêu như Chúa là sống trong niềm hy vọng phục sinh: Alléluia.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Chính nhờ sự sống lại của Chúa Kitô mà nhân loại, con người và mọi người sẽ luôn hy vọng, một chân trời mới mở rộng.Bởi vì, nếu Chúa Kitô không sống lại thì đức tin của chúng ta trở nên hão huyền, mơ hồ và vô ích. “ Lạy Chúa, bởi thánh giá và sự phục sinh của Người, Người đã giải thoát chúng con; Người là Đấng cứu độ của thế gian “.
Alléluia.Alléluia.Alléluia. Chúa Kitô đã sống lại để chúng ta được đi vào sự sống mới và được sống lại với Ngài. Alléluia.
Xin cho chúng con luôn xác tín và tuyên xưng niềm tin Chúa Kitô phục sinh để chúng con không nhát đảm, lùi bước trước những khổ đau, thất vọng ê chề trong cuộc đời. Amen.
Ga 20, 1-9
Đó là lời hô vang của các môn đệ xưa. Đó là lời loan báo của những người phụ nữ đầu tiên được gặp Chúa Kitô phục sinh. Tin Mừng phục sinh được vang lên trong Hội Thánh trong khắp buổi đầu. Tin Mừng này còn được vang lên mãi, vang lên mãi để tuyên xưng niềm tin, mời gọi nhân loại, mời gọi con người sống niềm hy vọng. Chúa Kitô đã sống lại, alléluia. Chúa Kitô sẽ làm cho chúng ta được sống lại như Người.
CHÚA GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI: Chúa nhật phục sinh là Chúa nhật vĩ đại cho toàn thể nhân loại, cho những người có đức tin. Bởi vì, Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Chúa Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết.Mọi người chúng ta không được chứng kiến sự phục sinh của Chúa như các người phụ nữ, như các môn đệ, nhưng Kinh Thánh, và việc làm chứng của các môn đệ, của những người phụ nữ, của Hội Thánh là lời tuyên xưng đức tin không hề lay chuyển. Thánh Phaolô đã viết trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô 1Co 15, 14: ” Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì việc rao giảng của chúng tôi trở nên vô ích và đức tin của anh em cũng trống rỗng nữa “.Ơn huệ Thiên Chúa trao ban, ơn phục sinh Chúa Kitô đem lại củng cố đức tin của chúng ta, đến nỗi mỗi lần tung hô đức tin sau khi truyền phép, chúng ta cùng với Hội Thánh muôn thời tung hô: ” Đức Kitô đã chết, Đức Kitô đã sống lại, xin cứu độ chúng con “. Chúa Kitô quả thực cứu độ chúng ta và qua cái chết, qua sự sống lại của Ngài, Ngài muốn làm cho mọi người được phục sinh với Ngài: ” Bằng sự chết, Ngài đã phá hủy sự chết của chúng ta, bằng sự sống lại, Ngài đã phục hồi sự sống cho chúng ta. Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến trong vinh quang “. Chúng ta hy vọng, niềm hy vọng vào sự sống lại sẽ giúp chúng ta vui sống, tin yêu, phó thác vào Chúa. Chính nhờ niềm vọng vào đời sống mai sau, chúng ta sẽ chấp nhận sự sống hiện tại và vững lòng tin yêu sống tình yêu và sự sống của Chúa trong hiện tại: ” Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. Chấp nhận sống tình yêu trong hiện tại sẽ mở ra chân trời hy vọng tốt đẹp cho mỗi người có lòng tin vào Chúa.
TIN MỪNG PHỤC SINH LUÔN VANG LÊN, ALLÉLUIA: Chúa nhật phục sinh là lễ của mọi lễ bởi vì Hội Thánh mừng ngày Chúa Kitô khải hoàn. Tin Mừng phục sinh hôm nay vẫn vang lên, vang lên mãi mãi như lời thánh Phêrô diễn tả trong bài đọc I hôm nay: ” Chúa Kitô, Đấng mang Tin Mừng đến cho nhân loại, và chữa mọi người bị quỉ ám, đã bị giết treo trên cây thập giá, nhưng ngày thứ ba Người từ trong kẻ chết sống lại”. Tin Mừng phục sinh luôn thôi thúc, giục giã mọi người lên đường làm chứng cho Chúa Kitô sống lại. Người Kitô hữu luôn sống hy vọng và luôn sống tình yêu hiện tại tràn đầy bởi Đức Kitô đã phục sinh để đem lại tình yêu vô biên cho mọi người: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu tự hiến, tình yêu nhưng không, tình yêu cao cả. Sống tình yêu như Chúa là sống trong niềm hy vọng phục sinh: Alléluia.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Chính nhờ sự sống lại của Chúa Kitô mà nhân loại, con người và mọi người sẽ luôn hy vọng, một chân trời mới mở rộng.Bởi vì, nếu Chúa Kitô không sống lại thì đức tin của chúng ta trở nên hão huyền, mơ hồ và vô ích. “ Lạy Chúa, bởi thánh giá và sự phục sinh của Người, Người đã giải thoát chúng con; Người là Đấng cứu độ của thế gian “.
Alléluia.Alléluia.Alléluia. Chúa Kitô đã sống lại để chúng ta được đi vào sự sống mới và được sống lại với Ngài. Alléluia.
Xin cho chúng con luôn xác tín và tuyên xưng niềm tin Chúa Kitô phục sinh để chúng con không nhát đảm, lùi bước trước những khổ đau, thất vọng ê chề trong cuộc đời. Amen.
Bữa ăn Agapê
LM. Giacôbê Tạ Chúc
17:03 01/04/2009
BỮA ĂN AGAPÊ
Thông thường trong mỗi bữa cơm, các thành viên trong gia đình sum họp để chia sẻ cùng nhau những món ăn vật chất, cũng như tinh thần. Ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái và bạn hữu, đây là những giây phút tuyệt vời của mái ấm gia đình.
Đức Giêsu chọn khung cảnh tiệc ly trong một bữa ăn gia đình. Điều đó cho chúng ta thấy tình yêu của Ngài thật gần gũi với các môn đệ và với từng người trong chúng ta. Mỗi bữa cơm chiều, bên bát canh rau và nồi cá kho bốc khói, cha mẹ cùng con cái hàn huyên tâm sự, chuyện cuộc đời và chuyện cả tương lai. Đức Giêsu không đi ra ngòai các quy luật tự nhiên và những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người. Chắc hẳn trong cuộc đời tại thế, rất nhiều lần Ngài dùng bữa với các môn đệ. Lúc thì ở nhà chàng trai Lêvi( Lc 5, 29 – 32). Lúc khác lại ở nhà của người thu thuế Giakêu ( Lc 19, 1- 10 ), và rất nhiều lần Chúa Giêsu đến trọ lại nhà của chị em Maria, Matta và Lazarô ở Bêthania. Lần này thì hòan tòan khác, Chúa đã chọn ngôi nhà ở mạn Tây nam thành Giêrusalem rồi cùng với các môn đệ thân tín ăn bữa ăn cuối cùng, trước khi bước vào vườn Giêtsêmani ở phía Tây núi Cây dầu. Tâm hồn Đức Giêsu xao xuyến, Ngài thổ lộ tâm sự với các học trò: “ Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy “ ( Ga 13, 21 ). Diễn từ Ly biệt mà Gioan ghi lại đầy những lời bộc bạch chân tình và những nỗi sâu lắng tràn đầy mãnh liệt phát xuất từ tình yêu của Đức Kitô: “ Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết Giờ của Ngài đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với chúa cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và người yêu thương họ đến cùng ( Ga 13, 1 ). Còn gì có thể diễn tả hết tâm tình của chúa Giêsu, cho bằng trong một bữa ăn, Chúa Giêsu thổ lộ hết tâm can của Ngài: Môn đệ phản bội, Phêrô chối Thầy, Giuđa bán Chúa, những người khác vấp ngã …
Những bữa ăn thường ngày vẫn ba lần trong các gia đình, những bữa ăn Thánh Thể vẫn mỗi ngày mỗi lần hoặc sáng sớm hoặc khi chiều tà. Chúa Giêsu vẫn luôn là người chủ trì và phân phát lương thực sự sống và tình thương của Ngài cho nhân lọai hưởng dùng.
Thông thường trong mỗi bữa cơm, các thành viên trong gia đình sum họp để chia sẻ cùng nhau những món ăn vật chất, cũng như tinh thần. Ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái và bạn hữu, đây là những giây phút tuyệt vời của mái ấm gia đình.
Đức Giêsu chọn khung cảnh tiệc ly trong một bữa ăn gia đình. Điều đó cho chúng ta thấy tình yêu của Ngài thật gần gũi với các môn đệ và với từng người trong chúng ta. Mỗi bữa cơm chiều, bên bát canh rau và nồi cá kho bốc khói, cha mẹ cùng con cái hàn huyên tâm sự, chuyện cuộc đời và chuyện cả tương lai. Đức Giêsu không đi ra ngòai các quy luật tự nhiên và những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người. Chắc hẳn trong cuộc đời tại thế, rất nhiều lần Ngài dùng bữa với các môn đệ. Lúc thì ở nhà chàng trai Lêvi( Lc 5, 29 – 32). Lúc khác lại ở nhà của người thu thuế Giakêu ( Lc 19, 1- 10 ), và rất nhiều lần Chúa Giêsu đến trọ lại nhà của chị em Maria, Matta và Lazarô ở Bêthania. Lần này thì hòan tòan khác, Chúa đã chọn ngôi nhà ở mạn Tây nam thành Giêrusalem rồi cùng với các môn đệ thân tín ăn bữa ăn cuối cùng, trước khi bước vào vườn Giêtsêmani ở phía Tây núi Cây dầu. Tâm hồn Đức Giêsu xao xuyến, Ngài thổ lộ tâm sự với các học trò: “ Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy “ ( Ga 13, 21 ). Diễn từ Ly biệt mà Gioan ghi lại đầy những lời bộc bạch chân tình và những nỗi sâu lắng tràn đầy mãnh liệt phát xuất từ tình yêu của Đức Kitô: “ Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết Giờ của Ngài đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với chúa cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và người yêu thương họ đến cùng ( Ga 13, 1 ). Còn gì có thể diễn tả hết tâm tình của chúa Giêsu, cho bằng trong một bữa ăn, Chúa Giêsu thổ lộ hết tâm can của Ngài: Môn đệ phản bội, Phêrô chối Thầy, Giuđa bán Chúa, những người khác vấp ngã …
Những bữa ăn thường ngày vẫn ba lần trong các gia đình, những bữa ăn Thánh Thể vẫn mỗi ngày mỗi lần hoặc sáng sớm hoặc khi chiều tà. Chúa Giêsu vẫn luôn là người chủ trì và phân phát lương thực sự sống và tình thương của Ngài cho nhân lọai hưởng dùng.
Khi cái ác là mục tiêu của con người
An Thanh,CSsR
17:11 01/04/2009
Khi cái ác là mục tiêu của con người
Những thượng tế, kinh sư, biệt phái và dân chúng muốn án tử hình cho Chúa Yêsu, vì họ tin đó là cách bảo vệ tinh tuyền đức tin của đạo Do Thái. Nhưng trong chính đạo Do Thái coi việc giết người là trọng tội (x. Xh 20, 14), chứ không có điều luật nào rõ ràng truyền phải giết người để bảo vệ đức tin. Như vậy cái gì chi phối việc đeo đuổi giết Chúa? Tự thân giết người là một điều ác và hiện tại chúng ta chỉ thấy con người đang đeo đuổi và xem cái ác là mục tiêu.
Nghe mà sợ ! Cái ác lại quan trọng đến thế sao? Xưa nay người ta thường bảo thay đổi để tốt hơn, còn bây giờ chúng ta đối diện với sự ngược lại, thay đổi để cái ác được thực hiện.
“Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm lời chứng buộc tội Đức Yêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: “Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Đền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khác, không phải do tay người phàm!” Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ cũng không ăn khớp với nhau” (Mc 14, 55-59). Họ không tìm được lý do để kết án tử Chúa, vì thật ra đến lúc này, các kỳ mục Do Thái muốn loại Chúa Yêsu như loại trừ một “hậu loạn” cho cả tư lợi và công ích, có vẻ tư lợi hơi bị lớn hơn, theo kiểu Caipha nói: “Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11, 49b-50).
Nếu không có chứng cứ vững vàng, mà họ lại lên án chết cho Chúa Yêsu thì dân sẽ nổi loạn. Chúng ta biết hoàn cảnh Do Thái thời ấy đang bị chi phối bởi ba quyền lực, và ba thế lực này tự thân đang tìm cách loại trừ nhau. Vua Hêrôđê, tuy là vua bù nhìn, nhưng cách nào đó cũng là vua Do Thái theo nghĩa kế thừa dòng dõi tổ tiên từ Abraham. Philatô là người đại diện cao nhất của hoàng đế La Mã tại vùng thuộc địa Palestine này, ông này có thực quyền nhất. Và Thượng hội đồng Do Thái bao gồm cách tư tế, kinh sư và biệt phái. Quyền lực thứ ba này tuy có vẻ thuần túy tôn giáo, nhưng lại là lực quan trọng nhất, vì nắm được dân, bởi tất cả dân Do Thái đều thuộc Do Thái giáo. Từ khi xuất hiện Chúa Yêsu thì dân chúng bắt đầu đặt lại cách lãnh đạo dân Chúa của thế lực thứ ba này, nên chính họ ý thức rất rõ, nếu không loại trừ được Chúa Yêsu thì có nghĩa là họ tự loại trừ họ. Một lý do để kết án Chúa Yêsu không làm thỏa mãn lòng dân, xem như họ thất bại hoàn toàn, vì đã có nhiều người tin vào Chúa Yêsu, mặc dù niềm tin của họ chỉ mới dừng lại ở mức độ, Ngài là một Messia sẽ giải phóng dân tộc mà thôi. Chính vì thế, vị thượng tế phải dùng đến một câu hỏi vừa mang tính gài bẫy vừa phải ép lòng để tra vấn Chúa Yêsu: “Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?” Đức Giê-su trả lời: “Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14, 61b-62). Câu trả lời của Chúa Yêsu đã là bằng chứng đủ thuyết phục dân chúng giết Chúa Yêsu. “Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 19, 7).
Nhưng lúc ấy, người Do Thái đang bị đô hộ, nên tự người Do Thái không được quyền lên án tử cho ai cả (x. Ga 18, 31b), do đó họ phải nhờ bàn tay của Philatô. Philatô là người La Mã, thờ rất nhiều thần, nên tội liên quan đến thần linh chỉ là tội nhẹ, đáng đánh đòn rồi thả về thôi. Do đó các thượng tế phải tố cáo Chúa Yêsu trước mặt quan tổng trấn về một tội khác. Tội nổi loạn, xúi dục dân nổi loạn và xưng mình là vua (x. Lc 23, 2.5; Ga 18, 30). Với tội này, vì trung thành với hoàng đế La Mã, buộc quan tổng trấn phải xử tử Chúa Yêsu.
Vì để giết cho được Chúa Yêsu, thượng hội đồng Do Thái đã đưa ra lý do là bảo vệ đức tin của cha ông từ ngàn xưa rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là Thiên Chúa của Abraham, Isaak và Yacob để được dân chúng ủng hộ, rồi sau đó, để án chết được thực hiện cho Chúa Yêsu, cũng thượng hội đồng ấy đã tố cáo Chúa Yêsu về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Sau cùng các ông lấy áp lực của đám đông để buộc Philatô ra tay giết Chúa.
Khi đã quyết như thế, các thượng tế và dân chúng chấp nhận chọn sự dữ hơn thay cho chọn sự lành hơn. Khi nghe Philatô bảo sẽ tha cho một người nhân dịp lễ vượt qua, thì họ xin tha cho Baraba, một tên cướp, và xin đóng đinh Chúa Yêsu (x. Ga 18, 39-40).
Tồi tệ hơn nữa, nhằm đạt được mục tiêu ác ôn của mình, những người đã nhân danh bảo vệ đức tin đã phản bội lại đức tin của mình để cái ác được thực hiện.
Khi thấy Philatô muốn tha chết cho Chúa Yêsu, họ liền bảo: “Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xê-da. Ai xưng mình là vua, thì chống lại Xêda” (Ga 19, 12), buộc Philatô phải ra lệnh giết Chúa Yêsu. Họ đã khơi lên ham muốn địa vị nơi con người Philatô và khống chế Philatô bằng ham muốn lệch lạc đó. Để thể hiện quyết tâm của mình, các thượng tế và dân chúng còn khẳng định với quan tổng trấn Philatô rằng: “Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda” (Ga 19, 15). Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì ở đất Palestine như đã nói, vua Hêrôđê, theo luật Do Thái và cũng được La Mã công nhận, là vua người Do Thái. Đây là một hành vi phạm tội, vì nhận một ông vua ngoại bang là vua của mình. Người Do Thái chỉ cần bước vào nhà dân ngoại thôi thì đã bị nhiễm uế, nếu không có lễ thanh tẩy trước thì không thể được dự lễ Vượt Qua (x. Ga 18, 28c). Đây là một hành vi chối Chúa công khai và tập thể, vì đối với người Do Thái, khi nói đến vị vua duy nhất thì vị vua đó phải là Thiên Chúa - YHWH - và chỉ mình Người mà thôi (x. 1Sm 8, 7). Đó là chưa nói đến luật của La Mã luôn coi các hoàng đế lá thần linh. Nhìn nhận là Xêda là vua duy nhất cũng như thể nhận Xêda là Chúa duy nhất vậy.
Để đeo đuổi cái ác như mục tiêu, con người đã đánh đổi tất cả, từ địa vị làm con, dân riêng của Thiên Chúa thành những kẻ say máu người. Từ những người bảo vệ niềm tin tinh tuyền thành những kẻ phản bội và chối bỏ niềm tin.
Nhưng kết quả người ta mong đợi sau khi đeo đuổi cái ác bằng được là gì?
Hình như những người đã đi đến cùng cái chết của Chúa Yêsu cũng không ý thức rõ mình làm việc đó để làm gì, mà lại phải trả giá quá đắt như vậy. 2000 năm rồi mà vẫn còn những người muốn tiếp tục theo cái ác tiêu diệt những “Yêsu khác” trong nhân lạoi này.
Thủđức, 2009
An Thanh, CSsR
Những thượng tế, kinh sư, biệt phái và dân chúng muốn án tử hình cho Chúa Yêsu, vì họ tin đó là cách bảo vệ tinh tuyền đức tin của đạo Do Thái. Nhưng trong chính đạo Do Thái coi việc giết người là trọng tội (x. Xh 20, 14), chứ không có điều luật nào rõ ràng truyền phải giết người để bảo vệ đức tin. Như vậy cái gì chi phối việc đeo đuổi giết Chúa? Tự thân giết người là một điều ác và hiện tại chúng ta chỉ thấy con người đang đeo đuổi và xem cái ác là mục tiêu.
Nghe mà sợ ! Cái ác lại quan trọng đến thế sao? Xưa nay người ta thường bảo thay đổi để tốt hơn, còn bây giờ chúng ta đối diện với sự ngược lại, thay đổi để cái ác được thực hiện.
“Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm lời chứng buộc tội Đức Yêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: “Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Đền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khác, không phải do tay người phàm!” Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ cũng không ăn khớp với nhau” (Mc 14, 55-59). Họ không tìm được lý do để kết án tử Chúa, vì thật ra đến lúc này, các kỳ mục Do Thái muốn loại Chúa Yêsu như loại trừ một “hậu loạn” cho cả tư lợi và công ích, có vẻ tư lợi hơi bị lớn hơn, theo kiểu Caipha nói: “Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11, 49b-50).
Nếu không có chứng cứ vững vàng, mà họ lại lên án chết cho Chúa Yêsu thì dân sẽ nổi loạn. Chúng ta biết hoàn cảnh Do Thái thời ấy đang bị chi phối bởi ba quyền lực, và ba thế lực này tự thân đang tìm cách loại trừ nhau. Vua Hêrôđê, tuy là vua bù nhìn, nhưng cách nào đó cũng là vua Do Thái theo nghĩa kế thừa dòng dõi tổ tiên từ Abraham. Philatô là người đại diện cao nhất của hoàng đế La Mã tại vùng thuộc địa Palestine này, ông này có thực quyền nhất. Và Thượng hội đồng Do Thái bao gồm cách tư tế, kinh sư và biệt phái. Quyền lực thứ ba này tuy có vẻ thuần túy tôn giáo, nhưng lại là lực quan trọng nhất, vì nắm được dân, bởi tất cả dân Do Thái đều thuộc Do Thái giáo. Từ khi xuất hiện Chúa Yêsu thì dân chúng bắt đầu đặt lại cách lãnh đạo dân Chúa của thế lực thứ ba này, nên chính họ ý thức rất rõ, nếu không loại trừ được Chúa Yêsu thì có nghĩa là họ tự loại trừ họ. Một lý do để kết án Chúa Yêsu không làm thỏa mãn lòng dân, xem như họ thất bại hoàn toàn, vì đã có nhiều người tin vào Chúa Yêsu, mặc dù niềm tin của họ chỉ mới dừng lại ở mức độ, Ngài là một Messia sẽ giải phóng dân tộc mà thôi. Chính vì thế, vị thượng tế phải dùng đến một câu hỏi vừa mang tính gài bẫy vừa phải ép lòng để tra vấn Chúa Yêsu: “Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?” Đức Giê-su trả lời: “Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14, 61b-62). Câu trả lời của Chúa Yêsu đã là bằng chứng đủ thuyết phục dân chúng giết Chúa Yêsu. “Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 19, 7).
Nhưng lúc ấy, người Do Thái đang bị đô hộ, nên tự người Do Thái không được quyền lên án tử cho ai cả (x. Ga 18, 31b), do đó họ phải nhờ bàn tay của Philatô. Philatô là người La Mã, thờ rất nhiều thần, nên tội liên quan đến thần linh chỉ là tội nhẹ, đáng đánh đòn rồi thả về thôi. Do đó các thượng tế phải tố cáo Chúa Yêsu trước mặt quan tổng trấn về một tội khác. Tội nổi loạn, xúi dục dân nổi loạn và xưng mình là vua (x. Lc 23, 2.5; Ga 18, 30). Với tội này, vì trung thành với hoàng đế La Mã, buộc quan tổng trấn phải xử tử Chúa Yêsu.
Vì để giết cho được Chúa Yêsu, thượng hội đồng Do Thái đã đưa ra lý do là bảo vệ đức tin của cha ông từ ngàn xưa rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là Thiên Chúa của Abraham, Isaak và Yacob để được dân chúng ủng hộ, rồi sau đó, để án chết được thực hiện cho Chúa Yêsu, cũng thượng hội đồng ấy đã tố cáo Chúa Yêsu về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Sau cùng các ông lấy áp lực của đám đông để buộc Philatô ra tay giết Chúa.
Khi đã quyết như thế, các thượng tế và dân chúng chấp nhận chọn sự dữ hơn thay cho chọn sự lành hơn. Khi nghe Philatô bảo sẽ tha cho một người nhân dịp lễ vượt qua, thì họ xin tha cho Baraba, một tên cướp, và xin đóng đinh Chúa Yêsu (x. Ga 18, 39-40).
Tồi tệ hơn nữa, nhằm đạt được mục tiêu ác ôn của mình, những người đã nhân danh bảo vệ đức tin đã phản bội lại đức tin của mình để cái ác được thực hiện.
Khi thấy Philatô muốn tha chết cho Chúa Yêsu, họ liền bảo: “Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xê-da. Ai xưng mình là vua, thì chống lại Xêda” (Ga 19, 12), buộc Philatô phải ra lệnh giết Chúa Yêsu. Họ đã khơi lên ham muốn địa vị nơi con người Philatô và khống chế Philatô bằng ham muốn lệch lạc đó. Để thể hiện quyết tâm của mình, các thượng tế và dân chúng còn khẳng định với quan tổng trấn Philatô rằng: “Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda” (Ga 19, 15). Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì ở đất Palestine như đã nói, vua Hêrôđê, theo luật Do Thái và cũng được La Mã công nhận, là vua người Do Thái. Đây là một hành vi phạm tội, vì nhận một ông vua ngoại bang là vua của mình. Người Do Thái chỉ cần bước vào nhà dân ngoại thôi thì đã bị nhiễm uế, nếu không có lễ thanh tẩy trước thì không thể được dự lễ Vượt Qua (x. Ga 18, 28c). Đây là một hành vi chối Chúa công khai và tập thể, vì đối với người Do Thái, khi nói đến vị vua duy nhất thì vị vua đó phải là Thiên Chúa - YHWH - và chỉ mình Người mà thôi (x. 1Sm 8, 7). Đó là chưa nói đến luật của La Mã luôn coi các hoàng đế lá thần linh. Nhìn nhận là Xêda là vua duy nhất cũng như thể nhận Xêda là Chúa duy nhất vậy.
Để đeo đuổi cái ác như mục tiêu, con người đã đánh đổi tất cả, từ địa vị làm con, dân riêng của Thiên Chúa thành những kẻ say máu người. Từ những người bảo vệ niềm tin tinh tuyền thành những kẻ phản bội và chối bỏ niềm tin.
Nhưng kết quả người ta mong đợi sau khi đeo đuổi cái ác bằng được là gì?
Hình như những người đã đi đến cùng cái chết của Chúa Yêsu cũng không ý thức rõ mình làm việc đó để làm gì, mà lại phải trả giá quá đắt như vậy. 2000 năm rồi mà vẫn còn những người muốn tiếp tục theo cái ác tiêu diệt những “Yêsu khác” trong nhân lạoi này.
Thủđức, 2009
An Thanh, CSsR
Tình yêu hiến tế
Phanxicô Xaviê
23:48 01/04/2009
Chúa nhật Lễ Lá, Giáo hội cho chúng ta nghe hai bài Tin Mừng: một bài cho nghi thức trước lễ (Mc 11, 1-10) nói về việc những người Do thái đã đón rước Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem cách trọng thể vui mừng bằng những cành lá trên tay hay trải áo xuống đất cho Người đi qua, miệng tung hô vang trời. Rồi cũng chính họ, ở bài khác trong thánh lễ, lên án và đòi đóng đinh Chúa vào thập giá, dẫn đến cuộc khổ nạn của Đấng mà mấy ngày trước họ vừa tung hô "vạn tuế". Cả hai biến cố nổi bật cuối đời của Chúa Giêsu, nói lên sự kiện đầy ý nghĩa, có sức đánh động giúp ta cùng suy niệm về tình yêu hiến tế của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Môn đệ của một vị đạo sĩ kia muốn từ bỏ thế gian, nhưng anh ta quyến luyến gia đình và bảo rằng: "Vợ con tôi quá thương yêu tôi, nên họ không bằng lòng cho tôi thoát tục".
Nghe nói thế, vị đạo sĩ muốn cho anh ta biết sự thật nên đã dạy cho anh một kỹ thuật giả chết. Sau một thời gian học thuần phục, vị đạo sĩ bảo anh hãy áp dụng kỹ thuật này khi về đến nhà. Và quả thật, anh ta đã thực hành bài học cách tuyệt hảo để nhắm mắt xuôi tay, nhưng vẫn còn nghe được mọi tiếng khóc than của vợ con, của thân nhân và bạn bè.
Ngày hôm sau, vị đạo sĩ đến để phân ưu cùng thân quyến. Sau những giây phút trầm lặng tưởng niệm người quá cố, ông nghiêm nghị nói với thân nhân đang khóc thương người đã từ biệt cõi đời rằng: "Tôi có bí quyết để cứu sống anh ta, nếu có ai sẵn lòng chết thay cho anh".
Anh chàng giả chết ngạc nhiên khi nghe mọi người trong gia đình bắt đầu nêu ra mọi lý do để biện minh là mình cần phải sống. Càng ngạc nhiên hơn khi anh nghe chính người vợ đầu gối tay ấp, nghĩa thiết của mình tóm lược mọi lý lẽ trên bằng một lời quả quyết: "Tôi nghĩ không ai cần chết thay cho chồng tôi. Không có anh ấy, chúng tôi vẫn có thể làm ăn sinh sống".
Câu chuyện trên có thể xảy ra bất cứ nơi đâu, trong bất cứ gia đình nào và ở mọi thời đại. Vì theo sự suy luận thông thường, chúng ta phải công nhận rằng: người vợ và thân nhân của anh chàng giả chết có lý của họ. Nhưng triết gia Pascal cũng có lý khi nhận định: "Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không thể hiểu nổi".
Đó là lý lẽ của con tim trong con người của Cha Maximilian Kolbe, nạn nhân của chính sách tàn bạo, tiêu diệt người Do thái của Đức quốc xã. Cha Maximilian đã đứng ra chịu chết thay cho một anh bạn tù.
Có thể những người mang lý lẽ này trong con tim sớm hiểu được câu giáo huấn của Chúa Giêsu: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15, 13).
Thật vậy, việc Đức Giêsu long trọng tiến vào thành Giêrusalem trong tư cách là vua người Do thái cho dù không phải là vua để cai trị, nhưng là vua để phục vụ và hiến mạng sống cứu chuộc nhân loại. Nên trọng tâm của cuộc thương khó là Đức Giêsu. Người đã khởi đầu cuộc sống công khai bằng việc loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa và kêu gọi những môn đệ hợp tác với Người. Tuy nhiên, Đức Giêsu liên tục gặp rắc rối vì sự thiếu hiểu biết và trì trệ của các môn đệ. Và Người đã kết thúc sứ vụ Galilê trong tình trạng tranh tối tranh sáng của các môn đệ.
Cuộc thương khó của Chúa Giêsu là cơ hội để vạch rõ gương mặt thật của những người đã từng tiếp xúc với Chúa, và cũng là khoảng thời gian chứng minh tư cách của Người là Đấng Cứu Thế.
Chỉ có nơi Chúa, chúng ta mới có thể tìm ra sức mạnh sống cái hiện tại đầy khó khăn và hy vọng vào tương lai tưoi sáng hơn. Suy gẫm cuộc thương khó của Đức Kitô, bằng cách nhận ra rằng cuộc thương khó này đang xảy ra nơi những con người đau khổ ở kề bên ta, hay nơi những con người đã hy sinh hạnh phúc riêng tư, chấp nhận sống cảnh tù đày để làm chứng vì công lý và sư thật.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mọi người luôn can đảm đứng vững trong niềm tin và biết sẵn sàng chia sẻ, nâng đỡ nhau, để có thể chu toàn sứ mạng của riêng mình trong tình hiệp thông huynh đệ.
Môn đệ của một vị đạo sĩ kia muốn từ bỏ thế gian, nhưng anh ta quyến luyến gia đình và bảo rằng: "Vợ con tôi quá thương yêu tôi, nên họ không bằng lòng cho tôi thoát tục".
Nghe nói thế, vị đạo sĩ muốn cho anh ta biết sự thật nên đã dạy cho anh một kỹ thuật giả chết. Sau một thời gian học thuần phục, vị đạo sĩ bảo anh hãy áp dụng kỹ thuật này khi về đến nhà. Và quả thật, anh ta đã thực hành bài học cách tuyệt hảo để nhắm mắt xuôi tay, nhưng vẫn còn nghe được mọi tiếng khóc than của vợ con, của thân nhân và bạn bè.
Ngày hôm sau, vị đạo sĩ đến để phân ưu cùng thân quyến. Sau những giây phút trầm lặng tưởng niệm người quá cố, ông nghiêm nghị nói với thân nhân đang khóc thương người đã từ biệt cõi đời rằng: "Tôi có bí quyết để cứu sống anh ta, nếu có ai sẵn lòng chết thay cho anh".
Anh chàng giả chết ngạc nhiên khi nghe mọi người trong gia đình bắt đầu nêu ra mọi lý do để biện minh là mình cần phải sống. Càng ngạc nhiên hơn khi anh nghe chính người vợ đầu gối tay ấp, nghĩa thiết của mình tóm lược mọi lý lẽ trên bằng một lời quả quyết: "Tôi nghĩ không ai cần chết thay cho chồng tôi. Không có anh ấy, chúng tôi vẫn có thể làm ăn sinh sống".
Câu chuyện trên có thể xảy ra bất cứ nơi đâu, trong bất cứ gia đình nào và ở mọi thời đại. Vì theo sự suy luận thông thường, chúng ta phải công nhận rằng: người vợ và thân nhân của anh chàng giả chết có lý của họ. Nhưng triết gia Pascal cũng có lý khi nhận định: "Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không thể hiểu nổi".
Đó là lý lẽ của con tim trong con người của Cha Maximilian Kolbe, nạn nhân của chính sách tàn bạo, tiêu diệt người Do thái của Đức quốc xã. Cha Maximilian đã đứng ra chịu chết thay cho một anh bạn tù.
Có thể những người mang lý lẽ này trong con tim sớm hiểu được câu giáo huấn của Chúa Giêsu: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15, 13).
Thật vậy, việc Đức Giêsu long trọng tiến vào thành Giêrusalem trong tư cách là vua người Do thái cho dù không phải là vua để cai trị, nhưng là vua để phục vụ và hiến mạng sống cứu chuộc nhân loại. Nên trọng tâm của cuộc thương khó là Đức Giêsu. Người đã khởi đầu cuộc sống công khai bằng việc loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa và kêu gọi những môn đệ hợp tác với Người. Tuy nhiên, Đức Giêsu liên tục gặp rắc rối vì sự thiếu hiểu biết và trì trệ của các môn đệ. Và Người đã kết thúc sứ vụ Galilê trong tình trạng tranh tối tranh sáng của các môn đệ.
Cuộc thương khó của Chúa Giêsu là cơ hội để vạch rõ gương mặt thật của những người đã từng tiếp xúc với Chúa, và cũng là khoảng thời gian chứng minh tư cách của Người là Đấng Cứu Thế.
Chỉ có nơi Chúa, chúng ta mới có thể tìm ra sức mạnh sống cái hiện tại đầy khó khăn và hy vọng vào tương lai tưoi sáng hơn. Suy gẫm cuộc thương khó của Đức Kitô, bằng cách nhận ra rằng cuộc thương khó này đang xảy ra nơi những con người đau khổ ở kề bên ta, hay nơi những con người đã hy sinh hạnh phúc riêng tư, chấp nhận sống cảnh tù đày để làm chứng vì công lý và sư thật.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mọi người luôn can đảm đứng vững trong niềm tin và biết sẵn sàng chia sẻ, nâng đỡ nhau, để có thể chu toàn sứ mạng của riêng mình trong tình hiệp thông huynh đệ.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:54 01/04/2009
HIỀM NGHI
Có một khách thăm đến thỉnh giáo đại sư làm thế nào để phân biệt được là sư phụ giả và sư phụ thật, đại sư trả lời rất đơn giản: “Nếu bản thân con không thể lừa dối, thì sẽ không có người lừa dối được con.”
Sau chuyện đó, đại sư nói với các đệ tử: “Tại sao người đi học đạo cứ giả định mình chính trực không lừa dối, mà phải tìm mọi cách thử sư phụ có chính trực hay không ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Sư phụ thật là người hết lòng dạy học trò theo lương tâm và bổn phận của mình, chứ không phải khoe khoang kiến thức và tài nghệ của mình với học trò và người khác; sư phụ giả là người thường giấu nghề khi dạy học trò, không tận tâm với bổn phận và thường tâng bốc khen ngợi học trò quá đáng...
Có được một sư phụ tốt thì học trò nhất định phải xuất chúng hơn người, có một sư phụ giả thì học trò nhất định sẽ có tánh khoe khoang kiêu ngạo và là nỗi lo sợ của xã hội.
Cái thật và cái giả của sư phụ thật và sư phụ giả khác nhau là ở đó: lương tâm, đạo đức và trách nhiệm.
Giáo Hội là mẹ và là thầy của người Ki-tô hữu, được Chúa Giê-su trao cho trọng trách dạy dỗ mọi người trong chân lý và sự thật, cho nên, người Ki-tô hữu đừng hỏi Giáo Hội có phải là Giáo Hội thật không, nhưng hãy tự hỏi mình, tôi có phải là người thật lòng yêu mến và trung thành với Giáo Hội của Chúa Giê-su hay không ? Hãy tin và đừng hiềm nghi Giáo Hội...
N2T |
Có một khách thăm đến thỉnh giáo đại sư làm thế nào để phân biệt được là sư phụ giả và sư phụ thật, đại sư trả lời rất đơn giản: “Nếu bản thân con không thể lừa dối, thì sẽ không có người lừa dối được con.”
Sau chuyện đó, đại sư nói với các đệ tử: “Tại sao người đi học đạo cứ giả định mình chính trực không lừa dối, mà phải tìm mọi cách thử sư phụ có chính trực hay không ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Sư phụ thật là người hết lòng dạy học trò theo lương tâm và bổn phận của mình, chứ không phải khoe khoang kiến thức và tài nghệ của mình với học trò và người khác; sư phụ giả là người thường giấu nghề khi dạy học trò, không tận tâm với bổn phận và thường tâng bốc khen ngợi học trò quá đáng...
Có được một sư phụ tốt thì học trò nhất định phải xuất chúng hơn người, có một sư phụ giả thì học trò nhất định sẽ có tánh khoe khoang kiêu ngạo và là nỗi lo sợ của xã hội.
Cái thật và cái giả của sư phụ thật và sư phụ giả khác nhau là ở đó: lương tâm, đạo đức và trách nhiệm.
Giáo Hội là mẹ và là thầy của người Ki-tô hữu, được Chúa Giê-su trao cho trọng trách dạy dỗ mọi người trong chân lý và sự thật, cho nên, người Ki-tô hữu đừng hỏi Giáo Hội có phải là Giáo Hội thật không, nhưng hãy tự hỏi mình, tôi có phải là người thật lòng yêu mến và trung thành với Giáo Hội của Chúa Giê-su hay không ? Hãy tin và đừng hiềm nghi Giáo Hội...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:55 01/04/2009
N2T |
126. Nghe lấy lời của Chúa Thánh Thần: “Gần người khôn ngoan thì khôn ngoan, gần người ngu thì ngu.”
(Thánh Don Bosco)Đón nhận tình yêu cứu độ
+ GM GB Bùi Tuần
01:56 01/04/2009
ĐÓN NHẬN TÌNH YÊU CỨU ĐỘ
Tình yêu thương xót của Chúa là tin mừng cứu độ. Tin mừng này được đề cao một cách đặc biệt trong ba ngày Tuần Thánh.
Đối với mỗi người chúng ta, điều quan trọng khi tham dự ba ngày Tuần thánh, là đón nhận tình yêu cứu độ của Chúa.
Muốn đón nhận thì phải thực tâm muốn đón nhận, phải tha thiết khát khao đón nhận. Tiếp đến là phải thực hiện một số điều kiện. Ở đây tôi xin được nhắc đến ba điều kiện, mà Phúc âm Tuần Thánh đã ghi lại với những mức độ quan trọng khác nhau.
1/ Chân thành sám hối
Chân thành sám hối là việc lành nổi bật nơi thánh Phêrô sau khi lỡ chối Thầy.
Chân thành sám hối cũng là việc lành nổi bật nơi kẻ trộm bị đóng đinh bên hữu Chúa, sau khi ông nhận biết người bị đóng đinh bên mình là một Đấng Thánh cứu độ.
Hai nhân vật này đã sống trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng cả hai đã gặp nhau ở điểm chung này là sám hối.
Cả hai đã nhận mình có tội.
Cả hai đã nhìn nhận tội là điều xấu, gây nên hậu quả tai hại. Nó là xúc phạm. Nó là xáo trộn. Nó là mất mát.
Cả hai đều khát khao được tha tội và tha hình phạt.
Cả hai cùng nhận thức sự thực này: Bỏ đàng tội lỗi và trở về đàng lành là điều khôn ngoan nhất, để đạt được hạnh phúc đời đời.
Cả hai lại đã thấy: Đấng có quyền cứu khỏi tội vạ chính là Chúa Giêsu giàu lòng thương xót.
Cả hai đều đã sám hối, cầu nguyện, van xin.
Tất cả những bước đi trên đây đã được thực hiện trong khiêm nhường, tự hạ, tự hối.
Như thế, sám hối mở rộng cửa lòng, để đón nhận tình yêu cứu độ. Hối nhân phạm tội, thì tình yêu cứu độ thứ tha. Hối nhân yếu đuối, thì tình yêu cứu độ nâng đỡ. Hối nhân sầu muộn, thì tình yêu cứu độ an ủi. Hối nhân bị thương tích, thì tình yêu cứu độ băng bó chữa lành.
Sám hối càng khiêm nhường sâu sắc, tình yêu cứu độ càng tràn vào lòng hối nhân một cách mạnh mẽ. Nhiều khi nhờ tình yêu cứu độ mà sám hối được đào sâu hơn. Lúc ấy, tâm hồn sám hối được chìm vào biển cả tình yêu Chúa. Họ cảm thấy sự mình được Chúa xót thương là một ơn nhưng không, trọng đại.
Bên cạnh sám hối chân thành là điều kiện tối quan trọng, Phúc âm Tuần Thánh còn nêu lên sự chia sẻ khổ đau như một điều kiện hỗ trợ để đón nhận tình yêu cứu độ.
2/ Chia sẻ khổ đau
Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu tỏ ý muốn được các môn đệ Người chia sẻ nỗi cô đơn và những đớn đau của Người. Ý muốn đó đã được đáp ứng phần nào.
Trên đường vác thập giá đã có những phụ nữ khóc than Chúa, cũng đã có ông Simon vác đỡ thập giá cho Chúa. Đặc biệt là dưới chân thập giá khi Chúa bị treo lên, đã có một số người thân đứng đó trong thảm sầu chết lặng..
Hầu hết mọi chia sẻ trên đây đều diễn ra trong trái tim. Nhìn Chúa Giêsu bị nhục mạ, những trái tim ấy cảm thấy chính mình bị bầm dập, đâm chém.
Đáng để ý nhất là họ nếm được vị đắng của tình yêu Chúa. Yêu mà không được đáp lại. Yêu nhân loại nên muốn thăng tiến nhân loại, nhưng bao người chối từ thăng tiến. Yêu loài người, nên muốn đưa mọi người vào Nước Chúa là nước tình yêu, nhưng bao người vẫn chọn con đường hận thù dẫn xuống ngục tù dưới quyền những ác quỷ hận thù.
Sự vô cảm trước những khổ đau của Chúa là một cản trở khủng khiếp, không cho người ta đón nhận được tình yêu cứu độ.
Sự dửng dưng lạnh lùng trước những khổ đau của các người xung quanh cũng là một cách đóng chặt lòng mình, không đón nhận được tình yêu Chúa cứu độ.
Cho rằng hồi đó đa phần những người chứng kiến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu đã không biết Người là Thiên Chúa. Nhưng không phải vì thế mà họ được phép tham gia vào việc làm xỉ nhục, lăng mạ, khinh chê, nhạo báng Người.
Tham gia vào việc làm khổ người khác, dù họ là ai, đều là chống lại tình yêu thương xót Chúa. Trái lại, ai thương xót người khác, sẽ được Chúa xót thương.
Sau hết, Phúc âm Tuần Thánh còn nói đến một chi tiết hỗ trợ khác để đón nhận tình yêu cứu độ. Chi tiết đó là: Nhận trách nhiệm.
3/ Nhận trách nhiệm
Trên Núi Sọ, Chúa Giêsu trao trách nhiệm cho Đức Mẹ là hãy nhận Gioan làm con mình, đồng thời cũng trao trách nhiệm cho Gioan là hãy đón nhận Đức Mẹ làm mẹ mình.
Trước đó, trong bữa tiệc ly, Chúa trao trách nhiệm cho các môn đệ Người, là hãy thực thi giới răn mới tức là yêu thương nhau như Người đã yêu thương họ.
Tình yêu kêu gọi tình yêu. Nhận lãnh để rồi cho đi. Cho đi để được nhận lãnh. Trách nhiệm là thế.
Có tình yêu Chúa trong mình và khi cảm nhận được những gì tình yêu Chúa đã làm cho mình, người ta sẽ dễ chia sẻ tình yêu của Chúa cho người khác. Lúc ấy, tình yêu Chúa hướng dẫn tình yêu của ta, tình yêu của ta thuộc trọn về tình yêu Chúa và pha trộn vào đó.
Như vậy, yêu là một tiếng gọi. Tiếng gọi của trách nhiệm trong tình yêu luôn cao cả. Yêu người như Chúa yêu ta. Chúa yêu ta đến nỗi đã tự hạ bước xuống bậc thang thấp hèn nhất là chịu khổ hình nhục nhã đớn đau trên thánh giá.. Khi ta yêu người, để tham gia vào chương trình Chúa cứu họ, ta cũng sẽ phải sẵn sàng bắt chước tình yêu Chúa đã dành cho ta.
Để kết, xin chia sẻ một lời nguyện cầu.
"Xin Chúa Giêsu cho con được ở trong trái tim Chúa. Một trái tim bị thương tích vì yêu thương cứu độ. Con tin được ở trong trái tim Chúa thì hơn ở giữa trăm ngàn thế giới phồn vinh.
Trong trái tim Chúa, con sám hối ăn năn.
Trong trái tim Chúa, con chia sẻ khổ đau của Chúa và của người khác.
Trong trái tim Chúa, con đón nhận trách nhiệm làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa giàu lòng thương xót".
Tình yêu thương xót của Chúa là tin mừng cứu độ. Tin mừng này được đề cao một cách đặc biệt trong ba ngày Tuần Thánh.
Đối với mỗi người chúng ta, điều quan trọng khi tham dự ba ngày Tuần thánh, là đón nhận tình yêu cứu độ của Chúa.
Muốn đón nhận thì phải thực tâm muốn đón nhận, phải tha thiết khát khao đón nhận. Tiếp đến là phải thực hiện một số điều kiện. Ở đây tôi xin được nhắc đến ba điều kiện, mà Phúc âm Tuần Thánh đã ghi lại với những mức độ quan trọng khác nhau.
1/ Chân thành sám hối
Chân thành sám hối là việc lành nổi bật nơi thánh Phêrô sau khi lỡ chối Thầy.
Chân thành sám hối cũng là việc lành nổi bật nơi kẻ trộm bị đóng đinh bên hữu Chúa, sau khi ông nhận biết người bị đóng đinh bên mình là một Đấng Thánh cứu độ.
Hai nhân vật này đã sống trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng cả hai đã gặp nhau ở điểm chung này là sám hối.
Cả hai đã nhận mình có tội.
Cả hai đã nhìn nhận tội là điều xấu, gây nên hậu quả tai hại. Nó là xúc phạm. Nó là xáo trộn. Nó là mất mát.
Cả hai đều khát khao được tha tội và tha hình phạt.
Cả hai cùng nhận thức sự thực này: Bỏ đàng tội lỗi và trở về đàng lành là điều khôn ngoan nhất, để đạt được hạnh phúc đời đời.
Cả hai lại đã thấy: Đấng có quyền cứu khỏi tội vạ chính là Chúa Giêsu giàu lòng thương xót.
Cả hai đều đã sám hối, cầu nguyện, van xin.
Tất cả những bước đi trên đây đã được thực hiện trong khiêm nhường, tự hạ, tự hối.
Như thế, sám hối mở rộng cửa lòng, để đón nhận tình yêu cứu độ. Hối nhân phạm tội, thì tình yêu cứu độ thứ tha. Hối nhân yếu đuối, thì tình yêu cứu độ nâng đỡ. Hối nhân sầu muộn, thì tình yêu cứu độ an ủi. Hối nhân bị thương tích, thì tình yêu cứu độ băng bó chữa lành.
Sám hối càng khiêm nhường sâu sắc, tình yêu cứu độ càng tràn vào lòng hối nhân một cách mạnh mẽ. Nhiều khi nhờ tình yêu cứu độ mà sám hối được đào sâu hơn. Lúc ấy, tâm hồn sám hối được chìm vào biển cả tình yêu Chúa. Họ cảm thấy sự mình được Chúa xót thương là một ơn nhưng không, trọng đại.
Bên cạnh sám hối chân thành là điều kiện tối quan trọng, Phúc âm Tuần Thánh còn nêu lên sự chia sẻ khổ đau như một điều kiện hỗ trợ để đón nhận tình yêu cứu độ.
2/ Chia sẻ khổ đau
Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu tỏ ý muốn được các môn đệ Người chia sẻ nỗi cô đơn và những đớn đau của Người. Ý muốn đó đã được đáp ứng phần nào.
Trên đường vác thập giá đã có những phụ nữ khóc than Chúa, cũng đã có ông Simon vác đỡ thập giá cho Chúa. Đặc biệt là dưới chân thập giá khi Chúa bị treo lên, đã có một số người thân đứng đó trong thảm sầu chết lặng..
Hầu hết mọi chia sẻ trên đây đều diễn ra trong trái tim. Nhìn Chúa Giêsu bị nhục mạ, những trái tim ấy cảm thấy chính mình bị bầm dập, đâm chém.
Đáng để ý nhất là họ nếm được vị đắng của tình yêu Chúa. Yêu mà không được đáp lại. Yêu nhân loại nên muốn thăng tiến nhân loại, nhưng bao người chối từ thăng tiến. Yêu loài người, nên muốn đưa mọi người vào Nước Chúa là nước tình yêu, nhưng bao người vẫn chọn con đường hận thù dẫn xuống ngục tù dưới quyền những ác quỷ hận thù.
Sự vô cảm trước những khổ đau của Chúa là một cản trở khủng khiếp, không cho người ta đón nhận được tình yêu cứu độ.
Sự dửng dưng lạnh lùng trước những khổ đau của các người xung quanh cũng là một cách đóng chặt lòng mình, không đón nhận được tình yêu Chúa cứu độ.
Cho rằng hồi đó đa phần những người chứng kiến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu đã không biết Người là Thiên Chúa. Nhưng không phải vì thế mà họ được phép tham gia vào việc làm xỉ nhục, lăng mạ, khinh chê, nhạo báng Người.
Tham gia vào việc làm khổ người khác, dù họ là ai, đều là chống lại tình yêu thương xót Chúa. Trái lại, ai thương xót người khác, sẽ được Chúa xót thương.
Sau hết, Phúc âm Tuần Thánh còn nói đến một chi tiết hỗ trợ khác để đón nhận tình yêu cứu độ. Chi tiết đó là: Nhận trách nhiệm.
3/ Nhận trách nhiệm
Trên Núi Sọ, Chúa Giêsu trao trách nhiệm cho Đức Mẹ là hãy nhận Gioan làm con mình, đồng thời cũng trao trách nhiệm cho Gioan là hãy đón nhận Đức Mẹ làm mẹ mình.
Trước đó, trong bữa tiệc ly, Chúa trao trách nhiệm cho các môn đệ Người, là hãy thực thi giới răn mới tức là yêu thương nhau như Người đã yêu thương họ.
Tình yêu kêu gọi tình yêu. Nhận lãnh để rồi cho đi. Cho đi để được nhận lãnh. Trách nhiệm là thế.
Có tình yêu Chúa trong mình và khi cảm nhận được những gì tình yêu Chúa đã làm cho mình, người ta sẽ dễ chia sẻ tình yêu của Chúa cho người khác. Lúc ấy, tình yêu Chúa hướng dẫn tình yêu của ta, tình yêu của ta thuộc trọn về tình yêu Chúa và pha trộn vào đó.
Như vậy, yêu là một tiếng gọi. Tiếng gọi của trách nhiệm trong tình yêu luôn cao cả. Yêu người như Chúa yêu ta. Chúa yêu ta đến nỗi đã tự hạ bước xuống bậc thang thấp hèn nhất là chịu khổ hình nhục nhã đớn đau trên thánh giá.. Khi ta yêu người, để tham gia vào chương trình Chúa cứu họ, ta cũng sẽ phải sẵn sàng bắt chước tình yêu Chúa đã dành cho ta.
Để kết, xin chia sẻ một lời nguyện cầu.
"Xin Chúa Giêsu cho con được ở trong trái tim Chúa. Một trái tim bị thương tích vì yêu thương cứu độ. Con tin được ở trong trái tim Chúa thì hơn ở giữa trăm ngàn thế giới phồn vinh.
Trong trái tim Chúa, con sám hối ăn năn.
Trong trái tim Chúa, con chia sẻ khổ đau của Chúa và của người khác.
Trong trái tim Chúa, con đón nhận trách nhiệm làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa giàu lòng thương xót".
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:57 01/04/2009
N2T |
71. Điều kiện quan trọng để trở thành một ngườ thành công, đó là nổ lực làm việc với tinh lực tràn trề.
Video thuyết giảng: Đức Kitô Phục Sinh, Niềm-Hy-Vọng
Lm. Nguyễn Trung Tây
06:16 01/04/2009
Vài người ngạc nhiên thắc mắc hỏi tôi là tại sao Chúa lại để cho con người rớt và chìm sâu vào trong vũng lầy của mất hy vọng, của đêm đen, của bóng tối. Và họ hỏi tôi tại sao cuộc đời lại ngập tràn thất vọng? Và tôi hay nói tôi không có câu trả lời cho những câu hỏi về mối tương quan giữa cuộc sống và thất vọng. Nhưng tôi nói rất nhiều về nỗi niềm thất vọng của các môn đệ trong Vườn Cây Dầu, về mầu nhiệm Thương Khó của Đức Kitô, và về Niềm-Hy-Vọng của mầu nhiệm Phục Sinh.
Tôi nói với họ là vào đêm Đức Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu, tất cả những môn đệ của Người đã hoàn toàn mất hy vọng vào Thầy của mình. Bởi thế họ đã bỏ của, bỏ Thầy, bỏ tất cả chạy lấy người.
Vào khoảng ba giờ chiều của ngày thứ Sáu hôm đó, bầu trời của kinh thành Giêrusalem lúc đó đã tối lại càng tối đen hơn cho những người môn đệ của Đức Giêsu, khi chính họ chứng kiến giây phút cặp mắt thất thần của Đức Giêsu đang từ từ nhắm chặt lại.
Cuối cùng, trong khi đứng nhìn tảng đá của ngôi mộ được ông Giuse Arimáthêa chầm chậm lăn lại che kín một xác chết, mọi người môn đệ của Đức Giêsu biết rằng đã không còn gì để họ hy vọng. Họ hoàn toàn thất vọng vào một tương lai trong Đức Giêsu.
Nhưng tạ ơn Trời, tạ ơn Đất, tạ ơn Thiên Chúa, bởi vì câu chuyện thất vọng của năm xưa không dừng lại ở đoạn ông Giuse đang từ từ lăn tảng đá che kín lại ngôi mộ đá. Hai ngày sau, sứ thần từ trời cao ngự xuống đẩy tảng đá che kín ngôi mộ của Đức Giêsu sang một bên. Nhờ thế người ta mới biết là ngôi mộ được niêm phong bởi lệnh của Quan Tổng Trấn Philatô tự nhiên trở thành ngôi mộ trống (Mátthêu 27:62-66). Và nhờ hai người môn đệ, một người tên là Clêôpas, thất vọng bỏ thành phố Giêrusalem ra đi, chúng ta mới hiểu tại sao ngôi mộ của Đức Giêsu đã trở thành ngôi mộ đá trống (Luca 24:13-35). Nhờ những người môn đệ của Đức Giêsu mất hy vọng bỏ về lại Bắc Galilê tiếp tục hành nghề ngư phủ trên Biển Hồ, chúng ta mới biết Đức Kitô đã thực sự phục sinh, bởi vì Ngài đã hiện ra bên bờ biển vào một buổi sáng sớm, trong khi những người ngư phủ đang thất vọng với khoang thuyền trống vắng không một con cá (Gioan 21:1-14). Nhờ những nhân chứng phục sinh tiên khởi vừa được liệt kê ở trên, chúng ta biết ngôi mộ đá trở thành ngôi mộ trống bởi vì Đức Giêsu đã phục sinh, và Ngài trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mỗi người trong chúng ta.
Trong phạm trù Kitô học, Đức Kitô Phục Sinh trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mọi người trong chúng ta bởi vì Ngài cũng đã từng thất vọng với cuộc sống. Trong nguyện đường của thị trấn Nazareth, Ngài thất vọng nói, “Không có ngôn sứ nào được chấp nhận nơi quê hương của mình” (Luca 4:24). Trong Vườn Cây Dầu, Ngài buồn phiền thở than, “Lạy Cha! Nếu được, xin cất chén đắng này xa con” (Máccô 14:36). Trên đỉnh núi Sọ, Ngài thất vọng kêu lớn tiếng, “Lạy Chúa! Lạy Chúa! Sao lại bỏ rơi con”?
Đức Giêsu cũng đã từng thất vọng, nhưng Ngài không bao giờ tuyệt vọng. Lúc nào Ngài cũng chấp nhận và tin tưởng vào bàn tay quan phòng diệu kỳ của Thiên Chúa quyền năng, mặc dù Ngài thất vọng vào đám đông của thị trấn Nazaret, những người đồng hương đang bịt mũi khinh bỉ gốc gác thợ mộc của Ngài. Lúc nào Ngài cũng hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn rực rỡ hơn, dù rằng Ngài đang bị mọi người bỏ rơi trong Vườn Cây Dầu. Lúc nào Đức Giêsu cũng hy vọng vào Nước Trời mặc dù ánh mắt của Ngài đang lạc thần, mờ đi, và xám đen lại vào khoảng 3 giờ chiều của ngày thứ Sáu hôm đó. Và đúng như Ngài đã từng tin tưởng, chấp nhận, và hy vọng, cuối cùng Ngài đã sống dậy từ trong kẻ chết, và Ngài đã trở thành Đức Kitô Phục Sinh. Ngài trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mỗi người Kitô hữu chúng ta về một cuộc sống với niềm hy vọng vào một Thiên Chúa quyền năng nhưng giầu lòng vị tha.
Bạn thân,
Ai trong chúng ta lại chẳng có những lúc sống với thất vọng, với tuyệt vọng? Ai trong chúng ta lại chẳng có những giây phút hoàn toàn mất tin tưởng vào ngày mai bởi vì giấc mơ của mình trong vòng bao nhiêu năm vừa chợt sụp đổ như hai tòa nhà cao ngất trời của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế đang từ từ sụp đổ vào một buổi sáng mùa thu ngày 11 tháng 9 năm 2001? Ai trong chúng ta chẳng có những lúc bừng con mắt dậy, thấy mình trắng tay? Tương tự như Giuđa và Phêrô đã từng một lần cảm nghiệm, giờ này chúng ta mất hết, bây giờ chúng ta trắng tay!
Bạn thân,
Những mất mát trong cuộc sống khiến ai chẳng cảm thấy buồn phiền tiếc nuối. Cách đây khá lâu, có rất nhiều người cũng đã cảm nghiệm được sự mất mát to lớn cho một giấc mơ. Nhìn hòn đá đang từ từ che kín ngôi mộ, nhiều người có cảm tưởng mình đang lăn tảng đá chôn lấp giấc mơ của chính mình. Còn gì nữa mà mơ! Có người bỏ về làng tiếp tục nghề đánh cá. Có người âm thầm ngồi than khóc trong bóng tối. Có người treo cổ tự sát.
Cuộc sống là một tổng hợp của những buồn và vui, khóc và cười, mất và được. Có những lúc nổi giận, đốt hết. Có những lúc từ bi, thứ tha. Có những lúc mất hết, trắng tay. Những mất mát trong đời là một phần của cuộc sống. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận mình đang còn trẻ và mình cũng đang già. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận mình là con của bố và của mẹ, có những người chị, người anh, và người em.
Nhưng chấp nhận không thì cũng chưa đủ. Phải hy vọng, hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn, rực rỡ hơn. Hy vọng như người con hoang đàng, đã hy vọng những dĩ vãng những lỗi lầm của mình sẽ được quên đi, sẽ được xóa nhòa. Hy vọng như Phêrô đã từng hy vọng là mình sẽ được thứ tha. Thất vọng như Giuđa đã từng tuyệt vọng vào một ngày mai. Cành cây bên vệ đường là nơi người mất hy vọng tìm đến. Một sợi dây treo lên, một mạng người rớt xuống. Hy vọng như hai người môn đệ trên đường Emmau. Vào một buổi sáng mùa Xuân, có hai người mất hy vọng đang đi với nhau. Nhưng Niềm-Hy-Vọng đã tới với họ. Niềm-Hy-Vọng chuyện trò với họ. Và bởi Niềm-Hy-Vọng, họ quyết định quay về Giêrusalem, thành phố của mất hy vọng. Họ quay về để tạo dựng lại một niềm hy vọng mới. Bao nhiêu người chứng kiến cảnh tảng đá đang từ từ chôn lấp một xác chết. Họ thất vọng. Họ cảm nghiệm đắng cay cho một mất mát. Nhưng rồi họ lại hy vọng, hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Cuối cùng đúng như họ mơ ước Mùa Hy Vọng của Kitô Giáo đã tới gần hai ngàn năm
Tôi nói với họ là vào đêm Đức Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu, tất cả những môn đệ của Người đã hoàn toàn mất hy vọng vào Thầy của mình. Bởi thế họ đã bỏ của, bỏ Thầy, bỏ tất cả chạy lấy người.
Vào khoảng ba giờ chiều của ngày thứ Sáu hôm đó, bầu trời của kinh thành Giêrusalem lúc đó đã tối lại càng tối đen hơn cho những người môn đệ của Đức Giêsu, khi chính họ chứng kiến giây phút cặp mắt thất thần của Đức Giêsu đang từ từ nhắm chặt lại.
Cuối cùng, trong khi đứng nhìn tảng đá của ngôi mộ được ông Giuse Arimáthêa chầm chậm lăn lại che kín một xác chết, mọi người môn đệ của Đức Giêsu biết rằng đã không còn gì để họ hy vọng. Họ hoàn toàn thất vọng vào một tương lai trong Đức Giêsu.
Nhưng tạ ơn Trời, tạ ơn Đất, tạ ơn Thiên Chúa, bởi vì câu chuyện thất vọng của năm xưa không dừng lại ở đoạn ông Giuse đang từ từ lăn tảng đá che kín lại ngôi mộ đá. Hai ngày sau, sứ thần từ trời cao ngự xuống đẩy tảng đá che kín ngôi mộ của Đức Giêsu sang một bên. Nhờ thế người ta mới biết là ngôi mộ được niêm phong bởi lệnh của Quan Tổng Trấn Philatô tự nhiên trở thành ngôi mộ trống (Mátthêu 27:62-66). Và nhờ hai người môn đệ, một người tên là Clêôpas, thất vọng bỏ thành phố Giêrusalem ra đi, chúng ta mới hiểu tại sao ngôi mộ của Đức Giêsu đã trở thành ngôi mộ đá trống (Luca 24:13-35). Nhờ những người môn đệ của Đức Giêsu mất hy vọng bỏ về lại Bắc Galilê tiếp tục hành nghề ngư phủ trên Biển Hồ, chúng ta mới biết Đức Kitô đã thực sự phục sinh, bởi vì Ngài đã hiện ra bên bờ biển vào một buổi sáng sớm, trong khi những người ngư phủ đang thất vọng với khoang thuyền trống vắng không một con cá (Gioan 21:1-14). Nhờ những nhân chứng phục sinh tiên khởi vừa được liệt kê ở trên, chúng ta biết ngôi mộ đá trở thành ngôi mộ trống bởi vì Đức Giêsu đã phục sinh, và Ngài trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mỗi người trong chúng ta.
Trong phạm trù Kitô học, Đức Kitô Phục Sinh trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mọi người trong chúng ta bởi vì Ngài cũng đã từng thất vọng với cuộc sống. Trong nguyện đường của thị trấn Nazareth, Ngài thất vọng nói, “Không có ngôn sứ nào được chấp nhận nơi quê hương của mình” (Luca 4:24). Trong Vườn Cây Dầu, Ngài buồn phiền thở than, “Lạy Cha! Nếu được, xin cất chén đắng này xa con” (Máccô 14:36). Trên đỉnh núi Sọ, Ngài thất vọng kêu lớn tiếng, “Lạy Chúa! Lạy Chúa! Sao lại bỏ rơi con”?
Đức Giêsu cũng đã từng thất vọng, nhưng Ngài không bao giờ tuyệt vọng. Lúc nào Ngài cũng chấp nhận và tin tưởng vào bàn tay quan phòng diệu kỳ của Thiên Chúa quyền năng, mặc dù Ngài thất vọng vào đám đông của thị trấn Nazaret, những người đồng hương đang bịt mũi khinh bỉ gốc gác thợ mộc của Ngài. Lúc nào Ngài cũng hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn rực rỡ hơn, dù rằng Ngài đang bị mọi người bỏ rơi trong Vườn Cây Dầu. Lúc nào Đức Giêsu cũng hy vọng vào Nước Trời mặc dù ánh mắt của Ngài đang lạc thần, mờ đi, và xám đen lại vào khoảng 3 giờ chiều của ngày thứ Sáu hôm đó. Và đúng như Ngài đã từng tin tưởng, chấp nhận, và hy vọng, cuối cùng Ngài đã sống dậy từ trong kẻ chết, và Ngài đã trở thành Đức Kitô Phục Sinh. Ngài trở thành Niềm-Hy-Vọng cho mỗi người Kitô hữu chúng ta về một cuộc sống với niềm hy vọng vào một Thiên Chúa quyền năng nhưng giầu lòng vị tha.
Bạn thân,
Ai trong chúng ta lại chẳng có những lúc sống với thất vọng, với tuyệt vọng? Ai trong chúng ta lại chẳng có những giây phút hoàn toàn mất tin tưởng vào ngày mai bởi vì giấc mơ của mình trong vòng bao nhiêu năm vừa chợt sụp đổ như hai tòa nhà cao ngất trời của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế đang từ từ sụp đổ vào một buổi sáng mùa thu ngày 11 tháng 9 năm 2001? Ai trong chúng ta chẳng có những lúc bừng con mắt dậy, thấy mình trắng tay? Tương tự như Giuđa và Phêrô đã từng một lần cảm nghiệm, giờ này chúng ta mất hết, bây giờ chúng ta trắng tay!
Bạn thân,
Những mất mát trong cuộc sống khiến ai chẳng cảm thấy buồn phiền tiếc nuối. Cách đây khá lâu, có rất nhiều người cũng đã cảm nghiệm được sự mất mát to lớn cho một giấc mơ. Nhìn hòn đá đang từ từ che kín ngôi mộ, nhiều người có cảm tưởng mình đang lăn tảng đá chôn lấp giấc mơ của chính mình. Còn gì nữa mà mơ! Có người bỏ về làng tiếp tục nghề đánh cá. Có người âm thầm ngồi than khóc trong bóng tối. Có người treo cổ tự sát.
Cuộc sống là một tổng hợp của những buồn và vui, khóc và cười, mất và được. Có những lúc nổi giận, đốt hết. Có những lúc từ bi, thứ tha. Có những lúc mất hết, trắng tay. Những mất mát trong đời là một phần của cuộc sống. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận mình đang còn trẻ và mình cũng đang già. Chấp nhận mất mát cũng như chấp nhận mình là con của bố và của mẹ, có những người chị, người anh, và người em.
Nhưng chấp nhận không thì cũng chưa đủ. Phải hy vọng, hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn, rực rỡ hơn. Hy vọng như người con hoang đàng, đã hy vọng những dĩ vãng những lỗi lầm của mình sẽ được quên đi, sẽ được xóa nhòa. Hy vọng như Phêrô đã từng hy vọng là mình sẽ được thứ tha. Thất vọng như Giuđa đã từng tuyệt vọng vào một ngày mai. Cành cây bên vệ đường là nơi người mất hy vọng tìm đến. Một sợi dây treo lên, một mạng người rớt xuống. Hy vọng như hai người môn đệ trên đường Emmau. Vào một buổi sáng mùa Xuân, có hai người mất hy vọng đang đi với nhau. Nhưng Niềm-Hy-Vọng đã tới với họ. Niềm-Hy-Vọng chuyện trò với họ. Và bởi Niềm-Hy-Vọng, họ quyết định quay về Giêrusalem, thành phố của mất hy vọng. Họ quay về để tạo dựng lại một niềm hy vọng mới. Bao nhiêu người chứng kiến cảnh tảng đá đang từ từ chôn lấp một xác chết. Họ thất vọng. Họ cảm nghiệm đắng cay cho một mất mát. Nhưng rồi họ lại hy vọng, hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Cuối cùng đúng như họ mơ ước Mùa Hy Vọng của Kitô Giáo đã tới gần hai ngàn năm
Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 11 - Phương Pháp Phân Tích Lịch Sử
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:26 01/04/2009
Vì mặc khải xảy ra trong lịch sử, cho nên muốn hiểu Thánh Kinh, chúng ta cần “tìm ý nghĩa mà … các thánh sử muốn diễn tả và thực sự đã diễn tả trong thời đại và hoàn cảnh văn hóa của họ, qua những lối văn được dùng trong thời đó” (Dei Verbum 11). Để giúp đạt được mục đích này, Hội Thánh khuyến khích chúng ta dùng phương pháp Phân Tích (Phê Bình) Lịch Sử, vì phương pháp này nghiên cứu các văn bản Thánh Kinh như các tài liệu lịch sử và tìm cách hiểu bản văn trong phạm vi lịch sử. Tuy nhiên phương pháp này không phải là phương pháp duy nhất, cần phải được sử dụng một cách cẩn trọng theo truyền thống Đức Tin của Hội Thánh.
Đại Cương về phương pháp Phân Tích Lịch Sử
Trong phương pháp Phân Tích Lịch Sử, ý nghĩa của bản văn được tìm thấy trong cái thế giới lịch sử và văn hóa mà trong đó bản văn được phát sinh, các nhân vật và biến cố trong lịch sử mà từ đó bản văn chính được tạo ra, cũng như các truyền thống được truyền khẩu hoặc được viết thành văn có trước khi bản văn cuối cùng được thành hình.
Phương pháp này tìm cách xác định ý nghĩa nguyên thủy của bản văn qua việc tái tạo: (1) Khung cảnh nguyên thủy. (2) Môi trường lịch sử và văn hóa đầu tiên mà trong đó bản văn được sáng tác. (3) Những nguồn tài liệu, hoặc truyền khẩu hoặc được ghi chép, dùng để viết bản văn. (4) Các hoàn cảnh lịch sử và văn hóa dẫn đến việc viết bản văn. (5) Các niềm tin về thần học cũng như văn hóa của các tác giả và độc giả đầu tiên của bản văn. (6) Chủ ý của các tác giả đầu tiên.
Thực ra, có nhiều cách thế khác nhau trong việc nghiên cứu Thánh Kinh theo Phân Tích Lịch sử. Phương pháp phân tích văn thể được dùng để khám phá ra các truyền thống khẩu truyền đằng sau bản văn. Phương pháp phân tích nguồn văn để tìm ra các văn bản được sát nhập vào bản văn Thánh Kinh. Phương pháp phân tích biên tập chú ý đến vai trò của soạn giả hay người viết cuối cùng là người gom góp các tài liệu hoặc truyền khẩu hoặc đã được viết xuống thành bản văn Thánh Kinh. Phương pháp phân tích văn tự chú ý đến lịch sử của việc lưu truyền bản văn sau khi bản chính đã được soạn thảo.
Sự cần thiết của phương pháp Phân Tích Lịch Sử
Đây là một phương pháp cần thiết để nghiên cứu Thánh Kinh vì các bản văn Thánh Kinh xuất hiện trong một hoàn cảnh lịch sử và văn hóa khác với hoàn cảnh của chúng ta. Hiến Chế Tín Lý Mặc Khải (Dei Verbum) của Công Đồng Vaticanô II khẳng định rằng “mặc khải xảy ra trong phạm vi lịch sử nhân loại.” Tài liệu về Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh viết: “Thánh Kinh, thực ra, không tự mình xuất hiện như một mặc khải trực tiếp các chân lý vĩnh cửu, nhưng như chứng từ viết về những lần can thiệp của Thiên Chúa mà trong đó Ngài đã tự tỏ mình ra trong lịch sử nhân loại. Bằng một cách thế khác hẳn với các giáo lý của các tôn giáo khác, sứ điệp Thánh Kinh có một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử. Cho nên không thể hiểu các bản văn Thánh Kinh cách đúng đắn nếu không nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử ảnh hưởng đến các bản văn này.”
Theo Hội Thánh thì Thiên Chúa đã chọn các tác giả Thánh Kinh, hoạt động trong họ và nhờ họ mà truyền đạt lời của Ngài. Ngài hoàn toàn sử dụng năng lực và khả năng của họ để họ viết như những tác giả thật sự (x. Dei Verbum 11-12). Đức Thánh Cha Piô XII viết trong Divino Afflante Spiritu rằng các tác giả được linh hứng của Thánh Kinh là dụng cụ sống động và hợp lý của Chúa Thánh Thần. Họ đem cá tính của mình vào các bản văn Thánh. Các phương pháp Phân Tích Lịch Sử có thể được dùng để hiểu rõ hơn về các tác giả nhân loại mà Thiên Chúa đã dùng để thông tri Lời Ngài.
Nhờ phương pháp Phân Tích Lịch sử chúng ta có thể hiểu chính xác hơn nghĩa văn tự của các bản văn Thánh Kinh.
Giới hạn của phương pháp Phân Tích Lịch Sử
Từ ngày Hội Thánh cho phép và khuyến khích dùng phương pháp Phân Tích Lịch Sử trong việc nghiên cứu Thánh Kinh. Nhiều học giả đã cố gắng dùng phương pháp này để chứng minh mọi biến cố trong Thánh Kinh. Từ đó đưa đến việc lạm dụng phương pháp này. Trước hết, phương pháp này thường có khuynh hướng nghiên cứu tiền sử của các bản văn Thánh Kinh mà không tìm hiểu ý nghĩa của toàn thể bản văn. Thứ đến, thay vì tìm hiểu ý nghĩa của lịch sử được tái tạo đằng sau bản văn như các nhà phân tích lịch sử làm, một số người cho rằng phải chú tâm nhiều hơn đến những tường thuật trong bản văn Thánh Kinh. Một số các nhà chú giải dựa vào thuyết duy lý hoặc thuyết tự nhiên để tìm những cách giải thích về các phép lạ xảy ra trong Thánh Kinh theo lịch sử. Vì không tin vào phép lạ hay quyền năng biết trước lịch sử của Chúa, nhiều người đã thay thế những câu truyện được kể trong Thánh Kinh với lịch sử được họ tái tạo dựa theo các tiêu chuẩn lịch sử hiện đại, hoặc loại bỏ những truyền thống lâu đời mà họ cho rằng không phù hợp với khoa học. Thí dụ như nhiều người cho rằng việc Đức Chúa Giêsu được sinh ra bởi Mẹ Đống Trinh là huyền thoại; Tin Mừng Thánh Luca phải đuợc viết sau năm 70 vì trong đó có những đoạn văn nói quá rõ về việc Thành bị phá hủy…. Do đó người đọc Thánh Kinh chỉ còn lại một số dữ kiện tối thiểu có thể được xác nhận cách chắc chắn trong lịch sử, mà mất đi các ý nghĩa phong phú đa dạng được tìm thấy trong chính những câu truyện được diễn tả trong Thánh Kinh.
Nghiên cứu Thánh Kinh theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử thường không vượt qua giai đoạn tìm hiểu xem bản văn có ý nghĩa gì trong vị trí lịch sử nguyên thủy, để đi đến việc tìm hiểu xem bản văn muốn nói gì với chúng ta hôm nay. Vì thế Chú giải Thánh Kinh sẽ không trọn vẹn nếu chỉ phân tích lịch sử. Đức Thánh Cha Phaolô VI, ngày 14 tháng 3, 1974, đã kêu gọi các học giả phải giải thích Thánh Kinh theo giáo huấn Hội Thánh: “Công việc của anh em không phải chỉ giải thích các bản văn cổ để trở lại hình thái sơ khởi của một số bản văn Thánh Kinh. Nhiệm vụ chính yếu của một nhà chú giải Thánh Kinh là trình bày sứ điệp mặc khải cho Dân Thiên Chúa; phơi bày chính ý nghĩa của Lời Chúa ngay trong những Lời ấy trong mối liên hệ với con người hiện đại.”
Gần đây hơn nữa một số học giả bị lôi cuốn bởi các sách ngoài quy điển và một số truyền khẩu được tái tạo mà cho rằng chúng diễn tả sự bình đẳng của sứ điệp của Chúa Giêsu đúng hơn là sách Tân Ước, vì chúng không bị áp đặt bởi một Hội Thánh chuyên chế. Ngược lại phương thức của Công Giáo là nhấn mạnh sự liên tục và phát triển của của các truyền thống Thánh Kinh từ truyền khẩu và các bài viết về thời tiền sử, đến việc biên soạn cuối cùng và sát nhập vào quy điển, cùng việc liên tục sử dụng và giải thích Thánh Kinh trong đời sống Hội Thánh cho đến hiện nay.
Đôi khi phương pháp này mạo nhận là có tính cách khoa học khách quan cùng địa vị đặc quyền của mình. Trên thực tế, phương pháp Lịch Sử đã đưa ra những tiếp cận cùng những ước đoán khác nhau, đôi khi còn trái ngược nhau. Còn Hội Thánh tuy xác nhận sự cần thiết của việc nghiên cứu bản văn theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử, nhưng không cho nó là phương pháo độc nhất được dùng để hiểu bản văn Thánh Kinh. Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa vừa qua đã đưa ra hai hậu quả đáng tiếc của việc lạm dụng phương pháp Phân Tích Lịch sử là: (1) “Đối với những độc giả hiện nay, Thánh Kinh trở thành một cuốn sách hoàn toàn trong quá khứ, không có khả năng nói với thời đại chúng ta”; (2) “Hậu quả thứ hai trầm trọng hơn, là sự mất dạng của việc chú giải theo Đức Tin mà ‘Dei Verbum’ vạch ra. Thay vì chú giải theo niềm tin, thì lại lọt vào đó một viêc chú giải theo thực chứng và thế tục chối bỏ cả việc Thiên Chúa có thể hiện diện và lui tới trong lịch sử nhân loại” (Đề Nghị 26).
Kết Luận
Chính vì những lý do trên mà chúng ta nên đọc các sách chú giải Thánh Kinh theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử cách thận trọng, ý thức rằng phương pháp này có thể bị bóp méo bởi những thiên lệch duy lý và chủ quan. Khi giải thích Thánh Kinh, điều chắc chắn nhất là luôn luôn tuyệt đối trung thành với giáo huấn của Huấn Quyền. ĐTC Bênêđictô XVI nhắn nhủ chúng ta trước Kinh Truyền Tin ngay sau Thánh Lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục ngày 26 tháng 10 năm 2009 rằng: “Một bài chú giải Thánh Kinh hay cần có cả phương pháp Phân Tích Lịch Sử lẫn phương pháp Thần học, bởi vì Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa trong các chữ của loài người. Điều này có nghĩa là mọi đoạn văn phải được đọc trong khi luôn để tâm đến tính duy nhất của tất cả Thánh Kinh, truyền thống sống động của Hội Thánh và ánh sáng Đức Tin. Thánh Kinh đúng là một tác phẩm văn chương, và hơn nữa, là một bộ luật của nền văn hóa phổ quát, nhưng không được cướp mất yếu tố Thiên Chúa của Thánh Kinh, mà trái lại, phải được đọc trong cùng một Chúa Thánh Thần là Đấng viết Thánh Kinh.”
Đại Cương về phương pháp Phân Tích Lịch Sử
Trong phương pháp Phân Tích Lịch Sử, ý nghĩa của bản văn được tìm thấy trong cái thế giới lịch sử và văn hóa mà trong đó bản văn được phát sinh, các nhân vật và biến cố trong lịch sử mà từ đó bản văn chính được tạo ra, cũng như các truyền thống được truyền khẩu hoặc được viết thành văn có trước khi bản văn cuối cùng được thành hình.
Phương pháp này tìm cách xác định ý nghĩa nguyên thủy của bản văn qua việc tái tạo: (1) Khung cảnh nguyên thủy. (2) Môi trường lịch sử và văn hóa đầu tiên mà trong đó bản văn được sáng tác. (3) Những nguồn tài liệu, hoặc truyền khẩu hoặc được ghi chép, dùng để viết bản văn. (4) Các hoàn cảnh lịch sử và văn hóa dẫn đến việc viết bản văn. (5) Các niềm tin về thần học cũng như văn hóa của các tác giả và độc giả đầu tiên của bản văn. (6) Chủ ý của các tác giả đầu tiên.
Thực ra, có nhiều cách thế khác nhau trong việc nghiên cứu Thánh Kinh theo Phân Tích Lịch sử. Phương pháp phân tích văn thể được dùng để khám phá ra các truyền thống khẩu truyền đằng sau bản văn. Phương pháp phân tích nguồn văn để tìm ra các văn bản được sát nhập vào bản văn Thánh Kinh. Phương pháp phân tích biên tập chú ý đến vai trò của soạn giả hay người viết cuối cùng là người gom góp các tài liệu hoặc truyền khẩu hoặc đã được viết xuống thành bản văn Thánh Kinh. Phương pháp phân tích văn tự chú ý đến lịch sử của việc lưu truyền bản văn sau khi bản chính đã được soạn thảo.
Sự cần thiết của phương pháp Phân Tích Lịch Sử
Đây là một phương pháp cần thiết để nghiên cứu Thánh Kinh vì các bản văn Thánh Kinh xuất hiện trong một hoàn cảnh lịch sử và văn hóa khác với hoàn cảnh của chúng ta. Hiến Chế Tín Lý Mặc Khải (Dei Verbum) của Công Đồng Vaticanô II khẳng định rằng “mặc khải xảy ra trong phạm vi lịch sử nhân loại.” Tài liệu về Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh viết: “Thánh Kinh, thực ra, không tự mình xuất hiện như một mặc khải trực tiếp các chân lý vĩnh cửu, nhưng như chứng từ viết về những lần can thiệp của Thiên Chúa mà trong đó Ngài đã tự tỏ mình ra trong lịch sử nhân loại. Bằng một cách thế khác hẳn với các giáo lý của các tôn giáo khác, sứ điệp Thánh Kinh có một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử. Cho nên không thể hiểu các bản văn Thánh Kinh cách đúng đắn nếu không nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử ảnh hưởng đến các bản văn này.”
Theo Hội Thánh thì Thiên Chúa đã chọn các tác giả Thánh Kinh, hoạt động trong họ và nhờ họ mà truyền đạt lời của Ngài. Ngài hoàn toàn sử dụng năng lực và khả năng của họ để họ viết như những tác giả thật sự (x. Dei Verbum 11-12). Đức Thánh Cha Piô XII viết trong Divino Afflante Spiritu rằng các tác giả được linh hứng của Thánh Kinh là dụng cụ sống động và hợp lý của Chúa Thánh Thần. Họ đem cá tính của mình vào các bản văn Thánh. Các phương pháp Phân Tích Lịch Sử có thể được dùng để hiểu rõ hơn về các tác giả nhân loại mà Thiên Chúa đã dùng để thông tri Lời Ngài.
Nhờ phương pháp Phân Tích Lịch sử chúng ta có thể hiểu chính xác hơn nghĩa văn tự của các bản văn Thánh Kinh.
Giới hạn của phương pháp Phân Tích Lịch Sử
Từ ngày Hội Thánh cho phép và khuyến khích dùng phương pháp Phân Tích Lịch Sử trong việc nghiên cứu Thánh Kinh. Nhiều học giả đã cố gắng dùng phương pháp này để chứng minh mọi biến cố trong Thánh Kinh. Từ đó đưa đến việc lạm dụng phương pháp này. Trước hết, phương pháp này thường có khuynh hướng nghiên cứu tiền sử của các bản văn Thánh Kinh mà không tìm hiểu ý nghĩa của toàn thể bản văn. Thứ đến, thay vì tìm hiểu ý nghĩa của lịch sử được tái tạo đằng sau bản văn như các nhà phân tích lịch sử làm, một số người cho rằng phải chú tâm nhiều hơn đến những tường thuật trong bản văn Thánh Kinh. Một số các nhà chú giải dựa vào thuyết duy lý hoặc thuyết tự nhiên để tìm những cách giải thích về các phép lạ xảy ra trong Thánh Kinh theo lịch sử. Vì không tin vào phép lạ hay quyền năng biết trước lịch sử của Chúa, nhiều người đã thay thế những câu truyện được kể trong Thánh Kinh với lịch sử được họ tái tạo dựa theo các tiêu chuẩn lịch sử hiện đại, hoặc loại bỏ những truyền thống lâu đời mà họ cho rằng không phù hợp với khoa học. Thí dụ như nhiều người cho rằng việc Đức Chúa Giêsu được sinh ra bởi Mẹ Đống Trinh là huyền thoại; Tin Mừng Thánh Luca phải đuợc viết sau năm 70 vì trong đó có những đoạn văn nói quá rõ về việc Thành bị phá hủy…. Do đó người đọc Thánh Kinh chỉ còn lại một số dữ kiện tối thiểu có thể được xác nhận cách chắc chắn trong lịch sử, mà mất đi các ý nghĩa phong phú đa dạng được tìm thấy trong chính những câu truyện được diễn tả trong Thánh Kinh.
Nghiên cứu Thánh Kinh theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử thường không vượt qua giai đoạn tìm hiểu xem bản văn có ý nghĩa gì trong vị trí lịch sử nguyên thủy, để đi đến việc tìm hiểu xem bản văn muốn nói gì với chúng ta hôm nay. Vì thế Chú giải Thánh Kinh sẽ không trọn vẹn nếu chỉ phân tích lịch sử. Đức Thánh Cha Phaolô VI, ngày 14 tháng 3, 1974, đã kêu gọi các học giả phải giải thích Thánh Kinh theo giáo huấn Hội Thánh: “Công việc của anh em không phải chỉ giải thích các bản văn cổ để trở lại hình thái sơ khởi của một số bản văn Thánh Kinh. Nhiệm vụ chính yếu của một nhà chú giải Thánh Kinh là trình bày sứ điệp mặc khải cho Dân Thiên Chúa; phơi bày chính ý nghĩa của Lời Chúa ngay trong những Lời ấy trong mối liên hệ với con người hiện đại.”
Gần đây hơn nữa một số học giả bị lôi cuốn bởi các sách ngoài quy điển và một số truyền khẩu được tái tạo mà cho rằng chúng diễn tả sự bình đẳng của sứ điệp của Chúa Giêsu đúng hơn là sách Tân Ước, vì chúng không bị áp đặt bởi một Hội Thánh chuyên chế. Ngược lại phương thức của Công Giáo là nhấn mạnh sự liên tục và phát triển của của các truyền thống Thánh Kinh từ truyền khẩu và các bài viết về thời tiền sử, đến việc biên soạn cuối cùng và sát nhập vào quy điển, cùng việc liên tục sử dụng và giải thích Thánh Kinh trong đời sống Hội Thánh cho đến hiện nay.
Đôi khi phương pháp này mạo nhận là có tính cách khoa học khách quan cùng địa vị đặc quyền của mình. Trên thực tế, phương pháp Lịch Sử đã đưa ra những tiếp cận cùng những ước đoán khác nhau, đôi khi còn trái ngược nhau. Còn Hội Thánh tuy xác nhận sự cần thiết của việc nghiên cứu bản văn theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử, nhưng không cho nó là phương pháo độc nhất được dùng để hiểu bản văn Thánh Kinh. Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa vừa qua đã đưa ra hai hậu quả đáng tiếc của việc lạm dụng phương pháp Phân Tích Lịch sử là: (1) “Đối với những độc giả hiện nay, Thánh Kinh trở thành một cuốn sách hoàn toàn trong quá khứ, không có khả năng nói với thời đại chúng ta”; (2) “Hậu quả thứ hai trầm trọng hơn, là sự mất dạng của việc chú giải theo Đức Tin mà ‘Dei Verbum’ vạch ra. Thay vì chú giải theo niềm tin, thì lại lọt vào đó một viêc chú giải theo thực chứng và thế tục chối bỏ cả việc Thiên Chúa có thể hiện diện và lui tới trong lịch sử nhân loại” (Đề Nghị 26).
Kết Luận
Chính vì những lý do trên mà chúng ta nên đọc các sách chú giải Thánh Kinh theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử cách thận trọng, ý thức rằng phương pháp này có thể bị bóp méo bởi những thiên lệch duy lý và chủ quan. Khi giải thích Thánh Kinh, điều chắc chắn nhất là luôn luôn tuyệt đối trung thành với giáo huấn của Huấn Quyền. ĐTC Bênêđictô XVI nhắn nhủ chúng ta trước Kinh Truyền Tin ngay sau Thánh Lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục ngày 26 tháng 10 năm 2009 rằng: “Một bài chú giải Thánh Kinh hay cần có cả phương pháp Phân Tích Lịch Sử lẫn phương pháp Thần học, bởi vì Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa trong các chữ của loài người. Điều này có nghĩa là mọi đoạn văn phải được đọc trong khi luôn để tâm đến tính duy nhất của tất cả Thánh Kinh, truyền thống sống động của Hội Thánh và ánh sáng Đức Tin. Thánh Kinh đúng là một tác phẩm văn chương, và hơn nữa, là một bộ luật của nền văn hóa phổ quát, nhưng không được cướp mất yếu tố Thiên Chúa của Thánh Kinh, mà trái lại, phải được đọc trong cùng một Chúa Thánh Thần là Đấng viết Thánh Kinh.”
Chúa đã sống lại rồi - Alléluia - Vui Lên
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:26 01/04/2009
VỌNG PHỤC SINH, năm 2009
Mc 16, 1-8
Đêm canh thức phục sinh được sắp xếp như sau:
*Phần thứ nhất : Thắp Nến Phục Sinh
*Phần thứ hai : Phụng Vụ Lời Chúa
*Phần thứ ba: Phụng Vụ Thánh Tẩy
*Phần thứ tư: Phụng Vụ Thánh Thể
Sau những phút giây đau buồn.Sau những giờ hồi hộp,nín thinh vì biến cố Chúa Giêsu chịu đóng đinh đang làm bàng hoàn biết bao nhiêu người. Sau những giờ thật thất vọng các môn đệ hầu như còn chưa ra khỏi cơn mơ và chưa hết hoàn hồn vì Thầy của họ bị giết một cách thật tất tưởi trên cây thập giá.Hội Thánh đi vào mầu nhiệm sự chết của Chúa Giêsu. Hội Thánh sau những giờ phút, sau những ngày im lặng để hiệp thông với nỗi khốn khổ của Chúa Giêsu, giờ đây, trong đêm Canh Thức Vựợt Qua, Hội Thánh tràn ngập niềm vui, đầy hân hoan, vui mừng. Chúa Giêsu bị chết trên trên thập giá, được tháo xuống khỏi cây thập giá, rồi xác Chúa được táng trong huyệt đá mới, nay đầu ngày thứ nhất trong tuần, Ngài đã sống lại thật và đã ra khỏi mồ như lời Ngài đã loan báo trước đây. Alléluia. Alléluia.Alléluia. Đây là cốt lõi của Tin Mừng phục sinh, của đêm Canh thức. Đêm hôm nay ngay từ những năm đầu tiên, Hội Thánh đã cử hành biến cố Chúa phục sinh hết sức long trọng, đầy ý nghĩa, đầy ấn tượng. Đêm nay là đêm hồng phúc. Đêm chiến thắng tử thần. Chúa Giêsu đã đánh bại thần chết. Đêm nay, thánh Augustinô đã gọi là đêm mẹ của mọi canh thức thánh. Đêm nay, được ghi dấu bằng việc rửa tội cho các tân tòng. Chính những tân tòng là những người được tái sinh trong đêm canh thức Vượt Qua này. Họ được dìm vào cái chết của Chúa Giêsu và được sống lại với Ngài. Alléluia.
Đêm nay là đêm mẹ của mọi đêm như lời thánh Agustinô nói. Màn trời đen lung linh. Bầu khí nhà thờ im lặng.Mọi ngọn đèn trong nhà thờ được tắt hết. Tất cả như chìm trong đêm tối.Cây nến phục sinh được thắp sáng từ than hồng tượng trưng cho Chúa Giêsu sống lại. Cộng đoàn dân Chúa chú ý tới cây nến phục sinh được vị chủ tế và đoàn đồng tế rước từ cuối nhà thờ tới cung thánh, đến giá đặt nến được sắp xếp hết sức trang trọng nơi cung thánh với ba lần vị chủ tế xướng to: ” Ánh sáng Chúa Kitô “, toàn thể cộng đoàn thưa: ” Tạ ơn Chúa “. Cây nến được đặt trên giá đèn. Mọi cây nến con trong nhà thờ đều được thắp sáng từ cây nến phục sinh mẹ. Vị chủ tế xông hương cây nến phục sinh và bắt đầu công bố Tin Mừng phục sinh. Cây nến phục sinh tượng trưng cho Chúa Giêsu sống lại. Đây là cây nến cứu dộ. Cây nến và ngọn nến chiếu sáng mọi người. Ngọn nến cứu độ đem lại hạnh phúc và niềm vui cho mọi người. Sau đó là những bài Sách Thánh diễn tả lại lịch sử cứu độ của Chúa và đoạn Tin Mừng Mc 16, 1-8 nói về sự sống lại của Chúa Giêsu vào ngày đầu ngày thứ nhất trong tuần. Chúa Giêsu đã toàn thắng sự chết, bước ra khỏi mồ trong vinh quang của Thiên Chúa Cha và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Chúa đã sống lại và đang sống. Đó là lời loan báo của các người phụ nữ. Đó là tiếng kêu hạnh phúc và đầy tràn niềm vui của các môn đệ. Đó là cốt lõi việc rao giảng của các Ngài. Đó là Kérygma tiên khởi. Tin Mừng nhất lãm và Tin Mừng của thánh Gioan đều tường thuật về biến cố phục sinh: ngôi mộ trống, những lần hiện ra, những chứng từ của những người phụ nữ, thái độ nghi ngờ bán tín bán nghi của các môn đệ. Nhưng tất cả đều tan biến dành cho niềm vui phục sinh, bởi các môn đệ đã nhất loạt tin vào sự sống lại của Thầy mình. Cuộc sống mới và niềm tin của các môn đệ, của các người phụ nữ đã lan ra nhiều người và nó tiếp tục được nhân lên mãi mãi…
Lạy Chúa phục sinh, xin giúp chúng con luôn hăng say loan báo Tin Mừng sống lại cho nhiều người và luôn can đảm lam chứng cho Chúa phục sinh. Alléluia. Amen.
Mc 16, 1-8
Đêm canh thức phục sinh được sắp xếp như sau:
*Phần thứ nhất : Thắp Nến Phục Sinh
*Phần thứ hai : Phụng Vụ Lời Chúa
*Phần thứ ba: Phụng Vụ Thánh Tẩy
*Phần thứ tư: Phụng Vụ Thánh Thể
Sau những phút giây đau buồn.Sau những giờ hồi hộp,nín thinh vì biến cố Chúa Giêsu chịu đóng đinh đang làm bàng hoàn biết bao nhiêu người. Sau những giờ thật thất vọng các môn đệ hầu như còn chưa ra khỏi cơn mơ và chưa hết hoàn hồn vì Thầy của họ bị giết một cách thật tất tưởi trên cây thập giá.Hội Thánh đi vào mầu nhiệm sự chết của Chúa Giêsu. Hội Thánh sau những giờ phút, sau những ngày im lặng để hiệp thông với nỗi khốn khổ của Chúa Giêsu, giờ đây, trong đêm Canh Thức Vựợt Qua, Hội Thánh tràn ngập niềm vui, đầy hân hoan, vui mừng. Chúa Giêsu bị chết trên trên thập giá, được tháo xuống khỏi cây thập giá, rồi xác Chúa được táng trong huyệt đá mới, nay đầu ngày thứ nhất trong tuần, Ngài đã sống lại thật và đã ra khỏi mồ như lời Ngài đã loan báo trước đây. Alléluia. Alléluia.Alléluia. Đây là cốt lõi của Tin Mừng phục sinh, của đêm Canh thức. Đêm hôm nay ngay từ những năm đầu tiên, Hội Thánh đã cử hành biến cố Chúa phục sinh hết sức long trọng, đầy ý nghĩa, đầy ấn tượng. Đêm nay là đêm hồng phúc. Đêm chiến thắng tử thần. Chúa Giêsu đã đánh bại thần chết. Đêm nay, thánh Augustinô đã gọi là đêm mẹ của mọi canh thức thánh. Đêm nay, được ghi dấu bằng việc rửa tội cho các tân tòng. Chính những tân tòng là những người được tái sinh trong đêm canh thức Vượt Qua này. Họ được dìm vào cái chết của Chúa Giêsu và được sống lại với Ngài. Alléluia.
Đêm nay là đêm mẹ của mọi đêm như lời thánh Agustinô nói. Màn trời đen lung linh. Bầu khí nhà thờ im lặng.Mọi ngọn đèn trong nhà thờ được tắt hết. Tất cả như chìm trong đêm tối.Cây nến phục sinh được thắp sáng từ than hồng tượng trưng cho Chúa Giêsu sống lại. Cộng đoàn dân Chúa chú ý tới cây nến phục sinh được vị chủ tế và đoàn đồng tế rước từ cuối nhà thờ tới cung thánh, đến giá đặt nến được sắp xếp hết sức trang trọng nơi cung thánh với ba lần vị chủ tế xướng to: ” Ánh sáng Chúa Kitô “, toàn thể cộng đoàn thưa: ” Tạ ơn Chúa “. Cây nến được đặt trên giá đèn. Mọi cây nến con trong nhà thờ đều được thắp sáng từ cây nến phục sinh mẹ. Vị chủ tế xông hương cây nến phục sinh và bắt đầu công bố Tin Mừng phục sinh. Cây nến phục sinh tượng trưng cho Chúa Giêsu sống lại. Đây là cây nến cứu dộ. Cây nến và ngọn nến chiếu sáng mọi người. Ngọn nến cứu độ đem lại hạnh phúc và niềm vui cho mọi người. Sau đó là những bài Sách Thánh diễn tả lại lịch sử cứu độ của Chúa và đoạn Tin Mừng Mc 16, 1-8 nói về sự sống lại của Chúa Giêsu vào ngày đầu ngày thứ nhất trong tuần. Chúa Giêsu đã toàn thắng sự chết, bước ra khỏi mồ trong vinh quang của Thiên Chúa Cha và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Chúa đã sống lại và đang sống. Đó là lời loan báo của các người phụ nữ. Đó là tiếng kêu hạnh phúc và đầy tràn niềm vui của các môn đệ. Đó là cốt lõi việc rao giảng của các Ngài. Đó là Kérygma tiên khởi. Tin Mừng nhất lãm và Tin Mừng của thánh Gioan đều tường thuật về biến cố phục sinh: ngôi mộ trống, những lần hiện ra, những chứng từ của những người phụ nữ, thái độ nghi ngờ bán tín bán nghi của các môn đệ. Nhưng tất cả đều tan biến dành cho niềm vui phục sinh, bởi các môn đệ đã nhất loạt tin vào sự sống lại của Thầy mình. Cuộc sống mới và niềm tin của các môn đệ, của các người phụ nữ đã lan ra nhiều người và nó tiếp tục được nhân lên mãi mãi…
Lạy Chúa phục sinh, xin giúp chúng con luôn hăng say loan báo Tin Mừng sống lại cho nhiều người và luôn can đảm lam chứng cho Chúa phục sinh. Alléluia. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức giáo hoàng thúc giục G-20 nhớ tới châu Phi
Phụng Nghi
18:35 01/04/2009
VATICAN CITY (Zenit.org).- Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI thúc giục nước Anh tạo ra một bầu khí đặc biệt cho các nhà lãnh đạo thế giới, và nhớ đến người nghèo khổ trong cuộc họp thượng đỉnh G-20 tuần này tại London. Trong một lá thư gửi hôm thứ Hai vừa qua cho Thủ tướng Gordon Brown của Anh quốc, Đức giáo hoàng nói thay cho những người “tiếng nói có ít sức mạnh nhất trên trường chính trị” nhưng lại “gánh chịu những hậu quả tai hại nhất do một cuộc khủng hoảng mà họ không có trách nhiệm gây ra.”
Lá thư được gửi sau khi Thủ tướng Brown thăm viếng Vatican và nói về hội nghị thượng đỉnh G-20 dự trù họp vào hai ngày thứ Năm và thứ Sáu tuần này.
Đức thánh cha đề cập đến cảnh ngộ khốn khó của châu Phi, cho biết ngài vừa trở về sau cuộc tông du tại đó khi ngài “có cơ hội được thấy trực tiếp thực tế nghèo khổ trầm trọng và những người bị đặt ra ngoài lề mà cuộc khủng hoảng này có nguy cơ làm tồi tệ thêm một cách khốc liệt.”
Đức giáo hoàng nêu lên rằng G-20, đại diện cho những quốc gia có tới 90% tổng sản lượng thế giới và 80% mậu dịch toàn cầu, mà trong số này chỉ có một quốc gia ở vùng châu Phi hạ-Sahara.
Ngài nói: “Tình trạng này phải gợi lên một sự suy nghĩ sâu xa nơi các thành viên tham dự hội nghị thượng đỉnh.” Vì vậy, Đức giáo hoàng thúc giục phải nhờ cậy vào những tổ chức như Liên hiệp quốc chẳng hạn “nhằm để lắng nghe được tiếng nói của mọi quốc gia và đảm bảo rằng các biện pháp và những bước tiến quyết định tại các phiên họp của G-20 được tất cả mọi người ủng hộ.”
Tin tưởng vào con người
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói rằng một yếu tố khác nữa mà các nhà lãnh đạo trong hội nghị thượng đỉnh nên suy nghĩ tới, đó là nguyên nhân gây ra cuộc suy trầm về kinh tế.
“Những cuộc khủng hoảng tài chánh nổ ra – một phần nào do ở sự suy thoái trong cung cách hành xử đúng đắn theo đạo đức – khi những người hoạt động trong khu vực kinh tế mất đi niềm tin vào các phương thức điều hành và vào các hệ thống tài chính. Tuy nhiên, tài chánh, thương mại và các hệ thống sản xuất là những sáng tạo không chắc chắn của con người, khi trở thành những đối tượng của lòng tin mù quáng, đã mang trong chính chúng những căn nguyên của sự suy thoái rồi.
“Nền tảng chân thật và vững chắc duy nhất là niềm tin nơi con người nhân bản. Vì lý do này tất cả mọi biện pháp đề ra để kìm hãm cuộc khủng hoảng này phải tìm kiếm rốt ráo việc cung ứng sự an toàn cho các gia đình và sự ổn định cho các công nhân và, bằng những luật lệ và kiểm soát thích hợp, tái lập đạo đức cho thế giới tài chánh.”
Và Đức giáo hoàng tuyên bố, cuộc khủng hoảng hiện nay không thể đưa tới việc “hủy bỏ hay giảm thiểu quyết liệt các chương trình trợ giúp bên ngoài, nhất là cho châu Phi và cho những quốc gia kém phát triển khác.”
Ngài khẳng định: “Viện trợ để phát triển, gồm cả các điều kiện thương mại và kinh tế thuận lợi cho những quốc gia kém phát triển và xóa nợ bên ngoài cho những nước nghèo nhất và nợ nần nhiều nhất, đã không phải là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng và, xét theo lẽ công bằng căn bản, không được là nạn nhân của khủng hoảng.
“Niềm tin tích cực vào con người nhân bản, và trên hết cả, niềm tin vào những người nam nữ nghèo khổ nhất – của châu Phi và những miền khác trên thế giới bị ảnh hưởng bởi nạn nghèo đói cùng cực – là điều cần thiết nếu chúng ta thực tâm muốn giải quyết dứt khoát cuộc khủng hoảng này một lần cho xong, không quay lưng lại bất cứ vùng đất nào, và nếu chúng ta quyết tâm muốn ngăn ngừa bất cứ chuyện tái tục tình huống tương tự nào như tình huống chúng ta đang trải qua bây giờ.”
Sẵn sàng để giúp đỡ
Phúc đáp lá thư của Đức giáo hoàng, Thủ tướng Brown đảm bảo rằng nước ông muốn giúp việc bảo vệ những người nghèo khổ.
Ông khẳng định: “Điều cốt yếu là các nước giầu giữ lời họ đã hứa về viện trợ, ngay cả vào những lúc khó khăn này.”
Thủ tướng nói đến 4 ưu tiên của cuộc họp thượng đỉnh.
Ngoài việc giúp người nghèo khổ, ông cũng chú ý tới việc tìm ra sự ủng hộ trong các nỗ lực đối phó với sự thay đổi khí hậu, cũng như việc tái tăng cường sinh lực cho nền thương mại toàn cầu, và thỏa thuận “các biện pháp cứng rắn để điều hành tốt đẹp hơn các ngân hàng, các quỹ phòng ngừa, và đảm bảo cho việc điều hành hệ thống ngân hàng trong bóng tối.”
Thủ tướng Brown kết luận: “Đây là lúc quyết định cho nền kinh tế thế giới, chúng ta phải có một sự chọn lựa. Chúng ta có thể hoặc để cho sự suy thoái tiếp tục chạy theo con đường của nó, hoặc là có thể cùng nhau quyết tâm như một cộng đồng quốc tế để đoàn kết, để đứng chung với hàng triệu người đang đấu tranh trong những giờ phút cam go này, để chống trả cuộc suy thoái toàn cầu nay đang làm tổn thương quá nhiều người trong mọi châu lục. Tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo thế giới có thể cùng nhau đứng lên đương đầu với thách đố này.”
Cảm thức tôn giáo
Thủ tướng Brown sau đó đề cập tới lá thư của Đức giáo hoàng trong một bài diễn từ ông đọc tại Nhà thờ chính toà Thánh Phaolô (St. Paul's Cathedral), khi nói rằng “thị trường cần đến luân lý đạo đức.”
Trong một bài diễn từ với những xác quyết không đặc trưng về tôn giáo nào, thủ tướng khẳng định rằng các tín hữu thuộc nhiều tôn giáo chia sẻ cùng một ý thức luân lý, đã vạch ra con đường để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Ông nói: “Tín hữu Kitô giáo không nói rằng con người nên bị đơn thuần giảm thiểu xuống tới mức họ có thể sản xuất hoặc tới mức nào họ có thể mua được […] Và khi người theo Do thái giáo nói rằng hãy yêu người lân cận như chính mình. Khi người Hồi giáo nói lúc nào ta muốn cho anh em mình điều ta ao ước cho chính ta thì mới thành một tín đồ được.
“Khi các Phật tử nói đừng gây cho người khác nỗi khổ mà ta thấy điều đó gây ra đau khổ cho chính ta […]. Mỗi một và tất cả những người đó phản ảnh một ý thức rằng tất cả chúng ta cùng chia sẻ nỗi đau của người khác, và […] tin tưởng ở một điều gì đó lớn lao hơn chính chúng ta – rằng chúng ta không thể thực tâm tự mãn khi những người khác phải đối đầu với tuyệt vọng.”
--- --- ---
Có thể đọc toàn văn lá thư của Đức giáo hoàng và của Thủ tướng Brown trên trang mạng của Zenit:
http://www.zenit.org/article-25531?l=english
http://www.zenit.org/article-25530?l=english
Lá thư được gửi sau khi Thủ tướng Brown thăm viếng Vatican và nói về hội nghị thượng đỉnh G-20 dự trù họp vào hai ngày thứ Năm và thứ Sáu tuần này.
Đức thánh cha đề cập đến cảnh ngộ khốn khó của châu Phi, cho biết ngài vừa trở về sau cuộc tông du tại đó khi ngài “có cơ hội được thấy trực tiếp thực tế nghèo khổ trầm trọng và những người bị đặt ra ngoài lề mà cuộc khủng hoảng này có nguy cơ làm tồi tệ thêm một cách khốc liệt.”
Đức giáo hoàng nêu lên rằng G-20, đại diện cho những quốc gia có tới 90% tổng sản lượng thế giới và 80% mậu dịch toàn cầu, mà trong số này chỉ có một quốc gia ở vùng châu Phi hạ-Sahara.
Ngài nói: “Tình trạng này phải gợi lên một sự suy nghĩ sâu xa nơi các thành viên tham dự hội nghị thượng đỉnh.” Vì vậy, Đức giáo hoàng thúc giục phải nhờ cậy vào những tổ chức như Liên hiệp quốc chẳng hạn “nhằm để lắng nghe được tiếng nói của mọi quốc gia và đảm bảo rằng các biện pháp và những bước tiến quyết định tại các phiên họp của G-20 được tất cả mọi người ủng hộ.”
Tin tưởng vào con người
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói rằng một yếu tố khác nữa mà các nhà lãnh đạo trong hội nghị thượng đỉnh nên suy nghĩ tới, đó là nguyên nhân gây ra cuộc suy trầm về kinh tế.
“Những cuộc khủng hoảng tài chánh nổ ra – một phần nào do ở sự suy thoái trong cung cách hành xử đúng đắn theo đạo đức – khi những người hoạt động trong khu vực kinh tế mất đi niềm tin vào các phương thức điều hành và vào các hệ thống tài chính. Tuy nhiên, tài chánh, thương mại và các hệ thống sản xuất là những sáng tạo không chắc chắn của con người, khi trở thành những đối tượng của lòng tin mù quáng, đã mang trong chính chúng những căn nguyên của sự suy thoái rồi.
“Nền tảng chân thật và vững chắc duy nhất là niềm tin nơi con người nhân bản. Vì lý do này tất cả mọi biện pháp đề ra để kìm hãm cuộc khủng hoảng này phải tìm kiếm rốt ráo việc cung ứng sự an toàn cho các gia đình và sự ổn định cho các công nhân và, bằng những luật lệ và kiểm soát thích hợp, tái lập đạo đức cho thế giới tài chánh.”
Và Đức giáo hoàng tuyên bố, cuộc khủng hoảng hiện nay không thể đưa tới việc “hủy bỏ hay giảm thiểu quyết liệt các chương trình trợ giúp bên ngoài, nhất là cho châu Phi và cho những quốc gia kém phát triển khác.”
Ngài khẳng định: “Viện trợ để phát triển, gồm cả các điều kiện thương mại và kinh tế thuận lợi cho những quốc gia kém phát triển và xóa nợ bên ngoài cho những nước nghèo nhất và nợ nần nhiều nhất, đã không phải là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng và, xét theo lẽ công bằng căn bản, không được là nạn nhân của khủng hoảng.
“Niềm tin tích cực vào con người nhân bản, và trên hết cả, niềm tin vào những người nam nữ nghèo khổ nhất – của châu Phi và những miền khác trên thế giới bị ảnh hưởng bởi nạn nghèo đói cùng cực – là điều cần thiết nếu chúng ta thực tâm muốn giải quyết dứt khoát cuộc khủng hoảng này một lần cho xong, không quay lưng lại bất cứ vùng đất nào, và nếu chúng ta quyết tâm muốn ngăn ngừa bất cứ chuyện tái tục tình huống tương tự nào như tình huống chúng ta đang trải qua bây giờ.”
Sẵn sàng để giúp đỡ
Phúc đáp lá thư của Đức giáo hoàng, Thủ tướng Brown đảm bảo rằng nước ông muốn giúp việc bảo vệ những người nghèo khổ.
Ông khẳng định: “Điều cốt yếu là các nước giầu giữ lời họ đã hứa về viện trợ, ngay cả vào những lúc khó khăn này.”
Thủ tướng nói đến 4 ưu tiên của cuộc họp thượng đỉnh.
Ngoài việc giúp người nghèo khổ, ông cũng chú ý tới việc tìm ra sự ủng hộ trong các nỗ lực đối phó với sự thay đổi khí hậu, cũng như việc tái tăng cường sinh lực cho nền thương mại toàn cầu, và thỏa thuận “các biện pháp cứng rắn để điều hành tốt đẹp hơn các ngân hàng, các quỹ phòng ngừa, và đảm bảo cho việc điều hành hệ thống ngân hàng trong bóng tối.”
Thủ tướng Brown kết luận: “Đây là lúc quyết định cho nền kinh tế thế giới, chúng ta phải có một sự chọn lựa. Chúng ta có thể hoặc để cho sự suy thoái tiếp tục chạy theo con đường của nó, hoặc là có thể cùng nhau quyết tâm như một cộng đồng quốc tế để đoàn kết, để đứng chung với hàng triệu người đang đấu tranh trong những giờ phút cam go này, để chống trả cuộc suy thoái toàn cầu nay đang làm tổn thương quá nhiều người trong mọi châu lục. Tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo thế giới có thể cùng nhau đứng lên đương đầu với thách đố này.”
Cảm thức tôn giáo
Thủ tướng Brown sau đó đề cập tới lá thư của Đức giáo hoàng trong một bài diễn từ ông đọc tại Nhà thờ chính toà Thánh Phaolô (St. Paul's Cathedral), khi nói rằng “thị trường cần đến luân lý đạo đức.”
Trong một bài diễn từ với những xác quyết không đặc trưng về tôn giáo nào, thủ tướng khẳng định rằng các tín hữu thuộc nhiều tôn giáo chia sẻ cùng một ý thức luân lý, đã vạch ra con đường để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Ông nói: “Tín hữu Kitô giáo không nói rằng con người nên bị đơn thuần giảm thiểu xuống tới mức họ có thể sản xuất hoặc tới mức nào họ có thể mua được […] Và khi người theo Do thái giáo nói rằng hãy yêu người lân cận như chính mình. Khi người Hồi giáo nói lúc nào ta muốn cho anh em mình điều ta ao ước cho chính ta thì mới thành một tín đồ được.
“Khi các Phật tử nói đừng gây cho người khác nỗi khổ mà ta thấy điều đó gây ra đau khổ cho chính ta […]. Mỗi một và tất cả những người đó phản ảnh một ý thức rằng tất cả chúng ta cùng chia sẻ nỗi đau của người khác, và […] tin tưởng ở một điều gì đó lớn lao hơn chính chúng ta – rằng chúng ta không thể thực tâm tự mãn khi những người khác phải đối đầu với tuyệt vọng.”
--- --- ---
Có thể đọc toàn văn lá thư của Đức giáo hoàng và của Thủ tướng Brown trên trang mạng của Zenit:
http://www.zenit.org/article-25531?l=english
http://www.zenit.org/article-25530?l=english
Top Stories
Vietnamese court upholds questionable conviction of eight Catholic protesters
CNA
23:42 01/04/2009
Hanoi, Vietnam, March 28 (CNA).-After "highly spirited" protests and reports of Vietnamese authorities' interference with their legal representation, a Hanoi appellate court on Friday rejected the appeal of eight Catholic parishioners convicted of disturbing public order and damaging property during demonstrations seeking the return of confiscated church land.
The charges against the defendants stemmed from protests at Thai Ha Church, where they joined hundreds of Catholic protesters seeking the return of 14 acres of church land confiscated by the Vietnamese government.
In December 2008 seven of the eight Catholics, who at the time ranged in age from 21 to 63, were convicted of damaging public property during the protests, while Marie Nguyen Thi Nhi was charged with causing a social disturbance for playing a gong and praying at Thai Ha. The property that was allegedly damaged by the Catholics reportedly amounted to around $200 in value.
Seven parishioners were given administrative probation of up to two years and suspended jail terms of 12 to 15 months, minus time already spent in custody. An eighth was given a warning.
They appealed their convictions, arguing that they committed no crime and were exercising their right to free speech.
On Friday appellate court president Nguyen Quoc Hoi ruled that there was no ground for their appeal. Fr. J.B. An Dang told CNA the court president charged that the defendants' behavior was "dangerous for society, causing serious consequences... undermining the great national unity."
The Catholic defendants' principal lawyer Le Tran Luat was absent, reportedly because of government interference.
"The time period leading up to the trial has been marked by a crescendo of harassment and intimidation by Vietnamese authorities against Le Tran Luat," Fr. An Dang told CNA, explaining that the actions included "detention, searches, interrogation, phone threats, banning him from travelling to Hanoi, as well as taking away from him his license to practice. Besides all this, the state media is carrying out a smear campaign against him as a person and a servant of the public."
He reported that state-run media outlets have carried articles accusing the lawyer of using false documents, employing non-attorneys to work as lawyers and also failing to pay taxes.
"The Catholic defendants have obviously been deprived of their right to legal representation in accordance with due process," Fr. An Dang charged, adding that two other lawyers defended seven of the defendants, while Nguyen Thi Nhi had to defend herself because Le Tran Luat was her only advocate.
At 6 a.m. following a morning Mass on the day of the trial, thousands of Thai Ha parishioners had marched about 7.5 miles from their church to the court house, singing and praying loudly.
They were joined by thousands of parishioners at Ha Dong in their demonstration before hundreds of anti-riot police equipped with batons, stun guns, and trained dogs.
The protesters held placards criticizing the trial. Some signs read "Justice, truth" and others read "You are innocent."
Armed police reportedly raided homes in Ha Dong neighborhoods the day before the trial. Some people were held in custody while others were expelled from the area.
"Residents were warned not to allow anyone who had not registered with police to stay during the night at their homes or face severe punishment for their 'not cooperating'," Fr. An Dang told CNA.
The night before the trial, Vietnamese television station VTV1 accused the Redemptorist order of instigating the eight parishioners to commit disorderly conduct. The station questioned why the priests had not yet been arrested.
Other state media outlets have made similar reports in what Fr. An Dang characterized as "a concerted effort to limit the number of Catholics whose attendance is foreseeable."
Catholics have complained that the 2008 trial was itself an attempt by the government to prevent protests concerning officials' property disputes with the Catholic Church.
The charges against the defendants stemmed from protests at Thai Ha Church, where they joined hundreds of Catholic protesters seeking the return of 14 acres of church land confiscated by the Vietnamese government.
In December 2008 seven of the eight Catholics, who at the time ranged in age from 21 to 63, were convicted of damaging public property during the protests, while Marie Nguyen Thi Nhi was charged with causing a social disturbance for playing a gong and praying at Thai Ha. The property that was allegedly damaged by the Catholics reportedly amounted to around $200 in value.
Seven parishioners were given administrative probation of up to two years and suspended jail terms of 12 to 15 months, minus time already spent in custody. An eighth was given a warning.
They appealed their convictions, arguing that they committed no crime and were exercising their right to free speech.
On Friday appellate court president Nguyen Quoc Hoi ruled that there was no ground for their appeal. Fr. J.B. An Dang told CNA the court president charged that the defendants' behavior was "dangerous for society, causing serious consequences... undermining the great national unity."
The Catholic defendants' principal lawyer Le Tran Luat was absent, reportedly because of government interference.
"The time period leading up to the trial has been marked by a crescendo of harassment and intimidation by Vietnamese authorities against Le Tran Luat," Fr. An Dang told CNA, explaining that the actions included "detention, searches, interrogation, phone threats, banning him from travelling to Hanoi, as well as taking away from him his license to practice. Besides all this, the state media is carrying out a smear campaign against him as a person and a servant of the public."
He reported that state-run media outlets have carried articles accusing the lawyer of using false documents, employing non-attorneys to work as lawyers and also failing to pay taxes.
"The Catholic defendants have obviously been deprived of their right to legal representation in accordance with due process," Fr. An Dang charged, adding that two other lawyers defended seven of the defendants, while Nguyen Thi Nhi had to defend herself because Le Tran Luat was her only advocate.
At 6 a.m. following a morning Mass on the day of the trial, thousands of Thai Ha parishioners had marched about 7.5 miles from their church to the court house, singing and praying loudly.
They were joined by thousands of parishioners at Ha Dong in their demonstration before hundreds of anti-riot police equipped with batons, stun guns, and trained dogs.
The protesters held placards criticizing the trial. Some signs read "Justice, truth" and others read "You are innocent."
Armed police reportedly raided homes in Ha Dong neighborhoods the day before the trial. Some people were held in custody while others were expelled from the area.
"Residents were warned not to allow anyone who had not registered with police to stay during the night at their homes or face severe punishment for their 'not cooperating'," Fr. An Dang told CNA.
The night before the trial, Vietnamese television station VTV1 accused the Redemptorist order of instigating the eight parishioners to commit disorderly conduct. The station questioned why the priests had not yet been arrested.
Other state media outlets have made similar reports in what Fr. An Dang characterized as "a concerted effort to limit the number of Catholics whose attendance is foreseeable."
Catholics have complained that the 2008 trial was itself an attempt by the government to prevent protests concerning officials' property disputes with the Catholic Church.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành trình Mùa Chay của nhóm Bông Hồng Xanh
Maria Vũ Loan
18:00 01/04/2009
Mùa chay là mùa sinh nhiều hoa trái nhân đức từ sự chay tịnh, lòng xám hối, tâm tình bao dung, bàn tay nhân ái…Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi cũng có một hành trình nhỏ bé để hiệp thông với Giáo Hội trong mùa chay thánh này.
Hành trình của chúng tôi là dừng chân tại nơi chữa bệnh của các thầy dòng, trở lại xóm chài Long Hải tặng ông cụ bệnh phong cái giường, ti vi, tiền và thăm một số gia đình nghèo với khá nhiều cảm xúc và làm việc thiện loanh quanh trong thành phố Sài Gòn; nếu chúng tôi cứ kể hết mọi việc đã làm thì có còn gì để dâng cho Chúa không nhỉ?
Xin ghi lại đây một điểm dừng là phòng khám bệnh của quí thầy dòng thánh Gioan Thiên Chúa.
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Thiên An
Một buổi chiều trong tuần, chúng tôi đến tu viện Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành (thuộc tỉnh dòng Đức Maria Thánh Linh Việt Nam, dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa) để thực hiện một lời hứa. Đó là trợ giúp một bệnh nhân đặc biệt đang điều trị tại đây; gọi là đặc biệt vì người thanh niên này chính là một giáo dân ở giáo họ Ruộng Tre (Bà Rịa) mà chúng tôi đã đến chia quà trong dịp Tết vừa qua.
Nhìn người bạn trẻ Kim Long mới hai mươi ba tuổi đời mà có nguy cơ bị liệt nửa người vĩnh viễn vì té xe, ai cũng có thể chạnh lòng. Nỗi bất hạnh như chực chờ bao trùm lên tuổi thanh xuân của chàng trai có đôi mắt khá đẹp, đang được người mẹ chăm sóc, còn lại ở nhà là hai đứa em nhỏ và một cậu em kế cũng đã biết đi tưới dưa hấu mướn.
Kim Long được
Nhóm chúng tôi trả tiền bệnh viện cho Kim Long khi cậu ấy phải bắn tia Laser để kích thích các huyệt đạo nhằm phục hồi các chức năng đã bị tê liệt.
Nhờ vậy, Long đã không còn nằm bất động mà đến nay đã có thể ngồi, và đang tập đứng để đi. Dù nhóm chúng tôi chuyên lo về chuyện học tập của các em học sinh khó khăn nơi thành thị, học trò ở vùng sâu vùng xa trở ngại học hành…nhưng có những hoàn cảnh đặc biệt, không thể quay lưng vô tâm.
Cũng nhân dịp này chúng tôi được hiểu thêm về công việc chữa bệnh của quí thầy dòng thánh Gioan Thiên Chúa.
Bệnh viện Thống Nhất (Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) trước đây có tên là Thánh Tâm, do các thầy dòng lập ra. Sau năm 1975, Nhà Nước tiếp quản các cơ sở giáo dục và y tế, các thầy vẫn làm việc bình thường cho đến năm 1979 mới chuyển giao một nửa cơ sở phía trước, một nửa phía sau có nhà thờ và tu viện trở thành nơi sống và làm việc của các thầy. Phần phía trước chữa trị theo Tây y, còn phía sau quí thầy chữa trị theo Đông y. Bạn Kim Long chữa trị 10 ngày trong bệnh viện do Nhà Nước quản lý, sau đó mới chuyển sang chỗ quí thầy mà chữa trị tập luyện.
Bệnh viện và tu viện cách nhau một hàng rào. Bước qua cánh cổng lớn là một quang cảnh thanh tịnh, rộng thoáng đẹp mắt, nhà thờ được xây kiên cố, hàng thông xanh như có tự bao giờ.
Quang cảnh đẹp mà không có bóng dáng của con người thì cái đẹp dễ trở thành vô hồn. Rẽ sang bên cánh trái nhà thờ, chúng tôi mới thấy, nơi đây tấm lòng nhân ái của quí thầy được trải rộng với ý nghĩa của từ “trợ thế”. Trợ nghĩa là giúp đỡ, thế là thế gian; các thầy giúp đỡ thế gian để “Qua xác yếu hèn đến hồn bất diệt”. Từ việc chăm sóc người bệnh sẽ dẫn đến việc đánh động bệnh nhân để họ ý thức về một đời sống trường sinh.
Dọc hành lang là một phòng khám bệnh, phòng thuốc, phòng tập. Phòng tập lúc nào cũng đông người với giường và các dụng cụ để bệnh nhân tập đi đứng, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt…Người ta thường đến chữa các bệnh như xuất huyết não, cao huyết áp, thấp khớp, viêm thận….
Đứng trước phòng thuốc là một mùi thơm lừng của lá, của cây khô; có các nữ tu túc trực bốc thuốc theo toa. Thuốc ở đây là do các thầy mua dược liệu rồi chế thành phẩm nên rất rẻ. Các bệnh nhân nghèo, người già cả, người tàn tật được miễn phí hoàn toàn; vì thế trong năm 2008, tiền miễn phí chi các đối tượng này lên đến 400 triệu đồng. Đặc biệt là các thầy còn có một vườn thuốc mẫu, trồng các loại cây làm thuốc, để khi cần thì người bệnh có thể vào vườn cây nhận diện loại lá cây nào có thể dùng để tự chữa bệnh.
Những người ở xa đến đây chữa bệnh thì phải ra bên ngoài khuôn viên tu viện để thuê một căn phòng nhỏ tạm trú qua ngày với giá 500 ngàn đồng VN (khoảng 30 Usd) một tháng và ăn uống tự túc. Bạn trẻ Kim Long, mà chúng tôi đang giúp, cũng phải thuê như vậy.
Tuy quí thầy tự quản và điều hành việc chữa bệnh nhưng mỗi năm Nhà Nước đều kiểm tra một lần về những qui chế và luật định của ngành Y.
Quan sát các thầy có mặt trong phòng tập cùng các bệnh nhân, có ai nghĩ rằng trong các động tác đơn giản dân giã ấy lại gói ghém cả một lý tưởng trợ thế vì Chúa Kitô. Nhìn quí thầy, chúng tôi thầm nghĩ: hình như não trạng của một số giáo dân Việt Nam khi có con trai sống đời dâng hiến thì thích con mình được phục vụ trong các công việc được coi là “trịnh trọng”, còn những việc đơn sơ, âm thầm xem ra ít ai chú ý; mà thật ra những việc phục vụ liên quan đến phần xác hay phần hồn của con người đều “tuyệt vời” cả!
Dòng trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa có gốc ở Italia, hiện diện tại 45 quốc gia và có 4 cộng đoàn tại Việt Nam với 60 tu huynh khấn trọn, 10 thầy khấn tạm và khá nhiều bạn trẻ tìm hiểu ơn gọi của dòng. Tại các quốc gia các tu huynh chuyên tâm phục vụ tại bệnh viện, nhà dưỡng lão, trung tâm khuyết tật; còn dòng nữ thì chuyên chăm các em bị tâm thần, bại liệt…theo gương thánh Gioan Thiên Chúa khi còn tại thế, thấy người nghèo bệnh tật lang thang vất vưởng ngoài đường đã mang về chăm sóc và giúp họ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa.
Buổi chiều hôm ấy, thầy Đa Minh Trần Văn Hiệp đã dẫn chúng tôi tham quan quanh phòng khám và đặc biệt xuống thăm nhà cốt hài nhi. Đó là một căn nhà có mái tôn cũ, trong đó có một tủ đông lạnh đựng xác thai nhi bị thải ra khi người ta phá thai, do mấy chị tình nguyện đã đi thu gom ở một vài bệnh viện quanh khu vực. Khi nào tủ đông lạnh ấy đầy lên thì đưa đi thiệu và để cốt ở đó. Chúng tôi xúc động trong lòng và cảm phục việc làm tỏ ý trân trọng sự sống của quí thầy ở đây.
Người Việt Nam nghĩ rằng “sinh, lão, bệnh, tử” là vòng quay chi phối phận người, nhưng không phải lúc nào cái vòng quay ấy cũng diễn ra một cách trật tự; có người bị bệnh trước khi lão, có người tử khi mới sinh, có người đi đứng khó khăn như một ông lão khi tuổi đời còn trẻ…thế mới biết ai không có niềm tin làm điểm tựa thì bất hạnh biết bao!
Lời cảm ơn mùa chay
Nhóm Bông Hồng Xanh xin thay mặt người nghèo cảm ơn anh kỹ sư Phan Văn Tịnh đã giúp bệnh nhân Kim Long 200 Usd. Chị Hoàng Thị Diệu đã giúp ông cụ bệnh phong 50 Usd. Bạn Mỹ Linh (con anh Quỹ-chị Liên trước ở Vinh Sơn) 1 triệu đồng VN. Và anh chị Trần Vinh – Cù Thị Mỹ Liên cho học sinh nghèo 200 Usd.
Xin hẹn quí vị một chuyến đi khác.
Hành trình của chúng tôi là dừng chân tại nơi chữa bệnh của các thầy dòng, trở lại xóm chài Long Hải tặng ông cụ bệnh phong cái giường, ti vi, tiền và thăm một số gia đình nghèo với khá nhiều cảm xúc và làm việc thiện loanh quanh trong thành phố Sài Gòn; nếu chúng tôi cứ kể hết mọi việc đã làm thì có còn gì để dâng cho Chúa không nhỉ?
Xin ghi lại đây một điểm dừng là phòng khám bệnh của quí thầy dòng thánh Gioan Thiên Chúa.
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Thiên An
Một buổi chiều trong tuần, chúng tôi đến tu viện Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành (thuộc tỉnh dòng Đức Maria Thánh Linh Việt Nam, dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa) để thực hiện một lời hứa. Đó là trợ giúp một bệnh nhân đặc biệt đang điều trị tại đây; gọi là đặc biệt vì người thanh niên này chính là một giáo dân ở giáo họ Ruộng Tre (Bà Rịa) mà chúng tôi đã đến chia quà trong dịp Tết vừa qua.
Nhìn người bạn trẻ Kim Long mới hai mươi ba tuổi đời mà có nguy cơ bị liệt nửa người vĩnh viễn vì té xe, ai cũng có thể chạnh lòng. Nỗi bất hạnh như chực chờ bao trùm lên tuổi thanh xuân của chàng trai có đôi mắt khá đẹp, đang được người mẹ chăm sóc, còn lại ở nhà là hai đứa em nhỏ và một cậu em kế cũng đã biết đi tưới dưa hấu mướn.
Kim Long được
Nhóm chúng tôi trả tiền bệnh viện cho Kim Long khi cậu ấy phải bắn tia Laser để kích thích các huyệt đạo nhằm phục hồi các chức năng đã bị tê liệt.
Nhờ vậy, Long đã không còn nằm bất động mà đến nay đã có thể ngồi, và đang tập đứng để đi. Dù nhóm chúng tôi chuyên lo về chuyện học tập của các em học sinh khó khăn nơi thành thị, học trò ở vùng sâu vùng xa trở ngại học hành…nhưng có những hoàn cảnh đặc biệt, không thể quay lưng vô tâm.
Cũng nhân dịp này chúng tôi được hiểu thêm về công việc chữa bệnh của quí thầy dòng thánh Gioan Thiên Chúa.
Bệnh viện Thống Nhất (Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) trước đây có tên là Thánh Tâm, do các thầy dòng lập ra. Sau năm 1975, Nhà Nước tiếp quản các cơ sở giáo dục và y tế, các thầy vẫn làm việc bình thường cho đến năm 1979 mới chuyển giao một nửa cơ sở phía trước, một nửa phía sau có nhà thờ và tu viện trở thành nơi sống và làm việc của các thầy. Phần phía trước chữa trị theo Tây y, còn phía sau quí thầy chữa trị theo Đông y. Bạn Kim Long chữa trị 10 ngày trong bệnh viện do Nhà Nước quản lý, sau đó mới chuyển sang chỗ quí thầy mà chữa trị tập luyện.
Bệnh viện và tu viện cách nhau một hàng rào. Bước qua cánh cổng lớn là một quang cảnh thanh tịnh, rộng thoáng đẹp mắt, nhà thờ được xây kiên cố, hàng thông xanh như có tự bao giờ.
Quang cảnh đẹp mà không có bóng dáng của con người thì cái đẹp dễ trở thành vô hồn. Rẽ sang bên cánh trái nhà thờ, chúng tôi mới thấy, nơi đây tấm lòng nhân ái của quí thầy được trải rộng với ý nghĩa của từ “trợ thế”. Trợ nghĩa là giúp đỡ, thế là thế gian; các thầy giúp đỡ thế gian để “Qua xác yếu hèn đến hồn bất diệt”. Từ việc chăm sóc người bệnh sẽ dẫn đến việc đánh động bệnh nhân để họ ý thức về một đời sống trường sinh.
Dọc hành lang là một phòng khám bệnh, phòng thuốc, phòng tập. Phòng tập lúc nào cũng đông người với giường và các dụng cụ để bệnh nhân tập đi đứng, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt…Người ta thường đến chữa các bệnh như xuất huyết não, cao huyết áp, thấp khớp, viêm thận….
Đứng trước phòng thuốc là một mùi thơm lừng của lá, của cây khô; có các nữ tu túc trực bốc thuốc theo toa. Thuốc ở đây là do các thầy mua dược liệu rồi chế thành phẩm nên rất rẻ. Các bệnh nhân nghèo, người già cả, người tàn tật được miễn phí hoàn toàn; vì thế trong năm 2008, tiền miễn phí chi các đối tượng này lên đến 400 triệu đồng. Đặc biệt là các thầy còn có một vườn thuốc mẫu, trồng các loại cây làm thuốc, để khi cần thì người bệnh có thể vào vườn cây nhận diện loại lá cây nào có thể dùng để tự chữa bệnh.
Những người ở xa đến đây chữa bệnh thì phải ra bên ngoài khuôn viên tu viện để thuê một căn phòng nhỏ tạm trú qua ngày với giá 500 ngàn đồng VN (khoảng 30 Usd) một tháng và ăn uống tự túc. Bạn trẻ Kim Long, mà chúng tôi đang giúp, cũng phải thuê như vậy.
Tuy quí thầy tự quản và điều hành việc chữa bệnh nhưng mỗi năm Nhà Nước đều kiểm tra một lần về những qui chế và luật định của ngành Y.
Quan sát các thầy có mặt trong phòng tập cùng các bệnh nhân, có ai nghĩ rằng trong các động tác đơn giản dân giã ấy lại gói ghém cả một lý tưởng trợ thế vì Chúa Kitô. Nhìn quí thầy, chúng tôi thầm nghĩ: hình như não trạng của một số giáo dân Việt Nam khi có con trai sống đời dâng hiến thì thích con mình được phục vụ trong các công việc được coi là “trịnh trọng”, còn những việc đơn sơ, âm thầm xem ra ít ai chú ý; mà thật ra những việc phục vụ liên quan đến phần xác hay phần hồn của con người đều “tuyệt vời” cả!
Dòng trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa có gốc ở Italia, hiện diện tại 45 quốc gia và có 4 cộng đoàn tại Việt Nam với 60 tu huynh khấn trọn, 10 thầy khấn tạm và khá nhiều bạn trẻ tìm hiểu ơn gọi của dòng. Tại các quốc gia các tu huynh chuyên tâm phục vụ tại bệnh viện, nhà dưỡng lão, trung tâm khuyết tật; còn dòng nữ thì chuyên chăm các em bị tâm thần, bại liệt…theo gương thánh Gioan Thiên Chúa khi còn tại thế, thấy người nghèo bệnh tật lang thang vất vưởng ngoài đường đã mang về chăm sóc và giúp họ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa.
Buổi chiều hôm ấy, thầy Đa Minh Trần Văn Hiệp đã dẫn chúng tôi tham quan quanh phòng khám và đặc biệt xuống thăm nhà cốt hài nhi. Đó là một căn nhà có mái tôn cũ, trong đó có một tủ đông lạnh đựng xác thai nhi bị thải ra khi người ta phá thai, do mấy chị tình nguyện đã đi thu gom ở một vài bệnh viện quanh khu vực. Khi nào tủ đông lạnh ấy đầy lên thì đưa đi thiệu và để cốt ở đó. Chúng tôi xúc động trong lòng và cảm phục việc làm tỏ ý trân trọng sự sống của quí thầy ở đây.
Người Việt Nam nghĩ rằng “sinh, lão, bệnh, tử” là vòng quay chi phối phận người, nhưng không phải lúc nào cái vòng quay ấy cũng diễn ra một cách trật tự; có người bị bệnh trước khi lão, có người tử khi mới sinh, có người đi đứng khó khăn như một ông lão khi tuổi đời còn trẻ…thế mới biết ai không có niềm tin làm điểm tựa thì bất hạnh biết bao!
Lời cảm ơn mùa chay
Nhóm Bông Hồng Xanh xin thay mặt người nghèo cảm ơn anh kỹ sư Phan Văn Tịnh đã giúp bệnh nhân Kim Long 200 Usd. Chị Hoàng Thị Diệu đã giúp ông cụ bệnh phong 50 Usd. Bạn Mỹ Linh (con anh Quỹ-chị Liên trước ở Vinh Sơn) 1 triệu đồng VN. Và anh chị Trần Vinh – Cù Thị Mỹ Liên cho học sinh nghèo 200 Usd.
Xin hẹn quí vị một chuyến đi khác.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chiến sĩ bảo vệ Công lý
Lê Kim Dung
02:00 01/04/2009
Anh Lê Trần Luật ơi!
Đọc thư anh tôi không khỏi bồi hồi.
Ôi! Một con người trí tuệ.
Được khai sinh từ đâu.
Và hướng dẫn viên Thần Thánh nào.
Đã đưa anh vào con đường công lý.
Để anh trở thành chiến sĩ.
Đẩy lùi bóng tối cường quyền.
Có phải chăng nhân duyên từ muôn kiếp trước.
Để chúng tôi có được anh.
Một đồng minh cùng thắp sáng niềm tin.
Anh sáng của lương tâm cùng với tài năng nhìn nhận.
Để anh hùng biện chính chất lượng cửa tâm hồn anh.
Bênh vực oan dân và quyết đòi công lý.
Anh chính là chiến sĩ của thời đại hôm nay.
Thời đại của những ngày bão giông đen tối.
Của những ngày cường quyền kết duyên cùng tội lỗi.
Của thời đại gian dối, bạo lực, điên cuồng.
Trao đổi trắng thành đen, tội phạm trở lên quan án.
Che đậy những cống ngầm của tham lam nhũng đoạn.
Tàn nhẫn dùng trăm ngàn thủ đoạn giết dân lành.
Những người dám đấu tranh dám hy sinh vì công bằng bác ái.
Mang lý tưởng hoà bình ôn hoà, nhẫn nại.
Chỉ biết nài xin cùng Đấng Tối Cao.
Giót vào lòng người phần mềm sửa đổi.
Để họ nhận ra tội lỗi chừa cải đi cho dân nhờ.
Thay vào cho họ quả tim nhân ái.
Vứt đi cho họ quả tim đen tối bùn nhơ.
Để họ thôi phụng thờ tham quyền cố vị.
Để cuộc sống này có công lý tự do.
Là công bằng chứ không phải xin - cho.
Thứ ban phát lố lăng của thói ăn gian nói dối.
Anh đã cùng chúng tôi lặn lội.
Vào Nam ra Bắc quyết làm chứng nhân sự thật.
Tuy anh không được cùng chúng tôi trong phiên toà phúc thẩm.
Nhưng vẫn có anh trong tư tưởng mọi người.
Tên tuổi anh đã vượt ra ngoài biên giới.
Một tấm gương sáng chói, về sức bền và sự dẻo dai, kiên cường vì lẽ phải.
Anh mãi mãi là một vị anh hùng của thời đại hôm nay.
(Kính tặng luật sư Lê Trần Luật
Hải Phòng, ngày 28.3.2009)
Đọc thư anh tôi không khỏi bồi hồi.
Ôi! Một con người trí tuệ.
Được khai sinh từ đâu.
Và hướng dẫn viên Thần Thánh nào.
Đã đưa anh vào con đường công lý.
Để anh trở thành chiến sĩ.
Đẩy lùi bóng tối cường quyền.
Có phải chăng nhân duyên từ muôn kiếp trước.
Để chúng tôi có được anh.
Một đồng minh cùng thắp sáng niềm tin.
Anh sáng của lương tâm cùng với tài năng nhìn nhận.
Để anh hùng biện chính chất lượng cửa tâm hồn anh.
Bênh vực oan dân và quyết đòi công lý.
Anh chính là chiến sĩ của thời đại hôm nay.
Thời đại của những ngày bão giông đen tối.
Của những ngày cường quyền kết duyên cùng tội lỗi.
Của thời đại gian dối, bạo lực, điên cuồng.
Trao đổi trắng thành đen, tội phạm trở lên quan án.
Che đậy những cống ngầm của tham lam nhũng đoạn.
Tàn nhẫn dùng trăm ngàn thủ đoạn giết dân lành.
Những người dám đấu tranh dám hy sinh vì công bằng bác ái.
Mang lý tưởng hoà bình ôn hoà, nhẫn nại.
Chỉ biết nài xin cùng Đấng Tối Cao.
Giót vào lòng người phần mềm sửa đổi.
Để họ nhận ra tội lỗi chừa cải đi cho dân nhờ.
Thay vào cho họ quả tim nhân ái.
Vứt đi cho họ quả tim đen tối bùn nhơ.
Để họ thôi phụng thờ tham quyền cố vị.
Để cuộc sống này có công lý tự do.
Là công bằng chứ không phải xin - cho.
Thứ ban phát lố lăng của thói ăn gian nói dối.
Anh đã cùng chúng tôi lặn lội.
Vào Nam ra Bắc quyết làm chứng nhân sự thật.
Tuy anh không được cùng chúng tôi trong phiên toà phúc thẩm.
Nhưng vẫn có anh trong tư tưởng mọi người.
Tên tuổi anh đã vượt ra ngoài biên giới.
Một tấm gương sáng chói, về sức bền và sự dẻo dai, kiên cường vì lẽ phải.
Anh mãi mãi là một vị anh hùng của thời đại hôm nay.
(Kính tặng luật sư Lê Trần Luật
Hải Phòng, ngày 28.3.2009)
“Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 37,5)
Lại Thế Lãng
03:13 01/04/2009
“Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 37,5)
Chúa nhật tới Giáo hội cử hành lễ Lá. Chúa nhật lễ Lá, mở đầu tuần thánh dẫn đến đại lễ Phục sinh, là ngày lễ quan trọng trong lịch Phụng vụ của Giáo hội. Đối với tôi, đã từ lâu, ngày lễ Lá còn có thêm một ý nghĩa nữa: một ngày kỷ niệm lớn của gia đình.
Cách đây hơn 20 năm, bố tôi ra đi đúng vào ngày Chúa nhật lễ Lá. Cha xứ đến thăm đã an ủi mẹ tôi rằng bố tôi mất vào ngày Chúa nhật lễ Lá, ngày Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem, đúng là một sự trùng hợp đầy ý nghĩa. Mẹ tôi thích cái ý tưởng đó cho nên đã lấy ngày Chúa nhật lễ Lá làm ngày giỗ của bố tôi mặc dù lịch Phụng vụ và Dương lịch không ăn khớp với nhau. Có năm ngày giỗ đến trước, có năm đến sau so với Dương lịch và có khi sai lệch đến nhiều ngày. Nhưng tôn trọng quyết định của mẹ tôi, ngay cả khi mẹ tôi không còn nữa anh em chúng tôi vẫn giữ ngày Chúa nhật lễ Lá là ngày giỗ của thân phụ chúng tôi.
Ngày Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem được dân chúng đón rước như mô tả trong thánh kinh là một cuộc đón rước tưng bừng. Dân chúng nhiệt liệt hoan hô Chúa Giêsu. Họ trải lá và cả áo để lót đường cho Chúa đi. Các tông đồ cùng đi với Chúa Giêsu ngày hôm đó chắc hẳn là hả hê lắm và rất mãn nguyện được làm môn đệ Chúa Giêsu. Nhưng rồi chỉ cách mấy ngày sau, khi Chúa Giêsu bị bắt và bị tra khảo thì các môn đệ đã bỏ trốn hết. Chỉ có Phêrô lén đi theo Chúa đến nơi thẩm vấn nhưng rồi ông cũng đã chối Chúa đến 3 lần khi bị người đầy tớ gái trong dinh thựợng tế phát hiện sự có mặt của ông ở trong đám đông.
Sự kiện trên nói lên điều gì? Phải chăng theo Chúa hay giữ đạo vào lúc thuận tiện, lúc xuôi chèo mát mái thì dễ nhưng theo Chúa hay giữ đạo vào những thời điểm gay go, gặp thử thách đòi hỏi phải có tấm lòng trung kiên, tuyệt đối tin tưởng vào Chúa nếu không thì sẽ dễ dàng bỏ Chúa, bỏ đạo. Sau năm 1975 có thiếu gì người Công giáo vì hoảng hốt hay vì điều này điều khác đã khiến đức tin bị lung lay. Ngay cả hàng ngũ linh mục, tu sĩ cũng có những người chỉ vì chút quyền lợi vật chất đã quay lưng với Giáo hội, cam tâm làm tay sai trong mưu toan lũng đoạn Giáo hội Chúa.
Ngày Chúa nhật lễ Lá được mở đầu bằng nghi thức làm phép lá rồi tiếp đó là cuộc rước lá. Sau đó ở trong nhà thờ mọi người sẽ nghe đọc một bài Thương khó khá dài với mấy lần đứng lên qùy xuống. Tan lễ mọi người đem về một cành lá đã làm phép để lưu giữ ở trong nhà. Nếu chỉ có vậy thôi thì qúa hình thức và hời hợt. Nếu những biến cố được kể lại trong bài Thương khó chỉ nghe cho qua mà không rút tỉa ra được một bài học nào thì thật đáng tiếc. Những nỗi oan khuất, những bản án bất công, những nghịch cảnh, đau khổ vẫn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Nếu biết nhìn ngắm và suy gẫm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu ta s ẽ có thêm sức mạnh vượt qua thử thách.
Tôi còn nhớ lúc mới đến Mỹ, nghe lời ông thầy dạy ESL (English as the second language), tôi thường mở TV để nghe giọng Mỹ cho quen. Một lần vừa mở TV tôi gặp đúng lúc một vị mục sư đang giảng kinh thánh. Vị mục sư người da đen, dáng người gầy gầy, khuôn mặt xương xương, giọng nói khàn khàn khiến ông phải kéo gân cổ lên mới nói thành tiếng. Hôm đó ông nói về việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem và những gì đã xẩy ra cho Người những ngày sau đó. Vị mục sư cầm trên tay cuốn thánh kinh mở sẵn, ông đọc rồi dẫn giải từng đoạn. Tuy không hiểu hết những từ ngữ trong bài giảng nhưng là một Kitô hữu với chút ít vốn liếng về thánh kinh tích lũy từ lúc còn bé cho nên tôi cũng nắm được những điểm chính của bài giảng hôm đó.
Vào cuối chương trình, vị mục sư gấp sách lại. Hai mắt ông mở to và nhìn thẳng về phía khán, thính gỉa đang theo dõi bài giảng của ông và với vẻ mặt nghiêm nghị, ông cố gắng nói thật rõ, nhấn mạnh từng chữ: Nếu một ngày nào đó bạn bị lừa dối, bị hiểu lầm, bị vu khống, bị đe dọa, bị đối xử bất công … thì xin hãy nhớ rằng không phải chỉ có một mình bạn đâu mà trước đây 2000 năm có một người đã phải nếm trải tất cả những bất hạnh đó. Hãy can đảm và xin ơn phù trợ bạn sẽ vượt qua được bất cứ thử thách nào trong cuộc sống. Cho đến nay đã trên 15 năm rồi tôi vẫn còn nhớ từ dáng điệu, cử chỉ và từng lời nói của vị mục sư nhiệt thành này.
Tôi cũng nhớ đã đọc ở đâu đó câu chuyện một vị linh mục đã khuyên giải người tử tội Tạ Vinh như thế nào. Tạ Vinh như nhiều người đã biết, một tỉ phú người Việt gốc Hoa, vào khoảng năm 1965 bị truy tố về tội đầu cơ tích trữ và bị tòa án tuyên phạt tử hình. Trong những ngày sống bất an trong nhà tù Chí Hòa, Tạ Vinh được một linh mục đến khuyên giải. Vị linh mục đã kể cho ông nghe về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu với những nỗi đắng cay, nhục nhằn, những oan trái, bất công, bị vu oan gía họa … bị đóng đinh trên cây thập tự cùng với hai tội nhân khác, chết rồi phục sinh và lên Trời ra sao. Câu chuyện về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu cũng như câu chuyện về một trong hai tội nhân nhờ tin tưởng vào Chúa Giêsu mà được cứu rỗi đã đánh động Tạ Vinh, giúp ông bình thản hơn và sẵn sàng đối diện với thực tại cho dù thực tại đó là cái chết đang chờ đợi ông. Từ một người chưa biết Chúa, trong cảnh khổ đau Tạ Vinh đã tìm được Chúa. Ông đã xin được rửa tội trước khi bị đem hành quyết tại pháp trường.
Nói đến việc bị xuyên tạc, bị vu khống, bị ngược đãi, bị đe dọa … tôi nghĩ ngay tới Đức Tổng Giám Mục Hà Nội. Ai cũng biết trong thời gian gần đây chỉ vì muốn nói lên sự thật, Đức TGM đã bị người ta huy động cả một hệ thống truyền thông với người và phương tiện hùng hậu, mở cuộc đánh phá ngài. Người ta đã không ngần ngại xuyên tạc, vu khống, đổi trắng thay đen, mạ lỵ và ngay đến cả dùng bạo lực, hăm dọa đủ thứ … nhưng là mục tử của Chúa chắc chắn Đức TGM không thể đi khác con đường mà Chúa Giêsu đã đi. Hiểu rõ những nỗi khó khăn của ngài, linh mục linh hướng thường khuyên mọi người trong cộng đoàn cầu nguyện nhiều cho ngài. Cầu nguyện cho ngài, như linh mục linh hướng nhấn mạnh, không phải là xin Chúa cất đi gánh nặng cho ngài nhưng là xin Chúa thêm sức mạnh để ngài vui vẻ chấp nhận mọi gánh nặng đang đặt trên vai ngài để ngài có thể chu toàn trách nhiệm của ngời chủ chăn như Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ mạng do Đức Chúa Cha trao cho.
Đón ngày Chúa nhật lễ Lá năm nay không thể không nghĩ đến hai cuộc rước lá thật tưng bừng không phải vào ngày lễ Lá. Hai cuộc rước Lá này diễn ra tại Hà Nội cách đây không lâu. Một diễn ra vào hôm 8/12/2008 khi tòa án quận Đống Đa mở phiên tòa xử 8 giáo dân Thái Hà về cái gọi là “gây rối trật tự công cộng” và “hủy hoại tài sản” và một mới diễn ra vào ngày 27/3/2009 khi tòa án tại Hà Đông mở phiên xử phúc thẩm kháng cáo của 8 giáo dân Thái Hà. Trong cả hai phiên tòa, dù bị ngăn chặn đủ cách, hàng ngàn giáo dân từ các nơi của TGP Hà Nội đã kéo đến hỗ trợ cho 8 anh chị em đồng đạo của họ. Chỉ với cành thiên tuế trên tay những con người chân yếu tay mềm đã tỏ ra can trường, hiên ngang diễn hành đến nơi xử án không một chút sợ hãi.
Trước cả hai phiên tòa, nhất là trong phiên xử phúc thẩm lần sau, biết bao nhiêu mưu chước đã được bày ra, bao nhiêu cạm bẫy đã được giăng mắc. Chỉ cần nhìn vào cách thức dàn trận, cách diễu võ dương oai trước những ngày diễn ra phiên xử cũng có thể đoán biết được người ta muốn làm gì. Đã có nhiều lo ngại cho số phận của 8 anh chị em Thái Hà vì sợ rằng người ta sẽ bất chấp lẽ phải mà làm càn để dằn mặt, không những chỉ với những anh chị em ra tòa mà còn nhắm tới tất cả những ai dám tham dự vào công cuộc đòi hỏi Công lý. Càng gần đến ngày xử càng khiến cho những ai quan tâm đến vụ án Thái Hà phải hồi hộp. Nhưng rồi những gì đã diễn ra trong ngày xử lại tốt đẹp ngoài sức tưởng tượng vì những người đến tòa án ngày hôm đó đã bình tĩnh và tin tưởng mãnh liệt vào bàn tay quyển năng của Thiên Chúa đúng như câu thánh vịnh “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 37,5).
Tạ ơn Chúa và xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa về tinh thần hiệp thông, đoàn kết và hy sinh của giáo dân TGP Hà Nội cũng như những người thiện chí muốn cho công lý được thể hiện trên quê hương Việt Nam.
Vermont1/4/2009
Chúa nhật tới Giáo hội cử hành lễ Lá. Chúa nhật lễ Lá, mở đầu tuần thánh dẫn đến đại lễ Phục sinh, là ngày lễ quan trọng trong lịch Phụng vụ của Giáo hội. Đối với tôi, đã từ lâu, ngày lễ Lá còn có thêm một ý nghĩa nữa: một ngày kỷ niệm lớn của gia đình.
Cách đây hơn 20 năm, bố tôi ra đi đúng vào ngày Chúa nhật lễ Lá. Cha xứ đến thăm đã an ủi mẹ tôi rằng bố tôi mất vào ngày Chúa nhật lễ Lá, ngày Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem, đúng là một sự trùng hợp đầy ý nghĩa. Mẹ tôi thích cái ý tưởng đó cho nên đã lấy ngày Chúa nhật lễ Lá làm ngày giỗ của bố tôi mặc dù lịch Phụng vụ và Dương lịch không ăn khớp với nhau. Có năm ngày giỗ đến trước, có năm đến sau so với Dương lịch và có khi sai lệch đến nhiều ngày. Nhưng tôn trọng quyết định của mẹ tôi, ngay cả khi mẹ tôi không còn nữa anh em chúng tôi vẫn giữ ngày Chúa nhật lễ Lá là ngày giỗ của thân phụ chúng tôi.
Ngày Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem được dân chúng đón rước như mô tả trong thánh kinh là một cuộc đón rước tưng bừng. Dân chúng nhiệt liệt hoan hô Chúa Giêsu. Họ trải lá và cả áo để lót đường cho Chúa đi. Các tông đồ cùng đi với Chúa Giêsu ngày hôm đó chắc hẳn là hả hê lắm và rất mãn nguyện được làm môn đệ Chúa Giêsu. Nhưng rồi chỉ cách mấy ngày sau, khi Chúa Giêsu bị bắt và bị tra khảo thì các môn đệ đã bỏ trốn hết. Chỉ có Phêrô lén đi theo Chúa đến nơi thẩm vấn nhưng rồi ông cũng đã chối Chúa đến 3 lần khi bị người đầy tớ gái trong dinh thựợng tế phát hiện sự có mặt của ông ở trong đám đông.
Sự kiện trên nói lên điều gì? Phải chăng theo Chúa hay giữ đạo vào lúc thuận tiện, lúc xuôi chèo mát mái thì dễ nhưng theo Chúa hay giữ đạo vào những thời điểm gay go, gặp thử thách đòi hỏi phải có tấm lòng trung kiên, tuyệt đối tin tưởng vào Chúa nếu không thì sẽ dễ dàng bỏ Chúa, bỏ đạo. Sau năm 1975 có thiếu gì người Công giáo vì hoảng hốt hay vì điều này điều khác đã khiến đức tin bị lung lay. Ngay cả hàng ngũ linh mục, tu sĩ cũng có những người chỉ vì chút quyền lợi vật chất đã quay lưng với Giáo hội, cam tâm làm tay sai trong mưu toan lũng đoạn Giáo hội Chúa.
Ngày Chúa nhật lễ Lá được mở đầu bằng nghi thức làm phép lá rồi tiếp đó là cuộc rước lá. Sau đó ở trong nhà thờ mọi người sẽ nghe đọc một bài Thương khó khá dài với mấy lần đứng lên qùy xuống. Tan lễ mọi người đem về một cành lá đã làm phép để lưu giữ ở trong nhà. Nếu chỉ có vậy thôi thì qúa hình thức và hời hợt. Nếu những biến cố được kể lại trong bài Thương khó chỉ nghe cho qua mà không rút tỉa ra được một bài học nào thì thật đáng tiếc. Những nỗi oan khuất, những bản án bất công, những nghịch cảnh, đau khổ vẫn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Nếu biết nhìn ngắm và suy gẫm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu ta s ẽ có thêm sức mạnh vượt qua thử thách.
Tôi còn nhớ lúc mới đến Mỹ, nghe lời ông thầy dạy ESL (English as the second language), tôi thường mở TV để nghe giọng Mỹ cho quen. Một lần vừa mở TV tôi gặp đúng lúc một vị mục sư đang giảng kinh thánh. Vị mục sư người da đen, dáng người gầy gầy, khuôn mặt xương xương, giọng nói khàn khàn khiến ông phải kéo gân cổ lên mới nói thành tiếng. Hôm đó ông nói về việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem và những gì đã xẩy ra cho Người những ngày sau đó. Vị mục sư cầm trên tay cuốn thánh kinh mở sẵn, ông đọc rồi dẫn giải từng đoạn. Tuy không hiểu hết những từ ngữ trong bài giảng nhưng là một Kitô hữu với chút ít vốn liếng về thánh kinh tích lũy từ lúc còn bé cho nên tôi cũng nắm được những điểm chính của bài giảng hôm đó.
Vào cuối chương trình, vị mục sư gấp sách lại. Hai mắt ông mở to và nhìn thẳng về phía khán, thính gỉa đang theo dõi bài giảng của ông và với vẻ mặt nghiêm nghị, ông cố gắng nói thật rõ, nhấn mạnh từng chữ: Nếu một ngày nào đó bạn bị lừa dối, bị hiểu lầm, bị vu khống, bị đe dọa, bị đối xử bất công … thì xin hãy nhớ rằng không phải chỉ có một mình bạn đâu mà trước đây 2000 năm có một người đã phải nếm trải tất cả những bất hạnh đó. Hãy can đảm và xin ơn phù trợ bạn sẽ vượt qua được bất cứ thử thách nào trong cuộc sống. Cho đến nay đã trên 15 năm rồi tôi vẫn còn nhớ từ dáng điệu, cử chỉ và từng lời nói của vị mục sư nhiệt thành này.
Tôi cũng nhớ đã đọc ở đâu đó câu chuyện một vị linh mục đã khuyên giải người tử tội Tạ Vinh như thế nào. Tạ Vinh như nhiều người đã biết, một tỉ phú người Việt gốc Hoa, vào khoảng năm 1965 bị truy tố về tội đầu cơ tích trữ và bị tòa án tuyên phạt tử hình. Trong những ngày sống bất an trong nhà tù Chí Hòa, Tạ Vinh được một linh mục đến khuyên giải. Vị linh mục đã kể cho ông nghe về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu với những nỗi đắng cay, nhục nhằn, những oan trái, bất công, bị vu oan gía họa … bị đóng đinh trên cây thập tự cùng với hai tội nhân khác, chết rồi phục sinh và lên Trời ra sao. Câu chuyện về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu cũng như câu chuyện về một trong hai tội nhân nhờ tin tưởng vào Chúa Giêsu mà được cứu rỗi đã đánh động Tạ Vinh, giúp ông bình thản hơn và sẵn sàng đối diện với thực tại cho dù thực tại đó là cái chết đang chờ đợi ông. Từ một người chưa biết Chúa, trong cảnh khổ đau Tạ Vinh đã tìm được Chúa. Ông đã xin được rửa tội trước khi bị đem hành quyết tại pháp trường.
Nói đến việc bị xuyên tạc, bị vu khống, bị ngược đãi, bị đe dọa … tôi nghĩ ngay tới Đức Tổng Giám Mục Hà Nội. Ai cũng biết trong thời gian gần đây chỉ vì muốn nói lên sự thật, Đức TGM đã bị người ta huy động cả một hệ thống truyền thông với người và phương tiện hùng hậu, mở cuộc đánh phá ngài. Người ta đã không ngần ngại xuyên tạc, vu khống, đổi trắng thay đen, mạ lỵ và ngay đến cả dùng bạo lực, hăm dọa đủ thứ … nhưng là mục tử của Chúa chắc chắn Đức TGM không thể đi khác con đường mà Chúa Giêsu đã đi. Hiểu rõ những nỗi khó khăn của ngài, linh mục linh hướng thường khuyên mọi người trong cộng đoàn cầu nguyện nhiều cho ngài. Cầu nguyện cho ngài, như linh mục linh hướng nhấn mạnh, không phải là xin Chúa cất đi gánh nặng cho ngài nhưng là xin Chúa thêm sức mạnh để ngài vui vẻ chấp nhận mọi gánh nặng đang đặt trên vai ngài để ngài có thể chu toàn trách nhiệm của ngời chủ chăn như Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ mạng do Đức Chúa Cha trao cho.
Đón ngày Chúa nhật lễ Lá năm nay không thể không nghĩ đến hai cuộc rước lá thật tưng bừng không phải vào ngày lễ Lá. Hai cuộc rước Lá này diễn ra tại Hà Nội cách đây không lâu. Một diễn ra vào hôm 8/12/2008 khi tòa án quận Đống Đa mở phiên tòa xử 8 giáo dân Thái Hà về cái gọi là “gây rối trật tự công cộng” và “hủy hoại tài sản” và một mới diễn ra vào ngày 27/3/2009 khi tòa án tại Hà Đông mở phiên xử phúc thẩm kháng cáo của 8 giáo dân Thái Hà. Trong cả hai phiên tòa, dù bị ngăn chặn đủ cách, hàng ngàn giáo dân từ các nơi của TGP Hà Nội đã kéo đến hỗ trợ cho 8 anh chị em đồng đạo của họ. Chỉ với cành thiên tuế trên tay những con người chân yếu tay mềm đã tỏ ra can trường, hiên ngang diễn hành đến nơi xử án không một chút sợ hãi.
Trước cả hai phiên tòa, nhất là trong phiên xử phúc thẩm lần sau, biết bao nhiêu mưu chước đã được bày ra, bao nhiêu cạm bẫy đã được giăng mắc. Chỉ cần nhìn vào cách thức dàn trận, cách diễu võ dương oai trước những ngày diễn ra phiên xử cũng có thể đoán biết được người ta muốn làm gì. Đã có nhiều lo ngại cho số phận của 8 anh chị em Thái Hà vì sợ rằng người ta sẽ bất chấp lẽ phải mà làm càn để dằn mặt, không những chỉ với những anh chị em ra tòa mà còn nhắm tới tất cả những ai dám tham dự vào công cuộc đòi hỏi Công lý. Càng gần đến ngày xử càng khiến cho những ai quan tâm đến vụ án Thái Hà phải hồi hộp. Nhưng rồi những gì đã diễn ra trong ngày xử lại tốt đẹp ngoài sức tưởng tượng vì những người đến tòa án ngày hôm đó đã bình tĩnh và tin tưởng mãnh liệt vào bàn tay quyển năng của Thiên Chúa đúng như câu thánh vịnh “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 37,5).
Tạ ơn Chúa và xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa về tinh thần hiệp thông, đoàn kết và hy sinh của giáo dân TGP Hà Nội cũng như những người thiện chí muốn cho công lý được thể hiện trên quê hương Việt Nam.
Vermont1/4/2009
Thấy gì qua bài học giáo dân Thái Hà?
Như Hà
03:34 01/04/2009
Thấy gì qua bài học giáo dân Thái Hà?
Phiên toà phúc thẩm vụ án giáo dân Thái Hà đã qua đi mấy ngày nay, nhưng dư âm của nó đang là đề tài cuốn hút các cứ dân mạng, nhất là trong phe dân chủ. Những hình ảnh trong ngày xét xử tại Toà án Hà Đông cả trong lẫn ngoài phiên toà đã cho ta thấy nhiều vấn đề thú vị ẩn chứa đằng sau vụ án.
Những âm mưu và thủ đoạn ngăn cản công lý
Thứ nhất, chúng ta hãy xem về phía nhà cầm quyền Hà Nội có biện pháp đối phó như thế nào trước khi vụ xét xử tiến hành và phản ứng ra sao sau khi vụ án kết thúc.
Như mọi người đã thấy, trước khi vụ án xét xử, nhà cầm quyền CS Hà Nội đã huy động cả bộ máy công cụ pháp luật sẵn có trong tay để ra sức ngăn cản LS Lê Trần Luật, một nhân tố tích cực và quan trong trong quá trình xét xử trong vai trò bào chữa cho các bị cáo. Bằng những thủ đoạn như tìm cách khuyến dụ các bị cáo nhằm thay đổi người đại diện của họ là Ls Lê Trần Luật, cho đến những hành vi cản trở Ls Luật ra Hà Nội để tiến hành các thủ tục tham gia tố tụng trước phiên toà, như ngăn cản Ls Luật tại sân bay và chặn đường ông ở Phan Thiết để cưỡng bức ông quay về Sài Gòn làm việc.
Và rồi họ cũng vẫn đưa ra những ngón “đòn bẩn” có tính truyền thống, đó là lại việc vạch lá tìm sâu, bằng việc truy thu thuế, để rồi tiến xa hơn nữa là họ phát hiện thấy sự sai sót, không kín kẽ của ông Luật trong việc đăng ký khai báo đóng mở văn phòng đại diện, đã thông báo cho sở tư pháp Phan Thiết nơi ông đăng ký kinh doanh hành nghề (không có chứng từ xác nhận) để rồi sở tư pháp Phan Rang “đánh rắm cãi xoá”, theo lệnh thượng cấp lấy cớ đó để tước quyền mở văn phòng luật sư của ông vô thời hạn.
Điều đó cũng có nghĩa là họ giở ngón đòn độc nhằm vô hiệu hoá ông trong việc tham gia vụ án Thái Hà mà vẫn không mang tiếng vi phạm cản trở người thi hành công vụ theo lệnh triệu tập, tham gia xét xử của toà án. Thật là diệu kế, một mũi tên trúng hai ba cái đích. Nhưng xem ra cái ngón đòn bẩn này không qua mắt được thiên hạ và càng làm cho người ta thấy rõ bản chất đê tiện của cái chế độ “khẩu phật tâm xà” này.
Và khi diễn biến của vụ án được hàng ngàn giáo dân hâm nóng trong trang phục trang nghiêm đã hiên ngang nhưng cũng rất hiền từ theo đúng nghĩa con chiên của Chúa, mỗi người một cành phan liễu, thể hiện ước vọng công lý và những khẩu hiệu “chúng tôi vô tội”... “Chung tôi sẵn sàng đi tù cùng các bạn” “Công Lý và sự thật” v.v. trên tay, cùng hát vang bài thánh kinh “hoà bình” trong ôn hoà trật tự, đã thực sự gây sốc cho những kẻ độc tài.
Để vớt vát và hòng trấn áp dư luận, được lệnh của Hà Nội hàng chục tờ báo lá cải cốt cán của đảng đã đồng loạt đăng tin bôi xấu giáo dân Thái Hà, xuyên tạc vụ việc một cách trắng trợn và vu khống cho những vị chức sắc chủ chăn của dòng Chúa Cứu Thế nhà thờ Thái Hà là chủ mưu. Điều đó chứng tỏ Hà Nội rất hoảng sợ một Thái Hà sẽ là tiền đề cho các cuộc biểu tình dân chủ trong tương lai.
Dư luận thấy gì qua vụ án giáo xứ Thái Hà
Như chúng ta đã biết, trong xã hội loài người thì sự tồn tại hai loại đời sống về tinh thần và vật chất luôn luôn song hành và có mối quan hệ khăng khít với nhau. Hai loại đời sống này đều rất quan trọng nó bổ trợ và hỗ trợ cho nhau, nếu không muốn nói là đời sống tâm linh có phần quan trọng hơn, bởi nó không những làm ổn định mà còn thúc đẩy xã hội con người đến các giá trị phát triển lớn lao, đưa con người vào một thế giới thương yêu hướng thiện, loại trừ cái ác và không thù hận.
Đánh giá và nhận thức đựơc tầm quan trong của tôn giáo, các triều đại phong kiến xưa kia và ngày nay các quốc gia trên thế giới đa phần đều quan tâm và dành cho tôn giáo một vị trí đặc biệt, không những trong xã hội mà ngay cả trong tâm khảm của mỗi con người cho dù họ là ai, là vị nguyên thủ quốc gia, một nhà tư tưởng, nhà khoa học hay nhà kinh doanh, đều kính cẩn nghiêm túc đối với thế giới tôn giáo. Tuy có thể mỗi người ngưỡng mộ một dòng đạo mà họ tâm đắc. Nhưng họ đều tôn trong các dòng đạo khác và coi tài sản của bất cứ tôn giáo nào đều là tài sản chung của xã hội.
Giáo dân hỗ trợ tinh thần tám tín hữu Thái Hà
Những nhà thờ chùa chiền đền đài miếu mạo, ngoài việc là địa điểm sinh hoạt thờ tự tôn giáo, mà nó còn mang tính biểu tượng văn hoá xã hội của từng địa phương, của từng quốc gia trên thế giới. Những nhà thờ, đền đài, thánh địa đó luôn là niềm tự hào, là điểm đến của hàng triệu khách du lịch hàng năm trên thế giới đến chiêm ngưỡng, như nhà thờ đức bà Pari, Thánh địa Mecca, Taj Mahal của Ấn Độ…
Vấn đề này hiện nay nhiều nước trên thế giới, ngoài việc phải tạo điều kiện cho các dòng đạo hoạt động, mà thậm chí việc lựa chọn vị trí nào là trung tâm văn hoá cho xứng đáng để xây dựng nhà thờ chùa chiền, xứng đáng là biểu tượng linh thiêng của con người.
Nhưng tiếc thay, nhà nước CS Việt Nam do cái nhìn thiển cận và hẹp hòi về chính trị, trong quá khứ do nhiễm căn bệnh tư tưỏng chủ nghĩa Max, coi tôn giáo là kẻ thù đã ra tay triệt phá một cách tan hoang. Chúng ta đã biết trong những năm 60 của thế kỷ trước, nấp dưới chiêu bài bài trừ mê tín dị đoan, ngoàì việc cấm đoán người dân tu hành, đi lễ nhà thờ nhà chùa, họ còn đang tay cho đập phá hết chùa chiền miếu mạo của hàng bao đời cha ông, tốn bao công sức xây dựng lên.
Trong suốt những năm cai trị họ luôn có chính sách thù địch với tôn giáo, ngày cả ngày nay khi họ bắt buộc phải thay đổi tư tưởng, cùng chung sống với tư bản trong thế gương ép. Nhưng trong tâm thức của họ, tôn giáo vẫn như cái gai trong mắt họ, luôn đe doạ sự cai trị tuyệt đối của họ, họ vẫn coi tôn giáo là tài sản của một nhóm người nào đó chứ không phải là tài sản của xã hội. Âu đây cũng là thứ tàn dư đã ăn sâu vào tư duy của kẻ độc tài, bởi từ trước tới nay họ luôn coi tài sản của xã hội như là tài sản riêng của đảng CSVN, họ luôn đối lập, dị ứng với tài sản nào không phải quyền quản lý của nhà nước. Điều đó cho thấy bản chất độc tài không hề thay đổi của họ.
Như mọi người đều biết, địa điểm 179 Nguyễn Lương Bằng là do đất của nhà thờ quản lý từ thời Pháp, lợi dụng quyền lực của chính quyền, nhà nước CS đã dùng thủ đoạn mượn đất để rồi cưỡng chiếm đất đai của họ, nhằm vào mục đích riêng. Chỉ tính riêng thủ độ Hà Nội sau khi đã giành được quyền lực, nhà nưóc CSVN đã trưng thu, trưng dụng 153 cơ sở thờ tự đất đai của người công giáo vào nhiều mục đích khác nhau. Trong khi đó hiện nay do dân số người theo đạo ngày một tăng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng đã trở nên chật chội, nhất là vào những ngày lễ trọng, người dân đã phải làm lễ cả ở ngoài hành lang nhà thờ, điều kiện hành lễ rất khó khăn.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều cơ quan, cơ sở nhà nước chiếm dụng, sử dụng đất đai một cách rất lãng phí và tuỳ tiện, ngay đến cả cái gọi là công ty may Chiến Thắng thực chất chỉ còn hoạt động cầm chừng lay lắt, chủ yếu họ còn tồn taị để tìm cách hợp thức hoá việc chuyển giao quyền sử dụng đất để các quan chức chia chác cho nhau một cách hợp pháp mà thôi.
Trong bối cảnh tấc đất tấc vàng, cộng với lòng tham vô đáy chỉ biết đến lợi ích cá nhân, họ đã không từ thủ đoạn nào và cố tình dây dưa không chịu trao trả giáo dân khu đất mà họ chiếm dụng, mà hàng chục năm qua họ đã hết đơn từ này đến cửa quan nọ, chỉ nhận được sự lặng im thờ ơ của cái gọi là “chính quyền nhân dân”. Khi sự việc đã không thể đặng đừng được nữa thì họ giở thủ đoạn thay mặt cái thây ma công ty may Chiến Thắng khép tội giáo dân để hòng “cả vú lấp miệng em” và biết rằng miếng ngon khó nuốt, buộc lòng phải trưng dụng những địa điểm tôn giáo làm công trình công cộng.
Chính họ là kẻ đã phạm tội ác gây chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, bằng việc thà hy sinh địa điểm 179 Nguyễn Lương Bằng và Toà Khâm Sứ làm khuôn viên vui chơi, chứ không chịu trả lại cho người công giáo, họ đã gây sự nghi kỵ chia rẽ giữa cộng đồng người công giáo với các cộng đồng khác trong xã hội. Để lấp liếm hành vi đó, họ cố tình che đậy bằng việc gắp lửa bỏ vào tay giáo dân, vu cho giáo dân tội phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Cách ứng xử của họ vừa hèn hạ vừa cho thấy trong con mắt của họ tôn giáo vẫn là kẻ thù mà họ miễn cưỡng phải châp nhận do xu thế thời đại và áp lực quốc tế mà thôi.
Về phía công giáo, như chúng ta đã biết bao năm qua những người công giáo tuy sống trong một xã hội đầy bất công oan trái, một xã hội đầy tha hoá biến chất, rồi bị ngăn cản quyền tự do tín ngưỡng có những thời kỳ rất khốc liệt. Nhưng người theo đạo nói chung và người công giáo nói riêng đã sống một đời sống phúc âm, với tâm linh một lòng kính Chúa yêu nước, họ thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội được thông qua lòng nhân từ và tư tưởng vị tha của Chúa ban cho. Họ đã đóng góp một phần đáng kể vào giá trị truyền thống đạo lý của dân tộc.
Ở đâu có người công giáo sinh sống, thì ở đó ít xảy ra các tệ nạn xã hội, xì ke ma tuý, đĩ điếm trộm cắp hơn. Ở đâu người theo đạo cũng sống hiền hoà, hoà đồng với cộng đồng xung quanh. Điều đó chứng minh cho ta thấy được qua sự giáo dục của các đấng tối cao con người đã đi vào khuôn khổ nền nếp, bó mình trong giáo lý để sống làm người lương thịên.
Nhưng rất tiếc, ngoài việc những kẻ độc tài chóp bu đã thực hiẹn chính csách cực đoan đối với tôn giáo, thì những kẻ bồi bút, với tư duy nông cạn, sẵn nếp cúi đầu thuần phục theo kiểu nô tì từ xưa tới nay, đã cho ra những bài báo sặc mùi “nhà nước” độc tài, những nội dung đầy tính chất mạ lị vu khống một cách đáng xấu hổ đối với những người giáo dân hiền lành chất phác, trong khi họ tay không có lấy một thứ phương tiện nào để chống lại! Thật là bỉ ổi.
Các nhà dân chủ thấy gì qua hình ảnh giáo dân Thái Hà?
Kể từ khi vụ án giáo xứ Thái Hà được khởi phát từ cuối năm 2007 đến nay đã hơn 1 năm. Chúng ta thấy giáo dân Thái Hà, ngoài việc một lòng kính Chúa, họ còn có trách nhiệm và bổn phận của một con chiên tử vì đạo, đã không ngại khó khăn, bất chấp sự cương toả của chế độ, sự sợ hãi bao trùm lên họ đã bao năm qua, để cùng nhau sát cánh cùng nhau đi tìm công lý, đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, dù cho đó là một phần quyền lợi rất nhỏ là khu đất 179 Nguyễn Lương Bằng mà họ bị chế độ độc tài chiếm đoạt hơn 50 năm qua.
Nhưng điều quan trong nhất là sự đoàn kết một lòng, thể hiện sức mạnh tập thể của giáo dân, họ cùng nhau hành động, cùng nhau chịu trách nhiệm và cùng nhau đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi sống chết có nhau, đó chính là sức mạnh đồng lòng muôn người như một, đó chính là sức mạnh của dân chủ mà bất kỳ cuộc cách m,ạng nào cũng cần phải có sự đồng tâm đồng lòng như vậy. Đây chính là bài học mà các nhà dân chủ các tổ chức dân chủ coi đó là một điển hình cần phải thực hiện trong quá trình hoạt động đấu tranh đòi dân chủ, bởi từ trước tới nay đa phần các tổ chức và cá nhân các nhà dân chủ đã không thấy hết được sức mạnh của tập thể đó chính là sức mạnh của dân chủ.
Các hoạt động dân chủ đó cần phải được thực hiện trong bất kỳ trường hợp nào. Chỉ có tạo lên được sức mạnh này thì mới mong chiến thắng được độc tài. Nhưng tiếc thay, ngay cả trong nội bộ các nhà dân chủ đã không có được điều đó. Chúng ta nhớ lại là sau các vụ việc Thái Hà, Toà Khâm Sứ và việc biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng, để phòng hậu hoạ, nhà cầm quyền Hà Nội đã vô cớ bắt giam một số nhà dân chủ trong nước mà không cần có bất cứ lý do gì!
Thời gian họ bị giam giữ đến nay đã hơn một năm, nhưng không thấy đưa ra bằng chứng, hoặc đưa ra xét xử, và cũng thật ngạc nhiên là vụ việc này không thấy phe dân chủ mặn mà cho lắm ngoài một vài động thái ủng hộ lẻ tẻ rời rạc, như viết bài phản đối, họp mặt thân nhân các nhà dân chủ bị bắt và vụ việc lại bị chìm vào quên lãng, nhường chỗ cho những vụ việc trời ơi nào đó! Tôi thấy chạnh lòng và thật bất công quá, tại sao họ lại không nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của mọi người như đối với Phạm Hồng Sơn hay Nguyễn Vũ Bình trước kia?
Có những điều làm tôi phải trăn trở suy nghĩ khi thấy các nhà dân chủ đấu tranh đòi dân chủ nhưng lại không thực hành các hoạt động dân chủ. Giá như họ biết phát huy sức mạnh dân chủ, biết tổ chức qui tụ nhiều người biết dựa vào nhau, dựa vào quần chúng, trước và sau khi tiến hành các hoạt động dân chủ, biết cùng đồng lòng chung sức và biết bảo vệ nhau trong hoạn nạn và nhất là lúc này đây hãy biết kìm nén, để bỏ qua những tự ái và toan tính cá nhân tầm thường, hãy thể hiện chữ TÔI bằng hành động, lấy cái TÔI của mình để hết lòng vì anh em trong lao tù, bằng việc nếu thực tâm vì dân vì nước, thì trước hết hãy nhớ đến các anh em thân hữu của mình, hiện đang bị giam cầm mọt cách bất công trong lao tù, để vận động mọi người phát động phong trào đòi trả tự do cho họ, cũng chính là tự do cho mình. Đó chính là bản chất cần có của những nhà đấu tranh dân chủ và biểu dương sức mạnh dân chủ đoàn kết muôn người như một như giáo dân Thái Hà.
Như chúng ta đã biết, do biết nắm bắt thời cơ biết phân tích, vận dụng được thế và lực của mình mà giáo dân Thái Hà đã thành công trong việc thực hiện được cái quyền của mình mà cộng sản Hà Nội đành phải nuốt bồ hòn làm ngọt, không dám thẳng tay và không có lý cớ để đàn áp, chứ không phải họ tôn trọng quyền tự do biểu lộ quan điểm của người dân một cách công khai như vậy. Đúng như có một vài nhận xét rất khách quan, giáo dân Thái Hà như thể một chú bé tí hon đã vật ngã tên khổng lồ, khiến cho hắn lồng lộn phản ứng bằng cách, lệnh cho cánh bồi bút phản pháo lại nhằm giữ thể diện trong bất lực. Đồng thời qua sự kiện Thái Hà, người giáo dân đã tạo nên một hình mẫu về sức mạnh dân chủ có tổ chức để các nhà dân chủ noi theo.
Không biết các vị lãnh tụ phong trào có biết và học được bài học Thái Hà ngày hôm nay không? Tổ quốc và nhân dân đang chờ đợi câu trả lời từ phía các nhà dân chủ hiện nay.
Hà Nội, ngày 30/3/2009
nguồn: www.thongluang.org
Phản ứng của các cơ quan truyền thông quốc tế về phiên tòa phúc thẩm - Phần II
Thúy Dung
04:21 01/04/2009
Một trò hề tư pháp trong đó những người dân hiền lành bị cả một hế thống quyền lực khổng lồ của các phương tiện truyền thông nhà nước, công an, du đãng, và tòa án xúm lại đánh hội đồng; và luật sự biện hộ cho họ bị bách hại công khai. Hệ thống truyền thông nhà nước tường thuật sai trái là các bị cáo đã “cúi đầu nhận tội” trong khi đó thực ra họ chẳng nhận tội gì cả và cứ nhất mực kêu oan và tiếp tục kháng cáo. Họ ra tòa ăn mặc rất đẹp và lịch sự. Họ chứng tỏ cho quan tòa thấy họ không tiêu cực coi mình là các bị cáo xin xỏ ân huệ của tòa án và đảng cầm quyền nhưng họ khẳng định vai trò tích cực của mình là những người đấu tranh cho công lý và sự thật. Một Giáo Hội hiệp thông và liên đới thể hiện nơi việc hàng ngàn người đã tập trung biểu tình và cầu nguyện trước tòa, và các buổi cầu nguyện hiệp thông diễn ra tại các giáo phận. Trên đây là nhận định của các cơ quan truyền thông Công Giáo trên thế giới về phiên tòa vừa diễn ra hôm 27/3 tại Hà Đông – Hà Nội.
Một giờ sau khi phiên xử bắt đầu, thông tín viên Ben Stocking của AP tại Hà Nội, người đã bị công an đánh bể đầu hôm 19/9/2008 tại Tòa Khâm Sứ, đưa tin cho biết hàng ngàn giáo dân tụ tập trước phiên tòa với “những biểu ngữ làm bằng giấy ghi những chữ như ‘Công Lý, Sự Thật’, ‘Anh chị em là những nạn nhân’ trong khi kêu gọi tòa án xét xử công bằng.”
Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, Asia-News đưa lên trang nhất bản tin về phiên tòa được mô tả là “bất công và bị lèo lái quá đáng bởi nhà cầm quyền Việt Nam”.
Thông tấn xã của PIME cho biết điều mỉa mai là đài truyền hình Việt Nam và tờ Hà Nội mới ngay sau phiên tòa hôm 8/12/2008 đã tường trình sai trái là các bị cáo đã “cúi đầu nhận tội” trong khi đó thực ra họ chẳng nhận tội gì cả và cứ nhất mực kêu oan và tiếp tục kháng cáo cho nên mới có phiên toà ngày 273 và mới có vụ các giáo dân đi kiện các cơ quan truyền thông về tội phỉ báng họ và đưa tin sai sự thật.
Các cơ quan truyền thông thế giới đều ghi nhận thái độ hào hùng của các bị cáo khi đứng trước vành móng ngựa. Họ ra tòa ăn mặc rất đẹp và lịch sự. Họ chứng tỏ cho quan tòa thấyhọ không tiêu cực coi mình là các bị cáo xin xỏ ân huệ của tòa án và đảng cầm quyền nhưng họ khẳng định vai trò tích cực của mình là những người đấu tranh cho công lý và sự thật.
Cũng như lần xử sơ thẩm trước đâyquan tòa đều cắt ngang không cho các luật sự biện hộ có dịp trình bày những lý lẽ thuận lợi cho các thân chủ của họ. Và mặc dù đuối lý không đáp trả lại được những câu hỏi chất vấn của các luật sư và anh chị em giáo dân Thái Hà trước tòa, Hội Đồng Xét Xử lại bất chấp công lý để y án sơ thẩm. Một lần nữa người ta thấy rõ tòa án tại Việt Nam cũng chỉ là công cụ đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, chứ không phải là nơi công lý được xiển dương.
Trong khi lên án bản án bất công của một phiên tòa không phục vụ cho công lý và sự thật nhưng chỉ chăm chăm thực hiện yêu cầu chính trị là phải kết án bằng được 8 giáo dân ở Thái Hà bằng bất cứ lý lẽ nào kể cả việc chà đạp lên chính cái luật pháp mà chế độ đẻ ra, các thông tấn xã Công Giáo trên thế giới đã ca ngợi tình hiệp thông và đoàn kết của người Công Giáo Việt Nam thể hiện nơi việc hàng ngàn người đã tập trung biểu tình và cầu nguyện trước tòa, và các buổi cầu nguyện hiệp thông diễn ra tại các giáo phận như tại Vinh, Sàigòn, Huế; và đặc biệt tại các giáo xứ trong tổng giáo phận Hà Nội.
Những ngày trước khi xảy ra phiên tòa, tờ Hànội Mới cũng như các cơ quan truyền thông của nhà nước khác đã chuyển hướng tấn công vào các linh mục Công Giáo, đặc biệt các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, gọi đích danh linh mục Mátthêu Vũ Khởi Phụng như là người đứng đàng sau xúi giục giáo dân kiện cáo; và đòi hỏi nhà nước cộng sản trừng trị nghiêm minh đích đáng ngài và các cha Dòng Chúa Cứu Thế.
Trong ngày xử án tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sảnViệt Nam, cũng lên tiếng tấn công luật sư Lê Trần Luật.
Với kết quả của tòa phúc thẩm và đường lối công khai chà đạp nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, con đường đấu tranh cho sự thật và công lý chắc chắn còn dài và còn nhiều gian nan.
Một giờ sau khi phiên xử bắt đầu, thông tín viên Ben Stocking của AP tại Hà Nội, người đã bị công an đánh bể đầu hôm 19/9/2008 tại Tòa Khâm Sứ, đưa tin cho biết hàng ngàn giáo dân tụ tập trước phiên tòa với “những biểu ngữ làm bằng giấy ghi những chữ như ‘Công Lý, Sự Thật’, ‘Anh chị em là những nạn nhân’ trong khi kêu gọi tòa án xét xử công bằng.”
Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, Asia-News đưa lên trang nhất bản tin về phiên tòa được mô tả là “bất công và bị lèo lái quá đáng bởi nhà cầm quyền Việt Nam”.
Thông tấn xã của PIME cho biết điều mỉa mai là đài truyền hình Việt Nam và tờ Hà Nội mới ngay sau phiên tòa hôm 8/12/2008 đã tường trình sai trái là các bị cáo đã “cúi đầu nhận tội” trong khi đó thực ra họ chẳng nhận tội gì cả và cứ nhất mực kêu oan và tiếp tục kháng cáo cho nên mới có phiên toà ngày 273 và mới có vụ các giáo dân đi kiện các cơ quan truyền thông về tội phỉ báng họ và đưa tin sai sự thật.
Các cơ quan truyền thông thế giới đều ghi nhận thái độ hào hùng của các bị cáo khi đứng trước vành móng ngựa. Họ ra tòa ăn mặc rất đẹp và lịch sự. Họ chứng tỏ cho quan tòa thấyhọ không tiêu cực coi mình là các bị cáo xin xỏ ân huệ của tòa án và đảng cầm quyền nhưng họ khẳng định vai trò tích cực của mình là những người đấu tranh cho công lý và sự thật.
Cũng như lần xử sơ thẩm trước đâyquan tòa đều cắt ngang không cho các luật sự biện hộ có dịp trình bày những lý lẽ thuận lợi cho các thân chủ của họ. Và mặc dù đuối lý không đáp trả lại được những câu hỏi chất vấn của các luật sư và anh chị em giáo dân Thái Hà trước tòa, Hội Đồng Xét Xử lại bất chấp công lý để y án sơ thẩm. Một lần nữa người ta thấy rõ tòa án tại Việt Nam cũng chỉ là công cụ đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, chứ không phải là nơi công lý được xiển dương.
Trong khi lên án bản án bất công của một phiên tòa không phục vụ cho công lý và sự thật nhưng chỉ chăm chăm thực hiện yêu cầu chính trị là phải kết án bằng được 8 giáo dân ở Thái Hà bằng bất cứ lý lẽ nào kể cả việc chà đạp lên chính cái luật pháp mà chế độ đẻ ra, các thông tấn xã Công Giáo trên thế giới đã ca ngợi tình hiệp thông và đoàn kết của người Công Giáo Việt Nam thể hiện nơi việc hàng ngàn người đã tập trung biểu tình và cầu nguyện trước tòa, và các buổi cầu nguyện hiệp thông diễn ra tại các giáo phận như tại Vinh, Sàigòn, Huế; và đặc biệt tại các giáo xứ trong tổng giáo phận Hà Nội.
Những ngày trước khi xảy ra phiên tòa, tờ Hànội Mới cũng như các cơ quan truyền thông của nhà nước khác đã chuyển hướng tấn công vào các linh mục Công Giáo, đặc biệt các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, gọi đích danh linh mục Mátthêu Vũ Khởi Phụng như là người đứng đàng sau xúi giục giáo dân kiện cáo; và đòi hỏi nhà nước cộng sản trừng trị nghiêm minh đích đáng ngài và các cha Dòng Chúa Cứu Thế.
Trong ngày xử án tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sảnViệt Nam, cũng lên tiếng tấn công luật sư Lê Trần Luật.
Với kết quả của tòa phúc thẩm và đường lối công khai chà đạp nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, con đường đấu tranh cho sự thật và công lý chắc chắn còn dài và còn nhiều gian nan.
8 triệu dân Chúa phải tiến bước trên con đường tìm kiếm sự thật
Lm Matthêu Vũ Khởi Phụng DCCT
07:49 01/04/2009
Nếu không nhìn thấy gì trên Video, xin quý vị vui lòng
1) Hoặc là nhấn F5 để Refresh
2. Hoặc là nhấn con mouse bên phải và chọn menu Refresh.
1) Hoặc là nhấn F5 để Refresh
2. Hoặc là nhấn con mouse bên phải và chọn menu Refresh.
Con voi công lý và những thầy bói mù
Người Hà Nội
08:29 01/04/2009
Thế là đã tròn 5 ngày, mọi âm vang về phiên toà “thật như đùa” vẫn sôi nổi từng ngày, từng giờ. Các cơ quan truyền thông bên lề phải đều đưa một mẩu tin như nhau, nhưng đều đồng loạt bỏ cụm từ “cúi đầu nhận tội” hoặc “... nhận được sự khoan hồng...”, và đều đồng loạt tố cáo “ người chủ mưu” là cha Vũ Khởi Phụng và các cha DCCT HN, ôi ngu thì ngu vừa vừa thôi, chứ thế này thì hết thuốc rồi!
Phiên toà ô nhục đã khép lại, mọi người có lương tri, cũng có thể có các vị lãnh đạo đều rất nuối tiếc vì đã để vuột mất đi một cơ hội hoà giải, kết quả phiên toà ai cũng dự đoán nó sẽ xẩy ra như nó đã xẩy ra theo một kịch bản viết sẵn, được lập trình mặc định trong bộ nhớ, đã được cấp uỷ thông qua và chỉ đạo, nghĩa là một con voi Công Lý là 8 Giáo Dân vô tội và các luật sư của họ bị dẫn ra công đường, với một lũ thầy bói vừa mù, vừa câm, vừa điếc làm chức năng chánh án, công tố, hội thẩm nhân dân, nhân chứng... giữa thanh thiên bạch nhật, người nào việc nấy, đúng theo lập trình.
Các bài viết của “nhóm phóng viên nội chính” được coi là các chứng cớ, các nhân chứng cũng trắng trợn như hồi đấu tố trong CCRĐ, thôi miễn bàn miễn nói, vì chúng ta hiểu nhau quá rồi, 60 năm XHCN chứ có phải ít ỏi gì đâu, con voi công lý cũng hiểu rằng mình đã làm theo “ý Đảng lòng Dân”, 3 mét tường mình phá hôm ấy, thì ít lâu sau nhà nước cũng phá sạch, mình bảo mảnh đất này là của DCCT không phải là của CT may Chiến Thắng, thì đảng cũng bảo là của toàn dân, nên cho xây công viên.
Con voi Công Lý nói SỰ THẬT, nhưng thầy bói bảo để lại phiên toà khác, vì đã đến giờ tuyên án rồi. Thật là một phiên toà “kỳ quặc”, việc ai người ấy làm, rồi dõng dạc tuyên bố phiên toà đã được tiến hành theo đúng trình tự pháp luật, xử đúng người, đúng tội ( người “chủ mưu” không có tội nên không xử được, đem 8 con kiến ra toà để dằn mặt mọi người)
Mấy ngàn chiếc bánh mỳ, mấy ngàn cành thiên tuế, mấy ngàn ảnh Đức Mẹ Công Lý, mấy ngàn người phải bỏ cả công ăn việc làm... tất cả đều là tiền đấy chứ, nhà xứ và Giáo Dân đang rất cần tiền để giúp đỡ các anh chị em vùng sâu vùng xa trong dịp Lễ Phục Sinh này, nhưng không là gì so với số tiền thuế quá lớn do dân đóng góp mà phải chi cực vô lý cho việc chuẩn bị phiên toà này, binh hùng tướng mạnh, khí tài hiện đại, được dàn xung quanh toà án, người yếu bóng vía trông thấy đã đủ hồn siêu phách lạc, nhưng để làm gì ?
Hãy hỏi các ông CA chuyên theo dõi Công Giáo... tất cả đều là thừa, vì từ ngày 18.12.2007 đến nay người Công Giáo chỉ có đọc kinh, hát Thánh Ca, cầu nguyện cho SỰ THẬT, CÔNG LÝ, HOÀ BÌNH được tái lập trên Tổ Quốc Việt Nam, họ đã bị xịt hơi cay, bị đàn áp bằng vũ lực, máu của người Giáo Dân đã đổ, bọn đầu gấu, bọn bảo kê, bọn nghiện hút đã được trả tiền để đóng vai “quần chúng tự phát” để hò reo, quấy phá, phá cổng đền thờ, đổ đồ dơ bẩn vào bàn thờ, nhổ nước bọt vào mặt các Linh Mục, nhưng người Công Giáo vẫn bất bạo động, làm nản lòng người chủ mưu, sức mạnh của nền chuyên chính vô sản được biểu dương ngày hôm nay nếu không nhằm vào người công giáo, thì nhằm vào đâu? chắc nhằm vào thế lực định lợi dụng sự việc này để thực thi một âm mưu nào đó, nên nghe đâu lực lượng lính đặc nhiệm cũng được bố phòng dầy đặc gần đó, thậm cấp chí nguy nếu điều này là sự thật.
Gần 8 Km đường từ Thái Hà vào Hà Đông, ngay từ lúc “Ánh sáng vừa phân biệt khỏi bóng tối” mặt trời còn chưa ló dạng, đoàn người đã lên đường, chỉ mới nghĩ đến đã thấy ngại, vì có bao giờ phải đi bộ dài đến thế đâu, chúng con xin dâng lên Chúa “Con đường Thánh Giá” như xưa Chúa đã đi nhân dịp Mùa Chay Thánh này, nhưng càng đi càng thấy dẻo chân khoẻ người, vì những nụ cười đầy thiện chí của cư dân bên đường. Đến Hà Đông đoàn người bị chặn lại ngay từ đầu con đường dẫn vào Toà Án, đoàn người không đi bộ đang chờ sẵn, hoan hô chào đón vang trời Hà Đông, lực lượng CSCĐ được triển khai lập tức.
Một lúc sau trật tự được vãn hồi, nhưng tôi cứ thắc mắc, chắc là có phương án 2, 3 gì đó, chứ sao lại để cả một khu đất rộng mênh mông liền kề đó trống không, trong lúc đoàn người cứ luôn luôn tràn xuống lòng đường, làm cản trở giao thông, gây tò mò cho người qua lại, lính cơ động phải luôn tay, luôn chân, luôn mồm, nhưng điều tệ hại nhất là gây phản cảm trên con đường giao thông huyết mạch của Hà Đông đúng vào giờ cao điểm. Lỗi này là do các sếp đấy nhé !
Đoàn người đang yên vị, chỗ thì hát, chỗ đọc kinh, chỗ thì đang tào lao chuyện trên trời dưới biển, bỗng mọi người đều nghe thấy các tiếng hô vang trời “THÁI HÀ VÔ TỘI – THÁI HÀ VÔ TỘI...” theo nhịp bước chân, đang diễu hành trên con đường chính của Hà Đông, một đoàn rất đông các bạn giới trẻ, các em sinh viên đang vô cùng hồ hởi trên đường phố, ôi cái lũ này không biết sợ ư ? bao máy ảnh, máy quay Video của cả người tốt kẻ xấu đang chĩa về phía các em, hãy nhớ đây là các chứng cớ có thể bắt hoặc đuổi học các em bất cứ lúc nào.
Nhưng nghĩ cho kỹ, lời trong bài Quốc Tế ca: “...đấu tranh đây, là trận cuối cùng, kết đoàn lại để ngày mai...” phải vì ngày mai các em ra trường, bố mẹ các em không quyền, không tiền thì làm sao lo lót được nơi ăn chốn làm xứng với công học hành của các em. Hôm nay các em đi đòi CÔNG LÝ & SỰ THẬT cho 8 người dân vô tội, nhưng cũng chính là đòi đối xử CÔNG BẰNG XÃ HỘI đối với các em ngày mai, nếu không khi ra trường các em cũng chỉ là nhân viên tiếp thị hoặc tiếp viên !
Cầu mong nhân phẩm nhân vị của mỗi cá nhân trong xã hội đều được cư xử như nhau, xứng với từng học vị mà mỗi em có, chứ không phải chỉ dành riêng cho lũ con ông cháu cha.
Khi việc này xẩy ra, xếp lớn thì lo sốt vó, vội phải tìm cha Khải để vãn hồi trật tự hộ, còn lính cơ động đứng nhìn vô cảm, một xe công an chạy theo luôn nhắc trên loa yêu cầu đi bộ đi trên vỉa hè, nhưng không hành động gì, CA hôm nay hiền lành và đáng yêu như các “ma sơ”, thế mới là CAND chứ ! 60 năm mới thấy một lần !
Sự kiện hôm nay, nhẽ ra phải có nhiều nhà báo quay phim chụp ảnh lấy tin để đưa lên công luận, người thực, việc thực, nhưng tuyệt nhiên không thấy ai, trừ một ông tây, nhưng lại có rất nhiều máy ảnh, máy quay Video mà chủ nhân, thoáng nhìn cũng hiểu họ là ai, họ là nỗi de doạ của “đàn kiến, lũ gà”, cái lũ giết người không dao này, Diêm Vương sẽ dùng hình phạt nào cho xứng với tội ác của chúng !
Thật đáng tiếc, con cá mất bao giờ cũng là con cá lớn, trước ngày 27 tôi cũng được đọc nhiều giả thuyết, nhiều phương án, nhưng tôi vẫn mơ một phương án, mà không thấy ai nhắc. Tôi ước mong các người có trách nhiệm mà còn chút lương tri nghĩ tới Tổ Quốc và Đồng Bào, nhìn thẳng vào Sự Thật, phân biệt được điều hay lẽ phải, thì chắc chắn sẽ chọn phương án: Huỷ bản án sơ thẩm, trả về địa phương để điều tra lại từ đầu. Một mũi tên bắn trúng hai mục đích: không phải tuyên án lại 8 bị cáo là vô tội, nhưng trả 8 người dân vô tội này về điểm xuất phát, tức là chưa bị tuyên án.
Rồi sau đó qua các cuộc “trao đổi hành lang”, chờ một hôm đẹp trời nào đó, VKSND can đảm tuyên bố không đủ chứng cớ kết thành tội nên đình chỉ điều tra, như đã từng làm với ông thứ trưởng Nguyền Việt Tiến. Trường hợp ông Tiến thì dư luận còn ầm ĩ phản đối, nhưng với 8 Giáo Dân vô tội này thì chắc chắn công luận sẽ hoan hô và cho đó là biện pháp tối ưu. Mọi chuyện cũ lập tức người Công Giáo xí xoá hết, vì chính họ rất đang cần sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, và chính Thiên Chúa cũng buộc họ phải yêu thương người như yêu chính mình vậy. Vì THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU.
Hà Nội 1.4.2009
Phiên toà ô nhục đã khép lại, mọi người có lương tri, cũng có thể có các vị lãnh đạo đều rất nuối tiếc vì đã để vuột mất đi một cơ hội hoà giải, kết quả phiên toà ai cũng dự đoán nó sẽ xẩy ra như nó đã xẩy ra theo một kịch bản viết sẵn, được lập trình mặc định trong bộ nhớ, đã được cấp uỷ thông qua và chỉ đạo, nghĩa là một con voi Công Lý là 8 Giáo Dân vô tội và các luật sư của họ bị dẫn ra công đường, với một lũ thầy bói vừa mù, vừa câm, vừa điếc làm chức năng chánh án, công tố, hội thẩm nhân dân, nhân chứng... giữa thanh thiên bạch nhật, người nào việc nấy, đúng theo lập trình.
Các bài viết của “nhóm phóng viên nội chính” được coi là các chứng cớ, các nhân chứng cũng trắng trợn như hồi đấu tố trong CCRĐ, thôi miễn bàn miễn nói, vì chúng ta hiểu nhau quá rồi, 60 năm XHCN chứ có phải ít ỏi gì đâu, con voi công lý cũng hiểu rằng mình đã làm theo “ý Đảng lòng Dân”, 3 mét tường mình phá hôm ấy, thì ít lâu sau nhà nước cũng phá sạch, mình bảo mảnh đất này là của DCCT không phải là của CT may Chiến Thắng, thì đảng cũng bảo là của toàn dân, nên cho xây công viên.
Con voi Công Lý nói SỰ THẬT, nhưng thầy bói bảo để lại phiên toà khác, vì đã đến giờ tuyên án rồi. Thật là một phiên toà “kỳ quặc”, việc ai người ấy làm, rồi dõng dạc tuyên bố phiên toà đã được tiến hành theo đúng trình tự pháp luật, xử đúng người, đúng tội ( người “chủ mưu” không có tội nên không xử được, đem 8 con kiến ra toà để dằn mặt mọi người)
Mấy ngàn chiếc bánh mỳ, mấy ngàn cành thiên tuế, mấy ngàn ảnh Đức Mẹ Công Lý, mấy ngàn người phải bỏ cả công ăn việc làm... tất cả đều là tiền đấy chứ, nhà xứ và Giáo Dân đang rất cần tiền để giúp đỡ các anh chị em vùng sâu vùng xa trong dịp Lễ Phục Sinh này, nhưng không là gì so với số tiền thuế quá lớn do dân đóng góp mà phải chi cực vô lý cho việc chuẩn bị phiên toà này, binh hùng tướng mạnh, khí tài hiện đại, được dàn xung quanh toà án, người yếu bóng vía trông thấy đã đủ hồn siêu phách lạc, nhưng để làm gì ?
Hãy hỏi các ông CA chuyên theo dõi Công Giáo... tất cả đều là thừa, vì từ ngày 18.12.2007 đến nay người Công Giáo chỉ có đọc kinh, hát Thánh Ca, cầu nguyện cho SỰ THẬT, CÔNG LÝ, HOÀ BÌNH được tái lập trên Tổ Quốc Việt Nam, họ đã bị xịt hơi cay, bị đàn áp bằng vũ lực, máu của người Giáo Dân đã đổ, bọn đầu gấu, bọn bảo kê, bọn nghiện hút đã được trả tiền để đóng vai “quần chúng tự phát” để hò reo, quấy phá, phá cổng đền thờ, đổ đồ dơ bẩn vào bàn thờ, nhổ nước bọt vào mặt các Linh Mục, nhưng người Công Giáo vẫn bất bạo động, làm nản lòng người chủ mưu, sức mạnh của nền chuyên chính vô sản được biểu dương ngày hôm nay nếu không nhằm vào người công giáo, thì nhằm vào đâu? chắc nhằm vào thế lực định lợi dụng sự việc này để thực thi một âm mưu nào đó, nên nghe đâu lực lượng lính đặc nhiệm cũng được bố phòng dầy đặc gần đó, thậm cấp chí nguy nếu điều này là sự thật.
Gần 8 Km đường từ Thái Hà vào Hà Đông, ngay từ lúc “Ánh sáng vừa phân biệt khỏi bóng tối” mặt trời còn chưa ló dạng, đoàn người đã lên đường, chỉ mới nghĩ đến đã thấy ngại, vì có bao giờ phải đi bộ dài đến thế đâu, chúng con xin dâng lên Chúa “Con đường Thánh Giá” như xưa Chúa đã đi nhân dịp Mùa Chay Thánh này, nhưng càng đi càng thấy dẻo chân khoẻ người, vì những nụ cười đầy thiện chí của cư dân bên đường. Đến Hà Đông đoàn người bị chặn lại ngay từ đầu con đường dẫn vào Toà Án, đoàn người không đi bộ đang chờ sẵn, hoan hô chào đón vang trời Hà Đông, lực lượng CSCĐ được triển khai lập tức.
Một lúc sau trật tự được vãn hồi, nhưng tôi cứ thắc mắc, chắc là có phương án 2, 3 gì đó, chứ sao lại để cả một khu đất rộng mênh mông liền kề đó trống không, trong lúc đoàn người cứ luôn luôn tràn xuống lòng đường, làm cản trở giao thông, gây tò mò cho người qua lại, lính cơ động phải luôn tay, luôn chân, luôn mồm, nhưng điều tệ hại nhất là gây phản cảm trên con đường giao thông huyết mạch của Hà Đông đúng vào giờ cao điểm. Lỗi này là do các sếp đấy nhé !
Đoàn người đang yên vị, chỗ thì hát, chỗ đọc kinh, chỗ thì đang tào lao chuyện trên trời dưới biển, bỗng mọi người đều nghe thấy các tiếng hô vang trời “THÁI HÀ VÔ TỘI – THÁI HÀ VÔ TỘI...” theo nhịp bước chân, đang diễu hành trên con đường chính của Hà Đông, một đoàn rất đông các bạn giới trẻ, các em sinh viên đang vô cùng hồ hởi trên đường phố, ôi cái lũ này không biết sợ ư ? bao máy ảnh, máy quay Video của cả người tốt kẻ xấu đang chĩa về phía các em, hãy nhớ đây là các chứng cớ có thể bắt hoặc đuổi học các em bất cứ lúc nào.
Nhưng nghĩ cho kỹ, lời trong bài Quốc Tế ca: “...đấu tranh đây, là trận cuối cùng, kết đoàn lại để ngày mai...” phải vì ngày mai các em ra trường, bố mẹ các em không quyền, không tiền thì làm sao lo lót được nơi ăn chốn làm xứng với công học hành của các em. Hôm nay các em đi đòi CÔNG LÝ & SỰ THẬT cho 8 người dân vô tội, nhưng cũng chính là đòi đối xử CÔNG BẰNG XÃ HỘI đối với các em ngày mai, nếu không khi ra trường các em cũng chỉ là nhân viên tiếp thị hoặc tiếp viên !
Cầu mong nhân phẩm nhân vị của mỗi cá nhân trong xã hội đều được cư xử như nhau, xứng với từng học vị mà mỗi em có, chứ không phải chỉ dành riêng cho lũ con ông cháu cha.
Khi việc này xẩy ra, xếp lớn thì lo sốt vó, vội phải tìm cha Khải để vãn hồi trật tự hộ, còn lính cơ động đứng nhìn vô cảm, một xe công an chạy theo luôn nhắc trên loa yêu cầu đi bộ đi trên vỉa hè, nhưng không hành động gì, CA hôm nay hiền lành và đáng yêu như các “ma sơ”, thế mới là CAND chứ ! 60 năm mới thấy một lần !
Sự kiện hôm nay, nhẽ ra phải có nhiều nhà báo quay phim chụp ảnh lấy tin để đưa lên công luận, người thực, việc thực, nhưng tuyệt nhiên không thấy ai, trừ một ông tây, nhưng lại có rất nhiều máy ảnh, máy quay Video mà chủ nhân, thoáng nhìn cũng hiểu họ là ai, họ là nỗi de doạ của “đàn kiến, lũ gà”, cái lũ giết người không dao này, Diêm Vương sẽ dùng hình phạt nào cho xứng với tội ác của chúng !
Thật đáng tiếc, con cá mất bao giờ cũng là con cá lớn, trước ngày 27 tôi cũng được đọc nhiều giả thuyết, nhiều phương án, nhưng tôi vẫn mơ một phương án, mà không thấy ai nhắc. Tôi ước mong các người có trách nhiệm mà còn chút lương tri nghĩ tới Tổ Quốc và Đồng Bào, nhìn thẳng vào Sự Thật, phân biệt được điều hay lẽ phải, thì chắc chắn sẽ chọn phương án: Huỷ bản án sơ thẩm, trả về địa phương để điều tra lại từ đầu. Một mũi tên bắn trúng hai mục đích: không phải tuyên án lại 8 bị cáo là vô tội, nhưng trả 8 người dân vô tội này về điểm xuất phát, tức là chưa bị tuyên án.
Rồi sau đó qua các cuộc “trao đổi hành lang”, chờ một hôm đẹp trời nào đó, VKSND can đảm tuyên bố không đủ chứng cớ kết thành tội nên đình chỉ điều tra, như đã từng làm với ông thứ trưởng Nguyền Việt Tiến. Trường hợp ông Tiến thì dư luận còn ầm ĩ phản đối, nhưng với 8 Giáo Dân vô tội này thì chắc chắn công luận sẽ hoan hô và cho đó là biện pháp tối ưu. Mọi chuyện cũ lập tức người Công Giáo xí xoá hết, vì chính họ rất đang cần sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, và chính Thiên Chúa cũng buộc họ phải yêu thương người như yêu chính mình vậy. Vì THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU.
Hà Nội 1.4.2009
Cảm nhận qua những tấm hình sâu lắng, biết nói, dí dỏm về ngày xử án...
Nắng Sài Gòn
16:10 01/04/2009
Văn Hóa
Tiểu Truyền Thống – Thăm Viếng 7 Thánh Đường
Tạ Đức Thiện
17:08 01/04/2009
Tiểu Truyền Thống – Thăm Viếng 7 Thánh Đường
Hằng năm vào những ngày trong Tuần Thánh, các giáo dân khắp nơi chăm chú và chuẩn bị tinh thần để mừng Đại Lễ Phục Sinh. Một trong những sinh hoạt mà có lẽ ít nghe đến là truyền thống viếng thăm 7 ngôi thánh đường. Truyền thống này là một thói quen tốt mà các giáo dân trong các nước như Ý, Balan, Tây Ban Nha và Mễ Tây Cơ thi hành vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh của mỗi Mùa Chay.
Theo hạnh các thánh, thì tại thành Flo-rent-tin nước Ý, có một vị thánh tên là Phi-líp Nê-ri (1515 tới 1595). Lúc còn trẻ, ngài có thói quen hay đi tới những hang động nơi chôn các thánh và say sưa cầu nguyện. Sau đó được ơn gọi tu trì và trở thành một linh mục đạo đức. Trong thời gian coi xứ đạo, ngài thích sinh hoạt với các thanh thiếu niên để dạy dỗ giáo lý và thánh kinh. Và để có thêm sự hào hứng trong cuộc sống đức tin, thánh Phi-líp đã tổ chức các buổi hành hương nhỏ cho các bạn trẻ, gọi là các cuộc viếng thăm 7 thánh đường. Bên Ý, có rất nhiều nhà thờ, và vì thế những cuộc viếng thăm mà ngài tổ chức thường kéo dài cả một ngày trời. Mỗi lần dừng lại tại một thánh đường thì thánh Phi-líp lại cùng cầu nguyện và giảng giải cho các bạn trẻ về đức tin. Thời gian qua đi, tiểu truyền thống này vẫn được thực hiện nhưng mang một ý nghĩa khác khi làm trong mùa chay thánh.
Trong bài Thương Khó của nghi thức ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, thánh sử Gio-an chép lại nét cao điểm dẫn tới cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu để nhờ đó chúng ta được cứu rỗi. Hành trình lên Núi Sọ bao gồm bẩy (7) nơi/chỗ mà Người đã ghé qua: vườn Ghết-sê-ma-ni, nhà ông Kha-nan, đối diện với thượng tế Cai-pha tại đền thờ, gặp quan Phi-la-tô, lâu đài của vua Hê-rô-đê, trở lại toà tổng trấn Philatô, và khuông viên nơi đội vòng gai. Để hiệp thông với sự thương khó Đức Giêsu, các giáo dân đã dùng ngày thứ Năm Tuần Thánh để đi thăm viếng 7 nhà thờ khác nhau. Từ đó thói quen tốt này đã phổ biến tại Âu Châu và lan sang các nước Nam Mỹ.
Tiểu truyền thống thăm viếng 7 thánh đường do thánh Phi-líp khởi xướng được cử hành bằng cách suy gẫm 7 đoạn thánh kinh (mỗi nhà thờ là một đoạn) liên quan tới những nơi mà Chúa đã dừng chân. Bảy đoạn kinh thánh ngắn được trích từ các sách Phúc Âm:
1. Luca 22:39-46 (Đức Giêsu tại vườn Ghét-si-ma-ni)
2. Gio-an 18:19-22 (Đức Giêsu bị trói và gặp Kha-nan)
3. Mát-thêu 26:63-65 (Đức Giêsu bị điệu tới thượng tế Cai-pha)
4. Gio-an 18:35-37 (Đức Giêsu bị điệu tới Phi-la-tô)
5. Luca 23:8-9, 11 (Đức Giêsu bị đưa tới gặp Hê-rô-đê)
6. Mát-thêu 27:22-26 (Đức Giêsu trước tòa tổng trấn Phi-la-tô)
7. Mát-thêu 27:27-31 (Đức Giêsu đội mào gai & nhận thánh giá)
Để thực hiện cuộc hành hương nhỏ này, chúng ta có chọn 7 nhà thờ trong thành phố hoặc địa phận gần nơi mình cư ngụ. Theo thứ tự, khi bước vô thánh đường thứ nhất, chúng ta quỳ gối, làm Dấu Thánh Giá, mở kinh thánh và đọc đoạn Luca 22:39-36. Sau đó suy niệm Lời Chúa trong đôi phút và kết thúc buổi viếng thăm với 5 kinh Lạy Cha, 5 kinh Kính Mừng, và 5 kinh Sáng Danh. Kế tiếp chúng ta đi tới nhà thờ thứ 2 và cho đến hết 7 nhà thờ.
Truyền thống này là một tiểu truyền thống đạo đức, và đáng được khuyến khích thi hành tuỳ theo sự dấn thân của mỗi cá nhân. Mặc dù Giáo Hội không bắt buộc hoặc tuyên cáo về những ích lợi tinh thần, nhưng chúng ta biết rằng việc thăm viếng 7 nhà thờ mang nét tựa như những suy gẫm của 14 chặng đàng Thánh Giá. Có thể nói nó giúp giáo dân gạt bỏ được những xô bồ và ồn ào trong cuộc sống để tưởng nhớ và hiệp thông với cuộc khổ nạn Đức Giêsu. Nhiều lần trong cuộc đời, mỗi người chúng ta “không thể canh thức nổi với Thầy một giờ” vì sức yếu hèn – nhưng biết đâu mùa Chay năm nay khác với các mùa trước vì bạn có thể làm một cuộc hành hương viếng thăm 7 thánh đường để cùng hiệp thông với sự thương khó Chúa. Còn gì đẹp bằng khi dâng cuộc hành hương này lên Chúa để chuẩn bị tâm hồn bước vào những ngày Tam Nhật Thánh.
Hằng năm vào những ngày trong Tuần Thánh, các giáo dân khắp nơi chăm chú và chuẩn bị tinh thần để mừng Đại Lễ Phục Sinh. Một trong những sinh hoạt mà có lẽ ít nghe đến là truyền thống viếng thăm 7 ngôi thánh đường. Truyền thống này là một thói quen tốt mà các giáo dân trong các nước như Ý, Balan, Tây Ban Nha và Mễ Tây Cơ thi hành vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh của mỗi Mùa Chay.
Theo hạnh các thánh, thì tại thành Flo-rent-tin nước Ý, có một vị thánh tên là Phi-líp Nê-ri (1515 tới 1595). Lúc còn trẻ, ngài có thói quen hay đi tới những hang động nơi chôn các thánh và say sưa cầu nguyện. Sau đó được ơn gọi tu trì và trở thành một linh mục đạo đức. Trong thời gian coi xứ đạo, ngài thích sinh hoạt với các thanh thiếu niên để dạy dỗ giáo lý và thánh kinh. Và để có thêm sự hào hứng trong cuộc sống đức tin, thánh Phi-líp đã tổ chức các buổi hành hương nhỏ cho các bạn trẻ, gọi là các cuộc viếng thăm 7 thánh đường. Bên Ý, có rất nhiều nhà thờ, và vì thế những cuộc viếng thăm mà ngài tổ chức thường kéo dài cả một ngày trời. Mỗi lần dừng lại tại một thánh đường thì thánh Phi-líp lại cùng cầu nguyện và giảng giải cho các bạn trẻ về đức tin. Thời gian qua đi, tiểu truyền thống này vẫn được thực hiện nhưng mang một ý nghĩa khác khi làm trong mùa chay thánh.
Trong bài Thương Khó của nghi thức ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, thánh sử Gio-an chép lại nét cao điểm dẫn tới cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu để nhờ đó chúng ta được cứu rỗi. Hành trình lên Núi Sọ bao gồm bẩy (7) nơi/chỗ mà Người đã ghé qua: vườn Ghết-sê-ma-ni, nhà ông Kha-nan, đối diện với thượng tế Cai-pha tại đền thờ, gặp quan Phi-la-tô, lâu đài của vua Hê-rô-đê, trở lại toà tổng trấn Philatô, và khuông viên nơi đội vòng gai. Để hiệp thông với sự thương khó Đức Giêsu, các giáo dân đã dùng ngày thứ Năm Tuần Thánh để đi thăm viếng 7 nhà thờ khác nhau. Từ đó thói quen tốt này đã phổ biến tại Âu Châu và lan sang các nước Nam Mỹ.
Tiểu truyền thống thăm viếng 7 thánh đường do thánh Phi-líp khởi xướng được cử hành bằng cách suy gẫm 7 đoạn thánh kinh (mỗi nhà thờ là một đoạn) liên quan tới những nơi mà Chúa đã dừng chân. Bảy đoạn kinh thánh ngắn được trích từ các sách Phúc Âm:
1. Luca 22:39-46 (Đức Giêsu tại vườn Ghét-si-ma-ni)
2. Gio-an 18:19-22 (Đức Giêsu bị trói và gặp Kha-nan)
3. Mát-thêu 26:63-65 (Đức Giêsu bị điệu tới thượng tế Cai-pha)
4. Gio-an 18:35-37 (Đức Giêsu bị điệu tới Phi-la-tô)
5. Luca 23:8-9, 11 (Đức Giêsu bị đưa tới gặp Hê-rô-đê)
6. Mát-thêu 27:22-26 (Đức Giêsu trước tòa tổng trấn Phi-la-tô)
7. Mát-thêu 27:27-31 (Đức Giêsu đội mào gai & nhận thánh giá)
Để thực hiện cuộc hành hương nhỏ này, chúng ta có chọn 7 nhà thờ trong thành phố hoặc địa phận gần nơi mình cư ngụ. Theo thứ tự, khi bước vô thánh đường thứ nhất, chúng ta quỳ gối, làm Dấu Thánh Giá, mở kinh thánh và đọc đoạn Luca 22:39-36. Sau đó suy niệm Lời Chúa trong đôi phút và kết thúc buổi viếng thăm với 5 kinh Lạy Cha, 5 kinh Kính Mừng, và 5 kinh Sáng Danh. Kế tiếp chúng ta đi tới nhà thờ thứ 2 và cho đến hết 7 nhà thờ.
Truyền thống này là một tiểu truyền thống đạo đức, và đáng được khuyến khích thi hành tuỳ theo sự dấn thân của mỗi cá nhân. Mặc dù Giáo Hội không bắt buộc hoặc tuyên cáo về những ích lợi tinh thần, nhưng chúng ta biết rằng việc thăm viếng 7 nhà thờ mang nét tựa như những suy gẫm của 14 chặng đàng Thánh Giá. Có thể nói nó giúp giáo dân gạt bỏ được những xô bồ và ồn ào trong cuộc sống để tưởng nhớ và hiệp thông với cuộc khổ nạn Đức Giêsu. Nhiều lần trong cuộc đời, mỗi người chúng ta “không thể canh thức nổi với Thầy một giờ” vì sức yếu hèn – nhưng biết đâu mùa Chay năm nay khác với các mùa trước vì bạn có thể làm một cuộc hành hương viếng thăm 7 thánh đường để cùng hiệp thông với sự thương khó Chúa. Còn gì đẹp bằng khi dâng cuộc hành hương này lên Chúa để chuẩn bị tâm hồn bước vào những ngày Tam Nhật Thánh.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sông Xanh
Tâm Ngộ
06:17 01/04/2009
SÔNG XANH
Ảnh của Tâm Ngộ
Mây nước Phù Tang ngan ngát xanh
Tuyết sơn nằm mơ giấc mộng lành
Bóng soi đáy nước hồn kiếm sĩ.
Tâm Ngộ xa rồi nẻo công khanh
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền