Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:36 31/03/2011
BỆNH ĐAU MẮT
Có một quan huyện xét hỏi kiện cáo, nguyên cáo và bị cáo bên nào cũng nói cái lý của mình, huyện quan nhướng mày nói:
- “Lời nói của chúng mày đúng là ta nghe không hiểu: nếu nghe bên nguyên cáo thì bên bị cáo phải bị đánh hai mươi trượng; nếu nghe bên bị cáo thì bên nguyên cáo bị đánh hai mươi trượng. Được rồi, bây giờ đánh mỗi người hai mươi trượng”.
Sau khi nguyên cáo và bị cáo bị đánh hai mươi trượng, và khi quan huyện chuẩn bị thoái đường, thì có một tên hầu chạy lên xin nghỉ phép, nói là mắt bị bệnh phải về nhà.
Quan huyện nhìn nhìn tên hầu, hỏi nói: “Tao nhìn cặp mắt của mầy đâu có gì là bệnh đâu, tại sao lại nói mắt bị bệnh xin nghỉ phép hử ?”
Tên hầu trả lời:
- “Dùng mắt của quan đại gia để nhìn con, thì nó nhìn rõ ràng, nhưng dùng con mắt của con để nhìn quan đại gia thì nó lơ mơ hồ đồ”.
Suy tư:
Tư pháp khi xét xử thì phải có đủ chứng cớ, và những cứ ấy đều phải thật và cụ thể; tư pháp khi luận tội thì phải công chính, công chính tức là công bằng và chính trực không thiên vị bên nào, như thế mới đem lại bình an và hạnh phúc cho xã hội và cho người dân.
Quan tư pháp khi xét xử thì không những phải chịu về hành vi và lời luận tội của mình trước pháp luật, mà nghiêm trọng hơn chính là chịu trách nhiệm về lời luận tội của mình trước mặt Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa là Đấng phán xét, là quan tòa của mọi quan tòa trên thế gian này, là Đấng yêu thương đầy lòng nhân từ, nhưng rất công bằng và chính trực. Ngài sẽ xét tội những ai đoán xét không công bằng với tha nhân, Ngài sẽ luận tội với những ai luận tội cách bất công, ức hiếp và áp chế với tha nhân…
Quan huyện xét xử cách hồ đồ vì lấy quyền lực của mình để đoán xét, chứ không lấy sự hiểu biết pháp luật và sự công bằng để xét xử, nên dưới con mắt của người hầu hạ thì ông ta là người hồ đồ…
Người hầu hạ không học hành, không biết chữ mà cũng biết là quan huyện xét xử hồ đồ, thì huống hồ là những người có học, thông minh và biết luật lệ chứ ?
Đúng là ông quan huyện bị bệnh đau mắt chứ không phải người hầu hạ. Ha ha ha…
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một quan huyện xét hỏi kiện cáo, nguyên cáo và bị cáo bên nào cũng nói cái lý của mình, huyện quan nhướng mày nói:
- “Lời nói của chúng mày đúng là ta nghe không hiểu: nếu nghe bên nguyên cáo thì bên bị cáo phải bị đánh hai mươi trượng; nếu nghe bên bị cáo thì bên nguyên cáo bị đánh hai mươi trượng. Được rồi, bây giờ đánh mỗi người hai mươi trượng”.
Sau khi nguyên cáo và bị cáo bị đánh hai mươi trượng, và khi quan huyện chuẩn bị thoái đường, thì có một tên hầu chạy lên xin nghỉ phép, nói là mắt bị bệnh phải về nhà.
Quan huyện nhìn nhìn tên hầu, hỏi nói: “Tao nhìn cặp mắt của mầy đâu có gì là bệnh đâu, tại sao lại nói mắt bị bệnh xin nghỉ phép hử ?”
Tên hầu trả lời:
- “Dùng mắt của quan đại gia để nhìn con, thì nó nhìn rõ ràng, nhưng dùng con mắt của con để nhìn quan đại gia thì nó lơ mơ hồ đồ”.
Suy tư:
Tư pháp khi xét xử thì phải có đủ chứng cớ, và những cứ ấy đều phải thật và cụ thể; tư pháp khi luận tội thì phải công chính, công chính tức là công bằng và chính trực không thiên vị bên nào, như thế mới đem lại bình an và hạnh phúc cho xã hội và cho người dân.
Quan tư pháp khi xét xử thì không những phải chịu về hành vi và lời luận tội của mình trước pháp luật, mà nghiêm trọng hơn chính là chịu trách nhiệm về lời luận tội của mình trước mặt Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa là Đấng phán xét, là quan tòa của mọi quan tòa trên thế gian này, là Đấng yêu thương đầy lòng nhân từ, nhưng rất công bằng và chính trực. Ngài sẽ xét tội những ai đoán xét không công bằng với tha nhân, Ngài sẽ luận tội với những ai luận tội cách bất công, ức hiếp và áp chế với tha nhân…
Quan huyện xét xử cách hồ đồ vì lấy quyền lực của mình để đoán xét, chứ không lấy sự hiểu biết pháp luật và sự công bằng để xét xử, nên dưới con mắt của người hầu hạ thì ông ta là người hồ đồ…
Người hầu hạ không học hành, không biết chữ mà cũng biết là quan huyện xét xử hồ đồ, thì huống hồ là những người có học, thông minh và biết luật lệ chứ ?
Đúng là ông quan huyện bị bệnh đau mắt chứ không phải người hầu hạ. Ha ha ha…
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Niềm vui ơn cứu độ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:49 31/03/2011
Chúa Nhật IV Mùa Chay A
Chúa nhật hôm nay, Chúa Nhật IV Mùa Chay được gọi là Chúa Nhật của niềm vui, niềm vui ơn cứu độ đã gần kề. Màu sắc nào nói lên điều đó ? Thưa là màu hồng. Ngoài sắc màu của Phụng vụ, thì chi tiết nào trong Tin mừng diễn tả niềm vui nữa? Ánh sáng. Vâng, ánh sáng diễn tả niềm vui hân hoan. Chẳng hạn đang đêm cúp điện tối om, bỗng nhiên có điện lại, hẳn là ai cũng vui mừng. Chính ánh sáng đã đem lại niềm vui. Cũng vậy, việc Chúa Giêsu mở mắt cho anh mù, để đem lại ánh sáng cho anh, đồng nghĩa với việc Ngài đem lại cho anh niềm vui lớn lao. Không chỉ có một, mà cùng lúc anh có đến bốn niềm vui.
- Niềm vui thứ nhất: niềm vui được thấy
Trước giờ vì bị mù bẩm sinh, nghĩa là mù từ khi còn trong lòng mẹ, nên anh không có ý niệm gì về màu sắc, anh cũng chẳng hình dung được thế nào là đẹp xấu. Thế giới quanh anh chỉ là đêm tối dày đặc. Nay được Chúa cho sáng mắt, anh thấy được mọi sự. Thấy bầu trời bao la, thấy biển cả mênh mông, thấy cánh đồng bát ngát, thấy núi rừng trùng điệp. Thấy ngàn muôn tinh tú lấp lánh, thấy sóng nước nhấp nhô, thấy hoa đồng cỏ nội xanh đỏ tím vàng … và nhất là thấy được ông bà cha mẹ, thấy anh chị em ruột thịt, thấy bạn bè và những người thân thích. Lại nữa, trước giờ anh không thể soi gương được. Nay anh có thể nhìn ngắm dung nhan của mình trong gương. Anh có thể hát lên khúc hát : “Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời để nhìn đời và để làm duyên” (Ns. Xuân Hồng). Được như thế làm sao anh không vui được !
- Niềm vui thứ hai: niềm vui được giã từ kiếp cầm ca
Trước đây anh sống bằng nghề ăn xin. Anh sống được là nhờ vào lòng hảo tâm, nhờ vào sự bố thí của kẻ này người nọ. Anh phải chấp nhận cái tiếng chẳng mấy đẹp: kẻ ăn bám. Cuộc đời của anh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nơi anh từng gắn bó là lề đường, vỉa hè, góc phố. Nơi anh tạm trú mỗi khi màn đêm buông xuống là đầu đường xó chợ. Giờ đây anh được từ giã kiếp cầm ca. Giã từ cuộc sống tạm bợ. Giã từ quá khứ đau thương nghèo hèn rách rưới. Giờ đây anh có thể tự kiếm sống bằng chính sức lực và đôi tay của mình. Anh không còn phải sống lệ thuộc, không còn phải tựa nương hoàn toàn vào người khác. Giờ đây anh có thể đi lại thoải mái mà không cần người dẫn dắt. Anh có thể chạy nhảy vô tư mà không sợ vấp ngã. Anh có thể hát lên những khúc hát lạc quan yêu đời. Như thế, lẽ nào anh lại không vui mừng hân hoan ? Nhưng ai đã đem lại cho anh niềm vui ngập tràn đó, nếu không phải là chính Chúa Giêsu, Vị Cứu Tinh của đời anh.
- Niềm vui thứ ba: niềm vui được tẩy xoá mặc cảm tội lỗi
Người Do Thái xưa vẫn quan niệm rằng bệnh tật, tai nạn hay thất bại rủi ro là do tội lỗi gây nên, xúc phạm đến Thiên Chúa và vì thế bị Ngài giáng phạt. Tội càng to thì bệnh càng nặng. Đau khổ vì không thấy đường đi, không thấy được gì đã đành, anh còn đau khổ hơn vì bị mọi người coi là sinh ra trong đống tội, tội ngập đầu ngập cổ nên mới bị mù từ trong lòng mẹ (x.Ga 9,34). Mặc cảm tội lỗi như một cái gông đè nặng trên cuộc đời anh, khiến anh không thể đứng thẳng lên với trời và với đời được. Đau buồn chất chồng buồn đau.
Nhưng nay khi được Chúa Giêsu chữa sáng mắt và được Ngài xác nhận: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng việc đó xảy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (Ga 9,3), anh và cả cha mẹ của anh hoàn toàn thoát khỏi mặc cảm tội luỵ. Niềm vui của anh lúc này quả là rất lớn. Bước đi của anh nhẹ nhàng thanh thoát. Anh có thể ngẩng cao đầu mà không sợ mọi người xầm xì, chỉ chỏ. Hơn thế nữa, giờ đây anh có thể giới thiệu Chúa Giêsu với hết mọi người rằng Chúa chính là ánh sáng, như lời Ngài đã nói với các môn đệ: “Bao lâu Thầy còn ở với thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian” (Ga 9,5).
- Niềm vui thứ tư: niềm vui được ban ơn cứu độ
Được Đức Giêsu ban ánh sáng của Ngài, anh mù đã nhận ra Đức Giêsu không chỉ là một vị ngôn sứ, một vị lương y, một đại ân nhân của anh, mà Ngài còn là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ trần gian. Và anh đã tin thờ Ngài (x.Ga 9,38). Đây chính là niềm vui lớn nhất, niềm vui tràn ngập, niềm vui mà những người luật sĩ biệt phái không có được: niềm vui được cứu độ. Tên của anh có thể giờ đây đã được ghi vào sổ hằng sống. Anh được chính thức trở thành công dân của Nước Thiên Chúa. Nói cách khác, ngoài quốc tịch Do Thái, giờ đây anh còn được mang thêm một quốc tịch mới, quốc tịch Nước Trời. Còn niềm vui nào lớn lao hơn niềm vui này ?
Khi sinh ra, mặc dù không bị mù về cặp mắt thể lý nhưng chúng ta đã bị Tội Nguyên Tổ làm cho đôi mắt tâm hồn ra u tối. Tuy nhiên qua Bí tích Rửa tội, ta đã được Chúa Giêsu mở mắt tâm hồn, đôi mắt đức tin. Được nhận biết Chúa qua các công trình sáng tạo của Người. Được tẩy xoá mọi vết nhơ tội lỗi, được giải thoát khỏi vòng nô lệ của ma quỷ, nhất là được nhận biết Chúa chính là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ.
Tâm tình của chúng ta lúc này phải là tâm tình tạ ơn Chúa vì những hồng ân mà Người đã tặng ban: hồng ân đức tin, hồng ân cứu độ. Đồng thời hãy vui mừng hân hoan vì chúng ta đã được Chúa yêu thương, được Chúa ban ơn cứu rỗi. Đặc biệt là quyết tâm không để cho những thói hư tật xấu, những tội lỗi riêng làm cho cặp mắt tâm hồn của mình trở nên lu mờ tăm tối.
Xin Chúa giúp chúng ta thực hiện được quyết tâm này. Amen.
Chúa nhật hôm nay, Chúa Nhật IV Mùa Chay được gọi là Chúa Nhật của niềm vui, niềm vui ơn cứu độ đã gần kề. Màu sắc nào nói lên điều đó ? Thưa là màu hồng. Ngoài sắc màu của Phụng vụ, thì chi tiết nào trong Tin mừng diễn tả niềm vui nữa? Ánh sáng. Vâng, ánh sáng diễn tả niềm vui hân hoan. Chẳng hạn đang đêm cúp điện tối om, bỗng nhiên có điện lại, hẳn là ai cũng vui mừng. Chính ánh sáng đã đem lại niềm vui. Cũng vậy, việc Chúa Giêsu mở mắt cho anh mù, để đem lại ánh sáng cho anh, đồng nghĩa với việc Ngài đem lại cho anh niềm vui lớn lao. Không chỉ có một, mà cùng lúc anh có đến bốn niềm vui.
- Niềm vui thứ nhất: niềm vui được thấy
Trước giờ vì bị mù bẩm sinh, nghĩa là mù từ khi còn trong lòng mẹ, nên anh không có ý niệm gì về màu sắc, anh cũng chẳng hình dung được thế nào là đẹp xấu. Thế giới quanh anh chỉ là đêm tối dày đặc. Nay được Chúa cho sáng mắt, anh thấy được mọi sự. Thấy bầu trời bao la, thấy biển cả mênh mông, thấy cánh đồng bát ngát, thấy núi rừng trùng điệp. Thấy ngàn muôn tinh tú lấp lánh, thấy sóng nước nhấp nhô, thấy hoa đồng cỏ nội xanh đỏ tím vàng … và nhất là thấy được ông bà cha mẹ, thấy anh chị em ruột thịt, thấy bạn bè và những người thân thích. Lại nữa, trước giờ anh không thể soi gương được. Nay anh có thể nhìn ngắm dung nhan của mình trong gương. Anh có thể hát lên khúc hát : “Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời để nhìn đời và để làm duyên” (Ns. Xuân Hồng). Được như thế làm sao anh không vui được !
- Niềm vui thứ hai: niềm vui được giã từ kiếp cầm ca
Trước đây anh sống bằng nghề ăn xin. Anh sống được là nhờ vào lòng hảo tâm, nhờ vào sự bố thí của kẻ này người nọ. Anh phải chấp nhận cái tiếng chẳng mấy đẹp: kẻ ăn bám. Cuộc đời của anh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nơi anh từng gắn bó là lề đường, vỉa hè, góc phố. Nơi anh tạm trú mỗi khi màn đêm buông xuống là đầu đường xó chợ. Giờ đây anh được từ giã kiếp cầm ca. Giã từ cuộc sống tạm bợ. Giã từ quá khứ đau thương nghèo hèn rách rưới. Giờ đây anh có thể tự kiếm sống bằng chính sức lực và đôi tay của mình. Anh không còn phải sống lệ thuộc, không còn phải tựa nương hoàn toàn vào người khác. Giờ đây anh có thể đi lại thoải mái mà không cần người dẫn dắt. Anh có thể chạy nhảy vô tư mà không sợ vấp ngã. Anh có thể hát lên những khúc hát lạc quan yêu đời. Như thế, lẽ nào anh lại không vui mừng hân hoan ? Nhưng ai đã đem lại cho anh niềm vui ngập tràn đó, nếu không phải là chính Chúa Giêsu, Vị Cứu Tinh của đời anh.
- Niềm vui thứ ba: niềm vui được tẩy xoá mặc cảm tội lỗi
Người Do Thái xưa vẫn quan niệm rằng bệnh tật, tai nạn hay thất bại rủi ro là do tội lỗi gây nên, xúc phạm đến Thiên Chúa và vì thế bị Ngài giáng phạt. Tội càng to thì bệnh càng nặng. Đau khổ vì không thấy đường đi, không thấy được gì đã đành, anh còn đau khổ hơn vì bị mọi người coi là sinh ra trong đống tội, tội ngập đầu ngập cổ nên mới bị mù từ trong lòng mẹ (x.Ga 9,34). Mặc cảm tội lỗi như một cái gông đè nặng trên cuộc đời anh, khiến anh không thể đứng thẳng lên với trời và với đời được. Đau buồn chất chồng buồn đau.
Nhưng nay khi được Chúa Giêsu chữa sáng mắt và được Ngài xác nhận: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng việc đó xảy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (Ga 9,3), anh và cả cha mẹ của anh hoàn toàn thoát khỏi mặc cảm tội luỵ. Niềm vui của anh lúc này quả là rất lớn. Bước đi của anh nhẹ nhàng thanh thoát. Anh có thể ngẩng cao đầu mà không sợ mọi người xầm xì, chỉ chỏ. Hơn thế nữa, giờ đây anh có thể giới thiệu Chúa Giêsu với hết mọi người rằng Chúa chính là ánh sáng, như lời Ngài đã nói với các môn đệ: “Bao lâu Thầy còn ở với thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian” (Ga 9,5).
- Niềm vui thứ tư: niềm vui được ban ơn cứu độ
Được Đức Giêsu ban ánh sáng của Ngài, anh mù đã nhận ra Đức Giêsu không chỉ là một vị ngôn sứ, một vị lương y, một đại ân nhân của anh, mà Ngài còn là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ trần gian. Và anh đã tin thờ Ngài (x.Ga 9,38). Đây chính là niềm vui lớn nhất, niềm vui tràn ngập, niềm vui mà những người luật sĩ biệt phái không có được: niềm vui được cứu độ. Tên của anh có thể giờ đây đã được ghi vào sổ hằng sống. Anh được chính thức trở thành công dân của Nước Thiên Chúa. Nói cách khác, ngoài quốc tịch Do Thái, giờ đây anh còn được mang thêm một quốc tịch mới, quốc tịch Nước Trời. Còn niềm vui nào lớn lao hơn niềm vui này ?
Khi sinh ra, mặc dù không bị mù về cặp mắt thể lý nhưng chúng ta đã bị Tội Nguyên Tổ làm cho đôi mắt tâm hồn ra u tối. Tuy nhiên qua Bí tích Rửa tội, ta đã được Chúa Giêsu mở mắt tâm hồn, đôi mắt đức tin. Được nhận biết Chúa qua các công trình sáng tạo của Người. Được tẩy xoá mọi vết nhơ tội lỗi, được giải thoát khỏi vòng nô lệ của ma quỷ, nhất là được nhận biết Chúa chính là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ.
Tâm tình của chúng ta lúc này phải là tâm tình tạ ơn Chúa vì những hồng ân mà Người đã tặng ban: hồng ân đức tin, hồng ân cứu độ. Đồng thời hãy vui mừng hân hoan vì chúng ta đã được Chúa yêu thương, được Chúa ban ơn cứu rỗi. Đặc biệt là quyết tâm không để cho những thói hư tật xấu, những tội lỗi riêng làm cho cặp mắt tâm hồn của mình trở nên lu mờ tăm tối.
Xin Chúa giúp chúng ta thực hiện được quyết tâm này. Amen.
Ngài là Ánh quang
Thanh Sơn
09:54 31/03/2011
Chúa nhật 4 mùa chay (Ga. 9, 1-41)
ANH mù từ thủa mới sinh
MÙ phần thể xác tâm linh chẳng mù
TỪ khi thân xác khiêm nhu
THUỞ nghe danh Thánh dự trù Ngài qua
MỚI chờ mới đợi thiết tha
SINH ra tăm tối Lạy CHA thương tình
NHỜ Ngài là Ánh Bình Minh
NGÀI là "Ánh Sáng" là Tình Yêu Thương
CHỮA cho con đặng thấy đường
KHỎI mù bóng tối thoát phường tội nhơ
CHỨNG minh Ngài chẳng tốn giờ
MINH nhiên nhổ xuống bất ngờ đắp lên
NHIỆM thay danh tiếng vang rền
MẦU nhiệm sáng láng nhìn lên rõ ràng
NIỀM tin anh đã sẵn sàng
VUI trong "Ân sủng" lên đàng báo tin
CA vang chàng chẳng giữ gìn
HÁT lên chúc tụng niềm tin vui mừng
VANG lời tuyên tín tưng bừng
CÂU chuyện phép lạ chưa từng xảy ra
NGÀI vào đời cứu chúng ta
LÀ Con THIÊN CHÚA mà ra cứu đời
SỰ thật Ngài xuống từ trời
SÁNG soi nhân loại khắp nơi cõi đời
CAO sang vầng sáng NGÔI LỜI
SÂU thẳm THIÊN CHÚA đời đời thương ta
CHÚA chờ ta ở quê nhà
TRỜI ban ÂN Phước chan hoà thế gian.
Mở mắt để nhìn ánh sáng sự thật
Jos. Tú Nạc, NMS
10:23 31/03/2011
Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm A (Samuel 16: 1, 10-13; Psalm 23; Ephesians 5: 8-14; John 9: 1-41)
Một người có giá trị là gì? Hầu hết những nền văn hóa dạy chúng ta một cách tinh tế và đôi khi một cách trơ trẽn đó là sự phô trương mọi thứ. Giá trị con người được phô bày bằng vẻ đẹp của họ, sự cân đối và vẻ bề ngoài của thân hình, trang phục họ mặc, kiểu tóc chải chuốt của họ. Phẩm chất bất định đó hầu như gắn bó với những người nổi danh, những người hùng thể thao, và những chiêu đãi viên. Chủ nghĩa hình thức thậm chí còn diễn ra trong những chiến dịch chính trị với lợi thế đi với những ai có một hình ảnh phương tiện truyền thông ăn ảnh hơn.
Nhưng tất cả những điều này đã bị đánh bật ra khỏi trong câu chuyện về sự tuyển chọn của Samuel thuộc những ứng viên của Thiên Chúa cho hoàng đế Israel. Ông có tất cả bẩy người con trai của Jesse đã diễn hành trước ông. Họ ai nấy đều cao lớn, cường tráng và được hài lòng trong sự xuất hiện, và như họ có dáng điệu của một quốc vương. Mỗi lần như vậy Samuel chắc chắn rằng điều này phải là sự lựa chọn của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đã từ chối tất cả bẩy. Trong bực tức ông hỏi, nếu có những người con trai khác và trả lời rằng chỉ có một người trẻ nhất trong số đang chăm sóc đoàn chiên – và ông là người đó – mặc dù trẻ nhất và đáng quan tâm nhất. Thiên Chúa đã lặp lại một mô hình phổ biến trong Cựu Ước: lựa chọn những người trẻ hơn và ít quan trong nhất.
Thiên Chúa cảnh cáo Samuel rằng Người không như con người đánh giá bằng những dáng vẻ bề ngoài mà bằng những gì trong tâm hồn họ. Dĩ nhiên điều này thật chính xác với tính cách của Chúa Giê-su trong tâm hồn. Người nhìn vào sâu thẳm tâm hồn của những ai bị người khác xem thường mà nhìn lại tốt. Vì lẽ nhìn vào bên trong tâm hồn của người đạo đức và đáng kính,và bị từ chối và làm kinh hoàng bởi những gì Người đã thấy. Khi Chúa Giê-su răn dạy chúng ta đánh giá điều gì đó không phải chỉ có một vì nó chưa hẳn là phẩm chất. Hầu hết lúc ấy người ta lầm to! Những nền văn hóa nhân loại và những người đã tạo ra chúng có thể thiển cận khó tin. Giá như chúng ta biết để tránh sự hình thành những sở thích cá nhân của chúng ta và những ý kiến của người khác bằng hình thức bề ngoài. Khi chúng ta nhìn vào bên trong tâm hồn của người khác – hãy dành thời gian để thực sự biết về họ - những kết quả có thể thực sự toại nguyện. Tình yêu cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và cho phép chúng ta nhìn với ánh mắt con tim.
Tác giả Ephesians mở mắt mình và thức giấc. Cách ngủ này xảy ra khi chúng ta quên chúng ta là ai và tại sao chúng ta ở đây và chúng ta rơi vào cạm bẫy của sự lừa dối triền miên đối với bản thân về hành vi và sự lưa chọn của chúng ta. Giấc ngủ và sự chết, Tân Ước phản anh sự vô minh và ảo tưởng tinh thần, giam giữ chúng ta tù nhân tội lỗi và đưa chúng ta vào cái chết trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Duy nhất chỉ là Đức Ki-tô người mà có thể thức tỉnh chúng ta đến với cuộc sống mới và tầm nhìn thị giác.
Có một ẩn dụ khác trong Kinh Thánh về sự thiếu ý thức tinh thần và sự mù quáng thấu hiểu bên trong. Câu chuyện người đàn ông mù bẩm sinh là một bản tóm tắt ngắn gọn thuộc toàn bộ Tin Mừng của Thánh Gio-an vì nó mô tả cả hai điều kiện con người với sứ vụ của Chúa Giê-su. Sự mù quáng sâu xa nhất trên thế gian đó là sự trải nghiệm của những ai khẳng định tuyên bố một cách cứng nhắc và giáo điều sự tường thuật của riêng họ về chân lý như một điều duy nhất. Sau khi chúa Giê-su phục hồi thị lực của người đàn ông đã có một sự cuồng nộ bởi Chúa Giê-su đã phá vỡ những luật lệ do chữa bệnh vào ngày Sabbath. Khi tầm nhìn thể lý của người đàn ông trở lại nên đã tác động đến ý thức tâm linh của ông. Ông ta đã nhận ra rằng Chúa Giê-su đã thực sự được gửi đến từ Thiên Chúa mà đích thực Người là người công bố sự tồn tại. Những người thẩm quyền tôn giáo thậm chí còn cương quyết hơn nữa rằng Chúa Giê-su là một tội nhân và không thể thực hiện được nhiều phép lạ do bàn tay của Thiên Chúa – đơn giản họ không có khả năng nhận biết một bức tranh to lớn hơn. Sau một cuộc gặp gỡ muộn màng với Chúa Giê-su, người đến ông đến với một đức tin sung mãn. Chúa Giê-su đã tuyên bố rằng sứ vụ của người là đem đến thị lực cho người khiếm thị và dẫn nó khỏi những ai mà nghĩ mình có tầm nhìn thị lực. Đối với những người lãnh đạo bất bình, người nhấn mạnh rằng sự mù quáng tự nó không phải là một cái tội. Nhưng cố ý chối bỏ không mở ra những khả năng khác hoặc đào hố sâu ngăn cách của đức tin là tội lỗi hiển nhiên.
Những ai khẳng đinh một độc quyền chân lý và loại bỏ vô điều kiện những khả năng hiểu biết tiềm ẩn và những ý tưởng của người khác luôn bị ám ảnh dưới ánh mắt nghi ngờ và thận trọng. Bước đầu tiên để giác ngộ đích thực là công nhận đôi chút cách mà chúng ta biết và hiểu như thế nào. Điều đó duy nhất sau khi mà sự hiểu biết bắt đầu.
(nguồn: Regis College – The School of Theology)
Một người có giá trị là gì? Hầu hết những nền văn hóa dạy chúng ta một cách tinh tế và đôi khi một cách trơ trẽn đó là sự phô trương mọi thứ. Giá trị con người được phô bày bằng vẻ đẹp của họ, sự cân đối và vẻ bề ngoài của thân hình, trang phục họ mặc, kiểu tóc chải chuốt của họ. Phẩm chất bất định đó hầu như gắn bó với những người nổi danh, những người hùng thể thao, và những chiêu đãi viên. Chủ nghĩa hình thức thậm chí còn diễn ra trong những chiến dịch chính trị với lợi thế đi với những ai có một hình ảnh phương tiện truyền thông ăn ảnh hơn.
Nhưng tất cả những điều này đã bị đánh bật ra khỏi trong câu chuyện về sự tuyển chọn của Samuel thuộc những ứng viên của Thiên Chúa cho hoàng đế Israel. Ông có tất cả bẩy người con trai của Jesse đã diễn hành trước ông. Họ ai nấy đều cao lớn, cường tráng và được hài lòng trong sự xuất hiện, và như họ có dáng điệu của một quốc vương. Mỗi lần như vậy Samuel chắc chắn rằng điều này phải là sự lựa chọn của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đã từ chối tất cả bẩy. Trong bực tức ông hỏi, nếu có những người con trai khác và trả lời rằng chỉ có một người trẻ nhất trong số đang chăm sóc đoàn chiên – và ông là người đó – mặc dù trẻ nhất và đáng quan tâm nhất. Thiên Chúa đã lặp lại một mô hình phổ biến trong Cựu Ước: lựa chọn những người trẻ hơn và ít quan trong nhất.
Thiên Chúa cảnh cáo Samuel rằng Người không như con người đánh giá bằng những dáng vẻ bề ngoài mà bằng những gì trong tâm hồn họ. Dĩ nhiên điều này thật chính xác với tính cách của Chúa Giê-su trong tâm hồn. Người nhìn vào sâu thẳm tâm hồn của những ai bị người khác xem thường mà nhìn lại tốt. Vì lẽ nhìn vào bên trong tâm hồn của người đạo đức và đáng kính,và bị từ chối và làm kinh hoàng bởi những gì Người đã thấy. Khi Chúa Giê-su răn dạy chúng ta đánh giá điều gì đó không phải chỉ có một vì nó chưa hẳn là phẩm chất. Hầu hết lúc ấy người ta lầm to! Những nền văn hóa nhân loại và những người đã tạo ra chúng có thể thiển cận khó tin. Giá như chúng ta biết để tránh sự hình thành những sở thích cá nhân của chúng ta và những ý kiến của người khác bằng hình thức bề ngoài. Khi chúng ta nhìn vào bên trong tâm hồn của người khác – hãy dành thời gian để thực sự biết về họ - những kết quả có thể thực sự toại nguyện. Tình yêu cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và cho phép chúng ta nhìn với ánh mắt con tim.
Tác giả Ephesians mở mắt mình và thức giấc. Cách ngủ này xảy ra khi chúng ta quên chúng ta là ai và tại sao chúng ta ở đây và chúng ta rơi vào cạm bẫy của sự lừa dối triền miên đối với bản thân về hành vi và sự lưa chọn của chúng ta. Giấc ngủ và sự chết, Tân Ước phản anh sự vô minh và ảo tưởng tinh thần, giam giữ chúng ta tù nhân tội lỗi và đưa chúng ta vào cái chết trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Duy nhất chỉ là Đức Ki-tô người mà có thể thức tỉnh chúng ta đến với cuộc sống mới và tầm nhìn thị giác.
Có một ẩn dụ khác trong Kinh Thánh về sự thiếu ý thức tinh thần và sự mù quáng thấu hiểu bên trong. Câu chuyện người đàn ông mù bẩm sinh là một bản tóm tắt ngắn gọn thuộc toàn bộ Tin Mừng của Thánh Gio-an vì nó mô tả cả hai điều kiện con người với sứ vụ của Chúa Giê-su. Sự mù quáng sâu xa nhất trên thế gian đó là sự trải nghiệm của những ai khẳng định tuyên bố một cách cứng nhắc và giáo điều sự tường thuật của riêng họ về chân lý như một điều duy nhất. Sau khi chúa Giê-su phục hồi thị lực của người đàn ông đã có một sự cuồng nộ bởi Chúa Giê-su đã phá vỡ những luật lệ do chữa bệnh vào ngày Sabbath. Khi tầm nhìn thể lý của người đàn ông trở lại nên đã tác động đến ý thức tâm linh của ông. Ông ta đã nhận ra rằng Chúa Giê-su đã thực sự được gửi đến từ Thiên Chúa mà đích thực Người là người công bố sự tồn tại. Những người thẩm quyền tôn giáo thậm chí còn cương quyết hơn nữa rằng Chúa Giê-su là một tội nhân và không thể thực hiện được nhiều phép lạ do bàn tay của Thiên Chúa – đơn giản họ không có khả năng nhận biết một bức tranh to lớn hơn. Sau một cuộc gặp gỡ muộn màng với Chúa Giê-su, người đến ông đến với một đức tin sung mãn. Chúa Giê-su đã tuyên bố rằng sứ vụ của người là đem đến thị lực cho người khiếm thị và dẫn nó khỏi những ai mà nghĩ mình có tầm nhìn thị lực. Đối với những người lãnh đạo bất bình, người nhấn mạnh rằng sự mù quáng tự nó không phải là một cái tội. Nhưng cố ý chối bỏ không mở ra những khả năng khác hoặc đào hố sâu ngăn cách của đức tin là tội lỗi hiển nhiên.
Những ai khẳng đinh một độc quyền chân lý và loại bỏ vô điều kiện những khả năng hiểu biết tiềm ẩn và những ý tưởng của người khác luôn bị ám ảnh dưới ánh mắt nghi ngờ và thận trọng. Bước đầu tiên để giác ngộ đích thực là công nhận đôi chút cách mà chúng ta biết và hiểu như thế nào. Điều đó duy nhất sau khi mà sự hiểu biết bắt đầu.
(nguồn: Regis College – The School of Theology)
Cảm Nghiệm Sống # 69 - Đời Sống Tâm Linh Cho Tín Hữu
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
19:05 31/03/2011
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang bước vào tuần lễ thứ IV của Mùa Chay Thánh. Qua hết tuần nầy, coi như chúng ta đã đi hết phân nửa đoạn đường của việc chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ phục sinh.
Phúc âm hôm nay, thuật lại việc Chúa chữa người mù từ lúc mới sinh vào ngày lễ nghỉ. Đây là dịp để người Dothái có cớ để tố cáo Chúa vi phạm luật của ngày lễ nghỉ.
Trong đời sống, nếu có dịp và điều kiện cho phép, chúng ta nên làm những công việc bác ái, xã hội trong những lúc có thể được, dù biết rằng, những việc làm đó sẽ chiếm rất nhiều thời giờ của chúng ta, ngay cả những ngày giờ nhàn rỗi . Học gương mẫu của Chúa đến với tha nhân vì nhu cầu cần thiết của họ, giúp đỡ họ tìm được niềm vui và sự an ủi.
Với những tư tưởng chuẩn bị, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa sai tiên tri Samuel đến nhà Isai để xức dầu phong vương cho l trong 7 người trai của Isai làm vua Israel. Chúa đã chọn Đavít.
TRƯỚC BÀI II:
Đức tin của chúng ta phải chiếu soi cho thế gian, nói cách khác, qua cuộc sống đức tin, chúng ta chúng minh cho thế gian mình là môn đệ của Chúa Kitô.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Phúc Âm thuật lại việc Chúa chữa người mù từ lúc mới sinh. Sau khi được sáng mắt anh đã làm chứng nhân trung kiên của Tin Mừng cứu độ. Đời sống của chúng ta, sau khi đã được rửa tội, cũng phải trở thành chúng ta Tin Mừng Đức Kitô rao giảng.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta nghe câu chuyện Chúa mở mắt người mù từ lúc mới sinh. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta lòng tin vững mạnh và biết hướng đến tha nhân với tấm lòng quảng đại.
1. Đavít đã được xức dầu tấn phong làm vua Israel, xin cho chúng ta là những người cũng đã được xức dầu ngày lãnh nhận bí tích rửa tội được thông phần chức linh mục, tiên tri và vương quyền của Đức Kitô. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta biết minh chứng cho thế giới, ơn gọi sống đời chứng nhân giữa đời qua phép rửa tội. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta đang tiến lên núi thánh Calvariô với đông đảo anh chị em trong cộng đoàn xứ đạo, trong lúc đó vẫn còn những anh chị em nguội lạnh, trể nải, dửng dưng hay thờ ơ. Xin Chúa cho chúng ta được trở thành những tông đồ nhiệt thành đem họ về đồng hành với Giáo Hội và Cộng Đoàn trong Mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho đoạn đường chúng ta đang đi từ đồi Calvariô đến mộ Chúa, được sống lại phần linh hồn, qua việc lãnh nhận bí tích hòa giải trong Mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em bị tàn tật từ lúc bẩm sinh, hoặc vì hoàn cảnh chiến tranh đã cướp mất một phần thân thể của họ. Xin cho chúng ta biết đến với họ trong tinh thần thông cảm và chia sẻ tình người. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Chúng ta nhớ đến thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi... xin cho các Ngài được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúa đã phán: "Ta là Đường là Sự Thật và là Sự Sống". Xin cho chúng con biết đi trên đường khổ nạn và phục sinh với Chúa qua bí tích giải tội, để tất cả chúng con được sống đời đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Chúng ta đang bước vào tuần lễ thứ IV của Mùa Chay Thánh. Qua hết tuần nầy, coi như chúng ta đã đi hết phân nửa đoạn đường của việc chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ phục sinh.
Phúc âm hôm nay, thuật lại việc Chúa chữa người mù từ lúc mới sinh vào ngày lễ nghỉ. Đây là dịp để người Dothái có cớ để tố cáo Chúa vi phạm luật của ngày lễ nghỉ.
Trong đời sống, nếu có dịp và điều kiện cho phép, chúng ta nên làm những công việc bác ái, xã hội trong những lúc có thể được, dù biết rằng, những việc làm đó sẽ chiếm rất nhiều thời giờ của chúng ta, ngay cả những ngày giờ nhàn rỗi . Học gương mẫu của Chúa đến với tha nhân vì nhu cầu cần thiết của họ, giúp đỡ họ tìm được niềm vui và sự an ủi.
Với những tư tưởng chuẩn bị, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa sai tiên tri Samuel đến nhà Isai để xức dầu phong vương cho l trong 7 người trai của Isai làm vua Israel. Chúa đã chọn Đavít.
TRƯỚC BÀI II:
Đức tin của chúng ta phải chiếu soi cho thế gian, nói cách khác, qua cuộc sống đức tin, chúng ta chúng minh cho thế gian mình là môn đệ của Chúa Kitô.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Phúc Âm thuật lại việc Chúa chữa người mù từ lúc mới sinh. Sau khi được sáng mắt anh đã làm chứng nhân trung kiên của Tin Mừng cứu độ. Đời sống của chúng ta, sau khi đã được rửa tội, cũng phải trở thành chúng ta Tin Mừng Đức Kitô rao giảng.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta nghe câu chuyện Chúa mở mắt người mù từ lúc mới sinh. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta lòng tin vững mạnh và biết hướng đến tha nhân với tấm lòng quảng đại.
1. Đavít đã được xức dầu tấn phong làm vua Israel, xin cho chúng ta là những người cũng đã được xức dầu ngày lãnh nhận bí tích rửa tội được thông phần chức linh mục, tiên tri và vương quyền của Đức Kitô. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta biết minh chứng cho thế giới, ơn gọi sống đời chứng nhân giữa đời qua phép rửa tội. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta đang tiến lên núi thánh Calvariô với đông đảo anh chị em trong cộng đoàn xứ đạo, trong lúc đó vẫn còn những anh chị em nguội lạnh, trể nải, dửng dưng hay thờ ơ. Xin Chúa cho chúng ta được trở thành những tông đồ nhiệt thành đem họ về đồng hành với Giáo Hội và Cộng Đoàn trong Mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho đoạn đường chúng ta đang đi từ đồi Calvariô đến mộ Chúa, được sống lại phần linh hồn, qua việc lãnh nhận bí tích hòa giải trong Mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em bị tàn tật từ lúc bẩm sinh, hoặc vì hoàn cảnh chiến tranh đã cướp mất một phần thân thể của họ. Xin cho chúng ta biết đến với họ trong tinh thần thông cảm và chia sẻ tình người. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Chúng ta nhớ đến thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi... xin cho các Ngài được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúa đã phán: "Ta là Đường là Sự Thật và là Sự Sống". Xin cho chúng con biết đi trên đường khổ nạn và phục sinh với Chúa qua bí tích giải tội, để tất cả chúng con được sống đời đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cổ vũ việc viếng Mình Thánh Chúa
Nguyễn Trọng Đa
02:12 31/03/2011
Đức Thánh Cha cổ vũ việc viếng Mình Thánh Chúa.
Bài dựa trên lời dạy của thánh An-phong Thành Liguori.
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 nhắc nhở các tín hữu về sự cần thiết cầu nguyện, bằng cách trích dẫn lời dạy của một tiến sĩ Giáo hội thế kỷ 18, người đã đặc biệt khuyến khích người ta viếng Thánh Thể. ĐTC dựa lời suy tư của Ngài tại buổi tiếp kiến chung ngày 30-3 vào lời dạy của thánh An-phong Thành Liguori (1696-1787).
Theo ĐTC, thánh nhân có một trí tuệ đặc biệt – Ngài học xong giáo luật và dân luật lúc 16 tuổi - và "có cách diễn đạt đầy sự tốt lành dịu dàng và hiền lành, vốn phát sinh từ mối quan hệ thâm sâu của mình với Thiên Chúa, là Đấng Chí Thiện."
ĐTC nhắc lại cách thức thánh An-phong "nhấn mạnh nhiều vào nhu cầu cầu nguyện", xem đây là một điều kiện để làm theo ý Chúa và thực thi sự thánh thiện.
Ngài dẫn lời thánh nhân đã viết: “Thiên Chúa không từ chối ân sủng cầu nguyện cho bất cứ ai, vì nhờ ân sủng này người ta có sự trợ giúp để thắng mọi sự thèm muốn nhục dục và mọi cám dỗ. Và tôi nói, tôi lặp lại và sẽ luôn luôn lặp lại cho toàn bộ cuộc đời tôi, rằng toàn bộ sự cứu rỗi của chúng ta dựa trên lời cầu nguyện. "
ĐTC nói thêm: "Nổi bật trong số các hình thức cầu nguyện được thánh An-phong nhiệt tâm đề nghị là việc viếng Mình Thánh Chúa hoặc, như chúng ta có thể nói ngày nay, là việc chầu Thánh Thể - thời gian ngắn hoặc kéo dài, cá nhân hoặc cộng đồng." Thánh An-phong còn viết: “Trong tất cả những việc sùng kính, việc Chầu Mình Thánh Chúa là quan trọng đầu tiên sau các Bí tích, là việc thân thiết nhất đối với Chúa và hữu ích nhất cho chúng ta. Ồ, thật tuyệt vời biết bao được ở trước bàn thờ với đức tin và trình bày với Chúa mọi nhu cầu của chúng ta, như một người bạn nói với người bạn khác mà ta đầy lòng tin cậy!”.
Hoán cải các tên tội phạm
ĐTC Biển Đức 16 nhắc lại việc thánh An-phong đã có một sứ vụ rất thành công nơi người nghèo ở Naples, trong đó một số người "thường dính líu đến các tệ nạn và thực hiện hoạt động tội phạm."
Ngài giải thích: "Với lòng kiên nhẫn, thánh nhân đã dạy họ cầu nguyện, khuyến khích họ cải thiện lối sống. Thánh An-phong thu được kết quả tuyệt vời: Trong các khu phố nghèo nhất của thành phố, đã có sự gia tăng nhiều nhóm người tụ tập vào buổi tối tại nhà riêng, cửa hàng, để cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, dưới sự hướng dẫn của một số giáo lý viên được thánh An-phong và các linh mục khác đào tạo, các vị thường xuyên viếng thăm các nhóm tín hữu [...]. [Các cuộc tụ tập này] là một nguồn giáo dục đạo đức thật sự và hợp lý, là nguồn chữa lành xã hội, và là nguồn giúp đỡ lẫn nhau giữa các người nghèo: Nạn trộm cắp, mại dâm và việc đấu tay đôi hầu như biến mất."
ĐTC đề xuất rằng các cuộc tụ tập như vậy có thể là "một mô hình của hoạt động truyền giáo, trong đó chúng ta có thể được lấy cảm hứng ngày hôm nay cho một ‘việc phúc âm hóa mới’, đặc biệt giữa những người nghèo nhất”.
Ngài kết luận bằng cách nhấn mạnh việc thánh An-phong dạy rằng sự thánh thiện có ý nghĩa cho tất cả mọi người: "Các tu sĩ sống cho ra tu sĩ, giáo dân sống cho ra giáo dân, linh mục sống cho ra linh mục, người có gia đình sống cho ra người có gia đình, thương gia sống cho ra thương gia, binh sĩ sống cho ra binh sĩ...”
ĐTC khẳng định lòng biết ơn của mình với Thiên Chúa, vì Chúa “đã cho xuất hiện các thánh và các tiến sĩ trong nhiều thời điểm khác nhau và nơi chốn khác nhau, nhưng các vị cùng nói một ngôn ngữ, mời gọi chúng lớn lên trong đức tin và sống với tình yêu và niềm vui của việc làm Con Chúa trong các hành vi đơn giản của mỗi ngày, đi trên con đường thánh thiện, trên đường về với Thiên Chúa và niềm vui thật sự." (Zenit 30-3-2011)
Bài dựa trên lời dạy của thánh An-phong Thành Liguori.
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 nhắc nhở các tín hữu về sự cần thiết cầu nguyện, bằng cách trích dẫn lời dạy của một tiến sĩ Giáo hội thế kỷ 18, người đã đặc biệt khuyến khích người ta viếng Thánh Thể. ĐTC dựa lời suy tư của Ngài tại buổi tiếp kiến chung ngày 30-3 vào lời dạy của thánh An-phong Thành Liguori (1696-1787).
Theo ĐTC, thánh nhân có một trí tuệ đặc biệt – Ngài học xong giáo luật và dân luật lúc 16 tuổi - và "có cách diễn đạt đầy sự tốt lành dịu dàng và hiền lành, vốn phát sinh từ mối quan hệ thâm sâu của mình với Thiên Chúa, là Đấng Chí Thiện."
ĐTC nhắc lại cách thức thánh An-phong "nhấn mạnh nhiều vào nhu cầu cầu nguyện", xem đây là một điều kiện để làm theo ý Chúa và thực thi sự thánh thiện.
Ngài dẫn lời thánh nhân đã viết: “Thiên Chúa không từ chối ân sủng cầu nguyện cho bất cứ ai, vì nhờ ân sủng này người ta có sự trợ giúp để thắng mọi sự thèm muốn nhục dục và mọi cám dỗ. Và tôi nói, tôi lặp lại và sẽ luôn luôn lặp lại cho toàn bộ cuộc đời tôi, rằng toàn bộ sự cứu rỗi của chúng ta dựa trên lời cầu nguyện. "
ĐTC nói thêm: "Nổi bật trong số các hình thức cầu nguyện được thánh An-phong nhiệt tâm đề nghị là việc viếng Mình Thánh Chúa hoặc, như chúng ta có thể nói ngày nay, là việc chầu Thánh Thể - thời gian ngắn hoặc kéo dài, cá nhân hoặc cộng đồng." Thánh An-phong còn viết: “Trong tất cả những việc sùng kính, việc Chầu Mình Thánh Chúa là quan trọng đầu tiên sau các Bí tích, là việc thân thiết nhất đối với Chúa và hữu ích nhất cho chúng ta. Ồ, thật tuyệt vời biết bao được ở trước bàn thờ với đức tin và trình bày với Chúa mọi nhu cầu của chúng ta, như một người bạn nói với người bạn khác mà ta đầy lòng tin cậy!”.
Hoán cải các tên tội phạm
ĐTC Biển Đức 16 nhắc lại việc thánh An-phong đã có một sứ vụ rất thành công nơi người nghèo ở Naples, trong đó một số người "thường dính líu đến các tệ nạn và thực hiện hoạt động tội phạm."
Ngài giải thích: "Với lòng kiên nhẫn, thánh nhân đã dạy họ cầu nguyện, khuyến khích họ cải thiện lối sống. Thánh An-phong thu được kết quả tuyệt vời: Trong các khu phố nghèo nhất của thành phố, đã có sự gia tăng nhiều nhóm người tụ tập vào buổi tối tại nhà riêng, cửa hàng, để cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, dưới sự hướng dẫn của một số giáo lý viên được thánh An-phong và các linh mục khác đào tạo, các vị thường xuyên viếng thăm các nhóm tín hữu [...]. [Các cuộc tụ tập này] là một nguồn giáo dục đạo đức thật sự và hợp lý, là nguồn chữa lành xã hội, và là nguồn giúp đỡ lẫn nhau giữa các người nghèo: Nạn trộm cắp, mại dâm và việc đấu tay đôi hầu như biến mất."
ĐTC đề xuất rằng các cuộc tụ tập như vậy có thể là "một mô hình của hoạt động truyền giáo, trong đó chúng ta có thể được lấy cảm hứng ngày hôm nay cho một ‘việc phúc âm hóa mới’, đặc biệt giữa những người nghèo nhất”.
Ngài kết luận bằng cách nhấn mạnh việc thánh An-phong dạy rằng sự thánh thiện có ý nghĩa cho tất cả mọi người: "Các tu sĩ sống cho ra tu sĩ, giáo dân sống cho ra giáo dân, linh mục sống cho ra linh mục, người có gia đình sống cho ra người có gia đình, thương gia sống cho ra thương gia, binh sĩ sống cho ra binh sĩ...”
ĐTC khẳng định lòng biết ơn của mình với Thiên Chúa, vì Chúa “đã cho xuất hiện các thánh và các tiến sĩ trong nhiều thời điểm khác nhau và nơi chốn khác nhau, nhưng các vị cùng nói một ngôn ngữ, mời gọi chúng lớn lên trong đức tin và sống với tình yêu và niềm vui của việc làm Con Chúa trong các hành vi đơn giản của mỗi ngày, đi trên con đường thánh thiện, trên đường về với Thiên Chúa và niềm vui thật sự." (Zenit 30-3-2011)
Tòa Thánh và việc tái định nghĩa phái tính
Vũ Văn An
04:26 31/03/2011
Theo định nghĩa cổ điển, khi nói tới phái tính hay giới tính là người ta cố ý nói tới nam và nữ, hay đàn ông và đàn bà và dĩ nhiên sự dị biệt giữa hai thực tại này, hai thực tại đã được trình thuật Sáng Thế nhắc tới ngay những dòng đầu của Sách Thánh và ca ngợi là “rất tốt”.
Sự kỳ diệu của phái tính
Linh mục Nguyễn Văn Qúy, Dòng Đa Minh, có một bài rất hay về chủ đề này đăng trên Trang Mạng Dòng Đa Minh Việt Nam: “Phái Tính, Điều Kì Diệu và Bi Kịch”. Theo cha, phái tính là một hồng ân Thiên Chúa, trở thành một thực tại thuộc cơ cấu hiện hữu của con người. Chính phái tính làm nên sự khác biệt hiện hữu giữa người nam và người nữ. Phái tính là một phần dệt nên toàn bộ cấu trúc của đời người. Nó giúp ta cảm nhận sự khác biệt với tha nhân và cho con người cảm nhận sự khác biệt giữa họ và Thiên Chúa.
Sự khác biệt phái tính cho chúng ta nhận thấy rõ phái tính không phải là xấu xa, bất hạnh, tội lỗi. Sự khác biệt này không hề làm người đàn ông và người đàn bà trở nên xa lạ nhưng được mời gọi sống kết hiệp với nhau : “Người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà sống với vợ mình, cả hai sẽ trở nên một xương một thịt” (St 2,24). Trong tình yêu cao ngất của tình chồng vợ, sự trao hiến trọn vẹn xác hồn của hai người nam và người nữ, đã làm phát sinh sự sống là kết quả trao ban của tình yêu Thiên Chúa. Đó cũng chính là năng lực phát sinh sự sáng tạo, đóng góp vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa mà đôi bạn cảm nghiệm được khi họ sống triệt để sự khác biệt phái tính của mình trong mối tương quan. Sự khác biệt này bổ túc cho nhau, hổ trợ nhau. “Đàn ông ở một mình không tốt”. Cái “tốt” của việc kết hợp nam nữ phải đưa về cái tốt của công trình sáng tạo, vì phái tính là dấu chỉ của sự khác biệt, của tha thể, qua đó Thiên Chúa mặc khải sự khác biệt của Người.
Phái tính thiết lập ra mối tương quan, tương quan cả với Thiên Chúa (giao ước cắt bì). Khi phái tính được nhìn nhận trọn vẹn, con người sẽ đón nhận người khác trong đối tác của một giao ước. Giao ước ấy là giao ước tương quan, trong đó mỗi người được nhìn nhận và yêu thương. Trong giao ước này, không ai bị giản lược và đánh mất chính mình, dẫu rằng “cả hai nên một xương một thịt” (Mt 19,5). Vì sự gặp gỡ của con người đặt trên sự gặp gỡ của sự khác biệt phái tính.
Phái tính giúp hoàn trọn nhân cách con người, qua việc nhìn nhận tha nhân, mở rộng vòng tay đón nhận mọi người, biết loại đi mọi ích kỷ hẹp hòi, khép kín, thể hiện được căn tính của mình là sống yêu thương trong mối tình tương thân tương ái. Vả lại, “người đàn ông phải lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt”: muốn thành nhân, con người phải ngang qua phái tính, từ một thiếu nam, thiếu nữ, họ trở thành đàn ông, đàn bà, dứt khỏi tình trạng ấu trĩ (lìa bỏ cha mẹ). Phái tính là một khả năng, và là một kết quả của việc từ bỏ tình trạng ấu trĩ, như con đường dẫn đến trưởng thành để cùng chung chia trách nhiệm cuộc sống lứa đôi, gia đình và xã hội.
“Như thế phái tính là một yếu tố cơ bản làm nên nhân cách, là cách thế hiện hữu giúp con người thể hiện bản thân và liên lạc với tha nhân, là cách thế cảm nhận, bày tỏ và sống tình yêu nhân loại… Phái tính không chỉ làm nên người nam hay người nữ trên bình diện thể lý, nhưng còn trên bình diện tâm lý và thiêng liêng, tạo cho mỗi người có một dấu ấn riêng. Phái tính làm nên vị thế siêu hình của con người trong hiện hữu, làm nên ơn gọi độc đáo của mỗi nhân vị qua cách thức thể hiện chính mình và liên lạc với tha nhân. Và tất cả những cách thức thể hiện trên đây đều được thực hiện qua cơ cấu thể lý đặt nền trên phái tính của mỗi người” (Dionigi Tettamanzi & Guy Durand, Tân đạo đức sinh học Kitô, dg. Nguyễn Văn Tuyến, Đại chủng viện Huế 2003, tr. 220).
Bảo vệ phái tính
Theo cha Qúy, khi hai thực tại và sự dị biệt của chúng bị hiểu và làm cho méo mó, thì thảm kịch sẽ xẩy ra, như lịch sử con người từ đầu đến nay đã chứng tỏ. Chính vì thế, Giáo Hội luôn sử dụng mọi diễn đàn có thể có để bênh vực hai thực tại này và sự dị biệt “rất tốt” của chúng, kể cả diễn đàn Liên Hiệp Quốc, một diễn đàn đang bị lèo lái bởi nhiều ý thức hệ độc hại.
Thực vậy, năm 2010, tại phiên họp lần thứ 54 của Ủy Ban Về Địa Vị Phụ Nữ của Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Celestino Miggiore, Đại Diện Tòa Thánh, đã lên tiếng chỉ trích điều ngài gọi là “Ý Thức Hệ Phái Tính”, một ý thức hệ không hề phục vụ sự thăng tiến của phụ nữ. Theo ngài, nhiều văn kiện mới đây của LHQ đã dùng ý niệm phái tính để “tiêu hủy mọi tính đặc thù và bổ túc cho nhau giữa người đàn ông và người đàn bà”.
Ý thức hệ phái tính hay lý thuyết phái tính là ý niệm chủ chốt trong các ý thức hệ duy nữ và đồng tính luyến ái. Nó đưa ra ý niệm “phái tính” khác biệt với giới tính sinh học (biological sex) và cho rằng phái tính là một bộ các tác phong hay mẫu mực học được và do đó, có thể thay đổi tùy ý hay do các yếu tố môi trường tạo ra. Các nhà ý thức hệ phái tính này cho rằng đối với con người, không phải chỉ có hai mà ít nhất 11 phái tính. Họ duy trì niềm tin cho rằng việc đồng hóa “phái tính” với giới tính sinh học chính là nền tảng của chủ nghĩa kỳ thị người đồng tính. Gabrielle Kuby, một tác giả Đức, còn đi xa đến nỗi viết trong một bài báo năm 2008 rằng: ý thức hệ phái tính đang tạo ra một con người mới, mà tự do của họ bao gồm việc chọn lựa giới tính và xu hứng tính dục của mình”.
Rồi cuối tháng 3 này, tại Ủy Ban về Địa Vị Phụ Nữ của cơ quan UNESCO, Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh, lên tiếng đả kích xu hướng của một số quốc gia hội viên đang mưu toan lôi cuốn LHQ vào một định nghĩa mới về phái tính.
Theo Đức Tổng Giám Mục, kể từ đầu thập niên 1990, hạn từ phái tính đã dần dần được đưa vào các văn kiện không có tính trói buộc của Liên Hiệp Quốc và thường dùng để chỉ hai giới tính nam và nữ. Về luật hiệp ước, định nghĩa duy nhất có tính bắt buộc các nước hội viên về phái tính là định nghĩa của Qui Chế Rôma Về Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. Qui Chế này định rằng: “Từ ngữ phái tính chỉ hai giới tính nam và nữ, trong ngữ cảnh xã hội. Từ ngữ này không cho thấy bất cứ nghĩa gì khác ngoài định nghĩa vừa dẫn” (Điều 7.3).
Đáng ghi nhớ là tại Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Tư năm 1995 về Phụ Nữ, một lối hiểu khác và cấp tiến về phái tính đã được lan truyền trong các buổi thảo luận không chính thức, nhưng đã bị bác bỏ. Đàng khác, Chủ Tịch Hội Nghị này, theo khuyến cáo của đại đa số các nước hội viên, đã minh nhiên tuyên bố rằng tại hội nghị này, “từ ngữ phái tính vốn thông thường được sử dụng và được hiểu theo lối dùng thông thường, đã được nhìn nhận một cách phổ quát”. Nghĩa là, phái tính có ý chỉ nam và nữ, một cách dùng đã được chấp nhận trong văn hóa và lịch sử. Lời tuyên bố này nhấn mạnh rằng Hội Nghị không có ý định đưa ra “một nghĩa hay một hàm nghĩa nào mới, khác với lối sử dụng đã được chấp nhận trước đây cho hạn từ phái tính” (Phúc Trình Của Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Tư về Phụ Nữ tại Bắc Kinh, 4-5 tháng 9 năm 1995). Dịp đó, Tòa Thánh đã nhất quán tái quả quyết lối hiểu của mình về phái tính. Và hôm nay, xin lặp lại một lần nữa.
Bất hạnh thay, trong diễn trình thương thảo về bản tuyên ngôn lần này, một số đại biểu đã mưu toan đẩy mạnh một lần nữa, qua ngả “những cuộc nghiên cứu về phái tính”, một lời tuyên bố cho rằng bản sắc phái tính có thể được thích ứng bất tận để phù hợp với các mục đích mới và khác nhau, chưa được luật quốc tế nhìn nhận. Đáp ứng mưu toan này, lời nói đầu của bản tuyên bố lần này đã loại bỏ mọi nghi ngờ liên quan tới việc cổ vũ cho một định nghĩa mới về “phái tính”. Đức Cha Chullikatt nhận định rằng: Hiện nay, một nghị trình như thế chưa hề có trong bất cứ bản văn nào của Liên Hiệp Quốc, chứ đừng nói tới một văn kiện đề cập tới phụ nữ và thiếu nữ. Phần lớn các đại biểu khác vẫn duy trì việc dùng hạn từ “phái tính” để chỉ “đàn bà và đàn ông” hay nam và nữ, theo lối dùng thông thường xưa nay.
Mưu toan tái định nghĩa phái tính cũng bỏ không nhắc tới Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền trong hình thức hiện nay. Bản tuyên ngôn được dùng làm văn kiện nền tảng cho hệ thống nhân quyền này nhìn nhận phẩm giá và giá trị bình đẳng của mọi con người, bất luận là nam hay nữ. Nhưng nguyên tắc này đã bị những người cổ vũ cho một định nghĩa mới về phái tính làm ngơ, rõ ràng họ muốn phá đổ nền tảng của hệ thống nhân quyền.
Ngoài ra, những người này còn bỏ qua không nhắc gì tới quyền của cha mẹ, nhất là quyền được lựa chọn nền giáo dục cho con cái họ, trong đó, có việc giáo dục về tình yêu nhân bản đích thật, về hôn nhân và gia đình. Các quyền này đã được Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội Và Văn Hóa minh nhiên nhìn nhận. Một số cố gắng đã được đưa ra nhằm bao gồm quyền cha mẹ cũng như trách nhiệm cha mẹ, nhưng không thành công. Đây là một vấn đề nghiêm trọng hơn, vì quyền và trách nhiệm cha mẹ đã bắt rễ rất sâu vào luật quốc tế (Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền điều 26.3; Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính trị, điều 18; Công Ước Về Quyền Trẻ Em, điều 3.2, 5; 14.2).
Quan Điểm của Liên Hiệp Âu Châu
Hãng tin C-FAM, ngày 17 tháng 3, đưa tin: chủ đề tại Hội Nghị của Ủy Ban Về Phụ Nữ không có chi gây tranh cãi, vì bàn tới vai trò của phụ nữ trong khoa học và kỹ thuật. Nhưng rồi, bất ngờ, các cuộc thảo luận lâm vào ngõ bí vì những bất đồng có tính ý thức hệ xoay quanh định nghĩa về phái tính.
Trong phiên họp cuối cùng, Liên Hiệp Âu Châu và Tòa Thánh đã cho công bố hai bản tuyên bố trái ngược nhau, gây ra tranh cãi tại Hội Nghị. Liên Hiệp Âu Châu tỏ ý hài lòng với văn kiện sau cùng của Hội Nghị, nhất là việc văn kiện này bao gồm hai chủ đề “giáo dục giới tính” và “sức khỏe tính dục và sinh sản” (2 chủ đề không được Tòa Thánh ủng hộ) nhưng tỏ ra quan tâm khi thấy ngôn từ về phái tính còn bị tranh cãi. Theo Liên Hiệp Âu Châu, ngôn từ này đã trở thành “ngôn từ thỏa thuận” và từng được sử dụng từ Hội Nghị Bắc Kinh về Phụ Nữ năm 1995. Liên Hiệp cho rằng mình không muốn trở lại thời kỳ trước Bắc Kinh và hy vọng rằng các cuộc thương thảo trong tương lai sẽ tiến bộ mà không cần phải bàn cãi chi nữa.
Dù Liên Hiệp Âu Châu cho rằng vấn đề ngôn từ phái tính đã được giải quyết rồi, nhưng nhiều phái đoàn khác tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy Liên Hiệp, Cuba và Mexico cực lực chống lại việc lồng vào đó câu định nghĩa đã được Liên Hiệp Quốc nhìn nhận về phái tính, dù đề nghị lồng vào này được sự ủng hộ rộng rãi của các nước Phi Châu, Carribean và Hồi Giáo.
Như trên đã nói, Tòa Thánh không ủng hộ định nghĩa mới về phái tính vì nó đưa đến chủ trương coi bản sắc phái tính như một điều có thể thích ứng bất tận tùy theo mục tiêu. Rồi đến một lúc nào đó, người ta không còn có ý niệm gì chính xác về phái tính nữa.
Cho đến nay, phái tính của một người có một ý nghĩa luật pháp. Nó thường được chỉ rõ trên các văn kiện của chính phủ, và luật lệ có những dự trù khác nhau cho đàn ông và đàn bà. Nhiều hệ thống hưu bổng cũng có hạn tuổi khác nhau cho nam và nữ. Hôn nhân thường chỉ xẩy ra giữa những người khác phái tính. Vấn đề chỉ trở nên phức tạp, khi đề cập tới những trường hợp liên giới (intersexual) hay đổi phái (transgender). Liên giới là trường hợp sinh ra với một bộ phận sinh dục không được coi là nam hay nữ một cách rõ ràng. Đổi phái là trường hợp sinh ra với một bộ phận sinh dục rõ ràng là nam hay nữ, nhưng lại cảm thấy mình như sinh ra trong một “thân xác không đúng”. Luật lệ các quốc gia rất khác nhau về những trường hợp này. Có quốc gia coi một trẻ sơ sinh tuy có các sắc nhiễm thể XY nhưng có bộ phận sinh dục nữ là con gái từ lúc mới sinh. Những người như thế hiện được nhiều quốc gia cho phép thay đổi phái tính theo luật. Có điều, sự thay đổi này đem lại nhiều hiện tượng kỳ quặc, như cùng một người có thể có nhiều phái tính khác nhau tùy theo phạm vi của luật pháp. Ở Úc, chẳng hạn, trước năm 1999, tức trước vụ Kevin (đổi giống thành đàn ông, lấy vợ là Jennifer), người đổi giống được nhìn nhận có phái tính như họ đã nhận trong nhiều phạm vi của luật pháp, kể cả luật lệ về an sinh xã hội, nhưng đối với luật hôn nhân thì không. Lại còn trường hợp: dưới luật liên bang, một người có thể có phái tính này, nhưng dưới luật tiểu bang, lại có một phái tính khác.
Nhưng không trường hợp nào oái oăm bằng trường hợp trung phái, nghĩa là không phải đàn ông mà cũng không phải đàn bà về phương diện pháp luật. Đó là trường hợp Norrie May-Welby, người Úc, thuộc Tiểu Bang New South Wales. Tòa án xác định tính trung phái của người này vào tháng 3 năm 2010. Phán quyết này biến Úc thành quốc gia đầu tiên trên thế giới nhìn nhận một phái tính “bất định”. Thực ra May-Welby sinh tại Scotland, rồi di cư qua Perth, Western Australia, lúc 7 tuổi. Năm 1989, người này được giải phẫu để đổi phái từ nam qua nữ, nhưng sau đó không cảm thấy mình là đàn bà. Đầu thập niên 1990, người này di chuyển qua Sydney và tiếp tục xin tòa phán quyết về phái tính của mình. Tháng Giêng năm 2010, các bác sĩ tuyên bố rằng May-Welby là một người trung phái, không phải nam hay nữ, về tâm lý, người này cũng coi mình là trung phái, hoóc-môn của người này không giống hoóc-môn của đàn ông hay đàn bà, và người này không có bộ phận sinh dục.
Chính phủ New South Wales nhìn nhận người này không phải là đàn ông mà cũng không phải đàn bà về phương diện hoóc-môn, tâm lý và thể lý. Từ đó, người ta dùng “zie” (hay “ze” hay “sie”) thay cho “she/he”, và “hir” (hay “zir”) thay cho “his/him/her” khi nói về May-Welby. Tuy nhiên, Văn Phòng Đăng Ký Khai Sinh, Khai Tử và Hôn Phối New South Wales rút lại lời hứa, không cấp cho người này tờ khai sinh với chi tiết “không xác định” ghi ở cột phái tính. Người này đã nhận được giấy khai sinh đó một ngày trước Mardi Gras, nhưng sau đó đã được Văn Phòng điện thoại báo là sẽ hủy tờ khai sinh đó. Anh ta nhận được thư hủy vào ngày 17 tháng 3 năm 2010. Điều ấy cho thấy những phức tạp khi chấp nhận một định nghĩa quá lỏng lẻo về phái tính.
Sự kỳ diệu của phái tính
Linh mục Nguyễn Văn Qúy, Dòng Đa Minh, có một bài rất hay về chủ đề này đăng trên Trang Mạng Dòng Đa Minh Việt Nam: “Phái Tính, Điều Kì Diệu và Bi Kịch”. Theo cha, phái tính là một hồng ân Thiên Chúa, trở thành một thực tại thuộc cơ cấu hiện hữu của con người. Chính phái tính làm nên sự khác biệt hiện hữu giữa người nam và người nữ. Phái tính là một phần dệt nên toàn bộ cấu trúc của đời người. Nó giúp ta cảm nhận sự khác biệt với tha nhân và cho con người cảm nhận sự khác biệt giữa họ và Thiên Chúa.
Sự khác biệt phái tính cho chúng ta nhận thấy rõ phái tính không phải là xấu xa, bất hạnh, tội lỗi. Sự khác biệt này không hề làm người đàn ông và người đàn bà trở nên xa lạ nhưng được mời gọi sống kết hiệp với nhau : “Người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà sống với vợ mình, cả hai sẽ trở nên một xương một thịt” (St 2,24). Trong tình yêu cao ngất của tình chồng vợ, sự trao hiến trọn vẹn xác hồn của hai người nam và người nữ, đã làm phát sinh sự sống là kết quả trao ban của tình yêu Thiên Chúa. Đó cũng chính là năng lực phát sinh sự sáng tạo, đóng góp vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa mà đôi bạn cảm nghiệm được khi họ sống triệt để sự khác biệt phái tính của mình trong mối tương quan. Sự khác biệt này bổ túc cho nhau, hổ trợ nhau. “Đàn ông ở một mình không tốt”. Cái “tốt” của việc kết hợp nam nữ phải đưa về cái tốt của công trình sáng tạo, vì phái tính là dấu chỉ của sự khác biệt, của tha thể, qua đó Thiên Chúa mặc khải sự khác biệt của Người.
Phái tính thiết lập ra mối tương quan, tương quan cả với Thiên Chúa (giao ước cắt bì). Khi phái tính được nhìn nhận trọn vẹn, con người sẽ đón nhận người khác trong đối tác của một giao ước. Giao ước ấy là giao ước tương quan, trong đó mỗi người được nhìn nhận và yêu thương. Trong giao ước này, không ai bị giản lược và đánh mất chính mình, dẫu rằng “cả hai nên một xương một thịt” (Mt 19,5). Vì sự gặp gỡ của con người đặt trên sự gặp gỡ của sự khác biệt phái tính.
Phái tính giúp hoàn trọn nhân cách con người, qua việc nhìn nhận tha nhân, mở rộng vòng tay đón nhận mọi người, biết loại đi mọi ích kỷ hẹp hòi, khép kín, thể hiện được căn tính của mình là sống yêu thương trong mối tình tương thân tương ái. Vả lại, “người đàn ông phải lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt”: muốn thành nhân, con người phải ngang qua phái tính, từ một thiếu nam, thiếu nữ, họ trở thành đàn ông, đàn bà, dứt khỏi tình trạng ấu trĩ (lìa bỏ cha mẹ). Phái tính là một khả năng, và là một kết quả của việc từ bỏ tình trạng ấu trĩ, như con đường dẫn đến trưởng thành để cùng chung chia trách nhiệm cuộc sống lứa đôi, gia đình và xã hội.
“Như thế phái tính là một yếu tố cơ bản làm nên nhân cách, là cách thế hiện hữu giúp con người thể hiện bản thân và liên lạc với tha nhân, là cách thế cảm nhận, bày tỏ và sống tình yêu nhân loại… Phái tính không chỉ làm nên người nam hay người nữ trên bình diện thể lý, nhưng còn trên bình diện tâm lý và thiêng liêng, tạo cho mỗi người có một dấu ấn riêng. Phái tính làm nên vị thế siêu hình của con người trong hiện hữu, làm nên ơn gọi độc đáo của mỗi nhân vị qua cách thức thể hiện chính mình và liên lạc với tha nhân. Và tất cả những cách thức thể hiện trên đây đều được thực hiện qua cơ cấu thể lý đặt nền trên phái tính của mỗi người” (Dionigi Tettamanzi & Guy Durand, Tân đạo đức sinh học Kitô, dg. Nguyễn Văn Tuyến, Đại chủng viện Huế 2003, tr. 220).
Bảo vệ phái tính
Theo cha Qúy, khi hai thực tại và sự dị biệt của chúng bị hiểu và làm cho méo mó, thì thảm kịch sẽ xẩy ra, như lịch sử con người từ đầu đến nay đã chứng tỏ. Chính vì thế, Giáo Hội luôn sử dụng mọi diễn đàn có thể có để bênh vực hai thực tại này và sự dị biệt “rất tốt” của chúng, kể cả diễn đàn Liên Hiệp Quốc, một diễn đàn đang bị lèo lái bởi nhiều ý thức hệ độc hại.
Thực vậy, năm 2010, tại phiên họp lần thứ 54 của Ủy Ban Về Địa Vị Phụ Nữ của Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Celestino Miggiore, Đại Diện Tòa Thánh, đã lên tiếng chỉ trích điều ngài gọi là “Ý Thức Hệ Phái Tính”, một ý thức hệ không hề phục vụ sự thăng tiến của phụ nữ. Theo ngài, nhiều văn kiện mới đây của LHQ đã dùng ý niệm phái tính để “tiêu hủy mọi tính đặc thù và bổ túc cho nhau giữa người đàn ông và người đàn bà”.
Ý thức hệ phái tính hay lý thuyết phái tính là ý niệm chủ chốt trong các ý thức hệ duy nữ và đồng tính luyến ái. Nó đưa ra ý niệm “phái tính” khác biệt với giới tính sinh học (biological sex) và cho rằng phái tính là một bộ các tác phong hay mẫu mực học được và do đó, có thể thay đổi tùy ý hay do các yếu tố môi trường tạo ra. Các nhà ý thức hệ phái tính này cho rằng đối với con người, không phải chỉ có hai mà ít nhất 11 phái tính. Họ duy trì niềm tin cho rằng việc đồng hóa “phái tính” với giới tính sinh học chính là nền tảng của chủ nghĩa kỳ thị người đồng tính. Gabrielle Kuby, một tác giả Đức, còn đi xa đến nỗi viết trong một bài báo năm 2008 rằng: ý thức hệ phái tính đang tạo ra một con người mới, mà tự do của họ bao gồm việc chọn lựa giới tính và xu hứng tính dục của mình”.
Rồi cuối tháng 3 này, tại Ủy Ban về Địa Vị Phụ Nữ của cơ quan UNESCO, Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh, lên tiếng đả kích xu hướng của một số quốc gia hội viên đang mưu toan lôi cuốn LHQ vào một định nghĩa mới về phái tính.
Theo Đức Tổng Giám Mục, kể từ đầu thập niên 1990, hạn từ phái tính đã dần dần được đưa vào các văn kiện không có tính trói buộc của Liên Hiệp Quốc và thường dùng để chỉ hai giới tính nam và nữ. Về luật hiệp ước, định nghĩa duy nhất có tính bắt buộc các nước hội viên về phái tính là định nghĩa của Qui Chế Rôma Về Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. Qui Chế này định rằng: “Từ ngữ phái tính chỉ hai giới tính nam và nữ, trong ngữ cảnh xã hội. Từ ngữ này không cho thấy bất cứ nghĩa gì khác ngoài định nghĩa vừa dẫn” (Điều 7.3).
Đáng ghi nhớ là tại Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Tư năm 1995 về Phụ Nữ, một lối hiểu khác và cấp tiến về phái tính đã được lan truyền trong các buổi thảo luận không chính thức, nhưng đã bị bác bỏ. Đàng khác, Chủ Tịch Hội Nghị này, theo khuyến cáo của đại đa số các nước hội viên, đã minh nhiên tuyên bố rằng tại hội nghị này, “từ ngữ phái tính vốn thông thường được sử dụng và được hiểu theo lối dùng thông thường, đã được nhìn nhận một cách phổ quát”. Nghĩa là, phái tính có ý chỉ nam và nữ, một cách dùng đã được chấp nhận trong văn hóa và lịch sử. Lời tuyên bố này nhấn mạnh rằng Hội Nghị không có ý định đưa ra “một nghĩa hay một hàm nghĩa nào mới, khác với lối sử dụng đã được chấp nhận trước đây cho hạn từ phái tính” (Phúc Trình Của Hội Nghị Thế Giới Lần Thứ Tư về Phụ Nữ tại Bắc Kinh, 4-5 tháng 9 năm 1995). Dịp đó, Tòa Thánh đã nhất quán tái quả quyết lối hiểu của mình về phái tính. Và hôm nay, xin lặp lại một lần nữa.
Bất hạnh thay, trong diễn trình thương thảo về bản tuyên ngôn lần này, một số đại biểu đã mưu toan đẩy mạnh một lần nữa, qua ngả “những cuộc nghiên cứu về phái tính”, một lời tuyên bố cho rằng bản sắc phái tính có thể được thích ứng bất tận để phù hợp với các mục đích mới và khác nhau, chưa được luật quốc tế nhìn nhận. Đáp ứng mưu toan này, lời nói đầu của bản tuyên bố lần này đã loại bỏ mọi nghi ngờ liên quan tới việc cổ vũ cho một định nghĩa mới về “phái tính”. Đức Cha Chullikatt nhận định rằng: Hiện nay, một nghị trình như thế chưa hề có trong bất cứ bản văn nào của Liên Hiệp Quốc, chứ đừng nói tới một văn kiện đề cập tới phụ nữ và thiếu nữ. Phần lớn các đại biểu khác vẫn duy trì việc dùng hạn từ “phái tính” để chỉ “đàn bà và đàn ông” hay nam và nữ, theo lối dùng thông thường xưa nay.
Mưu toan tái định nghĩa phái tính cũng bỏ không nhắc tới Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền trong hình thức hiện nay. Bản tuyên ngôn được dùng làm văn kiện nền tảng cho hệ thống nhân quyền này nhìn nhận phẩm giá và giá trị bình đẳng của mọi con người, bất luận là nam hay nữ. Nhưng nguyên tắc này đã bị những người cổ vũ cho một định nghĩa mới về phái tính làm ngơ, rõ ràng họ muốn phá đổ nền tảng của hệ thống nhân quyền.
Ngoài ra, những người này còn bỏ qua không nhắc gì tới quyền của cha mẹ, nhất là quyền được lựa chọn nền giáo dục cho con cái họ, trong đó, có việc giáo dục về tình yêu nhân bản đích thật, về hôn nhân và gia đình. Các quyền này đã được Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội Và Văn Hóa minh nhiên nhìn nhận. Một số cố gắng đã được đưa ra nhằm bao gồm quyền cha mẹ cũng như trách nhiệm cha mẹ, nhưng không thành công. Đây là một vấn đề nghiêm trọng hơn, vì quyền và trách nhiệm cha mẹ đã bắt rễ rất sâu vào luật quốc tế (Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền điều 26.3; Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính trị, điều 18; Công Ước Về Quyền Trẻ Em, điều 3.2, 5; 14.2).
Quan Điểm của Liên Hiệp Âu Châu
Hãng tin C-FAM, ngày 17 tháng 3, đưa tin: chủ đề tại Hội Nghị của Ủy Ban Về Phụ Nữ không có chi gây tranh cãi, vì bàn tới vai trò của phụ nữ trong khoa học và kỹ thuật. Nhưng rồi, bất ngờ, các cuộc thảo luận lâm vào ngõ bí vì những bất đồng có tính ý thức hệ xoay quanh định nghĩa về phái tính.
Trong phiên họp cuối cùng, Liên Hiệp Âu Châu và Tòa Thánh đã cho công bố hai bản tuyên bố trái ngược nhau, gây ra tranh cãi tại Hội Nghị. Liên Hiệp Âu Châu tỏ ý hài lòng với văn kiện sau cùng của Hội Nghị, nhất là việc văn kiện này bao gồm hai chủ đề “giáo dục giới tính” và “sức khỏe tính dục và sinh sản” (2 chủ đề không được Tòa Thánh ủng hộ) nhưng tỏ ra quan tâm khi thấy ngôn từ về phái tính còn bị tranh cãi. Theo Liên Hiệp Âu Châu, ngôn từ này đã trở thành “ngôn từ thỏa thuận” và từng được sử dụng từ Hội Nghị Bắc Kinh về Phụ Nữ năm 1995. Liên Hiệp cho rằng mình không muốn trở lại thời kỳ trước Bắc Kinh và hy vọng rằng các cuộc thương thảo trong tương lai sẽ tiến bộ mà không cần phải bàn cãi chi nữa.
Dù Liên Hiệp Âu Châu cho rằng vấn đề ngôn từ phái tính đã được giải quyết rồi, nhưng nhiều phái đoàn khác tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy Liên Hiệp, Cuba và Mexico cực lực chống lại việc lồng vào đó câu định nghĩa đã được Liên Hiệp Quốc nhìn nhận về phái tính, dù đề nghị lồng vào này được sự ủng hộ rộng rãi của các nước Phi Châu, Carribean và Hồi Giáo.
Như trên đã nói, Tòa Thánh không ủng hộ định nghĩa mới về phái tính vì nó đưa đến chủ trương coi bản sắc phái tính như một điều có thể thích ứng bất tận tùy theo mục tiêu. Rồi đến một lúc nào đó, người ta không còn có ý niệm gì chính xác về phái tính nữa.
Cho đến nay, phái tính của một người có một ý nghĩa luật pháp. Nó thường được chỉ rõ trên các văn kiện của chính phủ, và luật lệ có những dự trù khác nhau cho đàn ông và đàn bà. Nhiều hệ thống hưu bổng cũng có hạn tuổi khác nhau cho nam và nữ. Hôn nhân thường chỉ xẩy ra giữa những người khác phái tính. Vấn đề chỉ trở nên phức tạp, khi đề cập tới những trường hợp liên giới (intersexual) hay đổi phái (transgender). Liên giới là trường hợp sinh ra với một bộ phận sinh dục không được coi là nam hay nữ một cách rõ ràng. Đổi phái là trường hợp sinh ra với một bộ phận sinh dục rõ ràng là nam hay nữ, nhưng lại cảm thấy mình như sinh ra trong một “thân xác không đúng”. Luật lệ các quốc gia rất khác nhau về những trường hợp này. Có quốc gia coi một trẻ sơ sinh tuy có các sắc nhiễm thể XY nhưng có bộ phận sinh dục nữ là con gái từ lúc mới sinh. Những người như thế hiện được nhiều quốc gia cho phép thay đổi phái tính theo luật. Có điều, sự thay đổi này đem lại nhiều hiện tượng kỳ quặc, như cùng một người có thể có nhiều phái tính khác nhau tùy theo phạm vi của luật pháp. Ở Úc, chẳng hạn, trước năm 1999, tức trước vụ Kevin (đổi giống thành đàn ông, lấy vợ là Jennifer), người đổi giống được nhìn nhận có phái tính như họ đã nhận trong nhiều phạm vi của luật pháp, kể cả luật lệ về an sinh xã hội, nhưng đối với luật hôn nhân thì không. Lại còn trường hợp: dưới luật liên bang, một người có thể có phái tính này, nhưng dưới luật tiểu bang, lại có một phái tính khác.
Nhưng không trường hợp nào oái oăm bằng trường hợp trung phái, nghĩa là không phải đàn ông mà cũng không phải đàn bà về phương diện pháp luật. Đó là trường hợp Norrie May-Welby, người Úc, thuộc Tiểu Bang New South Wales. Tòa án xác định tính trung phái của người này vào tháng 3 năm 2010. Phán quyết này biến Úc thành quốc gia đầu tiên trên thế giới nhìn nhận một phái tính “bất định”. Thực ra May-Welby sinh tại Scotland, rồi di cư qua Perth, Western Australia, lúc 7 tuổi. Năm 1989, người này được giải phẫu để đổi phái từ nam qua nữ, nhưng sau đó không cảm thấy mình là đàn bà. Đầu thập niên 1990, người này di chuyển qua Sydney và tiếp tục xin tòa phán quyết về phái tính của mình. Tháng Giêng năm 2010, các bác sĩ tuyên bố rằng May-Welby là một người trung phái, không phải nam hay nữ, về tâm lý, người này cũng coi mình là trung phái, hoóc-môn của người này không giống hoóc-môn của đàn ông hay đàn bà, và người này không có bộ phận sinh dục.
Chính phủ New South Wales nhìn nhận người này không phải là đàn ông mà cũng không phải đàn bà về phương diện hoóc-môn, tâm lý và thể lý. Từ đó, người ta dùng “zie” (hay “ze” hay “sie”) thay cho “she/he”, và “hir” (hay “zir”) thay cho “his/him/her” khi nói về May-Welby. Tuy nhiên, Văn Phòng Đăng Ký Khai Sinh, Khai Tử và Hôn Phối New South Wales rút lại lời hứa, không cấp cho người này tờ khai sinh với chi tiết “không xác định” ghi ở cột phái tính. Người này đã nhận được giấy khai sinh đó một ngày trước Mardi Gras, nhưng sau đó đã được Văn Phòng điện thoại báo là sẽ hủy tờ khai sinh đó. Anh ta nhận được thư hủy vào ngày 17 tháng 3 năm 2010. Điều ấy cho thấy những phức tạp khi chấp nhận một định nghĩa quá lỏng lẻo về phái tính.
Đức Thánh Cha kêu gọi ngưng chiến tại Lybia
Bùi Hữu Thư
06:01 31/03/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi ngưng chiến tại Lybia và khởi sự ngay một đối thoại nghiêm trang để phục hồi hoà bình cho quốc gia tại Miền Bắc Phi Châu này.
Trong buổi ban phép lành hàng tuần ngày 27 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói ngài càng ngày càng quan tâm hơn về những tin tức nhận được từ Lybia, nơi quân nổi loạn được yểm trợ bởi các vụ không tạc của Hoa Kỳ và các nước Âu Châu đang chiến đấu với quân đội của lãnh tụ Lybia là Moammar Gadhafi.
Đức Thánh Cha nói: "Nỗi lo sợ của tôi về sự an toàn và yên vui của dân chúng ngày càng gia tăng, cũng như ưu tư của tôi về sự phát triển của tình hình tại đây trên phương diện các vũ khí được đem ra sử dụng.”
Ngài nói: “Với các cơ quan quốc tế và những ai có trách nhiệm về chính trị và quân sự, tôi chân thành kêu gọi khởi sự ngay một cuộc đối thoại để ngưng sử dụng các vũ khí.”
Đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha là các giám mục Bắc phi, đại diện cho giáo hội tại Morocco, Algeria, Tunisia và Libya. Trong một tuyên cáo ngắn gọn được chuyển cho hãng thông tấn Catholic News Agency Fides ngày 29 tháng Ba, các giám mục kêu gọi “khẩn cấp tìm kiếm sự chấm dứt cuộc tranh chấp đau khổ này, để sao cho có sự công bình và duy trì phẩm giá của tất cả mọi người.”
Bản tuyên cáo này -- được Đức Tổng Giám Mục Vincent Landel tại Rabat, Morocco, chủ tịch CERNA, Hội Đồng Giám Mục Miền Bắc Phi Châu ký tên – nói các giám mục công nhận “sự đòi hỏi chính đáng để có được tự do, công bằng và có phẩm giá” mà người dân đang tìm kiếm.
Các giám mục nói: "Đòi hỏi này được chuyển dịch thành một nguyện ước được công nhận là những công dân có trách nhiệm, có cơ hội để tìm việc làm giúp cho họ sống an vui, và loại trừ mọi hình thức tham nhũng và bè đảng.”
Trong buổi ban phép lành hàng tuần ngày 27 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói ngài càng ngày càng quan tâm hơn về những tin tức nhận được từ Lybia, nơi quân nổi loạn được yểm trợ bởi các vụ không tạc của Hoa Kỳ và các nước Âu Châu đang chiến đấu với quân đội của lãnh tụ Lybia là Moammar Gadhafi.
Đức Thánh Cha nói: "Nỗi lo sợ của tôi về sự an toàn và yên vui của dân chúng ngày càng gia tăng, cũng như ưu tư của tôi về sự phát triển của tình hình tại đây trên phương diện các vũ khí được đem ra sử dụng.”
Ngài nói: “Với các cơ quan quốc tế và những ai có trách nhiệm về chính trị và quân sự, tôi chân thành kêu gọi khởi sự ngay một cuộc đối thoại để ngưng sử dụng các vũ khí.”
Đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha là các giám mục Bắc phi, đại diện cho giáo hội tại Morocco, Algeria, Tunisia và Libya. Trong một tuyên cáo ngắn gọn được chuyển cho hãng thông tấn Catholic News Agency Fides ngày 29 tháng Ba, các giám mục kêu gọi “khẩn cấp tìm kiếm sự chấm dứt cuộc tranh chấp đau khổ này, để sao cho có sự công bình và duy trì phẩm giá của tất cả mọi người.”
Bản tuyên cáo này -- được Đức Tổng Giám Mục Vincent Landel tại Rabat, Morocco, chủ tịch CERNA, Hội Đồng Giám Mục Miền Bắc Phi Châu ký tên – nói các giám mục công nhận “sự đòi hỏi chính đáng để có được tự do, công bằng và có phẩm giá” mà người dân đang tìm kiếm.
Các giám mục nói: "Đòi hỏi này được chuyển dịch thành một nguyện ước được công nhận là những công dân có trách nhiệm, có cơ hội để tìm việc làm giúp cho họ sống an vui, và loại trừ mọi hình thức tham nhũng và bè đảng.”
Người phụ nữ tranh đấu cho nữ giới được làm LM đã hoà giải với Tòa Thánh
Nguyễn Trọng Đa
09:38 31/03/2011
San Diego, California (Mỹ) - Một người ủng hộ việc truyền chức linh mục cho nữ giới, nhưng đã từ bỏ nỗ lực của mình để được truyền chức Phó tế, và tuyên bố việc bà tuân thủ giáo huấn của Giáo Hội, đã loan báo ngày 25-3 rằng bà đã hoàn toàn hòa giải với Giáo Hội tiếp sau một sắc lệnh của Vatican.
Tiến sĩ Norma Jean Coon, trong một lá thư được cập nhật trực tuyến, trong đó bà thừa nhận rằng hành động của bà sẽ bị vạ tuyệt thông, đã viết: "Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cất bỏ bất cứ sự trừng phạt nào theo Giáo luật đối với tôi, khi tôi cố gắng tìm cách được truyền chức Phó tế”.
Tiến sĩ Coon cho biết giám mục giáo phận của mình, Đức cha Robert H. Brom giáo phận San Diego (Mỹ), đã có văn bản thông báo cho bà về quyết định của Thánh bộ rằng bà "bây giờ có thể quay trở lại việc thực thi đầy đủ đức tin Công Giáo của chúng ta." Theo luật mới hồi tháng 7-2010, các nỗ lực truyền chức linh mục cho nữ giới nay thuộc thẩm quyền của Thánh bộ Giáo lý Đức tin, cũng như các tội khác phạm tới chức Linh mục và các bí tích.
Bà Coon nói: “Tôi đã rất cảm động ở sự hỗ trợ đáng quý này cho các hành động và lời cầu nguyện của tôi, được đưa ra có lợi cho tôi trong thời gian thử thách này. Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã cầu nguyện cho tôi và cho gia đình tôi."
Ngày 22-7-2007, bà Coon tham gia vào một nỗ lực truyền chức Phó tế cho nữ giới. Người cầm đầu nỗ lực này là Patricia Fresen, một cựu nữ tu Đa minh ở Nam Phi, người cho rằng mình đã được tấn phong Giám mục.
Giáo hội Công giáo cho rằng bà Fresen - người đã bị vạ tuyệt thông - không phải là một giám mục, và rằng các nỗ lực của bà để truyền chức cho các phụ nữ hoặc người nam khác là không có hiệu lực bí tích.
Trong bức thư trước đây của bà bác bỏ rằng mình đã được truyền chức Phó tế, bà Coon cho biết bà nhìn nhận "quyền bính của ĐTC về các vấn đề truyền chức", kể cả phán quyết mà Đức Gioan Phaolô II đã khẳng định trong thông điệp "Ordinatio Sacerdotalis".
Trong thông điệp này, ĐTC tuyên bố rằng "Giáo Hội không có thẩm quyền gì để truyền chức linh mục cho phụ nữ," và tuyên bố rằng phán quyết này phải được “tuân thủ bởi mọi tín hữu Giáo Hội."
Bà Coon trước đó đã tìm cách trở thành một linh mục thông qua một chương trình do nhóm của bà Fresen đưa ra. Nhưng bà đã xem xét lại ngay sau khi tham dự một trong các buổi phụng vụ của tổ chức ấy. Bà kể lại : “Tôi rút khỏi chương trình này sau hai tuần lễ, bởi vì tôi nhận ra rằng tôi đã phạm sai lầm trong học hỏi về chức linh mục."
Mặc dù các nỗ lực để truyền chức cho phụ nữ không có hiệu quả bí tích, nhưng đó là một lỗi phạm nghiêm trọng xét về mặt thần học luân lý và giáo luật.
Giáo Hội xem việc truyền chức cho phụ nữ, và bất cứ hành động nào tiếp theo, trong đó một người không được truyền chức thật sự hành xử như là một thành viên hàng giáo sĩ, là một hình thức phạm thánh. (CNA 31-3-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Tiến sĩ Coon cho biết giám mục giáo phận của mình, Đức cha Robert H. Brom giáo phận San Diego (Mỹ), đã có văn bản thông báo cho bà về quyết định của Thánh bộ rằng bà "bây giờ có thể quay trở lại việc thực thi đầy đủ đức tin Công Giáo của chúng ta." Theo luật mới hồi tháng 7-2010, các nỗ lực truyền chức linh mục cho nữ giới nay thuộc thẩm quyền của Thánh bộ Giáo lý Đức tin, cũng như các tội khác phạm tới chức Linh mục và các bí tích.
Bà Coon nói: “Tôi đã rất cảm động ở sự hỗ trợ đáng quý này cho các hành động và lời cầu nguyện của tôi, được đưa ra có lợi cho tôi trong thời gian thử thách này. Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã cầu nguyện cho tôi và cho gia đình tôi."
Ngày 22-7-2007, bà Coon tham gia vào một nỗ lực truyền chức Phó tế cho nữ giới. Người cầm đầu nỗ lực này là Patricia Fresen, một cựu nữ tu Đa minh ở Nam Phi, người cho rằng mình đã được tấn phong Giám mục.
Giáo hội Công giáo cho rằng bà Fresen - người đã bị vạ tuyệt thông - không phải là một giám mục, và rằng các nỗ lực của bà để truyền chức cho các phụ nữ hoặc người nam khác là không có hiệu lực bí tích.
Trong bức thư trước đây của bà bác bỏ rằng mình đã được truyền chức Phó tế, bà Coon cho biết bà nhìn nhận "quyền bính của ĐTC về các vấn đề truyền chức", kể cả phán quyết mà Đức Gioan Phaolô II đã khẳng định trong thông điệp "Ordinatio Sacerdotalis".
Trong thông điệp này, ĐTC tuyên bố rằng "Giáo Hội không có thẩm quyền gì để truyền chức linh mục cho phụ nữ," và tuyên bố rằng phán quyết này phải được “tuân thủ bởi mọi tín hữu Giáo Hội."
Bà Coon trước đó đã tìm cách trở thành một linh mục thông qua một chương trình do nhóm của bà Fresen đưa ra. Nhưng bà đã xem xét lại ngay sau khi tham dự một trong các buổi phụng vụ của tổ chức ấy. Bà kể lại : “Tôi rút khỏi chương trình này sau hai tuần lễ, bởi vì tôi nhận ra rằng tôi đã phạm sai lầm trong học hỏi về chức linh mục."
Mặc dù các nỗ lực để truyền chức cho phụ nữ không có hiệu quả bí tích, nhưng đó là một lỗi phạm nghiêm trọng xét về mặt thần học luân lý và giáo luật.
Giáo Hội xem việc truyền chức cho phụ nữ, và bất cứ hành động nào tiếp theo, trong đó một người không được truyền chức thật sự hành xử như là một thành viên hàng giáo sĩ, là một hình thức phạm thánh. (CNA 31-3-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đài Loan: Giáo hội tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày lập quốc
Tiền Hô
10:24 31/03/2011
Đài Loan, 31 Tháng Ba 2011 (UCANEWS) - Giáo hội Công giáo ở miền nam Đài Loan đã công bố một loạt các hoạt động kỷ niệm và cầu nguyện nhân dịp một trăm năm thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc. Dịp này, Giáo phận Cao Hùng cũng kỷ niệm 50 năm thành lập. Giáo phận đã ban hành một lời kinh đặc biệt cầu cho đất nước và nhân dân, yêu cầu tất cả mọi người Công Giáo đọc kinh này mỗi ngày.
Theo một tiết lộ trong một cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua, lễ kỷ niệm sẽ bao gồm: một buổi hòa nhạc tạ ơn vào Tháng Sáu, một buổi hòa nhạc ngoài trời dành cho giới trẻ và các lễ hội đường phố diễn ra vào Tháng Bẩy; ngoài ra, vào Tháng Mười Hai sẽ có các buổi quy tụ cầu nguyện đông người tại di tích lịch sử Tiểu Vương Cung Thánh Đường Wanchin.
Lin Shu-chuan, Phó giám đốc Văn phòng Nội Vụ của thành phố Cao Hùng đã xác nhận kế hoạch hoạt động của Giáo Hội tại buổi họp báo trên. Bà nói, “Tôn giáo tín ngưỡng là một lực lượng quan trọng để ổn định xã hội, vì nó có thể truyền cảm hứng về đức mến, đức ái đến mọi người dân”.
I-cheng Wu, một nhà lập pháp thành phố kêu gọi mọi người cầu nguyện xin ơn trên. Ông nói, “Tín đồ thuộc các tôn giáo tin vào Thiên Chúa duy trì một mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên và phản ánh ý nghĩa và phương hướng của cuộc sống”.
Đức Tổng Giám mục Phêrô Liu Cheng-chung của Cao Hùng cho biết, cần gìn giữ và hướng miền đất tươi đẹp Đài Loan đi lên phía trước, con người, giá trị dân chủ và văn hóa truyền thống cần nỗ lực của tất cả mọi người, để các thế hệ tiếp theo có được một tương lai mang tầm nhìn và hy vọng.
Vị giám mục 60 tuổi này cam kết rằng, các Giáo Hội vẫn sẽ mở rộng cửa và cải thiện việc phục vụ của mình dành cho trẻ em, giới trẻ, phụ nữ, người dân bản địa, người cao tuổi và công chúng trong vòng 100 năm tới.
Theo một tiết lộ trong một cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua, lễ kỷ niệm sẽ bao gồm: một buổi hòa nhạc tạ ơn vào Tháng Sáu, một buổi hòa nhạc ngoài trời dành cho giới trẻ và các lễ hội đường phố diễn ra vào Tháng Bẩy; ngoài ra, vào Tháng Mười Hai sẽ có các buổi quy tụ cầu nguyện đông người tại di tích lịch sử Tiểu Vương Cung Thánh Đường Wanchin.
Lin Shu-chuan, Phó giám đốc Văn phòng Nội Vụ của thành phố Cao Hùng đã xác nhận kế hoạch hoạt động của Giáo Hội tại buổi họp báo trên. Bà nói, “Tôn giáo tín ngưỡng là một lực lượng quan trọng để ổn định xã hội, vì nó có thể truyền cảm hứng về đức mến, đức ái đến mọi người dân”.
I-cheng Wu, một nhà lập pháp thành phố kêu gọi mọi người cầu nguyện xin ơn trên. Ông nói, “Tín đồ thuộc các tôn giáo tin vào Thiên Chúa duy trì một mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên và phản ánh ý nghĩa và phương hướng của cuộc sống”.
Đức Tổng Giám mục Phêrô Liu Cheng-chung của Cao Hùng cho biết, cần gìn giữ và hướng miền đất tươi đẹp Đài Loan đi lên phía trước, con người, giá trị dân chủ và văn hóa truyền thống cần nỗ lực của tất cả mọi người, để các thế hệ tiếp theo có được một tương lai mang tầm nhìn và hy vọng.
Vị giám mục 60 tuổi này cam kết rằng, các Giáo Hội vẫn sẽ mở rộng cửa và cải thiện việc phục vụ của mình dành cho trẻ em, giới trẻ, phụ nữ, người dân bản địa, người cao tuổi và công chúng trong vòng 100 năm tới.
Pháp: xác nhận một phép lạ Đức Mẹ Lộ Đức chữa bệnh
Tiền Hô
10:24 31/03/2011
Paris, Pháp, 30 Tháng Ba 2011 (CNA) – Đức Giám Mục Emmanuel Delmas của Giáo Phận Angers (Pháp) đã xác nhận một phép lạ từ Linh địa Đức Mẹ Lộ Đức chữa lành cho một người đàn ông.
"Việc chữa lành này có thể coi là một món quà cá nhân của Thiên Chúa dành cho người đàn ông này, là một ơn thánh thực sự, một dấu hiệu của Chúa Kitô Đấng Cứu Rỗi", Đức Giám Mục tuyên bố hôm 27 Tháng Ba.
Francois Serge, 56 tuổi, đã liệt mất chân trái sau khi biến chứng sau hai cuộc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Ông đã thực hiện một cuộc hành hương đến linh địa Lộ Đức vào ngày 13 Tháng Tư năm 2002 để cầu xin ơn chữa bệnh.
Đức Giám Mục Delmas lưu ý rằng, việc được chữa lành bệnh đã xẩy ra sau khi ông Francois "đã hoàn thành lời cầu nguyện tại hang đá và đến nước thánh để uống và rửa mặt. Chỉ một sự ra tay duy nhất của Đức Trinh Nữ Maria có thể được thấy qua việc chữa lành của người đàn ông này", Đức Cha nói.
Nhật Báo Tây Ban Nha La Razon nói rằng, sau khi hồi phục, Francois trở lại Đức Mẹ Lộ Đức vào năm 2003 và báo cáo trường hợp của mình với mục vụ y tế để bắt đầu điều tra.
Ủy Ban Y Tế Lộ Đức sau đó xác nhận rằng "các chức năng nhanh chóng được chữa lành, không liên quan đến bất kỳ hình thức điều trị nào và vẫn còn hiện hữu tám năm sau đó".
Francois đã thực hiện một cuộc hành hương 975 dặm đến Santiago de Compostela, Tây Ban Nha để tạ ơn về mình đã được hồi phục.
Đức Giám Mục Jacques Perrier của Tarbes và Lộ Đức thì giải thích rằng, những người bác sĩ "ngày nay đang thận trọng khi sử dụng thuật ngữ “không thể giải thích”, trừ khi họ đủ điều kiện tuyên bố về “tính khoa học”.
Để kỷ niệm sự chữa bệnh mới nhất, Đức Giám Mục Delmas đã mời gọi người Công Giáo tham dự một Thánh Lễ đặc biệt tại Lộ Đức trong một cuộc hành hương đến thánh địa từ ngày 3-8 Tháng Năm.
"Việc chữa lành này có thể coi là một món quà cá nhân của Thiên Chúa dành cho người đàn ông này, là một ơn thánh thực sự, một dấu hiệu của Chúa Kitô Đấng Cứu Rỗi", Đức Giám Mục tuyên bố hôm 27 Tháng Ba.
Francois Serge, 56 tuổi, đã liệt mất chân trái sau khi biến chứng sau hai cuộc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Ông đã thực hiện một cuộc hành hương đến linh địa Lộ Đức vào ngày 13 Tháng Tư năm 2002 để cầu xin ơn chữa bệnh.
Đức Giám Mục Delmas lưu ý rằng, việc được chữa lành bệnh đã xẩy ra sau khi ông Francois "đã hoàn thành lời cầu nguyện tại hang đá và đến nước thánh để uống và rửa mặt. Chỉ một sự ra tay duy nhất của Đức Trinh Nữ Maria có thể được thấy qua việc chữa lành của người đàn ông này", Đức Cha nói.
Nhật Báo Tây Ban Nha La Razon nói rằng, sau khi hồi phục, Francois trở lại Đức Mẹ Lộ Đức vào năm 2003 và báo cáo trường hợp của mình với mục vụ y tế để bắt đầu điều tra.
Ủy Ban Y Tế Lộ Đức sau đó xác nhận rằng "các chức năng nhanh chóng được chữa lành, không liên quan đến bất kỳ hình thức điều trị nào và vẫn còn hiện hữu tám năm sau đó".
Francois đã thực hiện một cuộc hành hương 975 dặm đến Santiago de Compostela, Tây Ban Nha để tạ ơn về mình đã được hồi phục.
Đức Giám Mục Jacques Perrier của Tarbes và Lộ Đức thì giải thích rằng, những người bác sĩ "ngày nay đang thận trọng khi sử dụng thuật ngữ “không thể giải thích”, trừ khi họ đủ điều kiện tuyên bố về “tính khoa học”.
Để kỷ niệm sự chữa bệnh mới nhất, Đức Giám Mục Delmas đã mời gọi người Công Giáo tham dự một Thánh Lễ đặc biệt tại Lộ Đức trong một cuộc hành hương đến thánh địa từ ngày 3-8 Tháng Năm.
Mọi kitô hữu đều có thể nên thánh
Linh Tiến Khải
10:49 31/03/2011
"Mọi kitô hữu đều có thể nên thánh theo cương vị của mình: tu sĩ như là tu sĩ, giáo dân như là giáo dân, linh mục như là linh mục, người lập gia đình như là người có gia đình, thương gia như là thương gia, binh sĩ như là binh sĩ, và cứ như thế đối với mọi giai tầng xã hội khác”.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lập lại khẳng định trên đây của thánh Alfonso de Liguori trước hơn 25.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư hôm qua.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Tha đã giới thiệu gương mặt của thánh Alfonso de Liguori, người sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, một thần học gia luân lý lỗi lạc, Giám Mục, Tiến sĩ Giáo Hội và là tác giả lời của bài thánh ca Giáng Sinh nổi tiếng ”Chúa xuống từ các vì sao”.
Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân ngài nói:
Thánh nhân sinh năm 1696 thuộc một gia đình quyền qúy và giầu có tỉnh Napoli. Được phú bẩm các khả năng trí thức cao vời, mới 16 tuổi Alfonso đã đậu tiến sĩ lưỡng luật: dân sự và giáo luật. Là trạng sư xuất sắc nhất tỉnh Napoli thời đó, trong 8 năm trời người thắng tất cả mọi cuộc kiện. Tuy nhiện, trong tâm hồn khát khao Thiên Chúa và ước mong toàn thiện ấy, Thiên Chúa đã hướng dẫn người tới chỗ hiểu rằng Chúa mời gọi người sống một ơn gọi khác. Thật thế, năm 1723 giận dữ trước cảnh gian tham hối lộ và bất công hoành hành trong giới luật sư, Alfonso bỏ nghề, cùng với nó là mọi giầu sang và thành công, và quyết định trở thành linh mục, mặc dù thân phụ kịch liệt phản đối. Thánh nhân đã có các bậc thầy rất giỏi dậy các môn Thánh Kinh, lịch sử Giáo Hội và thần bí. Người thủ đắc được một nền văn hóa thần học rộng rãi, và vài năm sau đó sẽ làm cho nó sinh hoa trái, khi bắt đầu viết các tác phẩm của mình. Alfonso de Liguori thụ phong linh mục năm 1726 và gắn bó với Dòng Thừa Sai Tông Đồ của giáo phận trong việc thi hành sứ vụ. Người bắt đầu hoạt động rao truyền Tin Mừng và dậy giáo ý cho những lớp người khiêm tốn nhất của xã hội Napoli thời đó.
Tiếp tục tiểu sử thánh Alfonso de Liguori Đức Thánh Cha nói: không ít người được thánh nhân dậy dỗ là những người có nhiều thói xấu và hành động tội phạm. Nhưng với lòng kiên nhẫn, người dậy họ cầu nguyện và khích lệ họ canh cải lối sống. Alfonso đã đạt các kết qủa tuyệt hảo: trong các khu phố bần cùng nhất của thành phố Napoli nam Italia, có nhiều nhóm được thành lập. Cứ vào ban chiều, các thành viên tụ tập nhau trong các tư gia hay trong các hàng quán để cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, dưới sự hướng dẫn của một vài giáo lý viên do thánh nhân đào tạo, và của một số linh mục khác. Các linh mục thường xuyên thăm viếng các nhóm tín hữu này. Do ước muốn của Đức Tổng Giám Mục Napoli các buổi sinh hoạt này được tổ chức trong các nhà thờ và nhà nguyện của thành phố và lấy tên là ”Các nhà nguyện về chiều”. Chúng đã là một suối nguồn đích thực của việc giáo dục luân lý, lành mạnh hóa xã hội, trợ giúp nhau giữa dân nghèo: các vụ trộm cắp, thách đấu kiếm để trả thù và mại dâm cuối cùng biến mất.
Cả khi bối cảnh xã hội và tôn giáo thời thánh Alfonso de Liguori khác với bối cảnh ngày nay, các ”nhà nguyện về chiều” là một mô thức hoạt động truyền giáo mà chúng ta có thể lấy hứng cho công tác tái truyền giảng Tin Mừng, đặc biệt cho các người nghèo khó nhất, và để xây dựng một sự chung sống nhân bản, công bằng, huynh đệ và liên đới hơn. Nhiệm vụ thừa tác thiêng liêng được giao phó cho các linh mục, trong khi giáo dân được đào tạo có thể là các linh hoạt viên kitô hữu hiệu, như men tin mừng trong xã hội.
Năm 35 tuổi cha Alfonso de Liguori tiếp xúc với các nông dân và mục tử của mọi vùng trong toàn Vương quốc Napoli. Nhận thấy sự dốt nát tôn giáo và tình trạng bị bỏ rơi của họ, cha quyết định bỏ thủ đô Napoli để tận hiến cuộc đời cho các anh chị em nghèo khó về tinh thần và vật chầt này. Năm 1732 cha thành lập dòng Chúa Cứu Thế Rất Thánh, dưới sự bảo trợ của Đức Cha Tommaso Falcoia và trở thành Bề trên của dòng. Dưới sự hướng dẫn của thánh nhân các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế đã là các thừa sai lưu động đích thực, đi tới các làng mạc xa xôi hẻo lánh, khích lệ tín hữu hoán cải, và kiên trì trong cuộc sống kitô, đặc biệt qua lời cầu nguyện. Cả ngày nay nữa, các tu sĩ của dòng sống rải rác tại nhiều quốc gia trên thế giới, với các hình thức tông đồ mới mẻ, vẫn tiếp tục sứ mệnh rao giảng Tin Mừng này. Tôi nghĩ tới các vị với lòng biết ơn, và khích lệ các vị luôn trung thành với đặc sủng của đấng sáng lập dòng.
Lòng tốt và nhiệt huyết tông đố mục vụ của cha Alfonso được qúy trọng đến độ năm 1762 người được chỉ định làm Giám Mục giáo phận Sant' Agata dei Goti. Năm 1775 các tật bệnh thân xác bắt buộc ngài phải thôi chức vụ với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Pio VI. Năm 1787, khi nghe tin Đức Cha Alfonso qua đời, Đức Giáo Hoàng kêu lên: ”Người đã là một vị thánh”. Và qủa thế, Đức Cha Alfonso được phong hiển thánh năm 1839, và năm 1871 được tuyên bố là Tiến sĩ Giáo Hội. Có nhiều lý do biện minh cho tước hiệu này, trước hết vì giáo huấn thần học luân lý phong phú của người, tới độ Đức Giáo Hoàng Pio XII phong người làm ”Bổn Mạng các cha giải tội và các nhà luân lý”.
Vào thời thánh nhân, do ảnh hưởng của phong trào Jansenisme, người ta phổ biến một kiểu giải thích luân lý nghiêm khắc: thay vì dưỡng nuôi niềm tín thác và hy vọng nơi lòng xót thương của Thiên Chúa, thì lại phổ biến sự sợ hãi và giới thiệu một gương mặt của một vì Thiên Chúa cau có khắt khe, trái nghịch với mạc khải của Chúa Kitô. Thánh Alfonso, nhất là trong tác
phẩm chính của người tựa đề ”Thần học luân lý”, đã đề nghị một tổng hợp quân bình và thuyết phục giữa các lề luật của Thiên Chúa - được khắc ghi trong con tim, được Chúa Kitô mạc khải một cách tràn đầy, và được Giáo Hội giải thích một cách uy tín - với các năng động của lương tâm và sự tự do của con người. Chính trong việc gắn bó với chân lý và sự thiện, con người có thể trưởng thành và thực hiện chính mình.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha nêu bật phương cách làm việc mục vụ của thánh Alfonso như sau: Thánh Alfonso xin các mục tử linh hồn và các cha giải tội trung thành với giáo thuyết luân lý công giáo, đồng thời có thái độ bác ái, thông cảm, dịu dàng, để các hối nhân có thể cảm thấy họ được đồng hành, nâng đỡ khích lệ trên con đường lòng tin và cuộc sống kitô. Thánh nhân không bao giờ mệt mỏi lập di lập lại rằng: các linh mục là dấu chỉ hữu hình lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa, là Đấng tha thứ và soi sáng tâm trí kẻ có tội, để họ hoán cải và thay đổi lối sống. Trong thời đại chúng ta, trong đó có các dấu chỉ lạc đường của lương tâm luân lý và của một sự thiếu sót lòng qúy chuộng đối với Bí tích Giải Tội, giáo huấn của thánh Alfonso vẫn còn rất thời sự.
Cùng với các tác phẩm thần học, thánh Alfonso còn sáng tác nhiều sách khác nữa cho việc đào tạo tôn giáo của dân chúng. Với giọng văn đơn sơ và dễ chịu, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, các tác phẩm của thánh nhân đã góp phần vào việc nhào nặn tinh thần tu đức bình dân của hai thế kỷ vừa qua. Một vài tác phẩm rất bổ ích cho cả ngày nay nữa chẳng hạn như: ”Các cách ngôn vĩnh cửu”, ”Các vinh quang của Mẹ Maria”, ”Thực hành yêu mến Chúa Giêsu Kitô”. Cuốn sau cùng này là tổng hợp tư tưởng và là tuyệt tác của thánh nhân. Người nhấn mạnh rất nhiều trên lời cầu nguyện, cho phép chúng ta rộng mở cho Ơn Thánh để chu toàn ý muốn của Thiên Chúa. Thánh nhân viết về lời cầu nguyện như sau: ”Thiên Chúa không từ chối ơn thánh của lời cầu nguyện với bất cứ ai; với ơn thánh đó người ta được sự trợ giúp chiến thắng mọi tà dâm và mọi cám dỗ. Và tôi nói và trả lời và sẽ luôn luôn trả lời, cho tới bao lâu tôi còn sống, rằng toàn ơn cứu độ của chúng ta là ở nơi việc cầu nguyện”. Từ dó nảy sinh ra phương châm nổi tiếng của thánh nhân là ”Ai cầu nguyện, thì được cứu rỗi” (De gran mezzo della preghiera e opuscoli affini. Opere ascetiche II, Roma 1962, tr.171).
Trong số các hình thức cầu nguyện được thánh Alfonso nhiệt liệt khuyến khích có việc viếng Mình Thánh Chúa hay chầu Mình Thánh Chúa ngắn hay dài, cá nhân hay cộng đoàn. Thánh nhân viết: ”Chắc chắn trong tất cả mọi việc đạo đức đứng đầu, sau các Bí tích, là việc thờ lậy Mình Thánh Chúa. Nó rất được Thiên Chúa ưa thích và hữu ích cho chúng ta nhất... Ôi, dịu ngọt biết bao nhiêu, khi ở trước bàn thờ với đức tin... và dâng lên Chúa các nhu cầu riêng như một người bạn làm với một người bạn, với tất cả sự tín cẩn” (Visite al SS. Sacramento ed a Maria SS. per ciascun giorno del mese. Introduzione). Nền tu đức của thành Alfonso có chieu kích kitô học vì tập trung nơi Chúa Kitô và Tin Mừng của Người.
Thánh Alfonso cũng rất sùng kính Mẹ Maria, mà người minh giải vai trò trong lịch sử cứu độ. Mẹ là Đấng kết hiệp với Chúa Cứu Thế và là Vị Trung gian ơn thánh, là Mẹ, là Trạng sư và là Nữ Vương. Ngoài ra, thánh nhân còn khẳng định rằng lòng sùng kính Đức Maria sẽ là niềm an ủi lớn lao cho chúng ta trong giờ chết. Sau cùng người nhấn mạnh trên ơn gọi nên thánh của tất cả mọi kitô hữu, mỗi người trong cương vị, ơn gọi và hoàn cảnh sống riêng của mình... Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã cho Giáo Hội có các vị thánh và các tiến sĩ dậy dỗ, khích lệ chúng ta lớn lên trong đức tin và sống tình yêu thương mỗi ngày.
Đức Thánh Cha nồng nhiệt chào mừng phái đoàn của Đức Tân Tổng Giám Mục Trưởng của Giáo Hội Công Giáo Ucraine nghi lễ Đông Phương Sviatoslav Schevchuk. Ngài xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban dồi dào ơn lành và củng cố quốc dân Ucraine trong an bình và hòa hợp.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã chúc tất cả mùa Chay thánh thiện, rồi ngài cất kinh Lậy Ccha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lập lại khẳng định trên đây của thánh Alfonso de Liguori trước hơn 25.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư hôm qua.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Tha đã giới thiệu gương mặt của thánh Alfonso de Liguori, người sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, một thần học gia luân lý lỗi lạc, Giám Mục, Tiến sĩ Giáo Hội và là tác giả lời của bài thánh ca Giáng Sinh nổi tiếng ”Chúa xuống từ các vì sao”.
Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân ngài nói:
Thánh nhân sinh năm 1696 thuộc một gia đình quyền qúy và giầu có tỉnh Napoli. Được phú bẩm các khả năng trí thức cao vời, mới 16 tuổi Alfonso đã đậu tiến sĩ lưỡng luật: dân sự và giáo luật. Là trạng sư xuất sắc nhất tỉnh Napoli thời đó, trong 8 năm trời người thắng tất cả mọi cuộc kiện. Tuy nhiện, trong tâm hồn khát khao Thiên Chúa và ước mong toàn thiện ấy, Thiên Chúa đã hướng dẫn người tới chỗ hiểu rằng Chúa mời gọi người sống một ơn gọi khác. Thật thế, năm 1723 giận dữ trước cảnh gian tham hối lộ và bất công hoành hành trong giới luật sư, Alfonso bỏ nghề, cùng với nó là mọi giầu sang và thành công, và quyết định trở thành linh mục, mặc dù thân phụ kịch liệt phản đối. Thánh nhân đã có các bậc thầy rất giỏi dậy các môn Thánh Kinh, lịch sử Giáo Hội và thần bí. Người thủ đắc được một nền văn hóa thần học rộng rãi, và vài năm sau đó sẽ làm cho nó sinh hoa trái, khi bắt đầu viết các tác phẩm của mình. Alfonso de Liguori thụ phong linh mục năm 1726 và gắn bó với Dòng Thừa Sai Tông Đồ của giáo phận trong việc thi hành sứ vụ. Người bắt đầu hoạt động rao truyền Tin Mừng và dậy giáo ý cho những lớp người khiêm tốn nhất của xã hội Napoli thời đó.
Tiếp tục tiểu sử thánh Alfonso de Liguori Đức Thánh Cha nói: không ít người được thánh nhân dậy dỗ là những người có nhiều thói xấu và hành động tội phạm. Nhưng với lòng kiên nhẫn, người dậy họ cầu nguyện và khích lệ họ canh cải lối sống. Alfonso đã đạt các kết qủa tuyệt hảo: trong các khu phố bần cùng nhất của thành phố Napoli nam Italia, có nhiều nhóm được thành lập. Cứ vào ban chiều, các thành viên tụ tập nhau trong các tư gia hay trong các hàng quán để cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, dưới sự hướng dẫn của một vài giáo lý viên do thánh nhân đào tạo, và của một số linh mục khác. Các linh mục thường xuyên thăm viếng các nhóm tín hữu này. Do ước muốn của Đức Tổng Giám Mục Napoli các buổi sinh hoạt này được tổ chức trong các nhà thờ và nhà nguyện của thành phố và lấy tên là ”Các nhà nguyện về chiều”. Chúng đã là một suối nguồn đích thực của việc giáo dục luân lý, lành mạnh hóa xã hội, trợ giúp nhau giữa dân nghèo: các vụ trộm cắp, thách đấu kiếm để trả thù và mại dâm cuối cùng biến mất.
Cả khi bối cảnh xã hội và tôn giáo thời thánh Alfonso de Liguori khác với bối cảnh ngày nay, các ”nhà nguyện về chiều” là một mô thức hoạt động truyền giáo mà chúng ta có thể lấy hứng cho công tác tái truyền giảng Tin Mừng, đặc biệt cho các người nghèo khó nhất, và để xây dựng một sự chung sống nhân bản, công bằng, huynh đệ và liên đới hơn. Nhiệm vụ thừa tác thiêng liêng được giao phó cho các linh mục, trong khi giáo dân được đào tạo có thể là các linh hoạt viên kitô hữu hiệu, như men tin mừng trong xã hội.
Năm 35 tuổi cha Alfonso de Liguori tiếp xúc với các nông dân và mục tử của mọi vùng trong toàn Vương quốc Napoli. Nhận thấy sự dốt nát tôn giáo và tình trạng bị bỏ rơi của họ, cha quyết định bỏ thủ đô Napoli để tận hiến cuộc đời cho các anh chị em nghèo khó về tinh thần và vật chầt này. Năm 1732 cha thành lập dòng Chúa Cứu Thế Rất Thánh, dưới sự bảo trợ của Đức Cha Tommaso Falcoia và trở thành Bề trên của dòng. Dưới sự hướng dẫn của thánh nhân các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế đã là các thừa sai lưu động đích thực, đi tới các làng mạc xa xôi hẻo lánh, khích lệ tín hữu hoán cải, và kiên trì trong cuộc sống kitô, đặc biệt qua lời cầu nguyện. Cả ngày nay nữa, các tu sĩ của dòng sống rải rác tại nhiều quốc gia trên thế giới, với các hình thức tông đồ mới mẻ, vẫn tiếp tục sứ mệnh rao giảng Tin Mừng này. Tôi nghĩ tới các vị với lòng biết ơn, và khích lệ các vị luôn trung thành với đặc sủng của đấng sáng lập dòng.
Lòng tốt và nhiệt huyết tông đố mục vụ của cha Alfonso được qúy trọng đến độ năm 1762 người được chỉ định làm Giám Mục giáo phận Sant' Agata dei Goti. Năm 1775 các tật bệnh thân xác bắt buộc ngài phải thôi chức vụ với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Pio VI. Năm 1787, khi nghe tin Đức Cha Alfonso qua đời, Đức Giáo Hoàng kêu lên: ”Người đã là một vị thánh”. Và qủa thế, Đức Cha Alfonso được phong hiển thánh năm 1839, và năm 1871 được tuyên bố là Tiến sĩ Giáo Hội. Có nhiều lý do biện minh cho tước hiệu này, trước hết vì giáo huấn thần học luân lý phong phú của người, tới độ Đức Giáo Hoàng Pio XII phong người làm ”Bổn Mạng các cha giải tội và các nhà luân lý”.
Vào thời thánh nhân, do ảnh hưởng của phong trào Jansenisme, người ta phổ biến một kiểu giải thích luân lý nghiêm khắc: thay vì dưỡng nuôi niềm tín thác và hy vọng nơi lòng xót thương của Thiên Chúa, thì lại phổ biến sự sợ hãi và giới thiệu một gương mặt của một vì Thiên Chúa cau có khắt khe, trái nghịch với mạc khải của Chúa Kitô. Thánh Alfonso, nhất là trong tác
phẩm chính của người tựa đề ”Thần học luân lý”, đã đề nghị một tổng hợp quân bình và thuyết phục giữa các lề luật của Thiên Chúa - được khắc ghi trong con tim, được Chúa Kitô mạc khải một cách tràn đầy, và được Giáo Hội giải thích một cách uy tín - với các năng động của lương tâm và sự tự do của con người. Chính trong việc gắn bó với chân lý và sự thiện, con người có thể trưởng thành và thực hiện chính mình.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha nêu bật phương cách làm việc mục vụ của thánh Alfonso như sau: Thánh Alfonso xin các mục tử linh hồn và các cha giải tội trung thành với giáo thuyết luân lý công giáo, đồng thời có thái độ bác ái, thông cảm, dịu dàng, để các hối nhân có thể cảm thấy họ được đồng hành, nâng đỡ khích lệ trên con đường lòng tin và cuộc sống kitô. Thánh nhân không bao giờ mệt mỏi lập di lập lại rằng: các linh mục là dấu chỉ hữu hình lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa, là Đấng tha thứ và soi sáng tâm trí kẻ có tội, để họ hoán cải và thay đổi lối sống. Trong thời đại chúng ta, trong đó có các dấu chỉ lạc đường của lương tâm luân lý và của một sự thiếu sót lòng qúy chuộng đối với Bí tích Giải Tội, giáo huấn của thánh Alfonso vẫn còn rất thời sự.
Cùng với các tác phẩm thần học, thánh Alfonso còn sáng tác nhiều sách khác nữa cho việc đào tạo tôn giáo của dân chúng. Với giọng văn đơn sơ và dễ chịu, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, các tác phẩm của thánh nhân đã góp phần vào việc nhào nặn tinh thần tu đức bình dân của hai thế kỷ vừa qua. Một vài tác phẩm rất bổ ích cho cả ngày nay nữa chẳng hạn như: ”Các cách ngôn vĩnh cửu”, ”Các vinh quang của Mẹ Maria”, ”Thực hành yêu mến Chúa Giêsu Kitô”. Cuốn sau cùng này là tổng hợp tư tưởng và là tuyệt tác của thánh nhân. Người nhấn mạnh rất nhiều trên lời cầu nguyện, cho phép chúng ta rộng mở cho Ơn Thánh để chu toàn ý muốn của Thiên Chúa. Thánh nhân viết về lời cầu nguyện như sau: ”Thiên Chúa không từ chối ơn thánh của lời cầu nguyện với bất cứ ai; với ơn thánh đó người ta được sự trợ giúp chiến thắng mọi tà dâm và mọi cám dỗ. Và tôi nói và trả lời và sẽ luôn luôn trả lời, cho tới bao lâu tôi còn sống, rằng toàn ơn cứu độ của chúng ta là ở nơi việc cầu nguyện”. Từ dó nảy sinh ra phương châm nổi tiếng của thánh nhân là ”Ai cầu nguyện, thì được cứu rỗi” (De gran mezzo della preghiera e opuscoli affini. Opere ascetiche II, Roma 1962, tr.171).
Trong số các hình thức cầu nguyện được thánh Alfonso nhiệt liệt khuyến khích có việc viếng Mình Thánh Chúa hay chầu Mình Thánh Chúa ngắn hay dài, cá nhân hay cộng đoàn. Thánh nhân viết: ”Chắc chắn trong tất cả mọi việc đạo đức đứng đầu, sau các Bí tích, là việc thờ lậy Mình Thánh Chúa. Nó rất được Thiên Chúa ưa thích và hữu ích cho chúng ta nhất... Ôi, dịu ngọt biết bao nhiêu, khi ở trước bàn thờ với đức tin... và dâng lên Chúa các nhu cầu riêng như một người bạn làm với một người bạn, với tất cả sự tín cẩn” (Visite al SS. Sacramento ed a Maria SS. per ciascun giorno del mese. Introduzione). Nền tu đức của thành Alfonso có chieu kích kitô học vì tập trung nơi Chúa Kitô và Tin Mừng của Người.
Thánh Alfonso cũng rất sùng kính Mẹ Maria, mà người minh giải vai trò trong lịch sử cứu độ. Mẹ là Đấng kết hiệp với Chúa Cứu Thế và là Vị Trung gian ơn thánh, là Mẹ, là Trạng sư và là Nữ Vương. Ngoài ra, thánh nhân còn khẳng định rằng lòng sùng kính Đức Maria sẽ là niềm an ủi lớn lao cho chúng ta trong giờ chết. Sau cùng người nhấn mạnh trên ơn gọi nên thánh của tất cả mọi kitô hữu, mỗi người trong cương vị, ơn gọi và hoàn cảnh sống riêng của mình... Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã cho Giáo Hội có các vị thánh và các tiến sĩ dậy dỗ, khích lệ chúng ta lớn lên trong đức tin và sống tình yêu thương mỗi ngày.
Đức Thánh Cha nồng nhiệt chào mừng phái đoàn của Đức Tân Tổng Giám Mục Trưởng của Giáo Hội Công Giáo Ucraine nghi lễ Đông Phương Sviatoslav Schevchuk. Ngài xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban dồi dào ơn lành và củng cố quốc dân Ucraine trong an bình và hòa hợp.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã chúc tất cả mùa Chay thánh thiện, rồi ngài cất kinh Lậy Ccha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sứ điệp Tòa Thánh chúc mừng các tín hữu Phật Giáo
LM Trần Đức Anh OP
10:51 31/03/2011
VATICAN - Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn chúc mừng các tín đồ Phật giáo nhân dịp lễ Vesakh, đồng thời cổ võ các tín hữu Kitô và Phật giáo cùng tìm kiếm hòa bình, chân lý và bênh vực tự do tôn giáo.
Đối với tín đồ Phật giáo nguyên thủy, lễ Vesakh kính nhớ các biến cố quan trọng trong cuộc đời Đức Phật như đản sinh, thành đạo, viên tịch và nhập niết bàn. Tại các nước theo Phật giáo Đại Thừa, như Việt Nam, Đại Hàn và Trung Quốc, các biến cố trên đây được mừng vào những ngày khác nhau.
Trong sứ điệp tựa đề “Trong tự do, tìm kiếm chân lý: các tín hữu Kitô và Phật tử sống trong an bình” công bố hôm 31-3-2011, ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, viết:
“Dưới ánh sáng của sự trao đổi thân hữu với nhau, như trong quá khứ, tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài xác tín của chúng tôi với hy vọng củng cố những quan hệ giữa các cộng đoàn chúng ta. Trước tiên tôi nghĩ đến quan hệ giữa hòa bình, chân lý và tự do. Điều kiện thiết yếu để theo đuổi một nền hòa bình chân chính là dấn thân tìm kiếm chân lý. Tất cả mọi người đều có nghĩa vụ tự nhiên phải tìm kiếm chân lý, theo đuổi và sống một cách tự do theo chân lý (Xc Công đồng chung Vatican 2, Tuyên ngôn về tự do tôn giáo 'Dignitatis Humanae', 1). Sự hướng đến chân lý như thế mang lại cho tín đồ các tôn giáo khác nhau cơ hội gặp gỡ trong chiều sâu và tăng trưởng trong sự quí trọng các năng khiếu của mỗi người”.
ĐHY Tauran cũng bày tỏ xác tín “Trong thế giới hiện nay, đang phải chịu ảnh hưởng của những hình thức chủ nghĩa duy thế tục và cực đoan, nhiều khi thù nghịch với tự do chân thực và các giá trị tinh thần, cuộc đối thoại liên tôn có thể là một giải pháp khác, nhờ đó chúng ta tìm được con đường tốt đẹp nhất để sống trong an bình và cùng nhau hoạt động cho công ích. Như ĐGH Biển Đức 16 đã nói, “đối với Giáo Hội, đối thoại giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau là phương thế quan trọng để cộng tác với tất cả các cộng đồng tôn giáo hầu mưu công ích” (Sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 2011, n.11). Cuộc đối thoại như thế cũng là một sự thúc đẩy mạnh mẽ để tôn trọng các quyền căn bản của con người về tự do lương tâm và tự do phụng tự. Hễ nơi nào tự do tôn giáo được thực sự nhìn nhận, thì phẩm giá con người được tôn trọng trong nền tảng của nó; nhờ sự chân thành tìm kiếm những gì là chân và thiện, lương tâm và các tổ chức dân sự được củng cố; công lý và hòa bình được thiết lập vững chãi” (Xc Sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 2011, n.5).
Sau cùng, ĐHY Tauran cho biết các tín hữu Công Giáo cầu nguyện để việc cử hành lễ Vesakh là một nguồn mạch mang lại sự phong phú tinh thần và là cơ hội để tái đẩy mạnh việc tìm kiếm sự thật và sự thiện, để bày tỏ lòng từ bi đối với tất cả những người đang đau khổ và cố gắng cùng nhau sống trong hòa hợp”.
Đối với tín đồ Phật giáo nguyên thủy, lễ Vesakh kính nhớ các biến cố quan trọng trong cuộc đời Đức Phật như đản sinh, thành đạo, viên tịch và nhập niết bàn. Tại các nước theo Phật giáo Đại Thừa, như Việt Nam, Đại Hàn và Trung Quốc, các biến cố trên đây được mừng vào những ngày khác nhau.
Trong sứ điệp tựa đề “Trong tự do, tìm kiếm chân lý: các tín hữu Kitô và Phật tử sống trong an bình” công bố hôm 31-3-2011, ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, viết:
“Dưới ánh sáng của sự trao đổi thân hữu với nhau, như trong quá khứ, tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài xác tín của chúng tôi với hy vọng củng cố những quan hệ giữa các cộng đoàn chúng ta. Trước tiên tôi nghĩ đến quan hệ giữa hòa bình, chân lý và tự do. Điều kiện thiết yếu để theo đuổi một nền hòa bình chân chính là dấn thân tìm kiếm chân lý. Tất cả mọi người đều có nghĩa vụ tự nhiên phải tìm kiếm chân lý, theo đuổi và sống một cách tự do theo chân lý (Xc Công đồng chung Vatican 2, Tuyên ngôn về tự do tôn giáo 'Dignitatis Humanae', 1). Sự hướng đến chân lý như thế mang lại cho tín đồ các tôn giáo khác nhau cơ hội gặp gỡ trong chiều sâu và tăng trưởng trong sự quí trọng các năng khiếu của mỗi người”.
ĐHY Tauran cũng bày tỏ xác tín “Trong thế giới hiện nay, đang phải chịu ảnh hưởng của những hình thức chủ nghĩa duy thế tục và cực đoan, nhiều khi thù nghịch với tự do chân thực và các giá trị tinh thần, cuộc đối thoại liên tôn có thể là một giải pháp khác, nhờ đó chúng ta tìm được con đường tốt đẹp nhất để sống trong an bình và cùng nhau hoạt động cho công ích. Như ĐGH Biển Đức 16 đã nói, “đối với Giáo Hội, đối thoại giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau là phương thế quan trọng để cộng tác với tất cả các cộng đồng tôn giáo hầu mưu công ích” (Sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 2011, n.11). Cuộc đối thoại như thế cũng là một sự thúc đẩy mạnh mẽ để tôn trọng các quyền căn bản của con người về tự do lương tâm và tự do phụng tự. Hễ nơi nào tự do tôn giáo được thực sự nhìn nhận, thì phẩm giá con người được tôn trọng trong nền tảng của nó; nhờ sự chân thành tìm kiếm những gì là chân và thiện, lương tâm và các tổ chức dân sự được củng cố; công lý và hòa bình được thiết lập vững chãi” (Xc Sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 2011, n.5).
Sau cùng, ĐHY Tauran cho biết các tín hữu Công Giáo cầu nguyện để việc cử hành lễ Vesakh là một nguồn mạch mang lại sự phong phú tinh thần và là cơ hội để tái đẩy mạnh việc tìm kiếm sự thật và sự thiện, để bày tỏ lòng từ bi đối với tất cả những người đang đau khổ và cố gắng cùng nhau sống trong hòa hợp”.
Top Stories
Guangdong, Chine: ordination d’un évêque approuvé par Rome et par Pékin
Eglises d'Asie
09:52 31/03/2011
Après l’installation le 25 mars de l’évêque coadjuteur du diocèse de Yan’an, dans la province du Shaanxi (1), l’ordination de Mgr Liang est la première à intervenir après les très fortes tensions qu’avaient créées à la fin de l’année dernière l’ordination illicite – non reconnue par le pape – d’un évêque pour le diocèse de Chengde (Hebei) (2) ainsi que la tenue à Pékin de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques (3). Le Saint-Siège avait fait part de sa « profonde douleur » face à des actes qualifiés d’« inacceptables et hostiles ». Aujourd’hui, le fait que l’ordination de Mgr Liang renoue avec une série d’ordinations épiscopales doublement approuvées par Rome et Pékin (4) ne doit cependant pas être interprété comme le signe d’un retour à une situation plus apaisée entre la Chine et l’Eglise universelle, analyse depuis Hongkong Kwun Ping-hung. Observateur de longue date des affaires de l’Eglise en Chine, Kwun Ping-hung précise qu’assurément, cette ordination constitue un signe positif mais qu’« il ne faut pas y voir la marque d’un réchauffement des relations sino-vaticanes ». Les deux parties diffèrent quant au mode de sélection et de nomination des évêques et ces différences peuvent fort bien surgir à l’occasion d’un éventuel nouvel incident, explique encore cet analyste.
Le 30 mars, à la grande satisfaction du nouvel évêque, la cérémonie d’ordination s’est déroulée sans anicroche. Plus de 400 personnes avaient pris place dans la cathédrale du Cœur Immaculé de Marie à Jiangmen. Un millier d’autres étaient massé sur le parvis où des écrans géants retransmettaient la messe. Le nouvel évêque a été ordonné par des évêques du Guangdong, anciens camarades de séminaire : Mgr Joseph Gan Junqiu, évêque de Canton, présidait la cérémonie ; il était assisté de Mgr Joseph Liao Hongqing, évêque de Meixian (Meizhou), et de Mgr Paul Su Yongda, évêque de Zhanjiang. D’autres prélats étaient présents : Mgr Li Suguang, évêque de Nanchang, Mgr Tan Yanquan, évêque de Nanning, et Mgr Shen Bin, évêque de Haimen, ainsi qu’une quarantaine de prêtres, dont certains venus de Macao et de Hongkong.
Mgr Liang prend possession d’un siège épiscopal vacant depuis le décès, le 4 janvier 2007, de Mgr Paul Li Panshi, mort à l’âge de 95 ans d’un cancer du poumon. Il ne cache pas que la tâche est lourde : Jiangmen est un diocèse qui compte 20 000 fidèles, répartis sur une vingtaine de districts et des grandes villes comme Foshan, Jiangmen, Shunde et Zhongshan. Sept prêtres et 26 religieuses seulement sont là pour l’aider et, pour travailler efficacement dans cette région, ils doivent maîtriser le cantonais, le hakka, le mandarin ainsi que d’autres dialectes. Dans cette région qui est l’un des moteurs de la croissance économique du pays, les transformations sociales sont rapides. Or les vocations sacerdotales ou religieuses s’y font rares et Mgr Liang veut faire de la formation des laïcs une priorité, afin que ceux-ci prennent leur part du travail de catéchèse et d’évangélisation, soulignant que « cette année, à Pâques, il n’y aurait que cinq ou six baptêmes ».
Autrefois confié aux missionnaires américains de Maryknoll, Jiangmen jouit d’un passé prestigieux. Deux des grands évangélisateurs de l’Asie et de la Chine y sont en effet passés. En 1552, saint François Xavier a pris pied en Chine en s’installant sur l’îlot de Shangchuan (plus connu sous le nom de Sancian) dans l’attente de la permission d’entrer sur le continent. Il y est mort le 3 décembre 1552. Enterré sur place, le corps du missionnaire jésuite navarrais fut exhumé deux mois plus tard pour être transféré à Malacca dans un premier temps puis à Goa, en Inde, où il repose encore aujourd’hui. L’église actuelle, l’église Saint-François-Xavier, à Shangchuan, rebâtie en 1986, est surmontée d’une statue représentant le saint et, bien qu’il ne soit qu’un cénotaphe, le site est devenu un lieu de pèlerinage populaire. Quant à l’autre grande figure, il s’agit de Matteo Ricci, qui, avant d’arriver à Pékin et pour préparer sa mission vers la capitale de l’Empire, a passé six années à Zhaoqing, de 1583 à 1589. En mémoire de ces deux grands personnages, Mgr Liang a fait graver leurs images sur ses armes épiscopales.
Né le 6 mai 1964, Mgr Liang est entré au séminaire peu après son baptême, en 1985. Formé au séminaire régional de Wuhan, dans le centre du pays, il a été ordonné prêtre en 1991 et a servi comme curé de paroisse à Jiangmen jusqu’en 1995. Nommé vicaire général en 2004, il a été élu évêque de Jiangmen en novembre 2009.
(1) Le 25 mars 2011, Mgr John Baptist Yang Xiaoting a été installé sur le siège épiscopal de Yan’an (Yulin), dans la province du Shaanxi. Son ordination épiscopale, menée en accord avec Rome et avec Pékin, avait eu lieu en juillet 2010, peu avant le durcissement des relations consécutif à l’ordination de Chendge et à la tenue de la Huitième Assemblée nationale des représentants catholiques. Voir EDA 533
(2) Voir EDA 540
(3) Voir EDA 540, 541, 542
(4) En 2010, avant l’ordination problématique de Chendge, dix ordinations épiscopales avaient eu lieu en Chine populaire, les évêques « officiels » ainsi ordonnés étant à la fois reconnus par Rome et Pékin, les cérémonies d’ordination étant menées par des évêques en communion avec Rome. Voir EDA 540
(Source: Eglises d'Asie, 31 mars 2011)
Vietnam: Human Rights Watch dénonce la répression par les autorités vietnamiennes des chrétiens montagnards des Hauts Plateaux
Eglises d'Asie
10:11 31/03/2011
... exercée par les autorités sur les chrétiens des minorités ethniques vivant sur les Hauts Plateaux du Centre-Vietnam. Selon le rapport, cette répression vise à faire taire les revendications des chrétiens portant à la fois sur l’exercice de la liberté religieuse et sur la propriété de terrains dont ils ont été dépouillés.
Le rapport de 46 pages, après un rapide historique des dix années de troubles (2001-2011) qui ont précédé la période actuelle, synthétise des informations détaillées sur les persécutions les plus récentes. Il passe en revue un certain nombre de violations caractérisées de la liberté religieuse et des droits de l’homme : dissolution d’Eglises domestiques (3), renonciations forcées à la foi chrétienne, barrages policiers aux frontières pour empêcher les chrétiens persécutés de chercher asile au Cambodge, etc.
Le rapport note encore les activités du service appelé « Sécurité politique ». Celui-ci, en association avec la police provinciale, mène des opérations destinées à capturer, détenir et interroger des militants politiques ou des dirigeants d’Eglises domestiques non enregistrées auprès des autorités. Selon le rapport, plus de 70 Montagnards ont été arrêtés pour la seule année 2010. Le rapport estime par ailleurs que 250 militants montagnards sont aujourd’hui détenus, soit parce qu’ils ont été condamnés pour « atteinte à la sécurité et à l’unité nationale », soit parce qu’ils sont en attente de jugement. De nombreux cas de torture ont été signalés. Un ancien détenu de la prison de la province de Gia Lai, arrêté lors d’une manifestation pour la liberté religieuse et le rétablissement des droits fonciers, fait état des très sévères actes de torture auxquels il a été soumis. Depuis 2001, vingt-cinq Montagnards auraient trouvé la mort dans les prisons ou les postes de police.
L’une des sources sur laquelle se sont appuyés les rédacteurs du rapport a été l’ensemble des entretiens avec des Montagnards ayant fui leur pays. L’association humanitaire a également puisé des informations très précieuses dans les articles publiés à ce sujet par la presse officielle du Vietnam. Beaucoup de faits cités par le rapport ont été connus grâce aux articles de l’organe du Parti communiste de la province de Gia Lai (Bao Gia Lai) ou encore de l’organe de la Sécurité publique (Công An Nhân Dân).
Les persécutions du gouvernement visent plus spécialement les chrétiens des Eglises domestiques non reconnues (4) parce que non rattachées à l’Eglise protestante officielle, l’Eglise évangélique du Sud. Selon les dispositions légales actuelles, tous les groupes religieux doivent être enregistrés auprès du gouvernement et collaborer avec lui. Les autorités vietnamiennes affirment que ces Eglises appartiennent aux protestants Dega, un groupe religieux illégitime qui ne serait que la couverture d’un mouvement luttant pour l’indépendance des Montagnards (5).
Pour sa part, l’association américaine considère que « la liberté de religion ne se restreint pas à la liberté des religions reconnues par l’Etat ». Elle appelle le gouvernement à cesser immédiatement la répression des groupes religieux indépendants qui mènent librement leur vie religieuse. Elle demande la libération immédiate des Montagnards arrêtés pour activités religieuses ou politiques. Les responsables de l’association humanitaire demandent au Département d’Etat américain d’inscrire à nouveau le Vietnam sur la liste des pays « particulièrement préoccupants en matière de liberté religieuse », jusqu’à ce que la situation s’améliore.
(1)http://www.hrw.org/en/news/2011/03/30/vietnam-montagnards-harshly-persecuted?utm_source=Asia&utm_medium=twitter
(2) http://www.hrw.org/node/97632
(3) Au Vietnam, le mouvement des Eglises domestiques, qui désignent ces chrétiens qui se réunissent au domicile des uns ou des autres, au Vietnam a été longtemps réprimé, les autorités attachant une grande importance au caractère public, connu et contrôlable du lieu de culte. Tous les anciens décrets sur les activités religieuses lient le culte religieux à des lieux publics, enregistrés par l’Etat, dont le programme d’activités ordinaires doit être soumis chaque année aux autorités. Un décret de 1999 précisait ainsi que, dans le domicile familial, il est seulement possible d’offrir les traditionnelles offrandes aux ancêtres et de réciter des prières familiales. Ce n’est que récemment, depuis le milieu des années 2010, sous la pression extérieure, en particulier des Etats-Unis et de certaines organisations internationales de défense des droits de l’homme, que la situation a commencé à changer. L’Ordonnance sur la croyance et la religion, entrée en vigueur en novembre 2004, et les directives du Premier ministre du mois de mars 2005, à l’intention des protestants, ont créé des conditions plus favorables à l’enregistrement des Eglises domestiques. Cependant, dans la pratique, les conditions d’existence des communautés religieuses non reconnues restent toujours extrêmement difficiles. (Voir EDA 433, 440, 535)
(4) Dans une lettre traduite par Eglises d’Asie, l’évêque de Kontum évoque les restrictions imposées au culte catholique dans certaines régions de son diocèse. Voir EDA 540 (http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/dans-une-lettre-adressee-a-son-diocese-l2019eveque-de-kontum-revient-sur-sa-visite-pastorale-du-7-novembre-2010-et-la-replace-dans-son-contexte-historique?SearchableText=kontum et http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/pour-approfondir-lettres-de-l2019eveque-de-kontum-concernant-sa-visite-pastorale-dans-des-regions-isolees-de-son-diocese?SearchableText=kontum)
(5) Dega (ou Degar) : ce terme fait référence à une nation réunissant les ethnies minoritaires du Vietnam ; il a succédé à l’ancien mouvement Fulro (Front uni de libération des races opprimées). Le terme est souvent employé dans les textes du pouvoir vietnamien - et quelquefois ailleurs - à propos du « protestantisme Dega ». Voir, par exemple, EDA 434
(Source: Eglises d'Asie, 31 mars 2011)
Vietnam: Montagnards Harshly Persecuted
Human Rights Watch
16:19 31/03/2011
Forced Renunciation of Faith, Harassment, Violence, and Arrests
Freedom of religion does not mean freedom for state-sanctioned religions only. Vietnam should immediately recognize independent religious groups and let them practice their beliefs.
Phil Robertson, deputy Asia director.
(Bangkok) - The Vietnamese government has intensified repression of indigenous minority Christians from the country's Central Highland provinces who are pressing for religious freedom and land rights, Human Rights Watch said in a report released today.
The 46-page report, "Montagnard Christians in Vietnam: A Case Study in Religious Repression," details the latest government crackdowns on these indigenous peoples, known collectively as Montagnards. The report documents police sweeps to root out Montagnards in hiding. It details how the authorities have dissolved house church gatherings, orchestrated coerced renunciations of faith, and sealed off the border to prevent asylum seekers from fleeing to Cambodia.
Human Rights Watch found that special "political security" (PA43) units conduct operations with provincial police to capture, detain, and interrogate people they identify as political activists or leaders of unregistered house churches. More than 70 Montagnards have been detained or arrested in 2010 alone, and more than 250 are known to be imprisoned on national security charges.
"Montagnards face harsh persecution in Vietnam, particularly those who worship in independent house churches, because the authorities don't tolerate religious activity outside their sight or control," said Phil Robertson, deputy Asia director of Human Rights Watch. "The Vietnamese government has been steadily tightening the screws on independent Montagnard religious groups, claiming they are using religion to incite unrest."
Human Rights Watch documented the abuses in the Central Highlands, which is off-limits to independent, international rights groups, through interviews with Montagnards who have fled Vietnam and reports in Vietnam's government-controlled media.
In an interview with Human Rights Watch, one Montagnard described his treatment at T-20, the provincial prison in Gia Lai, after he was arrested for participating in a protest calling for religious freedom and land rights:
They questioned me at any time, even midnight. The police would get drunk, wake me up, and question me and beat me. They put me in handcuffs when they took me out for questioning. The handcuffs were like wire - very tight. They used electric shock on me every time they interrogated me. They would shock me on my knees, saying you used these legs to walk to the demonstration.
Sentenced to five years in prison for "violating national solidarity," he remains partially deaf from repeatedly being boxed on both ears:
They would stand facing me and shout: "One, two, three!" and then use both hands to box both of my ears at the same time. They would do this three times, the last time putting strong pressure on the ears. Blood came out of my ears and my nose. I went crazy from this. It was so painful, and also the build-up made me very afraid and tense.
The government says that Montagnards who belong to unregistered house churches outside the control of the official Southern Evangelical Church of Vietnam are "Dega Protestants," which authorities allege is not a legitimate religious group but a cover for a Montagnard independence movement. Vietnamese law requires all religious groups to register with the government and operate under government-approved religious organizations.
Human Rights Watch called on the Vietnamese government to immediately end its systematic repression of Montagnards, allow independent religious organizations to conduct religious activities freely, and release all Montagnards imprisoned for peaceful religious or political activities. Until Vietnam improves its record on religious freedom, Human Rights Watch calls on the US government to reinstate Vietnam's designation as a Country of Particular Concern (CPC) for violations of religious freedom.
Using official Vietnamese media sources, Human Rights Watch documented the controversial practice of forced recantations of faith. Government officials have forced hundreds of Montagnard Catholics and Protestants to renounce their religion in public criticism sessions, violating internationally protected rights to freedom of religion and conscience. Those who resist and insist on their right to independent worship facing beatings, arrest, and imprisonment.
Provincial courts often hold "mobile trials" of people charged with national security crimes before hundreds of people, reinforcing the message not to follow unsanctioned religious groups.
"Freedom of religion does not mean freedom for state-sanctioned religions only," Robertson said. "Vietnam should immediately recognize independent religious groups and let them practice their beliefs."
While Protestant Montagnards have faced repression for many years, Catholic Montagnards have more recently become a target, particularly the "Ha Mon" Catholic sect, which started in Kon Tum in 1999. During 2010, officials charged that Montagnard exiles in the United States were manipulating the popular sect to undermine national unity. Forced renunciation ceremonies and public criticism meetings have been conducted in recent months in Kon Tum, Gia Lai, and Dak Lak provinces for Ha Mon followers, in which they are forced to confess to wrongdoings and to sign pledges to abandon the so-called "false religion."
"People in the Central Highlands who wish to worship in independent house churches risk public humiliation, violent reprisals, arrest, and even prison time," Robertson said.
The more than 250 Montagnards in prison or awaiting trial are charged with national security crimes such as "undermining national solidarity." Many former Montagnard political prisoners and detainees report that they were severely beaten or tortured in police custody and pre-trial detention. Since 2001, at least 25 Montagnards have died in prisons, jails, or police lock-ups after beatings or illnesses sustained while in custody, or shortly after being prematurely released by prison authorities to a hospital or home.
Examples of forced renunciations of faith and harassment of peaceful activists at public criticism meetings in the Central Highlands covered by Vietnamese state media in recent months include:
•In November 2010, Bao Gia Lai, the newspaper of the Gia Lai province Communist Party, reported on the ongoing "Struggle to Eliminate Dega Protestantism" in Ia Grai and Duc Co districts of Gia Lai, where border soldiers were breaking up so-called "reactionary gangs" of Dega Protestants in the border areas and bringing them in for public criticism sessions.
•In October 2010, Bao Gia Lai reported that 567 households related to Dega Protestantism were "renouncing" the religion in Krong Pa district, Gia Lai, with the commune chief making daily visits to pressure 15 households who eventually pledged to abandon their religion.
•During September 2010, Cong An Nhan Dan (People's Police) newspaper reported that police in collaboration with local officials organized several public criticism ceremonies in Duc Co district, Gia Lai. In one session on September 29, 50 people from four villages in Duc Co district, Gia Lai, were summoned to be formally criticized in front of crowds of commune residents for having "disrupted security and order" during unrest at a rubber plantation on August 25, 2010. After admitting their wrongdoings, the report says, they pledged to abandon Dega Protestantism and other "reactionary" groups.
•On July 12, 2010, Bao Gia Lai reported that 97 households, or 297 people, "voluntarily" abandoned Dega Protestantism in the villages of Tok and Roh, Chu Se district, Gia Lai.
•On June 6, 2010, as part of an official public ceremony in Dak Mil district, Dak Nong province to begin a "mass movement to protect national security," Bao Dak Nong, the newspaper of the Dak Nong province Communist Party, reported, two men were brought forward to publicly confess to supporting Dega Protestantism and other "reactionary" groups.
Since 2001, thousands of Montagnards in Vietnam have fled harsh government crackdowns to Cambodia, where most have been recognized as refugees and resettled to the United States, Sweden, Finland, and Canada.
In December 2010, the Cambodian government ordered the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) to close the Montagnard refugee center in Phnom Penh. With the center's closure on February 15, 2011, Montagnards seeking to escape repression in Vietnam are left with fewer options.
"Montagnards will continue to try to flee Vietnam as long as the Vietnamese government systematically violates their basic rights," said Robertson. "The Vietnamese government needs to end this repression immediately."
Freedom of religion does not mean freedom for state-sanctioned religions only. Vietnam should immediately recognize independent religious groups and let them practice their beliefs.
Phil Robertson, deputy Asia director.
(Bangkok) - The Vietnamese government has intensified repression of indigenous minority Christians from the country's Central Highland provinces who are pressing for religious freedom and land rights, Human Rights Watch said in a report released today.
The 46-page report, "Montagnard Christians in Vietnam: A Case Study in Religious Repression," details the latest government crackdowns on these indigenous peoples, known collectively as Montagnards. The report documents police sweeps to root out Montagnards in hiding. It details how the authorities have dissolved house church gatherings, orchestrated coerced renunciations of faith, and sealed off the border to prevent asylum seekers from fleeing to Cambodia.
Human Rights Watch found that special "political security" (PA43) units conduct operations with provincial police to capture, detain, and interrogate people they identify as political activists or leaders of unregistered house churches. More than 70 Montagnards have been detained or arrested in 2010 alone, and more than 250 are known to be imprisoned on national security charges.
"Montagnards face harsh persecution in Vietnam, particularly those who worship in independent house churches, because the authorities don't tolerate religious activity outside their sight or control," said Phil Robertson, deputy Asia director of Human Rights Watch. "The Vietnamese government has been steadily tightening the screws on independent Montagnard religious groups, claiming they are using religion to incite unrest."
Human Rights Watch documented the abuses in the Central Highlands, which is off-limits to independent, international rights groups, through interviews with Montagnards who have fled Vietnam and reports in Vietnam's government-controlled media.
In an interview with Human Rights Watch, one Montagnard described his treatment at T-20, the provincial prison in Gia Lai, after he was arrested for participating in a protest calling for religious freedom and land rights:
They questioned me at any time, even midnight. The police would get drunk, wake me up, and question me and beat me. They put me in handcuffs when they took me out for questioning. The handcuffs were like wire - very tight. They used electric shock on me every time they interrogated me. They would shock me on my knees, saying you used these legs to walk to the demonstration.
Sentenced to five years in prison for "violating national solidarity," he remains partially deaf from repeatedly being boxed on both ears:
They would stand facing me and shout: "One, two, three!" and then use both hands to box both of my ears at the same time. They would do this three times, the last time putting strong pressure on the ears. Blood came out of my ears and my nose. I went crazy from this. It was so painful, and also the build-up made me very afraid and tense.
The government says that Montagnards who belong to unregistered house churches outside the control of the official Southern Evangelical Church of Vietnam are "Dega Protestants," which authorities allege is not a legitimate religious group but a cover for a Montagnard independence movement. Vietnamese law requires all religious groups to register with the government and operate under government-approved religious organizations.
Human Rights Watch called on the Vietnamese government to immediately end its systematic repression of Montagnards, allow independent religious organizations to conduct religious activities freely, and release all Montagnards imprisoned for peaceful religious or political activities. Until Vietnam improves its record on religious freedom, Human Rights Watch calls on the US government to reinstate Vietnam's designation as a Country of Particular Concern (CPC) for violations of religious freedom.
Using official Vietnamese media sources, Human Rights Watch documented the controversial practice of forced recantations of faith. Government officials have forced hundreds of Montagnard Catholics and Protestants to renounce their religion in public criticism sessions, violating internationally protected rights to freedom of religion and conscience. Those who resist and insist on their right to independent worship facing beatings, arrest, and imprisonment.
Provincial courts often hold "mobile trials" of people charged with national security crimes before hundreds of people, reinforcing the message not to follow unsanctioned religious groups.
"Freedom of religion does not mean freedom for state-sanctioned religions only," Robertson said. "Vietnam should immediately recognize independent religious groups and let them practice their beliefs."
While Protestant Montagnards have faced repression for many years, Catholic Montagnards have more recently become a target, particularly the "Ha Mon" Catholic sect, which started in Kon Tum in 1999. During 2010, officials charged that Montagnard exiles in the United States were manipulating the popular sect to undermine national unity. Forced renunciation ceremonies and public criticism meetings have been conducted in recent months in Kon Tum, Gia Lai, and Dak Lak provinces for Ha Mon followers, in which they are forced to confess to wrongdoings and to sign pledges to abandon the so-called "false religion."
"People in the Central Highlands who wish to worship in independent house churches risk public humiliation, violent reprisals, arrest, and even prison time," Robertson said.
The more than 250 Montagnards in prison or awaiting trial are charged with national security crimes such as "undermining national solidarity." Many former Montagnard political prisoners and detainees report that they were severely beaten or tortured in police custody and pre-trial detention. Since 2001, at least 25 Montagnards have died in prisons, jails, or police lock-ups after beatings or illnesses sustained while in custody, or shortly after being prematurely released by prison authorities to a hospital or home.
Examples of forced renunciations of faith and harassment of peaceful activists at public criticism meetings in the Central Highlands covered by Vietnamese state media in recent months include:
•In November 2010, Bao Gia Lai, the newspaper of the Gia Lai province Communist Party, reported on the ongoing "Struggle to Eliminate Dega Protestantism" in Ia Grai and Duc Co districts of Gia Lai, where border soldiers were breaking up so-called "reactionary gangs" of Dega Protestants in the border areas and bringing them in for public criticism sessions.
•In October 2010, Bao Gia Lai reported that 567 households related to Dega Protestantism were "renouncing" the religion in Krong Pa district, Gia Lai, with the commune chief making daily visits to pressure 15 households who eventually pledged to abandon their religion.
•During September 2010, Cong An Nhan Dan (People's Police) newspaper reported that police in collaboration with local officials organized several public criticism ceremonies in Duc Co district, Gia Lai. In one session on September 29, 50 people from four villages in Duc Co district, Gia Lai, were summoned to be formally criticized in front of crowds of commune residents for having "disrupted security and order" during unrest at a rubber plantation on August 25, 2010. After admitting their wrongdoings, the report says, they pledged to abandon Dega Protestantism and other "reactionary" groups.
•On July 12, 2010, Bao Gia Lai reported that 97 households, or 297 people, "voluntarily" abandoned Dega Protestantism in the villages of Tok and Roh, Chu Se district, Gia Lai.
•On June 6, 2010, as part of an official public ceremony in Dak Mil district, Dak Nong province to begin a "mass movement to protect national security," Bao Dak Nong, the newspaper of the Dak Nong province Communist Party, reported, two men were brought forward to publicly confess to supporting Dega Protestantism and other "reactionary" groups.
Since 2001, thousands of Montagnards in Vietnam have fled harsh government crackdowns to Cambodia, where most have been recognized as refugees and resettled to the United States, Sweden, Finland, and Canada.
In December 2010, the Cambodian government ordered the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) to close the Montagnard refugee center in Phnom Penh. With the center's closure on February 15, 2011, Montagnards seeking to escape repression in Vietnam are left with fewer options.
"Montagnards will continue to try to flee Vietnam as long as the Vietnamese government systematically violates their basic rights," said Robertson. "The Vietnamese government needs to end this repression immediately."
Catholics pray for rights lawyer
Joseph Dang
18:40 31/03/2011
Large gatherings of Catholics in Hanoi to pray for a high-profile legal activist are scheduled to take place this weekend. The move has irritated State authorities.
On the eve of a controversial trial of a high-profile legal activist, scheduled on Monday next week, Catholics will gather at Hanoi Redemptorists’ Monastery to pray for the defendant, a non-Catholic, as a gesture of protest against “blatant injustices that are prevailing and have gone unchallenged in our society,” announced Fr. Mathew Vu Khoi Phung, the Monastery Superior.
“Candlelight Vigils on April, 2 and 3 will be held at Thai Ha church to pray for lawyer Cu Huy Ha Vu, justice and truth,” said the Superior.
The vigils would make Redemptorists in Vietnam be one of the few if not only group inside the country who dare to raise their voice against the trial. At the time when massive riots in Mideast and North Africa have put the regime on high alert, there is a concern that such vigils would cause more troubles for Redemptorists who already have had lots of problems with Hanoi authorities.
“If the vigils might cause more troubles for us, it is beyond our control. Anyway, we have the responsibility to stand up for justice and truth,” said Fr. Mathew Vu on addressing the concern. “We do not have the policy to create ‘sensitive situations’,” he explained further. “Now and then we have to face problems ‘extremely sensitive’ by their own nature, we can’t actually do anything about that.”
Hanoi authorities have repeatedly requested the transfer of Fr. Mathew Vu and other Redemptorists out of the capital.
After the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet and a series of harsh crackdowns against Catholics, State-Church relation has seemed to slip back into the era before 2008, when Catholic protests started erupting throughout the country.
On one hand, there are forced renunciation of faith, harassment, violence, and arrests against Christians in the country's Central Highland provinces. Priests and even bishops are still banned to say Mass and carry out their pastoral activities in large areas in North and Central Highlands. These acts of persecution have gone unchallenged as Catholics ease their protests after a series of harsh crackdowns.
On the other hand, activities of “patriotic” Catholics blossom again in large cities. Articles and speeches praising “contributions of Catholics to the country” have been flooded again in State media and on the lips of officials as if communist authorities now can enjoy the complete submissions of Catholics.
“Catholics have contributed enormously to the cause of national reconstruction and development”, said President Nguyen Minh Triet during a meeting of the Committee for Solidarity with Catholics in HCM City on Jan. 22.
“The next vigil in Hanoi is a reminder to the authorities that despite their repression, we always ready to stand up for justice and truth regardless of potential risks,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi.
Elaborating more on the reasons of the praying services, Fr. Mathew Vu said: “Candlelight Vigils on April, 2 and 3 will be held partly due to the request of the family of the lawyer. They are not Catholics. We are deeply touched by their earnest request which, in my view, is a visible sign of their faith in God.”
The lawyer became famous after he filed a law suit against Prime Minister Nguyen Tan Dung for allowing Chinese-run bauxite mines in the Central Highlands. Last October, he again sued the Prime Minister over a decree that bars groups from filing petitions or complaints against the government.
He and his wife, Duong Ha, expressed support for the cause of the six Catholics at Con Dau, Da Nang and volunteered for their defence. But finally, they were denied permission to defend them.
As part of the preparation for 11th National Congress of Communist Party of Vietnam held from 12-19 January, he was arrested along with other rights activists.
Under an indictment signed February 17, Vu stands accused of spreading propaganda against the state, publishing articles and taking part in interviews with foreign media aimed at 'smearing the authority of the people's government, carrying out psychological war, asking to overthrow the regime and demanding a multiparty system.'
Vu could face up to 20 years in jail, if convicted.
Vu comes from no ordinary background. He is a son of an eminent poet Cu Huy Can, who gained his political position in Vietnam thanks to being a companion with the communism-led revolutionist Ho Chi Minh during Indochina War and Vietnam War from 1945.
“Candlelight Vigils on April, 2 and 3 will be held at Thai Ha church to pray for lawyer Cu Huy Ha Vu, justice and truth,” said the Superior.
The vigils would make Redemptorists in Vietnam be one of the few if not only group inside the country who dare to raise their voice against the trial. At the time when massive riots in Mideast and North Africa have put the regime on high alert, there is a concern that such vigils would cause more troubles for Redemptorists who already have had lots of problems with Hanoi authorities.
“If the vigils might cause more troubles for us, it is beyond our control. Anyway, we have the responsibility to stand up for justice and truth,” said Fr. Mathew Vu on addressing the concern. “We do not have the policy to create ‘sensitive situations’,” he explained further. “Now and then we have to face problems ‘extremely sensitive’ by their own nature, we can’t actually do anything about that.”
Hanoi authorities have repeatedly requested the transfer of Fr. Mathew Vu and other Redemptorists out of the capital.
After the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet and a series of harsh crackdowns against Catholics, State-Church relation has seemed to slip back into the era before 2008, when Catholic protests started erupting throughout the country.
On one hand, there are forced renunciation of faith, harassment, violence, and arrests against Christians in the country's Central Highland provinces. Priests and even bishops are still banned to say Mass and carry out their pastoral activities in large areas in North and Central Highlands. These acts of persecution have gone unchallenged as Catholics ease their protests after a series of harsh crackdowns.
On the other hand, activities of “patriotic” Catholics blossom again in large cities. Articles and speeches praising “contributions of Catholics to the country” have been flooded again in State media and on the lips of officials as if communist authorities now can enjoy the complete submissions of Catholics.
“Catholics have contributed enormously to the cause of national reconstruction and development”, said President Nguyen Minh Triet during a meeting of the Committee for Solidarity with Catholics in HCM City on Jan. 22.
“The next vigil in Hanoi is a reminder to the authorities that despite their repression, we always ready to stand up for justice and truth regardless of potential risks,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi.
Elaborating more on the reasons of the praying services, Fr. Mathew Vu said: “Candlelight Vigils on April, 2 and 3 will be held partly due to the request of the family of the lawyer. They are not Catholics. We are deeply touched by their earnest request which, in my view, is a visible sign of their faith in God.”
The lawyer became famous after he filed a law suit against Prime Minister Nguyen Tan Dung for allowing Chinese-run bauxite mines in the Central Highlands. Last October, he again sued the Prime Minister over a decree that bars groups from filing petitions or complaints against the government.
He and his wife, Duong Ha, expressed support for the cause of the six Catholics at Con Dau, Da Nang and volunteered for their defence. But finally, they were denied permission to defend them.
As part of the preparation for 11th National Congress of Communist Party of Vietnam held from 12-19 January, he was arrested along with other rights activists.
Under an indictment signed February 17, Vu stands accused of spreading propaganda against the state, publishing articles and taking part in interviews with foreign media aimed at 'smearing the authority of the people's government, carrying out psychological war, asking to overthrow the regime and demanding a multiparty system.'
Vu could face up to 20 years in jail, if convicted.
Vu comes from no ordinary background. He is a son of an eminent poet Cu Huy Can, who gained his political position in Vietnam thanks to being a companion with the communism-led revolutionist Ho Chi Minh during Indochina War and Vietnam War from 1945.
Religious persecution still a reality in Vietnam, HRW laments
Kelly Ann-Nguyen
23:06 31/03/2011
The Human Right Watch (HRW) network once again confirms the sufferings of the minorities in Central Highlands of Vietnam: relentless efforts of local authorities to coerce them to either abandon their Christian faith or face harassment, physical violence and arrest.
In its 45 page long report, HRW on Mar. 30 warned the free world about the ongoing persecution by the Vietnamese authorities against the Christian Highlanders in Central region of Vietnam, home of hundreds of thousands of Catholics among millions of local residents, despite the regime's effort to mislead the world about how much freedom of religion these mountainous people are enjoying.
From the report, one can see that there is virtually no improvement in the way Christians in this region has been treated, when they are participating in regular bible study meetings or gathering to worship at independent, residential "church". For these purely religious activities, they became prey to the local authorities who stop at nothing to coerce them into renouncing their faith by all means including violent verbal and physical abuses, even torturing them to death. In 2010, there were 250 of those minorities are in jail awaiting their trial for charges of national security offenses such as "sabotaging the unity of the national people", "taking advantages of religion as mean to cause disturbance".
This report has resonated Kontum Bishop Micheal Hoang Duc Oanh's view in 2008 of how desperate the situation has been after his pastoral tours to "no religion zones" established by the local government in its effort to wipe out any religions in the area.
The prelate himself had been subjected to those tactics but by the grace of God he had come out unscathed, becoming a living witness to how much the residents have been suffering when they try to preserve their way of life, their culture, and their faith. The courage of these people helped strengthening his zeal to devote his life for evangelism and standing up for justice and human dignity of the poorest and most uneducated groups among the national Vietnamese population.
The HRW's report once again sheds light to how much reality differs from what the so-called “Vietnam Committee for Catholic Solidarity” has been covering up by thanking the government for its ”great help” to the Church in Vietnam after praising it for “great progress” in “all aspects of the society”.
In its 45 page long report, HRW on Mar. 30 warned the free world about the ongoing persecution by the Vietnamese authorities against the Christian Highlanders in Central region of Vietnam, home of hundreds of thousands of Catholics among millions of local residents, despite the regime's effort to mislead the world about how much freedom of religion these mountainous people are enjoying.
From the report, one can see that there is virtually no improvement in the way Christians in this region has been treated, when they are participating in regular bible study meetings or gathering to worship at independent, residential "church". For these purely religious activities, they became prey to the local authorities who stop at nothing to coerce them into renouncing their faith by all means including violent verbal and physical abuses, even torturing them to death. In 2010, there were 250 of those minorities are in jail awaiting their trial for charges of national security offenses such as "sabotaging the unity of the national people", "taking advantages of religion as mean to cause disturbance".
This report has resonated Kontum Bishop Micheal Hoang Duc Oanh's view in 2008 of how desperate the situation has been after his pastoral tours to "no religion zones" established by the local government in its effort to wipe out any religions in the area.
The prelate himself had been subjected to those tactics but by the grace of God he had come out unscathed, becoming a living witness to how much the residents have been suffering when they try to preserve their way of life, their culture, and their faith. The courage of these people helped strengthening his zeal to devote his life for evangelism and standing up for justice and human dignity of the poorest and most uneducated groups among the national Vietnamese population.
The HRW's report once again sheds light to how much reality differs from what the so-called “Vietnam Committee for Catholic Solidarity” has been covering up by thanking the government for its ”great help” to the Church in Vietnam after praising it for “great progress” in “all aspects of the society”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Làng Nam chuẩn bị giáo dân canh tân đời sống
Phạm Hồng Sơn
10:04 31/03/2011
NGHỆ AN - Chương trình đầy đủ của một kỳ làm phúc của các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế gồm ba thời kỳ: Tiền Phúc, Đại Phúc và Hậu Phúc. Chuẩn bị cho tiến trình đó, giáo xứ Làng Nam đã khởi đầu với Tuần Tiền Phúc thật sốt sắng.
Xem hình ảnh
Mặc dù bề bộn công việc tu sửa nhà thờ xứ và dang dở ngôi nhà thờ của một họ lẻ, nhưng ý thức tầm quan trọng của việc xây dựng ngôi đền thờ tâm hồn, linh mục quản xứ - Antôn Hoàng Trung Hoa, đã kết hợp bầu không khí Mùa Chay và hướng đến việc chuẩn bị cho những ngày đại hồi tâm và canh tân đời sống trong năm nay, cha đã mời cha Luca Lê Viết Phương, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, về giảng tuần Tiền Phúc và ban bí tích Hòa Giải trong ba ngày liền - từ 28 đến 30/03/2011. Nhờ từ những bài giảng trong Thánh Lễ, các tín hữu đã đến lãnh bí tích với chiều sâu hơn.
Chương trình sau tuần Tiền Phúc là các tín hữu rước tôn ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp về tám tổ trong giáo xứ. Từ nay đến cuối tháng 5/2011, tám tổ lần lượt rước tôn ảnh Đức Mẹ đến viếng thăm từng gia đình và cầu nguyện với nhau vào mỗi buổi tối.
Giáo xứ Làng Nam thuộc giáo hạt Xã Đoài, nằm trong đơn vị hành chánh xã Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An. Giáo xứ được thành lập vào năm 1927, hiện có gần 1600 giáo dân, với 4 giáo họ là Làng Nam, Đông Thuận, Kẻ Sừa và Nguyệt Đàm.
Xem hình ảnh
Mặc dù bề bộn công việc tu sửa nhà thờ xứ và dang dở ngôi nhà thờ của một họ lẻ, nhưng ý thức tầm quan trọng của việc xây dựng ngôi đền thờ tâm hồn, linh mục quản xứ - Antôn Hoàng Trung Hoa, đã kết hợp bầu không khí Mùa Chay và hướng đến việc chuẩn bị cho những ngày đại hồi tâm và canh tân đời sống trong năm nay, cha đã mời cha Luca Lê Viết Phương, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, về giảng tuần Tiền Phúc và ban bí tích Hòa Giải trong ba ngày liền - từ 28 đến 30/03/2011. Nhờ từ những bài giảng trong Thánh Lễ, các tín hữu đã đến lãnh bí tích với chiều sâu hơn.
Chương trình sau tuần Tiền Phúc là các tín hữu rước tôn ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp về tám tổ trong giáo xứ. Từ nay đến cuối tháng 5/2011, tám tổ lần lượt rước tôn ảnh Đức Mẹ đến viếng thăm từng gia đình và cầu nguyện với nhau vào mỗi buổi tối.
Giáo xứ Làng Nam thuộc giáo hạt Xã Đoài, nằm trong đơn vị hành chánh xã Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An. Giáo xứ được thành lập vào năm 1927, hiện có gần 1600 giáo dân, với 4 giáo họ là Làng Nam, Đông Thuận, Kẻ Sừa và Nguyệt Đàm.
Mùa Chay: Giáo xứ Phủ Lý chia sẻ với nạn nhân động đất ại Nhật Bản
Nam Phạm
10:20 31/03/2011
HÀ NỘI - Hưởng ứng lời kêu gọi của Bề trên Giáo phận Hà Nội trong thư mục vụ Mùa Chay 2011: “….Thiết thực hơn là việc chia sẻ tinh thần hay vật chất cho người già cả, nghèo khổ, cô đơn. Chay tịnh không chỉ là nhịn ăn bớt uống để tập chế ngự bản thân mà trọng tâm là thực thi bác ái kitô giáo bằng cách lấy chính phần chi dùng của mình mà giúp cho người khác ….”
Ngay từ đầu Mùa Chay năm nay, cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn - chính xứ Phủ Lý đã nhắc nhở bà con giáo dân trong giáo xứ thực thi bác ái Kitô giáo bằng việc tiết kiệm chi tiêu trong Mùa Chay để chia sẻ với những nơi gặp khó khăn, thiếu thốn. Nhân dịp này, đại diện giáo xứ đã trao số tiền 5.000.000đ (năm triệu đồng) qua Hội chữ Thập đỏ tỉnh Hà Nam để sẻ chia với những nạn nhân động đất, sóng thần tại Nhật Bản ngày 11 tháng 03 vừa qua.
Thông qua website của giáo xứ, một số bà con và các cháu thiếu nhi ở Hải Ngoại, cụ thể như gia đình anh chị Hoa - Thê, tiệm may Văn Quan tại San Gabirel, CA, USA cũng đã chia sẻ cho công việc bác ái Mùa Chay mà giáo xứ đang thực hiện.
Hành động thiết thực được thể hiện trong Mùa Chay năm nay đó là sáng ngày 31 tháng 03 năm 2011, cha xứ Phêrô cùng với Qúy sơ Dòng Thừa sai Bác ái quỹ từ thiện Têrêsa, đại diện ban trùm xứ đã đi vào trại phong Ba Sao. Tại đây đoàn đã giúp đóng mới cho nhà nguyện của trại phong 01 bàn thờ nhỏ để dâng lễ, 01 tủ gỗ đựng sách vở, cũng như một số bánh kẹo; trị giá món quà khoảng 7.000.000đ (bẩy triệu đồng). Sau đó, cha Phêrô đã đi từng giường bệnh để giúp bà con bệnh nhân xưng tội, rước lễ và ban bí tích xức dầu bệnh nhân.
Và sẽ còn nhiều chương trình tình thương Mùa Chay nữa sẽ được giáo xứ thực hiện với ước mong những người nghèo khổ, già cả, cô đơn, …sẽ được đón mừng lễ Chúa Giêsu Phục Sinh trong niềm vui và ấm áp tình người.
Ngay từ đầu Mùa Chay năm nay, cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn - chính xứ Phủ Lý đã nhắc nhở bà con giáo dân trong giáo xứ thực thi bác ái Kitô giáo bằng việc tiết kiệm chi tiêu trong Mùa Chay để chia sẻ với những nơi gặp khó khăn, thiếu thốn. Nhân dịp này, đại diện giáo xứ đã trao số tiền 5.000.000đ (năm triệu đồng) qua Hội chữ Thập đỏ tỉnh Hà Nam để sẻ chia với những nạn nhân động đất, sóng thần tại Nhật Bản ngày 11 tháng 03 vừa qua.
Thông qua website của giáo xứ, một số bà con và các cháu thiếu nhi ở Hải Ngoại, cụ thể như gia đình anh chị Hoa - Thê, tiệm may Văn Quan tại San Gabirel, CA, USA cũng đã chia sẻ cho công việc bác ái Mùa Chay mà giáo xứ đang thực hiện.
Hành động thiết thực được thể hiện trong Mùa Chay năm nay đó là sáng ngày 31 tháng 03 năm 2011, cha xứ Phêrô cùng với Qúy sơ Dòng Thừa sai Bác ái quỹ từ thiện Têrêsa, đại diện ban trùm xứ đã đi vào trại phong Ba Sao. Tại đây đoàn đã giúp đóng mới cho nhà nguyện của trại phong 01 bàn thờ nhỏ để dâng lễ, 01 tủ gỗ đựng sách vở, cũng như một số bánh kẹo; trị giá món quà khoảng 7.000.000đ (bẩy triệu đồng). Sau đó, cha Phêrô đã đi từng giường bệnh để giúp bà con bệnh nhân xưng tội, rước lễ và ban bí tích xức dầu bệnh nhân.
Và sẽ còn nhiều chương trình tình thương Mùa Chay nữa sẽ được giáo xứ thực hiện với ước mong những người nghèo khổ, già cả, cô đơn, …sẽ được đón mừng lễ Chúa Giêsu Phục Sinh trong niềm vui và ấm áp tình người.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Nử tu Maria Gérard Hồng vừa tạ thế
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
10:08 31/03/2011
Phân Ưu
Được tin
Nữ Tu Maria Gérard Nguyễn Thị Hồng, FMSR
Nguyên quán Nghĩa Hưng, Bùi Chu, Việt Nam
được Chúa gọi về lúc 7:35pm ngày 28 tháng 3 năm 2011
tại Lafon Nursing Home Facility of Holy Family, New Orleans, LA.
Hưởng thọ 74 tuổi; Khấn dòng ngày 15 tháng 8 năm 1962.
Chương trình Tang Lễ:
Thánh Lễ đưa chân: 6:30am ngày 29 tháng 3 năm 2011 .
Nghi thức viếng xác: 4:30 pm ngày 30 tháng 3 năm 2011 .
Thánh Lễ phát tang: 6:00pm ngày 30 tháng 3 năm 2011 .
Nghi thức cầu nguyện: Sau lễ phát tang ngày 30 tháng 3 năm 2011 .
Thánh Lễ an táng: Ngày 31 tháng 3 năm 2011, lúc 10:00am
Các Thánh Lễ và nghi thức cầu nguyện được cử hành tại:
Thánh Đường Maria Nữ Vương Việtnam 14001 Dwyer Blvd New Orleans, La 70129
An nghỉ tại nghĩa trang St. Louis Cemetery #3.
Liên Đoàn chân thành chia buồn cùng Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi và tang quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa thương ban cho Linh Hồn Sr. Maria Gérard sớm hưởng nhan Thánh Chúa.
Thành kính,
Chủ tịch LĐCGVNHK
Thông Báo
Cáo Phó
TGM Bùi Chu
00:59 31/03/2011
Cáo Phó: LM Giuse Vũ Văn Đài vừa từ trần tại Bùi Chu
Lm. Giuse Phạm Quốc Điêm
09:46 31/03/2011
Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
CÁO PHÓ
“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời” (Thánh Phanxicô Assisi)
Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh
Toà Giám mục Bùi Chu kính báo:
CHA GIUSE VŨ VĂN ĐẠI
Chánh xứ Đền thánh Sa Châu
sinh ngày 31 tháng 12 năm 1972
tại giáo họ thánh Phêrô, giáo xứ Cổ Ra, giáo phận Bùi Chu
thôn Rộc Tiền, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
năm 1995 - 2002: Tu học tại Đại Chủng Viện Đức Ái – Sài Gòn
năm 2002 - 2003: Giúp xứ Báo Đáp
năm 2003 - 2005: Giúp Văn phòng TGM Bùi Chu
29/5/2005: Chịu chức phó tế
9/6/2007: Thụ phong linh mục
2007 - 2008: Chánh xứ Xuân Thủy
2008 đến nay: Chánh xứ Đền thánh Sa Châu
đã về Nhà Cha vào hồi 9 giờ 20 phút, thứ Năm, ngày 31 tháng 3 năm 2011
(27 tháng Hai năm Tân Mão)
hưởng dương 39 tuổi.
Thánh Lễ An Táng do Đức Cha Giáo Phận chủ tế
lúc 10 giờ 00 phút, thứ Bảy, ngày 2 tháng 4 năm 2011 tại Đền thánh Sa Châu.
An táng tại khuôn viên Đền thánh Sa Châu.
Xin Quý Cha, Quý Thầy, Quý Tu Sĩ và Anh Chị Em Giáo Hữu
đến tham dự Thánh Lễ An Táng và cầu nguyện cho Cha Giuse.
(* Lễ phục tím -- Xin Quý Cha giáo phận dâng 3 thánh lễ cầu nguyện cho Cha Giuse.)
Kính báo
Chánh Văn Phòng
Văn Hóa
Trai tịnh
Trầm Thiên Thu
10:21 31/03/2011
Nguyện cầu,bác ái, hãm mình, sẻ chia
Ăn chayđâu chỉ theo mùa
Mà ăn chaycả sớm khuya cuộc đời
Noi gươngCon Đức Chúa Trời
Sống trọnvâng lời và chết vì yêu
Nguyện cầuThiên Chúa chí cao
Dạy con biếtsống thương yêu chân thành.
Trở Về
Vọng Sinh
13:41 31/03/2011
Một ngày rồi trôi qua
Một đời vụt trôi qua
Đời ta còn lại gì?
Còn lại gì cuốn xa.
Là một tấm thân gầy
Đầy nhọc lao từng ngày
Gió sương đầu bạc trắng
Bạc hết cả tháng ngày.
Cuộc đời rồi trôi qua
Còn lại gì trong ta?
Tuổi xuân vội nhạt nhòa
Giọt lệ nào xót xa !
Cuộc đời rồi cho ta
Tình đời người cho ta
Ngàn lời yêu ngọt ngào
Dìu hồn vào chốn nao?
Lời nào? Dối gian thôi !
Ngọt đầy ắp trên môi…
Ôi thú vui cuộc đời
Được lâu? Rồi khổ đau...!
Cuộc đời nhiều đua tranh
Lòng người đầy bon chen
Đời con nhiều dại khờ
Ngỡ cuộc đời Bến Mơ !
Xin Ơn Trên mở lòng
Hồn lạc trong tăm tối
Thấy đường về với Cha
Thấy Tình Trời thiết tha.
Để gọi tiếng “Cha yêu”
Tội lỗi con thật nhiều
Tình Cha thương tha thứ
Ôm chầm đứa con yêu.
Cho con về với Cha, Bỏ xa đời tội lệ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nén Tâm Hương
Đặng Đức Cương
21:34 31/03/2011
NÉN TÂM HƯƠNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Nén tâm hương vời vợi mung lung
Trên bệ cao Phật từ bi vô úy
Bỗng thấy mình tan biến giũa hư không…
(Trích thơ của Bùi Vĩnh Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Đặng Đức Cương
Nén tâm hương vời vợi mung lung
Trên bệ cao Phật từ bi vô úy
Bỗng thấy mình tan biến giũa hư không…
(Trích thơ của Bùi Vĩnh Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền