Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:03 29/03/2014
AI ĂN CẮP MẶT TRĂNG
Thiền sư La Cương sống trong một túp lều tranh dưới chân núi, cuộc sống rất khó nghèo.
Một hôm ông ta có chuyện phải đi khỏi nhà, thì một tên trộm lẻn vào nhà ông để trộm, nhưng nó tìm hoài tìm mãi mà không thấy có thứ gì đáng giá để lấy. Thiền sư La Cương vừa về đến nhà thì gặp lúc tên trộm trong nhà đi ra, ông ta nói:
- “Anh đến trộm nhà tôi thì quả là xúi quẩy, lại trở về tay không, vậy thì lấy áo quần và tấm thảm của tôi mà đi về.”
Tên trộm lúng túng không hiểu nỗi bèn lấy áo quần và bỏ chạy.
Thiền sư La Cương trần truồng ngồi xuống ngước mặt nhìn trăng nghĩ thầm:
- “Tội nghiệp anh bạn, mình hy vọng muốn cho anh bạn vầng trăng sáng chói sáng này.”
Suy tư:
Đem những gì của mình có mà giúp người thì đó là chuyện chính đáng, nhưng lấy của người khác rồi đi bố thí cho người khác thì không phải là việc tốt, mà là một hành vi phạm tội.
Thiền sư vì tội nghiệp tên trộm mà đem áo quần của mình cho nó thì là hành vi thương người, nhưng muốn lấy mặt trăng để tặng cho tên trộm thì là hành vi của tên trộm, vì mặt trăng là của chung của đất trời chứ không phải của riêng ông…
Thiền sư La Cương muốn “ăn cắp” mặt trăng để tặng cho tên trộm, nhưng người Ki-tô hữu thì lấy những gì tự có nơi mình để tặng cho người, đó chính là một lời an ủi, một nụ cười hoặc một cái bắt tay thân thiện, vì đó chính là hành vi bác ái mà những người bất hạnh rất cần trong cuộc sống.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Thiền sư La Cương sống trong một túp lều tranh dưới chân núi, cuộc sống rất khó nghèo.
Một hôm ông ta có chuyện phải đi khỏi nhà, thì một tên trộm lẻn vào nhà ông để trộm, nhưng nó tìm hoài tìm mãi mà không thấy có thứ gì đáng giá để lấy. Thiền sư La Cương vừa về đến nhà thì gặp lúc tên trộm trong nhà đi ra, ông ta nói:
- “Anh đến trộm nhà tôi thì quả là xúi quẩy, lại trở về tay không, vậy thì lấy áo quần và tấm thảm của tôi mà đi về.”
Tên trộm lúng túng không hiểu nỗi bèn lấy áo quần và bỏ chạy.
Thiền sư La Cương trần truồng ngồi xuống ngước mặt nhìn trăng nghĩ thầm:
- “Tội nghiệp anh bạn, mình hy vọng muốn cho anh bạn vầng trăng sáng chói sáng này.”
Suy tư:
Đem những gì của mình có mà giúp người thì đó là chuyện chính đáng, nhưng lấy của người khác rồi đi bố thí cho người khác thì không phải là việc tốt, mà là một hành vi phạm tội.
Thiền sư vì tội nghiệp tên trộm mà đem áo quần của mình cho nó thì là hành vi thương người, nhưng muốn lấy mặt trăng để tặng cho tên trộm thì là hành vi của tên trộm, vì mặt trăng là của chung của đất trời chứ không phải của riêng ông…
Thiền sư La Cương muốn “ăn cắp” mặt trăng để tặng cho tên trộm, nhưng người Ki-tô hữu thì lấy những gì tự có nơi mình để tặng cho người, đó chính là một lời an ủi, một nụ cười hoặc một cái bắt tay thân thiện, vì đó chính là hành vi bác ái mà những người bất hạnh rất cần trong cuộc sống.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:06 29/03/2014
Chúa Nhật 4 MÙA CHAY
Tin mừng : Ga 9, 1.6-9. 13-17. 34-38
“Anh mù đến rửa ở hồ Si-lô-ác và khi về thì nhìn thấy được”.
Anh chị em thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chúa Nhật thứ tư mùa chay là Chúa Nhật của vui mừng và hy vọng, vui mừng là vì chúng ta sẽ được cùng sống lại với Đức Chúa Giê-su trong đêm phục sinh của Ngài, và hy vọng chờ ngày Ngài đến trong vinh quang phục sinh. Do đó mà trong bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta chia sẻ nổi vui mừng với người mù đã được Đức Chúa Giê-su làm cho sáng mắt và được nhìn thấy.
Là người Ki-tô hữu, chúng ta đều biết rằng, ngoài con mắt xác thịt ra, thì chúng ta còn có thêm “con mắt đức tin” nữa, con mắt xác thịt thì chúng ta nhìn thấy mọi sự theo xác thịt và tính ích kỷ của chúng ta; con mắt đức tin thì nhìn mọi sự theo sự hướng dẫn của Lời Chúa và lời giáo huấn của Giáo Hội.
Có một câu chuyện nhỏ như thế này :
Có con sâu róm đi ngang qua trước mặt con trâu, con trâu la lớn :”Trời ạ, nó xấu quá”.
Đấng tạo hóa nói: “Không, nó rất đẹp”.
- “Ngài cảm thấy nó đẹp ư ?”- Con trâu nghi ngờ và cảm thấy ghét, nói tiếp : “Ngài coi, toàn thân nó toàn lông là lông, béo phệ ụt ịt, nhìn thấy tởm lợm”.
Đấng tạo hóa nói:
- “Này con, con nhìn vẻ bên ngoài của nó, còn Ta, Ta nhìn vẻ bên trong của nó !” (1) .
Anh chị em thân mến,
Con trâu nhìn vẻ bên ngoài của con sâu róm bằng con mắt xác thịt, nên nó thấy con sâu róm rất xấu và tởm lợm muốn nôn mửa, nhưng Thiên Chúa lại nhìn vẻ bên trong của con sâu róm, nên Ngài thấy nó rất đẹp, bởi vì vẻ xấu xí bên ngoài của con sâu róm sẽ không lâu, và nó sẽ trở thah2 một con bướm có nhiều màu sắc rực rỡ đẹp đẽ.
Có rất nhiều lần chúng ta nhìn vẻ bên ngoài của người anh em chị em bằng con mắt xác thịt, nên chúng ta chỉ thấy họ toàn là những người xấu, những người tội lỗi đáng bị gạt ra bên ngoài xã hội, cho nên chúng ta không thèm qua lại với họ, thế là chúng ta đã tự mình xây một bức tường ngăn cách giữa chúng ta với tha nhân, giữa Thiên Chúa với chúng ta; con mắt xác thịt chính là những thành kiến nặng nề của mình, nó cũng là những kiêu ngạo và những suy nghĩ thiên vị của chúng ta trong cuộc sống đời thường.
Chúng ta tự hào mình là người sáng mắt, thông biết thiên văn địa lý, cho nên chúng ta coi thường tha nhân, thế nhưng con mắt đức tin của chúng ta đã bị mù mất tiêu mà chúng ta không biết.
Đức Chúa Giê-su đã chữa cho người mù sáng mắt, và đồng thời, Ngài cũng mở mắt đức tin cho anh ta, để anh ta nhận thấy được người đang nói chuyện với mình chính là Đấng Mê-si-a. Chúng ta hãy cầu xin Đức Chúa Giê-su chữa con mắt tâm hồn của mình, để chúng ta không còn nhìn thấy người tội lỗi là người đáng chết, vì Ngài không kết án họ; không còn nhìn thấy người nghèo là những người ăn bám vì Đức Chúa Giê-su vẫn thương xót họ; không còn nhìn thấy những cô gái điếm là những người đáng bị ném đá vì Đức Chúa Giê-su luôn sẵn sàng tha thứ cho họ…
Vui mừng vì mình được chữa lành hơn là bặm môi kết án anh em chị em, hy vọng vì mình được cứu chuộc hơn là thở dài thất vọng vì anh em chị em mình, đó là sứ điệp của Chúa Nhật thứ tư mùa chay hôm nay vậy…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. Đã xuất bản tại Saigòn.
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin mừng : Ga 9, 1.6-9. 13-17. 34-38
“Anh mù đến rửa ở hồ Si-lô-ác và khi về thì nhìn thấy được”.
Anh chị em thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chúa Nhật thứ tư mùa chay là Chúa Nhật của vui mừng và hy vọng, vui mừng là vì chúng ta sẽ được cùng sống lại với Đức Chúa Giê-su trong đêm phục sinh của Ngài, và hy vọng chờ ngày Ngài đến trong vinh quang phục sinh. Do đó mà trong bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta chia sẻ nổi vui mừng với người mù đã được Đức Chúa Giê-su làm cho sáng mắt và được nhìn thấy.
Là người Ki-tô hữu, chúng ta đều biết rằng, ngoài con mắt xác thịt ra, thì chúng ta còn có thêm “con mắt đức tin” nữa, con mắt xác thịt thì chúng ta nhìn thấy mọi sự theo xác thịt và tính ích kỷ của chúng ta; con mắt đức tin thì nhìn mọi sự theo sự hướng dẫn của Lời Chúa và lời giáo huấn của Giáo Hội.
Có một câu chuyện nhỏ như thế này :
Có con sâu róm đi ngang qua trước mặt con trâu, con trâu la lớn :”Trời ạ, nó xấu quá”.
Đấng tạo hóa nói: “Không, nó rất đẹp”.
- “Ngài cảm thấy nó đẹp ư ?”- Con trâu nghi ngờ và cảm thấy ghét, nói tiếp : “Ngài coi, toàn thân nó toàn lông là lông, béo phệ ụt ịt, nhìn thấy tởm lợm”.
Đấng tạo hóa nói:
- “Này con, con nhìn vẻ bên ngoài của nó, còn Ta, Ta nhìn vẻ bên trong của nó !” (1) .
Anh chị em thân mến,
Con trâu nhìn vẻ bên ngoài của con sâu róm bằng con mắt xác thịt, nên nó thấy con sâu róm rất xấu và tởm lợm muốn nôn mửa, nhưng Thiên Chúa lại nhìn vẻ bên trong của con sâu róm, nên Ngài thấy nó rất đẹp, bởi vì vẻ xấu xí bên ngoài của con sâu róm sẽ không lâu, và nó sẽ trở thah2 một con bướm có nhiều màu sắc rực rỡ đẹp đẽ.
Có rất nhiều lần chúng ta nhìn vẻ bên ngoài của người anh em chị em bằng con mắt xác thịt, nên chúng ta chỉ thấy họ toàn là những người xấu, những người tội lỗi đáng bị gạt ra bên ngoài xã hội, cho nên chúng ta không thèm qua lại với họ, thế là chúng ta đã tự mình xây một bức tường ngăn cách giữa chúng ta với tha nhân, giữa Thiên Chúa với chúng ta; con mắt xác thịt chính là những thành kiến nặng nề của mình, nó cũng là những kiêu ngạo và những suy nghĩ thiên vị của chúng ta trong cuộc sống đời thường.
Chúng ta tự hào mình là người sáng mắt, thông biết thiên văn địa lý, cho nên chúng ta coi thường tha nhân, thế nhưng con mắt đức tin của chúng ta đã bị mù mất tiêu mà chúng ta không biết.
Đức Chúa Giê-su đã chữa cho người mù sáng mắt, và đồng thời, Ngài cũng mở mắt đức tin cho anh ta, để anh ta nhận thấy được người đang nói chuyện với mình chính là Đấng Mê-si-a. Chúng ta hãy cầu xin Đức Chúa Giê-su chữa con mắt tâm hồn của mình, để chúng ta không còn nhìn thấy người tội lỗi là người đáng chết, vì Ngài không kết án họ; không còn nhìn thấy người nghèo là những người ăn bám vì Đức Chúa Giê-su vẫn thương xót họ; không còn nhìn thấy những cô gái điếm là những người đáng bị ném đá vì Đức Chúa Giê-su luôn sẵn sàng tha thứ cho họ…
Vui mừng vì mình được chữa lành hơn là bặm môi kết án anh em chị em, hy vọng vì mình được cứu chuộc hơn là thở dài thất vọng vì anh em chị em mình, đó là sứ điệp của Chúa Nhật thứ tư mùa chay hôm nay vậy…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. Đã xuất bản tại Saigòn.
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:09 29/03/2014
N2T |
7. Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối giữ lời hứa, cho nên khi chúng ta cầu xin, thì cũng phải ôm lòng tin tuyệt đối mà tiếp nhận.
(Thánh Augustinus)-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:10 29/03/2014
LẮNG NGHE
Cha sở nói với cha phó:
- “Cha đừng nạt nộ hay giận dữ với giáo dân khi họ góp ý cho mình, nếu cha thấy họ góp ý mà không làm tổn thương đến đức bác ái, không phá hoại luân lý hoặc sai lạc đức tin, thì cha cứ nghe rồi phân tích, có khi lời góp ý ấy rất có lợi cho việc mục vụ của cha…”
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Cha sở nói với cha phó:
- “Cha đừng nạt nộ hay giận dữ với giáo dân khi họ góp ý cho mình, nếu cha thấy họ góp ý mà không làm tổn thương đến đức bác ái, không phá hoại luân lý hoặc sai lạc đức tin, thì cha cứ nghe rồi phân tích, có khi lời góp ý ấy rất có lợi cho việc mục vụ của cha…”
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kẻ nào chỉ trông cậy vào chính mình thì sẽ khốn nạn .
Pt Huỳnh Mai Trác
04:34 29/03/2014
“Khốn thay cho người chỉ trông cậy vào con người, người chỉ trông cậy vào chính mình”: họ sẽ như cây me trong hoang địa”, sẽ khô héo và không có hoa quả và chết đi . Đức Giáo Hòang giải thích từ bài đọc 1 là trái lại “người biết ký thác vào trong tay Chúa là kẻ được chúc lành”: “như một cây được trồng bên bờ suối, cho dù trong mùa nắng hạn vẫn sinh hoa kết quả” .
Chỉ có Chúa là Đấng đáng cho chúng ta tin cậy . Tin cậy những nơi khác không giúp ích gì cho chúng ta, cũng không cứu rổi được chúng ta, cũng không mang lại cho chúng ta sự sống và niềm vui”.
Và như là chúng ta đã biết, nếu chúng ta chỉ trông cậy vào chính mình, hay nơi bạn hữu, hay tin vào số hên hoặc vào một lý tưởng nào đó thì Chúa không còn được ở gần chúng ta nữa”. Con người cũng vậy, khi khép kín lại với chính mình thì chân trời bị thu hẹp lại, mọi cửa sổ, cửa lớn đều bị đóng kín thì không thể tìm được ơn cứu độ và cũng không thể tự cứu mình được “. Điều này xẩy ra cho người giàu có trong Phúc Âm .
“Ông ta có tất cả mọi sự : ông mang áo màu tím, ăn uống no say mỗi ngày, nhất là trong các buổi tiệc lớn” . “Ông ta rất tự mãn”, nhưng ông ta không hề hay biết là trước cửa nhà ông đang có một người nghèo đói, mình mẩy đầy ghẻ lở .
Đức Giáo Hòang nhấn mạnh là trong Phúc Âm có nêu tên người nghèo : ông tên là Ladarô . Trong khi đó ông nhà giàu không có tên”. “ Đó là lời chúc dữ rất nặng nề đối với người tự mãn về sức mạnh của mình, về khả năng của chính mình chứ không phải từ nơi Thiên Chúa : ông ta đã đánh mất tên gọi của mình .
Ông tên là gì ? Trương mục của ông số mấy ? Ông tên là gì ? Ông tư hữu bao nhiêu tài sản, bao nhiêu biệt thự, v.v. . . Ông tên là gỉ ? Những tài sản chúng ta sở hữu, những thần tượng . Và bạn đã đặt tất cả lòng tin tưởng vào những thứ đó và nơi con người, như thế là người bị chúc dữ” .
Thiên Chúa luôn hiện diện để kêu gọi chúng ta : “Này Con ơi !
“Chúng ta tất cả đều có sự yếu hèn, sự mỏng manh, là khi đặt mọi tin tưởng vào chính mình hay vào bạn bè, hay vào các định chế của con người mà quên đi Chúa của chúng ta . Và chính điều này dẫn đưa chúng ta đến sự khốn khổ “ .
Hôm nay trong ngày này thuộc trong Mùa Chay, là cơ hội cho chúng ta cầu xin : để đặt để lòng tin cậy đúng chổ ? Đặt để vào nơi Chúa chứ đừng như người ngọai đạo đặt tin tưởng vào vật chất, vào thần tượng do mình tạo ra ? Tôi có một tên gọi, một danh xưng hay tôi đã bắt đầu đánh mất tên và căn cước của tôi và chỉ còn mang tên là “TÔI ? Tôi, cho tôi , của tôi . . .luôn luôn hướng về lòng íck kỷ : TÔI ! Và điều này không thể cứu độ tôi được !”.
Nhưng cuối cùng, còn một cửa hy vọng cho những người tự mãn, tự tin ,người đánh mất căn cước !
Cuối cùng và sau hết vẫn còn một lối thóat là một khi đã nhìn biết mình là người đã bị mất đi căn cước, thì nhận thấy là mình đã đánh mất tất cả, thì hãy ngước mắt lên mà thưa : “Lạy Cha” Và Thiên Chúa sẽ đáp lại rằng :Này Con” . Nếu trong chúng ta ai đã đánh mất tên và căn cước của chính mình và đã đánh mất nhân phẩm cao quý thì vẫn còn cơ hội mà thốt lên một lời mầu nhiệm uy lực : “Lạy Cha”.
Và Đức Chúa Cha vẫn luôn chờ đợi để mở rộng cửa chờ đón chúng ta và thốt lên : “Này Con ơi !” . Chúng ta hãy cầu xin Chúa ân huệ này là ban cho chúng ta sự khôn ngoan là chỉ hòan tòan trông cậy vào một mình Chúa chứ không phải vào vật chất, vào sức mạnh của con người và chỉ hòan tòan ký thác vào một mình Thiên Chúa mà thôi”.(Nguồn Tin:News.va)
Đức Thánh Cha tiếp kiến Phong trào Tông đồ người mù
LM. G. Trần Đức Anh OP
09:44 29/03/2014
Đức Thánh Cha tiếp kiến Phong trào Tông đồ người mù
VATICAN. ĐTC Phanxicô khuyến khích các tín hữu chống lại nền văn hóa ”loại trừ” và hăng say thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 29-3-2014 dành cho hàng ngàn người thuộc phong trào tông đồ người mù, và ”Tiểu sứ mạng phục vụ người câm điếc” (Piccola Missione per i Sordomuti).
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC quảng diễn đề tài ”Chứng nhân Tin Mừng cho một nền văn hóa gặp gỡ”. Ngài nhắc lại sự tích Chúa Giêsu gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria, vốn bị người Do thái coi rẻ và loại trừ. Sau khi được gặp Chúa, được ngài soi dẫn và giải thích, bà đã trở thành chứng nhân cho những người đồng hương về Chúa.
Tiếp đến là sự tích người mù thành Giêricô được Chúa chữa lành, như được kể lại trong bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 4 mùa chay ngày mai (30-3). ĐTC nói: ”Trong khi các thủ lãnh người biệt phái, từ trên cao trong sự tự phụ của họ, phán xét cả người mù lẫn Chúa Giêsu là những người tội lỗi, thì người mù, trong sự đơn sơ lạ thường, đã bênh vực Chúa Giêsu, và sau cùng đã tuyên xưng niềm tin nơi Ngài, chia sẻ cùng số phận của Ngài: Chúa Giêsu bị loại trừ, và cả người mù cũng vậy. Nhưng trong thực tế, người ấy được gia nhập cộng đồng mới, dựa trên niềm tin nơi Chúa Giêsu và tình yêu thương huynh đệ”.
ĐTC nói: ”Đó là hai nền văn hóa đối nghịch nhau. Nền văn hóa gặp gỡ và nền văn hóa loại trừ, thành kiến. Người bệnh và khuyết tật, từ tình trạng mong manh và giới hạn của mình, họ có thể trở thành chứng nhân về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, cởi mở đối sự sống và đức tin, và cuộc gặp gỡ với tha nhân, với cộng đoàn. Thực vậy, chỉ ai nhìn nhận sự dòn mỏng và giới hạn của mình, mới có thể xây dựng những quan hệ huynh đệ và liên đới, trong Giáo Hội và xã hội”.
Sau cùng, ĐTC khuyến khích những người thuộc Phong trào Tông đồ người mù, hãy làm cho đoàn sủng của bà sáng lập Maria Motta được phong phú, bà là một phụ nữ đầy đức tin và tinh thần tông đồ. Ngài nhắn nhủ các tín hữu thuộc Phong trào ”Tiểu Sứ mạng phục vụ người câm điếc, hãy noi vết Đấng Đáng Kính Linh mục Giuseppe Gualandi vị sáng lập”. Và tất cả anh chị em hiện diện nơi đây, hãy để cho mình được gặp Chúa Giêsu: chỉ có Chúa biết rõ tâm hồn con người, chỉ có Chúa mới giải thoát con tim loài người khỏi thái độ khép kín và bi quan vô ích, mở rộng con tim đón nhận sự sống và hy vọng”.
Bài huấn dụ của ĐTC được những người chuyên môn dịch ra ngôn ngữ dấu hiệu để những người điếc có thể hiểu được.
Sau đó, ĐTC đã dành nhiều thời giờ để chào thăm những người khuyết tật, người mù cũng như những người câm điếc, thân nhân và những người khuyết tật. (SD 29-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. ĐTC Phanxicô khuyến khích các tín hữu chống lại nền văn hóa ”loại trừ” và hăng say thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 29-3-2014 dành cho hàng ngàn người thuộc phong trào tông đồ người mù, và ”Tiểu sứ mạng phục vụ người câm điếc” (Piccola Missione per i Sordomuti).
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC quảng diễn đề tài ”Chứng nhân Tin Mừng cho một nền văn hóa gặp gỡ”. Ngài nhắc lại sự tích Chúa Giêsu gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria, vốn bị người Do thái coi rẻ và loại trừ. Sau khi được gặp Chúa, được ngài soi dẫn và giải thích, bà đã trở thành chứng nhân cho những người đồng hương về Chúa.
Tiếp đến là sự tích người mù thành Giêricô được Chúa chữa lành, như được kể lại trong bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 4 mùa chay ngày mai (30-3). ĐTC nói: ”Trong khi các thủ lãnh người biệt phái, từ trên cao trong sự tự phụ của họ, phán xét cả người mù lẫn Chúa Giêsu là những người tội lỗi, thì người mù, trong sự đơn sơ lạ thường, đã bênh vực Chúa Giêsu, và sau cùng đã tuyên xưng niềm tin nơi Ngài, chia sẻ cùng số phận của Ngài: Chúa Giêsu bị loại trừ, và cả người mù cũng vậy. Nhưng trong thực tế, người ấy được gia nhập cộng đồng mới, dựa trên niềm tin nơi Chúa Giêsu và tình yêu thương huynh đệ”.
ĐTC nói: ”Đó là hai nền văn hóa đối nghịch nhau. Nền văn hóa gặp gỡ và nền văn hóa loại trừ, thành kiến. Người bệnh và khuyết tật, từ tình trạng mong manh và giới hạn của mình, họ có thể trở thành chứng nhân về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, cởi mở đối sự sống và đức tin, và cuộc gặp gỡ với tha nhân, với cộng đoàn. Thực vậy, chỉ ai nhìn nhận sự dòn mỏng và giới hạn của mình, mới có thể xây dựng những quan hệ huynh đệ và liên đới, trong Giáo Hội và xã hội”.
Sau cùng, ĐTC khuyến khích những người thuộc Phong trào Tông đồ người mù, hãy làm cho đoàn sủng của bà sáng lập Maria Motta được phong phú, bà là một phụ nữ đầy đức tin và tinh thần tông đồ. Ngài nhắn nhủ các tín hữu thuộc Phong trào ”Tiểu Sứ mạng phục vụ người câm điếc, hãy noi vết Đấng Đáng Kính Linh mục Giuseppe Gualandi vị sáng lập”. Và tất cả anh chị em hiện diện nơi đây, hãy để cho mình được gặp Chúa Giêsu: chỉ có Chúa biết rõ tâm hồn con người, chỉ có Chúa mới giải thoát con tim loài người khỏi thái độ khép kín và bi quan vô ích, mở rộng con tim đón nhận sự sống và hy vọng”.
Bài huấn dụ của ĐTC được những người chuyên môn dịch ra ngôn ngữ dấu hiệu để những người điếc có thể hiểu được.
Sau đó, ĐTC đã dành nhiều thời giờ để chào thăm những người khuyết tật, người mù cũng như những người câm điếc, thân nhân và những người khuyết tật. (SD 29-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức thống hối và giải tội
LM. G. Trần Đức Anh OP
09:45 29/03/2014
Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức thống hối và giải tội
VATICAN. Lúc 5 giờ 10 chiều 28-3-2014, ĐTC đã chủ sự nghi thức thống hối tại Đền thờ Thánh Phêrô, với phần xưng thú và giải tội cá nhân sau đó.
Sau lời chào phụng vụ của ĐTC, 8 ngàn người đã nghe đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephêsô (4,23-32) trong đó thánh nhân mời gọi các tín hữu hãy canh tân tâm trí và từ bỏ mọi hành vi xấu xa; tiếp đến là bài Tin Mừng theo thánh Gioan (13, 34-35; 15,10-13) qua đó Chúa Giêsu ban giới răn mới cho các môn đệ: hãy thương yêu nhau và tuân giữ các giới răn của Ngài.
Trong bài giảng, dựa vào các bài đọc, ĐTC quảng diễn hai yếu tố:
1. Thứ nhất là 'Hãy mặc lấy con người mới'. Con người mới, ”được tạo dựng theo Thiên Chúa” (Ep 4,24), sinh trong bí tích rửa tội, nơi họ nhận chính sự sống của Thiên Chúa, làm cho chúng ta trở thành con cái Chúa và tháp nhập chúng ta vào Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài.
ĐTC phân biệt đời sống bị tội lỗi làm biến dạng và đời sống được ân thánh soi sáng. ”Từ tâm hồn con người được đổi mới theo Thiên Chúa, nảy sinh những thái độ tốt lành: luôn nói sự thật và tránh gian dối; không trộm cắp, nhưng chia sẻ điều mình có với tha nhân, nhất là những người túng thiếu; không chiều theo cơn giận, oán hờn, và báo thù, nhưng hiền lành, đại đảm và sẵn sàng tha thứ, không nói hành nói xấu làm mất thanh danh người khác, nhưng cố gắng nhìn những khía cạnh tích cực của mỗi người.”
2. Yếu tố thứ hai là ở lại trong tình yêu. Tình yêu của Chúa Giêsu tồn tại mãi mãi, không bao giờ tận, vì là chính sự sống của Thiên Chúa. Tình yêu này chiến thắng tội lỗi và ban sức mạnh để trỗi dậy và trở nên trẻ trung. Thiên Chúa là Cha chúng ta không bao giờ mệt mỏi vì yêu thương, va mắt Ngài không nặng chĩu khi nhìn con đường trước nhà để xem người con đã ra đi và đã hư mất, nay trở về... Thiên Chúa không những là nguồn mạch tình yêu, nhưng trong Chúa Giêsu Kitô, Ngài còn kêu gọi chúng ta nói theo chính cách thức yêu thương của Ngài: ”Như Thầy đã yêu thương các con, các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34). Tùy theo mức độ Kitô hữu sống tình yêu này, mà họ trở thành môn đệ đáng tin cậy của Chúa Kitô trong thế giới. Tình yêu không chấp nhận khép kín nơi mình. Do bản chất, tình yêu là cởi mở, lan tỏa ra và phong phú, luôn sinh ra tình yêu mới”.
Sau bài giảng của ĐTC, mọi người đã xét mình trong thinh lặng, rồi xưng tội riêng và lãnh nhận bí tích xá giải do 61 linh mục và một số GM ban. Cả ĐTC cũng quì gối xưng tội với một cha giải tội trong một tòa giải tội ở gần cuối nhà thờ. Rồi ngài cũng giải tội cho một số hối nhân. Các cha giải tội hầu hết là các cha dòng thuộc đoàn giải tội ở 4 đại vương cung thánh đường Roma.
Buổi cử hành nghi thức thống hối kết thúc với phần tạ ơn và phép lành của ĐTC.
Đức TGM Rino Salvatore, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái Truyền Giảng Tin Mừng, là cơ quan đã đề xướng việc tổ chức nghi thức thống hối trong khuôn khổ đại lễ tha thứ ”24 giờ cho Chúa” được cử hành ở nhiều giáo phận trên thế giới, nói rằng:
”Sáng kiến này muốn thực sự là một đại lễ trong đó chúng ta được mời gọi suy tư về chính mình, tìm lại sự thật về đời sống chúng ta, và không quá tìm những lý lẽ biện minh cho những gì không tốt xảy ra, trái lại chân thành đặt mình trước Thiên Chúa, và trong kinh nghiệm ấy, sống kinh nghiệm được tha thứ, và được yêu mến mặc dù chúng ta là người tội lỗi”.
Sau nghi thức thống hối và hòa giải ở Đền thờ Thánh Phêrô, 3 thánh đường ở Roma là Nhà thờ Thánh nữ Agnès ở quảng trường Navova, nhà thờ Các Dấu Tích của Chúa ở quảng trường Argentina, va Vương cung thánh đường Đức Mẹ Maria ở khu Trastevere được mở cửa tới nửa đêm để các tín hữu xưng tội và chầu Mình Thánh Chúa. Nhiều bạn trẻ trải qua kinh nghiệm này với những người đồng lứa tuổi về việc tái truyền giảng Tin Mừng”.
Sáng kiến ”24 giờ cho Chúa” kết thúc với Kinh chiều I vào chiều thứ bẩy hôm nay, 29-3. (SD 28-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Lúc 5 giờ 10 chiều 28-3-2014, ĐTC đã chủ sự nghi thức thống hối tại Đền thờ Thánh Phêrô, với phần xưng thú và giải tội cá nhân sau đó.
Sau lời chào phụng vụ của ĐTC, 8 ngàn người đã nghe đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephêsô (4,23-32) trong đó thánh nhân mời gọi các tín hữu hãy canh tân tâm trí và từ bỏ mọi hành vi xấu xa; tiếp đến là bài Tin Mừng theo thánh Gioan (13, 34-35; 15,10-13) qua đó Chúa Giêsu ban giới răn mới cho các môn đệ: hãy thương yêu nhau và tuân giữ các giới răn của Ngài.
Trong bài giảng, dựa vào các bài đọc, ĐTC quảng diễn hai yếu tố:
1. Thứ nhất là 'Hãy mặc lấy con người mới'. Con người mới, ”được tạo dựng theo Thiên Chúa” (Ep 4,24), sinh trong bí tích rửa tội, nơi họ nhận chính sự sống của Thiên Chúa, làm cho chúng ta trở thành con cái Chúa và tháp nhập chúng ta vào Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài.
ĐTC phân biệt đời sống bị tội lỗi làm biến dạng và đời sống được ân thánh soi sáng. ”Từ tâm hồn con người được đổi mới theo Thiên Chúa, nảy sinh những thái độ tốt lành: luôn nói sự thật và tránh gian dối; không trộm cắp, nhưng chia sẻ điều mình có với tha nhân, nhất là những người túng thiếu; không chiều theo cơn giận, oán hờn, và báo thù, nhưng hiền lành, đại đảm và sẵn sàng tha thứ, không nói hành nói xấu làm mất thanh danh người khác, nhưng cố gắng nhìn những khía cạnh tích cực của mỗi người.”
2. Yếu tố thứ hai là ở lại trong tình yêu. Tình yêu của Chúa Giêsu tồn tại mãi mãi, không bao giờ tận, vì là chính sự sống của Thiên Chúa. Tình yêu này chiến thắng tội lỗi và ban sức mạnh để trỗi dậy và trở nên trẻ trung. Thiên Chúa là Cha chúng ta không bao giờ mệt mỏi vì yêu thương, va mắt Ngài không nặng chĩu khi nhìn con đường trước nhà để xem người con đã ra đi và đã hư mất, nay trở về... Thiên Chúa không những là nguồn mạch tình yêu, nhưng trong Chúa Giêsu Kitô, Ngài còn kêu gọi chúng ta nói theo chính cách thức yêu thương của Ngài: ”Như Thầy đã yêu thương các con, các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34). Tùy theo mức độ Kitô hữu sống tình yêu này, mà họ trở thành môn đệ đáng tin cậy của Chúa Kitô trong thế giới. Tình yêu không chấp nhận khép kín nơi mình. Do bản chất, tình yêu là cởi mở, lan tỏa ra và phong phú, luôn sinh ra tình yêu mới”.
Sau bài giảng của ĐTC, mọi người đã xét mình trong thinh lặng, rồi xưng tội riêng và lãnh nhận bí tích xá giải do 61 linh mục và một số GM ban. Cả ĐTC cũng quì gối xưng tội với một cha giải tội trong một tòa giải tội ở gần cuối nhà thờ. Rồi ngài cũng giải tội cho một số hối nhân. Các cha giải tội hầu hết là các cha dòng thuộc đoàn giải tội ở 4 đại vương cung thánh đường Roma.
Buổi cử hành nghi thức thống hối kết thúc với phần tạ ơn và phép lành của ĐTC.
Đức TGM Rino Salvatore, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái Truyền Giảng Tin Mừng, là cơ quan đã đề xướng việc tổ chức nghi thức thống hối trong khuôn khổ đại lễ tha thứ ”24 giờ cho Chúa” được cử hành ở nhiều giáo phận trên thế giới, nói rằng:
”Sáng kiến này muốn thực sự là một đại lễ trong đó chúng ta được mời gọi suy tư về chính mình, tìm lại sự thật về đời sống chúng ta, và không quá tìm những lý lẽ biện minh cho những gì không tốt xảy ra, trái lại chân thành đặt mình trước Thiên Chúa, và trong kinh nghiệm ấy, sống kinh nghiệm được tha thứ, và được yêu mến mặc dù chúng ta là người tội lỗi”.
Sau nghi thức thống hối và hòa giải ở Đền thờ Thánh Phêrô, 3 thánh đường ở Roma là Nhà thờ Thánh nữ Agnès ở quảng trường Navova, nhà thờ Các Dấu Tích của Chúa ở quảng trường Argentina, va Vương cung thánh đường Đức Mẹ Maria ở khu Trastevere được mở cửa tới nửa đêm để các tín hữu xưng tội và chầu Mình Thánh Chúa. Nhiều bạn trẻ trải qua kinh nghiệm này với những người đồng lứa tuổi về việc tái truyền giảng Tin Mừng”.
Sáng kiến ”24 giờ cho Chúa” kết thúc với Kinh chiều I vào chiều thứ bẩy hôm nay, 29-3. (SD 28-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Đức Thánh Cha tiếp kiến 25 Giám Mục nước Madagascar
LM. G. Trần Đức Anh OP
09:46 29/03/2014
Đức Thánh Cha tiếp kiến 25 Giám Mục nước Madagascar
VATICAN. Sáng 28-3-2014, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến 25 GM nước Madagascar. Ngài khích lệ Giáo Hội địa phương trong công tác phục vụ người nghèo và nhắn nhủ các LM, tu sĩ làm chứng tá Tin Mừng bằng cuộc sống.
Các GM Madagascar về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh theo qui định của giáo luật.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi nỗ lực của Giáo Hội địa phương trong lãnh vực bác ái, xã hội, giáo dục, vì có một mối liên hệ mật thiết giữa việc loan báo Tin Mừng và thăng tiến con người. Ngài nói: ”Vì thế, tôi khuyến khích anh em kiên trì trong sự quan tâm đối với người nghèo, nâng đỡ về mặt tinh thần và vật chất tất cả những ai dấn thân trong sứ vụ này, đặc biệt là các dòng tu, mà tôi thành tâm cám ơn họ vì lòng tận tụy và chứng tá đích thực của họ về tình thương của Chúa Kitô đối với mọi người”.
ĐTC mời gọi mọi tín hữu Kitô hãy sống phù hợp với niềm tin của mình và đào sâu đức tin. Ngài nói:
”Lời mời gọi này được gửi đến trước tiên cho hàng giáo sĩ và những người thánh hiến. Sứ vụ linh mục cũng như đời sống thánh hiến không phải là phương thế để tiến thân trong xã hội, nhưng là một việc phục vụ Thiên Chúa và con người. Cần phải đặc biệt quan tâm đến việc phân định ơn gọi linh mục và tu sĩ, trong các giáo phận cũng như trong các dòng tu. Anh em hãy nhắc nhở rằng cần phải hết sức quí trọng đức khiết tịnh và vâng phục; các nhân đức này phải được những người đào tạo trong các chủng viện và tập viện trình bày và sống minh bạch, không chút mơ hồ. Cũng vậy trong quan hệ với của cải vật chất và quản trị chúng một cách khôn ngoan. Thái độ phản chứng tá trong lãnh vực này thật là điều tai hại, vì gương mù gương xấu nó gây ra, đặc biệt là đối với dân chúng sống trong nghèo đói cùng cực”. (SD 28-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Sáng 28-3-2014, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến 25 GM nước Madagascar. Ngài khích lệ Giáo Hội địa phương trong công tác phục vụ người nghèo và nhắn nhủ các LM, tu sĩ làm chứng tá Tin Mừng bằng cuộc sống.
Các GM Madagascar về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh theo qui định của giáo luật.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi nỗ lực của Giáo Hội địa phương trong lãnh vực bác ái, xã hội, giáo dục, vì có một mối liên hệ mật thiết giữa việc loan báo Tin Mừng và thăng tiến con người. Ngài nói: ”Vì thế, tôi khuyến khích anh em kiên trì trong sự quan tâm đối với người nghèo, nâng đỡ về mặt tinh thần và vật chất tất cả những ai dấn thân trong sứ vụ này, đặc biệt là các dòng tu, mà tôi thành tâm cám ơn họ vì lòng tận tụy và chứng tá đích thực của họ về tình thương của Chúa Kitô đối với mọi người”.
ĐTC mời gọi mọi tín hữu Kitô hãy sống phù hợp với niềm tin của mình và đào sâu đức tin. Ngài nói:
”Lời mời gọi này được gửi đến trước tiên cho hàng giáo sĩ và những người thánh hiến. Sứ vụ linh mục cũng như đời sống thánh hiến không phải là phương thế để tiến thân trong xã hội, nhưng là một việc phục vụ Thiên Chúa và con người. Cần phải đặc biệt quan tâm đến việc phân định ơn gọi linh mục và tu sĩ, trong các giáo phận cũng như trong các dòng tu. Anh em hãy nhắc nhở rằng cần phải hết sức quí trọng đức khiết tịnh và vâng phục; các nhân đức này phải được những người đào tạo trong các chủng viện và tập viện trình bày và sống minh bạch, không chút mơ hồ. Cũng vậy trong quan hệ với của cải vật chất và quản trị chúng một cách khôn ngoan. Thái độ phản chứng tá trong lãnh vực này thật là điều tai hại, vì gương mù gương xấu nó gây ra, đặc biệt là đối với dân chúng sống trong nghèo đói cùng cực”. (SD 28-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cho gần 500 đại biểu quốc hội Italia
LM. G. Trần Đức Anh OP
09:47 29/03/2014
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cho gần 500 đại biểu quốc hội Italia
VATICAN. Lúc 7 giờ sáng 27-3-2014, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô với sự tham dự của gần 500 thượng và hạ nghị sĩ Italia. Ngài mời gọi các vị đặc biệt quan tâm đến thiện ích của dân chúng.
Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn các bài đọc của ngày lễ, đặc biệt là đoạn Phúc Âm kể lại việc Chúa Giêsu trừ quỉ nhưng giới biệt phái và luật sĩ cho rằng ngài nhân danh tướng quỉ Beelzebul mà trừ quỉ.
ĐTC phê bình thái độ của giới lãnh đạo dân Do thái hồi đó, các nhà thông luật, biệt phái và sađuxê, khép kín trong các ý tưởng, việc mục vụ và ý thức hệ của họ. Giới lãnh đạo ấy không lắng nghe Lời Chúa, và để biện minh cho thái độ ấy, họ cho rằng Chúa Giêsu nhờ Satan mà trừ quỉ.
Trái lại, Chúa Giêsu nhìn dân, cảm động vì họ như đoàn chiên không có người chăn dắt. Ngài đến cùng người nghèo, người bệnh, với mọi người, các goá phụ, người phong cùi, để chữa lành họ. Trong khi đó giới lãnh đạo dân chỉ quan tâm đến quyền lợi, phe nhóm đảng phái của họ, đấu tranh nội bộ với nhau... Họ là những người tham nhũng, bị hư hỏng, yên trí trong những sự việc của họ, và thật khó trở lui.
Trong phần kết luận, ĐTC mời gọi mọi người trong mùa chay, hãy lắng nghe tiếng Chúa, và thành tâm trở về cùng Người. Ngài nói: ”Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn luôn luôn tiến bước trên con đường cứu độ, cởi mở đối với ơn cứu độ chỉ đến từ Thiên Chúa, từ niềm tin, chứ không từ những điều mà ”những tiến sĩ về các điều bó buộc” đề nghị, họ đã mất đức tin, cai quản dân bằng thứ thần học mục vụ về những điều phải làm.” (SD 27-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Lúc 7 giờ sáng 27-3-2014, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô với sự tham dự của gần 500 thượng và hạ nghị sĩ Italia. Ngài mời gọi các vị đặc biệt quan tâm đến thiện ích của dân chúng.
Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn các bài đọc của ngày lễ, đặc biệt là đoạn Phúc Âm kể lại việc Chúa Giêsu trừ quỉ nhưng giới biệt phái và luật sĩ cho rằng ngài nhân danh tướng quỉ Beelzebul mà trừ quỉ.
ĐTC phê bình thái độ của giới lãnh đạo dân Do thái hồi đó, các nhà thông luật, biệt phái và sađuxê, khép kín trong các ý tưởng, việc mục vụ và ý thức hệ của họ. Giới lãnh đạo ấy không lắng nghe Lời Chúa, và để biện minh cho thái độ ấy, họ cho rằng Chúa Giêsu nhờ Satan mà trừ quỉ.
Trái lại, Chúa Giêsu nhìn dân, cảm động vì họ như đoàn chiên không có người chăn dắt. Ngài đến cùng người nghèo, người bệnh, với mọi người, các goá phụ, người phong cùi, để chữa lành họ. Trong khi đó giới lãnh đạo dân chỉ quan tâm đến quyền lợi, phe nhóm đảng phái của họ, đấu tranh nội bộ với nhau... Họ là những người tham nhũng, bị hư hỏng, yên trí trong những sự việc của họ, và thật khó trở lui.
Trong phần kết luận, ĐTC mời gọi mọi người trong mùa chay, hãy lắng nghe tiếng Chúa, và thành tâm trở về cùng Người. Ngài nói: ”Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn luôn luôn tiến bước trên con đường cứu độ, cởi mở đối với ơn cứu độ chỉ đến từ Thiên Chúa, từ niềm tin, chứ không từ những điều mà ”những tiến sĩ về các điều bó buộc” đề nghị, họ đã mất đức tin, cai quản dân bằng thứ thần học mục vụ về những điều phải làm.” (SD 27-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Thiên Chúa không mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta
Đặng Tự Do
10:25 29/03/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tình yêu của Thiên Chúa trong bài giảng sáng thứ Sáu 28 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài giải thích rằng Thiên Chúa luôn luôn nói với sự dịu dàng, ngay cả khi Ngài nói về sự hoán cải.
Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta là những người luôn cảm thấy mệt mỏi xin tha thứ. Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng những người "có can đảm để tiếp cận Chúa, sẽ tìm thấy niềm vui lễ hội nơi Thiên Chúa", vì Ngài luôn luôn chờ đợi và tha thứ .
Đức Thánh Cha nói:
"Đây là trái tim của Cha chúng ta, Thiên Chúa là như thế. Ngài không mệt mỏi dọc dài thế kỷ này sang thế kỷ khác, với cơ man những bội giáo của dân Ngài. Và Ngài luôn luôn trở lại với dân Ngài vì Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa chờ đợi.
"Adong giã từ thiên đường không chỉ với một sự trừng phạt mà còn với một lời hứa. Và ... Chúa đã trung thành với lời hứa của mình vì Ngài không thể phủ nhận chính mình. Ngài là Đấng thành tín. Và, vì thế, Ngài chờ đợi tất cả chúng ta, trong suốt chiều dài lịch sử. Ngài là Thiên Chúa đã luôn luôn chờ đợi chúng ta".
"Nhưng thưa cha, con có quá nhiều tội lỗi, con không biết liệu Chúa còn đoái thương không?". Đó là mẫu đối thoại thường thấy giữa một người đã xa cách Thiên Chúa và một linh mục.
"Nhưng hãy thử xem! Nếu bạn muốn biết sự dịu dàng của người Cha này, hãy gặp gỡ Ngài và thử xem. Sau đó nói cho tôi biết. "
Đức Thánh Cha nhấn mạnh về sự chào đón yêu thương của Thiên Chúa: "Thiên Chúa là Đấng chờ đợi chúng ta, Thiên Chúa là Đấng tha thứ cho chúng ta. Ngài không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta là những người luôn mệt mỏi cầu xin sự tha thứ."
"Bảy mươi lần bảy, luôn luôn là như thế. Chúng ta hãy tiến về phía trước với sự tha thứ của Ngài. Từ quan điểm kinh doanh, cán cân luôn luôn là âm. Ngài luôn luôn thua lỗ: Ngài thua lỗ trong cán cân chi thu nhưng chiến thắng trong tình yêu".
Thiên Chúa là người đầu tiên thực hiện giới răn yêu thương. Ngài yêu thương và không biết làm sao làm khác đi.
Các phép lạ mà Chúa Giêsu thực hiện với nhiều người bệnh cũng là một dấu chỉ của phép lạ vĩ đại mà Chúa thực hiện hàng ngày với chúng ta khi chúng ta có can đảm để đứng dậy và đến cùng Ngài. Khi mọi người trở về với Thiên Chúa, Thiên Chúa cử mừng những bữa tiệc không phải như bữa tiệc của người đàn ông giàu có bên cạnh người nghèo Lazarus tại cửa nhà mình. Nhưng, đó là bữa tiệc giống như bữa tiệc dọn ra bởi người cha của đứa con hoang đàng.
Những ai có can đảm để tiếp cận Chúa, sẽ tìm thấy niềm vui lễ hội nơi Thiên Chúa, vì Ngài luôn luôn chờ đợi và tha thứ. Cầu xin cho lời này giúp chúng ta nghĩ đến người Cha, là Đấng luôn dang rộng đôi tay tha thứ và cử mừng sự trở lại của chúng ta.
Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta là những người luôn cảm thấy mệt mỏi xin tha thứ. Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng những người "có can đảm để tiếp cận Chúa, sẽ tìm thấy niềm vui lễ hội nơi Thiên Chúa", vì Ngài luôn luôn chờ đợi và tha thứ .
Đức Thánh Cha nói:
"Đây là trái tim của Cha chúng ta, Thiên Chúa là như thế. Ngài không mệt mỏi dọc dài thế kỷ này sang thế kỷ khác, với cơ man những bội giáo của dân Ngài. Và Ngài luôn luôn trở lại với dân Ngài vì Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa chờ đợi.
"Adong giã từ thiên đường không chỉ với một sự trừng phạt mà còn với một lời hứa. Và ... Chúa đã trung thành với lời hứa của mình vì Ngài không thể phủ nhận chính mình. Ngài là Đấng thành tín. Và, vì thế, Ngài chờ đợi tất cả chúng ta, trong suốt chiều dài lịch sử. Ngài là Thiên Chúa đã luôn luôn chờ đợi chúng ta".
"Nhưng thưa cha, con có quá nhiều tội lỗi, con không biết liệu Chúa còn đoái thương không?". Đó là mẫu đối thoại thường thấy giữa một người đã xa cách Thiên Chúa và một linh mục.
"Nhưng hãy thử xem! Nếu bạn muốn biết sự dịu dàng của người Cha này, hãy gặp gỡ Ngài và thử xem. Sau đó nói cho tôi biết. "
Đức Thánh Cha nhấn mạnh về sự chào đón yêu thương của Thiên Chúa: "Thiên Chúa là Đấng chờ đợi chúng ta, Thiên Chúa là Đấng tha thứ cho chúng ta. Ngài không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta là những người luôn mệt mỏi cầu xin sự tha thứ."
"Bảy mươi lần bảy, luôn luôn là như thế. Chúng ta hãy tiến về phía trước với sự tha thứ của Ngài. Từ quan điểm kinh doanh, cán cân luôn luôn là âm. Ngài luôn luôn thua lỗ: Ngài thua lỗ trong cán cân chi thu nhưng chiến thắng trong tình yêu".
Thiên Chúa là người đầu tiên thực hiện giới răn yêu thương. Ngài yêu thương và không biết làm sao làm khác đi.
Các phép lạ mà Chúa Giêsu thực hiện với nhiều người bệnh cũng là một dấu chỉ của phép lạ vĩ đại mà Chúa thực hiện hàng ngày với chúng ta khi chúng ta có can đảm để đứng dậy và đến cùng Ngài. Khi mọi người trở về với Thiên Chúa, Thiên Chúa cử mừng những bữa tiệc không phải như bữa tiệc của người đàn ông giàu có bên cạnh người nghèo Lazarus tại cửa nhà mình. Nhưng, đó là bữa tiệc giống như bữa tiệc dọn ra bởi người cha của đứa con hoang đàng.
Những ai có can đảm để tiếp cận Chúa, sẽ tìm thấy niềm vui lễ hội nơi Thiên Chúa, vì Ngài luôn luôn chờ đợi và tha thứ. Cầu xin cho lời này giúp chúng ta nghĩ đến người Cha, là Đấng luôn dang rộng đôi tay tha thứ và cử mừng sự trở lại của chúng ta.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kỷ vật của Tôi tớ Chúa cố hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận ở Koeln
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
15:17 29/03/2014
Gắn bó với Hội Thánh Công Giáo Roma
Trong Căn phòng lưu giữ những kỷ vật của Tôi tớ Chúa cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận ở Koeln có một kỷ vật đặt trong lồng kính trông như một chiếc cặp da mầu nâu. Nhưng không, đó là một tấm bằng da mầu nâu trông giống như một cái cặp. Tấm đó là tấm lót ở bàn giấy chỗ viết cho giấy nằm yên không bị xê dịch.
Tấm lót mầu nâu này ngày xưa ở nơi bàn giấy làm việc của cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận bên Văn phòng Công lý Hòa Bình trong giáo triều Roma.
Đức cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, khi còn là Tổng giám mục, ngày 09.04.1994 đã được cắt cử làm Phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công lý Hòa bình. Và từ ngày 24.06.1998 được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội Đồng Giáo hoàng về Công lý Hòa bình ở giáo triều Roma.
Trong suốt thời gian làm việc trong giáo triều ở Hội Đồng giáo Hoàng về Công lý Hoà bình, tấm lót da mầu nâu này đã là tấm kê trên bàn giấy của ngài. Hầu như hằng ngày mỗi khi ngồi vào bàn làm việc viết lách hay đọc sách, tay ngài, đều đặt trên tấm da lót dưới bàn giấy. Và biết đâu có khi mệt qúa, ngài cũng đã có lúc gục mặt trên đó ngủ thiếp đi một khoảnh khác.
Nói tóm lại, tấm da lót bàn giấy đó đã theo sát ngài trong trong suốt thời kỳ từ 1994 đến khi qua đời ngày 16.09.2002.
Tấm da lót đó tuy là một vật thể được dùng cho các bàn giấy trong Giáo triều Roma để lót dưới bàn giấy văn phòng. Nhưng nó lại đã trở thành một món đồ vật gắn bó với người đã xử dụng nó một thời gian dài.
Tấm da lót đó lại không phải là bất kỳ tấm da lót nào mua ngoài cửa hàng. Nhưng tấm da lót đó do giáo triều Roma đặt làm dùng cho các văn phòng bàn giấy của giáo triều Roma. Trên tấm da lót đó có khắc vẽ huy hiệu của Tòa Thánh Roma, Vì thế nó có một gía trị riêng khác biệt, như một di tích văn hóa lịch sử.
Và tấm lót da đó của riêng dùng trong các bàn giấy ở giáo triều Roma cũng nói lên sự liên quan gắn bó với đời sống trong giáo triều của Hội Thánh Công Giáo Roma. Hình ảnh này cùng ý nghĩa như thế chúng ta cũng thấy ở nơi các cơ quan chính quyền các quốc gia, các hãng xưởng, bàn giấy.
Lẽ dĩ nhiên, ngày xưa, khi được bổ nhiệm cắt cử vào làm việc trong Văn phòng Hội đồng giáo hoàng về công lý Hoà bình, có lẽ Đức cố Hồng Y đã không chú ý đặt nặng đến tâm da lót nơi bàn làm việc của mình. Ngài đã chấp nhận dùng nó như phương tiện, cùng là lề lối làm việc ở nơi đây thôi.
Ngài sống và cung cúc làm việc „như một đầy tớ vô dụng“ được Thiên Chúa và Hội Thánh tin tưởng trao phó với niềm hy vọng cậy trông.
Khi được Thiên Chúa gọi trở về với Ngài, Đức cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận chắc chắn không hề để tâm nghĩ tới những vật dụng trong đời mình bao giờ. Nhưng những người thân thiết cùng làm việc chung kề cận với ngài, nhất là em gái ngài Bà Elisabeth Nguyễn thị Thu Hồng, đã thu dọn cất những vật dụng đời ngài như những kỷ niệm tình thân thiết trong gia đình.
Không ngờ, những vật dụng kỷ niệm cho gia đình về đời cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận lại trở nên những kỷ vật nhân chứng về đời ngài cho nhiều người. Vì từ 2007 Hội Thánh Công Giáo đã đang trong tiến trình mở dự án phong Chân phước cho ngài.
Ngài đã được nâng lên hàng Tôi Tớ Chúa, và rồi đây sẽ được tôn phong lên hàng Á Thánh trong Hội Thánh, để mọi người tín hữu Chúa Kitô tôn kính.
Chỉ mình ngài vì những nhân đức, những hy sinh cho tình yêu Chúa, được tôn phong lên hàng anh hùng các Thánh trong Hội Thánh. Còn những vật dụng ngày xưa ngài đã dùng trong đời sống lúc còn sinh thời, chỉ là những kỷ vật, những „nhân chứng“ thôi, cho đời để chiêm ngắm, và có thể nhắc nhớ đến con người, cùng rút ra bài học gương sáng sống nhân đức anh hùng của vị Thánh.
Tấm da lót nơi bàn giấy của vị Tôi tớ Chúa, cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, hiện còn lưu giữ trong Căn phòng ở Koeln là một trong những kỷ vật của đời ngài còn được lưu giữ bảo quản cũng nằm trong ý nghĩa đó.
Tấm da lót nơi bàn giấy làm việc của ngài thời xa xưa từ 1994 - 2002 còn nói lên mối tương quan lòng gắn bó của vị tôi tớ Chúa Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận với Hội Thánh Công Giáo Roma rất nhiều. Nhìn tấm da lót chúng ta nhớ đến ngài, nhớ đến lòng dấn thân gắn bó của ngài với Giáo Hội. Nhưng không phải chỉ trong thời kỳ làm việc trong Gíao triều Roma, trong Văn phòng Công lý Hòa bình, lòng gắn bó với Giáo Hội mới sống động, mới mật thiết keo sơn. Mà còn hơn thế nữa trong lao tù thời trước đó hằng chục năm rồi.
Trong tuần giảng tĩnh tâm cho Giáo triều Vatican mùa chay 2000, Đức cố Hồng Y đã nói lên tình gắn bó keo sơn, mật thiết thế nào của đời một Giám mục trong lao tù với Hội Thánh Chúa Kitô:
„Tôi muốn kết luận bài suy niệm sáng nay với câu chuyện về một kinh nghiệm rất đơn sơ cũng trong thời gian tôi bị cầm tù.
Thật khó tưởng tượng nổi sự kiện: trong những năm tôi bị thở thách cam go (từ sau năm 1975 trở đi), các tín hữu chúng tôi lo âu dường nào, vẫn tìm cách nghe lén Đài Vatican để cảm nghe nhịp đập trái tim của Gíao hội hoàn vũ và liên kết với Đấng kế vị Thánh Phero. Họ làm như thế bất chấp nguy cơ có thể bị phạt hoặc bị tù, vì như thế là nghe „ sự tuyên truyền của ngoại quốc phản động“.
Về sau, chính tôi cũng cảm thấy cùng một kinh nghiệm như vậy. Trong khi tôi bị cô lập ở Hà Nội, thì một ngày kia, một nữ công an mang cho tôi một con cá nhỏ để tôi nấu ăn. Vừa khi tôi thấy tờ giấy bọc con cá, tôi cảm thấy rất vui mừng, nhưng tôi cố nến lòng không biểu lộ ra bên ngoài. Tôi vui mừng không phải vì con cá, nhưng là vì tờ báo bọc con cá: đó là hai trang báo „ Quan sát Viên Roma - Osservatore Romano“.
Trong những năm ấy, báo này mỗi khi được gửi qua bưu điện Hà Nội, thì thường bị tịch thu và đêm đi cân bán ở quày mua giấy cũ ở chợ. Hai trong báo ấy được dùng để gói con cá nhỏ. Tôi bình tĩnh, không để cho ai thấy, và rửa sạch những trang báo đó để tẩy sạch hết mùi tanh, rồi phơi khô và giữ nó như một thánh tích.
Đối với tôi, trong khi vị biệt giam, những trang báo ấy là một dấu chỉ tình hiệp thông với Roma, với Thánh Phero, với Hội Thánh, và đó là một vòng tay ôm từ Roma. Giả sử không ý thức mình là thành phần của Hội Thánh, có lẽ tôi đã không sống sót nổi.
Ngày nay, chúng ta sống trong một thế giới đang tìm cách loại bỏ những gía trị của văn minh sự sống, tình thương, và sự thật. Hy vọng của chúng ta chính là Giáo Hội vốn là hình ảnh Chúa Ba Ngôi. (ĐHY Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân Hy vọng, Dân Chúa 2001, tr. 194-195)
Keo sơn mật thiết cùng tràn đầy hình ảnh sống động và thâm sâu hơn nữa, tưởng khó có thể hơn được.
„ Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng có đời đời,
là Cha và Con và Thánh Thần, con cảm tạ Chúa vì đã ban cho Hội Thánh gương chứng tá anh dũng của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận.
Kinh nghiệm khổ đau trong ngục tù, được ngài sống liên kết với Chúa Kitô chịu đóng đinh, dưới bóng che chở hiền mẫu của Mẹ Maria, đã rèn luyện ngài nên một chứng nhân sáng ngời cho Hội Thánh và toàn thế giới, về sự hiệp nhất và tha thứ, cũng như về công lý và hòa bình.
Con ngưòi dễ thương mến cùng với sứ vụ mục tử giám mục của ngài tỏa chiếu rạng ngời ánh sáng của đức tin, nhiệt tâm của niềm hy vọng và sức sống nồng ấm của đức ái.
Giờ đây, nhờ lời bầu cử của ngài và theo thánh ý Chúa, xin Chúa ban cho con được ơn đang cầu khẩn,với niềm hy vọng thấy ngài sớm được vinh hiển trên bàn thờ. Amen!“
Địa chỉ liên lạc tới thăm Căn phòng
Stiftung der Celittinen zur hl. Maria
Graseggerstrasse 105 - 50737 Koeln- Longerich
Tel. 0049 (0) 221-974514-51 Email: info@cellitinnen.de
Herr Diakon W. Allhorn: 0221- 97451420>
Mùa Chay 2014
Lm. Daminh nguyễn ngọc Long
Tấm lót mầu nâu này ngày xưa ở nơi bàn giấy làm việc của cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận bên Văn phòng Công lý Hòa Bình trong giáo triều Roma.
Đức cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, khi còn là Tổng giám mục, ngày 09.04.1994 đã được cắt cử làm Phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công lý Hòa bình. Và từ ngày 24.06.1998 được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội Đồng Giáo hoàng về Công lý Hòa bình ở giáo triều Roma.
Trong suốt thời gian làm việc trong giáo triều ở Hội Đồng giáo Hoàng về Công lý Hoà bình, tấm lót da mầu nâu này đã là tấm kê trên bàn giấy của ngài. Hầu như hằng ngày mỗi khi ngồi vào bàn làm việc viết lách hay đọc sách, tay ngài, đều đặt trên tấm da lót dưới bàn giấy. Và biết đâu có khi mệt qúa, ngài cũng đã có lúc gục mặt trên đó ngủ thiếp đi một khoảnh khác.
Nói tóm lại, tấm da lót bàn giấy đó đã theo sát ngài trong trong suốt thời kỳ từ 1994 đến khi qua đời ngày 16.09.2002.
Tấm da lót đó tuy là một vật thể được dùng cho các bàn giấy trong Giáo triều Roma để lót dưới bàn giấy văn phòng. Nhưng nó lại đã trở thành một món đồ vật gắn bó với người đã xử dụng nó một thời gian dài.
Tấm da lót đó lại không phải là bất kỳ tấm da lót nào mua ngoài cửa hàng. Nhưng tấm da lót đó do giáo triều Roma đặt làm dùng cho các văn phòng bàn giấy của giáo triều Roma. Trên tấm da lót đó có khắc vẽ huy hiệu của Tòa Thánh Roma, Vì thế nó có một gía trị riêng khác biệt, như một di tích văn hóa lịch sử.
Và tấm lót da đó của riêng dùng trong các bàn giấy ở giáo triều Roma cũng nói lên sự liên quan gắn bó với đời sống trong giáo triều của Hội Thánh Công Giáo Roma. Hình ảnh này cùng ý nghĩa như thế chúng ta cũng thấy ở nơi các cơ quan chính quyền các quốc gia, các hãng xưởng, bàn giấy.
Lẽ dĩ nhiên, ngày xưa, khi được bổ nhiệm cắt cử vào làm việc trong Văn phòng Hội đồng giáo hoàng về công lý Hoà bình, có lẽ Đức cố Hồng Y đã không chú ý đặt nặng đến tâm da lót nơi bàn làm việc của mình. Ngài đã chấp nhận dùng nó như phương tiện, cùng là lề lối làm việc ở nơi đây thôi.
Ngài sống và cung cúc làm việc „như một đầy tớ vô dụng“ được Thiên Chúa và Hội Thánh tin tưởng trao phó với niềm hy vọng cậy trông.
Khi được Thiên Chúa gọi trở về với Ngài, Đức cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận chắc chắn không hề để tâm nghĩ tới những vật dụng trong đời mình bao giờ. Nhưng những người thân thiết cùng làm việc chung kề cận với ngài, nhất là em gái ngài Bà Elisabeth Nguyễn thị Thu Hồng, đã thu dọn cất những vật dụng đời ngài như những kỷ niệm tình thân thiết trong gia đình.
Không ngờ, những vật dụng kỷ niệm cho gia đình về đời cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận lại trở nên những kỷ vật nhân chứng về đời ngài cho nhiều người. Vì từ 2007 Hội Thánh Công Giáo đã đang trong tiến trình mở dự án phong Chân phước cho ngài.
Ngài đã được nâng lên hàng Tôi Tớ Chúa, và rồi đây sẽ được tôn phong lên hàng Á Thánh trong Hội Thánh, để mọi người tín hữu Chúa Kitô tôn kính.
Chỉ mình ngài vì những nhân đức, những hy sinh cho tình yêu Chúa, được tôn phong lên hàng anh hùng các Thánh trong Hội Thánh. Còn những vật dụng ngày xưa ngài đã dùng trong đời sống lúc còn sinh thời, chỉ là những kỷ vật, những „nhân chứng“ thôi, cho đời để chiêm ngắm, và có thể nhắc nhớ đến con người, cùng rút ra bài học gương sáng sống nhân đức anh hùng của vị Thánh.
Tấm da lót nơi bàn giấy của vị Tôi tớ Chúa, cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, hiện còn lưu giữ trong Căn phòng ở Koeln là một trong những kỷ vật của đời ngài còn được lưu giữ bảo quản cũng nằm trong ý nghĩa đó.
Tấm da lót nơi bàn giấy làm việc của ngài thời xa xưa từ 1994 - 2002 còn nói lên mối tương quan lòng gắn bó của vị tôi tớ Chúa Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận với Hội Thánh Công Giáo Roma rất nhiều. Nhìn tấm da lót chúng ta nhớ đến ngài, nhớ đến lòng dấn thân gắn bó của ngài với Giáo Hội. Nhưng không phải chỉ trong thời kỳ làm việc trong Gíao triều Roma, trong Văn phòng Công lý Hòa bình, lòng gắn bó với Giáo Hội mới sống động, mới mật thiết keo sơn. Mà còn hơn thế nữa trong lao tù thời trước đó hằng chục năm rồi.
Trong tuần giảng tĩnh tâm cho Giáo triều Vatican mùa chay 2000, Đức cố Hồng Y đã nói lên tình gắn bó keo sơn, mật thiết thế nào của đời một Giám mục trong lao tù với Hội Thánh Chúa Kitô:
„Tôi muốn kết luận bài suy niệm sáng nay với câu chuyện về một kinh nghiệm rất đơn sơ cũng trong thời gian tôi bị cầm tù.
Thật khó tưởng tượng nổi sự kiện: trong những năm tôi bị thở thách cam go (từ sau năm 1975 trở đi), các tín hữu chúng tôi lo âu dường nào, vẫn tìm cách nghe lén Đài Vatican để cảm nghe nhịp đập trái tim của Gíao hội hoàn vũ và liên kết với Đấng kế vị Thánh Phero. Họ làm như thế bất chấp nguy cơ có thể bị phạt hoặc bị tù, vì như thế là nghe „ sự tuyên truyền của ngoại quốc phản động“.
Về sau, chính tôi cũng cảm thấy cùng một kinh nghiệm như vậy. Trong khi tôi bị cô lập ở Hà Nội, thì một ngày kia, một nữ công an mang cho tôi một con cá nhỏ để tôi nấu ăn. Vừa khi tôi thấy tờ giấy bọc con cá, tôi cảm thấy rất vui mừng, nhưng tôi cố nến lòng không biểu lộ ra bên ngoài. Tôi vui mừng không phải vì con cá, nhưng là vì tờ báo bọc con cá: đó là hai trang báo „ Quan sát Viên Roma - Osservatore Romano“.
Trong những năm ấy, báo này mỗi khi được gửi qua bưu điện Hà Nội, thì thường bị tịch thu và đêm đi cân bán ở quày mua giấy cũ ở chợ. Hai trong báo ấy được dùng để gói con cá nhỏ. Tôi bình tĩnh, không để cho ai thấy, và rửa sạch những trang báo đó để tẩy sạch hết mùi tanh, rồi phơi khô và giữ nó như một thánh tích.
Đối với tôi, trong khi vị biệt giam, những trang báo ấy là một dấu chỉ tình hiệp thông với Roma, với Thánh Phero, với Hội Thánh, và đó là một vòng tay ôm từ Roma. Giả sử không ý thức mình là thành phần của Hội Thánh, có lẽ tôi đã không sống sót nổi.
Ngày nay, chúng ta sống trong một thế giới đang tìm cách loại bỏ những gía trị của văn minh sự sống, tình thương, và sự thật. Hy vọng của chúng ta chính là Giáo Hội vốn là hình ảnh Chúa Ba Ngôi. (ĐHY Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân Hy vọng, Dân Chúa 2001, tr. 194-195)
Keo sơn mật thiết cùng tràn đầy hình ảnh sống động và thâm sâu hơn nữa, tưởng khó có thể hơn được.
„ Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng có đời đời,
là Cha và Con và Thánh Thần, con cảm tạ Chúa vì đã ban cho Hội Thánh gương chứng tá anh dũng của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận.
Kinh nghiệm khổ đau trong ngục tù, được ngài sống liên kết với Chúa Kitô chịu đóng đinh, dưới bóng che chở hiền mẫu của Mẹ Maria, đã rèn luyện ngài nên một chứng nhân sáng ngời cho Hội Thánh và toàn thế giới, về sự hiệp nhất và tha thứ, cũng như về công lý và hòa bình.
Con ngưòi dễ thương mến cùng với sứ vụ mục tử giám mục của ngài tỏa chiếu rạng ngời ánh sáng của đức tin, nhiệt tâm của niềm hy vọng và sức sống nồng ấm của đức ái.
Giờ đây, nhờ lời bầu cử của ngài và theo thánh ý Chúa, xin Chúa ban cho con được ơn đang cầu khẩn,với niềm hy vọng thấy ngài sớm được vinh hiển trên bàn thờ. Amen!“
Địa chỉ liên lạc tới thăm Căn phòng
Stiftung der Celittinen zur hl. Maria
Graseggerstrasse 105 - 50737 Koeln- Longerich
Tel. 0049 (0) 221-974514-51 Email: info@cellitinnen.de
Herr Diakon W. Allhorn: 0221- 97451420>
Mùa Chay 2014
Lm. Daminh nguyễn ngọc Long