Ngày 29-03-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đời Sống Tâm Linh Cho Tín Hữu
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
11:36 29/03/2011

Cảm nghiệm Sống # 69:
ĐỜI SỐNG TÂM LINH CHO TÍN HỮU
Pt: Nguyễn Định

* Ét-ra nghiên cứu Lời Chúa: Từ chương 7 đến 10 nói đến chủ tâm tìm hiểu kỹ càng Luật Chúa. Dân Chúa đã có đền thờ, một trung tâm thờ phượng Chúa, nhưng đại đa số dân Chúa chưa hiểu biết Lời Chúa..
Thầy tế lễ Ét-ra dù sống tha hương nhưng đã chuyên tâm nghiên cứu Lời Chúa, thực hành và dạy Lời Chúa cho dân chúng (Ét-ra 7:10). Ét-ra nhận thấy dân chúng tại quê hương ông có nhu cầu hiểu biết và sống theo Lời Chúa để thành công về thể chất lẫn tâm linh.
Ét-ra đã kiên trì dạy dỗ Lời Chúa cho dân chúng và đem lại một sự tái sinh, đổi mới lớn (x. Nơ-khe-mi-a 8:13). Cuộc đổi mới này đem lại sức sống cho dân chúng và kéo dài khoảng năm trăm năm cho đến thời Chúa Cứu thế đến thế gian.
1- Sự Mạc khải của Lời Chúa: Rất cần thiết cho đời sống tâm linh của Tín hữu người Việt Nam tại hải ngoại cũng như tại quê hương :
1/ Mỗi Tín hữu VN cần có một cuốn kinh Thánh chính xác, dễ hiểu.
2/ Mỗi Tín hữu VN cần tập dần, có giờ cầu nguyện với Lời Chúa mỗi ngày và học hỏi Lời Chúa với các Nhóm nhỏ hàng tuần.
3/ Mỗi người trách nhiệm cần có những đường khuyến khích Tín hữu tập học hỏi, chia sẻ, nghiên cứu Kinh Thánh, các sắc lệnh về Công đồng Vatican II, các Tông huấn và Giáo huấn của Giáo hội.
4/ Giaó hội tại VN cũng như hải ngoại cần có ngân sách chính đáng để đầu tư vào người nghiên cứu chuyên môn, cũng như công tác học hỏi Lời Chúa một cách rộng rãi, để tìm kiếm một nền thần học Kinh Thánh phù hợp.
2- Đức Thánh Cha với Lời Chúa: Ngài nói trong ngày 7-11-2007 với 40.000 Tín hữu: Đối với tôi trước hết là yêu mến Lời Chúa:
1/ Mỗi Kitô hữu cần sống trong sự tiếp cận và đối thoại cá nhân với Lời Chúa, vì Chúa muốn nói với từng người trong chúng ta.
2/ 2/ Mỗi Tín hữu cần đọc Kinh Thánh như là Lời Thiên Chúa đang nói với ta bây giờ, tâm sự, gặp gỡ với Ngài trong giây phút hiện tại.
3/ Đ 3/ Đọc trong sự hiệp thông xây dựng cộng đoàn và Giáo hội, lắng nghe trong Phụng vụ để Lời Ngài hiện diện giữa chúng ta.
3/ L 4/ Lời Chúa là Lời của sự sống vĩnh cửu, khi ta đem theo Lời Chúa trong mình là đem theo Đấng Vĩnh Cửu, Sự Sống Vĩnh Cửu.




























 
Thanh tẩy Mùa Chay
Jos. Tú Nạc, NMS
11:09 29/03/2011
Kéo dài sáu tuần lễ, những tín hữu Ki-tô giáo trên toàn giới đi vào Mùa Chay tôn giáo. Mùa Chay kéo dài bốn mươi ngày. Những Ki-tô hữu dùng thời gian này để chuân bị tâm hồn và tâm trí cho đại lễ Phục Sinh. Trong thời gian Mùa Chay, nhiều Ki-tô hữu dâng hiến thêm thời gian để cầu nguyện. Thường, những Ki-tô hữu sẽ từ bỏ những thực phẩm đặc biệt hoặc những thèm khát khác. Chúng ta dùng thời gian này chúng ta đã dành thời gian ăn uống để suy niệm về Thiên Chúa và cầu nguyện. Chúng ta cũng dành nhiều thời gian và tiền bạc cho những người ngèo khó. Đối với nhiều Ki-tô hữu, Mùa Chay là một thời gian tâm linh quan trọng.
Hàng năm, những nhóm Ki-tô giáo quốc tế đã cùng nhau tham gia. Họ muốn đưa ra một sự thay đổi toàn cầu tích cực vào Mùa Chay. Cùng nhau, họ bắt đầu phong trào “WASH the Lent” (Thanh tẩy Mùa Chay). Trong thời gian Mùa Chay, phong trào động viên những Ki-tô hữu làm việc cho vấn đề nước sạch và những điều kiện sống khỏe mạnh cho tất cả mọi người.
Làm cho nước uống được sạch sẽ là cần thiết đối với đời sống sức khỏe. Tuy nhiên, một tỷ người trên thế giới đã không có nước sạch. Nhiều người hàng ngày đã phải đi rất xa để kiếm nước. Sự cải thiện điều kiện vệ sinh căn bản rất quan trọng cho đời sống sức khỏe. Sự cải thiện điều kiện vệ sinh căn bản bao gồm những phế thải con người tác hại chia cắt những không gian sự sống. Tuy nhiên, trên hai tỷ người trên thế giới còn thiếu những điều kiện vệ sinh căn bản. Thiếu thốn về điều kiện vệ sinh và nước sạch làm cho nó trở nên khó khăn đối với con người để có được vệ sinh tốt – giữ cơ thể họ được sạch sẽ và tránh được bệnh tật.
Đó là một vấn đề bức thiết đối với nhiều người thiếu nước sạch, điều kiện cải thiện vệ sinh và vể sinh. Và vấn đề này đã mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết tám mươi phần trăm mọi bệnh tật trên thế giới vì nguyên nhân từ nước bẩn. Trong thực tế, thiếu nước sạch và điều kiện cải thiện vệ sinh đã gây tử vong hơn hai triệu trẻ em mỗi năm. Đây là số trẻ em chết nhiều hơn so với bệnh AIDS và sốt rét được cộng lại.
Thiếu nước sạch và điều kiện cải thiện vệ sinh đã gây ra những vấn đề này và những hậu quả tiêu cực khác. Tuy nhiên những nhóm từ tổ chức “WASH for Lent” tin rằng những vấn đề thuộc nước sạch và điều kiện cải tạo vệ sinh có thể được giải quyết. Một cách duy nhất mà phong trào “WASH for Lent” chia sẻ thông tin là trên website của họ. Ở đó, họ động viên cộng đồng Ki-tô hữu toàn cầu giúp đỡ giải quyết những vấn đề toàn cầu này. Website này nói,
“Vấn đề này không phải là kết thúc của câu chuyện. Con người của đức tin có thể tạo ra một sự khác biệt thực tế trong sự đối lập với những vấn đề này, …Mùa Chay này hãy quyết định để hưởng ứng giải quyết. Hãy đưa ra hành động để tạo một thế giới tốt hơn cho tất cả con cái của Thiên Chúa và thế giới của Thiên Chúa.”
Với cía tên “WASH for Lent” là một từ viết tắt bởi các ký tự đầu của một từ, Những ký tự riêng biệt của một từ này tiêu biểu cho những từ khác. Ký tự “W” và “A” tiêu biểu cho từ “Water” (nước). Từ “S” tiêu biểu cho từ “Sanitation” (điều kiện ‘cải thiện’ vệ sinh). Và ký tự ‘H” tiêu biểu cho từ “Hygien” (vệ sinh). Từ viết tắt này liên kết ba nhu cầu căn bản mà phong trào này kêu gọi những Ki-tô hữu giúp đỡ thăng tiến – nhu cầu của con người về nước sạch, điều kiện cải thiện vệ sinh căn bản và vệ sinh.
Phong trào “WASH for Lent” đã chọn để tập trung vào những nhu cầu này trong thời gian Mùa Chay bởi ý nghĩa tôn giáo của Mùa Chay. Vào Mùa Chay, những Ki-tô hữu suy niệm về sự đau khổ của Chúa Giê-su Ki-tô. Chúng ta tin rằng Chúa Giê-su đã chết đau khổ trên thập giá để tất cả chúng ta được sống. Trong lúc Mùa Chay, những Ki-tô hữu chúng ta cũng suy tư về chúng ta sống như thế nào với đời sống của chính mình. Chúng ta nghĩ về sự cần thiết của chúng ta dành cho Thiên Chúa.
Phong trào “WASH for Lent” cổ vũ những Ki-tô hữu không chỉ nghĩ về những nhu cầu của mình mà hãy nghĩ về những nhu cầu và sự đau khổ của những người thiếu nước sạch, điều kiện cải thiện vệ sinh và vệ sinh. “WASH đưa ra câu hỏi này với những Ki-tô hữu,
“Khi chúng ta bước vào Mùa Chay, một câu hỏi cho chúng ta là: cuộc sống của Chúa Giê-su Ki-tô như thế nào, cái chết và sự vinh quang vượt qua cái chết, yêu cầu chúng ta hành động hướng về những ai trải qua sự hàng ngày?”
“WASH for Lent” for Lent một phong trào toàn cầu. Những nhóm Ki-tô giáo thuộc tất cả những thành phần đang cùng nhau tiến hành xây dựng. Nó gồm những nhóm như: World Council of Churches, Ecumenical Water Network, Church World Service, và Lifewater International. Họ đã cổ vũ Giáo Hội Ki-tô giáo toàn cầu hãy cầu nguyện, tìm hiểu và đưa ra hành động. Phong trào “WASH for Lent” cung cấp những lời nguyện, và những tài liệu nghiên cứu Ki-tô giáo hằng ngày trong Mùa Chay. Những tài liệu này tập trung vào những gì mà Kinh Thánh đã nói về sự phục vụ tha nhân và theo gương Chúa Giê-su Ki-tô.
Nước là biểu tượng quan trọng trong đức tin Ki-tô giáo. Jordan Blevins người đã giúp dỡ sáng lập “WASH for Lent” đã nói,
“Nước là biểu tượng của mối liên kết giữa chúng ta với Thiên Chúa. Nước liên hệ tới hình ảnh của sự cách tân, hứa hẹn và hy vọng. Quan tâm đến sự khủng hoảng nước, điều kiện vệ sinh và vệ sinh toàn cầu vào Mùa Chay tạo ra sức mạnh liên đới của chúng ta với Thiên Chúa và với tất cả các thành phần dân Chúa.”
“Thanh tẩy Mùa Chay” hy vọng rằng những Ki-tô hữu khắp nơi trên thế giới sẽ dành thời gian để nghĩ về biểu tượng đầy sức mạnh này. Và rằng lời cầu nguyện và sự tìm hiểu của chúng ta sẽ biến chúng thành hành động. Việc tìm hiểu Kình Thánh “Thanh tẩy Mùa Chay” cho tuần lễ cuối cùng của Mùa Chay này kêu gọi nhưng Ki-tô hữu hãy hành động,
Chúng ta được gọi mời để sống trong mối liên hệ suy tư sâu sắc với phần còn lại của thế giới xung quanh ta. Điều này có nghĩa là trả lời những nhu cầu của thế giới đó – lại cho những nguồn nước, và cung cấp nước sạch, điều kiện cải thiện vệ sinh và vệ sinh tới những ai đang thiếu thốn. Vậy, để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hgay4 theo gương Chúa Giê-su.
“Thanh tẩy Mùa Chay” là một điển hình tuyệt vời của một cộng đồng đức tin toàn cầu cùng nhau tham gia để tạo một sự thay đổi tích cực toàn cầu. Công việc của chúng ta sẽ thúc đẩy đời sống của nhiều người khó khăn, thiếu thốn. Công việc của chúng ta giúp đỡ để thay đổi những tâm hồn và đời sống của những Ki-tô hữu mà cần được sự quan tâm. Tuy nhiên “Thanh tẩy Mùa Chay” không chỉ giới hạn đối với Giáo Hội Ki-tô giáo. Tất cả mọi người trên thế giới, tất cả từ những đức tin khác cũng có thể hành động để giúp đỡ giải quyết sự khủng hoảng nước và điều kiện vệ sinh trên toàn cầu.
Trong thực tế, có nhiều cộng đồng đức tin khác đang cùng nhau làm việc để phát triển những phong trào mà nó sẽ tạo ra nhưng thay đôi tích cực toàn cầu. Cùng nhau, những người của đức tin có thể làm thay đổi thế giới.
Trong Mùa Chay Thánh, chúng ta hãy tạo cho chúng ta và những người xung quanh sự “Thanh tẩy Mùa Chay” cả hai tinh thần lẫn vật chất.
 
Sự thật về Tình Yêu Thương
Trầm Thiên Thu
20:56 29/03/2011
Một vị giảng cho ĐGH (papal preacher) nói: “Tình yêu con người và tình yêu Thiên Chúa luôn song hành, và phân tách hai tình yêu ấy dẫn đến những vấn đề tạo ra sự xa cách cả bên trong và bên ngoài giáo hội”.

Lm Raniero Cantalamessa, dòng Phanxicô (Capuchin) nói rằng người ta tin sai lầm đến nỗi mà tình yêu người ta dành cho nhau và dành cho Thiên Chúa không tương xứng với tình yêu vô điều kiện Thiên Chúa trao ban cho con người như thế đã góp phần tục hóa Tây phương và cả sự lệch lạc trong những người được thánh hiến (consecrated people).

Hai cách diễn tả tình yêu có thể được hòa giải bằng cách đặt tình yêu của Chúa Giêsu Kitô trước mọi thứ, Lm Cantalamessa nói trong lần suy niệm đầu tiên trong mùa Chay này đã bày tỏ với ĐGH và các viên chức Tòa thánh hôm 25/3/2011.

Lm Cantalamessa, người giảng phòng cho ĐGH, đã được mời giảng và suy niệm trong những dịp đặc biệt – kể cả mùa Chay. ĐGH Biển Đức XVI đã cùng với một số tiến sĩ quan trọng của giáo hội giải thích tính đồng nhất của “hai gương mặt tình yêu: eros và agape”. Lm Cantalamessa đã nói về thông tri Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình yêu) năm 2006 của ĐGH để giải thích tầm quan trọng của việc kết hợp các khái niệm được tiếng Hy Lạp xác định là eros, tình yêu giữa người nam và người nữ có thể nâng cao tình yêu lên Thiên Chúa, và từ agape, tình yêu quên mình được diễn tả rõ ràng nhất bằng sự hạ mình xuống làm người nơi Đức Kitô.

Lm Cantalamessa nói: “Sự tục hóa và nhần mạnh vào eros đã tách tình yêu nhân loại ra khỏi tình yêu Thiên Chúa trong mọi hình dạng, làm giảm tình yêu đó thành hoàn toàn ‘trần tục’, mà Thiên Chúa lại ‘yêu quá nhiều’ và thậm chí phiền toái”. Mặt khác, Tình yêu Thiên Chúa được phân biệt bởi “agape mà không eros” là phổ biến đối với một số người sống đời thánh hiến chỉ là “tình yêu lạnh” (cold love).

Lm Cantalamessa nói thêm: “Nếu tình yêu nhân loại dẫn đến các mối quan hệ và tình yêu xúc cảm đối với Thiên Chúa bị từ chối hoặc bị ngăn chặn thì hệ quả chỉ là để con người thực hiện với sự mệt mỏi vì trách nhiệm, hoặc để tìm kiếm sự đền bù có thể không phù hợp, kể cả những giai đoạn đau khổ nhất mà chúng ta đã thấy, một sự ám chỉ việc lạm dụng tình dục các em nhỏ (minors) của các người trong giáo hội (Church figures)”.

Nguồn gốc của các động thái “lệch lạc luân lý” (moral deviations) của một số người được thánh hiến là “khái niệm méo mó về tình yêu” (distorted and contorted concept of love). “Nếu tình yêu trần tục giống như cơ thể không có linh hồn, kiểu sống tu này như linh hồn không có cơ thể”, Lm Cantalamessa nói.

Ngài chỉ ra rằng, trong thông tri của ĐGH Biển Đức XVI đã nói eros và agape là “tình yêu hướng thượng và khiêm hạ” có thể “hoàn toàn không bao giờ tách rời nhau” và “chúng được kết hợp bằng nguồn tình yêu là Thiên Chúa”.

Việc chấp nhận tình yêu nhân loại và luyến ái được ĐGH giải thích có lợi cho những người đang yêu, kể cả các Kitô hữu trẻ đã kết hôn, bằng cách “cho thấy vẻ đẹp và sự xứng đáng của tình yêu kết hiệp”. Sứ điệp của ĐGH là “niềm hy vọng cho thế giới”.

(Chuyển ngữ từ National Catholic Register)
 
Một niềm tin
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:00 29/03/2011
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY, năm A

Ga 11, 1-45

Sống ở trần gian, con người vẫn cứ mơ tưởng tới một thần dược, một loại thuốc thần thiêng nào đó có thể kéo dài cuộc sống hay đúng hơn giúp con người trường sinh bất tử. Thực ra, ở đời chẳng có loại thuốc nào là thuốc bất tử cả.Chỉ có những con người ham sống sợ chết mới đi tìm loại thuốc bất tử mà thôi. Quả thực, nếu có loại thần dược đem lại sự sống vĩnh cửu thì những người giầu có lắm tiền sẽ có cơ hội sống lâu, sống thọ, nhưng đó chỉ là ước mơ, mơ ước trong huyền thoại, trong những chuyện giả tưởng hoang đường. Tuy nhiên, với đức tin Kitô giáo, chúng ta vẫn tin chắc có một loại thuốc bất tử, nhưng nó thuộc ở đời sau mà con người ngay còn ở trong thế giới này phải hết sức tìm cho bằng được…

Tôi vẫn còn nhớ khi còn là sinh viên triết học, tôi đã có nhiều dịp đi thăm trường mù, trường câm điếc. Tôi vẫn có cảm giác thật xót thương những con người xấu số: không nhìn thấy, không nghe được. Có những lần tới với những anh chị em mù, câm điếc, tôi buồn và xót xa vô hạn, nhưng đó chỉ là cảm giác mau qua của những con người được hạnh phúc thấy, nghe và nói được. Điều đọng lại ở nơi tôi sau nhiều lần thăm viếng, làm việc bác ái và cho đến bây giờ, đó là tâm tình ngưỡng mộ và lòng cảm phục những con người mà tôi cho là xấu đó. Ngưỡng mộ và cảm phục lòng tin của họ đặt nơi Chúa, Người mà họ đã đi theo khi họ được lãnh nhận Bí tích rửa tội.Nhiều lần đi thăm họ và đêm về nằm suy nghĩ, tôi nghiệm ra rằng những con người này có một niềm tin thật đáng trân trọng, họ cam số phận và tin tưởng vào Chúa. Họ cho rằng đời này mau qua và họ sẽ được sáng mắt, được nghe và được nói khi họ trở về với Chúa qua cái chết…Đó là niềm tin kiên vững, một đức tin không ai có thể lay chuyển đúng như Lời của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay: ” Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống mà tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết “ ( Ga 11, 25-26 ). Những anh chị em mù, câm và điếc, tôi đã gặp trong cuộc đời là bằng chứng diễn tả niềm tin Kitô giáo, niềm tin vào Đức Giêsu Kitô. Chính niềm tin này bảo đảm cho họ được sống đời đời. Cái loại thuốc trường sinh mà nghiều người vẫn mong ước đi tìm dù khó khăn biết mấy, dù đắt tiền đến đâu vẫn có người nong nả tìm kiếm để được sống thêm, sống dài, sống lâu ở thế giới này. Nhưng tất cả đều vô ích, y khoa kiếm được bệnh này thì bệnh khác lại xuất hiện…Cả đời, thế hệ này qua thế khác vẫn chỉ là một cuộc tìm kiếm vô vọng…Lagiarô được Chúa Giêsu làm phép lạ cho hồi sinh dù anh ta chết, chôn đã bốn ngày trong mồ. Sở dĩ Chúa cho Lagiarô sống lại không phải vì Ngài thân thiết với Lagiarô và gia đình của anh ta, nhưng chính vì niềm tin của Maria và Mácta vào Chúa Giêsu là sự sống và sự sống lại ( Ga 11, 25 ).

Chúa Giêsu cho con người và cho mọi người hiểu rằng phép lạ cho Lagiarô sống lại chỉ là để chuẩn bị cho một phép lạ vô cùng lớn lao, vô cùng trọng đại: chính Ngài sẽ chết và sẽ sống lại khải hoàn vào sáng ngày thứ nhất trong tuần. Niềm tin cho chúng ta hay Chúa Giêsu chết để đưa chúng ta vào cõi sống và đưa chúng ta từ thế giới tạm bợ này tới quê hương vĩnh cửu trên trời.

Niềm tin Kitô giáo làm nổi bật Bí tích rửa tội bởi vì có qua phép rửa, có Chúa Thánh Thần, chúng ta mới ra khỏi sự tối tăm của tội lỗi. Thánh Phaolô viết cho tín hữu Roma: ” Nếu Đức Kitô ở trong anh em thì tuy thân xác vẫn là đồ hay chết vì tội, nhưng Thần Khí là sự sống vì đức công chính. Nếu Thần Khí của Đấng đã cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết cư ngự trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết cũng sẽ tác sinh thân xác chết dở của anh em, nhờ bởi Thần Khí của Người cư ngụ trong anh em “.

Mùa Chay đã giới thiệu cho chúng ta về Nước Trường Sinh, Lời mạc khải, Lời Hằng Sống: ” Nước Chúa Giêsu ban sẽ trở thành mạch suối…vọt lên cho tới sự sống đời đời “. Nước ấy chữa lành người mù từ thuở mới sinh. Nước ấy sẽ rửa mọi người muốn trở thành con cái Chúa…Chúa Nhật V Mùa Chay, năm A, hôm nay nói lên phép lạ lạ lùng Chúa làm cho Lagiarô sống lại, và đó cũng là lời tiên báo, nhờ phép rửa tội, chúng ta cũng sẽ được phục sinh từ cõi chết tới cõi sống đời đời. Đó là đức tin của người Kitô hữu và là đức tin của Hội Thánh Công Giáo.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến và hiểu sâu xa hơn về Bí tích rửa tội chúng con đã lãnh nhận. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1. Sống ở đời người ta thường tìm kiếm gì ?

2. Có loại thuốc trường sinh bất tử ?

3. Phép lạ Chúa làm cho Lagiarô chết bốn ngày sống lại có ý nghĩa gì ? Nó tiên báo điều gì ?

4. Chúa làm phép lạ cho Lagiarô sống lại phải chăng do Ngài thân thiết với Lagiarô ?

5. Ông Bà Anh Chị Em nghĩ gì về phép lạ Chúa làm cho Lagiarô sống lại ?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:18 29/03/2011
THUỐC GHẺ
N2T

Có một tiệm thuốc, trước tiệm treo một bảng hiệu, trên bảng hiệu viết: “Thuốc bí truyền linh nghiệm, chuyên trị ghẻ”.
Có một người vào mua thuốc ghẻ, trong tiệm thuốc có một người học việc đang ngồi bán thuốc, lấy ngón tay chỉ cái kệ để thuốc rồi nói với người mua thuốc:
- “Thuốc ghẻ trên cái kệ ấy, ông tự đến lấy”.
Người mua thuốc nói:
- “Sao anh làm biếng thế, ngay cả đứng dậy một chút mà cũng không muốn”.
Người học việc nói:
- “Trên thân tôi toàn là ghẻ lở, đứng dậy không tiện”.
Người mua thuốc nói:
- “Tại sao không xức thuốc ghẻ ?”
Học trò bán thuốc nói:
- “Ái dà, lại còn đợi ông nói, tôi đã dùng qua, nhưng vẫn cứ không lành”.

Suy tư:
Có những cửa hàng bán thịt chó, nhưng bảng hiệu lại viết là bán thị dê; có những cửa hàng bán ế, nhưng trước cửa hiệu luôn có một hàng chữ: khuyến mãi mua một tặng một; có một vài cửa hàng vắng khách nên viết quảng cáo: mừng cửa hàng tròn 5 năm, hàng giá rẽ, nhanh nhanh hàng còn ít. Đúng là quảng cáo nói láo ăn tiền, chẳng khác gì tiệm thuốc quảng cáo “thuốc ghẻ bí truyền”, nhưng lại không chữa lành ghẻ của người học việc.
Có một vài người Ki-tô hữu luôn miệng quảng cáo với mọi người là mình thường cầu nguyện cho người này bỏ uống rượu, người kia thôi không đánh vợ con, và người nọ được ơn cảm hóa.v.v…nhưng họ lại không cầu nguyện cho chính mình được ơn khiêm tốn, không cầu nguyện cho mình được ơn quảng đại, không cầu nguyện cho gia đình mình được hòa thuận yêu thương nhau…
Chữa mình trước rồi sẽ đi chữa cho người khác sau thì hiệu quả hơn nhiều.
Ai hiểu thì hiểu…
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:21 29/03/2011
N2T

17. Quân tử bị người khác nhục mạ thì không lấy đó làm nhục, chỉ vì tội lỗi mới nhục.

(Thánh nữ Solangia)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhận định Công Giáo về sự can thiệp quân sự tại Libya
Vũ Văn An
11:39 29/03/2011
Bất cứ cuộc can thiệp quân sự nào vào một quốc gia khác, dù có chính nghĩa đi chăng nữa, nhưng càng kéo dài, càng có những nhận định khác nhau và trái ngược nhau. Tuy nhiên, trường hợp Libya có hơi khác, ngay tuần lễ thứ hai, nhiều tiếng nói có thẩm quyền đã chính thức tỏ ý lo ngại trước sự can thiệp quân sự của Đồng Minh vào nước này.
Theo tin AsiaNews ngày 27 tháng 3, Đức Bênêđíctô XVI nói với 30,000 khác hành hương tụ tập tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô rằng: “Trước những tường thuật ngày càng bi thảm từ Libya, tôi hết sức lo lắng đối với sự an toàn và an ninh của thường dân và mối âu lo của tôi đối với tình thế đang diễn biến, hiện được đánh dấu bằng việc sử dụng vũ khí, mỗi lúc một gia tăng. Vào những thời điểm căng thẳng cực kỳ nhất, nhu cầu phải sử dụng mọi phương thế ngoại giao có thể có càng trở nên khẩn thiết hơn và phải hỗ trợ những dấu hiệu cởi mở và sẵn sàng dù yếu ớt nhất từ hai phía để hòa giải hòng tìm ra các giải pháp hoà bình và lâu dài. Vì vậy, tôi xin dâng lên Chúa lời cầu nguyện của tôi, xin Người cho hòa hợp trở lại trên Libya và toàn vùng Bắc Phi. Tôi cũng xin kêu gọi các tổ chức quốc tế và tất cả những ai có trách nhiệm về quân sự và chính trị hãy lập tức khởi sự đối thoại và dẹp bỏ việc sử dụng vũ khí”.
Cũng hãng tin AsiaNews, ngày 28 tháng 3, phát đi một bài nhận định của Linh Mục Piero Gheddo tựa đề là “Libya-Vatican: Gaddafi, a controversial dictator” (Libya-Vatican: Gaddafi, nhà độc tài gây tranh cãi). Tác giả bài này không hẳn bênh vực chủ nghĩa độc tài của Gaddafi, nhưng muốn nhấn mạnh hai điểm tích cực của ông ta: a) Gaddafi đã mở trường và đại học cho phụ nữ, cho họ được tự do ra khỏi nhà không cần “hộ vệ”, bãi bỏ đa hôn, và phát triển kinh tế cho xứ sở (dùng tiền dầu hỏa, mở đường, trường học, bệnh viện, đại học, nhà ở rẻ tiền, kỹ nghệ hóa xứ sở và phát triển nông nghiệp bằng cách dẫn nước từ sa mạc về, người dân no ấm: không một ai rời bỏ Libya kể cả trong cuộc khủng hoảng lần này); b) tương đối cởi mở với Kitô Giáo (hơn 100,000 Kitô hữu, trong đó, 10,000 là y tá), hơn nhiều quốc gia Hồi Giáo; với sự ra đi của ông, Hồi Giáo quá khích có nguy cơ thắng thế. Ngài cũng trích dẫn Đức Cha Giovanni Martinelli, giám mục Tripoli, người từng cho rằng: “Đáng lẽ ra cuộc chiến tranh đã được tránh né. Vài ngày trước khi Sarkozy quyến định oanh tạc, đã có một vài tia hy vọng về một trung gian thực sự. Nhưng các trái bom đã làm tiêu tan mọi sự”.
Trách nhiệm luân lý
Trong khi ấy, các giám mục Hoa Kỳ, ngày 28 tháng 11, lên tiếng thúc giục các nhà lãnh đạo chính phủ xem sét việc sử dụng lực lượng quân sự tại Libya theo các nguyên tắc trách nhiệm luân lý và bảo vệ sự sống con người.
Đức Cha Howard Hubbard của Giáo Phận Albany, New York, chủ tịch Ủy Ban Công lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vừa viết cho Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Thomas Donilon một bức thư nhấn mạnh đến những điều vừa nói. Ngài nhìn nhận lý do can thiệp, dựa trên các báo cáo về việc thảm sát thường dân và các cuộc oanh tạc lực lựng nổi dậy của chế độ Gaddafi, và nghị quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An LHQ, nhưng nhân cơ hội này, ngài nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo rằng: “Việc sử dụng lực lượng phải luôn luôn phục vụ chính nghĩa”. Đối với ngài, nghị quyết 1973 đã thoả mãn tiêu chuẩn này, nghĩa là hành động dự trù nhằm bảo đảm đình chiến, chấm dứt bạo lực và mọi tấn công chống thường dân, quả là có chính nghĩa. Nhưng vì việc bảo vệ thường dân là điều tối quan hệ, nên câu hỏi chủ chốt cần nêu lên là: “Liệu hành động của liên quân có luôn tập chú vào mục tiêu và sứ mệnh có giới hạn đó hay không?”. Bởi thế, theo ngài, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cần phải tiếp tục theo dõi cẩn thận sứ mệnh và việc sử dụng vũ lực tại Libya. Về việc này, ngài cho rằng: các câu hỏi quan trọng cần được đặt ra, tỷ dụ như: Làm thế nào việc sử dụng vũ lực có thể che chở được thường dân tại Libya? Liệu lực lượng sử dụng có tương xứng với mục tiêu bảo vệ thường dân hay không? Liệu việc tạo ra sự xấu có trầm trọng hơn chính sự xấu mà nó hy vọng diệt trừ hay không? Đâu là hệ lụy của việc sử dụng vũ lực đối với phúc lợi trong tương lai của nhân dân Libya và sự ổn định trong vùng?
Ngoài ra, Đức Cha Hubbard cũng nhấn mạnh rằng: Công lý của một chính nghĩa không làm giảm trách nhiệm luân lý đòi ta phải hành động phù hợp với các tiêu chuẩn bảo vệ thường dân và tương xứng. Về phương diện này, Đức Cha nêu ra các cau hỏi: liệu vũ lực có được sử dụng một cách nhằm bảo vệ mạng sống thường dân hay không? Liệu có thể tránh được các thương vong cho thường dân hay không? Liệu việc tiêu hủy sự sống và tài sản có tương xứng với điều tốt thực hiện được qua việc cứu các mạng sống thường dân hay không?
Nhân danh các giám mục khác, Đức Cha Hubbard cho rằng các ngài chưa đưa ra các phán đoán dứt khoát, vì tình thế trên bộ còn khá phức tạp, đòi hỏi nhiều quyết định khôn ngoan, nằm ngoài khả năng chuyên môn của các ngài. Những câu hỏi nêu lên trên không dễ trả lời nhưng không lúc nào được quên, như một quốc gia, ta nên nghiêm khắc xem sét việc sử dụng lực lượng quân sự dưới nguyên tắc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người.
Chiến tranh không giải quyết được gì
Còn đối với các giám mục Công Giáo Bắc Phi, thì theo Zenit ngày 28 tháng 3, các ngài kêu gọi chấm dứt bạo lực trong vùng, vì chiến tranh không giải quyết được gì. Các ngài tỏ ý quan ngại cho các nạn nhân.
Các giám mục Bắc Phi, tụ tập nhau dưới danh xưng Hội Đồng Giám Mục Bắc Phi gồm các giáo hội Morocco, Algeria, Tunisia và Libya, vừa ra một tuyên cáo tái xác nhận “lời kêu gọi khẩn cấp tìm một kết thúc cho cuộc tranh chấp đau lòng này, một kết túc công bình và danh dự cho mọi người. Các ngài lưu ý tới việc bùng nổ bạo lực gần đây tại Yemen, Jordan, Egypt. Libya, Morocco, Syria và Bahrain. Tại căn gốc các biến cố này, người ta thấy một số đòi hỏi chính đáng về tự do, công lý và nhân phẩm, nhất là của giới trẻ. Các đòi hòi này được diễn dịch thành ý nguyện muốn được nhìn nhận là những công dân có trách nhiệm, có cơ hội tìm được việc làm, cho phép họ sống cách xứng đáng, loại bỏ mọi hình thức tham nhũng và bè phái.
Tuy nhiên, các ngài thấy chiến tranh không giải quyết được gì và khi đã bùng nổ, thì không ai có thể kiểm soát được nó, y hệt một nhà máy hạch nhân. Các nạn nhân đầu tiên luôn là những người nghèo khổ và kém thế nhất. Đàng khác, dù ta muốn hay không, cuộc chiến tranh tại Cận Đông, cũng như nay tại vùng Bắc Phi này, luôn bị coi là một cuộc thập tự chinh. Điều này gây nhiều hậu quả đáng buồn đối với các liên hệ tốt đẹp mà Kitô hữu và người Hồi Giáo từng bồi đắp được và đang ra sức bồi đắp. “Chúng tôi cầu xin Đấng Quyền Năng soi sáng các nhà lãnh đạo các quốc gia tìm ra đường dẫn tới công lý và hòa bình”.
 
Các giám mục Hoa Kỳ vẫn quyết tâm cam kết đối phó với vấn đề lạm dụng tính dục
Bùi Hữu Thư
07:40 29/03/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tuyên bố: Các phương thức để đối phó với việc lạm dụng tính dục trẻ em vẫn được áp dụng “vững chãi” và các giám mục Hoa Kỳ “đặc biệt khẳng định” quyết tâm cam kết “loại trừ vĩnh viễn ra khỏi các mục vụ công cộng, bất cứ linh mục nào vi phạm lỗi lầm không thế dung thứ này.

Đức tổng giám mục Timothy M. Dolan tổng giáo phận Nữu Ước nói: “Vấn đề đau buồn này tiếp tục được chúng tôi quan tâm cẩn thận.

Ngài tiếp là “Hiến Chương Bảo Vệ Trẻ Em và Vị Thành Niên” được các giám mục phê chuẩn năm 2002 “vẫn hoàn toàn có hiệu lực.”

Ngài nói các giám mục tham dự buổi họp của Uỷ Ban Hành Chánh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn từ ngày 22 đến 23 tháng Ba đã yêu cầu ngài lên tiếng cam đoan về việc giáo hội quyết tâm đối phó với các vụ lạm dụng tính dục và trừng trị xứng đáng các giáo sĩ và tu sĩ lạm dụng trẻ em.

Uỷ Ban Hành Chánh -- gồm có các thành viên của Ban Chấp Hành, các chủ tịch các Uỷ Ban, và các đại biểu Miền của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ -- là cơ cấu lấy quyết định cao cấp nhất của các giám mục, bên ngoài buổi họp cuả toàn thể Hội Đồng khi các giám mục họp một năm hai lần trong các buổi họp khoáng đại.

Đức tổng giám mục Timothy M. Dolan nói: “Chúng tôi, các giám mục tái cam kết cho những phán quyết triệt để của hiến chương, và tái thiết niềm tin của chúng tôi vào sự hữu hiệu của hiến chương này. Chúng tôi lập lại lời chúng tôi đã tuyên bố trong hiến chương: ‘Chúng tôi coi lời phán của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II như là cuả chính chúng tôi” đó là việc lạm dụng tính dục trẻ em hoàn toàn sai trái trên bất cứ tiêu chuẩn nào và chính đáng được xã hội coi là một tội phạm; và đây cũng là một tội lỗi gớm ghê trước mắt Thiên Chúa.'"
 
Chúng ta cần phải yểm trợ các cọng đoàn ở Đất Thánh
Pt Huỳnh Mai Trác
08:28 29/03/2011

Đức Tổng Trưởng đặc trách các Giáo Hội Đông Phương viết: “Nhớ đến cuộc lạc quyên vào Thứ Sáu Tuần Thánh, là nhớ đến lời cam kết từ thời các thánh tông đồ”, nhưng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI còn thêm vào là phải tiến xa hơn nữa chứ không phải chỉ yểm trợ về mặt vật chất mà thôi.”
Đức Hồng Y Sandri còn gưỉ thư đến các cha sở trên tòan thế giới để tất cả mọi người cùng yểm trợ cho miền Đất Thánh. “Thánh Phao lồ quả quyết hành động này rất cần thiết khi ngài viết thư gởi đến giáo dân Galát và cũng nhắc lại với giáo dân Côrintô và ở Roma: tôi đến Jerusalem để giúp các thánh bơỉ vì Macedoni và Acai muốn lấy một phần tài sản của các thánh ở Jerusalem mà họ là những người rất nghèo khổ” (15,25-26).
“Đất Thánh đang chờ đợi lòng bác ái của Hội Thánh toàn cầu và cùng muốn chia sẻ kinh nghiệm của ân sủng và đau khổ đánh đấu con đường đi của họ. . . Đất Thánh cảm nhận các bạo lực đang gia tăng đối với những Kitô hữu, mà những hậu quả thật xấu xa đang xẩy ra tại vùng này. Người Kitô hữu vùng Đất Thánh đang kinh nghiệm về những cuộc tử đạo và đang chịu đau khổ về một nền hòa bình mỏng manh nếu không có mặt họ ở đó. Cuộc ra đi của họ liên tục là dấu hiệu thật bi thảm. Ở giữa tình trạng này, có một vài dấu hiệu tích cực cũng chưa đủ để làm ngưng lại các cuộc di dân của người Kitô hữu làm cho vùng này trở nên nghèo hơn và nguồn sinh lực đối với các thế hệ trẻ.
“Chúng ta cần đoàn kết lại sau lưng Đức Giáo Hoàng cùng khuyến khích các người Kitô hữu ở Jerusalem, ở nước Do thái và ở Palestine, ở Jordanie và những xứ miền Trung Đông với châm ngôn: “Hoà bình có thể trở lại. Hoà bình là khẩn thiết. Hòa bình là điều kiện cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng của con người và xã hội. Hoà bình chính là một phương thuốc chửa lành các cuộc di dân của vùng Trung Đông (diển văn của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết thúc Đại Hội Đổng về Trung Đông).
Cuộc kêu gọi lạc quyên này với mục đích đem lại hòa bình cho những người anh chị em chúng ta ở Đất Thánh là một công cụ hữu hiệu trong tay của Chúa Kitô hòng đem lại lợi ích cho toàn vùng Trung Đông.Thật là tốt lành cho cuộc hình trình bắt đầu Mùa Chay và cao điểm là Thứ Sáu Tuần Thánh hay vào thời điểm nào thuận lợi của từng địa phương.
“Đức Biển Đức XVI còn kêu gọi chúng ta đi xa hơn là giúp đở về vật chất. Chúng ta cần phải cố gắng hơn là có một tinh thần rất tích cực gắn bó vời Miền Đất của Chúa Giêsu Kitô”. Do đó chúng ta thấy tính chất toàn cầu cũng như sự hiệp nhất của Nhân vật Chúa Kitô, khi chúng ta tỏ lòng biết ơn về vùng đất ở đó Chúa Giêsu đã sinh ra, đã sống và đã hy sinh chính bản thân Ngài cho tất cả chúng ta. Những phiến đá mà Chúa Cứu Độ đã đi qua với những kỷ niệm phong phú và vẫn còn vang mải tiếng vọng của “TIN MỪNG”.
“Những người Kitô hữu đang sống ở Miền Đất của Chúa Giêsu, làm chứng cho đúc tin không chỉ được mời gọi sống như “những ngọn đèn pha chiếu sáng của Giáo Hội Toàn Cấu, nhưng cũng như chất men hài hòa, khôn ngoan và quân bình của cuộc sống trong một xã hội theo truyền thống là đa tôn giáo, đa dân tộc và có nhiều dị biệt.
Tôi chân thành cám ơn Đức Thánh Cha, các cha sở và tất cả các tín hữu với lòng bác ái rộng rải cố hữu. Đây là một lời cám ơn của Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Đức Giáo Phụ ở Jerusalem và của Dòng Phanxicô ở Đất Thánh cùng các Hội Thánh Melkite, Maronite, Syronite, Armenia, Chaldêna và tất cả các Hội thánh Công giáo ở Jerusalem. (nguồn tin: VIS)


 
300 ngàn người sẽ dự lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2
LM Trần Đức Anh OP
11:40 29/03/2011
ROMA - Theo ban tổ chức của Giáo phận Roma, sẽ có khoảng 300 ngàn tín hữu tham dự lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 vào ngày 1-5 tới đây.

Trong cuộc họp báo sáng ngày 29-3-2011, Cha Cesare Atuire, Giám đốc điều hành tổ chức hành hương (ORP) của giáo phận Roma, cho biết con số 300 ngàn người nói trên có thể thay đổi và ban tổ chức ở trong tư thế sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi đó.

Tổ chức Hành hương của giáo phận Roma, trực thuộc ĐHY Giám quản Roma, là ban tổ chức chính thức, cộng tác với chính quyền miền Lazio, tỉnh và thành phố Roma, để phối hợp việc tiếp đón các tín hữu về dự lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2. Cha Atuire nói: “Con số 300 ngàn người về dự lễ không ở dưới mức độ chúng tôi đã dự trù”.

Trả lời câu hỏi: vậy tại sao ban đầu người ta nói có 2 triệu người về dự lễ phong chân phước như hồi Đức Gioan Phaolô 2 qua đời? Cha Atuire đáp: Con số nói trên được đưa ra dựa theo số người đến Roma từ khi ĐGH qua đời cho đến lễ an táng. Thời gian ấy kéo dài 2 tuần lễ. Nếu người ta tổng cộng số tín hữu sẽ tham dự buổi canh thức cầu nguyện tối ngày 30-4 tới đây tại khu vực Circo Massimo, rồi số người dự lễ phong chân phước, sau đó là lễ tạ ơn, thì số người sẽ tăng lên nhiều.

Tổ chức hành hương Roma và ban tổ chức không xin chính quyền thành Roma tài trợ ngân khoản nào cho việc tổ chức lễ phong chân phước, xét vì hình hình tài chánh khó khăn ở địa phương. Tổ chức hành hương Roma kiếm các ân nhân, các ngân hàng hoặc các quỹ tài trợ cho biến cố này. Nếu mỗi tín hữu hành hương đóng góp 3, hoặc 4 Euro thì số tiền có thể thu được 1 triệu 200 ngàn Euro. Phần còn lại của chi phí sẽ được dùng để tái thiết nhà trọ và quán ăn cho người nghèo do Caritas đảm trách cạnh Nhà ga trung ương Termini của thành Roma. Cơ sở tân trang này sẽ được mang tên Đức Gioan Phaolô 2.

Trong cuộc họp báo, Ban tổ chức cũng cho biết vì Quảng trưởng Thánh Phêrô không thể chứa hết các tín hữu tham dự lễ phong chân phước, nên sẽ có những màn ảnh khổng lồ được bố trí tại khu vực Lâu Đài Thiên Thần, Circo Massimo và Quảng trường Risorgimento.

Sau cùng Ban tổ chức phát hành thẻ di chuyển gọi là “Gioan Phaolô 2 Pass”, giá 18 Euro, người sử dụng có thể di chuyển trong vòng 3 ngày trên các phương tiện chuyên chở công cộng như xe bus, xe tram, Metro cũng như xe hỏa nối liền Roma với Ostia, xe bus Roma Cristiana dành cho du khách. Ngoài ra họ nhận được một túi đồ ăn pic-nic trưa ngày lễ phong chân phước và nhiều tài liệu thông tin khác. Thẻ “Gioan Phaolô 2 Pass” không phải là vé để dự lễ phong chân phước, vì việc tham dự lễ này hoàn toàn miễn phí và mở rộng cho mọi người (Tổng hợp 29-3-2011)
 
Các vấn đề ngàn đời của con người
Linh Tiến Khải
11:43 29/03/2011
Phỏng vấn ông Jean Luc Marion, giáo sư triết học, về các vấn nạn ngàn đời của con người vô thần cũng như không vô thần

Trong hai ngày 24-25 tháng 3 vừa qua, diễn đàn đối thoại với những người không tin, do Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa đề xướng, đã diễn ra tại Paris thủ đô nước Pháp. Diễn đàn có tên gọi là ”Tiền đường dân ngoại”, lấy lại hình ảnh sân ngoài cùng của Đền Thờ Giêrusalem xưa kia, dành cho cả những người không phải là tín hữu Do thái, nhưng muốn lên Đền Thờ cầu nguyện và thờ phượng Giavê Thiên Chúa của dân Israel. Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội Đồng cho biết trong tương lai gần diễn đàn sẽ lần lượt được tổ chức tại các thành phố khác của Âu châu như: Tirana của Albania, Firenze trung Italia, Stockholm Thụy Điển, Praha của Cộng hòa Tiệp và Barcelona của Tây Ban Nha.

Ngày 24-3-2011 cuộc thảo luận đã diễn ra tại trụ sở Unesco của Liên Hiệp Quốc với sự tham dự của nhiều nhân vật thuộc giới trí thức, gồm các triết gia, các nhà chính trị, kinh tế tài chánh, văn hóa, nghệ sĩ và tôn giáo. Sáng ngày 25-3-2011 tại Viện Pháp Quốc đã có cuộc thảo luận về luân lý đạo đức trong lãnh vực kinh tế, nền tảng luân lý đạo đức của luật pháp và quan hệ giữa tín ngưỡng và văn hóa. Ban tối đã có lễ hội tại quảng trường trước nhà thờ Đức Bà Paris với sự tham dự của hàng chục ngàn bạn trẻ. Trong sứ điệp Video gửi các bạn trẻ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi các bạn trẻ có tín ngưỡng cũng như không có tín ngưỡng, dấn thân đối thoại với nhau, và bắc những nhịp cầu cảm thông trong tinh thần tôn trong và thân hữu, đồng thời giúp tìm lại con đường đối thoại tại Âu châu. Đức Thánh Cha mạnh mẽ khẳng định rằng vấn đề Thiên Chúa không phải là một nguy hiểm cho xã hội, không làm cho cuộc sống con người bị lâm nguy. Vấn đề Thiên Chúa không thể vắng bóng trong những vấn nạn lớn của thời đại ngày nay.

Ngài ghi nhận rằng ngày nay nhiều người nhận thực mình không thuộc một tôn giáo nào, nhưng vẫn mong muốn một thế giới mới mẻ và tự do hơn, công bằng và liên đới hơn, an bình và vui tươi hơn. Những người không tín ngưỡng gọi hỏi các tín hữu, nhất là đòi buộc họ làm chứng cho một cuộc sống phù hợp với những gì họ tuyên xưng, và phủ nhận tất cả những lệch lạc về tôn giáo khiến cho tôn giáo trở nên vô nhân đạo. Các tín hữu thì muốn nói với những người bạn của mình rằng kho tàng ở nơi các bạn đáng được chia sẻ, gọi hỏi và suy tư.

Đức Thánh Cha khích lệ các bạn trẻ kiến tạo các nhịp cầu giữa các tín hữu và những người không tin, nắm bắt cơ may giúp tìm thấy nơi sâu thẳm nhất của lương tâm những con đường đối thoại tiên phong và sâu xa, trong một suy tư vững chắc và có lý luận. Người trẻ có biết bao nhiêu điều để nói với nhau. Vì thế đừng khép kín lương tâm trước những thách đố và những vấn nạn trước mắt. Qúa nhiều khi lý trí con người bị khuất phục bởi áp lực và sự quyến rũ của của lợi lộc, và bị bắt buộc phải nhìn nhận lợi nhuận như tiêu chuẩn tối hậu. Nhưng mọi người đều được mời gọi can đảm bước theo chân lý, vì đó là con đường duy nhất dẫn đưa đến cuộc sống hạnh phúc và sung mãn đích thực. Đức Thánh Cha xác tín rằng cuộc găp gỡ giữa thực tại đức tin và thực tại lý trí giúp con người tìm lại được chính mình.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Jean Luc Marion, giáo sư triết học, về các vấn nạn ngàn đời của con người, vô thần cũng như không vô thần.

Giáo sư Jean Luc Marion sinh năm 1946, dậy môn Siêu hình tại đại học Sorbonne Paris, và là người theo gót các triết gia Emmanuel Lévinas và Paul Ricoeur. Năm 2008 ông được tuyển chọn vào số các thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp, với ghế số 4, tức ghế của Đức cố Hồng Y Jean Marie Lustiger. Giáo sư Marion cũng thuộc nhóm thành lập ấn bản tiếng Pháp của nguyệt san “Comunio” Hiệp Thông. Lãnh vực nghiên cứu của giáo sư đi từ suy tư về gia tài của Descartes cho tới nền thần học kitô. Trong các năm qua giáo sư Marion cũng đã là thành viên của Hàn Lâm Viện Lincei Italia.

Trong số các tác phẫm nổi tiếng của ông có cuốn: ”Thiên Chúa không là”. Hôm 24-3-2011 giáo sư cũng đã tham dự một cuộc thảo luận tại đại học Sorbonne, liên quan tới cuôc đối thoại với các người không tín ngưỡng.

Hỏi: Thưa giáo sư Marion, theo giáo sư, đâu là những điều kiện chính cho một cuộc đối thoại đích thật và xây dựng giữa các người tin và các người không tin?

Đáp: Quy tụ các điều kiện này với nhau sẽ không phải là điều dễ dàng, và cuộc gặp gỡ tại Paris có thể được coi như là một điểm khởi hành mới. Để trở thành đích thật, trước hết cuộc đối thoại này phải đưa ra các câu hỏi chính liên quan tới con người ngày nay. Nói cách khác, đối với tôi, chú ý tới sự khác biệt của các câu trả lời xem ra là điều không ích lợi, như rất tiếc người ta qúa thường làm cho tới nay.

Hỏi: Giáo sư đang nghĩ tới các đề tài nào?

Đáp: Chẳng hạn, sự chống đối giữa một nền văn minh xoay quanh sự sống và các điều mà người ta cho là tiến bộ văn minh gắn liến với cái chết. Một cách đặc biệt việc tôn trọng sự sống chống lại quyền trợ tử hay quyền trợ giúp truyền sinh. Nhưng cũng có biết bao nhiêu mặt trận khác nữa như các đề tài công lý hay phát triển. Điều này cũng có giá trị đối với vấn đề sự hiện hữu của Thiên Chúa hay cái chết được suy đoán của Thiên Chúa. Người ta không đặt câu hỏi nền tảng liên quan tới sự hiện hữu mà Thiên Chúa có thể có trong thế giới chúng ta.

Hỏi: Giữa các giả thiết khởi hành thì cũng có ý nghĩa cần trao ban cho từ ”lý trí”, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Chắc chắn rồi, bởi vì một cuộc đối thoại chỉ thật sự có lý, khi người ta nói các từ mà cả hai bên cùng hiểu một cách tràn đầy. Nhất là khi hai bên cùng góp phần vào việc tìm kiếm một cái gì chung. Nhưng hiện nay tôi có cảm tưởng rằng không có một sự đồng ý sâu xa nào liên quan tới điều mà người ta muốn tìm kiếm. Cần phải để ý, bởi vì đối chiếu các câu trả lời cho các vấn nạn mà thực sự không chung cho cả hai bên, thì không có lợi ích gì cả.

Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư hướng dẫn một phân bộ của đại học Sorbonne, sẵn sàng tiếp đón ”Sân của dân ngoại”. Đối với đại học nổi tiếng này đây có phải là việc trở về nguồn hay không?

Đáp: Vâng, đối với nhiều khía cạnh, nó là một cuộc trở về nguồn. Nhưng sẽ là một sai lầm, nếu nghĩ rằng cuộc thảo luận liên quan tới các vấn đề gắn liền với Thiên Chúa, đã bị gián đoạn trong thời gian tại những nơi của nền văn hóa cao của Pháp. Vì các lý do lịch sử, đại học Sorbonne là nơi hợp khí chất, có lẽ hơn nhiều nơi khác đã được chọn. Tôi sẽ nói rằng đại học Sorbonne là một nơi cụ thể và thực tế hơn của tổ chức Unesco, vì nó duy trì được một sự trừu tượng nào đó, đồng thời nó cũng rộng mở và công khai hơn là Học Viện Pháp quốc, là nơi một loại thân tình đại học vẫn còn có giá trị. Nhưng mà ngoài các nơi chốn ra, thì vấn đề là phẩm chất của các cuộc thảo luận.

Hỏi: Thuyết thiên quang luận thường được định nghĩa như là một lúc gẫy gập trong quan niệm của lý tính. Giáo sư có tin rằng suy tư trở lại về thời gian này là điều thích hợp hay không?

Đáp: Tôi thú nhận rằng xem ra nó đã luôn luôn là một hiểu lầm lớn. Tôi không tin rằng thuyết thiên quang luận đã thực sự tái định nghĩa lý tính tây phương. Vì vậy sẽ là một sai lầm, nếu hướng cuộc thảo luận về thuyết thiên quang luận một cách thái qúa. Liên quan tới lý tính, vấn đề nòng cốt là việc chúng ta muốn sử dụng nó một cách ít hay nhiều cởi mở, và ít hay nhiều hạn chế. Vì vậy, phải suy tư về mức độ cởi mở của lý tính đó. Bình thường, một cách nòng cốt, nó qúa hạn hẹp. Hay đúng hơn có thể nói rằng ngôn ngữ kỹ thuật và khoa học ngày nay sử dụng lý tính một cách qúa hạn hẹp. Trái lại, lý tính của Descartes rất là rộng mở.

Hỏi: Thưa giáo sư, nhắc tới Descartes xem ra có phải là gợi ý cần phải quay về đàng sau hay không?

Đáp: Không, không cần phải quay về đàng sau, nhưng cần suy nghĩ một cách linh động và mềm dẻo hơn, và như thế một cách mạnh mẽ hơn. Tư tưởng gọi là hợp lý trí của khoa học và kỹ thuật đã bị giản lược thành một suy tư triệt để về các sự vật. Vì thế cần phải học suy tư trở lại điều không là một sự vật. Vấn đề nền tảng là ở đó.

Hỏi: Đã từ lâu có một vài nhà phê bình lý tính hạn hẹp này tố cáo các cám dỗ của khuynh hướng chống thần linh để bênh vực con người, hay các cám dỗ tự ngắm nghía mình một cách bệnh hoạn. Riêng giáo sư, thì giáo sư nghĩ sao?

Đáp: Theo tôi, Prometeo đội đá vá trời là một gương mặt quay quắt, nhưng vẫn thông minh hơn một vài con người của thời đại ngày nay rất nhiều. Những người này còn xác tín một cách ngô nghê rằng khoa học sẽ cống hiến hạnh phúc cho chúng ta. Có lẽ là điều đứng đắn, khi so sánh họ với Narcisio, là người say mê vẻ đẹp của chính mình thái qúa nên không ngừng ngắm nghía mình trong nước đến bị chết chìm; miễn là đừng quên rằng tính tự yêu qúa đáng bệnh hoạn của sự hiểu biết khoa học có các gốc rễ cổ xưa.

Hỏi: Liên quan tới điều này, giáo sư có nghĩ rằng chúng ta đang tiến tới một thái độ tự phê bình kiểm thảo hay không?

Đáp: Các cuộc khủng hoảng kỹ thuật, môi sinh, tài chánh tự chúng đã áp đặt một loại tự phê bình kiểm thảo rồi. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ mau chóng thông minh đủ để tiếp nhận các hạn hẹp trong sự hiểu biết của chúng ta. Nhưng các sai lầm đã không luôn luôn có tác dụng giáo dục. Riêng cá nhân tôi, thì tôi không lạc quan cũng không bi quan. Tôi tìm cách sống kiên nhẫn.

Hỏi: Cuộc đối thoại với những người không tin khởi hành từ Paris, là kinh thành ánh sáng biểu tượng cho Âu châu. Nó có thể trở thành một dip suy tư về các gốc rễ kitô của Âu châu không thưa giáo sư?

Đáp: Tôi hy vọng rằng cuộc thảo luận ít nhất có thể dẫn đến một điều hiển nhiên. Không đúng là Âu châu đã khước từ căn tính kitô của mình, bởi vì trên thực tế đó là điều không thể làm được cho tới chỗ sâu thẳm tận cùng. Nhưng có đúng là việc không chấp nhận căn tính kitô sẽ khiến cho Âu châu ngày càng yếu kém hơn.

(Avvenire 25-3-2011)
 
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Mỹ châu la tinh về gia đình
LM Trần Đức Anh OP
11:43 29/03/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 cổ võ các vị hữu trách của Giáo Hội hãy làm tất cả những gì có thể để giúp các gia đình Công Giáo chu toàn sứ mạng của mình.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi Hội nghị các GM đặc trách mục vụ gia đình thuộc 23 HĐGM Mỹ châu la tinh và quần đảo Caraibí, cùng với các LM liên hệ đang nhóm tại Bogotà, thủ đô Colombia, từ ngày 28-3 đến 1-4 tới đây. ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã tuyên đọc Sứ điệp của ĐTC.

Trong sứ điệp, ĐTC nhận định rằng “gia đình là giá trị quí giá nhất đối với các dân tộc tại Mỹ châu la tinh,.. nhưng người ta phải đau lòng nhận thấy các gia đình ngày càng phải chịu những nghịch cảnh do sự thay đổi mau lẹ về văn hóa, xã hội bấp bênh, làn sóng di cư, nạn nghèo đói, các chương trình giáo dục coi thường tính dục và những ý thức hệ sai trái gây ra. Chúng ta không thể dửng dưng trước các thách đố ấy.. Vì thế, không được coi một nỗ lực nào là vô ích để thăng tiến những đóng góp cho mỗi gia đình hầu chu toàn sứ mạng là tế bào sinh động của xã hội, là vườn ươm trồng các nhân đức, là trường dạy về cuộc sống chung xây dựng và an bình, là dụng cụ kiến tạo hòa hợp và là môi trường ưu tiên trong đó sự sống con người được đón nhận và bảo vệ trong tinh thần trách nhiệm, từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc tự nhiên”.

Cũng trong sứ điệp, ĐTC kêu gọi “tiếp tục khích lệ các cha mẹ về quyền lợi và bổn phận giáo dục các thế hệ về đức tin và các giá trị làm cho cuộc sống con người trở nên xứng đáng”. Ngài cũng khẳng định rằng “Giáo Hội hy vọng nơi các gia đình Kitô, mời gọi họ trở nên những chủ thể đích thực trong việc truyền giáo và tông đồ, kêu gọi họ ý thức về sứ mạng cao cả của mình trong thế giới”.

Để đạt tới các mục tiêu trên đây, ĐTC kêu gọi “tăng cường việc huấn luyện cho tất cả những người dấn thân trong công tác truyền giảng Tin Mừng cho các gia đình, đồng thời đề ra những hành trình cộng tác với tất cả những người nam nữ thiện chí để tích cực bảo vệ sự sống con người, hôn nhân và gia đình trong toàn vùng Mỹ châu la tinh”.
Sau cùng, ĐTC cầu chúc tất cả các tham dự viên Hội nghị tại Bogotà khai triển những đường hướng mục vụ đã được các HĐGM vạch ra tại Aparecida bên Brazil, để giúp các gia đình sống cuộc gặp gỡ sâu đậm với Chúa Kitô, qua việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, qua đời sống bí tích và thực hành bác ái.

Trong 5 ngày hội nghị, ngoài các buổi thuyết trình và trao đổi các tham dự viên còn có cuộc hội thảo nhóm và thánh lễ, cầu nguyện và lectio divina, cũng như các sinh hoạt huynh đệ. Hội nghị này do Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cùng với phân bộ gia đình, sự sống và giới trẻ thuộc Liên HĐGM Mỹ châu la tinh triệu tập (SD 29-3-2011)
 
Linh mục giảng phòng cho Đức Thánh Cha: phân cách hai loại tình yêu có thể đưa đến ‘sự sai lạc về luân lý’
Bùi Hữu Thư
19:44 29/03/2011
VATICAN (CNS) -- Linh mục Dòng Capuchin Raniero Cantalamessa giảng phòng cho Đức Thánh Cha nói: Tình yêu con người và tình yêu Thiên Chúa phải đi đôi với nhau, và phân cách hai loại tình yêu này sẽ dẫn đưa đến vấn đề là sẽ có sự tha hóa bên trong và bên ngoài giáo hội.

Cha Raniero Cantalamessa nói rằng ‘niềm tin sai nhầm là tình yêu con người dành cho nhau và cho Thiên Chúa không thích nghi với tình yêu vô điều kiện Thiên Chúa bầy tỏ cho con người’ đã là nguyên nhân gây ra sự thế tục hoá tại Tây Phương cũng như sự sai lạc của các người có chức thánh.

Cha Cantalamessa nói trong bài suy niệm thứ nhất giảng cho Đức Thánh Cha và các giới chức tại Vatican ngày 25 tháng Ba: Hai cách biểu hiệu tình yêu có thể được hòa nhập bằng cách đặt tình yêu Chúa Giêsu Kitô lên trên hết.

Cha Cantalamessa, là vị giảng phòng cho Đức Thánh Cha được mời đến để thuyết giảng trong các thánh lễ, và các bài suy niệm trong các dịp đặc biệt – kể cả Mùa Chay và Mùa Vọng – ngài nói Đức Thánh Cha Benedict XVI đã hợp ý với vài tiến sĩ quan trọng của hội thánh để giải thích sự hiệp nhất của “hai bộ mặt của tình yêu: 'eros' và 'agape.'"

Linh mục Cantalamessa đã đề cập đến Thông Điệp của Đức Thánh Cha Benedict năm 2006 "Deus Caritas Est" (Thiên Chúa là Tình Yêu) để giải thích tầm quan trọng của việc tổng hợp các quan niệm được định nghiã bởi hai từ ngữ Hy Lạp "eros," tình yêu sắc dục giữa một người nam và một người nữ, và "agape" là tình yêu tự hiến dâng.

Cha giảng phòng cho Đức Thánh Cha nói: Hiện tượng thế tục hóa và sự nhấn mạnh đến "eros," đã phân cách tình yêu nhân loại trong mọi hình thức với tình yêu Thiên Chúa, làm cho bị hạ phẩm giá xuống thành một tình yêu hoàn toàn ‘phàm tục’ trong đó Thiên Chúa “quá cao vời’ và còn phiền toái nữa.”

Ngài nói: mặt khác, một tình yêu Thiên Chúa được phân biệt bằng "agape không có eros" thông thường có trong một số các nam và nữ tu sĩ chỉ là một “tình yêu giá lạnh.”
 
Top Stories
A Vietnamese priest and two deacons, immigrants in Japan, are ordained in Tokyo
Asia-News
08:31 29/03/2011
They are part of about three thousand Catholics living in Osaka and the capital. Large crowd at the ceremony in the church of St. Ignatius. The consequences of the earthquake have prevented the arrival of Cardinal Pham Minh Man

Tokyo (AsiaNews) - A visible sign of the contribution of Vietnamese immigrants to the country that welcomed them, Japan: these were the words of Msgr. Bernard Toshio Oshikawa as he ordained a priest and two deacons, March 26 last, in St. Ignatius Church in Tokyo.

The three, in fact, are part of that community of 32 thousand Vietnamese, who in 1975, when the communists unified Vietnam, emigrated to Japan. Among them are about 3 thousand Catholics and they live mostly in the Diocese of Tokyo and Osaka.

Many of those Catholics arrived from Osaka on Saturday, colourfully filling the church of St. Ignatius, to attend the ordination.

The Cardinal of Saigon, Jean Baptiste Pham Minh Man, had hoped to be there along with other bishops of Vietnam, but their visit was postponed because of the impact of the earthquake.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Mùa Chay tại Giáo hạt Cách Tâm
LM Vũ Đại Đồng
10:58 29/03/2011
Ngày thứ hai trong Tuần Tĩnh tâm

PHÁT DIỆM - Mùa chay là một thời gian hồng ân đối với Giáo Hội và đối với mỗi Ki tô hữu, một tiếng gọi thay đổi đời sống và biến đổi đời sống, Chúa nói: "Đây ta làm một thế giới mới " (Kh 21,5).

Sống theo tinh thần mùa chay và nhất là lời Chúa đang dần được thực hiện cách rõ rệt khi nhìn vào ngày tĩnh tâm thứ hai của Giáo hạt Cách Tâm thuộc Giáo phận Phát Diệm.

Hôm nay, ngày 29 tháng 03 năm 2011 là ngày tĩnh tâm thứ hai trong ba ngày tĩnh tâm như chương trình đã thống nhất của toàn Giáo hạt. Mới sớm, chưa tới giờ nhưng bà con giáo dân đã về rất đông. Và khi tới giờ bắt đầu thì mọi người đã ổn định chỗ ngồi để sẵn sàng cùng cha giảng phòng bước trên cuộc hành trình trở về cùng Chúa. Trong ngày thứ hai này, thì giáo dân đã về đông hơn hẳn ngày thứ nhất và hơn nữa cũng có nhiều giáo dân ở các Giáo hạt khác cũng về tham dự. Đặc biệt hơn, số lượng các cha về giảng phòng và giúp giải tội cũng đông hơn. Ngoài các cha trong hạt có mặt đông đủ thì cha quản hạt còn mời thêm các cha quê hương. Đó là: Cha Phaolô Phạm Công Trình là cha chính xứ Yên Vân thuộc Giáo hạt Phúc Nhạc, Cha Giuse Phạm Văn Ninh thuộc dòng Đaminh. Và các cha thuộc các hạt khác là cha Phêrô Trần Văn Hoà chính xứ Khiết Kỷ thuộc Giáo hạt Tôn Đạo, cha Antôn Nguyễn Đức Điều chính xứ Quảng Phúc thuộc Giáo hạt Bạch Liên.

Trong ngày hôm nay, cộng đoàn dân Chúa trong giáo hạt đã được cha Phêrô Trần Văn Hoà cùng đồng hành và hướng dẫn với hai giờ chia sẻ sáng và chiều với hai chủ đề. Chủ đề thứ nhất là: YÊU MẾN và SỐNG LỜI CHÚA, chủ đề thứ hai là: THA THỨ THEO TINH THẦN KI TÔ GIÁO. Cùng với cha giảng phòng thì còn bảy cha luôn ngồi bên các toà giải tội để ban Bí tích Hoà Giải cho giáo dân. Mọi người xưng tội rất đông, cuối buổi chiều thì có Thánh lễ đồng tế gồm có tám cha và cộng đoàn dân Chúa của Giáo hạt. Thánh lễ do cha Ga.B Bùi Văn Kế chủ sự và cha Ga.B Nguyễn Công Tráng đã chia sẻ lời Chúa trong Thánh lễ. Thánh lễ tạ ơn vào 15h45 sau một ngày thực sự gặp Chúa, đã diễn ra rất trang nghiêm, long trọng và sốt sắng. Cùng chuẩn bị cho ngày bế mạc ngày mai tức là ngày 30 tháng 03 năm 2011.

Ngày khai mạc cấm phòng

Mùa chay là mùa mà Giáo Hội muốn con cái mình ăn năn và sám hối. Vì con người là bất toàn, vì thế Giáo hội luôn kêu gọi mọi tín hữu hãy ý thức và ăn năn trở về cùng Chúa, làm hoà với anh em.

Xem hình ảnh

Hoà chung với Giáo Hội hoàn vũ, cha Trưởng hạt và các cha trong Giáo hạt Cách Tâm thuộc Giáo phận Phát Diệm tổ chức tĩnh tâm cho giáo dân trong toàn Giáo hạt. Giáo hạt gồm tám Giáo xứ. Cha P.T Vũ Đại Đồng Trưởng hạt, chính xứ Cách Tâm và Xuân Hồi. Cha Ga.B Bùi Văn Kế chính xứ Mông Hưu và Quân Triêm. Cha Ga.B Nguyễn Công Tráng chính xứ Dưỡng Điềm và Quyết Bình và cha Jos Nguyễn Văn Hào chính xứ Như Sơn và Tín Thuận. Đợt tĩnh tâm toàn Giáo hạt gồm mọi thành phần dân Chúa trong ba ngày. Bắt đầu từ ngày 28 cho đến ngày 30 tháng 3 năm 2011, địa điểm tại Giáo xứ Cách Tâm.

Hôm nay, ngày 28 tháng 3 năm 2011 là ngày tĩnh tâm đầu tiên đã có mọi thành phần dân Chúa tới tham dự rất đông từ các cố già cho tới các em thiếu nhi, những người ở xa cũng như ở gần đều về để tĩnh tâm, nhất là các cha trong Giáo hạt đã về để giúp tĩnh tâm và giải tội. Không chỉ thế cha Trưởng hạt còn mời thêm các cha ngoài Giáo hạt và ngoài Giáo phận, cũng về để giảng tĩnh tâm và giải tội. Hôm nay có cha Phaolô Phạm công Trình chính xứ Yên Vân thuộc Hạt Phúc Nhạc và cha Đaminh Huynh thuộc Giáo phận Bùi Chu.

Ngày đầu tĩnh tâm khai mạc từ 8h sáng, diễn ra rất tốt đẹp và thuận lợi. Trong ngày hôm nay cộng đoàn dân Chúa Giáo hạt Cách Tâm được cha Đaminh Huynh thuộc Giáo phận Bùi Chu giảng và giúp hướng dẫn mọi người biết cách lắng đọng tâm hồn, để nhìn lại hiện tại và quá khứ thực trạng tâm hồn của mình, để biết nhận ra những lỗi lầm hầu ăn năn trở về cùng Chúa. Với bài giảng buổi sáng chủ để: ĂN NĂN và SÁM HỐI với dụ ngôn “Người con hoang đàng”. Và chủ đề buổi chiều là YÊU THƯƠNG. Cùng với cha giảng tĩnh tâm còn có năm cha ngồi toà để ban bí tính hoà giảo cho các tín hữư đến xưng tội và đến 16h30 sáu cha cùng đồng tế Thánh lễ kết thuc ngày thứ nhất của đọt tĩnh tâm mùa chay 2011 của Giáo hạt Cách Tâm.
 
Trở về Phát Diệm
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
13:49 29/03/2011
Khi còn học phổ thông, có đôi lần tôi về Phát Diệm tham quan vào những dịp nghỉ hè, nhưng khi đó tôi chưa phải là người Công Giáo, và ý thức về Nhà thờ mang văn hóa Á Đông chưa thực sâu sắc trong tâm trí. Tôi rất thích ngắm nhìn những nhà thờ có kiến trúc cổ điển của phương tây, thật đồ sộ với các cột trụ chịu lực sừng sững. Bên ngoài nhà thờ có tháp nhọn cao vút lên trời, bên trong nhà thờ là những dãy ghế băng dài và trên tường của cung thánh thật lộng lẫy với trang trí gỗ sơn song thiếp vàng...

Cho tới mùa hè năm 2003 sau khi đã gia nhập Hội Thánh Công Giáo, tôi được thầy Phêrô Nguyễn văn Chuyển (hiện thầy đã là linh mục giáo phận Phát Diệm) mời về chia sẻ giao lưu với giới trẻ của Giáo xứ Quảng Phúc, Giáo Phận Phát Diệm, lúc đó tôi mới nghĩ đến hay có thể nói là ước mong tới Phát Diệm vì muốn được tìm hiểu về Nhà thờ Phát Diệm. Chuyến đi chia sẻ giao lưu với giới trẻ của Giáo xứ Quảng Phúc của tôi không đi theo tuyến đường đi về Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm nên tôi chỉ có thể đứng trông về Phát Diệm ngay từ lúc sáng sớm hôm sau thức dạy.

Để có thể làm gì đó cho việc dạy sớm, tôi thấy xa xa có tháp nhà thờ và ước chừng không xa xứ Quảng Phúc, tôi đã đi bộ tới đó. Đây là nhà thờ kính thánh tử đạo Gioan Baptixita Đinh văn Thanh. Cửa nhà thờ không mở, tôi đi một vòng và thầm cầu nguyện với ngài là khi có dịp về Phát Diệm tôi sẽ trở lại thăm ngài. Tôi sống trong gia đình không theo đạo Công giáo nên tôi đã chịu nhiều ảnh hưởng trong phong tục cách sống của gia đình, của cộng đồng. Sau này tôi mới hiểu, người Công giáo không nói về việc viếng nhà thờ kính một vị thánh như là đi tham quan tới nhà thờ có vị thánh đó nhưng sẽ nói là hành hương. Hành hương (Pilgrimage) mang ý nghĩa cầu nguyện về chuyến thăm viếng nơi linh thánh qua sự biểu lộ lòng mến trong lòng đạo đức chân thành của người tín hữu đối với nơi mình sẽ hành hương.

Bốn năm sau, năm 2007, một ngày trung tuần tháng Chín, tôi đến thăm thầy Simon Vũ Đức Hòa dòng Xitô học tại Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội. Thày Simon Vũ Đức Hòa quê ở giáo xứ Yên Vân, nay đã làm linh mục dòng Xitô Nho Quan, giáo phận Phát Diệm. Và qua việc thầy giới thiệu về Sinh viên Công Giáo Phát Diệm, tôi liên hệ với thầy Giuse Vũ văn Được để xin đăng ký nhận Nội san Sinh viên Phát Diệm. Thầy Giuse Vũ văn Được mời tôi thứ Sáu ngày 26.10.2007 về chia sẻ với Giới trẻ Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm do cha Phêrô Nguyễn Hồng Phúc làm Chính xứ. Trong giây phút chia sẻ, tôi kể với cha và các bạn là đã ước ao được trở về Phát Diệm.

Đây là lần đầu tiên trong đời tôi về Phát Diệm một mình bằng xe máy, tự tìm đường và hỏi đường. Trước sự ngạc nhiên của cha và mọi người đã làm tôi thấy thực có Chúa giữ gìn, tôi thầm cảm tạ Chúa. Ngày thứ Bảy trong tuần là lễ Thánh Simon nhiệt thành, Cha Phúc và thầy Được mời tôi ở lại tham dự lễ Quan thầy của họ Phát Thượng thuộc giáo xứ Chính tòa Phát Diệm, quê của thầy Được, tôi vui vẻ vâng lời ở lại. Thánh lễ sáng hôm đó là lễ đồng tế Cha Hồng Phúc (cha xứ), Cha Antôn Phan văn Tự (cha khách) và Cha Giuse Mai văn Thiện (cha quê hương). Tìm một chỗ ngồi ở trong góc cuối Nhà thờ, tôi thầm nghĩ: “Bài giảng lễ thánh Simon có thể sẽ là cha khách sẽ giảng lễ vì ngài là cha quản lý Tòa giám mục”. Lời giảng của linh mục giảng lễ bắt đầu cất lên, ngài nói đến câu thứ hai thì tôi nhận thấy giọng ngài quen quen và hơn thế, ngài dẫn vào bài giảng cách hợp lý nhất đó là ngài nói về lịch sử Giáo Hội.

Trong thời gian tôi đi học giáo lý để gia nhập Hội thánh, tôi đã từng tìm hiểu lịch sử Giáo Hội và cũng còn nhiều thao thức những tưởng rằng khó có thể được hiểu hơn về lịch sử Giáo Hội nên ngay khi vừa nghe thấy câu nói đầy đủ về Giáo Hội tôi liền đứng dậy để có thể được nghe ngài nói rõ hơn. Và điều quan trọng là được nhìn thấy ngài giảng lễ. Ngài không phải là cha khách, cũng không phải là cha quê hương mà ngài chính là cha xứ Hồng Phúc. Khi trở về nhà xứ, tôi hồn nhiên thưa với cha xứ là bài giảng của cha rất sâu sắc, nhiều dẫn chứng với những ý nghĩa về lịch sử Giáo Hội. Tôi thấy như cha vui vì nụ cười của cha rạng rỡ trên gương mặt trẻ trung trong phong cách nhanh nhẹn, năng động nơi một linh mục trẻ mà tôi đoán khoảng 35 tuổi nhưng thực thì ngài sinh năm 1957, nghĩa là ngài đã ngoài năm mươi tuổi và năm 2010 giáo dân giáo phận Phát Diệm mừng chúc 30 năm linh mục của ngài.

Vì thời gian tôi đi chia sẻ tại ba nhà thờ trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy nên việc tham quan nhà thờ Phát Diệm phải hoãn lại.

Hoãn lại mãi tới mùa hè năm 2008, khi tôi được đọc cuốn sách Lịch Sử Địa Phận Phát Diệm do Đức Ông Vicente Trần Ngọc Thụ viết, và phải tới tháng Mười năm 2008 tôi mới hoàn thành xong tập ảnh về Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm và Tòa Giám mục Phát Diệm để gửi đăng tới trang truyền thông Công giáo Việt Nam (www.vietcatholic.org). Nhiều vất vả, nhiều rủi ro và rất nhiều thử thách nhưng tôi vẫn luôn ngân nga lời Thánh vịnh 139:

Dù chắp cánh bay từ phía hừng đông xuất hiện
Đến ở nơi chân trời góc biển phương tây,
Tại đó, cũng tay Ngài đưa dẫn
Cánh tay hùng mạnh giữ lấy con
. (Tv 139,9-10)

Thời gian tôi về Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm theo lời mời của thầy Giuse Vũ văn Được là thời gian tôi đang bước trở lại ra xã hội mới chỉ khoảng một tháng mà hơn mười năm trước tôi đã biết xã hội là thế nào, tôi khiếp sợ, tôi muốn tránh xa và để có thể tránh xa xã hội, tôi đã quyết định theo Chúa.

Bước ra xã hội là phần nào giữ khoảng cách với Hội Thánh (Hội mời gọi những người muốn nên thánh!), đó là chỉ đi lễ mỗi ngày Chúa nhật, chẳng tham gia hội đoàn hay ca đoàn, vui chơi theo ý thích riêng của mình khi muốn thư giãn những lúc cảm thấy căng thẳng, áp lực vì công việc... Tôi đã làm điều đó trong khoảng một tháng, hẳn là Thiên Chúa không thể yên lòng vì tôi rong chơi nên Ngài thấy cần phải đưa tôi đến với chương trình cứu độ của Ngài trong thời gian tôi về Phát Diệm.

Không thể nào dấu tình yêu của mình với Chúa, với Hội Thánh vì chỉ cần một việc tốt nơi một người thánh thiện của Chúa là ngay lập tức cảm xúc tình yêu với Chúa trong trái tim tôi dâng trào, vui và khóc, khóc vì lòng đau đớn bị tổn thương khi chính mình phải từ chối tình yêu của mình nay gặp lại tình yêu, gặp lại Chúa. Tôi đã khóc và chạy trốn lời mời gọi của Chúa nhưng không thể vì trong thánh lễ sáng thứ Hai 29.10.2007, ngày tôi sẽ trở về Hà Nội trong chuyến đi Phát Diệm, tôi đã được nghe lần nữa cha Hồng Phúc giảng lễ. Sau bài giảng tôi nghe thấy tiếng cha đọc lời tiền tụng Cảm tạ Thiên Chúa là một hồng ân, lời cầu nguyện tôi đã thuộc lòng từ lâu và tôi hồn nhiên thầm đọc theo cha: “Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.”

Trên suốt dọc đường về Hà Nội, những bài giảng của cha Hồng Phúc làm tôi thấy như đó là lời của Thiên Chúa nói nhẹ nhàng thì thầm vang lên trong tâm trí tôi. Tiếng trả lời từ trong tâm hồn tôi về lịch sử Giáo Hội và lịch sử Giáo Hội Việt Nam cất lên như Chúa và tôi đang đối thoại, mãnh mẽ và lắng nghe đã giúp tôi hiểu, tôi nhận lỗi với Chúa vì thời gian học giáo lý tại dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội để trở thành Kitô hữu đã không được có điều kiện hiểu về Lịch sử Giáo Hội Việt Nam, có biết thì chỉ là biết một số ít vị thánh Tử Đạo Việt Nam, thực là chưa đầy đủ cho những gì là cần phải biết.

Thời gian này, trên truyền hình hay báo đài luôn có tin tức về sự kiện 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội vào năm 2010, tôi thắc mắc không biết vào năm 2010 có sự kiện nào không? Và Thiên Chúa đã cho tôi biết khi Ngài dẫn tôi tới xem tấm bia đá tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội lúc tôi tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật trong tuần. Như vậy, các giáo xứ, cộng đoàn có lẽ đã có chương trình mừng Giáo Hội Việt Nam. Vậy thì mỗi tín hữu, có thể làm gì đó mừng các Đức cha, các cha đã và đang truyền giáo?

Lời cầu nguyện liên lỉ xin Chúa tha thứ vì tôi đã bỏ Chúa đi chơi ra ngoài xã hội gần một tháng!. Tôi xin Chúa ban ơn cho mình được làm gì đó như là một quà tặng thật ý nghĩa dâng Chúa để làm vui lòng Chúa, tất nhiên là tôi chọn hai điều mà mình đang ao ước trong lòng đó là xin được một lần nữa về Phát Diệm để được nghe các Cha giảng lễ và đi đến hết các nhà thờ giáo xứ của giáo phận Phát Diệm.

Thiên Chúa Toàn Năng đã không để tôi phải đợi lâu vì hai hôm sau ngày ở Phát Diệm về Hà Nội, thầy Được cho tôi biết tin là có cha Hồng chính xứ Tân Khẩn mời tôi về chia sẻ với giới trẻ vào ngày Chúa nhật trong tuần. Tôi nhận lời mời của cha Hồng và tối hôm đó tôi điện thoại xin xin tham dự thánh lễ giữ lễ Chúa nhật ở nhà thờ Chính tòa Phát Diệm, và được đồng ý. Có một sự việc mà tôi cho là nhỏ, đó là không may lúc đi đường tôi đã làm rơi ví, trong đựng giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe với hơn một trăm nghìn, tôi nghĩ là sẽ đi làm lại vào hôm nào đó. Tôi dành nhiều thời gian cầu nguyện với Chúa và chuẩn bị cho chương trình đi hành hương Phát Diệm trong ơn Chúa ban.

Nhà Thờ Trì Chính

Sau Tết Nguyên Đán Mậu Tý năm 2008, tôi bắt đầu chương trình hành hương 75 nhà thờ giáo xứ của Giáo phận Phát Diệm vào tuần đầu tháng Tư năm 2008. Nhà thờ Trì Chính là nhà thờ đầu tiên mà tôi đến chụp hình. Nhà thờ Trì Chính chỉ cách Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm 1km. Theo sự chỉ đường của cha Hồng Phúc, tôi đã tìm đến được nhà thờ. Cha đang ở ngoài “công trường” với giáo dân, cùng lao động với giáo dân nhưng khi thấy tôi đến thì cha ngừng tay nghỉ giải lao ít phút. Cha Hồng Phúc giới thiệu tôi với Ban hành giáo, tôi được sự tiếp đón nồng nhiệt của cha và Ban hành giáo. Ngài cùng ông trương Bằng dẫn tôi đi tham quan giáo xứ, ngài giới thiệu về giáo xứ Trì Chính đang gấp rút chuẩn bị Khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập với bao nhiêu là việc chưa xong như là khán đài, ao hồ, đường bao quanh ao hồ, tường rào...

Lần đầu tiên tôi được biết rõ hơn về công việc “hậu cung thánh” của linh mục triều. Có biết bao nhiêu là công việc phục vụ trong sứ vụ bổn phận mục vụ của linh mục. Tất cả đòi hỏi tình yêu thương, lòng tận tâm và nỗ lực hết sức mình cho giáo xứ, mà có thể là hai hay ba giáo xứ kiêm nhiệm. Sự tồn tại và phát triển của một giáo xứ chính là sự phi thường của cha xứ trong những công việc âm thầm phục vụ, có lẽ không chỉ có 10 tiếng đồng hồ trong ngày mà có thể tới 20 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tôi thầm cầu nguyện, xin Chúa giữ gìn linh mục của Chúa, xin Chúa đổ tình yêu của Chúa vào trái tim linh mục để các ngài luôn sẵn sàng yêu và yêu người thật nhiều và vì linh mục cũng là người bình thường. Tôi xin Chúa cho linh mục bình thường hãy là người đàn ông đích thực trong chiếc áo chùng thâm làm việc của Chúa. Nhưng ở đâu có sự hiện diện của linh mục, ở đó có tình yêu, niềm vui và tha thứ. Ngài tha thứ trước nhất, ngài cất tiếng cười nói vui rõ nhất, từ người già đến trẻ nhỏ đều được ngài quan tâm nhiều nhất. Nhất là trẻ em, ngài bế em bé trên tay và nựng vui đùa trong tình cha con, ngài làm mặt xấu hù dọa em nhưng em bé chẳng thấy sợ mà lại cười như nắc nẻ. Tiếng cười là niềm vui, là nguồn động viên đối với mọi người và cũng là hạnh phúc riêng đối với linh mục, vì tiếng cười sẽ giúp cho ngài mỗi ngày trở nên linh mục thánh thiện hơn, đạo đức hơn.

Từ giáo xứ Trì Chính tôi trở về Hà Nội. Trên đường về Hà Nội tôi tìm đến nhà thờ họ Nuốn Khê thuộc giáo xứ Quảng Phúc, quê của thày thánh G.B Đinh văn Thanh. Bầu trời đã bắt đầu có mây đen, dấu hiệu của cơn mưa sẽ rất to. Tôi đã đến được nhà thờ và vào viếng thày thánh Thánh, rồi vội xin phép thày thánh để về Hà Nội kẻo trời mưa to. Trời mưa nặng hạt không ngừng suốt từ sáng cho tới quá trưa. Tôi đi trong mưa, đi ra đến thành phố Ninh Bình thì nước mưa đã thấm vào người vì áo mưa mỏng quá. Biết làm thế nào được, tôi thầm cầu nguyện, phải đi về Hà Nội để ngày mai còn đi học.

Tôi về đến nhà là 5 giờ chiều, quần áo trên người ướt sũng, lạnh run, mấp máy môi cảm tạ Chúa Thiên Chúa và các linh hồn của Chúa đã phù hộ cho tôi đi hết chặng đường từ Phát Diệm về Hà Nội được an toàn. Việc trước tiên là làm ấm người để không bị cảm, kinh nghiệm hơn lần trước và dù sao thì ở nhà đủ điều kiện giữ ấm người hơn là khi đi xa. Sau đó là chìm mình trong giấc ngủ lại sức, một giấc ngủ say và sâu đến 8 giờ tối. Tôi còn nằm trên giường thêm mười phút mới dạy để đi ăn tối, tôi thấy mình khỏe như là chưa đi chặng đường xa lúc chiều, lời cảm tạ tôi dâng Chúa trong bình an của tâm hồn vì Chúa ở bên tôi luôn luôn.

Những hình ảnh về nhà thờ họ Nuốn Khê và nhà thờ Trì Chính rõ nét từng chi tiết trong tâm trí. Tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên khi mình có thể tự tìm đến được nhà thờ họ Nuốn Khê … có một bà cụ chỉ cho tôi ngõ rẽ vào nhà thờ họ Nuốn Khê. Niềm vui, những tiếng nói thầm trong lòng với thầy thánh Thanh, quà tặng dâng ngài là lời cầu nguyện tạ ơn, tôi cám ơn thầy thánh vì thầy cũng là một tân tòng. Hình ảnh giáo xứ Trì Chính hiện lên trong tâm trí cùng lúc với niềm vui gặp được thầy thánh Thanh, tôi hứa với thầy là sẽ về thăm thầy nhiều lần nữa. Hướng Nhà thờ Trì Chính nhìn ra một dòng sông, như vậy thì cổng chính của Nhà thờ sẽ đi ra đường sông, còn con đường từ thị trấn đi vào chỉ là ngõ. Những chi tiết về Nhà thờ Trì Chính là lời mở đầu cho bài viết mà ngay khi ăn tối xong là tôi bắt đầu viết bài:

“Nhà thờ Trì Chính nằm ở trong khu dân cư thuộc xã Kim Chính, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ cách Nhà Thờ Chính Toà Phát Diệm hơn 1km, phía bên kia sông Vạc. Theo lời kể của ông Chánh Trương Giuse Đỗ Văn Bằng thì vào năm 1908 thành lập Giáo xứ Trì Chính đã có ngôi nhà thờ này. Nhà thờ được xây dựng đặt hướng nhìn ra dòng sông Vạc. Sông Vạc nối tiếp bởi sông Luồn và sông Chanh thuộc sông Hoàng Long. Dòng sông chảy qua thành phố Ninh Bình và còn là ranh giới tự nhiên của hai huyện Yên Khánh với huyện Yên Mô chảy tới thị trấn Kim Sơn dọc qua hai xã Kim Chính và xã Thượng Kiệm rồi nhập vào sông Đáy, từ sông Đáy chảy ra Biển Đông.”

Câu chuyện về giáo xứ Trì Chính dài 5 trang A4 chỉ trong đêm hôm đó, tôi cảm tạ Chúa, Chúa đã giúp tôi ghi ra những điều Chúa nói trong tâm hồn tôi.

Trong ơn Chúa ban, tôi đã lên được địa chỉ nhà thờ giáo xứ kính thánh tử đạo và tôi bắt đầu đi vừa kết hợp dự lễ Chầu lượt của giáo xứ vào ngày Chúa nhật, vừa hành hương kính thánh tử đạo. Trong tháng 6, 7, 8 và hai tuần của tháng 9 năm 2008 tôi đã đi đến được 29 giáo xứ, 1 giáo họ, 10 lần viếng vườn thánh, 3 tu viện, 1 gia đình có thánh tử đạo đó là cha thánh Khoan ở xứ Hiếu Thuận. Sáng ngày 14.9.2008, theo chương trình thì tôi sẽ đi tiếp đến xứ Bình Hòa, một giáo xứ đã từng được cha thánh Khoan coi sóc, nhưng vì là ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi, linh mục đoàn và giáo dân Phát Diệm về xứ Đồng Đinh tham dự lễ nên tôi chọn đi lễ ở Đồng Đinh. Trên đường đi khi đến huyện Yên Khánh có chốt công an giao thông kiểm tra giấy tờ xe, thì tôi đã bị giữ xe vì thiếu giấy phép lái xe. Đang là tháng An Toàn Giao thông nên dù xin cách nào họ cũng không trả lại xe, tôi đành chịu nhận biên bản giữ xe. Buồn và chán nản, tôi nhắn tin cho cha Hồng Phúc về việc bị giữ xe và xin ngài chúc lành cho tôi.

Vườn Thánh Phát Diệm

Hôm 22.9.2008, sau một tuần bị phạt giữ xe, tôi về Phát Diệm để xin các cha giúp, nếu được các cha ở Phát Diệm giúp mỗi người một chút thì tôi sẽ có đủ số tiền để lấy xe máy bị phạt giữ xe nhưng không có ai dám giúp đỡ. Ngay sau lễ sáng tôi ra Vườn Thánh Phát Diệm viếng mộ các cha, các thầy và các sơ. Tôi muốn cầu nguyện và mặc dầu trong lòng rất u buồn nhưng tôi vẫn muốn tiếp tục thực hiện tập hình về Giáo phận Phát Diệm. Tại Vườn Thánh hiện có 307 ngôi mộ. Và khi tôi đang loay hoay đếm lại số mộ của các cha vì đã đếm nhầm do có hàng có 13 ngôi mộ, có hàng có 12 ngôi mộ, tôi nhận thấy mình đang đứng bên ngôi mộ của một linh mục, ngôi mộ khuất sau cây tùng, như có tiếng của ngài gọi mình, tôi đã quỳ ngay xuống bên mộ của ngài và tất nhiên là tôi dừng việc đếm số mộ lại để dâng lời cầu nguyện cho ngài – một linh mục đã qua đời – tôi nhìn lên bia mộ thì hiểu ngay ngài là linh mục thừa sai. Ngài từ trần năm 1921, tên của cha được khắc trên bia mộ.

Tôi ngồi lại bên mộ ngài, xúc động cầu nguyện và trò chuyện:

- Ôi! Cha là linh mục Thừa sai. Cha đã tới Phát Diệm và cha ở lại Phát Diệm. Cha đã ở Phát Diệm hơn 80 năm. Cha nhớ nhà nhiều lắm phải không cha? Những người thân của cha hẳn là rất nhớ cha vì cha đi truyền giáo ở Việt Nam, cha sống ở Phát Diệm và thân xác cha ở lại đây. Nhưng giáo dân Phát Diệm đã trở thành người thân của cha và cầu nguyện cho cha. Con cũng sẽ về viếng mộ cha mỗi khi con về Phát Diệm.

- …
- Bây giờ con phải đi lo cho chiếc xe máy của con đang bị giữ phạt ở đây. Con biết đó là những thử thách khi con muốn tìm hiểu Lịch sử Giáo phận Phát Diệm. Con sẽ sớm trở lại thăm cha, cha vui cha nhé!

Kể từ hôm đó, trong những lần về Phát Diệm lo xe máy bị giữ phạt và suốt cả thời gian thực hiện chương trình Hành Hương Phát Diệm, sau mỗi lần tham dự thánh lễ 5 giờ sáng ở Nhà thờ Chính tòa thì Vườn thánh Phát Diệm là nơi nghỉ chân cho tôi khi tôi không thể nghỉ chân hay nghỉ đêm tạm bất cứ một nhà xứ nào của giáo phận Phát Diệm. Ngôi mộ của cha Baraeir là nơi rất êm ái mỗi khi tôi ngả đầu mình tìm tình yêu thương của linh mục và tôi đã khóc, những hàng nước mắt cứ tuôn rơi ướt đẫm cả rêu trong kẽ đá garito trên mộ của cha.

Rủi Ro Trong Thử Thách -- Nhưng Thử Thách Khẳng Định Tình Yêu Với Thiên Chúa

Những người bạn học hồi phổ thông không thấy tôi liên lạc thăm hỏi thì lấy làm lạ và tìm tôi. Tôi muốn dấu chuyện riêng của mình nhưng không được, bạn bè đã biết chuyện và họ giúp. Người cho tiền, người cho vay tiền để tôi có thể nhanh chóng làm lại đủ giấy tờ và cũng để bồi dưỡng sức khỏe vì phải lo nghĩ u buồn. Trong lúc này, điều làm tôi rất đau buồn đó là toàn bộ những ảnh chụp về nhà thờ giáo xứ ở Phát Diệm bị virus xóa sạch. Tôi cầu nguyện với Chúa, tôi nhủ thầm với mình: “Hãy nhìn lại mục đích đã hứa quyết tâm sẽ đạt được và phân tích mình đã thành công đến mức nào.” một câu hỏi: “Sao Chúa không giữ giúp con những tập hình ạ?” Rồi trước khi đi ngủ, tôi cầu nguyện xin lỗi Chúa, tôi thì thầm với Chúa: “Thiên Chúa yêu quý của con, thật ra Chúa đã giữ giúp con rồi, những gì con có là của Chúa và tất cả những gì của Chúa là hoa trái cho con đến lãnh nhận. Hôm nào con lấy được xe máy về con sẽ thực hiện lại chương trình hành hương ạ.” Giấc ngủ ngon, bình yên đến với tôi nhưng những giọt nước mắt cứ rơi ướt đẫm gối.

Các cha và bạn bè không hề biết tôi phải đi lại ra sao trong thời gian bị giữ xe, đi đi về về Hà Nội và Phát Diệm, đi lại ở Hà Nội và Bắc Ninh, đi học, đi làm... Tính đến ngày bị giữ xe thì trong năm 2008, tôi đã đi 14.977km của 35 lần đi về Phát Diệm, trong có 150km là phải đi bộ từ thành phố Ninh Bình về Phát Diệm và ngược lại. Những lần trở về Phát Diệm, trong ơn Chúa ban, tôi được nhận nhiều điều mới về tình cảm con người, ý nghĩa truyền giáo, lịch sử Giáo phận Phát Diệm… Ba lần về Phát Diệm cuối năm 2008 đó là ngày 22 và 23.10.2008 tôi về lo lấy xe máy bị giữ phạt 37 ngày và ngay chiều cùng ngày lại bị công an huyện Kim Sơn giữ phạt tiếp lần thứ hai (?!). Hôm ấy, chiều ngày 22.10.2008 khi tôi vừa lấy được xe máy từ Công an huyện Yên Khánh phạt giữ xe 37 ngày, trên đường đi đến xứ Hảo Nho vì muốn chụp bức hình “bệ Thánh Giá” trên núi Trụi. Có chốt công an giao thông: tôi bàng hoàng khi công an Kim Sơn lập biên bản giữ xe!

Ngày 25.10.2008 tôi về dự lễ Bế mạc Giáo xứ Trì Chính; ngày mồng 3.11.2008 tôi về giải quyết xe bị giữ lần 2 và viếng Vườn Thánh Phát Diệm. Lần thứ ba tôi đi bộ từ xứ Trì Chính ra ga Ninh Bình, đó là lúc 6 giờ chiều ngày 27.10.2008. Đi được chừng 3km thì đôi dép rọ nhựa đã dính đầy bụi cát trên đường bị đứt quai và đã khiến bàn chân, gót chân, các ngón chân của tôi xưng đỏ đau rát, việc đi bộ càng trở nên khó khăn hơn khi chốc chốc đi được một đoạn thì tôi phải dừng lại để rũ bụi cát và sỏi khỏi dép. Trời tối xuống nhanh chẳng còn ánh sáng ban ngày để nhìn đường nữa. Đường vắng và gồ ghề, thỉnh thoảng cũng có ánh đèn trong nhà đã đóng kín cửa hắt ra ngoài hiên lờ mờ nhưng dù sao cũng đem lại cho tôi cảm giác đỡ sợ vì biết là trong ngôi nhà đó có người đang ở. Lúc lúc thấy có ôtô hay xe máy phóng vụt qua, họ không cần biết có người đi bộ đang cần đi nhờ xe. Những bài thánh ca tôi hát lên thành tiếng khe khẽ để xua đi cái tĩnh mịch của đêm đen, xua đi nỗi sợ vì một mình đi trong đêm tối. Những suy nghĩ về ý định bỏ cuộc hành hương giáo phận Phát Diệm đã giúp tôi nhìn lại mục đích mà tôi mong muốn sẽ đạt được trở thành những lời cầu nguyện thì thầm với Chúa, với các thánh tử đạo Việt Nam, cách riêng với cha thánh Neron Bắc, tôi đã hỏi ngài: “Cha ơi, ngày xưa cha và các cha thừa sai đi truyền giáo miền Phát Diệm như thế nào ạ? Có khi nào các cha đi bộ như con lúc này không cha? Chắc là cha cũng phải đi rất vất vả cha nhỉ. Con buồn lắm, nhưng mà... nhưng mà con vẫn rất muốn được đi đến hết các nhà thờ giáo xứ giáo phận Phát Diệm...” Phải mất sáu tiếng đồng hồ tôi mới ra tới ga Ninh Bình, cứ đi đều đều trong những lời cầu nguyện vui buồn với Chúa và các thánh, cuối cùng thì tôi cũng ra đến ga Ninh Bình, đồng hồ chỉ 23h50' và còn khoảng 15' thì có tàu về Hà Nội. Thử thách của Chúa là thử thách trong tình yêu, Chúa luôn thử thách đối với người nào Chúa yêu và Chúa biết người đó yêu Chúa nhưng Chúa vẫn thử thách vì Chúa muốn sự khẳng định tình yêu của người yêu Chúa thực tâm. Thuật ngữ Thánh Kinh giải thích thử thách (Temptation) là ám chỉ việc đặt một người Chúa chọn cho chương trình của Chúa vào trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm để qua đó thấy được tinh thần, khả năng của họ... Một giấc ngủ bình yên và an toàn trên tàu hỏa đưa tôi từ Ninh Bình về Hà Nội. Khi về tới nhà, tắm gội và ăn sáng xong, tôi lục tìm các sách sử nói về các cha thừa sai để được hiểu hơn việc truyền giáo tại Việt Nam, cách riêng là truyền giáo tại Tây Đàng Ngoài.

Thiên Chúa thật là tuyệt! Chúa đã cho tôi tìm thấy những câu chuyện viết về Đức cha Retord Liêu, Giám mục Địa phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1838 đến năm 1858, tôi thầm cảm tạ Chúa. Niềm vui và hạnh phúc khi tôi được gặp Đức cha Retord qua những trang sách, tôi say sưa đọc những câu chuyện về cha như có cha đang hiện diện bên tôi và tôi thinh lặng chăm chú lắng nghe cha kể bước đường truyền giáo của cha và các cha thừa sai. Bao nhiêu tủi hờn và cái đau của hai chân đau nhức vì đi bộ đường dài suốt đêm chẳng còn làm cho tôi phải nũng nịu với Chúa thêm tí gì nữa. Nhưng thật kỳ lạ là phải nhiều tháng sau tôi mới được biết mộ của Đức cha Retord Liêu và các Đức cha hiện đang ở nhà thờ xứ Sở Kiện (giáo phận Hà Nội). Đúng là Chúa biết và Chúa chuẩn bị cho tôi chương trình mới trong việc tôi sẽ trở lại hành hương Phát Diệm cùng với việc hành hương địa danh các thánh tử đạo Việt Nam. Ngay khi tìm được địa chỉ nhà thờ Sở Kiện, tôi đã đến viếng mộ Đức cha Liêu cùng các Đức cha và bắt đầu thực hiện chương trình hành hương các thánh tử đạo quê ở Giáo phận Hà Nội trước rồi sau đó mới bắt đầu thực hiện lại chương trình hành hương Phát Diệm lần thứ hai và đồng thời hành hương di tích lịch sử 117 thánh Tử Đạo Việt Nam.

Chỉ có một mình tôi, là nữ giới, đi xe Honda từ Hà Nội về Phát Diệm, chặng đường ngót 130km và diện tích của Giáo phận Phát Diệm là 1.787km2. Chương trình lần thứ hai tôi trở lại Phát Diệm để thực hiện chụp hình 75 nhà thờ giáo xứ giáo phận Phát Diệm vào năm ngày Chúa nhật của ba tháng hè là ngày 7.6.2009, ngày 5 và 26.7.2009, ngày 2.8.2009. Tôi đi hành hương như đi du lịch, rong ruổi thêm gần 10.000km suốt các ngày trong chương trình đi từ sáng sớm đến khi trời tối. Số tiền lúc đầu dự tính là 2 triệu đồng thì hai năm qua đã là hơn 20 triệu đồng. Tôi đã đi du lịch Phát Diệm! Đi du lịch là khi mình tự do đi đến những nơi mình dự định đến, du lich thì khác với hành hương, vì hành hương cần có sự liên hệ nơi đến nếu được cho phép. Từ khi thực hiện lại chương trình với 17 lần đi về Phát Diệm thì cả 17 lần đó tôi đều viếng Vườn Thánh. Với ơn Chúa ban và các thánh tử đạo tại Phát Diệm phù hộ, tôi dự định sẽ hoàn thành xong tập ảnh 99 bức hình về Giáo phận Phát Diệm trong ngày mồng 2.8.2009.

Hành Hương Phát Diệm Trong Ơn Lành Của Thiên Chúa

Ngày 2.8.2009 là ngày cuối của chương trình hành hương nên tôi xin Chúa cho mình khởi hành muộn hơn một chút vì đã thấm mệt. Đang khi tôi soạn đồ để tiếp tục lên đường thì có điện thoại của cha Hồng Phúc mời tôi tới nhà xứ ăn sáng. Tôi cảm tạ ơn Chúa ban, lâu lắm rồi kể từ lần về Phát Diệm chia sẻ hồi 26.10.2007 nay mới có dịp dùng bữa với cha xứ tại nhà xứ, tôi vui và đi ăn sáng theo lời mời của cha xứ ngay!

Trong lúc dùng bữa tôi lắng nghe và thấy rất vui khi tiếng cười, tiếng trò chuyện của cha xứ, cha phó và mọi người hòa với tiếng lanh canh của bát thìa đĩa. Cha xứ cũng hỏi thăm tôi vì sao lại chụp hình nhà thờ giáo phận Phát Diệm. Tôi thưa với ngài là tôi muốn mừng Năm thánh 2010. Cha xứ lắc đầu, tỏ ý không bằng lòng về chương trình tôi đang làm thật như là “đống rơm”. Tôi im lặng, tôi muốn mình là “giọt sương” vì giọt sương khi gặp ánh nắng mặt trời sẽ được bốc hơi để tìm cho mình một lớp áo lấp lánh khác và ngưng tụ để cho mình trưởng thành và hoàn thiện hơn. Tôi biết là chỉ trong ngày hôm nay mình sẽ hoàn thành xong chương trình và có thể tạm biệt Phát Diệm, tạm biệt cha Hồng Phúc. Tạm biệt nghĩa là không về Phát Diệm nữa vì tôi đã quá mệt với những thử thách trong thời gian qua. Một lúc sau, tự nhiên tôi thốt lên: “Cha ơi! Con mệt quá. Con cảm ơn cha về bữa sáng, con...”. Cha Hồng Phúc không để cho tôi nói hết, ngài trả lời: “Sao Thùy Chi lại khách sáo thế. Đương nhiên là rất mệt vì con đi nhiều như thế còn gì.” Nhưng cha Hồng Phúc không biết là tôi định nói: “...con có thể để dành năm chiếc bánh quy và hai hộp sữa Milo cho bữa trưa nay nhưng đã lâu lắm rồi con mới được cha mời dùng bữa thân mật ấm áp tình gia đình như thế này ạ”. Có lẽ Thiên Chúa đã nghe thấy tiếng tâm hồn tôi nói lời “Tạm biệt Phát Diệm”, Thiên Chúa đã làm gì đó vì ngay tức thì tôi thấy cha Hồng Phúc cởi mở hơn khi tôi xin ngài chỉ đường đến nhà thờ Bình Hải, ngài vui vẻ xem tờ giấy tôi ghi tên nhà thờ, ngài gật đầu tấm tắc khen vì thấy chương trình của tôi đã đi gần hết 75 nhà thờ giáo xứ, chỉ còn khoảng hơn mười xứ là hoàn thành. Cha Hồng Phúc và tôi chia tay nhau. Cha chúc lành và hẹn gặp vào lễ tấn phong Giám mục 8.9.2009. Tôi thầm cầu nguyện với Chúa và vâng ý Chúa vì Chúa vẫn muốn tôi trở về Phát Diệm. Chương trình chụp hình 75 nhà thờ giáo xứ giáo phận Phát Diệm sẽ hoàn thành nếu như hai xứ Yên Liêu và Phú Thuận không bị sai địa chỉ. Địa chỉ của Tòa giám mục ghi hai xứ này ở xã Phú Thuận, huyện Yên Khánh. Tôi đành để lại hai xứ để lần khác trở về Phát Diệm chụp hình nhà thờ.

Khi về tới Hà Nội an toàn, tôi cầu nguyện và nghỉ ngơi. Niềm vui tâm hồn, tôi dâng lời cầu nguyện: “Thiên Chúa yêu quý của con, Chúa đã dấu địa chỉ xứ Phú Thuận và xứ Yên Liêu cực siêu vì Chúa muốn con trở về Phát Diệm chứ gì. Chúa biết chắc chắn là con trở về Phát Diệm trong ngày gần đây mà. Bây giờ con muốn được Chúa ôm con vào lòng Chúa và cho con giấc ngủ ngon đêm nay Chúa nhé!” Tôi cầu nguyện trong tình yêu của Chúa và một tuần trước lễ tấn phong Giám mục của Giáo phận Phát Diệm, tôi bắt đầu soạn hình để cho ra Album 99 bức ảnh về Phát Diệm cùng với việc viết dàn ý câu chuyện TRỞ VỀ PHÁT DIỆM dâng kính Thiên Chúa.
 
Kỷ niệm về Cố Linh Mục Giuse Vũ Đức
Đinh văn Tiến Hùng
14:15 29/03/2011
Lời Thánh Phao-lô: “Chúng tôi thích từ bỏ thân xác để được ở bên Chúa” ( 2Cr 5: 8 )

“Tôi đi về nhà Cha,
Chứ không phải là chết,
Tuy có người đã nghĩ,
Họ đang ở lưu đầy.
Tôi về nhà Cha để nghe Ngài dạy,
Để xem Ngài cười,
Để gặp lại Ngài trong vui sướng!
………….
Nên tôi nói: chẳng phải ra đi,
Chẳng nghĩ rằng phải chết,
Nhưng là về với Chúa,
Để sống với Ngài muôn đời !

(Trích Đau khổ vì mất người thân của Lm Vũ Đức)

Trong cuộc đời, những bạn thân từ thời niên thiếu đã xa vời trong dĩ vãng. Những bạn gìa tâm tình lần lượt ra đi. Giờ đây tôi mong ước có một bạn tâm giao. Không biết có phải vì đời sống thực dụng nơi đây hay tuổi đời mỗi ngày chất chồng làm tôi nghĩ thế?

Tuổi trẻ sống hướng về tương lai. Tuổi già thường quay về quá khứ. Chính vì vậy, tôi thường tìm về dĩ vãng, những ngày xưa thân ái, mong tìm được vài hình ảnh thân thương còn đọng lại.

Tôi và Linh mục Vũ Đức đã thân nhau từ những tháng năm niên thiếu. Hai chúng tôi đồng tuổi, chung Dưỡng Phụ, học cùng Lớp Nhì A Trường Thử (để qua 2 năm tuyển chọn trước khi lên Tiểu chủng viện) và cùng nhận Thánh Giu-se Quan Thày. Chú Đức trắng trẻo, nhỏ con, đôi mắt tinh nhanh, miệng luôn tươi cười hoạt bát, nên dễ gây được cảm tình với người đối thoại. Còn bé chúng tôi thường gọi nhau ‘cậu-tớ’ thay vì ‘mày-tao’ như bọn trẻ ngoài đời. Hồi đó hạnh kiểm đạo đức tập sinh được quan tâm hơn cả khả năng học tập. Trò Đức và một số trò khác luôn được xếp hạng cao về đạo hạnh, nên phần lớn sau này trở thành Linh mục. Hai Lớp Nhì A và B gần 100 tập sinh chỉ có 8 anh em được thụ phong Linh mục. Nhưng theo nhận định của các huynh đệ đây là tỉ lệ khá cao. Thật đúng như Lời Chúa: “Kẻ dược gọi thì nhiều, nhưng được chọn thì ít”.

Rồi những tháng hè khó quên tại đồn điền Cồn Thoi nơi Dưỡng Phụ đang làm Quản lý. Sau 1 tuần về chung sống với gia đình, 8 huynh đệ chúng tôi sống cùng nhau nơi đồn điền để trau đồi sức khoẻ và trao đổi bổ túc việc học. Cuộc sống nông đân nơi đây hiền hoà chân lấm tay bùn, nhưng gió biển lồng lộng từ ngoài khơi thổi vào mang sức sống lành mạnh cho tâm hồn. Bạn Đức sinh nơi đây và cùng song thân và anh chị sống cuộc đời đạo đức gương mẫu…

Ôi! Sông nước trường xưa, êm đềm như ánh sáng trăng rằm. Chúng tôi ngây ngất với năm tháng tuổi thơ. Say mê học tập, trau dồi đạo hạnh dưới ngôi trường cổ kính kín cổng cao tường, soi bóng lung linh dứới dòng nước lững lờ trôi (ngôi trường do các nữ tu Dòng Kín Lisieux lưu lại tại Trì Chính, Phát Diệm)

Đang sống những tháng ngày thân thương bên nhau thì biến cố xảy ra Hiệp Định Giơ-neo 1954 chia đôi Đất Nước. Chúng tôi vỡ đàn tan nghé, người đi kẻ ở Bắc Nam đôi bờ.

Vào Nam, sau vài năm học Tiểu chủng viện Phát Diệm tại Phú Nhuận, tôi bị bệnh nặng phải giã từ mái trường thân yêu về gia đình điều trị. Trong khi chú Đức tiếp tục học xong Tiểu chủng viện, rồi lên Đại chủng viện Sài gòn. Sau khi lãnh chức Linh Mục, Cha Đức truyền giáo tại Giáo phận Cần Thơ. Tôi gia nhập Quân đội, liên tiếp đồn trú nơi vùngTây nguyên và hoả tuyến Miền Trung, nên anh em không có dịp hội ngộ, chỉ biết tin tức về nhau qua Cha Bố Phao-lô Trần hữu Lý.

Sau 30/4/75, chúng tôi may mắn gặp lại nhau tại Sàigòn vẫn thân tình như xưa. Cha kêu tôi bằng ‘cậu’ xưng ‘mình’. Tôi nhận thấy không được thoải mái và muốn tôn trọng chức Linh Mục, tôi đề nghị: - Này Cha Đức! Anh em mình đồng tuổi, đồng môn, cùng Sư Phụ, nhưng Cha nhập môn trước 1 năm, theo luật ‘giang hồ hành đạo’ tôi phải gọi Cha là Sư Huynh mới đúng lễ nghĩa.

Cha Đức cười vang cởi mở và từ ngày đó chúng tôi gọi nhau theo tiếng nhà đạo thân tình ‘Quan Bác- Quan Chú’.

Ít lâu sau Cha Đức cùng với giáo dân Miền Tây vượt biên sang Mỹ. Tôi trôi dạt qua nhiều trại tù Nam Bắc gần 10 năm nên mất luôn tin tức. Sau khi ra tù tôi gặp được người anh của Cha, nên biết hiện Cha đang phục vụ trong ngành Tuyên úy Quân đội Hoa Kỳ. Ông anh trao tôi tấm hình Cha Đức mặc quân phục từ Mỹ gởi về trông thật rắn rỏi oai phong, vẫn vầng trán rộng, đôi mắt trong sáng, nụ cười hồn nhiên. Tôi mừng cho Người Bạn năm xưa vẫn theo đuổi lý tưởng cao đẹp nơi xứ lạ quê người. Tôi không ngờ Dưỡng Phụ có 3 nghĩa tử đều khoác màu áo hoa rừng bảo vệ Chính nghĩa Tự do: 2 Tuyên úy trong Quân Lực Việt-Mỹ và tôi gia nhập Binh chủng LLĐB ưu tú QLVNCH.

Thoát khỏi nhà tù nhỏ,tôi lại sống lây lất khổ cực nơi nhà tù lớn dưới sự kiềm kẹp độc ác của chế độ Cộng Sản vô thần, gần 10 năm sau mới ra đi theo diện Tị nạn Chính trị định cư tại Hoa Kỳ. Từ những tháng đầu đặt chân lên đất Mỹ, tôi cố tìm hỏi về Cha Đức nhưng các Linh mục Việt Nam cho biết Cha luôn đi theo các đơn vị Quân đội Hoa Kỳ đang tham chiến tại hải ngoại: lúc nơi vùng biên giới Tây Đức, khi ngoài chiến trường Iraq hay trong căn cứ Guatanamo, Cuba… nên không có địa chỉ nhất định… Mãi ít năm gần đây, qua các Bạn đồng môn tôi mới liên lạc được khi Cha trở về Hoa Kỳ săn sóc bệnh nhân Quân y viện Detroit, Michigan vì Cha đến tuổi hưu và sức khoẻ cũng giảm dần, không đủ sức bôn ba như trước.

Sau gần 30 năm xa cách, thật vui mừng cảm động qua đường giây điện thoại với giọng nói nồng nàn, tiếng cười rạng rỡ, cùng nhau trao đổi tâm tình và đời sống mãi không hết lời và hẹn nhau sẽ gặp mặt một ngày gần. Đến năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 40 năm Linh Mục, Cha gởi Thiệp mời qua Oklahoma dự lễ và 1 thùng sách Cha viết với những kinh nghiệm qúi giá trong thời gian phục vụ bệnh nhân gồm:

- Mục vụ cho bệnh nhân.
- Lời cầu phó dâng.
- Tìm hiểu chương trình giúp chết bình an.
- Gíúp bệnh nhân Ung thư liệt kháng.
- Đau khổ vì mất người thân.

Tất cả là cẩm nang giá trị của mọi gia đình, cố vấn tinh thần, thừa tác viên, Hội đoàn, Tông đồ giáo dân… Nhưng đặc biệt là tập thơ NHỚ kỷ niệm 40 năm Linh Mục (1970-2010). Tôi đã hân hạnh giới thiệu tập thơ NHỚ trên Nguyệt san Hiệp Nhất và Mạng lưới Dũng Lạc mấy tháng trước đây. Với lời thơ mộc mạc chân thành, Cha Vũ Đức muốn trải rộng lòng qua gần 70 năm cuộc đời với gần 30 năm đeo đuổi vượt qua bao khó khăn vất vả để đạt tới Lỳ Tưởng và Hành trình 40 năm hy sinh tận hiến cho Thiên Chúa và Giáo Hội:

- 1970: Thụ phong Linh Mục tại Sài gòn. Phục vụ Giáo phận Cần thơ qua các Họ đạo: Bạc Liêu, Hải Yến, Thới Thạnh,Đại Hải.
- 1973: Chính xứ Đại Ngải. Kiêm các Giáo điểm: Nhơn Mỹ, Mỹ Phước, Trà Ếch, Rạch Vọp.
- 1980: tại Hoa Kỳ Trường Sinh ngữ Delgano College, New Orleans, Lousiana.
- 1982: Phụ tá Giáo xứ Blessed Sacrament Church, Lawton, Oklahoma.
- 1986: Tuyên úy Bộ Binh Quân Đội Hoa Kỳ. Trung Tâm Huấn Luyện Pháo Binh, Thiết Giáp Fort Sill, OK
- 1989: Tuyên úy Thiết vận xa vùng biên giới Tây Đức.
- 1992: Tuyên úy Trại Tỵ nạn Kurdis,North Iraq
- 1993: Trung Tâm Hồi Lực Quân Đội Hoa Kỳ (VAMC) and Henry Ford, Detoit, Michigan.
- 2010: Kỷ niệm 40 năm Linh mục.
- 2011: Cha Giu-se Vũ Đức an giấc ngàn thu tại Bệnh viện VA John Dingell, Detroit.

Ôi! Cuộc đời bước theo Thày Chí Thánh biết bao thử thách gian truân,nhưng Cha Giu-se Vũ Đức quyết tâm vác Thánh Giá theo Ngài đến hơi thở cuối cùng. Và ngày 23/3/2011 vừa qua tháng tôn kính Thánh Cả Giu-se, Cha Đức đã được Chúa gọi về và Thánh Giu-se Quan Thày giang tay đón nhận Cha vào Nước Hằng Sống

Thế gian rồi sẽ tận cùng,
Kiếp người trở lại từ vùng ra đi,
Trên cao Thiên Chúa từ bi,
Đưa con rời thế rước về nghỉ ngơi,
Đó là Nguyên Quán đời người.

...
(Trích tập thơ NHỚ của Lm Vũ Đức)

(Viết thay các Huynh Đệ để Tưởng nhớ Người Bạn Đồng Môn kính yêu)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những khoảng cách giữa các thế hệ ở Mỹ
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
09:42 29/03/2011
NHỮNG KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC THẾ HỆ Ở MỸ

Kinh nghiệm cho người ta thấy bao giờ cũng có những khác biệt giữa hai thế hệ già và trẻ, và người ta gọi đó là “khoảng cách thế hệ” (generation gap). Hai thế hệ già và trẻ nói trên thường được áp dụng trực tiếp vào thế hệ của những bậc cha mẹ và thế hệ của những người con đã bắt đầu đến tuổi trưởng thành.

Trong cuốn “Generations: The History of America's Future, 1584 to 2069” (Những Thế Hệ: Lịch Sử Tương Lai của Mỹ Quốc, từ năm 1584 đến năm 2069), hai tác giả William Strauss và Neil Howe đã đi xa hơn khoảng cách giữa những thế hệ để đề nghị những mô thức và những nguyên tắc của các động lực thế hệ mà theo đó người ta có thể ghi nhận được qua thời gian.

Hai tác gỉa nói trên đã chia các thế hệ trong một khoảng cách thời gian trung bình là 22 năm. Những thế hệ đó như các lượn sóng từ ngoài khơi tràn vào bờ biển; chúng tạo thành các hình tượng, nhô lên cao, tràn vào bờ, rồi biến dạng... Lý thuyết của hai ông Strauss và Howe cho rằng có những cá tính riêng của một chu kỳ bốn thế hệ. Cứ hết một chu kỳ thì cá tính của thế hệ đầu tiên xuất hiện trở lại, rồi đến thế hệ thứ hai và cứ như thế trong suốt lịch sử nước Mỹ.

Cá tính của bốn thế hệ nói trên có thể được phân chia thành: Lý tưởng (idealist), phản chứng (reactive), thuần thục (civic), và thích dụng (adaptive).

Cá tính LÝ TƯỞNG được định nghĩa là chủ động và tự giác; đến từ một cuộc xáo trộn nhân bản và thường hướng chiều về luân lý và mộng tưởng; thường khởi đầu một sự chuyển động trong đời sống tâm linh (dù thuộc hay không thuộc tôn giáo); chấp nhận một lối sống “ngôn sứ” của mộng tưởng và giá trị.

Thế hệ có cá tính PHẢN CHỨNG đến ngay sau thế hệ lý tưởng; trưởng thành trong sự chuyển động của đời sống tâm linh và chống lại những thái qúa của sự chuyển động đó; thường thực tế, đơn sơ, và thích ẩn dật; ưa lối sống phiêu linh và tự tồn của dân lãng du Bohemian.

Thế hệ THUẦN THỤC kế tiếp, thường là tự tin, chủ động, và có tinh thần phục vụ; thiết lập những qui chế; tự hi sinh và làm việc quá sự đòi hỏi. Họ có lối sống “anh hùng” trong những thành qủa và phần thưởng thế tục.

Sau hết là thế hệ THÍCH DỤNG. Họ cố tổng hợp những thành qủa của các thế hệ trước; thích ứng, nhưng có thể khởi đầu cho khủng hoảng nhân bản kế tiếp. Họ thích lối sống “thanh lịch” của những người có chuyên môn và hay cải thiện.

Tuy nhiên, xã hội Mỹ thường là một tổng hợp của cả bốn loại thế hệ hiện hữu ở những giai đoạn khác biệt trong cuộc đời của dân chúng. Họ là những người đã đến tuổi già (senior citizens), những người trung niên đang nắm vận mệnh đất nước (median adults), thành phần trẻ đang lên (young adults), và các mầm non (children). Những thành phần này luôn luôn chuyển động, “va chạm” lẫn nhau đưa đến những chu kỳ quyền lực (power cycle). Thỉnh thoảng, những sự kiện xảy ra liên tục đã hình thành một “phong trào xã hội mới”, định hướng cho cả một thời kỳ. Mỗi thời kỳ như thế thường tồn tại khoảng một thập niên. Những thế hệ và các thời kỳ tương hợp và hình thành lẫn nhau đưa đến những kết qủa rất khác biệt.

NHỮNG CHU KỲ QUYỀN LỰC CỦA THẾ KỶ XX

Các ông Strauss và Howe đã chia những nhóm thế hệ trong gần thế kỷ qua như sau:
* Thế hệ của những người lính G.I., sinh khoảng 1901-24, thuộc loại thuần thục.
* Thế hệ thầm lặng, sinh khoảng 1925-45, thuộc loại thích dụng.
* Thế hệ “nổ bùng” (Boom Generation, lấy từ chữ “Baby boom”, và cũng vì cuộc “nổ bùng” của thập niên 60’s. Họ được sinh ra sau Thế Chiến Thứ Hai, trong khoảng 1946-68, thuộc loại lý tưởng.
* Thế hệ thứ Mười Ba (13th generation), hay thế hệ X. Có người còn gọi họ thế hệ “nổ tan tành” (Bursters), sinh khoảng 1968-1990, thuộc loại phản chứng.

(Người ta đã bắt đầu phải để ý tới thế hệ mới, sinh từ năm 1990 trở về sau, đang bước vào tuổi trưởng thành. Ở Việt Nam, phải chăng những người này đang được gọi là những 9X? Trong khi dân Mỹ đã gọi họ là những người của thế hệ Thiên Kỷ, Millennial, hay thế hệ Y.)

Thế hệ lính G.I. (Government Issue, thuộc quyền xử dụng của chính phủ) đã lớn lên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, trưởng thành trong thời đệ nhị thế chiến, khi về già, họ đã kinh nghiệm sự nổ bùng của thập niên 60s. Thế hệ thầm lặng sinh ra trong thời kinh tế khủng hoảng, họ vẫn còn trẻ trong thời thế chiến và họ đã trở thành trung niên trong cuộc nổ bùng. Thế hệ nổ bùng hay “the Boomers” được sinh ra sau thế chiến, họ đã kinh nghiệm sự nổ bùng khi vừa đến tuổi thành niên. Gọi là “thế hệ thứ 13” bởi vì họ là những người sinh vào thế hệ thứ 13 kể từ khi Hoa Kỳ lập quốc. Nhưng hiện nay nhiều người đã đồng ý gọi họ là thế hệ X.

Các ông Strauss và Howe đã giúp người đọc phần nào hiểu được cá tính của mỗi thế hệ nói trên, biết được vị trí của họ trong chu kỳ quyền lực.

* Thế hệ G.I.: Họ là những người tự tin và giải quyết các vấn đề khó khăn trong sự hợp lý. Họ can đảm nhưng không cẩu thả. Họ là những chiến sĩ đã chiến thắng trận đại chiến, những nhân tài đã chiếm giải Nobel, những nhà phát minh các loại thuốc kỳ diệu, và những người đã sáng chế ra bom nguyên tử. Họ đã đưa người lên cung trăng. Họ đã đạt những thành công lớn lao trong sự đoàn kết. Những vị tổng thống như Kennedy, Johnson, Nixon, Ford, Carter, Reagan, và Bush (bố) đã là những “sản phẩm” của thế hệ này.

* Thế hệ thầm lặng: Họ là những người cung ứng và ưa kỹ thuật cách thận trọng. Giới hạn của họ được vạch ra do những thế hệ trước và sau họ. Họ là thế hệ phồn thịnh nhất lịch sử. Họ đã sinh ra qúa trễ cho trận đại chiến và qúa sớm cho cuộc nổ bùng. Họ đã không gặp những khó khăn lớn, khi còn trẻ rất ít người mắc tội phạm, ít tự tử, hiếm có vụ mang thai khi chưa kết hôn, và họ đã không bị thất nghiệp nhiều. Họ nhấn mạnh đến những khía cạnh sòng phẳng, cởi mở, chuyên môn. Ðại diện của thế hệ này như Mục sư Martin Luther King, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Sandra Day O'Connor...

* Thế hệ nổ bùng: Họ vị kỷ nhiều hơn và rất biết điều hay lẽ quấy. Họ nhấn mạnh đến quyền cá nhân, thích suy lý chính xác hơn là khoa học thử nghiệm, và cảm thấy cần hoàn hảo hóa đời sống tâm linh. Họ là thế hệ đã được chăm sóc đầy đủ nhất (chỉ có 2% đã phải sống trong các nơi nội trú, viện mồ côi.) Họ tiến nhiều trong lãnh vực tạo sự độc lập. Họ “tạo” ra nhiều thứ tôn giáo nhất thế kỷ. Ðại diện cho thế hệ này như: Cựu Trung Tá Thủy Quân Lục Chiến Oliver North, Oprah Winfrey (T.V. talk show), vô địch quần vợt John McEnroe. Bill Clinton, Bush (Con) và Obama đã là những tổng thống của thế hệ này.

* Thế hệ X: Họ là những người thực tế, hiểu biết, và biết tự tồn. Họ đương đầu với cuộc sống theo sự nhận định của họ, làm chậm lại hay thay đổi các việc nghiện ngập, nhưng biết đến tình dục rất sớm. Họ đã nhìn thấy một thế giới có qúa nhiều khó khăn, như cha mẹ tự hoại, gia đình tan rã, bệnh nan y HIV/AIDS, một nền văn hóa đã thay đổi từ điện ảnh loại G (tổng quát, hợp với mọi người trong gia đình) sang loại R (bạo động, tình dục…), tiền lương đi xuống, nghề nghiệp bấp bênh. Họ đã thuộc thế hệ có nhiều cuộc phá thai nhất. Cứ hai trong năm người thuộc phần sau của thế hệ này đã chẳng bao giờ được sinh ra! Trong họ đã có nhiều người tự tử và bị bắt giam nhất thế kỷ. Họ thuộc khuynh hướng của đảng Cộng Hòa, bảo thủ trong các vấn đề chính trị. Các tài tử điện ảnh Michael J. Fox, Tom Cruise, ca sĩ Whitney Houston, nữ đấu thủ quần vợt Jennifer Capriati đã thuộc thế hệ này.

THẾ HỆ X VÀ NHỮNG NGƯỜI VIỆT SINH TRONG VÀ SAU NĂM MẬU THÂN (1968)

Những người trẻ Việt Nam sinh trong và sau biến cố tết Mậu Thân (1968) đã qúa nhỏ để nhận biết quê hương khi theo gia đình lìa xa đất tổ năm 1975 hay những năm sau đó. Họ đã cùng học, cùng chơi, cùng chịu các ảnh hưởng và cùng lớn lên trong cùng một nhịp độ với những người trẻ thuộc thế hệ X ở Mỹ. Nhiều người trong họ nay đã thành tài và có sự nghiệp, nhưng nhiều người khác, còn trẻ hơn, vẫn đang phải ngụp lặn trong những khó khăn của thế hệ X. Hiểu được những khó khăn của thế hệ X của Hoa Kỳ là phần nào hiểu được giới trẻ Việt Nam ở Mỹ hôm nay.

Thế hệ X đã phải thừa hưởng những di sản không mấy tốt đẹp của thế hệ nổ bùng: Nhịp độ phá thai qúa cao, các cuộc li dị gia tăng khủng khiếp, qúa nhiều gia đình tan hoang. Họ thường phải chịu cảnh ở nhà một mình (“home alone”) khi còn bé, hay đã lớn lên trong những nhà giữ trẻ.

Thế hệ X đang thèm khát những liên hệ thân tình và một gia đình hạnh phúc, nhưng cùng một lúc họ đòi hỏi độc lập và sự riêng biệt, tự do cá nhân. Họ đòi phải được độc lập nhưng cũng biết tự chế. Những điều này có thể nhận thấy qua âm nhạc, đặc biệt là các loại nhạc ồn ào, to tiếng. Họ nghe nhạc cùng với mọi công việc họ đang làm. Trong một nhóm hay khi chỉ một mình, họ có thể nhanh chóng rút vào âm nhạc như để trốn chạy và để suy tư. Dường như âm nhạc đã cùng là sự tương giao xã hội và là cái kén của con tằm đối với họ. Nó có thể giúp làm đầy sự thiếu thốn tình cảm gia đình và trở nên mảnh đất chung cũng như đóng vai trò lớn lao trong các quan hệ bạn bè của thế hệ X.

Tôn giáo đối với thế hệ X là phải có âm nhạc, và âm nhạc đã làm thay đổi quan niệm về sự thánh trong họ. Những biểu tượng truyền thống như tòa giảng, bàn thờ hay các bí tích đã không đưa đến cho họ một tâm tình thờ kính thâm sâu. Trái lại, họ đã tìm thấy tâm tình thánh thiện trong các loại nhạc thời đại. Cùng hát, cùng vỗ tay đã giúp đưa họ hòa hợp với bạn bè. Một thánh lễ không có âm nhạc (thời đại) sẽ làm cho họ chán nản vô cùng. Thế hệ X đã được nuôi dưỡng trong thời kỳ của qúa nhiều truyền thông, của MTV, của các trò chơi điện toán. Họ ưa âm nhạc, bi kịch, biểu tượng, nghệ thuật tĩnh và đọc sách.

Ðến với thế hệ X để trình bày cho họ một sự thờ phượng sống động và đồng thời gia tăng chiều kích của các tương quan cá nhân, chia sẻ tâm tình. Trong các cuộc thờ phượng không thể không có thế hệ X và càng không thể không có các loại nhạc mà họ ưa thích. Họ linh động, duy lý, và tìm kiếm ý nghĩa của mọi sự. Họ chỉ đến nhà thờ khi nhà thờ có thể thỏa mãn những nhu cầu của họ. Nếu không, họ sẽ yên lặng rút lui thay vì phàn nàn.

Mục vụ cho thế hệ X nhất định phải nhấn mạnh đến tình nghĩa “gia đình.” Ðây là một nhu cầu sinh tồn của thế hệ này. Lắng nghe những chia sẻ và ưu tư của họ, người ta sẽ thấy những chữ “gia đình”, “nuôi dưỡng” và “tham dự” được họ nhắc tới với đầy vẻ trân trọng. Những bữa tiệc chung trong bầu khí gia đình nên thường xuyên được tổ chức trong các buổi gặp mặt. Vì họ thực tế nên chỉ muốn biết “thế nào" (How) thay vì “tại sao” (Why). Giảng dạy cho họ cần xử dụng ngôn ngữ kể chuyện và dùng thật nhiều tĩnh tự thay vì những danh từ trừu tượng; nhiều tâm tình (chúng ta, chúng mình) thay vì (các con, họ). Họ muốn được nghe những gì thực tế, cảm động và hữu dụng tức khắc.

THẾ HỆ X ÐÃ VÀ ÐANG NHẬP CUỘC

Thế hệ X đã nhìn thấy những thảm cảnh của cuộc nổ bùng, từ sự tan rã của những gia đình đến những căn bệnh nan y phát xuất từ những hành động dâm loạn; những người lãnh đạo giáo phái điên khùng như trong các vụ ở Jonestowns, Waco. Họ đang dè dặt hơn, đang cố gắng thăng bằng hóa những qúa đáng, những thiếu trách nhiệm của thế hệ đi trước họ. Sự dè dặt này ảnh hưởng đến tất cả những gì họ làm.

Một khi thế hệ X đã quyết định làm điều gì, họ sẽ theo đuổi đến cùng. Họ là những người tự tồn và tôn trọng luật chơi, dù là trong trò chơi cuộc đời. Họ có thể làm việc với, hay chỉ đi quanh, người lãnh đạo của họ. Họ có thể là cộng tác đắc lực hay không đắc lực tùy người chỉ huy. Họ đáp ứng hữu hiệu hơn với những thách đố thay vì mệnh lệnh. Là những người ưa độc lập và mạo hiểm, họ thành công nhiều hơn nếu được cho “một khoảng cách” để tự quyết định làm thế nào để đi tới mục đích.

Thế hệ X dễ bất tín nhiệm đối với cấp lãnh đạo, hay những người trên, so với các thế hệ khác. Boomers muốn cách mạng và thay đổi, nhưng họ chỉ muốn hội nhập và thành công. Boomers thích phát biểu lung tung, nhưng họ khéo léo và kín đáo. Họ muốn thành công và hăng say nhưng đòi hỏi sự lãnh đạo tốt. Họ có thể tiến lên hàng lãnh đạo sớm hơn những thế hệ trước và muốn làm việc kết đoàn (team work).

Họ không tự động tín nhiệm những người bề trên và họ cũng không để lộ điều đó ra. Họ cho những người thuộc thế hệ “boomers" (thế hệ cha, chú của họ) là đã phóng khoáng về tính dục qúa độ nhưng bây giờ lại “giảng” cho họ về sự an toàn tính dục (safe sex); là những kẻ đã tạo “cách mạng” và hỗn loạn (cuộc nổ bùng) nhưng bây giờ lại muốn lề luật và nghiêm túc; đã là những người “bạo phổi” nhưng bây giờ lại muốn giới hạn quyền tự do ngôn luận; là những người đã “thử” cần sa, ma túy thả dàn nhưng bây giờ lại muốn cầm tù những người trẻ muốn nếm mùi của các “tiên ông.” Cách tóm tắt, thế hệ X đã nhìn thấy thế hệ đi trước họ là những người “tiền hậu bất nhất” và lẫn lộn, tệ hơn nữa là gỉa hình. Dĩ nhiên những người thuộc thế hệ Boomers đã cho những thay đổi là dấu hiệu của sự trưởng thành. Sự thật đã nằm ở khoảng giữa cuộc tranh luận đó.

Thế hệ X đã và đang hiện diện trong hàng ngũ những kẻ trưởng thành của xã hội. Chúng ta, những thế hệ đi trước (ông bà, cha mẹ, người trên, boss...) đã cống hiến cho họ sự khôn ngoan, sự bất dịch, và sự cẩn trọng của tuổi đời được trau luyện bởi thời gian đã ghi tạc trong tâm hồn của chúng ta. Thế hệ X đem đến lòng sốt sắng, óc sáng tạo và năng lực tuổi trẻ đang được rèn luyện trong kinh nghiệm thế hệ đồng thời với sự trưởng thành của họ.

Chu kỳ quyền lực đang chuyển động và tiến tới. Phải chăng một “giây phút xã hội” đã được hình thành? Sự bất lực trong việc giải thích hiện tại của chúng ta cho thấy một cuộc thay đổi đã thành hình. Có lẽ thành ngữ “trật tự mới của thế giới” sẽ dùng để diễn tả thời kỳ hiện tại trong một nghiên cứu mới về các thế hệ ở tương lai, mà thế hệ kế tiếp sẽ được gọi là thế hệ “Thiên Kỷ” (Millennial Generation, có người còn gọi đây là thế hệ Y).

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng

 
Toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác
Khuyết Danh
12:11 29/03/2011
Toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác

I. Sức khỏe:

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa:
“Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”..

II. Bí quyết trường thọ:

1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.

III. Phòng ngừa bệnh tật:

1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.

IV. Thức ăn & uống trong ngày:

Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.

V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:

1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải: Phải vận động
Phải biết cười
Phải lịch sự hòa nhã
Phải biết nói chuyện và
Phải coi mình là người bình thường..

VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân:

1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.

VII. Hãy Dành Thì Giờ - Mẹ Thêrêsa Calcutta:

Hãy dành thì giờ để suy nghĩ Đó là nguồn sức mạnh.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện Đó là sức mạnh toàn năng.
Hãy dành thì giờ cất tiếng cười Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
Hãy dành thì giờ chơi đùa Đó là bí mật trẻ mãi không già.
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu Ưu tiên Thiên Chúa ban.
Hãy dành thì giờ để cho đi Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách Đó là nguồn mạch minh triết.
Hãy dành thì giờ để thân thiện Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
Hãy dành thì giờ để làm việc Đó là giá của thành công.
Hãy dành thì giờ cho bác ái Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
 
Người Phụ Nữ Samaria: Nghĩa Đen? Nghĩa Bóng?
Nguyễn Trung Tây, SVD
11:37 29/03/2011
Người Phụ Nữ Samaria (Jn 4:1-42): Nghĩa Đen? Nghĩa Bóng?

...Thật sự ra câu chuyện
về người phụ nữ bên bờ giếng
không đơn giản như chúng ta đã từng nghĩ...




Câu chuyện bắt đầu xẩy ra vào một buổi trưa khi người đàn bà xứ Samaria một mình đi tới giếng nước đầu làng. Thật bất ngờ, người phụ nữ nhận ra một người đàn ông Do Thái lạ mặt, dáng vẻ mệt nhọc, đang ngồi nghỉ mệt tại bờ giếng. Bất ngờ này nối tiếp kinh ngạc kia, bởi người đàn ông cất giọng gợi chuyện với người phụ nữ, một điều hiếm khi xảy ra giữa hai giới tính và hai sắc dân của hai nền văn hóa thù nghịch chống đối nhau. Câu chuyện bên bờ giếng tiếp nối cho tới khi người đàn ông Do Thái bất chợt đổi hướng câu chuyện. Ông nói với người phu nữ Samaria, “Cô hãy về nhà và gọi chồng cô ra đây”. Người đàn bà trả lời, “Tôi không có chồng”. Người khách lạ mặt gật đầu xác nhận, “Đúng, cô nói ‘Tôi không có chồng’ là rất đúng, bởi vì cô đã có năm đời chồng, và người đàn ông cô đang chung sống không phải là chồng cô. Cô nói rất đúng” (Gioan 4:16-17).
Bài Phúc Âm người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp xuất hiện trong tuần lễ Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Chay Năm A. Dựa vào hiểu biết căn bản của những lớp Giáo Lý, nhiều người Kitô hữu nói chung, và người Kitô hữu Việt Nam nói riêng vẫn có những ấn tượng không tốt đẹp về người đàn bà xứ Samaria. Họ nghĩ người thiếu phụ trong bài Tin Mừng đã hơn một lần thất bại với đời sống hôn nhân. Có người còn nghĩ là vào giây phút gặp gỡ Đức Giêsu bên giếng nước, người phụ nữ Samaria đang chung sống với một người đàn ông ngoài vòng lễ giáo.
Thật sự ra câu chuyện về người phụ nữ bên bờ giếng không đơn giản như chúng ta đã từng nghĩ. Câu trả lời, “Tôi không có chồng” của người phụ nữ cũng như câu nói, “Đúng, cô nói, ‘Tôi không có chồng’ là rất đúng…” của Đức Giêsu đã gây ra nhiều tranh luận trong giới thần học gia. Trường phái nghĩa đen tin rằng câu trả lời “Tôi không có chồng” và lời xác nhận của Đức Giêsu về tình trạng hôn nhân của người đàn bà nên được hiểu theo nghĩa đen. Trường phái thần học nghĩa bóng thì ngược lại. Họ tin rằng cả hai câu nói này đều phải hiểu theo nghĩa bóng.
Nhằm trình bày tới độc giả Kinh Thánh những tranh luận sôi nổi giữa hai trường phái nghĩa đen và nghĩa bóng về câu chuyện người phụ nữ bên bờ giếng Giacob, trong bài tham khảo này, chúng ta sẽ tìm hiểu những dữ kiện và những lập luận đã khiến trường phái nghĩa đen tin rằng người đàn bà Samaria là một người sống ngoài vòng lễ giáo; và ngược lại, dựa vào những bằng chứng nào, trường phái nghĩa bóng lại tin rằng câu chuyện về người thiếu phụ Samaria bên bờ giếng phải được phân tích theo nghĩa bóng? Đặc biệt bài tiểu luận sẽ phân tích bài Tin Mừng Gioan 4:1-42 dưới lăng kiếng hòa giải và tâm lý xã hội, qua đó độc giả sẽ nhận ra người phụ nữ bên bờ giếng chính là mẫu gương cho người biết chấp nhận những nghịch cảnh và bất hạnh đã xảy đến trong cuộc đời.

I. Xứ Samaria
Thánh sử Gioan bắt đầu câu chuyện tao ngộ bên bờ giếng bằng một lý do chính trị pha lẫn với tôn giáo (Gioan 4:1-3). Theo như Gioan, sau khi biết rằng những người Biệt Phái hiểu lầm là Ngài rửa tội cho nhiều người, nhiều hơn cả Gioan Tẩy Giả, Đức Giêsu quyết định lên đường, rời bỏ xứ Giuđê quay về lại xứ Galilê.
Trên con đường thiên lý, Đức Giêsu và các môn đệ đi tới thành phố Saikar. Lúc đó buổi trưa, trời nắng gay gắt. Mệt mỏi vì con đường thiên lý, Đức Giêsu quyết định dừng chân tại giếng nước Giacóp; trong khi đó, các môn đệ đi vô thành phố mua lương thực. Trong khi đang ngồi nghỉ tại giếng nước, Ngài nhìn thấy một người phụ nữ xứ Samaria đang đi tới bờ giếng nước một mình vào đúng 12 giờ trưa.
Tương tự như Việt Nam, Do Thái kéo dài từ Bắc xuống Nam, và cũng phân chia ra làm ba miền: Bắc, Trung, và Nam. Miền Bắc xứ Galilê. Miền Trung xứ Samaria. Miền Nam xứ Giuđê. Người Do Thái vào thời Đức Giêsu định cư trên cả hai vùng, Bắc Galilê và Nam Giuđê. Nhưng miền Trung thuộc về người Samaria. Nói một cách khác, Trung Phần Do Thái vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên không thuộc về người Do Thái nhưng người xứ Samaria.
A. Lịch Sử Nước Samaria
Người Samaria nguyên thủy là người Do Thái trộn lẫn với 5 sắc dân lân bang: Babylon, Cuthah, Avva, Havath, Sepharvaim (2Các Vua 17:24).
Sau khi vua Salômon băng hà năm 930 B.C., đế quốc Do Thái tách ra làm hai vương quốc, Bắc Quốc Israel và Nam Quốc Giuđê. Vào năm 721 B.C. Bắc Quốc Israel bị đế quốc Assyria tấn công và tiêu diệt. Vua Sargon II lưu đầy phần lớn người Israel sang những thành phố lớn của đế quốc Assyria (2Các Vua 17:6). Ông cũng mang những người dân của năm thành phố lớn trong đế quốc Assyria tới tái định cư tại Bắc Quốc Israel. Bởi thế người Samaria chính là con cháu của một số người Israel còn lưu lại trên mảnh đất cũ pha trộn với năm sắc dân mới.
Vào năm 586 B.C. tới phiên Nam Quốc Giuđê bị đế quốc Babylon tấn công và tiêu diệt. Tương tự như người Assyria, nhổ cỏ là nhổ tận gốc, người Babylon cũng lưu đày phần lớn cư dân của Nam Quốc Giuđê sang Babylon. Thời gian trôi qua, tới phiên đế quốc Babylon sụp đổ dưới vó ngựa Ba Tư. Năm 539 B.C., hoàng đế Cyrus của đế quốc Ba Tư ký sắc luật cho phép tất cả dân chúng sống trong đế quốc được phép quay trở về lại nguyên quán của mình. Người Do Thái của Nam Quốc Giuđê quay về quê hương, tái thiết quốc gia, xây dựng Đền Thờ Giêsuralem đã bị tiêu diệt vào năm 587 B.C. Người Samaria lúc đó cũng muốn đóng góp vào công cuộc tái xây dựng Đền Thờ, bởi họ nghĩ mình cũng là con cháu của tổ phụ Abraham. Nhưng rất tiếc, người Do Thái từ chối lời đề nghị của người Samaria, bởi dân hồi hương coi người Samaria là dân tạp chủng, không phải chính gốc Do Thái. Từ đó mầm mống hận thù giữa hai dân tộc bắt đầu nhen nhúm, âm ỉ, cuối cùng bùng cháy vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, khi người Samaria liên kết với người Syria tấn công người Do Thái. Cuối cùng người Samaria quyết định xây dựng riêng cho mình ngôi đền thờ trên núi Gerizim. Năm 128 B.C. thầy Tư Tế Gioan Hyrcanus tấn công và tiêu hủy đền thờ của người Samaria. Từ đó người Samaria và người Do Thái tuyệt giao.
Vào thời Đức Giêsu, có hai mạch lộ chính nối liền Bắc Galilê và Nam Giuđê. Con đường ngắn băng ngang qua xứ Samaria. Con đường dài chạy ngang qua xứ Decapolis (Thập Phố), nằm về phía đông Do Thái. Vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên, người Do Thái từ Bắc Galilê muốn đi xuống Nam Giuđê, hoặc ngược lại, thường họ tránh né không muốn sử dụng đường ngắn, bởi con đường này băng ngang qua xứ Samaria. Thông thường, người ta chọn con đường dài.
Tình trạng căng thẳng giữa hai sắc dân thù nghịch cũng được ghi lại trong Luca 9:51-56. Theo như thánh sử Luca, một ngày kia, từ Bắc Galilê, trong khi Đức Giêsu đang trên con đường ngắn dẫn về thành phố Giêrusalem, Ngài và những người môn đệ đi tới một thôn làng của người Samaria. Nhận ra gốc gác Do Thái của Đức Giêsu và các môn đệ, người Samaria từ chối, không tiếp đón Đức Giêsu và các môn đệ. Trước thái độ bất thân thiện của người trong thôn, Gioan và Giacôbê nổi giận. Hai anh em con ông Zêbêđê muốn gọi lửa từ trời xuống thiêu đốt cả thôn làng của người Samaria. Nhưng Đức Giêsu trách mắng hai ông, rồi Ngài chọn con đường dài hơn dẫn về phố Giêrusalem. Bởi mối liên hệ thù địch giữa hai sắc dân, người đàn bà Samaria rất ngạc nhiên bởi người đàn ông bên bờ giếng mở miệng xin nước uống lại là người Do Thái. Bởi thế, bà ta hỏi ngược lại Đức Giêsu,
— Tại sao ông, một người Do Thái, lại hỏi tôi, một người phụ nữ Samaria “Cho tôi miếng nước”?
B. Tôn Giáo của Người Samaria
Khi cư dân của năm sắc dân lân bang của Bắc Quốc Israel tái định cư trên vùng đất mới, họ mang theo những vị thần của riêng họ tới lãnh thổ Israel. Người Babylon có thần Succoth-Benoth. Người Cuthah có thần Nergal. Người Avva có hai thần, thần Nibhaz và thần Tartak. Người Havath có thần Ashima. Và người Sepharvaim có thần Adrammelech và Anamelech (2Các Vua 17:30). Tổng cộng tất cả là bẩy vị thần. Cho nên ngoài Giavê Thiên Chúa, người Samaria cũng thờ phượng bẩy vị thần ngoại bang do cha ông của họ đã mang tới (2Các Vua 17:29-33.
Bởi hoàn cảnh lịch sử, tôn giáo của người Samaria có những nét khá đặc biệt. Trong khi người Do Thái công nhận 39 cuốn sách Cựu Ước, người Samaria chỉ công nhận Ngũ Thư, 5 quyển sách đầu tiên của Cựu Ước, tương truyền do chính tay đại ngôn sứ Môisen sáng tác. Trong khi người Do Thái mong chờ Đấng Xức Dầu (Anointed One), hay Mêsaia, người Samaria mong chờ Ta’heb, Đấng Quay Lại (Returned One). Trong con mắt của người Samaria Đấng Ta’heb là một người ngôn sứ có những vai trò tương tự như đại ngôn sứ Môisen; bởi Ngài sẽ giải quyết những dị biệt, bất đồng, và tranh chấp về tôn giáo giữa người Samaria và người Do Thái. Trong khi người Do Thái tin vào Mười Điều Răn, người Samaria tin rằng Giavê Thiên Chúa đã trao cho ngôn sứ Môisen Mười Một Điều Răn. Điều Răn bị người Do Thái cố tình bỏ quên là “Ngươi sẽ xây dựng Đền Thờ trên núi Gêrizim”. Bởi thế, trong khi người Do Thái tin rằng đền thờ Giêrusalem là nơi duy nhất xứng đáng để thờ phượng Giavê Thiên Chúa, người Samaria tin rằng đền thờ trên núi Gêrizim là nơi xứng đáng nhất để thờ phượng Giavê (1).

II. Giếng Nước Trung Đông
A. Vị Thế của Giếng Nước Trung Đông
Giếng nước trong văn hóa Do Thái có vị thế tương tự như quán nước đầu làng của người Việt Nam. Bên Việt Nam, nhất là những thôn làng ngoài Bắc, nếu muốn tìm kiếm hỏi thăm những người cư ngụ trong làng, người ta ghé vào quán nước đầu làng. Một cách tương tự, khách lữ hành người Do Thái, nếu muốn hỏi thăm tin tức về những người thân quen sinh sống trong làng, người ta dừng bước tại giếng nước. Họ ngồi đợi chờ dân chúng trong thôn xóm ra giếng lấy nước về nhà. Minh họa về điều này, chúng ta có câu truyện trong Sáng Thế Ký về ông quản gia của tổ phụ Abraham đã cô Rêbêca vợ tương lai của Isaaic tại giếng nước trong vùng Aram Naharagim (Sáng Thế Ký 24:10-27). Một cách tương tự, tổ phụ Giacóp cũng đã từng gặp cô Rachel và đại ngôn sứ Môisen cũng đã từng gặp cô Zippôrah, vợ tương lai tại giếng nước vùng Haran (Sáng Thế Ký 29:1-14), và Midian (Xuất Hành 2:15-22).
Nhưng thông thường, trừ trường hợp bất ngờ, không bao giờ người trong thôn làng đi ra giếng lấy nước vào buổi trưa và đi một mình. Nước giếng buổi trưa, đặc biệt trong vùng sa mạc, không mát và ngọt như nước giếng vào buổi chiều. Bởi thế, thông thường khi mặt trời dần dần khuất bóng, người ta mới đi ra giếng để lấy nước. Và bao giờ cũng vậy, những người phụ nữ trong thôn thường dẫn nhau đi thành từng đoàn để đề phòng những bất trắc nguy hiểm có thể xảy ra bên bờ giếng. Minh họa về điều này có câu truyện về Môisen, sau khi trốn khỏi Ai Cập, ông dừng chân tại một giếng nước đầu làng vùng Midian, Trung Đông. Tại bờ giếng Midian, Môisen đã đánh đuổi những người chăn chiên giải cứu bẩy chị em của cô Zippôra, người vợ tương lai của ông sau này.
Một cách tương tự, giếng nước Trung Đông cũng chính là những trạm dừng chân của khách bộ hành. Khách lữ hành mệt mỏi với con đường thiên lý, có thể ghé vào giếng nước đầu làng nghỉ ngơi. Chi tiết này cũng được tác giả Gioan nhắc đến trong câu chuyện về người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacob. Theo như Gioan, bởi đường xa, Đức Giêsu mệt mỏi. Ngài quyết định dừng chân nghỉ ngơi tại giếng nước Giacóp (4:6).
B. Đức Giêsu và Người Phụ Nữ Bên Giếng
Và bất chợt, theo như Gioan 4:4-42, trong khi đang ngồi nghỉ tại giếng nước của thành phố Saikar, Đức Giêsu thấy người phụ nữ xứ Samaria đi ra giếng. Ngài nói,
— Cho tôi miếng nước.
Người phụ nữ trả lời,
— Tại sao ông, một người Do Thái, lại hỏi tôi, một người phụ nữ Samaria, “Cho tôi miếng nước”?
Câu chuyện giữa hai người tiếp tục cho tới khi Đức Giêsu nói,
— Cô hãy về gọi chồng cô ra đây.
Người phụ nữ trả lời,
— Οὐκ ἔχω ἄνδρα (2), Tôi không có chồng.
Đức Giêsu tiếp lời,
— Cô nói “Οὐκ ἔχω ἄνδρα” là rất phải, bởi cô đã có năm đời chồng, và người hiện giờ cô đang chung sống không phải chồng của cô. Cô nói đúng (Gioan 4-17).
Tác giả Gioan không nhắc nhở lý do nào đã khiến người phụ nữ Samaria có những hành động lạ kỳ như thế.

III. “Tôi Không Có Chồng”
A. Nghĩa Đen
Tuy nhiên dựa vào phong tục địa phương, vị thế của giếng nước trong nền văn hóa Trung Đông, và câu trả lời của Đức Giêsu, một số thần học gia của trường phái nghĩa đen tin rằng một trong những nguyên nhân chính khiến người phụ nữ quyết định đi ra giếng nước một mình và đi vào buổi trưa là tại vì cô ta cố tình tránh né không muốn tiếp xúc với những người hàng xóm bên bờ giếng. Nói một cách ngắn gọn, người đàn bà Samaria chính là một người tội lỗi.
Theo như trường phái nghĩa đen, người đàn bà Samaria đã có năm đời chồng, và người cô hiện đang chung sống không phải là chồng của cô. Năm người chồng trước của cô hoặc đã qua đời hoặc đã ly dị. Liên hệ giữa cô và người đàn ông thứ sáu, người mà cô đang chung sống là một quan hệ bất chính đi ra ngoài vòng lễ giáo. Bởi vậy khi bị Đức Giêsu chất vấn, người đàn bà đã trả lời, “Οὐκ ἔχω ἄνδρα, Tôi không có chồng”. Đặc biệt dựa vào ý nghĩa của hai danh từ, “ἀνήρ, tình nhân” và “ἄνδρα, phu quân” được sử dụng trong bản văn, Charles Giblins khẳng định rằng người đàn bà Samaria chưa bao giờ lập gia đình. Do đó, tất cả những mối liên hệ mà cô đã từng có với tất cả sáu người đàn ông hoàn toàn đi ra ngoài cương thường đạo lý. Nói một cách ngắn gọn, người phụ nữ xứ Samaria là một người sống ngoài vòng lễ giáo.
B. Nghĩa Bóng
Trường phái thứ hai thì ngược lại, họ tin rằng câu nói, “Οὐκ ἔχω ἄνδρα” và câu trả lời của Đức Giêsu phải được phân tích theo nghĩa bóng. Dựa vào chữ phu quân trong tiếng cổ Do Thái là Ba’al, cũng là tên của một vị thần mưa nổi tiếng trong Cựu Ước, và dựa vào hình ảnh Giavê Thiên Chúa là một người chồng trung tín trong sách Ngôn Sứ Hôsêa, thần học gia của trường phái nghĩa bóng tin rằng năm người chồng của người phụ nữ tượng trưng cho năm vị thần của năm sắc dân đã được những cư dân của năm thành phố mang vào vùng đất mới; riêng người đàn ông thứ sáu, hiện đang chung sống với người phụ nữ Samarita chính là Giavê Thiên Chúa. Một số thần học gia khác còn tin rằng năm người chồng của người phụ nữ tượng trưng Ngũ Thư, năm cuốn sách Cựu Ước duy nhất mà người Samaria tin.
Đặc biệt Sandra Schneiders, ngoài hai dữ kiện vừa được trình bày ở trên, đề nghị rằng câu chuyện về cuộc hội kiến giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samaria phải được hiểu theo nghĩa bóng bởi hai lý do:
(1). Tính lịch sử Tin Mừng Gioan 4:1-42,
(2). Thần học giếng nước trong dòng lịch sử ơn cứu độ.
1. Tính Chất Lịch Sử
Schneiders tin rằng câu chuyện bên bờ giếng Gioan 4:1-42 không phải là một câu chuyện có tính lịch sử, bởi vì Đức Giêsu không bao giờ đi rao giảng Tin Mừng tới dân ngoại. Và chính Ngài cũng đã từng truyền dậy các môn đệ điều này; thí dụ, trong Mátthêu 10:5, trước khi sai các môn đệ mang hạt giống Tin Mừng tới các thôn làng nước Do Thái, Ngài đã căn dặn, “Các con đừng đi tới các dân ngoại, cũng đừng đi vào thành của người Samaria”. Schneiders tin rằng người đầu tiên mang ánh sáng Tin Mừng tới vùng đất Samaria có lẽ không phải ai khác mà là thầy Sáu Philip (Tông Đồ Công Vụ 9). Bởi vậy, cuộc tao ngộ giữa Đức Giêsu và người đàn bà xứ Samaria, theo như Schneiders, phải được hiểu và phân tích theo nghĩa bóng.
Theo như Schneiders, cuộc hội ngộ giữa Đức Giêsu và người đàn bà Samaria đã ra đời bởi hai nguyên nhân:
(1). Đây là một trong những cố gắng của Kitô hữu thời tiên khởi để hợp thức hóa công tác truyền giáo tới người Samaria,
(2). Khẳng định vị thế bình đẳng giữa người Kitô hữu gốc Do Thái và Kitô hữu gốc Samaria trong những cộng đoàn Kitô thời tiên khởi (3).
2. Thần Học Giếng Nước
Cũng theo Schneiders, trong khi đọc câu chuyện của người đàn bà bên bờ giếng nước trong câu chuyện của Gioan, độc giả không thể nào gạt bỏ qua một bên những câu chuyện có liên quan tới những giếng nước của tổ phụ Isaac, Giacob, và đại ngôn sứ Môisen. Những nhân vật tiên phong và lừng danh của dòng lịch sử ơn cứu độ này cũng đã từng xuất hiện bên giếng nước, và cũng chính tại giếng nước họ đã gặp gỡ những vị hiền thê của họ. Bởi thế, giếng nước Saikar Samaria nhắc nhở độc giả Kinh Thánh về giếng nước Aram Naharagim, nơi người hầu cận thân tín của tổ phụ Abraham đã gặp gỡ Rebecca, vợ tương lai của Isaac. Cũng chính tại giếng nước đầu làng Haran, tổ phụ Giacob hội ngộ Rachael, vợ tương lai và mẹ của Giuse và Benjamin sau này. Giếng nước Saikar cũng nhắc nhở độc giả Kinh Thánh về giếng nước Midian, nơi đó Môisen đã giải cứu bẩy người con gái của Reuel thoát khỏi bàn tay của những người chăn chiên (Xuất Hành 2:15-22).
Cho nên, theo như Schneiders, cuộc hội ngộ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ xứ Samaria đã được tác giả Gioan xây dựng lớp lang và chuẩn bị ít ra trong ba chương.
(1). Trong chương 2, qua câu chuyện tiệc cưới Cana (2:1-11), Gioan đã giới thiệu và minh họa Đức Giêsu qua hình ảnh Chú Rể, người đã ban phát rượu thượng hảo hạng cho những tân khách tham dự tiệc cưới;
(2). Trong chương 3, ngôn sứ Gioan Tẩy Giả cũng giới thiệu tới các người môn đệ của ông về căn tính Chú Rể trời cao của Đức Giêsu (Gioan 3:25-30).
(3). Trong chương 4, qua câu chuyện bên bờ giếng Giacóp, tác giả Gioan đã xếp đặt để Đức Giêsu gặp gỡ người phụ nữ Samaria bên bờ giếng, qua đó Chú Rể Giêsu có cơ hội chào đón cô dâu Samaria vào bàn tiệc cưới Nước Trời.
3. Khó khăn
Tới ngày hôm nay, hai trường phái nghĩa đen và nghĩa bóng vẫn còn đang trong vòng tranh luận về những phương cách để hiểu những lời đối thoại của Đức Giêsu và người đàn bà Samaria trong Gioan 4:16-18. Tuy nhiên, trường phái nghĩa bóng gặp một cản trở trong khi cố gắng tìm cách thuyết phục độc giả. Không ai có thể từ chối được người Samaria là do năm sắc dân khác nhau hòa trộn vào với dân Do Thái của Bắc Quốc Israel. Năm sắc dân, nhưng họ lại thờ phượng bẩy vị thần. Do đó, rất khó để mà nói là năm người chồng của người đàn bà chính là năm vị thần mà người Samaria thờ phượng. Con số bẩy của bẩy vị thần là một trong những trở ngại mà trường phái nghĩa bóng gặp phải.
C. Thần Học Hòa Giải
Một chi tiết xuất hiện trong Gioan 4:1-42 mà thông thường độc giả ít chú ý tới trong khi lắng nghe lời đối thoại giữa Đức Giêsu và người đàn bà xứ Samaria. Câu nói “Cô hãy về nhà gọi chồng cô ra đây” thật sự ra là một câu nói hơi đường đột và bất lịch sự.
Titanic là một bộ phim nổi tiếng dài ba tiếng lấy biết bao nhiêu giọt nước mắt của khán giả. Sau khi cứu nhân vật nữ Rose thoát khỏi cảnh hiểm nghèo, sáng hôm sau, Jack Dawson và Rose gặp gỡ nhau. Chuyện qua chuyện lại, bất ngờ Jack nhắc đến vị hôn phu của Rose. Anh chàng Jack hỏi người đẹp Rose,
— Cô có yêu vị hôn phu của cô hay không?
Ngỡ ngàng trước câu hỏi quá đường đột, thẳng như ruột ngựa đó, Rose khó chịu, phản ứng ngay,
— Anh là một người bất lịch sự. Tôi không biết anh. Anh không biết tôi… Anh hỏi tôi một câu anh không nên hỏi. Anh đúng là một người bất lịch sự…
Hai người, Jack và Rose, chỉ mới một lần gặp nhau. Dù rằng chàng thanh niên Jack đã có cử chỉ hào hùng cứu lấy mỹ nhân Rose, nhưng thật sự ra, hai người vẫn không chưa trở thành thân cho lắm để tâm sự hoặc chia xẻ riêng tư.
Chuyện vợ chồng trong nền văn hóa nào cũng là một câu chuyện riêng tư mà một người lịch sự không nên mở miệng hỏi, trừ khi người đối diện tự động nhắc đến. Gặp một người phụ nữ sơ giao trong một bữa tiệc, một người con trai lịch sự không bao giờ hỏi, “Cô đã có chồng chưa? Cô được mấy cháu rồi?". Câu này là một câu hỏi thiếu tế nhị, bởi nó có thể bị người đối diện hiểu lầm.
Khi gặp một người đàn ông và một người đàn bà đang đứng nói chuyện với nhau nơi đồng không mông quạnh, rất khó cho chúng ta không có những tư tưởng xấu về họ. Chắc chắn chúng ta sẽ không nghĩ là hai người này đang tranh luận hoặc bàn thảo về chuyện tôn giáo, chính trị, hay là họ đang lần hạt Mân Côi chung với nhau.
Thế mà giữa đồng không mông quạnh gần thành phố Saikar, Đức Giêsu gợi chuyện với người phụ nữ Samaria. Sau cùng Ngài hỏi người đàn bà sơ giao một câu hỏi về đời sống riêng tư của bà, “Hãy về và gọi chồng cô ra đây”.
Trước tình cảnh này, người phụ nữ xứ Samaria có ba chọn lựa.
Thứ nhất, có thể cô ta sẽ nói,
— Ông là một người bất lịch sự. Ông không biết tôi. Tôi không biết ông. Ông hỏi tôi một câu hơi thiếu tế nhị. Tôi từ chối trả lời câu hỏi này bởi ông là một người bất lịch sự.
Thứ hai, người đàn bà có thể chọn lựa im lặng không nói gì bởi câu hỏi của Đức Giêsu hơi đường đột, quá bất ngờ.
Thứ ba, người đàn bà xứ Samaria chọn lựa trả lời câu hỏi của Ðức Giêsu.
Theo như thánh sử Gioan, cuối cùng cô ta chọn, chọn lựa thứ ba, bởi cô nói,
— Tôi không có chồng.
Nhìn trong lăng kiếng hòa giải, “Tôi không có chồng” là câu nói mà người phụ nữ đang nói với chính cô ta chứ không phải ai khác. Bị chất vấn, bị đặt vấn đề, người thiếu nữ cuối cùng chọn lựa thành thật với chính mình. Thứ nhất, cô chấp nhận có một thời cô đã sống trong tội lỗi. Thứ hai, người phụ nữ Samaria hòa giải với chính mình bằng cách thú nhận với cô rằng người đàn ông cô đang sống chung không phải là chồng của mình. Bởi thế cô mới bật miệng nói, “Tôi không có chồng”. Câu nói này, cô ta nói với chính mình. Thứ ba, “Tôi không có chồng” cũng là câu trả lời cho câu hỏi của người khách lạ mặt, câu nói hòa giải với Thiên Chúa qua hình ảnh của Con Một Của Người là Ðức Kitô.
Chỉ trong một câu nói đơn giản, ngắn gọn bốn chữ, “Tôi không có chồng”, người phụ nữ xứ Samaria vô danh đã bước qua liền một lúc ba giai đoạn của Mô Hình Chấp Nhận, chấp nhận lỗi lầm, chấp nhận hòa giải với chính mình, và chấp nhận hòa giải với Thiên Chúa.
Và cuộc đời cô ta đổi thay sau hành động hòa giải này. Người phụ nữ bỏ lại bên bờ giếng bình đựng nước. Chạy về làng, cô gọi những người trong thôn làng ra gặp Đức Giêsu. Người trong thôn làng, theo lời mời gọi của cô ta, chạy ra bờ giếng. Họ gặp gỡ người khách lạ bên giếng nước, và họ trở thành những người Kitô hữu. Bỏ lại bên bờ giếng bình đựng nước và chạy về làng gặp người trong thôn xóm là hai hình ảnh tượng trưng cho hành động chấp nhận đóng lại một trang sách cũ, mở ra một trang sách mới. Khi người đàn bà đi ra bờ giếng, cô ta mang theo trên người bình đựng nước tượng trưng cho một quá khứ nặng nề đè nặng trên vai. Ði ra giếng, người phụ nữ đi một mình. Khi bỏ lại bình nước bên bờ giếng, người phụ nữ Samaria chấp nhận bỏ lại sau lưng một trang sách cũ. Cô đóng lại trang sách của quá khứ để mở ra trang sách mới. Trong trang sách mới này, cô gặp gỡ những người dân trong làng mà có lẽ có một thời cô tránh né không muốn gặp mặt.
Người phụ nữ Samaria trong câu chuyện của Gioan 4:1-42 đã đi qua cả bốn giai đoạn của Mô Hình Chấp Nhận. Cô là một mẫu người điển hình của con người mới, con người biết chấp nhận những lỗi lầm và hòa giải với một khoảng thời gian của lạc loài với chính mình.

IV. Người Phụ Nữ Bên Giếng Nước
Như đã được trình bày ở ngay phần đầu của bài tham khảo, câu chuyện của người đàn bà bên giếng nước không chỉ đơn thuần là câu chuyện của một người phụ nữ thất bại với đời sống hôn nhân. Ông Biệt phái Nicôđêmô trong chương 3 đã đi tìm gặp Đức Giêsu vào ban đêm. Và trong suốt câu chuyện, Đức Giêsu càng nói, ông Biệt Phái càng trở nên ngớ ngẩn không hiểu điều Ngài đang trình bày. Ngược lại, phụ nữ xứ Samaria đã đến tìm gặp Đức Giêsu vào ngay giữa ban ngày và giữa trưa. Thoạt tiên người đàn bà không hiểu tư tưởng Đức Giêsu muốn trình bày. Nhưng cuối cùng cô đã nhận ra người bên bờ giếng chính là Đấng Mêsia/Ta’heb mà cô đang mong đợi. Cô bỏ lại bên bờ giếng bình nước, và chạy về làng làm chứng nhân cho Tin Mừng mà cô mới vừa gặp gỡ bên bờ giếng. Bởi chứng nhân của cô, tất cả người trong thôn đã chạy tới bờ giếng gặp Đức Giêsu, và họ trở thành Kitô hữu.
Trong suốt câu chuyện, người đàn bà không than van hay oán trách bất cứ một người nào khác cho một khoảng thời gian quá khứ của mình. Thật sự ra người đàn bà bên bờ giếng biết thứ tha và hòa giải với chính mình. Bởi biết chấp nhận và hòa giải, cô ta đã đóng lại được một trang sách cũ của cuộc đời và mở ra một trang sách mới với niềm tin vào Đức Giêsu.
Người đàn bà bên bờ giếng, theo như Hạnh Các Thánh thời trung cổ, tên Photina. Bà đã rửa tội cho công chúa con gái của hoàng đế Nêrô, sau cùng đã chết tử vì đạo trong ngục thất tại thành phố Carthage của Ai Cập.
www.nguyentrungtay.com
____________________________
Chú Thích
(1) Câu nói của người thiếu phụ Samarita, “Cha ông chúng tôi đã thờ phượng [Giavê Thiên Chúa] trên núi này [Gêzirim], nhưng các ông lại nói ở thành phố Giêrusalem” (4:20), đã phản ảnh Điều Răn Thứ Mười Một mà người Samaria tin.
(2) Tiếng Cổ Hy Lạp, phiên âm tiếng Việt “Úk é-kô án-dra”.
(3) Trong The Revelatory Text, Schneiders viết, “The basic purpose of the Samaritan Woman story in the gospel itself is to legitimate the Samaritan mission and to establish the full equality in the community between Samaritan Christians and Jewish Christians”. Coi Schneiders, The Revelatory Text (New York, NY: HarperCollins Publishers, 1991) 186.

Thư Mục Tham Khảo
Aston, John. Understanding The Fourth Gospel. New York, NY: Oxford University Press Inc., 1991.
Ball, David. ‘I Am’ in John’s Gospel: Literary Function, Background and Theological Implications. Sheffield, England: Sheffield Academic Press, 1996.
Barrett, C. K. The Gospel Accoding to St. John. 2ed; Westminster, 1978.
Brown, Raymond. E. The Gospel According to John. AB 29, 29A; Garden City, NY: Doubleday, 1970.
Bruce, F. F. The Gospel Of John. Grand Rapids, MI: William B. Eerdmans Publishing Company, 1983.
Farmer, Craig. “Changing Images of the Samaritan Woman in Early Reformed Commentaries on John,” Church History 65 (1996) 365-375.
Giblin, Charles. “What Was Everything He Told Her She Did? (John 4.17-18, 29, 39),” New Testament Studies (1999) 148-152.
Marrow, Stanley. The Gospel Of John: A Reading. Mahwah, NJ: Paulist Press, 1995.
Moloney, Francis. Belief In The Word: Reading the Fourth Gospel: John 1-4. Minneapolis, MN: Augsburg Fortress, 1993.
Neyrey, Jerome. “Jacob Traditions and the Interpretation of John, 4:10-26,” CBQ 41 (1979).
Perkins, Pheme, “The Gospel According to John,” in The New Jerome Biblical Commentary. Ed. Raymond Brown, Joseph Fitzmyer, and Roland Murphy. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall, 1990. Pp. 942-985.
Pilch, John, “Jesus and the Samaritans,” The Bible Today 40 (2002) 172-177.
Koester, Craig R. Symbolism in the Fourth Gospel: Meaning, Mystery, Community. Minneapolis, MN: Augsburg Fortress, 1995.
Schneiders, Sandra. The Revelatory Text. New York, NY: HarperCollins Publishers. 1991. Pp. 180-199.
Smith, D. Moody. John Among The Gospels: The Relationship in Twentieth-Century Research. Minneapolis, MN: Augsburg Fortress, 1992.
The Women’s Bible Commentary: Expanded Edition. Ed. Carol A. Newsom & Sharon H. Ringe. Louisville, Kentucky: Westminster John Knox Press, 1998.

 
Thông Báo
Cáo phó: Nữ Tu Maria Gérard Nguyễn Thị Hồng, FMSR
Dòng Mân Côi
09:38 29/03/2011
Ave Maria
Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi – Chí Hòa
Tỉnh Dòng Nữ Vương Hòa Bình
1492 Moss Street, New Orleans, LA 70119
Điện thoại: (504) 486-0039

Trân trọng báo tin:
Nữ Tu Maria Gérard Nguyễn Thị Hồng, FMSR
Nguyên quán Nghĩa Hưng, Bùi Chu, Việt Nam
được Chúa gọi về lúc 7:35pm ngày 28 tháng 3 năm 2011
tại Lafon Nursing Home Facility of Holy Family, New Orleans, LA.
Hưởng thọ 74 tuổi; Khấn dòng ngày 15 tháng 8 năm 1962.

Thánh Lễ đưa chân: 6:30am ngày 29 tháng 3 năm 2011
Nghi thức viếng xác: 4:30 pm ngày 30 tháng 3 năm 2011 trước Thánh lễ phát tang
Thánh Lễ phát tang: 6:00pm ngày 30 tháng 3 năm 2011
Nghi thức cầu nguyện: Sau lễ phát tang ngày 30 tháng 3 năm 2011
Thánh Lễ an táng: Ngày 31 tháng 3 năm 2011lúc 10:00am

Các Thánh Lễ và nghi thức cầu nguyện được cử hành tại:
Thánh Đường Maria Nữ Vương Việtnam, 14001 Dwyer Blvd., New Orleans, La 70129
An nghỉ tại nghĩa trang St. Louis Cemetery #3.

Kính xin quí Đức Cha, quí Cha cầu nguyện
cho linh hồn Sr. Maria Gérard sớm hưởng nhan Thánh Chúa.

Nữ Tu Mân Côi và Tang Quyến đồng kính báo.
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
10:57 29/03/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời

“Từ một nơi xa xôi, cách bao núi rừng suối đồi”

Anh gởi mấy cánh hoa về người yêu.

(Đoàn Chuẩn & Từ Linh - Cánh Hoa Duyên Kiếp )

(Mt 28: 20)

Rất nhiều lần, bần đạo vẫn cứ thưa và thốt với bạn bè thích phiếm, rằng: bản thân bần đạo sở hữu không biết bao nhiêu là cố tật, kể không hết. Nay thấy, đồng hành với các cố tật ấy, còn có cả nỗi buồn hiện hữu của những thiếu sót nhỏ/to, chưa chịu biến.

Hôm nay, ngồi buồn kể lại kể thêm những khuyết tật cùng thiếu sót khác là quên lãng. Lãng rồi quên cả cái hay/cái đẹp nhận từ Bề Trên vẫn là quà tặng gửi đến chính mình. Kể rồi, sẽ xin chịu tội với bà con về những ưu tư/trăn trở lâu nay vẫn còn đó nỗi buồn.

Ôi thôi, nói gần nói xa chẳng qua nói thật, chỉ xin kể thêm rằng: đã hơn một lần, bần đạo được bạn bè viết thư phản hồi, rồi hỏi sao bần đệ cứ mải mê nhặt nhạnh mấy lời ca/tiếng hát của tay du ca Nguyển Đức Quang, để làm gì vậy?

Hôm nay, nhân lúc ngồi rồi, nhận được tin/bài về người nghệ sĩ du ca họ Nguyễn, ở báo điện có đoạn thư tâm tình để thay cho lời trần tình chứng minh với bạn ở trên, một đôi câu như sau:



“Tôi không phải là nhà phê bình âm nhạc, nhưng gọi là phiếm luận thì ai cũng có thể. Xin phiếm như sau:



Trịnh Công Sơn kêu gọi ngồi xuống, thì Nguyễn Đức Quang thôi thúc đứng lên. Cùng trong cuộc chiến, Trịnh Công Sơn than thở, thì Nguyễn Đức Quang chấp nhận. Trịnh Công Sơn nhìn thế giới trong hoàng hôn, thì ánh bình minh lại rọi sáng với Nguyễn Đức Quang. So sánh, cả với du ca Phạm Duy sống trong thế giới mùa thu, thì du ca Nguyễn Đức Quang vĩnh viễn là mùa hè. Nếu Phạm Duy tuyệt vọng trong cuộc chiến bi thảm, thì Nguyễn Đức Quang luôn thấy “hy vọng đã vươn lên”. Nếu Phạm Duy và Trịnh Công Sơn soạn nhạc cho cuộc đời ca hát, thì Nguyễn Đức Quang soạn nhạc để chính mình cùng ca hát với cuộc đời.” (x. Giao Chỉ San Jose, Viết Cho Du Ca Nguyễn Đức Quang, Calitoday 19/02/2011)



Thanh minh lình xình về nghệ sĩ du ca họ Nguyễn như thế, bần đạo chỉ muốn thêm thắt đôi lời ở đây bằng câu hát nhặt được từ nhị vị nghệ sĩ có tên là Đoàn Chuẩn & Từ Linh, như sau:



“Từ một nơi xa xôi, cách bao núi rừng suối đồi

Anh gởi mấy cánh hoa, về người yêu.

Hoa lan hương màu trắng, như duyên em thầm kín,

trong hương thu màu tím buồn.

Hẹn một ngày nao, khi màu xanh lên tà áo,

Tình thương lên quầng mắt, anh đón em về thuyền mơ.”

(Đoàn Chuẩn & Từ Linh – bđd)



Thưa xong như thế rồi, bây giờ bần đạo lại tiếp tục kể. Trước nhất, xin mượn lời nhận định của bạn viết ký tên Giao Chỉ để kể về người nghệ sĩ hát rong họ Nguyễn, rất như sau:



“Nguyễn Đức Quang, là người viết nhạc hùng với những lời ca lý luận hết sức thực tế. Đó là bài “Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi”.” Hãy đứng dậy đón chào bình minh” với “Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm, bao ưu phiền. Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến. Hy vọng đã vươn lên trong mồ sâu quá ưu sầu…”


Và, Nguyễn Đức Quang cũng viết bài tình ca. Bài hát thiết tha, dịu dàng là một bài thơ phổ nhạc. Thi sĩ là ông Nguyễn Ngọc Thạch. Nhà thơ đã viết bài “Bên kia sông” độc đáo. “Núi mừng vì mây đến rồi.” Chàng nói với em rằng “Nói cho vừa mình anh nghe thôi.” Rồi những lời thơ ẩn dụ yêu thương: “Lòng đòi tình vật vã khôn nguôi.” Nhạc sĩ đã dùng lời thơ êm ái đưa vào một điệu nhạc với điều thú vị nhất là hết sức dễ hát.” (x. Giao Chỉ, bđd)



Và, một nhận định khác không kém phần nghiêm chỉnh, rất khách quan như sau:



“Du ca trở thành con đường lý tưởng của thanh niên. Tuổi 20 đi trên “Đường Việt Nam. Đi dựng lấy huy hoàng, giống da vàng này là vua đấu tranh.” Ai cũng có thể vào một buổi sáng thức giấc nghêu ngao: “Đường Việt Nam ôi vô cùng vô tận, Đường ngang tàng ngoài biển Nam, giữa Trường Sơn”.(x. Giao Chỉ - bđd)



Ấy nhưng, trích và dẫn mấy điều kể trên, bần đạo chỉ muốn chứng tỏ rằng: trong đi Đạo giữa đời và với đời, ai cũng có và vẫn có những sai sót, đúng hơn phải nói là “quên sót” cũng khá nặng. Quên và sót, những lời vàng dặn dò của Thày Chí Ái, vào buổi ấy, như sau:



“Và này đây,

Thầy ở cùng anh em mọi ngày

cho đến tận thế."

(Mt 28: 20)



Nhưng, trước khi đưa ra một khẳng định là thế, Thày Chí Ái cũng đã khuyên mọi người:



“Vậy anh em hãy đi

mà thâu thập muôn dân thành đồ đệ,

làm phép rửa cho họ

nhân danh Cha, Con và Thánh Thần,

dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.”

(Mt 28: 18-19)



Nghe lời khuyên từ Thày Chí Ái rất như thế, nhiều vị vẫn cứ hỏi han lan man những điều tưởng chừng như chưa biết, sau đây:



“Trước đây, có lần cha từng nói: Anh giáo không là Giáo hội thừa hưởng di sản Chúa để lại, qua việc kế tục vai trò mục vụ. Hôm nay, nhân thấy có sự kiện là Anh giáo đang nườm nượp sát nhập vào với Hội thánh Công giáo, xin cha cho biết di sản thừa kế nói đây là những gì và tại sao lại như thế?”



Thông thường thì, với dân con đi Đạo ở Sydney, đã không có lời hỏi thì cũng chẳng ma nào nhớ tới đức thày chuyên giải toả các thắc mắc ưu tư rất ư là linh đạo. Thế nhưng, hễ có người hỏi, là y như rằng câu hỏi sẽ được chuyển đến đấng bậc rất chính chuyên, chính mạch hoặc chính xác là đức thày linh mục mang họ Flader, tên gọi rất John, như sau:





“Nói một cách đơn giản, có thể bảo rằng việc kế tục công cuộc thừa sai/mục vụ là tiếp nối quyền hành và trọng trách rao giảng Lời Chúa khi xưa được các tông đồ của Chúa chuyên đảm trách. Nay trọng trách này được tiếp tục giao cho đấng bậc kế vị, là các giám mục ở nhiều nơi.



Khi Chúa nói với các thánh tông đồ, rằng: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế", là Ngài không chỉ nói với các tông đồ gần gũi Ngài mà thôi, mà cả với các vị kế tục các tông đồ cho đến ngày tận cùng của thế giới nữa.



Mặt khác, giáo huấn Hội thánh cũng dạy rằng: các đấng kế vị các thánh tông đồ thật ra không là ai khác ngoài các Giám mục trong Giáo hội. Công Đồng Vatican II cũng dạy: “Bằng vào thể chế thánh thiêng, các Giám mục là đấng kế thừa công việc của các tông đồ chuyên lo chăn dắt đàn chiên trong Hội thánh.” (x. Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân, #20)



Khi các thánh tông đồ lên đường thiết lập Hội thánh Chúa tại các miền đất khác nhau trên thế giới, các ngài đã ủy thác sứ vụ giảng dạy, thánh hoá và cai quản con dân cho những vị có thẩm quyền. Và, các ngài lại đã đặt tay lên các đấng bậc kế tục để thông truyền quyền bính thánh thiêng này cho các vị ấy.



Thánh Phaolô cũng làm cử chỉ tương tự để khích lệ đệ tử Timôthê hãy tỏ lòng trung kiên với công việc rao giảng mà thánh nhân giao phó, đồng thời phần mình cũng phải làm như thế với đấng bậc khác trong Giáo hội: “Những gì anh đã nghe tôi nói trước mặt nhiều nhân chứng, thì hãy trao lại cho những người tin cẩn, những người sẽ có khả năng dạy cho người khác.I( 2Ti 2: 2)



Cũng nên biết là truớc đó, thánh Phaolô cũng nhắc nhở người đệ tử trung kiên vừa đón nhận quyền bính được trao phó, bằng lời dặn dò hãy đặt tay lên người nhận trọng trách bằng lời lẽ vẫn bảo rằng: “Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. (2Ti 1: 6)



Nếu dùng lời lẽ của thơ văn ngoài đời, có lẽ các bậc trưởng thượng trong Đạo, cũng sẽ hát:



“Đêm hôm nay chợt nhớ tới nơi xa,

lúc anh về nhặt mấy cánh hoa.

Kèm vào thư lá thư xanh màu yêu

cánh hoa duyên kiếp này tìm em trong ý thư.”

(Đoàn Chuẩn & Từ Linh – bđd)



Thật ra thì, trao hay không trao cho nhau quyền bính có trách nhiệm, vẫn là trao “cánh hoa duyên kiếp” rất hồng hào, truyền từ đời này sang đời khác, vẫn vang danh. Truyền, là truyền cho nhau “lá thư xanh màu yêu” có kèm theo “cánh hoa duyên kiếp” anh nhặt về, từ dạo ấy. Hoa đây, chẳng là hoa quyền quí, uy nghi, đáng nể sợ. Mà là hoa Tình yêu, hoa Sự thật được gói bọc bằng những trọng trách các thánh vẫn thủ giữ. Hoa mục vụ hôm nay, được diễn tả bằng ngôn từ chân chất, rất thật, như sau:



“Năm 189, lúc Hội thánh còn ở vào thời tiên khởi, thánh Irênê đã nói đến kế thừa mục vụ như để bảo đảm cho sự thật đã có mặt trong Hội thánh. Thánh nhân dùng lời lẽ như sau: “Có lẽ mọi người trong Giáo hội đều muốn biết sự thật về truyền thống các thánh chuyển giao cho ta lời Chúa dặn dò hãy rao giảng thừa sai /mục vụ cho toàn thể thế giới. Vì thế, hôm nay mọi người đều đã có thể kể tên các đấng được các thánh tông đồ trao cho quyền bính nối tiếp có từ thời của các ngài mãi đến hôm nay…” (x. Adv Haer 3, 3, 1)



Nếu thế, hôm nay, ta gặp ở đâu truyền thống nối tiếp công cuộc thừa sai mục vụ, từ các thánh? Trước nhất, là ở các Giám mục địa phận trong Hội thánh Công giáo là đấng bậc thừa kế công cuộc thừa sai rao giảng xuất từ thời các thánh tông đồ.



Cả các vị thượng phụ thuộc Giáo hội Đông Phương, mà mọi người có thói quen gọi là Đạo Chính thống, nữa. Dù, các thượng phụ này không trực tiếp hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, nhưng các ngài cũng thuộc thánh phẩm đúng cách vì am hiểu đúng đắn bí tích nhiệm mầu của chức thánh và cũng lĩnh nhận chức thánh từ các tông đồ.



Việc kế tục công cuộc mục vụ cũng hiện hữu đối với các nhóm giáo hội từng ly khai Hội thánh Công giáo vào thời gian gần đây. Trong số đó, có các vị là Công giáo từng rời bỏ Hội thánh từ năm 1870 do Công Đồng Vatican I tuyên bố về tính vô ngộ của Đức Giáo Hoàng.



Đồng thời, còn có nhóm khác mang tên Hiệp Hội Ái Hữu Thánh Piô X do Tổng Giám Mục Marcel Lefèbvre thành lập vào năm 1969. Được biết vào năm 1988 Tổng Giám Mục Lefèbvre đã tấn phong giám mục cho 4 vị mà không được sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, để rồi cả năm vị này đều bị dứt phép thông công và Hiệp Hội của các ngài không còn hiệp thông với Hội thánh Công giáo, dù các giám mục cũng như linh mục của Hội vẫn được phong chức theo đúng qui cách .



Với người anh em Anh giáo, năm 1896, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII khi trước có ra tông thư mang tên Apostolicae Curae, theo đó các vị này không được công nhận là có chức thánh hợp lệ, là bởi vì ngôn từ sử dụng trong lễ truyền chức cho các ngài đã sai khi thuận theo ý hướng diễn tả trong ngôn từ buổi lễ truyền chức. Đức Giáo Hoàng Lêô đã định ra điều này khi thấy sai lầm của người anh em Thệ Phản được đưa vào nghi thức truyền chức, thời vua Edward VI của Anh quốc.



Dù gì đi nữa, nay có một số giám mục và linh mục Anh giáo, đặc biệt là các vị trước đây thuộc Anh-giáo-nay-trở-thành-Công-giáo có được chức thánh hợp lệ, vì các ngài được vị Thượng phụ Chính thống giáo hoặc Giám mục Công giáo truyền thống cổ xưa truyền chức cùng với giám mục Anh giáo. Các ngài đã hiểu đúng Chức Thánh, lại có ý hướng tốt. (x. Lm John Flader, Question Time The Catholic Weekly 13/12/2009, t. 14)



Nói cho cùng, theo thiển ý, tiếp tục việc rao giảng Lời Chúa, đó là việc hết sức quan trọng. Còn quan trọng hơn nữa, khi các đấng bậc trong ngoài Hội thánh quan ngại nhiều về sự hấp dẫn ơn gọi thực thi công cuộc mục vụ ấy. Nói về chức năng với chức thánh, là chuyện của đấng bậc cao sang quyền quí, rất ở trên.

Cuối cùng ra, tất cả vẫn là chọn lựa. Lựa, theo Chúa. Chọn thực hiện lời Chúa gọi mời, bấy lâu nay. Nhưng chọn lựa đây, phải là lựa chọn lâu dài có quyết tâm, âm thầm. Bền bỉ. Dù, người đời có chê bai. Bài bác. Cứ dấn bước. Dấn và bước sao cho có sức bật. Rất bền bỉ. Bền, như thép đã tôi luyện trong lửa đỏ. Tôi luyện rồi, nào sợ chi sức đốt toát ra từ cuộc đời. Tất cả là như thế. Mọi sự là như vậy. Vẫn thế vậy, như chuyện đời được kể ở chốn dân gian rất đời, như sau:



“Trên đường về, bà nội trợ nọ bắt gặp một đám tang xem ra có vẻ dị kỳ, bèn đứng lại mà xem xét. Một chiếc quan tài màu đen đi trước. Phía sau, chừng vài bước cũng lại một chiếc xe tương tự. Kế đó, là quả phụ mặc tang phục rất nghiêm trang, dắt theo một con chó ngao rất dữ. Theo sau bà, là cả một hàng người dài có đến 200 phụ nữa khác.



Không nén nổi tò mò, bà nội trợ đến gần quả phụ vận đồ đen kia, hỏi:

-Xin được chia buồn với những mất mát của bà. Tôi biết giờ nàykhông phải lúc để làm phiền, nhưng tôi chưa từng thấy đám tang nào như thế này cả. Đây là đám ma ai thế?

Quả phụ nghe hỏi, bèn đáp:

-Trong chiếc quan tài đầu, là chồng tôi.

-Chuyện gì xảy đến với ông ấy thế?

-Con chó của tôi cắn chết ông ấy!

-Thế còn chiếc quan tài thứ hai, đựng ai vậy?

-Mẹ chồng của tôi. Bà ta tìm cách gỡ con chó khỏi chồng tôi, nó lại quay sang cắn bà ấy chết luôn.

Sau một thoáng yên lặn, bà nội trợ ngớ ngẩn, lại nói tiếp:

-Bà cho tôi thuê con chó của bà nhé!

-Hãy nhập với các bà này xếp hàng mà đi đi…



Chuyện kể đây xem ra chẳng có gì là tiếu lâm, cũng chẳng là bài học để đời gì hết. Thế nhưng, người kể truyện vẫn muốn đính kèm một lời bàn kiểu “Mao Tôn Cương” rất huề vốn, tốn thì giờ, rằng: Trong đời, cũng có nhiều cảnh huống rất trớ trêu. Người thì mải rấp ranh tranh dành nhiều quyền lực, đòi ở trên. Lại quên rằng, giới thấp cổ bé họng tuy chịu đựng, nhưng vẫn muốn thoát khỏi vòng kềm toả của uy quyền. Và, xảy ra sự thể rất khó quên, nhưng dễ hiểu. Đó là lý do xảy đến những cảnh tượng rất tréo cẳng ngỗng của thời hôm nay.

Nghe lời bàn, dĩ nhiên bạn và tôi, ta chẳng muốn lên tiếng đồng thuận hay phản đối. Hãy cứ như tôi, như bạn, vẫn cứ ngâm nga một lời ca của nghệ sĩ viết hôm trước mà rằng:



“Hồng nào xinh không gai

bướm kia đâu ngờ bẽ bàng

yêu một sớm nhớ nhau bao mùa thu

em tôi hay hờn lắm

hay tô thâm quầng mắt

hay mua hoa màu trắng

về tình em như mây

trong mùa thu bay rợp lối rồi tan

trong chiều vắng khi gió mưa về thành mưa.”

(Đoàn Chuẩn & Từ Linh – bđd)





Và hát thêm lời thơ yêu làm câu kết. Kết cho chuyện phiếm rất nhạt nhẽo, của bày tôi:



Đêm hôm nay ngồi dưới ánh trăng thu

Viết tơ lòng gửi tới cho nhau

Rồi ngày mai nhắn mây đưa tờ thư

Tới em đôi mắt sầu kèm theo bao ý thơ.

(Đoàn Chuẩn & Từ Linh – bđd)



“Dưới ánh trăng thu, viết tơ lòng gửi tới cho nhau”, là những giòng chảy rất mờ nhạt, của đời người. Hay còn gọi là giòng đời có lúc phong ba thét gầm, sóng rất lớn. Cũng có lúc, nhè nhẹ lòng những trĩu nặng, một hư vô.

Trong tâm tình có những hư vô cuộc đời đầy trống vắng, bần đạo xin được gửi đến bạn và đến tôi, một lời vàng được trích dẫn, vẫn ở trên:



“Vậy anh em hãy đi

mà thâu thập muôn dân

thành đồ đệ.”

(Mt 18: 28)



Thế đó là hiệu lệnh. Giống như truyện kể của ai đó. Rất bình thường. Nhưng không lạt. Vẫn thôi thúc, những người có quan tâm, như bạn và như tôi.



Trần Ngọc Mười Hai

vẫn ưu tư lo lắng

về một dặn dò.

từ Đức Chúa.

“Bước đã mỏi, mà trông càng dễ mỏi,”

Ta dừng chân nhắm mắt, một đêm nay.”

(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)

Ga 9: 6-9, 13-17, 34-38

Với nhà thơ, dừng chân nhắm mắt mỗi đêm nay, vì bước chân dài/vắn, người đã mệt. Với người thường, chân dừng mắt nhắm cả một đời, là bởi thân phận hiu hẩm, chẳng mở ra. Trình thuật thánh Gioan nay cho thấy thân phận hẩm hiu của người mù từ bẩm sinh được Chúa giúp đỡ, đã mở ra cả hai con mắt thể xác, lẫn tinh thần. Chẳng thế mà, anh lại cứ reo vui suốt đời để ngợi khen Chúa.

Trình thuật kể, là kể về nam-nhân Do thái nọ rất mù lòa, do mầm sống bị thoái hoá khiến anh chưa một lần nhìn thấy ánh sáng, từ dạo ấy. Cứ sự thường, người sáng mắt có xác thân thơm tho/lành lặn lại vẫn không ưa gần gũi người có khuyết tật, bệnh hoạn. Chính vì thế, họ đến với Chúa bằng những câu hỏi khá cắc cớ: mù lòa/tật bệnh có do tội của ai đó, không?

Nếu bảo, mù loà/ tật bệnh về thể xác là do tội và lỗi của ta mà ra, thì chắc hẳn các người bệnh trên thế gian này phải chịu thế, cả khi chưa lọt lòng mẹ? Phải chăng, nguyên nhân đích thực gây mù lòa, là do bậc cha mẹ phạm lỗi nặng? Hoặc khi sinh, người thân thuộc đã mắc phải tật/bệnh nghiệt ngã như thế? Người xưa coi tật bệnh thể xác là kết cuộc của những suy đồi về luân lý, đạo đức. Chí ít, là lỗi của ai đó đã đem lại kết quả tệ hại, cho người tật bệnh. Đời nay, chẳng ai dám quyết đoán rằng: mù lòa là hệ quả của lối phạm luật đạo đức, chức năng. Kỳ thực, đó cũng chỉ là trạng huống rất khiếm khuyết nơi cơ năng con người.

Đặc biệt, ngày nay con người không còn lẫn lộn giữa khiếm thị với chứng bệnh hiểm nghèo nào khác, như: SIĐA miễn nhiễm, huyết áp thấp/cao, hoa liễu/nghiện ngập quậy phá tưng bừng trời đất, nữa. Nhất nhất người người đều tin rằng: nguyên nhân dẫn đến mù loà chẳng phải vì cha mẹ bệnh nhân khi xưa từng mắc tội. Bởi nếu không, thì khác gì quan niệm thiếu hiểu biết của người xưa về y khoa hiện đại.

Về mù loà, ta chỉ nên coi đó như một hạn chế/khiếm khuyết nơi con người, mà thôi. Nói cho cùng, là người, ai mà chẳng thấy mình còn hạn chế, về nhiều thứ. Hạn chế trước tiên, là có khiếm khuyết về mầm sống, cũng rất gien. Nghiên cứu kỹ, người người nay thấy DNA của mình chỉ là hợp chất không ‘toàn hảo’.

Bởi thế nên, khi bước vào giai đoạn mới lớn, ai cũng thấy mình có ít nhiều hạn chế mà mình không thể điều khiển được cuộc sống của chính mình, theo đúng cách. Do đó, có suy thoái. Do đó, khó thoát khỏi tật/bệnh. Có khi lại còn bị vi trùng tung hoành đào khoét suốt thân xác mình, kết cuộc dẫn đến tật/bệnh, đến cõi chết. Đời người là thế. Có than có vãn cũng chẳng giúp ích được gì. Thành thử, người người đi đến động thái chỉ sống qua ngày, đợi chờ. Đợi và chờ thứ gì tốt đẹp hơn, sẽ tới. Bao nhiêu nghị lực xưa kia vẫn có, nay cứ thế mất dần. Vì thế, có người để nhiều thì giờ ra mà chăm chút dáng vẻ bề ngoài cho tốt đẹp, kẻo người khác phát giác ra sẽ chẳng còn ưa mình, nữa. Có người lại gặp rắc rối về dục tính. Gặp khó khăn trong tương quan với mọi người. Khó, mà làm hoà với mọi người.

Và từ đó, nhiều người mắc phải tật/bệnh cứ tự hỏi: mình đã làm gì nên tội? Phải chăng, đó là thừa kế các tệ hại từ gia đình giòng họ? Và, lại kéo Chúa vào chuyện riêng tư của mình bằng một lý luận rất viển vông: chắc Chúa giáng phạt mình đây. Cuối cùng, lại sẽ trở thành kẻ bối rối, về Đạo. Và cứ thế, hết bối rối chuyện này đến chuyện khác, như thế.

Sách Sáng Thế Ký, ghi lại câu truyện hình thành vũ trụ mọi loài, có Giavê Thiên Chúa thở hơi sống vào bùn đất đỏ, thành con người. Tiếng Do thái gọi bùn này là Adamah. Thế nên, Thiên Chúa gọi người đàn ông A-Dong là “Bụi đỏ”. Về bụi, hẳn nhiều người lại cứ liên tưởng đến bụi đất nằm ở nơi con người, do thừa kế mầm sống? Vì đó là bụi là đất, nên chẳng ai muốn giữ gìn nó hết. Cứ gạt, và cứ phủi mọi bụi đất. Có khi còn phủi sang người khác, để họ lãnh. Với Giáo hội, ta có thói quen suy tưởng rằng: nhờ Chúa chết trên thập tự, con người mới được cứu rỗi. Thế nên, dù ta có là người tệ bạc, nhưng Chúa không chấp nê. Ngài vẫn thứ tha. Thế nên, hãy yên tâm sống xứng hợp với ơn cứu độ của Chúa.

Lối suy nghĩ này tuy mang dáng vẻ bi quan, hài hước mà ta vẫn cứ phải chấp nhận nó và đưa vào thực tại cuộc sống hay sao? Không. Không hẳn thế. Giả như ta có thể thay đổi câu truyện trên bằng nhiều giả thuyết, bảo rằng: chính Chúa đã quyết định để rớt lại vài ba hạn chế/bất toàn nơi con người, có thế loài người mới tăng trưởng chính mình được. Và, cũng vì có hạn chế, nên người người vẫn từ từ thực hiện việc cải biến chính mình cho hoàn thiện hơn.

Nay, vì hạn chế còn rớt lại nơi con người mình, hãy giáp mặt với sự thật là mình đang đi dần vào cõi chết. Giáp mặt với sự thật ấy, để rồi sẽ nỗ lực cất đi mọi oán giận bạo lực khỏi cái chết của chính mình. Cố gắng biến sự chết trở thành thân cận, mật thiết để chính mình sẽ về với Đức Chúa hiền từ, tử tế vẫn đợi chờ mỗi người và mọi người. Đành rằng, ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết, như tật/bệnh, người người hãy làm mọi sự để nhận được sự tiếp tay giúp mình và giúp mọi người thấy được rằng: vẫn còn đó rất nhiều điều tươi vui/hạnh phúc trong cuộc sống, hơn là ngồi đó khoác vào mình cặp kính đen đầy bi đát. Và, khi biết mình là kẻ bất toàn rồi, tự khắc mỗi người sẽ cảm thấy thoải mái chấp nhận bất toàn xảy đến với mình, hơn.

Về lỗi phạm, một khi mình đã vướng mắc, hãy kể cho Chúa nghe sự việc phạm lỗi cách trung thực, tự khắc Ngài sẽ cảm thông, hiểu rõ chính con người mình hơn. Thực ra, thì hành vi phạm lỗi dù rất tội, nhưng nào đã sờ chạm đạt tới Chúa. Tất cả mọi vướng mắc hoặc lỗi phạm chỉ để cho thấy con người vẫn phải đối đầu với hạn chế, mà tăng trưởng. Những lỗi phạm như các hành xử trong giận dữ, hoặc thiếu bác ái vẫn mang ý nghĩa của một hạn chế mà con người phải ngang qua. Có gặp trục trặc/rắc rối trong đời, mình mới có kinh nghiệm để trưởng thành mà gặp Chúa,

Thế nên, hãy quyết tâm sống thư giãn/thoải mái không trách móc bất cứ một ai để tự mình dựng xây, tăng trưởng. Cũng đừng tự trách mình hoặc gia đình mình. Đừng trách Chúa. Và, cũng chẳng nên than phiền trách móc nhà cầm quyền đã không quan tâm giúp đỡ chính mình. Bởi, Chúa đâu dựng nên con người để họ đi tìm ra ai đó mà trách móc. Hãy đọc trình thuật Chúa tạo dựng trời đất, một cách tích cực. Đọc, để hiểu rằng: Giavê Thiên Chúa dựng nên con người là để họ ra đi làm điều gì đó có tính sáng tạo và tích cực. Thế nên, hãy cứ can đảm mà ra đi, dù có phát giác ra rằng mình vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi, một ngày nào đó, tất cả đều sẽ khám phá ra được nhiều điều tốt đẹp hơn. Và khi đó, ta sẽ không còn mù lòa, nhưng rất sáng.

Giống như người mù từ thuở mới sinh ở trình thuật, ta sẽ được Chúa cho mở mắt thấy sáng và nói:“Điều tôi biết, là khi xưa tôi đã mù, và nay tôi được thấy.”(Ga 9: 25) Rồi, một ngày kia, ta cũng sẽ gặp người mù từ thuở bình sinh ở đâu đó, chốn Nước Trời. Và rồi, ta cũng sẽ cùng nhau hẹn ngày tái ngộ, để nói được câu: “Trước đây, tôi không thấy gì nhiều, nhưng mắt tôi nay sẽ thấy nhiều điều tốt đẹp hơn.”

Nói cho cùng, mắt có sáng hay không, vẫn còn đó con đường đằng đẵng dài cả cuộc đời, để mọi người có cơ hội mà nhận xét. Có nhận và xét thêm điều gì đi nữa, hãy cứ như người mù ở trình thuật, hân hoan mà hát mừng sự kiện sáng mắt Chúa phú ban, để rồi ta ngâm nốt câu thơ còn dang dở:



“Kìa một cõi trăm hình, muôn vạn tiếng

đương dần phai dần hiện tắt rồi vang

Ta cố gọi những giác quan lười biếng

để ghi cho hậu thế, phút mơ màng.”

(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)



Phút mơ màng, là chặng đường dành để cho ta khôn lớn. Lớn mạnh. Lớn rất vững với niềm tin yêu Đức Chúa, như trình thuật thánh Gioan hôm nay, rày nhắm đích.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.



 
Chuyện Bác Chuyện Em: Mắt Toét
Nguyễn Trung Tây, SVD
21:14 29/03/2011
Chuyện Bác Chuyện Em: Mắt Toét

Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.



Em gặp bác trên con đường cái, nhìn có vẻ hốt hoảng. Em chặn bác lại, hỏi,

— Bác đi đâu mà nom vội vàng thế kia?

Bác lắc lắc đầu, chép miệng,

— Đến là khổ! Còn đi đâu nữa, đi gặp bà Cả Lễ nhờ bà ấy giác hơi cho đôi mắt…

Em ngạc nhiên, mắt trợn tròn,

— Ơ hay chửa! Mắt bác làm sao mà phải đi gặp nhà bà Cả Lễ?

Bác thở dài, tay chỉ vào đôi mắt đỏ bầm bởi những cục máu đỏ như bị người ném tiết gà vào mặt,

— Nào có biết gì đâu. Hai ngày rồi, mắt nó cứ đỏ ké lên như người say rượu. Sáng ngủ dậy, mở không ra, hai mí dính chặt cứ như bị người ta quệt hồ.

Em quả quyết,

— Thôi rồi, bác bị đau mắt rồi!

Bác nóng nảy, mắng em mấy mắng,

— Ông chỉ được cái tinh vi. Cứ làm như mình là đốc tờ. Sao ông biết tôi bị đau mắt?

Em phân bua,

— Khổ quá! Nào em có phải bác sĩ gì đâu để biết bác đau mắt hay đau tai.

Em cong cong ngón tay, chỉ vào đôi mắt của bác,

— Nhưng nom đôi mắt bác đỏ ké như tô tiết canh thế kia, thì không đau mắt còn là cái chi? Mà nom đấy, dử bám đầy cả hai vành mắt, nom cứ như cơm cháy bám dính đáy nồi. Thôi chết! Cái này chắc là đau tợn lắm rồi. Dám mắt toét chứ chẳng chơi.

Em nhặt cây gậy, chọc chọc tổ ong rừng,

— Ấy, ấy, em vừa mới nói… Bác đừng có đưa tay lên dụi mắt như thế. Mà cái tay thì cứ ưa tí toáy ngoáy chỗ này móc chỗ nọ, vi trùng bám đầy vào mắt bây giờ!

Bác đấu dịu,

— Ừ nhỉ, ông nói cũng đúng! Không biết làm sao mà bắt đầu từ tối hôm qua, dử nó cứ đùn lên đầy cả hai con mắt…

Bác tiếp tục thở dài sườn sượt,

— Sáng nay phải đun nước nóng pha muối hột chườm sát mãi mới mở được cặp mắt.

Bác mặt buồn thiu, kể lể,

— Rõ là khổ. Chỉ vì con vợ tiếc của, đang lợn lành bỗng hóa ra lợn què. Không khéo lại mất cả một đống của cho mà coi! Bỏ mất hai buổi cày rồi. Nào có nom thấy chi nữa đâu mà cày với bừa. Tối hôm qua ngồi ăn cơm, tay cầm đôi đũa tính gắp miếng đậu phộng rán đưa vào bát nhưng hóa ra lại gắp nhằm ngay cọng rau muống. Thiệt khổ!

Em hỏi,

— Mà làm sao bác lại đau mắt? Bị gió độc hay sao? Hay lại rình coi gà đẻ?

Bác cau có mặt mày,

— Ông mới là vớ vẩn! Ở đâu ra mà có gió độc với gà đẻ ở đây!

Bác kể chuyện,

— Cơ khổ, tuần trước ông bác ở trên mạn ngược có chuyện ghé xuống. Dân trên mạn ngược ông biết rồi, vệ sinh họ kém lắm. Thấy mắt mũi kèm nhèm của ông bác là tôi nghi rồi. Tôi dặn nhà tôi là đừng có tiếc xót cái khăn rửa mặt làm chi, cứ đưa hẳn hoi cho ông bác một cái khăn riêng để ông ấy xài. Đã dặn dò cẩn thận như thế mà nhà tôi nó có thèm nghe đâu. Đã vậy nó còn quay lại mắng tôi mấy mắng…

Bác lên giọng, nhái tiếng vợ,

— Ông thì chỉ được cái sĩ diện!

Bác ăn nói nhấm nha nhấm nhẳng,

— Thế là nó đưa luôn cái khăn mặt của tôi cho ông bác xài chung. Đến khi khám phá ra thì mắt mình đã đỏ ké lên rồi. Hai ngày rồi, mắt nó cứ cồm cộm xót xa như có ai hằn thù tung hẳn một đám cát vào thẳng ngay mắt. Sáng mở mắt ra, đố có nom thấy gì, cứ như ông mù ở cửa đình...

Em nhăn nhăn vầng trán bướng, thắc mắc,

— Ông mù nào mà ở ngoài cửa đình?

Tới phiên bác trợn mắt, ngạc nhiên,

— Ơ hay, bộ ông quên rồi sao, mới tháng trước, có cái ông mù không biết gốc gác ở đâu mà vác bị đâm xầm vào ngay cửa đình. Ông từ vội vàng lên bẩm trình ông Lý Thơm.

Bác nhỏ giọng xuống, tố khổ Lý trưởng,

— Mà ông biết rồi, ông Lý nhà ta thì chỉ được cái mạnh miệng với dân, chứ gặp quan huyện thì khúm núm một bề. Cho nên nghe ông từ trình có dân nhập cư bất hợp pháp, Lý Thơm hốt hoảng, tính xua chó đuổi đi. Nhưng phước mấy đời cho cái ông mù, lúc đó lại có cụ đang ngồi uống cốc nước vối trong nhà ông Lý. Cụ mới giơ tay cản, nói thôi, giờ người ta cũng đã đi nhầm vào cửa đình, mà Chúa cũng đã dậy, “Thương người có mười bốn mối, thương xác bẩy mối, thứ năm cho khách đỗ nhà...”.

Bác kết luận,

— Có nhời cụ nói, Lý Thơm mới thôi, không còn ọ oẹ, lại còn phải chịu để cái ông mù ở tạm mấy ngày trong đình. Rồi cụ lại còn sai tôi mang cơm nhà thờ tới cho ông mù, nhờ thế tôi mới biết ông mù cũng đâu phải gốc ăn mày, cũng nhà cửa đàng hoàng như ai. Nhưng tự nhiên mắt đỏ sưng tấy cả lên, rồi gặp phải người ham công tiếc việc, cứ lần chần không chịu đi chữa. Tới khi tròng mắt toét toẹt cả ra mới hốt hoảng chạy đi tìm thầy tìm thuốc. Nhưng trễ quá rồi! Có thuốc tiên thì may ra.

Bác lại thở dài sườn sượt,

— Cứ thế, hết ruộng nương lại tới nhà cửa, bán tất tật. Nhưng tiền thì vẫn mất, mà tật thì vẫn cứ mang. Vậy là đang từ nhà cửa đàng hoàng mà chỉ một sớm một chiều hóa ra bị gậy… Rõ khổ!

Em như đã hiểu chuyện,

— Ấy, cho nên giờ bác mới chạy đông chạy tây kiếm thầy chữa bệnh!

Bác nói ngay,

— Chứ chẳng phải…

Em hỏi lại,

— Lúc nãy bác nói đi kiếm ai để chữa đôi mắt? Em nghe chửa rõ.

Bác giả nhời,

— Thì còn ai, tôi đang đi kiếm nhà bà Cả Lễ nhờ bà ấy giác hơi cho đôi mắt. Nghe vợ tôi với mấy người trong xóm họ nói bà Cả Lễ mát tay lắm. Cảm cúm vang váng đầu tới gặp bà Cả, bà ấy giác hơi cho một bận là người toát mồ hôi ra, khỏe lại ngay.

Em ăn nói nghe đến là mát mẻ,

— Bác nói nghe đến là hay nhỉ. Bà Cả Lễ nổi tiếng là đấm bóp giác hơi cho người bị cảm cúm. Chứ bà ấy có biết chi về mắt mủi mà bác đòi mò đến nhà gặp bà Cả Lễ…

Bác nhỏ giọng lại,

— Thì nào có biết chi đâu, nghe cái nhà ông Thìn Thông Manh ở xóm trên nói bữa nọ ông ấy hơi vang váng đầu, tới gặp bà Cả Lễ, bà ấy mới giác hơi cho, rồi tiện tay bà ấy lại nấu cho một nồi thuốc xông mắt. Về tới nhà, hai con mắt sáng hẳn ra, lông quặm không chọc vào hai tròng con ngươi nữa.

Em cự nự bác,

— Bác mới là vớ vẩn. Đã biết là cái ông mù ở đậu cửa đình tháng trước phải bán nhà bán cửa để tìm thầy chạy thuốc chữa đôi mắt. Giờ tới phiên mình đau mắt thì lại chạy đi gặp bà Cả Lễ chuyên xông hơi để chữa bệnh mắt. Đến là khéo! Thôi, leo lên đây, em đèo bác lên gặp ông đốc tờ ở trên phố.

Bác ngần ngừ,

— Có tiện cho ông không đấy?...

Em dứt khoát

— Không tiện thì cũng phải chịu thôi. Mắt mũi chứ đâu phải là chuyện bỡn.

Bác ngần ngại,

— Thì đã hẳn. Nhưng tôi ngại lên phố lắm.

Em chép miệng,

— Ơ hay! Bác ngại cái gì? Có ai trên phố ăn tỏi ăn hành bác đâu mà mặt tái xanh như thế kia! Bộ bác quên cái ông mù ở đậu cửa đình tháng trước rồi hay sao? Khổ, vừa mới chính miệng mình kể chuyện, mà giờ lại quên rồi. Đấy, cứ lần chần tham công tiếc việc mà hỏng bét luôn cả đôi mắt. Thôi, em xin quan bác, đừng có tham một buổi cầy rồi lại mù dở. Cứ bỏ đấy, không cầy thì ruộng nó vẫn nằm ở đó, đằng nào cũng mất hai bữa cầy rồi. Nhanh, nhanh lên nào, lên đây em đèo… Đó, ngồi sát lại gần em một chút, hai tay ôm bụng em cho chặt vào. Xong chưa, thôi, mình đi lên đó cho kịp giờ, kẻo không người ta đóng cửa. Nếu bác còn hãi thì cứ đọc năm chục kinh cho em. Bác đọc tới Kinh Nữ Vương thì tới phố là vừa…

Ngồi phía đằng sau, người đàn ông nhắm chặt đôi mắt bám đầy dử lại. Mắt ông xót xa như kim đâm, nhưng trong lòng ông xót xa như kim châm muối sát. Ông vẫn thấp thổm lo sợ dám kỳ này lại phải bán trâu để trả tiền thuốc như chơi! Đã mấy lần, ông cứ nhấp nhổm, như chực mở miệng chỉ muốn nói, “Thôi! Chú cứ đèo tới thẳng nhà bà Cả Lễ cho tôi!”.



Lời Chúa

Ðức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta: “Anh hãy đến hồ Silôam mà rửa (Silôam có nghĩa là: người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được (John 9:6-7).



Suy Niệm 1

Người mù thể xác không nhìn thấy chi, bởi thế người mù không có khả năng nhận ra nhân dạng của người đồng loại.

Ông nhà giàu trong Luca là một người mù bởi ông không bao giờ nhận ra nhân dạng của ông hàng xóm Lazarô ngay trước cửa nhà. Bởi lòng ích kỷ, ông nhà giàu đã trở nên mù lòa.

Người mù tâm hồn là người không có khả năng nhận ra chân dung Thiên Chúa trên những khuôn mặt nhân gian.

Từ em bé mặc quần đùi thủng đáy lê la trên phố bán đậu phộng rang buổi tối, cho tới người chạy bàn tất bật trong quán càfe buổi sáng,

Từ ông hành khất quần áo bốc mùi hôi nằm lê la bên vệ đường, cho tới cô gái giang hồ nồng nặc mùi nước hoa rẻ tiền đang ngồi hút thuốc lá trước cửa quán rượu đợi chờ khách,

Từ người không cùng một ngôn ngữ, cho tới người khác một màu da,

Từ trẻ thơ, cho tới cụ già,

Từ người tù chân bị cùm nằm trong xà lim chờ ngày bị xử bắn, cho tới người ăn trộm bị tạm giam trong khám đường chờ ngày ra tòa lãnh án,

Từ người lỗi lầm chối Chúa ba lần như Phêrô, cho tới người đang tâm bán Chúa với giá ba mươi đồng như Giuđa,

Từ người mắc bệnh hiểm nghèo đang nằm chờ chết, cho tới người cùi phong hủi ăn cụt rụng hết mười đầu ngón chân,

Từ người con đã bao nhiêu năm nay bỏ không thờ phượng Chúa, cho tới người vô thần không tin tưởng vào đời sống ngày sau,

Tất cả đều mang trên dung nhan và trong tâm hồn thiên diện và thiên tính của Thiên Chúa.

Nếu tôi không nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trên khuôn mặt đồng loại, tôi và người mù cũng giống như nhau. Thật ra chúng tôi chỉ là một!



Suy Niệm 2

Ngày xưa người mù gặp Chúa Giêsu, và Chúa chữa lành đôi mắt mù lòa.

Ngày hôm nay người bị đau mắt, họ gặp bác sĩ nhỏ thuốc, giải phẫu chữa lành đôi mắt.

Riêng người mù tâm hồn, họ đi gặp ai và uống thuốc gì để tâm hồn thôi, không mù lòa.

www.nguyentrungtay.com
 
Chớ gian manh
Thanh Sơn
21:00 29/03/2011
ĐỪNG nghe thành tích khoe khoang
NÊN nhìn cho kỹ sẽ bàng hoàng ngay
NGHE loa ra rả hàng ngày
NHỮNG điều gian dối đặt bày lưu manh
GÌ mà thần dữ phát thanh
THẦN dân đã rõ rành rành từ lâu
DỮ dằn cướp của làm giầu
NÓI là quy hoạch bán thầu chia nhau

MÀ cả một lũ trước sau
HÃY nhìn chúng sắm nhà lầu xe hơi
NHÌN cho thật kỹ khắp nơi!
NHỮNG gì chúng cướp khơi khơi của người
GÌ đâu đảng cướp ăn chơi
THẦN dữ bán nước hại đời dân đen
DỮ nhưng xử sự cực hèn
LÀM tôi Tầu cộng mặt đen cúi đầu

THÌ giờ Dân Việt hô câu
SẼ cùng đứng dậy ngửng đầu cất cao
THẤY được sức mạnh dạt dào
ĐƯỢC rồi ta bước hô hào "Tự Do"
SỰ thật "Dân Chủ" hát to
THẬT thì chẳng sợ, gian lo tìm đường

CỦA mình giữ lấy "Quê Hương"
CHÚNG ta đuổi lũ ma vương chạy dài
GIAN tham bán biển cho ai
ÁC độc vơ vét tiền tài của dân
RA gì cái đảng ngu đần
SAO vàng cờ đỏ hại dân đủ rồi.

30.03.2011

 
Truyện kể về những người khôn ngoan
Jos. Tú Nạc, NMS
11:38 29/03/2011
Đôi khi người ta gọi sư tử là “vua” của mọi loài động vật. Nó khỏe – và nguy hiểm. Có nhiều câu chuyện đặc biệt đề cập đến những động vật. Con sự tử trong câu chuyện này đang nằm phơi mình trên mặt đất. Nó đang ngủ hay sao ấy! Nhưng còn lâu nó mới ngủ! Một chú chuột chạy ngang trên mình con sư tử đang ngủ. Con sư tử thức dậy và tóm ngay lấy chú chuột. Nó định xơi chú chuột này nhưng chú chuột liền nói:
“Xin đừng hại tôi,” chú chuột nói. “Nếu ông để tôi đi, sẽ có ngày tôi giúp đỡ ông.” Con sư tử cất tiếng cười với ý tưởng này. Làm sao mà con chuột nhỏ bé lại có thể giúp một con vật khỏe mạnh như con sư tử? Nhưng nó đã để cho con chuột ra đi.
Vài ngày sau, một người thợ săn bắt được con sư tử này. Người thợ săn trói con sư tử vào một thân cây bằng những sợi dây thừng. Con sư tử vùng vẫy kêu la nhưng nó không tài nào thoát khỏi.
Chú chuột nghe tiếng con sư tử kêu cứu. Nó chạy đến và thấy những gì mà nó có thể làm được. Nó cắn đứt những sợi dây thừng để con sư tử được tự do.
Câu chuyện nổi tiếng này vào khoảng hai ngàn năm trăm tuổi. Câu chuyện này trong một tuyển tập những truyện được gọi là Truyện Ngụ ngôn của Aesop. Có hàng trăm câu chuyện như thế. Hầu hết chúng liên hệ đến cầm thú, chim muông mà có thể nói chuyện được với nhau. Thậm chí chúng có thể nói chuyện với con người! Những câu chuyện này được gọi là truyện ngụ ngôn: chúng là những câu chuyện không có thật – nhưng chúng chứa đựng chân lý và những ý tưởng đạo đức lành mạnh. Truyện ngụ ngôn của Aesop nổi tiếng khắp thế giới. Ngày nay người ta vẫn đọc nó. Nhưng Aesop là ai? Thời nào và sống ở đâu? Cuộc đời của ông như thế nào?
Một số người nói rằng Aesop thậm chí không tồn tại! Họ nói rằng truyện ngụ ngôn được kể rộng rãi mà nhiều người khác nhau đã sưu tầm trên hàng trăm năm. Nhưng nhiều nhà văn cổ đại đã viết về Aesop – những văn gia chẳng hạn như Aristophanes, Plato, và Aristotle. Họ tin rằng ông là một nhân vật có thật!
Aristotle đã viết rằng Aesop là một nô lệ của một người tên là Xanthus sống ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ năm hoặc thứ sáu trước công nguyên. Aesop lãnh nhận một nền giáo dục tốt trong nhà của Xanthus. Cuối đời mình, Aesop làm nô lệ cho một ông chủ khác, tên là Ladmon. Và Ladmon đã trao trả tự do cho ông. Là một người tư do, Aesop có thể gặp gỡ nhiều nhân vật quyền quí và quan trọng. Mọi người đã tôn trọng sự thông minh của ông, và khôn ngoan của ông.
Aesop đã luận bàn về những vấn đề chính trị và thuộc thế giới tự nhiên với những nhà tư tưởng hàng đầu thuộc thời đai ông. Thậm chí ông đã biện hộ cho một trong những người bạn giàu có của ông tại một tòa án. Vậy tại sao một người thông minh, uyên bác như vậy lại chọn để kể những truyện ngụ ngôn về cầm thú chim muông mà biết nói chuyện với nhau? Thế đấy, Aesop đã dùng truyện ngụ ngôn với một lý do. Ông biết nó dễ dàng để người ta khắc ghi những lời dạy đạo đức nếu nó đến dưới hình thức của một câu chuyện.
Đây là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của Aesop.
Một con thỏ rừng và một con rùa đang đấu khẩu về đề tài ai có thể chạy nhanh nhất. Con thỏ là loài động vật nhỏ bé mà lại chạy rất nhanh. Thế nên nó tin rằng nó sẽ chiến thắng bất cứ cuộc đua nào với con rùa. Con rùa chân ngắn và lại phải vác cái vỏ nặng nề trên lưng. Nhưng chú rùa vẫn tin tưởng mình sẽ chiến thắng cuộc đua. Chỉ có cách duy nhất để khám phá. Chúng đã đồng ý cuộc tranh tài với nhau.
Thỏ rừng xuất phát chạy rất nhanh, nhưng nó chắc chắn mình sẽ nắm phần thắng nên nó quyết định dành thời gian nghỉ xả hơi. Nó nằm bên vệ đường và đi vào giấc ngủ! Còn rùa xuất phát một cách chậm chạp. Nó bước từng bước và chỉ chú ý bước đi. Chẳng bao lâu nó đã vượt qua con thỏ đang say ngủ. Rùa vẫn chăm chú lê bước. Sau một lúc thỏ thức giấc. Nó nhìn xung quanh. Nó chẳng nhìn thấy con rùa đâu cả. Thỏ giậm chân bắt đầu chạy hết sức lực, nhưng đã muộn. Nó đến đích cuộc đua thì thấy rùa đã chiến thằng.
Đây là câu chuyện đơn giản nhưng nó chất chứa nhiều ý tưởng đạo đức tiềm ẩn. Những ý tưởng không luôn luôn tốt đẹp như chúng ta tưởng tượng, và giá trị của sự kết thúc là những gì chúng ta khởi sự. Nhiều truyện ngụ ngôn của Aesop có nội dung tương tự như câu chuyện này. Càng suy nghĩ về chúng bạn càng thấy được những chân lý sâu xa.
Sự khôn ngoan phong phú của Aesop đến từ đâu? Phải chăng ông đã tự suy diễn những ý tưởng này cho những ngụ ngôn của mình hay ông chịu ảnh hưởng bởi những câu nói uyên thâm của người khác?
Những sử gia đã khám phá một truyền thống lâu đời về sự khôn ngoan từ những thời kỳ rất sớm. Những câu nói uyên thâm đã được viết lần đầu tiên ở Mesopotamia cổ đại. Đây là nơi mà người ta lần đầu tiên trụ lại, xây dựng những thành phố và phát triển nghệ thuật văn chương. Đó là nơi mà Abraham được sinh ra. Khu vực này bây giờ hầu như ở Iraq hiện đại.
Một số ngạn ngữ cổ đại nghe rất hiện đại. Ngược dòng thời gian bốn ngàn năm cách đây một người nào đó đã viết, “Giàu có khó đi qua, thiếu thốn vốn lại gần”. Một câu tục ngữ khác thời đó đã nói, “Người tham ăn khó khăn giấc ngủ!” Ngạn ngữ được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ cha mẹ đến con cái trải qua hàng ngàn năm.
Kinh Thánh bao gồm những ngạn ngữ cổ đại. Chúng đươc viết cách đây ba nghìn năm. Nhiều câu trong số những câu nói triết lý này được viết bởi Hoàng Đế Solomon. Kinh Thánh nói rằng Solomon là một người uyên bác lúc sinh thời, bởi sự khôn ngoan của ông trực tiếp đến từ Thiên Chúa. Người dân từ nhiều quốc gia đã đến chất vấn ông những câu hỏi khúc mắc để được nghe sự khôn ngoan của ông.
Trở lại bốn trăm năm sau, Aesop bắt đầu kể những ngụ ngôn của ông. Nhưng Aesop chia sẻ sự khôn ngoan bằng phương thức khác với Solomon.
Hoàng Đế Salomon kể cho người ta trực tiếp những gì là tốt lành và những gì là xấu xa. Ông giải thích cách cư xử mà Thiên Chúa yêu thương và cách cư xử mà Người ghét bỏ.
Truyện ngụ ngôn của Aesop dùng những câu chuyện để thuật những gì xảy ra khi con người hành động bằng những kiểu cách khác thường với bản chất. Quần chúng khi nghe những ngụ ngôn của Aesop phải quyết định những gì mà câu chuyện muốn nói với họ. Họ phải luận ra những ý tưởng đạo đức cho chính mình. Đôi khi một ngụ ngôn có hai hoặc ba lớp nghĩa.
Phải chăng Aesop đã đọc những ngạn ngữ của Hoàng Đế Salomon? Hoàng Đế Salomon phải chăng đã chịu ảnh hưởng bởi những ngạn ngữ ban đầu từ đất nước Mesopotamia cổ đại? Có thể chúng ta không bao giờ biết câu trả lời cho những câu hỏi này.
Những gì chúng ta biết đó là Hoàng Đế Salomon đã tin tưởng tất cả sự khôn ngoan đích thực đầu tiên đến từ Thiên Chúa. Kinh Thánh nói, “Nếu bất kỳ bạn cần sự khôn ngoan nào, bạn nên thỉnh cầu Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn độ lượng, Người hoan hỷ ban cho tất cả chúng ta, nên Thiên Chúa sẽ cho bạn sự khôn ngoan”.
(Tỉnh thức Mùa Chay 2011)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bướm
Diệp Hải Dung
21:27 29/03/2011
BƯỚM
Ảnh của Diệp Hải Dung Australia, Hình chụp tại Canley Vale Sydney
Con sâu thành bướm thì xinh,
Con thành con Chúa thì tình nở hoa.
Cõi Trời ở cõi người ta.
(Trích thơ của Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền