Ngày 28-03-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Giêsu đến cho ta được thấy
Lm Jude Siciliano OP
03:55 28/03/2014
Chúa Nhật IV CHAY - A
1 Samuen 16: 1b, 6-7, 10-13a; T.vịnh 22; Êphêsô 5: 8-14; Gioan 9: 1-41

ĐỨC GIÊSU ĐẾN CHO TA ĐƯỢC THẤY

Trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, các môn đệ đã có cuộc tranh luận với Đức Giêsu, có lẽ tất cả chúng ta cũng muốn tranh luận với Người rằng: Lý do nào dẫn đến nỗi đau của anh mù? Đó là hậu quả do tội của anh ta hay cha mẹ anh ta? Đức Giêsu bác bỏ quan niệm của những người đương thời và cũng có thể là của một số trong chúng ta: anh ta không phải bị phạt vì đã phạm tội. Đức Giêsu không đưa ra một lời giải thích cho tất cả sự ác trên thế giới. Thay vào đó, Người lại nhắm đến những nhu cầu của người thanh niên đang đứng trước mặt mình. Việc anh mù được chữa lành biểu lộ sự hiện diện năng động của Thiên Chúa trong thế giới chúng ta. “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.”

Không như mong đợi, cả cha mẹ anh, những người láng giềng của anh lẫn những người Pharisêu đều đã không “nhận ra” công trình của Thiên Chúa được bày tỏ qua việc anh được chữa lành. Họ không trông thấy những điều Thiên Chúa đã thực hiện. Và anh mù cũng không hiểu ngay được rằng điều gì đã xảy ra cho mình. Anh dần biết rõ về Đức Giêsu sau khi bị các nhà cầm quyền liên tục chất vấn, và sau đó cuộc trò chuyện với Đức Giêsu đã cho anh được “sáng mắt”.

Chẳng lạ lắm sao khi những người hàng xóm đã không nhận ra anh mù lúc anh được sáng mắt? Đức Giêsu đã mở mắt cho anh ta; Người đã không thực hiện một cuộc phẫu thuật tạo hình nào, và cũng chẳng làm thay đổi nét mặt của anh ta! Những người này là hàng xóm của anh mù, chẳng phải ai xa lạ. Có thể hằng ngày họ đã nhiều lần đi ngang qua anh. Phải chăng họ chỉ nhìn thấy bệnh tật của anh chứ không nhìn thấy một con người? Chẳng phải là chúng ta có xu hướng mô tả mọi người bằng các bệnh tật của họ đó sao? Nào là kẻ què quặt… người phụ nữ mù lòa… bệnh nhân AIDS… kẻ mắc bệnh tâm thần phân liệt, hoặc thứ bệnh gì khác nữa chăng?

Thế nhưng Đức Giêsu đã trông thấy và dừng lại trước “người mù từ thuở mới sinh”. Người không những chữa lành cho anh, sau đó Người còn đi tìm kiếm anh, trò chuyện với anh và đưa anh tới đức tin. Đức Giêsu không chỉ trông thấy nỗi khổ đau, mà còn gặp gỡ con người đang khổ đau. Có lẽ tốt hơn nếu chúng ta đế ý đến những người bị gạt ra bên lề xã hội và thế giới, đến gặp gỡ những người què quặt, hoàn cảnh xã hội khó khăn, vô gia cư, đau khổ vì chứng Alzheimer, v.v… Chúng ta cũng có thể là người mù. Quan tâm đến con người chứ không phải chỉ nhìn vào những bệnh tật của họ có thể giúp chúng ta được mở mắt và được dẫn đến gặp gỡ Đức Giêsu.

Tôi cố gắng chú ý đến các chi tiết trong những câu chuyện Tin Mừng; các chi tiết mà có lẽ chúng ta dễ bỏ qua để nhắm đến việc nắm bắt “điều cốt lõi” của câu chuyện. Ví dụ chi tiết mở đầu của trình thuật Tin Mừng hôm nay là một sự soi sáng quan trọng về những công việc Chúa đang làm. Câu chuyện mở đầu với câu: “Khi ra khỏi Đền Thờ, Đức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh.” Một số câu chuyện phép lạ tường thuật một người khốn khổ nào đó đến cầu xin Đức Giêsu giúp. Người gặp gỡ và thường nhận xét về lòng tin của họ, tiếp đó là chữa lành cho họ. Câu chuyện tác giả Gioan thuật lại việc chữa lành cho người mù thì lại khác, và ngay câu mở đầu đã nêu bật sự khác biệt này. Việc chữa lành xảy ra là nhờ Đức Giêsu đã đi bước trước. Người trông thấy sự túng thiếu và đáp ứng cảnh nhân loại đang bị tổn thương. Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa đang đi ngang qua và tái tạo nhân loại với một hồng ân mới của ánh sáng, hồng ân tiên khởi của công trình sáng tạo (St 1).

Các nhà cầm quyền tôn giáo không vượt ra khỏi vòng luẩn quẩn trong câu chuyện này. Lẽ ra họ phải là những nhân vật giúp đỡ người khác thừa nhận và chúc tụng Thiên Chúa, Đấng đã “đi ngang qua” nhờ Đức Giêsu, chính Người đã trông thấy và dừng lại để ban tặng sự sáng, và không chỉ đối với người mù này thôi, mà còn với tất cả những ai hy vọng được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. Ánh sáng trần gian đã chiếu tỏa trên dân chúng, nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo lại nhắm mắt trước ánh sáng ấy.

Trong thời đại chúng ta, một hồng ân ánh sáng đến với ta qua Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người dám thách thức cả những tục lệ của Giáo Hội trong Tông huấn “Niềm vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium). Ngài nói rằng ngài mơ ước một sự “lựa chọn truyền giáo” cho Giáo Hội và cho việc “đổi mới cơ cấu”, điều đó giúp Giáo Hội mang tính “tổng thể hơn và rộng mở hơn” (số 27) cho những ai đến tìm chỗ tựa nương và sự khích lệ để tìm kiếm ánh sáng. Trích dẫn lời của đức Gioan Phaolô II, đức Phanxicô đã kêu gọi giáo xứ rằng: “Giáo Hội sống giữa các gia đình của những con cái mình”. Khi tiếp xúc với cuộc sống của những người bình dị, giáo xứ có thể cung cấp “một môi trường để nghe Lời Chúa, để tăng trưởng trong đời sống Kitô hữu, để đối thoại, rao giảng, làm việc bác ái, thờ phượng và cử hành nghi lễ” (số 28). Theo lý tưởng, Giáo Hội là đường dẫn cho ánh sáng chiếu tỏa vào nơi tối tăm của thế giới, và là nguồn biện phân giúp chúng ta đến với ánh sáng.

Nếu chúng ta hỏi thánh Gioan: “Thiên Chúa ở đâu vậy?” Thì thánh nhân sẽ chỉ cho thấy Đức Giêsu hôm nay đang “đi ngang qua” và trông thấy người mù. Thánh Gioan muốn chúng ta nhìn xa hơn dáng vẻ bề ngoài của Đức Giêsu để thấy được mầu nhiệm sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng ta. Không chỉ là Thiên Chúa ở ngay trong Đức Giêsu, mà còn sẵn sàng chữa lành và mang lại ánh sáng soi chiếu những góc tăm tối trong cuộc đời của chúng ta; đó có thể là những nơi chúng ta không muốn nhìn vào, nhưng Mùa Chay lại khích lệ chúng ta xem xét đến.

Đức Giêsu bất ngờ đến với người mù, Người đã chữa lành và dẫn đưa anh ta đến với ánh sáng đức tin. Lẽ ra dân chúng phải biết rõ hơn, nhưng họ lại trở nên mù lòa trước việc Thiên Chúa làm theo những cách thức bất ngờ và cho người bé mọn nhất. Chúng ta không thể hướng dẫn hoặc điều khiển Thiên Chúa. Thiên Chúa chọn hành động nơi người mù lòa bị ruồng bỏ và không được những người giàu lòng đạo đức quan tâm. Đây là một khoảnh khắc về lòng khiêm nhường cho chúng ta, những con người của Giáo Hội.

Đối với mỗi người, Mùa Chay này Đức Giêsu cũng đang đi ngang qua, gặp thấy hoàn cảnh của chúng ta và Người dừng lại để chữa lành. Có thể chúng ta cũng giống như người phụ nữ bên bờ giếng tuần trước và người mù ngày hôm nay: chúng ta “nhận biết” Đức Giêsu là ai một cách tiệm tiến, từng bước một. Người mù bắt đầu bằng cách gọi “người tên là Giêsu”, tiếp theo anh gọi Người là “một vị ngôn sứ”, rồi anh nhận ra Người là Đấng được Thiên Chúa sai đến, và cuối cùng anh ta gọi Đức Giêsu là “Chúa”.

Hôm nay, Thánh Lễ này một lần nữa dừng lại trên con đường của chúng ta và cho chúng ta kinh nghiệm mà anh mù đã trải qua. Nơi đây, ánh sáng đức tin giúp chúng ta chiêm ngắm Đức Giêsu nơi các dấu chỉ của Bí tích Thánh Thể, và lắng nghe Người trong Lời của Người. Đức Giêsu cũng nói với chúng ta điều Người đã nói với anh mù: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.”

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gòvấp


4th SUNDAY OF LENT(A)

1 Samuel 16: 1b, 6-7, 10-13a; Psalm 23; Ephesians 5: 8-14; John 9: 1-41

In today’s Gospel the disciples enter into a discussion with Jesus probably all of us would like to have with him: What’s the reason for the blind man’s affliction? Is it the result of sin – his or his parents? Jesus rejects the notion his contemporaries and some of us might have: the man is not being punished because he sinned. Jesus doesn’t propose an explanation for all the evil in the world. Instead, he addresses the needs of the man in front of him. The man’s healing will reveal God’s active presence in our world. "Neither he nor his parents sinned; it is so that the works of God might be made visible through him."

As it turns out, God’s works manifested through the man’s cure aren’t "seen’ by his parents, his neighbors, nor the Pharisees. They don’t see what God has done. Nor does the blind man immediately understand what happened to him. He comes to insight about Jesus only after he is repeatedly questioned by the authorities and then has an "eye-opening" conversation with Jesus.

Isn’t it strange that the neighbors didn’t recognize the blind man once he got his sight? Jesus opened his eyes; he didn’t perform plastic surgery and change the man’s features! These were his neighbors, not strangers. They would have passed him daily. Had they only seen his infirmity and not the person? Don’t we tend to describe people by their infirmities? The cripple… the blind woman… the AIDS patient… the schizophrenic, etc.?

But Jesus sees and stops by "the man blind from birth." He not only cures him, but later seeks him out, draws him into a conversation that brings him to faith. Jesus doesn’t see the affliction only, but the person in need. Maybe we had better take a second and third look at those on the edges of our social circle and world to see the person who also happens to be crippled, socially awkward, homeless, suffering from Alzheimer’s, etc. We might be the blind person and by paying attention to persons and not just their afflictions, our eyes might be opened and we too led to seeing Jesus.

I try to pay attention to details in gospel stories; details which we might skip over to get to the "meat" of the story. For example, the opening of today’s account of the cure of the blind man gives an important insight into God’s workings. The story begins, "As Jesus passed by he saw a man blind from birth." Some miracle stories have a desperate person approach Jesus begging for help. Jesus sees and often comments on their faith and then cures them. John’s story of the cure of the blind man is different and the opening line highlights the difference. The cure comes because of Jesus’ initiative. He sees a need and responds to hurting humanity. In Jesus, God, the Creator, is passing by and re-creating humanity with a new gift of light – the first gift of creation (Genesis 1).

The religious authorities don’t come off well in this story. They should have been the ones to help others acknowledge and praise God who, in Jesus, "passed by," saw a need and stopped to give sight – not only to the one blind man, but to all hoping to see the salvation of the Lord. The light of the world had shone upon the people and the religious leaders closed their eyes to the light.

In our time a gift of light comes to us through Pope Francis who, in his apostolic exhortation, "Evangelii Gaudium," challenges Church customs. He says he dreams of a "missionary option" for the Church and for the "renewal of structures" that would make it a Church "more inclusive and open" (27) to those who come needing support and encouragement in their quest for light. Francis, quoting John Paul II, calls the parish "the Church living in the midst of the homes of her sons and daughters." In contact with the lives of ordinary people, the parish can provide "the environment for hearing God’s word, for growth in the Christian life, for dialogue, proclamation, charitable outreach, worship and celebration" (28). Ideally the Church is a conduit for the light to shine on the world’s darkness and a source of discernment to help us come to the light.

If we were to ask you John, "Where is God?" He would point to Jesus who today "passed by" and saw the blind man. John would have us look beyond Jesus’ appearances to see the mystery of God’s presence among us. Not only is God close at hand in Jesus, but ready to heal us and bring light to the dark corners of our lives; the places we may not want to look at, but which Lent encourages us to consider.

Jesus comes uncalled and unexpected to the blind man, heals him and leads him to the light of faith. People who should have known better were blind to God’s working in unexpected ways and for the least. We can’t channel or control God. God chose to work in the blind outcast and not among the invested religious. A moment of humility for us church folk.

For each of us this Lent Jesus is passing by, sees our condition and stops to heal us. We probably are like last week’s woman at the well and today’s blind man: we come to "see" who Jesus is slowly and in stages. Note, the blind man starts by naming, "the man called Jesus," then he calls him "a prophet, then he recognizes him as the one sent by God and finally calls Jesus "Lord."

Today this Eucharist is one more stop on our way to experience what the blind man did. Here the light of faith helps us see Jesus in the Eucharistic signs and to hear him in his Word. Jesus tells us what he told the blind man, "You have seen him and the one speaking with you is he."
 
Niềm vui ơn cứu độ
LM. Giuse Nguyễn Thành Long
19:56 28/03/2014
Chúa Nhật IV Mùa Chay A

NIỀM VUI ƠN CỨU ĐỘ

Chúa Nhật hôm nay, Chúa Nhật IV Mùa Chay được gọi là Chúa Nhật của niềm vui. Sắc màu hồng của Phụng Vụ nói lên điều đó. Một yếu tố khác nữa diễn tả niềm vui mà sứ điệp Tin Mừng hôm nay muốn tập chú, đó chính là ánh sáng cứu độ của Đức Kitô. Việc Đức Kitô mở mắt cho anh mù bẩm sinh, tức là đem lại ánh sáng cho anh, đồng nghĩa với việc Ngài đem lại cho anh niềm vui lớn lao. Không chỉ có một, mà cùng lúc anh có đến bốn niềm vui.

- Niềm vui thứ nhất: niềm vui được thấy

Trước giờ vì bị mù bẩm sinh, nghĩa là mù từ khi còn trong lòng mẹ, nên anh không có ý niệm gì về màu sắc, anh cũng chẳng hình dung được thế nào là đẹp xấu. Thế giới quanh anh chỉ là đêm tối dày đặc. Nay được Chúa cho sáng mắt, anh thấy được mọi sự. Thấy bầu trời bao la, thấy biển cả mênh mông, thấy cánh đồng bát ngát, thấy núi rừng trùng điệp. Thấy ngàn muôn tinh tú lấp lánh, thấy sóng nước nhấp nhô, thấy hoa đồng cỏ nội xanh đỏ tím vàng … và nhất là thấy được ông bà cha mẹ, thấy anh chị em ruột thịt, thấy bạn bè và những người thân thích. Lại nữa trước giờ anh không thể soi gương được. Nay anh có thể ngắm ngía dung nhan của mình trong gương. Anh có thể hát lên khúc hát: “Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời để nhìn đời và để làm duyên”. Được như thế làm sao anh không vui được.

- Niềm vui thứ hai: niềm vui được giã từ kiếp cầm ca

Trước đây anh sống bằng nghề ăn xin. Anh sống được là nhờ vào lòng hảo tâm, nhờ vào sự bố thí của kẻ này người nọ. Anh phải chấp nhận cái tiếng để đời: kẻ ăn bám người khác. Cuộc đời của anh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nơi mà anh từng gắn bó là lề đường, vỉa hè, góc phố. Nơi anh phải tạm trú mỗi khi màn đêm buông xuống là đầu đường xó chợ. Giờ đây anh được từ giã kiếp cầm ca. Giã từ cuộc sống tạm bợ. Giã từ quá khứ đau thương nghèo hèn rách rưới. Giờ đây anh có thể tự kiếm sống bằng chính sức lực và đôi tay của mình. Anh không còn phải sống lệ thuộc, không còn phải ăn bám. Giờ đây anh đi lại thoải mái mà không cần người dẫn dắt. Anh có thể chạy nhảy vô tư mà không sợ vấp ngã. Anh có thể hát lên những khúc hát lạc quan yêu đời. Như thế anh không vui sao được. Nhưng ai đã đem lại cho anh niềm vui ngập tràn đó nếu không phải là chính Chúa Giêsu, là Vị Cứu Tinh của đời anh!

- Niềm vui thứ ba: niềm vui được tẩy xoá mặc cảm tội lỗi

Người Do Thái xưa vẫn quan niệm rằng: bệnh tật, tai nạn hay thất bại rủ ro là do tội lỗi gây nên, tội xúc phạm đến Thiên Chúa và vì thế bị Ngài giáng phạt. Tội càng to thì bệnh càng nặng. Đau khổ vì không thấy đường đi, và không thấy được gì đã đành, anh còn đau khổ hơn vì bị mọi người mắng mỏ là “sinh ra trong đống tội”, tội ngập đầu ngập cổ nên mới bị mù từ trong lòng mẹ. Mặc cảm tội lỗi như một cái gông đè nặng trên cuộc đời anh, khiến anh không thể đứng thẳng lên với trời và với đời được. Đau buồn chồng chất buồn đau.

Nhưng nay khi được Chúa Giêsu chữa sáng mắt và được Ngài xác nhận: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng việc đó xảy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh”, anh và cả cha mẹ của anh hoàn toàn thoát khỏi mặc cảm tội luỵ. Niềm vui của anh lúc này quả là rất lớn. Bước đi của anh nhẹ nhàng thanh thoát. Anh có thể ngẩng cao đầu mà không sợ mọi người xầm xì chỉ chỏ. Hơn thế nữa, giờ đây anh có thể giới thiệu Chúa Giêsu với hết mọi người rằng Chúa Giêsu chính là ánh sáng muôn dân.

- Niềm vui thứ tư: niềm vui được ban ơn cứu độ

Được Đức Giêsu ban ánh sáng của Ngài, anh mù đã nhận ra Ngài không chỉ là một vị ngôn sứ, một vị lương y, một đại ân nhân của anh, mà Ngài còn là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ trần gian. Anh vui mừng và hãnh diện tuyên xưng điều này một cách công khai trước mặt mọi người. Đây chính là niềm vui lớn nhất, niềm vui tràn ngập, niềm vui mà những người luật sĩ và Biệt phái không có được: niềm vui ơn cứu độ. Tên của anh có thể giờ đây đã được chính thức ghi vào sổ hằng sống. Ngoài quốc tịch Do Thái, giờ đây anh còn được mang thêm quốc tịch khác, quốc tịch Nước Trời. Còn niềm vui nào lớn lao bằng!

Khi sinh ra, mặc dù không bị mù về cặp mắt thể lý, nhưng chúng ta đã bị tội Nguyên Tổ làm cho đôi mắt tâm hồn ra mù tối. Tuy nhiên, qua bí tích Rửa Tội, đôi mắt tâm hồn ấy đã được Chúa Giêsu tái mở. Nhờ đó, ta được nhận biết Chúa qua các công trình sáng tạo của Người, được nhận biết Chúa chính là Thiên Chúa yêu thương, là Đấng Cứu Độ.

Tâm tình của chúng ta lúc này phải là tâm tình tạ ơn Chúa vì những hồng ân mà Người đã tặng ban: hồng ân đức tin, hồng ân cứu độ. Đồng thời, hãy vui mừng hân hoan vì chúng ta đã được Chúa yêu thương, được Chúa ban ơn cứu rỗi. Đặc biệt là quyết tâm không để cho những thói hư tật xấu và tội lỗi riêng làm cho cặp mắt tâm hồn của mình lại trở nên lu mờ tăm tối. Xin Chúa ban ơn giúp sức để chúng ta thực hiện được quyết tâm này. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
 
Chúng ta được chữa lành khỏi sự mù lòa nhờ Đức Kitô
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
22:34 28/03/2014
Chúng ta được chữa lành khỏi sự mù lòa nhờ Đức Kitô

Chúa Nhật IV MC Năm A

Nỗi đau của người mù

Người Nhật kể câu chuyện sau đây: Có một người mù kia, một ngày nọ, đi thăm một người bạn thân của mình. Vì lâu ngày không gặp nhau, nên hai người mãi mê hàn huyên đến quên cả thời gian. Tối đến người bạn mù ra về. Vì trời tối quá, nên người bạn kia tặng cho người mù một cái đèn lồng để cầm mà đi đường. Anh bạn mù tưởng rằng bạn chơi mình, nên nói: “Tôi mù, dùng đèn làm gì?” Nhưng anh bạn trả lời: “Không, anh cầm đèn này mà đi để người khác thấy anh trong đêm mà tránh”. Thế là anh ra về.

Tuy nhiên, trên đường đi không may gió mạnh làm tắt đèn mà anh không biết. Vì thế, có một người thúc vào anh ta, làm cho anh mù ngã ra trên đường. Anh mù mới quát: “Tụi bay mù cả ạ? Sao không thấy đèn của tôi mà tránh”. Người đó nói với anh: “Anh ơi, đèn của anh tắt lâu rồi !

Câu chuyện trên đây cũng giúp chúng ta ý nghĩa của câu chuyện Chúa Giêsu chữa anh mù trong bài Tin Mừng hôm nay.

Thánh Gioan cho biết: Anh ta bị mù bẩm sinh và hết phương cứu chữa. Đức Giêsu thấy anh, liền động lòng thương và cứu chữa anh. Người “nhỏ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta : Anh hãy đi đến suối Siloê mà rửa. Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được” (Ga 9,6-7). Và anh tuyên xưng : “Lạy Thầy, con tin”, rồi anh sấp mình trước mặt Ngài (Ga 9,37).

Như thế, cùng một lúc Đức Giêsu làm hai phép lạ : chữa cặp mắt thể xác để anh được thấy và chữa cặp mắt đức tin để anh tin nhận Người là Thiên Chúa. Tuy nhiên, phép lạ chữa mù lòa về đức tin quan trọng hơn.

Hình ảnh Tin Mừng này nói với chúng ta điều gì ?

Theo sự giải thích của các Giáo Phụ, người mù ở đây là hình ảnh của loài người, hình ảnh mỗi người chúng ta, bị mù lòa do tội lỗi nguyên tổ và tội riêng chúng ta phạm.

Chúng ta bị mù lòa khi bỏ Thiên Chúa mà chạy theo những cám dỗ của ma quỷ, vật chất và danh lợi, và tôn thờ những thứ đó là chổ nhất, thay vì phải tôn thờ mà yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.

Chúng ta bị mù lòa vì tính kiêu ngạo, tự phụ, sự thành kiến đã làm cho chúng ta không biết mình, không nhận ra những khuyết điểm của mình và không còn khả năng nhìn nhận sự thật.

Chúng ta bị mù lòa vì tính ích kỷ đã làm cho chúng ta vô cảm, không biết giúp đỡ và quan tâm trước nỗi đau của người khác v.v...

Tuy nhiên, chúng ta được chữa lành khỏi sự mù lòa, điếc lác nhờ Đức Kitô. Ngài chính là Đấng cứu độ của nhân loại. Ngài chữa lành chúng ta bằng sự tự hạ, cái chết trên thập giá và phục sinh vinh hiển của Ngài.

Ân sủng đó thật cao cả và huyền nhiệm! Đúng như bài hát nổi tiếng Amazing grace của người Ái Nhĩ Lan diễn tả:

Amazing grace! How sweet the sound that saved a wreth like me! I once was lost but now am found, was blind but now I see.

Ôi hồng ân huyền diệu! Thật ngọt ngào khi nghe rằng Chúa cứu một người khốn khổ như con! Con đã lạc mất, nay lại tìm thấy, con bị mù lòa, nay nhìn thấy.

Ngợi khen, chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi uy quyền. Nguyện xin Nước Người chóng trị đến, danh Chúa soi dẫn muôn người về nơi vĩnh phúc quê trời, cùng nhau kính thờ Chúa Trời muôn đời!

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha xưng tội trước khi giải tội cho những người khác
Đặng Tự Do
14:12 28/03/2014
Chiều thứ Sáu 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã làm kinh ngạc vị trưởng ban Nghi Lễ Phủ Giáo Hoàng khi ngài tiến đến một tòa giải tội và quỳ xuống xưng tội như một hối nhân.

Giáo phận Rôma đã thực hiện một thời khắc thống hối đặc biệt, gọi là ‘24 giờ dành cho Chúa’ bắt đầu bằng một cử hành phụng vụ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào chiều thứ Sáu, rồi đến tối và đêm, một số nhà thờ trong trung tâm Rôma được mở cửa để các tín hữu cầu nguyện và xưng tội.

Khi được cha Guido Marini hướng dẫn đến tòa giải tội dành cho ngài, thay vì ngồi vào tòa, Đức Thánh Cha đã tiến đến một tòa giải tội gần đó, quỳ xuống như một hối nhân và xưng tội. Sau khi xưng tội xong, ngài đã quay lại vị trí của mình và giải tội cho những người khác.

Không nhà báo nào tại Vatican đã từng được thấy một vị Giáo Hoàng công khai xưng tội trước công chúng.
 
Đức Phanxicô khai mạc sáng kiến 24 giờ bằng việc đi xưng tội công khai
Vũ Văn An
19:32 28/03/2014
Đức Phanxicô lại một lần nữa gây kinh ngạc lúc ngài, trước khi giải tội cho tín hữu, đã qùi gối xưng tội trước mặt công chúng, một việc làm, dường như khó có vị tiền nhiệm nào từng làm.

Sở thông tin của Tòa Thánh ngụ ý cho thấy ngài muốn “chứng tỏ tầm quan trọng ngài dành cho bí tích hòa giải, vốn được gọi là bí tích xưng tội”.

Thực vậy, Sở Thông Tin cho hay sáng ngày 28 tháng Ba, tại Đại Sảnh Chúc Lành, ngài đã gặp 600 tham dự viên khóa hội học thường niên về tòa trong của Bộ Ân Giải Tông Tòa (Apostolic Penitentiary). Trong một phần tư thế kỷ qua, bộ này đã tổ chức khóa hội học này, đặc biệt dành cho các tân linh mục và phó tế, để giúp họ trở thành các vị giải tội tốt.

Xưng tội là một trải nghiệm yêu thương và nhân từ, không phải là tòa kết án

Trong bài diễn văn, Đức Phanxicô khuyến khích các tham dự viên “trân quí kinh nghiệm nhận được bằng một tính sáng tạo khôn ngoan, hòng giúp Giáo Hội và các cha giải tội thi hành thừa tác vụ nhân từ của họ, một thừa tác vụ hết sức quan trọng”. Ngài đưa ra ba điểm quan trọng đề suy niệm về phép xưng tội.

“Trước hết, tác nhân của thừa tác vụ Hòa Giải là Chúa Thánh Thần. Sự tha thứ mà Bí Tích này đem tới là sự sống mới được Chúa Phục Sinh thông ban qua Chúa Thánh Thần… Bởi thế, các con luôn có bổn phận trở thành ‘người của Chúa Thánh Thần’, chứng nhân và người công bố, hân hoan và mạnh mẽ, của Chúa Phục Sinh”.

Giám Mục Rôma khuyến khích họ chào đón hối nhân “không phải với thái độ của một quan tòa, thậm chí cả thái độ của một người chỉ là bạn, nhưng là với tình yêu của Thiên Chúa… Trái tim một linh mục là trái tim có khả năng được đánh động, mủi lòng… Nếu truyền thống đúng khi nói tới vai trò kép làm thầy thuốc và làm quan tòa của các vị giải tội, thì ta không bao giờ được quên rằng thầy thuốc thì chữa bệnh còn quan tòa thì giải án”.

Điều thứ hai được Đức Phanxicô giải thích như sau: “nếu Hòa Giải thông ban sự sống mới của Chúa Phục Sinh và đổi mới ơn phúc rửa tội, thì nhiệm vụ của các con là ban điều này một cách quảng đại cho anh chị em mình. Linh mục nào không lưu tâm tới khía cạnh này của thừa tác vụ… cũng giống như người chăn chiên không lưu tâm tới con chiên lạc của mình… Nhưng lòng xót thương ở ngay chính tâm điểm của Tin Mừng! Tin mừng là Thiên Chúa yêu thương ta, Người luôn yêu thương người tội lỗi, và với tình yêu này, Người lôi kéo con người tới Người và mời gọi họ trở lại. Chúng ta không được quên rằng người tín hữu thường khó khăn lắm mới lãnh nhận được Bí Tích này, cả vì các lý do thực tiễn lẫn nỗi khó khăn tự nhiên là phải xưng thú tội lỗi mình cho một con người khác. Do đó, điều cần là phải cố gắng nhiều về phía chúng ta, về phía nhân tính của ta, để đừng bao giờ là một trở ngại nhưng phải làm dễ phương thức xót thương và tha thứ… Xưng tội không phải là một tòa kết án, mà đúng hơn là một trải nghiệm yêu thương và nhân từ!”

Cuối cùng, Đức Phanxicô nhắc đến các khó khăn thường gặp trong phép xưng tội. “Có nhiều lý do, vừa có tính lịch sử vừa có tính linh đạo. Tuy nhiên, ta biết rằng Chúa muốn hiến cho Giáo Hội ơn phúc mênh mông này, đem đến cho người đã chịu phép rửa niềm chắc chắn được ơn tha thứ của Chúa Cha. Vì lý do này, điều rất quan trọng là cần phải hết sức lưu tâm tới việc cử hành Bí Tích tha thứ và cứu rỗi này tại mọi cộng đồng giáo phận và giáo xứ. Điều chủ yếu là trong mọi giáo xứ, người tín hữu phải biết khi nào họ có thể tìm được các linh mục sẵn sàng: khi nào có tin tưởng, hoa trái sẽ tỏ tường”.

Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt tha thứ cho ta

Cũng ngày 28 tháng Ba, tại Nhà Thánh Mácta, nhân suy niệm bài đọc thứ nhất trích từ Tiên Tri Hôsêa, tức đoạn Thiên Chúa kêu gọi dân Israel trở về để được tha thứ “Hỡi Israel, hãy trở về với Chúa, Thiên Chúa ngươi; ngươi đã ngã quị vì tội lỗi. Hãy mang theo lời và trở về với Chúa”, Đức Phanxicô cho hay: đây là những lời Cha nói với con.

Ngài nói: “Đây là trái tim Cha chúng ta, Thiên Chúa là như thế này: Người không mỏi mệt, Người quả tình không bao giờ mỏi mệt! Hàng bao thế kỷ qua, Người từng hành động như thế này, với biết bao vụ bội giáo, với biết bao vụ bội giáo của con người. Người luôn quay lại, vì Thiên Chúa của ta là Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi. Từ buổi chiều hôm ấy tại Địa Đàng, Adong đã lìa bỏ Địa Đàng này mang theo một hình phạt và một lời hứa. Người luôn trung tín, Chúa luôn trung tín với lời Người hứa, vì Người đâu có thể bác bỏ chính Người. Người luôn trung tín. Nên Người chờ đợi tất cả chúng ta, dọc dài suốt dòng lịch sử. Người là Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi chúng ta, luôn luôn”.

Sau đó, Đức Phanxicô quay sang nhắc tới dụ ngôn đứa con trai hoang đàng, trong đó, người cha, khi thấy đứa con trở về, chạy vội tới ôm chầm lấy nó. So sánh bài đọc thứ nhất với dụ ngôn, Đức Phanxicô nói rằng Thiên Chúa cũng như thế; ngài mời gọi những người hiện diện hãy tự nhận ra tình âu yếm của Thiên Chúa.
Ngài nói: “Thiên Chúa chờ đợi và Thiên Chúa cũng tha thứ nữa. Người là Thiên Chúa xót thương: Người không mỏi mệt tha thứ cho ta. Ta mới là người mỏi mệt trong việc xin tha thứ, còn Người, Người không bao giờ mỏi mệt cả. Bẩy mươi bẩy lần bẩy; luôn tiến trước với lòng tha thứ. Và nếu xét theo quan điểm buôn bán, thì cán cân kể là tiêu cực. Người luôn luôn thua: Người thua trong bàn cân mọi sự, nhưng thắng trong yêu thương”.

Khi làm thế, Thiên Chúa là người đầu tiên thi hành trọn vẹn giới răn yêu thương. Kết luận bài giảng lễ, Đức Phanxicô khuyến khích tín hữu tìm kiếm sự tha thứ của Thiên Chúa, Đấng vốn hân hoan mở tiệc mừng khi có người quay về với Người. Ngài nói: “Người sẽ tổ chức tiệc mừng cho anh chị em. Vẻ sáng lạn của Người sẽ như cây ôliu và hương thơm của Người sẽ như trắc bá Libăng. Cuộc đời mọi người, mọi người nam nữ nào có can đảm tiến gần lại Chúa, sẽ tìm được niềm vui từ tiệc tùng của Người”.

Sáng Kiến 24 giờ

Nên nhớ các hoạt động trên của Đức Phanxicô đã mở đầu cho chiến dịch 24 giờ dành cho việc xưng tội và cầu nguyện mà ngài đã công bố tuần trước. 24 giờ này bắt đầu chiều thứ Sáu tại Rôma và chấm dứt hôm thứ Bẩy.

Các giáo phận khắp thế giới đã đáp ứng lời kêu gọi của Đức Phanxicô bằng cách tổ chức 24 giờ riêng của họ, với các linh mục sẵn sàng ngồi giải tội suốt thời gian này.

Thực thế, theo Sergio Mora của hãng tin Zenit, Đức TGM Salvatore Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, cho hay: “Sáng Kiến 24 Giờ đang được hưởng ứng rầm rộ… Hàng trăm địa điểm đã tường trình cho chúng tôi sự tham gia của họ và chúng tôi biết rằng còn nhiều nơi khác cũng thực hiện sáng kiến này nhưng chưa thông báo cho chúng tôi”.

Ngài có đầy đủ danh sách các nơi tham gia trong tay. Và theo ngài, có một mối liên hệ mật thiết giữa việc tân phúc âm hóa và việc xưng tội, điều mà các nghị phụ của THĐ về Tân Phúc Hóa vốn nhấn mạnh. Trong THĐ này, “nhiều nghị phụ nhấn mạnh rằng bí tích hòa giải phải là bí tích của tân phúc âm hóa”. Các nghị phụ khẩn khoản và đã viết một đề xuất như sau ‘ước ao một điều là tại mỗi giáo phận ít nhất có một nơi được mọi người biết đến tại đó luôn có một linh mục nhiệt thành để tiếp nhận người ta và ban cho họ bí tích hoà giải và là dấu chỉ lòng Chúa thương xót”.

Đức TGM Fisichella còn nói thêm rằng “trong bí tích này, phúc âm hóa có một điềm qui chiếu quan trọng, vì nó là một trợ giúp vươn tới trái tim con người hiện đại, những người được mời gọi suy nghĩ về đời mình, về những hạn chế của họ, về tội lỗi của họ và nhờ thế cảm nhận được nhu cầu trở về khi đối diện với việc công bố Tin Mừng”.

Được hỏi tại sao Đức Phanxicô nhấn mạnh tới việc nay là thời của xót thương, Đức TGM Fisichella trả lời: “nay là thời của xót thương vì nó là thời trong đó có nhiều yếu đuối hơn và người ta ý thức được sự yếu đuối này nhiều hơn. Đó là sự yếu đuối đang trở thành gần như có tính cơ cấu, một yếu đuối trong tư duy được phản ảnh trong sự yếu đuối của tác phong và cả trong khủng hoảng của con người, những con người đang cảm nghiệm một hình thức nghèo nàn chưa từng được biết đến trước đây, xét về trọng lượng và độ rộng dài, nhưng cũng là dấu chỉ sự hiện diện lớn hơn của linh đạo. Nơi nào có yếu đuối, các dấu chỉ hy vọng phải được mang tới và cả việc công bố Tin Mừng, lòng xót thương nữa; vấn đề là như thế”.
 
Vatican công bố lịch trình chuyến thăm Thánh Điạ của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
19:53 28/03/2014
Sáng thứ Sáu 28 tháng Ba, phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố lịch trình chuyến thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha vào tháng Năm sắp tới.

Thứ Bẩy 24 tháng 5

Lúc 8:15 sáng thứ Bẩy 24 tháng 5, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường Fiumicino để bay đi Amman thủ đô của Jordan nơi Quốc vương Abdullah và Hoàng hậu Rania sẽ chào đón ngài tại phi trường Hoàng Hậu Alia lúc 13h.

Cuộc tiếp kiến chính thức sẽ diễn ra tại cung điện Hoàng gia lúc 13:45. Một giờ sau đó, Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Jordan.

Lúc 16h, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại sân vận động quốc tế của thủ đô Amman.

Lúc 19h, Đức Thánh Cha đến Bethany để viếng thăm sông Jordan nơi Chúa Giêsu đã được Thánh Gioan Tiền Hô rửa tội. Nơi đây cũng sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với những người tị nạn và những người trẻ khuyết tật.

Chúa Nhật 25 tháng 5

Sáng Chúa Nhật, sau nghi lễ tiễn biệt tại phi trường Hoàng Hậu Alia diễn ra lúc 8:15, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng tới Bethlehem trong phần đất của Palestine. Tại đó, sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vào lúc 9:30 tại dinh Tổng Thống, Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Palestine lúc 10h và lúc 11h ngài chủ sự một thánh lễ tại Quảng trường Máng Cỏ.

Lúc 13:30 ngài sẽ ăn trưa với một số gia đình người Palestine tại tu viện Casa Nova của dòng anh em hèn mọn.

Sau khi ăn trưa, lúc 15h ngài sẽ đến thăm hang đá Giáng sinh, nơi Ngôi Hai xuống thế làm người và thăm các trẻ em đến từ các trại tị nạn Deheisheh, Aida và Beit Jibrin tại trung tâm sinh hoạt của trại tị nạn Deheisheh.

Lúc 16:00, ngài sẽ đáp máy bay trực thăng đến phi trường quốc tế Ben Gurion của thủ đô Tel Aviv.

Sau nghi thức chào đón của các nhà lãnh đạo Do Thái, lúc 17:15, Đức Thánh Cha sẽ bay ngược trở lại Jerusalem. Nửa giờ sau đó, trực thăng sẽ hạ cánh tại núi Scopus.

Lúc 18:15, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinope tại dinh Sứ Thần Tòa Thánh ở Jerusalem. Nơi đây, hai vị sẽ ký kết một tuyên bố chung.

Lúc 19h tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Mộ Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Giáo, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ diễn ra năm 1964 giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras.

Lúc 20h15, ngài sẽ dùng bữa tối tại Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh.

Thứ Hai 26 tháng 5

Lúc 8:15, sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm vị đại giáo trưởng Hồi Giáo của Jerusalem tại đền thờ Hồi giáo Jerusalem. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ tới thăm Bức tường Than Khóc và viện bảo tàng Yad Vashem. Ngài cũng sẽ gặp gỡ với hai đại giáo trưởng sĩ của Israel, Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Lúc 15:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ hai với Đức Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinope tại núi Cây Dầu.

Lúc 16h, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ với các linh mục, các tu sĩ nam nữ tại nhà thờ Giệtsimani ở núi Cây Dầu. Ngài sẽ chủ lễ tại nhà Tiệc Ly vào lúc 17:20.

Lúc 19:30 ngài sẽ khởi hành đi Tel Aviv nơi sẽ diễn ra buổi lễ tiễn biệt của nhà nước Do Thái tại phi trường quốc tế Ben Gurion của thủ đô Tel Aviv vào lúc 20h.

Sau đó, Đức Thánh Cha Francis sẽ bay trở lại Rôma.

Dự kiến máy bay sẽ hạ cánh lúc 11 giờ đêm hôm đó.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng Vấn Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, GM Ban Mê Thuột
VietCatholic Network
06:05 28/03/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Việc truyền giáo cho anh em sắc tộc tại Cao nguyên rất cam go và cực nhọc, đòi hỏi lòng nhiệt thành yêu mến Chúa, yêu mến anh chị em, và một lòng kiên nhẫn rất lớn.

Khi vùng đất này vẫn còn là một nơi hoang sơ, rừng thiêng nước độc, cư dân chỉ là những sắc tộc bản địa, chưa có những đơn vị hành chánh tối thiểu được thiết lập, thì đã có những bước chân âm thầm của các nhà truyền giáo bắt đầu tập ăn chung, ngủ chung với người sắc tộc bản địa.

Trải qua những hy sinh bền bỉ của các nhà truyền giáo, năm 1967, Tòa Thánh tách Đăklăk ra khỏi Kontum, Quảng Đức và Phước Long ra khỏi Đà Lạt, thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột mới vào ngày 22.06.1967. Số giáo dân lên tới 54.500 người với 51 linh mục. Hơn 98% Công Giáo là người Việt Nam ở trên một lãnh thổ mang tên Thượng: Ban Mê Thuột, tức Buôn Ama Thuột, nghĩa là Làng của Cha cậu Thuột.

Có thể nói sự hình thành giáo phận Ban Mê Thuột là điểm son trong công cuộc truyền giáo tại quê hương chúng ta.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu quý vị và anh chị em Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản là vị Giám Mục đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ XVI bổ nhiệm cai quản giáo phận ngày 21 tháng 2 năm 2009.

Xin kính mời Đức Cha gởi lời chào tới quý khán thính giả VietCatholic.

Đức Cha Vinh Sơn: Xin chào chị Lan Vy và quý khán thính giả của Vietcatholic.

Hiện diện bên cạnh chúng tôi là anh Lê Minh, chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc. Anh Minh là một cựu chủng sinh thuộc địa phận Ban Mê Thuột.

Lan Vy:Thưa Đức Cha, xin Đức Cha giới thiệu khái quát vài nét về vị trí địa lý, hành chính, và cấu trúc hiện nay của giáo phận.

Đức Cha Vinh Sơn: Giáo phận Ban Mê Thuột hiện nay vẫn giữ nguyên phần đất của ngày mới được thành lập vào năm 1967, bao gồm 2 tỉnh rưỡi là : Daklak, Daknong và một nửa tỉnh Bình Phước. Nếu tính dọc theo quốc lộ 14 theo chiều nam-bắc, Ban Mê Thuột nằm giữa giáo phận Phú Cường và Kontum. Nếu tính theo chiều đông-tây, Ban Mê Thuột nằm giữa giáo phận Qui Nhơn, Nha Trang và biên giới Campuchia. Số giáo dân hiện nay là 405.000 người, bao gồm 86.000 người dân tộc (22%) và khoảng 320.000 người kinh đến từ mọi miền đất nước. Đa số anh chị em dân tộc thuộc về 03 nhóm chính là : Êđê ở Daklak, Mnông ở Daknông và Stiêng ở Bình Phước. Hiện nay, giáo phân Ban Mê Thuột chia làm 08 giáo hạt là : Buôn Hồ, Chánh Tòa, Mẫu Tâm, Giang Sơn, Dakmil, Gia Nghĩa, Phước Long và Đồng Xoài. Người Công Giáo chiếm tỉ lệ 14,7% dân số.

Anh Lê Minh: Thưa Đức Cha, chúng con biết là việc truyền giáo cho anh em sắc tộc tại Cao nguyên rất cam go và cực nhọc. Hiện nay, những khó khăn nổi bật nhất là gì thưa Đức Cha?

Đức Cha Vinh Sơn: Thưa anh, công việc truyền giáo tại giáo phận Ban Mê Thuột rất thuận lợi, vì đa số những buôn làng Công Giáo có đời sống rất tốt, nên có ảnh hưởng khá lớn đến những buôn làng lân cận. Hơn nữa, các linh mục quản xứ và các ban hành giáo rất quan tâm nâng đỡ anh chị em dân tộc trong giáo xứ. Điều khó khăn của chúng tôi hiện nay là thiếu nhân sự. Chúng tôi đang cần thêm nhiều linh mục để có thể chăm sóc về đời sống đức tin cho anh chị em tốt hơn.

Lan Vy:Những ưu tiên hiện nay của giáo phận là gì thưa Đức Cha?

Đức Cha Vinh Sơn: Ưu tiên hiện nay của chúng tôi là kết hợp việc dưỡng giáo và truyền giáo. Như anh chị em đã biết, vì thiếu nhân sự nên việc chăm sóc đức tin cho anh chị em sau khi rửa tội chưa được đầy đủ. Cần có nhiều người đồng hành để anh chị em có thể thanh luyện một số phong tục, tập quán theo tinh thần của Tin Mừng và thích hợp với giáo huấn của Giáo Hội. Trong mỗi giáo xứ đều có ban Loan Báo Tin Mừng. Chúng tôi đang cố gắng giúp anh chị em có khả năng tinh thần sống Lời Chúa và làm chứng giữa anh chị em dân tộc.

Anh Lê Minh: Thưa Đức Cha, trong một bản tin của VietCatholic, Đức Cha đã từng được bổ nhiệm làm chuyên viên tại Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 về Lời Chúa tại Roma từ ngày 5 đến 26-10 năm 2008. Đức Cha có thể chia sẻ một vài cảm nghiệm về thời gian gần một tháng làm việc tại thủ đô của Giáo Hội không?

Đức Cha Vinh Sơn: Một trong những điều để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi trong dịp tham dự Thượng HĐGM thế giới lần thứ 12 là cách làm việc khoa học của tập thể và sự tôn trọng ý kiến của tập thể đối với từng Giáo Hội địa phương. Như anh chị em đã biết, trước cuộc họp THĐ, ban tổ chức đã lấy ý kiến đóng góp của các Giáo Hội địa phương, và mỗi giám mục tham dự viên đều đến THĐ với mong muốn đóng góp những suy tư, cũng như những kinh nghiệm mà Giáo Hội mình đã sống, để giúp cho các nghị phụ có được cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề cần tìm hiểu. Trong thời gian họp, những ý kiến của các nghị phụ được lắng nghe, tranh luận, trong các cuộc họp toàn thể hay trong từng nhóm ngôn ngữ khác nhau. Từ những ý kiến đa dạng này, nhóm chuyên viên sẽ tổng hợp lại, rồi trình cho các nghị phụ tiếp tục bàn thảo. Những đề nghị cụ thể sẽ được các nghị phụ bỏ phiếu chấp thuận và chuyển cho Đức Thánh Cha. Ngài sẽ dùng bản đề nghị này làm tài liệu soạn thảo tông huấn hậu Thượng Hội Đồng.

Tham dự THĐGMTG, tôi hiểu được tính phổ quát của Giáo Hội qua sự cộng tác chặt chẽ giữa Đức Thánh Cha và các giám mục đại diện cho các cộng đoàn dân Chúa trên toàn thế giới. Và tuy bé nhỏ, Giáo Hội Việt Nam vẫn có tiếng nói trong lòng Giáo Hội hoàn vũ.

Lan Vy: Chúng con xin cám ơn Đức Cha đã dành cho VietCatholic buổi phỏng vấn hôm nay.

Đức Cha Vinh Sơn: Tôi xin chân thành cám ơn chị Lan Vy, anh Lê Minh, và chương trình Vietcatholic đã cho tôi có dịp chia sẻ về giáo phận Ban Mê Thuột với quý khán thính giả. Tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã lắng nghe.
 
Minh định về các thủ tục hành chính xã hội về việc chủng sinh nhập học đại chủng viện và truyền chức Linh Mục
+Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt
09:29 28/03/2014
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ném Đá
Nguyễn Đức Cung
21:31 28/03/2014
NÉM ĐÁ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Chúa dậy bác ái yêu thương
Sao ta ném đá chặn đường Chúa đi !?
(nđc)