Phụng Vụ - Mục Vụ
Nguồn vui
Lm Vũđình Tường
05:28 28/03/2013
Tràn đầy niềm vui trong tâm hồn là điều không phải chỉ riêng người Kitô hữu mong ước mà hầu như ai cũng mong muốn được tràn đầy niềm vui vĩnh cửu. Tuy nhiên không phải hễ mong ước là điều ước mong được toại nguyện. Muốn đạt điều mong ước cần tạo điều kiện để điều ước mong biến thành sự thật. Người Kitô hữu không phải tự hào nhưng được học hỏi để nhận biết chính xác và rõ ràng về nguồn gốc của nguồn vui vĩnh cửu. Nguồn gốc đó bắt nguồn từ Đức Kitô Phục Sinh và một mình Ngài có quyền ban nguồn vui tràn đầy. Ngoài Ngài ra không một phàm nhân nào có thể ban phát cho nguồn vui tràn đầy vĩnh cửu. Mừng lễ Phục Sinh, đi chơi đó đây xa gần, tiệc tùng sáng tối vui chơi hay quà cáp biếu tặng trong mùa Phục Sinh chỉ là cách xã hội con người đón mừng lễ. Tất cả những thứ đó tạo cho niềm vui tăng thêm vì quà cáp tự chúng không có khả năng ban nguồn vui vĩnh cửu. Nếu những vật chất đó đem lại niềm vui hay tạo cho ta vui hơn thì đó cũng là dấu chỉ cho biết ta thực sự chưa nhận được niềm vui tràn đầy, niềm vui còn thiếu. Đã tràn đầy thì không gì làm cho vui hơn được nữa. Còn có thể vui hơn được có nghĩa là chưa tràn đầy. Vật chất trần thế đem lại niềm vui tạm bợ. Bao lâu nó thoả mãn khát khao tâm tính con người thì người đó còn cảm thấy thích chúng. Khi không còn khát khao chúng nữa thì niềm vui nó mang đến cũng cạn sạch. Người Kitô hữu không đặt niềm vui của mình trên vật chất trần thế nhưng dựa vào niềm vui vĩnh cửu của Đức Kitô Phục Sinh. Không có Đức Kitô Phục Sinh sẽ chẳng có mừng lễ và các nghi thức mừng kính kèm theo. Vì thế mừng lễ Phục Sinh mà thiếu vắng Đấng Phục Sinh trong tâm hồn là thiếu sót lớn về linh đạo. Đạo nghĩa trong tâm hồn thiếu sót thì không thể có niềm vui tràn đầy bởi vì nguồn gốc của người Kitô hữu đến từ Đức Kitô Phục Sinh. Linh đạo đến từ hướng dẫn, chỉ bảo, giáo huấn của Ngài. Chối bỏ sự Phục Sinh của Ngài trong tâm hồn chính là mừng lễ Phục Sinh mà vắng bóng Đấng Phục Sinh. Không có Đấng Phục Sinh nghĩa là vẫn còn đang sống trong vùng đất chết. Nơi vùng đất chết khóc than dư thừa, niềm vui khan hiếm trầm trọng. Có chút niềm vui nào vật chất mang đến cũng chỉ là loại vui nhộn trong chốc lát, đến rồi đi qua, không tồn tại lâu vì chúng thuộc về trần thế. Nguồn gốc của vật chất trần thế là tàn lụi, già cỗi, mục và rữa nát.
Kitô hữu có lí do chính đáng để đón nhận niềm vui Phục Sinh vĩnh cửu. Món quà thiên quôc này nằm trong tầm tay với của các Kitô hữu. Nói là nằm trong tầm tay với vì thời gian chay tịnh vừa qua là thời gian giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn để đón nhận Đấng Phục Sinh. Bởi được chuẩn bị kỉ, sẵn sàng mở rộng tâm hồn đón nhận thiên ân nên khi thiên ân ban đến người đó kính cẩn, cung kính đón nhận vào tâm hồn. Nguồn tình yêu đó ngự trong tâm hồn làm cho tâm hồn rộn lên niềm vui, tràn qua hành động, lời nói của cuộc sống. Nguồn tình yêu đó tồn tại vì đến từ Đấng Phục Sinh, sống lại từ cõi chết. Sự chết không còn quyền gì trên thân xác Phục Sinh nữa.
Kitô hữu tin những điều đó được thể hiện trong cuộc sống trung thành tin theo. Gương sáng đó nhìn thấy nơi các môn đệ Đức Kitô Phục Sinh. Họ biến thành con người mới lòng tràn niềm vui khi họ gặp Đức Kitô Phục Sinh. Các bà từ sáng sớm ra thăm mộ, các bà gặp Đức Kitô Phục Sinh nhưng tưởng lầm là người làm vườn. Khi nghe Ngài gọi tên các bà nhảy nhón vui mừng, chạy nhanh về báo tin cho các anh em khác. Hai môn đệ trên đường Emmaus nhận ra Đức Kitô Phục Sinh khi nhìn thấy Ngài bẻ bánh trong đêm ăn bữa Tiệc Li. Các ông đang đêm chỗi dậy, quên hết mệt mỏi, lo ngại, sợ sệt, lên đường đi suốt đêm để mang tin vui cho các môn đệ khác. Những nhân chứng trên miệng thuật lại chi tiết, tỉ mỉ những gì mắt thấy, tai nghe, tay chạm đến và chân rộn rã mang Tin Mừng.
Chúc mừng Phục Sinh.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Kitô hữu có lí do chính đáng để đón nhận niềm vui Phục Sinh vĩnh cửu. Món quà thiên quôc này nằm trong tầm tay với của các Kitô hữu. Nói là nằm trong tầm tay với vì thời gian chay tịnh vừa qua là thời gian giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn để đón nhận Đấng Phục Sinh. Bởi được chuẩn bị kỉ, sẵn sàng mở rộng tâm hồn đón nhận thiên ân nên khi thiên ân ban đến người đó kính cẩn, cung kính đón nhận vào tâm hồn. Nguồn tình yêu đó ngự trong tâm hồn làm cho tâm hồn rộn lên niềm vui, tràn qua hành động, lời nói của cuộc sống. Nguồn tình yêu đó tồn tại vì đến từ Đấng Phục Sinh, sống lại từ cõi chết. Sự chết không còn quyền gì trên thân xác Phục Sinh nữa.
Kitô hữu tin những điều đó được thể hiện trong cuộc sống trung thành tin theo. Gương sáng đó nhìn thấy nơi các môn đệ Đức Kitô Phục Sinh. Họ biến thành con người mới lòng tràn niềm vui khi họ gặp Đức Kitô Phục Sinh. Các bà từ sáng sớm ra thăm mộ, các bà gặp Đức Kitô Phục Sinh nhưng tưởng lầm là người làm vườn. Khi nghe Ngài gọi tên các bà nhảy nhón vui mừng, chạy nhanh về báo tin cho các anh em khác. Hai môn đệ trên đường Emmaus nhận ra Đức Kitô Phục Sinh khi nhìn thấy Ngài bẻ bánh trong đêm ăn bữa Tiệc Li. Các ông đang đêm chỗi dậy, quên hết mệt mỏi, lo ngại, sợ sệt, lên đường đi suốt đêm để mang tin vui cho các môn đệ khác. Những nhân chứng trên miệng thuật lại chi tiết, tỉ mỉ những gì mắt thấy, tai nghe, tay chạm đến và chân rộn rã mang Tin Mừng.
Chúc mừng Phục Sinh.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 28/03/2013
NGƯỜI TRỐN CÁI BÓNG
Có một người rất buồn bực với cái bóng của mình, ông ta quyết định phải đuổi cái bóng ấy đi, ông ta nói với mình:
- “Ta chỉ cần chạy là được rồi.”
Nhưng mỗi khi ông ta cất bước thì cái bóng đã ở sau, cho nên sau đó ông ta nghĩ ra cách khác, ông ta nói:
- “Ta nhất định chạy nhanh chút nữa.”
Kết quả: ông ta chạy như bay về phía trước, càng chạy càng nhanh, chạy cho đến khi ngã trên đất mà chết.
Chỉ cần ông ta đi đến dưới bóng cây thì cái bóng của ông ta sẽ lập tức biến mất, ông ta có thể tự tại ngồi xuống, mà không cần phải chạy về phía trước không được sao ?
(Kurt Burker)
Suy tư:
Tội lỗi và cám dỗ cứ bám theo chúng ta mãi hoài như hình với bóng, bao lâu chúng ta còn hơi thở, xác thịt chúng ta còn máu lưu thông, thì cám dỗ và tội lỗi vẫn cứ còn bám víu vào chúng ta.
- Nếu chúng ta muốn từ bỏ cám dỗ và tội lỗi mà không cầu nguyện thì chúng nó vẫn cứ bám theo chúng ta.
- Nếu chúng ta muốn chặt đứt cám dỗ và tội lỗi mà không có quyết tâm cao thì chúng nó vẫn cứ theo sát bên chúng ta.
- Nếu chúng ta cứ loay hoay làm thế nào để dứt khoác với cám dỗ và tội lỗi, mà không có đồng hành với Chúa, thì chúng ta cũng sẽ chết trong tội mà thôi.
Chỉ cần ngồi dưới bóng cây im mát thì cái bóng của mình sẽ biến mất, cũng vậy cơn cám dỗ và tội lỗi chỉ nhất thời đến rất mạnh bạo, nhưng chỉ cần chúng ta nhớ đến Chúa và cầu nguyện với quyết tâm, thì cơn cám dỗ và tội lỗi cũng sẽ chạy mất, mà chạy rất nhanh nữa...
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người rất buồn bực với cái bóng của mình, ông ta quyết định phải đuổi cái bóng ấy đi, ông ta nói với mình:
- “Ta chỉ cần chạy là được rồi.”
Nhưng mỗi khi ông ta cất bước thì cái bóng đã ở sau, cho nên sau đó ông ta nghĩ ra cách khác, ông ta nói:
- “Ta nhất định chạy nhanh chút nữa.”
Kết quả: ông ta chạy như bay về phía trước, càng chạy càng nhanh, chạy cho đến khi ngã trên đất mà chết.
Chỉ cần ông ta đi đến dưới bóng cây thì cái bóng của ông ta sẽ lập tức biến mất, ông ta có thể tự tại ngồi xuống, mà không cần phải chạy về phía trước không được sao ?
(Kurt Burker)
Suy tư:
Tội lỗi và cám dỗ cứ bám theo chúng ta mãi hoài như hình với bóng, bao lâu chúng ta còn hơi thở, xác thịt chúng ta còn máu lưu thông, thì cám dỗ và tội lỗi vẫn cứ còn bám víu vào chúng ta.
- Nếu chúng ta muốn từ bỏ cám dỗ và tội lỗi mà không cầu nguyện thì chúng nó vẫn cứ bám theo chúng ta.
- Nếu chúng ta muốn chặt đứt cám dỗ và tội lỗi mà không có quyết tâm cao thì chúng nó vẫn cứ theo sát bên chúng ta.
- Nếu chúng ta cứ loay hoay làm thế nào để dứt khoác với cám dỗ và tội lỗi, mà không có đồng hành với Chúa, thì chúng ta cũng sẽ chết trong tội mà thôi.
Chỉ cần ngồi dưới bóng cây im mát thì cái bóng của mình sẽ biến mất, cũng vậy cơn cám dỗ và tội lỗi chỉ nhất thời đến rất mạnh bạo, nhưng chỉ cần chúng ta nhớ đến Chúa và cầu nguyện với quyết tâm, thì cơn cám dỗ và tội lỗi cũng sẽ chạy mất, mà chạy rất nhanh nữa...
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Sáu Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 28/03/2013
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta giữ chay kiêng thịt, để chia sẻ những khổ hình mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã chịu vì tội chúng ta, cao điểm của ngày hôm nay chính là giây phút này đây: suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Trong niềm hiệp thông này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai vấn đề chính trong nghi lễ hôm nay :
1-Thánh giá là Tin, Yêu và Hy Vọng.
Trong suốt bốn mươi ngày của mùa chay, chúng ta đã thống hối, ăn năn các tội phạm làm Chúa buồn, giờ đây chúng ta đang đi vào đỉnh cao của ý nghĩa thống hối và ăn năn ấy, đó chính là suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Ki-tô.
Với người không có đức tin thì Thánh Giá là khổ đau là nhục hình và là dấu hiệu của thất vọng, nhân loại lại luôn sợ cây Thánh Giá vì họ đã không tìm thấy nơi thánh giá có gì lạ, nhưng với những người có đức tin như chúng ta thì Thánh Giá là niềm vui, niềm tin yêu và hi vọng, nó được biểu hiện qua việc hiệp thông với Đấng đã dùng nó để cứu chuộc loài người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Mỗi một việc làm hi sinh là một Thánh Giá đem lại niềm tin cứu độ, mỗi một đau khổ là một Thánh Giá đem lại yêu thương từ sự cứu độ, mỗi một tâm tình thống hối là một Thánh Giá đem lại hi vọng cho nhân loại vào sự cứu độ. Cho nên người Ki-tô hữu chúng ta thật sự là những người hạnh phúc nhất trong tủi nhục, những người lạc quan nhất trong đau khổ, bởi vì chúng ta tin và chia sẻ cùng Thánh Giá với Chúa Kitô khổ nạn và Phục Sinh...
2. Thánh Giá là Phục Sinh.
Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô hai ngàn năm trước và Thánh Giá Ki-tô hữu hai ngàn năm sau vẫn chỉ là một Thánh Giá, bởi vì nó đã trở thành biểu tượng phục sinh không những của người Ki-tô hữu mà là của cả nhân loại.
Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, cây Thánh Giá sần sùi năm xưa trên đồi Gol-go-tha đã trở nên cây trường sinh và biểu tượng của Phục Sinh, trong mùa chay và nhất là trong ngày hôm nay, người Ki-tô hữu tay ôm Thánh Giá đấm ngực ăn năn với một niềm tin tưởng sâu xa, chính nó là nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian –Đức Chúa Ki-tô, thì nay cũng sẽ trở thành cái thang đưa họ lên trời phục sinh vinh quang với Ngài.
Hôm nay, mỗi người chúng ta ngắm đàng Thánh Giá với hết cả tâm tình chia sẻ đau khổ tột cùng của Đức Chúa Ki-tô, chính Ngài đã gánh vác cây thánh giá là tội lỗi của tôi, của anh, của chị và của cả nhân loại trên đôi vai của mình, Ngài đã mệt nhọc vác đi trên quảng đường dốc đá để nơi chịu đóng đinh để nhân loại có đường sống, Ngài đã chịu đóng đinh trên Thánh Gía để cho nhân loại khỏi bị quăng vào lửa thiêu đốt đời đời.
Anh chị em thân mến,
Suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là làm vinh quang Đấng cứu độ nhân loại, bái lạy Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là tung hô Đấng Thiên Chúa làm người, hôn kính Thánh Giá là yêu thương Đấng đã vì yêu mà chết trên Thánh Giá...
Cầu xin Đức Chúa Ki-tô, Đấng đã bị đóng đinh trên Thánh Giá ban ơn sức mạnh cho chúng ta, để mỗi người luôn biết yêu mến vác thánh giá của mình cùng đi lên Núi Sọ với Ngài, đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất trong ngày hôm nay vậy.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn đồng hành với chúng ta trên đường khổ nạn.
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta giữ chay kiêng thịt, để chia sẻ những khổ hình mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã chịu vì tội chúng ta, cao điểm của ngày hôm nay chính là giây phút này đây: suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Trong niềm hiệp thông này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai vấn đề chính trong nghi lễ hôm nay :
1-Thánh giá là Tin, Yêu và Hy Vọng.
Trong suốt bốn mươi ngày của mùa chay, chúng ta đã thống hối, ăn năn các tội phạm làm Chúa buồn, giờ đây chúng ta đang đi vào đỉnh cao của ý nghĩa thống hối và ăn năn ấy, đó chính là suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Ki-tô.
Với người không có đức tin thì Thánh Giá là khổ đau là nhục hình và là dấu hiệu của thất vọng, nhân loại lại luôn sợ cây Thánh Giá vì họ đã không tìm thấy nơi thánh giá có gì lạ, nhưng với những người có đức tin như chúng ta thì Thánh Giá là niềm vui, niềm tin yêu và hi vọng, nó được biểu hiện qua việc hiệp thông với Đấng đã dùng nó để cứu chuộc loài người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Mỗi một việc làm hi sinh là một Thánh Giá đem lại niềm tin cứu độ, mỗi một đau khổ là một Thánh Giá đem lại yêu thương từ sự cứu độ, mỗi một tâm tình thống hối là một Thánh Giá đem lại hi vọng cho nhân loại vào sự cứu độ. Cho nên người Ki-tô hữu chúng ta thật sự là những người hạnh phúc nhất trong tủi nhục, những người lạc quan nhất trong đau khổ, bởi vì chúng ta tin và chia sẻ cùng Thánh Giá với Chúa Kitô khổ nạn và Phục Sinh...
2. Thánh Giá là Phục Sinh.
Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô hai ngàn năm trước và Thánh Giá Ki-tô hữu hai ngàn năm sau vẫn chỉ là một Thánh Giá, bởi vì nó đã trở thành biểu tượng phục sinh không những của người Ki-tô hữu mà là của cả nhân loại.
Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, cây Thánh Giá sần sùi năm xưa trên đồi Gol-go-tha đã trở nên cây trường sinh và biểu tượng của Phục Sinh, trong mùa chay và nhất là trong ngày hôm nay, người Ki-tô hữu tay ôm Thánh Giá đấm ngực ăn năn với một niềm tin tưởng sâu xa, chính nó là nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian –Đức Chúa Ki-tô, thì nay cũng sẽ trở thành cái thang đưa họ lên trời phục sinh vinh quang với Ngài.
Hôm nay, mỗi người chúng ta ngắm đàng Thánh Giá với hết cả tâm tình chia sẻ đau khổ tột cùng của Đức Chúa Ki-tô, chính Ngài đã gánh vác cây thánh giá là tội lỗi của tôi, của anh, của chị và của cả nhân loại trên đôi vai của mình, Ngài đã mệt nhọc vác đi trên quảng đường dốc đá để nơi chịu đóng đinh để nhân loại có đường sống, Ngài đã chịu đóng đinh trên Thánh Gía để cho nhân loại khỏi bị quăng vào lửa thiêu đốt đời đời.
Anh chị em thân mến,
Suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là làm vinh quang Đấng cứu độ nhân loại, bái lạy Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là tung hô Đấng Thiên Chúa làm người, hôn kính Thánh Giá là yêu thương Đấng đã vì yêu mà chết trên Thánh Giá...
Cầu xin Đức Chúa Ki-tô, Đấng đã bị đóng đinh trên Thánh Giá ban ơn sức mạnh cho chúng ta, để mỗi người luôn biết yêu mến vác thánh giá của mình cùng đi lên Núi Sọ với Ngài, đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất trong ngày hôm nay vậy.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn đồng hành với chúng ta trên đường khổ nạn.
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 28/03/2013
N2T |
27. Quá chăm sóc cho mình thì tâm hồn trở thành linh hồn hoang vắng bất trị.
(Thánh Terese of Lisieux)----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ 6 Tuần Thánh: Từ thập giá đến Thánh Giá
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
21:32 28/03/2013
Cây gì được nhiều người biết đến và cũng được nhiều nói đến nhất? Thưa là cây Thánh giá, biểu tượng thánh thiêng nhất của người Kitô giáo. Nhưng tại sao một cây gỗ hình chữ thập lại trở nên một biểu tượng hết sức linh thánh, linh thánh đến độ người Kitô giáo chúng ta có cả một Nghi Thức Suy Tôn Thánh Giá trọng thể vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh? Thưa vì đó là cây treo thân Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ trần gian. Trên đồi sọ năm xưa (gọi là đồi sọ không phải vì ở đó có nhiều sọ người chết, mà do trên đồi đó có nhiều tảng đá trông giống sọ người), có nhiều thập giá nhưng không phải thập giá nào cũng được gọi là Thánh giá. Chỉ có cây thập giá nơi treo Đức Giêsu Kitô mới được gọi là Thánh giá. Chính Đức Giêsu Kitô đã biến cây thập giá chết chóc thành cây Thánh Giá liêng thiêng.
Chúng ta biết rằng người Dothái chỉ tử hình tội nhân bằng hình thức ném đá hoặc cột cối đá vào cổ thả xuống biển. Vậy tại sao Chúa Giêsu là công dân Dothái mà lại bị đóng đinh trên thập giá?
Chúng ta biết Thập giá là sáng kiến của người Rôma dùng để xử tử các phạm nhân đáng tội chết. Lúc này người Dothái bị Đế quốc Rôma đô hộ nên bên cạnh hình phạt ném đá và cột cối đá, hình phạt đóng đinh thập giá được áp dụng. Đây là một hình phạt rất nhục nhã và ghê sợ. Nhục nhã vì tội nhân thường bị treo trần truồng; ghê sợ vị tội nhân bị những đinh nhọn xuyên qua tay chân đau đớn, và bị căng thây giữa trời cho đến khi kiệt sức và ngộp thở mà chết. Bởi đó thập giá còn được gọi là cây thập ác là vì vậy. Và vì nhục nhã, ghê sợ, nên người Rôma chỉ áp dụng hình phạt này cho người nô lệ, chứ họ không áp dụng cho công dân của mình.
Điều đáng nói là từ một biểu tượng của đau khổ, của nhục hình, Chúa Giêsu đã biến thành biểu tượng của tình yêu và tha thứ. Nhìn lên thập giá chúng ta thấy hai thanh gỗ mang hình chữ T, còn Đấng bị treo trên đó giang tay hình chữ Y. T và Y cũng là viết tắt của tình yêu. Tình yêu tự hiến và thình yêu thánh hiến. Bởi đó khi suy tôn Thánh Giá là suy tôn tình yêu. Suy tôn Thánh Giá là suy tôn Đấng bị treo trên đó.
Thập giá là hình khổ mà con người đã bắt Đức Kitô phải chịu, nhưng thập giá cũng chính là phương thế biểu lộ tình yêu sâu xa của Thiên Chúa đối với con người. Cái chết của Chúa Giêsu trên cây thập giá có sức đền bù cho tội lỗi của con người và có giá trị giao hoà con người lỗi tội với Thiên Chúa. Nếu thập giá là biểu thượng cho sự đau khổ, thì qua cái chết của mình, Chúa Giêsu đã mặc cho đau khổ một giá trị cao cả, giá trị cứu độ. Nói khác đi, cái chết của Chúa Giêsu trên thập tự giá là câu trả lời thoả đáng nhất cho mầu nhiệm đau khổ của phận người.
Chuyện kể rằng một thanh niên nọ có tên là Indira đến gặp đạo sĩ Makia và ngỏ lời: “Xin Ngài hãy chỉ cho tôi một thần linh để tôn thờ”. Đạo sĩ Makia liền đưa Indira đến một toà nhà rộng lớn, nơi đó mỗi vị thần được dành cho một gian phòng riêng. Dừng chân trước tượng thần Batđa, vị đạo sĩ giới thiệu: “Đây là vị thần sẽ cất hết mọi đau khổ khỏi thế giới”. Anh chàng Indira lắc đầu và xin được sang phòng khác. trước vị thần thứ hai, vị đạo sĩ giới thiệu: “Đây là nữ thần Sophia có bí quyết giúp con người tránh được mọi đau khổ”. Nhưng Inđira cũng lắc đầu và xin đạo sĩ đi sang phòng khác. Cuối cùng hai người tới trước một vị thần bị treo trên thập tự giá. Indira tò mò hỏi: “Vị thần này là ai mà bị treo trên thập giá như thế?”. Đây là vị thần của những người Kitô giáo. Indira tỏ vẻ hài lòng và muốn được làm môn đệ. Vị đạo sĩ ngạc nhiên hỏi: “Tại sao hai vị thần kia, một vị đề nghị cất hết mọi đau khổ, một vị đề nghị giúp tránh đau khổ, thế mà anh không thích vị nào cả? Tại sao anh lại muốn làm đồ đệ của vị thần chết nhục nhã trên cây thập tự như thế?” Indira giải thích: “Hứa cất đi sự đau khổ trên trần gian là lời hứa suông vì người ta không thể nào cất đi những đau khổ được. Còn dạy con người tránh đau khổ là dạy con người sống thấp hèn, hơn nữa người ta cũng không thể nào tránh đau khổ được. Nhưng nhìn vào vị thần của người Kitô giáo chấp nhận đau khổ trên thập tự, tôi hiểu được ý nghĩa của đau khổ và chấp nhận nó. Rồi một khi người ta hiểu và chấp nhận đau khổ thì niềm vui và an hoà sẽ trổ sinh trên thế giới. Đó là lý do tôi bị thu hút bởi Đầng chịu đóng đinh trên cây thập tự kia và muốn làm đồ đệ của Ngài”.
Ước gì mỗi người chúng ta cũng có được niềm xác tín như anh chàng Indira trong câu chuyện trên. Đồng thời biết dâng lên Chúa tâm tình tạ ơn liên lỉ, vì qua mầu nhiệp Thập giá, Chúa Giêsu đã cho chúng ta hiểu giá trị của đau khổ, để biết vui lòng đón nhận những thánh giá trong đời. Tạ ơn Chúa hơn nữa vì qua cái chết nhục nhã của Chúa trên Thập giá, chúng ta cảm nghiệm được sâu xa hơn tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, để rồi ta cũng biết đáp trả bằng việc mỗi ngày mỗi yêu mến Chúa nhiều hơn và yêu mến anh em nhiều hơn. Amen.
Chúng ta biết rằng người Dothái chỉ tử hình tội nhân bằng hình thức ném đá hoặc cột cối đá vào cổ thả xuống biển. Vậy tại sao Chúa Giêsu là công dân Dothái mà lại bị đóng đinh trên thập giá?
Chúng ta biết Thập giá là sáng kiến của người Rôma dùng để xử tử các phạm nhân đáng tội chết. Lúc này người Dothái bị Đế quốc Rôma đô hộ nên bên cạnh hình phạt ném đá và cột cối đá, hình phạt đóng đinh thập giá được áp dụng. Đây là một hình phạt rất nhục nhã và ghê sợ. Nhục nhã vì tội nhân thường bị treo trần truồng; ghê sợ vị tội nhân bị những đinh nhọn xuyên qua tay chân đau đớn, và bị căng thây giữa trời cho đến khi kiệt sức và ngộp thở mà chết. Bởi đó thập giá còn được gọi là cây thập ác là vì vậy. Và vì nhục nhã, ghê sợ, nên người Rôma chỉ áp dụng hình phạt này cho người nô lệ, chứ họ không áp dụng cho công dân của mình.
Điều đáng nói là từ một biểu tượng của đau khổ, của nhục hình, Chúa Giêsu đã biến thành biểu tượng của tình yêu và tha thứ. Nhìn lên thập giá chúng ta thấy hai thanh gỗ mang hình chữ T, còn Đấng bị treo trên đó giang tay hình chữ Y. T và Y cũng là viết tắt của tình yêu. Tình yêu tự hiến và thình yêu thánh hiến. Bởi đó khi suy tôn Thánh Giá là suy tôn tình yêu. Suy tôn Thánh Giá là suy tôn Đấng bị treo trên đó.
Thập giá là hình khổ mà con người đã bắt Đức Kitô phải chịu, nhưng thập giá cũng chính là phương thế biểu lộ tình yêu sâu xa của Thiên Chúa đối với con người. Cái chết của Chúa Giêsu trên cây thập giá có sức đền bù cho tội lỗi của con người và có giá trị giao hoà con người lỗi tội với Thiên Chúa. Nếu thập giá là biểu thượng cho sự đau khổ, thì qua cái chết của mình, Chúa Giêsu đã mặc cho đau khổ một giá trị cao cả, giá trị cứu độ. Nói khác đi, cái chết của Chúa Giêsu trên thập tự giá là câu trả lời thoả đáng nhất cho mầu nhiệm đau khổ của phận người.
Chuyện kể rằng một thanh niên nọ có tên là Indira đến gặp đạo sĩ Makia và ngỏ lời: “Xin Ngài hãy chỉ cho tôi một thần linh để tôn thờ”. Đạo sĩ Makia liền đưa Indira đến một toà nhà rộng lớn, nơi đó mỗi vị thần được dành cho một gian phòng riêng. Dừng chân trước tượng thần Batđa, vị đạo sĩ giới thiệu: “Đây là vị thần sẽ cất hết mọi đau khổ khỏi thế giới”. Anh chàng Indira lắc đầu và xin được sang phòng khác. trước vị thần thứ hai, vị đạo sĩ giới thiệu: “Đây là nữ thần Sophia có bí quyết giúp con người tránh được mọi đau khổ”. Nhưng Inđira cũng lắc đầu và xin đạo sĩ đi sang phòng khác. Cuối cùng hai người tới trước một vị thần bị treo trên thập tự giá. Indira tò mò hỏi: “Vị thần này là ai mà bị treo trên thập giá như thế?”. Đây là vị thần của những người Kitô giáo. Indira tỏ vẻ hài lòng và muốn được làm môn đệ. Vị đạo sĩ ngạc nhiên hỏi: “Tại sao hai vị thần kia, một vị đề nghị cất hết mọi đau khổ, một vị đề nghị giúp tránh đau khổ, thế mà anh không thích vị nào cả? Tại sao anh lại muốn làm đồ đệ của vị thần chết nhục nhã trên cây thập tự như thế?” Indira giải thích: “Hứa cất đi sự đau khổ trên trần gian là lời hứa suông vì người ta không thể nào cất đi những đau khổ được. Còn dạy con người tránh đau khổ là dạy con người sống thấp hèn, hơn nữa người ta cũng không thể nào tránh đau khổ được. Nhưng nhìn vào vị thần của người Kitô giáo chấp nhận đau khổ trên thập tự, tôi hiểu được ý nghĩa của đau khổ và chấp nhận nó. Rồi một khi người ta hiểu và chấp nhận đau khổ thì niềm vui và an hoà sẽ trổ sinh trên thế giới. Đó là lý do tôi bị thu hút bởi Đầng chịu đóng đinh trên cây thập tự kia và muốn làm đồ đệ của Ngài”.
Ước gì mỗi người chúng ta cũng có được niềm xác tín như anh chàng Indira trong câu chuyện trên. Đồng thời biết dâng lên Chúa tâm tình tạ ơn liên lỉ, vì qua mầu nhiệp Thập giá, Chúa Giêsu đã cho chúng ta hiểu giá trị của đau khổ, để biết vui lòng đón nhận những thánh giá trong đời. Tạ ơn Chúa hơn nữa vì qua cái chết nhục nhã của Chúa trên Thập giá, chúng ta cảm nghiệm được sâu xa hơn tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, để rồi ta cũng biết đáp trả bằng việc mỗi ngày mỗi yêu mến Chúa nhiều hơn và yêu mến anh em nhiều hơn. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô: Tình yêu tự hiến và rửa chân
Jos. Tú Nạc, NMS
09:14 28/03/2013
Vào thứ Năm Tuần Thánh chỉ có Lễ làm Phép Dầu và buổi chiều là Thánh Lễ Tiệc Ly có thể được cử hành bởi một linh mục. ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu vào buổi sáng tại Vương Cung Thánh đường Thánh Phê-rô và Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Casal del Marmo nơi mà ngài sẽ rửa chân cho những tù nhân trẻ.
Thánh Lễ Tiệc Ly luôn được tổ chức tại Vương Cung Thánh đường Thánh Lateran. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh giải thích, “Thánh Lễ Tiệc Ly được tiêu biểu bằng sự loan báo giới răn của tình yêu và thao tác rửa chân. Trong sứ vụ của mình là Tổng Giám mục Buenos Aires, ĐHY Bergoglio từng cử hành Thánh Lễ ở một nhà tù hay một bệnh viện, hay trại tế bần. Với nghi thức cử hành tại trại tù Casal del Marmo, ĐTC Phanxicô sẽ tiếp tục tập quán của ngài, điều mà được tiêu biểu bằng điều kiên khiêm tốn của nó.”
Khi ĐTC Phanxicô, vị Linh mục khởi sự và cầm khăn lau, vải lau, ngài rửa chân cho 12 tù nhân là biểu tượng của tình yêu mà nó bẻ gẫy những xiềng xích thực tế của cuộc đời họ. Tình yêu của Ngôi Lời bằng xương bằng thịt, Ngôi Hai của Ba Ngôi Thiên Chúa, được chuyển thành hành động biểu tượng. Tình yêu là một mệnh lệnh, một chỉ thị. Việc rửa chân này hơn là một đạo luật được ban hành lại của một sự kiện lịch sử có thật; đó là sự tham gia vào sứ vụ cứu chuộc của Chúa Giê-su Ki-tô đang diễn ra qua Giáo Hội của Người trong thực tế, một thế giới thực tế của thời đại chúng ta.
Việc rửa chân diễn tả những gì đang sống một cuộc đời của tình yêu dốc lòng tự hiến giống như bắt chước Chúa, người mà đã tự mình dốc lòng vì chúng ta. Nó ám chỉ một cách truyền thống như Chỉ Thị, Mệnh Lệnh. Đó là sự mời mọc để trở thành một người nam, một người nữ tuôn đổ cho tha nhân. Một Ki-tô hữu sống trong tình yêu của Đức Ái, Tình Yêu của Chúa Giê-su Ki-tô, làm Chúa Giê-su Ki-tô trở nên thực sự. Bằng việc làm như vậy, sự Xuống Thế Làm Người của Chúa Giê-su còn tiếp tục.
Thánh Lễ Tiệc Ly luôn được tổ chức tại Vương Cung Thánh đường Thánh Lateran. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh giải thích, “Thánh Lễ Tiệc Ly được tiêu biểu bằng sự loan báo giới răn của tình yêu và thao tác rửa chân. Trong sứ vụ của mình là Tổng Giám mục Buenos Aires, ĐHY Bergoglio từng cử hành Thánh Lễ ở một nhà tù hay một bệnh viện, hay trại tế bần. Với nghi thức cử hành tại trại tù Casal del Marmo, ĐTC Phanxicô sẽ tiếp tục tập quán của ngài, điều mà được tiêu biểu bằng điều kiên khiêm tốn của nó.”
Khi ĐTC Phanxicô, vị Linh mục khởi sự và cầm khăn lau, vải lau, ngài rửa chân cho 12 tù nhân là biểu tượng của tình yêu mà nó bẻ gẫy những xiềng xích thực tế của cuộc đời họ. Tình yêu của Ngôi Lời bằng xương bằng thịt, Ngôi Hai của Ba Ngôi Thiên Chúa, được chuyển thành hành động biểu tượng. Tình yêu là một mệnh lệnh, một chỉ thị. Việc rửa chân này hơn là một đạo luật được ban hành lại của một sự kiện lịch sử có thật; đó là sự tham gia vào sứ vụ cứu chuộc của Chúa Giê-su Ki-tô đang diễn ra qua Giáo Hội của Người trong thực tế, một thế giới thực tế của thời đại chúng ta.
Việc rửa chân diễn tả những gì đang sống một cuộc đời của tình yêu dốc lòng tự hiến giống như bắt chước Chúa, người mà đã tự mình dốc lòng vì chúng ta. Nó ám chỉ một cách truyền thống như Chỉ Thị, Mệnh Lệnh. Đó là sự mời mọc để trở thành một người nam, một người nữ tuôn đổ cho tha nhân. Một Ki-tô hữu sống trong tình yêu của Đức Ái, Tình Yêu của Chúa Giê-su Ki-tô, làm Chúa Giê-su Ki-tô trở nên thực sự. Bằng việc làm như vậy, sự Xuống Thế Làm Người của Chúa Giê-su còn tiếp tục.
Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự Lễ Dầu đầu tiên tại Vatican
LM Trần Đức Anh OP
10:02 28/03/2013
VATICAN. ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ làm phép dầu sáng thứ 5 Tuần Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô. Ngài mời gọi các vị tư tế hãy trở nên những mục tử tận tụy với đoàn chiên Chúa, tìm đến với dân, rao giảng Tin Mừng cho dân đi vào thực tại cuộc sống thường nhật của họ.
ĐTC đã đồng tế thánh lễ lúc 9 giờ rưỡi sáng với khoảng 1.600 vị gồm các Hồng Y, Giám Mục, các LM triều và dòng, trước sự hiện diện của lối 8 ngàn tín hữu.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, các vị tư tế đã cùng với các tín hữu hiện diện đã hát kinh Giờ Ba.
Ngoài các vị Phó tế giúp lễ, còn có 12 phó tế đảm nhận việc mang 6 bình dầu lên gần bàn thờ, trong đó có một Phó tế Việt Nam là thầy Giuse Nguyễn Văn Điệp, thuộc giáo phận Thanh Hóa và đang học tại Trường Truyền Giáo. Dầu được ĐTC làm phép do một hợp tác xã nông nghiệp ở Tây ban nha tặng.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng sau bài Tin Mừng, ĐTC đã diễn giảng về nghĩa việc xức dầu cho các tư tế, gồm các GM và Linh Mục. Ngài nói:
”Anh chị em thân mến,
”Tôi vui mừng cử hành Lễ Dầu đầu tiên trong tư cách là GM Roma. Tôi thân ái chào tất cả anh chị em, đặc biệt là các tư tế, ngày hôm nay, giống như tôi, anh em tưởng niệm ngày thụ phong.
Các bài đọc nói với chúng ta về ”Những người được xức dầu”: Vị Tôi Tớ của Jahvê trong sách ngôn sứ Isaia, vua Đavít và Đức Giêsu Chúa chúng ta. Ba vị đều có chung điểm này là việc xức dầu mà các ngài nhận lãnh là để xức dầu cho dân tộc trung thành của Thiên Chúa mà các vị phục vụ; việc xức dầu các vị nhận được là cho người nghèo, các tù nhân, những người bị áp bức... Một hình ảnh rất đẹp nói lên sứ mạng của việc chịu xức dầu là ”để phục vụ”, đó là hình ảnh thánh vịnh: ”Như dầu quí giá được đổ trên đầu, chảy xuống râu, râu của Aaron, chảy xuống vạt áo của ông” (Tv 133,2). Hình ảnh dầu chảy lan, chảy xuống râu ông Aaron cho đến vạt áo thánh của ông là hình ảnh xức dầu tư tế, qua người chịu xức dầu, đi tới tận bờ cõi vũ trụ được tượng trưng qua phẩm phục.
Phẩm phục thánh của vị Thượng Tế thật phong phú về biểu tượng, và một trong những biểu tượng ấy là: tên của con cái Israel được ghi khắc trên những viên đá trang điểm vai áo efod, xuất xứ chiếc áo lễ của chúng ta ngày nay: 6 tên trên viên đá bên vai phải và 6 tên trên viên đá ở vai trái (Xc Xh 28,6-14). Trên viên đá đeo ngực cũng ghi tên 12 chi tộc Israel (Xc Xh 28,21). Điều này có nghĩa là vị tư tế hành lễ, mang trên vai dân được ủy thác cho mình và mang tên của họ được ghi khắc trong tim. Khi chúng ta mặc chiếc áo lễ khiêm hạ, có lẽ chúng ta cảm thấy trên vai và trong tâm hồn gánh nặng và khuôn mặt của các tín hữu chúng ta, các thánh và các vị tử đạo của chúng ta.”
ĐTC nhận xét rằng:
”Vẻ đẹp của những gì thuộc phụng vụ không phải chỉ là một sự trang điểm hoặc là một sở thích đối với các phẩm phục, nhưng chúng nói lên sự hiện diện của vinh quang Chúa chúng ta, chiếu tỏa rạng ngời trên dân tộc sinh động và được an ủi của Ngài. Từ vẻ đẹp đó chúng ta nhìn sang hoạt động. Dầu quí giá được xức trên đầu của ông Aaron không phải chỉ mang hương thơm cho con người của ông mà thôi, nhưng còn tản ra và chảy tới mọi khu vực bên lề. Chúa sẽ nói rõ ràng với ông: việc ông được xức dầu là để phục vụ người nghèo, các tù nhân, bệnh nhân và những người sầu muộn, lẻ loi. Việc xức dầu không phải để cho bản thân chúng ta được thơm tho, và càng không phải để chúng ta giữ riêng nó trong một cái bình, vì làm như thế dầu sẽ bị ôi. . và trái tim trở nên cay đắng.
“Người ta nhận ra vị tư tế tốt lành qua cách thức vị ấy xức dầu cho dân như thế nào. Khi các tín hữu chúng ta được xức bằng dầu hoan lạc thì ta nhận thấy ngay điều đó, chẳng hạn khi họ giã từ thánh lễ với với khuôn mặt của người đã nhận Tin Vui. Các tín hữu của chúng ta đã vui mừng đón nhận Phúc Âm được rao giảng với việc xức dầu, họ hài lòng khi Tin Mừng mà chúng ta loan báo đi vào đời sống hằng ngày của họ, khi bài giảng đó chảy xuống như dầu của ông Aaron, tới tận vạt áo của các thực tại, khi nó soi sáng cho những hoàn cảnh cùng cực, ”những vùng ngoại ô” nơi tín hữu phải đương đầu với sự xâm lăng của những kẻ muốn phá hoại đức tin của họ. Các tín hữu cảm ơn chúng ta vì họ cảm thấy chúng ta đã cầu nguyện với những thực tại của đời sống hằng ngày, những cơ cực và vui mừng, những lo âu và hy vọng của họ. Và khi họ cảm thấy rằng dầu thơm của Đấng được xức dầu, của Chúa Kitô, đi tới họ qua chúng ta, họ được khích lệ phó thác cho chúng ta tất cả những gì họ muốn dâng lên Chúa: ”Thưa cha, xin cầu nguyện cho con, vì con bị vấn đề này”, ”xin cha chúc lành cho con”, ”xin cha cầu nguyện cho con”, đó là dấu chỉ sự xức dầu đi tới tận các viền áo choàng, vì được biến thành lời khẩn nguyện. Khi chúng ta ở trong quan hệ này với Thiên Chúa và với dân Ngài, và ơn thánh chuyển qua chúng ta, thì khi ấy chúng ta là những tư tế, là những người trung gian giữa Thiên Chúa và loài người.
”Điều mà tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta phải luôn luôn khơi dậy ơn thánh và phân định trong mỗi lời thỉnh cầu, đôi khi không thích hợp, có khi hoàn toàn là vật chất, và thậm chí là tầm thường, - nhưng nó chỉ có vẻ bên ngoài như thế-, ước muốn của các tín hữu chúng ta, họ mong nhận được sự xức dầu, vì họ biết rằng chúng ta có dầu ấy. Đoán biết và cảm thấy được, giống như Chúa, nỗi lo âu đầy hy vọng của người đàn bà bị hoại huyết khi bà chạm đến viền áo choàng của Ngài. Giai thoại ấy trong cuộc đời của Chúa Giêsu, ở giữa dân chúng bao quanh tứ phía -, tượng trưng tất cả vẻ đẹp của Aaron mặc phẩm phục tư tế với dầu chảy xuống y phục của ông. Đó là một vẻ đẹp thầm kín chỉ chiếu tỏ trước những đôi mắt đầy đức tin của người phụ nữ đang bị băng huyết. Chính các môn đệ, - tuy là tư tế tương lai-, nhưng không thấy được, không hiểu được: nơi ngoại biên của cuộc sống, họ chỉ thấy sự hời hợt của đám đông chen lấn tứ phía đến độ làm nghẹt Chúa Giêsu (Xc Lc 8,42). Trái lại, Chúa cảm thấy sức mạnh của việc xức dầu thần linh đi đến tận viền áo của Ngài.
Tiếp tục bài giảng trong Lễ Dầu, tại Đền thờ Thánh Phêrô, ĐTC nói:
”Chính như thế chúng ta cần đi ra ngoài để cảm nghiệm sự xức dầu của chúng ta, năng lực và hiệu năng cứu độ của việc xức dầu: ”ở những nơi ngoài lề”, những nơi có đau khổ, có máu đổ, có tình trạng mù lòa mong được thấy, có những tù nhân của bao nhiêu chủ nhân xấu xa. Không phải trong sự tự kinh nghiệm hoặc trong sự tự nhìn vào nội tâm được lập đi lập lại mà chúng ta gặp Chúa: những lớp học dạy tự lực trong cuộc sống có thể là hữu ích, nhưng cuộc sống đi từ lớp này tới lớp khác, từ phương pháp này đến phương pháp khác, sẽ làm cho chúng ta trở thành những người duy tự do và duy lý (pelagini), coi nhẹ quyền năng của ơn thánh vốn tác động và tăng trưởng theo mức độ, theo đó, trong niềm tin, chúng ta ra ngoài để trao ban Tin Mừng cho bản thân và tha nhân, trao ban một chút dầu của chúng ta cho những người không có gì cả.
”Tư tế nào ít ra khỏi mình, xức dầu một cách bủn xỉn, - tôi không nói là ”không bao giờ”, vì, cám ơn Chúa, các tín hữu của chúng ta ”lấy trộm” sự xức dầu, thì tư tế ấy sẽ mất đi điều tốt lành nhất trong các tín hữu của dân chúng ta, sẽ mất đi khả năng khơi dậy phần sâu xa nhất trong tâm hồn tư tế của mình. Ai không ra khỏi mình, thì thay vì là một người trung gian, dần dần họ trở thành một người môi giới, một người quản trị. Tất cả chúng ta đều biết sự khác biệt này: người môi giới và người quản trị đã được đồng lương của họ rồi và vì họ không phải trả giá bằng chính bản thân và con tim của họ, nên họ không nhận được lời cám ơn với lòng quí mến, nảy sinh từ con tim. Từ đó nảy sinh sự bất mãn của một số tư tế, rốt cuộc họ trở thành người buồn sầu và bị biến thành một thứ những người sưu tập đồ cổ hoặc những đồ mới, thay vì trở thành những mục tử với ”hương đoàn chiên của mình”, mục tử ở giữa đoàn chiên của mình, và là những người đánh cá người.
”Quả thực, cái gọi là cuộc khủng hoảng căn tính linh mục đang đe dọa tất cả chúng ta và tháp nhập vào cuộc khủng hoảng văn minh; nhưng nếu chúng ta biết vượt thắng làn sóng ấy, chúng ta có thể ra khơi nhân danh Chúa và thả lưới. Điều tốt là chính thực tại thúc đẩy chúng ta đi tới tình trạng chúng ta hiện nay nhờ ơn thánh, thực tại ấy xuất hiện như ơn thánh thuần túy, trong biển trần thế hiện nay, trong đó điều đáng kể là sự xức dầ, chứ không phải là chức năng, và lưới thả xuống chỉ được đầy cá nhân danh Đấng mà chúng ta phó thác, đó là Chúa Giêsu.”
Và ĐTC kết luận rằng:
”Các tín hữu thân mến, anh chị em hãy gần gũi các tư tế của mình với lòng quí mến và cầu nguyện để các vị luôn là những mục tử theo con tim của Chúa.
”Các tư tế thân mến, xin Thiên Chúa Chúa đổi mới trong chúng ta Thần trí Thánh Thiện nhờ đó chúng ta được xức dầu, xin Chúa đổi mới sự xức dầu trong tâm hồn chúng ta để sự xức dầu ấy đi tới tất cả mọi người, cả ở ”các nơi ngoại ô nữa”, nơi mà các tín hữu chúng ta đang mong đợi hơn cả và quí chuộng. Dân chúng ta cảm thấy chúng ta là môn đệ của Chúa, cảm thấy chúng ta mang phẩm phục có tên của họ, và chúng ta không tìm kiếm căn tính khác, có thể nhận được qua những lời nói và hoạt động của chúng ta dầu hoan lạc mà Chúa Giêsu, Đấn gđã được xức dầu, đã đến để mang cho chúng ta. Amen
Làm phép dầu
Sau bài giảng của ĐTC, các HY, GM và LM hiện diện đã cử hành nghi thức lập lại những lời đã hứa khi chịu chức linh mục.
Tiếp đến, ĐTC đã làm phép dầu dự tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh hiến (Crisma). Nghi thức này cũng nhấn mạnh mầu nhiệm Giáo Hội như bí tích phổ quát của Chúa Kitô, thánh hóa mọi thực tại và hoàn cảnh của cuộc sống. Vì thế, ngoài dầu thánh hiến, còn có nghi thức làm phép dầu dự tòng cho những người chiến đấu để chiến thắng ác thần, hầu lãnh nhận những nghĩa vụ từ bí tích rửa tội, và sau cùng dầu bệnh nhân, để xức cho những người ở trong tình trạng bệnh tật đang thể hiện nơi thân xác mình những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn cứu độ của Chúa Kitô. Và thế là từ Dầu, hương thơm tốt lành của Chúa Kitô toả lan cho mọi chi thể của Giáo Hội và lan ra thế giới. Lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu xuất hiện 2 lần dưới hình thức hơi được thay đổi. Chúng ta phải nghe cả hai lần với tất cả sự chú ý, để bắt đầu hiểu ít là được phần nào điều cao cả đang được diễn ra. ”Xin Cha thánh hiến họ trong sự thật”, rồi Chúa Giêsu nói thêm: 'Lời Cha là sự thật”. Vì vậy, các môn đệ được lôi kéo vào trong nội tâm của Thiên Chúa nhờ sự chìm đắm trong Lời Chúa. Có thể nói, Lời Chúa là sự thanh tẩy làm cho các môn đệ được thanh sạch, là quyền năng sáng tạo biến đổi các môn đệ trong Thiên Chúa.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, các vị tư tế đã cùng với các tín hữu hiện diện đã hát kinh Giờ Ba.
Ngoài các vị Phó tế giúp lễ, còn có 12 phó tế đảm nhận việc mang 6 bình dầu lên gần bàn thờ, trong đó có một Phó tế Việt Nam là thầy Giuse Nguyễn Văn Điệp, thuộc giáo phận Thanh Hóa và đang học tại Trường Truyền Giáo. Dầu được ĐTC làm phép do một hợp tác xã nông nghiệp ở Tây ban nha tặng.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng sau bài Tin Mừng, ĐTC đã diễn giảng về nghĩa việc xức dầu cho các tư tế, gồm các GM và Linh Mục. Ngài nói:
”Anh chị em thân mến,
”Tôi vui mừng cử hành Lễ Dầu đầu tiên trong tư cách là GM Roma. Tôi thân ái chào tất cả anh chị em, đặc biệt là các tư tế, ngày hôm nay, giống như tôi, anh em tưởng niệm ngày thụ phong.
Các bài đọc nói với chúng ta về ”Những người được xức dầu”: Vị Tôi Tớ của Jahvê trong sách ngôn sứ Isaia, vua Đavít và Đức Giêsu Chúa chúng ta. Ba vị đều có chung điểm này là việc xức dầu mà các ngài nhận lãnh là để xức dầu cho dân tộc trung thành của Thiên Chúa mà các vị phục vụ; việc xức dầu các vị nhận được là cho người nghèo, các tù nhân, những người bị áp bức... Một hình ảnh rất đẹp nói lên sứ mạng của việc chịu xức dầu là ”để phục vụ”, đó là hình ảnh thánh vịnh: ”Như dầu quí giá được đổ trên đầu, chảy xuống râu, râu của Aaron, chảy xuống vạt áo của ông” (Tv 133,2). Hình ảnh dầu chảy lan, chảy xuống râu ông Aaron cho đến vạt áo thánh của ông là hình ảnh xức dầu tư tế, qua người chịu xức dầu, đi tới tận bờ cõi vũ trụ được tượng trưng qua phẩm phục.
Phẩm phục thánh của vị Thượng Tế thật phong phú về biểu tượng, và một trong những biểu tượng ấy là: tên của con cái Israel được ghi khắc trên những viên đá trang điểm vai áo efod, xuất xứ chiếc áo lễ của chúng ta ngày nay: 6 tên trên viên đá bên vai phải và 6 tên trên viên đá ở vai trái (Xc Xh 28,6-14). Trên viên đá đeo ngực cũng ghi tên 12 chi tộc Israel (Xc Xh 28,21). Điều này có nghĩa là vị tư tế hành lễ, mang trên vai dân được ủy thác cho mình và mang tên của họ được ghi khắc trong tim. Khi chúng ta mặc chiếc áo lễ khiêm hạ, có lẽ chúng ta cảm thấy trên vai và trong tâm hồn gánh nặng và khuôn mặt của các tín hữu chúng ta, các thánh và các vị tử đạo của chúng ta.”
ĐTC nhận xét rằng:
”Vẻ đẹp của những gì thuộc phụng vụ không phải chỉ là một sự trang điểm hoặc là một sở thích đối với các phẩm phục, nhưng chúng nói lên sự hiện diện của vinh quang Chúa chúng ta, chiếu tỏa rạng ngời trên dân tộc sinh động và được an ủi của Ngài. Từ vẻ đẹp đó chúng ta nhìn sang hoạt động. Dầu quí giá được xức trên đầu của ông Aaron không phải chỉ mang hương thơm cho con người của ông mà thôi, nhưng còn tản ra và chảy tới mọi khu vực bên lề. Chúa sẽ nói rõ ràng với ông: việc ông được xức dầu là để phục vụ người nghèo, các tù nhân, bệnh nhân và những người sầu muộn, lẻ loi. Việc xức dầu không phải để cho bản thân chúng ta được thơm tho, và càng không phải để chúng ta giữ riêng nó trong một cái bình, vì làm như thế dầu sẽ bị ôi. . và trái tim trở nên cay đắng.
“Người ta nhận ra vị tư tế tốt lành qua cách thức vị ấy xức dầu cho dân như thế nào. Khi các tín hữu chúng ta được xức bằng dầu hoan lạc thì ta nhận thấy ngay điều đó, chẳng hạn khi họ giã từ thánh lễ với với khuôn mặt của người đã nhận Tin Vui. Các tín hữu của chúng ta đã vui mừng đón nhận Phúc Âm được rao giảng với việc xức dầu, họ hài lòng khi Tin Mừng mà chúng ta loan báo đi vào đời sống hằng ngày của họ, khi bài giảng đó chảy xuống như dầu của ông Aaron, tới tận vạt áo của các thực tại, khi nó soi sáng cho những hoàn cảnh cùng cực, ”những vùng ngoại ô” nơi tín hữu phải đương đầu với sự xâm lăng của những kẻ muốn phá hoại đức tin của họ. Các tín hữu cảm ơn chúng ta vì họ cảm thấy chúng ta đã cầu nguyện với những thực tại của đời sống hằng ngày, những cơ cực và vui mừng, những lo âu và hy vọng của họ. Và khi họ cảm thấy rằng dầu thơm của Đấng được xức dầu, của Chúa Kitô, đi tới họ qua chúng ta, họ được khích lệ phó thác cho chúng ta tất cả những gì họ muốn dâng lên Chúa: ”Thưa cha, xin cầu nguyện cho con, vì con bị vấn đề này”, ”xin cha chúc lành cho con”, ”xin cha cầu nguyện cho con”, đó là dấu chỉ sự xức dầu đi tới tận các viền áo choàng, vì được biến thành lời khẩn nguyện. Khi chúng ta ở trong quan hệ này với Thiên Chúa và với dân Ngài, và ơn thánh chuyển qua chúng ta, thì khi ấy chúng ta là những tư tế, là những người trung gian giữa Thiên Chúa và loài người.
”Điều mà tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta phải luôn luôn khơi dậy ơn thánh và phân định trong mỗi lời thỉnh cầu, đôi khi không thích hợp, có khi hoàn toàn là vật chất, và thậm chí là tầm thường, - nhưng nó chỉ có vẻ bên ngoài như thế-, ước muốn của các tín hữu chúng ta, họ mong nhận được sự xức dầu, vì họ biết rằng chúng ta có dầu ấy. Đoán biết và cảm thấy được, giống như Chúa, nỗi lo âu đầy hy vọng của người đàn bà bị hoại huyết khi bà chạm đến viền áo choàng của Ngài. Giai thoại ấy trong cuộc đời của Chúa Giêsu, ở giữa dân chúng bao quanh tứ phía -, tượng trưng tất cả vẻ đẹp của Aaron mặc phẩm phục tư tế với dầu chảy xuống y phục của ông. Đó là một vẻ đẹp thầm kín chỉ chiếu tỏ trước những đôi mắt đầy đức tin của người phụ nữ đang bị băng huyết. Chính các môn đệ, - tuy là tư tế tương lai-, nhưng không thấy được, không hiểu được: nơi ngoại biên của cuộc sống, họ chỉ thấy sự hời hợt của đám đông chen lấn tứ phía đến độ làm nghẹt Chúa Giêsu (Xc Lc 8,42). Trái lại, Chúa cảm thấy sức mạnh của việc xức dầu thần linh đi đến tận viền áo của Ngài.
Tiếp tục bài giảng trong Lễ Dầu, tại Đền thờ Thánh Phêrô, ĐTC nói:
”Tư tế nào ít ra khỏi mình, xức dầu một cách bủn xỉn, - tôi không nói là ”không bao giờ”, vì, cám ơn Chúa, các tín hữu của chúng ta ”lấy trộm” sự xức dầu, thì tư tế ấy sẽ mất đi điều tốt lành nhất trong các tín hữu của dân chúng ta, sẽ mất đi khả năng khơi dậy phần sâu xa nhất trong tâm hồn tư tế của mình. Ai không ra khỏi mình, thì thay vì là một người trung gian, dần dần họ trở thành một người môi giới, một người quản trị. Tất cả chúng ta đều biết sự khác biệt này: người môi giới và người quản trị đã được đồng lương của họ rồi và vì họ không phải trả giá bằng chính bản thân và con tim của họ, nên họ không nhận được lời cám ơn với lòng quí mến, nảy sinh từ con tim. Từ đó nảy sinh sự bất mãn của một số tư tế, rốt cuộc họ trở thành người buồn sầu và bị biến thành một thứ những người sưu tập đồ cổ hoặc những đồ mới, thay vì trở thành những mục tử với ”hương đoàn chiên của mình”, mục tử ở giữa đoàn chiên của mình, và là những người đánh cá người.
”Quả thực, cái gọi là cuộc khủng hoảng căn tính linh mục đang đe dọa tất cả chúng ta và tháp nhập vào cuộc khủng hoảng văn minh; nhưng nếu chúng ta biết vượt thắng làn sóng ấy, chúng ta có thể ra khơi nhân danh Chúa và thả lưới. Điều tốt là chính thực tại thúc đẩy chúng ta đi tới tình trạng chúng ta hiện nay nhờ ơn thánh, thực tại ấy xuất hiện như ơn thánh thuần túy, trong biển trần thế hiện nay, trong đó điều đáng kể là sự xức dầ, chứ không phải là chức năng, và lưới thả xuống chỉ được đầy cá nhân danh Đấng mà chúng ta phó thác, đó là Chúa Giêsu.”
Và ĐTC kết luận rằng:
”Các tín hữu thân mến, anh chị em hãy gần gũi các tư tế của mình với lòng quí mến và cầu nguyện để các vị luôn là những mục tử theo con tim của Chúa.
”Các tư tế thân mến, xin Thiên Chúa Chúa đổi mới trong chúng ta Thần trí Thánh Thiện nhờ đó chúng ta được xức dầu, xin Chúa đổi mới sự xức dầu trong tâm hồn chúng ta để sự xức dầu ấy đi tới tất cả mọi người, cả ở ”các nơi ngoại ô nữa”, nơi mà các tín hữu chúng ta đang mong đợi hơn cả và quí chuộng. Dân chúng ta cảm thấy chúng ta là môn đệ của Chúa, cảm thấy chúng ta mang phẩm phục có tên của họ, và chúng ta không tìm kiếm căn tính khác, có thể nhận được qua những lời nói và hoạt động của chúng ta dầu hoan lạc mà Chúa Giêsu, Đấn gđã được xức dầu, đã đến để mang cho chúng ta. Amen
Làm phép dầu
Sau bài giảng của ĐTC, các HY, GM và LM hiện diện đã cử hành nghi thức lập lại những lời đã hứa khi chịu chức linh mục.
Tiếp đến, ĐTC đã làm phép dầu dự tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh hiến (Crisma). Nghi thức này cũng nhấn mạnh mầu nhiệm Giáo Hội như bí tích phổ quát của Chúa Kitô, thánh hóa mọi thực tại và hoàn cảnh của cuộc sống. Vì thế, ngoài dầu thánh hiến, còn có nghi thức làm phép dầu dự tòng cho những người chiến đấu để chiến thắng ác thần, hầu lãnh nhận những nghĩa vụ từ bí tích rửa tội, và sau cùng dầu bệnh nhân, để xức cho những người ở trong tình trạng bệnh tật đang thể hiện nơi thân xác mình những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn cứu độ của Chúa Kitô. Và thế là từ Dầu, hương thơm tốt lành của Chúa Kitô toả lan cho mọi chi thể của Giáo Hội và lan ra thế giới. Lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu xuất hiện 2 lần dưới hình thức hơi được thay đổi. Chúng ta phải nghe cả hai lần với tất cả sự chú ý, để bắt đầu hiểu ít là được phần nào điều cao cả đang được diễn ra. ”Xin Cha thánh hiến họ trong sự thật”, rồi Chúa Giêsu nói thêm: 'Lời Cha là sự thật”. Vì vậy, các môn đệ được lôi kéo vào trong nội tâm của Thiên Chúa nhờ sự chìm đắm trong Lời Chúa. Có thể nói, Lời Chúa là sự thanh tẩy làm cho các môn đệ được thanh sạch, là quyền năng sáng tạo biến đổi các môn đệ trong Thiên Chúa.
Mẩu đối thoại với quan Phongxio Philato
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:00 28/03/2013
Mẩu đối thoại với quan Phongxio Philato
Hằng tuần vào ngày Chúa Nhật, cùng vào ngày lễ trọng của Hội Thánh Công giáo, người tín hữu Chúa Kitô đọc kinh tin kính tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa Ba ngôi. Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu Kito và Chúa Thánh Thần.Và trong kinh tin kính có câu „Thời quan Phongxio Philato, Người chịu khổ hình và mai táng.“
Có thắc mắc tại sao lại có tên Quan Phongxio Philato ở kinh Tin Kính và vị quan này có liên hệ thế nào với Chúa Giêsu?
1. Thưa quan Philato, ông là ai và tại sao Ông lại có chỗ đứng trong kinh Tin Kính Hội Thánh Công gíao chúng tôi?
Ông Philato: Thưa Bạn, cám ơn Bạn đã nêu ra thắc mắc về tôi.Thật là bất ngờ cùng thú vị được nói chuyện với Bạn. Tôi bây giờ thuộc về người thiên cổ đã từ hàng nghìn năm nay rồi.
Tôi không còn nhớ về nơi chốn cùng ngày tháng sinh ra của tôi. Nhưng chắc chắn ở trong đế quốc của Hoàng đế Roma thời còn đề quốc Roma cai trị toàn vùng Âu Châu, vùng Tiểu Á Châu.
Tôi còn nhớ vào thời điểm từ năm 26 đến năm 36 sau Chúa Giáng sinh, tôi là một công chức cao cấp thuộc vào hàng qúy tộc, được Hòang đế Tiberius cắt cử sai đi làm Quan Tòan quyền Tổng trấn vùng miền Giudea bên Israel, đại diện cho Hoàng đế Roma.
Bạn biết đấy tôi thuộc vào hàng công chức cao cấp của Hoàng đế Roma, là bậc trung thần của hoàng đế, chỉ biết tôn thờ theo Hòang đế.
2. Thưa quan, ông nói Ông là người Roma, là quan Tổng trấn đại diện cho Hoàng đế Roma ở Israel, và chỉ biết đến chính trị cùng Hoàng đế Roma thôi. Nhưng theo lịch sử của đạo Công giáo chúng tôi, tên của Ông luôn được nhắc tới có liên quan nhiều đến giai đoạn lịch sử đời Chúa Giesu, Đấng cứu thế sáng lập Hội Thánh Công giáo ở trần gian.
Philatô: Ôi thế là vinh dự cho tôi, một người ngoại đạo mà lại được nhắc đến cùng với lịch sử đạo Công gíao các Bạn!
Đạo Công gíao các Bạn nhắc đến tôi, có chăng cũng chỉ là một nhân vật đã sống cùng có quyền hành trong giai đoạn lịch sử lúc đó thôi. Việc có tên tôi trong đạo các Bạn là một vinh dự cao cả cho tôi lắm chứ. Nhưng việc này này tôi đâu có biết, và cũng chẳng bao giờ nghĩ đến.
3. Thưa quan, thời Ông làm Tổng trấn ở Giudea, theo lịch sử cũng là thời điểm Chúa Giesu, Đấng cứu thế của nhân loại đến trong trần gian. Ông có biết Ông đã đóng vai trò gì trong giai đoạn lịch sử này không ?
Philato: Thưa Bạn, sao lại không. Tôi còn nhớ đến Ngài Giesu của các Bạn nhiều lắm. Vì vào giai đoạn lịch sử sau cùng đời của Ngài Giesu, nói cho rõ là những ngày sau cùng đời Ngài cho tới lúc Ngài qua đời, tôi đã phải đóng một vai trò hết sức tế nhị, gay cấn cùng thảm thương liên quan tới Ngài rất nhiều. Làm sao tôi quên được biến cố lịch sử đau thương này!
Theo tôi biết, đạo công giáo các Bạn bây giờ có những sách Phúc âm ghi tường thuật lại những chi tiết đó.
Tôi được nghe kể lại sách Phúc âm Công giáo theo Thánh Luca chương ba, câu thứ nhất đã có tên tôi như là nhân chứng lịch sử trong diễn tiến nước Thiên Chúa qua Ngài Giesu, Đấng là Con Thiên Chúa, được rao giảng loan báo ở thế gian trần thế.
Đoạn này nói về Ông Gioan Tiền hô loan báo nước Thiên Chúa trong sa mạc. Phúc âm viềt:“ Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-khô-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên.“
Rồi nơi chương 13, câu 1 trong phúc âm theo Luca cũng có tên tôi:“ Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết.“
Rồi vào giai đoạn chót cuộc đời Ngài Giêsu ở thế gian, tôi bị dính dáng đến rất nhiều, mặc dù đời Ngài chẳng có gì dính dáng trực tiếp đến phận vụ của một quan tổng trấn về mặt chính trị.
Tên tôi, việc làm của tôi bị dính dáng này đến cái chết của Ngài Giesu, Đấng là cốt lõi trung tâm đức tin của đạo Công giáo các Bạn. Vì tôi phải đóng vai quan tòa kết án tử hình Ngài Giesu cho đóng đinh vào thập gía. Một việc thật đau buồn tủi nhục.
Sự việc tôi phải là quan tòa xét xử kết án tử hình Ngài Giesu được tường thuật chi tiết trong những Phúc âm
của Theo Thánh Matheo ở chương 27...
theo Thánh Maco nơi chương 15...
theo Thánh Luca nơi chương 23,
và theo Thánh Gioan nơi chương 18, từ câu 28. đến chương 19.
Những chi tiết lịch sử đó bây giờ suy nghĩ nhớ lại, tôi cảm thấy đau buồn bị lương tâm cắn rứt. Vì đã theo áp lực của đám đông nhượng bộ kết án tử hình một người vô tội.
4. Thưa quan, tại sao Ông lại đã hành xử như thế ?
Thưa Bạn, Bạn biết đấy trong đời có những lúc con người chúng ta sống trôi theo đòi hỏi của đám đông, theo thị hiếu, theo sự sợ hãi, theo quyền lợi riêng mình, cùng cả khi sự việc chẳng có liên quan trực tiếp gì với mình...
Bạn có thể cho là tôi hèn nhát, là một người không có lương tâm, thiếu đạo đức, là một người không có lập trường rõ ràng đứt khoát, một người chỉ biết đến quyền lợi riêng mình...
Nhưng tôi không biện hộ cho tôi chống lại các ý kiến suy nghĩ và cả kết án của Bạn nghĩ về tôi đâu. Tôi đã hình như học được bài học của Ngài Giêsu, người đã luôn giữ im lặng trước những lời cáo buộc hôm ở sân xử án. Tôi nhớ lại, Ngài Giesu không nói lời gì biện hộ chống lại ai, dù những lời cáo buộc sai, không có bằng chứng.
Nghĩ nhớ lại, tôi cúi đầu rất cảm phục kính mến cung cách anh hùng can đảm cùng lòng đạo đức sâu xa của một con người có nhân cách cao thượng. Theo tôi người đó phải là một người thánh, một vị Thần Thánh giáng thế!
5.Thưa Quan, theo Phúc âm thuật lại, Ông rất do dự. Vâng, Ông rất bối rối, vì không biết phải xử Chúa Giesu của chúng tôi thế nào. Vậy có ai nói gì cho ông, một là phải kết án thế này, hay là nên tha bổng, hoặc là đừng có dây dưa dính dáng gì đến cho xong chuyện....
Philato: Đám đông dân chúng và các Thầy cả trong đạo lúc đó luôn tìm cách la ó to tiếng gây áp lực tố cáo Ngài Giesu. Họ đòi buộc tôi phải kết án tử hình Ngài Giesu như họ mong muốn.
Còn can ngăn tôi tha bổng thì chính lương tâm tôi muốn tha cho Ngài. Vì xét thấy Ngài Giesu chẳng có tội gì phải kết án cả. Tôi đã tìm cách xoa dịu hạ hỏa đám đông để tha cho Ngài Giesu.
Còn can ngăn tôi đừng dây dưa dính dáng gì đến sự việc kết án Ngài Giesu là người vợ của tôi.
6.Thưa quan, Ông đã có phản ứng gì sau đó?
Philato: Thưa Bạn, như đã nói tôi tìm cách tha bổng cho Ngài Giêsu, nhưng không có kết qủa như mong muốn. Áp lực của đám đông đã thắng. Thế là tôi sai lấy nước rửa tay trước mặt đám đông nói cho họ biết tôi vô tội vạ không dính dáng gì trong vụ đổ máu Ngài Giesu vô tội.
7.Thưa quan, Ông có nghĩ là rửa tay như thế là xong, là vô tội vạ hết trách nhiệm không?
Philato: thưa Bạn, trong lúc bối rối hơn nữa tôi là một chính trị gia, nên việc làm đó của tôi trong lúc đó muốn chính thức về lâu về dài nói lên mình không có liên quan trách nhiệm gì hết. Một việc làm nước đôi.
Còn theo khía cạnh đạo đức luân lý thì lại khác. Đó chẳng khác gì một sự việc đầu hàng, chối phủ nhận không dám nhận trách nhiệm.
8.Thưa quan, Ông đã có cung cách xử án Chúa Giesu của chúng tôi như một vị quan tòa bất công. Vì Ông đã chiều theo áp lực của đám đông dân chúng mà kết án cho tử hình Chúa Giesu. Nhưng Ông đã có những câu nói thời danh về Chúa Giêsu. Những câu nói đó vô tình lại trở thành như lời tiên báo về sứ mạng chính thật của Chúa Giesu.
Philato: Cám ơn Bạn. Như đã nói, bây giờ mọi người có thể phê bình kết án tôi như thế nào là tùy theo các Bạn. Tôi không có ý kiến biện hộ gì hết.
Vâng, tôi đã giới thiệu Ngài Giesu của các Bạn cho đám đông la ó đòi ̣đóng đinh Ngài qua câu nói Ecce homo - Đây là Người.
Lúc nói câu này tôi chỉ nghĩ đến lòng thương cảm, trắc ẩn của dân chúng mà thay lòng đổi ý. Nhưng các Thầy cả và đám đông không hành xử như tôi nghĩ mong muốn.
Câu giới thiệu Ecce homo, không ngờ lại trở thành lời tuyên xưng giới thiệu Ngài Giêsu là Vua cho các Bạn Công giáo. Và biết đâu cũng là tâm tình niềm tin sâu kín âm thầm của tôi!
Và khi họ đem Ngài Giesu đi đóng dinh vào thập gía, tôi thầm suy nghĩ về Ngài nhiều, tuy tôi đã rửa tay. Sau cùng nảy ra trong tâm trí phải viết một tấm bảng cho mọi người biết Ngài Giêsu là ai bị kết án tử hình đóng đinh vào thập tự.
Tôi truyền phải viết dòng chữ bằng cả ba thứ tiếng Hylạp,Latinh và Do Thái. Bản viết dòng chữ cô đọng INRI - Giesu Nazareth, Vua dân Do Thái được đóng trên đầu thập gía của Ngài Giêsu.
Dòng chữ này đã gây ra sự bất bình cho các Thầy cả người Do Thái lúc đó. Họ đến ca thán phản đối với tôi. Vì họ cho rằng nó không nói lên Ngài Giêsu bị kết án vì lý do thế nào, nhưng lại là lời tung hô Ngài Giêsu là Vua dân Do Thái. Tôi không bằng lòng với họ, và nói ngay „ Quod scripsi, scripsi - Điều gì tôi đã viết cứ để như vậy“.
Tôi một người lo việc hành chánh chính trị, một người đâu có tin gì vào Ngài Giêsu của các Bạn. Nhưng vô tình một hai câu nói của tôi lại trở thành lời tuyên xưng đức tin đúng như ý Ngài Giêsu muốn chỉ là một vị Vua đã bị hạ nhục xuống tận nền đất và được dương lên cao. Đó là vị vua tình yêu.
9. Thưa quan, theo dòng thời gian đọc lại lịch sử, người ta tùy theo tầm nhìn cùng cách suy diễn, có người phê bình chê trách Ông. Nhưng cũng không ít người ca tụng vinh danh Ông. Ông có biết điều đó không?
Philato: Vâng đúng như vậy. Như tôi đã nói, tôi là một công chức cao cấp của hoàng đế Roma. Tôi có bổn phận trách nhiệm làm việc hành chánh chính trị mà Hoàng đế Tiberius của đế quốc Roma trao cho tôi. Tôi phải thi hành chu toàn, và phải tìm cách bảo vệ địa vị chỗ đứng của tôi chứ.
Tôi đã làm, đã thi hành bổn phận như tôi phải làm cùng được làm.Còn việc bình phẩm khen chê ca tụng vinh danh là việc của người khác. Lẽ dĩ nhiên bị chê trách phê bình thì mấy ai ưa thích. Nhưng được ca tụng thì ai mà chẳng thích.
Dần dà trong dòng lịch sử tôi được biết Hội Thánh Công giáo của Bạn đưa tên tôi vào kinh Tin kính, mà các Bạn đọc hằng tuần trong Thánh Lễ Misa, lúc cầu nguyện để tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Giêsu.
Tôi nghĩ tên tôi được đọc nhắc đến chỉ như một người đã sống là nhân chứng vào thời điểm lịch sử có liên quan nhiều đến đời sống Ngài Giesu từ lúc sinh ra chào đời, sinh sống và bị kết án chết trên thập gía. Thế thôi, không hơn không kém.
Tôi vui mừng hãnh diện được liệt kê là nhân chứng như thế lắm. Tôi cám ơn điều này.
Tôi còn được nghe kể lại, lẽ dĩ nhiên sau này lúc tôi đã qua đời, các tín hữu Ngài Giêsu hồi thế kỷ I. sau Chúa Giáng sinh, đã xem tôi như một vị Thánh của họ. Mặc dù họ biết tôi đã dính dáng đến việc kết án tử hình Ngài Giêsu của họ.
Vào thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh, vị giáo phụ tên là Tertuliano đã viết lại với niềm xác tín là tôi đã trở thành một tín hữu theo Ngài Giesu Kito.
Giáo Hội Cốp vinh danh tôi là vị thánh tử đạo. Họ còn dành riêng ngày lễ kính vào 25.06. hằng năm.
Tôi có chẳng xứng đáng được ca tụng vinh danh như thế đâu.
Nhưng cũng có nơi và cả Gíao Hội Chính Thống lên án cho tôi là người giết Chúa.
Tận trong thâm tâm, tôi chẳng thấy có lý do gì mà kết án Ngài Giêsu. Ngài là người vô tội.
Tôi đã rửa tay, tôi đã cho viết bản ca tụng vinh danh Ngài Giesu bị đóng trên thập gía bằng dòng chữ INRI Vua dân Do Thái, để mọi đời biết Ngài Giêsu là ai.
Phải chăng vô tình suy nghĩ theo trực gíac của tôi lúc đó đã phản ảnh lòng tin của tôi vào Ngài Giesu qua dòng chữ INRI này ?
10.Thưa quan, rất nhiều người tín hữu Chúa Giêsu Kito chúng tôi xưa nay muốn đi tìm lại dấu vết chứng tích của Ông, ít là giai đoạn lịch sử nơi và thời gian Ông xử án Chúa Giêsu chúng tôi. Nhưng chẳng có gì còn cả.
Philato: Sao lại không. Bút tích ghi chép về biến cố lịch sử đời tôi lúc làm quan Tổng trấn do hoàng đế phong sai đi, tôi nghĩ có thể có trong những đống sách lịch sử cũ ngày xa xưa hàng chục thế kỷ rồi. Và cũng biết đâu nó cũng đã bị thất lạc thiêu hủy mất rồi.
Bây giờ ở Gierusalem, nơi đã diễn ra phiên tòa xử án Ngài Giêsu, tuy không có thư viện sách vở nào, nhưng vẫn còn có chứng tích. Đó là những hòn, những phiến đá nền nhà công đường tòa nhà dinh quan tổng trấn.
Các Bạn biết đấy khi không còn âm thanh tiếng nói, không có sách vở bút tích nào ghi chép nói nữa, thì những phiên sỏi đá lịch sử, mà tôi cũng như những người đã dẫn điệu Ngài Giêsu đi đến đứng trên đó, và nhất là Ngài Giêsu đã đứng đã ngồi trên chúng, trở nên là chứng nhân lịch sử cho các thế hệ nối tiếp sau đó.
Bây giờ sang Gierusalem, người ta tìm được dinh tòa quan Tổng trấn cũ ngày xưa với nến đá cũ, cả sân nền đá Gap-ba-tha, nơi đó Ngài Giesu đã ngồi chịu bị luận án, vẫn còn đó, như trong sách Phúc âm của đạo các bạn có nói đến.
Sỏi đá không biết nói, không ghi chép gì. Không ai để ý đến chúng. Nhưng trải qua năm tháng ngày, thế kỷ, chúng vẫn còn nằm đó. Người ta đi tìm chúng, khảo cứu niên đại tuổi tác của chúng, và đọc nhận ra dấu vết lịch sử đã diễn ra. Chúng là nhân chứng không lời cho mọi thời đại thế hệ.
11.Thưa qua Philato, xin cám ơn quan đã cho tôi được nói chuyện với quan về một giai đoạn lịch sử của đời Chúa Giêsu, Đấng là trung tâm cốt lõi đức tin của đạo Công giáo chúng tôi.
Philato: tôi cũng xin cám ơn Bạn đã cho tôi cơ hội được nói chuyện, giãi bày tâm tư của tôi có liên quan đến cái chết tủi nhục đau thương của Ngài Giêsu, đấng đã chết cho và vì tình yêu con người.
Xin các Bạn mỗi khi tưởng nhớ lại Ngài Giêsu của các Bạn, không chỉ với tâm tình niềm đau thương khóc lóc, nhưng còn cả với tâm tình lòng biết ơn.
Và xin các Bạn cầu nguyện cho tôi được Chúa Giesu các Bạn tha thứ tội lỗi tôi đã nhượng bộ đám đông kết án Ngài, trong khi không biết việc mình đã làm.
Tuần Thánh 2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng tuần vào ngày Chúa Nhật, cùng vào ngày lễ trọng của Hội Thánh Công giáo, người tín hữu Chúa Kitô đọc kinh tin kính tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa Ba ngôi. Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu Kito và Chúa Thánh Thần.Và trong kinh tin kính có câu „Thời quan Phongxio Philato, Người chịu khổ hình và mai táng.“
Có thắc mắc tại sao lại có tên Quan Phongxio Philato ở kinh Tin Kính và vị quan này có liên hệ thế nào với Chúa Giêsu?
1. Thưa quan Philato, ông là ai và tại sao Ông lại có chỗ đứng trong kinh Tin Kính Hội Thánh Công gíao chúng tôi?
Ông Philato: Thưa Bạn, cám ơn Bạn đã nêu ra thắc mắc về tôi.Thật là bất ngờ cùng thú vị được nói chuyện với Bạn. Tôi bây giờ thuộc về người thiên cổ đã từ hàng nghìn năm nay rồi.
Tôi không còn nhớ về nơi chốn cùng ngày tháng sinh ra của tôi. Nhưng chắc chắn ở trong đế quốc của Hoàng đế Roma thời còn đề quốc Roma cai trị toàn vùng Âu Châu, vùng Tiểu Á Châu.
Tôi còn nhớ vào thời điểm từ năm 26 đến năm 36 sau Chúa Giáng sinh, tôi là một công chức cao cấp thuộc vào hàng qúy tộc, được Hòang đế Tiberius cắt cử sai đi làm Quan Tòan quyền Tổng trấn vùng miền Giudea bên Israel, đại diện cho Hoàng đế Roma.
Bạn biết đấy tôi thuộc vào hàng công chức cao cấp của Hoàng đế Roma, là bậc trung thần của hoàng đế, chỉ biết tôn thờ theo Hòang đế.
2. Thưa quan, ông nói Ông là người Roma, là quan Tổng trấn đại diện cho Hoàng đế Roma ở Israel, và chỉ biết đến chính trị cùng Hoàng đế Roma thôi. Nhưng theo lịch sử của đạo Công giáo chúng tôi, tên của Ông luôn được nhắc tới có liên quan nhiều đến giai đoạn lịch sử đời Chúa Giesu, Đấng cứu thế sáng lập Hội Thánh Công giáo ở trần gian.
Philatô: Ôi thế là vinh dự cho tôi, một người ngoại đạo mà lại được nhắc đến cùng với lịch sử đạo Công gíao các Bạn!
Đạo Công gíao các Bạn nhắc đến tôi, có chăng cũng chỉ là một nhân vật đã sống cùng có quyền hành trong giai đoạn lịch sử lúc đó thôi. Việc có tên tôi trong đạo các Bạn là một vinh dự cao cả cho tôi lắm chứ. Nhưng việc này này tôi đâu có biết, và cũng chẳng bao giờ nghĩ đến.
3. Thưa quan, thời Ông làm Tổng trấn ở Giudea, theo lịch sử cũng là thời điểm Chúa Giesu, Đấng cứu thế của nhân loại đến trong trần gian. Ông có biết Ông đã đóng vai trò gì trong giai đoạn lịch sử này không ?
Philato: Thưa Bạn, sao lại không. Tôi còn nhớ đến Ngài Giesu của các Bạn nhiều lắm. Vì vào giai đoạn lịch sử sau cùng đời của Ngài Giesu, nói cho rõ là những ngày sau cùng đời Ngài cho tới lúc Ngài qua đời, tôi đã phải đóng một vai trò hết sức tế nhị, gay cấn cùng thảm thương liên quan tới Ngài rất nhiều. Làm sao tôi quên được biến cố lịch sử đau thương này!
Theo tôi biết, đạo công giáo các Bạn bây giờ có những sách Phúc âm ghi tường thuật lại những chi tiết đó.
Tôi được nghe kể lại sách Phúc âm Công giáo theo Thánh Luca chương ba, câu thứ nhất đã có tên tôi như là nhân chứng lịch sử trong diễn tiến nước Thiên Chúa qua Ngài Giesu, Đấng là Con Thiên Chúa, được rao giảng loan báo ở thế gian trần thế.
Đoạn này nói về Ông Gioan Tiền hô loan báo nước Thiên Chúa trong sa mạc. Phúc âm viềt:“ Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-khô-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên.“
Rồi nơi chương 13, câu 1 trong phúc âm theo Luca cũng có tên tôi:“ Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết.“
Rồi vào giai đoạn chót cuộc đời Ngài Giêsu ở thế gian, tôi bị dính dáng đến rất nhiều, mặc dù đời Ngài chẳng có gì dính dáng trực tiếp đến phận vụ của một quan tổng trấn về mặt chính trị.
Tên tôi, việc làm của tôi bị dính dáng này đến cái chết của Ngài Giesu, Đấng là cốt lõi trung tâm đức tin của đạo Công giáo các Bạn. Vì tôi phải đóng vai quan tòa kết án tử hình Ngài Giesu cho đóng đinh vào thập gía. Một việc thật đau buồn tủi nhục.
Sự việc tôi phải là quan tòa xét xử kết án tử hình Ngài Giesu được tường thuật chi tiết trong những Phúc âm
của Theo Thánh Matheo ở chương 27...
theo Thánh Maco nơi chương 15...
theo Thánh Luca nơi chương 23,
và theo Thánh Gioan nơi chương 18, từ câu 28. đến chương 19.
Những chi tiết lịch sử đó bây giờ suy nghĩ nhớ lại, tôi cảm thấy đau buồn bị lương tâm cắn rứt. Vì đã theo áp lực của đám đông nhượng bộ kết án tử hình một người vô tội.
4. Thưa quan, tại sao Ông lại đã hành xử như thế ?
Thưa Bạn, Bạn biết đấy trong đời có những lúc con người chúng ta sống trôi theo đòi hỏi của đám đông, theo thị hiếu, theo sự sợ hãi, theo quyền lợi riêng mình, cùng cả khi sự việc chẳng có liên quan trực tiếp gì với mình...
Bạn có thể cho là tôi hèn nhát, là một người không có lương tâm, thiếu đạo đức, là một người không có lập trường rõ ràng đứt khoát, một người chỉ biết đến quyền lợi riêng mình...
Nhưng tôi không biện hộ cho tôi chống lại các ý kiến suy nghĩ và cả kết án của Bạn nghĩ về tôi đâu. Tôi đã hình như học được bài học của Ngài Giêsu, người đã luôn giữ im lặng trước những lời cáo buộc hôm ở sân xử án. Tôi nhớ lại, Ngài Giesu không nói lời gì biện hộ chống lại ai, dù những lời cáo buộc sai, không có bằng chứng.
Nghĩ nhớ lại, tôi cúi đầu rất cảm phục kính mến cung cách anh hùng can đảm cùng lòng đạo đức sâu xa của một con người có nhân cách cao thượng. Theo tôi người đó phải là một người thánh, một vị Thần Thánh giáng thế!
5.Thưa Quan, theo Phúc âm thuật lại, Ông rất do dự. Vâng, Ông rất bối rối, vì không biết phải xử Chúa Giesu của chúng tôi thế nào. Vậy có ai nói gì cho ông, một là phải kết án thế này, hay là nên tha bổng, hoặc là đừng có dây dưa dính dáng gì đến cho xong chuyện....
Philato: Đám đông dân chúng và các Thầy cả trong đạo lúc đó luôn tìm cách la ó to tiếng gây áp lực tố cáo Ngài Giesu. Họ đòi buộc tôi phải kết án tử hình Ngài Giesu như họ mong muốn.
Còn can ngăn tôi tha bổng thì chính lương tâm tôi muốn tha cho Ngài. Vì xét thấy Ngài Giesu chẳng có tội gì phải kết án cả. Tôi đã tìm cách xoa dịu hạ hỏa đám đông để tha cho Ngài Giesu.
Còn can ngăn tôi đừng dây dưa dính dáng gì đến sự việc kết án Ngài Giesu là người vợ của tôi.
6.Thưa quan, Ông đã có phản ứng gì sau đó?
Philato: Thưa Bạn, như đã nói tôi tìm cách tha bổng cho Ngài Giêsu, nhưng không có kết qủa như mong muốn. Áp lực của đám đông đã thắng. Thế là tôi sai lấy nước rửa tay trước mặt đám đông nói cho họ biết tôi vô tội vạ không dính dáng gì trong vụ đổ máu Ngài Giesu vô tội.
7.Thưa quan, Ông có nghĩ là rửa tay như thế là xong, là vô tội vạ hết trách nhiệm không?
Philato: thưa Bạn, trong lúc bối rối hơn nữa tôi là một chính trị gia, nên việc làm đó của tôi trong lúc đó muốn chính thức về lâu về dài nói lên mình không có liên quan trách nhiệm gì hết. Một việc làm nước đôi.
Còn theo khía cạnh đạo đức luân lý thì lại khác. Đó chẳng khác gì một sự việc đầu hàng, chối phủ nhận không dám nhận trách nhiệm.
8.Thưa quan, Ông đã có cung cách xử án Chúa Giesu của chúng tôi như một vị quan tòa bất công. Vì Ông đã chiều theo áp lực của đám đông dân chúng mà kết án cho tử hình Chúa Giesu. Nhưng Ông đã có những câu nói thời danh về Chúa Giêsu. Những câu nói đó vô tình lại trở thành như lời tiên báo về sứ mạng chính thật của Chúa Giesu.
Philato: Cám ơn Bạn. Như đã nói, bây giờ mọi người có thể phê bình kết án tôi như thế nào là tùy theo các Bạn. Tôi không có ý kiến biện hộ gì hết.
Vâng, tôi đã giới thiệu Ngài Giesu của các Bạn cho đám đông la ó đòi ̣đóng đinh Ngài qua câu nói Ecce homo - Đây là Người.
Lúc nói câu này tôi chỉ nghĩ đến lòng thương cảm, trắc ẩn của dân chúng mà thay lòng đổi ý. Nhưng các Thầy cả và đám đông không hành xử như tôi nghĩ mong muốn.
Câu giới thiệu Ecce homo, không ngờ lại trở thành lời tuyên xưng giới thiệu Ngài Giêsu là Vua cho các Bạn Công giáo. Và biết đâu cũng là tâm tình niềm tin sâu kín âm thầm của tôi!
Và khi họ đem Ngài Giesu đi đóng dinh vào thập gía, tôi thầm suy nghĩ về Ngài nhiều, tuy tôi đã rửa tay. Sau cùng nảy ra trong tâm trí phải viết một tấm bảng cho mọi người biết Ngài Giêsu là ai bị kết án tử hình đóng đinh vào thập tự.
Tôi truyền phải viết dòng chữ bằng cả ba thứ tiếng Hylạp,Latinh và Do Thái. Bản viết dòng chữ cô đọng INRI - Giesu Nazareth, Vua dân Do Thái được đóng trên đầu thập gía của Ngài Giêsu.
Dòng chữ này đã gây ra sự bất bình cho các Thầy cả người Do Thái lúc đó. Họ đến ca thán phản đối với tôi. Vì họ cho rằng nó không nói lên Ngài Giêsu bị kết án vì lý do thế nào, nhưng lại là lời tung hô Ngài Giêsu là Vua dân Do Thái. Tôi không bằng lòng với họ, và nói ngay „ Quod scripsi, scripsi - Điều gì tôi đã viết cứ để như vậy“.
Tôi một người lo việc hành chánh chính trị, một người đâu có tin gì vào Ngài Giêsu của các Bạn. Nhưng vô tình một hai câu nói của tôi lại trở thành lời tuyên xưng đức tin đúng như ý Ngài Giêsu muốn chỉ là một vị Vua đã bị hạ nhục xuống tận nền đất và được dương lên cao. Đó là vị vua tình yêu.
9. Thưa quan, theo dòng thời gian đọc lại lịch sử, người ta tùy theo tầm nhìn cùng cách suy diễn, có người phê bình chê trách Ông. Nhưng cũng không ít người ca tụng vinh danh Ông. Ông có biết điều đó không?
Philato: Vâng đúng như vậy. Như tôi đã nói, tôi là một công chức cao cấp của hoàng đế Roma. Tôi có bổn phận trách nhiệm làm việc hành chánh chính trị mà Hoàng đế Tiberius của đế quốc Roma trao cho tôi. Tôi phải thi hành chu toàn, và phải tìm cách bảo vệ địa vị chỗ đứng của tôi chứ.
Tôi đã làm, đã thi hành bổn phận như tôi phải làm cùng được làm.Còn việc bình phẩm khen chê ca tụng vinh danh là việc của người khác. Lẽ dĩ nhiên bị chê trách phê bình thì mấy ai ưa thích. Nhưng được ca tụng thì ai mà chẳng thích.
Dần dà trong dòng lịch sử tôi được biết Hội Thánh Công giáo của Bạn đưa tên tôi vào kinh Tin kính, mà các Bạn đọc hằng tuần trong Thánh Lễ Misa, lúc cầu nguyện để tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Giêsu.
Tôi nghĩ tên tôi được đọc nhắc đến chỉ như một người đã sống là nhân chứng vào thời điểm lịch sử có liên quan nhiều đến đời sống Ngài Giesu từ lúc sinh ra chào đời, sinh sống và bị kết án chết trên thập gía. Thế thôi, không hơn không kém.
Tôi vui mừng hãnh diện được liệt kê là nhân chứng như thế lắm. Tôi cám ơn điều này.
Tôi còn được nghe kể lại, lẽ dĩ nhiên sau này lúc tôi đã qua đời, các tín hữu Ngài Giêsu hồi thế kỷ I. sau Chúa Giáng sinh, đã xem tôi như một vị Thánh của họ. Mặc dù họ biết tôi đã dính dáng đến việc kết án tử hình Ngài Giêsu của họ.
Vào thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh, vị giáo phụ tên là Tertuliano đã viết lại với niềm xác tín là tôi đã trở thành một tín hữu theo Ngài Giesu Kito.
Giáo Hội Cốp vinh danh tôi là vị thánh tử đạo. Họ còn dành riêng ngày lễ kính vào 25.06. hằng năm.
Tôi có chẳng xứng đáng được ca tụng vinh danh như thế đâu.
Nhưng cũng có nơi và cả Gíao Hội Chính Thống lên án cho tôi là người giết Chúa.
Tận trong thâm tâm, tôi chẳng thấy có lý do gì mà kết án Ngài Giêsu. Ngài là người vô tội.
Tôi đã rửa tay, tôi đã cho viết bản ca tụng vinh danh Ngài Giesu bị đóng trên thập gía bằng dòng chữ INRI Vua dân Do Thái, để mọi đời biết Ngài Giêsu là ai.
Phải chăng vô tình suy nghĩ theo trực gíac của tôi lúc đó đã phản ảnh lòng tin của tôi vào Ngài Giesu qua dòng chữ INRI này ?
10.Thưa quan, rất nhiều người tín hữu Chúa Giêsu Kito chúng tôi xưa nay muốn đi tìm lại dấu vết chứng tích của Ông, ít là giai đoạn lịch sử nơi và thời gian Ông xử án Chúa Giêsu chúng tôi. Nhưng chẳng có gì còn cả.
Philato: Sao lại không. Bút tích ghi chép về biến cố lịch sử đời tôi lúc làm quan Tổng trấn do hoàng đế phong sai đi, tôi nghĩ có thể có trong những đống sách lịch sử cũ ngày xa xưa hàng chục thế kỷ rồi. Và cũng biết đâu nó cũng đã bị thất lạc thiêu hủy mất rồi.
Bây giờ ở Gierusalem, nơi đã diễn ra phiên tòa xử án Ngài Giêsu, tuy không có thư viện sách vở nào, nhưng vẫn còn có chứng tích. Đó là những hòn, những phiến đá nền nhà công đường tòa nhà dinh quan tổng trấn.
Các Bạn biết đấy khi không còn âm thanh tiếng nói, không có sách vở bút tích nào ghi chép nói nữa, thì những phiên sỏi đá lịch sử, mà tôi cũng như những người đã dẫn điệu Ngài Giêsu đi đến đứng trên đó, và nhất là Ngài Giêsu đã đứng đã ngồi trên chúng, trở nên là chứng nhân lịch sử cho các thế hệ nối tiếp sau đó.
Bây giờ sang Gierusalem, người ta tìm được dinh tòa quan Tổng trấn cũ ngày xưa với nến đá cũ, cả sân nền đá Gap-ba-tha, nơi đó Ngài Giesu đã ngồi chịu bị luận án, vẫn còn đó, như trong sách Phúc âm của đạo các bạn có nói đến.
Sỏi đá không biết nói, không ghi chép gì. Không ai để ý đến chúng. Nhưng trải qua năm tháng ngày, thế kỷ, chúng vẫn còn nằm đó. Người ta đi tìm chúng, khảo cứu niên đại tuổi tác của chúng, và đọc nhận ra dấu vết lịch sử đã diễn ra. Chúng là nhân chứng không lời cho mọi thời đại thế hệ.
11.Thưa qua Philato, xin cám ơn quan đã cho tôi được nói chuyện với quan về một giai đoạn lịch sử của đời Chúa Giêsu, Đấng là trung tâm cốt lõi đức tin của đạo Công giáo chúng tôi.
Philato: tôi cũng xin cám ơn Bạn đã cho tôi cơ hội được nói chuyện, giãi bày tâm tư của tôi có liên quan đến cái chết tủi nhục đau thương của Ngài Giêsu, đấng đã chết cho và vì tình yêu con người.
Xin các Bạn mỗi khi tưởng nhớ lại Ngài Giêsu của các Bạn, không chỉ với tâm tình niềm đau thương khóc lóc, nhưng còn cả với tâm tình lòng biết ơn.
Và xin các Bạn cầu nguyện cho tôi được Chúa Giesu các Bạn tha thứ tội lỗi tôi đã nhượng bộ đám đông kết án Ngài, trong khi không biết việc mình đã làm.
Tuần Thánh 2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi thông điệp cầu chúc cộng đồng Do Thái trong dịp lễ Vượt Qua
Trần Mạnh Trác
12:42 28/03/2013
"Xin Thiên Chuá Toàn Năng, đấng đã giải thoát dân Ngài khỏi ách nô lệ ở Ai Cập và dẫn họ về Đất Hứa, sẽ tiếp tục giải phóng quí bạn khỏi mọi sự dữ và đổ xuống nhiều ơn lành cho quí bạn ", Đức Thánh Cha viết trong một thông báo ngày 25 tháng 3.
Lễ Vượt Qua là một dịp lễ kéo dài tám ngày để kỷ niệm việc Thiên Chúa giải phóng dân Do Thái thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, được cộng đồng Do Thái Rome bắt đầu cử hành vào buổi tối cùng ngày.
Đức Thánh Cha nói: "Tôi yêu cầu quý vị cũng cầu nguyện cho tôi, trong khi bản thân tôi, tôi cũng đảm bảo những lời cầu nguyện của tôi cho quí bạn, tin tưởng rằng chúng ta có thể làm sâu sắc thêm những quan hệ qua lòng tự trọng và sự tôn kính lẫn nhau".
Rabbi Riccardo di Segni đã lập tức tuyên bố tên trang web của cộng đồng Do Thái rằng ông đánh giá cao thông điệp cuả Đức Giáo Hoàng và đang lập kế hoạch để đáp trả lời cầu chúc cuả Đức Giáo Hoàng với một thông điệp chính thức cầu chúc cho Đức Giáo Hoàng và các Kitô hữu ở Rome một lễ Phục sinh hạnh phúc.
Đức Thánh Cha viếng thăm nhà tù vị thành niên
LM Trần Đức Anh OP
13:18 28/03/2013
ROMA. Lúc 5 giờ rưỡi chiều 28-3-2013, ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm và cử hành thánh lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh cho các thiếu niên tù nhân ở Nhà tù Casal del Marmo ở Roma.
Nhà tù này cách Vatican lối 8 cây số và hiện có 46 thiếu niên, 35 nam và 11 nữ, đang được cải huấn. Xét về quốc tịch, các em gồm 8 người Ý và 38 người nước ngoài, phần lớn là người Bắc Phi và Slave.
Linh hoạt thánh lễ do các người thiện nguyện giúp tại Nhà tù và thành viên Phong trào canh tân trong Thánh Linh. Các bài đọc và lời nguyện giáo dân do các thiếu niêm đảm trách.
Thánh lễ thật đơn sơ, theo ý muốn của ĐTC. Đồng tế với ngài có ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và Cha Gaetano Greco, tuyên úy nhà tù thiếu niên, Đức Ông Xuareb người Malta, người Malta, bí thư riêng của ĐTC. Ngoài ra có hai phó tế hiện diện.
Trong số đại diện chính quyền, có Bà bộ trưởng tư pháp Paola Severino, và Bà Caterina Chinnici, Giám đốc phân bộ công lý thiếu niên, và Chỉ huy trưởng cảnh sát nhà tù ở địa phương.
Vì là nhà tù thiếu niên, nên các ký giả truyền hình không được phép quay phim.
Trong thánh lễ, ĐTC rửa chân cho 12 thiếu niên thuộc các quốc tịch và tôn giáo khác nhau: 10 nam và 2 nữ trong đó cũng có một thiếu nữ Hồi giáo.
Trong bài giảng ứng khẩu đơn sơ và ngắn gọn, ĐTC nói:
”Thật là một cử chỉ cảm động. Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Phêrô không hiểu gì và từ khước. Nhưng Chúa Giêsu giải thích cho ông. Chúa Giêsu là Thiên Chúa mà làm điều đó! Và chính ngài giải thích cho các môn đệ: ”Các con có hiểu điều Thày làm cho các con không? Các con gọi Thầy là Thầy và là Chúa, và các con nói đúng, vì Thầy là như vậy. Vậy nếu là Thầy và là Chúa mà Thầy rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng làm như Thầy đã làm”. Đó là gương của Chúa: Ngài là người quan trọng nhất, mà rửa chân, vì người nào cao trọng nhất trong chúng ta, phải phục vụ người khác. Đó là là một biểu tượng, một dấu hiệu. Rửa chân có nghĩa là ”tôi là người phục vụ cho anh”. Và cả chúng ta, không phải là chúng ta phải rửa chân mỗi ngày cho nhau, nhưng điều ấy có nghĩa là gì? Có nghĩa là chúng ta phải giúp đỡ nhau. Nhiều khi ta bực mình với người khác, nhưng hãy bỏ qua, và nếu người khác xin bạn giúp, thì hãy làm. Hãy giúp đỡ nhau: đó là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta và đó là điều tôi làm, và tôi làm hết lòng, vì đó là bổn phận của tôi. Trong tư cách là LM và như là GM, tôi phải phục vụ các bạn. Nhưng đó là một nghĩa đến với tôi từ con tim: tôi yêu mến điều đó và tôi làm vì Chúa đã dạy tôi làm. Và cả các bạn: hãy giúp đỡ nhau, khi làm như thế, chúng ta làm điều thiện. Bây giờ chúng ta cử hành nghi thức rửa chân, và chúng ta nghĩ: mỗi người chúng ta nghĩ: Tôi có thực sự sẵn sàng, phục vụ, giúp đỡ người khác hay không? Chúng ta hãy nghĩ điều đó thôi. Chúng ta hãy nghĩ rằng dấu hiệu này là một sự âu yếm Chúa Giêsu đã làm, vì Chúa Giêsu đã đến để làm điều đó, để phục vụ, để giúp đỡ chúng ta”.
Trong cuộc viếng thăm, các bạn trẻ tù nhân trao tặng ĐTC một thánh giá bằng gỗ và một bàn quì cũng bằng gỗ cho chính họ thực hiện trong xưởng thủ công trong trại tù. Về phần ĐTC ngài tặng cho mọi bạn trẻ trứng sôcôla và bánh chim bồ câu vốn là những món truyền thống trong mùa phục sinh.
Khi ĐTC đến gần nhà tù, dọc đường có rất đông người đứng chào đón ngài.. (SD 28-3-2013)
Linh hoạt thánh lễ do các người thiện nguyện giúp tại Nhà tù và thành viên Phong trào canh tân trong Thánh Linh. Các bài đọc và lời nguyện giáo dân do các thiếu niêm đảm trách.
Thánh lễ thật đơn sơ, theo ý muốn của ĐTC. Đồng tế với ngài có ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và Cha Gaetano Greco, tuyên úy nhà tù thiếu niên, Đức Ông Xuareb người Malta, người Malta, bí thư riêng của ĐTC. Ngoài ra có hai phó tế hiện diện.
Trong số đại diện chính quyền, có Bà bộ trưởng tư pháp Paola Severino, và Bà Caterina Chinnici, Giám đốc phân bộ công lý thiếu niên, và Chỉ huy trưởng cảnh sát nhà tù ở địa phương.
Vì là nhà tù thiếu niên, nên các ký giả truyền hình không được phép quay phim.
Trong thánh lễ, ĐTC rửa chân cho 12 thiếu niên thuộc các quốc tịch và tôn giáo khác nhau: 10 nam và 2 nữ trong đó cũng có một thiếu nữ Hồi giáo.
Trong bài giảng ứng khẩu đơn sơ và ngắn gọn, ĐTC nói:
”Thật là một cử chỉ cảm động. Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Phêrô không hiểu gì và từ khước. Nhưng Chúa Giêsu giải thích cho ông. Chúa Giêsu là Thiên Chúa mà làm điều đó! Và chính ngài giải thích cho các môn đệ: ”Các con có hiểu điều Thày làm cho các con không? Các con gọi Thầy là Thầy và là Chúa, và các con nói đúng, vì Thầy là như vậy. Vậy nếu là Thầy và là Chúa mà Thầy rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng làm như Thầy đã làm”. Đó là gương của Chúa: Ngài là người quan trọng nhất, mà rửa chân, vì người nào cao trọng nhất trong chúng ta, phải phục vụ người khác. Đó là là một biểu tượng, một dấu hiệu. Rửa chân có nghĩa là ”tôi là người phục vụ cho anh”. Và cả chúng ta, không phải là chúng ta phải rửa chân mỗi ngày cho nhau, nhưng điều ấy có nghĩa là gì? Có nghĩa là chúng ta phải giúp đỡ nhau. Nhiều khi ta bực mình với người khác, nhưng hãy bỏ qua, và nếu người khác xin bạn giúp, thì hãy làm. Hãy giúp đỡ nhau: đó là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta và đó là điều tôi làm, và tôi làm hết lòng, vì đó là bổn phận của tôi. Trong tư cách là LM và như là GM, tôi phải phục vụ các bạn. Nhưng đó là một nghĩa đến với tôi từ con tim: tôi yêu mến điều đó và tôi làm vì Chúa đã dạy tôi làm. Và cả các bạn: hãy giúp đỡ nhau, khi làm như thế, chúng ta làm điều thiện. Bây giờ chúng ta cử hành nghi thức rửa chân, và chúng ta nghĩ: mỗi người chúng ta nghĩ: Tôi có thực sự sẵn sàng, phục vụ, giúp đỡ người khác hay không? Chúng ta hãy nghĩ điều đó thôi. Chúng ta hãy nghĩ rằng dấu hiệu này là một sự âu yếm Chúa Giêsu đã làm, vì Chúa Giêsu đã đến để làm điều đó, để phục vụ, để giúp đỡ chúng ta”.
Trong cuộc viếng thăm, các bạn trẻ tù nhân trao tặng ĐTC một thánh giá bằng gỗ và một bàn quì cũng bằng gỗ cho chính họ thực hiện trong xưởng thủ công trong trại tù. Về phần ĐTC ngài tặng cho mọi bạn trẻ trứng sôcôla và bánh chim bồ câu vốn là những món truyền thống trong mùa phục sinh.
Khi ĐTC đến gần nhà tù, dọc đường có rất đông người đứng chào đón ngài.. (SD 28-3-2013)
Giám mục giáo phận Orange sẽ lãm lễ rửa tội cho gần 1,000 tân tòng Vọng Phục Sinh
VietCatholic
13:42 28/03/2013
ORANGE, CA - Đức Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, sẽ rửa tội cho 972 người Công Giáo tân tòng tại Nhà Thờ Chánh Toà, 566 South Glassell St., Orange, CA 92866, trong buổi tối lễ vọng Phục Sinh, 30 Tháng Ba, tới đây, thông cáo
báo chí của giáo phận cho biết. Đây là số người được rửa tội tại lễ Phục Sinh đông nhất trong 36 năm lịch sử giáo phận.
GM Vann nói: “Giáo phận chúng ta vinh dự rửa tội được cho nhiều người vào thời điểm quan trọng này. Đây là dịp quan trọng nhất trong năm của giáo phận chúng ta".
Giáo dân Công giáo tại Orange County, tương đương 40% dân số của quận hạt, là lý do có nhiều người xin rửa tội vào dịp Tuần Thánh, một tuần quan trọng nhất trong năm của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.
Giáo Phận Orange do cố Giáo Hoàng Paul VI thành lập năm 1976, rộng 782 dặm vuông, dài 42 dặm dọc bờ biển miền Nam California. Giáo phận hiện có 57 giáo xứ và 247 linh mục, phục vụ 1.2 triệu giáo dân.
Chương trình Tuần Thánh tại Nhà Thờ Chánh Toà
1-Thứ Năm, 28 Tháng Ba
Thánh Lễ Tiệc Ly: 8:15 AM (Đức Giám Mục Kevin Vann chủ tế); 6 PM (song ngữ)
2-Thứ Sáu, 29 Tháng Ba
Cuộc thương khó Chúa Giêsu Kitô: 1:15 PM
3-Thứ Bảy, 30 Tháng Ba
Vọng Phục Sinh: 8 PM
GM Vann nói: “Giáo phận chúng ta vinh dự rửa tội được cho nhiều người vào thời điểm quan trọng này. Đây là dịp quan trọng nhất trong năm của giáo phận chúng ta".
Giáo dân Công giáo tại Orange County, tương đương 40% dân số của quận hạt, là lý do có nhiều người xin rửa tội vào dịp Tuần Thánh, một tuần quan trọng nhất trong năm của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.
Giáo Phận Orange do cố Giáo Hoàng Paul VI thành lập năm 1976, rộng 782 dặm vuông, dài 42 dặm dọc bờ biển miền Nam California. Giáo phận hiện có 57 giáo xứ và 247 linh mục, phục vụ 1.2 triệu giáo dân.
Chương trình Tuần Thánh tại Nhà Thờ Chánh Toà
1-Thứ Năm, 28 Tháng Ba
Thánh Lễ Tiệc Ly: 8:15 AM (Đức Giám Mục Kevin Vann chủ tế); 6 PM (song ngữ)
2-Thứ Sáu, 29 Tháng Ba
Cuộc thương khó Chúa Giêsu Kitô: 1:15 PM
3-Thứ Bảy, 30 Tháng Ba
Vọng Phục Sinh: 8 PM
Thứ Năm Tuần Thánh
Trầm Thiên Thu
13:54 28/03/2013
Thứ Năm Tuần Thánh (Maundy Thursday hoặc Holy Thursday) khởi đầu Tam Nhật Vượt Qua – ba ngày quan trọng nhất trong năm phụng vụ. Thời gian này kỷ niệm Bữa Tiệc Ly, Cuộc Khổ Nạn, và Sự Phục Sinh của Đức Kitô.
Tiệc Vượt Qua
Trong khi dùng Tiệc Vượt Qua, Chúa Giêsu cầm lấy bánh và rượu, rồi trao cho các môn đệ. Các Kitô hữu tiếp tục cùng chia sẻ bánh và rượu là một phần trong việc thờ phượng trong Giáo hội. Đó là Thánh Thể Đức Kitô.
Bữa Tiệc Ly là tiệc Vượt Qua – bữa ăn mà người Do Thái chia sẻ với nhau để kỷ niệm thời gian Thiên Chúa giải thoát dân khỏi ách nô lệ người Ai Cập. Đêm Thứ Năm Tuần Thánh là đêm Chúa Giêsu bị môn đệ Giuđa phản bội tại Vườn Gết-sê-ma-ni (Vườn Dầu).
Nguồn gốc chữ Maundy
Chữ Maundy có gốc tiếng Latin là “mandatum”, nghĩa là “điều răn” hoặc “mệnh lệnh”. Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu truyền lệnh: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13:34).
Rửa chân
Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Hành động này đôi khi được thực hiện theo nghĩa đen như một cách tốt để nhắc nhở những người cai trị rằng họ có chức có quyền là để phục vụ mọi người chứ không phải để được phục vụ hoặc hưởng thụ.
Thứ Năm Tuần Thánh ở Anh quốc
Tại Anh quốc, thói quen Quốc vương rửa chân cho người khác được thể hiện tới năm 1689. Lúc đó Hoàng đế hoặc Nữ hoàng rửa chân cho người nghèo vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh tại Tu viện Westminster. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng các chủ tiệm giặt quần áo phải rửa chân cho người khác trước khi Quốc vương phải rửa và hôn chân họ. Thực phẩm và quần áo được trao tặng cho người nghèo.
Ngày nay, tại Anh quốc, Nữ hoàng theo truyền thống là “lì xì” tiền cho những người hưu trí, gọi là Maundy Money (tạm dịch “tiền lệnh”). Truyền thống “lì xì” tiền cho người nghèo có từ thế kỷ XIII, thời Vua Edward I.
Có một thời, những người nhận tiền phải cùng phái tính với Quốc vương, nhưng từ thế kỷ VIII, luật này không còn. Hằng năm, vào ngày này, Nữ hoàng tham dự Lễ Hoàng Gia (Royal Maundy service) tại một trong các đại giáo đường trong nước. “Tiền lệnh” được “lì xì” cho quý ông và quý bà hưu trí ở gần nhà thờ đó.
Phục vụ
Các vệ sĩ đựng “tiền lệnh” trong các ví da đỏ và trắng trên khay vàng để trên đầu. Tiền trong ví đỏ là tiền thay cho thực phẩm và quần áo, còn tiền trong ví trắng là tiền đồng bằng kim loại dùng để “lì xì”. Năm 2009, mỗi người nhận được trao 2 ví – ví đỏ có đồng 5 Bảng Anh, kỷ niệm lần thứ 500 ngày lên ngôi của Vua Henry VIII và đồng 50 xu để kỷ niệm ngày thành lập Vườn Kew, còn ví trắng có 83 xu vì Nữ hoàng được 83 tuổi.
Kỷ niệm Bữa Tiệc Ly
Nhiều Kitô hữu kỷ niệm Bữa Tiệc Ly là cử hành Thánh lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Tại nhiều nhà thờ có nghi thức rửa chân. Sau Thánh lễ, bàn thờ được bỏ khăn. Nhiều nơi tổ chức chầu Thánh Thể suốt đêm cho tới sáng, với ý thông phần đau khổ với Đức Kitô trong những giờ cuối đời của Ngài tại Vườn Dầu, trước khi Ngài bị xử tử vào Thứ Sáu Tuần Thánh.
Hãy cầm lấy tấm-bánh-cuộc-đời-mình, tạ ơn Chúa, bẻ ra và trao cho nhau, để thực hiện mệnh lệnh yêu thương của Thầy Chí Thánh Giêsu!
Tiệc Vượt Qua
Bữa Tiệc Ly là tiệc Vượt Qua – bữa ăn mà người Do Thái chia sẻ với nhau để kỷ niệm thời gian Thiên Chúa giải thoát dân khỏi ách nô lệ người Ai Cập. Đêm Thứ Năm Tuần Thánh là đêm Chúa Giêsu bị môn đệ Giuđa phản bội tại Vườn Gết-sê-ma-ni (Vườn Dầu).
Nguồn gốc chữ Maundy
Chữ Maundy có gốc tiếng Latin là “mandatum”, nghĩa là “điều răn” hoặc “mệnh lệnh”. Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu truyền lệnh: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13:34).
Rửa chân
Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Hành động này đôi khi được thực hiện theo nghĩa đen như một cách tốt để nhắc nhở những người cai trị rằng họ có chức có quyền là để phục vụ mọi người chứ không phải để được phục vụ hoặc hưởng thụ.
Thứ Năm Tuần Thánh ở Anh quốc
Tại Anh quốc, thói quen Quốc vương rửa chân cho người khác được thể hiện tới năm 1689. Lúc đó Hoàng đế hoặc Nữ hoàng rửa chân cho người nghèo vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh tại Tu viện Westminster. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng các chủ tiệm giặt quần áo phải rửa chân cho người khác trước khi Quốc vương phải rửa và hôn chân họ. Thực phẩm và quần áo được trao tặng cho người nghèo.
Ngày nay, tại Anh quốc, Nữ hoàng theo truyền thống là “lì xì” tiền cho những người hưu trí, gọi là Maundy Money (tạm dịch “tiền lệnh”). Truyền thống “lì xì” tiền cho người nghèo có từ thế kỷ XIII, thời Vua Edward I.
Có một thời, những người nhận tiền phải cùng phái tính với Quốc vương, nhưng từ thế kỷ VIII, luật này không còn. Hằng năm, vào ngày này, Nữ hoàng tham dự Lễ Hoàng Gia (Royal Maundy service) tại một trong các đại giáo đường trong nước. “Tiền lệnh” được “lì xì” cho quý ông và quý bà hưu trí ở gần nhà thờ đó.
Phục vụ
Các vệ sĩ đựng “tiền lệnh” trong các ví da đỏ và trắng trên khay vàng để trên đầu. Tiền trong ví đỏ là tiền thay cho thực phẩm và quần áo, còn tiền trong ví trắng là tiền đồng bằng kim loại dùng để “lì xì”. Năm 2009, mỗi người nhận được trao 2 ví – ví đỏ có đồng 5 Bảng Anh, kỷ niệm lần thứ 500 ngày lên ngôi của Vua Henry VIII và đồng 50 xu để kỷ niệm ngày thành lập Vườn Kew, còn ví trắng có 83 xu vì Nữ hoàng được 83 tuổi.
Kỷ niệm Bữa Tiệc Ly
Nhiều Kitô hữu kỷ niệm Bữa Tiệc Ly là cử hành Thánh lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Tại nhiều nhà thờ có nghi thức rửa chân. Sau Thánh lễ, bàn thờ được bỏ khăn. Nhiều nơi tổ chức chầu Thánh Thể suốt đêm cho tới sáng, với ý thông phần đau khổ với Đức Kitô trong những giờ cuối đời của Ngài tại Vườn Dầu, trước khi Ngài bị xử tử vào Thứ Sáu Tuần Thánh.
Hãy cầm lấy tấm-bánh-cuộc-đời-mình, tạ ơn Chúa, bẻ ra và trao cho nhau, để thực hiện mệnh lệnh yêu thương của Thầy Chí Thánh Giêsu!
Đức Thánh Cha rửa chân cho tù nhân và phụ nữ trong ngày thứ Năm tuần thánh.
Nguyễn Long Thao
15:40 28/03/2013
ĐTC Francis rửa chân cho tù nhân và phụ nữ trong ngày thứ Năm tuần thánh.
Rome 28/3/2013.- Đức Thánh Cha Francis trong ngày thứ Năm tuần thánh năm 2013 đã có một quyết định thật đặc biệt, gây rất nhiều ngạc nhiên cho báo chí và các cơ quan truyền thông quốc tế. Đó là việc thay vì cử hành nghi thức rửa chân tại đền thờ Thánh Phêrô, Ngài đã đến nhà tù Casal del Marmo ở ngoại ô thành phố Rome để cử hành Thánh Lễ rửa chân và hôn chân các tù nhân mà chính phủ Ý Đại Lợi đang giam giữ họ tại đây.
Điểm đặc biệt nữa là trong số 12 tù nhân được chọn để ĐGH rửa chân, có 2 nữ tù nhân người Hồi Giáo. Đây là lần đầu tiên tại Vatican phụ nữ được chọn để Đức Giáo Hoàng rửa chân. Tuy nhiên, với ĐGH đương nhiệm, khi còn là Hồng Y cai quản Tổng Giáo Phận Buenos Aires ở Argentina, Ngài đã từng rửa chân cho các tù nhân và phụ nữ trong nghi thức Thứ Năm tuần thánh.
Trong bài giảng ngắn gọn và ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói với các tù nhân rằng tất cả mọi người, kể cả Giáo Hoàng, cần phải có tinh thần phục vụ người khác như Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là đấng cao cả mà đã nêu gương rửa chân cho người khác, thì chúng ta thiết yếu là phải có tinh thần phục vụ người khác.
Tưởng cũng nên nói thêm ĐTC đã cử hành thánh lễ cho các Linh Mục vào sáng thứ Năm tại Vatican và trong lễ này ĐTC nhắc nhở các Linh mục phải để ý đến người nghèo, người cùng khổ và đừng lo ngại gì về vai trò của mình là người “quản lý” giáo hội.
Nguyễn Long Thao
Điểm đặc biệt nữa là trong số 12 tù nhân được chọn để ĐGH rửa chân, có 2 nữ tù nhân người Hồi Giáo. Đây là lần đầu tiên tại Vatican phụ nữ được chọn để Đức Giáo Hoàng rửa chân. Tuy nhiên, với ĐGH đương nhiệm, khi còn là Hồng Y cai quản Tổng Giáo Phận Buenos Aires ở Argentina, Ngài đã từng rửa chân cho các tù nhân và phụ nữ trong nghi thức Thứ Năm tuần thánh.
Trong bài giảng ngắn gọn và ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói với các tù nhân rằng tất cả mọi người, kể cả Giáo Hoàng, cần phải có tinh thần phục vụ người khác như Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là đấng cao cả mà đã nêu gương rửa chân cho người khác, thì chúng ta thiết yếu là phải có tinh thần phục vụ người khác.
Tưởng cũng nên nói thêm ĐTC đã cử hành thánh lễ cho các Linh Mục vào sáng thứ Năm tại Vatican và trong lễ này ĐTC nhắc nhở các Linh mục phải để ý đến người nghèo, người cùng khổ và đừng lo ngại gì về vai trò của mình là người “quản lý” giáo hội.
Nguyễn Long Thao
ĐTC rửa chân cho các bạn trẻ phạm pháp: ''Đừng để ai lấy cắp niềm hy vọng của bạn''
Lm Mic Nguyễn Khắc Minh
18:12 28/03/2013
Đức Thánh Cha rửa chân cho các trẻ vị thành niên phạm pháp
"HỠI CÁC BẠN TRẺ, ĐỪNG ĐỂ AI LẤY CẮP NIỀM HY VỌNG CỦA BẠN" Đó là câu nói của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ với những trẻ phạm nhân.
“Hãy nhìn vào cử chỉ rửa chân để thấy sự trìu mến của Chúa Giê Su”, Đức Thánh Cha đã nói như thế trong bài giảng để giải thích cho các bạn trẻ hiểu ý nghĩa nổi bật của sự “phục vụ” và tình yêu trong nghi thức rửa chân vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Rồi đến lúc chia tay, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh với các bạn trẻ rằng” Các con đừng để ai đánh cắp niềm hy vọng”.
Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh còn gọi là “ Thánh Lễ Tiệc Ly ” vào thứ Năm, ngày 28/3/2013 với các phạm nhân trẻ tuổi trong nhà nguyện của trại giam giữ trẻ vị thành niên Casal del Marmo, phía bắc của Rome.
Thánh lễ được đồng hành bởi những bài thánh ca và tiếng guitar của những phạm nhân và các thiện nguyện viên. Vào cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha đã rước Mình Thánh Chúa ra bàn thờ trong thinh lặng. Sau đó Ngài có cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ trong phòng tập thể dục. Cùng đi với Ngài có vị Giám Quản, Đức Hồng Y Agostino Vallini. Các bài thánh thư trong thánh lễ được đọc bởi một trẻ phạm nhân, một nhà giáo dục và cha Nicolo Ciccolini, một trong những linh mục phục vụ nhà tù.
Trong nghi thức của phụng vụ hôm nay, Đức Thánh Cha đã rửa chân cho 10 em trai và 2 cô gái trẻ, thay cho 12 tông đồ mà Chúa Giê Su đã rửa chân khi xưa, trước hôm Ngài chịu nạn.
Viện chăm sóc này có 35 bé trai và 11 cô gái từ khoảng 14 đến 21 tuổi và đem lại cho họ cơ hội hướng nghiệp và tái hòa nhập. Chỉ có 8 trong số họ là người Ý, những người khác đến từ Bắc Phi và các quốc gia Slavic, và Roma. Không phải tất cả họ đều là những người Công giáo và Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa của hành động của mình trong một bài giảng rất ngắn gọn và rất mạnh mẽ.
Sự trìu mến của Đức Giê Su
Trọng tâm của bài giảng là” Hãy nhìn vào cử chỉ này ( rửa chân) để thấy sự trìu mến của Đức Giê Su”
Đây là lần đầu tiên từ nhiều thế hệ qua, Đức Thánh Cha đã không cử hành Thứ Năm Tuần Thánh tại Latran – theo phong tục của Giám Mục thành Rome- cũng không ở đền thánh Phêrô. Cũng theo truyền thống, Giáo Hoàng thường rửa chân cho các linh mục trong giáo phận của mình. Nhưng năm 2007, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã rửa chân cho 12 giáo dân.
Đức Thánh Cha đã nói với người trẻ bằng cả nhiệt huyết trong trái tim mình, Ngài rửa chân, lau chân, và hôn chân của họ, chính Ngài, đã quỳ xuống bằng hai đầu gối trước họ: trong đó có 2 cô gái trẻ và những người Hồi giáo. Ngài cũng ôm hôn họ khi trao chúc bình an và chính Ngài cho rước lễ tất cả mọi người trong nhà nguyện.
“Thật cảm động biết bao, Đức Thánh Cha đã nói trong bài giảng với tất cả trái tim mình: Đức Giê Su rửa chân cho các môn đệ. Phê rô không hiểu gì cả. Và ông đã từ chối. Nhưng Chúa Giê Su giải thích cho ông. Giê Su, Thiên Chúa, đã làm điều đó. Và Chúa lại giải thích cho tất cả các môn đệ: “Các con có hiểu điều thầy vừa mới làm cho các con? Các con gọi thầy là Thầy, là Chúa, và các con đã gọi đúng lắm, vì đúng là thầy như thế. Vậy nếu, thầy là Thầy là Chúa mà còn rửa chân cho các con, các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nên mẫu gương để các con cũng làm như thầy.”
Sau đó Đức Thánh Cha phân tích đoạn Lời Chúa như sau: “Đó là mẫu gương của Chúa Giê Su: chính Ngài, Ngài là quan trọng nhất, và Ngài rửa chân, bởi vì giữa chúng ta, ai là người cao trọng hơn hết phải là người phục vụ người phục vụ người khác, và đó có phải là dấu chỉ, là tượng trưng, phải hay không?
Tôi đến để phục vụ bạn đây
“Rửa chân có nghĩa là: “tôi phục vụ cho bạn đây”. Và chúng ta cũng vậy, giữa chúng ta, chúng ta không phải rửa chân cho nhau mỗi ngày sao? Nhưng điều này có ý nghĩa gì? Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau? Đôi khi chúng ta có chút bực bội người này người khác... Và này! Hãy bỏ chúng đi. Bỏ đi. Và nếu có ai đó xin ta chút ân huệ gì, hãy làm ngay điều đó”.
“Hãy giúp đỡ nhau” Đức Thánh Cha nhắc lại: Đó chính là điều Chúa Giê Su dạy ta, và là điều mà tôi đã làm. Và tôi đã làm điều này bằng cả trái tim tôi, bởi vì đó là nhiệm vụ của tôi là linh mục và giám mục, tôi phải trở nên người phục vụ các bạn. Đó là một nhiệm vụ đến từ trái tim tôi, và tôi yêu mến nó. Tôi yêu mến điều đó và tôi yêu mến bởi vì Thiên Chúa đã dạy tôi làm như vậy. Các bạn cũng vậy, hãy giúp đỡ chúng tôi, hãy luôn giúp đỡ nhau, người này người kia và bằng cách giúp đỡ nhau, chúng ta làm cho nhau điều tốt lành.”
Đức Thánh Cha kết luận: “Giờ đây, chúng ta sẽ làm, nghi thức rửa chân, và hãy suy nghĩ về nó. Ước gì mỗi người trong chúng ta suy nghĩ rằng: tôi, thật sự, tôi có sẵn sàng giúp đỡ người khác không? Suy nghĩ chỉ điều đó thôi, và suy nghĩ rằng dấu chỉ này là sự trìu mến mà Giê Su đã làm, bởi vì Giê Su chỉ đến để làm điều đó, để phục vụ và giúp đỡ chúng ta”.
Đừng để bị đánh cắp.
Bà Paola Severino, bộ trưởng bộ Công Lý Italia, sau đó đã nói: « Tôi đã thấy tràn trề tình yêu trong cái nhìn của bạn. Tràn đầy niềm hứng khởi phục vụ » Nhiều người trẻ đã khóc vì xúc động.
Đức Thánh Cha nói thêm vài lời với người trẻ và những người có trách nhiệm để cảm ơn và thêm vào: “Đừng để ai lấy cắp niềm hy vọng. Hãy tiến lên luôn luôn với niềm hy vọng, luôn luôn với niềm hy vọng!”
Mỗi người nhận một quả trứng Phục Sinh và một ổ bánh hình chim bồ câu, ở Ý “Chim bồ câu” là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Phần mình, Đức Thánh Cha cũng nhận món quà là một bàn quỳ và một cây thánh giá gỗ do chính các bạn trẻ làm tại phân xưởng của họ.
"HỠI CÁC BẠN TRẺ, ĐỪNG ĐỂ AI LẤY CẮP NIỀM HY VỌNG CỦA BẠN" Đó là câu nói của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ với những trẻ phạm nhân.
Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh còn gọi là “ Thánh Lễ Tiệc Ly ” vào thứ Năm, ngày 28/3/2013 với các phạm nhân trẻ tuổi trong nhà nguyện của trại giam giữ trẻ vị thành niên Casal del Marmo, phía bắc của Rome.
Thánh lễ được đồng hành bởi những bài thánh ca và tiếng guitar của những phạm nhân và các thiện nguyện viên. Vào cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha đã rước Mình Thánh Chúa ra bàn thờ trong thinh lặng. Sau đó Ngài có cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ trong phòng tập thể dục. Cùng đi với Ngài có vị Giám Quản, Đức Hồng Y Agostino Vallini. Các bài thánh thư trong thánh lễ được đọc bởi một trẻ phạm nhân, một nhà giáo dục và cha Nicolo Ciccolini, một trong những linh mục phục vụ nhà tù.
Trong nghi thức của phụng vụ hôm nay, Đức Thánh Cha đã rửa chân cho 10 em trai và 2 cô gái trẻ, thay cho 12 tông đồ mà Chúa Giê Su đã rửa chân khi xưa, trước hôm Ngài chịu nạn.
Viện chăm sóc này có 35 bé trai và 11 cô gái từ khoảng 14 đến 21 tuổi và đem lại cho họ cơ hội hướng nghiệp và tái hòa nhập. Chỉ có 8 trong số họ là người Ý, những người khác đến từ Bắc Phi và các quốc gia Slavic, và Roma. Không phải tất cả họ đều là những người Công giáo và Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa của hành động của mình trong một bài giảng rất ngắn gọn và rất mạnh mẽ.
Sự trìu mến của Đức Giê Su
Trọng tâm của bài giảng là” Hãy nhìn vào cử chỉ này ( rửa chân) để thấy sự trìu mến của Đức Giê Su”
Đây là lần đầu tiên từ nhiều thế hệ qua, Đức Thánh Cha đã không cử hành Thứ Năm Tuần Thánh tại Latran – theo phong tục của Giám Mục thành Rome- cũng không ở đền thánh Phêrô. Cũng theo truyền thống, Giáo Hoàng thường rửa chân cho các linh mục trong giáo phận của mình. Nhưng năm 2007, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã rửa chân cho 12 giáo dân.
Đức Thánh Cha đã nói với người trẻ bằng cả nhiệt huyết trong trái tim mình, Ngài rửa chân, lau chân, và hôn chân của họ, chính Ngài, đã quỳ xuống bằng hai đầu gối trước họ: trong đó có 2 cô gái trẻ và những người Hồi giáo. Ngài cũng ôm hôn họ khi trao chúc bình an và chính Ngài cho rước lễ tất cả mọi người trong nhà nguyện.
“Thật cảm động biết bao, Đức Thánh Cha đã nói trong bài giảng với tất cả trái tim mình: Đức Giê Su rửa chân cho các môn đệ. Phê rô không hiểu gì cả. Và ông đã từ chối. Nhưng Chúa Giê Su giải thích cho ông. Giê Su, Thiên Chúa, đã làm điều đó. Và Chúa lại giải thích cho tất cả các môn đệ: “Các con có hiểu điều thầy vừa mới làm cho các con? Các con gọi thầy là Thầy, là Chúa, và các con đã gọi đúng lắm, vì đúng là thầy như thế. Vậy nếu, thầy là Thầy là Chúa mà còn rửa chân cho các con, các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nên mẫu gương để các con cũng làm như thầy.”
Sau đó Đức Thánh Cha phân tích đoạn Lời Chúa như sau: “Đó là mẫu gương của Chúa Giê Su: chính Ngài, Ngài là quan trọng nhất, và Ngài rửa chân, bởi vì giữa chúng ta, ai là người cao trọng hơn hết phải là người phục vụ người phục vụ người khác, và đó có phải là dấu chỉ, là tượng trưng, phải hay không?
Tôi đến để phục vụ bạn đây
“Rửa chân có nghĩa là: “tôi phục vụ cho bạn đây”. Và chúng ta cũng vậy, giữa chúng ta, chúng ta không phải rửa chân cho nhau mỗi ngày sao? Nhưng điều này có ý nghĩa gì? Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau? Đôi khi chúng ta có chút bực bội người này người khác... Và này! Hãy bỏ chúng đi. Bỏ đi. Và nếu có ai đó xin ta chút ân huệ gì, hãy làm ngay điều đó”.
“Hãy giúp đỡ nhau” Đức Thánh Cha nhắc lại: Đó chính là điều Chúa Giê Su dạy ta, và là điều mà tôi đã làm. Và tôi đã làm điều này bằng cả trái tim tôi, bởi vì đó là nhiệm vụ của tôi là linh mục và giám mục, tôi phải trở nên người phục vụ các bạn. Đó là một nhiệm vụ đến từ trái tim tôi, và tôi yêu mến nó. Tôi yêu mến điều đó và tôi yêu mến bởi vì Thiên Chúa đã dạy tôi làm như vậy. Các bạn cũng vậy, hãy giúp đỡ chúng tôi, hãy luôn giúp đỡ nhau, người này người kia và bằng cách giúp đỡ nhau, chúng ta làm cho nhau điều tốt lành.”
Đức Thánh Cha kết luận: “Giờ đây, chúng ta sẽ làm, nghi thức rửa chân, và hãy suy nghĩ về nó. Ước gì mỗi người trong chúng ta suy nghĩ rằng: tôi, thật sự, tôi có sẵn sàng giúp đỡ người khác không? Suy nghĩ chỉ điều đó thôi, và suy nghĩ rằng dấu chỉ này là sự trìu mến mà Giê Su đã làm, bởi vì Giê Su chỉ đến để làm điều đó, để phục vụ và giúp đỡ chúng ta”.
Đừng để bị đánh cắp.
Bà Paola Severino, bộ trưởng bộ Công Lý Italia, sau đó đã nói: « Tôi đã thấy tràn trề tình yêu trong cái nhìn của bạn. Tràn đầy niềm hứng khởi phục vụ » Nhiều người trẻ đã khóc vì xúc động.
Đức Thánh Cha nói thêm vài lời với người trẻ và những người có trách nhiệm để cảm ơn và thêm vào: “Đừng để ai lấy cắp niềm hy vọng. Hãy tiến lên luôn luôn với niềm hy vọng, luôn luôn với niềm hy vọng!”
Mỗi người nhận một quả trứng Phục Sinh và một ổ bánh hình chim bồ câu, ở Ý “Chim bồ câu” là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Phần mình, Đức Thánh Cha cũng nhận món quà là một bàn quỳ và một cây thánh giá gỗ do chính các bạn trẻ làm tại phân xưởng của họ.
Đức Phanxicô và giám mục Myriel của Victor Hugo: hư thực gặp nhau
Vũ Văn An
18:21 28/03/2013
Cuốn phim phỏng theo Les Misérables của Victor Hugo, dù rất có giá trị về phương diện giải trí, nhưng vì nội dung của nó chỉ vỏn vẹn tóm gọn trong hai tiếng đồng hồ, nên không thể nói hết được những gì văn hào vĩ đại của Pháp muốn nói, như trong cuốn tiểu thuyết cùng tên không bị giản lược. Và bị phim giản lược hơn cả là phần nói về Đức Cha Myriel, giám mục một giáo phận vô danh (Hugo gọi là giáo phận “D----“).
Trong cảnh then chốt khi vị giám mục đồng ý với câu truyện Jean Valjean “bịa” ra để cho rằng anh ta không đánh cắp hai đế nến mà là được người ta tặng, do đó đã biến dối trá thành sự thật và kẻ phạm tội thành người công chính, cuốn sách và cuốn phim giản lược cố tình biến tình tiết ấy thành một ngạc nhiên. Quả tình, đó là một ngạc nhiên đối với Valjean, nhưng đối với người đọc cuốn tiểu thuyết không bị giản lược, thì tác phong của vị giám mục chẳng có chi đáng ngạc nhiên cả, bởi trước đó, đã có tới 14 chương nói về tác phong đầy ngạc nhiên của vị giám mục này rồi.
Thiển nghĩ, các vị giám mục mới thụ phong nên dùng 14 chương này làm “sách thiêng liêng”, để biết làm giám mục phải nên như thế nào. Người ta có cảm tưởng dường như đó là điều Giám Mục Jorge Mario Bergoglio đã làm khi mới thụ phong!
Kiệt tác của Hugo bắt đầu như sau: “Năm 1815, M. Charles-Francois-Bienvenu Myriel là giám mục giáo phận D---- Ngài là một ông già khoảng 75 tuổi; và đã giữ toà D---- từ năm 1806”. Ai cũng biết, năm 2013, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trở thành giáo hoàng. Ngài là một ông già 76 tuổi, từng là hồng y từ năm 2001. Các con số trên ít nhiều có tính sóng đôi.
Dĩ nhiên những tương tự bên ngoài ấy không quan trọng bằng những tương tự bên trong giữa “Đức Cha Nghinh Đón” và vị tân giáo hoàng thân thương của chúng ta, những tương tự trong phong thái mục vụ, trong phong thái giảng dạy, trong cách ngài được tiếp nhận và trong tập chú của ngài đối với lòng cảm thương.
1. Phong thái mục vụ
Chương ba của Les Misérables có tựa đề là “Một Tòa Giám Mục Khó Khăn cho Một Vị Giám Mục Tốt Lành”. Điều này thật đúng đối với cả Buenos Aires, lẫn Rôma, và nói chung với cả thế giới ngày nay nữa. Ấy thế nhưng Đức Cha Myriel vẫn cương quyết đi thăm hết. Trong tương lai, người ta sẽ thấy Đức Phanxicô đi thăm mọi giáo xứ trong giáo phận Rôma của ngài. Thánh Lễ Chúa Nhật đầu tiên trong đời giáo hoàng của ngài đã được cử hành tại giáo xứ Thánh Anna, nơi sau Thánh Lễ, ngài đã tiếp đón các tín hữu như một cha xứ khiêm nhu như thế nào, khiến nhân viên an ninh phải ngỡ ngàng và lo lắng xiết bao. Ta hãy nghe mẩu đối thoại sau đây trong Les Misérables:
-Thưa Đức Cha, Đức Cha đừng có đi. Nhân danh Chúa đấy! Đức Cha liều mình nguy đến tính mạng đấy!
- Thưa Ông Thị Trưởng, chỉ có thế thôi sao? Tôi ở trên thế gian này đâu phải để giữ mạng sống mình, mà là để giữ các linh hồn.
Đức Cha Myriel dùng tòa giám mục làm bệnh viện, và sống khiêm nhường với bà chị ruột cao niên và một bà bếp, người mà ngài không nỡ cho thôi việc. Đức Hồng Y Bergoglio cũng đã không dùng Toà Giám Mục Buenos Aires làm nơi cư trú mà sống trong một căn hộ nhỏ, với một vị giám mục cao niên đã về hưu. Chính ngài nấu nướng lấy. Vị giám mục của Hugo bán cỗ xe của ngài để du hành trên lưng lừa, kiểu đi lại của người nghèo. Ở Buenos Aires, vị giáo hoàng tương lai của chúng ta thích sử dụng phương tiện đi lại của người nghèo: cỡi xe buýt!
Trong ngân sách và trong kế hoạch mục vụ của giáo phận D----, người nghèo được xếp hàng đầu. Vị giáo hoàng của chúng ta, lấy tên theo Người Nghèo Assisi, xưa nay vốn cho thấy: người nghèo và người bị bỏ rơi luôn là ưu tiên số một. Thánh Lễ Thứ Năm Tuần Thánh của ngài sẽ được cử hành tại một trại tù thiếu niên.
Đức Phanxicô sẽ không chiếm trọn phủ giáo hoàng. Nơi ở của ngài sẽ đơn giản và khắc khổ. Các phòng ốc của Vatican sẽ làm ngài khó mà ganh đua với Đức Cha Myriel về sự khắc khổ, nhưng chắc chắn sự đơn giản sẽ trổi vượt. Còn nhiều điển hình khác mà bạn đọc có thể đọc tiếp trong tác phẩm trọn vẹn của Hugo.
2. Phong thái giảng dạy
Nhiều người đã viết về phong thái thích nói tự phát của Đức Phanxicô. Ngài thích giảng giải một cách trực tiếp, trích dẫn Tin Mừng và các giáo phụ đã đành, mà còn dùng các thí dụ đơn giản, rất quen thuộc như người cha nói với con cái mình.
Đức Cha Muriel của Hugo đi thăm khắp giáo phận của mình, và trong các dịp thăm viếng này, ngài rất nhân từ và dễ dãi, nói chuyện chứ không giảng thuyết. Ngài không bao giờ phải đi xa để kiếm luận chứng hay điển hình. Ngài trích dẫn cho cư dân ở một nơi nghe điển hình của một nơi kế cận . Nói chuyện chứ không giảng thuyết. Điều này rõ ràng là sở trường của đức tân giáo hoàng.
Trong sự đơn giản, người ta thấy cả một sức mạnh lớn lao. Những vị như Thánh Phanxicô, trong giảng thuyết, cũng dùng lời lẽ. Nhưng lời lẽ của ngài hết sức đơn giản, trực tiếp và mạnh mẽ. Nhờ thế, ngài ăn nói trịnh trọng nhưng như một người cha; không có thí dụ, ngài tạo ra dụ ngôn, đi thẳng vào trọng điểm, bằng một ít câu nhưng nhiều hình ảnh, là những đặc điểm từng tạo nên sự hùng biện thực sự của Chúa Giêsu Kitô. Và vì ngài tự xác tín bên trong, nên ngài thuyết phục được người ta.
Tính thuyết phục của Đức Phanxicô cũng thế, cũng đã phát xuất từ chính xác tín trong tâm hồn ngài. Và ngài quen ký các sứ điệp mục vụ của ngài bằng chữ paternalmente (trong tình cha con). Lối giảng của ngài nghiêm chỉnh y như trong Hugo, vì Đức Cha Myriel cũng nghiêm chỉnh, nhưng không theo nghĩa ảm đạm. Có người đã nhận xét như sau về Đức Phanxicô: “khi ngài cười, đó là cái cười của một cậu học trò”.
Tiếng Ý của Đức Phanxicô có giọng Tây Ban Nha, nhưng tiếng Tây Ban Nha của ngài lại có giọng Argentina, một giọng đặc porteño, vùng Buenos Aires. Đức Cha Myriel nói giọng Provençal, và rất thoải mái khi ở vùng cao nguyên. Điều này làm dân chúng cực kỳ thích thú, và góp phần không nhỏ vào việc giúp ngài đi vào lòng mọi người. Ngài hoàn toàn thoải mái ở vùng thôn dã và ở vùng cao nguyên. Ngài biết cách nói những điều trang trọng nhất bằng những thành ngữ thông thường nhất. Vì ngài nói được mọi thứ tiếng nên ngài vào được mọi cõi lòng. Đàng khác, đối với các vị vọng của thế giới hay đối với giai cấp cùng đinh, ngài vẫn chỉ là một. Ngài không vội vã kết án bất cứ điều gì mà không xét đến các hoàn cảnh khác nhau. Ngài hay nói: hãy khảo sát con đường mà lỗi lầm đã bước qua.
Nếu sự đơn giản trong ngôn từ và giọng nói của Đức Phanxicô chưa được chú ý nhiều, thì nay mai nó sẽ được nhiều người nhận định. Điều được nhiều người chú ý hơn là ngài không ngừng nhắc đến lòng thương xót. Ngài nhắc đến nó trước mặt tín hữu nói chung và cả trước mặt các nhà cầm quyền trên thế giới nữa. Chỉ có điều, với những nhà cầm quyền, ngài nghiêm nghị hơn khi khiến họ ý thức được trách nhiệm lớn lao của họ. Họ tiếp nhận ngài ra sao, lại là chuyện khác.
3. Ngài được tiếp nhận ra sao
Cả Đức Phanxicô lẫn vị giám mục giả tưởng của ta đều được người nghèo và người đơn sơ trong tâm hồn tiếp đón hân hoan và cởi mở, nhưng bị người kiêu căng và quyền thế tiếp đón nghi ngờ và phê phán. Bất cứ ngài xuất hiện ở đâu thì đó là ngày hội tuyệt hảo. Người ta dám nói: sự hiện diện của ngài có điều gì đó rất ấm áp và sáng láng. Trẻ em và bô lão tuôn ra khỏi cửa để đón Đức Giám Mục như đón ánh mặt trời. Ngài ban phép lành, và họ chúc tụng ngài. Họ chỉ nhà ngài cho bất cứ ai cần bất cứ điều gì. Ngài ngừng hết chỗ này tới chỗ kia, tới sát các bé trai bé gái và mỉm cười với các bà mẹ. Ngài tới thăm người nghèo bất cứ khi nào có chút tiền; khi không có đồng nào, ngài tới viếng người giầu.
Hẳn ai cũng đã thấy Đức Phanxicô xuất hiện trên bancông Nhà Thờ Thánh Phêrô tối ngày 13 tháng 3 và không thể không nghe người ta bình luận: “Ngài ban phép lành và người ta cầu nguyện cho ngài”. Mưa vừa mới ngưng, và khi tân giáo hoàng xuất hiện, họ có cảm giác mặt trời như mới mọc lại vào lúc 8 giờ tối.
Có một tình tiết hết sức cảm động ở Chương IV trong đó Đức Giám Mục giúp một tội nhân cứng lòng trở lại trước khi bị hành hình vì tội sát nhân. Ngài tháp tùng anh ta tới đoạn đầu đài. Vì những điều cao cả nhất thường là những điều ít được hiểu biết nhất, nên có những người trong thành, khi bình luận về tác phong của vị giám mục, đã nói rằng: mầu mè chi rứa! Tuy nhiên, đây hẳn chỉ là nhận xét của những người giam mình trong các phòng khách. Chứ quảng đại quần chúng, những người không đùa bỡn với những việc làm thánh thiện, thẩy đều xúc động và ca ngợi ngài.
Ngày nay, những nhận xét như trên không còn bị giới hạn trong các phòng khách nữa, mà xuất hiện công khai tại các phòng tin tức, trên các blog to nhỏ và trong nhận định của rất nhiều người không bao giờ hiểu được Giáo Hội vì họ không bao giờ biết tôn trọng sự thánh thiện, và cả của những người trong Giáo Hội không biết trân quí những gì là nhân bản.
Hậu cảnh của Đức Phanxicô vốn từng bị phê phán. Một số người mưu toan kéo ngài vào những tai tiếng mà ngài chưa bao giờ mắc phải, từ chủ trương về “hôn nhân đồng tính” và việc họ nhận con nuôi (một chủ trương mà ngài thừa hưởng từ hơn 250 vị tiền nhiệm và từ giáo huấn Công Giáo 2 ngàn năm nay), tới tác phong “đồng lõa” trong Cuộc Chiến Bẩn Thỉu trước đây tại Argentina.
Người duy thế tục than phiền rằng ngài không chịu bán mọi bức tranh của Vatican. Người duy truyền thống thì than van việc ngài mang giầy đen, thay vì mang giầy đỏ, sẽ phá bỏ nghi lễ và là dấu báo hiệu sắp nổ ra ly giáo. Nhưng người đơn giản sẽ tôn trọng ý định của các nghệ sĩ khi họ hiến tặng nghệ phẩm cho Giáo Hội, và người nghèo thì không bao giờ mua giầy mới khi giầy cũ vẫn còn tốt và vừa vặn. Cám ơn Chúa vẫn còn những người “không đùa bỡn với những việc làm thánh thiện”. Họ chính là người hiểu được Đức Phanxicô nhiều hơn cả.
4. Tập chú của ngài đối với lòng cảm thương
Đoàn chiên của Đức Phanxicô, trên hết, là những người bị đẩy ra bên lề, những người nghèo về vật chất và cả những người nghèo về tinh thần đo điều được Đức Bênêđíctô gọi là “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối” gây ra. Thái độ của ngài đối với họ là thái độ cảm thương sâu sắc.
Chương X trong Les Misérables kể lại câu truyện rất cảm động về việc Đức Cha Myriel tới thăm một người đàn ông hấp hối, được Hugo mô tả là “thành viên của Nghị Hội G---,” có thể là một lãnh tụ thời Cách Mạng Pháp. Hai người tranh luận sôi nổi về cách mạng, các ý tưởng và các thảm họa của nó.
Điều đáng nói ở đây là khi cái chết tới gần và theo như cuốn phim hồi thập niên 1950 diễn lại, thì người đàn ông này ăn năn trở lại và xin được xưng tội. Đây là lời “thú tội” của ông ta: “Con đã cứu giúp người bị áp bức, con đã an ủi người đau khổ. Con đã xé nát khăn bàn thờ, đúng như vậy; nhưng là để băng bó các vết thương của đất nước con. Con luôn luôn ủng hộ bước tiến lên của loài người, bước tiến lên ánh sáng của họ, nhưng cũng có lúc cưỡng lại tiến bộ một cách không thương tiếc. Khi có dịp, con đã che chở thù địch của con, những người theo nghề của cha. (…) Con đã làm nhiệm vụ theo quyền lực của mình, và mọi điều thiện theo khả năng. Để đáp lại, con đã bị săn đuổi, lùng bắt, bách hại, bầm dập, chế nhạo, mắng nhiếc, nguyền rủa, đặt vòng ngoài pháp luật. Trong nhiều năm qua, với mớ tóc bạc này, con biết rõ rất nhiều người nghĩ rằng họ có quyền khinh bỉ con; đối với quần chúng ngu dại đáng thương, con biểu tượng cho khuôn mặt của một người bị nguyền rủa. Và con chấp nhận sự cô lập đầy hận thù này mà không hề ghét chính mình. Bây giờ con đã 86 tuổi; con đã gần chết. Vậy cha tới đây để yêu cầu con điều gì?.
Vị giám mục đáp lại: ‘sự chúc lành của con’ và ngài qùy gối xuống. Khi ngài ngửng đầu lên, thì khuôn mặt của nghị hội viên đã trở thành uy nghi. Ông vừa trút hơi thở cuối cùng. Vị giám mục trở về nhà, trầm ngâm suy nghĩ những gì ta không thể biết. Ngài cầu nguyện suốt đêm đó. Sáng hôm sau, một số người mạnh bạo và tò mò cố gắng nói với ngài về người thành viên của Nghị Hội G---; ngài chỉ lặng lẽ chỉ tay lên trời.
Thời gian sẽ cho ta biết thái độ của Đức Phanxicô đối với một lãnh tụ thời nay, một người vốn tranh đấu, nhưng tranh đấu ở phía bên kia và chống lại Giáo Hội. Loại người mà ta thường dễ dãi gọi là tội lỗi. Và nhiều người trong Giáo Hội sẽ xé áo mình vì đức giáo hoàng dám cúi đầu xin sự chúc lành của người này, vì tôn trọng phẩm giá làm người của anh ta và vì dù sao đây cũng là một linh hồn mà Chúa Kitô đã chết cho. Magdi Cristiano Allam, người được Đức Bênêđíctô đích thân rửa tội, nhưng vừa từ bỏ đức tin Công Giáo, coi việc bầu Đức Phanxicô là một lầm lẫn, có thể là một trong những người này.
Ước mong sao, lòng nhân từ ấy không là gương mù đối với ta và ta đừng là người con cả trong dụ ngôn. Đức Cha Myriel của Victor Hugo đã có lời suy niệm hết sức ý nghĩa như sau: Sách Giảng Viên gọi Ngài là Đấng Toàn Năng; Sách Macabê gọi Ngài là Đấng Tạo Hóa; Thư Êphêsô gọi Ngài là Tự Do; Sách Barúc gọi Ngài là Mênh Mông; Thánh Vịnh gọi Ngài là Khôn Ngoan và Chân Lý; Tin Mừng Gioan gọi Ngài là Ánh Sáng; Sách Các Vua gọi Ngài là Chúa; Sách Xuất Hành gọi Ngài là Quan Phòng; Sách Lêvi gọi Ngài là Thánh Thiện; Sách Esdra gọi Ngài là Công Lý; tạo vật gọi Ngài là Thiên Chúa; con người gọi Ngài là Cha; nhưng Salômôn gọi Ngài là Cảm Thương, và tên này quả là tên đẹp nhất trong mọi tên của Ngài (1).
Đức Phanxicô quả là hiện thân của vị giám mục tưởng tượng trong Les Misérables vì cả hai vị, một vị có thực một vị giả tưởng, đều đặt trọng tâm tâm hồn mình nơi Đấng Thiên Chúa xót thương và đầy cảm thương. Ta sẽ không lấy làm lạ nếu một ngày nào đó ngài cho cả đế nến của mình.
Viết theo Edward Mulholland, http://www.ncregister.com/blog/edward-mulholland/pope-francis-and-les-mis-fiction-meets-fact.
_____________________________________________________________________
(1) Các đoạn viết nghiêng được trích từ Les Misérables.
Trong cảnh then chốt khi vị giám mục đồng ý với câu truyện Jean Valjean “bịa” ra để cho rằng anh ta không đánh cắp hai đế nến mà là được người ta tặng, do đó đã biến dối trá thành sự thật và kẻ phạm tội thành người công chính, cuốn sách và cuốn phim giản lược cố tình biến tình tiết ấy thành một ngạc nhiên. Quả tình, đó là một ngạc nhiên đối với Valjean, nhưng đối với người đọc cuốn tiểu thuyết không bị giản lược, thì tác phong của vị giám mục chẳng có chi đáng ngạc nhiên cả, bởi trước đó, đã có tới 14 chương nói về tác phong đầy ngạc nhiên của vị giám mục này rồi.
Thiển nghĩ, các vị giám mục mới thụ phong nên dùng 14 chương này làm “sách thiêng liêng”, để biết làm giám mục phải nên như thế nào. Người ta có cảm tưởng dường như đó là điều Giám Mục Jorge Mario Bergoglio đã làm khi mới thụ phong!
Kiệt tác của Hugo bắt đầu như sau: “Năm 1815, M. Charles-Francois-Bienvenu Myriel là giám mục giáo phận D---- Ngài là một ông già khoảng 75 tuổi; và đã giữ toà D---- từ năm 1806”. Ai cũng biết, năm 2013, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trở thành giáo hoàng. Ngài là một ông già 76 tuổi, từng là hồng y từ năm 2001. Các con số trên ít nhiều có tính sóng đôi.
Dĩ nhiên những tương tự bên ngoài ấy không quan trọng bằng những tương tự bên trong giữa “Đức Cha Nghinh Đón” và vị tân giáo hoàng thân thương của chúng ta, những tương tự trong phong thái mục vụ, trong phong thái giảng dạy, trong cách ngài được tiếp nhận và trong tập chú của ngài đối với lòng cảm thương.
1. Phong thái mục vụ
Chương ba của Les Misérables có tựa đề là “Một Tòa Giám Mục Khó Khăn cho Một Vị Giám Mục Tốt Lành”. Điều này thật đúng đối với cả Buenos Aires, lẫn Rôma, và nói chung với cả thế giới ngày nay nữa. Ấy thế nhưng Đức Cha Myriel vẫn cương quyết đi thăm hết. Trong tương lai, người ta sẽ thấy Đức Phanxicô đi thăm mọi giáo xứ trong giáo phận Rôma của ngài. Thánh Lễ Chúa Nhật đầu tiên trong đời giáo hoàng của ngài đã được cử hành tại giáo xứ Thánh Anna, nơi sau Thánh Lễ, ngài đã tiếp đón các tín hữu như một cha xứ khiêm nhu như thế nào, khiến nhân viên an ninh phải ngỡ ngàng và lo lắng xiết bao. Ta hãy nghe mẩu đối thoại sau đây trong Les Misérables:
-Thưa Đức Cha, Đức Cha đừng có đi. Nhân danh Chúa đấy! Đức Cha liều mình nguy đến tính mạng đấy!
- Thưa Ông Thị Trưởng, chỉ có thế thôi sao? Tôi ở trên thế gian này đâu phải để giữ mạng sống mình, mà là để giữ các linh hồn.
Đức Cha Myriel dùng tòa giám mục làm bệnh viện, và sống khiêm nhường với bà chị ruột cao niên và một bà bếp, người mà ngài không nỡ cho thôi việc. Đức Hồng Y Bergoglio cũng đã không dùng Toà Giám Mục Buenos Aires làm nơi cư trú mà sống trong một căn hộ nhỏ, với một vị giám mục cao niên đã về hưu. Chính ngài nấu nướng lấy. Vị giám mục của Hugo bán cỗ xe của ngài để du hành trên lưng lừa, kiểu đi lại của người nghèo. Ở Buenos Aires, vị giáo hoàng tương lai của chúng ta thích sử dụng phương tiện đi lại của người nghèo: cỡi xe buýt!
Trong ngân sách và trong kế hoạch mục vụ của giáo phận D----, người nghèo được xếp hàng đầu. Vị giáo hoàng của chúng ta, lấy tên theo Người Nghèo Assisi, xưa nay vốn cho thấy: người nghèo và người bị bỏ rơi luôn là ưu tiên số một. Thánh Lễ Thứ Năm Tuần Thánh của ngài sẽ được cử hành tại một trại tù thiếu niên.
Đức Phanxicô sẽ không chiếm trọn phủ giáo hoàng. Nơi ở của ngài sẽ đơn giản và khắc khổ. Các phòng ốc của Vatican sẽ làm ngài khó mà ganh đua với Đức Cha Myriel về sự khắc khổ, nhưng chắc chắn sự đơn giản sẽ trổi vượt. Còn nhiều điển hình khác mà bạn đọc có thể đọc tiếp trong tác phẩm trọn vẹn của Hugo.
2. Phong thái giảng dạy
Nhiều người đã viết về phong thái thích nói tự phát của Đức Phanxicô. Ngài thích giảng giải một cách trực tiếp, trích dẫn Tin Mừng và các giáo phụ đã đành, mà còn dùng các thí dụ đơn giản, rất quen thuộc như người cha nói với con cái mình.
Đức Cha Muriel của Hugo đi thăm khắp giáo phận của mình, và trong các dịp thăm viếng này, ngài rất nhân từ và dễ dãi, nói chuyện chứ không giảng thuyết. Ngài không bao giờ phải đi xa để kiếm luận chứng hay điển hình. Ngài trích dẫn cho cư dân ở một nơi nghe điển hình của một nơi kế cận . Nói chuyện chứ không giảng thuyết. Điều này rõ ràng là sở trường của đức tân giáo hoàng.
Trong sự đơn giản, người ta thấy cả một sức mạnh lớn lao. Những vị như Thánh Phanxicô, trong giảng thuyết, cũng dùng lời lẽ. Nhưng lời lẽ của ngài hết sức đơn giản, trực tiếp và mạnh mẽ. Nhờ thế, ngài ăn nói trịnh trọng nhưng như một người cha; không có thí dụ, ngài tạo ra dụ ngôn, đi thẳng vào trọng điểm, bằng một ít câu nhưng nhiều hình ảnh, là những đặc điểm từng tạo nên sự hùng biện thực sự của Chúa Giêsu Kitô. Và vì ngài tự xác tín bên trong, nên ngài thuyết phục được người ta.
Tính thuyết phục của Đức Phanxicô cũng thế, cũng đã phát xuất từ chính xác tín trong tâm hồn ngài. Và ngài quen ký các sứ điệp mục vụ của ngài bằng chữ paternalmente (trong tình cha con). Lối giảng của ngài nghiêm chỉnh y như trong Hugo, vì Đức Cha Myriel cũng nghiêm chỉnh, nhưng không theo nghĩa ảm đạm. Có người đã nhận xét như sau về Đức Phanxicô: “khi ngài cười, đó là cái cười của một cậu học trò”.
Tiếng Ý của Đức Phanxicô có giọng Tây Ban Nha, nhưng tiếng Tây Ban Nha của ngài lại có giọng Argentina, một giọng đặc porteño, vùng Buenos Aires. Đức Cha Myriel nói giọng Provençal, và rất thoải mái khi ở vùng cao nguyên. Điều này làm dân chúng cực kỳ thích thú, và góp phần không nhỏ vào việc giúp ngài đi vào lòng mọi người. Ngài hoàn toàn thoải mái ở vùng thôn dã và ở vùng cao nguyên. Ngài biết cách nói những điều trang trọng nhất bằng những thành ngữ thông thường nhất. Vì ngài nói được mọi thứ tiếng nên ngài vào được mọi cõi lòng. Đàng khác, đối với các vị vọng của thế giới hay đối với giai cấp cùng đinh, ngài vẫn chỉ là một. Ngài không vội vã kết án bất cứ điều gì mà không xét đến các hoàn cảnh khác nhau. Ngài hay nói: hãy khảo sát con đường mà lỗi lầm đã bước qua.
Nếu sự đơn giản trong ngôn từ và giọng nói của Đức Phanxicô chưa được chú ý nhiều, thì nay mai nó sẽ được nhiều người nhận định. Điều được nhiều người chú ý hơn là ngài không ngừng nhắc đến lòng thương xót. Ngài nhắc đến nó trước mặt tín hữu nói chung và cả trước mặt các nhà cầm quyền trên thế giới nữa. Chỉ có điều, với những nhà cầm quyền, ngài nghiêm nghị hơn khi khiến họ ý thức được trách nhiệm lớn lao của họ. Họ tiếp nhận ngài ra sao, lại là chuyện khác.
3. Ngài được tiếp nhận ra sao
Cả Đức Phanxicô lẫn vị giám mục giả tưởng của ta đều được người nghèo và người đơn sơ trong tâm hồn tiếp đón hân hoan và cởi mở, nhưng bị người kiêu căng và quyền thế tiếp đón nghi ngờ và phê phán. Bất cứ ngài xuất hiện ở đâu thì đó là ngày hội tuyệt hảo. Người ta dám nói: sự hiện diện của ngài có điều gì đó rất ấm áp và sáng láng. Trẻ em và bô lão tuôn ra khỏi cửa để đón Đức Giám Mục như đón ánh mặt trời. Ngài ban phép lành, và họ chúc tụng ngài. Họ chỉ nhà ngài cho bất cứ ai cần bất cứ điều gì. Ngài ngừng hết chỗ này tới chỗ kia, tới sát các bé trai bé gái và mỉm cười với các bà mẹ. Ngài tới thăm người nghèo bất cứ khi nào có chút tiền; khi không có đồng nào, ngài tới viếng người giầu.
Hẳn ai cũng đã thấy Đức Phanxicô xuất hiện trên bancông Nhà Thờ Thánh Phêrô tối ngày 13 tháng 3 và không thể không nghe người ta bình luận: “Ngài ban phép lành và người ta cầu nguyện cho ngài”. Mưa vừa mới ngưng, và khi tân giáo hoàng xuất hiện, họ có cảm giác mặt trời như mới mọc lại vào lúc 8 giờ tối.
Có một tình tiết hết sức cảm động ở Chương IV trong đó Đức Giám Mục giúp một tội nhân cứng lòng trở lại trước khi bị hành hình vì tội sát nhân. Ngài tháp tùng anh ta tới đoạn đầu đài. Vì những điều cao cả nhất thường là những điều ít được hiểu biết nhất, nên có những người trong thành, khi bình luận về tác phong của vị giám mục, đã nói rằng: mầu mè chi rứa! Tuy nhiên, đây hẳn chỉ là nhận xét của những người giam mình trong các phòng khách. Chứ quảng đại quần chúng, những người không đùa bỡn với những việc làm thánh thiện, thẩy đều xúc động và ca ngợi ngài.
Ngày nay, những nhận xét như trên không còn bị giới hạn trong các phòng khách nữa, mà xuất hiện công khai tại các phòng tin tức, trên các blog to nhỏ và trong nhận định của rất nhiều người không bao giờ hiểu được Giáo Hội vì họ không bao giờ biết tôn trọng sự thánh thiện, và cả của những người trong Giáo Hội không biết trân quí những gì là nhân bản.
Hậu cảnh của Đức Phanxicô vốn từng bị phê phán. Một số người mưu toan kéo ngài vào những tai tiếng mà ngài chưa bao giờ mắc phải, từ chủ trương về “hôn nhân đồng tính” và việc họ nhận con nuôi (một chủ trương mà ngài thừa hưởng từ hơn 250 vị tiền nhiệm và từ giáo huấn Công Giáo 2 ngàn năm nay), tới tác phong “đồng lõa” trong Cuộc Chiến Bẩn Thỉu trước đây tại Argentina.
Người duy thế tục than phiền rằng ngài không chịu bán mọi bức tranh của Vatican. Người duy truyền thống thì than van việc ngài mang giầy đen, thay vì mang giầy đỏ, sẽ phá bỏ nghi lễ và là dấu báo hiệu sắp nổ ra ly giáo. Nhưng người đơn giản sẽ tôn trọng ý định của các nghệ sĩ khi họ hiến tặng nghệ phẩm cho Giáo Hội, và người nghèo thì không bao giờ mua giầy mới khi giầy cũ vẫn còn tốt và vừa vặn. Cám ơn Chúa vẫn còn những người “không đùa bỡn với những việc làm thánh thiện”. Họ chính là người hiểu được Đức Phanxicô nhiều hơn cả.
4. Tập chú của ngài đối với lòng cảm thương
Đoàn chiên của Đức Phanxicô, trên hết, là những người bị đẩy ra bên lề, những người nghèo về vật chất và cả những người nghèo về tinh thần đo điều được Đức Bênêđíctô gọi là “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối” gây ra. Thái độ của ngài đối với họ là thái độ cảm thương sâu sắc.
Chương X trong Les Misérables kể lại câu truyện rất cảm động về việc Đức Cha Myriel tới thăm một người đàn ông hấp hối, được Hugo mô tả là “thành viên của Nghị Hội G---,” có thể là một lãnh tụ thời Cách Mạng Pháp. Hai người tranh luận sôi nổi về cách mạng, các ý tưởng và các thảm họa của nó.
Điều đáng nói ở đây là khi cái chết tới gần và theo như cuốn phim hồi thập niên 1950 diễn lại, thì người đàn ông này ăn năn trở lại và xin được xưng tội. Đây là lời “thú tội” của ông ta: “Con đã cứu giúp người bị áp bức, con đã an ủi người đau khổ. Con đã xé nát khăn bàn thờ, đúng như vậy; nhưng là để băng bó các vết thương của đất nước con. Con luôn luôn ủng hộ bước tiến lên của loài người, bước tiến lên ánh sáng của họ, nhưng cũng có lúc cưỡng lại tiến bộ một cách không thương tiếc. Khi có dịp, con đã che chở thù địch của con, những người theo nghề của cha. (…) Con đã làm nhiệm vụ theo quyền lực của mình, và mọi điều thiện theo khả năng. Để đáp lại, con đã bị săn đuổi, lùng bắt, bách hại, bầm dập, chế nhạo, mắng nhiếc, nguyền rủa, đặt vòng ngoài pháp luật. Trong nhiều năm qua, với mớ tóc bạc này, con biết rõ rất nhiều người nghĩ rằng họ có quyền khinh bỉ con; đối với quần chúng ngu dại đáng thương, con biểu tượng cho khuôn mặt của một người bị nguyền rủa. Và con chấp nhận sự cô lập đầy hận thù này mà không hề ghét chính mình. Bây giờ con đã 86 tuổi; con đã gần chết. Vậy cha tới đây để yêu cầu con điều gì?.
Vị giám mục đáp lại: ‘sự chúc lành của con’ và ngài qùy gối xuống. Khi ngài ngửng đầu lên, thì khuôn mặt của nghị hội viên đã trở thành uy nghi. Ông vừa trút hơi thở cuối cùng. Vị giám mục trở về nhà, trầm ngâm suy nghĩ những gì ta không thể biết. Ngài cầu nguyện suốt đêm đó. Sáng hôm sau, một số người mạnh bạo và tò mò cố gắng nói với ngài về người thành viên của Nghị Hội G---; ngài chỉ lặng lẽ chỉ tay lên trời.
Thời gian sẽ cho ta biết thái độ của Đức Phanxicô đối với một lãnh tụ thời nay, một người vốn tranh đấu, nhưng tranh đấu ở phía bên kia và chống lại Giáo Hội. Loại người mà ta thường dễ dãi gọi là tội lỗi. Và nhiều người trong Giáo Hội sẽ xé áo mình vì đức giáo hoàng dám cúi đầu xin sự chúc lành của người này, vì tôn trọng phẩm giá làm người của anh ta và vì dù sao đây cũng là một linh hồn mà Chúa Kitô đã chết cho. Magdi Cristiano Allam, người được Đức Bênêđíctô đích thân rửa tội, nhưng vừa từ bỏ đức tin Công Giáo, coi việc bầu Đức Phanxicô là một lầm lẫn, có thể là một trong những người này.
Ước mong sao, lòng nhân từ ấy không là gương mù đối với ta và ta đừng là người con cả trong dụ ngôn. Đức Cha Myriel của Victor Hugo đã có lời suy niệm hết sức ý nghĩa như sau: Sách Giảng Viên gọi Ngài là Đấng Toàn Năng; Sách Macabê gọi Ngài là Đấng Tạo Hóa; Thư Êphêsô gọi Ngài là Tự Do; Sách Barúc gọi Ngài là Mênh Mông; Thánh Vịnh gọi Ngài là Khôn Ngoan và Chân Lý; Tin Mừng Gioan gọi Ngài là Ánh Sáng; Sách Các Vua gọi Ngài là Chúa; Sách Xuất Hành gọi Ngài là Quan Phòng; Sách Lêvi gọi Ngài là Thánh Thiện; Sách Esdra gọi Ngài là Công Lý; tạo vật gọi Ngài là Thiên Chúa; con người gọi Ngài là Cha; nhưng Salômôn gọi Ngài là Cảm Thương, và tên này quả là tên đẹp nhất trong mọi tên của Ngài (1).
Đức Phanxicô quả là hiện thân của vị giám mục tưởng tượng trong Les Misérables vì cả hai vị, một vị có thực một vị giả tưởng, đều đặt trọng tâm tâm hồn mình nơi Đấng Thiên Chúa xót thương và đầy cảm thương. Ta sẽ không lấy làm lạ nếu một ngày nào đó ngài cho cả đế nến của mình.
Viết theo Edward Mulholland, http://www.ncregister.com/blog/edward-mulholland/pope-francis-and-les-mis-fiction-meets-fact.
_____________________________________________________________________
(1) Các đoạn viết nghiêng được trích từ Les Misérables.
Top Stories
Audience: Open the doors of your hearts
Vatican Radio
00:31 28/03/2013
(Vatican Radio 2013-03-27) “Holy Week is a time of grace which the Lord gifts us to open the doors of our hearts, our lives, our parishes - what a pity, so many parishes are closed! - our parishes, movements, associations, and to "step outside" towards others, to draw close to them so we can bring the light and joy of our faith", said Pope Francis Wednesday as he held his first ever general audience in a packed and sunny St Peter’s Square. Emer McCarthy reports Listen:
"Always step outside yourself! And with the love and tenderness of God, with respect and patience, knowing that we put our hands, our feet, our hearts, but then it is God who guides them and makes all our actions fruitful”.
It was also announced Wednsday that the solemn celebration of the Eucharist during which Francis will take possession of the cathedra of the Bishop of Rome will take place in the Lateran Basilica on 7 April, the Second Sunday of Easter, or Divine Mercy Sunday, at 5:30pm.
Below please find a Vatican Radio translation of Pope Francis’ catechesis for his first General Audience, Wednesday March 27, 2013:
Brothers and sisters, good morning!
I am pleased to welcome you to my first general audience. With deep gratitude and veneration I am taking up the "witness" from the hands of my beloved predecessor, Benedict XVI. After Easter we will resume the catechesis on the Year of Faith. Today I would like to focus a little on Holy Week. With Palm Sunday we began this week - the center of the whole liturgical year - in which we accompany Jesus in His Passion, Death and Resurrection.
But what does it mean for us to live Holy Week? What does it means to follow Jesus on His way to the Cross on Calvary and the Resurrection? In His earthly mission, Jesus walked the streets of the Holy Land; He called twelve simple people to remain with Him, to share His journey and continue His mission; He chose them among the people full of faith in the promises of God. He spoke to everyone, without distinction, to the great and the lowly; to the rich young man and the poor widow, the powerful and the weak; He brought the mercy and forgiveness of God to all; He healed, comforted, understood, gave hope, He led all to the presence of God, who is interested in every man and woman, like a good father and a good mother is interested in each child. God did not wait for us to go to Him, but He moved towards us, without calculation, without measures. This is how God is: He is always the first, He moves towards us. Jesus lived the daily realities of most ordinary people: He was moved by the crowd that seemed like a flock without a shepherd, and He cried in front of the suffering of Martha and Mary on the death of their brother Lazarus; He called a tax collector to be His disciple and also suffered the betrayal of a friend. In Christ, God has given us the assurance that He is with us, in our midst. "Foxes", Jesus said, "have dens and birds of the sky have nests, but the Son of Man has nowhere to rest His head" (Mt 8:20). Jesus did not have a home because His house is the people -- that is, us; His mission is to open all God’s doors, to be the loving presence of God.
In Holy Week we live the highest point of this journey, this loving plan that runs throughout the entire history of the relationship between God and humanity. Jesus enters Jerusalem to take the final step, in which His whole live is summarized: He gives Himself totally, He keeps nothing for Himself, not even His life. At the Last Supper, with His friends, He shares the bread and distributes the chalice "for us." The Son of God is offered to us, He consigns His Body and his Blood into our hands to be with us always, to dwell among us. And on the Mount of Olives, as in the trial before Pilate, He puts up no resistance, He gifts Himself: He is the Suffering Servant foretold by Isaiah, who stripped himself unto death (cf. Is 53:12).
Jesus does not live this love that leads to sacrifice passively or as a fatal destiny; certainly He does not hide His deep human commotion in the face of a violent death, but He entrusts Himself with full confidence to the Father. Jesus voluntarily consigned Himself to death to respond to the love of God the Father, in perfect union with His will, to demonstrate His love for us. On the Cross, Jesus "loved me and gave Himself for me" (Gal 2:20). Each of us can say, "He loved me and gave Himself for me." Everyone can say that "for me".
What does this mean for us? It means that this is my, your, our path. Living Holy Week following Jesus not only with the emotions of the heart; living Holy Week following Jesus means learning how to come out of ourselves - as I said on Sunday - to reach out to others, to go to the outskirts of existence, to be the first to move towards our brothers and sisters, especially those who are most distant, those who are forgotten, those who are most in need of understanding, consolation and help. There is so much need to bring the living presence of Jesus, merciful and full of love!
Living Holy Week means increasingly entering into God's logic, the logic of the Cross, which is not first of all that of pain and death, but of love and of self-giving that brings life. It means entering into the logic of the Gospel. Following, accompanying Christ, remaining with Him requires an "stepping outside" stepping outside. Stepping outside of ourselves, of a tired and routine way of living the faith, of the temptation to withdraw into pre-established patterns that end up closing our horizon to the creative action of God. God stepped outside of Himself to come among us, He pitched His tent among us to bring the mercy of God that saves and gives hope. Even if we want to follow Him and stay with Him, we must not be content to remain in the enclosure of the ninety-nine sheep, we have to "step outside", to search for the lost sheep together with Him, the one furthest away. Remember well: stepping outside of ourselves, like Jesus, like God has stepped outside of Himself in Jesus and Jesus stepped outside of Himself for all of us.
Some might say to me, "But, Father, I have no time", "I have so many things to do", "it is difficult", "what can I do with my little strength?", with my sin, with so many things? Often we settle for a few prayers, a distracted and inconsistent presence at Sunday Mass, a random act of charity, but we lack this courage to "step outside" to bring Christ. We are a bit like St. Peter. As soon as Jesus speaks of the Passion, Death and Resurrection, of self-giving, of love for all, the Apostle takes him aside and rebukes him. What Jesus says upsets his plans, seems unacceptable, undermines the sense of security that he had built up, his idea of the Messiah. And Jesus looks at the disciples and addresses Peter with perhaps one of the strongest words of the Gospel: "Get behind me, Satan. You are thinking not as God does, but as human beings do"(Mk 8:33). God always thinks with mercy: do not forget this. God always thinks with mercy: our merciful Father. God thinks like a father who awaits the return of his child and goes to meet him, sees him come when he is still far away ... What does this mean? That each and every day he went out to see if his son was coming home. This is our merciful Father. It is the sign that he was waiting for him from the terrace of his house; God thinks like the Samaritan that does not approach the victim to commiserate with him, or look the other way, but to rescue him without asking for anything in return, without asking if he was Jew, if he was pagan, a Samaritan, rich or poor: he does not ask anything. He does not ask these things, he asks for nothing. He goes to his aid: This is how God thinks. God thinks like the shepherd who gives his life to defend and save his sheep.
Holy Week is a time of grace which the Lord gifts us to open the doors of our hearts, our lives, our parishes - what a pity, so many parishes are closed! - in our parishes, movements, associations, and to "step outside" towards others, to draw close to them so we can bring the light and joy of our faith. Always step outside yourself! And with the love and tenderness of God, with respect and patience, knowing that we put our hands, our feet, our hearts, but then it is God who guides them and makes all our actions fruitful.
May you all live these days well, following the Lord with courage, carrying within a ray of His love for all those whom we meet.
"Always step outside yourself! And with the love and tenderness of God, with respect and patience, knowing that we put our hands, our feet, our hearts, but then it is God who guides them and makes all our actions fruitful”.
It was also announced Wednsday that the solemn celebration of the Eucharist during which Francis will take possession of the cathedra of the Bishop of Rome will take place in the Lateran Basilica on 7 April, the Second Sunday of Easter, or Divine Mercy Sunday, at 5:30pm.
Below please find a Vatican Radio translation of Pope Francis’ catechesis for his first General Audience, Wednesday March 27, 2013:
Brothers and sisters, good morning!
I am pleased to welcome you to my first general audience. With deep gratitude and veneration I am taking up the "witness" from the hands of my beloved predecessor, Benedict XVI. After Easter we will resume the catechesis on the Year of Faith. Today I would like to focus a little on Holy Week. With Palm Sunday we began this week - the center of the whole liturgical year - in which we accompany Jesus in His Passion, Death and Resurrection.
But what does it mean for us to live Holy Week? What does it means to follow Jesus on His way to the Cross on Calvary and the Resurrection? In His earthly mission, Jesus walked the streets of the Holy Land; He called twelve simple people to remain with Him, to share His journey and continue His mission; He chose them among the people full of faith in the promises of God. He spoke to everyone, without distinction, to the great and the lowly; to the rich young man and the poor widow, the powerful and the weak; He brought the mercy and forgiveness of God to all; He healed, comforted, understood, gave hope, He led all to the presence of God, who is interested in every man and woman, like a good father and a good mother is interested in each child. God did not wait for us to go to Him, but He moved towards us, without calculation, without measures. This is how God is: He is always the first, He moves towards us. Jesus lived the daily realities of most ordinary people: He was moved by the crowd that seemed like a flock without a shepherd, and He cried in front of the suffering of Martha and Mary on the death of their brother Lazarus; He called a tax collector to be His disciple and also suffered the betrayal of a friend. In Christ, God has given us the assurance that He is with us, in our midst. "Foxes", Jesus said, "have dens and birds of the sky have nests, but the Son of Man has nowhere to rest His head" (Mt 8:20). Jesus did not have a home because His house is the people -- that is, us; His mission is to open all God’s doors, to be the loving presence of God.
In Holy Week we live the highest point of this journey, this loving plan that runs throughout the entire history of the relationship between God and humanity. Jesus enters Jerusalem to take the final step, in which His whole live is summarized: He gives Himself totally, He keeps nothing for Himself, not even His life. At the Last Supper, with His friends, He shares the bread and distributes the chalice "for us." The Son of God is offered to us, He consigns His Body and his Blood into our hands to be with us always, to dwell among us. And on the Mount of Olives, as in the trial before Pilate, He puts up no resistance, He gifts Himself: He is the Suffering Servant foretold by Isaiah, who stripped himself unto death (cf. Is 53:12).
Jesus does not live this love that leads to sacrifice passively or as a fatal destiny; certainly He does not hide His deep human commotion in the face of a violent death, but He entrusts Himself with full confidence to the Father. Jesus voluntarily consigned Himself to death to respond to the love of God the Father, in perfect union with His will, to demonstrate His love for us. On the Cross, Jesus "loved me and gave Himself for me" (Gal 2:20). Each of us can say, "He loved me and gave Himself for me." Everyone can say that "for me".
What does this mean for us? It means that this is my, your, our path. Living Holy Week following Jesus not only with the emotions of the heart; living Holy Week following Jesus means learning how to come out of ourselves - as I said on Sunday - to reach out to others, to go to the outskirts of existence, to be the first to move towards our brothers and sisters, especially those who are most distant, those who are forgotten, those who are most in need of understanding, consolation and help. There is so much need to bring the living presence of Jesus, merciful and full of love!
Living Holy Week means increasingly entering into God's logic, the logic of the Cross, which is not first of all that of pain and death, but of love and of self-giving that brings life. It means entering into the logic of the Gospel. Following, accompanying Christ, remaining with Him requires an "stepping outside" stepping outside. Stepping outside of ourselves, of a tired and routine way of living the faith, of the temptation to withdraw into pre-established patterns that end up closing our horizon to the creative action of God. God stepped outside of Himself to come among us, He pitched His tent among us to bring the mercy of God that saves and gives hope. Even if we want to follow Him and stay with Him, we must not be content to remain in the enclosure of the ninety-nine sheep, we have to "step outside", to search for the lost sheep together with Him, the one furthest away. Remember well: stepping outside of ourselves, like Jesus, like God has stepped outside of Himself in Jesus and Jesus stepped outside of Himself for all of us.
Some might say to me, "But, Father, I have no time", "I have so many things to do", "it is difficult", "what can I do with my little strength?", with my sin, with so many things? Often we settle for a few prayers, a distracted and inconsistent presence at Sunday Mass, a random act of charity, but we lack this courage to "step outside" to bring Christ. We are a bit like St. Peter. As soon as Jesus speaks of the Passion, Death and Resurrection, of self-giving, of love for all, the Apostle takes him aside and rebukes him. What Jesus says upsets his plans, seems unacceptable, undermines the sense of security that he had built up, his idea of the Messiah. And Jesus looks at the disciples and addresses Peter with perhaps one of the strongest words of the Gospel: "Get behind me, Satan. You are thinking not as God does, but as human beings do"(Mk 8:33). God always thinks with mercy: do not forget this. God always thinks with mercy: our merciful Father. God thinks like a father who awaits the return of his child and goes to meet him, sees him come when he is still far away ... What does this mean? That each and every day he went out to see if his son was coming home. This is our merciful Father. It is the sign that he was waiting for him from the terrace of his house; God thinks like the Samaritan that does not approach the victim to commiserate with him, or look the other way, but to rescue him without asking for anything in return, without asking if he was Jew, if he was pagan, a Samaritan, rich or poor: he does not ask anything. He does not ask these things, he asks for nothing. He goes to his aid: This is how God thinks. God thinks like the shepherd who gives his life to defend and save his sheep.
Holy Week is a time of grace which the Lord gifts us to open the doors of our hearts, our lives, our parishes - what a pity, so many parishes are closed! - in our parishes, movements, associations, and to "step outside" towards others, to draw close to them so we can bring the light and joy of our faith. Always step outside yourself! And with the love and tenderness of God, with respect and patience, knowing that we put our hands, our feet, our hearts, but then it is God who guides them and makes all our actions fruitful.
May you all live these days well, following the Lord with courage, carrying within a ray of His love for all those whom we meet.
Pope: Homily for Chrism Mass
+Pope Francis
10:26 28/03/2013
Below please find the official text of Pope Francis’ Homily for Chrism Mass, Holy Thursday 2013:
Dear Brothers and Sisters, This morning I have the joy of celebrating my first Chrism Mass as the Bishop of Rome. I greet all of you with affection, especially you, dear priests, who, like myself, today recall the day of your ordination.
The readings of our Mass speak of God’s “anointed ones”: the suffering Servant of Isaiah, King David and Jesus our Lord. All three have this in common: the anointing that they receive is meant in turn to anoint God’s faithful people, whose servants they are; they are anointed for the poor, for prisoners, for the oppressed… A fine image of this “being for” others can be found in the Psalm: “It is like the precious oil upon the head, running down upon the beard, on the beard of Aaron, running down upon the collar of his robe” (Ps 133:2). The image of spreading oil, flowing down from the beard of Aaron upon the collar of his sacred robe, is an image of the priestly anointing which, through Christ, the Anointed One, reaches the ends of the earth, represented by the robe.
The sacred robes of the High Priest are rich in symbolism. One such symbol is that the names of the children of Israel were engraved on the onyx stones mounted on the shoulder-pieces of the ephod, the ancestor of our present-day chasuble: six on the stone of the right shoulder-piece and six on that of the left (cf. Ex 28:6-14). The names of the twelve tribes of Israel were also engraved on the breastplate (cf. Es 28:21). This means that the priest celebrates by carrying on his shoulders the people entrusted to his care and bearing their names written in his heart. When we put on our simple chasuble, it might well make us feel, upon our shoulders and in our hearts, the burdens and the faces of our faithful people, our saints and martyrs of whom there are many in these times…
From the beauty of all these liturgical things, which is not so much about trappings and fine fabrics than about the glory of our God resplendent in his people, alive and strengthened, we turn to a consideration of activity, action. The precious oil which anoints the head of Aaron does more than simply lend fragrance to his person; it overflows down to “the edges”. The Lord will say this clearly: his anointing is meant for the poor, prisoners and the sick, for those who are sorrowing and alone. The ointment is not intended just to make us fragrant, much less to be kept in a jar, for then it would become rancid … and the heart bitter.
A good priest can be recognized by the way his people are anointed. This is a clear test. When our people are anointed with the oil of gladness, it is obvious: for example, when they leave Mass looking as if they have heard good news. Our people like to hear the Gospel preached with “unction”, they like it when the Gospel we preach touches their daily lives, when it runs down like the oil of Aaron to the edges of reality, when it brings light to moments of extreme darkness, to the “outskirts” where people of faith are most exposed to the onslaught of those who want to tear down their faith. People thank us because they feel that we have prayed over the realities of their everyday lives, their troubles, their joys, their burdens and their hopes. And when they feel that the fragrance of the Anointed One, of Christ, has come to them through us, they feel encouraged to entrust to us everything they want to bring before the Lord: “Pray for me, Father, because I have this problem”, “Bless me”, “Pray for me” – these words are the sign that the anointing has flowed down to the edges of the robe, for it has turned into prayer. The prayers of the people of God. When we have this relationship with God and with his people, and grace passes through us, then we are priests, mediators between God and men. What I want to emphasize is that we need constantly to stir up God’s grace and perceive in every request, even those requests that are inconvenient and at times purely material or downright banal – but only apparently so – the desire of our people to be anointed with fragrant oil, since they know that we have it. To perceive and to sense, even as the Lord sensed the hope-filled anguish of the woman suffering from hemorrhages when she touched the hem of his garment. At that moment, Jesus, surrounded by people on every side, embodies all the beauty of Aaron vested in priestly raiment, with the oil running down upon his robes. It is a hidden beauty, one which shines forth only for those faith-filled eyes of the woman troubled with an issue of blood. But not even the disciples – future priests – see or understand: on the “existential outskirts”, they see only what is on the surface: the crowd pressing in on Jesus from all sides (cf. Lk 8:42). The Lord, on the other hand, feels the power of the divine anointing which runs down to the edge of his cloak.
We need to “go out”, then, in order to experience our own anointing, its power and its redemptive efficacy: to the “outskirts” where there is suffering, bloodshed, blindness that longs for sight, and prisoners in thrall to many evil masters. It is not in soul-searching or constant introspection that we encounter the Lord: self-help courses can be useful in life, but to live by going from one course to another, from one method to another, leads us to become pelagians and to minimize the power of grace, which comes alive and flourishes to the extent that we, in faith, go out and give ourselves and the Gospel to others, giving what little ointment we have to those who have nothing, nothing at all.
A priest who seldom goes out of himself, who anoints little – I won’t say “not at all” because, thank God, our people take our oil from us anyway – misses out on the best of our people, on what can stir the depths of his priestly heart. Those who do not go out of themselves, instead of being mediators, gradually become intermediaries, managers. We know the difference: the intermediary, the manager, “has already received his reward”, and since he doesn’t put his own skin and his own heart on the line, he never hears a warm, heartfelt word of thanks. This is precisely the reason why some priests grow dissatisfied, become sad priests, lose heart and become in some sense collectors of antiques or novelties – instead of being shepherds living with “the smell of the sheep”, shepherds in the midst of their flock, fishers of men. True enough, the so-called crisis of priestly identity threatens us all and adds to the broader cultural crisis; but if we can resist its onslaught, we will be able to put out in the name of the Lord and cast our nets. It is not a bad thing that reality itself forces us to “put out into the deep”, where what we are by grace is clearly seen as pure grace, out into the deep of the contemporary world, where the only thing that counts is “unction” – not function – and the nets which overflow with fish are those cast solely in the name of the One in whom we have put our trust: Jesus.
Dear lay faithful, be close to your priests with affection and with your prayers, that they may always be shepherds according to God’s heart.
Dear priests, may God the Father renew in us the Spirit of holiness with whom we have been anointed. May he renew his Spirit in our hearts, that this anointing may spread to everyone, even to those “outskirts” where our faithful people most look for it and most appreciate it. May our people sense that we are the Lord’s disciples; may they feel that their names are written upon our priestly vestments and that we seek no other identity; and may they receive through our words and deeds the oil of gladness which Jesus, the Anointed One, came to bring us. Amen.
Dear Brothers and Sisters, This morning I have the joy of celebrating my first Chrism Mass as the Bishop of Rome. I greet all of you with affection, especially you, dear priests, who, like myself, today recall the day of your ordination.
The readings of our Mass speak of God’s “anointed ones”: the suffering Servant of Isaiah, King David and Jesus our Lord. All three have this in common: the anointing that they receive is meant in turn to anoint God’s faithful people, whose servants they are; they are anointed for the poor, for prisoners, for the oppressed… A fine image of this “being for” others can be found in the Psalm: “It is like the precious oil upon the head, running down upon the beard, on the beard of Aaron, running down upon the collar of his robe” (Ps 133:2). The image of spreading oil, flowing down from the beard of Aaron upon the collar of his sacred robe, is an image of the priestly anointing which, through Christ, the Anointed One, reaches the ends of the earth, represented by the robe.
The sacred robes of the High Priest are rich in symbolism. One such symbol is that the names of the children of Israel were engraved on the onyx stones mounted on the shoulder-pieces of the ephod, the ancestor of our present-day chasuble: six on the stone of the right shoulder-piece and six on that of the left (cf. Ex 28:6-14). The names of the twelve tribes of Israel were also engraved on the breastplate (cf. Es 28:21). This means that the priest celebrates by carrying on his shoulders the people entrusted to his care and bearing their names written in his heart. When we put on our simple chasuble, it might well make us feel, upon our shoulders and in our hearts, the burdens and the faces of our faithful people, our saints and martyrs of whom there are many in these times…
From the beauty of all these liturgical things, which is not so much about trappings and fine fabrics than about the glory of our God resplendent in his people, alive and strengthened, we turn to a consideration of activity, action. The precious oil which anoints the head of Aaron does more than simply lend fragrance to his person; it overflows down to “the edges”. The Lord will say this clearly: his anointing is meant for the poor, prisoners and the sick, for those who are sorrowing and alone. The ointment is not intended just to make us fragrant, much less to be kept in a jar, for then it would become rancid … and the heart bitter.
A good priest can be recognized by the way his people are anointed. This is a clear test. When our people are anointed with the oil of gladness, it is obvious: for example, when they leave Mass looking as if they have heard good news. Our people like to hear the Gospel preached with “unction”, they like it when the Gospel we preach touches their daily lives, when it runs down like the oil of Aaron to the edges of reality, when it brings light to moments of extreme darkness, to the “outskirts” where people of faith are most exposed to the onslaught of those who want to tear down their faith. People thank us because they feel that we have prayed over the realities of their everyday lives, their troubles, their joys, their burdens and their hopes. And when they feel that the fragrance of the Anointed One, of Christ, has come to them through us, they feel encouraged to entrust to us everything they want to bring before the Lord: “Pray for me, Father, because I have this problem”, “Bless me”, “Pray for me” – these words are the sign that the anointing has flowed down to the edges of the robe, for it has turned into prayer. The prayers of the people of God. When we have this relationship with God and with his people, and grace passes through us, then we are priests, mediators between God and men. What I want to emphasize is that we need constantly to stir up God’s grace and perceive in every request, even those requests that are inconvenient and at times purely material or downright banal – but only apparently so – the desire of our people to be anointed with fragrant oil, since they know that we have it. To perceive and to sense, even as the Lord sensed the hope-filled anguish of the woman suffering from hemorrhages when she touched the hem of his garment. At that moment, Jesus, surrounded by people on every side, embodies all the beauty of Aaron vested in priestly raiment, with the oil running down upon his robes. It is a hidden beauty, one which shines forth only for those faith-filled eyes of the woman troubled with an issue of blood. But not even the disciples – future priests – see or understand: on the “existential outskirts”, they see only what is on the surface: the crowd pressing in on Jesus from all sides (cf. Lk 8:42). The Lord, on the other hand, feels the power of the divine anointing which runs down to the edge of his cloak.
We need to “go out”, then, in order to experience our own anointing, its power and its redemptive efficacy: to the “outskirts” where there is suffering, bloodshed, blindness that longs for sight, and prisoners in thrall to many evil masters. It is not in soul-searching or constant introspection that we encounter the Lord: self-help courses can be useful in life, but to live by going from one course to another, from one method to another, leads us to become pelagians and to minimize the power of grace, which comes alive and flourishes to the extent that we, in faith, go out and give ourselves and the Gospel to others, giving what little ointment we have to those who have nothing, nothing at all.
A priest who seldom goes out of himself, who anoints little – I won’t say “not at all” because, thank God, our people take our oil from us anyway – misses out on the best of our people, on what can stir the depths of his priestly heart. Those who do not go out of themselves, instead of being mediators, gradually become intermediaries, managers. We know the difference: the intermediary, the manager, “has already received his reward”, and since he doesn’t put his own skin and his own heart on the line, he never hears a warm, heartfelt word of thanks. This is precisely the reason why some priests grow dissatisfied, become sad priests, lose heart and become in some sense collectors of antiques or novelties – instead of being shepherds living with “the smell of the sheep”, shepherds in the midst of their flock, fishers of men. True enough, the so-called crisis of priestly identity threatens us all and adds to the broader cultural crisis; but if we can resist its onslaught, we will be able to put out in the name of the Lord and cast our nets. It is not a bad thing that reality itself forces us to “put out into the deep”, where what we are by grace is clearly seen as pure grace, out into the deep of the contemporary world, where the only thing that counts is “unction” – not function – and the nets which overflow with fish are those cast solely in the name of the One in whom we have put our trust: Jesus.
Dear lay faithful, be close to your priests with affection and with your prayers, that they may always be shepherds according to God’s heart.
Dear priests, may God the Father renew in us the Spirit of holiness with whom we have been anointed. May he renew his Spirit in our hearts, that this anointing may spread to everyone, even to those “outskirts” where our faithful people most look for it and most appreciate it. May our people sense that we are the Lord’s disciples; may they feel that their names are written upon our priestly vestments and that we seek no other identity; and may they receive through our words and deeds the oil of gladness which Jesus, the Anointed One, came to bring us. Amen.
Vietnamese Bishops' Assessment and Comments on the 1992 Constitution Revision Draft
+ Vietnamese Bishops Conference
11:08 28/03/2013
Vietnamese Bishops' Assessment and Comments on the 1992 Constitution Revision Draft (revision in 2013)
The government of Vietnam has promulgated the Draft Revision of the Constitution (Hereinafter referred to as “The Draft”) to gather its people’s feedback from Jan. 2nd 2013 to March 31st 2013. We welcome this approach, since the Constitution of a country must be first and foremost people-oriented, inciting the people's sense of responsibility, and to serve the people, not excluding anyone. With a sense of responsibility, on behalf of the Vietnamese Catholic Bishop Conference, the Standing Committee would like to send to the Committee for the 1992 Constitution Revision Draft and our countrymen our assessment and comments
1. Human Rights
The Draft has reserved the whole chapter II (article 15-52) to talk about human rights. Human rights had been officially recognised by the Universal Declaration of Human Rights (Dec 10, 1948) to which Vietnam signed. The Draft has provided a fairly complete list of all the fundamental human rights. The issue here is how to make these rights correctly understood, respected, protected, and guaranteed by the law in reality?
Human rights are basic rights and freedoms which are essentially connected with human dignity, and hence are universal, inviolable and inalienable. They are universal as everyone, from all areas and at all times, are entitled to enjoy these rights; inviolable, for any violation means to strip people of their human dignity; inalienable, for no one is permitted to strip off these others' rights.
The political power, handed over to the authorities by the people, is to facilitate a favourable legal condition and environment for the implementation of human rights, not to be dispensed at the authorities own will. Therefore, “to ensure human rights be actually recognized, respected, protected, and guaranteed by the government and the society in accordance with the law and the constitution” (Article 15), we see the need to clarify a few things.
The Draft asserts freedom of speech (Article 26), of artistic and literary creation (Article 43), of freedom of religion and belief (Article 25). However, from the beginning, the Draft already asserts the ruling party is "the leading force of the government and society to ensure Marxist-Leninist doctrine and Ho Chi Minh's ideology to be the ideological foundation in all aspects of the society’s life” (Article 4). If so, how do we suppose to understand and implement the rights to free speech and to artistic and literary creation, since our thoughts must be framed in a specific doctrine? Similarly, how do we understand and implement our rights to freedom of religion and belief, since Marxism-Leninism is atheism itself. Are these rights only privileges bestowed on the people whenever or wherever, not such universal, inviolable, and inalienable rights? The Constitution needs to eliminate those inconsistencies and irrationalities so that it may be convincing and capable to win people's hearts.
In reality, imposing a single ideology to the whole nation would only impede creativity of the Vietnamese people. This is one of the biggest reasons leading to stagnant and slow progress of the country in many fields: education, science and technology, culture and fine arts. Should a foundation of the society be needed, we think it must be the rich traditional culture of Vietnamese people, not any other ideologies. Such cultural tradition has been formed throughout centuries and has helped Vietnamese people in founding and developing our country, building a humane lifestyle. That very culture is the foundation of the social life of the people of Vietnam on which new ideas may and should be welcomed to flourish but not to replace our cultural tradition. Only so we can hope to be able to preserve and promote national identity amid the rapid changes of today's era of globalization
We therefore suggest:
1. The Constitution needs to clearly determine: that everyone is free and equal in terms of dignity and rights. Human rights are those which are connected to human dignity, thus are the rights that are universal, inviolable and inalienable.
2. Take national tradition of the people to be the foundation to organize and manage the society.
3. Clearly indicates right to life (comparing with Article 21 of The Draft): everyone has the inalienable right to life. No one have the right to take others' lives, from conception to death. The government has the duty to protect life. Everyone has the right to protect his/her own life, as long as it doesn't jeopardize others.
4. Clearly indicates the freedom of speech (comparing with Article 26 of the Draft): everyone have the right to think, to express their views and beliefs.
5. Clearly indicates the freedom of religion (comparing with Article 25 of the Draft): Everyone has the right to religion and belief. This right would include freedom to follow or not to follow any religion, freedom to practice religious rituals, individually or collectively. Neither any religion nor doctrine can be imposed over the people of Vietnam. The government would not spread negative propaganda against religions, interfere with religious internal affairs such as training, ordaining, transferring, separating or merging... All religious organizations are at their liberty to carry out social activities in education and health care.
II. Sovereignty of the people
Political authority is necessary to manage the society, but people as a whole must be truly the sovereigns of the country. The citizens of the country give the rights to carry out this authority to those who are competent, devoted, and legally elected as their representatives, disregarding that these individuals belong to a particular political party or not. Only in this case, we can have the juridical government "of the people, by the people and for the people" (see Preamble). Therefore, the freedom of self-nomination of each citizen is an essential requirement in a democratic, civilized, and healthy society. Meanwhile, elections must be conducted fairly and freely on a periodic basis within a framework of laws guaranteeing the effective exercise of voting rights is a necessary requirement, for the people to pick representatives whom they trust. The people themselves have the right to evaluate the competency of those whom they elected, and if necessary, they also have the right to replace those representatives.
We therefore suggest:
1. The Constitution has to highlight the sovereignty of the people, i.e. should not only be a theoretical clause but rather be demonstrated in particular articles of the Constitution, and be implementable in reality.
The Draft asserts: "All power of the state belongs to the people with the foundation is the alliance between the peasantry and the intelligentsia "(Article 2). But in reality, workers, farmers and intellectuals are social components that have suffered most injustices in society. Reality shows that the assertion of sovereignty of the people only on paper and in theory.
2. To respect the sovereignty of the people, the Constitution should not and cannot categorically assert the leadership of any political party, as the subject of political authority is the people themselves, and the people give this authority to those they trust by elections. The elected individuals have to take responsibility for what they do before the people, they cannot simply be a vague collective body and in the end no one takes responsibility for anything.
3. The current Constitution only recognizes the right to use land, not the right to own land of citizens. This has caused many serious abuses and injustice. Therefore, the new Constitution should recognize the right to land ownership by citizens and private organizations like the vast majority of countries around the world do.
4. The Constitution must respect the right to participate in the governmental system at all levels, of all citizens, regardless of their social class, ethnicity, religion
III Enforcement of political authority
Political power that the people give to the authorities are divided into legislative, executive and judicial ones. For this authority to be implemented correctly and efficiently, it needs a legitimate independence of each side and to be for the interest of the entire society. In reality, Vietnam over the years has none of this independence, leading to abuses and misuses of power, causing too much injustice and degradation in many aspects: economic, social, moral. In the end, poor people have to be burdened with the consequences and Vietnam, until now still be viewed as an underdeveloped country.
The root cause for this is the fact that there has been no distinction between the ruling party and the juridical government. This is shown right in the content of the 1992 Constitution, and the Draft continues to follow along the line.
On one hand, Article 74 asserts the Congress is "the governmental body with highest authority", on the other hand Article 4 asserts the ruling party is “the leading force of the government and society." So who is leading whom? Is it true Congress is only a tool of the ruling party? If so, what meaning does people's election of the National Assembly bear? A truly free election or just a democratic formality?
The Draft also spent many long chapters to talk about the National Assembly (Article 74-90), the President (Article 91-98), the Government and the Prime minister (99-106). However there has been nothing about the Secretary General of the ruling party. In reality the Secretary General is actually is the highest authority according to the Draft, the ruling party is "the leading force of the Government and society" (Article 4)! If so, is the party above and beyond the law, not bound by the law? If the ruling party leads both the government and society, then what are the needs for the parliament and the courts?
The above analysis demonstrates the inconsistencies and irrationalities right in the content of the Constitution. This irrationality leads to injustices, social instabilities, and deterrence to a healthy and stable development of the country.
We therefore suggest:
1. To overcome the unreasonableness in the structure of The Constitution, we need to eradicate any privileges of any political parties, meanwhile emphasize the role of the National Assembly, "the highest governmental authority ", voted by the people and is the true representative of the people, not a tool to any ruling party.
2. To determine the independency of the legislative, executive and judicial authorities, we need to provide legal basis for the implementation of those rights more effectively and independently
Conclusion:
Our assessments and suggestions are only to contribute to formation of a Constitution that is reasonable and suitable for the people.
We wish all the people of Vietnam would be actively contributing to the revision of the Constitution to serve the comprehensive and stable development of the people of Vietnam
The Archbishopric of Hanoi, Mar 01, 2013
Translated from Vietnamese by VietCatholic Network
The government of Vietnam has promulgated the Draft Revision of the Constitution (Hereinafter referred to as “The Draft”) to gather its people’s feedback from Jan. 2nd 2013 to March 31st 2013. We welcome this approach, since the Constitution of a country must be first and foremost people-oriented, inciting the people's sense of responsibility, and to serve the people, not excluding anyone. With a sense of responsibility, on behalf of the Vietnamese Catholic Bishop Conference, the Standing Committee would like to send to the Committee for the 1992 Constitution Revision Draft and our countrymen our assessment and comments
1. Human Rights
The Draft has reserved the whole chapter II (article 15-52) to talk about human rights. Human rights had been officially recognised by the Universal Declaration of Human Rights (Dec 10, 1948) to which Vietnam signed. The Draft has provided a fairly complete list of all the fundamental human rights. The issue here is how to make these rights correctly understood, respected, protected, and guaranteed by the law in reality?
Human rights are basic rights and freedoms which are essentially connected with human dignity, and hence are universal, inviolable and inalienable. They are universal as everyone, from all areas and at all times, are entitled to enjoy these rights; inviolable, for any violation means to strip people of their human dignity; inalienable, for no one is permitted to strip off these others' rights.
The political power, handed over to the authorities by the people, is to facilitate a favourable legal condition and environment for the implementation of human rights, not to be dispensed at the authorities own will. Therefore, “to ensure human rights be actually recognized, respected, protected, and guaranteed by the government and the society in accordance with the law and the constitution” (Article 15), we see the need to clarify a few things.
The Draft asserts freedom of speech (Article 26), of artistic and literary creation (Article 43), of freedom of religion and belief (Article 25). However, from the beginning, the Draft already asserts the ruling party is "the leading force of the government and society to ensure Marxist-Leninist doctrine and Ho Chi Minh's ideology to be the ideological foundation in all aspects of the society’s life” (Article 4). If so, how do we suppose to understand and implement the rights to free speech and to artistic and literary creation, since our thoughts must be framed in a specific doctrine? Similarly, how do we understand and implement our rights to freedom of religion and belief, since Marxism-Leninism is atheism itself. Are these rights only privileges bestowed on the people whenever or wherever, not such universal, inviolable, and inalienable rights? The Constitution needs to eliminate those inconsistencies and irrationalities so that it may be convincing and capable to win people's hearts.
In reality, imposing a single ideology to the whole nation would only impede creativity of the Vietnamese people. This is one of the biggest reasons leading to stagnant and slow progress of the country in many fields: education, science and technology, culture and fine arts. Should a foundation of the society be needed, we think it must be the rich traditional culture of Vietnamese people, not any other ideologies. Such cultural tradition has been formed throughout centuries and has helped Vietnamese people in founding and developing our country, building a humane lifestyle. That very culture is the foundation of the social life of the people of Vietnam on which new ideas may and should be welcomed to flourish but not to replace our cultural tradition. Only so we can hope to be able to preserve and promote national identity amid the rapid changes of today's era of globalization
We therefore suggest:
1. The Constitution needs to clearly determine: that everyone is free and equal in terms of dignity and rights. Human rights are those which are connected to human dignity, thus are the rights that are universal, inviolable and inalienable.
2. Take national tradition of the people to be the foundation to organize and manage the society.
3. Clearly indicates right to life (comparing with Article 21 of The Draft): everyone has the inalienable right to life. No one have the right to take others' lives, from conception to death. The government has the duty to protect life. Everyone has the right to protect his/her own life, as long as it doesn't jeopardize others.
4. Clearly indicates the freedom of speech (comparing with Article 26 of the Draft): everyone have the right to think, to express their views and beliefs.
5. Clearly indicates the freedom of religion (comparing with Article 25 of the Draft): Everyone has the right to religion and belief. This right would include freedom to follow or not to follow any religion, freedom to practice religious rituals, individually or collectively. Neither any religion nor doctrine can be imposed over the people of Vietnam. The government would not spread negative propaganda against religions, interfere with religious internal affairs such as training, ordaining, transferring, separating or merging... All religious organizations are at their liberty to carry out social activities in education and health care.
II. Sovereignty of the people
Political authority is necessary to manage the society, but people as a whole must be truly the sovereigns of the country. The citizens of the country give the rights to carry out this authority to those who are competent, devoted, and legally elected as their representatives, disregarding that these individuals belong to a particular political party or not. Only in this case, we can have the juridical government "of the people, by the people and for the people" (see Preamble). Therefore, the freedom of self-nomination of each citizen is an essential requirement in a democratic, civilized, and healthy society. Meanwhile, elections must be conducted fairly and freely on a periodic basis within a framework of laws guaranteeing the effective exercise of voting rights is a necessary requirement, for the people to pick representatives whom they trust. The people themselves have the right to evaluate the competency of those whom they elected, and if necessary, they also have the right to replace those representatives.
We therefore suggest:
1. The Constitution has to highlight the sovereignty of the people, i.e. should not only be a theoretical clause but rather be demonstrated in particular articles of the Constitution, and be implementable in reality.
The Draft asserts: "All power of the state belongs to the people with the foundation is the alliance between the peasantry and the intelligentsia "(Article 2). But in reality, workers, farmers and intellectuals are social components that have suffered most injustices in society. Reality shows that the assertion of sovereignty of the people only on paper and in theory.
2. To respect the sovereignty of the people, the Constitution should not and cannot categorically assert the leadership of any political party, as the subject of political authority is the people themselves, and the people give this authority to those they trust by elections. The elected individuals have to take responsibility for what they do before the people, they cannot simply be a vague collective body and in the end no one takes responsibility for anything.
3. The current Constitution only recognizes the right to use land, not the right to own land of citizens. This has caused many serious abuses and injustice. Therefore, the new Constitution should recognize the right to land ownership by citizens and private organizations like the vast majority of countries around the world do.
4. The Constitution must respect the right to participate in the governmental system at all levels, of all citizens, regardless of their social class, ethnicity, religion
III Enforcement of political authority
Political power that the people give to the authorities are divided into legislative, executive and judicial ones. For this authority to be implemented correctly and efficiently, it needs a legitimate independence of each side and to be for the interest of the entire society. In reality, Vietnam over the years has none of this independence, leading to abuses and misuses of power, causing too much injustice and degradation in many aspects: economic, social, moral. In the end, poor people have to be burdened with the consequences and Vietnam, until now still be viewed as an underdeveloped country.
The root cause for this is the fact that there has been no distinction between the ruling party and the juridical government. This is shown right in the content of the 1992 Constitution, and the Draft continues to follow along the line.
On one hand, Article 74 asserts the Congress is "the governmental body with highest authority", on the other hand Article 4 asserts the ruling party is “the leading force of the government and society." So who is leading whom? Is it true Congress is only a tool of the ruling party? If so, what meaning does people's election of the National Assembly bear? A truly free election or just a democratic formality?
The Draft also spent many long chapters to talk about the National Assembly (Article 74-90), the President (Article 91-98), the Government and the Prime minister (99-106). However there has been nothing about the Secretary General of the ruling party. In reality the Secretary General is actually is the highest authority according to the Draft, the ruling party is "the leading force of the Government and society" (Article 4)! If so, is the party above and beyond the law, not bound by the law? If the ruling party leads both the government and society, then what are the needs for the parliament and the courts?
The above analysis demonstrates the inconsistencies and irrationalities right in the content of the Constitution. This irrationality leads to injustices, social instabilities, and deterrence to a healthy and stable development of the country.
We therefore suggest:
1. To overcome the unreasonableness in the structure of The Constitution, we need to eradicate any privileges of any political parties, meanwhile emphasize the role of the National Assembly, "the highest governmental authority ", voted by the people and is the true representative of the people, not a tool to any ruling party.
2. To determine the independency of the legislative, executive and judicial authorities, we need to provide legal basis for the implementation of those rights more effectively and independently
Conclusion:
Our assessments and suggestions are only to contribute to formation of a Constitution that is reasonable and suitable for the people.
We wish all the people of Vietnam would be actively contributing to the revision of the Constitution to serve the comprehensive and stable development of the people of Vietnam
The Archbishopric of Hanoi, Mar 01, 2013
Translated from Vietnamese by VietCatholic Network
Promulgation of Decrees by Congregation for Causes of Saints
ViS
13:21 28/03/2013
Vatican City, 28 March 2013 (VIS) – Yesterday, Wednesday 27 March 2013, the Holy Father received in audience Cardinal Angelo Amato S.D.B., prefect of the Congregation for the Causes of Saints. During the course of the audience the pontiff authorised the dicastery to promulgate the decrees concerning the following causes::
MIRACLE
- attributed to the intercession of the Venerable Servant of God Maria Theresia Bonzel (nee Regina Christine Wilhelmine Bonzel), foundress of the Sisters of St. Francis of Perpetual Adoration in Olpe, Germany. Born in Olpe on 17 September 1830 and died there on 6 February 1905.
MARTYRDOM
- Servant of God Manuel Basulto y Jimenez, bishop of Jaen, Spain, and five Companions; killed in hatred of the faith in Spain between 1936 and 1937.
- Servant of God Jose Maximo Moro Briz and four Companions, priests of the Diocese of Avila, Spain; killed in hatred of the faith in Spain in 1936.
- Servant of God Vladimir Ghika, priest of the archdiocese of Bucharest, Romania. Born in Istanbul, Turkey on 25 December 1873 and killed in hatred of the faith in Bucharest on 16 May 1954.
- Servant of God Joaquin Jovani Marin and 14 Companions from the Diocesan Labourer Priests of the Sacred Heart of Jesus; killed in hatred of the faith in Spain between 1936 and 1938.
- Servant of God Andres from Palazuelo (ne Miguel Francisco Gonzalez-Diez Gonzalez-Nunez), professed priest of the Order of Capuchin Friars Minor, and 31 Companions; killed in hatred of the faith in Spain between 1936 and 1937.
- Servant of God Giuseppe Girotti, professed priest of the Order of Preachers. Born in Alba, Italy, on 19 July 1905 and killed in hatred of the faith in Dachau, Germany, in 1945.
- Servant of God Stefano Sandor, professed religious of the Salesians of Don Bosco. Born in Szolnok, Hungary, on 26 October 1914 and killed in hatred of the faith in Budapest, Hungary, on 8 June 1953.
- Servant of God Rolando Rivi, seminarian of the diocese of Reggio Emilia-Guastalla. Born in Castellarano, Italy, on 7 January 1931 and killed in hatred of the faith in Piane di Monchio, Italy, on 13 April 1945.
HEROIC VIRTUES
- Servant of God Eladio Mozas Santamera, diocesan priest and founder of the Josephine Sisters of the Most Holy Trinity. Born in Miedes de Atienza, Spain, on 18 February 1837 and died in Plasencia, Spain, on 18 March 1897.
- Servant of God Manuel Aparici Navarro, diocesan priest. Born in Madrid, Spain, on 11 December 1902 and died there on 28 August 1964.
- Servant of God Moises Lira Serafin, professed priest of the Missionaries of the Holy Spirit and founder of the Missionaries of Charity of Mary Immaculate. Born in Zacatlan, Mexico, on 16 September 1893 and died in Mexico City, Mexico on 25 June 1950.
- Servant of God Generoso of the Crucified (ne Angelo Fontanarosa), professed priest of the Congregation of the Passion of Jesus Christ. Born in Vetralla, Italy, on 6 November 1881 and died in Mascalucia, Italy, on 9 January 1966.
- Servant of God Olinto Marella, diocesan priest. Born in Pallestrina, Italy, on 14 June 1882 and died in San Lazzaro di Savena, Italy, on 6 September 1969.
- Servant of God Antoine Kowalczyk, lay brother of the Missionary Oblates of Mary Immaculate. Born in Dzierzanow, Poland, on 04 June 1866 and died in Edmonton, Canada on 10 July 1947.
- Servant of God Silvia Cardoso Ferreiro da Silva, laywoman. Born in Pacos de Ferreira, Portugal, on 26 July 1882 and died there on 2 November 1950.
MIRACLE
- attributed to the intercession of the Venerable Servant of God Maria Theresia Bonzel (nee Regina Christine Wilhelmine Bonzel), foundress of the Sisters of St. Francis of Perpetual Adoration in Olpe, Germany. Born in Olpe on 17 September 1830 and died there on 6 February 1905.
MARTYRDOM
- Servant of God Manuel Basulto y Jimenez, bishop of Jaen, Spain, and five Companions; killed in hatred of the faith in Spain between 1936 and 1937.
- Servant of God Jose Maximo Moro Briz and four Companions, priests of the Diocese of Avila, Spain; killed in hatred of the faith in Spain in 1936.
- Servant of God Vladimir Ghika, priest of the archdiocese of Bucharest, Romania. Born in Istanbul, Turkey on 25 December 1873 and killed in hatred of the faith in Bucharest on 16 May 1954.
- Servant of God Joaquin Jovani Marin and 14 Companions from the Diocesan Labourer Priests of the Sacred Heart of Jesus; killed in hatred of the faith in Spain between 1936 and 1938.
- Servant of God Andres from Palazuelo (ne Miguel Francisco Gonzalez-Diez Gonzalez-Nunez), professed priest of the Order of Capuchin Friars Minor, and 31 Companions; killed in hatred of the faith in Spain between 1936 and 1937.
- Servant of God Giuseppe Girotti, professed priest of the Order of Preachers. Born in Alba, Italy, on 19 July 1905 and killed in hatred of the faith in Dachau, Germany, in 1945.
- Servant of God Stefano Sandor, professed religious of the Salesians of Don Bosco. Born in Szolnok, Hungary, on 26 October 1914 and killed in hatred of the faith in Budapest, Hungary, on 8 June 1953.
- Servant of God Rolando Rivi, seminarian of the diocese of Reggio Emilia-Guastalla. Born in Castellarano, Italy, on 7 January 1931 and killed in hatred of the faith in Piane di Monchio, Italy, on 13 April 1945.
HEROIC VIRTUES
- Servant of God Eladio Mozas Santamera, diocesan priest and founder of the Josephine Sisters of the Most Holy Trinity. Born in Miedes de Atienza, Spain, on 18 February 1837 and died in Plasencia, Spain, on 18 March 1897.
- Servant of God Manuel Aparici Navarro, diocesan priest. Born in Madrid, Spain, on 11 December 1902 and died there on 28 August 1964.
- Servant of God Moises Lira Serafin, professed priest of the Missionaries of the Holy Spirit and founder of the Missionaries of Charity of Mary Immaculate. Born in Zacatlan, Mexico, on 16 September 1893 and died in Mexico City, Mexico on 25 June 1950.
- Servant of God Generoso of the Crucified (ne Angelo Fontanarosa), professed priest of the Congregation of the Passion of Jesus Christ. Born in Vetralla, Italy, on 6 November 1881 and died in Mascalucia, Italy, on 9 January 1966.
- Servant of God Olinto Marella, diocesan priest. Born in Pallestrina, Italy, on 14 June 1882 and died in San Lazzaro di Savena, Italy, on 6 September 1969.
- Servant of God Antoine Kowalczyk, lay brother of the Missionary Oblates of Mary Immaculate. Born in Dzierzanow, Poland, on 04 June 1866 and died in Edmonton, Canada on 10 July 1947.
- Servant of God Silvia Cardoso Ferreiro da Silva, laywoman. Born in Pacos de Ferreira, Portugal, on 26 July 1882 and died there on 2 November 1950.
Pope includes women for first time in Holy Thursday rite
ViS
18:04 28/03/2013
ROME - Two young women were among 12 people whose feet Pope Francis washed and kissed at a traditional ceremony in a Rome youth prison on Holy Thursday, the first time a pontiff has included females in the rite.
The pope traveled to the Casal del Marmo prison on Rome's outskirts for the traditional Mass, which commemorates Jesus's gesture of humility towards his apostles the night before he died.
The ceremony has been traditionally limited to men because all of Jesus' apostles were male. The Vatican spokesman said two of the 12 whose feet were washed were Muslim inmates.
While the former Cardinal Jorge Bergoglio included women in the rite when he was archbishop of Buenos Aires, it was the first time women had taken part in a papal Holy Thursday ceremony.
Taking the ceremony to a youth prison was also a papal first and Francis, who was elected only two weeks ago, said he wanted to be closer to those who were suffering.
All popes in living memory have held the service either in St. Peter's or the Basilica of St. John in Lateran, which is the pope's cathedral church in his capacity as bishop of Rome.
In a brief, unscripted homily, the pope told the young inmates that everyone, including him, had to be in the service of others.
"It is the example of the Lord. He was the most important but he washed the feet of others. The most important must be at the service of others," he said.
At a Mass in the Vatican on Thursday morning, Francis urged Catholic priests to devote themselves to helping the poor and suffering instead of worrying about careers as Church "managers".
His homily at his first Holy Thursday service as Roman Catholic leader was the latest sign since his surprise election two weeks ago of his determination that the 1.2 billion-member Church should be closer to the poor.
"We need to go out, then, in order to experience our own anointing (as priests).. . to the outskirts where there is suffering, bloodshed, blindness that longs for sight, and prisoners in thrall to many evil masters," he said during a Mass in St. Peter's Basilica.
The ceremony has been traditionally limited to men because all of Jesus' apostles were male. The Vatican spokesman said two of the 12 whose feet were washed were Muslim inmates.
While the former Cardinal Jorge Bergoglio included women in the rite when he was archbishop of Buenos Aires, it was the first time women had taken part in a papal Holy Thursday ceremony.
Taking the ceremony to a youth prison was also a papal first and Francis, who was elected only two weeks ago, said he wanted to be closer to those who were suffering.
All popes in living memory have held the service either in St. Peter's or the Basilica of St. John in Lateran, which is the pope's cathedral church in his capacity as bishop of Rome.
In a brief, unscripted homily, the pope told the young inmates that everyone, including him, had to be in the service of others.
"It is the example of the Lord. He was the most important but he washed the feet of others. The most important must be at the service of others," he said.
At a Mass in the Vatican on Thursday morning, Francis urged Catholic priests to devote themselves to helping the poor and suffering instead of worrying about careers as Church "managers".
His homily at his first Holy Thursday service as Roman Catholic leader was the latest sign since his surprise election two weeks ago of his determination that the 1.2 billion-member Church should be closer to the poor.
"We need to go out, then, in order to experience our own anointing (as priests).. . to the outskirts where there is suffering, bloodshed, blindness that longs for sight, and prisoners in thrall to many evil masters," he said during a Mass in St. Peter's Basilica.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Truyền Dầu GP Phan Thiết: Linh mục, cuộc đời mắc nợ
Hồng Hương
00:23 28/03/2013
Lễ truyền dầu GP Phan thiết tại Gx Long Hương
Hôm nay thứ tư Tuần Thánh 27/04/2013, Thánh Lễ Truyền Dầu – lần đầu được tổ chức tại Giáo hạt Bắc Tuy. Giáo xứ Long Hương, miền nắng gió xa xôi nhất của Giáo phận Phan Thiết rộn ràng đón tiếp Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Phaolô, linh mục đoàn và khá đông tu sĩ, chủng sinh, Hội đồng Mục vụ giáo xứ trên khắp giáo phận Phan Thiết về tham dự thánh lễ.
Xem hình ảnh
Cha Hạt trưởng Bắc Tuy thay mặt cho toàn thể Giáo hạt chào mừng Quý Đức Cha, đoàn đồng tế và cộng đoàn. Giáo hạt Bắc Tuy trải dài trên 2 huyện Bắc Bình và Tuy Phong gồm 6 giáo xứ, 6 giáo họ với con số 11.000 ngàn giáo dân.
Đức Giám Mục mở đầu thánh lễ bằng việc nói lên ý nghĩa của ngày lễ Truyền Dầu: việc thánh hiến Dầu Thánh để dùng vào việc cử hành bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Truyền chức Thánh, cung hiến bàn thờ và nhà thờ; làm phép dầu dự tòng và dầu bệnh nhân. Thánh lễ này cũng diễn tả sự hiệp thông chặt chẽ giữa Giám mục và Linh mục đoàn của mình, và cũng cho thấy chức tư tế viên mãn của Giám mục.
Đức Cha Giuse trong bài giảng chia sẻ về hình ảnh của Linh Mục – một cuộc đời mắc nợ: Nợ Thiên Chúa lễ hiến dâng; Nợ Giáo Hội đời phục vụ; Nợ muôn người lời rao giảng.
Sau bài giảng, các Linh mục đã đứng lên lặp lại lời hứa khi chịu chức linh mục trước mặt Giám mục của mình và trước mặt toàn thể dân thánh Chúa. Sau lời hứa, Đức Giám mục mời gọi cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho các Linh mục, để các ngài luôn là những thừa tác viên trung thành của Chúa Ki-tô linh mục Thượng phẩm.
Phần phụng vụ Thánh Thể được bắt đầu với việc rước các bình Dầu và lễ vật ra bàn thờ. Cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, Đức Giám Mục làm phép dầu Bệnh Nhân (OI). Sau lời nguyện Hiệp lễ, Đức Giám Mục đã làm phép dầu Dự Tòng (OS) và thánh hiến Dầu Thánh (SC). Sau cùng, Đức Giám Mục ban phép lành cho cộng đoàn và nhắn nhủ các linh mục về việc sử dụng, tôn kính và gìn giữ cẩn thận Dầu Thánh.
Đại diện giáo xứ Long Hương thay mặt giáo dân trong hạt Bắc Tuy dâng lời tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha và cộng đoàn đã mang niềm vui và sự hiệp thông đến với giáo hạt xa xôi này qua Thánh lễ Truyền Dầu long trọng và sốt sắng.
LINH MỤC, MỘT CUỘC ĐỜI MẮC NỢ
Bài giảng Lễ Dầu GP Phan Thiết 2013
ĐGM Giuse Vũ Duy Thống
Trong Năm Đức Tin, mỗi lần nghĩ về đời linh mục, tôi như bị quay cuồng với những lời cật vấn từ nhiều phía: từ phía Thiên Chúa; từ phía Giáo Hội; và từ phía anh chị em lương dân. Rồi từ lời cật vấn đến cố gắng tìm lời giải đáp đã dần dà hình thành trong tôi một hình ảnh về đời linh mục, không giống hình ảnh từ truyền thống công giáo là “Chúa Kitô khác”, cũng chẳng giống hình ảnh từ văn hóa Á châu là “con người của linh thánh”, mà là một hình ảnh có vẻ đời hơn và cũng thời sự hơn, đó là: linh mục, một cuộc đời mắc nợ. Hôm nay, lễ Truyền Dầu, cũng là ngày sinh nhật của mọi linh mục, xin chia sẻ với cộng đoàn về món nợ một đời này.
1. Nợ Thiên Chúa lễ hiến dâng
Theo nhãn giới của thư Do Thái, linh mục là người được chọn giữa thế gian để dành riêng cho Chúa và thuộc trọn về Chúa. “Để là hòn đất, cất lên là bụt”, linh mục luôn ý thức tự bản chất, mình chỉ là con người bình thường với một cuộc đời bình thường như muôn ngàn người bình thường khác, vì mình cũng là con cháu Adong, bởi đất mà ra; nhưng từ ngày được bàn tay của Chúa yêu thương đụng chạm đến, mình không còn như trước đây nữa mà đã được cất lên, trở thành con người mới trong một thiên chức mới với một sứ mạng mới. Khi Chúa cất một người lên làm linh mục thì không do tài năng công cán của người ấy, mà hoàn toàn do ơn tuyển chọn của Chúa mà thôi, đến nỗi linh mục cả đời chẳng bao giờ hiểu nổi tại sao Chúa lại chọn mình, mà không chọn người khác nhiều khi hoàn hảo hơn mình. Đó là một huyền nhiệm. Chính vì thế, linh mục trong thánh chức luôn cảm nhận nơi mình sự bất xứng và càng cảm nhận mình bất xứng bao nhiêu càng thấy mình mắc nợ ơn Chúa bấy nhiêu.
Đây không phải là nợ nần cân đong đo đếm của trật tự xã hội, mà là đền đáp tình yêu của trật tự thiêng liêng. Nợ nần xã hội có thể trả, nhưng nợ nần thiêng liêng như trong ơn gọi linh mục thì chỉ có một cách đáp đền khả dĩ là đem hết cuộc đời mình ra mà thanh thỏa. Nếu Chúa yêu thương đã chọn tôi trở nên “người phân phát các mầu nhiệm thánh”, thì tôi, nói theo kiểu thánh Augustinô, cũng phải từng ngày “trở nên điều mình là” để đáp lại tình yêu của Chúa, không phải một vài lần như trong dịp mở tay hoặc kỷ niệm ngân khánh kim khánh, mà là mọi ngày trong suốt cuộc đời linh mục. Liên kết với Chúa Kitô, trở nên giống Người một cách trọn vẹn chính là món nợ hiến dâng làm nên ý nghĩa đời sống linh mục.
2. Nợ Giáo Hội đời phục vụ
Nhưng linh mục không phải là siêu nhân không rõ gốc nguồn, mà là những con người thuộc về một Giáo Hội địa phương nhất định có giấy tờ minh chứng đường hoàng. Không chứng minh được về phương diện này thì chắc là linh mục giả rồi. Chính Giáo Hội địa phương là nơi cưu mang mình, là nơi mình nhập tịch và cũng là nơi mình ra công phục vụ. Nếu món nợ thiêng liêng là đáp trả tình yêu của Chúa dành cho mình, thì món nợ mục vụ chính là trả đáp tình thương của Giáo Hội tuyển chọn mình. Không phải vô tình mà ngay trong lễ truyền chức phó tế, cấp đầu tiên của hàng giáo sĩ, lời thẩm vấn đã lấy Chúa Giêsu, Đấng đến “không để được phục vụ mà để phục vụ”, ra làm gương mẫu, mà hữu ý cho thấy hình ảnh linh mục ngay trong bước khởi đầu giữa lòng Giáo Hội phải là con người của phục vụ.
Trong thánh lễ này, có phần “lặp lại lời hứa linh mục” qua đó các linh mục tái cam kết trung thành phục vụ Giáo Hội qua những nhiệm vụ được trao phó. Quả là một nghi thức cảm động làm nên ý nghĩa ngày sinh nhật của chức linh mục. Cam kết trước mặt giáo dân, linh mục hiểu mình là người phục vụ dân Chúa, cách riêng cộng đoàn được trao phó cho mình; cam kết cùng với linh mục đoàn, linh mục hiểu hơn về tình hiệp thông, bác ái và liên đới giữa các linh mục trong chương trình mục vụ chung của giáo phận; còn cam kết vào Thứ Năm Tuần Thánh lại là dịp đặc biệt để linh mục là môn đệ Chúa Kitô hiểu thêm sâu sắc về gốc nguồn thánh chức cũng như về gương sống phục vụ của Thầy chí thánh, Đấng có tình yêu lớn là dám sống dám chết cho những người mình yêu. Nếu nợ Thiên Chúa phải có trọn đời để trả, thì nợ Giáo Hội bằng việc phục vụ cũng đòi cả một kiếp để trang trải mới có thể xong mình.
3. Nợ muôn người lời rao giảng
Mục đích của ơn gọi linh mục, theo nhãn giới của Phúc Âm thánh Marcô, có hai mặt là “để ở lại với Chúa”, sống trong tình thân của Ngài và “để Ngài sai đi rao giảng Tin Mừng”, vì thế cùng với hai món nợ không thể sao nhãng với Chúa và với Giáo Hội, linh mục còn mắc nợ mọi người trong đó có cả lương dân, lời truyền rao chân lý cứu độ. Tất nhiên đối với các linh mục giáo phận, việc chăm sóc mục vụ cho các tín hữu, ngoan đạo hay bê bối đạo đi nữa, tự nó đã hàm chứa sứ mạng loan báo Tin Mừng rồi, nhưng bởi vì lương dân sống trong phạm vi ranh giới một giáo xứ cũng thuộc trách nhiệm quản sóc của vị quản xứ nơi đó, nên linh mục lại có thêm khoản nợ nữa: nợ lương dân lời rao giảng Phúc Âm. Món nợ này, thú thực, ít khi được nhắc đến; đôi khi bị quên, bị xù; hoặc thường khi được trang trải nhẹ nhàng dưới hình thức gián tiếp của những công tác bác ái, kiểu cứu trợ khi gặp thiên tai, cung cấp học bổng cho học sinh thiếu thốn, chẩn bệnh phát thuốc cho bệnh nhân nghèo không phân biệt lương giáo…
Nhưng nợ vẫn cứ là nợ thôi. Chúa Giêsu ngày xưa được xức dầu thánh hiến và được sai đi rao giảng Tin Mừng, các linh mục ngày nay cũng thế, khi đã được xức dầu trong lễ truyền chức để trở thành linh mục cũng là lúc nhận lấy sứ mạng giảng truyền Phúc Âm, và đến khi nhận bài sai của giám mục để trở thành chủ chăn riêng của một nơi, cũng là lúc bắt đầu mang công nợ truyền giáo cho mọi người trong địa sở của mình. Nghi thức làm phép dầu bệnh nhân, dầu dự tòng và dầu thánh trong thánh lễ hôm nay là một gợi ý tốt. Ba loại dầu đều được linh mục sử dụng để cử hành các bí tích, trực tiếp trong tư cách là thừa tác viên phân phát các mầu nhiệm thánh, nhưng gián tiếp trong tư cách là sứ giả loan báo Tin Mừng cho mọi người. Mong rằng khi cử hành các bí tích liên quan đến ba loại dầu này, linh mục trong nhãn giới truyền giáo, cũng ý thức trang trải phần nào khoản nợ thuộc về sứ mạng đời mình.
Tóm lại, nghĩ về đời linh mục với những khoản nợ không có ý làm giảm niềm vui tạ ơn của thánh lễ hôm nay, mà chỉ muốn bổ sung cuộc rà soát lại nghĩa hiến dâng đời linh mục trong Năm Đức Tin. Xin cho mỗi linh mục, khi ý thức về hồng ân thánh hiến, không bao giờ quên món nợ trường kỳ, để qua nhiệm vụ chu toàn, cũng đón nhận được bình an và hạnh phúc vốn là món quà Chúa dành cho những tôi tớ trung thành. “Ôi linh mục, một cuộc đời mắc nợ! Đến bao giờ mới trả hết cho xong. Ôi linh mục, phận người thật long đong! Nợ ngoài trong từ thuở tiến lên bàn thờ” (thơ LM. Trương Đình Hiền). Xin cộng đoàn cũng thêm lời cầu nguyện cho linh mục.
Hôm nay thứ tư Tuần Thánh 27/04/2013, Thánh Lễ Truyền Dầu – lần đầu được tổ chức tại Giáo hạt Bắc Tuy. Giáo xứ Long Hương, miền nắng gió xa xôi nhất của Giáo phận Phan Thiết rộn ràng đón tiếp Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Phaolô, linh mục đoàn và khá đông tu sĩ, chủng sinh, Hội đồng Mục vụ giáo xứ trên khắp giáo phận Phan Thiết về tham dự thánh lễ.
Xem hình ảnh
Cha Hạt trưởng Bắc Tuy thay mặt cho toàn thể Giáo hạt chào mừng Quý Đức Cha, đoàn đồng tế và cộng đoàn. Giáo hạt Bắc Tuy trải dài trên 2 huyện Bắc Bình và Tuy Phong gồm 6 giáo xứ, 6 giáo họ với con số 11.000 ngàn giáo dân.
Đức Giám Mục mở đầu thánh lễ bằng việc nói lên ý nghĩa của ngày lễ Truyền Dầu: việc thánh hiến Dầu Thánh để dùng vào việc cử hành bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Truyền chức Thánh, cung hiến bàn thờ và nhà thờ; làm phép dầu dự tòng và dầu bệnh nhân. Thánh lễ này cũng diễn tả sự hiệp thông chặt chẽ giữa Giám mục và Linh mục đoàn của mình, và cũng cho thấy chức tư tế viên mãn của Giám mục.
Đức Cha Giuse trong bài giảng chia sẻ về hình ảnh của Linh Mục – một cuộc đời mắc nợ: Nợ Thiên Chúa lễ hiến dâng; Nợ Giáo Hội đời phục vụ; Nợ muôn người lời rao giảng.
Sau bài giảng, các Linh mục đã đứng lên lặp lại lời hứa khi chịu chức linh mục trước mặt Giám mục của mình và trước mặt toàn thể dân thánh Chúa. Sau lời hứa, Đức Giám mục mời gọi cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho các Linh mục, để các ngài luôn là những thừa tác viên trung thành của Chúa Ki-tô linh mục Thượng phẩm.
Phần phụng vụ Thánh Thể được bắt đầu với việc rước các bình Dầu và lễ vật ra bàn thờ. Cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, Đức Giám Mục làm phép dầu Bệnh Nhân (OI). Sau lời nguyện Hiệp lễ, Đức Giám Mục đã làm phép dầu Dự Tòng (OS) và thánh hiến Dầu Thánh (SC). Sau cùng, Đức Giám Mục ban phép lành cho cộng đoàn và nhắn nhủ các linh mục về việc sử dụng, tôn kính và gìn giữ cẩn thận Dầu Thánh.
Đại diện giáo xứ Long Hương thay mặt giáo dân trong hạt Bắc Tuy dâng lời tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha và cộng đoàn đã mang niềm vui và sự hiệp thông đến với giáo hạt xa xôi này qua Thánh lễ Truyền Dầu long trọng và sốt sắng.
LINH MỤC, MỘT CUỘC ĐỜI MẮC NỢ
Bài giảng Lễ Dầu GP Phan Thiết 2013
ĐGM Giuse Vũ Duy Thống
Trong Năm Đức Tin, mỗi lần nghĩ về đời linh mục, tôi như bị quay cuồng với những lời cật vấn từ nhiều phía: từ phía Thiên Chúa; từ phía Giáo Hội; và từ phía anh chị em lương dân. Rồi từ lời cật vấn đến cố gắng tìm lời giải đáp đã dần dà hình thành trong tôi một hình ảnh về đời linh mục, không giống hình ảnh từ truyền thống công giáo là “Chúa Kitô khác”, cũng chẳng giống hình ảnh từ văn hóa Á châu là “con người của linh thánh”, mà là một hình ảnh có vẻ đời hơn và cũng thời sự hơn, đó là: linh mục, một cuộc đời mắc nợ. Hôm nay, lễ Truyền Dầu, cũng là ngày sinh nhật của mọi linh mục, xin chia sẻ với cộng đoàn về món nợ một đời này.
1. Nợ Thiên Chúa lễ hiến dâng
Theo nhãn giới của thư Do Thái, linh mục là người được chọn giữa thế gian để dành riêng cho Chúa và thuộc trọn về Chúa. “Để là hòn đất, cất lên là bụt”, linh mục luôn ý thức tự bản chất, mình chỉ là con người bình thường với một cuộc đời bình thường như muôn ngàn người bình thường khác, vì mình cũng là con cháu Adong, bởi đất mà ra; nhưng từ ngày được bàn tay của Chúa yêu thương đụng chạm đến, mình không còn như trước đây nữa mà đã được cất lên, trở thành con người mới trong một thiên chức mới với một sứ mạng mới. Khi Chúa cất một người lên làm linh mục thì không do tài năng công cán của người ấy, mà hoàn toàn do ơn tuyển chọn của Chúa mà thôi, đến nỗi linh mục cả đời chẳng bao giờ hiểu nổi tại sao Chúa lại chọn mình, mà không chọn người khác nhiều khi hoàn hảo hơn mình. Đó là một huyền nhiệm. Chính vì thế, linh mục trong thánh chức luôn cảm nhận nơi mình sự bất xứng và càng cảm nhận mình bất xứng bao nhiêu càng thấy mình mắc nợ ơn Chúa bấy nhiêu.
Đây không phải là nợ nần cân đong đo đếm của trật tự xã hội, mà là đền đáp tình yêu của trật tự thiêng liêng. Nợ nần xã hội có thể trả, nhưng nợ nần thiêng liêng như trong ơn gọi linh mục thì chỉ có một cách đáp đền khả dĩ là đem hết cuộc đời mình ra mà thanh thỏa. Nếu Chúa yêu thương đã chọn tôi trở nên “người phân phát các mầu nhiệm thánh”, thì tôi, nói theo kiểu thánh Augustinô, cũng phải từng ngày “trở nên điều mình là” để đáp lại tình yêu của Chúa, không phải một vài lần như trong dịp mở tay hoặc kỷ niệm ngân khánh kim khánh, mà là mọi ngày trong suốt cuộc đời linh mục. Liên kết với Chúa Kitô, trở nên giống Người một cách trọn vẹn chính là món nợ hiến dâng làm nên ý nghĩa đời sống linh mục.
2. Nợ Giáo Hội đời phục vụ
Nhưng linh mục không phải là siêu nhân không rõ gốc nguồn, mà là những con người thuộc về một Giáo Hội địa phương nhất định có giấy tờ minh chứng đường hoàng. Không chứng minh được về phương diện này thì chắc là linh mục giả rồi. Chính Giáo Hội địa phương là nơi cưu mang mình, là nơi mình nhập tịch và cũng là nơi mình ra công phục vụ. Nếu món nợ thiêng liêng là đáp trả tình yêu của Chúa dành cho mình, thì món nợ mục vụ chính là trả đáp tình thương của Giáo Hội tuyển chọn mình. Không phải vô tình mà ngay trong lễ truyền chức phó tế, cấp đầu tiên của hàng giáo sĩ, lời thẩm vấn đã lấy Chúa Giêsu, Đấng đến “không để được phục vụ mà để phục vụ”, ra làm gương mẫu, mà hữu ý cho thấy hình ảnh linh mục ngay trong bước khởi đầu giữa lòng Giáo Hội phải là con người của phục vụ.
Trong thánh lễ này, có phần “lặp lại lời hứa linh mục” qua đó các linh mục tái cam kết trung thành phục vụ Giáo Hội qua những nhiệm vụ được trao phó. Quả là một nghi thức cảm động làm nên ý nghĩa ngày sinh nhật của chức linh mục. Cam kết trước mặt giáo dân, linh mục hiểu mình là người phục vụ dân Chúa, cách riêng cộng đoàn được trao phó cho mình; cam kết cùng với linh mục đoàn, linh mục hiểu hơn về tình hiệp thông, bác ái và liên đới giữa các linh mục trong chương trình mục vụ chung của giáo phận; còn cam kết vào Thứ Năm Tuần Thánh lại là dịp đặc biệt để linh mục là môn đệ Chúa Kitô hiểu thêm sâu sắc về gốc nguồn thánh chức cũng như về gương sống phục vụ của Thầy chí thánh, Đấng có tình yêu lớn là dám sống dám chết cho những người mình yêu. Nếu nợ Thiên Chúa phải có trọn đời để trả, thì nợ Giáo Hội bằng việc phục vụ cũng đòi cả một kiếp để trang trải mới có thể xong mình.
3. Nợ muôn người lời rao giảng
Mục đích của ơn gọi linh mục, theo nhãn giới của Phúc Âm thánh Marcô, có hai mặt là “để ở lại với Chúa”, sống trong tình thân của Ngài và “để Ngài sai đi rao giảng Tin Mừng”, vì thế cùng với hai món nợ không thể sao nhãng với Chúa và với Giáo Hội, linh mục còn mắc nợ mọi người trong đó có cả lương dân, lời truyền rao chân lý cứu độ. Tất nhiên đối với các linh mục giáo phận, việc chăm sóc mục vụ cho các tín hữu, ngoan đạo hay bê bối đạo đi nữa, tự nó đã hàm chứa sứ mạng loan báo Tin Mừng rồi, nhưng bởi vì lương dân sống trong phạm vi ranh giới một giáo xứ cũng thuộc trách nhiệm quản sóc của vị quản xứ nơi đó, nên linh mục lại có thêm khoản nợ nữa: nợ lương dân lời rao giảng Phúc Âm. Món nợ này, thú thực, ít khi được nhắc đến; đôi khi bị quên, bị xù; hoặc thường khi được trang trải nhẹ nhàng dưới hình thức gián tiếp của những công tác bác ái, kiểu cứu trợ khi gặp thiên tai, cung cấp học bổng cho học sinh thiếu thốn, chẩn bệnh phát thuốc cho bệnh nhân nghèo không phân biệt lương giáo…
Nhưng nợ vẫn cứ là nợ thôi. Chúa Giêsu ngày xưa được xức dầu thánh hiến và được sai đi rao giảng Tin Mừng, các linh mục ngày nay cũng thế, khi đã được xức dầu trong lễ truyền chức để trở thành linh mục cũng là lúc nhận lấy sứ mạng giảng truyền Phúc Âm, và đến khi nhận bài sai của giám mục để trở thành chủ chăn riêng của một nơi, cũng là lúc bắt đầu mang công nợ truyền giáo cho mọi người trong địa sở của mình. Nghi thức làm phép dầu bệnh nhân, dầu dự tòng và dầu thánh trong thánh lễ hôm nay là một gợi ý tốt. Ba loại dầu đều được linh mục sử dụng để cử hành các bí tích, trực tiếp trong tư cách là thừa tác viên phân phát các mầu nhiệm thánh, nhưng gián tiếp trong tư cách là sứ giả loan báo Tin Mừng cho mọi người. Mong rằng khi cử hành các bí tích liên quan đến ba loại dầu này, linh mục trong nhãn giới truyền giáo, cũng ý thức trang trải phần nào khoản nợ thuộc về sứ mạng đời mình.
Tóm lại, nghĩ về đời linh mục với những khoản nợ không có ý làm giảm niềm vui tạ ơn của thánh lễ hôm nay, mà chỉ muốn bổ sung cuộc rà soát lại nghĩa hiến dâng đời linh mục trong Năm Đức Tin. Xin cho mỗi linh mục, khi ý thức về hồng ân thánh hiến, không bao giờ quên món nợ trường kỳ, để qua nhiệm vụ chu toàn, cũng đón nhận được bình an và hạnh phúc vốn là món quà Chúa dành cho những tôi tớ trung thành. “Ôi linh mục, một cuộc đời mắc nợ! Đến bao giờ mới trả hết cho xong. Ôi linh mục, phận người thật long đong! Nợ ngoài trong từ thuở tiến lên bàn thờ” (thơ LM. Trương Đình Hiền). Xin cộng đoàn cũng thêm lời cầu nguyện cho linh mục.
Lễ truyèn dầu tại TGP Huế
Trương Trí
11:30 28/03/2013
PHỦ CAM HUẾ - Sáng hôm nay, thứ Năm Tuần Thánh, mỗi Giáo phận chỉ có một Thánh lễ duy nhất tại Nhà thờ Chính tòa của Giáo phận. Tại Tổng Giáo phận Huế, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã chủ tế Thánh lễ và chủ sự Nghi thức làm phép Dầu Thánh, cùng đồng tế có Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Đức Đan Viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Quý Cha Hạt trưởng, Quý Cha Bề trên Dòng và toàn thể Quý Cha trong toàn Giáo phận. Tất cả các Hội Dòng Nam Nữ và cộng đoàn Dân Chúa cùng quy tụ về để hiệp dâng Thánh lễ một cách long trọng và sốt sắng.
Xem hình ảnh
Đúng 6 giờ sáng, đoàn rước với Thánh giá đèn hầu dẫn đầu, các Ban nghành đoàn thể nổi bật trong những bộ đồng phục: Hội dòng Phan sinh với màu nâu, các Mẹ Mônica với áo dài màu lục, Ban phục vụ Lễ tân với áo dài màu hồng, Hội Lêgiô Maria với màu thiên thanh, Hội ái hữu Nghĩa Binh Thánh Thể với đồng phục màu đỏ thắm, các Mẹ Anna với áo dài trắng, quý chức Hội đồng Giáo xứ với áo thụng xanh, quý thầy Đại Chủng sinh. Tất cả đều vinh dự đứng trong đoàn rước tiến vào Nhà thờ.
Dẫn đầu đoàn đồng tế là linh mục Antôn Nguyễn Văn Thăng trân trọng nâng cao cuốn Kinh Thánh. Đức Tổng Giám mục chủ tế vừa tiến vào Nhà thờ trong bầu khí trang nghiêm và long trọng vừa ban phép lành cho cộng đoàn.
Ca đoàn hôm nay do các thầy Đại Chủng sinh phụ trách, với những giọng Nam Trầm cất lên những bài kinh bằng tiếng Latinh tăng thêm phần long trọng của Thánh lễ.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng giám mục chủ tế nhắn nhủ: “Trong bầu khí sâu lắng và thánh thiện của Mùa Cha, nhất là của Tam nhật vượt qua, cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo phận quy tụ về Nhà thờ Chính tòa, để cử hành một Thánh lễ duy nhất cho buổi sáng hôm nay. Diễn tả sự hiệp nhất giữa mọi thành phần Dân Chúa quanh vị chủ chăn của mình…
Thánh lễ hôm nay cũng muốn đề cao chức tư tế thừa tác mà Chúa Giêsu đã thiết lập và trao ban cho các linh mục.
Cộng đoàn chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng Chúa Giêsu là Đấng đã được Chúa Thánh Thần xức dầu để trở thành linh mục thượng phẩm, hiến tế chính bản thân mình làm của lễ cứu chuộc nhân loại. Ngài còn thương thành lập Bí tích Truyền chức Thánh để trao ban chức linh mục thừa tác cho những người được kén chọn…”
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẽ: “Hôm nay, thứ Năm Tuần Thánh, ngày của tình yêu, ngày chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng Đức Giêsu Kitô, quà tặng tình yêu của Chúa Cha trao ban cho nhân loại: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời.”…
Trước mặt anh chị em là các linh mục của Giáo phận Huế, đây không phải là những con người xa lạ hay những siêu nhân, nhưng là con cái, là cháu chắt, là an hem, là bạn bè của anh chị em đấy thôi. Nói cách khác, các linh mục là những con người như mọi người, cũng mang một thân xác yếu hèn, nặng nề, cũng có những bất toàn và những giới hạn trong cuộc sống, và cũng là những con người tội lỗi cần đến ơn cứu độ và sự tha thứ của Thiên Chúa.
Mặc dầu là một người phàm như mọi người, nhưng một khi đã được kêu gọi, được xức dầu thánh hiến, thì linh mục phải trở thành con người của Thiên Chúa, phải vươn lên để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu là Đầu và là Mục tử. Đó chính là lý tưởng mà các linh mục được mời gọi noi theo mỗi ngày, nhưng đó cũng là chặng đường khó khăn mà con người linh mục phải phấn đấu, phải chấp nhận nhiều hy sinh từ bỏ để đạt được mục tiêu…”
Sau bài chia sẽ, Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục và cho chính Ngài, đồng thời trước vị chủ chăn của Giáo phận, các linh mục cùng lập lại lời tuyên hứa khi nhận chức linh mục.
Đại diện các linh mục rước các loại dầu, đại diện cộng đoàn dâng lễ vật là hoa màu do công sức của con người làm ra để dâng lên Thiên Chúa.
Tất cả linh mục đồng tế vây quanh bàn thờ, Đức Tổng Giám mục chủ sự nghi thức làm phép dầu, gồm có ba loại dầu: Dầu Bệnh nhân, Dầu Dự tong và Dầu Thánh được hòa với hương liệu.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục ban phép lành cho cộng đoàn trong niềm hân hoan đón chờ Đại lễ Phục sinh.
Xem hình ảnh
Đúng 6 giờ sáng, đoàn rước với Thánh giá đèn hầu dẫn đầu, các Ban nghành đoàn thể nổi bật trong những bộ đồng phục: Hội dòng Phan sinh với màu nâu, các Mẹ Mônica với áo dài màu lục, Ban phục vụ Lễ tân với áo dài màu hồng, Hội Lêgiô Maria với màu thiên thanh, Hội ái hữu Nghĩa Binh Thánh Thể với đồng phục màu đỏ thắm, các Mẹ Anna với áo dài trắng, quý chức Hội đồng Giáo xứ với áo thụng xanh, quý thầy Đại Chủng sinh. Tất cả đều vinh dự đứng trong đoàn rước tiến vào Nhà thờ.
Dẫn đầu đoàn đồng tế là linh mục Antôn Nguyễn Văn Thăng trân trọng nâng cao cuốn Kinh Thánh. Đức Tổng Giám mục chủ tế vừa tiến vào Nhà thờ trong bầu khí trang nghiêm và long trọng vừa ban phép lành cho cộng đoàn.
Ca đoàn hôm nay do các thầy Đại Chủng sinh phụ trách, với những giọng Nam Trầm cất lên những bài kinh bằng tiếng Latinh tăng thêm phần long trọng của Thánh lễ.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng giám mục chủ tế nhắn nhủ: “Trong bầu khí sâu lắng và thánh thiện của Mùa Cha, nhất là của Tam nhật vượt qua, cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo phận quy tụ về Nhà thờ Chính tòa, để cử hành một Thánh lễ duy nhất cho buổi sáng hôm nay. Diễn tả sự hiệp nhất giữa mọi thành phần Dân Chúa quanh vị chủ chăn của mình…
Thánh lễ hôm nay cũng muốn đề cao chức tư tế thừa tác mà Chúa Giêsu đã thiết lập và trao ban cho các linh mục.
Cộng đoàn chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng Chúa Giêsu là Đấng đã được Chúa Thánh Thần xức dầu để trở thành linh mục thượng phẩm, hiến tế chính bản thân mình làm của lễ cứu chuộc nhân loại. Ngài còn thương thành lập Bí tích Truyền chức Thánh để trao ban chức linh mục thừa tác cho những người được kén chọn…”
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẽ: “Hôm nay, thứ Năm Tuần Thánh, ngày của tình yêu, ngày chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng Đức Giêsu Kitô, quà tặng tình yêu của Chúa Cha trao ban cho nhân loại: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời.”…
Trước mặt anh chị em là các linh mục của Giáo phận Huế, đây không phải là những con người xa lạ hay những siêu nhân, nhưng là con cái, là cháu chắt, là an hem, là bạn bè của anh chị em đấy thôi. Nói cách khác, các linh mục là những con người như mọi người, cũng mang một thân xác yếu hèn, nặng nề, cũng có những bất toàn và những giới hạn trong cuộc sống, và cũng là những con người tội lỗi cần đến ơn cứu độ và sự tha thứ của Thiên Chúa.
Mặc dầu là một người phàm như mọi người, nhưng một khi đã được kêu gọi, được xức dầu thánh hiến, thì linh mục phải trở thành con người của Thiên Chúa, phải vươn lên để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu là Đầu và là Mục tử. Đó chính là lý tưởng mà các linh mục được mời gọi noi theo mỗi ngày, nhưng đó cũng là chặng đường khó khăn mà con người linh mục phải phấn đấu, phải chấp nhận nhiều hy sinh từ bỏ để đạt được mục tiêu…”
Sau bài chia sẽ, Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục và cho chính Ngài, đồng thời trước vị chủ chăn của Giáo phận, các linh mục cùng lập lại lời tuyên hứa khi nhận chức linh mục.
Đại diện các linh mục rước các loại dầu, đại diện cộng đoàn dâng lễ vật là hoa màu do công sức của con người làm ra để dâng lên Thiên Chúa.
Tất cả linh mục đồng tế vây quanh bàn thờ, Đức Tổng Giám mục chủ sự nghi thức làm phép dầu, gồm có ba loại dầu: Dầu Bệnh nhân, Dầu Dự tong và Dầu Thánh được hòa với hương liệu.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục ban phép lành cho cộng đoàn trong niềm hân hoan đón chờ Đại lễ Phục sinh.
Bản nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992
Hội đồng Giám mục Việt Nam
11:15 28/03/2013
Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Bản Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
VietCatholic Network
16:39 28/03/2013
Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Bản Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Quý vị và anh chị em có thể ký tên ủng hộ tại đây ------ Danh sách những người đã ký tên
Vào ngày mùng 01.03.2013, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi "Bản nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992" (English version: Vietnamese Bishops' Assessment and Comments on the 1992 Constitution Revision Draft (revision in 2013)) tới Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Hà Nội và đã được công bố trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.
Những nhận định và kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không những “hợp lý và hợp lòng dân” mà còn là những tảng đá xây dựng nền móng dân chủ - tự do - công bình xã hội cho toàn thể dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XXI, sánh vai với các dân tộc khác trên toàn thế giới. Bản Nhận Định và Góp Ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chân thành và thẳng thắn đề nghị: "Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến Pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc Hội là "cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất", do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào." Kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân, các quyền căn bản con người được tôn trọng, giải quyết được những bất công và bất ổn xã hội, đồng thời giúp nền kinh tế, văn hóa, xã hội được phát triển một cách lành mạnh, vững bền cho đất nước Việt Nam.
Chính vì lý do đó, Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Bản Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với Nhận Định và Góp Ý của quý Ngài là những tiếng chuông vàng gióng lên đúng vào lúc cao trào lịch sử đang dâng cao, được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý.
Trước kiến nghị đáng trân trọng và đầy tinh thần xây dựng đó, chúng tôi, những Giám Mục Việt Nam và toàn thể hàng giáo sĩ, giáo dân Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại long trọng tuyên bố:
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý và tuyệt đối ủng hộ Thư nhận định và góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN gửi Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam nghiêm chỉnh lắng nghe những góp ý của toàn dân cũng như góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về việc sửa đổi hiến pháp.
Để thể hiện tinh thần hiệp thông và ủng hộ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong đại cuộc góp phần xây dựng dân chủ tự do cho Tổ Quốc Việt Nam, chúng tôi đề nghị:
1. Kính xin quý Cộng Đoàn, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới, tùy hoàn cảnh, tích cực tổ chức những buổi thắp nến hay cầu nguyện cho Tổ Quốc Việt Nam trong giờ phút lịch sử trọng đại này, để nhà nước Cộng Sản Việt Nam biết nghe theo kiến nghị tâm huyết của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và của các Phong Trào Dân Chủ. Nhờ đó, mọi người dân được hưởng tự do và nhân quyền là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm gắn liền với phẩm giá con người.
2. Trong những buổi thắp nến hay cầu nguyện, Linh mục, tu sĩ, giáo dân trên khắp thế giới ký tên vào danh sách ủng hộ Thư Góp Ý của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Để tiện việc công bố, mỗi Cộng Đoàn, Cộng Đồng sẽ lập danh sách theo mẫu, chụp hình danh sách và gửi điện thư về cho Vietcatholic ở địa chỉ conggiao@gmail.com. VietCatholic sẽ làm một danh sách chung để công bố cho toàn thế giới.
3. Tha thiết và chân thành kính mời quý vị đồng hương khắp nơi trên thế giới, cùng quý vị trong Quý Tôn Giáo bạn, và mọi người, xin cùng chúng tôi ký tên ủng hộ cho đại cuộc này.
Dân tộc, Giáo Hội và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cần sự hỗ trợ tích cực của mỗi người chúng ta.
Ngày 3.3.2013
Trân Trọng.
Đồng Ký tên:
Đức Giám Mục Dominic Mai Thanh Lương.
Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange USA.
1538 N Century Blvd
Santa Ana CA 92703. USA.
Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu.
Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Toronto Canada.
Catholic Pastoral Centre.
1155 Yonge St
Toronto M4T 1W2. CANADA.
Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long OFMconv
386 Geelong Road, Kingsville VIC 3012. Australia
PO Box 146, East Melbourne VIC 8002. Australia
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Buick St. North Fairview, Quezon City, Philippines.
P.O. Box 2642.
Lm. Gioan Trần Công Nghị.
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic.
P.O.Box 735. Avalon, CA 90704, USA.
Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng.
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu.
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056. Australia.
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu. Magazine Catholique.
Katholische Monatszeitschrift.
Pfzerstrs, 5. D - 70184, Germany.
Lm. Paul Chu Văn Chi
Phó Giám Đốc Vietcatholic Network, Sydney Australia.
92 The River Rd. Revesby NSW 2212. Australia.
Quý vị và anh chị em có thể ký tên ủng hộ tại đây ------ Danh sách những người đã ký tên
Vào ngày mùng 01.03.2013, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi "Bản nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992" (English version: Vietnamese Bishops' Assessment and Comments on the 1992 Constitution Revision Draft (revision in 2013)) tới Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Hà Nội và đã được công bố trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.
Những nhận định và kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không những “hợp lý và hợp lòng dân” mà còn là những tảng đá xây dựng nền móng dân chủ - tự do - công bình xã hội cho toàn thể dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XXI, sánh vai với các dân tộc khác trên toàn thế giới. Bản Nhận Định và Góp Ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chân thành và thẳng thắn đề nghị: "Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến Pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc Hội là "cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất", do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào." Kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân, các quyền căn bản con người được tôn trọng, giải quyết được những bất công và bất ổn xã hội, đồng thời giúp nền kinh tế, văn hóa, xã hội được phát triển một cách lành mạnh, vững bền cho đất nước Việt Nam.
Chính vì lý do đó, Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Bản Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với Nhận Định và Góp Ý của quý Ngài là những tiếng chuông vàng gióng lên đúng vào lúc cao trào lịch sử đang dâng cao, được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý.
Trước kiến nghị đáng trân trọng và đầy tinh thần xây dựng đó, chúng tôi, những Giám Mục Việt Nam và toàn thể hàng giáo sĩ, giáo dân Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại long trọng tuyên bố:
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý và tuyệt đối ủng hộ Thư nhận định và góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN gửi Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam nghiêm chỉnh lắng nghe những góp ý của toàn dân cũng như góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về việc sửa đổi hiến pháp.
Để thể hiện tinh thần hiệp thông và ủng hộ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong đại cuộc góp phần xây dựng dân chủ tự do cho Tổ Quốc Việt Nam, chúng tôi đề nghị:
1. Kính xin quý Cộng Đoàn, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới, tùy hoàn cảnh, tích cực tổ chức những buổi thắp nến hay cầu nguyện cho Tổ Quốc Việt Nam trong giờ phút lịch sử trọng đại này, để nhà nước Cộng Sản Việt Nam biết nghe theo kiến nghị tâm huyết của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và của các Phong Trào Dân Chủ. Nhờ đó, mọi người dân được hưởng tự do và nhân quyền là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm gắn liền với phẩm giá con người.
2. Trong những buổi thắp nến hay cầu nguyện, Linh mục, tu sĩ, giáo dân trên khắp thế giới ký tên vào danh sách ủng hộ Thư Góp Ý của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Để tiện việc công bố, mỗi Cộng Đoàn, Cộng Đồng sẽ lập danh sách theo mẫu, chụp hình danh sách và gửi điện thư về cho Vietcatholic ở địa chỉ conggiao@gmail.com. VietCatholic sẽ làm một danh sách chung để công bố cho toàn thế giới.
3. Tha thiết và chân thành kính mời quý vị đồng hương khắp nơi trên thế giới, cùng quý vị trong Quý Tôn Giáo bạn, và mọi người, xin cùng chúng tôi ký tên ủng hộ cho đại cuộc này.
Dân tộc, Giáo Hội và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cần sự hỗ trợ tích cực của mỗi người chúng ta.
Ngày 3.3.2013
Trân Trọng.
Đồng Ký tên:
Đức Giám Mục Dominic Mai Thanh Lương.
Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange USA.
1538 N Century Blvd
Santa Ana CA 92703. USA.
Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu.
Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Toronto Canada.
Catholic Pastoral Centre.
1155 Yonge St
Toronto M4T 1W2. CANADA.
Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long OFMconv
386 Geelong Road, Kingsville VIC 3012. Australia
PO Box 146, East Melbourne VIC 8002. Australia
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Buick St. North Fairview, Quezon City, Philippines.
P.O. Box 2642.
Lm. Gioan Trần Công Nghị.
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic.
P.O.Box 735. Avalon, CA 90704, USA.
Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng.
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu.
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056. Australia.
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu. Magazine Catholique.
Katholische Monatszeitschrift.
Pfzerstrs, 5. D - 70184, Germany.
Lm. Paul Chu Văn Chi
Phó Giám Đốc Vietcatholic Network, Sydney Australia.
92 The River Rd. Revesby NSW 2212. Australia.
CGCGVN-Nam Úc Phụng Vụ Thứ 5 Tuần Thánh
Jos. Vĩnh SA
12:47 28/03/2013
Khỏang trên 1, 500 tín hữu đồng hương đã tề tựu về Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka, Adelaide, NamÚc để tham dự phụng vụ thứ 5 Tuần Thánh – Nghi thức Rửa Chân – Cung nghinh Thánh Thế và Chầu Thánh Thể
Chủ tế Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng
Đồng tế Lm. Antôn Hoàng Đức Luyến Bề Trên Cộng Đoàn ANTÔN- PADUA - Gx Bột Đà – GP Vinh đang thăm Nam Úc
XEM HÌNH
Chủ tế Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng
Đồng tế Lm. Antôn Hoàng Đức Luyến Bề Trên Cộng Đoàn ANTÔN- PADUA - Gx Bột Đà – GP Vinh đang thăm Nam Úc
XEM HÌNH
Lớp giáo lý đặc biệt “Tại Sao Lại Là Người Công Giáo?” tại Giáo xứ Thánh Phanxicô Đakao Saigòn
Gx Đakao
22:41 28/03/2013
Ngày 05/4/2013 sắp tới giáo xứ Thánh Phanxicô Đakao có khai giảng lớp giáo lý có cái tên khá đặc biệt “Tại Sao Lại Là Người Công Giáo?”.
Đây là một lớp giáo lý xuất phát từ suy nghĩ: Là người Kitô hữu, chúng ta có sứ mạng và được mời gọi làm người truyền bá Tin Mừng. Sứ mạng này chỉ được chu toàn khi chúng ta hiểu biết đức tin của mình sâu sắc hơn.
Vì thế Nhóm Renew International đã dùng bốn phần của Sách Giáo Lý (Tuyên Xưng Đức Tin, Cử Hành Mầu Nhiệm Kitô Giáo, Đời Sống Trong Đức Kitô, Kinh Nguyện Kitô Giáo) để khai triển thành một chương trình chia sẻ niềm tin mang tên là Tại Sao lại Là Người Công Giáo? Đây là một Cuộc Hành Trình Với Giáo Lý của Hội Thánh.
Chương trình bao gồm bốn phần:
- Điều chúng ta tin (Tuyên xưng đức tin)
- Các bí tích (Cử hành mầu nhiệm Kitô giáo)
- Cùng đi với Chúa (Đời sống trong Đức Kitô)
- Đào sâu hơn cảm nhận của tôi về Thiên Chúa (Kinh nguyện Kitô giáo)
Từ đây, hướng các tham dự viên đến một đức tin trưởng thành bằng cách nuôi dưỡng, củng cố họ sống ơn gọi và căn tính của mình là cộng đoàn những kẻ tin và loan báo Tin Mừng theo mẫu gương của Đức Giêsu.
Các tham dự viên gặp gỡ bằng một buổi họp, trong đó: cầu nguyện bằng Lời Chúa và thánh ca, học hỏi giáo lý, chia sẻ kinh nghiệm đức tin của nhau và tìm tòi cách sống Tin Mừng. Trong mỗi buổi họp đều có câu hỏi Chia Sẻ và gợi ý để sống Tin Mừng. Thí dụ, trong buổi họp thứ 3, câu hỏi chia sẻ là: “Trong ngày sống của bạn, bạn có thể làm những gì để diễn tả đức tin của mình?” hoặc câu gợi ý sống Tin Mừng của buổi họp thứ 1 là; “Tôi sẽ làm gì để luôn nhắc nhở mình rằng có Chúa hiện diện trong cuộc sống của tôi?”. Sau buổi họp thứ 12, có tổng kết, các nhóm rút ra được “Những bài học tâm đắc”.
Sau đó là “Những chuyến hành hương đến cùng Chúa qua Đức Mẹ Maria”, cụ thể là chuyến đi Tàpao, anh chị em đã tìm được: tinh thần nhường nhịn và phục vụ cao độ; tinh thần liên đới và bác ái; tinh thần vui tươi và công tác.
Khóa đầu tiên đã được tổ chức ngày 19/10/2012 Có 150 giáo dân, thuộc nhiều lứa tuổi, của 47 giáo xứ trong giáo phận và kết thúc vào ngày 25/01/2013.
Đây là khóa học đầu tiên mà cha chánh xứ Giuse Phạm Văn Bình OFM rất tâm đắc và cha hy vọng khóa học tiếp theo mang lại kết quả tốt hơn như thế. Giáo dân các giáo xứ muốn tham dự hay tìm hiểu qua tài liệu xin liên hệ văn phòng giáo xứ.
Đây là một lớp giáo lý xuất phát từ suy nghĩ: Là người Kitô hữu, chúng ta có sứ mạng và được mời gọi làm người truyền bá Tin Mừng. Sứ mạng này chỉ được chu toàn khi chúng ta hiểu biết đức tin của mình sâu sắc hơn.
Vì thế Nhóm Renew International đã dùng bốn phần của Sách Giáo Lý (Tuyên Xưng Đức Tin, Cử Hành Mầu Nhiệm Kitô Giáo, Đời Sống Trong Đức Kitô, Kinh Nguyện Kitô Giáo) để khai triển thành một chương trình chia sẻ niềm tin mang tên là Tại Sao lại Là Người Công Giáo? Đây là một Cuộc Hành Trình Với Giáo Lý của Hội Thánh.
Chương trình bao gồm bốn phần:
- Điều chúng ta tin (Tuyên xưng đức tin)
- Các bí tích (Cử hành mầu nhiệm Kitô giáo)
- Cùng đi với Chúa (Đời sống trong Đức Kitô)
- Đào sâu hơn cảm nhận của tôi về Thiên Chúa (Kinh nguyện Kitô giáo)
Từ đây, hướng các tham dự viên đến một đức tin trưởng thành bằng cách nuôi dưỡng, củng cố họ sống ơn gọi và căn tính của mình là cộng đoàn những kẻ tin và loan báo Tin Mừng theo mẫu gương của Đức Giêsu.
Các tham dự viên gặp gỡ bằng một buổi họp, trong đó: cầu nguyện bằng Lời Chúa và thánh ca, học hỏi giáo lý, chia sẻ kinh nghiệm đức tin của nhau và tìm tòi cách sống Tin Mừng. Trong mỗi buổi họp đều có câu hỏi Chia Sẻ và gợi ý để sống Tin Mừng. Thí dụ, trong buổi họp thứ 3, câu hỏi chia sẻ là: “Trong ngày sống của bạn, bạn có thể làm những gì để diễn tả đức tin của mình?” hoặc câu gợi ý sống Tin Mừng của buổi họp thứ 1 là; “Tôi sẽ làm gì để luôn nhắc nhở mình rằng có Chúa hiện diện trong cuộc sống của tôi?”. Sau buổi họp thứ 12, có tổng kết, các nhóm rút ra được “Những bài học tâm đắc”.
Sau đó là “Những chuyến hành hương đến cùng Chúa qua Đức Mẹ Maria”, cụ thể là chuyến đi Tàpao, anh chị em đã tìm được: tinh thần nhường nhịn và phục vụ cao độ; tinh thần liên đới và bác ái; tinh thần vui tươi và công tác.
Khóa đầu tiên đã được tổ chức ngày 19/10/2012 Có 150 giáo dân, thuộc nhiều lứa tuổi, của 47 giáo xứ trong giáo phận và kết thúc vào ngày 25/01/2013.
Đây là khóa học đầu tiên mà cha chánh xứ Giuse Phạm Văn Bình OFM rất tâm đắc và cha hy vọng khóa học tiếp theo mang lại kết quả tốt hơn như thế. Giáo dân các giáo xứ muốn tham dự hay tìm hiểu qua tài liệu xin liên hệ văn phòng giáo xứ.
Thứ Năm Tuần Thánh tại Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Nam Úc
Đan Huyền
22:27 28/03/2013
Kính thưa quý vị và anh chị em
Chiều nay, cách đây hơn hai ngàn năm, ngày thứ Năm trong tuần lễ ăn bánh không men của người Do Thái, Chúa Giêsu và các môn đệ, đã đến dùng tiệc trong một căn phòng rộng rãi mà Phêrô và Gioan đã mượn được của một gia đình có thế giá ở Giêrusalem. Đang khi ăn và giữa bữa tiệc Chúa Giêsu đã bộc bạch hết tâm sự của Ngài. vì đây là lần cuối cùng Chúa dùng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Ngài ở trần gian. Chúa Giêsu muốn thực hiện một cử chỉ hết sức yêu thương. Ngài dậy dỗ các môn đệ, dậy họ yêu thương nhau và yêu thương tha nhân như: Chính Chúa đã yêu thương họ.
Kính thưa quý vị,
trong những giờ phút linh thiêng thánh thiện của chiều thứ năm tuần thánh. Giáo hội mời gọi mọi tín hữu bước vào tam nhật thánh với bài học yêu thương, khiêm nhường và Phục Vụ như Đức Giêsu Kitô đã làm trước khi nộp mình chịu chết để chuộc đền tội lỗi cho nhân loại. .
Sau đây kính mời quí vị theo dõi một phóng sự đặc biệt về thánh lễ chiều thứ năm tuần thánh 2013 tại Cộng đồng Công giáo Việt Nam Nam Úc.
Trời đã về chiều, không khí mát lạnh của mùa Thu Nam Úc như thắm đượm lòng người, từ khắp các nẻo đường trong thành phố Adelaide, người tín hữu công giáo đã lũ lượt quy tụ về trung tâm Đức Mẹ thuyền nhân tại Pooraka để tham dự thánh lễ.
Mở đầu là lời dẫn nhập của ban phụng vụ nói về ý nghĩa của thánh lễ chiều nay. Thánh lễ mang ý nghĩa của bữa tiệc ly, là bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn. Và chính trong giờ phút linh thiêng này, Người đã trao ban cho nhân loại ba món quà quý giá nhất:
-Bí tích Thánh Thể để nuôi dưỡng nhân loại.
-Thiên chức Linh mục thừa tác để Chúa tiếp tục chăm sóc nhân loại.
-Giới răn yêu thương để con người được hạnh phúc.
Tiếp đến là bài ca nhập lễ do ca đoàn thiếu nhi Thánh thể Têrêsa hợp xướng, bài ca nói lên niềm vinh dự của người tín hữu chính là thập gía Đức Kitô, đấng quyền năng và cũng là một Thiên Chúa của tình yêu thương vô bờ.
Trong tiếng nhạc trầm hùng tỏa lan khắp hội trường với hơn 1500 tín hữu tham dự thánh lễ. Từ phía cuối hội trường phụng đoàn cùng với 12 vị tông đồ mặc quốc phục, áo dài khăn đống truyền thống, đại diện cho các họ đạo, đoàn thể trong Cộng đồng cùng với quý cha đồng tế tiến lên bàn thánh.
Chủ tế thánh lễ là Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng đồng Công giáo Việt Nam/ Nam Úc cùng với cha khách Antôn Hoàng Đức Luyến thuộc giáo phận Vinh Việt Nam cùng đồng tế.
Trong bài giảng Đức ông MinhTâm đã diễn giải bài tin mừng về thông điệp Yêu Thương - khiêm nhường và Phục Vụ. Đây là trọng tâm của Tin Mừng Gioan (13,1-15), mời gọi mọi người đồng hành với Đức Kitô trong yêu thương. Giới răn yêu thương của Chúa Giêsu như một món gia bảo để lại cho môn đệ trước giờ chịu tử nạn, độc đáo và đặc thù. Đó là yêu thương anh em như Chúa Giêsu đã yêu thương và yêu thương anh em là dấu chứng thuộc về Thiên Chúa.
Sau bài giảng là nghi thức rửa chân. Cha chủ sự lập lại nghi thức rửa chân trước cộng đoàn tín hữu mà Đức Giêsu đã làm để nêu gương khiêm nhường và phục vu cho các môn đệ. Việc rửa chân cho các tông đồ trong thánh lễ tiệc ly hôm nay nhắc nhở mọi tín hữu nhớ lại hình ảnh toàn bộ sứ điệp Tin Mừng. Chính Con Thiên Chúa, là đấng hoàn hảo, trong sạch và thánh thiện, không chỉ nhập thể làm người nhưng còn đóng vai một người tôi tớ để tẩy sạch và đổi mới con người. Ngài tự khiêm hạ để những người tin tưởng vào ơn cứu độ được nâng lên và được cứu rỗi.
Ngài vẫn tiếp tục yêu họ cho đến cùng. Ngài đã thực hiện một dấu chỉ tuyệt vời của tình yêu thẳm sâu và lòng tha thứ bao dung qua hành vi rửa chân cho các môn đệ. Một hành vi mà chẳng ai hiểu được. Một hành vi mà Phêrô cảm thấy không ổn chút nào! Ông đã ngỡ ngàng kêu lên: “ Lạy Thầy...Thày là Thầy, là Chúa mà rửa chân cho con sao ?”
Thế nhưng, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục cúi xuống rửa chân cho các ông. Ngài không nhằm rửa sạch bên ngoài mà là thanh tẩy cõi lòng các ông. Ngài muốn rửa đi những lem lấm bụi đời, những toan tính trần thế. Ngài muốn dùng tình yêu để thanh tẩy tâm hồn các ông mỗi ngày thêm mới, thêm đẹp hơn. Ngài muốn thanh tẩy tâm hồn các môn đệ Ngài thương khỏi những mưu đồ bất chính, những thói đời giả tạo, những kỳ vọng viễn vông. Hình ảnh vị chủ tế rửa chân cho các tông đồ trước sự chứng kiến của cộng đoàn dân Chúa trong thánh lễ đã nêu gương yêu thương, khiêm nhường và phục vụ.
Còn hình ảnh nào đẹp và ý nghĩa hơn hình ảnh Thiên Chúa quỳ xuống rửa chân cho một tạo vật hèn mọn, một cử chỉ yêu thương tuyệt hảo, đã nêu cao tâm tình thánh thiện và sốt mến mà cộng đoàn cần noi theo để tiếp nối sự hiệp thông sâu sắc và trọn vẹn về ý nghĩa yêu thương, khiêm hạ và phục vụ.
Thánh lễ kết thúc lúc 8.15 phút tối, sau đó là nghi thức tôn thờ và cung nghinh Mình Thánh Chúa sang nhà tạm phụ. Kết thúc phần cung nghinh là giờ chầu thánh thể thật sốt sáng do các em thiếu nhi trong Cộng đồng điều hợp, với những bài suy niệm về mầu nhiệm thánh thể sen lẫn những bài ca yêu thương thật tâm tình. Tiếp theo là những giờ chầu được phân chia cho các họ đạo, đoàn thể và mọi người trong cộng đồng thay phiên chầu thánh thể đến gần 12 giờ đêm thứ năm tuần thánh.
Trời càng về đêm, bầu khí thanh tịnh và trầm lắng như bao trùm vạn vật, tiếng cầu kinh hòa lẫn với những bài ca yêu thương như ngập tràn niềm vui và hạnh phúc trong tình Chúa.
Mọi người canh thức bên mình thánh Chúa đến đúng nửa đêm để cùng sốt sáng nhận lãnh phép lành thánh thể, kết thúc nghi thức tưởng niệm và thánh lễ yêu thương với tâm tình sốt mến trào dâng trong lòng mọi người tham dự.
Chiều nay, cách đây hơn hai ngàn năm, ngày thứ Năm trong tuần lễ ăn bánh không men của người Do Thái, Chúa Giêsu và các môn đệ, đã đến dùng tiệc trong một căn phòng rộng rãi mà Phêrô và Gioan đã mượn được của một gia đình có thế giá ở Giêrusalem. Đang khi ăn và giữa bữa tiệc Chúa Giêsu đã bộc bạch hết tâm sự của Ngài. vì đây là lần cuối cùng Chúa dùng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Ngài ở trần gian. Chúa Giêsu muốn thực hiện một cử chỉ hết sức yêu thương. Ngài dậy dỗ các môn đệ, dậy họ yêu thương nhau và yêu thương tha nhân như: Chính Chúa đã yêu thương họ.
Kính thưa quý vị,
trong những giờ phút linh thiêng thánh thiện của chiều thứ năm tuần thánh. Giáo hội mời gọi mọi tín hữu bước vào tam nhật thánh với bài học yêu thương, khiêm nhường và Phục Vụ như Đức Giêsu Kitô đã làm trước khi nộp mình chịu chết để chuộc đền tội lỗi cho nhân loại. .
Sau đây kính mời quí vị theo dõi một phóng sự đặc biệt về thánh lễ chiều thứ năm tuần thánh 2013 tại Cộng đồng Công giáo Việt Nam Nam Úc.
Trời đã về chiều, không khí mát lạnh của mùa Thu Nam Úc như thắm đượm lòng người, từ khắp các nẻo đường trong thành phố Adelaide, người tín hữu công giáo đã lũ lượt quy tụ về trung tâm Đức Mẹ thuyền nhân tại Pooraka để tham dự thánh lễ.
Mở đầu là lời dẫn nhập của ban phụng vụ nói về ý nghĩa của thánh lễ chiều nay. Thánh lễ mang ý nghĩa của bữa tiệc ly, là bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn. Và chính trong giờ phút linh thiêng này, Người đã trao ban cho nhân loại ba món quà quý giá nhất:
-Bí tích Thánh Thể để nuôi dưỡng nhân loại.
-Thiên chức Linh mục thừa tác để Chúa tiếp tục chăm sóc nhân loại.
-Giới răn yêu thương để con người được hạnh phúc.
Tiếp đến là bài ca nhập lễ do ca đoàn thiếu nhi Thánh thể Têrêsa hợp xướng, bài ca nói lên niềm vinh dự của người tín hữu chính là thập gía Đức Kitô, đấng quyền năng và cũng là một Thiên Chúa của tình yêu thương vô bờ.
Trong tiếng nhạc trầm hùng tỏa lan khắp hội trường với hơn 1500 tín hữu tham dự thánh lễ. Từ phía cuối hội trường phụng đoàn cùng với 12 vị tông đồ mặc quốc phục, áo dài khăn đống truyền thống, đại diện cho các họ đạo, đoàn thể trong Cộng đồng cùng với quý cha đồng tế tiến lên bàn thánh.
Chủ tế thánh lễ là Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng đồng Công giáo Việt Nam/ Nam Úc cùng với cha khách Antôn Hoàng Đức Luyến thuộc giáo phận Vinh Việt Nam cùng đồng tế.
Trong bài giảng Đức ông MinhTâm đã diễn giải bài tin mừng về thông điệp Yêu Thương - khiêm nhường và Phục Vụ. Đây là trọng tâm của Tin Mừng Gioan (13,1-15), mời gọi mọi người đồng hành với Đức Kitô trong yêu thương. Giới răn yêu thương của Chúa Giêsu như một món gia bảo để lại cho môn đệ trước giờ chịu tử nạn, độc đáo và đặc thù. Đó là yêu thương anh em như Chúa Giêsu đã yêu thương và yêu thương anh em là dấu chứng thuộc về Thiên Chúa.
Sau bài giảng là nghi thức rửa chân. Cha chủ sự lập lại nghi thức rửa chân trước cộng đoàn tín hữu mà Đức Giêsu đã làm để nêu gương khiêm nhường và phục vu cho các môn đệ. Việc rửa chân cho các tông đồ trong thánh lễ tiệc ly hôm nay nhắc nhở mọi tín hữu nhớ lại hình ảnh toàn bộ sứ điệp Tin Mừng. Chính Con Thiên Chúa, là đấng hoàn hảo, trong sạch và thánh thiện, không chỉ nhập thể làm người nhưng còn đóng vai một người tôi tớ để tẩy sạch và đổi mới con người. Ngài tự khiêm hạ để những người tin tưởng vào ơn cứu độ được nâng lên và được cứu rỗi.
Ngài vẫn tiếp tục yêu họ cho đến cùng. Ngài đã thực hiện một dấu chỉ tuyệt vời của tình yêu thẳm sâu và lòng tha thứ bao dung qua hành vi rửa chân cho các môn đệ. Một hành vi mà chẳng ai hiểu được. Một hành vi mà Phêrô cảm thấy không ổn chút nào! Ông đã ngỡ ngàng kêu lên: “ Lạy Thầy...Thày là Thầy, là Chúa mà rửa chân cho con sao ?”
Thế nhưng, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục cúi xuống rửa chân cho các ông. Ngài không nhằm rửa sạch bên ngoài mà là thanh tẩy cõi lòng các ông. Ngài muốn rửa đi những lem lấm bụi đời, những toan tính trần thế. Ngài muốn dùng tình yêu để thanh tẩy tâm hồn các ông mỗi ngày thêm mới, thêm đẹp hơn. Ngài muốn thanh tẩy tâm hồn các môn đệ Ngài thương khỏi những mưu đồ bất chính, những thói đời giả tạo, những kỳ vọng viễn vông. Hình ảnh vị chủ tế rửa chân cho các tông đồ trước sự chứng kiến của cộng đoàn dân Chúa trong thánh lễ đã nêu gương yêu thương, khiêm nhường và phục vụ.
Còn hình ảnh nào đẹp và ý nghĩa hơn hình ảnh Thiên Chúa quỳ xuống rửa chân cho một tạo vật hèn mọn, một cử chỉ yêu thương tuyệt hảo, đã nêu cao tâm tình thánh thiện và sốt mến mà cộng đoàn cần noi theo để tiếp nối sự hiệp thông sâu sắc và trọn vẹn về ý nghĩa yêu thương, khiêm hạ và phục vụ.
Thánh lễ kết thúc lúc 8.15 phút tối, sau đó là nghi thức tôn thờ và cung nghinh Mình Thánh Chúa sang nhà tạm phụ. Kết thúc phần cung nghinh là giờ chầu thánh thể thật sốt sáng do các em thiếu nhi trong Cộng đồng điều hợp, với những bài suy niệm về mầu nhiệm thánh thể sen lẫn những bài ca yêu thương thật tâm tình. Tiếp theo là những giờ chầu được phân chia cho các họ đạo, đoàn thể và mọi người trong cộng đồng thay phiên chầu thánh thể đến gần 12 giờ đêm thứ năm tuần thánh.
Trời càng về đêm, bầu khí thanh tịnh và trầm lắng như bao trùm vạn vật, tiếng cầu kinh hòa lẫn với những bài ca yêu thương như ngập tràn niềm vui và hạnh phúc trong tình Chúa.
Mọi người canh thức bên mình thánh Chúa đến đúng nửa đêm để cùng sốt sáng nhận lãnh phép lành thánh thể, kết thúc nghi thức tưởng niệm và thánh lễ yêu thương với tâm tình sốt mến trào dâng trong lòng mọi người tham dự.
Lối hành đạo xây dựng trên Đức Tin
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
22:43 28/03/2013
Đức tin phải là mẫu mực cho người công giáo noi theo trong việc hành đạo, vì có đức tin soi dẫn, việc hành đạo mới vững vàng. Những việc bên ngoài như đọc kinh, tham dự thánh lễ và các việc đạo đức khác là do lòng xác tín từ bên trong phát ra. Do đó, người ta biết tại sao mình tin và bằng lòng chấp nhận những hậu quả do hành động ấy. Thái độ này rất cần thiêt trong việc hành đạo, vì nó tránh cho ta khỏi thế bị động và những áp lực bên ngoài.
Quả vậy, nếu biết tại sao mình tin, chúng ta sẽ không choáng váng vì những câu chất vấn mỉa mai, hay sợ hãi trước những thay đổi về thể chế chính trị. Ngay từ đầu, đạo của chúng ta đã là đạo của một số ít người và không được chính quyền đương thời công nhận đến nỗi đã phải sinh hoạt bí mật như một đoàn thể bất hơp pháp trong các tư gia và các hang toại đạo. Tình trạng ấy đã kéo dài trong mấy thế kỷ và các tín hữu thời bấy giờ đã coi đó như một tình trạng thông thường.
Thành ra, nếu tín hữu có bị mỉa mai hay gặp khó khăn trong vấn đề hành đạo thì cũng là điều dễ hiểu và điều ấy đã xẩy ra trong suốt hơn hai ngàn năm lịch sử rồi. Thời nào cũng vậy, không ở nơi này thì nơi kia, Chúa đã bị đặt thành vấn đề ; đức tin vẫn là một nghi vấn cho nhiều người ngay từ xa xưa. Hồi đó đã có người hỏi một cách mỉa mai khiêu khích : “Chúa của họ ở đâu” ? (Tv 33,23) khiến cho người tin Chúa phải thở than : “Lạy Chúa, sao Chúa nỡ bỏ con để đối phương chê cười con.” ? (Tv 42,10) Vậy làm thế nào để xây dựng lòng đạo của mình trên đức tin ?
1. Học hỏi và tìm hiểu đạo lý
Trước hết phải học hỏi và tìm hiểu đạo lý. Đạo lý là con đường dẫn đưa tới Chúa hay là những lý lẽ đạo đưa ra để dựa trên đó mà trình bày cho phù hợp. Xưa nay thông thường là học giáo lý. Nhưng giáo lý vẫn được hiểu là dành cho thiếu nhi, còn người lớn không cần học, hay muốn học cũng không có những lớp thích hợp, nên khi lớn rồi, mức hiểu biết về đạo vẫn còn ở trong tình trạng thiếu nhi, đang lúc phải va chạm với đời, gặp biết bao vấn nạn về đạo mà không biết cách giải quyết và đối phó ra sao.
2. Dựa vào lời Chúa trong các sinh hoạt đạo đức.
Khi làm các việc đạo đức như đọc kinh, lần hạt, tham dự thánh lễ viếng Thánh Thể, chầu Mình Thánh Chúa v.v… ai cũng muốn làm cho sốt sắng và như vậy mới cảm thấy yên tâm và được yên ủi. Ước muốn này tự nhiên và chính đáng. Nhưng nhiều khi không được như vậy, nên có người lo ngại hay nản chí không muốn tiếp tục nữa.
Thực ra, tình cảm cũng cần và bổ ích về đường thiêng liêng, nhưng đó không phải là điều chính yếu. Vì thế, đừng quá đặt nặng và lấy đó làm thước đo lòng đạo đức của mình.
Nhưng nếu không nên quá dựa vào tình cảm thì lại càng phải dựa vào lời Chúa. Lời Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta cầu nguyện và khơi gợi lên những tâm tình thích hợp. Vì dựa trên lời Chúa nên chúng ta sẽ không tìm những gì chỉ nhằm thỏa mãn khát vọng tình cảm, lại không chạy theo những gì có vẻ khác thường và loại bỏ tất cả những gì có dáng dấp của dị đoan, khiến người đời có thể hoài nghi về đức tin trong sáng của chúng ta.
3. Tiếp xúc với Thiên Chúa
Ai trong chúng ta cũng công nhận đức tin là cần trong công việc hành đạo. Hành đạo theo đức tin có nghĩa là phải hành đạo ngay khi bên ngoài xem ra như không có hay không còn gì cả : không nhà thờ, không linh mục, không tu sĩ ; chung quanh không còn dấu hiệu nào về Chúa, về đạo. Đó là lúc chúng ta phải hành đạo một cách siêu thoát qua việc tiếp xúc với Thiên Chúa trong chốn thẳm sâu của linh hồn mình, nơi chỉ mình Chúa biết, chỉ mình mình hay. Những cuộc tiếp xúc riêng tư như vậy hay nói đơn sơ, những lúc cầu nguyện đó sẽ có sức nuôi dưỡng chúng ta về đường thiêng liêng, làm cho chúng ta thấy rằng cuộc đời mình có ý nghĩa và mình có bổn phận làm cho người khác thấy như vậy. Bấy giờ tuy không giảng đạo bằng lời nói, không hoạt động tông đồ bằng hình thức này hay hình thức khác, nhưng chính cuộc đời của chúng ta được gắn liền với Thiên Chúa qua những cuộc tiếp xúc cá nhân này sẽ có khả năng nuôi dưỡng đời sống nội tâm và tỏa ra một sức chiếu giãi ra bên ngoài một cách đáng kể.
Vì thế, nếu một ngày nào những hình thức hành đạo bên ngoài không còn nữa thì điều ấy không có nghĩa là đạo đã hết. Đạo có hết là hết ở bên ngoài thôi chứ bên trong vẫn còn, tuy có lúc chỉ âm ỉ như đạo ở Nhật Bản từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX. Tất nhiên không có những hình thức bên ngoài, đạo sẽ bị tổn thương. Nhưng như linh mục Dimetri Doubko, cha sở họ đạo thánh Ni-cô-la ờ Mát-cơ-va nói : “Khi nào đạo bị “đóng đinh” thì khi đó đạo mạnh, còn khi nào đạo được o bế, lúc đó đạo yếu.” Câu nói xem ra trái ngược, nhưng lại đúng theo cái nhìn của đức tin, dựa vào kinh nghiệm do lịch sử để lại.
Vậy hành đạo theo đức tin có nghĩa là lấy đức tin làm nền. Mà tin là đặt Chúa làm đích điểm, làm trung tâm cho ta qui hướng tất cả về. Bấy giờ Chúa không còn phải là một danh từ quen thuộc, một ý tưởng cho ta suy niệm, một nhân vật mơ hồ, nhưng là một Đấng sống động, tuy ta không trông thấy, nhưng có thật, vẫn hằng hướng dẫn nếp sống và tình cảm của ta. Chúng ta hành đạo vì tin tưởng và mến yêu Người. Chúng ta có kinh nghiệm về Người và có thể mang kinh nghiệm đó ra nói lại cho những người khác biết. Điều này chỉ những ai có kinh nghiệm mới tin được.
Một kiểu cách hành đạo như vậy sẽ mạnh mẽ và siêu thoát vì bắt nguồn và qui hướng về Chúa, đồng thời có thể vượt ra ngoài giới hạn của thời gian cũng như không gian để trở nên uyển chuyển, sâu sắc và nhẹ nhàng.
Quả vậy, nếu biết tại sao mình tin, chúng ta sẽ không choáng váng vì những câu chất vấn mỉa mai, hay sợ hãi trước những thay đổi về thể chế chính trị. Ngay từ đầu, đạo của chúng ta đã là đạo của một số ít người và không được chính quyền đương thời công nhận đến nỗi đã phải sinh hoạt bí mật như một đoàn thể bất hơp pháp trong các tư gia và các hang toại đạo. Tình trạng ấy đã kéo dài trong mấy thế kỷ và các tín hữu thời bấy giờ đã coi đó như một tình trạng thông thường.
Thành ra, nếu tín hữu có bị mỉa mai hay gặp khó khăn trong vấn đề hành đạo thì cũng là điều dễ hiểu và điều ấy đã xẩy ra trong suốt hơn hai ngàn năm lịch sử rồi. Thời nào cũng vậy, không ở nơi này thì nơi kia, Chúa đã bị đặt thành vấn đề ; đức tin vẫn là một nghi vấn cho nhiều người ngay từ xa xưa. Hồi đó đã có người hỏi một cách mỉa mai khiêu khích : “Chúa của họ ở đâu” ? (Tv 33,23) khiến cho người tin Chúa phải thở than : “Lạy Chúa, sao Chúa nỡ bỏ con để đối phương chê cười con.” ? (Tv 42,10) Vậy làm thế nào để xây dựng lòng đạo của mình trên đức tin ?
1. Học hỏi và tìm hiểu đạo lý
Trước hết phải học hỏi và tìm hiểu đạo lý. Đạo lý là con đường dẫn đưa tới Chúa hay là những lý lẽ đạo đưa ra để dựa trên đó mà trình bày cho phù hợp. Xưa nay thông thường là học giáo lý. Nhưng giáo lý vẫn được hiểu là dành cho thiếu nhi, còn người lớn không cần học, hay muốn học cũng không có những lớp thích hợp, nên khi lớn rồi, mức hiểu biết về đạo vẫn còn ở trong tình trạng thiếu nhi, đang lúc phải va chạm với đời, gặp biết bao vấn nạn về đạo mà không biết cách giải quyết và đối phó ra sao.
2. Dựa vào lời Chúa trong các sinh hoạt đạo đức.
Khi làm các việc đạo đức như đọc kinh, lần hạt, tham dự thánh lễ viếng Thánh Thể, chầu Mình Thánh Chúa v.v… ai cũng muốn làm cho sốt sắng và như vậy mới cảm thấy yên tâm và được yên ủi. Ước muốn này tự nhiên và chính đáng. Nhưng nhiều khi không được như vậy, nên có người lo ngại hay nản chí không muốn tiếp tục nữa.
Thực ra, tình cảm cũng cần và bổ ích về đường thiêng liêng, nhưng đó không phải là điều chính yếu. Vì thế, đừng quá đặt nặng và lấy đó làm thước đo lòng đạo đức của mình.
Nhưng nếu không nên quá dựa vào tình cảm thì lại càng phải dựa vào lời Chúa. Lời Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta cầu nguyện và khơi gợi lên những tâm tình thích hợp. Vì dựa trên lời Chúa nên chúng ta sẽ không tìm những gì chỉ nhằm thỏa mãn khát vọng tình cảm, lại không chạy theo những gì có vẻ khác thường và loại bỏ tất cả những gì có dáng dấp của dị đoan, khiến người đời có thể hoài nghi về đức tin trong sáng của chúng ta.
3. Tiếp xúc với Thiên Chúa
Ai trong chúng ta cũng công nhận đức tin là cần trong công việc hành đạo. Hành đạo theo đức tin có nghĩa là phải hành đạo ngay khi bên ngoài xem ra như không có hay không còn gì cả : không nhà thờ, không linh mục, không tu sĩ ; chung quanh không còn dấu hiệu nào về Chúa, về đạo. Đó là lúc chúng ta phải hành đạo một cách siêu thoát qua việc tiếp xúc với Thiên Chúa trong chốn thẳm sâu của linh hồn mình, nơi chỉ mình Chúa biết, chỉ mình mình hay. Những cuộc tiếp xúc riêng tư như vậy hay nói đơn sơ, những lúc cầu nguyện đó sẽ có sức nuôi dưỡng chúng ta về đường thiêng liêng, làm cho chúng ta thấy rằng cuộc đời mình có ý nghĩa và mình có bổn phận làm cho người khác thấy như vậy. Bấy giờ tuy không giảng đạo bằng lời nói, không hoạt động tông đồ bằng hình thức này hay hình thức khác, nhưng chính cuộc đời của chúng ta được gắn liền với Thiên Chúa qua những cuộc tiếp xúc cá nhân này sẽ có khả năng nuôi dưỡng đời sống nội tâm và tỏa ra một sức chiếu giãi ra bên ngoài một cách đáng kể.
Vì thế, nếu một ngày nào những hình thức hành đạo bên ngoài không còn nữa thì điều ấy không có nghĩa là đạo đã hết. Đạo có hết là hết ở bên ngoài thôi chứ bên trong vẫn còn, tuy có lúc chỉ âm ỉ như đạo ở Nhật Bản từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX. Tất nhiên không có những hình thức bên ngoài, đạo sẽ bị tổn thương. Nhưng như linh mục Dimetri Doubko, cha sở họ đạo thánh Ni-cô-la ờ Mát-cơ-va nói : “Khi nào đạo bị “đóng đinh” thì khi đó đạo mạnh, còn khi nào đạo được o bế, lúc đó đạo yếu.” Câu nói xem ra trái ngược, nhưng lại đúng theo cái nhìn của đức tin, dựa vào kinh nghiệm do lịch sử để lại.
Vậy hành đạo theo đức tin có nghĩa là lấy đức tin làm nền. Mà tin là đặt Chúa làm đích điểm, làm trung tâm cho ta qui hướng tất cả về. Bấy giờ Chúa không còn phải là một danh từ quen thuộc, một ý tưởng cho ta suy niệm, một nhân vật mơ hồ, nhưng là một Đấng sống động, tuy ta không trông thấy, nhưng có thật, vẫn hằng hướng dẫn nếp sống và tình cảm của ta. Chúng ta hành đạo vì tin tưởng và mến yêu Người. Chúng ta có kinh nghiệm về Người và có thể mang kinh nghiệm đó ra nói lại cho những người khác biết. Điều này chỉ những ai có kinh nghiệm mới tin được.
Một kiểu cách hành đạo như vậy sẽ mạnh mẽ và siêu thoát vì bắt nguồn và qui hướng về Chúa, đồng thời có thể vượt ra ngoài giới hạn của thời gian cũng như không gian để trở nên uyển chuyển, sâu sắc và nhẹ nhàng.
Văn Hóa
Chuyện Phiếm đọc trong tuần Phục Sinh
Trần Ngọc Mười Hai
00:29 28/03/2013
Chuyện Phiếm đọc trong tuần Phục Sinh Năm C 31-03-2013
“Với biển cả anh là thủy thủ...ù u,”
“Với lòng nàng anh là hoàng tử...ừ ư!
“Nhớ chuyện ngàn đêm xứ Ba Tư…ừ ư!
“Và chuyện thần tiên bao thế hệ.
(Y Vũ – Thủy Thủ và Biển Cả)
(Cv 15: 25)
“Thủy thủ và Biển Cả”. “Lòng Nàng và Hoàng Tử”, ôi! Lời ca nghe rất quen, từ thập niên khi ấy, lúc bần đạo vẫn còn là tay học trò thời trung học, hát hò tuy không nhiều, nhưng hát rồi lại quậy phá thật không thiếu. Quậy và phá, bất kể ông/bà thầy có ngồi đó kể “chuyện thần tiên bao thế hệ”, hay mỗi chuyện “ngàn đêm xứ Ba Tư”, làm bần đạo mải mê với những âm thanh và nhịp điệu những là “ù u!” hay “ừ ư!” của người ca sĩ một thời nổi tiếng, rất Hùng Cường.
Đó là chuyện đời, của người học trò thời trung học. Còn chuyện Đạo của nhà thờ khi nghe kể về con thuyền Hội thánh, vẫn chòng chành, bần đạo lại nhớ đến lời khẳng định của vị đứng đầu từng lèo lái “con thuyền Hội thánh”, rất như sau:
“Tuy nhiên, trước một thế giới có nhiều đổi thay nhanh chóng đang bị rúng động bởi những vấn nạn có liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin, muốn lèo lái con thuyền Thánh Phêrô trao cũng như việc rao giảng Tin Mừng, cả năng lực trí óc lẫn thể xác đều cần thiết.” (trích lời của Đức Bênêđíchtô 16 khi từ nhiệm chức vụ Giáo Hoàng, hôm 11/2/2013 ở La Mã)
“Lèo lái Con thuyền thánh Phêrô trao”, “những vấn nạn có liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin”, phải chăng hai vấn đề này là một? Phải chăng đó là chuyện thần tiên bao thế hệ? Hoặc, chuyện ngàn đêm xứ Ba Tư? Thôi thì, chuyện gì thì chuyện, bạn và tôi, ta hãy cứ nghe người nghệ sĩ nhạc kích động thời đó, vẫn hát tiếp:
“Cho anh bao giây phút say sưa,
cho anh thêu muôn giấc mơ hoa,
cho anh luôn yêu đời hải hồ.”
(Y Vũ – bđd)
“Say sưa”, “thêu giấc mơ hoa” hay “yêu đời hải hồ”, nhất nhất là lời người nghệ sĩ viết nhạc không nản lòng trước phong ba trên biển cả! Bởi, anh vẫn là thủy thủ, tức người lèo lái con thuyền mình có những dặn dò như sau:
“Càng đi xa anh càng nhớ em
Trước đại dương ngát xanh muôn trùng
Kìa ngư nhân in hình trên sóng
Bao nàng công chúa dưới thâm cung”
(Y Vũ – bđd)
Nghe câu trên, bần đạo chỉ nhớ đến câu hát nhại mình từng “chế” để cảnh báo mọi người, rằng: “Càng đi xa anh càng tốn xăng…” Hát xong, lại nhớ ra rằng: đã hết thời học trò chuyên quậy phá hay hát nhại để rồi người học trò nhỏ đó tự mời mình về với các vấn đề nghiêm trang, nghiêm túc để còn viết.
Vâng. Viết và lách, luôn là chuyện nghiêm túc, dù bần đạo chỉ muốn viết những chuyện nhà Đạo qua phong cách của một phiếm “loạn”, mà thôi. Vậy thì, xin bạn hãy “xá” cho bần đạo đây một ân huệ mà năm nay, tôi và bạn sẽ nhận được khá nhiều, do có “sự kiện thánh” này khác với “phép lành” rất mới từ Đức Giáo Chủ tân cử, hôm 14/3/2013 lúc 7 giờ sáng Đông Bộ Úc Châu này.
Thanh minh thế rồi, nay xin bà con độc giả cho phép bần đạo được “lào khào” thêm đôi ba chuyện về “con thuyền Hội thánh” thời hiện tại, để xem tình hình “biển cả và thủy thủ” hoặc “Lòng nàng và hoàng tử” nay ra sao.
Trước hết là “ý/lời” của Đức Bênêđíchtô thứ 16, từng phát biểu trong buổi triều yết cuối cùng của ngài hôm 27/2/2013, như sau:
“Tôi luôn biết rằng có Chúa ở trong thuyền, và biết rằng thuyền Hội thánh không phải là thuyền của tôi, không phải là thuyền của chúng ta, nhưng là của Chúa. Và, Chúa sẽ không để nó chìm.” (PhạmXuânKhôi dịch đăng trong LegioMariae@googlegroups.com 01/3/2013)
Thật ra, chuyện “con thuyền Hội thánh” là của ai? Hoạt động thế nào? Có chòng chành hoặc rò rỉ đầy những nước không? vẫn không là chuyện cần bàn. Chuyện nên bàn và đáng bàn, là xem thành viên Hội thánh hoặc giới bàng quan ở ngoài nghĩ thế nào về “thuyền ấy” trong hiện tại? Và, người lèo lái con “thuyền” này sẽ làm gì để vững lái? Đó có thể là đề tài sẽ kéo theo nhiều suy tư, bàn bạc. Và, cảm thông với “con thuyền” có vị thuyền trưởng mới, cũng nên chuyển cho nhau đôi ba nhận định ở đâu đó.
Trước nhất là Tác giả Marcus Roberts của tờ MercatorNet có ý kiến như sau:
“Điều mà Hội thánh Công giáo hôm nay sẽ nhớ nhiều nhất, đó là: lần đầu tiên trong lịch sử Đạo đã có vị kế nhiệm thánh Phêrô xuất từ Nam Mỹ. Điều này đem lại cho người dân ở châu lục điạ này tâm tư khởi sắc, rất hưng phấn. Trong các tin rộn lên từ khắp nơi, tưởng cũng nên nhắc đến bản tin từ Northern Voices Online vào trước giờ “G” lịch sử. Nói chung, bản tin cho thấy: ở phần đất trọng tâm của Đạo, các thành viên chuyên chăm trong Đạo nay không còn tập trung ở Châu Âu như trước, mà là Châu Phi và Nam Mỹ.
Bài báo còn viết tiếp: “Số người đi Đạo và giữ Đạo ở Tây Âu nay giảm sút khá trầm trọng so với mọi thời. Trong khi đó, ở châu Phi, trong thời gian từ năm 1978 đến 2007, số người Công giáo ở đây đang từ 55 triệu nay lên đến 176 triệu nguời. Rõ ràng là, Giáo hội Công giáo nay có được số người trở về với Đạo nhiều hơn so với người Hồi giáo và người thổ dân chỉ tin vào chuyện phù phép lẫn hồn linh thú dữ thôi. Tuy nhiên, châu Mỹ Latinh nay có số người đi Đạo tập trung nhiều nhất thế giới: 42% người Công Giáo sống ở vùng này, trong đó Ba Tây có số người Công giáo thuần thành đông nhất thế giới.
Đối lại tình trrạng này, số người Công Giáo ở châu Âu ngày càng giảm sút đến mức khiếp đảm. Người ở lại, cũng đã kém đi phần “sốt sắng”, nói theo nghĩa thường xuyên đi nhà thờ/nhà thánh mỗi tuần.
Qua thống kê, nhiều người còn thấy: vừa qua công cuộc khảo sát nghiên cứu mang tên “Diễn Đàn ở Bàn Quì” về chuyện Tôn giáo và Đời sống tổ chức tại Tây Ban Nha, thì: tại nước này, chỉ có 20% người Tây Ban Nha là còn đi nhà thờ/nhà thánh mỗi tuần một lần. Ở Đức, xứ sở của Đức Bênêđíchtô thứ 16, thì: chỉ một phần 6 số người ở nước này, có khi lại ít hơn, là còn bận tâm đi nhà thờ nhà thánh. Trong khi đó, ở Pháp, chỉ đếm được mỗi 10% thôi. Thống kê Toà Thánh cho biết: châu Âu là đất miền duy nhất trên thế giới từng chứng kiến sự giảm sút số người nhận mình là Công giáo tính từ thập niên 1990 đến 2010. Thời gian này, số người đi Đạo trên toàn thế giới đã gia tăng 30% tức lên đến 1tỷ 200 triệu người còn gắn bó với Đạo. Xem thế thì, châu Âu nay chỉ có 23.8% người tự nhận là Công giáo so với thế giới.
Điều này khiến nhiều người nghĩ đến tương lai cũng rất gần, khi toàn châu Âu cũng giống như tình trạng của Phi Châu, Ai Cập và Syria khi trước, từng được coi là cái nôi của Đạo trong quá khứ. Nhưng, nay: giới Hồi giáo mộ đạo sẽ thế chỗ ở đó, trong khi Đạo Công giáo ở châu Âu được thay thế bằng các chủ thuyết tương đối, cá nhân vị kỷ, chế độ phàm tục và chung cuộc rồi ra cũng sẽ đi đến giai đoạn tự hủy. Mọi người sẽ nhận ra động thái trái nghịch sẽ xảy đến với châu này, là: tình trạng các linh mục thừa sai người châu Phi hay Nam Mỹ nay sẽ quay ngược về với nôi của Đạo để rao truyền Đạo, trở lại. Cũng nên thêm đôi chuyện bên lề, bảo rằng: chuyện này đã và đang xảy ra ở Tân Tây Lan, nơi đó một số rất đông các linh mục người Philíppin, Việt Nam, Ấn Độ và Nam Hàn tìm cách ngăn chặn tình trạng thuyết ngoại đạo, vật chất đang lan tràn chiếm đất ở xứ sở này.” (xem Marcus Roberts, Pope Francis and the Church He Must Shepherd, MercatorNet 14/3/2013)
Nhận định và lời cảnh báo của người trong cuộc, thì như thế. Còn người ngoài cuộc thì sao?
Trước nhất, hãy hoà mình vào với lời nhạc, vẫn như sau:
“Em ơi! ảo hình kia lôi cuốn,
Nhưng, anh đã nói anh yêu em.
Thì, ngàn kiếp vẫn không thay lòng.”
(Y Vũ – bđd)
Chao ôi, là lời lẽ! Những lời và lẽ nghe cũng dễ: “Ảo hình lôi cuốn”, nhưng “anh nói vẫn yêu em”, thì “ngàn kiếp không thay lòng”. Đó, là lời của “thủy thủ” với “biển cả”, và của “hoàng tử với lòng nàng”. Con thuyền Hội thánh hôm nay, cũng đang có “ảo hình kia lôi cuốn”, với những “chòng chành” sóng nước, và ọp ẹp rò rỉ khá tư bề! Vậy thì, vị thuyền trưởng mới cứng, sẽ ra sao? Vì này là ai thế? Ngài quyết vững lái đến thế nào?
Để trả lời, truyền thông/báo đài Đạo và đời, mấy hôm nay, đà lên tiếng. Một trong các tiếng nói được nêu lên từ người đi Đạo được ghi nhận, như sau:
“Trong lúc toàn thế giới đang hướng mắt về phía ống khói trên nóc nhà thờ Sistine ở Rôma, mọi người đều thấy chú Hải âu nọ vừa đáp nhẹ lên trên đó. Tức thì, có nhà báo vội viết đôi giòng trên Twitter kể về hiện tượng này, bằng những câu: hình ảnh chú chim hải âu trụ trên nắp ống khói chừng như tiên đoán điều gì đó. Điều trước tiên được liên kết với vị Giáo hoàng tương lai sẽ là người yêu thiên nhiên và chim muông một cách rất đặc biệt, đâu biết được.”
Không lâu sau đó, lớp khói trắng bốc phả dưới chân chú hải âu nọ cho thấy Hồng y đoàn cũng đã biết là Hội thánh Chúa đang cần gì ở vào giai đoạn đặc thù của lịch sử. Và, một hồng y thành viên Dòng Tên rất khiêm tốn, vừa đắc cử. Tên ngài là Jorge Mario Bergoglio, Tổng giám mục 76 tuổi của thành Buenos Aires, nước Argentina đích thị là Giáo hoàng đầu tiên của Nam Mỹ đã lấy tên của vị thánh khó nghèo thành Assisi, là Phanxicô.
Theo phóng viên John Allen, là nhà phân tích tình hình của Vaticăng trên đài CNN, thì: Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất là con của một công nhân đường sắt người Ý từng qua Argentina lập nghiệp. Cũng theo phóng viên Allen này, thì: Đức Tân Giáo Hoàng này nổi tiếng là con người bình dị. Ngài chọn lối sống ở căn hộ nhỏ chứ không phải toà nhà dành cho Tổng Giám Mục. Khi đi làm, ngài lại chọn phương tiện công cộng, như xe buýt rất thoải mái. Phóng viên Allen có viết: Giáo hoàng Phanxicô từng nổi danh là “tiếng nói của người nghèo vì người nghèo. Khi chọn tên vị thánh nổi tiếng khó nghèo làm tên mình, Đức Tân Giáo Hoàng muốn gửi đi khắp nơi một dấu hiệu cho thấy triều đại Giáo hoàng của ngài cũng sẽ khác thường. Danh xưng Phanxicô tượng trưng cho sự nghèo khó, khiêm hạ, giản đơn, quyết tái thiết Hội thánh Công giáo, khắp hoàn cầu.” (xem Sheila Liaugminas, We Have a Pope, MercatorNet 14/3/2013)
Thế đó là tường trình về cuộc bầu bán nhân vật chóp bu trong Đạo vừa đắc cử. Nhưng, câu hỏi được đặt ra ngay sau khi có kết quả như vừa rồi, là: Đức Tân Giáo Hoàng là ai thế? Tác giả chuyên viết tiểu sử các vị giáo hoàng là Geoge Weigel của đài NBC từng phân tích: các sự việc xảy ra trong tuần qua với Hội thánh Công giáo đã gọi sự kiện về đức tân Giáo hoàng lấy tên Phanxicô Đệ Nhất là “thời khắc bản lề” của Hội thánh hôm nay. Thời khắc này, là thời của kỷ nguyên mới về cải cách ở thế kỷ thứ 21 này, trong đó Đạo Chúa sẽ chuyên giảng rao Lời của Ngài bằng cách đưa ra bộ mặt mới cho thế giới.
Phóng viên George Weigel còn tường trình về đài NBC rằng: vị tân Giáo hoàng này là “con người quả cảm”. Ngài sẽ là bậc vĩ nhân chuyên bảo vệ Đạo trên khắp mọi miền tận cùng của thế giới. Triều đại Giáo hoàng hôm nay đã hướng về với thế giới mới. Hội thánh nay đã có vị Giáo hoàng mới với tên gọi cũng rất mới. Theo phóng viên này, thì: nội tên gọi của vị Tân cử thôi cũng đã nói lên quyết tâm của Hội thánh đối với người nghèo trên thế giới. Quyết tâm đây, là quyết một lòng yêu thương độ lượng trong một thế giới đang cần nhiều sự chữa lành.
Và cuối cùng, chủ trương nằm gọn nơi danh xưng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đệ Nhất khi được bầu là “miserando atque eligendo” (tức: tuy thấp hèn nhưng lại đã được chọn) đã nói lên tình tự mình đã có khi bước lên ngai vị Giáo hoàng của Hội thánh rất toàn cầu. Tắt một lời, một ngày mới đã ló rạng. Và, một kỷ nguyên mới đã khởi đầu cho Giáo hội.
Xem như thế, chắc chắn là: từ nay, toàn thể thế giới sẽ hướng về Hội thánh Chúa nhiều hơn để xem vị chủ trì Giáo triều La Mã có thực hiện được những điều mình ước nguyện không. Chắc chắn là, từ nay, mọi cặp mắt và đôi tai của những người trong/ngoài Hội thánh sẽ đổ dồn về Rôma để chứng kiến sự việc còn xảy ra với thế giới, và Giáo hội.
Thế giới hôm nay, như phóng viên George Weigel nói: đang cần đến vĩ nhân khả dĩ làm được công việc cao cả là chữa lành, tức: cứu vớt nhiều người cả ở trong lẫn bên ngoài triều thần La Mã, tượng trưng cho thế giới nhà Đạo. Việc này làm cho bạn và tôi, ta lại nhớ về truyện kể từng nói đến vai trò chủ chốt của các đấng “tu mi nam tử” được gán cho mình, ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ.
Truyện kể bắt đầu bằng câu hỏi như sau:
“Tại sao anh muốn lấy vợ? Tức là: tại sao anh lại muốn làm chủ gia đình để rồi, sau này, lại sẽ làm chủ xã hội? Câu trả lời rất đơn giản, chỉ như sau: vì anh muốn chứng minh rằng mình thuộc loại người dũng cảm dám cứu vớt cả và nhân loại. Việc này cũng dễ hiểu, bởi đàn ông nào từ lúc sinh ra mà chẳng được gán cho trách nhiệm lớn lao và mơ ước cứu nhân loại, là: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ!”
Muốn làm việc lớn, trước hết phải làm việc nhỏ, là: cưới vợ. Bởi, khi cưới vợ, anh đã cứu được hai mạng người, đó là cha vợ và mẹ vợ. Vì hai vị này khi có con gái đều đã nơm nớp lo sợ con mình bị ế, hay như người ta thường nói “hũ mắm treo đầu giường”, như vậy, khi cưới vợ anh đã cứu được hai mạng người, ngày đêm sống trong âu lo, có thể đau tim chết bất cứ lúc nào, không hay.
Tuy nhiên, tui cũng khuyên: cứu nhân loại là việc vô cùng khó khăn. Vậy nên, đàn ông thường mắc kẹt ngay ở bước đầu, nghĩa là cưới vợ. Sau khi lấy vợ, anh lại phải loay hoay cứu bản thân mình trước… đã!
Nghĩ thế rồi, bạn bè lại phản hồi thêm một truyện kể cũng na ná thế này:
Có phải anh bảo: Cưới vợ là vì nghĩa khí ư? Thế, anh có đọc truyện chưởng Cổ Long không? Ông Cổ Long ổng nói: “Hôn nhân giống như nghĩa khí, biết là chuyện không đáng làm nhưng không thể không làm.” Thấy không? Đám cưới nào cũng diễn ra rất nhanh, đa số khách đến đều vội vã ăn, vội vã mừng, ngấm ngầm chia buồn với nhà trai, hân hoan chia vui với nhà gái, rồi hấp tấp xin phép cáo lui, chưa đầy 2 hay 3 tiếng, xong, là cái nhà hàng nó lạnh tanh.
Duy chỉ có cha mẹ cô dâu là tương đối thong thả, đi lại mang vẻ rầu rĩ nhưng sâu xa tự thấy sảng khoái thanh thản, ông bà hễ thấy ai ở nhà trai là chân thành lắp bắp cám ơn rối rít. Không phải là chuyện ngẫu nhiên mà tất cả đàn ông trong ngày cưới đều phảng phất có vẻ của kẻ trượng phu đại hiệp, đứng thẳng người, hiên ngang đón khách.
Tuy nhiên làm người anh hùng nghĩa khí thường hay chết sớm, cho nên tôi có lời khuyên:
Sống hùng sống mạnh sống chẳng dai
Sống hèn sống nhát lai rai sống hoài.” (Truyện kể trích trên mạng, mới vừa đây)
Truyện kể đọc rồi, hẳn người đọc hoặc người nghe, cũng sẽ có phản ứng rất khác nhau, Người thì đồng ý, kẻ thì không. Nhưng dù thế, hãy cứ nghe người nghệ sĩ ở trên vẫn cứ nhắc nhở bằng lời ca câu hát, rất như sau:
“Càng đi xa, anh càng nhớ em!
Trước đại dương ngát xanh muôn trùng.
Kìa ngư nhân in hình trên sóng.
Bao nàng công chúa dưới thâm cung…”
(Y Vũ – bđd)
“Càng nhớ anh”, “trước đại dương”, ôi chao, là chữ nghĩa rất gọi “anh”. Nếu chữ này, mà lại viết hoa, thì có lẽ người em “đại dương” kia sẽ lại nhớ mãi lời lẽ của đấng thánh hiền, từng dặn dò:
“Chúng tôi đã đồng tâm nhất trí
quyết định chọn một số đại biểu,
và phái họ đến với anh em,
cùng với những người anh em thân mến của chúng tôi
là ông Banaba và ông Phaolô,
những người đã cống hiến cuộc đời
vì danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
(Cv 15: 25-26)
Nếu thế thì, dù vĩ nhân vừa mới nổi có là vị Giáo chủ vừa đắc cử, chắc chắn vị ấy sẽ còn nhớ mãi Lời Ngài. Bởi, Lời không chỉ là âm thanh xuất từ môi miệng của Chúa, mà thôi; nhưng Lời lại chính là Ngài. Là, Đức Chúa. Và, Lời đã thành xác phàm để sống đời nghèo hèn làm gương cho muôn dân. Và, Lời sẽ lèo lái con thuyền của thánh hội. Lời, còn là thực thể rất thực tế vẫn cứ sống rất sinh động trong thánh hội. Lời, chính là Thần Khí Chúa tỏ hiện nơi thánh hội, đã mang đủ tính chất nghèo hèn, ngay từ đầu.
Trần Ngọc Mười Hai
Rất vui và cũng mừng
khi Hội thánh vừa có vị chủ chăn rất mới
đã nhớ đến người nghèo.
Sống rất nghèo, nhưng không hèn.
Suy niệm Lời Ngài đọc vào Lễ Phục Sinh năm C 31.3.2013
“Hãy áp môi trên phiến đá mòn,”
“Loài hoa mộ chí cánh thoa son.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 20: 1-9; Lc 24: 13-35
Phiến đá mòn, nay bật nắp để lộ “Loài Hoa Mộ Chí” vẫn còn sống. Hoa Mộ Chí, đã trỗi dậy tỏ bầy cho mọi người biết Chúa vẫn ở với anh và với em suốt mọi ngày. Trình thuật thánh Luca kể về tâm tình ngày Chúa Sống Lại đã chuyên chở cùng một tâm tình, giống như thế.
Trình thuật Phục Sinh, các thánh đã thấy dấu hiệu của bình minh xuất hiện trên bầu trời ở phía Đông. Nhưng, không để báo hiệu một ngày mới sẽ nối tiếp, cho bằng nói lên loại hình tạo dựng rất tân kỳ. Tân kỳ, là ở chỗ: nếu hỏi mọi người: theo họ, Đức Giêsu giống loại người nào khi Ngài sống lại từ cõi chết, hẳn sẽ có người bảo: Ngài giống nam-hoa-hậu Vũ Trụ. Và sẽ có nhà tâm-lý-học nào đó cũng đặt câu hỏi: quý vị lấy ý tưởng này ở đâu ra? Phải chăng nói thế là muốn mình được như vậy?
Xưa nay, Kinh Sách và nhất là thư thánh Phaolô đem đến cho ta câu trả lời rồi. Kinh Sách ám chỉ rằng: Đức Giêsu đem những điều về nỗi chết của Ngài đưa vào sự sống đã trỗi dậy. Như thế có nghĩa: Ngài đã duy trì những thứ đó và biến nó thành một thứ gì tích cực, lành lặn để rồi Ngài tháp nhập tất cả mọi người vào con người của Ngài. Phục sinh, không là chuyện lấy nước nóng tẩy sạch mọi bợn nhơ trên mình Ngài và loại bỏ những gì đến với Ngài trong đau khổ và nỗi chết; tức: thứ gì đó đối chọi giữa sự chết và sống lại. Bởi, cả hai đều tuỳ thuộc lẫn nhau thành từ ngữ để ta hiểu.
Thánh Phaolô sáng chế ra cụm từ “Đức Kitô-chịu đóng đinh” có gạch nối ở giữa. Và khi nói đến Đức Kitô, là thánh-nhân nói về Đấng đã trỗi dậy. Và khi nói đến Chúa trước ngày Ngài Phục sinh, là thánh Phaolô lại đã gọi Ngài là Đức Giêsu. Ở tiếng Hy Lạp, thánh-nhân dùng cụm từ “estauromenos” bên cạnh tên tuổi “Đức Kitô”, tức có chữ gốc “Stauros” mang ý nghĩa của thập giá. Nên, cụm từ này có nghĩa: giá trị của thập giá và nỗi chết được viết chung vào sự “trỗi dậy” trở thành “Đức Kitô-Phục Sinh”.
Ở đây, ta nói đến giá trị của chữ nghĩa hoặc triển khai bản vị mà Đức Giêsu cảm nghiệm thực sự khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự, chắc chắn Ngài không thể nào cảm nghiệm khác hơn thế. Tức, cảm nghiệm ấy không biến mất đi khi Ngài sống lại. Tất cả vẫn gồm tóm nơi Ngài, đóng ấn trong Ngài và sẽ còn kéo dài đến vĩnh cửu. Tất cả là thành phần gói gọn trong ý nghĩa đó.
Điều này còn có nghĩa: khi trỗi dậy từ cõi chết, ta không gỡ bỏ được những gì xảy đến trong cuộc sống khổ đau hoặc kinh nghiệm mà cái chết mang đến cho ta. Kết quả là, ta đã trở thành con người khá hơn, tốt lành hơn. Và, sự trỗi dậy vẫn cứ duy trì hết mọi thứ và khiến cho chúng rõ ràng hơn vào mọi lúc.
Có người còn gọi Đức Kitô-Phục sinh là Đấng có “dấu thánh” đặc biệt. Nhưng, điều đó không có nghĩa: vết thương thân mình Ngài vẫn nguyên vẹn hình dạng trên Ngài cách thể lý. Nhưng ý nghĩa đích thực, là trọn vẹn con người và bản thể Ngài vẫn còn ghi dấu khổ đau Ngài canh cánh bên lòng, vì yêu thương người phàm.
Đức Mẹ cũng thế. Khi Mẹ về trời bằng vào Phục sinh, ta cũng thấy được nơi Mẹ tất cả những gì Mẹ lãnh chịu do tình thương yêu còn đó, theo cung cách nào đó, không là thể lý, xác phàm mà là giá trị thần khí nơi bản vị của Mẹ. Chính vì thế, mà thánh Phaolô lại nói về tình trạng chết chóc, trống rỗng của Đức Giêsu -tức “kenosis” tiếng Hy Lạp- và thánh-nhân coi sự việc ấy cũng một dạng theo thể trạng của Đức Kitô-Phục Sinh. Điều này làm ta cảm kích và suy ra rằng ta đi vào với hỗn độn như tình trạng của nỗi chết hoặc những gì tương đương, nhưng được gộp vào tình trạng trỗi dậy sống động của Chúa.
Đó là lý do khiến ta nói đến Đức Kitô-Phục sinh, tức: Ngài hiện diện trong vũ trụ. Ngài không chỉ ở với chúng ta, mà còn như Đấng đã vượt khỏi ta nữa. Ngài trỗi dậy trong ta và ở trong trạng thái có nỗi chết của chúng ta. Ngài sờ chạm và chữa lành mọi khốn khó do bạo động của vũ trụ. Ngài là Đức Chúa chữa lành hết mọi người, mọi vật.
Ngài đã vuợt quá giới hạn không gian và thời gian trong vũ trụ của ta. Ngài không ở ngoài không gian và thời gian như thế, nơi vũ trụ. Ngài ở trong tất cả. Trỗi dậy với ta và trong ta, đã là tất cả. Đó là hiện hữu bí nhiệm, tuyệt diệu. Chính đó là sự thực của hiện hữu. Sự thực ấy, còn thực tế hơn cả mọi hiện hữu ta cảm nghiệm được với nhau, trong nhau. Ta không cảm nghiệm sự thể giống như thế và như thế là do giới hạn của không gian và thời gian ta đang sống cho đến ngày đi vào cõi chết.
Đến ngày đi vào cõi chết, ta được cởi bỏ khỏi mọi giới hạn của thời gian và không gian. Và khi đó, toàn bộ hữu thể của ta sẽ tràn ngập kiến thức và tình thương yêu đối với Đức Kitô-Phục sinh đang trỗi dậy trong ta. Nói cách khác, ta đang được sẻ san với sự Phục sinh của chính Ngài.
Đức Giêsu trỗi dậy khỏi nỗi chết, Ngài cảm nghiệm theo tính chất người phàm mọi hiểu biết về chính Ngài, về Cha và về tất cả chúng ta, theo cung cách Ngài chưa từng làm thế, trước đó. Ngài biết rõ chính Ngài, biết Cha và biết chúng ta theo cung cách rất mới mẻ. Khi ta chết và trỗi dậy ở trong Ngài, sự thể cũng sẽ hiện ra như thế đối với ta.
Thế nên, Phục Sinh là lễ hội của sự trỗi dậy nơi Ngài và nơi ta. Phục Sinh, là chân trời căn bản ta được mời gọi sống trong đó. Không có chân trời nào khác lại có thể đối đầu với bí nhiệm của sự chết đến như thế. Và, đó là cung cách đầy chết chóc để mà sống. Toàn bộ sự sống động của ta, nay mang ý nghĩa một trỗi dậy. Không chỉ là sự sống động trong Hội thánh, mà thôi, nhưng cả sự sống động theo cung cách phàm trần nữa.
Ta hiểu được mình sống trong sự nhận thức rất chắc chắn rằng không ai bị loại bỏ khỏi sự sống có trỗi dậy. Không có vấn đề để bảo rằng: không gì được chữa lành mà không đi vào sự sống có trỗi dậy. Không vết tích nào của sự sống lại mà không kết thúc trong sự sống có trỗi dậy được. Điều đó giúp ta thực hiện chữa lành bạo lực và nỗi đớn đau, sầu buồn của người đồng loại trong thế giới thực tại ta đang sống cùng và sống với.
Phục sinh là viễn tượng của niềm tin đang sống thực tại, trong hiện tại. Ta không chỉ tin rằng Đức Giêsu đã trỗi dậy khỏi mộ trống mà thôi, nhưng còn tin rằng ta có thể ra khỏi con người mình, ngay lúc này. Đó mới là niềm tin. Chính đó mới thực sự là tin và kính một niềm tin chính đáng.
Trong cảm nghiệm niềm tin như thế, cũng nên ngâm tiếp lời thơ đã cất lên từ đầu, rằng:
“Hãy áp môi trên phiến đá mòn.
Loài hoa mộ chí cánh thoa son.
Vầng trăng đáy huyệt xanh trong mắt.
Nghe biển mưa sao, gió gọi hồn.”
(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)
Biển mưa sao, gió gọi hồn, là hiện tượng Chúa cùng ta trỗi dậy. Trỗi dậy trong Phục sinh thực tiễn vẫn rất thực, ở chốn đời thường.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch
“Với biển cả anh là thủy thủ...ù u,”
“Với lòng nàng anh là hoàng tử...ừ ư!
“Nhớ chuyện ngàn đêm xứ Ba Tư…ừ ư!
“Và chuyện thần tiên bao thế hệ.
(Y Vũ – Thủy Thủ và Biển Cả)
(Cv 15: 25)
“Thủy thủ và Biển Cả”. “Lòng Nàng và Hoàng Tử”, ôi! Lời ca nghe rất quen, từ thập niên khi ấy, lúc bần đạo vẫn còn là tay học trò thời trung học, hát hò tuy không nhiều, nhưng hát rồi lại quậy phá thật không thiếu. Quậy và phá, bất kể ông/bà thầy có ngồi đó kể “chuyện thần tiên bao thế hệ”, hay mỗi chuyện “ngàn đêm xứ Ba Tư”, làm bần đạo mải mê với những âm thanh và nhịp điệu những là “ù u!” hay “ừ ư!” của người ca sĩ một thời nổi tiếng, rất Hùng Cường.
Đó là chuyện đời, của người học trò thời trung học. Còn chuyện Đạo của nhà thờ khi nghe kể về con thuyền Hội thánh, vẫn chòng chành, bần đạo lại nhớ đến lời khẳng định của vị đứng đầu từng lèo lái “con thuyền Hội thánh”, rất như sau:
“Tuy nhiên, trước một thế giới có nhiều đổi thay nhanh chóng đang bị rúng động bởi những vấn nạn có liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin, muốn lèo lái con thuyền Thánh Phêrô trao cũng như việc rao giảng Tin Mừng, cả năng lực trí óc lẫn thể xác đều cần thiết.” (trích lời của Đức Bênêđíchtô 16 khi từ nhiệm chức vụ Giáo Hoàng, hôm 11/2/2013 ở La Mã)
“Lèo lái Con thuyền thánh Phêrô trao”, “những vấn nạn có liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin”, phải chăng hai vấn đề này là một? Phải chăng đó là chuyện thần tiên bao thế hệ? Hoặc, chuyện ngàn đêm xứ Ba Tư? Thôi thì, chuyện gì thì chuyện, bạn và tôi, ta hãy cứ nghe người nghệ sĩ nhạc kích động thời đó, vẫn hát tiếp:
“Cho anh bao giây phút say sưa,
cho anh thêu muôn giấc mơ hoa,
cho anh luôn yêu đời hải hồ.”
(Y Vũ – bđd)
“Say sưa”, “thêu giấc mơ hoa” hay “yêu đời hải hồ”, nhất nhất là lời người nghệ sĩ viết nhạc không nản lòng trước phong ba trên biển cả! Bởi, anh vẫn là thủy thủ, tức người lèo lái con thuyền mình có những dặn dò như sau:
“Càng đi xa anh càng nhớ em
Trước đại dương ngát xanh muôn trùng
Kìa ngư nhân in hình trên sóng
Bao nàng công chúa dưới thâm cung”
(Y Vũ – bđd)
Nghe câu trên, bần đạo chỉ nhớ đến câu hát nhại mình từng “chế” để cảnh báo mọi người, rằng: “Càng đi xa anh càng tốn xăng…” Hát xong, lại nhớ ra rằng: đã hết thời học trò chuyên quậy phá hay hát nhại để rồi người học trò nhỏ đó tự mời mình về với các vấn đề nghiêm trang, nghiêm túc để còn viết.
Vâng. Viết và lách, luôn là chuyện nghiêm túc, dù bần đạo chỉ muốn viết những chuyện nhà Đạo qua phong cách của một phiếm “loạn”, mà thôi. Vậy thì, xin bạn hãy “xá” cho bần đạo đây một ân huệ mà năm nay, tôi và bạn sẽ nhận được khá nhiều, do có “sự kiện thánh” này khác với “phép lành” rất mới từ Đức Giáo Chủ tân cử, hôm 14/3/2013 lúc 7 giờ sáng Đông Bộ Úc Châu này.
Thanh minh thế rồi, nay xin bà con độc giả cho phép bần đạo được “lào khào” thêm đôi ba chuyện về “con thuyền Hội thánh” thời hiện tại, để xem tình hình “biển cả và thủy thủ” hoặc “Lòng nàng và hoàng tử” nay ra sao.
Trước hết là “ý/lời” của Đức Bênêđíchtô thứ 16, từng phát biểu trong buổi triều yết cuối cùng của ngài hôm 27/2/2013, như sau:
“Tôi luôn biết rằng có Chúa ở trong thuyền, và biết rằng thuyền Hội thánh không phải là thuyền của tôi, không phải là thuyền của chúng ta, nhưng là của Chúa. Và, Chúa sẽ không để nó chìm.” (PhạmXuânKhôi dịch đăng trong LegioMariae@googlegroups.com 01/3/2013)
Thật ra, chuyện “con thuyền Hội thánh” là của ai? Hoạt động thế nào? Có chòng chành hoặc rò rỉ đầy những nước không? vẫn không là chuyện cần bàn. Chuyện nên bàn và đáng bàn, là xem thành viên Hội thánh hoặc giới bàng quan ở ngoài nghĩ thế nào về “thuyền ấy” trong hiện tại? Và, người lèo lái con “thuyền” này sẽ làm gì để vững lái? Đó có thể là đề tài sẽ kéo theo nhiều suy tư, bàn bạc. Và, cảm thông với “con thuyền” có vị thuyền trưởng mới, cũng nên chuyển cho nhau đôi ba nhận định ở đâu đó.
Trước nhất là Tác giả Marcus Roberts của tờ MercatorNet có ý kiến như sau:
“Điều mà Hội thánh Công giáo hôm nay sẽ nhớ nhiều nhất, đó là: lần đầu tiên trong lịch sử Đạo đã có vị kế nhiệm thánh Phêrô xuất từ Nam Mỹ. Điều này đem lại cho người dân ở châu lục điạ này tâm tư khởi sắc, rất hưng phấn. Trong các tin rộn lên từ khắp nơi, tưởng cũng nên nhắc đến bản tin từ Northern Voices Online vào trước giờ “G” lịch sử. Nói chung, bản tin cho thấy: ở phần đất trọng tâm của Đạo, các thành viên chuyên chăm trong Đạo nay không còn tập trung ở Châu Âu như trước, mà là Châu Phi và Nam Mỹ.
Bài báo còn viết tiếp: “Số người đi Đạo và giữ Đạo ở Tây Âu nay giảm sút khá trầm trọng so với mọi thời. Trong khi đó, ở châu Phi, trong thời gian từ năm 1978 đến 2007, số người Công giáo ở đây đang từ 55 triệu nay lên đến 176 triệu nguời. Rõ ràng là, Giáo hội Công giáo nay có được số người trở về với Đạo nhiều hơn so với người Hồi giáo và người thổ dân chỉ tin vào chuyện phù phép lẫn hồn linh thú dữ thôi. Tuy nhiên, châu Mỹ Latinh nay có số người đi Đạo tập trung nhiều nhất thế giới: 42% người Công Giáo sống ở vùng này, trong đó Ba Tây có số người Công giáo thuần thành đông nhất thế giới.
Đối lại tình trrạng này, số người Công Giáo ở châu Âu ngày càng giảm sút đến mức khiếp đảm. Người ở lại, cũng đã kém đi phần “sốt sắng”, nói theo nghĩa thường xuyên đi nhà thờ/nhà thánh mỗi tuần.
Qua thống kê, nhiều người còn thấy: vừa qua công cuộc khảo sát nghiên cứu mang tên “Diễn Đàn ở Bàn Quì” về chuyện Tôn giáo và Đời sống tổ chức tại Tây Ban Nha, thì: tại nước này, chỉ có 20% người Tây Ban Nha là còn đi nhà thờ/nhà thánh mỗi tuần một lần. Ở Đức, xứ sở của Đức Bênêđíchtô thứ 16, thì: chỉ một phần 6 số người ở nước này, có khi lại ít hơn, là còn bận tâm đi nhà thờ nhà thánh. Trong khi đó, ở Pháp, chỉ đếm được mỗi 10% thôi. Thống kê Toà Thánh cho biết: châu Âu là đất miền duy nhất trên thế giới từng chứng kiến sự giảm sút số người nhận mình là Công giáo tính từ thập niên 1990 đến 2010. Thời gian này, số người đi Đạo trên toàn thế giới đã gia tăng 30% tức lên đến 1tỷ 200 triệu người còn gắn bó với Đạo. Xem thế thì, châu Âu nay chỉ có 23.8% người tự nhận là Công giáo so với thế giới.
Điều này khiến nhiều người nghĩ đến tương lai cũng rất gần, khi toàn châu Âu cũng giống như tình trạng của Phi Châu, Ai Cập và Syria khi trước, từng được coi là cái nôi của Đạo trong quá khứ. Nhưng, nay: giới Hồi giáo mộ đạo sẽ thế chỗ ở đó, trong khi Đạo Công giáo ở châu Âu được thay thế bằng các chủ thuyết tương đối, cá nhân vị kỷ, chế độ phàm tục và chung cuộc rồi ra cũng sẽ đi đến giai đoạn tự hủy. Mọi người sẽ nhận ra động thái trái nghịch sẽ xảy đến với châu này, là: tình trạng các linh mục thừa sai người châu Phi hay Nam Mỹ nay sẽ quay ngược về với nôi của Đạo để rao truyền Đạo, trở lại. Cũng nên thêm đôi chuyện bên lề, bảo rằng: chuyện này đã và đang xảy ra ở Tân Tây Lan, nơi đó một số rất đông các linh mục người Philíppin, Việt Nam, Ấn Độ và Nam Hàn tìm cách ngăn chặn tình trạng thuyết ngoại đạo, vật chất đang lan tràn chiếm đất ở xứ sở này.” (xem Marcus Roberts, Pope Francis and the Church He Must Shepherd, MercatorNet 14/3/2013)
Nhận định và lời cảnh báo của người trong cuộc, thì như thế. Còn người ngoài cuộc thì sao?
Trước nhất, hãy hoà mình vào với lời nhạc, vẫn như sau:
“Em ơi! ảo hình kia lôi cuốn,
Nhưng, anh đã nói anh yêu em.
Thì, ngàn kiếp vẫn không thay lòng.”
(Y Vũ – bđd)
Chao ôi, là lời lẽ! Những lời và lẽ nghe cũng dễ: “Ảo hình lôi cuốn”, nhưng “anh nói vẫn yêu em”, thì “ngàn kiếp không thay lòng”. Đó, là lời của “thủy thủ” với “biển cả”, và của “hoàng tử với lòng nàng”. Con thuyền Hội thánh hôm nay, cũng đang có “ảo hình kia lôi cuốn”, với những “chòng chành” sóng nước, và ọp ẹp rò rỉ khá tư bề! Vậy thì, vị thuyền trưởng mới cứng, sẽ ra sao? Vì này là ai thế? Ngài quyết vững lái đến thế nào?
Để trả lời, truyền thông/báo đài Đạo và đời, mấy hôm nay, đà lên tiếng. Một trong các tiếng nói được nêu lên từ người đi Đạo được ghi nhận, như sau:
“Trong lúc toàn thế giới đang hướng mắt về phía ống khói trên nóc nhà thờ Sistine ở Rôma, mọi người đều thấy chú Hải âu nọ vừa đáp nhẹ lên trên đó. Tức thì, có nhà báo vội viết đôi giòng trên Twitter kể về hiện tượng này, bằng những câu: hình ảnh chú chim hải âu trụ trên nắp ống khói chừng như tiên đoán điều gì đó. Điều trước tiên được liên kết với vị Giáo hoàng tương lai sẽ là người yêu thiên nhiên và chim muông một cách rất đặc biệt, đâu biết được.”
Không lâu sau đó, lớp khói trắng bốc phả dưới chân chú hải âu nọ cho thấy Hồng y đoàn cũng đã biết là Hội thánh Chúa đang cần gì ở vào giai đoạn đặc thù của lịch sử. Và, một hồng y thành viên Dòng Tên rất khiêm tốn, vừa đắc cử. Tên ngài là Jorge Mario Bergoglio, Tổng giám mục 76 tuổi của thành Buenos Aires, nước Argentina đích thị là Giáo hoàng đầu tiên của Nam Mỹ đã lấy tên của vị thánh khó nghèo thành Assisi, là Phanxicô.
Theo phóng viên John Allen, là nhà phân tích tình hình của Vaticăng trên đài CNN, thì: Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất là con của một công nhân đường sắt người Ý từng qua Argentina lập nghiệp. Cũng theo phóng viên Allen này, thì: Đức Tân Giáo Hoàng này nổi tiếng là con người bình dị. Ngài chọn lối sống ở căn hộ nhỏ chứ không phải toà nhà dành cho Tổng Giám Mục. Khi đi làm, ngài lại chọn phương tiện công cộng, như xe buýt rất thoải mái. Phóng viên Allen có viết: Giáo hoàng Phanxicô từng nổi danh là “tiếng nói của người nghèo vì người nghèo. Khi chọn tên vị thánh nổi tiếng khó nghèo làm tên mình, Đức Tân Giáo Hoàng muốn gửi đi khắp nơi một dấu hiệu cho thấy triều đại Giáo hoàng của ngài cũng sẽ khác thường. Danh xưng Phanxicô tượng trưng cho sự nghèo khó, khiêm hạ, giản đơn, quyết tái thiết Hội thánh Công giáo, khắp hoàn cầu.” (xem Sheila Liaugminas, We Have a Pope, MercatorNet 14/3/2013)
Thế đó là tường trình về cuộc bầu bán nhân vật chóp bu trong Đạo vừa đắc cử. Nhưng, câu hỏi được đặt ra ngay sau khi có kết quả như vừa rồi, là: Đức Tân Giáo Hoàng là ai thế? Tác giả chuyên viết tiểu sử các vị giáo hoàng là Geoge Weigel của đài NBC từng phân tích: các sự việc xảy ra trong tuần qua với Hội thánh Công giáo đã gọi sự kiện về đức tân Giáo hoàng lấy tên Phanxicô Đệ Nhất là “thời khắc bản lề” của Hội thánh hôm nay. Thời khắc này, là thời của kỷ nguyên mới về cải cách ở thế kỷ thứ 21 này, trong đó Đạo Chúa sẽ chuyên giảng rao Lời của Ngài bằng cách đưa ra bộ mặt mới cho thế giới.
Phóng viên George Weigel còn tường trình về đài NBC rằng: vị tân Giáo hoàng này là “con người quả cảm”. Ngài sẽ là bậc vĩ nhân chuyên bảo vệ Đạo trên khắp mọi miền tận cùng của thế giới. Triều đại Giáo hoàng hôm nay đã hướng về với thế giới mới. Hội thánh nay đã có vị Giáo hoàng mới với tên gọi cũng rất mới. Theo phóng viên này, thì: nội tên gọi của vị Tân cử thôi cũng đã nói lên quyết tâm của Hội thánh đối với người nghèo trên thế giới. Quyết tâm đây, là quyết một lòng yêu thương độ lượng trong một thế giới đang cần nhiều sự chữa lành.
Và cuối cùng, chủ trương nằm gọn nơi danh xưng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đệ Nhất khi được bầu là “miserando atque eligendo” (tức: tuy thấp hèn nhưng lại đã được chọn) đã nói lên tình tự mình đã có khi bước lên ngai vị Giáo hoàng của Hội thánh rất toàn cầu. Tắt một lời, một ngày mới đã ló rạng. Và, một kỷ nguyên mới đã khởi đầu cho Giáo hội.
Xem như thế, chắc chắn là: từ nay, toàn thể thế giới sẽ hướng về Hội thánh Chúa nhiều hơn để xem vị chủ trì Giáo triều La Mã có thực hiện được những điều mình ước nguyện không. Chắc chắn là, từ nay, mọi cặp mắt và đôi tai của những người trong/ngoài Hội thánh sẽ đổ dồn về Rôma để chứng kiến sự việc còn xảy ra với thế giới, và Giáo hội.
Thế giới hôm nay, như phóng viên George Weigel nói: đang cần đến vĩ nhân khả dĩ làm được công việc cao cả là chữa lành, tức: cứu vớt nhiều người cả ở trong lẫn bên ngoài triều thần La Mã, tượng trưng cho thế giới nhà Đạo. Việc này làm cho bạn và tôi, ta lại nhớ về truyện kể từng nói đến vai trò chủ chốt của các đấng “tu mi nam tử” được gán cho mình, ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ.
Truyện kể bắt đầu bằng câu hỏi như sau:
“Tại sao anh muốn lấy vợ? Tức là: tại sao anh lại muốn làm chủ gia đình để rồi, sau này, lại sẽ làm chủ xã hội? Câu trả lời rất đơn giản, chỉ như sau: vì anh muốn chứng minh rằng mình thuộc loại người dũng cảm dám cứu vớt cả và nhân loại. Việc này cũng dễ hiểu, bởi đàn ông nào từ lúc sinh ra mà chẳng được gán cho trách nhiệm lớn lao và mơ ước cứu nhân loại, là: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ!”
Muốn làm việc lớn, trước hết phải làm việc nhỏ, là: cưới vợ. Bởi, khi cưới vợ, anh đã cứu được hai mạng người, đó là cha vợ và mẹ vợ. Vì hai vị này khi có con gái đều đã nơm nớp lo sợ con mình bị ế, hay như người ta thường nói “hũ mắm treo đầu giường”, như vậy, khi cưới vợ anh đã cứu được hai mạng người, ngày đêm sống trong âu lo, có thể đau tim chết bất cứ lúc nào, không hay.
Tuy nhiên, tui cũng khuyên: cứu nhân loại là việc vô cùng khó khăn. Vậy nên, đàn ông thường mắc kẹt ngay ở bước đầu, nghĩa là cưới vợ. Sau khi lấy vợ, anh lại phải loay hoay cứu bản thân mình trước… đã!
Nghĩ thế rồi, bạn bè lại phản hồi thêm một truyện kể cũng na ná thế này:
Có phải anh bảo: Cưới vợ là vì nghĩa khí ư? Thế, anh có đọc truyện chưởng Cổ Long không? Ông Cổ Long ổng nói: “Hôn nhân giống như nghĩa khí, biết là chuyện không đáng làm nhưng không thể không làm.” Thấy không? Đám cưới nào cũng diễn ra rất nhanh, đa số khách đến đều vội vã ăn, vội vã mừng, ngấm ngầm chia buồn với nhà trai, hân hoan chia vui với nhà gái, rồi hấp tấp xin phép cáo lui, chưa đầy 2 hay 3 tiếng, xong, là cái nhà hàng nó lạnh tanh.
Duy chỉ có cha mẹ cô dâu là tương đối thong thả, đi lại mang vẻ rầu rĩ nhưng sâu xa tự thấy sảng khoái thanh thản, ông bà hễ thấy ai ở nhà trai là chân thành lắp bắp cám ơn rối rít. Không phải là chuyện ngẫu nhiên mà tất cả đàn ông trong ngày cưới đều phảng phất có vẻ của kẻ trượng phu đại hiệp, đứng thẳng người, hiên ngang đón khách.
Tuy nhiên làm người anh hùng nghĩa khí thường hay chết sớm, cho nên tôi có lời khuyên:
Sống hùng sống mạnh sống chẳng dai
Sống hèn sống nhát lai rai sống hoài.” (Truyện kể trích trên mạng, mới vừa đây)
Truyện kể đọc rồi, hẳn người đọc hoặc người nghe, cũng sẽ có phản ứng rất khác nhau, Người thì đồng ý, kẻ thì không. Nhưng dù thế, hãy cứ nghe người nghệ sĩ ở trên vẫn cứ nhắc nhở bằng lời ca câu hát, rất như sau:
“Càng đi xa, anh càng nhớ em!
Trước đại dương ngát xanh muôn trùng.
Kìa ngư nhân in hình trên sóng.
Bao nàng công chúa dưới thâm cung…”
(Y Vũ – bđd)
“Càng nhớ anh”, “trước đại dương”, ôi chao, là chữ nghĩa rất gọi “anh”. Nếu chữ này, mà lại viết hoa, thì có lẽ người em “đại dương” kia sẽ lại nhớ mãi lời lẽ của đấng thánh hiền, từng dặn dò:
“Chúng tôi đã đồng tâm nhất trí
quyết định chọn một số đại biểu,
và phái họ đến với anh em,
cùng với những người anh em thân mến của chúng tôi
là ông Banaba và ông Phaolô,
những người đã cống hiến cuộc đời
vì danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
(Cv 15: 25-26)
Nếu thế thì, dù vĩ nhân vừa mới nổi có là vị Giáo chủ vừa đắc cử, chắc chắn vị ấy sẽ còn nhớ mãi Lời Ngài. Bởi, Lời không chỉ là âm thanh xuất từ môi miệng của Chúa, mà thôi; nhưng Lời lại chính là Ngài. Là, Đức Chúa. Và, Lời đã thành xác phàm để sống đời nghèo hèn làm gương cho muôn dân. Và, Lời sẽ lèo lái con thuyền của thánh hội. Lời, còn là thực thể rất thực tế vẫn cứ sống rất sinh động trong thánh hội. Lời, chính là Thần Khí Chúa tỏ hiện nơi thánh hội, đã mang đủ tính chất nghèo hèn, ngay từ đầu.
Trần Ngọc Mười Hai
Rất vui và cũng mừng
khi Hội thánh vừa có vị chủ chăn rất mới
đã nhớ đến người nghèo.
Sống rất nghèo, nhưng không hèn.
Suy niệm Lời Ngài đọc vào Lễ Phục Sinh năm C 31.3.2013
“Hãy áp môi trên phiến đá mòn,”
“Loài hoa mộ chí cánh thoa son.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 20: 1-9; Lc 24: 13-35
Phiến đá mòn, nay bật nắp để lộ “Loài Hoa Mộ Chí” vẫn còn sống. Hoa Mộ Chí, đã trỗi dậy tỏ bầy cho mọi người biết Chúa vẫn ở với anh và với em suốt mọi ngày. Trình thuật thánh Luca kể về tâm tình ngày Chúa Sống Lại đã chuyên chở cùng một tâm tình, giống như thế.
Trình thuật Phục Sinh, các thánh đã thấy dấu hiệu của bình minh xuất hiện trên bầu trời ở phía Đông. Nhưng, không để báo hiệu một ngày mới sẽ nối tiếp, cho bằng nói lên loại hình tạo dựng rất tân kỳ. Tân kỳ, là ở chỗ: nếu hỏi mọi người: theo họ, Đức Giêsu giống loại người nào khi Ngài sống lại từ cõi chết, hẳn sẽ có người bảo: Ngài giống nam-hoa-hậu Vũ Trụ. Và sẽ có nhà tâm-lý-học nào đó cũng đặt câu hỏi: quý vị lấy ý tưởng này ở đâu ra? Phải chăng nói thế là muốn mình được như vậy?
Xưa nay, Kinh Sách và nhất là thư thánh Phaolô đem đến cho ta câu trả lời rồi. Kinh Sách ám chỉ rằng: Đức Giêsu đem những điều về nỗi chết của Ngài đưa vào sự sống đã trỗi dậy. Như thế có nghĩa: Ngài đã duy trì những thứ đó và biến nó thành một thứ gì tích cực, lành lặn để rồi Ngài tháp nhập tất cả mọi người vào con người của Ngài. Phục sinh, không là chuyện lấy nước nóng tẩy sạch mọi bợn nhơ trên mình Ngài và loại bỏ những gì đến với Ngài trong đau khổ và nỗi chết; tức: thứ gì đó đối chọi giữa sự chết và sống lại. Bởi, cả hai đều tuỳ thuộc lẫn nhau thành từ ngữ để ta hiểu.
Thánh Phaolô sáng chế ra cụm từ “Đức Kitô-chịu đóng đinh” có gạch nối ở giữa. Và khi nói đến Đức Kitô, là thánh-nhân nói về Đấng đã trỗi dậy. Và khi nói đến Chúa trước ngày Ngài Phục sinh, là thánh Phaolô lại đã gọi Ngài là Đức Giêsu. Ở tiếng Hy Lạp, thánh-nhân dùng cụm từ “estauromenos” bên cạnh tên tuổi “Đức Kitô”, tức có chữ gốc “Stauros” mang ý nghĩa của thập giá. Nên, cụm từ này có nghĩa: giá trị của thập giá và nỗi chết được viết chung vào sự “trỗi dậy” trở thành “Đức Kitô-Phục Sinh”.
Ở đây, ta nói đến giá trị của chữ nghĩa hoặc triển khai bản vị mà Đức Giêsu cảm nghiệm thực sự khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự, chắc chắn Ngài không thể nào cảm nghiệm khác hơn thế. Tức, cảm nghiệm ấy không biến mất đi khi Ngài sống lại. Tất cả vẫn gồm tóm nơi Ngài, đóng ấn trong Ngài và sẽ còn kéo dài đến vĩnh cửu. Tất cả là thành phần gói gọn trong ý nghĩa đó.
Điều này còn có nghĩa: khi trỗi dậy từ cõi chết, ta không gỡ bỏ được những gì xảy đến trong cuộc sống khổ đau hoặc kinh nghiệm mà cái chết mang đến cho ta. Kết quả là, ta đã trở thành con người khá hơn, tốt lành hơn. Và, sự trỗi dậy vẫn cứ duy trì hết mọi thứ và khiến cho chúng rõ ràng hơn vào mọi lúc.
Có người còn gọi Đức Kitô-Phục sinh là Đấng có “dấu thánh” đặc biệt. Nhưng, điều đó không có nghĩa: vết thương thân mình Ngài vẫn nguyên vẹn hình dạng trên Ngài cách thể lý. Nhưng ý nghĩa đích thực, là trọn vẹn con người và bản thể Ngài vẫn còn ghi dấu khổ đau Ngài canh cánh bên lòng, vì yêu thương người phàm.
Đức Mẹ cũng thế. Khi Mẹ về trời bằng vào Phục sinh, ta cũng thấy được nơi Mẹ tất cả những gì Mẹ lãnh chịu do tình thương yêu còn đó, theo cung cách nào đó, không là thể lý, xác phàm mà là giá trị thần khí nơi bản vị của Mẹ. Chính vì thế, mà thánh Phaolô lại nói về tình trạng chết chóc, trống rỗng của Đức Giêsu -tức “kenosis” tiếng Hy Lạp- và thánh-nhân coi sự việc ấy cũng một dạng theo thể trạng của Đức Kitô-Phục Sinh. Điều này làm ta cảm kích và suy ra rằng ta đi vào với hỗn độn như tình trạng của nỗi chết hoặc những gì tương đương, nhưng được gộp vào tình trạng trỗi dậy sống động của Chúa.
Đó là lý do khiến ta nói đến Đức Kitô-Phục sinh, tức: Ngài hiện diện trong vũ trụ. Ngài không chỉ ở với chúng ta, mà còn như Đấng đã vượt khỏi ta nữa. Ngài trỗi dậy trong ta và ở trong trạng thái có nỗi chết của chúng ta. Ngài sờ chạm và chữa lành mọi khốn khó do bạo động của vũ trụ. Ngài là Đức Chúa chữa lành hết mọi người, mọi vật.
Ngài đã vuợt quá giới hạn không gian và thời gian trong vũ trụ của ta. Ngài không ở ngoài không gian và thời gian như thế, nơi vũ trụ. Ngài ở trong tất cả. Trỗi dậy với ta và trong ta, đã là tất cả. Đó là hiện hữu bí nhiệm, tuyệt diệu. Chính đó là sự thực của hiện hữu. Sự thực ấy, còn thực tế hơn cả mọi hiện hữu ta cảm nghiệm được với nhau, trong nhau. Ta không cảm nghiệm sự thể giống như thế và như thế là do giới hạn của không gian và thời gian ta đang sống cho đến ngày đi vào cõi chết.
Đến ngày đi vào cõi chết, ta được cởi bỏ khỏi mọi giới hạn của thời gian và không gian. Và khi đó, toàn bộ hữu thể của ta sẽ tràn ngập kiến thức và tình thương yêu đối với Đức Kitô-Phục sinh đang trỗi dậy trong ta. Nói cách khác, ta đang được sẻ san với sự Phục sinh của chính Ngài.
Đức Giêsu trỗi dậy khỏi nỗi chết, Ngài cảm nghiệm theo tính chất người phàm mọi hiểu biết về chính Ngài, về Cha và về tất cả chúng ta, theo cung cách Ngài chưa từng làm thế, trước đó. Ngài biết rõ chính Ngài, biết Cha và biết chúng ta theo cung cách rất mới mẻ. Khi ta chết và trỗi dậy ở trong Ngài, sự thể cũng sẽ hiện ra như thế đối với ta.
Thế nên, Phục Sinh là lễ hội của sự trỗi dậy nơi Ngài và nơi ta. Phục Sinh, là chân trời căn bản ta được mời gọi sống trong đó. Không có chân trời nào khác lại có thể đối đầu với bí nhiệm của sự chết đến như thế. Và, đó là cung cách đầy chết chóc để mà sống. Toàn bộ sự sống động của ta, nay mang ý nghĩa một trỗi dậy. Không chỉ là sự sống động trong Hội thánh, mà thôi, nhưng cả sự sống động theo cung cách phàm trần nữa.
Ta hiểu được mình sống trong sự nhận thức rất chắc chắn rằng không ai bị loại bỏ khỏi sự sống có trỗi dậy. Không có vấn đề để bảo rằng: không gì được chữa lành mà không đi vào sự sống có trỗi dậy. Không vết tích nào của sự sống lại mà không kết thúc trong sự sống có trỗi dậy được. Điều đó giúp ta thực hiện chữa lành bạo lực và nỗi đớn đau, sầu buồn của người đồng loại trong thế giới thực tại ta đang sống cùng và sống với.
Phục sinh là viễn tượng của niềm tin đang sống thực tại, trong hiện tại. Ta không chỉ tin rằng Đức Giêsu đã trỗi dậy khỏi mộ trống mà thôi, nhưng còn tin rằng ta có thể ra khỏi con người mình, ngay lúc này. Đó mới là niềm tin. Chính đó mới thực sự là tin và kính một niềm tin chính đáng.
Trong cảm nghiệm niềm tin như thế, cũng nên ngâm tiếp lời thơ đã cất lên từ đầu, rằng:
“Hãy áp môi trên phiến đá mòn.
Loài hoa mộ chí cánh thoa son.
Vầng trăng đáy huyệt xanh trong mắt.
Nghe biển mưa sao, gió gọi hồn.”
(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)
Biển mưa sao, gió gọi hồn, là hiện tượng Chúa cùng ta trỗi dậy. Trỗi dậy trong Phục sinh thực tiễn vẫn rất thực, ở chốn đời thường.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch
Giới thiệu Bộ sách: Giáo Xứ Việt Nam Paris – 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010 của Tác giả Trần Văn Cảnh
Liễu Trương
08:28 28/03/2013
Giới thiệu Bộ sách: Giáo Xứ Việt Nam Paris – 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010 của Tác giả Trần Văn Cảnh
Kính thưa Quý Vị,
Cách đây một tháng anh Cảnh gọi tôi và mời tôi đến dự buổi họp mặt hôm nay. Anh cho tôi biết anh có một bộ sách về Giáo xứ và muốn nhờ tôi giới thiệu vào dịp này. Xin thú thật lúc đó tôi hơi bối rối vì tôi chưa thấy bộ sách ra sao, lại càng không biết gì về nội dung. Thêm nữa thời gian còn lại quá ngắn ngủi. Nhưng tôi nhận lời vì hai lý do : thứ nhất là vì tôi quý anh Cảnh, mặc dù giữa chúng tôi ít có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, nhưng từ xa tôi nhận thấy anh là một người hết lòng tận tụy với Giáo xứ, hai nữa là hôm nay gia đình anh mừng lễ sinh nhật thứ 70 của anh. Vậy tôi vui vẻ nhận lời. Có điều là tôi tự hỏi sao anh Cảnh không nhờ một vị phục vụ ở Giáo xứ để nói về Giáo xứ mà lại nhờ tôi là đứa con lười biếng của Giáo xứ, có cái gì tinh nghịch trong sự lựa chọn của anh chăng ? Thêm nữa nói về Giáo xứ trước mặt quý vị đối với tôi như múa rìu qua mắt thợ, những điều tôi sắp nói ra đây không có gì mới lạ đối với quý vị. Nhưng tôi xin làm cái công việc anh Cảnh đã giao cho.
Buổi họp mặt của chúng ta hôm nay là để bàn về bộ sách của anh Cảnh. Thầy Nha vừa cho chúng ta biết về tiểu sử của tác giả. Phần tôi xin nói về tác phẩm.
Bộ sách của tác giả Trần Văn Cảnh có cái tựa đề : Giáo xứ Việt Nam Paris – 63 năm hành trình đức tin – 1947-2010. Bộ sách gồm 3 cuốn, tức 3 phần :
Phần I : trình bày tổng quát Giáo xứ Việt Nam Paris
Phần II : nói v ề những sinh hoạt mục vụ của Giáo xứ
Phần III : nói về Giáo xứ mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam.
Mỗi phần gồm nhiều tập, mỗi tập nhiều chương. Bộ sách tập trung những bài tác giả viết từ trước tới nay, có khoảng 100 bài thuộc nhiều loại : biên soạn, thuyết trình, tường thuật, hồi ký, phỏng vấn. Ngoài ra có đôi bài của những tác giả khác.
Tác giả trình bày Giáo xứ Việt Nam Paris một cách toàn diện : nguồn gốc, tổ chức cơ cấu, mục vụ thiêng liêng, văn hóa, xã hội, quan hệ giao tiếp. Qua bộ sách có ba chủ đề cần được nêu ra :
- Quá trình xây dựng GXVNP
- Vị trí của GXVNP ngày nay
- Mục vụ văn hóa của GXVNP hiện tại và tương lai.
I Quá trình xây dựng GXVNP
Giáo xứ Việt Nam đã hình thành như thế nào trên đất Pháp ? Từ tình trạng phôi thai đến sự trưởng thành ngày nay, con đường xây dựng Giáo xứ trải dài hơn 60 năm, qua nhiều chặng đường gay go mà các vị linh mục tuyên úy và giám đốc đã lần lượt tranh đấu, cố vượt mọi khó khăn.
Trong cuốn Bên giòng lịch sử Việt Nam – 1940-1975, linh mục Cao Văn Luận kể rằng trong những năm 40 của thế kỷ trước, cùng với một nhóm người Công giáo Việt Nam ngài đã thành lập một hội lấy tên là Association des Catholiques vietnamiens de France. Hội này là viên đá đầu tiên đặt nền móng cho GXVNP ngày nay.*
Sau đó là ba thời kỳ xây dựng Giáo xứ được tác giả nhắc lại :
1/ Thời kỳ « Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Pháp », 1947-1952, dài 6 năm. Trong thời kỳ này có các cha Nguyễn Huy Mai, Trần Văn Hiến Minh, Nguyễn Bình An, Nguyễn Quang Lãm. Đây là giai đoạn tự lập. Liên đoàn chưa được Giáo quyền Pháp và Hàng Giáo phẩm VN nhìn nhận. Tuy nhiên Bản Điều lệ của Liên Đoàn được Giáo quyền Pháp duyệt y ngày 1-10-1947. Do đó năm 1947 được xem như năm khai sinh của GXVNP. Đến năm 1951, Bản Điều lệ được Hàng Giám mục VN nhìn nhận.
2/ Thời kỳ « Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp », 1952-1977, dài 25 năm, với các cha : Nguyễn Bình An, Trần Thanh Giản và Nguyễn Quang Toán. Trong thời kỳ này chưa có quy chế rõ rệt cho các linh mục làm mục vụ. Tổng Giáo phận Paris chưa trực tiếp giúp đỡ về tài chánh.
3/ Thời kỳ « Giáo xứ Việt Nam vùng Paris », từ năm 1977 đến nay. Bắt đầu thời kỳ này có cha Trương đình Hòe, ngài quy tụ được một nhóm linh mục trong đó có hai cha Mai Đức Vinh và Đinh Đồng Thượng Sách, và ngài đã vận động với Tòa Tổng Giám mục Paris để các linh mục, tu sĩ làm việc cho Giáo xứ được chính thức bổ nhiệm, được trả lương và có bảo hiểm xã hội. Sau cha Trương Đình Hòe là cha Lương Tấn Hoàng. Rồi qua năm 1980, cha Mai Đức Vinh được bổ nhiệm giám đốc Giáo xứ. Kể từ nay linh mục giám đốc được gọi là cha sở (curé).
Sau biến cố tháng 4-75, người Việt Nam đến Pháp tị nạn đông đảo và có nhiều nhu cầu đủ loại. Giáo quyền Pháp đã quan tâm đến hoàn cảnh của người di dân. Năm 1998, Toà Tổng Giám mục Paris tặng Giáo xứ VN một cơ sở mới, rộng lớn, tọa lạc ở đường des Epinettes, Paris, quận 17. Đồng thời cha giám đốc Mai Đức Vinh được Tòa Thánh ân thưởng tước vị « Đức Ông ».
Chúng ta dừng lại ở thời kỳ này, tức thời kỳ thứ 3 trong lịch sử GXVNP, để xem xét những thành quả đã gặt hái được dưới nhiều nhiệm kỳ liên tiếp của Đ.Ô. Mai Đức Vinh. Với một cơ sở mới và một Ban Giám đốc được tăng cường, đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Giáo xứ. Chỉ xin kể sơ qua những thành quả sau đây theo thứ tự thời gian, và xin ngừng ở năm 2000 vì thì giờ hạn hẹp :
- Thành lập Nhóm Thần học giáo dân, 1980
- Thành lập Hội đồng Mục vụ, 1983
- Phát hành Báo Giáo xứ bộ mới, 1984
- Thành lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, 1986
- Thành lập Hội Yểm trợ Ơn gọi tận hiến, 1989
- Lập Thư viện Giáo xứ, 1990
- Lập Phong trào Cursillo, 1993
- Lập Ban Mục vụ Gia đình - Lớp chuẩn bị Hôn nhân, 1995
- Lập Ban Tu thư tập thể, 1997
- Lập Lễ Mừng Thượng thọ cho các bậc cao niên, 1999
- Lập Phong trào Liên đới Nghề nghiệp, 2000.
Ngày nay GXVNP có 7 địa điểm mục vụ, 36 Hội đoàn và một tổ chức tự lập tài chánh. Xin có thêm đôi lời về Hội đồng Mục vụ. HĐMV là một cơ quan nòng cốt của Giáo xứ, hợp tác chặt chẽ với Ban Giám đốc để điều hành các mục vụ. Đ. Ô. Mai Đúc Vinh ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên đã quan tâm đến việc thành lập một HĐMV, vì dưới thời hai vị giám đốc tiền nhiệm
không có Hội đồng này. Khi nói đến công lao của Đ. Ô. về việc xây dựng HĐMV thiết tưởng cũng cần nhắc đến sự đóng góp tích cực của anh Trần Văn Cảnh, anh đã đồng hành với Đ. Ô. trong nhiều thập niên, đã cọng tác trong việc soạn thảo nội quy của HĐMV và đã thường xuyên có mặt trong Ban cố vấn. Nếu tôi không nhầm thì đa số quý vị có mặt ở đây cũng đã hoặc đang tham gia vào HĐMV.
Qua những chặng đường vừa kể, GXVNP đã lớn lên, đã trường thành. Vậy vị trí của Giáo xứ ngày nay ra sao ?
II Vị trí của GXVNP ngày nay
Có thể nói GXVNP có một chỗ đứng đặc biệt nhờ những liên hệ kết nối với Giáo Hội Pháp, Giáo Hội Mẹ Việt Nam, với các cọng đoàn công giáo VN ở Pháp, các cọng đoàn công giáo VN ở châu Âu, châu Mỹ, và với Hội Liên Tu sĩ VN tại Pháp.
Ngay từ đầu GXVNP được Giáo Hội Pháp khích lệ, nâng đỡ về mọi mặt. Những cuộc viếng thăm của các vị đại diện Hàng Giáo Phẩm Pháp, nhất là Đ.H.Y. Jean Marie Lustigier và Đ.H.Y. André Vingt-Trois đã nói lên sự ân cần, ưu đãi của Giáo Hội Pháp đối với GXVNP.
Mặt khác, giữa GXVNP và Giáo Hội Mẹ Việt Nam có một sự gắn bó rất mật thiết. Năm 2007, Giáo xứ đã đón tiếp Đức Cha Nguyễn Văn Hòa nói về Giáo Hội VN. Đặc biệt năm 2008, Giáo xứ đã tiếp đón ĐTGM Ngô Quang Kiệt, các Đức Cha Vũ Huy Chương, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Chí Linh và nhiều linh mục từ Việt Nam qua. Cũng năm 2008 Đ.H.Y. Phạm Minh Mẫn đến Giáo xứ nói về « Năm Thánh 2010 ». Qua năm 2010 ĐTGM Nguyễn Văn Nhơn đến chủ tế Thánh lễ dâng kính các Thánh Tử Đạo VN.
Như vậy GXVNP có một vị trí độc đáo : Giáo xứ vừa là một cọng đoàn của Giáo Hội Pháp vừa là một cọng đoàn của Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Chiều kích của Giáo xứ được mở rộng để tạo điều kiện cho việc phát triển văn hóa công giáo.
III Muc vụ văn hóa của GXVNP hiện tại và tương lai
Ngoài hai mục vụ thiêng liêng và xã hội, muc vụ văn hóa có một tầm quan trọng lớn. Trong bộ sách Giáo Xứ Việt Nam Paris, tác giả Trần Văn Cảnh đã tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề văn hóa, nhất là văn hóa công giáo và việc hội nhập đức tin công giáo vào văn hóa VN. Tác giả có trích một đoạn của Đ. Ô. Mai Đức Vinh trong cuốn Kỷ yếu 50 năm thành lập GXVN ở Pháp, trong đoạn có câu như sau : Văn hóa phản ánh nếp sống riêng của dân tộc ta, văn hóa ăn sâu vào cách sống đạo của người công giáo VN, văn hóa cần thiết để hội nhập vào xã hội Pháp tiếp đón chúng ta. Trong một câu Đ. Ô. đã gợi lên 3 nền văn hóa của người công giáo VN ở Pháp. Ba nền văn hóa chồng lên nhau : văn hóa truyền thống Việt Nam, văn hóa công giáo và văn hóa Pháp.
Nguồn gốc, lai lịch của chúng ta, những người công giáo VN, có tính đôi, có hai mặt : chúng ta vừa là người VN vừa là người công giáo. Và Giáo xứ là nơi bảo tồn, truyền bá cái nguồn gốc, lai lịch đó. Khi một giáo dân đến Giáo xứ, ngoài những nhu cầu của đời sống thiêng liêng, họ còn tìm đến cái nguồn gốc đôi của mình. Bằng chứng là các lễ hội, các sinh hoạt của Giáo xứ đã lôi cuốn một số giáo dân.
Mục vụ văn hóa của Giáo xứ cố gắng đáp ứng những nhu cầu văn hóa đức tin của giáo dân, cố gắng phát triển văn hóa công giáo nhờ những phương tiện như : Thư viện Giáo xứ, Báo Giáo xứ, mạng lưới Giáo xứ. Các vị phụ trách mục vụ văn hóa đã nổ lực lập Ban Tu thư tập thể để viết, ấn hành và phổ biến những cuốn sách hữu ích, tổ chức « Ngày Văn hóa » với những bài thuyết trình, những màn trình diễn văn nghệ, khích lệ các ca đoàn v.v… Cho đến nay mục vụ văn hóa đã thực hiện một bước tiến rất dài, và mong rồi đây sẽ có những dự án cho tương lai văn hóa công giáo.
Chữ Quốc ngữ từ lúc xuất hiện ở nước ta đã ngang nhiên gạt bỏ chữ Hán và đánh dấu một thời đại mới trong văn hóa Việt Nam. Văn hóa công giáo đã vẻ vang đi vào văn hóa Việt Nam với một vũ trụ quan mới, một nhân sinh quan mới lấy nhân vị con người làm trọng tâm. Tác giả nhắc lại sự đóng góp của văn hóa công giáo vào việc xây dựng xã hội Việt Nam, củng cố gia đình, giáo dục người dân. Ngoài ra văn hóa công giáo còn có những đóng góp vào sự sáng tạo văn chương, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, và văn hóa công giáo đã phong phú hóa ngôn ngữ Việt Nam. Đó là những thành quả rực rỡ trong quá khứ mà ngày nay ảnh hưởng vẫn còn sâu đậm.
Nhưng hướng về tương lai thì tương lai nào cho văn hóa công giáo ở Việt Nam ?
Tác giả Trần Văn Cảnh nhận xét rằng có những đóng góp của văn hóa công giáo vào văn hóa Việt Nam chưa được khai phá, nghiên cứu và phổ biến, có nghĩa là cần có những công trình khảo cứu trong tương lai.
Riêng về phần tôi, xin mạo muội có những suy nghĩ như sau. Vào thời đại toàn cầu hóa, xã hội cũng như văn hóa Việt Nam không còn có thể khép kín, dù muốn dù không cũng phải chịu ảnh hưởng của bên ngoài. Do đó cách thức hội nhập của văn hóa công giáo cũng theo đà tiến triển của xã hội. Hiện nay trong xã hội Việt Nam có những tệ đoan như :
-nạn tham nhũng,
-sức mạnh của đồng tiền làm cho con người mất phẩm giá,
-hố sâu giữa người giàu và người nghèo,
-kẻ nghèo bị bỏ rơi bên lề xã hội
-trong tổ chức giáo dục không có sự bình đẳng,
-nạn đồng tính luyến ái công khai xuất hiện, v. v…
Chính trong bối cảnh này văn hóa công giáo có thể đem lại cho văn hóa nước nhà những lời đáp, những xây dựng thích đáng. Và giáo dân trong nước cũng như ở hải ngoại có thể đồng tâm hoạt động để phổ biến những tư tưởng công giáo, ở trong nước âm thầm hoạt động về chiều sâu, ở hải ngoại hoạt động tự do, cởi mở.
Tôi cũng biết gợi ý như thế thì dễ nhưng khi bắt tay vào việc thì vô cùng khó khăn, vì việc hội nhập văn hóa công giáo là một công trình rất dài hơi, kiên trì, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, sáng kiến, nghị lực của tất cả mọi người.
Trong phạm vi của Giáo xứ, mục vụ văn hóa có thể tạo những cơ hội thuận tiện cho việc suy nghĩ, thảo luận giữa những người giáo dân ý thức về tầm quan trọng của văn hóa công giáo ở VN.
Điểm sau cùng là văn hóa Pháp trong đời sống người công giáo VN. Nói một cách rất tóm tắt thì văn hóa Pháp cho chúng ta cái nhìn nhân bản về con người, nhưng văn hóa Pháp cũng có những khía cạnh tiêu cực. Cho nên các nhà giáo dục công giáo có vai trò hướng dẫn các thế hệ trẻ để giúp họ lựa chọn trong văn hóa Pháp cái phần tương hợp với Lời dạy của Thiên Chúa.
Qua ba chủ đề vừa trình bày, bộ sách Giáo xứ Việt Nam Paris, 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010 của tác giả Trần Văn Cảnh cho phép người đọc khám phá một Giáo xứ VN trên đất Pháp dồi dào sức sống, hăng hái rao truyền Phúc Âm, và đó là nhờ một ban chỉ đạo sáng suốt và những giáo dân đầy nhiệt huyết.
Trong lời mở đầu, tác giả tự nhận mình là « một người hoạt động hơn là một nhà nghiên cứu, một nhà giảng dạy. » Tác giả là một chứng nhân ghi chép những điều mình đã trải qua, những sự kiện tai nghe mắt thấy, với một lối viết mà tác giả gọi là « phương pháp mô tả sự kiện », và với cách phát biểu của một nhà giáo : rõ ràng, mạch lạc.
Qua bộ sách, người đọc cảm thấy được niềm vui của tác giả trước sự trưởng thành của Giáo xứ mà tác giả đã dày công đóng góp.
Liễu Trương
Paris, 16-03-2013
*Không nói đến đoạn này trong buổi nói chuyện vì sợ không đủ thì giờ.
Kính thưa Quý Vị,
Cách đây một tháng anh Cảnh gọi tôi và mời tôi đến dự buổi họp mặt hôm nay. Anh cho tôi biết anh có một bộ sách về Giáo xứ và muốn nhờ tôi giới thiệu vào dịp này. Xin thú thật lúc đó tôi hơi bối rối vì tôi chưa thấy bộ sách ra sao, lại càng không biết gì về nội dung. Thêm nữa thời gian còn lại quá ngắn ngủi. Nhưng tôi nhận lời vì hai lý do : thứ nhất là vì tôi quý anh Cảnh, mặc dù giữa chúng tôi ít có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, nhưng từ xa tôi nhận thấy anh là một người hết lòng tận tụy với Giáo xứ, hai nữa là hôm nay gia đình anh mừng lễ sinh nhật thứ 70 của anh. Vậy tôi vui vẻ nhận lời. Có điều là tôi tự hỏi sao anh Cảnh không nhờ một vị phục vụ ở Giáo xứ để nói về Giáo xứ mà lại nhờ tôi là đứa con lười biếng của Giáo xứ, có cái gì tinh nghịch trong sự lựa chọn của anh chăng ? Thêm nữa nói về Giáo xứ trước mặt quý vị đối với tôi như múa rìu qua mắt thợ, những điều tôi sắp nói ra đây không có gì mới lạ đối với quý vị. Nhưng tôi xin làm cái công việc anh Cảnh đã giao cho.
Buổi họp mặt của chúng ta hôm nay là để bàn về bộ sách của anh Cảnh. Thầy Nha vừa cho chúng ta biết về tiểu sử của tác giả. Phần tôi xin nói về tác phẩm.
Bộ sách của tác giả Trần Văn Cảnh có cái tựa đề : Giáo xứ Việt Nam Paris – 63 năm hành trình đức tin – 1947-2010. Bộ sách gồm 3 cuốn, tức 3 phần :
Phần I : trình bày tổng quát Giáo xứ Việt Nam Paris
Phần II : nói v ề những sinh hoạt mục vụ của Giáo xứ
Phần III : nói về Giáo xứ mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam.
Mỗi phần gồm nhiều tập, mỗi tập nhiều chương. Bộ sách tập trung những bài tác giả viết từ trước tới nay, có khoảng 100 bài thuộc nhiều loại : biên soạn, thuyết trình, tường thuật, hồi ký, phỏng vấn. Ngoài ra có đôi bài của những tác giả khác.
Tác giả trình bày Giáo xứ Việt Nam Paris một cách toàn diện : nguồn gốc, tổ chức cơ cấu, mục vụ thiêng liêng, văn hóa, xã hội, quan hệ giao tiếp. Qua bộ sách có ba chủ đề cần được nêu ra :
- Quá trình xây dựng GXVNP
- Vị trí của GXVNP ngày nay
- Mục vụ văn hóa của GXVNP hiện tại và tương lai.
I Quá trình xây dựng GXVNP
Giáo xứ Việt Nam đã hình thành như thế nào trên đất Pháp ? Từ tình trạng phôi thai đến sự trưởng thành ngày nay, con đường xây dựng Giáo xứ trải dài hơn 60 năm, qua nhiều chặng đường gay go mà các vị linh mục tuyên úy và giám đốc đã lần lượt tranh đấu, cố vượt mọi khó khăn.
Trong cuốn Bên giòng lịch sử Việt Nam – 1940-1975, linh mục Cao Văn Luận kể rằng trong những năm 40 của thế kỷ trước, cùng với một nhóm người Công giáo Việt Nam ngài đã thành lập một hội lấy tên là Association des Catholiques vietnamiens de France. Hội này là viên đá đầu tiên đặt nền móng cho GXVNP ngày nay.*
Sau đó là ba thời kỳ xây dựng Giáo xứ được tác giả nhắc lại :
1/ Thời kỳ « Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Pháp », 1947-1952, dài 6 năm. Trong thời kỳ này có các cha Nguyễn Huy Mai, Trần Văn Hiến Minh, Nguyễn Bình An, Nguyễn Quang Lãm. Đây là giai đoạn tự lập. Liên đoàn chưa được Giáo quyền Pháp và Hàng Giáo phẩm VN nhìn nhận. Tuy nhiên Bản Điều lệ của Liên Đoàn được Giáo quyền Pháp duyệt y ngày 1-10-1947. Do đó năm 1947 được xem như năm khai sinh của GXVNP. Đến năm 1951, Bản Điều lệ được Hàng Giám mục VN nhìn nhận.
2/ Thời kỳ « Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp », 1952-1977, dài 25 năm, với các cha : Nguyễn Bình An, Trần Thanh Giản và Nguyễn Quang Toán. Trong thời kỳ này chưa có quy chế rõ rệt cho các linh mục làm mục vụ. Tổng Giáo phận Paris chưa trực tiếp giúp đỡ về tài chánh.
3/ Thời kỳ « Giáo xứ Việt Nam vùng Paris », từ năm 1977 đến nay. Bắt đầu thời kỳ này có cha Trương đình Hòe, ngài quy tụ được một nhóm linh mục trong đó có hai cha Mai Đức Vinh và Đinh Đồng Thượng Sách, và ngài đã vận động với Tòa Tổng Giám mục Paris để các linh mục, tu sĩ làm việc cho Giáo xứ được chính thức bổ nhiệm, được trả lương và có bảo hiểm xã hội. Sau cha Trương Đình Hòe là cha Lương Tấn Hoàng. Rồi qua năm 1980, cha Mai Đức Vinh được bổ nhiệm giám đốc Giáo xứ. Kể từ nay linh mục giám đốc được gọi là cha sở (curé).
Sau biến cố tháng 4-75, người Việt Nam đến Pháp tị nạn đông đảo và có nhiều nhu cầu đủ loại. Giáo quyền Pháp đã quan tâm đến hoàn cảnh của người di dân. Năm 1998, Toà Tổng Giám mục Paris tặng Giáo xứ VN một cơ sở mới, rộng lớn, tọa lạc ở đường des Epinettes, Paris, quận 17. Đồng thời cha giám đốc Mai Đức Vinh được Tòa Thánh ân thưởng tước vị « Đức Ông ».
Chúng ta dừng lại ở thời kỳ này, tức thời kỳ thứ 3 trong lịch sử GXVNP, để xem xét những thành quả đã gặt hái được dưới nhiều nhiệm kỳ liên tiếp của Đ.Ô. Mai Đức Vinh. Với một cơ sở mới và một Ban Giám đốc được tăng cường, đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Giáo xứ. Chỉ xin kể sơ qua những thành quả sau đây theo thứ tự thời gian, và xin ngừng ở năm 2000 vì thì giờ hạn hẹp :
- Thành lập Nhóm Thần học giáo dân, 1980
- Thành lập Hội đồng Mục vụ, 1983
- Phát hành Báo Giáo xứ bộ mới, 1984
- Thành lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, 1986
- Thành lập Hội Yểm trợ Ơn gọi tận hiến, 1989
- Lập Thư viện Giáo xứ, 1990
- Lập Phong trào Cursillo, 1993
- Lập Ban Mục vụ Gia đình - Lớp chuẩn bị Hôn nhân, 1995
- Lập Ban Tu thư tập thể, 1997
- Lập Lễ Mừng Thượng thọ cho các bậc cao niên, 1999
- Lập Phong trào Liên đới Nghề nghiệp, 2000.
Ngày nay GXVNP có 7 địa điểm mục vụ, 36 Hội đoàn và một tổ chức tự lập tài chánh. Xin có thêm đôi lời về Hội đồng Mục vụ. HĐMV là một cơ quan nòng cốt của Giáo xứ, hợp tác chặt chẽ với Ban Giám đốc để điều hành các mục vụ. Đ. Ô. Mai Đúc Vinh ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên đã quan tâm đến việc thành lập một HĐMV, vì dưới thời hai vị giám đốc tiền nhiệm
không có Hội đồng này. Khi nói đến công lao của Đ. Ô. về việc xây dựng HĐMV thiết tưởng cũng cần nhắc đến sự đóng góp tích cực của anh Trần Văn Cảnh, anh đã đồng hành với Đ. Ô. trong nhiều thập niên, đã cọng tác trong việc soạn thảo nội quy của HĐMV và đã thường xuyên có mặt trong Ban cố vấn. Nếu tôi không nhầm thì đa số quý vị có mặt ở đây cũng đã hoặc đang tham gia vào HĐMV.
Qua những chặng đường vừa kể, GXVNP đã lớn lên, đã trường thành. Vậy vị trí của Giáo xứ ngày nay ra sao ?
II Vị trí của GXVNP ngày nay
Có thể nói GXVNP có một chỗ đứng đặc biệt nhờ những liên hệ kết nối với Giáo Hội Pháp, Giáo Hội Mẹ Việt Nam, với các cọng đoàn công giáo VN ở Pháp, các cọng đoàn công giáo VN ở châu Âu, châu Mỹ, và với Hội Liên Tu sĩ VN tại Pháp.
Ngay từ đầu GXVNP được Giáo Hội Pháp khích lệ, nâng đỡ về mọi mặt. Những cuộc viếng thăm của các vị đại diện Hàng Giáo Phẩm Pháp, nhất là Đ.H.Y. Jean Marie Lustigier và Đ.H.Y. André Vingt-Trois đã nói lên sự ân cần, ưu đãi của Giáo Hội Pháp đối với GXVNP.
Mặt khác, giữa GXVNP và Giáo Hội Mẹ Việt Nam có một sự gắn bó rất mật thiết. Năm 2007, Giáo xứ đã đón tiếp Đức Cha Nguyễn Văn Hòa nói về Giáo Hội VN. Đặc biệt năm 2008, Giáo xứ đã tiếp đón ĐTGM Ngô Quang Kiệt, các Đức Cha Vũ Huy Chương, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Chí Linh và nhiều linh mục từ Việt Nam qua. Cũng năm 2008 Đ.H.Y. Phạm Minh Mẫn đến Giáo xứ nói về « Năm Thánh 2010 ». Qua năm 2010 ĐTGM Nguyễn Văn Nhơn đến chủ tế Thánh lễ dâng kính các Thánh Tử Đạo VN.
Như vậy GXVNP có một vị trí độc đáo : Giáo xứ vừa là một cọng đoàn của Giáo Hội Pháp vừa là một cọng đoàn của Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Chiều kích của Giáo xứ được mở rộng để tạo điều kiện cho việc phát triển văn hóa công giáo.
III Muc vụ văn hóa của GXVNP hiện tại và tương lai
Ngoài hai mục vụ thiêng liêng và xã hội, muc vụ văn hóa có một tầm quan trọng lớn. Trong bộ sách Giáo Xứ Việt Nam Paris, tác giả Trần Văn Cảnh đã tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề văn hóa, nhất là văn hóa công giáo và việc hội nhập đức tin công giáo vào văn hóa VN. Tác giả có trích một đoạn của Đ. Ô. Mai Đức Vinh trong cuốn Kỷ yếu 50 năm thành lập GXVN ở Pháp, trong đoạn có câu như sau : Văn hóa phản ánh nếp sống riêng của dân tộc ta, văn hóa ăn sâu vào cách sống đạo của người công giáo VN, văn hóa cần thiết để hội nhập vào xã hội Pháp tiếp đón chúng ta. Trong một câu Đ. Ô. đã gợi lên 3 nền văn hóa của người công giáo VN ở Pháp. Ba nền văn hóa chồng lên nhau : văn hóa truyền thống Việt Nam, văn hóa công giáo và văn hóa Pháp.
Nguồn gốc, lai lịch của chúng ta, những người công giáo VN, có tính đôi, có hai mặt : chúng ta vừa là người VN vừa là người công giáo. Và Giáo xứ là nơi bảo tồn, truyền bá cái nguồn gốc, lai lịch đó. Khi một giáo dân đến Giáo xứ, ngoài những nhu cầu của đời sống thiêng liêng, họ còn tìm đến cái nguồn gốc đôi của mình. Bằng chứng là các lễ hội, các sinh hoạt của Giáo xứ đã lôi cuốn một số giáo dân.
Mục vụ văn hóa của Giáo xứ cố gắng đáp ứng những nhu cầu văn hóa đức tin của giáo dân, cố gắng phát triển văn hóa công giáo nhờ những phương tiện như : Thư viện Giáo xứ, Báo Giáo xứ, mạng lưới Giáo xứ. Các vị phụ trách mục vụ văn hóa đã nổ lực lập Ban Tu thư tập thể để viết, ấn hành và phổ biến những cuốn sách hữu ích, tổ chức « Ngày Văn hóa » với những bài thuyết trình, những màn trình diễn văn nghệ, khích lệ các ca đoàn v.v… Cho đến nay mục vụ văn hóa đã thực hiện một bước tiến rất dài, và mong rồi đây sẽ có những dự án cho tương lai văn hóa công giáo.
Chữ Quốc ngữ từ lúc xuất hiện ở nước ta đã ngang nhiên gạt bỏ chữ Hán và đánh dấu một thời đại mới trong văn hóa Việt Nam. Văn hóa công giáo đã vẻ vang đi vào văn hóa Việt Nam với một vũ trụ quan mới, một nhân sinh quan mới lấy nhân vị con người làm trọng tâm. Tác giả nhắc lại sự đóng góp của văn hóa công giáo vào việc xây dựng xã hội Việt Nam, củng cố gia đình, giáo dục người dân. Ngoài ra văn hóa công giáo còn có những đóng góp vào sự sáng tạo văn chương, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, và văn hóa công giáo đã phong phú hóa ngôn ngữ Việt Nam. Đó là những thành quả rực rỡ trong quá khứ mà ngày nay ảnh hưởng vẫn còn sâu đậm.
Nhưng hướng về tương lai thì tương lai nào cho văn hóa công giáo ở Việt Nam ?
Tác giả Trần Văn Cảnh nhận xét rằng có những đóng góp của văn hóa công giáo vào văn hóa Việt Nam chưa được khai phá, nghiên cứu và phổ biến, có nghĩa là cần có những công trình khảo cứu trong tương lai.
Riêng về phần tôi, xin mạo muội có những suy nghĩ như sau. Vào thời đại toàn cầu hóa, xã hội cũng như văn hóa Việt Nam không còn có thể khép kín, dù muốn dù không cũng phải chịu ảnh hưởng của bên ngoài. Do đó cách thức hội nhập của văn hóa công giáo cũng theo đà tiến triển của xã hội. Hiện nay trong xã hội Việt Nam có những tệ đoan như :
-nạn tham nhũng,
-sức mạnh của đồng tiền làm cho con người mất phẩm giá,
-hố sâu giữa người giàu và người nghèo,
-kẻ nghèo bị bỏ rơi bên lề xã hội
-trong tổ chức giáo dục không có sự bình đẳng,
-nạn đồng tính luyến ái công khai xuất hiện, v. v…
Chính trong bối cảnh này văn hóa công giáo có thể đem lại cho văn hóa nước nhà những lời đáp, những xây dựng thích đáng. Và giáo dân trong nước cũng như ở hải ngoại có thể đồng tâm hoạt động để phổ biến những tư tưởng công giáo, ở trong nước âm thầm hoạt động về chiều sâu, ở hải ngoại hoạt động tự do, cởi mở.
Tôi cũng biết gợi ý như thế thì dễ nhưng khi bắt tay vào việc thì vô cùng khó khăn, vì việc hội nhập văn hóa công giáo là một công trình rất dài hơi, kiên trì, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, sáng kiến, nghị lực của tất cả mọi người.
Trong phạm vi của Giáo xứ, mục vụ văn hóa có thể tạo những cơ hội thuận tiện cho việc suy nghĩ, thảo luận giữa những người giáo dân ý thức về tầm quan trọng của văn hóa công giáo ở VN.
Điểm sau cùng là văn hóa Pháp trong đời sống người công giáo VN. Nói một cách rất tóm tắt thì văn hóa Pháp cho chúng ta cái nhìn nhân bản về con người, nhưng văn hóa Pháp cũng có những khía cạnh tiêu cực. Cho nên các nhà giáo dục công giáo có vai trò hướng dẫn các thế hệ trẻ để giúp họ lựa chọn trong văn hóa Pháp cái phần tương hợp với Lời dạy của Thiên Chúa.
Qua ba chủ đề vừa trình bày, bộ sách Giáo xứ Việt Nam Paris, 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010 của tác giả Trần Văn Cảnh cho phép người đọc khám phá một Giáo xứ VN trên đất Pháp dồi dào sức sống, hăng hái rao truyền Phúc Âm, và đó là nhờ một ban chỉ đạo sáng suốt và những giáo dân đầy nhiệt huyết.
Trong lời mở đầu, tác giả tự nhận mình là « một người hoạt động hơn là một nhà nghiên cứu, một nhà giảng dạy. » Tác giả là một chứng nhân ghi chép những điều mình đã trải qua, những sự kiện tai nghe mắt thấy, với một lối viết mà tác giả gọi là « phương pháp mô tả sự kiện », và với cách phát biểu của một nhà giáo : rõ ràng, mạch lạc.
Qua bộ sách, người đọc cảm thấy được niềm vui của tác giả trước sự trưởng thành của Giáo xứ mà tác giả đã dày công đóng góp.
Liễu Trương
Paris, 16-03-2013
*Không nói đến đoạn này trong buổi nói chuyện vì sợ không đủ thì giờ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Niềm Đau Của Mẹ
Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)
21:00 28/03/2013
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CMC)
Mẹ là Mẹ Đức Chúa Trời
Mẹ là Mẹ cả loài người chúng con.
Trái tim Mẹ phải héo hon,
Đớn đau bẩy sự sầu mòn tấm thân.
Lòng con cảm xúc vô ngần..
(Trích thơ của LM.Phêrô Nguyễn Hồng Phúc)