Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:24 27/03/2024
2. Ân sủng của Thiên Chúa không chỉ là khảng khái, nhưng bất cứ hành vi yêu mến nào, cũng đều có giá trị rất lớn trong mắt của Ngài, họ đem rất nhiều việc nhỏ dâng hiến cho Ngài, thì Ngài nhìn lớn như vũ trụ vậy.
(Fr. Parde Pio of The five Wounds of Christ: Thánh Pi-ô Năm dấu thánh)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:32 27/03/2024
14. VẪN LÀ BÁNH
Có một người nghèo, mỗi ngày chỉ có ăn hai cái bánh rượu nướng để đi làm, bởi vì tính ông ta không chịu được rượu nên hai cái bánh vừa xuống bụng thì có chút chóng mặt.
Một hôm đi trên đường thì gặp bạn bè, bạn bè hỏi:
- “Mới sáng sớm mà anh đã uống rượu rồi sao?”
Anh ta bèn nói thực.
Sau khi về nhà thì nói cho vợ biết, vợ hỏi:
- “Ông không biết giả vờ sao, lần sau nếu lại có người hỏi thì ông nói là uống rượu nhé.”
Người ấy gật đầu liên tục.
Qua mấy ngày sau, khi đi ra khỏi nhà thì cũng gặp người bạn ấy, người bạn cũng hỏi một câu như lần trước, ông ta liền nói lại như lời vợ đã dạy.
Người bạn hỏi lại:
- “Phải nấu nóng mới uống hay là không nấu?”
Người ấy trả lời:
- “Nướng nóng mà ăn.”
Người bạn cười nói:
- “Anh còn ăn bánh nữa à?”.
Bà vợ biết chuyện này thì bắt đầu dạy ông ta nói cách khác.
Sau đó, ông ta lại ra đi và cũng gặp lại người bạn ấy, không đợi bạn hỏi, người ấy bèn khoe:
- “Rượu hôm nay tôi nấu nóng mới uống !”
Người bạn hỏi ông ta:
- “Uống bao nhiêu?”
Ông ta đưa ra hai ngón tay ra và nói:
- “Hai cái.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 14:
Không ai nói uống hai “cái” rượu, nhưng là nói uống hai ly rượu vì rượu là thể lỏng cho nên không thể là “cái” được.
Trước đây người Ki-tô hữu thường nói “giữ đạo” để bày tỏ đức tin của mình, nhưng ngày nay thì người Ki-tô hữu nói “sống đạo” để bày tỏ đức tin và truyền bá đức tin của mình, bởi vì “giữ” và “sống” thì không giống nhau: “giữ” là đem cất mà “sống” là phơi bày; “giữ” là cầm mà “sống” là đưa, cầm là ích kỷ mà đưa là quảng đại, cho nên người Ki-tô hữu trong thời đại ngày nay không “giữ đạo” mà là “sống đạo”.
Mỗi ngày chỉ ăn hai cái bánh để đi làm, thì cũng sướng hơn so với những người không có gì ăn để đi làm, thì hà cớ gì phải mắc cở mà nói láo là uống hai cái rượu chứ !
Người Ki-tô hữu sống đạo tốt lành mỗi ngày thì đều có tham dự thánh lễ và ăn Bánh trường sinh bởi trời, họ giàu và hạnh phúc hơn tất cả mọi người ăn uống bánh thịt của trần gian này, do đó mà họ sống đạo phải linh động đầy sức sống hơn mọi người khác.
“Giữ đạo” và “sống đạo” khác nhau là ở đó vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người nghèo, mỗi ngày chỉ có ăn hai cái bánh rượu nướng để đi làm, bởi vì tính ông ta không chịu được rượu nên hai cái bánh vừa xuống bụng thì có chút chóng mặt.
Một hôm đi trên đường thì gặp bạn bè, bạn bè hỏi:
- “Mới sáng sớm mà anh đã uống rượu rồi sao?”
Anh ta bèn nói thực.
Sau khi về nhà thì nói cho vợ biết, vợ hỏi:
- “Ông không biết giả vờ sao, lần sau nếu lại có người hỏi thì ông nói là uống rượu nhé.”
Người ấy gật đầu liên tục.
Qua mấy ngày sau, khi đi ra khỏi nhà thì cũng gặp người bạn ấy, người bạn cũng hỏi một câu như lần trước, ông ta liền nói lại như lời vợ đã dạy.
Người bạn hỏi lại:
- “Phải nấu nóng mới uống hay là không nấu?”
Người ấy trả lời:
- “Nướng nóng mà ăn.”
Người bạn cười nói:
- “Anh còn ăn bánh nữa à?”.
Bà vợ biết chuyện này thì bắt đầu dạy ông ta nói cách khác.
Sau đó, ông ta lại ra đi và cũng gặp lại người bạn ấy, không đợi bạn hỏi, người ấy bèn khoe:
- “Rượu hôm nay tôi nấu nóng mới uống !”
Người bạn hỏi ông ta:
- “Uống bao nhiêu?”
Ông ta đưa ra hai ngón tay ra và nói:
- “Hai cái.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 14:
Không ai nói uống hai “cái” rượu, nhưng là nói uống hai ly rượu vì rượu là thể lỏng cho nên không thể là “cái” được.
Trước đây người Ki-tô hữu thường nói “giữ đạo” để bày tỏ đức tin của mình, nhưng ngày nay thì người Ki-tô hữu nói “sống đạo” để bày tỏ đức tin và truyền bá đức tin của mình, bởi vì “giữ” và “sống” thì không giống nhau: “giữ” là đem cất mà “sống” là phơi bày; “giữ” là cầm mà “sống” là đưa, cầm là ích kỷ mà đưa là quảng đại, cho nên người Ki-tô hữu trong thời đại ngày nay không “giữ đạo” mà là “sống đạo”.
Mỗi ngày chỉ ăn hai cái bánh để đi làm, thì cũng sướng hơn so với những người không có gì ăn để đi làm, thì hà cớ gì phải mắc cở mà nói láo là uống hai cái rượu chứ !
Người Ki-tô hữu sống đạo tốt lành mỗi ngày thì đều có tham dự thánh lễ và ăn Bánh trường sinh bởi trời, họ giàu và hạnh phúc hơn tất cả mọi người ăn uống bánh thịt của trần gian này, do đó mà họ sống đạo phải linh động đầy sức sống hơn mọi người khác.
“Giữ đạo” và “sống đạo” khác nhau là ở đó vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thứ Năm Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:37 27/03/2024
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Bữa tiệc ly
Bữa ăn chiều Thứ Năm năm nọ của Đức Chúa Giê-su với các môn đệ là bữa ăn cuối cùng của Ngài ở trần gian, hay nói cách khác, Đức Chúa Giê-su đã biết cuộc sống tại thế của Ngài sắp chấm dứt, bữa ăn phần xác kết thúc –tiệc ly, để rồi mở đầu cho bữa ăn phần hồn vĩnh viễn và viên mãn –Máu Thịt của Ngài, đó là bí tíchThánh Thể.
Để chuẩn bị cho bữa tiệc được trọn vẹn, Đức Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ hai việc quan trọng để được tham dự tiệc Hằng Sống:
1. Phục vụ.
2. Yêu thương.
Phục vụ và yêu thương giống như bánh miến và rượu nho kết hợp với nhau để thành lương thực hằng sống; phục vụ và yêu thương giống như giọt nước pha trong rượu, trộn lẫn vào nhau để hương vị phục vụ vừa với khẩu vị của mỗi người.
A. Suy tư.
1- Phục vụ
“Nên trong một bữa ăn. Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rữa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”.
Trước khi ăn người ta thường rửa tay, đây là phép vệ sinh tối thiểu, nhưng rửa chân cho các môn đệ không phải là phép vệ sinh, mà là một hành vi phục vụ, một thái độ khiêm tốn của người mà các môn đệ gọi là Thầy và là Chúa, Đấng ấy là Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
“Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”.
Chỉ có cha mẹ mới rửa chân cho con cái, vì đây là tình yêu, thói đời, không một ông chủ nào rửa chân cho đầy tớ, không một ông thầy nào rửa chân cho học trò vì làm như vậy là tự giảm giá trị nhân cách của mình. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã làm điều ấy, không phải để biểu diễn, không phải để mị dân, nhưng là vì yêu thương các môn đệ, và dạy cho các ông một bài học là phục vụ. Bởi vì phục vụ là dấu chỉ để người ta nhận ra mình là môn đệ của Đức Chúa Giê-su Kitô –Thiên Chúa làm người-
“Một ngày nọ, chim thiên nga hỏi Chúa Tạo Vật (Đấng sáng tạo):
- Con có thể làm môn đồ của Ngài được chứ?
Chúa tạo vật vui vẻ trả lời: “Được, được”.
Một lúc sau Chúa Tạo Vật nói với chim thiên nga:
- “Con nhìn xem con vịt mẹ đàng kia kìa, nó vừa kiếm ăn từ dưới bùn lầy đi lên đấy, chân nó quá dơ, con đến giúp rửa chân cho nó đi”.
Chim thiên nga lắc đầu không chịu, nói to:
- “Làm môn đồ của Chúa Tạo Vật thì không thể nào đi rửa chân cho người khác”.
Chúa Tạo Vật nói:
- “Này con, nếu con không rửa chân cho người khác, thì ai biết con là môn đồ của Ta chứ??”
Câu chuyện nhỏ nhưng đạo lý thì lớn.
Phục vụ tha nhân không vì họ là anh em bà con của mình, nhưng vì họ là hình ảnh Đức Chúa Giê-su, là hình ảnh của Chúa Tạo Vật, bởi vì họ là anh em của mình trong đức ái.
Ai cũng thích người khác phục vụ mình, chứ không ai thích mình phục vụ người khác, đó chính là bản chất cốt yếu của căn tính con người là kiêu căng và thích thống trị, không một liều thuốc nào có thể chữa trị được căn bệnh “truyền thống” kiêu căng ấy nơi con người, cũng như không có ai có đủ bản lãnh để chiến thắng nó.
Chỉ có Đức Chúa Giê-su, Đấng đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là đến để phục vụ mọi người, và cái giá phải trả đó chính là chết trên thập giá. Với cái chết này, Đức Chúa Giê-su đã trị được căn bệnh kiêu căng và thích thống trị của con người, của ma quỷ; và với cái chết này, Đức Chúa Giê-su đã ghi tận trong tim mỗi người môn đệ của Ngài hai chữ phục vụ, và phục vụ đã trở nên đấu chỉ để cho nhân loại nhận ra mình là người môn đệ của Đức Chúa Giê-su, Đấng đã phục vụ cho đến chết.
2. Yêu thương
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”
Yêu thương nhau là chuyện cũ rất xưa của loài người, nhưng vẫn cứ mới cho người mới yêu, được yêu, và càng mới hơn nữa cho những người biết khám ra yêu thương chính là phục vụ Thiên Chúa trong tha nhân.
Có người nói yêu thương là sự rung cảm của hai con tim.
Có người nói yêu thương là sự liên kết giữa hai tâm hồn.
Có người nói yêu thương là xoá bỏ hận thù.
Có người nói yêu thương là sống chết có nhau.
Có người nói yêu thương là trao ban, là cho đi...
Đức Chúa Giê-su nói: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau”
Đức Chúa Giê-su không đợi lúc sắp chết trên thập giá mới nói những câu này, Đức Chúa Giê-su không đợi khi sống lại mới nói câu này, nhưng Ngài đã nói trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ –bữa tiệc ly- bởi vì yêu thương và phục vụ là nhân tố chính để được tham dự tiệc Con Chiên trong Nước Trời. Không yêu thương thì không phục vụ, mà đã phục vụ thì điều cốt lõi là phải có yêu thương, và khi đã vì yêu thương mà phục vụ thì chúng ta mới xứng đáng tham dự tiệc Con Chiên –bí tích Thánh Thể-
Cuộc đời của Đức Chúa Giê-su là cuộc đời của phục vụ, cuộc sống của Đức Chúa Giê-su là cuộc sống của tình yêu, Ngài vì dân chúng mà phục vụ không ngơi nghỉ, Ngài vì dân chúng lầm than mà thi ân giáng phúc cho họ không biết cơ man nào mà kể. Và cuối cùng Ngài bị nghiền nát để trở nên tấm Bánh Hằng Sống nuôi dưỡng linh hồn người tín hữu không những ngay đời này mà cho đến cả đời sau.
B. Cầu nguyện
Lạy Đức Chúa Giê-su Thánh Thể,
Hôm nay là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, mỗi người trong chúng con đều hiểu rất rõ ý nghĩa của các lễ nghi trong chiều nay, chúng con thuộc lòng từng câu từng chữ mà Chúa đã nói với các môn đệ trong ăn bữa cuối cùng với họ, chúng con đã hiểu và chúng con đã tin. Nhưng cái hiểu biết của chúng con chưa rốt ráo, chưa trọn vẹn, nên chúng con chưa phục vụ tốt tha nhân, nên chúng con chưa thật tình yêu thương mọi người.
Hôm nay quỳ trước Nhà Tạm của Chúa trong nơi yên tĩnh này, tâm hồn của chúng con mới được soi sáng về ý nghĩa của phục vụ và yêu thương, đó chính là hai phương thế giúp chúng con tiến tới bàn tiệc thánh thiên quốc.
Xin Chúa ban cho chúng con biêt phục vụ quên mình, phục vụ mà không đòi điều kiện; biết yêu thương cách chân thành mà không đòi được yêu, để chúng con xứng đáng tham dự bí tích của tình yêu là Mình và Máu Thánh của Chúa. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Bữa tiệc ly
Bữa ăn chiều Thứ Năm năm nọ của Đức Chúa Giê-su với các môn đệ là bữa ăn cuối cùng của Ngài ở trần gian, hay nói cách khác, Đức Chúa Giê-su đã biết cuộc sống tại thế của Ngài sắp chấm dứt, bữa ăn phần xác kết thúc –tiệc ly, để rồi mở đầu cho bữa ăn phần hồn vĩnh viễn và viên mãn –Máu Thịt của Ngài, đó là bí tíchThánh Thể.
Để chuẩn bị cho bữa tiệc được trọn vẹn, Đức Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ hai việc quan trọng để được tham dự tiệc Hằng Sống:
1. Phục vụ.
2. Yêu thương.
Phục vụ và yêu thương giống như bánh miến và rượu nho kết hợp với nhau để thành lương thực hằng sống; phục vụ và yêu thương giống như giọt nước pha trong rượu, trộn lẫn vào nhau để hương vị phục vụ vừa với khẩu vị của mỗi người.
A. Suy tư.
1- Phục vụ
“Nên trong một bữa ăn. Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rữa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”.
Trước khi ăn người ta thường rửa tay, đây là phép vệ sinh tối thiểu, nhưng rửa chân cho các môn đệ không phải là phép vệ sinh, mà là một hành vi phục vụ, một thái độ khiêm tốn của người mà các môn đệ gọi là Thầy và là Chúa, Đấng ấy là Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
“Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”.
Chỉ có cha mẹ mới rửa chân cho con cái, vì đây là tình yêu, thói đời, không một ông chủ nào rửa chân cho đầy tớ, không một ông thầy nào rửa chân cho học trò vì làm như vậy là tự giảm giá trị nhân cách của mình. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã làm điều ấy, không phải để biểu diễn, không phải để mị dân, nhưng là vì yêu thương các môn đệ, và dạy cho các ông một bài học là phục vụ. Bởi vì phục vụ là dấu chỉ để người ta nhận ra mình là môn đệ của Đức Chúa Giê-su Kitô –Thiên Chúa làm người-
“Một ngày nọ, chim thiên nga hỏi Chúa Tạo Vật (Đấng sáng tạo):
- Con có thể làm môn đồ của Ngài được chứ?
Chúa tạo vật vui vẻ trả lời: “Được, được”.
Một lúc sau Chúa Tạo Vật nói với chim thiên nga:
- “Con nhìn xem con vịt mẹ đàng kia kìa, nó vừa kiếm ăn từ dưới bùn lầy đi lên đấy, chân nó quá dơ, con đến giúp rửa chân cho nó đi”.
Chim thiên nga lắc đầu không chịu, nói to:
- “Làm môn đồ của Chúa Tạo Vật thì không thể nào đi rửa chân cho người khác”.
Chúa Tạo Vật nói:
- “Này con, nếu con không rửa chân cho người khác, thì ai biết con là môn đồ của Ta chứ??”
Câu chuyện nhỏ nhưng đạo lý thì lớn.
Phục vụ tha nhân không vì họ là anh em bà con của mình, nhưng vì họ là hình ảnh Đức Chúa Giê-su, là hình ảnh của Chúa Tạo Vật, bởi vì họ là anh em của mình trong đức ái.
Ai cũng thích người khác phục vụ mình, chứ không ai thích mình phục vụ người khác, đó chính là bản chất cốt yếu của căn tính con người là kiêu căng và thích thống trị, không một liều thuốc nào có thể chữa trị được căn bệnh “truyền thống” kiêu căng ấy nơi con người, cũng như không có ai có đủ bản lãnh để chiến thắng nó.
Chỉ có Đức Chúa Giê-su, Đấng đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là đến để phục vụ mọi người, và cái giá phải trả đó chính là chết trên thập giá. Với cái chết này, Đức Chúa Giê-su đã trị được căn bệnh kiêu căng và thích thống trị của con người, của ma quỷ; và với cái chết này, Đức Chúa Giê-su đã ghi tận trong tim mỗi người môn đệ của Ngài hai chữ phục vụ, và phục vụ đã trở nên đấu chỉ để cho nhân loại nhận ra mình là người môn đệ của Đức Chúa Giê-su, Đấng đã phục vụ cho đến chết.
2. Yêu thương
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”
Yêu thương nhau là chuyện cũ rất xưa của loài người, nhưng vẫn cứ mới cho người mới yêu, được yêu, và càng mới hơn nữa cho những người biết khám ra yêu thương chính là phục vụ Thiên Chúa trong tha nhân.
Có người nói yêu thương là sự rung cảm của hai con tim.
Có người nói yêu thương là sự liên kết giữa hai tâm hồn.
Có người nói yêu thương là xoá bỏ hận thù.
Có người nói yêu thương là sống chết có nhau.
Có người nói yêu thương là trao ban, là cho đi...
Đức Chúa Giê-su nói: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau”
Đức Chúa Giê-su không đợi lúc sắp chết trên thập giá mới nói những câu này, Đức Chúa Giê-su không đợi khi sống lại mới nói câu này, nhưng Ngài đã nói trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ –bữa tiệc ly- bởi vì yêu thương và phục vụ là nhân tố chính để được tham dự tiệc Con Chiên trong Nước Trời. Không yêu thương thì không phục vụ, mà đã phục vụ thì điều cốt lõi là phải có yêu thương, và khi đã vì yêu thương mà phục vụ thì chúng ta mới xứng đáng tham dự tiệc Con Chiên –bí tích Thánh Thể-
Cuộc đời của Đức Chúa Giê-su là cuộc đời của phục vụ, cuộc sống của Đức Chúa Giê-su là cuộc sống của tình yêu, Ngài vì dân chúng mà phục vụ không ngơi nghỉ, Ngài vì dân chúng lầm than mà thi ân giáng phúc cho họ không biết cơ man nào mà kể. Và cuối cùng Ngài bị nghiền nát để trở nên tấm Bánh Hằng Sống nuôi dưỡng linh hồn người tín hữu không những ngay đời này mà cho đến cả đời sau.
B. Cầu nguyện
Lạy Đức Chúa Giê-su Thánh Thể,
Hôm nay là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, mỗi người trong chúng con đều hiểu rất rõ ý nghĩa của các lễ nghi trong chiều nay, chúng con thuộc lòng từng câu từng chữ mà Chúa đã nói với các môn đệ trong ăn bữa cuối cùng với họ, chúng con đã hiểu và chúng con đã tin. Nhưng cái hiểu biết của chúng con chưa rốt ráo, chưa trọn vẹn, nên chúng con chưa phục vụ tốt tha nhân, nên chúng con chưa thật tình yêu thương mọi người.
Hôm nay quỳ trước Nhà Tạm của Chúa trong nơi yên tĩnh này, tâm hồn của chúng con mới được soi sáng về ý nghĩa của phục vụ và yêu thương, đó chính là hai phương thế giúp chúng con tiến tới bàn tiệc thánh thiên quốc.
Xin Chúa ban cho chúng con biêt phục vụ quên mình, phục vụ mà không đòi điều kiện; biết yêu thương cách chân thành mà không đòi được yêu, để chúng con xứng đáng tham dự bí tích của tình yêu là Mình và Máu Thánh của Chúa. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Phục Sinh, Mạc khải Linh thánh
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
03:01 27/03/2024
CHÚA NHẬT PHỤC SINH NĂM B : MC 16,1-8
Hết ngày sa-bát, bà Ma-ri-a Mác-đa-la với bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lô-mê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giê-su. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.
Các bà bảo nhau : “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?” Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên liền nói : “Đừng hoảng sợ ! Các bà tìm Đức Giê-su Na-da-rét, Đấng bị đóng đinh chứ gì ! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này ! Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phê-rô rằng Người sẽ đến Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông.” Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi.
PHỤC SINH, MẠC KHẢI LINH THÁNH
Một tín hữu Ki-tô giáo đang cùng một tín hữu Hồi giáo trò chuyện. Người Ki-tô hữu nói : “Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi một quyển Kinh thánh vô ngộ”. Người Hồi giáo đối lại : “Ô, chúng tôi cũng tạ ơn Đức Allah (Thiên Chúa theo tiếng Ả-rập) đã ban cho chúng tôi một kinh Coran vô giá” - “Cám ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi một Đấng Cứu Thế là Đức Giê-su” - “Chúng tôi cũng cảm ơn Đức Allah đã ban cho chúng tôi một Ngôn sứ là Ma-hô-mét” - “Tạ ơn Thiên Chúa vì Đức Giê-su đã chịu chết cho muôn người” - “Chúng tôi cảm ơn Đức Allah vì Ma-hô-mét đã xả thân cho nhân loại” - “Tạ ơn Thiên Chúa, vì sau ba ngày nằm trong phần mộ, Đức Giê-su Cứu Thế đã sống lại khải hoàn. Người ngự về trời và hiện đang ngồi bên hữu Thiên Chúa, cầu thay nguyện giúp cho chúng tôi”. Người tín đồ Hồi giáo ngơ ngác : “Ô, chuyện tương tự ấy thì chúng tôi không biết đến, vì từ khi Ma-hô-mét qua đời, chúng tôi chẳng được tin gì nữa !”
Cái độc đáo của Đức Giê-su cũng như của Ki-tô giáo là ở chỗ đó. Mỗi năm, chúng ta lại long trọng nhắc tới điểm độc đáo này qua cả một mùa Phụng vụ mà hôm nay là cao điểm. Tuy nhiên, để thấu hiểu mầu nhiệm này, không phải là một điều dễ dàng.
1. Gây cho con người nỗi sợ hãi
Bài Tin Mừng hôm nay là đoạn kết của Phúc Âm theo thánh Mác-cô. Những gì tiếp theo (Mc 16,9-20), kể ra khá lý thú, là một phụ trương, một phần thêm vào, một miếng vải chắp nối các đoạn cuối của những Tin Mừng khác (vì không thấy trong các bản chép tay cổ nhất cũng như nơi nhiều Giáo phụ). Nhưng ta hãy dừng lại trước sự kiện lạ lùng này : trong bốn Tin Mừng, có một cuốn kết thúc với sự sợ hãi : “Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi”.
Tuy nhiên, với các phụ nữ chạy trốn khỏi mộ trong nỗi kinh hoàng thực sự ấy, thiên thần Phục sinh trước đó đã nói : “Đừng hoảng sợ !” Trong Thánh Kinh, đấy luôn luôn là dấu hiệu đi trước một cuộc truyền tin. Thật vậy, thiên thần loan báo, chỉ trong hai từ, điều sắp là đá tảng đức tin Ki-tô giáo : “Đấng bị đóng đinh đã trỗi dậy.” Thiên thần xác định : “Đức Giê-su Na-da-rét” đúng là kẻ đã chết, nhưng Người đã sống lại. Chính vì câu ngắn gọn này : “Đấng bị đóng đinh đã chỗi dậy”, chính vì cú sốc mạnh mẽ của các từ này, mà phụng vụ cho ta đọc đoạn cuối Tin Mừng Mác-cô đêm Vọng Phục sinh năm B. Chúng ta đứng trước mạc khải thẳng thừng nhất về cuộc Phục sinh, thô tháp nhất theo nghĩa không gì đẽo gọt và tô điểm bảng cẩm thạch ghi mấy chữ nói lên tất cả : “Đấng bị đóng đinh đã chỗi dậy”.
Thiên thần khẳng định điều ấy với các phụ nữ đã thấy Đức Giê-su chết trên thập giá, đã nhìn ngắm tử thi của Người khi nó được đặt vào mồ và nay họ đến để ướp hương liệu ! Họ chẳng đời nào nghĩ đến một cuộc phục sinh, và khoảng cách này giúp chính chúng ta đứng lùi lại, thật xa các trình thuật đã cũ mèm mà nay chẳng còn đánh động chúng ta nữa, để nhìn chúng với một cặp mắt mới.
Hãy tưởng tượng mình cùng với ba phụ nữ ấy đến xem một tử thi, và còn đang đứng trong cái nơi mà một kẻ bị đóng đinh là một kẻ chết. Thì đột nhiên bước vào một thế giới khác : một thiên thần, và thành thử là một sứ điệp của Thiên Chúa xuất hiện. Chính sứ điệp này đã khiến các phụ nữ hãi sợ và cũng phải làm chúng ta sợ hãi. Các thánh sử khác lập tức ném chúng ta vào trong niềm vui : “Alleluia ! Đức Ki-tô đã phục sinh !” Mác-cô thì vẫn ở trong đường hướng của Phúc Âm mình, Phúc Âm về bí mật (bí mật “Mê-si-a”), vì tôn trọng mầu nhiệm, vì sợ khó nói những chuyện của Thiên Chúa. Giáo huấn của ông về sự Phục sinh, đó là một sự thinh lặng do hãi sợ cách linh thánh : “Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi”. Họ cảm thấy khó có sức vâng phục lệnh truyền : “Xin các bà về nói với môn đệ Người rằng Người sẽ đến Ga-li-lê trước các ông”. Đi nói rằng một kẻ chết đã sống lại ư?
2. Khiến con người phải lặng thinh
Sự thinh lặng này, Mác-cô là người duy nhất đề cập đến (theo Lu-ca, các phụ nữ có nói : 24,9-11, nhưng ông đã chẳng đề cập đến sứ mệnh phải nói của họ. Mát-thêu thì bảo họ chạy đi báo tin cho các môn đồ : 28,8, nên cho phép ta giả thiết là họ đã có nói). Nỗi bối rối này, Mác-cô cũng là người đặc biệt nhấn mạnh (nơi Lc 24,9 không có ghi chú nào như thế, trong lúc Mt 28,8 nói các phụ nữ “vừa sợ hãi vừa rất đỗi vui mừng”). Nỗi bối rối này là hiệu quả của một cơn khủng khiếp linh thánh trước sự xuất hiện của cái thần thiêng, hay đúng hơn của Lời Thiên Chúa, lời xác quyết việc sống lại của Đấng bị đóng đinh và như thế soi sáng bí ẩn của ngôi mộ trống.
Thế mà chủ đề “mạc khải mầu nhiệm che giấu” nằm dài suốt Tin Mừng thứ hai, và mầu mhiệm này là mầu nhiệm lai lịch Đức Giê-su, mầu nhiệm Vương quốc Thiên Chúa hay là mầu nhiệm hoàn tất ơn cứu độ nhờ cuộc khổ nạn của Con Người. Đàng khác, theo Mc, việc mạc khải này được thực hiện cách rất đáng ngạc nhiên, nó biểu lộ kế đồ nghịch lý của Thiên Chúa cũng như sự bất lực của con người trước mầu nhiệm : mạc khải âm thầm không chứng nhân về lai lịch Đức Giê-su sau phép rửa (1,9-11); mạc khải bị Đức Giê-su bắt phải giữ kín của các thần dữ đã chọc thủng được bí mật (1,24-25.34; 3,11-12); mạc khải được dành riêng cho một vài người mà dầu sao vẫn không hiểu rõ (4,10-13; 8,30-33; 9,6-10.32). Phải chờ đến khi hoàn tất ý định của Thiên Chúa (x. 8,33), đến khi Đấng bị đóng đinh chết đi thì một con người, một kẻ ngoại đạo mới nhận ra Người là Con Thiên Chúa (15,39). Và khi đến giờ của mạc khải tột đỉnh, giờ của Phục sinh, thì mạc khải này cũng còn bị giữ lại, chẳng phải bởi một ý chí nào đó muốn giới hạn những người được thụ hưởng, nhưng bởi nỗi kinh hãi và hoảng hốt do chính mạc khải gây nên.
Như thế Mác-cô, không chút e dè, đặt độc giả của mình trước sự siêu việt thần linh của Tin Mừng Thiên Chúa và mầu nhiệm được mạc khải trong đó cho đức tin. Các phụ nữ đến viếng mộ đã chịu thử thách của mạc khải này, nhưng không hề trở thành chứng nhân chính thức của mạc khải. Chính nhờ lời rao giảng của các môn đồ mà Tin Mừng đã tiếp tục thi thố quyền năng cứu rỗi của nó trong thế gian. Và chính nhờ các lần hiện ra ở Ga-li-lê, theo Mc, mà các môn đồ đã được đặt làm chứng nhân của Lời. Cũng từ quan điểm đó, Mc thấy cần nhấn mạnh sự thinh lặng của các phụ nữ. Không phải với tư cách loan báo lời mà kỷ niệm về họ đã được nhắc lại, nhưng vì họ đã tiến gần cách thấm thía cái mầu nhiệm mà Lời luôn mạc khải trong Giáo hội.
Chúng ta chắc nói mình không thấm thía và nghĩ mình có thể công bố Đấng chịu đóng đinh đã sống lại. Nhưng như vậy là có lẽ quá nhanh đấy. Để cùng với từ “trỗi dậy” này đi vào trong thế giới của Thiên Chúa, hãy qua con đường của Mác-cô : sợ hãi, im lặng, và vẫn luôn sợ hãi. Sợ khó hiểu, sợ không thể nâng mình lên tới đó. Tới chỗ sờ được chính Thiên Chúa, khi chúng ta nhìn Đức Giêsu-Phục sinh. Đây không phải là mầu nhiệm của một con người đơn thuần trở về từ cõi chết, song là mầu nhiệm của một con người đi vào trong thế giới của Thiên Chúa và mở các cánh cửa của thế giới đó ra cho chúng ta. “Ngày hôm nay, lời nguyện lễ Phục sinh nói, lạy Cha từ ái, Đức Giê-su đã đánh bại thần chết, khai đường mở lối cho chúng con vào cuộc sống muôn đời”.
Lạy Chúa, xin cho con biết im lặng trước mầu nhiệm của Chúa. Con chỉ có thể nói Chúa không là gì chứ khó có thể nói Chúa là gì. Mầu nhiệm của Chúa là đại dương bao la, con được mời nhảy vào bơi trong đó nhưng sẽ chẳng khi nao đạt tới bến bờ. Cho con đừng tầm thường hóa mầu nhiệm vì tự mãn mình có thể nắm bắt nó được, vì trình bày Chúa cách thô thiển trước mặt anh em. Xin cho con biết sợ hãi trước mầu nhiệm của Chúa, là tiếng nói của tình yêu Chúa ngỏ với quả tim chúng con, biết sợ rằng mình chỉ dùng lý trí để tìm hiểu mà không chịu cảm nghiệm với tâm hồn, sợ rằng mình chỉ thỏa mãn với đôi ba ý niệm hay thậm chí với cả một hệ thống thần học mà chẳng đem vào cuộc sống, sợ rằng dù có cố gắng bao nhiêu, con cũng chẳng có thể đáp lại tình yêu Chúa đã tỏ ra qua các công trình và mầu nhiệm cứu rỗi. Nhưng cũng xin Chúa cho con kinh ngạc đến ngây ngất trước mầu nhiệm Phục sinh của Chúa, mầu nhiệm mở ra cho chúng con những chân trời hiểu biết bao la và chân trời sự sống viên mãn, những chân trời tin tưởng mãnh liệt và chân trời hy vọng tuôn tràn.
Hết ngày sa-bát, bà Ma-ri-a Mác-đa-la với bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lô-mê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giê-su. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.
Các bà bảo nhau : “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?” Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên liền nói : “Đừng hoảng sợ ! Các bà tìm Đức Giê-su Na-da-rét, Đấng bị đóng đinh chứ gì ! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này ! Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phê-rô rằng Người sẽ đến Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông.” Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi.
PHỤC SINH, MẠC KHẢI LINH THÁNH
Một tín hữu Ki-tô giáo đang cùng một tín hữu Hồi giáo trò chuyện. Người Ki-tô hữu nói : “Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi một quyển Kinh thánh vô ngộ”. Người Hồi giáo đối lại : “Ô, chúng tôi cũng tạ ơn Đức Allah (Thiên Chúa theo tiếng Ả-rập) đã ban cho chúng tôi một kinh Coran vô giá” - “Cám ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi một Đấng Cứu Thế là Đức Giê-su” - “Chúng tôi cũng cảm ơn Đức Allah đã ban cho chúng tôi một Ngôn sứ là Ma-hô-mét” - “Tạ ơn Thiên Chúa vì Đức Giê-su đã chịu chết cho muôn người” - “Chúng tôi cảm ơn Đức Allah vì Ma-hô-mét đã xả thân cho nhân loại” - “Tạ ơn Thiên Chúa, vì sau ba ngày nằm trong phần mộ, Đức Giê-su Cứu Thế đã sống lại khải hoàn. Người ngự về trời và hiện đang ngồi bên hữu Thiên Chúa, cầu thay nguyện giúp cho chúng tôi”. Người tín đồ Hồi giáo ngơ ngác : “Ô, chuyện tương tự ấy thì chúng tôi không biết đến, vì từ khi Ma-hô-mét qua đời, chúng tôi chẳng được tin gì nữa !”
Cái độc đáo của Đức Giê-su cũng như của Ki-tô giáo là ở chỗ đó. Mỗi năm, chúng ta lại long trọng nhắc tới điểm độc đáo này qua cả một mùa Phụng vụ mà hôm nay là cao điểm. Tuy nhiên, để thấu hiểu mầu nhiệm này, không phải là một điều dễ dàng.
1. Gây cho con người nỗi sợ hãi
Bài Tin Mừng hôm nay là đoạn kết của Phúc Âm theo thánh Mác-cô. Những gì tiếp theo (Mc 16,9-20), kể ra khá lý thú, là một phụ trương, một phần thêm vào, một miếng vải chắp nối các đoạn cuối của những Tin Mừng khác (vì không thấy trong các bản chép tay cổ nhất cũng như nơi nhiều Giáo phụ). Nhưng ta hãy dừng lại trước sự kiện lạ lùng này : trong bốn Tin Mừng, có một cuốn kết thúc với sự sợ hãi : “Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi”.
Tuy nhiên, với các phụ nữ chạy trốn khỏi mộ trong nỗi kinh hoàng thực sự ấy, thiên thần Phục sinh trước đó đã nói : “Đừng hoảng sợ !” Trong Thánh Kinh, đấy luôn luôn là dấu hiệu đi trước một cuộc truyền tin. Thật vậy, thiên thần loan báo, chỉ trong hai từ, điều sắp là đá tảng đức tin Ki-tô giáo : “Đấng bị đóng đinh đã trỗi dậy.” Thiên thần xác định : “Đức Giê-su Na-da-rét” đúng là kẻ đã chết, nhưng Người đã sống lại. Chính vì câu ngắn gọn này : “Đấng bị đóng đinh đã chỗi dậy”, chính vì cú sốc mạnh mẽ của các từ này, mà phụng vụ cho ta đọc đoạn cuối Tin Mừng Mác-cô đêm Vọng Phục sinh năm B. Chúng ta đứng trước mạc khải thẳng thừng nhất về cuộc Phục sinh, thô tháp nhất theo nghĩa không gì đẽo gọt và tô điểm bảng cẩm thạch ghi mấy chữ nói lên tất cả : “Đấng bị đóng đinh đã chỗi dậy”.
Thiên thần khẳng định điều ấy với các phụ nữ đã thấy Đức Giê-su chết trên thập giá, đã nhìn ngắm tử thi của Người khi nó được đặt vào mồ và nay họ đến để ướp hương liệu ! Họ chẳng đời nào nghĩ đến một cuộc phục sinh, và khoảng cách này giúp chính chúng ta đứng lùi lại, thật xa các trình thuật đã cũ mèm mà nay chẳng còn đánh động chúng ta nữa, để nhìn chúng với một cặp mắt mới.
Hãy tưởng tượng mình cùng với ba phụ nữ ấy đến xem một tử thi, và còn đang đứng trong cái nơi mà một kẻ bị đóng đinh là một kẻ chết. Thì đột nhiên bước vào một thế giới khác : một thiên thần, và thành thử là một sứ điệp của Thiên Chúa xuất hiện. Chính sứ điệp này đã khiến các phụ nữ hãi sợ và cũng phải làm chúng ta sợ hãi. Các thánh sử khác lập tức ném chúng ta vào trong niềm vui : “Alleluia ! Đức Ki-tô đã phục sinh !” Mác-cô thì vẫn ở trong đường hướng của Phúc Âm mình, Phúc Âm về bí mật (bí mật “Mê-si-a”), vì tôn trọng mầu nhiệm, vì sợ khó nói những chuyện của Thiên Chúa. Giáo huấn của ông về sự Phục sinh, đó là một sự thinh lặng do hãi sợ cách linh thánh : “Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi”. Họ cảm thấy khó có sức vâng phục lệnh truyền : “Xin các bà về nói với môn đệ Người rằng Người sẽ đến Ga-li-lê trước các ông”. Đi nói rằng một kẻ chết đã sống lại ư?
2. Khiến con người phải lặng thinh
Sự thinh lặng này, Mác-cô là người duy nhất đề cập đến (theo Lu-ca, các phụ nữ có nói : 24,9-11, nhưng ông đã chẳng đề cập đến sứ mệnh phải nói của họ. Mát-thêu thì bảo họ chạy đi báo tin cho các môn đồ : 28,8, nên cho phép ta giả thiết là họ đã có nói). Nỗi bối rối này, Mác-cô cũng là người đặc biệt nhấn mạnh (nơi Lc 24,9 không có ghi chú nào như thế, trong lúc Mt 28,8 nói các phụ nữ “vừa sợ hãi vừa rất đỗi vui mừng”). Nỗi bối rối này là hiệu quả của một cơn khủng khiếp linh thánh trước sự xuất hiện của cái thần thiêng, hay đúng hơn của Lời Thiên Chúa, lời xác quyết việc sống lại của Đấng bị đóng đinh và như thế soi sáng bí ẩn của ngôi mộ trống.
Thế mà chủ đề “mạc khải mầu nhiệm che giấu” nằm dài suốt Tin Mừng thứ hai, và mầu mhiệm này là mầu nhiệm lai lịch Đức Giê-su, mầu nhiệm Vương quốc Thiên Chúa hay là mầu nhiệm hoàn tất ơn cứu độ nhờ cuộc khổ nạn của Con Người. Đàng khác, theo Mc, việc mạc khải này được thực hiện cách rất đáng ngạc nhiên, nó biểu lộ kế đồ nghịch lý của Thiên Chúa cũng như sự bất lực của con người trước mầu nhiệm : mạc khải âm thầm không chứng nhân về lai lịch Đức Giê-su sau phép rửa (1,9-11); mạc khải bị Đức Giê-su bắt phải giữ kín của các thần dữ đã chọc thủng được bí mật (1,24-25.34; 3,11-12); mạc khải được dành riêng cho một vài người mà dầu sao vẫn không hiểu rõ (4,10-13; 8,30-33; 9,6-10.32). Phải chờ đến khi hoàn tất ý định của Thiên Chúa (x. 8,33), đến khi Đấng bị đóng đinh chết đi thì một con người, một kẻ ngoại đạo mới nhận ra Người là Con Thiên Chúa (15,39). Và khi đến giờ của mạc khải tột đỉnh, giờ của Phục sinh, thì mạc khải này cũng còn bị giữ lại, chẳng phải bởi một ý chí nào đó muốn giới hạn những người được thụ hưởng, nhưng bởi nỗi kinh hãi và hoảng hốt do chính mạc khải gây nên.
Như thế Mác-cô, không chút e dè, đặt độc giả của mình trước sự siêu việt thần linh của Tin Mừng Thiên Chúa và mầu nhiệm được mạc khải trong đó cho đức tin. Các phụ nữ đến viếng mộ đã chịu thử thách của mạc khải này, nhưng không hề trở thành chứng nhân chính thức của mạc khải. Chính nhờ lời rao giảng của các môn đồ mà Tin Mừng đã tiếp tục thi thố quyền năng cứu rỗi của nó trong thế gian. Và chính nhờ các lần hiện ra ở Ga-li-lê, theo Mc, mà các môn đồ đã được đặt làm chứng nhân của Lời. Cũng từ quan điểm đó, Mc thấy cần nhấn mạnh sự thinh lặng của các phụ nữ. Không phải với tư cách loan báo lời mà kỷ niệm về họ đã được nhắc lại, nhưng vì họ đã tiến gần cách thấm thía cái mầu nhiệm mà Lời luôn mạc khải trong Giáo hội.
Chúng ta chắc nói mình không thấm thía và nghĩ mình có thể công bố Đấng chịu đóng đinh đã sống lại. Nhưng như vậy là có lẽ quá nhanh đấy. Để cùng với từ “trỗi dậy” này đi vào trong thế giới của Thiên Chúa, hãy qua con đường của Mác-cô : sợ hãi, im lặng, và vẫn luôn sợ hãi. Sợ khó hiểu, sợ không thể nâng mình lên tới đó. Tới chỗ sờ được chính Thiên Chúa, khi chúng ta nhìn Đức Giêsu-Phục sinh. Đây không phải là mầu nhiệm của một con người đơn thuần trở về từ cõi chết, song là mầu nhiệm của một con người đi vào trong thế giới của Thiên Chúa và mở các cánh cửa của thế giới đó ra cho chúng ta. “Ngày hôm nay, lời nguyện lễ Phục sinh nói, lạy Cha từ ái, Đức Giê-su đã đánh bại thần chết, khai đường mở lối cho chúng con vào cuộc sống muôn đời”.
Lạy Chúa, xin cho con biết im lặng trước mầu nhiệm của Chúa. Con chỉ có thể nói Chúa không là gì chứ khó có thể nói Chúa là gì. Mầu nhiệm của Chúa là đại dương bao la, con được mời nhảy vào bơi trong đó nhưng sẽ chẳng khi nao đạt tới bến bờ. Cho con đừng tầm thường hóa mầu nhiệm vì tự mãn mình có thể nắm bắt nó được, vì trình bày Chúa cách thô thiển trước mặt anh em. Xin cho con biết sợ hãi trước mầu nhiệm của Chúa, là tiếng nói của tình yêu Chúa ngỏ với quả tim chúng con, biết sợ rằng mình chỉ dùng lý trí để tìm hiểu mà không chịu cảm nghiệm với tâm hồn, sợ rằng mình chỉ thỏa mãn với đôi ba ý niệm hay thậm chí với cả một hệ thống thần học mà chẳng đem vào cuộc sống, sợ rằng dù có cố gắng bao nhiêu, con cũng chẳng có thể đáp lại tình yêu Chúa đã tỏ ra qua các công trình và mầu nhiệm cứu rỗi. Nhưng cũng xin Chúa cho con kinh ngạc đến ngây ngất trước mầu nhiệm Phục sinh của Chúa, mầu nhiệm mở ra cho chúng con những chân trời hiểu biết bao la và chân trời sự sống viên mãn, những chân trời tin tưởng mãnh liệt và chân trời hy vọng tuôn tràn.
Tin Mừng Phục Sinh
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
03:05 27/03/2024
CHÚA NHẬT PHỤC SINH
Cv 10,34a.37-43; 1 Cr 5,6b-8; Ga 20,1-9
TIN MỪNG PHỤC SINH
Hôm nay là đại lễ mừng Chúa Phục Sinh. Theo truyền thống, lễ này được gọi là lễ Vượt Qua của Chúa (Pasqua Domini). Tất cả phụng vụ nói về sự phục sinh của Chúa Kitô. Vì thế, chúng ta dành ít thời gian để suy niệm ý nghĩa của biến cố này.
Trong bài đọc II, chúng ta nghe những lời long trọng này của thánh Phaolô:
“Anh em hãy loại bỏ men cũ để trở thành bột mới, vì anh em là bánh không men. Quả vậy, Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế, chúng ta đừng lấy men cũ, là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ” (1 Cr 5,7-8).
Nhưng chúng ta “ăn mừng đại lễ” có nghĩa là gì? Hay mừng lễ Vượt Qua (Pasqua) là gì? Theo nghĩa từ này, Vượt Qua có nghĩa là đi qua một quãng đường, một trình trạng, tới một nơi mới mẻ. Lễ này bắt nguồn từ Cựu Ước. Người Do Thái mừng lễ Vượt Qua để nhớ lại biến cố Thiên Chúa đã cứu thoát họ khỏi ách nô lệ của Ai Cập mà tiến về Đất Hứa. Khi mừng lễ này, họ giết chiên để ăn mừng lễ Vượt Qua. Trong Tân Ước, với cuộc khổ nạn, chết và phục sinh của mình, Chúa Giêsu mạc khải mình là Chiên Thiên Chúa, bị sát tế trên thập giá để xóa tội trần gian và đưa con người thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi tới một đời sống mới. Như thế, chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu đã mang lại sự viên mãn cho truyền thống lễ Vượt Qua cũ và biến đổi thành lễ Vượt Qua mới của Người. Nhờ cuộc Vượt Qua này, chúng ta được giải thoát khỏi tình trạng tội lỗi và được trở nên con cái của Thiên Chúa.
Khởi đi từ ý nghĩa mới mẻ này của lễ Phục Sinh, thánh Phaolô đã áp dụng và giải thích cho chúng ta bằng hình ảnh “men cũ và bột mới.” “Men cũ và bột mới” là biểu tượng của việc thanh tẩy, xóa bỏ điều cũ, điều xấu để nhường chỗ cho điều mới mẻ, điều tốt lành. Thánh Phaolô giải thích truyền thống cũ đó được mặc lấy một ý nghĩa mới, nhờ cuộc vượt qua mới mẻ của Chúa Giêsu từ cái chết tới phục sinh. Bởi thế, vì Chúa Kitô, Con Chiên đích thực đã hiến mình vì chúng ta, nhờ Người và vì Người, chúng ta trở thành “bột mới,” được giải thoát khỏi mọi vết nhơ men cũ là tội lỗi của con người cũ.
Vì thế, thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy mừng đại lễ với “lòng tinh tuyền và chân thật.” Thánh Ambrôsiô nói rằng: “Vượt Qua có nghĩa là vượt qua khỏi tội lỗi tới ơn tha thứ.” Trong lời này chứa đựng một sứ điệp giải phóng mà chúng ta muốn tìm hiểu ở đây.
Mừng lễ Phục Sinh, Giáo Hội loan báo cho mọi người biết rằng Chúa Giêsu đã hủy diệt sự chết và tội lỗi:
“Người đã xoá sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã huỷ bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá” (Cl 2,14).
Người đã phá hủy tất cả thế lực của tội lỗi nơi chúng ta:
“Vậy giờ đây, những ai ở trong Đức Kitô Giêsu, thì không còn bị lên án nữa” (Rm 8,1).
Giờ đây các tội nhân được hòa giải với Thiên Chúa. Đây là sứ điệp căn bản của Kitô Giáo.
Nhiều lúc chúng ta thấy mình đã phạm tội quá nặng, nên không còn tin vào ơn tha thứ của Thiên Chúa nữa. Đối với một số phụ nữ, ám ảnh lớn nhất là nhớ lại việc phá thai. Một người đã nói với cha giải tội rằng: “Mỗi khi nhớ lại chuyện đó, con không cầm nước mắt được. Con muốn tìm lại sức mạnh để xin ơn tha thứ cho chính mình với cha giải tội, nhưng làm sao con có thể xin ơn tha thứ với Chúa vì một tội mà con không bao giờ có thể tha thứ cho chính mình được?”
Nếu lương tâm có khiển trách chúng ta vì những tội lỗi đã phạm, chúng ta hãy biết rằng lòng thương của Thiên Chúa lớn hơn và quảng đại hơn lòng chúng ta (x. 1 Ga 3,20).
“Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính?” (Rm 8,33-34).
Một trong những lời đẹp nhất mà chúng ta nghe trong lễ Phục Sinh là: “Thiên Chúa làm cho nên công chính.” Điều này có nghĩa chính Người làm cho chúng ta được công chính và thánh thiện; chính Người canh tân, hoàn thiện và không còn nhớ đến quá khứ chúng ta. Con người thường nhớ đến quá khứ tội lỗi và rất khó quên nó, cả khi chúng ta nói tha thứ cho người khác nhưng lại không thể quên những lỗi lầm của họ. Thiên Chúa không như thế. Khi tha thứ, Người quên và xóa hết mọi tội lỗi, “Người vứt mọi tội lỗi chúng ta xuống đáy biển sâu” (Mk 7,19).
Vì điều này, Người chết và sống lại để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và ban cho chúng ta “tình trạng mới mẻ,” là con cái Thiên Chúa (x. Hr 10,22.18). Đó là quà tặng đẹp nhất mà đại lễ Phục Sinh ban tặng cho chúng ta hôm nay. Và đó cũng là lý do khiến chúng ta vui mừng và hân hoan trong ngày lễ Phục Sinh. Chúng ta mừng chiến thắng của Con Thiên Chúa trên sự chết và tội lỗi. Đó cũng là tin mừng cho toàn thể nhân loại. Chúa Kitô Phục Sinh là niềm hy vọng về ơn cứu độ cho chúng ta. Alleluia!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Cv 10,34a.37-43; 1 Cr 5,6b-8; Ga 20,1-9
TIN MỪNG PHỤC SINH
Hôm nay là đại lễ mừng Chúa Phục Sinh. Theo truyền thống, lễ này được gọi là lễ Vượt Qua của Chúa (Pasqua Domini). Tất cả phụng vụ nói về sự phục sinh của Chúa Kitô. Vì thế, chúng ta dành ít thời gian để suy niệm ý nghĩa của biến cố này.
Trong bài đọc II, chúng ta nghe những lời long trọng này của thánh Phaolô:
“Anh em hãy loại bỏ men cũ để trở thành bột mới, vì anh em là bánh không men. Quả vậy, Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế, chúng ta đừng lấy men cũ, là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ” (1 Cr 5,7-8).
Nhưng chúng ta “ăn mừng đại lễ” có nghĩa là gì? Hay mừng lễ Vượt Qua (Pasqua) là gì? Theo nghĩa từ này, Vượt Qua có nghĩa là đi qua một quãng đường, một trình trạng, tới một nơi mới mẻ. Lễ này bắt nguồn từ Cựu Ước. Người Do Thái mừng lễ Vượt Qua để nhớ lại biến cố Thiên Chúa đã cứu thoát họ khỏi ách nô lệ của Ai Cập mà tiến về Đất Hứa. Khi mừng lễ này, họ giết chiên để ăn mừng lễ Vượt Qua. Trong Tân Ước, với cuộc khổ nạn, chết và phục sinh của mình, Chúa Giêsu mạc khải mình là Chiên Thiên Chúa, bị sát tế trên thập giá để xóa tội trần gian và đưa con người thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi tới một đời sống mới. Như thế, chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu đã mang lại sự viên mãn cho truyền thống lễ Vượt Qua cũ và biến đổi thành lễ Vượt Qua mới của Người. Nhờ cuộc Vượt Qua này, chúng ta được giải thoát khỏi tình trạng tội lỗi và được trở nên con cái của Thiên Chúa.
Khởi đi từ ý nghĩa mới mẻ này của lễ Phục Sinh, thánh Phaolô đã áp dụng và giải thích cho chúng ta bằng hình ảnh “men cũ và bột mới.” “Men cũ và bột mới” là biểu tượng của việc thanh tẩy, xóa bỏ điều cũ, điều xấu để nhường chỗ cho điều mới mẻ, điều tốt lành. Thánh Phaolô giải thích truyền thống cũ đó được mặc lấy một ý nghĩa mới, nhờ cuộc vượt qua mới mẻ của Chúa Giêsu từ cái chết tới phục sinh. Bởi thế, vì Chúa Kitô, Con Chiên đích thực đã hiến mình vì chúng ta, nhờ Người và vì Người, chúng ta trở thành “bột mới,” được giải thoát khỏi mọi vết nhơ men cũ là tội lỗi của con người cũ.
Vì thế, thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy mừng đại lễ với “lòng tinh tuyền và chân thật.” Thánh Ambrôsiô nói rằng: “Vượt Qua có nghĩa là vượt qua khỏi tội lỗi tới ơn tha thứ.” Trong lời này chứa đựng một sứ điệp giải phóng mà chúng ta muốn tìm hiểu ở đây.
Mừng lễ Phục Sinh, Giáo Hội loan báo cho mọi người biết rằng Chúa Giêsu đã hủy diệt sự chết và tội lỗi:
“Người đã xoá sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã huỷ bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá” (Cl 2,14).
Người đã phá hủy tất cả thế lực của tội lỗi nơi chúng ta:
“Vậy giờ đây, những ai ở trong Đức Kitô Giêsu, thì không còn bị lên án nữa” (Rm 8,1).
Giờ đây các tội nhân được hòa giải với Thiên Chúa. Đây là sứ điệp căn bản của Kitô Giáo.
Nhiều lúc chúng ta thấy mình đã phạm tội quá nặng, nên không còn tin vào ơn tha thứ của Thiên Chúa nữa. Đối với một số phụ nữ, ám ảnh lớn nhất là nhớ lại việc phá thai. Một người đã nói với cha giải tội rằng: “Mỗi khi nhớ lại chuyện đó, con không cầm nước mắt được. Con muốn tìm lại sức mạnh để xin ơn tha thứ cho chính mình với cha giải tội, nhưng làm sao con có thể xin ơn tha thứ với Chúa vì một tội mà con không bao giờ có thể tha thứ cho chính mình được?”
Nếu lương tâm có khiển trách chúng ta vì những tội lỗi đã phạm, chúng ta hãy biết rằng lòng thương của Thiên Chúa lớn hơn và quảng đại hơn lòng chúng ta (x. 1 Ga 3,20).
“Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính?” (Rm 8,33-34).
Một trong những lời đẹp nhất mà chúng ta nghe trong lễ Phục Sinh là: “Thiên Chúa làm cho nên công chính.” Điều này có nghĩa chính Người làm cho chúng ta được công chính và thánh thiện; chính Người canh tân, hoàn thiện và không còn nhớ đến quá khứ chúng ta. Con người thường nhớ đến quá khứ tội lỗi và rất khó quên nó, cả khi chúng ta nói tha thứ cho người khác nhưng lại không thể quên những lỗi lầm của họ. Thiên Chúa không như thế. Khi tha thứ, Người quên và xóa hết mọi tội lỗi, “Người vứt mọi tội lỗi chúng ta xuống đáy biển sâu” (Mk 7,19).
Vì điều này, Người chết và sống lại để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và ban cho chúng ta “tình trạng mới mẻ,” là con cái Thiên Chúa (x. Hr 10,22.18). Đó là quà tặng đẹp nhất mà đại lễ Phục Sinh ban tặng cho chúng ta hôm nay. Và đó cũng là lý do khiến chúng ta vui mừng và hân hoan trong ngày lễ Phục Sinh. Chúng ta mừng chiến thắng của Con Thiên Chúa trên sự chết và tội lỗi. Đó cũng là tin mừng cho toàn thể nhân loại. Chúa Kitô Phục Sinh là niềm hy vọng về ơn cứu độ cho chúng ta. Alleluia!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Một lần tặng, muôn lần trao
Lm. Minh Anh
15:54 27/03/2024
MỘT LẦN TẶNG, MUÔN LẦN TRAO
“Ngài yêu thương họ đến cùng!”.
“Người khôn ngoan không coi trọng món quà của ‘người yêu’ cho bằng tâm tình của ‘người tặng’. Chúa Giêsu vừa là người yêu, vừa là người tặng! Quà Ngài trao là chính mình Ngài. Không chỉ một lần, Ngài ‘tự hiến’ mỗi ngày! Một lần tặng, muôn lần trao!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý nghĩa Thánh Lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh có thể được tóm gọn trong hai từ: “Tự Hiến!”. Vì yêu thương các môn đệ đến cùng, Chúa Giêsu đã tự hiến đến ‘ba lần’ vào hai chiều cuối đời; nhưng không chỉ ‘ba lần’, Ngài tự hiến đến ‘n’ lần, muôn lần! Bởi lẽ, mỗi ngày, trên các bàn thờ, Ngài tiếp tục tự hiến; và như thế, Ngài là Món Quà Tự Hiến ‘một lần tặng, muôn lần trao!’.
Tin Mừng nói, “Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết giờ của Ngài đã đến… Ngài vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình, và Ngài yêu thương họ đến cùng!”. Chính trong bữa ăn yêu thương mà người Do Thái phải cử hành hằng năm - bài đọc Xuất Hành - Chúa Giêsu tự hiến trong phục vụ yêu thương khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ! Cũng trong bữa tối đó, Ngài tự hiến dưới hình thức của ăn, của uống khi cầm lấy bánh rượu, thiết lập Bí tích Thánh Thể - và theo thánh Gioan Phaolô II, Ngài thiết lập chức Linh mục - “Hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Thầy!”, “Hãy nhận lấy mà uống, này là Máu Thầy!”. Trong thư Côrintô hôm nay, Phaolô viết, “Mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết!” - bài đọc hai.
Như vậy, khi cúi xuống rửa chân các môn đệ, cũng như khi cầm bánh rượu là chính Thịt Máu Ngài để trao cho họ, Chúa Giêsu đã tiên liệu một “Món Quà” thiết thực hơn, lớn lao hơn mà Ngài sẽ trao vào ngày hôm sau: một thân xác nát tan, đỏ một màu máu trên thập giá. Vì thế, chỉ trong hai ngày Tuần Thánh đầu tiên ấy, Ngài đã tự hiến chính mình đến ba lần. Và còn hơn thế! “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy!”; với các Linh mục của Hội Thánh Ngài, mầu nhiệm đức tin này còn được cử hành liên lỉ trên các bàn thờ. Qua Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phục vụ lẫn nhau. Khi chúng ta phục vụ nhau, Ngài tiếp tục phục vụ mỗi người ‘trong chúng ta và qua chúng ta!’. Bởi đó, Món Quà Giêsu không chỉ được trao một lần, ba lần, nhưng liên lỉ trao đến tận thế!
Anh Chị em,
“Ngài yêu thương họ đến cùng!”. Thông hiệp với Chúa Kitô trong Thánh Thể, chúng ta rước lấy Thịt Máu Ngài; nhờ đó, tìm thấy sức mạnh để “yêu đến cùng” như Ngài đã “yêu!”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay viết, “Chén chúc tụng là sự thông hiệp Máu Chúa Kitô!”. Nhờ thông hiệp Máu Chúa Kitô, chúng ta mới có khả năng khiêm nhường cúi xuống phục vụ tha nhân như Ngài. Thánh Thể nuôi dưỡng sự phục vụ; phục vụ, hiện thực hoá Thánh Thể. Thánh Thể biến đổi chúng ta nên ‘những Giêsu khác’, Đấng “yêu cho đến cùng”. Hãy để Thứ Năm Tuần Thánh; đúng hơn, hãy để Thánh Thể Chúa Kitô dạy chúng ta biết tự hiến như Ngài! Noi gương tình yêu vĩ đại của Ngài, bạn và tôi cũng tự hiến mỗi ngày, chết cho chính mình để khiêm nhường phục vụ và “yêu cho đến cùng!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nhờ việc tham dự vào thần tính của Đấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con, ước chi Thánh Thể Chúa biến đổi con mỗi ngày nên ‘một Giêsu khác!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ngài yêu thương họ đến cùng!”.
“Người khôn ngoan không coi trọng món quà của ‘người yêu’ cho bằng tâm tình của ‘người tặng’. Chúa Giêsu vừa là người yêu, vừa là người tặng! Quà Ngài trao là chính mình Ngài. Không chỉ một lần, Ngài ‘tự hiến’ mỗi ngày! Một lần tặng, muôn lần trao!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý nghĩa Thánh Lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh có thể được tóm gọn trong hai từ: “Tự Hiến!”. Vì yêu thương các môn đệ đến cùng, Chúa Giêsu đã tự hiến đến ‘ba lần’ vào hai chiều cuối đời; nhưng không chỉ ‘ba lần’, Ngài tự hiến đến ‘n’ lần, muôn lần! Bởi lẽ, mỗi ngày, trên các bàn thờ, Ngài tiếp tục tự hiến; và như thế, Ngài là Món Quà Tự Hiến ‘một lần tặng, muôn lần trao!’.
Tin Mừng nói, “Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết giờ của Ngài đã đến… Ngài vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình, và Ngài yêu thương họ đến cùng!”. Chính trong bữa ăn yêu thương mà người Do Thái phải cử hành hằng năm - bài đọc Xuất Hành - Chúa Giêsu tự hiến trong phục vụ yêu thương khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ! Cũng trong bữa tối đó, Ngài tự hiến dưới hình thức của ăn, của uống khi cầm lấy bánh rượu, thiết lập Bí tích Thánh Thể - và theo thánh Gioan Phaolô II, Ngài thiết lập chức Linh mục - “Hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Thầy!”, “Hãy nhận lấy mà uống, này là Máu Thầy!”. Trong thư Côrintô hôm nay, Phaolô viết, “Mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết!” - bài đọc hai.
Như vậy, khi cúi xuống rửa chân các môn đệ, cũng như khi cầm bánh rượu là chính Thịt Máu Ngài để trao cho họ, Chúa Giêsu đã tiên liệu một “Món Quà” thiết thực hơn, lớn lao hơn mà Ngài sẽ trao vào ngày hôm sau: một thân xác nát tan, đỏ một màu máu trên thập giá. Vì thế, chỉ trong hai ngày Tuần Thánh đầu tiên ấy, Ngài đã tự hiến chính mình đến ba lần. Và còn hơn thế! “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy!”; với các Linh mục của Hội Thánh Ngài, mầu nhiệm đức tin này còn được cử hành liên lỉ trên các bàn thờ. Qua Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phục vụ lẫn nhau. Khi chúng ta phục vụ nhau, Ngài tiếp tục phục vụ mỗi người ‘trong chúng ta và qua chúng ta!’. Bởi đó, Món Quà Giêsu không chỉ được trao một lần, ba lần, nhưng liên lỉ trao đến tận thế!
Anh Chị em,
“Ngài yêu thương họ đến cùng!”. Thông hiệp với Chúa Kitô trong Thánh Thể, chúng ta rước lấy Thịt Máu Ngài; nhờ đó, tìm thấy sức mạnh để “yêu đến cùng” như Ngài đã “yêu!”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay viết, “Chén chúc tụng là sự thông hiệp Máu Chúa Kitô!”. Nhờ thông hiệp Máu Chúa Kitô, chúng ta mới có khả năng khiêm nhường cúi xuống phục vụ tha nhân như Ngài. Thánh Thể nuôi dưỡng sự phục vụ; phục vụ, hiện thực hoá Thánh Thể. Thánh Thể biến đổi chúng ta nên ‘những Giêsu khác’, Đấng “yêu cho đến cùng”. Hãy để Thứ Năm Tuần Thánh; đúng hơn, hãy để Thánh Thể Chúa Kitô dạy chúng ta biết tự hiến như Ngài! Noi gương tình yêu vĩ đại của Ngài, bạn và tôi cũng tự hiến mỗi ngày, chết cho chính mình để khiêm nhường phục vụ và “yêu cho đến cùng!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nhờ việc tham dự vào thần tính của Đấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con, ước chi Thánh Thể Chúa biến đổi con mỗi ngày nên ‘một Giêsu khác!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
T6TT : TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
21:58 27/03/2024
T6TT : TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG
Người ta kể trong thời Chiến Quốc, khi quân nước Tề sang đánh nước Lỗ, lúc đến chỗ biên giới, bỗng thấy một người đàn bà, tay bồng một đứa bé, tay kia đang dắt đứa khác lớn hơn. Thấy quân giặc kéo tới, bà ta vội vàng bỏ đứa đang bồng trên tay xuống và bồng đứa bé kia lên, rồi chạy trốn vào núi.
Viên tướng nước Tề thấy lạ bèn cho lính đuổi theo bắt lại và hỏi: “Tại sao bà lại ẵm thằng lớn mà bỏ đứa bé?” Người đàn bà thưa : “Đứa nhỏ là con tôi, còn đứa lớn là con anh tôi. Vì quân lính kéo tới nhanh quá, lượng sức không thể bảo toàn được cả hai đứa, cho nên tôi đành phải bỏ con tôi lại.”
Tướng nước Tề ngạc nhiên: “Con với mẹ là tình máu mủ ruột thịt rất gần. Nay bỏ con mình thì như cắt ruột mà cứu lấy con anh, thì nghĩa là sao?” Người đàn bà trả lời : “Con tôi là tình riêng, con anh tôi là nghĩa công. Con đẻ tuy đau xót thật, nhưng đối với việc nghĩa thì biết tính làm sao. Tôi không thể nào sống mà chịu mang tiếng vô nghĩa giữa làng giữa xóm được".
Viên tướng nước Tề vội cho dừng quân lại và sai người về tâu với vua : “Nước Lỗ chưa thể đánh được. Vì quân ta vừa mới đến chỗ biên cương đã thấy một người đàn bà nơi xó rừng còn biết đặt nghĩa công trên tình riêng, thì huống chi là những bậc quan lại sĩ phu trong nước. Nên xin vua cho rút quân về.”
Vua Tề cho là đúng và đồng ý lui quân.
Thế đó, một quốc gia, một cộng đoàn hay một gia đình sẽ rất vững chắc khi có những con người biết nghĩ đến kẻ khác, dám hy sinh quyền lợi riêng tư cho sứ mạng và sự nghiệp chung. Không một sức mạnh nào của kẻ thù mà lại không chùn bước trước sức mạnh của đoàn kết yêu thương.
Hình ảnh của người mẹ bỏ rơi đứa con mang nặng đẻ đau của mình để cứu đứa con của người anh nhắc chúng ta về hình ảnh của một người Cha “bỏ rơi” người Con yêu dấu của mình để cứu vớt kẻ khác : Hình ảnh của một Thiên Chúa đã dứt lòng hy sinh mạng Con, đến nỗi người Con đó phải thốt lên trong đau đớn tột cùng : “Lạy Cha, sao Cha bỏ con,” một tiếng kêu xé lòng Cha. Nhưng chính nhờ sự hy sinh đó mà nhân loại đã được ơn giải thoát.
Thiên Chúa đã dâng hiến chính tình yêu giữa Cha và Con vì sự sống và hạnh phúc chung của toàn nhân loại. Thiết tưởng không có một tình yêu hay sự hy sinh nào lớn hơn tình yêu và hy sinh của Thiên Chúa. "Thiên Chúa yêu thế gian quá sức đến nỗi tặng ban người Con Một" (x. Ga 3,16)
Và tình yêu mời gọi đáp trả tình yêu, nên Thiên Chúa gọi mời bạn và tôi đáp trả tình yêu bằng cách sống như Ngài trong sự hiến dâng chính mình cho lợi ích của tha nhân và cộng đoàn.
Cách cụ thể, mỗi người hãy cùng tự vấn : “Tôi có vì nghĩa công mà hy sinh ích riêng chưa? Tôi đã làm được gì cho giáo họ, cho giáo xứ, cho đoàn thể mình tham gia? Tôi sẽ làm những gì cho giáo phận, giáo hội, cho cộng đoàn?" Một việc rất nhỏ thôi thử xem mình có vì người khác không nhé : rác và chất thải. Nhiều nhà xả nước dơ vô tội vạ ra ngoài đường. Nước tắm, nước rửa, nước dơ, cứ đục tường cho chảy ra đường thoải mái. Hàng xóm có nói thì sửng cồ lên : "Có đụng gì tới nhà bà không mà bà xía vào". Sao không đụng. Phải bớt cái này cái kia để làm hố thoát chứ !
Rồi rác. Mình có để đúng nơi và nhất là đúng giờ không. Sáng sớm đi làm mang bao rác để ngoài đường nơi mà tối qua người ta đã quét sạch. Vậy là thiên hạ phải hít rác của mình suốt ngày cho đến tối. Tại sao không để đến tối hãy đem rác ra như có lần có nơi gắn các quy định : "chỉ đổ rác sau 6g chiều". Đi xe, rác bỏ ra đường là vô tư. Lại còn hãnh diện vì mình đã vất được mấy cái cùi bắp luộc… trúng xe hai bánh chạy sau.
Chỉ một ví dụ nhỏ, nhân ĐGH Phanxicô ra thông điệp Laudato Si' : bảo vệ ngôi nhà chung, là chúng ta đã thấy chúng ta có bụng chung hay không. Hãy noi gương bà mẹ người Nước Lỗ kia trong thời Chiến Quốc, quên tình riêng (người con ruột của mình) mà vì nghĩa công (cứu người con của người anh). Hãy nhìn lên thánh giá để thấy Chúa Cha hy sinh mạng người Con vì nghĩa công là cứu loài người chúng ta. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(dựa trên một gợi ý của cha Tuấn, CSsR)
Người ta kể trong thời Chiến Quốc, khi quân nước Tề sang đánh nước Lỗ, lúc đến chỗ biên giới, bỗng thấy một người đàn bà, tay bồng một đứa bé, tay kia đang dắt đứa khác lớn hơn. Thấy quân giặc kéo tới, bà ta vội vàng bỏ đứa đang bồng trên tay xuống và bồng đứa bé kia lên, rồi chạy trốn vào núi.
Viên tướng nước Tề thấy lạ bèn cho lính đuổi theo bắt lại và hỏi: “Tại sao bà lại ẵm thằng lớn mà bỏ đứa bé?” Người đàn bà thưa : “Đứa nhỏ là con tôi, còn đứa lớn là con anh tôi. Vì quân lính kéo tới nhanh quá, lượng sức không thể bảo toàn được cả hai đứa, cho nên tôi đành phải bỏ con tôi lại.”
Tướng nước Tề ngạc nhiên: “Con với mẹ là tình máu mủ ruột thịt rất gần. Nay bỏ con mình thì như cắt ruột mà cứu lấy con anh, thì nghĩa là sao?” Người đàn bà trả lời : “Con tôi là tình riêng, con anh tôi là nghĩa công. Con đẻ tuy đau xót thật, nhưng đối với việc nghĩa thì biết tính làm sao. Tôi không thể nào sống mà chịu mang tiếng vô nghĩa giữa làng giữa xóm được".
Viên tướng nước Tề vội cho dừng quân lại và sai người về tâu với vua : “Nước Lỗ chưa thể đánh được. Vì quân ta vừa mới đến chỗ biên cương đã thấy một người đàn bà nơi xó rừng còn biết đặt nghĩa công trên tình riêng, thì huống chi là những bậc quan lại sĩ phu trong nước. Nên xin vua cho rút quân về.”
Vua Tề cho là đúng và đồng ý lui quân.
Thế đó, một quốc gia, một cộng đoàn hay một gia đình sẽ rất vững chắc khi có những con người biết nghĩ đến kẻ khác, dám hy sinh quyền lợi riêng tư cho sứ mạng và sự nghiệp chung. Không một sức mạnh nào của kẻ thù mà lại không chùn bước trước sức mạnh của đoàn kết yêu thương.
Hình ảnh của người mẹ bỏ rơi đứa con mang nặng đẻ đau của mình để cứu đứa con của người anh nhắc chúng ta về hình ảnh của một người Cha “bỏ rơi” người Con yêu dấu của mình để cứu vớt kẻ khác : Hình ảnh của một Thiên Chúa đã dứt lòng hy sinh mạng Con, đến nỗi người Con đó phải thốt lên trong đau đớn tột cùng : “Lạy Cha, sao Cha bỏ con,” một tiếng kêu xé lòng Cha. Nhưng chính nhờ sự hy sinh đó mà nhân loại đã được ơn giải thoát.
Thiên Chúa đã dâng hiến chính tình yêu giữa Cha và Con vì sự sống và hạnh phúc chung của toàn nhân loại. Thiết tưởng không có một tình yêu hay sự hy sinh nào lớn hơn tình yêu và hy sinh của Thiên Chúa. "Thiên Chúa yêu thế gian quá sức đến nỗi tặng ban người Con Một" (x. Ga 3,16)
Và tình yêu mời gọi đáp trả tình yêu, nên Thiên Chúa gọi mời bạn và tôi đáp trả tình yêu bằng cách sống như Ngài trong sự hiến dâng chính mình cho lợi ích của tha nhân và cộng đoàn.
Cách cụ thể, mỗi người hãy cùng tự vấn : “Tôi có vì nghĩa công mà hy sinh ích riêng chưa? Tôi đã làm được gì cho giáo họ, cho giáo xứ, cho đoàn thể mình tham gia? Tôi sẽ làm những gì cho giáo phận, giáo hội, cho cộng đoàn?" Một việc rất nhỏ thôi thử xem mình có vì người khác không nhé : rác và chất thải. Nhiều nhà xả nước dơ vô tội vạ ra ngoài đường. Nước tắm, nước rửa, nước dơ, cứ đục tường cho chảy ra đường thoải mái. Hàng xóm có nói thì sửng cồ lên : "Có đụng gì tới nhà bà không mà bà xía vào". Sao không đụng. Phải bớt cái này cái kia để làm hố thoát chứ !
Rồi rác. Mình có để đúng nơi và nhất là đúng giờ không. Sáng sớm đi làm mang bao rác để ngoài đường nơi mà tối qua người ta đã quét sạch. Vậy là thiên hạ phải hít rác của mình suốt ngày cho đến tối. Tại sao không để đến tối hãy đem rác ra như có lần có nơi gắn các quy định : "chỉ đổ rác sau 6g chiều". Đi xe, rác bỏ ra đường là vô tư. Lại còn hãnh diện vì mình đã vất được mấy cái cùi bắp luộc… trúng xe hai bánh chạy sau.
Chỉ một ví dụ nhỏ, nhân ĐGH Phanxicô ra thông điệp Laudato Si' : bảo vệ ngôi nhà chung, là chúng ta đã thấy chúng ta có bụng chung hay không. Hãy noi gương bà mẹ người Nước Lỗ kia trong thời Chiến Quốc, quên tình riêng (người con ruột của mình) mà vì nghĩa công (cứu người con của người anh). Hãy nhìn lên thánh giá để thấy Chúa Cha hy sinh mạng người Con vì nghĩa công là cứu loài người chúng ta. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(dựa trên một gợi ý của cha Tuấn, CSsR)
Thứ 5 Tuần Thánh : HAI NGẠC NHIÊN
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
22:00 27/03/2024
Thứ 5 Tuần Thánh : HAI NGẠC NHIÊN
Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, là Thánh Lễ Tiệc Ly, Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, nhưng ta sẽ gợi lên hai ngạc nhiênliên quan tới Thánh Thể
1) Ngạc Nhiên thứ nhất.
Có lẽ ai để ý một chút nhỏ khi nghe bài Tin Mừng hôm nay sẽ thấy một ngạc nhiên lớn : Tại sao bài Phúc Âm Thánh lễ Tiệc Ly lập Bí tích Thánh Thể mà lại không đọc lại bài Phúc Âm tường thuật về việc Chúa lập bí tích Thánh thể. Có tới 3 bài tường thuật trong 3 Sách Phúc Âm chứ đâu phải ít : Mt, Mc, Lc… và 1 trong thư Phaolô gửi giáo đoàn Corintô. Nhưng lại không cho đọc Phúc Âm tường thuật “Này là Mình Thầy, Này là Máu Ta” trong bài Tin Mừng ta vừa nghe, mà lại cho đọc Tin Mừng Gioan là Tin Mừng duy nhất không tường thuật về lập Thánh Thể mà chỉ nói về phản bội, về rửa chân, những việc rất phụ đối với ngày kỷ niệm Chúa lập bí tích Thánh Thể này.
Lý do cũng tạm được giải như sau, dù chưa làm ta hết ngạc nhiên.
Lý do là : có 4 bài tường thuật việc Chúa lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly, là 3 trong 3 TM : Mt, Mc, Lc, và 1 trong thư 1 Corintô. Trong các bài tường thuật này, thì bài cổ nhất, sớm nhất, chính là bài 1Cor được viết khoảng năm 57, còn TM sớm nhất là Mc cũng 8 năm sau, năm 65, và Tin Mừng Matthêu, Luca thì hơn 20 năm sau 1Cr, tức khoảng năm 80. Cái gì được thuật lại sớm nhất thì thường chính xác hơn, truyền thống hơn, cho nên Phụng vụ cho đọc bài tường thuật về việc lập BT Thánh Thể trong bài đọc I, bài 1Cr, mà chính thánh Phaolô cũng nói :
“Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em : trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói : 'Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.' Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói : 'Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.' Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa." (1Cr 11, 23-27)
Vậy đã chọn bài tường thuật lập Thánh Thể cổ nhất, trung thực nhất qua bài đọc I, nên không lập lại trong bài Tin Mừng nữa. Dẫu sao cũng gây ngạc nhiên. Đó là ngạc nhiên thứ nhất.
2) Ngạc nhiên thứ hai :
Nhiều nhà thờ, (và trong các gia đình), thường cho dựng bức phù điêu Bữa Tiệc Ly sau cung thánh hoặc dưới gầm bàn thờ, của Leonardo Da Vinci, và xem như bức tranh ấy ghi lại việc Chúa lập bí tích Thánh Thể. Không phải vậy đâu ! Tranh vẽ cũng giống như hình chụp, tức hình tĩnh, không chuyển động. Khi ta chụp một tấm hình : 1, 2,3 cười, là hình ghi ta cười. 1,2,3 mà ta nhắm mắt, thì hình rửa ra không thể là ta mở mắt được. Nếu ta khóc lúc đó, hình ta khóc. Không phải video để ta có lúc khóc lúc cười, lúc nhắm lúc mở. Vậy Leonardo Da Vinci vẽ bức tranh lớn này cuối thế kỷ 15 tại nhà nguyện dòng Đaminh bên Ý, là vẽ giây nào của bữa tiệc ly. 1,2,3 : Không phải là giây lúc Chúa cầm bánh “Này là mình Thầy,” mà cũng chẳng phải giây “Này là Máu Ta.” Giây mà Da Vinci muốn ghi lại đó là khi Chúa Giêsu vừa nói xong câu : “Một trong các con sẽ nộp thầy !” Tức giây phút báo sự phản bội. Lúc đó ta thấy sự lộn xộn, kẻ này hỏi kẻ kia : “Ai phản bội vậy”… Cho nên đó là bức tranh về sự phản bội, chứ không phải tranh lập bí tích Thánh thể đâu. Sau này, người ta mới vẽ thêm chén rượu, tấm bánh để như ra vẻ là Chúa lập Bt Thánh Thể để gắn vào cung thánh hay dưới gầm bàn thờ.
Có lẽ vì vậy mà Toà Thánh không ủng hộ việc gắn phù điêu này nơi cung thánh. Tôi nhớ khoảng năm 1980 sau khi các giám mục Việt Nam đi Ad Limina về, Gm Nha Trang nói với một cha xứ tại Nhatrang ý kiến của Toà Thánh, cha xứ này hơi buồn, vì ngài đã cho làm một phù điêu lớn sau bàn thờ, tạc lại bức tranh của Da Vinci này.
Vậy là ta có 2 ngạc nhiên, hai "tưởng là", liên quan một một đề tài :
-Tưởng bài Phúc Âm phải nói tới việc lập phép Thánh Thể trong thánh lễ kỷ niệm Chúa lập Thánh thể, mà hoá ra bài Tin mừng thuật lại việc loan báo phản bội và việc rửa chân.
-Tưởng bức tranh Tiệc ly ghi lại việc Chúa lập phép Thánh Thể mà hoá ra chụp lại giây báo bội phản của Giu-dà.
Trong phần trả lời ứng xử của cuộc thi hoa hậu áo dài năm 1989 do Báo Phụ Nữ TpHCM tổ chức, Kiều Khanh đã trả lời câu hỏi : “yêu gì nhất”, là : "yêu hoà bình”; còn “ghét gì nhất”, ai cũng tưởng cô trả lời : “chiến tranh,” nhưng Kiều Khanh đã trả lời : “Phản bội.” Ghét phản bội nhất. Có lẽ câu trả lời đó rất đạt, nên cô chiến thắng ngôi hoa hậu áo dài 1989.
Phản bội, ai cũng ghét. Phản bội trong làm ăn, trong tình bạn và dĩ nhiên phản bội trong tình yêu thì càng đáng ghét hơn.
Trong ngày đầu tiên của tam nhật thánh : tam nhật “yêu cho đến cùng” này, ta thử xét xem có lúc nào ta đã phản bội lại tình "yêu cho đến cùng" của Chúa chưa. Mỗi khi ta phạm tội trọng, là ta phản bội. Mỗi khi ta nghĩ xấu cho người anh em là ta phản bội. Mỗi khi ta kết án bạn của Chúa là ta phản bội Chúa. Mỗi khi vợ chồng anh em trong nhà phản bội nhau là chúng ta phản bội Chúa.
Một trong những phương thế để ta không phản bội nhau là phục vụ nhau, hay nói theo ngôn từ hôm nay rửa chân cho nhau. Giờ đây ta hãy sống lại bữa tiệc ly xưa qua việc cha bề trên tu viện, người mà Phanxicô gọi là kẻ được đặt làm bề trên chẳng khác nào như "kẻ rửa chân cho anh em", sẽ rửa và cả hôn chân anh em.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, là Thánh Lễ Tiệc Ly, Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, nhưng ta sẽ gợi lên hai ngạc nhiênliên quan tới Thánh Thể
1) Ngạc Nhiên thứ nhất.
Có lẽ ai để ý một chút nhỏ khi nghe bài Tin Mừng hôm nay sẽ thấy một ngạc nhiên lớn : Tại sao bài Phúc Âm Thánh lễ Tiệc Ly lập Bí tích Thánh Thể mà lại không đọc lại bài Phúc Âm tường thuật về việc Chúa lập bí tích Thánh thể. Có tới 3 bài tường thuật trong 3 Sách Phúc Âm chứ đâu phải ít : Mt, Mc, Lc… và 1 trong thư Phaolô gửi giáo đoàn Corintô. Nhưng lại không cho đọc Phúc Âm tường thuật “Này là Mình Thầy, Này là Máu Ta” trong bài Tin Mừng ta vừa nghe, mà lại cho đọc Tin Mừng Gioan là Tin Mừng duy nhất không tường thuật về lập Thánh Thể mà chỉ nói về phản bội, về rửa chân, những việc rất phụ đối với ngày kỷ niệm Chúa lập bí tích Thánh Thể này.
Lý do cũng tạm được giải như sau, dù chưa làm ta hết ngạc nhiên.
Lý do là : có 4 bài tường thuật việc Chúa lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly, là 3 trong 3 TM : Mt, Mc, Lc, và 1 trong thư 1 Corintô. Trong các bài tường thuật này, thì bài cổ nhất, sớm nhất, chính là bài 1Cor được viết khoảng năm 57, còn TM sớm nhất là Mc cũng 8 năm sau, năm 65, và Tin Mừng Matthêu, Luca thì hơn 20 năm sau 1Cr, tức khoảng năm 80. Cái gì được thuật lại sớm nhất thì thường chính xác hơn, truyền thống hơn, cho nên Phụng vụ cho đọc bài tường thuật về việc lập BT Thánh Thể trong bài đọc I, bài 1Cr, mà chính thánh Phaolô cũng nói :
“Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em : trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói : 'Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.' Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói : 'Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.' Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa." (1Cr 11, 23-27)
Vậy đã chọn bài tường thuật lập Thánh Thể cổ nhất, trung thực nhất qua bài đọc I, nên không lập lại trong bài Tin Mừng nữa. Dẫu sao cũng gây ngạc nhiên. Đó là ngạc nhiên thứ nhất.
2) Ngạc nhiên thứ hai :
Nhiều nhà thờ, (và trong các gia đình), thường cho dựng bức phù điêu Bữa Tiệc Ly sau cung thánh hoặc dưới gầm bàn thờ, của Leonardo Da Vinci, và xem như bức tranh ấy ghi lại việc Chúa lập bí tích Thánh Thể. Không phải vậy đâu ! Tranh vẽ cũng giống như hình chụp, tức hình tĩnh, không chuyển động. Khi ta chụp một tấm hình : 1, 2,3 cười, là hình ghi ta cười. 1,2,3 mà ta nhắm mắt, thì hình rửa ra không thể là ta mở mắt được. Nếu ta khóc lúc đó, hình ta khóc. Không phải video để ta có lúc khóc lúc cười, lúc nhắm lúc mở. Vậy Leonardo Da Vinci vẽ bức tranh lớn này cuối thế kỷ 15 tại nhà nguyện dòng Đaminh bên Ý, là vẽ giây nào của bữa tiệc ly. 1,2,3 : Không phải là giây lúc Chúa cầm bánh “Này là mình Thầy,” mà cũng chẳng phải giây “Này là Máu Ta.” Giây mà Da Vinci muốn ghi lại đó là khi Chúa Giêsu vừa nói xong câu : “Một trong các con sẽ nộp thầy !” Tức giây phút báo sự phản bội. Lúc đó ta thấy sự lộn xộn, kẻ này hỏi kẻ kia : “Ai phản bội vậy”… Cho nên đó là bức tranh về sự phản bội, chứ không phải tranh lập bí tích Thánh thể đâu. Sau này, người ta mới vẽ thêm chén rượu, tấm bánh để như ra vẻ là Chúa lập Bt Thánh Thể để gắn vào cung thánh hay dưới gầm bàn thờ.
Có lẽ vì vậy mà Toà Thánh không ủng hộ việc gắn phù điêu này nơi cung thánh. Tôi nhớ khoảng năm 1980 sau khi các giám mục Việt Nam đi Ad Limina về, Gm Nha Trang nói với một cha xứ tại Nhatrang ý kiến của Toà Thánh, cha xứ này hơi buồn, vì ngài đã cho làm một phù điêu lớn sau bàn thờ, tạc lại bức tranh của Da Vinci này.
Vậy là ta có 2 ngạc nhiên, hai "tưởng là", liên quan một một đề tài :
-Tưởng bài Phúc Âm phải nói tới việc lập phép Thánh Thể trong thánh lễ kỷ niệm Chúa lập Thánh thể, mà hoá ra bài Tin mừng thuật lại việc loan báo phản bội và việc rửa chân.
-Tưởng bức tranh Tiệc ly ghi lại việc Chúa lập phép Thánh Thể mà hoá ra chụp lại giây báo bội phản của Giu-dà.
Trong phần trả lời ứng xử của cuộc thi hoa hậu áo dài năm 1989 do Báo Phụ Nữ TpHCM tổ chức, Kiều Khanh đã trả lời câu hỏi : “yêu gì nhất”, là : "yêu hoà bình”; còn “ghét gì nhất”, ai cũng tưởng cô trả lời : “chiến tranh,” nhưng Kiều Khanh đã trả lời : “Phản bội.” Ghét phản bội nhất. Có lẽ câu trả lời đó rất đạt, nên cô chiến thắng ngôi hoa hậu áo dài 1989.
Phản bội, ai cũng ghét. Phản bội trong làm ăn, trong tình bạn và dĩ nhiên phản bội trong tình yêu thì càng đáng ghét hơn.
Trong ngày đầu tiên của tam nhật thánh : tam nhật “yêu cho đến cùng” này, ta thử xét xem có lúc nào ta đã phản bội lại tình "yêu cho đến cùng" của Chúa chưa. Mỗi khi ta phạm tội trọng, là ta phản bội. Mỗi khi ta nghĩ xấu cho người anh em là ta phản bội. Mỗi khi ta kết án bạn của Chúa là ta phản bội Chúa. Mỗi khi vợ chồng anh em trong nhà phản bội nhau là chúng ta phản bội Chúa.
Một trong những phương thế để ta không phản bội nhau là phục vụ nhau, hay nói theo ngôn từ hôm nay rửa chân cho nhau. Giờ đây ta hãy sống lại bữa tiệc ly xưa qua việc cha bề trên tu viện, người mà Phanxicô gọi là kẻ được đặt làm bề trên chẳng khác nào như "kẻ rửa chân cho anh em", sẽ rửa và cả hôn chân anh em.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
T7TT. Vọng phục sinh mà đã là phục sinh
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
23:52 27/03/2024
T7TT. Vọng phục sinh mà đã là phục sinh
Tối nay lễ Vọng Phục Sinh. Chưa phải là lễ Phục Sinh.
Thực ra, chẳng biết Chúa sống lại lúc nào. Nhưng sáng sớm ngày thứ nhất, ra mộ, thấy “đã” sống lại. Cho nên chắc ăn, ngày mai mới mừng Chúa Sống Lại.
Nhưng tối nay, Vọng, mà như đã Phục Sinh. Không tin cứ xem phụng vụ : Chúa là Ánh Sáng, ca tụng Ánh Sáng, nếu còn nằm trong mồ làm sao có ánh sáng; các bài đọc, xướng Alleluia long trọng, bài Tin Mừng tường thuật sống lại; chuông đổ vang hồi với Gloria.
Trong khi đó, thì niềm tin của chúng ta là “ngày thứ ba sống lại,” chứ không phải ngày thứ hai ! (chết 3g chiều qua, thứ sáu, hôm nay mới thứ bảy, tức “ngày thứ hai” !)
Vậy dẫu sao tối hôm nay cũng cứ còn trong mộ, đang chết, nhưng lại như đã sống.
Ve sầu hỏi Chúa Tạo Vật:
“Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”
“Có chứ,” Chúa Tạo Vật trả lời, và tiếp: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết; vừa chết vừa sống”.
Đúng là hạt lúa mì nếu không chết đi (chôn trong đất) thì cũng không sống lại (trỗi dậy) nảy sinh nhiều bông hạt khác. Hạt lúa : nếu phơi khô – ướp lạnh – cất kỹ – vẫn là hạt lúa. Nhưng nếu, chôn dưới đất, cho thối đi, rã đi, chết đi, sẽ sinh ra cây lúa tốt tươi.
Hình ảnh hạt lúa này chính Chúa Giêsu đã dùng: nếu hạt lúa mì gieo xuống đất mà không chết đi…. Và thánh Phaolô đã nói tới khi trả lời trong thư 1Corinto 15. 35-38: “Nhưng có người sẽ nói : kẻ chết trỗi dậy thế nào? Họ lấy thân thể nào mà trở về? Đồ ngốc ! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác. Rồi Thiên Chúa cho nó một hình thể như ý Người muốn : giống nào hình thể nấy.”
Nếu Chúa Giêsu là nhà sinh vật, chắc hẳn Ngài sẽ lấy một hình ảnh khác ghê sợ nhưng thơ mộng để chỉ “có thứ gì vừa có đầy sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không.” Đó là hình con sâu bò dưới đất.
Khi nhìn một con bướm ngày đẹp đẽ, có ai lại nghĩ rằng nó thoát xác từ một con sâu róm lông lá xấu xí, phải bò phải chui dưới lá cây bùn đất? Sâu nào ra bướm đó. Sâu càng xấu càng ra bướm đẹp. Sâu phải chết mới thành bướm bay. Nơi con sâu có màu sự chết và có mầm sự sống.
Bởi thế Đêm nay, Chúa còn đang chết, nhưng Chúa đã sống lại. Đêm Vọng Phục Sinh, mà đã là Ngày Phục Sinh.
Chúa Giêsu là hạt giống Nước Trời được gieo vào thế gian vừa có đủ sự chết nên Ngài đã chết, vừa có đủ Sự Sống nên Ngài đã sống lại.
Mỗi giây phút trong cuộc đời của chúng ta đều có sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu : đó là khi chúng ta hy sinh, khi chúng ta hãm mình là chúng ta chết cho tội và sống trong ân sủng của Thiên Chúa; khi chúng ta nhịn nhục, khi chúng ta phục vụ là chúng ta chết cho cái tôi và sống lại trong Thần Khí của Chúa Giêsu...
Không phải chỉ đúng Đêm Vọng Phục Sinh, ngày lễ Phục Sinh chúng ta mới “sống lại”, nhưng tình yêu của Chúa Giêsu thôi thúc chúng ta chết và sống lại mỗi ngày, bởi vì mỗi người trong chúng ta là những mảnh đất tốt để hạt giống Lời Chúa nẩy mầm và phát triển đến môi trường chung quanh chúng ta.
Sẽ không ai biết Chúa Giêsu chết như thế nào và sống lại ra sao, nếu mỗi người trong chúng ta không đem đời sống của mình ra để làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh, mà chứng cớ sống động nhất chính là chúng ta sống như Chúa Giêsu đã sống : yêu thương, phục vụ và tha thứ. Cứ thử phục vụ và nhất là tha thứ đi, là biết thế nào là chết đi và sống lại – Amen, Alleluia.
Anphong Nguyễn Công Minh
(lấy câu chuyện ve sầu từ Lm Nhân Tài)
Tối nay lễ Vọng Phục Sinh. Chưa phải là lễ Phục Sinh.
Thực ra, chẳng biết Chúa sống lại lúc nào. Nhưng sáng sớm ngày thứ nhất, ra mộ, thấy “đã” sống lại. Cho nên chắc ăn, ngày mai mới mừng Chúa Sống Lại.
Nhưng tối nay, Vọng, mà như đã Phục Sinh. Không tin cứ xem phụng vụ : Chúa là Ánh Sáng, ca tụng Ánh Sáng, nếu còn nằm trong mồ làm sao có ánh sáng; các bài đọc, xướng Alleluia long trọng, bài Tin Mừng tường thuật sống lại; chuông đổ vang hồi với Gloria.
Trong khi đó, thì niềm tin của chúng ta là “ngày thứ ba sống lại,” chứ không phải ngày thứ hai ! (chết 3g chiều qua, thứ sáu, hôm nay mới thứ bảy, tức “ngày thứ hai” !)
Vậy dẫu sao tối hôm nay cũng cứ còn trong mộ, đang chết, nhưng lại như đã sống.
Ve sầu hỏi Chúa Tạo Vật:
“Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”
“Có chứ,” Chúa Tạo Vật trả lời, và tiếp: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết; vừa chết vừa sống”.
Đúng là hạt lúa mì nếu không chết đi (chôn trong đất) thì cũng không sống lại (trỗi dậy) nảy sinh nhiều bông hạt khác. Hạt lúa : nếu phơi khô – ướp lạnh – cất kỹ – vẫn là hạt lúa. Nhưng nếu, chôn dưới đất, cho thối đi, rã đi, chết đi, sẽ sinh ra cây lúa tốt tươi.
Hình ảnh hạt lúa này chính Chúa Giêsu đã dùng: nếu hạt lúa mì gieo xuống đất mà không chết đi…. Và thánh Phaolô đã nói tới khi trả lời trong thư 1Corinto 15. 35-38: “Nhưng có người sẽ nói : kẻ chết trỗi dậy thế nào? Họ lấy thân thể nào mà trở về? Đồ ngốc ! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác. Rồi Thiên Chúa cho nó một hình thể như ý Người muốn : giống nào hình thể nấy.”
Nếu Chúa Giêsu là nhà sinh vật, chắc hẳn Ngài sẽ lấy một hình ảnh khác ghê sợ nhưng thơ mộng để chỉ “có thứ gì vừa có đầy sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không.” Đó là hình con sâu bò dưới đất.
Khi nhìn một con bướm ngày đẹp đẽ, có ai lại nghĩ rằng nó thoát xác từ một con sâu róm lông lá xấu xí, phải bò phải chui dưới lá cây bùn đất? Sâu nào ra bướm đó. Sâu càng xấu càng ra bướm đẹp. Sâu phải chết mới thành bướm bay. Nơi con sâu có màu sự chết và có mầm sự sống.
Bởi thế Đêm nay, Chúa còn đang chết, nhưng Chúa đã sống lại. Đêm Vọng Phục Sinh, mà đã là Ngày Phục Sinh.
Chúa Giêsu là hạt giống Nước Trời được gieo vào thế gian vừa có đủ sự chết nên Ngài đã chết, vừa có đủ Sự Sống nên Ngài đã sống lại.
Mỗi giây phút trong cuộc đời của chúng ta đều có sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu : đó là khi chúng ta hy sinh, khi chúng ta hãm mình là chúng ta chết cho tội và sống trong ân sủng của Thiên Chúa; khi chúng ta nhịn nhục, khi chúng ta phục vụ là chúng ta chết cho cái tôi và sống lại trong Thần Khí của Chúa Giêsu...
Không phải chỉ đúng Đêm Vọng Phục Sinh, ngày lễ Phục Sinh chúng ta mới “sống lại”, nhưng tình yêu của Chúa Giêsu thôi thúc chúng ta chết và sống lại mỗi ngày, bởi vì mỗi người trong chúng ta là những mảnh đất tốt để hạt giống Lời Chúa nẩy mầm và phát triển đến môi trường chung quanh chúng ta.
Sẽ không ai biết Chúa Giêsu chết như thế nào và sống lại ra sao, nếu mỗi người trong chúng ta không đem đời sống của mình ra để làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh, mà chứng cớ sống động nhất chính là chúng ta sống như Chúa Giêsu đã sống : yêu thương, phục vụ và tha thứ. Cứ thử phục vụ và nhất là tha thứ đi, là biết thế nào là chết đi và sống lại – Amen, Alleluia.
Anphong Nguyễn Công Minh
(lấy câu chuyện ve sầu từ Lm Nhân Tài)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thói hư và nhân đức. 13. Đức kiên nhẫn
Vũ Văn An
15:52 27/03/2024
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Hội trường Phaolô VI, Thứ tư, 27 tháng 3 năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý mới về các thói hư và nhân đức. Hôm nay, ngài trình bầy phần nói về đức kiên nhẫn. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúa nhật tuần trước chúng ta đã nghe trình thuật Cuộc Khổ nạn của Chúa. Chúa Giêsu đáp lại những đau khổ Người phải chịu bằng một nhân đức mà mặc dù không được coi là một trong những nhân đức truyền thống nhưng lại rất quan trọng: đức kiên nhẫn. Nó liên quan đến việc tự chủ kiên trì chịu đựng điều làm người ta đau khổ: không phải ngẫu nhiên mà sự kiên nhẫn có cùng gốc với thống khổ. Và chính trong Cuộc Khổ Nạn mà lòng kiên nhẫn của Chúa Kitô xuất hiện, như với sự hiền lành và dịu dàng, Người chấp nhận bị bắt, bị đánh đập và bị kết án oan uổng; Người không tố cáo trả lại trước Philatô; Người chịu đựng bị xúc phạm, bị khạc nhổ và bị đánh đập bởi các binh lính; Người mang sức nặng của thập giá; Người tha thứ cho những kẻ đóng đinh Người vào cây gỗ; và trên thập giá, Người không đáp lại những khiêu khích, nhưng ban lòng thương xót. Tất cả những điều này cho chúng ta biết rằng sự kiên nhẫn của Chúa Giêsu không hệ ở việc đề kháng đau khổ kiểu phái khắc kỷ, nhưng là hoa trái của một tình yêu lớn lao hơn.
Thánh Tông Đồ Phaolô, trong điều gọi là “bài thánh ca đức ái” (x. 1Cr 13:4-7), đã liên kết chặt chẽ tình yêu và sự kiên nhẫn. Thật vậy, khi mô tả phẩm chất đầu tiên của đức ái, ngài dùng một từ được dịch là “hào hiệp” hay “kiên nhẫn”. Nó diễn tả một khái niệm đáng ngạc nhiên, thường xuất hiện trong Kinh thánh: Thiên Chúa, trước sự bất trung của chúng ta, tỏ ra là Đấng “chậm giận” (x. Xh 34:6; x. Ds 14:18): thay vì bộc lộ sự ghê tởm của Người trước sự ác và tội lỗi của con người, Người tỏ mình ra cao cả hơn, luôn sẵn sàng bắt đầu lại từ đầu với lòng kiên nhẫn vô hạn. Đối với Thánh Phaolô, đây là đặc điểm đầu tiên của tình yêu Thiên Chúa, tình yêu đề nghị sự tha thứ khi đối diện với tội lỗi. Nhưng không chỉ vậy: đó là đặc điểm đầu tiên của mọi tình yêu cao cả, biết lấy thiện đáp lại ác, không rút lui trong giận dữ và chán nản, nhưng kiên trì và thử lần nữa. Vì vậy, gốc rễ của sự kiên nhẫn là tình yêu, như Thánh Augustinô đã nói: “Mỗi người công chính ở mức độ nào đó có thể chịu đựng mọi bệnh tật một cách dũng cảm hơn, theo mức độ tình yêu của Thiên Chúa mạnh mẽ hơn ở trong họ” (De Patientia, XVII ).
Do đó, người ta có thể nói rằng không có chứng tá nào tốt hơn đối với tình yêu của Chúa Kitô bằng việc gặp gỡ một Kitô hữu kiên nhẫn. Nhưng hãy nghĩ đến bao nhiêu người cha, người mẹ, người công nhân, bác sĩ và y tá, người bệnh, những người hàng ngày, trong bóng tối, làm ơn cho thế giới bằng sự kiên nhẫn thánh thiện! Như Kinh thánh đã khẳng định: “Người chậm nóng giận thắng hơn kẻ mạnh” (Cn 16:32). Tuy nhiên, chúng ta phải thành thật thú nhận rằng: chúng ta thường thiếu kiên nhẫn. Chúng ta cần nó như một “vitamin thiết yếu” để tồn tại, nhưng theo bản năng, chúng ta trở nên thiếu kiên nhẫn và đáp trả cái ác bằng cái ác; thật khó để giữ bình tĩnh, kiểm soát bản năng, kiềm chế những phản ứng xấu, xoa dịu những cãi vã và xung đột trong gia đình, nơi làm việc, trong cộng đồng Kitô hữu.
Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng kiên nhẫn không chỉ là một điều cần làm mà còn là một lời kêu gọi: nếu Chúa Kitô kiên nhẫn thì người Kitô hữu cũng được mời gọi kiên nhẫn. Và điều này đòi hỏi chúng ta phải đi ngược lại với tâm lý phổ biến ngày nay, bị chi phối bởi sự vội vàng và mong muốn “mọi thứ ngay lập tức”; trong đó, thay vì chờ đợi tình huống chín muồi, con người lại bị thúc ép với kỳ vọng rằng chúng sẽ thay đổi ngay lập tức. Chúng ta đừng quên rằng sự vội vàng và thiếu kiên nhẫn là kẻ thù của đời sống thiêng liêng: Thiên Chúa là tình yêu, và ai yêu thương thì không mệt mỏi, không nóng nảy, không đưa ra tối hậu thư, nhưng biết chờ đợi. Hãy nghĩ đến câu chuyện của Người Cha nhân hậu, người đang chờ đợi đứa con trai của mình đã bỏ nhà ra đi: Người kiên nhẫn chịu đựng, nóng lòng chỉ ôm lấy cậu bé ngay khi thấy cậu trở về (x. Lc 15:21); hay dụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng, với Chúa là Đấng không vội nhổ tận gốc sự ác trước thời điểm của nó, để không bị mất mát gì (x. Mt 13:29-30).
Nhưng làm thế nào một người có thể lớn lên về đức kiên nhẫn? Vì, như Thánh Phaolô dạy chúng ta, nó là hoa trái của Chúa Thánh Thần (x. Gl 5:22), người ta phải cầu xin điều đó từ Thánh Thần của Chúa Kitô. Người ban cho chúng ta sức mạnh hiền lành của sự kiên nhẫn, bởi vì “nhân đức Kitô giáo không chỉ là việc làm điều tốt mà còn là dung túng cả điều ác nữa” (Thánh Augustinô, Các Bài Giảng, 46,13). Đặc biệt trong những ngày này, thật tốt cho chúng ta được chiêm ngưỡng Đấng Chịu Đóng Đinh để thẩm thấu sự kiên nhẫn của Người. Một cách làm tốt khác là đưa đến với Người những người khó chịu nhất, xin ơn thực hành đối với họ công việc của lòng thương xót rất nổi tiếng nhưng lại bị coi thường: kiên nhẫn chịu đựng những người gây phiền toái. Bắt đầu bằng việc cầu xin biết nhìn họ với lòng cảm thương, với cái nhìn của Thiên Chúa, biết cách phân biệt khuôn mặt với lỗi lầm của họ.
Cuối cùng, để trau dồi đức kiên nhẫn, một nhân đức mang lại hơi thở cho cuộc sống, điều tốt là mở rộng tầm nhìn của mình. Chẳng hạn, bằng cách không giới hạn phạm vi thế giới vào những rắc rối của riêng chúng ta, như sách Gương Chúa Kitô mời gọi chúng ta làm: “Xin các bạn hãy nhớ đến những nỗi thống khổ rất đau đớn của người khác, để bạn có thể bồng bế những đau khổ nhỏ của mình một cách dễ dàng hơn”, khi nhắc lại rằng “vì đối với Thiên Chúa, không có đau khổ nào vì Người, dù nhỏ đến đâu, có thể trôi qua mà không được đền đáp” (III, 19). Và một lần nữa, khi chúng ta cảm thấy mình đang ở trong nghịch cảnh, như Gióp dạy chúng ta, thật tốt khi biết mở lòng mình ra với niềm hy vọng vào sự mới mẻ của Thiên Chúa, với niềm tin tưởng vững chắc rằng Người không để những mong đợi của chúng ta bị thất vọng.
Tin nóng: Ukraine sẵn sàng thảo luận về việc áp dụng quy chế trung lập trong thỏa thuận hòa bình với Nga.
Vũ Văn An
16:16 27/03/2024
Hãng Reuters, ngày 28 tháng 3, loan tin Theo Tổng thống Zelenskiy, Ukraine sẵn sàng áp dụng quy chế trung lập.
LVIV, Ukraine, ngày 27 tháng 3 (Reuters) - Ukraine sẵn sàng thảo luận về việc áp dụng quy chế trung lập như một phần của thỏa thuận hòa bình với Nga nhưng một hiệp ước như vậy sẽ phải được các bên thứ ba bảo đảm và đưa ra trưng cầu dân ý, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu được phát sóng vào Chúa nhật.
Zelenskiy cho biết cuộc xâm lược của Nga đã gây ra sự tàn phá các thành phố nói tiếng Nga ở Ukraine, với thiệt hại còn tồi tệ hơn các cuộc chiến tranh của Nga ở Chechnya.
"Đảm bảo an ninh và tính trung lập, tình trạng phi hạt nhân của nhà nước chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng thực hiện điều đó. Đây là điểm quan trọng nhất", Zelenskiy nói.
Zelenskiy cho biết Ukraine từ chối thảo luận về một số yêu cầu khác của Nga, chẳng hạn như phi quân sự hóa đất nước.
Ông loại trừ việc cố gắng chiếm lại toàn bộ lãnh thổ do Nga nắm giữ bằng vũ lực, nói rằng điều đó sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba và nói rằng ông muốn đạt được một "thỏa hiệp" đối với khu vực phía đông Donbas, do các lực lượng được Nga hậu thuẫn nắm giữ kể từ năm 2014.
Nga cho biết họ đang tiến hành một "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine với mục đích phi quân sự hóa nước láng giềng. Ukraine và các đồng minh phương Tây gọi đây là cái cớ cho một cuộc xâm lược vô cớ.
'THẢM HỌA NHÂN ĐẠO'
Zelenskiy tập trung vào số phận của thành phố cảng phía đông Mariupol, bị bao vây trong nhiều tuần. Từng là thành phố có 400,000 dân, nó đã phải chịu đựng sự bắn phá kéo dài của Nga.
“Tất cả các lối vào và lối ra khỏi thành phố Mariupol đều bị chặn”, ông Zelenskiy nói. Ông nói: “Cảng đã bị gài mìn. Một thảm họa nhân đạo bên trong thành phố là điều hiển nhiên, bởi vì không thể đến đó với thực phẩm, thuốc men và nước uống”.
“Tôi thậm chí không biết quân đội Nga đã từng đối xử như thế này với ai”, ông nói và nói thêm rằng, so với các cuộc chiến tranh của Nga ở Chechnya, mức độ tàn phá “không thể so sánh được”.
Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường ở Ukraine. Nga và Ukraine đổ lỗi cho nhau về việc không mở được hành lang nhân đạo.
Zelenskiy bác bỏ cáo buộc từ Moscow rằng Ukraine đã hạn chế quyền của những người nói tiếng Nga, nói rằng chính cuộc xâm lược của Nga đã xóa sổ các thành phố nói tiếng Nga "khỏi bề mặt trái đất".
Ông cũng bác bỏ cáo buộc "một trò đùa" của Nga rằng Ukraine có vũ khí hạt nhân hoặc hóa học.
Các công tố viên Nga cho biết sẽ đưa ra ý kiến pháp lý dựa trên những tuyên bố được đưa ra trong cuộc phỏng vấn và về tính hợp pháp của việc công bố cuộc phỏng vấn.
Bình luận sau đó, Zelenskiy cho biết Nga đã phá hủy quyền tự do ngôn luận ở đất nước của mình.
“Cơ quan kiểm duyệt Nga đã đưa ra lời đe dọa,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu video hàng đêm của mình. "Sẽ thật nực cười nếu nó không quá bi thảm."
Church Documents
Thủy 28/3/2024
VietCatholic Media
20:28 27/03/2024
1. Quốc hội Nga yêu cầu điều tra 'phương Tây tài trợ cho khủng bố'
Các nhà điều tra nhà nước Nga cho biết họ sẽ nghiên cứu yêu cầu của quốc hội để điều tra cái mà họ gọi là “tổ chức, tài trợ và tiến hành các hành động khủng bố” chống lại Nga của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác.
Kể từ vụ tấn công khủng bố vào Tòa thị chính Crocus ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Sáu, các chính trị gia và nhân vật truyền thông Nga đã suy đoán về sự liên quan của Ukraine và phương Tây mà không đưa ra bằng chứng.
Giám đốc cơ quan an ninh FSB của Nga cho biết ông tin Ukraine, cùng với Mỹ và Anh, có liên quan đến vụ thảm sát khiến ít nhất 140 người thiệt mạng.
Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm về vụ xả súng ở Mạc Tư Khoa. Washington và Paris cho biết họ có thông tin tình báo xác nhận nhóm chiến binh Hồi giáo đứng đằng sau vụ tấn công.
Ngoại trưởng Anh David Cameron cho biết: “Tuyên bố của Nga về phương Tây và Ukraine về vụ tấn công Tòa thị chính Crocus là hoàn toàn vô nghĩa”.
Ông nhắc lại rằng, đầu tháng 3, đại sứ quán Anh và Mỹ tại Mạc Tư Khoa đã cảnh báo về một cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng ở Mạc Tư Khoa và kêu gọi người dân tránh đám đông và chú ý đến môi trường xung quanh.
“Đại sứ quán đang theo dõi các báo cáo rằng những kẻ cực đoan sắp có kế hoạch tấn công vào các cuộc tụ tập lớn ở Mạc Tư Khoa, bao gồm cả các buổi hòa nhạc và công dân Hoa Kỳ được khuyến cáo nên tránh các cuộc tụ tập lớn”, cảnh báo an ninh ngày 7 tháng 3 nêu rõ.
Các buổi hòa nhạc được đề cập cụ thể như một mục tiêu tiềm năng trong cảnh báo an ninh của Mỹ.
Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin tình báo cho Nga theo yêu cầu Trách nhiệm Cảnh báo - một yêu cầu của cộng đồng tình báo nhằm thông báo cho các nhóm người Mỹ và không phải người Mỹ về các mối đe dọa tiềm ẩn sắp xảy ra.
Putin nhận được thông tin tình báo vào ngày 7 tháng 3 - cùng ngày nghi phạm khủng bố Shamsuddin Fariddun được nhìn thấy trong một buổi biểu diễn tại phòng hòa nhạc.
Một nhiếp ảnh gia đang chụp ảnh du khách đã chụp được tên quái vật đến từ Tajikistan và sau đó đã nhận ra hắn trên TV.
Một ngày sau, có thông tin tiết lộ rằng đại sứ quán Mỹ và Anh đã đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công nhằm vào “các cuộc tụ tập lớn” ở Mạc Tư Khoa.
Các nhà phân tích tin rằng điều đó đã khiến bọn khủng bố trì hoãn kế hoạch của chúng.
Nhưng ba ngày trước cuộc tấn công vào buổi hòa nhạc ở vùng ngoại ô phía tây Krasnogorsk của Mạc Tư Khoa, hôm 19/3, Putin ngạo mạn đã nói về những lời cảnh báo như sau:
“Nó giống như hành vi tống tiền trắng trợn và có ý định đe dọa và gây bất ổn cho xã hội của chúng ta.”
2. Cựu phó đô trưởng Thủ đô Mạc Tư Khoa bị kết án 6 năm tù vì chống cuộc xâm lược Ukraine
Một tòa án ở Nga đã kết án vắng mặt Lucy Shtein, một thành viên của một nhóm nữ quyền và là cựu phó đô trưởng Mạc Tư Khoa, sáu năm tù vắng mặt vì các bài đăng trên mạng xã hội phản chiến, Reuters đưa tin, trích dẫn dịch vụ báo chí của tòa án
Shtein, 27 tuổi, bị kết tội phát tán “tin giả chiến tranh” liên quan đến một bài đăng vào tháng 3 năm 2022 trên X, trong đó cô cáo buộc binh lính Nga “đánh bom các thành phố nước ngoài và giết người”.
Theo OVD-Info, một nhóm giám sát các cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến, ít nhất 19.855 người đã bị giam giữ ở Nga vì bày tỏ quan điểm phản chiến kể từ khi Vladimir Putin ra lệnh tấn công toàn diện vào Ukraine.
Vài tuần sau khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu, Shtein trốn thoát khỏi sự quản thúc tại gia ở Mạc Tư Khoa cùng với bạn gái và thành viên Maria Alyokhina. Cuối cùng, họ định cư ở Iceland và được cấp quyền công dân vào tháng 5 năm 2023, theo truyền thông địa phương ở đó.
Các công tố viên đã yêu cầu mức án 8 năm rưỡi cho Shtein, người hôm thứ Tư đã nói đùa trong một bài đăng trên X rằng mẹ cô đã “đặt cược” rằng họ sẽ yêu cầu mức án 9 năm.
3. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã kêu gọi chuyển giao khẩn cấp các hệ thống phòng không sau khi các cuộc tấn công của Nga khiến 3 người thiệt mạng ở các khu vực khác nhau của đất nước.
“Điểm đặc biệt trong các cuộc tấn công hiện nay của Nga là việc sử dụng nhiều hỏa tiễn đạn đạo có thể tiếp cận mục tiêu ở tốc độ cực cao, khiến mọi người có rất ít thời gian để ẩn nấp và gây ra sức tàn phá đáng kể”, ông Kuleba nói trong một cuộc họp ngắn.
“Theo định nghĩa, hệ thống Patriot và các hệ thống tương tự khác mang tính phòng thủ. Chúng được thiết kế để bảo vệ mạng sống chứ không phải để lấy đi mạng sống con người”, ông nói.
Ukraine đã buộc phải ở thế phòng thủ trong vài tháng qua khi phải vật lộn với tình trạng thiếu đạn dược và trì hoãn gói viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim từ Washington. Họ cũng đã buộc phải nhường đất cho Nga ở mặt trận phía đông, cảnh báo vào đầu tuần này về những trận chiến “khó khăn” xung quanh thành phố phía đông Chasiv Yar.
4. Một nhóm Nghị viện Âu Châu đã mời tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tham dự các cuộc họp
Reuters đưa tin, một nhóm Nghị viện Âu Châu đã mời tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và các chính trị gia trong đảng của ông tham gia hội nghị thượng đỉnh như một biểu hiện của tình hữu nghị và là cách để lôi kéo Ukraine tham gia vào các tiến trình của Liên Hiệp Âu Châu trước các cuộc đàm phán gia nhập.
Ukraine, quốc gia đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ hầu hết các quốc gia Âu Châu kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào lãnh thổ nước này hai năm trước, là ứng cử viên để gia nhập Liên minh Âu Châu gồm 27 thành viên, nhưng quá trình này sẽ mất nhiều năm.
Nhóm Canh Tân cho biết họ đang mời Zelenskiy tham gia các hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo và mời các nhà lập pháp từ đảng Người hầu của Nhân dân của nhà lãnh đạo Ukraine tham gia các cuộc họp quốc hội của Canh Tân.
Canh Tân, nhóm lớn thứ ba trong nghị viện Âu Châu, bao gồm những nhà lãnh đạo chính phủ và các nhà lập pháp đảng cầm quyền từ Pháp, Bỉ, Hà Lan, Estonia, Slovenia và Bulgaria. Các hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo thường bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và những người đồng cấp của ông từ các quốc gia khác.
5. Ngoại trưởng Ukraine thăm Ấn Độ hôm thứ Năm để thảo luận về “các vấn đề toàn cầu”.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Ukraine Dmytro Kuleba sẽ gặp người đồng cấp S Jaishankar ở Delhi và cũng sẽ hội đàm với phó cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Kuleba sẽ thảo luận về “sự hợp tác trong các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm”.
Ấn Độ đã tránh né việc lên án rõ ràng việc Nga xâm chiếm Ukraine, ngay cả khi nước này theo đuổi mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Delhi và Mạc Tư Khoa có mối quan hệ từ thời Chiến tranh Lạnh và Nga cho đến nay vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì đã mua hàng trăm triệu thùng dầu thô của Nga kể từ khi xâm chiếm Ukraine, qua đó củng cố thêm sức mạnh chiến tranh của Tổng thống Vladimir Putin.
Ông Modi trong tháng này đã chúc mừng ông Putin tái đắc cử và nói rằng ông mong muốn thúc đẩy quan hệ “đặc biệt” giữa hai nước.
6. Putin đã ra lệnh cho chính phủ của ông xem xét cách tổ chức sản xuất máy chơi game trong nước, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
Putin đang cố gắng làm cho Nga ít phụ thuộc hơn vào hàng tiêu dùng và điện tử được sản xuất bởi những gì Mạc Tư Khoa coi là các quốc gia thù địch do các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây áp đặt lên Nga liên quan đến hành động của nước này ở Ukraine.
Ba nhà sản xuất máy chơi game lớn trên thế giới – Microsoft của Mỹ, Sony và Nintendo của Nhật Bản – đã rút sản phẩm của họ khỏi Nga vào năm 2022, sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
7. Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí trong nước
Chính phủ Ukraine đã chi gần 1,4 tỷ Mỹ Kim vào năm 2024 để mua và phát triển vũ khí trong nước - gấp 20 lần so với trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã cho biết như trên.
Và trong một sự thay đổi lớn, một phần lớn vũ khí hiện đang được mua từ các nhà máy tư nhân. Họ đang mọc lên khắp đất nước và nhanh chóng chiếm lĩnh một ngành công nghiệp vốn do các công ty nhà nước thống trị.
Một nhà máy súng cối tư nhân đi vào hoạt động ở miền Tây Ukraine năm ngoái đang sản xuất khoảng 20.000 quả đạn pháo mỗi tháng. Anatolli Kuzmin, chủ nhà máy 64 tuổi, người từng sản xuất thiết bị nông nghiệp và đã trốn khỏi nhà ở miền nam Ukraine sau khi Nga xâm lược vào năm 2022, cho biết: “Tôi cảm thấy rằng chúng tôi đang đưa đất nước của mình đến gần hơn với chiến thắng”.
Nhưng lĩnh vực quốc phòng của Ukraine đã bị hạn chế do thiếu tiền và nhân lực kể từ khi Nga xâm lược - và, theo các giám đốc điều hành và các tướng lĩnh, do chính phủ có quá nhiều quan liêu.
Taras Chmut, giám đốc Come Back Alive Foundation, một tổ chức đã huy động được hơn 260 triệu Mỹ Kim trong thập kỷ qua để trang bị cho quân đội Ukraine, cho biết: “Bạn cần một khẩu súng cối không phải trong ba năm mà là cần nó ngay bây giờ, tốt nhất là vào ngày hôm qua”.
8. Một giám đốc tình báo Ukraine đã bóng gió về một chiến dịch ám sát bí mật “có thể” do cơ quan tình báo SBU của Ukraine tiến hành nhằm tiêu diệt các công dân Ukraine hợp tác với Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với đài truyền hình quốc gia Ukraine ICTV, nhà lãnh đạo SBU Vasyl Malyuk cho biết các điệp viên Ukraine đã nhắm vào “rất nhiều” người chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh và các cuộc tấn công nhằm vào công dân Ukraine.
Malyuk cho biết Ukraine không thể chính thức chịu trách nhiệm về các vụ tấn công như thế, đồng thời nói với ICTV: “Về mặt chính thức, chúng tôi sẽ không thừa nhận điều này. Nhưng đồng thời tôi có thể cung cấp một số chi tiết.”
Một mục tiêu nổi bật là nhà tuyên truyền thân Nga, sinh ra ở Ukraine, Vladlen Tatarsky. Anh ta đã bị giết năm ngoái khi được trao một bức tượng nhỏ có gắn chất nổ trong một quán cà phê ở St Petersburg. Malyuk cho biết anh là mục tiêu vì chống lại Ukraine và những lời kêu gọi loại bỏ người Ukraine.
9. Kyrgyzstan cảnh báo công dân không nên đến Nga
Reuters đưa tin Bộ Ngoại giao Kyrgyzstan đã kêu gọi công dân quốc gia Trung Á này hoãn những chuyến đi không cần thiết tới Nga sau vụ tấn công khủng bố tại Tòa thị chính Crocus.
Vụ thảm sát đã làm gia tăng tình cảm chống người nhập cư hiện có ở Nga, đặc biệt là đối với những người lao động nhập cư từ các quốc gia có đa số người Hồi giáo ở Trung Á. Bốn nghi phạm của vụ tấn công được cho là đến từ Tajikistan, giáp biên giới Kyrgyzstan.
Một người đàn ông gốc Kyrgyzstan đã bị tòa án Nga tạm giam trước khi xét xử hôm thứ Ba với cáo buộc cung cấp chỗ ở cho 4 nghi phạm. Bốn người này và ba người khác gốc Tajik bị nghi ngờ đồng lõa cũng đang bị giam giữ trước khi xét xử.
Nhà nước Hồi giáo cho biết họ chịu trách nhiệm về vụ tấn công khiến 140 người thiệt mạng và 182 người bị thương. Tỉnh Khorasan của Nhà nước Hồi giáo, một chi nhánh khu vực của nhóm tập trung vào Afghanistan, Iran, Pakistan và Trung Á, được nhiều người tin là đứng sau vụ tấn công., nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào xác nhận điều này.
10. Các lệnh trừng phạt của Mỹ gây khó khăn cho các công ty dầu mỏ của Nga
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ gây khó khăn cho các công ty dầu mỏ của Nga. Ông xác nhận vấn đề thanh toán chậm tồn tại khi ông được hỏi về báo cáo cho rằng các ngân hàng Trung Quốc đã chậm thanh toán. Ông nói: “Tất nhiên, áp lực chưa từng có từ Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn tiếp tục”. “Tất nhiên, điều này tạo ra một số vấn đề nhất định, nhưng không thể trở thành trở ngại cho sự phát triển hơn nữa trong quan hệ kinh tế và thương mại của chúng tôi với Trung Quốc.”
Các công ty dầu mỏ của Nga phải đối mặt với sự chậm trễ lên tới vài tháng trong việc thanh toán dầu thô và nhiên liệu khi các ngân hàng ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, gọi tắt là UAE, trở nên cảnh giác hơn với các lệnh trừng phạt của Mỹ, Reuters đưa tin, trích dẫn 8 nguồn ngân hàng và giao dịch.
Một số ngân hàng bắt đầu yêu cầu khách hàng của họ cung cấp bảo đảm bằng văn bản rằng không có cá nhân hoặc tổ chức nào có tên trong danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ tham gia vào một giao dịch hoặc là người thụ hưởng khoản thanh toán.
Hai nguồn tin cho biết tại UAE, Ngân hàng First Abu Dhabi (FAB) và Ngân hàng Hồi giáo Dubai (DIB) đã đình chỉ một số tài khoản liên quan đến giao dịch hàng hóa của Nga. Bốn nguồn tin cho biết ngân hàng Mashreq của UAE, Ziraat và Vakifbank của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các ngân hàng Trung Quốc ICBC và Bank of China vẫn giải quyết các khoản thanh toán, nhưng phải mất hàng tuần hoặc hàng tháng để giải quyết chúng.
Các nhà điều tra nhà nước Nga cho biết họ sẽ nghiên cứu yêu cầu của quốc hội để điều tra cái mà họ gọi là “tổ chức, tài trợ và tiến hành các hành động khủng bố” chống lại Nga của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác.
Kể từ vụ tấn công khủng bố vào Tòa thị chính Crocus ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Sáu, các chính trị gia và nhân vật truyền thông Nga đã suy đoán về sự liên quan của Ukraine và phương Tây mà không đưa ra bằng chứng.
Giám đốc cơ quan an ninh FSB của Nga cho biết ông tin Ukraine, cùng với Mỹ và Anh, có liên quan đến vụ thảm sát khiến ít nhất 140 người thiệt mạng.
Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm về vụ xả súng ở Mạc Tư Khoa. Washington và Paris cho biết họ có thông tin tình báo xác nhận nhóm chiến binh Hồi giáo đứng đằng sau vụ tấn công.
Ngoại trưởng Anh David Cameron cho biết: “Tuyên bố của Nga về phương Tây và Ukraine về vụ tấn công Tòa thị chính Crocus là hoàn toàn vô nghĩa”.
Ông nhắc lại rằng, đầu tháng 3, đại sứ quán Anh và Mỹ tại Mạc Tư Khoa đã cảnh báo về một cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng ở Mạc Tư Khoa và kêu gọi người dân tránh đám đông và chú ý đến môi trường xung quanh.
“Đại sứ quán đang theo dõi các báo cáo rằng những kẻ cực đoan sắp có kế hoạch tấn công vào các cuộc tụ tập lớn ở Mạc Tư Khoa, bao gồm cả các buổi hòa nhạc và công dân Hoa Kỳ được khuyến cáo nên tránh các cuộc tụ tập lớn”, cảnh báo an ninh ngày 7 tháng 3 nêu rõ.
Các buổi hòa nhạc được đề cập cụ thể như một mục tiêu tiềm năng trong cảnh báo an ninh của Mỹ.
Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin tình báo cho Nga theo yêu cầu Trách nhiệm Cảnh báo - một yêu cầu của cộng đồng tình báo nhằm thông báo cho các nhóm người Mỹ và không phải người Mỹ về các mối đe dọa tiềm ẩn sắp xảy ra.
Putin nhận được thông tin tình báo vào ngày 7 tháng 3 - cùng ngày nghi phạm khủng bố Shamsuddin Fariddun được nhìn thấy trong một buổi biểu diễn tại phòng hòa nhạc.
Một nhiếp ảnh gia đang chụp ảnh du khách đã chụp được tên quái vật đến từ Tajikistan và sau đó đã nhận ra hắn trên TV.
Một ngày sau, có thông tin tiết lộ rằng đại sứ quán Mỹ và Anh đã đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công nhằm vào “các cuộc tụ tập lớn” ở Mạc Tư Khoa.
Các nhà phân tích tin rằng điều đó đã khiến bọn khủng bố trì hoãn kế hoạch của chúng.
Nhưng ba ngày trước cuộc tấn công vào buổi hòa nhạc ở vùng ngoại ô phía tây Krasnogorsk của Mạc Tư Khoa, hôm 19/3, Putin ngạo mạn đã nói về những lời cảnh báo như sau:
“Nó giống như hành vi tống tiền trắng trợn và có ý định đe dọa và gây bất ổn cho xã hội của chúng ta.”
2. Cựu phó đô trưởng Thủ đô Mạc Tư Khoa bị kết án 6 năm tù vì chống cuộc xâm lược Ukraine
Một tòa án ở Nga đã kết án vắng mặt Lucy Shtein, một thành viên của một nhóm nữ quyền và là cựu phó đô trưởng Mạc Tư Khoa, sáu năm tù vắng mặt vì các bài đăng trên mạng xã hội phản chiến, Reuters đưa tin, trích dẫn dịch vụ báo chí của tòa án
Shtein, 27 tuổi, bị kết tội phát tán “tin giả chiến tranh” liên quan đến một bài đăng vào tháng 3 năm 2022 trên X, trong đó cô cáo buộc binh lính Nga “đánh bom các thành phố nước ngoài và giết người”.
Theo OVD-Info, một nhóm giám sát các cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến, ít nhất 19.855 người đã bị giam giữ ở Nga vì bày tỏ quan điểm phản chiến kể từ khi Vladimir Putin ra lệnh tấn công toàn diện vào Ukraine.
Vài tuần sau khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu, Shtein trốn thoát khỏi sự quản thúc tại gia ở Mạc Tư Khoa cùng với bạn gái và thành viên Maria Alyokhina. Cuối cùng, họ định cư ở Iceland và được cấp quyền công dân vào tháng 5 năm 2023, theo truyền thông địa phương ở đó.
Các công tố viên đã yêu cầu mức án 8 năm rưỡi cho Shtein, người hôm thứ Tư đã nói đùa trong một bài đăng trên X rằng mẹ cô đã “đặt cược” rằng họ sẽ yêu cầu mức án 9 năm.
3. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã kêu gọi chuyển giao khẩn cấp các hệ thống phòng không sau khi các cuộc tấn công của Nga khiến 3 người thiệt mạng ở các khu vực khác nhau của đất nước.
“Điểm đặc biệt trong các cuộc tấn công hiện nay của Nga là việc sử dụng nhiều hỏa tiễn đạn đạo có thể tiếp cận mục tiêu ở tốc độ cực cao, khiến mọi người có rất ít thời gian để ẩn nấp và gây ra sức tàn phá đáng kể”, ông Kuleba nói trong một cuộc họp ngắn.
“Theo định nghĩa, hệ thống Patriot và các hệ thống tương tự khác mang tính phòng thủ. Chúng được thiết kế để bảo vệ mạng sống chứ không phải để lấy đi mạng sống con người”, ông nói.
Ukraine đã buộc phải ở thế phòng thủ trong vài tháng qua khi phải vật lộn với tình trạng thiếu đạn dược và trì hoãn gói viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim từ Washington. Họ cũng đã buộc phải nhường đất cho Nga ở mặt trận phía đông, cảnh báo vào đầu tuần này về những trận chiến “khó khăn” xung quanh thành phố phía đông Chasiv Yar.
4. Một nhóm Nghị viện Âu Châu đã mời tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tham dự các cuộc họp
Reuters đưa tin, một nhóm Nghị viện Âu Châu đã mời tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và các chính trị gia trong đảng của ông tham gia hội nghị thượng đỉnh như một biểu hiện của tình hữu nghị và là cách để lôi kéo Ukraine tham gia vào các tiến trình của Liên Hiệp Âu Châu trước các cuộc đàm phán gia nhập.
Ukraine, quốc gia đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ hầu hết các quốc gia Âu Châu kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào lãnh thổ nước này hai năm trước, là ứng cử viên để gia nhập Liên minh Âu Châu gồm 27 thành viên, nhưng quá trình này sẽ mất nhiều năm.
Nhóm Canh Tân cho biết họ đang mời Zelenskiy tham gia các hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo và mời các nhà lập pháp từ đảng Người hầu của Nhân dân của nhà lãnh đạo Ukraine tham gia các cuộc họp quốc hội của Canh Tân.
Canh Tân, nhóm lớn thứ ba trong nghị viện Âu Châu, bao gồm những nhà lãnh đạo chính phủ và các nhà lập pháp đảng cầm quyền từ Pháp, Bỉ, Hà Lan, Estonia, Slovenia và Bulgaria. Các hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo thường bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và những người đồng cấp của ông từ các quốc gia khác.
5. Ngoại trưởng Ukraine thăm Ấn Độ hôm thứ Năm để thảo luận về “các vấn đề toàn cầu”.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Ukraine Dmytro Kuleba sẽ gặp người đồng cấp S Jaishankar ở Delhi và cũng sẽ hội đàm với phó cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Kuleba sẽ thảo luận về “sự hợp tác trong các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm”.
Ấn Độ đã tránh né việc lên án rõ ràng việc Nga xâm chiếm Ukraine, ngay cả khi nước này theo đuổi mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Delhi và Mạc Tư Khoa có mối quan hệ từ thời Chiến tranh Lạnh và Nga cho đến nay vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì đã mua hàng trăm triệu thùng dầu thô của Nga kể từ khi xâm chiếm Ukraine, qua đó củng cố thêm sức mạnh chiến tranh của Tổng thống Vladimir Putin.
Ông Modi trong tháng này đã chúc mừng ông Putin tái đắc cử và nói rằng ông mong muốn thúc đẩy quan hệ “đặc biệt” giữa hai nước.
6. Putin đã ra lệnh cho chính phủ của ông xem xét cách tổ chức sản xuất máy chơi game trong nước, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
Putin đang cố gắng làm cho Nga ít phụ thuộc hơn vào hàng tiêu dùng và điện tử được sản xuất bởi những gì Mạc Tư Khoa coi là các quốc gia thù địch do các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây áp đặt lên Nga liên quan đến hành động của nước này ở Ukraine.
Ba nhà sản xuất máy chơi game lớn trên thế giới – Microsoft của Mỹ, Sony và Nintendo của Nhật Bản – đã rút sản phẩm của họ khỏi Nga vào năm 2022, sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
7. Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí trong nước
Chính phủ Ukraine đã chi gần 1,4 tỷ Mỹ Kim vào năm 2024 để mua và phát triển vũ khí trong nước - gấp 20 lần so với trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã cho biết như trên.
Và trong một sự thay đổi lớn, một phần lớn vũ khí hiện đang được mua từ các nhà máy tư nhân. Họ đang mọc lên khắp đất nước và nhanh chóng chiếm lĩnh một ngành công nghiệp vốn do các công ty nhà nước thống trị.
Một nhà máy súng cối tư nhân đi vào hoạt động ở miền Tây Ukraine năm ngoái đang sản xuất khoảng 20.000 quả đạn pháo mỗi tháng. Anatolli Kuzmin, chủ nhà máy 64 tuổi, người từng sản xuất thiết bị nông nghiệp và đã trốn khỏi nhà ở miền nam Ukraine sau khi Nga xâm lược vào năm 2022, cho biết: “Tôi cảm thấy rằng chúng tôi đang đưa đất nước của mình đến gần hơn với chiến thắng”.
Nhưng lĩnh vực quốc phòng của Ukraine đã bị hạn chế do thiếu tiền và nhân lực kể từ khi Nga xâm lược - và, theo các giám đốc điều hành và các tướng lĩnh, do chính phủ có quá nhiều quan liêu.
Taras Chmut, giám đốc Come Back Alive Foundation, một tổ chức đã huy động được hơn 260 triệu Mỹ Kim trong thập kỷ qua để trang bị cho quân đội Ukraine, cho biết: “Bạn cần một khẩu súng cối không phải trong ba năm mà là cần nó ngay bây giờ, tốt nhất là vào ngày hôm qua”.
8. Một giám đốc tình báo Ukraine đã bóng gió về một chiến dịch ám sát bí mật “có thể” do cơ quan tình báo SBU của Ukraine tiến hành nhằm tiêu diệt các công dân Ukraine hợp tác với Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với đài truyền hình quốc gia Ukraine ICTV, nhà lãnh đạo SBU Vasyl Malyuk cho biết các điệp viên Ukraine đã nhắm vào “rất nhiều” người chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh và các cuộc tấn công nhằm vào công dân Ukraine.
Malyuk cho biết Ukraine không thể chính thức chịu trách nhiệm về các vụ tấn công như thế, đồng thời nói với ICTV: “Về mặt chính thức, chúng tôi sẽ không thừa nhận điều này. Nhưng đồng thời tôi có thể cung cấp một số chi tiết.”
Một mục tiêu nổi bật là nhà tuyên truyền thân Nga, sinh ra ở Ukraine, Vladlen Tatarsky. Anh ta đã bị giết năm ngoái khi được trao một bức tượng nhỏ có gắn chất nổ trong một quán cà phê ở St Petersburg. Malyuk cho biết anh là mục tiêu vì chống lại Ukraine và những lời kêu gọi loại bỏ người Ukraine.
9. Kyrgyzstan cảnh báo công dân không nên đến Nga
Reuters đưa tin Bộ Ngoại giao Kyrgyzstan đã kêu gọi công dân quốc gia Trung Á này hoãn những chuyến đi không cần thiết tới Nga sau vụ tấn công khủng bố tại Tòa thị chính Crocus.
Vụ thảm sát đã làm gia tăng tình cảm chống người nhập cư hiện có ở Nga, đặc biệt là đối với những người lao động nhập cư từ các quốc gia có đa số người Hồi giáo ở Trung Á. Bốn nghi phạm của vụ tấn công được cho là đến từ Tajikistan, giáp biên giới Kyrgyzstan.
Một người đàn ông gốc Kyrgyzstan đã bị tòa án Nga tạm giam trước khi xét xử hôm thứ Ba với cáo buộc cung cấp chỗ ở cho 4 nghi phạm. Bốn người này và ba người khác gốc Tajik bị nghi ngờ đồng lõa cũng đang bị giam giữ trước khi xét xử.
Nhà nước Hồi giáo cho biết họ chịu trách nhiệm về vụ tấn công khiến 140 người thiệt mạng và 182 người bị thương. Tỉnh Khorasan của Nhà nước Hồi giáo, một chi nhánh khu vực của nhóm tập trung vào Afghanistan, Iran, Pakistan và Trung Á, được nhiều người tin là đứng sau vụ tấn công., nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào xác nhận điều này.
10. Các lệnh trừng phạt của Mỹ gây khó khăn cho các công ty dầu mỏ của Nga
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ gây khó khăn cho các công ty dầu mỏ của Nga. Ông xác nhận vấn đề thanh toán chậm tồn tại khi ông được hỏi về báo cáo cho rằng các ngân hàng Trung Quốc đã chậm thanh toán. Ông nói: “Tất nhiên, áp lực chưa từng có từ Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn tiếp tục”. “Tất nhiên, điều này tạo ra một số vấn đề nhất định, nhưng không thể trở thành trở ngại cho sự phát triển hơn nữa trong quan hệ kinh tế và thương mại của chúng tôi với Trung Quốc.”
Các công ty dầu mỏ của Nga phải đối mặt với sự chậm trễ lên tới vài tháng trong việc thanh toán dầu thô và nhiên liệu khi các ngân hàng ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, gọi tắt là UAE, trở nên cảnh giác hơn với các lệnh trừng phạt của Mỹ, Reuters đưa tin, trích dẫn 8 nguồn ngân hàng và giao dịch.
Một số ngân hàng bắt đầu yêu cầu khách hàng của họ cung cấp bảo đảm bằng văn bản rằng không có cá nhân hoặc tổ chức nào có tên trong danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ tham gia vào một giao dịch hoặc là người thụ hưởng khoản thanh toán.
Hai nguồn tin cho biết tại UAE, Ngân hàng First Abu Dhabi (FAB) và Ngân hàng Hồi giáo Dubai (DIB) đã đình chỉ một số tài khoản liên quan đến giao dịch hàng hóa của Nga. Bốn nguồn tin cho biết ngân hàng Mashreq của UAE, Ziraat và Vakifbank của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các ngân hàng Trung Quốc ICBC và Bank of China vẫn giải quyết các khoản thanh toán, nhưng phải mất hàng tuần hoặc hàng tháng để giải quyết chúng.
VietCatholic TV
Bật mí: Hỏa tiễn nào hạ gục đến 4 tàu khổng lồ của Nga? Tai hại trong vụ sập cầu Baltimore ở Mỹ.
VietCatholic Media
01:37 27/03/2024
1. Ukraine tấn công thêm một tàu nữa của Hạm đội Hắc Hải của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Strikes Yet Another Ship in Russia's Black Sea Fleet”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo Kyiv, Ukraine đã loại khỏi vòng chiến thêm một tàu đổ bộ khác của Hạm đội Hắc Hải của Nga sau khi lực lượng Ukraine phá hủy hai tàu đổ bộ lớn và một tàu trinh sát chủ chốt của Nga.
Phát ngôn nhân hải quân Ukraine, Thuyền trưởng Dmytro Pletenchuk nói với truyền thông Ukraine rằng tàu đổ bộ Konstantin Olshansky “đã bị phá hủy” sau cuộc tấn công.
Hải quân Ukraine cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng Kyiv đã “tiêu diệt thành công” tàu Konstantin Olshansky và ba tàu khác mà họ nhắm tới kể từ hôm Chúa Nhật.
Cụ thể, chỉ từ hôm Chúa Nhật cho đến nay Nga đã mất 4 chiến hạm bao gồm 3 tàu đổ bộ lớn là Yamal, Azov và Konstantin Olshansky; và một tàu trinh sát là tàu Ivan Khurs.
Quân đội Kyiv hôm Chúa Nhật cho biết họ đã tấn công hai tàu đổ bộ lớn của Nga là Yamal và Azov trong cuộc tấn công vào thành phố cảng Sevastopol của Crimea. Ukraine cũng cho biết họ đã tấn công vào một trung tâm liên lạc của Nga và các cơ sở hạ tầng không xác định khác.
Trong một tuyên bố sau đó, Pletenchuk cho biết tàu trinh sát Ivan Khurs đã bị hư hại nặng. Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại King's College Luân Đôn, nói với Newsweek rằng đây là một trong hai loại tàu trinh sát này được Nga sử dụng.
Hải quân Ukraine tuy nhỏ nhưng Kyiv đã sáng tạo trong việc sử dụng hỏa tiễn và máy bay không người lái hải quân chống lại Hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa, có trụ sở một phần ở Crimea. Quân đội Nga không được trang bị đầy đủ để chống lại các cuộc tấn công thường xuyên của Ukraine, phải chịu tổn thất nặng nề trái ngược hoàn toàn với thành công vang dội mà Mạc Tư Khoa có được trong việc giành được lãnh thổ ở miền đông Ukraine.
Các quan chức Ukraine ước tính Nga đã mất tới 1/3 Hạm đội Hắc Hải vào tay Kyiv.
Pletenchuk cho biết Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn chống hạm Neptune tự sản xuất để tấn công tàu Konstantin Olshansky vốn “đang được chuẩn bị để sử dụng chống lại Ukraine”. Quân đội Nga đã bắt giữ con tàu này từ lực lượng Ukraine vào năm 2014 khi Điện Cẩm Linh sáp nhập bán đảo Crimea vào phía nam đất liền Ukraine.
Hỏa tiễn chống hạm Neptune của Ukraine được cho là đã đánh chìm tàu Moskva, soái hạm của Hạm đội Hắc Hải của Nga, vào tháng 4 năm 2022.
Pletenchuk cho biết cuộc tấn công vào tàu đổ bộ Konstantin Olshansky đã diễn ra hôm Chúa Nhật, cùng ngày với các cuộc tấn công vào tàu Yamal, Azov và Ivan Khurs.
Các tài khoản tình báo nguồn mở và các blogger quân sự Nga đưa tin rằng Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn hành trình Storm Shadow và SCALP phóng từ trên không do phương Tây cung cấp để tấn công cảng Crimea vào thứ Bảy. Theo hãng tin độc lập Astra của Nga, tổng cộng có 18 hỏa tiễn đã trút xuống Sevastopol và lực lượng phòng không Nga đã chặn được 11 hỏa tiễn.
Sidharth Kaushal, nhà nghiên cứu về sức mạnh biển tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia (RUSI) ở Luân Đôn cho biết, Yamal và Azov là các tàu lớp Ropucha, đóng “vai trò quan trọng” trong lĩnh vực hậu cần của Nga.
Kaushal nói với Newsweek rằng việc mất một số tàu lớp Ropucha sẽ cản trở hoạt động hậu cần của Nga. “Chúng là đóng góp hậu cần quan trọng mà Hạm đội Hắc Hải thực hiện cho nỗ lực chiến tranh rộng lớn hơn, nối Crimea với đất liền.”
Ông nói, việc Ukraine tấn công thành công vào các tàu này có thể sẽ buộc Mạc Tư Khoa vận chuyển hàng tiếp tế bằng đường bộ, làm tăng sự phụ thuộc của Nga vào các tuyến đường quan trọng như Cầu Crimea nối khu vực Krasnodar của Nga với Crimea.
Ukraine đã gây nguy hiểm cho các hoạt động của Nga ở phía tây bắc Hắc Hải và buộc Mạc Tư Khoa phải di dời một số tài sản ở Hắc Hải ra xa khỏi tầm với của Ukraine để đến căn cứ Novorossiysk.
Các báo cáo cũng cho thấy Điện Cẩm Linh đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới tại cảng Ochamchire ở Abkhazia, một khu vực ly khai của Georgia. Điều này sẽ đẩy các tài sản ở Hắc Hải của Nga ra xa bờ biển Ukraine hơn nữa.
Bộ Quốc phòng Anh tuần trước đánh giá rằng Nga có thể đã hạn chế hầu hết các hoạt động ở phía đông Hắc Hải.
Tình báo Anh tuần trước đánh giá rằng Nga đã sử dụng mồi nhử để gây nhầm lẫn cho những người điều hành Kyiv. Mạc Tư Khoa tuyên bố sẽ tăng cường bảo vệ xung quanh hạm đội của mình bằng súng máy cỡ nòng lớn để bắn hạ các thuyền không người lái của hải quân đang lao tới trước khi chúng tấn công các tàu Nga.
2. Putin tung ra ý tưởng Kyiv 'ra lệnh' cho ISIS thực hiện cuộc tấn công khủng bố ở Mạc Tư Khoa
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Suggests Kyiv 'Ordered' ISIS to Commit Moscow Terror Attack”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Putin đã thừa nhận rằng “những kẻ Hồi giáo cực đoan” đứng đằng sau vụ tấn công khủng bố chết người ở Mạc Tư Khoa vào tuần trước, nhưng đồng thời ông ta lại gợi ý rằng mà đưa ra bất cứ bằng chứng nào rằng Kyiv có thể đã “ra lệnh” tấn công.
Nhóm Nhà nước Hồi giáo IS có trụ sở tại Afghanistan, gọi tắt là IS-Khorasan, đã nhận trách nhiệm về vụ xả súng hàng loạt hôm thứ Sáu tại phòng hòa nhạc Crocus City, ở ngoại ô Mạc Tư Khoa, Krasnogorsk. Các quan chức Nga hôm thứ Hai cho biết ít nhất 139 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công, trong đó có 137 người chết tại hiện trường và 2 người khác chết vì vết thương sau khi vào bệnh viện.
Putin tuyên bố cuối tuần qua rằng những kẻ bị tình nghi tấn công đã bị bắt khi đang cố gắng trốn sang Ukraine, cho thấy vụ việc có liên quan đến cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga với Kyiv. Ukraine phủ nhận việc họ có liên quan và thay vào đó cho rằng cuộc tấn công được thực hiện “theo lệnh của Putin”, một tuyên bố cũng được đưa ra mà không có bằng chứng, nhưng ít nhất được nhiều người Nga lưu vong tán thành.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Mạc Tư Khoa đã cảnh báo người dân hồi đầu tháng này “rằng những kẻ cực đoan sắp có kế hoạch tấn công vào các cuộc tụ tập lớn ở Mạc Tư Khoa”, bao gồm cả “các buổi hòa nhạc”, một kịch bản diễn ra khoảng hai tuần sau đó. Sau vụ tấn công hôm thứ Sáu, các quan chức Mỹ cho biết tình báo của họ đã xác nhận rằng nhóm IS đứng đằng sau vụ đổ máu.
Trong bài phát biểu trên truyền hình vào tối thứ Hai, Putin dường như thừa nhận rằng những kẻ tấn công có liên quan đến IS-K nhưng cho rằng Mỹ có động cơ thầm kín khi cố gắng “thuyết phục” thế giới rằng Ukraine không liên quan. Sau đó, ông tuyên bố rằng Kyiv có thể đã trả tiền hoặc thuyết phục nhóm Hồi giáo thực hiện vụ tấn công.
“Sử dụng nhiều kênh khác nhau, Hoa Kỳ đang cố gắng thuyết phục các vệ tinh của mình và các quốc gia khác rằng, theo thông tin tình báo của họ, không có dấu vết nào ở Kyiv trong vụ tấn công khủng bố ở Mạc Tư Khoa, rằng vụ tấn công đẫm máu được thực hiện bởi những người theo đạo Hồi - thành viên của ISIS, một tổ chức bị cấm ở Nga,” ông Putin nói, theo tài khoản WarTranslation trên X,.
Ông nói tiếp: “Chúng tôi biết ai đã thực hiện tội ác chống lại Nga và người dân nước này. “Điều chúng tôi muốn biết là ai đã ra lệnh thực hiện nó… Hành động tàn bạo này chỉ có thể là một mắt xích trong chuỗi nỗ lực của những kẻ đã gây chiến với Nga kể từ năm 2014 thông qua chế độ Kyiv.”
Trong bài phát biểu trên truyền hình hàng đêm hôm thứ Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đáp lại những cáo buộc của Putin, gọi tổng thống Nga là “bệnh hoạn và hèn hạ” vì đã cố gắng đổ lỗi cho Kyiv về vụ tấn công khủng bố.
Zelenskiy nói: “Putin lại nói chuyện với chính mình và nó lại được phát sóng trên truyền hình. “Ông ấy cáo buộc Ukraine. Một sinh vật bệnh hoạn và hoài nghi. Mọi người đều là kẻ khủng bố đối với ông ta, ngoại trừ ông ta, mặc dù ông ta đã khủng bố suốt hai thập kỷ rồi.”
Ông nói thêm: “Hắn ta là sơ hở lớn nhất cho khủng bố.” Ông ta và các dịch vụ đặc biệt của ông ta. Và khi ông ta ra đi, nhu cầu khủng bố và bạo lực sẽ biến mất theo ông ta, bởi vì khủng bố là nhu cầu của ông ta. Không phải của ai khác.”
3. Reuters đưa tin, vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa đặt ra những câu hỏi mới cho các cơ quan tình báo Nga.
Mikhail Khodorkovsky sinh ngày 26 Tháng Sáu, 1963, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các hành vi phi pháp của Putin.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm Thứ Ba, Khodorkovsky cho rằng Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã tỏ ra có hiệu quả một cách tàn nhẫn trong việc bắt giữ những kẻ khủng bố trong vụ tấn công phòng hòa nhạc Crocus. Như thế, tại sao sau khi đã được Anh, Mỹ cảnh báo, FSB đã không bắt nhóm này trước khi chúng có cơ hội ra tay. Ông bày tỏ mối hoài nghi rằng chính Putin mong muốn những vụ khủng bố như thế xảy ra như ông ta đã làm hồi năm 1999.
Theo thông tấn xã Reuters, việc FSB mất cảnh giác trước vụ xả súng hàng loạt gần Mạc Tư Khoa làm dấy lên câu hỏi về các ưu tiên, nguồn lực và việc thu thập thông tin tình báo.
Chịu trách nhiệm săn lùng biệt kích Ukraine ở Nga, kiểm soát các nhà hoạt động chống Điện Cẩm Linh và làm gián đoạn hoạt động của các cơ quan tình báo nước ngoài thù địch, FSB, cơ quan kế nhiệm chính của KGB thời Liên Xô, có toàn quyền.
Điều đó, theo các cựu quan chức tình báo Mỹ và các nhà phân tích an ninh phương Tây, giúp giải thích tại sao họ có thể đã bỏ qua các mối đe dọa khác, bao gồm cả mối đe dọa do phiến quân Hồi giáo gây ra, chẳng hạn như ISIS-K, nhóm đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Daniel Hoffman, cựu sĩ quan điều hành cao cấp của CIA và từng là trưởng trạm Mạc Tư Khoa của cơ quan này, nói với Reuters: “Bạn không thể làm mọi thứ”.
“Có thể họ đang quá căng thẳng trong việc giải quyết cuộc chiến ở Ukraine và đối phó với phe đối lập chính trị.”
FSB cho biết vụ tấn công vào phòng hòa nhạc hôm thứ Sáu đã được lên kế hoạch “tỉ mỉ” và các tay súng đã giấu vũ khí một cách cẩn thận.
4. Lực lượng Nga đang tập trung vào mục tiêu tiếp theo của họ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Forces Honing In on Their Next Target”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết quân đội Nga đã tiếp cận Chasiv Yar trong vòng một dặm, mặc dù Mạc Tư Khoa khó có thể chiếm được thành phố Donetsk trong những tháng tới.
Sau khi chiếm được Avdiivka vào ngày 17 tháng 2, các lực lượng Nga đã tiếp tục tấn công trong khu vực khi họ cố gắng tận dụng tối đa vũ khí và đạn dược đã cạn kiệt của Ukraine trước khi một đợt viện trợ khác của phương Tây dành cho Kyiv đến.
Một số nguồn tin Nga cho biết, việc Mạc Tư Khoa đẩy mạnh khu vực Bakhmut, bắt đầu vào tháng 11, sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động tấn công dữ dội hơn nhằm bao vây và chiếm giữ Chasiv Yar, nằm cách Avdiivka khoảng 50 dặm về phía bắc.
Nhưng kể từ đó, lực lượng Nga chỉ đạt được những lợi ích chiến thuật nho nhỏ ở phía tây bắc và phía tây Bakhmut. Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Bảy cho biết lực lượng của họ đã chiếm được Ivanivske, phía tây Bakhmut và phía đông Chasiv Yar.
Hôm Chúa Nhật, các blogger quân sự Nga cho biết quân đội Mạc Tư Khoa đã tiến tới vùng ngoại ô thành phố, mặc dù ISW tuyên bố rằng điều này chưa được xác minh độc lập.
Dù vậy, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, DC cho biết khả năng thành phố, nơi có dân số trước chiến tranh khoảng 12.000 người, sẽ bị Nga bao vây hoặc chiếm giữ trong những tháng tới là “khó xảy ra”.
ISW cho biết hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng Ukraine đã xây dựng các công sự hình vòng tròn xung quanh khu vực mà lực lượng Nga có thể sẽ gặp khó khăn để vượt qua nhịp độ tấn công hiện tại của họ.
ISW cho biết: “Việc chiếm giữ Chasiv Yar sẽ mang lại cho các lực lượng Nga những lợi ích hoạt động hạn chế nhưng không đáng kể nếu họ có thể đạt được nó”, ISW cho biết và nói thêm rằng việc đạt được điều này sẽ không nhanh chóng, “nếu họ có thể giành được nó”.
Diễn biến này xảy ra khi khả năng chống lại sự xâm lược của Nga của Ukraine bị cản trở bởi sự chậm trễ trong viện trợ của phương Tây và gói trị giá 60 tỷ Mỹ Kim dành cho Kyiv đang phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để được Hạ viện thông qua.
Dân biểu Michael McCaul, đảng viên Cộng hòa Texas, nhà lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói với CBS hôm Chúa Nhật rằng Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, người phản đối viện trợ, sẽ sớm đưa dự luật viện trợ Ukraine ra bỏ phiếu.
McCaul nói rằng “cam kết của Johnson là sẽ giải quyết vấn đề này sau Lễ Phục sinh,” mặc dù lưu ý rằng ông ta đang ở vào “một thời điểm rất khó khăn”.
Điều này là do ông có thể bị loại khỏi vai trò Chủ tịch Hạ Viện sau đề nghị do Dân biểu Marjorie Taylor Greene đệ trình vào tuần trước, do sự phụ thuộc của Johnson vào sự ủng hộ của Đảng Dân chủ để thông qua thỏa thuận tài trợ 1,2 ngàn tỷ Mỹ Kim của chính phủ.
5. Tổng thống Lithuania nói: Sự đồng thuận về sự cần thiết phải đánh bại Putin giữa các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đang được mở rộng
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “‘Broadening’ consensus on need to defeat Putin among EU leaders, says Lithuanian president”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda đang ở trong phòng khi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu gặp nhau và ông cảm nhận được sự đồng thuận ngày càng tăng giữa họ về quan điểm rằng Nga phải bị đánh bại ở Ukraine.
Nausėda nói với POLITICO, phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh tuần trước thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine: “Tôi nghĩ rằng sự hiểu biết ngày càng mở rộng rằng chúng ta phải đánh bại Nga, bởi vì nếu không câu chuyện bi thảm này sẽ tiếp tục”.
“Ít nhất tôi không thấy các nhà lãnh đạo muốn gọi điện cho Putin để nói về các vấn đề ở Ukraine. Chúng tôi không có nhà lãnh đạo nào vẫn tin tưởng Putin”, ông nói, nhưng sau đó nói thêm “ngoài hai người”.
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán là nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu có mối quan hệ thân thiết nhất với Putin và ở mức độ thấp hơn, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cũng được coi là thân Nga.
Quan điểm của Nausėda từ phía sau cánh cửa đóng kín được phản ánh bởi những tuyên bố công khai của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu.
Sự thay đổi mạnh mẽ nhất thuộc về Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã từ bỏ những nỗ lực ban đầu nhằm tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến bằng cách đàm phán trực tiếp với Putin.
Macron hiện đang thảo luận về khả năng gửi quân phương Tây tới Ukraine, và hồi đầu tháng này cho biết: “Chúng tôi tin rằng việc đánh bại Nga là điều không thể thiếu đối với an ninh và ổn định ở Âu Châu”.
Điều đó khiến tổng thống Pháp có quan điểm tương đồng với các nước Đông Âu.
Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski cho biết: “Giúp Ukraine bằng cách đánh bại Putin là điều đúng đắn theo nghĩa rộng nhất của từ này. Nó hợp lý về mặt đạo đức, khôn ngoan về mặt chiến lược, hợp lý về mặt quân sự và có lợi về mặt kinh tế.”
Các nhà lãnh đạo của các nước vùng Baltic – với những ký ức tươi mới về việc là một phần của đế chế Mạc Tư Khoa – kiên quyết rằng Ukraine phải được giúp đỡ để đánh bại Nga.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nói: “Chúng ta phải làm mọi cách để Ukraine thắng còn Nga thua trong cuộc chiến này”.
Trong khi cuộc tranh luận đang chuyển theo chiều hướng tới sự thất bại của Nga chứ không phải là một nền hòa bình được thương lượng, thì điều đó sẽ không có nhiều sức nặng trừ khi nó đi kèm với vũ khí và sự hỗ trợ cho Kyiv.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết vấn đề thực sự của việc giúp đỡ Ukraine về mặt quân sự là “vấn đề về ý chí chính trị”.
Một quốc gia càng nằm gần Nga thì quan điểm cho rằng Putin là mối đe dọa cơ bản đối với hòa bình và phải bị đánh bại càng mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, một số quốc gia ở xa biên giới Nga đang đánh giá mức độ đe dọa do Nga gây ra một cách khác nhau.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã cảnh báo các phóng viên sau hội nghị thượng đỉnh tuần trước rằng các bạn “không thể nói vui vẻ về các cuộc chiến tranh thế giới thứ ba cũng như truyền tải những thông điệp rõ ràng khiến người dân lo lắng”. Và ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ khác và không góp phần vào việc leo thang chiến tranh này”.
Đó là điều mà Nausėda và các nhà lãnh đạo tiền tuyến khác đang hy vọng phải thay đổi.
Ông lập luận: “Nếu Nga phá vỡ tuyến phòng thủ đầu tiên ở Ukraine, họ sẽ tiến vào và sẽ truy đuổi chúng tôi và sẽ có tuyến phòng thủ thứ hai,” ông lập luận và nói thêm rằng Nga đang “đe dọa và thách thức tất cả các hệ thống dân chủ” ở Âu Châu. Tất cả bao gồm: Đức, Pháp, Tây Ban Nha và thậm chí cả Bồ Đào Nha, những nước ở khá xa tiền tuyến.”
6. Vụ sập cầu Baltimore có thể gây thiệt hại 9 triệu Mỹ Kim mỗi ngày
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Baltimore Bridge Collapse Could Cost $9 Million a Day”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một chuyên gia chuỗi cung ứng nói với Newsweek rằng vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore sau khi bị một tàu chở hàng đâm vào sáng sớm thứ Ba đã khiến việc vận chuyển tại cảng chính của thành phố bị tạm dừng, có khả năng dẫn đến thiệt hại 9 triệu Mỹ Kim mỗi ngày.
Con tàu Dali đang hướng tới Colombo, Sri Lanka thì đâm vào cột cầu khiến cầu đổ sập xuống sông Patapsco.
Theo dữ liệu của tiểu bang Maryland, hơn 847.000 phương tiện đã qua cảng vào năm ngoái. Đứng đầu cả nước về xuất nhập khẩu xe hơi, xe tải nhẹ và vật liệu xây dựng. Nó cũng đứng thứ hai trong cả nước về xuất khẩu than. Năm 2022, cảng này đứng thứ sáu về nhập khẩu cà phê — khoảng 120.000 tấn, trị giá gần 610 triệu Mỹ Kim.
Cảng là nơi đóng góp kinh tế quan trọng cho nền kinh tế của Baltimore, tạo ra hơn 15.000 việc làm và tạo ra thu nhập kinh doanh 2,6 tỷ Mỹ Kim cho tiểu bang. Dữ liệu của tiểu bang cho thấy nơi đây có 50 hãng vận tải biển thực hiện khoảng 1.800 chuyến mỗi năm.
Hôm thứ Ba, trong một cuộc họp báo, Thống đốc bang Maryland Wes Moore cho biết việc vận chuyển đã bị tạm dừng trong thời điểm hiện tại và trọng tâm là tìm kiếm và cấp cứu những người bị ảnh hưởng do vụ sập cầu.
Theo Patrick Penfield, giáo sư thực hành chuỗi cung ứng tại Đại học Syracuse, việc dừng vận chuyển đến và đi từ cảng có thể dẫn đến thiệt hại gần 9 triệu Mỹ Kim cho mỗi ngày cảng bị đóng cửa.
Ông nói với Newsweek: “Đây sẽ là sự gián đoạn lớn đối với nhiều chuỗi cung ứng ở Bờ Đông, đặc biệt là ngành công nghiệp xe hơi”. “Rất nhiều công ty sản xuất ở Trung Tây họ sử dụng cảng đó để vận chuyển nguyên liệu đến và đi. Vì vậy, nếu thực sự không hoạt động, nó sẽ gây ra một số vấn đề lớn.”
Các nhà chức trách cho biết có khoảng 8 công nhân xây dựng trên cầu đã rơi xuống nước khi cây cầu bị sập và 6 người khác vẫn chưa được xác định.
Moore nói với các phóng viên rằng con tàu đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp giúp ngăn chặn nhiều phương tiện giao thông qua cầu hơn. Theo các quan chức địa phương, thông thường có hơn 30.000 phương tiện mỗi ngày sử dụng tuyến đường này.
Penfield cho rằng việc đóng cửa cảng sẽ buộc các chuyến hàng phải chuyển hướng đến các địa điểm khác, chẳng hạn như Cảng New York và New Jersey hoặc Cảng Savannah ở Georgia. Tuy nhiên, ông cho biết có thể phải mất ít nhất hai tuần để sự thay đổi này có hiệu lực hoàn toàn.
Penfield nói với Newsweek: “Nó sẽ gây ra các vấn đề về mặt thời gian cho chuỗi cung ứng. “Vì vậy, thời gian thực hiện sẽ bị trì hoãn, một lần nữa, điều đó sẽ rất khó khăn.”
Hiệu quả kinh tế đầy đủ của việc đóng cửa cảng sẽ phụ thuộc vào việc chính quyền có thể sửa chữa cây cầu nhanh đến mức nào. Cầu Francis Scott Key bắt đầu hoạt động vào năm 1977 và mất 5 năm để xây dựng với chi phí ước tính hơn 60 triệu Mỹ Kim vào thời điểm đó.
Tổng thống Joe Biden hôm thứ Ba cho biết chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã chuẩn bị tài trợ cho việc tái thiết.
“ Ý định của tôi là chính phủ liên bang sẽ thanh toán toàn bộ chi phí để xây dựng lại cây cầu đó,” Tổng thống Biden nói với các phóng viên.
7. Josep Borrell, đại diện cao cấp về đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, đã nhấn mạnh rằng Âu Châu cần một “bước nhảy vọt” về quốc phòng.
“Bốn năm trước, khi chúng ta đối mặt với đại dịch COVID-19, nhiều người nói rằng Liên Hiệp Âu Châu đang sống trong thời điểm Hamilton vì chúng ta quyết định phát hành một khoản nợ chung để giảm bớt hậu quả của cuộc khủng hoảng này như Alexander Hamilton đã làm sau cuộc chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ,” Borrell nói.
Ông nhấn mạnh rằng: “Bây giờ chúng ta có lẽ đang bước vào thời điểm Demosthenes, liên quan đến chính trị gia vĩ đại của Hy Lạp đã huy động đồng bào Athen của mình chống lại chủ nghĩa đế quốc Macedonian cách đây 2400 năm: cuối cùng chúng ta cũng nhận thức được nhiều thách thức an ninh trong môi trường nguy hiểm của chúng ta”.
Borrell nói thêm: “Rất nhiều điều đã được thực hiện trong những năm gần đây, tuy nhiên tôi nhận thức rất rõ rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để phù hợp với mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa mà chúng ta đang phải đối mặt. Chúng ta cần một bước nhảy vọt trong quốc phòng Âu Châu và ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu.”
8. Putin nhìn nhận vụ tấn công phòng hòa nhạc là do ISIS gây ra nhưng rằng đó là 'một phần trong cuộc tấn công của chế độ Kyiv'
Reuters đưa tin, Putin nói rằng vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa là “một phần trong các cuộc tấn công của chế độ Kyiv nhằm vào Nga”.
Trong bài phát biểu mới nhất liên quan đến vụ tấn công phòng hòa nhạc Crocus, Putin thừa nhận rằng các cuộc tấn công là do Nhà nước Hồi giáo thực hiện, nhưng nói thêm rằng các quan chức không biết “ai đã ra lệnh thực hiện vụ tấn công này”.
“Chúng tôi quan tâm đến việc ai được hưởng lợi từ nó”, ông Putin nói và nói thêm rằng cuộc tấn công là một “hành động đe dọa”.
Putin nói rằng Nga vẫn muốn hiểu ai đã ra lệnh thực hiện vụ tấn công này và cho biết có nhiều câu hỏi cần Ukraine trả lời. Ukraine phủ nhận mọi liên quan.
Putin nói thêm rằng cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa phù hợp với xu hướng đe dọa lớn hơn từ Ukraine. Ông nói:
“Sự tàn bạo này có thể chỉ là một mắt xích trong một loạt âm mưu của những kẻ đã gây chiến với đất nước chúng ta từ năm 2014 dưới bàn tay của chế độ phát xít mới Kyiv.”
“Những kẻ lên kế hoạch tấn công hy vọng gieo rắc sự hoảng loạn và bất hòa trong xã hội ta, nhưng họ đã gặp phải sự đoàn kết và quyết tâm chống lại cái ác này.”
Đáp lại các cáo buộc của Putin, Tổng thống Zelenskiy cho rằng Putin là thứ lãnh đạo “cặn bã, hèn hạ” khi cố tình đổ lỗi vụ tấn công khủng bố cho Ukraine.
9. Ukraine nhận định Nga đối mặt với 'nhiều vấn đề' sau vụ tấn công Crimea
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Facing 'Many' Issues After Crimea Strike: Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo Kyiv, Nga có thể phải đối mặt với vô số vấn đề sau khi lực lượng Ukraine tấn công trung tâm liên lạc của Hạm đội Hắc Hải ở thành phố Sevastopol ở Crimea bị sáp nhập.
Quân đội Ukraine hôm Chúa Nhật cho biết họ đã tấn công vào trung tâm liên lạc và các cơ sở hạ tầng chưa xác định, làm hư hại các tàu đổ bộ lớp Ropucha là Yamal và Azov của Nga. Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng Yamal và Azov đã bị hư hại nghiêm trọng trong vụ tấn công.
Phát biểu trên truyền hình Ukraine, Thiếu Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân của hải quân Ukraine, cho biết các cuộc tấn công đã gây ra vấn đề liên lạc trên Bán đảo Hắc Hải, nơi đã bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014.
“Trên thực tế, tình hình đối với họ có thể còn tồi tệ hơn vì căn cứ hải quân là công trình bảo đảm hoạt động của toàn hạm đội”, Pletenchuk nói, theo Ukrainska Pravda. “Vì vậy, nó có thể không chỉ là thông tin liên lạc; đó cũng có thể là việc cung cấp, bảo trì, sửa chữa và nhiều vấn đề khác do căn cứ hải quân trực tiếp giải quyết.”
Pletenchuk nói thêm: “Vì vậy, chúng tôi sẽ cập nhật lại thông tin này sau, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi có thể nói rằng đúng vậy, hoạt động đã thành công, cuộc tấn công rất nghiêm trọng và thiệt hại là đáng kể”.
Hình ảnh vệ tinh từ tháng 10 cho thấy Hạm đội Hắc Hải của Nga đang chạy trốn từ Sevastopol đến Novorossiysk ở Krasnodor Krai ở miền nam nước Nga khi Ukraine nhắm vào các tàu của Mạc Tư Khoa. Các tàu cũng đang hướng đến cảng hải quân Nga ở Feodosia xa hơn về phía đông trên Bán đảo Crimea đã sáp nhập, nơi Kyiv tuyên bố sẽ đòi lại.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine hôm Chúa Nhật rằng trước đây họ đã đánh giá rằng các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào tài sản của Hạm đội Hắc Hải “khiến hạm đội phải di chuyển một số lực lượng”. tàu rời khỏi căn cứ chính ở Sevastopol và cản trở khả năng hoạt động ở phía tây Hắc Hải.”
Viện nghiên cứu này cho biết các quan chức Ukraine gần đây đã báo cáo rằng các căn cứ khác ở Hắc Hải “kém hơn về mặt cấu trúc” so với căn cứ Sevastopol và lực lượng của Putin “vẫn phải thực hiện một số nhiệm vụ, chẳng hạn như nạp lại hệ thống hỏa tiễn Kalibr trên tàu và tàu ngầm, ở Sevastopol cũng như các nơi khác”. các căn cứ thiếu khả năng giải quyết những hỏa tiễn như vậy.”
ISW đánh giá: “Các cuộc tấn công mới nhất của Ukraine nhắm vào các tàu BSF, bất kể mức độ thiệt hại gây ra, có thể sẽ tiếp tục ngăn cản lực lượng Nga tái triển khai tàu đến Sevastopol và phía Tây Hắc Hải, đồng thời làm phức tạp khả năng tối đa hóa khả năng chiến đấu của Hạm đội Hắc Hải”.
10. Các tay súng bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa đã ở Thổ Nhĩ Kỳ một thời gian ngắn
Một qun chức di trú của Thổ Nhĩ Kỳ nói chuyện với Reuters với điều kiện giấu tên, cho biết hai trong số những kẻ tấn công bị cáo buộc đã tới Thổ Nhĩ Kỳ một thời gian ngắn nhưng đã sống ở Mạc Tư Khoa trong một thời gian dài.
Những người đàn ông này đã rời Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 2 tháng 3, hơn hai tuần trước vụ xả súng ngày 22 tháng 3.
Vào thời điểm đó, không có lệnh bắt giữ những người đàn ông này, điều đó cho phép họ đi lại tự do giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Quan chức giấu tên cũng nói với Reuters rằng quá trình cực đoan hóa, tức là quá trình nhồi sọ các tư tưởng cực đoan Hồi Giáo cho các tay súng bị cáo buộc không xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
11. Nhà ngoại giao Nga không đến Bộ Ngoại giao Ba Lan dù được triệu tập
Trong một hành động trịch thượng và bất chấp thông lệ ngoại giao, Đại sứ Nga đã không đến dự Bộ Ngoại giao ở Warsaw mặc dù được triệu tập để làm như vậy, một phát ngôn viên của Ba Lan cho biết hôm thứ Ba, sau khi một hỏa tiễn của Nga bay vào không phận Ba Lan.
Lực lượng vũ trang Ba Lan cho biết, Nga đã vi phạm không phận Ba Lan vào sáng sớm Chúa Nhật bằng một hỏa tiễn hành trình phóng vào các mục tiêu ở miền Tây Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Pawel Wronski nói với các phóng viên: “Đại sứ Liên bang Nga… đã không đến Bộ Ngoại giao hôm nay để giải thích về vụ việc liên quan đến hỏa tiễn hành trình Nga xâm phạm không phận Ba Lan vào ngày 24 tháng 3”.
Đại sứ Nga tại Ba Lan, Sergei Andreyev, nói với RIA Novosti do nhà nước điều hành rằng ông không đến Bộ Ngoại giao vì phía Ba Lan không cung cấp bằng chứng về bất kỳ hành vi vi phạm không phận nào.
Đây không phải là vụ xâm phạm lãnh thổ Ba Lan đầu tiên được báo cáo như vậy.
Theo Bộ tham mưu lực lượng vũ trang Ba Lan, một hỏa tiễn của Nga đã tiến vào không phận của thành viên NATO vào cuối tháng 12.
Vào tháng 4 năm 2023, một vật thể quân sự được tìm thấy trong một khu rừng gần làng Zamość gần thành phố Bydgoszcz phía bắc. Sau đó, nó được cho là hỏa tiễn của Nga.
Vào tháng 11 năm 2022, một hỏa tiễn lạc của Ukraine đã tấn công làng Przewodów của Ba Lan ở phía nam, khiến hai người thiệt mạng và làm dấy lên lo ngại vào thời điểm chiến tranh ở Ukraine tràn qua biên giới.
12. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine cho biết chi phí khắc phục thiệt hại do các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine gây ra vào tuần trước có thể lên tới hàng tỷ Mỹ Kim.
Về chi phí sửa chữa, “con số thực tế sẽ được đưa ra sau khi đánh giá thiệt hại nhưng tôi nghĩ nó chắc chắn lên tới hàng tỷ Mỹ Kim”, ông German Gerashchenko, Bộ trưởng Năng Lượng Ukraine nói với các phóng viên.
Hơn một triệu người Ukraine đã bị mất điện hôm thứ Sáu sau khi Nga tiến hành một trong những cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái lớn nhất vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này cho đến nay.
Không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng 88 hỏa tiễn và 63 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất. 37 hỏa tiễn và 55 máy bay không người lái đã bị bắn hạ, nhưng những chiếc khác đã va vào con đập lớn nhất đất nước và gây mất điện ở một số khu vực.
13. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 24/3
Trong bản tin tình báo ngày 24/3, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc Nga xây dựng tuyến đường sắt từ Rostov-on-Don sang Ukraine.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Vào ngày 18 tháng 3 năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố xây dựng tuyến đường sắt từ Rostov-on-Don ở miền nam nước Nga qua các lãnh thổ Ukraine tạm thời bị Nga chiếm đóng đến Crimea. Theo Putin, tuyến mới cuối cùng sẽ đến Sevastopol ở miền nam Crimea và cung cấp tuyến dự phòng cho cầu Kerch. Mặc dù Putin tuyên bố đoạn hoàn thành đầu tiên sẽ khôi phục quyền truy cập vào Berdyansk, nhưng kết nối đường sắt hiện có được sử dụng để hoàn thành hành trình này đi qua lãnh thổ dễ bị các hệ thống tấn công chính xác tầm xa của Ukraine ngăn chặn.
Tuyến đường sắt mới ở phía nam Donetsk, giữa Kolosky và Kamianka, dài gần 60 km và mất 8 tháng để xây dựng. Đây gần như chắc chắn là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất mà Nga đã thực hiện tại các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng của Ukraine và thiết lập lại kết nối đường sắt bị gián đoạn do giao tranh bên ngoài Donetsk.
Có khả năng một trong những mục tiêu trước mắt của tuyến mới sẽ là hỗ trợ hoạt động của Nga ở Mariupol. Thành phố cảng bị Nga phá hủy vào năm 2022, chứa các công trình thép Azovstal và các cơ sở công nghiệp nặng khác mà mặc dù hiện bị hư hại nghiêm trọng nhưng Nga có thể tìm cách sửa chữa và khai thác trong tương lai.
14. Putin gặp các thành viên hội đồng an ninh quốc gia để thảo luận về phản ứng của Nga trước vụ xả súng tại phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa khiến ít nhất 137 người thiệt mạng.
Điện Cẩm Linh cho đến nay vẫn từ chối bình luận về bằng chứng ngày càng tăng cho thấy chi nhánh Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan, còn được gọi là Tỉnh Khorasan, đã chủ mưu vụ tấn công khủng bố vào phòng hòa nhạc ở Thành phố Crocus hôm thứ Sáu.
Putin đã tuyên bố mà không có bằng chứng rằng Ukraine đã hỗ trợ những kẻ tấn công và đã lên kế hoạch “mở cửa sổ” cho các tay súng trốn thoát. Kyiv đã phủ nhận mọi liên quan đến vụ tấn công.
15. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 25/3
Trong bản tin tình báo ngày 25/3, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố thành lập 2 Tập Đoàn Quân.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố vào ngày 20 tháng 3 năm 2024 rằng Nga sẽ thành lập hai Tập Đoàn Quân mới vào năm 2024. Theo báo cáo, hai Tập Đoàn Quân này sẽ được thành lập gồm 14 sư đoàn và 16 lữ đoàn. Loại, vị trí và thành phần chính xác của các đơn vị này không được nêu rõ, mặc dù rất có thể sẽ có sự kết hợp bao gồm cơ giới, thiết giáp, pháo binh và hậu cần. Có khả năng thực tế là những đơn vị mới này có liên quan đến các thông báo về đơn vị mới trước đó và kế hoạch nâng cấp lữ đoàn đến sư đoàn.
Với những nỗ lực tuyển dụng thành công của Nga, nhiều khả năng các đơn vị sẽ có đủ nhân lực. Tuy nhiên, do trình độ đào tạo hạn chế của Nga, việc sử dụng rộng rãi các thiết bị cũ và các vấn đề về cơ sở hạ tầng, nhiều khả năng các đơn vị này sẽ gặp phải các vấn đề về nguồn lực tương tự.
Biến lớn: Gia Cát Lượng kỳ tài của Ukraine bị cách chức. ISIS hăm dọa Putin. Hạm Đội Hắc Hải bỏ chạy
VietCatholic Media
15:20 27/03/2024
1. Báo cáo cho thấy ISIS đưa ra mối đe dọa mới đối với Putin
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “ISIS Issues Fresh Threat To Putin: Reports”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một tấm bích chương được cho là của nhóm Nhà nước Hồi giáo, gọi tắt là IS, đã được lan truyền trên mạng xã hội đe dọa tấn công Nga, vài ngày sau khi nhóm Hồi giáo này nhận trách nhiệm về vụ tấn công một trung tâm hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa.
Tấm bích chương đã được truyền thông Iran lan truyền, trích dẫn Al Azaim, một mạng lưới tuyên truyền của IS-Khorasan, theo ảnh chụp màn hình được chia sẻ bởi những người dùng X, chẳng hạn như cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko. Nó cũng đã được xem rộng rãi trên các kênh Telegram của Nga.
IS-Khorasan, được thành lập ở Afghanistan vào cuối năm 2014, cho biết họ đứng đằng sau vụ tấn công hôm thứ Sáu vào phòng hòa nhạc Crocus ở thủ đô Nga khiến ít nhất 137 người thiệt mạng.
Hãng thông tấn nhà nước TASS cho biết bốn nghi phạm đến từ Tajikistan phải đối mặt với cáo buộc khủng bố và đều đã nhận tội.
Họ xuất hiện trước tòa với các báo cáo ghi lại việc họ dường như đã bị đánh đập và tra tấn như thế nào. Người đăng bài cho biết, để phản đối việc tra tấn và thẩm vấn các thành viên của tổ chức, các chiến binh hứa sẽ thực hiện một cuộc tấn công khủng bố mới vào Nga.
Một phiên bản tiếng Nga của thông điệp được chia sẻ rộng rãi có tiêu đề “Đe dọa tất cả những người Nga độc ác, bao gồm cả Putin” với hình ảnh một người đàn ông đeo mặt nạ đang cầm dao. Bên dưới tấm bích chương có dòng chữ “Hãy cảnh giác, đừng nghĩ rằng chúng tôi không có cơ hội trả thù cho những người anh em bị bắt làm con tin.”
“Với cuộc tấn công hôm thứ Sáu, chúng tôi đã cho các bạn thấy rằng với sự cho phép của Allah, các mujahadeen của Nhà nước Hồi giáo có thể trừng phạt các bạn vì hành vi man rợ của các bạn.”
Kênh Telegram Supernova Plus của Nga đã chia sẻ hình ảnh, đăng tải rằng để phản đối việc tra tấn và thẩm vấn các thành viên của tổ chức, nhóm Hồi giáo này đang “tổ chức một cuộc tấn công khủng bố khác ở Liên bang Nga”.
Nó diễn ra sau khi IS công bố đoạn video đồ họa cho thấy những kẻ tấn công bắn vào đám đông bên trong phòng hòa nhạc, được các phương tiện truyền thông như BBC cho là có thật.
Không có quan chức Nga nào xác nhận tuyên bố của IS và phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Hai nói rằng việc bình luận về vấn đề này là không phù hợp cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất.
Các quan chức Nga và các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh trước đó đã tuyên bố mà không có bằng chứng rằng Ukraine có liên quan đến vụ thảm sát tồi tệ nhất ở Nga trong hai thập kỷ.
Kyiv và Mỹ, vốn đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công sắp xảy ra vào Nga, đã bác bỏ tuyên bố của Mạc Tư Khoa.
2. Zelenskiy cách chức thư ký hội đồng an ninh quốc gia thẳng thắn, bổ nhiệm giám đốc tình báo thay thế
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelenskiy yanks outspoken security council boss, appoints spy chief in his stead”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Vụ cách chức xảy ra sau khi Oleksiy Danilov chỉ trích thẳng thừng đặc phái viên Trung Quốc.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã thay thế một trong những quan chức tại vị lâu nhất của ông, Oleksiy Danilov, người trước đó đã chỉ trích kế hoạch hòa bình của Trung Quốc.
“Hôm nay tôi tiếp tục khởi động lại hệ thống quản lý nhà nước của chúng ta. Có sự thay đổi về nhân sự. Tôi biết ơn Oleksiy Danilov vì công việc của anh ta với tư cách là thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine. Anh đã được chuyển sang hướng khác. Sẽ nói thêm về điều đó sau,” Zelenskiy nói trong một tuyên bố buổi tối.
Danilov, một người bạn thân của Tổng thống Zelenskiy, cũng đưa ra tuyên bố nhưng không nói rõ lý do bị cách chức, cho biết ông sẽ được thay thế bởi Oleksandr Lytvynenko, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo nước ngoài của Ukraine.
Việc sa thải Danilov diễn ra sau khi ông chỉ trích thẳng thừng Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy, cũng như sáng kiến hòa bình của Trung Quốc, được phát sóng trong một hội thoại truyền hình quốc gia Ukraine.
“Về phần Lý Huy, tôi muốn nhắc nhở mọi người: Không ai sẽ quyết định số phận của chúng ta ngoài chúng ta”, Danilov nói hôm 19/3. “Tôi không hiểu ai lại có thể nghĩ rằng họ có quyền buôn bán lãnh thổ, đất đai của chúng ta như vậy. Tôi xin lỗi, không có tên Huy hay tên Lý nào, hay người nào khác có thể nghĩ rằng họ có quyền quyết định việc đó”.
Sau chuyến thăm Âu Châu gần đây, Li nói rằng mặc dù Kyiv và Mạc Tư Khoa vẫn cách xa nhau nhưng “cuối cùng tất cả họ đều đồng ý rằng chiến tranh phải được giải quyết thông qua đàm phán thay vì súng ống”, theo Al Jazeera.
3. Ukraine bắt giữ điệp viên Nga âm mưu 'cho nổ' tuyến hỏa xa chiến lược
Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) hôm thứ Ba cho biết các quan chức an ninh Ukraine đã bắt giữ hai người bị tình nghi làm việc cho Nga khi họ cố gắng cho nổ tung tuyến hỏa xa được sử dụng để cung cấp vũ khí cho miền Đông cho nỗ lực chiến tranh của Kyiv.
Tuyên bố cho biết những người bị giam giữ, được xác định là cư dân của khu vực Kyiv và Kharkiv, đã đặt một thiết bị nổ dọc đường dây ở khu vực trung tâm Poltava và định kích nổ nó từ xa, nhưng họ đã bị các sĩ quan SBU bắt quả tang.
SBU cho biết: “Quân xâm lược hy vọng sẽ phá hủy các tuyến đường hậu cần vận chuyển vũ khí, đạn dược và nhiên liệu cho lực lượng vũ trang Ukraine”.
Họ cho biết họ đã tịch thu điện thoại của những người bị giam giữ và xác định người giải quyết họ là một sĩ quan của cơ quan tình báo nội địa chính của Nga, Cơ quan An ninh Liên bang (FSB).
Quả bom này được cho là sẽ được kích nổ trong cuộc không kích của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng vào tuần trước. Những tuyên bố này vẫn chưa được Guardian xác minh độc lập.
4. 'Hãy cho chúng tôi những hỏa tiễn Patriot dữ dằn' - Ukraine cần phòng không ngay bây giờ, Bộ trưởng nói
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “‘Give us the damn Patriots’ — Ukraine needs air defenses now, minister says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba không hề dè dặt trong lời nói. Có một thứ mà đất nước của ông rất cần để chống lại các cuộc tấn công hỏa tiễn không ngừng nghỉ của Nga.
“Hãy đưa cho chúng tôi những hỏa tiễn Patriot chết tiệt này,” ông yêu cầu. Có nguồn gốc từ Mỹ, hỏa tiễn đất đối không Patriot là hệ thống phòng thủ tốt nhất để chống lại các hỏa tiễn đạn đạo đang trút xuống Ukraine với cường độ ngày càng tăng trong những ngày gần đây.
Ông nói thêm: “Nếu chúng tôi có đủ hệ thống phòng không, cụ thể là Patriot, chúng tôi sẽ có thể bảo vệ không chỉ tính mạng của người dân mà còn cả nền kinh tế của chúng tôi khỏi bị hủy diệt”.
Nhu cầu phòng thủ như vậy đã quá rõ ràng đối với người dân Kyiv. Chỉ một giờ trước khi Kuleba ngồi lại với POLITICO tại Bộ Ngoại giao hôm thứ Hai, vào giữa ban ngày, thủ đô Ukraine đã bị tấn công bởi hỏa tiễn đạn đạo của Nga.
Một vài tiếng nổ lớn vang lên chỉ vài phút sau khi còi báo động không kích vang lên khắp thành phố. Kuleba đang ở vườn bách thảo của thành phố để quay video cho chuyến đi sắp tới vào thời điểm đó.
Hỏa tiễn đã bị lực lượng phòng không Patriot đánh chặn. Tuy nhiên, 9 người, trong đó có một cô gái tuổi teen, vẫn bị thương do các mảnh vỡ rơi xuống, bao gồm cả khu vực gần nơi Kuleba đang quay phim.
Yêu cầu của Bộ trưởng Ngoại giao được đưa ra vào thời điểm khó khăn đối với Ukraine trong nỗ lực đẩy lùi lực lượng xâm lược của Vladimir Putin. Sự hỗ trợ của phương Tây, mạnh mẽ khi bắt đầu cuộc xâm lược hai năm trước, đã suy yếu trong những tháng gần đây, với gói viện trợ lớn mới của Hoa Kỳ bị các đảng phái trong Quốc hội cản trở.
Các đồng minh Âu Châu đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách về nguồn cung cấp vốn và vũ khí mà Kyiv rất cần. Cuộc chiến sinh tồn của Ukraine đang ở thế bấp bênh. Nga đang đạt được những tiến bộ trên chiến trường và Putin, vừa mới giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử bị bóp méo, đang tận dụng mọi cơ hội để tăng cường cuộc tấn công của Nga.
Những người lính mệt mỏi của Ukraine ở phía đông đất nước bằng cách nào đó phải giữ vững phòng tuyến của mình.
Kuleba nói: “Khi quân Ukraine mất vị trí, chúng ta hãy xem lý do tại sao. Đó là vì Nga đã bắt đầu sử dụng ồ ạt bom dẫn đường trên không được nâng cấp”.
Ông giải thích rằng những quả bom này là vũ khí “bạn không thể thoát khỏi” nếu bạn là mục tiêu dự định. “Bạn không thể làm tắc nghẽn nó. Nó chỉ rơi vào đầu bạn và phá hủy mọi thứ. Đây là lý do khiến chúng tôi mất vị trí và cách duy nhất để ngăn chặn điều này là bắn hạ các máy bay mang bom”, ông nói thêm. “Chúng tôi cần hệ thống phòng không ở tiền tuyến.”
Kuleba, 42 tuổi, có quan hệ đối ngoại trong máu. Ông là con trai của một cựu đại sứ Ukraine và đã có một thời gian dài làm nhà ngoại giao. Tuy nhiên, ngay cả ông cũng không thể che giấu sự thất vọng của mình trước sự chậm trễ trong việc hỗ trợ của phương Tây và một số ràng buộc đi kèm với nó.
Tuần trước, có thông tin cho rằng Mỹ đã kêu gọi Kyiv ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và cơ sở dầu mỏ của Nga vì lo ngại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine sẽ đẩy giá năng lượng toàn cầu tăng cao. Kuleba không xác nhận điều đó, nhưng được hỏi liệu đôi khi ông có cảm thấy các đồng minh phương Tây muốn Ukraine chiến đấu với một tay bị trói sau lưng hay không, ông trả lời: “Có, tôi có mghĩ như thế.”
Ông nói, tất nhiên, Kyiv vô cùng biết ơn tất cả sự hỗ trợ đến từ liên minh phương Tây. Nhưng ông lo ngại hành động của các đồng minh không phải lúc nào cũng phù hợp với lời nói của họ và khi chiến tranh kéo dài, họ sẽ “quay lại cách làm chính trị thông thường”.
Ông mô tả một vòng luẩn quẩn – vũ khí bị giữ lại, trì hoãn hoặc cung cấp không đủ số lượng và sau đó đồng minh cho rằng Ukraine đang rút lui, Ukraine khó có thể giành chiến thắng. Và các đồng minh tự hỏi tại sao họ nên cung cấp cho Ukraine những vũ khí “thay đổi cuộc chơi”.
“Nhưng các bạn ơi, tất cả bức tranh hiện thực mà các bạn vẽ ra cho chính mình là kết quả của một thực tế đơn giản - rằng binh lính Ukraine không có đủ số lượng vũ khí vì các bạn không cung cấp cho họ,” ông nói.
Khi được hỏi về gói viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim của Tổng thống Joe Biden dành cho Ukraine vốn đã bị các thành viên Quốc Hội trì hoãn trong nhiều tháng tại Capitol Hill, Kuleba rất ngắn gọn. “Chúng tôi sẽ hoan nghênh một quyết định,” ông nói. Ukraine đã được đưa ra khung thời gian để cung cấp viện trợ kể từ tháng 10 năm ngoái. “Mỗi khi tôi nghe thấy thời hạn mới, tôi chỉ nói, 'Chúa phù hộ cho nước Mỹ và Quốc hội Hoa Kỳ',” ông mỉm cười nói.
Thế còn Đức, nước đang bối rối về việc có nên cung cấp hỏa tiễn tầm xa Taurus, một mặt hàng quan trọng khác trong danh sách mong muốn của Kyiv thì sao? “Nghe này, tôi mệt mỏi khi phải trả lời điều này rồi. Lấy làm tiếc. Bạn có thể trích dẫn cho tôi, tôi không phiền đâu. Nhưng mỗi lần trả lời câu hỏi này, tôi lại nhận được phản hồi khó chịu từ Berlin. Hãy để việc đó cho họ. Họ tự đặt mình vào tình huống này. Hãy để họ tìm lối thoát”, ông nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thoát khỏi sự chỉ trích của Kuleba. Sau khởi đầu không ổn định, Macron gần đây đã củng cố quyết tâm của mình - ít nhất là trong bài bình luận công khai của mình - nhấn mạnh rằng Âu Châu không thể loại trừ việc gửi bộ binh tới Ukraine nếu đó là điều cần thiết để ngăn chặn Nga giành chiến thắng. Ông nói: “Chúng tôi rất vui khi thấy Tổng thống Macron phát triển theo hướng đó.
Trong khi Ukraine chưa bao giờ yêu cầu “giày bốt của quân chiến đấu Âu Châu trên bộ”, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu cần phải làm quen với ý tưởng rằng “ngày đó có thể đến”.
Ông nói: “Tôi hoàn toàn biết rằng người Âu Châu không quen với ý tưởng chiến tranh. “Nhưng đây là sự bất cẩn mà người Âu Châu không thể chấp nhận được - cho cả bản thân họ và con cái họ,” ông nói một cách dứt khoát. “Ukraine có thể thắng. Nhưng nếu Ukraine thua, Putin sẽ không dừng lại”.
5. Vương Quốc Anh nhận định Hạm đội Hắc Hải của Nga hiện 'không hoạt động' sau những tổn thất
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Black Sea Fleet Now 'Functionally Inactive' After Losses: UK”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bình luận sau cuộc tấn công mới nhất của Ukraine vào thành phố cảng Sevastopol của Crimea, Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết Hạm đội Hắc Hải của Nga đã “về mặt chức năng đã không còn hoạt động nữa”.
Grant Shapps đã chia sẻ một bài đăng trên X của Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công hỏa tiễn vào Sevastopol vào Chúa Nhật.
Các tài khoản tình báo nguồn mở cho rằng hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp đã được sử dụng trong cuộc tấn công trong khi các blogger của Nga cho biết hỏa tiễn Neptune, hỏa tiễn mồi nhử ADM-160 và máy bay không người lái đã được sử dụng. Tình báo quân đội Ukraine cho biết tàu Yamal của Nga bị hư hại nghiêm trọng và “một lỗ thủng ở boong trên đã khiến con tàu bị nghiêng sang mạn phải”.
Các tàu đổ bộ lớp RopuchaYamal và Azov cũng như trung tâm liên lạc của hạm đội và các cơ sở hạ tầng khác đã bị tấn công trong cuộc tấn công mới nhất. Kyiv khoe về “tin tức tuyệt vời” trong bài đăng của Bộ Quốc phòng Ukraine kết thúc bằng “Hoan hô! Crimea là Ukraine!”
Bên cạnh bài đăng được chia sẻ, Shapps viết, “Việc Putin tiếp tục xâm lược bất hợp pháp Ukraine đang gây ra tổn thất lớn cho Hạm đội Hắc Hải của Nga hiện không hoạt động về mặt chức năng.
“Nga đã tung hoành trên Hắc Hải từ năm 1783 nhưng hiện buộc phải hạn chế hạm đội của mình trong tình trạng cập cảng. Và ngay cả ở đó tàu của Putin cũng đang chìm!”
Kyiv tuyên bố sẽ chiếm lại Bán đảo Crimea vốn bị Nga xâm lược từ năm 2014 và là nơi đóng quân một phần của Hạm đội Hắc Hải. Mặc dù chỉ có lực lượng hải quân nhỏ nhưng Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn và thuyền không người lái của hải quân để chống lại các tàu Nga, làm tê liệt năng lực hải quân của nước này.
Viện nghiên cứu Hudson nói với Newsweek hồi đầu tháng này rằng Ukraine đã đánh chìm hoặc gây hư hại nặng nề cho khoảng 1/3 Hạm đội Hắc Hải và con số này sẽ tăng lên một nửa vào năm tới.
Những tổn thất gần đây của Nga bao gồm tàu Caesar Kunikov lớp Ropucha vào tháng 2, tàu Olenegorsky Gornyak vào tháng 8 vào tháng 8, tàu Minsk lớp Ropucha vào tháng tới và tàu đổ bộ Novocherkassk vào tháng 12.
Các cuộc tấn công ngày càng gia tăng tần suất trong những tháng gần đây buộc Nga phải di chuyển về phía đông, hướng tới Novorossiysk, một thành phố cảng Hắc Hải thuộc lãnh thổ Nga, nhưng động thái này đã cản trở khả năng hoạt động của Mạc Tư Khoa ở phần phía tây của biển.
Các quan chức Ukraine cho biết các căn cứ hạm đội khác của Nga có cấu trúc kém hơn so với căn cứ ở Sevastopol và lực lượng Mạc Tư Khoa vẫn phải thực hiện một số nhiệm vụ, như nạp lại hệ thống hỏa tiễn Kalibr lên tàu, ở Sevastopol vì các căn cứ khác thiếu năng lực.
Trong bản cập nhật hôm Chúa Nhật, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết, bất kể thiệt hại gây ra là gì, cuộc tấn công mới nhất của Ukraine nhằm vào các tàu của Hạm đội Hắc Hải có thể sẽ tiếp tục ngăn cản Nga tái triển khai tàu đến Sevastopol và phía Tây Hắc Hải và “làm phức tạp khả năng của (hạm đội) trong việc tối đa hóa khả năng chiến đấu của mình
6. Tòa án Nga tạm giam nghi phạm thứ 8 trong vụ tấn công phòng hòa nhạc Mạc Tư Khoa
Một tòa án ở Nga hôm thứ Ba đã tạm giam nghi phạm thứ tám liên quan đến vụ tấn công vào phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa khiến ít nhất 139 người thiệt mạng, các quan chức cho biết.
Mạc Tư Khoa trước đó thông báo đã bắt giữ 11 người liên quan đến vụ tấn công Tòa thị chính Crocus.
Cơ quan báo chí của tòa án cho biết nghi phạm mới nhất bị tạm giam là một người đàn ông gốc Kyrgyzstan, quốc gia Trung Á, AFP đưa tin và lưu ý rằng dù chỉ là nghi phạm anh ta đã bị đánh đập dã man.
Các quan chức cho biết anh ta đã được lệnh giam giữ cho đến ít nhất là ngày 22 tháng 5 mà không nêu chi tiết các cáo buộc chính xác chống lại anh ta.
Bốn người đàn ông bị buộc tội thực hiện vụ tấn công hôm Chúa Nhật đều là công dân Tajikistan.
Ba nghi phạm nữa - được cho là thuộc cùng một gia đình và trong đó có ít nhất một công dân Nga - đã bị buộc tội liên quan đến khủng bố hôm thứ Hai.
7. Máy bay bị tấn công bởi thiết bị gây nhiễu GPS bí ẩn trên khắp Âu Châu
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Planes Hit by Mystery GPS Jamming Across Europe”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo phân tích nguồn mở, sự can thiệp liên tục vào các tín hiệu điều hướng ở Đông Âu đã ảnh hưởng đến hơn 1.600 máy bay, bao gồm cả máy bay dân sự, trong vòng chưa đầy hai ngày, do tình trạng gây nhiễu gây ra dịch bệnh trên không phận xung quanh Biển Baltic.
Theo một tài khoản tình báo nguồn mở thường xuyên theo dõi sự can thiệp của GPS, tình trạng gây nhiễu kéo dài chưa đầy 48 giờ đã ảnh hưởng đến 1.614 máy bay, nhiều trong số đó là máy bay dân sự bay quanh khu vực Baltic ở Đông Âu.
Bản đồ ban đầu do tài khoản này đăng tải cho thấy tình trạng gây nhiễu trên quy mô rộng khắp Ba Lan và miền nam Thụy Điển vào sáng sớm thứ Bảy. Một bản đồ sau này dường như cho thấy sự can thiệp chỉ giới hạn ở các vùng phía bắc Ba Lan.
Máy bay bay gần khu vực Baltic và một số quốc gia NATO ở Đông Âu đã báo cáo về sự can thiệp vào tín hiệu GPS của họ. Việc can thiệp hoặc giả mạo các tín hiệu của Hệ thống định vị toàn cầu và Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu, gọi tắt là GNSS, rộng hơn có thể gây nhầm lẫn cho máy bay có người lái hoặc không người lái hoặc khiến hệ thống định vị của chúng tin rằng chúng đang ở một vị trí khác.
Sự gia tăng can thiệp GPS ở Đông Âu trong những tháng gần đây được cho là do các thiết bị gây nhiễu ở khu vực Kaliningrad của Nga, vùng đất tách biệt giữa các thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania, đóng vai trò là căn cứ cho một trong những hạm đội hải quân lớn của Nga.
Dữ liệu theo dõi nhiễu và gây nhiễu GPS được công bố công khai. Mức độ nhiễu cao hầu như chỉ tập trung ở vùng đông bắc và tây bắc Ba Lan vào thứ Hai.
Nga được cho là có nguồn lực tác chiến điện tử đáng kể ở Kaliningrad. Một quan chức quốc phòng Lithuania nói với Newsweek hồi đầu tháng này: “Các lực lượng vũ trang Nga có nhiều loại thiết bị quân sự chuyên dùng để can thiệp GNSS, bao gồm gây nhiễu và giả mạo, ở khoảng cách, thời gian và cường độ khác nhau”.
Tướng Martin Herem, nhà lãnh đạo Lực lượng Phòng vệ Estonia, nói với Bloomberg vào cuối tháng 1 rằng kỹ năng sử dụng tác chiến điện tử của Nga “khá mạnh”. Trung tá Joakim Paasikivi của Thụy Điển nói với truyền thông Thụy Điển trong cùng tháng rằng ông coi việc can thiệp GPS là kết quả của “các hoạt động gây ảnh hưởng của Nga hay cái gọi là chiến tranh lai”.
Các phi công giấu tên nói với Forbes hồi đầu năm nay rằng họ đã bắt đầu tắt định vị GPS khi bay gần Biển Baltic và các quốc gia xung quanh để chuyển sang sử dụng các hệ thống khác, chẳng hạn như dẫn đường quán tính.
Các sự việc cũng đã được ghi nhận ở Trung Đông. OPS Group, một tập thể gồm các phi công và điều phối viên, cho biết “các máy bay đang bị tấn công bằng tín hiệu GPS giả, nhanh chóng dẫn đến mất hoàn toàn khả năng định vị” trong khu vực.
“Đây không phải là cách gây nhiễu GPS truyền thống,” nhóm cho biết. “Những báo cáo gần đây cho thấy đó là sự giả mạo GPS—không giống bất kỳ báo cáo nào chúng tôi từng thấy trước đây.”
Một quan chức Bộ Quốc phòng Ba Lan trước đây đã nói với Newsweek rằng việc Nga gây nhiễu và giả mạo quanh Biển Baltic nhằm mục đích gieo rắc “bầu không khí đe dọa và cảm giác bất lực trong xã hội”.
8. Điện Cẩm Linh hôm thứ Ba cho biết cuộc điều tra về vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa khiến 139 người thiệt mạng hôm thứ Sáu vẫn đang tiếp tục và những kẻ “hả hê” về vụ đổ máu là “những kẻ đê tiện”.
Putin cho biết trong cuộc họp với các quan chức chính phủ vào cuối ngày thứ Hai: “Chúng tôi biết rằng tội ác được thực hiện bởi bàn tay của những kẻ Hồi giáo cực đoan”.
“Chúng tôi quan tâm đến việc ai đã ra lệnh thực hiện vụ nổ súng”, ông nói và nói thêm rằng vụ nổ súng phù hợp với một chiến dịch đe dọa rộng lớn hơn của Ukraine.
“Sự tàn bạo này có thể chỉ là một phần trong hàng loạt nỗ lực của những kẻ đã gây chiến với đất nước chúng ta kể từ năm 2014 dưới bàn tay của chế độ phát xít mới Kyiv.”
Putin không đề cập đến chi nhánh của nhóm Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chi nhánh IS ở Afghanistan, được gọi là Tỉnh Khorasan của Nhà nước Hồi giáo (ISKP), đã chủ mưu vụ tấn công.
Kyiv đã phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong vụ tấn công và cáo buộc Nga đã đưa ra giả thuyết sai lầm rằng họ có trách nhiệm làm leo thang cuộc chiến ở Ukraine.
Tám nghi phạm, người bản địa của các nước cộng hòa Trung Á Kyrgyzstan và Tajikistan, cho đến nay đã bị tạm giam trước khi xét xử vì nghi ngờ có liên quan đến các vụ tấn công.
9. Israel cảnh báo Iran đang đẩy mạnh chiến tranh trên bốn mặt trận khác ngoài Gaza
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Israel Warns Iran Is Stepping Up War on Four More Fronts Beyond Gaza”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quân đội Israel đã cảnh báo rằng Iran đứng sau các cuộc tấn công nhằm vào Israel trên 4 mặt trận ngoài Dải Gaza, tạo ra những khó khăn lớn trong nỗ lực lâu dài nhằm củng cố an ninh của đất nước trên nhiều mặt trận.
Trong khi chiến dịch của Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF, chống lại phong trào Hamas của người Palestine và các phe phái đồng minh ở Gaza vẫn tiếp tục, các lực lượng dân quân được trang bị tốt liên kết với “Trục kháng chiến” của Iran ở Li Băng, Iraq, Syria và Yemen vẫn tiếp tục tấn công các mục tiêu bên trong Israel gây thêm áp lực lên hệ thống phòng thủ của đất nước.
Với việc phong trào Hezbollah thực hiện các hoạt động hàng ngày chống lại miền bắc Israel từ Li Băng và đôi khi từ nước láng giềng Syria, một liên minh dân quân tự xưng là Lực lượng kháng chiến Hồi giáo ở Iraq đã mở rộng các cuộc tấn công, tuyên bố nhiều cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở quan trọng ở Tel Aviv, trong khi Ansar Allah của Yemen, còn được gọi là Houthis, đã tấn công thành phố cảng Eilat phía nam với tần suất ngày càng tăng.
Phát ngôn nhân của IDF, Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari hôm thứ Hai lập luận rằng đối phương hàng đầu của Israel, Iran, là trung tâm của các chiến dịch này và rằng “cuộc chiến này không chỉ chống lại Hamas”.
“Mối liên hệ giữa Hezbollah, Houthis, lực lượng dân quân ở Iraq, Syria, một số lực lượng dân quân ở Syria và không chỉ lực lượng dân quân ở Syria: tất cả đều do Iran kiểm soát,” Hagari nói khi trả lời câu hỏi của Newsweek trong cuộc họp báo.
“Iran theo một cách rất tinh vi đã xâm lược Li Băng, Yemen, Iraq và Syria, sử dụng những quốc gia đó để tiến hành chiến tranh chống lại Israel, nhưng không chỉ chống lại Israel mà còn chống lại các nước Sunni và cả những thường dân vô tội của thế giới phương Tây.”
Các quan chức Iran đã nhiều lần phủ nhận việc chỉ huy hoặc kiểm soát nhiều lực lượng dân quân “Trục kháng chiến” khác nhau trong khu vực nhưng ca ngợi hành động của họ, đặc biệt kể từ cuộc tấn công do Hamas dẫn đầu vào Israel gây ra cuộc chiến ở Gaza vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.
“Bất cứ nơi nào nó ở trong khu vực, dù là ở Yemen, Iraq, Syria hay Li Băng, bất kỳ biện pháp nào được thực hiện bởi các lực lượng chiến đấu và kháng chiến dũng cảm, người Mỹ sẽ quy nó cho Iran”, Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei nói trong một cuộc họp báo ở Ba Tư. Địa chỉ năm mới vào thứ Tư. “Điều này cho thấy họ không hiểu người dân trong vùng và những thanh niên dũng cảm, kiên cường. Tính toán sai lầm này chắc chắn sẽ khiến nước Mỹ phải quỳ gối.
“Chúng tôi bảo vệ cuộc kháng chiến, chúng tôi ủng hộ và hỗ trợ các nhóm kháng chiến nhiều nhất có thể và khen ngợi công việc của họ, nhưng họ là những người đưa ra quyết định và hành động, và trong động thái này, họ đã đúng. Chúng tôi tin rằng thông qua sự tồn tại của chế độ theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, một cuộc đàn áp lớn đang được thực hiện trong khu vực; đây là một cuộc đàn áp lớn đã kéo dài hàng chục năm; sự áp bức này phải được chấm dứt. “
Với mối lo ngại ngày càng tăng về một cuộc chiến tranh toàn diện khác nổ ra ở biên giới phía bắc, Hezbollah đã tuyên bố thực hiện một số cuộc tấn công vào miền bắc Israel vào thứ Hai, bao gồm các địa điểm tại “Al-Malikiyya”, “Zebdine”, “Bayad Blida”, trụ sở chính của “Liman” của IDF. Lữ đoàn” và “Tellat al-Tayhat.”
Theo nhóm này, các cuộc tấn công được thực hiện “để ủng hộ người dân Palestine kiên định của chúng tôi ở Dải Gaza và để ủng hộ cuộc kháng chiến dũng cảm và danh dự của họ”.
IDF báo cáo về 15 vụ phóng trong đêm từ Li Băng tới một đồn quân sự gần kibbutz biên giới Manara, cũng như các cảnh báo mới vào thứ Hai. Chiến binh của Israel cũng được cho là đã tấn công vào các vị trí của Hezbollah tại Mays al-Jabal ở miền nam Li Băng.
Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông địa phương cũng đưa tin về các cuộc không kích mới của IDF ở Syria, được cho là nhằm vào các vị trí của Hezbollah. IDF thường không xác nhận cũng không phủ nhận vai trò của mình trong chiến dịch tấn công kéo dài nhiều năm ở Syria, đôi khi được gọi là “cuộc chiến giữa các cuộc chiến”, trong đó các quan chức Iran gần đây tuyên bố sẽ tăng cường nỗ lực tăng cường phòng không của Syria.
Để đáp lại việc IDF thành lập một đơn vị tấn công sơn cước mới có tên là “Lữ đoàn Heharim” để thực hiện các hoạt động trên biên giới tranh chấp của Israel với Li Băng và Syria, một phát ngôn viên của Hezbollah gần đây đã nói với Newsweek rằng nhóm này “sẵn sàng chống lại mọi khả năng và bất kỳ thay đổi nào” trên tiền tuyến.
Lực lượng Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq hôm Chúa Nhật đã công bố cuộc tấn công mới nhất nhằm vào Israel, tuyên bố đã tấn công trụ sở Bộ Quốc phòng Israel ở Tel Aviv. Nhóm này, phần lớn đã tạm dừng chiến dịch chống lại quân đội Mỹ ở Iraq và Syria kể từ khi xung đột lên đến đỉnh điểm vào tháng 2 sau khi phải đối mặt với các cuộc không kích liên quan đến cái chết của binh sĩ Mỹ ở biên giới Jordan-Syria, đã tăng cường tấn công trực tiếp vào Israel trên khắp lãnh thổ Hồi giáo trong tháng chay Ramadan.
Hagari lập luận rằng những hành động như vậy “cho thấy sự leo thang trong khu vực và ai phải chịu trách nhiệm”.
“ Iran đang cung cấp vũ khí cho Hezbollah, cho người Houthis, cung cấp thông tin tình báo cho Hezbollah, cho người Houthis, cho lực lượng dân quân ở Iraq, cho người Syria”. “Họ đang đưa tiền mặt để tạo ra nỗi kinh hoàng này. Khi bạn chỉ nhìn vào Gaza, bạn không thấy được bức tranh toàn cảnh đang rất đáng lo ngại.
“Tôi nghĩ trong giai đoạn cuối của cuộc chiến này, chúng ta cần bảo đảm rằng biên giới của Israel được an toàn và Hezbollah bị đẩy lùi khỏi biên giới. Israel là một quốc gia khác sau ngày 7 tháng 10, chúng tôi không còn là một quốc gia, chúng tôi không cùng một đội quân.”
Ngoài leo thang quân sự, Israel còn phải đối mặt với làn sóng giám sát quốc tế ngày càng gia tăng về cái chết của dân thường trong chiến dịch của nước này ở Gaza. Rạn nứt đã xuất hiện ngay cả giữa Israel và đồng minh của họ, là Mỹ, về cuộc tấn công sắp xảy ra của IDF ở Rafah, nơi được cho là có tới một nửa lãnh thổ đông dân của Palestine với 2,2 triệu người đang trú ẩn.
Lần đầu tiên kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, Washington đã bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza kéo dài ít nhất trong suốt tháng Ramadan, cho phép nghị quyết do Algeria bảo trợ được thông qua. Đáp lại, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã hủy bỏ một phái đoàn cao cấp dự kiến tới Washington trong tuần này để thảo luận về cuộc tấn công Rafah và các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn bị đình trệ.
Tuần Thánh bên ngôi Mộ Chúa: Thỏa ước Nguyên Trạng ở Giêrusalem là gì? Phép lạ nhỏ ở Pennsylvania
VietCatholic Media
17:55 27/03/2024
1. 40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 – Thứ Năm Tuần Thánh
THỨ NĂM 28/ 3/ 2024
Xuất Hành 12:1-8, 11-14
Thánh Vịnh 115(116):12-13,15-18 1
Cr 11:23-26
Ga 13:1-15
Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. (Ga 13:15)
Trong cuốn sách Bí tích Thánh Thể: Sự thánh hóa của chúng ta, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa OFM Cap, Nhà giảng thuyết cho Phủ Giáo hoàng nói: “Bí tích Thánh Thể không chỉ là một mầu nhiệm được thánh hiến, tiếp nhận và tôn thờ, mà còn là một mầu nhiệm cần được noi gương”. Trong thánh lễ tối nay, Chúa Giêsu ban cho chúng ta món quà vô giá là chính Người trong Bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên, Giáo Hội đọc việc thiết lập của mình không phải trong Tin Mừng của Thánh Lễ này, nhưng trong bài đọc thứ hai. Tin Mừng kể lại việc rửa chân với sự nhấn mạnh vào những lời cuối cùng của Chúa Giêsu: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13:15).
Lý do là vì khi rửa chân cho các tông đồ, Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng toàn bộ cuộc đời của Người là phục vụ - đến mức hiến mạng sống mình trên Thập Giá để chúng ta được cứu độ. Khía cạnh này của cuộc đời và sứ mệnh của Chúa là tâm điểm của Thánh lễ tối nay, mang lại ý nghĩa và bối cảnh cho hai mầu nhiệm khác được cử hành:
Bí tích Thánh Thể và chức linh mục thừa tác. Bí tích Thánh Thể là chính Chúa Giêsu hiện diện một cách bí tích để chúng ta đón nhận và tôn thờ, và điều này xảy ra qua vị linh mục được thụ phong.
Khi rước Chúa Giêsu khi rước lễ, chúng ta được mời gọi noi gương những gì Người đã làm: đó là sống một cuộc đời phục vụ trong bất cứ ơn gọi nào mà Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta. Tối nay, chúng ta hãy xem xét cuộc sống của chính mình và tự hỏi liệu chúng ta có thực sự sống một cuộc đời phục vụ trong tình yêu và sự khiêm nhường hay không. Rất dễ xảy ra trường hợp ngược lại: khi giả vờ phục vụ người khác, trên thực tế, chúng ta đang phục vụ bản thân và mong muốn của chính mình; nơi mà lòng kiêu hãnh đội lốt sự khiêm nhường, và tính tư lợi đội lốt sự phục vụ, không tìm kiếm lợi ích của người khác mà là của chính chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, tạ ơn Chúa đã cho con thấy ý nghĩa của tình yêu đích thực; xin giúp con làm điều tương tự. Amen.
2. Đức Hồng Y Pizzaballa: Thảm trạng tại Gaza có khả thể cho ngưng chiến
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem, tái kêu gọi chấm dứt thảm họa tại Gaza và hy vọng có thể đạt tới ngưng chiến tạm thời giữa Israel và Gaza.
Đức Hồng Y đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo La Stampa, xuất bản tại Ý, hôm 22 tháng Ba vừa qua, Đức Thượng phụ nói: “Cần phải chấm dứt những thảm họa hằng ngày hiện nay. Tại Gaza, dân chúng đã kiệt quệ. Người Palestine đang bị xâu xé vì căng thẳng do cuộc xung đột và sống cơ cực trong một bối cảnh tạm thời. Tây phương và Mỹ cần kiên trì tạo sức ép trên các phe tham chiến, một cách có sức thuyết phục họ để đi tới một thỏa hiệp cho công ích”.
Bom tiếp tục được Israel dội xuống miền Gaza sáng sớm ngày thứ Sáu, 22 tháng Ba, rơi trúng một nhà ở thành phố Al-Nasr, mạn tây bắc thành Rafah, làm cho ít nhất tám người chết và nhiều người bị thương. Trong số các nạn nhân cũng có ba trẻ em và ba phụ nữ. Các cuộc tấn công cũng xảy ra tại Deir El-Balah, nơi trung tâm khu vực của người Palestine. Tính từ ngày 07 tháng Mười năm ngoái đến nay, đã có khoảng 32.000 người Palestine bị giết và hơn 74.000 người bị thương, theo Bộ y tế của Hamas.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thượng phụ cũng nói đến vai trò của Giáo hội trong cuộc xung đột này, đó là giúp đối thoại và kiến tạo cơ hội.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ, ông Antony Blinken trở lại Israel để yêu cầu một cuộc đình chiến tạm thời tại Gaza. Đây là chuyến đi thứ sáu của ông trên lãnh thổ của Israel từ khi bắt đầu cuộc chiến với Hamas. Ông tuyên bố: “Các cuộc thương thuyết đang được tiếp tục. Khoảng cách giữa hai bên đang thu hẹp và chúng tôi tiếp tục thúc đẩy tiến tới một thỏa hiệp. Vẫn còn một công việc khó khăn để đạt tới đình chiến, nhưng tôi tiếp tục tin rằng đó là điều có thể”.
Đức Hồng Y Pizzaballa kêu gọi các tín hữu hành hương trở lại Thánh địa
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Trung tâm thông tin Kitô (Christian Media Center, Cmc) ở Roma, hôm 22 tháng Ba vừa qua, Đức Thượng phụ Pizzaballa, Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem, tuyên bố rằng: “Nay cũng đã đến lúc mời các tín hữu trở lại hành hương tại Thánh địa. Tôi hiểu rất rõ rằng có nhiều lo sợ. Tôi hiểu rằng từ các phương tiện truyền thông những hình ảnh làm kinh hãi, nhưng tôi thiết nghĩ hành hương là điều có thể tiến hành ngày nay. Hành hương là điều chắc chắn, dù không hoàn toàn như trong quá khứ, nhưng đó sẽ là một hình thức rất đẹp, rất cụ thể để nâng đỡ cộng đoàn nhỏ bé ở Bethlehem”.
Nói về dịp lễ Phục sinh sắp tới, Đức Hồng Y tái khẳng định rằng: “Kinh nguyện trước hết là một trợ lực lớn, nhất là vào dịp Phục sinh. Vì hai thời điểm chính của năm phụng vụ: Giáng Sinh và Phục sinh, không thể cử hành mà không nhắc đến tên Giêrusalem. Vì thế và đặc biệt vào dịp Phục sinh, đó là một vòng tay ôm mà toàn thể Giáo hội trên thế giới, trong kinh nguyện, dành cho Giáo hội tại Giêrusalem, nơi mà lễ Vượt Qua đã được cử hành và ngày nay còn được cử hành tại cùng những nơi như xưa kia. Và đó cũng là lúc, trong đó có cuộc lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh, để giúp Thánh địa, một phương thế quan trọng. Kinh nguyện phải biến thành hành động, thành một cử chỉ, một sự quan tâm cụ thể nhất là đối với Giáo hội nhỏ bé này”.
Đức Hồng Y Thượng phụ kết luận rằng: “Không thể tưởng tượng Giêrusalem và Thánh địa không còn tín hữu Kitô. Ngay từ đầu, thời Chúa Giêsu, các tín hữu vẫn luôn tựu về những nơi này để tưởng niệm chính cuộc đời của Chúa Giêsu, chứng từ của Ngài, đặc biệt trong tư cách là Giáo hội. Vì thế, điều quan trọng là chứng tá này, cũng là ơn gọi của Giáo hội, tiếp tục tại Thánh địa này, với một cộng đoàn, tuy bé nhỏ, nhưng vẫn giữ sinh động ký ức cụ thể và những gì Chúa Giêsu đã làm tại đây”.
3. Thỏa ước Nguyên Trạng chi phối một số địa điểm linh thiêng nhất của Giêrusalem là gì?
Năm 1852, Quốc vương Ottoman Abdul Majid II ban hành sắc lệnh ra lệnh cho thống đốc Giêrusalem và hội đồng của ông, cũng như tất cả các nhà thờ, không được thay đổi các thánh địa của thành phố. Sắc lệnh này được gọi là Nguyên trạng.
Kể từ sắc lệnh đó, các thành viên của cộng đồng Kitô giáo có quyền đối với Vương cung thánh đường Mộ Thánh, cử hành, dọn dẹp, ra vào theo nhịp điệu cổ xưa. Ngay cả việc thay đổi thời gian - từ tiết kiệm năng lượng mặt trời sang tiết kiệm ánh sáng ban ngày - cũng không có hiệu lực bên trong vương cung thánh đường, để lại khoảng cách thời gian trong vài tháng bên trong và bên ngoài nhà thờ nổi tiếng.
Mùa Chay và Lễ Phục sinh thường là những thời điểm mà độ chính xác về thời gian trong các buổi cử hành và phụng vụ khác nhau tại các thánh địa như Mộ Thánh là điều cần thiết để tránh sự trùng lặp không mong muốn và duy trì mức độ ưu tiên đối với các không gian được chỉ định.
Cha Athanasius Macora, một tu sĩ dòng Phanxicô người Mỹ, từng là thư ký của Ủy ban Hiện trạng Giám hộ Thánh địa trong hơn 25 năm, cho biết: “Những gì chúng tôi đang làm ngày nay đã được thực hiện ít nhất từ những năm 1880”. “Thông thường, khó khăn là với những người hành hương, bởi vì bạn phải vật lộn để đi từ nơi này sang nơi khác và luôn đúng giờ trong tất cả những việc đó. Không có người hành hương, như năm nay, mọi việc sẽ dễ dàng, thậm chí rất buồn.”
Ngài nói, năm tới sẽ khác: “Chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ, vì Lễ Phục sinh là cùng một ngày đối với các nhà thờ Công Giáo và Chính thống. Điều đó có nghĩa là hàng ngàn người hành hương cùng nhau.”
Thỏa ước Nguyên Trạng hoạt động như thế nào?
Thỏa ước Nguyên Trạng liên quan đến quyền sở hữu và các quyền của các cộng đồng Công Giáo và Chính thống giáo tại các thánh địa quan trọng bao gồm Vương cung thánh đường Mộ Thánh, Vương cung thánh đường Giáng Sinh ở Bethlehem, Nhà nguyện Thăng thiên (thuộc sở hữu của người Hồi giáo) và Lăng mộ của Đức Trinh Nữ Maria tại Giêrusalem. Các thánh địa không theo Kitô giáo được quy định bởi Thỏa ước Nguyên Trạng bao gồm Lăng mộ Rachel ở Bethlehem và Bức tường phía Tây (Kotel) ở Giêrusalem.
Cha Macora giải thích: “Mỗi Giáo Hội có ủy ban riêng và các thành viên luôn được phép nhóm họp cùng nhau. Trong mọi trường hợp, những nhà lãnh đạo các Giáo Hội là những người chịu trách nhiệm về Thỏa ước Nguyên Trạng.”
Trong vai trò của mình, Cha Macora tham gia vào các thỏa thuận và đàm phán giữa ba Giáo Hội Thiên chúa giáo chịu trách nhiệm xây dựng Vương cung thánh đường Mộ Thánh: Giáo Hội Công Giáo (đại diện bởi Dòng Phanxicô quản thủ Thánh địa), Giáo Hội Chính thống Đông Phương và Giáo Hội Armenia Tông truyền.
Trên thực tế, có năm cộng đồng có thể sử dụng không gian trong vương cung thánh đường Mộ Thánh, bao gồm người Copts và người Syria, cũng như người Ethiopia, những người có quyền sở hữu mái nhà và khu vực nhà nguyện mở ra sân trong. Nhưng chỉ người Công Giáo, Chính thống giáo Hy Lạp và người Armenia mới có quyền đưa ra quyết định liên quan đến việc sửa chữa và thay đổi vương cung thánh đường.
Cha Macora nói với CNA: “Thỏa ước Nguyên Trạng của Ottoman không phải là một bộ quy tắc, một cuốn sách quy tắc như nhiều người tin tưởng, mà là một sắc lệnh áp đặt lên chúng tôi rằng chúng tôi không thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào”. “Chúng ta có thể so sánh nó với một thỏa thuận ngừng bắn giữa các Giáo Hội.”
Văn bản dài khoảng 1.000 từ được dịch sang tiếng Anh. Ngài nói: “Nó không đi sâu vào chi tiết nên không nói lên nhiều điều mà chúng ta đang sống ngày nay.
Nhiều năm trước, Cha Macora nhớ lại, “vấn đề là cộng đồng nào có trách nhiệm thu hồi những ngọn nến tạ ơn từ những giá đỡ bằng sắt đặt xung quanh giáo đường chứa mộ Chúa Giêsu vào cuối ngày. Không có đề cập đến điều này trong Thỏa ước Nguyên Trạng.”
Vấn đề cuối cùng đã được giải quyết khi các giá đỡ bằng sắt được dỡ bỏ để phục vụ công việc trùng tu nhà thờ vào năm 2016-2017.
Một chiếc thang mang tính biểu tượng bên ngoài mặt tiền chính cũng vẫn là biểu tượng của một thời xa xôi.
Cha Macora nói: “Chiếc thang thuộc về người Armenia và cho thấy khu vực mặt tiền này thuộc quyền sở hữu của họ, ngay cả khi lý do tại sao nó ở đó đã bị lãng quên trong lịch sử”. “Tôi không nghĩ mọi người biết tại sao ngày nay nó lại ở đó… Tôi không nghĩ có bất kỳ lý do nào để ở đó nữa vì nó làm mất đi câu chuyện trung tâm của Giáo hội, đó là cái chết và sự phục sinh của Chúa. Để di chuyển nó, người Armenia sẽ phải đồng ý. Bạn có thể thực hiện thay đổi nếu có sự đồng thuận giữa ba cộng đồng Giáo Hội.”
Đối với mỗi thay đổi nhỏ hoặc sự kiện bất ngờ, ba cộng đồng không chỉ phải nhìn về quá khứ (sắc lệnh và truyền thống cũ), mà họ “có nghĩa vụ” tham gia đối thoại để tìm ra giải pháp và thỏa thuận để tiến về phía trước. Một ví dụ là các công trình phục hồi cấu trúc khác nhau đã ảnh hưởng đến Vương cung thánh đường Mộ Thánh trong những thập kỷ gần đây, bao gồm cả những công trình hiện đang được tiến hành liên quan đến toàn bộ tầng hầm của vương cung thánh đường.
Việc cải tạo đã ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như các đám rước.
Liên quan đến hoạt động của các tu sĩ Phanxicô trong vương cung thánh đường, Cha Macora chia sẻ: “Chúng tôi phải thực hiện một số thay đổi tạm thời, chẳng hạn như việc ra vào theo cách mà thông thường chúng tôi không làm, hoặc sử dụng một cầu thang khác. Đây là tất cả những điều cần phải thảo luận. Trong trường hợp bình thường, những thay đổi trong lộ trình sẽ không được phép. Tôi đã nói chuyện với các bề trên khác về điều đó nhưng không thành vấn đề. Họ hiểu… Tất cả chúng ta đều cùng nhau cẩn thận không làm điều gì đó khi đến lúc dành cho cộng đồng khác; chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau, đó là nguyên tắc cơ bản.”
Trong 25 năm phục vụ của mình, Cha Macora đã chứng kiến những thăng trầm trong mối quan hệ giữa ba cộng đồng chịu trách nhiệm quản lý Vương cung thánh đường Mộ Thánh và cả với các cộng đồng Chính thống giáo khác có không gian và khoảnh khắc phụng vụ riêng.
“Nói chung mọi cộng đồng đều khẳng định quyền lợi của mình nên đôi khi các mối quan hệ có thể phức tạp và một số vấn đề sẽ nảy sinh theo thời gian. Nhưng nhìn chung mối quan hệ của chúng tôi rất tích cực.” Ngài nói thêm “rất nhiều điều phụ thuộc vào tính cách của nhà lãnh đạo các Giáo Hội và sự lãnh đạo của họ”.
Một trong những kỷ niệm mãnh liệt nhất của Cha Macora là chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
“Chúng tôi phải thực hiện một số điều đặc biệt – như đóng cửa hoàn toàn nhà thờ, chỉ cho phép những người có giấy phép hoặc vé đặc biệt vào bên trong – và an ninh được thắt chặt. Ngoài ra, đó là ngày Chúa Nhật, khi các cộng đoàn khác cũng cử hành phụng vụ. Điều đó không hề dễ dàng nhưng các cộng đồng rất hợp tác.”
4. 'Đó là một phép lạ nhỏ': Giáo dân mua nhà thờ lịch sử từ giáo phận Pennsylvania
Một nhóm giáo dân trong Giáo phận Allentown, Pennsylvania, đang tổ chức lễ kỷ niệm trong tháng này sau khi mua lại một nhà thờ lịch sử từ giáo phận và bảo tồn nó làm nhà nguyện và nơi thờ phượng.
Hồi đầu tháng này, Hiệp hội Thánh Giuse Bethlehem, gọi tắt là SSJB, ở Bethlehem, Pennsylvania, đã thông báo rằng Hiệp hội đã mua Nhà thờ Thánh Giuse, được mở cửa cách đây hơn một thế kỷ, từ Giáo phận Allentown.
“Mong muốn bảo tồn nhà thờ của các giáo dân cũ đã kiên định kể từ khi nhà thờ bị đóng cửa vào năm 2008,” ban lãnh đạo hiệp hội cho biết trong một lá thư thông báo việc mua lại. “Phải mất thời gian và sức lực trong nhiều năm để đạt được thỏa thuận với Giáo phận Allentown.”
Trên trang Facebook của mình, SSJB cho biết sứ mệnh của họ là “khôi phục và bảo tồn Nhà thờ Thánh Giuse như một nơi thờ phượng linh thiêng và là minh chứng cho lịch sử và di sản văn hóa” của khu vực.
Lina Tavarez, phát ngôn viên của giáo phận, cho biết giáo xứ “đã bị đóng cửa vào năm 2008 vì sự sáp nhập của một số giáo xứ địa phương”.
Bà nói: “nhà thờ chỉ tổ chức một Thánh lễ thường lệ mỗi năm – vào ngày lễ Thánh Giuse – và sẵn sàng tổ chức tang lễ cho các giáo dân cũ”.
Paula Kydoniefs, chủ tịch hội đồng quản trị của SSJB, nói với CNA rằng nhóm được thành lập “chỉ với mục đích mua nhà thờ này, chăm sóc nó và tài trợ cho các sự kiện”. Nhà thờ, trước đây được cộng đồng người Slovenia/Windish địa phương tham dự, được đặt nền tảng vào năm 1914 và mở cửa hoàn toàn vào năm 1917.
Kydoniefs giải thích rằng quyết định mua bất động sản này bắt nguồn từ vài năm trước, trong thời kỳ giáo phận đang trong quá trình sáp nhập các giáo xứ địa phương.
Bà nói: “Vào năm 2008, họ đã hợp nhất và đây là một trong năm nhà thờ bị đóng cửa với tư cách là một giáo xứ”. “Giáo dân của nhà thờ Thánh Giuse đã đấu tranh chống lại điều đó và kháng cáo rồi cuối cùng đưa nó đến Vatican.”
Kydoniefs cho biết cuối cùng Vatican đã ra lệnh rằng giáo xứ vẫn mở cửa để sử dụng. Vào năm 2011, Đức Giám Mục lúc bấy giờ là John Barres “đã cho giáo xứ khả năng tổ chức Thánh lễ hàng năm và tổ chức tang lễ cho các giáo dân cũ”.
Nhà thờ “chỉ thỉnh thoảng” được sử dụng với mục đích này. Năm 2023 giáo phận lại muốn bán nhà thờ.
Kydoniefs nói: “Chúng tôi đã quay trở lại giáo phận. Đó là một phép lạ nhỏ. Đó là vào phút cuối.”
“Họ đã thông báo rằng họ sẽ bán nó. Họ có thể nói với chúng tôi là không,” cô nói. “Tuy nhiên, đáng khen ngợi họ là: 'Nếu bạn có thể nhanh chóng kiếm được 175.000 Mỹ Kim, bạn có thể mua nó.'“
Kydoniefs cho biết “một số phép lạ nhỏ và có thể là phép lạ lớn” đã xảy ra sau đó, với một nhà hảo tâm – James Stocklas Family Trust – đã nhanh chóng quyên góp “toàn bộ 175.000 đô la”.
Kyondiefs nói: “Về mặt tài chính, chúng tôi độc lập và chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm chăm sóc, bảo trì và bảo trì nhà thờ”.
“Theo giáo luật, đó là một nhà nguyện,” cô nói. “Nó vẫn là một nhà thờ Công Giáo, nó vẫn liên kết với giáo phận theo cách đó. Giáo phận có thẩm quyền đối với những dịch vụ thờ phượng công cộng mà chúng tôi có thể thực hiện ở đó.”
Bà nói thêm: “Họ nói với chúng tôi rằng chúng tôi phải có hai Thánh lễ mỗi năm, một vào ngày lễ Thánh Giuse [19 tháng 3] và một vào ngày 28 tháng 10, ngày kỷ niệm thánh hiến nhà thờ”.
Kydoniefs cho biết hiện tại nhà thờ không phù hợp để sử dụng và các thanh tra nhận thấy một số thiếu sót trong quy tắc cần được cập nhật. Các cơ quan quản lý đã làm việc với cộng đồng để phát triển một kế hoạch giảm thiểu thiếu hụt nhằm cho phép nhà thờ tổ chức lễ kính Thánh Giuse vào ngày 19 tháng 3.
Cô thừa nhận rằng nhà thờ “cần rất nhiều công việc”, nhưng cô cho biết SSJB đã sẵn sàng để thấy tòa nhà được khôi phục và sử dụng cho các sự kiện tôn giáo và cộng đồng thường xuyên “ít nhất là hàng tháng”.
“Chúng tôi có rất nhiều ý tưởng,” cô nói. “Chúng tôi thực sự muốn thấy nhà thờ này được sử dụng lại.”
Trong khi đó, trong một lá thư đưa ra khi nhà thờ mở cửa trở lại, SSJB đã viết rằng “cũng đau lòng như một năm trước, khi biết tin Nhà thờ Thánh Giuse yêu quý của chúng tôi sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn và bán trên thị trường mở, giờ đây chúng tôi đang trải qua nỗi đau ngược lại - trái tim tràn ngập niềm vui và sự tạ ơn!”
Bức thư viết: “Gửi cộng đồng Nhà thờ Thánh Giuse, “chào mừng về nhà!”