Phụng Vụ - Mục Vụ
Trong ánh sáng Phục Sinh
Lm. Vinh Sơn scj
07:25 27/03/2016
Chúa Nhật Phục Sinh.
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
Lc 24,1-12; Ga 20,1-9
Một dòng suối mát rơi từ ngọn núi, chảy qua một đồng bằng cho đến khi chạm đến một sa mạc. Tại đây, với ánh sáng và sức nóng của mặt trới, nó chợt nhận ra nước của mình bắt đầu bốc hơi và khô dần… Dù vậy, dòng nước vẫn quyết tâm băng qua sa mạc. Nó nghe có tiếng thì thầm :
- Nếu ngươi muốn, ngươi có thể băng qua sa mạc được, bởi vì gió vẫn làm được điều đó.
Dòng suối giận dữ:
- Nhưng ta có phải là gió đâu ?
Nó thấy gợi ý của tiếng thì thầm là điều ngu xuẩn, nhưng tiếng nói vẫn tỏ ra kiên nhẫn:
- Gió sẽ mang ngươi đi. Dĩ nhiên với điều kiện là ngươi phải tan biến đi trong gió.
Dòng suối suy nghĩ miên man và vẫn chưa hiểu được tại sao mình phải tan biến đi, phải chăng phải đánh mất chính mình ? Điều gì bảo đảm được rằng khi băng qua hết sa mạc, mình sẽ tìm lại được bản thân một cách nguyên vẹn ? Đọc được ý nghĩ của nước, gió mới lên tiếng:
- Ngươi chỉ cần tin tưởng nơi ta, không còn cách nào khác nữa đâu.
Dòng suối vẫn tiếp tục giữ giọng kiêu hãnh:
- Đồng ý, nhưng ta không thể chấp nhận tan biến được.
Tiếng nói thì thầm giải thích:
- Ngươi không thể băng qua sa mạc mà vẫn giữ nguyên hình nguyên trạng được. Làm thế ngươi chẳng khác nào một con rắn xấu xí, nhưng nếu ngươi để cho gió mang ngươi đi xuyên qua sa mạc, thì bên kia sa mạc, ngươi sẽ hiện nguyên hình là một dòng suối xinh đẹp.
Dòng suối thắc mắc:
- Vẫn một dòng suối như cũ ư ?
Giọng nói giải thích:
- Dĩ nhiên, ngươi sẽ tìm gặp lại bản thân, tóm lại nếu ngươi cứ chần chừ đứng ở đây, ngươi cũng sẽ đánh mất chính mình ngươi mà thôi.
Thế là dòng suối chấp nhận biến thành hơi nước và để cho gió mang đi. Nó cùng với gió băng qua sa mạc. Và khi cả hai đến đầu ngọn núi bên kia sa mạc, gió để cho nó rơi từ từ như mưa. Không mấy chốc, dòng suối gặp lại chính nó ở đầu nguồn nước mới, đẹp hơn, trong suốt hơn… ( theo R. Veritas, Mạch nước trường sinh, tr. 96-97)
Dòng suối chấp nhận tan biến trong gió nên gặp lại bản thân, nhưng trong vắt và trinh khiết hơn. Hình ảnh này gợi cho chúng ta Hạt lúa mà Chúa Giêsu nói về thân phận chính mình: lúa có được gieo vào lòng đất để thối làm một với đất, từ đó có thể ra sức sống mới sinh nhiều hoa trái. Dòng nước tưởng như là biến mất trong gió khi thành hơi, nhưng rồi sẽ thành những hạt mưa trong vắt tạo thành dòng suối trinh khiết ở bên kia vách núi… Chúa Kitô đã đi vào cái chết, nhưng không phải chết mà từ trong cõi chết Ngài đã phục sinh, Thánh Phaolô xác tín: "Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh"(1 Cr 15,1-4). Ngài Phục sinh mang sức sống mới cho cả nhân loại. Từ nay ai tin là đi vào mầu nhiệm sự chết và tiến bước trong sự sống phục sinh của Chúa Kitô, như Thánh Phêro xác tín Đức Kitô chịu chết để “kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Thiên Chúa, và ai nghe thì được sống” (x. 1 Pr 4,6). Chúa Giêsu, “tác giả của sự sống”, bằng cái chết, Ngài đã hủy diệt sức mạnh của tử thần, nghĩa là ma quỷ, và những người qua nỗi sợ của sự chết được phải khuất phục mãi mãi” (x. Ga 5,25; Mt 12,40; Rm 10,7; Ep 4,9).
Tham dự vào mầu nhiệm Chúa chết và phục sinh, con người cũng được mang sức sống mới, Thánh Phaolô so sánh thân xác trước khi phục sinh như hạt lúa gieo xuống đất. Còn thân xác sau phục sinh khác với thân xác trước phục sinh tự căn bản, giống như hạt lúa khác với cây lúa,thân xác sau phục sinh mang sức sống mới tràn ngập thần khí (x.1 Cr 15,36-38,42-44).
Mầu nhiệm Vượt Qua: chết và Phục Sinh là trung tâm điểm của cuộc sống Kitô hữu và là cao điểm của năm Phụng Vụ. Cho nên, Thánh Phaolo nói: ”Nếu Chúa Kitô đã không sống lại, thì sự rao giảng của chúng tôi trống rỗng và lòng tin của anh chị em cũng trống rỗng” (1 Cr 15,14). Cuộc sống của người Ki-tô hữu là tham gia vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô : Vượt qua cái chết đến sự sống. Thật thế, trong phép Rửa Tội, người Kitô hữu đang chết với Chúa Kitô cho tất cả những gì bất toàn, khuyến khuyết, tội lỗi làm tách ta xa Thiên Chúa, và sống lại với Đức Kitô Phục Sinh bằng con người mới.
Tin vào mầu nhiệm Chúa Phục sinh và tuyên xưng sẽ mang lại ơn cứu độ, cho nên tín hữu Kitô phải rao truyền niềm tin như Thánh Phaolô khẳng định: ”Nếu miệng bạn tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Chúa và con tim bạn tin rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết thì bạn sẽ được cứu rỗi” (Rm 10,9).
Mầu nhiệm Phục Sinh mời gọi chúng ta gặp gỡ với Chúa Kitô Phục Sinh và nhận biết hoạt động trao ban sự sống của Ngài trong các biến cố của cuộc sống thường ngày:
• Hãy yêu thương hơn dù tình yêu bị chối từ, hay chúng ta đang bị cám dỗ hay ghen ghét người khác.
• Hãy luôn hy vọng hơn, dù chúng ta đang tan nát thất vọng ê chề vì bị thử thách trăm chiều.
• Hãy tin mạnh, dù đức tin của chúng ta đã lung lay, đang bị cám dỗ nghi ngờ.
• Hãy nhặt lại từng mảnh vỡ trong cuộc đời mà tái thiết với tất cà sức lực khả nặng cùng tinh thần phó thác, dù chúng ta đã từng bị thất vọng, đã bi đè bẹp, làm chúng ta nhìn thấy đời là một màu đen, bóng tối khiến chúng ta sắp sửa buông xuôi, bỏ cuộc… Nhưng kìa sự sáng của Chúa Kitô đang chiếu tỏ…
Trong Chúa Phục sinh không gì có thể hủy diệt chúng ta được, dù đau khổ, ưu phiền, dù là chối bỏ, dù là tội lỗi, và ngay cả đến cái chết. Thật thế, sự Phục sinh của Đức Giêsu chia sẻ với chúng ta sức sống và quyền năng của Ngài. Chính nhờ Ngài và trong Ngài chúng ta cũng được như Ngài. Cho nên, vinh quang được chiến thắng và khát vọng được sống đời đời của người tin vào Chúa Phục sinh, không còn là một điều viển vông, nhưng trở nên hiện thực.
Đức Giêsu phục sinh đang sống và hiện diện trong thế giới chúng ta, sẵn sàng thực hiện những phép lạ của sự sống mới giữa chúng ta, qua chúng ta và cho chúng ta – nếu chúng ta tin vào Ngài.
Mong rằng như Thánh Theresa Avila, hướng đi cho cuộc sống là mở lòng cho: "ước muốn làm vinh danh Thiên Chúa và cho mầu nhiệm Phục Sinh".
Vâng,
… Ôi phục sinh như nắng nồng soi tòa
Đến hồng hoang, hồn công chính xưa xa
Thấm vào dòng Hy Bá lẫn Rôma
Đông sang Tây, ngàn sau Lễ Giao Hòa.
(NPH, Sự Chết Và Phục Sinh).
Lm. Vinh Sơn scj
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
Lc 24,1-12; Ga 20,1-9
Một dòng suối mát rơi từ ngọn núi, chảy qua một đồng bằng cho đến khi chạm đến một sa mạc. Tại đây, với ánh sáng và sức nóng của mặt trới, nó chợt nhận ra nước của mình bắt đầu bốc hơi và khô dần… Dù vậy, dòng nước vẫn quyết tâm băng qua sa mạc. Nó nghe có tiếng thì thầm :
- Nếu ngươi muốn, ngươi có thể băng qua sa mạc được, bởi vì gió vẫn làm được điều đó.
Dòng suối giận dữ:
- Nhưng ta có phải là gió đâu ?
Nó thấy gợi ý của tiếng thì thầm là điều ngu xuẩn, nhưng tiếng nói vẫn tỏ ra kiên nhẫn:
- Gió sẽ mang ngươi đi. Dĩ nhiên với điều kiện là ngươi phải tan biến đi trong gió.
Dòng suối suy nghĩ miên man và vẫn chưa hiểu được tại sao mình phải tan biến đi, phải chăng phải đánh mất chính mình ? Điều gì bảo đảm được rằng khi băng qua hết sa mạc, mình sẽ tìm lại được bản thân một cách nguyên vẹn ? Đọc được ý nghĩ của nước, gió mới lên tiếng:
- Ngươi chỉ cần tin tưởng nơi ta, không còn cách nào khác nữa đâu.
Dòng suối vẫn tiếp tục giữ giọng kiêu hãnh:
- Đồng ý, nhưng ta không thể chấp nhận tan biến được.
Tiếng nói thì thầm giải thích:
- Ngươi không thể băng qua sa mạc mà vẫn giữ nguyên hình nguyên trạng được. Làm thế ngươi chẳng khác nào một con rắn xấu xí, nhưng nếu ngươi để cho gió mang ngươi đi xuyên qua sa mạc, thì bên kia sa mạc, ngươi sẽ hiện nguyên hình là một dòng suối xinh đẹp.
Dòng suối thắc mắc:
- Vẫn một dòng suối như cũ ư ?
Giọng nói giải thích:
- Dĩ nhiên, ngươi sẽ tìm gặp lại bản thân, tóm lại nếu ngươi cứ chần chừ đứng ở đây, ngươi cũng sẽ đánh mất chính mình ngươi mà thôi.
Thế là dòng suối chấp nhận biến thành hơi nước và để cho gió mang đi. Nó cùng với gió băng qua sa mạc. Và khi cả hai đến đầu ngọn núi bên kia sa mạc, gió để cho nó rơi từ từ như mưa. Không mấy chốc, dòng suối gặp lại chính nó ở đầu nguồn nước mới, đẹp hơn, trong suốt hơn… ( theo R. Veritas, Mạch nước trường sinh, tr. 96-97)
Dòng suối chấp nhận tan biến trong gió nên gặp lại bản thân, nhưng trong vắt và trinh khiết hơn. Hình ảnh này gợi cho chúng ta Hạt lúa mà Chúa Giêsu nói về thân phận chính mình: lúa có được gieo vào lòng đất để thối làm một với đất, từ đó có thể ra sức sống mới sinh nhiều hoa trái. Dòng nước tưởng như là biến mất trong gió khi thành hơi, nhưng rồi sẽ thành những hạt mưa trong vắt tạo thành dòng suối trinh khiết ở bên kia vách núi… Chúa Kitô đã đi vào cái chết, nhưng không phải chết mà từ trong cõi chết Ngài đã phục sinh, Thánh Phaolô xác tín: "Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh"(1 Cr 15,1-4). Ngài Phục sinh mang sức sống mới cho cả nhân loại. Từ nay ai tin là đi vào mầu nhiệm sự chết và tiến bước trong sự sống phục sinh của Chúa Kitô, như Thánh Phêro xác tín Đức Kitô chịu chết để “kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Thiên Chúa, và ai nghe thì được sống” (x. 1 Pr 4,6). Chúa Giêsu, “tác giả của sự sống”, bằng cái chết, Ngài đã hủy diệt sức mạnh của tử thần, nghĩa là ma quỷ, và những người qua nỗi sợ của sự chết được phải khuất phục mãi mãi” (x. Ga 5,25; Mt 12,40; Rm 10,7; Ep 4,9).
Tham dự vào mầu nhiệm Chúa chết và phục sinh, con người cũng được mang sức sống mới, Thánh Phaolô so sánh thân xác trước khi phục sinh như hạt lúa gieo xuống đất. Còn thân xác sau phục sinh khác với thân xác trước phục sinh tự căn bản, giống như hạt lúa khác với cây lúa,thân xác sau phục sinh mang sức sống mới tràn ngập thần khí (x.1 Cr 15,36-38,42-44).
Mầu nhiệm Vượt Qua: chết và Phục Sinh là trung tâm điểm của cuộc sống Kitô hữu và là cao điểm của năm Phụng Vụ. Cho nên, Thánh Phaolo nói: ”Nếu Chúa Kitô đã không sống lại, thì sự rao giảng của chúng tôi trống rỗng và lòng tin của anh chị em cũng trống rỗng” (1 Cr 15,14). Cuộc sống của người Ki-tô hữu là tham gia vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô : Vượt qua cái chết đến sự sống. Thật thế, trong phép Rửa Tội, người Kitô hữu đang chết với Chúa Kitô cho tất cả những gì bất toàn, khuyến khuyết, tội lỗi làm tách ta xa Thiên Chúa, và sống lại với Đức Kitô Phục Sinh bằng con người mới.
Tin vào mầu nhiệm Chúa Phục sinh và tuyên xưng sẽ mang lại ơn cứu độ, cho nên tín hữu Kitô phải rao truyền niềm tin như Thánh Phaolô khẳng định: ”Nếu miệng bạn tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Chúa và con tim bạn tin rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết thì bạn sẽ được cứu rỗi” (Rm 10,9).
Mầu nhiệm Phục Sinh mời gọi chúng ta gặp gỡ với Chúa Kitô Phục Sinh và nhận biết hoạt động trao ban sự sống của Ngài trong các biến cố của cuộc sống thường ngày:
• Hãy yêu thương hơn dù tình yêu bị chối từ, hay chúng ta đang bị cám dỗ hay ghen ghét người khác.
• Hãy luôn hy vọng hơn, dù chúng ta đang tan nát thất vọng ê chề vì bị thử thách trăm chiều.
• Hãy tin mạnh, dù đức tin của chúng ta đã lung lay, đang bị cám dỗ nghi ngờ.
• Hãy nhặt lại từng mảnh vỡ trong cuộc đời mà tái thiết với tất cà sức lực khả nặng cùng tinh thần phó thác, dù chúng ta đã từng bị thất vọng, đã bi đè bẹp, làm chúng ta nhìn thấy đời là một màu đen, bóng tối khiến chúng ta sắp sửa buông xuôi, bỏ cuộc… Nhưng kìa sự sáng của Chúa Kitô đang chiếu tỏ…
Trong Chúa Phục sinh không gì có thể hủy diệt chúng ta được, dù đau khổ, ưu phiền, dù là chối bỏ, dù là tội lỗi, và ngay cả đến cái chết. Thật thế, sự Phục sinh của Đức Giêsu chia sẻ với chúng ta sức sống và quyền năng của Ngài. Chính nhờ Ngài và trong Ngài chúng ta cũng được như Ngài. Cho nên, vinh quang được chiến thắng và khát vọng được sống đời đời của người tin vào Chúa Phục sinh, không còn là một điều viển vông, nhưng trở nên hiện thực.
Đức Giêsu phục sinh đang sống và hiện diện trong thế giới chúng ta, sẵn sàng thực hiện những phép lạ của sự sống mới giữa chúng ta, qua chúng ta và cho chúng ta – nếu chúng ta tin vào Ngài.
Mong rằng như Thánh Theresa Avila, hướng đi cho cuộc sống là mở lòng cho: "ước muốn làm vinh danh Thiên Chúa và cho mầu nhiệm Phục Sinh".
Vâng,
… Ôi phục sinh như nắng nồng soi tòa
Đến hồng hoang, hồn công chính xưa xa
Thấm vào dòng Hy Bá lẫn Rôma
Đông sang Tây, ngàn sau Lễ Giao Hòa.
(NPH, Sự Chết Và Phục Sinh).
Lm. Vinh Sơn scj
Đại lễ Phục Sinh 2016 : Đường Emmau - Đườn thương xót
+TGM. Ngô Quang Kiệt
07:39 27/03/2016
Đại Lễ Phục sinh Năm Thánh 2016
ĐƯỜNG EM-MAU, ĐƯỜNG THƯƠNG XÓT
Cv 10,34a.37-43; 1Cr 5,6b-8; Lc 24,13-35
Lời Chúa hôm nay nói về những con người mới. Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô trở nên người mới sau khi gặp Chúa Phục Sinh. Tin mừng trình bày chi tiết hai môn đệ buồn phiền chán nản đến tuyệt vọng: Bỏ Giê-ru-sa-lem; Bỏ lý tưởng; Bỏ cộng đoàn; Bỏ Chúa. Họ đi vào đêm đen, tâm hồn chìm trong bóng tối, không lối thoát. Họ đang chết. Nhưng, Chúa đã đến. Chúa làm ấm lên cõi lòng băng giá; Chúa làm sáng lên đêm đen; Chúa làm sống lại hi vọng. Họ trở lại: với Chúa, với anh em, với lý tưởng và với sự sống.
Chúa Giê-su đã phục sinh các tâm hồn nhờ những phương thuốc thần diệu sau:
1.Chúa phục sinh. Họ chết vì nghĩ rằng Chúa đã chết. Họ sống lại ngay khi biết Chúa sống lại. Nhưng để phục sinh Chúa đã phải trải qua khổ nạn, trải qua cái chết, trải qua nhục nhã, trải qua thất bại.
2.Chúa đi tìm. Con người cô đơn và buồn phiền. Đi trên con đường tăm tối bất định. Họ không thể tìm Chúa nên Chúa đi tìm họ. Chúa đến gặp họ, ngay trên đường họ đi, ngay trong nỗi buồn của họ.
3.Lúc trời đã tối. Buổi tối là lúc nghỉ ngơi. Chẳng ai làm việc buổi tối, nhất là phải ra đường thì rất nguy hiểm. Nhưng Chúa đã lên đường lúc trời tối vì Chúa thương những tâm hồn tăm tối hơn bóng tối.
4.Chúa chia sẻ. Chúa đến chia sẻ những ưu tư lo lắng của họ. “Các anh có chuyện gì mà buồn thế”? Chúa để họ chia sẻ nỗi niềm. Họ được dịp giãi bầy. Chúa lắng nghe. Chúa giải nghĩa Thánh Kinh suốt chặng đường dài mấy giờ đồng hồ.
5.Chúa trở nên người bạn. Từ người xa lạ Chúa đã trở thành thân thiết. Đến nỗi họ không muốn rời xa Chúa nữa, vì Chúa hiểu họ và giúp họ.
Đó chính là Lòng Thương Xót của Chúa. Lòng Thương Xót nhìn thấu nỗi cô đơn tuyệt vọng; Quan tâm đi tìm những tâm hồn lạc lõng bơ vơ; Chiếu sáng và sưởi ấm giữa đêm đen lạnh lẽo; Cảm thông chia sẻ với những tâm hồn cô đơn; Chữa lành những tâm hồn bị thương tích; Phục sinh những tâm hồn đang chết dần mòn.
Thế giới hôm nay tràn đầy những con người như thế: buồn sầu, tuyệt vọng nhưng chẳng có ai cứu giúp. Vì con người ngày nay quá bận rộn, chỉ chú ý đến bản thân, không có thời giờ cho người khác. Mỗi con người đang trở thành một con đường cô đơn đi về sự chết, cần có Chúa, cần có Lòng Thương Xót để đường Em-mau trở thành đường yêu thương gặp gỡ, đường sự sống. Ta hãy thực hành những gì Chúa đã làm. Đó là:
Hãy đi tìm. Biết bao anh em đang cô đơn lạc lõng giữa ngã ba đường, đang khao khát được gặp gỡ, được chia sẻ.
Hãy khẩn cấp lên đường. Dù giữa đêm khuya. Biết bao người sắp chết đang chờ đợi ta.
Hãy trò chuyện. Hãy lắng nghe. Biết bao nỗi lòng cần được giãi bày, cần được cảm thông.
Hãy làm bạn. Một người bạn sẵn sàng chia vui sẻ buồn, sẵn sàng hiện diện. Có mặt dù chỉ để cảm thông, chỉ để ăn một bữa cơm, chỉ để nói một câu chuyện, hoặc giản đơn chỉ để ở bên nhau dù không làm được gì.
Nhưng trước hết và trên hết ta hãy phục sinh chính mình. Thánh Phao-lô mời gọi ta hãy chết cho con người cũ để “sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa” được tỏ hiện. “Đừng lấy men cũ là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ”.
Hãy đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa Phục Sinh. Hãy đem Lòng Thương Xót gieo rắc khắp nơi để bất cứ con đường nào ta đi cũng trở thành Đường Em-mau, Đường của Lòng Thương Xót; để bất cứ ai gặp ta cũng gặp được Lòng Thương Xót, gặp được lòng tốt, gặp được sự cảm thông chia sẻ, gặp được một người bạn.
Lạy Chúa, hằng ngày Chúa đi bên cạnh con mà con không nhận biết Chúa. Xin cho con nhận ra Chúa trong những người anh em sống chung với con, đi bên cạnh con, cùng làm việc với con. Amen.
+TGM.Giuse Ngô Quang Kiệt
Đan viện Châu Sơn - 2016
ĐƯỜNG EM-MAU, ĐƯỜNG THƯƠNG XÓT
Cv 10,34a.37-43; 1Cr 5,6b-8; Lc 24,13-35
Lời Chúa hôm nay nói về những con người mới. Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô trở nên người mới sau khi gặp Chúa Phục Sinh. Tin mừng trình bày chi tiết hai môn đệ buồn phiền chán nản đến tuyệt vọng: Bỏ Giê-ru-sa-lem; Bỏ lý tưởng; Bỏ cộng đoàn; Bỏ Chúa. Họ đi vào đêm đen, tâm hồn chìm trong bóng tối, không lối thoát. Họ đang chết. Nhưng, Chúa đã đến. Chúa làm ấm lên cõi lòng băng giá; Chúa làm sáng lên đêm đen; Chúa làm sống lại hi vọng. Họ trở lại: với Chúa, với anh em, với lý tưởng và với sự sống.
Chúa Giê-su đã phục sinh các tâm hồn nhờ những phương thuốc thần diệu sau:
1.Chúa phục sinh. Họ chết vì nghĩ rằng Chúa đã chết. Họ sống lại ngay khi biết Chúa sống lại. Nhưng để phục sinh Chúa đã phải trải qua khổ nạn, trải qua cái chết, trải qua nhục nhã, trải qua thất bại.
2.Chúa đi tìm. Con người cô đơn và buồn phiền. Đi trên con đường tăm tối bất định. Họ không thể tìm Chúa nên Chúa đi tìm họ. Chúa đến gặp họ, ngay trên đường họ đi, ngay trong nỗi buồn của họ.
3.Lúc trời đã tối. Buổi tối là lúc nghỉ ngơi. Chẳng ai làm việc buổi tối, nhất là phải ra đường thì rất nguy hiểm. Nhưng Chúa đã lên đường lúc trời tối vì Chúa thương những tâm hồn tăm tối hơn bóng tối.
4.Chúa chia sẻ. Chúa đến chia sẻ những ưu tư lo lắng của họ. “Các anh có chuyện gì mà buồn thế”? Chúa để họ chia sẻ nỗi niềm. Họ được dịp giãi bầy. Chúa lắng nghe. Chúa giải nghĩa Thánh Kinh suốt chặng đường dài mấy giờ đồng hồ.
5.Chúa trở nên người bạn. Từ người xa lạ Chúa đã trở thành thân thiết. Đến nỗi họ không muốn rời xa Chúa nữa, vì Chúa hiểu họ và giúp họ.
Đó chính là Lòng Thương Xót của Chúa. Lòng Thương Xót nhìn thấu nỗi cô đơn tuyệt vọng; Quan tâm đi tìm những tâm hồn lạc lõng bơ vơ; Chiếu sáng và sưởi ấm giữa đêm đen lạnh lẽo; Cảm thông chia sẻ với những tâm hồn cô đơn; Chữa lành những tâm hồn bị thương tích; Phục sinh những tâm hồn đang chết dần mòn.
Thế giới hôm nay tràn đầy những con người như thế: buồn sầu, tuyệt vọng nhưng chẳng có ai cứu giúp. Vì con người ngày nay quá bận rộn, chỉ chú ý đến bản thân, không có thời giờ cho người khác. Mỗi con người đang trở thành một con đường cô đơn đi về sự chết, cần có Chúa, cần có Lòng Thương Xót để đường Em-mau trở thành đường yêu thương gặp gỡ, đường sự sống. Ta hãy thực hành những gì Chúa đã làm. Đó là:
Hãy đi tìm. Biết bao anh em đang cô đơn lạc lõng giữa ngã ba đường, đang khao khát được gặp gỡ, được chia sẻ.
Hãy khẩn cấp lên đường. Dù giữa đêm khuya. Biết bao người sắp chết đang chờ đợi ta.
Hãy trò chuyện. Hãy lắng nghe. Biết bao nỗi lòng cần được giãi bày, cần được cảm thông.
Hãy làm bạn. Một người bạn sẵn sàng chia vui sẻ buồn, sẵn sàng hiện diện. Có mặt dù chỉ để cảm thông, chỉ để ăn một bữa cơm, chỉ để nói một câu chuyện, hoặc giản đơn chỉ để ở bên nhau dù không làm được gì.
Nhưng trước hết và trên hết ta hãy phục sinh chính mình. Thánh Phao-lô mời gọi ta hãy chết cho con người cũ để “sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa” được tỏ hiện. “Đừng lấy men cũ là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ”.
Hãy đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa Phục Sinh. Hãy đem Lòng Thương Xót gieo rắc khắp nơi để bất cứ con đường nào ta đi cũng trở thành Đường Em-mau, Đường của Lòng Thương Xót; để bất cứ ai gặp ta cũng gặp được Lòng Thương Xót, gặp được lòng tốt, gặp được sự cảm thông chia sẻ, gặp được một người bạn.
Lạy Chúa, hằng ngày Chúa đi bên cạnh con mà con không nhận biết Chúa. Xin cho con nhận ra Chúa trong những người anh em sống chung với con, đi bên cạnh con, cùng làm việc với con. Amen.
+TGM.Giuse Ngô Quang Kiệt
Đan viện Châu Sơn - 2016
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2016
J.B. Đặng Minh An dịch
07:51 27/03/2016
Anh Chị Em thân mến,
Chúc Mừng Phục Sinh!
Chúa Giêsu Kitô, là hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa, vì yêu thương chúng ta, đã chết trên thập tự giá, và vì tình yêu Người đã sống lại từ cõi chết. Đó là lý do tại sao ngày hôm nay chúng ta công bố: Chúa Giêsu là Chúa!
Sự Phục sinh của Ngài ứng nghiệm lời tiên tri của Thánh Vịnh: lòng thương xót của Thiên Chúa tồn tại đến muôn đời; lòng thương xót của Thiên Chúa không bao giờ chết. Chúng ta có thể cậy trông hoàn toàn nơi Ngài, và chúng ta cảm ơn Người đã vì chúng ta mà bước xuống những chiều sâu của hỏa ngục.
Trước những hỏa ngục tinh thần và đạo đức của nhân loại, trước những địa ngục đang mở tung ra trong các tâm hồn và kích động hận thù và cái chết, chỉ có một lòng thương xót vô hạn mới có thể mang lại cho chúng ta sự cứu rỗi. Chỉ có Chúa mới có thể lấp đầy những địa ngục này bằng tình yêu của Người, ngăn cản chúng ta khỏi rơi vào đó và giúp chúng ta tiếp tục cuộc hành trình cùng nhau hướng về vùng đất của tự do và sự sống.
Thông điệp Phục Sinh quang vinh, theo đó Chúa Giêsu, Đấng đã chịu đóng đinh không còn ở đây nữa nhưng đã sống lại (x Mt 28: 5-6), mang đến cho chúng ta sự bảo đảm đầy an ủi rằng chiếc cầu đã được bắt qua vực thẳm của cái chết, và với chiếc cầu ấy, tất cả những than khóc, buồn sầu và đau đớn được vượt qua (x Rev 21: 4). Chúa, là Đấng đã bị các môn đệ bỏ rơi, đã phải gánh lấy một bản án bất công và nhục nhã, phải chết cách ô nhục, giờ đây làm cho chúng ta trở nên những người được thông phần trong sự sống bất tử của Người và cho chúng ta được nhìn những kẻ đói khát, ngoại kiều và các tù nhân, những người chịu thiệt thòi và bị ruồng bỏ, những nạn nhân của áp bức và bạo lực bằng đôi mắt yêu thương và đầy lòng thương xót của Ngài. Thế giới chúng ta đầy rẫy những người đau khổ về thể xác và tinh thần, những tin tức hàng ngày thậm chí đầy những câu chuyện về tội ác tàn bạo thường diễn ra trong các gia đình, và những cuộc xung đột vũ trang quy mô gây ra đau khổ khôn tả cho toàn bộ các dân tộc.
Chúa Kitô Phục sinh chỉ ra con đường hy vọng cho Syria thân yêu, một đất nước đã bị tàn phá bởi một cuộc xung đột kéo dài, trong đó có sự ló dạng bi thảm của hủy diệt, chết chóc, sự khinh miệt các luật nhân đạo và gẫy đổ sự hài hòa dân sự. Chúng ta phó thác các cuộc đàm phán đang diễn ra cho quyền năng của Chúa Phục Sinh, để thiện chí và sự hợp tác của tất cả các bên sẽ đơm hoa kết trái thành hòa bình và bắt đầu việc xây dựng một xã hội huynh đệ tôn trọng phẩm giá và quyền hạn của mỗi công dân. Xin cho thông điệp của sự sống, được công bố bởi các thiên thần bên cạnh tảng đá bị lật sang một bên của ngôi mộ, có thể làm mềm những trái tim chai cứng và thúc đẩy một cuộc gặp gỡ tốt đẹp giữa các dân tộc và các nền văn hóa trong các miền khác ở vùng Địa Trung Hải và Trung Đông, đặc biệt là ở Iraq, Yemen và Libya. Xin cho hình ảnh của một nhân loại mới, tỏa sáng trên khuôn mặt của Chúa Kitô, giúp gia tăng sự hòa hợp giữa người Israel và người Palestine tại Thánh Địa, cũng như sự kiên nhẫn, cởi mở và dấn thân hàng ngày nhằm đặt nền móng cho một nền hòa bình công chính và lâu dài thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp và chân thành. Nguyện xin Chúa của sự sống cũng đồng hành cùng những nỗ lực nhằm đạt đến một giải pháp dứt khoát cho cuộc chiến ở Ukraine, truyền cảm hứng và nâng đỡ những sáng kiến viện trợ nhân đạo, bao gồm cả việc trả tự do cho những người đang bị giam giữ.
Chúa Giêsu, là hòa bình của chúng ta (Eph 2:14), qua sự Phục sinh của mình đã chiến thắng sự dữ và tội lỗi. Trong lễ Phục Sinh này, nguyện xin Ngài có thể kéo chúng ta đến gần hơn các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố, mà các hình thái bạo lực mù quáng và tàn bạo đang tiếp tục gây đổ máu ở các miền khác nhau trên thế giới, như trong các cuộc tấn công gần đây ở Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Chad, Cameroon, và Bờ Biển Ngà. Xin Ngài tưới nước cho những hạt giống hy vọng và những triển vọng hòa bình ở châu Phi; Tôi nghĩ cách riêng đến Burundi, Mozambique, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, là các quốc gia được đánh dấu bởi những căng thẳng chính trị và xã hội.
Với các loại vũ khí của tình yêu, Thiên Chúa đã đánh bại tính ích kỷ và cái chết. Chúa Giêsu Con Ngài là cánh cửa của lòng thương xót rộng mở cho tất cả. Xin cho thông điệp Phục Sinh của Ngài được cảm nhận mạnh mẽ hơn bao giờ bởi những người dân thân yêu của Venezuela đang trải qua các điều kiện khó khăn, và bởi những người chịu trách nhiệm cho tương lai của đất nước, sao cho tất cả mọi người có thể làm việc vì thiện ích chung, tìm kiếm không gian đối thoại và hợp tác với tất cả. Xin cho những nỗ lực có thể được thực hiện ở khắp mọi nơi để quảng bá văn hóa của gặp gỡ, công lý và tôn trọng lẫn nhau, vì chỉ có điều đó mới có thể bảo đảm phúc lợi tinh thần và vật chất của tất cả mọi người.
Thông điệp Phục Sinh của Chúa Kitô sống lại, một thông điệp của sự sống cho tất cả nhân loại, vang lên qua nhiều thời đại và mời gọi chúng ta không thể quên được những người nam nữ đang tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, một con số đông đảo hơn bao giờ những người di cư và người tị nạn - trong đó có nhiều trẻ em – đang chạy trốn chiến tranh, đói khát, nghèo khổ và bất công xã hội. Quá thường là những anh chị em của chúng ta phải đối diện trên đường đi với cái chết, hoặc trong nhiều trường hợp là sự xua đuổi của những người có thể giang tay chào đón và hỗ trợ họ. Nguyện xin cho Hội nghị thượng đỉnh nhân đạo sắp tới đừng quên đặt trọng tâm nơi con người và phẩm giá của họ, và tìm ra các chính sách có khả năng hỗ trợ và bảo vệ các nạn nhân của những cuộc xung đột và những trường hợp khẩn trương khác, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất và tất cả những ai bị bách hại vì lý do sắc tộc và tôn giáo.
Trong ngày vinh quang này, “trái đất hãy mừng vui, trong sáng huy hoàng” (x. Lời Công Bố Phục sinh), mặc dù nó thường bị ngược đãi và khai thác tham lam, dẫn đến một sự thay đổi trong cân bằng tự nhiên. Tôi đặc biệt nghĩ đến những khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thường xuyên gây ra hạn hán hoặc lũ lụt dữ dội, để rồi sau đó dẫn đến khủng hoảng lương thực ở các miền khác nhau trên thế giới.
Cùng với các anh chị em chúng ta bị bách hại vì đức tin và vì lòng trung thành của họ với danh Chúa Kitô, và trước cái ác mà dường như đang có ưu thế trong cuộc sống của rất nhiều người, chúng ta hãy nghe lại lời an ủi của Chúa: “Hãy can đảm; Thầy đã chiến thắng thế gian! (Ga 16:33). Hôm nay là ngày rạng rỡ của chiến thắng này, vì Chúa Kitô đã giẫm nát cái chết và sự hủy diệt dưới chân Ngài. Qua sự phục sinh, Chúa đã mang lại sự sống và làm sáng tỏ phúc trường sinh bất tử (x 2 Tim 1:10). “Ngài cho chúng ta vượt qua cảnh nô lệ đến với tự do, từ nỗi buồn đến niềm vui, từ buồn thảm đến hân hoan, từ bóng tối ra ánh sáng, từ nô lệ đến ơn cứu chuộc. Vì vậy chúng ta hãy ca ngợi trước nhan Ngài: Alleluia “(Thánh Melito thành Sardis, Bài giảng Phục Sinh).
Với những ai trong xã hội chúng ta đã mất hết hy vọng và niềm vui trong cuộc sống, với người cao tuổi phải bươn chải một mình và cảm thấy sức mạnh của họ đang cạn kiệt dần, với những người trẻ dường như không có tương lai, với tất cả mọi người, một lần nữa tôi nhắc đến những lời của Chúa Phục Sinh: “Này đây Ta đổi mới mọi sự. .. Chính Ta sẽ ban cho ai khát được uống nơi nguồn nước trường sinh” (Kh 21: 5-6). Xin cho thông điệp an ủi của Chúa Giêsu giúp mỗi người chúng ta khởi đầu lại với lòng dũng cảm hơn trên những nẻo đường mới của sự hòa giải với Thiên Chúa và với tất cả các anh chị em của chúng ta.
Taliban nổ bom tự sát tấn công các Kitô hữu mừng lễ Phục sinh giết chết ít nhất 65 người
Đặng Tự Do
17:28 27/03/2016
"Một số đông dân chúng, đa số là phụ nữ và trẻ em, đã có mặt tại công viên Gulshan-e-Iqbal ở Lahore khi một kẻ đánh bom tự sát cho nổ bom quấn trên người. Những người bị thiệt mạng và bị thương phần lớn là phụ nữ và trẻ em," Cảnh sát trưởng Haider Ashraf của Lahore cho biết như trên.
Ông cho biết thêm số người tụ tập trong công viên ngày cuối tuần thường không có bao nhiêu người. Nhưng vì là lễ Phục Sinh, nên đông đảo các cộng đồng Kitô hữu đến đây họp nhau mừng lễ.
Maulvi Omar Khalid Khurasani, tên cầm đầu nhóm Taliban Jamaatul Ahrar, nhận trách nhiệm về vụ tấn công tự sát ở Lahore. Trong một tuyên bố nhóm này nói:
"Các thành viên của cộng đồng Kitô hữu mừng lễ Phục Sinh hôm nay là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi".
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào chiều Chúa Nhật đưa ra một tuyên bố lên án vụ tấn công, gọi đó là một "hành động hèn nhát."
Quân đội Pakistan cũng đưa ra một tuyên bố nói rằng họ "quyết tâm mang những kẻ giết những người anh chị em và trẻ con vô tội ra trước công lý và sẽ không bao giờ cho phép những hành vi mất nhất tính và man rợ này ảnh hưởng đến cuộc sống và tự do của chúng ta."
Top Stories
Urbi et Orbi Easter Message
+ Pope Francis
04:40 27/03/2016
“O give thanks to the Lord, for he is good, for his mercy endures for ever” (Ps 135:1)
Dear Brothers and Sisters, Happy Easter!
Jesus Christ, the incarnation of God’s mercy, out of love for us, died on the cross, and out of love he rose again from the dead. That is why we proclaim today: Jesus is Lord!
His resurrection fulfils the prophecy of the Psalm: God’s mercy endures for ever; it never dies. We can trust him completely, and we thank him because for our sake he descended into the depths of the abyss.
Before the spiritual and moral abysses of mankind, before the chasms that open up in hearts and provoke hatred and death, only an infinite mercy can bring us salvation. Only God can fill those chasms with his love, prevent us from falling into them and help us to continue our journey together towards the land of freedom and life.
The glorious Easter message, that Jesus, who was crucified is not here but risen (cf. Mt 28:5-6), offers us the comforting assurance that the abyss of death has been bridged and, with it, all mourning, lamentation and pain (cf. Rev 21:4). The Lord, who suffered abandonment by his disciples, the burden of an unjust condemnation and shame of an ignominious death, now makes us sharers of his immortal life and enables us to see with his eyes of love and compassion those who hunger and thirst, strangers and prisoners, the marginalized and the outcast, the victims of oppression and violence. Our world is full of persons suffering in body and spirit, even as the daily news is full of stories of brutal crimes which often take place within homes, and large-scale armed conflicts which cause indescribable suffering to entire peoples.
The risen Christ points out paths of hope to beloved Syria, a country torn by a lengthy conflict, with its sad wake of destruction, death, contempt for humanitarian law and the breakdown of civil concord. To the power of the risen Lord we entrust the talks now in course, that good will and the cooperation of all will bear fruit in peace and initiate the building of a fraternal society respectful of the dignity and rights of each citizen. May the message of life, proclaimed by the Angel beside the overturned stone of the tomb, overcome hardened hearts and promote a fruitful encounter of peoples and cultures in other areas of the Mediterranean and the Middle East, particularly in Iraq, Yemen and Libya. May the image of the new man, shining on the face of Christ, favour concord between Israelis and Palestinians in the Holy Land, as well as patience, openness and daily commitment to laying the foundations of a just and lasting peace through direct and sincere negotiations. May the Lord of life also accompany efforts to attain a definitive solution to the war in Ukraine, inspiring and sustaining initiatives of humanitarian aid, including the liberation of those who are detained.
The Lord Jesus, our peace (Eph 2:14), by his resurrection triumphed over evil and sin. May he draw us closer on this Easter feast to the victims of terrorism, that blind and brutal form of violence which continues to shed blood in different parts of the world, as in the recent attacks in Belgium, Turkey, Nigeria, Chad, Cameroon, and Côte d’Ivoire. May he water the seeds of hope and prospects for peace in Africa; I think in particular of Burundi, Mozambique, the Democratic Republic of the Congo and South Sudan, marked by political and social tensions.
With the weapons of love, God has defeated selfishness and death. His son Jesus is the door of mercy wide open to all. May his Easter message be felt ever more powerfully by the beloved people of Venezuela in the difficult conditions which they are experiencing, and by those responsible for the country’s future, that everyone may work for the common good, seeking spaces of dialogue and cooperation with all. May efforts be made everywhere to promote the culture of counter, justice and reciprocal respect, which alone can guarantee the spiritual and material welfare of all people.
The Easter message of the risen Christ, a message of life for all humanity, echoes down the ages and invites us not to forget those men and women seeking a better future, an ever more numerous throng of migrants and refugees – including many children – fleeing from war, hunger, poverty and social injustice. All too often, these brothers and sisters of ours meet along the way with death or, in any event, rejection by those who could offer them welcome and assistance. May the forthcoming World Humanitarian Summit not fail to be centred on the human person and his or her dignity, and to come up with policies capable of assisting and protecting the victims of conflicts and other emergencies, especially those who are most vulnerable and all those persecuted for ethnic and religious reasons.
On this glorious day, “let the earth rejoice, in shining splendour” (cf. Easter Proclamation), even though it is so often mistreated and greedily exploited, resulting in an alteration of natural equilibria. I think especially of those areas affected by climate change, which not infrequently causes drought or violent flooding, which then lead to food crises in different parts of the world.
Along with our brothers and sisters persecuted for their faith and their fidelity to the name of Christ, and before the evil that seems to have the upper hand in the life of so many people, let us hear once again the comforting words of the Lord: “Take courage; I have conquered the world! (Jn 16:33). Today is the radiant day of this victory, for Christ has trampled death and destruction underfoot. By his resurrection he has brought life and immortality to light (cf. 2 Tim 1:10). “He has made us pass from enslavement to freedom, from sadness to joy, from mourning to jubilation, from darkness to light, from slavery to redemption. Therefore let us acclaim in his presence: Alleluia!” (Melito of Sardis, Easter Homily).
To those in our society who have lost all hope and joy in life, to the elderly who struggle alone and feel their strength waning, to young people who seem to have no future, to all I once more address the words of the Risen One: “See, I am making all things new… To the thirsty I will give water as a gift from the spring of the water of life” (Rev 21:5-6). May this comforting message of Jesus help each of us to set out anew with greater courage to blaze trails of reconciliation with God and with all our brothers and sisters.
Dear Brothers and Sisters, Happy Easter!
Jesus Christ, the incarnation of God’s mercy, out of love for us, died on the cross, and out of love he rose again from the dead. That is why we proclaim today: Jesus is Lord!
His resurrection fulfils the prophecy of the Psalm: God’s mercy endures for ever; it never dies. We can trust him completely, and we thank him because for our sake he descended into the depths of the abyss.
Before the spiritual and moral abysses of mankind, before the chasms that open up in hearts and provoke hatred and death, only an infinite mercy can bring us salvation. Only God can fill those chasms with his love, prevent us from falling into them and help us to continue our journey together towards the land of freedom and life.
The glorious Easter message, that Jesus, who was crucified is not here but risen (cf. Mt 28:5-6), offers us the comforting assurance that the abyss of death has been bridged and, with it, all mourning, lamentation and pain (cf. Rev 21:4). The Lord, who suffered abandonment by his disciples, the burden of an unjust condemnation and shame of an ignominious death, now makes us sharers of his immortal life and enables us to see with his eyes of love and compassion those who hunger and thirst, strangers and prisoners, the marginalized and the outcast, the victims of oppression and violence. Our world is full of persons suffering in body and spirit, even as the daily news is full of stories of brutal crimes which often take place within homes, and large-scale armed conflicts which cause indescribable suffering to entire peoples.
The risen Christ points out paths of hope to beloved Syria, a country torn by a lengthy conflict, with its sad wake of destruction, death, contempt for humanitarian law and the breakdown of civil concord. To the power of the risen Lord we entrust the talks now in course, that good will and the cooperation of all will bear fruit in peace and initiate the building of a fraternal society respectful of the dignity and rights of each citizen. May the message of life, proclaimed by the Angel beside the overturned stone of the tomb, overcome hardened hearts and promote a fruitful encounter of peoples and cultures in other areas of the Mediterranean and the Middle East, particularly in Iraq, Yemen and Libya. May the image of the new man, shining on the face of Christ, favour concord between Israelis and Palestinians in the Holy Land, as well as patience, openness and daily commitment to laying the foundations of a just and lasting peace through direct and sincere negotiations. May the Lord of life also accompany efforts to attain a definitive solution to the war in Ukraine, inspiring and sustaining initiatives of humanitarian aid, including the liberation of those who are detained.
The Lord Jesus, our peace (Eph 2:14), by his resurrection triumphed over evil and sin. May he draw us closer on this Easter feast to the victims of terrorism, that blind and brutal form of violence which continues to shed blood in different parts of the world, as in the recent attacks in Belgium, Turkey, Nigeria, Chad, Cameroon, and Côte d’Ivoire. May he water the seeds of hope and prospects for peace in Africa; I think in particular of Burundi, Mozambique, the Democratic Republic of the Congo and South Sudan, marked by political and social tensions.
With the weapons of love, God has defeated selfishness and death. His son Jesus is the door of mercy wide open to all. May his Easter message be felt ever more powerfully by the beloved people of Venezuela in the difficult conditions which they are experiencing, and by those responsible for the country’s future, that everyone may work for the common good, seeking spaces of dialogue and cooperation with all. May efforts be made everywhere to promote the culture of counter, justice and reciprocal respect, which alone can guarantee the spiritual and material welfare of all people.
The Easter message of the risen Christ, a message of life for all humanity, echoes down the ages and invites us not to forget those men and women seeking a better future, an ever more numerous throng of migrants and refugees – including many children – fleeing from war, hunger, poverty and social injustice. All too often, these brothers and sisters of ours meet along the way with death or, in any event, rejection by those who could offer them welcome and assistance. May the forthcoming World Humanitarian Summit not fail to be centred on the human person and his or her dignity, and to come up with policies capable of assisting and protecting the victims of conflicts and other emergencies, especially those who are most vulnerable and all those persecuted for ethnic and religious reasons.
On this glorious day, “let the earth rejoice, in shining splendour” (cf. Easter Proclamation), even though it is so often mistreated and greedily exploited, resulting in an alteration of natural equilibria. I think especially of those areas affected by climate change, which not infrequently causes drought or violent flooding, which then lead to food crises in different parts of the world.
Along with our brothers and sisters persecuted for their faith and their fidelity to the name of Christ, and before the evil that seems to have the upper hand in the life of so many people, let us hear once again the comforting words of the Lord: “Take courage; I have conquered the world! (Jn 16:33). Today is the radiant day of this victory, for Christ has trampled death and destruction underfoot. By his resurrection he has brought life and immortality to light (cf. 2 Tim 1:10). “He has made us pass from enslavement to freedom, from sadness to joy, from mourning to jubilation, from darkness to light, from slavery to redemption. Therefore let us acclaim in his presence: Alleluia!” (Melito of Sardis, Easter Homily).
To those in our society who have lost all hope and joy in life, to the elderly who struggle alone and feel their strength waning, to young people who seem to have no future, to all I once more address the words of the Risen One: “See, I am making all things new… To the thirsty I will give water as a gift from the spring of the water of life” (Rev 21:5-6). May this comforting message of Jesus help each of us to set out anew with greater courage to blaze trails of reconciliation with God and with all our brothers and sisters.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Công Giáo Thánh Gioan Hoan Collingwood, Melbourne Mừng lễ Phục Sinh
Trần Văn Minh
00:35 27/03/2016
Melbourne, Thánh lễ ngoài trời lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật Phục Sinh 27/3/2016, tại Nhà Thờ Thánh Giuse, Collingwood, của Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Gioan Hoan, Giáo xứ Đức Mẹ Phương Nam, đã được Linh mục Peter Hoàng Kim Huy, chánh xứ dâng lễ đồng tế cùng Linh mục Phạm Minh Ái, Ca đoàn Cung Chiều và toàn thể cộng đoàn trong niềm vui mừng Chúa Sống lại.
Mời xem hình
Trước khi cử hành Thánh Lễ Chúa Phục sinh, Linh mục chủ tế đã nói qua về biến cố Chúa Phục Sinh cứu nhân loại thoát khỏi tội lỗi, và Ngài đã sống lại thật nhờ đó mà đã củng cố niềm tin cho mọi người đã tin tưởng vào Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn cho chúng ta sớm xây dựng lại Ngôi Thánh đường thân yêu. Và cám ơn Chúa đã chết đi, và đã sống lại để cho chúng con được cứu rỗi, thoát khỏi mọi tội lỗi.
Trong một buổi sáng trời nhiều gió, cờ xí treo trên những cây trụ chống của ngôi Thánh đường quen thuộc của cộng đoàn đã bị hỏa hoạn nhiều năm qua, nay chỉ còn trơ lại những bức tường xung quanh, bên trong cỏ hoang đã mọc um tùm. Đúng ra, Thánh lễ hôm nay cũng là Thánh lễ tạm biệt mọi sinh hoạt của cộng đoàn, để Ngôi Thánh đường được nhà thầu chuẩn bị tái xây dựng. Và cộng đoàn sẽ trở lại sinh hoạt sau khi Ngôi Thánh đường thân yêu hoàn tất dự trù sau một năm.
Trong bài chia sẻ lời Chúa theo Thánh Gioan. Linh mục chủ tế đã nói với cộng đoàn về những ý nghĩa sâu xa về đoạn tin mừng này: “lúc trời còn tối” ý nói đó là ‘tin xấu’ chứ không phải ‘tin mừng’ vì chưa có niềm tin. Cho đến khi mọi người đều chứng kiến ngôi mộ trống và tất cả đều đã tin. Linh mục cũng dí dỏm kể cho cộng đoàn một câu chuyện về bảo hiểm đời người, và chỉ có hãng bảo hiểm mang tên Kito là vững chắc, vì ở đó Chúa sẽ lo cho đời ta từ lúc thụ thai, cho đến khi vào lòng đất.
Nhân dịp này, sau Thánh lễ, Cộng đoàn đã có một ban mục vụ niên khóa mới, do ông Trần Ngọc Cẩn làm trưởng ban, được trình diên trước Cha chánh xứ, kiêm quản nhiệm cộng đoàn và trước toàn thể cộng đoàn, để tuyên hứa hy sinh phục vụ cộng đoàn, phục vụ Giáo Hội và luôn trung thành cùng các đấng bản quyền trong niên khóa 2016 - 2017.
Một buổi tiệc mừng lễ của cộng đoàn đã được tổ chức bên trong hội trường, với các thức ăn nóng, ngon, khung cảnh ấm cúng và nhất là vui vì mọi người có một chương trình văn nghệ Karaoke hát cho nhau nghe. Được Linh mục chánh xứ, các ca viên và toàn thể Ca đoàn Cung Chiều trình diễn thật xuất sắc.
Mời xem hình
Trước khi cử hành Thánh Lễ Chúa Phục sinh, Linh mục chủ tế đã nói qua về biến cố Chúa Phục Sinh cứu nhân loại thoát khỏi tội lỗi, và Ngài đã sống lại thật nhờ đó mà đã củng cố niềm tin cho mọi người đã tin tưởng vào Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn cho chúng ta sớm xây dựng lại Ngôi Thánh đường thân yêu. Và cám ơn Chúa đã chết đi, và đã sống lại để cho chúng con được cứu rỗi, thoát khỏi mọi tội lỗi.
Trong một buổi sáng trời nhiều gió, cờ xí treo trên những cây trụ chống của ngôi Thánh đường quen thuộc của cộng đoàn đã bị hỏa hoạn nhiều năm qua, nay chỉ còn trơ lại những bức tường xung quanh, bên trong cỏ hoang đã mọc um tùm. Đúng ra, Thánh lễ hôm nay cũng là Thánh lễ tạm biệt mọi sinh hoạt của cộng đoàn, để Ngôi Thánh đường được nhà thầu chuẩn bị tái xây dựng. Và cộng đoàn sẽ trở lại sinh hoạt sau khi Ngôi Thánh đường thân yêu hoàn tất dự trù sau một năm.
Trong bài chia sẻ lời Chúa theo Thánh Gioan. Linh mục chủ tế đã nói với cộng đoàn về những ý nghĩa sâu xa về đoạn tin mừng này: “lúc trời còn tối” ý nói đó là ‘tin xấu’ chứ không phải ‘tin mừng’ vì chưa có niềm tin. Cho đến khi mọi người đều chứng kiến ngôi mộ trống và tất cả đều đã tin. Linh mục cũng dí dỏm kể cho cộng đoàn một câu chuyện về bảo hiểm đời người, và chỉ có hãng bảo hiểm mang tên Kito là vững chắc, vì ở đó Chúa sẽ lo cho đời ta từ lúc thụ thai, cho đến khi vào lòng đất.
Nhân dịp này, sau Thánh lễ, Cộng đoàn đã có một ban mục vụ niên khóa mới, do ông Trần Ngọc Cẩn làm trưởng ban, được trình diên trước Cha chánh xứ, kiêm quản nhiệm cộng đoàn và trước toàn thể cộng đoàn, để tuyên hứa hy sinh phục vụ cộng đoàn, phục vụ Giáo Hội và luôn trung thành cùng các đấng bản quyền trong niên khóa 2016 - 2017.
Một buổi tiệc mừng lễ của cộng đoàn đã được tổ chức bên trong hội trường, với các thức ăn nóng, ngon, khung cảnh ấm cúng và nhất là vui vì mọi người có một chương trình văn nghệ Karaoke hát cho nhau nghe. Được Linh mục chánh xứ, các ca viên và toàn thể Ca đoàn Cung Chiều trình diễn thật xuất sắc.
GX. Vĩnh Hòa: Đêm canh thức Phục sinh 2016
Văn Minh
07:22 27/03/2016
GX. Vĩnh Hòa: Đêm canh thức Phục sinh 2016
Hòa chung cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ hân hoan cử hành đêm canh thức - mừng Chúa Phục sinh.
Xem Hình
Vào lúc 20g00 thứ Bảy ngày 26.03.2016, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt phú Thọ, cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa, cùng đông đảo cộng đoàn cử hành nghi thức làm phép lửa trước sân nhà thờ. Sau đó, cộng đoàn lấy lửa từ cây nến Phục sinh thắp sáng cầm trên tay cùng quý cha và 11 ông Tông đồ, các em Ban Lễ sinh tiến vào ngôi thánh đường trong niềm hân hoan chào đón của cộng đoàn giáo xứ.
Thánh lễ trọng thể được cha xứ GioaKim Lê Hậu Hán – chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa, Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ tham dự.
Theo lịch phụng vụ trong đêm canh thức gồm có bốn phần chính:
- Phụng vụ Ánh sáng
- Phụng vụ Lời Chúa
- Phụng vụ Phép Rửa
- Phụng vụ Thánh Thể
Cả bốn phần trên đều nhấn mạnh đến sự sống – sự chết, Ánh sáng, tối tăm, sự thánh thiện và tội lỗi của con người. Trong đêm canh thức này, Giáo Hội đã diễn tả cuộc đời Đức Kitô sống giữa nơi trần gian, chia sẻ kiếp phàm nhân cùng nhân loại chúng ta.
Trong phần giảng lễ, cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa dựa vào các bài đọc và bài Tin Mừng chia sẻ cùng cộng đoàn: Giáo Hội của chúng ta thật vui mừng vì Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, đối với con người chúng ta thì không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể. Vì yêu thương thế gian, mà Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài xuống sống kiếp phàm nhân, gánh lấy tội lỗi của con người chúng ta, để cho những ai tin vào Ngài sẽ không bao giờ phải thất vọng. Bởi vì, Ngài đã từ cõi chết sống lại, từ đây mở ra một trang sử mới, dẫn đưa dân của Ngài vào miền đất không có bạo lực, hận thù, chém giết lẫn nhau.
Cha Phaolô quảng diễn tiếp, hôm nay; Đức Kitô sống lại từ cõi chết, xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta, hãy chiêm ngắm và mang lấy ánh sáng Phục sinh của Ngài, ánh sáng của chân lý, ánh sáng của tình thương. Ước mong mỗi người Kitô hữu chúng ta hãy đưa ánh sáng đến những nơi tối tăm trong bóng đêm, đến cho những ai còn đang chìm ngập trong say mê cờ bạc rượu chè say xưa, đưa họ đến với ánh sáng của Tin Mừng, của tình thương và cùng nhau bước theo chân lý của Ngài.
Sau bài giảng, cộng đoàn thắp sáng cây nến cầm trên tay và cùng nhau lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi nhận bí tích Rửa Tội. Đồng thời, cha Phaolô rảy nước thánh trên cộng đoàn.
Thánh lễ được nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau phần hiệp lễ, cộng đoàn cùng nhau đọc kinh “Năm Thánh Lòng Thương Xót”.
Trước khi ban phép lành, cha xứ GioaKim, cảm ơn 12 ông Tông đồ, quý chức HĐMV, đại diện các đoàn thể cùng mọi thành phần dân Chúa đã cùng nhau tổ chức các nghi thức và hiệp dâng Thánh lễ được diễn ra tốt đẹp.
Thánh lễ được khép lại lúc 22g00, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an của Chúa Giêsu phục sinh từ cha chủ tế, mọi người hân hoan ra về mang theo Ánh sáng của Đức Kitô phục sinh.
Hòa chung cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ hân hoan cử hành đêm canh thức - mừng Chúa Phục sinh.
Xem Hình
Vào lúc 20g00 thứ Bảy ngày 26.03.2016, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt phú Thọ, cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa, cùng đông đảo cộng đoàn cử hành nghi thức làm phép lửa trước sân nhà thờ. Sau đó, cộng đoàn lấy lửa từ cây nến Phục sinh thắp sáng cầm trên tay cùng quý cha và 11 ông Tông đồ, các em Ban Lễ sinh tiến vào ngôi thánh đường trong niềm hân hoan chào đón của cộng đoàn giáo xứ.
Thánh lễ trọng thể được cha xứ GioaKim Lê Hậu Hán – chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa, Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ tham dự.
Theo lịch phụng vụ trong đêm canh thức gồm có bốn phần chính:
- Phụng vụ Ánh sáng
- Phụng vụ Lời Chúa
- Phụng vụ Phép Rửa
- Phụng vụ Thánh Thể
Cả bốn phần trên đều nhấn mạnh đến sự sống – sự chết, Ánh sáng, tối tăm, sự thánh thiện và tội lỗi của con người. Trong đêm canh thức này, Giáo Hội đã diễn tả cuộc đời Đức Kitô sống giữa nơi trần gian, chia sẻ kiếp phàm nhân cùng nhân loại chúng ta.
Trong phần giảng lễ, cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa dựa vào các bài đọc và bài Tin Mừng chia sẻ cùng cộng đoàn: Giáo Hội của chúng ta thật vui mừng vì Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, đối với con người chúng ta thì không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể. Vì yêu thương thế gian, mà Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài xuống sống kiếp phàm nhân, gánh lấy tội lỗi của con người chúng ta, để cho những ai tin vào Ngài sẽ không bao giờ phải thất vọng. Bởi vì, Ngài đã từ cõi chết sống lại, từ đây mở ra một trang sử mới, dẫn đưa dân của Ngài vào miền đất không có bạo lực, hận thù, chém giết lẫn nhau.
Cha Phaolô quảng diễn tiếp, hôm nay; Đức Kitô sống lại từ cõi chết, xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta, hãy chiêm ngắm và mang lấy ánh sáng Phục sinh của Ngài, ánh sáng của chân lý, ánh sáng của tình thương. Ước mong mỗi người Kitô hữu chúng ta hãy đưa ánh sáng đến những nơi tối tăm trong bóng đêm, đến cho những ai còn đang chìm ngập trong say mê cờ bạc rượu chè say xưa, đưa họ đến với ánh sáng của Tin Mừng, của tình thương và cùng nhau bước theo chân lý của Ngài.
Sau bài giảng, cộng đoàn thắp sáng cây nến cầm trên tay và cùng nhau lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi nhận bí tích Rửa Tội. Đồng thời, cha Phaolô rảy nước thánh trên cộng đoàn.
Thánh lễ được nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau phần hiệp lễ, cộng đoàn cùng nhau đọc kinh “Năm Thánh Lòng Thương Xót”.
Trước khi ban phép lành, cha xứ GioaKim, cảm ơn 12 ông Tông đồ, quý chức HĐMV, đại diện các đoàn thể cùng mọi thành phần dân Chúa đã cùng nhau tổ chức các nghi thức và hiệp dâng Thánh lễ được diễn ra tốt đẹp.
Thánh lễ được khép lại lúc 22g00, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an của Chúa Giêsu phục sinh từ cha chủ tế, mọi người hân hoan ra về mang theo Ánh sáng của Đức Kitô phục sinh.
Lễ vọng Phục Sinh tại đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
07:30 27/03/2016
THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH
TẠI ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI
Vào lúc 20 giờ thứ Bảy Tuần Thánh, ngày 26 tháng 3 năm 2016, tại nhà nguyện chính của phân khoa Triết học Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – Giám đốc Đại Chủng viện, đã long trọng cử hành Đêm canh thức mừng Chúa Phục Sinh. Đồng tế với Đức Cha có cha Giuse Nguyễn Quốc Hùng – Đặc trách Phụng vụ của Đại Chủng viện. Tất cả anh em chủng sinh và các nữ tu, các cô hậu cần của phân khoa Triết Học đã tham dự thánh lễ này.
Xem Hình
Trong bầu khí thiêng thánh của ngày đại lễ, các nghi thức Phụng vụ được cử hành thật trang trọng, sốt sắng và diễn tả nhiều ý nghĩa mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Cứu Thế. Việc tưởng niệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại đạt tới điểm cao nhất trong đêm Vượt Qua, là đêm thánh của người Kitô hữu, là “Mẹ của hết mọi buổi canh thức phụng vụ” (St.Augustine). Trong đêm Canh Thức Thánh này, Đức Cha Lorensô chủ sự bốn phần Phụng Vụ, với sự đồng tế của cha Giuse Nguyễn Quốc Hùng, Đặc trách Phụng vụ của khoa Triết.
Trong bầu khí tĩnh mịch, khởi đầu đêm Canh thức, tại gian cuối của nhà nguyện, Đức Cha chủ sự cử hành nghi thức làm phép Lửa, làm phép và thắp Nến Phục Sinh. Đức Cha đã ghi lên cây nến Phục Sinh mới hình thánh giá với hai chữ Alpha và Omega nói lên chỉ Chúa là Khởi Ðầu và là Cùng Ðích của thời gian, bốn con số của năm 2-0-1-6, và gắn năm hạt hương lên cây nến, chỉ các Dấu Thánh Chúa.
Sau đó, Đức Cha chủ sự rước nến Phục Sinh tiến lên cung thánh. Cộng đoàn tham dự lấy lửa từ chính cây nến đó để thắp sáng nến trên tay mình. Cả nhà nguyện tràn ngập ánh sáng thật thiêng thánh và cảm động. Đức Cha chủ sự giơ cao nến Phục Sinh và công bố ba lần: Ánh Sáng Chúa Kitô. Sau đó, nến Phục Sinh được đặt trang trọng trên cung thánh. Cộng đoàn Phụng vụ với nến sáng trong tay, hân hoan lắng nghe cha Giuse đồng tế công bố Tin Mừng Phục Sinh Exsultet.
Trong đêm Canh Thức, cộng đoàn Phụng vụ lắng nghe trọn vẹn 9 bài đọc để ôn lại hành trình lịch sử ơn cứu độ từ buổi khai thiên lập địa, đến biến cố dân Dothái qua Biển Đỏ cho đến biến cố Vượt qua của Chúa Giêsu.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha Giám đốc Lôrensô quảng diễn ý nghĩa cao trọng của mầu nhiệm Phục Sinh ngang qua Tình Yêu của Chúa Phục Sinh thể hiện nơi Maria Madalena. Biến cố Vượt Qua diễn tả tình yêu trọn hảo của Thiên Chúa với nhân loại qua công trình Cứu độ. Đức Kitô Phục Sinh đem lại cho chúng ta sự sống mới, làm cho chúng ta được tràn đầy tình yêu và trở nên những nghĩa tử của Thiên Chúa. Đức Cha mời gọi cộng đoàn hãy luôn ý thức ơn gọi và sứ vụ của mình là những người được Chúa yêu thương, cứu chuộc và sai đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi loài thọ tạo.
Bước sang phần Phụng vụ Phép rửa, Đức Cha làm phép Nước, trong lời ca truyền thống “Tôi đã thấy nước…”, cộng đoàn Phụng vụ lãnh nhận Nước Thánh từ tay vị chủ sự rảy xuống, cùng tuyên xưng Đức Tin và từ bỏ tà thần.
Phần cuối của Đêm Canh thức, cộng đoàn hân hoan hiệp dâng hy tế Thánh Thể.
Trước khi kết thúc thánh lễ, trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, cộng đoàn hiện diện chúc mừng Đức Cha Giám đốc Lôrensô và cha đồng tế cùng chính Gia đình Đại Chủng viện nhân ngày Đại Lễ tràn đầy niềm vui và ân sủng của Đấng Phục Sinh.
Được biết, từ vài năm trở lại đây, vào dịp lễ Phục Sinh, anh em chủng sinh của Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội được nghỉ hai ngày để trở về giáo phận và thăm gia đình. Đây là cơ hội thiết thực để anh em đem niềm vui Phục Sinh đã đón nhận chia sẻ với mọi người, trong những hoàn cảnh thực tế của anh em.
Giuse Trần Ngọc Huấn – BTT.ĐCV
TẠI ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI
Vào lúc 20 giờ thứ Bảy Tuần Thánh, ngày 26 tháng 3 năm 2016, tại nhà nguyện chính của phân khoa Triết học Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – Giám đốc Đại Chủng viện, đã long trọng cử hành Đêm canh thức mừng Chúa Phục Sinh. Đồng tế với Đức Cha có cha Giuse Nguyễn Quốc Hùng – Đặc trách Phụng vụ của Đại Chủng viện. Tất cả anh em chủng sinh và các nữ tu, các cô hậu cần của phân khoa Triết Học đã tham dự thánh lễ này.
Xem Hình
Trong bầu khí thiêng thánh của ngày đại lễ, các nghi thức Phụng vụ được cử hành thật trang trọng, sốt sắng và diễn tả nhiều ý nghĩa mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Cứu Thế. Việc tưởng niệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại đạt tới điểm cao nhất trong đêm Vượt Qua, là đêm thánh của người Kitô hữu, là “Mẹ của hết mọi buổi canh thức phụng vụ” (St.Augustine). Trong đêm Canh Thức Thánh này, Đức Cha Lorensô chủ sự bốn phần Phụng Vụ, với sự đồng tế của cha Giuse Nguyễn Quốc Hùng, Đặc trách Phụng vụ của khoa Triết.
Trong bầu khí tĩnh mịch, khởi đầu đêm Canh thức, tại gian cuối của nhà nguyện, Đức Cha chủ sự cử hành nghi thức làm phép Lửa, làm phép và thắp Nến Phục Sinh. Đức Cha đã ghi lên cây nến Phục Sinh mới hình thánh giá với hai chữ Alpha và Omega nói lên chỉ Chúa là Khởi Ðầu và là Cùng Ðích của thời gian, bốn con số của năm 2-0-1-6, và gắn năm hạt hương lên cây nến, chỉ các Dấu Thánh Chúa.
Sau đó, Đức Cha chủ sự rước nến Phục Sinh tiến lên cung thánh. Cộng đoàn tham dự lấy lửa từ chính cây nến đó để thắp sáng nến trên tay mình. Cả nhà nguyện tràn ngập ánh sáng thật thiêng thánh và cảm động. Đức Cha chủ sự giơ cao nến Phục Sinh và công bố ba lần: Ánh Sáng Chúa Kitô. Sau đó, nến Phục Sinh được đặt trang trọng trên cung thánh. Cộng đoàn Phụng vụ với nến sáng trong tay, hân hoan lắng nghe cha Giuse đồng tế công bố Tin Mừng Phục Sinh Exsultet.
Trong đêm Canh Thức, cộng đoàn Phụng vụ lắng nghe trọn vẹn 9 bài đọc để ôn lại hành trình lịch sử ơn cứu độ từ buổi khai thiên lập địa, đến biến cố dân Dothái qua Biển Đỏ cho đến biến cố Vượt qua của Chúa Giêsu.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha Giám đốc Lôrensô quảng diễn ý nghĩa cao trọng của mầu nhiệm Phục Sinh ngang qua Tình Yêu của Chúa Phục Sinh thể hiện nơi Maria Madalena. Biến cố Vượt Qua diễn tả tình yêu trọn hảo của Thiên Chúa với nhân loại qua công trình Cứu độ. Đức Kitô Phục Sinh đem lại cho chúng ta sự sống mới, làm cho chúng ta được tràn đầy tình yêu và trở nên những nghĩa tử của Thiên Chúa. Đức Cha mời gọi cộng đoàn hãy luôn ý thức ơn gọi và sứ vụ của mình là những người được Chúa yêu thương, cứu chuộc và sai đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi loài thọ tạo.
Bước sang phần Phụng vụ Phép rửa, Đức Cha làm phép Nước, trong lời ca truyền thống “Tôi đã thấy nước…”, cộng đoàn Phụng vụ lãnh nhận Nước Thánh từ tay vị chủ sự rảy xuống, cùng tuyên xưng Đức Tin và từ bỏ tà thần.
Phần cuối của Đêm Canh thức, cộng đoàn hân hoan hiệp dâng hy tế Thánh Thể.
Trước khi kết thúc thánh lễ, trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, cộng đoàn hiện diện chúc mừng Đức Cha Giám đốc Lôrensô và cha đồng tế cùng chính Gia đình Đại Chủng viện nhân ngày Đại Lễ tràn đầy niềm vui và ân sủng của Đấng Phục Sinh.
Được biết, từ vài năm trở lại đây, vào dịp lễ Phục Sinh, anh em chủng sinh của Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội được nghỉ hai ngày để trở về giáo phận và thăm gia đình. Đây là cơ hội thiết thực để anh em đem niềm vui Phục Sinh đã đón nhận chia sẻ với mọi người, trong những hoàn cảnh thực tế của anh em.
Giuse Trần Ngọc Huấn – BTT.ĐCV
Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Sydney
Diệp Hải Dung
07:44 27/03/2016
Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Sydney
Tối thứ Bảy 26/03/2016 khoảng trên 6000 người, kể cả những người không Công Giáo đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown, Sydney tham dự Lễ Vọng Phục Sinh. Giờ khai mạc đoàn phụng vụ và quý Cha xuống cuối công viên với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về cuối công viên thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.
Xem Hình
Sau đó Cha Dominic Nguyễn Hoàng Dương cung nghinh nến Phục Sinh được rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Paul Văn Chi Chủ Tế và điều hợp cùng mọi người đều sốt sắng hướng lên Lễ đài và giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Hàng ngàn ánh nến và các đèn trên Lễ đài và công viên đều bật sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sánh vinh quang của Chúa Kitô, cùng với Bài Alleluia uy nghiêm huy hoàng trong Đêm Vọng Phục Sinh do Ca đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall cùng hợp xướng.
Trong bài giảng Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết chúc mừng các anh chị em Tân Tòng sẽ lãnh nhận bí tích Rửa Tội vào ngày mai Chúa Nhật Phục Sinh để gia nhập vào Giáo Hội và Cha nói về Lễ nghi long trọng hôm nay giúp chúng ta nhớ lại biến cố Chúa Phục Sinh. Điểm này vô số những cây nến Phục Sinh được đốt lên trong các nhà thờ cùng chung ánh sang của Chúa KiTô Con Thiên Chúa đã Sống Lại, với niềm vui đó Giáo Hội đồng thanh tuyên bố tin mừng Phục Sinh, mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh Thiên Thần, mừng vui lên hỡi các nhiệm mầu Thánh và vui lên toàn trái đất…
Sau bài giảng nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự sau đó quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Dương và Cha khách Nguyễn Hoàng Trung cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Truớc khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh (Happy Easter) đến quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người trong Cộng Đồng, đặc biệt cám ơn Ca đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Giáo đoàn Georges Hall đã phụng vụ phần Thánh nhạc rất hay tạo cho mọi người sốt sắng trong buổi Lễ, anh cũng cám ơn Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Liên đoàn Thanh Niên Công Giáo TGP Sydney và anh cũng thông báo ngày mai Chúa Nhật Phục Sinh các anh chị em Tân Tòng được Rửa Tội tại Giáo Đoàn Cabramatta và Reveby. Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên Úy cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Phục Sinh đến quý Sơ và tất cả mọi người.
Sau đó Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ra về trong niềm tin yêu của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.
Diệp Hải Dung
Tối thứ Bảy 26/03/2016 khoảng trên 6000 người, kể cả những người không Công Giáo đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown, Sydney tham dự Lễ Vọng Phục Sinh. Giờ khai mạc đoàn phụng vụ và quý Cha xuống cuối công viên với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về cuối công viên thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.
Xem Hình
Sau đó Cha Dominic Nguyễn Hoàng Dương cung nghinh nến Phục Sinh được rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Paul Văn Chi Chủ Tế và điều hợp cùng mọi người đều sốt sắng hướng lên Lễ đài và giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Hàng ngàn ánh nến và các đèn trên Lễ đài và công viên đều bật sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sánh vinh quang của Chúa Kitô, cùng với Bài Alleluia uy nghiêm huy hoàng trong Đêm Vọng Phục Sinh do Ca đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall cùng hợp xướng.
Trong bài giảng Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết chúc mừng các anh chị em Tân Tòng sẽ lãnh nhận bí tích Rửa Tội vào ngày mai Chúa Nhật Phục Sinh để gia nhập vào Giáo Hội và Cha nói về Lễ nghi long trọng hôm nay giúp chúng ta nhớ lại biến cố Chúa Phục Sinh. Điểm này vô số những cây nến Phục Sinh được đốt lên trong các nhà thờ cùng chung ánh sang của Chúa KiTô Con Thiên Chúa đã Sống Lại, với niềm vui đó Giáo Hội đồng thanh tuyên bố tin mừng Phục Sinh, mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh Thiên Thần, mừng vui lên hỡi các nhiệm mầu Thánh và vui lên toàn trái đất…
Sau bài giảng nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự sau đó quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Dương và Cha khách Nguyễn Hoàng Trung cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Truớc khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh (Happy Easter) đến quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người trong Cộng Đồng, đặc biệt cám ơn Ca đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Giáo đoàn Georges Hall đã phụng vụ phần Thánh nhạc rất hay tạo cho mọi người sốt sắng trong buổi Lễ, anh cũng cám ơn Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Liên đoàn Thanh Niên Công Giáo TGP Sydney và anh cũng thông báo ngày mai Chúa Nhật Phục Sinh các anh chị em Tân Tòng được Rửa Tội tại Giáo Đoàn Cabramatta và Reveby. Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên Úy cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Phục Sinh đến quý Sơ và tất cả mọi người.
Sau đó Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ra về trong niềm tin yêu của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.
Diệp Hải Dung
Tĩnh Tâm Mùa Chay và Tam Nhật Thánh Đại Lễ Vọng Phục Sinh tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland Oregon.
Lê Quang Uyên
13:31 27/03/2016
Tĩnh Tâm Mùa Chay và Tam Nhật Thánh Đại Lễ Vọng Phục Sinh tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland Oregon.
Cùng với Giáo Hội hoàn vũ, mùa Chay là mùa sám hối, ăn năn, trở về và làm công việc bác ái. Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon năm nay tổ chức tĩnh tâm 3 ngày từ thứ Năm 10 tháng 3 đến 12 tháng 3 năm 2016 mỗi ngày vào lúc 6:00 PM – 7:00 PM do Cha Giuse Nguyễn Trọng Tước tức bút hiệu Nguyễn Tầm Thường Dòng Tên hướng dẫn, với 3 đề tài của 3 ngày kết nối nhau gồm: Thứ Năm đề tài I: Lòng Thương Xót: Mầu nhiệm cứu độ là tình yêu. Thứ Sáu đề tài II: Mùa Chay: Thời gian tìm lại căn tính chính mình. Thứ Bảy đề tài III: Năm Thánh và ơn toàn xá. Suốt 3 ngày giáo dân tham dự rất đông cả trong nhà thờ và hội trường đều chật kín. Ngoài ra, trước giờ tĩnh tâm luôn có Thánh Lễ và sau mỗi giờ tĩnh tâm có các Cha ngồi tòa giải tội để giáo dân có cơ hội làm hòa với Chúa hầu chuẩn bị tâm hồn sốt sắng hơn để đón mừng ngày Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.
Xem Hình
-Chuẩn bị bước vào Tuần Thánh là Chúa Nhật Lễ Lá, trước Thánh Lễ là nghi thức làm phép lá do Cha chủ sự các Thánh Lễ trong ngày cử hành ở cuối nhà thờ, cùng tất cả giáo dân mỗi người trên tay cầm nhành lá để tưởng nhớ và ghi lại những hình ảnh cách đây 2000 năm khi dân chúng Do Thái đón chào Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem như bài Tin Mừng của Thánh Luca ghi lại (22, 14-23, 56) nói về cuộc thương khó của Chúa Giêsu với nhiều sự kiện rất chi tiết và rất hiện thực…
-Bắt đầu ba ngày Tam Nhật Vượt Qua là ngày Thứ Năm, tưởng niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể, Lễ Tiệc Ly và Rửa chân cho các môn đệ. Thánh Lễ cử hành lúc 7:00 PM do Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD chủ sự, cùng 5 Cha Đồng Tế, và quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt và khoảng gần 1000 giáo dân tham dự. Mở đầu Thánh Lễ Cha Chánh Xứ chủ tế tóm lược qua 40 ngày chay thánh, nay bắt đầu bước vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu, sau khi vào thành thánh Giêrusalem bằng buổi Lễ Tiệc Ly mà chúng ta tưởng niệm hôm nay. Trong Thánh Lễ có các nghi thức dâng dầu thánh đã được nhận lãnh trong ngày Lễ Dầu tại Tòa Tổng Giáo Phận vừa qua gồm: dầu Thánh Hiến, dầu Tân Tòng và dầu Bệnh Nhân. Sau bài giảng là nghi thức rửa chân, đại diện cho 12 Thánh tông đồ năm nay giáo xứ mời chọn các vị đại diện cho các ban ngành và đồng hương. Cuối Thánh Lễ là nghi thức rước kiệu Mình Thánh Chúa quanh trong Nhà Thờ, đến đặt tại Nhà Tạm được thiết lập bên phải Cung Thánh, để giáo dân và các đoàn thể chầu luân phiên đến 7 giờ sáng thứ Sáu thì chấm dứt.
-Bước qua ngày thứ Sáu, đúng 3:00 PM như hằng năm Cha Chánh Xứ chủ sự nghi thức bắt đầu tuần cửu nhật Lòng Chúa Thương Xót cùng khá đông giáo dân tham dự, đến 6:00 PM đi đàng Thánh Giá sống do các anh em Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể diễn, cùng phối hợp đọc lời suy niệm của các Sơ, các ban ngành đoàn thể và giáo xứ. Đúng 7:00 PM Cha Chánh Xứ chủ sự Nghi thức Suy Tôn Thánh Gía và hôn chân Chúa, cùng hiến diện Đồng tế có Cha Francis Bùi Quyết, SDD Bề Trên Tu Đoàn Nhà Chúa tại Washougal, WA và 4 Cha khác, sau đó giáo dân tiếp tục ngắm 15 sự thương khó, kế đến các Bà Mẹ Công Giáo dâng hạt và cuối cùng trong đêm cực thánh nầy là nghi thức tháo đanh Chúa Giêsu do Đoàn Liên Minh Thánh Tâm phụ trách và táng xác Chúa do Đồng Hương Kênh 5 phục vụ, và cùng Cha Chánh Xứ cũng như giáo dân kiệu xác Chúa qua Nhà nguyện để giáo dân tiếp tục hôn chân Chúa cho đến 3:00 PM ngày thứ Bảy thì chấm dứt.
-Thứ Bảy, Đại Lễ Vọng Phục Sinh. Trong khung cảnh thiêng liêng và trọng thể. Giáo xứ tổ chức Thánh Lễ Vọng Phục Sinh lúc 9:00 PM tại Nhà Thờ Lớn, do Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD chủ tế cùng 5 Cha Đồng tế, tham dự Thánh Lễ có các Sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt/Miền Portland và đông đảo giáo dân.
Phần Phụng Vụ Thánh Lễ hôm nay gồm có 4 phần mở đầu là phụng vụ ánh sáng Chúa Kitô Phục Sinh, nghi thức làm phép Nến Phục Sinh ở cuối nhà thờ của Cha Chủ Tế hợp cùng 5 Cha Đồng Tế, trong lúc Cha chủ tế đọc lời nguyện, đèn nhà thờ đều được tắt hết. Sau phần phụng vụ ánh sáng là phần công bố Tin Mừng Phục Sinh: EXSULTET của Cha Phó Xứ Giuse Đặng Hoàng Nhật, SDD kế đến là phần phụng vụ phép rửa, Cha chủ tế làm phép nước và quý Cha đã đi xuống rảy nước Thánh trên cộng đoàn để được nhận ơn Thánh mà từ bỏ mọi tà thần, đặc biệt năm nay Cha Chánh Xứ Chủ Tế đã cử hành nghi thức ban phép Bí Tích Thánh Tẩy cho 12 anh chị em tân tòng để được làm con cái Chúa sau 6 tháng học hỏi giáo lý và tìm hiểu, sau hết là phần phụng vụ Thánh Thể
Cuối Thánh Lễ Cha Chánh Xứ đại diện quý Cha Phó Xứ, Hội Đồng Giáo Xứ ngỏ lời cám ơn các Ban Ngành, Đoàn Thể và cá nhân đã hy sinh thời gian và công sức để tổ chức 3 ngày Tam Nhật Thánh thành công tốt đẹp như lòng Chúa mong muốn. Thánh Lễ kết thúc lúc 11:30 PM mọi người ra về mang theo trong lòng bình an, yêu thương và thánh thiện.
Lê Quang Uyên
Cùng với Giáo Hội hoàn vũ, mùa Chay là mùa sám hối, ăn năn, trở về và làm công việc bác ái. Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon năm nay tổ chức tĩnh tâm 3 ngày từ thứ Năm 10 tháng 3 đến 12 tháng 3 năm 2016 mỗi ngày vào lúc 6:00 PM – 7:00 PM do Cha Giuse Nguyễn Trọng Tước tức bút hiệu Nguyễn Tầm Thường Dòng Tên hướng dẫn, với 3 đề tài của 3 ngày kết nối nhau gồm: Thứ Năm đề tài I: Lòng Thương Xót: Mầu nhiệm cứu độ là tình yêu. Thứ Sáu đề tài II: Mùa Chay: Thời gian tìm lại căn tính chính mình. Thứ Bảy đề tài III: Năm Thánh và ơn toàn xá. Suốt 3 ngày giáo dân tham dự rất đông cả trong nhà thờ và hội trường đều chật kín. Ngoài ra, trước giờ tĩnh tâm luôn có Thánh Lễ và sau mỗi giờ tĩnh tâm có các Cha ngồi tòa giải tội để giáo dân có cơ hội làm hòa với Chúa hầu chuẩn bị tâm hồn sốt sắng hơn để đón mừng ngày Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.
Xem Hình
-Chuẩn bị bước vào Tuần Thánh là Chúa Nhật Lễ Lá, trước Thánh Lễ là nghi thức làm phép lá do Cha chủ sự các Thánh Lễ trong ngày cử hành ở cuối nhà thờ, cùng tất cả giáo dân mỗi người trên tay cầm nhành lá để tưởng nhớ và ghi lại những hình ảnh cách đây 2000 năm khi dân chúng Do Thái đón chào Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem như bài Tin Mừng của Thánh Luca ghi lại (22, 14-23, 56) nói về cuộc thương khó của Chúa Giêsu với nhiều sự kiện rất chi tiết và rất hiện thực…
-Bắt đầu ba ngày Tam Nhật Vượt Qua là ngày Thứ Năm, tưởng niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể, Lễ Tiệc Ly và Rửa chân cho các môn đệ. Thánh Lễ cử hành lúc 7:00 PM do Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD chủ sự, cùng 5 Cha Đồng Tế, và quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt và khoảng gần 1000 giáo dân tham dự. Mở đầu Thánh Lễ Cha Chánh Xứ chủ tế tóm lược qua 40 ngày chay thánh, nay bắt đầu bước vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu, sau khi vào thành thánh Giêrusalem bằng buổi Lễ Tiệc Ly mà chúng ta tưởng niệm hôm nay. Trong Thánh Lễ có các nghi thức dâng dầu thánh đã được nhận lãnh trong ngày Lễ Dầu tại Tòa Tổng Giáo Phận vừa qua gồm: dầu Thánh Hiến, dầu Tân Tòng và dầu Bệnh Nhân. Sau bài giảng là nghi thức rửa chân, đại diện cho 12 Thánh tông đồ năm nay giáo xứ mời chọn các vị đại diện cho các ban ngành và đồng hương. Cuối Thánh Lễ là nghi thức rước kiệu Mình Thánh Chúa quanh trong Nhà Thờ, đến đặt tại Nhà Tạm được thiết lập bên phải Cung Thánh, để giáo dân và các đoàn thể chầu luân phiên đến 7 giờ sáng thứ Sáu thì chấm dứt.
-Bước qua ngày thứ Sáu, đúng 3:00 PM như hằng năm Cha Chánh Xứ chủ sự nghi thức bắt đầu tuần cửu nhật Lòng Chúa Thương Xót cùng khá đông giáo dân tham dự, đến 6:00 PM đi đàng Thánh Giá sống do các anh em Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể diễn, cùng phối hợp đọc lời suy niệm của các Sơ, các ban ngành đoàn thể và giáo xứ. Đúng 7:00 PM Cha Chánh Xứ chủ sự Nghi thức Suy Tôn Thánh Gía và hôn chân Chúa, cùng hiến diện Đồng tế có Cha Francis Bùi Quyết, SDD Bề Trên Tu Đoàn Nhà Chúa tại Washougal, WA và 4 Cha khác, sau đó giáo dân tiếp tục ngắm 15 sự thương khó, kế đến các Bà Mẹ Công Giáo dâng hạt và cuối cùng trong đêm cực thánh nầy là nghi thức tháo đanh Chúa Giêsu do Đoàn Liên Minh Thánh Tâm phụ trách và táng xác Chúa do Đồng Hương Kênh 5 phục vụ, và cùng Cha Chánh Xứ cũng như giáo dân kiệu xác Chúa qua Nhà nguyện để giáo dân tiếp tục hôn chân Chúa cho đến 3:00 PM ngày thứ Bảy thì chấm dứt.
-Thứ Bảy, Đại Lễ Vọng Phục Sinh. Trong khung cảnh thiêng liêng và trọng thể. Giáo xứ tổ chức Thánh Lễ Vọng Phục Sinh lúc 9:00 PM tại Nhà Thờ Lớn, do Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD chủ tế cùng 5 Cha Đồng tế, tham dự Thánh Lễ có các Sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt/Miền Portland và đông đảo giáo dân.
Phần Phụng Vụ Thánh Lễ hôm nay gồm có 4 phần mở đầu là phụng vụ ánh sáng Chúa Kitô Phục Sinh, nghi thức làm phép Nến Phục Sinh ở cuối nhà thờ của Cha Chủ Tế hợp cùng 5 Cha Đồng Tế, trong lúc Cha chủ tế đọc lời nguyện, đèn nhà thờ đều được tắt hết. Sau phần phụng vụ ánh sáng là phần công bố Tin Mừng Phục Sinh: EXSULTET của Cha Phó Xứ Giuse Đặng Hoàng Nhật, SDD kế đến là phần phụng vụ phép rửa, Cha chủ tế làm phép nước và quý Cha đã đi xuống rảy nước Thánh trên cộng đoàn để được nhận ơn Thánh mà từ bỏ mọi tà thần, đặc biệt năm nay Cha Chánh Xứ Chủ Tế đã cử hành nghi thức ban phép Bí Tích Thánh Tẩy cho 12 anh chị em tân tòng để được làm con cái Chúa sau 6 tháng học hỏi giáo lý và tìm hiểu, sau hết là phần phụng vụ Thánh Thể
Cuối Thánh Lễ Cha Chánh Xứ đại diện quý Cha Phó Xứ, Hội Đồng Giáo Xứ ngỏ lời cám ơn các Ban Ngành, Đoàn Thể và cá nhân đã hy sinh thời gian và công sức để tổ chức 3 ngày Tam Nhật Thánh thành công tốt đẹp như lòng Chúa mong muốn. Thánh Lễ kết thúc lúc 11:30 PM mọi người ra về mang theo trong lòng bình an, yêu thương và thánh thiện.
Lê Quang Uyên
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hành trình hướng tới hiệp nhất Kitô Giáo : Bài giảng thứ V Mùa Chay 2016 của Cha Cantalamessa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:51 27/03/2016
HÀNH TRÌNH HƯỚNG TỚI SỰ HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO
Suy tư về Unitatis redintegratio
Bài giảng thứ V Mùa Chay 2016 của Cha Cantalamessa
1- Con đường đại kết sau Vatican II
Khoa chú giải hiện đại đã làm cho chúng ta quen thuộc với những nguyên tắc của Hans - Georg Gadamer về “ảnh hưởng của lịch sử” (Wirkungsgeschichte). Theo phương pháp này, để hiểu một bản văn, chúng ta cần phải để ý đến những ảnh hưởng của lịch sử mà trong đó bản văn được ra đời, và đặt mình trong lịch sử này để đối thoại với nó.[1] Nguyên tắc này mang lại nhiều tiện ích khi áp dụng cho việc chú giải Kinh Thánh. Nó nói rằng chúng ta không thể hiểu được cách đầy đủ Cựu Ước nếu không đặt trong ánh sáng của sự viên mãn trong Tân Ước, và chúng ta không thể hiểu Tân Ước nếu không đặt trong ánh sáng của những hoa quả đã được trổ sinh trong đời sống Giáo Hội. Bởi thế, việc nghiên cứu lịch sử triết học về “các nguồn”, nghĩa là những ảnh hưởng trực tiếp trên bản văn, tự nó không có đủ. Chúng ta còn cần lưu ý đến cả những ảnh hưởng từ đó nó được áp dụng. Đây là nguyên tắc mà Chúa Giêsu đã nói từ lâu rồi, khi cho rằng “nhìn quả thì biết cây” (x. Lc 6,44).
Với sự điều chỉnh thích hợp, như chúng ta thấy trong những suy niệm trước, nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng cho những bản văn của Vatican II. Hôm nay, tôi muốn cho thấy nó được áp dụng các đặc biệt như thế nào với Sắc lệnh về đối thoại, Unitatis redintegratio, đó là chủ đề của suy niệm này. Năm mươi năm hành trình và phát triển trong đối thoại sẽ cho thấy sức sống ẩn chứa trong bản văn này. Sau khi nhắc lại những lý do nền tảng hướng dẫn các Kitô hữu đi tìm kiếm sự hiệp nhất với nhau, và sau khi đã phổ biến một thái độ mới giữa các Kitô hữu từ những Giáo Hội khác nhau liên quan đến vấn đề này, các Nghị Phụ Công Đồng diễn tả mục đích của tài liệu này như sau:
“Thánh Công Đồng này cũng tha thiết mong mỏi tái hiệp nhất giữa tất cả các môn đệ Chúa Kitô, nên muốn cung ứng cho mọi người Công Giáo sự trợ lực, đường lối và phương sách để họ có thể đáp ứng lời mời gọi và ân sủng của Thiên Chúa”.[2]
Những thực thi hay hoa trái của tài liệu này có hai loại. Trên mức độ giáo huấn và cơ cấu, Hội Đồng Tòa Thánh cho sự hiệp nhất Kitô giáo được thành lập. Ngoài ra, những cuộc đối thoại song phương được thực hiện với hầu hết những thú nhận kitô giáo, nhằm mục đích cỗ võ một sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn, so sánh những lập trường của chúng ta và bỏ qua những thành kiến.
Bên cạnh việc đối thoại chính thức và thuộc giáo lý này, cuộc đối thoại nhờ những cuộc gặp gỡ cá nhân và hòa giải con tim cũng được khởi đầu. Theo cái nhìn đó một số những cuộc gặp gỡ được tổ chức và đã để lại dấu ấn trên hành trình đối thoại trong suốt năm mươi năm qua: cuộc gặp gỡ của Đức Phaolô VI với Thượng phụ Athenagoras, nhiều cuộc gặp gỡ của Đức Gioan Phaolô II và của Đức Biển Đức XVI với nhiều nhà lãnh đạo khác nhau đến từ các Giáo Hội Kitô giáo, cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với Thượng phụ Bartholomew vào năm 2014, và cuối cùng, cách đây ít tuần lễ, cuộc gặp gỡ ở Cuba với Kirill, với Thượng phụ của Moscow mở ra một chân trời mới cho đối thoại.
Trên bình diện đối thoại tâm linh, những người tín hữu từ những Giáo Hội khác nhau có những sáng kiến để gặp gỡ nhau, cùng nhau cầu nguyện và cùng nhau loan báo Tin Mừng – nhưng không có một ý hướng nào về việc chiêu dụ tín đồ và cầu nguyện với những người hoàn toàn trung thành với Giáo Hội của họ. Tôi cũng được may mắn tham dự nhiều cuộc gặp gỡ như thế. Một trong số đó đã để lại dấu ấn đặc biệt sống động trong tâm trí tôi, bởi vì nó như một lời tiên tri nhìn thấy được về điều mà phong trào đại kết phải hướng dẫn chúng ta đi tới.
Vào năm 2009 có một sự cử hành đức tin trọng thể ở Stockholm được gọi là “Jesus Manifestation – Sự biểu dương cho Chúa Giêsu”. Trong ngày cuối cùng, những người tín hữu đến từ nhiều Giáo Hội khác nhau, mỗi người đến từ những con đường khác nhau, diễu hành trong đoàn rước về trung tâm của thành phố. Nhóm nhỏ Công Giáo chúng tôi được hướng dẫn bởi giáo mục địa phương của họ cũng diễu hành xuống một con đường vừa đi vừa cầu nguyện. Khi đến tại trung tâm, các hành được tách ra và nhập thành một khối đám đông cùng tung hô “Vương Quyền của Chúa Kitô” – đám đông này có khoảng 18,000 người trẻ và những người đứng xem rất ngạc nhiên. Cuộc biểu dương “vì” Chúa Giêsu trở thành một sự biểu dương mạnh mẽ “của” Chúa Giêsu. Sự hiện hiện của Người dường như sờ được trong một quốc gia không quen với biểu dương tôn giáo như thế.
Cả những phát triển này của tài liệu về đối thoại là hoa quả của Chúa Thánh Thần và là dấu chỉ về Lễ Hiện Xuống mới. Làm sao Đấng Phục sinh đã thuyết phục các Tông Đồ mở ra với Lương Dân và chào đón họ vào trong cộng đoàn Kitô hữu mình? Người hướng dẫn thánh Phêrô vào nhà ông viên sĩ quan Cornelius và giúp ông đón nhận Chúa Thánh Thần đến trên những người hiện diện ở đó với chính những sự bày tỏ của Chúa Thánh Thần như các Tông Đồ đã kinh nghiệm trong ngày lễ Hiện Xuống: họ nói được nhiều thứ tiếng và lớn tiếng ca ngợi Thiên Chúa. Thánh Phêrô đi đến kết luận: “Nếu khi Thiên Chúa đã ban cùng ân sủng cho họ như Người đã ban cho chúng ta…, vậy thì tôi là ai mà có thể chống lại Thiên Chúa?” (Cv 11,17).
Ngày nay Đấng Phục Sinh tiếp tục thực hiện những điều tương tự như thế. Người sai Thánh Thần của Người và các đặc sủng trên các tín hữu thuộc những Giáo Hội khác nhau, cả những người có niềm tin khác biệt chúng ta, với chính những sự bày tỏ bên ngoài như nhau. Sao lại không nhìn thấy trong đó một dấu chỉ mà Người đang thúc bách chúng ta phải chào đón và nhận biết họ như những anh chị em, cho dẫu hành trình hướng tới sự hiệp nhất mới chỉ còn ở bình diện hữu hình? Trong mọi trường hợp đây đã là điều thay đổi tôi về tình yêu cho sự hiệp nhất Kitô giáo, mặc dầu tôi đã quen với việc nghiên cứu trước Công Đồng là xem Chính Thống giáo và Tin Lành chỉ như là “những đối thủ” để bác bỏ những luận cứ thần học của chúng ta.
2- Một năm từ năm thế kỷ của cuộc Cải Cách Tin Lành (1517)
Trong Mùa Chay năm ngoái, tôi đã cố gắng đưa ra những kết quả của việc đối thoại với Chính Thống Giáo Đông Phương về lĩnh vực thần học. Tôi đã sưu tập những suy niệm này thành một cuộc sách nhỏ có tựa đề “Hai Lá Phổi, Một Hơi Thở”,[3] và tự đề tự nó cho thấy điều chúng ta cố gắng làm và một phần lớn đã được thực hiện. Tại thời điểm này tôi muốn hướng chú ý đến các mối tương quan với người tác lớn khác của việc đối thoại đại kết, đó là thế giới Tin Lành, không đi vào những vấn đề lịch sử và giáo huấn nhưng để cho thấy làm sao mọi sự đang thúc bách chúng ta đi tới trong việc cố gắng để tái lập sự hiệp nhất Kitô Giáo Tây Phương.
Một bối cảnh làm cho những cố gắng này đặc biệt có tính thời sự. Thế giới Kitô giáo đang chuẩn bị kỷ niệm thế kỷ thứ năm của Cải Cách vào năm 2017. Đây là sự sống còn cho toàn thể tương lai của Giáo Hội không đánh mất cơ hội này, khi cứ giữ những tù nhân của quá khứ hay giới hạn mình trong việc sử dụng những âm giọng hòa hợp hơn, để xác định những bổn phận và những sai lầm của hai phía. Tôi tin rằng đây là thời điểm để làm một bước nhảy về phía trước có chất lượng, như con thuyền cập một bờ hay một kênh, cần tiến xa một mức độ cao hơn.
Tình hình đã thay đổi sâu sắc trong năm trăm qua, nhưng luôn là điều khó nhọc để đánh giá nó cách chính xác. Vấn đề đưa tới sự chia rẽ giữa Giáo Hội Rôma và Cải Cách trong thế kỷ thứ XVI chủ yếu liên quan đến ơn đại xá và hình thức mà người tội lỗi đón nhận sự công chính. Nhưng, một lần nữa, chúng ta có thể hỏi rằng những điều này có phải là những vấn đề mà đức tin của con người hôm nay đứng vững hay sụp đổ chăng? Trong một cuộc hội thảo được tổ chức tại Trung Tâm cỗ võ sự hiệp nhất ở Roma, Đức Hồng Y Walter Kasper nhận xét rất chính xác rằng trong khi đối với Luther vấn đề chính yếu số một là làm sao vượt qua ý thức về tội và tìm kiếm một Thiên Chúa tốt lành, thì ngày hôm nay vấn đề trái ngược lại: làm sao giúp con người hôm nay lấy lại cảm thức đích thực về tội mà họ đã hoàn toàn quên lãng.
Tôi tin rằng mọi tranh luận thế kỷ giữa Công Giáo và Tin Lành liên quan đến đức tin và hành vi sẽ kết thúc nhờ việc chúng ta nhận ra điểm chính yếu của sứ điệp Phaolô. Điều mà thánh Tông Đồ muốn khẳng định trên hết trong thư Rôma chương 3 rằng chúng ta không được công chính hóa nhờ đức tin nhưng chúng ta được công chính hóa nhờ đức tin trong Chúa Kitô; Cũng thế chúng ta không được công chính nhờ ân sủng, nhưng chúng ta được công chính hóa nhờ ân sủng của Chúa Kitô. Chúa Kitô là trung tâm điểm của sứ điệp, hơn cả ân sủng và đức tin.
Trong hai chương tiếp theo của thư Rôma, sau khi đã gới thiệu nhân tính trong tình trạng hoàn vũ của tội lỗi và sự hủy hoại, thánh Tông Đồ đã can đảm không thể tin được để quả quyết rằng tình trạng này đã thay đổi tận gốc rễ “nhờ sự cứu chuộc được thực hiện trong Đức Kitô”, “nhờ sự vâng phục của một người (Rm 3,24;5,19).
On cứu độ này được đón nhận nhờ đức tin và không nhờ hành động. Quả quyết này ở trong bản văn và là điều cấp bách nhất phải đưa ra ánh sáng trong thời đại của Luther, lúc đó còn đang bình yên, ít nhất ở Châu Âu; người ta đề cập đến đức tin trong Đức Kitô và ân sủng của Đức Kitô. Nhưng lại xảy ra ở điều thứ hai, không phải trong điều thứ nhất. Chúng ta đã mắc phải sai lầm là giảm thiểu điều mà đối với thánh Phaolô là một khẳng định có phạm vi rộng lớn hơn và có tính hoàn vũ thành một vấn đề thần học thuộc nội bộ Kitô giáo. Ngày hôm nay chúng ta được mời gọi để tái khám khá và cùng nhau loan báo chiều sâu sứ điệp của Phaolô.
Trong những miêu tả về những cuộc chiến thời Trung Cổ luôn có một thời điểm trong đó, khi đã chiến thắng những người bắn cung, kỵ binh và tất cả những gì còn lại, cuộc náo loạn tập trung vào ông vua. Ở đó người ta quyết định kết quả cuối cùng cuộc chiến. Đối với chúng ta cũng thế, cuộc chiến tập trung vào ông vua… con người của Chúa Kitô là điểm của cuộc chiến. Từ quan điểm của việc Tân phúc âm hóa, chúng ta cần trở về với thời gian của các tông đồ. Có một sự tương tự giữa thời đại chúng ta và thời đại của họ: họ phải đối điện với một thế giới “tiền Kitô giáo”, và bây giờ ở Tây Phương chúng ta đang đối điện với một thế giới rộng lớn “hậu Kitô giáo”.
Khi tông đồ Phaolô muốn tóm tắt sứ điệp Kitô giáo trong một lời câu, ngài không nói: “Chúng tôi rao giảng điều này hay giáo huấn này cho anh em”, nhưng ngài nó: “Chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh” (91 Cr 1,23), và “chúng tôi rao giảng… Đức Giêsu Kitô là Chúa (2 Cr 4,5). Bây giờ điều này là “articulus stantis et cadentis Ecclesiae – tín khoản đích thực nhờ đó mà Giáo Hội đứng vững hay sụp đổ.
Điều này không có nghĩa là lờ đi tất cả những gì mà Cải Cách Thệ Phản đã canh tân cách mới mẻ và có giá trị - cả trong lĩnh vực thần học và cũng như trong lĩnh vực tu đức, nhất là việc tái khẳng định về tính ưu tiên của Lời Chúa. Điều này có ý nghĩa đặc biệt cho phép toàn thể Giáo Hội tận hưởng những sự thành tựu tích cực của nó, cùng một lúc được giải thoát khỏi những sự thái quá nào đó và những cứng nhắc, giải tỏa bầu khí căng thẳng cho những can thiệp chính trị và những bút chiến tiếp theo.
Một giai đoạn ý nghĩa trong chiều hướng này là “Tuyên bố đôi bên về Giáo huấn của sự Công chính vào ngày 31 tháng 10 năm 1999, giữa Giáo Hội Công Giáo và Hiệp hội thế giới Lutêrô.[4] Trong phần kết luận tài liệu nói rằng:
“Sự hiểu biết giáo huấn về sự công chính hóa được trình bày trong Tuyên bố này cho thấy rằng một sự đồng tâm nhất trí trong những chân lý nền tảng của giáo huấn về sự công chính tồn tại giữa những người Tin Lành và Công Giáo. Trong ánh sáng của sự nhất trí này, việc gìn giữ sự khác biệt về ngôn ngữ, về việc biên soạn thần học, và nhấn mạnh trong việc hiểu biết về sự công chính được miêu tả trong những đoạn 1 đến 39 là chấp nhận được. Vì lý do này, trong sự khác biệt của họ, sự khai triển của Tin Lành và của Công Giáo về sự công chính thì cởi mở cho nhau và không phải hủy bỏ sự nhất trí liên quan đến chân lý nền tảng”.[5]
Tôi đã có mặt khi thỏa thuận này được tuyên bố trong Đền thờ thánh Phêrô vào giờ Kinh Chiều trọng thể do Đức Gioan Phaolô II chủ sự với tổng giám mục Uppsala, Bertil Werkström. Đức Giáo Hoàng nhận xét trong bài giảng của ngài đánh động tôi. Nếu tôi nhớ chính xác, ngài diễn tả tư tưởng này như sau: đã đến lúc phải dừng lại việc biến học thuyết về sự công chính nhờ đức tin thành một chủ đề để đấu tranh và tranh cãi giữa các nhà thần học và thay vào đó là cố gắng để giúp mọi người đã được rửa tội có một kinh nghiệm cá vị và tự do về chân lý này. Từ ngày đó về sau, mỗi lúc tôi có cơ hội giảng dạy, tôi không ngừng cố gắng giúp anh chị em có kinh nghiệm này.
Sự công chính nhờ đức tin trong Chúa Kitô cần được rao giảng bởi toàn thể Giáo Hội và với một sức mạnh hơn bao giờ hết. Không còn ở trong sự đối lập với “những việc làm tốt” – một vấn nạn đã xảy ra và đã được giải quyết – nhưng đúng hơn trong sự đối lập với đòi hỏi bởi thế giới bị tục hóa mà nó tự cứu độ nhờ khoa học và kỷ thuật hay nhờ kỷ thuật tâm linh con người đã phát minh. Tôi tin rằng nếu Luther và Calvin và những nhà cải cách khác hôm nay vẫn còn sống, đây có lẽ là cách thế họ rao giảng sự công chính được ban nhưng không nhờ đức tin!
Một cuốn sách làm nên thời đại viết rằng:
“Xã hội hiện đại được xây dựng trên khoa học. Khoa học mang lại cho họ sức khỏe, quyền lực, và sự chắc chắn mà xa hơn nữa trong tương lai sự giàu có và quyền lực vẫn thuộc về chúng ta, nếu chúng ta muốn như thế… (Tuy nhiên) được cung cấp bằng mọi thứ quyền lực, tận hưởng tất cả những sự giàu có mà khoa học mang lại cho con người, xã hội chúng ta còn bị cám dỗ sống và giảng dạy những hệ thống giá trị đã bị xói mòn tận nền tảng từ chính nền khoa học này”.[6]
Đối với tác giả này, “hệ thống các giá trị” đã bị tấn công đến tận gốc rễ đương nhiên là những hệ thống tôn giáo. Jean-Paul Sartre bắt đầu từ một cái nhìn triết học, đã đi đến kết luận tương tự. Ông làm cho một nhân vật nói rằng: “Chính tôi hôm nay tự tố cáo mình, chỉ có tôi có thể bào chữa cho tôi; tôi là người. Nếu Thiên Chúa hiện hữu, con người không là gì cả”.[7] Người Kitô hữu ngày hôm nay phải trả lời cho loại thách đố được lăng xê bởi chủ nghĩa khoa học vô thần và bởi chủ nghĩa thế tục với giáo huấn này: “Con người không thể trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ những hành động, nhưng nhờ ân sủng và đức tin (x. Gl 2,16).
3- Vượt trên những tín điều
Tôi tin rằng trong cuộc đối thoại đại kết với các Giáo Hội Thệ Phản dựa trên vai trò vững chắc của những tín điều. Để tôi giải thích. Những định tín thuộc giáo thuyết và tín điều – ban đầu là hoa quả của những tiến trình sống động và phản chiếu con đường hòa hợp của cộng đoàn và chân lý đã được khám khá một cách khó nhọc, với thời gian qua đi chúng trở nên cứng nhắc trở thành những “những lời của mệnh lệnh”, gắn liền với những nhãn hiệu bên ngoài. Đức tin không còn dừng lại ở thực tại của điều gì, nhưng ở những công thức. Chúng ta làm ngược lại với những điều mà nó phải là trật tự của những điều như lời khẳng định nổi tiếng của thánh Tôma Aquinô: “Fides non terminatur ad enuntiabile, sed ad rem – Đức tin không dừng lại ở công thức của nó, nhưng trong điều tự thân nó”.[8]
Đã có hiện tượng của chủ nghĩa duy hình thức trong quá khứ, giai đoạn sáng tạo những tín điều lớn đã kết thúc.[9] Chỉ gần đây, ví dụ, người ta cho rằng sự chia rẽ bên trong Kitô giáo Đông Phương giữa các Giáo Hội Cacedonia và các Giáo Hội Monophysite hay Nestorian, trong nhiều trường hợp, là dựa trên những định tín và trên những ý nghĩa khác nhau khi hiểu những hạn từ ousia và hypostasis mà họ không động đến bản chất của giáo huấn. Như thế, người ta phải tái thiết lại sự hiệp thông giữa và với các Giáo Hội Đông Phương khác nhau. Cản trở này đặc biệt thấy rõ trong tương quan với những Giáo Hội Cải Cách. Đức tin và hành động, Kinh Thánh và truyền thống: là những trái nghịch nhau có thể hiểu được, và một phần phải được minh chứng ngay từ ban đầu, nhưng chúng đã trở thành sai lạc nếu chúng được lặp lại và cứ giữ như là những tư tưởng không gì có thể thay đổi trong suốt 500 năm. Ví dụ chúng ta hãy lấy sự đối nghịch giữa đức tin và hành động. Đức tin có một ý nghĩa nền tảng nếu nhờ “những hành động tốt” (như nó không may được hiểu trong thời đại của Luther) là ân xá, hành hương, ăn chay, dâng nến, và những việc khác. Tuy nhiên nó trở thành sai lạc nếu nhờ những “hành động tốt” mà chúng ta hiểu là những việc làm bác ái và thương xót. Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta trong Tin Mừng rằng không có những việc làm đó chúng ta không thể vào Nước Trời và Người buộc phải nói rằng: “Cút khỏi mặt Ta” (Mt 7,23). Một người không được công chính nhờ những hành động tốt, nhưng một người sẽ không được cứu độ nếu không có hành động tốt. Tất cả người Công Giáo và Tin Lành tin điều đó và đây cũng là điều mà Công Đồng Trentô đã nói. Một cách tương tự người ta phải nói về sự tương phản giữa Kinh Thánh và truyền thống. Nó chỉ dừng lại ở bên ngoài khi đụng đến vấn đề mạc khải, nếu như người Tin Lành chỉ có Kinh Thánh trong khi người Công Giáo có Kinh Thánh và truyền thống. Trong thực tế, không có Giáo Hội nào mà không có truyền thống. Điều này giải thích cho sự hiện hữu của rất nhiều tên gọi khác nhau trong giới Thể Phản nếu không phải là những hình thức khác nhau của họ về việc chú giải Kinh Thánh? Và Truyền thống Kitô giáo là gì trong nội dung đích thật của nó, nếu không phải một các chính xác là Kinh Thánh như được đọc trong Giáo Hội và bởi Giáo Hội đó sao?
Ngay cả định tín của Tin Lành “Simul iustus et peccator – cùng một lúc người công chính và người tội lỗi” là một chứng ngại vật không thể qua được cho sự hiệp nhất. Nó là một phần của truyền thống Công Giáo, từ thời các Giáo Phụ, định nghĩa về Giáo Hội như là “casta meretrix – cô điếm trinh khiết” và Giáo Hội “thánh thiện và luôn cần được thanh tẩy” (x. Lumen gentium, 8).[10] Điều mà ta nói về Giáo Hội trong toàn thể, như thân thể của Chúa Kitô, không được áp dụng cho mỗi thành viên của Giáo Hội đó sao?
Cách thể mà trong đó sự đồng hiện hữu của sự thánh thiện và tội lỗi nơi con người được cứu độ được hiểu có thể mở ra cho nhiều giải thích phong và bổ túc lẫn nhau. Trong phần phụ lục của Tuyên bố thống nhất về Giáo huấn của sự Công chính có một sự giải thích về định tín “simul iustus et peccator”, nó không khác với giáo huấn của Công Giáo. Tài liệu nói rằng sự công chính mang lại một sự canh tân đích thức trong đời sống mới của người được rửa tội – mạc dầu sự công chính này không bao giờ trở thành một sự sở hữu chắc chắn, dựa trên đó con người có thể để xây dựng tương quan của mình với Thiên Chúa và luôn luôn phụ thuộc vào hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Vào năm 1974 có một thông tin làm ngạc nhiên và làm thích thúc toàn thế giới. Một người lính Nhật Bản, người được gửi tới một hòn đảo ở Philippines trong cuộc Thế Chiến cuối cùng để xâm nhập vào quân địch và thu thập thông tin, anh đã sống 13 năm ẩn dấu nơi này nơi kia trong rừng nhiệt đới, ăn rể cây, hoa quả, và đôi khi chim mồi. Anh xác tín rằng chiến tranh vẫn còn tiếp diễn và anh vẫn tiếp tục sứ vụ của mình. Khi người ta tìm thấy anh, thật khó để thuyết phục anh rằng chiến tranh đã kết thúc và anh có thể trở về với gia đình. Tôi tin rằng có điều gì đó tương tự xảy ra ở giữa những người Kitô giáo. Có những Kitô hữu cần phải được thuyết phục rằng cả hai bên chiến tranh đã qua rồi. Những cuộc thánh chiến giữa Công Giáo và Thệ Phản đã kết thúc rồi, và chúng ta có những việc phải làm hơn là thích gây sự với nhau! Thế giới đã lãng quên, hay chưa được biết Đấng Cứu Thế của mình, người là ánh sáng của thế giới, là đường, sự thật và sự sống, làm sao chúng ta cứ hoang phí thời gian để ngồi cãi nhau?
4- Hiệp nhất trong bác ái
Tuy nhiên lý do thực hành không đủ mang lại sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu. Nó không đủ để giúp chúng ta hiệp nhất trên phương diện phúc âm hóa và hoạt động bác ái. Đây là một con đường mà phong trào đại kết đã cố gắng ngay từ ban đâu, nhưng nó cũng đã cho thấy còn chưa đủ. Nếu sự hiệp nhất cả các môn đệ phải là một phản ánh về sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con, vượt trên tất cả phải sự hiệp nhất của tình yêu, bởi vì đây là sự hiệp nhất ngự trị trong Ba Ngôi. Ba Ngôi vị thần linh hiệp nhất trong hữu thể, không phải vì Ba Ngôi “hoạt động cách liên kết” trong tạo thành và tất cả những công trình “ad extra – ngoại tại”. Kinh Thánh mời gọi chúng ta “rao giảng chân lý trong tình yêu (veritam facientes in caritate) (x. Eph 4,15), và thánh Augustinô khẳng định rằng “người ta không thể hiểu biết chân lý nếu không nhờ tình yêu - non intratur in veritatem nisi per caritatem”.[11]
Điều khác thường hướng tới con đường này dẫn tới sự hiệp nhất dựa trên tình yêu là điều mà đã được phổ biến rộng rãi trước chúng ta. Chúng ta không thể “đốt cháy giai đoạn” về giáo huấn bởi vì có những khác biệt và sẽ được giải quyết một cách kiên nhẫn trong chỗ phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta có thể đốt cháy những giai đoạn trong bác ái, và dần dần trở nên hiệp nhất, cho đến hôm nay. Dấu chỉ đích thức và chắc chắn của sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, như thánh Augustinô làm chứng, không phải là nói các thứ tiếng, nhưng là tình yêu hiệp nhất: “Bạn có thể chắc chắn bạn cho Thánh Thần khi bạn cho phép trái tim bạn gắn bó với sự hiệp nhất ngang qua một sự bác ái chân thành”.[12]
Chúng ta hãy nhắc lại bài ca đức ái của thánh Phaolô. Mỗi câu chứa đựng một ý nghĩa mới mẻ và bổ ích nếu nó được áp dụng cho tình yêu giữa những thành phần của các Giáo Hội Kitô giáo khác nhau, cho những tương quan đại kết:
“Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu,
không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc,
không làm điều bất chính, không tìm tư lợi (hay chỉ quan tâm đến Giáo Hội mình thôi)
không nóng giận, không nuôi hận thù, (hay là nhắc nhớ những điều sai lỗi cho người khác)
không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật (không chia sẻ những khó khăn của các Giáo Hội khác nhưng chia sẻ những thành công tâm linh của họ).
Đức Mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (x. 1 Cr 13,4-7.
Người ta nói rằng: “Yêu nhau không phải là để nhìn nhau, nhưng cả hai cùng nhìn về một hướng”.[13] Giữa các Kitô hữu cũng thế, yêu thương một người khác có nghĩa là cùng nhau tìm kiếm một hướng đi, đó là hướng đi của Chúa Kitô. “Người là bình an của chúng ta” (Eph 2,14). Nếu chúng ta trở về với Chúa Kitô và cùng nhau hướng về Người, chúng ta những Kitô hữu sẽ lôi kéo nhau lại gần hơn cho đến khi chúng ta trở thành điều mà chúng ta cầu nguyện: “Hiệp nhất nên một trong Người và với Chúa Cha” (x. Ga 17,9). Điều này xảy ra tương tự như những nan hoa của một bánh xe. Chúng khởi đi từ những điểm khác nhau của vành xe, nhưng dần dần chúng xích tới trung tâm, chúng cũng xích gần nhau, cho đến khi tạo nên một điểm duy nhất. Nó đã xảy ra giống như đã xảy ra ở Stockholm.
Chúng ta sắp cử hành lễ Vượt Qua. Trên thập giá Chúa Giêsu “đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét… Nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha” (Eph 2,14.18). Chúng ta đừng quên làm điều đó, vì niềm vui của Con Tim của Kitô và vì lợi ích của nhân loại.
Chúc mừng Đức Thánh Cha, quý Cha, quý anh chị em Tuần Thánh sốt sắng và Lễ Phục sinh vui vẻ!
LM Phêrô Nguyễn Văn Hương dịch
CHÚ THÍCH
[1] See Hans-Georg Gadamer, Truth and Method (New York: Continuum International, 2006).
[2] Unitatis redintegratio, n. 1. All papal quotes are from the Vatican website.
[3] Raniero Cantalamessa, Due polmoni, un unico respiro: Oriente e Occidente di fronte ai grandi misteri della fede [Two Lungs, One Breath: East and West Before the Great Mysteries of Faith] (Rome: Libreria Editrice Vaticana, 2015).
[4] Joint Declaration on the Doctrine of Justification. This document can be found online on the Vatican website through its title.
[5] Ibid., n. 40.
[6] Jacques Monod, Chance and Necessity: An Essay on the Natural Philosophy of Modern Biology, trans. Austryn Wainhouse (New York: Knopf, 1971), pp. 170-171.
[7] See Jean-Paul Sartre, The Devil and the Good Lord, X, 4, trans. Kitty Black in “The Devil and the Good Lord” and Two Other Plays (New York: Random House, 1960), p. 141.
[8] See Thomas Aquinas, Summa teologica, II-IIae, q. 1, a. 2, ad 2: “The faith of the believer does not terminate in a proposition but in a thing.”
[9] See G. L. Prestige, God in Patristic Thought (Eugene, OR: Wipf and Stock, 2008), especially Chapter 13, “The Triumph of Formalism,” pp. 265-281.
[10] See Hans Urs von Balthasar, “Casta meretrix,” in Explorations in Theology, Vol II: Spouse of the Word, trans. John Saward (San Francisco: Ignatius Press, 1991), pp. 193-288.
[11] Augustine, The Answer to Faustus a Manichean, 32, 18, trans. Edmund Hill, Part 1, vol. 20, The Works of Saint Augustine, ed. John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 2007), p. 420.
[12] See Augustine, “Sermon 269,” 4, in Sermons (230-272B) on Liturgical Seasons, trans. Edmund Hill, The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 7, ed. John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 1994), p. 283.
[13] Antoine de Saint-Exupéry, Wind, Sand and Stars [Terre des hommes], trans. Lewis Galantière (1939; New York: Harcourt, 1967), p. 215.
Suy tư về Unitatis redintegratio
Bài giảng thứ V Mùa Chay 2016 của Cha Cantalamessa
1- Con đường đại kết sau Vatican II
Khoa chú giải hiện đại đã làm cho chúng ta quen thuộc với những nguyên tắc của Hans - Georg Gadamer về “ảnh hưởng của lịch sử” (Wirkungsgeschichte). Theo phương pháp này, để hiểu một bản văn, chúng ta cần phải để ý đến những ảnh hưởng của lịch sử mà trong đó bản văn được ra đời, và đặt mình trong lịch sử này để đối thoại với nó.[1] Nguyên tắc này mang lại nhiều tiện ích khi áp dụng cho việc chú giải Kinh Thánh. Nó nói rằng chúng ta không thể hiểu được cách đầy đủ Cựu Ước nếu không đặt trong ánh sáng của sự viên mãn trong Tân Ước, và chúng ta không thể hiểu Tân Ước nếu không đặt trong ánh sáng của những hoa quả đã được trổ sinh trong đời sống Giáo Hội. Bởi thế, việc nghiên cứu lịch sử triết học về “các nguồn”, nghĩa là những ảnh hưởng trực tiếp trên bản văn, tự nó không có đủ. Chúng ta còn cần lưu ý đến cả những ảnh hưởng từ đó nó được áp dụng. Đây là nguyên tắc mà Chúa Giêsu đã nói từ lâu rồi, khi cho rằng “nhìn quả thì biết cây” (x. Lc 6,44).
Với sự điều chỉnh thích hợp, như chúng ta thấy trong những suy niệm trước, nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng cho những bản văn của Vatican II. Hôm nay, tôi muốn cho thấy nó được áp dụng các đặc biệt như thế nào với Sắc lệnh về đối thoại, Unitatis redintegratio, đó là chủ đề của suy niệm này. Năm mươi năm hành trình và phát triển trong đối thoại sẽ cho thấy sức sống ẩn chứa trong bản văn này. Sau khi nhắc lại những lý do nền tảng hướng dẫn các Kitô hữu đi tìm kiếm sự hiệp nhất với nhau, và sau khi đã phổ biến một thái độ mới giữa các Kitô hữu từ những Giáo Hội khác nhau liên quan đến vấn đề này, các Nghị Phụ Công Đồng diễn tả mục đích của tài liệu này như sau:
“Thánh Công Đồng này cũng tha thiết mong mỏi tái hiệp nhất giữa tất cả các môn đệ Chúa Kitô, nên muốn cung ứng cho mọi người Công Giáo sự trợ lực, đường lối và phương sách để họ có thể đáp ứng lời mời gọi và ân sủng của Thiên Chúa”.[2]
Những thực thi hay hoa trái của tài liệu này có hai loại. Trên mức độ giáo huấn và cơ cấu, Hội Đồng Tòa Thánh cho sự hiệp nhất Kitô giáo được thành lập. Ngoài ra, những cuộc đối thoại song phương được thực hiện với hầu hết những thú nhận kitô giáo, nhằm mục đích cỗ võ một sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn, so sánh những lập trường của chúng ta và bỏ qua những thành kiến.
Bên cạnh việc đối thoại chính thức và thuộc giáo lý này, cuộc đối thoại nhờ những cuộc gặp gỡ cá nhân và hòa giải con tim cũng được khởi đầu. Theo cái nhìn đó một số những cuộc gặp gỡ được tổ chức và đã để lại dấu ấn trên hành trình đối thoại trong suốt năm mươi năm qua: cuộc gặp gỡ của Đức Phaolô VI với Thượng phụ Athenagoras, nhiều cuộc gặp gỡ của Đức Gioan Phaolô II và của Đức Biển Đức XVI với nhiều nhà lãnh đạo khác nhau đến từ các Giáo Hội Kitô giáo, cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với Thượng phụ Bartholomew vào năm 2014, và cuối cùng, cách đây ít tuần lễ, cuộc gặp gỡ ở Cuba với Kirill, với Thượng phụ của Moscow mở ra một chân trời mới cho đối thoại.
Trên bình diện đối thoại tâm linh, những người tín hữu từ những Giáo Hội khác nhau có những sáng kiến để gặp gỡ nhau, cùng nhau cầu nguyện và cùng nhau loan báo Tin Mừng – nhưng không có một ý hướng nào về việc chiêu dụ tín đồ và cầu nguyện với những người hoàn toàn trung thành với Giáo Hội của họ. Tôi cũng được may mắn tham dự nhiều cuộc gặp gỡ như thế. Một trong số đó đã để lại dấu ấn đặc biệt sống động trong tâm trí tôi, bởi vì nó như một lời tiên tri nhìn thấy được về điều mà phong trào đại kết phải hướng dẫn chúng ta đi tới.
Vào năm 2009 có một sự cử hành đức tin trọng thể ở Stockholm được gọi là “Jesus Manifestation – Sự biểu dương cho Chúa Giêsu”. Trong ngày cuối cùng, những người tín hữu đến từ nhiều Giáo Hội khác nhau, mỗi người đến từ những con đường khác nhau, diễu hành trong đoàn rước về trung tâm của thành phố. Nhóm nhỏ Công Giáo chúng tôi được hướng dẫn bởi giáo mục địa phương của họ cũng diễu hành xuống một con đường vừa đi vừa cầu nguyện. Khi đến tại trung tâm, các hành được tách ra và nhập thành một khối đám đông cùng tung hô “Vương Quyền của Chúa Kitô” – đám đông này có khoảng 18,000 người trẻ và những người đứng xem rất ngạc nhiên. Cuộc biểu dương “vì” Chúa Giêsu trở thành một sự biểu dương mạnh mẽ “của” Chúa Giêsu. Sự hiện hiện của Người dường như sờ được trong một quốc gia không quen với biểu dương tôn giáo như thế.
Cả những phát triển này của tài liệu về đối thoại là hoa quả của Chúa Thánh Thần và là dấu chỉ về Lễ Hiện Xuống mới. Làm sao Đấng Phục sinh đã thuyết phục các Tông Đồ mở ra với Lương Dân và chào đón họ vào trong cộng đoàn Kitô hữu mình? Người hướng dẫn thánh Phêrô vào nhà ông viên sĩ quan Cornelius và giúp ông đón nhận Chúa Thánh Thần đến trên những người hiện diện ở đó với chính những sự bày tỏ của Chúa Thánh Thần như các Tông Đồ đã kinh nghiệm trong ngày lễ Hiện Xuống: họ nói được nhiều thứ tiếng và lớn tiếng ca ngợi Thiên Chúa. Thánh Phêrô đi đến kết luận: “Nếu khi Thiên Chúa đã ban cùng ân sủng cho họ như Người đã ban cho chúng ta…, vậy thì tôi là ai mà có thể chống lại Thiên Chúa?” (Cv 11,17).
Ngày nay Đấng Phục Sinh tiếp tục thực hiện những điều tương tự như thế. Người sai Thánh Thần của Người và các đặc sủng trên các tín hữu thuộc những Giáo Hội khác nhau, cả những người có niềm tin khác biệt chúng ta, với chính những sự bày tỏ bên ngoài như nhau. Sao lại không nhìn thấy trong đó một dấu chỉ mà Người đang thúc bách chúng ta phải chào đón và nhận biết họ như những anh chị em, cho dẫu hành trình hướng tới sự hiệp nhất mới chỉ còn ở bình diện hữu hình? Trong mọi trường hợp đây đã là điều thay đổi tôi về tình yêu cho sự hiệp nhất Kitô giáo, mặc dầu tôi đã quen với việc nghiên cứu trước Công Đồng là xem Chính Thống giáo và Tin Lành chỉ như là “những đối thủ” để bác bỏ những luận cứ thần học của chúng ta.
2- Một năm từ năm thế kỷ của cuộc Cải Cách Tin Lành (1517)
Trong Mùa Chay năm ngoái, tôi đã cố gắng đưa ra những kết quả của việc đối thoại với Chính Thống Giáo Đông Phương về lĩnh vực thần học. Tôi đã sưu tập những suy niệm này thành một cuộc sách nhỏ có tựa đề “Hai Lá Phổi, Một Hơi Thở”,[3] và tự đề tự nó cho thấy điều chúng ta cố gắng làm và một phần lớn đã được thực hiện. Tại thời điểm này tôi muốn hướng chú ý đến các mối tương quan với người tác lớn khác của việc đối thoại đại kết, đó là thế giới Tin Lành, không đi vào những vấn đề lịch sử và giáo huấn nhưng để cho thấy làm sao mọi sự đang thúc bách chúng ta đi tới trong việc cố gắng để tái lập sự hiệp nhất Kitô Giáo Tây Phương.
Một bối cảnh làm cho những cố gắng này đặc biệt có tính thời sự. Thế giới Kitô giáo đang chuẩn bị kỷ niệm thế kỷ thứ năm của Cải Cách vào năm 2017. Đây là sự sống còn cho toàn thể tương lai của Giáo Hội không đánh mất cơ hội này, khi cứ giữ những tù nhân của quá khứ hay giới hạn mình trong việc sử dụng những âm giọng hòa hợp hơn, để xác định những bổn phận và những sai lầm của hai phía. Tôi tin rằng đây là thời điểm để làm một bước nhảy về phía trước có chất lượng, như con thuyền cập một bờ hay một kênh, cần tiến xa một mức độ cao hơn.
Tình hình đã thay đổi sâu sắc trong năm trăm qua, nhưng luôn là điều khó nhọc để đánh giá nó cách chính xác. Vấn đề đưa tới sự chia rẽ giữa Giáo Hội Rôma và Cải Cách trong thế kỷ thứ XVI chủ yếu liên quan đến ơn đại xá và hình thức mà người tội lỗi đón nhận sự công chính. Nhưng, một lần nữa, chúng ta có thể hỏi rằng những điều này có phải là những vấn đề mà đức tin của con người hôm nay đứng vững hay sụp đổ chăng? Trong một cuộc hội thảo được tổ chức tại Trung Tâm cỗ võ sự hiệp nhất ở Roma, Đức Hồng Y Walter Kasper nhận xét rất chính xác rằng trong khi đối với Luther vấn đề chính yếu số một là làm sao vượt qua ý thức về tội và tìm kiếm một Thiên Chúa tốt lành, thì ngày hôm nay vấn đề trái ngược lại: làm sao giúp con người hôm nay lấy lại cảm thức đích thực về tội mà họ đã hoàn toàn quên lãng.
Tôi tin rằng mọi tranh luận thế kỷ giữa Công Giáo và Tin Lành liên quan đến đức tin và hành vi sẽ kết thúc nhờ việc chúng ta nhận ra điểm chính yếu của sứ điệp Phaolô. Điều mà thánh Tông Đồ muốn khẳng định trên hết trong thư Rôma chương 3 rằng chúng ta không được công chính hóa nhờ đức tin nhưng chúng ta được công chính hóa nhờ đức tin trong Chúa Kitô; Cũng thế chúng ta không được công chính nhờ ân sủng, nhưng chúng ta được công chính hóa nhờ ân sủng của Chúa Kitô. Chúa Kitô là trung tâm điểm của sứ điệp, hơn cả ân sủng và đức tin.
Trong hai chương tiếp theo của thư Rôma, sau khi đã gới thiệu nhân tính trong tình trạng hoàn vũ của tội lỗi và sự hủy hoại, thánh Tông Đồ đã can đảm không thể tin được để quả quyết rằng tình trạng này đã thay đổi tận gốc rễ “nhờ sự cứu chuộc được thực hiện trong Đức Kitô”, “nhờ sự vâng phục của một người (Rm 3,24;5,19).
On cứu độ này được đón nhận nhờ đức tin và không nhờ hành động. Quả quyết này ở trong bản văn và là điều cấp bách nhất phải đưa ra ánh sáng trong thời đại của Luther, lúc đó còn đang bình yên, ít nhất ở Châu Âu; người ta đề cập đến đức tin trong Đức Kitô và ân sủng của Đức Kitô. Nhưng lại xảy ra ở điều thứ hai, không phải trong điều thứ nhất. Chúng ta đã mắc phải sai lầm là giảm thiểu điều mà đối với thánh Phaolô là một khẳng định có phạm vi rộng lớn hơn và có tính hoàn vũ thành một vấn đề thần học thuộc nội bộ Kitô giáo. Ngày hôm nay chúng ta được mời gọi để tái khám khá và cùng nhau loan báo chiều sâu sứ điệp của Phaolô.
Trong những miêu tả về những cuộc chiến thời Trung Cổ luôn có một thời điểm trong đó, khi đã chiến thắng những người bắn cung, kỵ binh và tất cả những gì còn lại, cuộc náo loạn tập trung vào ông vua. Ở đó người ta quyết định kết quả cuối cùng cuộc chiến. Đối với chúng ta cũng thế, cuộc chiến tập trung vào ông vua… con người của Chúa Kitô là điểm của cuộc chiến. Từ quan điểm của việc Tân phúc âm hóa, chúng ta cần trở về với thời gian của các tông đồ. Có một sự tương tự giữa thời đại chúng ta và thời đại của họ: họ phải đối điện với một thế giới “tiền Kitô giáo”, và bây giờ ở Tây Phương chúng ta đang đối điện với một thế giới rộng lớn “hậu Kitô giáo”.
Khi tông đồ Phaolô muốn tóm tắt sứ điệp Kitô giáo trong một lời câu, ngài không nói: “Chúng tôi rao giảng điều này hay giáo huấn này cho anh em”, nhưng ngài nó: “Chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh” (91 Cr 1,23), và “chúng tôi rao giảng… Đức Giêsu Kitô là Chúa (2 Cr 4,5). Bây giờ điều này là “articulus stantis et cadentis Ecclesiae – tín khoản đích thực nhờ đó mà Giáo Hội đứng vững hay sụp đổ.
Điều này không có nghĩa là lờ đi tất cả những gì mà Cải Cách Thệ Phản đã canh tân cách mới mẻ và có giá trị - cả trong lĩnh vực thần học và cũng như trong lĩnh vực tu đức, nhất là việc tái khẳng định về tính ưu tiên của Lời Chúa. Điều này có ý nghĩa đặc biệt cho phép toàn thể Giáo Hội tận hưởng những sự thành tựu tích cực của nó, cùng một lúc được giải thoát khỏi những sự thái quá nào đó và những cứng nhắc, giải tỏa bầu khí căng thẳng cho những can thiệp chính trị và những bút chiến tiếp theo.
Một giai đoạn ý nghĩa trong chiều hướng này là “Tuyên bố đôi bên về Giáo huấn của sự Công chính vào ngày 31 tháng 10 năm 1999, giữa Giáo Hội Công Giáo và Hiệp hội thế giới Lutêrô.[4] Trong phần kết luận tài liệu nói rằng:
“Sự hiểu biết giáo huấn về sự công chính hóa được trình bày trong Tuyên bố này cho thấy rằng một sự đồng tâm nhất trí trong những chân lý nền tảng của giáo huấn về sự công chính tồn tại giữa những người Tin Lành và Công Giáo. Trong ánh sáng của sự nhất trí này, việc gìn giữ sự khác biệt về ngôn ngữ, về việc biên soạn thần học, và nhấn mạnh trong việc hiểu biết về sự công chính được miêu tả trong những đoạn 1 đến 39 là chấp nhận được. Vì lý do này, trong sự khác biệt của họ, sự khai triển của Tin Lành và của Công Giáo về sự công chính thì cởi mở cho nhau và không phải hủy bỏ sự nhất trí liên quan đến chân lý nền tảng”.[5]
Tôi đã có mặt khi thỏa thuận này được tuyên bố trong Đền thờ thánh Phêrô vào giờ Kinh Chiều trọng thể do Đức Gioan Phaolô II chủ sự với tổng giám mục Uppsala, Bertil Werkström. Đức Giáo Hoàng nhận xét trong bài giảng của ngài đánh động tôi. Nếu tôi nhớ chính xác, ngài diễn tả tư tưởng này như sau: đã đến lúc phải dừng lại việc biến học thuyết về sự công chính nhờ đức tin thành một chủ đề để đấu tranh và tranh cãi giữa các nhà thần học và thay vào đó là cố gắng để giúp mọi người đã được rửa tội có một kinh nghiệm cá vị và tự do về chân lý này. Từ ngày đó về sau, mỗi lúc tôi có cơ hội giảng dạy, tôi không ngừng cố gắng giúp anh chị em có kinh nghiệm này.
Sự công chính nhờ đức tin trong Chúa Kitô cần được rao giảng bởi toàn thể Giáo Hội và với một sức mạnh hơn bao giờ hết. Không còn ở trong sự đối lập với “những việc làm tốt” – một vấn nạn đã xảy ra và đã được giải quyết – nhưng đúng hơn trong sự đối lập với đòi hỏi bởi thế giới bị tục hóa mà nó tự cứu độ nhờ khoa học và kỷ thuật hay nhờ kỷ thuật tâm linh con người đã phát minh. Tôi tin rằng nếu Luther và Calvin và những nhà cải cách khác hôm nay vẫn còn sống, đây có lẽ là cách thế họ rao giảng sự công chính được ban nhưng không nhờ đức tin!
Một cuốn sách làm nên thời đại viết rằng:
“Xã hội hiện đại được xây dựng trên khoa học. Khoa học mang lại cho họ sức khỏe, quyền lực, và sự chắc chắn mà xa hơn nữa trong tương lai sự giàu có và quyền lực vẫn thuộc về chúng ta, nếu chúng ta muốn như thế… (Tuy nhiên) được cung cấp bằng mọi thứ quyền lực, tận hưởng tất cả những sự giàu có mà khoa học mang lại cho con người, xã hội chúng ta còn bị cám dỗ sống và giảng dạy những hệ thống giá trị đã bị xói mòn tận nền tảng từ chính nền khoa học này”.[6]
Đối với tác giả này, “hệ thống các giá trị” đã bị tấn công đến tận gốc rễ đương nhiên là những hệ thống tôn giáo. Jean-Paul Sartre bắt đầu từ một cái nhìn triết học, đã đi đến kết luận tương tự. Ông làm cho một nhân vật nói rằng: “Chính tôi hôm nay tự tố cáo mình, chỉ có tôi có thể bào chữa cho tôi; tôi là người. Nếu Thiên Chúa hiện hữu, con người không là gì cả”.[7] Người Kitô hữu ngày hôm nay phải trả lời cho loại thách đố được lăng xê bởi chủ nghĩa khoa học vô thần và bởi chủ nghĩa thế tục với giáo huấn này: “Con người không thể trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ những hành động, nhưng nhờ ân sủng và đức tin (x. Gl 2,16).
3- Vượt trên những tín điều
Tôi tin rằng trong cuộc đối thoại đại kết với các Giáo Hội Thệ Phản dựa trên vai trò vững chắc của những tín điều. Để tôi giải thích. Những định tín thuộc giáo thuyết và tín điều – ban đầu là hoa quả của những tiến trình sống động và phản chiếu con đường hòa hợp của cộng đoàn và chân lý đã được khám khá một cách khó nhọc, với thời gian qua đi chúng trở nên cứng nhắc trở thành những “những lời của mệnh lệnh”, gắn liền với những nhãn hiệu bên ngoài. Đức tin không còn dừng lại ở thực tại của điều gì, nhưng ở những công thức. Chúng ta làm ngược lại với những điều mà nó phải là trật tự của những điều như lời khẳng định nổi tiếng của thánh Tôma Aquinô: “Fides non terminatur ad enuntiabile, sed ad rem – Đức tin không dừng lại ở công thức của nó, nhưng trong điều tự thân nó”.[8]
Đã có hiện tượng của chủ nghĩa duy hình thức trong quá khứ, giai đoạn sáng tạo những tín điều lớn đã kết thúc.[9] Chỉ gần đây, ví dụ, người ta cho rằng sự chia rẽ bên trong Kitô giáo Đông Phương giữa các Giáo Hội Cacedonia và các Giáo Hội Monophysite hay Nestorian, trong nhiều trường hợp, là dựa trên những định tín và trên những ý nghĩa khác nhau khi hiểu những hạn từ ousia và hypostasis mà họ không động đến bản chất của giáo huấn. Như thế, người ta phải tái thiết lại sự hiệp thông giữa và với các Giáo Hội Đông Phương khác nhau. Cản trở này đặc biệt thấy rõ trong tương quan với những Giáo Hội Cải Cách. Đức tin và hành động, Kinh Thánh và truyền thống: là những trái nghịch nhau có thể hiểu được, và một phần phải được minh chứng ngay từ ban đầu, nhưng chúng đã trở thành sai lạc nếu chúng được lặp lại và cứ giữ như là những tư tưởng không gì có thể thay đổi trong suốt 500 năm. Ví dụ chúng ta hãy lấy sự đối nghịch giữa đức tin và hành động. Đức tin có một ý nghĩa nền tảng nếu nhờ “những hành động tốt” (như nó không may được hiểu trong thời đại của Luther) là ân xá, hành hương, ăn chay, dâng nến, và những việc khác. Tuy nhiên nó trở thành sai lạc nếu nhờ những “hành động tốt” mà chúng ta hiểu là những việc làm bác ái và thương xót. Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta trong Tin Mừng rằng không có những việc làm đó chúng ta không thể vào Nước Trời và Người buộc phải nói rằng: “Cút khỏi mặt Ta” (Mt 7,23). Một người không được công chính nhờ những hành động tốt, nhưng một người sẽ không được cứu độ nếu không có hành động tốt. Tất cả người Công Giáo và Tin Lành tin điều đó và đây cũng là điều mà Công Đồng Trentô đã nói. Một cách tương tự người ta phải nói về sự tương phản giữa Kinh Thánh và truyền thống. Nó chỉ dừng lại ở bên ngoài khi đụng đến vấn đề mạc khải, nếu như người Tin Lành chỉ có Kinh Thánh trong khi người Công Giáo có Kinh Thánh và truyền thống. Trong thực tế, không có Giáo Hội nào mà không có truyền thống. Điều này giải thích cho sự hiện hữu của rất nhiều tên gọi khác nhau trong giới Thể Phản nếu không phải là những hình thức khác nhau của họ về việc chú giải Kinh Thánh? Và Truyền thống Kitô giáo là gì trong nội dung đích thật của nó, nếu không phải một các chính xác là Kinh Thánh như được đọc trong Giáo Hội và bởi Giáo Hội đó sao?
Ngay cả định tín của Tin Lành “Simul iustus et peccator – cùng một lúc người công chính và người tội lỗi” là một chứng ngại vật không thể qua được cho sự hiệp nhất. Nó là một phần của truyền thống Công Giáo, từ thời các Giáo Phụ, định nghĩa về Giáo Hội như là “casta meretrix – cô điếm trinh khiết” và Giáo Hội “thánh thiện và luôn cần được thanh tẩy” (x. Lumen gentium, 8).[10] Điều mà ta nói về Giáo Hội trong toàn thể, như thân thể của Chúa Kitô, không được áp dụng cho mỗi thành viên của Giáo Hội đó sao?
Cách thể mà trong đó sự đồng hiện hữu của sự thánh thiện và tội lỗi nơi con người được cứu độ được hiểu có thể mở ra cho nhiều giải thích phong và bổ túc lẫn nhau. Trong phần phụ lục của Tuyên bố thống nhất về Giáo huấn của sự Công chính có một sự giải thích về định tín “simul iustus et peccator”, nó không khác với giáo huấn của Công Giáo. Tài liệu nói rằng sự công chính mang lại một sự canh tân đích thức trong đời sống mới của người được rửa tội – mạc dầu sự công chính này không bao giờ trở thành một sự sở hữu chắc chắn, dựa trên đó con người có thể để xây dựng tương quan của mình với Thiên Chúa và luôn luôn phụ thuộc vào hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Vào năm 1974 có một thông tin làm ngạc nhiên và làm thích thúc toàn thế giới. Một người lính Nhật Bản, người được gửi tới một hòn đảo ở Philippines trong cuộc Thế Chiến cuối cùng để xâm nhập vào quân địch và thu thập thông tin, anh đã sống 13 năm ẩn dấu nơi này nơi kia trong rừng nhiệt đới, ăn rể cây, hoa quả, và đôi khi chim mồi. Anh xác tín rằng chiến tranh vẫn còn tiếp diễn và anh vẫn tiếp tục sứ vụ của mình. Khi người ta tìm thấy anh, thật khó để thuyết phục anh rằng chiến tranh đã kết thúc và anh có thể trở về với gia đình. Tôi tin rằng có điều gì đó tương tự xảy ra ở giữa những người Kitô giáo. Có những Kitô hữu cần phải được thuyết phục rằng cả hai bên chiến tranh đã qua rồi. Những cuộc thánh chiến giữa Công Giáo và Thệ Phản đã kết thúc rồi, và chúng ta có những việc phải làm hơn là thích gây sự với nhau! Thế giới đã lãng quên, hay chưa được biết Đấng Cứu Thế của mình, người là ánh sáng của thế giới, là đường, sự thật và sự sống, làm sao chúng ta cứ hoang phí thời gian để ngồi cãi nhau?
4- Hiệp nhất trong bác ái
Tuy nhiên lý do thực hành không đủ mang lại sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu. Nó không đủ để giúp chúng ta hiệp nhất trên phương diện phúc âm hóa và hoạt động bác ái. Đây là một con đường mà phong trào đại kết đã cố gắng ngay từ ban đâu, nhưng nó cũng đã cho thấy còn chưa đủ. Nếu sự hiệp nhất cả các môn đệ phải là một phản ánh về sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con, vượt trên tất cả phải sự hiệp nhất của tình yêu, bởi vì đây là sự hiệp nhất ngự trị trong Ba Ngôi. Ba Ngôi vị thần linh hiệp nhất trong hữu thể, không phải vì Ba Ngôi “hoạt động cách liên kết” trong tạo thành và tất cả những công trình “ad extra – ngoại tại”. Kinh Thánh mời gọi chúng ta “rao giảng chân lý trong tình yêu (veritam facientes in caritate) (x. Eph 4,15), và thánh Augustinô khẳng định rằng “người ta không thể hiểu biết chân lý nếu không nhờ tình yêu - non intratur in veritatem nisi per caritatem”.[11]
Điều khác thường hướng tới con đường này dẫn tới sự hiệp nhất dựa trên tình yêu là điều mà đã được phổ biến rộng rãi trước chúng ta. Chúng ta không thể “đốt cháy giai đoạn” về giáo huấn bởi vì có những khác biệt và sẽ được giải quyết một cách kiên nhẫn trong chỗ phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta có thể đốt cháy những giai đoạn trong bác ái, và dần dần trở nên hiệp nhất, cho đến hôm nay. Dấu chỉ đích thức và chắc chắn của sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, như thánh Augustinô làm chứng, không phải là nói các thứ tiếng, nhưng là tình yêu hiệp nhất: “Bạn có thể chắc chắn bạn cho Thánh Thần khi bạn cho phép trái tim bạn gắn bó với sự hiệp nhất ngang qua một sự bác ái chân thành”.[12]
Chúng ta hãy nhắc lại bài ca đức ái của thánh Phaolô. Mỗi câu chứa đựng một ý nghĩa mới mẻ và bổ ích nếu nó được áp dụng cho tình yêu giữa những thành phần của các Giáo Hội Kitô giáo khác nhau, cho những tương quan đại kết:
“Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu,
không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc,
không làm điều bất chính, không tìm tư lợi (hay chỉ quan tâm đến Giáo Hội mình thôi)
không nóng giận, không nuôi hận thù, (hay là nhắc nhớ những điều sai lỗi cho người khác)
không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật (không chia sẻ những khó khăn của các Giáo Hội khác nhưng chia sẻ những thành công tâm linh của họ).
Đức Mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (x. 1 Cr 13,4-7.
Người ta nói rằng: “Yêu nhau không phải là để nhìn nhau, nhưng cả hai cùng nhìn về một hướng”.[13] Giữa các Kitô hữu cũng thế, yêu thương một người khác có nghĩa là cùng nhau tìm kiếm một hướng đi, đó là hướng đi của Chúa Kitô. “Người là bình an của chúng ta” (Eph 2,14). Nếu chúng ta trở về với Chúa Kitô và cùng nhau hướng về Người, chúng ta những Kitô hữu sẽ lôi kéo nhau lại gần hơn cho đến khi chúng ta trở thành điều mà chúng ta cầu nguyện: “Hiệp nhất nên một trong Người và với Chúa Cha” (x. Ga 17,9). Điều này xảy ra tương tự như những nan hoa của một bánh xe. Chúng khởi đi từ những điểm khác nhau của vành xe, nhưng dần dần chúng xích tới trung tâm, chúng cũng xích gần nhau, cho đến khi tạo nên một điểm duy nhất. Nó đã xảy ra giống như đã xảy ra ở Stockholm.
Chúng ta sắp cử hành lễ Vượt Qua. Trên thập giá Chúa Giêsu “đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét… Nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha” (Eph 2,14.18). Chúng ta đừng quên làm điều đó, vì niềm vui của Con Tim của Kitô và vì lợi ích của nhân loại.
Chúc mừng Đức Thánh Cha, quý Cha, quý anh chị em Tuần Thánh sốt sắng và Lễ Phục sinh vui vẻ!
LM Phêrô Nguyễn Văn Hương dịch
CHÚ THÍCH
[1] See Hans-Georg Gadamer, Truth and Method (New York: Continuum International, 2006).
[2] Unitatis redintegratio, n. 1. All papal quotes are from the Vatican website.
[3] Raniero Cantalamessa, Due polmoni, un unico respiro: Oriente e Occidente di fronte ai grandi misteri della fede [Two Lungs, One Breath: East and West Before the Great Mysteries of Faith] (Rome: Libreria Editrice Vaticana, 2015).
[4] Joint Declaration on the Doctrine of Justification. This document can be found online on the Vatican website through its title.
[5] Ibid., n. 40.
[6] Jacques Monod, Chance and Necessity: An Essay on the Natural Philosophy of Modern Biology, trans. Austryn Wainhouse (New York: Knopf, 1971), pp. 170-171.
[7] See Jean-Paul Sartre, The Devil and the Good Lord, X, 4, trans. Kitty Black in “The Devil and the Good Lord” and Two Other Plays (New York: Random House, 1960), p. 141.
[8] See Thomas Aquinas, Summa teologica, II-IIae, q. 1, a. 2, ad 2: “The faith of the believer does not terminate in a proposition but in a thing.”
[9] See G. L. Prestige, God in Patristic Thought (Eugene, OR: Wipf and Stock, 2008), especially Chapter 13, “The Triumph of Formalism,” pp. 265-281.
[10] See Hans Urs von Balthasar, “Casta meretrix,” in Explorations in Theology, Vol II: Spouse of the Word, trans. John Saward (San Francisco: Ignatius Press, 1991), pp. 193-288.
[11] Augustine, The Answer to Faustus a Manichean, 32, 18, trans. Edmund Hill, Part 1, vol. 20, The Works of Saint Augustine, ed. John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 2007), p. 420.
[12] See Augustine, “Sermon 269,” 4, in Sermons (230-272B) on Liturgical Seasons, trans. Edmund Hill, The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 7, ed. John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 1994), p. 283.
[13] Antoine de Saint-Exupéry, Wind, Sand and Stars [Terre des hommes], trans. Lewis Galantière (1939; New York: Harcourt, 1967), p. 215.
Văn Hóa
Các chuyến tours khám phá vùng nhiệt đới ở núi rừng gần thành Cairns, Australia
Đồng Nhân
17:12 27/03/2016
CARIRNS, AUSTRALIA - Sáng sớm ngày 22/3/2016 tầu tới thả neo gần bãi biển Yorkeys, vì bờ biển không sâu đủ đề tầu ghé vào bờ, nên du khách phải xuống thuyền nhỏ từng nhóm một và được chở vào bải biển Yorkeys. Từ đó sẽ có các xe bus chở đi tour thăm thành phố, thăm các thắng cảnh hay đi chơi giải trí. Tầu đậu tại đây 2 ngày, nên du khách có nhiều thì giờ tham quan và dự tính cho các hoạt động phiêu lưu tại vùng nhiệt đới nơi đây.
Hình ảnh
Tour đi xe cable skyrail phong từ đỉnh núi cao ở làng Kurunda sẽ đưa bạn vượt trên các đỉnh cây cao rừng nhiệt đới. Tour này tốn $125. Bạn cũng sẽ thăm làng Kurunda của người thổ dân truyền thống. Có chợ bán các sản phẩm địa phương, bán tranh vẽ đặc sắc của thổ dân, các quán bán hàng kỉ niệm, và đặc biệt nhất ở đây có một “Thánh thất” (sanctuary) bảo trì các loài bướm hoa vùng nhiệt đới và các giống chim lạ.
Có nhiều tours khác nữa như đi dạo phố thành Cairns, mua sắm, hay đi thuyền jet, đi xe hỏa xuyên qua rừng, thăm hãng chế biến đường mía (vùng này bạt ngàn những ruống mía)…
Thành phố Cairns và thảm san-hô Great Barrier Reef lớn nhất thế giới
Nhà thám hiểm Captain James Cook đã sơ họa bản đồ Cairns vào năm 1770, tuy vậy thành phố Cairns chỉ được chính thức thành lập vào năm 1876, giữa thời kỳ chạy đua “tìm vàng”. Sau cơn số vâng và hết tìm được vâng thì nơi này biến thành vùng nông nghiệp, đánh cá, và nghề nuôi trồng trai (pearl).
Đặc điểm khác ở Cairns là nơi đây có loài côn trùng moth to nhất thế giới và lá lưỡi fern dài nhất thế giới. Hai cánh loài côn trùng Hercules giang ra có thề dài tới 25 centimét hay 10 inches, và loài King Fern lá dài tới 7 mét hay gần 30 feet.
Khi nói đến Cairns là nói tới thảm san-hô Great Barrier Reef lớn nhất thế giới ở ngoài khơi. Tour này giá tới $300. Great Barrier Reef là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới! Tour này có nhiều loại tùy vào sớ thích và tính mạo hiểm của bạn. Bạn có thể ngồi trên tuyền buồm hay trên catamaran mà ngắm thảm san hô ở dưới, hay đi thuyến có đáy làm bằng kính và quan sát các loài cá và các thảm san-hô được hình thành bởi các mollusk (vật thể sống động) được tạo thành từ bao nhiêu đời cho đến nay. Mạo hiểm hơn, bạn sẽ đeo mặt nạ snorkeling, lặn xem cá, và nếu là chuyên gia thì lặn sâu scuba mạo hiểm khám phá các khe san hô, các hầm sâu dưới nước…
Thống kê cho thấy Great Barrier Reef có tới 4.000 loại mollusk, 400 loại sponges (san hô giống giẻ chùi bọt), 300 loại reef-biulding corals (nền xây tầng) và ước lượng có tất cả chừng 1.500 loại cá khác nhau, bao gồm loại clownfish cá thằng hề sặc sỡ.
Thăm làng thổ dân Abrioriginals ở Kuranda
Sau khi so sánh lịch trình các tour khác nhau, chúng tôi chọn đi tour riêng dùng xe taxi. Sau khi cập bến bãi biển Yorkeys, 5 anh chị em người Việt nam chúng tôi đang dàn xếp thuê xe taxi thì có một cặp vợ chồng người Hồng Kông cũng muốn theo đoàn chúng tôi, vì xe taxi lớn có thể chứa tới 8 hành khách. Chúng tôi dàn xếp tài xế taxi chở đi thăm làng truyền thống Kuranda và tham quan các đặc điểm tại làng này. Sau đó sẽ đi thăm thác Barron, và cuối cùng sẽ đi tour một vòng thành phố Cairns cho biết sự tình.
Thưởng thức món Phở đặc biệt giữa rừng nhiệt đới làng Kuranda.
Điểm đặc biệt nhất là khi đến làng truyền thống Kuranda của người thổ dân Abrioriginals, sau khi thăm viếng và đang đi tìm quán ăn thì bắt gặp ngay một nhà hàng Lan’s Vietnamese Cuisine. Thế là mọi người vào ngay, nhìn thấy chủ nhân đang nấu bên trong cuồi hàng, chúng tôi hỏi ngay: Chị là người Việt Nam hả? Hôm nay chị có phở không?
Chị vui vẻ trả lời: “Vui mừng gặp được người Việt mình, đúng là hôm nay em có phở ngon”.
Thế là chúng tôi gọi ngay 5 tô phở… Đang khi ngồi đợi món phở đưa ra thì nhìn chung quanh trên tường thấy quán này trang trí đơn sơ, nhưng vẫn giữ được nét đặc sắc quê hương với hai bức tranh hai cô thôn nữ người Việt, một cô người Huế với nón lá và chiếc vòng cổ bằng vâng trên tấm áo dài mầu đỏ. Bức khác là cô gái miền Bắc với áo tứ thân mầu vàng, yếm đỏ, váy lĩnh, đầu thắt khăn mỏ quạ và mái tóc đen óng ả buông lơi, đang ngồi trầm ngâm bên chiếc mâm có những bông sen nõn nà… Một bức tranh khác là Dòng Thác Bản Giốc ở biên giới Việt Hoa, một tình tự dân tộc khó phải mờ.
Không gì thú vị bằng vào thăm một làng thổ dân ở miền cực Bắc của Australia, trên đỉnh núi cao vùng nhiệt đới, giữa những khe nước róc rách, những thảm cây xanh muôn mầu, giữa muôn ngàn khách du kịch từ khắp thế giới… mà lại được thưởng thức món ăn truyền thống Việt Nam ở nơi xa tắp mù khơi này. Còn gì sung sướng và thú vị bằng. Chả thế mà ông bạn Việt Nam của tôi, sau bữa ăn đã nói: “Hôm nay ăn cả hồn dân tộc vào mình… nên húp hết cả nước lẫn cái. Thật là bữa ngon! sau một tuần ăn đồ Tây, đồ Úc trên tầu”.
Cô chủ hàng tên Ngọc Lan đã vui vẻ ra tiếp và nói chuyện với chúng tôi. Được biết chị có một mình và đã ở đây đã nhiểu năm. Trước chị có mở một nhà hàng dưới thành phố nhưng nay đã sang lại cho người khác rồi. Nhà hàng thứ hai chị mở không thành công, nên đã bỏ. Nhà hàng ở Kuranda này là thứ 3 và mở được 13 năm nay. Chị cho biết làm ăn được, nhưng vất vả, vì kiếm thợ rất khó. (Nhìn trong nhà hàng thấy có một thanh niên người Úc lo bưng đồ ăn cho chị). Chị nói ở trong khu này chỉ có 2 gia đình người Việt khác mà thôi. Tuy cô đơn và nhớ quê hương và ít được nói tiếng Việt, nhưng chị nói riết rồi cũng quen và tiếp tục lo làm ăn, chứ biết sao được…
Qua cuộc trò truyện với Chị chúng tôi cảm phục vì ý chí kiên cường và đầy lạc quan của chị. Cuộc đi tìm tự do và cuộc sống mới của Chị cũng phần nào nói lên cuộc phiêu lưu và kiếp sống của người tị nạn Việt Nam trên khắp thế giới. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, ai nấy đều có những khó khăn và những chịu đựng. Nhưng nếu kiên trì và quyết tâm thì ai trong chúng ta cũng có thể mở ra con đường tương lai thành công cho chính mình. Tuy nhiên trong lòng của mình ai nấy cũng còn giữ được hương thơm quê mẹ và tình tự dân tộc không bao giờ phải đi nơi những người đã từng sinh ra tại giải đất chữ S Việt Nam.
Thăm thác Barron và Thần thoại về Bulurru, vị Thần Sáng Tạo của thổ dân Djabugay
Sau khi thăm làng Kuranda, chúng tôi tới thăm thác nước Barron Falls, cách đó chừng 17 cây số. Đây là đất tổ tiên của người thổ dân Djabugay. Theo họ, thuở sáng tạo qua các biến cố thế giới là do thần Bulurru của họ. Thần Bulurru là thần sáng tạo, là quá khứ thánh thiêng, là Lời và là Luật phải tuân theo. “Mọi sự đến từ một – Bulurru, các sông các núi non và ngay cả chính con người”. Các tổ tiên thần Bulurru hành trình qua các đất nước, qua truyện kể và hát ca, và các nghi lễ được ghi lại từ đời nọ sang đời kia.
Vị tổ tiên vĩ đại nhất là Gudju Gudju Cầu Vồng. Cầu Vồng có thể hóa thân thành các tổ tiên như Budaadji – thần Rắn là vị thần tác tạo nên các dòng sông và thác nước ở Barron Gorge National Park. Trong mùa mưa thần xuật hiện như chiếc cầu vồng; mùa thác lũ, thần xuất hiện trong tiếng sấm vang trời.
Thác Barron hùng vĩ, vào mùa Hè nước chảy êm ả, nhưng mùa mưa thì thác lũ ầm ầm, và tạo thành dòng thác mạnh liệt, thế mới có tên là cửa Địa Ngục!
Thăm Nhà thờ Chính tòa thành Cairns
Trong chuyến dạo quanh thành, chúng tôi thấy nhiều các đài kỷ niệm lịch sử, đặc biệt là đài kỷ niệm ngành máy bay, vì tại đây khi ghi dấu chuyến bay lịch sử vượt Thái Bình Dương từ Hoa Kỳ sang ÚC đáp xưống Cairns. Các kiến trúc tân kỳ và phong cảnh thành phố tươi mát với các cây đa cổ thụ và các thảm hoa vùng nhiệt đới. Các hàng quán dọc bờ sông và những du thuyền ở bến đón chờ du khách làm chuyến du hành mạo hiểm đi tham quan các thàm san hô ngoài khơi.
Chúng tôi đặc biệt dừng lại và ghé thăm Khu bản doanh Công Giáo, gồm nhà thờ chính tòa, khu trường trung học thánh Monica và Tòa Giám Mục. Nhà thờ chính tòa kiến trúc tân kỳ, bên trong rộng thoáng mát. Đặc biệt hai bên tường với những cửa kính mầu lộng lẫy. Điểm đặc biệt nhất là các hình bên tay phải diễn tả những thảm họa kinh hoàng, như bảo lụt, núi lửa, sấm sét, chiến tranh; còn các cửa bên trái lại diễn tả sự sống thanh bình và tươi mát, các suối nước, các cây xanh, hoa lá, ánh sáng muôn mầu. Ba cửa sổ mầu dưới cuối nhà thờ diễn tả sự sống tràn đầy nơi biển khơi, mầu xanh nước và xanh da trời, cây cối, chim muông và dướci biển là những đàn cá nhảy lên nhấp nhô sống động. Nhà thờ có cung thánh riêng chầu Mình Thánh Chúa với tượng Đức Mẹ Fatima với trái tim rộng mở.
Bến tầu ở Bãi biển Yorkeys Knob
Bãi biển Yorkeys Knob là một trong những vùng ngoại ô thành phố của Cairns, miền cực Bắc của bang Queensland, Australia. Nó nằm về phía bắc của trung tâm của Thành phố Cairns, và cách đó khoảng 13 km (8,1 mi) và là vùng ngoại ô bãi biển thứ ba sau Bãi biển Machans và Bãi biển Trinity. Dân số có chừng 3.000 người.
Đây là vùng hoảng vắng, Yorkeys Knob có một siêu thị, bưu điện, một lò bánh mì, và một loạt các cửa hàng khác, và một một cửa hàng nhỏ trên bãi biển, gần khu vực bơi chính. Ở đây có ba nhà hàng. Một tại các bến du thuyền Half Moon Bay, một nhà hằng khác trên boong mặt nước nhìn qua Half Moon Bay và một nhà hàng khác trong khu vực bãi đậu xe đi tour và taxi.
Bãi biển ở đây phổ biến cho người thích lướt ván diều và lướt ván buồm.
Chúa sống lại
Đinh Văn Tiến Hùng
10:10 27/03/2016
CHÚA SỐNG LẠI
Trình thuật theo Tin Mừng
*Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống, kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết. ( Gioan. 11: 25 )
Thánh Phao-lô đã xác quyết rằng :
“Nếu Chúa Giê-su đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra uổng công và đức tin anh em cũng ra vô ích”
Lễ Phục Sinh là một trong những lễ hội quan trọng của Tín đồ Ki-tô-giáo, được tổ chức hằng năm mừng việc Chúa Giêsu chịu chết và sau 3 ngày Người Sống Lại, bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro đến thứ bảy Tuần Thánh (Lễ chuyển dịch từ 22/3 đến 25/4 mỗi năm).
Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa Mùa Xuân tái sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa Xuân của niềm tin, hy vọng và ân sủng. Mọi người mừng lễ với những bữa tiệc thịnh soạn dưới ánh đèn nến ấm cúng lung linh muôn màu, với thịt dăm-bông, bánh, trái cây,cùng trang hoàng những trái trứng đủ màu, những chú thỏ xinh đẹp dễ thương theo truyền thống, biểu tượng sức sống dồi dào sung mãn.
Nhưng Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa tinh thần quan trọng hơn. Đó là sự phục hồi danh dự và uy quyền của Chúa Giêsu đối với Sự chết và Sự sống trước mặt thế gian, đồng thời phục hồi niềm tin đã mất của các môn đồ sau khi Chúa chết, để từ đó các ngài đã mạnh dạn trên đường rao truyền Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội.
Phục sinh của Chúa chuyển hóa tâm hồn chúng ta từ tối tăm sự chết sang ánh sáng Phục Sinh vinh hiển. Ban cho chúng ta niềm tin vững mạnh, ký thác vào lòng từ bi của Chúa và tràn đầy hy vọng sẽ được phục sinh cùng với Chúa như Người đã hứa.
Sau khi Sống Lại, Chúa còn lưu lại trần thế 40 ngày để an ủi, nâng đỡ, giáo huấn các tông đồ, môn đệ lần cuối cùng trước khi về trời. Bốn Thánh Sử đã ghi lại những lần Chúa hiện ra :
-“Vãn ngày Hưu lễ, rạng ngày thứ nhất trong tuần, Maria người Magdala và một Maria khác đến xem mồ. Và này xảy ra có động đất lớn: vì Thiên Thần Chúa từ trời ngự xuống, tiến đến lăn viên đá đi, rồi ngồi trên đó, dáng như chớp và áo trắng như tuyết, vì khiếp sợ quân canh run rảy, ra như chết.
Nhưng Thiên Thần lên tiếng bảo các phụ nữ : Các ngươi đừng sợ! Vì ta biết các ngươi tìm Giêsu
đã bị đóng đinh thập giá. Ngài không còn ở đây, vì Ngài đã Sống lại như Ngài đã nói. Hãy đến mà xem chỗ đã đặt Ngài và hãy mau mau đi nói với các môn đồ của Ngài rằng : Ngài đã Sống lại từ cõi chết và Ngài đã đi trước các người tới Galilêa. Ở đó các ngươi sẽ thấy Ngài- Đó ta đã nói cho các ngươi.
Vội vàng bước ra khỏi mồ, vừa sợ vừa rất đỗi vui mừng, họ chạy đi báo tin cho các môn đồ của Ngài.
Và này Chúa Giêsu đón gặp họ và nói: Chào các con! Họ tiến lại ôm chân Ngài và phục lạy Ngài. Bấy giờ Đức Giêsu nói với họ: Đừng sợ! Hãy đi báo tin cho anh em! Ta phải đi Galilêa và họ sẽ được thấy Ta ở đó.” ( Mt.28 : 1- 10 )
-“Và này, cũng ngày hôm ấy có hai người trong nhóm họ đang đi tới một làng kia, cách Giêrusalem sáu mươi dặm, tên là Emau và họ chuyện vãn với nhau những điều mới xảy ra đó. Xảy ra là lúc họ đang chuyện vãn, bàn tính với nhau, thì Đức Giêsu tiến lại gần bên và đi với họ,
nhưng mắt họ bị ngăn che không nhận ra được Ngài. Ngài nói cùng họ: Các ông đi đàng trao đổi cùng nhau những chuyện gì vậy? Họ dừng lại, bộ mặt ảo não. Một người tên là Kêôpha đáp
thưa Ngài : Ông quả là người duy nhất tại Giêrusalem mà lại đã không hay biết các việc xảy ra ở đó mấy ngày nay. Ngài hỏi: Việc gì vậy? Họ đáp: Việc Ông Giêsu Nazarét, Người đã xuất hiện như một vị tiên tri quyền năng trong việc làm và lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Nhưng các thượng tế và hàng đầu mục của chúng tôi đã nộp Ngài và cho án tử hình, bị đóng đinh trên thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi hy vọng chính Ngài là Đấng sẽ giải thoát Israel.
Nhưng với ngần ấy cơ sự, nay đã là ngày thứ ba rồi, kể từ khi các việc ấy diễn ra. Đã hẳn có vài phụ nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi hoảng hồn. Tảng sáng họ đến mồ và không gặp thấy xác Ngài, họ về phân phô là họ đã thấy Thiên Thần hiện ra nói rằng Ngài đã Sống Lại. Có vài người trong chúng tôi đã đi tới mồ và đã gặp Thày y như các phụ nữ đã nói, còn Ngài thì họ không được thấy.
Bấy giờ Ngài mới nói cùng họ: Hỡi những kẻ ngu muội và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên tri đã nói. Thế thì Đức Kitô không phải chịu khổ nạn như thế đã, rồi mới vào vinh quang của Ngài sao? Khởi từ Môsê và lướt qua hết thảy các tiến tri, Ngài dẫn giải cho họ những điều đã viết về Ngài trong toàn bộ Kinh thánh.
Họ đã tới gần làng họ phải đến, nhưng Ngài làm như thể còn phải đi xa, họ cố nài ép Ngài rằng: Hãy lưu lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày đã xế. Nên Ngài vào nhà lưu lại với họ. Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng, đoạn bẻ ra và trao cho họ và mắt họ mở ra nhận biết Ngài…nhưng Ngài bỏ họ mà biến rồi. Họ nói với nhau: Lòng chúng ta lại đã không cháy bừng bừng, lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với chúng ta và giải nghĩa Kinh thánh đó sao? ( Lc.24 : 13-32 )
-“Vào lúc xế chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đồ các cửa đều đóng kín, vì sợ người Do Thái. Đức Giêsu đã đến đứng giữa họ và Ngài nói : Bình an cho các con!
Nói thế, rồi Ngài cho họ thấy tay và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ vì được thấy Chúa.
Một lần nữa Ngài nói với họ: Bình an cho các con! Cũng như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con.
Nói thế rồi, Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ:Hãy chịu lấy Thánh Thần! Các ngươi tha tôi cho ai thì tội họ sẽ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai thì tội họ bị cầm giữ.
Tôma nghĩa là ‘sinh đôi’ là một người trong nhóm 12, không ở với họ khi Đức Giêsu đến. Các môn đồ khác nói với ông: Chúng tôi đã thấy Chúa! Ông nói với họ: Nếu tôi không thấy các dấu đinh tay Ngài và tra tay tôi vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin.
Tám ngày sau các môn đồ lại ở trong nhà, có Tôma ở với họ. Chúa Giêsu đến đang lúc các cửa đều đóng kín, Ngài đứng giữa họ và nói: Bình an cho các con! Đoạn Ngài nói với Tôma: Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta, hãy đem tay ngươi tra vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín. Tôma đáp lại và nói với Ngài: Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi! Đức Giêsu nói với ông: Bởi thấy Ta ngươi đã tin, phúc cho những ai không thấy mà tin!
Đức Giêsu đã làm trước mặt các môn đồ Ngài nhiều dấu lạ khác nữa, không viết lại trong sách này. Các điều đã viết đây để anh em tin rằng: Đức Giêsu chính là Đức Kitô Con Thiên Chúa và bởi tin anh em có sự sống nhờ Danh Ngài” ( Yn.20 : 19- 30 )
-“Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ ra lần nữa cho các môn đồ ở ven biển Tibêria, Ngài đã tỏ mình ra như thế này: Tề tựu với nhau có Simôn Phêrô và Tôma, Nathanael người Cana xứ Galilêa, các con ông Zêbêđê và hai môn đệ khác nữa. Simôn Phêrô nói với họ: Tôi đi đánh cá đây! Họ nói với ông: Chúng tôi cùng đi với ông! Họ ra đi và lên một chiếc thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả. Sáng đến, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng môn đồ không biết là chính Đức Giêsu. Ngài nói với họ: Này các con! Có đồ ăn không? Họ đáp lại Ngài: Không! Ngài mới bảo họ:Hãy thả lưới mạn hữu thuyền, các ngươi sẽ gặp! Họ đã thả lưới và không còn sức kéo lên nữa, vì cá nhiều quá. Người môn đệ Đức Giêsu yêu mến, nói với Phêrô: Chúa đó! Phêrô vừa nghe tiếng Chúa đó, liền quấn lấy áo ngoài vì ông ở trần, gieo mình xuống biển. Còn các môn đồ khác chèo thuyền vào, vì họ cũng không xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm xích thôi và kéo theo lưới đầy cá.
Khi lên đất, họ đã thấy có than đỏ, bánh và cá ở trên. Đức Giêsu nói với họ: Đem lại đây ít cá các ngươi đã bắt hồi nãy. Phêrô lên thuyền và kéo lưới vào đất, đầy những cá lớn, một trăm năm mươi ba con và tuy nhiều ngần ấy cá, lưới cũng không bị rách. Đức Giêsu bảo họ: Lại đây mà lót lòng đi! Trong các môn đệ không ai còn dám hỏi Ngài: Ông là ai, bởi họ đã biết là chính Chúa. Đức Giêsu đến cầm lấy bánh mà ban cho họ và cá cũng thế. Đó là lần thứ ba, Đức Giêsu
hiện ra với các môn đệ sau khi Sống lại từ cõi chết” ( Yn.21 : 1- 14 )
-“…Sau cùng Ngài tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi họ dùng bữa, và Ngài quở trách sự cứng tin, lòng chai đá của họ, bởi họ không tin những kẻ được thấy Ngài đã Sống Lại.
Ngài nói với họ: Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin cùng chịu thánh tẩy thì sẽ được cứu, còn ai không tin thì sẽ bị luận tội. Những dấu lạ này sẽ tháp tùng kẻ tin: nhân danh Ta chúng sẽ trừ quỉ, nói các thứ tiếng, chúng sẽ cầm rắn trong tay và dẫu có uống nhầm thuốc độc, cũng chẳng hại được chúng, chúng sẽ đặt tay cho kể liệt lào và họ sẽ được an lành mạnh khỏe.
Vậy sau khi đã nói với họ rồi, Chúa Giêsu được nhắc về trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn họ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng họ hoạt động và bảo đảm Lời bằng những phép lạ kèm theo.” ( Mc.16 : 14- 20 )
Ngoài 4 Thánh Sử đã ghi chép việc Chúa Sống Lại, ta còn thấy trong Công Vụ Tông Đồ và các thư của thánh Phêrô, Phaolô và Gioan gửi các Giáo đoàn cũng nhắc đến sự kiện Chúa Phục Sinh từ cõi chết. Trong lời minh chứng hùng hồn trước Công nghị, thánh Phêrô xác quyết :
“…Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng: chính là nhân danh Giêsu Đức Kitô người
Nazarét, Người các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho Sống Lại từ cõi chết, chính nhân ấy mà người này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe..”( Cv.4:10)
Trong thư thứ nhất Thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Côrintô :
-“…Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo Kinh Thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã Sống Lại ngày thứ ba và Ngài đã hiện ra với Kêpha, đoạn cho nhóm 12 Tông đồ. Rồi Ngài hiện ra cho hơn 500 anh em một lần, trong số đó phần đông đến nay vẫn còn sống, nhưng cũng có người đã an nghỉ…” ( 1Cr.15 : 3-6 )
Và thư cho Giáo đoàn Roma :
-“…Nếu Thần Khí của Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết cư ngụ trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết, cũng sẽ tác sinh thân xác chết dở của anh em, nhờ
bởi Thần Khí của Người cư ngụ trong anh em.” ( Roma.8 : 11 )
-“…Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người Sống Lại từ cõi chết, thi bạn sẽ được cứu độ…” ( Roma.10 : 9 & 10 )
Trong Tin Mừng đã nhiều lần chính Chúa Giêsu đã tiên báo việc Ngài sẽ Sống Lại từ cõi chết:
-“…Vậy người Do-thái lên tiếng nói với Ngài: Ông tỏ ra được dấu nào cho chúng tôi thấy là Ông có quyền như thế? Đức Giêsu đáp lại và bảo: Phá đền thờ này đi! Và trong ba ngày Ta sẽ dựng lại. Người Do-thái nói: Phải mất bốn mươi sáu năm, đền thờ này mới được dựng nên, thế mà trong ba ngày Ông sẽ dựng lại được ư?
Còn Ngài, Ngài đã nói về Đền thờ Thân Mình Ngài. Vậy khi Ngài Sống Lại từ cõi chết, môn đệ Ngài đã nhớ lại là Ngài đã nói thế, và họ đã tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói…”
( Yn.2 : 18- 22 )
-“ Một ít nữa các ngươi sẽ không còn trông thấy Ta, và lại môt ít nữa các ngươi sẽ xem thấy Ta…Ta đã xuất tự Cha và đã đến trong thế gian, bây giờ Ta lại bỏ thế gian mà trở về cùng Cha.” ( Yn.16 : 16 & 28 ) -“Như xưa Giona ở trong bụng cá lớn 3 ngày 3 đêm thế nào, Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất 3 ngày 3 đêm như vậy.” ( Mt.12 : 38- 41 )
-“ Sau khi biến hình Chúa Giêsu dặn các môn đệ đừng nói cho ai sự lạ họ vừa thấy, cho đến khi con Người từ kẻ chết Sống Lại. “ ( Mc.9 : 9- 10 )
-“Này chúng ta lên Giêrusalem và tất cả các tiên tri nói về Con Người sẽ được toàn vẹn, Ngài sẽ bị nộp cho lương dân, họ sẽ nhục mà Người, nhưng ngày thứ ba Người sẽ Sống Lại.” ( Lc.18: 31- 34 )
-Tại Tiệc ly Chúa phán cùng các Tông Đồ : “ Tất cả các con sẽ vấp ngã vì Thày đêm nay, nhưng sau khi Thày Sống Lại, Thày sẽ tới Galilêa trước các con.” ( Mt.26 : 31 )
Câu truyện Chúa cho Lazarô từ kẻ chết sống lại cũng tiên báo sự Phục Sinh của Chúa :
-“…Vậy Martha vừa nghe biết Đức Giêsu đến, thì bà ra đón Ngài, còn Maria ngồi lại nhà.
Martha nói với Đức Giêsu: Thưa Ngài, nếu Ngài có ở đây em con đã không chết. Nhưng ngay lúc này, con vẫn biết là bất cứ điều gì Ngài xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài. Đức Giêsu bảo bà ấy: Em ngươi sẽ sống lại! Martha đáp: Con biết nó sẽ sống lại, thời sống lại ngày sau hết. Đức Giêsu nói với Martha : Phục sinh và sự sống chính là Ta! Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống, và mọi kẻ sống cũng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ… ( Yn.11 : 20- 23 )
Sau cùng, chúng ta hiểu thế nào về câu trong Kinh Cầu Chịu Nạn :
‘ Chúa Giêsu Sống Lại Trước Hết Đi Viếng Đức Mẹ ‘ ?
Trong Tin Mừng: Bốn Thánh Sử, Công Vụ Tông Đồ và thư các Tông Đồ gửi cho Giáo đoàn đều ghi nhận việc Maria Madalena là người đầu tiên được thấy Chúa sau khi Ngài Sống Lại…
Nhưng theo Linh mục Cornelius a Lapide nhà chú giải Thánh Kinh nổi danh thuộc Dòng Tên biện luận rằng ‘Trước tiên’ không có nghĩa thời gian tuyệt đối, mà chỉ có tính tương quan tương đối- nên có thể hiểu là việc ‘Trước tiên’- chỉ là thời gian giới hạn từ lúc Chúa hiện ra với Bà Maria trước khi gặp các Môn Đệ.
Nhưng trong Tin Mừng không nói đến việc Chúa Giêsu gặp lại Đức Mẹ sau khi Chúa Sống Lại. Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, đã chia sẻ vui buồn với Chúa suốt 30 năm ẩn dật và theo sát Chúa 3 năm trên đường Ngài rao giảng Tin Mừng. Tình Mẫu Tử giữa người con với mẹ, cả tự nhiên lẫn ân thánh, đòi Chúa sau khi Sống Lại Trước Hết phải đi thăm viếng Đức Mẹ.
Mẹ không đi theo các phụ nữ và khi được các bà báo tin Mẹ không đến thăm mộ Chúa vì chắc
hẳn Mẹ đã gặp Chúa rồi.
Sự kiện Đức Maria được gặp Chúa trước hết đã được nhiều Vị Thánh xác quyết như Thánh Agnatius, Albert Cả, Teresa Avila, Ambrose, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II …
Trong tác phẩm ‘The Mystical City of God’ được Đức Mẹ mặc khải cho Sơ Mary of Jesus of Agreda- tác phẩm được nhiều Vị thẩm quyền Giáo Hội đánh giá là chân thực- đã xác định Chúa Giêsu sau khi Sống Lại ‘trước hết’ đến thăm viếng Đức Mẹ như sau :
“…Đang lúc Mẹ Maria sửa soạn kinh nguyện và ca khúc mừng Con Thánh của Mẹ sắp xuất
hiện, bỗng nhiên Mẹ cảm thấy một cảm giác rất lạ, tương ứng với độ đau khổ lớn lao Mẹ đã chịu
Sau những chuẩn bị ấy, Chúa Giêsu vào phòng Mẹ với cả đoàn tùy tùng vinh hiển. Mẹ sấp mình xuống thờ lạy rất thâm sâu, Chúa nâng Mẹ dậy và ban tặng Mẹ một ơn có thể Mẹ không sao tiếp nhận mà không chết ngất, nếu các Thiên Thần và chính Chúa Giêsu không tăng sức cho Mẹ. Ơn sức mạnh ấy,là Thân Xác vinh hiển của Chúa Giêsu, thấm nhập vào thân xác rất trinh trong của Mẹ như một trái cầu pha-lê chứa đựng toàn thể mặt trời.
Trong suốt nhiều giờ, Mẹ được hoan hỉ Thiên Chúa với Con Người, thông phần vào vinh quang của Chúa cũng như từ trước đã thông phần vào đau khổ Người chịu.
Sau khi Chúa Giêsu đã thăm viếng Mẹ chí thánh Người ‘trước hết’, Người lại lo đến các con chiên mà cuộc tử nạn kinh hoàng của Người mới làm xao động. Người hiện ra với Maria Madalena, sau đó với các bạn hữu bà, vì tình yêu nồng nàn của họ đáng được ơn ấy…”
Và sau cái chết của Chúa Giêsu, Mẹ là Người duy nhất để duy trì ngọn lửa đức tin cho các Môn đệ, nên hai lần Chúa hiện ra với các ông trong nguyện đường và hơn 500 anh em, chắc chắn có sự hiện diện của Đức Mẹ và điều này lại càng chứng minh rõ rệt sự đồng hành mật thiết giữa Chúa và Mẹ khi Chúa còn sống cũng như sau khi Chúa chết.
Lạy Chúa Ki-tô Đấng Cứu Chuộc nhân loại ! Ngài đã trao vinh quang của Ngài cách trọn vẹn cho Thiên Chúa qua Mầu Nhiệm Vượt Qua Sự Chết. Ngài tiêu hủy sự chết của chúng con qua Phục Sinh để hoàn lại sự sống cho chúng con. Nến Phục Sinh đã đốt lên dẫn chúng con ra khỏi bóng tối sự chết để bước vào niềm vui Ánh Sáng Phục Sinh và cũng chính là Ngọn Lửa cần cho chúng con sống những ngày kế tiếp bằng Lời Cầu Nguyện.
Để kết thúc bài viết, xin mượn lời ‘Thánh Thi Exsultet Công Bố Tin Mừng Phục Sinh ‘ :
“Mừng vui lên, hỡi muôn lớp Thiên Thần trên trời !
Mừng vui lên, hỡi những nhiệm mầu Thánh này !
Tiếng loa cứu độ hãy vang rền không gian,
Mừng reo lên, chiến công khải hoàn Vua nhân trần !
Và vui lên, hỡi trời đất vui lên ! Rực rỡ trong ánh huy hoàng chiếu soi
Và vinh quang Vua muôn đời chói ngời.
Tất cả hoàn vũ hãy vui mừng hân hoan, Được ơn thoát lụy xa miền tối u sầu.
Này vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh ! Uy nghiêm trong muôn vàn ánh quang.
Khắp nơi trong cung điện này, Hòa vang lên muôn ngàn tiếng ca Vua nhân trần…”
Alleluia ! Alleluia !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
*Ghi chú : Bài viết mục đích trưng dẫn tài liệu trong Tin Mừng để xác tín việc Chúa Phục Sinh, không phải bài khảo luận về tín lý và thần học. Kính mong thông cảm.
Trình thuật theo Tin Mừng
*Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống, kẻ nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết. ( Gioan. 11: 25 )
Thánh Phao-lô đã xác quyết rằng :
“Nếu Chúa Giê-su đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra uổng công và đức tin anh em cũng ra vô ích”
Lễ Phục Sinh là một trong những lễ hội quan trọng của Tín đồ Ki-tô-giáo, được tổ chức hằng năm mừng việc Chúa Giêsu chịu chết và sau 3 ngày Người Sống Lại, bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro đến thứ bảy Tuần Thánh (Lễ chuyển dịch từ 22/3 đến 25/4 mỗi năm).
Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa Mùa Xuân tái sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa Xuân của niềm tin, hy vọng và ân sủng. Mọi người mừng lễ với những bữa tiệc thịnh soạn dưới ánh đèn nến ấm cúng lung linh muôn màu, với thịt dăm-bông, bánh, trái cây,cùng trang hoàng những trái trứng đủ màu, những chú thỏ xinh đẹp dễ thương theo truyền thống, biểu tượng sức sống dồi dào sung mãn.
Nhưng Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa tinh thần quan trọng hơn. Đó là sự phục hồi danh dự và uy quyền của Chúa Giêsu đối với Sự chết và Sự sống trước mặt thế gian, đồng thời phục hồi niềm tin đã mất của các môn đồ sau khi Chúa chết, để từ đó các ngài đã mạnh dạn trên đường rao truyền Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội.
Phục sinh của Chúa chuyển hóa tâm hồn chúng ta từ tối tăm sự chết sang ánh sáng Phục Sinh vinh hiển. Ban cho chúng ta niềm tin vững mạnh, ký thác vào lòng từ bi của Chúa và tràn đầy hy vọng sẽ được phục sinh cùng với Chúa như Người đã hứa.
Sau khi Sống Lại, Chúa còn lưu lại trần thế 40 ngày để an ủi, nâng đỡ, giáo huấn các tông đồ, môn đệ lần cuối cùng trước khi về trời. Bốn Thánh Sử đã ghi lại những lần Chúa hiện ra :
-“Vãn ngày Hưu lễ, rạng ngày thứ nhất trong tuần, Maria người Magdala và một Maria khác đến xem mồ. Và này xảy ra có động đất lớn: vì Thiên Thần Chúa từ trời ngự xuống, tiến đến lăn viên đá đi, rồi ngồi trên đó, dáng như chớp và áo trắng như tuyết, vì khiếp sợ quân canh run rảy, ra như chết.
Nhưng Thiên Thần lên tiếng bảo các phụ nữ : Các ngươi đừng sợ! Vì ta biết các ngươi tìm Giêsu
đã bị đóng đinh thập giá. Ngài không còn ở đây, vì Ngài đã Sống lại như Ngài đã nói. Hãy đến mà xem chỗ đã đặt Ngài và hãy mau mau đi nói với các môn đồ của Ngài rằng : Ngài đã Sống lại từ cõi chết và Ngài đã đi trước các người tới Galilêa. Ở đó các ngươi sẽ thấy Ngài- Đó ta đã nói cho các ngươi.
Vội vàng bước ra khỏi mồ, vừa sợ vừa rất đỗi vui mừng, họ chạy đi báo tin cho các môn đồ của Ngài.
Và này Chúa Giêsu đón gặp họ và nói: Chào các con! Họ tiến lại ôm chân Ngài và phục lạy Ngài. Bấy giờ Đức Giêsu nói với họ: Đừng sợ! Hãy đi báo tin cho anh em! Ta phải đi Galilêa và họ sẽ được thấy Ta ở đó.” ( Mt.28 : 1- 10 )
-“Và này, cũng ngày hôm ấy có hai người trong nhóm họ đang đi tới một làng kia, cách Giêrusalem sáu mươi dặm, tên là Emau và họ chuyện vãn với nhau những điều mới xảy ra đó. Xảy ra là lúc họ đang chuyện vãn, bàn tính với nhau, thì Đức Giêsu tiến lại gần bên và đi với họ,
nhưng mắt họ bị ngăn che không nhận ra được Ngài. Ngài nói cùng họ: Các ông đi đàng trao đổi cùng nhau những chuyện gì vậy? Họ dừng lại, bộ mặt ảo não. Một người tên là Kêôpha đáp
thưa Ngài : Ông quả là người duy nhất tại Giêrusalem mà lại đã không hay biết các việc xảy ra ở đó mấy ngày nay. Ngài hỏi: Việc gì vậy? Họ đáp: Việc Ông Giêsu Nazarét, Người đã xuất hiện như một vị tiên tri quyền năng trong việc làm và lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Nhưng các thượng tế và hàng đầu mục của chúng tôi đã nộp Ngài và cho án tử hình, bị đóng đinh trên thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi hy vọng chính Ngài là Đấng sẽ giải thoát Israel.
Nhưng với ngần ấy cơ sự, nay đã là ngày thứ ba rồi, kể từ khi các việc ấy diễn ra. Đã hẳn có vài phụ nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi hoảng hồn. Tảng sáng họ đến mồ và không gặp thấy xác Ngài, họ về phân phô là họ đã thấy Thiên Thần hiện ra nói rằng Ngài đã Sống Lại. Có vài người trong chúng tôi đã đi tới mồ và đã gặp Thày y như các phụ nữ đã nói, còn Ngài thì họ không được thấy.
Bấy giờ Ngài mới nói cùng họ: Hỡi những kẻ ngu muội và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên tri đã nói. Thế thì Đức Kitô không phải chịu khổ nạn như thế đã, rồi mới vào vinh quang của Ngài sao? Khởi từ Môsê và lướt qua hết thảy các tiến tri, Ngài dẫn giải cho họ những điều đã viết về Ngài trong toàn bộ Kinh thánh.
Họ đã tới gần làng họ phải đến, nhưng Ngài làm như thể còn phải đi xa, họ cố nài ép Ngài rằng: Hãy lưu lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày đã xế. Nên Ngài vào nhà lưu lại với họ. Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng, đoạn bẻ ra và trao cho họ và mắt họ mở ra nhận biết Ngài…nhưng Ngài bỏ họ mà biến rồi. Họ nói với nhau: Lòng chúng ta lại đã không cháy bừng bừng, lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với chúng ta và giải nghĩa Kinh thánh đó sao? ( Lc.24 : 13-32 )
-“Vào lúc xế chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đồ các cửa đều đóng kín, vì sợ người Do Thái. Đức Giêsu đã đến đứng giữa họ và Ngài nói : Bình an cho các con!
Nói thế, rồi Ngài cho họ thấy tay và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ vì được thấy Chúa.
Một lần nữa Ngài nói với họ: Bình an cho các con! Cũng như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con.
Nói thế rồi, Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ:Hãy chịu lấy Thánh Thần! Các ngươi tha tôi cho ai thì tội họ sẽ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai thì tội họ bị cầm giữ.
Tôma nghĩa là ‘sinh đôi’ là một người trong nhóm 12, không ở với họ khi Đức Giêsu đến. Các môn đồ khác nói với ông: Chúng tôi đã thấy Chúa! Ông nói với họ: Nếu tôi không thấy các dấu đinh tay Ngài và tra tay tôi vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin.
Tám ngày sau các môn đồ lại ở trong nhà, có Tôma ở với họ. Chúa Giêsu đến đang lúc các cửa đều đóng kín, Ngài đứng giữa họ và nói: Bình an cho các con! Đoạn Ngài nói với Tôma: Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta, hãy đem tay ngươi tra vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín. Tôma đáp lại và nói với Ngài: Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi! Đức Giêsu nói với ông: Bởi thấy Ta ngươi đã tin, phúc cho những ai không thấy mà tin!
Đức Giêsu đã làm trước mặt các môn đồ Ngài nhiều dấu lạ khác nữa, không viết lại trong sách này. Các điều đã viết đây để anh em tin rằng: Đức Giêsu chính là Đức Kitô Con Thiên Chúa và bởi tin anh em có sự sống nhờ Danh Ngài” ( Yn.20 : 19- 30 )
-“Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ ra lần nữa cho các môn đồ ở ven biển Tibêria, Ngài đã tỏ mình ra như thế này: Tề tựu với nhau có Simôn Phêrô và Tôma, Nathanael người Cana xứ Galilêa, các con ông Zêbêđê và hai môn đệ khác nữa. Simôn Phêrô nói với họ: Tôi đi đánh cá đây! Họ nói với ông: Chúng tôi cùng đi với ông! Họ ra đi và lên một chiếc thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả. Sáng đến, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng môn đồ không biết là chính Đức Giêsu. Ngài nói với họ: Này các con! Có đồ ăn không? Họ đáp lại Ngài: Không! Ngài mới bảo họ:Hãy thả lưới mạn hữu thuyền, các ngươi sẽ gặp! Họ đã thả lưới và không còn sức kéo lên nữa, vì cá nhiều quá. Người môn đệ Đức Giêsu yêu mến, nói với Phêrô: Chúa đó! Phêrô vừa nghe tiếng Chúa đó, liền quấn lấy áo ngoài vì ông ở trần, gieo mình xuống biển. Còn các môn đồ khác chèo thuyền vào, vì họ cũng không xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm xích thôi và kéo theo lưới đầy cá.
Khi lên đất, họ đã thấy có than đỏ, bánh và cá ở trên. Đức Giêsu nói với họ: Đem lại đây ít cá các ngươi đã bắt hồi nãy. Phêrô lên thuyền và kéo lưới vào đất, đầy những cá lớn, một trăm năm mươi ba con và tuy nhiều ngần ấy cá, lưới cũng không bị rách. Đức Giêsu bảo họ: Lại đây mà lót lòng đi! Trong các môn đệ không ai còn dám hỏi Ngài: Ông là ai, bởi họ đã biết là chính Chúa. Đức Giêsu đến cầm lấy bánh mà ban cho họ và cá cũng thế. Đó là lần thứ ba, Đức Giêsu
hiện ra với các môn đệ sau khi Sống lại từ cõi chết” ( Yn.21 : 1- 14 )
-“…Sau cùng Ngài tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi họ dùng bữa, và Ngài quở trách sự cứng tin, lòng chai đá của họ, bởi họ không tin những kẻ được thấy Ngài đã Sống Lại.
Ngài nói với họ: Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin cùng chịu thánh tẩy thì sẽ được cứu, còn ai không tin thì sẽ bị luận tội. Những dấu lạ này sẽ tháp tùng kẻ tin: nhân danh Ta chúng sẽ trừ quỉ, nói các thứ tiếng, chúng sẽ cầm rắn trong tay và dẫu có uống nhầm thuốc độc, cũng chẳng hại được chúng, chúng sẽ đặt tay cho kể liệt lào và họ sẽ được an lành mạnh khỏe.
Vậy sau khi đã nói với họ rồi, Chúa Giêsu được nhắc về trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn họ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng họ hoạt động và bảo đảm Lời bằng những phép lạ kèm theo.” ( Mc.16 : 14- 20 )
Ngoài 4 Thánh Sử đã ghi chép việc Chúa Sống Lại, ta còn thấy trong Công Vụ Tông Đồ và các thư của thánh Phêrô, Phaolô và Gioan gửi các Giáo đoàn cũng nhắc đến sự kiện Chúa Phục Sinh từ cõi chết. Trong lời minh chứng hùng hồn trước Công nghị, thánh Phêrô xác quyết :
“…Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng: chính là nhân danh Giêsu Đức Kitô người
Nazarét, Người các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho Sống Lại từ cõi chết, chính nhân ấy mà người này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe..”( Cv.4:10)
Trong thư thứ nhất Thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Côrintô :
-“…Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo Kinh Thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã Sống Lại ngày thứ ba và Ngài đã hiện ra với Kêpha, đoạn cho nhóm 12 Tông đồ. Rồi Ngài hiện ra cho hơn 500 anh em một lần, trong số đó phần đông đến nay vẫn còn sống, nhưng cũng có người đã an nghỉ…” ( 1Cr.15 : 3-6 )
Và thư cho Giáo đoàn Roma :
-“…Nếu Thần Khí của Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết cư ngụ trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Giêsu Sống Lại từ cõi chết, cũng sẽ tác sinh thân xác chết dở của anh em, nhờ
bởi Thần Khí của Người cư ngụ trong anh em.” ( Roma.8 : 11 )
-“…Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người Sống Lại từ cõi chết, thi bạn sẽ được cứu độ…” ( Roma.10 : 9 & 10 )
Trong Tin Mừng đã nhiều lần chính Chúa Giêsu đã tiên báo việc Ngài sẽ Sống Lại từ cõi chết:
-“…Vậy người Do-thái lên tiếng nói với Ngài: Ông tỏ ra được dấu nào cho chúng tôi thấy là Ông có quyền như thế? Đức Giêsu đáp lại và bảo: Phá đền thờ này đi! Và trong ba ngày Ta sẽ dựng lại. Người Do-thái nói: Phải mất bốn mươi sáu năm, đền thờ này mới được dựng nên, thế mà trong ba ngày Ông sẽ dựng lại được ư?
Còn Ngài, Ngài đã nói về Đền thờ Thân Mình Ngài. Vậy khi Ngài Sống Lại từ cõi chết, môn đệ Ngài đã nhớ lại là Ngài đã nói thế, và họ đã tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói…”
( Yn.2 : 18- 22 )
-“ Một ít nữa các ngươi sẽ không còn trông thấy Ta, và lại môt ít nữa các ngươi sẽ xem thấy Ta…Ta đã xuất tự Cha và đã đến trong thế gian, bây giờ Ta lại bỏ thế gian mà trở về cùng Cha.” ( Yn.16 : 16 & 28 ) -“Như xưa Giona ở trong bụng cá lớn 3 ngày 3 đêm thế nào, Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất 3 ngày 3 đêm như vậy.” ( Mt.12 : 38- 41 )
-“ Sau khi biến hình Chúa Giêsu dặn các môn đệ đừng nói cho ai sự lạ họ vừa thấy, cho đến khi con Người từ kẻ chết Sống Lại. “ ( Mc.9 : 9- 10 )
-“Này chúng ta lên Giêrusalem và tất cả các tiên tri nói về Con Người sẽ được toàn vẹn, Ngài sẽ bị nộp cho lương dân, họ sẽ nhục mà Người, nhưng ngày thứ ba Người sẽ Sống Lại.” ( Lc.18: 31- 34 )
-Tại Tiệc ly Chúa phán cùng các Tông Đồ : “ Tất cả các con sẽ vấp ngã vì Thày đêm nay, nhưng sau khi Thày Sống Lại, Thày sẽ tới Galilêa trước các con.” ( Mt.26 : 31 )
Câu truyện Chúa cho Lazarô từ kẻ chết sống lại cũng tiên báo sự Phục Sinh của Chúa :
-“…Vậy Martha vừa nghe biết Đức Giêsu đến, thì bà ra đón Ngài, còn Maria ngồi lại nhà.
Martha nói với Đức Giêsu: Thưa Ngài, nếu Ngài có ở đây em con đã không chết. Nhưng ngay lúc này, con vẫn biết là bất cứ điều gì Ngài xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài. Đức Giêsu bảo bà ấy: Em ngươi sẽ sống lại! Martha đáp: Con biết nó sẽ sống lại, thời sống lại ngày sau hết. Đức Giêsu nói với Martha : Phục sinh và sự sống chính là Ta! Ai tin vào Ta thì dẫu chết cũng sẽ sống, và mọi kẻ sống cũng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ… ( Yn.11 : 20- 23 )
Sau cùng, chúng ta hiểu thế nào về câu trong Kinh Cầu Chịu Nạn :
‘ Chúa Giêsu Sống Lại Trước Hết Đi Viếng Đức Mẹ ‘ ?
Trong Tin Mừng: Bốn Thánh Sử, Công Vụ Tông Đồ và thư các Tông Đồ gửi cho Giáo đoàn đều ghi nhận việc Maria Madalena là người đầu tiên được thấy Chúa sau khi Ngài Sống Lại…
Nhưng theo Linh mục Cornelius a Lapide nhà chú giải Thánh Kinh nổi danh thuộc Dòng Tên biện luận rằng ‘Trước tiên’ không có nghĩa thời gian tuyệt đối, mà chỉ có tính tương quan tương đối- nên có thể hiểu là việc ‘Trước tiên’- chỉ là thời gian giới hạn từ lúc Chúa hiện ra với Bà Maria trước khi gặp các Môn Đệ.
Nhưng trong Tin Mừng không nói đến việc Chúa Giêsu gặp lại Đức Mẹ sau khi Chúa Sống Lại. Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, đã chia sẻ vui buồn với Chúa suốt 30 năm ẩn dật và theo sát Chúa 3 năm trên đường Ngài rao giảng Tin Mừng. Tình Mẫu Tử giữa người con với mẹ, cả tự nhiên lẫn ân thánh, đòi Chúa sau khi Sống Lại Trước Hết phải đi thăm viếng Đức Mẹ.
Mẹ không đi theo các phụ nữ và khi được các bà báo tin Mẹ không đến thăm mộ Chúa vì chắc
hẳn Mẹ đã gặp Chúa rồi.
Sự kiện Đức Maria được gặp Chúa trước hết đã được nhiều Vị Thánh xác quyết như Thánh Agnatius, Albert Cả, Teresa Avila, Ambrose, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II …
Trong tác phẩm ‘The Mystical City of God’ được Đức Mẹ mặc khải cho Sơ Mary of Jesus of Agreda- tác phẩm được nhiều Vị thẩm quyền Giáo Hội đánh giá là chân thực- đã xác định Chúa Giêsu sau khi Sống Lại ‘trước hết’ đến thăm viếng Đức Mẹ như sau :
“…Đang lúc Mẹ Maria sửa soạn kinh nguyện và ca khúc mừng Con Thánh của Mẹ sắp xuất
hiện, bỗng nhiên Mẹ cảm thấy một cảm giác rất lạ, tương ứng với độ đau khổ lớn lao Mẹ đã chịu
Sau những chuẩn bị ấy, Chúa Giêsu vào phòng Mẹ với cả đoàn tùy tùng vinh hiển. Mẹ sấp mình xuống thờ lạy rất thâm sâu, Chúa nâng Mẹ dậy và ban tặng Mẹ một ơn có thể Mẹ không sao tiếp nhận mà không chết ngất, nếu các Thiên Thần và chính Chúa Giêsu không tăng sức cho Mẹ. Ơn sức mạnh ấy,là Thân Xác vinh hiển của Chúa Giêsu, thấm nhập vào thân xác rất trinh trong của Mẹ như một trái cầu pha-lê chứa đựng toàn thể mặt trời.
Trong suốt nhiều giờ, Mẹ được hoan hỉ Thiên Chúa với Con Người, thông phần vào vinh quang của Chúa cũng như từ trước đã thông phần vào đau khổ Người chịu.
Sau khi Chúa Giêsu đã thăm viếng Mẹ chí thánh Người ‘trước hết’, Người lại lo đến các con chiên mà cuộc tử nạn kinh hoàng của Người mới làm xao động. Người hiện ra với Maria Madalena, sau đó với các bạn hữu bà, vì tình yêu nồng nàn của họ đáng được ơn ấy…”
Và sau cái chết của Chúa Giêsu, Mẹ là Người duy nhất để duy trì ngọn lửa đức tin cho các Môn đệ, nên hai lần Chúa hiện ra với các ông trong nguyện đường và hơn 500 anh em, chắc chắn có sự hiện diện của Đức Mẹ và điều này lại càng chứng minh rõ rệt sự đồng hành mật thiết giữa Chúa và Mẹ khi Chúa còn sống cũng như sau khi Chúa chết.
Lạy Chúa Ki-tô Đấng Cứu Chuộc nhân loại ! Ngài đã trao vinh quang của Ngài cách trọn vẹn cho Thiên Chúa qua Mầu Nhiệm Vượt Qua Sự Chết. Ngài tiêu hủy sự chết của chúng con qua Phục Sinh để hoàn lại sự sống cho chúng con. Nến Phục Sinh đã đốt lên dẫn chúng con ra khỏi bóng tối sự chết để bước vào niềm vui Ánh Sáng Phục Sinh và cũng chính là Ngọn Lửa cần cho chúng con sống những ngày kế tiếp bằng Lời Cầu Nguyện.
Để kết thúc bài viết, xin mượn lời ‘Thánh Thi Exsultet Công Bố Tin Mừng Phục Sinh ‘ :
“Mừng vui lên, hỡi muôn lớp Thiên Thần trên trời !
Mừng vui lên, hỡi những nhiệm mầu Thánh này !
Tiếng loa cứu độ hãy vang rền không gian,
Mừng reo lên, chiến công khải hoàn Vua nhân trần !
Và vui lên, hỡi trời đất vui lên ! Rực rỡ trong ánh huy hoàng chiếu soi
Và vinh quang Vua muôn đời chói ngời.
Tất cả hoàn vũ hãy vui mừng hân hoan, Được ơn thoát lụy xa miền tối u sầu.
Này vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh ! Uy nghiêm trong muôn vàn ánh quang.
Khắp nơi trong cung điện này, Hòa vang lên muôn ngàn tiếng ca Vua nhân trần…”
Alleluia ! Alleluia !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
*Ghi chú : Bài viết mục đích trưng dẫn tài liệu trong Tin Mừng để xác tín việc Chúa Phục Sinh, không phải bài khảo luận về tín lý và thần học. Kính mong thông cảm.
Mừng Lễ Phục Sinh trên tầu du lịch Radiance of the Seas
VietCatholic
17:28 27/03/2016
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vòng Tay Cứu Thế
Nguyễn Trung Tây, Lm
17:06 27/03/2016
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Mộ đá chết khô không cản nổi,
Bước dậy Phục Sinh đứng vươn trời.
Từ đó chiều cao và trải rộng,
Òa vỡ bừng xanh sắc sắc Người.
(NTT)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 22 – 28/03/2016: Account Instagram của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:17 27/03/2016
1. Account Instagram của Đức Thánh Cha Phanxicô thu hút 1,5 triệu người theo dõi trong ngày đầu tiên
Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc một account Instagram vào ngày 19 tháng Ba vừa qua và trong 24 giờ đầu tiên đã thu hút được 1,5 triệu người theo dõi.
Account này được quản lý bởi Viện Truyền Thông của Tòa Thánh.
“Instagram sẽ giúp kể lại những câu chuyện của Đức Giáo Hoàng qua các hình ảnh, để tất cả những ai muốn tháp tùng ngài biết thêm về giáo triều Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thấy được những cử chỉ của ngài về sự dịu dàng và lòng thương xót”, Đức ông Dario E. Viganò, viện trưởng Viện Truyền Thông nói.
Ngài cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ chọn những hình ảnh từ phòng chụp ảnh của tờ Quan Sát Viên Rôma”.
Hôm thứ Bẩy 19 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kỷ niệm ngày Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của ngài với việc khởi động account Instagram mới của ngài. Trong một tweet ngài nói: “Tôi bắt đầu một cuộc hành trình mới, trên Instagram, để đi cùng anh chị em trên con đường của tình thương và sự dịu dàng của Thiên Chúa”
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã tự mình khởi động account có tên gọi là “Franciscus” từ nơi cư trú của ngài tại Casa Santa Marta. Ngài cũng đã đăng hình ảnh đầu tiên của ngài đang quỳ cầu nguyện.
Để lập hồ sơ account của mình, Đức Thánh Cha đã được hỗ trợ bởi Kevin Systrom, giám đốc điều hành và là người đồng sáng lập Instagram, và Đức Ông Lucio Adrian Ruiz, thư ký của viện truyền thông Tòa Thánh.
Được thành lập vào năm 2010, Instagram có khoảng 400 triệu người sử dụng trên toàn thế giới nhằm chia sẻ hình ảnh và video với một cộng đồng những người dùng Internet. Sự ra mắt tài khoản Instagram của Đức Giáo Hoàng sẽ tăng sự hiện diện đáng kể của ngài trên các mạng truyền thông xã hội. Tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha, với hashtag “@Pontifex”, được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 khởi động, đã có hơn 26 triệu người theo dõi.
Phát biểu hồi đầu tuần này với Radio Vatican, Viện Trưởng viện Truyền thông Vatican là Đức Ông Dario Viganò cho biết quyết định mở một tài khoản Instagram phát sinh từ niềm tin của Đức Giáo Hoàng rằng hình ảnh có thể mang lại nhiều điều mà từ ngữ không thể chuyển tải. Mục đích của tài khoản Instagram của Đức Giáo Hoàng, là để kể câu chuyện của triều đại Giáo Hoàng Phanxicô qua hình ảnh.
2. Đức Thượng Phụ danh dự Chính Thống Giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của Thượng Hội Đồng toàn thế giới
“Chính Thống Giáo là một Giáo Hội đồng đoàn,” Đức Thượng Phụ Barthôlômêô của Constantinople viết trong một thông điệp được công bố để chuẩn bị cho cuộc họp Thượng Hội Chính Thống toàn thế giới năm nay.
“Sự phân biệt giữa sự thật và dối trá, giữa chính thống và dị giáo, không phải lúc nào cũng dễ dàng,” Đức Thượng Phụ danh dự giải thích. “Giáo Hội phải loan báo sự thật, cho nên các vấn đề phải được giải quyết. Giáo Hội Chính thống trong trường hợp này công nhận một, và chỉ một thực tại duy nhất: Thượng Hội Đồng Giám Mục với các Giám Mục thẩm quyền.”
Bức thư của Đức Thượng Phụ danh dự nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc họp sắp tới tất cả các nhà lãnh đạo Chính thống được công nhận trên thế giới. Ngài lưu ý rằng trong nhiều năm qua một cuộc họp như thế đã không xảy ra “vì những lý do lịch sử”, và vì thế sự phục hồi của một sự đồng thuận trên toàn thế giới là điều khẩn thiết.
Mặc dù “thế giới đang chờ để được nghe tiếng nói của Giáo Hội Chính thống trên rất nhiều các vấn đề đang gây tranh cãi trong các mối quan tâm của nhân loại ngày nay,” Đức Thượng Phụ danh dự viết rằng cuộc họp Thượng Hội đồng thế giới năm nay sẽ được dành chủ yếu cho những vấn đề nội bộ, thiết lập những thỏa thuận rõ ràng về các vấn đề cơ bản của niềm tin Chính thống và phương thế quản trị.
3. Linh mục dòng Salêdiêng bị bắt giữ tại Yemen vẫn còn trong tay bọn khủng bố
Cha Tom Uzhunnalil, vị linh mục đã bị bắt giữ trong một cuộc tấn công khủng bố ở Yemen vào ngày 04 tháng 3, vẫn còn nằm trong tay các phần tử cực đoan Hồi giáo. Bề trên tổng quyền dòng Salesian (Rector Major of the Salesians) Ángel Fernández Artime đã cho biết như trên.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo dòng Salesian bác bỏ những tin đồn mà ngài gọi là “vô căn cứ” rằng cha Uzhunnalil đang bị tra tấn, và có thể ngài bị đóng đinh vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
“Không có gì cho thấy rằng điều này là đúng. Trong thực tế, không có ai được biết về số phận của ngài.”
Cha Uzhunnalil là tuyên úy của các nhà dưỡng lão ở Aden được điều hành bởi các nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái. Bốn chị đã thiệt mạng trong cuộc tấn công khủng bố; và cha Uzhunnalil đã bị bắt cóc.
4. Tổng thống Obama gặp Đức Hồng Y Cuba
Tổng thống Barack Obama đã gặp gỡ Đức Hồng Y Jaime Ortega của tổng giáo phận Havana hôm 20 tháng Ba. Phát ngô viên Tòa Bạch Ốc đã cho biết như trên trong khi công nhận vai trò quan trọng của Đức Hồng Y trong việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Cuba là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một tổng thống Mỹ trong gần 90 năm qua đã xảy ra chỉ vài tháng sau khi khôi phục quan hệ ngoại giao bị phá vỡ sau khi chế độ Castro lên nắm quyền.
Đức Hồng Y Ortega đã làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô để giúp làm trung gian cho những thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
5. Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói Đức Thánh Cha sẽ không thay đổi kỷ luật về việc rước lễ của những người ly dị và tái hôn
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, trưởng phủ Giáo Hoàng, đã lặp lại những dự đoán theo đó Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ duy trì giáo huấn của Giáo Hội theo đó những ai đã ly dị rồi tái hôn không thể rước lễ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Deutsche Welle, Đức Tổng Giám mục Gänswein nhận xét rằng trong báo cáo tổng kết Thượng Hội Đồng về gia đình, Đức Giáo Hoàng chắc chắn sẽ đề cập đến những vấn đề về chăm sóc mục vụ cho ly dị và tái hôn. Ngài nhận xét rằng, đây là một vấn nạn khó khăn nhưng “không phải là lần đầu tiên” một vị giáo hoàng phải giải quyết vấn đề này.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã đề cập đến quyết định trước đây về vấn đề này của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16; và nói rằng ngài hoàn toàn xác tín Đức Thánh Cha Phanxicô “sẽ tiếp tục con đường của những người tiền nhiệm của ngài.”
Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã và đang là thư ký riêng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
6. Tổng giám mục Ái Nhĩ Lan xin thông tin về những người 'biến mất' trong những năm bạo lực
Đức Tổng Giám mục Eamon Martin của tổng giáo phận Armah, giáo chủ Công Giáo Ái Nhĩ Lan, đã lên tiếng kêu gọi bất cứ ai có thông tin về số phận của những người bị “biến mất” khi bạo lực bùng nổ tại quốc gia này trong hai thập niên 1970 và 1980 hãy liên lạc với một ủy ban đang tìm kiếm hài cốt các nạn nhân.
“Tôi kêu gọi lương tâm của bất cứ ai có thông tin”, Đức Tổng Giám Mục nói. Ngài nhận xét rằng “ngay cả ở giai đoạn cuối này, các gia đình còn có thể trải nghiệm được sự an ủi nếu có thể an táng theo nghi thức Kitô giáo cho những người thân yêu của họ.”
7. Các Giám Mục Á Căn Đình biên soạn tài liệu về thái độ của Giáo Hội Công Giáo trong thời quân phiệt
Các Giám Mục Công Giáo Á Căn Đình đang có kế hoạch công bố các tài liệu liên quan đến vai trò của hàng giáo phẩm Công Giáo trong những năm khi Á Căn Đình bị cai trị bởi một chính quyền quân sự.
Đức Giám Mục Carlos Malfa, tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục, nói rằng các tài liệu lưu trữ của Hội Đồng Giám Mục đang được chuẩn bị để công bố rộng rãi cho công chúng. Tuy nhiên, ngài không cho biết thời điểm chính xác khi nào các tài liệu này được công bố.
Giáo Hội Công Giáo tại Á Căn Đình thường bị phê phán là chia rẽ trong thời gian cai trị quân sự, từ năm 1976 đến năm 1983. Một số Giám Mục được coi là đồng minh của các nhà lãnh đạo quân sự, bất chấp các các vụ lạm dụng nhân quyền trong cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” của chính phủ chống lại những người hô hào dân chủ. Đồng thời, một số Giám Mục và linh mục Công Giáo đã có những dấn thân nổi bật chống lại chế độ quân sự này.
8. Chile tiến dần theo con đường hợp pháp hoá phá thai
Trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ số 66-44, Hạ Viện Chile hay còn gọi là Chí Lợi đã bỏ phiếu cho phép phá thai trong các trường hợp bị hãm hiếp hoặc bị khuyết tật.
Chính phủ của Tổng thống Michelle Bachelet hỗ trợ cho dự luật này và đang chờ đợi một cuộc bỏ phiếu tại thượng viện.
“Quyết định này cấu thành một hành vi phạm tội nghiêm trọng chống lại phẩm giá con người và đặc biệt là một cuộc tấn công vào cuộc sống của những người vô tội nhất” Hội Đồng Giám Mục Chile cho biết như trên trong một tuyên bố ngay sau cuộc bỏ phiếu.
9. Các nhóm Kitô hữu Ấn đòi hỏi chính phủ phải bảo vệ các tín hữu Kitô khỏi các hình thức bạo lực thường xảy ra trong Tuần Thánh
Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ đã yêu cầu chính phủ nước này bảo vệ các tín hữu Kitô trong Tuần Thánh. Hội đồng lưu ý rằng “bạo lực chống cá nhân Kitô hữu và các nhà thờ vẫn tiếp tục tăng mạnh trong các miền khác nhau của Ấn Độ.”
Ghi nhận một số lượng lớn các hình thức bạo lực chống lại các tín hữu Kitô thường xảy ra trong Tuần Thánh các năm trước đây, Hội đồng nói rằng đã có những lo ngại về một cuộc tấn công quy mô lớn trong Tuần Thánh, và yêu cầu chính phủ phải “bảo vệ an ninh cho các cộng đồng vô phương tự vệ của chúng tôi.”
Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc một account Instagram vào ngày 19 tháng Ba vừa qua và trong 24 giờ đầu tiên đã thu hút được 1,5 triệu người theo dõi.
Account này được quản lý bởi Viện Truyền Thông của Tòa Thánh.
“Instagram sẽ giúp kể lại những câu chuyện của Đức Giáo Hoàng qua các hình ảnh, để tất cả những ai muốn tháp tùng ngài biết thêm về giáo triều Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thấy được những cử chỉ của ngài về sự dịu dàng và lòng thương xót”, Đức ông Dario E. Viganò, viện trưởng Viện Truyền Thông nói.
Ngài cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ chọn những hình ảnh từ phòng chụp ảnh của tờ Quan Sát Viên Rôma”.
Hôm thứ Bẩy 19 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kỷ niệm ngày Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của ngài với việc khởi động account Instagram mới của ngài. Trong một tweet ngài nói: “Tôi bắt đầu một cuộc hành trình mới, trên Instagram, để đi cùng anh chị em trên con đường của tình thương và sự dịu dàng của Thiên Chúa”
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã tự mình khởi động account có tên gọi là “Franciscus” từ nơi cư trú của ngài tại Casa Santa Marta. Ngài cũng đã đăng hình ảnh đầu tiên của ngài đang quỳ cầu nguyện.
Để lập hồ sơ account của mình, Đức Thánh Cha đã được hỗ trợ bởi Kevin Systrom, giám đốc điều hành và là người đồng sáng lập Instagram, và Đức Ông Lucio Adrian Ruiz, thư ký của viện truyền thông Tòa Thánh.
Được thành lập vào năm 2010, Instagram có khoảng 400 triệu người sử dụng trên toàn thế giới nhằm chia sẻ hình ảnh và video với một cộng đồng những người dùng Internet. Sự ra mắt tài khoản Instagram của Đức Giáo Hoàng sẽ tăng sự hiện diện đáng kể của ngài trên các mạng truyền thông xã hội. Tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha, với hashtag “@Pontifex”, được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 khởi động, đã có hơn 26 triệu người theo dõi.
Phát biểu hồi đầu tuần này với Radio Vatican, Viện Trưởng viện Truyền thông Vatican là Đức Ông Dario Viganò cho biết quyết định mở một tài khoản Instagram phát sinh từ niềm tin của Đức Giáo Hoàng rằng hình ảnh có thể mang lại nhiều điều mà từ ngữ không thể chuyển tải. Mục đích của tài khoản Instagram của Đức Giáo Hoàng, là để kể câu chuyện của triều đại Giáo Hoàng Phanxicô qua hình ảnh.
2. Đức Thượng Phụ danh dự Chính Thống Giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của Thượng Hội Đồng toàn thế giới
“Chính Thống Giáo là một Giáo Hội đồng đoàn,” Đức Thượng Phụ Barthôlômêô của Constantinople viết trong một thông điệp được công bố để chuẩn bị cho cuộc họp Thượng Hội Chính Thống toàn thế giới năm nay.
“Sự phân biệt giữa sự thật và dối trá, giữa chính thống và dị giáo, không phải lúc nào cũng dễ dàng,” Đức Thượng Phụ danh dự giải thích. “Giáo Hội phải loan báo sự thật, cho nên các vấn đề phải được giải quyết. Giáo Hội Chính thống trong trường hợp này công nhận một, và chỉ một thực tại duy nhất: Thượng Hội Đồng Giám Mục với các Giám Mục thẩm quyền.”
Bức thư của Đức Thượng Phụ danh dự nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc họp sắp tới tất cả các nhà lãnh đạo Chính thống được công nhận trên thế giới. Ngài lưu ý rằng trong nhiều năm qua một cuộc họp như thế đã không xảy ra “vì những lý do lịch sử”, và vì thế sự phục hồi của một sự đồng thuận trên toàn thế giới là điều khẩn thiết.
Mặc dù “thế giới đang chờ để được nghe tiếng nói của Giáo Hội Chính thống trên rất nhiều các vấn đề đang gây tranh cãi trong các mối quan tâm của nhân loại ngày nay,” Đức Thượng Phụ danh dự viết rằng cuộc họp Thượng Hội đồng thế giới năm nay sẽ được dành chủ yếu cho những vấn đề nội bộ, thiết lập những thỏa thuận rõ ràng về các vấn đề cơ bản của niềm tin Chính thống và phương thế quản trị.
3. Linh mục dòng Salêdiêng bị bắt giữ tại Yemen vẫn còn trong tay bọn khủng bố
Cha Tom Uzhunnalil, vị linh mục đã bị bắt giữ trong một cuộc tấn công khủng bố ở Yemen vào ngày 04 tháng 3, vẫn còn nằm trong tay các phần tử cực đoan Hồi giáo. Bề trên tổng quyền dòng Salesian (Rector Major of the Salesians) Ángel Fernández Artime đã cho biết như trên.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo dòng Salesian bác bỏ những tin đồn mà ngài gọi là “vô căn cứ” rằng cha Uzhunnalil đang bị tra tấn, và có thể ngài bị đóng đinh vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
“Không có gì cho thấy rằng điều này là đúng. Trong thực tế, không có ai được biết về số phận của ngài.”
Cha Uzhunnalil là tuyên úy của các nhà dưỡng lão ở Aden được điều hành bởi các nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái. Bốn chị đã thiệt mạng trong cuộc tấn công khủng bố; và cha Uzhunnalil đã bị bắt cóc.
4. Tổng thống Obama gặp Đức Hồng Y Cuba
Tổng thống Barack Obama đã gặp gỡ Đức Hồng Y Jaime Ortega của tổng giáo phận Havana hôm 20 tháng Ba. Phát ngô viên Tòa Bạch Ốc đã cho biết như trên trong khi công nhận vai trò quan trọng của Đức Hồng Y trong việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Cuba là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một tổng thống Mỹ trong gần 90 năm qua đã xảy ra chỉ vài tháng sau khi khôi phục quan hệ ngoại giao bị phá vỡ sau khi chế độ Castro lên nắm quyền.
Đức Hồng Y Ortega đã làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô để giúp làm trung gian cho những thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
5. Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói Đức Thánh Cha sẽ không thay đổi kỷ luật về việc rước lễ của những người ly dị và tái hôn
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, trưởng phủ Giáo Hoàng, đã lặp lại những dự đoán theo đó Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ duy trì giáo huấn của Giáo Hội theo đó những ai đã ly dị rồi tái hôn không thể rước lễ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Deutsche Welle, Đức Tổng Giám mục Gänswein nhận xét rằng trong báo cáo tổng kết Thượng Hội Đồng về gia đình, Đức Giáo Hoàng chắc chắn sẽ đề cập đến những vấn đề về chăm sóc mục vụ cho ly dị và tái hôn. Ngài nhận xét rằng, đây là một vấn nạn khó khăn nhưng “không phải là lần đầu tiên” một vị giáo hoàng phải giải quyết vấn đề này.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã đề cập đến quyết định trước đây về vấn đề này của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16; và nói rằng ngài hoàn toàn xác tín Đức Thánh Cha Phanxicô “sẽ tiếp tục con đường của những người tiền nhiệm của ngài.”
Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã và đang là thư ký riêng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.
6. Tổng giám mục Ái Nhĩ Lan xin thông tin về những người 'biến mất' trong những năm bạo lực
Đức Tổng Giám mục Eamon Martin của tổng giáo phận Armah, giáo chủ Công Giáo Ái Nhĩ Lan, đã lên tiếng kêu gọi bất cứ ai có thông tin về số phận của những người bị “biến mất” khi bạo lực bùng nổ tại quốc gia này trong hai thập niên 1970 và 1980 hãy liên lạc với một ủy ban đang tìm kiếm hài cốt các nạn nhân.
“Tôi kêu gọi lương tâm của bất cứ ai có thông tin”, Đức Tổng Giám Mục nói. Ngài nhận xét rằng “ngay cả ở giai đoạn cuối này, các gia đình còn có thể trải nghiệm được sự an ủi nếu có thể an táng theo nghi thức Kitô giáo cho những người thân yêu của họ.”
7. Các Giám Mục Á Căn Đình biên soạn tài liệu về thái độ của Giáo Hội Công Giáo trong thời quân phiệt
Các Giám Mục Công Giáo Á Căn Đình đang có kế hoạch công bố các tài liệu liên quan đến vai trò của hàng giáo phẩm Công Giáo trong những năm khi Á Căn Đình bị cai trị bởi một chính quyền quân sự.
Đức Giám Mục Carlos Malfa, tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục, nói rằng các tài liệu lưu trữ của Hội Đồng Giám Mục đang được chuẩn bị để công bố rộng rãi cho công chúng. Tuy nhiên, ngài không cho biết thời điểm chính xác khi nào các tài liệu này được công bố.
Giáo Hội Công Giáo tại Á Căn Đình thường bị phê phán là chia rẽ trong thời gian cai trị quân sự, từ năm 1976 đến năm 1983. Một số Giám Mục được coi là đồng minh của các nhà lãnh đạo quân sự, bất chấp các các vụ lạm dụng nhân quyền trong cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” của chính phủ chống lại những người hô hào dân chủ. Đồng thời, một số Giám Mục và linh mục Công Giáo đã có những dấn thân nổi bật chống lại chế độ quân sự này.
8. Chile tiến dần theo con đường hợp pháp hoá phá thai
Trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ số 66-44, Hạ Viện Chile hay còn gọi là Chí Lợi đã bỏ phiếu cho phép phá thai trong các trường hợp bị hãm hiếp hoặc bị khuyết tật.
Chính phủ của Tổng thống Michelle Bachelet hỗ trợ cho dự luật này và đang chờ đợi một cuộc bỏ phiếu tại thượng viện.
“Quyết định này cấu thành một hành vi phạm tội nghiêm trọng chống lại phẩm giá con người và đặc biệt là một cuộc tấn công vào cuộc sống của những người vô tội nhất” Hội Đồng Giám Mục Chile cho biết như trên trong một tuyên bố ngay sau cuộc bỏ phiếu.
9. Các nhóm Kitô hữu Ấn đòi hỏi chính phủ phải bảo vệ các tín hữu Kitô khỏi các hình thức bạo lực thường xảy ra trong Tuần Thánh
Hội đồng toàn cầu các Kitô hữu Ấn Độ đã yêu cầu chính phủ nước này bảo vệ các tín hữu Kitô trong Tuần Thánh. Hội đồng lưu ý rằng “bạo lực chống cá nhân Kitô hữu và các nhà thờ vẫn tiếp tục tăng mạnh trong các miền khác nhau của Ấn Độ.”
Ghi nhận một số lượng lớn các hình thức bạo lực chống lại các tín hữu Kitô thường xảy ra trong Tuần Thánh các năm trước đây, Hội đồng nói rằng đã có những lo ngại về một cuộc tấn công quy mô lớn trong Tuần Thánh, và yêu cầu chính phủ phải “bảo vệ an ninh cho các cộng đồng vô phương tự vệ của chúng tôi.”