Ngày 26-03-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:28 26/03/2024
Chương 13:

THÁNH SỦNG



“Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.” (Ga 1, 16)

1. Thánh sủng rất có sức mạnh so với tất cả các cám dỗ của ma quỷ; càng rõ ràng hơn so với hết thảy các loại minh triết.

(sách Gương Chúa Giê-su).

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:31 26/03/2024
13. NGƯỜI MÔI GIỚI ĐỀU ĐEN

Ngọc hoàng đại đế muốn sửa Lăng Tiêu điện, nhưng tình hình kinh tế thiếu hụt, bèn dự tính đem cung điện Quảng Hàn tặng cho hoàng đế nhân gian.

Ông ta nghĩ rằng giữa hai hoàng đế nên có sự giao dịch, và người môi giới cũng nên dùng một hoàng đế mới phải, thế là mời hoàng đế táo quân.

Táo quân xuống hạ giới tiếp kiến hoàng đế của nhân gian, người trong triều đình rất kinh ngạc nói:

- “Thiên đình sai người môi giới đến, tại sao người đen như thế?”

Táo quân cười nói:

- “Ở trong thiên hạ làm gì có người môi giới trắng chứ !”

(Tiếu lâm)

Suy tư 13:

“Ở trong thiên hạ, làm gì có người môi giới trắng chứ”, đây là một câu nói với ý nghĩa thâm sâu.

Ngày nay có nhiều loại môi giới: môi giới kết hôn với người ngoại quốc, môi giới làm ăn ký hợp đồng, môi giới bán dâm và mua dâm, môi giới làm bằng giả, môi giới để hối lộ, môi giới để bán và mua đất, môi giới làm giấy tờ giả mạo, môi giới để được làm hộ khẩu, môi giới để trúng thầu, môi giới xuất khẩu lao động.v.v... và hàng loạt môi giới kỳ quặc và gian xảo khác...

Làm môi giới thì không thể “trắng” được, vì phải kiếm lời bất chính, vì phải ăn nói lừa đảo dối trá, vì phải nhậu nhẹt tửu sắc, vì phải “đi đêm” với ông quan này bà lớn nọ, tóm lại làm môi giới thì phải “đen” mà là đen thui cả tâm hồn lẫn thể xác, đó là cửa ngõ của lòng tham vậy !

Ai không tin môi giới “đen” thì tìm hỏi những người đi lao động ở Taiwan thì họ sẽ kể cho nghe những người môi giới, họ kể với giọng chua chát, hận thù. Bởi vì những môi giới ấy đã ăn chặn tiền của họ rất nhiều...

Người Ki-tô hữu làm môi giới như là một cách giới thiệu cái hay cái tốt cái lợi cho người khác mà không đòi giá cả, chỉ là lòng tốt và bác ái mà thôi, vì họ thấm nhuần tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su là yêu thương và phục vụ lẫn nhau như Ngài đã yêu thương và phục vụ chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Thứ Tư Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:34 26/03/2024
THỨ TƯ TUẦN THÁNH

Giu-đa Is-ca-ri-ot đã phản bội thầy mình là Đức Chúa Giê-su, và đồng thời cũng đã phản bội bạn bè của mình là các tông đồ khi ông vì ham tiền mà đã bán Chúa. Một kinh nghiệm đau thương cho những người bị phản bội, một đau buồn cho những người -vì yêu thương vô vị lợi- mà không lên án xét xử kẻ phản bội.

Hôm nay, Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta hãy trở nên người bạn trung thành của Ngài, để bù đắp những đau khổ do Giu-đa Is-ca-ri-ot gây ra trong tâm hồn của Ngài.

A- Đức Chúa Giê-su mời gọi tôi làm bạn của Ngài.

“Nếu hôm nay anh em nghe tiếng Chúa thì chớ cứng lòng”.

Đức Chúa Giê-su đang nói với chúng ta, cách kêu gọi của Chúa khác hẳn với cách kêu gọi của loài người, mỗi người được Chúa kêu gọi cách khác nhau. Khi kêu gọi chúng ta Ngài không hứa sẽ đưa chúng ta đến cuộc sống an nhàn hay sung túc ở đời này, nhưng là hứa đưa chúng ta đến đời sống vĩnh cữu với Cha trên trời. Đức Chúa Giê-su đã để mắt đến chúng ta, khi thánh Luca đã cho chúng ta thấy có một chàng thanh niên đến hỏi Ngài về sự sống đời đời (Lc 18, 18-23)

Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta trở nên bạn của Ngài: “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền cho”. Ngài không gọi chúng ta là những tôi tớ, nhưng là bạn hữu, mà đã là bạn hữu thì được thông phần với bạn của mình. Ngài gọi chúng ta là bạn, vì:

- Ngài yêu thương chúng ta, Ngài muốn chúng ta kiên vững tin vào Ngài, Ngài yêu thưong chúng ta, tìm kiếm chúng ta như tìm con chiên lạc.

- Ngài đã làm người, đã hạ mình hết mức, đã giang rộng cánh tay để đón nhận chúng ta.

Ngài đã muốn hiện diện bên chúng ta, sát chúng ta, chúng ta không thấy Ngài nhưng Ngài vẫn có đó, đợi chờ và yêu thương tôi, như lời Ngài đã nói với thánh Tô-ma: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin, nhưng phúc thay những người không thấy mà tin. ”Đức Chúa Giê-su vẫn ở mãi với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế trong bí tích Thánh Thể.

B. Câu trả lời của tôi.

Nếu Đức Chúa Giê-su ở trong tôi thì tôi phải làm gì?

a. Đó là sự kết hợp với tinh thần của Chúa.

Bằng cách: không phạm tội trọng, không quay lưng với Ngài, luôn luôn lịch sự với Ngài, và năng chuyện trò với Ngài.

- Tôi phải cố gắng tìm hiểu Ngài thích gì, cần gì nơi tôi: đó là sự nguyện ngắm và yêu thương kết hợp với Ngài.

b. Kết hợp với hy sinh.

Bằng cách: từ bỏ ý riêng của mình, tức là đánh (cái) tôi, đánh ngã (cái) tôi và đánh chết (cái) tôi, đó là ba bứơc để trở nên người bạn thân thiết của Đức Chúa Giê-su.

C. Suy niệm.

1. Kết hợp với tinh thần của Chúa.

Tinh thần của Đức Chúa Giê-su mà chúng ta thấy rõ nhất khi Ngài cầu nguyện trong vườn Cây Dầu, đó chính là tinh thần phó thác khi Ngài đang bị cơn đau khổ hành hạ, không phải nơi thân xác, nhưng là trong tâm hồn. Ngài đã phó thác trọn vẹn trong thánh ý của Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha”, phó thác là một hành vi, một sự tin tưởng tuyệt đối vào Đấng toàn năng, là Đấng có quyền cho và có quyền lấy lại...

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất dễ dàng kết hợp với Chúa khi chúng ta đau khổ, khi chúng ta gặp bất hạnh và chán chường, bởi vì -xét cho cùng- đau khổ chính là phương tiện mà Thiên Chúa đã dùng để tôi luyện tinh thần phó thác của chúng ta, Đức Chúa Giê-su trong thân phận con người cũng không thoát khỏi sự thử thách ấy...

Để trở nên người bạn trung thành với Đức Chúa Giê-su, chúng ta phải có tinh thần của Ngài là tinh thần phó thác. Trong cơn hoạn nạn mới biết ai là bạn thân thiết, phó thác không có nghĩa là khoán trắng, nhưng phó thác với tình yêu và tin tưởng, đó chính là tinh thần phó thác đích thực của Đức Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu.

2. Kết hợp với hy sinh

Hy sinh tức là chịu mình thua thiệt, hy sinh tức là quên mình đi mà chỉ có tha nhân. Đức Chúa Giê-su đã làm như thế khi tự huỷ mình ra không để trở nên con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, nơi Ngài chỉ có việc hy sinh vì con người là chính, và vì thế Ngài đã chết đi.

Có ba bước để đánh (cái) tôi, tức là hy sinh:

1. Đánh tôi.

2. Đánh ngã tôi.

3. Đánh chết tôi.


Hy sinh cũng là từ bỏ ý riêng của mình, ý riêng chính là cái tôi.

“Đánh tôi” tức là đánh cho cái tôi của mình không còn chiều theo tính xác thịt nữa, tính xác thịt tức là lòng tham sân si mà mỗi ngày ma quỷ luôn dùng như một khí cụ để cám dỗ chúng ta. Cái tôi, chúng ta đánh nó nhưng nếu không quyết tâm đánh thì nó lại ngóc đầu lên và càng kiêu ngạo thêm, do đó bước thứ hai phải là đánh ngã tôi.

“Đánh ngã tôi” tức là đánh phủ đầu bằng những việc hãm mình dẹp xác, bằng lời cầu nguyện liên lĩ, bằng sự chay tịnh và lãnh nhận các bí tích, lúc đó cái tôi sẽ không còn có hội đứng lên nữa mà phải đánh cho nó ngã. Nhưng ngã mà thôi thì cũng chưa đủ, bởi vì khi chúng ta té ngã thì chúng ta có thể lồm cồm đứng dậy, dù đứng dậy nghiêng ngã, cái tôi cũng vậy, nếu đánh nó ngã rồi thì nó cũng sẽ còn chỗi dậy, do đó, bước thứ ba phải là “đánh chết tôi.”

“Đánh chết tôi” rồi thì sẽ trở nên gần giống Đức Chúa Giê-su hơn, chết thì không thể đứng dậy, chết thì không thể còn ham muốn, nhưng bất động, thiêu huỷ và mất đi. Cái tôi của chúng ta cũng vậy cần phải đánh chết nó, nó mới không còn bò dậy để làm cho chúng ta sống trong cái tôi dục vọng của mình nữa. Đức Chúa Giê-su chỉ một bứơc mà Ngài đã đánh chết cái tôi của mình, một bước đó chính là yêu thương và vâng phục thánh ý của Cha, Ngài vì yêu thương Cha và yêu thương nhân loại tội lỗi nên đã quyết tâm đánh chết cái tôi của mình khi Ngài thưa với Chúa Cha: “...nhưng đừng xin theo ý con, mà xin theo ý Cha”.

“Đánh chết tôi” để trở nên người bạn đồng hình đồng dạng với Đức Chúa Giê-su đau khổ, chết và phục sinh; đánh chết tôi để mỗi người trong chúng ta trở nên tạo vật mới trong ân sủng của Thiên Chúa nhờ Đức Chúa Giê-su, Đấng mời gọi chúng ta, hết thảy, trở nên bạn thiết nghĩa của Ngài...

3. Cầu nguyện

Lạy Đức Chúa Giê-su,

Chúa đã mời gọi chúng con trở nên những người bạn thân thiết với Chúa, Chúa đã trở nên quá gần gủi với con người của chúng con khi giáng sinh nơi hang đá Bê-lem, và Chúa đã bày tỏ cho chúng con thấy tình yêu của Chúa đã dành cho chúng con quá đổi, khi Chúa đã chấp nhận chịu chết, thí mạng sống cho người mình yêu -là nhân loại tội lỗi- trên thập giá giữa đồi Cal-vê.

Xin Chúa ban cho chúng con, không chỉ trở nên bạn của Chúa trong những ngày của Tuần Thánh này, mà là mỗi giây phút trong cuộc đời của chúng con. Amen


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Đêm Ánh Sáng và Niềm Vui
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
12:46 26/03/2024
Đêm Ánh Sáng và Niềm Vui
SUY NIỆM ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
(Mc 16,1-8)

Ánh sáng xua tan bóng tối

Trước khi cử hành nghi thức Đêm Vọng Phục Sinh. Mọi người chìm trong bóng tối tĩnh mịch của đêm đen, không ánh đèn, tất cả cộng đoàn phụng vụ cùng hướng về phía cha chủ tế: với đống lửa đang cháy sáng. Sau Nghi thức Làm Phép Lửa, Nến Phục Sinh được thắp lên như sự hiện diện của chính Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa chúng ta.

Lúc kiệu nến Phục sinh, vị chủ tế xướng lên ba lần: “Ánh sáng Chúa Kitô”. Và cộng đoàn cùng đáp lại ba lần: “Tạ ơn Chúa.” Nghi thức này muốn nói rằng: Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa Kitô đã bừng lên xua tan bóng đêm của tội lỗi và sự chết. Từ trong bóng tối, Nến Phục Sinh dẫn chúng ta bước vào ánh sáng cử hành long trọng đêm Vọng Phục Sinh. Đây chính là ánh sáng mà dân Israel mong đợi như Isaia tiên báo: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.” (Is 9,1). Nay ứng nghiệm nơi Đức Giêsu Kitô Phục Sinh : “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.” (Mt 4,16) Vâng, ánh sáng ấy được vận hành trong dòng lịch sử cứu độ của nhân loại.

Chúng ta vừa rước Nến Phục Sinh cháy sáng với lửa được làm phép vào nhà thờ đặt trên chân nến. Trên thân Nến có các mẫu tự Hy Lạp: Alpha và Omega (có nghĩa là “chữ đầu” và “chữ cuối”trong bảng mẫu tự Hy Lạp), tượng trưng cho Chúa Kitô là đầu và là cuối (là nguyên thủy và cùng đích) của tất cả mọi tạo vật. Nến cũng được đánh dấu theo năm, năm nay là năm 2024. Cây Nến này được thắp sáng suốt cả Mùa Phục Sinh, trong các Thánh lễ và sẽ được đốt lên vào mỗi dịp cử hành phép Rửa tội và trong Thánh lễ an táng.

Mỗi người được thắp nến của mình với Lửa Mới lấy từ Nến Phục SInh. Cầm nến sáng trên tay trong Đêm Vọng Phục Sinh là chúng ta đón nhận Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa Kitô. Ánh sáng ấy không chỉ nhìn thấy ở phương diện vật lý nhưng còn là ánh sáng của niềm tin. Tâm hồn mỗi người chúng ta được Chúa Kitô Phục Sinh ngự đến trong đêm nay. Ánh Sáng ấy chính là Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh đúng như Người tuyên bố : “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8,12).

Đến phần làm phép Nước, Nến sẽ được nhúng vào nước, sau đó Tân Tòng được Rửa tội bằng Nước Phép này, những người đã đã chịu phép Rửa tội sau khi lặp lại lời hứa cũng được rảy trên mình cùng một nước mới này.

Tin Mừng Phục Sinh được công bố

“Mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh thiên thần trên trời. Cùng vui lên, hỡi những thừa tác viên này… Và vui lên, toàn trái đất vui lên … tất cả vũ trụ đều hân hoan... Cùng vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh vui lên…khắp nơi trong cung điện này hòa vang lên ngàn muôn tiếng ca reo mừng của nhân trần”(x.Exsultet). Cả Trời Đất mừng vui. Mừng vui lên! Hỡi anh chị em!!! Chúa đã sống lại thật rồi. Alleluia.

40 ngày Chay Thánh qua đi, nay Giáo hội bước vào 50 ngày Mùa Phục Sinh và kêu gọi con cái mình Mừng vui lên. Này người trần hỡi hãy vui lên Al-lê-lui-a, vì Chúa đã sống lại thật rồi đem niềm vui cho thế giới. Chúa đã sống lại rồi, vinh quang tỏa lan khắp nơi. Chúa đã sống lại rồi, cho muôn người hưởng phúc quê Trời.

Ánh sáng mang lại niềm vui

Mừng vui lên! Đêm vọng Phục sinh là đêm của niềm vui. Chúa Kitô Phục Sinh là nguồn vui, Người mang niềm vui đến cho chúng ta. Thật vậy, trong suốt cả Mùa Chay, chúng đã đã nguyện ngắm, ăn chay, cầu nguyện, tĩnh tâm, xưng tội để chuẩn bị tâm hồn đón nhận niềm vui Phục Sinh : “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn” (Ga 15,11). Đúng thế, sau mỗi lần xưng tội chúng ta thấy tâm hồn ngập tràn niềm vui. Niềm vui ấy đến từ ân sủng của Chúa Giêsu Phục sinh. Niềm vui hoán cải và yêu thương. Niềm vui của cậy trông và phó thác cuộc đời trong tay Thiên Chúa.

Đêm nay, đêm mang lại niềm vui đặc biệt cho các anh chị em dự tòng vừa được lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Họ được rửa bằng Nước mới, xứ Dầu mới, thắp Lửa mới. Mỗi chúng ta chan chứa một niềm vui vì tình thương Chúa ngập tràn.

Mừng vui lên, sao không thể không vui, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội Tổ Tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người.

Vâng, Chúa Kitô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8), Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Người đã mở lòng đất và mở ra thật rộng để hướng về Trời, đưa chúng ta ra khỏi mồ tăm tối, dẫn chúng ta từ đất về trời với Chúa Cha.

Vậy chúng ta có thể cao rao : “Chúa Kitô... Ðấng từ cõi chết sống lại và chiếu toả ánh sáng bình an của Người trên toàn thể nhân loại, Ðấng là Con Thiên Chúa, là Ðấng hằng sống và hằng trị mãi mãi muôn đời”. Amen.
 
Cây Thòng Lọng
Lm Vũđình Tường
16:34 26/03/2024
Gọi là 'Cây thòng lọng' bởi không ai muốn nhắc đến tên nó. Nó là một cây lớn, vững chắc, dẻo giai, có thể chịu đựng trọng lượng nặng vài ba trăm kílô. Bởi không biết tên thật của nó cho nên tôi tạm đặt cho nó cái tên là 'Cây Thòng Lọng'. Không mấy ai thích bàn thảo về nó. Một năm người ta chỉ nhắc đến nó có một lần rồi cho nó chìm vào quên lãng. Phải đợi đến mùa Phục Sinh năm sau, cây này lại được nhắc đến lần nữa. Rồi lại cho nó đi ngủ. Bạn đoán là cây 'Trái Cấm' trong vườn Địa Đàng chứ gì? Không phải cây đó. Hai cây có một chút liên hệ, hơi hó với nhau, bởi cả hai cây đều liên quan đến chết chóc, tang thương, đau khổ cho con người. Điểm khác biệt là cây 'Trái Cấm' giải thích tội nguyên tổ để lại cho toàn thể nhân loại. Cây Thòng Lọng chỉ về tội cá nhân. Sau này chính quyền nhiều quốc gia bắt chước, học đòi, dùng nó để trừng phạt những tội phạm mà luật pháp nước đó cho là nặng đến độ không thể tha thứ nên phải dùng đến 'Cây Thòng Lọng. Về sau 'Cây Thòng Lọng' biến thể, được giường điện thế chỗ hoặc tiêm thuốc kết liễu đời người.

Mùa Phục Sinh, chúng ta thường nghe nhắc đi nhắc lại ba cây thập tự trên đồi Calvary. Còn một cây nữa chỉ nhắc đến một lần rồi thôi. Đó là cây mà cành nó có cái giây thòng lọng Giuđa dùng. Như thế bốn cây được nhắc đến trong Mùa Phục Sinh. 'Cây Thòng Lọng' hay là 'Cây Hối Hận'; không phải cây thống hối. Ai cũng có lúc hối hận, nuối tiếc việc đã xảy ra mà không có í xin ơn tha tội; trong khi thống hối luôn đi chung với xin ơn tha tội, và sự sống trường sinh.

Sau khi biết tin Đức Kitô bị kết án tử hình treo trên thập tự. Giuđa hối hận. Ông không thống hối, bởi ông tự hủy thân mình. Hậu quả tàn khốc do hành động phản Thầy gây ra ngoài mức ông dự đoán. Sai lầm trong việc phản bội Thầy, và sai lầm trong hành động hối hận. Điều này cho thấy ông hiểu sai về tình yêu vô biên của Đức Kitô. Giuđa tin tội ông quá nặng, không thể tha được; nặng cân hơn tình yêu Chúa. Giuđa lầm to. Tình yêu Chúa lớn hơn tất cả mọi tội ông phạm. Thiên Chúa rộng lượng từ bi, đầy nhân ái, chậm bất bình, giầu tình thương, sẽ tha thứ cho tâm hồn thống hối, ăn năn.

Chết, miệng đời loan truyền, xì xèo, một thời gian rồi nó cũng chết theo, chìm vào quên lãng. Chết không gội, rửa sạch tội. Chỉ riêng cái chết và sống lại của Đức Kitô mang lại ơn tha tội. Ngoài ra không cái chết nào khác có thể làm được điều đó. Thống hối, ăn năn, làm hoà; Thiên Chúa cứu mạng, ban ơn tha thứ và ban sự sống trường sinh. Phêrô chọn con đường thống hối, làm hoà. Tiếng gà gáy không thức tỉnh Phêrô; tiếng gà gáy khiến ông hướng nhìn về tiếng kêu đó. Và từ đàng xa, Thầy nhìn ông bằng con mắt trìu mến. Phêrô, nhớ lại lời Thầy nói lúc chiều. Nước mắt ông trào ra; ông từ bỏ nơi đang sưởi ấm. Tâm ông cảm thấy yên ổn hơn. Cái nhìn của Thầy thức tỉnh ông và ông thống hối, ăn năn. Giuđa có nhiều cơ may hơn Phêrô. Làm sao ông quên được miếng bánh thầy trao lúc chiều; làm sao ông quên được lời ông dối Thầy; ông có đủ thời gian suy nghĩ, thay đổi í định trên đường đi đến gặp các Thượng Tế; làm sao ông quên được câu Đức Kitô nhắc, 'Anh làm gì thì làm mau đi' (Gn 13,27). Giuđa đã không tận dụng những cơ may ấy. Các tông đồ khảc hỏi Đức Kitô, 'Thưa Thầy, có phải con không?'. Giuđa lại dùng từ rabi, hỏi, 'Rabi, có phải con không?'. Khi dùng cái hôn phản bội, Giuđa cũng dùng từ 'Rabi' (Mt 26:20-25). Như thế từ 'rabi' Giuđa dùng lần trước và lần này mang cùng í nghĩa: 'phản bội'.

Trước giờ Giuđa thi hành í định nộp Thầy. Đức Kitô nhân lành mở cho Giuđa con đường sống. Giuđa bỏ lỡ cơ hội cứu mạng ngàn vàng đó. Đức Kitô trao cho Giuđa miếng bánh. Điều này ngụ í, Thầy vẫn yêu thương anh như những môn đệ khác. Giuđa nhận miếng bánh nhưng từ chối ơn thống hối. Giuđa hành xử cùng cung cách của một tên gian phi trên thập tự. Hắn mong Đức Kitô cứu hắn nhưng không thống hối. Hắn nói với Đức Kitô, 'Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi nữa' Lc 23:35. Tên kia mắng hắn và xin Đức Kitô tha. Đức Kitô hứa ban cho anh Nước Trời.

Có một điểm trùng hợp giữa tên gian phi không thống hối và Giuđa là cả hai đều gốc trộm cướp. Thánh Gioan 12:6 ghi Giuđa là tên trộm cướp. Có lẽ cả hai đều muốn Đức Kitô cứu, nhưng cả hai đều hối hận, nhưng không thống hối. Biết mình sai lầm quá đáng, Giuđa trở nên bất cần đời. Ông mang ba mươi đồng bạc lại trả cho Thượng Tế, kẻ đưa tiền cho ông. Họ từ chối nhận lại. Giuđa quăng ba mươi đồng kẽm đó xuống sàn Đền Thờ, trước mặt các Thượng tế; ông buồn rầu ra đi. Các Thượng tế nói đây là giá máu cho nên không thể cho vào quĩ chung. Họ dùng tiền đó mua đất chôn kẻ vô thừa nhận (Mt 27: 5). Xét thế, cái chết của Giuđa không phải hoàn toàn vô ích, mà ít ra cái chết của ông cũng mang lại ích lợi cho kẻ nghèo, tạo cho họ có chỗ an táng vào cuối đời.

Đức Kitô được an táng cách đặc biệt. Ngài bị kết án vào hàng trọng tội. Trọng phạm không được phép an táng theo phong cách của hàng quí tộc. Đức Kitô được an táng trong mộ đá mới; nghi thức an táng dành riêng cho hàng quí tộc. Mộ đá mới, ướp xác với mấy trăm cân hương. Khi sống nhà cầm quyền coi Ngài là trọng phạm; khi chết lại cho phép an táng dành riêng cho giới quí tộc. Mộ của Ngài có lính gác ngày đêm, điều này chính Thượng tế đề nghị, và quan toàn quyền chấp thuận. Vô tình, trùng hợp, hay do í định của Thiên Chúa? Mộ có lính gác ngày đêm là mộ của bậc quân vương. Đức Kitô được an táng theo phong cách, có hương ướp xác, có lính gác, của một quân vương. Đức Kitô đáp: 'Ta là Vua' khi Philatô thẩm vấn Ngài. Điều này thể hiện ngay khi Ngài qua đời.

Khó xác định nguyên nhân nào dẫn đến Giuđa phản bội bán Thầy. Có nhiều giả thuyết khác nhau. Thánh Marcô 14: 10-11 cho là Giuđa phản bội vì ông bị tiền bạc thúc đẩy. Giả thuyết này vấp phải vài vân đề. Nếu Giuđa thực sự tham tiền thì tại sao Đức Kitô lại chọn ông làm thủ quĩ nhóm. Nếu Giuđa tham tiền tại sao ông lại tin theo Đức Kitô là Đấng chọn sống nghèo nàn. Nếu Giuđa tham tiền sao ông không đòi giá cao hơn, mà bằng lòng với ba mươi đồng. Giuđa ném trả lại tiền cho thấy, cuối đời mọi vinh quang phú qúi trên đời đều là phù hoa.

Luca 22:3-4 cho là Giuđa phản bội vì bị ma quỉ cám dỗ. Điều này rõ ràng vì sau khi nhận bánh từ tay Đức Giêsu, ông vẫn quyết theo con đường ông đã chọn. Ma quỷ không bỏ lỡ cơ hội, chúng nhào vào ăn có; chiếm trọn con tim ông.

Gioan 13: 18 xem ra có vẻ rộng lượng hơn. Giuđa phản bội làm tròn lời tiên tri tiên báo xưa.

Giả thuyết nữa nói Giuđa phản bội vì lí do chính trị. Ông hi vọng, giao nộp Đức Kitô cho quân bảo hộ Roma, thế nào Đức Kitô cũng nổi dậy, chống lại vì Ngài có sự ủng hộ mãnh liệt của đám đông. Nếu giả thuyết chính trị đúng thì Giuđa là người theo chủ nghĩa thời cơ, bởi đại đa số dân chúng ủng hộ việc lật đổ quân bảo hộ Roma. Giuđa là người duy nhất có câu trả lời tại sao ông phản bội.

Khó xác định Giuđa chết cách nào? Sau khi Đức Kitô bị bắt, môn đệ tản mác, mạnh ai nấy trốn, không còn tâm trí để í đến việc khác. Mathêu 27:5 ghi Giuđa ném tiền vào Đền Thờ, trả lại Thượng Tế; họ dùng tiền máu đó mua đất làm nghĩa trang chôn kẻ nghèo. Tông Đồ Công Vụ 1:18-19 thuật lại theo lời thánh Phêrô nói trước đám đông là chính Giuđa dùng tiền phản Thầy mua thửa ruộng và ông chết trên thửa ruộng của mình. Thửa ruộng có tên là 'Đất Máu' là do dân chúng trong vùng đặt tên. Thánh Phêrô còn cả quyết,'Sự kiện này mọi người ở Giêrusalem đều biết' (CV.1: 19). Theo dân chúng thuật thì Giuđa không treo cổ; ông leo cây, bị té chúc đầu xuống đất, chết. Nếu treo cổ, đứt giây, chân xuống trước, đầu sau. Giuđa đầu xuống trước; như thế té có vẻ hợp lí hơn. Bởi lúc hỗn quân, loạn quan, không ai còn tâm trí đâu mà chôn cất. Thế sự tạm ổn định, người ta phát giác ra xác ông đã sình, bụng chương nứt lòi ruột gan. Nếu thế ông chết vì tai nạn, không phải tự sát. Dẫu sao ông cũng làm lợi ích chung vào cuối đời. Mua đất chôn kẻ không nơi chôn cất.

Tương tự như trong Sáng Thế Kí, cây Trái Cấm mở đường cho tội vào thế gian. Cây Thòng Lọng nói lên tính yếu đuối của con người. Đức Kitô chết và sống lại làm hoà với mọi người; bởi tất cả đều là con của Chúa. Cả hai con đường đều dẫn đến sự chết, nhưng giá trị chết khác nhau. Giuđa chọn bất tuân, phản bội Thầy; ông chết trong tủi nhục. Đức Kitô chọn vâng lời Chúa Cha; Ngài chết trong vinh quang, và sống lại vinh hiển.

TiengChuong.org
 
Một thừa nhận đáng mừng
Lm. Minh Anh
16:48 26/03/2024
MỘT THỪA NHẬN ĐÁNG MỪNG
“Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?”.

“Quả là một sự dữ khi mắc đầy lầm lỗi, nhưng sẽ là một sự dữ lớn hơn khi đầy lầm lỗi mà không nhận ra!” - Blaise Pascal.

Kính thưa Anh Chị em,

Qua Tin Mừng hôm nay, ý tưởng “sự dữ lớn hơn” của Pascal hiện nguyên hình nơi Giuđa. “Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?”; Giuđa không nghĩ mình phản bội! Không ai biết điều gì đã diễn ra trong ông; nhưng rõ ràng, Giuđa đã phản bội! Nếu ông thừa nhận điều này, đó là ‘một thừa nhận đáng mừng!’; đàng này, ông phủ nhận nó, ‘một phủ nhận chết chóc!’.

“Phủ nhận”, dưới dạng viết tắt, có nghĩa là, “Tôi thậm chí không biết mình đang nói dối!”. Phải chăng vì quá tham tiền, Giuđa đắm chìm trong tội và sa lầy trong đó đến nỗi ông không thể thừa nhận với chính mình, chứ đừng nói thừa nhận với người khác; rằng, ông đang nói dối và chuẩn bị bội phản.

Đây là một bài học quan trọng cho chúng ta. Tội lỗi không bao giờ là điều thú vị khi nhìn vào nó; phải hết sức can đảm chúng ta mới có thể đối diện nó! Nếu Giuđa thực sự thú nhận những gì ông sắp làm; hoặc nếu ông sấp mình dưới chân Chúa Giêsu, trước các bạn đồng môn, nói cho Thầy và anh em biết toàn bộ sự thật, thì có lẽ, hành động lương thiện này đã cứu được linh hồn vĩnh cửu và mạng sống ông. Thừa nhận lầm lỗi, dĩ nhiên, rất khó vì đau đớn và sĩ diện; nhưng nếu vượt qua nó, thì đó là một chọn lựa sáng suốt nhất đối với bất cứ ai, vì đó là ‘một thừa nhận đáng mừng!’.

Điều này cũng đúng với bạn và tôi! Có lẽ chúng ta không ở vào thời điểm mà tội lỗi có thể dẫn đến phản bội Chúa Giêsu như Giuđa; nhưng mỗi người đều có thể tìm thấy một số loại hình phản bội của mình trong Tuần Thánh này. Với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy tìm cách khám phá một số ‘nếp tội’ hoặc một số thói quen xấu vốn đã hình thành nơi bản thân. Đây sẽ là một khám phá tuyệt vời nếu chúng ta dũng cảm đối mặt thực sự với một tội ‘đầu nậu’ nào đó. Điều này cho phép bạn bóc trần tội lỗi của mình; đạp lên nó, để khám phá sự tự do mà Chúa Phục Sinh muốn bạn trải nghiệm!

Anh Chị em,

“Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?”. Câu nói buồn nhất này hẳn đã làm cho trái tim Chúa Giêsu tổn thương sâu sắc. Cũng thế, nhiều lần chối tội, chúng ta không thành thực ăn năn. Hãy biến những ngày này thành thời gian cho sự chính trực và liêm khiết. Lòng thương xót Chúa lớn hơn tội chúng ta vạn lần, đến nỗi nếu hiểu được nó, không ai cần phải tiếp tục chối nhận tội mình dưới bất cứ hình thức nào. Chúa Giêsu sẵn sàng “nâng đỡ sự nhọc nhằn” của bạn và tôi, Ngài là Thiên Sai nhân ái Isaia tiên báo, “Chúa là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức” - bài đọc một. An ủi biết bao khi chúng ta hiểu điều này! “Lạy Chúa, đây giờ phút thi ân; vì ơn cả nghĩa dày!” - Thánh Vịnh đáp ca. Tuần Thánh, tuần Thiên Chúa thi ân!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, vì tội lỗi, có lẽ con cũng đang rã rời kiệt sức. Vẫn còn kịp để con dũng cảm đến toà cáo giải ngay hôm nay; ở đó, con sẽ được Chúa thi ân giáng phúc!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kẻ điên, Kẻ nói dối, Chúa. . .hay Thợ mộc?
Vũ Văn An
15:20 26/03/2024

H.W. Crocker III, ngày 4 tháng 3, trên Catholic Thing, viết rằng tất cả chúng ta đều quen thuộc với bộ ba tiến thoái tam nan (trilemma) của C. S. Lewis rằng Chúa Giêsu, như được miêu tả trong Tin Mừng, hoặc là một kẻ mất trí, một kẻ nói dối hoặc là Chúa của Thế giới. Chúa Giêsu chắc chắn không có vẻ là người mất trí. Thật vậy, Người là phương pháp chữa trị chứng mất trí - xua đuổi ma quỷ khỏi những người bị ám - và không bao giờ đề xuất bất cứ điều gì điên rồ như chọn đại từ của bạn hoặc giờ kể chuyện về những anh chàng đực rựa mặc quần áo phụ nữ (dragqueen) hoặc ý tưởng cho rằng đàn ông có thể mang thai.

Kẻ nói dối cũng không phù hợp với Người. Thay vào đó, Người là một người nói sự thật khá rõ ràng, không sợ những sự thật khó chịu, những sự thật phũ phàng và những sự thật cuối cùng mà hầu hết mọi người cố gắng đánh lừa, che đậy hoặc phủ nhận. Và kẻ thù chính của Người là Hoàng tử dối trá. Tên hoàng tử đó có tất cả những lời nói dối quyến rũ mà mọi người thích nghe: rằng không có cái gì gọi là tội lỗi, rằng họ có thể trở thành những vị thần, rằng họ có thể bịa ra thực tại của riêng mình.

Còn với Chúa, điều đó có vẻ phù hợp với thực tế, nhưng ngày nay ai muốn tin điều đó? Ai muốn ăn năn tội lỗi của mình hoặc bị Thiên Chúa phán xét? Và vì vậy ngày nay chúng ta thường nghe đến khả năng thứ tư: Chúa Giêsu chỉ là một huyền thoại, một lập luận không thể chấp nhận được nhất.

Theo như bằng chứng văn bản và tài liệu, chúng ta có những nguồn thông tin tốt hơn về cuộc đời của Chúa Giêsu hơn bất cứ nhân vật nào khác của thế giới cổ thời, kể cả những nhân vật như Alexander Đại đế và Julius Caesar.

Khi nói về Alexander Đại đế, chúng ta trích dẫn những văn bản được viết 300 năm sau khi ông qua đời – tất cả những ghi chép trước đó đều đã bị thất lạc. Và những bản sao đầu tiên của chúng ta về những văn bản này có niên đại từ một nghìn năm sau. Khi nói về Cuộc chiến tranh Gallic của Caesar, bản sao sớm nhất của chúng ta có từ Thời kỳ Đen tối, hơn 900 năm sau khi ông viết nó. Về cơ bản, mọi văn bản cổ điển mà chúng ta có - ngoại trừ những tấm bảng vỡ vụn hoặc những mảnh giấy cói - đều có niên đại từ thời Trung cổ, là tác phẩm của các tu sĩ hoặc học giả Hồi giáo siêng năng viết nguệch ngoạc và thường chỉ có một số ít bản sao.

Ngược lại, không chỉ tất cả các tài liệu Tân Ước đều được soạn thảo lần đầu vào thế kỷ thứ nhất, trong vòng mấy thập niên sau các sự kiện, mà chúng ta còn có hàng nghìn bản sao có niên đại từ thời La Mã. Các sách Tin Mừng, Công vụ Tông đồ, các bức thư gửi các giáo hội đều rất chú trọng trích dẫn tên tuổi, ngày tháng và những người chứng kiến. Quả thực, các tông đồ đã làm chứng về sự thật của họ đến mức tử đạo.

Lập luận rằng Chúa Giêsu là một huyền thoại thực ra chỉ là một kiểu phản xạ của thanh thiếu niên, một sự gạt bỏ Kitô giáo mà không cần suy nghĩ kỹ, viện dẫn “những con quái vật mì ống biết bay” hoặc “Tại sao lại là Chúa của bạn mà không phải là 4,200 vị thần khác?” (Kinh thánh thực sự nói về điều đó). Hoặc “Không một người thông minh nào có thể tin được câu chuyện cổ tích đó”.

Nói cách khác, đó là một kiểu lập luận chống đối hoàn toàn không có căn cứ nào, coi thường bất cứ sự tham gia nào với bằng chứng như không cần thiết. Đó là lập luận hoàn hảo dành cho giới trẻ vì nó dựa trên lĩnh vực đặc biệt của giới trẻ: cáu kỉnh, ích kỷ và thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng bề ngoài nó yếu ớt và dường như là một phiên bản rất yếu ớt của “lý lẽ từ thẩm quyền”...

Ngay cả theo cách riêng của nó, nó cũng tự bác bỏ. Rốt cuộc, nếu chúng ta định kêu gọi những người thông minh, có bao nhiêu người trong chúng ta là những nhà luận lý học giỏi hơn Thánh Tôma? Những triết gia sắc sảo hơn Thánh Augustinô? Những nhà vũ trụ học giỏi hơn Georges Lemaître – nhà toán học, vật lý học, thiên văn học và linh mục, người đã đề xuất lý thuyết “Big Bang”?

Có bao nhiêu người trong chúng ta đi lại với bằng cấp như của nhà bình luận nổi tiếng và linh mục Công Giáo, Mục sư Tadeusz Pacholczyk? Ai “có bằng cấp về triết học, hóa sinh, sinh học tế bào phân tử và hóa học. Sau đó, ngài lấy bằng Tiến sĩ về khoa học thần kinh tại Đại học Yale.... Sau khi làm việc vài năm với tư cách là nhà sinh học phân tử tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts/Trường Y Harvard, Cha Pacholczyk học ở Rôma tại cả Đại học Gregoriana lẫn Đại học Lateran, nơi ngài đã nghiên cứu thâm sâu nền thần học tín lý và đạo đức sinh học.”

Bây giờ, chỉ để tranh luận, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tưởng tượng Chúa Giêsu chỉ là một người thợ mộc bình thường? Điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì trở thành Chúa tể Thế giới, Người chỉ là người thợ mộc, doanh nhân và thầu khoán vĩ đại nhất trong lịch sử, tạo ra một tập đoàn đa quốc gia rộng lớn, bắt đầu trong bóng tối ở Giuđêa, nay có trụ sở tại Rome, với các văn phòng chi nhánh (và một công ty con độc lập) ở mọi quốc gia trên thế giới, phục vụ gần một phần ba dân số thế giới, với hơn hai tỷ khách hàng hiện tại và được thể hiện bằng khẩu hiệu “Ông có được chúng tôi – và mọi nhu cầu nội thất của chúng tôi”. Có ai nghĩ người thợ mộc này là một kẻ mất trí, một kẻ nói dối hay một huyền thoại không? Người có thể là một J. P. Morgan hoặc John D. Rockefeller cổ xưa. Người sẽ có những lời chỉ trích, nhưng không ai coi Người như một câu chuyện cổ tích, vì một lý do rất đơn giản: Người sẽ không đòi hỏi gì nơi chúng ta.

Nhưng nếu Người xuất hiện dưới dạng Ảnh ba chiều thần thánh (Holy Hologram) trên Shark Tank, nhắc nhở các doanh nhân coi trọng linh hồn của họ hơn cả công ty của họ, ăn năn tội lỗi, thờ phượng Chúa là Thiên Chúa của họ – à, đó sẽ là một trường hợp hoàn toàn khác.

Đối với hầu hết mọi người, sự không tin vào sự mặc khải của Kitô giáo không phải là vấn đề tranh luận triết học hay bằng chứng lịch sử, nó chỉ đơn giản là vấn đề ham muốn: mong muốn không tin và hầu như không bị phán xét, đặc biệt là trong các vấn đề đạo đức tình dục.

Trên thực tế, việc thế tục hóa ở phương Tây là một đức tin thay thế, hoàn toàn hư cấu, chủ quan và được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân ngắn hạn. Và mặc dù nó được coi là tiến bộ – Khoa học! – thay vào đó, nó là con đường suy đồi về đạo đức, trí thức và văn hóa, nơi mà thái độ của tuổi vị thành niên cai trị, lý trí bị tước đoạt, sự thật khách quan bị phủ nhận và luật đạo đức bị bỏ rơi.

Cách khắc phục duy nhất có thể nằm trong cuốn “The Gods of the Copybook Headings”. Vì, như Kipling đã dạy chúng ta, khi “thế giới mới dũng cảm bắt đầu/ Khi tất cả mọi người đều phải trả giá cho sự hiện hữu và không ai phải trả giá cho tội lỗi của mình,/ Chắc chắn như Nước sẽ làm ướt chúng ta, chắc chắn như Lửa sẽ đốt cháy,/ Các vị thần của Copybook Headings [Tiêu đề Sách chép] với sự trở lại của khủng bố và tàn sát!”
 
Thời đại phi luân lý
Vũ Văn An
16:16 26/03/2024

Liệu Mỹ có thể cứu được trật tự tự do thông qua các biện pháp phi tự do?

Hal Brands trên tạp chí Foreign Affairs Tháng 3/Tháng 4 năm 2024, nêu câu hỏi trên.

Ông cho hay: Nhà thần học Reinhold Niebuhr đã viết vào năm 1946: “Chúng ta phải làm bao nhiêu điều ác để làm được điều tốt. Tôi nghĩ đây là một phát biểu rất ngắn gọn về tình huống nhân bản hiện nay”. Niebuhr viết sau khi một cuộc chiến tranh hoàn cầu đã buộc những kẻ chiến thắng phải làm điều ác to lớn để ngăn chặn cái ác lớn hơn khôn lường của một thế giới được cai trị bởi những chế độ hung hãn nhất. Ông đang chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc xung đột hoàn cầu khác trong đó Hoa Kỳ sẽ định kỳ vi phạm các giá trị của chính mình để bảo vệ chúng. Nhưng câu hỏi cơ bản mà Niebuhr nêu ra—làm thế nào các quốc gia tự do có thể dung hòa những mục đích xứng đáng với những phương tiện khó chịu cần thiết để đạt được chúng—là vấn đề vượt thời gian. Đây là một trong những tình thế tiến thoái lưỡng nan khó chịu nhất mà Hoa Kỳ phải đối diện hiện nay.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhậm chức với cam kết tiến hành một cuộc cạnh tranh định mệnh giữa dân chủ và chuyên quyền. Sau khi Nga xâm chiếm Ukraine, ông đã triệu tập các quốc gia có cùng chí hướng tham gia cuộc đấu tranh “giữa tự do và đàn áp, giữa một trật tự dựa trên luật lệ và một trật tự bị cai trị bởi vũ lực”. Đội ngũ của Biden thực sự đã có những bước đi lớn trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, củng cố tình liên đới giữa các nền dân chủ tiên tiến muốn bảo vệ tự do bằng cách kiểm soát các chế độ chuyên chế hùng mạnh. Nhưng ngay cả trước khi cuộc chiến giữa Hamas và Israel bộc lộ hàng loạt vấn đề của riêng nó, một chính quyền vốn nhấn mạnh bản chất ý thức hệ của sự cạnh tranh giữa các cường quốc đã nhận thấy mình bị mắc kẹt trong một thế giới mơ hồ về mặt luân lý.

Ở châu Á, Biden đã lùi bước để thu hút một Ấn Độ đang thụt lùi, một Việt Nam cộng sản và các quốc gia không tự do khác. Ở châu Âu, các yêu cầu cấp thiết trong thời chiến đã làm giảm đi những lo ngại về chủ nghĩa độc tài đang gia tăng ở mặt trận phía đông và phía nam của NATO. Ở Trung Đông, Biden đã kết luận rằng các nhà độc tài Ả Rập không phải là những kẻ tiện dân (pariah) mà là những đối tác quan trọng. Bảo vệ một trật tự đang bị đe dọa liên quan đến việc hồi sinh cộng đồng thế giới tự do. Rõ ràng, nó cũng đòi hỏi phải củng cố một vòng cung các nền dân chủ không hoàn hảo và các chế độ hoàn toàn chuyên chế trên khắp thế giới.

Chiến lược mâu thuẫn của Biden phản ảnh thực tế của việc xây dựng liên minh đương thời: khi nói đến việc chống lại Trung Quốc và Nga, các liên minh dân chủ chỉ tiến xa đến vậy. Cách tiếp cận của Biden cũng phản ảnh tình trạng căng thẳng sâu sắc hơn, lâu dài hơn. Lợi ích của Mỹ gắn bó chặt chẽ với các giá trị của Mỹ: Hoa Kỳ thường tham gia vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc vì nước này lo ngại các chế độ chuyên quyền hùng mạnh sẽ khiến thế giới không an toàn cho nền dân chủ. Nhưng ở một mức độ nào đó, thời đại xung đột luôn trở thành thời đại của phi luân lý (amoral) bởi vì cách duy nhất để bảo vệ một thế giới phù hợp với tự do là tán tỉnh những đối tác không trong sạch và tham gia vào các hành vi không trong sạch.

Tác giả sẽ nói nhiều hơn về điều này. Nếu lợi ích của các cuộc cạnh tranh ngày nay cao như Biden tuyên bố, Washington sẽ thực hiện một số hành vi cay độc đến nghẹt thở để kiềm chế kẻ thù của mình. Tuy nhiên, đặc tính lợi ích thuần túy tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, từ sự vỡ mộng trong nước đến sự đánh mất sự bất cân xứng về mặt luân lý vốn từ lâu đã khuếch đại ảnh hưởng của Mỹ trong các vấn đề hoàn cầu. Chiến lược, đối với một siêu cường tự do, là nghệ thuật cân bằng quyền lực mà không phá vỡ mục đích dân chủ. Hoa Kỳ sắp khám phá lại được điều đó khó đến mức nào.

MỘT TRÒ CHƠI DƠ BẨN

Biden luôn đúng về một điều: xung đột giữa các cường quốc là xung đột về ý tưởng và lợi ích. Vào thế kỷ XVII, Chiến tranh Ba mươi năm được thúc đẩy bởi những khác biệt về học thuyết không kém gì cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ ở châu Âu. Vào cuối thế kỷ 18, nền chính trị của nước Pháp cách mạng đã làm thay đổi tình hình địa chính trị của toàn lục địa. Chiến tranh thế giới thứ hai là sự va chạm giữa các truyền thống chính trị đối địch – dân chủ và chủ nghĩa toàn trị – cũng như các liên minh đối địch. “Đây không phải là một cuộc chiến ngẫu nhiên”, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Joachim von Ribbentrop tuyên bố vào năm 1940, “mà là vấn đề về quyết tâm của một hệ thống này để tiêu diệt hệ thống kia”. Khi các cường quốc chiến đấu, họ làm như vậy không chỉ vì đất đai và vinh quang. Họ đấu tranh xem ý tưởng nào, giá trị nào sẽ vạch ra hướng đi của nhân loại.

Theo nghĩa này, sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc và Nga là vòng mới nhất trong cuộc đấu tranh lâu dài về việc liệu thế giới sẽ được định hình bởi các nền dân chủ tự do hay kẻ thù chuyên quyền của họ. Trong Thế chiến I, Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh, các chế độ chuyên chế ở Âu Á đã tìm kiếm vị thế đứng đầu hoàn cầu bằng cách đạt được vị thế ưu việt trong vùng đất trung tâm đó. Ba lần, Hoa Kỳ đã can thiệp, không chỉ để đảm bảo an ninh mà còn để duy trì sự cân bằng quyền lực cho phép chủ nghĩa tự do tồn tại và mở rộng – để “làm cho thế giới trở nên an toàn cho nền dân chủ,” theo lời của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson. Tổng thống Franklin Roosevelt đã đưa ra quan điểm tương tự vào năm 1939 khi nói rằng: “Sẽ đến lúc trong công việc của con người, họ phải chuẩn bị để bảo vệ, không chỉ quê hương của mình mà còn là những nguyên lý về đức tin và nhân tính mà trên đó, các giáo hội, chính phủ và các tổ chức của họ được thiết lập.” Thế nhưng, như chính Roosevelt hiểu, cân bằng quyền lực là một trò chơi dơ bẩn.

Các nền dân chủ Tây Phương đã thắng thế trong Thế chiến thứ hai chỉ bằng cách giúp đỡ một tên bạo chúa khủng khiếp, Joseph Stalin, đè bẹp một kẻ thù thậm chí còn khủng khiếp hơn, Adolf Hitler. Họ sử dụng các chiến thuật, chẳng hạn như ném bom lửa và ném bom nguyên tử vào các thành phố của kẻ thù, những chiến thuật đó sẽ trở nên ghê tởm trong những thời điểm ít tuyệt vọng hơn. Sau đó, Hoa Kỳ tiến hành Chiến tranh Lạnh vì niềm tin, như Tổng thống Harry Truman đã tuyên bố, rằng đó là một cuộc xung đột “giữa các lối sống khác nhau”; các đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ là các nền dân chủ đồng chí tạo nên thế giới phương Tây. Tuy nhiên, việc giữ vững lập trường trong một cuộc đấu tranh có nguy cơ cao cũng liên quan đến một số hành động đáng nghi ngờ sâu sắc, thậm chí phi dân chủ.

Các xung đột giữa các cường quốc là xung đột về ý tưởng và lợi ích.

Trong một Thế giới thứ ba bị chấn động bởi sự bất ổn, Hoa Kỳ đã sử dụng những kẻ bạo chúa cánh hữu làm người được ủy quyền; nó đàn áp ảnh hưởng của cộng sản thông qua các cuộc đảo chính, các cuộc can thiệp bí mật và công khai, cũng như các cuộc chống nổi dậy với số người chết đáng kinh ngạc. Để ngăn chặn sự xâm lược trên phạm vi hoàn cầu, Lầu Năm Góc dựa vào mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân có sức tàn phá khủng khiếp đến mức việc sử dụng chúng thực tế không thể mang lại mục đích mang tính xây dựng. Để khép lại vòng vây quanh Liên Xô, Washington cuối cùng đã hợp tác với một kẻ cộng sản sát nhân khác, nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông. Và để giảm bớt chính sách ngăn chặn chính trị, các quan chức Mỹ đôi khi phóng đại mối đe dọa của Liên Xô hoặc đơn giản là lừa dối người dân Mỹ về các chính sách được thực hiện dưới danh nghĩa của họ.

Chiến lược liên quan đến việc thiết lập các ưu tiên và các quan chức Hoa Kỳ tin rằng cần có những tệ nạn ít hơn để tránh những tệ nạn lớn hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa cộng sản gây bạo loạn ở các khu vực quan trọng hoặc các nền dân chủ không tìm thấy sức mạnh và mục đích của mình trước khi quá muộn. Phần thưởng cuối cùng từ chiến thắng của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh – một thế giới an toàn hơn trước sự xâm lược chuyên quyền và an toàn hơn cho tự do của con người hơn bao giờ hết – cho thấy rằng xét về mặt cân bằng, họ đã đúng. Trên đường đi, việc Washington đang theo đuổi một mục tiêu xứng đáng như vậy, chống lại một đối thủ bất xứng như vậy, đã mang lại sự an ủi nhất định cho sự mơ hồ về mặt đạo đức của cuộc xung đột. Như NSC-68, tài liệu chiến lược có ảnh hưởng mà Truman phê duyệt năm 1950, đã nói (trích dẫn Alexander Hamilton), “Các phương tiện được sử dụng phải tương xứng với mức độ của trò nghịch ngợm”. Khi phương Tây đang phải đối đầu với một kẻ thù toàn trị quyết tâm tái tạo nhân loại theo hình ảnh của nó, thì rõ ràng, một số biện pháp khá xấu xa có thể được biện minh.

Tuy nhiên, sự thoải mái đó không phải là vô hạn và Chiến tranh Lạnh đã chứng kiến những cuộc đấu tranh gay gắt về việc liệu Hoa Kỳ có thực hiện đúng các ưu tiên của mình hay không. Vào những năm 1950, những người diều hâu đã chỉ trích Washington vì đã không làm đủ để đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, với cương lĩnh của Đảng Cộng hòa năm 1952 coi chính sách ngăn chặn là “tiêu cực, vô ích và vô luân”. Trong những năm 1960 và 1970, một loạt các vụ phi luân lý– một cuộc chiến tranh đẫm máu và sai trái ở Việt Nam, sự ủng hộ cho một nhóm độc tài xấu xa, những tiết lộ về âm mưu ám sát của CIA – đã thuyết phục nhiều nhà phê bình cấp tiến rằng Hoa Kỳ đang phản bội các giá trị mà nước này tuyên bố bảo vệ. Trong khi đó, việc theo đuổi chính sách hòa dịu với Liên Xô, một chiến lược coi nhẹ sự đối đầu về ý thức hệ nhằm tìm kiếm sự ổn định ngoại giao, đã khiến một số người bảo thủ cáo buộc rằng Washington đang từ bỏ nền tảng luân lý cao cả. Trong suốt những năm 1970 và sau đó, những cuộc tranh luận này đã tác động mạnh mẽ đến chính sách của Hoa Kỳ. Ngay cả trong cuộc thi đua mang tính Manikêô nhất này, chiến lược liên quan đến tính luân lý vẫn là một thách thức liên tục.

Thực thế, những hành vi sai trái trong Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến một loạt ràng buộc phức tạp về mặt pháp lý và hành chính – từ các lệnh cấm ám sát chính trị đến yêu cầu thông báo cho các ủy ban quốc hội về hành động bí mật – hầu hết vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Kể từ Chiến tranh Lạnh, những hạn chế này đã được bổ sung bằng việc hạn chế viện trợ cho những kẻ đảo chính lật đổ các chính phủ dân cử và cho các đơn vị quân đội có hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn. Người Mỹ rõ ràng lấy làm tiếc về một số biện pháp họ đã sử dụng để giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh. Câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể hoạt động mà không cần chúng khi sự cạnh tranh hoàn cầu lại nóng lên hay không.

Ý TƯỞNG LÀ ĐIỀU ĐÁNG KỂ

Các mối đe dọa từ những kẻ thù chuyên quyền làm tăng thêm xung lực ý thức hệ trong chính sách của Hoa Kỳ bằng cách nhấn mạnh sự xung đột về ý tưởng thường gây ra căng thẳng hoàn cầu. Kể từ khi nhậm chức, Biden đã xác định mối đe dọa từ các đối thủ của Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc, bằng những thuật ngữ ý thức hệ rõ ràng.

Thế giới đã đạt đến “điểm uốn cong”, Biden đã nhiều lần tuyên bố như thế. Vào tháng 3 năm 2021, ông gợi ý rằng các nhà sử học tương lai sẽ nghiên cứu “vấn đề ai thành công: chế độ chuyên quyền hay dân chủ”. Về cơ bản, Biden đã lập luận, cạnh tranh Mỹ-Trung là cuộc thử nghiệm xem mô hình nào có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thời hiện đại. Và nếu Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, các quan chức Mỹ lo ngại, nước này sẽ củng cố chế độ chuyên chế ở các quốc gia thân thiện đồng thời ép buộc các chính phủ dân chủ ở các quốc gia thù địch. Hãy chứng kiến cách Bắc Kinh sử dụng đòn bẩy kinh tế để trừng phạt những lời chỉ trích chính sách của họ bởi các xã hội dân chủ từ Úc đến Na Uy. Để làm cho hệ thống trở nên an toàn cho chủ nghĩa phi tự do, một nước Trung Quốc thống trị sẽ khiến nó trở nên không an toàn cho chủ nghĩa tự do gần xa.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã củng cố luận điểm của Biden. Nó đưa ra một nghiên cứu điển hình về sự hung hăng và tàn bạo chuyên chế, đồng thời đưa ra lời cảnh báo rằng một thế giới do các quốc gia bất tự do lãnh đạo sẽ bạo lực chết người, nhất là đối với các nền dân chủ dễ bị tổn thương gần đó. Vài tuần sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết quan hệ đối tác chiến lược “không giới hạn”, cuộc xâm lược Ukraine cũng làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc tấn công chuyên quyền có phối hợp vào trật tự quốc tế tự do. Biden giải thích rằng Ukraine là mặt trận trung tâm trong một “cuộc chiến lớn hơn cho... nguyên tắc dân chủ thiết yếu.” Vì vậy, Hoa Kỳ sẽ tập hợp thế giới tự do chống lại “kẻ thù truyền kiếp của nền dân chủ”.

Cú sốc của cuộc chiến Ukraine, kết hợp với sự lãnh đạo vững chắc của Hoa Kỳ, đã tạo ra một liên minh dân chủ xuyên Đại Tây Dương mở rộng. Thụy Điển và Phần Lan tìm kiếm tư cách thành viên NATO; phương Tây ủng hộ Ukraine và gây thiệt hại nặng nề cho Nga. Chính quyền Biden cũng tìm cách hạn chế Trung Quốc bằng cách dệt nên một mạng lưới các mối quan hệ dân chủ trên khắp đất nước. Nước Mỹ đã nâng cấp các liên minh song phương với Nhật Bản và Australia. Nó đã cải thiện Quad (đối thoại an ninh và ngoại giao với Australia, Ấn Độ và Nhật Bản) và thiết lập AUKUS (quan hệ đối tác quân sự với Australia và Vương quốc Anh). Và nó đã điều chỉnh lại mục đích của các tổ chức đa phương hiện có, chẳng hạn như G-7, để đối phó với mối nguy hiểm từ Bắc Kinh. Thậm chí còn có những lời xì xào về một liên minh “ba cộng một” – Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Đài Loan – sẽ hợp tác để bảo vệ nền dân chủ tiền tuyến đó khỏi sự tấn công của Trung Quốc.

Những mối quan hệ này vượt qua ranh giới khu vực. Ukraine đang nhận được viện trợ từ các nền dân chủ châu Á, chẳng hạn như Hàn Quốc, vốn hiểu rằng an ninh của họ sẽ bị ảnh hưởng nếu trật tự tự do bị rạn nứt. Các nền dân chủ từ nhiều châu lục đã cùng nhau đối đầu với sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc, chống lại sự tăng cường quân sự của nước này và hạn chế khả năng tiếp cận các chất bán dẫn cao cấp của nước này. Vấn đề chính đối với Hoa Kỳ là một liên minh lỏng lẻo của các cường quốc theo chủ nghĩa xét lại đang vươn ra khỏi cốt lõi của lục địa Á-Âu. Câu trả lời của Biden là một liên minh toàn cầu gắn kết giữa các nền dân chủ, đẩy lùi từ bên lề.

Ngày nay, các nền dân chủ tiên tiến đó đã thống nhất hơn bao giờ hết trong nhiều thập niên qua. Về mặt này, Biden đã điều chỉnh mục tiêu thiết yếu trong chiến lược của Hoa Kỳ, bảo vệ một trật tự tự do đang gặp nguy hiểm, với các phương pháp và đối tác được sử dụng để theo đuổi nó. Tuy nhiên, trên khắp ba khu vực trọng điểm của lục địa Á-Âu, thực tế cạnh tranh phức tạp hơn đang đặt ra câu hỏi mới của Niebuhr.

BẠN BÈ GÂY TRANH CÃI

Hãy xem xét tình hình ở châu Âu. NATO chủ yếu là một liên minh của các nền dân chủ. Nhưng việc cùng nhau duy trì hiệp ước đó trong cuộc chiến tranh Ukraine đã yêu cầu Biden phải hạ thấp xu hướng phi tự do của chính phủ Ba Lan – cho đến khi thất bại trong cuộc bầu cử vào tháng 10 – đã làm xói mòn các cơ chế kiểm tra và cân bằng một cách có hệ thống. Việc bảo vệ sườn phía bắc của mình bằng cách chào đón Phần Lan và Thụy Điển bao gồm cả việc trao đổi ngoại giao với Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, người, ngoài việc thường xuyên làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ, còn đưa đất nước của mình theo hướng cai trị chuyên quyền.

Ở châu Á, chính quyền đã dành phần lớn thời gian trong năm 2021 và 2022 để cẩn thận duy trì mối quan hệ của Mỹ với Philippines, vào thời điểm đó do Rodrigo Duterte lãnh đạo, người có cuộc chiến ma túy đã giết chết hàng nghìn người. Biden đã tích cực coi Ấn Độ như một bức tường thành chống lại Trung Quốc, mặc dù chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã hạn chế ngôn luận, quấy rối các lãnh đạo phe đối lập, gây bất bình về tôn giáo và bị cáo buộc sát hại những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài. Và sau khi đến thăm New Delhi vào tháng 9 năm 2023, Biden đã tới Hà Nội để ký kết “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với chế độ độc đảng của Việt Nam. Một lần nữa, Hoa Kỳ đang sử dụng một số người cộng sản để kiềm chế những người khác.

Sau đó là Trung Đông, nơi liên minh “thế giới tự do” của Biden là một nhóm khá hỗn tạp. Vào năm 2020, Biden đe dọa sẽ biến Ả Rập Saudi thành “kẻ bị ruồng bỏ” vì vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Đến năm 2023, chính quyền của ông – hoảng sợ trước sự xâm nhập của Trung Quốc và giá khí đốt tăng cao – đang cố gắng biến quốc gia đó trở thành đồng minh hiệp ước mới nhất của Washington. Hơn nữa, sáng kiến đó là một phần của khái niệm được kế thừa từ chính quyền Trump, trong đó sự ổn định trong khu vực sẽ dựa trên sự xích lại gần nhau giữa các chế độ chuyên quyền Ả Rập và một chính phủ Israel có khuynh hướng phi tự do, trong khi nguyện vọng của người Palestine hầu hết bị đẩy sang một bên. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhân quyền và tự do chính trị bị suy giảm trong quan hệ với các quốc gia từ Ai Cập đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Biden cũng không làm được gì nhiều để ngăn chặn sự bóp nghẹt nền dân chủ ở Tunisia — giống như ông đã quyết định từ bỏ nền dân chủ đang bị đe dọa của Afghanistan vào năm 2021 một cách hữu hiệu.

Quả thực, nếu năm 2022 là một năm của những lời hùng biện tăng vọt thì năm 2023 là một năm của những nhượng bộ vụng về. Những đề cập đến “cuộc chiến giữa dân chủ và chuyên quyền” trở nên khan hiếm hơn trong bài phát biểu của Biden, khi chính quyền thực hiện những vở kịch lớn thách thức mô tả đó của thế giới. Các chức vụ chủ chốt liên quan đến nhân quyền tại Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao vẫn còn trống. Chính quyền đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela – một sáng kiến được công khai mô tả là nỗ lực nhằm đảm bảo các cuộc bầu cử tự do và công bằng hơn, nhưng đó chủ yếu là nỗ lực nhằm khiến một chế độ áp bức ngừng xuất khẩu người tị nạn và bắt đầu xuất khẩu thêm dầu. Và khi chính quyền lật đổ chính phủ dân cử của Niger, các quan chức Mỹ đã đợi hơn hai tháng để gọi cuộc đảo chính là đảo chính, vì sợ dẫn đến việc cắt viện trợ của Mỹ và từ đó đẩy chế độ mới vào vòng tay của Moscow. Những thỏa hiệp như vậy luôn là một phần của chính sách đối ngoại. Nhưng ngày nay, chúng là minh chứng cho những động lực chủ chốt mà các quan chức Mỹ phải đối đầu.

THẬP NIÊN QUYẾT ĐỊNH

Đầu tiên là bài toán tàn khốc của địa chính trị Á-Âu. Các nền dân chủ tiên tiến sở hữu quyền lực vượt trội trên hoàn cầu, nhưng ở mọi khu vực quan trọng, việc giữ vững tiền tuyến đòi hỏi một tập thể mang tính chiết trung hơn.

Ba Lan có những vấn đề trong nước; nó cũng là trụ cột hậu cần của liên minh ủng hộ Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ phi tự do về mặt chính trị và thường không có ích gì; tuy nhiên, nó là nơi giao nhau của hai lục địa và hai biển. Ở Nam và Đông Nam Á, rào cản chính đối với quyền bá chủ của Trung Quốc là dòng đối tác kém lý tưởng chạy từ Ấn Độ đến Indonesia. Ở Trung Đông, một siêu cường kén chọn sẽ là một siêu cường cô độc. Đoàn kết dân chủ thì lớn, nhưng địa lý thì ương ngạnh. Trên khắp lục địa Á-Âu, Washington cần những người bạn phi tự do để kiềm chế những kẻ thù phi tự do của mình.

Chiến trường ý thức hệ cũng đã chuyển dịch theo chiều hướng bất lợi. Trong Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa chống cộng đóng vai trò là chất dính kết ý thức hệ giữa một siêu cường dân chủ và các đồng minh chuyên quyền của nó, bởi vì các đồng minh chuyên quyền của nó biết rằng họ sẽ bị kết liễu nếu Liên Xô chiến thắng. Tuy nhiên, giờ đây, kẻ thù của Hoa Kỳ có một hình thức chuyên quyền ít đe dọa đến sự hiện hữu của các nền phi dân chủ khác: những kẻ độc tài ở Vịnh Ba Tư, hoặc ở Hun gia lợi và Thổ Nhĩ Kỳ, được cho là có nhiều điểm chung với Tập và Putin hơn là với Biden. Khoảng cách giữa những kẻ độc tài “tốt” và “xấu” đã thu hẹp hơn trước đây—điều này khiến Hoa Kỳ phải làm việc chăm chỉ hơn và trả nhiều tiền hơn để giữ các đối tác phi tự do ở bên cạnh một cách bất hoàn hảo.

Các cạnh tranh khốc liệt đưa các quốc gia và các nhà lãnh đạo đến những nơi mà họ chưa bao giờ muốn tới.

Những thời điểm tuyệt vọng cũng kêu gọi các biện pháp khéo léo về mặt luân lý. Khi Washington không phải đối diện với những thách thức chiến lược nghiêm trọng nào sau Chiến tranh Lạnh, họ đã phải trả một mức phạt nhẹ hơn cho việc nêu bật các giá trị của mình. Khi biên độ an toàn co lại, sự đánh đổi giữa quyền lực và nguyên tắc sẽ tăng lên. Hiện nay, chiến tranh—hoặc mối đe dọa của nó—đang đe dọa Đông Á, Châu Âu và Trung Đông. Biden cho rằng những năm 2020 sẽ là “thập niên quyết định” đối với thế giới. Như Winston Churchill đã nói đùa vào năm 1941, “Nếu Hitler xâm chiếm Hỏa ngục, ít nhất tôi sẽ đưa ra một đề cập có lợi về Ác quỷ trong Hạ viện.” Khi các mối đe dọa trở nên nghiêm trọng, các nền dân chủ sẽ làm những gì cần thiết để tập hợp các liên minh và ngăn chặn kẻ thù đột phá. Do đó, điều trớ trêu chính trong cách tiếp cận cạnh tranh của Washington là chính những thách thức kích hoạt năng lực ý thức hệ của họ lại khiến cho việc giữ cho nền ngoại giao của Mỹ trong sạch trở nên khó khăn hơn.

Cho đến nay, những thỏa hiệp về mặt luân lý trong chính sách của Hoa Kỳ ngày nay vẫn còn khiêm tốn so với những thỏa hiệp trong Thế chiến thứ hai hay Chiến tranh Lạnh, một phần vì những hạn chế đối với các phương pháp khó chịu đã mạnh mẽ hơn so với thời Hitler và Stalin rình rập trái đất. Nhưng các quy tắc và chuẩn mực có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh của một quốc gia. Vì vậy, Biden và những người kế nhiệm ông có thể sớm phải đối diện với một thực tế khó khăn: sự cạnh tranh khốc liệt đẩy các quốc gia và các nhà lãnh đạo đến những nơi mà họ chưa bao giờ muốn đến.

Khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, ít quan chức tưởng tượng rằng Washington sẽ tiến hành các hoạt động can thiệp bí mật từ Afghanistan đến Angola. Chỉ ba năm trước, khó ai có thể dự đoán rằng Mỹ sẽ sớm tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm nhằm tiêu diệt quân đội của Putin ở Ukraine. Khi các cuộc cạnh tranh hiện nay trở nên khốc liệt hơn, các chiến thuật được sử dụng để trả thù có thể trở nên cực đoan hơn.

Washington có thể nhận thấy mình đang ngấm ngầm tìm cách nhằm làm nghiêng cán cân trong các cuộc bầu cử ở một quốc gia dễ thay đổi ý kiến (swing) quan trọng nào đó nếu giải pháp thay thế là chứng kiến quốc gia đó chuyển hướng mạnh mẽ sang Moscow hoặc Bắc Kinh. Nó có thể sử dụng biện pháp cưỡng bức để giữ các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Mỹ Latinh không lọt vào tay Trung Quốc. Và nếu Hoa Kỳ vốn đã có thái độ mâu thuẫn về việc thừa nhận các cuộc đảo chính ở những quốc gia ngoài tầm với, có lẽ nước này sẽ bào chữa cho những hành động tàn bạo lớn hơn nhiều do một đối tác quan trọng hơn thực hiện ở một địa điểm quan trọng hơn.

Những người nghi ngờ việc Washington sẽ dùng đến những thủ đoạn bẩn thỉu đều có trí nhớ ngắn ngủi và trí tưởng tượng hạn chế. Nếu các cuộc cạnh tranh ngày nay thực sự định hình số phận của nhân loại, tại sao một siêu cường cảnh tỉnh lại không làm hầu hết mọi việc để đứng đầu?

ĐỪNG ĐÁNH MẤT CHÍNH MÌNH

Không có lý do gì để phải xấu hổ quá mức về điều này. Một quốc gia thiếu tự tin để bảo vệ lợi ích của mình sẽ thiếu sức mạnh để đạt được bất cứ mục tiêu to lớn nào trong sự vụ hoàn cầu. Nói cách khác, thiệt hại mà Hoa Kỳ gây ra cho các giá trị của mình bằng cách lôi kéo các đồng minh đáng ngờ và tham gia vào các hành vi đáng ngờ chắc chắn sẽ ít hơn thiệt hại sẽ xảy ra nếu một nước Nga quá hiếu chiến hoặc một Trung Quốc theo chế độ toàn trị mới mở rộng ảnh hưởng của mình ra khắp Á-Âu và xa hơn nữa. Giống như trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ cuối cùng có thể trả được những món nợ luân lý mà nó phải gánh chịu trong một cuộc đấu tranh lâu dài – nếu nó duy trì thành công một hệ thống trong đó nền dân chủ phát triển mạnh mẽ vì những kẻ thù hung hãn nhất của nó bị đàn áp.

Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu áp dụng não trạng phương-tiện-biện-minh-cho-cùng-đích thuần túy, bởi vì luôn có một thời điểm mà tại đó, điều xấu có nghĩa là làm hỏng mục đích hợp tình hợp lý. Ngay cả khi thiếu điều đó, tình trạng phi luân lý hàng loạt sẽ chứng tỏ sự ăn mòn về mặt chính trị: một quốc gia có dân số tập hợp lại để bảo vệ các giá trị cũng như lợi ích của mình sẽ không thể mãi mãi ủng hộ một chiến lược dường như gạt bỏ những giá trị đó sang một bên. Và cuối cùng, lỗ hổng lớn nhất của một chiến lược như vậy là nó làm mất đi lợi thế tiềm tàng của Mỹ.

Trong Thế chiến thứ hai, như nhà sử học Richard Overy đã lập luận, chính nghĩa của Đồng minh được nhiều người coi là công bằng và nhân đạo hơn chính nghĩa của phe Trục, đó là một lý do khiến liên minh trước thu hút nhiều quốc gia hơn liên minh sau. Trong Chiến tranh Lạnh, cảm giác Hoa Kỳ ủng hộ các quyền và tự do cơ bản mà Điện Kremlin đàn áp đã giúp Washington thu hút các xã hội dân chủ khác – và thậm chí cả những người bất đồng chính kiến trong khối Xô Viết. Chiến thuật cạnh tranh của các cường quốc không được làm lu mờ vấn đề trọng tâm của cuộc cạnh tranh đó. Nếu thế giới coi các cuộc cạnh tranh ngày nay là những cuộc tranh đấu không có ý nghĩa đạo đức lớn hơn, thì Hoa Kỳ sẽ mất đi sự bất cân xứng về tính chính đáng vốn đã mang lại lợi ích cho họ.

Đây không phải là một số vấn đề nan giải giả định. Kể từ tháng 10 năm 2023, Biden đã đúng khi coi cuộc chiến Israel-Hamas là cuộc đấu tranh giữa một nền dân chủ thiếu sót và một kẻ thù độc tài đang tìm cách hủy diệt nó. Có sự biện minh mạnh mẽ, về mặt luân lý và chiến lược, để ủng hộ một đồng minh của Hoa Kỳ chống lại kẻ ủy quyền xấu xa của kẻ thù của Hoa Kỳ, Iran. Hơn nữa, không có sự so sánh nghiêm túc về mặt đạo đức giữa một nhóm khủng bố hãm hiếp, tra tấn, bắt cóc và giết hại dân thường và một quốc gia chủ yếu cố gắng, trong giới hạn mà chiến tranh áp đặt, để bảo vệ họ.

Tuy nhiên, đúng hay sai, phần lớn miền Nam bán cầu coi cuộc chiến là minh chứng cho tiêu chuẩn kép của Mỹ: phản đối sự chiếm đóng và chiếm đoạt lãnh thổ nước ngoài của Nga chứ không chống đối việc này của Israel, coi trọng mạng sống và quyền tự do của một số nạn nhân hơn của những nạn nhân khác. Các nhà tuyên truyền Nga và Trung Quốc đang khuếch đại những thông điệp này để gây chia rẽ giữa Washington và thế giới đang phát triển. Đây là lý do tại sao chính quyền Biden đã cố gắng, và đôi khi gặp khó khăn, để cân bằng giữa sự hỗ trợ dành cho Israel với nỗ lực giảm thiểu tác hại mà xung đột mang lại — và tại sao cuộc chiến có thể báo trước sự tập trung mới của Hoa Kỳ vào tiến trình hòa bình với người Palestine, vốn không mấy hứa hẹn như hiện nay có vẻ như là. Bài học ở đây là giá trị của một vấn đề có thể bị tranh cãi, nhưng đối với một siêu cường luôn mang các giá trị của mình ở tay áo thì cái giá phải trả cho hành vi đạo đức giả được cho là rất đáng kể.

QUY TẮC ĐỐI THỦ

Do đó, để thành công trong vòng cạnh tranh này sẽ đòi hỏi phải điều chỉnh những thỏa hiệp luân lý vốn có trong chính sách đối ngoại bằng cách tìm ra một đặc tính vừa đủ tàn nhẫn vừa thực tiễn. Mặc dù không có công thức chính xác cho vấn đề này – tính thích đáng của bất cứ hành động nào đều phụ thuộc vào bối cảnh của nó – một số nguyên tắc hướng dẫn có thể hữu ích.

Thứ nhất, luân lý là một chiếc la bàn chứ không phải một đồ trói tay trói chân. Để có được sự bền vững về chính trị và lợi ích chiến lược, nghệ thuật lãnh đạo của Mỹ nên hướng tới một thế giới nhất quán với các giá trị của nó. Nhưng Hoa Kỳ không thể tự làm mình tê liệt bằng cách cố gắng thể hiện đầy đủ những giá trị đó trong mọi quyết định chiến thuật. Cũng như – ngay cả vào thời điểm nền dân chủ của chính họ phải đối diện với những mối đe dọa nội bộ – họ cũng không nên nhất quyết thanh lọc chính mình trong nước trước khi gây ảnh hưởng mang tính xây dựng ở nước ngoài. Nếu làm như vậy, hệ thống sẽ được định hình bởi các chế độ tàn nhẫn hơn – và ít bị xiềng xích bởi sự không hoàn hảo của chính họ.

Hoa Kỳ cũng nên tránh ảo tưởng về giải pháp thay thế sai lầm. Nó phải đánh giá các lựa chọn và đối tác dựa trên những khả thể hợp lý chứ không phải chống lại lý tưởng không tưởng. Giải pháp thay thế thực tiễn cho việc duy trì mối quan hệ với một chế độ quân sự ở Châu Phi có thể là chứng kiến những tên lính đánh thuê đầy sát nhân của Nga lấp đầy khoảng trống. Giải pháp thay thế thực tiễn cho việc lôi kéo Ấn Độ của ông Modi có thể là chứng kiến Nam Á ngày càng rơi dưới cái bóng của một Trung Quốc luôn nỗ lực xuất khẩu chủ nghĩa phi tự do. Tương tự như vậy, gần gũi một chế độ Ả-rập Xê-út vốn luôn chỉ trích chế độ này là điều vô cùng khó chịu. Nhưng giải pháp thay thế thực tiễn cho Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman có lẽ là một chế độ vẫn khá đàn áp - và ít cam kết trao quyền cho phụ nữ, kiềm chế những người cuồng tín tôn giáo, và mặt khác làm cho đất nước này trở thành một nơi cởi mở, khoan dung hơn. Trong một thế giới có nhiều lựa chọn tệ hại, câu hỏi quan trọng thường là: Tệ hại so với điều gì?

Một nguyên tắc chỉ đạo khác: những điều tốt đẹp không đến cùng một lúc. Các nhà hoạch định chính sách thời Chiến tranh Lạnh đôi khi biện minh cho việc thực hiện đảo chính và ủng hộ các chế độ đàn áp với lý do ngăn cản các nước thuộc Thế giới thứ ba đi theo chủ nghĩa cộng sản để bảo toàn khả năng họ có thể tiến tới dân chủ sau này. Luận lý đó thuận tiện một cách đáng ngờ - và trong nhiều trường hợp, nó đúng. Các quốc gia ở Châu Mỹ Latinh và các khu vực đang phát triển khác cuối cùng đã trải qua sự cởi mở về chính trị khi họ đạt đến trình độ phát triển cao hơn và các giá trị dân chủ lan tỏa từ phương Tây.

Luân lý là một chiếc la bàn, không phải là đồ trói chân trói tay.

Ngày nay, những món hời không đáng có đôi khi có thể dẫn đến những kết quả tốt hơn. Bằng cách không phá vỡ liên minh Mỹ-Philippines trong cuộc chiến chống ma túy của Duterte, Washington đã duy trì mối quan hệ này cho đến khi một chính phủ hợp tác hơn, ít hà khắc hơn xuất hiện. Bằng cách ở gần một chính phủ Ba Lan có một số xu hướng đáng lo ngại, Hoa Kỳ đã câu giờ cho đến cuối năm ngoái, cử tri nước này đã bầu ra một liên minh hứa hẹn sẽ củng cố các thể chế dân chủ của mình. Lập luận tương tự có thể được đưa ra để tiếp tục hợp tác với các nền dân chủ khác, nơi xu hướng chuyên quyền được thể hiện rõ ràng nhưng các cơ chế bầu cử vẫn còn nguyên vẹn – Hung Gia Lợi, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ kể tên một vài quốc gia. Nói rộng hơn, chủ nghĩa tự do có nhiều khả năng phát triển mạnh mẽ nhất trong một hệ thống được lãnh đạo bởi một nền dân chủ. Vì vậy, chỉ cần ngăn chặn sự trỗi dậy của các chế độ chuyên quyền đầy quyền lực cuối cùng có thể giúp các giá trị dân chủ lan rộng đến những nơi từng là nơi không mấy thân thiện.

Tương tự như vậy, Hoa Kỳ nên nhớ rằng việc có tầm nhìn rộng cũng quan trọng như việc có tầm nhìn dài hạn. Hỗ trợ cho dân chủ và nhân quyền không phải là một đề xuất được tất cả hoặc không có gì. Như tài quản lý của Biden đã cho thấy, các thỏa thuận giao dịch với những kẻ độc tài có thể bổ sung cho một chiến lược nhấn mạnh đến cốt lõi của sự hợp tác dân chủ. Hơn nữa, việc tôn vinh các giá trị của Mỹ không chỉ là vấn đề chỉ trích các chế độ đàn áp. Một chính sách đối ngoại nhằm nâng cao mức sống quốc tế thông qua thương mại, giải quyết các vấn đề toàn cầu như mất an ninh lương thực và giữ vững lập trường chống chiến tranh giữa các cường quốc sẽ phục vụ rất tốt cho phẩm giá con người. Một chiến lược nhấn mạnh những nỗ lực như vậy thực sự có thể hấp dẫn hơn đối với các quốc gia, bao gồm cả các nền dân chủ đang phát triển từ Ba Tây đến Nam Dương, chống lại việc lên khung dân chủ chống chuyên chế vì họ không muốn tham gia bất cứ phần nào của cuộc chiến kiểu Manikêô.

Tất nhiên, những nguyên tắc này có thể giống như một công thức để hợp lý hóa - một cách bào chữa cho hành vi thô thiển nhất bằng cách tuyên bố rằng nó phục vụ cho một mục đích lớn hơn. Sau đó, một nguyên tắc quan trọng khác làm sống lại câu nói của Hamilton rằng phương tiện phải tương xứng với hành vi gây hại. Sự thỏa hiệp càng lớn thì lợi ích mà nó mang lại càng lớn - hoặc thiệt hại mà nó tránh được - càng phải lớn.

Theo tiêu chuẩn này, trường hợp hợp tác với Ấn Độ hoặc Ba Lan là rõ ràng. Những quốc gia này đang gặp khó khăn nhưng hầu hết đều có nền dân chủ đáng ngưỡng mộ, đóng vai trò quan trọng trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt. Cho đến khi thế giới chỉ còn các nền dân chủ tự do, Washington khó có thể tránh khỏi việc tìm kiếm những người bạn có khuyết điểm.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ nên thận trọng hơn trong việc lôi kéo các quốc gia thường xuyên tham gia vào chính những hoạt động mà họ cho là có tính ăn mòn nhất đối với trật tự tự do: tra tấn hoặc giết hại người dân một cách có hệ thống, ép buộc các nước láng giềng hoặc xuất khẩu đàn áp xuyên biên giới, ấy là chỉ kể một vài tên. Ví dụ, một Ả Rập Saudi định kỳ tham gia vào một số hoạt động này sẽ là một đối tác rắc rối. Một Ả Rập Saudi thực hiện những hành động như vậy một cách trắng trợn và liên tục có nguy cơ phá hủy nền tảng luân lý và ngoại giao trong mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ. Các quan chức Mỹ nên do dự hơn nữa trong việc bóp méo hoặc gây bất ổn chính trị của các nước khác, đặc biệt là các nền dân chủ khác, vì lợi ích chiến lược. Nếu Washington quay trở lại hoạt động đảo chính ở Mỹ Latinh hoặc Đông Nam Á, thì những kết quả tồi tệ cần ngăn chặn phải thực sự nghiêm trọng - có lẽ là một sự thay đổi lớn, có khả năng kéo dài trong cán cân quyền lực quan trọng trong khu vực - để biện minh cho các chính sách rõ ràng căng thẳng với những lý do mà Hoa Kỳ tuyên bố bảo vệ.

Giảm thiểu tác hại của những nguyên nhân đó có nghĩa là phải tuân theo một nguyên tắc khác: cải thiện bên lề là vấn đề quan trọng.

Washington sẽ không thuyết phục các nhà lãnh đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hoặc Việt Nam tự sát chính trị bằng cách từ bỏ mô hình trong nước của họ. Nhưng đòn bẩy có tác dụng theo cả hai cách trong những mối quan hệ này. Các quốc gia đang gặp nguy hiểm cần một siêu cường bảo trợ cũng nhiều như nó cần họ. Các quan chức Hoa Kỳ có thể sử dụng đòn bẩy đó để ngăn cản sự đàn áp ngoài lãnh thổ, tìm cách trả tự do cho các tù nhân chính trị, thực hiện các cuộc bầu cử tự do và công bằng hơn một chút, hoặc nói cách khác là đạt được những thay đổi khiêm tốn nhưng có ý nghĩa. Làm như vậy có thể là cái giá phải trả cho việc giữ nguyên các mối quan hệ này, bằng cách thuyết phục những người ủng hộ nhân quyền và dân chủ trong Quốc hội rằng Nhà Trắng vẫn chưa quên hoàn toàn những vấn đề như vậy.

Điều này liên quan đến một nguyên tắc bổ sung: Hoa Kỳ phải thận trọng trung thực với chính mình. Các quan chức Mỹ cần phải thừa nhận rằng các đồng minh phi tự do sẽ là những đồng minh có chọn lọc hoặc không đáng tin cậy vì các mô hình trong nước của họ khiến họ xung đột với các chuẩn mực quan trọng của trật tự tự do – và vì họ có xu hướng tạo ra sự oán giận mà cuối cùng có thể gây ra sự bùng nổ. Tương tự như vậy, vấn đề với luật lệ buộc cắt viện trợ cho những kẻ âm mưu đảo chính là chúng khuyến khích sự tự lừa dối. Trong trường hợp Washington lo ngại hậu quả chiến lược từ sự rạn nứt trong quan hệ, các quan chức Mỹ có động cơ để giả vờ cho rằng một cuộc đảo chính chưa hề xảy ra. Cách tiếp cận tốt hơn, phù hợp với những cải cách đã được Quốc hội thông qua vào tháng 12 năm 2022, là một khuôn khổ cho phép các tổng thống từ bỏ những hạn chế như vậy vì lý do an ninh quốc gia — nhưng buộc họ phải thừa nhận và biện minh cho lựa chọn đó. Công việc tạo ra sự đánh đổi về mặt luân lý trong chính sách đối ngoại bắt đầu bằng việc thừa nhận những sự đánh đổi đó hiện hữu.

Một số nguyên tắc này mâu thuẫn với những nguyên tắc khác, có nghĩa là việc áp dụng chúng trong những trường hợp chuyên biệt luôn phải là việc của phán đoán. Nhưng vấn đề dung hòa các mặt đối lập liên quan đến một nguyên tắc cuối cùng: chủ nghĩa lý tưởng cao siêu và chủ nghĩa hiện thực tàn bạo có thể cùng hiện hữu. Trong những năm 1970, các cuộc tranh luận luân lý đã phá vỡ sự đồng thuận trong Chiến tranh Lạnh. Trong những năm 1980, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã sửa chữa thỏa đáng – nhưng chưa bao giờ khôi phục hoàn toàn – sự đồng thuận đó bằng cách kết hợp tính linh hoạt của chiến thuật với mục đích rõ ràng.

Reagan ủng hộ những kẻ độc tài khiếp đảm, những quân đội sát nhân, và những “chiến binh tự do” côn đồ ở Thế giới thứ ba, đôi khi thông qua những mưu đồ—chẳng hạn như vụ tai tiếng Iran-contra—rất tinh vi hoặc đơn giản là bất hợp pháp. Tuy nhiên, ông cũng ủng hộ các phong trào dân chủ từ Chile tới Hàn Quốc; ông kết hợp những lời lên án khoa trương đối với Điện Kremlin với những lời khẳng định vang dội về các lý tưởng của phương Tây. Bài học rút ra là các biện pháp thô bạo có thể dễ được chấp nhận hơn nếu chúng là một phần của một gói lớn hơn, trong đó nhấn mạnh, bằng lời nói và hành động, những giá trị phải là nền tảng cho cách tiếp cận của Hoa Kỳ với thế giới. Một số người sẽ coi điều này là làm tăng thêm tính đạo đức giả. Trên thực tế, đó là cách tốt nhất để duy trì sự cân bằng – chính trị, luân lý và chiến lược – mà một siêu cường dân chủ đòi hỏi.
 
Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi với dân chúng của Thành phố Rosario đầy tội ác!
Thanh Quảng sdb
17:09 26/03/2024
Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi với dân chúng của Thành phố Rosario đầy tội ác!

Trong một thông điệp video gửi đến dân chúng Rosario, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan ngại của mình trước sự gia tăng bạo lực liên quan đến tệ nạn ma túy đang hoành hành thành phố Argentina trong hơn một thập kỷ.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Hôm thứ Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video để bày tỏ sự gần gũi của ngài với dân chúng Rosario, một thành phố lớn thứ ba của Argentina, nơi đang phải đối diện với sự gia tăng chưa từng thấy về bạo lực tội phạm liên quan đến ma túy.

Bạo lực ở Rosario

Làn sóng bạo lực bắt đầu từ năm 2013, thành phố nằm cách thủ đô Buenos Aires khoảng 300 km về phía bắc này từ lâu đã trở thành trung tâm của hoạt động tội phạm.

Trong nhiều thập kỷ, cocaine và các loại ma túy khác đã đổ về Rosario từ phía bắc đất nước hoặc vận chuyển dọc theo sông Paraná đến hải cảng trước khi được chuyển đi Châu Âu hoặc Châu Phi. Ma túy bất hợp pháp cũng tồn tại trong thành phố, tràn ngập thị trường địa phương và giúp các băng đảng ma túy củng cố hoạt động của chúng. Cùng với nạn tham nhũng tràn lan, việc buôn bán ma túy đã biến Rosario thành một vùng chiến sự. Năm 2023, thành phố ghi nhận có 259 vụ giết người, gấp 5 lần mức trung bình toàn quốc.

Tăng cường mạng lưới cộng đồng

Bày tỏ mối quan ngại của mình đối với tình hình, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi nỗ lực của cộng đồng hãy chống lại tai họa, đồng thời lưu ý rằng các biện pháp đàn áp của các cơ quan thực thi pháp luật, mặc dù rất cần thiết để khôi phục luật pháp và trật tự, nhưng vẫn chưa đủ.

Ngài nói: “Chúng ta cần củng cố cộng đồng và không ai có thiện chí cảm thấy được miễn trừ trách nhiệm lớn lao để đảm bảo rằng Rosario là nơi mà mọi người có thể sống an bình như là anh chị em một nhà”.

Tham nhũng tràn lan

Đức Thánh Cha đã nêu ra tình trạng tham nhũng tràn lan, ngay từ các cơ quan thực thi pháp luật và chính trị địa phương cũng như sự thông đồng của một số phạm vi trong cơ sở kinh tế và tài chính với các tập đoàn ma túy.

Do đó, ĐTC kêu gọi một nền chính trị trong lành, một nền chính trị thực sự phục vụ lợi ích chung, xây dựng sự đồng thuận và đối thoại giữa các phe phái chính trị để ban hành các chính sách hiệu quả không chỉ giải quyết vấn đề cung mà còn cả cầu về ma túy.

“Chúng ta cần một sự đánh giá mới về chính trị như ‘một ơn gọi cao cả và một trong những hình thức bác ái cao nhất, trong chừng mực để tìm kiếm lợi ích chung.’”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của một nền tư pháp độc lập trong việc chống lại các mạng lưới tham nhũng và rửa tiền liên quan đến nạn buôn bán ma túy, cùng với sự công nhận đối với những người trong hệ thống tư pháp đã mạo hiểm mạng sống mình khi làm việc vì lợi ích chung.

ĐTC cũng nhấn mạnh vai trò của tư nhân, đặc biệt là các doanh nhân, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tham gia xã hội và thực hành kinh doanh có đạo đức để ngăn chặn sự đồng lõa với tội phạm có tổ chức.

“Không thể có nền kinh tế tồi tệ nếu không có sự đồng lõa của một guồng máy địa phương công tư.”

Mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho thanh thiếu niên dễ bị tổn thương

Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một nỗ lực chung của tất cả các ngành, các bên liên quan và mọi người để biến Rosario thành một nơi sinh sống lý tưởng, đặc biệt cho các thế hệ mới, đồng thời ủng hộ việc tạo ra các không gian cộng đồng và cơ hội phát triển con người toàn diện, đặc biệt cho thanh thiếu niên dễ bị tổn thương. Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta – các tổ chức xã hội, dân sự và tôn giáo – phải đoàn kết để làm điều chúng ta thực hiện điều tốt nhất là: kiến tạo cộng đồng” với sự đóng góp của Giáo Hội…

Sau đó, ngài đảm bảo rằng Giáo hội, “với tư cách là Người mẹ và người Samaritanô” sẽ tiếp tục đồng hành cùng gia đình các nạn nhân của bạo lực, đồng thời hỗ trợ những người nghiện ma túy và tất cả những người sống trong tình trạng cực kỳ dễ bị tổn thương.

ĐTC kết luận: “Trong thời điểm này, tình yêu và lòng bác ái sẽ là lời loan báo Tin Mừng rõ ràng nhất cho một xã hội đang cảm thấy bị đe dọa”, đồng thời ngài cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Mân Côi cho sự thịnh vượng của thành phố…
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Lá tại Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm. Canada
Khanh Lai
00:20 26/03/2024
Thánh lễ Lá tại Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm. Canada

Xem thêm hình ảnh


Ngoài trời với một trận bão tuyết ngập tràn, nhưng không biết tại sao Giáo xứ Thánh vinh Sơn Liêm thời tiết càng lạnh giáo dân càng tham dự đông đảo. Từ Thánh lễ lúc 4:30 pm thứ Bảy. Thánh lễ người lớn lúc 6:00 pm thứ Bảy và Thánh Lễ lúc 9:00 am Chúa nhật đều đông chật nhà thờ. Nhất là thánh lễ 9:00 am Chúa nhật là ngày vui của toàn thể giáo hội, với 9 Anh Chị Em Dự Tòng có nghi thức khảo hạch và giới thiệu với Cộng Đoàn, họ sẽ được lãnh nhận Bí Tích Khai Tâm vào lễ Vọng Chúa Phục sinh bắt đầu 8:30 pm Thứ Bảy ngày 30/3/2024

Sau thánh lễ 9:00 am Anh Em Hiệp Sĩ Đoàn 14747 đã đã cho cả xứ bữa Cafe Hiệp Sĩ, vui cho mọi người và chào đón Anh Chị Em Dự Tòng và những người đỡ đầu năm nay.


Vương Nguyễn tường trình
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh gía trị tấm bánh mì
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
12:38 26/03/2024
Hình ảnh gía trị tấm bánh mì

Có câu chuyện kể : “ Một ký giả người Anh có ý tưởng làm một thí nghiệm ngộ nghĩnh: Ông mua ba tấm bánh mì đặt ở góc đường có nhiều người qua lại nơi những thành phố khác nhau. Ông kêu mời những người qua lại dành ra một tiếng đồng hồ để làm việc cho tấm bánh mì này. Kết quả như sau:

Ở thành phố Hamburg bên Đức ông bị người ta cười chế nhạo.
Ở thành phố New York bên Hoa Kỳ ông bị Cảnh sát bắt giữ.
Ở nước Nigeria bên Phi châu nhiều người đồng ý bằng lòng bỏ ra ba tiếng đồng hồ làm việc cho tấm bánh mì này.
Ở thành phố New Delhi bên Ấn Độ nhanh chóng có hàng trăm người tụ tập lại, sẵn sàng muốn làm việc cả ngày cho tấm bánh mì này.” ( Willi Hoffsümmer, Kurz Geschichten 1, Nr. 61. Der Wert eines Brotes, GrünewaldVerlag1992, S.46.)

Đây là một thí nghiệm, một cuộc khảo sát ngộ nghĩnh khác thường, nhưng kết quả nói lên sự khác biệt về nhận xét gía trị với cùng một tấm bánh mì mà những con người ở các nơi khác nhau bày tỏ nói lên. Có những người cho rằng tấm bánh mì không có ý nghĩa, đang khi lại có những người trái lại nhìn cân đo tấm bánh mì với gía trị quý báu, và để nhận được nó đã phải sẵn sàng hy sinh nỗ lực làm việc nhiều.

Đó là hình ảnh tấm bánh mì lương thực nuôi sống bao tử thân xác con người hằng ngày. Còn hình ảnh tấm bánh mì đức tin Thánh Thể tình yêu Chúa Giesu Kito thì sao?

Hằng năm vào ngày Thứ Năm tuần thánh Giáo Hội - từ thế kỷ 04. Sau Chúa giáng, ngày thứ Năm tuần thánh những người tín hữu phải phạt đền tội công khai được thâu nhận trở lại vào cộng đoàn Giáo hội xứ đạo. Và từ ngày đó họ được phép tiếp nhận Tấm Bánh Thánh thể Chúa Kito - mừng kỷ niệm Chúa Giesu Kito năm xưa trước khi chịu khổ nạn rồi sẽ từ giã trần gian trở về trời, đã dùng tấm bánh mì thiết lập Bí tích Thánh Thể làm lương thực nuôi dưỡng đời sống đức tin tinh thần người tín hữu Chúa Kito trên trần gian.

Tấm bánh mì bữa tiệc ly mà Chúa Giesu Kito dùng nhìn bên ngoài không có gì khác lạ hơn một tấm bánh mì được dùng làm lương thực trong đời sống. Nhưng trong tấm bánh mì đó ẩn chứa một gía trị linh thiêng cao cả, mà con người chúng ta không thể nào lấy công sức thời giờ sản xuất chế biến làm ra được.

Tấm bánh mì đó là món quà tặng chan chứa tình yêu thương của Thiên Chúa cho con người, như sách kinh thánh từơng thuật lại về tấm bánh mì bữa tiệc ly:” trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.”(1.Cor 11, 23-24).

Từ ngày đó Lời này của Chúa Giesu và Tấm Bánh mì đó trở nên người cùng đồng hành, trở thành lương thực tình yêu cho đời sống tinh thần đức tin người tín hữu trên đường lữ hành trần gian. Đây là hình ảnh dấu chỉ về Bí tích Thánh Thể, mà Chúa Giesu đã thực hiện trong Bữa tiệc ly.

Việc Ngài chọn tấm bánh mì là lương thực thiêng liêng nói lên dấu chỉ ý hướng Ngài luôn hiện diện trong đời sống sinh hoạt của con người nơi mọi tầng lớp, qua mọi không gian và thời gian thế hệ thời đại. Và như chúng ta cầu nguyện trong Kinh Lạy Cha:Xin cho chúng con lương thực hằng ngày !

Bánh mì được nói đến trong Kinh thánh là thực phẩm nuôi sống đời sống con người cho có sức khỏe thể xác cũng như tinh thần. Cho dù có những thứ thực phẩm khác lạ ngon thơm hơn, nhưng bánh mì vẫn là thực phẩm chính yếu căn bản và không thể thiếu được.

Tấm bánh mì Thánh thể Chúa Giesu Kito mang đến sức sống thần linh cho đời sống tinh thần đức tin đời sống nơi trần gian cùng đời sống mai sau trên trời.

Tấm bánh mì Thánh Thể Chúa Giesu Kito giúp đời sống tinh thần con người phát triển cho sống động trong cộng đoàn những người cùng tin theo Chúa Giesu

“Con người chúng ta cần cơm bánh cho đời sống. Ai trong hoàn cảnh thiếu lương thực bị đói, họ không đòi hỏi thứ thực phẩm cao cấp đắt giá, nhưng mong cần có tấm bánh mì. Những người thất nghiệp không đòi hỏi tiền lương cao nhiều, nhưng họ cần cơm bánh mì. Chúa Giesu mặc khải chính Ngài là bánh mì cần thiết cho đời hằng ngày. Không là một thứ loại bánh mì trong nhiều thứ loại, nhưng là tấm bánh mì mang lại sự sống thiêng liêng.” (Đức Giáo Hoàng Phanxico)

Thứ Năm tuần thánh 2024
 
Hình ảnh câu hỏi về sự thật
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
12:41 26/03/2024
Hình ảnh câu hỏi về sự thật

Hằng năm trong nếp sống phụng vụ của Giáo hội tuần thánh là cao điểm mừng tưởng nhớ những biến cố đau thương sau cùng cuộc của đời Chúa Giesu trên trần gian. Những biến cố đau thương tủi nhục đó con người Chúa Giesu phải gánh chịu và sau cùng bị chết tủi nhục trên thập tự, nhưng lại trở thành nguồn suối thiêng liêng ơn cứu độ, nguồn tình yêu của Thiên Chúa mang lại cho phần cứu rỗi linh hồn con người.

Ngày Thứ Sáu tuần thánh là ngày buồn thảm tưởng nhớ kỷ niệm biến cố đau thương Chúa Giesu Kito tử nạn trên cây thập tự năm xưa ở đồi Golgotha bên ngoài thành Jerusalem nước Do Thái như phúc âm theo thánh Marco thuật viết lại ( Mc 15,22-25).

Giáo hội thời sơ khai sau khi Chúa Giesu Kito về trời đã có tập tục đạo đức mừng kính tưởng nhớ biến cố Chúa Giesu bị đóng đinh vào thập tự rồi phục sinh sống lại trùng vào dịp lễ Vượt Qua của Do Thái giáo. Từ thời Giáo phụ Tertullian ( 160 -240 sau Chúa giáng sinh) lễ mừng Chúa phục sinh tập trung vào ngày thứ Sáu và thứ Bẩy tuần thánh.

Bài thương khó Chúa Giesu Kito ( Ga 18,1-19,42) được long trọng đọc trong nghi lễ tưởng niệm ngày thứ sáu tuần thánh, trong đó có câu của quan Philato hỏi Chúa Giesu: Sự thật là gì vậy( Ga 18,38) vào cuối phiên thẩm vấn xử án.

Xưa nay trong đời sống con người luôn đi tìm sự thật. Vì nào ai biết sự thật ra làm sao. Nhưng lại hay vướng vấp gặp phải cảnh hồ nghi hoang mang. Vì có những suy luận qủa quyết của cùng một sự việc vấn đề lại trái ngược nhau.

Vào tháng Ba năm 2021 Giáo Hội Công Giáo Roma, qua Bộ Tín lý đức tin, đã khẳng định không thể ban chúc lành cho những người đồng giới tính sống chung với nhau.

Nhưng ngày 18.12.2023 cũng qua Bộ Tín lý đức tin của Giáo hội Công giáo Roma, đưa ra tuyên bố Fiducia Supplicans, lại có quyết định khác ngược lại của cùng một vấn đề: đồng ý cho phép chúc lành cho những người đồng tính.

Một vấn đề gây hoang mang tranh cãi rộng rãi trong lòng Giáo hội, dù đã và đang có những giải thích làm sáng tỏ thêm ra. Vì không biết sự thật nằm ở vị trí nào đây trong vấn đề tinh thần đạo giáo liên quan tới đạo đức luân lý truyền thống xưa nay trong Giáo Hội!

Rồi đã có nhiều trường hợp tương tự xảy ra trong đời sống nhân loại xưa nay nơi mọi khía cạnh. Phải chăng tất cả cũng tương đối thôi sao …?

Quan Tổng Trấn Philato, người được yêu cầu, đại diện hoàng đế Roma thời lúc đó làm quan tòa xét xử vụ án Chúa Giesu Kito. Ông đã nghe người ta, dân Do Thái, đưa ra những bằng chứng luận tội kết án Chúa Giesu. Và Ông cũng thừa biết những luận cứ đưa ra cáo buộc tội Chúa Giesu thiếu nền tảng pháp lý cùng sự thật. Ông muốn tha Chúa Giesu, nhưng đám đông dân chúng biểu tình hò hét gây áp lực trên ông không được tha cho Chúa Giesu. Nếu Ông ta tha cho Chúa Giesu thì kể như người không trung thành với hoàng đế Roma..Một nhà chính trị hàng đầu đại diện cho hoàng đế Roma không thể không nghĩ tới quyền lợi địa vị chỗ ngồi của mình. Vì thế ông phải tìm cách củng cố bảo vệ cho quyền lợi của riêng mình, không làm mất lòng dân chúng Do Thái cùng hoàng đế Roma.

Đức Giê-su đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 37.)

Nghe Chúa Giesu nói đến sự thật Ông liền hỏi lại: Sự thật là gì?

Có thể hiểu câu hỏi của Philato không là ý hướng chân thành của ông muốn biết về sự thật. Câu hỏi đó có thể nói lên sự giận dữ, hay sự chế nhạo hay cũng có thể biểu lộ cung cách buông xuôi đầu hàng!

Philato hỏi để hỏi thôi, với ông lúc đó sự thật sau cùng là làm sao tìm cách giữ bảo vệ được quyền lợi địa vị chính trị riêng của mình trước mặt hoàng đế Roma mới quan trọng.

Với Chúa Giesu không phải sự thật là như thế. Vì đó là sự dối trá lừa lọc, sự ích kỷ tự đề cao chính mình, nó hướng dẫn con người vào con đường sống sai lạc.

Đó là sự thật vĩnh viễn của Thiên Chúa, chứ không có gía trị thay đổi tương đối hôm nay thế này, nhưng mai lại khác. Sự thật thiên chúa thần linh có giá trị cho mọi người. Sự thật đó là ánh sáng tình yêu thần linh thiêng liêng nước Thiên Chúa soi đường cho đời sống con người trên trần gian. Nước Thiên Chúa là nước sự thật, nơi đó Thiên Chúa ngự trị, và chính Ngài là sự thật.

Chúa Giesu là Vua của một vương quốc không có tên cùng ranh giới hình thể địa lý trên bản đồ thế giới trần gian. Nhưng lại hiện diện ở khắp mọi nơi, vào mọi không gian, thời gian, nơi con người đi tìm kiếm sự thật, như Chúa Giesu nói : Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 37.)

Trong đời sống con người chúng ta thường hay vướng vào những trường hợp hoang mang hồ nghi, nhất là trong lãnh vực nếp sống tinh thần phải lựa chọn giữa đạo đức hướng về Thiên Chúa và vật chất trần gian, giữa công bình ngay chính và quyền lợi riêng tư, giữa sự thánh thiện và tội lỗi, giữa bề trong nội tâm khiêm nhường và chú trọng nét vẻ bề ngoài, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa lối sống quý trọng gìn giữ bảo vệ thiên nhiên và cung cách coi thường không kính trọng thiên nhiên gây ô nhiễm…

Có lẽ câu hỏi sự thật là gì giúp gợi suy nghĩ trên đường đi tìm sự chân thật cho đời sống hôm nay và ngày mai.

Thứ Sáu tuần thánh 2024
 
Church Documents
Thủy 27/3/2024
VietCatholic Media
21:54 26/03/2024
1. Chủ nghĩa khủng bố và cuộc chiến vì sự thật ở Mạc Tư Khoa

Đó là tựa đề của một bài nhận định trên tờ Guardian của Anh với nhan đề “Terrorism and the battle for the truth in Moscow”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Đoạn phim về bốn tay súng dường như ủng hộ tuyên bố của Nhà nước Hồi giáo rằng chúng chủ mưu vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất ở Nga trong hai thập kỷ. Nhưng Điện Cẩm Linh đã và đang cố gắng gán ghép cho Ukraine.

Vụ tấn công vào phòng hòa nhạc Crocus gần Mạc Tư Khoa là hành động khủng bố tồi tệ nhất được thực hiện ở Nga trong hơn 20 năm qua. Hơn 130 người đã thiệt mạng sau khi các tay súng xông vào địa điểm vào tối thứ Sáu.

Nhà nước Hồi giáo nhanh chóng nhận trách nhiệm về vụ tấn công và cung cấp thêm đoạn video về vụ thảm sát.

Hôm Chúa Nhật, bốn nghi phạm đã xuất hiện tại tòa án ở thủ đô Nga với cáo buộc có hành vi khủng bố liên quan đến vụ việc. Một người bị xẻo lỗ tai, một người bị móc mắt, và tất cả bọn họ xem ra vừa trải qua những cực hình nên trông họ có vẻ mất phương hướng. Hãng thông tấn nhà nước Tass cho biết những người đàn ông này đã chính thức được xác định là công dân của Tajikistan và bị tạm giam trong hai tháng.

Bất chấp tất cả sức nặng của các bằng chứng chỉ về cùng một hướng, Điện Cẩm Linh vẫn miễn cưỡng không muốn quy trách nhiệm cho nhóm khủng bố IS IS. Vladimir Putin tuyên bố mà không có bất cứ bằng chứng nào rằng Ukraine đã hỗ trợ những kẻ tấn công và đã lên kế hoạch “mở cửa sổ” cho các tay súng trốn thoát.

Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh cho biết: “Cuộc điều tra vẫn tiếp tục. Chưa có lý thuyết vững chắc nào được công bố. Đây chỉ là vấn đề thông tin sơ bộ.”

Đây là thời điểm nguy hiểm đối với Putin, người có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan an ninh Nga và vì chính ông ta hôm 19 Tháng Ba đã bác bỏ các cảnh báo của Anh và Mỹ về một cuộc tấn công khủng bố sắp xảy ra. Đây cũng là thời điểm cơ hội cho ông ta khi ông ta tìm cách khơi dậy sự phẫn nộ của công chúng bằng phản ứng của mình trong những ngày tới.

2. Zelenskiy cách chức thư ký hội đồng an ninh quốc gia thẳng thắn, bổ nhiệm giám đốc tình báo thay thế

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelenskiy yanks outspoken security council boss, appoints spy chief in his stead”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Vụ cách chức xảy ra sau khi Oleksiy Danilov chỉ trích thẳng thừng đặc phái viên Trung Quốc.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã thay thế một trong những quan chức tại vị lâu nhất của ông, Oleksiy Danilov, người trước đó đã chỉ trích kế hoạch hòa bình của Trung Quốc.

“Hôm nay tôi tiếp tục khởi động lại hệ thống quản lý nhà nước của chúng ta. Có sự thay đổi về nhân sự. Tôi biết ơn Oleksiy Danilov vì công việc của anh ta với tư cách là thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine. Anh đã được chuyển sang hướng khác. Sẽ nói thêm về điều đó sau,” Zelenskiy nói trong một tuyên bố buổi tối.

Danilov, một người bạn thân của Tổng thống Zelenskiy, cũng đưa ra tuyên bố nhưng không nói rõ lý do bị cách chức, cho biết ông sẽ được thay thế bởi Oleksandr Lytvynenko, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo nước ngoài của Ukraine.

Việc sa thải Danilov diễn ra sau khi ông chỉ trích thẳng thừng Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy, cũng như sáng kiến hòa bình của Trung Quốc, được phát sóng trong một hội thoại truyền hình quốc gia Ukraine.

“Về phần Lý Huy, tôi muốn nhắc nhở mọi người: Không ai sẽ quyết định số phận của chúng ta ngoài chúng ta”, Danilov nói hôm 19/3. “Tôi không hiểu ai lại có thể nghĩ rằng họ có quyền buôn bán lãnh thổ, đất đai của chúng ta như vậy. Tôi xin lỗi, không có tên Huy hay tên Lý nào, hay người nào khác có thể nghĩ rằng họ có quyền quyết định việc đó”.

Sau chuyến thăm Âu Châu gần đây, Li nói rằng mặc dù Kyiv và Mạc Tư Khoa vẫn cách xa nhau nhưng “cuối cùng tất cả họ đều đồng ý rằng chiến tranh phải được giải quyết thông qua đàm phán thay vì súng ống”, theo Al Jazeera.

3. Trung Quốc bị buộc tội tấn công mạng quy mô lớn vào đồng minh NATO

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “China Accused of Major Cyber Hack on NATO Ally”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Vương quốc Anh, một thành viên NATO, đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện một vụ tấn công mạng lớn nhằm vào các nghị sĩ và dữ liệu cử tri Anh. Ngoại trưởng Vương Quốc Anh David Cameron cho biết như trên.

Tuyên bố của chính phủ Anh về vụ hack cho biết hôm thứ Tư: “Gần như chắc chắn rằng Nhóm Đe dọa Liên tục Nâng cao 31 (APT31) trực thuộc nhà nước Trung Quốc đã tiến hành hoạt động trinh sát chống lại các nghị sĩ Vương quốc Anh trong một chiến dịch riêng biệt vào năm 2021”. “Phần lớn những người bị tấn công đều nổi bật trong việc chỉ trích hoạt động xấu xa của Trung Quốc. Không có tài khoản quốc hội nào bị xâm phạm thành công.”

Các cáo buộc liên quan đến nỗ lực truy cập thông tin nhạy cảm về các nghị sĩ chỉ trích Bắc Kinh và dữ liệu về 40 triệu cử tri.

Tiết lộ này được đưa ra khi hoạt động hack của Trung Quốc đang bị giám sát chặt chẽ trong những tuần gần đây. Tháng trước, các tài liệu đã bị rò rỉ trên nền tảng phát triển nhu liệu nguồn mở GitHub, tiết lộ hoạt động bên trong của một nhà thầu bảo mật tư nhân, tên là Âu Thuận (欧顺). Các tài liệu bị rò rỉ đã thiết lập mối liên hệ giữa công ty và cơ quan tình báo hàng đầu của Trung Quốc.

Các cáo buộc chính thức của Vương quốc Anh trùng hợp với việc Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tin tặc Trung Quốc vì tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Cameron cho biết các chuyên gia an ninh mạng đã xác định rằng các hệ thống của Ủy ban Bầu cử Vương quốc Anh có thể đã bị một thực thể trực thuộc nhà nước Trung Quốc xâm phạm trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022.

Đáp lại, Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hai công dân Trung Quốc là Triệu Quan Tông (Zhao Guanzong) và Nghê Cao Bân (Ni Gaobin), và Công ty Khoa học và Công nghệ Vũ Hán Tiểu Thụy Chi (Xiaoruizhi).

Cameron cho biết: “Triệu Quan Tông, thành viên của APT31, hoạt động thay mặt cho Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc … đã tham gia vào các hoạt động mạng nhắm vào các quan chức, tổ chức chính phủ và nghị sĩ ở Anh và quốc tế cho cơ quan tình báo hàng đầu của Trung Quốc”

Phó Thủ tướng Oliver Dowden nhấn mạnh Vương quốc Anh sẽ không dung thứ cho các hoạt động mạng độc hại. Các biện pháp trừng phạt bao gồm phong tỏa tài sản và cấm đi lại. Công ty Khoa học và Công nghệ Vũ Hán Tiểu Thụy Chi bị cấm kinh doanh tại Anh

Dowden cho biết hôm thứ Hai: “Chúng tôi sẽ tiếp tục lên án hoạt động này và yêu cầu chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động của mình”.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh đã gọi những cáo buộc chính thức này là “nham hiểm”.

Đại sứ quán cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai: “Việc Vương quốc Anh thổi phồng cái gọi là 'các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc' một cách vô căn cứ và việc thông báo các biện pháp trừng phạt hoàn toàn là thao túng chính trị và vu khống ác ý”.

Ngoại trưởng Anh David Cameron đã nêu vấn đề hack với chính phủ Trung Quốc ở cao cấp nhất.

“ Tôi đã nêu vấn đề này trực tiếp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và hôm nay chúng tôi đã trừng phạt hai cá nhân và một thực thể có liên quan đến nhóm liên kết với nhà nước Trung Quốc chịu trách nhiệm tấn công vào các nghị sĩ của chúng tôi,” ông nói.

Cameron nói thêm: “Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc các tổ chức và cá nhân liên kết với nhà nước Trung Quốc đã tấn công vào các thể chế dân chủ và tiến trình chính trị của chúng tôi”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi hành động của chính phủ Anh là “bất hợp pháp”.

“Chúng tôi hy vọng các bên liên quan sẽ ngừng lan truyền thông tin sai lệch, có thái độ có trách nhiệm và cùng nhau bảo vệ hòa bình và an ninh trên không gian mạng.” Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh, cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư.

Cô ta nói rằng Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương và bất hợp pháp và sẽ bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hôm thứ Hai, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã công bố cáo trạng hình sự và các biện pháp trừng phạt đối với nhiều tin tặc Trung Quốc vì đã thực hiện các vụ hack trên quy mô lớn nhằm vào các công ty và quan chức chính phủ Mỹ thay mặt cho cơ quan tình báo dân sự của Trung Quốc.

CNN đưa tin: “Bảy người đàn ông Trung Quốc đã bị truy tố tại tòa án liên bang Hoa Kỳ ở Quận phía Đông của New York và bị buộc tội tham gia vào nỗ lực hack kéo dài nhiều năm dẫn đến 'sự xâm phạm đã được xác nhận và có khả năng xảy ra' đối với dữ liệu của hàng triệu người Mỹ”..

Theo cáo trạng, dữ liệu này có khả năng được sử dụng để phá hoại các thể chế dân chủ của Hoa Kỳ. CNN đưa tin, các lĩnh vực bị tấn công bao gồm cơ sở hạ tầng quan trọng như nhà thầu quốc phòng và Bộ Tài chính Hoa Kỳ, nhấn mạnh mối đe dọa lớn mà các hoạt động này gây ra đối với an ninh quốc gia.

Bộ Tài chính Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt đối với hai người đàn ông bị truy tố, đồng thời Bộ Ngoại giao công bố phần thưởng lên tới 10 triệu Mỹ Kim cho thông tin về bảy người đàn ông này.

4. Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan nói: NATO 'xem xét bắn hạ hỏa tiễn Nga tiếp cận biên giới của mình'

NATO đang xem xét bắn hạ các hỏa tiễn của Nga đi quá gần biên giới của họ, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Andrzej Szejna nói với hãng truyền thông Ba Lan RMF24.

Szejna nói rằng “Nga nên biết rằng nếu hỏa tiễn di chuyển xa hơn vào Ba Lan, nó sẽ bị bắn hạ. Sẽ có một cuộc phản công.”

Ông nói thêm: “Nhiều ý tưởng khác nhau đang được phân tích trong NATO, bao gồm cả việc bắn hạ những hỏa tiễn như vậy khi chúng ở rất gần biên giới NATO”, ông nói thêm và lưu ý rằng điều này sẽ cần có sự chấp thuận của Ukraine nếu điều đó xảy ra.

Bình luận này được đưa ra sau khi lực lượng vũ trang Ba Lan cho biết Nga đã vi phạm không phận Ba Lan vào lúc 4h23 sáng Chúa Nhật bằng một hỏa tiễn hành trình phóng vào các mục tiêu ở miền Tây Ukraine. Ba Lan là thành viên NATO.

Đại sứ Nga tại Ba Lan, Sergei Andreyev, đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao ở Warsaw để liên quan đến vụ việc nhưng không có mặt. Ông nói với RIA Novosti do nhà nước Nga điều hành rằng điều này là do phía Ba Lan không cung cấp bằng chứng về bất kỳ hành vi vi phạm không phận nào.

Đã có những báo cáo khác về hành vi vi phạm lãnh thổ Ba Lan kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine hai năm trước.

Theo Bộ tham mưu lực lượng vũ trang Ba Lan, một hỏa tiễn của Nga đã tiến vào không phận của thành viên NATO vào cuối tháng 12.

Vào tháng 4 năm 2023, một vật thể quân sự được tìm thấy trong một khu rừng gần làng Zamość gần thành phố Bydgoszcz phía bắc. Sau đó, nó được cho là hỏa tiễn của Nga.

Vào tháng 11 năm 2022, một hỏa tiễn lạc của Ukraine đã tấn công làng Przewodów của Ba Lan ở phía nam, khiến hai người thiệt mạng và làm dấy lên lo ngại vào thời điểm chiến tranh ở Ukraine tràn qua biên giới.

5. Hàng trăm ngàn cư dân không có điện sau cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine

Tại Kharkiv và một số khu vực phía đông nam vùng Zaporizhzhia, 200.000 cư dân đã không có điện kể từ các cuộc tấn công hôm thứ Sáu tuần trước nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của đất nước.

German Gerashenko, Bộ trưởng Năng Lượng Ukraine nói với đài truyền hình nhà nước: “Hệ thống điện bị hư hỏng rất nghiêm trọng khiến tất cả người dân và nhà cửa không thể kết nối với lưới điện và có những khu vực trong thành phố bị mất điện kéo dài 4-6 giờ”.

Ông nói: “Ngày nay phương tiện giao thông ngầm đã hoạt động, tuy nhiên… phương tiện giao thông điện ngày nay không hoạt động ở Kharkiv”.

“Vẫn khó để bảo đảm bất kỳ mốc thời gian nào, nhưng chúng tôi đang nói về khoảng thời gian từ 7-10 ngày, có thể là hai tuần chúng tôi có thể khôi phục nguồn điện bình thường cho thành phố. Miễn là không có sự tàn phá mới,” ông nói.

Reuters đưa tin, tình trạng mất điện khẩn cấp cũng đã được áp dụng tại thành phố cảng Odesa ở Hắc Hải của Ukraine.

23.000 cư dân Odesa không có điện tính đến trưa thứ Ba trong khi “hệ thống giao thông gần như đã được khôi phục hoàn toàn”.

Ông cho biết hành lang vận tải Hắc Hải vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp các cuộc tấn công.

6. FSB tuyên bố Anh và Ukraine đứng sau vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa

Lãnh đạo cơ quan an ninh FSB của Nga, Alexander Bortnikov, tuyên bố mà không có bằng chứng nào, rằng Mỹ, Anh và Ukraine đứng sau vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Sáu, khiến ít nhất 139 người thiệt mạng.

Bortnikov đưa ra lập trường trên trong cuộc gặp gỡ với Putin.

Hôm thứ Tư, ông ta cũng nhận định rằng mặc dù những kẻ đã “ra lệnh” tấn công vẫn chưa được xác định, nhưng những kẻ tấn công đang hướng tới Ukraine và sẽ được “chào đón như những anh hùng”.

“Chúng tôi tin rằng hành động này được chuẩn bị bởi chính những kẻ Hồi giáo cực đoan và tất nhiên là được hỗ trợ bởi các cơ quan đặc biệt của phương Tây, và chính các cơ quan đặc biệt của Ukraine có liên quan trực tiếp đến việc này”, Bortnikov được các hãng thông tấn Nga dẫn lời.

Tuyên bố của Bortnikov được đưa ra bất chấp thực tế là Anh, Mỹ đã báo cho chính quyền Nga và đã thông báo rộng rãi cho công chúng.

Đầu tháng 3, đại sứ quán Mỹ tại Mạc Tư Khoa đã cảnh báo về một cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng ở Mạc Tư Khoa và kêu gọi người dân tránh đám đông và chú ý đến môi trường xung quanh.

“Đại sứ quán đang theo dõi các báo cáo rằng những kẻ cực đoan sắp có kế hoạch tấn công vào các cuộc tụ tập lớn ở Mạc Tư Khoa, bao gồm cả các buổi hòa nhạc và công dân Hoa Kỳ được khuyến cáo nên tránh các cuộc tụ tập lớn”, cảnh báo an ninh ngày 7 tháng 3 nêu rõ.

Các buổi hòa nhạc được đề cập cụ thể như một mục tiêu tiềm năng trong cảnh báo an ninh của Mỹ.

Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin tình báo cho Nga theo yêu cầu Trách nhiệm Cảnh báo - một yêu cầu của cộng đồng tình báo nhằm thông báo cho các nhóm người Mỹ và không phải người Mỹ về các mối đe dọa tiềm ẩn sắp xảy ra.

Putin nhận được thông tin tình báo vào ngày 7 tháng 3 - cùng ngày nghi phạm khủng bố Shamsuddin Fariddun được nhìn thấy trong một buổi biểu diễn tại phòng hòa nhạc.

Một nhiếp ảnh gia đang chụp ảnh du khách đã chụp được tên quái vật đến từ Tajikistan và sau đó đã nhận ra hắn trên TV.

Một ngày sau, có thông tin tiết lộ rằng đại sứ quán Mỹ và Anh đã đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công nhằm vào “các cuộc tụ tập lớn” ở Mạc Tư Khoa.

Các nhà phân tích tin rằng điều đó đã khiến bọn khủng bố trì hoãn kế hoạch của chúng.

Nhưng ba ngày trước cuộc tấn công vào buổi hòa nhạc ở vùng ngoại ô phía tây Krasnogorsk của Mạc Tư Khoa, hôm 19/3, Putin ngạo mạn đã nói về những lời cảnh báo như sau:

“Nó giống như hành vi tống tiền trắng trợn và có ý định đe dọa và gây bất ổn cho xã hội của chúng ta.”

Tuyên bố của Bortnikov là một chuyện khôi hài. Có ai chủ mưu tấn công khủng bố lại đưa ra cảnh báo trước như thế không?
 
VietCatholic TV
Phóng sự đặc biệt: Lễ Lá bên ngôi Mộ Chúa ở Giêrusalem
VietCatholic Media
02:48 26/03/2024
 
Oanh liệt - Có đến 4 tàu Nga bị trúng hỏa tiễn: Yamal, Azov, Konstantin Olshansky, và Ivan Khurs
VietCatholic Media
15:05 26/03/2024


1. Hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của các cuộc tấn công vào Hạm đội Hắc Hải của Nga

Tờ Newsweek cho biết chi tiết trong bài tường trình nhan đề “Satellite Images Show Aftermath of Russian Black Sea Fleet Strikes”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các hình ảnh vệ tinh vừa được công bố cho thấy hậu quả của một cuộc tấn công hỏa tiễn mà quân đội Ukraine tuyên bố nhằm vào một trung tâm liên lạc ở thành phố Sevastopol, thuộc Crimea sáp nhập, được sử dụng bởi Hạm đội Hắc Hải quý giá của Putin.

Hai bức ảnh chụp ngày 21 và 24 tháng 3 là của công ty hình ảnh toàn cầu Planet Labs có trụ sở tại California và được cung cấp bởi Đề án, một dự án của Radio Liberty do Hoa Kỳ tài trợ. Họ cho thấy mái của một tòa nhà bị sập trong vụ tấn công.

Hôm Chúa Nhật, quân đội Ukraine cho biết họ đã tấn công thành công trung tâm liên lạc, các cơ sở hạ tầng không xác định, cũng như hai tàu đổ bộ lớn của Nga là Yamal và Azov, giáng thêm một đòn nữa vào Putin khi Kyiv nhắm vào Hạm đội Hắc Hải của ông.

Các quan chức Nga chưa chính thức xác nhận các cuộc tấn công và thiệt hại gây ra, nhưng Thống đốc Sevastopol do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, Mikhail Razvozhayev, cho biết đây là “cuộc tấn công lớn nhất trong thời gian gần đây”.

Ukraine đã tấn công vào Hạm đội Hắc Hải của Nga trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào đất nước này, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, khi Kyiv thề sẽ đòi lại Crimea, vùng đất đã bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014.

Trung tâm Truyền thông Chiến lược của Lực lượng Vũ trang Ukraine, gọi tắt là StratCom, cho biết lực lượng của Kyiv tính đến ngày 6/2 đã “vô hiệu hóa” khoảng 33% số tàu chiến của Hạm đội Biển Sau.

Ivan Stupak, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, và hiện là cố vấn cho ủy ban tình báo, quốc phòng và an ninh quốc gia của quốc hội Ukraine, nói với Newsweek vào tháng trước rằng Hạm đội Hắc Hải của Nga đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến đang diễn ra.

Chỉ huy lực lượng không quân Ukraine Mykola Oleshchuk đã ca ngợi các cuộc tấn công trong một bài đăng trên các kênh truyền thông xã hội của ông, viết: “Bầu trời và biển cùng một màu! Tôi cảm ơn các phi công và hải quân vì công việc chiến đấu thành công của họ! Crimea là của chúng ta! Cùng nhau giành chiến thắng!”

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết cuộc tấn công vào tàu đổ bộ Nga đã đánh dấu một “thời khắc lịch sử” đối với Ukraine.

“Nói một cách dễ hiểu, điều đó có nghĩa là Putin không còn có thể tập trận an toàn ở Hắc Hải, mặc dù Hạm đội Nga đã hoạt động ở đó từ năm 1783”, Shapps nói và cho biết thêm rằng Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ Kyiv trong cuộc chiến với tư cách là thế giới “ không đủ khả năng” để Ukraine thua.

Bộ Quốc phòng Anh tuần trước đánh giá rằng Nga đã bắt đầu sơn các tàu ngầm mồi nhử tại các cảng Hắc Hải nhằm bảo vệ tài sản của mình khỏi các cuộc tấn công của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Nga đang ngụy trang các tàu của Hạm đội Hắc Hải bằng sơn đen, “có khả năng khiến các tàu chiến của họ trông nhỏ hơn và trở thành mục tiêu kém hấp dẫn hơn”. “Hình bóng của các con tàu cũng được sơn ở bên các bến cảng, có lẽ nhằm gây nhầm lẫn cho những người điều khiển phương tiện bay không người lái của Ukraine.”

2. Tòa Bạch Ốc đã bác bỏ tuyên bố của Nga rằng vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa có liên quan đến Ukraine, gọi khẳng định này là “tuyên truyền của Điện Cẩm Linh”.

Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia vừa lên tiếng về cáo buộc từ Putin và các quan chức Nga rằng vụ tấn công có liên quan đến Ukraine.

Tướng Kirby nói với các phóng viên trong cuộc họp: “Không có mối liên hệ nào với Ukraine… Đây chỉ là tuyên truyền của Điện Cẩm Linh”.

Ông mạnh mẽ lên án Nga đã phóng 700 quả bom vào Ukraine trong mấy ngày qua để gọi là đáp trả vụ tấn công khủng bố phòng hòa nhạc Crocus.

“Nga thật đáng trách và tàn nhẫn khi phóng 190 hỏa tiễn, 140 máy bay không người lái và 700 quả bom nhằm vào Ukraine trong mấy ngày qua,” ông nói.

3. Cập nhật về vụ xả súng hàng loạt ở Nga: Những người sống sót kể lại cuộc tấn công khi ảnh các súng được phát hành

Tờ Newsweek cho biết chi tiết trong bài tường trình nhan đề “Russia Mass-Shooting Update: Survivors Recount Attack as Gun Photo Released”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Những người sống sót sau vụ thảm sát tại phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa khiến ít nhất 140 người thiệt mạng đã nói lên nỗi sợ hãi của họ khi chứng kiến những kẻ tấn công bắn nạn nhân ở cự ly gần.

Những người có vũ trang đã nổ súng vào Tòa thị chính Crocus, cách trung tâm Mạc Tư Khoa khoảng 10 dặm về phía bắc, trong một cuộc tấn công mà nhóm Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm - một giả thuyết mà Mỹ khẳng định là đáng tin cậy.

Hình ảnh của các nghi phạm được tường trình đã được công bố trên mạng xã hội, cùng với vũ khí được sử dụng trong vụ xả súng hàng loạt. Ba trẻ em được cho là nằm trong số những người thiệt mạng và số người thiệt mạng dự kiến sẽ tăng lên.

Kênh Telegram VChK-OGPU, được cho là có liên kết với các cơ quan an ninh của Nga, đã đăng các cuộc phỏng vấn bằng âm thanh và video với những người sống sót. Một đoạn clip cho thấy một người phụ nữ nằm trên giường bệnh mô tả cách những kẻ tấn công “chạy vào và bắt đầu bắn vào mọi người”.

“Tôi ngã xuống đất và giả vờ chết. Cô gái bên cạnh tôi đã bị giết”, người phụ nữ nói. Câu chuyện của những người sống sót khác là các cuộc phỏng vấn bằng âm thanh, trong đó một phụ nữ giấu tên kể cho kênh này nghe “họ bắt đầu bắn chúng tôi từ phía sau như thế nào”.

“Những người đến gần cửa kính ngay lập tức ngã xuống”, cô nói thêm. “Chồng tôi bị một vết đạn ở vai và chân.” Cô ấy nói rằng cô ấy đã nhìn thấy hai người đàn ông đang nói một ngôn ngữ khác với tiếng Nga. Một trong số họ đã bắn tất cả những người ở gần đó. “Chúng tôi nằm xuống và cầu nguyện.”

Một người phụ nữ khác cho biết, từ ban công của địa điểm, cô có thể nhìn thấy “có thi thể; có máu. Chúng tôi phải chạy đi đâu đó và đi vào một căn bếp nào đó. Chúng tôi ngồi đó, trốn.”

“Chúng tôi ở đó một thời gian rồi phải chuyển xuống tầng dưới,” cô nói thêm. “Chúng tôi ở đó khoảng một giờ rồi đi ra ngoài.”

Một người phụ nữ khác kể với kênh Telegram rằng cô và bạn bè đã lao vào một góc ở lối vào trong khi một người đàn ông “tiến tới và bắt đầu bắn thẳng vào mọi người. Họ có mái tóc đen và la hét với nhau nhưng không phải bằng tiếng Nga.”

Các hãng thông tấn Nga đưa tin 11 người đã bị bắt, trong đó có 4 người trực tiếp liên quan đến vụ tấn công phòng hòa nhạc.

Alexander Bortnikov, giám đốc cơ quan tình báo chính của Nga, FSB, đã thông báo với Putin rằng 11 người đã bị bắt, trong đó có 4 người liên quan đến vụ tấn công tại địa điểm hôm thứ Sáu, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.

Các phương tiện truyền thông nhà nước không nêu tên ngay lập tức bất kỳ nghi phạm nào. Tuy nhiên, danh tính của 6 nghi phạm, được cho là công dân Tajikistan, trong độ tuổi từ 19 đến 51, đã được nêu tên và chụp ảnh trên kênh Telegram của Nga.

Các nghi phạm được nêu tên là Faizov Rivozhidin Zokirdzhonovich, Ismoilov Rivozhidin Islomovich, Faizov Muhammad-Sobir Zokirdzhonovich, Nasramailov Makhamadrasul Zarabidinovich Nasramailov, Safolzoda Shohinjon Abdugaforovich và Nazarov Rustam Isroilovich.

Bộ Ngoại giao Tajikistan, một quốc gia thuộc Liên Xô cũ có quan hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa, cho biết các báo cáo cho rằng công dân Tajik có liên quan là “thông tin sai lệch” và họ chưa nhận được xác nhận chính thức từ chính quyền Nga.

Phó Duma Nga Alexander Khinshtein đăng trên Telegram rằng thông tin sơ bộ cho thấy các nghi phạm đã bị bắt sau khi chiếc xe Renault mà họ đang lái bị lật khi họ cố gắng chạy trốn cảnh sát ở vùng Bryansk, cách đó khoảng 280 dặm.

Một kẻ khủng bố đã bị bắt giữ tại chỗ, những kẻ khác bỏ chạy vào rừng và nghi phạm thứ hai bị bắt vào khoảng 3:50 sáng trong khi cuộc truy lùng những kẻ khác vẫn tiếp tục. Sự liên quan của họ trong cuộc tấn công vẫn chưa được xác định.

Khinshtein, người đã đăng những hình ảnh về thứ mà ông nói là vũ khí được tìm thấy tại hiện trường, cho biết thêm một khẩu súng lục, băng đạn dành cho súng trường tấn công AKM và hộ chiếu của công dân Tajikistan.

Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan điều tra các vụ việc nghiêm trọng, đã chia sẻ những hình ảnh cho thấy đạn dược và vũ khí được cho là đã được sử dụng trong vụ tấn công.

Đại sứ quán Mỹ tại Mạc Tư Khoa hôm 7/3 đã cảnh báo rằng “những kẻ cực đoan sắp có kế hoạch tấn công vào các cuộc tụ tập lớn” và nói rằng người Mỹ không nên đến các sự kiện ở Nga có những đám đông. Lời cảnh báo này đã bị Putin xem thường và cho là “sự tống tiền của phương Tây” nhằm đe dọa người Nga.

4. Lực lượng Ukraine phá hủy hơn 100 đơn vị thiết bị quân sự của Nga ở miền nam đất nước

Tại khu vực Orikhiv và Kherson, quân Nga mất thêm 2 kho đạn dược và 104 đơn vị vũ khí, trang thiết bị quân sự, trong đó có 3 trạm điều khiển máy bay không người lái và 1 tháp liên lạc. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết như trên trong cuộc họp báo sáng nay.

Đặc biệt, hai trạm tác chiến điện tử di động, hai ăng-ten điều khiển máy bay không người lái, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt và ba hệ thống hỏa tiễn phòng không, bao gồm những hệ thống mới được đưa từ Nga sang vài ngày trước đó.

Lực lượng Ukraine cũng phá hủy 18 khẩu pháo, 8 súng cối, 2 súng phóng lựu Plamya, một hệ thống hỏa tiễn chống tăng, một máy bay không người lái trinh sát, thiết bị vô tuyến và 58 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Vị trí nhân sự và hầm đào của quân đội Nga cũng đã bị phá hủy.

Quân phòng thủ Ukraine đã loại khỏi vòng chiến thêm 124 quân nhân Nga trong các khu vực tiền tuyến này.

Theo báo cáo của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, quân Nga đã thực hiện hai nỗ lực bất thành trong việc xông vào vị trí của quân phòng thủ Ukraine gần Krynky, vùng Kherson.

5. Thêm ba người bị giam giữ như 'biện pháp phòng ngừa'

Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết ba người nữa đã bị giam giữ như một “biện pháp phòng ngừa” liên quan đến vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa.

Isroil Ibragimovich Islomov, Dilovar Isroilovich Islomov và Aminchon Isroilovich Islomov đều bị giam giữ sau khi bị cáo buộc phạm tội theo Đạo luật khủng bố của Nga.

Ông cho biết ba người đàn ông này sẽ bị giam giữ cho đến ngày 22 tháng 5 năm 2024.

6. Nhà máy lọc dầu gần Samara của Nga đình chỉ hoạt động sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái

Nhà máy lọc dầu Kuibyshev ở vùng Samara của Nga đã đình chỉ hoạt động sau khi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái làm hư hại một trong các đơn vị của nó.

Sáng Thứ Hai, 25 Tháng Ba, Thống đốc Samara Dmitry Azarov cho biết: “Hậu quả của cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu ở Samara, là tổ máy AVT-4 đã bị hư hỏng và chu trình sản xuất của nhà máy bị đình chỉ”.

Các blogger quân sự Nga đã công bố những bức ảnh cho thấy các đám cháy và chỉ ra vị trí của khu vực tiếp tục bị hỏa hoạn là thành phố Novokuibyshevsk, vùng Samara.

Các cơ quan truyền thông cho biết thêm rằng đây là cuộc tấn công thứ 12 vào một nhà máy lọc dầu ở Nga trong ba tuần qua.

7. Giám đốc truyền hình nhà nước Nga chỉ trích phương Tây về vụ xả súng hàng loạt, cáo buộc 'tham gia trực tiếp'

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian State TV Boss Slams West Over Mass Shooting: 'Direct Participation'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, Margarita Simonyan, đã cáo buộc tình báo phương Tây “tham gia trực tiếp” vào vụ thảm sát tại phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa khiến ít nhất 133 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Nhóm Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công tối thứ Sáu vào Tòa thị chính Crocus, trong đó những người có vũ trang bước vào và nổ súng. Hoa Kỳ, vốn đã cảnh báo về một cuộc tấn công khủng bố sắp xảy ra trong tháng này, cho biết giả thuyết đó là đáng tin cậy.

Tuy nhiên, Simonyan, tổng biên tập kênh RT và là đồng minh của Vladimir Putin tuyên bố rằng: “Các cơ quan tình báo phương Tây ngày hôm qua đã biết rằng thủ phạm tương tự như ISIS. Đó là lý do tại sao họ bắt đầu lăng xê phiên bản này.

“Họ BIẾT người biểu diễn là ai. Trước khi chúng bị bắt,” Simonyan nói thêm. “Đây là sự tham gia trực tiếp.”

“Ngay lập tức trở nên rõ ràng tại sao ngày hôm qua các phương tiện truyền thông Mỹ đồng loạt hét lên rằng đó là ISIS.”

“Bởi vì đây không phải là ISIS. Chỉ là những người biểu diễn đã được chọn theo cách mà họ có thể thuyết phục được cộng đồng ngu ngốc trên thế giới rằng đó là ISIS,” Simonyan nói thêm.

Cô ta nhấn mạnh rằng: “Ngay cả trước khi xảy ra vụ bắt giữ, các cơ quan tình báo phương Tây đã bắt đầu thuyết phục người dân rằng đó là ISIS”.

Simonyan cũng đăng một đoạn video quay cảnh một trong những nghi phạm đang bị cảnh sát thẩm vấn, trong đó anh ta nói rằng anh ta được đề nghị nửa triệu rúp (5.400 Mỹ Kim) để thực hiện các vụ tấn công.

Anh ta được hỏi, “Hôm qua bạn đã làm gì?” và trả lời, “Chúng tôi đã bắn người.” Khi được hỏi tại sao, anh ta nói “vì tiền” trong đoạn clip chưa được xác minh độc lập.

Tối thứ Sáu, tình báo quân đội Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa đã lên kế hoạch đổ lỗi cho Ukraine nhằm leo thang chiến tranh và nhận được sự hỗ trợ để tổng động viên người dân chiến đấu.

Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã đưa ra tuyên bố rằng những kẻ khủng bố liên quan đến vụ tấn công ở Mạc Tư Khoa đang lên kế hoạch vượt biên giới với Ukraine, điều mà Kyiv bác bỏ là “vô lý”.

Andriy Yusov, phát ngôn nhân của cơ quan tình báo quân đội Ukraine, nói với BBC rằng khu vực biên giới với Ukraine “có đầy đủ các lực lượng đặc biệt và quân đội”. Khu vực biên giới Belgorod của Nga là nơi xảy ra các cuộc giao tranh gần đây được cho là do quân cách mạng Nga thực hiện.

Yusov nói thêm: “Cho rằng các nghi phạm đang hướng tới Ukraine sẽ cho thấy họ ngu ngốc hoặc có ý định tự tử”.

Trong khi đó, Andrey Vorobyov, thống đốc khu vực Mạc Tư Khoa, cho biết số nạn nhân vẫn có thể “tăng đáng kể” và hơn 140 người khác đã bị thương, trong đó 16 người ở “tình trạng cực kỳ nghiêm trọng”.

8. Tổng thống Zelenskiy nói: Thất bại của Nga trong chiến tranh là cách duy nhất để bảo vệ tính mạng dân thường một cách đáng tin cậy

Nga phải thua trong cuộc chiến này, và chỉ bằng cách này, mạng sống của người dân mới có thể được bảo vệ một cách đáng tin cậy.

“760 ngày cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine. Hơn hai năm là bằng chứng rõ ràng về những gì hệ thống của Putin đang mang lại cho thế giới. Tàn tích thay vì thành phố và làng mạc. Cái chết và nỗi đau, không phải sự sống. Khủng bố thay vì luật pháp quốc tế”.

Tổng thống Zelenskiy đã đưa ra lập trường trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Hai, 25 Tháng Ba, trong bối cảnh có các báo cáo cho rằng Ukraine đã đánh chìm cùng một lúc 2 tàu đổ bộ lớn của Hạm Đội Hắc Hải.

Ông nhấn mạnh người Ukraine đang “dũng cảm bảo vệ quê hương và sẽ tiếp tục làm như vậy”.

Tổng thống bày tỏ lòng biết ơn đối với những người trên khắp thế giới đã ủng hộ Ukraine và người dân nước này, đối với “tất cả những người coi thuổng là thuổng và từ chối để Nga lừa dối thế giới thông qua tuyên truyền và tống tiền”.

“ Nga phải thua trong cuộc chiến này. Đây là cách duy nhất để bảo vệ tính mạng con người một cách đáng tin cậy”, Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh.

Nhà lãnh đạo Ukraine lưu ý rằng hệ thống phòng không, vũ khí tầm xa, pháo binh, các lệnh trừng phạt, tịch thu tài sản của Nga và hỗ trợ cho Ukraine mang lại “sự khôi phục hòa bình trung thực và cuộc sống bình thường gần hơn”.

Ngày 24/2/2022, Liên bang Nga phát động cuộc chiến tổng lực chống Ukraine

9. Macron: Âu Châu đạt được tiến bộ trong đoàn kết, hỗ trợ Ukraine

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tin rằng Âu Châu ngày càng thể hiện sự đoàn kết hơn và đang tăng cường đáng kể việc ra quyết định liên quan đến hỗ trợ cho Ukraine. Đó là lý do tại sao trong kết luận của Hội đồng Âu Châu, từ “mạnh mẽ” lần đầu tiên xuất hiện liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine.

Macron đã tuyên bố điều này tại Brussels trong một cuộc họp báo sau cuộc họp của Hội đồng

Tổng thống Pháp cho biết: “Mọi thứ đang tiến triển tốt và những tiến bộ đạt được trong những tuần gần đây rất có ý nghĩa cả về mặt đoàn kết và trên hết là củng cố vị thế của chúng ta”.

“Lần đầu tiên trong văn bản của một tài liệu Âu Châu, chúng ta không chỉ nói rằng chúng ta sẽ hỗ trợ Ukraine trong thời gian cần thiết, chúng ta chính thức tuyên bố rằng chúng ta sẽ hỗ trợ nước này 'mạnh mẽ khi nào còn cần thiết'. Điều này có nghĩa là chúng ta sẵn sàng hành động trước bất kỳ cuộc tấn công nào của người Nga, đó là một sự thay đổi thực sự trong đường lối”, ông Macron nhấn mạnh.

Trong số những thành tựu chung, ông đề cập đến việc tất cả các nước chấp thuận sáng kiến của Tiệp liên quan đến việc mua đạn pháo cho Ukraine.

Macron đặc biệt ghi nhận sự đóng góp của những người đồng cấp Hà Lan và Đức trong lĩnh vực này. “Đức là quốc gia ở Âu Châu, theo quan điểm song phương, cung cấp nhiều nguồn tài trợ nhất. Chúng ta không nên chỉ tay vào Đức. Ngược lại, chúng ta phải hoan nghênh những nỗ lực đang được thực hiện”, ông Macron nói.

Ông lưu ý rằng các quốc gia riêng lẻ và toàn bộ Âu Châu đã công khai việc tài trợ cho Ukraine trong vài tuần qua, nhưng Âu Châu cũng sẵn sàng đưa ra các giải pháp tiếp theo.

“Nếu chúng ta phải tiến xa hơn nữa, nếu chúng ta phải tiến sâu hơn nữa, nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, nếu nguồn tài trợ ngoài Âu Châu cạn kiệt, chúng ta phải sẵn sàng và đưa ra các giải pháp triệt để và sáng tạo hơn. Đây là điều chúng tôi muốn làm chậm nhất là vào tháng 6, và đây chính xác là nhiệm vụ mà chúng tôi đã giao cho Ủy ban và Hội đồng để phản ánh”, Tổng thống Pháp nói và cho biết thêm rằng đất nước của ông dự định tiếp tục làm việc theo hướng này, đặc biệt là trong hợp tác với Đức.

Như chúng tôi đã đưa tin trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tin rằng việc các quan chức Nga cuối cùng đã gọi cuộc chiến chống Ukraine là một cuộc chiến chứ không phải một hoạt động quân sự đặc biệt sẽ đưa người Âu Châu đến gần hơn với việc hiểu được thực tế. Ông nói: “Bất cứ ai nghĩ rằng Nga sẽ dừng lại ở Ukraine đều sai lầm.

10. ISIS tung ra đoạn phim kinh dị dài 90 giây về vụ tấn công phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa

Tờ The Daily Mail có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Kill them and have no mercy': ISIS release 90-seconds of horror in sick selfie film showing terror attack on Moscow's Crocus City Hall that slaughtered 140 people - as US rebuts Putin's claims of a Ukraine link, declaring 'Ukraine had no involvement'“ nghĩa là “Giết chúng không thương xót': ISIS tung ra đoạn phim kinh dị dài 90 giây trong đoạn phim selfie bệnh hoạn chiếu cuộc tấn công khủng bố vào Tòa thị chính Crocus của Mạc Tư Khoa khiến 140 người thiệt mạng - khi Mỹ bác bỏ tuyên bố của Putin về mối liên hệ với Ukraine, tuyên bố 'Ukraine không liên quan'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo, gọi tắt là IS, vừa công bố một đoạn video mới gây kinh hãi cho thấy chi tiết chính xác cách 4 kẻ khủng bố của chúng đã tàn sát hơn 140 người tại một phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa.

ISIS tối nay tuyên bố rằng vụ tấn công là 'bạo lực nhất' chống lại Nga 'trong nhiều năm', đồng thời cho biết thêm rằng vụ tấn công vào Tòa thị chính Crocus ở ngoại ô phía tây Mạc Tư Khoa vào tối thứ Sáu là một phần của 'cuộc chiến khốc liệt giữa Nhà nước Hồi giáo và các quốc gia chống lại đạo Hồi.'

Các quan chức tình báo Mỹ tin tưởng mạnh mẽ rằng các thành viên của Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan, hay ISIS-K, đã thực hiện vụ tấn công. Tối nay, Mỹ đã chính thức bác bỏ tuyên bố của Vladimir Putin rằng các cuộc tấn công được thực hiện theo lệnh của Ukraine.

Hãng thông tấn Amaq của ISIS đã công bố một đoạn video selfie dài 90 giây về vụ tấn công quá phản cảm nên MailOnline không thể chia sẻ.

Đoạn clip, được nhóm khủng bố mô tả là 'những cảnh độc quyền... về vụ tấn công đẫm máu nhằm vào Kitô hữu ngày hôm qua tại thành phố Krasnogorsk ở Mạc Tư Khoa', bắt đầu với cảnh một kẻ khủng bố cầm vũ khí chạy vào sảnh chính của Tòa thị chính Crocus.

Một người đàn ông khác mang theo thứ có vẻ là súng máy màu vàng và đen sau đó chạy vào hội trường và bắt đầu bắn điên cuồng về mọi hướng.

Khẩu súng dường như khớp với những hình ảnh do chính quyền Nga công bố về hậu quả của vụ tấn công.

Có thể nghe thấy tay súng quay phim vụ tấn công bệnh hoạn nói: 'Những kẻ ngoại đạo sẽ bị đánh bại. Những kẻ ngoại đạo sẽ bị đánh bại. '

Sau đó, bốn người đàn ông được trang bị vũ khí hạng nặng được nhìn thấy đang chậm rãi bước ra khỏi lối vào sảnh chính.

Những người đàn ông này dường như chính là những người đã chụp ảnh trước lá cờ của nhóm khủng bố sau vụ tấn công.

Bức ảnh selfie do hãng thông tấn chính thức Amaq của ISIS công bố vài giờ trước cho thấy bốn thủ phạm đội mũ bóng chày sẫm màu và đeo khẩu trang hướng lên trên, một cử chỉ từ lâu đã gắn liền với nhóm khủng bố.

Theo các chuyên gia chính sách đối ngoại, cử chỉ này đề cập đến tawhid, tức là “niềm tin vào sự duy nhất của Allah”. Danh tính của những người nhìn thấy trong bức ảnh selfie vẫn chưa được xác nhận, nhưng IS tuyên bố họ nằm trong số những người thực hiện vụ tấn công.

Mặc dù ISIS thừa nhận thực hiện vụ tấn công bệnh hoạn, Vladimir Putin đã nhanh chóng đổ lỗi cho Ukraine về vụ thảm sát chết người.

Mỹ tối nay cho biết họ có thông tin tình báo bác bỏ tuyên bố của Putin.

'ISIS chịu trách nhiệm duy nhất về vụ tấn công này. Không có sự liên quan nào của Ukraine”, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết như trên.

ISIS-K, được thành lập vào cuối năm 2014 ở miền đông Afghanistan sau các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào các thành trì của IS trên khắp Iraq, nổi tiếng với sự tàn bạo cực độ.

Tên của nó đề cập đến một thuật ngữ cũ để chỉ khu vực bao gồm các phần của Iran, Turkmenistan và Afghanistan.

Nhóm được lãnh đạo bởi Shahab al-Muhajir, một kỹ sư được đào tạo và giáo dục, kể từ năm 2020.

Tên của anh ta có nghĩa là 'Shahab người di cư', ám chỉ thực tế rằng anh ta là người đầu tiên không phải người Afghanistan và không phải người Pakistan điều hành ISIS-K

Theo báo cáo, anh ta đã dành thời gian làm nhà thầu phụ cho một công ty an ninh ở Afghanistan và được biết là đã có thời gian làm việc tại Sân bay Bagram của Hoa Kỳ, trước đây là căn cứ quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ ở Afghanistan.

al-Muhajir là một trong ba thành viên ISIS-K trong danh sách những người bị trừng phạt theo chỉ thị chống khủng bố do Tổng thống George Bush đưa ra lần đầu tiên sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 và được gia hạn hàng năm kể từ đó bởi các tổng thống kế nhiệm.

Những người còn lại là Sultan Aziz Azam, phát ngôn nhân của nhóm và Maulawi Rajab, một thủ lĩnh cao cấp 'lên kế hoạch cho các cuộc tấn công và hoạt động của ISIS-K và chỉ huy các nhóm ISIS-K tiến hành các cuộc tấn công ở Kabul', theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. những kẻ khủng bố vào tháng 11 năm 2021.

Trong khi đó, Vương quốc Anh chỉ trừng phạt ba người đàn ông này vào năm 2023. OFSI, cơ quan trừng phạt của Vương quốc Anh, cho biết viện dẫn trách nhiệm của al-Muhajir 'về nhiều vụ tấn công khủng bố khiến hàng trăm người thiệt mạng vào năm 2021' là lý do cho hình phạt

Các quan chức Mỹ nói rằng thông tin này được chia sẻ riêng tư chỉ ba ngày trước khi các tay súng xông vào phòng hòa nhạc lớn vào tối thứ Sáu.

Đầu tháng 3, đại sứ quán Mỹ tại Mạc Tư Khoa cũng đưa ra cảnh báo an ninh.

Họ cảnh báo về một cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng ở Mạc Tư Khoa và kêu gọi người dân tránh đám đông và chú ý đến môi trường xung quanh.

“Đại sứ quán đang theo dõi các báo cáo rằng những kẻ cực đoan sắp có kế hoạch tấn công vào các cuộc tụ tập lớn ở Mạc Tư Khoa, bao gồm cả các buổi hòa nhạc và công dân Hoa Kỳ nên được khuyến cáo tránh các cuộc tụ tập lớn trong 48 giờ tới”, cảnh báo an ninh ngày 7 tháng 3 nêu rõ.

Các buổi hòa nhạc được đề cập cụ thể như một mục tiêu tiềm năng trong cảnh báo an ninh của Mỹ.

Hiện chưa rõ điều gì đã đưa ra cảnh báo hoặc liệu nó có liên quan đến vụ tấn công đêm thứ Sáu hay không.

Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin tình báo cho Nga theo yêu cầu Trách nhiệm Cảnh báo - một yêu cầu của cộng đồng tình báo nhằm thông báo cho các nhóm người Mỹ và không phải người Mỹ về các mối đe dọa tiềm ẩn sắp xảy ra.

Các tay súng thực hiện các vụ tấn công đã bị chính quyền Nga bắt giữ.
 
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput: Những Hướng Dẫn Gây Lầm Lạc Của Hồng Y Fernández
VietCatholic Media
17:38 26/03/2024


1. 40 Bài Tĩnh Tâm Mùa Chay - Thứ Tư Tuần Thánh

THỨ TƯ 27/3/2024

Isaia 50:4-9

Thánh Vịnh 68(69):8-10, 21-22, 31, 33-34

Mt 26:14-25

Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa Ítcariốt, đi gặp các thượng tế mà nói: “Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. (Mt 26:14-15)

Giuđa đang nghĩ cái gì vậy? Chúng ta có thể thắc mắc điều gì đã khiến anh ấy đưa ra quyết định như vậy. Đó chỉ là vì tiền hay còn có những yếu tố khác? Bất chấp điều đó, rõ ràng là Giuđa đã lựa chọn một cách có ý thức để phản bội Chúa Giêsu, và nhận thức đầy đủ về hậu quả.

Tin Mừng hôm nay thách thức chúng ta suy ngẫm về những lựa chọn và hành động của chính mình. Đã bao nhiêu lần chúng ta để cho lòng tham, tính ích kỷ hoặc những ham muốn trần tục khác che mờ các quyết định của mình và khiến chúng ta lạc lối? Đó là một lời nhắc nhở rằng ngay cả những người gần gũi nhất với Chúa Giêsu cũng có thể rơi vào cám dỗ, làm rối tung mọi chuyện và phạm sai lầm.

Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với những lựa chọn hàng ngày. Có thể chúng ta không phải đối mặt với sự phản bội nghiêm trọng như Giuđa, nhưng đôi khi, chúng ta có thể rơi vào những tình huống cần phải lựa chọn giữa đúng và sai, giữa sự chung thủy và sự phản bội.

Hôm nay chúng ta hãy được khuyến khích xem xét tấm lòng và tâm trí của mình. Chúng ta có để cho những ham muốn trần thế dẫn chúng ta đi lạc lối và xa rời Chúa Giêsu không? Hay chúng ta đang đưa ra những lựa chọn phù hợp với đức tin, giá trị và niềm tin của mình? Chúng ta có giữ lòng trung thành với Chúa Giêsu ngay cả khi đối mặt với cám dỗ hay hoàn cảnh khó khăn không?

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con tỉnh thức trong những lựa chọn và hành động của mình. Hãy cho con sự khôn ngoan và sức mạnh để đưa ra những lựa chọn tôn vinh Chúa, ngay cả khi con không hiểu đường lối của Chúa. Amen.

2. Chiến dịch Lễ Ba Vua ở Áo đạt mức kỷ lục

Chiến dịch Lễ Ba Vua vào cuối năm vừa qua và đầu năm nay đã đạt thành quả kỷ lục, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập chiến dịch này: các “Ca viên Ngôi sao” đã lạc quyên được gần 20 triệu Euro, tức là tăng 310.000 Euro so với năm trước đó.

Trong những ngày từ 28 tháng Mười Hai năm ngoái đến ngày 06 tháng Giêng năm nay, 85.000 thiếu nhi và thiếu niên Công Giáo Áo, quen gọi là các “Ca viên Ngôi sao” đến các tư gia, chúc mừng và lạc quyên để giúp đỡ các trẻ em nghèo trong và ngoài nước.

Trong thông báo công bố hôm 18 tháng Ba vừa qua, Hội Giới trẻ Công Giáo Áo, cơ quan đảm trách chiến dịch này, cho biết thành quả lạc quyên trên đây và nói thêm rằng ngân khoản sẽ được dùng để tài trợ khoảng 500 dự án tại các miền nghèo trên thế giới.

Bà Teresa Millesi, Chủ tịch Phong trào Giới trẻ Công Giáo Áo, nhận xét rằng sự dấn thân của các trẻ em và những người đồng hành với các em, đi từ nhà này đến nhà khác, là một cuộc chạy đua đường trường về tình thương, dù thời tiết thế nào đi nữa, một lần nữa cho thấy bao nhiêu sức mạnh và niềm vui nơi các em. Bà cám ơn tất cả các “Ca viên Ngôi sao” cũng như những người đã rộng lòng đóng góp. Đây là một tập quán được quý chuộng, góp phần phổ biến sứ điệp Giáng Sinh và đồng thời cũng nói lên tình liên đới thực sự của các em đối với những người nghèo túng và bị bóc lột. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chúc lành cho chiến dịch này, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập”.

Đứng đầu về kết quả cuộc lạc quyên của phong trào này, là giáo phận Linz, giống như năm ngoái, với bốn triệu 178.000 Euro, chiếm 21% tổng số kết quả lạc quyên trong bảy giáo phận toàn quốc

3. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi đừng quên thảm cảnh và những hậu quả của chiến tranh tại Syria.

Ngài nhắc đến Syria trong buổi đọc kinh Truyền tin, trưa Chúa nhật, ngày 17 tháng Ba vừa qua, và nói rằng:

“Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho các dân tộc đang chịu đau thương vì chiến tranh, tại Ukraine, và Israel, tại Sudan. Chúng ta cũng đừng quên Syria, một nước chịu đau khổ từ lâu vì chiến tranh”.

Trong mười ba năm chiến tranh tại Syria, nay biến thành một “cuộc xung đột bị quên lãng, đã có hơn 507.000 người chết tại nước này, hàng triệu người di tản nội địa và những người tị nạn ra nước ngoài. Đó là những con số do “Đài quan sát Syria về nhân quyền”, tính từ ngày đầu tiên của chiến tranh với những cuộc biểu tình, phản đối và nổi loạn trong “Mùa xuân Arập”. Các nạn nhân dân sự vượt qua 164.000 người, trong đó có hơn 15.000 phụ nữ và 25.000 trẻ em.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin SIR của Hội đồng Giám mục Ý, truyền đi ngày 13 tháng Ba vừa qua, Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ thần Tòa Thánh tại Damasco, Syria, cho biết chiến tranh tại Syria không phải là cuộc chiến nước này chống nước kia, nhưng là một cuộc nội chiến: trên lãnh thổ nước này có 5 quân đội nước ngoài, thuộc vào số những cường quốc mạnh nhất thế giới, nhiều khi cũng đụng độ với nhau, và mỗi quân đội có những quyền lợi riêng phải bảo vệ.

Đức Hồng Y Zenari nhận định rằng: “Tình hình tại Syria trở nên đồi tệ hơn: mười sáu triệu bảy trăm ngàn dân cần được trợ giúp nhân đạo, tương đương với ba phần tư dân số toàn quốc. Đây là con số cao nhất từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng và tăng 9% so với năm trước đó. Nạn nghèo đói là điều xảy ra hằng ngày: dân chúng thiếu lương thực, thuốc men, và tình trạng này thúc đẩy họ tìm cách xuất cư. Thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy mỗi ngày có khoảng 500 người rời bỏ Syria. Những người đó không phải là người già nhưng là những người trẻ và đã được học hành cao, như các kỹ sư và bác sĩ. Tiếng nước ngoài được học nhiều nhất tại Syria là tiếng Đức, đặc biệt là nơi các sinh viên y khoa, ai biết tiếng Đức thì có thể tìm được việc làm ở Đức. Sự xuất não này cũng là một thứ bom đổ xuống trên Syria.”

4. Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput: Những Hướng Dẫn Gây Lầm Lạc Của Hồng Y Fernández

Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, Dòng Anh Em Hèn Mọn, cai quản tổng giáo phận Philadelphia, Hoa Kỳ từ tháng 9 năm 2011 đến tháng Giêng năm 2020.

Ngài vừa có bài viết nhan đề “CARDINAL FERNÁNDEZ MISLEADS”, nghĩa là “Những Hướng Dẫn Gây Lầm Lạc Của Hồng Y Fernández”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, được biết đến nhiều hơn với tên gọi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, đã từ chức giáo hoàng vào năm 2013. Nhưng trước đó, ngài đã bắt đầu soạn thảo một thông điệp về bản chất của đức tin Kitô giáo. Mục tiêu của ngài là kết thúc những suy nghĩ đang diễn ra của mình về ba nhân đức thần học—đức tin, đức cậy và đức ái—và những tác động của chúng đối với sự phát triển thực sự của con người. Đối với Đức Bênêđíctô, đức tin là nền tảng và là năng lượng cung cấp thông tin cho hai nhân đức còn lại. Và trước uy tín to lớn của Đức Bênêđíctô, Đức Giáo Hoàng mới đắc cử Phanxicô đã thông qua dự thảo của Đức Bênêđíctô khi ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Đức Phanxicô đã thêm vào “một số đóng góp của riêng ngài. Sau đó, ngài ban hành văn bản kết quả dưới tên gọi là Lumen Fidei (“Ánh sáng đức tin”), là thông điệp đầu tiên và là tài liệu khai mạc triều đại giáo hoàng của ngài.

Những sự kiện sau này cho thấy rằng một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất của vị tân giáo hoàng đã không mấy hào hứng với phong cách và nội dung của Lumen Fidei. Có thể hiểu như vậy. Bản văn này là một tác phẩm cổ điển của Ratzinger. Trong vai trò trước đây là chuyên gia tại Công Đồng Vatican II và là Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Joseph Ratzinger là một trong những bộ óc Kitô giáo vĩ đại nhất của thế kỷ qua. Lumen Fidei là một sự phản ánh mạnh mẽ về bản chất của đức tin, vai trò của nó trong việc lý trí tìm kiếm sự thật và sự hướng dẫn của nó đối với đời sống Kitô hữu.

Đó là tin tốt. Tin tức khác là: Phẩm chất phong phú của Lumen Fidei trái ngược hẳn với mọi tài liệu khác trong triều đại của Đức Phanxicô. Đó là một sự phán xét đau đớn, nhưng đúng sự thật. Và về điểm đó, công lý đòi hỏi một số bối cảnh.

Rất ít người Mỹ sống trong cảnh nghèo đói thường thấy ở những nơi khác trên thế giới. Vì vậy, chúng ta khó có thể nắm bắt được nỗi đau khổ liên quan đến cuộc sống thường xuyên bất ổn. Thật dễ dàng—quá dễ dàng— để bác bỏ thái độ thù địch của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với chủ nghĩa tư bản hiện đại, và sự buông thả theo chủ nghĩa duy vật mà nó tạo ra, như một hình thức ngu dốt của chủ nghĩa Mác-xít mềm mỏng. Nhưng lòng trắc ẩn của ngài đối với người nghèo, sự tập trung của ngài vào những người bị lãng quên ở các vùng ngoại vi của thế giới và sự nhấn mạnh của ngài về ưu tiên của lòng thương xót không hoàn toàn chỉ thuần túy là Công Giáo. Chúng cũng là một lời khuyên răn và là giáo lý cần thiết cho những người trong chúng ta ở các quốc gia “phát triển” tự mãn. Sự chán ghét rõ ràng của Đức Thánh Cha đối với sự lãnh đạo của Giáo hội Hoa Kỳ và đời sống Công Giáo Hoa Kỳ có thể bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết và điều đó gây thất vọng sâu sắc. Nhưng thái độ phê phán của ngài đối với các quốc gia giàu có ở Bắc bán cầu, và đặc biệt là Hoa Kỳ, không phải là không có cơ sở.

Để bảo vệ Đức Phanxicô, chúng ta cũng cần nhớ rằng trong suốt cuộc đời mục vụ, một linh mục sẽ nghe hàng ngàn lời xưng tội. Nhiều trường hợp sẽ liên quan đến những người chân thành đang đấu tranh với những hoàn cảnh phức tạp không thể tưởng tượng nổi. Đức Phanxicô rất quan tâm đến gánh nặng của họ. Đơn thuần trích dẫn giáo lý trong những trường hợp như vậy chẳng mang lại chút an ủi nào. Nó cũng thiếu tính nhân văn. Trong những trường hợp như thế, cám dỗ để xác nhận, hoặc ít nhất là xoa dịu những người có thiện chí trong những hành vi và mối quan hệ tội lỗi của họ có thể rất mãnh liệt.

Điều này giúp giải thích những lời phàn nàn thường xuyên của Đức Giáo Hoàng về chủ nghĩa lạc hậu, cứng nhắc và “chủ nghĩa cố định” trong tư tưởng Công Giáo. Nó giải thích nhiều lời chỉ trích của ngài đối với một giáo sĩ có ý tưởng không khoan nhượng. Nó giải thích thái độ không ưa của ngài đối với “các tiến sĩ luật” và đường lối lỏng lẻo của ngài đối với các vấn đề giáo luật. Nó giải thích sự khó chịu của ngài đối với sức hấp dẫn trí tuệ và sự chính xác của những người tiền nhiệm. Nó giải thích sự mơ hồ đã được nghiên cứu của ngài về một số vấn đề về giáo lý và kỷ luật giáo hội. Nó giải thích việc ngài từ chối sống trong Điện Tông Tòa Vatican, thái độ coi thường một số thủ tục thông thường trong chức vụ của mình, và thói quen tạo ra sự nhầm lẫn bằng những bình luận công khai thiếu thận trọng và thậm chí mang tính khiêu khích. Nó cũng giải thích thái độ thù địch đặc biệt của ngài đối với Thánh lễ Latinh cũ và những người bị cho là phản động “bám víu” vào nó—một số người trong số họ, vâng, là những kẻ sa ngã cay đắng và những kẻ nghiện những hoài nhớ, nhưng những người khác chỉ đơn thuần là những người trẻ và những gia đình đang tìm kiếm cái đẹp, sự ổn định, và một số khác có mối liên hệ với quá khứ đức tin trong sự thờ phượng của họ.

Thật khó để tránh khỏi kết luận cho rằng sự oán giận ngấm ngầm là một trong những dấu hiệu đáng chú ý và đáng tiếc nhất của triều đại giáo hoàng Phanxicô. Thật đáng tiếc vì nó làm tổn hại đến phẩm giá của sứ vụ Phêrô. Đáng tiếc, vì nó tạo ra những người chỉ trích và đối phương, thay vì hòa giải giữa họ. Thật đáng tiếc, vì nó làm suy yếu nhiệm vụ trọng tâm của mọi triều đại giáo hoàng: đó là cung cấp một nguồn hiệp nhất Công Giáo đáng tin cậy và trung thành. Và các cố vấn, những nhà biện giải, và những người viết diễn văn xung quanh triều đại giáo hoàng này đã góp phần làm cho vấn đề thêm trầm trọng.

Điều này đưa chúng ta đến với con người của Hồng Y Víctor Manuel Fernández. Là một nhà thần học và cựu hiệu trưởng Đại học Công Giáo Giáo hoàng của Á Căn Đình, Fernández là cựu tổng giám mục của La Plata. Ngài cũng là cộng sự thân cận, cố vấn và đôi khi là người viết diễn văn trong sứ vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là DDF. DDF chiếm một vị trí đặc biệt trong cơ cấu Vatican. Nó có nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn của giáo huấn và thực hành Công Giáo, một nhiệm vụ quan trọng đối với đời sống tín hữu. Lý do cho sự ưu việt của nó rất rõ ràng: Giáo Hội Công Giáo là một cộng đồng tín ngưỡng cũng như một cộng đồng bí tích. Những gì chúng ta tin – chẳng hạn như về Bí tích Thánh Thể, hay bản chất và mục đích của tình dục con người – và cách chúng ta hiểu và áp dụng những gì chúng ta tin, tạo thành “chất keo” gắn kết người Công Giáo như một dân tộc riêng biệt. Do đó, Fernández nắm giữ một chức vụ quan trọng đặc biệt, giống như Đức Joseph Ratzinger đã làm trước ngài. Nhưng về tư duy và bản chất, Fernández là một người rất khác so với người tiền nhiệm vĩ đại của mình.

Phần lớn đã được tạo ra từ cuốn sách gây tranh cãi năm 1995 của Fernández, Chữa lành vết thương cho tôi bằng miệng: Nghệ thuật hôn. Chúng ta không cần phải xem lại nó ở đây. Đó không phải là một tựa sách mà người ta thường gán cho nhà lãnh đạo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Nhưng coi suy nghĩ của Fernández là hời hợt sẽ là một sai lầm. Ngài có một khối lượng công việc đáng kể được ghi nhận. Suy nghĩ của ngài không hề nông cạn. Nhưng đơn giản là nó sai ở một số khía cạnh quan trọng và có những tác động lớn.

Nhưng chính xác thì “sai” như thế nào? Không ai giải quyết được những vấn đề trong tư tưởng của Fernández một cách tôn trọng, thuyết phục và toàn diện hơn linh mục kiêm nhà thần học người Tây Ban Nha José Granados. Cựu phó chủ tịch Viện Nghiên cứu về Hôn nhân và Gia đình của Giáo hoàng Gioan Phaolô II – trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô thay đổi trọng tâm – Cha Granados là bề trên tổng quyền của Dòng Môn đệ Trái tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria và đồng sáng lập Dự án Veritas Amoris. Viết trên tạp chí Communio: International Catholic Review số mùa đông năm 2023, Cha Granados đánh giá một cách có phương pháp sự hiểu biết của Fernández về lòng bác ái và việc áp dụng nó vào các tình huống đạo đức phức tạp. Bài viết, “'Đức ái thì xây dựng' (1 Cô-rinh-tô 8:1)—nhưng lòng bác ái nào? Về Đề xuất thần học của Víctor Manuel Fernández,” mặc dù tựa đề có chút khoa trương nhưng vẫn là một cuốn sách đáng đọc.

Cha Granados lưu ý rằng Đức Hồng Y Fernández nhấn mạnh đến “bối cảnh trực tiếp không thể tránh khỏi” của thần học. Vì vậy, đối với Đức Hồng Y, hoàn cảnh rất quan trọng, cũng như việc nghiên cứu thần học phải ít mang tính lý thuyết mà phải chú ý nhiều hơn đến những hoàn cảnh cụ thể của con người. Theo lời của Cha Granados:

Fernández tuyên bố rằng người Kitô giáo, đặc biệt là người đơn sơ và người nghèo, có một cái nhìn sâu sắc đặc biệt về các chân lý đức tin, mặc dù họ có rất ít khả năng suy đoán hoặc lý trí. Có những hình thức hiểu biết về Thiên Chúa mà các học giả khó vươn tới được, nhưng những người đơn sơ có thể nắm bắt tốt hơn qua kinh nghiệm sống về mầu nhiệm Thiên Chúa.... Việc đánh giá cao bối cảnh của người dân khiến Fernández viết rằng, thay vì sensus fidelium hay cảm thức của tín hữu, tốt hơn nên nói về sensus populi hay cảm thức của người dân. Lý do cho sự thay đổi này là vì với cách diễn đạt cảm thức đức tin, các “tín hữu” có thể thấy mình tách biệt với nhau và do đó đánh mất sự hiểu biết đến từ sự hiệp nhất của họ như một dân tộc. Vì có những yếu tố kiến thức mà một người bị cô lập không thể tiếp cận được mà chỉ có những người có mối quan hệ với toàn bộ nền văn hóa mới có thể tiếp cận được.

Tuy nhiên, như Cha Granados lập luận, “chỉ cách diễn đạt cảm thức bình dân là không đủ, vì nó bỏ qua tính trung tâm của đức tin”. Nó có nguy cơ là “tầm nhìn xã hội học của con người có thể được ưu tiên hơn sự mặc khải như nền tảng cho sự hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa”. Trên thực tế, điều mà Fernández thực sự đề xuất là “không phải là một nền thần học của dân chúng mà là một nền thần học từ dân chúng”. Đường lối này mâu thuẫn với “bối cảnh thực sự trực tiếp và không thể tránh khỏi của thần học Công Giáo được đưa ra bởi Giáo hội với tư cách là Thân thể Chúa Kitô, vốn bắt nguồn từ Bí tích Thánh Thể và trong mạng lưới các mối quan hệ mà Bí tích Thánh Thể thiết lập”.

Cha Granados tiếp tục nhận xét rằng Fernández, “khi mô tả đức ái, nhấn mạnh rằng biểu hiện bên ngoài chính của nó là giúp đỡ những người hàng xóm của chúng ta cải thiện nhu cầu vật chất của họ”. Nhưng đối với người theo Kitô giáo, mặc dù nhu cầu vật chất của một người là quan trọng nhưng chúng không phải là trọng tâm chính của hoạt động bác ái. Bác ái đích thực, và cách thể hiện của nó trong lòng thương xót, bao gồm việc “giúp tha nhân sống trong sự kết hợp với Thiên Chúa, bao gồm cả những hành động bên ngoài như sửa lỗi huynh đệ”. Hơn nữa, “đối với Thánh Tôma Aquinas, nhân đức vâng phục, vì qua đó chúng ta dâng ý muốn của mình lên Thiên Chúa, lớn hơn tất cả các nhân đức luân lý, kể cả lòng thương xót”. Chúng ta có lý khi cảm thấy thương xót những người bị nhốt trong hoàn cảnh tội lỗi. Nhưng lòng trắc ẩn không phải là một giấy phép để giảm thiểu, bào chữa hay chúc lành cho những hành vi phá hoại liên quan đến nó.

Lời phê bình của Cha Granados đối với thần học của Hồng Y Fernández sâu rộng và hấp dẫn hơn những gì có thể tóm tắt ở đây. Nhưng cuối cùng, nó chứng tỏ quan điểm không thỏa đáng của Đức Hồng Y Fernández, xét đến công việc thực tế mà DDF yêu cầu: đó là nuôi dưỡng và bảo vệ giáo lý Công Giáo cũng như đức tin của các tín hữu Công Giáo dấn thân. Nó cũng đặt ra những câu hỏi khó chịu về sự thận trọng khi bổ nhiệm ngài ngay từ đầu.

Blaise Pascal, nhà toán học, nhà khoa học và triết gia Công Giáo thế kỷ XVII, thường được nhớ đến với nhận xét của ông rằng “trái tim có lý lẽ của nó mà lý trí không biết”. Trái tim con người là đối trọng của chúng ta trước sự tàn bạo của logic lạnh lùng và sự thật không có tình yêu. Nhưng nó không phải là không thể sai lầm. Và những cảm xúc—bao gồm cả lòng trắc ẩn—khi chúng trở nên chủ đạo trong việc phân biệt thiện và ác về mặt đạo đức, có thể là những hướng dẫn thiếu sót nguy hiểm. Không có “mô hình mới” hay “sự phát triển giáo lý” nào có thể dẫn đến một bằng chứng ngoại phạm cho tội lỗi dưới ánh sáng Lời Chúa và sự khôn ngoan từ kinh nghiệm lâu dài của Giáo hội.

Quả thực trái tim có lý do của nó. Và đôi khi trái tim cũng sai lầm.