Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa mở mắt người mù
Lm. Vinh Sơn scj
08:31 26/03/2017
Chúa Nhật IV Mùa Chay A : CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
1Sm 16,1b.6-7.10-13a; Ep 5,8-14; Ga 9,1-41
Một nhóm sinh viên tổ chức tham quan mỏ than Scottish ở Anh Quốc. Mỗi sinh viên được phát một nón bảo hộ của thợ mỏ, đằng trước nón có gắn bóng đèn nối với một bình điện đeo ở thắt lưng.
Người hướng dẫn đưa họ vào buồng thang máy xuống tận đáy hầm than. Tới nơi, ông đề nghị các sinh viên bật đèn trên nón bảo hộ vì con đường dẫn đến khu khai thác tối đen như mực. Mái vòm chỉ cao một mét hai, nên mọi người phải cúi rạp xuống khi di chuyển. Than được chở trên băng tải và đổ vào các toa trên đường ray.
Ngay trước khi nhóm sinh viên đến khu khai thác, người hướng dẫn nói: "Các bạn hãy tắt tất cả các đèn trên nón". Mọi người đều làm theo. Không ai thấy gì cả. Mọi vật đều một màu đen. Trong tăm tối, người thợ mỏ nói: "Hãy cố gắng nhìn kỹ vào ngón tay của bạn". Chẳng ai thấy gì cả. Một vài người bắt đầu sợ hãi. Rồi người thợ mỏ nói một câu mà các sinh viên không bao giờ quên được: "Đây là tình trạng của những người mù".
Tất cả các sinh viên đều hiểu ra. Bị mù thì không bao giờ thấy được ánh sáng hoặc bất cứ thứ gì khác. Họ cũng hiểu tại sao những người thợ mỏ lại thích bầu trời trong xanh và ánh nắng rực rỡ của mặt trời.
Thật thế, thân phận người mù thật khốn khổ….
Anh mù trong Tin Mừng Ga 9,1-41, bị mù từ lúc lọt lòng mẹ, vì thế cuộc đời với anh luôn chìm ngập một bóng đen. Không có đôi mắt, anh không thể biết thế nào là cảnh thiên nhiên, hình hài của vạn vật chung quanh, cũng không nhìn thấy và biết khuôn mặt của những người thân yêu thế nào. Người mù cũng không tự mình làm gì được để sinh sống, thường chỉ sống bằng cách ăn xin, với anh mù cuộc đời luôn là một màu đen: đen theo nghĩa đen cũng như trong nghĩa bóng. Anh mù là "hình bóng" tượng trưng cho con người khốn khó, thân phận bị bỏ rơi….
Đức Kitô Ngài đến bên nhưng con người khốn khổ trong đó có anh mù, như tuyên bố bằng hình ảnh Ngôn sứ Isaia đã loan báo trước:
"Dân đang lần bước giữa tối tăm
đã thấy một ánh sáng huy hoàng;
đám người sống trong vùng bóng tối,
nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi"
(Is 9,1)
Thật thế, Ngài là Ánh sáng soi chiếu vào đêm tối. Anh mù đã được tình thương của Thiên Chúa chạm vào anh : Đức Giêsu lấy bùn trộn với nước miếng và đắp người mù (x. Ga 9, 6). Chúng ta cũng thấy cùng một hành động Ngài cũng dùng nước miếng khi chữa người mù ở Bétsaiđa trong Tin Mừng Máccô (x. Mc 8,23). Tác giả J. Potin nghiên cứu môi trường văn hoá trong Kinh Thánh xác nhận việc chữa lành bằng cử chỉ đụng chạm với nước miếng là: “Những cách thức chữa bệnh này rất thông dụng trong các đền thờ ngoại giáo và vẫn còn thịnh hành trong các môi trường Kitô giáo" (Đức Giêsu Lịch sử đích thực, Centurion, tr.172). Chúa Giêsu dùng lấy bùn trộn với nước miếng là phương thế bình dân để tỏ bày quyền năng Thiên Chúa. Từ thế kỷ thứ II thánh Irênê thành Lyon đã cắt nghĩa rằng trong cử chỉ của Đức Giêsu đắp mắt người mù, chính là sự hoàn thiện cử chỉ của Thiên Chúa đắp nên thân xác của Adam. Bôi bùn lên mắt người bị mù, Đức Giêsu ra lệnh cho anh ta đứng dậy đi rửa mắt tại giếng Siloê" (Siloê có nghĩa là được sai đi). "Người mù liền đi và rửa mắt, khi anh trở lại anh thấy được". Phép lạ mang dấu chỉ mặc khải : sứ mạng Đấng được sai đến, như Ngài đã khẳng định : "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa" (Lc 4,18-19)
Ánh sáng tỏa tình thương của Thiên Chúa cho muôn dân như mặt trời của hừng đông chiếu rạng ngời (mà ông Giacaria đã loan báo:
"Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn,
cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta,
soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối
và trong bóng tử thần,
dẫn ta bước vào đường nẻo bình an".
(Lc 1,77)
Anh mù được sáng mắt và bước đi trong ánh sáng Đức Kitô như Ngài đã phán : “Thầy là Ánh Sáng trần gian. Ai theo Thầy sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có Ánh Sáng dẫn đến cõi trường sinh” (Ga 8,12).
Anh mù cũng là hình ảnh của chúng ta trong thực tại mà Chúa Giêsu đã từng cảnh tỉnh các môn đệ là những người cứ "tưởng mình thấy rõ" (Ga 10,39-40). Thật thế, chúng ta mù khi : "Tính ích làm ta mù không thấy nhu cầu của tha nhân.Tính vô cảm làm ta mù không thấy những việc ta đã làm đau lòng tha nhân.Tính tự phụ làm ta mù không thấy tha nhân cũng có nhân phẩm như mình. Tính kiêu căng làm ta mù không thấy khuyết điểm của mình. Những thành kiến làm ta mù không thấy sự thật. Sự hối hả làm ta mù không thấy vẻ đẹp của vũ trụ chung quanh. Khuynh hướng duy vật làm ta mù không thấy những giá trị thiêng liêng. Sự hời hợt làm ta mù không thấy giá trị thật của con người và khiến ta hay lên án". Hay cũng có thể chúng ta là những người sáng mắt như các Biệt Phái và Luật sĩ vẫn tự khoe là thông thái và sáng suốt, tự hào với sự sáng của mình để rồi không thấy được Đấng đem ánh sáng cứu rỗi đến cho con người. Họ tự giam mình trong tối tăm của sự chết…. Họ sáng nhưng trở nên mù…
Như anh mù, chúng ta tiếp nhận Đức Giêsu, - ánh sáng thế gian, được chữa lành và sáng mắt bước vào một hành khẳng định đức tin mình vào Đức Giêsu.
Hôm nay sau những giây phút tĩnh tâm chúng ta nhân ra được : “Thiên Chúa quả là nguồn sống, nhờ ánh sáng của Ngài, chúng con được nhìn thấy ánh sáng” (Tv 36, 10). Chúng ta tự hỏi: “Ai là "Con Người", là Thiên Chúa trong đời chúng ta. Và Ngài sẽ trả lời bạn trong tim như đã trả lời với anh mù được sáng mắt : "Chính tôi, người đang nói với anh đây. Lúc ấy, như anh được chứng nghiệm và sấp mình xuống, chúng ta tuyên xưng : "Lạy Chúa, con tin". Đó là ngày phục sinh trong đời chúng ta, và biết nhìn lại chính cuộc đời mình bằng đôi mắt tâm hồn được Thầy mở ra và chúng ta bắt đầu một cuộc sống mới, như Thánh Phaolô đã gợi mở cho chúng ta: “Trước kia, khi chưa lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta chưa biết Chúa Kitô, chưa tin nhận Chúa Kitô. Chúng ta còn tối tăm. Nhưng ngày nay, qua bí tích Rửa Tội trong Chúa Kitô, chúng ta đã thuộc về ánh sáng, đã là ánh sáng rồi. Vì vậy chúng ta phải đi trong ánh sáng, phải làm những việc tốt lành, công chính, chân thật, bác ái. Ngài kêu gọi những ai còn ngủ mê trong tối tăm tội lỗi, hãy tỉnh thức, hãy ra khỏi cõi chết để được ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh chiếu soi” (x. Ep 5,8-14).
Được chiếu soi sẽ tỏa sáng như Ngôn sứ Isaia đã khẳng định:
“Lúc đó, ánh sáng của anh em sẽ bừng lên như hừng đông”
(Is 58, 8).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn
1Sm 16,1b.6-7.10-13a; Ep 5,8-14; Ga 9,1-41
Một nhóm sinh viên tổ chức tham quan mỏ than Scottish ở Anh Quốc. Mỗi sinh viên được phát một nón bảo hộ của thợ mỏ, đằng trước nón có gắn bóng đèn nối với một bình điện đeo ở thắt lưng.
Người hướng dẫn đưa họ vào buồng thang máy xuống tận đáy hầm than. Tới nơi, ông đề nghị các sinh viên bật đèn trên nón bảo hộ vì con đường dẫn đến khu khai thác tối đen như mực. Mái vòm chỉ cao một mét hai, nên mọi người phải cúi rạp xuống khi di chuyển. Than được chở trên băng tải và đổ vào các toa trên đường ray.
Ngay trước khi nhóm sinh viên đến khu khai thác, người hướng dẫn nói: "Các bạn hãy tắt tất cả các đèn trên nón". Mọi người đều làm theo. Không ai thấy gì cả. Mọi vật đều một màu đen. Trong tăm tối, người thợ mỏ nói: "Hãy cố gắng nhìn kỹ vào ngón tay của bạn". Chẳng ai thấy gì cả. Một vài người bắt đầu sợ hãi. Rồi người thợ mỏ nói một câu mà các sinh viên không bao giờ quên được: "Đây là tình trạng của những người mù".
Tất cả các sinh viên đều hiểu ra. Bị mù thì không bao giờ thấy được ánh sáng hoặc bất cứ thứ gì khác. Họ cũng hiểu tại sao những người thợ mỏ lại thích bầu trời trong xanh và ánh nắng rực rỡ của mặt trời.
Thật thế, thân phận người mù thật khốn khổ….
Anh mù trong Tin Mừng Ga 9,1-41, bị mù từ lúc lọt lòng mẹ, vì thế cuộc đời với anh luôn chìm ngập một bóng đen. Không có đôi mắt, anh không thể biết thế nào là cảnh thiên nhiên, hình hài của vạn vật chung quanh, cũng không nhìn thấy và biết khuôn mặt của những người thân yêu thế nào. Người mù cũng không tự mình làm gì được để sinh sống, thường chỉ sống bằng cách ăn xin, với anh mù cuộc đời luôn là một màu đen: đen theo nghĩa đen cũng như trong nghĩa bóng. Anh mù là "hình bóng" tượng trưng cho con người khốn khó, thân phận bị bỏ rơi….
Đức Kitô Ngài đến bên nhưng con người khốn khổ trong đó có anh mù, như tuyên bố bằng hình ảnh Ngôn sứ Isaia đã loan báo trước:
"Dân đang lần bước giữa tối tăm
đã thấy một ánh sáng huy hoàng;
đám người sống trong vùng bóng tối,
nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi"
(Is 9,1)
Thật thế, Ngài là Ánh sáng soi chiếu vào đêm tối. Anh mù đã được tình thương của Thiên Chúa chạm vào anh : Đức Giêsu lấy bùn trộn với nước miếng và đắp người mù (x. Ga 9, 6). Chúng ta cũng thấy cùng một hành động Ngài cũng dùng nước miếng khi chữa người mù ở Bétsaiđa trong Tin Mừng Máccô (x. Mc 8,23). Tác giả J. Potin nghiên cứu môi trường văn hoá trong Kinh Thánh xác nhận việc chữa lành bằng cử chỉ đụng chạm với nước miếng là: “Những cách thức chữa bệnh này rất thông dụng trong các đền thờ ngoại giáo và vẫn còn thịnh hành trong các môi trường Kitô giáo" (Đức Giêsu Lịch sử đích thực, Centurion, tr.172). Chúa Giêsu dùng lấy bùn trộn với nước miếng là phương thế bình dân để tỏ bày quyền năng Thiên Chúa. Từ thế kỷ thứ II thánh Irênê thành Lyon đã cắt nghĩa rằng trong cử chỉ của Đức Giêsu đắp mắt người mù, chính là sự hoàn thiện cử chỉ của Thiên Chúa đắp nên thân xác của Adam. Bôi bùn lên mắt người bị mù, Đức Giêsu ra lệnh cho anh ta đứng dậy đi rửa mắt tại giếng Siloê" (Siloê có nghĩa là được sai đi). "Người mù liền đi và rửa mắt, khi anh trở lại anh thấy được". Phép lạ mang dấu chỉ mặc khải : sứ mạng Đấng được sai đến, như Ngài đã khẳng định : "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa" (Lc 4,18-19)
Ánh sáng tỏa tình thương của Thiên Chúa cho muôn dân như mặt trời của hừng đông chiếu rạng ngời (mà ông Giacaria đã loan báo:
"Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn,
cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta,
soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối
và trong bóng tử thần,
dẫn ta bước vào đường nẻo bình an".
(Lc 1,77)
Anh mù được sáng mắt và bước đi trong ánh sáng Đức Kitô như Ngài đã phán : “Thầy là Ánh Sáng trần gian. Ai theo Thầy sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có Ánh Sáng dẫn đến cõi trường sinh” (Ga 8,12).
Anh mù cũng là hình ảnh của chúng ta trong thực tại mà Chúa Giêsu đã từng cảnh tỉnh các môn đệ là những người cứ "tưởng mình thấy rõ" (Ga 10,39-40). Thật thế, chúng ta mù khi : "Tính ích làm ta mù không thấy nhu cầu của tha nhân.Tính vô cảm làm ta mù không thấy những việc ta đã làm đau lòng tha nhân.Tính tự phụ làm ta mù không thấy tha nhân cũng có nhân phẩm như mình. Tính kiêu căng làm ta mù không thấy khuyết điểm của mình. Những thành kiến làm ta mù không thấy sự thật. Sự hối hả làm ta mù không thấy vẻ đẹp của vũ trụ chung quanh. Khuynh hướng duy vật làm ta mù không thấy những giá trị thiêng liêng. Sự hời hợt làm ta mù không thấy giá trị thật của con người và khiến ta hay lên án". Hay cũng có thể chúng ta là những người sáng mắt như các Biệt Phái và Luật sĩ vẫn tự khoe là thông thái và sáng suốt, tự hào với sự sáng của mình để rồi không thấy được Đấng đem ánh sáng cứu rỗi đến cho con người. Họ tự giam mình trong tối tăm của sự chết…. Họ sáng nhưng trở nên mù…
Như anh mù, chúng ta tiếp nhận Đức Giêsu, - ánh sáng thế gian, được chữa lành và sáng mắt bước vào một hành khẳng định đức tin mình vào Đức Giêsu.
Hôm nay sau những giây phút tĩnh tâm chúng ta nhân ra được : “Thiên Chúa quả là nguồn sống, nhờ ánh sáng của Ngài, chúng con được nhìn thấy ánh sáng” (Tv 36, 10). Chúng ta tự hỏi: “Ai là "Con Người", là Thiên Chúa trong đời chúng ta. Và Ngài sẽ trả lời bạn trong tim như đã trả lời với anh mù được sáng mắt : "Chính tôi, người đang nói với anh đây. Lúc ấy, như anh được chứng nghiệm và sấp mình xuống, chúng ta tuyên xưng : "Lạy Chúa, con tin". Đó là ngày phục sinh trong đời chúng ta, và biết nhìn lại chính cuộc đời mình bằng đôi mắt tâm hồn được Thầy mở ra và chúng ta bắt đầu một cuộc sống mới, như Thánh Phaolô đã gợi mở cho chúng ta: “Trước kia, khi chưa lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta chưa biết Chúa Kitô, chưa tin nhận Chúa Kitô. Chúng ta còn tối tăm. Nhưng ngày nay, qua bí tích Rửa Tội trong Chúa Kitô, chúng ta đã thuộc về ánh sáng, đã là ánh sáng rồi. Vì vậy chúng ta phải đi trong ánh sáng, phải làm những việc tốt lành, công chính, chân thật, bác ái. Ngài kêu gọi những ai còn ngủ mê trong tối tăm tội lỗi, hãy tỉnh thức, hãy ra khỏi cõi chết để được ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh chiếu soi” (x. Ep 5,8-14).
Được chiếu soi sẽ tỏa sáng như Ngôn sứ Isaia đã khẳng định:
“Lúc đó, ánh sáng của anh em sẽ bừng lên như hừng đông”
(Is 58, 8).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ánh sáng mới - Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, CN IV Mùa Chay
Tứ Quyết SJ
09:08 26/03/2017
VATICAN - Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay 26.03.2017 tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha quảng diễn ý nghĩa câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành anh mù từ thủa mới sinh. Anh mù không chỉ được sáng mắt mà còn nhận được ánh sáng mới là ánh sáng đức tin. Đức Thánh Cha cũng cám ơn mọi người thuộc Tổng Giáo Phận Milano vì đã tiếp đón Ngài trong ngày thứ bảy với tất cả tấm lòng.
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến!
Trung tâm của Tin Mừng Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay hôm nay là Chúa Giêsu và anh mù từ thủa mới sinh (Ga 9:1-41). Chúa Kitô đã chữa lành và phục hồi đôi mắt cho anh. Chúa thực hiện phép lạ này với cách thức mang đầy tính biểu tượng: trước hết Chúa trộn nước miếng cùng với đất rồi xoa vào mắt anh, sau đó Chúa bảo anh đến hồ Silôê mà rửa. Anh đã đi, rửa, và được sáng mắt. Anh ấy là người mù từ bẩm sinh. Với phép lạ này, Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta thấy, Ngài là ánh sáng thế gian, và mỗi người chúng ta cũng mù từ khi mới sinh, vì cho dù chúng ta được dựng nên để nhận biết Thiên Chúa, nhưng vì tội lỗi nên chúng ta cũng mù lòa, và chúng ta cần một thứ ánh sáng mới, đó là ánh đức tin, là ánh sáng mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Thực tế, câu chuyện về người mù trong Tin Mừng, còn mở ra mầu nhiệm Chúa Kitô. Chúa Giêsu hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” Anh ta đáp lại: “Thưa Thầy, nhưng Người là ai để tôi có thể tin vào Người?”. Chúa Giêsu nói tiếp: “Anh đã thấy Người và Người đang nói với anh.” Anh thưa lại: “Lạy Ngài, con tin” và anh sấp mình thờ lạy Chúa Giêsu.
Những điều ấy làm cho chúng ta phải suy nghĩ về đức tin của chúng ta, đức tin của chúng ta nơi Chúa Kitô, nơi Con Thiên Chúa. Và đây cũng là lúc thích hợp để nói về bí tích rửa tội, bí tích đầu tiên của đức tin, bí tích đem lại cho chúng ta ánh sáng nhờ nước và Chúa Thánh Thần. Điều ấy cũng đã xảy ra với anh mù. Anh được mở mắt sau khi anh đi rửa ở hồ Silôê. Anh mù được chữa lành khi anh nhận ra rằng Chúa Giêsu là ánh sáng, ánh sáng thế gian. Người là ánh sáng khi chúng ta dò dẫm trong bóng tối để kiếm tìm. Chúng ta cũng đã được Chúa Kitô soi sáng nhờ bí tích rửa tội, và chúng ta được gọi mời hành xử như con cái của sự sáng. Để sống như con các của sự sáng, chúng ta cần thay đổi cách nghĩ, cần có khả năng nhận định về con người và sự vật theo một thang giá trị khác, một thang giá trị đến từ Thiên Chúa. Thực vậy, bí tích rửa tội đòi hỏi phải lựa chọn sống như con cái ánh sáng và bước đi trong ánh sáng. Bây giờ các bạn có thể hỏi rằng: “Bạn có tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa không? Bạn có tin rằng chỉ có Ngài mới có thể thay đổi tâm hồn bạn? Bạn có nghĩ là có thể nhìn nhận thực tại giống như Chúa nhìn không, hay là chúng ta lại không thấy? Bạn có tin rằng Chúa là ánh sáng và Ngài sẽ ban cho chúng ta ánh sáng chân thực không? Bạn sẽ trả lời gì đây?” Trong lòng mỗi người hãy tự trả lời.
Thế nhưng, ánh sáng chân thực nghĩa là gì? Và bước đi trong ánh sáng nghĩa là gì? Trước hết, điều ấy có nghĩa là hãy bỏ đi những ánh sáng giả dối: thứ ánh sáng lạnh lùng gây tổn thương cho người khác, bởi những thành kiến bóp méo thực tế, bởi những hận thù xét đoán người khác cách không thương xót, bởi những kết án không căn cứ. Nó giống như thức ăn hàng ngày! Khi nói về người khác như thế, bạn đã không bước đi trong ánh sáng, mà chỉ bước đi trong những bóng mờ. Có thứ ánh sáng giả dối khác, nó quyến rũ và mơ hồ, nó dựa vào lợi ích cá nhân. Nếu chúng ta đánh giá sự vật và con người theo tiêu chí lợi nhuận của cá nhân chúng ta, theo sở thích của chúng ta, theo uy tín của chúng ta, thì chúng ta không sống theo sự thật trong các mối tương quan và các bối cảnh cụ thể. Nếu chúng ta đi theo con đường chỉ biết tìm lợi ích cá nhân, thì chúng ta đang đi trong bóng tối.
Lạy Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ là người đầu tiên đón nhận Chúa Giêsu, ánh sáng trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu nguyện, để chúng con nhận được ơn sủng, là đón Mùa Chay này với ánh sáng của đức tin, và tìm lại được món quà vô giá của bí tích rửa rội mà chúng con đã lãnh nhận. Xin cho ánh sáng mới này, biến đổi thái độ và hành vi của chúng con, khởi đi từ những gì nghèo hèn bé nhỏ của chúng con, để chúng con có thể mang lấy những tia sáng của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha chào thăm mọi người
Anh chị em thân mến!
Hôm qua tại Almería (Tây Ban Nha) đã có lễ phong chân phước José Álvarez-Benavides y de la Torre và 114 vị tử đạo. Các ngài là những linh mục, tu sĩ và giáo dân, đã anh hùng làm chứng cho Chúa Kitô, làm chứng về sứ mạng hòa bình và hòa giải huynh đệ. Nhờ lời chuyển cầu của các ngài, xin cho Giáo Hội luôn hiệp nhất trong việc xây dựng nền văn minh tình thương.
Cha chào tất cả anh chị em đến từ Roma, Italia và các quốc gia khác, đặc biệt là anh chị em hành hương từ Córdoba (Tây Ban Nha), các bạn trẻ đến từ trường Saint-Jean de Passy di Parigi, các tín hữu từ Loreto, từ Quartu Sant’Elena, Rende, Maiori, Poggiomarino, và các thanh thiếu niên đến từ “Romana-Vittoria” ở Milano.
Về Milano, cha muốn nói lời cám ơn với Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Milano và tất cả mọi người đã đón tiếp cha cách nồng nhiệt ngày hôm qua. Thực sự, cha cảm thấy là như đang ở nhà mình, khi ở giữa mọi người, dù là tín hữu hay chưa là tín hữu. Cám ơn các bạn rất nhiều, xin chào những con người Milano yêu mến, và cha sẽ nói điều này, rằng cha đã biết được câu người ta nói là đúng sự thật, đó là: Người Milano tiếp đón với tất cả tấm lòng!
Chúc anh chị em ngày Chúa Nhật tốt lành! Xin đừng quên cầu nguyện cho cha!
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến!
Trung tâm của Tin Mừng Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay hôm nay là Chúa Giêsu và anh mù từ thủa mới sinh (Ga 9:1-41). Chúa Kitô đã chữa lành và phục hồi đôi mắt cho anh. Chúa thực hiện phép lạ này với cách thức mang đầy tính biểu tượng: trước hết Chúa trộn nước miếng cùng với đất rồi xoa vào mắt anh, sau đó Chúa bảo anh đến hồ Silôê mà rửa. Anh đã đi, rửa, và được sáng mắt. Anh ấy là người mù từ bẩm sinh. Với phép lạ này, Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta thấy, Ngài là ánh sáng thế gian, và mỗi người chúng ta cũng mù từ khi mới sinh, vì cho dù chúng ta được dựng nên để nhận biết Thiên Chúa, nhưng vì tội lỗi nên chúng ta cũng mù lòa, và chúng ta cần một thứ ánh sáng mới, đó là ánh đức tin, là ánh sáng mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Thực tế, câu chuyện về người mù trong Tin Mừng, còn mở ra mầu nhiệm Chúa Kitô. Chúa Giêsu hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” Anh ta đáp lại: “Thưa Thầy, nhưng Người là ai để tôi có thể tin vào Người?”. Chúa Giêsu nói tiếp: “Anh đã thấy Người và Người đang nói với anh.” Anh thưa lại: “Lạy Ngài, con tin” và anh sấp mình thờ lạy Chúa Giêsu.
Những điều ấy làm cho chúng ta phải suy nghĩ về đức tin của chúng ta, đức tin của chúng ta nơi Chúa Kitô, nơi Con Thiên Chúa. Và đây cũng là lúc thích hợp để nói về bí tích rửa tội, bí tích đầu tiên của đức tin, bí tích đem lại cho chúng ta ánh sáng nhờ nước và Chúa Thánh Thần. Điều ấy cũng đã xảy ra với anh mù. Anh được mở mắt sau khi anh đi rửa ở hồ Silôê. Anh mù được chữa lành khi anh nhận ra rằng Chúa Giêsu là ánh sáng, ánh sáng thế gian. Người là ánh sáng khi chúng ta dò dẫm trong bóng tối để kiếm tìm. Chúng ta cũng đã được Chúa Kitô soi sáng nhờ bí tích rửa tội, và chúng ta được gọi mời hành xử như con cái của sự sáng. Để sống như con các của sự sáng, chúng ta cần thay đổi cách nghĩ, cần có khả năng nhận định về con người và sự vật theo một thang giá trị khác, một thang giá trị đến từ Thiên Chúa. Thực vậy, bí tích rửa tội đòi hỏi phải lựa chọn sống như con cái ánh sáng và bước đi trong ánh sáng. Bây giờ các bạn có thể hỏi rằng: “Bạn có tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa không? Bạn có tin rằng chỉ có Ngài mới có thể thay đổi tâm hồn bạn? Bạn có nghĩ là có thể nhìn nhận thực tại giống như Chúa nhìn không, hay là chúng ta lại không thấy? Bạn có tin rằng Chúa là ánh sáng và Ngài sẽ ban cho chúng ta ánh sáng chân thực không? Bạn sẽ trả lời gì đây?” Trong lòng mỗi người hãy tự trả lời.
Thế nhưng, ánh sáng chân thực nghĩa là gì? Và bước đi trong ánh sáng nghĩa là gì? Trước hết, điều ấy có nghĩa là hãy bỏ đi những ánh sáng giả dối: thứ ánh sáng lạnh lùng gây tổn thương cho người khác, bởi những thành kiến bóp méo thực tế, bởi những hận thù xét đoán người khác cách không thương xót, bởi những kết án không căn cứ. Nó giống như thức ăn hàng ngày! Khi nói về người khác như thế, bạn đã không bước đi trong ánh sáng, mà chỉ bước đi trong những bóng mờ. Có thứ ánh sáng giả dối khác, nó quyến rũ và mơ hồ, nó dựa vào lợi ích cá nhân. Nếu chúng ta đánh giá sự vật và con người theo tiêu chí lợi nhuận của cá nhân chúng ta, theo sở thích của chúng ta, theo uy tín của chúng ta, thì chúng ta không sống theo sự thật trong các mối tương quan và các bối cảnh cụ thể. Nếu chúng ta đi theo con đường chỉ biết tìm lợi ích cá nhân, thì chúng ta đang đi trong bóng tối.
Lạy Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ là người đầu tiên đón nhận Chúa Giêsu, ánh sáng trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu nguyện, để chúng con nhận được ơn sủng, là đón Mùa Chay này với ánh sáng của đức tin, và tìm lại được món quà vô giá của bí tích rửa rội mà chúng con đã lãnh nhận. Xin cho ánh sáng mới này, biến đổi thái độ và hành vi của chúng con, khởi đi từ những gì nghèo hèn bé nhỏ của chúng con, để chúng con có thể mang lấy những tia sáng của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha chào thăm mọi người
Anh chị em thân mến!
Hôm qua tại Almería (Tây Ban Nha) đã có lễ phong chân phước José Álvarez-Benavides y de la Torre và 114 vị tử đạo. Các ngài là những linh mục, tu sĩ và giáo dân, đã anh hùng làm chứng cho Chúa Kitô, làm chứng về sứ mạng hòa bình và hòa giải huynh đệ. Nhờ lời chuyển cầu của các ngài, xin cho Giáo Hội luôn hiệp nhất trong việc xây dựng nền văn minh tình thương.
Cha chào tất cả anh chị em đến từ Roma, Italia và các quốc gia khác, đặc biệt là anh chị em hành hương từ Córdoba (Tây Ban Nha), các bạn trẻ đến từ trường Saint-Jean de Passy di Parigi, các tín hữu từ Loreto, từ Quartu Sant’Elena, Rende, Maiori, Poggiomarino, và các thanh thiếu niên đến từ “Romana-Vittoria” ở Milano.
Về Milano, cha muốn nói lời cám ơn với Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Milano và tất cả mọi người đã đón tiếp cha cách nồng nhiệt ngày hôm qua. Thực sự, cha cảm thấy là như đang ở nhà mình, khi ở giữa mọi người, dù là tín hữu hay chưa là tín hữu. Cám ơn các bạn rất nhiều, xin chào những con người Milano yêu mến, và cha sẽ nói điều này, rằng cha đã biết được câu người ta nói là đúng sự thật, đó là: Người Milano tiếp đón với tất cả tấm lòng!
Chúc anh chị em ngày Chúa Nhật tốt lành! Xin đừng quên cầu nguyện cho cha!
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ tại công viên Monza, Milan
J.B. Đặng Minh An dịch
09:18 26/03/2017
Đồng tế với Đức Thánh Cha, cũng có Đức Hồng Y Scola, Tổng Giám Mục Milano, các Giám Mục phụ tá của ngài, các Giám Mục thuộc miền Lombardia và hàng trăm linh mục.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta vừa nghe một lời loan báo quan trọng nhất trong lịch sử của chúng ta: đó là Lời Thiên Thần Truyền Tin cho Mẹ Maria (x. Lc 1:26-38) – một đoạn văn cô đọng, đầy sự sống, mà tôi muốn đọc dưới ánh sáng của một lời loan báo khác: là lời loan báo thánh Gioan Tẩy Giả chào đời (x. Lc 1:5-20). Hai lời loan báo theo sau nhau và hiệp nhất với nhau; hai lời loan báo khi đối chiếu với nhau, cho chúng ta thấy điều Thiên Chúa trao ban cho chúng ta nơi Con của Ngài.
Lời loan báo về Gioan Tẩy Giả diễn ra khi ông Dacaria, vị tư tế, đã sẵn sàng bắt đầu nghi lễ phụng vụ đi vào trong Đền Thờ, nơi cộng đoàn đang chờ đợi ở bên ngoài. Lời Truyền Tin về Chúa Giêsu, ngược lại, đã diễn ra ở một nơi xa xôi xứ Galilêa, ở một thành phố ngoại biên không có tiếng tăm nổi bật nào (x. Ga 1:46), trong một gia đình vô danh của một cô gái có tên là Maria.
Đó là một sự tương phản, không phải là chuyện nhỏ, vì nó cho thấy rằng Đền Thờ mới của Thiên Chúa, cuộc gặp gỡ mới giữa Thiên Chúa và dân Người sẽ diễn ra ở những nơi mà chúng ta thường không mong đợi, ở ngoài lề, ở những vùng ngoại biên. Ở đó, Thiên Chúa sẽ gặp gỡ dân Ngài, Thiên Chúa trở thành xác phàm ở đó để bước đi cùng với chúng ta từ cung lòng của Mẹ Người. Giờ đây, Ngài sẽ không còn ở một nơi chỉ được dành cho một thiểu số trong khi số đông phải đứng ngoài trông ngóng. Không có gì và không ai bị Ngài thờ ơ, không hoàn cảnh nào có thể tước đi sự hiện diện của Ngài: niềm vui Ơn Cứu Độ bắt đầu trong đời sống thường nhật của một cô gái Thành Nadarét.
Chính Thiên Chúa là Đấng đã chọn bước tiến này và chọn để đưa chính Ngài vào trong gia đình của chúng ta - như Ngài đã thực hiện với Mẹ Maria; vào trong những vật lộn hàng ngày của chúng ta, với những lo toan và khát vọng của chúng ta. Và thực tế là nơi những thành phố của chúng ta, các trường học và đại học của chúng ta, các quảng trường và bệnh viên của chúng ta lời loan báo tuyệt vời nhất chúng ta có thể nghe đã được viên mãn: “Mừng vui lên, Thiên Chúa ở cùng anh em!” Đó là một niềm vui tạo nên sức sống, niềm vui tạo nên hy vọng, niềm vui trở thành hiện thực trong cách thế chúng ta nhìn vào tương lai, qua thái độ chúng ta nhìn vào nhau. Đó là một niềm vui trở thành tình liên đới, lòng hiếu khách, và lòng thương cảm đối với mọi người.
Như Mẹ Maria, chúng ta cũng có thể không khỏi ngỡ ngàng. “Điều này xảy ra thế nào được” trong thời buổi đầy những suy đoán. Có những suy đoán về cuộc sống, về công việc, về gia đình. Có những suy đoán về người nghèo và về những người di dân; có những suy đoán về người trẻ và về tương lai của họ. Tất cả dường như bị giản lược thành những con số, trong khi lãng quên rằng đời sống thường nhật của quá nhiều gia đình đang vẩn đục với những bấp bênh và không an toàn. Trong khi nỗi sầu gõ cửa quá nhiều gia đình, trong khi quá nhiều người trẻ ngày càng trở nên bất mãn vì thiếu các cơ hội thật sự, những đồn đoán rộ lên khắp bốn phương trời.
Nhịp điệu chóng mặt quay cuồng quanh ta xem ra đang cướp khỏi chúng ta niềm hy vọng và niềm vui. Những áp lực và sự bất lực khi đối diện với quá nhiều hoàn cảnh dường như làm khô khéo tâm trí và biến chúng ta thành vô cảm khi đối diện với muôn vàn những thách đố. Và, nghịch lý thay, khi mọi sự đang được gia tốc để xây dựng – về lý thuyết – cho một xã hội tốt đẹp hơn, thì cuối cùng không ai còn chút thời gian nào cho bất cứ điều gì hay cho bất cứ ai. Chúng ta đánh mất thời gian cho gia đình, thời gian cho cộng đoàn, chúng ta đánh mất thời gian cho tình bạn, cho tình liên đới và ký ức.
Thật là tốt khi chúng ta tự hỏi chính bản thân mình: Làm sao để sống niềm vui Tin Mừng trong các thành phố của chúng ta ngày hôm nay? Liệu niềm hy vọng Kitô Giáo có khả thi không trong hoàn cảnh này, ở đây và vào lúc này đây?
Hai câu hỏi này chạm vào căn tính của chúng ta, đời sống của gia đình chúng ta, đất nước và thành phố của chúng ta. Chúng chạm đến đời sống của con cái chúng ta, đời sống của người trẻ chúng ta và chúng đòi hỏi về phía chúng ta một cách thế mới để xác định vị thế của chúng ta trong lịch sử. Nếu niềm vui và niềm hy vọng Kitô Giáo tiếp tục là khả thi thì chúng ta không thể dửng dưng trước quá nhiều những hoàn cảnh đau đớn, và tự coi mình đơn thuần chỉ là những khán giả đang nhìn lên trời hy vọng rằng “trời sẽ tạnh mưa”. Tất cả những điều đang xảy ra đòi hỏi chúng ta phải nhìn vào hiện tại bằng sự mạnh dạn, và bằng lòng can đảm của người biết rằng niềm vui ơn cứu độ hình thành trong đời sống hằng ngày của gia đình của một cô gái Nadarét.
Khi đối diện với sự bối rối của Mẹ Maria, khi đối diện với sự lúng túng của chúng ta, có ba chìa khoá mà Sứ Thần Chúa mang đến cho chúng ta để giúp chúng ta đón nhận sứ mạng đã được uỷ thác cho chúng ta.
Thứ nhất là gợi nhớ ký ức. Điều đầu tiên mà Sứ Thần làm là gợi nhớ ký ức, qua đó mở hiện tại của Mẹ Maria ra với toàn bộ lịch sử cứu độ. Ngài gợi nhớ lại lời hứa đã được thực hiện với Đavít như là hoa trái của Giao Ước với Giacóp. Mẹ Maria là nữ tử của Giao Ước. Chúng ta ngày nay cũng được mời gọi để nhớ, để nhìn vào quá khứ của chúng ta để không lãng quên chúng ta từ đâu đến, để không quên lãng tổ tiên của chúng ta, ông bà của chúng ta và tất cả mọi điều mà họ đã trải qua để đến nơi chúng ta đang ở hiện nay. Mảnh đất này và người dân của nó đã biết đến nỗi đau của hai cuộc thế chiến và đôi khi thấy rằng danh tiếng thu được về nền công nghiệp và văn minh của mình đã bị ô nhiễm bởi những tham vọng vô độ. Ký ức giúp chúng ta không ở lì trong tình trạng là tù nhân của bài diễn thuyết gieo rắc những đổ vỡ và chia rẽ như là cách thế duy nhất để giải quyết những mâu thuẫn. Gợi nhớ ký ức là phương dược tốt lành nhất cho tầm nhìn của chúng ta khi đối diện với những giải pháp ma thuật của chia rẽ và bất hoà.
Thứ hai là thuộc về Dân Thiên Chúa. Ký ức giúp cho Mẹ Maria biết trân trọng sự thuộc về Dân Thiên Chúa của Mẹ. Thật tốt nếu chúng ta nhớ rằng chúng ta là những thành viên của Dân Thiên Chúa! Người Milan, vâng, người Ambrosia, chắc chắn là một phần của Dân Chúa vĩ đại – một dân được tạo nên từ hàng ngàn diện mạo, lịch sử, nguồn gốc, một dân đa văn hoá và đa sắc tộc. Đây là một trong những sự phong phú của chúng ta. Đó là một dân được gọi để đón nhận những khác biệt, để hội nhập chúng với sự tôn trọng và sáng tạo và để vui mừng trước sự mới mẻ đến từ người khác; đó là một dân không sợ chấp nhận những giới hạn; đó là một dân không sợ trao ban lòng hiếu khách cho người đang cần vì dân ấy biết rằng Thiên Chúa đang hiện diện ở đó.
Thứ ba là không có gì là không thể. “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa” (Lc 1:37): đó đó kết thúc câu trả lời của Sứ Thần với Mẹ Maria. Khi chúng ta tin rằng mọi sự tùy thuộc vào khả năng của chúng ta, vào sức mạnh của chúng ta, vào những viễn kiến thiển cận của chúng ta, thì mọi sự xem ra là không thể. Nhưng nếu, ngược lại, chúng ta sẵn sàng để cho bản thân chúng ta được giúp đỡ, để cho bản thân chúng ta được dạy dỗ, mở bản thân mình ra cho ân sủng, thì lúc ấy những sự dường như không thể bắt đầu trở nên có thể. Những miền đất này biết rõ điều ấy, nên theo dòng lịch sử, đã tạo ra rất nhiều đặc sủng, rất nhiều những nhà truyền giáo, rất nhiều sự phong phú cho đời sống của Giáo Hội! Nhiều người khi vượt thắng chủ nghĩa bi quan không sinh hoa trái và mang tính chia rẽ, đã mở bản thân họ ra cho những sáng kiến của Thiên Chúa và trở thành những dấu chỉ của một mảnh đất sinh hoa trái không khép kín trong những ý tưởng của riêng mình, trong những giới hạn của mình và trong những khả năng hạn hẹp của mình nhưng mở ra đối với những người khác.
Như trong quá khứ, Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những đồng minh, Ngài vẫn tiếp tục tìm kiếm những người nam nữ biết tin, biết nhớ, biết cảm nhận mình là một phần của Dân Ngài để hợp tác với sự sáng tạo của Thần Khí. Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục đi đến những vùng ngoại ô và những thành thị của chúng ta. Ngài đặt mình ở mọi nơi để tìm kiếm những tâm hồn biết lắng nghe lời mời gọi của Ngài và biến nó thành hiện thực ở đây và bây giờ. Nói như Thánh Ambrose trong lời giảng của ngài về đoạn Kinh Thánh này, chúng ta có thể nói: Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những tâm hồn giống như tâm hồn của Mẹ Maria, sẵn sàng để tin ngay cả trong những hoàn cảnh ngoại thường (x. Esposizione del Vangelo sec. Luca II: 17: PL 15, 1559). Xin Thiên Chúa làm cho niềm tin này và niềm hy vọng này tăng trưởng trong chúng ta.
Diễn từ của Đức Thánh Cha với các nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo chính trị Châu Âu ngày 24/03/2017
J.B. Đặng Minh An dịch
21:27 26/03/2017
Từ 6 quốc gia sáng lập ban đầu là Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Lục Xâm Bảo và Hà Lan, Liên Hiệp Âu Châu ngày nay gồm có 28 quốc gia thành viên, trải dài trên một diện tích rộng 4,475,757 cây số vuông với một dân số lên đến 510 triệu dân.
Nghị trình trong cuộc họp tại Rôma của các nhà lãnh đạo Âu Châu sẽ bao gồm việc thảo luận về tương lai của Liên minh trong 10 năm tới, sự rút lui của Anh, những chấn thương tài chính lặp đi lặp lại, làn sóng di cư và chủ nghĩa mị dân đang gia tăng nhanh chóng.
Lúc 6h chiều, tại phòng họp Sala Regia trong dinh Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Âu Châu và đọc một diễn từ quan trọng nói lên quan điểm của Tòa Thánh về tương lai của đại lục này.
Sau diễn từ chào mừng Đức Thánh Cha của ông Paolo Gentiloni, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Italia, và ông Antonio Tajani, Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, Đức Thánh Cha nói:
Kính thưa quý vị,
Tôi cảm ơn quý vị đã có mặt tại đây vào tối nay, trước khi kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử Châu Âu. Tôi xin chuyển đến mỗi người trong quý vị tình yêu của Tòa Thánh đối với các quốc gia và cho toàn thể Châu Âu. Tương lai của Tòa Thánh, theo sự quan phòng của Chúa được liên kết không thể tách rời đối với lục địa này. Tôi đặc biệt biết ơn ông Paolo Gentiloni, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Italia, vì những lời chào mừng danh dự nhân danh quý vị, và vì những nỗ lực mà Italia đã thực hiện để chuẩn bị cho cuộc họp này. Tôi cũng cảm ơn Ngài Antonio Tajani, Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, là người đã bày tỏ khát vọng của người dân trong Liên Hiệp Âu Châu vào dịp kỷ niệm này.
Quay lại Kinh Thành Rôma, sáu mươi năm sau, không thể chỉ đơn thuần là một sự tưởng nhớ những điều trong quá khứ nhưng còn là một biểu hiện cho mong muốn làm sống lại lại sự kiện đó ngõ hầu đánh giá cao tầm quan trọng của nó đối với hiện tại. Chúng ta cần phải đắm mình trong những thách thức của thời điểm lúc bấy giờ, để có thể đối mặt với những thách thức của ngày hôm nay và ngày mai. Kinh thánh, với những câu chuyện lịch sử phong phú, có thể dạy cho chúng ta một bài học cơ bản. Chúng ta không thể hiểu được thời đại của chúng ta một cách tách biệt với quá khứ, coi quá khứ chỉ là một tập hợp các sự kiện xa xôi, vì thực ra quá khứ là bạch huyết cầu cho cuộc sống hiện tại. Không nhận thức như thế, thực tế mất đi sự thống nhất của nó, lịch sử mất đi luận lý xuyên suốt của nó, và nhân loại mất đi cảm thức về hoạt động và tiến bộ của nó hướng về tương lai.
Ngày 25 tháng 3 năm 1957 là một ngày đầy những hy vọng, mong đợi, nhiệt tình và háo hức. Chỉ những sự kiện nào có ý nghĩa ngoại thường và đem đến những hệ quả lịch sử mới có thể trở nên độc đáo trong lịch sử loài người. Ký ức của ngày hôm đó liên quan đến những hy vọng ngày hôm nay và sự mong đợi của người dân Châu Âu, là những người đang kêu gọi một sự biện phân trong hiện tại, để cuộc hành trình đã được bắt đầu có thể tiếp tục với một nhiệt tình và một sự tự tin mới.
Điều này là rất rõ ràng đối với những người khai sáng và các nhà lãnh đạo, là những người đã ký kết hai Hiệp ước hình thành nên thực tại chính trị, kinh tế, văn hoá và nhân bản mà ngày nay chúng ta gọi là Liên minh châu Âu. Như P.H. Spaak, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bỉ đã nói, “đúng là, chúng ta nhắm đến một sự thịnh vượng vật chất của người dân, mở rộng nền kinh tế, các tiến bộ xã hội và các khả năng thương mại và công nghiệp hoàn toàn mới, nhưng trên hết là chúng ta hướng đến việc hoài thai một cuộc sống nhân bản, huynh đệ và công bình.[1]
Sau những năm đen tối và đổ máu của Thế chiến thứ hai, các nhà lãnh đạo thời đó đã tin tưởng vào khả năng có được một tương lai tốt đẹp hơn. “Họ không thiếu sự dũng cảm, cũng không hành động quá muộn. Ký ức về những bi kịch và thất bại vào thời điểm đó dường như đã truyền cảm hứng cho họ và mang đến cho họ một sự can đảm cần thiết để bỏ lại đằng sau những tranh chấp cũ giữa họ với nhau để có thể tư duy và hành động theo một phương thế hoàn toàn mới mẻ, hầu có thể mang lại sự chuyển đổi lớn nhất.. . của Châu Âu.”[2]
Những người khai sáng nhắc nhở chúng ta rằng châu Âu không phải là tập hợp các quy tắc phải tuân theo, hoặc một cuốn kim chỉ nam hướng dẫn về các quy trình và thủ tục phải được thực hiện. Đó là một lối sống, một cách để hiểu con người dựa trên phẩm giá siêu việt và bất khả nhượng của họ, như một cái gì đó không chỉ đơn giản là một tổng hợp các quyền cần phải được bảo vệ hoặc những đòi hỏi cần phải được thăng tiến. Nơi căn cội của ý tưởng về châu Âu, chúng ta thấy “bản chất và trách nhiệm của con người, với sự lên men của tình huynh đệ được đề cập trong Kinh Thánh..., cùng với ước vọng về chân lý và công lý, được tôi luyện trong những kinh nghiệm hàng ngàn năm”[3] Rôma, với ơn gọi của nó về tính phổ quát, [4] tượng trưng cho kinh nghiệm đó và do đó đã được chọn làm nơi ký kết Hiệp ước. - Như Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan, J. Luns, đã nhận xét - Rôma “đã đặt nền tảng chính trị, pháp lý và xã hội cho nền văn minh của chúng ta”.[5]
Rõ ràng, ngay từ đầu, trái tim của dự án chính trị châu Âu chính là con người. Rõ ràng rằng các Hiệp Ước có thể vẫn chỉ là những văn bản chết nếu chúng không có sinh khí. Yếu tố đầu tiên của sức sống châu Âu chính là tình đoàn kết. Như Thủ tướng Lục Xâm Bảo, J. Bech nói, “cộng đồng kinh tế châu Âu sẽ chỉ có thể tồn tại lâu dài và thành công nếu nó liên tục trung thành với tinh thần đoàn kết châu Âu đã tạo ra nó, và nếu ý chí chung của châu Âu được chứng minh là mạnh mẽ hơn ý chí của từng quốc gia”. [6] Tinh thần đó vẫn còn cần thiết ngày nay, khi chúng ta đối diện với các xung động ly tâm và sự cám dỗ để hạ giảm các lý tưởng sáng lập ra Liên minh vào các nhu cầu về sản xuất, kinh tế và tài chính mà thôi.
Đoàn kết tạo ra sự cởi mở đối với người khác. Thủ tướng Đức K. Adenauer nói: “Kế hoạch của chúng tôi không phải vì lợi ích cá nhân”[7]. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, C. Pineau, đã lặp lại quan điểm này: “Chắc chắn các nước thống nhất.. . không có ý định cô lập mình khỏi phần còn lại của thế giới và vây quanh mình bằng những rào cản không thể vượt qua được”[8]. Trong một thế giới đã quá quen thuộc với bi kịch của các bức tường và những chia rẽ, điều quan trọng là phải hoạt động cho một Âu Châu thống nhất và mở rộng, và phải loại bỏ những hàng rào không tự nhiên chia cách châu lục này từ biển Baltic đến Adriatic. Những nỗ lực đã được thực hiện để phá bỏ bức tường đó! Tuy nhiên, ngày hôm nay ký ức về những nỗ lực đó đã bị lãng quên. Bi kịch của các gia đình bị chia cắt, của nghèo đói và lầm than phát sinh từ sự chia rẽ đó cũng bị quên lãng. Ở những nơi mà các thế hệ đang mong muốn được thấy sự sụp đổ của những dấu chỉ thù hằn, thì ngày này chúng ta lại tranh luận làm thế nào để tránh né “những nguy hiểm” của thời đại: bắt đầu với những hồ sơ dài các phụ nữ, những người đàn ông và các trẻ em đang chạy trốn chiến tranh và đói nghèo, là những người chỉ mong tìm kiếm được một tương lai cho bản thân và người thân của họ.
Trong thời đại đánh mất ký ức hôm nay, chúng ta thường quên đi một thành tựu to lớn khác của tình đoàn kết đã được phê chuẩn ngày 25 tháng 3 năm 1957: đó là thời kỳ hòa bình dài nhất trải qua nhiều thế kỷ. “Những người theo thời gian thường thấy mình trong các phe đối lập, chiến đấu chống lại nhau.. . bây giờ thấy mình thống nhất và được làm giàu bằng các đặc tính quốc gia đặc thù của họ”.[9] Hòa bình luôn là kết quả của sự đóng góp tự do và ý thức của tất cả mọi người. Tuy nhiên, “đối với nhiều người ngày nay, hòa bình xuất hiện như là một phước lành xem ra là đương nhiên”, [10] đến mức nhiều người xem thường nó. Nhưng thực ra, hòa bình là một điều tốt đẹp, quý giá và cần thiết, nếu không có hòa bình, chúng ta không thể xây dựng một tương lai cho bất cứ ai, và chúng ta sẽ lâm vào tình cảnh “sống ngày nào biết ngày ấy thôi”.
Dù là lần đầu tiên được thai nghén ra, Liên Hiệp Âu Châu đã được sinh ra từ một dự án rõ ràng, được xác định cẩn thận và được cân nhắc kỹ lưỡng. Mỗi dự án có giá trị đều hướng đến tương lai, và tương lai là của những người trẻ, là những người được kêu gọi thực hiện những hy vọng và hứa hẹn của mình.[11] Những người khai sáng đã có một cảm thức rõ ràng là các nỗ lực chung không phải chỉ vượt qua biên giới các quốc gia mà thôi, nhưng còn phải vượt qua cả biên giới thời gian, để gắn kết các thế hệ với nhau, tất cả đều chia sẻ trong việc xây dựng ngôi nhà chung.
Kính thưa quý vị,
Tôi đã dành phần đầu trong bài nói chuyện để nói về những người đã khai sáng ra Châu Âu, để chúng ta có thể bị thách thức bởi những lời nói của họ, về tính kịp thời trong tư duy của họ, lòng khao khát theo đuổi công ích của họ, lòng xác tín của họ trong việc chia sẻ một công cuộc vượt quá mỗi người trong chính họ, và chiều kích của những lý tưởng đã truyền cảm hứng cho họ. Mẫu số chung của họ là tinh thần phục vụ, kết hiệp với niềm đam mê chính trị và ý thức rằng “nguồn gốc của nền văn minh châu Âu có tính Kitô giáo”, [12] nếu không có tính chất này thì những giá trị về phẩm giá, tự do và công lý của phương Tây sẽ là những điều không thể hiểu nổi. Như thánh Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Cả ngày nay, linh hồn của Âu Châu vẫn thống nhất, bởi vì, ngoài nguồn gốc chung của nó, những giá trị Kitô và nhân bản giống nhau vẫn sống động. Sự tôn trọng phẩm giá con người, ý thức sâu xa về công lý, tự do, siêng năng, tinh thần sáng kiến, tình yêu gia đình, tôn trọng cuộc sống, khoan dung, mong muốn hợp tác và hoà bình: tất cả đều là những dấu chỉ đặc thù của nó” [13] Trong thế giới đa văn hóa của chúng ta, những giá trị này sẽ tiếp tục có vị trí chính đáng của chúng nếu chúng tiếp tục duy trì mối quan hệ sống còn với nguồn gốc sâu xa của mình. Kết quả của sự kết nối này sẽ giúp xây dựng các xã hội “thế tục” thực sự, không có những mâu thuẫn ý thức hệ, với không gian bình đẳng cho người bản xứ và người nhập cư, cho những tín hữu và những người không tin.
Thế giới đã thay đổi rất nhiều trong sáu mươi năm qua. Nếu những người khai sáng ra Cộng Đồng Âu Châu, sau khi sống sót qua một cuộc xung đột tàn hại, đã được truyền cảm hứng bởi niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn và quyết tâm theo đuổi nó bằng cách tránh những xung đột mới, thì thời đại của chúng ta lại đang bị chi phối bởi khái niệm khủng hoảng. Chúng ta có cuộc khủng hoảng kinh tế ghi đậm dấu vết trong thập kỷ qua; cùng với cuộc khủng hoảng gia đình và các mô hình xã hội; chúng ta cũng có “một cuộc khủng hoảng các định chế” ngày lan rộng và cuộc khủng hoảng người di cư. Nhiều cuộc khủng hoảng gây ra lo sợ và hoang mang sâu sắc trong con người thời nay, là những người đang hoài mong một tầm nhìn tương lai mới. Tuy nhiên thuật ngữ “khủng hoảng” không nhất thiết là tiêu cực. Nó không chỉ đơn giản chỉ ra một khoảnh khắc đau đớn phải chịu đựng. Từ “khủng hoảng” có nguồn gốc từ động từ Hy Lạp kríno, nghĩa là biện phân, cân nhắc, và đánh giá. Thời đại của chúng ta hiện nay là khoảng thời gian của biện phân, một khoảng thời gian trong đó chúng ta được mời gọi xác định điều gì là thiết yếu để xây dựng trên đó. Đó là thời gian của thách đố và cơ hội.
Như thế, chìa khóa giải nghĩa cho việc đọc những khó khăn của hiện tại và tìm kiếm câu trả lời cho tương lai là gì? Trở lại với tư duy của các vị khai sáng sẽ không mang lại kết quả nào trừ phi nó có thể giúp chỉ ra một con đường và tạo ra động lực để đối diện với tương lai và đem lại một nguồn hy vọng. Khi một cơ thể mất đi cảm giác định hướng và không còn có thể nhìn về phía trước, nó sẽ trải qua một sự hồi quy và, về lâu dài, có nguy cơ chết dần mòn. Vậy thì cái gì là di sản của những người khai sáng? Đâu là những tiềm năng các vị đã chỉ ra để chúng ta có thể vượt qua những thách thức phía trước? Họ hy vọng gì cho châu Âu của ngày hôm nay và ngày mai?
Câu trả lời của họ được tìm thấy chính xác trong các trụ cột mà họ quyết tâm xây dựng cộng đồng kinh tế châu Âu. Tôi đã đề cập đến những điều này: đó là vị trí trung tâm của con người, sự liên đới hiệu quả, sự cởi mở với thế giới, theo đuổi hoà bình và phát triển, cởi mở với tương lai. Những người cai trị có trách nhiệm tìm hiểu những con đường hy vọng, xác định những cách thức cụ thể để bảo đảm rằng các bước đi quan trọng được thực hiện; những nỗ lực đó đến nay vẫn chưa hề bị lãng phí, nhưng chúng là những cam kết cho một cuộc hành trình dài và hiệu quả.
Châu Âu tìm thấy niềm hy vọng mới khi con người là trung tâm và trái tim các định chế của nó. Tôi tin rằng điều này đòi hỏi một sự sẵn sàng lắng nghe chu đáo và tin tưởng những mong đợi mà các cá nhân, xã hội và các dân tộc hình thành nên Liên Hiệp Âu Châu đã và đang lên tiếng. Đáng buồn thay, người ta thường có cảm giác rằng “sự chia rẽ” đang gia tăng giữa các công dân và các cơ quan của châu Âu, thường được coi là cách biệt với dân chúng và không chú ý đến những cảm giác khác nhau hiện diện trong Liên minh. Xác nhận tính trung tâm của con người cũng có nghĩa là khôi phục lại tinh thần gia đình, theo đó mỗi người đều tự do chia sẻ với gia đình theo khả năng và tài năng của mình. Điều này giúp ghi nhớ rằng châu Âu là một gia đình các dân tộc [14] và - như trong mỗi gia đình tốt - có những mức độ nhạy cảm khác nhau, nhưng tất cả đều có thể phát triển trong một sự hiệp nhất. Liên minh châu Âu được sinh ra như một sự thống nhất các khác biệt và một sự thống nhất trong sự khác biệt. Sự khác biệt không nên là một lý do gây ra sợ hãi, cũng không nên nghĩ rằng sự thống nhất được duy trì bởi tính đồng nhất. Sự thống nhất là một sự hòa hợp trong một cộng đồng. Các vị khai sáng đã chọn thuật ngữ đó làm dấu ấn cho các cơ quan phát sinh ra từ các Hiệp Ước và họ nhấn mạnh rằng các nguồn lực và tài năng của mỗi người hiện đang được tập hợp lại. Ngày nay, Liên minh Châu Âu cần khôi phục ý thức chủ yếu như là “cộng đồng” của con người và các dân tộc, để nhận ra rằng “toàn thể lớn hơn một phần, nhưng nó cũng lớn hơn tổng các phần của nó” [15] và do đó “chúng ta phải liên tục mở rộng tầm nhìn của mình để nhìn thấy những lợi ích lớn hơn sẽ đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta” [16]. Những người khai sáng đã tìm kiếm sự hài hòa trong đó toàn thể có mặt trong mỗi bộ phận, và các bộ phận - theo cách riêng của nó - đều có trong toàn bộ.
Châu Âu tìm thấy hy vọng mới trong tình đoàn kết, đây cũng là loại thuốc giải độc hiệu quả nhất cho các hình thái mỵ dân hiện đại. Đoàn kết đòi hỏi phải nhận thức được mình là thành viên của một cơ thể duy nhất, trong khi đồng thời có khả năng chia sẻ thông tin với mọi người và với toàn thể. Khi một người đau khổ, tất cả đều khổ đau (xem 1 Cor 12:26). Hôm nay, cùng với Vương quốc Anh, chúng ta thương tiếc các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố diễn ra ở Luân Đôn hai ngày trước. Vì tình liên đới không chỉ là lý tưởng; Nó thể hiện trong các hành động cụ thể và các bước đưa chúng ta đến gần hơn với các nước láng giềng của chúng ta, bất kể họ gặp phải tình huống nào. Các hình thức của chủ nghĩa mỵ dân thay vào đó là kết quả của một chủ nghĩa ích kỷ giam hãm con người và ngăn ngừa họ vượt qua và “nhìn xa hơn” tầm nhìn hẹp hòi của họ. Cần phải bắt đầu suy nghĩ lại một lần nữa trong tư cách là người châu Âu, để tránh những nguy hiểm của sự đồng nhất đáng sợ hoặc thái độ vênh vang của chủ nghĩa đặc thù. Chính trị cần loại lãnh đạo này, là những người biết tránh xa việc vuốt ve các cảm xúc của quần chúng để mưu toan dành được sự đồng tình ủng hộ của họ, nhưng thay vào đó, trong tinh thần liên đới và tương nhượng, thảo ra các chính sách có thể làm cho toàn bộ Liên minh phát triển hài hòa. Kết quả là, những người chạy nhanh hơn có thể chìa ra một bàn tay cho những người chậm hơn, và những người gặp khó khăn hơn sẽ có thể bắt kịp những người dẫn đầu.
Châu Âu tìm thấy hy vọng mới khi nó từ chối khuất phục sự sợ hãi hoặc tự đóng kín mình dưới những hình thức an ninh giả tạo. Ngược lại, lịch sử của Châu Âu đã được xác định rất nhiều bởi các cuộc gặp gỡ với các dân tộc khác và các nền văn hóa khác; bản sắc của Châu Âu “là, và luôn luôn là một bản sắc năng động và đa văn hóa”. [17] Thế giới trông đợi dự án của châu Âu với một sự quan tâm lớn như trong ngày đầu tiên, khi đám đông tụ tập tại quảng trường Capitol của Rome với những thông điệp chúc mừng bùng nổ từ các quốc gia khác. Ngày nay, thậm chí còn đúng hơn nữa, nếu chúng ta nghĩ đến những quốc gia đã yêu cầu trở thành một phần của Liên hiệp và những quốc gia nhận được viện trợ rất hào phóng để chống lại các ảnh hưởng của đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh. Sự mở cửa với thế giới bao hàm khả năng “đối thoại như là một hình thức gặp gỡ” [18] ở tất cả các cấp, bắt đầu với cuộc đối thoại giữa các quốc gia thành viên, giữa các tổ chức và công dân, và với rất nhiều những người nhập cư đang đổ xô vào bờ của Liên minh. Đối phó với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về nhập cư trong những năm gần đây như thể đó chỉ là vấn đề về số lượng hoặc kinh tế, hoặc vấn đề về an ninh thôi thì chưa đủ. Vấn đề nhập cư đặt ra một câu hỏi sâu sắc hơn, đó là vấn đề chủ yếu về văn hoá. Châu Âu hiện nay đề xuất loại hình văn hoá nào? Sự sợ hãi, ngày càng trở nên rõ ràng hơn, có căn nguyên bắt nguồn từ việc đánh mất đi những lý tưởng của mình. Nếu không có cách đối phó được lấy cảm hứng từ những lý tưởng đó, chúng ta sẽ bị thống trị bởi nỗi sợ hãi rằng những người khác sẽ làm mất đi những thói quen thông thường của chúng ta, sẽ tước đoạt những tiện nghi quen thuộc, và bằng cách nào đó họ sẽ đặt vấn đề về lối sống của chúng ta, một lối sống mà thường chỉ co cụm trong sự giàu có về vật chất. Tuy nhiên, sự phong phú của châu Âu luôn luôn là sự cởi mở về tinh thần và khả năng dám đặt ra các câu hỏi cơ bản về ý nghĩa của cuộc sống. Sự cởi mở với cảm thức về sự vĩnh cửu cũng song hành với sự cởi mở tích cực với thế giới, dù đôi khi cũng có những căng thẳng và sai lầm. Tuy nhiên sự thịnh vượng ngày nay dường như đã cắt bớt đôi cánh của lục địa này và hạ thấp tầm nhìn của nó. Châu Âu có một di sản những lý tưởng và các giá trị tinh thần độc đáo trên thế giới, xứng đáng được đề xuất một lần nữa với sự nhiệt thành và sức sống mới, vì đây là thuốc giải độc tốt nhất chống lại khoảng trống các giá trị trong thời đại chúng ta, đang tạo ra một địa hình phì nhiêu cho các hình thái cực đoan. Đây là những lý tưởng hình thành nên châu Âu, một “bán đảo châu Á” trải dài từ rặng Urals đến Đại Tây Dương.
Châu Âu tìm thấy hy vọng mới khi đầu tư vào phát triển và hòa bình. Sự phát triển không phải là kết quả của việc kết hợp các hệ thống sản xuất khác nhau. Nó liên quan đến toàn bộ con người: phẩm giá lao động, điều kiện sống tốt đẹp, được tiếp cận với giáo dục và chăm sóc y tế cần thiết. “Sự phát triển là tên mới của hòa bình”, [19] Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nói, vì không có hòa bình thật sự bất cứ khi nào con người bị bỏ quên hoặc bị buộc phải sống trong cảnh nghèo khó. Không có hòa bình nếu không có công ăn việc làm và những triển vọng kiếm được một mức lương xứng đáng. Không có hòa bình ở các vùng ngoại vi các thành phố của chúng ta, nếu tiếp tục còn sự lạm dụng ma túy và bạo lực.
Châu Âu tìm thấy hy vọng mới khi mở rộng cửa cho tương lai, khi mở cửa cho giới trẻ, đem lại cho họ những triển vọng nghiêm túc về giáo dục và những khả năng thực sự để bước vào lực lượng lao động, khi đầu tư vào gia đình, là tế bào đầu tiên và cơ bản của xã hội, khi tôn trọng lương tâm và lý tưởng của các công dân khi cho các bà mẹ có thể có con mà không sợ không thể hỗ trợ cho họ, khi bảo vệ cuộc sống trong tất cả sự thiêng liêng của nó.
Kính thưa quý vị,
Ngày nay, với sự gia tăng chung về tuổi thọ của mọi người, sáu mươi được xem là tuổi trưởng thành hoàn toàn, một thời điểm quan trọng khi chúng ta lại được kêu gọi tự vấn. Ngày hôm nay đây, Liên minh châu Âu cũng được mời gọi để tự vấn chính mình trong việc chăm sóc cho người yếu đau với những bệnh tật không thể tránh khỏi trong tuổi già, và trong việc tìm ra các phương thế mới xoay chuyển xu thế này. Tuy nhiên, không giống như con người, Liên minh châu Âu không phải đối mặt với một tuổi già không thể tránh khỏi, nhưng đối diện với khả năng của một sự trẻ trung mới. Thành công của nó sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng để làm việc cùng nhau một lần nữa, và sự sẵn sàng của mình dám đánh cược với tương lai. Là những nhà lãnh đạo, quý vị được kêu gọi làm bừng sáng lên con đường của một “chủ nghĩa nhân bản mới của châu Âu” [20] được hình thành từ các lý tưởng và hành động cụ thể. Điều này có nghĩa là không sợ đưa ra các quyết định thiết thực có khả năng đáp ứng các vấn đề thực sự của con người, và có thể đứng vững với những thách đố của thời gian.
Về phần tôi, tôi sẵn sàng bảo đảm với quý vị về sự gần gũi của Tòa Thánh và Giáo Hội với Châu Âu như một tổng thể, với sự tăng trưởng mà Châu Âu đã, đang và sẽ luôn luôn tiếp tục đóng góp. Xin Chúa ban muôn ơn lành cho Âu Châu, và xin Ngài bảo vệ và ban cho Châu Âu ơn bình an và tiến bộ. Tôi xin mượn nơi đây những lời Joseph Bech đã tuyên bố trên Đồi Capitol của Rôma: Ceterum censeo Europam esse aedificandam - hơn nữa, tôi tin rằng châu Âu phải được dựng xây.
Cảm ơn quý vị.
[1] P.H. SPAAK, Diễn văn trong lễ ký Hiệp ước Rôma, ngày 25 tháng 3 năm 1957.
[2] thượng dẫn
[3] A. DE GASPERI. La nostra patria Europa. Diễn văn tại Nghị viện Châu Âu, 21 tháng 4 năm 1954, Alcide De Gasperi e la politica internazionale, Cinque Lune, Rome, 1990, vol. III, 437-440.
[4] x. P.H. SPAAK, loc. Cit.
[5] J. LUNS, Diễn văn trong lễ ký Hiệp ước Rôma, ngày 25 tháng 3 năm 1957.
[6] J. BECH, Diễn văn trong lễ ký Hiệp ước Rôma, ngày 25 tháng 3 năm 1957.
[7] K. ADENAUER, Diễn văn trong lễ ký Hiệp ước Rôma, ngày 25 tháng 3 năm 1957.
[8] C. PINEAU, Diễn văn trong lễ ký Hiệp ước Rôma, ngày 25 tháng 3 năm 1957.
[9] P.H. SPAAK, loc. Cit.
[10] Diễn từ trước Ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh, ngày 9 tháng 1 năm 2017.
[11] x. P.H. SPAAK, loc. Cit.
[12] A. DE GASPERI, loc. Cit.
[13] JOHN PAUL II, Diễn văn tại Santiago de Compostela, 9 tháng 11 năm 1982: AAS 75/1 (1983), 329.
[14] x. Diễn từ trước Quốc hội Châu Âu, Strasbourg, 25 tháng 11 năm 2014: AAS 106 (2014), 1000.
[15] Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 235.
[16] thượng dẫn.
[17] Diễn văn tại Lễ trao Giải thưởng Charlemagne, 6 tháng 5 năm 2016: L'Osservatore Romano, 6-7 tháng 5 năm 2016, tr. 4.
[18] Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 239.
[19] PAUL VI, Thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc (Populorum Progressio), 26 Tháng ba 1967, 87: AAS 59 (1967), 299.
[20] Diễn văn tại Lễ trao Giải thưởng Charlemagne, loc. Cit., P. 5.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Curia Phú Thọ 1: Mừng lễ Đức Mẹ Truyền tin và Đại hội Acies
Martino Lê Hoàng Vũ
08:39 26/03/2017
Curia Phú Thọ 1: Mừng lễ Đức Mẹ Truyền tin và Đại hội Acies
Chiều nay thứ bảy ngày 25.3.2017,vào đúng ngày Giáo Hội mừng lễ Truyền tin, các hội viên Legio Mariæ đang hoạt động và tán trợ thuộc Curia Phú Thọ 1 đã về nhà thờ giáo xứ Phú Bình để mừng đại lễ Truyền Tin và đại hội Acies.Curia Phú Thọ 1 gồm 4 giáo xứ Phú Bình, Tân Trang,Tân Phước và Thăng Long.
Xem Hình
Lúc 16 g,chương trình được bắt đầu với phần nguyện kính khai mạc,hát kinh “ Chúa Thánh Thần” lần hạt 5 mầu nhiệm Vui.Sau đó là phần dâng mình cho Đức mẹ,cha Linh Giám cùng các hội viên tiến lên trước tượng Đức Mẹ,trang nghiêm đi đến trước Vexillum,dừng lại,đặt tay lên cán Vexillum miệng đọc lớn tiếng lời dâng mình :“Lạy Nữ Vương là Mẹ con,toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”
Kế đó cha Gioan B.Trần Văn Trí, Linh giám Curia Phú Thọ I nói vắn tắt ý nghĩa việc dâng mình cho Đức Me, và nguyện kinh Catena.
Vào khoảng 17g,Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Truyền Tin do cha Hạt trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm chủ tế,cùng với cha linh giám Curia Phú Thọ 1 và cũng là cha chánh xứ Phú Bình Gioan B. Trần Văn Trí.
Trong bài giảng,cha Hạt Trưởng nói đến mẫu gương khiêm nhường,vâng phục thánh ý Thiên Chúa của Mẹ Maria.“Đơn giản tôi là Maria”, Mẹ Maria sống đơn sơ khiêm tốn,luôn làm đẹp lòng Chúa trong lời nói,suy nghĩ và hành động.Mẹ Maria sống khiêm nhường,đó là nền tảng của mọi nhân đức. Mẹ hạ mình xuống đất,thấp nhất rồi,không còn ai tranh giành được nữa.Đức Maria từ một nữ tỳ hèn mọn được Thiên Chúa nâng lên như lời Đức Giêsu dạy:“Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”. Chúng ta nhớ đến khẩu hiệu Giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Gioan 23 : “Vâng phục- bình an”,ngài đã học sống như vậy và sau này cũng là một vị hiển thánh.
Trong cuộc sống hôm nay người trẻ đề cao sự hoành tráng,sành điệu,có ăn học một chút thì coi thường cha me,ông bà.Chúng ta phải học với Mẹ Maria sự đơn giản,khiêm tốn luôn làm đẹp lòng Chúa,làm vui lòng Chúa
Mỗi hội viên Legio Mariæ hãy học theo Mẹ Maria trong các nhân đức để luôn sống đẹp lòng Chúa.
Sau lời nguyện hiệp lễ,bà Cêcilia Ngô Thị Thanh Vân – Đại diện Curia Phú Thọ 1 - đã có những tâm tình tri ân cha Hạt trưởng,cha Linh giám.Bà bày tỏ niềm vui mừng hân hoan được mừng lễ Mẹ Truyền tin trong sự quan tâm của quý cha.Xin Chúa Thánh Thần ban muôn ơn phúc trên cộng đoàn giáo xứ,trên mỗi hội viên Legio Mariæ để chúng ta luôn mạnh mẽ là những đạo binh chiến sĩ của Mẹ Maria đánh bại mọi cám dỗ của ma quỷ và những thế lực xấu,sự dữ,chiến đấu cho một cuộc sống trong sạch,ngập tràn tình yêu thương của Thiên Chúa.
Thánh lễ kết thúc với bài thánh ca quen thuộc “Từ lúc Mẹ nói lời xin vâng”, sau đó các hội viên Legio đọc kinh kết thúc.
Martino Lê Hoàng Vũ
Chiều nay thứ bảy ngày 25.3.2017,vào đúng ngày Giáo Hội mừng lễ Truyền tin, các hội viên Legio Mariæ đang hoạt động và tán trợ thuộc Curia Phú Thọ 1 đã về nhà thờ giáo xứ Phú Bình để mừng đại lễ Truyền Tin và đại hội Acies.Curia Phú Thọ 1 gồm 4 giáo xứ Phú Bình, Tân Trang,Tân Phước và Thăng Long.
Xem Hình
Lúc 16 g,chương trình được bắt đầu với phần nguyện kính khai mạc,hát kinh “ Chúa Thánh Thần” lần hạt 5 mầu nhiệm Vui.Sau đó là phần dâng mình cho Đức mẹ,cha Linh Giám cùng các hội viên tiến lên trước tượng Đức Mẹ,trang nghiêm đi đến trước Vexillum,dừng lại,đặt tay lên cán Vexillum miệng đọc lớn tiếng lời dâng mình :“Lạy Nữ Vương là Mẹ con,toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”
Kế đó cha Gioan B.Trần Văn Trí, Linh giám Curia Phú Thọ I nói vắn tắt ý nghĩa việc dâng mình cho Đức Me, và nguyện kinh Catena.
Vào khoảng 17g,Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Truyền Tin do cha Hạt trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm chủ tế,cùng với cha linh giám Curia Phú Thọ 1 và cũng là cha chánh xứ Phú Bình Gioan B. Trần Văn Trí.
Trong bài giảng,cha Hạt Trưởng nói đến mẫu gương khiêm nhường,vâng phục thánh ý Thiên Chúa của Mẹ Maria.“Đơn giản tôi là Maria”, Mẹ Maria sống đơn sơ khiêm tốn,luôn làm đẹp lòng Chúa trong lời nói,suy nghĩ và hành động.Mẹ Maria sống khiêm nhường,đó là nền tảng của mọi nhân đức. Mẹ hạ mình xuống đất,thấp nhất rồi,không còn ai tranh giành được nữa.Đức Maria từ một nữ tỳ hèn mọn được Thiên Chúa nâng lên như lời Đức Giêsu dạy:“Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”. Chúng ta nhớ đến khẩu hiệu Giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Gioan 23 : “Vâng phục- bình an”,ngài đã học sống như vậy và sau này cũng là một vị hiển thánh.
Trong cuộc sống hôm nay người trẻ đề cao sự hoành tráng,sành điệu,có ăn học một chút thì coi thường cha me,ông bà.Chúng ta phải học với Mẹ Maria sự đơn giản,khiêm tốn luôn làm đẹp lòng Chúa,làm vui lòng Chúa
Mỗi hội viên Legio Mariæ hãy học theo Mẹ Maria trong các nhân đức để luôn sống đẹp lòng Chúa.
Sau lời nguyện hiệp lễ,bà Cêcilia Ngô Thị Thanh Vân – Đại diện Curia Phú Thọ 1 - đã có những tâm tình tri ân cha Hạt trưởng,cha Linh giám.Bà bày tỏ niềm vui mừng hân hoan được mừng lễ Mẹ Truyền tin trong sự quan tâm của quý cha.Xin Chúa Thánh Thần ban muôn ơn phúc trên cộng đoàn giáo xứ,trên mỗi hội viên Legio Mariæ để chúng ta luôn mạnh mẽ là những đạo binh chiến sĩ của Mẹ Maria đánh bại mọi cám dỗ của ma quỷ và những thế lực xấu,sự dữ,chiến đấu cho một cuộc sống trong sạch,ngập tràn tình yêu thương của Thiên Chúa.
Thánh lễ kết thúc với bài thánh ca quen thuộc “Từ lúc Mẹ nói lời xin vâng”, sau đó các hội viên Legio đọc kinh kết thúc.
Martino Lê Hoàng Vũ
Giáo xứ Vĩnh Hòa Sàigòn Mừng Lễ Truyền Tin 2017
Văn Minh
08:51 26/03/2017
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng Lễ Truyền Tin 2017
“Là người Kitô hữu, chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận trong việc loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người giữa lòng thế giới hôm nay”.
Đó là tâm tình chia sẻ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, trong Thánh lễ Truyền Tin cho Đức Maria – bổn mạng của ca đoàn Truyền Tin giáo xứ Vĩnh Hòa (kỷ niệm 14 năm thành lập) 2003 – 2017.
Xem Hình
Thánh lễ do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán - chủ tế. Đến hiệp dâng Thánh lễ, ngoài các thành viên trong ca đoàn Truyền Tin còn có các em thiếu nhi cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ.
Đầu lễ, cha chủ tế chủ sự nghi thức làm phép tượng ảnh Thánh Nữ Maria ngay trên cung thánh, và mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các thành viên trong ca đoàn luôn biết sống khiêm nhường trước mặt Đức Maria, hy sinh thời gian, công sức đem lời ca tiếng hát của mình cùng nhau làm vinh Danh Chúa: “Hát hay là cầu nguyện hai lần”.
Chia sẻ Tin mừng, cha Gioakim nhắn nhủ cho các em thiếu nhi cùng cộng đoàn: “Là người Kitô hữu, chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận trong việc loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người giữa lòng thế giới hôm nay”. Đồng thời, chúng ta cũng phải biết cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã ban tặng cho nhân loại chúng ta món quà vô giá mà Thiên Chúa đã thực hiện qua Đức Maria trong chương trình lớn lao này. Trước lời mời gọi của Thiên Chúa, Đức Maria đã không chút đắn đo, do dự, Mẹ đã đáp lời xin vâng để cùng Ngài thực hiện chương trình cứu chuộc, cho dù có gặp phải những khó khăn, thử thách, diễn ra ngay trước mặt.
Mừng ngày lễ hôm nay, cộng đoàn trong giáo xứ chúng ta, cách riêng, đối với các thành viên trong ca đoàn cũng nói lời xin vâng giống như Mẹ, và loan báo tin vui, Tin Mừng, đến cho mọi người.
Sau bài giảng, vị đại diện ca đoàn lên đọc lời nguyện tín hữu và dâng của lễ cùng cha chủ tế dâng lên Thiên Chúa với lòng cảm mến và biết ơn.
Sau phần hiệp lễ, chị Maria Phạm Thị Dzạ Thảo, đoàn trưởng, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn cha xứ Gioakim, quý chức HĐMVGX, quý vị ân nhân, thân nhân, cùng mọi thành phần dâng Chúa đến hiệp dâng Thánh lễ cũng như những người âm thầm cầu nguyện giúp đỡ cách này cách khác trong những năm tháng qua được tốt đẹp, và bó hoa tươi thắm được vị đại diện dâng lên cha với tâm tình hiếu thảo của người con đối với vị mục tử. Đáp lời, cha xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn chúc mừng ca đoàn được nhiều hồng ân của Thiên Chúa và sức khỏe dồi dào, tinh thần hăng say đem lời ca tiếng hát của mình cùng nhau làm sáng Danh Chúa bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau đó, cha xứ cùng ca đoàn chụp chung tấm hình kỷ niệm. Đến 19g00 cùng ngày, ca đoàn tiếp tục hát Thánh lễ thay cho ngày Chúa Nhật. Sau Thánh lễ, cha xứ cùng các thành viên ca đoàn chung vui tiệc mừng liên hoan và tiết mục văn nghệ diễn ra tại hoa viên của giáo xứ nhân ngày mừng bổn mạng.
Được biết, ca đoàn Truyền Tin hiện nay có gần 40 ca viên đến từ trong và ngoài giáo xứ Vĩnh Hòa, tập hát vào lúc 20g00 tối thứ Năm và sau Thánh lễ tối thứ Bảy, hát trong Thánh lễ lúc 5g00 sáng và lúc 19g00 tối thứ Bảy hằng tuần. Ngoài ra, hát lễ cưới, an táng, theo sự sắp đặt của Ban Điều hành giáo xứ, đi phúng viếng cầu nguyện cho người qua đời, và thăm hỏi các ca viên trong ca đoàn mỗi khi đau yếu.
“Là người Kitô hữu, chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận trong việc loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người giữa lòng thế giới hôm nay”.
Đó là tâm tình chia sẻ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, trong Thánh lễ Truyền Tin cho Đức Maria – bổn mạng của ca đoàn Truyền Tin giáo xứ Vĩnh Hòa (kỷ niệm 14 năm thành lập) 2003 – 2017.
Xem Hình
Thánh lễ do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán - chủ tế. Đến hiệp dâng Thánh lễ, ngoài các thành viên trong ca đoàn Truyền Tin còn có các em thiếu nhi cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ.
Đầu lễ, cha chủ tế chủ sự nghi thức làm phép tượng ảnh Thánh Nữ Maria ngay trên cung thánh, và mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các thành viên trong ca đoàn luôn biết sống khiêm nhường trước mặt Đức Maria, hy sinh thời gian, công sức đem lời ca tiếng hát của mình cùng nhau làm vinh Danh Chúa: “Hát hay là cầu nguyện hai lần”.
Chia sẻ Tin mừng, cha Gioakim nhắn nhủ cho các em thiếu nhi cùng cộng đoàn: “Là người Kitô hữu, chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận trong việc loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người giữa lòng thế giới hôm nay”. Đồng thời, chúng ta cũng phải biết cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã ban tặng cho nhân loại chúng ta món quà vô giá mà Thiên Chúa đã thực hiện qua Đức Maria trong chương trình lớn lao này. Trước lời mời gọi của Thiên Chúa, Đức Maria đã không chút đắn đo, do dự, Mẹ đã đáp lời xin vâng để cùng Ngài thực hiện chương trình cứu chuộc, cho dù có gặp phải những khó khăn, thử thách, diễn ra ngay trước mặt.
Mừng ngày lễ hôm nay, cộng đoàn trong giáo xứ chúng ta, cách riêng, đối với các thành viên trong ca đoàn cũng nói lời xin vâng giống như Mẹ, và loan báo tin vui, Tin Mừng, đến cho mọi người.
Sau bài giảng, vị đại diện ca đoàn lên đọc lời nguyện tín hữu và dâng của lễ cùng cha chủ tế dâng lên Thiên Chúa với lòng cảm mến và biết ơn.
Sau phần hiệp lễ, chị Maria Phạm Thị Dzạ Thảo, đoàn trưởng, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn cha xứ Gioakim, quý chức HĐMVGX, quý vị ân nhân, thân nhân, cùng mọi thành phần dâng Chúa đến hiệp dâng Thánh lễ cũng như những người âm thầm cầu nguyện giúp đỡ cách này cách khác trong những năm tháng qua được tốt đẹp, và bó hoa tươi thắm được vị đại diện dâng lên cha với tâm tình hiếu thảo của người con đối với vị mục tử. Đáp lời, cha xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn chúc mừng ca đoàn được nhiều hồng ân của Thiên Chúa và sức khỏe dồi dào, tinh thần hăng say đem lời ca tiếng hát của mình cùng nhau làm sáng Danh Chúa bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau đó, cha xứ cùng ca đoàn chụp chung tấm hình kỷ niệm. Đến 19g00 cùng ngày, ca đoàn tiếp tục hát Thánh lễ thay cho ngày Chúa Nhật. Sau Thánh lễ, cha xứ cùng các thành viên ca đoàn chung vui tiệc mừng liên hoan và tiết mục văn nghệ diễn ra tại hoa viên của giáo xứ nhân ngày mừng bổn mạng.
Được biết, ca đoàn Truyền Tin hiện nay có gần 40 ca viên đến từ trong và ngoài giáo xứ Vĩnh Hòa, tập hát vào lúc 20g00 tối thứ Năm và sau Thánh lễ tối thứ Bảy, hát trong Thánh lễ lúc 5g00 sáng và lúc 19g00 tối thứ Bảy hằng tuần. Ngoài ra, hát lễ cưới, an táng, theo sự sắp đặt của Ban Điều hành giáo xứ, đi phúng viếng cầu nguyện cho người qua đời, và thăm hỏi các ca viên trong ca đoàn mỗi khi đau yếu.
Bổn Mạng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney
Diệp Hải Dung
09:48 26/03/2017
Bổn Mạng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney
Chiều Thứ Bảy 25/03/2017 các anh chị em Ca viên thuộc các Giáo Đoàn Cabramatta, Georges Hall, Fairfield, Lamkemba, Marrickville, Mt.Pritchard và Revesby đã đến nhà thờ St. Brigid’s Marrickville Sydney tham dự Lễ mừng kính Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh là Quan Thầy của Liên Ca Đoàn.
Xem Hình
Các Ca viên tập trung dưới cuối nhà thờ và cùng với đoàn Phụng vụ rước di ảnh Thánh Tử Đạo Phaolô Lê Bảo Tịnh lên bàn thờ, và Cha Paul Văn Chi Đặc trách Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn và cùng với Cha Tôma Nguyễn Như Thành hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Chi nói về Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh mà Liên Ca Đoàn mừng kính hôm nay cũng đã khẳng định niềm tin vững mạnh của Ngài nhất quyết không chấp nhận bước qua Thập Giá để rồi Ngài bị đem ra pháp trường Bẩy Mẫu đón nhận cái chết Tử Đạo làm chứng nhân cho Thiên Chúa..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn và sau cùng anh Nguyễn Quốc Hào Liên Ca Đoàn Trưởng lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Liên Ca Đoàn.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan bên hội trường nhà thờ mừng Bổ Mạng và thưởng lãm Văn Nghệ do Liên Ca Đoàn trình diễn.
Diệp Hải Dung
Chiều Thứ Bảy 25/03/2017 các anh chị em Ca viên thuộc các Giáo Đoàn Cabramatta, Georges Hall, Fairfield, Lamkemba, Marrickville, Mt.Pritchard và Revesby đã đến nhà thờ St. Brigid’s Marrickville Sydney tham dự Lễ mừng kính Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh là Quan Thầy của Liên Ca Đoàn.
Xem Hình
Các Ca viên tập trung dưới cuối nhà thờ và cùng với đoàn Phụng vụ rước di ảnh Thánh Tử Đạo Phaolô Lê Bảo Tịnh lên bàn thờ, và Cha Paul Văn Chi Đặc trách Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn và cùng với Cha Tôma Nguyễn Như Thành hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng Cha Chi nói về Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh mà Liên Ca Đoàn mừng kính hôm nay cũng đã khẳng định niềm tin vững mạnh của Ngài nhất quyết không chấp nhận bước qua Thập Giá để rồi Ngài bị đem ra pháp trường Bẩy Mẫu đón nhận cái chết Tử Đạo làm chứng nhân cho Thiên Chúa..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn và sau cùng anh Nguyễn Quốc Hào Liên Ca Đoàn Trưởng lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Liên Ca Đoàn.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan bên hội trường nhà thờ mừng Bổ Mạng và thưởng lãm Văn Nghệ do Liên Ca Đoàn trình diễn.
Diệp Hải Dung
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Tại Giáo Phận Đà Nẵng
Tôma Trương Văn Ân
21:33 26/03/2017
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình – Khóa 692 Tại Giáo Phận Đà Nẵng
Trong 2 ngày 25 & 26 / 3 / 2017, tại Giáo xứ Nhượng Nghĩa- Giáo phận Đà Nẵng. Được sự chấp thuận của Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình đã mở khóa căn bản số 692 , đây là khóa thứ 18 tại Giáo phận Đà Nẵng.
Xem Hình
Có 40 cặp vợ chồng tham dự khóa học, mục đích chương trình giúp vợ cHồng Yêu thương gần gũi bằng việc làm, đạo đức bản thân, thông cảm vợ chồng, song nguyền cho con, học hỏi thêm nhiều kiến thức tâm lý phát triển từng lứa tuổi giai đoạn phát triển của con, giúp con phát triển nhân cách và thể chất , làm gương sáng và việc lành cho con. Nhờ đó gia đình được hạnh phúc, đem Thiên Đàng đến trong gia đình, và Hồn Tông Đồ Song Đôi ( cả 2 vợ chồng cùng làm việc Tông đồ)
Ban Trường Nội Dung ( Ban Giảng Huấn) có : Cha Giuse Vũ Dần ( Quản xứ Cồn Dầu-Gp ĐN)- Tổng vấn Nguyền toàn quốc- Linh Nguyền Gp Đà Nẵng; Cha Phao-lô Nguyễn Luận ( Quản xứ Loan Lý- TGP Huế)- Tổng Linh Nguyền toàn quốc; Cha Phao-lô Nguyễn Hữu Trường Sơn ( Quản xứ Phước Tường- Gp ĐN)- Đặc trách Mục vụ gia đình Giáo phận Đà Nẵng; Cha PX Lê Văn La Vinh ( OP) – giảng huấn; Cha Phê-rô Lê Hưng( Quản xứ Nhượng Nghĩa – GP ĐN); Cha Gia-cô-bê Nguyễn Hồng Phong ( Quản xứ Vân Đõa) – Giảng huấn; Sr Thanh Hương (SPC), Anh chị Giuse Nguyễn Văn Từ-Liên- Chủ Nguyền Gp Đà Nẵng ( tương đương chức Trưởng một Đoàn thể Công Giáo tiến hành cấp Giáo phận), nhiều anh chị trong Ban Trường Nội dung và Ban Trợ Nguyền.
Diễn tiến Chương trình, dẫn dắt Khóa viên học hỏi , yêu thích từ Cái Hay Ban Đầu , học trong buổi thứ nhất, để biết lịch sử hình thành , mục đích khóa học …. Tất cả đặt dưới ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, lấy Thánh Kinh làm nền tảng soi vào tâm hồn chính mình, tịnh tâm trong những giờ phút Chầu Thánh Thể. Các Vị giảng huấn, bằng những ví dụ minh họa cụ thể, chia sẻ kinh nghiệm bản thân và giảng thuyết thật lôi cuốn, đã đánh động tất cả khóa sinh. Trong giờ Xả Cõi Lòng, các Khóa sinh cảm nghiệm cụ thể , thay đổi đời sống, bằng cách khiêm nhường nói ra những yếu đuối , có khi giữ kín trong lòng, và hứa sửa đổi một yếu đuối cụ thể để “ Chúa vui, con vui và vợ chồng con vui”….thật cảm động.
Buổi thứ hai : Khóa sinh được hướng dẫn phương pháp Đọc – Chọn – Niệm Kinh Thánh, đó là đọc một đoạn Kinh Thánh, chọn 1 câu ngắn và lặp đi lặp lại một đoạn ngắn; Khóa sinh được học biết về tâm lý vợ chồng khác biệt, tôn trọng sự khác biệt, lắng nghe nhau, cám ơn – khen ngợi và quà tặng là sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Mỗi người khiêm nhường biết lỗi , nhận lỗi , xin lỗi , sửa lỗi và tha lỗi. Nghệ thuật cảm thông và cảm thông trong đời sống “ Chăn gối”, đời sống gia đình khao khát gắn kết với nhau trọn vẹn trong Thiên Chúa. Vợ cHồng Yêu thương nâng đỡ chia sẻ , không từ chối nhau điều gì, làm thăng hoa bản tình ca tình ái.
Chiều tối ngày đầu tiên ( 25 / 3 / 2017), lúc 18 giờ, Thánh Lễ Hòa Giải : hòa giải với Chúa và với vợ (Chồng) của mình, bằng lời xin lỗi vợ ( chồng) của mình thay cho Kinh Thú Nhận Tội Lỗi , của lễ con dâng là tâm tình cầu nguyện tự phát cả yếu đuối lỡ lầm hứa sẽ cố gắng sửa đổi và lời tạ ơn Chúa vì được hoán cải , được những Hồng Ân hạnh phúc gia đình, và cử chỉ ôm chúc bình an đầy tình cảm hạnh phúc, được Cha Phao Lô Nguyễn Luận cử hành, trong phụng vụ Lễ Truyền Tin của lịch Phụng Vụ Giáo Hội.
Buổi thứ 3 ( sáng 26 / 3 / 2017), ở một mức độ cao hơn vẫn sử dụng Kinh Thánh làm nền tảng, nhưng Khóa sinh được hướng dẫn hướng đến người thứ 3 là người ruột thịt trong nhà và nhân loại. Song Nguyền cho con, các diễn giả , diễn giải tâm lý và phương pháp giáo dục con theo từng giai đoạn lứa tuổi, tập cho con tự chủ , tự chịu trách nhiệm việc con làm, để những người con có thể trưởng thành, học hỏi kỷ năng và thích ứng. Cha mẹ phải làm gương sáng cho con, lời nói của cha mẹ đi đôi với việc làm. Khóa sinh còn được hướng dẫn chủ đề Linh An ( bình an trong tâm hồn) , sống cầu nguyện, bám lấy Chúa trong mọi hoàn cảnh để tâm hồn được bình an, để được Chúa yêu thương. Những điều cha mẹ nên làm : thảo luận với con, cho vài giải pháp khác nhau để con lựa chọn , sửa con khi cha mẹ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến khác biệt , dành thời giờ cho con……tạo bầu khí yêu thương và Khóa sinh học cả những điều không nên làm cho con của mình.
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân là phương tiện làm sống lại tình Chúa và tình người. Màu sắc và các chi tiết trên Logo của chương trình được Ban Trường Nội Dung giải thích cách cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ.
Đặc biệt, trong khoản thời gian chuẩn bị kết thúc khóa, một số Tân Song Nguyền chia sẻ cảm nghiệm tình Chúa thương , làm biến đổi chính mình nên tốt hơn, bớt nóng nảy , bớt nói nhiều , khó chịu , áp đặt …. gia đình nên tốt hơn …. Và mọi thành phần gia đình hạnh phúc hơn, được hoán cải nhờ tinh thần khiêm nhường , biết lỗi, nhận lỗi , xin lỗi, sửa lỗi và tha lỗi.
Cám ơn Chúa , vì có cả người Lương Dân cũng phát biểu chia sẻ cảm nghiệm “ con là Người Lương, con chưa theo Đạo , vợ của con là Người Công Giáo. Ban đầu , vì chiều vợ mà con đi dự Khóa, chẳng tin cũng chẳng mặn nồng gì….nhưng sau 2 ngày dự khóa, Con thấy Chúa thương con , thương gia đình con, con có nhiều hoán cải thay đổi , nhờ đó gia đình con hạnh phúc hơn …. Đạo có nhiều điều hay …. Thời gian nữa con hứa sẽ tìm hiểu để học Đạo “ anh Phạm Phú Tân và chị Teresa Phan Thị Huệ ở tại Giáo xứ Sơn Trà chia sẻ.
Trước lúc kết thúc 2 ngày của Khóa 692 , Đức Giám Mục Giuse – Giám mục Giáo phận đã chủ sự Thánh lễ Thệ Hôn Một Đời, ngay trong Thánh lễ chiều Chúa Nhật ( 26 / 3 / 2017).
Trong Thánh lễ , 40 cặp Song Nguyền vừa tham dự Khóa tuyên thệ lại lời hứa trong ngày Lãnh nhận Bí tích Hôn Phối : “ Trung thành yêu thương chung thủy với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe , để yêu thương và tôn trọng nhau liên tục đến mãn đời”, những chiếc nhẫn cưới được Đức Cha chủ tế và Quý Cha đồng tế làm phép và chúc lành….các cặp Song Nguyền được Đức Cha trao tặng Văn Bằng Thệ Hôn như bảo chứng lời thề hứa chung thủy yêu nhau suốt thời gian vợ chồng chung sống đã qua, và như mốc nhắc nhở cố gắng giữ lời hứa chung thủy đến mãn cuộc đời.
Cuối Thánh lễ, một cặp Tân Song nguyền Đại diện cả Khóa 692 cám ơn Đức Cha , Quý Cha, quý Sr, các anh chị trong Ban Trường Nội Dung , các anh chị Trợ nguyền, cám ơn Cha Phê rô Lê Hưng ( Quản xứ Nhượng Nghĩa), HĐMV Giáo xứ Nhượng Nghĩa và tất cả những Ân nhân bằng nhiều cách khác nhau , đã cộng tác cho khóa học diễn ra thât tốt đẹp. Những bó hoa tươi, gói ghém cả tấm lòng biết ơn của anh chị Song Nguyền gởi Đức Cha, quý cha và tất cả mọi người.
Một tiệc Ca Na thật vui , tái hiện lại tiệc cưới Ca Na xưa, đưa ký ức ngày Hôn phối xưa của nhiều cặp vợ chồng trở về hiện tại .
Các Tân Song nguyền, trong thời gian ngắn sắp đến, sẽ có chương trình sinh hoạt Liên Gia, để duy trì tinh thần của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân, để gia đình đầm ấm hạnh phúc , được Ơn Đoàn Sủng Chúa ban theo đặc sủng của mình, và Hồn Tông Đồ Song Đôi hướng đến người thứ 3 là những người thân cận và mọi người gặp gỡ trong môi trường sống và làm việc thường ngày của mình.
Toma Trương Văn Ân
Trong 2 ngày 25 & 26 / 3 / 2017, tại Giáo xứ Nhượng Nghĩa- Giáo phận Đà Nẵng. Được sự chấp thuận của Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình đã mở khóa căn bản số 692 , đây là khóa thứ 18 tại Giáo phận Đà Nẵng.
Xem Hình
Có 40 cặp vợ chồng tham dự khóa học, mục đích chương trình giúp vợ cHồng Yêu thương gần gũi bằng việc làm, đạo đức bản thân, thông cảm vợ chồng, song nguyền cho con, học hỏi thêm nhiều kiến thức tâm lý phát triển từng lứa tuổi giai đoạn phát triển của con, giúp con phát triển nhân cách và thể chất , làm gương sáng và việc lành cho con. Nhờ đó gia đình được hạnh phúc, đem Thiên Đàng đến trong gia đình, và Hồn Tông Đồ Song Đôi ( cả 2 vợ chồng cùng làm việc Tông đồ)
Ban Trường Nội Dung ( Ban Giảng Huấn) có : Cha Giuse Vũ Dần ( Quản xứ Cồn Dầu-Gp ĐN)- Tổng vấn Nguyền toàn quốc- Linh Nguyền Gp Đà Nẵng; Cha Phao-lô Nguyễn Luận ( Quản xứ Loan Lý- TGP Huế)- Tổng Linh Nguyền toàn quốc; Cha Phao-lô Nguyễn Hữu Trường Sơn ( Quản xứ Phước Tường- Gp ĐN)- Đặc trách Mục vụ gia đình Giáo phận Đà Nẵng; Cha PX Lê Văn La Vinh ( OP) – giảng huấn; Cha Phê-rô Lê Hưng( Quản xứ Nhượng Nghĩa – GP ĐN); Cha Gia-cô-bê Nguyễn Hồng Phong ( Quản xứ Vân Đõa) – Giảng huấn; Sr Thanh Hương (SPC), Anh chị Giuse Nguyễn Văn Từ-Liên- Chủ Nguyền Gp Đà Nẵng ( tương đương chức Trưởng một Đoàn thể Công Giáo tiến hành cấp Giáo phận), nhiều anh chị trong Ban Trường Nội dung và Ban Trợ Nguyền.
Diễn tiến Chương trình, dẫn dắt Khóa viên học hỏi , yêu thích từ Cái Hay Ban Đầu , học trong buổi thứ nhất, để biết lịch sử hình thành , mục đích khóa học …. Tất cả đặt dưới ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, lấy Thánh Kinh làm nền tảng soi vào tâm hồn chính mình, tịnh tâm trong những giờ phút Chầu Thánh Thể. Các Vị giảng huấn, bằng những ví dụ minh họa cụ thể, chia sẻ kinh nghiệm bản thân và giảng thuyết thật lôi cuốn, đã đánh động tất cả khóa sinh. Trong giờ Xả Cõi Lòng, các Khóa sinh cảm nghiệm cụ thể , thay đổi đời sống, bằng cách khiêm nhường nói ra những yếu đuối , có khi giữ kín trong lòng, và hứa sửa đổi một yếu đuối cụ thể để “ Chúa vui, con vui và vợ chồng con vui”….thật cảm động.
Buổi thứ hai : Khóa sinh được hướng dẫn phương pháp Đọc – Chọn – Niệm Kinh Thánh, đó là đọc một đoạn Kinh Thánh, chọn 1 câu ngắn và lặp đi lặp lại một đoạn ngắn; Khóa sinh được học biết về tâm lý vợ chồng khác biệt, tôn trọng sự khác biệt, lắng nghe nhau, cám ơn – khen ngợi và quà tặng là sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Mỗi người khiêm nhường biết lỗi , nhận lỗi , xin lỗi , sửa lỗi và tha lỗi. Nghệ thuật cảm thông và cảm thông trong đời sống “ Chăn gối”, đời sống gia đình khao khát gắn kết với nhau trọn vẹn trong Thiên Chúa. Vợ cHồng Yêu thương nâng đỡ chia sẻ , không từ chối nhau điều gì, làm thăng hoa bản tình ca tình ái.
Chiều tối ngày đầu tiên ( 25 / 3 / 2017), lúc 18 giờ, Thánh Lễ Hòa Giải : hòa giải với Chúa và với vợ (Chồng) của mình, bằng lời xin lỗi vợ ( chồng) của mình thay cho Kinh Thú Nhận Tội Lỗi , của lễ con dâng là tâm tình cầu nguyện tự phát cả yếu đuối lỡ lầm hứa sẽ cố gắng sửa đổi và lời tạ ơn Chúa vì được hoán cải , được những Hồng Ân hạnh phúc gia đình, và cử chỉ ôm chúc bình an đầy tình cảm hạnh phúc, được Cha Phao Lô Nguyễn Luận cử hành, trong phụng vụ Lễ Truyền Tin của lịch Phụng Vụ Giáo Hội.
Buổi thứ 3 ( sáng 26 / 3 / 2017), ở một mức độ cao hơn vẫn sử dụng Kinh Thánh làm nền tảng, nhưng Khóa sinh được hướng dẫn hướng đến người thứ 3 là người ruột thịt trong nhà và nhân loại. Song Nguyền cho con, các diễn giả , diễn giải tâm lý và phương pháp giáo dục con theo từng giai đoạn lứa tuổi, tập cho con tự chủ , tự chịu trách nhiệm việc con làm, để những người con có thể trưởng thành, học hỏi kỷ năng và thích ứng. Cha mẹ phải làm gương sáng cho con, lời nói của cha mẹ đi đôi với việc làm. Khóa sinh còn được hướng dẫn chủ đề Linh An ( bình an trong tâm hồn) , sống cầu nguyện, bám lấy Chúa trong mọi hoàn cảnh để tâm hồn được bình an, để được Chúa yêu thương. Những điều cha mẹ nên làm : thảo luận với con, cho vài giải pháp khác nhau để con lựa chọn , sửa con khi cha mẹ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến khác biệt , dành thời giờ cho con……tạo bầu khí yêu thương và Khóa sinh học cả những điều không nên làm cho con của mình.
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân là phương tiện làm sống lại tình Chúa và tình người. Màu sắc và các chi tiết trên Logo của chương trình được Ban Trường Nội Dung giải thích cách cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ.
Đặc biệt, trong khoản thời gian chuẩn bị kết thúc khóa, một số Tân Song Nguyền chia sẻ cảm nghiệm tình Chúa thương , làm biến đổi chính mình nên tốt hơn, bớt nóng nảy , bớt nói nhiều , khó chịu , áp đặt …. gia đình nên tốt hơn …. Và mọi thành phần gia đình hạnh phúc hơn, được hoán cải nhờ tinh thần khiêm nhường , biết lỗi, nhận lỗi , xin lỗi, sửa lỗi và tha lỗi.
Cám ơn Chúa , vì có cả người Lương Dân cũng phát biểu chia sẻ cảm nghiệm “ con là Người Lương, con chưa theo Đạo , vợ của con là Người Công Giáo. Ban đầu , vì chiều vợ mà con đi dự Khóa, chẳng tin cũng chẳng mặn nồng gì….nhưng sau 2 ngày dự khóa, Con thấy Chúa thương con , thương gia đình con, con có nhiều hoán cải thay đổi , nhờ đó gia đình con hạnh phúc hơn …. Đạo có nhiều điều hay …. Thời gian nữa con hứa sẽ tìm hiểu để học Đạo “ anh Phạm Phú Tân và chị Teresa Phan Thị Huệ ở tại Giáo xứ Sơn Trà chia sẻ.
Trước lúc kết thúc 2 ngày của Khóa 692 , Đức Giám Mục Giuse – Giám mục Giáo phận đã chủ sự Thánh lễ Thệ Hôn Một Đời, ngay trong Thánh lễ chiều Chúa Nhật ( 26 / 3 / 2017).
Trong Thánh lễ , 40 cặp Song Nguyền vừa tham dự Khóa tuyên thệ lại lời hứa trong ngày Lãnh nhận Bí tích Hôn Phối : “ Trung thành yêu thương chung thủy với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe , để yêu thương và tôn trọng nhau liên tục đến mãn đời”, những chiếc nhẫn cưới được Đức Cha chủ tế và Quý Cha đồng tế làm phép và chúc lành….các cặp Song Nguyền được Đức Cha trao tặng Văn Bằng Thệ Hôn như bảo chứng lời thề hứa chung thủy yêu nhau suốt thời gian vợ chồng chung sống đã qua, và như mốc nhắc nhở cố gắng giữ lời hứa chung thủy đến mãn cuộc đời.
Cuối Thánh lễ, một cặp Tân Song nguyền Đại diện cả Khóa 692 cám ơn Đức Cha , Quý Cha, quý Sr, các anh chị trong Ban Trường Nội Dung , các anh chị Trợ nguyền, cám ơn Cha Phê rô Lê Hưng ( Quản xứ Nhượng Nghĩa), HĐMV Giáo xứ Nhượng Nghĩa và tất cả những Ân nhân bằng nhiều cách khác nhau , đã cộng tác cho khóa học diễn ra thât tốt đẹp. Những bó hoa tươi, gói ghém cả tấm lòng biết ơn của anh chị Song Nguyền gởi Đức Cha, quý cha và tất cả mọi người.
Một tiệc Ca Na thật vui , tái hiện lại tiệc cưới Ca Na xưa, đưa ký ức ngày Hôn phối xưa của nhiều cặp vợ chồng trở về hiện tại .
Các Tân Song nguyền, trong thời gian ngắn sắp đến, sẽ có chương trình sinh hoạt Liên Gia, để duy trì tinh thần của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân, để gia đình đầm ấm hạnh phúc , được Ơn Đoàn Sủng Chúa ban theo đặc sủng của mình, và Hồn Tông Đồ Song Đôi hướng đến người thứ 3 là những người thân cận và mọi người gặp gỡ trong môi trường sống và làm việc thường ngày của mình.
Toma Trương Văn Ân
Tài Liệu - Sưu Khảo
Góp ý về 3 từ : Kinh Thánh, Thánh Kinh, Sách Thánh - Từ nào đúng ?
Nguyễn Long Thao
10:06 26/03/2017
Đặc Ngữ Công Giáo: Góp Ý Về Ba Từ Kinh Thánh, Thánh Kinh, Sách Thánh - Từ Nào Đúng
Sách viết về Thánh Kinh Công Giáo Việt Nam có vấn đề đáng chú ý là nhiều tác giả chỗ này dùng từ Thánh Kinh, chỗ khác viết là Kinh Thánh, có chỗ lại viết là Sách Thánh. Xin nêu vài thí dụ điển hình.
- Trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo của Tổng Giáo Phận Sàigòn do nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 1997, nơi trang 59,người ta thấy tựa đề của mục 5 viết: “ Kinh Thánh Trong Đời Sống Giáo Hội”. Nhưng chỉ cách đó 15 dòng, sách giáo lý lại viết: “Toàn bộ Thánh Kinh chỉ là một cuốn sách duy nhất…”
- Các tác giả phiên dịch Thánh Kinh sang tiếng Việt có khi dùng từ Thánh Kinh, có khi dùng từ Kinh Thánh. Ví dụ: LM Albert Schlicklin thường được gọi là cố chính Linh dịch thánh kinh cựu ước lấy tựa đề: Thánh Kinh Cựu Ước. Các giáo sĩ dòng Đa Minh, LM Gerard Gagnon, LM Nguyễn Thế Thuấn, LM Trần Đức Huân đều lấy tiêu đề cho tác phẩm của mình là Thánh Kinh Tân Ước hay Thánh Kinh Tòan Bộ. Trong khi đó Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn lại đặt tiêu đề Kinh Thánh Tân Ước.
- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có một ủy ban lấy tên là Ủy Ban Kinh Thánh. Một Thành viên của ủy ban là Linh Mục Nguyễn Văn Trinh viết tác phẩm Lịch Sử Hình Thành Quyển Thánh Kinh. Chỉ đọc phần dẫn nhập của tác phẩm này, người ta đã thấy Linh Mục dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh.
- Giáo Hội Tin Lành tại Việt Nam cũng dùng lẫn lộn hai từ Thánh Kinh và Kinh Thánh.
- Tác giả Nguyễn Đình Diễn trong tác phẩm Từ Điển Công Giáo Anh Việt, dịch từ Bible: Kinh Thánh.
- Thuật Ngữ Thần Học Anh -Việt của Học Viện Đa Minh xuất bản năm 2002 dịch từ Bible: Thánh Kinh hay Sách Thánh.
Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam cũng như Tin Lành đều dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh để diễn tả từ mà Anh và Pháp ngữ gọi là Bible, người Tàu gọi là 聖 经 [shèngjìng], và Hy Lạp, Latin là Biblia.
Vậy ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh, Sách Thánh, từ nào đúng? Vì sao lại có hiện tượng hiểu Thánh Kinh là Kinh Thánh? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.
GIẢI NGHIÃ TỪ THÁNH KINH
Thánh Kinh 聖 经 là hai từ Hán Việt. Thánh 聖 có các nghĩa sau: (1) Người có nhân đức cao như Thánh Nhân. (2) Được tôn vinh như thần thánh: Thánh Cung, Thánh Thể, Thánh Địa (3) Thuộc về vua như Thánh Thượng, Thánh Chỉ.
Kinh được viết là 經 hay 经, phát âm là [jìng]. Kinh nếu là danh từ có nghiã là sách có giá trị đặc thù, được coi là phép tắc, khuôn mẫu như: Thi Kinh 詩經, Thư Kinh 書經, Hiếu Kinh 孝經. Với tôn giáo, Kinh cũng có nghiã là sách như Phật Giáo có Lăng Nghiêm Kinh 楞嚴經, Lăng Già Kinh 楞伽經, Bát Nhã Kinh 般若經. Hồi Giáo có Kinh Coran, Ấn Độ Giáo có Kinh Veda. Sách của một triết thuyết cũng gọi là Kinh như, Ngũ Kinh của triết học Khổng Tử. Tóm lại Kinh có nghiã là sách.
Kinh của các tôn giáo có tính chất tín ngưỡng quan trọng, nên chúng có thể mang thêm tĩnh từ Thánh: Thánh Kinh. Về mặt văn phạm, hai chữ Kinh và Thánh đều là từ Hán Việt. Nếu muốn đúng theo văn phạm tiếng Tàu thì phải đặt tĩnh từ Thánh trước danh từ Kinh sau. Vì thế phải nói Thánh Kinh 圣 经 thì đúng văn phạm hơn là nói Kinh Thánh. Thần Học Từ Điển 神学辭典 của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc dịch từ Bible là 聖 经, phát âm là [shèngjìng], Hán Việt đọc là Thánh Kinh. Trong kho tàng ngôn ngữ Công Giáo Việt Nam có từ Thánh Ca, Thánh Thể. Nhưng không ai nói Ca Thánh, Thể Thánh. Trường hợp Thánh Linh có thể nói ngược lại là Linh Thánh, Thánh Thần là Thần Thánh nhưng Linh Thánh khác nghiã với Thánh Linh, Thần Thánh khác nghiã với Thánh Thần.
Còn nếu muốn nói theo tiếng Việt để chỉ Thánh Kinh thì ta có thể nói Sách Thánh. Nếu ta nói Kinh Thánh thay vì Thánh Kinh thì ý nghĩa sẽ khác đi vì Kinh Thánh có nghiã là kinh cầu các thánh. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum của Đức Giám Mục AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 định nghĩa Kinh Thánh: Litaniae sanctorum nghiã là Kinh Cầu Các Thánh. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896, định nghiã Kinh Thánh là Kinh Cầu Các Thánh. Linh Mục Anthony Trần Văn Kiệm trong mục từ Kinh của tác phẩm Từ Điển Văn Học Việt Nam, tập 1, ấn bản năm 2007 viết rằng từ Thánh Kinh đã hoá Nôm nên từ Kinh Thánh cũng chấp nhận được nhưng nên dùng từ Thánh Kinh thì hơn (trang 728). Riêng Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 1999 không có từ Sách Thánh nhưng đã méo mó định nghiã Thánh Kinh hay Kinh Thánh là Sách giáo lí của đạo Thiên Chúa.
Thánh Kinh là dịch từ chữ Hy lạp Ta Biblia. Ta có nghĩa là những (số nhiều); Biblia nghĩa là sách. Vậy Ta Biblia nghĩa là những sách.Thánh Kinh là bộ sách chứa đựng lời Chúa nói với con người qua các thời đại lịch sử của một dân tộc (Israel), được viết dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều tác giả được sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Thánh Kinh gồm 2 bộ: Bộ Cựu Ước gồm 46 quyển, viết về giao ước Chúa ký kết với Dân tộc Israel. Bộ Tân Ước, gồm 27 quyển, viết về giao ước giữa Chúa và loài người, qua Chúa Giêsu. Có 4 sách Phúc Âm là quan trọng nhất, vì ghi lại đời sống và lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Từ Cựu Ước và Tân Ước mới có gần đây. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum ghi Cổ Thánh Kinh: Vestus Testamentum và Tân Thánh Kinh: Novum Testamentum tức Cựu Ước và Tân Ước. Trước khi có từ Thánh Kinh, người Công Giáo dùng từ Sấm Truyền: Sách Sấm Truyền.
VÌ SAO THÁNH KINH TRỞ THÀNH KINH THÁNH?
Lý giải thế nào về hiện tượng ngày nay dân chúng Công Giáo cũng như Tin Lành đều hiểu Kinh Thánh đồng nghiã với Thánh Kinh? Chưa có lời giải thích nào cho vấn nạn này. Theo thiển ý, có lẽ ban đầu một vị nào đó đã lầm lẫn gọi Thánh Kinh là Kinh Thánh, rồi từ đó từ Kinh Thánh được phổ thông, được nhiều người chấp nhận nên Linh Mục Trần Văn Kiệm mới có thể viết từ Thánh Kinh đã hóa Nôm. Một khi đã hóa Nôm thì tĩnh từ Thánh có thể đặt sau danh từ Kinh: Kinh Thánh. Một lý giải khác cũng có thể chấp nhận được là ngôn ngữ có thể biến đổi theo thời gian. Ví dụ trước đây các từ điển Tầu cũng như Hán Việt đều giải thích Tạo Vật 造 物 là Tạo Hóa (creator) nhưng ngày nay người ta hiểu Tạo Vật là vật được tạo thành, không phải Tạo Hóa.
Kết Luận: Chúng ta nên dùng từ Thánh Kinh thì đúng hơn là Kinh Thánh và nếu muốn nói theo tiếng Việt ta nên dùng từ Sách Thánh.
Sách viết về Thánh Kinh Công Giáo Việt Nam có vấn đề đáng chú ý là nhiều tác giả chỗ này dùng từ Thánh Kinh, chỗ khác viết là Kinh Thánh, có chỗ lại viết là Sách Thánh. Xin nêu vài thí dụ điển hình.
- Trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo của Tổng Giáo Phận Sàigòn do nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 1997, nơi trang 59,người ta thấy tựa đề của mục 5 viết: “ Kinh Thánh Trong Đời Sống Giáo Hội”. Nhưng chỉ cách đó 15 dòng, sách giáo lý lại viết: “Toàn bộ Thánh Kinh chỉ là một cuốn sách duy nhất…”
- Các tác giả phiên dịch Thánh Kinh sang tiếng Việt có khi dùng từ Thánh Kinh, có khi dùng từ Kinh Thánh. Ví dụ: LM Albert Schlicklin thường được gọi là cố chính Linh dịch thánh kinh cựu ước lấy tựa đề: Thánh Kinh Cựu Ước. Các giáo sĩ dòng Đa Minh, LM Gerard Gagnon, LM Nguyễn Thế Thuấn, LM Trần Đức Huân đều lấy tiêu đề cho tác phẩm của mình là Thánh Kinh Tân Ước hay Thánh Kinh Tòan Bộ. Trong khi đó Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn lại đặt tiêu đề Kinh Thánh Tân Ước.
- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có một ủy ban lấy tên là Ủy Ban Kinh Thánh. Một Thành viên của ủy ban là Linh Mục Nguyễn Văn Trinh viết tác phẩm Lịch Sử Hình Thành Quyển Thánh Kinh. Chỉ đọc phần dẫn nhập của tác phẩm này, người ta đã thấy Linh Mục dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh.
- Giáo Hội Tin Lành tại Việt Nam cũng dùng lẫn lộn hai từ Thánh Kinh và Kinh Thánh.
- Tác giả Nguyễn Đình Diễn trong tác phẩm Từ Điển Công Giáo Anh Việt, dịch từ Bible: Kinh Thánh.
- Thuật Ngữ Thần Học Anh -Việt của Học Viện Đa Minh xuất bản năm 2002 dịch từ Bible: Thánh Kinh hay Sách Thánh.
Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam cũng như Tin Lành đều dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh để diễn tả từ mà Anh và Pháp ngữ gọi là Bible, người Tàu gọi là 聖 经 [shèngjìng], và Hy Lạp, Latin là Biblia.
Vậy ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh, Sách Thánh, từ nào đúng? Vì sao lại có hiện tượng hiểu Thánh Kinh là Kinh Thánh? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.
GIẢI NGHIÃ TỪ THÁNH KINH
Thánh Kinh 聖 经 là hai từ Hán Việt. Thánh 聖 có các nghĩa sau: (1) Người có nhân đức cao như Thánh Nhân. (2) Được tôn vinh như thần thánh: Thánh Cung, Thánh Thể, Thánh Địa (3) Thuộc về vua như Thánh Thượng, Thánh Chỉ.
Kinh được viết là 經 hay 经, phát âm là [jìng]. Kinh nếu là danh từ có nghiã là sách có giá trị đặc thù, được coi là phép tắc, khuôn mẫu như: Thi Kinh 詩經, Thư Kinh 書經, Hiếu Kinh 孝經. Với tôn giáo, Kinh cũng có nghiã là sách như Phật Giáo có Lăng Nghiêm Kinh 楞嚴經, Lăng Già Kinh 楞伽經, Bát Nhã Kinh 般若經. Hồi Giáo có Kinh Coran, Ấn Độ Giáo có Kinh Veda. Sách của một triết thuyết cũng gọi là Kinh như, Ngũ Kinh của triết học Khổng Tử. Tóm lại Kinh có nghiã là sách.
Kinh của các tôn giáo có tính chất tín ngưỡng quan trọng, nên chúng có thể mang thêm tĩnh từ Thánh: Thánh Kinh. Về mặt văn phạm, hai chữ Kinh và Thánh đều là từ Hán Việt. Nếu muốn đúng theo văn phạm tiếng Tàu thì phải đặt tĩnh từ Thánh trước danh từ Kinh sau. Vì thế phải nói Thánh Kinh 圣 经 thì đúng văn phạm hơn là nói Kinh Thánh. Thần Học Từ Điển 神学辭典 của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc dịch từ Bible là 聖 经, phát âm là [shèngjìng], Hán Việt đọc là Thánh Kinh. Trong kho tàng ngôn ngữ Công Giáo Việt Nam có từ Thánh Ca, Thánh Thể. Nhưng không ai nói Ca Thánh, Thể Thánh. Trường hợp Thánh Linh có thể nói ngược lại là Linh Thánh, Thánh Thần là Thần Thánh nhưng Linh Thánh khác nghiã với Thánh Linh, Thần Thánh khác nghiã với Thánh Thần.
Còn nếu muốn nói theo tiếng Việt để chỉ Thánh Kinh thì ta có thể nói Sách Thánh. Nếu ta nói Kinh Thánh thay vì Thánh Kinh thì ý nghĩa sẽ khác đi vì Kinh Thánh có nghiã là kinh cầu các thánh. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum của Đức Giám Mục AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 định nghĩa Kinh Thánh: Litaniae sanctorum nghiã là Kinh Cầu Các Thánh. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896, định nghiã Kinh Thánh là Kinh Cầu Các Thánh. Linh Mục Anthony Trần Văn Kiệm trong mục từ Kinh của tác phẩm Từ Điển Văn Học Việt Nam, tập 1, ấn bản năm 2007 viết rằng từ Thánh Kinh đã hoá Nôm nên từ Kinh Thánh cũng chấp nhận được nhưng nên dùng từ Thánh Kinh thì hơn (trang 728). Riêng Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 1999 không có từ Sách Thánh nhưng đã méo mó định nghiã Thánh Kinh hay Kinh Thánh là Sách giáo lí của đạo Thiên Chúa.
Thánh Kinh là dịch từ chữ Hy lạp Ta Biblia. Ta có nghĩa là những (số nhiều); Biblia nghĩa là sách. Vậy Ta Biblia nghĩa là những sách.Thánh Kinh là bộ sách chứa đựng lời Chúa nói với con người qua các thời đại lịch sử của một dân tộc (Israel), được viết dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều tác giả được sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Thánh Kinh gồm 2 bộ: Bộ Cựu Ước gồm 46 quyển, viết về giao ước Chúa ký kết với Dân tộc Israel. Bộ Tân Ước, gồm 27 quyển, viết về giao ước giữa Chúa và loài người, qua Chúa Giêsu. Có 4 sách Phúc Âm là quan trọng nhất, vì ghi lại đời sống và lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Từ Cựu Ước và Tân Ước mới có gần đây. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum ghi Cổ Thánh Kinh: Vestus Testamentum và Tân Thánh Kinh: Novum Testamentum tức Cựu Ước và Tân Ước. Trước khi có từ Thánh Kinh, người Công Giáo dùng từ Sấm Truyền: Sách Sấm Truyền.
VÌ SAO THÁNH KINH TRỞ THÀNH KINH THÁNH?
Lý giải thế nào về hiện tượng ngày nay dân chúng Công Giáo cũng như Tin Lành đều hiểu Kinh Thánh đồng nghiã với Thánh Kinh? Chưa có lời giải thích nào cho vấn nạn này. Theo thiển ý, có lẽ ban đầu một vị nào đó đã lầm lẫn gọi Thánh Kinh là Kinh Thánh, rồi từ đó từ Kinh Thánh được phổ thông, được nhiều người chấp nhận nên Linh Mục Trần Văn Kiệm mới có thể viết từ Thánh Kinh đã hóa Nôm. Một khi đã hóa Nôm thì tĩnh từ Thánh có thể đặt sau danh từ Kinh: Kinh Thánh. Một lý giải khác cũng có thể chấp nhận được là ngôn ngữ có thể biến đổi theo thời gian. Ví dụ trước đây các từ điển Tầu cũng như Hán Việt đều giải thích Tạo Vật 造 物 là Tạo Hóa (creator) nhưng ngày nay người ta hiểu Tạo Vật là vật được tạo thành, không phải Tạo Hóa.
Kết Luận: Chúng ta nên dùng từ Thánh Kinh thì đúng hơn là Kinh Thánh và nếu muốn nói theo tiếng Việt ta nên dùng từ Sách Thánh.
Văn Hóa
Hạnh phúc gia đình
Lm. Bosco Dương Trung Tín
09:27 26/03/2017
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Ai trong chúng ta, nếu không đi tu thì cũng lập gia đình, tức là kết hôn và cũng rất mong muốn có một gia đình hạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc nhất thiết là hạnh phúc của cặp vợ chồng. Nhưng tại sao, lại có và có rất nhiều cặp vợ chồng sống không có hạnh phúc? Ta cùng suy gẫm và tìm nguyên nhân.
Xét về tâm lý. Người nữ thích chiều chuộng và muốn làm theo ý mình; không chiều thì cho là không thương. Không chỉ được chiều mà nếu được chồng giúp đỡ về mọi mặt, mọi việc thì các Bà rất sung sướng và sẽ yêu chồng “chết mê chết mệt”. Muốn cái gì cũng chiều và chiều“tới bến”.
Trái lại, người nam, với tư cách làm chồng và làm chủ gia đình muốn quyết định mọi sự và người vợ phải theo ý mình, vì ông bà ta nói: “Thuyền theo lái, gái theo chồng” và Kinh Thánh cũng nói: “Vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì Chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ky-tô là đầu của Hội Thánh”(x.Ep 5,22-23). Và theo đó, cứ vâng theo tôi; cứ yêu tôi đi thì tôi sẽ chiều theo ý Bà; cái gì tôi cũng làm, cũng chiều hết.
Thế đấy, chung qui ai cũng muốn người khác làm theo ý mình. Vậy thì bên nào sẽ làm trước đây? Chồng mà nghe theo vợ thì sợ bị gọi là “Sơ vơ”; Vợ mà nghe theo chồng thì sợ bị “bắt nạt, ăn hiếp”. Nên chẳng có ai chiều ai và cứ chờ cho bên kia làm trước. Rốt cục chẳng ai làm trước và hậu quả là “Cơm không lành, canh không ngọt”, cứ lục đục và bất hạnh mãi.
Tùy theo mỗi người có muốn hạnh phúc hay không thôi.
Nếu các ông chồng muốn được vợ yêu, vợ chiều thì hãy chiều theo các Bà và làm giúp các bà một tay trong những công việc của gia đình hay những việc chuyên môn. Chẳng sợ gì người ta nói “Sơ vơ”. Không phải mình chiều là “Sơ vơ”; vợ mình, mình không chiều thì mình chiều ai? Mình chiều thì mình được hạnh phúc, gia đình mình hạnh phúc; còn người ta nói thì mặc người ta.
Nếu các bà vợ muốn được chồng chiều, cHồng Yêu thì cũng hãy “tùng phục” chồng mình đi. Tùng phục chồng mình đâu có nhục đâu, sướng thấy mồ đi. Cái gì ông cũng chiều; việc gì nhờ ông cũng làm hết đấy chứ. Cứ chồng “hô là vợ ủng”, thì gia đình hạnh phúc biết mấy. Hạnh phúc đó là của mình thì mình hưởng chứ đâu có ai vào đây.
Công bằng mà nói thì cứ “chồng hô là vợ ủng; vợ hô và chồng ủng”, “Đồng vợ, đồng chồng tát bể đông của cạn”, chứ đừng nói đến hạnh phúc gia đình; hạnh phúc vợ chồng. Nếu “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì đường ai nấy đi; việc ai nấy làm; giường ai nấy ngủ; có khi lại đánh đấm nhau; chén bát bị thổi bay lung tung.
Thường thì Chúa dựng nên và “xe duyên”, “nồi nào úp vung đó”; chồng mạnh thì vợ yếu; chồng làm chủ. Vợ mạnh thì cHồng Yếu, vợ làm chủ; trong trường hợp này, hai vợ chồng sống rất hạnh phúc. Nhưng có trường hợp thứ ba là ngang ngửa, “bên tám lạng, bên nửa cân”; không ai chịu theo ai; cũng không ai chiều theo ai. Đây là vấn đề ta cần giải quyết.
Theo tôi, để giải quyết vấn đề này ta nên theo qui tắc “Đồng quản trị”, nghĩa là “một rừng có hai cọp”; một nước có hai “tổng thống”; một nhà có hai chủ. Bởi vì “Đồng quản trị”, nên nhất thiết phải có sự trao đổi và tôn trọng lẫn nhau. Đương nhiên, mỗi người đều có mặt mạnh và mặt yếu. Mặt mạnh là chuyên môn và mặt yếu là không chuyên môn. Do đó, trong mọi vấn đề, ai có chuyên môn hơn, ý kiến sẽ được ưu tiên hơn. Điều này xét về lý thì không ai chối cãi.
Như thế việc anh, anh làm; việc em, em lo, nhưng hai bên phải có sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Nếu không thì là người dưng chứ không phải vợ chồng. Tương trợ và giúp đỡ có nghĩa là người này nhờ người kia giúp và khi được nhờ giúp thì phải phải theo yêu cầu của bên kia chứ không được làm theo ý mình. Nếu có ý kiến gì thì nêu ra, nhưng phải để bên nhờ giúp quyết định, vì đó là chuyên môn của họ và việc làm của họ.
Vì là vợ chồng nên không có chuyện hơn thua hay tranh giành gì ở đây. Trọng tâm là cùng nhau làm; nhau nhau tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc. Khi một người chồng tương trợ và giúp đỡ người vợ như thế thì vợ cưng, vợ chiều hết mực; muốn gì bà cũng chiều hết đấy chứ. Khi người vợ mà tương trợ và giúp đỡ người chồng như vậy thì bà sẽ được người chồng hết sức yêu chiều; muốn gì anh cũng chiều, cũng nghe theo hết. Chắc chắn cặp vợ chồng này sẽ là cặp vợ chồng hạnh phúc nhất trên đời.
“Yêu vợ là yêu chính mình”(x.Ep 5,28); yêu chồng cũng là yêu chính mình, thế thì hỡi những cặp vợ chồng hãy yêu thương nhau đi. Yêu thương nhau thì chiều chuộng nhau, tương trợ nhau, giúp đỡ nhau; không quản chi khó, không quản chi nhục; không quản chi tai tiếng, miễn sao gia đình mình hạnh phúc; vợ chồng mình hạnh phúc thì thiên hạ sẽ “thèm nhỏ rãi” thôi. Hãy chiều chuộng nhau như hồi “cưa nhau”; dễ thương như hồi “cua nhau” ấy, để ta có một gia đình hạnh phúc, một cuộc tình tuyệt vời.
Bên tình bên hiếu, biết chọn bên nào?
Có nhiều người đặt vấn đề bên tình, bên hiếu; sự nghiệp và gia đình, sẽ chọn thế nào cho phải?
Đây là hai cặp phạm trù không cùng một phạm trù, nói đúng ra là 4 phạm trù mà người ta liên kết thành một cặp Tình và hiếu; sự nghiệp và gia đình hay công việc và vợ (chồng). Ta phải tách riêng chúng ra từng thứ riêng lẻ thì mới giải quyết được, không thì có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
Tình và hiếu.
Đây là hai phạm trù không cùng một phạm trù; có nghĩa là tình là tình và hiếu là hiếu, không thể một chọn trong hai; chọn cái này mà bỏ cái kia. Người xưa có câu: “Trai thì chữ hiếu làm đầu”. Nghĩa là đặt nặng chữ hiếu. Ta có thể hiểu ý nghĩa của câu này là : Con trai thì nối dõi tông đường, nên có trách nhiệm lo cho cha mẹ khi về già cũng như khi đã qua đời. Đó là bổn phận của một người con trai. Nhất là con trai cả. Con gái thì về nhà chồng, lo cho bên chồng rồi.
Nhưng điều đó không có nghĩa là đặt chữ hiếu trên chữ tình. Không phải lấy cớ lo cha mẹ mà bỏ bê vợ mình. Cái gì cũng ưu tiên cho cha mẹ, rồi không lo lắng gì cho vợ con cả. Không thể lập gia đình rồi bỏ mặc mẹ cha; cũng không vì mẹ cha mà bỏ mặc vợ con. Phải có cả hai, phải lo cho cả hai mới tròn đầy và viên mãn.
Nếu anh muốn lấy chữ hiếu làm đầu, thì anh đừng lấy vợ, cứ ở vậy mà báo hiếu, cho đến khi cha mẹ chết thì anh cũng ở vậy cho đến chết luôn, vì đến tuổi đó ai mà lấy anh nữa.
Rõ ràng là không anh nào muốn cảnh này; cũng không cha mẹ nào khi nhắm mắt mà sung sướng khi thấy con mình chưa “yên bề gia thất”. Thế nhưng khi con cái lập gia đình thì lại đòi báo hiếu hay trả hiếu. Thế có phải là mâu thuẫn không? Đây là một trong những nguyên nhân gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
Lấy vợ, lấy chồng là một điều tự nhiên và đương nhiên; cha mẹ phải lo trước khi nhắm mắt. Người có vợ, có chồng thì cũng phải lo báo hiếu, lo giúp đỡ cha mẹ đôi bên. Như thế không ai trách. Có lo cho cha mẹ thì cũng phải lo cho vợ cho con. Như thế thì ai mà nói. Tại vì cứ lo hú hí với nhau mà bỏ mặc cha mẹ già, đau yếu hoặc cứ lo cho cha mẹ mà bỏ mặc vợ con nên mới bị trách, bị mắng.
Không có cha mẹ thì làm gì có mình bây giờ mà hú hí; nhưng không có vợ con mà cha mẹ chết thì mình sống làm sao; làm sao nối dõi tông đường?
Một vấn nạn được đưa ra là cả cha mẹ và vợ cùng bị bệnh thì sẽ thăm ai trước? Nguyên tắc là ai bệnh nặng và cần giúp đỡ trước thì lo thăm trước. Thăm trước chứ không phải ưu tiên hay bỏ mặc. Một người “nhập tử nhất sinh”, một người bị cảm sơ sơ thì phải lo cho người bệnh nặng trước chứ. Nếu cả hai cùng cảm sơ sơ thì sao? Thì phải lo cha cha mẹ trước, không phải ưu tiên mà để cho các cụ khỏi tủi thân. Nếu cả hai cùng lâm bệnh nặng như nhau thì sao? Thì tùy khả năng và khôn ngoan mà lo cho ai trước, vì không thể thăm một lúc hai nơi được.
Ví dụ như đi trên truyền, mà bị đắm trong đó có cả vợ và mẹ thì sẽ cứu ai trước? Cứu mẹ thì có thể vợ chết và cứu vợ thì mẹ chết. Vậy sẽ cứu ai trước? Cứu mẹ trước thì được tiếng có hiếu, nhưng lại tuyệt tình; chỉ có một mẹ thôi mà. Còn vợ thì có thể đi lấy vợ khác. Đành rằng anh có thể lấy vợ khác, nhưng người vợ trước cũng chỉ có một mà thôi. Nếu cứu vợ trước thì được tiếng có tình nhưng lại bất hiếu.
Đằng nào cũng chọn có một, được cái này thì mất cái kia; thế nên một là không cứu ai; hai là cùng chết chùm. Làm như thế vừa bất hiếu, vừa tuyệt tình lại vừa ngu. Thà cứ được một hơn là mất tất.
Nên theo nguyên tắc cứu hộ, phải cứu trẻ em, người già, và phụ nữ trước. Vì người già và trẻ em không có sức tự cứu được, nên được ưu tiên cứu trước. Theo nguyên tắc này thì phải cứu cha mẹ trước, vợ sau. Không có on đơ gì hết. Quả thật đây chỉ là những trường hợp hy hữu, nên không đem ra làm nguyên tắc trong đời sống gia đình được.
Bởi đó mà cũng nên suy nghĩ cho các bậc làm cha, làm mẹ, đừng có đòi hỏi con cái phải ưu tiên cho mình. Lấy lý là “Tao đẻ ra mày”. Bảo nó lấy vợ, nó cứ nghe theo vợ mà chẳng nghe mình gì. Trời! Nó nghe vợ nó thì phúc quá, chứ nó mà nghe người khác thì nguy to chứ đòi hỏi gì. Vợ chồng nó thì chúng nó nghe nhau chứ nghe ai. Phải để cho chúng nó giải quyết những vấn đề của chúng nó chứ. Như thế gia đình nó mới hạnh phúc. Mà vợ chồng nó hạnh phúc thì mình cũng hạnh phúc. Nếu mà nghe mình mà vợ chồng nó lục đục có phải là khổ cho mình và khổ cả cho chúng có không. Cái nào hơn ?
Có người lại nói “Đàn ông chọn sự nghiệp hơn chọn vợ” . Ta nghĩ thế nào cho đúng ?
Sự nghiệp và vợ cũng không cùng một phạm trù; nói nôm na là không cùng một thứ để ta chọn. Vì chọn sẽ lấy cái này và bỏ cái kia. Không chọn thì phải có cả hai, vì con người sống không chỉ vì nghề nghiệp mà còn có hạnh phúc gia đình. Anh mà “công thành danh toại”, mà để vợ ở nhà bơ vơ, không nơi nương tựa thì nó sẽ đi tìm người khác. Thế thì anh có hạnh phúc không? Anh có trách được gì không?
Nếu anh cứ hú hí với vợ ở nhà mà không đi làm thì lấy gì mà ăn, mà sống. Cho nên không thể chọn sự nghiệp hay chọn vợ được. Người đàn ông khi đã lập gia đình thì phải lo làm việc để nuôi sống gia đình, nuôi sống vợ con. Điều đó không có nghĩa là lo sự nghiệp mà bỏ mặc vợ con.
Người xưa có nói: “Có an cư mới lạc nghiệp”. Anh mà có một gia đình hạnh phúc thì anh mới làm việc có kết quả và sự nghiệp của anh mới vững bền. Sự nghiệp của anh mà vững bền thì mới đảm bảo hạnh phúc cho gia đình, cho vợ con anh được.
Thực tế cho thấy những nghệ sĩ tài ba nào mà có hậu phương vững chắc thì “công thành danh toại”, hạnh phúc đến già; hạnh phúc đến khi nhắm mắt. Còn nghệ sĩ nào chỉ lo cho sự nghiệp mà không lo hậu phương, kết cục dù có những tác phẩm nổi tiếng đi nữa cũng sống trong đau khổ và chết trong cô đơn.
Vậy thì phải nói vợ là vợ và sự nghiệp là sự nghiệp. Không thể chọn một trong hai. Nếu có phải ưu tiên thì phải ưu tiên cho gia đình, cho vợ trước.
Trên đây chỉ là một vài điều chia sẻ khách quan, một vài suy tư, nên không là mô phạm cho một vấn nạn nào. Còn tùy ở tâm tư tình cảm mà mỗi người sẽ có cách giải quyết riêng của mình.
Ai trong chúng ta, nếu không đi tu thì cũng lập gia đình, tức là kết hôn và cũng rất mong muốn có một gia đình hạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc nhất thiết là hạnh phúc của cặp vợ chồng. Nhưng tại sao, lại có và có rất nhiều cặp vợ chồng sống không có hạnh phúc? Ta cùng suy gẫm và tìm nguyên nhân.
Xét về tâm lý. Người nữ thích chiều chuộng và muốn làm theo ý mình; không chiều thì cho là không thương. Không chỉ được chiều mà nếu được chồng giúp đỡ về mọi mặt, mọi việc thì các Bà rất sung sướng và sẽ yêu chồng “chết mê chết mệt”. Muốn cái gì cũng chiều và chiều“tới bến”.
Trái lại, người nam, với tư cách làm chồng và làm chủ gia đình muốn quyết định mọi sự và người vợ phải theo ý mình, vì ông bà ta nói: “Thuyền theo lái, gái theo chồng” và Kinh Thánh cũng nói: “Vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì Chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ky-tô là đầu của Hội Thánh”(x.Ep 5,22-23). Và theo đó, cứ vâng theo tôi; cứ yêu tôi đi thì tôi sẽ chiều theo ý Bà; cái gì tôi cũng làm, cũng chiều hết.
Thế đấy, chung qui ai cũng muốn người khác làm theo ý mình. Vậy thì bên nào sẽ làm trước đây? Chồng mà nghe theo vợ thì sợ bị gọi là “Sơ vơ”; Vợ mà nghe theo chồng thì sợ bị “bắt nạt, ăn hiếp”. Nên chẳng có ai chiều ai và cứ chờ cho bên kia làm trước. Rốt cục chẳng ai làm trước và hậu quả là “Cơm không lành, canh không ngọt”, cứ lục đục và bất hạnh mãi.
Tùy theo mỗi người có muốn hạnh phúc hay không thôi.
Nếu các ông chồng muốn được vợ yêu, vợ chiều thì hãy chiều theo các Bà và làm giúp các bà một tay trong những công việc của gia đình hay những việc chuyên môn. Chẳng sợ gì người ta nói “Sơ vơ”. Không phải mình chiều là “Sơ vơ”; vợ mình, mình không chiều thì mình chiều ai? Mình chiều thì mình được hạnh phúc, gia đình mình hạnh phúc; còn người ta nói thì mặc người ta.
Nếu các bà vợ muốn được chồng chiều, cHồng Yêu thì cũng hãy “tùng phục” chồng mình đi. Tùng phục chồng mình đâu có nhục đâu, sướng thấy mồ đi. Cái gì ông cũng chiều; việc gì nhờ ông cũng làm hết đấy chứ. Cứ chồng “hô là vợ ủng”, thì gia đình hạnh phúc biết mấy. Hạnh phúc đó là của mình thì mình hưởng chứ đâu có ai vào đây.
Công bằng mà nói thì cứ “chồng hô là vợ ủng; vợ hô và chồng ủng”, “Đồng vợ, đồng chồng tát bể đông của cạn”, chứ đừng nói đến hạnh phúc gia đình; hạnh phúc vợ chồng. Nếu “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì đường ai nấy đi; việc ai nấy làm; giường ai nấy ngủ; có khi lại đánh đấm nhau; chén bát bị thổi bay lung tung.
Thường thì Chúa dựng nên và “xe duyên”, “nồi nào úp vung đó”; chồng mạnh thì vợ yếu; chồng làm chủ. Vợ mạnh thì cHồng Yếu, vợ làm chủ; trong trường hợp này, hai vợ chồng sống rất hạnh phúc. Nhưng có trường hợp thứ ba là ngang ngửa, “bên tám lạng, bên nửa cân”; không ai chịu theo ai; cũng không ai chiều theo ai. Đây là vấn đề ta cần giải quyết.
Theo tôi, để giải quyết vấn đề này ta nên theo qui tắc “Đồng quản trị”, nghĩa là “một rừng có hai cọp”; một nước có hai “tổng thống”; một nhà có hai chủ. Bởi vì “Đồng quản trị”, nên nhất thiết phải có sự trao đổi và tôn trọng lẫn nhau. Đương nhiên, mỗi người đều có mặt mạnh và mặt yếu. Mặt mạnh là chuyên môn và mặt yếu là không chuyên môn. Do đó, trong mọi vấn đề, ai có chuyên môn hơn, ý kiến sẽ được ưu tiên hơn. Điều này xét về lý thì không ai chối cãi.
Như thế việc anh, anh làm; việc em, em lo, nhưng hai bên phải có sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Nếu không thì là người dưng chứ không phải vợ chồng. Tương trợ và giúp đỡ có nghĩa là người này nhờ người kia giúp và khi được nhờ giúp thì phải phải theo yêu cầu của bên kia chứ không được làm theo ý mình. Nếu có ý kiến gì thì nêu ra, nhưng phải để bên nhờ giúp quyết định, vì đó là chuyên môn của họ và việc làm của họ.
Vì là vợ chồng nên không có chuyện hơn thua hay tranh giành gì ở đây. Trọng tâm là cùng nhau làm; nhau nhau tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc. Khi một người chồng tương trợ và giúp đỡ người vợ như thế thì vợ cưng, vợ chiều hết mực; muốn gì bà cũng chiều hết đấy chứ. Khi người vợ mà tương trợ và giúp đỡ người chồng như vậy thì bà sẽ được người chồng hết sức yêu chiều; muốn gì anh cũng chiều, cũng nghe theo hết. Chắc chắn cặp vợ chồng này sẽ là cặp vợ chồng hạnh phúc nhất trên đời.
“Yêu vợ là yêu chính mình”(x.Ep 5,28); yêu chồng cũng là yêu chính mình, thế thì hỡi những cặp vợ chồng hãy yêu thương nhau đi. Yêu thương nhau thì chiều chuộng nhau, tương trợ nhau, giúp đỡ nhau; không quản chi khó, không quản chi nhục; không quản chi tai tiếng, miễn sao gia đình mình hạnh phúc; vợ chồng mình hạnh phúc thì thiên hạ sẽ “thèm nhỏ rãi” thôi. Hãy chiều chuộng nhau như hồi “cưa nhau”; dễ thương như hồi “cua nhau” ấy, để ta có một gia đình hạnh phúc, một cuộc tình tuyệt vời.
Bên tình bên hiếu, biết chọn bên nào?
Có nhiều người đặt vấn đề bên tình, bên hiếu; sự nghiệp và gia đình, sẽ chọn thế nào cho phải?
Đây là hai cặp phạm trù không cùng một phạm trù, nói đúng ra là 4 phạm trù mà người ta liên kết thành một cặp Tình và hiếu; sự nghiệp và gia đình hay công việc và vợ (chồng). Ta phải tách riêng chúng ra từng thứ riêng lẻ thì mới giải quyết được, không thì có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
Tình và hiếu.
Đây là hai phạm trù không cùng một phạm trù; có nghĩa là tình là tình và hiếu là hiếu, không thể một chọn trong hai; chọn cái này mà bỏ cái kia. Người xưa có câu: “Trai thì chữ hiếu làm đầu”. Nghĩa là đặt nặng chữ hiếu. Ta có thể hiểu ý nghĩa của câu này là : Con trai thì nối dõi tông đường, nên có trách nhiệm lo cho cha mẹ khi về già cũng như khi đã qua đời. Đó là bổn phận của một người con trai. Nhất là con trai cả. Con gái thì về nhà chồng, lo cho bên chồng rồi.
Nhưng điều đó không có nghĩa là đặt chữ hiếu trên chữ tình. Không phải lấy cớ lo cha mẹ mà bỏ bê vợ mình. Cái gì cũng ưu tiên cho cha mẹ, rồi không lo lắng gì cho vợ con cả. Không thể lập gia đình rồi bỏ mặc mẹ cha; cũng không vì mẹ cha mà bỏ mặc vợ con. Phải có cả hai, phải lo cho cả hai mới tròn đầy và viên mãn.
Nếu anh muốn lấy chữ hiếu làm đầu, thì anh đừng lấy vợ, cứ ở vậy mà báo hiếu, cho đến khi cha mẹ chết thì anh cũng ở vậy cho đến chết luôn, vì đến tuổi đó ai mà lấy anh nữa.
Rõ ràng là không anh nào muốn cảnh này; cũng không cha mẹ nào khi nhắm mắt mà sung sướng khi thấy con mình chưa “yên bề gia thất”. Thế nhưng khi con cái lập gia đình thì lại đòi báo hiếu hay trả hiếu. Thế có phải là mâu thuẫn không? Đây là một trong những nguyên nhân gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
Lấy vợ, lấy chồng là một điều tự nhiên và đương nhiên; cha mẹ phải lo trước khi nhắm mắt. Người có vợ, có chồng thì cũng phải lo báo hiếu, lo giúp đỡ cha mẹ đôi bên. Như thế không ai trách. Có lo cho cha mẹ thì cũng phải lo cho vợ cho con. Như thế thì ai mà nói. Tại vì cứ lo hú hí với nhau mà bỏ mặc cha mẹ già, đau yếu hoặc cứ lo cho cha mẹ mà bỏ mặc vợ con nên mới bị trách, bị mắng.
Không có cha mẹ thì làm gì có mình bây giờ mà hú hí; nhưng không có vợ con mà cha mẹ chết thì mình sống làm sao; làm sao nối dõi tông đường?
Một vấn nạn được đưa ra là cả cha mẹ và vợ cùng bị bệnh thì sẽ thăm ai trước? Nguyên tắc là ai bệnh nặng và cần giúp đỡ trước thì lo thăm trước. Thăm trước chứ không phải ưu tiên hay bỏ mặc. Một người “nhập tử nhất sinh”, một người bị cảm sơ sơ thì phải lo cho người bệnh nặng trước chứ. Nếu cả hai cùng cảm sơ sơ thì sao? Thì phải lo cha cha mẹ trước, không phải ưu tiên mà để cho các cụ khỏi tủi thân. Nếu cả hai cùng lâm bệnh nặng như nhau thì sao? Thì tùy khả năng và khôn ngoan mà lo cho ai trước, vì không thể thăm một lúc hai nơi được.
Ví dụ như đi trên truyền, mà bị đắm trong đó có cả vợ và mẹ thì sẽ cứu ai trước? Cứu mẹ thì có thể vợ chết và cứu vợ thì mẹ chết. Vậy sẽ cứu ai trước? Cứu mẹ trước thì được tiếng có hiếu, nhưng lại tuyệt tình; chỉ có một mẹ thôi mà. Còn vợ thì có thể đi lấy vợ khác. Đành rằng anh có thể lấy vợ khác, nhưng người vợ trước cũng chỉ có một mà thôi. Nếu cứu vợ trước thì được tiếng có tình nhưng lại bất hiếu.
Đằng nào cũng chọn có một, được cái này thì mất cái kia; thế nên một là không cứu ai; hai là cùng chết chùm. Làm như thế vừa bất hiếu, vừa tuyệt tình lại vừa ngu. Thà cứ được một hơn là mất tất.
Nên theo nguyên tắc cứu hộ, phải cứu trẻ em, người già, và phụ nữ trước. Vì người già và trẻ em không có sức tự cứu được, nên được ưu tiên cứu trước. Theo nguyên tắc này thì phải cứu cha mẹ trước, vợ sau. Không có on đơ gì hết. Quả thật đây chỉ là những trường hợp hy hữu, nên không đem ra làm nguyên tắc trong đời sống gia đình được.
Bởi đó mà cũng nên suy nghĩ cho các bậc làm cha, làm mẹ, đừng có đòi hỏi con cái phải ưu tiên cho mình. Lấy lý là “Tao đẻ ra mày”. Bảo nó lấy vợ, nó cứ nghe theo vợ mà chẳng nghe mình gì. Trời! Nó nghe vợ nó thì phúc quá, chứ nó mà nghe người khác thì nguy to chứ đòi hỏi gì. Vợ chồng nó thì chúng nó nghe nhau chứ nghe ai. Phải để cho chúng nó giải quyết những vấn đề của chúng nó chứ. Như thế gia đình nó mới hạnh phúc. Mà vợ chồng nó hạnh phúc thì mình cũng hạnh phúc. Nếu mà nghe mình mà vợ chồng nó lục đục có phải là khổ cho mình và khổ cả cho chúng có không. Cái nào hơn ?
Có người lại nói “Đàn ông chọn sự nghiệp hơn chọn vợ” . Ta nghĩ thế nào cho đúng ?
Sự nghiệp và vợ cũng không cùng một phạm trù; nói nôm na là không cùng một thứ để ta chọn. Vì chọn sẽ lấy cái này và bỏ cái kia. Không chọn thì phải có cả hai, vì con người sống không chỉ vì nghề nghiệp mà còn có hạnh phúc gia đình. Anh mà “công thành danh toại”, mà để vợ ở nhà bơ vơ, không nơi nương tựa thì nó sẽ đi tìm người khác. Thế thì anh có hạnh phúc không? Anh có trách được gì không?
Nếu anh cứ hú hí với vợ ở nhà mà không đi làm thì lấy gì mà ăn, mà sống. Cho nên không thể chọn sự nghiệp hay chọn vợ được. Người đàn ông khi đã lập gia đình thì phải lo làm việc để nuôi sống gia đình, nuôi sống vợ con. Điều đó không có nghĩa là lo sự nghiệp mà bỏ mặc vợ con.
Người xưa có nói: “Có an cư mới lạc nghiệp”. Anh mà có một gia đình hạnh phúc thì anh mới làm việc có kết quả và sự nghiệp của anh mới vững bền. Sự nghiệp của anh mà vững bền thì mới đảm bảo hạnh phúc cho gia đình, cho vợ con anh được.
Thực tế cho thấy những nghệ sĩ tài ba nào mà có hậu phương vững chắc thì “công thành danh toại”, hạnh phúc đến già; hạnh phúc đến khi nhắm mắt. Còn nghệ sĩ nào chỉ lo cho sự nghiệp mà không lo hậu phương, kết cục dù có những tác phẩm nổi tiếng đi nữa cũng sống trong đau khổ và chết trong cô đơn.
Vậy thì phải nói vợ là vợ và sự nghiệp là sự nghiệp. Không thể chọn một trong hai. Nếu có phải ưu tiên thì phải ưu tiên cho gia đình, cho vợ trước.
Trên đây chỉ là một vài điều chia sẻ khách quan, một vài suy tư, nên không là mô phạm cho một vấn nạn nào. Còn tùy ở tâm tư tình cảm mà mỗi người sẽ có cách giải quyết riêng của mình.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Khấn
Nguyễn Bá Khanh
21:04 26/03/2017
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Lên Chùa, tôi khấn cho tôi
Chút duyên được dẫu nhỏ nhoi cũng mừng
Tôi đi ra đứng ngó rừng
Rừng xanh. Mây trắng. Nửa lừng khói sương...
(Trích thơ của Huệ Thu)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 21-27/03/2017: Sức khoẻ của Đức Bênêđíctô thứ 16 dịp sinh nhật lần thứ 90
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:59 26/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tình trạng thể lý của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 khi đến gần ngày sinh nhật lần thứ 90 của ngài được ghi nhận là khả quan.
Đức Tổng Giám mục Georg Gänswein, người vẫn tiếp tục làm thư ký riêng cho Đức Giáo Hoàng về hưu, trong khi vẫn làm chủ tịch phủ giáo hoàng cho Đức Thánh Cha Phanxicô, nói với trang tin Crux rằng mặc dù chân của Đức Bênêđíctô bị yếu và ngài phải sử dụng khung sắt đi bộ, ngài vẫn “khá minh mẫn”.
Đức Bênêđíctô dành nhiều giờ trong ngày để cầu nguyện, đọc sách, nghe nhạc, và tiếp khách. Đức Tổng Giám Mục cho biết du khách đến từ khắp nơi trên thế giới và từ mọi tầng lớp xã hội.
2. Các giám mục Phi Luật Tân đã ra một tuyên bố chống án tử hình.
Mặc dù có sự chống đối mạnh mẽ từ hàng giáo phẩm Giáo Hội Công Giáo, các nhà lập pháp ở Phi Luật Tân đã bỏ phiếu khôi phục lại án tử hình. Hình phạt tử hình đã kết thúc ở Phi Luật Tân vào năm 2006. Tuy nhiên, Hạ viện Phi Luật Tân đã bỏ phiếu ủng hộ một dự luật nhằm khôi phục hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng liên quan đến ma túy. Dự luật vẫn còn phải được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện. Trước diễn biến này, các Giám Mục Phi đã ra tuyên bố bày tỏ sự thất vọng của các ngài.
Các Giám Mục viết:
“Đối với những người sử dụng Kinh Thánh để bảo vệ hình phạt tử hình, họ có cần chúng tôi chỉ ra cho họ thấy có biết bao các tội ác khác chống lại nhân loại đã được người ta ngụy biện bằng cách sử dụng Kinh Thánh?
Chúng tôi khiêm tốn khuyên họ giải thích Kinh Thánh một cách đúng đắn, để đọc sách thánh như một sự mặc khải thánh ý của Thiên Chúa đối với nhân loại, với sự viên mãn được thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô, là Lời chung cuộc của Thiên Chúa cho thế giới.”
Tuyên bố kết luận:
“Chúng ta hãy cầu nguyện nhiệt thành cho các nhà lập pháp của đất nước chúng ta khi họ chuẩn bị bỏ phiếu về án tử hình tại Thượng viện. Chúng ta hãy dâng tất cả các Thánh Lễ cho họ, cầu xin Chúa, Đấng từng bị đóng đinh đã hiến cả cuộc đời, thân thể và máu của Ngài, để cứu rỗi tội lỗi, chạm đến lương tâm của họ và dẫn họ đến việc bãi bỏ án tử hình một lần cho tất cả.”
3. Hội Đồng Giám Mục Pakistan chống lại việc đóng cửa các phương tiện truyền thông
Bộ trưởng thông tin của chính phủ Pakistan đã đe dọa sẽ ngăn chặn các trang web truyền thông xã hội không kiểm duyệt các nhận xét được xem là bỉ báng tiên tri Muhammad của Hồi Giáo.
Cha Qaiser Feroz, thư ký điều hành của Ủy ban Truyền thông Xã hội của Hội Đồng Giám Mục Pakistan, nói: “Chúng tôi lên án các trang Facebook có chứa những nhận xét bỉ báng các nhân vật tôn giáo, nhưng chúng tôi cũng chống lại lệnh cấm hoàn toàn tất cả mọi trang web. Mọi người phải học cách sử dụng phương tiện truyền thông một cách có trách nhiệm hơn.”
4. Các Giám Mục Hoa Kỳ hoan nghênh dự luật bảo vệ môi trường
Hai vị Giám Mục chủ tịch hai ủy ban trong Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã hoan nghênh dự thảo nghị quyết 195, thể hiện dấn thân của Hạ viện đối với việc bảo vệ môi trường.
Nghị quyết, được tài trợ bởi Dân Biểu Elise Stefanik thuộc đảng Cộng Hòa đại diện của New York, hiện có 16 nhà đồng bảo trợ.
Đức Giám Mục Frank Dewane của Venice, Florida nói: “Các giám mục Hoa Kỳ hoan nghênh tinh thần của một nhóm các thành viên Quốc hội tham gia vào các cuộc đối thoại xây dựng để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta và nhận ra tác động của biến đổi khí hậu.”
Đức Cha Oscar Cantú của Las Cruces nói thêm:
“Các nhà đồng tài trợ của nghị quyết này thêm tiếng nói của họ trong một cuộc đối thoại quan trọng và chứng minh rằng việc quản lý thiên nhiên là một vấn đề nổi bật cần phải được các chính trị chú ý trong một cuộc đối thoại về những gì mà Đức Giáo Hoàng đã gọi là một trong những thách thức chính mà nhân loại phải đối mặt trong thời đại chúng ta, đó là sự thay đổi khí hậu”.
5. Thêm một linh mục người Mễ Tây Cơ bị tấn công
Một linh mục Công Giáo đã bị tấn công ở Coahulla, Mễ Tây Cơ bởi những người mặc đồng phục của cảnh sát.
Một nhóm người đã đột nhập vào nhà của Cha Robert Coogan Francis, người đứng đầu các linh mục tuyên uý nhà tù tại giáo phận Coahulla, và cáo buộc một linh mục cùng sống trong nhà với ngài tàng trữ linh mục. Giáo phận cho biết những người này đưa ra một bịch thuốc, và tuyên bố rằng họ đã tìm thấy nó trong nhà xứ của ngài trước khi đánh đập cha Robert một cách tàn tệ.
Giáo phận Coahulla yêu cầu chính quyền địa phương giải thích làm sao một nhóm tội phạm lại có được đồng phục và trang thiết bị của cảnh sát để “đe doạ và khủng bố dân chúng”.
Giáo phận lưu ý rằng cuộc tấn công này chỉ là một biến cố gần đây nhất trong một loạt các vụ tấn công nhắm vào các linh mục ở Mễ Tây Cơ.
Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục. Trong 26 năm qua, tức là từ năm 1990 đến năm 2016, 54 cuộc tấn công nhắm vào hàng giáo sĩ đã diễn ra gây tử vong cho 1 Hồng Y, 42 linh mục, 1 phó tế, 3 nữ tu, 8 giáo dân và 1 nhà báo Công Giáo. Tình trạng tồi tệ nhất đã xảy ra dưới thời tổng thống Enrique Peña Nieto.
Điều đáng kinh hoàng hơn là cho đến nay chưa một tên sát thủ nào phạm vào tội ác giết hại hàng giáo sĩ Công Giáo tại Mễ Tây Cơ bị bắt và bị pháp luật trừng trị.
6. Một linh mục tại Úc bị đâm trước khi cử hành Thánh lễ
Trong một diễn biến có liên quan đến việc tấn công bạo lực nhắm vào các linh mục, tại Melbourne, Australia một linh mục đã bị tấn công và bị đâm hôm 20 tháng 3 bởi một giáo dân tham dự thánh lễ.
Cha Tomy Kalathoor Mathew, 48 tuổi, đã được điều trị và cứu sống sau khi bị một kẻ tấn công rạch một đường dao vào cổ họng ngài khi ngài chuẩn bị cử hành thánh lễ Chúa Nhật lúc 11 giờ sáng tại nhà thờ St Matthew ở Fawkner, một thị trấn phía bắc Melbourne. Các nhân chứng nói rằng một người đàn ông đã tấn công ngài dữ dội, và nói rằng ngài không phải là người Công Giáo, nhưng là một tín đồ Ấn Giáo
Cảnh sát đã bắt người đàn ông này, và cho biết ông ta đã 72 tuổi.
7. Tuyên phong Chân Phước cho một giáo dân Ý chết vì không chịu tuyên thệ trung thành với Hitler
Một giáo dân người Ý không chịu đọc lời tuyên thệ trung thành với Hitler đã được phong chân phước tử đạo tại nhà thờ chính tòa Bolzano vào ngày 18 tháng 3.
Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã chủ sự Thánh Lễ tuyên phong Chân Phước cho anh Josef Mayr-Nusser, sinh năm 1910 và qua đời năm 1945.
Mayr-Nusser là một nhà lãnh đạo trong hội Công Giáo Tiến hành và Hội Thánh Vincent de Paul. Anh kết hôn năm 1942, và có một đứa con trai chào đời vào năm sau đó.
Anh bị bắt nhập ngũ vào xung vào quân đoàn SS của Hitler vào năm 1944. Mayr-Nusser đã thẳng thừng từ chối đọc lời tuyên thệ trung thành với Hitler. Do đó, anh bị kết án tử hình, và qua đời trong khi bị đưa đến trại giam tử thần Dachau.
Mayr-Nusser “chết như một vị tử đạo vì anh đã từ chối tuân theo chủ nghĩa phát xít để giữ một lòng trung thành son sắt với các giá trị Tin Mừng. Lòng đạo đức cao cả của vị tân Chân Phước, là một mô hình cho tín hữu, đặc biệt là đối với những người cha.”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 19 tháng 3.
8. Tòa Thánh kêu gọi quyên góp cho Thánh Địa
Bộ Giáo Hội Đông Phương đã ra lời kêu gọi quyên góp cho Thánh Địa hàng năm, diễn ra trong các nhà thờ khắp nơi thế giới vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
“Thật không dễ dàng gì để sống đức tin Kitô tại Trung Đông, đặc biệt là ở Iraq, Syria và Ai Cập, nơi các cộng đồng Kitô hữu đã có những kinh nghiệm về sự hiệp nhất bằng máu, khi các cá nhân bị áp lực từ bỏ đất đai của họ, hoặc thậm chí cả đức tin của họ.”
Bức thư viết tiếp:
“Cũng không có tự do ở các nước khác trong khu vực, nơi các Kitô hữu thường bị áp bức và bị kỳ thị khiến điều kiện sống của họ ngày càng tồi tệ... Cầu nguyện liên tục là sự trợ giúp đầu tiên và lớn nhất mà họ tìm kiếm. Tuy nhiên, họ cũng cần có sự trợ giúp kinh tế cụ thể.”
Bộ Giáo Hội Đông Phương báo cáo rằng 7,249,693 Mỹ Kim đã được phân phối từ cuộc quyên góp ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm ngoái. Chỉ hơn một nửa ngân quỹ đã được sử dụng để đào tạo các chủng sinh và linh mục. Số tiền còn lại được giải ngân cho các trường học, giáo phận, và “trợ cấp ngoại thường và khẩn cấp” sau các vụ tấn công khủng bố của quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Thánh Ca
Nước Mắt Chiều Canvê - Trình bày: Thùy Loan
Minh Trung
15:45 26/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây