Phụng Vụ - Mục Vụ
Cuộc khổ nạn hồng phúc của Chúa Giêsu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:29 26/03/2010
CHÚA NHẬT LỄ LÁ, năm C
Lc 22,14-23,56
Đọc lại Tin Mừng nhất lãm và Tin Mừng thứ tư của thánh Gioan, nhân loại sẽ chẳng bao giờ hết bàng hoàng, xúc động bởi vì một Đấng cứu tinh lại có thể bị kết án một cách thảm sầu, chết treo trên thập giá. Tuy nhiên, càng suy nghĩ, càng chìm sâu trong cầu nguyện, con người sẽ nhận ra rằng đây là cái chết hồng phúc của Chúa Giêsu.” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Vâng, đọc lại Tin Mừng, chúng ta nhận ra một Đức Kitô đầy lòng nhân ái, một Đức Kitô luôn yêu thương con người. Do đó, suốt đời sống công khai rao giảng Tin Mừng, Đức Kitô đã yêu thương mọi người, Ngài đã chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, xua trừ ma quỉ, gần gũi những người nghèo khó, những kẻ tội lỗi, những người bần cùng bị xã hội đặt ra bên lề xã hội, Ngài đã dạy dỗ dân chúng, âu yếm yêu thương trẻ thơ, tha thứ cho những tội nhân. Hôm nay, theo ý định của Thiên Chúa Cha, Đức Kitô đã đi vào giai đoạn cuối cùng của đời Ngài: Ngài đã quyết định yêu nhân loại cho tới cùng, yêu cho đến chấp nhận đau khổ tột cùng và chấp nhận cái chết trên thập giá.
Đức Kitô đã được Thánh Thần dẫn vào trong hoang địa ăn chay, tĩnh dưỡng và chịu để ma quỉ cám dỗ. Tuy nhiên, Tin Mừng cho hay, Ngài đã chiến thắng ma quỉ khi chúng đánh vào Ngài bằng ba phương diện hết sức thực tế, nhưng cũng rất thâm độc. Đó là vật chất, danh vọng và lòng trung tín đối với Chúa Cha biểu lộ qua đức khiêm nhượng của Ngài. Đức Kitô đã chiến thắng tất cả nhưng Tin Mừng lại viết: ” Quỉ rút lui để chờ dịp khác “ ( Lc 4, 13 ). Đây là cơn cám dỗ cuối cùng. Dịp khác, đó là ngày hôm nay, khi ma quỉ nhập vào môn đệ Giuđa, người tông đồ phản nghịch, ham tiền ham của đã dùng cái hôn để nộp Thầy mình. Ma quỉ sàng Phêrô và các môn đệ như sàng gạo, để Phêrô chối Thầy đến ba lần và các môn đệ khác thì bỏ Thầy trốn tán loạn. Vườn Cây Dầu là nơi diễn ra giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sự thiện và sự ác. Chúa Giêsu đã dùng lời cầu nguyện, liên kết mật thiết với Thiên Chúa Cha để thắng cám dỗ. Chúa Giêsu đã phải đương đầu với cuộc chiến nội tâm thật gay go, căng thẳng. Ngài đã xin Chúa Cha cất khỏi Ngài chén đắng nhưng không theo ý Ngài mà theo ý Chúa Cha. Cuộc chiến nội tâm ấy đã làm cho Ngài xao xuyến, mồ hôi máu đổ ra. Đau khổ và đau khổ tột độ.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu luôn tỏ ra hiền hòa, quảng đại, bao dung. Ngài đã ra đón Giuđa và nhắc nhở Giuđa về nghĩa Thầy trò. Ngài chữa lành tên đầy tớ Mancô bị Phêrô chém đứt tai. Ngài nhìn Phêrô với ánh mắt nhân hiền, cảm thông và tha thứ cho Phêrô khi ông đang tâm chối Thầy. Ngài đứng lại an ủi những người phụ nữ đi theo khóc than, thương Ngài. Ngài xin Thiên Chúa Cha tha thứ cho những kẻ làm khổ và đóng đinh Ngài. Ngài thưởng thiên đàng cho tên trộm lành biết thống hối ăn năn.
Chúa Giêsu đã hoàn tất sứ mạng yêu thương mọi người và đã hoàn thành ý định của Thiên Chúa Cha. Chúa đã yêu thương nhân loại, yêu thương mọi người cho đến giọt máu, cho đến hơi thở cuối cùng.
Cuộc thương khó và cái chết của Chúa Giêsu là một cuộc tử nạn hồng phúc bởi vì Chúa đã hoàn toàn tự do, tự nguyện thực hiện kế hoạch yêu thương loài người của Thiên Chúa Cha. Nhờ cuộc tử nạn hồng phúc của Chúa mà muôn người được ơn cứu độ. Đúng như lời Ngài nói: ” Khi nào Ta bị giương cao lên khỏi mặt đất Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng hiểu Chúa hơn để chúng con luôn mến Chúa hơn là yêu bản thân chúng con vì Chúa đã yêu thương chúng con đến nỗi hy sinh chính mạng sống vì chúng con. Amen.
Lc 22,14-23,56
Đọc lại Tin Mừng nhất lãm và Tin Mừng thứ tư của thánh Gioan, nhân loại sẽ chẳng bao giờ hết bàng hoàng, xúc động bởi vì một Đấng cứu tinh lại có thể bị kết án một cách thảm sầu, chết treo trên thập giá. Tuy nhiên, càng suy nghĩ, càng chìm sâu trong cầu nguyện, con người sẽ nhận ra rằng đây là cái chết hồng phúc của Chúa Giêsu.” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Vâng, đọc lại Tin Mừng, chúng ta nhận ra một Đức Kitô đầy lòng nhân ái, một Đức Kitô luôn yêu thương con người. Do đó, suốt đời sống công khai rao giảng Tin Mừng, Đức Kitô đã yêu thương mọi người, Ngài đã chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, xua trừ ma quỉ, gần gũi những người nghèo khó, những kẻ tội lỗi, những người bần cùng bị xã hội đặt ra bên lề xã hội, Ngài đã dạy dỗ dân chúng, âu yếm yêu thương trẻ thơ, tha thứ cho những tội nhân. Hôm nay, theo ý định của Thiên Chúa Cha, Đức Kitô đã đi vào giai đoạn cuối cùng của đời Ngài: Ngài đã quyết định yêu nhân loại cho tới cùng, yêu cho đến chấp nhận đau khổ tột cùng và chấp nhận cái chết trên thập giá.
Đức Kitô đã được Thánh Thần dẫn vào trong hoang địa ăn chay, tĩnh dưỡng và chịu để ma quỉ cám dỗ. Tuy nhiên, Tin Mừng cho hay, Ngài đã chiến thắng ma quỉ khi chúng đánh vào Ngài bằng ba phương diện hết sức thực tế, nhưng cũng rất thâm độc. Đó là vật chất, danh vọng và lòng trung tín đối với Chúa Cha biểu lộ qua đức khiêm nhượng của Ngài. Đức Kitô đã chiến thắng tất cả nhưng Tin Mừng lại viết: ” Quỉ rút lui để chờ dịp khác “ ( Lc 4, 13 ). Đây là cơn cám dỗ cuối cùng. Dịp khác, đó là ngày hôm nay, khi ma quỉ nhập vào môn đệ Giuđa, người tông đồ phản nghịch, ham tiền ham của đã dùng cái hôn để nộp Thầy mình. Ma quỉ sàng Phêrô và các môn đệ như sàng gạo, để Phêrô chối Thầy đến ba lần và các môn đệ khác thì bỏ Thầy trốn tán loạn. Vườn Cây Dầu là nơi diễn ra giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sự thiện và sự ác. Chúa Giêsu đã dùng lời cầu nguyện, liên kết mật thiết với Thiên Chúa Cha để thắng cám dỗ. Chúa Giêsu đã phải đương đầu với cuộc chiến nội tâm thật gay go, căng thẳng. Ngài đã xin Chúa Cha cất khỏi Ngài chén đắng nhưng không theo ý Ngài mà theo ý Chúa Cha. Cuộc chiến nội tâm ấy đã làm cho Ngài xao xuyến, mồ hôi máu đổ ra. Đau khổ và đau khổ tột độ.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu luôn tỏ ra hiền hòa, quảng đại, bao dung. Ngài đã ra đón Giuđa và nhắc nhở Giuđa về nghĩa Thầy trò. Ngài chữa lành tên đầy tớ Mancô bị Phêrô chém đứt tai. Ngài nhìn Phêrô với ánh mắt nhân hiền, cảm thông và tha thứ cho Phêrô khi ông đang tâm chối Thầy. Ngài đứng lại an ủi những người phụ nữ đi theo khóc than, thương Ngài. Ngài xin Thiên Chúa Cha tha thứ cho những kẻ làm khổ và đóng đinh Ngài. Ngài thưởng thiên đàng cho tên trộm lành biết thống hối ăn năn.
Chúa Giêsu đã hoàn tất sứ mạng yêu thương mọi người và đã hoàn thành ý định của Thiên Chúa Cha. Chúa đã yêu thương nhân loại, yêu thương mọi người cho đến giọt máu, cho đến hơi thở cuối cùng.
Cuộc thương khó và cái chết của Chúa Giêsu là một cuộc tử nạn hồng phúc bởi vì Chúa đã hoàn toàn tự do, tự nguyện thực hiện kế hoạch yêu thương loài người của Thiên Chúa Cha. Nhờ cuộc tử nạn hồng phúc của Chúa mà muôn người được ơn cứu độ. Đúng như lời Ngài nói: ” Khi nào Ta bị giương cao lên khỏi mặt đất Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng hiểu Chúa hơn để chúng con luôn mến Chúa hơn là yêu bản thân chúng con vì Chúa đã yêu thương chúng con đến nỗi hy sinh chính mạng sống vì chúng con. Amen.
Học cách chết
Lm. Anmai, CSsR
08:59 26/03/2010
Chúa Nhật Lễ Lá, Măm C (Is 50, 4-7, Pl 2, 6-11, Lc 22, 14-23,56)
Các Thánh sử khi ghi lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu tuy khác biệt nhau mỗi người một cách nhưng tựu trung nhìn vào tổng thể chúng ta vẫn thấy những trình thuật đó ăn khớp với nhau. Mỗi Thánh sử đều nhấn mạnh một điểm theo cách nhìn của các đấng. Thánh Luca nhấn mạnh đến thái độ hết sức thanh thản của Chúa Giêsu trước cuộc thương khó của Chúa Giêsu cũng như các môn đệ. Cái chết hay nói đúng hơn là cách chết của Chúa Giêsu là bài học của nhiều người.
Cái chết của Chúa Giêsu phải nói là cái chết đẹp, cái chết của người tôi trung của Thiên Chúa như Isaia đã loan báo từ trước. Người tôi trung của Chúa, điển hình là Isaia đã chịu đau khổ vì danh của Thiên Chúa. Để được can đảm đón nhận những đau khổ của cuộc đời như Isaia bộc bạch là do có Chúa Thượng phù trợ Isaia, Chúa Thượng nâng đỡ Isaia:
Đức Chúa là Chúa Thượng
đã cho tôi nói năng như một người môn đệ,
để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức.
Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi
để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.
Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
vì thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.
Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
Và, như chúng ta đã biết, người tôi tớ đau khổ là hình ảnh tiên trưng của một Chúa Giêsu cũng đau khổ.Chúa Giêsu và Isaia hình như cũng có điểm chung đó là vui vẻ, đó là thanh thản bước lên cây thập giá và điều quan trọng nhất là vâng theo thánh ý của Cha.
Thánh Luca thuật lại:
Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa cho đến khi lễ này được tên trọn vẹn trong nước Thiên Chúa... Rồi Người lấy chén, dâng lời tạ ơn. Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn ! Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em... Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em... Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.
Bữa ăn này chính là bữa an cuối cùng của Chúa Giêsu trên trần gian. Chúa Giêsu biết điều này và ta thấy được thái độ hết sức điềm tĩnh và bình anh của Chúa dù biết ngày mai mình sẽ “trở về cùng cha”. Chúa Giêsu muốn thể hiện cái chết của mình trong tâm hồn trước khi nhận cái chết nơi thân xác của Ngài. Bữa tiệc ly, bữa tiệc chia tay tượng trưng cho cái chết ấy. Chẳng ai can đảm cử hành một bữa tiệc chia tay mà không phải là chia tay đơn thuần mà chia tay để đón nhận cái chết như Chúa Giêsu cả. Trong bàn ăn, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh của bánh miến và rượu cho mà Chúa Giêsu hiến trao cho những ngườimà Ngài yêu: "Này là Mình Thầy, hy sinh vì … Này là Máu Thầy, sẽ đổ ra. ..". Đúng như vậy vì ngài mai là ngày mà Máu Người sẽ lìa khỏi thân Người, như chiều nay bánh và rượu tách rời nhau.
Ngay từ chiều hôm trước của thập giá, Chúa Giêsu sống cái chết, đã nếm thử cái chết. Chúa Giêsu hoàn toàn tự do khi đón nhận cái chết và điểm đặc biệt là Chúa Giêsu diễn tả cái chết như một thứ của ăn dưỡng nuôi cho những người đang cần đến để sống.
Chúa Giêsu biểu lộ tình cảm chứng tỏ tinh thần tự chủ của và với lối nói thật phi thường, Ngài tiến vào cõi một cách hăng say: "Thầy khát khao mong mỏi..."
Chúa Giêsu đương đầu với cái chết trong một niềm vui mừng ngược đời: "Người dâng lời tạ ơn”. Thái độ này, được lặp lại hai lần, mang một tính chất rất đặc biệt: "dâng lời tạ ơn", nói "lời cám ơn”. Những "cử hành Thánh Thể" của chúng ta chỉ là sự kéo dài của việc mà Đức Giêsu đã làm chiều hôm đó. "Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy".
Cách đón nhận đau khổ, đón nhận cái chết như thế, thật là bài học vô cùng quý giá cho mỗi người chúng ta. Thật thế, trong mọi hành vi của con người, cái chết là hành vi đặt vấn đề một cách sống còn nhất. Mọi hành vi khác như lao động, ăn uống, chơi đùa, học hành và thậm chí là yêu có thể tự chúng có một ý nghĩa không cần phải nhờ Thiên Chúa can thiệp. Nhưng chết là một hành vi chỉ mang một ý nghĩa, nếu Thiên Chúa hiện hữu. Không có Thiên Chúa, cái chết là sự kết thúc mọi sự. Thế nên, trong thân phận con người, Chúa Giêsu thực sự là kẻ đã coi Thiên Chúa là nguyên nhân, đã hoàn toàn phó thác đời Người nơi Thiên Chúa. Vì thế, Người đã biến cái chết của Người trở thành hành vi cô đọng nhất trong suốt đời sống làm người của Người. Chiều hôm đó, Người đã nói, cái chết của Ngài, là khởi đầu cho "Triều đại Thiên Chúa", cho Nước Thiên Chúa, cho sự sống mới trong Nước của Cha. Trong lúc đó, Chúa Giêsu đã hướng tới "ngày hoàn tất", ngày mà Thiên Chúa sẽ hoàn toàn thống. trị, bởi vì sẽ không còn đau khổ không còn chết chóc nữa.
Ta cũng hiểu được rằng, đối với Chúa Giêsu, cái chết của Người không thể là một điều trống rỗng, tiêu cực, vô ý nghĩa: Người đã biến cái chết thành cuộc "'Vượt qua trở về với Chúa Cha" … Thầy sẽ về cùng Cha. .. Thầy sẽ về với Tình yêu của Thầy... ôi, lạy Chúa Giêsu, vào giờ giây phút đó đến với con, xin giúp con sống cái chết của con với thái độ thanh thản như thế.
Vua của các dân thì lấy quyền mà thống trị dân... Anh em thì không như thế trái lại, kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ...Thầy đây Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.
Với một cách khác, Chúa Giêsu còn nêu lên ý nghĩa cái chết của Người sẽ xảy ra ngày mai: Người là kẻ phục vụ mọi người và Chúa Cha. . . Người yêu chuộng.. . hiến dâng.
Chiều hôm đó, mười hai con người cùng Thầy ngồi vào bàn ăn. Trong bữa ăn đó, Chúa Giêsu đã bộc bạch một trật tự của xã hội mới. Một xã hội mới mà Chúa Giêsu mô tả như là "sự đảo ngược" thế gian. Người nói, trong thế gian, người đứng đầu sẽ thống trị. Nơi anh em thì không thư thế ? Chính những kẻ nghèo hèn lại đồng bàn với Chúa Giêsu. Vì thế, toàn thể xã hội loài người thực sự sẽ bị đảo lộn bởi họ: Đó là cuộc cách mạng của tình yêu phục vụ ? Khả năng duy nhất có thể làm cho một thế giới công bằng hơn trong tương lai, đó là thái độ mới mà Chúa Giêsu đã cổ vũ như trên: Đừng thống trị nhưng phục vụ. Và toàn thể cuộc Thương khó của Người sẽ là hình ảnh, là khuôn mẫu cho người nào muốn yêu thương "như Thiên Chúa yêu” đến tận cùng !
Chúa Giêsu, đã hơn một lần nhắc nhở cho các môn đệ biết thái lòng khiêm hạ, thái độ phục vụ khi xuất hiện ở trần gian của mình. Không chỉ phục vụ, không chỉ khiêm hạ mà Chúa Giêsu đã trút bỏ tất cả các vinh quang mà Ngài có với Cha để mà chết và chết trên thập tự. Điều ấy, trong thư gửi tín hữu Philip, Thánh Phaolô đã diễn tả:
Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,
cả trên trời dưới đất
và trong nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ;
và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Đức Giê-su Ki-tô là Chúa".
Mỗi kitô hữu, khi nhận phép thanh tẩy được trở thành con cái của Thiên Chúa, ngang hàng với Chúa Giêsu Kitô. Kitô hữu cũng được mời gọi đón nhận sự khiêm hạ, đón nhận cái chết, đón nhận con đường thập giá như Chúa Giêsu đã đón nhận, đã đi qua. Chuyện quan trọng là người kitô hữu đón nhận con đường thập giá như thế nào, sự chết như thế nào ?
Nếu đón nhận đau khổ, đón nhận cái chết trong sự giằng vặt, thù hận thì đó là cái chết bình thường và có thể gọi là tầm thường. Chỉ những ai bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá và thanh thản đón nhận cái chết thì mới trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa và ngày sau hết cũng sẽ được cùng Chúa Giêsu hưởng sự siêu tôn của Thiên Chúa Cha như Thiên Chúa Cha đã siêu tôn Chúa Giêsu.
Các Thánh sử khi ghi lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu tuy khác biệt nhau mỗi người một cách nhưng tựu trung nhìn vào tổng thể chúng ta vẫn thấy những trình thuật đó ăn khớp với nhau. Mỗi Thánh sử đều nhấn mạnh một điểm theo cách nhìn của các đấng. Thánh Luca nhấn mạnh đến thái độ hết sức thanh thản của Chúa Giêsu trước cuộc thương khó của Chúa Giêsu cũng như các môn đệ. Cái chết hay nói đúng hơn là cách chết của Chúa Giêsu là bài học của nhiều người.
Cái chết của Chúa Giêsu phải nói là cái chết đẹp, cái chết của người tôi trung của Thiên Chúa như Isaia đã loan báo từ trước. Người tôi trung của Chúa, điển hình là Isaia đã chịu đau khổ vì danh của Thiên Chúa. Để được can đảm đón nhận những đau khổ của cuộc đời như Isaia bộc bạch là do có Chúa Thượng phù trợ Isaia, Chúa Thượng nâng đỡ Isaia:
Đức Chúa là Chúa Thượng
đã cho tôi nói năng như một người môn đệ,
để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức.
Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi
để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.
Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
vì thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.
Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
Và, như chúng ta đã biết, người tôi tớ đau khổ là hình ảnh tiên trưng của một Chúa Giêsu cũng đau khổ.Chúa Giêsu và Isaia hình như cũng có điểm chung đó là vui vẻ, đó là thanh thản bước lên cây thập giá và điều quan trọng nhất là vâng theo thánh ý của Cha.
Thánh Luca thuật lại:
Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa cho đến khi lễ này được tên trọn vẹn trong nước Thiên Chúa... Rồi Người lấy chén, dâng lời tạ ơn. Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn ! Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em... Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em... Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.
Bữa ăn này chính là bữa an cuối cùng của Chúa Giêsu trên trần gian. Chúa Giêsu biết điều này và ta thấy được thái độ hết sức điềm tĩnh và bình anh của Chúa dù biết ngày mai mình sẽ “trở về cùng cha”. Chúa Giêsu muốn thể hiện cái chết của mình trong tâm hồn trước khi nhận cái chết nơi thân xác của Ngài. Bữa tiệc ly, bữa tiệc chia tay tượng trưng cho cái chết ấy. Chẳng ai can đảm cử hành một bữa tiệc chia tay mà không phải là chia tay đơn thuần mà chia tay để đón nhận cái chết như Chúa Giêsu cả. Trong bàn ăn, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh của bánh miến và rượu cho mà Chúa Giêsu hiến trao cho những ngườimà Ngài yêu: "Này là Mình Thầy, hy sinh vì … Này là Máu Thầy, sẽ đổ ra. ..". Đúng như vậy vì ngài mai là ngày mà Máu Người sẽ lìa khỏi thân Người, như chiều nay bánh và rượu tách rời nhau.
Ngay từ chiều hôm trước của thập giá, Chúa Giêsu sống cái chết, đã nếm thử cái chết. Chúa Giêsu hoàn toàn tự do khi đón nhận cái chết và điểm đặc biệt là Chúa Giêsu diễn tả cái chết như một thứ của ăn dưỡng nuôi cho những người đang cần đến để sống.
Chúa Giêsu biểu lộ tình cảm chứng tỏ tinh thần tự chủ của và với lối nói thật phi thường, Ngài tiến vào cõi một cách hăng say: "Thầy khát khao mong mỏi..."
Chúa Giêsu đương đầu với cái chết trong một niềm vui mừng ngược đời: "Người dâng lời tạ ơn”. Thái độ này, được lặp lại hai lần, mang một tính chất rất đặc biệt: "dâng lời tạ ơn", nói "lời cám ơn”. Những "cử hành Thánh Thể" của chúng ta chỉ là sự kéo dài của việc mà Đức Giêsu đã làm chiều hôm đó. "Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy".
Cách đón nhận đau khổ, đón nhận cái chết như thế, thật là bài học vô cùng quý giá cho mỗi người chúng ta. Thật thế, trong mọi hành vi của con người, cái chết là hành vi đặt vấn đề một cách sống còn nhất. Mọi hành vi khác như lao động, ăn uống, chơi đùa, học hành và thậm chí là yêu có thể tự chúng có một ý nghĩa không cần phải nhờ Thiên Chúa can thiệp. Nhưng chết là một hành vi chỉ mang một ý nghĩa, nếu Thiên Chúa hiện hữu. Không có Thiên Chúa, cái chết là sự kết thúc mọi sự. Thế nên, trong thân phận con người, Chúa Giêsu thực sự là kẻ đã coi Thiên Chúa là nguyên nhân, đã hoàn toàn phó thác đời Người nơi Thiên Chúa. Vì thế, Người đã biến cái chết của Người trở thành hành vi cô đọng nhất trong suốt đời sống làm người của Người. Chiều hôm đó, Người đã nói, cái chết của Ngài, là khởi đầu cho "Triều đại Thiên Chúa", cho Nước Thiên Chúa, cho sự sống mới trong Nước của Cha. Trong lúc đó, Chúa Giêsu đã hướng tới "ngày hoàn tất", ngày mà Thiên Chúa sẽ hoàn toàn thống. trị, bởi vì sẽ không còn đau khổ không còn chết chóc nữa.
Ta cũng hiểu được rằng, đối với Chúa Giêsu, cái chết của Người không thể là một điều trống rỗng, tiêu cực, vô ý nghĩa: Người đã biến cái chết thành cuộc "'Vượt qua trở về với Chúa Cha" … Thầy sẽ về cùng Cha. .. Thầy sẽ về với Tình yêu của Thầy... ôi, lạy Chúa Giêsu, vào giờ giây phút đó đến với con, xin giúp con sống cái chết của con với thái độ thanh thản như thế.
Vua của các dân thì lấy quyền mà thống trị dân... Anh em thì không như thế trái lại, kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ...Thầy đây Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.
Với một cách khác, Chúa Giêsu còn nêu lên ý nghĩa cái chết của Người sẽ xảy ra ngày mai: Người là kẻ phục vụ mọi người và Chúa Cha. . . Người yêu chuộng.. . hiến dâng.
Chiều hôm đó, mười hai con người cùng Thầy ngồi vào bàn ăn. Trong bữa ăn đó, Chúa Giêsu đã bộc bạch một trật tự của xã hội mới. Một xã hội mới mà Chúa Giêsu mô tả như là "sự đảo ngược" thế gian. Người nói, trong thế gian, người đứng đầu sẽ thống trị. Nơi anh em thì không thư thế ? Chính những kẻ nghèo hèn lại đồng bàn với Chúa Giêsu. Vì thế, toàn thể xã hội loài người thực sự sẽ bị đảo lộn bởi họ: Đó là cuộc cách mạng của tình yêu phục vụ ? Khả năng duy nhất có thể làm cho một thế giới công bằng hơn trong tương lai, đó là thái độ mới mà Chúa Giêsu đã cổ vũ như trên: Đừng thống trị nhưng phục vụ. Và toàn thể cuộc Thương khó của Người sẽ là hình ảnh, là khuôn mẫu cho người nào muốn yêu thương "như Thiên Chúa yêu” đến tận cùng !
Chúa Giêsu, đã hơn một lần nhắc nhở cho các môn đệ biết thái lòng khiêm hạ, thái độ phục vụ khi xuất hiện ở trần gian của mình. Không chỉ phục vụ, không chỉ khiêm hạ mà Chúa Giêsu đã trút bỏ tất cả các vinh quang mà Ngài có với Cha để mà chết và chết trên thập tự. Điều ấy, trong thư gửi tín hữu Philip, Thánh Phaolô đã diễn tả:
Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,
cả trên trời dưới đất
và trong nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ;
và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Đức Giê-su Ki-tô là Chúa".
Mỗi kitô hữu, khi nhận phép thanh tẩy được trở thành con cái của Thiên Chúa, ngang hàng với Chúa Giêsu Kitô. Kitô hữu cũng được mời gọi đón nhận sự khiêm hạ, đón nhận cái chết, đón nhận con đường thập giá như Chúa Giêsu đã đón nhận, đã đi qua. Chuyện quan trọng là người kitô hữu đón nhận con đường thập giá như thế nào, sự chết như thế nào ?
Nếu đón nhận đau khổ, đón nhận cái chết trong sự giằng vặt, thù hận thì đó là cái chết bình thường và có thể gọi là tầm thường. Chỉ những ai bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá và thanh thản đón nhận cái chết thì mới trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa và ngày sau hết cũng sẽ được cùng Chúa Giêsu hưởng sự siêu tôn của Thiên Chúa Cha như Thiên Chúa Cha đã siêu tôn Chúa Giêsu.
Biết mình để tự hạ - Quên mình để phục vụ
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định
09:14 26/03/2010
Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (28-3--2010)
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Sách I-sai-a (50:4-7). “Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi…Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.” (câu 7)
1/ Tôi đã phó thác vào Chúa trên đường phục vụ tha nhân thế nào?
2/ Nhờ động lực nào đã giúp bạn dấn thân trong chức vụ hôm nay?
Bài đọc 2: Philípphê (2:6-11). “Người còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự.” (câu 8)
1/ Tôi đã noi gương Đức Kitô sống tận tụy trong bổn phận. Tại sao?
2/ Mặc lấy thân nô lệ và chấp nhận cái chết, bạn đang làm điều nào?
Tin Mừng: Luca (22: 14-71). “Giữa người ngồi ăn và kẻ phục vụ… Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.” ( câu 27)
1/ Tôi đã nên giống Đức Giêsu khi thi hành sứ vụ của mình thế nào ?
2/ Tại sao trong gia đình và cộng đoàn lại hay xích mích và chia rẽ?
3/ Muốn chết đi và sống lại với Đức Kitô, hôm nay bạn cần làm gì ?
B- Mẫu gương khiêm hạ của Đức Kitô cho bạn và tôi noi theo:
1/ Chọn làm thân nô lệ: Từ một Thiên Chúa, Người đã chọn làm một con người, chọn làm một thân nô lệ, trong giới nô lệ, Người lại chọn cái chết khổ nhục, nên Người đã được cả vũ trụ tôn thờ.
2/ Khước từ vinh quang: Người trở nên một người như muôn vàn người khác: cũng biết chia sẻ những yếu đuối, đói khát, mệt nhọc, đau khổ và cái chết nhục nhã, chỉ trừ không tội lỗi như ta.
3/ Nhận cái chết khổ nhục: Sống vâng phục là điểm đặc biệt của người nô lệ là đón nhận cái khổ nhục nhất. Từ địa vị Thiên Chúa vinh quang, Đức Kitô đi xuống tận cùng thân phận của người nô lệ.
C - Chọn người phục vụ trong Cộng đoàn, Giáo xứ:
1/ Khi chọn người phục vụ: Trong Cộng đoàn, Giáo xứ tôi không nên dựa trên diên mạo cảm xúc, sự liên hệ cá nhân; nhưng phải dựa trên Lời Chúa dạy: “Anh em hãy tìm trong Cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa. (x. Công vụ Tông Đồ 6, 3-6)
2- Muốn chọn những người phục vụ: Trong các Hội đồng Giáo xứ, Tài chánh v.v…cần phải lưu tâm thực hành Lời Chúa: “Họ phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn...Họ phải được thử thách trước đã rồi mới được thi hành chức vụ…nếu không bị ai khiếu nại. Các bà cũng vậy, phải là người đàng hoàng không nói xấu; nhưng tiết độ, đáng tin cậy mọi bề. Các trợ tá phải là người chỉ có một đời vợ, biết điều khiển tốt con cái và gia đình…” (1Tm 3, 8-12)
D- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn làm Châm Sống tuần này:
NGƯỜI LẠI CÒN HẠ MÌNH, VÂNG LỜI CHO ĐẾN NỖI BẰNG LÒNG CHỊU CHẾT,…” (Phil 2, 8)
1/ Tôi quên mình trong Gia đình và Cộng đoàn để phục vụ Chúa.
2/ Bạn chịu những thiệt thòi, hy sinh mạng sống vì sự công chính.
E- Bạn và tôi cùng Sống cầu nguyện với Lời Chúa: (Pray in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói: Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ. Xin dạy con biết mình, nhận lấy những việc hèn hạ nhất để phục vụ Gia đình, Giáo xứ, và ngoài Xã hội, để con đem hình ảnh sống động của Chúa đến bên mọi người đang giận hờn và chia rẽ, được ngồi gần lại với nhau và hy sinh cho nhau. Con quyết noi gương Mẹ Maria luôn khiêm tốn phục vụ mọi người. Amen.
Lời hay ý đẹp: MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT CHO TÔI, KHI TÔI CÒN XA CÁCH VỚI NGƯỜI, MỘT NGƯỜI ĐÃ MẾN THƯƠNG TÔI, KHI TÔI CÒN LÀ NGƯỜI DƯNG NƯỚC LÃ…!
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Sách I-sai-a (50:4-7). “Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi…Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.” (câu 7)
1/ Tôi đã phó thác vào Chúa trên đường phục vụ tha nhân thế nào?
2/ Nhờ động lực nào đã giúp bạn dấn thân trong chức vụ hôm nay?
Bài đọc 2: Philípphê (2:6-11). “Người còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự.” (câu 8)
1/ Tôi đã noi gương Đức Kitô sống tận tụy trong bổn phận. Tại sao?
2/ Mặc lấy thân nô lệ và chấp nhận cái chết, bạn đang làm điều nào?
Tin Mừng: Luca (22: 14-71). “Giữa người ngồi ăn và kẻ phục vụ… Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.” ( câu 27)
1/ Tôi đã nên giống Đức Giêsu khi thi hành sứ vụ của mình thế nào ?
2/ Tại sao trong gia đình và cộng đoàn lại hay xích mích và chia rẽ?
3/ Muốn chết đi và sống lại với Đức Kitô, hôm nay bạn cần làm gì ?
B- Mẫu gương khiêm hạ của Đức Kitô cho bạn và tôi noi theo:
1/ Chọn làm thân nô lệ: Từ một Thiên Chúa, Người đã chọn làm một con người, chọn làm một thân nô lệ, trong giới nô lệ, Người lại chọn cái chết khổ nhục, nên Người đã được cả vũ trụ tôn thờ.
2/ Khước từ vinh quang: Người trở nên một người như muôn vàn người khác: cũng biết chia sẻ những yếu đuối, đói khát, mệt nhọc, đau khổ và cái chết nhục nhã, chỉ trừ không tội lỗi như ta.
3/ Nhận cái chết khổ nhục: Sống vâng phục là điểm đặc biệt của người nô lệ là đón nhận cái khổ nhục nhất. Từ địa vị Thiên Chúa vinh quang, Đức Kitô đi xuống tận cùng thân phận của người nô lệ.
C - Chọn người phục vụ trong Cộng đoàn, Giáo xứ:
1/ Khi chọn người phục vụ: Trong Cộng đoàn, Giáo xứ tôi không nên dựa trên diên mạo cảm xúc, sự liên hệ cá nhân; nhưng phải dựa trên Lời Chúa dạy: “Anh em hãy tìm trong Cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa. (x. Công vụ Tông Đồ 6, 3-6)
2- Muốn chọn những người phục vụ: Trong các Hội đồng Giáo xứ, Tài chánh v.v…cần phải lưu tâm thực hành Lời Chúa: “Họ phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn...Họ phải được thử thách trước đã rồi mới được thi hành chức vụ…nếu không bị ai khiếu nại. Các bà cũng vậy, phải là người đàng hoàng không nói xấu; nhưng tiết độ, đáng tin cậy mọi bề. Các trợ tá phải là người chỉ có một đời vợ, biết điều khiển tốt con cái và gia đình…” (1Tm 3, 8-12)
D- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn làm Châm Sống tuần này:
NGƯỜI LẠI CÒN HẠ MÌNH, VÂNG LỜI CHO ĐẾN NỖI BẰNG LÒNG CHỊU CHẾT,…” (Phil 2, 8)
1/ Tôi quên mình trong Gia đình và Cộng đoàn để phục vụ Chúa.
2/ Bạn chịu những thiệt thòi, hy sinh mạng sống vì sự công chính.
E- Bạn và tôi cùng Sống cầu nguyện với Lời Chúa: (Pray in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói: Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ. Xin dạy con biết mình, nhận lấy những việc hèn hạ nhất để phục vụ Gia đình, Giáo xứ, và ngoài Xã hội, để con đem hình ảnh sống động của Chúa đến bên mọi người đang giận hờn và chia rẽ, được ngồi gần lại với nhau và hy sinh cho nhau. Con quyết noi gương Mẹ Maria luôn khiêm tốn phục vụ mọi người. Amen.
Lời hay ý đẹp: MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT CHO TÔI, KHI TÔI CÒN XA CÁCH VỚI NGƯỜI, MỘT NGƯỜI ĐÃ MẾN THƯƠNG TÔI, KHI TÔI CÒN LÀ NGƯỜI DƯNG NƯỚC LÃ…!
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Giờ cứu độ
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
09:21 26/03/2010
Cuộc đời Chúa Giê-su dường như luôn chuẩn bị cho Giờ của Thiên Chúa. Giờ cứu độ. Giờ mà chính Chúa sẽ hiến mình làm của lễ dâng mình cho Chúa Cha và để cứu độ trần gian. Chúa đã từng nói “chính vì Giờ này mà Ta đến trong thế gian”. Và cuộc đời của Chúa Giê-su dường như lúc nào cũng có bóng thập giá. Thập giá đã thấp thoáng ngay từ ngày Chúa sinh ra. Hê-rô-đê đã kết án tử cho Chúa. Trong suốt ba năm rao giảng tin mừng, bóng thập giá luôn lấp ló trên mọi hành trình Chúa đi qua.
Nét đẹp nơi Chúa Giê-su khi phải đối diện với Giờ cứu độ chính là thái độ cương quyết dấn thân của Chúa Giê-su. Ngài không chùn bước. Ngài không sờn lòng. Ngài vẫn mạnh dạn tiến về phía trước. Ngài đã từng nhiều lần mời gọi các môn đệ: “nào chúng ta cùng lên Giê-ru-sa-lem”. Ngài biết rằng ở đó có thập giá, có khó khăn, có đau khổ đến với Ngài. Nhưng Ngài vẫn tiến bước, vì đó là sứ vụ của Ngài. Đó cũng là điều đẹp lòng Chúa Cha. Dầu trên hành trình này, Ngài đã tiến bước trong cô đơn. Dầu chẳng ai đủ can đảm theo Ngài, nhưng Chúa Giê-su vẫn phải uống chén đắng để vui lòng Chúa Cha.
Trong tin mừng hôm nay, thánh Luca đã miêu tả Chúa Giê-su thật sự cô đơn trong 12 giờ cuối cùng của cuộc đời. Các môn đệ ngủ vùi trong vườn cây Dầu và bỏ chạy khi đối diện với gian nguy. Các thành viên của thượng hội đồng Do Thái chống đối, âm mưu làm hại, môn đệ Giuđa phản bội, và cố gắng của Phêrô đã cố đi cho tới bên trong dinh thượng tế, nhưng đáng tiếc, ông không bênh vực Thầy mà đã chối bỏ Thầy mình, không chỉ một lần mà là 3 lần, dù rằng ông đã được nhắc trước về những gì sẽ đến với ông. “Ngay trong đêm nay khi gà chưa kịp gáy con đã chối Thầy 3 lần”.
Nhưng vượt lên trên sự bỏ rơi của các môn đệ, sự cô lập của các thế lực thù địch đó là thái độ bình thản của Chúa Giêsu trước các biến cố. Ngài hoàn toàn tự do để có thể lẩn tránh hay đón nhận. Ngài có thể khước từ chén đắng, nhưng Ngài đã đón nhận trong tinh thần vâng phục thánh ý Chúa Cha. Tuy nhiên khi giờ đã đến, Ngài vẫn cảm thấy hãi hùng, xao xuyến. Ngài sợ hãi, vì viễn tượng chết vẫn vượt qúa những dự phóng của con người nên Ngài đã phải cầu nguyện. Cầu nguyện trong cô đơn, sợ hãi đến nỗi mồ hôi máu bịn rịn nơi thân thể Ngài. Qua đây ta thấy rõ hơn nhân tính của Ngài. Vì con người là yếu tố bất định trong lịch sử. Do đó Chúa Giêsu cũng không thể biết được ngày mai ra sao. Dòng đời sẽ xô đẩy Ngài đi đến đâu. Thực vậy, nếu Ngài biết thì không còn là con người nữa. Tất cả những gì đang diễn ra, Ngài đều phải cầu nguyện để tìm hiểu thánh ý Chúa Cha. Đây quả là giờ của đau khổ, giờ của hãi hùng, giờ bị mọi người khước từ. Đây quả là chén đắng của cuộc đời. Chén chua chát bị ruồng bỏ, của nhạo báng, của cái chết, đến nỗi Ngài đã nại đến quyền năng vô biên của Cha: “Cha có thể làm mọi sự, xin cho con khỏi uống chén này”, nhưng khi hiểu được đâu là thiên ý Ngài lại tiếp tục bình thản “xin đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha”.
Cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những bóng tối của lòng người, khi chúng ta nuôi dưỡng hận thù, tìm cách hãm hại anh em. Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những con người công chính, lương thiện bị trù dập và cô lập giữa xã hội mà công bình bác ái đã không còn công minh. Đồng tiền và quyền lực đã làm cán cân công lý bị bẻ gẫy. Người công chính, kẻ lương thiện vẫn là nạn nhân của bất công, gian dối và tham lam. Biết bao người đã để cho bóng tối của lòng tham nổi loạn đến nỗi chà đạp lương tri và nhân phẩm của bản thân và đồng loại. Con người ngày nay vẫn nhân danh hạnh phúc của riêng mình để kết án tử hình người khác, nhất là các thai nhi vô tội. Biết bao cha mẹ đã viện ra nhiều lý do để loại trừ những đứa con trong lòng mình một cách dửng dưng đáng sợ. Con người chỉ vì lòng tham, chỉ vì tính ghen tỵ, chỉ vì thói kiêu căng giả hình vẫn đang tìm cách làm hại cuộc đời của nhau. Bao lâu chúng ta còn nuôi dưỡng những ý đồ bất chính, những thủ đoạn gian tham, những ích kỷ nho nhen là bấy lâu vẫn còn đó những con người lương thiện bị đe doạ, bị hành hạ và loại trừ. Và như thế, Đức Kytô vẫn lại phải chịu những bản án bất công mà con người dành cho Chúa. Đức Kytô vẫn tiếp tục bị cô đơn và khước từ giữa dòng đời này.
Hôm nay ngày khởi đầu tuần thương khó, mỗi người chúng ta hãy rà xét lại lối sống của mình để ăn năn thống hối về lời nói việc làm của mình, dù là vô tình hay hữu ý đã và đang gây đau khổ cho người khác. Nguyện xin Đức Giêsu, Đấng đã chết vì tội lỗi chúng ta ban ơn tha thứ và giúp chúng ta chỉnh sửa lại lối sống của mình cho xứng với lòng ăn năn sám hối. Amen
Nét đẹp nơi Chúa Giê-su khi phải đối diện với Giờ cứu độ chính là thái độ cương quyết dấn thân của Chúa Giê-su. Ngài không chùn bước. Ngài không sờn lòng. Ngài vẫn mạnh dạn tiến về phía trước. Ngài đã từng nhiều lần mời gọi các môn đệ: “nào chúng ta cùng lên Giê-ru-sa-lem”. Ngài biết rằng ở đó có thập giá, có khó khăn, có đau khổ đến với Ngài. Nhưng Ngài vẫn tiến bước, vì đó là sứ vụ của Ngài. Đó cũng là điều đẹp lòng Chúa Cha. Dầu trên hành trình này, Ngài đã tiến bước trong cô đơn. Dầu chẳng ai đủ can đảm theo Ngài, nhưng Chúa Giê-su vẫn phải uống chén đắng để vui lòng Chúa Cha.
Trong tin mừng hôm nay, thánh Luca đã miêu tả Chúa Giê-su thật sự cô đơn trong 12 giờ cuối cùng của cuộc đời. Các môn đệ ngủ vùi trong vườn cây Dầu và bỏ chạy khi đối diện với gian nguy. Các thành viên của thượng hội đồng Do Thái chống đối, âm mưu làm hại, môn đệ Giuđa phản bội, và cố gắng của Phêrô đã cố đi cho tới bên trong dinh thượng tế, nhưng đáng tiếc, ông không bênh vực Thầy mà đã chối bỏ Thầy mình, không chỉ một lần mà là 3 lần, dù rằng ông đã được nhắc trước về những gì sẽ đến với ông. “Ngay trong đêm nay khi gà chưa kịp gáy con đã chối Thầy 3 lần”.
Nhưng vượt lên trên sự bỏ rơi của các môn đệ, sự cô lập của các thế lực thù địch đó là thái độ bình thản của Chúa Giêsu trước các biến cố. Ngài hoàn toàn tự do để có thể lẩn tránh hay đón nhận. Ngài có thể khước từ chén đắng, nhưng Ngài đã đón nhận trong tinh thần vâng phục thánh ý Chúa Cha. Tuy nhiên khi giờ đã đến, Ngài vẫn cảm thấy hãi hùng, xao xuyến. Ngài sợ hãi, vì viễn tượng chết vẫn vượt qúa những dự phóng của con người nên Ngài đã phải cầu nguyện. Cầu nguyện trong cô đơn, sợ hãi đến nỗi mồ hôi máu bịn rịn nơi thân thể Ngài. Qua đây ta thấy rõ hơn nhân tính của Ngài. Vì con người là yếu tố bất định trong lịch sử. Do đó Chúa Giêsu cũng không thể biết được ngày mai ra sao. Dòng đời sẽ xô đẩy Ngài đi đến đâu. Thực vậy, nếu Ngài biết thì không còn là con người nữa. Tất cả những gì đang diễn ra, Ngài đều phải cầu nguyện để tìm hiểu thánh ý Chúa Cha. Đây quả là giờ của đau khổ, giờ của hãi hùng, giờ bị mọi người khước từ. Đây quả là chén đắng của cuộc đời. Chén chua chát bị ruồng bỏ, của nhạo báng, của cái chết, đến nỗi Ngài đã nại đến quyền năng vô biên của Cha: “Cha có thể làm mọi sự, xin cho con khỏi uống chén này”, nhưng khi hiểu được đâu là thiên ý Ngài lại tiếp tục bình thản “xin đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha”.
Cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những bóng tối của lòng người, khi chúng ta nuôi dưỡng hận thù, tìm cách hãm hại anh em. Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những con người công chính, lương thiện bị trù dập và cô lập giữa xã hội mà công bình bác ái đã không còn công minh. Đồng tiền và quyền lực đã làm cán cân công lý bị bẻ gẫy. Người công chính, kẻ lương thiện vẫn là nạn nhân của bất công, gian dối và tham lam. Biết bao người đã để cho bóng tối của lòng tham nổi loạn đến nỗi chà đạp lương tri và nhân phẩm của bản thân và đồng loại. Con người ngày nay vẫn nhân danh hạnh phúc của riêng mình để kết án tử hình người khác, nhất là các thai nhi vô tội. Biết bao cha mẹ đã viện ra nhiều lý do để loại trừ những đứa con trong lòng mình một cách dửng dưng đáng sợ. Con người chỉ vì lòng tham, chỉ vì tính ghen tỵ, chỉ vì thói kiêu căng giả hình vẫn đang tìm cách làm hại cuộc đời của nhau. Bao lâu chúng ta còn nuôi dưỡng những ý đồ bất chính, những thủ đoạn gian tham, những ích kỷ nho nhen là bấy lâu vẫn còn đó những con người lương thiện bị đe doạ, bị hành hạ và loại trừ. Và như thế, Đức Kytô vẫn lại phải chịu những bản án bất công mà con người dành cho Chúa. Đức Kytô vẫn tiếp tục bị cô đơn và khước từ giữa dòng đời này.
Hôm nay ngày khởi đầu tuần thương khó, mỗi người chúng ta hãy rà xét lại lối sống của mình để ăn năn thống hối về lời nói việc làm của mình, dù là vô tình hay hữu ý đã và đang gây đau khổ cho người khác. Nguyện xin Đức Giêsu, Đấng đã chết vì tội lỗi chúng ta ban ơn tha thứ và giúp chúng ta chỉnh sửa lại lối sống của mình cho xứng với lòng ăn năn sám hối. Amen
Chúa Giêsu và con Lừa
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
11:31 26/03/2010
Chúa Giêsu và con Lừa
Trong lễ các nghi sống đức tin của đạo Công giáo, không tuần lễ nào có nhiều lễ nghi tưởng nhớ đạt tới cao điểm về cuộc đời Chúa Giêsu như tuần thánh.
Vâng, những lễ nghi đó tưởng nhớ đến các biến cố cuộc đời sau cùng của Chúa Giêsu căng giải ra như một vòng cây cung với nhiều căng thẳng giữa hoan hô và đả đảo lên án, giữa được tung hô vạn tuế và bị hành hạ đau khổ nhục nhã, giữa trung thành và phản bội, giữa tình yêu thương và hoài nghi hoang mang, giữa sợ hãi và hy vọng, giữa sự sống và sự chết.
Những biến cố căng thẳng này ghi dấu đậm nét trong tuần thánh. Cùng với lễ nghi tưởng niệm, chúng ta người tín hữu Chúa Kitô cùng đồng hành với Chúa Giêsu trong suốt tuần thánh bắt đầu từ ngày lễ Lá. Và cũng từ ngày này vòng cung căng thẳng bắt đầu mở căng ra.
Thông thường ở đời khi ăn mừng chiến thắng, hay vào ngày lễ kỷ niệm của quốc gia đất nước, Vua chúa, hay Tổng Thống, Thủ Tướng hay nhân vật nào quan trọng cao cấp, đều đi xe sang trọng hay cỡi ngựa tiến vào lễ đài với tiếng kèn trống cờ quạt chăng dọc đường.
Còn Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem được tung hô đón mừng thì khác. Ngài không đi xe cũng không cỡi ngựa, nhưng lại cỡi trên lưng con lừa. Thay vì cờ quạt dân chúng cầm tay vẫy chào, lại là những cành lá dừa xanh tươi. Thay vì những lời chúc tụng chào mừng khen ngợi qua những diễn từ trang trọng, lại là những tiếng reo hò của dân chúng cầm cành lá dừa tươi đứng đón: „Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: "Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!" ( Phúc âm Marco 11, 1-10).
Tại sao Chúa Giêsu lại cỡi lừa?
Theo Phúc âm thuật lại vì Chúa muốn như thế ( Mc 11,1-10). Nhưng suy nghĩ tìm hiểu sâu xa hơn, chúng ta đọc được ý muốn của Ngài qua cuộc nói chuyện với chú lừa mà Ngài cỡi trên lưng nó.
„Đang lúc đi đường tiến và giữa tiếng reo hò của dân chúng, Chúa Giêsu, người cỡi trên lưng tôi, cầm ghì dây kéo tôi đi chậm lại và như nói vào tai tôi: Bạn lừa, Ta cám ơn con hôm nay đã cho ta được hân hạnh cỡi trên lưng con, Tội nghiệp con đang phải cố gắng mang chở ta nặng trên người con. Ta ngạc nhiên về sức chịu đựng dẻo dai của con. Nhưng con có hiểu tại sao ta lại chọn cỡi lừa mà không cỡi ngựa ?
Tôi, chú Lừa còn non trẻ, lắc đầu ra hiệu không hiểu gì hết!
Giêsu nói vào tai tôi: Ta biết rồi, con nói con không hiểu gì. Nhưng ta lại nghĩ khác, chính con là loài thú vật Lừa hiểu biết tốt hơn cả. Con biết không. Loài thú vật Lừa như con có sức chịu đựng dẻo dai mang vác chuyên chở đồ vật nặng xuyên qua những đường đồi núi quanh co gập ghềnh khó khăn rất tốt. Chả thế mà người ta đã từng nói: nơi nào ngựa không đi tới được, có chú lừa !
Vì thế ta dùng con, loài thú vật Lừa cỡi đi vào là muốn nhắn gửi tín hiệu: Chớ gì mọi người cùng chia sẻ gánh nặng trong đời sống với nhau. Xin đừng tạo chất gánh nặng vật chất cũng như tâm lý tinh thần, nhưng hãy tìm cách nâng đỡ giúp chất gỡ bớt gánh nặng cho nhau! Có như thế, đời sống mới được nhẹ nhàng và có bình an. Nơi nào xây dựng hòa bình, nơi đó có bác ái tình người, và họ cảm thấy có tình yêu Thiên Chúa ở giữa họ.
Tôi, chú Lừa, gật đầu như nói với Giêsu: Vâng, đúng như thế, ngài nói đúng. Bây giờ tôi hiểu ra ý ngài rồi. Loài thú vật Lừa chúng tôi không phải là loài thú vật sang trọng cao qúy gì, mặc dù chúng tôi cũng là tạo vật của Đấng Tạo Hóa dựng nên chúng tôi. Nhưng số phận đời sống chúng tôi bị người đời nhìn cho như thế. Đã có nhiều khi người đời đem chúng tôi ra ví von theo kiểu nguyền rủa chửi bới: ngu chậm chạp như Lừa!
Đâu có vua chúa, bậc vị vọng nào dùng chúng tôi cỡi đâu. Nhưng những người dân thường lại qúy trọng dùng chúng tôi trong việc chuyên chở mang đồ đạc. Và chúng tôi trung thành làm công việc đó tới nơi tới chốn theo khả năng cố gắng nhẫn nhục của mình!
Ngoài ra, trong cuộc sống chúng tôi là loài dễ ăn. Khi đói chúng tôi thường ăn cây cỏ bên vệ đường, kể cả lài cây có gai chúng tôi cũng nhai nuốt được cả. Vì Đấng Tạo Hóa đã phú ban cho chúng tôi hàm răng tốt, bao tử đường ruột tuyệt vời có thể tiêu hóa biến chế được những loại cây cỏ khô cứng có gai nhọn.! Và như thế chúng tôi có sức khoẻ chịu đựng mang chuyên chở được những đồ vật nặng, cùng đi đường xa khó khăn gồ ghề được.!
Giêsu đang cỡi trên lưng tôi hiểu những ý nghĩ của tôi giống như ý nghĩ của ngài, nên ngài tươi nét mặt nói với tôi: Ta hiểu con. Nhưng Con biết không, ở đời đâu có ai cúi mình xuống rửa chân cho đầy tớ của mình! Con người cần sống kính trọng nhau. Không chỉ bằng lời nói, nhưng còn cần cử chỉ nói lên tình yêu thương nhau. Ta đã quan sát, và ngay cả khi ta còn nhỏ thơ bé, cha mẹ ta cũng đã rửa chân cho ta. Bây giờ nhớ lại, Ta cũng muốn, vâng chắc chắn ta sẽ làm cử chỉ tình yêu thương này cho các môn đệ Ta. Rồi đây ta sẽ cúi mình rửa chân cho họ để làm dấu chỉ tình yêu thương và gương cho mọi người!
Tôi, chú lừa non trẻ, ngẩng đầu như có muống cắt ngang nói chen vào: Halo, ngài nói gì vậy tôi không hiểu?
Giêsu nói ngay: Bạn có khả năng cố gắng tốt lắm. Bây giờ hãy thử đi, cố gắng mà hiểu. Ta biết điều này không đơn giản đâu. Con biết không, sống hòan toàn cho người khác như Con không dễ đâu. Đó là mang đỡ gánh nặng cho nhau. Khi nâng đỡ chia bớt làm vơi đi gánh nặng cho người khác là kiến tạo hòa bình. Mà nơi nào có bác ái, có hòa bình, nơi đó có Thiên Chúa tình yêu ở với họ. Và Thiên Chúa củng cố sức lực tinh thần họ.
Tôi, chú lừa non trẻ, khi nghe những lời đó của Giêsu đang cỡi trên lưng tôi, cảm thấy hạnh phúc sung sướng, vì đuợc mang chở Đấng vào thành Giêrusalem đi gieo vãi tình yêu Thiên Chúa, cùng chia sẻ nâng đỡ gánh nặng cho con người. „
Chúa nhật lễ Lá 2010
Trong lễ các nghi sống đức tin của đạo Công giáo, không tuần lễ nào có nhiều lễ nghi tưởng nhớ đạt tới cao điểm về cuộc đời Chúa Giêsu như tuần thánh.
Vâng, những lễ nghi đó tưởng nhớ đến các biến cố cuộc đời sau cùng của Chúa Giêsu căng giải ra như một vòng cây cung với nhiều căng thẳng giữa hoan hô và đả đảo lên án, giữa được tung hô vạn tuế và bị hành hạ đau khổ nhục nhã, giữa trung thành và phản bội, giữa tình yêu thương và hoài nghi hoang mang, giữa sợ hãi và hy vọng, giữa sự sống và sự chết.
Những biến cố căng thẳng này ghi dấu đậm nét trong tuần thánh. Cùng với lễ nghi tưởng niệm, chúng ta người tín hữu Chúa Kitô cùng đồng hành với Chúa Giêsu trong suốt tuần thánh bắt đầu từ ngày lễ Lá. Và cũng từ ngày này vòng cung căng thẳng bắt đầu mở căng ra.
Thông thường ở đời khi ăn mừng chiến thắng, hay vào ngày lễ kỷ niệm của quốc gia đất nước, Vua chúa, hay Tổng Thống, Thủ Tướng hay nhân vật nào quan trọng cao cấp, đều đi xe sang trọng hay cỡi ngựa tiến vào lễ đài với tiếng kèn trống cờ quạt chăng dọc đường.
Còn Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem được tung hô đón mừng thì khác. Ngài không đi xe cũng không cỡi ngựa, nhưng lại cỡi trên lưng con lừa. Thay vì cờ quạt dân chúng cầm tay vẫy chào, lại là những cành lá dừa xanh tươi. Thay vì những lời chúc tụng chào mừng khen ngợi qua những diễn từ trang trọng, lại là những tiếng reo hò của dân chúng cầm cành lá dừa tươi đứng đón: „Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: "Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!" ( Phúc âm Marco 11, 1-10).
Tại sao Chúa Giêsu lại cỡi lừa?
Theo Phúc âm thuật lại vì Chúa muốn như thế ( Mc 11,1-10). Nhưng suy nghĩ tìm hiểu sâu xa hơn, chúng ta đọc được ý muốn của Ngài qua cuộc nói chuyện với chú lừa mà Ngài cỡi trên lưng nó.
„Đang lúc đi đường tiến và giữa tiếng reo hò của dân chúng, Chúa Giêsu, người cỡi trên lưng tôi, cầm ghì dây kéo tôi đi chậm lại và như nói vào tai tôi: Bạn lừa, Ta cám ơn con hôm nay đã cho ta được hân hạnh cỡi trên lưng con, Tội nghiệp con đang phải cố gắng mang chở ta nặng trên người con. Ta ngạc nhiên về sức chịu đựng dẻo dai của con. Nhưng con có hiểu tại sao ta lại chọn cỡi lừa mà không cỡi ngựa ?
Tôi, chú Lừa còn non trẻ, lắc đầu ra hiệu không hiểu gì hết!
Giêsu nói vào tai tôi: Ta biết rồi, con nói con không hiểu gì. Nhưng ta lại nghĩ khác, chính con là loài thú vật Lừa hiểu biết tốt hơn cả. Con biết không. Loài thú vật Lừa như con có sức chịu đựng dẻo dai mang vác chuyên chở đồ vật nặng xuyên qua những đường đồi núi quanh co gập ghềnh khó khăn rất tốt. Chả thế mà người ta đã từng nói: nơi nào ngựa không đi tới được, có chú lừa !
Vì thế ta dùng con, loài thú vật Lừa cỡi đi vào là muốn nhắn gửi tín hiệu: Chớ gì mọi người cùng chia sẻ gánh nặng trong đời sống với nhau. Xin đừng tạo chất gánh nặng vật chất cũng như tâm lý tinh thần, nhưng hãy tìm cách nâng đỡ giúp chất gỡ bớt gánh nặng cho nhau! Có như thế, đời sống mới được nhẹ nhàng và có bình an. Nơi nào xây dựng hòa bình, nơi đó có bác ái tình người, và họ cảm thấy có tình yêu Thiên Chúa ở giữa họ.
Tôi, chú Lừa, gật đầu như nói với Giêsu: Vâng, đúng như thế, ngài nói đúng. Bây giờ tôi hiểu ra ý ngài rồi. Loài thú vật Lừa chúng tôi không phải là loài thú vật sang trọng cao qúy gì, mặc dù chúng tôi cũng là tạo vật của Đấng Tạo Hóa dựng nên chúng tôi. Nhưng số phận đời sống chúng tôi bị người đời nhìn cho như thế. Đã có nhiều khi người đời đem chúng tôi ra ví von theo kiểu nguyền rủa chửi bới: ngu chậm chạp như Lừa!
Đâu có vua chúa, bậc vị vọng nào dùng chúng tôi cỡi đâu. Nhưng những người dân thường lại qúy trọng dùng chúng tôi trong việc chuyên chở mang đồ đạc. Và chúng tôi trung thành làm công việc đó tới nơi tới chốn theo khả năng cố gắng nhẫn nhục của mình!
Ngoài ra, trong cuộc sống chúng tôi là loài dễ ăn. Khi đói chúng tôi thường ăn cây cỏ bên vệ đường, kể cả lài cây có gai chúng tôi cũng nhai nuốt được cả. Vì Đấng Tạo Hóa đã phú ban cho chúng tôi hàm răng tốt, bao tử đường ruột tuyệt vời có thể tiêu hóa biến chế được những loại cây cỏ khô cứng có gai nhọn.! Và như thế chúng tôi có sức khoẻ chịu đựng mang chuyên chở được những đồ vật nặng, cùng đi đường xa khó khăn gồ ghề được.!
Giêsu đang cỡi trên lưng tôi hiểu những ý nghĩ của tôi giống như ý nghĩ của ngài, nên ngài tươi nét mặt nói với tôi: Ta hiểu con. Nhưng Con biết không, ở đời đâu có ai cúi mình xuống rửa chân cho đầy tớ của mình! Con người cần sống kính trọng nhau. Không chỉ bằng lời nói, nhưng còn cần cử chỉ nói lên tình yêu thương nhau. Ta đã quan sát, và ngay cả khi ta còn nhỏ thơ bé, cha mẹ ta cũng đã rửa chân cho ta. Bây giờ nhớ lại, Ta cũng muốn, vâng chắc chắn ta sẽ làm cử chỉ tình yêu thương này cho các môn đệ Ta. Rồi đây ta sẽ cúi mình rửa chân cho họ để làm dấu chỉ tình yêu thương và gương cho mọi người!
Tôi, chú lừa non trẻ, ngẩng đầu như có muống cắt ngang nói chen vào: Halo, ngài nói gì vậy tôi không hiểu?
Giêsu nói ngay: Bạn có khả năng cố gắng tốt lắm. Bây giờ hãy thử đi, cố gắng mà hiểu. Ta biết điều này không đơn giản đâu. Con biết không, sống hòan toàn cho người khác như Con không dễ đâu. Đó là mang đỡ gánh nặng cho nhau. Khi nâng đỡ chia bớt làm vơi đi gánh nặng cho người khác là kiến tạo hòa bình. Mà nơi nào có bác ái, có hòa bình, nơi đó có Thiên Chúa tình yêu ở với họ. Và Thiên Chúa củng cố sức lực tinh thần họ.
Tôi, chú lừa non trẻ, khi nghe những lời đó của Giêsu đang cỡi trên lưng tôi, cảm thấy hạnh phúc sung sướng, vì đuợc mang chở Đấng vào thành Giêrusalem đi gieo vãi tình yêu Thiên Chúa, cùng chia sẻ nâng đỡ gánh nặng cho con người. „
Chúa nhật lễ Lá 2010
Sống Quên Mình Để Phục Vụ
Phó Tế GB Maria Nguyễn Định
14:22 26/03/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa Nhật Lễ Lá – C (28-3--2010)
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội Đoàn
Chủ đề hôm nay: * BIẾT MÌNH ĐỂ TỰ HẠ
* QUÊN MÌNH ĐỂ PHỤC VỤ
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Sách I-sai-a (50:4-7). “Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi…Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.” (câu 7)
1/ Tôi đã phó thác vào Chúa trên đường phục vụ tha nhân thế nào?
2/ Nhờ động lực nào đã giúp bạn dấn thân trong chức vụ hôm nay?
Bài đọc 2: Philípphê (2:6-11). “Người còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự.” (câu 8)
1/ Tôi đã noi gương Đức Kitô sống tận tụy trong bổn phận. Tại sao?
2/ Mặc lấy thân nô lệ và chấp nhận cái chết, bạn đang làm điều nào?
Tin Mừng: Luca (22: 14-71). “Giữa người ngồi ăn và kẻ phục vụ… Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.” ( câu 27)
1/ Tôi đã nên giống Đức Giêsu khi thi hành sứ vụ của mình thế nào ?
2/ Tại sao trong gia đình và cộng đoàn lại hay xích mích và chia rẽ?
3/ Muốn chết đi và sống lại với Đức Kitô, hôm nay bạn cần làm gì ?
B- Mẫu gương khiêm hạ của Đức Kitô cho bạn và tôi noi theo:
1/ Chọn làm thân nô lệ: Từ một Thiên Chúa, Người đã chọn làm một con người, chọn làm một thân nô lệ, trong giới nô lệ, Người lại chọn cái chết khổ nhục, nên Người đã được cả vũ trụ tôn thờ.
2/ Khước từ vinh quang: Người trở nên một người như muôn vàn người khác: cũng biết chia sẻ những yếu đuối, đói khát, mệt nhọc, đau khổ và cái chết nhục nhã, chỉ trừ không tội lỗi như ta.
3/ Nhận cái chết khổ nhục: Sống vâng phục là điểm đặc biệt của người nô lệ là đón nhận cái khổ nhục nhất. Từ địa vị Thiên Chúa vinh quang, Đức Kitô đi xuống tận cùng thân phận của người nô lệ.
C - Chọn người phục vụ trong Cộng đoàn, Giáo xứ:
1/ Khi chọn người phục vụ: Trong Cộng đoàn, Giáo xứ tôi không nên dựa trên diên mạo cảm xúc, sự liên hệ cá nhân; nhưng phải dựa trên Lời Chúa dạy: “Anh em hãy tìm trong Cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa. (x. Công vụ Tông Đồ 6, 3-6)
2- Muốn chọn những người phục vụ: Trong các Hội đồng Giáo xứ, Tài chánh v.v…cần phải lưu tâm thực hành Lời Chúa: “Họ phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn...Họ phải được thử thách trước đã rồi mới được thi hành chức vụ…nếu không bị ai khiếu nại. Các bà cũng vậy, phải là người đàng hoàng không nói xấu; nhưng tiết độ, đáng tin cậy mọi bề. Các trợ tá phải là người chỉ có một đời vợ, biết điều khiển tốt con cái và gia đình…” (1Tm 3, 8-12)
C- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn làm Châm Sống tuần này:
NGƯỜI LẠI CÒN HẠ MÌNH, VÂNG LỜI CHO ĐẾN NỖI BẰNG LÒNG CHỊU CHẾT,…” (Phil 2, 8)
1/ Tôi quên mình trong Gia đình và Cộng đoàn để phục vụ Chúa.
2/ Bạn chịu những thiệt thòi, hy sinh mạng sống vì sự công chính.
D- Bạn và tôi cùng Sống cầu nguyện với Lời Chúa: (Pray in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói: Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ. Xin dạy con biết mình, nhận lấy những việc hèn hạ nhất để phục vụ Gia đình, Giáo xứ, và ngoài Xã hội, để con đem hình ảnh sống động của Chúa đến bên mọi người đang giận hờn và chia rẽ, được ngồi gần lại với nhau và hy sinh cho nhau. Con quyết noi gương Mẹ Maria luôn khiêm tốn phục vụ mọi người. Amen.
Lời hay ý đẹp: MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT CHO TÔI, KHI TÔI CÒN XA CÁCH VỚI NGƯỜI, MỘT NGƯỜI ĐÃ MẾN THƯƠNG TÔI, KHI TÔI CÒN LÀ NGƯỜI DƯNG NƯỚC LÃ…!
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
----------------------------------------------
Chúa Nhật Lễ Lá – C (28-3--2010)
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội Đoàn
Chủ đề hôm nay: * BIẾT MÌNH ĐỂ TỰ HẠ
* QUÊN MÌNH ĐỂ PHỤC VỤ
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Sách I-sai-a (50:4-7). “Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi…Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.” (câu 7)
1/ Tôi đã phó thác vào Chúa trên đường phục vụ tha nhân thế nào?
2/ Nhờ động lực nào đã giúp bạn dấn thân trong chức vụ hôm nay?
Bài đọc 2: Philípphê (2:6-11). “Người còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự.” (câu 8)
1/ Tôi đã noi gương Đức Kitô sống tận tụy trong bổn phận. Tại sao?
2/ Mặc lấy thân nô lệ và chấp nhận cái chết, bạn đang làm điều nào?
Tin Mừng: Luca (22: 14-71). “Giữa người ngồi ăn và kẻ phục vụ… Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.” ( câu 27)
1/ Tôi đã nên giống Đức Giêsu khi thi hành sứ vụ của mình thế nào ?
2/ Tại sao trong gia đình và cộng đoàn lại hay xích mích và chia rẽ?
3/ Muốn chết đi và sống lại với Đức Kitô, hôm nay bạn cần làm gì ?
B- Mẫu gương khiêm hạ của Đức Kitô cho bạn và tôi noi theo:
1/ Chọn làm thân nô lệ: Từ một Thiên Chúa, Người đã chọn làm một con người, chọn làm một thân nô lệ, trong giới nô lệ, Người lại chọn cái chết khổ nhục, nên Người đã được cả vũ trụ tôn thờ.
2/ Khước từ vinh quang: Người trở nên một người như muôn vàn người khác: cũng biết chia sẻ những yếu đuối, đói khát, mệt nhọc, đau khổ và cái chết nhục nhã, chỉ trừ không tội lỗi như ta.
3/ Nhận cái chết khổ nhục: Sống vâng phục là điểm đặc biệt của người nô lệ là đón nhận cái khổ nhục nhất. Từ địa vị Thiên Chúa vinh quang, Đức Kitô đi xuống tận cùng thân phận của người nô lệ.
C - Chọn người phục vụ trong Cộng đoàn, Giáo xứ:
1/ Khi chọn người phục vụ: Trong Cộng đoàn, Giáo xứ tôi không nên dựa trên diên mạo cảm xúc, sự liên hệ cá nhân; nhưng phải dựa trên Lời Chúa dạy: “Anh em hãy tìm trong Cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa. (x. Công vụ Tông Đồ 6, 3-6)
2- Muốn chọn những người phục vụ: Trong các Hội đồng Giáo xứ, Tài chánh v.v…cần phải lưu tâm thực hành Lời Chúa: “Họ phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn...Họ phải được thử thách trước đã rồi mới được thi hành chức vụ…nếu không bị ai khiếu nại. Các bà cũng vậy, phải là người đàng hoàng không nói xấu; nhưng tiết độ, đáng tin cậy mọi bề. Các trợ tá phải là người chỉ có một đời vợ, biết điều khiển tốt con cái và gia đình…” (1Tm 3, 8-12)
C- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn làm Châm Sống tuần này:
NGƯỜI LẠI CÒN HẠ MÌNH, VÂNG LỜI CHO ĐẾN NỖI BẰNG LÒNG CHỊU CHẾT,…” (Phil 2, 8)
1/ Tôi quên mình trong Gia đình và Cộng đoàn để phục vụ Chúa.
2/ Bạn chịu những thiệt thòi, hy sinh mạng sống vì sự công chính.
D- Bạn và tôi cùng Sống cầu nguyện với Lời Chúa: (Pray in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói: Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ. Xin dạy con biết mình, nhận lấy những việc hèn hạ nhất để phục vụ Gia đình, Giáo xứ, và ngoài Xã hội, để con đem hình ảnh sống động của Chúa đến bên mọi người đang giận hờn và chia rẽ, được ngồi gần lại với nhau và hy sinh cho nhau. Con quyết noi gương Mẹ Maria luôn khiêm tốn phục vụ mọi người. Amen.
Lời hay ý đẹp: MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT CHO TÔI, KHI TÔI CÒN XA CÁCH VỚI NGƯỜI, MỘT NGƯỜI ĐÃ MẾN THƯƠNG TÔI, KHI TÔI CÒN LÀ NGƯỜI DƯNG NƯỚC LÃ…!
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
----------------------------------------------
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 26/03/2010
CÓ MÀ KHÔNG CÓ
Khi những thánh tổ được gọi là thánh nhân hoang mạc vẫn còn ở lại trong hoang mạc Ai Cập, một phụ nữ mắc bệnh ung thư đi đến bái yết một người trong số họ: đại sư Lãng Kiết Nỗ, bởi vì đại sư này từ trước đến nay chữa bệnh tâm hồn nổi tiếng như một thánh nhân.
Người phụ nữ ven theo bờ biển đi tìm đại sư Lãng Kiết Nỗ, may mắn gặp được chính ông ta đang nhặt củi để đun lò, bèn hỏi: “Thưa ngài, ngài có thể nói cho tôi biết, tôi tớ Chúa là Lãng Kiết Nỗ ở đâu không ?”
Lãng Kiết Nỗ nói: “Bà tìm lão quái ấy làm gì, đừng tìm ông ta, bởi vì ông ta chỉ biết làm tổn thương bà mà thôi. Bà có chuyện gì khó khăn chăng ?”
Bà ta thành thực kể chuyện bệnh ung thư của mình cho ông ta nghe, sau đó ông ta chúc lành cho bà và mời bà ta đi về:
- “Bà về đi, Thiên Chúa sẽ làm cho bà bình phục trở lại. Lãng Kiết Nỗ đại sư không giúp gì được cho bà đâu”.
Người phụ nữ cứ như thế mà trở về nhà, và cũng rất thâm tín là mình sẽ được khỏi bệnh. Mà thực như thế, chưa đầy một tháng sau thì ba ta được lành bệnh và khỏe mạnh.
Suốt đời của bà, bà không biết chính đại sư Lãng Kiết Nỗ là người đã chữa bệnh cho mình.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Các vị thánh đều có thái độ khiêm tốn như thế, bởi chính bản thân các ngài không làm gì được cả, tất cả đều là ở tình thương của Thiên Chúa mà thôi.
Đức tin cần phải được biểu hiện bằng hành động, người phụ nữ kiên trì vào sa mạc để xin đại sư cầu nguyện cho mình được khỏi bệnh là hành động biểu lộ đức tin của mình, và Chúa đã nghe lời bà ta.
Xin lễ được Chúa nhậm lời hay không, không phải là tiền xin lễ nhiều hay ít, cũng không phải là cha sở giảng hay trẻ trung, nhưng là nhờ vào đức tin của mình trông cậy vào lòng thương xót của Chúa, trông cậy vào sự hiến tế của Chúa Giê-su trên bàn thờ và lời cầu xin của Hội Thánh qua vị linh mục chủ tế.
Lời cầu nguyện khiêm tốn với đức tin mạnh mẻ, là phương thuốc thần diệu chữa bệnh thân xác và tâm hồn của chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Khi những thánh tổ được gọi là thánh nhân hoang mạc vẫn còn ở lại trong hoang mạc Ai Cập, một phụ nữ mắc bệnh ung thư đi đến bái yết một người trong số họ: đại sư Lãng Kiết Nỗ, bởi vì đại sư này từ trước đến nay chữa bệnh tâm hồn nổi tiếng như một thánh nhân.
Người phụ nữ ven theo bờ biển đi tìm đại sư Lãng Kiết Nỗ, may mắn gặp được chính ông ta đang nhặt củi để đun lò, bèn hỏi: “Thưa ngài, ngài có thể nói cho tôi biết, tôi tớ Chúa là Lãng Kiết Nỗ ở đâu không ?”
Lãng Kiết Nỗ nói: “Bà tìm lão quái ấy làm gì, đừng tìm ông ta, bởi vì ông ta chỉ biết làm tổn thương bà mà thôi. Bà có chuyện gì khó khăn chăng ?”
Bà ta thành thực kể chuyện bệnh ung thư của mình cho ông ta nghe, sau đó ông ta chúc lành cho bà và mời bà ta đi về:
- “Bà về đi, Thiên Chúa sẽ làm cho bà bình phục trở lại. Lãng Kiết Nỗ đại sư không giúp gì được cho bà đâu”.
Người phụ nữ cứ như thế mà trở về nhà, và cũng rất thâm tín là mình sẽ được khỏi bệnh. Mà thực như thế, chưa đầy một tháng sau thì ba ta được lành bệnh và khỏe mạnh.
Suốt đời của bà, bà không biết chính đại sư Lãng Kiết Nỗ là người đã chữa bệnh cho mình.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Các vị thánh đều có thái độ khiêm tốn như thế, bởi chính bản thân các ngài không làm gì được cả, tất cả đều là ở tình thương của Thiên Chúa mà thôi.
Đức tin cần phải được biểu hiện bằng hành động, người phụ nữ kiên trì vào sa mạc để xin đại sư cầu nguyện cho mình được khỏi bệnh là hành động biểu lộ đức tin của mình, và Chúa đã nghe lời bà ta.
Xin lễ được Chúa nhậm lời hay không, không phải là tiền xin lễ nhiều hay ít, cũng không phải là cha sở giảng hay trẻ trung, nhưng là nhờ vào đức tin của mình trông cậy vào lòng thương xót của Chúa, trông cậy vào sự hiến tế của Chúa Giê-su trên bàn thờ và lời cầu xin của Hội Thánh qua vị linh mục chủ tế.
Lời cầu nguyện khiêm tốn với đức tin mạnh mẻ, là phương thuốc thần diệu chữa bệnh thân xác và tâm hồn của chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN Lễ Lá)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 26/03/2010
CHỦ NHẬT LỄ LÁ
Tin mừng: Lc 22, 14- 23,56
“Cuộc thương khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
Bạn thân mến,
Hôm nay chủ nhật Lễ Lá, là ngày khởi đầu cuộc thương khó của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu chuộc chúng ta. Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta sẽ nghe tường thuật về sự thương khó khổ nạn của Ngài để mỗi người trong chúng ta cùng nhau cảm nhận, thông phần đau khổ và an ủi Ngài –đặc biệt là trong Tuần Thánh này.
1. Cảm nhận tình thương của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa đã yêu thương bạn và tôi, đến nỗi đã ban Con Một của mình là Đức Giê-su Ki-tô chịu chết thay cho bạn, cho tôi và cho toàn thể nhân loại, Ngài đã bị đánh đòn, chịu khổ hình nhục nhã và chịu đóng đinh đến chết trên thập giá vì tội của chúng ta, mà đáng lý ra, tất cả những nhục hình ấy bạn và tôi và nhân loại phải chịu vì tội lỗi của mình, thế nhưng Ngài đã chịu vì yêu thương tất cả nhân loại, trong đó có bạn và tôi.
2. Thông phần đau khổ.
Không một người yêu nào dửng dưng trước đau khổ của người mình yêu. Thông phần đau khổ với Chúa Giê-su không phải là xin kẻ thù đánh đập mình thay cho Ngài, cũng không phải cầu mong người khác đối xử bất công với mình thay cho Ngài, nhưng là chia sẻ những sự bất công với những người bị áp bức, có khi những bất công ấy là do sự tham lam của mình, cũng như của một số người có tiền có quyền đang chất chồng trên vai của tha nhân và cũng là của Chúa Giê-su.
Thông phần đau khổ với Chúa Giê-su là đón nhận những lằn roi đánh nơi Chúa Giê-su làm của mình, là chấp nhận đem những khổ đau mà Chúa Giê-su phải chịu làm của mình, có như thế chúng ta mới cùng với Ngài đi hết đoạn đường khổ giá.
3. An ủi Chúa Giê-su.
Không một ai an ủi, không một ai xót thương Đấng đã cứu chữa và ban ơn cho mình, niềm an ủi lớn nhất của Chúa Giê-su là tình yêu của Chúa Cha, là nhìn thấy được người mẹ thân yêu đang khập khểnh chen lấn trong đám đông để nhìn cho được con của mình...
An ủi Chúa Giê-su trong giây phút kinh khủng và xem ra như tuyệt vọng này, giây phút mà hình như tội lỗi và sự dữ như đang thắng thế trước sự vô tội của Đấng chết thay cho kẻ tội lỗi...
An ủi Chúa Giê-su nơi những người bất hạnh cần an ủi, và đồng hành với Ngài trên những đoạn đường đau khổ chông gai của cuộc sống mình.
Bạn thân mến,
Quan tổng trấn Phi-la-tô muốn tha Chúa Giê-su, nhưng các thượng tế và biệt phái vung tay dữ tợn la hét xách động dân chúng đòi đóng đinh Ngài vào thập giá. Đã nhiều lần bạn và tôi muốn sống đẹp lòng Chúa, nhưng tội lỗi, sự dữ và những đam mê bất chính của mình đã thúc giục chúng ta đóng đinh Chúa vào thập giá thêm lần nữa...
Tuần Thánh, Giáo Hội mời gọi con cái mình trên khắp thế giới tham dự vào cuộc khổ nạn của Đấng vô tội-Chúa Giê-su- tham dự với hết cả tâm tình mến yêu như Đức Mẹ Maria: cảm thông, chia sẻ và an ủi Chúa Giê-su nơi những người đau khổ và bất hạnh.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Lc 22, 14- 23,56
“Cuộc thương khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
Bạn thân mến,
Hôm nay chủ nhật Lễ Lá, là ngày khởi đầu cuộc thương khó của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng cứu chuộc chúng ta. Trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta sẽ nghe tường thuật về sự thương khó khổ nạn của Ngài để mỗi người trong chúng ta cùng nhau cảm nhận, thông phần đau khổ và an ủi Ngài –đặc biệt là trong Tuần Thánh này.
1. Cảm nhận tình thương của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa đã yêu thương bạn và tôi, đến nỗi đã ban Con Một của mình là Đức Giê-su Ki-tô chịu chết thay cho bạn, cho tôi và cho toàn thể nhân loại, Ngài đã bị đánh đòn, chịu khổ hình nhục nhã và chịu đóng đinh đến chết trên thập giá vì tội của chúng ta, mà đáng lý ra, tất cả những nhục hình ấy bạn và tôi và nhân loại phải chịu vì tội lỗi của mình, thế nhưng Ngài đã chịu vì yêu thương tất cả nhân loại, trong đó có bạn và tôi.
2. Thông phần đau khổ.
Không một người yêu nào dửng dưng trước đau khổ của người mình yêu. Thông phần đau khổ với Chúa Giê-su không phải là xin kẻ thù đánh đập mình thay cho Ngài, cũng không phải cầu mong người khác đối xử bất công với mình thay cho Ngài, nhưng là chia sẻ những sự bất công với những người bị áp bức, có khi những bất công ấy là do sự tham lam của mình, cũng như của một số người có tiền có quyền đang chất chồng trên vai của tha nhân và cũng là của Chúa Giê-su.
Thông phần đau khổ với Chúa Giê-su là đón nhận những lằn roi đánh nơi Chúa Giê-su làm của mình, là chấp nhận đem những khổ đau mà Chúa Giê-su phải chịu làm của mình, có như thế chúng ta mới cùng với Ngài đi hết đoạn đường khổ giá.
3. An ủi Chúa Giê-su.
Không một ai an ủi, không một ai xót thương Đấng đã cứu chữa và ban ơn cho mình, niềm an ủi lớn nhất của Chúa Giê-su là tình yêu của Chúa Cha, là nhìn thấy được người mẹ thân yêu đang khập khểnh chen lấn trong đám đông để nhìn cho được con của mình...
An ủi Chúa Giê-su trong giây phút kinh khủng và xem ra như tuyệt vọng này, giây phút mà hình như tội lỗi và sự dữ như đang thắng thế trước sự vô tội của Đấng chết thay cho kẻ tội lỗi...
An ủi Chúa Giê-su nơi những người bất hạnh cần an ủi, và đồng hành với Ngài trên những đoạn đường đau khổ chông gai của cuộc sống mình.
Bạn thân mến,
Quan tổng trấn Phi-la-tô muốn tha Chúa Giê-su, nhưng các thượng tế và biệt phái vung tay dữ tợn la hét xách động dân chúng đòi đóng đinh Ngài vào thập giá. Đã nhiều lần bạn và tôi muốn sống đẹp lòng Chúa, nhưng tội lỗi, sự dữ và những đam mê bất chính của mình đã thúc giục chúng ta đóng đinh Chúa vào thập giá thêm lần nữa...
Tuần Thánh, Giáo Hội mời gọi con cái mình trên khắp thế giới tham dự vào cuộc khổ nạn của Đấng vô tội-Chúa Giê-su- tham dự với hết cả tâm tình mến yêu như Đức Mẹ Maria: cảm thông, chia sẻ và an ủi Chúa Giê-su nơi những người đau khổ và bất hạnh.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 26/03/2010
N2T |
10. Thời giờ đến rồi, Chúa chúng ta sẽ để cho con cảm nhận sức nặng của Thánh Giá. Mặc dù tựa hồ như chịu không nổi, nhưng con vẫn cứ vác nó, bởi vì Chúa chúng ta sẽ nhờ tình yêu của Ngài mà ban cho con sức mạnh để vác.
(Thánh linh mục Pi-ô Năm Dấu. “Fr. Parde Pio of The Five Wounds of Christ”)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 26/03/2010
N2T |
400. Yêu mình là tôn trọng và quan tâm đến bản thân mình, người không yêu bản thân mình thì không thể yêu người khác.
Mười bốn chặng Đàng Thánh Giá
Đức Ông Xuân Ly Băng
22:53 26/03/2010
CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ I
( Sơ đồ 1, hiện dùng )
Vào đề :
Sấp mình lạy Chúa Kitô
Yêu con Chúa đã chết cho con rày
Con xin mượn tấm lòng này
Làm đàng Thánh giá đêm ngày gẫm suy.
1
MỘT là Chúa chịu khinh chê
Phi-la-tô xử trăm bề bất công
Ôi Chiên vô tội sạch trong
Cứu con thoát khỏi lửa hồng mai sau
2
HAI là thân Chúa nát nhầu
Vác cây khổ giá cúi đầu kéo lê
Đường lên núi Sọ gồ ghề
Quyết tâm theo Chúa chẳng nề gian truân
3
BA là sức Chúa kiệt dần
Nặng nề khổ giá đè thân ngã vùi
Tội con nặng lắm Chúa ôi
Nguyện xin sám hối đền bồi ăn năn.
4
BỐN là gặp Mẹ lên đàng
Mẹ con thảm thiết bốn hàng lệ tuôn
Xin đưa hết mọi tâm hồn
Trở về với Mẹ là nguồn cậy trông.
5
Năm là gặp cụ Si-mong
Ghé vai giúp Chúa một lòng cảm thương
Xin cho Hội Thánh can trường
Tin mừng loan báo dẫn đường thế gian.
6
SÁU là gặp một nữ nhân
Trao khăn lọt mặt ướt đầm máu tươi
Cho con vui chịu Chúa ôi
Chia cơn sẻ áo với người anh em.
7
BẢY là khổ giá đè lên
Gượng đi chẳng được Chúa liền ngã ra
Cho con tron một bài ca
Ngợi khen lòng Chúa rất là từ bi.
8
TÁM là nửa chặng đường đi
Dừng chân an ủi nữ nhi một đoàn
Chúa ôi, cứu kẻ lầm than
Lệ rơi máu đổ cơ hàn cắt da.
9
CHÍN là ngã xuống lần ba
Sức hơi cạn kiệt máu hòa giọt châu
Đoàn con mưa nắng dãi dầu
Quyết theo chân Chúa thương đau chẳng nề.
10
MƯỜI là đến đỉnh Can-vê
Quan quân lột áo dễ bề đóng đinh
Chúa ôi nhuốc hổ sao đành
Con nguyện với Chúa hi sinh cuộc đời.
11
Nơi MƯỜI MỘT, máu thắm ngời
Tay chân của Chúa đinh thời xuyên qua
Máu Ngài con đã đổ ra
Thân con tội lỗi đem mà đóng đinh.
12
MƯỜI HAI vĩnh biệt Mẹ lành
Gục đầu tắt thở âm thanh nghẹn ngào
Vào đời con hướng trời cao
Bỏ đời được phó hồn vào tay Cha.
13
MƯỜI BA sương phủ la đà
Môn đệ tháo xác trao qua mẹ hiền
Nguyện cầu tháo gỡ tiền khiên
Cho người quá cố được lên thiên tòa.
14
Nơi MƯỜI BỐN, tháo xác ra
Táng vào huyệt đá ngày đà sang đêm
Chúa ôi trăm cảnh khó hèn
Con xin được Chúa táng liền trong con.
KẾT:
Giêsu lạy Chúa trăm muôn
Là nguồn cứu độ Chúa tuôn ơn trời
Con nhìn Thánh giá ngậm ngùi
Nhìn vào tim Chúa bồi hồi đắng cay
Chết cho tội lỗi hôm nay
Mai sau với Chúa vui ngày Phục Sinh.
Xuân Ly Băng
Được phép sử dụng
Phan Thiết ngày 25.12.2004
Ấn ký
Nicolas Huỳnh Văn Nghi
Giám mục GP. Phan Thiết
MƯỜI BỒN CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ II
(sơ đồ 2, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chủ trì trong cuộc ngắm Đàng Thánh Giá tại Rôma vào Tuần Thánh năm 1983 )
DẪN NHẬP :
Sấp mình lạy Chúa Kitô
Yêu con Chúa đã chết cho con rày
Con xin mượn tấm lòng này
Làm Đàng Thánh Giá đêm ngày gẫm suy
Cho đời con mãi khắc ghi
Tình yêu Thiên Chúa cực kỳ cao sâu
THÂN :
Chặng 1 :
TRONG VƯỜN DẦU ( Mt 26.36-44 )
Một là Chúa xuống vườn Dầu
Gối quỳ tay chắp nguyện cầu cùng Cha
Ví như chén đắng không qua
Chúa xin nhận uống để mà tôn vinh
Xin cho con biết bỏ mình
Vâng theo ý Chúa Thiên đình, Chúa ơi !
Và cho con biết suốt đời
Nguyện cầu tỉnh thức theo lời Chúa răn.
Chặng 2:
CÁI HÔN PHẢN BỘI ( Mt 26.47-50 )
Hai là xuất hiện Giu-đa
Tham tiền bán Chúa chạy qua hôn Thầy
Than ôi ! lòng Chúa đắng cay
Rằng: sao con lấy dấu này nộp ta ?
Xin cho con biết phòng xa
Ham mê tiền bạc sinh ra tội tình
Trọn đời quyết sống trung thành
Trọng điều nhân nghĩa, coi khinh tiền tài.
Chặng 3:
CÔNG NGHỊ KẾT ÁN CHÚA (Mc 14.55-64 )
Ba là công nghị tác oai
Lòi gian chứng dối dậy trời vang lên
Xưng mình con Đấng uy quyền
Bị tòa kết án là tên tử tù.
Sấp mình lạy Chúa Giêsu
Xin cho con được thừa dư can trường
Tuyên xưng danh Chúa Tình Thương
Mặt trời công chính soi đường thế gian.
Chặng 4 :
MÔN ĐỆ CHỐI THẦY (Mc 14.66-72 )
Bốn là môn đệ chối Thầy
Phêrô hùng hổ giờ đây yếu hèn
Thương ông Chúa ghé mắt nhìn
Tiếng gà đánh thức, tội liền ăn năn.
Cho con chừa tính kiêu căng
Cậy mình kiêu ngạo là căn tội đời
Biết xa dịp tội Chúa ơi !
Tập tành nhân đức của người Kitô.
Chặng 5:
PHILATÔ NỘP CHÚA CHO DÂN (Mc 15.5-15 )
Năm là Tổng trấn quyết tình
Tha tên tướng cướp, hành hình Chúa Con
Thỏa lòng dân chúng căm hờn
Dù quan biết Chúa không can tội gì.
Xin cho con biết kiên trì
Trọng điều công lý sống vì lương tâm
Cuộc đời chẳng kể gian truân
Khổ vì Chính đạo, phúc phần cho con.
Chặng 6:
CHÚA CHỊU ĐÁNH ĐÒN VÀ ĐỘI MŨ GAI ( Mt 27.27-30 )
Sáu là quân lính hành hung
Mũ gai bắt Chúa đọi thành triều thiên
Gậy lau trao chỉ vương quyền
Nhạo cười đánh đập nhổ lên mặt Người.
Cho con vui chịu Chúa ơi !
Mọi lời cay đắng mọi lời chát chua
Cuộc đời dầu dãi nắng mưa
Hiền lành tha thứ dư thừa bình an.
Chặng 7 :
CHÚA GIÊSU VÁC KHỔ GIÁ (Ga 19.16-17 )
Bảy là đường núi Can-vê
Vác cây khổ giá nặng nề trên vai
Lê thân bước ngắn bước dài
Sức hèn gỗ nặng ngã hai ba lần.
Muôn ngàn lạy Chúa từ nhân
Xin cho Giáo hội hiện thân của Ngài
Dường dù gian khổ chông gai
Tin mừng loan báo một đời chứng nhân.
Chặng 8:
SI-MONG VÁC THÁNH GIÁ ĐỠ CHÚA ( Lc 23.26 )
Tám là gặp cụ Si-mong
Quan quân bắt lại vác giùm một vai
Đỡ cây thập giá sau Ngài
Một tròng hai cổ, quặn hai khúc lòng.
Xin cho mọi kẻ khốn cùng
Nạn nhân kỳ thị bất công đói nghèo
Trên đời gặp được tình yêu
Tương thân tương ái của nhiều trái tim.
Chặng 9 :
CHÚA AN ỦI CON THÀNH GIÊRUSALEM ( Lc 23.27-30 )
Chín là ái nữ Gia-liêm
Thảm thương khóc Chúa ưu phiền xót xa
Chúa rằng: khóc phận các bà
Gỗ tươi thế ấy, huống là gỗ khô.
Xin cho chiến sĩ tông đồ
Bền tâm vững chí chăm lo Nước Trời
Công bình bác ái mọi nơi
Dựng xây xã hội theo lời Phúc âm.
Chặng 10:
CHÚA CHỊU ĐÓNG ĐINH (Lc 26.32-34 )
Mười là Chúa chịu đóng đinh
Vào cây thập giá tay chân máu trào
Chúa nhìn thăm thẳm trời cao
Xin cha tha tội chúng nào biết chi.
Sấp mình lạy Chúa từ bi
Con Chiên vô tội chết vì tội nhân
Xin cho muôn nước muôn dân
Nhận Ngài là vị Cứu tinh muôn đời.
Chặng 11:
ĐỐI THOẠI TRÊN THẬP GIÁ ( Lc 23.41-43 )
Mười một đối thoại ba người
Người này gian ác nói lời mỉa mai
Người kia thú nhận tội đời
Xin vào nước Chúa, Chúa thời hứa ban.
Giêsu, lạy Chúa từ nhân
Xin cho con được dự phần vinh quang
Tội nhân bao kẻ hoang đàng
Được ơn sám hối sẵn sàng canh tân.
Chặng 12 :
TRỐI ĐỨC MẸ CHO GIOAN ( 19.25-27 )
Mười hai Chúa trối Gioan
Làm con Đức Mẹ, Mẹ làm mẹ ông
Mẹ con nước mắt ròng ròng
Cúi đầu lãnh nhận tràn lòng lâm ly.
Mẹ ơi ! Lạy Mẹ sầu bi
Xin cho dân Chúa kiên trì noi gương
Đức tin, đức ái phi thường
Trọn đời Đức Mẹ, khiêm nhường thẳm sâu.
Chặng 13:
CHÚA PHÓ LINH HỒN ( Ga 9.28-30 )
Mười ba Chúa phó linh hồn
Đất rung đá chuyển u buồn không gian
Tối tăm bao phủ màu tang
Màn Đền thờ bị xé toang hai phần.
Xin cho tín hữu ly trần
Quang vinh nước Chúa dự phần bình an
Thế gian, Luyện ngục, Thiên đàng
Nhờ ơn cứu độ hoàn toàn hiệp thông.
Chặng 14:
THÁO XÁC VÀ TÁNG XÁC CHÚA ( Ga 19.38-42 )
Mười bốn tháo xác Chúa ra
Trầm hương mộc dược tẩm mà chôn ngay
Vải khăn lượm quấn thi hài
Chôn vào huyệt đá của ai trong vườn.
Ôi Ngài ! Lạy Chúa càn khôn
Sinh nằm chuồng vật chết chôn mộ người
Khó nghèo tột độ Chúa ơi !
Dạy cho con biết học bài xả thân
KẾT
Giêsu, lạy Chúa khoan nhân
Là nguồn cứu độ Chúa tuôn ơn trời
Con nhìn Thánh giá ngậm ngùi
Nhìn vào tim Chúa bồi hồi đắng cay
Chết cho tội lỗi hôm nay
Mai sau với Chúa vui ngày Phục sinh.
Xuân Ly Băng
Được phép sử dụng
Phan Thiết ngày 25.12.2004
Ấn ký
Nicolas Huỳnh Văn Nghi
Giám mục GP. Phan Thiết
( Sơ đồ 1, hiện dùng )
Vào đề :
Sấp mình lạy Chúa Kitô
Yêu con Chúa đã chết cho con rày
Con xin mượn tấm lòng này
Làm đàng Thánh giá đêm ngày gẫm suy.
1
MỘT là Chúa chịu khinh chê
Phi-la-tô xử trăm bề bất công
Ôi Chiên vô tội sạch trong
Cứu con thoát khỏi lửa hồng mai sau
2
HAI là thân Chúa nát nhầu
Vác cây khổ giá cúi đầu kéo lê
Đường lên núi Sọ gồ ghề
Quyết tâm theo Chúa chẳng nề gian truân
3
BA là sức Chúa kiệt dần
Nặng nề khổ giá đè thân ngã vùi
Tội con nặng lắm Chúa ôi
Nguyện xin sám hối đền bồi ăn năn.
4
BỐN là gặp Mẹ lên đàng
Mẹ con thảm thiết bốn hàng lệ tuôn
Xin đưa hết mọi tâm hồn
Trở về với Mẹ là nguồn cậy trông.
5
Năm là gặp cụ Si-mong
Ghé vai giúp Chúa một lòng cảm thương
Xin cho Hội Thánh can trường
Tin mừng loan báo dẫn đường thế gian.
6
SÁU là gặp một nữ nhân
Trao khăn lọt mặt ướt đầm máu tươi
Cho con vui chịu Chúa ôi
Chia cơn sẻ áo với người anh em.
7
BẢY là khổ giá đè lên
Gượng đi chẳng được Chúa liền ngã ra
Cho con tron một bài ca
Ngợi khen lòng Chúa rất là từ bi.
8
TÁM là nửa chặng đường đi
Dừng chân an ủi nữ nhi một đoàn
Chúa ôi, cứu kẻ lầm than
Lệ rơi máu đổ cơ hàn cắt da.
9
CHÍN là ngã xuống lần ba
Sức hơi cạn kiệt máu hòa giọt châu
Đoàn con mưa nắng dãi dầu
Quyết theo chân Chúa thương đau chẳng nề.
10
MƯỜI là đến đỉnh Can-vê
Quan quân lột áo dễ bề đóng đinh
Chúa ôi nhuốc hổ sao đành
Con nguyện với Chúa hi sinh cuộc đời.
11
Nơi MƯỜI MỘT, máu thắm ngời
Tay chân của Chúa đinh thời xuyên qua
Máu Ngài con đã đổ ra
Thân con tội lỗi đem mà đóng đinh.
12
MƯỜI HAI vĩnh biệt Mẹ lành
Gục đầu tắt thở âm thanh nghẹn ngào
Vào đời con hướng trời cao
Bỏ đời được phó hồn vào tay Cha.
13
MƯỜI BA sương phủ la đà
Môn đệ tháo xác trao qua mẹ hiền
Nguyện cầu tháo gỡ tiền khiên
Cho người quá cố được lên thiên tòa.
14
Nơi MƯỜI BỐN, tháo xác ra
Táng vào huyệt đá ngày đà sang đêm
Chúa ôi trăm cảnh khó hèn
Con xin được Chúa táng liền trong con.
KẾT:
Giêsu lạy Chúa trăm muôn
Là nguồn cứu độ Chúa tuôn ơn trời
Con nhìn Thánh giá ngậm ngùi
Nhìn vào tim Chúa bồi hồi đắng cay
Chết cho tội lỗi hôm nay
Mai sau với Chúa vui ngày Phục Sinh.
Xuân Ly Băng
Được phép sử dụng
Phan Thiết ngày 25.12.2004
Ấn ký
Nicolas Huỳnh Văn Nghi
Giám mục GP. Phan Thiết
MƯỜI BỒN CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ II
(sơ đồ 2, đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chủ trì trong cuộc ngắm Đàng Thánh Giá tại Rôma vào Tuần Thánh năm 1983 )
DẪN NHẬP :
Sấp mình lạy Chúa Kitô
Yêu con Chúa đã chết cho con rày
Con xin mượn tấm lòng này
Làm Đàng Thánh Giá đêm ngày gẫm suy
Cho đời con mãi khắc ghi
Tình yêu Thiên Chúa cực kỳ cao sâu
THÂN :
Chặng 1 :
TRONG VƯỜN DẦU ( Mt 26.36-44 )
Một là Chúa xuống vườn Dầu
Gối quỳ tay chắp nguyện cầu cùng Cha
Ví như chén đắng không qua
Chúa xin nhận uống để mà tôn vinh
Xin cho con biết bỏ mình
Vâng theo ý Chúa Thiên đình, Chúa ơi !
Và cho con biết suốt đời
Nguyện cầu tỉnh thức theo lời Chúa răn.
Chặng 2:
CÁI HÔN PHẢN BỘI ( Mt 26.47-50 )
Hai là xuất hiện Giu-đa
Tham tiền bán Chúa chạy qua hôn Thầy
Than ôi ! lòng Chúa đắng cay
Rằng: sao con lấy dấu này nộp ta ?
Xin cho con biết phòng xa
Ham mê tiền bạc sinh ra tội tình
Trọn đời quyết sống trung thành
Trọng điều nhân nghĩa, coi khinh tiền tài.
Chặng 3:
CÔNG NGHỊ KẾT ÁN CHÚA (Mc 14.55-64 )
Ba là công nghị tác oai
Lòi gian chứng dối dậy trời vang lên
Xưng mình con Đấng uy quyền
Bị tòa kết án là tên tử tù.
Sấp mình lạy Chúa Giêsu
Xin cho con được thừa dư can trường
Tuyên xưng danh Chúa Tình Thương
Mặt trời công chính soi đường thế gian.
Chặng 4 :
MÔN ĐỆ CHỐI THẦY (Mc 14.66-72 )
Bốn là môn đệ chối Thầy
Phêrô hùng hổ giờ đây yếu hèn
Thương ông Chúa ghé mắt nhìn
Tiếng gà đánh thức, tội liền ăn năn.
Cho con chừa tính kiêu căng
Cậy mình kiêu ngạo là căn tội đời
Biết xa dịp tội Chúa ơi !
Tập tành nhân đức của người Kitô.
Chặng 5:
PHILATÔ NỘP CHÚA CHO DÂN (Mc 15.5-15 )
Năm là Tổng trấn quyết tình
Tha tên tướng cướp, hành hình Chúa Con
Thỏa lòng dân chúng căm hờn
Dù quan biết Chúa không can tội gì.
Xin cho con biết kiên trì
Trọng điều công lý sống vì lương tâm
Cuộc đời chẳng kể gian truân
Khổ vì Chính đạo, phúc phần cho con.
Chặng 6:
CHÚA CHỊU ĐÁNH ĐÒN VÀ ĐỘI MŨ GAI ( Mt 27.27-30 )
Sáu là quân lính hành hung
Mũ gai bắt Chúa đọi thành triều thiên
Gậy lau trao chỉ vương quyền
Nhạo cười đánh đập nhổ lên mặt Người.
Cho con vui chịu Chúa ơi !
Mọi lời cay đắng mọi lời chát chua
Cuộc đời dầu dãi nắng mưa
Hiền lành tha thứ dư thừa bình an.
Chặng 7 :
CHÚA GIÊSU VÁC KHỔ GIÁ (Ga 19.16-17 )
Bảy là đường núi Can-vê
Vác cây khổ giá nặng nề trên vai
Lê thân bước ngắn bước dài
Sức hèn gỗ nặng ngã hai ba lần.
Muôn ngàn lạy Chúa từ nhân
Xin cho Giáo hội hiện thân của Ngài
Dường dù gian khổ chông gai
Tin mừng loan báo một đời chứng nhân.
Chặng 8:
SI-MONG VÁC THÁNH GIÁ ĐỠ CHÚA ( Lc 23.26 )
Tám là gặp cụ Si-mong
Quan quân bắt lại vác giùm một vai
Đỡ cây thập giá sau Ngài
Một tròng hai cổ, quặn hai khúc lòng.
Xin cho mọi kẻ khốn cùng
Nạn nhân kỳ thị bất công đói nghèo
Trên đời gặp được tình yêu
Tương thân tương ái của nhiều trái tim.
Chặng 9 :
CHÚA AN ỦI CON THÀNH GIÊRUSALEM ( Lc 23.27-30 )
Chín là ái nữ Gia-liêm
Thảm thương khóc Chúa ưu phiền xót xa
Chúa rằng: khóc phận các bà
Gỗ tươi thế ấy, huống là gỗ khô.
Xin cho chiến sĩ tông đồ
Bền tâm vững chí chăm lo Nước Trời
Công bình bác ái mọi nơi
Dựng xây xã hội theo lời Phúc âm.
Chặng 10:
CHÚA CHỊU ĐÓNG ĐINH (Lc 26.32-34 )
Mười là Chúa chịu đóng đinh
Vào cây thập giá tay chân máu trào
Chúa nhìn thăm thẳm trời cao
Xin cha tha tội chúng nào biết chi.
Sấp mình lạy Chúa từ bi
Con Chiên vô tội chết vì tội nhân
Xin cho muôn nước muôn dân
Nhận Ngài là vị Cứu tinh muôn đời.
Chặng 11:
ĐỐI THOẠI TRÊN THẬP GIÁ ( Lc 23.41-43 )
Mười một đối thoại ba người
Người này gian ác nói lời mỉa mai
Người kia thú nhận tội đời
Xin vào nước Chúa, Chúa thời hứa ban.
Giêsu, lạy Chúa từ nhân
Xin cho con được dự phần vinh quang
Tội nhân bao kẻ hoang đàng
Được ơn sám hối sẵn sàng canh tân.
Chặng 12 :
TRỐI ĐỨC MẸ CHO GIOAN ( 19.25-27 )
Mười hai Chúa trối Gioan
Làm con Đức Mẹ, Mẹ làm mẹ ông
Mẹ con nước mắt ròng ròng
Cúi đầu lãnh nhận tràn lòng lâm ly.
Mẹ ơi ! Lạy Mẹ sầu bi
Xin cho dân Chúa kiên trì noi gương
Đức tin, đức ái phi thường
Trọn đời Đức Mẹ, khiêm nhường thẳm sâu.
Chặng 13:
CHÚA PHÓ LINH HỒN ( Ga 9.28-30 )
Mười ba Chúa phó linh hồn
Đất rung đá chuyển u buồn không gian
Tối tăm bao phủ màu tang
Màn Đền thờ bị xé toang hai phần.
Xin cho tín hữu ly trần
Quang vinh nước Chúa dự phần bình an
Thế gian, Luyện ngục, Thiên đàng
Nhờ ơn cứu độ hoàn toàn hiệp thông.
Chặng 14:
THÁO XÁC VÀ TÁNG XÁC CHÚA ( Ga 19.38-42 )
Mười bốn tháo xác Chúa ra
Trầm hương mộc dược tẩm mà chôn ngay
Vải khăn lượm quấn thi hài
Chôn vào huyệt đá của ai trong vườn.
Ôi Ngài ! Lạy Chúa càn khôn
Sinh nằm chuồng vật chết chôn mộ người
Khó nghèo tột độ Chúa ơi !
Dạy cho con biết học bài xả thân
KẾT
Giêsu, lạy Chúa khoan nhân
Là nguồn cứu độ Chúa tuôn ơn trời
Con nhìn Thánh giá ngậm ngùi
Nhìn vào tim Chúa bồi hồi đắng cay
Chết cho tội lỗi hôm nay
Mai sau với Chúa vui ngày Phục sinh.
Xuân Ly Băng
Được phép sử dụng
Phan Thiết ngày 25.12.2004
Ấn ký
Nicolas Huỳnh Văn Nghi
Giám mục GP. Phan Thiết
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cựu Tu sĩ đoạt giải thưởng Templeton năm 2010
Dominic David Trần
10:26 26/03/2010
HOA KỲ: ngày 26 tháng 03 năm 2010 Theo Thông Tấn Xã toàn cầu (CWN) một cựu tu sĩ Dòng Đa-Minh (Dòng Thuyết Giáo) và là một người luôn cổ động cho việc nghiên cứu phôi thai tế bào gốc (embryonic stem cell) đã được tặng giải thưởng cao quý Templeton Prize vì Tiến bộ trong Nghiên cứu và Những Phát kiến về những Thực tại Linh thiêng.
Khoa học gia Francisco J. Ayala sinh tại Tây Ban Nha và được thu phong Linh mục Dòng Đa-Minh vào năm 1960. Tu sĩ Ayala sau đó xin hoàn tục, đi học và nhận văn bằng Tiến Sĩ tại Viện Đại học Columbia Hoa Kỳ trong năm 1964. Giáo sư Ayala là một là chuyên gia nổi tiếng về Di truyền học Tiến hóa và Sinh học Phân tử. Ông hiện đang giảng dạy tại Đại học California-Irvine, Hoa Kỳ.
Được biết giải thưởng Temple Prize do Sir John Templeton, một công dân Anh quốc sanh tại Hoa Kỳ, lập ra và hiện nay do Templeton Foundation bảo trợ. Giải này tặng thành tích cho những công trình nghiên cứu liên quan về Tôn giáo và với giá trị là 1 triệu Bảng Anh tức là lớn hơn giải Nobel về tiền tặng. Hoàng tế Quận công Phillip, phu quân của Nữ Hoàng Anh Elizabeth đệ nhị sẽ trao giải thưởng cho giáo sư Ayala tại cung điện Buckingham, Anh quốc.
Khoa học gia Francisco J. Ayala sinh tại Tây Ban Nha và được thu phong Linh mục Dòng Đa-Minh vào năm 1960. Tu sĩ Ayala sau đó xin hoàn tục, đi học và nhận văn bằng Tiến Sĩ tại Viện Đại học Columbia Hoa Kỳ trong năm 1964. Giáo sư Ayala là một là chuyên gia nổi tiếng về Di truyền học Tiến hóa và Sinh học Phân tử. Ông hiện đang giảng dạy tại Đại học California-Irvine, Hoa Kỳ.
Được biết giải thưởng Temple Prize do Sir John Templeton, một công dân Anh quốc sanh tại Hoa Kỳ, lập ra và hiện nay do Templeton Foundation bảo trợ. Giải này tặng thành tích cho những công trình nghiên cứu liên quan về Tôn giáo và với giá trị là 1 triệu Bảng Anh tức là lớn hơn giải Nobel về tiền tặng. Hoàng tế Quận công Phillip, phu quân của Nữ Hoàng Anh Elizabeth đệ nhị sẽ trao giải thưởng cho giáo sư Ayala tại cung điện Buckingham, Anh quốc.
Đức Thánh Cha Benedicto XVI khuyến cáo: Hãy làm nhiều hơn là nói về Chuá
Dominic David Trần
11:28 26/03/2010
VATICAN: ngày 26 tháng Ba năm 2010 theo tin Thông Tấn Xã Công giáo (Zenith.org), Đức Thánh Cha Benedicto thứ 16 đã tuyên bố rằng các tín hữu Công giáo phải làm nhiều hơn (để làm chứng cho) những điều họ nói về Đức Chúa Kitô. Ngài nói con người hiện đại đã và đang khao khát được gặp Chúa, mong ước được thấy thiên nhan Chúa. Có lẽ họ chưa thực hiện được điều đó nhưng con người ngày nay đang cầu mong được gặp gỡ Chúa Kitô, và Giáo hội phải đáp trả lại yêu cầu này.
Trong thông điệp gởi đến Ngày Truyền Giáo Thế giới Đại hội lần thứ 84 sẽ được khai mạc vào ngày 24 tháng Mười năm 2010, Đức Thánh Cha đã chia xẻ suy niệm về sự đói khát thiên nhan Chúa Kitô. Thông điệp này sẽ được ban hành ra tại Ý trong ngày hôm nay với tựa đề " Chìa khóa của sứ vụ Truyền giáo là Xây dựng Hiệp thông Giáo hội."
Đức Thánh Cha viết tiếp; " Cảm nghiệm rằng trong các xã hội đa sắc tộc hôm nay cho thấy các tình trạng cô đơn buồn phiền và vô cảm ngày càng tăng lên. Các tín hữu Kitô giáo phải học tập để trao tặng các dấu chỉ của Hy Vọng và phải học để trở thành anh chị em ở khắp mọi nơi, thể hiện tình huynh đệ khắp thế gìới, phải vun trồng những tư tưởng lớn có khả năng chuyển đổi lịch sử mà không có những ảo tưởng sai lạc hoặc sợ hãi vô ích, phải quyết tâm gây dựng hành tinh này thực sự trở thành mái ấm gia đình cho mọi người và mọi dân tộc."
Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng cách thế mà Đức Chúa Cha đã mời gọi chúng ta để được trở thành những con cái đáng yêu của Ngài trong Đức Chúa Con, Người Con Yêu dấu mọi đàng của Đức Chúa Cha, và để cho chính tất cả chúng ta được coi như là người anh em trong Chúa Kitô, Hồng Ân Cứu Độ cho nhân loại-hiện đang bị chia xé bởi bất hòa và tội lỗi, và Chúa Kitô- là Đấng Mặc Khải Thiên nhan Thiên Chúa thực."
" Con người trong thời đại này có lẽ không luôn luôn tỉnh thức hoàn toàn, đòi hỏi các tín đồ không chỉ để nói về Chúa không thôi nhưng họ phải làm cho người đời nay "thấy được Chúa Giêsu"; họ gặp gỡ được Đức Kitô, " Tín hữu Công giáo chúng ta phải làm sao cho Khuôn mặt của Đấng Cứu Độ chiếu sáng trên mọi nơi trên trái đất này qua mọi thế hệ của Ngàn năm thứ Ba này, và cách riêng với toàn thể giới trẻ trên mỗi châu lục."
Đức Thánh Cha tuyên bố; "Giới trẻ phải nhận thức được rằng Kitô hữu loan truyền Lời Chúa bởi vì Chúa là Sự Thật là Chân Lý, bởi vì trong Chúa Giêsu Kitô những người trẻ sẽ tìm thấy được ý nghĩa thực và chân lý cho cuộc đời họ.
Canh tân các Giáo Xứ, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng sứ vụ truyền giáo được chia xẻ bởi tất cả mọi người đã chịu Phép Rửa Tội, nhưng để hoàn thành ơn gọi sứ vụ này cần phải có sự chuyển hóa thật sâu sắc về các mặt cá nhân, cộng đoàn và mục vụ.
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy nhìn nhận ơn gọi truyền giáo là một sự kích thích cho cộng đoàn các giáo xứ và các giáo phận dấn thân vào "một sự canh tân thống nhất, và để chính họ mở rộng và tăng cường sự cộng tác giữa Các Giáo hội, để phát huy việc Loan báo Tin Mừng trong tâm hồn mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi sắc tộc, mỗi nền văn hoá, và mỗi khu vực. Sau một lần như người đã được gặp gỡ Tình Yêu của Thiên Chúa, chúng ta có thể sống trong hiệp thông với Chúa và giữa anh em chúng ta, và trở thành chứng nhân đáng tin cậy cho họ, trao cho họ lý do mà Hy vọng- Đức Cậy Trông đã ngự trị trong tâm hồn chúng ta."
Đức Thánh Cha khẳng định thêm; " Những gì mà thế gian cần chính là Tình Yêu của Chúa, để được gặp gỡ Đức Kitô và tín thác vào Thìên Chúa."
Đức Thánh Cha cũng mạnh mẽ mời gọi xây dựng một cam kết dấn thân giúp đỡ nhau vì tình huynh đệ hiệp thông và hỗ trợ thiết thực cho các Giáo Hôi non trẻ mặc cho những khó khăn về kinh tế hôm nay."
Đức Thánh Cha nói rằng việc giúp đỡ sẽ duy trì nhiệm vụ huấn luyện giáo sĩ, tu sĩ, chủng sinh cũng như các giáo lý viên trong các miền đất truyền giáo xa xôi và kích thích hoạt động nơi những cộng đoàn giáo hội mới được thành lập hoặc còn non trẻ.
Trong thông điệp gởi đến Ngày Truyền Giáo Thế giới Đại hội lần thứ 84 sẽ được khai mạc vào ngày 24 tháng Mười năm 2010, Đức Thánh Cha đã chia xẻ suy niệm về sự đói khát thiên nhan Chúa Kitô. Thông điệp này sẽ được ban hành ra tại Ý trong ngày hôm nay với tựa đề " Chìa khóa của sứ vụ Truyền giáo là Xây dựng Hiệp thông Giáo hội."
Đức Thánh Cha viết tiếp; " Cảm nghiệm rằng trong các xã hội đa sắc tộc hôm nay cho thấy các tình trạng cô đơn buồn phiền và vô cảm ngày càng tăng lên. Các tín hữu Kitô giáo phải học tập để trao tặng các dấu chỉ của Hy Vọng và phải học để trở thành anh chị em ở khắp mọi nơi, thể hiện tình huynh đệ khắp thế gìới, phải vun trồng những tư tưởng lớn có khả năng chuyển đổi lịch sử mà không có những ảo tưởng sai lạc hoặc sợ hãi vô ích, phải quyết tâm gây dựng hành tinh này thực sự trở thành mái ấm gia đình cho mọi người và mọi dân tộc."
Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng cách thế mà Đức Chúa Cha đã mời gọi chúng ta để được trở thành những con cái đáng yêu của Ngài trong Đức Chúa Con, Người Con Yêu dấu mọi đàng của Đức Chúa Cha, và để cho chính tất cả chúng ta được coi như là người anh em trong Chúa Kitô, Hồng Ân Cứu Độ cho nhân loại-hiện đang bị chia xé bởi bất hòa và tội lỗi, và Chúa Kitô- là Đấng Mặc Khải Thiên nhan Thiên Chúa thực."
" Con người trong thời đại này có lẽ không luôn luôn tỉnh thức hoàn toàn, đòi hỏi các tín đồ không chỉ để nói về Chúa không thôi nhưng họ phải làm cho người đời nay "thấy được Chúa Giêsu"; họ gặp gỡ được Đức Kitô, " Tín hữu Công giáo chúng ta phải làm sao cho Khuôn mặt của Đấng Cứu Độ chiếu sáng trên mọi nơi trên trái đất này qua mọi thế hệ của Ngàn năm thứ Ba này, và cách riêng với toàn thể giới trẻ trên mỗi châu lục."
Đức Thánh Cha tuyên bố; "Giới trẻ phải nhận thức được rằng Kitô hữu loan truyền Lời Chúa bởi vì Chúa là Sự Thật là Chân Lý, bởi vì trong Chúa Giêsu Kitô những người trẻ sẽ tìm thấy được ý nghĩa thực và chân lý cho cuộc đời họ.
Canh tân các Giáo Xứ, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng sứ vụ truyền giáo được chia xẻ bởi tất cả mọi người đã chịu Phép Rửa Tội, nhưng để hoàn thành ơn gọi sứ vụ này cần phải có sự chuyển hóa thật sâu sắc về các mặt cá nhân, cộng đoàn và mục vụ.
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy nhìn nhận ơn gọi truyền giáo là một sự kích thích cho cộng đoàn các giáo xứ và các giáo phận dấn thân vào "một sự canh tân thống nhất, và để chính họ mở rộng và tăng cường sự cộng tác giữa Các Giáo hội, để phát huy việc Loan báo Tin Mừng trong tâm hồn mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi sắc tộc, mỗi nền văn hoá, và mỗi khu vực. Sau một lần như người đã được gặp gỡ Tình Yêu của Thiên Chúa, chúng ta có thể sống trong hiệp thông với Chúa và giữa anh em chúng ta, và trở thành chứng nhân đáng tin cậy cho họ, trao cho họ lý do mà Hy vọng- Đức Cậy Trông đã ngự trị trong tâm hồn chúng ta."
Đức Thánh Cha khẳng định thêm; " Những gì mà thế gian cần chính là Tình Yêu của Chúa, để được gặp gỡ Đức Kitô và tín thác vào Thìên Chúa."
Đức Thánh Cha cũng mạnh mẽ mời gọi xây dựng một cam kết dấn thân giúp đỡ nhau vì tình huynh đệ hiệp thông và hỗ trợ thiết thực cho các Giáo Hôi non trẻ mặc cho những khó khăn về kinh tế hôm nay."
Đức Thánh Cha nói rằng việc giúp đỡ sẽ duy trì nhiệm vụ huấn luyện giáo sĩ, tu sĩ, chủng sinh cũng như các giáo lý viên trong các miền đất truyền giáo xa xôi và kích thích hoạt động nơi những cộng đoàn giáo hội mới được thành lập hoặc còn non trẻ.
Đức Thánh Cha khẳng định với các giới trẻ: Muốn yêu mến Chúa, phải biết Người.
Bùi Hữu Thư
16:57 26/03/2010
Đức Thánh Cha Gặp gỡ giới trẻ tại Rôma
ROME, Thứ sáu 26 tháng 3, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mời giới trẻ học biết Thiên Chúa, nhận biết tình yêu của Người và “kế hoạch” của Người cho đời sống chúng ta.
Đức Thánh Cha đã gặp gỡ buổi tối 25 tháng 3, giới trẻ Rôma nhân dịp kỷ niệm 25 năm Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Còn vài ngày nữa là đến Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, sẽ khai mạc ngày 28 tháng 3 sắp tới, là ngày Lễ Lá, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã trả lời câu hỏi của một trong ba người trẻ: “Con có thể làm được gì đẹp đẽ và cao cả trong đời sống không?”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giải thích: “Bước thứ nhất phải làm là tìm biết Chúa, là hiểu rằng đời sống là một quà tặng, và đời sống rất tốt đẹp.” Ngài tiếp: “Yêu mến Thiên Chúa là phải biết Người, và phải nhớ rằng đời sống của mỗi người đã được Thiên Chúa mong muốn cho đến muôn đời.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trước 70.000 người trẻ hiện diện trong buổi đọc kinh tối.
Đức Thánh Cha tiếp bằng cách nhắc lại Mười Điều Răn: “Rồi phải yêu mến tha nhân, Mười Điều Răn là các quy luật hướng dẫn con đường tình yêu với các điểm thiết yếu này. Đó là: “gia đình như nền tảng của xã hội; phải kính trọng đời sống như một qùa tặng của Thiên Chúa; phải có một tính dục có trật tự trong mối liên hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà; một trật tự xã hội, và cuối cùng là sự thật.”
Trong câu trả lời, Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng mời gọi các người trẻ tìm kiếm “ơn gọi” của họ và học cách “sống ở bất cứ nơi nào.” Ngài tiếp: “Thiên Chúa có một kế hoạch cho mỗi người chúng ta,” chúng ta cần phải khám phá ra kế hoạch ấy. Ngài chúc cho giới trẻ biết học cách hiến thân đời sống cho tha nhân. Ngài nhấn mạnh: Đây là “điều thiết yếu” và “điều này có nghiã là phải từ bỏ chính mình.”
ROME, Thứ sáu 26 tháng 3, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mời giới trẻ học biết Thiên Chúa, nhận biết tình yêu của Người và “kế hoạch” của Người cho đời sống chúng ta.
Đức Thánh Cha đã gặp gỡ buổi tối 25 tháng 3, giới trẻ Rôma nhân dịp kỷ niệm 25 năm Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Còn vài ngày nữa là đến Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, sẽ khai mạc ngày 28 tháng 3 sắp tới, là ngày Lễ Lá, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã trả lời câu hỏi của một trong ba người trẻ: “Con có thể làm được gì đẹp đẽ và cao cả trong đời sống không?”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giải thích: “Bước thứ nhất phải làm là tìm biết Chúa, là hiểu rằng đời sống là một quà tặng, và đời sống rất tốt đẹp.” Ngài tiếp: “Yêu mến Thiên Chúa là phải biết Người, và phải nhớ rằng đời sống của mỗi người đã được Thiên Chúa mong muốn cho đến muôn đời.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trước 70.000 người trẻ hiện diện trong buổi đọc kinh tối.
Đức Thánh Cha tiếp bằng cách nhắc lại Mười Điều Răn: “Rồi phải yêu mến tha nhân, Mười Điều Răn là các quy luật hướng dẫn con đường tình yêu với các điểm thiết yếu này. Đó là: “gia đình như nền tảng của xã hội; phải kính trọng đời sống như một qùa tặng của Thiên Chúa; phải có một tính dục có trật tự trong mối liên hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà; một trật tự xã hội, và cuối cùng là sự thật.”
Trong câu trả lời, Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng mời gọi các người trẻ tìm kiếm “ơn gọi” của họ và học cách “sống ở bất cứ nơi nào.” Ngài tiếp: “Thiên Chúa có một kế hoạch cho mỗi người chúng ta,” chúng ta cần phải khám phá ra kế hoạch ấy. Ngài chúc cho giới trẻ biết học cách hiến thân đời sống cho tha nhân. Ngài nhấn mạnh: Đây là “điều thiết yếu” và “điều này có nghiã là phải từ bỏ chính mình.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Năm Thánh 2010: Lịch sử truyền giáo Việt Nam- Thành lập dòng Mến Thánh Giá năm 1670
Trần Văn Cảnh
09:08 26/03/2010
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
Bài 12: Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
Song song với những công việc truyền giáo, thiết lập và xây dựng các giáo phận, đào tạo hàng giáo sỹ địa phương và phát triển các hoạt động mục vụ, Hai Đức Cha Pallu và Lambert đã cùng với các thừa sai khác thực hiện một công trình khác rất quan trọng cho Giáo Hội Việt Nam. Đó là việc thành lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá. Việc thành lập dòng là một quyết định chung do các thừa sai lấy trong Công Đồng Ayuthia 1664, và là một công trình tập thể được các linh mục và giám mục góp phần suốt trong 350 năm qua. Nhưng ý tưởng, sáng kiến khởi đầu và hành động tạo lập vào năm 1670 là do Đức Cha Lambert.
1. Năm 1664, đưa ra một « Linh đạo tông đồ » và lập Hội tông đồ « Những người mến thánh giá ».
Ngày 29/02/1664, Công Đồng Ayuthia đã khởi sự nhóm họp. Qua ba bài 9, 10 và 11, chúng ta đã xem qua những điểm quan trọng cho chương trình truyền giáo đã được các thừa sai quyết định trong công đồng. Chúng ta cũng đã xem qua việc thực hiện hai quyết định quan trọng: thành lập 17 giáo phận tông tòa tại Việt Nam và thành lập chủng viện thánh Giuse tại Ayuthia đào tạo giáo sỹ tiên khỏi cho các giáo phận Việt Nam. Hai quyết định quan trọng khác cũng đã được lấy trong công đồng này: Việc soạn thảo « Một linh đạo tông đồ » và lập hội tông đồ « Những người mến thánh giá ».
Nhằm cải tiến lối sống không mấy tốt đẹp của các nhà truyền giáo đang sống tại vùng Á Đông, giúp các thừa sai mới và sắp đến, sống xứng hợp với lối sống khổ hạnh chân tu của vùng này và giúp tăng hiệu quả truyền bá Tin Mừng, các nghị phụ Công Đồng Ayuthia đã đưa ra một « Linh đạo tông đồ », theo đó, các thừa sai ở vùng này được một ơn gọi khác thường thì phải có lối sống cũng khác thường, nên:
- Các thừa sai phải từ bỏ hoàn toàn sự tự do xử dụng linh hồn mình và các tài năng mình, từ bỏ cả sự vui thú xảy đến do các thụ tạo hay do ơn siêu nhiên, hầu phó thác hoàn toàn cho Thánh Linh hoạt động.
- Các thừa sai phải luôn luôn lắng nghe tiếng Chúa Thánh Linh.
- Các thừa sai phải bắt chuớc các nhà Sư Sãi ở Xiêm, không dùng thuốc khi đau bệnh và không nằm trên giường nệm.
- Trừ ba ngày lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, Hiện Xuống, còn trong các ngày khác quanh năm: kiêng thịt và ăn chay mọi ngày, không uống rượu.
(Đỗ Quang Chính, SJ, Dòng Mến Thánh Giá những năm đầu, San Diego ‘ Montréal, (2007), tr. 31-32)
Cùng với việc đưa ra một Linh Đạo Tông Đồ, Công đồng Ayuthia đã quyết định lập hội tông đồ Những Người Mến Thánh Giá, theo những gợi ý quan trọng của Đức Cha Lambert.
Theo nhận định của cha Roland Jacques, O.M.I, thì « Hội Tông Đồ sẽ phải là dòng khấn trọng nghiêm ngặt hơn hết chưa bao giờ có trong Giáo Hội và khác biệt với mọi dòng khác. Hội tông đồ này gồm ít là hai ngành khác nhau, chia ra ba loại thành viên khác. Loại thứ nhất gồm các giám mục và các bề trên miền truyền giáo, được kêu gọi khấn hứa một đời sống tông đồ khắc nghiệt hết sức, tức là phải giữ đến cực độ ba lời khấn cả ở tòa trong và phải sống khổ hạnh cũng đến cực độ. Loại thứ nhì là các các thừa sai khác, gồm linh mục, tu huynh và giáo dân, mà luật sống của họ khá giống với luật Dòng Tên, ít ra như người ta nghĩ vào lúc ban đầu của Hội. Tất cả các thừa sai thuộc hai loại trên phải sống cộng đoàn và khắc khổ nghiêm ngặt, phải thích nghi với não trạng Á châu, điều mà Đức Cha Lambert đã nhận ra qua sự đạo đức nơi các nhà tu Á châu. Loại thứ ba gồm các thành viên bản địa cũng sống theo lý tưởng từ bỏ này. Trong loại thứ ba, ít ra phải hình thành ngay một dòng nữ ». (Đỗ Quang Chính, Sđd, tr. 33-34)
Mục đích của hội là vun trồng khắp nơi tình yêu thực sự đối với thánh giá Con Thiên Chúa. Ai gia nhập hội thì giữ 6 điều sau:
- Giảng dạy và theo con đường chật hẹp của Phúc Âm, và xa lánh con đường rộng rãi.
- Lãnh nhận các bí tích thường xuyên nhất có thể, tuy nhiên phải vâng ý vị linh hướng mình.
- Mỗi ngày phải làm nửa giờ suy niệm về cuộc đời đau khổ, sự thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu Kitô.
- Mỗi ngày, vào ban chiều hay buổi tối, phải làm việc đánh tội trong khi đọc kinh « Miserere ».
- Vào ngày chúa nhật Lễ Lá cùng bốn ngày tiếp theo, phải làm gấp đôi việc hãm mình đó, và vào ngày thứ sáu tuần thánh, phải làm gấp ba lần, để tôn kính trọng thể cuộc Thương Khó và một cách đặc biệt, ngày tử nạn của Con Thiên Chúa.
- Phải tuân giữ đặc biệt là yêu thương kẻ thù địch mình.
Đức cha Lambert đã thuyết phục được Đức cha Pallu và các thừa sai khác chấp nhận chương trình này. Và trong công đồng Ayuthia, tất cả các vị hiện diện đều đã tuyên khấn: «... Chúng tôi tuyên hứa và thệ nguyện với Thiên Chúa rất tốt lành và rất cao cả đức khó nghèo đời tu sĩ, đức khiết tịnh và đức vâng phục, và nhất là điều được diễn tả qua ba lời khấn trên, nghĩa là sự thanh thoát toàn vẹn của linh hồn cùng các năng lực của linh hồn, từ bỏ tuyệt đối việc tự do xử dụng các năng lực tâm hồn cũng như từ chối mọi niềm vui vẻ có thể đến từ một thụ tạo hay ngay cả từ những ân huệ trên trời; sau cùng và theo Bên Trên sẽ ban cho chúng tôi, một niềm vâng phục trọn vẹn theo sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
«Chúng tôi cũng thề nguyền vâng lời hoàn toàn Đức Giáo Hoàng...
«Ngoài ra, chúng tôi tuyên hứa không tìm kiếm một bổng lộc nào, một tước vị nào, một chức vụ thuộc bất kỳ loại nào, một cách trực tiếp hay gián tiếp...».
(Đào Quang Toản, Mến Thánh Giá thế kỷ 17: thành lập và tổ chức; 1998, ch.1)
Một năm sau, tháng giêng 1665, đức cha Pallu lên đường trở lại Âu Châu. Ngoài các mục đích khác, ngài còn phải đệ trình lên Toà thánh để xin chuẩn nhận « Linh Đạo Tông Đồ » và việc thành lập «Hội dòng tông đồ Những Người Mến Thánh Giá». Tới Roma vào tháng tư năm 1667, đức cha Pallu trình bày với Thánh bộ Truyền Giáo về tình hình chung của các vùng truyền giáo Á Đông, đặc biệt là những vấn đề mà Công Đồng Ayuthia đã nêu ra, nhưng ngài chưa dám đề cập đến Linh Đạo Tông Đồ và Hội tông đồ Những Người Mến Thánh Giá, vì ngài đoán trước Thánh Bộ sẽ không chấp thuận. Sau đó, tháng giêng 1668, Đức cha đến Paris, bàn việc với Ban Giám Đốc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Ngày 10/11/1668, đức cha trở lại Roma trình bày với Thánh Bộ hai vấn đề cam go trên. Ngày 13.8.1669, Thánh bộ Truyền Giáo báo cho đức cha Pallu quyết định của Thánh Bộ là bác bỏ « Linh Đạo Tông Đồ » và « Hội tông đồ Những Người Mến Thánh Giá » và giải thệ các lời đã khấn; Ngày 6 tháng chín sau đó, đức giáo hoàng Clément IX xác nhận quyết định trên của Thánh bộ. Từ Roma trở lại Paris, đức cha Pallu thông báo tin trên cho đức cha Lambert de la Motte qua lá thư đề ngày 6.12.1669.
Trong khi Đức cha Pallu bôn ba ở Âu Châu, thì trên cánh đồng truyền giáo Á Đông Đức cha Lambert rất lạc quan. Tháng 10 năm 1667 ngài biên cho Đức cha Pallu một lá thơ loan báo dự tính của ngài: «Từ ít lâu nay tôi cứ toan tính viết cho đức cha, bàn tới ba việc phục vụ lớn mà chúng ta có thể đem lại cho Giáo Hội tại vương quốc này và ba việc ấy chắc sẽ được đón nhận tốt.
Việc thứ nhất là thành lập tại đây một chủng viện và một nhà trường thường trực cho tất cả các quốc gia, có thể chứa được gần một trăm người; đó là chuyện mà chúng ta đã đề đặt ra các điểm căn bản rồi, trong hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ ban cho được phát triển khả đáng.
Việc thứ hai là thiết lập một cộng đoàn các thiếu nữ đồng trinh; cộng đoàn này có thể sẽ cũng vậy và sẽ đông hơn cộng đoàn các thày chủng sinh. Về chuyện này, chúng ta sẽ cần tới một hoặc hai phụ nữ đức hạnh từ Pháp, có đặc ân về công tác này. Đi đường biển để đến đây thì không là chuyện khó khăn lắm; các phụ nữ ấy không được kém can đảm hơn các bà nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Các bà Bồ Đào Nha đi khắp miền Ấn Độ Dương, và các bà Tây Ban Nha còn đi tới tận Phi Luật Tân.
Việc thứ ba là việc sẽ đem lại kết quả nhiều nhất dưới con mắt của triều đình là việc tạo nên một bệnh viện cho các kẻ đau yếu, và để điều hành bệnh viện thì cần hai người nhiệt tâm trong việc phục vụ người nghèo. Hai người ấy nên hiểu vài sự trong khoa giải phẫu và y học. Rồi ngay cả khi những sự giúp đỡ trên không lấy gì làm khéo léo lắm, ở chốn này họ cũng được xem như những kẻ xuất chúng rồi ». (Đào Quang Toản, Sđd, ibid.)
Việc thứ hai mà đức cha nói ở đây, liên hệ đến việc thiết lập một cộng đoàn các thiếu nữ đồng trinh, không hiểu đức cha chỉ nghĩ đến việc lập cộng đoàn này ở Ayuthia, nước Xiêm, hay có liên tưởng cả đến việc lập cộng đoàn này ở Đàng Ngoài và Đàng Trong nữa ? Trong thực tế, đức cha đã chính thức thiết lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá đầu tiên vào ngày 19/02/1670, bằng cách nhận lời hứa của hai dì Phaola và Inê tại Phố Hiến, Đàng Ngoài. Rồi tháng 12 năm 1671 ngài đã lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá ở An Chỉ, Đàng Trong. Sau cùng, năm 1672, ngài đã lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá tại Ayuthia, nước Xiêm, gồm khoảng 4 hay 5 chị em, tất cả đều là người gốc xứ Đàng Trong.
2. Năm 1670, thành lập Dòng Mến Thánh Giá tại Đàng Ngoài
Năm 1666, cha Deydier đến Đàng Ngoài. Một năm sau, ngày 01.11.1667, ngài đã loan tin cho đưc cha Pallu và tháng giêng năm 1668 cho đức cha Lambert về sự kiện « các thiếu nữ và một vài bà góa muốn sống chung với nhau », « có nhiều người đã dâng hiến cho Thiên Chúa đức đồng trinh của mình và một số đông các quả phụ trẻ tuổi đã từ chối việc tái hôn lần thứ hai », « Con nghĩ rằng con có thể quy tụ lại được gần ba chục chị em là những người chỉ ao ước sống như thế », « hy vọng rằng Thiên Chúa ban cho chúng con phương tiện để có thể tạo nên một thứ tu viện trong đó những chị em này và nhiều chị em khác đủ mọi lứa tuổi có cùng lòng ao ước như vậy, sẽ sống chung với nhau ». Có thể nói được rằng cha Deydier đã chuẩn bị mọi sự sẵn sàng để có thể tiến đến việc lập một dòng nữ.
Trong hai năm 1668 và 1669, bốn linh mục việt nam đầu tiên đã được đức cha Lambert phong chức tại Ayuthia. Đó là các cha Giuse Trang và Luca Bền thuộc địa phận Ðàng Trong. Cha Bênêđictô Hiền và cha Gioan Huệ thuộc địa phận Ðàng Ngoài. Qua tin tức do hai cha Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ cho biết về tình hình phát triển của giáo phận Ðàng Ngoài, Ðức cha Lambert nghĩ rằng đây là thời gian thuận tiện để xem xét việc tổ chức giáo hội ở đây với những đơn vị căn bản của nó: giáo hạt và giáo xứ, hầu xây dựng một nền tảng vững chắc, hữu hiệu, thứ tự và an bình về tổ chức và nguyên tắc mục vụ. Nghĩ như vậy, Ðức cha quyết định đi kinh lý Ðàng Ngoài.
Ðược hai cha Jacques de Bourges và Gabriel Bouchard hộ tống, Ðức cha Lambert lấy tầu khởi hành ngày 23/07/1669. Ngày 30.8.1669, Đức cha Lambert đến Đàng Ngoài bằng tầu buôn của ông Junet người Pháp, gốc miền Bourguignon. Ngài ở lại đây được sáu tháng. Ngày 19.02.1670, thuyền rời bến cảng và ngày 14.03.1670, thuyền của ngài ra khơi về Xiêm.
Trong thời gian kinh lý Đàng Ngoài này, đức cha Lambert đã làm được bốn việc quan trọng: 1- Chứng kiến tận nơi đời sống đức tin của giáo dân việt nam và ban bí tích thêm sức cho họ; 2- Truyền chức 7 tân linh mục, ban các chức nhỏ cho 20 thầy giảng hạng thứ và ban phép cắt tóc cho khoảng 20 chủng sinh trẻ hơn; 3- Họp Công Đồng Phố Hiến đặt nền tảng sinh hoạt và cơ cấu tổ chức giáo phận Đàng Ngoài; 4- Lập dòng nữ Mến Thánh Giá.
Ngày 14/02/1670, Công Đồng Phố Hiến đã khởi họp, dưới sự chủ tọa của Đức cha Lambert, với sự tham dự của 12 linh mục, trong đó có 3 thừa sai François Deydier, Jacques de Bourges, Gabriel Bouchard và 9 linh mục Việt Nam: Bentô Văn Hiền, Gioan Văn Huê, Martinô Mát, Antôn Văn Quế, Philipphê Văn Nhân, Simong Kiên, Giacôbê Văn Chiêu, Vitô Văn Trí, Lêông Văn Trông. Một bản văn công đồng đã được ký chung gồm 34 khoản, quy định các chức năng, kỷ luật, việc tổ chức và điều hành Giáo Hội địa phương. Văn bản được gửi sang Toà thánh Roma để xin phê chuẩn. Toà thánh, sau khi duyệt xét và thêm bớt một số chi tiết, rút lại còn 33 khoản, đã chuẩn nhận ngày 23.12.1673. Trong bản văn Công Đồng Phố Hiến đã được chuẩn nhận này, vẫn còn 2 khoản liên quan tới «dòng Mến Thánh Giá». Rõ rệt Công Đồng Phố Hiến đã quan tâm đến việc tổ chức Dòng Mến Thánh Giá.
Khoản 18 viết: « Những vị cai quản trên đây (các Thầy cả) cũng phải săn sóc không ít đối với các trinh nữ và các quả phụ, là những người đã tự ý lựa chọn giữ tiết dục, hiến mình phụng sự Đức Chúa Trời và sống chung với nhau.
Khoản 21 viết: «Các vị cai quản (thầy cả), các Thày giảng và các vị Trùm trưởng phải khuyên bổn đạo để họ theo đuổi, giữ đời sống nhiệm nhặt và con đường bé nhỏ của Phúc Âm, nhắn nhủ họ làm việc suy ngắm công khai trong nhà thờ ít là vào những ngày lễ, nhất là suy ngắm trong nhà thờ về những mầu nhiệm quan trọng nhất của đức tin chúng ta ».
Ngày thứ tư lễ Tro, 19/02/1670, Đức cha Lambert đã chính thức khai sinh Dòng Mến Thánh Giá tại giáo phận Đàng Ngoài. Đức cha đã hiện diện trong lễ « tận hiến » của hai nữ tu Mến Thánh Giá việt nam đầu tiên. Đó là dì Phaola và dì Anê. Lễ tận hiến này, cũng giống như Công Đồng Phố Hiến, có lẽ đã được tổ chức trên tầu Pháp, trong khu vực Phố Hiến.
Mấy ngày trước khi các dì khấn, tại Phố hiến, đức cha đã biên cho các dì một lá thơ, nói tới việc gởi cho các dì một bản « Những điều lệ nhỏ », mà ngài đã soạn từ lâu, để giúp các dì sống. Bản « Những điều lệ nhỏ » này chính là bản hiến chương « Luật Tiên Khởi Dòng Nữ Mến Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô », gồm năm chương: Giáo đầu, Mục đích, Các nhiệm vụ của Tu hội, Quy tắc (14 điều), Kết luận.
Dự lễ khấn xong, đức cha theo tầu Pháp rời Phố Hiến, trở về Ayuthia. Nhưng tới cửa khẩu, gặp gió to bão lớn, tầu không ra khơi được, phải đợi lại ở đây đến ngày 14/03/1670, mới giong buồm ra biển về Ayuthia được. Trong những ngày chờ đợi này, đức cha đã biên thơ nhắn nhủ hai dì Phaola và Anê.
Bức thư đặc biệt nhắc đến tinh thần tu đức cốt lõi của Dòng Mến Thánh Giá: « chúng con không còn thuộc về mình nữa, song hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu Kitô. Chúng con đã tận hiến mình cho Người, hầu từ nay trở đi chỉ còn chuyên cần lo hiểu biết Người và yêu mến Người, bằng sự nguyện ngắm và bắt chước đời sống đau khổ của Người và bằng cách tuân giữ những nghĩa vụ của Hội dòng chúng con…. chúng con thấy đó sự cao sang của ơn gọi chúng con và chúng con đã chết cho thế gian; nghĩa là chết cho các giác quan, bản tính và lý trí con người, để từ nay chỉ còn sống theo những lời dạy, những việc làm và cuộc đời Chúa Giêsu Kitô »
Bức thư cũng nhắc nhớ các chị lo lắng huấn luyện các tập sinh và cầu nguyện cho những kẻ ngoại và những kytô hữu bê bối được ơn trở lại; « Cha cũng dặn dò chúng con một cách riêng phải vô cùng lo lắng cho các chị em tập sinh của chúng con mà chúng con phải xem họ như những của thánh mà Thiên Chúa đã đặt để trong bàn tay chúng con. Chúng con hãy nhớ thường xuyên dạy bảo họ mục đích chính của Hội dòng chúng con là tiếp tục đời sống đau khổ của Chúa Giêsu Kitô nơi họ và hằng ngày xin Người, qua những lời nguyện, nước mắt, công việc, hy sinh của chúng con, ơn trở lại cho những kẻ ngoại đạo và những Kitô hữu bê bối ». (Đào Quang Toản, Sđd, chương ba)
Theo lời thơ này, chúng ta có thể hiểu được rằng vào năm 1670 này, ở Đàng Ngoài đã có một vài địa điểm mà các chị quy tụ sống chung với nhau, mà hai dì Phaola và Inê là bề trên. Nhưng không có tư liệu nào ghi rõ rệt. Ngày nay, người ta tạm cho là ở Kiên Lao và Bái Vàng. (Đỗ Quang Chính, Sđd, tr. 93).
3. Dòng Mến Thánh Giá phát triển
Từ cuối tháng 8/1671 đến tháng 3/1672, Ðức cha Lambert đi kinh lý Đàng Trong lần thứ nhất. Trong khoảng thời gian này, vào tháng 12 năm 1671, ngài đã lập Hội Dòng Mến Thánh Giá ở An Chỉ, Quảng Ngãi. Nhà dòng gồm 10 chị, sống chung trong cùng một cộng đoàn trong ngôi nhà và vườn do bà Luxia Kỳ dâng cúng. Họ có một chị bề trên mà họ yêu mến và hoàn toàn tôn trọng. Họ có một lòng tin tưởng và vâng phục trọn hảo nơi vị linh hướng của họ. Luật dòng của họ hoàn toàn giống với luật dòng Mến Thánh Giá Đàng Ngoài.
Cuối tháng 3/1672, ngài trở về Thái Lan. Ngài đã thực hiện một số công việc quan trọng, trong đó có việc thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Ayuthia vào khoảng cuối năm 1672, với bản luật như ở Việt Nam.
Trong chuyến kinh lý Đàng Trong lần thứ II, từ 06/08/1675 đến 22/04/1676, đức cha đã được một niềm vui lớn. Trong thơ gởi cho đức cha François de Laval, ngài viết: «Ngày 14.11.1676- Tháng năm vừa qua, tôi đã trở về từ xứ Đàng Trong thương mến của tôi, nơi tôi đã đi thăm tất cả các tín hữu trong nhiều tỉnh hạt, với một niềm vui khó tả được.Tôi đã thăm một cộng đoàn các chị em đồng trinh là những kẻ đang đến cùng Thiên Chúa với cung cách cao cả và họ cần chúng tôi đặt hạn mức cho lòng sốt sắng của họ».
Và cho bà công tước Longueville ở Pháp, ngài viết: « Xiêm La ngày 16.11.1676 - Bà Bá Tước sẽ được vui mừng khi tôi cho tin bà hay rằng cộng đoàn các chị em đồng trinh mà chúng tôi có được ở xứ ấy là những tâm hồn ưu tú, họ mang danh hiệu Chị em Mến Thánh Giá đấng Cứu Thế, là Đấng mà họ cố gắng bắt chước đời sống và những đau khổ của Người».
(Đào Quang Toản, Sđd, chương năm)
Dòng Mến Thánh Giá phát triển và tăng trưởng không ngừng. Nhưng lịch sử hình thành và phát triển của Hội Dòng cho thấy rằng các nữ tu Mến Thánh Gía Việt-nam đã trải qua một đêm dài khủng khiếp – từ những năm cuối thế kỷ 17 đến những năm đầu thế kỷ 20 – với biết bao thử thách nội bộ, như không được giáo quyền nhiều nơi công nhận và nâng đỡ và những thử thách khách quan, đó là các cuộc bách hại đạo đã làm đổ máu của biết bao nhiêu chị em Mến Thánh Giá.
Có thể nói, chỉ từ sau ngày Bộ Giáo Luật được ĐGH Bê-nê-đi-tô XV ban hành vào năm 1917, Dòng MTG Việt-nam mới bắt đầu có được một vị trí xứng hợp, khi các chị em được chính thức công nhận là nữ tu mặc dầu chỉ có lời khấn đơn và sống giữa lòng xã hội, vì trước đó họ chỉ được coi là những phụ nữ thuộc hội đạo đức mà thôi.
Rồi trải qua những cải tổ, cải cách – đặc biệt là cuộc cải tổ được Đức Cha Louis de Cooman (Hành) cho thực hiện với Hội Dòng MTG Phát-Diệm dẫn đến việc 61 chị em Mến Thánh Giá đầu tiên được tuyên khấn tạm, ngày 02/02/1925 với ba lời khấn: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục; hay cuộc cải tổ do Đức Cha Phan-xi-cô Chaize (Thịnh) cho thực hiện với Hội Dòng MTG Hà-nội từ năm 1938, dẫn đến lớp khấn đầu tiên vào ngày 02/02/1941 – Dòng MTG Việt-nam dần dần đi vào nề nếp qui củ. Nhiều Hội Dòng MTG được chính thức thành lập trên cả 3 miền đất nước, nghĩa là qua những cuộc cải tổ để có nghi thức khấn tạm và vĩnh viễn cũng như có qui định về tu phục.
Sau công Đồng Vatican II, một luồng gió canh tân đang hướng dẫn dòng Mến Thánh Giá trở về nguồn, về với nguyên hứng ban đầu của Đấng Sáng lập. Năm 1970, một lể kỷ niệm Đệ Tam Bách Chu niên thành lập Dòng Mến Thánh Giá của 14 hội dòng Mến Thánh Giá miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào đã được tổ chức tại tại tu viện Mến Thánh Giá Chợ Quán, là một sự kiện mang ý nghĩa lớn. Dịp này, một bản dự thảo Hiến Pháp in ronéo cho dòng Mến Thánh Giá của cha Luca Huy được đề nghị ra để tham khảo, và việc thành lập « Học viện liên dòng Mến Thánh Giá » cũng được Đại Hội biểu quyết.
Trong những năm đầu thập niên 80, nhờ sự quan tâm của cha Vương Đình Khởi và nỗi thao thức mục tử nơi Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, một « Nhóm Nghiên Cứu Linh Đạo Dòng Mến Thánh Giá thành phố Hồ Chí Minh » đã được thành lập với phiên họp đầu tiên diễn ra ngày 25/08/1985. Cha Vương Đình Khởi được Đức Tổng Giám Mục định vị là « cố vấn của Nhóm ». Các thành viên trong Nhóm gồm cha cố vấn và 14 nữ tu trong 7 hội dòng tại thành phố, thường là chị tổng phụ trách và chị thư ký. Ban chỉ đạo gồm có cha cố vấn, chị tổng phụ trách Chợ Quán, chị tổng phụ trách Gò Vấp và chị tổng phụ trách Thủ Thiêm.
Sau khi thành lập, Nhóm khẩn trương bắt tay vào việc ngay, qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Soạn tiểu sử Đấng Sáng Lập và linh đạo (1985-1987)
Giai đoạn 2: Soạn thảo Hiến Chương (1987-1990)
Giai đoạn 3: 1990-1993: tổ chức những khóa bồi dưỡng và thực hiện được ba tiểu phẩm:
- Soạn quyển Nghi thức Dòng Mến Thánh Giá (1991).
- Soạn quyển Giải thích phần Linh đạo của Hiến Chương (1993).
- Soạn Quy chế Mến Thánh Giá tại thế (1995)
Năm 1998, Nhóm Nghiên Cứu cho tái bản « Tập tiểu sử và bút tích Đức Cha Lambert de la Motte ». Và trong hai năm 1998-1999, Nhóm soạn thảo lại và bổ sung quyển Hiến Chương năm 1990. Ngày 02 tháng 02 năm 2000, Đức Tổng Giám Mục Phạm Minh Mẫn, đã chính thức phê chuẩn Hiến Chương cho 7 hội dòng Mến Thánh Giá có nhà mẹ trong tổng giáo phận. Hiện nay có hội dòng Mến Thánh Giá Los Angeles (Hoa Kỳ) và 19/23 hội dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam đón nhận Hiến Chương này.
Hướng về tương lai gần và xa, Nhóm Nghiên Cứu cưu mang ba dự án:
1. Soạn quyển lịch sử Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam, điều mà Nhóm ôm ấp từ lâu nhưng chưa thực hiện được.
2. Hình thành một Học viện Liên Hội Dòng Mến Thánh Giá. Trong tinh thần chuẩn bị, hiện đang có một lớp Bồi dưỡng Thần học Liên Hội Dòng Mến Thánh Giá, kết hợp với khối Thần học Dòng nữ của Liên Tu sĩ thành phố.
3. Lập Liên Hiệp Dòng Mến Thánh Giá, bắt đầu cho tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh và khi thuận tiện cho toàn quốc.
(Đào Quang Toản, Những cải cách trong lịch sử dòng Mến Thánh Giá,
http://pagesperso-orange.fr/daoquangtoan/articlesPJD/NhungCaicach.htm)
Thống kê năm 2003 cho thấy: 23 Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, một Hội Dòng Mến Thánh Giá gốc Việt tại Hoa Kỳ, ba Hội Dòng Mến Thánh Giá Thái Lan và một Hội Dòng Mến Thánh Giá Lào có tổng số thành viên khoảng 5.500 nữ tu, gồm các Tập Sinh và Khấn Sinh, trong đó số nữ tu người Việt nam chiếm đa số.
Hiện nay, trên toàn cõi Việt-nam, có 23 Hội Dòng, phục vụ trong 16 giáo phận. Các giáo phận không có Dòng MTG là Bắc-ninh, Lạng-sơn, Hải-phòng và Thái-bình trong Tổng giáo phận Hà-nội; Kon-tum, Đà-nẵng và Ban-mê-thuột trong Tổng giáo phận Huế; Long-xuyên và Phú-cường trong Tổng giáo phận Tp.HCM. Cuối năm 2004, tổng số Nữ tu khấn trọn là 3.092 chị và khấn tạm là 1.428 chị.
LỜI KẾT
Ðể kết luận bài biên khảo nhỏ này, có lẽ không gì chính đáng bằng lặp lại lời của một linh mục việt nam, cha Nguyễn Hữu An, mới đây đã viết về Ðức Cha Lambert như sau: « Cùng với Đức Cha Francois Fallu, Đức Cha Lambert là một trong hai vị Giám Mục Đại Diện Tông Tòa đầu tiên sang truyền giáo tại Việt Nam, và coi sóc chương trình truyền giáo Viễn Đông vào thế kỷ 17. Ngài chính là người Cha tinh thần của Giáo Hội Việt Nam thời sơ khai, một vị thừa sai lỗi lạc với óc tổ chức kỳ tài và tầm nhìn hiểu rộng, với tinh thần hội nhập và thích ứng vào văn hóa địa phương. Ngài thực hiện ước vọng của cha Đắc Lộ, trong việc đào tạo các linh mục bản xứ làm nền tảng cho hàng Giáo Phẩm Việt Nam sau này. Ngài đã không bỏ lỡ cơ hội để quy tụ một nhóm trinh nữ đã bắt đầu sống đời độc thân vì Nước Trời, để lập nên tu hội nữ đầu tiên mang tên “Những người nữ yêu mến Thánh Giá”. Cùng với Giáo hội trải qua hơn ba thế kỷ với những thăng trầm và thử luyện, tu hội của “Những người nữ Yêu mến Thánh Giá” ngày nay chính là Dòng Mến Thánh Giá, một dòng tu mang bản chất Á Châu để phục vụ cho dân tộc và Giáo Hội Việt Nam do Đức Cha Lambert sáng lập.
Đức Cha Lambert de la Motte là một anh hùng, hay nói cách khác, một đấng thánh chưa được tôn phong. Ngài là vị đại ân nhân của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam mà mới đây, trong kỳ họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam từ ngày 5-9 tháng 9 năm 2005 tại Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã bàn về những bước tiến trong thủ tục xin phong Chân Phước cho ngài ». ( LM. Nguyễn Hữu An, HAI MƯƠI LĂM NĂM HỒNG ÂN: HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT, trong VietCatholic News (Thứ Sáu 14/03/2008 11:19)
http://vietcatholic.net/News/Html/53086.htm)
Paris, ngày 25 tháng 03 năm 2010
Bài 12: Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
1. Năm 1664, đưa ra một « Linh đạo tông đồ » và lập Hội tông đồ « Những người mến thánh giá ».
Ngày 29/02/1664, Công Đồng Ayuthia đã khởi sự nhóm họp. Qua ba bài 9, 10 và 11, chúng ta đã xem qua những điểm quan trọng cho chương trình truyền giáo đã được các thừa sai quyết định trong công đồng. Chúng ta cũng đã xem qua việc thực hiện hai quyết định quan trọng: thành lập 17 giáo phận tông tòa tại Việt Nam và thành lập chủng viện thánh Giuse tại Ayuthia đào tạo giáo sỹ tiên khỏi cho các giáo phận Việt Nam. Hai quyết định quan trọng khác cũng đã được lấy trong công đồng này: Việc soạn thảo « Một linh đạo tông đồ » và lập hội tông đồ « Những người mến thánh giá ».
Nhằm cải tiến lối sống không mấy tốt đẹp của các nhà truyền giáo đang sống tại vùng Á Đông, giúp các thừa sai mới và sắp đến, sống xứng hợp với lối sống khổ hạnh chân tu của vùng này và giúp tăng hiệu quả truyền bá Tin Mừng, các nghị phụ Công Đồng Ayuthia đã đưa ra một « Linh đạo tông đồ », theo đó, các thừa sai ở vùng này được một ơn gọi khác thường thì phải có lối sống cũng khác thường, nên:
- Các thừa sai phải từ bỏ hoàn toàn sự tự do xử dụng linh hồn mình và các tài năng mình, từ bỏ cả sự vui thú xảy đến do các thụ tạo hay do ơn siêu nhiên, hầu phó thác hoàn toàn cho Thánh Linh hoạt động.
- Các thừa sai phải luôn luôn lắng nghe tiếng Chúa Thánh Linh.
- Các thừa sai phải bắt chuớc các nhà Sư Sãi ở Xiêm, không dùng thuốc khi đau bệnh và không nằm trên giường nệm.
- Trừ ba ngày lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, Hiện Xuống, còn trong các ngày khác quanh năm: kiêng thịt và ăn chay mọi ngày, không uống rượu.
(Đỗ Quang Chính, SJ, Dòng Mến Thánh Giá những năm đầu, San Diego ‘ Montréal, (2007), tr. 31-32)
Cùng với việc đưa ra một Linh Đạo Tông Đồ, Công đồng Ayuthia đã quyết định lập hội tông đồ Những Người Mến Thánh Giá, theo những gợi ý quan trọng của Đức Cha Lambert.
Theo nhận định của cha Roland Jacques, O.M.I, thì « Hội Tông Đồ sẽ phải là dòng khấn trọng nghiêm ngặt hơn hết chưa bao giờ có trong Giáo Hội và khác biệt với mọi dòng khác. Hội tông đồ này gồm ít là hai ngành khác nhau, chia ra ba loại thành viên khác. Loại thứ nhất gồm các giám mục và các bề trên miền truyền giáo, được kêu gọi khấn hứa một đời sống tông đồ khắc nghiệt hết sức, tức là phải giữ đến cực độ ba lời khấn cả ở tòa trong và phải sống khổ hạnh cũng đến cực độ. Loại thứ nhì là các các thừa sai khác, gồm linh mục, tu huynh và giáo dân, mà luật sống của họ khá giống với luật Dòng Tên, ít ra như người ta nghĩ vào lúc ban đầu của Hội. Tất cả các thừa sai thuộc hai loại trên phải sống cộng đoàn và khắc khổ nghiêm ngặt, phải thích nghi với não trạng Á châu, điều mà Đức Cha Lambert đã nhận ra qua sự đạo đức nơi các nhà tu Á châu. Loại thứ ba gồm các thành viên bản địa cũng sống theo lý tưởng từ bỏ này. Trong loại thứ ba, ít ra phải hình thành ngay một dòng nữ ». (Đỗ Quang Chính, Sđd, tr. 33-34)
Mục đích của hội là vun trồng khắp nơi tình yêu thực sự đối với thánh giá Con Thiên Chúa. Ai gia nhập hội thì giữ 6 điều sau:
- Giảng dạy và theo con đường chật hẹp của Phúc Âm, và xa lánh con đường rộng rãi.
- Lãnh nhận các bí tích thường xuyên nhất có thể, tuy nhiên phải vâng ý vị linh hướng mình.
- Mỗi ngày phải làm nửa giờ suy niệm về cuộc đời đau khổ, sự thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu Kitô.
- Mỗi ngày, vào ban chiều hay buổi tối, phải làm việc đánh tội trong khi đọc kinh « Miserere ».
- Vào ngày chúa nhật Lễ Lá cùng bốn ngày tiếp theo, phải làm gấp đôi việc hãm mình đó, và vào ngày thứ sáu tuần thánh, phải làm gấp ba lần, để tôn kính trọng thể cuộc Thương Khó và một cách đặc biệt, ngày tử nạn của Con Thiên Chúa.
- Phải tuân giữ đặc biệt là yêu thương kẻ thù địch mình.
Đức cha Lambert đã thuyết phục được Đức cha Pallu và các thừa sai khác chấp nhận chương trình này. Và trong công đồng Ayuthia, tất cả các vị hiện diện đều đã tuyên khấn: «... Chúng tôi tuyên hứa và thệ nguyện với Thiên Chúa rất tốt lành và rất cao cả đức khó nghèo đời tu sĩ, đức khiết tịnh và đức vâng phục, và nhất là điều được diễn tả qua ba lời khấn trên, nghĩa là sự thanh thoát toàn vẹn của linh hồn cùng các năng lực của linh hồn, từ bỏ tuyệt đối việc tự do xử dụng các năng lực tâm hồn cũng như từ chối mọi niềm vui vẻ có thể đến từ một thụ tạo hay ngay cả từ những ân huệ trên trời; sau cùng và theo Bên Trên sẽ ban cho chúng tôi, một niềm vâng phục trọn vẹn theo sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
«Chúng tôi cũng thề nguyền vâng lời hoàn toàn Đức Giáo Hoàng...
«Ngoài ra, chúng tôi tuyên hứa không tìm kiếm một bổng lộc nào, một tước vị nào, một chức vụ thuộc bất kỳ loại nào, một cách trực tiếp hay gián tiếp...».
(Đào Quang Toản, Mến Thánh Giá thế kỷ 17: thành lập và tổ chức; 1998, ch.1)
Một năm sau, tháng giêng 1665, đức cha Pallu lên đường trở lại Âu Châu. Ngoài các mục đích khác, ngài còn phải đệ trình lên Toà thánh để xin chuẩn nhận « Linh Đạo Tông Đồ » và việc thành lập «Hội dòng tông đồ Những Người Mến Thánh Giá». Tới Roma vào tháng tư năm 1667, đức cha Pallu trình bày với Thánh bộ Truyền Giáo về tình hình chung của các vùng truyền giáo Á Đông, đặc biệt là những vấn đề mà Công Đồng Ayuthia đã nêu ra, nhưng ngài chưa dám đề cập đến Linh Đạo Tông Đồ và Hội tông đồ Những Người Mến Thánh Giá, vì ngài đoán trước Thánh Bộ sẽ không chấp thuận. Sau đó, tháng giêng 1668, Đức cha đến Paris, bàn việc với Ban Giám Đốc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Ngày 10/11/1668, đức cha trở lại Roma trình bày với Thánh Bộ hai vấn đề cam go trên. Ngày 13.8.1669, Thánh bộ Truyền Giáo báo cho đức cha Pallu quyết định của Thánh Bộ là bác bỏ « Linh Đạo Tông Đồ » và « Hội tông đồ Những Người Mến Thánh Giá » và giải thệ các lời đã khấn; Ngày 6 tháng chín sau đó, đức giáo hoàng Clément IX xác nhận quyết định trên của Thánh bộ. Từ Roma trở lại Paris, đức cha Pallu thông báo tin trên cho đức cha Lambert de la Motte qua lá thư đề ngày 6.12.1669.
Trong khi Đức cha Pallu bôn ba ở Âu Châu, thì trên cánh đồng truyền giáo Á Đông Đức cha Lambert rất lạc quan. Tháng 10 năm 1667 ngài biên cho Đức cha Pallu một lá thơ loan báo dự tính của ngài: «Từ ít lâu nay tôi cứ toan tính viết cho đức cha, bàn tới ba việc phục vụ lớn mà chúng ta có thể đem lại cho Giáo Hội tại vương quốc này và ba việc ấy chắc sẽ được đón nhận tốt.
Việc thứ nhất là thành lập tại đây một chủng viện và một nhà trường thường trực cho tất cả các quốc gia, có thể chứa được gần một trăm người; đó là chuyện mà chúng ta đã đề đặt ra các điểm căn bản rồi, trong hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ ban cho được phát triển khả đáng.
Việc thứ hai là thiết lập một cộng đoàn các thiếu nữ đồng trinh; cộng đoàn này có thể sẽ cũng vậy và sẽ đông hơn cộng đoàn các thày chủng sinh. Về chuyện này, chúng ta sẽ cần tới một hoặc hai phụ nữ đức hạnh từ Pháp, có đặc ân về công tác này. Đi đường biển để đến đây thì không là chuyện khó khăn lắm; các phụ nữ ấy không được kém can đảm hơn các bà nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Các bà Bồ Đào Nha đi khắp miền Ấn Độ Dương, và các bà Tây Ban Nha còn đi tới tận Phi Luật Tân.
Việc thứ ba là việc sẽ đem lại kết quả nhiều nhất dưới con mắt của triều đình là việc tạo nên một bệnh viện cho các kẻ đau yếu, và để điều hành bệnh viện thì cần hai người nhiệt tâm trong việc phục vụ người nghèo. Hai người ấy nên hiểu vài sự trong khoa giải phẫu và y học. Rồi ngay cả khi những sự giúp đỡ trên không lấy gì làm khéo léo lắm, ở chốn này họ cũng được xem như những kẻ xuất chúng rồi ». (Đào Quang Toản, Sđd, ibid.)
Việc thứ hai mà đức cha nói ở đây, liên hệ đến việc thiết lập một cộng đoàn các thiếu nữ đồng trinh, không hiểu đức cha chỉ nghĩ đến việc lập cộng đoàn này ở Ayuthia, nước Xiêm, hay có liên tưởng cả đến việc lập cộng đoàn này ở Đàng Ngoài và Đàng Trong nữa ? Trong thực tế, đức cha đã chính thức thiết lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá đầu tiên vào ngày 19/02/1670, bằng cách nhận lời hứa của hai dì Phaola và Inê tại Phố Hiến, Đàng Ngoài. Rồi tháng 12 năm 1671 ngài đã lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá ở An Chỉ, Đàng Trong. Sau cùng, năm 1672, ngài đã lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá tại Ayuthia, nước Xiêm, gồm khoảng 4 hay 5 chị em, tất cả đều là người gốc xứ Đàng Trong.
2. Năm 1670, thành lập Dòng Mến Thánh Giá tại Đàng Ngoài
Năm 1666, cha Deydier đến Đàng Ngoài. Một năm sau, ngày 01.11.1667, ngài đã loan tin cho đưc cha Pallu và tháng giêng năm 1668 cho đức cha Lambert về sự kiện « các thiếu nữ và một vài bà góa muốn sống chung với nhau », « có nhiều người đã dâng hiến cho Thiên Chúa đức đồng trinh của mình và một số đông các quả phụ trẻ tuổi đã từ chối việc tái hôn lần thứ hai », « Con nghĩ rằng con có thể quy tụ lại được gần ba chục chị em là những người chỉ ao ước sống như thế », « hy vọng rằng Thiên Chúa ban cho chúng con phương tiện để có thể tạo nên một thứ tu viện trong đó những chị em này và nhiều chị em khác đủ mọi lứa tuổi có cùng lòng ao ước như vậy, sẽ sống chung với nhau ». Có thể nói được rằng cha Deydier đã chuẩn bị mọi sự sẵn sàng để có thể tiến đến việc lập một dòng nữ.
Trong hai năm 1668 và 1669, bốn linh mục việt nam đầu tiên đã được đức cha Lambert phong chức tại Ayuthia. Đó là các cha Giuse Trang và Luca Bền thuộc địa phận Ðàng Trong. Cha Bênêđictô Hiền và cha Gioan Huệ thuộc địa phận Ðàng Ngoài. Qua tin tức do hai cha Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ cho biết về tình hình phát triển của giáo phận Ðàng Ngoài, Ðức cha Lambert nghĩ rằng đây là thời gian thuận tiện để xem xét việc tổ chức giáo hội ở đây với những đơn vị căn bản của nó: giáo hạt và giáo xứ, hầu xây dựng một nền tảng vững chắc, hữu hiệu, thứ tự và an bình về tổ chức và nguyên tắc mục vụ. Nghĩ như vậy, Ðức cha quyết định đi kinh lý Ðàng Ngoài.
Ðược hai cha Jacques de Bourges và Gabriel Bouchard hộ tống, Ðức cha Lambert lấy tầu khởi hành ngày 23/07/1669. Ngày 30.8.1669, Đức cha Lambert đến Đàng Ngoài bằng tầu buôn của ông Junet người Pháp, gốc miền Bourguignon. Ngài ở lại đây được sáu tháng. Ngày 19.02.1670, thuyền rời bến cảng và ngày 14.03.1670, thuyền của ngài ra khơi về Xiêm.
Trong thời gian kinh lý Đàng Ngoài này, đức cha Lambert đã làm được bốn việc quan trọng: 1- Chứng kiến tận nơi đời sống đức tin của giáo dân việt nam và ban bí tích thêm sức cho họ; 2- Truyền chức 7 tân linh mục, ban các chức nhỏ cho 20 thầy giảng hạng thứ và ban phép cắt tóc cho khoảng 20 chủng sinh trẻ hơn; 3- Họp Công Đồng Phố Hiến đặt nền tảng sinh hoạt và cơ cấu tổ chức giáo phận Đàng Ngoài; 4- Lập dòng nữ Mến Thánh Giá.
Ngày 14/02/1670, Công Đồng Phố Hiến đã khởi họp, dưới sự chủ tọa của Đức cha Lambert, với sự tham dự của 12 linh mục, trong đó có 3 thừa sai François Deydier, Jacques de Bourges, Gabriel Bouchard và 9 linh mục Việt Nam: Bentô Văn Hiền, Gioan Văn Huê, Martinô Mát, Antôn Văn Quế, Philipphê Văn Nhân, Simong Kiên, Giacôbê Văn Chiêu, Vitô Văn Trí, Lêông Văn Trông. Một bản văn công đồng đã được ký chung gồm 34 khoản, quy định các chức năng, kỷ luật, việc tổ chức và điều hành Giáo Hội địa phương. Văn bản được gửi sang Toà thánh Roma để xin phê chuẩn. Toà thánh, sau khi duyệt xét và thêm bớt một số chi tiết, rút lại còn 33 khoản, đã chuẩn nhận ngày 23.12.1673. Trong bản văn Công Đồng Phố Hiến đã được chuẩn nhận này, vẫn còn 2 khoản liên quan tới «dòng Mến Thánh Giá». Rõ rệt Công Đồng Phố Hiến đã quan tâm đến việc tổ chức Dòng Mến Thánh Giá.
Khoản 18 viết: « Những vị cai quản trên đây (các Thầy cả) cũng phải săn sóc không ít đối với các trinh nữ và các quả phụ, là những người đã tự ý lựa chọn giữ tiết dục, hiến mình phụng sự Đức Chúa Trời và sống chung với nhau.
Khoản 21 viết: «Các vị cai quản (thầy cả), các Thày giảng và các vị Trùm trưởng phải khuyên bổn đạo để họ theo đuổi, giữ đời sống nhiệm nhặt và con đường bé nhỏ của Phúc Âm, nhắn nhủ họ làm việc suy ngắm công khai trong nhà thờ ít là vào những ngày lễ, nhất là suy ngắm trong nhà thờ về những mầu nhiệm quan trọng nhất của đức tin chúng ta ».
Ngày thứ tư lễ Tro, 19/02/1670, Đức cha Lambert đã chính thức khai sinh Dòng Mến Thánh Giá tại giáo phận Đàng Ngoài. Đức cha đã hiện diện trong lễ « tận hiến » của hai nữ tu Mến Thánh Giá việt nam đầu tiên. Đó là dì Phaola và dì Anê. Lễ tận hiến này, cũng giống như Công Đồng Phố Hiến, có lẽ đã được tổ chức trên tầu Pháp, trong khu vực Phố Hiến.
Mấy ngày trước khi các dì khấn, tại Phố hiến, đức cha đã biên cho các dì một lá thơ, nói tới việc gởi cho các dì một bản « Những điều lệ nhỏ », mà ngài đã soạn từ lâu, để giúp các dì sống. Bản « Những điều lệ nhỏ » này chính là bản hiến chương « Luật Tiên Khởi Dòng Nữ Mến Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô », gồm năm chương: Giáo đầu, Mục đích, Các nhiệm vụ của Tu hội, Quy tắc (14 điều), Kết luận.
Dự lễ khấn xong, đức cha theo tầu Pháp rời Phố Hiến, trở về Ayuthia. Nhưng tới cửa khẩu, gặp gió to bão lớn, tầu không ra khơi được, phải đợi lại ở đây đến ngày 14/03/1670, mới giong buồm ra biển về Ayuthia được. Trong những ngày chờ đợi này, đức cha đã biên thơ nhắn nhủ hai dì Phaola và Anê.
Bức thư đặc biệt nhắc đến tinh thần tu đức cốt lõi của Dòng Mến Thánh Giá: « chúng con không còn thuộc về mình nữa, song hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu Kitô. Chúng con đã tận hiến mình cho Người, hầu từ nay trở đi chỉ còn chuyên cần lo hiểu biết Người và yêu mến Người, bằng sự nguyện ngắm và bắt chước đời sống đau khổ của Người và bằng cách tuân giữ những nghĩa vụ của Hội dòng chúng con…. chúng con thấy đó sự cao sang của ơn gọi chúng con và chúng con đã chết cho thế gian; nghĩa là chết cho các giác quan, bản tính và lý trí con người, để từ nay chỉ còn sống theo những lời dạy, những việc làm và cuộc đời Chúa Giêsu Kitô »
Bức thư cũng nhắc nhớ các chị lo lắng huấn luyện các tập sinh và cầu nguyện cho những kẻ ngoại và những kytô hữu bê bối được ơn trở lại; « Cha cũng dặn dò chúng con một cách riêng phải vô cùng lo lắng cho các chị em tập sinh của chúng con mà chúng con phải xem họ như những của thánh mà Thiên Chúa đã đặt để trong bàn tay chúng con. Chúng con hãy nhớ thường xuyên dạy bảo họ mục đích chính của Hội dòng chúng con là tiếp tục đời sống đau khổ của Chúa Giêsu Kitô nơi họ và hằng ngày xin Người, qua những lời nguyện, nước mắt, công việc, hy sinh của chúng con, ơn trở lại cho những kẻ ngoại đạo và những Kitô hữu bê bối ». (Đào Quang Toản, Sđd, chương ba)
Theo lời thơ này, chúng ta có thể hiểu được rằng vào năm 1670 này, ở Đàng Ngoài đã có một vài địa điểm mà các chị quy tụ sống chung với nhau, mà hai dì Phaola và Inê là bề trên. Nhưng không có tư liệu nào ghi rõ rệt. Ngày nay, người ta tạm cho là ở Kiên Lao và Bái Vàng. (Đỗ Quang Chính, Sđd, tr. 93).
3. Dòng Mến Thánh Giá phát triển
Từ cuối tháng 8/1671 đến tháng 3/1672, Ðức cha Lambert đi kinh lý Đàng Trong lần thứ nhất. Trong khoảng thời gian này, vào tháng 12 năm 1671, ngài đã lập Hội Dòng Mến Thánh Giá ở An Chỉ, Quảng Ngãi. Nhà dòng gồm 10 chị, sống chung trong cùng một cộng đoàn trong ngôi nhà và vườn do bà Luxia Kỳ dâng cúng. Họ có một chị bề trên mà họ yêu mến và hoàn toàn tôn trọng. Họ có một lòng tin tưởng và vâng phục trọn hảo nơi vị linh hướng của họ. Luật dòng của họ hoàn toàn giống với luật dòng Mến Thánh Giá Đàng Ngoài.
Cuối tháng 3/1672, ngài trở về Thái Lan. Ngài đã thực hiện một số công việc quan trọng, trong đó có việc thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Ayuthia vào khoảng cuối năm 1672, với bản luật như ở Việt Nam.
Trong chuyến kinh lý Đàng Trong lần thứ II, từ 06/08/1675 đến 22/04/1676, đức cha đã được một niềm vui lớn. Trong thơ gởi cho đức cha François de Laval, ngài viết: «Ngày 14.11.1676- Tháng năm vừa qua, tôi đã trở về từ xứ Đàng Trong thương mến của tôi, nơi tôi đã đi thăm tất cả các tín hữu trong nhiều tỉnh hạt, với một niềm vui khó tả được.Tôi đã thăm một cộng đoàn các chị em đồng trinh là những kẻ đang đến cùng Thiên Chúa với cung cách cao cả và họ cần chúng tôi đặt hạn mức cho lòng sốt sắng của họ».
Và cho bà công tước Longueville ở Pháp, ngài viết: « Xiêm La ngày 16.11.1676 - Bà Bá Tước sẽ được vui mừng khi tôi cho tin bà hay rằng cộng đoàn các chị em đồng trinh mà chúng tôi có được ở xứ ấy là những tâm hồn ưu tú, họ mang danh hiệu Chị em Mến Thánh Giá đấng Cứu Thế, là Đấng mà họ cố gắng bắt chước đời sống và những đau khổ của Người».
(Đào Quang Toản, Sđd, chương năm)
Dòng Mến Thánh Giá phát triển và tăng trưởng không ngừng. Nhưng lịch sử hình thành và phát triển của Hội Dòng cho thấy rằng các nữ tu Mến Thánh Gía Việt-nam đã trải qua một đêm dài khủng khiếp – từ những năm cuối thế kỷ 17 đến những năm đầu thế kỷ 20 – với biết bao thử thách nội bộ, như không được giáo quyền nhiều nơi công nhận và nâng đỡ và những thử thách khách quan, đó là các cuộc bách hại đạo đã làm đổ máu của biết bao nhiêu chị em Mến Thánh Giá.
Có thể nói, chỉ từ sau ngày Bộ Giáo Luật được ĐGH Bê-nê-đi-tô XV ban hành vào năm 1917, Dòng MTG Việt-nam mới bắt đầu có được một vị trí xứng hợp, khi các chị em được chính thức công nhận là nữ tu mặc dầu chỉ có lời khấn đơn và sống giữa lòng xã hội, vì trước đó họ chỉ được coi là những phụ nữ thuộc hội đạo đức mà thôi.
Rồi trải qua những cải tổ, cải cách – đặc biệt là cuộc cải tổ được Đức Cha Louis de Cooman (Hành) cho thực hiện với Hội Dòng MTG Phát-Diệm dẫn đến việc 61 chị em Mến Thánh Giá đầu tiên được tuyên khấn tạm, ngày 02/02/1925 với ba lời khấn: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục; hay cuộc cải tổ do Đức Cha Phan-xi-cô Chaize (Thịnh) cho thực hiện với Hội Dòng MTG Hà-nội từ năm 1938, dẫn đến lớp khấn đầu tiên vào ngày 02/02/1941 – Dòng MTG Việt-nam dần dần đi vào nề nếp qui củ. Nhiều Hội Dòng MTG được chính thức thành lập trên cả 3 miền đất nước, nghĩa là qua những cuộc cải tổ để có nghi thức khấn tạm và vĩnh viễn cũng như có qui định về tu phục.
Sau công Đồng Vatican II, một luồng gió canh tân đang hướng dẫn dòng Mến Thánh Giá trở về nguồn, về với nguyên hứng ban đầu của Đấng Sáng lập. Năm 1970, một lể kỷ niệm Đệ Tam Bách Chu niên thành lập Dòng Mến Thánh Giá của 14 hội dòng Mến Thánh Giá miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào đã được tổ chức tại tại tu viện Mến Thánh Giá Chợ Quán, là một sự kiện mang ý nghĩa lớn. Dịp này, một bản dự thảo Hiến Pháp in ronéo cho dòng Mến Thánh Giá của cha Luca Huy được đề nghị ra để tham khảo, và việc thành lập « Học viện liên dòng Mến Thánh Giá » cũng được Đại Hội biểu quyết.
Trong những năm đầu thập niên 80, nhờ sự quan tâm của cha Vương Đình Khởi và nỗi thao thức mục tử nơi Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, một « Nhóm Nghiên Cứu Linh Đạo Dòng Mến Thánh Giá thành phố Hồ Chí Minh » đã được thành lập với phiên họp đầu tiên diễn ra ngày 25/08/1985. Cha Vương Đình Khởi được Đức Tổng Giám Mục định vị là « cố vấn của Nhóm ». Các thành viên trong Nhóm gồm cha cố vấn và 14 nữ tu trong 7 hội dòng tại thành phố, thường là chị tổng phụ trách và chị thư ký. Ban chỉ đạo gồm có cha cố vấn, chị tổng phụ trách Chợ Quán, chị tổng phụ trách Gò Vấp và chị tổng phụ trách Thủ Thiêm.
Sau khi thành lập, Nhóm khẩn trương bắt tay vào việc ngay, qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Soạn tiểu sử Đấng Sáng Lập và linh đạo (1985-1987)
Giai đoạn 2: Soạn thảo Hiến Chương (1987-1990)
Giai đoạn 3: 1990-1993: tổ chức những khóa bồi dưỡng và thực hiện được ba tiểu phẩm:
- Soạn quyển Nghi thức Dòng Mến Thánh Giá (1991).
- Soạn quyển Giải thích phần Linh đạo của Hiến Chương (1993).
- Soạn Quy chế Mến Thánh Giá tại thế (1995)
Năm 1998, Nhóm Nghiên Cứu cho tái bản « Tập tiểu sử và bút tích Đức Cha Lambert de la Motte ». Và trong hai năm 1998-1999, Nhóm soạn thảo lại và bổ sung quyển Hiến Chương năm 1990. Ngày 02 tháng 02 năm 2000, Đức Tổng Giám Mục Phạm Minh Mẫn, đã chính thức phê chuẩn Hiến Chương cho 7 hội dòng Mến Thánh Giá có nhà mẹ trong tổng giáo phận. Hiện nay có hội dòng Mến Thánh Giá Los Angeles (Hoa Kỳ) và 19/23 hội dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam đón nhận Hiến Chương này.
Hướng về tương lai gần và xa, Nhóm Nghiên Cứu cưu mang ba dự án:
1. Soạn quyển lịch sử Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam, điều mà Nhóm ôm ấp từ lâu nhưng chưa thực hiện được.
2. Hình thành một Học viện Liên Hội Dòng Mến Thánh Giá. Trong tinh thần chuẩn bị, hiện đang có một lớp Bồi dưỡng Thần học Liên Hội Dòng Mến Thánh Giá, kết hợp với khối Thần học Dòng nữ của Liên Tu sĩ thành phố.
3. Lập Liên Hiệp Dòng Mến Thánh Giá, bắt đầu cho tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh và khi thuận tiện cho toàn quốc.
(Đào Quang Toản, Những cải cách trong lịch sử dòng Mến Thánh Giá,
http://pagesperso-orange.fr/daoquangtoan/articlesPJD/NhungCaicach.htm)
Thống kê năm 2003 cho thấy: 23 Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, một Hội Dòng Mến Thánh Giá gốc Việt tại Hoa Kỳ, ba Hội Dòng Mến Thánh Giá Thái Lan và một Hội Dòng Mến Thánh Giá Lào có tổng số thành viên khoảng 5.500 nữ tu, gồm các Tập Sinh và Khấn Sinh, trong đó số nữ tu người Việt nam chiếm đa số.
Hiện nay, trên toàn cõi Việt-nam, có 23 Hội Dòng, phục vụ trong 16 giáo phận. Các giáo phận không có Dòng MTG là Bắc-ninh, Lạng-sơn, Hải-phòng và Thái-bình trong Tổng giáo phận Hà-nội; Kon-tum, Đà-nẵng và Ban-mê-thuột trong Tổng giáo phận Huế; Long-xuyên và Phú-cường trong Tổng giáo phận Tp.HCM. Cuối năm 2004, tổng số Nữ tu khấn trọn là 3.092 chị và khấn tạm là 1.428 chị.
LỜI KẾT
Ðể kết luận bài biên khảo nhỏ này, có lẽ không gì chính đáng bằng lặp lại lời của một linh mục việt nam, cha Nguyễn Hữu An, mới đây đã viết về Ðức Cha Lambert như sau: « Cùng với Đức Cha Francois Fallu, Đức Cha Lambert là một trong hai vị Giám Mục Đại Diện Tông Tòa đầu tiên sang truyền giáo tại Việt Nam, và coi sóc chương trình truyền giáo Viễn Đông vào thế kỷ 17. Ngài chính là người Cha tinh thần của Giáo Hội Việt Nam thời sơ khai, một vị thừa sai lỗi lạc với óc tổ chức kỳ tài và tầm nhìn hiểu rộng, với tinh thần hội nhập và thích ứng vào văn hóa địa phương. Ngài thực hiện ước vọng của cha Đắc Lộ, trong việc đào tạo các linh mục bản xứ làm nền tảng cho hàng Giáo Phẩm Việt Nam sau này. Ngài đã không bỏ lỡ cơ hội để quy tụ một nhóm trinh nữ đã bắt đầu sống đời độc thân vì Nước Trời, để lập nên tu hội nữ đầu tiên mang tên “Những người nữ yêu mến Thánh Giá”. Cùng với Giáo hội trải qua hơn ba thế kỷ với những thăng trầm và thử luyện, tu hội của “Những người nữ Yêu mến Thánh Giá” ngày nay chính là Dòng Mến Thánh Giá, một dòng tu mang bản chất Á Châu để phục vụ cho dân tộc và Giáo Hội Việt Nam do Đức Cha Lambert sáng lập.
Đức Cha Lambert de la Motte là một anh hùng, hay nói cách khác, một đấng thánh chưa được tôn phong. Ngài là vị đại ân nhân của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam mà mới đây, trong kỳ họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam từ ngày 5-9 tháng 9 năm 2005 tại Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã bàn về những bước tiến trong thủ tục xin phong Chân Phước cho ngài ». ( LM. Nguyễn Hữu An, HAI MƯƠI LĂM NĂM HỒNG ÂN: HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT, trong VietCatholic News (Thứ Sáu 14/03/2008 11:19)
http://vietcatholic.net/News/Html/53086.htm)
Paris, ngày 25 tháng 03 năm 2010
Lễ cung hiến Thánh Đường Truyền Tin Giáo Xứ Thanh Châu, Thái Bình
Hương Quê
18:01 26/03/2010
Sáng ngày 25/03/2010, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình cử hành thánh lễ cung hiến thánh đường tước hiệu “Truyền Tin” giáo xứ Thanh Châu. Đồng dâng thánh lễ có các cha trong và ngoài giáo phận, cùng sự hiện diện đông đảo nam nữ tu sỹ và giáo dân xa gần.
Lược sử giáo xứ Thanh Châu
Thanh Châu tọa lạc trên mảnh đất xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Năm 1770 có một nhóm người Công Giáo từ hữu ngạn sông Hồng về cư trú trên gò cát xanh của biển Đông, có tên gọi gò ông Địch. Tại đây ngôi nhà nguyện bằng tranh vách đất đã mọc lên để giáo dân nơi đầu sóng ngọn gió có nơi cầu nguyện sớm tối.
Năm 1843 giáo họ xây dựng ngôi nhà thờ bằng gỗ, thay thế ngôi nhà nguyện nhỏ bé đầu tiên. Vào những năm 1860, Giáo Hội Việt Nam đang trong thời kỳ thử thách, Thanh Châu tự hào là mảnh đất cư trú an toàn cho các đấng thừa sai đi giảng đạo. Tự hào hơn nữa, Thanh Châu còn là quê ngoại của hai thánh Phêrô Thuần, Phêrô Dũng Tử Đạo, mà hôm nay trên bàn thánh được thánh hiến, có một phần hài cốt thánh Phêrô Thuần.
Ngày 25/03/1910, là một ngày trọng đại của giáo xứ Thanh Châu, được bề trên giáo phận nâng lên hàng giáo xứ, tách ra từ xứ mẹ Trung Đồng. Đầu năm 1923 giáo xứ xây dựng ngôi thánh đường thứ ba, nhưng ngày 19/05/1929 một trận bão lớn đã làm sập nhà thờ và nhà hội quán của giáo xứ. Sau biến cố kinh hoàng đó, bề trên giáo phận cho phép, giáo dân cùng với cha Giuse Trứ suốt hai năm xây dựng ngôi thánh đường mới, ngày 25/03/1932 ngôi thánh đường rộng lớn, nền móng bằng đá xanh, tổng diện tích 1296m2, dài 52m, rộng 18m, cao 9.6m, tháp chuông cao 35.7m đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Ngôi thánh đường nguy nga, to lớn hiện vẫn đang đứng vững trước sóng gió và bão táp mưa sa, dù đã đại tu hai mái nhà thờ vào năm 1992. Để chuẩn bị cho ngày lễ cung hiến kỷ niệm 100 năm lên giáo xứ, 80 năm xây dựng thánh đường, giáo xứ dưới sự chỉ đạo của cha xứ Giuse Mai Trần Nga đại tu hai tháp chuông, cùng mặt trong cũng như mặt ngoài ngôi thánh đường suốt hai năm qua.
Thánh lễ cung hiến
Hôm nay trong ngày lễ Truyền tin Thiên Chúa Nhập Thể, hơn năm ngàn con tim giáo xứ Thanh Châu cùng cha xứ long trọng tổ chức cung hiến ngôi thánh đường cho Thiên Chúa. Trước khi cử hành thánh lễ, ban hội đồng mục vụ và cha chánh xứ chúc mừng, tặng hoa Đức cha. Tiếp theo các vị đại diện chính quyền huyện Tiền Hải, xã Nam Thanh, ban hội đồng mục vụ giáo xứ Nghĩa Lộ (Hưng Hóa), cùng nhiều giáo xứ thuộc giáo hạt Tiền Hải chúc mừng và tặng hoa cha xứ cũng như giáo xứ Thanh Châu trong dịp trọng đại này. Đặc biệt trong buổi chào mừng có hai tiết mục múa “hân hoan lời tụng ca” và “đẹp thay bước chân ai”, do các chị và các em dân tộc Mường, giáo xứ Nghĩa Lộ trình diễn, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người tham dự.
9 giờ, đoàn đồng tế tiến ra thánh đường, khởi đi từ khuôn viên nhà xứ. Nổi bật trong cuộc rước hôm nay là kiệu hài cốt thánh Phêrô Đinh Văn Thuần Tử Đạo, lát nữa đây sẽ được đặt trên bàn thờ thánh hiến. Đoàn đồng tế tiến lên cung thánh, trong khi ca đoàn hát: “Lạy Chúa thiên binh, cung điện Ngài vinh quang biết bao, cung điện Ngài xiết bao khả ái…”. Vào đầu thánh lễ Đức Giám mục chủ tế biểu dương công ơn của tổ tiên đã xây dựng và để lại kho tàng quý báu cho con cháu. Đồng thời ngài chúc mừng cha xứ và giáo xứ Thanh Châu đã giữ gìn và bảo tồn gia sản quý giá đến ngày hôm nay. Đoạn Đức cha làm phép và rẩy nước thánh trên cộng đoàn.
Trong bài giảng Đức cha chia sẻ ý nghĩa của việc cung hiến thánh đường, và ngôi thánh đường giáo xứ Thanh Châu đã được xây dựng và tồn tại 80 năm. Đây là dấu chứng biểu lộ đức tin của người Kitô hữu, nơi nào có người Công Giáo cư ngụ nơi đó có nhà thờ. Nhà thờ trở nên trung tâm sinh hoạt đức tin, là con ngươi của Đấng Tạo Hóa. Đức cha hướng cộng đoàn phụng vụ liên tưởng đến đời sống đức tin cũng như cách thức thờ phượng của người Dothái giáo, đỉnh cao lòng tin của họ là Giavê Thiên Chúa, đền thờ Giêrusalem là hiện thân sự hiện diện của Thiên Chúa. Theo truyền thống đức tin của người Dothái: Đền thờ là nơi Thiên Chúa gặp gỡ con người; đền thờ là nơi thờ phượng, nơi diễn tả tâm tình của dân Dothái đối Thiên Chúa Giavê; đền thờ là biểu tượng của sự thánh thiện, tinh tuyền. Ý thứ hai của bài giảng, Đức cha nói đến mỗi tâm hồn, mỗi người con cái Chúa khi đã lãnh nhận bí tích rửa tội, thân xác được thánh hiến thuộc trọn về Thiên Chúa, do đó mỗi người có bổn phận giữ gìn thân xác mình thế nào cho hợp ý Thiên Chúa.
Sau bài giảng là nghi thức cung hiến và xức dầu bàn thờ và các cột của ngôi thánh đường. Lời nguyện thánh hiến nhắc nhở cho cộng đoàn tín hữu ý thức rằng, “ngôi nhà thờ được cung hiến cho Danh Thánh Chúa, trở nên ngôi nhà của ơn cứu độ và ân sủng, hầu cho dân Kitô giáo khi họp nhau làm một tại đây, biết tôn thờ Chúa trong Thần Khí và Chân Lý, và biết xây dựng chính mình trong đức ái”.
Kết thúc thánh lễ, mọi người ra về lòng ngập tràn mừng vui, gợi lên tâm tình cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã ân thưởng cho cộng đoàn tín hữu nơi đây muôn vàn phúc lộc chan hòa trong ngày lễ trọng đại hôm nay.
Lược sử giáo xứ Thanh Châu
Thanh Châu tọa lạc trên mảnh đất xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Năm 1770 có một nhóm người Công Giáo từ hữu ngạn sông Hồng về cư trú trên gò cát xanh của biển Đông, có tên gọi gò ông Địch. Tại đây ngôi nhà nguyện bằng tranh vách đất đã mọc lên để giáo dân nơi đầu sóng ngọn gió có nơi cầu nguyện sớm tối.
Năm 1843 giáo họ xây dựng ngôi nhà thờ bằng gỗ, thay thế ngôi nhà nguyện nhỏ bé đầu tiên. Vào những năm 1860, Giáo Hội Việt Nam đang trong thời kỳ thử thách, Thanh Châu tự hào là mảnh đất cư trú an toàn cho các đấng thừa sai đi giảng đạo. Tự hào hơn nữa, Thanh Châu còn là quê ngoại của hai thánh Phêrô Thuần, Phêrô Dũng Tử Đạo, mà hôm nay trên bàn thánh được thánh hiến, có một phần hài cốt thánh Phêrô Thuần.
Ngày 25/03/1910, là một ngày trọng đại của giáo xứ Thanh Châu, được bề trên giáo phận nâng lên hàng giáo xứ, tách ra từ xứ mẹ Trung Đồng. Đầu năm 1923 giáo xứ xây dựng ngôi thánh đường thứ ba, nhưng ngày 19/05/1929 một trận bão lớn đã làm sập nhà thờ và nhà hội quán của giáo xứ. Sau biến cố kinh hoàng đó, bề trên giáo phận cho phép, giáo dân cùng với cha Giuse Trứ suốt hai năm xây dựng ngôi thánh đường mới, ngày 25/03/1932 ngôi thánh đường rộng lớn, nền móng bằng đá xanh, tổng diện tích 1296m2, dài 52m, rộng 18m, cao 9.6m, tháp chuông cao 35.7m đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Ngôi thánh đường nguy nga, to lớn hiện vẫn đang đứng vững trước sóng gió và bão táp mưa sa, dù đã đại tu hai mái nhà thờ vào năm 1992. Để chuẩn bị cho ngày lễ cung hiến kỷ niệm 100 năm lên giáo xứ, 80 năm xây dựng thánh đường, giáo xứ dưới sự chỉ đạo của cha xứ Giuse Mai Trần Nga đại tu hai tháp chuông, cùng mặt trong cũng như mặt ngoài ngôi thánh đường suốt hai năm qua.
Thánh lễ cung hiến
Hôm nay trong ngày lễ Truyền tin Thiên Chúa Nhập Thể, hơn năm ngàn con tim giáo xứ Thanh Châu cùng cha xứ long trọng tổ chức cung hiến ngôi thánh đường cho Thiên Chúa. Trước khi cử hành thánh lễ, ban hội đồng mục vụ và cha chánh xứ chúc mừng, tặng hoa Đức cha. Tiếp theo các vị đại diện chính quyền huyện Tiền Hải, xã Nam Thanh, ban hội đồng mục vụ giáo xứ Nghĩa Lộ (Hưng Hóa), cùng nhiều giáo xứ thuộc giáo hạt Tiền Hải chúc mừng và tặng hoa cha xứ cũng như giáo xứ Thanh Châu trong dịp trọng đại này. Đặc biệt trong buổi chào mừng có hai tiết mục múa “hân hoan lời tụng ca” và “đẹp thay bước chân ai”, do các chị và các em dân tộc Mường, giáo xứ Nghĩa Lộ trình diễn, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người tham dự.
9 giờ, đoàn đồng tế tiến ra thánh đường, khởi đi từ khuôn viên nhà xứ. Nổi bật trong cuộc rước hôm nay là kiệu hài cốt thánh Phêrô Đinh Văn Thuần Tử Đạo, lát nữa đây sẽ được đặt trên bàn thờ thánh hiến. Đoàn đồng tế tiến lên cung thánh, trong khi ca đoàn hát: “Lạy Chúa thiên binh, cung điện Ngài vinh quang biết bao, cung điện Ngài xiết bao khả ái…”. Vào đầu thánh lễ Đức Giám mục chủ tế biểu dương công ơn của tổ tiên đã xây dựng và để lại kho tàng quý báu cho con cháu. Đồng thời ngài chúc mừng cha xứ và giáo xứ Thanh Châu đã giữ gìn và bảo tồn gia sản quý giá đến ngày hôm nay. Đoạn Đức cha làm phép và rẩy nước thánh trên cộng đoàn.
Trong bài giảng Đức cha chia sẻ ý nghĩa của việc cung hiến thánh đường, và ngôi thánh đường giáo xứ Thanh Châu đã được xây dựng và tồn tại 80 năm. Đây là dấu chứng biểu lộ đức tin của người Kitô hữu, nơi nào có người Công Giáo cư ngụ nơi đó có nhà thờ. Nhà thờ trở nên trung tâm sinh hoạt đức tin, là con ngươi của Đấng Tạo Hóa. Đức cha hướng cộng đoàn phụng vụ liên tưởng đến đời sống đức tin cũng như cách thức thờ phượng của người Dothái giáo, đỉnh cao lòng tin của họ là Giavê Thiên Chúa, đền thờ Giêrusalem là hiện thân sự hiện diện của Thiên Chúa. Theo truyền thống đức tin của người Dothái: Đền thờ là nơi Thiên Chúa gặp gỡ con người; đền thờ là nơi thờ phượng, nơi diễn tả tâm tình của dân Dothái đối Thiên Chúa Giavê; đền thờ là biểu tượng của sự thánh thiện, tinh tuyền. Ý thứ hai của bài giảng, Đức cha nói đến mỗi tâm hồn, mỗi người con cái Chúa khi đã lãnh nhận bí tích rửa tội, thân xác được thánh hiến thuộc trọn về Thiên Chúa, do đó mỗi người có bổn phận giữ gìn thân xác mình thế nào cho hợp ý Thiên Chúa.
Sau bài giảng là nghi thức cung hiến và xức dầu bàn thờ và các cột của ngôi thánh đường. Lời nguyện thánh hiến nhắc nhở cho cộng đoàn tín hữu ý thức rằng, “ngôi nhà thờ được cung hiến cho Danh Thánh Chúa, trở nên ngôi nhà của ơn cứu độ và ân sủng, hầu cho dân Kitô giáo khi họp nhau làm một tại đây, biết tôn thờ Chúa trong Thần Khí và Chân Lý, và biết xây dựng chính mình trong đức ái”.
Kết thúc thánh lễ, mọi người ra về lòng ngập tràn mừng vui, gợi lên tâm tình cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã ân thưởng cho cộng đoàn tín hữu nơi đây muôn vàn phúc lộc chan hòa trong ngày lễ trọng đại hôm nay.
Đại Hội Comitium Legio Maria Giáo Phận Hải Phòng
Võ Kiên
18:57 26/03/2010
Nhân ngày lễ Truyền Tin 25-03, là ngày truyền thống của Phong trào Legio Mariae, tại Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng, Comitium Hải Phòng đã tổ chức Đại Hội. Trên 1,000 Hội viên đến từ khắp các Giáo xứ trong Giáo phận. Đại Hội cũng được đón tiếp Quý vị đại diện Senatus Việt Nam, Quý vị đại diện Comitium Hà Nội và Curia Thái Bình.
Với thời gian trọn vẹn một ngày, các tham dự viên đã lắng nghe Cha Linh Giám Gioan Baotixita Vuõ Vaên Kieän và Vị đại diện Senatus chia sẻ hướng dẫn phương hướng hoạt động tông đồ đối với Hội viên Legio, đồng thời cụ thể hóa những hoạt động trong Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam.
Sau cuộc cung nghinh Đức Mẹ, thánh lễ trọng thể được cử hành vào hồi 10h00 do Đức Giám mục chủ toạ cùng với một số Cha Linh giám các Curiae đồng tế. Trong phần giảng thuyết, Đức Giám mục đã chào đón những người hiện diện như những “cộng sự viên truyền giáo” của Giáo phận được sai đến mọi miền đất khác nhau. Ngài cũng mời gọi mọi người noi gương Đức Mẹ, thưa lời “xin vâng” để Thánh ý Chúa nên trọn trong cuộc đời, nhờ đó mỗi người mới có thể đem Tin Mừng của Chúa đến cho anh chị em mình.
Sau bữa cơm trưa thanh đạm, sang giờ chiều, các đơn vị cùng phúc trình báo cáo, đồng thời thảo luận sôi nổi về những vấn nạn được đặt ra có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các Hội viên. Sau phần đúc kết nội dung và đề ra phương hướng chung cho hoạt động truyền giáo trong Năm Thánh, nghi chức chầu Mình Thánh Chúa được tổ chức từ 15h00 đến 16h00. Đại Hội đã bế mạc trong niềm vui hân hoan của mọi người, với những thao thức chung là sống tinh thần của Legio: Qua Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu.
Legio Mariae đã hiện diện tại Hải Phòng từ năm 2004. Sau sáu năm hình thành và phát triển, hiện nay Giáo phận đã có 2,000 hội viên tán trợ và hoạt động. Đặc biệt hiện nay đã có trên 200 Hội viên là giới trẻ (Junior). Anh chị em đã góp phần hữu hiệu vào công cuộc truyền giáo của Giáo phận. Với những hoạt động âm thầm và hy sinh, có rất nhiều người đã trở về với Chúa, giao hòa với Giáo hội, nhờ sự đồng hành thiêng liêng của các Hội viên Legio Mariae.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho Comitium Hải Phòng ngày thêm đông số và nhất là thêm lòng nhiệt thành truyền giáo, đem ánh sáng Tin Mừng của Chúa Giêsu cho thế giới hôm nay.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho Comitium Hải Phòng ngày thêm đông số và nhất là thêm lòng nhiệt thành truyền giáo, đem ánh sáng Tin Mừng của Chúa Giêsu cho thế giới hôm nay
Với thời gian trọn vẹn một ngày, các tham dự viên đã lắng nghe Cha Linh Giám Gioan Baotixita Vuõ Vaên Kieän và Vị đại diện Senatus chia sẻ hướng dẫn phương hướng hoạt động tông đồ đối với Hội viên Legio, đồng thời cụ thể hóa những hoạt động trong Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam.
Sau cuộc cung nghinh Đức Mẹ, thánh lễ trọng thể được cử hành vào hồi 10h00 do Đức Giám mục chủ toạ cùng với một số Cha Linh giám các Curiae đồng tế. Trong phần giảng thuyết, Đức Giám mục đã chào đón những người hiện diện như những “cộng sự viên truyền giáo” của Giáo phận được sai đến mọi miền đất khác nhau. Ngài cũng mời gọi mọi người noi gương Đức Mẹ, thưa lời “xin vâng” để Thánh ý Chúa nên trọn trong cuộc đời, nhờ đó mỗi người mới có thể đem Tin Mừng của Chúa đến cho anh chị em mình.
Sau bữa cơm trưa thanh đạm, sang giờ chiều, các đơn vị cùng phúc trình báo cáo, đồng thời thảo luận sôi nổi về những vấn nạn được đặt ra có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các Hội viên. Sau phần đúc kết nội dung và đề ra phương hướng chung cho hoạt động truyền giáo trong Năm Thánh, nghi chức chầu Mình Thánh Chúa được tổ chức từ 15h00 đến 16h00. Đại Hội đã bế mạc trong niềm vui hân hoan của mọi người, với những thao thức chung là sống tinh thần của Legio: Qua Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu.
Legio Mariae đã hiện diện tại Hải Phòng từ năm 2004. Sau sáu năm hình thành và phát triển, hiện nay Giáo phận đã có 2,000 hội viên tán trợ và hoạt động. Đặc biệt hiện nay đã có trên 200 Hội viên là giới trẻ (Junior). Anh chị em đã góp phần hữu hiệu vào công cuộc truyền giáo của Giáo phận. Với những hoạt động âm thầm và hy sinh, có rất nhiều người đã trở về với Chúa, giao hòa với Giáo hội, nhờ sự đồng hành thiêng liêng của các Hội viên Legio Mariae.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho Comitium Hải Phòng ngày thêm đông số và nhất là thêm lòng nhiệt thành truyền giáo, đem ánh sáng Tin Mừng của Chúa Giêsu cho thế giới hôm nay.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho Comitium Hải Phòng ngày thêm đông số và nhất là thêm lòng nhiệt thành truyền giáo, đem ánh sáng Tin Mừng của Chúa Giêsu cho thế giới hôm nay
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân dịp Mùa Chay - Đi tìm câu trả lời cho vấn nạn đau khổ
Quang Huyền. OFM
22:29 26/03/2010
Gần đây chúng tôi có dịp tới thăm gia đình ông Liên ở Quận 9. Gia đình ông di cư từ Huế vào Sài Gòn năm 1968. Hai vợ chồng ông sinh được 3 người con và hy vọng vào những người con đó. Cuộc sống lam lũ nơi đất khách quê người, ông bà sẽ dễ dàng vượt qua để nuôi niềm hy vọng vào những người con. Nhưng đau khổ thay ba người con của họ lại bị tâm thần từ nhỏ. Nó như một “đòn” đau khổ giáng lên gia đình ông. Cuộc sống của họ đã khó khăn lại càng khó khăn và bi đát hơn. Chưa dừng lại ở đó, khi bước sang tuổi 75 ông chồng lại bị bại một chân không thể tiếp tục làm việc để nuôi con; bà vợ cũng bị đau cột sống, còng lưng đi lại rất khó khăn, không thể cầm xấp xé số để đi bán được. Cuộc sống của 5 con người rơi vào bế tắc, chỉ trông chờ vào sự hảo tâm của người khác. Đau khổ thể xác và tinh thần đang ngày đêm gặm nhấm những tấm thân gầy yếu của họ. Chúng ta có thể (tạm chấp nhận) gia cảnh này giả như họ đã ăn ở thất đức, ác độc. Nhưng ngược lại, gia đình ông bà lại rất đạo hạnh, có lòng tin vào Chúa và Rước Lễ hàng tuần. Hơn nữa, các người con của ông Liên trước đây là những đứa trẻ có tội tình gì? Trong khi đó, có biết bao người sống gian ác, tham nhũng, bóc lột người khác…vẫn sống nhởn nhơ trên nước mắt mà mồ hôi của dân lành.
Vậy tại sao những tai họa khổ đau luôn dáng xuống trên những con người vô tội này, chứ không phải là những người độc ác kia? Các đau khổ đến từ đâu, phải chăng nó đến từ Chúa, Chúa thử thách họ, nếu thế thì Thiên Chúa quá độc ác vì Ngài đã vô tâm trước đau khổ của con người? Đây là vấn nạn không chỉ mới xẩy đến cho gia đình ông Liên và con người thời nay mà thôi, nhưng nó đã là một vấn nạn trong thời đại của ông Gióp, tiền bán thế kỷ thứ V trước Công Nguyên.
Giáo Hội đang hướng tới Tuần Thánh, thời gian tưởng niệm cách “đậm đặc” biến cố Tữ nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu; chúng ta thử trở về với sách Gióp để xem xét lại vấn nạn đau khổ của sách Gióp và đối chiếu với sách Khôn Ngoan, nhất là với đau khổ của Đức Giêsu, hầu đi tìm câu trả lời cho cho các đau khổ của con người trong đời sống đức tin hôm nay.
1.Những vấn nạn của sách Gióp
Trước khi đi tìm câu trả lời về vấn nạn nêu trên, chúng ta trở lại sách Gióp, để xem xét vấn đề đau khổ của nhân vật Gióp và những giới hạn của sách này về câu trả lời cho vấn đề đau khổ..
1.1.Vấn đề đau khổ của ông Gióp
Sách Gióp trình bày vấn đề đau khổ của người công chính. Điều này được thể hiện qua cuộc đời của ông Gióp. Ông là một người công chính, nhưng lại chịu thử thách và bất công. Ông đau khổ, dù ý thức ông vô tội. Tác giả đã nêu lập trường cổ điển để giải thích trường hợp này. Ba người bạn ông Gióp trong tư cách bảo vệ giáo lý chính thống, chấp nhận giáo huấn cổ truyền, đã cho rằng sự đau khổ là hình phạt đối với tội lỗi (Lm Vũ Phan Long, OFM, Nền văn chương khôn ngoan, Lư hành nội bộ, tr.75). Theo quan niệm này thì đau khổ hay sung sướng là do hậu quả của đời sống đạo đức của cá nhân ngay tại thế. Quan điểm này được gọi là “Báo oán tại thế” của người Do thái (Thiên Chúa thưởng phạt ngay ở đời này”.
Tuy vậy, qua sách Gióp, chúng ta thấy ông Gióp đã không chấp nhận quan điểm đạo đức truyền thống này, vì ông và gia đình ông sống công chính. Vậy tại sao Thiên Chúa lại giáng tai họa xuống trên gia đình ông? Gióp biết mình vô tội hay ít ra mình không làm gì để đáng phải chịu thử thách quá lớn như vậy. Ông không tìm ra giải pháp cho vấn đề của cá nhân ông: “Sự an lành của kẻ xấu và người công chính đau khổ là chính ông, đấy chính là điều ông Gióp thấy và ông đặt lại vấn đề cho nền công lý của Thiên Chúa trong tương quan với loài người và thậm chí là sự tốt lành, thánh thiện và khôn ngoan của Người”( Sđd, tr 75).
Để rồi, qua cuộc đấu tranh và phản kháng sau đó, Gióp đã tẩy bỏ thanh luyện tâm trí ông hình ảnh của một Thiên Chúa xa bị méo mó theo quan điểm truyền thống cho rằng mọi đau khổ của ông là đến từ Thiên Chúa và Thiên Chúa phải chịu trách nhiệm về đau khổ của ông. Qua sự phản kháng này chúng ta thấy ông Gióp vẫn kiên trì mở lòng ra với Thiên Chúa bằng một niềm tin mãnh liệt và cho dù bị tổn thương bởi đau khổ để mong được gặp Thiên Chúa, được cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa trong đời sống đức tin của mình” ( Lm Nguyễn Tiến Dũng, OFM, Tập bài giảng ngôn các Sách Giáo Huấn).
Vì thế, dù không hiểu được mầu nhiệm sự quan phòng của Thiên Chúa, Gióp cũng phải cúi đầu tin tưởng và chấp nhận (G 42,1-6), và câu trả lời của sách Gióp về đau khổ của người lành vẫn còn bỏ ngỏ.
1.2. Những giới hạn của sách Gióp
Thứ nhất, nguồn gốc của đau khổ vẫn là một vấn nạn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Qua các diễn từ mà Chúa đã phán dạy ông Gióp, ta thấy Ngài chưa trực tiếp đưa ra câu trả lời về vấn đề này. Về phần Gióp, ông đã chấp nhận sự trả lời của Thiên Chúa và rút lại những lời trách móc của ông: “Vì thế, điều đã nói ra con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (G 42,6). Nhưng tác giả không cho ta biết ông Gióp đã chứng kiến điều gì và tại sao ông lại khân phục Thiên Chúa? (X.Sđd).
Thứ hai, vấn đề thưởng phạt hay đền bù được thực hiện ngay ở đời này vẫn còn vô lý. Chúng ta thấy ông Gióp nhờ kiên trì trong đức tin, cuối cùng Thiên Chúa đã ban lại tài sản gấp đôi cho ông. Ông sinh được bảy con trai và ba con gái (G 42,13). Nhưng ở đây chúng ta thấy, vấn đề của cải Thiên Chúa ban thì có thể chấp nhận. Nhưng những người con của ông thì đâu có thể thay thế được. Những đứa con mà ông hằng thương yêu đã chết không có cách gì bù đáp nỗi. Sự mất mát tinh thần sẽ theo ông suốt cả cuộc đời? Hơn nữa, những nỗi đau khổ của những người con ông mà họ đã chết vì Thiên Chúa thử thách ông thì họ phải làm những vật hy sinh hay sao? Làm thế nào có thể hiểu được một vị Thiên Chúa công minh, yêu thương mà dùng cái chết của con người để đùa vui được?
Thực vậy, cách trả lời của sách Gióp về vấn đề người lành bị khổ và người ác lại sung sướng vẫn còn những giới hạn vì mặc khải của sách Gióp chưa đầy đủ. Nhưng cách thế sách Gióp đặt vấn đề đã là một chặng cho mặc khải tiến triển thêm. Phải đợi đến vài thế kỷ nữa, niềm tin về sự sống lại và linh hồn bất tử, thưởng phạt ở đời sau mới rõ rệt và đưa ta gần đến giải đáp. Chúng ta tìm thấy câu trả lời tương đối rõ nét trong sách Khôn Ngoan.
2.Câu trả lời trong sách Khôn Ngoan
Sách Khôn Ngoan ra đời muộn thời hơn vào thế kỷ 1 tr. CN, tức sau sách Gióp 4 thế kỷ, nên đã có một viễn ảnh về linh hồn bất tử và vấn đề thưởng phạt, những vấn đề từng cật vấn và làm ray rứt ám ảnh bao hiền nhân, nay đã gặp được câu giải đáp. Sách đã trình bày cho con người một viễn ảnh cánh chung, một nền thần học về đời sống mai sau: “Sách Khôn ngoan có công lần đầu tiên nói rõ về đời sống sau cái chết” (Lm. I-nha-xi-ô Nguyễn Ngọc Rao,OP, Tìm Hiểu Các Sách Giáo Huấn, tr.56). Đó cũng là câu trả lời cho các đau khổ mà người công chính phải gánh chịu ở đời này cũng như những công trạng của họ trong đời sống đức tin mà sách Gióp chưa giải quyết.
2.1. Linh hồn bất tử
Chiều kích cánh chung mà sách Khôn Ngoan đề cập đến trước tiên được hàm chứa trong khái niệm “linh hồn con người bất tử” vì do chính Thiên Chúa dựng nên và giống hình ảnh của bản tính Ngài, cũng như sự chết và tội lỗi do chính con người chọn lựa vì thiếu sự khôn ngoan đích thực từ Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã sáng tạo con người, cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên, làm hình ảnh của bản tính Người” (Kn 2,23).
Sự bất tử của con người không hệ tại ở chọn lựa của cá nhân con người cho bằng đó là chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn con người sống trong niềm hạnh phúc không cùng trước mặt Ngài: “Những ai trông cậy vào Người, sẽ am tường sự thật. Những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương, và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc. Và xót thương những ai Người tuyển chọn”. (Kn 3,9).
Riêng đối với người công chính thì “linh hồn họ ở trong tay Chúa” (Kn 3,1). Theo một số nhà chú giải thì: “Đây là điều quả quyết của sách này. Trong các sách trước của Kinh Thánh, linh hồn chỉ có nghĩa là hơi thở, thực tế là sự sống của một các nhân, mà khi người này chết thì nó biến mất. Bây giờ linh hồn chỉ cái trong thân xác con người mà không chết đi cùng thân xác” (x.Lời Chúa cho mọi người, Bản dịch của nhóm CGKPV, phần chú giải, tr 1062).
Đối với người lành thì đau khổ chỉ là một giai đoạn thử thách chóng qua, nhằm thanh lọc tâm hồn họ, làm cho họ đáng hưởng ơn bất tử hạnh phúc hơn (Kn 3,1-4;19; 5,15-16; 6, 15-21) (Lm Nguyễn Ngọc Rao, Sđd tr 44). Vì vậy, các thử thách và cái chết không phải là hình phạt của Thiên Chúa dành cho người công chính. Tư tưởng này đã giải quyết được vấn nạn của sách Gióp về vấn đề đau khổ mà người công chính phải chịu và công trạng của họ trong việc thực hành nhân đức trong đời sống đức tin. Từ đó, sách Khôn Ngoan mở ra cho con người một chân trời mới về một cuộc sống mai hậu tuỳ vào sự thưởng phạt của Thiên Chúa công minh.
2.2. Thiên Chúa thưởng phạt người lành kẻ dữ
Chiều kích thứ hai mà sách Khôn ngoan đề cập đến cách hiển nhiên là vấn đề thưởng phạt của Thiên Chúa trước các hành động mà con người đã làm khi ở trần thế. Nói cách khác, đó là số phận của mỗi cá nhân trước toà phán xét của vị Thiên Chúa công minh và ngay thẳng trong vai trò là một Thẩm phán. Viễn ảnh cánh chung của sách Khôn ngoan trả lời cho sách Gióp cũng như những hiền nhân trước ông về số phận của người công chính và kẻ bất lương.
Thứ nhất, tác giả cho ta thấy số phận đích thực của những người công chính không hệ tại ở đời này nhưng là ở đời sau. Họ đã gắn bó với Thiên Chúa ở đời này, sống nhân đức và khôn ngoan, nên khi sang thế giới bên kia, họ được gần Thiên Chúa và được kể vào số con cái của Ngài và được chia sẻ số phận của các thánh: “Quả vậy, cố gắng làm điều lành, sẽ đạt tới thành quả rực rỡ, vì lẽ trí khôn ngoan là cội rễ không thể nào hư hoại” (Kn3,15); hay “Những ai trung thành sẽ được Người yêu thương, và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn” (Kn3,9b); hay “Thế sao họ lại được kể là con cái Thiên Chúa. Và được chung phần với các thánh nhân” (Kn5,5). Hơn thế nữa, Thiên Chúa cũng sẽ ban thưởng cho họ nhiều quyền và ân ban cao quý khác như quyền trên các dân tộc và ban triều thiên: “Họ sẽ xét xử muôn dân, và thống trị muôn nước. Và Đức Chúa sẽ là Vua của họ đến muôn đời” (Kn3,8); “Quả vậy họ sẽ lãnh nhận triều thiên vinh quang dành cho bậc vương giả, và ngọc miện rực rỡ chói ngời từ bàn tay Đức Chúa” (Kn 5,16). Tất cả chỉ là ân ban nhưng không mà Thiên Chúa dành cho những người công chính với những đau khổ và thử thách họ đã ganh chịu: “Đó chính là cách Người ban ơn, thương xót những kẻ Người tuyển chọn, và viếng thăm các thánh của Người” (Kn 4,15).
Thứ đến, tác giả sách Khôn Ngoan cho ta thấy số phận của những kẻ vô đạo bên kia cái chết, họ sẽ bị Thiên Chúa đẩy vào chỗ diệt vong trong đau đớn và cực hình: “Rồi sẽ đến lúc chúng thành thây ma, không ai ngó ngàng tới, và mãi mãi chúng sẽ là đồ bị lăng mạ giữa các vong nhân” (Kn 4,19); hay “Nhưng quân vô đạo sẽ chịu cực hình, xứng với những gì chúng đã suy tưởng, vì chúng đã khinh miệt người công chính, và lìa bỏ Đức Chúa”(Kn 3,10).
Và như thế, số phận của những người này sẽ bi đát hơn khi bị đẩy vào chốn diệt vong và bị người ta quên lãng: “Vì Người sẽ xô chúng bổ nhào, không kịp kêu một tiếng. Người đánh bật chúng đi, huỷ diệt chúng đến cùng. Và chúng sẽ phải chịu nhiều thống khổ. Chẳng còn ai thèm nhớ đến chúng” (Kn 4,20).
Vấn đề thưởng phạt trên, phần nào trả lời được các vấn nạn của sách Gióp về những thử thách, đau khổ mà người công chính phải gánh chịu và câu trả lời cho số phận của phường vô đạo. Và như thế, chúng ta vẫn tìm thấy được một vị Thiên Chúa công bình trong sách Khôn Ngoan.
Tuy nhiên, các giáo huấn của sách khôn ngoan chưa mặc khải cách minh nhiên về vấn đề thân xác sống lại hay về tình trạng của con người ở đời sau. Nhưng qua một vài dữ kiện mà sách Khôn Ngoan đề cập đến cho phép chúng ta nghĩ rằng đó là những khai mào cho một sự mạc khải về sự phục sinh thân xác như: “Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy” ( Kn 3,7). Ý tưởng này giống Đn 2,2-3: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy, người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời” mà đoạn này của Đa-ni-en lại nói về sự phục sinh thân xác. Từ đó ta có thể nối kết qua Tân ước trong cùng một chủ đề này với Mt 13,43 ‘Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời trong Nước của Cha họ” (X. Sđd, tr 45).
Tóm lại, giáo huấn của sách Khôn Ngoan về cánh chung học giúp trả lời vấn nạn của sách Gióp về số phận của người công chính và tương lai của họ sau khi trải qua những thanh luyện ở đời này. Thực vậy, nếu con người thực thi nhân đức, là sống trung thành với Thiên Chúa thì phần thưởng của họ sẽ là sự bất tử, hiểu như là sống gần kề với Thiên Chúa trong tình yêu, còn cuộc sống của người vô đạo (kẻ ác) thì không được như thế, và bị đẩy vào âm phủ, phải tiêu vong vĩnh viễn (X. Lm Vũ Phan Long, Sđd, tr.151). Tuy nhiên, phải đợi đến thời Tân Ước với Đức Giêsu, chúng ta mới có được sự mạc khải đầu đủ hơn về giá trị của đau khổ và số phận của người lành và kẻ dữ.
3. Câu trả lời nơi Đức Giêsu Kitô
Bước sang thời Tân Ước qua các giáo huấn của Đức Giêsu su thì vấn đề sự dữ và đau khổ được nhìn nhận dưới một ánh sáng mới làm rõ hơn giáo huấn của sách Khôn Ngoan.
Thứ nhất, Tân Ước phủ nhận nhận đau khổ do tội lỗi gây nên. Các đoạn Tin Mừng đề cập đến đau khổ và sự dữ, ta thấy Chúa Giêsu đã không chấp nhận cách giải thích truyền thống về nguồn gốc của đau khổ và sự dữ là do tội lỗi gây ra. Trong câu chuyện người mù bẩn sinh ở Tin Mừng Gioan, người ta thắc mắc với Ngài: “Thưa thầy, ai đã phạm tội khiến người nay sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta? Đức Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, chũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (x. Ga 9,1-3), rồi ở câu chuệyn 18 người bị thấp Si-lô-ác đè chết (Lc 13,4-6), Chúa Giêsu cũng đã quả quyết đó không phải do tội lỗi của họ. Tuy vậy, chúng ta thấy Chúa Giêsu phủ nhận quan điểm truyền thống, nhưng vẫn chưa trực tiếp trả lời về nguồn gốc của sự dữ và đau khổ.
Thứ đến chúng ta thấy, Đức Giêsu chống lại sự dữ và đau khổ. Trong hành trình rao giảng của Ngài, chúng ta thấy Ngài đã trừ quỹ, chữa bệnh tật cho người ta, cho kẻ chết sống lại…Hơn nữa, chính Đưc Giêsu cũng đã phải cam chịu đau khổ, nhất là những lo toan trước cái chết trong vười Cây dầu: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được…”(Mc 14,33-34; Mt 26,33-38). Kế đến, chúng ta nhận thấy Đức Giê-su đã bị cũng bắt bằng nụ hôn phản bội của chính người môn đệ thân tín của mình. Chắc không có nỗi đau nào lớn hơn. Đức Giê-su không chỉ chịu đau đớn nơi thân xác mà còn chịu đau khổ trong tâm hồn khi bị Giuđa phản bội, Phêrô chối từ, các môn đệ bỏ trốn, dân chúng sỉ nhục, bị nhổ vào mặt. (x.Mt 26: 47 -56; Lc 22: 47 -53; Ga 18: 3-11).
Đức Giê-su cũng đã cảm nghiệm được sự cô đơn tột cùng trong đau khổ và thất vọng và kêu xin Thiên Chúa như thế: “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14,36; Mt 36,42; Lc 22,42). Sau đó, là những nỗi thống khổ mà Ngài phải liên tiếp hứng chịu từ sự giả man của quân lính, trên đường lên Núi Sọ để chịu chết (x. Mt 27: 27 -31; Ga 19: 2-3; Mt 27: 32 -33; Lc 23: 26. 33; Ga 19: 16 b-17). Nhưng có thể nói cái chết nhục nhã của Đức Giêsu trên thập giá, cái chết của một người công chính giống như cái chết của một tội nhân thật là đau đớn và nhục nhã (x. Mt 27: 34 -38; Lc 23: 33 -34. 38; Ga 19: 18 -24). Và như thế, đau khổ của Đức Giêsu mới có những giá trị giải thoát chúng ta: Thiên Chúa đã dùng các vết thương của Đức Giêsu Kitô mà chữa lành các vết thương của chúng ta (x. 1Pr 2:24), và nhờ chính những gian khổ của Người, Thiên Chúa đã đưa dẫn loài người tới nguồn ơn cứu độ (x. Dt 2:10).
Vậy, qua Đức Giêsu và những đau khổ cực hình của Ngài trong mầu nhiệm thập giá, người Kitô hữu đã có được câu trả lời cho những đau khổ và sự dữ có thể xẩy đến với mình. Đức Giêsu đã gánh chịu nỗi khổ đau tột cùng của phận người như chúng ta. Một Thiên Chúa đã trở nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Và quyền năng của Chúa Cha đã giải cứu Ngài khỏi sự dữ và khau khổ và cho Ngài Phục sinh vinh hiển. Ngài đã chiến thắng dự dữ, đau khổ và cái chết vì đã đương đầu với nó. Nhờ thế, Ngài trở thành gương mẫu cho chúng ta trong đời sống đức tin, chúng ta kiên tâm thì sẽ được cứu. Ngài đã mở cho ta một cách cửa hy vọng vào những phần thưởng lớn lao mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho những ai chịu đau khổ trong yêu mến.
Hơn nữa, khi Đức Giêsu chịu đau khổ thử thách Chúa Cha đã không bỏ rơi Ngài và chúng ta tin rằng trong các đau khổ, thử thách của chúng ta Thiên Chúa không để chúng ta phải cam chịu một mình. Ngài sẽ đỡ lấy và cùng gánh chịu với chúng ta. Điều này, người viết nhận thấy rất rõ nơi một số người đang sống trong đau khổ. Trường hợp gia đình ông Liên ở trên là một ví dụ, họ vẫn can đảm sống và vẫn bám víu vào Chúa. Nhờ ơn Chúa họ mới có thể vui sống trong đau khổ như thế được.
4.Kết luận
Cuộc sống của chúng ta vẫn luôn có người lành và kẻ dữ, và sự bất công, khổ đau vẫn luôn xảy đến với người lành thánh. Vì tiếng lương tâm và nhất là vì Tin Mừng của Đức Kitô, người tín hữu luôn phải gánh chịu những bất công, đau khổ và thua thiệt trong cuộc sống. Chúa Giêsu không ban một thứ thuốc miễn dịch cho những người tin vào Ngài, để con cái họ không bao giờ đau ốm, việc làm ăn của họ không bao giờ thất bại, hay họ sẽ không bao giờ gặp hoạn nạn. Nếu Ngài làm như vậy, thế giới này sẽ đầy những Kitô hữu chỉ biết lợi dụng “ngồi chờ sung rụng’. Vì thế, vấn đề đau khổ vẫn mãi mãi là một huyền nhiệm vượt quá trí khôn của chúng ta. Vấn nạn đã được đặt ra cho con người thời đại của ông Gióp đã được sách Khôn Ngoan cho chúng ta những tia sáng mới để hiểu vấn đề, nhưng nó vẫn còn là một câu hỏi lớn, đặt ra cho con người ngày nay trong cuộc sống hiện sinh.
Trên phương diện lý thuyết, khi nhìn vấn đề đau khổ và dự dữ chúng ta có thể đón nhận nó, nhưng thực tế khi đối diện với chúng, con người thường bế tắc, nếu không muốn nói là khó có thể chấp nhận vì sự phủ phàng của đau khổ. Tuy nhiên, trong đời sống đức tin chúng ta có thể đón nhận đau khổ trong tình yêu, vì chúng ta có Đức Kitô và vị Thầy duy nhất đã dạy cho chúng ta bài học đau khổ vì Ngài đã chiến thắng đau khổ và cái chết. Chỉ cùng Ngài, với Ngài và trong Ngài, chúng ta mới có được những hy vọng vào một cuộc sống tốt lành mai sau và xem các đau khổ thử thách dưới lăng kính lạc quan hơn “thanh luyện” và “lập công” cho chính mình và cho kẻ khác vì lòng yêu mến Chúa, như thánh Phêrô đã dạy: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ’ (1Pr 4,13). Và như thế, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận “đánh cuộc” của Pascal thay vì phải hư mất trong lối sống bi quan hay thác loạn.
Sau cùng, nếu ơn cứu độ mà Chúa Giêsu ban tặng là lời mời gọi "chịu đựng đau khổ trong yêu thương", ơn ấy kêu gọi chúng ta đón nhận đau khổ của mình với sự giúp đỡ và an ủi của những người yêu mến chúng ta, đồng thời giúp anh chị em đón nhận đau khổ của họ với sự cảm thông và yêu thương. Đây cũng là bài học cho người viết đang trên hành trình bước theo Đức Kitô với những đòi hỏi của đời môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, mang thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).
Vậy tại sao những tai họa khổ đau luôn dáng xuống trên những con người vô tội này, chứ không phải là những người độc ác kia? Các đau khổ đến từ đâu, phải chăng nó đến từ Chúa, Chúa thử thách họ, nếu thế thì Thiên Chúa quá độc ác vì Ngài đã vô tâm trước đau khổ của con người? Đây là vấn nạn không chỉ mới xẩy đến cho gia đình ông Liên và con người thời nay mà thôi, nhưng nó đã là một vấn nạn trong thời đại của ông Gióp, tiền bán thế kỷ thứ V trước Công Nguyên.
Giáo Hội đang hướng tới Tuần Thánh, thời gian tưởng niệm cách “đậm đặc” biến cố Tữ nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu; chúng ta thử trở về với sách Gióp để xem xét lại vấn nạn đau khổ của sách Gióp và đối chiếu với sách Khôn Ngoan, nhất là với đau khổ của Đức Giêsu, hầu đi tìm câu trả lời cho cho các đau khổ của con người trong đời sống đức tin hôm nay.
1.Những vấn nạn của sách Gióp
Trước khi đi tìm câu trả lời về vấn nạn nêu trên, chúng ta trở lại sách Gióp, để xem xét vấn đề đau khổ của nhân vật Gióp và những giới hạn của sách này về câu trả lời cho vấn đề đau khổ..
1.1.Vấn đề đau khổ của ông Gióp
Sách Gióp trình bày vấn đề đau khổ của người công chính. Điều này được thể hiện qua cuộc đời của ông Gióp. Ông là một người công chính, nhưng lại chịu thử thách và bất công. Ông đau khổ, dù ý thức ông vô tội. Tác giả đã nêu lập trường cổ điển để giải thích trường hợp này. Ba người bạn ông Gióp trong tư cách bảo vệ giáo lý chính thống, chấp nhận giáo huấn cổ truyền, đã cho rằng sự đau khổ là hình phạt đối với tội lỗi (Lm Vũ Phan Long, OFM, Nền văn chương khôn ngoan, Lư hành nội bộ, tr.75). Theo quan niệm này thì đau khổ hay sung sướng là do hậu quả của đời sống đạo đức của cá nhân ngay tại thế. Quan điểm này được gọi là “Báo oán tại thế” của người Do thái (Thiên Chúa thưởng phạt ngay ở đời này”.
Tuy vậy, qua sách Gióp, chúng ta thấy ông Gióp đã không chấp nhận quan điểm đạo đức truyền thống này, vì ông và gia đình ông sống công chính. Vậy tại sao Thiên Chúa lại giáng tai họa xuống trên gia đình ông? Gióp biết mình vô tội hay ít ra mình không làm gì để đáng phải chịu thử thách quá lớn như vậy. Ông không tìm ra giải pháp cho vấn đề của cá nhân ông: “Sự an lành của kẻ xấu và người công chính đau khổ là chính ông, đấy chính là điều ông Gióp thấy và ông đặt lại vấn đề cho nền công lý của Thiên Chúa trong tương quan với loài người và thậm chí là sự tốt lành, thánh thiện và khôn ngoan của Người”( Sđd, tr 75).
Để rồi, qua cuộc đấu tranh và phản kháng sau đó, Gióp đã tẩy bỏ thanh luyện tâm trí ông hình ảnh của một Thiên Chúa xa bị méo mó theo quan điểm truyền thống cho rằng mọi đau khổ của ông là đến từ Thiên Chúa và Thiên Chúa phải chịu trách nhiệm về đau khổ của ông. Qua sự phản kháng này chúng ta thấy ông Gióp vẫn kiên trì mở lòng ra với Thiên Chúa bằng một niềm tin mãnh liệt và cho dù bị tổn thương bởi đau khổ để mong được gặp Thiên Chúa, được cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa trong đời sống đức tin của mình” ( Lm Nguyễn Tiến Dũng, OFM, Tập bài giảng ngôn các Sách Giáo Huấn).
Vì thế, dù không hiểu được mầu nhiệm sự quan phòng của Thiên Chúa, Gióp cũng phải cúi đầu tin tưởng và chấp nhận (G 42,1-6), và câu trả lời của sách Gióp về đau khổ của người lành vẫn còn bỏ ngỏ.
1.2. Những giới hạn của sách Gióp
Thứ nhất, nguồn gốc của đau khổ vẫn là một vấn nạn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Qua các diễn từ mà Chúa đã phán dạy ông Gióp, ta thấy Ngài chưa trực tiếp đưa ra câu trả lời về vấn đề này. Về phần Gióp, ông đã chấp nhận sự trả lời của Thiên Chúa và rút lại những lời trách móc của ông: “Vì thế, điều đã nói ra con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (G 42,6). Nhưng tác giả không cho ta biết ông Gióp đã chứng kiến điều gì và tại sao ông lại khân phục Thiên Chúa? (X.Sđd).
Thứ hai, vấn đề thưởng phạt hay đền bù được thực hiện ngay ở đời này vẫn còn vô lý. Chúng ta thấy ông Gióp nhờ kiên trì trong đức tin, cuối cùng Thiên Chúa đã ban lại tài sản gấp đôi cho ông. Ông sinh được bảy con trai và ba con gái (G 42,13). Nhưng ở đây chúng ta thấy, vấn đề của cải Thiên Chúa ban thì có thể chấp nhận. Nhưng những người con của ông thì đâu có thể thay thế được. Những đứa con mà ông hằng thương yêu đã chết không có cách gì bù đáp nỗi. Sự mất mát tinh thần sẽ theo ông suốt cả cuộc đời? Hơn nữa, những nỗi đau khổ của những người con ông mà họ đã chết vì Thiên Chúa thử thách ông thì họ phải làm những vật hy sinh hay sao? Làm thế nào có thể hiểu được một vị Thiên Chúa công minh, yêu thương mà dùng cái chết của con người để đùa vui được?
Thực vậy, cách trả lời của sách Gióp về vấn đề người lành bị khổ và người ác lại sung sướng vẫn còn những giới hạn vì mặc khải của sách Gióp chưa đầy đủ. Nhưng cách thế sách Gióp đặt vấn đề đã là một chặng cho mặc khải tiến triển thêm. Phải đợi đến vài thế kỷ nữa, niềm tin về sự sống lại và linh hồn bất tử, thưởng phạt ở đời sau mới rõ rệt và đưa ta gần đến giải đáp. Chúng ta tìm thấy câu trả lời tương đối rõ nét trong sách Khôn Ngoan.
2.Câu trả lời trong sách Khôn Ngoan
Sách Khôn Ngoan ra đời muộn thời hơn vào thế kỷ 1 tr. CN, tức sau sách Gióp 4 thế kỷ, nên đã có một viễn ảnh về linh hồn bất tử và vấn đề thưởng phạt, những vấn đề từng cật vấn và làm ray rứt ám ảnh bao hiền nhân, nay đã gặp được câu giải đáp. Sách đã trình bày cho con người một viễn ảnh cánh chung, một nền thần học về đời sống mai sau: “Sách Khôn ngoan có công lần đầu tiên nói rõ về đời sống sau cái chết” (Lm. I-nha-xi-ô Nguyễn Ngọc Rao,OP, Tìm Hiểu Các Sách Giáo Huấn, tr.56). Đó cũng là câu trả lời cho các đau khổ mà người công chính phải gánh chịu ở đời này cũng như những công trạng của họ trong đời sống đức tin mà sách Gióp chưa giải quyết.
2.1. Linh hồn bất tử
Chiều kích cánh chung mà sách Khôn Ngoan đề cập đến trước tiên được hàm chứa trong khái niệm “linh hồn con người bất tử” vì do chính Thiên Chúa dựng nên và giống hình ảnh của bản tính Ngài, cũng như sự chết và tội lỗi do chính con người chọn lựa vì thiếu sự khôn ngoan đích thực từ Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã sáng tạo con người, cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên, làm hình ảnh của bản tính Người” (Kn 2,23).
Sự bất tử của con người không hệ tại ở chọn lựa của cá nhân con người cho bằng đó là chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn con người sống trong niềm hạnh phúc không cùng trước mặt Ngài: “Những ai trông cậy vào Người, sẽ am tường sự thật. Những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương, và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc. Và xót thương những ai Người tuyển chọn”. (Kn 3,9).
Riêng đối với người công chính thì “linh hồn họ ở trong tay Chúa” (Kn 3,1). Theo một số nhà chú giải thì: “Đây là điều quả quyết của sách này. Trong các sách trước của Kinh Thánh, linh hồn chỉ có nghĩa là hơi thở, thực tế là sự sống của một các nhân, mà khi người này chết thì nó biến mất. Bây giờ linh hồn chỉ cái trong thân xác con người mà không chết đi cùng thân xác” (x.Lời Chúa cho mọi người, Bản dịch của nhóm CGKPV, phần chú giải, tr 1062).
Đối với người lành thì đau khổ chỉ là một giai đoạn thử thách chóng qua, nhằm thanh lọc tâm hồn họ, làm cho họ đáng hưởng ơn bất tử hạnh phúc hơn (Kn 3,1-4;19; 5,15-16; 6, 15-21) (Lm Nguyễn Ngọc Rao, Sđd tr 44). Vì vậy, các thử thách và cái chết không phải là hình phạt của Thiên Chúa dành cho người công chính. Tư tưởng này đã giải quyết được vấn nạn của sách Gióp về vấn đề đau khổ mà người công chính phải chịu và công trạng của họ trong việc thực hành nhân đức trong đời sống đức tin. Từ đó, sách Khôn Ngoan mở ra cho con người một chân trời mới về một cuộc sống mai hậu tuỳ vào sự thưởng phạt của Thiên Chúa công minh.
2.2. Thiên Chúa thưởng phạt người lành kẻ dữ
Chiều kích thứ hai mà sách Khôn ngoan đề cập đến cách hiển nhiên là vấn đề thưởng phạt của Thiên Chúa trước các hành động mà con người đã làm khi ở trần thế. Nói cách khác, đó là số phận của mỗi cá nhân trước toà phán xét của vị Thiên Chúa công minh và ngay thẳng trong vai trò là một Thẩm phán. Viễn ảnh cánh chung của sách Khôn ngoan trả lời cho sách Gióp cũng như những hiền nhân trước ông về số phận của người công chính và kẻ bất lương.
Thứ nhất, tác giả cho ta thấy số phận đích thực của những người công chính không hệ tại ở đời này nhưng là ở đời sau. Họ đã gắn bó với Thiên Chúa ở đời này, sống nhân đức và khôn ngoan, nên khi sang thế giới bên kia, họ được gần Thiên Chúa và được kể vào số con cái của Ngài và được chia sẻ số phận của các thánh: “Quả vậy, cố gắng làm điều lành, sẽ đạt tới thành quả rực rỡ, vì lẽ trí khôn ngoan là cội rễ không thể nào hư hoại” (Kn3,15); hay “Những ai trung thành sẽ được Người yêu thương, và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn” (Kn3,9b); hay “Thế sao họ lại được kể là con cái Thiên Chúa. Và được chung phần với các thánh nhân” (Kn5,5). Hơn thế nữa, Thiên Chúa cũng sẽ ban thưởng cho họ nhiều quyền và ân ban cao quý khác như quyền trên các dân tộc và ban triều thiên: “Họ sẽ xét xử muôn dân, và thống trị muôn nước. Và Đức Chúa sẽ là Vua của họ đến muôn đời” (Kn3,8); “Quả vậy họ sẽ lãnh nhận triều thiên vinh quang dành cho bậc vương giả, và ngọc miện rực rỡ chói ngời từ bàn tay Đức Chúa” (Kn 5,16). Tất cả chỉ là ân ban nhưng không mà Thiên Chúa dành cho những người công chính với những đau khổ và thử thách họ đã ganh chịu: “Đó chính là cách Người ban ơn, thương xót những kẻ Người tuyển chọn, và viếng thăm các thánh của Người” (Kn 4,15).
Thứ đến, tác giả sách Khôn Ngoan cho ta thấy số phận của những kẻ vô đạo bên kia cái chết, họ sẽ bị Thiên Chúa đẩy vào chỗ diệt vong trong đau đớn và cực hình: “Rồi sẽ đến lúc chúng thành thây ma, không ai ngó ngàng tới, và mãi mãi chúng sẽ là đồ bị lăng mạ giữa các vong nhân” (Kn 4,19); hay “Nhưng quân vô đạo sẽ chịu cực hình, xứng với những gì chúng đã suy tưởng, vì chúng đã khinh miệt người công chính, và lìa bỏ Đức Chúa”(Kn 3,10).
Và như thế, số phận của những người này sẽ bi đát hơn khi bị đẩy vào chốn diệt vong và bị người ta quên lãng: “Vì Người sẽ xô chúng bổ nhào, không kịp kêu một tiếng. Người đánh bật chúng đi, huỷ diệt chúng đến cùng. Và chúng sẽ phải chịu nhiều thống khổ. Chẳng còn ai thèm nhớ đến chúng” (Kn 4,20).
Vấn đề thưởng phạt trên, phần nào trả lời được các vấn nạn của sách Gióp về những thử thách, đau khổ mà người công chính phải gánh chịu và câu trả lời cho số phận của phường vô đạo. Và như thế, chúng ta vẫn tìm thấy được một vị Thiên Chúa công bình trong sách Khôn Ngoan.
Tuy nhiên, các giáo huấn của sách khôn ngoan chưa mặc khải cách minh nhiên về vấn đề thân xác sống lại hay về tình trạng của con người ở đời sau. Nhưng qua một vài dữ kiện mà sách Khôn Ngoan đề cập đến cho phép chúng ta nghĩ rằng đó là những khai mào cho một sự mạc khải về sự phục sinh thân xác như: “Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy” ( Kn 3,7). Ý tưởng này giống Đn 2,2-3: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy, người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời” mà đoạn này của Đa-ni-en lại nói về sự phục sinh thân xác. Từ đó ta có thể nối kết qua Tân ước trong cùng một chủ đề này với Mt 13,43 ‘Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời trong Nước của Cha họ” (X. Sđd, tr 45).
Tóm lại, giáo huấn của sách Khôn Ngoan về cánh chung học giúp trả lời vấn nạn của sách Gióp về số phận của người công chính và tương lai của họ sau khi trải qua những thanh luyện ở đời này. Thực vậy, nếu con người thực thi nhân đức, là sống trung thành với Thiên Chúa thì phần thưởng của họ sẽ là sự bất tử, hiểu như là sống gần kề với Thiên Chúa trong tình yêu, còn cuộc sống của người vô đạo (kẻ ác) thì không được như thế, và bị đẩy vào âm phủ, phải tiêu vong vĩnh viễn (X. Lm Vũ Phan Long, Sđd, tr.151). Tuy nhiên, phải đợi đến thời Tân Ước với Đức Giêsu, chúng ta mới có được sự mạc khải đầu đủ hơn về giá trị của đau khổ và số phận của người lành và kẻ dữ.
3. Câu trả lời nơi Đức Giêsu Kitô
Bước sang thời Tân Ước qua các giáo huấn của Đức Giêsu su thì vấn đề sự dữ và đau khổ được nhìn nhận dưới một ánh sáng mới làm rõ hơn giáo huấn của sách Khôn Ngoan.
Thứ nhất, Tân Ước phủ nhận nhận đau khổ do tội lỗi gây nên. Các đoạn Tin Mừng đề cập đến đau khổ và sự dữ, ta thấy Chúa Giêsu đã không chấp nhận cách giải thích truyền thống về nguồn gốc của đau khổ và sự dữ là do tội lỗi gây ra. Trong câu chuyện người mù bẩn sinh ở Tin Mừng Gioan, người ta thắc mắc với Ngài: “Thưa thầy, ai đã phạm tội khiến người nay sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta? Đức Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, chũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (x. Ga 9,1-3), rồi ở câu chuệyn 18 người bị thấp Si-lô-ác đè chết (Lc 13,4-6), Chúa Giêsu cũng đã quả quyết đó không phải do tội lỗi của họ. Tuy vậy, chúng ta thấy Chúa Giêsu phủ nhận quan điểm truyền thống, nhưng vẫn chưa trực tiếp trả lời về nguồn gốc của sự dữ và đau khổ.
Thứ đến chúng ta thấy, Đức Giêsu chống lại sự dữ và đau khổ. Trong hành trình rao giảng của Ngài, chúng ta thấy Ngài đã trừ quỹ, chữa bệnh tật cho người ta, cho kẻ chết sống lại…Hơn nữa, chính Đưc Giêsu cũng đã phải cam chịu đau khổ, nhất là những lo toan trước cái chết trong vười Cây dầu: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được…”(Mc 14,33-34; Mt 26,33-38). Kế đến, chúng ta nhận thấy Đức Giê-su đã bị cũng bắt bằng nụ hôn phản bội của chính người môn đệ thân tín của mình. Chắc không có nỗi đau nào lớn hơn. Đức Giê-su không chỉ chịu đau đớn nơi thân xác mà còn chịu đau khổ trong tâm hồn khi bị Giuđa phản bội, Phêrô chối từ, các môn đệ bỏ trốn, dân chúng sỉ nhục, bị nhổ vào mặt. (x.Mt 26: 47 -56; Lc 22: 47 -53; Ga 18: 3-11).
Đức Giê-su cũng đã cảm nghiệm được sự cô đơn tột cùng trong đau khổ và thất vọng và kêu xin Thiên Chúa như thế: “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14,36; Mt 36,42; Lc 22,42). Sau đó, là những nỗi thống khổ mà Ngài phải liên tiếp hứng chịu từ sự giả man của quân lính, trên đường lên Núi Sọ để chịu chết (x. Mt 27: 27 -31; Ga 19: 2-3; Mt 27: 32 -33; Lc 23: 26. 33; Ga 19: 16 b-17). Nhưng có thể nói cái chết nhục nhã của Đức Giêsu trên thập giá, cái chết của một người công chính giống như cái chết của một tội nhân thật là đau đớn và nhục nhã (x. Mt 27: 34 -38; Lc 23: 33 -34. 38; Ga 19: 18 -24). Và như thế, đau khổ của Đức Giêsu mới có những giá trị giải thoát chúng ta: Thiên Chúa đã dùng các vết thương của Đức Giêsu Kitô mà chữa lành các vết thương của chúng ta (x. 1Pr 2:24), và nhờ chính những gian khổ của Người, Thiên Chúa đã đưa dẫn loài người tới nguồn ơn cứu độ (x. Dt 2:10).
Vậy, qua Đức Giêsu và những đau khổ cực hình của Ngài trong mầu nhiệm thập giá, người Kitô hữu đã có được câu trả lời cho những đau khổ và sự dữ có thể xẩy đến với mình. Đức Giêsu đã gánh chịu nỗi khổ đau tột cùng của phận người như chúng ta. Một Thiên Chúa đã trở nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Và quyền năng của Chúa Cha đã giải cứu Ngài khỏi sự dữ và khau khổ và cho Ngài Phục sinh vinh hiển. Ngài đã chiến thắng dự dữ, đau khổ và cái chết vì đã đương đầu với nó. Nhờ thế, Ngài trở thành gương mẫu cho chúng ta trong đời sống đức tin, chúng ta kiên tâm thì sẽ được cứu. Ngài đã mở cho ta một cách cửa hy vọng vào những phần thưởng lớn lao mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho những ai chịu đau khổ trong yêu mến.
Hơn nữa, khi Đức Giêsu chịu đau khổ thử thách Chúa Cha đã không bỏ rơi Ngài và chúng ta tin rằng trong các đau khổ, thử thách của chúng ta Thiên Chúa không để chúng ta phải cam chịu một mình. Ngài sẽ đỡ lấy và cùng gánh chịu với chúng ta. Điều này, người viết nhận thấy rất rõ nơi một số người đang sống trong đau khổ. Trường hợp gia đình ông Liên ở trên là một ví dụ, họ vẫn can đảm sống và vẫn bám víu vào Chúa. Nhờ ơn Chúa họ mới có thể vui sống trong đau khổ như thế được.
4.Kết luận
Cuộc sống của chúng ta vẫn luôn có người lành và kẻ dữ, và sự bất công, khổ đau vẫn luôn xảy đến với người lành thánh. Vì tiếng lương tâm và nhất là vì Tin Mừng của Đức Kitô, người tín hữu luôn phải gánh chịu những bất công, đau khổ và thua thiệt trong cuộc sống. Chúa Giêsu không ban một thứ thuốc miễn dịch cho những người tin vào Ngài, để con cái họ không bao giờ đau ốm, việc làm ăn của họ không bao giờ thất bại, hay họ sẽ không bao giờ gặp hoạn nạn. Nếu Ngài làm như vậy, thế giới này sẽ đầy những Kitô hữu chỉ biết lợi dụng “ngồi chờ sung rụng’. Vì thế, vấn đề đau khổ vẫn mãi mãi là một huyền nhiệm vượt quá trí khôn của chúng ta. Vấn nạn đã được đặt ra cho con người thời đại của ông Gióp đã được sách Khôn Ngoan cho chúng ta những tia sáng mới để hiểu vấn đề, nhưng nó vẫn còn là một câu hỏi lớn, đặt ra cho con người ngày nay trong cuộc sống hiện sinh.
Trên phương diện lý thuyết, khi nhìn vấn đề đau khổ và dự dữ chúng ta có thể đón nhận nó, nhưng thực tế khi đối diện với chúng, con người thường bế tắc, nếu không muốn nói là khó có thể chấp nhận vì sự phủ phàng của đau khổ. Tuy nhiên, trong đời sống đức tin chúng ta có thể đón nhận đau khổ trong tình yêu, vì chúng ta có Đức Kitô và vị Thầy duy nhất đã dạy cho chúng ta bài học đau khổ vì Ngài đã chiến thắng đau khổ và cái chết. Chỉ cùng Ngài, với Ngài và trong Ngài, chúng ta mới có được những hy vọng vào một cuộc sống tốt lành mai sau và xem các đau khổ thử thách dưới lăng kính lạc quan hơn “thanh luyện” và “lập công” cho chính mình và cho kẻ khác vì lòng yêu mến Chúa, như thánh Phêrô đã dạy: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ’ (1Pr 4,13). Và như thế, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận “đánh cuộc” của Pascal thay vì phải hư mất trong lối sống bi quan hay thác loạn.
Sau cùng, nếu ơn cứu độ mà Chúa Giêsu ban tặng là lời mời gọi "chịu đựng đau khổ trong yêu thương", ơn ấy kêu gọi chúng ta đón nhận đau khổ của mình với sự giúp đỡ và an ủi của những người yêu mến chúng ta, đồng thời giúp anh chị em đón nhận đau khổ của họ với sự cảm thông và yêu thương. Đây cũng là bài học cho người viết đang trên hành trình bước theo Đức Kitô với những đòi hỏi của đời môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, mang thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).
Văn Hóa
Yêu là chiến thắng
A.P Mặc Trầm Cung
09:40 26/03/2010
Chúa Nhật Lễ Lá - Năm C – 2010
Chúa gọi con tiến lên Đền Thánh,
Tưởng cùng Ngài hưởng cảnh vinh quang.
Hân hoan con bước lên đàng,
Theo Ngài tìm chút huy hòang danh thơm.
Nhưng vinh quang chập chờn đâu thấy,
Chỉ thấy toàn gậy gộc giáo gươm.
Thấy cảnh ô nhục đau thương,
Nhìn Thầy bị bắt như phường tội gian.
Con hoảng hốt hoang mang cực độ,
Mau thoát thân, kẻo lộ, vạ lây.
Con đâu dính dáng đến Thầy,
“Tôi đâu có biết ông này là ai”.
Dạ con người sớm mai đon đả,
Lòng thế nhân chiều đã đổi thay.
Hôm qua “Vạn Tuế” mừng Thầy,
Hôm nay hò hét như bầy sói lang.
Chúa im lặng sẵn sàng đón nhận,
Thánh Ý Cha phấn chấn tâm linh.
Xin vâng nhận lấy cực hình,
Hận thù thay thế bằng tình bao dung.
Dâng của lễ tín trung quả cảm,
Bằng tình yêu can đảm kiên cường.
Tình yêu phủ lấp đau thương,
Hủy diệt sự chết mở đường hồi sinh.
Chiến thắng khắp cả sinh linh,
Không bằng chiến thắng thân mình người ơi!
Tình Yêu vượt thắng trùng khơi…
Chúa gọi con tiến lên Đền Thánh,
Tưởng cùng Ngài hưởng cảnh vinh quang.
Hân hoan con bước lên đàng,
Theo Ngài tìm chút huy hòang danh thơm.
Nhưng vinh quang chập chờn đâu thấy,
Chỉ thấy toàn gậy gộc giáo gươm.
Thấy cảnh ô nhục đau thương,
Nhìn Thầy bị bắt như phường tội gian.
Con hoảng hốt hoang mang cực độ,
Mau thoát thân, kẻo lộ, vạ lây.
Con đâu dính dáng đến Thầy,
“Tôi đâu có biết ông này là ai”.
Dạ con người sớm mai đon đả,
Lòng thế nhân chiều đã đổi thay.
Hôm qua “Vạn Tuế” mừng Thầy,
Hôm nay hò hét như bầy sói lang.
Chúa im lặng sẵn sàng đón nhận,
Thánh Ý Cha phấn chấn tâm linh.
Xin vâng nhận lấy cực hình,
Hận thù thay thế bằng tình bao dung.
Dâng của lễ tín trung quả cảm,
Bằng tình yêu can đảm kiên cường.
Tình yêu phủ lấp đau thương,
Hủy diệt sự chết mở đường hồi sinh.
Chiến thắng khắp cả sinh linh,
Không bằng chiến thắng thân mình người ơi!
Tình Yêu vượt thắng trùng khơi…
Lời sám hối bên vệ đường
M. Madalena
10:36 26/03/2010
(Người đáp: “Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên” Lc 19, 40)
Con đứng bên đường,
Nhìn dòng người xuôi ngược,
Tăm tối miệt mài kiếm tìm một chút hư danh.
Con đứng bên đường,
Nhìn dòng người hối hả.
Đam mê chức quyền, bạc tiền quyết đua tranh.
Con đứng bên đường,
Lòng u hoài khắc khoải.
Cay đắng ngậm ngùi mong tìm một chút hương xưa.
Ai đến bên đường,
Nhìn con đầy âu yếm,
Hòn đá bên đường sụt sùi nước mắt ăn ăn.
Ngài đến bên con,
Nhìn con hiền từ nhân ái,
Ngài đến bên con, dìu con nốt quãng đường trần.
Đường Can-vê,
Đường tình yêu, gập ghềnh sỏi đá,
Hòn đá bên đường bùi ngùi khúc hát tri ân.
Con tung hô Chúa: “Vạn Tuế”. Ngài là Vua Tình Yêu.
Con tung hô Chúa: “Vạn Tuế”. Ngài là Vua Nhân Từ.
Hòn đá bên đường sụt sùi nước mắt ăn ăn.
Hòn đá bên đường bùi ngùi khúc hát tri ân.
Con đứng bên đường,
Nhìn dòng người xuôi ngược,
Tăm tối miệt mài kiếm tìm một chút hư danh.
Con đứng bên đường,
Nhìn dòng người hối hả.
Đam mê chức quyền, bạc tiền quyết đua tranh.
Con đứng bên đường,
Lòng u hoài khắc khoải.
Cay đắng ngậm ngùi mong tìm một chút hương xưa.
Ai đến bên đường,
Nhìn con đầy âu yếm,
Hòn đá bên đường sụt sùi nước mắt ăn ăn.
Ngài đến bên con,
Nhìn con hiền từ nhân ái,
Ngài đến bên con, dìu con nốt quãng đường trần.
Đường Can-vê,
Đường tình yêu, gập ghềnh sỏi đá,
Hòn đá bên đường bùi ngùi khúc hát tri ân.
Con tung hô Chúa: “Vạn Tuế”. Ngài là Vua Tình Yêu.
Con tung hô Chúa: “Vạn Tuế”. Ngài là Vua Nhân Từ.
Hòn đá bên đường sụt sùi nước mắt ăn ăn.
Hòn đá bên đường bùi ngùi khúc hát tri ân.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hát Khúc Xuân Ca
Lê Trị
22:13 26/03/2010
HÁT KHÚC XUÂN CA
Ảnh của Lê Trị
Nghe như xuân đã về đâu đó
Vẳng tiếng chim con hót dịu dàng.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền