Phụng Vụ - Mục Vụ
Sức mạnh huỷ diệt của tội lỗi
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
10:01 25/03/2019
Chúa Nhật III Mùa Chay C 2019: Sức mạnh huỷ diệt của tội lỗi
Lời mở: Trong phần thứ hai của sứ điệp mùa chay 2019, ĐTC Phanxicô mời gọi chúng ta suy niệm về “sức mạnh huỷ hoại của tội lỗi”. Các bài Kinh Thánh hôm nay như mời gọi chúng ta tìm hiểu về sức mạnh đó ẩn sâu trong con người cũng như đang diễn tả trong đời sống chúng ta như thế nào.
1. Nguồn gốc tội lỗi là con người cắt đứt với nguồn hiện hữu
Trước hết, tội lỗi bắt nguồn từ việc con người chối bỏ và cắt đứt với Thiên Chúa là nguồn hiện hữu.
Trong Bài đọc I (x. Xh 3,1-8. 13-15), sách Sáng Thế đã giới thiệu cho chúng ta Thiên Chúa là Đấng Hiện Hữu, khi Ngài hiện ra với ông Môsê trên núi Khoreb, để nhắc nhở chúng ta rằng tất cả những gì “đang có” đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Chính Ngài là nguồn của sự sống, hạnh phúc, tình yêu, quyền năng, nguồn của chân thiện mỹ, muôn vàn ân huệ và ơn cứu độ. Ngài đã chia sẻ những gì mình có cho mọi loài như chúng ta đã suy niệm trong tuần trước.
Nhưng trong thời đại gần đây, người ta muốn chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Một trong những giả thuyết gây nên sự chối bỏ ấy, đó là Thuyết Tiến hoá của Darwin (1809-1882). Rất nhiều ý thức hệ và chủ nghĩa đã dựa vào giả thuyết này như một tiền đề để xác định rằng: vạn vật, và ngay cả những gì thuộc về tinh thần, đều bắt nguồn từ sự tiến hoá ngẫu nhiên của vật chất chứ không phải do tác động của một ai khác sáng tạo nên.
Chúng ta ôn lại một chút khoa học: cách đây hơn 14 tỉ năm, vụ nổ Big Bang đã hình thành nên hàng trăn ngàn thiên hà, một trong số đó có thiên hà của chúng ta với khoảng 400 triệu ngôi sao. Một trong các sao đó là mặt trời xuất hiện cách đây khoảng 12 tỉ năm. Mặt trời nổ ra, tạo nên những hành tinh xoay quanh nó, trong đó có trái đất của chúng ta xuất hiện trước đây khoảng 8 tỉ năm. Khối vật chất nóng rực của mặt trời có những chất khí Oxy, Hydro, Nitơ và các chất khác. Hydro kết hợp với Oxy tạo thành nước bao quanh trái đất làm cho nó nguội dần. Những chất khác phối hợp với nhau ngày càng phức tạp thành các chất vô cơ, rồi đến các chất hữu cơ.
Cách đây đúng 1 tỉ năm, tế bào đầu tiên có sự sống xuất hiện, tự sinh sản rồi phối hợp với nhau tạo nên những đa bào như tảo, rong biển, rồi tiến hoá thành những con cá ở dưới nước. Một số con cá tiến hoá như các con nòng nọc lên sống trên cạn tạo nên những sinh vật hạ đẳng, rồi tiến hoá thành những con vật lớn hơn, phức tạp hơn, nhất là loài linh trưởng cách đây khoảng 85 triệu năm, các loài khỉ dạng người cách đây 20 triệu năm, và loài tinh tinh gần với con người nhất cách đây khoảng 5-8 triệu năm. Tổ tiên loài người là những sinh vật có não bộ lớn so với khỉ, biết sử dụng công cụ xuất hiện ở Đông Phi trong khoảng vài triệu năm trước đây. Cuối cùng cách đây 40 ngàn năm xuất hiện con người biết suy tư (homo sapiens) là chúng ta (x. Bs A. Roberts, Atlas giải phẫu cơ thể người, NXB Y học, 2015, tr.12-15).
Giả thuyết này cho rằng tất cả vạn vật tiến hoá hoàn toàn do ngẫu nhiên. Ý thức hệ Hiện sinh và Cộng sản đã dùng ngay giả thuyết khoa học đó để chối bỏ nguồn của hiện hữu là Thiên Chúa. Nhiều người hiện nay, nhất là các em học sinh, sinh viên trong đất nước chúng ta, tin thuyết tiến hoá như là một chủ thuyết của khoa học, một sự thật trong đời sống mà không ngờ đó chỉ là một giả thuyết và giả thuyết này đang bị các nhà khoa học chống đối kịch liệt vì nó phản khoa học, tự mâu thuẫn và gây tác hại nặng nề trong đời sống con người (x. Thuyết tiến hoá của Darwin: đã đến lúc phải chấm dứt sự lừa dối vĩ đại, bài trên You Tube, ngày 1/1/2018; bài 9 lý do chứng minh thuyết tiến hoá của Darwin sai, You Tube, ngày 14/10/2018…).
Chính Darwin, trong chương 9 cuốn sách nổi tiếng của ông “Về nguồn gốc của các loài” viết năm 1859 đã viết rằng: cái khó khăn nhất là không tìm ra bằng chứng nào cho thấy sự chuyển tiếp giữa loài này với loài khác. Người ta đã đào bới khắp các nơi để tìm hoá thạch trong các tầng địa chất để xem có loài nào chuyển tiếp giữa các loài hay giữa con khỉ với con người mà không tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.
Ảnh hưởng của giả thuyết này đã gây ra những hậu quả nặng nề trong thái độ và hành vi của con người đối xử với nhau cũng như đối với vạn vật vì một khi không nhìn nhận Thiên Chúa như nguồn của mọi hiện hữu, con người sẽ tự cho mình là tiêu chuẩn cuối cùng và không bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ đạo đức hay luân lý nào. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rõ điều đó trong sứ điệp Mùa Chay 2019: “Tội lỗi phá huỷ sự hiệp thông với Thiên Chúa, với những người khác và với thế giới thụ tạo.…Tội lỗi dẫn con người tới chỗ coi mình như chúa tể của thế giới thụ tạo, cảm thấy mình như là chủ nhân ông tuyệt đối của nó”. Như thế, nguồn gốc tội lỗi bắt nguồn từ việc chối bỏ Thiên Chúa trong đời sống con người.
2. Con người chạy theo những sở hữu để thoả mãn tham vọng và dục vọng
Qua Bài đọc II (x. 1Cr 10,1-6.10-12), thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương, giống như cha ông người Do Thái, đã ở dưới đám mây, cùng uống nước thần thiêng chảy ra từ tảng đá, ăn bánh linh thiêng từ trời rơi xuống. Nhưng hầu hết họ đã chết trong sa mạc. “Những sự việc ấy xảy ra để làm bài học răn dạy chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như cha ông chúng ta”. Quả thật, khi chối bỏ Thiên Chúa là nguồn của hiện hữu, con người đi tìm những sở hữu. Rồi khi nghĩ rằng mình có nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, có tài năng, thậm chí có đức hạnh, thì mình không cần ai cả, vì “có tiền mua tiên cũng được”. Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo: “Não trạng muốn có được tất cả và ngay tức khắc, cũng như càng ngày càng phải nhiều hơn, sẽ giành thế thượng phong”.
Người ta không hiểu rằng tất cả những sở hữu theo tham vọng và dục vọng ấy, khi chúng gắn với con người thì sẽ tàn tạ, hư hại theo con người vì chúng không thể tồn tại nếu tách ra khỏi nguồn hiện hữu là Thiên Chúa. Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở chúng ta rằng: “Giá trị con người hệ tại ở “cái mình là” hơn ở “cái mình có”, ở mặt hiện hữu hơn ở mặt sở hữu (x. Hiến chế Gaudium et Spes, số 35). Mỗi người chúng ta quên đi đời sống tinh thần của mình: chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, nên có thể sống mãi, trẻ mãi, đẹp mãi vì tình yêu, sự sống, chân thiên mỹ đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Nếu ta cứ đi tìm sở hữu, ta sẽ chết theo những tham vọng và dục vọng của mình. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Ai tưởng mình đang đứng vững, hãy coi chừng kẻo ngã”.
Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm (x. Lc 13,1-9) hôm nay mời gọi ta suy nghĩ về việc những người Galilê bị Philatô giết khi họ đang dâng lễ trong đền thờ, hay 18 người ở Giêrusalem bị tháp Siloac đổ xuống đè chết. Ngài nói rằng: “Các ông tưởng những con người bị chết như vậy tội lỗi hơn tất cả những người ở Galilê hay ở Giêrusalem sao. Tôi nói rằng, không phải thế. Nhưng nếu các ông không sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy”. Chúa Giêsu cảnh báo để chúng ta tìm về được nguồn hiện hữu của mình là Thiên Chúa, để tất cả những gì chúng ta đang nhận được từ Ngài sẽ tồn tại mãi mãi.
Lời kết: Nối lại được sự hiệp thông với Thiên Chúa, chúng ta cũng sẽ nối lại sự hiệp thông với con người và vạn vật. Nối lại sự hiệp thông với Chúa là chúng ta làm cho sức mạnh huỷ diệt của tội lỗi do ma quỷ gây nên bị suy yếu và tàn tạ. Dù chúng ta có thể chỉ là những con người yếu đuối, giống như cây vả chưa có trái, nhưng với lòng sám hối và sự trợ giúp của Thánh Thần, chắc chắn chúng ta sẽ sinh ra những trái ngọt. Nhất là khi chúng ta biến những gì mình sở hữu, vật chất cũng như tài năng tinh thần, thành những dụng cụ của lòng thương xót khi chia sẻ cho những anh chị em yếu kém, nghèo khổ, tật bệnh quanh ta.
Lời mở: Trong phần thứ hai của sứ điệp mùa chay 2019, ĐTC Phanxicô mời gọi chúng ta suy niệm về “sức mạnh huỷ hoại của tội lỗi”. Các bài Kinh Thánh hôm nay như mời gọi chúng ta tìm hiểu về sức mạnh đó ẩn sâu trong con người cũng như đang diễn tả trong đời sống chúng ta như thế nào.
1. Nguồn gốc tội lỗi là con người cắt đứt với nguồn hiện hữu
Trước hết, tội lỗi bắt nguồn từ việc con người chối bỏ và cắt đứt với Thiên Chúa là nguồn hiện hữu.
Trong Bài đọc I (x. Xh 3,1-8. 13-15), sách Sáng Thế đã giới thiệu cho chúng ta Thiên Chúa là Đấng Hiện Hữu, khi Ngài hiện ra với ông Môsê trên núi Khoreb, để nhắc nhở chúng ta rằng tất cả những gì “đang có” đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Chính Ngài là nguồn của sự sống, hạnh phúc, tình yêu, quyền năng, nguồn của chân thiện mỹ, muôn vàn ân huệ và ơn cứu độ. Ngài đã chia sẻ những gì mình có cho mọi loài như chúng ta đã suy niệm trong tuần trước.
Nhưng trong thời đại gần đây, người ta muốn chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Một trong những giả thuyết gây nên sự chối bỏ ấy, đó là Thuyết Tiến hoá của Darwin (1809-1882). Rất nhiều ý thức hệ và chủ nghĩa đã dựa vào giả thuyết này như một tiền đề để xác định rằng: vạn vật, và ngay cả những gì thuộc về tinh thần, đều bắt nguồn từ sự tiến hoá ngẫu nhiên của vật chất chứ không phải do tác động của một ai khác sáng tạo nên.
Chúng ta ôn lại một chút khoa học: cách đây hơn 14 tỉ năm, vụ nổ Big Bang đã hình thành nên hàng trăn ngàn thiên hà, một trong số đó có thiên hà của chúng ta với khoảng 400 triệu ngôi sao. Một trong các sao đó là mặt trời xuất hiện cách đây khoảng 12 tỉ năm. Mặt trời nổ ra, tạo nên những hành tinh xoay quanh nó, trong đó có trái đất của chúng ta xuất hiện trước đây khoảng 8 tỉ năm. Khối vật chất nóng rực của mặt trời có những chất khí Oxy, Hydro, Nitơ và các chất khác. Hydro kết hợp với Oxy tạo thành nước bao quanh trái đất làm cho nó nguội dần. Những chất khác phối hợp với nhau ngày càng phức tạp thành các chất vô cơ, rồi đến các chất hữu cơ.
Cách đây đúng 1 tỉ năm, tế bào đầu tiên có sự sống xuất hiện, tự sinh sản rồi phối hợp với nhau tạo nên những đa bào như tảo, rong biển, rồi tiến hoá thành những con cá ở dưới nước. Một số con cá tiến hoá như các con nòng nọc lên sống trên cạn tạo nên những sinh vật hạ đẳng, rồi tiến hoá thành những con vật lớn hơn, phức tạp hơn, nhất là loài linh trưởng cách đây khoảng 85 triệu năm, các loài khỉ dạng người cách đây 20 triệu năm, và loài tinh tinh gần với con người nhất cách đây khoảng 5-8 triệu năm. Tổ tiên loài người là những sinh vật có não bộ lớn so với khỉ, biết sử dụng công cụ xuất hiện ở Đông Phi trong khoảng vài triệu năm trước đây. Cuối cùng cách đây 40 ngàn năm xuất hiện con người biết suy tư (homo sapiens) là chúng ta (x. Bs A. Roberts, Atlas giải phẫu cơ thể người, NXB Y học, 2015, tr.12-15).
Giả thuyết này cho rằng tất cả vạn vật tiến hoá hoàn toàn do ngẫu nhiên. Ý thức hệ Hiện sinh và Cộng sản đã dùng ngay giả thuyết khoa học đó để chối bỏ nguồn của hiện hữu là Thiên Chúa. Nhiều người hiện nay, nhất là các em học sinh, sinh viên trong đất nước chúng ta, tin thuyết tiến hoá như là một chủ thuyết của khoa học, một sự thật trong đời sống mà không ngờ đó chỉ là một giả thuyết và giả thuyết này đang bị các nhà khoa học chống đối kịch liệt vì nó phản khoa học, tự mâu thuẫn và gây tác hại nặng nề trong đời sống con người (x. Thuyết tiến hoá của Darwin: đã đến lúc phải chấm dứt sự lừa dối vĩ đại, bài trên You Tube, ngày 1/1/2018; bài 9 lý do chứng minh thuyết tiến hoá của Darwin sai, You Tube, ngày 14/10/2018…).
Chính Darwin, trong chương 9 cuốn sách nổi tiếng của ông “Về nguồn gốc của các loài” viết năm 1859 đã viết rằng: cái khó khăn nhất là không tìm ra bằng chứng nào cho thấy sự chuyển tiếp giữa loài này với loài khác. Người ta đã đào bới khắp các nơi để tìm hoá thạch trong các tầng địa chất để xem có loài nào chuyển tiếp giữa các loài hay giữa con khỉ với con người mà không tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.
Ảnh hưởng của giả thuyết này đã gây ra những hậu quả nặng nề trong thái độ và hành vi của con người đối xử với nhau cũng như đối với vạn vật vì một khi không nhìn nhận Thiên Chúa như nguồn của mọi hiện hữu, con người sẽ tự cho mình là tiêu chuẩn cuối cùng và không bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ đạo đức hay luân lý nào. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rõ điều đó trong sứ điệp Mùa Chay 2019: “Tội lỗi phá huỷ sự hiệp thông với Thiên Chúa, với những người khác và với thế giới thụ tạo.…Tội lỗi dẫn con người tới chỗ coi mình như chúa tể của thế giới thụ tạo, cảm thấy mình như là chủ nhân ông tuyệt đối của nó”. Như thế, nguồn gốc tội lỗi bắt nguồn từ việc chối bỏ Thiên Chúa trong đời sống con người.
2. Con người chạy theo những sở hữu để thoả mãn tham vọng và dục vọng
Qua Bài đọc II (x. 1Cr 10,1-6.10-12), thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương, giống như cha ông người Do Thái, đã ở dưới đám mây, cùng uống nước thần thiêng chảy ra từ tảng đá, ăn bánh linh thiêng từ trời rơi xuống. Nhưng hầu hết họ đã chết trong sa mạc. “Những sự việc ấy xảy ra để làm bài học răn dạy chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như cha ông chúng ta”. Quả thật, khi chối bỏ Thiên Chúa là nguồn của hiện hữu, con người đi tìm những sở hữu. Rồi khi nghĩ rằng mình có nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, có tài năng, thậm chí có đức hạnh, thì mình không cần ai cả, vì “có tiền mua tiên cũng được”. Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo: “Não trạng muốn có được tất cả và ngay tức khắc, cũng như càng ngày càng phải nhiều hơn, sẽ giành thế thượng phong”.
Người ta không hiểu rằng tất cả những sở hữu theo tham vọng và dục vọng ấy, khi chúng gắn với con người thì sẽ tàn tạ, hư hại theo con người vì chúng không thể tồn tại nếu tách ra khỏi nguồn hiện hữu là Thiên Chúa. Công Đồng Vaticanô II nhắc nhở chúng ta rằng: “Giá trị con người hệ tại ở “cái mình là” hơn ở “cái mình có”, ở mặt hiện hữu hơn ở mặt sở hữu (x. Hiến chế Gaudium et Spes, số 35). Mỗi người chúng ta quên đi đời sống tinh thần của mình: chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, nên có thể sống mãi, trẻ mãi, đẹp mãi vì tình yêu, sự sống, chân thiên mỹ đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Nếu ta cứ đi tìm sở hữu, ta sẽ chết theo những tham vọng và dục vọng của mình. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Ai tưởng mình đang đứng vững, hãy coi chừng kẻo ngã”.
Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm (x. Lc 13,1-9) hôm nay mời gọi ta suy nghĩ về việc những người Galilê bị Philatô giết khi họ đang dâng lễ trong đền thờ, hay 18 người ở Giêrusalem bị tháp Siloac đổ xuống đè chết. Ngài nói rằng: “Các ông tưởng những con người bị chết như vậy tội lỗi hơn tất cả những người ở Galilê hay ở Giêrusalem sao. Tôi nói rằng, không phải thế. Nhưng nếu các ông không sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy”. Chúa Giêsu cảnh báo để chúng ta tìm về được nguồn hiện hữu của mình là Thiên Chúa, để tất cả những gì chúng ta đang nhận được từ Ngài sẽ tồn tại mãi mãi.
Lời kết: Nối lại được sự hiệp thông với Thiên Chúa, chúng ta cũng sẽ nối lại sự hiệp thông với con người và vạn vật. Nối lại sự hiệp thông với Chúa là chúng ta làm cho sức mạnh huỷ diệt của tội lỗi do ma quỷ gây nên bị suy yếu và tàn tạ. Dù chúng ta có thể chỉ là những con người yếu đuối, giống như cây vả chưa có trái, nhưng với lòng sám hối và sự trợ giúp của Thánh Thần, chắc chắn chúng ta sẽ sinh ra những trái ngọt. Nhất là khi chúng ta biến những gì mình sở hữu, vật chất cũng như tài năng tinh thần, thành những dụng cụ của lòng thương xót khi chia sẻ cho những anh chị em yếu kém, nghèo khổ, tật bệnh quanh ta.
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần IV Mùa Chay C
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:44 25/03/2019
(Lc 15: 1-3.11-32)
NHÂN HẬU
Những người tội lỗi được mời,
Ăn năn hối cải, đổi đời canh tân.
Các thầy biệt phái dự phần,
Nghĩ mình công chính, không cần phải lo.
Dụ ngôn Chúa dậy thước đo,
Người con trai thứ, chia kho gia tài.
Tiêu pha xa xỉ sòng bài,
Ăn chơi phung phí, tiêu xài phá tan.
Đến khi sạch túi khóc than,
Bạn bè hất hủi, miên man khổ nghèo.
Vào miền xin chỗ chăn heo,
Muốn ăn cặn bã, đói meo trong lòng.
Hồi tâm hoán cải ước mong,
Trở về mái ấm, bên lòng cha yêu.
Quyết tâm dũ bỏ mọi điều,
Về nhà xin lỗi, con tiêu hết tiền.
Cha già đối xử nhân hiền,
Ôm con tha thứ, ân thiêng đổ tràn.
Người anh ghen tị trách than,
Công bằng phán đoán, thế gian nội tình.
Trong Mùa Chay, hầu như ai cũng thích nghe bài Phúc Âm nói về người con phung phá. Lại có số người nghĩ về lòng cha nhân hậu. Sau khi nghe câu truyện, chúng ta có nhiều cảm tình với người em phung phá hơn là người anh ghen tương ở nhà.
Người con phung phá gom góp tất cả tiền bạc và ra đi tiêu xài hoang phí. Anh tiêu hết tiền hết bạc bị bạn bè bỏ rơi, rồi thất nghiệp và rơi vào tình trạng điêu tàn. Đây là cơ hội tốt cho anh hồi tâm. Anh đã cảm nhận sự trống vắng, tồi tụy và cô đơn của mình. Anh đã thú nhận lỗi lầm và quyết định thay đổi cuộc sống. Anh can đảm quyết định đứng dậy trở về nhà cha, dù cha xử thế nào anh cũng chấp nhận. Đây là giây phút trọng đại và ân huệ trong đời. Xuống tới cùng tận khổ đau, anh nhận được tình cha yêu thương độ lượng và thứ tha để rồi làm lại cuộc đời. Quay đầu là bờ.
Còn người anh trưởng ở nhà với cha. Mọi sự của cha là của con. Khi người em trở về, vì ghen tị, anh đã có thái độ bất kính với cha. Chúng ta có thể hiểu được tâm trạng của người anh. Đây là một phản ứng rất tự nhiên, mà mỗi người chúng ta thường vấp phải. Khi có những người tội lỗi, ăn chơi trụy lạc hoặc lầm lạc trở về, chúng ta thường xì xèo và bàn tán. Đôi khi còn có những thái độ khinh bỉ đối với họ.
Trở về là một niềm vui. Chúa nói rằng một người tội lỗi hối cải trở về thì ngay cả các thiên thần trên trời cũng vui mừng. Truyện kể: Có một người du côn. Anh là võ sĩ trở lại đạo. Ngày kia người bạn của anh, gặp và hỏi anh: Tôi nghe anh mới tòng giáo, thật là tức cười. Anh nói: Sao lại tức cười chứ! Đó là điều tốt nhất mà. Người bạn nói: Nếu vậy, liệu anh xóa nổi chân tướng du côn cao bồi ngày trước chăng. Những vết sẹo trên mặt anh tố cáo tung tích của anh. Anh nói : Tôi không ngại chi về truyện đó. Những vết sẹo kia nay trở thành cửa sổ cho ơn Chúa tuôn đổ vào hồn tôi.
Khi chúng ta trở về cùng Chúa, cho dầu chúng ta đã phạm nhiều tội, nhưng khi tội lỗi đã được tha và có thể còn dấu vết của ký ức. Đây chính là dấu vết tình thương của Chúa. Thái độ của người cha già thật đáng trân trọng. Nhìn thấy con hoang trở về từ đàng xa thì vội chạy ra ôm hôn con hồi lâu. Cha đã hiểu và tha thứ tất cả. Cha xóa sạch lỗi lầm của con. Tình yêu thương nhân hậu của cha quá bao la. Tình yêu đã phủ lấp tất cả những lỗi lầm. Hãy trở về cùng Chúa, Chúa là Cha Nhân Hậu đang chờ đón chúng ta với cánh tay rộng mở.
THỨ HAI, TUẦN 4 MÙA CHAY
(Ga 4, 43-54).
ĐỨC TIN
Về miền Ga-lí-lê-a,
Đoàn dân đón tiếp, ngợi ca danh Người.
Một người quan chức đến nơi,
Xin Thầy cứu chữa, đôi lời van lơn.
Con trai đau liệt xanh dờn,
Còn đang hấp hối, lên cơn từng hồi.
Viên quan xót dạ khúc nhôi,
Lạy Thầy đến gấp, bồi hồi xót xa.
Chúa rằng ông hãy về nhà,
Con ông mạnh khỏe, hải hà Chúa thương.
Gia nhân đến đón trên đường,
Báo tin con mạnh, thần lương chữa lành.
Ông tin quyền phép Thánh Danh,
Thân bằng quyến thuộc, lòng thành tri ân.
Tuôn tràn đổ xuống hồng ân,
Muôn vàn phúc lộc, thế nhân hưởng nhờ.
THỨ BA, TUẦN 4 MÙA CHAY
(Ga 5, 1-3a. 5-16).
LÀNH BỆNH
Chúa lên Giê-rú-sa-lem,
Đến Bét-sai-đa, vào xem thoáng mau.
Mù lòa què quặt yếu đau,
Liệt lào bất toại, cùng nhau nguyện cầu.
Cái hồ nhỏ bé hơi sâu,
Một người đau liệt, nằm lâu đợi hờ.
Hơn ba mươi tám năm chờ,
Không ai giúp đỡ, xuống bờ hồ ngay.
Mỗi khi nước động lạ thay,
Ai mà xuống trước, cầu may chữa lành.
Chúa thương cứu chữa bình sanh,
Đứng lên vác chõng, thực hành ngay đi.
Những người Do-thái so bì,
Vào ngày Sa-bát, làm chi việc này?
Quyền năng Chúa chữa tỏ bày,
Bảo tôi vác chõng, là Thầy Giê-su.
THỨ TƯ, TUẦN 4 MÙA CHAY
(Ga 5, 17-30).
Ý CHA
Cha Ta làm việc không ngừng,
Ta luôn năng động, tôn xưng Danh Người.
Số người Do-thái dụ khơi,
Tìm xem bắt bẻ, mọi lời truyền rao.
Tố rằng phạm thượng thiên cao,
Ngang hàng Thiên Chúa, khơi mào quyền uy.
Phạm ngày Sa-bát phụ tùy,
Xưng mình Con Chúa, thực thi chữa lành.
Giê-su mạc khải thánh Danh,
Thi hành thiên ý, phúc lành Ngôi Con.
Chúa Cha yêu mến sắt son,
Mọi người thán phục, Chúa Con xuống đời.
Hy sinh mạng sống cứu người,
Chết đi sống lại, cao vời chí nhân.
Trao quyền xét xử gian trần,
Kính tôn một Chúa, thông phần vinh quang.
THỨ NĂM, TUẦN 4 MÙA CHAY
(Ga 5, 31-47).
SÁCH THÁNH
Chúa Cha làm chứng cho Ta,
Chứng minh xác thực, từ Cha trên trời.
Gio-an nhân chứng cho Người.
Là cây đèn sáng, soi đời trần gian.
Các ngươi vui hưởng thời gian,
Sai Ta bằng chứng, chứa chan ơn lành.
Hoàn thành công việc Cha ban,
Xuống trần mạc khải, sẻ san gọi mời.
Các ngươi chưa thấy mặt Người,
Cũng chưa nghe tiếng, từ trời phán ra.
Không tin vào Đấng là Ta,
Ta làm rạng sáng, danh Cha muôn đời.
Các ngươi dựa chứng người đời,
Khảo tra Sách Thánh, Ngôi Lời chứng minh.
Môi-sen tố cáo luận hình,
Chính Người đã viết, tường trình cứu sinh.
THỨ SÁU, TUẦN 4 MÙA CHAY
(Ga 7, 1-2.10.25-30).
THIÊN SAI
Chúa không đi lại trong vùng,
Sợ người Do-thái, đang lùng bủa vây.
Mừng ngày Lễ Trại nơi đây,
Anh em trẩy hội, có Thầy cùng đi.
Giê-su kín đáo lo chi,
Có người tìm giết, xầm xì khấu tâu.
Ông này xuất xứ từ đâu?
Mọi người biết rõ, từ lâu trong làng.
Đấng Ki-tô tới vẻ vang,
Chẳng ai thấu tỏ, lối đàng Người đi.
Chúa vào giảng đạo từ bi,
Phát ngôn lớn tiếng, sợ chi người làng.
Cha Ta sai đến mở đàng,
Trình bày chân lý, nhẹ nhàng phát huy.
Kêu mời dân chúng nghĩ suy,
Ý Cha thể hiện, thực thi cứu đời.
THỨ BẢY, TUẦN 4 MÙA CHAY
(Ga 7, 40-53).
ĐẤNG KITÔ
Nhóm dân kháo láo về Người,
Ông này là Đấng, từ trời hạ sinh.
Tiên tri cao cả cung đình,
Ki-tô Đấng Thánh, giáng sinh làm người.
Đám đông tranh luận đôi lời,
Be-lem phố nhỏ, nơi Ngài xuất thân.
Ga-li-lê Chúa ở gần,
Không ai biết rõ, thành phần ra sao?
Bất đồng ý kiến lao xao,
Số người định bắt, ra vào lắng lo.
Nhóm thầy Thượng tế thăm dò,
Cùng phe Biệt phái, theo phò ghét ghen.
Chê bai, dò thám, bon chen,
Hận thù giận dữ, phận hèn tiểu nhân.
Yêu thương cứu độ gian trần
Chúa đành hiến mạng, tinh thần phó dâng.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:50 25/03/2019
119. Khuyên người khác tu đức, nói năng lương thiện thì đi vòng vèo, nhưng bày tỏ sự lương thiện thì mới là đường tắt.
(Thánh Senica)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:54 25/03/2019
68. CHÂU CÔNG Ở ĐÂU
Có một cô dâu nọ sắp về nhà chồng, vừa khóc vừa hỏi chị dâu:
- “Cái chế độ kết hôn đáng chết tiệt này ai bày ra vậy ?”
Chị dâu nói cho cô ta biết:
- “Là Châu công đấy.”
Cô gái sắp về nhà chồng bèn khóc lớn lên và chửi Châu công. Đúng một tháng sau cô gái về thăm nhà bố mẹ và hỏi chị dâu:
- “Châu công ở đâu ?”
Chị dâu hỏi:
- “Em tìm ông ấy có chuyện gì ?”
Cô dâu nhỏ nhẹ nói với chị dâu:
- “Em muốn đan một đôi giày để cám ơn Châu công !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 68:
Có thứ thuốc nếm thì đắng nhưng uống vào thì thấy ngọt, có thứ thuốc rất đắng nhưng trị được bệnh, có thứ ăn ngon ngọt nhưng lại chết người, có thứ béo ngậy nhưng ăn là chết ngay...
Thử thách của Thiên Chúa thì như thuốc đắng dã tật cho chúng ta, biết chấp nhận thánh ý của Chúa để vui vẻ uống chén thuốc đắng thì giải thoát được những phiền muộn do tội lỗi đem đến...
Có những người Ki-tô hữu bị thử thách liên miên, bị liên miên là vì họ chưa thuộc bài, bị thử thách luôn là vì họ chưa nhận ra được thánh ý của Chúa qua thử thách, cứ chấp nhận thử thách cách vui vẻ thì thử thách qua mau và đem lại lợi ích cho phần hồn chúng ta, đó là bí quyết thành công của các thánh cũng như của những người muốn tiến nhanh trên đàng nhân đức trọn lành vậy.
Cô gái chửi Châu công vì bày ra cái chế độ kết hôn, (thực ra không phải do ông Châu công mà là do bởi Thiên Chúa, ông Châu công chẳng qua là bày ra các lễ nghi tục lệ trong việc cưới hỏi mà thôi), nhưng sau đó lại cám ơn Châu công vì việc cưới hỏi là chuyện tốt lành.
Thử thách nào cũng có giới hạn và kèm theo ân sủng của Chúa, cứ tin tưởng như thế thì kết quả sẽ rất tốt đẹp.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một cô dâu nọ sắp về nhà chồng, vừa khóc vừa hỏi chị dâu:
- “Cái chế độ kết hôn đáng chết tiệt này ai bày ra vậy ?”
Chị dâu nói cho cô ta biết:
- “Là Châu công đấy.”
Cô gái sắp về nhà chồng bèn khóc lớn lên và chửi Châu công. Đúng một tháng sau cô gái về thăm nhà bố mẹ và hỏi chị dâu:
- “Châu công ở đâu ?”
Chị dâu hỏi:
- “Em tìm ông ấy có chuyện gì ?”
Cô dâu nhỏ nhẹ nói với chị dâu:
- “Em muốn đan một đôi giày để cám ơn Châu công !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 68:
Có thứ thuốc nếm thì đắng nhưng uống vào thì thấy ngọt, có thứ thuốc rất đắng nhưng trị được bệnh, có thứ ăn ngon ngọt nhưng lại chết người, có thứ béo ngậy nhưng ăn là chết ngay...
Thử thách của Thiên Chúa thì như thuốc đắng dã tật cho chúng ta, biết chấp nhận thánh ý của Chúa để vui vẻ uống chén thuốc đắng thì giải thoát được những phiền muộn do tội lỗi đem đến...
Có những người Ki-tô hữu bị thử thách liên miên, bị liên miên là vì họ chưa thuộc bài, bị thử thách luôn là vì họ chưa nhận ra được thánh ý của Chúa qua thử thách, cứ chấp nhận thử thách cách vui vẻ thì thử thách qua mau và đem lại lợi ích cho phần hồn chúng ta, đó là bí quyết thành công của các thánh cũng như của những người muốn tiến nhanh trên đàng nhân đức trọn lành vậy.
Cô gái chửi Châu công vì bày ra cái chế độ kết hôn, (thực ra không phải do ông Châu công mà là do bởi Thiên Chúa, ông Châu công chẳng qua là bày ra các lễ nghi tục lệ trong việc cưới hỏi mà thôi), nhưng sau đó lại cám ơn Châu công vì việc cưới hỏi là chuyện tốt lành.
Thử thách nào cũng có giới hạn và kèm theo ân sủng của Chúa, cứ tin tưởng như thế thì kết quả sẽ rất tốt đẹp.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bên trong việc bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Vũ Văn An
00:52 25/03/2019
Ký giả Gerard O’Connell của tạp chí America vừa cho xuất bản cuốn The Election of Pope Francis: An Inside Account of the Conclave That Changed History (Việc Bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Trình thuật Bên trong Mật Nghị Hội Đã Thay đổi Thế giới )(Orbis Books, 2019). Sau đây là một đoạn trích từ cuốn sách:
Những gì diễn ra sau đó trong Nhà nguyện Sistine đã được giấu kín đối với thế giới bên ngoài. Đức Hồng Y Giovanni Battista Re trước nhất giải thích diễn trình bỏ phiếu và sau đó hỏi các Hồng Y xem các ngài đã sẵn sàng bỏ phiếu chưa. Các ngài đã sẵn sàng! Mọi người đều lo lắng để làm như thế, vì điều này sẽ mặc khải Chúa Thánh Thần sẽ dẫn dắt các ngài đến đâu. Giai đoạn đầu tiên của diễn trình bắt đầu với việc phân phát phiếu bầu cho các cử tri. Trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, và theo tông hiến “Universi Dominici Gregis”, Hồng Y cử tri trẻ nhất lúc đó rút thăm ngẫu nhiên tên của ba vị “kiểm tra” (scrutineers), ba vị “infirmarii” (y tá?) và ba vị duyệt xét (revisers) để giám sát phiên bỏ phiếu đầu tiên .
Giai đoạn thứ hai là lá phiếu bí mật. Mỗi Hồng Y có trước mặt một lá phiếu hình chữ nhật, trên đó được in bằng tiếng Latinh dòng chữ “Eligo in Summum Pontificem” (tôi chọn là Giám mục Tối cao), và bên dưới có một khoảng trống để ghi tên người mà vị này muốn dành phiếu bầu của mình cho. Các cử tri dự kiến sẽ viết theo cách mà các ngài không thể dễ dàng bị nhận dạng bằng chữ viết tay của mình. Một khi vị Hồng Y đã điền xong mẫu phiếu bầu của mình, ngài phải gấp nó theo chiều dọc, để không thể nhìn thấy tên của người mà ngài bỏ phiếu cho.
Khi tất cả các cử tri đã viết tên của Ứng viên mà các ngài chọn và gấp các lá phiếu, thì mỗi Hồng Y cầm lá phiếu bầu của mình giữa ngón cái và ngón trỏ và, giơ cao lá phiếu của mình để ai cũng có thể nhìn thấy, mang nó lên bàn thờ nơi các vị kiểm tra đứng và là nơi đặt một chiếc bình, được làm bằng bạc và mạ vàng của nhà điêu khắc người Ý Cecco Bonanotte, với hình ảnh Đấng chăn chiên tốt lành trên đó. Chiếc bình được đậy bằng một chiếc đĩa cũng mạ vàng để nhận các lá phiếu.
Khi tới bàn thờ, vị Hồng Y cử tri đứng ngay dưới bức tranh Phán Xét Chung tuyệt vời của Michelangelo và đọc lời tuyên thệ sau đây bằng một giọng rõ ràng và ai cũng có thể nghe được: “Tôi xin Chúa Kitô, Đấng sẽ là Đấng phán xét tôi, làm chứng cho tôi rằng lá phiếu của tôi được dành cho người mà trước mặt Thiên Chúa, tôi nghĩ nên được bầu”. Sau đó, ngài đặt lá phiếu của ngài lên chiếc đĩa và nghiêng chiếc đĩa sao cho tờ giấy rơi vào chiếc bình. Cuối cùng, ngài cúi đầu trước thập giá một cách cung kính rồi trở về chỗ ngồi của mình, và vị cử tri tiếp theo lúc đó bước tới bàn thờ.
Sau khi tất cả 115 cử tri đã bỏ phiếu, ba vị kiểm tra tiến lên để đếm chúng. Đó là một khoảnh khắc căng thẳng cao độ. Mọi người theo dõi nghi thức với sự chú ý rất cao. Vị kiểm tra đầu tiên lắc các lá phiếu trong chiếc bình, từng được sử dụng tại mật nghị hội gần đây nhất, để trộn chúng. Sau đó, một vị kiểm tra khác bắt đầu đếm chúng, lấy từng lá phiếu một từ chiếc bình thứ nhất và chuyển nó sang chiếc bình thứ hai, giống hệt như chiếc thứ nhất, nhưng chưa đựng gì. Tông Hiến quy định rằng nếu số phiếu bầu không tương ứng hoàn toàn với số cử tri có mặt thì vòng bỏ phiếu đó được tuyên bố là vô hiệu.
Khi số phiếu bầu tương ứng hoàn toàn với số lượng cử tri, diễn trình tiếp tục với việc mở các lá phiếu. Ba vị kiểm tra ngồi vào chiếc bàn đặt trước bàn thờ. Vị thứ nhất mở phiếu bầu, âm thầm đọc tên và chuyển nó cho vị kiểm tra thứ hai. Vị thứ hai cũng làm tương tự, và sau đó chuyển lá phiếu cho vị thứ ba; vị thứ ba này đọc tên được viết trên lá phiếu và sau đó, bằng giọng nói lớn, thông báo tên đó cho toàn thể mật nghị hội và tiếp theo, ghi nó trên một tờ giấy đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích này.
Các cửa sổ của Nhà nguyện Sistine bị đóng kín. Nhưng điều này được coi là hoàn toàn không thỏa đáng đối với tình trạng tiến bộ của kỹ thuật truyền thông hiện đại và nguy cơ bị nghe lén bằng điện tử, vì vậy năm 2005, các nhà tổ chức mật nghị hội đã thực hiện các biện pháp bảo mật cao để ngăn chặn khả năng truyền thông qua điện thoại thông minh từ bên trong và nghe lén bằng điện tử của các hãng tin hay cá nhân bên ngoài. Họ đã lắp đặt các hệ thống gây nhiễu tối tân, bao gồm cả lồng Faraday. Sàn nhà nguyện đã được nâng lên khoảng một mét và được phủ bằng các tấm gỗ để lắp đặt hệ thống.
Tuy nhiên, lần này, các nhà tổ chức còn đi xa hơn nữa ở mật nghị hội gần đây nhất để ngăn chặn khả năng nghe lén; họ đã đưa ra quyết định phi thường là không sử dụng hệ thống khuếch đại âm thanh bên trong Nhà nguyện Sistine. Lý do, dường như, có từ mật nghị hội năm 2005, khi Vệ binh Thụy Sĩ đứng làm nhiệm vụ bên ngoài cửa nhà nguyện đôi khi có thể nghe thấy những gì được nói bên trong, đặc biệt là khi số phiếu được công bố qua hệ thống phát thanh.
Do đó, trước vòng bỏ phiếu đầu tiên, Đức Hồng Y Re đã yêu cầu Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez, tổng giám mục hưu trí 79 tuổi của thành phố Guadalajara, người được biết là có một giọng nói mạnh mẽ, đứng giữa nhà nguyện và, bằng một giọng nói lớn, công bố tên được đọc bởi vị kiểm tra thứ ba.
Khi vị kiểm tra thứ ba đọc tên trên lá phiếu, Đức Hồng Y Sandoval lặp lại nó để tất cả đều có thể nghe thấy. Có một không khí hồi hộp cao độ bên trong Nhà nguyện Sistine khi kết quả được công bố. Lần đầu tiên, các cử tri tiết lộ sự lựa chọn của các ngài; các ngài đặt thẻ của mình lên bàn.
Sau khi đọc tên trên mỗi lá phiếu cá thể, vị kiểm tra thứ ba đâm thủng tờ giấy qua chữ “Eligo” (tôi chọn) bằng kim và chỉ; điều này được thực hiện để cột và bảo quản các lá phiếu. Khi tên của tất cả các lá phiếu đã được đọc lớn, một nút thắt được buộc chặt ở mỗi đầu của sợi chỉ và các lá phiếu đã nối với nhau được đặt sang một bên.
Tiếp theo là giai đoạn thứ ba và cuối cùng của diễn trình bỏ phiếu, bắt đầu bằng việc cộng các phiếu bầu mà mỗi cá nhân đã nhận được. Kết quả này gây một số bất ngờ lớn.
Trước mật nghị hội, một số Hồng Y đã tiên đoán rằng sẽ có một sự phân tán rộng các lá phiếu ở vòng đầu phiếu thứ nhất, nhưng ít người tưởng tượng được nó rộng đến mức nào: 23 vị giáo phẩm đã nhận được ít nhất một phiếu bầu ở vòng đầu phiếu thứ nhất; điều này có nghĩa là cứ một trong năm Hồng Y có mặt thì ít nhất được một phiếu bầu, với bốn Hồng Y nhận được 10 phiếu bầu trở lên. Năm vị được phiếu bầu hàng đầu trong vòng đầu phiếu thứ nhất là:
Scola 30
Bergoglio 26
Marc Ouellet 22
O’Malley 10
Scherer 4
Đức Hồng Y Angelo Scola đứng đầu với 30 phiếu bầu, nhưng ngài không nhận được nhiều phiếu như dự đoán của một số Hồng Y và giới truyền thông Ý.
Bất ngờ lớn là Đức Hồng Y Jorge Bergoglio, người đứng ở vị trí thứ hai, ngay sau Đức Hồng Y Scola, với 26 phiếu bầu. Thực ra, tổng số phiếu bầu của ngài là 27 nếu một cử tri không viết sai tên của ngài, viết là “Broglio” thay vì Bergoglio trên phiếu bầu. Đó là một khởi đầu đầy hứa hẹn đối với vị tổng giám mục của Buenos Aires. Đức Hồng Y Marc Ouellet cũng đạt điểm cao, tốt hơn dự kiến, và đứng ở vị trí thứ ba, sau khi giành được 22 phiếu. Ngài rõ ràng là một Ứng viên mạnh mẽ.
Đức Hồng Y Seán O’Malley cũng là một bất ngờ; với 10 phiếu bầu, ngài trở thành người Mỹ đầu tiên trong lịch sử đạt điểm rất cao trong bất cứ cuộc bầu cử giáo hoàng nào.
Mặt khác, Đức Hồng Y Odilo Pedro Scherer, người Brazil được chào hàng khá nhiều, có số phiếu bầu thấp đáng ngạc nhiên; ngài chỉ được bốn phiếu.
Bên cạnh các Ứng viên hàng đầu này, năm vị Hồng Y đã nhận được hai phiếu bầu trong lần đầu phiếu đầu tiên: Christoph Schönborn, Peter Turkson, George Pell, Laurent Monswengo Pasinya và Timothy Dolan.
13 vị Hồng Y khác mỗi vị nhận được một phiếu bầu là: Audrys Backis, Óscar Rodríguez Maradiaga, Ennio Antonelli, Carlo Caffarra, André Vingt-Trois, Gracias, Thomas Collins, Luis Antonio Tagle, Leonardo Sandri, Robert Sarah, Mauro Piacenza, Giano Ravasi và “Broglio” (có vẻ như viết sai tên Bergoglio).
Diễn trình bỏ phiếu kết thúc với việc đốt các lá phiếu. Sau khi kiểm tra lần cuối các tờ báo cáo trên đó các vị kiểm tra đã ghi các phiếu bầu, các lá phiếu và các báo cáo đã được đưa đến một trong hai bếp lò được lắp ráp đặc biệt ở phía bên trái phía sau Nhà nguyện Sistine nếu đứng đối diện với bàn thờ.
Hai bếp lò nối với nhau bằng một chiếc ống được nối với ống khói dựng bên ngoài nhà nguyện, một ống khói hiện là trung tâm chú ý của truyền thông thế giới. Nguồn gốc của bếp lò có từ thế kỷ 18, khi vị chưởng nghi nảy ra ý tưởng tuyệt vời về việc truyền đạt cho thế giới biết liệu một tân giáo hoàng đã được bầu hay chưa bằng cách xả khói trắng hay đen từ ống khói nhà nguyện khi các lá phiếu và hồ sơ được đốt cháy.
Theo các quy định của diễn trình bầu cử, các lá phiếu từ vòng bỏ phiếu đầu tiên tại mật nghị hội này đã được đốt trong bếp cũ, được sử dụng tại mọi mật nghị hội kể từ năm 1939. Việc này được thực hiện bởi một trong các vị kiểm tra, với sự trợ giúp của thư ký mật nghị hội, Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri, người đã được nhận vào lại Nhà nguyện Sisitine sau khi các phiếu bầu đã được đếm. Khi bắt đầu đốt, các ngài kích hoạt một thiết bị tạo khói điện tử trong lò mới hơn, lần đầu tiên được sử dụng tại mật nghị hội năm 2005, trong đó có một hộp chứa năm loại hỗn hợp hóa học có thể tạo ra khói đen hoặc trắng theo yêu cầu. Theo quy tắc, hoạt động đốt và tín hiệu khói phải được hoàn thành trước khi các vị Hồng Y rời khỏi Nhà nguyện Sistine.
Vì không có Ứng viên nào chiếm được đa số 2/3 trong lần bỏ phiếu đầu tiên, các lá phiếu đã bị đốt cháy, thiết bị tạo khói điện tử đã được kích hoạt vào lúc 7:41 tối (giờ Rôma), khói đen bay ra từ ống khói màu rỉ sét của Nhà nguyện Sistine, thông báo với thế giới rằng chưa có vị giáo hoàng nào được bầu.
Việc trông thấy khói đen đã phát ra một tiếng Nooooo (Khôôông) rất rõ từ hàng ngàn tín hữu và khách du lịch đang co ro trong cái giá lạnh dưới những chiếc ô nhiều màu ở Quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô và mặc áo mưa, ponchos tấm nhựa hoặc các thiết bị chống nước khác để bảo vệ bản thân khỏi cơn mưa không ngừng. Họ đứng đó, liên tục chuyển ánh mắt từ ống khói nhỏ sang màn hình cực lớn ở Quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, được chiếu sáng bởi một ánh đèn chiếu cảnh trực tiếp khi các đơn vị truyền hình và mạng vô tuyến từ nhiều quốc gia đặt bên ngoài quảng trường loan tin tức nóng hổi đến khán giả hoàn cầu ....
Đối với một người ngoài cuộc, các phiếu bầu rải rác đầu tiên có thể mang lại một ấn tượng bất trắc lớn, nhưng các vị cử tri thấy vụ việc trong một ánh sáng rất khác. Chẳng hạn, Đức Hồng Y Oswald Gracias nói với tôi rằng ngài hiểu nó cách này: “Đức ChúaThánh Thần đang chỉ đường, Người đang dẫn dắt chúng tôi theo một hướng cụ thể. Chúa đang ở ngay đó”. Một số vị Hồng Y khác nói với tôi rằng các ngài giải thích lần bỏ phiếu đầu tiên tương tự như lối giải thích của Đức Hồng Y Gracias.
Vòng bỏ phiếu đó đã tiết lộ một số điều. Nó cho thấy Đức Hồng Y Scola là Ứng viên châu Âu mạnh mẽ duy nhất để kế vị Đức Bênêđíctô, và trong khi vị mục tử và là nhà thần học lỗi lạc này có sự ủng hộ, thì sự ủng hộ này ở mức thấp hơn mức mong đợi vào đêm trước của mật nghị hội, khi các Hồng Y và phần lớn Báo chí Ý dự đoán ngài sẽ đạt được khoảng 40 phiếu bầu. Đương nhiên, điều này đem đến một thất vọng nào đó cho những người ủng hộ ngài.
Quan trọng hơn, cuộc bỏ phiếu đã xác nhận điều mà nhiều người đã biết hoặc nghi ngờ: 28 cử tri Ý đã có các chia rẽ sâu sắc về Đức Hồng Y Scola. Thật vậy, như lịch sử của hai mật nghị hội cuối cùng (tháng 10 năm 1978 và tháng 4 năm 2005) cho thấy, khi các vị người Ý chia rẽ, một vị người Ý sẽ không được bầu. Liệu lịch sử có tự tái diễn hay không? Vòng phiếu đầu tiên đó dường như cho nhiều vị cử tri thấy rằng vị giáo hoàng tiếp theo sẽ không phải là người châu Âu; ngài có thể xuất thân từ châu Mỹ. Nó cũng cho biết chắc: Đức Hồng Y Scherer đã ra khỏi cuộc đua; ngài được coi là Ứng viên của hiện trạng trong khi mật nghị hội đang tìm kiếm sự thay đổi triệt để. Ngoài Đức Hồng Y Scola ra, kết quả còn lại ba Ứng viên khác: Bergoglio, Ouellet và O’Malley, theo thứ tự này.
Tổng giám mục Boston có nhiều ưu điểm: ngài là một mục tử, rất được ưa thích, với lối sống giản dị; ngài nói tiếng Tây Ban Nha trôi chảy và có thành tích sáng ngời trong việc xử lý các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các giáo sĩ. Tuy nhiên, dù trước mật nghị hội, nhiều vị Hồng Y đã công khai khẳng định rằng quốc tịch không phải là vấn đề, sự thật là rất ít vị muốn có một giáo hoàng từ siêu cường chính của thế giới. Bầu một người Mỹ, dù vị này là một tu sĩ dòng Phanxicô, sẽ không hay bao nhiêu ở Nam bán cầu hoặc trong các giáo hội tại các nước đang phát triển. Đức Hồng Y O’Malley, một người bạn và người hâm mộ Đức Hồng Y Bergoglio, có cùng quan điểm đó.
Đức Hồng Y Ouellet đã đạt điểm cao hơn nhiều so với dự kiến trong lần bỏ phiếu đầu tiên, và ngài ở vị trí mạnh mẽ. Khi các Hồng Y thảo luận về việc ứng cử của ngài trong các nhóm nhỏ và các cuộc đối thoại một đối một vào tối thứ ba, ngày 12 tháng 3, họ đã nhận ra một số yếu tố tích cực có lợi cho người Canada đa ngôn ngữ này. Ngài có kinh nghiệm mục vụ với tư cách là linh mục ở Colombia và là tổng giám mục ở Quebec. Điều quan trọng nữa là, thực tế ngài biết rõ Vatican từ bên trong, từng làm việc đầu tiên trong Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hợp nhất Kitô giáo và kể từ năm 2010 trong Bộ Giám mục nhiều quyền lực. Bất chấp mặt rất tích cực này, một số vị Hồng Y cho biết các vị thấy ngài “không mấy gây cảm hứng” và “bình thường” và thành tích của ngài ở Giáo Triều Rôma đặt ra nhiều câu hỏi nghiêm trọng về khả năng quản trị dưới áp lực của ngài. Những câu hỏi này, giờ đã chuyển thành những dè dặt nghiêm trọng, xuất hiện trong các cuộc trò chuyện vào đêm đầu tiên tại nhà khách Santa Marta và khiến nhiều cử tri do dự phải kết luận rằng nếu không quản trị tốt trong Giáo triều Rôma, thì ngài có thể thiếu khả năng cai trị Giáo Hội Công Giáo.
Tuy nhiên, cùng một lúc, Đức Hồng Y Ouellet có một số người ủng hộ có ảnh hưởng lớn ngoài các vị người Mỹ. Trong số đó có Đức Hồng Y Joachim Meissner, tổng giám mục của Cologne, Đức, kể từ năm 1989 và trong chín năm trước làm tổng giám mục Berlin. Được rộng rãi coi là người “bảo thủ” hàng đầu trong Giáo hội Đức, ngài có tiếng rất thân với Đức Gioan Phaolô II và là một người bạn suốt đời của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Ngài muốn đảm bảo rằng vị giáo hoàng tiếp theo sẽ trung thành theo đường hướng và viễn kiến của hai vị tiền nhiệm. Và vì vậy, tối thứ ba tuần đó ở Santa Marta, người ta thấy ngài đứng ngoài cửa phòng thúc giục các cử tri, “bầu cho Ouellet! Bergoglio quá già!”
Về phần Đức Hồng Y Bergoglio, vòng phiếu bầu đầu tiên cho thấy ngài thực sự là một Ứng viên mạnh mẽ, mạnh mẽ hơn nhiều người đã nhận ra. Có rất nhiều nhân tố trong việc ủng hộ ngài. Ngài được biết như một người rất thánh thiện, một mục tử khiêm tốn, thông minh, gây cảm hứng, không có tham vọng, tránh ánh đèn dư luận, sống một cuộc sống đơn giản và có một tình yêu nồng nàn dành cho người nghèo. Ngài chưa bao giờ sống hoặc học tập tại Rôma và không có thế giới quan Rôma. Ngài đã cai quản Tổng giáo phận Buenos Aires trong 15 năm theo cung cách thực sự mục vụ, với sự quyết đoán, thận trọng và sáng tạo; ngài có một tài năng cai trị. Kể từ Thượng hội đồng năm 2001, tầm vóc của ngài đã lớn mạnh trên phạm vi quốc tế, và tại hội nghị Celam ở Aparecida, Brazil, vào tháng 5 năm 2007, ngài đã xuất hiện như một nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của giáo hội ở khu vực này, nơi chiếm gần 50% người Công Giáo thế giới. Trên hết, ngài là một người can đảm có viễn kiến, một viễn kiến truyền giáo, có thể mở ra những chân trời mới cho Giáo Hội, một người cam kết đối thoại với người Do Thái, với người Hồi giáo, với các Kitô hữu khác và với những người không có đức tin. Trên hết, ngài là một mục tử. Lời phát biểu ngắn ngủi của ngài tại Đại hội đồng cũng như sự tương tác của ngài với nhiều vị Hồng Y trong những ngày này đã cho thấy rõ điều đó.
Khi các cử tri do dự xét xem vị nào để mình bỏ phiếu cho vào sáng hôm sau, ba nhân tố nghiêng nặng về việc ủng hộ Đức Hồng Y Bergoglio là: Thứ nhất, phần lớn các Hồng Y người Mỹ Latinh ủng hộ ngài, không một ai trong số họ nói xấu về ngái; thứ hai, ngài bộc lộ khả năng truyền đạt và truyền cảm hứng của mình khi đưa ra lời phát biểu ngắn gọn nhưng mới mẻ của mình trong Đại hội đồng; và thứ ba, ngài đã nhận được sự ủng hộ từ người châu Á và châu Phi cũng như người châu Âu. Ngoài ra, 68 cử tri đã tham gia mật nghị hội năm 2005 biết ngài là người về nhì, và một số người như Maradiaga, Monswengo, Walter Kasper, Jean-Louis Tauran, Turkson, Gracias và những người khác, cũng không cần giấu giếm sự hỗ trợ tích cực của họ đối với ngài.
Những vị do dự đã có đêm ấy để quyết định; sáng ngày mai, các ngài sẽ phải bỏ phiếu một lần nữa ....
Viếng Đền Đức Mẹ Loreto, Đức Phanxicô ký Tông Huấn Tuổi Trẻ “Vive Cristo, esperanza nuestra”
Vũ Văn An
20:01 25/03/2019
Theo đúng chương trình đã loan báo, ngày Lễ Truyền Tin, 25 tháng Ba, Đức Phanxicô đã dùng trực thăng bay từ Vatican tới Loreto, viếng Đền Thánh Đức Mẹ, nơi ngài gọi là nhà của người trẻ, người bệnh và của gia đình. Sau các nghi thức chào mừng, lúc 9 giờ 45 sáng, ngài đã cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thánh. Sau Thánh Lễ ngài đã ký Tông Huấn hậu Thượng hội đồng về Tuổi Trẻ “Vive Cristo, esperanza nuestra”.
Sau đó, ngài đã ra gặp gỡ 10,000 tín hữu đang tụ tập tại quảng trường. Tại đây, ngài đã mói chuyện với họ. Ngài cho rằng Đền Thánh là “một nơi tuyệt diệu để chiêm ngắm mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa” vì nó là “Nhà của Đức Mẹ”.
Thực thế, Đức Giáo Hoàng nhắc lại câu truyện của truyền thống: “Đúng thế, tại đây đã duy trì các bức tường mà, theo truyền thống, xuất phát từ Nadarét, nơi Thánh Nữ Trinh tuyên đọc lời 'xin vâng' của ngài, trở thành thân mẫu Chúa Giêsu. Từ ngày nơi được đặt tên là “Nhà Đức Mẹ” này trở nên nơi được tôn kính và yêu mến trên ngọn đồi này, Mẹ Thiên Chúa không ngừng cầu bầu nhiều ơn phúc thiêng liêng cho những người, với đức tin và lòng sùng kính, tới đây để thinh lặng cầu nguyện. Trong số những người này, hôm nay, có tôi, và tôi tạ ơn Thiên Chúa, Đấng ban ơn này cho tôi đúng vào Ngày Lễ Truyền Tin”.
Đức Phanxicô cho rằng Đền thánh Loreto là nhà của người trẻ vì Đức Mẹ “tiếp tục nói với các thế hệ tương lai, đồng hành với từng người trẻ trong cuộc tìm hiểu ơn gọi của họ”. Chính vì thế, Đức Giáo Hoàng đã chọn nơi này để ký Tông Huấn hậu Thượng hội đồng Tuổi Trẻ "Vive Cristo, esperanza nuestra”. Vì chính trong biến cố Truyền Tin, mà năng động tính của ơn gọi được biểu lộ rõ nét qua ba thời khắc vốn đánh dấu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Người Trẻ: 1) lắng nghe dự án Lời Chúa; 2) biện phân; 3) quyết định.
Phải lắng nghe, vì theo Đức Phanxicô, Thiên Chúa luôn có sáng kiến trước. Trong trường hợp Truyền Tin, chính đại diện của Người lên tiếng trước. Và Đức Mẹ lắng nghe! Lắng nghe để khám phá kế hoạch của Thiên Chúa dành cho ta. Kế hoạch này không “thể nhìn thấy nếu chỉ nhìn ở bề mặt, mà phải xuống tận lớp lang sâu hơn, nơi các sức mạnh tinh thần và thiêng liêng hành động”.
Biện phân là việc diễn ra sau đó, qua câu Đức Mẹ hỏi thiên thần “việc này xẩy ra làm sao?”. Hỏi chứ không hoài nghi. Hỏi “để biết nó trong mọi khía cạnh, để sự hợp tác của ngài có trách nhiệm và hoàn hảo hơn”.
Cuối cùng là quyết định. Lời Đức Mẹ: “xin làm cho tôi như lời ngài nói”. Xin vâng theo kế hoạch Thiên Chúa! Một tiếng xin vâng hoàn toàn tín thác và sẵn sàng làm theo Thánh Ý Thiên Chúa.
Nhưng, theo Đức Phanxicô, Đền thánh Loreto còn là nhà của gia đình. Ngài nói rằng “Trong hoàn cảnh tế nhị của thế giới ngày nay, gia đình xây dựng trên cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà mang lấy một tầm quan trọng và một sứ mệnh có tính chủ yếu”.
Đức Giáo Hoàng mời gọi người Công Giáo tái khám phá kế hoạch của Thiên Chúa dành cho gia đình và tái khẳng định vai trò chủ chốt của nó trong xã hội. Ngài nói; “Trong các bức tường này, Đức Mẹ đã sống thực nhiều khía cạnh vốn nói lên đặc tính của liên hệ gia đình, trong tư cách “con gái, vị hôn thê, và người mẹ”. Gương sáng của Đức Mẹ dạy Giáo Hội phải chăm sóc các gia đình và người trẻ cùng một lúc chứ không tách rời nhau.
Sau cùng, Đức Phanxicô nói rằng Nhà Thánh ở Loreto là nhà của người bệnh: “Ở đây, những người đang đau đớn phần xác và phần hồn đều được chào đón, và Mẹ chúng ta đem đến cho mọi người lòng xót thương của Chúa từ đời nọ tới đời kia”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng bệnh tật gây thương tích cho gia đình, nhưng gia đình phải chào đón người bệnh bằng cách yêu thương, nâng đỡ, khích lệ, và chăm sóc họ.
Sau đó, ngài gửi lời thăm hỏi và cầu nguyện cho mọi người khắp thế giới đang chịu nhiều bệnh tật khác nhau: “Các đau khổ của anh chị em có thể trở thành một đóng góp có tính quyết định đối với việc xuất hiện Nước Thiên Chúa”.
Vive Cristo, esperanza nuestra là lời mở đầu Tông Huấn hậu Thượng hội đồng về Tuổi Trẻ, dưới hình thức một lá thư, được Đức Phanxicô ký hôm nay, nhưng, theo Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nó chỉ được chính thức công bố vào ngày 2 tháng Tư, đúng ngày kỷ niệm Đức Gioan Phaolô II qua đời. Trong cuộc họp báo ở Loreto, ông cho hay: ý muốn là “nối kết hai triều giáo hoàng, rất được yêu mến và gần gũi với các thế hệ trẻ”. Đức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên gửi thư cho giới trẻ năm 1985 và là vị giáo hoàng khai mở Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Huấn từ của Đức Thánh Cha tại Đền Thánh Đức Mẹ Loreto sau khi ký Tông huấn Vive Cristo, esperanza nuestra
J.B. Đặng Minh An dịch
22:14 25/03/2019
Lúc 8g sáng thứ Hai 25 tháng Ba, Lễ Thiên thần Truyền tin cho Đức Bà Maria, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi hành bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Vatican để bay đến Đền Thánh Đức Mẹ Loreto cách Vatican 280km về phía Đông Bắc.
Lúc 9g45, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ trong Nhà Thánh.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã ký Tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Tông huấn này có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.
Sau nghi thức này, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với cộng đồng tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin trong đền thánh. Đức Thánh Cha cũng đã chào đón những người bệnh và chào thăm các tín hữu từ tiền đình của Đền thờ.
Trong diễn từ trước các tín hữu đứng chật quảng trường Đền thờ Nhà Thánh Loreto, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Và cảm ơn anh chị em đã chào đón nồng nhiệt! Cảm ơn anh chị em.
Những lời của Thiên thần Gabriel nói với Đức Maria: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng” (Lc 1: 28), vang vọng một cách độc đáo trong Đền thờ này, một nơi nổi bật để chiêm ngưỡng mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Thật vậy, nơi đây bảo tồn những bức tường mà theo truyền thống, đến từ Nagiarét, nơi Đức Trinh Nữ đã nói tiếng “xin vâng” để trở thành Mẹ của Chúa Giêsu. Kể từ khi nơi được gọi là “nhà của Đức Maria” này trở thành một sự hiện diện đáng kính và đáng yêu trên ngọn đồi này, Mẹ Thiên Chúa không bao giờ ngừng ban phát những ơn ích thiêng liêng cho những ai, với đức tin và lòng sùng mộ, đến đây để lắng đọng nguyện cầu. Trong số những người này, hôm nay có bản thân thôi và tôi cảm ơn Chúa, Đấng đã ban cho tôi điều này đúng vào ngày Lễ Truyền tin.
Tôi xin chào các Nhà chức trách, với lòng biết ơn về sự chào đón và hợp tác của các vị. Tôi xin chào Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin, là người đã biến mình thành người phiên dịch cho tôi những tình cảm của tất cả các anh chị em. Cùng với ngài, tôi cũng chào hỏi các vị giám mục khác, các linh mục, và những người sống đời thánh hiến, đặc biệt tôi nghĩ đến các Cha dòng Capuchin, là những người được giao phó trách nhiệm quản thủ ngôi đền nổi tiếng và rất thân thương đối với người dân Ý này. Các cha dòng Capuchin là những người rất tốt! Các ngài luôn ở trong tòa giải tội, luôn luôn, đến mức khi anh chị em vào Đền thờ này luôn có ít nhất một vị trong số các ngài đang ngồi tòa, có khi hai hay ba, bốn vị, nhưng luôn luôn anh chị em có thể xưng tội trong ngày và cuối ngày, và đây là một công việc khó khăn. Các cha thật là tốt lành và tôi cảm ơn các ngài cách đặc biệt vì thừa tác vụ giải tội quý giá này, diễn ra liên tục trong suốt cả ngày. Cảm ơn anh chị em! Tôi cũng xin gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em, là công dân của Loreto này và cả những người hành hương đang tụ tập ở đây.
Nhiều người đến với ốc đảo của sự thinh lặng và lòng đạo đức này, từ Ý và từ khắp nơi trên thế giới, để kín múc sức mạnh và niềm hy vọng. Tôi đang nghĩ đặc biệt đến những người trẻ, các gia đình, và những người bệnh.
Nhà Thánh là nhà của giới trẻ, bởi vì ở đây, Đức Trinh Nữ Maria, người phụ nữ trẻ đầy ân phúc, tiếp tục nói với các thế hệ mới, tiếp tục đồng hành cùng mỗi người trong cuộc tìm kiếm ơn gọi của chính mình. Đây là lý do tại sao ở đây tôi muốn ký Tông huấn này, là hoa trái của Thượng hội đồng dành cho giới trẻ. Nó có tựa đề là “Christus vivit - Chúa Kitô hằng sống”. Trong biến cố Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, động lực của ơn gọi xuất hiện, và được thể hiện trong ba thời điểm đánh dấu Thượng hội đồng: 1) lắng nghe Lời Chúa và kế hoạch của Ngài 2) phân định; và 3) quyết định.
Khoảnh khắc đầu tiên, đó là sự lắng nghe, được thể hiện qua những lời này của Thiên thần: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc 1:30-31). Thiên Chúa luôn luôn chủ động kêu gọi những người theo Ngài. Chính Thiên Chúa là người chủ động: Ngài luôn đi trước chúng ta, Ngài đi trước, Ngài đặt ra con đường trong cuộc sống của chúng ta. Lời kêu gọi đến với đức tin, đến với một con đường nhất quán trong đời sống Kitô hữu, hay đến với một đời sống thánh hiến đặc biệt, là một sự can thiệp kín đáo nhưng mạnh mẽ của Chúa trong cuộc đời của một người trẻ, để dâng tặng tình yêu cho Người như một món quà. Cần phải sẵn sàng, và ao ước lắng nghe, cũng như chào đón tiếng nói của Thiên Chúa, là điều không được nhận ra trong tiếng ồn ào và sự bất an trong tâm hồn. Kế hoạch của Chúa cho đời sống cá nhân và xã hội của chúng ta không được cảm nhận bằng cách cứ mãi đứng trên bề mặt, nhưng bằng cách đi xuống một mức độ sâu hơn, nơi các lực lượng đạo đức và tinh thần hành động. Chính tại đó, Đức Maria mời gọi những người trẻ đi xuống và phối hợp nhịp nhàng với tác động của Chúa.
Khoảnh khắc thứ hai điển hình của mọi ơn gọi là sự phân định, được diễn tả bằng lời của Đức Maria: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào?” (câu 34). Đức Maria không nghi ngờ, câu hỏi của Mẹ không phải là vì thiếu niềm tin, trái lại nó thể hiện chính xác mong muốn của Mẹ muốn khám phá ra “những điều bất ngờ” của Thiên Chúa. Trong Mẹ có sự chú ý để nắm bắt tất cả các yêu cầu trong kế hoạch của Thiên Chúa đối với cuộc sống của Mẹ, để thấu đáo kế hoạch ấy trong tất cả các khía cạnh của nó, để làm cho sự hợp tác của riêng Mẹ có trách nhiệm hơn và hoàn thiện hơn. Đó là thái độ phù hợp đối với người môn đệ: mọi sự cộng tác của con người trong sáng kiến trao ban nhưng không của Thiên Chúa phải được truyền cảm hứng từ việc đào sâu năng lực và thái độ của chính mình, gắn liền với nhận thức rằng luôn luôn là Thiên Chúa, Đấng trao ban, Đấng hành động; theo cách đó, ngay cả sự nghèo hèn và nhỏ bé của những người mà Chúa kêu gọi đi theo Ngài trên con đường Tin Mừng cũng được biến thành sự phong phú nơi sự biểu lộ của Chúa và trong sức mạnh của Đấng toàn năng.
Quyết định là bước thứ ba đặc trưng cho mọi ơn gọi Kitô giáo, và được thể hiện rõ ràng trong câu trả lời của Đức Maria cho Thiên thần: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (câu 38). Tiếng “xin vâng” của Mẹ trước kế hoạch cứu rỗi của Chúa, được thực hiện bằng phương thức Nhập thể, là sự ủy thác cho Ngài toàn bộ cuộc đời của Mẹ. Đó là tiếng “xin vâng” của sự tín thác trọn vẹn và hoàn toàn sẵn sàng theo ý Chúa. Đức Maria là gương mẫu của mọi ơn gọi và là người truyền cảm hứng cho mọi chăm sóc mục vụ về ơn gọi: những người trẻ đang tìm kiếm hoặc tự đặt câu hỏi về tương lai của họ có thể tìm thấy nơi Đức Maria một người giúp họ nhận ra kế hoạch của Chúa dành cho họ và sức mạnh để gắn bó với kế hoạch ấy.
Tôi nghĩ về Loreto như một nơi độc đáo, một nơi những người trẻ có thể tìm kiếm ơn gọi của chính họ, trong trường học của Đức Maria! Đó là một cột mốc tinh thần dành cho việc mục vụ ơn gọi. Do đó, tôi hy vọng rằng Trung tâm “Gioan Phaolô II” có thể được tái ra mắt lại để phục vụ Giáo Hội ở Ý và cả trên bình diện quốc tế, phù hợp với các chỉ dẫn nổi lên từ Thượng hội đồng. Đó là một nơi mà những người trẻ và các nhà giáo dục có thể cảm thấy được chào đón, đồng hành và giúp đỡ để phân định. Về vấn đề này, tôi cũng nhiệt liệt yêu cầu các tu sĩ Capuchin giúp cho thêm một dịch vụ nữa: đó là kéo dài giờ mở cửa của Đền thờ và Nhà Thánh muộn hơn vào buổi chiều và cả lúc chập tối, khi có những nhóm anh chị em trẻ đến để cầu nguyện và phân định ơn gọi của họ. Cũng do vị trí địa lý nằm giữa bán đảo của mình, Đền thờ Nhà Thánh Loreto, thích hợp để trở thành, cho Giáo Hội ở Ý, một nơi để đề xuất tiếp tục các cuộc họp thế giới của những người trẻ và các gia đình. Thực vậy, để đáp ứng sự hăng hái chuẩn bị và cử hành các biến cố này, cần có những thực hành mục vụ giúp hình thành cụ thể những nội dung phong phú, qua những đề nghị đào sâu, cầu nguyện và chia sẻ.
Nhà của Đức Maria cũng là nhà của gia đình. Trong tình hình tế nhị của thế giới ngày nay, gia đình dựa trên cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ đảm nhận một tầm quan trọng và một nhiệm vụ thiết yếu. Cần phải tái khám phá kế hoạch do Thiên Chúa vạch ra cho gia đình, nhắc lại sự vĩ đại và không thể thay thế của gia đình trong việc phục vụ cuộc sống và xã hội. Trong ngôi nhà Nagiarét, Đức Maria sống những mối quan hệ đa dạng trong gia đình trong tư cách là con gái, người hứa hôn, rồi người vợ và người mẹ. Vì lý do này, mỗi gia đình, trong từng thành viên khác nhau, có thể tìm thấy ở đây sự chấp nhận và cảm hứng để sống bản sắc riêng của mình.
Kinh nghiệm trong gia đình của Đức Trinh Nữ chỉ ra rằng gia đình và những người trẻ không thể là hai lĩnh vực chăm sóc mục vụ tách biệt của các cộng đồng chúng ta, nhưng cả hai phải sóng bước bên nhau, bởi vì những người trẻ thường là những gì một gia đình được trao ban trong thời kỳ tăng trưởng. Viễn tượng này tái cấu trúc một mục vụ ơn gọi quan tâm biểu lộ khuôn mặt của Chúa Giêsu qua nhiều khía cạnh khác nhau như vị thượng tế, hôn phu, và mục tử trong một thể thống nhất.
Nhà của Đức Maria là nhà của người bệnh. Ở đây, những người đau khổ trong thể xác và tinh thần có thể được chào đón, và Mẹ mang tất cả đến với lòng thương xót Chúa từ đời này sang đời khác. Bệnh tật làm tổn thương gia đình, và người bệnh phải được chấp nhận trong gia đình. Xin vui lòng, đừng rơi vào nền văn hóa vứt bỏ được đề xuất bởi những thứ thực dân ý thức hệ đang tấn công chúng ta ngày nay. Ngôi nhà và gia đình là phương thuốc đầu tiên cho người bệnh, trong việc yêu thương họ, hỗ trợ họ, khuyến khích họ và chăm sóc họ. Đây là lý do tại sao Đền thờ Nhà Thánh là biểu tượng của mọi ngôi nhà chào đón và là đền thờ của người bệnh. Từ đây, tôi gửi đến tất cả những người này, ở khắp mọi nơi trên thế giới, một ý nghĩ trìu mến và tôi nói với họ: anh chị em là trung tâm công việc của Chúa Kitô, bởi vì anh chị em chia sẻ và mang theo sau Ngài thập giá mỗi ngày một cách cụ thể nhất. Sự đau khổ của anh chị em có thể trở thành sự hợp tác quyết định cho sự ra đời của Nước Chúa.
Anh chị em thân mến! Thiên Chúa, thông qua Đức Maria, giao phó cho anh chị em và những người có liên hệ với Đền thờ này một sứ mệnh trong thời đại này của chúng ta: đó là mang Tin Mừng hòa bình và sự sống đến cho những người đương thời của chúng ta, là những người thường bị phân tâm, tâm trí tràn ngập những lợi ích trần tục hoặc đắm chìm trong một bầu khí khô cằn tâm linh. Cần có những người đơn sơ và khôn ngoan, khiêm tốn và can đảm, nghèo khó nhưng hào phóng. Nói tóm lại, những người theo trường phái Đức Maria, chào đón mà không dấu kín Tin Mừng trong cuộc sống của chính họ. Theo cách này, thông qua sự thánh thiện của dân Chúa, từ nơi này, những chứng tá về sự thánh thiện trong mọi trạng huống của cuộc sống sẽ tiếp tục lan truyền qua Ý, Châu Âu và thế giới, để làm mới Giáo Hội và truyền cảm hứng cho xã hội với men của Nước Chúa.
Xin Đức Trinh Nữ giúp đỡ tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ, biết đi theo con đường hòa bình và tình huynh đệ, dựa trên sự chấp nhận và tha thứ, tôn trọng người khác và tình yêu là món quà trao ban chính bản thân mình. Xin Mẹ chúng ta, là ngôi sao sáng của niềm vui và sự thanh thản, ban cho các gia đình, là những đền thờ của tình yêu, phước lành và niềm vui của cuộc sống. Xin Đức Maria, nguồn mạch của mọi ủi an, mang lại sự giúp đỡ và an ủi cho những người đang gặp khó khăn. Với những ý hướng này, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện qua kinh Truyền Tin.
Source: Libreria Editrice Vaticana VISIT OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS TO LORETO [25 MARCH 2019] MEETING WITH THE FAITHFUL ADDRESS OF HIS HOLINESS Loreto Shrine Monday, 25 March 2019
Lúc 9g45, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ trong Nhà Thánh.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã ký Tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Tông huấn này có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.
Sau nghi thức này, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với cộng đồng tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin trong đền thánh. Đức Thánh Cha cũng đã chào đón những người bệnh và chào thăm các tín hữu từ tiền đình của Đền thờ.
Trong diễn từ trước các tín hữu đứng chật quảng trường Đền thờ Nhà Thánh Loreto, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Và cảm ơn anh chị em đã chào đón nồng nhiệt! Cảm ơn anh chị em.
Những lời của Thiên thần Gabriel nói với Đức Maria: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng” (Lc 1: 28), vang vọng một cách độc đáo trong Đền thờ này, một nơi nổi bật để chiêm ngưỡng mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Thật vậy, nơi đây bảo tồn những bức tường mà theo truyền thống, đến từ Nagiarét, nơi Đức Trinh Nữ đã nói tiếng “xin vâng” để trở thành Mẹ của Chúa Giêsu. Kể từ khi nơi được gọi là “nhà của Đức Maria” này trở thành một sự hiện diện đáng kính và đáng yêu trên ngọn đồi này, Mẹ Thiên Chúa không bao giờ ngừng ban phát những ơn ích thiêng liêng cho những ai, với đức tin và lòng sùng mộ, đến đây để lắng đọng nguyện cầu. Trong số những người này, hôm nay có bản thân thôi và tôi cảm ơn Chúa, Đấng đã ban cho tôi điều này đúng vào ngày Lễ Truyền tin.
Tôi xin chào các Nhà chức trách, với lòng biết ơn về sự chào đón và hợp tác của các vị. Tôi xin chào Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin, là người đã biến mình thành người phiên dịch cho tôi những tình cảm của tất cả các anh chị em. Cùng với ngài, tôi cũng chào hỏi các vị giám mục khác, các linh mục, và những người sống đời thánh hiến, đặc biệt tôi nghĩ đến các Cha dòng Capuchin, là những người được giao phó trách nhiệm quản thủ ngôi đền nổi tiếng và rất thân thương đối với người dân Ý này. Các cha dòng Capuchin là những người rất tốt! Các ngài luôn ở trong tòa giải tội, luôn luôn, đến mức khi anh chị em vào Đền thờ này luôn có ít nhất một vị trong số các ngài đang ngồi tòa, có khi hai hay ba, bốn vị, nhưng luôn luôn anh chị em có thể xưng tội trong ngày và cuối ngày, và đây là một công việc khó khăn. Các cha thật là tốt lành và tôi cảm ơn các ngài cách đặc biệt vì thừa tác vụ giải tội quý giá này, diễn ra liên tục trong suốt cả ngày. Cảm ơn anh chị em! Tôi cũng xin gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em, là công dân của Loreto này và cả những người hành hương đang tụ tập ở đây.
Nhiều người đến với ốc đảo của sự thinh lặng và lòng đạo đức này, từ Ý và từ khắp nơi trên thế giới, để kín múc sức mạnh và niềm hy vọng. Tôi đang nghĩ đặc biệt đến những người trẻ, các gia đình, và những người bệnh.
Nhà Thánh là nhà của giới trẻ, bởi vì ở đây, Đức Trinh Nữ Maria, người phụ nữ trẻ đầy ân phúc, tiếp tục nói với các thế hệ mới, tiếp tục đồng hành cùng mỗi người trong cuộc tìm kiếm ơn gọi của chính mình. Đây là lý do tại sao ở đây tôi muốn ký Tông huấn này, là hoa trái của Thượng hội đồng dành cho giới trẻ. Nó có tựa đề là “Christus vivit - Chúa Kitô hằng sống”. Trong biến cố Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, động lực của ơn gọi xuất hiện, và được thể hiện trong ba thời điểm đánh dấu Thượng hội đồng: 1) lắng nghe Lời Chúa và kế hoạch của Ngài 2) phân định; và 3) quyết định.
Khoảnh khắc đầu tiên, đó là sự lắng nghe, được thể hiện qua những lời này của Thiên thần: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc 1:30-31). Thiên Chúa luôn luôn chủ động kêu gọi những người theo Ngài. Chính Thiên Chúa là người chủ động: Ngài luôn đi trước chúng ta, Ngài đi trước, Ngài đặt ra con đường trong cuộc sống của chúng ta. Lời kêu gọi đến với đức tin, đến với một con đường nhất quán trong đời sống Kitô hữu, hay đến với một đời sống thánh hiến đặc biệt, là một sự can thiệp kín đáo nhưng mạnh mẽ của Chúa trong cuộc đời của một người trẻ, để dâng tặng tình yêu cho Người như một món quà. Cần phải sẵn sàng, và ao ước lắng nghe, cũng như chào đón tiếng nói của Thiên Chúa, là điều không được nhận ra trong tiếng ồn ào và sự bất an trong tâm hồn. Kế hoạch của Chúa cho đời sống cá nhân và xã hội của chúng ta không được cảm nhận bằng cách cứ mãi đứng trên bề mặt, nhưng bằng cách đi xuống một mức độ sâu hơn, nơi các lực lượng đạo đức và tinh thần hành động. Chính tại đó, Đức Maria mời gọi những người trẻ đi xuống và phối hợp nhịp nhàng với tác động của Chúa.
Khoảnh khắc thứ hai điển hình của mọi ơn gọi là sự phân định, được diễn tả bằng lời của Đức Maria: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào?” (câu 34). Đức Maria không nghi ngờ, câu hỏi của Mẹ không phải là vì thiếu niềm tin, trái lại nó thể hiện chính xác mong muốn của Mẹ muốn khám phá ra “những điều bất ngờ” của Thiên Chúa. Trong Mẹ có sự chú ý để nắm bắt tất cả các yêu cầu trong kế hoạch của Thiên Chúa đối với cuộc sống của Mẹ, để thấu đáo kế hoạch ấy trong tất cả các khía cạnh của nó, để làm cho sự hợp tác của riêng Mẹ có trách nhiệm hơn và hoàn thiện hơn. Đó là thái độ phù hợp đối với người môn đệ: mọi sự cộng tác của con người trong sáng kiến trao ban nhưng không của Thiên Chúa phải được truyền cảm hứng từ việc đào sâu năng lực và thái độ của chính mình, gắn liền với nhận thức rằng luôn luôn là Thiên Chúa, Đấng trao ban, Đấng hành động; theo cách đó, ngay cả sự nghèo hèn và nhỏ bé của những người mà Chúa kêu gọi đi theo Ngài trên con đường Tin Mừng cũng được biến thành sự phong phú nơi sự biểu lộ của Chúa và trong sức mạnh của Đấng toàn năng.
Quyết định là bước thứ ba đặc trưng cho mọi ơn gọi Kitô giáo, và được thể hiện rõ ràng trong câu trả lời của Đức Maria cho Thiên thần: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (câu 38). Tiếng “xin vâng” của Mẹ trước kế hoạch cứu rỗi của Chúa, được thực hiện bằng phương thức Nhập thể, là sự ủy thác cho Ngài toàn bộ cuộc đời của Mẹ. Đó là tiếng “xin vâng” của sự tín thác trọn vẹn và hoàn toàn sẵn sàng theo ý Chúa. Đức Maria là gương mẫu của mọi ơn gọi và là người truyền cảm hứng cho mọi chăm sóc mục vụ về ơn gọi: những người trẻ đang tìm kiếm hoặc tự đặt câu hỏi về tương lai của họ có thể tìm thấy nơi Đức Maria một người giúp họ nhận ra kế hoạch của Chúa dành cho họ và sức mạnh để gắn bó với kế hoạch ấy.
Tôi nghĩ về Loreto như một nơi độc đáo, một nơi những người trẻ có thể tìm kiếm ơn gọi của chính họ, trong trường học của Đức Maria! Đó là một cột mốc tinh thần dành cho việc mục vụ ơn gọi. Do đó, tôi hy vọng rằng Trung tâm “Gioan Phaolô II” có thể được tái ra mắt lại để phục vụ Giáo Hội ở Ý và cả trên bình diện quốc tế, phù hợp với các chỉ dẫn nổi lên từ Thượng hội đồng. Đó là một nơi mà những người trẻ và các nhà giáo dục có thể cảm thấy được chào đón, đồng hành và giúp đỡ để phân định. Về vấn đề này, tôi cũng nhiệt liệt yêu cầu các tu sĩ Capuchin giúp cho thêm một dịch vụ nữa: đó là kéo dài giờ mở cửa của Đền thờ và Nhà Thánh muộn hơn vào buổi chiều và cả lúc chập tối, khi có những nhóm anh chị em trẻ đến để cầu nguyện và phân định ơn gọi của họ. Cũng do vị trí địa lý nằm giữa bán đảo của mình, Đền thờ Nhà Thánh Loreto, thích hợp để trở thành, cho Giáo Hội ở Ý, một nơi để đề xuất tiếp tục các cuộc họp thế giới của những người trẻ và các gia đình. Thực vậy, để đáp ứng sự hăng hái chuẩn bị và cử hành các biến cố này, cần có những thực hành mục vụ giúp hình thành cụ thể những nội dung phong phú, qua những đề nghị đào sâu, cầu nguyện và chia sẻ.
Nhà của Đức Maria cũng là nhà của gia đình. Trong tình hình tế nhị của thế giới ngày nay, gia đình dựa trên cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ đảm nhận một tầm quan trọng và một nhiệm vụ thiết yếu. Cần phải tái khám phá kế hoạch do Thiên Chúa vạch ra cho gia đình, nhắc lại sự vĩ đại và không thể thay thế của gia đình trong việc phục vụ cuộc sống và xã hội. Trong ngôi nhà Nagiarét, Đức Maria sống những mối quan hệ đa dạng trong gia đình trong tư cách là con gái, người hứa hôn, rồi người vợ và người mẹ. Vì lý do này, mỗi gia đình, trong từng thành viên khác nhau, có thể tìm thấy ở đây sự chấp nhận và cảm hứng để sống bản sắc riêng của mình.
Kinh nghiệm trong gia đình của Đức Trinh Nữ chỉ ra rằng gia đình và những người trẻ không thể là hai lĩnh vực chăm sóc mục vụ tách biệt của các cộng đồng chúng ta, nhưng cả hai phải sóng bước bên nhau, bởi vì những người trẻ thường là những gì một gia đình được trao ban trong thời kỳ tăng trưởng. Viễn tượng này tái cấu trúc một mục vụ ơn gọi quan tâm biểu lộ khuôn mặt của Chúa Giêsu qua nhiều khía cạnh khác nhau như vị thượng tế, hôn phu, và mục tử trong một thể thống nhất.
Nhà của Đức Maria là nhà của người bệnh. Ở đây, những người đau khổ trong thể xác và tinh thần có thể được chào đón, và Mẹ mang tất cả đến với lòng thương xót Chúa từ đời này sang đời khác. Bệnh tật làm tổn thương gia đình, và người bệnh phải được chấp nhận trong gia đình. Xin vui lòng, đừng rơi vào nền văn hóa vứt bỏ được đề xuất bởi những thứ thực dân ý thức hệ đang tấn công chúng ta ngày nay. Ngôi nhà và gia đình là phương thuốc đầu tiên cho người bệnh, trong việc yêu thương họ, hỗ trợ họ, khuyến khích họ và chăm sóc họ. Đây là lý do tại sao Đền thờ Nhà Thánh là biểu tượng của mọi ngôi nhà chào đón và là đền thờ của người bệnh. Từ đây, tôi gửi đến tất cả những người này, ở khắp mọi nơi trên thế giới, một ý nghĩ trìu mến và tôi nói với họ: anh chị em là trung tâm công việc của Chúa Kitô, bởi vì anh chị em chia sẻ và mang theo sau Ngài thập giá mỗi ngày một cách cụ thể nhất. Sự đau khổ của anh chị em có thể trở thành sự hợp tác quyết định cho sự ra đời của Nước Chúa.
Anh chị em thân mến! Thiên Chúa, thông qua Đức Maria, giao phó cho anh chị em và những người có liên hệ với Đền thờ này một sứ mệnh trong thời đại này của chúng ta: đó là mang Tin Mừng hòa bình và sự sống đến cho những người đương thời của chúng ta, là những người thường bị phân tâm, tâm trí tràn ngập những lợi ích trần tục hoặc đắm chìm trong một bầu khí khô cằn tâm linh. Cần có những người đơn sơ và khôn ngoan, khiêm tốn và can đảm, nghèo khó nhưng hào phóng. Nói tóm lại, những người theo trường phái Đức Maria, chào đón mà không dấu kín Tin Mừng trong cuộc sống của chính họ. Theo cách này, thông qua sự thánh thiện của dân Chúa, từ nơi này, những chứng tá về sự thánh thiện trong mọi trạng huống của cuộc sống sẽ tiếp tục lan truyền qua Ý, Châu Âu và thế giới, để làm mới Giáo Hội và truyền cảm hứng cho xã hội với men của Nước Chúa.
Xin Đức Trinh Nữ giúp đỡ tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ, biết đi theo con đường hòa bình và tình huynh đệ, dựa trên sự chấp nhận và tha thứ, tôn trọng người khác và tình yêu là món quà trao ban chính bản thân mình. Xin Mẹ chúng ta, là ngôi sao sáng của niềm vui và sự thanh thản, ban cho các gia đình, là những đền thờ của tình yêu, phước lành và niềm vui của cuộc sống. Xin Đức Maria, nguồn mạch của mọi ủi an, mang lại sự giúp đỡ và an ủi cho những người đang gặp khó khăn. Với những ý hướng này, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện qua kinh Truyền Tin.
Source: Libreria Editrice Vaticana
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tân Giáo Xứ Hòa Minh , Giáo Phận Đà Nẵng
Tôma Trương Văn Ân
15:18 25/03/2019
1. Nguồn gốc và sự hình thành Giáo xứ Hòa Minh:
Nhà thờ Giáo xứ Hoà Minh tọa lạc tại số 2, đường Nguyễn Chích, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Phường Hòa Minh là một trong những địa điểm tái định cư được qui hoạch cho cư dân các vùng bị giải toả trong quá trình chỉnh trang thành phố Đà Nẵng.
Xem Hình
Trước năm 2000, đây là vùng đất đồi cát ven biển, cây hoang dại, vắng bóng người. Trong thời gian quy hoạch chỉnh trang thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến 2014, khi những gia đình Công Giáo ở trong vùng giải tỏa của các xứ đạo nội thành đến khu tái định cư này, một số vẫn tiếp tục sinh hoạt đạo tại giáo xứ cũ của họ (Ngọc Quang, Tam Toà, Thanh Đức, Nội Hà, Thanh Bình…), số khác lại nhập vào giáo khóm Hoà Minh của giáo xứ Hoà Khánh (hạt Hoà Vang). Từ năm 2008 đến 2014, Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng và các Cha kế nhiệm Quản xứ Hòa Khánh thường xuyên đến công tác mục vụ cho Giáo dân vào tối thứ ba hằng tuần, nhất là thăm viếng người già yếu. Cha đã đề đạt kiến nghị nguyện vọng của Người dân trong Giáo khóm cần có nơi sinh hoạt Tôn giáo lên Chính quyền. Sau nhiều lần và một thời gian chờ đợi, Chính quyền đã cấp lô đất tại nhà thờ tọa lạc hiện nay.
Năm 2009 đến 2013, Cha Phanxicô Assisi Lưu văn Hoàng và Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn kế nhiệm đã mời gọi cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Hoà Khánh nỗ lực chung sức chung lòng, ước nguyện xây dựng tại vùng dân cư mới này một ngôi nhà nguyện cho Giáo khóm Hòa Minh, trên diện tích 1308 m2 tiếp giáp 3 mặt đường Nguyễn Chích, Phú Lộc 17 và Phú Lộc 18.
Ngày 3/12/2013 lễ Thánh Phanxico Xavie, sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý và thiết kế phù hợp với khả năng tài chính của Giáo xứ, Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn đã tổ chức Lễ Khởi Công xây dựng nhà thờ, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, nguyên Giám mục Giáo phận Đà Nẵng và hơn 30 Linh Mục cùng đồng tế trong Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên.
Ngày 11/10/2014, ngôi nhà thờ này được khánh thành với danh xưng là nhà thờ Giáo họ Hoà Minh với bổn mạng là Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, thuộc giáo xứ Hoà Khánh. Nhà thờ Hòa Minh hai tầng, xây theo kiến trúc gothic với những đường cong hình quả trám mềm mại nhẹ nhàng hai bên hành lang, kết hợp với kiến trúc tân thời mặt tiền và bên trong, mái vòm đúc, tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng uy nghiêm thánh thiện. Nhà thờ có chiều ngang 15m và chiều dài 31m, tổng diện tích xây dựng 950m2, chiều cao 23m, nền cao 1,2m so với vỉa hè, xung quanh là những dãy bậc tam cấp xuống đến sân.
Ngày 25/4/2015, Hoà Minh được Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, nguyên Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, chính thức thiết lập thành một giáo họ biệt lập thuộc giáo hạt Hoà Vang và giao cho các linh mục dòng Tên (có cơ sở và cộng đoàn gần đó) coi sóc. Cha Phêrô Trương văn Phúc, SJ được đặt làm quản nhiệm tiên khởi của giáo họ biệt lập này. Đây là Ước mơ của Dòng Tên trở lại nơi đã khởi đầu Truyền Giáo 400 năm trước ( 18 / 1 / 1615 – 2015) đã thành hiện thực.
Trong Thánh Lễ trao giáo họ biệt lập Hòa Minh cho Dòng Tên, có sự hiện diện của Đức Giám Mục Đà Nẵng, các linh mục đoàn, và anh em Dòng Tên. Cha Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ nguyên Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam đã đọc và ký hợp đồng giữa Đức Giám Mục Đà nẵng và Dòng Tên trong việc nhận giáo họ Hòa Minh.
24/ 4/ 2016, Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 1 năm thành lập, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, đương kim Giám mục Giáo phận chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Mục vụ của Giáo Họ. Đây là niềm vui lớn cho Giáo họ tân lập này cũng như cho cộng đoàn dân Chúa toàn Giáo phận Đà Nẵng, nói lên sự phát triển để có thể thực sự trưởng thành về mọi mặt của Giáo họ sau hơn 18 tháng khánh thành nhà thờ (11/10/2014) và 1 năm thành lập.
Nhà mục vụ giáo họ là nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt mục vụ của một cộng đoàn dân Chúa có số lượng giáo dân đến nay khoảng được gần 1.400 người và đã hình thành tương đối hoàn chỉnh các hoạt động đoàn thể Công Giáo tiến hành, các hoạt động mục vụ thường xuyên và hiệu quả của các giáo khóm.
Ngày 3 /1/2017, Đức Cha Giuse Giám mục Giáo phận Đà Nẵng viếng thăm mục vụ, dâng Thánh lễ và làm nghi thức khánh thành nhà mục vụ. Nhà mục vụ xây dựng trên diện tích khu đất 220 m2, cao 4 tầng bao gồm các phòng học Giáo lý và công năng khác nhau.
Cha Phê-rô Trương Văn Phúc, SJ Sau gần 2 năm (25 / 4 / 2015 – 20 / 2 / 2017) làm Quản nhiệm tiên khởi Giáo họ Hòa Minh, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trangvà hầu hết các đoàn thể Công Giáo tiến hành như: Ca đoàn, Legio, Bác ái Caritas, Trợ tang, lễ Sinh, Thiếu nhi Thánh thể, các Giới…. được hình thành và phát triển. Cha đã mời Quý Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Huế đến giúp Giáo họ về việc dạy Giáo lý, cắm hoa trong phụng vụ và giúp các việc cần thiết khác.
20 / 2 / 2017, Cha Tô-ma Aquino Tạ Trung Hải, SJ kế nhiệm cho đến nay, Ngài làm cho cộng đoàn ngày càng sống Đạo sống động hiện hữu giữa lòng xã hội và Giáo Hội.
2. Thánh lễ tạ ơn mừng Tân Giáo xứ Hòa Minh:
Lúc 17 giờ, ngày 25 / 3 / 2019, Cộng đoàn Giáo xứ Hòa Minh và quý Khách đã hân hoan hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng Giáo Họ Biệt lập Hòa Minh được nâng lên thành Giáo xứ Hòa Minh, Thánh lễ do Đức Giám Mục giáo phận Chủ sự.
Ngay trước khi đoàn rước đi vào Thánh lễ tạ ơn, Đức Cha đã làm phép tượng Chân Phước An-rê Phú Yên và tượng Thánh Stanislaus Kostka - Tu sĩ của Dòng Tên, ngay bên hông phải của nhà thờ. Theo lời giới thiệu của Cha Tôma Aquino: Chân Phước An-rê Phú Yên Bốn mạng của anh chị Giáo lý viên và Huynh trưởng và Thánh Stanislaus Kostka, các em Thiếu nhi Thánh thể của Giáo xứ Hòa Minh chọn Ngài làm bổn mạng.
Trước lúc cử hành Thánh lễ, Cha Tôma Aquino đã có lời Chào mừng và giới thiệu với cộng đoàn sự hiện diện của Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng; Cha Vinh-sơn Phạm Văn Mầm, Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam; Cha Bonaventura Mai Thái, Tổng Đại diện; Cha Phao-lô Trần Quốc Việt, Đại diện Giám muc; Quý Cha và Anh em Dòng Tên; Quý Cha của Giáo phận Đà Nẵng; Quý Chính Quyền; Quý Đại diện Tôn Giáo bạn; Quý Sơ của các Dòng; Quý Khách mời; Quý Ban Thường vụ các Giáo xứ trong toàn Giáo phận Đà Nẵng; Quý Ân nhân Thân nhân của Giáo xứ Hòa Minh, Ân nhân thân nhân của Anh em Dòng Tên, Quý Đại diện các Giáo xứ Dòng Tên đang phục vụ mục vụ.
Sau lời giới thiệu, Cha Phao lô Phạm Thanh Thảo, Chánh văn phòng Tòa giám mục đã công bố văn thư quyết định thành lập Tân Giáo xứ Hòa Minh thuộc Giáo hạt Hòa Vang, Giáo phận Đà Nẵng do Đức Giám Mục ký ngày 25 / 1 / 2019 ( Lễ Thánh Phao-lô trở lại). Tân Giáo xứ với đầy đủ tính cách pháp nhân theo Giáo luật và Dân luật, với những quyền lợi và nghĩa vụ theo luật định. Nhà thờ Giáo họ được nâng lên thành nhà thờ Giáo xứ và nhận Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII làm Bổn mạng. Cũng tại quyết định này, Đức Giám Mục bổ nhiệm Cha Tô-ma Aquino Tạ Trung Hải là Quản xứ tiên khởi Giáo xứ Hòa Minh.
Sau những tràng pháo tay chia sẻ niềm vui và niềm vui tuyệt vời của Cộng đoàn Tân Giáo xứ Hòa Minh, Cha Tân Quản xứ đã lặp lại lời tuyên xưng Đức tin theo đức tin Tông truyền của Giáo Hội, lời vâng phục Đấng Bản quyền và lời húa chu toàn trách vụ Linh mục với cộng đoàn được giao phó. Cha đã đặt tay trên sách Tin Mừng để xin Thiên Chúa ban thêm ơn và giúp sức cho Cha chu toàn lời tuyên hứa cách trọng thể này.
Trong bài giảng, Đức Cha đã sơ lược lại lịch sử của Giáo xứ Hòa Minh và ngày ký quyết định thành lập tân giáo xứ 25 / 1 / 2019 để kỷ niệm ngày Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII ký quyết đình thành lập Công Đồng chung Vatican II ngày 25 / 1 / 1959, là Vị Thánh mà Giáo xứ chọn làm Bổn mạng bảo trợ. Đây là Giáo xứ thứ 51 của Giáo phận Đà Nẵng. Đức Cha đã dẫn chứng từ phụng vụ của ngày lễ hôm nay ( 25 / 3 ) Lễ Truyền tin cho Đức Maria, để huấn dụ cộng đoàn về sự lạ lùng từ việc không thể trở thành có thể, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tất cả cảm nhận và được mời gọi mỗi người trở nên cộng đoàn Đức tin, cộng đoàn Đức ái và cộng đoàn truyền Giáo, để trở nên dấu ấn và truyền tin Thiên Chúa yêu thương cho anh chị em.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông Trưởng Ban Thường vụ Giáo xứ đã dùng Thánh vịnh 117: “ Tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Ông đã có lời tri ân Đức Cha, Cha Giám Tỉnh Dòng Tên, Cha Tổng Đại diện, Quý Cha Dòng Tên, Quý Cha trong Giáo phận, quý Dòng cách riêng Dòng mến Thánh Giá Huế, Chính Quyền, Quý Đại diện Tôn Giáo bạn, Quý Khách, Ân nhân thân nhân, Ban Truyền thông và tất cả những Người đã nâng đỡ giúp cho Giáo xứ hòa Minh có được ngày hôm nay. Ông cũng cám ơn vì sự hiệp nhất chung tay góp sức, để Giáo xứ có được ngày hôm nay của từng thành viên của cộng đoàn Hòa Minh. Ông cũng nói lên lòng biết ơn với Quý Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, Cha Phan-xi-cô Asisi Lưu Văn Hoàng và Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn. Các Ngài đã gầy dựng và hy sinh rất nhiều cho sự hình thành và phát triển Giáo xứ.
Tiếp đó, Cha Vinh sơn Phạm Văn Mầm, Giám Tỉnh Dòng Tên đã nhận Phép Lành của Tòa Thánh ban cho Tân Giáo xứ từ Đức Giám Mục, và Cha đã công bố cho cộng đoàn cùng nghe Đức Thánh Cha Phan-xi-cô ban phép lành và xin Thiên Chúa ban muôn vàn Thiên ân cho Giáo xứ.
Trước lúc ban phép lành trọng thể, một lần nữa Đức Cha đã chia vui với cộng đoàn Giáo xứ. chúc mừng Cha Giám Tỉnh và Dòng Tên, sau gần 5 năm trở lại Đà Nẵng. Chính sự hiện diện của các Giê-su hữu ( Tu sĩ của Dòng Tên) làm nên vẻ đẹp của đời sống, của lòng tin, trở nên dấu ấn tình yêu hiệp nhất, đón nhận ơn Chúa, sức mạnh của Thiên Chúa.Đức Cha đã kính chúc mọi người hiện diện tràn đầy phúc lành của Thiên Chúa nà mọi điều tốt đẹp nhất.
Xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, cho cộng đoàn Hòa Minh hướng tới một ý thức sống tinh thần hiệp nhất yêu thương. Cộng đoàn sống tình yêu đã và đang phát huy lịch sử của Giáo Hội, mỗi người cùng đồng hành, cộng tác để thành lập cộng đoàn tình yêu, mỗi người chạm đến lòng Thương Xót Chúa, là chứng nhân lòng thương xót Chúa cho cộng đồng xã hội hôm nay.
Trong dịp này, Đại diện các Giáo xứ Dòng Tên đảm nhận trách vụ mục vụ ( giáo xứ Tạo Tác tại Đà Lạt; Giáo xứ Hoa Lư tại Kontum và một số Giáo xứ khác) mặc dù ở rất xa, nhưng cũng đến chung chia niềm vui và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với Giáo xứ Hòa Minh.
Tôma Trương Văn Ân
Nhà thờ Giáo xứ Hoà Minh tọa lạc tại số 2, đường Nguyễn Chích, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Phường Hòa Minh là một trong những địa điểm tái định cư được qui hoạch cho cư dân các vùng bị giải toả trong quá trình chỉnh trang thành phố Đà Nẵng.
Xem Hình
Trước năm 2000, đây là vùng đất đồi cát ven biển, cây hoang dại, vắng bóng người. Trong thời gian quy hoạch chỉnh trang thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến 2014, khi những gia đình Công Giáo ở trong vùng giải tỏa của các xứ đạo nội thành đến khu tái định cư này, một số vẫn tiếp tục sinh hoạt đạo tại giáo xứ cũ của họ (Ngọc Quang, Tam Toà, Thanh Đức, Nội Hà, Thanh Bình…), số khác lại nhập vào giáo khóm Hoà Minh của giáo xứ Hoà Khánh (hạt Hoà Vang). Từ năm 2008 đến 2014, Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng và các Cha kế nhiệm Quản xứ Hòa Khánh thường xuyên đến công tác mục vụ cho Giáo dân vào tối thứ ba hằng tuần, nhất là thăm viếng người già yếu. Cha đã đề đạt kiến nghị nguyện vọng của Người dân trong Giáo khóm cần có nơi sinh hoạt Tôn giáo lên Chính quyền. Sau nhiều lần và một thời gian chờ đợi, Chính quyền đã cấp lô đất tại nhà thờ tọa lạc hiện nay.
Ngày 3/12/2013 lễ Thánh Phanxico Xavie, sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý và thiết kế phù hợp với khả năng tài chính của Giáo xứ, Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn đã tổ chức Lễ Khởi Công xây dựng nhà thờ, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, nguyên Giám mục Giáo phận Đà Nẵng và hơn 30 Linh Mục cùng đồng tế trong Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên.
Ngày 11/10/2014, ngôi nhà thờ này được khánh thành với danh xưng là nhà thờ Giáo họ Hoà Minh với bổn mạng là Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, thuộc giáo xứ Hoà Khánh. Nhà thờ Hòa Minh hai tầng, xây theo kiến trúc gothic với những đường cong hình quả trám mềm mại nhẹ nhàng hai bên hành lang, kết hợp với kiến trúc tân thời mặt tiền và bên trong, mái vòm đúc, tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng uy nghiêm thánh thiện. Nhà thờ có chiều ngang 15m và chiều dài 31m, tổng diện tích xây dựng 950m2, chiều cao 23m, nền cao 1,2m so với vỉa hè, xung quanh là những dãy bậc tam cấp xuống đến sân.
Ngày 25/4/2015, Hoà Minh được Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, nguyên Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, chính thức thiết lập thành một giáo họ biệt lập thuộc giáo hạt Hoà Vang và giao cho các linh mục dòng Tên (có cơ sở và cộng đoàn gần đó) coi sóc. Cha Phêrô Trương văn Phúc, SJ được đặt làm quản nhiệm tiên khởi của giáo họ biệt lập này. Đây là Ước mơ của Dòng Tên trở lại nơi đã khởi đầu Truyền Giáo 400 năm trước ( 18 / 1 / 1615 – 2015) đã thành hiện thực.
Trong Thánh Lễ trao giáo họ biệt lập Hòa Minh cho Dòng Tên, có sự hiện diện của Đức Giám Mục Đà Nẵng, các linh mục đoàn, và anh em Dòng Tên. Cha Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ nguyên Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam đã đọc và ký hợp đồng giữa Đức Giám Mục Đà nẵng và Dòng Tên trong việc nhận giáo họ Hòa Minh.
24/ 4/ 2016, Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 1 năm thành lập, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, đương kim Giám mục Giáo phận chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Mục vụ của Giáo Họ. Đây là niềm vui lớn cho Giáo họ tân lập này cũng như cho cộng đoàn dân Chúa toàn Giáo phận Đà Nẵng, nói lên sự phát triển để có thể thực sự trưởng thành về mọi mặt của Giáo họ sau hơn 18 tháng khánh thành nhà thờ (11/10/2014) và 1 năm thành lập.
Nhà mục vụ giáo họ là nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt mục vụ của một cộng đoàn dân Chúa có số lượng giáo dân đến nay khoảng được gần 1.400 người và đã hình thành tương đối hoàn chỉnh các hoạt động đoàn thể Công Giáo tiến hành, các hoạt động mục vụ thường xuyên và hiệu quả của các giáo khóm.
Ngày 3 /1/2017, Đức Cha Giuse Giám mục Giáo phận Đà Nẵng viếng thăm mục vụ, dâng Thánh lễ và làm nghi thức khánh thành nhà mục vụ. Nhà mục vụ xây dựng trên diện tích khu đất 220 m2, cao 4 tầng bao gồm các phòng học Giáo lý và công năng khác nhau.
Cha Phê-rô Trương Văn Phúc, SJ Sau gần 2 năm (25 / 4 / 2015 – 20 / 2 / 2017) làm Quản nhiệm tiên khởi Giáo họ Hòa Minh, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trangvà hầu hết các đoàn thể Công Giáo tiến hành như: Ca đoàn, Legio, Bác ái Caritas, Trợ tang, lễ Sinh, Thiếu nhi Thánh thể, các Giới…. được hình thành và phát triển. Cha đã mời Quý Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Huế đến giúp Giáo họ về việc dạy Giáo lý, cắm hoa trong phụng vụ và giúp các việc cần thiết khác.
20 / 2 / 2017, Cha Tô-ma Aquino Tạ Trung Hải, SJ kế nhiệm cho đến nay, Ngài làm cho cộng đoàn ngày càng sống Đạo sống động hiện hữu giữa lòng xã hội và Giáo Hội.
2. Thánh lễ tạ ơn mừng Tân Giáo xứ Hòa Minh:
Lúc 17 giờ, ngày 25 / 3 / 2019, Cộng đoàn Giáo xứ Hòa Minh và quý Khách đã hân hoan hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng Giáo Họ Biệt lập Hòa Minh được nâng lên thành Giáo xứ Hòa Minh, Thánh lễ do Đức Giám Mục giáo phận Chủ sự.
Ngay trước khi đoàn rước đi vào Thánh lễ tạ ơn, Đức Cha đã làm phép tượng Chân Phước An-rê Phú Yên và tượng Thánh Stanislaus Kostka - Tu sĩ của Dòng Tên, ngay bên hông phải của nhà thờ. Theo lời giới thiệu của Cha Tôma Aquino: Chân Phước An-rê Phú Yên Bốn mạng của anh chị Giáo lý viên và Huynh trưởng và Thánh Stanislaus Kostka, các em Thiếu nhi Thánh thể của Giáo xứ Hòa Minh chọn Ngài làm bổn mạng.
Trước lúc cử hành Thánh lễ, Cha Tôma Aquino đã có lời Chào mừng và giới thiệu với cộng đoàn sự hiện diện của Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng; Cha Vinh-sơn Phạm Văn Mầm, Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam; Cha Bonaventura Mai Thái, Tổng Đại diện; Cha Phao-lô Trần Quốc Việt, Đại diện Giám muc; Quý Cha và Anh em Dòng Tên; Quý Cha của Giáo phận Đà Nẵng; Quý Chính Quyền; Quý Đại diện Tôn Giáo bạn; Quý Sơ của các Dòng; Quý Khách mời; Quý Ban Thường vụ các Giáo xứ trong toàn Giáo phận Đà Nẵng; Quý Ân nhân Thân nhân của Giáo xứ Hòa Minh, Ân nhân thân nhân của Anh em Dòng Tên, Quý Đại diện các Giáo xứ Dòng Tên đang phục vụ mục vụ.
Sau lời giới thiệu, Cha Phao lô Phạm Thanh Thảo, Chánh văn phòng Tòa giám mục đã công bố văn thư quyết định thành lập Tân Giáo xứ Hòa Minh thuộc Giáo hạt Hòa Vang, Giáo phận Đà Nẵng do Đức Giám Mục ký ngày 25 / 1 / 2019 ( Lễ Thánh Phao-lô trở lại). Tân Giáo xứ với đầy đủ tính cách pháp nhân theo Giáo luật và Dân luật, với những quyền lợi và nghĩa vụ theo luật định. Nhà thờ Giáo họ được nâng lên thành nhà thờ Giáo xứ và nhận Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII làm Bổn mạng. Cũng tại quyết định này, Đức Giám Mục bổ nhiệm Cha Tô-ma Aquino Tạ Trung Hải là Quản xứ tiên khởi Giáo xứ Hòa Minh.
Sau những tràng pháo tay chia sẻ niềm vui và niềm vui tuyệt vời của Cộng đoàn Tân Giáo xứ Hòa Minh, Cha Tân Quản xứ đã lặp lại lời tuyên xưng Đức tin theo đức tin Tông truyền của Giáo Hội, lời vâng phục Đấng Bản quyền và lời húa chu toàn trách vụ Linh mục với cộng đoàn được giao phó. Cha đã đặt tay trên sách Tin Mừng để xin Thiên Chúa ban thêm ơn và giúp sức cho Cha chu toàn lời tuyên hứa cách trọng thể này.
Trong bài giảng, Đức Cha đã sơ lược lại lịch sử của Giáo xứ Hòa Minh và ngày ký quyết định thành lập tân giáo xứ 25 / 1 / 2019 để kỷ niệm ngày Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII ký quyết đình thành lập Công Đồng chung Vatican II ngày 25 / 1 / 1959, là Vị Thánh mà Giáo xứ chọn làm Bổn mạng bảo trợ. Đây là Giáo xứ thứ 51 của Giáo phận Đà Nẵng. Đức Cha đã dẫn chứng từ phụng vụ của ngày lễ hôm nay ( 25 / 3 ) Lễ Truyền tin cho Đức Maria, để huấn dụ cộng đoàn về sự lạ lùng từ việc không thể trở thành có thể, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tất cả cảm nhận và được mời gọi mỗi người trở nên cộng đoàn Đức tin, cộng đoàn Đức ái và cộng đoàn truyền Giáo, để trở nên dấu ấn và truyền tin Thiên Chúa yêu thương cho anh chị em.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông Trưởng Ban Thường vụ Giáo xứ đã dùng Thánh vịnh 117: “ Tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Ông đã có lời tri ân Đức Cha, Cha Giám Tỉnh Dòng Tên, Cha Tổng Đại diện, Quý Cha Dòng Tên, Quý Cha trong Giáo phận, quý Dòng cách riêng Dòng mến Thánh Giá Huế, Chính Quyền, Quý Đại diện Tôn Giáo bạn, Quý Khách, Ân nhân thân nhân, Ban Truyền thông và tất cả những Người đã nâng đỡ giúp cho Giáo xứ hòa Minh có được ngày hôm nay. Ông cũng cám ơn vì sự hiệp nhất chung tay góp sức, để Giáo xứ có được ngày hôm nay của từng thành viên của cộng đoàn Hòa Minh. Ông cũng nói lên lòng biết ơn với Quý Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, Cha Phan-xi-cô Asisi Lưu Văn Hoàng và Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn. Các Ngài đã gầy dựng và hy sinh rất nhiều cho sự hình thành và phát triển Giáo xứ.
Tiếp đó, Cha Vinh sơn Phạm Văn Mầm, Giám Tỉnh Dòng Tên đã nhận Phép Lành của Tòa Thánh ban cho Tân Giáo xứ từ Đức Giám Mục, và Cha đã công bố cho cộng đoàn cùng nghe Đức Thánh Cha Phan-xi-cô ban phép lành và xin Thiên Chúa ban muôn vàn Thiên ân cho Giáo xứ.
Trước lúc ban phép lành trọng thể, một lần nữa Đức Cha đã chia vui với cộng đoàn Giáo xứ. chúc mừng Cha Giám Tỉnh và Dòng Tên, sau gần 5 năm trở lại Đà Nẵng. Chính sự hiện diện của các Giê-su hữu ( Tu sĩ của Dòng Tên) làm nên vẻ đẹp của đời sống, của lòng tin, trở nên dấu ấn tình yêu hiệp nhất, đón nhận ơn Chúa, sức mạnh của Thiên Chúa.Đức Cha đã kính chúc mọi người hiện diện tràn đầy phúc lành của Thiên Chúa nà mọi điều tốt đẹp nhất.
Xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, cho cộng đoàn Hòa Minh hướng tới một ý thức sống tinh thần hiệp nhất yêu thương. Cộng đoàn sống tình yêu đã và đang phát huy lịch sử của Giáo Hội, mỗi người cùng đồng hành, cộng tác để thành lập cộng đoàn tình yêu, mỗi người chạm đến lòng Thương Xót Chúa, là chứng nhân lòng thương xót Chúa cho cộng đồng xã hội hôm nay.
Trong dịp này, Đại diện các Giáo xứ Dòng Tên đảm nhận trách vụ mục vụ ( giáo xứ Tạo Tác tại Đà Lạt; Giáo xứ Hoa Lư tại Kontum và một số Giáo xứ khác) mặc dù ở rất xa, nhưng cũng đến chung chia niềm vui và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với Giáo xứ Hòa Minh.
Tôma Trương Văn Ân
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cái Cò Đậu Cánh Đồng Xanh
Joseph Ngọc Phạm
08:34 25/03/2019
CÁI CÒ ĐẬU CÁNH ĐỒNG XANH
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Cái cò đậu cánh đồng xanh
Bắt tôm bắt cá đừng ăn lúa đồng.
(bt)
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Cái cò đậu cánh đồng xanh
Bắt tôm bắt cá đừng ăn lúa đồng.
(bt)
VietCatholic TV
Ký giả, nghệ sĩ Công Giáo trên thế giới tưởng nhớ Cha Giuse Trần Minh Nhựt
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:17 25/03/2019
Suy Niệm 26/03/2019: Phép lạ Nhà Thánh nơi Đức Thánh Cha vừa ký Tông huấn Vive Cristo, esperanza nuestra
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:52 25/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tựa đề này cũng là những lời mở đầu của văn bản gốc bằng tiếng Tây Ban Nha của Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên được trình bày dưới hình thức một lá thư gửi đến giới trẻ.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 20 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh giải thích như sau: “Với cử chỉ này, Đức Thánh Cha có ý phó dâng cho Đức Trinh Nữ Maria tài liệu hoàn thành công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục được tổ chức tại Vatican từ ngày 3 đến 28 tháng 10 năm ngoái, 2018, với chủ đề: ‘Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi’”.
Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em những phép lạ rất diệu kỳ liên quan đến đền thánh Đức Mẹ Loreto.
Đền thánh Đức Mẹ Loreto là một trong các trung tâm Thánh Mẫu được tôn sùng và thu hút đông đảo các tín hữu nhất trên khắp thế giới. Và đúng như vậy, vì theo truyền thống, theo các chứng từ của các vị Giáo Hoàng và các Thánh, đây là nơi căn nhà của Đức Mẹ ở Nagiarét khi xưa đã được các Thiên thần dời về đây.
Nhà Thánh nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ được coi là nơi “sáng tạo mới” - tức là ơn cứu chuộc của chúng ta – đã bắt đầu. Trong nhiều thế kỷ qua, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã đến đền thờ này để cầu nguyện và tìm kiếm sự cầu bầu của Đức Mẹ. Hàng ngàn phép lạ được ghi nhận là do Đức Mẹ ban ơn cho các tín hữu kính viếng đền thánh này.
Truyền thống tôn kính và lịch sử của Nhà Thánh, nơi Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ, đã có từ thời các thánh Tông đồ. Từ những ngày đầu tiên của Kitô giáo, Nhà Thánh đã là nơi tấp nập các khách hành hương, và một hang đá được xây ngay bên cạnh Nhà Thánh. Năm 313, Đại đế Constantine đã xây một Vương cung thánh đường lớn bao trùm Nhà thánh Nagiarét và hang đá. Vào khoảng năm 1090, quân Hồi Giáo xâm chiếm Thánh địa, cướp bóc và phá hủy nhiều đền thờ linh thiêng đối với các Kitô hữu. Một trong số đó là Vương cung thánh đường ở Nagiarét, nhưng Nhà thánh và hang đá vẫn còn nguyên.
Khi thánh Phanxicô Assisi đến thăm Thánh Địa (1219-1220), ngài từng cầu nguyện nhiều lần tại Nhà Thánh này. Thánh Louis thứ Chín, Vua nước Pháp, cũng đã đến thăm và rước lễ trong đền thờ này khi ngài lãnh đạo một cuộc thập tự chinh để giải phóng Thánh địa khỏi tay quân Hồi Giáo. Một nhà thờ khác được xây dựng trên nền ngôi nhà thờ cũ trong thế kỷ 12 để bảo vệ Nhà Thánh. Vương cung thánh đường thứ hai này cũng bị phá hủy sau đó khi quân Hồi Giáo đánh bại quân thập tự chinh vào năm 1263. Một lần nữa, Nhà Thánh thoát khỏi sự hủy diệt và vẫn còn nguyên vẹn dưới đống đổ nát của Vương cung thánh đường. Cuối cùng, vào năm 1291, quân thập tự chinh đã bị đánh đuổi hoàn toàn khỏi Thánh địa và chính tại thời điểm này trong lịch sử, Nhà Thánh biến mất khỏi Palestine và xuất hiện ở một nơi ngày nay chúng ta gọi là Croatia, và một ngôi đền lớn nhất được xây dựng ở đó để bao bọc Nhà Thánh, gọi là đền Đức Mẹ Trsat (tiếng Ý gọi là Tersatto).
Truyền thống cho chúng ta biết rằng vào ngày 10 tháng 5 năm 1291, Nhà Thánh Nagiarét đã được các Thiên thần dỡ khỏi nền móng ở Nagiarét và đưa băng qua Địa Trung Hải từ Palestine đến một ngọn đồi của làng Dalmatia thuộc thị trấn nhỏ Tersatto.
Cha sở nhà thờ Thánh George, tại Tersatto, là cha Alexander Georgevich, đã rất kinh ngạc trước sự hiện diện bất ngờ của một nhà thờ nhỏ và cầu nguyện xin được soi sáng. Những lời cầu nguyện của ngài đã được trả lời khi Đức Trinh Nữ xuất hiện với ngài trong giấc ngủ và nói với ngài rằng đây thực sự là Nhà thánh Nagiarét, nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và đã được đưa đến đây nhờ quyền năng của Thiên Chúa. Để xác nhận những gì Mẹ nói với ngài, ngài tức khắc được phục hồi sức khỏe, khỏi hẳn những căn bệnh mà ngài đã phải chịu đựng trong nhiều năm qua. Anh chị em giáo dân được khích lệ đến hành hương tại đây và nhiều người nhận được các ơn lạ.
Năm 1294, khi quân Hồi Giáo tiến chiếm Albania và có khả năng phạm thánh, ngôi nhà đột nhiên biến mất khỏi Tersatto. Một số người chăn chiên quả quyết đã nhìn thấy vào ngày 10 tháng mười Hai năm 1294, Nhà Thánh được các Thiên thần nâng lên lơ lửng trên không, băng qua biển Adriatic và đến một khu rừng cách thành phố Recanati của Ý 6.5km. Tin tức lan truyền nhanh chóng và hàng ngàn người đến xem ngôi nhà nhỏ giống như một nhà thờ. Ngôi nhà trở thành nơi hành hương và nhiều phép lạ đã diễn ra ở đó. Nhưng kẻ cướp từ khu vực rừng cây gần đó bắt đầu làm khổ những người hành hương, vì vậy Nhà Thánh được đưa đến một nơi an toàn hơn cách đó không xa. Nhưng ở nơi này cũng không xong vì hai anh em sở hữu mảnh đất đang tranh cãi nhau. Ngôi nhà đã được chuyển đến địa điểm hiện nay. Hai anh em nhà nọ trở nên hòa thuận với nhau ngay khi Nhà Thánh định cư ở vị trí cuối cùng. Thật là lạ lùng, bất cứ nơi nào Nhà Thánh đáp xuống, ngôi nhà đều nằm vững chãi một cách kỳ diệu trên mặt đất, mặc dù không có nền móng gì cả.
Đứng trước những phép lạ tuôn đổ trên những người hành hương, giáo quyền và người dân muốn biết chắc chắn đây có phải là Nhà Thánh ở Nagiarét không. Vì thế họ đã gửi một phái đoàn gồm 16 người đàn ông đến Tersatto và sau đó đến Nagiarét để xác định chắc chắn nguồn gốc của Nhà Thánh. Mười sáu người đàn ông, tất cả đều là các công dân đáng tin cậy, đã mang theo các số đo và chi tiết đầy đủ của Nhà Thánh, và sau vài tháng trở lại với báo cáo rằng theo ý kiến của họ, Nhà Thánh này đã thực sự đến từ Nagiarét.
Trong nhiều thế kỷ, nhiều vị Giáo Hoàng đã công nhận tính xác thực của Nhà Thánh và các phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ khi các tín hữu hành hương đến đây. Sự sùng kính của các vị Giáo Hội đối với Nhà Thánh được thể hiện qua vô số các ân xá được trao cho những người đến thăm Nhà Thánh. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XII là vị Giáo Hoàng đầu tiên ban các ân xá, sau đó đến Đức Giáo Hoàng Urbanô VI. Ngài đã ban ân xá cho các tín hữu hành hương đến đây vào ngày lễ mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria. Các Đức Giáo Hoàng Boniface IX và Martin V cũng ban nhiều ân xá. Một bảng liệt kê danh sách các vị Giáo Hoàng ban ân xá cho các tín hữu hành hương trong nhiều thế kỷ qua đã thể hiện xác tín của các ngài về tính xác thực của Nhà Thánh tại Đền Thờ Loreto.
Kinh cầu Đức Bà mà chúng ta thường đọc còn được gọi là Kinh cầu Đức Bà Loreto vì đây là nơi xuất phát kinh cầu này vào năm 1558, và sau đó được Đức Giáo Hoàng Xittô V phê duyệt và truyền công bố trong toàn thể Giáo Hội vào năm 1587. Đó là một trong 5 kinh cầu được chính thức phê duyệt dùng trong toàn thể Giáo Hội.
Bất cứ nơi nào có đền thờ Đức Mẹ đích thực hiện ra, bạn có thể chắc chắn sẽ có nhiều phép lạ. Điều này đặc biệt đúng tại Nhà Thánh, nơi đã có rất nhiều người được chữa khỏi không thể giải thích được về mặt Y khoa. Trên thực tế, ít nhất ba vị Giáo Hoàng đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu tại đền thờ Nhà thánh Loreto.
Hơn hai ngàn người đã được Giáo hội phong thánh, phong chân phước hoặc tôn kính đã đến thăm Nhà Thánh. Thánh Têrêxa thành Lisieux, Thánh Anphongsô Liguori, Thánh Frances Cabrini, Hồng Y Newman, Thánh John Neumann và Thánh Phanxicô đệ Salê đều đã viếng thăm Nhà Thánh.
Thánh Phanxicô Assisi vào những năm đầu của thế kỷ 13 đã thành lập một tu viện tại Sirolo, phía bắc Recanati. Trước sự hoang mang của một nhóm các tu sĩ, Thánh Phanxicô đã tiên báo trước rằng trước khi kết thúc thế kỷ đó, một thánh đường sẽ được xây dựng gần đó, nơi nổi tiếng hơn Rôma hoặc Giêrusalem và các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến hành hương Thánh địa này. Lời tiên tri này đã được chứng minh là đúng khi Nhà Thánh Loreto đến vào ngày 10 tháng 12 năm 1294.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đến thăm Đền thờ nhân kỷ niệm 50 năm chuyến viếng thăm Đức Gioan 23. Trong chuyến viếng thăm này, Đức Bênêđíctô chính thức phó dâng Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới và Năm Đức tin cho Đức Mẹ Loreto.