Phụng Vụ - Mục Vụ
Như chiếc đèn nào ta chọn sống
LM. Giuse Trương Đình Hiền
14:52 25/03/2017
NHƯ CHIẾC ĐÈN NÀO TA CHỌN SỐNG ?
(Chúa Nhật IV MÙA CHAY NĂM A 2017)
Mở đầu sách Tin Mừng thứ 4, Thánh Tông Đồ Gioan đã viết : “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng…Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người…” (Ga 1,5.9).
Sau nầy, trong cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định chính Ngài là ánh sáng : “Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12,46).
Trong khi đó cả 3 Tin Mừng Nhất lãm, khi tường thuật giây phút “lâm chung” của Chúa Giêsu đều đồng thanh nhắc đến sự cố “bóng tối bao trùm mặt đất từ giờ thứ sáu tới giờ thứ chín” : Chúa chết, dấu chỉ của “ánh sáng vụt tắt” và “bóng tối lên ngôi” !
Quả thật, Ánh Sáng – Bóng Tối đó là hai đối cực tượng trưng cho hai cuộc sống, hai thế giới, hai lãnh vực hoàn toàn đối nghịch nhau, cách xa nhau, triệt tiêu nhau. Và trong ngữ nghĩa Kinh Thánh, Ánh Sáng là tượng trưng cho chân lý và sự sống, cho vinh quang Thiên Chúa, cho niềm tin yêu hy vọng, cho ơn cứu độ, cho chính Đức Kitô…Còn Bóng Tối là quê hương của lầm lạc, tội lối, gian ác, xấu xa, ma quỷ….
Thật vậy, khi đưa mắt nhìn lại chiều dài của con đường cứu độ thì chúng ta thấy rõ điều nầy : nếu nguyên khởi của công trình Thiên Chúa tạo dựng chính là ánh sáng ; thì vào chiều Thứ Sáu, đỉnh cao của chối từ, xúc phạm, của bội phản vong ân, của hận thù quỷ quyệt…tất cả hùa nhau đóng đinh Con Chúa trên Đồi Sọ, thì lập tức, bóng tối đã bao phủ địa cầu !
Sứ điệp phụng vụ hôm nay tập chú vào “huyền nhiệm ánh sáng” để vừa dẫn lối đưa đường các anh chị em dự tòng đến một chọn lựa nghiêm túc : hoặc là ở lại trong bóng tối của lầm lạc và xa cách Thiên Chúa, hoặc là bước tới ngưỡng cửa của đời sống mới trong ánh quang của con cái sự sáng qua bí tích Rửa tội ; đồng thời cũng gọi mời tất cả cộng đoàn tín hữu hãy mạnh mẽ tiến bước trên con đường của chân lý phúc âm và loại trừ mọi biểu hiện của cuộc sống ù lỳ trong bóng tối của tội lỗi.
Thế nhưng, để nhìn thấy ánh sáng, tiên quyết, cần có “đôi mắt của Thiên Chúa”.
Ánh sáng có rực sáng bao nhiêu, ban ngày có rạng rỡ thế nào, thì đối với người mang đôi mắt mù, tất cả cũng chỉ là bóng tối.
Trong đời thường cuộc sống, chính cái “hội chứng mù tâm linh”, mù tình người, mù nhân bản …sẽ biến xã hội thành tối tăm, cuộc đời chìm trong bóng đêm lạnh giá !
Câu chuyện ngụ ngôn “khi nào là đêm tối” hay những câu thơ trong bài thơ ngụ ngôn “Nhật vấn” của Đinh Kim Chung sau đây phần nào chuyển tải ý nghĩa nội dung trên :
Một hôm ta hỏi bóng đêm
Bao giờ trăng sẽ bỏ quên mặt trời?
Bóng đêm tối mặt trả lời
Khi nào cõi thực sống hời hợt thêm.
Cũng vậy, trong lãnh vực thiêng liêng, niềm tin cũng thế. Người ta sẽ không thể nhận ra Thiên Chúa, các công trình tuyệt diệu của Ngài, tình yêu cứu độ của Ngài, khi người ta bị mù loà tâm hồn. Lời Chúa hôm nay đề nghị chúng ta cần Thiên Chúa ban cho đôi mắt sáng thiêng liêng để nhìn bằng đôi mắt của chính Ngài. Nếu đôi mắt của I-sai ngày xưa chỉ nhìn thấy “diện mạo bên ngoài” thì với cái nhìn của Thiên Chúa, tiên tri Samuel đã “nhìn sâu tận đáy lòng” ; và vì thế, cậu con trai út Đa-Vít đã được xức dầu tấn phong làm vua Ít-ra-en (BĐ 1). Đối với các anh chị em dự tòng sắp sửa lãnh nhận các bí tích gia nhập Kitô giáo, thì việc trang bị “đôi mắt thiêng” đó chính là những tháng ngày chăm chuyên học hỏi giáo lý, kinh nguyện, sống đạo... Còn đối với chúng ta, những người Kitô hữu, để có được đôi mắt sáng của Thiên Chúa thì phải sám hối, thanh lọc cõi lòng, ăn năn trở lại. Gỡ bỏ đi những cái nhìn đầy thiên kiến, ghét ghen, ích kỷ ; lột bỏ đi những chiếc gương đen của kết án, xét đoán, hoài nghi, thù hận ; vứt xa đi những chiếc mặt nạ giã hình, môi mép, vụ hình thức của những anh chàng biệt phái như trong chuyện kể Tin Mừng về phép lạ chữa khỏi chàng mù hôm nay…để thay bằng đôi mắt đức tin tinh ròng của người mù tự thuở mới sinh, mà lần đầu tiên diện kiến Đức Kitô, đã quỳ xuống thân thưa với tất cả tấm lòng đơn sơ khiêm hạ : “Lạy Ngài Con Tin”. (TM).
Đó cũng chính là điều mà trong BĐ 2, Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Ê-phê-sô đã nhắc bảo chúng ta : “xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng, mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công bình chân thật…”
Chính khi được trang bị với đôi mắt mới ấy, một thế giới mới sẽ được hồi sinh trong ta và chung quanh ta. Nói cách khác, một khi tâm hồn ta tràn ngập ánh sáng Chúa Kitô, thì chúng ta sẽ có nhiều sức mạnh, nghị lực và tình yêu để đẩy lùi những mãnh lực của bóng tối tội lỗi và sự chết.
Và công việc nầy lại không phải chỉ là cuộc chiến đấu tiêu cực, những lời nói suông, những dự định hay ho nhưng rỗng tuếch ; mà phải luôn là những hành động tích cực, như ngụ ý của một chuyện ngụ ngôn Ấn Độ sau đây :
Ngày kia, các môn đệ của thầy Haxiđich bên Ấn Độ đến than phiền với thầy về ảnh hưởng xấu của ma quỷ trên thế gian. Họ hỏi thầy phải làm thế nào để có thể xua đuổi ma quỷ?
Thầy Haxiđich đề nghị trước hết hãy lấy chổi bắt đầu quét bóng tối khỏi căn phòng nhỏ dưới hầm. Các môn sinh ngạc nhiên trước lời dạy bảo đó. Nhưng họ cũng đành lòng vâng theo. Sau nhiều giờ mệt nhoài, mồ hôi nhễ nhãi, nhưng họ vẫn không đuổi được bóng tối ra khỏi căn phòng nhỏ. Thầy Haxiđich bảo các môn sinh lấy gậy đập bóng tối để đuổi ma quỷ ra khỏi phòng. Nhưng vẫn uổng công vô ích. Lần thứ ba, thầy bảo các môn sinh hãy xuống hầm gào thét nguyền rủa bóng tối. Họ đã khan cổ, mất tiếng mà vẫn không sáng thêm được chút nào.
Sau cùng thầy bảo các môn sinh : “Hỡi các con, mỗi người trong các con hãy đương đầu với thách đố của bóng tối bằng cách đốt lên một cây nến”.
Họ thi hành theo lời thầy. Và kìa, lập tức bóng tối đã bị đuổi đi. căn hầm tối tăm lạnh lẽo bỗng trở nên sáng rực và ấm cúng.
Và giờ đây, “Ánh sáng cứu độ” đang ở giữa chúng ta, Đức Kitô đang thầm nói với chúng ta như Ngài đã từng nói với anh chàng mù vừa được sáng mắt : “Người đó chính là kẻ anh đang nhìn thấy và đang nói với anh” (TM). Chúng ta hãy cầu xin cho các anh chị em dự tòng trên khăp thế giới và cho chính ta thật sự được gặp gỡ và đón nhận Đức Kitô, để ngay trong Thánh lễ nầy, có được lòng tin đơn sơ chân thành như anh chàng mù thuở trước và trên độ đường Mùa Chay thánh tiến về lễ Phục Sinh, tâm hồn chúng ta luôn rạng ngời ánh sáng niềm tin và chân lý, tình yêu và ân sủng.
Bởi vì, nếu chúng ta không mang lấy ánh sáng Chúa Kitô trên đôi tay để phục vụ, không giữ được ánh sáng của Chúa Kitô trong trái tim để yêu thương, thì danh xưng “anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14) mà Đức Kitô đã ước mong và dành cho mỗi người Kitô hữu chúng ta mãi mãi sẽ chẳng bao giờ hiện thực ; hay như cách ví von của chính Ngài : mãi mãi sẽ chỉ là “chiếc đèn nằm dưới đáy thùng” (Mt 5,15).
GiuseTrương Đình Hiền
(Chúa Nhật IV MÙA CHAY NĂM A 2017)
Mở đầu sách Tin Mừng thứ 4, Thánh Tông Đồ Gioan đã viết : “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng…Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người…” (Ga 1,5.9).
Sau nầy, trong cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định chính Ngài là ánh sáng : “Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12,46).
Trong khi đó cả 3 Tin Mừng Nhất lãm, khi tường thuật giây phút “lâm chung” của Chúa Giêsu đều đồng thanh nhắc đến sự cố “bóng tối bao trùm mặt đất từ giờ thứ sáu tới giờ thứ chín” : Chúa chết, dấu chỉ của “ánh sáng vụt tắt” và “bóng tối lên ngôi” !
Quả thật, Ánh Sáng – Bóng Tối đó là hai đối cực tượng trưng cho hai cuộc sống, hai thế giới, hai lãnh vực hoàn toàn đối nghịch nhau, cách xa nhau, triệt tiêu nhau. Và trong ngữ nghĩa Kinh Thánh, Ánh Sáng là tượng trưng cho chân lý và sự sống, cho vinh quang Thiên Chúa, cho niềm tin yêu hy vọng, cho ơn cứu độ, cho chính Đức Kitô…Còn Bóng Tối là quê hương của lầm lạc, tội lối, gian ác, xấu xa, ma quỷ….
Thật vậy, khi đưa mắt nhìn lại chiều dài của con đường cứu độ thì chúng ta thấy rõ điều nầy : nếu nguyên khởi của công trình Thiên Chúa tạo dựng chính là ánh sáng ; thì vào chiều Thứ Sáu, đỉnh cao của chối từ, xúc phạm, của bội phản vong ân, của hận thù quỷ quyệt…tất cả hùa nhau đóng đinh Con Chúa trên Đồi Sọ, thì lập tức, bóng tối đã bao phủ địa cầu !
Sứ điệp phụng vụ hôm nay tập chú vào “huyền nhiệm ánh sáng” để vừa dẫn lối đưa đường các anh chị em dự tòng đến một chọn lựa nghiêm túc : hoặc là ở lại trong bóng tối của lầm lạc và xa cách Thiên Chúa, hoặc là bước tới ngưỡng cửa của đời sống mới trong ánh quang của con cái sự sáng qua bí tích Rửa tội ; đồng thời cũng gọi mời tất cả cộng đoàn tín hữu hãy mạnh mẽ tiến bước trên con đường của chân lý phúc âm và loại trừ mọi biểu hiện của cuộc sống ù lỳ trong bóng tối của tội lỗi.
Thế nhưng, để nhìn thấy ánh sáng, tiên quyết, cần có “đôi mắt của Thiên Chúa”.
Ánh sáng có rực sáng bao nhiêu, ban ngày có rạng rỡ thế nào, thì đối với người mang đôi mắt mù, tất cả cũng chỉ là bóng tối.
Trong đời thường cuộc sống, chính cái “hội chứng mù tâm linh”, mù tình người, mù nhân bản …sẽ biến xã hội thành tối tăm, cuộc đời chìm trong bóng đêm lạnh giá !
Câu chuyện ngụ ngôn “khi nào là đêm tối” hay những câu thơ trong bài thơ ngụ ngôn “Nhật vấn” của Đinh Kim Chung sau đây phần nào chuyển tải ý nghĩa nội dung trên :
Một hôm ta hỏi bóng đêm
Bao giờ trăng sẽ bỏ quên mặt trời?
Bóng đêm tối mặt trả lời
Khi nào cõi thực sống hời hợt thêm.
Cũng vậy, trong lãnh vực thiêng liêng, niềm tin cũng thế. Người ta sẽ không thể nhận ra Thiên Chúa, các công trình tuyệt diệu của Ngài, tình yêu cứu độ của Ngài, khi người ta bị mù loà tâm hồn. Lời Chúa hôm nay đề nghị chúng ta cần Thiên Chúa ban cho đôi mắt sáng thiêng liêng để nhìn bằng đôi mắt của chính Ngài. Nếu đôi mắt của I-sai ngày xưa chỉ nhìn thấy “diện mạo bên ngoài” thì với cái nhìn của Thiên Chúa, tiên tri Samuel đã “nhìn sâu tận đáy lòng” ; và vì thế, cậu con trai út Đa-Vít đã được xức dầu tấn phong làm vua Ít-ra-en (BĐ 1). Đối với các anh chị em dự tòng sắp sửa lãnh nhận các bí tích gia nhập Kitô giáo, thì việc trang bị “đôi mắt thiêng” đó chính là những tháng ngày chăm chuyên học hỏi giáo lý, kinh nguyện, sống đạo... Còn đối với chúng ta, những người Kitô hữu, để có được đôi mắt sáng của Thiên Chúa thì phải sám hối, thanh lọc cõi lòng, ăn năn trở lại. Gỡ bỏ đi những cái nhìn đầy thiên kiến, ghét ghen, ích kỷ ; lột bỏ đi những chiếc gương đen của kết án, xét đoán, hoài nghi, thù hận ; vứt xa đi những chiếc mặt nạ giã hình, môi mép, vụ hình thức của những anh chàng biệt phái như trong chuyện kể Tin Mừng về phép lạ chữa khỏi chàng mù hôm nay…để thay bằng đôi mắt đức tin tinh ròng của người mù tự thuở mới sinh, mà lần đầu tiên diện kiến Đức Kitô, đã quỳ xuống thân thưa với tất cả tấm lòng đơn sơ khiêm hạ : “Lạy Ngài Con Tin”. (TM).
Đó cũng chính là điều mà trong BĐ 2, Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Ê-phê-sô đã nhắc bảo chúng ta : “xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng, mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công bình chân thật…”
Chính khi được trang bị với đôi mắt mới ấy, một thế giới mới sẽ được hồi sinh trong ta và chung quanh ta. Nói cách khác, một khi tâm hồn ta tràn ngập ánh sáng Chúa Kitô, thì chúng ta sẽ có nhiều sức mạnh, nghị lực và tình yêu để đẩy lùi những mãnh lực của bóng tối tội lỗi và sự chết.
Và công việc nầy lại không phải chỉ là cuộc chiến đấu tiêu cực, những lời nói suông, những dự định hay ho nhưng rỗng tuếch ; mà phải luôn là những hành động tích cực, như ngụ ý của một chuyện ngụ ngôn Ấn Độ sau đây :
Ngày kia, các môn đệ của thầy Haxiđich bên Ấn Độ đến than phiền với thầy về ảnh hưởng xấu của ma quỷ trên thế gian. Họ hỏi thầy phải làm thế nào để có thể xua đuổi ma quỷ?
Thầy Haxiđich đề nghị trước hết hãy lấy chổi bắt đầu quét bóng tối khỏi căn phòng nhỏ dưới hầm. Các môn sinh ngạc nhiên trước lời dạy bảo đó. Nhưng họ cũng đành lòng vâng theo. Sau nhiều giờ mệt nhoài, mồ hôi nhễ nhãi, nhưng họ vẫn không đuổi được bóng tối ra khỏi căn phòng nhỏ. Thầy Haxiđich bảo các môn sinh lấy gậy đập bóng tối để đuổi ma quỷ ra khỏi phòng. Nhưng vẫn uổng công vô ích. Lần thứ ba, thầy bảo các môn sinh hãy xuống hầm gào thét nguyền rủa bóng tối. Họ đã khan cổ, mất tiếng mà vẫn không sáng thêm được chút nào.
Sau cùng thầy bảo các môn sinh : “Hỡi các con, mỗi người trong các con hãy đương đầu với thách đố của bóng tối bằng cách đốt lên một cây nến”.
Họ thi hành theo lời thầy. Và kìa, lập tức bóng tối đã bị đuổi đi. căn hầm tối tăm lạnh lẽo bỗng trở nên sáng rực và ấm cúng.
Và giờ đây, “Ánh sáng cứu độ” đang ở giữa chúng ta, Đức Kitô đang thầm nói với chúng ta như Ngài đã từng nói với anh chàng mù vừa được sáng mắt : “Người đó chính là kẻ anh đang nhìn thấy và đang nói với anh” (TM). Chúng ta hãy cầu xin cho các anh chị em dự tòng trên khăp thế giới và cho chính ta thật sự được gặp gỡ và đón nhận Đức Kitô, để ngay trong Thánh lễ nầy, có được lòng tin đơn sơ chân thành như anh chàng mù thuở trước và trên độ đường Mùa Chay thánh tiến về lễ Phục Sinh, tâm hồn chúng ta luôn rạng ngời ánh sáng niềm tin và chân lý, tình yêu và ân sủng.
Bởi vì, nếu chúng ta không mang lấy ánh sáng Chúa Kitô trên đôi tay để phục vụ, không giữ được ánh sáng của Chúa Kitô trong trái tim để yêu thương, thì danh xưng “anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14) mà Đức Kitô đã ước mong và dành cho mỗi người Kitô hữu chúng ta mãi mãi sẽ chẳng bao giờ hiện thực ; hay như cách ví von của chính Ngài : mãi mãi sẽ chỉ là “chiếc đèn nằm dưới đáy thùng” (Mt 5,15).
GiuseTrương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ Milano
Lm. Trần Đức Anh OP
08:52 25/03/2017
VATICAN. Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn LM, phó tế, tu sĩ nam nữ của Tổng giáo phận Milano, ĐTC kêu gọi các vị đừng sợ thách đố và tình trạng thiểu số của mình.
Hiện nay, ngoài 1900 LM giáo phận, Tổng giáo phận Milano còn có 790 linh mục dòng, 143 phó tế vĩnh viễn hơn 1 ngàn tu huynh và 6.210 nữ tu.
Cuộc gặp gỡ diễn ra lúc quá 10 giờ sáng ngày 25-3-2017 tại Nhà thờ chính tòa. Thánh đường hùng vĩ này được khởi công xây cách đây 630 năm theo kiểu tân gôtích và hoàn tất như hiện nay vào năm 1932.
Đến nơi, ĐTC đã được hàng chục vị kinh sĩ Nhà Thờ Chính Tòa và các GM phụ tá tiếp đón, ngài bắt tay chào thăm từng vị trước khi tiến vào thánh đường trước sự đón tiếp nồng nhiệt của hàng ngàn LM, tu sĩ nam nữ tại đây. Ngài thinh lặng ngồi cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa đặt trên bàn thờ và viếng mộ của thánh Carlo Borromeo, GM giáo phận Milano. ĐTC cũng chào thăm các LM và nữ tu già yếu ngồi trên xe lăn, trước khi lên bục cao trước bàn thờ.
Trong lời chào mừng ĐTC, ĐHY Angelo Scola, TGM giáo phận sở tại, cho biết thánh đường không đủ chỗ, nên nhiều LM tham dự cuộc gặp gỡ này từ bên ngoài, trên thềm nhà thờ, hoặc tại tư gia của các vị.
Tiếp lời ĐHY, 3 đại diện gồm 1 LM, một phó tế vĩnh viễn và một nữ tu đã xin ĐTC giải đáp một vài thắc mắc:
1. Cha Gabriele Gioia nhận xét rằng nhiều nghị lực và thời gian của các LM được dành cho các hình thức mục vụ truyền thống, trong khi đó sự tục hóa đang lan tràn trong xã hội ở Milano này, một thành phố ngày càng có tính chất đa nguyên, đa chủng tộc, tôn giáo và văn hóa. Vậy đâu là những thanh tẩy và những ưu tiên các LM cần thực hiện để không đánh mất niềm vui Phúc Âm, niềm vui được làm dân của Chúa Ba Ngôi?
- Trả lời cha Gioia, ĐTC nhắc lại rằng đời sống Giáo Hội luôn gặp những thách đố, vì thế chúng ta không được sợ các thách đố vì chúng là dấu chỉ một đức tin, một cộng đoàn sinh động, tìm kiếm Chúa với đôi mắt và con tim rộng mở. Những thách đố giúp làm cho đức tin chúng ta không trở thành ý thức hệ, tránh được tư tưởng khép kín.
Về xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo và chủng tộc, ĐTC cũng nhận xét rằng đó cũng là tình trạng của Giáo Hội qua dòng lịch sử. Hiệp nhất trong sự đa diện. Tin Mừng là một nhưng có 4 hình thức khác nhau.. Trong bối cảnh đó, ĐTC kêu gọi phân định những thái quá của sự đồng nhất và thái độ duy tương đối, hai xu hướng này tìm cách xóa bỏ sự hiệp nhất giữa những khác biệt và lệ thuộc hỗ tương. Và ngài cũng nhấn mạnh rằng ”đức tin để thực sự có đặc tính Kitô và không gây ảo tưởng cần phải được điều chỉnh trong những tiến trình của con người nhưng không bị thu hẹp vào các tiến trình đó.
Sau cùng, ĐTC nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phân định, nhất là dạy cho người trẻ ngày nay biết phân định trong nền văn hóa dồi dào các khả thể, để nhận ra đâu là điều thực sự tốt đẹp và có giá trị.
2. Thày Roberto Crespi hỏi ĐTC xem xây là đóng góp mà các phó tế vĩnh viễn được kêu gọi cống hiến để biểu lộ khuôn mặt Giáo Hội hạnh phúc, vô vị lợi và khiêm tốn.
- Trả lời câu hỏi của thày phó tế vĩnh viễn, ĐTC cảnh giác các tín hữu chú ý đừng coi các phó tế như những người ”nửa linh mục nửa giáo dân”, và rốt cuộc các vị không đứng về phía nào. Coi các phó tế như thế thì sẽ gây hại cho các thầy và tước bỏ sức mạnh đoàn sủng của phó tế.
Phó tế là một ơn gọi đặc thù, một ơn gọi gia đình nhắc nhớ rằng việc phục vụ như là một trong những hồng ân tiêu biểu của dân Chúa. Có thể nói phó tế là người giữ gìn việc phục vụ trong Giáo Hội. Phục vụ Lời Chúa, phục vụ Bàn Thánh. Sứ mạng, sức mạnh và sự đóng góp của phó tề hệ tài điều này là nhắc nhở cho tất cả chúng ta rằng đức tin, qua nhiều biểu hiện khác nhau, phụng vụ cộng đoàn, kinh nguyện cá nhân, những hình thức bác ái khác nhau, qua các bậc sống, có một chiều kích phục vụ. Phục vụ Thiên Chúa và anh chị em. Tóm lại, không có việc phục vụ bàn thờ, không có phụng vụ nếu không có sự cởi mở đối với việc phục vụ người nghèo. Nếu có việc phục vụ người nghèo nếu không dẫn đến phụng vụ.
3. Sau cùng Mẹ Paola Paganoni, Bề trên tổng quyền dòng các nữ tu Ursuline thánh Carlo, Chủ tịch Liên hiệp các nữ Bề trên thượng cấp vùng Lombardi hỏi ĐTC xem đâu là những khu vực ngoại ô của cuộc sống và đâu là những lãnh vực như tình trạng bị gạt ra ngoài lề, người nhập cư, giáo dục và văn hóa cần chọn lựa, đứng trước tình trạng các nữ tu ngày càng ít ỏi, hơn?
- Trước câu hỏi này, ĐTC mời gọi các nữ tu đừng có thái độ cam chịu vì con số giảm sút. Ngài nói: dù ít ỏi, dù là thiểu số, dù cao tuổi, nhưng không có thái độ cam chịu. Khi có thái độ này chúng ta sống trong sự tưởng tượng một quá khứ vinh hiển, thái độ đó không thức tỉnh đoàn sủng ban đầu, nhưng cuốn chúng ta vào trong một cái vòng cuộc sống nặng nề, khó nâng dậy. Vì thế nhớ lại nguyên thủy là điều tốt, cứu chúng ta khỏi sự tượng tượng vinh quang không thực tế của quá khứ.
ĐTC nhận xét rằng các vị sáng lập dòng chúng ta không bao giờ nghĩ đến số đông hay một đa số. Các vị cảm thấy được Thánh Linh thúc đẩy trong một thời điểm cụ thể của lịch sử, để trợ thành sự hiện diện vui tươi của Tin Mừng cho anh chị em mình; canh tân và xây dựng Giáo Hội như men trong đấu bột, như muối và ánh sáng thế gian.
ĐTC nói: ”Tôi nghĩ các dòng chúng ta không được sinh ra để trở thành đám đông, nhưng trở thành muối và men, góp phần làm cho tập thể dậy lên, để dân Chúa được những gia vị họ đang cần.. Thực tại ngày nay cũng gọi hỏi và kêu mời chúng ta tái trở thành men, thành muối đất. Anh chị em có thể nghĩ đến món pasta có nhiều muối không? hoặc hoàn toàn trở thành men? Nếu như vậy thì chẳng ai ăn được. Ngày nay thực tại kêu gọi chúng ta hãy khởi sự những tiến trình thay vì chiếm chỗ, cố gắng chiến đấu cho sự hiệp nhất thay vì bám víu vào những xung đột quá khứ, cần lắng nghe thực tại, cởi mở đối với tập thể, với dân thánh của Thiên Chúa, và toàn thể Giáo Hội. Đó là một thiểu số được chúc phúc, được mời gọi dây men, hòa hợp với điều mà Thánh Linh đã soi sáng cho tâm hồn cho các vị sáng lập và cho chính tâm hồn anh chị em.”
Sau bài huấn dụ, và phép lành, ĐTC đã tặng cho tổng giáo phận Milano một chén lễ quí giá và ĐHY Scola cho biết giáo phận tặng ĐTC 55 căn hộ để ngài giúp đỡ các gia đình nghèo.
Lúc 11 giờ 40 ĐTC tiến ra thềm Nhà Thờ chính tòa Milano để chào thăm đông đảo dân chúng tụ tập tại đây, đọc kinh truyền tin và ban phép lành cho họ.
Tiếp tục chương trình, ĐTC đến viếng viếng thăm nhà tù thánh Vittore cũng ở trung tâm thành phố Milano.
Hiện nay, ngoài 1900 LM giáo phận, Tổng giáo phận Milano còn có 790 linh mục dòng, 143 phó tế vĩnh viễn hơn 1 ngàn tu huynh và 6.210 nữ tu.
Cuộc gặp gỡ diễn ra lúc quá 10 giờ sáng ngày 25-3-2017 tại Nhà thờ chính tòa. Thánh đường hùng vĩ này được khởi công xây cách đây 630 năm theo kiểu tân gôtích và hoàn tất như hiện nay vào năm 1932.
Đến nơi, ĐTC đã được hàng chục vị kinh sĩ Nhà Thờ Chính Tòa và các GM phụ tá tiếp đón, ngài bắt tay chào thăm từng vị trước khi tiến vào thánh đường trước sự đón tiếp nồng nhiệt của hàng ngàn LM, tu sĩ nam nữ tại đây. Ngài thinh lặng ngồi cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa đặt trên bàn thờ và viếng mộ của thánh Carlo Borromeo, GM giáo phận Milano. ĐTC cũng chào thăm các LM và nữ tu già yếu ngồi trên xe lăn, trước khi lên bục cao trước bàn thờ.
Trong lời chào mừng ĐTC, ĐHY Angelo Scola, TGM giáo phận sở tại, cho biết thánh đường không đủ chỗ, nên nhiều LM tham dự cuộc gặp gỡ này từ bên ngoài, trên thềm nhà thờ, hoặc tại tư gia của các vị.
Tiếp lời ĐHY, 3 đại diện gồm 1 LM, một phó tế vĩnh viễn và một nữ tu đã xin ĐTC giải đáp một vài thắc mắc:
1. Cha Gabriele Gioia nhận xét rằng nhiều nghị lực và thời gian của các LM được dành cho các hình thức mục vụ truyền thống, trong khi đó sự tục hóa đang lan tràn trong xã hội ở Milano này, một thành phố ngày càng có tính chất đa nguyên, đa chủng tộc, tôn giáo và văn hóa. Vậy đâu là những thanh tẩy và những ưu tiên các LM cần thực hiện để không đánh mất niềm vui Phúc Âm, niềm vui được làm dân của Chúa Ba Ngôi?
- Trả lời cha Gioia, ĐTC nhắc lại rằng đời sống Giáo Hội luôn gặp những thách đố, vì thế chúng ta không được sợ các thách đố vì chúng là dấu chỉ một đức tin, một cộng đoàn sinh động, tìm kiếm Chúa với đôi mắt và con tim rộng mở. Những thách đố giúp làm cho đức tin chúng ta không trở thành ý thức hệ, tránh được tư tưởng khép kín.
Về xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo và chủng tộc, ĐTC cũng nhận xét rằng đó cũng là tình trạng của Giáo Hội qua dòng lịch sử. Hiệp nhất trong sự đa diện. Tin Mừng là một nhưng có 4 hình thức khác nhau.. Trong bối cảnh đó, ĐTC kêu gọi phân định những thái quá của sự đồng nhất và thái độ duy tương đối, hai xu hướng này tìm cách xóa bỏ sự hiệp nhất giữa những khác biệt và lệ thuộc hỗ tương. Và ngài cũng nhấn mạnh rằng ”đức tin để thực sự có đặc tính Kitô và không gây ảo tưởng cần phải được điều chỉnh trong những tiến trình của con người nhưng không bị thu hẹp vào các tiến trình đó.
Sau cùng, ĐTC nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phân định, nhất là dạy cho người trẻ ngày nay biết phân định trong nền văn hóa dồi dào các khả thể, để nhận ra đâu là điều thực sự tốt đẹp và có giá trị.
2. Thày Roberto Crespi hỏi ĐTC xem xây là đóng góp mà các phó tế vĩnh viễn được kêu gọi cống hiến để biểu lộ khuôn mặt Giáo Hội hạnh phúc, vô vị lợi và khiêm tốn.
- Trả lời câu hỏi của thày phó tế vĩnh viễn, ĐTC cảnh giác các tín hữu chú ý đừng coi các phó tế như những người ”nửa linh mục nửa giáo dân”, và rốt cuộc các vị không đứng về phía nào. Coi các phó tế như thế thì sẽ gây hại cho các thầy và tước bỏ sức mạnh đoàn sủng của phó tế.
Phó tế là một ơn gọi đặc thù, một ơn gọi gia đình nhắc nhớ rằng việc phục vụ như là một trong những hồng ân tiêu biểu của dân Chúa. Có thể nói phó tế là người giữ gìn việc phục vụ trong Giáo Hội. Phục vụ Lời Chúa, phục vụ Bàn Thánh. Sứ mạng, sức mạnh và sự đóng góp của phó tề hệ tài điều này là nhắc nhở cho tất cả chúng ta rằng đức tin, qua nhiều biểu hiện khác nhau, phụng vụ cộng đoàn, kinh nguyện cá nhân, những hình thức bác ái khác nhau, qua các bậc sống, có một chiều kích phục vụ. Phục vụ Thiên Chúa và anh chị em. Tóm lại, không có việc phục vụ bàn thờ, không có phụng vụ nếu không có sự cởi mở đối với việc phục vụ người nghèo. Nếu có việc phục vụ người nghèo nếu không dẫn đến phụng vụ.
3. Sau cùng Mẹ Paola Paganoni, Bề trên tổng quyền dòng các nữ tu Ursuline thánh Carlo, Chủ tịch Liên hiệp các nữ Bề trên thượng cấp vùng Lombardi hỏi ĐTC xem đâu là những khu vực ngoại ô của cuộc sống và đâu là những lãnh vực như tình trạng bị gạt ra ngoài lề, người nhập cư, giáo dục và văn hóa cần chọn lựa, đứng trước tình trạng các nữ tu ngày càng ít ỏi, hơn?
- Trước câu hỏi này, ĐTC mời gọi các nữ tu đừng có thái độ cam chịu vì con số giảm sút. Ngài nói: dù ít ỏi, dù là thiểu số, dù cao tuổi, nhưng không có thái độ cam chịu. Khi có thái độ này chúng ta sống trong sự tưởng tượng một quá khứ vinh hiển, thái độ đó không thức tỉnh đoàn sủng ban đầu, nhưng cuốn chúng ta vào trong một cái vòng cuộc sống nặng nề, khó nâng dậy. Vì thế nhớ lại nguyên thủy là điều tốt, cứu chúng ta khỏi sự tượng tượng vinh quang không thực tế của quá khứ.
ĐTC nhận xét rằng các vị sáng lập dòng chúng ta không bao giờ nghĩ đến số đông hay một đa số. Các vị cảm thấy được Thánh Linh thúc đẩy trong một thời điểm cụ thể của lịch sử, để trợ thành sự hiện diện vui tươi của Tin Mừng cho anh chị em mình; canh tân và xây dựng Giáo Hội như men trong đấu bột, như muối và ánh sáng thế gian.
ĐTC nói: ”Tôi nghĩ các dòng chúng ta không được sinh ra để trở thành đám đông, nhưng trở thành muối và men, góp phần làm cho tập thể dậy lên, để dân Chúa được những gia vị họ đang cần.. Thực tại ngày nay cũng gọi hỏi và kêu mời chúng ta tái trở thành men, thành muối đất. Anh chị em có thể nghĩ đến món pasta có nhiều muối không? hoặc hoàn toàn trở thành men? Nếu như vậy thì chẳng ai ăn được. Ngày nay thực tại kêu gọi chúng ta hãy khởi sự những tiến trình thay vì chiếm chỗ, cố gắng chiến đấu cho sự hiệp nhất thay vì bám víu vào những xung đột quá khứ, cần lắng nghe thực tại, cởi mở đối với tập thể, với dân thánh của Thiên Chúa, và toàn thể Giáo Hội. Đó là một thiểu số được chúc phúc, được mời gọi dây men, hòa hợp với điều mà Thánh Linh đã soi sáng cho tâm hồn cho các vị sáng lập và cho chính tâm hồn anh chị em.”
Sau bài huấn dụ, và phép lành, ĐTC đã tặng cho tổng giáo phận Milano một chén lễ quí giá và ĐHY Scola cho biết giáo phận tặng ĐTC 55 căn hộ để ngài giúp đỡ các gia đình nghèo.
Lúc 11 giờ 40 ĐTC tiến ra thềm Nhà Thờ chính tòa Milano để chào thăm đông đảo dân chúng tụ tập tại đây, đọc kinh truyền tin và ban phép lành cho họ.
Tiếp tục chương trình, ĐTC đến viếng viếng thăm nhà tù thánh Vittore cũng ở trung tâm thành phố Milano.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Flemington, Melbourne mừng đại lễ Acies.
Trần Văn Minh
05:26 25/03/2017
Melbourne, vào lúc 3.00 chiều Thứ Bảy 25/03/2017. Tại Nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Hội đồng Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington với đông đủ các hội viên Legio Mariae hoạt động và tán trợ thuộc các đơn vị đã về dự đại lễ Acies 2017.
Mời xem hình
Comitium khai mạc chương trình nguyện kinh Khai mạc và lần chuỗi Mân Côi trước tượng Nữ Tướng Maria. Lời kinh sốt sắng vang vang của một đạo quân mà muôn lời như một trong Comitium mang tước hiệu Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đúng với tôn chỉ của Legio Maria mỗi lần họp mặt. Sau kinh Catena là phần huấn dụ của Cha linh giám Giuse Trần Ngọc Tân, năm nay Cha linh giám nhắc nhở các hội viên về ngày đại lễ Acies, một ngày đại lễ quy tụ các hội viên về lập lại lời tuyên hứa dâng mình. Linh mục cũng nhắc lại gương Đức Nữ Vương trong ngày lễ truyền tin qua lời “xin vâng” nhiệm mầu, đã nâng Mẹ lên là đấng Đồng Công Cứu chuộc. Gương sống của Mẹ đã để lại cho muôn thế hệ học hỏi noi theo.
Sau ít phút giải lao, các hội viên đã cử hành nghi thức lễ dâng mình của đạo quân Đức Mẹ lên cho vị Nữ tướng tối cao: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con. Toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ.” Đông đảo đoàn quân binh Legio đủ mọi lứa tuổi đã tiến lên trước Vexillium, tay phải cầm cán và miệng đọc lời dâng mình như trên.
Đại lễ mừng kính chính thức do Linh mục linh giám Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn cử hành, Comitium đã cùng với cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ mừng kính chung. Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục chủ tế đã nói về ngày lễ trọng đại kết hợp Đức Trinh nữ Maria đã đáp lại lời Chúa Thánh Thần để mang con một Thiên Chúa Nhập thể. Một người nữ hơn mọi người nữ với sự trung tín và vâng phục giúp cho nhân loại nhận được ơn cứu độ từ Thiên Chúa.
Ca đoàn Tin Yêu Legio Mariae Comitium đã dùng lời ca tiếng hát dâng lên Mẹ rất Thánh lời khẩn nguyện thiết tha, để xin Mẹ đón nhận và hướng dẫn đoàn con là đạo binh Mẹ chiến đấu để cứu các linh hồn khỏi hư mất.
Cuối cùng, ông Mai Thanh Hải trưởng hội đồng Comitium đã lên cám ơn Cha Linh Giám và tất cả mọi anh chị em quân binh đã lên dâng mình, xin Mẹ giúp sức cho đoàn quân Mẹ gặt hái được nhiều thành qủa trong nhiệm vụ của năm mới 2017.
Mời xem hình
Comitium khai mạc chương trình nguyện kinh Khai mạc và lần chuỗi Mân Côi trước tượng Nữ Tướng Maria. Lời kinh sốt sắng vang vang của một đạo quân mà muôn lời như một trong Comitium mang tước hiệu Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đúng với tôn chỉ của Legio Maria mỗi lần họp mặt. Sau kinh Catena là phần huấn dụ của Cha linh giám Giuse Trần Ngọc Tân, năm nay Cha linh giám nhắc nhở các hội viên về ngày đại lễ Acies, một ngày đại lễ quy tụ các hội viên về lập lại lời tuyên hứa dâng mình. Linh mục cũng nhắc lại gương Đức Nữ Vương trong ngày lễ truyền tin qua lời “xin vâng” nhiệm mầu, đã nâng Mẹ lên là đấng Đồng Công Cứu chuộc. Gương sống của Mẹ đã để lại cho muôn thế hệ học hỏi noi theo.
Sau ít phút giải lao, các hội viên đã cử hành nghi thức lễ dâng mình của đạo quân Đức Mẹ lên cho vị Nữ tướng tối cao: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con. Toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ.” Đông đảo đoàn quân binh Legio đủ mọi lứa tuổi đã tiến lên trước Vexillium, tay phải cầm cán và miệng đọc lời dâng mình như trên.
Đại lễ mừng kính chính thức do Linh mục linh giám Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn cử hành, Comitium đã cùng với cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ mừng kính chung. Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục chủ tế đã nói về ngày lễ trọng đại kết hợp Đức Trinh nữ Maria đã đáp lại lời Chúa Thánh Thần để mang con một Thiên Chúa Nhập thể. Một người nữ hơn mọi người nữ với sự trung tín và vâng phục giúp cho nhân loại nhận được ơn cứu độ từ Thiên Chúa.
Ca đoàn Tin Yêu Legio Mariae Comitium đã dùng lời ca tiếng hát dâng lên Mẹ rất Thánh lời khẩn nguyện thiết tha, để xin Mẹ đón nhận và hướng dẫn đoàn con là đạo binh Mẹ chiến đấu để cứu các linh hồn khỏi hư mất.
Cuối cùng, ông Mai Thanh Hải trưởng hội đồng Comitium đã lên cám ơn Cha Linh Giám và tất cả mọi anh chị em quân binh đã lên dâng mình, xin Mẹ giúp sức cho đoàn quân Mẹ gặt hái được nhiều thành qủa trong nhiệm vụ của năm mới 2017.
Giáo Xứ Tân Lập , Cần Thơ đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli.
Tiểu Hổ
08:49 25/03/2017
Giáo Xứ Tân Lập , Cần Thơ đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli.
Sáng 25-3 -2017, khoảng không trên bầu trời thuộc xứ giáoTân Lập cờ bay phất phới, đoàn người từ khắp ngã đường nông thôn xum họp trước nhà thờ để long trọng chào đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, vị đại diện không thường trực của tòa thánh đến thăm giáo xứ.
Xem Hình
Để có buổi chào đón trang trọng mà đầy thâm tình hôm nay, Cha Sở Giu-se Nguyễn Văn Thương và cả giáo xứ Tân Lập đã chuẩn bị từ rất lâu. Niềm vui đó thể hiện trên từng khuôn mặt người lớn cũng như trẻ thơ khi nói về việc lần đầu tiên giáo xứ Tân Lập nhỏ bé thuộc giáo phận Cần Thơ được vinh dự đón tiếp Ngài Đại Diện Đức Thánh Cha, bày tỏ lòng mong ước gặp gỡ mọi người chung tay trang trí cho khung viên nhà thờ sạch đẹp, cờ hoa, lều trại được treo phất phới trước cả tuần, mọi việc chỉnh chu từng centimet. Các em thiếu nhi hăng say học nói tiếng ý để chào mừng thể hiện thiện chí và niềm vui được hân hoan tiếp đón.
Sự kiện lớn đang diễn ra ngay trên giáo xứ nhỏ bé thuộc vùng sâu, xa nói lên tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa đang hiện diện và phủ khắp trên chúng con mặc dù chúng con hèn mọn mặc dù chúng con không xứng đáng nhưng Ngài vẫn nâng niu ẫm bồng, vẫn ban cho con trọn tình thương. Tân Lập được chọn để thắp cháy ngọn nến yêu thương từ RoMa, để kết nối Giáo Hội từ khắp toàn cầu, để buộc chặt vào sợi dây tình yêu Ki-Tô-Hữu mà chính Đức Ki-Tô đã dùng chính mạng sống mình mà đan dệt. Tân Lập 130 tuổi hiện diện trong giáo phận cần Thơ được lịch sử ghi dấu ấn một ngày đầy hồng phúc hôm nay hân hạnh được tiếp đón Vị đại diện tòa thánh.
Khoảng 8 giờ 45 phút đoàn xe Đức Tổng dần dần tiến vào khuôn viên nhà thờ, cờ hoa tung bay trên tay giáo dân từ già đến trẻ, niềm vui chan hòa. Từ trong xe bước ra Đức Tổng Leopoldo Girrelli và Đức Giám Mục Ste-pha-no Tri Bửu Thiên đã tỏa rạng nụ cười thân thiện chào mừng đến toàn thể mọi người. Tôi cảm nhận như mạch suối thông ơn, mạch suối yêu thương từ tòa thánh Đức Thánh Cha đang rót chảy về cho giáo xứ tân Lập nhỏ bé này và nguồn vui, niềm bình an ấy đang từ từ ngấm dần và chảy tràn trong từng trái tim nhỏ bé cảm xúc yêu thương dạt dào.
Toàn thể cộng đoàn dâng Chúa cùng Đức Tổng, Đức Cha và các linh mục tiến vào nhà thờ thực hiện nghi thức viếng thánh thể. Sau khi viếng thánh thể đại diện giáo xứ có đôi lời chào đón Đức Tổng và Ngài đáp từ bằng lời cảm ơn chân thành, bằng tình yêu thương từ trái tim Giáo Hội, lời chúc bình an trong Đức Ki-tô con Thiên Chúa. Ngài khen ngợi giáo xứ Tân Lập là giáo xứ đã được 130 tuổi nhưng có một Cha sở rất trẻ. Ngài tên Giuse Thương vì thế ngài yêu thương toàn thể anh chị em bằng tình thương vô biên. Nụ cười thân thiện trên môi Đức tổng như sứ điệp yêu thương được phát gửi từ tòa thánh đang luân chuyển dần trong từng trái tim của mỗi người.
Trong bài giảng Đức Tổng nhấn mạnh thông điệp. Qua Đức Giê su ki tô nhân loại được ban tặng ân sủng thậm chí còn dồi dào và tràn đầy hơn những gì con người đã đánh mất xưa vì A Đam tổ tông loài người chúng ta. Một lần nữa chúng ta không những trở thành con cái Thiên Chúa mà còn được phục hồi quyền gọi Thiên Chúa là cha, Tuy nhiên chúng ta được phép gọi Đức Giesu con Thiên Chúa là anh chúng ta. Quả thật tất cả những gì có thể mang lại niềm vui to nhất sâu thẳm trong con tim của chúng ta đều chứa đựng trong sứ điệp mà thiên thần đã nói với Đức Maria hôm nay. Chúng ta hãy năng động để khơi dậy trong tâm hồn chúng ta tất cả những cảm xúc đã từng đánh động tâm hồn Đức Maria khi người đó nhận sứ điệp này. Trước tiên Chúng ta hãy thờ lạy và cảm tạ Thiên Chúa vì người đã dựng nên chúng ta giống hình ảnh người và khi chúng ta phạm lỗi ngài đã ban chính con một của người đến để cứu chuộc chúng ta. Tiếp đến chúng ta hãy làm mới lại quyết tâm sống xứng đáng con cái Thiên Chúa để rồi chúng ta sẽ xứng đáng vui hưởng sự bảo trợ của Đức Maria và được chia sẻ vinh quang con của mẹ là Đức Ki-tô.
Sau thánh lễ là bữa ăn Buffet mọi người tranh thủ chia sẻ tâm tình qua những tiết mục văn nghệ. Các cụ già tranh thủ hôn nhẫn Đức Tổng, các người trẻ xin được chụp hình lưu niệm lần đầu tiên được gặp một Đức Tổng xa lạ mà như gần gũi qua nụ cười cái xoa đầu trẻ con.
Không nghỉ trưa Đức Tổng đã tiếp nối hành trình bằng cách cùng lội bô đi thăm viếng những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngài đã đụng chạm đến trái tim mọi người bằng cử chỉ rất thân tình, bằng sự quan tâm hỏi tên tuổi, công việc của từng thành viên trong gia đình. Ánh mắt biểu lộ sự đồng cảm với những khó khăn của kiếp nghèo. Người đã đi vào những túp lều tranh và đã ngồi xuống thềm gạch bên đứa trẻ bệnh tật không thể nói, như muốn chia sẻ xoa dịu bớt nỗi đau. Ngài mời gọi cùng nhau cầu nguyện dâng gia đình trong tay Chúa, đã để lại nụ cười sự bình an cho từng gia đình, đã chậm đứng lại để chào hỏi và khen ngợi mọi người trên đường đi. Mọi người đang cảm nghiệm một Đức Ki-tô đang đồng hành đang lội bộ với họ giữa nắng ban trưa, giữa gay rắc khó nghèo của đời thường.
Sự hiện diện của Đức Tổng hôm nay giữa giáo xứ vùng sâu xa cho mọi người niềm tin rằng Thiên Chúa luôn quan phòng luôn đỗ tràn ân sủng trên con cái dù chúng ta thấp hèn bé mọn Chúa vẫn ấp ủ yêu thương.
Tiểu Hổ.
Sáng 25-3 -2017, khoảng không trên bầu trời thuộc xứ giáoTân Lập cờ bay phất phới, đoàn người từ khắp ngã đường nông thôn xum họp trước nhà thờ để long trọng chào đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, vị đại diện không thường trực của tòa thánh đến thăm giáo xứ.
Xem Hình
Để có buổi chào đón trang trọng mà đầy thâm tình hôm nay, Cha Sở Giu-se Nguyễn Văn Thương và cả giáo xứ Tân Lập đã chuẩn bị từ rất lâu. Niềm vui đó thể hiện trên từng khuôn mặt người lớn cũng như trẻ thơ khi nói về việc lần đầu tiên giáo xứ Tân Lập nhỏ bé thuộc giáo phận Cần Thơ được vinh dự đón tiếp Ngài Đại Diện Đức Thánh Cha, bày tỏ lòng mong ước gặp gỡ mọi người chung tay trang trí cho khung viên nhà thờ sạch đẹp, cờ hoa, lều trại được treo phất phới trước cả tuần, mọi việc chỉnh chu từng centimet. Các em thiếu nhi hăng say học nói tiếng ý để chào mừng thể hiện thiện chí và niềm vui được hân hoan tiếp đón.
Sự kiện lớn đang diễn ra ngay trên giáo xứ nhỏ bé thuộc vùng sâu, xa nói lên tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa đang hiện diện và phủ khắp trên chúng con mặc dù chúng con hèn mọn mặc dù chúng con không xứng đáng nhưng Ngài vẫn nâng niu ẫm bồng, vẫn ban cho con trọn tình thương. Tân Lập được chọn để thắp cháy ngọn nến yêu thương từ RoMa, để kết nối Giáo Hội từ khắp toàn cầu, để buộc chặt vào sợi dây tình yêu Ki-Tô-Hữu mà chính Đức Ki-Tô đã dùng chính mạng sống mình mà đan dệt. Tân Lập 130 tuổi hiện diện trong giáo phận cần Thơ được lịch sử ghi dấu ấn một ngày đầy hồng phúc hôm nay hân hạnh được tiếp đón Vị đại diện tòa thánh.
Khoảng 8 giờ 45 phút đoàn xe Đức Tổng dần dần tiến vào khuôn viên nhà thờ, cờ hoa tung bay trên tay giáo dân từ già đến trẻ, niềm vui chan hòa. Từ trong xe bước ra Đức Tổng Leopoldo Girrelli và Đức Giám Mục Ste-pha-no Tri Bửu Thiên đã tỏa rạng nụ cười thân thiện chào mừng đến toàn thể mọi người. Tôi cảm nhận như mạch suối thông ơn, mạch suối yêu thương từ tòa thánh Đức Thánh Cha đang rót chảy về cho giáo xứ tân Lập nhỏ bé này và nguồn vui, niềm bình an ấy đang từ từ ngấm dần và chảy tràn trong từng trái tim nhỏ bé cảm xúc yêu thương dạt dào.
Toàn thể cộng đoàn dâng Chúa cùng Đức Tổng, Đức Cha và các linh mục tiến vào nhà thờ thực hiện nghi thức viếng thánh thể. Sau khi viếng thánh thể đại diện giáo xứ có đôi lời chào đón Đức Tổng và Ngài đáp từ bằng lời cảm ơn chân thành, bằng tình yêu thương từ trái tim Giáo Hội, lời chúc bình an trong Đức Ki-tô con Thiên Chúa. Ngài khen ngợi giáo xứ Tân Lập là giáo xứ đã được 130 tuổi nhưng có một Cha sở rất trẻ. Ngài tên Giuse Thương vì thế ngài yêu thương toàn thể anh chị em bằng tình thương vô biên. Nụ cười thân thiện trên môi Đức tổng như sứ điệp yêu thương được phát gửi từ tòa thánh đang luân chuyển dần trong từng trái tim của mỗi người.
Trong bài giảng Đức Tổng nhấn mạnh thông điệp. Qua Đức Giê su ki tô nhân loại được ban tặng ân sủng thậm chí còn dồi dào và tràn đầy hơn những gì con người đã đánh mất xưa vì A Đam tổ tông loài người chúng ta. Một lần nữa chúng ta không những trở thành con cái Thiên Chúa mà còn được phục hồi quyền gọi Thiên Chúa là cha, Tuy nhiên chúng ta được phép gọi Đức Giesu con Thiên Chúa là anh chúng ta. Quả thật tất cả những gì có thể mang lại niềm vui to nhất sâu thẳm trong con tim của chúng ta đều chứa đựng trong sứ điệp mà thiên thần đã nói với Đức Maria hôm nay. Chúng ta hãy năng động để khơi dậy trong tâm hồn chúng ta tất cả những cảm xúc đã từng đánh động tâm hồn Đức Maria khi người đó nhận sứ điệp này. Trước tiên Chúng ta hãy thờ lạy và cảm tạ Thiên Chúa vì người đã dựng nên chúng ta giống hình ảnh người và khi chúng ta phạm lỗi ngài đã ban chính con một của người đến để cứu chuộc chúng ta. Tiếp đến chúng ta hãy làm mới lại quyết tâm sống xứng đáng con cái Thiên Chúa để rồi chúng ta sẽ xứng đáng vui hưởng sự bảo trợ của Đức Maria và được chia sẻ vinh quang con của mẹ là Đức Ki-tô.
Sau thánh lễ là bữa ăn Buffet mọi người tranh thủ chia sẻ tâm tình qua những tiết mục văn nghệ. Các cụ già tranh thủ hôn nhẫn Đức Tổng, các người trẻ xin được chụp hình lưu niệm lần đầu tiên được gặp một Đức Tổng xa lạ mà như gần gũi qua nụ cười cái xoa đầu trẻ con.
Không nghỉ trưa Đức Tổng đã tiếp nối hành trình bằng cách cùng lội bô đi thăm viếng những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngài đã đụng chạm đến trái tim mọi người bằng cử chỉ rất thân tình, bằng sự quan tâm hỏi tên tuổi, công việc của từng thành viên trong gia đình. Ánh mắt biểu lộ sự đồng cảm với những khó khăn của kiếp nghèo. Người đã đi vào những túp lều tranh và đã ngồi xuống thềm gạch bên đứa trẻ bệnh tật không thể nói, như muốn chia sẻ xoa dịu bớt nỗi đau. Ngài mời gọi cùng nhau cầu nguyện dâng gia đình trong tay Chúa, đã để lại nụ cười sự bình an cho từng gia đình, đã chậm đứng lại để chào hỏi và khen ngợi mọi người trên đường đi. Mọi người đang cảm nghiệm một Đức Ki-tô đang đồng hành đang lội bộ với họ giữa nắng ban trưa, giữa gay rắc khó nghèo của đời thường.
Sự hiện diện của Đức Tổng hôm nay giữa giáo xứ vùng sâu xa cho mọi người niềm tin rằng Thiên Chúa luôn quan phòng luôn đỗ tràn ân sủng trên con cái dù chúng ta thấp hèn bé mọn Chúa vẫn ấp ủ yêu thương.
Tiểu Hổ.
Đại Hội Acies Legio Mariae Sydney.
Diệp Hải Dung.
09:00 25/03/2017
Đại Hội Acies Legio Mariae Sydney.
Sáng thứ Bảy 25/3/2017 rất đông đủ anh chị em hội viên Hoạt Động và Tán Trợ Legio Mariae thuộc các Giáo Bankstown, Georges Hall, Cabramatta, Fairfield, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, và Revesby đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba tham dự ngày Đại Hội Acies hàng năm của Legio Mariae.
Xem Hình
Sau khi chấm dứt giờ đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui. Cha Paul Văn Chi Linh Giám ban huấn từ và chia sẻ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Hội, Cha cũng nhắc nhở cho mọi người biết năm nay mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima Bồ Đào Nha, quân binh Legio Mariae luôn noi theo gương của Mẹ để phục vụ cho tất cả mọi người.
Kế tiếp là nghi thức tuyên thệ dâng mình cho Đức Mẹ, Quý Cha Linh Giám, Cựu Linh Giám, qúy Sơ Trợ Giám và tất cả các Hội Viên tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ đặt tay lên Vexilium Quân Kỳ của Legio Mariae đọc lời tuyên thệ. Sau đó quý Cha Paul Văn Chi Linh Giám, Cha Nguyễn Văn Tuyết Cựu Linh Giám, Cha Nguyễn Thái Hoạch Cựu Linh Giám và Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Mai Văn Thịnh và Cha Nguyễn Như Thành cùng hiệp dâng Thánh Lễ.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói về bài 3 bài đọc của ngày hôm nay đều vẽ lên chân dung của Đức Mẹ, đặc biệt Phúc Âm của Thánh Luca tường thuật Sứ Thần Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Tướng của chúng ta mà chúng ta cùng đọc…”Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt Trăng, rực rỡ như mặt Trời, oai hùng như đạo binh xếp hàng vào trận…Bà là ai ?” Hôm nay chúng ta đều dâng mình cho Mẹ, là phó thác hết cho Mẹ với Mẹ vì Mẹ và cùng Mẹ chúng ta lên đường làm công tác Tông Đồ của Legio Mariae là những người quân binh của Mẹ..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Hà Pi Liến Trưởng Curia Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại lễ Acies, quý ân nhân và ca đoàn Legio đã đóng góp lời ca tiếng hát trong Thánh lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng.
Đồng thời ra mắt cuốn Kỷ Yếu Legio Mariae TGP Sydney. Cuốn sách Kỷ Yếu tóm lược và ghi lại những hình ảnh sinh hoạt của Legio Mariae Sydney từ năm 1991 đến 2017 vừa đúng 25 Năm.
Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người đều ở lại qua bên hội trường của nhà thờ tham dự bữa ăn trưa thân mật và kết thúc vào lúc 2pm.
Diệp Hải Dung.
Sáng thứ Bảy 25/3/2017 rất đông đủ anh chị em hội viên Hoạt Động và Tán Trợ Legio Mariae thuộc các Giáo Bankstown, Georges Hall, Cabramatta, Fairfield, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, và Revesby đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba tham dự ngày Đại Hội Acies hàng năm của Legio Mariae.
Xem Hình
Sau khi chấm dứt giờ đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui. Cha Paul Văn Chi Linh Giám ban huấn từ và chia sẻ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Hội, Cha cũng nhắc nhở cho mọi người biết năm nay mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima Bồ Đào Nha, quân binh Legio Mariae luôn noi theo gương của Mẹ để phục vụ cho tất cả mọi người.
Kế tiếp là nghi thức tuyên thệ dâng mình cho Đức Mẹ, Quý Cha Linh Giám, Cựu Linh Giám, qúy Sơ Trợ Giám và tất cả các Hội Viên tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ đặt tay lên Vexilium Quân Kỳ của Legio Mariae đọc lời tuyên thệ. Sau đó quý Cha Paul Văn Chi Linh Giám, Cha Nguyễn Văn Tuyết Cựu Linh Giám, Cha Nguyễn Thái Hoạch Cựu Linh Giám và Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Mai Văn Thịnh và Cha Nguyễn Như Thành cùng hiệp dâng Thánh Lễ.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói về bài 3 bài đọc của ngày hôm nay đều vẽ lên chân dung của Đức Mẹ, đặc biệt Phúc Âm của Thánh Luca tường thuật Sứ Thần Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Tướng của chúng ta mà chúng ta cùng đọc…”Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt Trăng, rực rỡ như mặt Trời, oai hùng như đạo binh xếp hàng vào trận…Bà là ai ?” Hôm nay chúng ta đều dâng mình cho Mẹ, là phó thác hết cho Mẹ với Mẹ vì Mẹ và cùng Mẹ chúng ta lên đường làm công tác Tông Đồ của Legio Mariae là những người quân binh của Mẹ..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Hà Pi Liến Trưởng Curia Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại lễ Acies, quý ân nhân và ca đoàn Legio đã đóng góp lời ca tiếng hát trong Thánh lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng.
Đồng thời ra mắt cuốn Kỷ Yếu Legio Mariae TGP Sydney. Cuốn sách Kỷ Yếu tóm lược và ghi lại những hình ảnh sinh hoạt của Legio Mariae Sydney từ năm 1991 đến 2017 vừa đúng 25 Năm.
Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người đều ở lại qua bên hội trường của nhà thờ tham dự bữa ăn trưa thân mật và kết thúc vào lúc 2pm.
Diệp Hải Dung.
Lễ hội Acies của Curia Legio Mariae Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng
GP Lạng Sơn
22:18 25/03/2017
GP LẠNG SƠN - Hằng năm, vào ngày Lễ Truyền Tin 25 tháng 3, Curia Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng long trọng tổ chức lễ hội Acies cho toàn thể hội viên hoạt động, để lập lại lời tuyên hứa, trung thành với Đức Maria là Nữ Vương của Legio. Năm nay, Lễ Hội Acies đã diễn ra từ 08 giờ sáng thứ Bảy, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (tức ngày 28 tháng 02 năm Đinh Dậu), tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn.
Hình ảnh
Lễ Acies là ngày lễ lớn và đầy đủ ý nghĩa nhất của Legio, trong ngày lễ này tất cả các hội viên Legio tề tựu về dàn trận dưới bóng cờ Mẹ, lập lại lời hứa dâng mình cho Đức Mẹ, đón nhận những ơn lành của Mẹ để làm hành trang cho một năm sắp đến. Tất cả những nghi thức và trình tự của ngày lễ này được hướng dẫn một cách rất đầy đủ và rõ ràng trong Thủ Bản của Legio.
Vào 8 giờ sáng, chương trình Lễ Acies bắt đầu. Hiện diện trong Nhà thờ Chính Tòa hôm nay có Đức Giám Mục Giáo phận – Giuse Châu Ngọc Tri, cha linh giám Curia Antôn Bùi Văn Tăng, quý Cha và đông đảo quý Hội viên Legio. Đồng thời, có sự hiện diện của đại diện Ban quản trị Regia Hà Nội, Comitium Bắc Ninh, ban thông tin viên Comitium Biên Hòa. Chương trình khởi đầu với việc mọi người cùng dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi mùa Thương. Sau đó, các hội viên cùng lắng nghe đọc Thủ bản các số 288-290. Các tham dự viên cũng lắng nghe phúc trình về những hoạt động chính của Hội đồng Legio Mariae Curia Lạng Sơn Cao Bằng trong năm qua như thăm viếng những bệnh nhân, người già yếu, thăm viếng các gia đình không Công Giáo,…
Cộng đoàn cũng được lắng nghe huấn từ của Đức Cha Giuse Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Đức Cha mời gọi mỗi hội viên Legio hãy là những cánh tay nối dài của Đức Mẹ, mang ơn của Chúa đến cho mỗi người mà mình gặp gỡ. Mỗi hội viên Legio phải trở nên như là những lá cờ thiêng liêng tuyệt hảo của Đức Mẹ, để đi đến đâu chúng ta cũng cắm lá cờ thiêng liêng ấy, như những bảo chứng cho tấm lòng, tinh thần, nhiệt huyết sứ vụ của chúng ta, nhờ đó góp phần làm sáng danh Chúa và loan báo Tin mừng Cứu độ.
Sau lời huấn từ của Đức Cha, cha Antôn Bùi Văn Tăng – Linh giám của Curia- chia sẻ về Ý nghĩa việc Dâng Mình. Cha đã giải thích phần nào sâu xa hơn chủ đích của Legio, sống tinh thần của Legio và việc thực hiện sứ vụ Legio trong cuộc đời cũng như bổn phận của Legio với Đức Mẹ. Legio thánh hóa hội viên bằng việc cầu nguyện, dưới sự lãnh đạo của giáo quyền, để mỗi người tích cực cộng tác vào hành động của Đức Maria và Hội Thánh để góp phần mở rộng Nước Chúa. Mỗi hội viên được mời gọi học theo gương của chính Đức Maria về lòng khiêm nhường thẳm sâu, hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa, sống hiền hậu và cầu nguyện liên lỷ, hãm mình toàn diện với ý chí nhẫn nhục, với lòng yêu mến Chúa can đảm để rồi xả thân đi loan báo Tin Mừng.
Theo Cha linh giám, mỗi hội viên cần thực hiện sứ vụ người Legio trong chính đời sống của mình. Hãy mang lấy chiến phục của Thiên Chúa, đó là đời sống đức tin, cầu nguyện và ơn Chúa để trung kiên, can đảm, nhẫn nại khi thực hiện sứ vụ. Hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa để thấy được sự dấn thân trọn vẹn và hoàn hảo. Mỗi hội viên không trốn tránh những cực nhọc, lao thiệt khi thi hành sứ vụ đi theo con đường bác ái theo gương của chính Chúa Giêsu, tiếp xúc và gặp gỡ tha nhân bằng lòng yêu thương, từ tâm, nhẫn nại, không phân biệt đối xử. Mỗi người cần “chạy hết quãng đường của đời mình” bằng sự nỗ lực với ơn Chúa, trung kiên trong sứ vụ và nhiệt thành tông đồ, dấn thân triệt để, tuân theo và giữ kỷ luật Legio. Người Legio cần trung thành trong bổn phận với chính Đức Mẹ. Noi gương Đức Mẹ, mỗi người hãy thưa tiếng Xin Vâng với Thiên Chúa, không tự cao, không tự phụ, không tự đắc, không tự ái, không tự mãn, không tự tôn và đừng tự ý.
Tiếp theo là phần Tuyên hứa lại của tất cả các Hội viên Legio hiện diện. Khởi đầu là Đức Cha Giuse, rồi tới Cha linh giám, quý Cha và tất cả quý Hội viên hiện diện, mỗi người tiến tới trước mặt Đức Mẹ, trịnh trọng đặt tay phải lên đặt tay lên cán Vexilium quân kỳ của Legio Mariae và đọc lời dâng mình cho Đức Mẹ: Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ, mọi sự của con là của Mẹ. Nghi thức diễn ra trong một bầu khí trang trọng, cảm động và đầy ý nghĩa. “Việc dâng mình liên tục và sống động này, nhắc chúng ta hằng lệ thuộc Đức Mẹ, linh hồn ta hô hấp Đức Mẹ cũng như thân xác ta hô hấp không khí vậy” (Thánh Luy Maria đệ Mông-pho).
Kết thúc chương trình họp và tuyên hứa, cha linh giám đọc Kinh Dâng Mình và sau đó cộng đoàn hiện diện cùng đọc Kinh Catena và các kinh nguyện quen thuộc của Hội viên Legio trong mỗi buổi sinh hoạt thường kỳ. Cuối cùng, Đức Cha Giuse ban Phép lành cho toàn thể cộng đoàn hiện diện.
Vào lúc 10 giờ 15, Thánh lễ trọng mừng mầu nhiệm Truyền Tin Thiên Chúa Nhập Thể được cử hành tại Nhà thờ Chính Tòa do chính Đức Cha Giuse chủ sự. Đồng tế với ngài có cha linh giám Legio, cha xứ Nhà thờ Chính Tòa cùng quý Cha trong và ngoài Giáo phận. Đông đảo quý tu sỹ, chủng sinh và anh chị em Hội viên Legio hiệp dâng Thánh lễ này.
Ngỏ lời với cộng đoàn Phụng vụ đầu Thánh lễ, sau lời chào mừng mọi người hiện diện, Đức Cha Giuse nói: Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ trọng kính nhớ việc Đức Maria chịu truyền tin để Con Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng của Mẹ. Đây là biến cố rất quan trọng trong chương trình yêu thương cứu độ của Thiên Chúa; là biến cố kết nối đất với trời sau khi bị chia xa bởi tội lỗi con người. Lời Thiên thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ làm xôn xao ngàn tinh tú, cả đất trời rộn ràng niềm vui và không gian như khựng lại trước một biến cố quá sức lớn lao ấy. Cùng với Mẹ Maria, chúng ta đón nhận lời Thiên thần truyền tin, đón nhận Con Thiên Chúa làm người ở giữa chúng ta và mời gọi chúng ta cộng tác vào chương trình Cứu độ này.
Đức Cha nói tiếp: Đặc biệt, với anh chị em hội viên Legio Mariae, cùng với Đức Maria, dưới lá cờ của Đức Mẹ, chúng ta dâng hiến đời sống mình để nên người con của Mẹ, là chiến sĩ dưới bóng cờ của Mẹ, để cùng đón nhận lời Thiên thần truyền tin, chúng ta cưu mang và đem Chúa Giêsu đến cho thế giới, cho con người, nhất là những con người tội lỗi bất hạnh, qua những họat động tông đồ của chúng ta. Chúng ta tôn vinh Thiên Chúa cùng với Mẹ qua hoạt động cao cả này và chúng ta sốt sắng cử hành Thánh lễ mỗi ngày cũng chính là đón nhận Chúa Giêsu đến với chúng ta mỗi ngày qua hy tế Thánh Thể trên bàn thờ với hiệu năng Cứu độ vô song.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha quảng diễn ý nghĩa và sự cao trọng của mầu nhiệm Truyền Tin Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người. Ngài nhấn mạnh đến thái độ tín thác của Đức Maria được thể hiện qua lời Fiat – Xin Vâng. Được Thiên Chúa gìn giữ từ đời đời khỏi tội nguyên tổ, Đức Maria cũng luôn xứng đáng với ân huệ của Thiên Chúa qua đời sống vẹn sạch, quy hướng trọn vẹn về Thiên Chúa.
Đức Cha mời gọi cộng đoàn chiêm ngưỡng mầu nhiệm Truyền Tin qua chính gương mẫu của Đức Maria. Thiên thần nói với Đức Maria: Xin đừng sợ. Đó cũng là lời với mỗi chúng ta: Đừng sợ. Dù chúng ta là những con người tội lỗi thấp hèn nhưng noi gương Đức Mẹ, chúng ta cũng hãy vượt lên nỗi sợ hãi.
Đức Cha cũng chia sẻ về ba khía cạnh của chữ Đừng. Trước hết, trước công việc và chương trình của Thiên Chúa thì đừng ai nói là không thể được, vì “không có gì mà Thiên Chúa không làm được”. Hãy có niềm tin tưởng vững chắc về điều đó. Đừng từ chối đi vào chương trình của Thiên Chúa, nhưng hãy cộng tác và nhiệt thành với ơn Chúa. Kế đến, mỗi người đừng sợ, đừng xấu hổ. Như Đức Maria, hãy vượt lên sự xấu hổ bản thân mà tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa. Đừng xấu hổ vì là người Công Giáo, nhất là đừng xấu hổ mà không dám tuyên xưng đức tin của mình. Thiên Chúa không thua lòng quảng đại của con người, ngài sẽ thưởng muôn vàn ơn huệ cho chúng ta. Thứ ba, mỗi chúng ta đừng sợ vất vả, đừng sợ thiệt thòi. Đức Mẹ đón nhận lời Truyền Tin cũng là đón nhận bao nỗi vất vả truân chuyên trong đời sống. Chúng ta cũng hãy mạnh dạn đón nhận những hy sinh, dấn thân cộng tác vào chương trình của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài chia sẻ, Đức Cha đề cập tới sứ vụ riêng của từng hội viên Legio khi nhiệt thành noi gương và bước theo chân Đức Mẹ. Ngài mời gọi mỗi người hãy vững tin và luôn thăng tiến đời sống mình với niềm tín thác vào Thiên Chúa và lòng yêu mến Đức Mẹ. Chính Mẹ luôn nâng đỡ và đồng hành với chúng ta. Mỗi hội viên chúng ta chính là những người được Chúa kêu mời để đi vào chương trình yêu thương của Chúa, đem tình Chúa đến cho mọi người.
Đức Cha kết thúc bài giảng bằng lời này: Xin Chúa Giêsu – Đấng nhờ biến cố Truyền tin đã ngự đến thụ thai trong lòng Đức Mẹ, ngày nay trên bàn thờ Thánh lễ cũng ngự đến trong lòng Giáo Hội, nhất là đến trong tâm hồn của mỗi người chúng ta, đến trong cõi lòng thanh sạch của chúng ta và thánh hóa chúng ta.Với mầu nhiệm cao trọng ấy, mỗi người chúng ta sẽ được Thiên Chúa nâng đỡ và trợ sức trong hành trình ơn gọi và sứ vụ của mình. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa.
Kết thúc Thánh lễ, chị trưởng Curia Lạng Sơn Cao Bằng Maria Nguyễn Thị Hiếu, thay mặt Curia cảm ơn Đức Cha Giuse, quý Cha, quý khách và anh chị em Hội viên đã đến tham dự ngày hội Acies trọng thể hôm nay. Lá cờ Legio được cắm lên Lạng Sơn Cao Bằng sau cùng trong 26 Giáo phận, nhưng nhờ tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, sự đỡ nâng từ mẫu của Đức Maria, hoạt động Legio Mariae ngày càng trở nên gắn bó và quen thuộc với miền đất truyền giáo này, thiết thực góp phần vào việc loan báo Tin Mừng cho muôn dân.
Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người đều ở lại qua bên hội trường mới của Tòa Giám mục tham dự bữa ăn trưa thân mật và cùng thưởng lãm văn nghệ cây nhà lá vườn do các hội viên Legio thể hiện. Đại hội Acies 2017 của Legio Mariae Curia Lạng Sơn Cao Bằng đã kết thúc trong bầu khí thân mật và vui tươi.
Hình ảnh
Lễ Acies là ngày lễ lớn và đầy đủ ý nghĩa nhất của Legio, trong ngày lễ này tất cả các hội viên Legio tề tựu về dàn trận dưới bóng cờ Mẹ, lập lại lời hứa dâng mình cho Đức Mẹ, đón nhận những ơn lành của Mẹ để làm hành trang cho một năm sắp đến. Tất cả những nghi thức và trình tự của ngày lễ này được hướng dẫn một cách rất đầy đủ và rõ ràng trong Thủ Bản của Legio.
Vào 8 giờ sáng, chương trình Lễ Acies bắt đầu. Hiện diện trong Nhà thờ Chính Tòa hôm nay có Đức Giám Mục Giáo phận – Giuse Châu Ngọc Tri, cha linh giám Curia Antôn Bùi Văn Tăng, quý Cha và đông đảo quý Hội viên Legio. Đồng thời, có sự hiện diện của đại diện Ban quản trị Regia Hà Nội, Comitium Bắc Ninh, ban thông tin viên Comitium Biên Hòa. Chương trình khởi đầu với việc mọi người cùng dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi mùa Thương. Sau đó, các hội viên cùng lắng nghe đọc Thủ bản các số 288-290. Các tham dự viên cũng lắng nghe phúc trình về những hoạt động chính của Hội đồng Legio Mariae Curia Lạng Sơn Cao Bằng trong năm qua như thăm viếng những bệnh nhân, người già yếu, thăm viếng các gia đình không Công Giáo,…
Cộng đoàn cũng được lắng nghe huấn từ của Đức Cha Giuse Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Đức Cha mời gọi mỗi hội viên Legio hãy là những cánh tay nối dài của Đức Mẹ, mang ơn của Chúa đến cho mỗi người mà mình gặp gỡ. Mỗi hội viên Legio phải trở nên như là những lá cờ thiêng liêng tuyệt hảo của Đức Mẹ, để đi đến đâu chúng ta cũng cắm lá cờ thiêng liêng ấy, như những bảo chứng cho tấm lòng, tinh thần, nhiệt huyết sứ vụ của chúng ta, nhờ đó góp phần làm sáng danh Chúa và loan báo Tin mừng Cứu độ.
Sau lời huấn từ của Đức Cha, cha Antôn Bùi Văn Tăng – Linh giám của Curia- chia sẻ về Ý nghĩa việc Dâng Mình. Cha đã giải thích phần nào sâu xa hơn chủ đích của Legio, sống tinh thần của Legio và việc thực hiện sứ vụ Legio trong cuộc đời cũng như bổn phận của Legio với Đức Mẹ. Legio thánh hóa hội viên bằng việc cầu nguyện, dưới sự lãnh đạo của giáo quyền, để mỗi người tích cực cộng tác vào hành động của Đức Maria và Hội Thánh để góp phần mở rộng Nước Chúa. Mỗi hội viên được mời gọi học theo gương của chính Đức Maria về lòng khiêm nhường thẳm sâu, hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa, sống hiền hậu và cầu nguyện liên lỷ, hãm mình toàn diện với ý chí nhẫn nhục, với lòng yêu mến Chúa can đảm để rồi xả thân đi loan báo Tin Mừng.
Theo Cha linh giám, mỗi hội viên cần thực hiện sứ vụ người Legio trong chính đời sống của mình. Hãy mang lấy chiến phục của Thiên Chúa, đó là đời sống đức tin, cầu nguyện và ơn Chúa để trung kiên, can đảm, nhẫn nại khi thực hiện sứ vụ. Hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa để thấy được sự dấn thân trọn vẹn và hoàn hảo. Mỗi hội viên không trốn tránh những cực nhọc, lao thiệt khi thi hành sứ vụ đi theo con đường bác ái theo gương của chính Chúa Giêsu, tiếp xúc và gặp gỡ tha nhân bằng lòng yêu thương, từ tâm, nhẫn nại, không phân biệt đối xử. Mỗi người cần “chạy hết quãng đường của đời mình” bằng sự nỗ lực với ơn Chúa, trung kiên trong sứ vụ và nhiệt thành tông đồ, dấn thân triệt để, tuân theo và giữ kỷ luật Legio. Người Legio cần trung thành trong bổn phận với chính Đức Mẹ. Noi gương Đức Mẹ, mỗi người hãy thưa tiếng Xin Vâng với Thiên Chúa, không tự cao, không tự phụ, không tự đắc, không tự ái, không tự mãn, không tự tôn và đừng tự ý.
Tiếp theo là phần Tuyên hứa lại của tất cả các Hội viên Legio hiện diện. Khởi đầu là Đức Cha Giuse, rồi tới Cha linh giám, quý Cha và tất cả quý Hội viên hiện diện, mỗi người tiến tới trước mặt Đức Mẹ, trịnh trọng đặt tay phải lên đặt tay lên cán Vexilium quân kỳ của Legio Mariae và đọc lời dâng mình cho Đức Mẹ: Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ, mọi sự của con là của Mẹ. Nghi thức diễn ra trong một bầu khí trang trọng, cảm động và đầy ý nghĩa. “Việc dâng mình liên tục và sống động này, nhắc chúng ta hằng lệ thuộc Đức Mẹ, linh hồn ta hô hấp Đức Mẹ cũng như thân xác ta hô hấp không khí vậy” (Thánh Luy Maria đệ Mông-pho).
Kết thúc chương trình họp và tuyên hứa, cha linh giám đọc Kinh Dâng Mình và sau đó cộng đoàn hiện diện cùng đọc Kinh Catena và các kinh nguyện quen thuộc của Hội viên Legio trong mỗi buổi sinh hoạt thường kỳ. Cuối cùng, Đức Cha Giuse ban Phép lành cho toàn thể cộng đoàn hiện diện.
Vào lúc 10 giờ 15, Thánh lễ trọng mừng mầu nhiệm Truyền Tin Thiên Chúa Nhập Thể được cử hành tại Nhà thờ Chính Tòa do chính Đức Cha Giuse chủ sự. Đồng tế với ngài có cha linh giám Legio, cha xứ Nhà thờ Chính Tòa cùng quý Cha trong và ngoài Giáo phận. Đông đảo quý tu sỹ, chủng sinh và anh chị em Hội viên Legio hiệp dâng Thánh lễ này.
Ngỏ lời với cộng đoàn Phụng vụ đầu Thánh lễ, sau lời chào mừng mọi người hiện diện, Đức Cha Giuse nói: Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ trọng kính nhớ việc Đức Maria chịu truyền tin để Con Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng của Mẹ. Đây là biến cố rất quan trọng trong chương trình yêu thương cứu độ của Thiên Chúa; là biến cố kết nối đất với trời sau khi bị chia xa bởi tội lỗi con người. Lời Thiên thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ làm xôn xao ngàn tinh tú, cả đất trời rộn ràng niềm vui và không gian như khựng lại trước một biến cố quá sức lớn lao ấy. Cùng với Mẹ Maria, chúng ta đón nhận lời Thiên thần truyền tin, đón nhận Con Thiên Chúa làm người ở giữa chúng ta và mời gọi chúng ta cộng tác vào chương trình Cứu độ này.
Đức Cha nói tiếp: Đặc biệt, với anh chị em hội viên Legio Mariae, cùng với Đức Maria, dưới lá cờ của Đức Mẹ, chúng ta dâng hiến đời sống mình để nên người con của Mẹ, là chiến sĩ dưới bóng cờ của Mẹ, để cùng đón nhận lời Thiên thần truyền tin, chúng ta cưu mang và đem Chúa Giêsu đến cho thế giới, cho con người, nhất là những con người tội lỗi bất hạnh, qua những họat động tông đồ của chúng ta. Chúng ta tôn vinh Thiên Chúa cùng với Mẹ qua hoạt động cao cả này và chúng ta sốt sắng cử hành Thánh lễ mỗi ngày cũng chính là đón nhận Chúa Giêsu đến với chúng ta mỗi ngày qua hy tế Thánh Thể trên bàn thờ với hiệu năng Cứu độ vô song.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha quảng diễn ý nghĩa và sự cao trọng của mầu nhiệm Truyền Tin Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người. Ngài nhấn mạnh đến thái độ tín thác của Đức Maria được thể hiện qua lời Fiat – Xin Vâng. Được Thiên Chúa gìn giữ từ đời đời khỏi tội nguyên tổ, Đức Maria cũng luôn xứng đáng với ân huệ của Thiên Chúa qua đời sống vẹn sạch, quy hướng trọn vẹn về Thiên Chúa.
Đức Cha mời gọi cộng đoàn chiêm ngưỡng mầu nhiệm Truyền Tin qua chính gương mẫu của Đức Maria. Thiên thần nói với Đức Maria: Xin đừng sợ. Đó cũng là lời với mỗi chúng ta: Đừng sợ. Dù chúng ta là những con người tội lỗi thấp hèn nhưng noi gương Đức Mẹ, chúng ta cũng hãy vượt lên nỗi sợ hãi.
Đức Cha cũng chia sẻ về ba khía cạnh của chữ Đừng. Trước hết, trước công việc và chương trình của Thiên Chúa thì đừng ai nói là không thể được, vì “không có gì mà Thiên Chúa không làm được”. Hãy có niềm tin tưởng vững chắc về điều đó. Đừng từ chối đi vào chương trình của Thiên Chúa, nhưng hãy cộng tác và nhiệt thành với ơn Chúa. Kế đến, mỗi người đừng sợ, đừng xấu hổ. Như Đức Maria, hãy vượt lên sự xấu hổ bản thân mà tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa. Đừng xấu hổ vì là người Công Giáo, nhất là đừng xấu hổ mà không dám tuyên xưng đức tin của mình. Thiên Chúa không thua lòng quảng đại của con người, ngài sẽ thưởng muôn vàn ơn huệ cho chúng ta. Thứ ba, mỗi chúng ta đừng sợ vất vả, đừng sợ thiệt thòi. Đức Mẹ đón nhận lời Truyền Tin cũng là đón nhận bao nỗi vất vả truân chuyên trong đời sống. Chúng ta cũng hãy mạnh dạn đón nhận những hy sinh, dấn thân cộng tác vào chương trình của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài chia sẻ, Đức Cha đề cập tới sứ vụ riêng của từng hội viên Legio khi nhiệt thành noi gương và bước theo chân Đức Mẹ. Ngài mời gọi mỗi người hãy vững tin và luôn thăng tiến đời sống mình với niềm tín thác vào Thiên Chúa và lòng yêu mến Đức Mẹ. Chính Mẹ luôn nâng đỡ và đồng hành với chúng ta. Mỗi hội viên chúng ta chính là những người được Chúa kêu mời để đi vào chương trình yêu thương của Chúa, đem tình Chúa đến cho mọi người.
Đức Cha kết thúc bài giảng bằng lời này: Xin Chúa Giêsu – Đấng nhờ biến cố Truyền tin đã ngự đến thụ thai trong lòng Đức Mẹ, ngày nay trên bàn thờ Thánh lễ cũng ngự đến trong lòng Giáo Hội, nhất là đến trong tâm hồn của mỗi người chúng ta, đến trong cõi lòng thanh sạch của chúng ta và thánh hóa chúng ta.Với mầu nhiệm cao trọng ấy, mỗi người chúng ta sẽ được Thiên Chúa nâng đỡ và trợ sức trong hành trình ơn gọi và sứ vụ của mình. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa.
Kết thúc Thánh lễ, chị trưởng Curia Lạng Sơn Cao Bằng Maria Nguyễn Thị Hiếu, thay mặt Curia cảm ơn Đức Cha Giuse, quý Cha, quý khách và anh chị em Hội viên đã đến tham dự ngày hội Acies trọng thể hôm nay. Lá cờ Legio được cắm lên Lạng Sơn Cao Bằng sau cùng trong 26 Giáo phận, nhưng nhờ tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, sự đỡ nâng từ mẫu của Đức Maria, hoạt động Legio Mariae ngày càng trở nên gắn bó và quen thuộc với miền đất truyền giáo này, thiết thực góp phần vào việc loan báo Tin Mừng cho muôn dân.
Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người đều ở lại qua bên hội trường mới của Tòa Giám mục tham dự bữa ăn trưa thân mật và cùng thưởng lãm văn nghệ cây nhà lá vườn do các hội viên Legio thể hiện. Đại hội Acies 2017 của Legio Mariae Curia Lạng Sơn Cao Bằng đã kết thúc trong bầu khí thân mật và vui tươi.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đường chúng ta đi.
Bảo Giang
09:17 25/03/2017
Đường chúng ta đi.
(Dân Tàu tràn sang Việt Nam Ảnh than1g 3-2017)
Đường chúng ta đi hôm nay, ai cũng nói là có nhiêu gian khó, chông gai. Nhưng, Đường Chúng Ta Đi là đường nào? Những chông gai, gian khổ ấy ra sao? Và làm cách nào để vượt qua những chông gai hiểm trở ấy thì lại ít có người chỉ dẫn ra một cách rõ ràng. Hỏi xem, việc không chỉ ra được một hướng đi rõ ràng cho mình, cho người, có phải là một trong những nguyên do đưa đến sự thất bại không?
Có thể lắm! Bởi vì khi ta đã không có hướng đi cho mình, ta sẽ quay cuồng giữa cơn lốc, không biết lối ra đường vào. Không biết tà, không biết chính. Khi đó nó sẽ dẫn ta vào đường vô định hướng. Khi không định được hướng đi, ta dễ nhìn tất cả những sự kiện, những nhân sự chung quanh bằng đôi mắt đố kỵ, vô thức. Rồi khi lòng bao dung, chủ lực của ý chí, nghị lực của tâm hồn không còn, nó sẽ thay vào đó là những cay đắng. Cay đắng dồn lên miệng, thành lời. Cay đắng dồn lên óc, thành chữ. Mà những chữ, những lời ấy, xem ra chẳng có một cái lợi nào, dù nhỏ, cho chính chủ thể. Tệ hơn, nó gây tổn hại cho chính chủ thể và làm hại tha nhân. Đến khi những lời, những dòng chữ ấy không thể ngừng lại, nó sẽ có khả năng điên cuồng hơn dòng thác, hỗn loạn hơn trái phá, phá nát tất cả những ước nguyện tươi đẹp ban đầu, đẩy con người vào nỗi cô quạnh cay đắng một mình.
Kết qủa, của sự không tập hợp, vô định hướng là chúng ta cùng đi chung một con đường, cùng có chung một mục đích phải đến. Thế mà, sức mạnh mỗi ngày một tàn lụi, mục đích dường như càng lúc càng xa tầm tay với! Đến khi chợt thấy mục đích như mờ dần theo năm tháng, thay vì sửa sai, nhìn lại, ta lại cho thêm cay đắng đổ xuống trên đường. Những đôi mắt khắc nghiệt nhìn nhau. Rồi vô tình hay cố ý, người ta đẩy nhau xuống hố thay vì nắm tay nhau, hỗ trợ nhau vượt gian khó để đạt đến cùng đích.
Đây qủa là môt hình ảnh không mang màu xắc tích cực cho bất cứ ai. Trái lại, có thể làm cho nhiều người không hài lòng, ngộ nhận. Nhưng xét cho cùng, hình ảnh này luôn tiềm ẩn trong Đường Chúng Ta Đi hôm nay. Theo đó, tôi mạo muội mở lại từng trang trên Đường Chúng Ta Đi như đọc lại một trang kinh nghiệm. Hy vọng lý giải được phần nào những ưu tư cho những ngưòi cùng trên một tuyến đường. Hơn thế, mở ra một Con Đường để chúng ta cùng đi.
1. Bước tình thương.
Khi một đứa trẻ chập chững tập đi. Chân nó run, tay nó quờ quạng, miệng ú ớ chưa nói nên lời. Nhưng đôi mắt thật sáng, nhìn cha nhìn mẹ, nhìn anh em và những ngưòi chung quanh cổ võ, khuyến khích. Niềm tin đã nẩy nở. lớn dậy trong lòng em. Em mạnh dạn dấn bước trong vòng tay tình thương. Nhờ những nghị lực vô hình trợ giúp từ những đôi mắt đối diện, hoặc bên cạnh, em đã khởi đầu những bước đi chập chững. Rồi từng bước, bước lớn hơn, vững hơn của đời người. Chẳng nói ra thì ai cũng biết, em đã lớn dậy từ bước Tình Thương! Có lẽ nào bạn đã quên những bước đi này? Như thế, từ niềm tin của ta và cái sai của người, đều có thể giúp ta đi đúng hơn, vững hơn trong bước đi vì quê huơng chăng?
2. Bước lễ nghĩa.
Một em nhỏ mới cắp sách đến trường, hẳn nhiên là em không thể nào hình dung được con đường nào em sẽ đi, nghề nghiệp nào em sẽ theo. Khi ấy, tay em trong bàn tay yêu thương của cha mẹ, của anh chị và của thầy cô dắt dìu. Em vững tâm, em mở to đôi mắt nhìn cảnh lạ người lạ, ngỡ ngàng với cái bút, quyển vở trước mặt. Nhưng em đã học, bài học đầu tiên của người. Bài học lễ nghĩa.
Khi mới đến trường, dĩ nhiên, em chưa hiểu được lý do tại sao người ta dạy em rằng: “Tiên học lễ, hậu học văn”, dủ rằng trưóc đó, trưóc khi đến trường, nói đúng hơn, ngay từ khi bập bẹ tập nói, em đã được học cách khoanh tay thưa cha, thưa mẹ, thưa ông thưa bà, thưa cô thưa chú… Hơn thế, em cũng còn nhớ, ngày còn trên nôi võng đưa, em đã được khôn lớn lên trong lời ru trọn đạo nghĩa của tình thương gia đình: “Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha , cho tròn đạo hiếu mới là đạo con”, và của tình tự non sông.” Nhiễu điều phủ lấy gía gương , người trong một nước phải thương nhau cùng..”
Rồi hôm nay, khi em nhận ra mặt chữ, nhìn ra những con số và nhìn ra được hình dạng của những khuôn mẫu con người và những kỷ luật khác nhau thì hẳn nhiên là em sẽ hiểu được tầm mức quan trọng của việc học Lễ Nghĩa Tín Trung như thế nào. Em cũng sẽ hiểu được chữ Nhân trong nhân bản và bao dung của con người có ý nghĩa gì. Đơn giản hơn, khi vừa thấm nhuần mặt chữ, em đã biết rõ một điều. Nếu em không được dạy dỗ, không được giáo dục và không tự rèn luyện cho đời mình chữ Nhân Lễ Nghĩa Tín Trung thì một con người với đủ những sân, si rất dễ hành ác, và dễ trở thành những kẻ đại ác nhân, cướp của giết người, giết đồng loại, côn đồ như Việt cộng, hung tàn như Hồ chí Minh thay vì sống có ích cho nhân quần xã hội.
Theo đó, những đứa trẻ có được một nền giáo dục căn bản về Lễ, Nghĩa, Tín, Trung từ gia đình đến học đường, khi lớn lên, nếu không thể trở thành những rường cột giúp ích cho đời, cũng rất hiếm trường hợp trở thành những người làm hại xã hội, hay phạm vào những tội thập ác làm nhơ nhớp cho xã hội. Bởi vì, em đã lớn khôn từ bước Lễ Nghĩa và kỷ luật sống.
Tiếc rằng trẻ em Việt Nam ngày nay khi cắp sách đến trường không còn được dạy dỗ nhiều về những bài học luân lý căn bản để hoàn thiện nhân bản vị của minh. Thay vào đó, là những vành khăn máu quấn quang cổ cò để ca tụng Hồ chí Minh và những tội ác của nó. Chúng dạy trẻ thơ Việt Nam những bài học không còn nền luân lý và đạo nghĩa của Dân Tộc như:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu đời, lòng con gọi Stalin…
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười!”…(Tố Hữu)
Hỡi ơi là một nên giáo hóa vô luân, không cha không mẹ, Vô gia đình của Cộng sản. Đã thế , nó chưa ngừng lại ở đó. Nó còn tiến cao hơn thế, tiến như Xuân Diệu bày tỏ tận tâm can, tận tâm hồn của mình đối với người có công sinh thành dưỡng dục cho mình.
“Ai về Bố Hạ
Nhắn với vợ chồng thằng Thu (ô. Thu là bố đẻ ra Xuân Diệu)
Rằng chúng bây là lũ quốc thù…”(Xuân Diệu)
Hỡi ơi, cha mẹ là người mang nặng đẻ đau. Đã không phải chỉ có công sinh thành mà thôi. Nhưng còn là giáo dục, nuôi con khôn lớn qua từng đêm, qua từng bước để mong con nên người. Kết qủa, gặp Việt cộng, tất cả đều đảo điên. Chúng yêu kẻ thù của nhân loại này hơn cả cha mẹ đẻ ra mình. Chúng dạy dỗ nhau phản lại tình yêu cao của cha mẹ. Rồi khi bước vào thực hành, chúng không ngần ngại đấu tố cha mẹ mình theo lời HCM chỉ bảo và làm gương. Hỏi xem, cái văn hóa ấy là văn hóa gì? Đã đúng là Vô gia đình hay chưa? Nó tạo nên nền văn hóa giáo dục và đào tạo cơ bản của nhà nưóc Việt cộng đấy. Bạn đọc đi rồi sẽ biết tập đoàn Việt cộng là ai?
Với lối giáo dục này, ngày nay trong xã hội Việt Nam, khi mở ngay tờ báo VNEXpress của Việt cộng ra mà xem. Không mấy ngày là không có những bản tin cha mẹ “ăn dao, ăn búa” từ những đứa con học theo gương Hồ chí Minh. Rồi, trong học đường hầu như không một ngày nào mà không có những cuộc ẩu đã, đổ máu. Tệ hơn, nó xuất hiện ở trong cả nam lẫn nữ với những nhát chém trí mạng, mất cuộc sống! Nếu chúng ta đau xót trước những bạo tàn ấy bao nhiêu thì cộng sản mừng vui hơn bấy nhiêu. Bởi vì, tương lai của dân tộc sẽ không thể trở mình. Tệ hơn, còn dễ bi đọa đày theo chương trình gíao dục bất nhân bất nghĩa mà HCM đã gieo rắc và di họa lại cho các thế hệ trong đảng của Y, rồi từ đó lan chuyển ra ngoài.
3. Bước trưởng thành.
Thường là với vốn liếng cơ bản về nền luân lý đạo đức từ gia đình, học đường và xã hội mà người thanh niên, thiếu nữ vừa trưởng thành đã mang toàn bộ những kiến thức cá nhân họ miệt mài bao năm qua ra mà phục vụ cho nhân quần xã hội. Tuy thế, ước mong và phong độ của Trí, Dũng, người thanh niên thiếu nữ hăm hở đem vào đời vẫn chưa đủ khả năng làm cho xã hội yên vui, thuận hoà. Bởi lẽ cuộc cạnh tranh trong xã hội mỗi ngày đều có rất nhiều cạm bẫy và gian trá. Người thanh thiếu niên không thể trưởng thành, đứng vũng nếu như họ không biết tự võ trang cho đời mình cái dũng của thánh nhân, cái khí tiết của hào kiệt, cái tâm của Nhân Bản là nền tảng của xã hội. Từ đó, e rằng cái trí của người tuổi trẻ kia thay vì giúp ích cho tha nhân, lại thành kẻ vị kỷ mà gây họa cho xã hội. Bởi lẽ, nếu ta bỏ mất một trong Liêm, Minh, Chính là nền tảng luân lý của xã hội này, người tuổi trẻ kia rất dễ bước vào đường bạo ác, bỏ chính quy tà, rồi theo CS đem họa cho dân cho nước.
4. Bươc đố kỵ.
Hẳn nhiên, cuộc sống mới thực sự là trường tranh đấu cho người nhập cuộc. Thêm vào đó, hai chữ danh, lợi, chính là những mấu chốt quan trọng có thể làm thay đổi hướng đi của một ngưòi, nhiều người. Bởi lẽ, danh và lợi đã nhập tâm vào cuộc sống con người, ngay cả những người nhà tu, nếu không phải là bậc chân tu khổ hạnh thì tâm trí họ cũng khó thoát ra ngoài hai chữ bả vinh. Từ đó, con người sẽ bằng cách này hay cách khác mà níu kéo lấy hai chữ đó để cầu lợi cho mình. Họ sẵn sàng quy tà bỏ Chính, bỏ Liêm theo tham. Đây qủa là hướng đi trái ngược với hướng đi Nhân Bản của con người, nhưng lại là bước đi thênh thang của CS. Bằng con đường này, chúng đã sẵn mở cửa và mời mọc tuổi trẻ bước vào để cùng làm nô lệ cho tội ác, làm kẻ phản phúc với giống nòi. Hẳn nhiên, đó là những điều tồi tệ cho gia đình, cho đất nước và cho tôn giáo.
5. Bước cay đắng!
Có lẽ, vì không định vị được bước trưởng thành, nhiều người đã ngập lún trong cay đắng và sống với cái cay đắng ấy cho đến chết. Cay đắng dồn lên miệng, thành lời độc ác. Cay đắng dồn lên óc, thành chữ. Những chữ thiếu nền tảng của một lương tâm trong sáng nên trở thành những dòng chữ cay nghiệt hại người. Họ tưởng họ sẽ thành danh trên đường ”lại qủa” ấy? Thực tế cho thấy là thành phần ấy rồi ra cũng là những kẻ bị bỏ đi. Bởi lẽ, sự vô lương ấy đã giết chính họ trước khi nó làm hại ngừơi khác. Tuy thế, dòng cuồng tự thờ Hồ lại khó dừng lại với kẻ học theo cộng sản và làm theo lời chúng. Tệ hơn, cái gian trá ấy cũng không dừng lại khi chúng đã chết. Trái lại, nó tiếp tục lừa người, phỉnh đời bằng cách di quan vào chùa, vờ nương cửa phật. Đành rằng cửa phật từ bi chẳng từ bỏ ai. Nhưng chúng lại nhờ Phật, nhờ thần thánh để lừa người. Hãy nhìn trên tấm bia mộ của Y lại là chữ Vạn, tượng Quan Âm, thay vì cái búa và cái liềm là biểu tượng “hành hiệp” trong đời của Y sẽ thấy nó mang ý nghĩa gì. Hỏi xem, có phải cả sau khi đã chết, Cộng sản cũng vẫn truyền đời là những kẻ trong dối trá ư?
Sở dĩ tôi phác hoạ lại đôi bước đi đơn lẻ này là muốn dẫn chứng một điều. Mỗi bước đi của một người đều có liên quan và ảnh hưởng ít, nhiều tới đường đi chung của tập thể. Người được giáo dục trong tình thương, lớn lên trong Lễ Nghĩa, trưởng thành trong Liêm, Chính sẽ không thể làm điều ác, lại càng không thể trở thành kẻ ác. Trái lại, kẻ hoạt đầu, không biết đến điều Nhân Lễ Nghĩa, không biết đến Tin Trung, bỏ đường Liêm, Chính quy thuận Vô Luân, tôn thờ chủ nghĩa Tam Vô thì hẳn nhiên là cái họa cho đời, cho nước.
Từ những con đường ấy, tuy chưa nói ra, nhưng ai cũng hiểu và biết rằng: Đường Chúng Ta Đi hôm nay là con đường nào rồi. Đó hẳn nhiên là con đường Đại Nghĩa vì Dân Tộc, vì Tổ Quốc và vì Công Lý.
Về mặt xã hội: Đường Chúng Ta Đi hôm nay phải là con đường xây dựng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền và Độc Lập đặt trên nền tảng Công Lý và Công Bằng xã hội. Ở đó, tất cả đều được định vị trên nền tàng Nhân, Lễ, Nghĩa, Tín, Trung.
Về Văn Hoá: Đường Chúng Ta Đi hôm nay phải là con đường tẩy rửa mọi tỳ vết vô đạo của tập đoàn CS Hồ chí Minh. Phải tẩy rửa vì tập đoàn cộng phỉ này đã làm lem luốc, làm nhơ bẩn hình hài nhà Văn Hoá và Lịch Sử của dân tộc Việt Nam của chúng ta trong mấy chục năm qua.
Dĩ nhiên, đường đi này không phải đến nay chúng ta tự vẽ ra. Nhưng chính là con đường mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta bằng chính gía máu của mình. (còn tiếp)
Bảo Giang.
10-8-2007
(Dân Tàu tràn sang Việt Nam Ảnh than1g 3-2017)
Có thể lắm! Bởi vì khi ta đã không có hướng đi cho mình, ta sẽ quay cuồng giữa cơn lốc, không biết lối ra đường vào. Không biết tà, không biết chính. Khi đó nó sẽ dẫn ta vào đường vô định hướng. Khi không định được hướng đi, ta dễ nhìn tất cả những sự kiện, những nhân sự chung quanh bằng đôi mắt đố kỵ, vô thức. Rồi khi lòng bao dung, chủ lực của ý chí, nghị lực của tâm hồn không còn, nó sẽ thay vào đó là những cay đắng. Cay đắng dồn lên miệng, thành lời. Cay đắng dồn lên óc, thành chữ. Mà những chữ, những lời ấy, xem ra chẳng có một cái lợi nào, dù nhỏ, cho chính chủ thể. Tệ hơn, nó gây tổn hại cho chính chủ thể và làm hại tha nhân. Đến khi những lời, những dòng chữ ấy không thể ngừng lại, nó sẽ có khả năng điên cuồng hơn dòng thác, hỗn loạn hơn trái phá, phá nát tất cả những ước nguyện tươi đẹp ban đầu, đẩy con người vào nỗi cô quạnh cay đắng một mình.
Kết qủa, của sự không tập hợp, vô định hướng là chúng ta cùng đi chung một con đường, cùng có chung một mục đích phải đến. Thế mà, sức mạnh mỗi ngày một tàn lụi, mục đích dường như càng lúc càng xa tầm tay với! Đến khi chợt thấy mục đích như mờ dần theo năm tháng, thay vì sửa sai, nhìn lại, ta lại cho thêm cay đắng đổ xuống trên đường. Những đôi mắt khắc nghiệt nhìn nhau. Rồi vô tình hay cố ý, người ta đẩy nhau xuống hố thay vì nắm tay nhau, hỗ trợ nhau vượt gian khó để đạt đến cùng đích.
Đây qủa là môt hình ảnh không mang màu xắc tích cực cho bất cứ ai. Trái lại, có thể làm cho nhiều người không hài lòng, ngộ nhận. Nhưng xét cho cùng, hình ảnh này luôn tiềm ẩn trong Đường Chúng Ta Đi hôm nay. Theo đó, tôi mạo muội mở lại từng trang trên Đường Chúng Ta Đi như đọc lại một trang kinh nghiệm. Hy vọng lý giải được phần nào những ưu tư cho những ngưòi cùng trên một tuyến đường. Hơn thế, mở ra một Con Đường để chúng ta cùng đi.
1. Bước tình thương.
Khi một đứa trẻ chập chững tập đi. Chân nó run, tay nó quờ quạng, miệng ú ớ chưa nói nên lời. Nhưng đôi mắt thật sáng, nhìn cha nhìn mẹ, nhìn anh em và những ngưòi chung quanh cổ võ, khuyến khích. Niềm tin đã nẩy nở. lớn dậy trong lòng em. Em mạnh dạn dấn bước trong vòng tay tình thương. Nhờ những nghị lực vô hình trợ giúp từ những đôi mắt đối diện, hoặc bên cạnh, em đã khởi đầu những bước đi chập chững. Rồi từng bước, bước lớn hơn, vững hơn của đời người. Chẳng nói ra thì ai cũng biết, em đã lớn dậy từ bước Tình Thương! Có lẽ nào bạn đã quên những bước đi này? Như thế, từ niềm tin của ta và cái sai của người, đều có thể giúp ta đi đúng hơn, vững hơn trong bước đi vì quê huơng chăng?
2. Bước lễ nghĩa.
Một em nhỏ mới cắp sách đến trường, hẳn nhiên là em không thể nào hình dung được con đường nào em sẽ đi, nghề nghiệp nào em sẽ theo. Khi ấy, tay em trong bàn tay yêu thương của cha mẹ, của anh chị và của thầy cô dắt dìu. Em vững tâm, em mở to đôi mắt nhìn cảnh lạ người lạ, ngỡ ngàng với cái bút, quyển vở trước mặt. Nhưng em đã học, bài học đầu tiên của người. Bài học lễ nghĩa.
Khi mới đến trường, dĩ nhiên, em chưa hiểu được lý do tại sao người ta dạy em rằng: “Tiên học lễ, hậu học văn”, dủ rằng trưóc đó, trưóc khi đến trường, nói đúng hơn, ngay từ khi bập bẹ tập nói, em đã được học cách khoanh tay thưa cha, thưa mẹ, thưa ông thưa bà, thưa cô thưa chú… Hơn thế, em cũng còn nhớ, ngày còn trên nôi võng đưa, em đã được khôn lớn lên trong lời ru trọn đạo nghĩa của tình thương gia đình: “Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha , cho tròn đạo hiếu mới là đạo con”, và của tình tự non sông.” Nhiễu điều phủ lấy gía gương , người trong một nước phải thương nhau cùng..”
Rồi hôm nay, khi em nhận ra mặt chữ, nhìn ra những con số và nhìn ra được hình dạng của những khuôn mẫu con người và những kỷ luật khác nhau thì hẳn nhiên là em sẽ hiểu được tầm mức quan trọng của việc học Lễ Nghĩa Tín Trung như thế nào. Em cũng sẽ hiểu được chữ Nhân trong nhân bản và bao dung của con người có ý nghĩa gì. Đơn giản hơn, khi vừa thấm nhuần mặt chữ, em đã biết rõ một điều. Nếu em không được dạy dỗ, không được giáo dục và không tự rèn luyện cho đời mình chữ Nhân Lễ Nghĩa Tín Trung thì một con người với đủ những sân, si rất dễ hành ác, và dễ trở thành những kẻ đại ác nhân, cướp của giết người, giết đồng loại, côn đồ như Việt cộng, hung tàn như Hồ chí Minh thay vì sống có ích cho nhân quần xã hội.
Theo đó, những đứa trẻ có được một nền giáo dục căn bản về Lễ, Nghĩa, Tín, Trung từ gia đình đến học đường, khi lớn lên, nếu không thể trở thành những rường cột giúp ích cho đời, cũng rất hiếm trường hợp trở thành những người làm hại xã hội, hay phạm vào những tội thập ác làm nhơ nhớp cho xã hội. Bởi vì, em đã lớn khôn từ bước Lễ Nghĩa và kỷ luật sống.
Tiếc rằng trẻ em Việt Nam ngày nay khi cắp sách đến trường không còn được dạy dỗ nhiều về những bài học luân lý căn bản để hoàn thiện nhân bản vị của minh. Thay vào đó, là những vành khăn máu quấn quang cổ cò để ca tụng Hồ chí Minh và những tội ác của nó. Chúng dạy trẻ thơ Việt Nam những bài học không còn nền luân lý và đạo nghĩa của Dân Tộc như:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu đời, lòng con gọi Stalin…
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười!”…(Tố Hữu)
Hỡi ơi là một nên giáo hóa vô luân, không cha không mẹ, Vô gia đình của Cộng sản. Đã thế , nó chưa ngừng lại ở đó. Nó còn tiến cao hơn thế, tiến như Xuân Diệu bày tỏ tận tâm can, tận tâm hồn của mình đối với người có công sinh thành dưỡng dục cho mình.
“Ai về Bố Hạ
Nhắn với vợ chồng thằng Thu (ô. Thu là bố đẻ ra Xuân Diệu)
Rằng chúng bây là lũ quốc thù…”(Xuân Diệu)
Hỡi ơi, cha mẹ là người mang nặng đẻ đau. Đã không phải chỉ có công sinh thành mà thôi. Nhưng còn là giáo dục, nuôi con khôn lớn qua từng đêm, qua từng bước để mong con nên người. Kết qủa, gặp Việt cộng, tất cả đều đảo điên. Chúng yêu kẻ thù của nhân loại này hơn cả cha mẹ đẻ ra mình. Chúng dạy dỗ nhau phản lại tình yêu cao của cha mẹ. Rồi khi bước vào thực hành, chúng không ngần ngại đấu tố cha mẹ mình theo lời HCM chỉ bảo và làm gương. Hỏi xem, cái văn hóa ấy là văn hóa gì? Đã đúng là Vô gia đình hay chưa? Nó tạo nên nền văn hóa giáo dục và đào tạo cơ bản của nhà nưóc Việt cộng đấy. Bạn đọc đi rồi sẽ biết tập đoàn Việt cộng là ai?
Với lối giáo dục này, ngày nay trong xã hội Việt Nam, khi mở ngay tờ báo VNEXpress của Việt cộng ra mà xem. Không mấy ngày là không có những bản tin cha mẹ “ăn dao, ăn búa” từ những đứa con học theo gương Hồ chí Minh. Rồi, trong học đường hầu như không một ngày nào mà không có những cuộc ẩu đã, đổ máu. Tệ hơn, nó xuất hiện ở trong cả nam lẫn nữ với những nhát chém trí mạng, mất cuộc sống! Nếu chúng ta đau xót trước những bạo tàn ấy bao nhiêu thì cộng sản mừng vui hơn bấy nhiêu. Bởi vì, tương lai của dân tộc sẽ không thể trở mình. Tệ hơn, còn dễ bi đọa đày theo chương trình gíao dục bất nhân bất nghĩa mà HCM đã gieo rắc và di họa lại cho các thế hệ trong đảng của Y, rồi từ đó lan chuyển ra ngoài.
3. Bước trưởng thành.
Thường là với vốn liếng cơ bản về nền luân lý đạo đức từ gia đình, học đường và xã hội mà người thanh niên, thiếu nữ vừa trưởng thành đã mang toàn bộ những kiến thức cá nhân họ miệt mài bao năm qua ra mà phục vụ cho nhân quần xã hội. Tuy thế, ước mong và phong độ của Trí, Dũng, người thanh niên thiếu nữ hăm hở đem vào đời vẫn chưa đủ khả năng làm cho xã hội yên vui, thuận hoà. Bởi lẽ cuộc cạnh tranh trong xã hội mỗi ngày đều có rất nhiều cạm bẫy và gian trá. Người thanh thiếu niên không thể trưởng thành, đứng vũng nếu như họ không biết tự võ trang cho đời mình cái dũng của thánh nhân, cái khí tiết của hào kiệt, cái tâm của Nhân Bản là nền tảng của xã hội. Từ đó, e rằng cái trí của người tuổi trẻ kia thay vì giúp ích cho tha nhân, lại thành kẻ vị kỷ mà gây họa cho xã hội. Bởi lẽ, nếu ta bỏ mất một trong Liêm, Minh, Chính là nền tảng luân lý của xã hội này, người tuổi trẻ kia rất dễ bước vào đường bạo ác, bỏ chính quy tà, rồi theo CS đem họa cho dân cho nước.
4. Bươc đố kỵ.
Hẳn nhiên, cuộc sống mới thực sự là trường tranh đấu cho người nhập cuộc. Thêm vào đó, hai chữ danh, lợi, chính là những mấu chốt quan trọng có thể làm thay đổi hướng đi của một ngưòi, nhiều người. Bởi lẽ, danh và lợi đã nhập tâm vào cuộc sống con người, ngay cả những người nhà tu, nếu không phải là bậc chân tu khổ hạnh thì tâm trí họ cũng khó thoát ra ngoài hai chữ bả vinh. Từ đó, con người sẽ bằng cách này hay cách khác mà níu kéo lấy hai chữ đó để cầu lợi cho mình. Họ sẵn sàng quy tà bỏ Chính, bỏ Liêm theo tham. Đây qủa là hướng đi trái ngược với hướng đi Nhân Bản của con người, nhưng lại là bước đi thênh thang của CS. Bằng con đường này, chúng đã sẵn mở cửa và mời mọc tuổi trẻ bước vào để cùng làm nô lệ cho tội ác, làm kẻ phản phúc với giống nòi. Hẳn nhiên, đó là những điều tồi tệ cho gia đình, cho đất nước và cho tôn giáo.
5. Bước cay đắng!
Có lẽ, vì không định vị được bước trưởng thành, nhiều người đã ngập lún trong cay đắng và sống với cái cay đắng ấy cho đến chết. Cay đắng dồn lên miệng, thành lời độc ác. Cay đắng dồn lên óc, thành chữ. Những chữ thiếu nền tảng của một lương tâm trong sáng nên trở thành những dòng chữ cay nghiệt hại người. Họ tưởng họ sẽ thành danh trên đường ”lại qủa” ấy? Thực tế cho thấy là thành phần ấy rồi ra cũng là những kẻ bị bỏ đi. Bởi lẽ, sự vô lương ấy đã giết chính họ trước khi nó làm hại ngừơi khác. Tuy thế, dòng cuồng tự thờ Hồ lại khó dừng lại với kẻ học theo cộng sản và làm theo lời chúng. Tệ hơn, cái gian trá ấy cũng không dừng lại khi chúng đã chết. Trái lại, nó tiếp tục lừa người, phỉnh đời bằng cách di quan vào chùa, vờ nương cửa phật. Đành rằng cửa phật từ bi chẳng từ bỏ ai. Nhưng chúng lại nhờ Phật, nhờ thần thánh để lừa người. Hãy nhìn trên tấm bia mộ của Y lại là chữ Vạn, tượng Quan Âm, thay vì cái búa và cái liềm là biểu tượng “hành hiệp” trong đời của Y sẽ thấy nó mang ý nghĩa gì. Hỏi xem, có phải cả sau khi đã chết, Cộng sản cũng vẫn truyền đời là những kẻ trong dối trá ư?
Sở dĩ tôi phác hoạ lại đôi bước đi đơn lẻ này là muốn dẫn chứng một điều. Mỗi bước đi của một người đều có liên quan và ảnh hưởng ít, nhiều tới đường đi chung của tập thể. Người được giáo dục trong tình thương, lớn lên trong Lễ Nghĩa, trưởng thành trong Liêm, Chính sẽ không thể làm điều ác, lại càng không thể trở thành kẻ ác. Trái lại, kẻ hoạt đầu, không biết đến điều Nhân Lễ Nghĩa, không biết đến Tin Trung, bỏ đường Liêm, Chính quy thuận Vô Luân, tôn thờ chủ nghĩa Tam Vô thì hẳn nhiên là cái họa cho đời, cho nước.
Từ những con đường ấy, tuy chưa nói ra, nhưng ai cũng hiểu và biết rằng: Đường Chúng Ta Đi hôm nay là con đường nào rồi. Đó hẳn nhiên là con đường Đại Nghĩa vì Dân Tộc, vì Tổ Quốc và vì Công Lý.
Về mặt xã hội: Đường Chúng Ta Đi hôm nay phải là con đường xây dựng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền và Độc Lập đặt trên nền tảng Công Lý và Công Bằng xã hội. Ở đó, tất cả đều được định vị trên nền tàng Nhân, Lễ, Nghĩa, Tín, Trung.
Về Văn Hoá: Đường Chúng Ta Đi hôm nay phải là con đường tẩy rửa mọi tỳ vết vô đạo của tập đoàn CS Hồ chí Minh. Phải tẩy rửa vì tập đoàn cộng phỉ này đã làm lem luốc, làm nhơ bẩn hình hài nhà Văn Hoá và Lịch Sử của dân tộc Việt Nam của chúng ta trong mấy chục năm qua.
Dĩ nhiên, đường đi này không phải đến nay chúng ta tự vẽ ra. Nhưng chính là con đường mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta bằng chính gía máu của mình. (còn tiếp)
Bảo Giang.
10-8-2007
Bầu cử Tổng Thống đáng tiếc tại Pháp 2 ?
Hà Minh Thảo
14:56 25/03/2017
BẦU CỬ TỔNG THỐNG ĐÁNG TIẾC TẠI PHÁP ? 2
(Tiếp theo)
Với mức lợi tức hàng tháng như vậy, có những dân biểu đòi tăng bồi thường của họ là 9 000 euros như đề nghị của cựu dân biểu Julien Dray (PS). Có phải vì đề nghị này mà cử tri từ chối tín nhiệm ông trong nhiệm kỳ hiện nay. Nên nhớ, ứng cử được đồng bào ủy nhiệm làm dân biểu để phục vụ ‘công ích và công bình xã hội’, chứ không phải vì đồng lương. Thật vậy, nếu vì tiền, chắc chăén, có những nghề khác có lợi tức cao hơn sứ vụ ‘dân biểu’ đúng đạo đức tính. Tiền bồi thường cho dân biểu do chính Quốc hội ấn định.
A. Ứng cử viên Mặt trận Quốc gia.
Từ năm 2016 cho đến hiện nay, các cuộc trưng cầu dân ý vẫn cho thấy bà Marine Le Pen, sẽ về nhất hay nhì trong vòng một cuộc Tuyển cử Tổng thống năm nay. Bà đang bị cáo buộc về việc làm giả ở Nghị viện Âu châu, nơi bà là Dân biểu. Nghị viện này đã yêu cầu lãnh đạo Mặt trận Quốc gia trả lại số tiền hơn 300 000 euro mà bà được cấp và bà đã sử dụng để trả lương hai trợ lý, nhưng những người này không làm việc cho Nghị viện, mà đã làm việc cho đảng tại Pháp. Bà tuyên bố không trả, nên Nghị viện Âu châu đã nhờ thẩn quyền tư pháp nước Pháp điều tra.
Mediapart và tuần báo Marrianne đã được xem Biên bản Ðiều tra của Cơ quan Âu chân chống giả mạo (Office européen de lutte antifaude, Olaf) về việc làm của những phụ tá lập pháp của bà Le Pen từ năm 2015 và được chuyển cho Tư pháp nước Pháp hồi tháng 07/2016. Theo đó, bà đã thuê hai người :
1. Bà Catherine Griset như trợ lý tín phục (assistante accréditée) từ 01.12.2010 đến 15.02.2016, được trả lương bằng tiền ngân sách Nghị viện Âu châu, nhưng làm việc tại Trụ sở FN ở Pháp.
2. Ông Thierry Légier với chức vụ trợ lý lập pháp, nhưng thực sự làm cận vệ (garde de corps’ qua hai hợp đồng làm việc từ tháng 09 đến 12/2009 và từ 01.10 đến 31.12.2011. Theo hhợp đồng này, lương hàng tháng được hường là 7 237 euro nets/tháng. Olaf cho là quá cao.
Khi cơ quan Tư pháp cho mời bà Le Pen đến để điều tra ngày 10.03.2017. Bà trả lời là bà được hưởng quyền miển trừ lập pháp (immunité parlementaire, được qui định bởi điều 26 Hiến pháp). Tuy nhiên, theo luật, sự vắng mặt của bà không ngăn cản viên Dự thẩm ký truy tố đối với Bà, nhưng họ không làm vì khả năng thắng cử của bà thấp hơn nhiều so với ông Fillon. Bà cho rằng nếu bị ‘truy tố’, bà vẫn tiếp tục tranh cử vì Tư pháp không có quyền cho ai ra ứng cử vì như vậy là vi phạm đặc tính Dân chủ của cuộc Tuyển cử. Bà hẹn chỉ trả lời điều tra sau cuộc bầu cử tháng 4 và tháng 5.
B. Ứng cử viên những người Cộng hòa.
Xin mời xem lại bài ‘Diễn tiến bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017’ tại :
http://vietcatholic.net/News/Html/214320.htm nơi đoạn II. CÁO GIAN HAY KHƠNG ?
Ngày 12.03.2017, tờ ‘Báo ngày Chúa Nhật’ (Journal du Dimanche) loan tin một ‘bạn hào hiệp’ đã ký một ngân phiếu trị giá 13 000 euros để thanh toán, ngày 20.02.2017, tiền may hai bộ đồ tây (costumes) tại tiêm may Amys Paris. Ngoài ra, cũng theo báo này, ông Fillon cũng đã đặt những bộ đồ tây khác từ năm 2012, đã được thanh toán bằng tiền mặt trị giá 35 500 euros. Tờ báo không nói rõ ai là mạnh thường quân (mécène) này.
Nội qui Quốc hội định khi dân biểu nhận quà tặng quá 150 euros và có liên hệ đến chức vụ, dân biểu phải báo cho vị phụ trách đạo đức (déontologue). Ông Fillon, ngày 23.03.2017, đã nói với khán thính giả truyền hình France 2 là ông đã hoàn trả những bộ này cho người tặng và ông lấy làm tiếc.
Như vậy chỉ có 2 trong số 11 ứng cử viên tham gia đầu phiếu chọn Tổng thống bị biện lý cuộc mời. Có phải vì họ thuộc hữu phái và có khả năng vào vòng hai và, nhất là ông Fillon, có nhiều triển vọng thắng cử. Do đó, ông Fillon và bà Le Pen đã có những phát biểu mà các chính trị gia đối lập, kể cả ông Hollande, cho là họ đã xúc phạm đến sự độc lập và tính công bằng của các thẩm phán.
Người ta còn nhớ, ngày 12.10.2016, trong sách ‘Un président ne devrait pas dire ça...’ (Một Tổng thống không phải nói như vậy, François Hollande đã làm cho ông rơi vào một cuộc đối đầu ‘nặng’ với các thẩm phán khi ông cảnh cáo ‘sự hèn nhát’ (lâcheté) của các quan tòa. Trước sự phát biểu của các vị này cho là họ bị ‘lăng nhục’ (humiliés). Sau đó, ông Hollande phài viết thư xin lỗi các vị thuộc định chế tư pháp.
Sự thật, chúng ta, tuy không phải tất cả mọi người, thường có khuynh hướng vượt quyền khi có quyền. Các viên biện lý cũng không thoát khỏi điều đó.
C. Ứng cử viên F. Fillon bị truy tố.
Ngay khi tuần báo ‘Le canard enchainé’ (Con vịt bị xích) đăng trong số phát hành ngày 25.01.2017 loan tin về việc phu nhân ông François Fillon, bà Penelope, đã lãnh tiền lương chức vụ attachée parlementaire (phụ tá lập pháp) gần 10 năm cho ông Fillon và, sau đó, cho người dự khuyết (suppléant) của ông này, Viện Công tố Tài chính Quốc gia (Parquet national financier, PNF) lập tức bắt tay vào điều tra hồ sơ này. Luật sư Antonin Levy, binh vực cho gia đình Fillon, cung cấp ngay các chứng từ cần thiết cho hồ sơ này với hy vọng chứng minh sự ‘vô tội’ để còn lo việc tranh cử. Do đó, ông hứa nếu bị buộc tội, ông sẽ không tham gia ứng cử. Nhưng, cuộc điều tra kéo dài và ông chỉ bị mời đến để biện lý tuyên bố buộc tội ông ngày 15.03.2017, hai ngày trước hạn chót để Hội đồng Hiến pháp nhận 500 chữ ký giới thiệu ứng cử viên, tức hạn nộp đơn ứng cử Tổng thống năm 2017.
Ðể tránh giới truyền thông đến theo dõi sự kiện, cuộc gặp gỡ được thực hiện ngày 14.03.2017. Trong dịp này, ông Fillon nhận ‘mise en examen’ (buộc tội) và, kết quả : lần đầu tiên, một ứng cử viên bị buộc tội tham gia cuộc tuyển chọn Tổng thống. Theo nguyên tắc pháp lý, việc ‘buộc tội’ hoàn toàn không có nghĩa là đương sự phạm tội, mà chỉ là bắt đầu cuộc điều tra về những hành vi bị buộc tội hay đồng lõa. Chỉ Tòa án mới có nghĩa vụ kết án và định hình phạt. Nhưng trong thực tế, các cử tri không phải ai cũng xác tín như vậy, khiến kết quả cuộc đầu phiếu bị sai lạc… Đó là nguyên tắc ‘Présomption d'innocence’ (sự phỏng chừng vô tội) mà mọi người phải triệt để tôn trọng (Điều 11 Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc 1948). Bà Le Pen không trình diện Công tố cuộc, nên không bị buộc tội.
Ngày 25.01.2017, Biện lý cuộc quốc gia về tài chính đã cho mở cuộc điều tra sơ bộ. Ngày 24.02.2017, cơ quan này giao hồ sơ ông bà Fillon cho ba thẩm phán điều tra độc lập. Ngày 14.03.2017, lệnh khởi tố tống đạt với các tội danh biển thủ công quỹ, lạm dụng tài sản xã hội, oa trữ và đồng lỏa lạm dụng tài sản xã hội, ông Fillon còn bị cáo buộc không thực hiện nghĩa vụ khai báo với cơ quan phụ trách minh bạch hóa đời sống chính trị Pháp.
D. Tổng trưởng Nội vụ phải từ chức.
Truyền thông Pháp, tối 20.03.2017, loan tin Tổng trưởng Nội vụ Bruno Le Roux, lúc còn là dân biểu Quốc hội đã thuê mướn hai con gái bằng 14 và 10 hợp đồng có thời hạn (contrat à durée déterminée, CDD) trong những thời gian từ năm 2009 đến 2016, khi hai cô này là học sinh trung học, rồi là sinh viên, với số tiền lương tổng cộng 55 000 euro. Khi làm việc theo các hợp đồng đầu tiên, hai cô chỉ mới 15-16 tuổi. Sau đó, Viện Công tố Tài chính Quốc gia đã mở điều tra sơ bộ về những lời tố cáo này. Ông Le Roux khẳng định là các hợp đồng của hai con gái của ông là cho những công việc « nhất thời và chính thức » và là những công việc thật sự.
Các hợp đồng làm việc hợp pháp về điều kiện tuổi tác và thời gian để nghỉ hè. Tuy nhiên, có những lúc làm việc tại Pháp đồng thời với thời gian thực tập tại Yves Rocher ở Tournai (Bỉ) cho trưởng nữ và người con thứ làm việc có thời gian trùng với sự hiện diện tại classe préparatoire (lớp học, sau Tú tài, để chuẩn bị thi tuyển vào các Học viện). Do đó, người ta nghi ngờ đây có thể là những việc làm giả.
Ngày 21.03.2017, chỉ sau khi trình diện Tổng thống Hollande, với sự hiện diện của Thủ tướng Casaneuve, ông Le Roux mới từ chức vì ông không muốn để vụ này ‘ảnh hưởng đến công việc của chính phủ’, tuy khẳng định ông vẫn là một người « lương thiện ». Thứ trưởng thương mại Matthias Fekl, 39 tuổi, được Tổng thống Hollande bổ nhiệm ngay làm tân Tổng trưởng Nội vụ trong khoảng hai tháng.
KẾT LUẬN.
Mọi công dân nước Pháp đều đồng ý là quốc gia này đã rơi vào tình trạng suy đồi. Vì kinh tế không phát triển mạnh trong năm năm qua, nên số người thất nghiệp gia tăng. Do đó, sức mua của họ bị giảm mạnh khiến không giúp nền kinh tế gia tăng sản xuất. Chính vì thế, Tổng thống đương nhiệm François Hollande từ chối ứng cử nhiêäm kỳ hai.
Các Tổng, Bộ trưởng đảng xã hội thời kỳ ông Hollande chia hai: ứng cử viên Benoit Hamon, vẫn nhân danh đảng Xã hội, nhưng rất yếu, trong những ngày nay chỉ về thứ 5 ở vòng đầu. Trong khi ông Fillon bị nạn, ứng cử viên Emmanuel Macron, cựu cố vấn cho Hollande và cựu Tổng trưởng kinh tế, đảng Tiến Bước (En Marche) ‘không tả, không hữu’ thu hút không những các ‘ngôi sao sáng’ đảng xã hội lẫn cộng sản (Hue) và các Tổng, Bộ trưởng thờøi ông Chirac (Perben, Bayrou, Madelin…). Ông François Bayrou, chủ tịch Phong trào Dân chủ (Mouvement Ðémocratique, Modem), sau khi bị loại ở vòng một trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, đã kêu gọi đầu phiếu cho ông Hollande ở vòng hai. Kết quả, ông Hollande đã đưa nước Pháp đến tình trạng hiện nay. Việc kêu gọi đầu phiếu cho ông Hollande là quyền tự do của ông, nhưng ông có chịu trách nhiệm về tình trạng nước Pháp hiện thời không ?
Ứng cử viên Nicolas Dupont-Aignan (Debout la République, Cộng hòa hãy đứng lên), dân biểu, yêu cầu các chính trị gia chịu trách nhiệm về tình trạng nước Pháp hiện nay hãy rời chính trường và mời gọi những cử tri có khuynh hướng hữu phái không muốn bầu phiếu cho ông Fillon, hãy tín nhiệm nơi ông để phục hồi nước Pháp.
Hà Minh Thảo
(Tiếp theo)
Với mức lợi tức hàng tháng như vậy, có những dân biểu đòi tăng bồi thường của họ là 9 000 euros như đề nghị của cựu dân biểu Julien Dray (PS). Có phải vì đề nghị này mà cử tri từ chối tín nhiệm ông trong nhiệm kỳ hiện nay. Nên nhớ, ứng cử được đồng bào ủy nhiệm làm dân biểu để phục vụ ‘công ích và công bình xã hội’, chứ không phải vì đồng lương. Thật vậy, nếu vì tiền, chắc chăén, có những nghề khác có lợi tức cao hơn sứ vụ ‘dân biểu’ đúng đạo đức tính. Tiền bồi thường cho dân biểu do chính Quốc hội ấn định.
A. Ứng cử viên Mặt trận Quốc gia.
Từ năm 2016 cho đến hiện nay, các cuộc trưng cầu dân ý vẫn cho thấy bà Marine Le Pen, sẽ về nhất hay nhì trong vòng một cuộc Tuyển cử Tổng thống năm nay. Bà đang bị cáo buộc về việc làm giả ở Nghị viện Âu châu, nơi bà là Dân biểu. Nghị viện này đã yêu cầu lãnh đạo Mặt trận Quốc gia trả lại số tiền hơn 300 000 euro mà bà được cấp và bà đã sử dụng để trả lương hai trợ lý, nhưng những người này không làm việc cho Nghị viện, mà đã làm việc cho đảng tại Pháp. Bà tuyên bố không trả, nên Nghị viện Âu châu đã nhờ thẩn quyền tư pháp nước Pháp điều tra.
Mediapart và tuần báo Marrianne đã được xem Biên bản Ðiều tra của Cơ quan Âu chân chống giả mạo (Office européen de lutte antifaude, Olaf) về việc làm của những phụ tá lập pháp của bà Le Pen từ năm 2015 và được chuyển cho Tư pháp nước Pháp hồi tháng 07/2016. Theo đó, bà đã thuê hai người :
1. Bà Catherine Griset như trợ lý tín phục (assistante accréditée) từ 01.12.2010 đến 15.02.2016, được trả lương bằng tiền ngân sách Nghị viện Âu châu, nhưng làm việc tại Trụ sở FN ở Pháp.
2. Ông Thierry Légier với chức vụ trợ lý lập pháp, nhưng thực sự làm cận vệ (garde de corps’ qua hai hợp đồng làm việc từ tháng 09 đến 12/2009 và từ 01.10 đến 31.12.2011. Theo hhợp đồng này, lương hàng tháng được hường là 7 237 euro nets/tháng. Olaf cho là quá cao.
Khi cơ quan Tư pháp cho mời bà Le Pen đến để điều tra ngày 10.03.2017. Bà trả lời là bà được hưởng quyền miển trừ lập pháp (immunité parlementaire, được qui định bởi điều 26 Hiến pháp). Tuy nhiên, theo luật, sự vắng mặt của bà không ngăn cản viên Dự thẩm ký truy tố đối với Bà, nhưng họ không làm vì khả năng thắng cử của bà thấp hơn nhiều so với ông Fillon. Bà cho rằng nếu bị ‘truy tố’, bà vẫn tiếp tục tranh cử vì Tư pháp không có quyền cho ai ra ứng cử vì như vậy là vi phạm đặc tính Dân chủ của cuộc Tuyển cử. Bà hẹn chỉ trả lời điều tra sau cuộc bầu cử tháng 4 và tháng 5.
B. Ứng cử viên những người Cộng hòa.
Xin mời xem lại bài ‘Diễn tiến bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017’ tại :
http://vietcatholic.net/News/Html/214320.htm nơi đoạn II. CÁO GIAN HAY KHƠNG ?
Ngày 12.03.2017, tờ ‘Báo ngày Chúa Nhật’ (Journal du Dimanche) loan tin một ‘bạn hào hiệp’ đã ký một ngân phiếu trị giá 13 000 euros để thanh toán, ngày 20.02.2017, tiền may hai bộ đồ tây (costumes) tại tiêm may Amys Paris. Ngoài ra, cũng theo báo này, ông Fillon cũng đã đặt những bộ đồ tây khác từ năm 2012, đã được thanh toán bằng tiền mặt trị giá 35 500 euros. Tờ báo không nói rõ ai là mạnh thường quân (mécène) này.
Nội qui Quốc hội định khi dân biểu nhận quà tặng quá 150 euros và có liên hệ đến chức vụ, dân biểu phải báo cho vị phụ trách đạo đức (déontologue). Ông Fillon, ngày 23.03.2017, đã nói với khán thính giả truyền hình France 2 là ông đã hoàn trả những bộ này cho người tặng và ông lấy làm tiếc.
Như vậy chỉ có 2 trong số 11 ứng cử viên tham gia đầu phiếu chọn Tổng thống bị biện lý cuộc mời. Có phải vì họ thuộc hữu phái và có khả năng vào vòng hai và, nhất là ông Fillon, có nhiều triển vọng thắng cử. Do đó, ông Fillon và bà Le Pen đã có những phát biểu mà các chính trị gia đối lập, kể cả ông Hollande, cho là họ đã xúc phạm đến sự độc lập và tính công bằng của các thẩm phán.
Người ta còn nhớ, ngày 12.10.2016, trong sách ‘Un président ne devrait pas dire ça...’ (Một Tổng thống không phải nói như vậy, François Hollande đã làm cho ông rơi vào một cuộc đối đầu ‘nặng’ với các thẩm phán khi ông cảnh cáo ‘sự hèn nhát’ (lâcheté) của các quan tòa. Trước sự phát biểu của các vị này cho là họ bị ‘lăng nhục’ (humiliés). Sau đó, ông Hollande phài viết thư xin lỗi các vị thuộc định chế tư pháp.
Sự thật, chúng ta, tuy không phải tất cả mọi người, thường có khuynh hướng vượt quyền khi có quyền. Các viên biện lý cũng không thoát khỏi điều đó.
C. Ứng cử viên F. Fillon bị truy tố.
Ngay khi tuần báo ‘Le canard enchainé’ (Con vịt bị xích) đăng trong số phát hành ngày 25.01.2017 loan tin về việc phu nhân ông François Fillon, bà Penelope, đã lãnh tiền lương chức vụ attachée parlementaire (phụ tá lập pháp) gần 10 năm cho ông Fillon và, sau đó, cho người dự khuyết (suppléant) của ông này, Viện Công tố Tài chính Quốc gia (Parquet national financier, PNF) lập tức bắt tay vào điều tra hồ sơ này. Luật sư Antonin Levy, binh vực cho gia đình Fillon, cung cấp ngay các chứng từ cần thiết cho hồ sơ này với hy vọng chứng minh sự ‘vô tội’ để còn lo việc tranh cử. Do đó, ông hứa nếu bị buộc tội, ông sẽ không tham gia ứng cử. Nhưng, cuộc điều tra kéo dài và ông chỉ bị mời đến để biện lý tuyên bố buộc tội ông ngày 15.03.2017, hai ngày trước hạn chót để Hội đồng Hiến pháp nhận 500 chữ ký giới thiệu ứng cử viên, tức hạn nộp đơn ứng cử Tổng thống năm 2017.
Ðể tránh giới truyền thông đến theo dõi sự kiện, cuộc gặp gỡ được thực hiện ngày 14.03.2017. Trong dịp này, ông Fillon nhận ‘mise en examen’ (buộc tội) và, kết quả : lần đầu tiên, một ứng cử viên bị buộc tội tham gia cuộc tuyển chọn Tổng thống. Theo nguyên tắc pháp lý, việc ‘buộc tội’ hoàn toàn không có nghĩa là đương sự phạm tội, mà chỉ là bắt đầu cuộc điều tra về những hành vi bị buộc tội hay đồng lõa. Chỉ Tòa án mới có nghĩa vụ kết án và định hình phạt. Nhưng trong thực tế, các cử tri không phải ai cũng xác tín như vậy, khiến kết quả cuộc đầu phiếu bị sai lạc… Đó là nguyên tắc ‘Présomption d'innocence’ (sự phỏng chừng vô tội) mà mọi người phải triệt để tôn trọng (Điều 11 Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc 1948). Bà Le Pen không trình diện Công tố cuộc, nên không bị buộc tội.
Ngày 25.01.2017, Biện lý cuộc quốc gia về tài chính đã cho mở cuộc điều tra sơ bộ. Ngày 24.02.2017, cơ quan này giao hồ sơ ông bà Fillon cho ba thẩm phán điều tra độc lập. Ngày 14.03.2017, lệnh khởi tố tống đạt với các tội danh biển thủ công quỹ, lạm dụng tài sản xã hội, oa trữ và đồng lỏa lạm dụng tài sản xã hội, ông Fillon còn bị cáo buộc không thực hiện nghĩa vụ khai báo với cơ quan phụ trách minh bạch hóa đời sống chính trị Pháp.
D. Tổng trưởng Nội vụ phải từ chức.
Truyền thông Pháp, tối 20.03.2017, loan tin Tổng trưởng Nội vụ Bruno Le Roux, lúc còn là dân biểu Quốc hội đã thuê mướn hai con gái bằng 14 và 10 hợp đồng có thời hạn (contrat à durée déterminée, CDD) trong những thời gian từ năm 2009 đến 2016, khi hai cô này là học sinh trung học, rồi là sinh viên, với số tiền lương tổng cộng 55 000 euro. Khi làm việc theo các hợp đồng đầu tiên, hai cô chỉ mới 15-16 tuổi. Sau đó, Viện Công tố Tài chính Quốc gia đã mở điều tra sơ bộ về những lời tố cáo này. Ông Le Roux khẳng định là các hợp đồng của hai con gái của ông là cho những công việc « nhất thời và chính thức » và là những công việc thật sự.
Các hợp đồng làm việc hợp pháp về điều kiện tuổi tác và thời gian để nghỉ hè. Tuy nhiên, có những lúc làm việc tại Pháp đồng thời với thời gian thực tập tại Yves Rocher ở Tournai (Bỉ) cho trưởng nữ và người con thứ làm việc có thời gian trùng với sự hiện diện tại classe préparatoire (lớp học, sau Tú tài, để chuẩn bị thi tuyển vào các Học viện). Do đó, người ta nghi ngờ đây có thể là những việc làm giả.
Ngày 21.03.2017, chỉ sau khi trình diện Tổng thống Hollande, với sự hiện diện của Thủ tướng Casaneuve, ông Le Roux mới từ chức vì ông không muốn để vụ này ‘ảnh hưởng đến công việc của chính phủ’, tuy khẳng định ông vẫn là một người « lương thiện ». Thứ trưởng thương mại Matthias Fekl, 39 tuổi, được Tổng thống Hollande bổ nhiệm ngay làm tân Tổng trưởng Nội vụ trong khoảng hai tháng.
KẾT LUẬN.
Mọi công dân nước Pháp đều đồng ý là quốc gia này đã rơi vào tình trạng suy đồi. Vì kinh tế không phát triển mạnh trong năm năm qua, nên số người thất nghiệp gia tăng. Do đó, sức mua của họ bị giảm mạnh khiến không giúp nền kinh tế gia tăng sản xuất. Chính vì thế, Tổng thống đương nhiệm François Hollande từ chối ứng cử nhiêäm kỳ hai.
Các Tổng, Bộ trưởng đảng xã hội thời kỳ ông Hollande chia hai: ứng cử viên Benoit Hamon, vẫn nhân danh đảng Xã hội, nhưng rất yếu, trong những ngày nay chỉ về thứ 5 ở vòng đầu. Trong khi ông Fillon bị nạn, ứng cử viên Emmanuel Macron, cựu cố vấn cho Hollande và cựu Tổng trưởng kinh tế, đảng Tiến Bước (En Marche) ‘không tả, không hữu’ thu hút không những các ‘ngôi sao sáng’ đảng xã hội lẫn cộng sản (Hue) và các Tổng, Bộ trưởng thờøi ông Chirac (Perben, Bayrou, Madelin…). Ông François Bayrou, chủ tịch Phong trào Dân chủ (Mouvement Ðémocratique, Modem), sau khi bị loại ở vòng một trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, đã kêu gọi đầu phiếu cho ông Hollande ở vòng hai. Kết quả, ông Hollande đã đưa nước Pháp đến tình trạng hiện nay. Việc kêu gọi đầu phiếu cho ông Hollande là quyền tự do của ông, nhưng ông có chịu trách nhiệm về tình trạng nước Pháp hiện thời không ?
Ứng cử viên Nicolas Dupont-Aignan (Debout la République, Cộng hòa hãy đứng lên), dân biểu, yêu cầu các chính trị gia chịu trách nhiệm về tình trạng nước Pháp hiện nay hãy rời chính trường và mời gọi những cử tri có khuynh hướng hữu phái không muốn bầu phiếu cho ông Fillon, hãy tín nhiệm nơi ông để phục hồi nước Pháp.
Hà Minh Thảo
Thông Báo
Phân Ưu: Thân mẫu LM Nguyễn Văn Luân qua đời tại Nam Cali
LM Trần Công Nghị
21:57 25/03/2017
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Ban Giám Đốc và VietCatholic xin hiệp lời cầu nguyện cho
Bà Cố Anna Nguyễn Thị Đô
(là thân mẫu của Cha Nguyễn Văn Luân, Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ Lavang, GP Orange)
Đã an nghỉ trong Chúa Ngày 25 tháng 3, 2017 lúc 12:15am
Hưởng Thọ 81 tuổi.
Chương Trình Viếng Xác và Thánh Lễ An Táng
được tổ chức tại Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang 288 S Harbor Blvd Santa Ana, CA 92704 (714) 775- 6200
-Thứ Năm Ngày 30 tháng 3, 2017 từ 1- 7pm
Phát tang cầu nguyện và Thánh Lễ cầu nguyện lúc 7pm chiều
-Thứ Sáu Ngày 31 tháng 3, 2017 từ 1-7pm
Các đoàn thể kính viếng và cầu nguyện 7pm Thánh Lễ cầu nguyện cho bà Cố
-Thánh Lễ An Táng Ngày thứ bảy 1 tháng 4 lúc 8 giờ sáng
Sau Thánh Lễ linh cửu sẽ được an táng tại Nghĩa Trang Nhà Thờ Chính Toà Chúa Kitô.
Xin Chúa thương đưa linh hồn Bà Cố Anna về hưởng nhan thánh Chúa
Và xin thành kính phân ưu cùng Cha Nguyễn Văn Luân
Ông Cố Nguyễn Văn Sĩ và gia đình.
LM Tràn Công Nghị
và Ban Giám đốc VietCatholic
Văn Hóa
Key West điểm cực Nam nước Mỹ và nơi nghỉ mát chan hòa nắng ấm
LM Trần Công Nghị
08:34 25/03/2017
Hình ảnh
Key West không chỉ tự hào là một trong những thị trấn nhỏ cổ xưa nổi tiếng nhất (Old Town) ở trong nước với những chi tiết và nhân vật lịch sử, nhưng còn có những bãi biển tuyệt đẹp, bến du thuyền và các phương tiện hiện đại trong khu đô thị mới như một lời mời gọi khách viếng thăm.
Một trong những điều đầu tiên du khách dễ nhận thấy nhất khi đến Key West, ngoài những ngôi nhà gỗ đầy màu sắc và hoàng hôn tuyệt vời, là tiếng gáy của gà trống liên tục. Hàng trăm những tiếng gáy ồn ào bên cạnh những gà mái gật gù lang thang trên đường phố cả ngày. Key West cũng nổi tiếng với về loại mèo sáu móng cư ngụ trong ngôi biệt thự nổi tiếng của nhà văn Ernest Hemingway trong khu Phố Cổ Old Town và Little White House của Tổng thống Truman.
Tại Đảo nhỏ này người ta có thể thả mình thư giãn “quảnh gắng lo đi và vui sống”. Chính vì thế mà ca sĩ Jimmy Buffett đã đặt biệt danh là thành “Margaritaville - Thành rượu Margarita” và tạo ra một thể nhạc với sắc thái đặc biệt của mình trong các quán bar quanh phố. Key West cũng là nơi thu hút tính cách sáng tạo với nhiều nhà triển lãm tranh vẽ của các nghệ sĩ, nhiều phong studios của họa sĩ cũng như có nhà hát trình diễn sống động.
Nhưng Key West thời danh nhất là du thuyền buồm cataraman đi ngắm cá vì tại Mỹ chỉ có Key West là có thảm san hô sống động để snorkel ngắm cá, hay là du thuyền ngắm hoàng hôn rực rỡ: Không thiếu những nơi mà bạn có thể trầm mình trong những cảnh bốc lửa, từ du thuyền trên biển ngắm hoàng hôn cho tới vào các nhà hàng và quán bar ồn ào hay chỉ là yên tĩnh thưởng thức cảnh thanh bình trên các bãi biển.
Một vòng tham quan Key West
Thăm Key West cách hay nhất là lấy tàu điện cũ Old Town Trolley (hop-off và hop-on -- lên xuống tự ý) nó chạy lòng vòng quanh thành phố và dừng lại ở 12 trạm có di tích đáng xem và chỉ trả vé 1 lần. Nếu đi xuốt 1 vòng thì mất chừng 1 giờ rưỡi, nhưng nếu muốn dừng lại ở trạm này thì cứ việc xuống, sau khi tham quan và chụp hình xong thì lại nhảy lên xe khác và đi tiếp. Tại mỗi điểm dừng du khách muốn đi khám phá, ăn uống, mua sắm hay ngắm cảnh tùy ở tốc độ của riêng bạn.
Key West gắn bó với những nhân vật nổi tiếng như nhà văn Ernest Hemingway và Tổng thống Harry S Truman, hơn thế còn có các sự kiện lịch sử từ nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến những chiếc tầu đắm vài thế kỷ trước mà xác tầu còn bên bờ đại dương, từ những ngày sôi động khai trương đường xe hỏa, tới tình trạng ảm đạm kinh tế suy thoái, từ chiến tranh thế giới II tới thời đại Kennedy sóng gió, và hiện tại.
Hành trình thăm viếng của chúng tôi trước tiên đến thăm ngôi nhà của tác giả Ernest Hemingway (Trolley trạm #5). Nhà được xây dựng vào những năm 1870s bởi một người giầu có chuyên đi tìm tầu đắm. Ernest Hemingway đến Key West đầu thập niên 1930s và đã viết hơn một chục cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn trong đó có “To Have & Have Not, For Whom the Bell Tolls, The Old Man and the Sea, và The Green Hills of Africa” (Nhớ lại hồi còn nhỏ học trung học tiểu thuyết "Ông già và Biển cả" của tác giả này được xuất bản tại Việt Nam gây tiếng vang và lôi cuốn giới văn học). Nay nhà này trở thành bảo tàng với những kỷ vật đáng nhớ về cuộc đời Hemingway. Khi đi dạo xung quanh ngôi nhà này, du khách có thể gặp thấy các chú mèo hậu duệ thời của Hemingway.
Từ bảo tàng viện này đi một khoảng ngắn là đến Quảng trường Mallory, nơi có nhà nghỉ mát của Tổng thống Harry S Truman. Tổng thống Truman đã tới nhà này trong 16 kỳ nghỉ làm việc ở Key West, và thậm chí còn nói đùa rằng Tổng thống muốn chuyển Nhà Trắng đến đây. Đây là Bảo tàng Tổng thống duy nhất ở Florida, và ngôi nhà trắng nhỏ của Truman đã được có dịp tiếp đón đến 6 vị Tổng thống Mỹ, và còn tiếp đón các vua chúa và công hầu, những bậc vị vọng từ khắp nơi trên thế giới.
Chúng tôi cũng đến xem cột bia ghi điểm cực nam của Hoa Kỳ và có rất nhiều du khách đứng xếp hàng muốn chụp hình làm kỷ niệm.
Thành phố Key West cũng đặc biệt có bản chỉ ghi 0 mile tức điểm khởi đầu tính mile và cây số của Hoà Kỳ.
Hồ cá Aquarium ở Key West tương phản với các viện hiện đại, không tân tiến vì nó có từ năm 1935, nhưng Aquarium này cũng là điểm thu hút lớn ở Key West. Nơi đây có hàng trăm loài cá biển khác nhau.
Chúng tôi cũng lấy thuyền buồm cataraman đi ra thảm san hô xem cá. Nắng đẹp, biển yên, trời thanh quang và nước mầu bích ngọc ấm áp thì thật là tuyệt với để thưởng thức snorkeling một kinh nghiệm tuyệt với xem cá và san hô.
Chuyến đi thăm Key West không hoàn toàn nếu không tới thăm thiên đường nhiệt đới Key West Butterfly & Nature Conservatory (khu bảo tồn thiên nhiên và các loài bướm), nơi bạn được chứng kiến hàng trăm con bướm bay lượn tự do và chim đầy màu sắc kỳ lạ từ khắp nơi trên thế giới trong các nhà vách kính. Tại khu này du khách có kinh nghiệm kỳ diệu khi đi dạo trong bối cảnh hoa tươi tốt, cây cối, hoa lan và các thác nước.
Trong các thành phố lớn nhỏ danh tiếng và lịch sử khác nhau như: Belem de Bahia, Recife, Maceio, Salvador de Bahia, Rio de Janeiro, Fortaleza, Santarem và Parintins.
Chúng tôi sũng đã ghé thăm trên 14 đảo thuộc Bahamas và Caribbean như sau: San Salvador hay Half Moon Cay, Curacao, Aruba, Trinidad, Tobago, Barbados, Devil Island, Ilheus, Ilhabela hay còn gọi là San Sabatian, Alter do Chao, Saint Lucia, Saint Martin, Sint Maarten và cối cùng là Key West.
Thánh Ca
Sự sống và sự chết - Trình bày: Têrêsa Phương Thảo
Br. Đạt Phùng
02:42 25/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây