Phụng Vụ - Mục Vụ
Tầm Sự Với Chúa Mỗi Ngày- Tuần Thánh
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
01:14 25/03/2010
Thứ Hai tuần thánh
Ga 12,1-11
Lạy Chúa Giêsu,
Năm xưa, gia đình Matta đã được diễm phúc đón rước Chúa viếng thăm. Ngày nay qua Bí tích Thánh Thể Chúa lại viếng thăm chúng con mỗi ngày. Chúa viếng thăm để gặp gỡ, để trao đổi, chia sẻ cảnh đời tha phương của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, chính tình yêu đã dẫn lối đưa đường để Chúa đến với chúng con. Theo lẽ thường, không có tình yêu, người ta sẽ không đến với nhau, không ở lại với nhau. Không có trao đổi nên cũng không có chia sẻ và đỡ nâng nhau. Chúa cũng vì yêu nên đã lưu lại nơi trái đất này. Điều này cũng nói lên một tình yêu ban tặng nhưng không của Chúa dành cho chúng con. Đây là một vinh hạnh thật lớn lao và vô cùng qúy báu. Vì ai đâu ngờ, trái đất nhỏ bé so với vũ trụ bao la lại được vinh hạnh đón tiếp Chúa. Con người thọ tạo bé mọn lại được Thiên Chúa Đấng Tạo Thành viếng thăm.
Vâng lạy Chúa, với thân phận nhỏ bé, chúng con đâu dám được Chúa đoái nhìn. Chúa là Đấng thánh thiện. Chúng con chỉ là cát bụi đầy lầm lỗi. Chúa là Đấng toàn năng. Chúng con bất toàn và đầy khiếm khuyết. Chúa toàn mỹ. Chúng con lại vương vấn tội nhơ. Chúa thì cao sang. Chúng con chỉ là bọt bèo tôi tớ. Thế mà, Chúa đã phá đổ hàng rào ngăn cách đó để đến với chúng con.
Xin Chúa tha thứ những thiếu sót trong cuộc sống của chúng con. Biết bao lần chúng con qúa thờ ơ trước sự hiện diện của Chúa. Chúng con quá mải lo tìm kiếm tiền tài cùng thú vui và danh vọng mà quên đi giá trị đời người là gặp Chúa và sống kết hiệp với Chúa, là nguyên lý và nền tảng của hạnh phúc cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, là Đấng mà ai gặp gỡ cũng được Chúa biến đổi, thăng tiến. Xin giúp chúng con không chỉ cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa, mà còn biết sống dưới cái nhìn của Chúa. Là chu toàn lề luật Chúa trong yêu mến. Là biết sống theo ý Chúa trong phó thác, cậy trông. Xin dậy chúng con biết theo gương Chúa để ra khỏi chính mình mà đến với tha nhân trong tinh thần phục vụ, bác ái và yêu thương. Xin dùng chúng con như khí cụ của Chúa, để Chúa lại có thể tiếp tục viếng thăm những kẻ nghèo hèn, túng thiếu và tội lỗi, hầu giúp họ thăng tiến cuộc sống và tìm được giá trị đích thực của cuộc sống. Amen
Thứ ba tuần thánh
Ga 13,21-33.36-38
Lạy Chúa Giê su mến yêu,
Mùa chay với những ngày tĩnh tâm là một chặng dừng cần thiết, là cuộc hành trình nội tâm của mỗi người chúng con. Cuộc hành trình của con sâu gỡ mình ra khỏi tổ kén để trở thành cánh bướm. Một cuộc đổi đời toàn bộ để thoát ra khỏi bóng tối của tội lỗi, khỏi mọi ràng buộc của đam mê bất chính, để thay hình đổi dạng nên mới và tốt đẹp hơn. Xin cho chúng con biết cúi mình xuống trong chân thành, khiêm hạ để có thể mở rộng tâm hồn đón nhận ân sủng Chúa ban. Vì biết rằng Chúa vẫn luôn mở ra cho chúng con một con đường mới. Vẫn tin tưởng, yêu thương vẫn còn mãi bận lòng với mỗi người chúng con. Vì bao lâu chúng con đang sống trong bóng tối của phản loạn, của mưu mô phản bội là bấy lâu Chúa vẫn mòn mỏi tìm kiếm chúng con quay trở về với Chúa. Bởi vì dù sao đi nữa, Chúa không bao giờ thất vọng về chúng con. Chúa không bao giờ thay đổi tình yêu của Chúa đã dành cho chúng con. Như năm xưa Chúa đã mở cho Giuda con đường trở về, thế nhưng vì cứng lòng, vì thiếu niềm tin vào sự tha thứ của Chúa. Giuda đã tuyệt vọng, đã chết trong cô đơn và thất vọng.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống cuộc đời như chúng con. Chúa đã thấy mọi khó khăn, nhọc nhằn của kiếp ngườ. Chúa cũng biết rằng với thân phận con người, vốn dĩ mỏng dòn yếu đuối và gây ra bao nhiêu tội ác đối với anh em đồng loại. Chúa dạy chúng con phải biết yêu thương, gây hoà thuận và tạo bình an, nhưng chúng con đã không thể sống như thế, vì mỗi người chúng con còn cố chấp, còn đong đầy mối hiềm thù ghen ghét. Xin nhờ sức mạnh từ Thánh Thể Chúa mà chúng con lãnh nhận hằng ngày ban cho chúng con biết sống một cuộc đời như Chúa. Amen
Thứ Tư Tuần thánh
Mt 26,14-25
Lạy Chúa Giê su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Chúng con cảm tạ vì tình thương mà Chúa đã dành cho chúng con. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa bổ dưỡng và thêm sức mạnh cho chúng con trên hành trình hoàn thiện ơn gọi làm con Chúa nơi mỗi người chúng con.
Lạy Chúa, có lẽ Chúa rất buồn khi Giuda nhận tấm bánh từ tay Chúa mà vẫn đang tâm bội phản cùng Chúa. Và có lẽ hôm nay Chúa cũng rất buồn khi chúng con rước Chúa, mà lòng vẫn còn ngổn ngang trăm chiều những tính toán nhỏ nhoen, ích kỷ tầm thường. Chúa cũng rất buồn khi chúng con để những đam mê lầm lạc ràng buộc mọi ý chí tốt lành của chúng con.
Xin cho chúng con biết sống trọn vẹn trách nhiệm làm người của mình. Trách nhiệm phải sống như một con người biết sống đúng với phẩm giá con người. Trách nhiệm phải sống như là hình ảnh của Thiên Chúa không để những đam mê bất chính làm hoen mờ đi. Trách nhiệm phải trở nên gương sáng cho tha nhân qua đời sống chứng nhân cho tin mừng của Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con ơn hoán cải để chúng biết làm lại cuộc đời. Xin cho chúng con biết sống một cuộc đời đầy yêu thương, thánh thiện như hình ảnh ban đầu mà Chúa đã tạo dựng. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Ga 12,1-11
Lạy Chúa Giêsu,
Năm xưa, gia đình Matta đã được diễm phúc đón rước Chúa viếng thăm. Ngày nay qua Bí tích Thánh Thể Chúa lại viếng thăm chúng con mỗi ngày. Chúa viếng thăm để gặp gỡ, để trao đổi, chia sẻ cảnh đời tha phương của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, chính tình yêu đã dẫn lối đưa đường để Chúa đến với chúng con. Theo lẽ thường, không có tình yêu, người ta sẽ không đến với nhau, không ở lại với nhau. Không có trao đổi nên cũng không có chia sẻ và đỡ nâng nhau. Chúa cũng vì yêu nên đã lưu lại nơi trái đất này. Điều này cũng nói lên một tình yêu ban tặng nhưng không của Chúa dành cho chúng con. Đây là một vinh hạnh thật lớn lao và vô cùng qúy báu. Vì ai đâu ngờ, trái đất nhỏ bé so với vũ trụ bao la lại được vinh hạnh đón tiếp Chúa. Con người thọ tạo bé mọn lại được Thiên Chúa Đấng Tạo Thành viếng thăm.
Vâng lạy Chúa, với thân phận nhỏ bé, chúng con đâu dám được Chúa đoái nhìn. Chúa là Đấng thánh thiện. Chúng con chỉ là cát bụi đầy lầm lỗi. Chúa là Đấng toàn năng. Chúng con bất toàn và đầy khiếm khuyết. Chúa toàn mỹ. Chúng con lại vương vấn tội nhơ. Chúa thì cao sang. Chúng con chỉ là bọt bèo tôi tớ. Thế mà, Chúa đã phá đổ hàng rào ngăn cách đó để đến với chúng con.
Xin Chúa tha thứ những thiếu sót trong cuộc sống của chúng con. Biết bao lần chúng con qúa thờ ơ trước sự hiện diện của Chúa. Chúng con quá mải lo tìm kiếm tiền tài cùng thú vui và danh vọng mà quên đi giá trị đời người là gặp Chúa và sống kết hiệp với Chúa, là nguyên lý và nền tảng của hạnh phúc cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, là Đấng mà ai gặp gỡ cũng được Chúa biến đổi, thăng tiến. Xin giúp chúng con không chỉ cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa, mà còn biết sống dưới cái nhìn của Chúa. Là chu toàn lề luật Chúa trong yêu mến. Là biết sống theo ý Chúa trong phó thác, cậy trông. Xin dậy chúng con biết theo gương Chúa để ra khỏi chính mình mà đến với tha nhân trong tinh thần phục vụ, bác ái và yêu thương. Xin dùng chúng con như khí cụ của Chúa, để Chúa lại có thể tiếp tục viếng thăm những kẻ nghèo hèn, túng thiếu và tội lỗi, hầu giúp họ thăng tiến cuộc sống và tìm được giá trị đích thực của cuộc sống. Amen
Thứ ba tuần thánh
Ga 13,21-33.36-38
Lạy Chúa Giê su mến yêu,
Mùa chay với những ngày tĩnh tâm là một chặng dừng cần thiết, là cuộc hành trình nội tâm của mỗi người chúng con. Cuộc hành trình của con sâu gỡ mình ra khỏi tổ kén để trở thành cánh bướm. Một cuộc đổi đời toàn bộ để thoát ra khỏi bóng tối của tội lỗi, khỏi mọi ràng buộc của đam mê bất chính, để thay hình đổi dạng nên mới và tốt đẹp hơn. Xin cho chúng con biết cúi mình xuống trong chân thành, khiêm hạ để có thể mở rộng tâm hồn đón nhận ân sủng Chúa ban. Vì biết rằng Chúa vẫn luôn mở ra cho chúng con một con đường mới. Vẫn tin tưởng, yêu thương vẫn còn mãi bận lòng với mỗi người chúng con. Vì bao lâu chúng con đang sống trong bóng tối của phản loạn, của mưu mô phản bội là bấy lâu Chúa vẫn mòn mỏi tìm kiếm chúng con quay trở về với Chúa. Bởi vì dù sao đi nữa, Chúa không bao giờ thất vọng về chúng con. Chúa không bao giờ thay đổi tình yêu của Chúa đã dành cho chúng con. Như năm xưa Chúa đã mở cho Giuda con đường trở về, thế nhưng vì cứng lòng, vì thiếu niềm tin vào sự tha thứ của Chúa. Giuda đã tuyệt vọng, đã chết trong cô đơn và thất vọng.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống cuộc đời như chúng con. Chúa đã thấy mọi khó khăn, nhọc nhằn của kiếp ngườ. Chúa cũng biết rằng với thân phận con người, vốn dĩ mỏng dòn yếu đuối và gây ra bao nhiêu tội ác đối với anh em đồng loại. Chúa dạy chúng con phải biết yêu thương, gây hoà thuận và tạo bình an, nhưng chúng con đã không thể sống như thế, vì mỗi người chúng con còn cố chấp, còn đong đầy mối hiềm thù ghen ghét. Xin nhờ sức mạnh từ Thánh Thể Chúa mà chúng con lãnh nhận hằng ngày ban cho chúng con biết sống một cuộc đời như Chúa. Amen
Thứ Tư Tuần thánh
Mt 26,14-25
Lạy Chúa Giê su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Chúng con cảm tạ vì tình thương mà Chúa đã dành cho chúng con. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa bổ dưỡng và thêm sức mạnh cho chúng con trên hành trình hoàn thiện ơn gọi làm con Chúa nơi mỗi người chúng con.
Lạy Chúa, có lẽ Chúa rất buồn khi Giuda nhận tấm bánh từ tay Chúa mà vẫn đang tâm bội phản cùng Chúa. Và có lẽ hôm nay Chúa cũng rất buồn khi chúng con rước Chúa, mà lòng vẫn còn ngổn ngang trăm chiều những tính toán nhỏ nhoen, ích kỷ tầm thường. Chúa cũng rất buồn khi chúng con để những đam mê lầm lạc ràng buộc mọi ý chí tốt lành của chúng con.
Xin cho chúng con biết sống trọn vẹn trách nhiệm làm người của mình. Trách nhiệm phải sống như một con người biết sống đúng với phẩm giá con người. Trách nhiệm phải sống như là hình ảnh của Thiên Chúa không để những đam mê bất chính làm hoen mờ đi. Trách nhiệm phải trở nên gương sáng cho tha nhân qua đời sống chứng nhân cho tin mừng của Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con ơn hoán cải để chúng biết làm lại cuộc đời. Xin cho chúng con biết sống một cuộc đời đầy yêu thương, thánh thiện như hình ảnh ban đầu mà Chúa đã tạo dựng. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Sống Tỉnh Thức # 54 - Ngày Của Chúa Đang Đến Gần
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
02:25 25/03/2010
Sống Tỉnh Thức # 54
NGÀY CỦA CHÚA ĐANG ĐẾN GẦN
Khi Đức Giêsu ngồi trên núi Ô-liu, các môn đệ tới gặp riêng Người và thưa: “Xin Thầy nói cho chúng con biết bao giờ những sự việc ấy sẽ xảy ra và điềm gì báo trước cuộc quang lâm của Thầy và báo trước tận thế.” (Mt 24, 3).
1- Bạn có đồng ý rằng những sự việc đang xảy ra trong thế giới hôm nay là báo hiệu ngày Chúa đang đến gần không? Hôm nay chắc bạn đang muốn biết các điềm báo ngày tận thế; nhưng Chúa Giêsu bảo bạn đừng bận tâm tới các điềm đó, mà phải tỉnh thức chờ Người đến. Chúa Giêsu nói: “Còn về ngày giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Người Con cũng không; chỉ mình Chúa Cha biết mà thôi. (Mt 24, 36). Vì bạn sẽ phải trải qua nhiều khốn khó tự nhiên như chiến tranh, thiên tai, kinh tế suy thoái, động đất v.v…Còn có những thử thách về đức tin, như khó khăn của Giáo hội là chúng ta phải chịu hiện nay. Tất cả những cái trên sẽ đưa tới Ngày Chúa quang lâm, cũng như ta đang chuẩn bị sám hối suốt mùa chay, rồi đến tuần thương khó, rồi tới lễ Phục Sinh là ngày Chúa sống lại. Vì thế, Chúa Giêsu nói: “Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho tất cả dân ngoại được biết, và bấy giờ sẽ là ngày tận thế”. (Mt 24, 14)
2- Tin Mừng là mặt tích cực, trong khi đau khổ là mặt tiêu cực của việc Chúa đến. Bởi vì Tin Mừng có nhiệm vụ làm cho nhân loại hiểu ý nghĩa của đau khổ và thử thách đang xảy ra như động đất, bão tuyết, bão cát v. v...để chuẩn bị cho Triều Đại Thiên Chúa mau đến: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có nhửng trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao… (Lc 21, 11; Mt 24. 7). Khải Huyền: Chư dân đã nổi trận lôi đình, nhưng cơn lôi đình Ngài ập tới và đã đến thời xét xử…(Kh 11,18-19)
Phaolô quả quyết nhửng việc đang xảy ra, mà bạn thấy từ trong gia đình: “Người ta sẽ ra ích kỷ, tham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn bạc nghiã, phạm thượng, vô tâm tình, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt,…(2 Tm 3, 2-5)
Phó tế GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
NGÀY CỦA CHÚA ĐANG ĐẾN GẦN
Khi Đức Giêsu ngồi trên núi Ô-liu, các môn đệ tới gặp riêng Người và thưa: “Xin Thầy nói cho chúng con biết bao giờ những sự việc ấy sẽ xảy ra và điềm gì báo trước cuộc quang lâm của Thầy và báo trước tận thế.” (Mt 24, 3).
1- Bạn có đồng ý rằng những sự việc đang xảy ra trong thế giới hôm nay là báo hiệu ngày Chúa đang đến gần không? Hôm nay chắc bạn đang muốn biết các điềm báo ngày tận thế; nhưng Chúa Giêsu bảo bạn đừng bận tâm tới các điềm đó, mà phải tỉnh thức chờ Người đến. Chúa Giêsu nói: “Còn về ngày giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Người Con cũng không; chỉ mình Chúa Cha biết mà thôi. (Mt 24, 36). Vì bạn sẽ phải trải qua nhiều khốn khó tự nhiên như chiến tranh, thiên tai, kinh tế suy thoái, động đất v.v…Còn có những thử thách về đức tin, như khó khăn của Giáo hội là chúng ta phải chịu hiện nay. Tất cả những cái trên sẽ đưa tới Ngày Chúa quang lâm, cũng như ta đang chuẩn bị sám hối suốt mùa chay, rồi đến tuần thương khó, rồi tới lễ Phục Sinh là ngày Chúa sống lại. Vì thế, Chúa Giêsu nói: “Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho tất cả dân ngoại được biết, và bấy giờ sẽ là ngày tận thế”. (Mt 24, 14)
2- Tin Mừng là mặt tích cực, trong khi đau khổ là mặt tiêu cực của việc Chúa đến. Bởi vì Tin Mừng có nhiệm vụ làm cho nhân loại hiểu ý nghĩa của đau khổ và thử thách đang xảy ra như động đất, bão tuyết, bão cát v. v...để chuẩn bị cho Triều Đại Thiên Chúa mau đến: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có nhửng trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao… (Lc 21, 11; Mt 24. 7). Khải Huyền: Chư dân đã nổi trận lôi đình, nhưng cơn lôi đình Ngài ập tới và đã đến thời xét xử…(Kh 11,18-19)
Phaolô quả quyết nhửng việc đang xảy ra, mà bạn thấy từ trong gia đình: “Người ta sẽ ra ích kỷ, tham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn bạc nghiã, phạm thượng, vô tâm tình, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt,…(2 Tm 3, 2-5)
Phó tế GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Sống mầu nhiệm truyền tin Chúa nhập thể
LM. Phêrô Hồng Phúc
08:42 25/03/2010
SỐNG MẦU NHIỆM TRUYỀN TIN CHÚA NHẬP THỂ
Ngày hôm nay Giáo Hội mừng Mầu nhiệm Truyền Tin Chúa Nhập Thể. Một biến cố quan trọng, Giáo hội muốn chúng ta ngày ba lần: buổi sáng, buổi trưa khi nghe tiếng chuông nguyện và buổi tối chúng ta nguyện Kinh Truyền tin “Chốc ấy, Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người và ở cùng chúng ta”.
Nếu không có biến cố ấy thì bây giờ chúng ta vẫn còn chìm lặng trong bóng tối của sự chết. Nhờ biến cố Truyền Tin, chúng ta tiến tới lễ Giáng Sinh; từ Lễ Giáng Sinh, chúng ta có lễ Phục Sinh. Đức Kitô sống lại để cho chúng ta được chiến thắng tử thần, chiến thắng thế gian, chúng ta được sống đời đời nhờ cuộc hiển thắng của Đức Kitô Giêsu. Như vậy, biến cố Truyền Tin là khởi đầu cho chương trình Cứu độ và là sự hoàn tất của cả ngàn ngàn năm mong đợi trong Cựu Ước, là thời điểm hoàn tất lời hứa của Thiên Chúa với nguyên tổ rằng: “Dòng dõi của người phụ nữ sẽ đạp dập đầu rắn quỉ Satan” (x. St 3, 15).
Ngày hôm nay, chúng ta mừng biến cố Truyền Tin không chỉ là nhắc lại một sự kiện hay kỷ niệm bằng một nghi lễ. Biến cố Truyền Tin vẫn là một biến cố sống động vì “Đức Kitô hôm qua, cũng như hôm nay và mãi mãi”, Chúa vẫn luôn ở với loài người, và vì thế, giây phút nhập thể luôn luôn sống động và thực hiện đối với mỗi người chúng ta. Ngày Truyền Tin Chúa Nhập Thể đến với Đức Trinh Nữ Maria, và tiếp theo đời nọ đến đời kia, những người con của Mẹ Maria tiếp tục sống giây phút nhập thể quan trọng đó để trở thành người Kitô hữu.
Biến cố Truyền Tin là biến cố mà chúng ta cần phải lắng nghe sứ thần đang truyền thánh ý của Thiên Chúa cho mỗi người trong chúng ta rằng “Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1, 31-32). Một lời Truyền Tin quan trọng như vậy cũng đòi hỏi phải đón nhận với tất cả cuộc đời của chúng ta, vì nếu chúng ta không đáp lên được hai tiếng “Xin vâng” như Mẹ Maria thì có nghĩa là chúng ta chưa hoàn toàn ký thác cuộc đời của chúng ta cho Đấng được gọi là Con Đấng Tối Cao. Bởi vậy tâm hồn, thể xác và thời gian của chúng ta phải cùng với Mẹ cất lên hai tiếng “Xin vâng”: không đắn đo, không lưỡng lự, không nghi vấn nhưng là mở rộng tấm lòng để trời cao có thể đến với trái đất, để sự đời đời có thể đến trong cuộc đời này và để Thiên Chúa thiêng liêng quyền năng vô cùng lại có thể sống trong xác thịt của tạo vật chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã nhập thể trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria
Mẹ là gương mặt của Giáo Hội:
thánh thiện, tinh tuyền, không vết nhơ.
Còn chúng con,
những chi thể của thân mình mầu nhiệm,
không rạng sáng thánh thiện như Đức Mẹ,
nhưng lại là những chi thể không thể thiếu
trong thân mình mầu nhiệm của Chúa.
Chúng con cũng được vinh quang của Chúa là đầu
và rạng rỡ gương mặt của Mẹ là Giáo Hội.
Xin cho chúng con noi gương Đức Mẹ
để luôn cất lên hai tiếng “Xin vâng” trong suốt cuộc đời
hầu đem lại cho chúng con niềm hạnh phúc Chúa ở cùng.
Xin cho chúng con luôn sống đúng tinh thần của người con
để chúng con hăng hái làm cho Giáo Hội được thăng tiến.
Mỗi người chúng con được trở nên chứng nhân của Tin Mừng,
Tin Mừng Cứu Độ:
Chúa ở cùng chúng con và ban ơn cứu độ cho chúng con. Amen.
Ngày hôm nay Giáo Hội mừng Mầu nhiệm Truyền Tin Chúa Nhập Thể. Một biến cố quan trọng, Giáo hội muốn chúng ta ngày ba lần: buổi sáng, buổi trưa khi nghe tiếng chuông nguyện và buổi tối chúng ta nguyện Kinh Truyền tin “Chốc ấy, Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người và ở cùng chúng ta”.
Nếu không có biến cố ấy thì bây giờ chúng ta vẫn còn chìm lặng trong bóng tối của sự chết. Nhờ biến cố Truyền Tin, chúng ta tiến tới lễ Giáng Sinh; từ Lễ Giáng Sinh, chúng ta có lễ Phục Sinh. Đức Kitô sống lại để cho chúng ta được chiến thắng tử thần, chiến thắng thế gian, chúng ta được sống đời đời nhờ cuộc hiển thắng của Đức Kitô Giêsu. Như vậy, biến cố Truyền Tin là khởi đầu cho chương trình Cứu độ và là sự hoàn tất của cả ngàn ngàn năm mong đợi trong Cựu Ước, là thời điểm hoàn tất lời hứa của Thiên Chúa với nguyên tổ rằng: “Dòng dõi của người phụ nữ sẽ đạp dập đầu rắn quỉ Satan” (x. St 3, 15).
Ngày hôm nay, chúng ta mừng biến cố Truyền Tin không chỉ là nhắc lại một sự kiện hay kỷ niệm bằng một nghi lễ. Biến cố Truyền Tin vẫn là một biến cố sống động vì “Đức Kitô hôm qua, cũng như hôm nay và mãi mãi”, Chúa vẫn luôn ở với loài người, và vì thế, giây phút nhập thể luôn luôn sống động và thực hiện đối với mỗi người chúng ta. Ngày Truyền Tin Chúa Nhập Thể đến với Đức Trinh Nữ Maria, và tiếp theo đời nọ đến đời kia, những người con của Mẹ Maria tiếp tục sống giây phút nhập thể quan trọng đó để trở thành người Kitô hữu.
Biến cố Truyền Tin là biến cố mà chúng ta cần phải lắng nghe sứ thần đang truyền thánh ý của Thiên Chúa cho mỗi người trong chúng ta rằng “Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1, 31-32). Một lời Truyền Tin quan trọng như vậy cũng đòi hỏi phải đón nhận với tất cả cuộc đời của chúng ta, vì nếu chúng ta không đáp lên được hai tiếng “Xin vâng” như Mẹ Maria thì có nghĩa là chúng ta chưa hoàn toàn ký thác cuộc đời của chúng ta cho Đấng được gọi là Con Đấng Tối Cao. Bởi vậy tâm hồn, thể xác và thời gian của chúng ta phải cùng với Mẹ cất lên hai tiếng “Xin vâng”: không đắn đo, không lưỡng lự, không nghi vấn nhưng là mở rộng tấm lòng để trời cao có thể đến với trái đất, để sự đời đời có thể đến trong cuộc đời này và để Thiên Chúa thiêng liêng quyền năng vô cùng lại có thể sống trong xác thịt của tạo vật chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã nhập thể trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria
Mẹ là gương mặt của Giáo Hội:
thánh thiện, tinh tuyền, không vết nhơ.
Còn chúng con,
những chi thể của thân mình mầu nhiệm,
không rạng sáng thánh thiện như Đức Mẹ,
nhưng lại là những chi thể không thể thiếu
trong thân mình mầu nhiệm của Chúa.
Chúng con cũng được vinh quang của Chúa là đầu
và rạng rỡ gương mặt của Mẹ là Giáo Hội.
Xin cho chúng con noi gương Đức Mẹ
để luôn cất lên hai tiếng “Xin vâng” trong suốt cuộc đời
hầu đem lại cho chúng con niềm hạnh phúc Chúa ở cùng.
Xin cho chúng con luôn sống đúng tinh thần của người con
để chúng con hăng hái làm cho Giáo Hội được thăng tiến.
Mỗi người chúng con được trở nên chứng nhân của Tin Mừng,
Tin Mừng Cứu Độ:
Chúa ở cùng chúng con và ban ơn cứu độ cho chúng con. Amen.
Con đường Chúa đi
PM. Cao Huy Hoàng
10:55 25/03/2010
Suy niệm tuần thánh
Cụ Bường ngồi trên ghế đá, trước đài Đức Mẹ trông buồn bã lắm.
Tôi hỏi cụ: “Cụ khỏe chứ, sao trông buồn vậy?”
-“Rồi đâu cũng vào đấy, anh ạ”
Tôi chẳng hiểu cụ muốn nói gì.
Trong sân nhà thờ đêm thứ bảy trước Chúa Nhật Lễ Lá, cả vài trăm người đang lãnh bí tích hòa giải để chuẩn bị vào Tuần Thương Khó với Chúa Giêsu. Có hơn mười tòa giải tội…Tòa nào cũng người và người xếp hàng dài nối đuôi nhau. Thật là tuyệt đẹp hình ảnh gối quì tay chắp, miệng thân thưa lời thú lỗi và lời xin xá tội để được quay về trong tình trạng ân sủng. Thánh thiện biết chừng nào. Cụ Bường có lẽ cũng bừng lên niềm vui của cộng đoàn đấy chứ. Sao ông lại nói: “Rồi đâu cũng vào đấy anh ạ”.
Tôi lại hỏi cụ: “Sao cụ lại nói thế, cụ có ý gì?”
Thế là cụ tâm sự một hơi dài:
“Người Việt Nam sống rất tình cảm anh ạ. Cái tình làng nghĩa xóm, chung cái lũy tre quanh làng, chung cây đa ngàn năm đầu ngõ, chung cái giếng nước cuối xóm lối ra những bờ đê… hình như đã tượng hình nhân ái trong lòng người Việt Nam cách linh thiêng diệu kỳ. Họ đã chung sống thân thương trong cái bầu của tình người đậm đà đến nỗi chuyện của nhà ai cũng là chuyện của mình. Họ khóc chung cả làng. Họ vui chung, cười chung suốt đêm thâu tới sáng. Họ chia nhau nửa chén gạo, chút muối chút tiêu… chia cả con cầy tơ đến vài con cá rô, cá giết lúc hạn hán mất mùa… Tuyệt đẹp lắm.
Chính đời sống tình cảm Chúa ban cách tự nhiên ấy, đã góp phần cho việc đón nhận một con người tưởng như là xa lạ mang tên Giêsu về với đất nước mình, với làng quê mình, nên rất thân quen, nên rất gần gủi, và nhất là khi con người Giêsu ấy vì yêu nên nỗi mang thương tích đau đớn tột cùng và chết trên Thập Giá.
Vì thế, chuyện đạo đức cũng vậy. Mỗi năm, đến Tuần Thánh, người Việt Nam sốt sắng lắm, vì họ thương Chúa Giêsu bị hàm oan, bị đánh đòn, bị đội mão gai, bị vác thập giá, bị đóng đinh, như chính người thân, người làng của họ vậy. Họ khóc lóc, họ tang chế, họ ăn chay cầu nguyện, họ sám hối, họ rất thành tâm trở về với Chúa. Ở nơi nào càng có những tổ chức tuần thánh thống thiết hơn thì giáo dân càng sốt sắng lắm. Thế nhưng, “rồi đâu cũng vào đấy thôi anh ạ”. Hết tuần thánh và các nghi thức, thì cũng hết ngay những cảm tình mau qua ấy, những giọt nước mắt khô đi, và gối không còn quì thống thiết nữa…
Tôi chỉ mong sao, lòng yêu mến Chúa Giêsu Chịu Tử Nạn không phải là một thứ xúc động nhất thời, một thứ tình cảm mau qua, nhưng là một tâm tình yêu mến triền miên phát xuất từ Đức Tin và lòng trông cậy ơn cứu rỗi cho chính mình và cho nhiều người. Yêu mến Chúa Giêsu không phải là khóc thương Chúa tội nghiệp, nhưng là khóc thương chính thân mình tội lỗi mà gây ra cái chết của Ngài. Đạo đức không phải là những giọt lệ bên ngoài, những gối quì, những than vãn, những xúc động…nhưng chính là “hết lòng ăn năn” “đau đớn vì tội lỗi”, “quyết lòng tự hối” và “nhất là theo đường Chúa đi mà thôi”. Tôi tâm đắc bài hát ấy lắm. Theo đường Chúa đi cả đời mình, mới là yêu mến Chúa. Chúa bảo những người phụ nữ Giêrusalem theo Chúa trên đường Thập Giá: “ Đừng khóc thương ta, hãy khóc thương các ngươi và con cháu các ngươi” (Lc 23, 27-28)
Như vậy, tuần thánh không chỉ có một tuần. Thứ sáu tuần thánh không chỉ có một ngày. Rồi sau tuần ấy, sau ngày ấy…rồi đâu cũng vào đấy…, rồi cứ những lối đi xa…, đi xa…, xa nữa…, chờ mùa chay…, chờ tuần thánh… lại trở về…. Khóc lóc!
Tôi cũng không tránh khỏi những lần sướt mướt ấy. Nhưng tôi cũng đã từng không chịu cách giữ đạo của mình như thế đâu. Tôi ước ao mỗi tuần thánh, giúp tôi tiến gần hơn chút nữa tới cuộc tử nạn của chính mình cho phần rỗi của mình và cho nhiều người. Cuộc tử nạn ấy là có thật từng ngày. Chiến đấu và bằng lòng chịu thương tích, chịu thiệt thòi, chịu nhục nhã, chịu đổ máu. Tôi ví mình như con ốc sên bò lên đồi thập tự. Nếu con ốc sên sợ đổ máu, vì những cạnh đá sắc bén, nó sẽ rút mình vào trong vỏ ốc cho an toàn. Nhưng như vậy thì nó sẽ không theo Chúa được. Nó phải biết xấu hổ vì nó đã tuyên xưng là theo Chúa mà không chịu thò đầu, thò thân mình nó ra để chịu đau khổ. Nó chỉ làm bộ đau khổ với Chúa mấy ngày, rồi lại thụt đầu vào… Thật đáng tủi hổ. Tôi cũng vậy, đời tôi chối Chúa nhiều gấp 77 lần ông Phêrô, thụt đầu vào cả ngàn lần như con ốc sên sợ chết, nhưng rồi, giờ nầy tôi mới hiểu ra, càng giữ cho mình yên thân, mình càng cảm thấy bất xứng với danh xưng Kitô hữu, vì mình không có một chút gì giống Chúa Kitô của mình cả. Làm sao mong được cứu rỗi? Làm sao mong được phục sinh? Tôi nghĩ, giữ đạo là phải giữ cuộc tử nạn của Chúa Giêsu gắn liền với hành trình Đức Tin của mỗi người chúng ta”.
Tôi giật mình, nhìn cụ già 79 tuổi - một đời người đã đi qua 79 tuần thương khó, hoặc ít là 70 tuần thương khó từ tuổi có trí khôn. Tôi không dám nói là cụ đang chê trách cách sống đạo của người khác, nhưng cụ đang nói chính cách sống đạo của mình, chính ước muốn nên thánh của mình thoát ra cái vỏ bọc hình thức hay tình cảm nhất thời mà vươn tới một sự kết hiệp toàn bích giữa Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc và người được cứu chuộc.
Tuần thánh đang mở ra cho chúng ta, một tuần tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Cụ giáo dân rất tầm thường đã có những suy nghĩ cũng rất đơn sơ, tầm thường theo cách thấy sao nói vậy, về chính cách sống tuần thánh rất tầm thường của chúng ta. Nhưng những suy nghĩ ấy, để lại trong tôi không ít nỗi bàng hoàng cho tôi, cho bạn.
Có lẽ nào chúng ta đang giả vờ yêu mến Chúa, yêu mến Chúa Giêsu đầy thương tích, Chúa Giêsu tử nạn, để rồi, đời mình “đâu cũng vào đấy” mãi sao?
Có lẽ nào chúng ta lại diễn vở tuồng “cuộc tử nạn Giêsu”, mỗi người trong vai Giêsu, rồi xong vở tuồng ấy, ta lại là ta sao?
Có lẽ nào chúng ta lại đành đoạn xuất chiêu những trò đùa tình yêu gian dối như thế đối với một Thiên Chúa đã thật lòng yêu thương thế gian đến nỗi sai chính Con mình đến để chết mà đền thay tội lỗi chúng ta sao?
Không! Trăm ngàn lần không thể như thế được.
Lạy Chúa Giêsu chịu tử nạn vì con. Xin cho con biết yêu mến Chúa thật lòng. Và vì yêu mến Chúa thật lòng mà con nhận ra là con đã dối trá. Xin cho con yêu Chúa suốt đời. Và vì muốn yêu Chúa suốt đời, nên con vui vẻ mà bước đi theo con đường của Chúa: con đường không vương tội lỗi, con đường chịu thương tích, thiệt thòi, chịu đau khổ, và sẵn sàng chịu chết còn hơn phạm tội mất lòng Chúa. A men.
Cụ Bường ngồi trên ghế đá, trước đài Đức Mẹ trông buồn bã lắm.
Tôi hỏi cụ: “Cụ khỏe chứ, sao trông buồn vậy?”
-“Rồi đâu cũng vào đấy, anh ạ”
Tôi chẳng hiểu cụ muốn nói gì.
Trong sân nhà thờ đêm thứ bảy trước Chúa Nhật Lễ Lá, cả vài trăm người đang lãnh bí tích hòa giải để chuẩn bị vào Tuần Thương Khó với Chúa Giêsu. Có hơn mười tòa giải tội…Tòa nào cũng người và người xếp hàng dài nối đuôi nhau. Thật là tuyệt đẹp hình ảnh gối quì tay chắp, miệng thân thưa lời thú lỗi và lời xin xá tội để được quay về trong tình trạng ân sủng. Thánh thiện biết chừng nào. Cụ Bường có lẽ cũng bừng lên niềm vui của cộng đoàn đấy chứ. Sao ông lại nói: “Rồi đâu cũng vào đấy anh ạ”.
Tôi lại hỏi cụ: “Sao cụ lại nói thế, cụ có ý gì?”
Thế là cụ tâm sự một hơi dài:
“Người Việt Nam sống rất tình cảm anh ạ. Cái tình làng nghĩa xóm, chung cái lũy tre quanh làng, chung cây đa ngàn năm đầu ngõ, chung cái giếng nước cuối xóm lối ra những bờ đê… hình như đã tượng hình nhân ái trong lòng người Việt Nam cách linh thiêng diệu kỳ. Họ đã chung sống thân thương trong cái bầu của tình người đậm đà đến nỗi chuyện của nhà ai cũng là chuyện của mình. Họ khóc chung cả làng. Họ vui chung, cười chung suốt đêm thâu tới sáng. Họ chia nhau nửa chén gạo, chút muối chút tiêu… chia cả con cầy tơ đến vài con cá rô, cá giết lúc hạn hán mất mùa… Tuyệt đẹp lắm.
Chính đời sống tình cảm Chúa ban cách tự nhiên ấy, đã góp phần cho việc đón nhận một con người tưởng như là xa lạ mang tên Giêsu về với đất nước mình, với làng quê mình, nên rất thân quen, nên rất gần gủi, và nhất là khi con người Giêsu ấy vì yêu nên nỗi mang thương tích đau đớn tột cùng và chết trên Thập Giá.
Vì thế, chuyện đạo đức cũng vậy. Mỗi năm, đến Tuần Thánh, người Việt Nam sốt sắng lắm, vì họ thương Chúa Giêsu bị hàm oan, bị đánh đòn, bị đội mão gai, bị vác thập giá, bị đóng đinh, như chính người thân, người làng của họ vậy. Họ khóc lóc, họ tang chế, họ ăn chay cầu nguyện, họ sám hối, họ rất thành tâm trở về với Chúa. Ở nơi nào càng có những tổ chức tuần thánh thống thiết hơn thì giáo dân càng sốt sắng lắm. Thế nhưng, “rồi đâu cũng vào đấy thôi anh ạ”. Hết tuần thánh và các nghi thức, thì cũng hết ngay những cảm tình mau qua ấy, những giọt nước mắt khô đi, và gối không còn quì thống thiết nữa…
Tôi chỉ mong sao, lòng yêu mến Chúa Giêsu Chịu Tử Nạn không phải là một thứ xúc động nhất thời, một thứ tình cảm mau qua, nhưng là một tâm tình yêu mến triền miên phát xuất từ Đức Tin và lòng trông cậy ơn cứu rỗi cho chính mình và cho nhiều người. Yêu mến Chúa Giêsu không phải là khóc thương Chúa tội nghiệp, nhưng là khóc thương chính thân mình tội lỗi mà gây ra cái chết của Ngài. Đạo đức không phải là những giọt lệ bên ngoài, những gối quì, những than vãn, những xúc động…nhưng chính là “hết lòng ăn năn” “đau đớn vì tội lỗi”, “quyết lòng tự hối” và “nhất là theo đường Chúa đi mà thôi”. Tôi tâm đắc bài hát ấy lắm. Theo đường Chúa đi cả đời mình, mới là yêu mến Chúa. Chúa bảo những người phụ nữ Giêrusalem theo Chúa trên đường Thập Giá: “ Đừng khóc thương ta, hãy khóc thương các ngươi và con cháu các ngươi” (Lc 23, 27-28)
Như vậy, tuần thánh không chỉ có một tuần. Thứ sáu tuần thánh không chỉ có một ngày. Rồi sau tuần ấy, sau ngày ấy…rồi đâu cũng vào đấy…, rồi cứ những lối đi xa…, đi xa…, xa nữa…, chờ mùa chay…, chờ tuần thánh… lại trở về…. Khóc lóc!
Tôi cũng không tránh khỏi những lần sướt mướt ấy. Nhưng tôi cũng đã từng không chịu cách giữ đạo của mình như thế đâu. Tôi ước ao mỗi tuần thánh, giúp tôi tiến gần hơn chút nữa tới cuộc tử nạn của chính mình cho phần rỗi của mình và cho nhiều người. Cuộc tử nạn ấy là có thật từng ngày. Chiến đấu và bằng lòng chịu thương tích, chịu thiệt thòi, chịu nhục nhã, chịu đổ máu. Tôi ví mình như con ốc sên bò lên đồi thập tự. Nếu con ốc sên sợ đổ máu, vì những cạnh đá sắc bén, nó sẽ rút mình vào trong vỏ ốc cho an toàn. Nhưng như vậy thì nó sẽ không theo Chúa được. Nó phải biết xấu hổ vì nó đã tuyên xưng là theo Chúa mà không chịu thò đầu, thò thân mình nó ra để chịu đau khổ. Nó chỉ làm bộ đau khổ với Chúa mấy ngày, rồi lại thụt đầu vào… Thật đáng tủi hổ. Tôi cũng vậy, đời tôi chối Chúa nhiều gấp 77 lần ông Phêrô, thụt đầu vào cả ngàn lần như con ốc sên sợ chết, nhưng rồi, giờ nầy tôi mới hiểu ra, càng giữ cho mình yên thân, mình càng cảm thấy bất xứng với danh xưng Kitô hữu, vì mình không có một chút gì giống Chúa Kitô của mình cả. Làm sao mong được cứu rỗi? Làm sao mong được phục sinh? Tôi nghĩ, giữ đạo là phải giữ cuộc tử nạn của Chúa Giêsu gắn liền với hành trình Đức Tin của mỗi người chúng ta”.
Tôi giật mình, nhìn cụ già 79 tuổi - một đời người đã đi qua 79 tuần thương khó, hoặc ít là 70 tuần thương khó từ tuổi có trí khôn. Tôi không dám nói là cụ đang chê trách cách sống đạo của người khác, nhưng cụ đang nói chính cách sống đạo của mình, chính ước muốn nên thánh của mình thoát ra cái vỏ bọc hình thức hay tình cảm nhất thời mà vươn tới một sự kết hiệp toàn bích giữa Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc và người được cứu chuộc.
Tuần thánh đang mở ra cho chúng ta, một tuần tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Cụ giáo dân rất tầm thường đã có những suy nghĩ cũng rất đơn sơ, tầm thường theo cách thấy sao nói vậy, về chính cách sống tuần thánh rất tầm thường của chúng ta. Nhưng những suy nghĩ ấy, để lại trong tôi không ít nỗi bàng hoàng cho tôi, cho bạn.
Có lẽ nào chúng ta đang giả vờ yêu mến Chúa, yêu mến Chúa Giêsu đầy thương tích, Chúa Giêsu tử nạn, để rồi, đời mình “đâu cũng vào đấy” mãi sao?
Có lẽ nào chúng ta lại diễn vở tuồng “cuộc tử nạn Giêsu”, mỗi người trong vai Giêsu, rồi xong vở tuồng ấy, ta lại là ta sao?
Có lẽ nào chúng ta lại đành đoạn xuất chiêu những trò đùa tình yêu gian dối như thế đối với một Thiên Chúa đã thật lòng yêu thương thế gian đến nỗi sai chính Con mình đến để chết mà đền thay tội lỗi chúng ta sao?
Không! Trăm ngàn lần không thể như thế được.
Lạy Chúa Giêsu chịu tử nạn vì con. Xin cho con biết yêu mến Chúa thật lòng. Và vì yêu mến Chúa thật lòng mà con nhận ra là con đã dối trá. Xin cho con yêu Chúa suốt đời. Và vì muốn yêu Chúa suốt đời, nên con vui vẻ mà bước đi theo con đường của Chúa: con đường không vương tội lỗi, con đường chịu thương tích, thiệt thòi, chịu đau khổ, và sẵn sàng chịu chết còn hơn phạm tội mất lòng Chúa. A men.
Nhân tình thế thái
Lm Giuse Nguyễn Hữu An.
11:05 25/03/2010
Chúa Nhật Lễ Lá: (Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mc 14,1-15,47).
Trong bài thơ “Thói đời”, Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vần thơ lột tả sự tráo trở trong thái độ sống của con người:
“Được thời thân thích chen chân đến.
Thất thế hương lân ngoảnh mặt đi”.
Suy niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su càng thấy rõ nhân tình thế thái, thấy sự tráo trở, đổi trắng thay đen của lòng dạ con người.
1. Đám đông dân chúng Dân thành Giê-ru-sa-lem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những nhánh lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đa-vít”, “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Thế mà sau đó không lâu, nghe lời xúi giục của tư tế, kinh sư, Pha-ri-sêu, họ lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la, gào thét đòi “đóng đinh nó đi !” Hai thái độ trái ngược nhau của dân chúng: hoan hô và đả đảo, đưa Chúa lên ngai vua và hạ bệ Chúa trên thập giá. Đám đông thường nông nổi nhẹ dạ, vô ý thức và do đó vô trách nhiệm. Đám đông thường dễ bị lôi cuốn: người ta hoan hô, mình hoan hô, người ta đả đảo mình đả đảo, người ta làm gì mình làm nấy mà nhiều khi chẳng biết tại sao.
2. Giu-đa It-ca-ri-ốt Trong Ki-tô Giáo, Giu-đa phản bội Thầy là một sự kiện nổi tiếng. Nổi tiếng vì bán Thầy với giá ba mươi đồng bạc ( Mt 27, 3 ). Một môn đệ được tuyển chọn, được huấn luyện, Giu-đa vinh dự thuộc về nhóm 12, được giao trọng trách quản lý. Nhưng lòng tham lam của cải vật chất đã đẩy Giu-đa đến chỗ phản bội. Giu-đa đi gặp các thượng tế và nói: "Tôi sẽ được gì nếu tôi nộp Ngài cho các ông ?” Họ đã trả cho hắn ba mươi đồng bạc, và từ đó hắn tìm dịp để nộp Chúa Giê-su cho họ” ( Mt 26, 16 ). Một cuộc buôn bán lớn nhất trong mọi thời đại nhưng chỉ được ba mươi đồng bạc là giá của một nô lệ vào thời đó ! Khi giá cả đã thoả thuận, các thượng tế mang ba mươi đồng bạc và đặt vào tay Giu-đa. Tám trăm năm trước, Gia-ca-ri-a đã nói tiên tri: “Nếu các ông thấy là được thì trả công cho tôi; nếu không thì thôi. Và họ đã trả công cho tôi là ba mươi đồng bạc” ( Dcr 11, 12 ). Trong bữa tối vào ngày hôm sau, Chúa Giê-su tỏ ra buồn phiền: “Có người trong các con sắp phản Thầy” ( Mt 26, 21 ). Các môn đệ nhìn nhau và hỏi: “Có phải con không, Thưa Thầy ?” Giu-đa cũng hỏi: Thưa Thầy, có phải con không ? Chúa trả lời: “Con nói đúng đó !” Giu-đa đi ra, “lúc đó là đêm tối”... Bằng nụ hôn giả dối, Giu-đa chỉ điểm để quân lính bắt Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu ( Lc 22, 50 ). Giu-đa có quyền dự tiệc bê béo, nhưng lại chọn thờ lạy bò vàng. Chứng kiến cuộc khổ nạn của Thầy, lòng Giu-đa đầy hối hận ( Mt 27, 3 ). Tội ác vừa phạm xong, Giu-đa đã thấy chán chường. Hối hận tận đáy thâm sâu của tâm hồn, Giu-đa đem mối sầu ấy đi gởi chỗ không đáng gởi “Giu-đa ném các đồng bạc trả lại vào mặt các thượng tế và nói: Tôi đã phản bội, nộp máu người vô tội". ( Mt 27, 4 ). Trước sự tráo trở của các thượng tế và kỳ lão: “Can chi đến chúng tôi, mặc kệ anh” ( Mt 27, 4 ), Giu-đa ném những đồng bạc đó vào Đền Thờ và ra đi xuống thung lũng Hin-nom, thung lũng đầy kỷ kiệm khủng khiếp của âm ty. Giu-đa bước đi trên đất lạnh cát sỏi, giữa những tảng đá nhọn sắc, những cây cối cong queo gầy guộc như tâm hồn trĩu nặng nỗi đớn đau. Giu-đa cởi dây lưng quăng một đầu dây vào vào một cành cây to, đầu dây kia quàng quanh cổ. Tiếng gió rì rào như thầm nhắc lời mà Giu-đa đã từng nghe: “Hỡi những ai khó nhọc gánh nặng, hãy đến cùng Ta, tâm hồn các con sẽ được bình an”. Than ôi ! Giu-đa hối hận vì chính mình nên chọn cái chết để kết liễu lầm lạc. Mặt trời nghiêng bóng tối dần. Ở Si-on, từ hai phía đối diện, có hai cây đi vào lịch sử, một cây ở núi sọ: cây hy vọng, một cây ở Hinmon: cây thất vọng. Trên cây hy vọng, Đấng Chịu Đóng Đinh liên kết đất trời; trên cây thất vọng, người bị treo xa đất xa trời. Hối hận của Giu-đa không đúng nghĩa hối hận. Chán chường tội lỗi không đủ mà cần phải ăn năn thống hối nữa. Tỉnh ngộ và chán chường mới chỉ là bước đầu, cần phải sám hối trở về đón nhận ơn tha thứ, tìm lại sự sống.
3. Giới lãnh đạo Do-thái Vì ghen ghét mà giới lãnh đạo tôn giáo Do-thái đã chủ mưu trong vụ án giết Chúa Giê-su ( Mt 27, 18 ). Dân chúng mến phục ủng hộ, nhiều người tin vào Chúa Giê-su. Ảnh hưởng của Người ngày càng lớn trên dân chúng. Cuộc xung đột không những về quan niệm tôn giáo mà còn liên quan đến quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo nên họ quyết tâm giết Chúa Giê-su. Đạo Do-thái là đạo của đền thờ, đạo của lễ tế. Dịch vụ lễ tế là một dịch vụ quan trọng về phương diện tôn giáo và cả về kinh tế. Hàng tư tế sống nhờ vào lễ tế. Lễ tế của dân, dịch vụ cung cấp những phương tiện lễ tế như bán chiên bò cừu bồ câu hương hoa và cả dịch vụ đổi tiền. Gia đình các tư tế, con dâu con rễ của họ độc quyền khai thác dịch vụ này. Vậy mà Chúa Giê-su lại dám xua đuổi họ không cho buôn bán trong khuôn viên Đền Thờ. Người còn thách thức: “Cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại.” Theo Gio-an, lời thách thức quyền bính của Chúa Giê-su có ý ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người ( Ga 2, 21 – 22 ). Nhưng giới lãnh đạo hiểu là đền thờ Giê-ru-sa-lem nên họ coi là sự xúc phạm Đền Thờ. Thách thức phá huỷ Đền Thờ, dẹp bỏ những phương tiện của lễ tế, quả thật là tội không thể tha thứ. Vì thế mà họ căm thù và tìm cách giết Người cho bằng được. Những người Pha-ri-sêu sống trong thế giới tách biệt, không chấp nhận dân ngoại, loại trừ người tội lỗi, giữ luật cách máy móc nô lệ. Còn Chúa Giê-su thì sống hoà mình giữa những người tội lỗi, đồng hành, đồng bàn ăn uống với họ, đến với dân ngoại. Người phê bình sự giả hình của người Pha-ri-siêu. Người lại còn không giữ luật ngày Sa-bát, vì đối với Người “Ngày Sa-bát đựoc lập ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sa-bát” ( Mt 2, 27 ). Người còn xưng mình là Con Thiên Chúa ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ). Trước bao nhiêu là “tội trạng” của Chúa Giê-su, Thượng Hội Đồng đã tuyên án. Nhưng họ không còn quyền lên án và xử tử bất cứ ai vì quyền đó thuộc quyền của toà án chính quyền bảo hộ. Vì thế họ phải nộp Chúa Giê-su cho Tổng Trấn Phi-la-tô. Theo Mác-cô và Mát-thêu thì Chúa Giê-su bị thẩm vấn về hai tội danh: một là Người đã xúc phạm đến Đền Thờ khi tuyên bố “Tôi sẽ phá huỷ Đền Thờ này, rồi nội trong ba ngày sẽ xây dựng lại” ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ); hai là tự xưng mình là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa ( Mt 26, 63; Mc 14, 61 ). Trong Tin Mừng theo Lu-ca chỉ thấy nói nói đến tội danh thứ hai ( Lc 22, 67 ). Trong Tin Mừng theo Gio-an nói tới việc thượng tế hỏi Chúa Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người ( Ga 18, 19 ). Họ tài tình khéo léo khi biến tội danh tôn giáo thành tội danh chính trị “Chúng tôi phát giác ra tên này xách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là vua nữa” ( Lc 23, 2 ). Tội xúi giục nổi loạn, tội ngăn cản dân nộp thuế cho nhà vua, tội xưng mình là vua. Cả ba tội đều đáng chết, không một chính quyền nào có thể dung tha. Vụ án Chúa Giê-su rõ ràng là vụ án tôn giáo chứ không phải là một vụ án chính trị, mặc dầu hình thức xử tử và tội danh được ghi trên đầu Chúa Giê-su là như thế. Người bị đóng đinh, theo luật Rô-ma và với tội danh là “Vua dân Do-thái” chứ không bị ném đá theo luật Do-thái và với tội danh Con Thiên Chúa. Chủ mưu trong vụ án là dân Do-thái, nhất là những người lãnh đạo của họ, Thượng Hội Đồng. Họ đã thành công, sung sướng mãn nguyện khi dẹp yên một chướng ngại lớn lao.
4. Tổng Trấn Phi-la-tô Vì hèn nhát mà Phi-la-tô đã đổ máu người vô tội. Trách nhiệm chính trong cuộc xét xử đứng về mặt pháp lý là Phi-la-tô, ông ta ý thức rõ điều đó ( x. Ga 19, 10 ). Biết Chúa Giê-su vô tội mà vẫn kết án ( x. Ga 18, 38; 19, 4.6 ). Kẻ đại diện cho công lý lại chà đạp công lý. Phi-la-tô hèn nhát không dám tha vì sợ quần chúng đang cuồng nộ. Lo sợ nguy hiểm cho chức quyền của mình nên chủ trương thà bảo vệ chức quyền hơn bảo vệ công lý. Trước áp lực ghê ghớm của đám đông đang bị hàng tư tế xách động, Phi-la-tô đã chiều theo ý họ để giữ lấy cái ghế Tổng Trấn của mình. Ong đã kết án tử hình cho Chúa Giê-su, trao Người cho dân Do thái điệu lên đồi Gôngôtha để đóng đinh. Phi-la-tô rữa tay phân bua mình vô tội trong vụ án này ( Mt 27, 24 ).
5. Xin được sống yêu thương Suy nghĩ về vài nhân vật, ít sự kiện trong cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, cũng đủ thấy con người hay thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen dễ như trở bàn tay. Vì tham lam, vì bổng lộc cá nhân, vì lợi lộc đảng phái, vì quyền lợi giai cấp, con người ta không từ một thủ đoạn nào. Có khi còn bán rẻ lương tri để mua một chút vinh hoa trần thế. Giữa Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của người tín hữu. Hôm nay hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế. Có thể ngày mai gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh nó vào thập giá. Hôm nay yêu thương, ngày mai oán ghét. Hôm nay hân hoan, ngày mai buồn sầu. Hôm nay hiền hòa, ngày mai hung dữ. Hôm nay tin tưởng, ngày mai hoài nghi. Danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài. Cuộc sống có nhiều tiêu cực hơn tích cực ? Con người làm khổ nhau nhiều hơn là làm đẹp lòng nhau ? Người ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương ? Tôn vinh Chúa ở trong Nhà Thờ nhưng có sống Tin Mừng trong cuộc đời không ? Chúa Giê-su bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”. Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giê-su đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn ( x. 1 Cr 15, 26. 54; Dt 2, 14 ), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới ( Ga 12, 24 ). Xin Chúa cho chúng con luôn sống yêu thương, biết đem Tin Mừng bình an đi xây dựng cuộc đời.
Trong bài thơ “Thói đời”, Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vần thơ lột tả sự tráo trở trong thái độ sống của con người:
“Được thời thân thích chen chân đến.
Thất thế hương lân ngoảnh mặt đi”.
Suy niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su càng thấy rõ nhân tình thế thái, thấy sự tráo trở, đổi trắng thay đen của lòng dạ con người.
1. Đám đông dân chúng Dân thành Giê-ru-sa-lem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những nhánh lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đa-vít”, “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Thế mà sau đó không lâu, nghe lời xúi giục của tư tế, kinh sư, Pha-ri-sêu, họ lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la, gào thét đòi “đóng đinh nó đi !” Hai thái độ trái ngược nhau của dân chúng: hoan hô và đả đảo, đưa Chúa lên ngai vua và hạ bệ Chúa trên thập giá. Đám đông thường nông nổi nhẹ dạ, vô ý thức và do đó vô trách nhiệm. Đám đông thường dễ bị lôi cuốn: người ta hoan hô, mình hoan hô, người ta đả đảo mình đả đảo, người ta làm gì mình làm nấy mà nhiều khi chẳng biết tại sao.
2. Giu-đa It-ca-ri-ốt Trong Ki-tô Giáo, Giu-đa phản bội Thầy là một sự kiện nổi tiếng. Nổi tiếng vì bán Thầy với giá ba mươi đồng bạc ( Mt 27, 3 ). Một môn đệ được tuyển chọn, được huấn luyện, Giu-đa vinh dự thuộc về nhóm 12, được giao trọng trách quản lý. Nhưng lòng tham lam của cải vật chất đã đẩy Giu-đa đến chỗ phản bội. Giu-đa đi gặp các thượng tế và nói: "Tôi sẽ được gì nếu tôi nộp Ngài cho các ông ?” Họ đã trả cho hắn ba mươi đồng bạc, và từ đó hắn tìm dịp để nộp Chúa Giê-su cho họ” ( Mt 26, 16 ). Một cuộc buôn bán lớn nhất trong mọi thời đại nhưng chỉ được ba mươi đồng bạc là giá của một nô lệ vào thời đó ! Khi giá cả đã thoả thuận, các thượng tế mang ba mươi đồng bạc và đặt vào tay Giu-đa. Tám trăm năm trước, Gia-ca-ri-a đã nói tiên tri: “Nếu các ông thấy là được thì trả công cho tôi; nếu không thì thôi. Và họ đã trả công cho tôi là ba mươi đồng bạc” ( Dcr 11, 12 ). Trong bữa tối vào ngày hôm sau, Chúa Giê-su tỏ ra buồn phiền: “Có người trong các con sắp phản Thầy” ( Mt 26, 21 ). Các môn đệ nhìn nhau và hỏi: “Có phải con không, Thưa Thầy ?” Giu-đa cũng hỏi: Thưa Thầy, có phải con không ? Chúa trả lời: “Con nói đúng đó !” Giu-đa đi ra, “lúc đó là đêm tối”... Bằng nụ hôn giả dối, Giu-đa chỉ điểm để quân lính bắt Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu ( Lc 22, 50 ). Giu-đa có quyền dự tiệc bê béo, nhưng lại chọn thờ lạy bò vàng. Chứng kiến cuộc khổ nạn của Thầy, lòng Giu-đa đầy hối hận ( Mt 27, 3 ). Tội ác vừa phạm xong, Giu-đa đã thấy chán chường. Hối hận tận đáy thâm sâu của tâm hồn, Giu-đa đem mối sầu ấy đi gởi chỗ không đáng gởi “Giu-đa ném các đồng bạc trả lại vào mặt các thượng tế và nói: Tôi đã phản bội, nộp máu người vô tội". ( Mt 27, 4 ). Trước sự tráo trở của các thượng tế và kỳ lão: “Can chi đến chúng tôi, mặc kệ anh” ( Mt 27, 4 ), Giu-đa ném những đồng bạc đó vào Đền Thờ và ra đi xuống thung lũng Hin-nom, thung lũng đầy kỷ kiệm khủng khiếp của âm ty. Giu-đa bước đi trên đất lạnh cát sỏi, giữa những tảng đá nhọn sắc, những cây cối cong queo gầy guộc như tâm hồn trĩu nặng nỗi đớn đau. Giu-đa cởi dây lưng quăng một đầu dây vào vào một cành cây to, đầu dây kia quàng quanh cổ. Tiếng gió rì rào như thầm nhắc lời mà Giu-đa đã từng nghe: “Hỡi những ai khó nhọc gánh nặng, hãy đến cùng Ta, tâm hồn các con sẽ được bình an”. Than ôi ! Giu-đa hối hận vì chính mình nên chọn cái chết để kết liễu lầm lạc. Mặt trời nghiêng bóng tối dần. Ở Si-on, từ hai phía đối diện, có hai cây đi vào lịch sử, một cây ở núi sọ: cây hy vọng, một cây ở Hinmon: cây thất vọng. Trên cây hy vọng, Đấng Chịu Đóng Đinh liên kết đất trời; trên cây thất vọng, người bị treo xa đất xa trời. Hối hận của Giu-đa không đúng nghĩa hối hận. Chán chường tội lỗi không đủ mà cần phải ăn năn thống hối nữa. Tỉnh ngộ và chán chường mới chỉ là bước đầu, cần phải sám hối trở về đón nhận ơn tha thứ, tìm lại sự sống.
3. Giới lãnh đạo Do-thái Vì ghen ghét mà giới lãnh đạo tôn giáo Do-thái đã chủ mưu trong vụ án giết Chúa Giê-su ( Mt 27, 18 ). Dân chúng mến phục ủng hộ, nhiều người tin vào Chúa Giê-su. Ảnh hưởng của Người ngày càng lớn trên dân chúng. Cuộc xung đột không những về quan niệm tôn giáo mà còn liên quan đến quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo nên họ quyết tâm giết Chúa Giê-su. Đạo Do-thái là đạo của đền thờ, đạo của lễ tế. Dịch vụ lễ tế là một dịch vụ quan trọng về phương diện tôn giáo và cả về kinh tế. Hàng tư tế sống nhờ vào lễ tế. Lễ tế của dân, dịch vụ cung cấp những phương tiện lễ tế như bán chiên bò cừu bồ câu hương hoa và cả dịch vụ đổi tiền. Gia đình các tư tế, con dâu con rễ của họ độc quyền khai thác dịch vụ này. Vậy mà Chúa Giê-su lại dám xua đuổi họ không cho buôn bán trong khuôn viên Đền Thờ. Người còn thách thức: “Cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại.” Theo Gio-an, lời thách thức quyền bính của Chúa Giê-su có ý ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người ( Ga 2, 21 – 22 ). Nhưng giới lãnh đạo hiểu là đền thờ Giê-ru-sa-lem nên họ coi là sự xúc phạm Đền Thờ. Thách thức phá huỷ Đền Thờ, dẹp bỏ những phương tiện của lễ tế, quả thật là tội không thể tha thứ. Vì thế mà họ căm thù và tìm cách giết Người cho bằng được. Những người Pha-ri-sêu sống trong thế giới tách biệt, không chấp nhận dân ngoại, loại trừ người tội lỗi, giữ luật cách máy móc nô lệ. Còn Chúa Giê-su thì sống hoà mình giữa những người tội lỗi, đồng hành, đồng bàn ăn uống với họ, đến với dân ngoại. Người phê bình sự giả hình của người Pha-ri-siêu. Người lại còn không giữ luật ngày Sa-bát, vì đối với Người “Ngày Sa-bát đựoc lập ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sa-bát” ( Mt 2, 27 ). Người còn xưng mình là Con Thiên Chúa ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ). Trước bao nhiêu là “tội trạng” của Chúa Giê-su, Thượng Hội Đồng đã tuyên án. Nhưng họ không còn quyền lên án và xử tử bất cứ ai vì quyền đó thuộc quyền của toà án chính quyền bảo hộ. Vì thế họ phải nộp Chúa Giê-su cho Tổng Trấn Phi-la-tô. Theo Mác-cô và Mát-thêu thì Chúa Giê-su bị thẩm vấn về hai tội danh: một là Người đã xúc phạm đến Đền Thờ khi tuyên bố “Tôi sẽ phá huỷ Đền Thờ này, rồi nội trong ba ngày sẽ xây dựng lại” ( Mt 26, 61; Mc 14, 58 ); hai là tự xưng mình là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa ( Mt 26, 63; Mc 14, 61 ). Trong Tin Mừng theo Lu-ca chỉ thấy nói nói đến tội danh thứ hai ( Lc 22, 67 ). Trong Tin Mừng theo Gio-an nói tới việc thượng tế hỏi Chúa Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người ( Ga 18, 19 ). Họ tài tình khéo léo khi biến tội danh tôn giáo thành tội danh chính trị “Chúng tôi phát giác ra tên này xách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là vua nữa” ( Lc 23, 2 ). Tội xúi giục nổi loạn, tội ngăn cản dân nộp thuế cho nhà vua, tội xưng mình là vua. Cả ba tội đều đáng chết, không một chính quyền nào có thể dung tha. Vụ án Chúa Giê-su rõ ràng là vụ án tôn giáo chứ không phải là một vụ án chính trị, mặc dầu hình thức xử tử và tội danh được ghi trên đầu Chúa Giê-su là như thế. Người bị đóng đinh, theo luật Rô-ma và với tội danh là “Vua dân Do-thái” chứ không bị ném đá theo luật Do-thái và với tội danh Con Thiên Chúa. Chủ mưu trong vụ án là dân Do-thái, nhất là những người lãnh đạo của họ, Thượng Hội Đồng. Họ đã thành công, sung sướng mãn nguyện khi dẹp yên một chướng ngại lớn lao.
4. Tổng Trấn Phi-la-tô Vì hèn nhát mà Phi-la-tô đã đổ máu người vô tội. Trách nhiệm chính trong cuộc xét xử đứng về mặt pháp lý là Phi-la-tô, ông ta ý thức rõ điều đó ( x. Ga 19, 10 ). Biết Chúa Giê-su vô tội mà vẫn kết án ( x. Ga 18, 38; 19, 4.6 ). Kẻ đại diện cho công lý lại chà đạp công lý. Phi-la-tô hèn nhát không dám tha vì sợ quần chúng đang cuồng nộ. Lo sợ nguy hiểm cho chức quyền của mình nên chủ trương thà bảo vệ chức quyền hơn bảo vệ công lý. Trước áp lực ghê ghớm của đám đông đang bị hàng tư tế xách động, Phi-la-tô đã chiều theo ý họ để giữ lấy cái ghế Tổng Trấn của mình. Ong đã kết án tử hình cho Chúa Giê-su, trao Người cho dân Do thái điệu lên đồi Gôngôtha để đóng đinh. Phi-la-tô rữa tay phân bua mình vô tội trong vụ án này ( Mt 27, 24 ).
5. Xin được sống yêu thương Suy nghĩ về vài nhân vật, ít sự kiện trong cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, cũng đủ thấy con người hay thay lòng đổi dạ, đổi trắng thay đen dễ như trở bàn tay. Vì tham lam, vì bổng lộc cá nhân, vì lợi lộc đảng phái, vì quyền lợi giai cấp, con người ta không từ một thủ đoạn nào. Có khi còn bán rẻ lương tri để mua một chút vinh hoa trần thế. Giữa Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của người tín hữu. Hôm nay hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế. Có thể ngày mai gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh nó vào thập giá. Hôm nay yêu thương, ngày mai oán ghét. Hôm nay hân hoan, ngày mai buồn sầu. Hôm nay hiền hòa, ngày mai hung dữ. Hôm nay tin tưởng, ngày mai hoài nghi. Danh sách các mâu thuẫn giữa thiện và ác còn có thể tiếp tục nối dài. Cuộc sống có nhiều tiêu cực hơn tích cực ? Con người làm khổ nhau nhiều hơn là làm đẹp lòng nhau ? Người ta xích mích, gây chia rẽ bất hòa nhiều hơn là xây dựng, yêu thương ? Tôn vinh Chúa ở trong Nhà Thờ nhưng có sống Tin Mừng trong cuộc đời không ? Chúa Giê-su bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án cách bất công để cứu nhân loại khỏi án phạt đời đời. Người đã chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội, để cứu độ con người. Người cho chúng ta được thông phần cuộc sống của Đấng “là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”, cho chúng ta “được sống dồi dào”. Con người được dựng nên để sống và sống để yêu Chúa và để yêu nhau. Thiên Chúa là tình yêu nên đã sáng tạo muôn loài, đã tạo dựng và cứu chuộc con người. Nhập Thể và Cứu Chuộc là mầu nhiệm của tình yêu. Chúa Giê-su đã chấp nhận đau thương để đem lại yêu thương cho con người. Người đã biến đổi viên mãn của đau thương thành viên mãn của yêu thương qua cuộc khổ nạn ( x. 1 Cr 15, 26. 54; Dt 2, 14 ), để từ trong cái chết vì tình yêu, sự sống vươn lên tươi đẹp như một mùa lúa mới ( Ga 12, 24 ). Xin Chúa cho chúng con luôn sống yêu thương, biết đem Tin Mừng bình an đi xây dựng cuộc đời.
Tình yêu cứu độ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An.
11:10 25/03/2010
Chúa Nhật Lễ Lá: (Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23.56)
Hôm nay toàn thể Giáo Hội tưởng niệm Chúa Giêsu Kitô vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài. Vì thế ngày lễ hôm nay gồm có hai phần: phần đầu kính nhớ việc Chúa vào thành thánh bằng cuộc rước kiệu lá, phần hai là thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Trước khi bước vào khổ nạn, Chúa Giêsu lên thủ đô Giêrusalem lần cuối cùng. Dân chúng lũ lượt kéo nhau đi như cuộc biểu tình vĩ đại, trên đường vào thành thánh, họ trải áo choàng, chặt những nhánh cây rải lối để Chúa đi qua. Tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô “Hoan hô con vua Đavid”, “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như một vị vua. Chỉ sau ít ngày nhiệt liệt tung hô, dân Do Thái lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la đòi giết Chúa Giêsu theo sự xúi giục của giới lãnh đạo tôn giáo. Người đã bị bắt, bị trói và bị dẫn đến trước mặt thượng tế Caipha, rồi đến trước tổng trấn Philatô, bị xét hỏi, bị đánh đập, bị kết án và cuối cùng bị hành quyết trên núi Sọ như một tên trọng phạm của xã hội. Ngày Lễ Lá cho thấy hai thái độ trái ngược nhau của dân Do Thái: hoan hô Chúa và đả đảo Chúa, đưa Chúa lên ngai vua và hạ bệ Chúa trên thập giá. Cả cuộc đời Chúa Giêsu không làm một điều gì nên tội, nhưng Người đã bị kết án ở mức độ nặng nhất: tử hình. Lý do chính khiến Người bị kết án chính là sự ganh ghét của giới lãnh đạo tôn giáo (x. Mt 27,18), và sự hèn nhát của cơ quan công quyền mà đại diện là Phi-la-tô. Giới lãnh đạo tôn giáo biết Người vô tội: «Các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm chứng gian buộc tội Đức Giê-su để lên án tử hình. Nhưng họ tìm không ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng gian» (Mt 26,59-60). Nhưng họ quyết tâm giết Chúa Giêsu vì Người được dân chúng mến phục và ủng hộ. Dân chúng đón rước Người vào thành long trọng chứng tỏ điều ấy. Dân chúng còn đánh giá giáo huấn của Người cao hơn của họ: «Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư» (Mc 1,22). Ảnh hưởng của Chúa Giêsu trên dân chúng ngày càng lớn, lấn át ảnh hưởng của họ. Giới lãnh đạọ cảm thấy điều ấy rất nguy hiểm cho «chiếc ghế» cũng như quyền lợi của họ. Vì thế, để tự bảo vệ, họ quyết tâm giết Chúa Giêsu. Cho dẫu Chúa Giêsu chẳng làm chi sai trái, nhưng Người đã trở thành đối thủ rất nguy hiểm của họ. Giới lãnh đạọ muốn giết Người, nhưng họ không thể tự ý làm điều ấy, vì làm như thế họ sẽ bị chính quyền truy tố trước pháp luật. Họ đã khôn ngoan dùng bàn tay chính quyền để giết Người. Họ đã thành công. Phi-la-tô kẻ đại diện cho công lý, pháp quyền của đế quốc Rô-ma. Ông biết Chúa Giêsu vô tội: «ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà họ nộp Người» (Mt 26,27). Nhưng Phi-la-tô hèn nhát không dám tha Người vì sợ quần chúng đang bị giới lãnh đạo tôn giáo xách động. Ông lo sợ nguy hiểm cho «chiếc ghế» của mình, và ông đã chủ trương thà bảo vệ «chiếc ghế» hơn bảo vệ công lý. Điều đó cũng có thể thông cảm được với một người ngoại giáo như ông, vốn không được giáo dục tâm linh như các nhà lãnh đạo tôn giáo. Nhưng điều đáng ghê tởm là sự thiếu thẳng thắn và giả hình của ông. Phi-la-tô «lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!». Ông là đại diện cho công lý mà không chịu lên tiếng bênh vực công lý. Người thực thi công lý lại để cho công lý bị chà đạp! Tội của ông là đồng loã với sự ác để giết một người vô tội. Thế nhưng ông lại muốn được mọi người coi là vô tội. Ông muốn biện minh cho hành động vô trách nhiệm của mình. Thật ra, cứ nhận rằng mình hèn nhát, mình ham địa vị thì lại đỡ tội, nhưng ông lại còn muốn tỏ ra mình vô tội, nên tội ông nặng lên rất nhiều. Tương tự như ý nghĩa câu nói của Chúa Giêsu: «Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: "Chúng tôi thấy", nên tội các ông vẫn còn!» (Ga 9,41). Trước mặt Thiên Chúa, chính cái tội giả hình, «muốn tỏ ra mình vô tội» ấy còn nặng hơn tội hèn nhát và vô trách nhiệm kia rất nhiều. Chúa Giêsu bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án bất công. Cái chết trong đau thương nhục nhã lại là nguồn ơn cứu rỗi nhân loại. Người chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội hầu cứu độ con người. Cái chết của Đấng Cứu Độ nhưng lại bi thương vô cùng. Bài thương khó kể lại từng chặng đường khổ nạn của Đấng Cứu Thế.
1. Chúa Giêsu chết trong cô đơn:
Những giờ phút sau cùng của Chúa là những khoảng khắc cô đơn kinh hoàng.Trong Vườn Cây Dầu, ba môn đệ thân tín đi với Chúa, họ ngủ say để Chúa một mình. Giuđa phản bội bán Thầy 30 đồng bạc là giá một nô lệ bằng một nụ hôn giả dối. Phêrô chối Thầy 3 lần, ông thề là không quen biết Chúa Giêsu trước một đầy tớ gái. Các môn đệ sợ hãi chạy trốn, có một môn đệ chạy trốn bỏ lại cả áo, chạy mình trần. Một đám đông cuồng nộ: Đóng đinh nó đi. Họ coi Chúa Giêsu còn thua Baraba là một tên phiến loạn giết người. Các môn đệ ở đâu ? Những người được Chúa Giêsu làm phép lạ nuôi ăn giờ ở đâu? Những người mới tung hô vạn tuế Con Vua Đavit giờ ở đâu? Chúa Giêsu đi đến tột cùng của sự cô đơn khi thổn thức với Cha: Lạy Thiên Chúa tôi, sao Ngài nỡ bỏ tôi?
2.Chúa Giêsu chết trong đau khổ:
Đau khổ Chúa Giêsu chịu trong giờ sau hết thật ghê rợn.
Đau khổ về thân xác: Người ta khạc nhổ, đánh đập, vả tát vào mặt, dùng roi quất vào Người. Đôi bàn tay bầm tím xuyên thâu những mũi đinh nhọn. Đôi bàn chân bị đinh đóng xuyên qua cây gỗ. Đầu đội mão gai nhọn. Lưỡi đòng đâm cạnh sườn, máu và nước chảy ra. Một người bị lột bỏ trần trụi. Hai tay bị giang thẳng trói xiết chặt vào thanh gỗ ngang. Hai chân bị trói vào thanh gỗ dọc phơi ngoài trời nắng gắt cho đến chết. Chết vì nghẹt thở do các cơ vòng ngực, cơ bắp tay không còn sức trương ra, co vào để rồi thu nhận và tống không khí. Tử tội bị đóng đinh nơi cổ tay, nơi bàn chân càng thê thảm bội phần vì đau đớn nhức nhối, sức người rướn lên để thơ, mau kiệt sức và chóng chết.
Đau khổ về tinh thần: Bị sỉ nhục. Bị cười nhạo báng. Bị khinh khi. Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi ! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào ! (câu 39-40) Các thượng tế kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Israel ! Bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập gía đi, thì chúng ta tin hắn liền ! Cả những tên cướp cùng đóng đinh với Người cũng sỉ vả Người như thế. (Câu 41-44).
3.Chúa Giêsu chết trong sự vâng phục:
Cái chết cô đơn, cái chết đau khổ đến với Chúa Giêsu như một chén đắng mà Chúa Cha trao phó. Chúa Giêsu xin vâng ý Cha, nhưng không vì thế mà bớt sự đau đớn. Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu than thở: Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha. (Mt 26,39). Theo thánh ý Chúa Cha, “Chúa Giêsu đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây Thập giá”( Pl 2,8).
4. Lời Thánh Kinh ứng nghiệm
Cái chết cô đơn, đau khổ của Chúa Giêsu ứng nghiệm hình ảnh Người Tôi Trung của Ngôn sứ Isaia. Những nổi khổ đau, mọi sự sĩ nhục và cực hình Người Tôi Trung phải chịu: bị đánh vào lưng, bị giật râu, bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Mặc dầu vậy, Người Tôi Trung vẫn vững lòng tin tưởng có Chúa phù trợ. Chúa Giêsu tự đồng hoá mình với Người Tôi Trung một lần (Lc 22,37; Is 53,12) nhưng truyền thống không ngừng đồng hoá khuôn mặt của Người Tôi Trung với Đức Kitô ( Mt 8,16;Is 53,4; Mc 1,1;Is 52,1; Mt 12,18-21;Is 42,1-3; Mc 9,31;Is 53.6.12; Ga 12,38;Is 53,1). Đề tài Người Tôi Trung chịu đau khổ là đề tài khai triển một cách rõ rệt nhất quan niệm một Đấng Cứu Thế phải trải qua đau khổ và sự chết thì mới hoàn thành được sứ mệnh ( Cv 3,13-26; Is 4,25-30; Is 53,5.6.9.12; Mc 10,41; Is 53,5; 1Cor 11,24). Hình ảnh Người Tôi Trung đau khổ cho thấy rõ Đức Giêsu đảm nhận thân phận làm người cho tới cùng. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa tự mạc khải là Thiên Chúa “vì mọi người và cho mọi người” chứ không phải như một Thiên Chúa tuyệt đối và toàn năng của triết lý và huyền thoại. Nhân tính của Đức Giêsu mạc khải dưới một siêu việt tính đích thực, nhìn dưới một dạng thức hoàn toàn mới mẻ. Đó là sự siêu việt của một tình yêu vượt qua cái tôi ích kỷ, vượt qua được sự chết để trở nên sự sống cho mọi người. Bài Thánh ca của Thánh Phaolô gợi lên hình ảnh Người Tôi Trung đau khổ (câu 8; Is 53,7.10.12), nhưng ở đây, Người Tôi Trung được đối chiếu với hình ảnh Đức Chúa vinh quang. Sự tự hạ thẳm sâu và chiến thắng vinh quang là bài ca ca ngợi Chúa Giêsu Kitô đã hạ mình chịu chết và được siêu tôn. Chính sự vâng phục theo thánh ý Chúa Cha đã làm nên giá trị của Chúa Giêsu trên mọi thụ tạo.
Các bài đọc Lời Chúa hôm nay đều hướng về một sứ điệp. Đó là sứ điệp tình yêu: Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha đến độ vâng lời đón nhận cái chết thập giá và yêu thương con người nên đã đón nhận mọi khổ đau của nhân loại mà đưa lên cây thập gía hầu ban ơn cứu độ. Cuộc thương khó của Chúa Giêsu là một hành trình của tình yêu tiến tới sự sống và hạnh phúc cho muôn người. Khi chấp nhận mang lấy những khổ đau, những nhục nhã của cái chết Thập giá, Chúa Giêsu đã trở nên như hạt lúa phải mục nát đi để cho sự sống mới phát sinh. Nhờ sự chết của Người mà sự sống đời đời xuất hiện cho nhân loại. Đó là định luật nối kết sự chết và sự sống. Chấp nhận đau khổ và sự chết vì tình yêu thì nó trở thành con đường dẫn đến sự sống muôn đời. Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta gặp đau khổ, gặp thất bại, gặp nghịch cảnh. Nhiều lúc mình than trách Chúa, nghi ngờ tình yêu của Chúa. Có người bị lung lay đức tin. Có người đã đánh mất đức tin. Hãy chiêm ngắm đau khổ Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn để vững vàng vượt qua thử thách, băng qua gian truân. Qua Thập giá mới đạt tới vinh quang Phục Sinh. Hãy xin được như Thánh Gioan kiên vững dưới chân Thập giá để trung thành với một tình yêu sắt son cùng Thầy Giêsu. Hãy xin được như Đức Maria can đảm dưới chân Thập giá cùng chịu đau thương nhục nhã với người con yêu. Con Thiên Chúa đã gánh chịu mọi khổ đau của thân phận con người, nhưng Người không oán than, không kêu trách, không rên xiết; trái lại, Người đón nhận khổ đau với một tình yêu sâu đậm: Yêu Chúa Cha và yêu nhân loại. Chính tình yêu này đã biến khổ đau của Người nên nguồn ơn cứu rỗi. Tình yêu cứu độ của Chúa đưa nhân loại đi tới bến bờ hạnh phúc. Chúng ta hãy tin yêu Chúa Giêsu và bước đi theo Người để có sự sống dồi dào và niềm vui an hoà.
Hôm nay toàn thể Giáo Hội tưởng niệm Chúa Giêsu Kitô vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài. Vì thế ngày lễ hôm nay gồm có hai phần: phần đầu kính nhớ việc Chúa vào thành thánh bằng cuộc rước kiệu lá, phần hai là thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Trước khi bước vào khổ nạn, Chúa Giêsu lên thủ đô Giêrusalem lần cuối cùng. Dân chúng lũ lượt kéo nhau đi như cuộc biểu tình vĩ đại, trên đường vào thành thánh, họ trải áo choàng, chặt những nhánh cây rải lối để Chúa đi qua. Tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô “Hoan hô con vua Đavid”, “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như một vị vua. Chỉ sau ít ngày nhiệt liệt tung hô, dân Do Thái lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la đòi giết Chúa Giêsu theo sự xúi giục của giới lãnh đạo tôn giáo. Người đã bị bắt, bị trói và bị dẫn đến trước mặt thượng tế Caipha, rồi đến trước tổng trấn Philatô, bị xét hỏi, bị đánh đập, bị kết án và cuối cùng bị hành quyết trên núi Sọ như một tên trọng phạm của xã hội. Ngày Lễ Lá cho thấy hai thái độ trái ngược nhau của dân Do Thái: hoan hô Chúa và đả đảo Chúa, đưa Chúa lên ngai vua và hạ bệ Chúa trên thập giá. Cả cuộc đời Chúa Giêsu không làm một điều gì nên tội, nhưng Người đã bị kết án ở mức độ nặng nhất: tử hình. Lý do chính khiến Người bị kết án chính là sự ganh ghét của giới lãnh đạo tôn giáo (x. Mt 27,18), và sự hèn nhát của cơ quan công quyền mà đại diện là Phi-la-tô. Giới lãnh đạo tôn giáo biết Người vô tội: «Các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm chứng gian buộc tội Đức Giê-su để lên án tử hình. Nhưng họ tìm không ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng gian» (Mt 26,59-60). Nhưng họ quyết tâm giết Chúa Giêsu vì Người được dân chúng mến phục và ủng hộ. Dân chúng đón rước Người vào thành long trọng chứng tỏ điều ấy. Dân chúng còn đánh giá giáo huấn của Người cao hơn của họ: «Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư» (Mc 1,22). Ảnh hưởng của Chúa Giêsu trên dân chúng ngày càng lớn, lấn át ảnh hưởng của họ. Giới lãnh đạọ cảm thấy điều ấy rất nguy hiểm cho «chiếc ghế» cũng như quyền lợi của họ. Vì thế, để tự bảo vệ, họ quyết tâm giết Chúa Giêsu. Cho dẫu Chúa Giêsu chẳng làm chi sai trái, nhưng Người đã trở thành đối thủ rất nguy hiểm của họ. Giới lãnh đạọ muốn giết Người, nhưng họ không thể tự ý làm điều ấy, vì làm như thế họ sẽ bị chính quyền truy tố trước pháp luật. Họ đã khôn ngoan dùng bàn tay chính quyền để giết Người. Họ đã thành công. Phi-la-tô kẻ đại diện cho công lý, pháp quyền của đế quốc Rô-ma. Ông biết Chúa Giêsu vô tội: «ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà họ nộp Người» (Mt 26,27). Nhưng Phi-la-tô hèn nhát không dám tha Người vì sợ quần chúng đang bị giới lãnh đạo tôn giáo xách động. Ông lo sợ nguy hiểm cho «chiếc ghế» của mình, và ông đã chủ trương thà bảo vệ «chiếc ghế» hơn bảo vệ công lý. Điều đó cũng có thể thông cảm được với một người ngoại giáo như ông, vốn không được giáo dục tâm linh như các nhà lãnh đạo tôn giáo. Nhưng điều đáng ghê tởm là sự thiếu thẳng thắn và giả hình của ông. Phi-la-tô «lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!». Ông là đại diện cho công lý mà không chịu lên tiếng bênh vực công lý. Người thực thi công lý lại để cho công lý bị chà đạp! Tội của ông là đồng loã với sự ác để giết một người vô tội. Thế nhưng ông lại muốn được mọi người coi là vô tội. Ông muốn biện minh cho hành động vô trách nhiệm của mình. Thật ra, cứ nhận rằng mình hèn nhát, mình ham địa vị thì lại đỡ tội, nhưng ông lại còn muốn tỏ ra mình vô tội, nên tội ông nặng lên rất nhiều. Tương tự như ý nghĩa câu nói của Chúa Giêsu: «Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: "Chúng tôi thấy", nên tội các ông vẫn còn!» (Ga 9,41). Trước mặt Thiên Chúa, chính cái tội giả hình, «muốn tỏ ra mình vô tội» ấy còn nặng hơn tội hèn nhát và vô trách nhiệm kia rất nhiều. Chúa Giêsu bị phản bội, bị hiểu lầm, bị ghen ghét, chịu kết án bất công. Cái chết trong đau thương nhục nhã lại là nguồn ơn cứu rỗi nhân loại. Người chết để đền tội, để chuộc tội, để gánh tội hầu cứu độ con người. Cái chết của Đấng Cứu Độ nhưng lại bi thương vô cùng. Bài thương khó kể lại từng chặng đường khổ nạn của Đấng Cứu Thế.
1. Chúa Giêsu chết trong cô đơn:
Những giờ phút sau cùng của Chúa là những khoảng khắc cô đơn kinh hoàng.Trong Vườn Cây Dầu, ba môn đệ thân tín đi với Chúa, họ ngủ say để Chúa một mình. Giuđa phản bội bán Thầy 30 đồng bạc là giá một nô lệ bằng một nụ hôn giả dối. Phêrô chối Thầy 3 lần, ông thề là không quen biết Chúa Giêsu trước một đầy tớ gái. Các môn đệ sợ hãi chạy trốn, có một môn đệ chạy trốn bỏ lại cả áo, chạy mình trần. Một đám đông cuồng nộ: Đóng đinh nó đi. Họ coi Chúa Giêsu còn thua Baraba là một tên phiến loạn giết người. Các môn đệ ở đâu ? Những người được Chúa Giêsu làm phép lạ nuôi ăn giờ ở đâu? Những người mới tung hô vạn tuế Con Vua Đavit giờ ở đâu? Chúa Giêsu đi đến tột cùng của sự cô đơn khi thổn thức với Cha: Lạy Thiên Chúa tôi, sao Ngài nỡ bỏ tôi?
2.Chúa Giêsu chết trong đau khổ:
Đau khổ Chúa Giêsu chịu trong giờ sau hết thật ghê rợn.
Đau khổ về thân xác: Người ta khạc nhổ, đánh đập, vả tát vào mặt, dùng roi quất vào Người. Đôi bàn tay bầm tím xuyên thâu những mũi đinh nhọn. Đôi bàn chân bị đinh đóng xuyên qua cây gỗ. Đầu đội mão gai nhọn. Lưỡi đòng đâm cạnh sườn, máu và nước chảy ra. Một người bị lột bỏ trần trụi. Hai tay bị giang thẳng trói xiết chặt vào thanh gỗ ngang. Hai chân bị trói vào thanh gỗ dọc phơi ngoài trời nắng gắt cho đến chết. Chết vì nghẹt thở do các cơ vòng ngực, cơ bắp tay không còn sức trương ra, co vào để rồi thu nhận và tống không khí. Tử tội bị đóng đinh nơi cổ tay, nơi bàn chân càng thê thảm bội phần vì đau đớn nhức nhối, sức người rướn lên để thơ, mau kiệt sức và chóng chết.
Đau khổ về tinh thần: Bị sỉ nhục. Bị cười nhạo báng. Bị khinh khi. Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi ! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào ! (câu 39-40) Các thượng tế kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Israel ! Bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập gía đi, thì chúng ta tin hắn liền ! Cả những tên cướp cùng đóng đinh với Người cũng sỉ vả Người như thế. (Câu 41-44).
3.Chúa Giêsu chết trong sự vâng phục:
Cái chết cô đơn, cái chết đau khổ đến với Chúa Giêsu như một chén đắng mà Chúa Cha trao phó. Chúa Giêsu xin vâng ý Cha, nhưng không vì thế mà bớt sự đau đớn. Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu than thở: Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha. (Mt 26,39). Theo thánh ý Chúa Cha, “Chúa Giêsu đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây Thập giá”( Pl 2,8).
4. Lời Thánh Kinh ứng nghiệm
Cái chết cô đơn, đau khổ của Chúa Giêsu ứng nghiệm hình ảnh Người Tôi Trung của Ngôn sứ Isaia. Những nổi khổ đau, mọi sự sĩ nhục và cực hình Người Tôi Trung phải chịu: bị đánh vào lưng, bị giật râu, bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Mặc dầu vậy, Người Tôi Trung vẫn vững lòng tin tưởng có Chúa phù trợ. Chúa Giêsu tự đồng hoá mình với Người Tôi Trung một lần (Lc 22,37; Is 53,12) nhưng truyền thống không ngừng đồng hoá khuôn mặt của Người Tôi Trung với Đức Kitô ( Mt 8,16;Is 53,4; Mc 1,1;Is 52,1; Mt 12,18-21;Is 42,1-3; Mc 9,31;Is 53.6.12; Ga 12,38;Is 53,1). Đề tài Người Tôi Trung chịu đau khổ là đề tài khai triển một cách rõ rệt nhất quan niệm một Đấng Cứu Thế phải trải qua đau khổ và sự chết thì mới hoàn thành được sứ mệnh ( Cv 3,13-26; Is 4,25-30; Is 53,5.6.9.12; Mc 10,41; Is 53,5; 1Cor 11,24). Hình ảnh Người Tôi Trung đau khổ cho thấy rõ Đức Giêsu đảm nhận thân phận làm người cho tới cùng. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa tự mạc khải là Thiên Chúa “vì mọi người và cho mọi người” chứ không phải như một Thiên Chúa tuyệt đối và toàn năng của triết lý và huyền thoại. Nhân tính của Đức Giêsu mạc khải dưới một siêu việt tính đích thực, nhìn dưới một dạng thức hoàn toàn mới mẻ. Đó là sự siêu việt của một tình yêu vượt qua cái tôi ích kỷ, vượt qua được sự chết để trở nên sự sống cho mọi người. Bài Thánh ca của Thánh Phaolô gợi lên hình ảnh Người Tôi Trung đau khổ (câu 8; Is 53,7.10.12), nhưng ở đây, Người Tôi Trung được đối chiếu với hình ảnh Đức Chúa vinh quang. Sự tự hạ thẳm sâu và chiến thắng vinh quang là bài ca ca ngợi Chúa Giêsu Kitô đã hạ mình chịu chết và được siêu tôn. Chính sự vâng phục theo thánh ý Chúa Cha đã làm nên giá trị của Chúa Giêsu trên mọi thụ tạo.
Các bài đọc Lời Chúa hôm nay đều hướng về một sứ điệp. Đó là sứ điệp tình yêu: Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha đến độ vâng lời đón nhận cái chết thập giá và yêu thương con người nên đã đón nhận mọi khổ đau của nhân loại mà đưa lên cây thập gía hầu ban ơn cứu độ. Cuộc thương khó của Chúa Giêsu là một hành trình của tình yêu tiến tới sự sống và hạnh phúc cho muôn người. Khi chấp nhận mang lấy những khổ đau, những nhục nhã của cái chết Thập giá, Chúa Giêsu đã trở nên như hạt lúa phải mục nát đi để cho sự sống mới phát sinh. Nhờ sự chết của Người mà sự sống đời đời xuất hiện cho nhân loại. Đó là định luật nối kết sự chết và sự sống. Chấp nhận đau khổ và sự chết vì tình yêu thì nó trở thành con đường dẫn đến sự sống muôn đời. Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta gặp đau khổ, gặp thất bại, gặp nghịch cảnh. Nhiều lúc mình than trách Chúa, nghi ngờ tình yêu của Chúa. Có người bị lung lay đức tin. Có người đã đánh mất đức tin. Hãy chiêm ngắm đau khổ Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn để vững vàng vượt qua thử thách, băng qua gian truân. Qua Thập giá mới đạt tới vinh quang Phục Sinh. Hãy xin được như Thánh Gioan kiên vững dưới chân Thập giá để trung thành với một tình yêu sắt son cùng Thầy Giêsu. Hãy xin được như Đức Maria can đảm dưới chân Thập giá cùng chịu đau thương nhục nhã với người con yêu. Con Thiên Chúa đã gánh chịu mọi khổ đau của thân phận con người, nhưng Người không oán than, không kêu trách, không rên xiết; trái lại, Người đón nhận khổ đau với một tình yêu sâu đậm: Yêu Chúa Cha và yêu nhân loại. Chính tình yêu này đã biến khổ đau của Người nên nguồn ơn cứu rỗi. Tình yêu cứu độ của Chúa đưa nhân loại đi tới bến bờ hạnh phúc. Chúng ta hãy tin yêu Chúa Giêsu và bước đi theo Người để có sự sống dồi dào và niềm vui an hoà.
Ngày của Chúa đang đến gần
Phó tế GB. Maria Định Nguyễn
11:16 25/03/2010
Khi Đức Giêsu ngồi trên núi Ô-liu, các môn đệ tới gặp riêng Người và thưa: “Xin Thầy nói cho chúng con biết bao giờ những sự việc ấy sẽ xảy ra và điềm gì báo trước cuộc quang lâm của Thầy và báo trước tận thế.” (Mt 24, 3).
1- Bạn có đồng ý rằng những sự việc đang xảy ra trong thế giới hôm nay là báo hiệu ngày Chúa đang đến gần không? Hôm nay chắc bạn đang muốn biết các điềm báo ngày tận thế; nhưng Chúa Giêsu bảo bạn đừng bận tâm tới các điềm đó, mà phải tỉnh thức chờ Người đến. Chúa Giêsu nói: “Còn về ngày giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Người Con cũng không; chỉ mình Chúa Cha biết mà thôi. (Mt 24, 36). Vì bạn sẽ phải trải qua nhiều khốn khó tự nhiên như chiến tranh, thiên tai, kinh tế suy thoái, động đất v.v…Còn có những thử thách về đức tin, như khó khăn của Giáo hội là chúng ta phải chịu hiện nay. Tất cả những cái trên sẽ đưa tới Ngày Chúa quang lâm, cũng như ta đang chuẩn bị sám hối suốt mùa chay, rồi đến tuần thương khó, rồi tới lễ Phục Sinh là ngày Chúa sống lại. Vì thế, Chúa Giêsu nói: “Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho tất cả dân ngoại được biết, và bấy giờ sẽ là ngày tận thế”. (Mt 24, 14)
2- Tin Mừng là mặt tích cực, trong khi đau khổ là mặt tiêu cực của việc Chúa đến. Bởi vì Tin Mừng có nhiệm vụ làm cho nhân loại hiểu ý nghĩa của đau khổ và thử thách đang xảy ra như động đất, bão tuyết, bão cát v. v...để chuẩn bị cho Triều Đại Thiên Chúa mau đến: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có nhửng trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao… (Lc 21, 11; Mt 24. 7). Khải Huyền: Chư dân đã nổi trận lôi đình, nhưng cơn lôi đình Ngài ập tới và đã đến thời xét xử…(Kh 11,18-19)
Phaolô quả quyết nhửng việc đang xảy ra, mà bạn thấy từ trong gia đình: “Người ta sẽ ra ích kỷ, tham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn bạc nghiã, phạm thượng, vô tâm tình, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt,…(2 Tm 3, 2-5)
1- Bạn có đồng ý rằng những sự việc đang xảy ra trong thế giới hôm nay là báo hiệu ngày Chúa đang đến gần không? Hôm nay chắc bạn đang muốn biết các điềm báo ngày tận thế; nhưng Chúa Giêsu bảo bạn đừng bận tâm tới các điềm đó, mà phải tỉnh thức chờ Người đến. Chúa Giêsu nói: “Còn về ngày giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Người Con cũng không; chỉ mình Chúa Cha biết mà thôi. (Mt 24, 36). Vì bạn sẽ phải trải qua nhiều khốn khó tự nhiên như chiến tranh, thiên tai, kinh tế suy thoái, động đất v.v…Còn có những thử thách về đức tin, như khó khăn của Giáo hội là chúng ta phải chịu hiện nay. Tất cả những cái trên sẽ đưa tới Ngày Chúa quang lâm, cũng như ta đang chuẩn bị sám hối suốt mùa chay, rồi đến tuần thương khó, rồi tới lễ Phục Sinh là ngày Chúa sống lại. Vì thế, Chúa Giêsu nói: “Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho tất cả dân ngoại được biết, và bấy giờ sẽ là ngày tận thế”. (Mt 24, 14)
2- Tin Mừng là mặt tích cực, trong khi đau khổ là mặt tiêu cực của việc Chúa đến. Bởi vì Tin Mừng có nhiệm vụ làm cho nhân loại hiểu ý nghĩa của đau khổ và thử thách đang xảy ra như động đất, bão tuyết, bão cát v. v...để chuẩn bị cho Triều Đại Thiên Chúa mau đến: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có nhửng trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao… (Lc 21, 11; Mt 24. 7). Khải Huyền: Chư dân đã nổi trận lôi đình, nhưng cơn lôi đình Ngài ập tới và đã đến thời xét xử…(Kh 11,18-19)
Phaolô quả quyết nhửng việc đang xảy ra, mà bạn thấy từ trong gia đình: “Người ta sẽ ra ích kỷ, tham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn bạc nghiã, phạm thượng, vô tâm tình, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt,…(2 Tm 3, 2-5)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 25/03/2010
SỢ HƯ VINH
Đại đế Nice de Ruce là một vị thánh tổ tiên của sa mạc Ai cập, ngày nọ cùng với một đám đông đệ tử thường gọi ông ta là tiên tri, đang đi bộ trong hoang mạc. Đột nhiên có một con rồng xuất hiện trước mắt, mọi người đều chạy tán loạn.
Nhiều năm sau, khi Nice de Ruce sắp chết, có một đệ tử hỏi ông ta: “Thưa thầy, ngày mà chúng ta nhìn thấy con rồng, thầy cũng sợ sao ?”
- “Không sợ”, sư phụ trả lời.
- “Vậy tại sao thầy cùng chạy trốn với chúng con ?”
- “Ta nghĩ, tránh xa con rồng thì tốt hơn, như thế thì ta không cần phải trốn khỏi tính chuộng hư vinh lần nữa.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Việt Nam có câu tục ngữ: “trốn voi chẳng xấu mặt”, nghĩa đen là chạy trốn trước một con voi to lớn thì chẳng có gì là xấu mặt cả, nghĩa bóng thì tạm thua những người có quyền thế, những kẻ du côn dao búa thì chẳng có gì là xấu cả, bởi vì làm anh hùng trước những người này thì chẳng có gì là “oai” cả.
Chạy trốn tội lỗi, xa lánh chước cám dỗ thì chẳng xấu hổ chút nào cả, bởi vì xa lánh chúng nó thì chúng ta có một tâm hồn bằng an. Làm anh hùng đối mặt với chúng nó mà thua, thì tâm hồn không bình an mà linh hồn thì cũng bị nguy khốn, cho nên tránh tội lỗi và những chước cám dỗ chính là anh hùng vậy.
Không ai dại gì đứng trước con voi hung dữ, cũng như chẳng có người khôn ngoan nào đùa giỡn với tội lỗi, với cám dỗ và với những hư vinh của nó.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đại đế Nice de Ruce là một vị thánh tổ tiên của sa mạc Ai cập, ngày nọ cùng với một đám đông đệ tử thường gọi ông ta là tiên tri, đang đi bộ trong hoang mạc. Đột nhiên có một con rồng xuất hiện trước mắt, mọi người đều chạy tán loạn.
Nhiều năm sau, khi Nice de Ruce sắp chết, có một đệ tử hỏi ông ta: “Thưa thầy, ngày mà chúng ta nhìn thấy con rồng, thầy cũng sợ sao ?”
- “Không sợ”, sư phụ trả lời.
- “Vậy tại sao thầy cùng chạy trốn với chúng con ?”
- “Ta nghĩ, tránh xa con rồng thì tốt hơn, như thế thì ta không cần phải trốn khỏi tính chuộng hư vinh lần nữa.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Việt Nam có câu tục ngữ: “trốn voi chẳng xấu mặt”, nghĩa đen là chạy trốn trước một con voi to lớn thì chẳng có gì là xấu mặt cả, nghĩa bóng thì tạm thua những người có quyền thế, những kẻ du côn dao búa thì chẳng có gì là xấu cả, bởi vì làm anh hùng trước những người này thì chẳng có gì là “oai” cả.
Chạy trốn tội lỗi, xa lánh chước cám dỗ thì chẳng xấu hổ chút nào cả, bởi vì xa lánh chúng nó thì chúng ta có một tâm hồn bằng an. Làm anh hùng đối mặt với chúng nó mà thua, thì tâm hồn không bình an mà linh hồn thì cũng bị nguy khốn, cho nên tránh tội lỗi và những chước cám dỗ chính là anh hùng vậy.
Không ai dại gì đứng trước con voi hung dữ, cũng như chẳng có người khôn ngoan nào đùa giỡn với tội lỗi, với cám dỗ và với những hư vinh của nó.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 25/03/2010
N2T |
9. Thánh giá là cái thang của trời, tại sao không muốn vác nó.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 25/03/2010
N2T |
399. Trẻ, nên suy nghĩ sâu sắc hơn chút nữa; già, nên làm chút việc không nên suy nghĩ nhiều.
Hosanna, Vạn Tuế
Lm Vũđình Tường
19:11 25/03/2010
Hoan hô Thái Tử nhà Đavít.
Chúc tụng Vua Israel.
Đấng ngự đến nhân Danh Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Mt 21,9
Đó là những lời chúc tụng, ca vang, ngợi khen Đức Vua Kitô khi Ngài tiến vào thành Jêruslaem. Dân chúng không được báo trước, chuẩn bị đón chào vị vua họ ngày nhớ, đêm mong có ngày được gặp. Hôm nay đây tình cờ trên đường đi, gặp Ngài, dù thiếu chuẩn bị nhưng không thiếu niềm vui. Không biết lấy gì đón chào vị cứu tinh. Họ nghĩ ra sáng kiến, cởi áo choàng trải đường, tay cầm cành lá mới bẻ bên đường làm cờ phất phới đón chào, nhảy múa điệu chân chim, miệng ca hát, reo hò, vui mừng, đón chào Đấng Cứu Thế.
Ghen tức
Dân chúng ca tụng Đức Chúa trong khi những kẻ chống đối Ngài lại bực dọc, giận dữ, ngăn cấm họ ca hát, nhảy múa.
Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa. Bình an trên trời cao, vinh quang trên các tầng trời.Luca c.38
Những câu này tạo nên sự ghen tức, bực dọc của các người lãnh đạo đương thời. Họ ra lệnh ngăn cấm dân chúng. Cho họ là những kẻ thất học, mất dậy. Đức Kitô lên tiếng
Tôi bảo thật các ông, họ mà làm thinh, sỏi đá bên đường sẽ reo hò. c.40
Uy phong Đức Chúa
Đức Kitô Vua dân Do Thái tiến vào thành Jêrusalem với một phong thái khác thường. Ngài không tiến vào thành với tiếng kèn, tiếng trống. Ngài không cưỡi chiến mã, cũng không có quân binh và các tướng lãnh, tiền hô, hậu ủng. Ngài vào thành một cách âm thầm, không kèn, không trống, cưỡi trên lưng con lừa nhỏ bé mượn của dân làng. Cùng tiến vào thành thánh với Ngài vỏn vẹn có 12 tông đồ, không gậy gộc, giáo mác. Có lẽ hàng ngũ cũng không thứ tự, kẻ trước người sau, lẽo đẽo bước theo Thầy. Quang cảnh đơn hèn thế không có uy nghi, sức mạnh của một quân vương. Đức Kitô không muốn thế. Ngài không muốn tách rời ra khỏi con dân Ngài yêu quí. Một Đấng Minh Quân không cai trị dân bằng roi sắt, sức mạnh nhưng dùng tình thương, dùng thứ tha để hoán cải. Ngài hoà đồng với đại chúng. Họ ca mừng, đón chào với tất cả tâm tình, tự nguyện, bộc phát, của những lòng thành, mộ mến, kính tin. Sức mạnh nào ngăn cản được nếu đám người tầm thường bé nhỏ kia bị cấm reo vui thì sỏi đá là vật vô tri, vô giác sẽ lên tiếng. Ai dịch được ý nghĩa tiếng thông reo bên rừng. Ai giải thích nổi tiếng suối reo sau cơn mưa lũ. Tiếng rì rào của gió biển vô nghĩa hay tiếng chúng ngày này qua năm nọ ca tụng Đấng dựng nên chúng.
Được ca tụng Đức Chúa là một ân huệ. Ngài không cần tiếng con người ca ngợi bởi vì lời ca ngợi không sinh ích gì cho Chúa.
Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời
Kinh tiền tụng chung số IV
Vua muôn dân
Đức Kitô vào thành thánh không có lính tráng, quân canh nhưng có đám đông dân chúng tụ họp quanh Ngài, reo vang. Điều này cho thấy Ngài không là vua riêng cho một nhóm người, một dân, một nước. Ngài là vua vũ trụ, vua của đám đông. Vua của toàn thể nhân loại, bất kì ai thành tâm đều là con dân của Ngài như thánh vịnh 23 diễn tả
Ai được ở trong đền thánh của người
Đó là kẻ tay sạch, lòng thanh,
Chẳng mê theo ngẫu tượng,
Không thề gian, thề dối……..
Đức Vua vinh hiển đó là Chúa tể càn khôn.
Tạm bợ
Đức Kitô biết tất cả những lời chúc tụng, tung hô trước Phục Sinh chỉ là tạm bợ, chóng qua, mau hết. Điều rõ ràng chúng ta nhận thấy ngay trong những lời tung hô của đám đông có pha lẫn lời dị nghị, phàn nàn. Gieo mầm chống đối đến từ nhóm lãnh đạo, nhóm cầm quyền cai trị trong tay. Chính kẻ cầm quyền châm mồi lửa, ngấm ngầm quạt cho nó bùng lên thành phong trào chống đối dẫn đến cái chết tàn bạo, khốc liệt mà Đức Kitô sắp gánh chịu. Nhóm lãnh đạo khơi mào chống đối rồi cũng chính họ ngồi toà xét xử. Kết quả phiên toà được định trước. Mọi tranh biện, tra hỏi chỉ là hình thức, giả dối.
Đức Kitô biết rõ mọi sự trên trần thế chỉ là tạm bợ. Con đường nào đi mãi cũng phải hết, kể cả đường khổ giá. Tiếng hoan ca nào cũng tàn, tràng pháo tay nào cũng nhỏ dần, tắt ngúm khi cánh tay mỏi, bàn tay rát. Vinh quang trần thế cũng vậy, bùng lên rồi tàn lụi. Mọi vinh quang trước Phục Sinh đều là tạm bợ, chóng qua, mau tàn.
Vinh quang thực sự Đức Kitô nhận từ Chúa Cha. Vinh quang mà Ngài nhận không phải bằng tiếng hoan ca của đám đông, không phải tràng pháo tay, hay điệu múa, câu hò. Vinh quang Đức Kitô giành được nhờ chiến thắng tử thần, đè bẹp tội lỗi, sống lại từ cõi chết. Nói cách khác vinh quang sau Phục Sinh là vinh quang được chính Chúa Cha ban cho. Chính vinh quang này mới thực sự là vinh quang trường cửu. Vinh quang chiến thắng sự chết. Sự chết bị tháo lui nên vinh quang đó không bao giờ chết.
Chúc tụng Vua Israel.
Đấng ngự đến nhân Danh Chúa.
Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Mt 21,9
Đó là những lời chúc tụng, ca vang, ngợi khen Đức Vua Kitô khi Ngài tiến vào thành Jêruslaem. Dân chúng không được báo trước, chuẩn bị đón chào vị vua họ ngày nhớ, đêm mong có ngày được gặp. Hôm nay đây tình cờ trên đường đi, gặp Ngài, dù thiếu chuẩn bị nhưng không thiếu niềm vui. Không biết lấy gì đón chào vị cứu tinh. Họ nghĩ ra sáng kiến, cởi áo choàng trải đường, tay cầm cành lá mới bẻ bên đường làm cờ phất phới đón chào, nhảy múa điệu chân chim, miệng ca hát, reo hò, vui mừng, đón chào Đấng Cứu Thế.
Ghen tức
Dân chúng ca tụng Đức Chúa trong khi những kẻ chống đối Ngài lại bực dọc, giận dữ, ngăn cấm họ ca hát, nhảy múa.
Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa. Bình an trên trời cao, vinh quang trên các tầng trời.Luca c.38
Những câu này tạo nên sự ghen tức, bực dọc của các người lãnh đạo đương thời. Họ ra lệnh ngăn cấm dân chúng. Cho họ là những kẻ thất học, mất dậy. Đức Kitô lên tiếng
Tôi bảo thật các ông, họ mà làm thinh, sỏi đá bên đường sẽ reo hò. c.40
Uy phong Đức Chúa
Đức Kitô Vua dân Do Thái tiến vào thành Jêrusalem với một phong thái khác thường. Ngài không tiến vào thành với tiếng kèn, tiếng trống. Ngài không cưỡi chiến mã, cũng không có quân binh và các tướng lãnh, tiền hô, hậu ủng. Ngài vào thành một cách âm thầm, không kèn, không trống, cưỡi trên lưng con lừa nhỏ bé mượn của dân làng. Cùng tiến vào thành thánh với Ngài vỏn vẹn có 12 tông đồ, không gậy gộc, giáo mác. Có lẽ hàng ngũ cũng không thứ tự, kẻ trước người sau, lẽo đẽo bước theo Thầy. Quang cảnh đơn hèn thế không có uy nghi, sức mạnh của một quân vương. Đức Kitô không muốn thế. Ngài không muốn tách rời ra khỏi con dân Ngài yêu quí. Một Đấng Minh Quân không cai trị dân bằng roi sắt, sức mạnh nhưng dùng tình thương, dùng thứ tha để hoán cải. Ngài hoà đồng với đại chúng. Họ ca mừng, đón chào với tất cả tâm tình, tự nguyện, bộc phát, của những lòng thành, mộ mến, kính tin. Sức mạnh nào ngăn cản được nếu đám người tầm thường bé nhỏ kia bị cấm reo vui thì sỏi đá là vật vô tri, vô giác sẽ lên tiếng. Ai dịch được ý nghĩa tiếng thông reo bên rừng. Ai giải thích nổi tiếng suối reo sau cơn mưa lũ. Tiếng rì rào của gió biển vô nghĩa hay tiếng chúng ngày này qua năm nọ ca tụng Đấng dựng nên chúng.
Được ca tụng Đức Chúa là một ân huệ. Ngài không cần tiếng con người ca ngợi bởi vì lời ca ngợi không sinh ích gì cho Chúa.
Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời
Kinh tiền tụng chung số IV
Vua muôn dân
Đức Kitô vào thành thánh không có lính tráng, quân canh nhưng có đám đông dân chúng tụ họp quanh Ngài, reo vang. Điều này cho thấy Ngài không là vua riêng cho một nhóm người, một dân, một nước. Ngài là vua vũ trụ, vua của đám đông. Vua của toàn thể nhân loại, bất kì ai thành tâm đều là con dân của Ngài như thánh vịnh 23 diễn tả
Ai được ở trong đền thánh của người
Đó là kẻ tay sạch, lòng thanh,
Chẳng mê theo ngẫu tượng,
Không thề gian, thề dối……..
Đức Vua vinh hiển đó là Chúa tể càn khôn.
Tạm bợ
Đức Kitô biết tất cả những lời chúc tụng, tung hô trước Phục Sinh chỉ là tạm bợ, chóng qua, mau hết. Điều rõ ràng chúng ta nhận thấy ngay trong những lời tung hô của đám đông có pha lẫn lời dị nghị, phàn nàn. Gieo mầm chống đối đến từ nhóm lãnh đạo, nhóm cầm quyền cai trị trong tay. Chính kẻ cầm quyền châm mồi lửa, ngấm ngầm quạt cho nó bùng lên thành phong trào chống đối dẫn đến cái chết tàn bạo, khốc liệt mà Đức Kitô sắp gánh chịu. Nhóm lãnh đạo khơi mào chống đối rồi cũng chính họ ngồi toà xét xử. Kết quả phiên toà được định trước. Mọi tranh biện, tra hỏi chỉ là hình thức, giả dối.
Đức Kitô biết rõ mọi sự trên trần thế chỉ là tạm bợ. Con đường nào đi mãi cũng phải hết, kể cả đường khổ giá. Tiếng hoan ca nào cũng tàn, tràng pháo tay nào cũng nhỏ dần, tắt ngúm khi cánh tay mỏi, bàn tay rát. Vinh quang trần thế cũng vậy, bùng lên rồi tàn lụi. Mọi vinh quang trước Phục Sinh đều là tạm bợ, chóng qua, mau tàn.
Vinh quang thực sự Đức Kitô nhận từ Chúa Cha. Vinh quang mà Ngài nhận không phải bằng tiếng hoan ca của đám đông, không phải tràng pháo tay, hay điệu múa, câu hò. Vinh quang Đức Kitô giành được nhờ chiến thắng tử thần, đè bẹp tội lỗi, sống lại từ cõi chết. Nói cách khác vinh quang sau Phục Sinh là vinh quang được chính Chúa Cha ban cho. Chính vinh quang này mới thực sự là vinh quang trường cửu. Vinh quang chiến thắng sự chết. Sự chết bị tháo lui nên vinh quang đó không bao giờ chết.
Sự thật đã tỏ tường
PM. Cao Huy Hoàng
19:14 25/03/2010
Chúa Nhật Lễ Lá
Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu vào thành. Dân chúng cầm cành lá đi đón Người và tung hô rằng: “Hoan Hô con Vua Đavít, chúc tụng Vua Israel, Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời”. Đối với họ, Chúa Giêsu là một lãnh tụ giải phóng dân tộc, Người sẽ lên ngôi Vua Israel để giải thoát họ khỏi cảnh thống trị của đế quốc.
Chúng ta cũng được mời gọi bắt chước dân chúng reo mừng Chúa Giêsu và tiến bước vào thành thánh, nhưng là thành thánh Giêrusalem Mới, tiến vào Đền Thờ Mới, là tiến vào sự hiệp thông toàn vẹn với Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm tử nạn và phục sinh. Nếu ngày xưa dân Do Thái mơ tưởng một vị lãnh tụ giải phóng dân tộc khỏi cảnh thống trị của đế quốc, thì chúng ta hôm nay, tin tưởng vào Đức Giêsu, một vị lãnh tụ giải phóng chúng ta khỏi sự thống trị của đế quốc satan, của tội lỗi.
Vì thế, phụng vụ lễ lá cho chúng ta chiêm ngưỡng cái vinh quang khác thường của một Chúa Giêsu, Vua Cứu Thế. Ngài không đăng quang bệ vệ oai phong trên ngai tòa lộng lẫy, mà đăng quang trên Cây Thập Tự với án tử “đóng đinh vào thập giá”. Một phút quì gối trong bài thương khó không chỉ để cảm thương một con người đã tắt thở, nhưng là để tôn vinh lòng thương vô biên của Người đã dám hy sinh thí mạng sống mình vì người mình yêu. Phút quì gối long trọng và thành kính trước Vua Cứu Thế, với lời thầm vạn tuế, vạn vạn tuế, vinh danh muôn vinh danh Người đã chết thay cho nhân-loại-đáng-chết. Con Người chịu chết cách ô nhục ấy được tôn vinh, vì đã chết để làm chứng cho sự thật.
Quả thật, toàn bộ sự thật đã phơi bày trên Thập Giá chúa Giêsu:
Sự thật về tội lỗi của con người.
Con người không hề vô tội. Không có một luật sư nào có thể minh oan cho con người về sự phản bội Thiên Chúa. Tội lỗi con người quá kinh khiếp dẫn đến cái chết nhục nhã của Con Thiên Chúa. Những tội mê đắm xác thịt trong bóng tối phù hoan phải được chuộc bằng tấm thân trần truồng xấu hổ trên thánh giá. Những tội kiêu căng động trời thách đố Thiên Chúa phải được chuộc lại bằng vòng gai sắt nhọn hoắc cắm trên đầu loang lỗ máu tươi. Những tội khoanh tay làm ngơ trước bao đau khổ bất công, phải được chuộc lại bằng cánh tay bị kéo giang ra mà đóng đinh cho vừa lỗ sẵn. Tội chùn chân không lên đường công lý phải được chuộc bằng không chỉ đóng đinh mà còn đánh dập nát ống chân người tử tội. Tội vô tâm vô tình vô cảm đối với Thiên Chúa và tha nhân được trả giá bằng lưỡi đòng đâm thủng trái tim Người cho máu cùng nước tuôn thành dòng đến cạn kiệt.... Vâng, phải kết luận rằng tội lỗi của con người nặng nề khủng khiếp đến nỗi chỉ có cái chết của Con Thiên Chúa mới làm thỏa ý Chúa Cha, mới làm cho Chúa Cha bằng lòng tha thứ và phục hồi cho con người sự sống thần linh ngày sáng thế.
Sự thật về Con Thiên Chúa là con người thật
Con Thiên Chúa tỏ rõ bản tính loài người ngay trong đêm vườn dầu với nỗi dằn co quyết liệt giữa việc chọn ý Cha hay chọn ý con. Chọn ý Cha là chọn cái chết để nhân loại được sống. Mà chọn cái chết đối với một con người quả là không đơn giản. Không ai dễ dàng chấp nhận thua cuộc để phải chết cách nhục nhã trong khi đường đường là một Thái Tử của Thiên Chúa. Nhưng, Chúa Giêsu đã bằng lòng cất ngôi vị Thiên Chúa đi, và mặc lấy hoàn toàn thân phận con người để chấp nhận cuộc thương khó kinh hoàng nhất lịch sử loài người. Cuộc thương khó ấy sẽ không là “thương khó”, không là kinh hoàng đối với một Ngôi Thiên Chúa, và có thể nói, sẽ không có giá trị. Vì thế, nỗi đau đớn mà Chúa Giêsu phải chịu là nỗi đau đớn của một con người thật. Sự thật về Con-Thiên-Chúa-làm-người đã tỏ tường.
Sự thật về Lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa Cha.
Có người Cha nào có thể lặng lờ đi để con mình bị người ta kết án, phỉ nhổ, mĩa mai, hành hạ, đánh đập và đóng đinh cho đến chết? Người Cha ấy không thương con mình sao? Cha đã bỏ mặc con rồi! Không, Thiên Chúa Cha không bỏ Con mình, nhưng Thiên Chúa Cha muốn tỏ cho nhân loại một sự thật vĩ đại về tình thương của Ngài dành cho con người tội lỗi. Công trình ngày sáng tạo là công trình của tình yêu thương tuyệt đối, và công trình ấy không thể mất đi được. Dẫu cho cái giá phải trả là quá đắt, là phải hy sinh chính Con một mình, để được lại loài người xinh đẹp thưở nguyên tuyền ban sơ, thì Ngài cũng chấp nhận. Sự thật về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha nay đã tỏ tường trên Thánh Giá.
Lạy Chúa Giêsu Chịu Tử Nạn, ước gì khi suy niệm về sự thương khó của Chúa, không ai trong chúng con còn được phép nói rằng mình vô tội nữa. Mà ngược lại, xin cho chúng con biết rằng, mỗi người chúng con đã và đang là những tội đồ từ những âm mưu bắt Chúa đến cả việc thi hành án tử kinh khủng nhất lịch sử con người.
Xin cho mỗi chúng con nhận ra chân dung đích thực của Chúa là Thiên Chúa làm người để chúng con được phục hồi sự sống và sống tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Xin cho lòng chúng con tràn ngập tâm tình biết ơn Chúa đã Cứu Chuộc chúng con khỏi chết muôn đời, và quyết tâm sống đời sống mới, đời sống phục sinh ngay trên trần thế nầy, đời sống không vương những vết nhơ tội lỗi, đời sống của người đã được cứu chuộc bằng chính máu của Con Thiên Chúa làm người.
Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu vào thành. Dân chúng cầm cành lá đi đón Người và tung hô rằng: “Hoan Hô con Vua Đavít, chúc tụng Vua Israel, Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời”. Đối với họ, Chúa Giêsu là một lãnh tụ giải phóng dân tộc, Người sẽ lên ngôi Vua Israel để giải thoát họ khỏi cảnh thống trị của đế quốc.
Chúng ta cũng được mời gọi bắt chước dân chúng reo mừng Chúa Giêsu và tiến bước vào thành thánh, nhưng là thành thánh Giêrusalem Mới, tiến vào Đền Thờ Mới, là tiến vào sự hiệp thông toàn vẹn với Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm tử nạn và phục sinh. Nếu ngày xưa dân Do Thái mơ tưởng một vị lãnh tụ giải phóng dân tộc khỏi cảnh thống trị của đế quốc, thì chúng ta hôm nay, tin tưởng vào Đức Giêsu, một vị lãnh tụ giải phóng chúng ta khỏi sự thống trị của đế quốc satan, của tội lỗi.
Vì thế, phụng vụ lễ lá cho chúng ta chiêm ngưỡng cái vinh quang khác thường của một Chúa Giêsu, Vua Cứu Thế. Ngài không đăng quang bệ vệ oai phong trên ngai tòa lộng lẫy, mà đăng quang trên Cây Thập Tự với án tử “đóng đinh vào thập giá”. Một phút quì gối trong bài thương khó không chỉ để cảm thương một con người đã tắt thở, nhưng là để tôn vinh lòng thương vô biên của Người đã dám hy sinh thí mạng sống mình vì người mình yêu. Phút quì gối long trọng và thành kính trước Vua Cứu Thế, với lời thầm vạn tuế, vạn vạn tuế, vinh danh muôn vinh danh Người đã chết thay cho nhân-loại-đáng-chết. Con Người chịu chết cách ô nhục ấy được tôn vinh, vì đã chết để làm chứng cho sự thật.
Quả thật, toàn bộ sự thật đã phơi bày trên Thập Giá chúa Giêsu:
Sự thật về tội lỗi của con người.
Con người không hề vô tội. Không có một luật sư nào có thể minh oan cho con người về sự phản bội Thiên Chúa. Tội lỗi con người quá kinh khiếp dẫn đến cái chết nhục nhã của Con Thiên Chúa. Những tội mê đắm xác thịt trong bóng tối phù hoan phải được chuộc bằng tấm thân trần truồng xấu hổ trên thánh giá. Những tội kiêu căng động trời thách đố Thiên Chúa phải được chuộc lại bằng vòng gai sắt nhọn hoắc cắm trên đầu loang lỗ máu tươi. Những tội khoanh tay làm ngơ trước bao đau khổ bất công, phải được chuộc lại bằng cánh tay bị kéo giang ra mà đóng đinh cho vừa lỗ sẵn. Tội chùn chân không lên đường công lý phải được chuộc bằng không chỉ đóng đinh mà còn đánh dập nát ống chân người tử tội. Tội vô tâm vô tình vô cảm đối với Thiên Chúa và tha nhân được trả giá bằng lưỡi đòng đâm thủng trái tim Người cho máu cùng nước tuôn thành dòng đến cạn kiệt.... Vâng, phải kết luận rằng tội lỗi của con người nặng nề khủng khiếp đến nỗi chỉ có cái chết của Con Thiên Chúa mới làm thỏa ý Chúa Cha, mới làm cho Chúa Cha bằng lòng tha thứ và phục hồi cho con người sự sống thần linh ngày sáng thế.
Sự thật về Con Thiên Chúa là con người thật
Con Thiên Chúa tỏ rõ bản tính loài người ngay trong đêm vườn dầu với nỗi dằn co quyết liệt giữa việc chọn ý Cha hay chọn ý con. Chọn ý Cha là chọn cái chết để nhân loại được sống. Mà chọn cái chết đối với một con người quả là không đơn giản. Không ai dễ dàng chấp nhận thua cuộc để phải chết cách nhục nhã trong khi đường đường là một Thái Tử của Thiên Chúa. Nhưng, Chúa Giêsu đã bằng lòng cất ngôi vị Thiên Chúa đi, và mặc lấy hoàn toàn thân phận con người để chấp nhận cuộc thương khó kinh hoàng nhất lịch sử loài người. Cuộc thương khó ấy sẽ không là “thương khó”, không là kinh hoàng đối với một Ngôi Thiên Chúa, và có thể nói, sẽ không có giá trị. Vì thế, nỗi đau đớn mà Chúa Giêsu phải chịu là nỗi đau đớn của một con người thật. Sự thật về Con-Thiên-Chúa-làm-người đã tỏ tường.
Sự thật về Lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa Cha.
Có người Cha nào có thể lặng lờ đi để con mình bị người ta kết án, phỉ nhổ, mĩa mai, hành hạ, đánh đập và đóng đinh cho đến chết? Người Cha ấy không thương con mình sao? Cha đã bỏ mặc con rồi! Không, Thiên Chúa Cha không bỏ Con mình, nhưng Thiên Chúa Cha muốn tỏ cho nhân loại một sự thật vĩ đại về tình thương của Ngài dành cho con người tội lỗi. Công trình ngày sáng tạo là công trình của tình yêu thương tuyệt đối, và công trình ấy không thể mất đi được. Dẫu cho cái giá phải trả là quá đắt, là phải hy sinh chính Con một mình, để được lại loài người xinh đẹp thưở nguyên tuyền ban sơ, thì Ngài cũng chấp nhận. Sự thật về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha nay đã tỏ tường trên Thánh Giá.
Lạy Chúa Giêsu Chịu Tử Nạn, ước gì khi suy niệm về sự thương khó của Chúa, không ai trong chúng con còn được phép nói rằng mình vô tội nữa. Mà ngược lại, xin cho chúng con biết rằng, mỗi người chúng con đã và đang là những tội đồ từ những âm mưu bắt Chúa đến cả việc thi hành án tử kinh khủng nhất lịch sử con người.
Xin cho mỗi chúng con nhận ra chân dung đích thực của Chúa là Thiên Chúa làm người để chúng con được phục hồi sự sống và sống tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Xin cho lòng chúng con tràn ngập tâm tình biết ơn Chúa đã Cứu Chuộc chúng con khỏi chết muôn đời, và quyết tâm sống đời sống mới, đời sống phục sinh ngay trên trần thế nầy, đời sống không vương những vết nhơ tội lỗi, đời sống của người đã được cứu chuộc bằng chính máu của Con Thiên Chúa làm người.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng Thống nước El Salvador xin tạ lỗi về cái chết của Đức Tổng Giám Mục Romero
Dominic David Trần
09:19 25/03/2010
Tổng Thống Funes tuyên bố; " Việc ám sát Đức Tổng Giám Mục Romero chẳng may đã diễn với sự bao che, cộng tác hoặc tham gia của một số nhân viên đặc vụ an ninh quốc gia. Một số những phe nhóm vũ trang bất hợp pháp đã khủng bố các thường dân suốt trong những năm tháng đen tối này, và để lại hàng mấy chục ngàn nạn nhân."
Đức Cha Oscar Romero sinh năm 1917, và được thụ phong Linh Mục vào năm 1942. Ngài được tuyển chọn làm Giám mục Phụ tá Giáo phận San Salvador vào năm 1970, sau đó là Giám mục Chính Tòa Giáo phận Santiago de Maria vào năm 1974. Đức Cha Romero được vinh thăng làm Tổng Giám mục San Salvador từ năm 1977. Ngài bị ám sát ngay khi đang dâng Thánh Lễ trên bàn thờ vào ngày 24 tháng Ba năm 1980.
Hình ảnh linh mục qua tranh nghệ thuật khắp thế giới
Phụng Nghi
09:31 25/03/2010
ROME (CNS) - Để tạ ơn Chúa đã đưa ông vào Giáo hội Công giáo, một tác giả đã cặm cụi suốt 7 năm trường, đi đây đó khắp nơi trên thế giới để chụp hình và sưu tập các tranh họa nghệ thuật mô tả các vị linh mục Công giáo lúc cử hành nhiệm tích, thuyết giảng, có cả đôi khi trong những hoàn cảnh đầy hiểm nghèo.
Hơn 550 bức hình mầu của tác giả Steen Heidemann người Đan mạch sưu tập đã được đưa vào cuốn sách mới xuất bản của ông nhan đề “Linh mục Công giáo – Hình ảnh Đức Kitô qua 15 thế kỷ nghệ thuật.”
Cuốn sách được xuất bản để đánh dấu Năm Linh mục và đã được phát hành ngày 17 tháng 3 vừa qua.
Trong buổi ra mắt sách tại Rome, Heidemann cho cử tọa biết rằng tác phẩm dầy 320 trang của ông là một “quà tặng dâng lên Thiên Chúa” để cảm tạ vì cuộc trở lại theo đạo Công giáo của ông xảy ra tại Anh quốc sau thời niên thiếu đánh dấu bằng một loạt những thảm cảnh xảy ra trong gia đình.
Tác giả đã tới viếng các viện bảo tàng nghệ thuật và các bộ sưu tập tư gia trên khắp thế giới, kể cả Trung quốc, để chụp hình những bức họa đáng chú ý về đời sống linh mục. Nhiều bức tranh họa này chưa bao giờ được trưng bầy trước công chúng.
Heidemann đã không sưu tập những tấm hình linh mục trong tư thế cứng ngắc của loại chụp chân dung, mà tập hợp được nhiều hình ảnh với khía cạnh khác nhau mô tả các hoạt động ngày lại ngày – thường ít khi được chú ý – của các linh mục được các họa sĩ đưa lên khung vẽ: lúc đang cử hành các nhiệm tích, lúc đang thuyết giảng, đang dậy dỗ hoặc hướng dẫn giáo dân.
Một số họa phẩm đã mô tả những giai đoạn anh dũng và can trường trong cuộc đời các vị thánh nổi tiếng hoặc những linh mục vô danh: chăm sóc các nạn nhân bệnh dịch, an ủi những tín hữu Công giáo bị bách hại, và ngay cả lúc đổ máu để chết vì đạo.
Một bức họa trong Viện Bảo tàng Nghệ thuật ở Rennes (nước Pháp) mô tả cảnh tượng bi thảm đúng như tên gọi: “Thánh lễ cử hành lén lút trên tầu ngoài khơi nước Anh trong cuộc Cách mạng Pháp.”
Trang kế tiếp là bức tranh của một họa sĩ vô danh vẽ “Cuộc tuẫn đạo của Thánh Phêrô Borie ở Việt nam”, mô tả vị truyền giáo nước Pháp này bị trảm quyết năm 1838. Bức họa được treo trong chủng viện thuộc Hội Truyền giáo Ngoại quốc ở Paris.
Các hình chụp còn kèm theo những bài viết của các hồng y, giám mục và linh mục, cũng như bài diễn từ của Đức giáo hoàng Benedict XVI đọc trước hàng giáo sĩ nước Balan năm 2006 về đề tài: sự thánh thiện của chức linh mục.
Tổng giám mục Raymond L. Burke, đứng đầu toà án tối cao của Tòa thánh Vatican và là cựu tổng giám mục giáo phận St. Louis, đã đóng góp một bài luận văn cho cuốn sách. Ngài phát biểu trong buổi ra mắt sách:
“Trong những ngày này, ta nghe những tin tức rất buồn qua báo chí về một số linh mục, nên rất dễ bỏ mất thực tế về ơn gọi cao cả của linh mục, đó là sứ vụ trở thành “một Chúa Kitô thứ hai” ở mọi thời và mọi nơi.”
Ngài gọi cuốn sách này là “một dụng cụ sâu sắc để giúp đánh giá sâu sắc hơn chức vụ linh mục.” Ngài cũng cho biết đã đặc biệt xúc động bởi những hình ảnh trong sách mô tả sự liên hệ giữa thiên chức linh mục, Chúa Giêsu Kitô và Thánh Thể.
Trong bài luận văn, Tổng giám mục Burke viết: “Người nghệ sĩ có thể mô tả chức linh mục, trong thực thể và trong hành động, kết hợp được con người và Thiên Chúa như thế nào, và do đó thắp lại được ngọn lửa nhiệt tình đã từng luôn luôn thúc đẩy lòng tôn kính linh mục nơi các tín hữu.”
Cuốn sách được bán với giá 60 mỹ kim, xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Pháp, và hiện dang được dịch ra các ngôn ngữ Đức, Bồ đào nha và Tây ban nha.
Hơn 550 bức hình mầu của tác giả Steen Heidemann người Đan mạch sưu tập đã được đưa vào cuốn sách mới xuất bản của ông nhan đề “Linh mục Công giáo – Hình ảnh Đức Kitô qua 15 thế kỷ nghệ thuật.”
Cuốn sách được xuất bản để đánh dấu Năm Linh mục và đã được phát hành ngày 17 tháng 3 vừa qua.
Bức họa "Chủng sinh" của Jean Prachinetti |
Trong buổi ra mắt sách tại Rome, Heidemann cho cử tọa biết rằng tác phẩm dầy 320 trang của ông là một “quà tặng dâng lên Thiên Chúa” để cảm tạ vì cuộc trở lại theo đạo Công giáo của ông xảy ra tại Anh quốc sau thời niên thiếu đánh dấu bằng một loạt những thảm cảnh xảy ra trong gia đình.
Tác giả đã tới viếng các viện bảo tàng nghệ thuật và các bộ sưu tập tư gia trên khắp thế giới, kể cả Trung quốc, để chụp hình những bức họa đáng chú ý về đời sống linh mục. Nhiều bức tranh họa này chưa bao giờ được trưng bầy trước công chúng.
Heidemann đã không sưu tập những tấm hình linh mục trong tư thế cứng ngắc của loại chụp chân dung, mà tập hợp được nhiều hình ảnh với khía cạnh khác nhau mô tả các hoạt động ngày lại ngày – thường ít khi được chú ý – của các linh mục được các họa sĩ đưa lên khung vẽ: lúc đang cử hành các nhiệm tích, lúc đang thuyết giảng, đang dậy dỗ hoặc hướng dẫn giáo dân.
Một số họa phẩm đã mô tả những giai đoạn anh dũng và can trường trong cuộc đời các vị thánh nổi tiếng hoặc những linh mục vô danh: chăm sóc các nạn nhân bệnh dịch, an ủi những tín hữu Công giáo bị bách hại, và ngay cả lúc đổ máu để chết vì đạo.
Một bức họa trong Viện Bảo tàng Nghệ thuật ở Rennes (nước Pháp) mô tả cảnh tượng bi thảm đúng như tên gọi: “Thánh lễ cử hành lén lút trên tầu ngoài khơi nước Anh trong cuộc Cách mạng Pháp.”
Trang kế tiếp là bức tranh của một họa sĩ vô danh vẽ “Cuộc tuẫn đạo của Thánh Phêrô Borie ở Việt nam”, mô tả vị truyền giáo nước Pháp này bị trảm quyết năm 1838. Bức họa được treo trong chủng viện thuộc Hội Truyền giáo Ngoại quốc ở Paris.
Thánh Pierre Borie bị trảm quyết |
Các hình chụp còn kèm theo những bài viết của các hồng y, giám mục và linh mục, cũng như bài diễn từ của Đức giáo hoàng Benedict XVI đọc trước hàng giáo sĩ nước Balan năm 2006 về đề tài: sự thánh thiện của chức linh mục.
Tổng giám mục Raymond L. Burke, đứng đầu toà án tối cao của Tòa thánh Vatican và là cựu tổng giám mục giáo phận St. Louis, đã đóng góp một bài luận văn cho cuốn sách. Ngài phát biểu trong buổi ra mắt sách:
“Trong những ngày này, ta nghe những tin tức rất buồn qua báo chí về một số linh mục, nên rất dễ bỏ mất thực tế về ơn gọi cao cả của linh mục, đó là sứ vụ trở thành “một Chúa Kitô thứ hai” ở mọi thời và mọi nơi.”
Ngài gọi cuốn sách này là “một dụng cụ sâu sắc để giúp đánh giá sâu sắc hơn chức vụ linh mục.” Ngài cũng cho biết đã đặc biệt xúc động bởi những hình ảnh trong sách mô tả sự liên hệ giữa thiên chức linh mục, Chúa Giêsu Kitô và Thánh Thể.
Trong bài luận văn, Tổng giám mục Burke viết: “Người nghệ sĩ có thể mô tả chức linh mục, trong thực thể và trong hành động, kết hợp được con người và Thiên Chúa như thế nào, và do đó thắp lại được ngọn lửa nhiệt tình đã từng luôn luôn thúc đẩy lòng tôn kính linh mục nơi các tín hữu.”
Cuốn sách được bán với giá 60 mỹ kim, xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Pháp, và hiện dang được dịch ra các ngôn ngữ Đức, Bồ đào nha và Tây ban nha.
Sinh viên miền Paris mừng ngày Quốc Tế Giới Trẻ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:44 25/03/2010
Sinh viên tại thủ đô Paris và vùng phụ cận sẽ tái ngộ theo thông lệ trong cuộc hành hương dành cho sinh viên tại Chartres được diễn ra trong hai ngày 27 và 28 tháng ba, thứ bảy và Chúa Nhật Lễ Lá.
Chủ đề được chọn xuất phát từ lá thư tông tòa của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi cho các bạn trẻ trên thế giới vào dịp Lễ Lá năm 1985: « Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ? » (Mc 10, 17).
Trong lần quốc tế giới trẻ ấy, Cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II « đã dựa trên lời nói này của người thanh niên giầu có, mà thánh sử Tin Mừng Marcô đề cập đến để mời gọi mỗi người chúng ta đặt câu hỏi này về sự sống đời đời với Đức Kitô », các bạn trẻ đã lý giải trên trang mạng của mình. Với họ, cuộc hành hương này sẽ cho phép « khám phá ơn gọi riêng của mỗi cá nhân để chúng tôi có thể trở nên những người trong bậc sống của mình: cho bản thân, cho đồng loại và cho Thiên Chúa.
Buổi gặp gỡ này diễn ra trong khung cảnh lần thứ 25 Ngày Quốc Tế Giới Trẻ (2010), được cử hành theo truyền thống vào Chúa Nhật Lễ Lá, cũng là dịp để cỗ võ chính thức cho kỳ Đại Hội Giới Trẻ Madrid 2011. Một trò chơi thi đua Madrid 2011 được tổ chức trong dịp này nhằm khích lệ các bạn trẻ đưa ra lý do tốt lành của mình trong việc tham dự hành hương Chartres cũng như kiếm được một suất tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid.
Các bạn trẻ của Paris và vùng phụ cận sẽ cùng đồng hành trong hai ngày thứ bảy và Chúa Nhật theo những nhóm bạn đường khác nhau vốn đã tồn tại như: nhóm của trường học, đại học, và giáo xứ. Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong năm nay, một « hành trình tự trị » được thành lập dành cho những ai có ước nguyện tổ chức cho riêng hội của mình trên bước đường tiến về Chartres như: nội bộ bạn bè, đơn vị hướng đạo hay nhóm cầu nguyện.
Tất cả các nhóm sẽ hội ngộ vào Chúa Nhật lúc 15 giờ tại Chartres để cùng tham dự thánh lễ tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Đức Giêsu dự kiến cử hành vào lúc 17 giờ cùng ngày.
Chủ đề được chọn xuất phát từ lá thư tông tòa của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi cho các bạn trẻ trên thế giới vào dịp Lễ Lá năm 1985: « Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ? » (Mc 10, 17).
Trong lần quốc tế giới trẻ ấy, Cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II « đã dựa trên lời nói này của người thanh niên giầu có, mà thánh sử Tin Mừng Marcô đề cập đến để mời gọi mỗi người chúng ta đặt câu hỏi này về sự sống đời đời với Đức Kitô », các bạn trẻ đã lý giải trên trang mạng của mình. Với họ, cuộc hành hương này sẽ cho phép « khám phá ơn gọi riêng của mỗi cá nhân để chúng tôi có thể trở nên những người trong bậc sống của mình: cho bản thân, cho đồng loại và cho Thiên Chúa.
Buổi gặp gỡ này diễn ra trong khung cảnh lần thứ 25 Ngày Quốc Tế Giới Trẻ (2010), được cử hành theo truyền thống vào Chúa Nhật Lễ Lá, cũng là dịp để cỗ võ chính thức cho kỳ Đại Hội Giới Trẻ Madrid 2011. Một trò chơi thi đua Madrid 2011 được tổ chức trong dịp này nhằm khích lệ các bạn trẻ đưa ra lý do tốt lành của mình trong việc tham dự hành hương Chartres cũng như kiếm được một suất tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid.
Các bạn trẻ của Paris và vùng phụ cận sẽ cùng đồng hành trong hai ngày thứ bảy và Chúa Nhật theo những nhóm bạn đường khác nhau vốn đã tồn tại như: nhóm của trường học, đại học, và giáo xứ. Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong năm nay, một « hành trình tự trị » được thành lập dành cho những ai có ước nguyện tổ chức cho riêng hội của mình trên bước đường tiến về Chartres như: nội bộ bạn bè, đơn vị hướng đạo hay nhóm cầu nguyện.
Tất cả các nhóm sẽ hội ngộ vào Chúa Nhật lúc 15 giờ tại Chartres để cùng tham dự thánh lễ tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Đức Giêsu dự kiến cử hành vào lúc 17 giờ cùng ngày.
Agca xin tháp tùng Đức Thánh Cha đến hành hương Đức Mẹ Fatima
Dominic David Trần
19:18 25/03/2010
Thổ Nhĩ Kỳ: Ngày 25 tháng Ba năm 2010 theo Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu (CWN)cho biết, ông Mehmet Ali Agca, người đã bắn bị thương Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ đệ Nhị tại Công trường Thánh Phêrô vào ngày 13 tháng Năm 1981. Hôm nay Agca-thông báo qua luật sư Haci Ali Ozhzn, đại diện của ông- là đã thỉnh nguyện xin được đến viếng Đền Thánh Đức Mẹ Fatima, Bồ Đào Nha vào cùng ngày 13 tháng Năm năm nay. Ngày hôm đó cũng sẽ là ngày Đức Thánh Cha Benedicto thứ 16 đến kính viếng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria tại Fatima.
Mehmet Agca đã được phóng thích khỏi nhà tù trong tháng Giêng năm nay cũng đã tuyên bố rằng ông ta ước mong được thăm viếng Điện Vatican và cầu nguyện tại ngôi mộ của Đức Chân phước cố Giáo Hoàng Gioan Phao-lồ đệ Nhị, người mà sát thủ Agca đã một lần cố gắng ám sát.
Luật sư của Agca đã nạp đơn xin phép Chính phủ và các cơ quan thẩm quyền của nước Bồ Đào Nha để được cùng tham dự Đại Lễ dâng kính Đức Mẹ Fatima do Đức Thánh Cha Benedicto thứ 16 chủ tế vào ngày 13 tháng Năm 2010.
Đức Chân phước cố Giáo Hoàng Gioan Phao-lồ đệ Nhị đã tuyên bố rằng nhờ ân sủng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria tại Fatima, Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đã cứu mạng cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị thoát khỏi âm mưu ám sát ngài.
Mehmet Agca đã được phóng thích khỏi nhà tù trong tháng Giêng năm nay cũng đã tuyên bố rằng ông ta ước mong được thăm viếng Điện Vatican và cầu nguyện tại ngôi mộ của Đức Chân phước cố Giáo Hoàng Gioan Phao-lồ đệ Nhị, người mà sát thủ Agca đã một lần cố gắng ám sát.
Luật sư của Agca đã nạp đơn xin phép Chính phủ và các cơ quan thẩm quyền của nước Bồ Đào Nha để được cùng tham dự Đại Lễ dâng kính Đức Mẹ Fatima do Đức Thánh Cha Benedicto thứ 16 chủ tế vào ngày 13 tháng Năm 2010.
Đức Chân phước cố Giáo Hoàng Gioan Phao-lồ đệ Nhị đã tuyên bố rằng nhờ ân sủng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria tại Fatima, Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đã cứu mạng cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị thoát khỏi âm mưu ám sát ngài.
Tổng Thống Obama ký sắc lệnh về phá thai trong đạo luật về săn sóc sức khỏe
Bùi Hữu Thư
21:54 25/03/2010
Hoa Thịnh Đốn(CNS) – Trong một nghi lễ giản dị trước khoảng 12 dân biểu, đa số là Công Giáo, Tổng Thống Obama đã ký sắc lệnh ấn định là không cho ngân khoản Liên Bang nào được dùng cho việc trang trải các phí tổn phá thai dưới đạo luật cải tổ y tế mới. Nghi lễ này không có giới truyền thông được tham dự, và tổng thống không tuyên bố gì về sắc lệnh, đã được hứa hẹn với một nhóm dân biểu Dân Chủ là họ sẽ bỏ phiếu thuận cho đạo luật về việc Bảo Vệ Các bệnh Nhân và Săn Sóc Sức Khỏe giảm giá. Dự luật này đã được hạ viện thông qua với 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống ngày 21 tháng 3 vừa qua.
Bản văn của sắc lệnh nói rằng mục đích là “thiết lập một cơ cấu kiểm xoát hiệu lực để bảo đảm rằng ngân khoản Liên Bang sẽ không được dùng cho các dịch vụ phá thai (ngoại trừ trường hợp bị hiếp dâm hay loạn luân, hay đời sống của người phụ nữ bị nguy hiểm), phù hợp với một đạo luật hạn chế có hiệu lực từ lâu năm có tên là Tu Chính Hyde."
"Mục tiêu của sắc lệnh này là để thiết lập một hệ thống các chính sách và phương thức cho toàn thể chính phủ để đạt được mục tiêu này và để đảm bảo là tất cả mọi thành phần liên hệ -- các giới chức chính phủ Liên Bang, Tiểu Bang (kể cả các cơ quan giám sát việc bảo hiểm – đều thông hiểu trách nhiệm cũ và mới của họ.”
Đức Hồng Y Francis E. George Tổng Giáo Phận Chicago, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 23 tháng 3 là ngài lo ngại không rõ sắc lệnh này có thể đạt được mục tiêu đề ra hay không, vì một số chuyên gia về luật pháp tin rằng các tòa án sẽ dùng bản văn trong chính đạo luật thay vì sắc lệnh để quyết định xem ngân khoản Liên Bang có thể sử dụng cho việc phá thai không?
Những vị tham dự nghi lễ gồm có: Nghị sĩ Bob Casey tiểu bang Pennsylvania và các dân biểu Bart Stupak: Michigan; Kathy Dahlkemper, Chris Carney và Mike Doyle: Pennsylvania; Marcy Kaptur, Steve Driehaus và Charlie Wilson: Ohio; Nick Rahall và Alan Mollohan: West Virginia; Jerry Costello: Illinois; Jim Oberstar: Minnesota; Brad Ellsworth: Indiana; và Henry Cuellar: Texas. Tất cả đều là người Công Giáo ngoại trừ ông Rahall, Presbyterian, và Mollohan, theo đạo Baptist.
Bản văn của sắc lệnh nói rằng mục đích là “thiết lập một cơ cấu kiểm xoát hiệu lực để bảo đảm rằng ngân khoản Liên Bang sẽ không được dùng cho các dịch vụ phá thai (ngoại trừ trường hợp bị hiếp dâm hay loạn luân, hay đời sống của người phụ nữ bị nguy hiểm), phù hợp với một đạo luật hạn chế có hiệu lực từ lâu năm có tên là Tu Chính Hyde."
"Mục tiêu của sắc lệnh này là để thiết lập một hệ thống các chính sách và phương thức cho toàn thể chính phủ để đạt được mục tiêu này và để đảm bảo là tất cả mọi thành phần liên hệ -- các giới chức chính phủ Liên Bang, Tiểu Bang (kể cả các cơ quan giám sát việc bảo hiểm – đều thông hiểu trách nhiệm cũ và mới của họ.”
Đức Hồng Y Francis E. George Tổng Giáo Phận Chicago, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 23 tháng 3 là ngài lo ngại không rõ sắc lệnh này có thể đạt được mục tiêu đề ra hay không, vì một số chuyên gia về luật pháp tin rằng các tòa án sẽ dùng bản văn trong chính đạo luật thay vì sắc lệnh để quyết định xem ngân khoản Liên Bang có thể sử dụng cho việc phá thai không?
Những vị tham dự nghi lễ gồm có: Nghị sĩ Bob Casey tiểu bang Pennsylvania và các dân biểu Bart Stupak: Michigan; Kathy Dahlkemper, Chris Carney và Mike Doyle: Pennsylvania; Marcy Kaptur, Steve Driehaus và Charlie Wilson: Ohio; Nick Rahall và Alan Mollohan: West Virginia; Jerry Costello: Illinois; Jim Oberstar: Minnesota; Brad Ellsworth: Indiana; và Henry Cuellar: Texas. Tất cả đều là người Công Giáo ngoại trừ ông Rahall, Presbyterian, và Mollohan, theo đạo Baptist.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhà ngoại giao Mỹ thăm linh mục Lý
BBC
08:49 25/03/2010
Nhà ngoại giao Mỹ thăm linh mục Lý
Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Virginia Palmer đã tới thăm linh mục Nguyễn Văn Lý, người vừa được thả tù.
Được biết chuyến thăm diễn ra vào chiều thứ Ba 23/03 tại Nhà Chung, thuộc Tổng giáo phận Huế.
Nhân vật số hai của tòa đại sứ Mỹ được tin đã hỏi thăm sức khỏe và vấn ý linh mục Lý về những điều phía Mỹ có thể giúp đỡ ông.
Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý vừa được chính quyền cho về nhà từ trại giam Ba Sao, Nam Hà, chiều 15/03.
Ông cho hay được hoãn thi hành án 12 tháng với mục đích chữa bệnh, vì đã bị tai biến mạch máu não tới ba lần.
Trong một cuộc phỏng vấn ngay sau khi ra tù, ông nói với BBC: "Không phải là chính quyền trả tự do cho tôi, mà chỉ tạm đình chỉ thi hành án. Tôi còn "nợ" nhà nước 5 năm tù giam và 5 năm quản chế nữa, tổng cộng 10 năm. Cái án này vẫn treo đó".
"Mỗi lần đình chỉ thi hành án cũng chỉ dài nhất là 12 tháng, sau thời hạn đó thì phải tiếp tục xin gia hạn, nếu không xin thì tôi cũng chưa biết sẽ thế nào."
Linh mục Lý cũng nói ông ra ngoài chữa bệnh là theo đề nghị của gia đình.
"Ưu tiên hàng đầu của tôi có lẽ là việc điều trị bệnh theo ý nguyện của giáo hội và gia đình. Còn lý tưởng của tôi thì tôi vẫn theo."
Việc ông Nguyễn Văn Lý và một nhân vật bất đồng chính kiến khác là luật sư Lê Thị Công Nhân vừa được trả tự do được dân biểu Mỹ gốc Việt Cao Quang Ánh bình luận là chỉ dấu rằng chính phủ Việt Nam "nhận thức được và lắng nghe" chỉ trích của phía Mỹ.
Hoa Kỳ vẫn chỉ trích Việt Nam về nhân quyền, với phúc trình 2009 của Bộ Ngoại giao nói tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam đang đi xuống.
Được biết chuyến thăm diễn ra vào chiều thứ Ba 23/03 tại Nhà Chung, thuộc Tổng giáo phận Huế.
Nhân vật số hai của tòa đại sứ Mỹ được tin đã hỏi thăm sức khỏe và vấn ý linh mục Lý về những điều phía Mỹ có thể giúp đỡ ông.
Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý vừa được chính quyền cho về nhà từ trại giam Ba Sao, Nam Hà, chiều 15/03.
Ông cho hay được hoãn thi hành án 12 tháng với mục đích chữa bệnh, vì đã bị tai biến mạch máu não tới ba lần.
Trong một cuộc phỏng vấn ngay sau khi ra tù, ông nói với BBC: "Không phải là chính quyền trả tự do cho tôi, mà chỉ tạm đình chỉ thi hành án. Tôi còn "nợ" nhà nước 5 năm tù giam và 5 năm quản chế nữa, tổng cộng 10 năm. Cái án này vẫn treo đó".
"Mỗi lần đình chỉ thi hành án cũng chỉ dài nhất là 12 tháng, sau thời hạn đó thì phải tiếp tục xin gia hạn, nếu không xin thì tôi cũng chưa biết sẽ thế nào."
Linh mục Lý cũng nói ông ra ngoài chữa bệnh là theo đề nghị của gia đình.
"Ưu tiên hàng đầu của tôi có lẽ là việc điều trị bệnh theo ý nguyện của giáo hội và gia đình. Còn lý tưởng của tôi thì tôi vẫn theo."
Việc ông Nguyễn Văn Lý và một nhân vật bất đồng chính kiến khác là luật sư Lê Thị Công Nhân vừa được trả tự do được dân biểu Mỹ gốc Việt Cao Quang Ánh bình luận là chỉ dấu rằng chính phủ Việt Nam "nhận thức được và lắng nghe" chỉ trích của phía Mỹ.
Hoa Kỳ vẫn chỉ trích Việt Nam về nhân quyền, với phúc trình 2009 của Bộ Ngoại giao nói tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam đang đi xuống.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh Mục Thừa Tác, Ngài là ai? (Gồm 4 bài)
Lm. Phêrô Nguyễn Thiên Cung
19:43 25/03/2010
Dẫn nhập
Đã có nhiều cách, nhiều con đường để tiếp cận với vấn đề nầy: linh mục thừa tác, ngài là ai? Ở đây, nhân Năm Thánh Linh mục, chúng tôi mạo muội đề xuất một cách hiểu về căn tính của vị linh mục thừa tác (sacerdoce ministériel) qua lăng kính mầu nhiệm ngôi hiệp (union hypostatique)…
Qua lăng kính mầu nhiệm ngôi hiệp, chúng tôi sẽ lần lượt đào sâu những vấn đề sau đây:
1- Tương quan giữa Đức Kitô và vị linh mục thừa tác;
2- Tương quan giữa vị linh mục thừa tác và Bí tích Thánh Thể;
3- Tương quan giữa vị linh mục thừa tác và Bí tích Hòa giải;
4- Linh mục thừa tác, ngài là ai?
BÀI 1:
Tương quan giữa Đức Kitô và vị Linh Mục Thừa Tác qua lăng kính mầu nhiệm Ngôi Hiệp
Vào đề
Trong ngôn ngữ “nhà đạo” thông thường người ta hay gọi vị linh mục thừa tác (sacerdoce ministériel) là “Alter Christus”, là “in personna Christi”… “Alter Christus” thường được chuyển ngữ là “Đức Kitô khác” hay “Đức Kitô thứ hai”. “In personna Christi” thường được chuyển ngữ là “nhân danh Đức Kitô”, “đại diện Đức Kitô”, “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”, v.v… Cả hai cách chuyển ngữ nầy đều vừa thừa vừa thiếu. Thừa vì có vẻ như có hai “ngôi vị”. Thiếu vì thiếu tình trạng hiệp nhất giữa Đức Kitô và con người linh mục…
1- Mầu nhiệm ngôi hiệp (union hypostatique)
Trong ngôn ngữ kitô-học, mầu nhiệm thần tính và nhân tính của Đức Kitô hiệp nhất với nhau trên cơ sở chỉ có một Ngôi Vị duy nhất là Đức Kitô thường được gọi tắt là Mầu nhiệm ngôi hiệp. Nghĩa là thần tính nhận nhân tính cùng với những thụ cảm làm của mình hay “là” mình (appropriation) và thông ban (communication) cho nhân tính đó một số yếu tố đặc thù mà thần tính vốn có “vì loài người chúng ta” và “để cứu độ chúng ta”... Tuy mỗi bản tính vẫn là mình, không hòa lẫn (như nước biển với nước ngọt), nhưng cũng không hoàn toàn tách biệt (như dầu hôi với nước lã)… Một số giáo phụ so sánh sự hiệp nhất giữa thần tính và nhân tính với sự hiệp nhất giữa hồn và xác trên cơ sở ngôi vị của một cá thể… Chúng tôi thích hơn hình ảnh hai người yêu nhau, dù vẫn còn một số yếu tố bất toàn: khi yêu nhau, người ta trở nên một (cái “chúng ta”), dù mỗi người vẫn là mình…
2- Tương quan giữa Đức Kitô và vị linh mục thừa tác qua lăng kính mầu nhiệm ngôi hiệp
Để có thể hiểu được vị Linh mục thừa tác là ai và là gì, ở đây, chúng tôi mạo muội đề nghị một lối hiểu qua lăng kính mầu nhiệm ngôi hiệp. Nghĩa là: Qua Bí tích truyền chức, dưới quyền năng và tác động của Chúa Thánh Thần, Đức Kitô nhận con người linh mục mà Ngài đã gọi và chọn đó, cùng với những sở trường và sở đoản, “là” Mình hay “là” Ngài (appropriation), đồng thời thông ban cho vị linh mục đó một số yếu tố đặc thù thần linh mà vốn là sở hữu của Ngài (communication) và cả hai hiệp nhất nên một trên cơ sở Ngôi Vị Đức Kitô (in personna Christi)…
3- Cơ sở Thánh kinh của những hành vi “nhận làm của mình” hay “nhận là mình” (appropriations)
- Mt 25, 31-46: “[…]. ‘Quả thật, Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một người trong các anh em hèn mọn nhất nầy của Ta, là các ngươi đã làm cho chính mình Ta’.[…]. ‘Quả thật, Ta bảo các ngươi, những gì các ngươi đã không làm cho một người nào trong các kẻ hèn mọn nhất nầy, là các ngươi đã không làm cho chính mình Ta’.”
- Mt 10, 40: “Kẻ tiếp đón các ngươi là tiếp đón Ta; và kẻ tiếp đón Ta, là tiếp đón Đấng đã sai Ta”.
- Mt 18, 5: “Và kẻ nào tiếp đón một trẻ nhỏ nầy vì danh Ta, tức là tiếp đón Ta”.
- Mc 9, 37: “Kẻ nào tiếp đón một trẻ nhỏ thế nầy vì danh Ta, tức là tiếp đón Ta; kẻ nào tiếp đón Ta, thì không phải người ấy tiếp đón Ta, mà là Đấng đã sai Ta”.
- Lc 9, 48: “Kẻ nào đón tiếp trẻ nhỏ nầy vì danh Ta, tức là tiếp đón Ta; và kẻ tiếp đón Ta là tiếp đón Đấng đã sai Ta…”
- Lc 10, 16: “Ai nghe các ngươi là nghe Ta, và ai thảy bỏ các ngươi là thảy bỏ Ta, mà ai thảy bỏ Ta là thảy bỏ Đấng đã sai Ta”.
- Ga 23, 20: “Quả thật, qủa thật, Ta bảo các ngươi: ai chịu lấy kẻ Ta sai đến, là chịu lấy Ta, mà ai chịu lấy Ta, tức là chịu lấy Đấng đã sai Ta”.
- Cv 9, 1-5: “[…], ‘Saul, Saul, tại sao ngươi bắt bớ Ta?’ […]. ‘Ta là Giêsu, người đang bắt bớ’.”
4- Cơ sở Thánh kinh của những hành vi thông ban những yếu tố đặc thù cho nhau (communications): Một số quyền năng Đức Kitô thông ban cho con người linh mục:
4a- Quyền tha tội trong Ngôi Vị Đức Kitô: Mt 9, 1-7; Mc 2, 1-12; Lc 5, 17-26; Mt 16, 19; Cv 10, 43; Mt 28, 18-20; v.v…
4b- “Quyền năng trên các thần ô uế khiến họ có thể xua đuổi chúng và chữa mọi tật nguyền, bệnh hoạn” trong Ngôi Vị Đức Kitô: Mt 10, 1; Mc 3, 14; 6, 7; Lc 9, 1; v.v…
4c- Quyền năng thực hiện hành vi “nhận làm của mình” và “là mình” (appropriation) và hành vi thông ban một số đặc ân mình có (communication) trong Ngôi Vị Đức Kitô, đặc biệt nơi Bí tích Thánh Thể: Lc 22, 19-20; 1 Cr 11, 23-27; v.v…; và quyền tha tội trong Bí tích Hòa giải (Ga 20,23)…
5- Một vài suy tư thần học:
Trên cơ sở những điều trên đây, có thể nói được rằng mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời và mầu nhiệm Ngôi hiệp nơi Đức Kitô có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau, có tính phổ quát và với nhiều cấp độ khác nhau:
5a- Tương quan giữa Đức Kitô và Thụ Tạo nói chung:
Có thể nói rằng nhân tính nơi Đức Kitô chính là tượng trưng cho toàn thể thụ tạo và toàn thể nhân loại nói chung:
“Lúc khởi nguyên đã có Lời…và Lời là Thiên Chúa…Mọi sự nhờ Ngài mà thành sự và không Ngài thì không gì đã thành sự. Điều đã thành sự nơi Ngài là sự Sống và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại.” (Ga 1, 1-3).
“Ngài (Đức Kitô) là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử giữa mọi thụ sinh, vì trong Ngài vạn vật đã được tạo thành, chốn trời cao và nơi dương thế, vật hữu hình, vật vô hình, dù là thiên tòa hay thiên chủ, dù là thiên phủ hay là uy linh: mọi sự đã được tạo thành nhờ Ngài và cho Ngài! Và Ngài có ưu thắng trên mọi sự, và mọi sự đều tồn tại trong Ngài.” (Cl 1, 15-17).
5b- Tương quan giữa Đức Kitô và nhân loại nói chung:
Bởi vì con người đã được tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 26-27), mà hình ảnh Thiên Chúa chính là Đức Kitô (1 Cr 11, 7; 2 Cr 4, 4; Cl 1, 15), cho nên có thể nói rằng nhân tính của Đức Kitô cũng chính là toàn thể nhân loại, hiểu theo nghĩa cá thể cũng như tập thể. Chính vì thế, khi Đức Kitô cứu độ, thánh hóa nhân tính của Ngài và nhận nhân tính đó là của mình và là mình, điều đó có nghĩa là Ngài, trong chỉ một hành vi, một lần là đủ, đã cứu độ và thánh hóa toàn thể nhân loại, mọi nơi và mọi thời… Như thế, chúng ta hiểu vì sao Giáo hội trước sau như một luôn khẳng định Đức Kitô là Đấng Trung gian và là Đấng Cứu độ duy nhất và phổ quát, ngoài Ngài ra chẳng có ai khác cả (Ep 2, 13-18; Rm 11, 25-29).
“Nhưng nay, trong Đức Kitô Giêsu, anh em, những kẻ xưa kia ở xa, thì đã nên gần nhờ bửu huyết của Đức Kitô. Vì chính Ngài là sự bình an của ta, Đấng đã làm cho đôi bên nên một, triệt hạ tường ngăn thành chắn, (tiêu biểu cho) mối hằn thù – nhờ thân xác Ngài, - thủ tiêu Lề luật nguyên những điều răn lệnh chỉ, ngõ hầu trong Ngài, Ngài tạo dựng hai loại người ấy nên một người mới; đem lại bình an, và giảng hòa hai dân – trong một Thân mình – với Thiên Chúa, nhờ Thập giá, giết chết hằn thù – nơi mình Ngài. Và Ngài đã đến loan báo Tin Mừng bình an cho anh em những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần. Vì chính nhờ Ngài, chúng ta đôi bên, trong một Thần khí, được đến chùng Cha.” (Ep 2, 13-18).
“Hỡi anh em, tôi không muốn để anh em không hay biết mầu nhiệm nầy, để anh em đừng tự phụ mình khôn: Israel đã ra chai đá phần nào, cho đến khi toàn thể dân ngoại đã gia nhập, và như thế tất cả Israel cũng sẽ được cứu. […]. Vì chưng cũng như anh em, xưa kia bất tuân đối với Thiên Chúa, mà nay đã được thương xót, nhân vì họ bất tuân, thì họ cũng thế, nay bất tuân, bởi anh em được thương xót. Vì chưng Thiên Chúa đã dồn mọi người hết thảy vào đàng bất tuân, ngõ hầu Ngài dũ lòng thương hết mọi người.” (Rm 11, 25-26.30-32).
5c- Tương quan giữa Đức Kitô và Giáo hội hay là các kitô-hữu nói chung:
Giáo hội, trước tiên, là “Thân Mình” của Đức Kitô (Cl 1, 15-24; 1 Cr 12, 27; 1 Ga 3, 2; Rm 12, 5; v.v…), thứ đến, là cộng đoàn những kẻ tin vào Đức Kitô và được tập hợp lại để lắng nghe Lời của Thiên Chúa (Xh 19, 3-8.25; Gs 8, 32-35; 24, 1-28; v.v…) và cử hành các Bí tích của Đức Kitô (Cv 2, 42) …
“Nay tôi vui sướng trong các nỗi thống khổ chịu vì anh em; và trong thân xác tôi, tôi bù đắp những gì còn thiếu nơi các nỗi quẫn bách Đức Kitô phải chịu vì Thân Mình Ngài, tức là Hội Thánh…” (Cl 1, 24).
“Mà anh em là Thân Mình của Đức Kitô, và ai theo phận nấy mà làm chi thể” (1 Cr 12, 27).
“Anh em thân mến, hiện giờ ta là con cái Thiên Chúa; ta sẽ là gi, thì chưa được tỏ hiện, ta biết rằng một khi điều ấy (hay là Đức Kitô “quang lâm” hay là Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô là Giáo hội [ctctg]) tỏ hiện, thì ta sẽ được giống như Ngài (Đức Kitô “quang lâm” [ctctg]), vì Ngài thế nào, ta sẽ được thấy như vậy.” (1 Ga 3, 2).
“Họ chuyên cần với giáo huấn của các tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện.” (Cv 2, 42).
5d- Tương quan giữa Đức Kitô và vị linh mục thừa tác:
Vị Linh mục thừa tác hiệp nhất với Đức Kitô trên cơ sở Ngôi Vị của Ngài, như nhân tính hiệp nhất với thần tính của Đức Kitô trên cơ sở Ngôi Vị của Đức Kitô. Cũng như Đức Kitô, trong tư cách vừa là Thiên Chúa thật vừa là con người thật, khi thì Ngài nói và cư xử như là con người, có khi Ngài nói và cư xử như là Thiên Chúa, con người linh mục trong Ngôi Vị Đức Kitô (in personna Christi) cũng nói và hành xử như vậy.
“Lạy Cha! nếu Cha muốn, xin cất chén nầy đi khỏi con! (Đức Giêsu nói trong tư cách là con người bình thường như chúng ta: chú thích của tác giả [ctctg]). Song đừng cho ý của con, mà là ý của Cha được thành sự! (Ở đây, Đức Giêsu nói trong tư cách là Thiên Chúa [ctctg])” (Lc 22, 42; tham chiếu Ga 12, 27-29; Lc 2, 49; Ga 8, 58; 10, 30; v.v…).
“Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn: vì nầy là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con. […]. Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: vì nầy là chén máu Thầy, máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy”. (Những lời nầy chỉ thành sự và hữu hiệu khi được vị linh mục thừa tác nói trong ngôi vị Đức Kitô, chứ không phải trong tư cách con người bình thường như mọi người).
“[…]. Vậy, Cha tha tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” (Những lời nầy chỉ thành sự và hữu hiệu khi được vị linh mục nói trong ngôi vị Đức Kitô mà thôi, vì chỉ có Thiên Chúa và Con Người mới có quyền tha tội [Mc 2, 3-12]…).
Vì thế, có thể nói rằng không có Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa Giải thì cũng không có chức Linh mục thừa tác và ngược lại. Đó chính là cơ sở chính yếu để phân biệt giữa chức linh mục chung của mọi kitô-hữu (sacerdoce commun) và chức linh mục thừa tác của một số người được gọi chọn bởi Thiên Chúa qua trung gian Giáo hội (sacerdoce ministériel). Và đó cũng chính là một trong những cơ sở nói lên sự khác biệt căn bản giữa Giáo hội công giáo và các giáo hội thệ phản và Anh giáo liên quan các Bí tích, chức linh mục thừa tác, và các vấn đề giáo hội học, v.v…
BÀI 2:
Tương quan giữa vị Linh Mục Thừa Tác và Bí Tích Thánh Thể qua lăng kính mầu nhiệm Ngôi Hiệp
Giáo hội, hằng năm, vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, cử hành tưởng nhớ vừa việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể vừa việc Chúa Giêsu thiết lập Chức Linh mục thừa tác. Điều đó có nghĩa là trong truyền thống xưa nay của Giáo hội, chức linh mục thừa tác và Bí tích Thánh Thể luôn có tương quan mật thiết đối với nhau, đến độ người ta có thể nói rằng sẽ không có chức linh mục thừa tác nếu không có Bí tích Thánh Thể và ngược lại…
Việc phân tích những công thức “truyền phép” sẽ cho ta thấy được những điều đó.
1- “… Vì nầy là Mình Thầy…” và “… vì nầy là Chén Máu Thầy…”:
Trong Thánh Lễ, khi được đọc lên hay nói lên bởi vị linh mục thừa tác, công thức nầy vốn mang hai tầng ý nghĩa:
1a- Khi được nói lên hay đọc lên cách nguyên thủy bởi Đức Kitô, công thức nầy có ý nghĩa: qua hành vi “nhận làm của mình” hay “nhận là mình’ (appropriation), tấm bánh đó hay chén rượu đó được Đức Kitô nhận “là của mình” và “là Mình” và thực sự đó chính là Đức Kitô; đồng thời, trong Ngôi Vị Mình, Đức Kitô thông ban cho Tấm bánh đó và Chén rượu đó một số thuộc tính thần linh của Ngài, như kiểu thần tính ban cho nhân tính một số thuộc tính thần linh mà chỉ thần tính mới có… Ở đây, nói theo ngôn ngữ mầu nhiệm ngôi hiệp, Đức Kitô và Tấm bánh và Chén rượu đó hiệp nhất với nhau trở thành một trên cơ sở Ngôi Vị Đức Kitô (in personna Christi). Những khái niệm “nhận là Mình” (appropriation) và “thông ban cho nhau” (communication), như vậy, có vẻ như thích hợp hơn và năng động hơn là khái niệm “biến bản thể” (transsubstantiation) của thần học kinh viện… Thích hợp hơn, bởi vì gần gũi với ngôn ngữ thánh kinh hơn (xem Ga 6, 32-58; Mt 3, 9). Năng động hơn, bởi vì những khái niệm “nhận là Mình” và “thông ban cho nhau” bao hàm một qúa trình tiến hóa và tương quan qua lại giữa nhau, tạo cho tự do của con người và của Thiên Chúa có khoảng không gian và thời gian để chọn lựa, vì đó chính là điều làm nên căn tính của con người và Thiên Chúa…
1b- Khi được nói lên hay đọc lên bởi vị linh mục thừa tác hiệp nhất với Đức Kitô trong Ngôi Vị của Ngài, công thức nầy còn có ý nghĩa: qua hành vi “nhận làm của mình” và “là Mình”, vị linh mục trong ngôi vị Đức Kitô nhận Tấm bánh đó và Chén rượu đó “là của mình” và “là mình”. Vì thế, có thể nói rằng, không giây phút nào mà giữa vị linh mục thừa tác và Đức Kitô có được sự hiệp nhất sâu xa và lớn lao cho bằng chính nơi giây phút mà vị linh mục đó đọc “lời truyền phép”! Bánh đó và Rượu đó đồng thời cũng là Mình và Máu của vị linh mục đang đọc lời truyền phép đó trong ngôi vị Đức Kitô…
2- “… sẽ bị nộp vì các con…” và “… sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội…”:
Những lời nầy diễn tả chiều kích tình yêu dâng hiến và cứu độ của Bí tích Thánh Thể và Hiện sinh của con người Linh mục.
2a- Chiều kích tình yêu dâng hiến: Các nhà thần học ngày nay dùng hạn từ “hiện hữu cho và vì…” (“pro-existence”) để diễn tả một hiện sinh không hiện hữu chỉ cho mình mà còn cho tha nhân. Hiện sinh của Đức Kitô là mẫu mực của thứ “hiện hữu cho và vì tha thể…” nầy (“propter nos homines et propter nostram salutem”):
“Không có tình yêu nào lớn hơn là tình yêu dám thí cả mạng sống mình vì người mình thương mến” (Ga 15, 14).
“Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, ai ghét sự sống mình nơi thế gian nầy, thì sẽ giữ nó cho sự sống vĩnh hằng!” (Ga 12, 25; Mt 16, 25; Mc 8, 35; Lc 9, 23tt).
“Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: giả như hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó mới sai hoa lắm quả!” (Ga 12, 24).
Cũng như Mầu nhiệm Nhập thể (bao gồm mầu nhiệm Sáng tạo, Mặc khải và Siêu độ) tự nó đã là sáng kiến và hành vi dâng hiến tự do và nhưng không của Thiên Chúa Ba Ngôi vì tình yêu đối với loài người chúng ta, Bí tích Thánh Thể và hiện sinh linh mục thừa tác cũng vậy là sáng kiến tình yêu “để ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20), vì Thiên Chúa là Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Mt 1, 23)…
2b- Chiều kích tình yêu siêu độ: Hành vi siêu độ của Đức Kitô diễn ra trên đỉnh Thập giá chính nơi giây phút mà Tình yêu dâng hiến đạt đến đỉnh điểm của nó, khi mà Đức Giêsu Kitô dâng hiến cho Cha cái còn lại cuối cùng là Thần Khí của Cha (Ga 19, 30), và chính lúc Đức Giêsu Kitô đã dâng hiến tất cả, Ngài đã được Cha ban cho lại tất cả: “Đã hoàn tất!”. Vì thế, tác giả Sách Tin Mừng thứ 4 gọi “Giờ Thập giá” cũng chính là “Giờ vinh quang” (Ga 12, 23: “Giờ đã đến! cho Con Người được tôn vinh!”). Hành vi siêu độ trên đỉnh Thập giá, như vậy, diễn ra khi mà Tình Yêu dâng hiến của Thiên Chúa chiến thắng tất cả, cả những toan tính nhỏ nhen, cả những nỗi sợ hãi, cả nỗi sợ hãi cái chết và chính cả Sự Chết…
3- “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn…” và “Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống…”:
Những lời nầy diễn tả chiều kích Bữa tiệc bày tỏ tình yêu hiệp thông và hiệp nhất (Cv 2, 42-47). Bí tích Thánh Thể và Hiện sinh linh mục thừa tác, như vậy, chính là nguyên lý của sự Hiệp nhất của cộng đoàn, trên cơ sở việc cử hành Lời Chúa, cử hành các Bí tích và tình yêu dâng hiến…
“Họ chuyên cần với giáo huấn của các tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện. […]. Các kẻ tin hết thảy đều coi mọi sự là của chung: đất đai của cải, thì họ bán đi mà phân phát cho mọi người, ai nấy tùy theo nhu cầu của mình.” (Cv 2, 42.44).
4- “…Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy”:
Những lời nầy mang một nội dung ý nghĩa kép: một đàng, vừa có nghĩa hành vi “nhận làm của mình hay là mình” (appropriation) và hành vi “thông ban cho nhau” (communication) nguyên thủy được thực hiện bởi Đức Giêsu-Kitô trong Ngày Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh chỉ diễn ra một lần trong không gian và thời gian nhưng mang hiệu quả và hiệu năng có tính quyết định và phổ quát cho mọi người và mọi thời (Dt 9, 11-28); đàng khác, vừa có nghĩa, khi cử hành Bí tích Thánh Thể, vị linh mục thừa tác không phải “làm lại” hay “tái diễn lại” hành vi “nhận Bánh và Rượu là Thân Mình và Máu của Đức Kitô” trên chiều kích dâng hiến lẫn chiều kích siêu độ, để tạo ra những hiệu năng và hiệu quả như vậy một lần nữa trong thời gian và không gian, mà đúng hơn là “làm cho hiệu quả vốn đã có và đang hiện hữu hiện diện đối với…” (le rendre présent pour…), hay nói cách khác, vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô, khi cử hành Bí tích Thánh Thể trong không gian và thời gian là làm cho chính “Đức Kitô ‘là’ Bánh và Rượu” hiện diện trong không gian và thời gian nơi Bánh và Rượu đang được “truyền phép” trên Bàn thờ và cả nơi chính con người của vị linh mục trong ngôi vị Đức Kitô đang cử hành đó, đối với những ai tin và muốn tin… (khái niệm “le mémorial”: xem Xh 3, 15; 12, 14; 13, 9; Tl 16, 3). Điều đó cho thấy tương quan giữa vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô và Bí tích Thánh Thể cũng như đối với những kẻ tin vào Bí tích nầy không đơn giản chỉ có tính tĩnh tại (statique), máy móc, phi ngôi vị, hoàn toàn có tính khách quan, mà là quan hệ tình yêu, năng động và có tính tương quan ngôi vị… Bởi vì chỉ trong quan hệ tình yêu người ta mới có thể, dù không hiện hữu bên nhau, không nhìn thấy nhau, nhưng người ta vẫn luôn có thể ở trong nhau, có nhau và hiện diện đối với nhau (xem Pl 3, 10-11)…
Như vậy, khi cử hành Bí tích Thánh Thể, vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, làm cho Đức Kitô hiện diện cách hữu hình, qua việc ngài, trong ngôi vị Đức Kitô, nhận Tấm bánh và Chén rượu đang hiện diện trên Bàn thờ đó “là của mình” và “là mình” và thực sự là thế, Và như vậy, là để Đức Kitô luôn luôn “hiện diện” đối với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế…
5- Cơ sở Thánh kinh của việc Đức Kitô nhận Mình là lương thực (Bánh và Thức uống [rượu và nước]) cho con người:
Hầu như cả bốn Sách Tin Mừng đều chứng tỏ cho thấy Đức Giêsu bao giờ cũng chỉ nói và khuyên người khác làm điều mà chính Ngài đã, đang và sẽ làm và thực hiện (xem thí dụ Mt 5, 1-12a; Lc 14, 25-33; Ga 15, 13; 6, 51-58; v.v…). Trong ngôn ngữ Thánh kinh Cựu Ước, trung tín, trung thành với Giao ước, với lời thề hứa là một trong những đặc trưng của Thiên Chúa (Xh 34, 6; Tv 25, 10; Ga 18, 37; Kh 3, 14; v.v…)…
5a- “… Bánh hằng sống bởi trời xuống, chính là Ta! Ai ăn bánh nầy, thì sẽ được sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, ấy là thịt mình Ta vì sự sống thế gian.” (Ga 6, 51) và “…Bánh sự sống, chính là Ta! […]. Vì thịt Ta thật là của ăn và máu Ta là thật của uống. Kẻ ăn thịt Ta và uống máu Ta thì lưu lại trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy.” (Ga 6, 48.55-56): Phản ứng của một số kẻ nghe lúc đó (Ga 6, 60) cho thấy ngôn ngữ của Đức Giêsu có lẽ khá rõ ràng và cụ thể, chứ không theo nghĩa tượng trưng hay ẩn dụ gì cả: “ăn” (manducare, manger) thịt và “uống” (bibere, boire) máu! Có thể bởi vì họ chưa biết việc Đức Giêsu, trong Bí tích Thánh Thể, nhận tấm bánh ăn và chén rượu uống trong bữa tiệc hiệp thông là Thịt Mình và Máu Mình (appropriation) và khi ăn “tấm bánh” đó và uống “chén rượu” đó chính là “ăn” và “uống” Thịt và Máu của Đức Giêsu-Kitô!
5b- “…thì sẽ được sống đời đời.” (Ga 6, 51) và “…thì lưu lại trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy.” (Ga 6, 56): những lời nầy diễn tả tương quan giữa chiều kích tình yêu dâng hiến và chiều kích tình yêu siêu độ, tức là sự sống vĩnh hằng, sự sống Tình Yêu Thiên Chúa-Ba Ngôi, luôn tương tại và tương ngụ trong nhau, luôn sống cho nhau và vì nhau…
6- Một vài suy tư thần học
Trên cơ sở những phân tích trên đây, có thể nói rằng:
6a- Cũng như trong Mầu nhiệm Nhập thể, chỉ có vấn đề Thiên Chúa tự hủy làm người (“Et Verbum caro factum est” nơi Ga 1, 14) chứ không có vấn đề ngược lại là con người tự mình làm Thiên Chúa, nơi Bí tích Thánh Thể, cũng vậy, chỉ có vấn đề Đức Kitô và vị linh mục thừa tác trong ngôi vị của Ngài tự hủy nhận Bánh đó và Rượu đó là Mình (et Christus panis factus est, et Christus vinum factus est), chứ không có vấn đề ngược lại là Bánh và Rượu có thể tự mình làm thành mình và máu Đức Kitô. Đây là vấn liên quan tình yêu nhưng không, tự do và ân sủng của Thiên Chúa…
6b- Tương quan giữa vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô và Bí tích Thánh Thể là tương quan có tính hữu thể (relation ontologique): điều nầy có nghĩa cũng như nơi Bí tích truyền chức thánh, qua quyền năng và tác động của Chúa Thánh Thần, Đức Kitô tự hủy nhận con người vị linh mục thừa tác làm là mình và cả hai hiệp nhất với nhau trên cơ sở ngôi vị Đức Kitô qua cấu trúc cấu thể hữu thể như nơi mầu nhiệm ngôi hiệp, ở đây, cũng vậy, khi vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô “truyền phép”, nhờ quyền năng và tác động của Chúa Thánh Thần, vị linh mục thừa tác đang tế lễ đó hiệp nhất với bánh và rượu trên bàn thờ nên một trên cơ sở ngôi vị Đức Kitô…
6c- Tương quan giữa vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô với Bí tích Thánh Thể và Giáo hội: bởi vì Giáo hội vốn được gọi là “Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô”, vì thế cho nên, vị linh mục thừa tác chỉ ở trong ngôi vị Đức Kitô khi ngài hiện hữu trong, bởi, cho và vì Đức Kitô, Giáo hội và Bí tích Thánh Thể…
Đó chính là cơ sở của Khoản Giáo luật 1378, § 2, 1°: “… Những người sau đây bị phạt vạ cấm chế tiền kết và bị vạ huyền chức, nếu là giáo sĩ: người nào không phải là tư tế mà dám cử hành phụng vụ Hiến Tế Thánh Thể…”
BÀI 3:
Tương quan giữa vị Linh Mục Thừa Tác và Bí Tích Hòa Giải qua lăng kính mầu nhiệm Ngôi Hiệp
Bí tích Hòa giải, trước tiên, có hiệu năng khôi phục lại những tương quan vốn có giữa con người với Thiên Chúa, với tha nhân, với chính bản thân mình và với thiên nhiên vũ trụ đã bị phá vỡ do ích kỷ, kiêu căng, ghen ghét, hận thù, bất tuân và mù quáng, v.v…, hay nói chung là do tội lỗi (xem Stk 3, 1-24).
1- Việc phân tích Công thức tha tội của Giáo hội sẽ giúp chúng ta hiễu rõ hơn hiệu năng của Bí tích nầy và tương quan giữa vị linh mục thừa tác với Bí tích Hòa giải:
1a - “Thiên Chúa là Cha hay thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa…”:
Sự Hòa giải nguyên thủy, hoàn hảo, vẹn toàn, tuyệt đối, một lần thay cho tất cả hay sự Hòa giải của tất cả mọi hòa giải đã được thể hiện nơi Đức Giêsu-Kitô vốn vừa là Thiên Chúa thật vừa là con người thật nơi mầu nhiệm Ngôi hiệp, tức là nơi việc thần tính và nhân tính của Đức Kitô hiệp nhất trên cơ sở Ngôi Vị của Ngài “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta” (propter nos homines et propter nostram salutem).
Và, bởi vì nhân tính của Đức Kitô cũng chính là nhân loại toàn thể (xem Ga 1, 3; Tv 33, 6; Cl 1, 15-20; Kh 3, 14; 1 Cr 8, 6), cho nên khi nhân tính của Đức Kitô hoàn toàn hiệp nhất với thần tính của Ngài trên cơ sở Ngôi Vị của Ngài trong hành vi tình yêu dâng hiến hoàn toàn trên đỉnh thập giá cũng chính là lúc toàn thể nhân loại mọi nơi và mọi thời được thần linh hoá, được thánh hiến, được siêu độ, được tha thứ và được tái hòa giải lại với Thiên Chúa, với tha nhân, với thiên nhiên vũ trụ và với chính bản thân mình…
1b- “… và ban Thánh Thần để tha tội…”:
Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, chỉ có Thiên Chúa và Con Người hay là Đức Kitô mới có quyền tha tội (xem Mc 2, 3-12). Vậy, khi nói “ban Thánh Thần để tha tội”, điều nầy hẳn có nghĩa là Thánh Thần của Đức Kitô cũng là Thánh Thần của Thiên Chúa hay là chính Đức Kitô, chính Ngôi Vị Đức Kitô tha tội… Đó chính là Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh hằng ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (xem Ga 14, 16-31; 20, 23; Mt 28, 19-20).
1c- “…Xin Chúa dùng thừa tác vụ của Hội Thánh mà ban cho […] ơn tha thứ và bình an…”:
Ơn tha thứ và bình an, như đã phân tích ở trên, chỉ có thể có “trong”, “bởi” và “với” Đức Kitô cách uyên nguyên và “Thân Mình mầu nhiệm” của Ngài là Giáo Hội nhờ ân sủng được ban cho (hay “thừa tác”) - tức là do được Đức Kitô nhận “là” Mình - mà thôi. Tác vụ hòa giải và tha tội đích thực và toàn vẹn, như vậy, chỉ có thể được thực hiện bởi vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô và trong Giáo Hội là Thân Mình mầu nhiệm của Ngài mà thôi…
1d- “…Vậy, tôi tha tội cho […] nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.”:
Cũng như trong mầu nhiệm ngôi hiệp, tuy là hai bản tính (thần tính và nhân tính), nhưng ở nơi Đức Kitô chỉ là một Ngôi Vị hay chỉ có một cái “TÔI” mà thôi, cũng vậy, cái “tôi” ở đây chỉ có thể là cái “tôi” trong ngôi vị Đức Kitô, cái “tôi” được nhận là “cái tôi thiên chúa”: chỉ trong điều kiện cái tôi thiên chúa như vậy (nghĩa là thuộc về cấu trúc hữu thể học) mới có thể có quyền tha tội (xem Mc 2, 3-12).
Và, trên cơ sở mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi cùng tương ngụ trong nhau (inhabitation trinitaire), hành vi tha tội và hòa giải trong ngôi vị Đức Kitô hẳn đồng thời cũng phải là hành vi trong và bởi Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi: được tha thứ bởi Thiên Chúa-Ba Ngôi và được hòa giải với Thiên Chúa-Ba Ngôi…
2- Cơ sở Thánh Kinh của việc tha tội bởi Thiên Chúa, bởi Con Người và của việc hòa giải với Thiên Chúa, với tha nhân, với thiên nhiên vũ trụ và với chính bản thân mình:
2a- Mc 2, 3-12: “…[…]. ‘Ai nào có thể tha tội được, trừ phi là một mìmh Thiên Chúa?’.[…]. ‘Song để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất’.”
2b- Mt 16, 19: “…Ta sẽ trao cho ngươi chìa khóa Nước Trời, và điều gì dưới đất ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và điều gì dưới đất ngươi tháo cởi thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời.”
Quyền năng tha tội không chỉ được ban cho Phêrô thôi mà còn cho toàn thể tông đồ đoàn (collège apostolique): “Quả thật, Ta bảo các ngươi: mọi điều dưới đất các ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và mọi điều dưới đất các ngươi tháo cởi, thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời.” ( xem Mt 18, 18); và cho các môn đệ được qui tụ lại với nhau như một tập thể, một cộng đoàn: “… Nói thế rồi, Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ: ‘Hãy chịu lấy Thánh thần. Các ngươi tha tội cho ai, thì tội họ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai, thì tội họ bị cầm giữ!’.” (Ga 20, 23).
2c- Lc 15, 11-32: “[…]. Hồi tâm lại, nó nói: Biết bao nhiêu người làm công cho cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây! Thôi dậy! tôi sẽ về cùng cha tôi, tôi sẽ nói với người: ‘Thưa cha, con đã trót phạm tội nghịch với Trời và với cha; con không còn đáng gọi là con cha nữa, xin xử với con như một người làm công của cha thôi’ (đối chiếu với St 3, 1-24). […]. ‘Ta phải ăn khao mới được! vì nầy con ta đây: nó đã chết mà lại hoàn sinh, đã mất đi mà lại tìm thấy được.”
2d- Cl 1, 18-20: “Ngài là đầu của Thân mình, tức là Hội thánh. Ngài là khởi nguyên, là trưởng tử giữa các vong nhân, ngõ hầu trong muôn sự Ngài là đệ nhất vô song! Vì chưng, Thiên Chúa đã quyết ý cho tất cả Viên mãn đậu lại trong Ngài. Và đã giảng hòa cả vạn vật nhờ Ngài và cho Ngài, đã ban lại bình an nhờ bửu huyết đổ ra nơi Thập giá của Ngài, cho mọi vật dù ở dưới đất hay ở trên trời!”
3- Một vài suy tư thần học
3a- Sự tha thứ “bởi” con người và sự tha thứ “bởi” Thiên Chúa:
Sự phân biệt và so sánh nầy thực ra chỉ có tính tương đối và vạn bất đắc dĩ mà thôi, cốt là để cho dễ hiểu và dễ nắm bắt hơn, bởi vì, nói theo ngôn ngữ thần học, tất cả mọi hiện hữu, mọi hành vi thánh thiện của con người đều chỉ có thể có được “trong” Thiên Chúa mà thôi (xem Rm 11, 36; 1 Cr 8, 6; Cl 1, 16tt). Khi nói tha thứ “bởi” con người là có ý nhấn mạnh khía cạnh hành vi tha thứ giữa con người với con người nói chung dù hành vi đó trên thực tế diễn ra trong Thiên Chúa. Còn khi nói tha thứ “bởi Thiên Chúa” là có ý nhấn mạnh sự tha thứ bởi vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô vừa là Thiên Chúa thật vừa là con người thật.
Trong ngôn ngữ Thánh Kinh có vẻ như có sự khác biệt giữa sự tha thứ nói chung giữa con người với nhau và với sự “tha tội” chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi: tha thứ thì tất cả mọi người đều có bổn phận phải tha thứ (Mt 18, 21; Lc 17, 4; 11, 4; v.v…), nhưng “tha tội” (quyền “cởi trói” và “cầm buộc”) thì có vẻ như chỉ những ai được ban cho “thẩm quyền tha tội” mới được tha tội (xem Mt 9, 6; Mc 2, 10; Lc 5, 24; Mt 12, 31). Ngoài ra, việc con người có được Thiên Chúa tha tội như thế nào có phần còn tuỳ thuộc vào việc con người có tha thứ cho nhau hay không và như thế nào (xem Mt 6, 12-15; 18, 35; Mc 11, 25-26).
3b- Thẩm quyền tha tội (quyền “cởi trói” và “cầm buộc”) của vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô:
Như đã lưu ý ở trên, mục 2b, chỉ có Thiên Chúa và Con Người, tức là chính Đức Kitô, vừa là Thiên Chúa thật vừa là con người thật mới có quyền tha tội: đó là Thẩm quyền nguyên thủy, do căn… Các thừa tác viên có chức thánh khác (trừ phó tế), kể từ Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục, và linh mục thừa tác chỉ có quyền tha tội trong ngôi vị Đức Kitô mà thôi, tức là do ân sủng được ban cho: “Chỉ có tư tế là thừa tác viên của bí tích Sám Hối” (GL Khoản 965)…
Tuy nhiên, bởi vì Phêrô, vị Giáo hoàng tiên khởi và tông đồ đoàn (các Hồng y và Giám mục?) vốn được ban cho thẩm quyền nầy có lẽ không phải cách đầy đủ hơn và trọn vẹn hơn mà đúng hơn là vì phạm vi phục vụ của các ngài rộng lớn hơn và bao quát hơn (xem Mt 18, 18; Ga 20, 23), nên thẩm quyền của các ngài mang tính phổ quát hơn là các linh mục thừa tác mà phạm vi phục vụ vốn là những cộng đoàn nhỏ bé hơn: điều nầy được phản ánh trong Bộ Giáo luật 1983 bao gồm các Khoản từ 965 đến hết 973… Đàng khác, có lẽ bởi vì một đàng để đề cao tầm quan trọng của Bí tích nầy và đàng khác để tránh những lạm dụng có thể xãy ra, Giáo luật Khoản 973 qui định: “Năng quyền giải tội thường xuyên phải được ban bằng văn bản”.
Ở đây, cần lưu ý là thẩm quyền tha tội mà vị linh mục thừa tác có được là vì vị linh mục thừa tác đó được hiệp nhất với Đức Kitô trong ngôi vị của Ngài và vì thế “trong cương vị của Đức Kitô” (“en raison d’être le Christ”) chứ không vì bất cứ lý do ngoại tại nào khác cả, thì dụ như những kiểu nói không thích hợp như: “vì thay mặt hay đại diện Đức Kitô” hoặc “vì được ủy quyền”, thậm chí cả những kiểu nói “đồng hình đồng dạng” hay “alter Christus”, v.v…
BÀI 4:
Linh Mục Thừa Tác, Ngài là ai?
Có thể nói rằng dung mạo của vị linh mục thừa tác đã lộ rõ ra khá rõ ràng khi chúng ta phân tích về những tương quan giữa ngài với Đức Kitô, với Bí tích Thánh Thể và với Bí tích Hòa Giải…
Như một đúc kết tạm thời và sơ lược, bài nầy cố gắng rút ra một số hệ luận từ những phân tích trên đây:
1- Linh mục thừa tác, ngài là ai?
2- Vai trò và vị trí của ngài trong tương quan với Giáo Hội và các Cộng đoàn…
1- Linh mục thừa tác, ngài là ai?
Ngài là “con người trong ngôi vị Đức Kitô” hay “con người được Đức Kitô nhận là Mình”: điều nầy khác xa với những khái niệm “Alter Christus” (Đức Kitô khác hay Đức Kitô thứ hai…), hay “Đại diện Đức Kitô” hay “Đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”…
1.1- Điều đó, nói theo ngôn ngữ mầu nhiệm ngôi hiệp, trước tiên, có nghĩa vị linh mục thừa tác vừa là Đức Kitô thật vừa là con người thật với những yếu đuối, những bất toàn và với cả tội lỗi, v.v…Bởi vì, con người “thánh” không đồng nghĩa với con người “hoàn hảo” hay “hoàn thiện” (perfection) mà đơn giản có nghĩa là con người được Thiên Chúa yêu thương và tha thứ… Chúng ta hãy nhớ đến các Tông đồ của Đức Giêsu: những Phêrô yếu đuối, những Giacôbê và Gioan đầy tham vọng trần tục, những Giuđa Iscariôt tham tiền và phản bội, v.v… Là chính Đức Kitô, nên ngài mới có thể “truyền phép Bánh và Rượu” và “nói”: “Nầy là Mình Thầy…” và “Nầy là chén Máu Thầy…”, để chính Đức Kitô và ngài “là” Bánh đó và Rượu đó (xem GL Kk. 899 § 2 và 900 § 1)…Là chính Đức Kitô, nên ngài mới có thể tha tội, và “nói”: “Và Tôi, Tôi tha tội cho Ông (Bà, Anh, Chị…) nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần…”. Nhưng, đồng thời, ngài cũng là con người với những bất toàn, những yếu đuối, những sa ngã, những tội lỗi, v.v…, cần được thông cảm, được thứ tha và được xây dựng…Như thế, nói theo ngôn ngữ của Thánh Phaolô, là vì: “Nhưng chính những điều thế gian coi là điên rồ, thì Thiên Chúa đã chọn để bêu nhuốc hạng khôn ngoan; và những điều thế gian coi là yếu đuối, thì Thiên Chúa đã chọn để bêu nhuốc những gì là mạnh mẽ. Những điều thế gian cho là ti tiện, là không đáng kể, thì Thiên Chúa đã chọn, những điều không không, để hủy ra không những điều có, ngõ hầu đừng có xác phàm nào dám vinh vang trước mặt Thiên Chúa.” (1 Cr 1, 27-29). Và, còn nữa: “Thiên Chúa đã cứu độ và kêu gọi chúng ta vào dân thánh của Ngài, không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Ngài. An sủng đó Ngài đã ban cho chúng ta từ vĩnh hằng trong Đức Kitô Giêsu, nhưng giờ đây mới được biểu lộ, vì Đấng Cứu độ chúng ta là Đức Kitô Giêsu đã xuất hiện…” (2 Tm 1, 9-10).
1.2- Thứ đến, cương vị “là Đức Kitô” hay “trong ngôi vị của Đức Kitô” đó của vị linh mục thừa tác, vốn vĩnh hằng (Ep 1, 4) và, sau khi đã được một vị giám mục hợp pháp của Giáo hội, dưới quyền năng Chúa Thánh thần, truyền ban, là vĩnh viễn, không ai và không gì có thể tước đi được (xem Dt 5,1-10; 7, 24-28; Ga 15, 14-16; 17, 6-26; v.v…): người ta chỉ có thể cấm đoán hay tước đi quyền cử hành một số Bí tích và quyền thi hành mục vụ của ngài trong một thời gian nào đó, đối với một số đối tượng nào đó, v.v…, chứ không thể tước đi cương vị hay tư cách là “con người trong ngôi vị của Đức Kitô” của ngài được. Lý do, bởi vì cương vị “là Đức Kitô” đó vốn nằm trong cấu trúc hữu thể học của vị linh mục thừa tác (xem Ga 13, 20), chứ không phải là yếu tố ngoại tại. Đó chính là lý do giải thích tại sao Giáo luật của Giáo hội chủ trương rằng trong một số tình huống khẩn cấp và đặc biệt (như chiến tranh, bom đạn), một vị linh mục thừa tác trước đó vốn bị cấm đoán có thể tự động được ban Bí tích Hòa giải cho giáo dân, “propter nos homines” và “propter nostram salutem” (xem GL, Kk. 976 và 986 § 2).
Ngày 15-12-2009 vùa qua, qua Tự Sắc “OMNIUM IN MENTEM”, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã cho thêm vào Khoản Giáo Luật 1009 một triệt 3 qui định: “Những người được tấn phong chức giám mục hoặc linh mục nhận lãnh sứ mạng và năng quyền hành động trong ngôi vị Đức Kitô Thủ lãnh, nhưng các phó tế thì được ban cho năng quyền phục vụ dân Chúa trong vai trò phụ việc trong cử hành phụng vụ, Lời Chúa và bác ái” (1009 § 3: “Ceux qui sont constitués dans l’ordre de l’épiscopat ou du presbytérat reçoivent la mission et la faculté d’agir en la personne du Christ tête, mais les diacres sont habilités à servir le peuple de Dieu dans la diaconie de la liturgie, de la parole et de la charité”).
1.3- Khi nói “cương vị là Đức Kitô” thuộc về cấu trúc hữu thể học của vị linh mục thừa tác, điều nầy không có nghĩa, giống như Đức Giêsu-Kitô vốn là Ngôi Lời Thiên Chúa và là Thiên Chúa và Đức Maria vốn được những đặc ân như vô nhiễm nguyên tội, thánh thiện không tì vết, mặc dụ vẫn phải đối diện với những cám dỗ, những thử thách trong cuộc đời trấn thế, mà chỉ muốn nói rằng, cũng như nơi các Tông đồ của Đức Kitô, “cương vị là Đức Kitô” mà vị linh mục thừa tác nhận được trong ngày lễ Phong chức vốn bắt đầu như một “hiện hữu ở đó” (“être en lui”) và sẽ từ từ qua quá trình cuộc sống trở thành “hiện diện đối với ngài” (“être présent pour lui…”), và trong quá trình đó, hẳn ngài sẽ phải đối diện với những thử thách, cám dỗ và thậm chí những sa ngã…(xem 1 Tm 4, 6-16; 2 Tm 3, 10-17; 1 Cr 3, 18-23; 4, 1-5; 2 Cr 4, 1-11, v.v…).
Quá trình đi từ “hiện hữu nơi ngài” (“être en lui”) đến “hiện diện đối với ngài” (“être présent pour lui”) chỉ có thể là qúa trình tình yêu được sống, qúa trình tương quan ngày càng mật thiết, sống động và cá vị giữa vị linh mục thừa tác với Đức Giêsu Kitô, với Thân Mình mầu nhiệm của Ngài là chính Giáo Hội và với tha nhân, đặc biệt “những con người bé nhỏ”… Đó là một tương quan có tính năng động, hỗ tương và biện chứng, tức là vị linh mục thừa tác càng yêu thương Thiên Chúa và con người bao nhiêu bằng một tinh yêu vị tha, dâng hiến, Đức Kitô càng hiện diện đối với ngài và trong ngài bấy nhiêu, và ngược lại, Đức Kitô càng hiện diện bao nhiêu đối với vị linh mục thừa tác, ngài sẽ càng yêu thương nhiều bấy nhiêu và ngài càng “là mình” (identité) bấy nhiêu… Người ta sẽ hiểu được căn tính (identité) của vị linh mục thừa tác cách rõ ràng hơn khi nghiên cứu vai trò, vị trí của ngài trong tương quan với Giáo hội-Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô…
2- Vai trò và vị trí của vị linh mục thừa tác trong tương quan với Giáo Hội và các Cộng đoàn…
Có thể nói rằng Ep 4, 11-13, một cách tổng quát, cho chúng ta thấy rõ vai trò, chức năng và vị trí của vị linh mục thừa tác trong Giáo hội và các cộng đoàn:
“Đức Kitô đã ban ơn cho kẻ nầy làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4, 11-13).
Còn Cv 2, 42 thì lại cho chúng ta thấy Hiện sinh đời sống của Giáo hội thời sơ khai và mọi thời được lập căn trên 4 yếu tố nền tảng: “Họ chuyên cần với giáo huấn của các tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện”. Việc phân tích Cv 2, 42 sẽ cho chúng ta thấy rõ được vai trò và chức năng và sứ mạng cụ thể của vị linh mục thừa tác…
2.1- “Họ chuyên cần với giáo huấn của các tông đồ”: Giáo hội, trước tiên, là một tập thể những người qui tụ lại với nhau để lắng nghe Lời Chúa (Assemblée du Seigneur). Vị linh mục thừa tác chính là người mang trách nhiệm qui tụ, công bố, rao giảng và giải thích Lời Chúa nhân danh Giáo Hội, Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô, tiếp nối truyền thống giáo huấn của các tông đồ.
2.2- “…và sự hiệp thông”: Thứ đến, Giáo Hội là một tập thể những con người có cùng chung xác tín tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau vì cùng có chung một Cha là Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành mọi sự; hay nói cách khác, là tập thể những con người có cùng chung một Niềm Tin, một Niềm Hy Vọng và một Tình Yêu. Chính ở đây, vị linh mục thừa tác là nguyên lý của sự hiệp nhất của cộng đoàn…
2.3- “…việc Bẻ Bánh”: Sư hiệp thông luôn đòi hỏi tình yêu dâng hiến: cả hai điều nầy được thể hiện cách cụ thể nơi Bí Tích Thánh Thể. Vì thế việc tuyên xưng, cử hành và sống Bí Tích Thánh Thể chính là một trong những yếu tố làm nên nguyên lý, phương tiện và mục đích của hiện sinh của Giáo hội và làm nên chính căn tính của Giáo hội và cả của vị linh mục thừa tác…
2.3a- Bí Tích Thánh Thể và Căn tính của Giáo Hội:
Bí tích Thánh Thể, trước tiên, là nguyên lý của Căn tính của Giáo hội như là Thân Thể nhiệm mầu của Đức Kitô. Là nguyên lý, bởi vì, chính Bí tích Thánh Thể là nguyên lý khai sinh ra căn tính của Giáo hội, hay nói cách khác, chính Bí tích Thánh Thể làm cho Giáo hội là Thịt và là Máu của Đức Kitô, như là Bí tích của Đức Kitô giữa lòng thế giới…
Thứ đến, Bí tích Thánh Thể là phương tiện (moyen) xây dựng Căn tính của Giáo hội. Điều đó có nghĩa là Bí tích Thánh Thể vừa khai sinh ra vừa nuôi dưỡng Giáo Hội như là Thân Thể của Đức Kitô được trao ban cho nhân loại mọi nơi và mọi thời…
Sau cùng, Bí tích Thánh Thể chính là điều mà Giáo Hội phải và đang trở thành: “Nầy là Mình Thầy!” (Mc 14, 22.24 và ss) và “Anh em thân mến, hiện giờ ta là con cái Thiên Chúa; ta sẽ là gì, thì chưa được tỏ hiện, ta biết rằng một khi điều ấy tỏ hiện, thì ta sẽ được giống như Người, vì Người thế nào, ta sẽ được thấy như vậy” (1 Ga 3, 2). Hay nói cách khác, Bí tích Thánh Thể cũng chính là cùng đích của Giáo Hội…
2.3b- Bí tích Thánh Thể và Căn tính của vị Linh mục thừa tác: Cũng như trong tương quan với Giáo hội-Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô, Bí tích Thánh Thể cũng là một trong những yếu tố căn bản làm nên nguyên lý, phương tiện và cùng đích của Căn tính của vị Linh mục thừa tác.
Trước tiên, là nguyên lý của Căn tính của chức linh mục thừa tác, bởi vì, giữa Chức thánh linh mục thừa tác và Bí tích Thánh Thể có mối tương quan mật thiết và hỗ tương với nhau. Tương quan mật thiết, vì chính Đức Kitô đã thiết lập cùng lúc hai Bí tích nầy (Truyền chức thánh và Thánh Thể) trong Bữa Tiện Ly Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Và như đã lưu ý trước đây, có lẽ sẽ không có Chức thánh linh mục thừa tác nếu không có Bí tích Thánh Thể và ngược lại…Tương quan hỗ tương, bởi vì hai Bí tích nầy tác động hỗ tương đối với nhau: vị linh mục thừa tác càng “sống” căn tính của mình càng “nầy là Mình Thầy” hơn và vì thế càng trở nên “Bí tích Thánh Thể” hơn, và ngược lại…
Thứ đến, là phương tiện không thể thiếu giúp vị linh mục sống và thể hiện Căn tính đặc thù của mình là tình yêu hiệp thông và hiến tế: vị linh mục thừa tác chỉ trở thành “lương thực” và “thức uống” cho mọi người ăn và uống khi thực sự “sống” Bí tích Thánh Thể hay nói cách khác, khi ngài cũng là chính Bí tích Thánh Thể…
Sau cùng, là cùng đích của Căn tính của chức linh mục thừa tác, nghĩa là chức thánh linh mục thừa tác vốn là một “hữu thể đang trở thành” (être en devenir) của hành vi “Nầy là Mình Thầy” và “Nầy là Chén Máu Thầy” và cùng đích của quá trình nầy chính là Bí tích Thánh Thể (xem 1 Ga 3, 2)…
2.4- “…và kinh nguyện”: kinh nguyện cá nhân cũng như tập thể là cơ hội và là môi trường để con người “tiếp cận” với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính cả bản thân mình… Và đó cũng chính là lúc và là nơi mà dung mạo của Giáo hội được bày tỏ và thể hiện cách hết sức đặc thù. Ở đây, vai trò chính của vị linh mục thừa tác là “qui tụ” Dân Chúa lại với nhau, cùng đồng hành với họ và là “cầu nối” (pontifex) giữa con người và Thiên Chúa và ngược lại, trong ngôi vị Đức Kitô là Đầu…
2.5- Sự Hiện diện có tính bí tích của vị Linh mục thừa tác giữa lòng Giáo hội …
Trên cơ sơ những phân tích và suy tư trên đây, hé lộ cho chúng ta thấy một chiều kích huyền nhiệm nữa nơi Căn tính đặc thù của vị Linh mục thừa tác đó là Hiện diện của ngài giữa lòng thế giới và Giáo hội là một Hiện diện có tính bí tích (Présence sacramentelle) (xem Mt 28, 20; Lc 22, 19).
Là sự hiện diện có tính bí tích, trước tiên, bởi vì đó là sự hiện diện trong ngôi vị Đức Kitô: dù hèn yếu, tội lỗi, bất xứng, v.v…, nhưng, vì tình yêu nhưng không và có thể nói không ai hiểu được, Đức Kitô đã nhận vị linh mục thừa tác đó là Mình (appropriation) và qua ngài, Đức Kitô hiện diện với những người bạn của Ngài giữa lòng lịch sử…
Thứ đến, cùng với “Mình Thánh” và “Máu Thánh”, vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô, cách bí tích, vẫn “nuôi sống” và “làm đã cơn khát” nhân loại đang “đói” và “khát” cách thể xác cũng như tinh thần…
Sau cùng, trong ngôi vị Đức Kitô là Đầu của Thân Thể mầu nhiệm là Giáo Hội, có thể nói vị linh mục thừa tác chính là “linh hồn” của các cộng đoàn… Không có ngài, cộng đoàn sẽ trở nên trống vắng, như ngôi nhà không có chủ, như thế giới vắng bóng Thiên Chúa…
Năm Thánh Linh mục 2009-2010
Đã có nhiều cách, nhiều con đường để tiếp cận với vấn đề nầy: linh mục thừa tác, ngài là ai? Ở đây, nhân Năm Thánh Linh mục, chúng tôi mạo muội đề xuất một cách hiểu về căn tính của vị linh mục thừa tác (sacerdoce ministériel) qua lăng kính mầu nhiệm ngôi hiệp (union hypostatique)…
Qua lăng kính mầu nhiệm ngôi hiệp, chúng tôi sẽ lần lượt đào sâu những vấn đề sau đây:
1- Tương quan giữa Đức Kitô và vị linh mục thừa tác;
2- Tương quan giữa vị linh mục thừa tác và Bí tích Thánh Thể;
3- Tương quan giữa vị linh mục thừa tác và Bí tích Hòa giải;
4- Linh mục thừa tác, ngài là ai?
BÀI 1:
Tương quan giữa Đức Kitô và vị Linh Mục Thừa Tác qua lăng kính mầu nhiệm Ngôi Hiệp
Vào đề
Trong ngôn ngữ “nhà đạo” thông thường người ta hay gọi vị linh mục thừa tác (sacerdoce ministériel) là “Alter Christus”, là “in personna Christi”… “Alter Christus” thường được chuyển ngữ là “Đức Kitô khác” hay “Đức Kitô thứ hai”. “In personna Christi” thường được chuyển ngữ là “nhân danh Đức Kitô”, “đại diện Đức Kitô”, “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”, v.v… Cả hai cách chuyển ngữ nầy đều vừa thừa vừa thiếu. Thừa vì có vẻ như có hai “ngôi vị”. Thiếu vì thiếu tình trạng hiệp nhất giữa Đức Kitô và con người linh mục…
1- Mầu nhiệm ngôi hiệp (union hypostatique)
Trong ngôn ngữ kitô-học, mầu nhiệm thần tính và nhân tính của Đức Kitô hiệp nhất với nhau trên cơ sở chỉ có một Ngôi Vị duy nhất là Đức Kitô thường được gọi tắt là Mầu nhiệm ngôi hiệp. Nghĩa là thần tính nhận nhân tính cùng với những thụ cảm làm của mình hay “là” mình (appropriation) và thông ban (communication) cho nhân tính đó một số yếu tố đặc thù mà thần tính vốn có “vì loài người chúng ta” và “để cứu độ chúng ta”... Tuy mỗi bản tính vẫn là mình, không hòa lẫn (như nước biển với nước ngọt), nhưng cũng không hoàn toàn tách biệt (như dầu hôi với nước lã)… Một số giáo phụ so sánh sự hiệp nhất giữa thần tính và nhân tính với sự hiệp nhất giữa hồn và xác trên cơ sở ngôi vị của một cá thể… Chúng tôi thích hơn hình ảnh hai người yêu nhau, dù vẫn còn một số yếu tố bất toàn: khi yêu nhau, người ta trở nên một (cái “chúng ta”), dù mỗi người vẫn là mình…
2- Tương quan giữa Đức Kitô và vị linh mục thừa tác qua lăng kính mầu nhiệm ngôi hiệp
Để có thể hiểu được vị Linh mục thừa tác là ai và là gì, ở đây, chúng tôi mạo muội đề nghị một lối hiểu qua lăng kính mầu nhiệm ngôi hiệp. Nghĩa là: Qua Bí tích truyền chức, dưới quyền năng và tác động của Chúa Thánh Thần, Đức Kitô nhận con người linh mục mà Ngài đã gọi và chọn đó, cùng với những sở trường và sở đoản, “là” Mình hay “là” Ngài (appropriation), đồng thời thông ban cho vị linh mục đó một số yếu tố đặc thù thần linh mà vốn là sở hữu của Ngài (communication) và cả hai hiệp nhất nên một trên cơ sở Ngôi Vị Đức Kitô (in personna Christi)…
3- Cơ sở Thánh kinh của những hành vi “nhận làm của mình” hay “nhận là mình” (appropriations)
- Mt 25, 31-46: “[…]. ‘Quả thật, Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một người trong các anh em hèn mọn nhất nầy của Ta, là các ngươi đã làm cho chính mình Ta’.[…]. ‘Quả thật, Ta bảo các ngươi, những gì các ngươi đã không làm cho một người nào trong các kẻ hèn mọn nhất nầy, là các ngươi đã không làm cho chính mình Ta’.”
- Mt 10, 40: “Kẻ tiếp đón các ngươi là tiếp đón Ta; và kẻ tiếp đón Ta, là tiếp đón Đấng đã sai Ta”.
- Mt 18, 5: “Và kẻ nào tiếp đón một trẻ nhỏ nầy vì danh Ta, tức là tiếp đón Ta”.
- Mc 9, 37: “Kẻ nào tiếp đón một trẻ nhỏ thế nầy vì danh Ta, tức là tiếp đón Ta; kẻ nào tiếp đón Ta, thì không phải người ấy tiếp đón Ta, mà là Đấng đã sai Ta”.
- Lc 9, 48: “Kẻ nào đón tiếp trẻ nhỏ nầy vì danh Ta, tức là tiếp đón Ta; và kẻ tiếp đón Ta là tiếp đón Đấng đã sai Ta…”
- Lc 10, 16: “Ai nghe các ngươi là nghe Ta, và ai thảy bỏ các ngươi là thảy bỏ Ta, mà ai thảy bỏ Ta là thảy bỏ Đấng đã sai Ta”.
- Ga 23, 20: “Quả thật, qủa thật, Ta bảo các ngươi: ai chịu lấy kẻ Ta sai đến, là chịu lấy Ta, mà ai chịu lấy Ta, tức là chịu lấy Đấng đã sai Ta”.
- Cv 9, 1-5: “[…], ‘Saul, Saul, tại sao ngươi bắt bớ Ta?’ […]. ‘Ta là Giêsu, người đang bắt bớ’.”
4- Cơ sở Thánh kinh của những hành vi thông ban những yếu tố đặc thù cho nhau (communications): Một số quyền năng Đức Kitô thông ban cho con người linh mục:
4a- Quyền tha tội trong Ngôi Vị Đức Kitô: Mt 9, 1-7; Mc 2, 1-12; Lc 5, 17-26; Mt 16, 19; Cv 10, 43; Mt 28, 18-20; v.v…
4b- “Quyền năng trên các thần ô uế khiến họ có thể xua đuổi chúng và chữa mọi tật nguyền, bệnh hoạn” trong Ngôi Vị Đức Kitô: Mt 10, 1; Mc 3, 14; 6, 7; Lc 9, 1; v.v…
4c- Quyền năng thực hiện hành vi “nhận làm của mình” và “là mình” (appropriation) và hành vi thông ban một số đặc ân mình có (communication) trong Ngôi Vị Đức Kitô, đặc biệt nơi Bí tích Thánh Thể: Lc 22, 19-20; 1 Cr 11, 23-27; v.v…; và quyền tha tội trong Bí tích Hòa giải (Ga 20,23)…
5- Một vài suy tư thần học:
Trên cơ sở những điều trên đây, có thể nói được rằng mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời và mầu nhiệm Ngôi hiệp nơi Đức Kitô có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau, có tính phổ quát và với nhiều cấp độ khác nhau:
5a- Tương quan giữa Đức Kitô và Thụ Tạo nói chung:
Có thể nói rằng nhân tính nơi Đức Kitô chính là tượng trưng cho toàn thể thụ tạo và toàn thể nhân loại nói chung:
“Lúc khởi nguyên đã có Lời…và Lời là Thiên Chúa…Mọi sự nhờ Ngài mà thành sự và không Ngài thì không gì đã thành sự. Điều đã thành sự nơi Ngài là sự Sống và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại.” (Ga 1, 1-3).
“Ngài (Đức Kitô) là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử giữa mọi thụ sinh, vì trong Ngài vạn vật đã được tạo thành, chốn trời cao và nơi dương thế, vật hữu hình, vật vô hình, dù là thiên tòa hay thiên chủ, dù là thiên phủ hay là uy linh: mọi sự đã được tạo thành nhờ Ngài và cho Ngài! Và Ngài có ưu thắng trên mọi sự, và mọi sự đều tồn tại trong Ngài.” (Cl 1, 15-17).
5b- Tương quan giữa Đức Kitô và nhân loại nói chung:
Bởi vì con người đã được tạo dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 26-27), mà hình ảnh Thiên Chúa chính là Đức Kitô (1 Cr 11, 7; 2 Cr 4, 4; Cl 1, 15), cho nên có thể nói rằng nhân tính của Đức Kitô cũng chính là toàn thể nhân loại, hiểu theo nghĩa cá thể cũng như tập thể. Chính vì thế, khi Đức Kitô cứu độ, thánh hóa nhân tính của Ngài và nhận nhân tính đó là của mình và là mình, điều đó có nghĩa là Ngài, trong chỉ một hành vi, một lần là đủ, đã cứu độ và thánh hóa toàn thể nhân loại, mọi nơi và mọi thời… Như thế, chúng ta hiểu vì sao Giáo hội trước sau như một luôn khẳng định Đức Kitô là Đấng Trung gian và là Đấng Cứu độ duy nhất và phổ quát, ngoài Ngài ra chẳng có ai khác cả (Ep 2, 13-18; Rm 11, 25-29).
“Nhưng nay, trong Đức Kitô Giêsu, anh em, những kẻ xưa kia ở xa, thì đã nên gần nhờ bửu huyết của Đức Kitô. Vì chính Ngài là sự bình an của ta, Đấng đã làm cho đôi bên nên một, triệt hạ tường ngăn thành chắn, (tiêu biểu cho) mối hằn thù – nhờ thân xác Ngài, - thủ tiêu Lề luật nguyên những điều răn lệnh chỉ, ngõ hầu trong Ngài, Ngài tạo dựng hai loại người ấy nên một người mới; đem lại bình an, và giảng hòa hai dân – trong một Thân mình – với Thiên Chúa, nhờ Thập giá, giết chết hằn thù – nơi mình Ngài. Và Ngài đã đến loan báo Tin Mừng bình an cho anh em những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần. Vì chính nhờ Ngài, chúng ta đôi bên, trong một Thần khí, được đến chùng Cha.” (Ep 2, 13-18).
“Hỡi anh em, tôi không muốn để anh em không hay biết mầu nhiệm nầy, để anh em đừng tự phụ mình khôn: Israel đã ra chai đá phần nào, cho đến khi toàn thể dân ngoại đã gia nhập, và như thế tất cả Israel cũng sẽ được cứu. […]. Vì chưng cũng như anh em, xưa kia bất tuân đối với Thiên Chúa, mà nay đã được thương xót, nhân vì họ bất tuân, thì họ cũng thế, nay bất tuân, bởi anh em được thương xót. Vì chưng Thiên Chúa đã dồn mọi người hết thảy vào đàng bất tuân, ngõ hầu Ngài dũ lòng thương hết mọi người.” (Rm 11, 25-26.30-32).
5c- Tương quan giữa Đức Kitô và Giáo hội hay là các kitô-hữu nói chung:
Giáo hội, trước tiên, là “Thân Mình” của Đức Kitô (Cl 1, 15-24; 1 Cr 12, 27; 1 Ga 3, 2; Rm 12, 5; v.v…), thứ đến, là cộng đoàn những kẻ tin vào Đức Kitô và được tập hợp lại để lắng nghe Lời của Thiên Chúa (Xh 19, 3-8.25; Gs 8, 32-35; 24, 1-28; v.v…) và cử hành các Bí tích của Đức Kitô (Cv 2, 42) …
“Nay tôi vui sướng trong các nỗi thống khổ chịu vì anh em; và trong thân xác tôi, tôi bù đắp những gì còn thiếu nơi các nỗi quẫn bách Đức Kitô phải chịu vì Thân Mình Ngài, tức là Hội Thánh…” (Cl 1, 24).
“Mà anh em là Thân Mình của Đức Kitô, và ai theo phận nấy mà làm chi thể” (1 Cr 12, 27).
“Anh em thân mến, hiện giờ ta là con cái Thiên Chúa; ta sẽ là gi, thì chưa được tỏ hiện, ta biết rằng một khi điều ấy (hay là Đức Kitô “quang lâm” hay là Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô là Giáo hội [ctctg]) tỏ hiện, thì ta sẽ được giống như Ngài (Đức Kitô “quang lâm” [ctctg]), vì Ngài thế nào, ta sẽ được thấy như vậy.” (1 Ga 3, 2).
“Họ chuyên cần với giáo huấn của các tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện.” (Cv 2, 42).
5d- Tương quan giữa Đức Kitô và vị linh mục thừa tác:
Vị Linh mục thừa tác hiệp nhất với Đức Kitô trên cơ sở Ngôi Vị của Ngài, như nhân tính hiệp nhất với thần tính của Đức Kitô trên cơ sở Ngôi Vị của Đức Kitô. Cũng như Đức Kitô, trong tư cách vừa là Thiên Chúa thật vừa là con người thật, khi thì Ngài nói và cư xử như là con người, có khi Ngài nói và cư xử như là Thiên Chúa, con người linh mục trong Ngôi Vị Đức Kitô (in personna Christi) cũng nói và hành xử như vậy.
“Lạy Cha! nếu Cha muốn, xin cất chén nầy đi khỏi con! (Đức Giêsu nói trong tư cách là con người bình thường như chúng ta: chú thích của tác giả [ctctg]). Song đừng cho ý của con, mà là ý của Cha được thành sự! (Ở đây, Đức Giêsu nói trong tư cách là Thiên Chúa [ctctg])” (Lc 22, 42; tham chiếu Ga 12, 27-29; Lc 2, 49; Ga 8, 58; 10, 30; v.v…).
“Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn: vì nầy là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con. […]. Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: vì nầy là chén máu Thầy, máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy”. (Những lời nầy chỉ thành sự và hữu hiệu khi được vị linh mục thừa tác nói trong ngôi vị Đức Kitô, chứ không phải trong tư cách con người bình thường như mọi người).
“[…]. Vậy, Cha tha tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” (Những lời nầy chỉ thành sự và hữu hiệu khi được vị linh mục nói trong ngôi vị Đức Kitô mà thôi, vì chỉ có Thiên Chúa và Con Người mới có quyền tha tội [Mc 2, 3-12]…).
Vì thế, có thể nói rằng không có Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa Giải thì cũng không có chức Linh mục thừa tác và ngược lại. Đó chính là cơ sở chính yếu để phân biệt giữa chức linh mục chung của mọi kitô-hữu (sacerdoce commun) và chức linh mục thừa tác của một số người được gọi chọn bởi Thiên Chúa qua trung gian Giáo hội (sacerdoce ministériel). Và đó cũng chính là một trong những cơ sở nói lên sự khác biệt căn bản giữa Giáo hội công giáo và các giáo hội thệ phản và Anh giáo liên quan các Bí tích, chức linh mục thừa tác, và các vấn đề giáo hội học, v.v…
BÀI 2:
Tương quan giữa vị Linh Mục Thừa Tác và Bí Tích Thánh Thể qua lăng kính mầu nhiệm Ngôi Hiệp
Giáo hội, hằng năm, vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, cử hành tưởng nhớ vừa việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể vừa việc Chúa Giêsu thiết lập Chức Linh mục thừa tác. Điều đó có nghĩa là trong truyền thống xưa nay của Giáo hội, chức linh mục thừa tác và Bí tích Thánh Thể luôn có tương quan mật thiết đối với nhau, đến độ người ta có thể nói rằng sẽ không có chức linh mục thừa tác nếu không có Bí tích Thánh Thể và ngược lại…
Việc phân tích những công thức “truyền phép” sẽ cho ta thấy được những điều đó.
1- “… Vì nầy là Mình Thầy…” và “… vì nầy là Chén Máu Thầy…”:
Trong Thánh Lễ, khi được đọc lên hay nói lên bởi vị linh mục thừa tác, công thức nầy vốn mang hai tầng ý nghĩa:
1a- Khi được nói lên hay đọc lên cách nguyên thủy bởi Đức Kitô, công thức nầy có ý nghĩa: qua hành vi “nhận làm của mình” hay “nhận là mình’ (appropriation), tấm bánh đó hay chén rượu đó được Đức Kitô nhận “là của mình” và “là Mình” và thực sự đó chính là Đức Kitô; đồng thời, trong Ngôi Vị Mình, Đức Kitô thông ban cho Tấm bánh đó và Chén rượu đó một số thuộc tính thần linh của Ngài, như kiểu thần tính ban cho nhân tính một số thuộc tính thần linh mà chỉ thần tính mới có… Ở đây, nói theo ngôn ngữ mầu nhiệm ngôi hiệp, Đức Kitô và Tấm bánh và Chén rượu đó hiệp nhất với nhau trở thành một trên cơ sở Ngôi Vị Đức Kitô (in personna Christi). Những khái niệm “nhận là Mình” (appropriation) và “thông ban cho nhau” (communication), như vậy, có vẻ như thích hợp hơn và năng động hơn là khái niệm “biến bản thể” (transsubstantiation) của thần học kinh viện… Thích hợp hơn, bởi vì gần gũi với ngôn ngữ thánh kinh hơn (xem Ga 6, 32-58; Mt 3, 9). Năng động hơn, bởi vì những khái niệm “nhận là Mình” và “thông ban cho nhau” bao hàm một qúa trình tiến hóa và tương quan qua lại giữa nhau, tạo cho tự do của con người và của Thiên Chúa có khoảng không gian và thời gian để chọn lựa, vì đó chính là điều làm nên căn tính của con người và Thiên Chúa…
1b- Khi được nói lên hay đọc lên bởi vị linh mục thừa tác hiệp nhất với Đức Kitô trong Ngôi Vị của Ngài, công thức nầy còn có ý nghĩa: qua hành vi “nhận làm của mình” và “là Mình”, vị linh mục trong ngôi vị Đức Kitô nhận Tấm bánh đó và Chén rượu đó “là của mình” và “là mình”. Vì thế, có thể nói rằng, không giây phút nào mà giữa vị linh mục thừa tác và Đức Kitô có được sự hiệp nhất sâu xa và lớn lao cho bằng chính nơi giây phút mà vị linh mục đó đọc “lời truyền phép”! Bánh đó và Rượu đó đồng thời cũng là Mình và Máu của vị linh mục đang đọc lời truyền phép đó trong ngôi vị Đức Kitô…
2- “… sẽ bị nộp vì các con…” và “… sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội…”:
Những lời nầy diễn tả chiều kích tình yêu dâng hiến và cứu độ của Bí tích Thánh Thể và Hiện sinh của con người Linh mục.
2a- Chiều kích tình yêu dâng hiến: Các nhà thần học ngày nay dùng hạn từ “hiện hữu cho và vì…” (“pro-existence”) để diễn tả một hiện sinh không hiện hữu chỉ cho mình mà còn cho tha nhân. Hiện sinh của Đức Kitô là mẫu mực của thứ “hiện hữu cho và vì tha thể…” nầy (“propter nos homines et propter nostram salutem”):
“Không có tình yêu nào lớn hơn là tình yêu dám thí cả mạng sống mình vì người mình thương mến” (Ga 15, 14).
“Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, ai ghét sự sống mình nơi thế gian nầy, thì sẽ giữ nó cho sự sống vĩnh hằng!” (Ga 12, 25; Mt 16, 25; Mc 8, 35; Lc 9, 23tt).
“Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: giả như hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó mới sai hoa lắm quả!” (Ga 12, 24).
Cũng như Mầu nhiệm Nhập thể (bao gồm mầu nhiệm Sáng tạo, Mặc khải và Siêu độ) tự nó đã là sáng kiến và hành vi dâng hiến tự do và nhưng không của Thiên Chúa Ba Ngôi vì tình yêu đối với loài người chúng ta, Bí tích Thánh Thể và hiện sinh linh mục thừa tác cũng vậy là sáng kiến tình yêu “để ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20), vì Thiên Chúa là Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Mt 1, 23)…
2b- Chiều kích tình yêu siêu độ: Hành vi siêu độ của Đức Kitô diễn ra trên đỉnh Thập giá chính nơi giây phút mà Tình yêu dâng hiến đạt đến đỉnh điểm của nó, khi mà Đức Giêsu Kitô dâng hiến cho Cha cái còn lại cuối cùng là Thần Khí của Cha (Ga 19, 30), và chính lúc Đức Giêsu Kitô đã dâng hiến tất cả, Ngài đã được Cha ban cho lại tất cả: “Đã hoàn tất!”. Vì thế, tác giả Sách Tin Mừng thứ 4 gọi “Giờ Thập giá” cũng chính là “Giờ vinh quang” (Ga 12, 23: “Giờ đã đến! cho Con Người được tôn vinh!”). Hành vi siêu độ trên đỉnh Thập giá, như vậy, diễn ra khi mà Tình Yêu dâng hiến của Thiên Chúa chiến thắng tất cả, cả những toan tính nhỏ nhen, cả những nỗi sợ hãi, cả nỗi sợ hãi cái chết và chính cả Sự Chết…
3- “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn…” và “Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống…”:
Những lời nầy diễn tả chiều kích Bữa tiệc bày tỏ tình yêu hiệp thông và hiệp nhất (Cv 2, 42-47). Bí tích Thánh Thể và Hiện sinh linh mục thừa tác, như vậy, chính là nguyên lý của sự Hiệp nhất của cộng đoàn, trên cơ sở việc cử hành Lời Chúa, cử hành các Bí tích và tình yêu dâng hiến…
“Họ chuyên cần với giáo huấn của các tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện. […]. Các kẻ tin hết thảy đều coi mọi sự là của chung: đất đai của cải, thì họ bán đi mà phân phát cho mọi người, ai nấy tùy theo nhu cầu của mình.” (Cv 2, 42.44).
4- “…Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy”:
Những lời nầy mang một nội dung ý nghĩa kép: một đàng, vừa có nghĩa hành vi “nhận làm của mình hay là mình” (appropriation) và hành vi “thông ban cho nhau” (communication) nguyên thủy được thực hiện bởi Đức Giêsu-Kitô trong Ngày Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh chỉ diễn ra một lần trong không gian và thời gian nhưng mang hiệu quả và hiệu năng có tính quyết định và phổ quát cho mọi người và mọi thời (Dt 9, 11-28); đàng khác, vừa có nghĩa, khi cử hành Bí tích Thánh Thể, vị linh mục thừa tác không phải “làm lại” hay “tái diễn lại” hành vi “nhận Bánh và Rượu là Thân Mình và Máu của Đức Kitô” trên chiều kích dâng hiến lẫn chiều kích siêu độ, để tạo ra những hiệu năng và hiệu quả như vậy một lần nữa trong thời gian và không gian, mà đúng hơn là “làm cho hiệu quả vốn đã có và đang hiện hữu hiện diện đối với…” (le rendre présent pour…), hay nói cách khác, vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô, khi cử hành Bí tích Thánh Thể trong không gian và thời gian là làm cho chính “Đức Kitô ‘là’ Bánh và Rượu” hiện diện trong không gian và thời gian nơi Bánh và Rượu đang được “truyền phép” trên Bàn thờ và cả nơi chính con người của vị linh mục trong ngôi vị Đức Kitô đang cử hành đó, đối với những ai tin và muốn tin… (khái niệm “le mémorial”: xem Xh 3, 15; 12, 14; 13, 9; Tl 16, 3). Điều đó cho thấy tương quan giữa vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô và Bí tích Thánh Thể cũng như đối với những kẻ tin vào Bí tích nầy không đơn giản chỉ có tính tĩnh tại (statique), máy móc, phi ngôi vị, hoàn toàn có tính khách quan, mà là quan hệ tình yêu, năng động và có tính tương quan ngôi vị… Bởi vì chỉ trong quan hệ tình yêu người ta mới có thể, dù không hiện hữu bên nhau, không nhìn thấy nhau, nhưng người ta vẫn luôn có thể ở trong nhau, có nhau và hiện diện đối với nhau (xem Pl 3, 10-11)…
Như vậy, khi cử hành Bí tích Thánh Thể, vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, làm cho Đức Kitô hiện diện cách hữu hình, qua việc ngài, trong ngôi vị Đức Kitô, nhận Tấm bánh và Chén rượu đang hiện diện trên Bàn thờ đó “là của mình” và “là mình” và thực sự là thế, Và như vậy, là để Đức Kitô luôn luôn “hiện diện” đối với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế…
5- Cơ sở Thánh kinh của việc Đức Kitô nhận Mình là lương thực (Bánh và Thức uống [rượu và nước]) cho con người:
Hầu như cả bốn Sách Tin Mừng đều chứng tỏ cho thấy Đức Giêsu bao giờ cũng chỉ nói và khuyên người khác làm điều mà chính Ngài đã, đang và sẽ làm và thực hiện (xem thí dụ Mt 5, 1-12a; Lc 14, 25-33; Ga 15, 13; 6, 51-58; v.v…). Trong ngôn ngữ Thánh kinh Cựu Ước, trung tín, trung thành với Giao ước, với lời thề hứa là một trong những đặc trưng của Thiên Chúa (Xh 34, 6; Tv 25, 10; Ga 18, 37; Kh 3, 14; v.v…)…
5a- “… Bánh hằng sống bởi trời xuống, chính là Ta! Ai ăn bánh nầy, thì sẽ được sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, ấy là thịt mình Ta vì sự sống thế gian.” (Ga 6, 51) và “…Bánh sự sống, chính là Ta! […]. Vì thịt Ta thật là của ăn và máu Ta là thật của uống. Kẻ ăn thịt Ta và uống máu Ta thì lưu lại trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy.” (Ga 6, 48.55-56): Phản ứng của một số kẻ nghe lúc đó (Ga 6, 60) cho thấy ngôn ngữ của Đức Giêsu có lẽ khá rõ ràng và cụ thể, chứ không theo nghĩa tượng trưng hay ẩn dụ gì cả: “ăn” (manducare, manger) thịt và “uống” (bibere, boire) máu! Có thể bởi vì họ chưa biết việc Đức Giêsu, trong Bí tích Thánh Thể, nhận tấm bánh ăn và chén rượu uống trong bữa tiệc hiệp thông là Thịt Mình và Máu Mình (appropriation) và khi ăn “tấm bánh” đó và uống “chén rượu” đó chính là “ăn” và “uống” Thịt và Máu của Đức Giêsu-Kitô!
5b- “…thì sẽ được sống đời đời.” (Ga 6, 51) và “…thì lưu lại trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy.” (Ga 6, 56): những lời nầy diễn tả tương quan giữa chiều kích tình yêu dâng hiến và chiều kích tình yêu siêu độ, tức là sự sống vĩnh hằng, sự sống Tình Yêu Thiên Chúa-Ba Ngôi, luôn tương tại và tương ngụ trong nhau, luôn sống cho nhau và vì nhau…
6- Một vài suy tư thần học
Trên cơ sở những phân tích trên đây, có thể nói rằng:
6a- Cũng như trong Mầu nhiệm Nhập thể, chỉ có vấn đề Thiên Chúa tự hủy làm người (“Et Verbum caro factum est” nơi Ga 1, 14) chứ không có vấn đề ngược lại là con người tự mình làm Thiên Chúa, nơi Bí tích Thánh Thể, cũng vậy, chỉ có vấn đề Đức Kitô và vị linh mục thừa tác trong ngôi vị của Ngài tự hủy nhận Bánh đó và Rượu đó là Mình (et Christus panis factus est, et Christus vinum factus est), chứ không có vấn đề ngược lại là Bánh và Rượu có thể tự mình làm thành mình và máu Đức Kitô. Đây là vấn liên quan tình yêu nhưng không, tự do và ân sủng của Thiên Chúa…
6b- Tương quan giữa vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô và Bí tích Thánh Thể là tương quan có tính hữu thể (relation ontologique): điều nầy có nghĩa cũng như nơi Bí tích truyền chức thánh, qua quyền năng và tác động của Chúa Thánh Thần, Đức Kitô tự hủy nhận con người vị linh mục thừa tác làm là mình và cả hai hiệp nhất với nhau trên cơ sở ngôi vị Đức Kitô qua cấu trúc cấu thể hữu thể như nơi mầu nhiệm ngôi hiệp, ở đây, cũng vậy, khi vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô “truyền phép”, nhờ quyền năng và tác động của Chúa Thánh Thần, vị linh mục thừa tác đang tế lễ đó hiệp nhất với bánh và rượu trên bàn thờ nên một trên cơ sở ngôi vị Đức Kitô…
6c- Tương quan giữa vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô với Bí tích Thánh Thể và Giáo hội: bởi vì Giáo hội vốn được gọi là “Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô”, vì thế cho nên, vị linh mục thừa tác chỉ ở trong ngôi vị Đức Kitô khi ngài hiện hữu trong, bởi, cho và vì Đức Kitô, Giáo hội và Bí tích Thánh Thể…
Đó chính là cơ sở của Khoản Giáo luật 1378, § 2, 1°: “… Những người sau đây bị phạt vạ cấm chế tiền kết và bị vạ huyền chức, nếu là giáo sĩ: người nào không phải là tư tế mà dám cử hành phụng vụ Hiến Tế Thánh Thể…”
BÀI 3:
Tương quan giữa vị Linh Mục Thừa Tác và Bí Tích Hòa Giải qua lăng kính mầu nhiệm Ngôi Hiệp
Bí tích Hòa giải, trước tiên, có hiệu năng khôi phục lại những tương quan vốn có giữa con người với Thiên Chúa, với tha nhân, với chính bản thân mình và với thiên nhiên vũ trụ đã bị phá vỡ do ích kỷ, kiêu căng, ghen ghét, hận thù, bất tuân và mù quáng, v.v…, hay nói chung là do tội lỗi (xem Stk 3, 1-24).
1- Việc phân tích Công thức tha tội của Giáo hội sẽ giúp chúng ta hiễu rõ hơn hiệu năng của Bí tích nầy và tương quan giữa vị linh mục thừa tác với Bí tích Hòa giải:
1a - “Thiên Chúa là Cha hay thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa…”:
Sự Hòa giải nguyên thủy, hoàn hảo, vẹn toàn, tuyệt đối, một lần thay cho tất cả hay sự Hòa giải của tất cả mọi hòa giải đã được thể hiện nơi Đức Giêsu-Kitô vốn vừa là Thiên Chúa thật vừa là con người thật nơi mầu nhiệm Ngôi hiệp, tức là nơi việc thần tính và nhân tính của Đức Kitô hiệp nhất trên cơ sở Ngôi Vị của Ngài “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta” (propter nos homines et propter nostram salutem).
Và, bởi vì nhân tính của Đức Kitô cũng chính là nhân loại toàn thể (xem Ga 1, 3; Tv 33, 6; Cl 1, 15-20; Kh 3, 14; 1 Cr 8, 6), cho nên khi nhân tính của Đức Kitô hoàn toàn hiệp nhất với thần tính của Ngài trên cơ sở Ngôi Vị của Ngài trong hành vi tình yêu dâng hiến hoàn toàn trên đỉnh thập giá cũng chính là lúc toàn thể nhân loại mọi nơi và mọi thời được thần linh hoá, được thánh hiến, được siêu độ, được tha thứ và được tái hòa giải lại với Thiên Chúa, với tha nhân, với thiên nhiên vũ trụ và với chính bản thân mình…
1b- “… và ban Thánh Thần để tha tội…”:
Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, chỉ có Thiên Chúa và Con Người hay là Đức Kitô mới có quyền tha tội (xem Mc 2, 3-12). Vậy, khi nói “ban Thánh Thần để tha tội”, điều nầy hẳn có nghĩa là Thánh Thần của Đức Kitô cũng là Thánh Thần của Thiên Chúa hay là chính Đức Kitô, chính Ngôi Vị Đức Kitô tha tội… Đó chính là Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh hằng ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (xem Ga 14, 16-31; 20, 23; Mt 28, 19-20).
1c- “…Xin Chúa dùng thừa tác vụ của Hội Thánh mà ban cho […] ơn tha thứ và bình an…”:
Ơn tha thứ và bình an, như đã phân tích ở trên, chỉ có thể có “trong”, “bởi” và “với” Đức Kitô cách uyên nguyên và “Thân Mình mầu nhiệm” của Ngài là Giáo Hội nhờ ân sủng được ban cho (hay “thừa tác”) - tức là do được Đức Kitô nhận “là” Mình - mà thôi. Tác vụ hòa giải và tha tội đích thực và toàn vẹn, như vậy, chỉ có thể được thực hiện bởi vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô và trong Giáo Hội là Thân Mình mầu nhiệm của Ngài mà thôi…
1d- “…Vậy, tôi tha tội cho […] nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.”:
Cũng như trong mầu nhiệm ngôi hiệp, tuy là hai bản tính (thần tính và nhân tính), nhưng ở nơi Đức Kitô chỉ là một Ngôi Vị hay chỉ có một cái “TÔI” mà thôi, cũng vậy, cái “tôi” ở đây chỉ có thể là cái “tôi” trong ngôi vị Đức Kitô, cái “tôi” được nhận là “cái tôi thiên chúa”: chỉ trong điều kiện cái tôi thiên chúa như vậy (nghĩa là thuộc về cấu trúc hữu thể học) mới có thể có quyền tha tội (xem Mc 2, 3-12).
Và, trên cơ sở mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi cùng tương ngụ trong nhau (inhabitation trinitaire), hành vi tha tội và hòa giải trong ngôi vị Đức Kitô hẳn đồng thời cũng phải là hành vi trong và bởi Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi: được tha thứ bởi Thiên Chúa-Ba Ngôi và được hòa giải với Thiên Chúa-Ba Ngôi…
2- Cơ sở Thánh Kinh của việc tha tội bởi Thiên Chúa, bởi Con Người và của việc hòa giải với Thiên Chúa, với tha nhân, với thiên nhiên vũ trụ và với chính bản thân mình:
2a- Mc 2, 3-12: “…[…]. ‘Ai nào có thể tha tội được, trừ phi là một mìmh Thiên Chúa?’.[…]. ‘Song để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất’.”
2b- Mt 16, 19: “…Ta sẽ trao cho ngươi chìa khóa Nước Trời, và điều gì dưới đất ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và điều gì dưới đất ngươi tháo cởi thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời.”
Quyền năng tha tội không chỉ được ban cho Phêrô thôi mà còn cho toàn thể tông đồ đoàn (collège apostolique): “Quả thật, Ta bảo các ngươi: mọi điều dưới đất các ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và mọi điều dưới đất các ngươi tháo cởi, thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời.” ( xem Mt 18, 18); và cho các môn đệ được qui tụ lại với nhau như một tập thể, một cộng đoàn: “… Nói thế rồi, Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ: ‘Hãy chịu lấy Thánh thần. Các ngươi tha tội cho ai, thì tội họ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai, thì tội họ bị cầm giữ!’.” (Ga 20, 23).
2c- Lc 15, 11-32: “[…]. Hồi tâm lại, nó nói: Biết bao nhiêu người làm công cho cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây! Thôi dậy! tôi sẽ về cùng cha tôi, tôi sẽ nói với người: ‘Thưa cha, con đã trót phạm tội nghịch với Trời và với cha; con không còn đáng gọi là con cha nữa, xin xử với con như một người làm công của cha thôi’ (đối chiếu với St 3, 1-24). […]. ‘Ta phải ăn khao mới được! vì nầy con ta đây: nó đã chết mà lại hoàn sinh, đã mất đi mà lại tìm thấy được.”
2d- Cl 1, 18-20: “Ngài là đầu của Thân mình, tức là Hội thánh. Ngài là khởi nguyên, là trưởng tử giữa các vong nhân, ngõ hầu trong muôn sự Ngài là đệ nhất vô song! Vì chưng, Thiên Chúa đã quyết ý cho tất cả Viên mãn đậu lại trong Ngài. Và đã giảng hòa cả vạn vật nhờ Ngài và cho Ngài, đã ban lại bình an nhờ bửu huyết đổ ra nơi Thập giá của Ngài, cho mọi vật dù ở dưới đất hay ở trên trời!”
3- Một vài suy tư thần học
3a- Sự tha thứ “bởi” con người và sự tha thứ “bởi” Thiên Chúa:
Sự phân biệt và so sánh nầy thực ra chỉ có tính tương đối và vạn bất đắc dĩ mà thôi, cốt là để cho dễ hiểu và dễ nắm bắt hơn, bởi vì, nói theo ngôn ngữ thần học, tất cả mọi hiện hữu, mọi hành vi thánh thiện của con người đều chỉ có thể có được “trong” Thiên Chúa mà thôi (xem Rm 11, 36; 1 Cr 8, 6; Cl 1, 16tt). Khi nói tha thứ “bởi” con người là có ý nhấn mạnh khía cạnh hành vi tha thứ giữa con người với con người nói chung dù hành vi đó trên thực tế diễn ra trong Thiên Chúa. Còn khi nói tha thứ “bởi Thiên Chúa” là có ý nhấn mạnh sự tha thứ bởi vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô vừa là Thiên Chúa thật vừa là con người thật.
Trong ngôn ngữ Thánh Kinh có vẻ như có sự khác biệt giữa sự tha thứ nói chung giữa con người với nhau và với sự “tha tội” chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi: tha thứ thì tất cả mọi người đều có bổn phận phải tha thứ (Mt 18, 21; Lc 17, 4; 11, 4; v.v…), nhưng “tha tội” (quyền “cởi trói” và “cầm buộc”) thì có vẻ như chỉ những ai được ban cho “thẩm quyền tha tội” mới được tha tội (xem Mt 9, 6; Mc 2, 10; Lc 5, 24; Mt 12, 31). Ngoài ra, việc con người có được Thiên Chúa tha tội như thế nào có phần còn tuỳ thuộc vào việc con người có tha thứ cho nhau hay không và như thế nào (xem Mt 6, 12-15; 18, 35; Mc 11, 25-26).
3b- Thẩm quyền tha tội (quyền “cởi trói” và “cầm buộc”) của vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô:
Như đã lưu ý ở trên, mục 2b, chỉ có Thiên Chúa và Con Người, tức là chính Đức Kitô, vừa là Thiên Chúa thật vừa là con người thật mới có quyền tha tội: đó là Thẩm quyền nguyên thủy, do căn… Các thừa tác viên có chức thánh khác (trừ phó tế), kể từ Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục, và linh mục thừa tác chỉ có quyền tha tội trong ngôi vị Đức Kitô mà thôi, tức là do ân sủng được ban cho: “Chỉ có tư tế là thừa tác viên của bí tích Sám Hối” (GL Khoản 965)…
Tuy nhiên, bởi vì Phêrô, vị Giáo hoàng tiên khởi và tông đồ đoàn (các Hồng y và Giám mục?) vốn được ban cho thẩm quyền nầy có lẽ không phải cách đầy đủ hơn và trọn vẹn hơn mà đúng hơn là vì phạm vi phục vụ của các ngài rộng lớn hơn và bao quát hơn (xem Mt 18, 18; Ga 20, 23), nên thẩm quyền của các ngài mang tính phổ quát hơn là các linh mục thừa tác mà phạm vi phục vụ vốn là những cộng đoàn nhỏ bé hơn: điều nầy được phản ánh trong Bộ Giáo luật 1983 bao gồm các Khoản từ 965 đến hết 973… Đàng khác, có lẽ bởi vì một đàng để đề cao tầm quan trọng của Bí tích nầy và đàng khác để tránh những lạm dụng có thể xãy ra, Giáo luật Khoản 973 qui định: “Năng quyền giải tội thường xuyên phải được ban bằng văn bản”.
Ở đây, cần lưu ý là thẩm quyền tha tội mà vị linh mục thừa tác có được là vì vị linh mục thừa tác đó được hiệp nhất với Đức Kitô trong ngôi vị của Ngài và vì thế “trong cương vị của Đức Kitô” (“en raison d’être le Christ”) chứ không vì bất cứ lý do ngoại tại nào khác cả, thì dụ như những kiểu nói không thích hợp như: “vì thay mặt hay đại diện Đức Kitô” hoặc “vì được ủy quyền”, thậm chí cả những kiểu nói “đồng hình đồng dạng” hay “alter Christus”, v.v…
BÀI 4:
Linh Mục Thừa Tác, Ngài là ai?
Có thể nói rằng dung mạo của vị linh mục thừa tác đã lộ rõ ra khá rõ ràng khi chúng ta phân tích về những tương quan giữa ngài với Đức Kitô, với Bí tích Thánh Thể và với Bí tích Hòa Giải…
Như một đúc kết tạm thời và sơ lược, bài nầy cố gắng rút ra một số hệ luận từ những phân tích trên đây:
1- Linh mục thừa tác, ngài là ai?
2- Vai trò và vị trí của ngài trong tương quan với Giáo Hội và các Cộng đoàn…
1- Linh mục thừa tác, ngài là ai?
Ngài là “con người trong ngôi vị Đức Kitô” hay “con người được Đức Kitô nhận là Mình”: điều nầy khác xa với những khái niệm “Alter Christus” (Đức Kitô khác hay Đức Kitô thứ hai…), hay “Đại diện Đức Kitô” hay “Đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”…
1.1- Điều đó, nói theo ngôn ngữ mầu nhiệm ngôi hiệp, trước tiên, có nghĩa vị linh mục thừa tác vừa là Đức Kitô thật vừa là con người thật với những yếu đuối, những bất toàn và với cả tội lỗi, v.v…Bởi vì, con người “thánh” không đồng nghĩa với con người “hoàn hảo” hay “hoàn thiện” (perfection) mà đơn giản có nghĩa là con người được Thiên Chúa yêu thương và tha thứ… Chúng ta hãy nhớ đến các Tông đồ của Đức Giêsu: những Phêrô yếu đuối, những Giacôbê và Gioan đầy tham vọng trần tục, những Giuđa Iscariôt tham tiền và phản bội, v.v… Là chính Đức Kitô, nên ngài mới có thể “truyền phép Bánh và Rượu” và “nói”: “Nầy là Mình Thầy…” và “Nầy là chén Máu Thầy…”, để chính Đức Kitô và ngài “là” Bánh đó và Rượu đó (xem GL Kk. 899 § 2 và 900 § 1)…Là chính Đức Kitô, nên ngài mới có thể tha tội, và “nói”: “Và Tôi, Tôi tha tội cho Ông (Bà, Anh, Chị…) nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần…”. Nhưng, đồng thời, ngài cũng là con người với những bất toàn, những yếu đuối, những sa ngã, những tội lỗi, v.v…, cần được thông cảm, được thứ tha và được xây dựng…Như thế, nói theo ngôn ngữ của Thánh Phaolô, là vì: “Nhưng chính những điều thế gian coi là điên rồ, thì Thiên Chúa đã chọn để bêu nhuốc hạng khôn ngoan; và những điều thế gian coi là yếu đuối, thì Thiên Chúa đã chọn để bêu nhuốc những gì là mạnh mẽ. Những điều thế gian cho là ti tiện, là không đáng kể, thì Thiên Chúa đã chọn, những điều không không, để hủy ra không những điều có, ngõ hầu đừng có xác phàm nào dám vinh vang trước mặt Thiên Chúa.” (1 Cr 1, 27-29). Và, còn nữa: “Thiên Chúa đã cứu độ và kêu gọi chúng ta vào dân thánh của Ngài, không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Ngài. An sủng đó Ngài đã ban cho chúng ta từ vĩnh hằng trong Đức Kitô Giêsu, nhưng giờ đây mới được biểu lộ, vì Đấng Cứu độ chúng ta là Đức Kitô Giêsu đã xuất hiện…” (2 Tm 1, 9-10).
1.2- Thứ đến, cương vị “là Đức Kitô” hay “trong ngôi vị của Đức Kitô” đó của vị linh mục thừa tác, vốn vĩnh hằng (Ep 1, 4) và, sau khi đã được một vị giám mục hợp pháp của Giáo hội, dưới quyền năng Chúa Thánh thần, truyền ban, là vĩnh viễn, không ai và không gì có thể tước đi được (xem Dt 5,1-10; 7, 24-28; Ga 15, 14-16; 17, 6-26; v.v…): người ta chỉ có thể cấm đoán hay tước đi quyền cử hành một số Bí tích và quyền thi hành mục vụ của ngài trong một thời gian nào đó, đối với một số đối tượng nào đó, v.v…, chứ không thể tước đi cương vị hay tư cách là “con người trong ngôi vị của Đức Kitô” của ngài được. Lý do, bởi vì cương vị “là Đức Kitô” đó vốn nằm trong cấu trúc hữu thể học của vị linh mục thừa tác (xem Ga 13, 20), chứ không phải là yếu tố ngoại tại. Đó chính là lý do giải thích tại sao Giáo luật của Giáo hội chủ trương rằng trong một số tình huống khẩn cấp và đặc biệt (như chiến tranh, bom đạn), một vị linh mục thừa tác trước đó vốn bị cấm đoán có thể tự động được ban Bí tích Hòa giải cho giáo dân, “propter nos homines” và “propter nostram salutem” (xem GL, Kk. 976 và 986 § 2).
Ngày 15-12-2009 vùa qua, qua Tự Sắc “OMNIUM IN MENTEM”, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã cho thêm vào Khoản Giáo Luật 1009 một triệt 3 qui định: “Những người được tấn phong chức giám mục hoặc linh mục nhận lãnh sứ mạng và năng quyền hành động trong ngôi vị Đức Kitô Thủ lãnh, nhưng các phó tế thì được ban cho năng quyền phục vụ dân Chúa trong vai trò phụ việc trong cử hành phụng vụ, Lời Chúa và bác ái” (1009 § 3: “Ceux qui sont constitués dans l’ordre de l’épiscopat ou du presbytérat reçoivent la mission et la faculté d’agir en la personne du Christ tête, mais les diacres sont habilités à servir le peuple de Dieu dans la diaconie de la liturgie, de la parole et de la charité”).
1.3- Khi nói “cương vị là Đức Kitô” thuộc về cấu trúc hữu thể học của vị linh mục thừa tác, điều nầy không có nghĩa, giống như Đức Giêsu-Kitô vốn là Ngôi Lời Thiên Chúa và là Thiên Chúa và Đức Maria vốn được những đặc ân như vô nhiễm nguyên tội, thánh thiện không tì vết, mặc dụ vẫn phải đối diện với những cám dỗ, những thử thách trong cuộc đời trấn thế, mà chỉ muốn nói rằng, cũng như nơi các Tông đồ của Đức Kitô, “cương vị là Đức Kitô” mà vị linh mục thừa tác nhận được trong ngày lễ Phong chức vốn bắt đầu như một “hiện hữu ở đó” (“être en lui”) và sẽ từ từ qua quá trình cuộc sống trở thành “hiện diện đối với ngài” (“être présent pour lui…”), và trong quá trình đó, hẳn ngài sẽ phải đối diện với những thử thách, cám dỗ và thậm chí những sa ngã…(xem 1 Tm 4, 6-16; 2 Tm 3, 10-17; 1 Cr 3, 18-23; 4, 1-5; 2 Cr 4, 1-11, v.v…).
Quá trình đi từ “hiện hữu nơi ngài” (“être en lui”) đến “hiện diện đối với ngài” (“être présent pour lui”) chỉ có thể là qúa trình tình yêu được sống, qúa trình tương quan ngày càng mật thiết, sống động và cá vị giữa vị linh mục thừa tác với Đức Giêsu Kitô, với Thân Mình mầu nhiệm của Ngài là chính Giáo Hội và với tha nhân, đặc biệt “những con người bé nhỏ”… Đó là một tương quan có tính năng động, hỗ tương và biện chứng, tức là vị linh mục thừa tác càng yêu thương Thiên Chúa và con người bao nhiêu bằng một tinh yêu vị tha, dâng hiến, Đức Kitô càng hiện diện đối với ngài và trong ngài bấy nhiêu, và ngược lại, Đức Kitô càng hiện diện bao nhiêu đối với vị linh mục thừa tác, ngài sẽ càng yêu thương nhiều bấy nhiêu và ngài càng “là mình” (identité) bấy nhiêu… Người ta sẽ hiểu được căn tính (identité) của vị linh mục thừa tác cách rõ ràng hơn khi nghiên cứu vai trò, vị trí của ngài trong tương quan với Giáo hội-Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô…
2- Vai trò và vị trí của vị linh mục thừa tác trong tương quan với Giáo Hội và các Cộng đoàn…
Có thể nói rằng Ep 4, 11-13, một cách tổng quát, cho chúng ta thấy rõ vai trò, chức năng và vị trí của vị linh mục thừa tác trong Giáo hội và các cộng đoàn:
“Đức Kitô đã ban ơn cho kẻ nầy làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4, 11-13).
Còn Cv 2, 42 thì lại cho chúng ta thấy Hiện sinh đời sống của Giáo hội thời sơ khai và mọi thời được lập căn trên 4 yếu tố nền tảng: “Họ chuyên cần với giáo huấn của các tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện”. Việc phân tích Cv 2, 42 sẽ cho chúng ta thấy rõ được vai trò và chức năng và sứ mạng cụ thể của vị linh mục thừa tác…
2.1- “Họ chuyên cần với giáo huấn của các tông đồ”: Giáo hội, trước tiên, là một tập thể những người qui tụ lại với nhau để lắng nghe Lời Chúa (Assemblée du Seigneur). Vị linh mục thừa tác chính là người mang trách nhiệm qui tụ, công bố, rao giảng và giải thích Lời Chúa nhân danh Giáo Hội, Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô, tiếp nối truyền thống giáo huấn của các tông đồ.
2.2- “…và sự hiệp thông”: Thứ đến, Giáo Hội là một tập thể những con người có cùng chung xác tín tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau vì cùng có chung một Cha là Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành mọi sự; hay nói cách khác, là tập thể những con người có cùng chung một Niềm Tin, một Niềm Hy Vọng và một Tình Yêu. Chính ở đây, vị linh mục thừa tác là nguyên lý của sự hiệp nhất của cộng đoàn…
2.3- “…việc Bẻ Bánh”: Sư hiệp thông luôn đòi hỏi tình yêu dâng hiến: cả hai điều nầy được thể hiện cách cụ thể nơi Bí Tích Thánh Thể. Vì thế việc tuyên xưng, cử hành và sống Bí Tích Thánh Thể chính là một trong những yếu tố làm nên nguyên lý, phương tiện và mục đích của hiện sinh của Giáo hội và làm nên chính căn tính của Giáo hội và cả của vị linh mục thừa tác…
2.3a- Bí Tích Thánh Thể và Căn tính của Giáo Hội:
Bí tích Thánh Thể, trước tiên, là nguyên lý của Căn tính của Giáo hội như là Thân Thể nhiệm mầu của Đức Kitô. Là nguyên lý, bởi vì, chính Bí tích Thánh Thể là nguyên lý khai sinh ra căn tính của Giáo hội, hay nói cách khác, chính Bí tích Thánh Thể làm cho Giáo hội là Thịt và là Máu của Đức Kitô, như là Bí tích của Đức Kitô giữa lòng thế giới…
Thứ đến, Bí tích Thánh Thể là phương tiện (moyen) xây dựng Căn tính của Giáo hội. Điều đó có nghĩa là Bí tích Thánh Thể vừa khai sinh ra vừa nuôi dưỡng Giáo Hội như là Thân Thể của Đức Kitô được trao ban cho nhân loại mọi nơi và mọi thời…
Sau cùng, Bí tích Thánh Thể chính là điều mà Giáo Hội phải và đang trở thành: “Nầy là Mình Thầy!” (Mc 14, 22.24 và ss) và “Anh em thân mến, hiện giờ ta là con cái Thiên Chúa; ta sẽ là gì, thì chưa được tỏ hiện, ta biết rằng một khi điều ấy tỏ hiện, thì ta sẽ được giống như Người, vì Người thế nào, ta sẽ được thấy như vậy” (1 Ga 3, 2). Hay nói cách khác, Bí tích Thánh Thể cũng chính là cùng đích của Giáo Hội…
2.3b- Bí tích Thánh Thể và Căn tính của vị Linh mục thừa tác: Cũng như trong tương quan với Giáo hội-Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô, Bí tích Thánh Thể cũng là một trong những yếu tố căn bản làm nên nguyên lý, phương tiện và cùng đích của Căn tính của vị Linh mục thừa tác.
Trước tiên, là nguyên lý của Căn tính của chức linh mục thừa tác, bởi vì, giữa Chức thánh linh mục thừa tác và Bí tích Thánh Thể có mối tương quan mật thiết và hỗ tương với nhau. Tương quan mật thiết, vì chính Đức Kitô đã thiết lập cùng lúc hai Bí tích nầy (Truyền chức thánh và Thánh Thể) trong Bữa Tiện Ly Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Và như đã lưu ý trước đây, có lẽ sẽ không có Chức thánh linh mục thừa tác nếu không có Bí tích Thánh Thể và ngược lại…Tương quan hỗ tương, bởi vì hai Bí tích nầy tác động hỗ tương đối với nhau: vị linh mục thừa tác càng “sống” căn tính của mình càng “nầy là Mình Thầy” hơn và vì thế càng trở nên “Bí tích Thánh Thể” hơn, và ngược lại…
Thứ đến, là phương tiện không thể thiếu giúp vị linh mục sống và thể hiện Căn tính đặc thù của mình là tình yêu hiệp thông và hiến tế: vị linh mục thừa tác chỉ trở thành “lương thực” và “thức uống” cho mọi người ăn và uống khi thực sự “sống” Bí tích Thánh Thể hay nói cách khác, khi ngài cũng là chính Bí tích Thánh Thể…
Sau cùng, là cùng đích của Căn tính của chức linh mục thừa tác, nghĩa là chức thánh linh mục thừa tác vốn là một “hữu thể đang trở thành” (être en devenir) của hành vi “Nầy là Mình Thầy” và “Nầy là Chén Máu Thầy” và cùng đích của quá trình nầy chính là Bí tích Thánh Thể (xem 1 Ga 3, 2)…
2.4- “…và kinh nguyện”: kinh nguyện cá nhân cũng như tập thể là cơ hội và là môi trường để con người “tiếp cận” với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính cả bản thân mình… Và đó cũng chính là lúc và là nơi mà dung mạo của Giáo hội được bày tỏ và thể hiện cách hết sức đặc thù. Ở đây, vai trò chính của vị linh mục thừa tác là “qui tụ” Dân Chúa lại với nhau, cùng đồng hành với họ và là “cầu nối” (pontifex) giữa con người và Thiên Chúa và ngược lại, trong ngôi vị Đức Kitô là Đầu…
2.5- Sự Hiện diện có tính bí tích của vị Linh mục thừa tác giữa lòng Giáo hội …
Trên cơ sơ những phân tích và suy tư trên đây, hé lộ cho chúng ta thấy một chiều kích huyền nhiệm nữa nơi Căn tính đặc thù của vị Linh mục thừa tác đó là Hiện diện của ngài giữa lòng thế giới và Giáo hội là một Hiện diện có tính bí tích (Présence sacramentelle) (xem Mt 28, 20; Lc 22, 19).
Là sự hiện diện có tính bí tích, trước tiên, bởi vì đó là sự hiện diện trong ngôi vị Đức Kitô: dù hèn yếu, tội lỗi, bất xứng, v.v…, nhưng, vì tình yêu nhưng không và có thể nói không ai hiểu được, Đức Kitô đã nhận vị linh mục thừa tác đó là Mình (appropriation) và qua ngài, Đức Kitô hiện diện với những người bạn của Ngài giữa lòng lịch sử…
Thứ đến, cùng với “Mình Thánh” và “Máu Thánh”, vị linh mục thừa tác trong ngôi vị Đức Kitô, cách bí tích, vẫn “nuôi sống” và “làm đã cơn khát” nhân loại đang “đói” và “khát” cách thể xác cũng như tinh thần…
Sau cùng, trong ngôi vị Đức Kitô là Đầu của Thân Thể mầu nhiệm là Giáo Hội, có thể nói vị linh mục thừa tác chính là “linh hồn” của các cộng đoàn… Không có ngài, cộng đoàn sẽ trở nên trống vắng, như ngôi nhà không có chủ, như thế giới vắng bóng Thiên Chúa…
Năm Thánh Linh mục 2009-2010
Ngày của Bữa Tiệc Ly, một giả thuyết
Vũ Văn An
22:39 25/03/2010
Căn cứ vào một loạt nghiên cứu dựa trên văn chương ngoại thư, tài liệu Biển Chết, các giáo phụ và phụng vụ tiên khởi, trình thuật Khổ Nạn trong Phúc Âm, Sách Năm Thánh và được hỗ trợ bởi tư liệu Qumran, người ta đã chứng minh được sự hiện hữu của một lịch phụng vụ khác với lịch tư tế “chính thức”.
Chúa Kitô, khi theo lịch này, đã ăn Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Ba. Giả thuyết này được hỗ trợ phần nào nhờ trình thuật của Phúc Âm, nếu ta muốn giảng hòa giữa thời biểu Gioan và thời biểu Nhất Lãm, nhờ thế ta có được thì giờ hợp lý cho một diễn tiến hoàn hảo của các biến cố.
Trước nhất ta có công trình nghiên cứu của Cô Annie Jaubert. Cô là người phụ nữ duy nhất thuộc Trường Thánh Kinh Giêrusalem và là một Phụ Tá tại Đại Học Sorbonne. Tư cách ấy khiến người ta lưu ý đến các ý kiến của cô vào lúc (thập niên 1960) ngành nghiên cứu Thánh Kinh gần như là độc quyền của nam giới. Cuốn sách của cô về Ngày của Bữa Tiệc Ly (1) đã lôi cuốn chú ý của nhiều học giả lúc đó. Phản ứng của họ đi từ hân hoan đón nhận các kết luận của cô tới gần như bác bỏ hoàn toàn và đầy xúc động. Tuy nhiên, không ai có thể bác bỏ rằng cuốn sách của cô, đúng như lời cô nói, là “một lời mời nghiên cứu”. Và quả nó đã dẫn nhiều nhà chuyên môn tiếp nhận lời mời của cô, hay chấp nhận lời thách thức của cô, để “thử nghiệm, trong lãnh vực của mình, tính vững chắc của giả thuyết, và trả lời cho những dấu hỏi mới xuất hiện trên mỗi bước nghiên cứu”.
Lãnh vực nghiên cứu thì khá nhiều, vì cô khởi đầu với ngoại thư Năm Thánh (Jubilees) và tư liệu Qumran, sau đó đi vào giai đoạn thích thú nhất trong trình thuật Phúc Âm về Cuộc Khổ Nạn và sau đó xem sét chi tiết các nền phụng vụ tiên khởi và các giáo phụ. Cuốn sách thực ra chủ yếu in lại ba bài báo đã đăng tải trước đó (2). Có ba phụ lục và ba tờ giấy gấp, mà hai trong số ấy dành trình bày theo lối dẫn đắc (concordance) các đoạn Phúc Âm nói về Cuộc Khổ Nạn dưới ánh sáng giả thuyết của cô.
Lịch của Sách Năm Thánh và tài liệu Qumran
Phần đầu tiên và là phần dài nhất của sách nói đến sự hiện hữu và việc sử dụng một lịch Do Thái xưa. Sách ngoại thư Năm Thánh (book of Jubilees), có từ thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên (BC), cho thấy tự nó cũng đủ nói lên sự hiện hữu của lịch này. Tuy nhiên, sở dĩ phải nghiên cứu về nó vì tác giả hiểu ra tầm quan trọng rất lớn của sách này đối với cộng đoàn Qumran. Nhiều phần của ít nhất chín bản chép Sách Năm Thánh bằng tiếng Hebrew đã được tìm thấy tại đây. Thủ Bản Môn Đệ (Manual of Disciples) cho thấy lịch ấy là lịch của cộng đoàn này.
Lịch chia năm 364 ngày thành bốn phần tư (quí) đều nhau, mỗi phần 13 tuần lễ, mỗi tuần lễ 7 ngày. Hai tháng đầu của mỗi quí có 30 ngày, tháng thứ ba có 31 ngày. Không có bằng chứng nào cho thấy sự khác biệt gần như 1 1/4 ngày giữa lịch này và lịch mặt trời đã được giải quyết ra sao. Jaubert cho rằng cứ 28 năm lại chêm vào một tháng 35 ngày.
Một lịch như thế đem lại tính đều đặn rất đáng kể cho bất cứ chu kỳ phụng vụ nào trong đó các ngày lễ được tính theo ngày trong tháng. Mỗi quí sẽ bắt đầu vào cùng một ngày trong tuần, và một khi ngày đầu năm đã được xác định, thì ngày trong tuần trong đó ngày lễ rơi vào sẽ được tính dễ dàng. Linh mục Barthelemy O.P. (3) cho thấy rằng ngày đầu năm rơi vào Thứ Tư. Thì, theo lịch này, ngày Lễ Vượt Qua, tức ngày thứ 15 của tháng thứ nhất (4) cũng sẽ rơi vào ngày Thứ Tư, và Bữa Ăn Vượt Qua phải được ăn vào tối Thứ Ba.
Đâu là nguồn gốc của lịch này?
Sách Năm Thánh và cộng đoàn Qumran coi việc họ giữ lịch này là biện pháp họ trung thành với luật Môsen, vì lịch này do Môsen áp đặt, nên nếu không theo nó là ‘bước đi theo đường lối Dân Ngoại’ (5), một điều cũng xấu như ‘ăn máu’ vậy. Đâu là lý do khiến họ có thái độ hoàn toàn không chịu thỏa hiệp này?
Jaubert chứng minh rằng đây là một lịch truyền thống có nguồn gốc trong các giới tư tế ít nhất từ thời Lưu Đày. Sau cùng, một nhóm tư tế, vì muốn trung thành với lịch của Sách Năm Thánh, buộc phải tách rời khỏi việc thờ phượng ở Đền Thờ là nền phụng vụ từng bỏ lịch này để thoả hiệp với lịch Hy Lạp dựa trên cách tính mặt trăng. Đó là động lực khiến cộng đoàn Qumran ly khai khỏi Do Thái Giáo chính thức.
Nếu lịch này thực sự là một truyền thống tư tế cổ xưa, thì người ta có quyền trông mong tìm được một vài dấu chỉ của nó trong các phần Cựu Ước mà nền phê bình chữ nghĩa thường gán cho truyền thống tư tế. Khi khảo sát các phần này, Jaubert đạt được một vài kết luận đáng chú ý. Đổi các ngày có đánh số của các tháng có đánh số trong Ngũ Kinh (6) sang ngày trong tuần, ta sẽ thấy rằng ngày đến phải là ngày Thứ Sáu, không ai du hành vào ngày Sabát, ngày lên đường bắt đầu vào Chúa Nhật, ngày sau ngày Sabát (7). Các kết quả tương tự cũng có được nhờ khảo sát Sách Paralipomena, Étra, Nơkhemia và Êdêkien. Đây là một thủ nghiệm tiêu cực, nhưng lịch sách Năm Thánh và Qumran rất tương đắc với các đoạn văn này.
Ta biết rằng lịch này được tuân giữ nghiêm nhặt tại cộng đoàn Qumran. Ta không biết nó được tuân giữ ra sao trong các giới khác. Có thể có những người khác theo đường trung dung bằng cách thích nghi với các giai đoạn của mặt trăng, nhưng vẫn cử hành các ngày lễ hàng năm vào cùng một ngày trong tuần. Dù sao, ta biết chắc bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất, đã có sự hiện diện của hai lịch phụng vụ. Trong một lịch, các ngày lễ được cử hành vào ngày của tháng mặt trăng. Đó là lịch chính thức mà ta biết được là nhờ Do Thái Giáo của các thầy Rabbi sau này (8). Trong lịch kia, các ngày lễ rơi vào ngày nhất định trong tuần. Các tín liệu của chúng ta liên quan đến lịch này là rút tỉa từ các tài liệu của Qumran, Thủ Bản Môn Đệ, Tài Liệu Đa-mát, Sách Năm Thánh.
Giả thuyết mới về ngày của Bữa Tiệc Ly
(a) Giả thuyết
Giả thuyết của Jaubert như sau: Chúa Kitô ăn Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Ba. Khi làm thế, Người đã theo một lịch xưa, ngược với lịch ‘chính thức’ là lịch cử hành Lễ Vượt Qua vào một ngày trong tuần và ngày này thay đổi hàng năm và năm Chúa Kitô chịu chết, nó rơi vào ngày Thứ Bẩy. Lịch ‘chính thức’ được các tư tế tuân giữ, họ là những người xếp đặt cái chết của Người và họ ăn Bữa Vượt Qua vào đêm Thứ Sáu.
(b) Hỗ trợ cho giả thuyết này trong truyền thống Kitô Giáo
Tài liệu nào có thể biện minh cho giả thuyết trên? Dù có chấp nhận sự hiện hữu của hai thứ lịch, liệu ta có lý do gì để tin rằng Chúa Kitô theo một lịch nhất định nào đó? Thực ra, có nhiều tài liệu tiên khởi của Kitô Giáo cho thấy họ duy trì truyền thống cho rằng Chúa Kitô ăn Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Ba. Tài liệu Didascalia Apostolorum, một tuyển tập Kitô Giáo của thế kỷ thứ ba hay thế kỷ thứ hai, quả quyết trong ba ngữ cảnh khác nhau việc Chúa Kitô ăn Bữa Vượt Qua vào tối Thứ Ba, bị trao nộp hôm Thứ Tư và chịu đóng đinh hôm Thứ Sáu (9). Chứng cớ tương tự như thế cũng tìm thấy trong Epiphanius (10). Dù biết Didascalia, nhưng Epiphanius xem ra không lệ thuộc nó để biết truyền thống này. Hơn nữa, ông còn biết truyền thống đêm Thứ Năm và phản đối không chấp nhận truyền thống này (11). Victorinus thành Pettau, Syria (Pannonia), qua đời năm 304, mà chứng cớ cho thấy không hề chịu ảnh hưởng của Didascalia, cũng biết và nhìn nhận truyền thống cho rằng Chúa Giêsu bị bắt hôm Thứ Tư (12).
Truyền thống chung của Victorinus và Didascalia hẳn phải có trước họ. Nếu ta định niên biểu cho Didascalia ở đầu thế kỷ thứ 3, thì truyền thống này hẳn phải có từ thế kỷ thứ 2. Các dấu chỉ trong nó cho thấy nó có nguồn gốc Do Thái và Kitô Giáo.
(c) Nguồn gốc của Truyền Thống Thứ Năm
Truyền thống coi Bữa Tiệc Ly diễn ra vào hôm vọng ngày Chúa Kitô chịu chết đã có từ lúc nào?
Nhắc tới Bữa Tiệc Ly lần đầu chính là Thánh Phaolô. Thánh nhân nói rằng: “vào đêm bị phản bội” (13). Đó là những lời thuộc truyền thống lâu đời nhất ta hiện có, nhưng chúng đâu có nói tới hôm trước ngày (eve) Chúa Chết. Trên thực tế, cũng những lời ấy đã được sử dụng trong các nền phụng vụ lâu đời nhất, trong Truyền Thống Tông Đồ của Hippolytus, trong Ước Thư Chúa Giêsu Kitô Chúa Chúng ta và trong Hiến Chương Tông Đồ (14). Phụng vụ Rôma dùng thuật ngữ “pridie quam pateretur” (15). Ấy thế nhưng, trước hạ bán thế kỷ thứ tư, lại không có việc tưởng niệm Bữa Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh (16).
Nhưng nếu các nguồn phụng vụ chậm trễ trong việc chứng nghiệm truyền thống Thứ Năm thì một số giáo phụ đã nhắc đến nó từ hạ bán thế kỷ thứ nhất (17). Và kể từ năm 165, điều ấy đã được coi như hậu quả tự nhiên của khoa giải thích về việc Chúa Kitô chịu chết hôm Thứ Sáu. Xem ra đó là một diễn dịch từ văn bản Phúc Âm hơn là một truyền thống có từ thời trước.
Thời Biểu Trong Trình Thuật Khổ Nạn Của Phúc Âm
Có thể nào giảng hòa Bữa Tiệc Ly đêm Thứ Ba với bản văn Phúc Âm được chăng? Đây là câu hỏi được bàn tới trong phần thứ ba và là phần đáng lưu ý nhất của sách.
(a) Thời biểu Gioan và Nhất Lãm?
Từ giữa thế kỷ thứ hai, các nhà chú giải đã phải vật lộn với vấn đề thời biểu phát sinh từ các chi tiết khác nhau giữa trình thuật Gioan và trình thuật Nhất Lãm về Cuộc Khổ Nạn. Cả hai truyền thống Gioan và Nhất Lãm đều nhất trí rằng Chúa qua đời ngày Thứ Sáu (18). Nhưng đối với Gioan, Chúa Kitô bị nộp cho người Do Thái vào hôm vọng Lễ Vượt Qua (19). Mà lễ Vượt Qua là ngày Thứ Bẩy. Trong trình thuật Nhất Lãm, Chúa Kitô bị nộp vào tay kẻ thù của Người vào đêm Người dùng bữa mà bề ngoài đúng là Bữa Tối Vượt Qua (20). Như thế, rõ ràng Lễ Vượt Qua xẩy ra vào ngày Thứ Sáu. Thế nhưng, các phúc âm Nhất Lãm lại nhắc tới những biến cố cho thấy sinh hoạt ấy, ít nhất theo Mishna, hoàn toàn bị cấm trong ngày lễ (21).
Các giải đáp được các nhà chú giải đưa ra thì đa dạng (22). Có thể phân chia thành ba loại tùy theo họ chấp nhận Bữa Vượt Qua vào Thứ Sáu như Nhất Lãm, Bữa Vượt Qua vào Thứ Bẩy như Gioan, hay nói tới hai ngày khác nhau do các nhóm khác nhau tuân giữ. Một số vị còn đề nghị giải thích việc đó là do việc theo các lịch khác nhau (23). Đề nghị này lúc đó không được một tài liệu nào nâng đỡ vì vào thời Chúa Giêsu, không một nhóm nào trong lòng đất nước Do Thái theo một lịch khác với lịch chính thức. Đến thời ta, việc ấy mới được chứng minh nhờ điển hình cộng đoàn Qumran.
Nếu ta áp dụng truyền thống trong Didascalia vào trình thuật Phúc Âm, thì sự dị biệt giữa Gioan và Nhất Lãm sẽ được giải quyết. Vì như thế, Chúa Kitô cử hành Lễ Vượt Qua vào tối Thứ Ba, ngày vọng Lễ Vượt Qua theo lịch tư tế xưa. Bị bắt đêm Thứ Ba rạng ngày Thứ Tư, Người qua đời hôm Thứ Sáu, ngày vọng Lễ Vượt Qua theo lịch chính thức.
Hai Lễ Vượt Qua ấy cách nhau 3 ngày (24). Trong các Phúc Âm Nhất Lãm, Lễ Vượt Qua đây chỉ Lễ Vượt Qua theo lịch xưa. Trong các giới mà các Phúc Âm này được viết cho, ai cũng hiểu điều ấy. Trái lại, Thánh Gioan viết cho cử tọa chiụ ảnh hưởng Hy Lạp, và đối với dân Do Thái tản mạn bên ngoài lãnh thổ (Diaspora), có lẽ Lễ Vượt Qua chỉ là Lễ được cử hành vào ngày 15 của tháng mặt trăng. Vả lại, vì Thánh Gioan là người vốn quan tâm đến việc chứng tỏ Chúa Kitô là Đấng thiết lập ra việc thờ phượng Thiên Chúa “trong tinh thần và trong chân lý”, nên ngài muốn thay thế hy lễ Đền Thờ bằng hy lễ của Chúa Kitô.
Như thế, điều ta nhận được ở đây không phải là sự dị biệt về thời biểu mà là hai quan điểm khác nhau. Đây không phải là vấn đề hoặc là/hoặc là (either/or); mà có thể là cả hai (both). Nhưng điều này sẽ đem lại lý lẽ lý thú cho những tranh cãi sau này về Lễ Vượt Qua. Trong các tranh cãi này, cả hai bên đều nhấn mạnh rằng họ theo truyền thống tông đồ. Đức Giáo Hoàng Victor nhấn mạnh vào ngày nhất định trong tuần, trong khi các Kitô hữu vùng Tiểu Á lại theo một ngày thay đổi, chỉ cố định vào ngày 14 trong tháng.
Một vấn đề khác trong thời biểu Phúc Âm mà Jaubert nghĩ giả thuyết của cô sẽ giải quyết được là vấn đề ngày xức dầu thơm tại làng Bethany, được Thánh Gioan nói là xẩy ra 6 ngày trước Lễ Vượt Qua, trong khi Thánh Mátthêu và Thánh Máccô lại đặt ngày ấy sau ngay câu nói: Lễ Vượt Qua sẽ xẩy tới sau đó hai ngày (25). Theo nghĩa vốn gán cho bản văn này, và đếm từ Lễ Vượt Qua vào ngày Thứ Ba, thì việc xức dầu thơm kia sẽ là ngày Chúa Nhật, hay, như Jaubert nghĩ, là ngày Thứ Bẩy, cùng ngày như cách tính 6 ngày từ Thứ Sáu Vượt Qua của Phúc Âm Gioan.
(b) Yếu tố thời gian trong trình thuật Phúc Âm
Khó khăn vẫn là dường như các phúc âm không duy trì một ký ức nào về 3 ngày của cuộc Khổ Nạn. Nhưng có một câu hỏi hiển nhiên xuất hiện từ trình thuật Phúc Âm. Nếu Chúa Kitô bị bắt vào buổi tối trước khi Người chịu đóng đinh, thì tại sao lại có quá nhiều biến cố xẩy ra trong khoảnh khắc giữa lúc bị bắt và lúc bị đóng đinh? Hãy chỉ xem các Phúc Ấm Nhất Lãm mà thôi:
i. Xuất hiện trước Thượng Hội Đồng
“Các thượng tế, kỳ mục và kinh sư tề tựu đông đủ” (26), “toàn thể Thượng Hội Đồng” (27). Họ tìm nhân chứng buộc tội nhưng không tìm ra ai. Tuy nhiên, có nhiều lời cung khai, nhưng không ăn khớp với nhau. Và mãi về sau (28), mới có những người tố cáo Chúa Kitô có ý định phá Đền Thờ (29). Cuối cùng, là lời kết án long trọng của thượng tế và sau đó bản án nhất trí đã kết thúc thảm kịch.
Các bản văn này không cho ta cảm tưởng đó là một phiên tòa vội vàng. Thánh Máccô không hề có ý định rút ngắn phiên họp của Thượng Hội Đồng bằng cách vội vã cho triệu tập một số ít thành viên giữa đêm khuya, cũng không phải để chỉ nghe 2 hay 3 nhân chứng được mua chuộc từ trước. Mà đúng hơn, Thượng Hội Đồng đã được triệu tập một cách trang trọng; khó khăn mãi mới tìm ra nhân chứng để biện minh cho bản án.
ii. Sau đó, Mátthêu và Máccô miêu tả sự xỉ vả và đánh đập Chúa Kitô, một màn cũng được Thánh Luca mô tả, và rồi đến phiên họp thứ hai của Thượng Hội Đồng vào “sáng sớm”. Toàn thể Thượng Hội Đồng lại được triệu tập (30). Sau phiên họp này, Chúa Kitô bị dẫn tới Philatô.
iii. Chúa Kitô trước Philatô
Philatô chả có lý do gì phải vội vã đưa ra quyết định. Các bản văn đều cho thấy ông ta do dự; ông ta thẩm vấn Chúa Kitô nhiều lần, bối rối vì vụ kiện đặc biệt này (31). Khi biết Chúa là người Galilê, ông ta bèn cho điệu Người tới Herod. Sau khi không khiến cho Người lên tiếng, ông này đã cho điệu Người trở lại với Philatô (32).
Thánh Luca phân biệt hai lần xuất hiện trước Philatô. Trong lần thứ hai, Philatô cho vời các thượng tế và lãnh tụ dân (33) lúc đó đang tản mạn khắp nơi. Mátthêu gợi ý một khoảng cách ở đây bằng cách cho chêm vào câu truyện Giuđa hối hận đi tìm các thượng tế và kỳ mục (34). Ngay trong phiên họp thứ hai, việc lên án cũng không xẩy ra ngay tức khắc. Vẫn còn việc thảo luận với đám đông và việc thả tự do cho Baraba (35). Cuối cùng còn có màn đánh đập và chuẩn bị đóng đinh.
Câu truyện sẽ trở nên khả tín hơn nếu các biến cố trên trải dài trong khoảng từ Thứ Tư tới Thứ Sáu. Sụ thay đổi nơi đám đông cũng sẽ dễ hiểu hơn nếu các tư tế có ít nhất một ngày để gây ảnh hưởng.
iv. Thánh Máccô tuyên bố rằng Chúa Kitô bị đóng đinh vào giờ thứ ba. Có một khó khăn thời danh ở đây vì Thánh Gioan cho rằng phiên xử của Philatô xẩy ra vào khoảng giờ thứ sáu (36). Người ta thường thích thời khóa biểu dài của Gioan hơn là thời khóa biểu ngắn của Máccô và giờ thứ ba của Máccô đã được kéo dài ra để phù hợp với Gioan. Nhưng giờ của Máccô đã được duy trì trong truyền thống phụng vụ (37). Dù sao, nếu duy trì giờ trễ hơn của Gioan, thì giờ ấy vẫn ngắn, và khó mà quan niệm được việc có quá nhiều biến cố xẩy ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như thế. Nại tới Phúc Ân thứ tư lại càng gia tăng cái khó khăn về thì giờ, vì nó còn thêm vào trình thuật Nhất Lãm các biến cố như việc Annas tra vấn Chúa Giêsu trước khi Người bị giải tới Caiphas (38).
Nhét ngần ấy các biến cố vào khoảng thời gian chỉ có 12 tiếng xem ra hơi quá đáng. Đàng khác, Mishna buộc phải có khoảng cách 24 tiếng giữa phiên tòa và việc lên án trong trường hợp phải trừng phạt bằng án tử hình. Do đó, bộ luật này nhấn mạnh rằng nhnữg vụ như thế không được xử vào vọng ngày sabát hay vọng ngày lễ (39). Bị bắt vào đêm Thứ Ba rạng Thứ Tư sẽ giúp khả thể có quyết định vào Thứ Năm, cho phép khoảng cách một ngày như vừa nói. Sự do dự của Philatô đã đem màn cuối cùng qua tới sáng Thứ Sáu.
(c) Phêrô chối Chúa
Giả thuyết cũng cung cấp giải đáp cho nhiều khó khăn khác. Liệu có chi tiết nào trong Phúc Âm có thể phá hủy được giả thuyết này không?
Cả bốn Phúc Âm đều đặt các lần Phêrô chối Chúa vào đêm Chúa bị bắt. Mátthêu và Máccô chêm câu truyện xử án tại nhà thượng tế vào câu truyện Phêrô chối Thày (40). Như thế, nếu các lần chối này xẩy ra trong đêm, thì dường như phiên xử cũng vậy. Nhưng Thánh Luca lại đặt nó vào ban ngày (41). Thánh Gioan hình như cùng ý kiến như Thánh Luca, vì cuộc tra vấn của Annas xẩy ra ban đêm.
Nhưng Thánh Gioan không mô tả cả phiên toà lẫn án tòa, mà chỉ kể việc Annas tra vấn, sau đó, Chúa Giêsu bị dẫn tới Caiphas (42). Điều ấy xem ra bất thường đến nỗi một số người đề nghị đặt câu 24: “Annas cho giải Người còn bị trói tới thượng tế Caiphas” giữa câu 13 và 14 để cuộc tra vấn diễn ra trước mặt Caiphas (43).
Đối với giả thuyết đang bàn, điều ấy không cần thiết. Thánh Gioan mô tả đêm Chúa bị bắt. Chúa Kitô bị dẫn tới Annas. Cuộc tra vấn này rất khác với phiên xử, nên không cần phải gán nó cho Caiphas. Theo Thánh Gioan, các lần chối Chúa của Phêrô xẩy ra tại nhà Annas. Phêrô vào sân trước của nhà này, và các lần ông chối Chúa xẩy ra tại đó, hai lần sau xẩy ra bên cạnh đống lửa nơi ông tới sưởi ấm (44). Ở đây, truyền thống mà Thánh Gioan theo đã được Thánh Luca nhập cuộc (45). Thứ tự các biến cố đặt hai lần chối cuối cùng ở lúc Chúa Giêsu bị Annas cho dẫn tới Caiphas cũng xưa như cuốn Diatesseron (cuốn phối hòa 4 Phúc Âm) của Tatian (46).
Thời biểu chi tiết sau đây đã được đề nghị:
Đêm Thứ Ba rạng Thứ Tư: Chúa Giêsu bị bắt, bị dẫn tới thượng tế (Mc 14:53; Lc 22:54) Annas (Ga 18:13), và bị ông này tra vấn (Ga 18:19f). Lúc gà gáy, Người bị dẫn tới Caiphas (Ga 18:24).
Thứ Tư: Xử án (Mc 14:55-64); bị nhục mạ và đánh đập (Mt 26:68)
Sáng Thứ Năm: Lên án (Mt 27:1; Mc 15:1); Chúa Giêsu bị dẫn tới Philatô (Mt 27:2; Mc 15:1; Lc 23:1; Ga 18:28); Chúa Giêsu bị điệu tới Herod (Lc 23: 6-12).
Sáng Thứ Sáu: Trước mặt Philatô lần thứ hai (Lc 23:13); bị kết án và bị đóng đinh.
Không một phúc âm gia nào mô tả hết mọi biến cố trên. Chỉ có Thánh Gioan thuật lại việc Annas tra vấn. Thánh Luca là soạn giả duy nhất thuật lại hai lần xuất hiện trước Philatô, dù ngài gói gọn việc xử án và lên án vào phiên sử buổi sáng của Thượng Hội Đồng. Thánh Mátthêu và Thánh Máccô nói tới hai phiên xử. Mỗi phúc âm trong 4 phúc âm này đều chỉ kể lại một số sự kiện (episodic), rút gọn bằng cách lồng (telescoping) nhiều biến cố vào nhau. Khi sắp đặt các sự kiện, các ngài biết việc mình cho các biến cố rời rạc nhau một trật tự nào đó, nhưng không hề có ý định quả quyết rằng đó là thứ tự thời gian chính xác. Bằng cách sử dụng các dấu mốc của Thánh Gioan và Thánh Luca, ta có thể làm tròn bức tranh của Thánh Mátthêu và của Thánh Máccô.
(d) Thời biểu này đã phai mờ ra sao?
Vẫn còn một câu hỏi quan trọng cần được trả lời. Trong các trình thuật Phúc Âm hiện ta đang có, ghi chép minh nhiên về ba ngày Khổ Nạn đã bị mất như thế nào?
Việc dạy giáo lý khẩu truyền lúc ban đầu, tức giáo huấn đi trước các Phúc Âm bằng chữ viết phần lớn quan tâm nhiều đến nội dung các sự kiện và ý nghĩa tín lý của chúng hơn là diễn biến theo thứ tự thời gian. Nó nhằm trình bày các sự kiện được giáo huấn tông đồ dựa vào, chỉ giữ lại những chi tiết mà giáo huấn này thấy cần thiết, chứ ít chú trọng tới ngày tháng chính xác xẩy ra các sự kiện ấy. Phúc Âm Thánh Máccô, chẳng hạn, không giúp ta xác định ngày tháng của thừa tác vụ Chúa Giêsu, cũng như thời gian kéo dài của thừa tác vụ ấy. Việc rút ngắn bằng cách lồng hai biến cố riêng rẽ hay tương tự nhau không phải là việc khó khăn gì. Hai cuộc tra vấn của Annas và Caiphas, cả hai đều là thượng tế, đã được kết hợp thành một trong hai Phúc Âm Mátthêu và Máccô. Hai phiên họp của Thượng Hội Đồng cũng có cùng một số phận trong Luca. Hai lần Chúa Giêsu xuất hiện trước Philatô cũng trở thành một trong Máccô và Gioan. Điều quan trọng là trình bày nhục cảnh chưa nghe thấy bao giờ về một Đấng Quân Vương bị đóng đinh, cho thấy rõ ai chịu trách nhiệm về việc ấy, nghĩa là những sự việc mà giáo huấn tông đồ muốn minh họa. Việc rút gọn bằng cách lồng các sự kiện vào nhau thay vì làm cản trở, thực ra đã giúp rất nhiều trong việc tóm lược các bài giáo lý tiên khởi.
Nhưng khi việc dạy giáo lý này bước từ khung cảnh Palestine, là khung cảnh vốn quen thuộc với Lễ Vượt Qua vào Thứ Ba, qua thế giới ngoại giáo, vốn không biết một Lễ Vượt Qua nào khác mà chỉ là Lễ Vượt Qua của người Do Thái ở hải ngoại (Diaspora) được tổ chức vào ngày thứ 15 của tháng Nisan, tính theo lịch mặt trăng, thì Bữa Tiệc Ly đã được liên kết với Lễ Vượt Qua này, Lễ Vượt Qua ‘chính thức’. Jaubert nghĩ rằng trường hợp rút gọn bằng cách lồng vào nhau rõ ràng nhất chính là việc hai Phúc Âm Mátthêu và Máccô chuyển phiên họp của Thượng Hội Đồng lên đêm hôm trước. Chắc chắn điều ấy giả thiết rằng các điều kiện thực sự mà việc xử án dựa vào đã bị bỏ quên, và cả việc thiếu nhân chứng tận mắt nữa. Nhưng đến lúc sứ điệp Kitô Giáo được Phúc Âm Máccô loan truyền thời Nêrông bách hại Đạo, điều quan trọng là phải loan truyền sứ điệp chủ yếu của cứu độ, chứ không cần phải đảm bảo tính chính xác trong thời biểu các biến cố. Mà cũng không cần thiết phải làm hại một truyền thống vốn đã thành hình. Trình thuật phiên xử tại Thượng Hội Đồng, lúc ấy đã hiện hữu như một đơn vị hoàn hảo, có lẽ đã được chêm vào trình thuật Phêrô chối Chúa (47).
Phúc Âm Mátthêu theo chân Phúc Âm Máccô trong việc chuyển đổi này, nhưng Thánh Luca, người biết cách sử dụng Phúc Âm Máccô khi cần, nên đã không theo Phúc Âm này ở đây, có lẽ vì ngài có nguồn tín liệu khác. Phúc Âm thứ tư bỏ qua phiên xử của Thượng Hội Đồng để nói chi tiết nhiều hơn tới cuộc tra vấn của Annas. Điều này cho người ta cảm tưởng như một hồi ức bản thân. Hai cuộc xuất hiện trước Philatô đã được ép lại thành một. Vì quan tâm hàng đầu ở đây là quan tâm thần học, muốn làm nổi bật tư cách làm vua của Chúa Kitô. Trung điểm trong trình thuật Gioan là việc đội mão gai.
Jaubert kết luận rằng: đối với thế hệ Kitô hữu đầu tiên, Chúa Kitô cử hành Lễ Vượt Qua vào đêm Thứ Ba, theo một lịch thánh từng điều hòa cuộc hành trình lâu dài của Dân Riêng qua sa mạc cũng như nền phụng vụ xưa kia của Đền Thờ. Bởi thế, Bữa Tiệc Ly chất chứa mọi liên kết với truyền thống tư tế đáng kính. Nó thay thế cho các bữa ăn hy tế của Luật Cũ. Nó là đỉnh cao của nền phụng vụ Bánh Miến Không Men (Azymes).
Nhưng khi chết vào Thứ Sáu, ngày vọng Lễ Vượt Qua chính thức, Chúa Kitô đã dùng chính mình Người thay thế cho chiên sát tế của Đền Thờ. Không những Bữa Tiệc Ly là Bữa Vượt Qua, mà chính Chúa Kitô cũng là Chiên Vượt Qua nữa. Từ giây phút ấy trở đi, Người là của hy sinh độc nhất đã dùng máu mình thay thế máu chiên dê. Như thế, Chúa Kitô đã đem lại với nhau gia tài kép của truyền thống Do Thái và làm nó nên hoàn hảo. Khi Thánh Phaolô viết: “anh chị em hãy thanh tẩy khỏi men cũ… Chúa Kitô, đã chịu hiến tế làm Chiên Lễ Vượt Qua của chúng ta” (48) là ngài đang nói lên niềm tin tiên khởi của cộng đoàn Kitô hữu.
Ghi chú
(1) La Date De La Cène, Calendrier Biblique et Liturgie Chrétienne. Etudes Bibliques. Paris, 1957
(2) Le Calendrier des Jubilés et de la Secte de Qumran. Ses Origines Bibliques, trong Vetus Testamentum, III (1953), 250-264
La Date de la Dernière Cène, trong Revue de l’Histoire des Religions, CXLVI (1954), 140-173
Le Calendrier des Jubilés et les Jours Liturgiques de la Semaine. Vetus Testamentum, VII (1957), 35-61.
(3) Notes en Marge de Publications Récentes sur les Manuscrits de Qumran, Revue Biblique, LIX (1952), 199-203
(4) Lv 23:5; Đnl 16:8
(5) Jubilees 6:35; 6:38. Bản văn trong R.H. Charles, The Apocrypha and Psedepigrapha of the Old Testament, Oxford, 1913.
(6) St 7:11; 8:4; 8: 5, 13, 14; Xh 12:3, 31-35; 16:1; 40:1-17; Ds 1:1; 9:11; 10:11; 33:38; Đnl 1:3. Có thể thêm Gs 4:19.
(7) Ngay hòm bia cũng phải nghỉ vào ngày Thứ Sáu (St 8:4)
(8) Muốn biết đầy đủ chi tiết về lịch Do Thái, cách tính ngày và tháng, cách thêm ngày, xin xem Holmeister, Chronologia Vitae Christi, Rome, 1933, 180-194.
(9) Didascalia Apostolorum, chương 21; 14:4-9; 14:18-20; 17:7-8
(10) Các bản văn dễ thấy là Adversus Haereses, II, 51, 26 trong Migne, PG XLI,
933ff, Expositio Fidei, XXII, PG. XLII, 825f.
(11) Trong một mảnh tài liệu công bố năm 1927, được Jaubert trích dẫn, tr.88
(12) Tractatus de Fabrica Mundi, III, PL. V, 304f.
(13) 1Cor 11:23
(14) Apostolic Tradition, do Dix hiệu đính, tr.8
Testament of Our Lord Jesus Christ, do Rahmani hiệu đính, 41 (cả hai được Jaubert trích dẫn, tr. 94)
Apostolic Constitutions, VIII, 12 Tập XVII của bộ Ante-Nicene Christian Library, do Roberts và Donaldson hiệu đính, Edinburgh, 1870, tr,231.
(15) Trong Lễ Qui Thánh Lễ Latinh, “Paretur” (chịu khổ hình) chỉ việc Chúa Giêsu chịu chết. Từ ngữ này trích từ Phúc Âm Luca 22:15; trong câu này, Người chọn kiểu nói ám chỉ Người sắp chịu chết, và nghĩa này là nghĩa được các giáo phụ và phụng vụ tiếp nhận. “Thuật ngữ ‘pridie quam pateretur’ là ám chỉ phụ lấy từ bản văn Phúc Âm của một xã hội coi ngày bắt đầu vào buổi sáng” (xem bài Patrick W. Skehan điểm sách của Jaubert trong The Catholic Biblical Quarterly, XX (1958), nhất là tr. 198.
(16) Một sắc lệnh của Công Đồng Carthage lần thứ ba ấn định việc ăn chay để rước lễ ngoại trừ vào ngày kỷ niệm khi cử hành Bữa Tiệc Ly của Chúa. Xem Thánh Augustinô, Thư LIV Gửi Januarium, dịch sang tiếng Anh trong The Fathers of the Church, New York, vol. 12, 256f.
(17) Clement of Alexandria, PG. IX, 757f
Irenaeus, Adversus Haereses, II, 22, 3. (Jaubert, tr.96).
(18) Mt 27:62; Mc 15:42; Lc 23:54; Ga 19:31
(19) Ga 19:14
(20) Mt 26:17-19; Mc 14:12-16; Lc 22:7-15
(21) Như các hành vi phạm luật, chuẩn bị vật liệu để xức xác (Lc 23:56), mang vũ khí (Mt 26:47, 51).
(22) Muốn có tóm lược các giải pháp này, không cần đi đâu xa chỉ cần tham khảo cuốn thủ bản của Simon-Dorado, ấn bản thứ 7, 1947, các trang 878-882.
(23) Xem Lagrange, Évangile selon Saint Marc, ấn bản thứ 4, Paris 1947, tr. 362
(24) Việc cách biệt thời gian nhỏ nhoi trong dịp này có thể là do tình cờ hay do đường lối trung dung giữa hai thứ lịch, một đường lối chấp nhận lịch tư tế nghiêm nhặt tính theo chu kỳ mặt trăng, nhưng duy trì cùng một ngày trong tuần cho lễ lạc phụng vụ. Xem Jaubert tr.58.
(25) Mt 26:2,6; Mc 14:1,3
(26) Mc 14:53
(27) Mc 14:55
(28) Mt 26:40
(29) Mc 14:56-58; Mt 26:60f.
(30) Mc 15:1
(31) Mc 15:2-5; Mt 27:11-14
(32) Lc 23:6-12
(33) Lc 23:13
(34) Mt 27:3-10
(35) Mc 15:6-15; Mt 27:15-26; Lc 23:17-25
(36) Mc 15:25; Ga 19:14. Lagrange nghĩ rằng vì Thánh Máccô rõ ràng chia ngày thành 3 phần khi ngài nhắc đến tảng sáng, giờ thứ ba, giờ thứ sáu và giờ thứ chín (15: 1, 33, 34), thì các con số này chỉ là ước tính, còn giờ của Thánh Giaon thì chính xác hơn. Tài liệu đã dẫn, tr.429.
(37) Apostolic Tradition, Canons of Hippolytus, Testament of Our Lord Jesus Christ, do Jaubert trích dẫn, tr.119
(38) Ga 18:13-24
(39) Sanhedrin IV, I. Muốn biết tóm lược các qui luật về thủ tục pháp lý, xin xem Everyman’s Talmud, của A. Cohen, London 1948, nhất là các trang 309-314.
(40) Mc 14:54-72; Mt 26: 58-75
(41) Lc 22:66
(42) Ga 18: 12-28.
(43) Xem Lagrange, Évangile selon Saint Jean, ấn bản thứ 8, Paris 1948, 459-461. Nhưng tác giả này cho rằng không thể dịch là “Annas trước đó đã sai dẫn Người…” v ìnếu dịch như thế là biến câu 24 trở thành “một ghi chú trễ”, như đã được bản dịch của Đức Ông Knox giải thích.
(44) Ga 18:18, 25
(45) Lc 22:61
(46) Đây cũng là lối giải thích của P. Benoit trong Angelicum, XX (1943), 143-165, “Jesus devant le Sanhedrin”, nhất là các trang 158-160.
(47) Jaubert cho rằng nó đã được chuyển đổi từ vị trí nguyên thủy giữa 14:7 và 15:1.
(48) 1Cor 5:7
Viết theo Jerome Crowe C.P., The Australasian Catholic Record, Vol.XXXVI, January 1959, no.1
(Còn tiếp)
Chúa Kitô, khi theo lịch này, đã ăn Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Ba. Giả thuyết này được hỗ trợ phần nào nhờ trình thuật của Phúc Âm, nếu ta muốn giảng hòa giữa thời biểu Gioan và thời biểu Nhất Lãm, nhờ thế ta có được thì giờ hợp lý cho một diễn tiến hoàn hảo của các biến cố.
Trước nhất ta có công trình nghiên cứu của Cô Annie Jaubert. Cô là người phụ nữ duy nhất thuộc Trường Thánh Kinh Giêrusalem và là một Phụ Tá tại Đại Học Sorbonne. Tư cách ấy khiến người ta lưu ý đến các ý kiến của cô vào lúc (thập niên 1960) ngành nghiên cứu Thánh Kinh gần như là độc quyền của nam giới. Cuốn sách của cô về Ngày của Bữa Tiệc Ly (1) đã lôi cuốn chú ý của nhiều học giả lúc đó. Phản ứng của họ đi từ hân hoan đón nhận các kết luận của cô tới gần như bác bỏ hoàn toàn và đầy xúc động. Tuy nhiên, không ai có thể bác bỏ rằng cuốn sách của cô, đúng như lời cô nói, là “một lời mời nghiên cứu”. Và quả nó đã dẫn nhiều nhà chuyên môn tiếp nhận lời mời của cô, hay chấp nhận lời thách thức của cô, để “thử nghiệm, trong lãnh vực của mình, tính vững chắc của giả thuyết, và trả lời cho những dấu hỏi mới xuất hiện trên mỗi bước nghiên cứu”.
Lãnh vực nghiên cứu thì khá nhiều, vì cô khởi đầu với ngoại thư Năm Thánh (Jubilees) và tư liệu Qumran, sau đó đi vào giai đoạn thích thú nhất trong trình thuật Phúc Âm về Cuộc Khổ Nạn và sau đó xem sét chi tiết các nền phụng vụ tiên khởi và các giáo phụ. Cuốn sách thực ra chủ yếu in lại ba bài báo đã đăng tải trước đó (2). Có ba phụ lục và ba tờ giấy gấp, mà hai trong số ấy dành trình bày theo lối dẫn đắc (concordance) các đoạn Phúc Âm nói về Cuộc Khổ Nạn dưới ánh sáng giả thuyết của cô.
Lịch của Sách Năm Thánh và tài liệu Qumran
Phần đầu tiên và là phần dài nhất của sách nói đến sự hiện hữu và việc sử dụng một lịch Do Thái xưa. Sách ngoại thư Năm Thánh (book of Jubilees), có từ thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên (BC), cho thấy tự nó cũng đủ nói lên sự hiện hữu của lịch này. Tuy nhiên, sở dĩ phải nghiên cứu về nó vì tác giả hiểu ra tầm quan trọng rất lớn của sách này đối với cộng đoàn Qumran. Nhiều phần của ít nhất chín bản chép Sách Năm Thánh bằng tiếng Hebrew đã được tìm thấy tại đây. Thủ Bản Môn Đệ (Manual of Disciples) cho thấy lịch ấy là lịch của cộng đoàn này.
Lịch chia năm 364 ngày thành bốn phần tư (quí) đều nhau, mỗi phần 13 tuần lễ, mỗi tuần lễ 7 ngày. Hai tháng đầu của mỗi quí có 30 ngày, tháng thứ ba có 31 ngày. Không có bằng chứng nào cho thấy sự khác biệt gần như 1 1/4 ngày giữa lịch này và lịch mặt trời đã được giải quyết ra sao. Jaubert cho rằng cứ 28 năm lại chêm vào một tháng 35 ngày.
Một lịch như thế đem lại tính đều đặn rất đáng kể cho bất cứ chu kỳ phụng vụ nào trong đó các ngày lễ được tính theo ngày trong tháng. Mỗi quí sẽ bắt đầu vào cùng một ngày trong tuần, và một khi ngày đầu năm đã được xác định, thì ngày trong tuần trong đó ngày lễ rơi vào sẽ được tính dễ dàng. Linh mục Barthelemy O.P. (3) cho thấy rằng ngày đầu năm rơi vào Thứ Tư. Thì, theo lịch này, ngày Lễ Vượt Qua, tức ngày thứ 15 của tháng thứ nhất (4) cũng sẽ rơi vào ngày Thứ Tư, và Bữa Ăn Vượt Qua phải được ăn vào tối Thứ Ba.
Đâu là nguồn gốc của lịch này?
Sách Năm Thánh và cộng đoàn Qumran coi việc họ giữ lịch này là biện pháp họ trung thành với luật Môsen, vì lịch này do Môsen áp đặt, nên nếu không theo nó là ‘bước đi theo đường lối Dân Ngoại’ (5), một điều cũng xấu như ‘ăn máu’ vậy. Đâu là lý do khiến họ có thái độ hoàn toàn không chịu thỏa hiệp này?
Jaubert chứng minh rằng đây là một lịch truyền thống có nguồn gốc trong các giới tư tế ít nhất từ thời Lưu Đày. Sau cùng, một nhóm tư tế, vì muốn trung thành với lịch của Sách Năm Thánh, buộc phải tách rời khỏi việc thờ phượng ở Đền Thờ là nền phụng vụ từng bỏ lịch này để thoả hiệp với lịch Hy Lạp dựa trên cách tính mặt trăng. Đó là động lực khiến cộng đoàn Qumran ly khai khỏi Do Thái Giáo chính thức.
Nếu lịch này thực sự là một truyền thống tư tế cổ xưa, thì người ta có quyền trông mong tìm được một vài dấu chỉ của nó trong các phần Cựu Ước mà nền phê bình chữ nghĩa thường gán cho truyền thống tư tế. Khi khảo sát các phần này, Jaubert đạt được một vài kết luận đáng chú ý. Đổi các ngày có đánh số của các tháng có đánh số trong Ngũ Kinh (6) sang ngày trong tuần, ta sẽ thấy rằng ngày đến phải là ngày Thứ Sáu, không ai du hành vào ngày Sabát, ngày lên đường bắt đầu vào Chúa Nhật, ngày sau ngày Sabát (7). Các kết quả tương tự cũng có được nhờ khảo sát Sách Paralipomena, Étra, Nơkhemia và Êdêkien. Đây là một thủ nghiệm tiêu cực, nhưng lịch sách Năm Thánh và Qumran rất tương đắc với các đoạn văn này.
Ta biết rằng lịch này được tuân giữ nghiêm nhặt tại cộng đoàn Qumran. Ta không biết nó được tuân giữ ra sao trong các giới khác. Có thể có những người khác theo đường trung dung bằng cách thích nghi với các giai đoạn của mặt trăng, nhưng vẫn cử hành các ngày lễ hàng năm vào cùng một ngày trong tuần. Dù sao, ta biết chắc bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất, đã có sự hiện diện của hai lịch phụng vụ. Trong một lịch, các ngày lễ được cử hành vào ngày của tháng mặt trăng. Đó là lịch chính thức mà ta biết được là nhờ Do Thái Giáo của các thầy Rabbi sau này (8). Trong lịch kia, các ngày lễ rơi vào ngày nhất định trong tuần. Các tín liệu của chúng ta liên quan đến lịch này là rút tỉa từ các tài liệu của Qumran, Thủ Bản Môn Đệ, Tài Liệu Đa-mát, Sách Năm Thánh.
Giả thuyết mới về ngày của Bữa Tiệc Ly
(a) Giả thuyết
Giả thuyết của Jaubert như sau: Chúa Kitô ăn Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Ba. Khi làm thế, Người đã theo một lịch xưa, ngược với lịch ‘chính thức’ là lịch cử hành Lễ Vượt Qua vào một ngày trong tuần và ngày này thay đổi hàng năm và năm Chúa Kitô chịu chết, nó rơi vào ngày Thứ Bẩy. Lịch ‘chính thức’ được các tư tế tuân giữ, họ là những người xếp đặt cái chết của Người và họ ăn Bữa Vượt Qua vào đêm Thứ Sáu.
(b) Hỗ trợ cho giả thuyết này trong truyền thống Kitô Giáo
Tài liệu nào có thể biện minh cho giả thuyết trên? Dù có chấp nhận sự hiện hữu của hai thứ lịch, liệu ta có lý do gì để tin rằng Chúa Kitô theo một lịch nhất định nào đó? Thực ra, có nhiều tài liệu tiên khởi của Kitô Giáo cho thấy họ duy trì truyền thống cho rằng Chúa Kitô ăn Bữa Tiệc Ly vào tối Thứ Ba. Tài liệu Didascalia Apostolorum, một tuyển tập Kitô Giáo của thế kỷ thứ ba hay thế kỷ thứ hai, quả quyết trong ba ngữ cảnh khác nhau việc Chúa Kitô ăn Bữa Vượt Qua vào tối Thứ Ba, bị trao nộp hôm Thứ Tư và chịu đóng đinh hôm Thứ Sáu (9). Chứng cớ tương tự như thế cũng tìm thấy trong Epiphanius (10). Dù biết Didascalia, nhưng Epiphanius xem ra không lệ thuộc nó để biết truyền thống này. Hơn nữa, ông còn biết truyền thống đêm Thứ Năm và phản đối không chấp nhận truyền thống này (11). Victorinus thành Pettau, Syria (Pannonia), qua đời năm 304, mà chứng cớ cho thấy không hề chịu ảnh hưởng của Didascalia, cũng biết và nhìn nhận truyền thống cho rằng Chúa Giêsu bị bắt hôm Thứ Tư (12).
Truyền thống chung của Victorinus và Didascalia hẳn phải có trước họ. Nếu ta định niên biểu cho Didascalia ở đầu thế kỷ thứ 3, thì truyền thống này hẳn phải có từ thế kỷ thứ 2. Các dấu chỉ trong nó cho thấy nó có nguồn gốc Do Thái và Kitô Giáo.
(c) Nguồn gốc của Truyền Thống Thứ Năm
Truyền thống coi Bữa Tiệc Ly diễn ra vào hôm vọng ngày Chúa Kitô chịu chết đã có từ lúc nào?
Nhắc tới Bữa Tiệc Ly lần đầu chính là Thánh Phaolô. Thánh nhân nói rằng: “vào đêm bị phản bội” (13). Đó là những lời thuộc truyền thống lâu đời nhất ta hiện có, nhưng chúng đâu có nói tới hôm trước ngày (eve) Chúa Chết. Trên thực tế, cũng những lời ấy đã được sử dụng trong các nền phụng vụ lâu đời nhất, trong Truyền Thống Tông Đồ của Hippolytus, trong Ước Thư Chúa Giêsu Kitô Chúa Chúng ta và trong Hiến Chương Tông Đồ (14). Phụng vụ Rôma dùng thuật ngữ “pridie quam pateretur” (15). Ấy thế nhưng, trước hạ bán thế kỷ thứ tư, lại không có việc tưởng niệm Bữa Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh (16).
Nhưng nếu các nguồn phụng vụ chậm trễ trong việc chứng nghiệm truyền thống Thứ Năm thì một số giáo phụ đã nhắc đến nó từ hạ bán thế kỷ thứ nhất (17). Và kể từ năm 165, điều ấy đã được coi như hậu quả tự nhiên của khoa giải thích về việc Chúa Kitô chịu chết hôm Thứ Sáu. Xem ra đó là một diễn dịch từ văn bản Phúc Âm hơn là một truyền thống có từ thời trước.
Thời Biểu Trong Trình Thuật Khổ Nạn Của Phúc Âm
Có thể nào giảng hòa Bữa Tiệc Ly đêm Thứ Ba với bản văn Phúc Âm được chăng? Đây là câu hỏi được bàn tới trong phần thứ ba và là phần đáng lưu ý nhất của sách.
(a) Thời biểu Gioan và Nhất Lãm?
Từ giữa thế kỷ thứ hai, các nhà chú giải đã phải vật lộn với vấn đề thời biểu phát sinh từ các chi tiết khác nhau giữa trình thuật Gioan và trình thuật Nhất Lãm về Cuộc Khổ Nạn. Cả hai truyền thống Gioan và Nhất Lãm đều nhất trí rằng Chúa qua đời ngày Thứ Sáu (18). Nhưng đối với Gioan, Chúa Kitô bị nộp cho người Do Thái vào hôm vọng Lễ Vượt Qua (19). Mà lễ Vượt Qua là ngày Thứ Bẩy. Trong trình thuật Nhất Lãm, Chúa Kitô bị nộp vào tay kẻ thù của Người vào đêm Người dùng bữa mà bề ngoài đúng là Bữa Tối Vượt Qua (20). Như thế, rõ ràng Lễ Vượt Qua xẩy ra vào ngày Thứ Sáu. Thế nhưng, các phúc âm Nhất Lãm lại nhắc tới những biến cố cho thấy sinh hoạt ấy, ít nhất theo Mishna, hoàn toàn bị cấm trong ngày lễ (21).
Các giải đáp được các nhà chú giải đưa ra thì đa dạng (22). Có thể phân chia thành ba loại tùy theo họ chấp nhận Bữa Vượt Qua vào Thứ Sáu như Nhất Lãm, Bữa Vượt Qua vào Thứ Bẩy như Gioan, hay nói tới hai ngày khác nhau do các nhóm khác nhau tuân giữ. Một số vị còn đề nghị giải thích việc đó là do việc theo các lịch khác nhau (23). Đề nghị này lúc đó không được một tài liệu nào nâng đỡ vì vào thời Chúa Giêsu, không một nhóm nào trong lòng đất nước Do Thái theo một lịch khác với lịch chính thức. Đến thời ta, việc ấy mới được chứng minh nhờ điển hình cộng đoàn Qumran.
Nếu ta áp dụng truyền thống trong Didascalia vào trình thuật Phúc Âm, thì sự dị biệt giữa Gioan và Nhất Lãm sẽ được giải quyết. Vì như thế, Chúa Kitô cử hành Lễ Vượt Qua vào tối Thứ Ba, ngày vọng Lễ Vượt Qua theo lịch tư tế xưa. Bị bắt đêm Thứ Ba rạng ngày Thứ Tư, Người qua đời hôm Thứ Sáu, ngày vọng Lễ Vượt Qua theo lịch chính thức.
Hai Lễ Vượt Qua ấy cách nhau 3 ngày (24). Trong các Phúc Âm Nhất Lãm, Lễ Vượt Qua đây chỉ Lễ Vượt Qua theo lịch xưa. Trong các giới mà các Phúc Âm này được viết cho, ai cũng hiểu điều ấy. Trái lại, Thánh Gioan viết cho cử tọa chiụ ảnh hưởng Hy Lạp, và đối với dân Do Thái tản mạn bên ngoài lãnh thổ (Diaspora), có lẽ Lễ Vượt Qua chỉ là Lễ được cử hành vào ngày 15 của tháng mặt trăng. Vả lại, vì Thánh Gioan là người vốn quan tâm đến việc chứng tỏ Chúa Kitô là Đấng thiết lập ra việc thờ phượng Thiên Chúa “trong tinh thần và trong chân lý”, nên ngài muốn thay thế hy lễ Đền Thờ bằng hy lễ của Chúa Kitô.
Như thế, điều ta nhận được ở đây không phải là sự dị biệt về thời biểu mà là hai quan điểm khác nhau. Đây không phải là vấn đề hoặc là/hoặc là (either/or); mà có thể là cả hai (both). Nhưng điều này sẽ đem lại lý lẽ lý thú cho những tranh cãi sau này về Lễ Vượt Qua. Trong các tranh cãi này, cả hai bên đều nhấn mạnh rằng họ theo truyền thống tông đồ. Đức Giáo Hoàng Victor nhấn mạnh vào ngày nhất định trong tuần, trong khi các Kitô hữu vùng Tiểu Á lại theo một ngày thay đổi, chỉ cố định vào ngày 14 trong tháng.
Một vấn đề khác trong thời biểu Phúc Âm mà Jaubert nghĩ giả thuyết của cô sẽ giải quyết được là vấn đề ngày xức dầu thơm tại làng Bethany, được Thánh Gioan nói là xẩy ra 6 ngày trước Lễ Vượt Qua, trong khi Thánh Mátthêu và Thánh Máccô lại đặt ngày ấy sau ngay câu nói: Lễ Vượt Qua sẽ xẩy tới sau đó hai ngày (25). Theo nghĩa vốn gán cho bản văn này, và đếm từ Lễ Vượt Qua vào ngày Thứ Ba, thì việc xức dầu thơm kia sẽ là ngày Chúa Nhật, hay, như Jaubert nghĩ, là ngày Thứ Bẩy, cùng ngày như cách tính 6 ngày từ Thứ Sáu Vượt Qua của Phúc Âm Gioan.
(b) Yếu tố thời gian trong trình thuật Phúc Âm
Khó khăn vẫn là dường như các phúc âm không duy trì một ký ức nào về 3 ngày của cuộc Khổ Nạn. Nhưng có một câu hỏi hiển nhiên xuất hiện từ trình thuật Phúc Âm. Nếu Chúa Kitô bị bắt vào buổi tối trước khi Người chịu đóng đinh, thì tại sao lại có quá nhiều biến cố xẩy ra trong khoảnh khắc giữa lúc bị bắt và lúc bị đóng đinh? Hãy chỉ xem các Phúc Ấm Nhất Lãm mà thôi:
i. Xuất hiện trước Thượng Hội Đồng
“Các thượng tế, kỳ mục và kinh sư tề tựu đông đủ” (26), “toàn thể Thượng Hội Đồng” (27). Họ tìm nhân chứng buộc tội nhưng không tìm ra ai. Tuy nhiên, có nhiều lời cung khai, nhưng không ăn khớp với nhau. Và mãi về sau (28), mới có những người tố cáo Chúa Kitô có ý định phá Đền Thờ (29). Cuối cùng, là lời kết án long trọng của thượng tế và sau đó bản án nhất trí đã kết thúc thảm kịch.
Các bản văn này không cho ta cảm tưởng đó là một phiên tòa vội vàng. Thánh Máccô không hề có ý định rút ngắn phiên họp của Thượng Hội Đồng bằng cách vội vã cho triệu tập một số ít thành viên giữa đêm khuya, cũng không phải để chỉ nghe 2 hay 3 nhân chứng được mua chuộc từ trước. Mà đúng hơn, Thượng Hội Đồng đã được triệu tập một cách trang trọng; khó khăn mãi mới tìm ra nhân chứng để biện minh cho bản án.
ii. Sau đó, Mátthêu và Máccô miêu tả sự xỉ vả và đánh đập Chúa Kitô, một màn cũng được Thánh Luca mô tả, và rồi đến phiên họp thứ hai của Thượng Hội Đồng vào “sáng sớm”. Toàn thể Thượng Hội Đồng lại được triệu tập (30). Sau phiên họp này, Chúa Kitô bị dẫn tới Philatô.
iii. Chúa Kitô trước Philatô
Philatô chả có lý do gì phải vội vã đưa ra quyết định. Các bản văn đều cho thấy ông ta do dự; ông ta thẩm vấn Chúa Kitô nhiều lần, bối rối vì vụ kiện đặc biệt này (31). Khi biết Chúa là người Galilê, ông ta bèn cho điệu Người tới Herod. Sau khi không khiến cho Người lên tiếng, ông này đã cho điệu Người trở lại với Philatô (32).
Thánh Luca phân biệt hai lần xuất hiện trước Philatô. Trong lần thứ hai, Philatô cho vời các thượng tế và lãnh tụ dân (33) lúc đó đang tản mạn khắp nơi. Mátthêu gợi ý một khoảng cách ở đây bằng cách cho chêm vào câu truyện Giuđa hối hận đi tìm các thượng tế và kỳ mục (34). Ngay trong phiên họp thứ hai, việc lên án cũng không xẩy ra ngay tức khắc. Vẫn còn việc thảo luận với đám đông và việc thả tự do cho Baraba (35). Cuối cùng còn có màn đánh đập và chuẩn bị đóng đinh.
Câu truyện sẽ trở nên khả tín hơn nếu các biến cố trên trải dài trong khoảng từ Thứ Tư tới Thứ Sáu. Sụ thay đổi nơi đám đông cũng sẽ dễ hiểu hơn nếu các tư tế có ít nhất một ngày để gây ảnh hưởng.
iv. Thánh Máccô tuyên bố rằng Chúa Kitô bị đóng đinh vào giờ thứ ba. Có một khó khăn thời danh ở đây vì Thánh Gioan cho rằng phiên xử của Philatô xẩy ra vào khoảng giờ thứ sáu (36). Người ta thường thích thời khóa biểu dài của Gioan hơn là thời khóa biểu ngắn của Máccô và giờ thứ ba của Máccô đã được kéo dài ra để phù hợp với Gioan. Nhưng giờ của Máccô đã được duy trì trong truyền thống phụng vụ (37). Dù sao, nếu duy trì giờ trễ hơn của Gioan, thì giờ ấy vẫn ngắn, và khó mà quan niệm được việc có quá nhiều biến cố xẩy ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như thế. Nại tới Phúc Ân thứ tư lại càng gia tăng cái khó khăn về thì giờ, vì nó còn thêm vào trình thuật Nhất Lãm các biến cố như việc Annas tra vấn Chúa Giêsu trước khi Người bị giải tới Caiphas (38).
Nhét ngần ấy các biến cố vào khoảng thời gian chỉ có 12 tiếng xem ra hơi quá đáng. Đàng khác, Mishna buộc phải có khoảng cách 24 tiếng giữa phiên tòa và việc lên án trong trường hợp phải trừng phạt bằng án tử hình. Do đó, bộ luật này nhấn mạnh rằng nhnữg vụ như thế không được xử vào vọng ngày sabát hay vọng ngày lễ (39). Bị bắt vào đêm Thứ Ba rạng Thứ Tư sẽ giúp khả thể có quyết định vào Thứ Năm, cho phép khoảng cách một ngày như vừa nói. Sự do dự của Philatô đã đem màn cuối cùng qua tới sáng Thứ Sáu.
(c) Phêrô chối Chúa
Giả thuyết cũng cung cấp giải đáp cho nhiều khó khăn khác. Liệu có chi tiết nào trong Phúc Âm có thể phá hủy được giả thuyết này không?
Cả bốn Phúc Âm đều đặt các lần Phêrô chối Chúa vào đêm Chúa bị bắt. Mátthêu và Máccô chêm câu truyện xử án tại nhà thượng tế vào câu truyện Phêrô chối Thày (40). Như thế, nếu các lần chối này xẩy ra trong đêm, thì dường như phiên xử cũng vậy. Nhưng Thánh Luca lại đặt nó vào ban ngày (41). Thánh Gioan hình như cùng ý kiến như Thánh Luca, vì cuộc tra vấn của Annas xẩy ra ban đêm.
Nhưng Thánh Gioan không mô tả cả phiên toà lẫn án tòa, mà chỉ kể việc Annas tra vấn, sau đó, Chúa Giêsu bị dẫn tới Caiphas (42). Điều ấy xem ra bất thường đến nỗi một số người đề nghị đặt câu 24: “Annas cho giải Người còn bị trói tới thượng tế Caiphas” giữa câu 13 và 14 để cuộc tra vấn diễn ra trước mặt Caiphas (43).
Đối với giả thuyết đang bàn, điều ấy không cần thiết. Thánh Gioan mô tả đêm Chúa bị bắt. Chúa Kitô bị dẫn tới Annas. Cuộc tra vấn này rất khác với phiên xử, nên không cần phải gán nó cho Caiphas. Theo Thánh Gioan, các lần chối Chúa của Phêrô xẩy ra tại nhà Annas. Phêrô vào sân trước của nhà này, và các lần ông chối Chúa xẩy ra tại đó, hai lần sau xẩy ra bên cạnh đống lửa nơi ông tới sưởi ấm (44). Ở đây, truyền thống mà Thánh Gioan theo đã được Thánh Luca nhập cuộc (45). Thứ tự các biến cố đặt hai lần chối cuối cùng ở lúc Chúa Giêsu bị Annas cho dẫn tới Caiphas cũng xưa như cuốn Diatesseron (cuốn phối hòa 4 Phúc Âm) của Tatian (46).
Thời biểu chi tiết sau đây đã được đề nghị:
Đêm Thứ Ba rạng Thứ Tư: Chúa Giêsu bị bắt, bị dẫn tới thượng tế (Mc 14:53; Lc 22:54) Annas (Ga 18:13), và bị ông này tra vấn (Ga 18:19f). Lúc gà gáy, Người bị dẫn tới Caiphas (Ga 18:24).
Thứ Tư: Xử án (Mc 14:55-64); bị nhục mạ và đánh đập (Mt 26:68)
Sáng Thứ Năm: Lên án (Mt 27:1; Mc 15:1); Chúa Giêsu bị dẫn tới Philatô (Mt 27:2; Mc 15:1; Lc 23:1; Ga 18:28); Chúa Giêsu bị điệu tới Herod (Lc 23: 6-12).
Sáng Thứ Sáu: Trước mặt Philatô lần thứ hai (Lc 23:13); bị kết án và bị đóng đinh.
Không một phúc âm gia nào mô tả hết mọi biến cố trên. Chỉ có Thánh Gioan thuật lại việc Annas tra vấn. Thánh Luca là soạn giả duy nhất thuật lại hai lần xuất hiện trước Philatô, dù ngài gói gọn việc xử án và lên án vào phiên sử buổi sáng của Thượng Hội Đồng. Thánh Mátthêu và Thánh Máccô nói tới hai phiên xử. Mỗi phúc âm trong 4 phúc âm này đều chỉ kể lại một số sự kiện (episodic), rút gọn bằng cách lồng (telescoping) nhiều biến cố vào nhau. Khi sắp đặt các sự kiện, các ngài biết việc mình cho các biến cố rời rạc nhau một trật tự nào đó, nhưng không hề có ý định quả quyết rằng đó là thứ tự thời gian chính xác. Bằng cách sử dụng các dấu mốc của Thánh Gioan và Thánh Luca, ta có thể làm tròn bức tranh của Thánh Mátthêu và của Thánh Máccô.
(d) Thời biểu này đã phai mờ ra sao?
Vẫn còn một câu hỏi quan trọng cần được trả lời. Trong các trình thuật Phúc Âm hiện ta đang có, ghi chép minh nhiên về ba ngày Khổ Nạn đã bị mất như thế nào?
Việc dạy giáo lý khẩu truyền lúc ban đầu, tức giáo huấn đi trước các Phúc Âm bằng chữ viết phần lớn quan tâm nhiều đến nội dung các sự kiện và ý nghĩa tín lý của chúng hơn là diễn biến theo thứ tự thời gian. Nó nhằm trình bày các sự kiện được giáo huấn tông đồ dựa vào, chỉ giữ lại những chi tiết mà giáo huấn này thấy cần thiết, chứ ít chú trọng tới ngày tháng chính xác xẩy ra các sự kiện ấy. Phúc Âm Thánh Máccô, chẳng hạn, không giúp ta xác định ngày tháng của thừa tác vụ Chúa Giêsu, cũng như thời gian kéo dài của thừa tác vụ ấy. Việc rút ngắn bằng cách lồng hai biến cố riêng rẽ hay tương tự nhau không phải là việc khó khăn gì. Hai cuộc tra vấn của Annas và Caiphas, cả hai đều là thượng tế, đã được kết hợp thành một trong hai Phúc Âm Mátthêu và Máccô. Hai phiên họp của Thượng Hội Đồng cũng có cùng một số phận trong Luca. Hai lần Chúa Giêsu xuất hiện trước Philatô cũng trở thành một trong Máccô và Gioan. Điều quan trọng là trình bày nhục cảnh chưa nghe thấy bao giờ về một Đấng Quân Vương bị đóng đinh, cho thấy rõ ai chịu trách nhiệm về việc ấy, nghĩa là những sự việc mà giáo huấn tông đồ muốn minh họa. Việc rút gọn bằng cách lồng các sự kiện vào nhau thay vì làm cản trở, thực ra đã giúp rất nhiều trong việc tóm lược các bài giáo lý tiên khởi.
Nhưng khi việc dạy giáo lý này bước từ khung cảnh Palestine, là khung cảnh vốn quen thuộc với Lễ Vượt Qua vào Thứ Ba, qua thế giới ngoại giáo, vốn không biết một Lễ Vượt Qua nào khác mà chỉ là Lễ Vượt Qua của người Do Thái ở hải ngoại (Diaspora) được tổ chức vào ngày thứ 15 của tháng Nisan, tính theo lịch mặt trăng, thì Bữa Tiệc Ly đã được liên kết với Lễ Vượt Qua này, Lễ Vượt Qua ‘chính thức’. Jaubert nghĩ rằng trường hợp rút gọn bằng cách lồng vào nhau rõ ràng nhất chính là việc hai Phúc Âm Mátthêu và Máccô chuyển phiên họp của Thượng Hội Đồng lên đêm hôm trước. Chắc chắn điều ấy giả thiết rằng các điều kiện thực sự mà việc xử án dựa vào đã bị bỏ quên, và cả việc thiếu nhân chứng tận mắt nữa. Nhưng đến lúc sứ điệp Kitô Giáo được Phúc Âm Máccô loan truyền thời Nêrông bách hại Đạo, điều quan trọng là phải loan truyền sứ điệp chủ yếu của cứu độ, chứ không cần phải đảm bảo tính chính xác trong thời biểu các biến cố. Mà cũng không cần thiết phải làm hại một truyền thống vốn đã thành hình. Trình thuật phiên xử tại Thượng Hội Đồng, lúc ấy đã hiện hữu như một đơn vị hoàn hảo, có lẽ đã được chêm vào trình thuật Phêrô chối Chúa (47).
Phúc Âm Mátthêu theo chân Phúc Âm Máccô trong việc chuyển đổi này, nhưng Thánh Luca, người biết cách sử dụng Phúc Âm Máccô khi cần, nên đã không theo Phúc Âm này ở đây, có lẽ vì ngài có nguồn tín liệu khác. Phúc Âm thứ tư bỏ qua phiên xử của Thượng Hội Đồng để nói chi tiết nhiều hơn tới cuộc tra vấn của Annas. Điều này cho người ta cảm tưởng như một hồi ức bản thân. Hai cuộc xuất hiện trước Philatô đã được ép lại thành một. Vì quan tâm hàng đầu ở đây là quan tâm thần học, muốn làm nổi bật tư cách làm vua của Chúa Kitô. Trung điểm trong trình thuật Gioan là việc đội mão gai.
Jaubert kết luận rằng: đối với thế hệ Kitô hữu đầu tiên, Chúa Kitô cử hành Lễ Vượt Qua vào đêm Thứ Ba, theo một lịch thánh từng điều hòa cuộc hành trình lâu dài của Dân Riêng qua sa mạc cũng như nền phụng vụ xưa kia của Đền Thờ. Bởi thế, Bữa Tiệc Ly chất chứa mọi liên kết với truyền thống tư tế đáng kính. Nó thay thế cho các bữa ăn hy tế của Luật Cũ. Nó là đỉnh cao của nền phụng vụ Bánh Miến Không Men (Azymes).
Nhưng khi chết vào Thứ Sáu, ngày vọng Lễ Vượt Qua chính thức, Chúa Kitô đã dùng chính mình Người thay thế cho chiên sát tế của Đền Thờ. Không những Bữa Tiệc Ly là Bữa Vượt Qua, mà chính Chúa Kitô cũng là Chiên Vượt Qua nữa. Từ giây phút ấy trở đi, Người là của hy sinh độc nhất đã dùng máu mình thay thế máu chiên dê. Như thế, Chúa Kitô đã đem lại với nhau gia tài kép của truyền thống Do Thái và làm nó nên hoàn hảo. Khi Thánh Phaolô viết: “anh chị em hãy thanh tẩy khỏi men cũ… Chúa Kitô, đã chịu hiến tế làm Chiên Lễ Vượt Qua của chúng ta” (48) là ngài đang nói lên niềm tin tiên khởi của cộng đoàn Kitô hữu.
Ghi chú
(1) La Date De La Cène, Calendrier Biblique et Liturgie Chrétienne. Etudes Bibliques. Paris, 1957
(2) Le Calendrier des Jubilés et de la Secte de Qumran. Ses Origines Bibliques, trong Vetus Testamentum, III (1953), 250-264
La Date de la Dernière Cène, trong Revue de l’Histoire des Religions, CXLVI (1954), 140-173
Le Calendrier des Jubilés et les Jours Liturgiques de la Semaine. Vetus Testamentum, VII (1957), 35-61.
(3) Notes en Marge de Publications Récentes sur les Manuscrits de Qumran, Revue Biblique, LIX (1952), 199-203
(4) Lv 23:5; Đnl 16:8
(5) Jubilees 6:35; 6:38. Bản văn trong R.H. Charles, The Apocrypha and Psedepigrapha of the Old Testament, Oxford, 1913.
(6) St 7:11; 8:4; 8: 5, 13, 14; Xh 12:3, 31-35; 16:1; 40:1-17; Ds 1:1; 9:11; 10:11; 33:38; Đnl 1:3. Có thể thêm Gs 4:19.
(7) Ngay hòm bia cũng phải nghỉ vào ngày Thứ Sáu (St 8:4)
(8) Muốn biết đầy đủ chi tiết về lịch Do Thái, cách tính ngày và tháng, cách thêm ngày, xin xem Holmeister, Chronologia Vitae Christi, Rome, 1933, 180-194.
(9) Didascalia Apostolorum, chương 21; 14:4-9; 14:18-20; 17:7-8
(10) Các bản văn dễ thấy là Adversus Haereses, II, 51, 26 trong Migne, PG XLI,
933ff, Expositio Fidei, XXII, PG. XLII, 825f.
(11) Trong một mảnh tài liệu công bố năm 1927, được Jaubert trích dẫn, tr.88
(12) Tractatus de Fabrica Mundi, III, PL. V, 304f.
(13) 1Cor 11:23
(14) Apostolic Tradition, do Dix hiệu đính, tr.8
Testament of Our Lord Jesus Christ, do Rahmani hiệu đính, 41 (cả hai được Jaubert trích dẫn, tr. 94)
Apostolic Constitutions, VIII, 12 Tập XVII của bộ Ante-Nicene Christian Library, do Roberts và Donaldson hiệu đính, Edinburgh, 1870, tr,231.
(15) Trong Lễ Qui Thánh Lễ Latinh, “Paretur” (chịu khổ hình) chỉ việc Chúa Giêsu chịu chết. Từ ngữ này trích từ Phúc Âm Luca 22:15; trong câu này, Người chọn kiểu nói ám chỉ Người sắp chịu chết, và nghĩa này là nghĩa được các giáo phụ và phụng vụ tiếp nhận. “Thuật ngữ ‘pridie quam pateretur’ là ám chỉ phụ lấy từ bản văn Phúc Âm của một xã hội coi ngày bắt đầu vào buổi sáng” (xem bài Patrick W. Skehan điểm sách của Jaubert trong The Catholic Biblical Quarterly, XX (1958), nhất là tr. 198.
(16) Một sắc lệnh của Công Đồng Carthage lần thứ ba ấn định việc ăn chay để rước lễ ngoại trừ vào ngày kỷ niệm khi cử hành Bữa Tiệc Ly của Chúa. Xem Thánh Augustinô, Thư LIV Gửi Januarium, dịch sang tiếng Anh trong The Fathers of the Church, New York, vol. 12, 256f.
(17) Clement of Alexandria, PG. IX, 757f
Irenaeus, Adversus Haereses, II, 22, 3. (Jaubert, tr.96).
(18) Mt 27:62; Mc 15:42; Lc 23:54; Ga 19:31
(19) Ga 19:14
(20) Mt 26:17-19; Mc 14:12-16; Lc 22:7-15
(21) Như các hành vi phạm luật, chuẩn bị vật liệu để xức xác (Lc 23:56), mang vũ khí (Mt 26:47, 51).
(22) Muốn có tóm lược các giải pháp này, không cần đi đâu xa chỉ cần tham khảo cuốn thủ bản của Simon-Dorado, ấn bản thứ 7, 1947, các trang 878-882.
(23) Xem Lagrange, Évangile selon Saint Marc, ấn bản thứ 4, Paris 1947, tr. 362
(24) Việc cách biệt thời gian nhỏ nhoi trong dịp này có thể là do tình cờ hay do đường lối trung dung giữa hai thứ lịch, một đường lối chấp nhận lịch tư tế nghiêm nhặt tính theo chu kỳ mặt trăng, nhưng duy trì cùng một ngày trong tuần cho lễ lạc phụng vụ. Xem Jaubert tr.58.
(25) Mt 26:2,6; Mc 14:1,3
(26) Mc 14:53
(27) Mc 14:55
(28) Mt 26:40
(29) Mc 14:56-58; Mt 26:60f.
(30) Mc 15:1
(31) Mc 15:2-5; Mt 27:11-14
(32) Lc 23:6-12
(33) Lc 23:13
(34) Mt 27:3-10
(35) Mc 15:6-15; Mt 27:15-26; Lc 23:17-25
(36) Mc 15:25; Ga 19:14. Lagrange nghĩ rằng vì Thánh Máccô rõ ràng chia ngày thành 3 phần khi ngài nhắc đến tảng sáng, giờ thứ ba, giờ thứ sáu và giờ thứ chín (15: 1, 33, 34), thì các con số này chỉ là ước tính, còn giờ của Thánh Giaon thì chính xác hơn. Tài liệu đã dẫn, tr.429.
(37) Apostolic Tradition, Canons of Hippolytus, Testament of Our Lord Jesus Christ, do Jaubert trích dẫn, tr.119
(38) Ga 18:13-24
(39) Sanhedrin IV, I. Muốn biết tóm lược các qui luật về thủ tục pháp lý, xin xem Everyman’s Talmud, của A. Cohen, London 1948, nhất là các trang 309-314.
(40) Mc 14:54-72; Mt 26: 58-75
(41) Lc 22:66
(42) Ga 18: 12-28.
(43) Xem Lagrange, Évangile selon Saint Jean, ấn bản thứ 8, Paris 1948, 459-461. Nhưng tác giả này cho rằng không thể dịch là “Annas trước đó đã sai dẫn Người…” v ìnếu dịch như thế là biến câu 24 trở thành “một ghi chú trễ”, như đã được bản dịch của Đức Ông Knox giải thích.
(44) Ga 18:18, 25
(45) Lc 22:61
(46) Đây cũng là lối giải thích của P. Benoit trong Angelicum, XX (1943), 143-165, “Jesus devant le Sanhedrin”, nhất là các trang 158-160.
(47) Jaubert cho rằng nó đã được chuyển đổi từ vị trí nguyên thủy giữa 14:7 và 15:1.
(48) 1Cor 5:7
Viết theo Jerome Crowe C.P., The Australasian Catholic Record, Vol.XXXVI, January 1959, no.1
(Còn tiếp)
Văn Hóa
Chiều Buồn
Vọng Sinh
11:45 25/03/2010
Một chiều buồn Canvê một chiều buồn
Gió hắt hiu mây đổ ánh chiều buông
Mặt trời tắt tối tăm cả trời đất
Giờ đau thương cả đồi tím thê lương !
Người bước đi trong tủi nhục đau thương
Vác trên vai tội nhân thế muôn phương
Tội ngàn dân đè nặng trên thân thể
Cố lê đi lại gục ngã trăm đường.
Từng vết roi hằn rỉ máu thê lương
Nhỏ xuống đường đời tội lỗi đêm trường
Giọt Máu Thánh rửa sạch tội muôn nước
Giọt từng giọt…nhỏ mãi… đỉnh đồi vương…!
Những giọt máu nhỏ từ đỉnh yêu thương
Đỉnh đầu cao mão gai nào đâm thấu
Mũi gai nhọn ngập sâu thấu xương đầu…
Đớn đau nào…tủi nhục nào hơn đâu ?
Trên cây cao Cha mang thân đớn đau
Muôn tội con đóng lỗ đinh thêm sâu
Những gian ác…đòng sâu chọc Tim Chúa
Những dối lừa…chất thêm nữa đớn đau !
Trên cây cao tim Cha loang máu sâu
Đã mở ra cả trời yêu nhiệm mầu
Yêu đến chết cho người mình yêu dấu
Người chết cho ta được sống ngàn sau.
Trên cây cao Cha từ lâu ngóng trông
Tay Thập Tự vươn cao mong ôm ấp
Tình Yêu Cha đã phủ lấp lỗi con
Máu Thánh Cha đã rửa tội con rồi.
Con qùy lậy Máu Thánh Chúa Trời
Xin cho con cảm nhận Tình Yêu Người
Từ nay mãi uống say Tình Thánh
Trọn một đời mãi Tin Mến Cậy thôi !
Xin cho con giấc nồng say
Say Ân Tình Thánh Vòng Tay Thập Tự.
Gió hắt hiu mây đổ ánh chiều buông
Mặt trời tắt tối tăm cả trời đất
Giờ đau thương cả đồi tím thê lương !
Người bước đi trong tủi nhục đau thương
Vác trên vai tội nhân thế muôn phương
Tội ngàn dân đè nặng trên thân thể
Cố lê đi lại gục ngã trăm đường.
Từng vết roi hằn rỉ máu thê lương
Nhỏ xuống đường đời tội lỗi đêm trường
Giọt Máu Thánh rửa sạch tội muôn nước
Giọt từng giọt…nhỏ mãi… đỉnh đồi vương…!
Những giọt máu nhỏ từ đỉnh yêu thương
Đỉnh đầu cao mão gai nào đâm thấu
Mũi gai nhọn ngập sâu thấu xương đầu…
Đớn đau nào…tủi nhục nào hơn đâu ?
Trên cây cao Cha mang thân đớn đau
Muôn tội con đóng lỗ đinh thêm sâu
Những gian ác…đòng sâu chọc Tim Chúa
Những dối lừa…chất thêm nữa đớn đau !
Trên cây cao tim Cha loang máu sâu
Đã mở ra cả trời yêu nhiệm mầu
Yêu đến chết cho người mình yêu dấu
Người chết cho ta được sống ngàn sau.
Trên cây cao Cha từ lâu ngóng trông
Tay Thập Tự vươn cao mong ôm ấp
Tình Yêu Cha đã phủ lấp lỗi con
Máu Thánh Cha đã rửa tội con rồi.
Con qùy lậy Máu Thánh Chúa Trời
Xin cho con cảm nhận Tình Yêu Người
Từ nay mãi uống say Tình Thánh
Trọn một đời mãi Tin Mến Cậy thôi !
Xin cho con giấc nồng say
Say Ân Tình Thánh Vòng Tay Thập Tự.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lưu Ly
Nguyễn Ngọc Danh
20:28 25/03/2010
LƯU LY
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Vườn Xuân vừa nở đóa lưu ly
Vươn cao – trang trọng tới diệu kỳ
Uy nghi như bóng Người sống lại
Từ chốn nhà mồ núi Cal-vê.
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Quê Vui Đời
Nguyễn Ngọc Liên
22:16 25/03/2010
BÉ QUÊ VUI ĐỜI
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ
Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao
Vui thú không quên học đâu…
(Trích nhạc của Phạm Duy)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền