Phụng Vụ - Mục Vụ
Tiệc ly : Bữa tiệc cứu độ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:23 24/03/2016
Thứ Năm Tuần Thánh
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ
Có lẽ trong đời mình, nhiều người trong chúng ta đã từng tổ chức các bữa tiệc khác nhau: tiệc cưới, tiệc giỗ, tiệc tân gia, tiệc sinh nhật, tiệc thôi nôi, tiệc đầy tháng, v.v... Còn đối với Chúa Giêsu, trong suốt cuộc đời dương thế của mình, Ngài chỉ “tổ chức” duy nhất một bữa tiệc, cũng là “tiệc chia tay” với các môn đệ dấu yêu trước khi Ngài đi vào cuộc thương khó, tử nạn. Bữa tiệc duy nhất này vẫn thường được gọi bằng cái tên rất dễ thương: Tiệc Ly. Tuy nhiên, đây không phải là bữa tiệc ly - tiệc chia tay thông thường, mà là bữa tiệc đặc biệt nhất, quan trọng nhất, và cũng gây nhiều cảm hứng nhất cho các nhà điêu khắc, hội họa trong lịch sử nhân loại. Vậy Tiệc Ly là bữa tiệc gì mà đặc biệt như thế?
1. Tiệc Ly, trước hết, là bữa tiệc Vượt Qua. Chúa Giêsu đã khẳng định điều này: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em, trước khi chịu khổ hình” (Lc 26,15). Chúng ta biết Lễ Vượt Qua của người Do Thái bắt đầu vào tối Thứ Sáu. Nhưng Chúa Giêsu đã ăn tiệc Vượt Qua vào tối Thứ Năm, nghĩa là Ngài ăn lễ trước một ngày. Vì đêm Thứ Sáu và ngày Thứ Bảy, Chúa Giêsu đã chết và đang ở trong mộ đá. Và vì là tiệc Vượt Qua, nên Chúa Giêsu đã đích thân lên chương trình kỹ lưỡng: từ việc mượn phòng tiệc, sắp đặt các chỗ ngồi, chuẩn bị đồ ăn thức uống, rồi sai các môn đi chuẩn bị trước. Nhưng đây cũng là lễ Vượt Qua được “làm mới”. Mới ở chỗ: nếu trong lễ Vượt Qua thời Cựu Ước, máu chiên của cuộc vượt qua được bôi lên cửa nhà những người Do Thái, làm cho tai họa “bỏ qua” nhà họ và các con trai đầu lòng của họ thoát chết, thì trong bữa Tiệc Ly - lễ Vượt Qua mới, chính Chúa Giêsu đã trở thành Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa. Máu của Ngài – máu của Chiên Thiên Chúa sẽ giải thoát nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết để được trường sinh trong Vương Quốc của Ngài.
2. Tiệc Ly, thứ đến, còn là bữa Tiệc Thánh. Là bữa Tiệc Thánh vì tất cả những gì liên hệ đều thánh. Người chủ sự bữa tiệc hôm đó không phải là một người phàm, dù đó là người gia trưởng trong các gia đình Do Thái hoặc là Môisê hay Aaron đi nữa; chủ tiệc là Con Thiên Chúa, Đấng “ba lần thánh”. Cả đến đồ ăn thức uống của bữa tiệc đó, tức là bánh và rượu, cũng đã trở thành “của ăn của uống cực thánh” - Mình và Máu châu báu của Chúa. Điều đặc biệt hơn nữa: bữa Tiệc Thánh này sẽ được tiếp nối và kéo dài cho đến tận thế, và những người làm công việc tiếp nối này cũng được “thánh hiến” qua Bí tích Truyền Chức mà Ngài sẽ thiết lập ngay sau đó. Tất cả những gì “liên hệ” tới lễ Tiệc Ly này đều trở thành “thánh”: Thánh lễ, chén thánh, đĩa thánh, khăn thánh, Bánh Thánh, Máu Thánh…
3. Sau nữa, Tiệc Ly còn là bữa tiệc yêu thương phục vụ. Thánh Gioan đã viết: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Ngài “yêu thương tất cả những kẻ thuộc về mình”, yêu thương cả Giuđa là kẻ nhẫn tâm phản bội Ngài; yêu thương cả Phêrô là kẻ vô tâm chối bỏ Ngài. Nhưng không phải là yêu thương một cách chung chung mà là yêu thương từng người, cũng không phải là yêu thương một cách hời hợt như ta thường thấy giữa thầy trò, mà là “yêu thương đến cùng”, yêu thương đến độ hiến mạng sống mình, biến thịt máu mình làm của ăn của uống nuôi sống linh hồn. Cử chỉ rửa chân là cử chỉ nói lên sự yêu thương phục vụ đúng nghĩa của nó: yêu thương thì không nề hà, yêu thương thì không tính toán, yêu thương thì không phân biệt đẳng cấp thứ bậc, chủ tớ…; yêu thương thì sẵn sàng quên mình đi để phục vụ.
Có khi nào chúng ta thấy trong một bữa tiệc mà Đức Giám Mục, hay Đức Giáo Hoàng đi lại phục vụ chén bát, phân phát đồ ăn thức uống, châm đá, hoặc bưng nước cho giáo dân rửa tay chưa? Có lẽ là chưa! Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã làm công việc phục vụ đó, nhưng không chỉ “bưng nước”, mà Ngài còn đích thân cúi xuống rửa chân cho từng người một. Ngài là vị Thiên Chúa mà dân Israel không dám gọi bằng tên, càng không dám tới gần. Nhưng nay Ngài đến thật gần với con người, và không những thế Ngài còn cúi xuống thật thấp trong cung cách là một người tôi tớ, người rốt hết, chứ không phải là một người chủ.. Đây là một cử chỉ nói lên cung cách phục vụ khiêm nhường thẳm sâu nhất của Ngài. Và Ngài cũng mời gọi các môn đệ của Ngài hãy yêu thương phụ vụ như Ngài đã nêu gương: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương” (Ga 15,12); “Anh em cũng hãy rửa chân cho nhau”, nghĩa là “hãy phục vụ nhau như thế”!
Nếu người ta cám ơn thánh Luca vì ngài là vị thánh sử duy nhất đã ghi lại lời Chúa Giêsu dạy về dụ ngôn người cha nhân hậu (x. Lc 15,11-31), thì ta cũng phải biết ơn thánh Gioan vì ngài cũng là vị thánh sử duy nhất ghi lại biến cố vô cùng ý nghĩa xảy ra trước giờ phút Chúa chịu tử nạn, đó là biến cố Ngài rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13,1-20).
Vì những yếu tố trên, Tiệc Ly trở thành bữa tiệc vô tiền khoáng hậu, bữa tiệc cứu độ.
Trong mỗi Thánh Lễ, trước khi rước lễ, linh mục đều nâng bánh rượu và xướng rằng: “Đây Chiên Thiên Chúa Đây Đấng xóa tội trần gian. Phúc cho những ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Là Kitô hữu, chúng ta thật diễm phúc vô cùng, vinh dự vô cùng vì hằng ngày chúng ta được Chúa mời tham dự bữa tiệc đặc biệt này. Hãy dâng lời tạ ơn Chúa luôn. Và một trong những cách thế tạ ơn tốt nhất, thiết nghĩ, đó chính là nỗ lực để “thực thi tình yêu và lòng thương xót” đối với anh chị em đồng loại như Chúa đã nêu gương.
Tất nhiên, Chúa sẽ không hỏi chúng ta đã rửa chân được cho bao nhiêu người, nhưng Chúa sẽ hỏi đôi bàn tay chúng ta đã giúp đỡ sẻ chia cho được những ai! Chúa sẽ không hỏi chúng ta đã hôn được bao nhiêu bàn chân, nhưng Chúa sẽ hỏi môi miệng chúng ta đã làm cho bao nhiêu người được an vui hạnh phúc. Chúa không muốn chúng ta trở thành những người thợ làm thuê (rửa chân - hôn chân thuê), những robot, người máy của thời hiện đại, nhưng muốn chúng ta thực sự trở thành những con trai con gái của một vị Thiên Chúa yêu thương, yêu thương đến cùng bằng nỗ lực thực hành giới luật yêu thương mà Chúa đã dạy (x. Tình Chúa - Tình Người, Lm. Giuse Dương Hữu Tình).
Cụ thể đó là ta đã cúi xuống để có thể lắng nghe và cảm thông với những đau khổ và nhọc nhằn của anh chị em đồng loại hay chưa? Ta đã cúi xuống để phục vụ cha mẹ già trong gia đình, gia tộc mình, bằng sự yêu thương kính trọng hay chưa? Ta đã cúi xuống để yêu thương và phục vụ chồng của mình, vợ của mình, con cái của mình bằng sự hy sinh trao hiến chưa? Ta đã quan tâm đến hàng xóm láng giềng, là những người sống bên cạnh chúng ta nhiều hơn chưa?
Dĩ nhiên để có thể yêu thương theo cung cách của Chúa yêu là không dễ chút nào. Cần phải có ơn Chúa trợ giúp. Bí tích Thánh Thể chính là nguồn trợ lực vô cùng cần thiết.
Vậy xin cho mỗi người chúng ta biết năng tham dự Thánh lễ và tiếp nhận Thánh Thể Chúa mỗi ngày, nhờ đó ta có thêm sức mạnh để thực thi giới luật yêu thương đối với anh em mình như Chúa dạy, và để nhờ đó mà ta có được sự sống đời đời mai sau. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ
Có lẽ trong đời mình, nhiều người trong chúng ta đã từng tổ chức các bữa tiệc khác nhau: tiệc cưới, tiệc giỗ, tiệc tân gia, tiệc sinh nhật, tiệc thôi nôi, tiệc đầy tháng, v.v... Còn đối với Chúa Giêsu, trong suốt cuộc đời dương thế của mình, Ngài chỉ “tổ chức” duy nhất một bữa tiệc, cũng là “tiệc chia tay” với các môn đệ dấu yêu trước khi Ngài đi vào cuộc thương khó, tử nạn. Bữa tiệc duy nhất này vẫn thường được gọi bằng cái tên rất dễ thương: Tiệc Ly. Tuy nhiên, đây không phải là bữa tiệc ly - tiệc chia tay thông thường, mà là bữa tiệc đặc biệt nhất, quan trọng nhất, và cũng gây nhiều cảm hứng nhất cho các nhà điêu khắc, hội họa trong lịch sử nhân loại. Vậy Tiệc Ly là bữa tiệc gì mà đặc biệt như thế?
1. Tiệc Ly, trước hết, là bữa tiệc Vượt Qua. Chúa Giêsu đã khẳng định điều này: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em, trước khi chịu khổ hình” (Lc 26,15). Chúng ta biết Lễ Vượt Qua của người Do Thái bắt đầu vào tối Thứ Sáu. Nhưng Chúa Giêsu đã ăn tiệc Vượt Qua vào tối Thứ Năm, nghĩa là Ngài ăn lễ trước một ngày. Vì đêm Thứ Sáu và ngày Thứ Bảy, Chúa Giêsu đã chết và đang ở trong mộ đá. Và vì là tiệc Vượt Qua, nên Chúa Giêsu đã đích thân lên chương trình kỹ lưỡng: từ việc mượn phòng tiệc, sắp đặt các chỗ ngồi, chuẩn bị đồ ăn thức uống, rồi sai các môn đi chuẩn bị trước. Nhưng đây cũng là lễ Vượt Qua được “làm mới”. Mới ở chỗ: nếu trong lễ Vượt Qua thời Cựu Ước, máu chiên của cuộc vượt qua được bôi lên cửa nhà những người Do Thái, làm cho tai họa “bỏ qua” nhà họ và các con trai đầu lòng của họ thoát chết, thì trong bữa Tiệc Ly - lễ Vượt Qua mới, chính Chúa Giêsu đã trở thành Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa. Máu của Ngài – máu của Chiên Thiên Chúa sẽ giải thoát nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết để được trường sinh trong Vương Quốc của Ngài.
2. Tiệc Ly, thứ đến, còn là bữa Tiệc Thánh. Là bữa Tiệc Thánh vì tất cả những gì liên hệ đều thánh. Người chủ sự bữa tiệc hôm đó không phải là một người phàm, dù đó là người gia trưởng trong các gia đình Do Thái hoặc là Môisê hay Aaron đi nữa; chủ tiệc là Con Thiên Chúa, Đấng “ba lần thánh”. Cả đến đồ ăn thức uống của bữa tiệc đó, tức là bánh và rượu, cũng đã trở thành “của ăn của uống cực thánh” - Mình và Máu châu báu của Chúa. Điều đặc biệt hơn nữa: bữa Tiệc Thánh này sẽ được tiếp nối và kéo dài cho đến tận thế, và những người làm công việc tiếp nối này cũng được “thánh hiến” qua Bí tích Truyền Chức mà Ngài sẽ thiết lập ngay sau đó. Tất cả những gì “liên hệ” tới lễ Tiệc Ly này đều trở thành “thánh”: Thánh lễ, chén thánh, đĩa thánh, khăn thánh, Bánh Thánh, Máu Thánh…
3. Sau nữa, Tiệc Ly còn là bữa tiệc yêu thương phục vụ. Thánh Gioan đã viết: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Ngài “yêu thương tất cả những kẻ thuộc về mình”, yêu thương cả Giuđa là kẻ nhẫn tâm phản bội Ngài; yêu thương cả Phêrô là kẻ vô tâm chối bỏ Ngài. Nhưng không phải là yêu thương một cách chung chung mà là yêu thương từng người, cũng không phải là yêu thương một cách hời hợt như ta thường thấy giữa thầy trò, mà là “yêu thương đến cùng”, yêu thương đến độ hiến mạng sống mình, biến thịt máu mình làm của ăn của uống nuôi sống linh hồn. Cử chỉ rửa chân là cử chỉ nói lên sự yêu thương phục vụ đúng nghĩa của nó: yêu thương thì không nề hà, yêu thương thì không tính toán, yêu thương thì không phân biệt đẳng cấp thứ bậc, chủ tớ…; yêu thương thì sẵn sàng quên mình đi để phục vụ.
Có khi nào chúng ta thấy trong một bữa tiệc mà Đức Giám Mục, hay Đức Giáo Hoàng đi lại phục vụ chén bát, phân phát đồ ăn thức uống, châm đá, hoặc bưng nước cho giáo dân rửa tay chưa? Có lẽ là chưa! Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã làm công việc phục vụ đó, nhưng không chỉ “bưng nước”, mà Ngài còn đích thân cúi xuống rửa chân cho từng người một. Ngài là vị Thiên Chúa mà dân Israel không dám gọi bằng tên, càng không dám tới gần. Nhưng nay Ngài đến thật gần với con người, và không những thế Ngài còn cúi xuống thật thấp trong cung cách là một người tôi tớ, người rốt hết, chứ không phải là một người chủ.. Đây là một cử chỉ nói lên cung cách phục vụ khiêm nhường thẳm sâu nhất của Ngài. Và Ngài cũng mời gọi các môn đệ của Ngài hãy yêu thương phụ vụ như Ngài đã nêu gương: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương” (Ga 15,12); “Anh em cũng hãy rửa chân cho nhau”, nghĩa là “hãy phục vụ nhau như thế”!
Nếu người ta cám ơn thánh Luca vì ngài là vị thánh sử duy nhất đã ghi lại lời Chúa Giêsu dạy về dụ ngôn người cha nhân hậu (x. Lc 15,11-31), thì ta cũng phải biết ơn thánh Gioan vì ngài cũng là vị thánh sử duy nhất ghi lại biến cố vô cùng ý nghĩa xảy ra trước giờ phút Chúa chịu tử nạn, đó là biến cố Ngài rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13,1-20).
Vì những yếu tố trên, Tiệc Ly trở thành bữa tiệc vô tiền khoáng hậu, bữa tiệc cứu độ.
Trong mỗi Thánh Lễ, trước khi rước lễ, linh mục đều nâng bánh rượu và xướng rằng: “Đây Chiên Thiên Chúa Đây Đấng xóa tội trần gian. Phúc cho những ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Là Kitô hữu, chúng ta thật diễm phúc vô cùng, vinh dự vô cùng vì hằng ngày chúng ta được Chúa mời tham dự bữa tiệc đặc biệt này. Hãy dâng lời tạ ơn Chúa luôn. Và một trong những cách thế tạ ơn tốt nhất, thiết nghĩ, đó chính là nỗ lực để “thực thi tình yêu và lòng thương xót” đối với anh chị em đồng loại như Chúa đã nêu gương.
Tất nhiên, Chúa sẽ không hỏi chúng ta đã rửa chân được cho bao nhiêu người, nhưng Chúa sẽ hỏi đôi bàn tay chúng ta đã giúp đỡ sẻ chia cho được những ai! Chúa sẽ không hỏi chúng ta đã hôn được bao nhiêu bàn chân, nhưng Chúa sẽ hỏi môi miệng chúng ta đã làm cho bao nhiêu người được an vui hạnh phúc. Chúa không muốn chúng ta trở thành những người thợ làm thuê (rửa chân - hôn chân thuê), những robot, người máy của thời hiện đại, nhưng muốn chúng ta thực sự trở thành những con trai con gái của một vị Thiên Chúa yêu thương, yêu thương đến cùng bằng nỗ lực thực hành giới luật yêu thương mà Chúa đã dạy (x. Tình Chúa - Tình Người, Lm. Giuse Dương Hữu Tình).
Cụ thể đó là ta đã cúi xuống để có thể lắng nghe và cảm thông với những đau khổ và nhọc nhằn của anh chị em đồng loại hay chưa? Ta đã cúi xuống để phục vụ cha mẹ già trong gia đình, gia tộc mình, bằng sự yêu thương kính trọng hay chưa? Ta đã cúi xuống để yêu thương và phục vụ chồng của mình, vợ của mình, con cái của mình bằng sự hy sinh trao hiến chưa? Ta đã quan tâm đến hàng xóm láng giềng, là những người sống bên cạnh chúng ta nhiều hơn chưa?
Dĩ nhiên để có thể yêu thương theo cung cách của Chúa yêu là không dễ chút nào. Cần phải có ơn Chúa trợ giúp. Bí tích Thánh Thể chính là nguồn trợ lực vô cùng cần thiết.
Vậy xin cho mỗi người chúng ta biết năng tham dự Thánh lễ và tiếp nhận Thánh Thể Chúa mỗi ngày, nhờ đó ta có thêm sức mạnh để thực thi giới luật yêu thương đối với anh em mình như Chúa dạy, và để nhờ đó mà ta có được sự sống đời đời mai sau. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Thứ Năm tuần thánh : Xin cho con được quỳ xuống ở đây
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:25 24/03/2016
(Lời nguyện tối Thứ Năm Tuần Thánh)
….Cô có người em gái tên là Maria.
Cô này cứ ngồi bên chân Chúa Mà nghe lời Người dạy…
(Lc 10, 38-42)
Lạy Chúa,
Xin cho con tin rằng : giờ nầy đang có Chúa,
ở đây, bên con, rất gần con ;
và dành cho con điều quý nhất : Tình Yêu !
Xin Chúa cũng cho con hiểu rằng :
Con đến đây, có mặt trong giây phút nầy,
là để gặp gỡ Chúa,
và dành cho Chúa điều quý nhất của đời con.
Nhưng Chúa ơi !
Điều quý nhất của con, biết nói thế nào đây !
Có phải :
Một niềm vui con vừa nhận lãnh ?
Một cơn bệnh con mới vượt qua ?
Một mối lợi con vừa thâu tóm ?
Một mối tình con được đong đầy ?...
Nhưng nếu chỉ có vậy,
Thì làm sao gọi tên là quý giá nhất đời !
Vì hình như những thực tại mà con thường có đó,
Lại kéo lôi con quay lưng xa cách Chúa mà thôi !
Như vậy, con còn có chi đâu,
Để hôm nay mang về làm quà dâng cho Chúa ?
Không lẽ con dâng :
Một cái tôi nghèo hèn trơ trọi ?
Một tâm hồn lạc lõng bơ vơ ?
Một trái tim dại khờ chai đá ?
Một niềm tin héo hắt phai nhòa ?
Vâng Chúa ơi !
Trước mặt Chúa giờ nầy con chỉ có bấy nhiêu thôi,
cái trọn vẹn, cái sâu xa nhất, cái tôi,
một ngôi vị, một thằng người, một cuộc đời đang sống !
Quà tặng như thế, con e rằng Chúa sẽ buồn lắm !
Vì khi cho con,
Chúa đã cho cả một mối tình thâm sâu trọn vẹn,
Một Ngôi Vị thánh thiện tuyệt đối quyền năng,
Một cuộc đời không gợn chút mây đen,
Một trái tim thanh khiết, dịu dàng, khoan dung, quảng đại…
Khi nhập thể làm người,
Chúa đến với con không một lần so đo tính toán.
Khi ở giữa loài người,
Chúa chấp nhận phận nghèo
bằng nước mắt mồ hôi của bàn tay thợ mộc.
Không tị hiềm, chằng khinh miệt,
Chúa lang thang đói mệt đi truyền giảng Tin Vui.
Chúa đã tìm con bằng ánh mắt nhân từ,
Chúa đã chờ con trở về bằng đôi tay rộng mở…
Và trên đồi cao hoàng hôn loang máu,
Tấm thân rách nát, trơ trụi thảm thương,
Muôn nổi đoạn trường,
Tình yêu : quà tặng cuối cùng Ngài cho con tất cả !
Và bây giờ, Lạy Chúa !
Con còn tìm đâu xa, con cần gì nhớ lại,
Cón cần chi phải suy nghĩ đợi chờ,
Vì chính Chúa đang đích thân hiện diện bây giờ,
Một Tấm Bánh đơn, nhưng là tất cả.
Tất cả Mình và Máu.
Tất cả yêu thương, một tình yêu cho đến tận cùng !
Thì ra giờ nầy con chợt hiểu :
Chúa cho con nhiều quá vì Chúa chính là Tình Yêu.
Trong khi con trơ trọi nghèo nàn chẳng có chi,
Vì con chỉ là loài tạo vật hư hèn tro bụi.
Nhưng con vẫn tin rằng :
Không vì thế mà Chúa lại đòi con,
Phải dâng cho Chúa
Thật nhiều lời kinh, thật nhiều công nghiệp,
Thật nhiều cơm bánh gạo tiền, ăn chay, bố thí…
Nhiều giọt mồ hôi tông đồ, phục vụ,
Nhiều tháng, nhiều ngày bác ái hy sinh…
Lạy Chúa, vì đã hơn một lần tai con được nghe :
“Matta, Matta ơi, con đa đoan lắm chuyện làm chi,
Chỉ một chuyện, một chuyện cần nhỏ thôi, nhưng là tất cả…”
Vâng chuyện nhỏ đó muôn nơi và muôn thuở
Chính là đây : ngồi xuống, yên lặng, lắng nghe.
Là hiệp thông, gặp gỡ thân tình,
Là hoán cải trở về trong tin yêu mặn nồng tha thiết,
Là hội ngộ mừng vui giã từ xa xôi cách biệt,
Là hàn huyên tình tự trong thân mật yêu thương…
Lạy Chúa hôm nay, nếu Chúa chỉ đòi con,
Mang về cho Chúa những món quà như thế,
Thì con đây,
Xin cho con được quỳ xuống
ở đây, trong giây phút nầy, trước mặt Chúa !
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Suy Niệm Thứ Bảy Vọng Phục Sinh
Lm. Anthony Trung Thành
09:27 24/03/2016
Suy Niệm Thứ Bảy Vọng Phục Sinh
Ngày thứ Bảy tuần thánh, Giáo Hội dừng chân trước mộ Chúa Giêsu để suy niệm về cuộc khổ nạn đau thương của Ngài. Chính vì vậy, Giáo Hội gọi ngày thứ Bảy tuần thánh là ngày thầm lặng. Theo cái nhìn của loài người thì đây là ngày buồn nhất trong năm. Không khí đượm màu tang tóc. Vì Chúa Giêsu đã chết, được an táng trong mồ. Nhưng như lời Chúa Giêsu đã tiên báo “Sau ba ngày Ngài sẽ sống lại” (x. Mc 8, 31; Mc 9, 31; Mc 10, 33- 34). Vì vậy, Giáo Hội tưởng niệm cái chết của Chúa trong niềm hy vọng phục sinh. Chính đêm nay, niềm hy vọng phục sinh đã bừng lên trong toàn thể Giáo Hội. Đức Kitô đã chiến thắng sự chết. Ngài đã sống lại, đó là niềm vui, niềm hy vọng và là nền tảng niềm tin của tất cả mọi người kitô hữu chúng ta. Bởi vì, Giáo Hội đã được khai sinh từ mầu nhiệm trọng đại này, và đó cũng là đích điểm của mọi người kitô hữu chúng ta.
Lễ nghi đêm nay bắt đầu bằng nghi thức thắp nến phục sinh. Toàn thể thế giới nằm trong bóng tối, và đang mong đợi ánh sáng, nhân loại đang trông chờ ơn giải thoát. Chủ tế bắt đầu nghi thức làm phép lửa và thắp lên cây nến phục sinh. Cả nhà thờ đang tối tăm, bổng ánh sáng phục sinh chiếu soi lan toả. Ánh sáng phục sinh tượng trưng cho Chúa Kitô đã sống lại. Chúa Kitô đến xua tan bóng tối tội lỗi, sự chết, sự thất vọng, để đi vào sự sống bất diệt. Trong lời nguyện làm phép lửa, Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa cho ngọn lửa khao khát nước trời thiêu đốt tâm hồn các tín hữu và thanh tẩy muôn vàn tội lỗi, để mai sau họ được xứng đáng tham dự ánh sáng ngàn thu.
Trong đêm nay, mỗi người kitô hữu chúng ta đều cầm nến sáng được thắp từ cây nến phục sinh, tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô. Chính vì vậy, đời sống của mỗi người chúng ta phải chiếu sáng cho những người xung quanh. Khi đứng cầm nến sáng trong tay, Giáo Hội còn nhắc nhở chúng ta phải có thái độ tỉnh thức, sẵn sàng để đón chờ Chúa Kitô ngự đến trong ngày chung thẩm.
Trong phần công bố Tin Mừng Phục sinh, Giáo Hội kêu mời mọi người kitô hữu chúng ta “Hãy vui lên”. Vui lên vì Chúa đã khải hoàn. Vui lên vì Chúa đã chiến thắng thần chết. Vui vì :
Đêm cực thánh khử trừ muôn tội vạ,
đêm vạn năng thanh tẩy hết lỗi lầm,
biến tội nhân thành con người công chính,
đem vui mừng cho hồn nặng sầu thương.
Trong phần phụng vụ Lời Chúa, Giáo Hội cho chúng ta đọc 9 bài sách thánh: 7 bài Cựu Ước, 1 bài Thánh Thư và một bài Tin Mừng. Tất cả các bài đọc hôm nay, giúp chúng ta suy niệm về chương trình ơn cứu độ của Thiên Chúa theo dòng lịch sử từ thời Cựu Ước sang thời Tân Ước. Việc Thiên Chúa yêu thương tạo dựng muôn loài, nhất là tạo dựng con người giống hình ảnh của Ngài (Bài đọc I). Đến việc ông Apraham vâng lệnh Chúa sát tế người con duy nhất của mình là Isaac, chính vì sự vâng phục này mà ông được gọi là “Cha của kẻ tin”. Ông còn được Chúa chúc phúc để trở thành cha của một dân tộc đông đúc như sao trên trời, như cát dưới biển. Việc sát tế này là hình ảnh tiên báo việc sát tế Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa sau này (Bài đọc II).
Rồi đến sự kiện dân Do Thái đi qua biển đỏ khô chân và được bình an. Đó là hình ảnh của cuộc giải thoát mới do công trình cứu độ của Đức Kitô. Đó cũng là cuộc giải thoát dân Do Thái khỏi kiếp nô lệ đến vùng tự do (Bài đọc III).
Khi dân Do Thái đang sống trong kiếp lưu đày tại Babilon, vì đã bất trung với Thiên Chúa, nhưng họ đã sám hối nên Chúa lại tha thứ cho họ. Rồi Chúa lấy lòng nhân từ vô biên qui tụ họ lại để họ vui hưởng nền hoà bình lâu dài (Bài đọc IV).
Chính tiên tri Isaia đã loan báo một thời thịnh đạt mà Israel sẽ vui hưởng, thời kỳ mà Thiên Chúa sẽ ký kết một giao ước vĩnh cửu với những hồng ân mà Ngài đã hứa với Đavít. Chính điều này sẽ được thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô (Bài đọc V).
Nhưng dân Do Thái đã bỏ Chúa đi tôn thờ thần tượng, phạm đủ thứ tội nên họ bị lưu đày. Tiên tri Êzekiel đã chọ họ biết như vậy. Nhưng rồi Chúa sẽ qui tụ họ về, thanh tẩy họ, ban cho họ một quả tim và một thần trí mới để họ thực thi huấn lệnh Ngài (Bài đọc VI).
Bài đọc Thánh Thư dẫn chúng ta vào ý nghĩa của bí tích Rửa Tội. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta đã chịu Phép Rửa Tội, tức là chúng ta cùng chết với tội và chết cho Chúa Kitô để được sống lại với Người (x. Rm 6, 3-11).
Đó cũng là mong muốn của Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta tuyên thệ lại lời hứa khi chịu Phép Rửa Tội trong phần Phụng Vụ Thánh Tẩy. Nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu mà chúng ta được khỏi tội. Cho nên, qua nghi thức này, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta hãy hiên ngang dấn thân theo Chúa và trung thành phụng vụ Người. Hãy chết đi cho tội, cho ích kỷ, cho những gì làm cho chúng ta xa Chúa, để luôn sống xứng đáng thân phận làm con Chúa và Giáo Hội.
Cuối cùng, bài Tin Mừng Thánh Luca tường thuật về sự kiện ngôi mộ trống và việc Chúa Phục Sinh hiện ra với bà Maria Mađalêna. Đây là sự kiện đầu tiên và hết sức quan trọng cho niềm tin Phục Sinh của cộng đoàn Kitô hữu sơ khai và cho mỗi người qua mọi thời đại.
Mừng vọng phục sinh đêm nay, chúng ta cảm tạ tình thương bao la của Chúa. Đồng thời để đáp lại tình thương đó chúng ta quyết tâm sống cho Chúa và chết cho tội, để cùng Người sống lại vinh quang. Xin Thánh Thể Chúa Giêsu mà chúng ta cử hành trong phần cuối cùng của đêm nay luôn đồng hành, dưỡng nuôi tâm hồn chúng ta trên con đường về với Ngài. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày thứ Bảy tuần thánh, Giáo Hội dừng chân trước mộ Chúa Giêsu để suy niệm về cuộc khổ nạn đau thương của Ngài. Chính vì vậy, Giáo Hội gọi ngày thứ Bảy tuần thánh là ngày thầm lặng. Theo cái nhìn của loài người thì đây là ngày buồn nhất trong năm. Không khí đượm màu tang tóc. Vì Chúa Giêsu đã chết, được an táng trong mồ. Nhưng như lời Chúa Giêsu đã tiên báo “Sau ba ngày Ngài sẽ sống lại” (x. Mc 8, 31; Mc 9, 31; Mc 10, 33- 34). Vì vậy, Giáo Hội tưởng niệm cái chết của Chúa trong niềm hy vọng phục sinh. Chính đêm nay, niềm hy vọng phục sinh đã bừng lên trong toàn thể Giáo Hội. Đức Kitô đã chiến thắng sự chết. Ngài đã sống lại, đó là niềm vui, niềm hy vọng và là nền tảng niềm tin của tất cả mọi người kitô hữu chúng ta. Bởi vì, Giáo Hội đã được khai sinh từ mầu nhiệm trọng đại này, và đó cũng là đích điểm của mọi người kitô hữu chúng ta.
Lễ nghi đêm nay bắt đầu bằng nghi thức thắp nến phục sinh. Toàn thể thế giới nằm trong bóng tối, và đang mong đợi ánh sáng, nhân loại đang trông chờ ơn giải thoát. Chủ tế bắt đầu nghi thức làm phép lửa và thắp lên cây nến phục sinh. Cả nhà thờ đang tối tăm, bổng ánh sáng phục sinh chiếu soi lan toả. Ánh sáng phục sinh tượng trưng cho Chúa Kitô đã sống lại. Chúa Kitô đến xua tan bóng tối tội lỗi, sự chết, sự thất vọng, để đi vào sự sống bất diệt. Trong lời nguyện làm phép lửa, Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa cho ngọn lửa khao khát nước trời thiêu đốt tâm hồn các tín hữu và thanh tẩy muôn vàn tội lỗi, để mai sau họ được xứng đáng tham dự ánh sáng ngàn thu.
Trong đêm nay, mỗi người kitô hữu chúng ta đều cầm nến sáng được thắp từ cây nến phục sinh, tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô. Chính vì vậy, đời sống của mỗi người chúng ta phải chiếu sáng cho những người xung quanh. Khi đứng cầm nến sáng trong tay, Giáo Hội còn nhắc nhở chúng ta phải có thái độ tỉnh thức, sẵn sàng để đón chờ Chúa Kitô ngự đến trong ngày chung thẩm.
Trong phần công bố Tin Mừng Phục sinh, Giáo Hội kêu mời mọi người kitô hữu chúng ta “Hãy vui lên”. Vui lên vì Chúa đã khải hoàn. Vui lên vì Chúa đã chiến thắng thần chết. Vui vì :
Đêm cực thánh khử trừ muôn tội vạ,
đêm vạn năng thanh tẩy hết lỗi lầm,
biến tội nhân thành con người công chính,
đem vui mừng cho hồn nặng sầu thương.
Trong phần phụng vụ Lời Chúa, Giáo Hội cho chúng ta đọc 9 bài sách thánh: 7 bài Cựu Ước, 1 bài Thánh Thư và một bài Tin Mừng. Tất cả các bài đọc hôm nay, giúp chúng ta suy niệm về chương trình ơn cứu độ của Thiên Chúa theo dòng lịch sử từ thời Cựu Ước sang thời Tân Ước. Việc Thiên Chúa yêu thương tạo dựng muôn loài, nhất là tạo dựng con người giống hình ảnh của Ngài (Bài đọc I). Đến việc ông Apraham vâng lệnh Chúa sát tế người con duy nhất của mình là Isaac, chính vì sự vâng phục này mà ông được gọi là “Cha của kẻ tin”. Ông còn được Chúa chúc phúc để trở thành cha của một dân tộc đông đúc như sao trên trời, như cát dưới biển. Việc sát tế này là hình ảnh tiên báo việc sát tế Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa sau này (Bài đọc II).
Rồi đến sự kiện dân Do Thái đi qua biển đỏ khô chân và được bình an. Đó là hình ảnh của cuộc giải thoát mới do công trình cứu độ của Đức Kitô. Đó cũng là cuộc giải thoát dân Do Thái khỏi kiếp nô lệ đến vùng tự do (Bài đọc III).
Khi dân Do Thái đang sống trong kiếp lưu đày tại Babilon, vì đã bất trung với Thiên Chúa, nhưng họ đã sám hối nên Chúa lại tha thứ cho họ. Rồi Chúa lấy lòng nhân từ vô biên qui tụ họ lại để họ vui hưởng nền hoà bình lâu dài (Bài đọc IV).
Chính tiên tri Isaia đã loan báo một thời thịnh đạt mà Israel sẽ vui hưởng, thời kỳ mà Thiên Chúa sẽ ký kết một giao ước vĩnh cửu với những hồng ân mà Ngài đã hứa với Đavít. Chính điều này sẽ được thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô (Bài đọc V).
Nhưng dân Do Thái đã bỏ Chúa đi tôn thờ thần tượng, phạm đủ thứ tội nên họ bị lưu đày. Tiên tri Êzekiel đã chọ họ biết như vậy. Nhưng rồi Chúa sẽ qui tụ họ về, thanh tẩy họ, ban cho họ một quả tim và một thần trí mới để họ thực thi huấn lệnh Ngài (Bài đọc VI).
Bài đọc Thánh Thư dẫn chúng ta vào ý nghĩa của bí tích Rửa Tội. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta đã chịu Phép Rửa Tội, tức là chúng ta cùng chết với tội và chết cho Chúa Kitô để được sống lại với Người (x. Rm 6, 3-11).
Đó cũng là mong muốn của Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta tuyên thệ lại lời hứa khi chịu Phép Rửa Tội trong phần Phụng Vụ Thánh Tẩy. Nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu mà chúng ta được khỏi tội. Cho nên, qua nghi thức này, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta hãy hiên ngang dấn thân theo Chúa và trung thành phụng vụ Người. Hãy chết đi cho tội, cho ích kỷ, cho những gì làm cho chúng ta xa Chúa, để luôn sống xứng đáng thân phận làm con Chúa và Giáo Hội.
Cuối cùng, bài Tin Mừng Thánh Luca tường thuật về sự kiện ngôi mộ trống và việc Chúa Phục Sinh hiện ra với bà Maria Mađalêna. Đây là sự kiện đầu tiên và hết sức quan trọng cho niềm tin Phục Sinh của cộng đoàn Kitô hữu sơ khai và cho mỗi người qua mọi thời đại.
Mừng vọng phục sinh đêm nay, chúng ta cảm tạ tình thương bao la của Chúa. Đồng thời để đáp lại tình thương đó chúng ta quyết tâm sống cho Chúa và chết cho tội, để cùng Người sống lại vinh quang. Xin Thánh Thể Chúa Giêsu mà chúng ta cử hành trong phần cuối cùng của đêm nay luôn đồng hành, dưỡng nuôi tâm hồn chúng ta trên con đường về với Ngài. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chúa Giêsu hay Baraba
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
09:56 24/03/2016
CHÚA GIÊSU HAY BARABA?
Cả lịch sử lẫn Tin Mừng đều cho thấy cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá đầy đau đớn, xót xa là hành động tội ác của người Dothái, đặc biệt là những nhà lãnh đạo tôn giáo Dothái và đại diện chánh quyền Lamã cách đây nhiều ngàn năm.
Nhưng trong đức tin, trong sự liên đới và trong vai trò của những tội nhân (bởi chúng ta vẫn tiếp tục phạm tội), từng con người hôm nay, đều nhận thức rõ, mình thực sự tham dự vào việc hành hình Đấng Cứu Thế của mình.
Chính trong lời tuyên xưng và cũng là lời thú nhận: “Vì loài người chúng tôi và để cứu độ chúng tôi”, Chúa xuống thế làm người, chịu đóng đinh và mai táng (kinh Tin kính), chúng ta tự tố cáo mình không vộ tội trong vụ án Chúa Giêsu.
Chúng ta tuyên xưng, nghĩa là chúng ta nhận thức: chính do tội lỗi của bản thân, dù cách xa hành động giết Chúa trong lịch sử, vẫn là một thái độ chối bỏ, một tiếng reo hò, một sự sỉ vả hoặc chính là những dụng cụ nhục hình treo thân Chúa Giêsu. Trên tất cả, vẫn là một chọn lựa loại trừ Hy vọng Tuyệt đối, ném mình về phía thế gian, sự dữ, sự ác.
Chọn lựa cái xấu và loại trừ vô biên, đó là hình tượng Baraba trong chọn lựa của người Dothái xưa nơi vụ án Chúa Giêsu. Baraba và thái độ chọn lựa của người Dothái xưa, mãi mãi trở thành biều tượng cho vô vàn cái xấu, cái ác, cái thủ đoạn mà người thời nay đang chạy theo như những chọn lựa mãnh liệt của mình.
Như thế, vẫn mãi sống động, vẫn hiện thực, vẫn luôn là sự bi đát của con người hiện tại, khi mỗi một người, mỗi một phe nhóm, mỗi một ý thức hệ, thậm chí cả thế giới vẫn xây dựng, có khi còn xây dựng vững chắc hình tượng Baraba trong chọn lựa của mình.
Suy nghĩ về hình tượng Baraba và tương quan của chọn lựa xưa nơi người Dothái với chọn lựa nay của người thời đại, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm viết: “Khi đông đảo quần chúng lớn tiếng thét gào, đòi tha Baraba mà đóng đinh Giêsu; phải chăng ẩn trong tiếng gào thét kia lại chẳng là một chọn lựa dứt khoát: phủ nhận niềm hy vọng mà Giêsu hứa hẹn và nhiệt tình bước theo Baraba đi về chân trời hy vọng tại thế, trong say sưa bạo lực và căm thù. Tiếng gào thét kia vẫn cứ còn vang dội hôm nay, từ lục địa này sang lục địa khác, nhất là ở nơi mà nghèo túng, bất công và áp bức đang ngự trị. Và nhiều khi tiếng thét gào ấy song hành với lời nguyền rủa Hội Thánh, để Hội Thánh – như Đức Giêsu chiều nào – cảm nhận nỗi cô đơn đã trở thành cay đắng” (Người phu quét lá – Baraba và những thước đo hy vọng – trang 145).
Tháng 11.2015, cả Paris của nước Pháp chìm trong biển nước mắt vì những kẻ chủ mưu chọn lựa gian tà đã đánh bom giết người và phá hoại.
Những ngày này, khi mà cả thế giới Công Giáo mới bước vào ngày thứ ba tuần Thánh (22.3.2016), khi mà bài Thương khó tường thuật cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, trong đó thái độ của sự chọn lựa giết Chúa Giêsu và tha tên dấy loạn giết người Baraba, cũng có nghĩa là chọn lựa gian tà loại trừ chân lý, đang vang lên, thì quốc gia láng giềng của Pháp, nước Bỉ lại trở thành nạn nhân kinh hoàng của thứ chọn lựa ấy.
Tại Brussels, thủ đô nước Bỉ, từ ga tàu điện ngầm đến sân bay, đã phát nổ dữ dội. Số người chết và bị thương được tìm thấy cứ tăng dần lên. Những kẻ thủ ác đã thành công trong tội ác của mình. Chỉ có người vô tội mãi mãi vẫn là kẻ chịu thiệt thòi và đáng thương nhất.
Những kẻ chọn lựa sự dữ, thù nghịch với công lý, hòa bình luôn luôn là những kẻ đáng khiếp sợ, và ngày càng đáng khiếp sợ hơn. Với thái độ lựa chọn sự dữ, kẻ bạo loạn đã đẩy lòng thù hận lên cao quá mức.
Sống mà phải cảnh giác luôn luôn, khiến lòng tin nơi con người ngày càng xói mòn. Sự dữ hầu như có mặt khắp nơi, cho thấy sự sống của từng người quá mong manh. Chúng ta mong, chúng ta cầu xin: Mỗi con người, dù là ai, ở đâu, hãy yêu thương sự sống; hãy chiến thắng sự dữ; hãy tận diệt sự dữ nơi chính cõi lòng mình.
Giữa những tan thương của lòng thù hận, của những chọn lựa cho sự hủy diệt có cơ hội lớn lên, làm chúng ta khiếp sợ. Là Kitô hữu, chúng ta không được bó tay ngồi nhìn, nhưng hãy góp phần mình trong trách vụ của người Kitô hữu, và là trách vụ đứng chung hàng ngũ với cộng đoàn Hội Thánh: quyết tâm lên án sự dữ, lên án mọi hình thức có nguy cơ nhen nhúm sự dữ, dù là trong chính lòng dạ mình, hay nơi cuộc sống xung quanh.
Vậy, trong trách nhiệm của tình liên đới với anh em loài người, và trong bổn phận của một Kitô hữu, việc mà chúng ta cần phải làm ngay lúc này là:
1. Cùng Hội Thánh, chúng ta cầu nguyện.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, vì sự hy sinh của Người cho nhân loại, vì quyết tâm chọn lựa cứu rỗi chớ không hũy diệt, dù phải thiệt thân, mà làm cho nhân loại biết yêu nhau hơn.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá đẩy xa bạo lực để hòa bình khắp nơi được tái lập. Xin Chúa hủy diệt sự hận thù nơi lòng người, thay vào đó bằng lòng từ tâm, yêu thương và cứu giúp. Xin Chúa đoái nhìn các nạn nhân của giết chóc mà ban niềm an ủi lớn lao trên họ. Xin Chúa đừng để nhân loại phải rên siết vì lòng thù hận, và tội ác hủy diệt tồn tại nơi một số người.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, Đấng gánh lấy đau khổ vì hạnh phúc muôn người, hãy lau sạch nước mắt trên khuôn mặt hốc hác, sợ hãi của tất cả người già và trẻ con, của những người khỏe mạnh và đau yếu, của những người thôn quê hay những người phố thị, của những người nam hay những người nữ…
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, Đấng vẫn chứa chan thương xót tông đồ phản bội Giuda, hãy tha thứ cho những kẻ thay dòng máu hiền từ của mình bằng dòng máu bất nhẫn, bất nhân. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ đêm ngày chỉ biết đào tạo mình thành người của hận thù, bạo lực. Xin tha thứ cho những kẻ bị lôi cuốn vào vòng vây tàn bạo của dã man. Xin tha thứ cho những kẻ bị nhồi sọ, bị giáo dục một cách hết sức tanh tưởi và ghê tởm bởi những bài học triền miên về giết người, về lòng căm thù.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, Đấng muôn đời giàu lòng yêu thương không sót bất kỳ ai, hãy đặt lòng những kẻ thủ ác kề lòng Chúa, để tình yêu của Chúa có cơ hội rót đầy lòng họ. Xin Chúa biến quả tim hận thù của con người thành quả tim đập những nhịp đập của yêu thương, của lòng kính trọng sự sống đồng loại.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, Đấng hằng chúc phúc cho nhân loại, gìn giữ Hội Thánh nơi trần thế được bình an. Xin làm cho hòa bình trên thế giới được triển nở. Xin làm cho mọi con người, dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nghề nhiệp lương thiện nào, cũng đều được hạnh phúc, bình an và khỏe mạnh.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, Đấng tha thiết ôm trọn cả nhân loại trong bầu tim mìn, hãy tưới gội bằng dòng máu châu báu của Người, sự thanh sạnh, lòng ghê tởm tội ác, tinh thần dĩ hòa, niềm mến yêu sự sống, để khắp nơi, nhân loại luôn hạnh phúc giữa một thế giới đại đồng, giữa những nghĩa ân chan chứa, giữa muôn điều thuận lợi, giữa mọi thái độ chân thành tháo gở cho đến khi không còn bất cứ mối gút nào.
2. Cùng Hội Thánh, chúng ta chọn Chúa Giêsu.
Hãy quyết tâm thực hiện điều quan trọng cho ơn gọi Kitô hữu của mình là: Chọn Chúa Giêsu là cùng đích cuộc đời mình. Và chỉ có một mình Chúa Giêsu mà thôi.
Và nếu chọn lựa là từ bỏ, thì chọn lựa Chúa Giêsu đồng nghĩa với việc chúng ta phải khước từ nhiều đối tượng. Dù những đối tượng đó bắt mắt, cho ta cảm giác thoải mái hơn khi đứng về phía Chúa Giêsu, một Thiên Chúa làm người chấp nhận sỉ nhục, chịu treo trên thập giá, chịu đóng đinh, chịu bị bỏ rơi, chịu bị giết chết...
Một khi chọn Chúa Giêsu, chúng ta chấp nhận sống chết cho anh chị em của mình, nhất là cho những người đau khổ. Họ chính là hiện thân của Chúa Giêsu, Đấng mà mãi đến hôm nay vẫn tiếp tục bị sỉ nhục, bị lên án, bị ruồng bỏ, bị loại trừ…
Qua tất cả những khuôn mặt méo mó vì đau khổ, Chúa Giêsu tiếp tục bị bôi nhọ trên gương mặt đẫm máu của Người. Qua tất cả những hình thể dị dạng ấy, Chúa Giêsu không ngừng bị lên án bất công, bị giết hại vô tội vạ, bị chà đạp quyền sống, bị xem là đối tượng phục vụ chiến tranh, bị buộc làm nô lệ dưới mọi hình thức, bị tước bỏ giá trị làm người…
Và nhất là, giữa một thế giới tự cho mình là văn minh, luôn tìm cách đẩy giá trị vật chất lên cao, thậm chí đẩy lên cao cả những điều xấu xa tệ hại nhất, là Kitô hữu, chúng ta chỉ chọn lựa một mình Chúa Giêsu. Vì thế, giữa muôn tiếng kêu mời: hưởng thụ và tiện nghi, lợi nhuận và tiền bạc, danh vọng và địa vị, hay các loại tình cảm và đam mê…, chúng ta hãy để giá trị của Tin Mừng mà Chúa Giêsu là tâm điểm, thúc hối và thống trị chúng ta.
Chính Chúa đã phán: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con và đã cắt đặt để các con đi và sinh nhiều hoa trái và hoa trái các con tồn tại” (Ga 15, 16). Khi nói như thế, Chúa có ý dạy: Chính tình yêu của Chúa đi bước trước. Chúa yêu ta trước, chứ không phải ta yêu Người trước.
Khi nói với các môn đệ “không phải các con đã chọn Thầy”, Chúa không cố ý khuyên chúng ta đừng chọn Chúa, đừng theo Chúa. Trái lại, Chúa mời gọi hãy theo Chúa, hãy từ bỏ mọi sự vác thập giá mà theo Chúa. Và thực tế đã có biết bao nhiêu người dám băng mình vì Chúa, dám bỏ mọi sự mà theo Chúa. Chúa đón nhận họ. Chúa không hề chê chối việc khước từ bản thân để theo Chúa của họ.
Hãy vì tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta chỉ có một mình Người lấp đầy cõi lòng mình mà thôi. Hãy vì tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta quyết một lòng có sống là sống cho Người, và nếu cần, có chết cũng chỉ chết cho một mình Người.
Baraba hay Chúa Giêsu? Đó là câu hỏi mà từng người chúng ta phải đặt ra cho mình. Nếu Baraba là đại diện sự dữ, sự xấu, thì chọn Baraba là chọn con đường tội lỗi, thất đức và đầy hủy diệt.
Và Chúa Giêsu là chân lý. Chọn Chúa Giêsu, chúng ta không vong thân, không xa rời nhân loại, không xa rời tình yêu, ngược lại sẽ ngày càng sáng chói, sẽ muôn đời tồn tại trong tình yêu vĩnh hằng của chính Chúa Giêsu.
Hãy chọn Chúa Giêsu. Hãy cùng Người vác thánh giá. Hãy yêu con người như Chúa Giêsu yêu. Hãy làm cho thế giới đáng yêu và đáng sống. Hãy chỉ có một lối đường: ĐƯỜNG CHÂN LÝ MANG TÊN GIÊSU.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Cả lịch sử lẫn Tin Mừng đều cho thấy cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá đầy đau đớn, xót xa là hành động tội ác của người Dothái, đặc biệt là những nhà lãnh đạo tôn giáo Dothái và đại diện chánh quyền Lamã cách đây nhiều ngàn năm.
Nhưng trong đức tin, trong sự liên đới và trong vai trò của những tội nhân (bởi chúng ta vẫn tiếp tục phạm tội), từng con người hôm nay, đều nhận thức rõ, mình thực sự tham dự vào việc hành hình Đấng Cứu Thế của mình.
Chính trong lời tuyên xưng và cũng là lời thú nhận: “Vì loài người chúng tôi và để cứu độ chúng tôi”, Chúa xuống thế làm người, chịu đóng đinh và mai táng (kinh Tin kính), chúng ta tự tố cáo mình không vộ tội trong vụ án Chúa Giêsu.
Chúng ta tuyên xưng, nghĩa là chúng ta nhận thức: chính do tội lỗi của bản thân, dù cách xa hành động giết Chúa trong lịch sử, vẫn là một thái độ chối bỏ, một tiếng reo hò, một sự sỉ vả hoặc chính là những dụng cụ nhục hình treo thân Chúa Giêsu. Trên tất cả, vẫn là một chọn lựa loại trừ Hy vọng Tuyệt đối, ném mình về phía thế gian, sự dữ, sự ác.
Chọn lựa cái xấu và loại trừ vô biên, đó là hình tượng Baraba trong chọn lựa của người Dothái xưa nơi vụ án Chúa Giêsu. Baraba và thái độ chọn lựa của người Dothái xưa, mãi mãi trở thành biều tượng cho vô vàn cái xấu, cái ác, cái thủ đoạn mà người thời nay đang chạy theo như những chọn lựa mãnh liệt của mình.
Như thế, vẫn mãi sống động, vẫn hiện thực, vẫn luôn là sự bi đát của con người hiện tại, khi mỗi một người, mỗi một phe nhóm, mỗi một ý thức hệ, thậm chí cả thế giới vẫn xây dựng, có khi còn xây dựng vững chắc hình tượng Baraba trong chọn lựa của mình.
Suy nghĩ về hình tượng Baraba và tương quan của chọn lựa xưa nơi người Dothái với chọn lựa nay của người thời đại, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm viết: “Khi đông đảo quần chúng lớn tiếng thét gào, đòi tha Baraba mà đóng đinh Giêsu; phải chăng ẩn trong tiếng gào thét kia lại chẳng là một chọn lựa dứt khoát: phủ nhận niềm hy vọng mà Giêsu hứa hẹn và nhiệt tình bước theo Baraba đi về chân trời hy vọng tại thế, trong say sưa bạo lực và căm thù. Tiếng gào thét kia vẫn cứ còn vang dội hôm nay, từ lục địa này sang lục địa khác, nhất là ở nơi mà nghèo túng, bất công và áp bức đang ngự trị. Và nhiều khi tiếng thét gào ấy song hành với lời nguyền rủa Hội Thánh, để Hội Thánh – như Đức Giêsu chiều nào – cảm nhận nỗi cô đơn đã trở thành cay đắng” (Người phu quét lá – Baraba và những thước đo hy vọng – trang 145).
Tháng 11.2015, cả Paris của nước Pháp chìm trong biển nước mắt vì những kẻ chủ mưu chọn lựa gian tà đã đánh bom giết người và phá hoại.
Những ngày này, khi mà cả thế giới Công Giáo mới bước vào ngày thứ ba tuần Thánh (22.3.2016), khi mà bài Thương khó tường thuật cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, trong đó thái độ của sự chọn lựa giết Chúa Giêsu và tha tên dấy loạn giết người Baraba, cũng có nghĩa là chọn lựa gian tà loại trừ chân lý, đang vang lên, thì quốc gia láng giềng của Pháp, nước Bỉ lại trở thành nạn nhân kinh hoàng của thứ chọn lựa ấy.
Tại Brussels, thủ đô nước Bỉ, từ ga tàu điện ngầm đến sân bay, đã phát nổ dữ dội. Số người chết và bị thương được tìm thấy cứ tăng dần lên. Những kẻ thủ ác đã thành công trong tội ác của mình. Chỉ có người vô tội mãi mãi vẫn là kẻ chịu thiệt thòi và đáng thương nhất.
Những kẻ chọn lựa sự dữ, thù nghịch với công lý, hòa bình luôn luôn là những kẻ đáng khiếp sợ, và ngày càng đáng khiếp sợ hơn. Với thái độ lựa chọn sự dữ, kẻ bạo loạn đã đẩy lòng thù hận lên cao quá mức.
Sống mà phải cảnh giác luôn luôn, khiến lòng tin nơi con người ngày càng xói mòn. Sự dữ hầu như có mặt khắp nơi, cho thấy sự sống của từng người quá mong manh. Chúng ta mong, chúng ta cầu xin: Mỗi con người, dù là ai, ở đâu, hãy yêu thương sự sống; hãy chiến thắng sự dữ; hãy tận diệt sự dữ nơi chính cõi lòng mình.
Giữa những tan thương của lòng thù hận, của những chọn lựa cho sự hủy diệt có cơ hội lớn lên, làm chúng ta khiếp sợ. Là Kitô hữu, chúng ta không được bó tay ngồi nhìn, nhưng hãy góp phần mình trong trách vụ của người Kitô hữu, và là trách vụ đứng chung hàng ngũ với cộng đoàn Hội Thánh: quyết tâm lên án sự dữ, lên án mọi hình thức có nguy cơ nhen nhúm sự dữ, dù là trong chính lòng dạ mình, hay nơi cuộc sống xung quanh.
Vậy, trong trách nhiệm của tình liên đới với anh em loài người, và trong bổn phận của một Kitô hữu, việc mà chúng ta cần phải làm ngay lúc này là:
1. Cùng Hội Thánh, chúng ta cầu nguyện.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, vì sự hy sinh của Người cho nhân loại, vì quyết tâm chọn lựa cứu rỗi chớ không hũy diệt, dù phải thiệt thân, mà làm cho nhân loại biết yêu nhau hơn.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá đẩy xa bạo lực để hòa bình khắp nơi được tái lập. Xin Chúa hủy diệt sự hận thù nơi lòng người, thay vào đó bằng lòng từ tâm, yêu thương và cứu giúp. Xin Chúa đoái nhìn các nạn nhân của giết chóc mà ban niềm an ủi lớn lao trên họ. Xin Chúa đừng để nhân loại phải rên siết vì lòng thù hận, và tội ác hủy diệt tồn tại nơi một số người.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, Đấng gánh lấy đau khổ vì hạnh phúc muôn người, hãy lau sạch nước mắt trên khuôn mặt hốc hác, sợ hãi của tất cả người già và trẻ con, của những người khỏe mạnh và đau yếu, của những người thôn quê hay những người phố thị, của những người nam hay những người nữ…
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, Đấng vẫn chứa chan thương xót tông đồ phản bội Giuda, hãy tha thứ cho những kẻ thay dòng máu hiền từ của mình bằng dòng máu bất nhẫn, bất nhân. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ đêm ngày chỉ biết đào tạo mình thành người của hận thù, bạo lực. Xin tha thứ cho những kẻ bị lôi cuốn vào vòng vây tàn bạo của dã man. Xin tha thứ cho những kẻ bị nhồi sọ, bị giáo dục một cách hết sức tanh tưởi và ghê tởm bởi những bài học triền miên về giết người, về lòng căm thù.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, Đấng muôn đời giàu lòng yêu thương không sót bất kỳ ai, hãy đặt lòng những kẻ thủ ác kề lòng Chúa, để tình yêu của Chúa có cơ hội rót đầy lòng họ. Xin Chúa biến quả tim hận thù của con người thành quả tim đập những nhịp đập của yêu thương, của lòng kính trọng sự sống đồng loại.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, Đấng hằng chúc phúc cho nhân loại, gìn giữ Hội Thánh nơi trần thế được bình an. Xin làm cho hòa bình trên thế giới được triển nở. Xin làm cho mọi con người, dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nghề nhiệp lương thiện nào, cũng đều được hạnh phúc, bình an và khỏe mạnh.
Xin Chúa Giêsu Thánh Giá, Đấng tha thiết ôm trọn cả nhân loại trong bầu tim mìn, hãy tưới gội bằng dòng máu châu báu của Người, sự thanh sạnh, lòng ghê tởm tội ác, tinh thần dĩ hòa, niềm mến yêu sự sống, để khắp nơi, nhân loại luôn hạnh phúc giữa một thế giới đại đồng, giữa những nghĩa ân chan chứa, giữa muôn điều thuận lợi, giữa mọi thái độ chân thành tháo gở cho đến khi không còn bất cứ mối gút nào.
2. Cùng Hội Thánh, chúng ta chọn Chúa Giêsu.
Hãy quyết tâm thực hiện điều quan trọng cho ơn gọi Kitô hữu của mình là: Chọn Chúa Giêsu là cùng đích cuộc đời mình. Và chỉ có một mình Chúa Giêsu mà thôi.
Và nếu chọn lựa là từ bỏ, thì chọn lựa Chúa Giêsu đồng nghĩa với việc chúng ta phải khước từ nhiều đối tượng. Dù những đối tượng đó bắt mắt, cho ta cảm giác thoải mái hơn khi đứng về phía Chúa Giêsu, một Thiên Chúa làm người chấp nhận sỉ nhục, chịu treo trên thập giá, chịu đóng đinh, chịu bị bỏ rơi, chịu bị giết chết...
Một khi chọn Chúa Giêsu, chúng ta chấp nhận sống chết cho anh chị em của mình, nhất là cho những người đau khổ. Họ chính là hiện thân của Chúa Giêsu, Đấng mà mãi đến hôm nay vẫn tiếp tục bị sỉ nhục, bị lên án, bị ruồng bỏ, bị loại trừ…
Qua tất cả những khuôn mặt méo mó vì đau khổ, Chúa Giêsu tiếp tục bị bôi nhọ trên gương mặt đẫm máu của Người. Qua tất cả những hình thể dị dạng ấy, Chúa Giêsu không ngừng bị lên án bất công, bị giết hại vô tội vạ, bị chà đạp quyền sống, bị xem là đối tượng phục vụ chiến tranh, bị buộc làm nô lệ dưới mọi hình thức, bị tước bỏ giá trị làm người…
Và nhất là, giữa một thế giới tự cho mình là văn minh, luôn tìm cách đẩy giá trị vật chất lên cao, thậm chí đẩy lên cao cả những điều xấu xa tệ hại nhất, là Kitô hữu, chúng ta chỉ chọn lựa một mình Chúa Giêsu. Vì thế, giữa muôn tiếng kêu mời: hưởng thụ và tiện nghi, lợi nhuận và tiền bạc, danh vọng và địa vị, hay các loại tình cảm và đam mê…, chúng ta hãy để giá trị của Tin Mừng mà Chúa Giêsu là tâm điểm, thúc hối và thống trị chúng ta.
Chính Chúa đã phán: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con và đã cắt đặt để các con đi và sinh nhiều hoa trái và hoa trái các con tồn tại” (Ga 15, 16). Khi nói như thế, Chúa có ý dạy: Chính tình yêu của Chúa đi bước trước. Chúa yêu ta trước, chứ không phải ta yêu Người trước.
Khi nói với các môn đệ “không phải các con đã chọn Thầy”, Chúa không cố ý khuyên chúng ta đừng chọn Chúa, đừng theo Chúa. Trái lại, Chúa mời gọi hãy theo Chúa, hãy từ bỏ mọi sự vác thập giá mà theo Chúa. Và thực tế đã có biết bao nhiêu người dám băng mình vì Chúa, dám bỏ mọi sự mà theo Chúa. Chúa đón nhận họ. Chúa không hề chê chối việc khước từ bản thân để theo Chúa của họ.
Hãy vì tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta chỉ có một mình Người lấp đầy cõi lòng mình mà thôi. Hãy vì tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta quyết một lòng có sống là sống cho Người, và nếu cần, có chết cũng chỉ chết cho một mình Người.
Baraba hay Chúa Giêsu? Đó là câu hỏi mà từng người chúng ta phải đặt ra cho mình. Nếu Baraba là đại diện sự dữ, sự xấu, thì chọn Baraba là chọn con đường tội lỗi, thất đức và đầy hủy diệt.
Và Chúa Giêsu là chân lý. Chọn Chúa Giêsu, chúng ta không vong thân, không xa rời nhân loại, không xa rời tình yêu, ngược lại sẽ ngày càng sáng chói, sẽ muôn đời tồn tại trong tình yêu vĩnh hằng của chính Chúa Giêsu.
Hãy chọn Chúa Giêsu. Hãy cùng Người vác thánh giá. Hãy yêu con người như Chúa Giêsu yêu. Hãy làm cho thế giới đáng yêu và đáng sống. Hãy chỉ có một lối đường: ĐƯỜNG CHÂN LÝ MANG TÊN GIÊSU.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Sống chết
Lm Vũđình Tường
16:18 24/03/2016
Dù hữu thần hay vô thần, tin Chúa hay không tin Chúa vấn đề sống và chết là hai thực tại đời người không thể chối bỏ. Không chối bỏ được thực tại sống chết đời này, người ta chối bỏ sống chết đời sau. Chối bỏ sự hiện hữu vĩnh cửu của con người là chối bỏ không có gì trước khi con người được sinh ra và cũng không có gì sót lại sau khi con người đã chết.
Chối dễ hơn là nhận. Chối là phủi tay, không dính bén. Chối bỏ vật chất dễ hơn chối bỏ niềm tin tôn giáo. Vì sao? Vì tôn giáo thuộc vấn đề tâm linh. Rất nhiều sách báo, tài liệu viết chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu. Nếu không tin không có gì để viết. Đã viết thì ít nhiều cũng có chút niềm tin. Niềm tin Kitô nằm sâu trong tâm khảm con người mà tâm khảm thì không thể lột bỏ. Nước nào cũng có nghĩa trang, đền đài. Nếu chết là hết thì nghĩa trang, đền, đài tưởng niệm, ngày giỗ không thuộc về vật chất, mà thuộc về tâm linh. Nhang đèn, cúng bái không dành cho vật chất, dành cho phần linh thiêng, tâm linh. Những gì thuộc về tâm linh chỉ có thể cảm nhận mà không thể đo lường, chứng minh.
Kitô hữu không sống cho riêng mình nhưng sống cho tha nhân và không chết trong cô đơn nhưng chết trong tình yêu Chúa Kitô. Cuộc sống có đức tin là cuộc giầu hạnh phúc trong Chúa bởi bất cứ hoàn cảnh nào Chúa cũng không bỏ rơi ta. Ta bỏ Chúa ra đi nhưng Chúa không bao giờ từ chối khi ta quay về. Ngài luôn chào đón ta sống trong tình thương bởi Ngài là Đấng hay thương xót. Đời ta do Chúa tạo dựng và bảo vệ. Thần chết đến từ ma quỉ, không phải từ Chúa. Chết âm thầm lẻn vào cửa hậu thành quả của bất trung, dối trá do ma quỉ xúi dục. Ma quỉ là cha của dối tra, lường đảo, gạt gẫm vì thế gian dối là cộng tác với ma qủi. Thiên Chúa tạo dựng sự sống và sự sống lại; Thần chết và tội lỗi thuộc về ma quỉ.
Từ nguyên thuỷ sự sống lại không có trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Sự sống lại đến sau khi con người phạm tội bất trung và đó là sứ mạng cứu độ của Đức Kitô. Ơn cứu độ Chúa ban mạnh hơn cả sự chết. Ơn cứu độ phá tan âm mưu ma quỉ dùng sự chết trói buộc, giam cầm con người. Sự sống lại của Đức Kitô phá tan âm mưu ma qủi, đạp đổ xiềng xích, lật ngược mọi âm mưu hãm hại con người của ma quỉ. Con người cộng tác với ma quỉ hãm hại anh em, chà đạp con người. Sự sống lại của Đức Kitô mang ơn cứu độ đến ưu tiên giải thoát kẻ bị áp bức, chà đạp, lạm dụng bất công và nâng họ lên hàng con cái Thiên Chúa. Đức Kitô sống lại đổi mới mọi tạo vật trong Ngài, khởi đầu là con người và ban ân sủng đó cho toàn thể vũ trụ. Đức Kitô sống lại từ cõi chết mở đường dẫn vào chốn trường sinh cho con cái Chúa. Sự sống lại của Đức Kitô giúp chúng ta xác tín là trước khi có sự sống đã có Thiên Chúa và sau khi chết ta trở về với Thiên Chúa. Thực tại này không thể chối bỏ, càng cố gắng chối bỏ càng tỏ ra nghi ngờ về điều đang chối bỏ.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chối dễ hơn là nhận. Chối là phủi tay, không dính bén. Chối bỏ vật chất dễ hơn chối bỏ niềm tin tôn giáo. Vì sao? Vì tôn giáo thuộc vấn đề tâm linh. Rất nhiều sách báo, tài liệu viết chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu. Nếu không tin không có gì để viết. Đã viết thì ít nhiều cũng có chút niềm tin. Niềm tin Kitô nằm sâu trong tâm khảm con người mà tâm khảm thì không thể lột bỏ. Nước nào cũng có nghĩa trang, đền đài. Nếu chết là hết thì nghĩa trang, đền, đài tưởng niệm, ngày giỗ không thuộc về vật chất, mà thuộc về tâm linh. Nhang đèn, cúng bái không dành cho vật chất, dành cho phần linh thiêng, tâm linh. Những gì thuộc về tâm linh chỉ có thể cảm nhận mà không thể đo lường, chứng minh.
Kitô hữu không sống cho riêng mình nhưng sống cho tha nhân và không chết trong cô đơn nhưng chết trong tình yêu Chúa Kitô. Cuộc sống có đức tin là cuộc giầu hạnh phúc trong Chúa bởi bất cứ hoàn cảnh nào Chúa cũng không bỏ rơi ta. Ta bỏ Chúa ra đi nhưng Chúa không bao giờ từ chối khi ta quay về. Ngài luôn chào đón ta sống trong tình thương bởi Ngài là Đấng hay thương xót. Đời ta do Chúa tạo dựng và bảo vệ. Thần chết đến từ ma quỉ, không phải từ Chúa. Chết âm thầm lẻn vào cửa hậu thành quả của bất trung, dối trá do ma quỉ xúi dục. Ma quỉ là cha của dối tra, lường đảo, gạt gẫm vì thế gian dối là cộng tác với ma qủi. Thiên Chúa tạo dựng sự sống và sự sống lại; Thần chết và tội lỗi thuộc về ma quỉ.
Từ nguyên thuỷ sự sống lại không có trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Sự sống lại đến sau khi con người phạm tội bất trung và đó là sứ mạng cứu độ của Đức Kitô. Ơn cứu độ Chúa ban mạnh hơn cả sự chết. Ơn cứu độ phá tan âm mưu ma quỉ dùng sự chết trói buộc, giam cầm con người. Sự sống lại của Đức Kitô phá tan âm mưu ma qủi, đạp đổ xiềng xích, lật ngược mọi âm mưu hãm hại con người của ma quỉ. Con người cộng tác với ma quỉ hãm hại anh em, chà đạp con người. Sự sống lại của Đức Kitô mang ơn cứu độ đến ưu tiên giải thoát kẻ bị áp bức, chà đạp, lạm dụng bất công và nâng họ lên hàng con cái Thiên Chúa. Đức Kitô sống lại đổi mới mọi tạo vật trong Ngài, khởi đầu là con người và ban ân sủng đó cho toàn thể vũ trụ. Đức Kitô sống lại từ cõi chết mở đường dẫn vào chốn trường sinh cho con cái Chúa. Sự sống lại của Đức Kitô giúp chúng ta xác tín là trước khi có sự sống đã có Thiên Chúa và sau khi chết ta trở về với Thiên Chúa. Thực tại này không thể chối bỏ, càng cố gắng chối bỏ càng tỏ ra nghi ngờ về điều đang chối bỏ.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 24/03/2016
17. LO SỢ HÃO HUYỀN.
Quan của triều đình nhà Tấn là Lạc Xưởng trấn nhiệm Hà Nam, có một người bạn xa cách đã lâu mà không đến chơi, nên Lạc Xưởng bèn đi thăm bạn.
Người bạn ấy nói:
- “Lần trước đến làm khách nhà ngài, vừa đưa ly chuẩn bị uống, nhìn thấy trong ly rượu có một con rắn, trong lòng rất bực mình, sau khi uống rượu liền sinh bệnh.”
Hồi ấy, trên tường nơi chỗ ngồi uống rượu chỉ treo một cái cung cong, sơn phết như hình con rắn, Lạc Xưởng đoán con rắn trong ly rượu là cái bóng của cây cung ấy, thế là, lần sau vẫn cứ đến nơi chỗ ngồi ấy bày tiệc rượu và lại mời bạn bè đến uống rượu.
Giữa tiệc Lạc Xưởng hỏi:
- “Lại thấy gì ở trong ly không ?”
Người bạn nói:
- “Cũng thấy như lần trước.”
Lạc Xưởng chỉ cây cung treo trên tường, bạn bè chợt hiểu ra, xóa bỏ đi sự dè dặt, bực tức tích trử lâu ngày lập tức được khỏi.
(Tấn thư)
Suy tư 17:
Người ta thường nhạo cười người Công Giáo khi thấy họ đi lễ nhà thờ, cầu nguyện đọc kinh trong gia đình rằng: “Sợ gì mà sợ, Chúa Mẹ có đâu mà sợ phạt với không phạt, xí, lo sợ hão huyền !”
Vì sợ Chúa Mẹ phạt mà chúng ta đi lễ nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện, đây là tâm tình của người tin có Chúa và sợ Chúa.
Không sợ Chúa Mẹ phạt, nhưng sợ làm Chúa buồn vì những tội lỗi của mình, đây là tâm tình của người tin có Chúa và hiểu được tình yêu của Chúa đối với họ.
Không sợ Chúa phạt, cũng không muốn làm cho Chúa buồn, nhưng luôn nhìn thấy và kết hợp với Chúa trong mỗi giây phút của cuộc sống, đây là tâm tình của những người yêu mến Thiên Chúa cách trọn hảo.
Chúng ta sẽ lo sợ hão huyền khi chính bản thân mình coi Thiên Chúa như là một quan cai ngục không biết thông cảm; chúng ta cũng sẽ lo sợ hão huyền khi nói rằng, Thiên Chúa sẽ không bao giờ tha lỗi cho tôi, Ngài sẽ trừng phạt tôi đời đời trong hỏa ngục, và chúng ta cũng sẽ lo sợ hão huyền khi người ta nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đã bỏ loài người rồi.
Khi đức tin của tôi không bén rễ sâu trong giáo huấn của Chúa và của Giáo Hội, thì tôi rất dễ dàng lo sợ hão huyền trước những thách đố của xã hội, mà thách đố lớn nhất chính là con người thời nay đã “tẩy chay” Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Quan của triều đình nhà Tấn là Lạc Xưởng trấn nhiệm Hà Nam, có một người bạn xa cách đã lâu mà không đến chơi, nên Lạc Xưởng bèn đi thăm bạn.
Người bạn ấy nói:
- “Lần trước đến làm khách nhà ngài, vừa đưa ly chuẩn bị uống, nhìn thấy trong ly rượu có một con rắn, trong lòng rất bực mình, sau khi uống rượu liền sinh bệnh.”
Hồi ấy, trên tường nơi chỗ ngồi uống rượu chỉ treo một cái cung cong, sơn phết như hình con rắn, Lạc Xưởng đoán con rắn trong ly rượu là cái bóng của cây cung ấy, thế là, lần sau vẫn cứ đến nơi chỗ ngồi ấy bày tiệc rượu và lại mời bạn bè đến uống rượu.
Giữa tiệc Lạc Xưởng hỏi:
- “Lại thấy gì ở trong ly không ?”
Người bạn nói:
- “Cũng thấy như lần trước.”
Lạc Xưởng chỉ cây cung treo trên tường, bạn bè chợt hiểu ra, xóa bỏ đi sự dè dặt, bực tức tích trử lâu ngày lập tức được khỏi.
(Tấn thư)
Suy tư 17:
Người ta thường nhạo cười người Công Giáo khi thấy họ đi lễ nhà thờ, cầu nguyện đọc kinh trong gia đình rằng: “Sợ gì mà sợ, Chúa Mẹ có đâu mà sợ phạt với không phạt, xí, lo sợ hão huyền !”
Vì sợ Chúa Mẹ phạt mà chúng ta đi lễ nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện, đây là tâm tình của người tin có Chúa và sợ Chúa.
Không sợ Chúa Mẹ phạt, nhưng sợ làm Chúa buồn vì những tội lỗi của mình, đây là tâm tình của người tin có Chúa và hiểu được tình yêu của Chúa đối với họ.
Không sợ Chúa phạt, cũng không muốn làm cho Chúa buồn, nhưng luôn nhìn thấy và kết hợp với Chúa trong mỗi giây phút của cuộc sống, đây là tâm tình của những người yêu mến Thiên Chúa cách trọn hảo.
Chúng ta sẽ lo sợ hão huyền khi chính bản thân mình coi Thiên Chúa như là một quan cai ngục không biết thông cảm; chúng ta cũng sẽ lo sợ hão huyền khi nói rằng, Thiên Chúa sẽ không bao giờ tha lỗi cho tôi, Ngài sẽ trừng phạt tôi đời đời trong hỏa ngục, và chúng ta cũng sẽ lo sợ hão huyền khi người ta nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đã bỏ loài người rồi.
Khi đức tin của tôi không bén rễ sâu trong giáo huấn của Chúa và của Giáo Hội, thì tôi rất dễ dàng lo sợ hão huyền trước những thách đố của xã hội, mà thách đố lớn nhất chính là con người thời nay đã “tẩy chay” Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 24/03/2016
9. Cùng đi với tà dục của xác thịt mà mong được những khoái cảm ấy có thể đem lại cho con thoát sự trừng phạt nặng nề, thì thật là hảo huyền.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thứ sáu Tuần Thánh: Thánh Giá là tin, yêu và hy vọng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:41 24/03/2016
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta giữ chay kiêng thịt, để chia sẻ những khổ hình mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã chịu vì tội lỗi của chúng ta, cao điểm của ngày hôm nay chính là giây phút này đây: suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Trong niềm hiệp thông này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai vấn đề chính trong nghi lễ hôm nay :
1-Thánh giá là Tin, Yêu và Hy Vọng.
Trong suốt bốn mươi ngày của mùa chay, chúng ta đã thống hối, ăn năn các tội phạm làm Chúa buồn và cải thiện cuộc sống của mình, giờ đây chúng ta đang đi vào đỉnh cao của ý nghĩa thống hối và ăn năn ấy, chính là suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Ki-tô.
Với người không có đức tin thì Thánh Giá là khổ đau là nhục hình và là dấu hiệu của thất vọng, nhân loại lại luôn sợ cây Thánh Giá vì họ đã không tìm thấy nơi thánh giá có gì lạ, nhưng với những người có đức tin như chúng ta thì Thánh Giá là niềm vui, niềm tin yêu và hy vọng, nó được biểu hiện qua việc hiệp thông với Đấng đã dùng nó để cứu chuộc loài người là Đức Chúa Giê-su, Chúa chúng ta.
Mỗi một việc làm hy sinh là một Thánh Giá đem lại niềm tin cứu độ, mỗi một đau khổ là một Thánh Giá đem lại yêu thương từ sự cứu độ, mỗi một tâm tình thống hối là một Thánh Giá đem lại hy vọng cho nhân loại vào sự cứu độ. Cho nên người Ki-tô hữu chúng ta thật sự là những người hạnh phúc nhất trong tủi nhục, những người lạc quan nhất trong đau khổ, bởi vì chúng ta tin và chia sẻ cùng Thánh Giá với Đức Chúa Ki-tô khổ nạn và Phục Sinh...
2. Thánh Giá là Phục Sinh.
Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô hai ngàn năm trước và Thánh Giá của người Ki-tô hữu hai ngàn năm sau vẫn chỉ là một Thánh Giá, bởi vì nó đã trở thành biểu tượng phục sinh không những của người Ki-tô hữu mà là của cả nhân loại.
Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, cây Thánh Giá sần sùi năm xưa trên đồi Gôn-gô-tha đã trở nên cây trường sinh và biểu tượng của Phục Sinh, trong mùa chay và nhất là trong ngày hôm nay, người Ki-tô hữu tay ôm Thánh Giá đấm ngực ăn năn với một niềm tin tưởng sâu xa, chính nó là nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian –Đức Chúa Ki-tô, thì nay cũng sẽ trở thành cái thang đưa họ lên trời phục sinh vinh quang với Ngài.
Hôm nay, mỗi người chúng ta ngắm đàng Thánh Giá với hết cả tâm tình chia sẻ đau khổ tột cùng của Đức Chúa Ki-tô, chính Ngài đã gánh vác cây thánh giá là tội lỗi của tôi, của anh, của chị và của cả nhân loại trên đôi vai của mình, Ngài đã mệt nhọc vác đi trên quảng đường dốc đá đến nơi chịu đóng đinh để nhân loại có đường sống, Ngài đã chịu đóng đinh trên Thánh Giá để cho nhân loại khỏi bị quăng vào lửa thiêu đốt đời đời.
Anh chị em thân mến,
Suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là làm vinh quang Đấng cứu độ nhân loại, bái lạy Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là tung hô Đấng Thiên Chúa làm người, hôn kính Thánh Giá là yêu thương Đấng đã vì yêu mà chết trên Thánh Giá...
Cầu xin Đức Chúa Ki-tô, Đấng đã bị đóng đinh trên Thánh Giá ban ơn sức mạnh cho chúng ta, để mỗi người luôn biết yêu mến vác thánh giá của mình cùng đi lên Núi Sọ với Ngài, đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất trong ngày hôm nay vậy.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn đồng hành với chúng ta trên đường khổ nạn này.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta giữ chay kiêng thịt, để chia sẻ những khổ hình mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã chịu vì tội lỗi của chúng ta, cao điểm của ngày hôm nay chính là giây phút này đây: suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Trong niềm hiệp thông này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai vấn đề chính trong nghi lễ hôm nay :
1-Thánh giá là Tin, Yêu và Hy Vọng.
Trong suốt bốn mươi ngày của mùa chay, chúng ta đã thống hối, ăn năn các tội phạm làm Chúa buồn và cải thiện cuộc sống của mình, giờ đây chúng ta đang đi vào đỉnh cao của ý nghĩa thống hối và ăn năn ấy, chính là suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Ki-tô.
Với người không có đức tin thì Thánh Giá là khổ đau là nhục hình và là dấu hiệu của thất vọng, nhân loại lại luôn sợ cây Thánh Giá vì họ đã không tìm thấy nơi thánh giá có gì lạ, nhưng với những người có đức tin như chúng ta thì Thánh Giá là niềm vui, niềm tin yêu và hy vọng, nó được biểu hiện qua việc hiệp thông với Đấng đã dùng nó để cứu chuộc loài người là Đức Chúa Giê-su, Chúa chúng ta.
Mỗi một việc làm hy sinh là một Thánh Giá đem lại niềm tin cứu độ, mỗi một đau khổ là một Thánh Giá đem lại yêu thương từ sự cứu độ, mỗi một tâm tình thống hối là một Thánh Giá đem lại hy vọng cho nhân loại vào sự cứu độ. Cho nên người Ki-tô hữu chúng ta thật sự là những người hạnh phúc nhất trong tủi nhục, những người lạc quan nhất trong đau khổ, bởi vì chúng ta tin và chia sẻ cùng Thánh Giá với Đức Chúa Ki-tô khổ nạn và Phục Sinh...
2. Thánh Giá là Phục Sinh.
Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô hai ngàn năm trước và Thánh Giá của người Ki-tô hữu hai ngàn năm sau vẫn chỉ là một Thánh Giá, bởi vì nó đã trở thành biểu tượng phục sinh không những của người Ki-tô hữu mà là của cả nhân loại.
Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, cây Thánh Giá sần sùi năm xưa trên đồi Gôn-gô-tha đã trở nên cây trường sinh và biểu tượng của Phục Sinh, trong mùa chay và nhất là trong ngày hôm nay, người Ki-tô hữu tay ôm Thánh Giá đấm ngực ăn năn với một niềm tin tưởng sâu xa, chính nó là nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian –Đức Chúa Ki-tô, thì nay cũng sẽ trở thành cái thang đưa họ lên trời phục sinh vinh quang với Ngài.
Hôm nay, mỗi người chúng ta ngắm đàng Thánh Giá với hết cả tâm tình chia sẻ đau khổ tột cùng của Đức Chúa Ki-tô, chính Ngài đã gánh vác cây thánh giá là tội lỗi của tôi, của anh, của chị và của cả nhân loại trên đôi vai của mình, Ngài đã mệt nhọc vác đi trên quảng đường dốc đá đến nơi chịu đóng đinh để nhân loại có đường sống, Ngài đã chịu đóng đinh trên Thánh Giá để cho nhân loại khỏi bị quăng vào lửa thiêu đốt đời đời.
Anh chị em thân mến,
Suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là làm vinh quang Đấng cứu độ nhân loại, bái lạy Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là tung hô Đấng Thiên Chúa làm người, hôn kính Thánh Giá là yêu thương Đấng đã vì yêu mà chết trên Thánh Giá...
Cầu xin Đức Chúa Ki-tô, Đấng đã bị đóng đinh trên Thánh Giá ban ơn sức mạnh cho chúng ta, để mỗi người luôn biết yêu mến vác thánh giá của mình cùng đi lên Núi Sọ với Ngài, đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất trong ngày hôm nay vậy.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn đồng hành với chúng ta trên đường khổ nạn này.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Cùng Chết Để Cùng Sống Lại Với Chúa
LM. Đan Vinh
21:37 24/03/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ VỌNG PHỤC SINH
St 1,1-2,2 ; Xh 14,15-15,1a ; Is 54,5-14
Ed 36,16-17a.18-28 ; Rm 6,3-11 ; Lc 24,1-12
CÙNG CHẾT ĐỂ CÙNG SỐNG LẠI VỚI CHÚA
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 24,1-12
(1) Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. (2) Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. (3) Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả. (4) Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. (5) Đang lúc các bà sợ hãi cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: “Sao các bà lại tìm Người sống ở giữa kẻ chết? (6) Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, (7) là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại. (8) Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giêsu đã nói. (9) Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. (10) Mấy bà nói đây là bà Maria Mácđala, và bà Maria mẹ ông Giacôbê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông đồ như vậy. (11) Nhưng các ông cho là chuyện lẩn thẩn, nên chẳng tin. (12) Dầu vậy, ông Phêrô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về những sự việc đã xảy ra.
2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay tường thuật biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu theo thứ tự như sau:
- Sự kiện mồ trống: Ngày từ sáng sớm ngày thứ nhất, mấy người phụ nữ đã đi ra mộ để xức dầu thơm cho Đức Giêsu. Tới nơi, họ thấy tảng đá che ngoài cửa mộ đã được lăn sang một bên, nhưng không thấy xác Thầy trong mộ.
- Sứ điệp Phục sinh: Họ đang thắc mắc thì có hai thiên sứ hiện ra cho biết Đức Giêsu không còn ở trong mộ của kẻ chết nữa, nhưng đã sống lại, đúng như Người đã nói tại Galilê.
- Tông đồ cứng tin: Các bà vội trở về báo tin cho Nhóm Mười Một những điều mới xảy ra. Nhưng các ông không tin và coi là chuyện lẩn thẩn.
- Phêrô kiểm chứng: Tuy vậy, để biết rõ thực hư, Phêrô cũng chạy ra mộ và đã thấy những khăn liệm còn để lại. Ông trở về nhà và rất ngạc nhiên về những sự việc vừa xảy ra.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Ngày thứ Nhất trong tuần: Từ ngày Đức Giêsu phục sinh, ngày thứ Nhất hôm nay sẽ trở thành ngày Hưu lễ của Kitô giáo, thay cho ngày thứ Bảy (Sabát) của Do Thái giáo, và gọi là Chúa nhật nghĩa là Ngày của Chúa. + Các bà đi ra mộ: Các bà này gồm bà Maria Mácđala, bà Gioanna, và bà Maria mẹ ông Giacôbê và mấy bà khác nữa (x. Lc 24,10). + Mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn: Khi ra thăm mộ, các bà đem theo dầu thơm để hoàn tất việc mai táng Chúa Giêsu, đã được ông Giôsép Arimathê vội vã thực hiện vào chiều thứ Sáu trước ngày Sabát (x. Mc 15,42.47). + Họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả: Đây là lần thứ nhất Tin mừng Luca dùng từ “Chúa Giêsu” để nhấn mạnh tước hiệu mới của Người là “Chúa”. Về sau sách Công vụ sẽ nhiều lần dùng từ này để gọi Đức Giêsu (x. Cv 1,21; 8,16; 15,11).
- C 4-5: + Phân vân: Vì không thấy thi hài Đức Giêsu trong mộ nên các bà phân vân lo lắng không biết người ta đã đem xác Thầy đi đâu (x. Ga 20,2). + Hai người đàn ông y phục sáng chói đứng bên họ: Sau này các bà khẳng định đó là hai vị thiên thần (x. Lc 24,23). + “Người sống”: Giờ đây Đức Giêsu trở thành “Người sống”, đúng như Lời Người đã nói (Ga 11,25).
- C 6-7: + Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi: Thiên thần bảo cho các bà biết về mầu nhiệm Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại (x. Rm 6,9). Từ đây Người mở ra một con đường sống cho những kẻ đã an giấc ngàn thu (x.1 Cr 15,20-26). + Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê: Đối với Luca, toàn bộ mầu nhiệm Vượt qua phải được hoàn tất tại Giêrusalem (x. Lc 9,51), để Giêrusalem trở thành nơi xuất phát thông điệp ban ơn cứu độ (x. Lc 24,49). Do đó, trong sách Công Vụ Tông Đồ của Luca, các Tông đồ đã được Đức Giêsu Phục Sinh trao cho sứ vụ làm chứng nhân cho Người bắt đầu từ Giêrusalem (x. Cv 1,8).
- C 12: + Phêrô cũng đứng lên chạy ra mộ: Dù không tin Thầy sống lại, nhưng Phêrô cũng đi kiểm chứng thực hư. Kết quả ông chỉ nhìn thấy khăn liệm (x. Lc 24,12a). Còn Tin mừng Gioan thì thuật lại cuộc chạy đua ra mộ giữa hai Tông đồ Phêrô và Gioan (x. Ga 20,3-4).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI 1: Đức Giêsu đã được môn đệ liệm xác theo phong tục Do thái ra sao?
ĐÁP: Việc liệm xác Đức Giêsu được thực hiện theo phong tục Do thái gồm các công đoạn như sau: Trước hết là tắm xác, nghĩa là lau chùi các vết máu cùng các vết nhơ khác trên cơ thể Người. Sau đó Đức Giêsu được đặt trên một tấm khăn vải trắng, rồi được bôi một loại dầu thơm đắt tiền (x Ga 12,3-7), được chế biến từ nhựa cây cam tùng và được gọi là mộc dược. Dầu thơm được bôi trên toàn thân Người nhiều lần cho ngấm dần vào da thịt để bảo quản xác khỏi bị hư hoại trong một thời gian dài. Rồi xác Người được quấn lại bằng băng vải từ đầu đến chân (x. Ga 19,40). Cuối cùng xác Người được môn đệ an táng trong một ngôi mộ mới đục sâu trong đá và các ông làm một phiến đá lớn làm của che kín phía ngoài mộ (x. Ga 19,41-42).
HỎI 2: Tại sao các môn đệ lại phải vội vã an táng Đức Giêsu?
ĐÁP: Sở dĩ có việc mai táng vội vã là do Luật Môsê qui định: cấm mai táng vào ngày Sabát, và xác tử tội đang bị treo trên thập giá phải được hạ xuống trước khi mặt trời lặn (x. Đnl 21,22-23). Đức Giêsu chết lúc 3 giờ chiều áp ngày Sabát, nên thời gian còn lại từ 3 đến 6 giờ là quá ngắn, không đủ để làm đủ các công đọan của việc mai táng, nên các môn đệ phải làm cách vội vã cho kịp thời gian Luật cho phép.
HỎI 3: Sự phục sinh của Chúa Giêsu có giống sự phục sinh của các người đã chết và được Người cho sống lại không?
ĐÁP:
Sự Phục sinh của Đức Giêsu không phải là được hồi sinh trở về với cuộc sống trước khi chết, giống như các trường hợp của chàng thanh niên con trai bà goá thành Naim, bé gái 12 tuổi mới chết đang nằm trên giường, hay như ông Ladarô bạn thân của đức Giêsu đã chết chôn trong mồ 4 ngày được Người cho sống lại. Cả ba trường hợp này, người chết đều sống lại, nhưng sự sống lại này chỉ là trở lại với đời sống cũ trước khi chết. Nghĩa là họ vẫn còn nằm dưới quyền lực của sự chết, và đến một ngày nào đó họ vẫn phải chịu chung số phận của mọi người “là cát bụi sẽ về với cát bụi”.
Trường hợp phục sinh của Chúa Giêsu lại hoàn toàn khác hẳn. Quả thực, Người đã chết, nhưng Ngài đã phục sinh, nghĩa là Người hoàn toàn chiến thắng sự chết, Người không sống lại để sống thêm một thời gian rồi chết lại. Sống lại đối với Chúa Giêsu nghĩa là từ đây Người đón nhận sự sống mới sung mãn đến độ sự chết không thể chi phối được Người nữa; cũng như không một định luật tự nhiên nào có thể chi phối được Người nữa. Cụ thể là vào buổi chiều ngày Thứ Nhất trong tuần sau khi từ cõi chết sống lại, Đức Giêsu đã đến với các môn đệ trong khi cửa phòng đóng kín vì sợ người Do thái. Đức Giêsu đã nói chuyện với họ, ăn uống trước mặt họ. Một vài người trong bọn còn được sờ vào vết đinh ở bàn tay bàn chân và vết đâm ở cạnh sườn Người, giống như sờ một người đang sống chứ không phải một bóng ma người chết. Đó chính là sự sống lại mà các môn đệ Đức Giêsu đều cảm nghiệm được mỗi lần Người hiện ra với họ.
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi” (Lc 24,5-6).
2. CÂU CHUYỆN:
1) PHIM “CHIẾC CẦU SÔNG QUAI”: SỰ HỒI SINH TINH THẦN
Cuốn phim “Chiếc cầu sông Quai” kể về một câu chuyện đã xảy ra trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Trong khi giao chiến, một số quân nhân đồng minh đã bị quân Nhật bắt làm tù binh, và được mang tới vùng biên giới giữa Miến Điện và Thái Lan, để làm công việc lao động khổ sai: xây một tuyến đường sắt vận chuyển vũ khí chiến tranh cho quân Nhật. Cuộc sống ở trại tù này rất khắc nghiệt: Mỗi ngày tù binh phải làm công việc xẻ đá để làm đường trên cầu sông Quai, dưới cái nắng nóng giống như bên lò lửa. Họ bị bọn cai tù Nhật đối xử tàn tệ và đến lượt họ lại biến thành những kẻ độc ác, đối xử với bạn tù bằng luật rừng, trộm cắp đồ ăn, nghi kỵ đánh lộn và chém giết nhau, nhất là sẵn sàng chỉ điểm cho bọn cai tù khi có ai muốn vượt ngục …
Nhưng rồi trong số tù nhân trên có hai người là bạn thân đã hình thành một nhóm người thay vì dùng thời gian nghỉ để bài bạc thì đã họp nhau chia sẻ Lời Chúa. Nhờ nhóm học hỏi Kinh Thánh này, mà các bạn tù đã dần dần khám phá ra có Đức Kitô đang hiện diện giữa họ. Người luôn thấu hiểu và sẵn sàng cảm thông với nỗi đau của họ, bởi vì xưa Người cũng đã từng trải qua những nỗi đau khổ, từng chịu cảnh đói khát mệt mỏi, bị môn đồ phản bội, bị kẻ thù đánh đòn và sau cùng chịu chết cách nhục nhã trên cây thập tự. Từ đó, các tù nhân không còn nghĩ mình là nạn nhân của một cuộc chiến dã man tàn khốc, không còn làm tay sai chỉ điểm cho kẻ thù, không còn trộm cắp lẫn nhau… thay vào đó đối xử với nhau bằng tình huynh đệ, thể hiện qua việc cầu nguyện và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó trong trai tù, bầu khí vui tươi đã dần dần thay thế bầu khí ngột ngạt căng thẳng. Sự biến đổi trong trại tù “cầu sông Quai” chính là một phép lạ, khiến các tù nhân tin tưởng đoàn kết giúp đỡ nhau thay vì nghi kỵ thù ghét làm hại lẫn nhau. Sự biến đổi này là sự sống lại, giống như mầu nhiệm Đức Giêsu từ cõi chết trỗi dậy.
2) NIỀM TIN VỀ SỰ SỐNG ĐỜI SAU CỦA MỘT SỐ LÃNH TỤ NỔI TIẾNG:
Hầu như mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều tin có sự sống vĩnh hằng sau cái chết, ngay cả những người đã từng khẳng định mình không theo một tôn giáo nào cũng tin như thế.
Ngày 19 tháng 9 năm 1987, nhân khi tiễn Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II khi kết thúc chuyến viếng thăm Hoa kỳ, Phó Tổng thống Bush đã kể lại câu chuyện về Chủ tịch Trung Quốc là Mao Trạch Đông mà ông Bush đã có dịp gặp gỡ trước khi ông này chết. Trong lần ấy, Chủ tịch Mao đã tâm sự với ông Bush như sau: “Tôi sắp sửa về Trời. Tôi đã nhận được lời mời gọi của Chúa”. Còn Tổng thống Míttơrăng (F. Mitterand) của nước Pháp thì trong mấy ngày cuối đời đã trả lời về cái chết với phóng viên của một tờ báo như sau: “Nếu có Chúa, thì tôi tin rằng Người sẽ nói với tôi: Cuối cùng thì anh cũng đã đến đích. Thôi mau vào đi !”. Ngoài ra, Chủ tịch HCM cũng đã gián tiếp bày tỏ niềm tin vào một cuộc sống trong thế giới khác bên kia cái chết, khi trong chúc thư có đoạn viết như sau: “Tôi sắp về với cụ tổ Mác Lê”...
3) TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẦU NHIỆM PHỤC SINH:
Một cuốn phim tựa đề “Thế giới chìm trong bóng tối” trình bày câu chuyện về một nhà khảo cổ danh tiếng đứng đầu một cuộc khai quật khoa học tại Mồ Thánh Chúa ở Giêrusalem.
Ngọn đồi Golgotha đã được các nhà khảo cổ cẩn thận đào bới, vì Tin Mừng Gioan thuật lại thân xác Đức Giêsu đã được an táng trong một ngôi mộ, cạnh nơi Người bị hành hình thập giá. Sau nhiều ngày đào bới cẩn thận, ngày nọ nhà khảo cổ chủ nhiệm công trình tuyên bố: “Chúng tôi đã tìm thấy xác ông Giêsu”. Sau đó ông ta tổ chức một cuộc họp báo quy tụ hàng trăm ký giả các nơi để trình bày kết quả cuộc đào bới của đoàn khảo cổ do ông lãnh đạo. Ông đã đưa ra trước mặt mọi người một cái xác người đã bị khô đét, tay chân người này có dấu đinh bị đâm thủng, cạnh sườn có vết lưỡi đòng đâm thâu và những vết máu còn in trên tấm khăn liệm xác.
Cuốn phim quay lại cảnh nhiều người im lặng theo dõi bài thuyết trình của nhà khảo cố. Tình cờ có một phụ nữ hét to: “Đây đúng là một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi: Ông Giêsu thực sự đã bị đóng đinh, đã chết và được mai táng trong mồ như lời thánh kinh đã ghi nhận”. Nhà khảo cổ liền xác nhận: “Vâng đúng thế. Ông Giêsu đã bị đóng đinh, đã chết và được môn đệ an táng trong mồ. Nhưng làm gì có chuyện sống lại, bởi vì xác của ông ta vẫn còn nằm đây mà chúng tôi đã tìm thấy được”.
Sau đó cuốn phim mô tả về hậu quả của cuộc tìm thấy xác Đức Giêsu:
- Không ai còn mừng lễ Phục Sinh nữa.
- Một linh mục đã tắt đèn cạnh Nhà Chầu, cất Mình Thánh Chúa đi và đóng cửa nhà thờ.
- Chuông các thánh đường đều im tiếng.
- Các nữ tu cởi khăn trùm đầu.
- Thánh giá tại nhiều nơi đã bị hạ xuống.
- Các ngọn nến Phục Sinh tại các nhà thờ bị tắt ngủm.
- Thế giới chìm trong một màn đêm u tối dày đặc.
Cuốn phim kết thúc với cảnh nhà khảo cổ đang hấp hối trên giường bệnh. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông ta đã phải thú nhận: “Tôi đã đánh lừa cả thế giới. Chính tôi đã làm giả xác Đức Giêsu và bí mật đặt xác khác vào trong mộ một vài năm trước khi khởi sự công cuộc đào bới này”.
Sau lời tuyên bố đó là cảnh hàng ngàn người đã tuôn đến viếng Mồ Thánh ở Giêrusalem như vẫn xảy ra hàng năm vào Tuần Thánh. Những ngọn nến Phục Sinh lại được thắp sáng và các tín hữu lũ lượt đốt những ngọn nến cháy sáng niềm hy vọng đi đến khắp hang cùng ngõ hẻm để soi sáng những con đường tăm tối. Chuông các nhà thờ lại tiếp tục ngân vang báo tin Chúa Giêsu đã Phục Sinh và mọi người đều vui mừng ca hát: “Sự sống đã chiến thắng thần chết. Thập giá đã chiến thắng địa nguc. Allêluia!”.
3. THẢO LUẬN: Khi tuyên xưng đức tin: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”, các tín hữu phải sống thế nào trong xã hội hôm nay, để chứng tỏ niềm tin về một thế giới mới và một cuộc sống vĩnh hằng đời sau?
4. SUY NIỆM:
1) ĐỨC TIN VỀ MỘT CUỘC SỐNG VĨNH HẰNG ĐỜI SAU:
Hầu như mọi người, mọi dân tộc đều tin còn có một thế giới khác vĩnh hằng sau cuộc sống đời tạm này: Người ta tin rằng sau khi chết, con người vẫn còn sống một cách nào đó: “Thác là thể phách, còn là tinh anh” (Cái chết chỉ ở thể xác bề ngoài, còn linh hồn vẫn tồn tại mãi mãi). Người ta cũng tin rằng trần gian chỉ là nơi ở tạm thời, còn chết mới là trở về với nguồn cội: “Sinh ký, tử quy” (Sống gửi thác về).
Nhưng cuộc sống ấy như thế nào thì có nhiều niềm tin khác nhau:
-Đức Phật thì chủ trương có sự luân hồi: Người ta sẽ lần lượt trải qua nhiều kiếp sống khác nhau. Hồn người chết sẽ được đầu thai vào kiếp khác để trở thành một người hay một loài vật khác tùy theo kiếp trước họ đã sống như thế nào, là người tốt hay kẻ xấu. Chỉ những bậc tu hành đắc đạo, diệt dục, loại trừ được các “tham, sân, si” và có lối sống đại từ đại bi... mới được siêu thoát thành Tiên thành Phật trong cõi Niết bàn cực lạc.
-Còn Đức Khổng Tử thì không khẳng định gì về cuộc sống sau khi chết, vì ngài không được biết thực hư ra sao. Do đó khi Tử Cống hỏi: “Người chết rồi có biết gì nữa không?” thì Khổng Tử đã trả lời nước đôi như sau: “Nếu ta nói người chết rồi vẫn còn biết, thì sợ các con cháu hiếu thảo sẽ liều mình chết theo ông cha. Nếu ta nói người chết không còn biết gì nữa, thì sợ con cháu bất hiếu sẽ không thèm chôn cất cha mẹ nữa” (Khổng Tử gia ngữ số 8).
-Riêng Đức Giêsu: Vốn là Con Thiên Chúa từ trời mà đến, nên Người đã dạy cho loài người biết rõ ràng về một đời sống vĩnh hằng sau khi chết. Trong bài giảng về Bánh Hằng Sống, Người đã khẳng định về hiệu quả của bí tích Thánh Thể: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51). Khi nói chuyện với cô Mácta trước khi làm cho Ladarô đã chết chôn trong mồ 4 ngày được sống lại, Đức Giêsu nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25). Rồi trong Tin mừng Chúa Nhật Phục Sinh hôm nay, thiên thần đã nói với mấy người phụ nữ: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi!” (Lc 24,5-6).
2) VỀ SỰ CỨNG TIN CỦA CÁC MÔN ĐỆ VÀO MẦU NHIỆM PHỤC SINH:
- Các môn đệ không phải là những người dễ tin: Tin mừng Mátthêu thuật lại lời tiên báo của Đức Giêsu với các môn đệ ít ngày trước cuộc khổ nạn như sau: “Con người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại (Mt 16,21). Ông Phêrô chỉ quan tâm đến cuộc thương khó mà ông cho là sự thất bại, nên yêu cầu Thầy đừng chấp nhận như vậy. Ông không chú ý đến lời Thầy: “Ngày thứ ba Người sẽ sống lại”. Các tông đồ khác tuy có nghe Thầy nói sẽ từ cõi chết sống lại, nhưng cũng không muốn tin. Do đó, khi vừa thấy Thầy bị bắt, các ông kẻ thì bỏ Thầy chạy trốn, kẻ chối không biết Thầy, kẻ trở về làng cũ và không muốn theo Thầy nữa...
-Còn các đầu mục Do thái thì cẩn trọng hơn: Họ đã nghe Đức Giêsu nói đến việc đến ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại, nên sau khi Người đã chết và được các môn đệ mai táng trong mồ, họ đã yêu cầu Philatô cho lính canh mồ để tránh việc Người sống lại. Nhưng dù họ có canh gác cẩn thận, Đức Giêsu vẫn từ cõi chết trỗi dậy đúng như Người đã báo trước.
-Về phần các môn đệ: do không tin Thầy sẽ từ cõi chết sống lại, nên khi nghe bà Mađalena báo tin xác Thầy không còn trong mộ, hai môn đệ Phêrô và Gioan bán tín bán nghi đã chạy đua ra mồ kiểm tra thực hư. Hai ông đều quan sát thấy các khăn liệm còn đó nhưng xác Thầy biến mất! Riêng Gioan thì liên kết sự kiện khăn liệm kèm theo mồ trống đã đạt đến đức tin. Các môm đẹ khác thì sau khi được Chúa Phục Sinh hiện ra nhiều lần để trấn an, để chứng minh Người đã sống lại bằng việc ăn uống, cho xem và sờ vào các vết thương ở tay chân và cạnh sườn, rồi được nghe Người giảng mầu nhiệm phục sinh phù hợp với lời Kinh Thánh đã chép, liên kết với cử chỉ bẻ bánh… thì các ông mới tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu. Nhất là sau khi đón nhận được Ơn Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần, các ông mới thực sự xác tín để hăng say đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng vào mầu nhiệm “Đức Giêsu đã sống lại từ trong cõi chết” và sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho lời rao giảng ấy.
3) NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA MẦU NHIỆM PHỤC SINH CỦA ĐỨC GIÊSU:
-Mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu không giống như sự sống lại của những kẻ chết được Người cho hồi phục sự sống, vì sau khi sống được một thời gian, họ đã chết lại như bao người khác (x. Mc 5,41-42; Lc 7,14-15; Ga 11,39-44). Mầu nhiệm Phục Sinh cũng không có nghĩa là Chúa Giêsu sẽ sống mãi trong thành quả sự nghiệp của Người như người ta thường nói: “Trâu chết để da, người chết để tiếng”. Nhưng Người đã thực sự sống lại cả về sự sống thể xác cũng như tinh thần.
-Mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu nghĩa là Người đã được biến đổi trở thành một “Người Sống” (x. Lc 24,5), giống như “Thiên Chúa hằng sống!”: Thánh Phaolô đã diễn tả sự sống siêu việt ấy như sau: “Chúng ta biết rằng: Một khi Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, thì không bao giờ chết nữa. Cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống là sống cho Thiên Chúa” (Rm 6,9b-10).
-Mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Giêsu nhằm mục đích ban ơn cứu độ là sự sống vĩnh hằng cho loài người: Đức Kitô đã sống lại vinh quang ra khỏi mồ, để xuống nơi trú ngụ của các vong linh, gọi là Âm phủ (Shéol) hay ngục Tổ tông, hoàn tất việc loan báo Tin mừng cứu độ cho người sống kẻ chết. Người đã mở ra một con đường sống cho nhân lọai chúng ta, là con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” (x Lc 24,26; Mt 16,21), để chúng ta “Cùng chết với Đức Giêsu thì sẽ cùng được sống lại với Người” (x. 1 Pr 3,18). Đó là con đường của đạo Công Giáo (Xem sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 632, 633, 634, 635).
4) MẦU NHIỆM PHỤC SINH LÀ CUỘC VƯỢT QUA CỦA THỜI TÂN ƯỚC:
-Lễ “Vượt qua”: nhắc lại công cuộc ngày xưa Đức Chúa đã giải phóng con cháu Giacóp khỏi ách nô lệ cho dân Ai-cập: Kể từ khi đại gia đình của tổ phụ Gia-cóp di cư sang bên Ai-cập, con cháu Giacóp đã hiện diện suốt 430 năm tại đây. Sau những năm tháng hạnh phúc khi tổ phụ Giuse làm quan đệ nhị còn sống, là đến những năm tháng đau khổ khi họ bị làm nô dịch cho dân Ai Cập, bị khinh dể ngược đãi và giết hại... Con cháu Giacóp cuối cùng đã được Đức Chúa sai Môsê đến giải thoát khỏi nước Ai Cập, vượt qua Biển Đỏ cách lạ lùng và cuối cùng vượt qua sa mạc kéo dài 40 năm. Trong thời gian này, con cháu Giacóp được Đức Chúa bang trợ bằng quyền năng và tình thương, được ký kết giao ước với Đức Chúa để trở thành dân riêng của Ngài, được lãnh nhận thập giới, ghi khắc trên hai tấm bia đá, được nuôi dưỡng hằng ngày bằng manna, thịt chim cút, nước tinh khiết chảy ra thành dòng suối từ tảng đá… được Đức Chúa bảo vệ khỏi bị các chư dân tiêu diệt… và cuối cùng đã về đến Miền Đất được Đức Chúa hứa ban cho tổ phụ Ápraham và dòng dõi đến muôn đời. Sự giải thoát nói trên được gọi là mầu nhiệm Vượt Qua, và lễ Vượt Qua được cử hành trong bữa tiệc chiên tại tư gia vào ngày 14 tháng Nisan hằng năm.
-Ngày nay: các tín hữu được Hội Thánh mời gọi vượt qua bản thân để sống hướng thượng nhân ái qua việc chay tịnh, lãnh nhận các phép bí tích, cầu nguyện và làm việc bác ái cụ thể, chia sẻ cơm áo vật chất cho tha nhân. Quả vậy, trong Mùa Chay Chúa muốn chúng ta “vượt qua” những ham muốn, những toan tính đời thường để đón nhận tha nhân và sống hòa hợp với mọi người. Lễ Phục sinh nhắc nhở chúng ta về cuộc “vượt qua đó”. Thánh Phaolô dạy phải mừng lễ Vượt qua này như sau: “Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên vượt qua của chúng ta. Vì thế, chúng ta đừng lấy men cũ, là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ” (1 Cr 5,7a-8). Hôm nay, Hội Thánh mời gọi chúng ta phải chết đi cho con người cũ, cùng với những thói hư tật xấu như: ích kỷ, ganh ghét, gian tham, hướng chiều theo các đam mê bất chính… để nhờ ơn Thánh Thần tái tạo, trở thành một người mới luôn biết quên mình nghĩ đến người khác, sống bao dung nhân hậu, công chính và khiêm tốn phục vụ tha nhân vô vụ lợi… Có như vậy, việc mừng lễ Phục Sinh mới thực sự mang lại niềm vui và hy vọng được phục sinh với Chúa Giêsu trong cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau.
5. NGUYỆN CẦU:
-LẠY CHÚA GIÊSU PHỤC SINH. Chúa đã chiến thắng thần chết. Hôm nay con xin dâng lên Chúa lời chúc tụng tạ ơn, vì Chúa đã mang lại cho loài người chúng con niềm vui và hy vọng được sống muôn đời. Chúa đến để cứu chúng con khỏi chết, thoát khỏi quyền lực của ma quỷ và tội lỗi, và được sống lại trong ơn nghĩa Chúa. Chúa đến để chúng con “được sống và sống dồi dào”, và được tham phần vào sự sống đời đời với Chúa.
-LẠY CHÚA PHỤC SINH. Xin giúp chúng con biết tôn trọng tha nhân, hợp tác với nhau và với mọi người thiện chí để tiêu diệt các sự gian ác tội lỗi, đẩy lùi văn hóa sự chết là những tệ nạn xã hội như sì-ke, ma tuý, mại dâm, cờ bạc, say sỉn, cướp bóc, lừa đảo, thù hận làm hại kẻ khác... Xin cho chúng con quyết tâm xóa sạch những điều bất chính ra khỏi con người chúng con, khỏi gia đình và khu xóm chúng con. Nhờ đó, mọi người sẽ được sống chan hòa yêu thương nhau, cùng nhau kiến tạo một “Trời Mới Đất Mới”, nơi không còn nước mắt, không còn khổ đau và chết chóc... nhưng là một Thiên đàng đầy tình yêu thương và hạnh phúc viên mãn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
St 1,1-2,2 ; Xh 14,15-15,1a ; Is 54,5-14
Ed 36,16-17a.18-28 ; Rm 6,3-11 ; Lc 24,1-12
CÙNG CHẾT ĐỂ CÙNG SỐNG LẠI VỚI CHÚA
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 24,1-12
(1) Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. (2) Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. (3) Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả. (4) Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. (5) Đang lúc các bà sợ hãi cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: “Sao các bà lại tìm Người sống ở giữa kẻ chết? (6) Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, (7) là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại. (8) Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giêsu đã nói. (9) Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. (10) Mấy bà nói đây là bà Maria Mácđala, và bà Maria mẹ ông Giacôbê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông đồ như vậy. (11) Nhưng các ông cho là chuyện lẩn thẩn, nên chẳng tin. (12) Dầu vậy, ông Phêrô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về những sự việc đã xảy ra.
2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay tường thuật biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu theo thứ tự như sau:
- Sự kiện mồ trống: Ngày từ sáng sớm ngày thứ nhất, mấy người phụ nữ đã đi ra mộ để xức dầu thơm cho Đức Giêsu. Tới nơi, họ thấy tảng đá che ngoài cửa mộ đã được lăn sang một bên, nhưng không thấy xác Thầy trong mộ.
- Sứ điệp Phục sinh: Họ đang thắc mắc thì có hai thiên sứ hiện ra cho biết Đức Giêsu không còn ở trong mộ của kẻ chết nữa, nhưng đã sống lại, đúng như Người đã nói tại Galilê.
- Tông đồ cứng tin: Các bà vội trở về báo tin cho Nhóm Mười Một những điều mới xảy ra. Nhưng các ông không tin và coi là chuyện lẩn thẩn.
- Phêrô kiểm chứng: Tuy vậy, để biết rõ thực hư, Phêrô cũng chạy ra mộ và đã thấy những khăn liệm còn để lại. Ông trở về nhà và rất ngạc nhiên về những sự việc vừa xảy ra.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Ngày thứ Nhất trong tuần: Từ ngày Đức Giêsu phục sinh, ngày thứ Nhất hôm nay sẽ trở thành ngày Hưu lễ của Kitô giáo, thay cho ngày thứ Bảy (Sabát) của Do Thái giáo, và gọi là Chúa nhật nghĩa là Ngày của Chúa. + Các bà đi ra mộ: Các bà này gồm bà Maria Mácđala, bà Gioanna, và bà Maria mẹ ông Giacôbê và mấy bà khác nữa (x. Lc 24,10). + Mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn: Khi ra thăm mộ, các bà đem theo dầu thơm để hoàn tất việc mai táng Chúa Giêsu, đã được ông Giôsép Arimathê vội vã thực hiện vào chiều thứ Sáu trước ngày Sabát (x. Mc 15,42.47). + Họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả: Đây là lần thứ nhất Tin mừng Luca dùng từ “Chúa Giêsu” để nhấn mạnh tước hiệu mới của Người là “Chúa”. Về sau sách Công vụ sẽ nhiều lần dùng từ này để gọi Đức Giêsu (x. Cv 1,21; 8,16; 15,11).
- C 4-5: + Phân vân: Vì không thấy thi hài Đức Giêsu trong mộ nên các bà phân vân lo lắng không biết người ta đã đem xác Thầy đi đâu (x. Ga 20,2). + Hai người đàn ông y phục sáng chói đứng bên họ: Sau này các bà khẳng định đó là hai vị thiên thần (x. Lc 24,23). + “Người sống”: Giờ đây Đức Giêsu trở thành “Người sống”, đúng như Lời Người đã nói (Ga 11,25).
- C 6-7: + Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi: Thiên thần bảo cho các bà biết về mầu nhiệm Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại (x. Rm 6,9). Từ đây Người mở ra một con đường sống cho những kẻ đã an giấc ngàn thu (x.1 Cr 15,20-26). + Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê: Đối với Luca, toàn bộ mầu nhiệm Vượt qua phải được hoàn tất tại Giêrusalem (x. Lc 9,51), để Giêrusalem trở thành nơi xuất phát thông điệp ban ơn cứu độ (x. Lc 24,49). Do đó, trong sách Công Vụ Tông Đồ của Luca, các Tông đồ đã được Đức Giêsu Phục Sinh trao cho sứ vụ làm chứng nhân cho Người bắt đầu từ Giêrusalem (x. Cv 1,8).
- C 12: + Phêrô cũng đứng lên chạy ra mộ: Dù không tin Thầy sống lại, nhưng Phêrô cũng đi kiểm chứng thực hư. Kết quả ông chỉ nhìn thấy khăn liệm (x. Lc 24,12a). Còn Tin mừng Gioan thì thuật lại cuộc chạy đua ra mộ giữa hai Tông đồ Phêrô và Gioan (x. Ga 20,3-4).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI 1: Đức Giêsu đã được môn đệ liệm xác theo phong tục Do thái ra sao?
ĐÁP: Việc liệm xác Đức Giêsu được thực hiện theo phong tục Do thái gồm các công đoạn như sau: Trước hết là tắm xác, nghĩa là lau chùi các vết máu cùng các vết nhơ khác trên cơ thể Người. Sau đó Đức Giêsu được đặt trên một tấm khăn vải trắng, rồi được bôi một loại dầu thơm đắt tiền (x Ga 12,3-7), được chế biến từ nhựa cây cam tùng và được gọi là mộc dược. Dầu thơm được bôi trên toàn thân Người nhiều lần cho ngấm dần vào da thịt để bảo quản xác khỏi bị hư hoại trong một thời gian dài. Rồi xác Người được quấn lại bằng băng vải từ đầu đến chân (x. Ga 19,40). Cuối cùng xác Người được môn đệ an táng trong một ngôi mộ mới đục sâu trong đá và các ông làm một phiến đá lớn làm của che kín phía ngoài mộ (x. Ga 19,41-42).
HỎI 2: Tại sao các môn đệ lại phải vội vã an táng Đức Giêsu?
ĐÁP: Sở dĩ có việc mai táng vội vã là do Luật Môsê qui định: cấm mai táng vào ngày Sabát, và xác tử tội đang bị treo trên thập giá phải được hạ xuống trước khi mặt trời lặn (x. Đnl 21,22-23). Đức Giêsu chết lúc 3 giờ chiều áp ngày Sabát, nên thời gian còn lại từ 3 đến 6 giờ là quá ngắn, không đủ để làm đủ các công đọan của việc mai táng, nên các môn đệ phải làm cách vội vã cho kịp thời gian Luật cho phép.
HỎI 3: Sự phục sinh của Chúa Giêsu có giống sự phục sinh của các người đã chết và được Người cho sống lại không?
ĐÁP:
Sự Phục sinh của Đức Giêsu không phải là được hồi sinh trở về với cuộc sống trước khi chết, giống như các trường hợp của chàng thanh niên con trai bà goá thành Naim, bé gái 12 tuổi mới chết đang nằm trên giường, hay như ông Ladarô bạn thân của đức Giêsu đã chết chôn trong mồ 4 ngày được Người cho sống lại. Cả ba trường hợp này, người chết đều sống lại, nhưng sự sống lại này chỉ là trở lại với đời sống cũ trước khi chết. Nghĩa là họ vẫn còn nằm dưới quyền lực của sự chết, và đến một ngày nào đó họ vẫn phải chịu chung số phận của mọi người “là cát bụi sẽ về với cát bụi”.
Trường hợp phục sinh của Chúa Giêsu lại hoàn toàn khác hẳn. Quả thực, Người đã chết, nhưng Ngài đã phục sinh, nghĩa là Người hoàn toàn chiến thắng sự chết, Người không sống lại để sống thêm một thời gian rồi chết lại. Sống lại đối với Chúa Giêsu nghĩa là từ đây Người đón nhận sự sống mới sung mãn đến độ sự chết không thể chi phối được Người nữa; cũng như không một định luật tự nhiên nào có thể chi phối được Người nữa. Cụ thể là vào buổi chiều ngày Thứ Nhất trong tuần sau khi từ cõi chết sống lại, Đức Giêsu đã đến với các môn đệ trong khi cửa phòng đóng kín vì sợ người Do thái. Đức Giêsu đã nói chuyện với họ, ăn uống trước mặt họ. Một vài người trong bọn còn được sờ vào vết đinh ở bàn tay bàn chân và vết đâm ở cạnh sườn Người, giống như sờ một người đang sống chứ không phải một bóng ma người chết. Đó chính là sự sống lại mà các môn đệ Đức Giêsu đều cảm nghiệm được mỗi lần Người hiện ra với họ.
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi” (Lc 24,5-6).
2. CÂU CHUYỆN:
1) PHIM “CHIẾC CẦU SÔNG QUAI”: SỰ HỒI SINH TINH THẦN
Cuốn phim “Chiếc cầu sông Quai” kể về một câu chuyện đã xảy ra trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Trong khi giao chiến, một số quân nhân đồng minh đã bị quân Nhật bắt làm tù binh, và được mang tới vùng biên giới giữa Miến Điện và Thái Lan, để làm công việc lao động khổ sai: xây một tuyến đường sắt vận chuyển vũ khí chiến tranh cho quân Nhật. Cuộc sống ở trại tù này rất khắc nghiệt: Mỗi ngày tù binh phải làm công việc xẻ đá để làm đường trên cầu sông Quai, dưới cái nắng nóng giống như bên lò lửa. Họ bị bọn cai tù Nhật đối xử tàn tệ và đến lượt họ lại biến thành những kẻ độc ác, đối xử với bạn tù bằng luật rừng, trộm cắp đồ ăn, nghi kỵ đánh lộn và chém giết nhau, nhất là sẵn sàng chỉ điểm cho bọn cai tù khi có ai muốn vượt ngục …
Nhưng rồi trong số tù nhân trên có hai người là bạn thân đã hình thành một nhóm người thay vì dùng thời gian nghỉ để bài bạc thì đã họp nhau chia sẻ Lời Chúa. Nhờ nhóm học hỏi Kinh Thánh này, mà các bạn tù đã dần dần khám phá ra có Đức Kitô đang hiện diện giữa họ. Người luôn thấu hiểu và sẵn sàng cảm thông với nỗi đau của họ, bởi vì xưa Người cũng đã từng trải qua những nỗi đau khổ, từng chịu cảnh đói khát mệt mỏi, bị môn đồ phản bội, bị kẻ thù đánh đòn và sau cùng chịu chết cách nhục nhã trên cây thập tự. Từ đó, các tù nhân không còn nghĩ mình là nạn nhân của một cuộc chiến dã man tàn khốc, không còn làm tay sai chỉ điểm cho kẻ thù, không còn trộm cắp lẫn nhau… thay vào đó đối xử với nhau bằng tình huynh đệ, thể hiện qua việc cầu nguyện và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó trong trai tù, bầu khí vui tươi đã dần dần thay thế bầu khí ngột ngạt căng thẳng. Sự biến đổi trong trại tù “cầu sông Quai” chính là một phép lạ, khiến các tù nhân tin tưởng đoàn kết giúp đỡ nhau thay vì nghi kỵ thù ghét làm hại lẫn nhau. Sự biến đổi này là sự sống lại, giống như mầu nhiệm Đức Giêsu từ cõi chết trỗi dậy.
2) NIỀM TIN VỀ SỰ SỐNG ĐỜI SAU CỦA MỘT SỐ LÃNH TỤ NỔI TIẾNG:
Hầu như mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều tin có sự sống vĩnh hằng sau cái chết, ngay cả những người đã từng khẳng định mình không theo một tôn giáo nào cũng tin như thế.
Ngày 19 tháng 9 năm 1987, nhân khi tiễn Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II khi kết thúc chuyến viếng thăm Hoa kỳ, Phó Tổng thống Bush đã kể lại câu chuyện về Chủ tịch Trung Quốc là Mao Trạch Đông mà ông Bush đã có dịp gặp gỡ trước khi ông này chết. Trong lần ấy, Chủ tịch Mao đã tâm sự với ông Bush như sau: “Tôi sắp sửa về Trời. Tôi đã nhận được lời mời gọi của Chúa”. Còn Tổng thống Míttơrăng (F. Mitterand) của nước Pháp thì trong mấy ngày cuối đời đã trả lời về cái chết với phóng viên của một tờ báo như sau: “Nếu có Chúa, thì tôi tin rằng Người sẽ nói với tôi: Cuối cùng thì anh cũng đã đến đích. Thôi mau vào đi !”. Ngoài ra, Chủ tịch HCM cũng đã gián tiếp bày tỏ niềm tin vào một cuộc sống trong thế giới khác bên kia cái chết, khi trong chúc thư có đoạn viết như sau: “Tôi sắp về với cụ tổ Mác Lê”...
3) TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẦU NHIỆM PHỤC SINH:
Một cuốn phim tựa đề “Thế giới chìm trong bóng tối” trình bày câu chuyện về một nhà khảo cổ danh tiếng đứng đầu một cuộc khai quật khoa học tại Mồ Thánh Chúa ở Giêrusalem.
Ngọn đồi Golgotha đã được các nhà khảo cổ cẩn thận đào bới, vì Tin Mừng Gioan thuật lại thân xác Đức Giêsu đã được an táng trong một ngôi mộ, cạnh nơi Người bị hành hình thập giá. Sau nhiều ngày đào bới cẩn thận, ngày nọ nhà khảo cổ chủ nhiệm công trình tuyên bố: “Chúng tôi đã tìm thấy xác ông Giêsu”. Sau đó ông ta tổ chức một cuộc họp báo quy tụ hàng trăm ký giả các nơi để trình bày kết quả cuộc đào bới của đoàn khảo cổ do ông lãnh đạo. Ông đã đưa ra trước mặt mọi người một cái xác người đã bị khô đét, tay chân người này có dấu đinh bị đâm thủng, cạnh sườn có vết lưỡi đòng đâm thâu và những vết máu còn in trên tấm khăn liệm xác.
Cuốn phim quay lại cảnh nhiều người im lặng theo dõi bài thuyết trình của nhà khảo cố. Tình cờ có một phụ nữ hét to: “Đây đúng là một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi: Ông Giêsu thực sự đã bị đóng đinh, đã chết và được mai táng trong mồ như lời thánh kinh đã ghi nhận”. Nhà khảo cổ liền xác nhận: “Vâng đúng thế. Ông Giêsu đã bị đóng đinh, đã chết và được môn đệ an táng trong mồ. Nhưng làm gì có chuyện sống lại, bởi vì xác của ông ta vẫn còn nằm đây mà chúng tôi đã tìm thấy được”.
Sau đó cuốn phim mô tả về hậu quả của cuộc tìm thấy xác Đức Giêsu:
- Không ai còn mừng lễ Phục Sinh nữa.
- Một linh mục đã tắt đèn cạnh Nhà Chầu, cất Mình Thánh Chúa đi và đóng cửa nhà thờ.
- Chuông các thánh đường đều im tiếng.
- Các nữ tu cởi khăn trùm đầu.
- Thánh giá tại nhiều nơi đã bị hạ xuống.
- Các ngọn nến Phục Sinh tại các nhà thờ bị tắt ngủm.
- Thế giới chìm trong một màn đêm u tối dày đặc.
Cuốn phim kết thúc với cảnh nhà khảo cổ đang hấp hối trên giường bệnh. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông ta đã phải thú nhận: “Tôi đã đánh lừa cả thế giới. Chính tôi đã làm giả xác Đức Giêsu và bí mật đặt xác khác vào trong mộ một vài năm trước khi khởi sự công cuộc đào bới này”.
Sau lời tuyên bố đó là cảnh hàng ngàn người đã tuôn đến viếng Mồ Thánh ở Giêrusalem như vẫn xảy ra hàng năm vào Tuần Thánh. Những ngọn nến Phục Sinh lại được thắp sáng và các tín hữu lũ lượt đốt những ngọn nến cháy sáng niềm hy vọng đi đến khắp hang cùng ngõ hẻm để soi sáng những con đường tăm tối. Chuông các nhà thờ lại tiếp tục ngân vang báo tin Chúa Giêsu đã Phục Sinh và mọi người đều vui mừng ca hát: “Sự sống đã chiến thắng thần chết. Thập giá đã chiến thắng địa nguc. Allêluia!”.
3. THẢO LUẬN: Khi tuyên xưng đức tin: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”, các tín hữu phải sống thế nào trong xã hội hôm nay, để chứng tỏ niềm tin về một thế giới mới và một cuộc sống vĩnh hằng đời sau?
4. SUY NIỆM:
1) ĐỨC TIN VỀ MỘT CUỘC SỐNG VĨNH HẰNG ĐỜI SAU:
Hầu như mọi người, mọi dân tộc đều tin còn có một thế giới khác vĩnh hằng sau cuộc sống đời tạm này: Người ta tin rằng sau khi chết, con người vẫn còn sống một cách nào đó: “Thác là thể phách, còn là tinh anh” (Cái chết chỉ ở thể xác bề ngoài, còn linh hồn vẫn tồn tại mãi mãi). Người ta cũng tin rằng trần gian chỉ là nơi ở tạm thời, còn chết mới là trở về với nguồn cội: “Sinh ký, tử quy” (Sống gửi thác về).
Nhưng cuộc sống ấy như thế nào thì có nhiều niềm tin khác nhau:
-Đức Phật thì chủ trương có sự luân hồi: Người ta sẽ lần lượt trải qua nhiều kiếp sống khác nhau. Hồn người chết sẽ được đầu thai vào kiếp khác để trở thành một người hay một loài vật khác tùy theo kiếp trước họ đã sống như thế nào, là người tốt hay kẻ xấu. Chỉ những bậc tu hành đắc đạo, diệt dục, loại trừ được các “tham, sân, si” và có lối sống đại từ đại bi... mới được siêu thoát thành Tiên thành Phật trong cõi Niết bàn cực lạc.
-Còn Đức Khổng Tử thì không khẳng định gì về cuộc sống sau khi chết, vì ngài không được biết thực hư ra sao. Do đó khi Tử Cống hỏi: “Người chết rồi có biết gì nữa không?” thì Khổng Tử đã trả lời nước đôi như sau: “Nếu ta nói người chết rồi vẫn còn biết, thì sợ các con cháu hiếu thảo sẽ liều mình chết theo ông cha. Nếu ta nói người chết không còn biết gì nữa, thì sợ con cháu bất hiếu sẽ không thèm chôn cất cha mẹ nữa” (Khổng Tử gia ngữ số 8).
-Riêng Đức Giêsu: Vốn là Con Thiên Chúa từ trời mà đến, nên Người đã dạy cho loài người biết rõ ràng về một đời sống vĩnh hằng sau khi chết. Trong bài giảng về Bánh Hằng Sống, Người đã khẳng định về hiệu quả của bí tích Thánh Thể: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51). Khi nói chuyện với cô Mácta trước khi làm cho Ladarô đã chết chôn trong mồ 4 ngày được sống lại, Đức Giêsu nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25). Rồi trong Tin mừng Chúa Nhật Phục Sinh hôm nay, thiên thần đã nói với mấy người phụ nữ: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi!” (Lc 24,5-6).
2) VỀ SỰ CỨNG TIN CỦA CÁC MÔN ĐỆ VÀO MẦU NHIỆM PHỤC SINH:
- Các môn đệ không phải là những người dễ tin: Tin mừng Mátthêu thuật lại lời tiên báo của Đức Giêsu với các môn đệ ít ngày trước cuộc khổ nạn như sau: “Con người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại (Mt 16,21). Ông Phêrô chỉ quan tâm đến cuộc thương khó mà ông cho là sự thất bại, nên yêu cầu Thầy đừng chấp nhận như vậy. Ông không chú ý đến lời Thầy: “Ngày thứ ba Người sẽ sống lại”. Các tông đồ khác tuy có nghe Thầy nói sẽ từ cõi chết sống lại, nhưng cũng không muốn tin. Do đó, khi vừa thấy Thầy bị bắt, các ông kẻ thì bỏ Thầy chạy trốn, kẻ chối không biết Thầy, kẻ trở về làng cũ và không muốn theo Thầy nữa...
-Còn các đầu mục Do thái thì cẩn trọng hơn: Họ đã nghe Đức Giêsu nói đến việc đến ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại, nên sau khi Người đã chết và được các môn đệ mai táng trong mồ, họ đã yêu cầu Philatô cho lính canh mồ để tránh việc Người sống lại. Nhưng dù họ có canh gác cẩn thận, Đức Giêsu vẫn từ cõi chết trỗi dậy đúng như Người đã báo trước.
-Về phần các môn đệ: do không tin Thầy sẽ từ cõi chết sống lại, nên khi nghe bà Mađalena báo tin xác Thầy không còn trong mộ, hai môn đệ Phêrô và Gioan bán tín bán nghi đã chạy đua ra mồ kiểm tra thực hư. Hai ông đều quan sát thấy các khăn liệm còn đó nhưng xác Thầy biến mất! Riêng Gioan thì liên kết sự kiện khăn liệm kèm theo mồ trống đã đạt đến đức tin. Các môm đẹ khác thì sau khi được Chúa Phục Sinh hiện ra nhiều lần để trấn an, để chứng minh Người đã sống lại bằng việc ăn uống, cho xem và sờ vào các vết thương ở tay chân và cạnh sườn, rồi được nghe Người giảng mầu nhiệm phục sinh phù hợp với lời Kinh Thánh đã chép, liên kết với cử chỉ bẻ bánh… thì các ông mới tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu. Nhất là sau khi đón nhận được Ơn Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần, các ông mới thực sự xác tín để hăng say đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng vào mầu nhiệm “Đức Giêsu đã sống lại từ trong cõi chết” và sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho lời rao giảng ấy.
3) NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA MẦU NHIỆM PHỤC SINH CỦA ĐỨC GIÊSU:
-Mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu không giống như sự sống lại của những kẻ chết được Người cho hồi phục sự sống, vì sau khi sống được một thời gian, họ đã chết lại như bao người khác (x. Mc 5,41-42; Lc 7,14-15; Ga 11,39-44). Mầu nhiệm Phục Sinh cũng không có nghĩa là Chúa Giêsu sẽ sống mãi trong thành quả sự nghiệp của Người như người ta thường nói: “Trâu chết để da, người chết để tiếng”. Nhưng Người đã thực sự sống lại cả về sự sống thể xác cũng như tinh thần.
-Mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu nghĩa là Người đã được biến đổi trở thành một “Người Sống” (x. Lc 24,5), giống như “Thiên Chúa hằng sống!”: Thánh Phaolô đã diễn tả sự sống siêu việt ấy như sau: “Chúng ta biết rằng: Một khi Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, thì không bao giờ chết nữa. Cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống là sống cho Thiên Chúa” (Rm 6,9b-10).
-Mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Giêsu nhằm mục đích ban ơn cứu độ là sự sống vĩnh hằng cho loài người: Đức Kitô đã sống lại vinh quang ra khỏi mồ, để xuống nơi trú ngụ của các vong linh, gọi là Âm phủ (Shéol) hay ngục Tổ tông, hoàn tất việc loan báo Tin mừng cứu độ cho người sống kẻ chết. Người đã mở ra một con đường sống cho nhân lọai chúng ta, là con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” (x Lc 24,26; Mt 16,21), để chúng ta “Cùng chết với Đức Giêsu thì sẽ cùng được sống lại với Người” (x. 1 Pr 3,18). Đó là con đường của đạo Công Giáo (Xem sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 632, 633, 634, 635).
4) MẦU NHIỆM PHỤC SINH LÀ CUỘC VƯỢT QUA CỦA THỜI TÂN ƯỚC:
-Lễ “Vượt qua”: nhắc lại công cuộc ngày xưa Đức Chúa đã giải phóng con cháu Giacóp khỏi ách nô lệ cho dân Ai-cập: Kể từ khi đại gia đình của tổ phụ Gia-cóp di cư sang bên Ai-cập, con cháu Giacóp đã hiện diện suốt 430 năm tại đây. Sau những năm tháng hạnh phúc khi tổ phụ Giuse làm quan đệ nhị còn sống, là đến những năm tháng đau khổ khi họ bị làm nô dịch cho dân Ai Cập, bị khinh dể ngược đãi và giết hại... Con cháu Giacóp cuối cùng đã được Đức Chúa sai Môsê đến giải thoát khỏi nước Ai Cập, vượt qua Biển Đỏ cách lạ lùng và cuối cùng vượt qua sa mạc kéo dài 40 năm. Trong thời gian này, con cháu Giacóp được Đức Chúa bang trợ bằng quyền năng và tình thương, được ký kết giao ước với Đức Chúa để trở thành dân riêng của Ngài, được lãnh nhận thập giới, ghi khắc trên hai tấm bia đá, được nuôi dưỡng hằng ngày bằng manna, thịt chim cút, nước tinh khiết chảy ra thành dòng suối từ tảng đá… được Đức Chúa bảo vệ khỏi bị các chư dân tiêu diệt… và cuối cùng đã về đến Miền Đất được Đức Chúa hứa ban cho tổ phụ Ápraham và dòng dõi đến muôn đời. Sự giải thoát nói trên được gọi là mầu nhiệm Vượt Qua, và lễ Vượt Qua được cử hành trong bữa tiệc chiên tại tư gia vào ngày 14 tháng Nisan hằng năm.
-Ngày nay: các tín hữu được Hội Thánh mời gọi vượt qua bản thân để sống hướng thượng nhân ái qua việc chay tịnh, lãnh nhận các phép bí tích, cầu nguyện và làm việc bác ái cụ thể, chia sẻ cơm áo vật chất cho tha nhân. Quả vậy, trong Mùa Chay Chúa muốn chúng ta “vượt qua” những ham muốn, những toan tính đời thường để đón nhận tha nhân và sống hòa hợp với mọi người. Lễ Phục sinh nhắc nhở chúng ta về cuộc “vượt qua đó”. Thánh Phaolô dạy phải mừng lễ Vượt qua này như sau: “Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên vượt qua của chúng ta. Vì thế, chúng ta đừng lấy men cũ, là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ” (1 Cr 5,7a-8). Hôm nay, Hội Thánh mời gọi chúng ta phải chết đi cho con người cũ, cùng với những thói hư tật xấu như: ích kỷ, ganh ghét, gian tham, hướng chiều theo các đam mê bất chính… để nhờ ơn Thánh Thần tái tạo, trở thành một người mới luôn biết quên mình nghĩ đến người khác, sống bao dung nhân hậu, công chính và khiêm tốn phục vụ tha nhân vô vụ lợi… Có như vậy, việc mừng lễ Phục Sinh mới thực sự mang lại niềm vui và hy vọng được phục sinh với Chúa Giêsu trong cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau.
5. NGUYỆN CẦU:
-LẠY CHÚA GIÊSU PHỤC SINH. Chúa đã chiến thắng thần chết. Hôm nay con xin dâng lên Chúa lời chúc tụng tạ ơn, vì Chúa đã mang lại cho loài người chúng con niềm vui và hy vọng được sống muôn đời. Chúa đến để cứu chúng con khỏi chết, thoát khỏi quyền lực của ma quỷ và tội lỗi, và được sống lại trong ơn nghĩa Chúa. Chúa đến để chúng con “được sống và sống dồi dào”, và được tham phần vào sự sống đời đời với Chúa.
-LẠY CHÚA PHỤC SINH. Xin giúp chúng con biết tôn trọng tha nhân, hợp tác với nhau và với mọi người thiện chí để tiêu diệt các sự gian ác tội lỗi, đẩy lùi văn hóa sự chết là những tệ nạn xã hội như sì-ke, ma tuý, mại dâm, cờ bạc, say sỉn, cướp bóc, lừa đảo, thù hận làm hại kẻ khác... Xin cho chúng con quyết tâm xóa sạch những điều bất chính ra khỏi con người chúng con, khỏi gia đình và khu xóm chúng con. Nhờ đó, mọi người sẽ được sống chan hòa yêu thương nhau, cùng nhau kiến tạo một “Trời Mới Đất Mới”, nơi không còn nước mắt, không còn khổ đau và chết chóc... nhưng là một Thiên đàng đầy tình yêu thương và hạnh phúc viên mãn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Triều Yết Đức Thánh Cha 23/03/2016: Tam Nhật Thánh diễn tả lịch sử tình yêu vô biên của Thiên Chúa
VietCatholic Network
13:57 24/03/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 30,000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triền đề tài giáo lý Tam Nhật Phục Sinh và lòng thương xót Chúa. Ngài nói: suy tư về lòng thương xót Chúa dẫn đưa chúng ta vào Tam Nhật Phục Sinh. Chúng ta sẽ sống Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy thánh như những lúc mạnh mẽ, cho phép chúng ta ngày càng bước vào trong mầu nhiệm lớn lao nhất của đức tin là sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Tất cả trong các ngày này nói về lòng thương xót, vì nó cho thấy tình yêu của Thiên Chúa có thể đi tới đâu. Thánh sử Gioan cống hiến cho chúng ta chìa khóa giúp hiểu ý nghĩa sâu thẳm của nó: “Đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, Ngài đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Tình yêu của Thiên Chúa không có giới hạn. Như thánh Agostino hay lập đi lập lại: đó là môt tình yêu “đi cho tới cùng, vô tận”. Thiên Chúa thực sự hiến mình cho từng người trong chúng ta và không tiết kiệm trong bất cứ gì. Đức Thánh Cha giải thích như sau:
Mầu nhiệm mà chúng ta thờ lậy trong Tuần Thánh này là một lịch sử tình yêu không biết tới chướng ngại. Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu kéo dài cho tới tận cùng thế giới, bởi vì nó là một lịch sử của việc chia sẻ các khổ đau của toàn nhân loại và một sự hiện diện thường hằng trong các biến cố của cuộc sống cá nhân của từng người trong chúng ta. Tóm lại, Tam Nhật Phục Sinh là tưởng niệm một thảm cảnh của tình yêu trao ban sự chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bị bỏ rơi trong các thử thách của cuộc đời.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa Tam Nhật Thánh. Ngày Thứ Năm Thánh Chúa Giêsu thành lập bí tích Thánh Thể, bằng cách thực hiện trước trong tiệc phục sinh hiến tế của ngài trên núi Golgotha. Để làm cho các môn đệ hiểu tình yêu thương linh hoạt Ngài, Chúa rửa chân cho họ, và một lần nữa chính Ngài cống hiến cho họ gương mẫu phải hành xử như thế nào. Thánh Thể là tình yêu trở thành việc phục vụ. Nó là sự hiện diện cao cả nhất của Chúa Kitô ước mong làm cho mỗi người khỏi đói, nhất là những người yếu đuối nhất, để khiến cho họ có khả năng bước đi trên con đường chứng tá giữa các khó khăn của trần gian. Nhưng không chỉ có thế. Khi tự trao ban mình như lương thực, Chúa Giêsu làm chứng rằng chúng ta phải học cùng các người khác chia sẻ lương thực này để nó trở thành một sự hiệp thông sự sống đích thực với tất cả những người nghèo khó. Ngài tự trao ban cho chúng ta và xin chúng ta ở trong Ngài để cũng làm như vậy.
Thứ Sáu Thánh là lúc tột đỉnh của tình yêu. Cái chết của Chúa Giêsu, Đấng phó mình cho Thiên Chúa Cha trên thập giá để cống hiến ơn cứu độ cho toàn thế giới, diễn tả tình yêu trao ban cho tới cùng, vô tận. Đức Thánh Cha giải thích tình yêu này của Chúa như sau:
Một tình yêu muốn ôm ấp tất cả mọi người, không loại trừ ai. Một tình yêu trải dài ra cho mọi thời và mọi nơi: một suối nguồn cứu độ không thể cạn kiệt, mà mỗi người trong chúng ta là những kẻ tội lỗi có thể kín múc. Nếu Thiên Chúa đã chứng minh cho chúng ta thấy tình yêu tột cùng của Ngài trong cái chết của Chúa Giêsu, thì chúng ta là những người đã được tái sinh bởi Chúa Thánh Thần, cũng có thể và phải yêu thương nhau.
Và sau cùng Thứ Bẩy Thánh là ngày thinh lặng của Thiên Chúa. Nó phải là một ngày của sự thính lặng, và chúng ta phải làm tất cả để nó là một ngày của sự thinh lặng đối với chúng ta, như trong thời đó: ngày thinh lặng của Thiên Chúa. Chúa Giêsu được đăt trong mồ chia sẻ với toàn nhân loại thảm cảnh của cái chết. Đó là một sự thinh lặng nói về và diễn tả tình yêu như sự liên đới với những người đã luôn luôn bị bỏ rơi, mà Con Thiên Chúa đạt tới bằng cách làm đầy sự trống rỗng, mà chỉ có lòng thương xót vô tận của Thiên Chúa Cha mới có thể làm đầy. Thiên Chúa thinh lặng, nhưng vì tình yêu. Trong ngày này tình yêu – tình yêu thinh lặng - trở thành sự chờ đợi cuộc sống phục sinh. Chúng ta hãy suy nghĩ, Thứ Bẩy Thánh: sẽ thật là tốt, nghĩ tới sự thinh lặng của Đức Mẹ, “người tin”, trong thinh lặng Mẹ chờ đợi sự Phục Sinh. Đối với chúng ta Đức Mẹ phải là hình ảnh của Ngày Thứ Bẩy Thánh. Suy nghĩ nhiều về việc Đức Mẹ đã sống ngày Thứ Bẩy Thánh như thế nào; trong chờ đợi. Đó là tình yêu không nghi ngờ, nhưng hy vọng vào lời Chúa, để ngày Phục Sinh được biểu lộ và rạng ngời.
Tất cả là một mầu nhiệm cao cả của tình yêu và lòng thương xót. Các lời nói của chúng ta nghèo nàn và không đủ để diễn tả nó một cách tràn đầy. Kinh nghiệm của một thiếu nữ, ít được biết tới, người đã viết những trang cao vời về tình yêu của Chúa Kitô, có thể giúp chúng ta. Tên chị là Giuliana thành Norwwich, thiếu nữ này mù chữ đã có các thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, rồi đã trở thành một kẻ bị giam tù, đã miêu tả với một ngôn ngữ đơn sơ, nhưng sâu sắc và mạnh mẽ, ý nghĩa tình yêu thương xót. Chị nói như sau: “Khi đó Chúa nhân lành của chúng ta hỏi tôi: “Con có hài lòng vì Cha đã đau khổ cho con không?” Tôi thưa: “Có, lậy Chúa nhân lành, và con xin cảm tạ Chúa vô vàn; vâng, lậy Chúa nhân lành, ước gì Chúa được chúc phúc”. Khi đó Chúa Giêsu, Chúa nhân lành của chúng ta nói: ““Nếu con hài lòng, thì Cha cũng hài lòng. Đã chịu cuộc khổ nạn cho con đối với Cha là một niềm vui, một hạnh phúc, một niềm vui vĩnh cửu; và nếu Cha có thể khổ đau hơn nữa, thì cha sẽ làm”. Đó là Chúa Giêsu của chúng ta, Đấng nói với mỗi người trong chúng ta: “Nếu Cha có thể khổ đau hơn nữa cho con, thì Cha sẽ làm”
Các lời này đẹp biết bao! Chúng cho phép chúng ta thực sự hiểu tình yêu vô biên và vô tận mà Chúa có đối với từng người trong chúng ta. Chúng ta hãy để cho mình được bao bọc bởi lòng thương xó này đến gặp gỡ chúng ta; và trong các ngày này khi dán cái nhìn vào cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa, chúng ta hãy tiếp nhận trong con tim tình yêu cao cả của Ngài, và như Đức Mẹ ngày Thứ Bẩy, trong thinh lặng, trong khi chờ đợi sự Phục Sinh.
Đức Thánh Cha đã chào các nhóm hành hương khác nhau đến từ Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Ai Len, Australia, Indonesia, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brasil, Angola, Kozambic, Ai Cập, Iraq, Ba Lan, Ý, và chúc mọi ngươi lễ Phục Sinh tươi vui tràn đầy hồng ân Chúa Kitô phục sinh khải hoàn. Ngài mời gọi mọi người rộng mở con tin để đón nhận lòng thương xót Chúa cống hiến cho qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Đức Thánh Cha xin sức mạnh phục sinh của Chúa soi sáng và biến đổi cuộc sống mọi người trở thành chứng tá cuộc sống mạnh hơn tội lỗi và cái chết.
Chào các tín hữu đến từ Ai Cập, Iraq và vùng Trung Đông Đức Thánh Cha xin cho mọi người nhận ra gương mặt của Chúa nơi từng người và cầu nguyện cho tất cả nhũng ai đang đau khổ để Chúa biến đổi các khổ đau của họ thành niềm vui, sự cứu rỗi và các thập giá của họ thành sự phục sinh.
Trong các nhóm tiếng Ý Đức Thánh Cha đặc biệt chào các tham dự viên đại hội sinh viên do giáo quận Opus Dei tổ chức, các thành viên trung tâm học đường và văn hóa Italia tỉnh Toronto, hiệp hội các luật gia Italia, các tham dự viên cuộc đi bộ Montefortiana tỉnh Verona.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết ngày mai bắt đầu Tam Nhật Thánh. Ngài cầu mong lễ Phục Sinh giúp các bạn trẻ suy tư về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người qua cái chết trên thập giá; ngày thứ Sáu Tuần Thánh giúp các anh chị em đau yếu kiên nhẫn trong những lúc phải mang thập giá tật bệnh. Ngài cầu chúc gia đình các cặp mới cưới được tràn đầy niềm vui phục sinh.
Đức Thánh Cha tái bày tỏ đau buồn và nghiêm khắc lên án các vụ khủng bố tại Bruxelles hôm 22-3 vừa qua.
Đức Thánh Cha nói:
“Với tâm hồn đau thương tôi theo dõi những tin buồn về những vụ khủng bố xảy ra hôm qua tại Bruxelles, làm cho nhiều người chết và bị thương. Tôi đoan hứa cầu nguyện và bày tỏ sự gần gũi với nhân dân Bỉ quí mến, tới tất cả thân nhân các nạn nhân và mọi người bị thương. Tôi tái kêu gọi tất cả những người thiện chí hãy hiệp nhau đồng thanh lên án những tội ác đáng kinh tởm này chỉ tạo nên chết chóc, sợ hãi và kinh tởm. Tôi xin tất cả mọi người hãy kiên trì trong việc cầu xin Chúa, trong Tuần Thánh Này, ban ơn an ủi cho những tâm hồn sầu muộn và hoán cải con tim của những người mù quáng vì chủ nghĩa cực đoan tàn bạo, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Chúng ta hãy cũng nhau đọc kinh Kính Mừng.. và trong thinh lặng chúng ta cầu nguyện cho những người chết, những người bị thương, thân nhân của họ và toàn thể nhân dân Bỉ”.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Tiệc Ly Của Chúa Tại Giáo Xứ St Margaret Mary’s Brunswick Melbourne
Lê Hải
06:42 24/03/2016
Lễ Tiệc Ly Của Chúa Tại Giáo Xứ St Margaret Mary’s Brunswick Melbourne:
Hàng năm cứ vào lễ thứ Năm Tuần Thánh – Lễ Tiệc Ly Của Chúa thì toàn giáo xứ gồm các cộng đoàn Úc, Ý và Việt Nam cùng dâng lễ. Thánh lễ tối nay do Linh mục chính xứ Anthony Nguyễn Hữu Quảng chủ tế và quí cha trong cộng đoàn tu sĩ Don Bosco Brunswick cùng đồng tế.
Thánh lễ được cử hành xen kẽ bằng ba thứ tiếng Anh Ý Việt. Cha xứ và cha Giám đốc cộng đoàn cùng xuống rửa chân cho 12 người đại diện.
Sau Thánh lễ là kiệu và chầu Thánh Thể. Trong giờ chầu cũng như Thánh lễ chiều nay toàn thể cộng đoàn cùng đồng tâm nhất trí theo lời mời gọi của cha Bề trên cả Tu hội Don Bosco là cha Tổng quyền Angel Artime cầu nguyện cho Hòa bình thế giới, đặc biệt cho vùng đất Yemen Phi Châu nơi phiến quân bắt giữ cha Thomas thuộc dòng Salesian Don Bosco mà cho tới giờ cũng chưa biết số phận của Ngài ra sao? Còn 4 sơ thuộc dòng Mẹ Teresa Calcutta thi chúng đã sát hại cùng với hai người giáo dân khác, khi chúng tấn công vào một nhà dưỡng lão do cha Thomas làm tuyên úy và 4 sơ làm việc tại đó…
Xem hình của Lê Hải chụp.
Hàng năm cứ vào lễ thứ Năm Tuần Thánh – Lễ Tiệc Ly Của Chúa thì toàn giáo xứ gồm các cộng đoàn Úc, Ý và Việt Nam cùng dâng lễ. Thánh lễ tối nay do Linh mục chính xứ Anthony Nguyễn Hữu Quảng chủ tế và quí cha trong cộng đoàn tu sĩ Don Bosco Brunswick cùng đồng tế.
Thánh lễ được cử hành xen kẽ bằng ba thứ tiếng Anh Ý Việt. Cha xứ và cha Giám đốc cộng đoàn cùng xuống rửa chân cho 12 người đại diện.
Sau Thánh lễ là kiệu và chầu Thánh Thể. Trong giờ chầu cũng như Thánh lễ chiều nay toàn thể cộng đoàn cùng đồng tâm nhất trí theo lời mời gọi của cha Bề trên cả Tu hội Don Bosco là cha Tổng quyền Angel Artime cầu nguyện cho Hòa bình thế giới, đặc biệt cho vùng đất Yemen Phi Châu nơi phiến quân bắt giữ cha Thomas thuộc dòng Salesian Don Bosco mà cho tới giờ cũng chưa biết số phận của Ngài ra sao? Còn 4 sơ thuộc dòng Mẹ Teresa Calcutta thi chúng đã sát hại cùng với hai người giáo dân khác, khi chúng tấn công vào một nhà dưỡng lão do cha Thomas làm tuyên úy và 4 sơ làm việc tại đó…
Xem hình của Lê Hải chụp.
Giáo phận Ban Mê Thuột : Thánh lễ truyền dầu
Vũ Đình Bình
09:21 24/03/2016
GP. BANMÊTHUỘT: THÁNH LỄ TRUYỀN DẦU 2016
Do địa bàn Giáo phận Banmêthuột trải dài trên 3 tỉnh: Đak Lak, Đak Nông và Bình Phước, nên từ năm 2012, Đức Giám Mục quyết định cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu tại một nhà thờ không phải là Nhà thờ Chánh tòa để giáo dân trong Giáo phận đều có thể tham dự. Năm nay, Đức Giám Mục chọn Nhà thờ Giáo xứ Đồng Xoài là nơi cử hành Thánh Lễ đặc biệt này.
Xem Hình
Giáo xứ Đồng Xoài hiện có khoảng 4.000 giáo dân sinh sống tại phường Tân Đồng, và khu vực thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, do cha quản xứ Đaminh Nguyễn Văn Thành coi sóc. Nhà thờ được xây dựng uy nghi, kiên cố từ năm 2005, khánh thành ngày 8.5.2008 trên khuôn viên rộng phù hợp cho việc quy tụ mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận về dâng Thánh lễ.
Thánh Lễ khởi đầu lúc 9 giờ sáng thứ Tư Tuần Thánh, ngày 23.3.2016, bằng cuộc rước long trọng từ Hội trường nhà xứ tiến vào Nhà thờ.
Trong Thánh lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, chủ sự thánh hiến Dầu Thánh, làm phép Dầu Bệnh nhân và Dầu Dự tòng, dùng để cử hành một số bí tích và phụ tích.
+ Dầu Dự tòng (OS: Oleum Sanctum hay Oleum Catechumenorum) được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác.
+ Dầu bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum) để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn, phù trợ những người chăm sóc, cứu thoát bệnh nhân, ban sự sống và sức khoẻ cho họ.
+ Dầu Thánh (SC: Sanctum Chrisma) là dầu có pha thuốc thơm và dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: được xức cho các tân tòng trong Bí Tích Rửa Tội, cho các kitô-hữu trong Bí Tích Thêm Sức, cho các Linh mục trong Bí Tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để cung hiến bàn thờ và nhà thờ.
Thánh Lễ Truyền Dầu cũng còn có mục đích tưởng niệm việc Chúa lập bí tích Truyền Chức Thánh, tái diễn hy lễ của Chúa Kitô trên Thánh giá, tha tội cho muôn dân, v.v... Vì Giám mục cũng như linh mục đều được chia sẻ chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô, nên sáng nay, tất cả các linh mục trong giáo phận được kêu mời về đồng tế với Giám mục của mình, để tỏ tình hiệp thông hiệp nhất giữa Giám mục và linh mục, cũng như giữa các linh mục với nhau.
Trong thánh lễ, các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa ngày nhận chức Thánh trước mặt cộng đoàn dân Chúa, đồng thời xin cộng đoàn cầu nguyện cho các ngài luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công việc mục vụ, cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa mỗi ngày để mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn. Đức Cha Vinh Sơn cũng kêu mời cộng đoàn cầu nguyện nhiều hơn nữa cho ngài, cho các Linh mục, và tích cực cộng tác với các Cha sở của mình.
Thánh Lễ Truyền Dầu còn mang một ý nghĩa thiết thực: Thánh Marcô thuật lại rằng, khi Chúa sai các Tông đồ đi rao giảng, các ngài đã xức dầu cho nhiều bệnh nhân và nhờ đó họ đã được chữa lành (Mc 6, 13). Theo bản chất, dầu là một dược tố chữa bệnh. Trong đời sống thường ngày, mỗi khi cảm thấy khó chịu, nhức đầu, chúng ta cũng thường hay xức dầu, và chúng ta cũng cảm thấy người dễ chịu hơn. Trong Thánh Kinh, chúng ta thấy người ta xức dầu khi phong vương một ông vua, hiến thánh các tư tế, tuyển chọn các Tiên tri, hiến thánh một đồ vật dành riêng cho việc phụng tự, thoa dịu một vết thương (x. Is 1, 6; Lc 10, 34); chữa lành một bệnh nhân (Gc 4, 14), tẩm liệm một xác chết (Mt 26, 12; Mc 14, 8; Ga 12, 7; Mc 16, 1). Trong lời nguyện hiến thánh Dầu Thánh, Giáo Hội nhắc lại việc Chúa truyền cho ông Môisen xức dầu cho ông Aaron, tấn phong ông làm Tư tế, rồi việc Chúa cho Thánh Thần ngự xuống trên chính Chúa Giêsu khi Người chịu phép Rửa tại sông Giođanô, công nhận Người là Con Một Thiên Chúa, là Đấng mà Tiên tri Đavít, được ơn Chúa soi sáng, đã xưng tụng là Đấng được xức dầu hoan lạc. “Chúa đã xức Dầu Thánh tấn phong Con Một Chúa làm Thượng Tế của Giao Ước Mới và vĩnh cửu”.
Như vậy, từ việc xức dầu vật chất, người ta đã hướng lên việc xức dầu thiêng liêng, là chính Chúa Thánh Thần hoặc ân sủng của Ngài. Thật vậy, trong truyền thống của Cựu Ước cũng như Tân Ước, việc xức dầu vật chất chỉ là biểu hiệu, là dấu chỉ, là bảo chứng việc hiến thánh hoặc ơn trợ giúp của Thiên Chúa. Vì thế trong lời nguyện làm phép Dầu Bệnh nhân, Giáo Hội xin Chúa cho Thánh Thần Chúa xuống trên Dầu, để nhờ phúc lành thánh thiêng của Chúa, Dầu xức trên những ai thì tất cả đều được nâng đỡ ngoài thân xác, trong tâm trí, linh hồn và được khỏi mọi đau đớn, bệnh tật. Rồi trong lời nguyện hiến thánh Dầu Thánh, Giáo Hội xin Chúa thương ban phúc lành thánh hóa Dầu, cho Dầu thấm đượm sức mạnh của Thánh Thần và quyền năng Chúa Kitô, làm cho Dầu trở thành bí tích mang lại ơn cứu độ và sự sống vẹn toàn cho những ai được tái sinh nhờ phép Rửa thiêng liêng. (Gm. Phêrô Trần Đình Tứ)
Chia sẻ sau bài Phúc Âm Lc 4, 16-21: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi". Cha Phêrô Trần Ngọc Anh mời gọi linh mục đoàn (trong đó có ngài) thực thi sứ vụ Loan báo Tin Mừng bằng đời sống chứng tá; gắn bó mật thiết với Chúa qua Giám mục; nương nhờ vào Lòng Thương Xót Chúa hằng tuôn đổ để làm tròn vai trò người mục tử, để mang Lòng Thương Xót Chúa đến cho mọi người. Ngài cũng ước mong cộng đoàn hết lòng yêu thương, nâng đỡ các linh mục vốn mang thân phận phàm nhân cần đến Lòng Thương Xót Chúa. Ngài cũng nhắn nhủ các bạn trẻ nam nữ biết đáp trả tiếng Chúa gọi. (Mời nghe Bài Giảng)
Qua Thánh lễ Truyền Dầu, Giáo Hội cũng kêu mời giáo dân cầu nguyện cho các Linh mục, Giám mục, và tích cực cộng tác với các ngài. Tham dự lễ Truyền Dầu, chúng ta cảm tạ Chúa về bí tích xức dầu bệnh nhân cũng như tất cả những bí tích khác Chúa đã thiết lập để ban cho chúng ta như những phương thế hữu hiệu hầu đạt được ơn cứu độ.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g00. Các bình Dầu đã làm phép và thánh hiến được phân chia vào các bình nhỏ để các linh mục lãnh nhận mang về giáo xứ của mình dùng vào việc cử hành các bí tích trong suốt Năm Phụng Vụ.
Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa thiết lập chức linh mục, xin ban cho các linh mục có trái tim thuộc trọn về Chúa, có trái tim biết yêu bằng tình yêu dâng hiến, một trái tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi. Xin cho các linh mục sống thánh thiện, say mê Thiên Chúa và say mê con người, hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn Sống thật.
Chúng con cảm tạ Chúa đã cho mọi tín hữu được tham dự vào chức linh mục phổ quát của Chúa Giêsu, khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, nhờ đó hy lễ cứu độ được tái diễn mọi nơi mọi lúc. Xin Chúa chúc lành cho chúng con, giúp chúng con tham dự các nghi thức Tuần Thánh thật sốt sắng để có thể đón nhận niềm vui vinh quang Phục Sinh.
Do địa bàn Giáo phận Banmêthuột trải dài trên 3 tỉnh: Đak Lak, Đak Nông và Bình Phước, nên từ năm 2012, Đức Giám Mục quyết định cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu tại một nhà thờ không phải là Nhà thờ Chánh tòa để giáo dân trong Giáo phận đều có thể tham dự. Năm nay, Đức Giám Mục chọn Nhà thờ Giáo xứ Đồng Xoài là nơi cử hành Thánh Lễ đặc biệt này.
Xem Hình
Giáo xứ Đồng Xoài hiện có khoảng 4.000 giáo dân sinh sống tại phường Tân Đồng, và khu vực thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, do cha quản xứ Đaminh Nguyễn Văn Thành coi sóc. Nhà thờ được xây dựng uy nghi, kiên cố từ năm 2005, khánh thành ngày 8.5.2008 trên khuôn viên rộng phù hợp cho việc quy tụ mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận về dâng Thánh lễ.
Thánh Lễ khởi đầu lúc 9 giờ sáng thứ Tư Tuần Thánh, ngày 23.3.2016, bằng cuộc rước long trọng từ Hội trường nhà xứ tiến vào Nhà thờ.
Trong Thánh lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, chủ sự thánh hiến Dầu Thánh, làm phép Dầu Bệnh nhân và Dầu Dự tòng, dùng để cử hành một số bí tích và phụ tích.
+ Dầu Dự tòng (OS: Oleum Sanctum hay Oleum Catechumenorum) được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác.
+ Dầu bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum) để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn, phù trợ những người chăm sóc, cứu thoát bệnh nhân, ban sự sống và sức khoẻ cho họ.
+ Dầu Thánh (SC: Sanctum Chrisma) là dầu có pha thuốc thơm và dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: được xức cho các tân tòng trong Bí Tích Rửa Tội, cho các kitô-hữu trong Bí Tích Thêm Sức, cho các Linh mục trong Bí Tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để cung hiến bàn thờ và nhà thờ.
Thánh Lễ Truyền Dầu cũng còn có mục đích tưởng niệm việc Chúa lập bí tích Truyền Chức Thánh, tái diễn hy lễ của Chúa Kitô trên Thánh giá, tha tội cho muôn dân, v.v... Vì Giám mục cũng như linh mục đều được chia sẻ chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô, nên sáng nay, tất cả các linh mục trong giáo phận được kêu mời về đồng tế với Giám mục của mình, để tỏ tình hiệp thông hiệp nhất giữa Giám mục và linh mục, cũng như giữa các linh mục với nhau.
Trong thánh lễ, các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa ngày nhận chức Thánh trước mặt cộng đoàn dân Chúa, đồng thời xin cộng đoàn cầu nguyện cho các ngài luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công việc mục vụ, cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa mỗi ngày để mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn. Đức Cha Vinh Sơn cũng kêu mời cộng đoàn cầu nguyện nhiều hơn nữa cho ngài, cho các Linh mục, và tích cực cộng tác với các Cha sở của mình.
Thánh Lễ Truyền Dầu còn mang một ý nghĩa thiết thực: Thánh Marcô thuật lại rằng, khi Chúa sai các Tông đồ đi rao giảng, các ngài đã xức dầu cho nhiều bệnh nhân và nhờ đó họ đã được chữa lành (Mc 6, 13). Theo bản chất, dầu là một dược tố chữa bệnh. Trong đời sống thường ngày, mỗi khi cảm thấy khó chịu, nhức đầu, chúng ta cũng thường hay xức dầu, và chúng ta cũng cảm thấy người dễ chịu hơn. Trong Thánh Kinh, chúng ta thấy người ta xức dầu khi phong vương một ông vua, hiến thánh các tư tế, tuyển chọn các Tiên tri, hiến thánh một đồ vật dành riêng cho việc phụng tự, thoa dịu một vết thương (x. Is 1, 6; Lc 10, 34); chữa lành một bệnh nhân (Gc 4, 14), tẩm liệm một xác chết (Mt 26, 12; Mc 14, 8; Ga 12, 7; Mc 16, 1). Trong lời nguyện hiến thánh Dầu Thánh, Giáo Hội nhắc lại việc Chúa truyền cho ông Môisen xức dầu cho ông Aaron, tấn phong ông làm Tư tế, rồi việc Chúa cho Thánh Thần ngự xuống trên chính Chúa Giêsu khi Người chịu phép Rửa tại sông Giođanô, công nhận Người là Con Một Thiên Chúa, là Đấng mà Tiên tri Đavít, được ơn Chúa soi sáng, đã xưng tụng là Đấng được xức dầu hoan lạc. “Chúa đã xức Dầu Thánh tấn phong Con Một Chúa làm Thượng Tế của Giao Ước Mới và vĩnh cửu”.
Như vậy, từ việc xức dầu vật chất, người ta đã hướng lên việc xức dầu thiêng liêng, là chính Chúa Thánh Thần hoặc ân sủng của Ngài. Thật vậy, trong truyền thống của Cựu Ước cũng như Tân Ước, việc xức dầu vật chất chỉ là biểu hiệu, là dấu chỉ, là bảo chứng việc hiến thánh hoặc ơn trợ giúp của Thiên Chúa. Vì thế trong lời nguyện làm phép Dầu Bệnh nhân, Giáo Hội xin Chúa cho Thánh Thần Chúa xuống trên Dầu, để nhờ phúc lành thánh thiêng của Chúa, Dầu xức trên những ai thì tất cả đều được nâng đỡ ngoài thân xác, trong tâm trí, linh hồn và được khỏi mọi đau đớn, bệnh tật. Rồi trong lời nguyện hiến thánh Dầu Thánh, Giáo Hội xin Chúa thương ban phúc lành thánh hóa Dầu, cho Dầu thấm đượm sức mạnh của Thánh Thần và quyền năng Chúa Kitô, làm cho Dầu trở thành bí tích mang lại ơn cứu độ và sự sống vẹn toàn cho những ai được tái sinh nhờ phép Rửa thiêng liêng. (Gm. Phêrô Trần Đình Tứ)
Chia sẻ sau bài Phúc Âm Lc 4, 16-21: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi". Cha Phêrô Trần Ngọc Anh mời gọi linh mục đoàn (trong đó có ngài) thực thi sứ vụ Loan báo Tin Mừng bằng đời sống chứng tá; gắn bó mật thiết với Chúa qua Giám mục; nương nhờ vào Lòng Thương Xót Chúa hằng tuôn đổ để làm tròn vai trò người mục tử, để mang Lòng Thương Xót Chúa đến cho mọi người. Ngài cũng ước mong cộng đoàn hết lòng yêu thương, nâng đỡ các linh mục vốn mang thân phận phàm nhân cần đến Lòng Thương Xót Chúa. Ngài cũng nhắn nhủ các bạn trẻ nam nữ biết đáp trả tiếng Chúa gọi. (Mời nghe Bài Giảng)
Qua Thánh lễ Truyền Dầu, Giáo Hội cũng kêu mời giáo dân cầu nguyện cho các Linh mục, Giám mục, và tích cực cộng tác với các ngài. Tham dự lễ Truyền Dầu, chúng ta cảm tạ Chúa về bí tích xức dầu bệnh nhân cũng như tất cả những bí tích khác Chúa đã thiết lập để ban cho chúng ta như những phương thế hữu hiệu hầu đạt được ơn cứu độ.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g00. Các bình Dầu đã làm phép và thánh hiến được phân chia vào các bình nhỏ để các linh mục lãnh nhận mang về giáo xứ của mình dùng vào việc cử hành các bí tích trong suốt Năm Phụng Vụ.
Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa thiết lập chức linh mục, xin ban cho các linh mục có trái tim thuộc trọn về Chúa, có trái tim biết yêu bằng tình yêu dâng hiến, một trái tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi. Xin cho các linh mục sống thánh thiện, say mê Thiên Chúa và say mê con người, hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn Sống thật.
Chúng con cảm tạ Chúa đã cho mọi tín hữu được tham dự vào chức linh mục phổ quát của Chúa Giêsu, khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, nhờ đó hy lễ cứu độ được tái diễn mọi nơi mọi lúc. Xin Chúa chúc lành cho chúng con, giúp chúng con tham dự các nghi thức Tuần Thánh thật sốt sắng để có thể đón nhận niềm vui vinh quang Phục Sinh.
Giồng Trôm : Thứ Năm tuần thánh
Người La Mã
12:15 24/03/2016
Giồng Trôm: Thứ Năm Thánh
Cùng hiệp thông với Hội Thánh, họ đạo nhỏ bé Giồng Trôm hôm nay bước vào Tam Nhật Thánh với Thánh Lễ Tiệc Ly.
Với ý thức được đỉnh cao của Năm Phụng Vụ là Tam Nhật Thánh nên số người đến với Thánh Lễ chiều nay khá hơn ngày thường. Ngôi nhà thờ nhỏ bé chiều hôm nay ấm cúng hơn, trang nghiêm hơn, sốt sắng hơn với Nhà Tạm được chuẩn bị chu đáo từ sáng sớm.
Xem Hình
17 g 30, Thánh Lễ Tiệc Ly chiều nay được bắt đầu.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – cha sở họ đạo Giồng Trôm – mời gọi cộng đoàn nhìn đến hành động của Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ và nhất là lập phép Thánh Thể. Cha mời gọi cộng đoàn cùng ôn lại cách Chúa Giêsu sống với các môn đệ để cộng đoàn cùng đem tình thương của Chúa đến cho mọi người xung quanh...
Trong bài chia sẻ của mình (xin xem bài giảng https://youtu.be/Q3PqZPtsRec ), cha Đaminh gửi đến cộng đoàn tâm tình yêu mến của Chúa Giêsu với các môn đệ. Cha mời gọi cộng đoàn có dám sống cho người mình yêu như Chúa Giêsu đã sống hay không ? Ước gì mỗi người dám chấp nhận yêu người khác và mang lại hạnh phúc cho anh chị em.
Lời nguyện hiệp Lễ kết thúc, cộng đoàn cùng hướng về Cha Chủ Tế kiệu Mình Thánh Chúa qua Nhà Tạm được đặt để bên cánh phải của gian cung Thánh. Giờ chầu Thánh Thể được bắt đầu với sự hướng dẫn của một Thầy Học Viện.
Giờ Chầu Thánh Thể kết thúc, một số người ở lại cầu nguyện với Chúa cách đặc biệt hơn. Cứ thế, cộng đoàn trong thầm lặng ở lại với Chúa như lời Chúa kêu gọi các môn đệ xưa: “Anh em hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em”.
Người La Mã
Cùng hiệp thông với Hội Thánh, họ đạo nhỏ bé Giồng Trôm hôm nay bước vào Tam Nhật Thánh với Thánh Lễ Tiệc Ly.
Với ý thức được đỉnh cao của Năm Phụng Vụ là Tam Nhật Thánh nên số người đến với Thánh Lễ chiều nay khá hơn ngày thường. Ngôi nhà thờ nhỏ bé chiều hôm nay ấm cúng hơn, trang nghiêm hơn, sốt sắng hơn với Nhà Tạm được chuẩn bị chu đáo từ sáng sớm.
Xem Hình
17 g 30, Thánh Lễ Tiệc Ly chiều nay được bắt đầu.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – cha sở họ đạo Giồng Trôm – mời gọi cộng đoàn nhìn đến hành động của Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ và nhất là lập phép Thánh Thể. Cha mời gọi cộng đoàn cùng ôn lại cách Chúa Giêsu sống với các môn đệ để cộng đoàn cùng đem tình thương của Chúa đến cho mọi người xung quanh...
Trong bài chia sẻ của mình (xin xem bài giảng https://youtu.be/Q3PqZPtsRec ), cha Đaminh gửi đến cộng đoàn tâm tình yêu mến của Chúa Giêsu với các môn đệ. Cha mời gọi cộng đoàn có dám sống cho người mình yêu như Chúa Giêsu đã sống hay không ? Ước gì mỗi người dám chấp nhận yêu người khác và mang lại hạnh phúc cho anh chị em.
Lời nguyện hiệp Lễ kết thúc, cộng đoàn cùng hướng về Cha Chủ Tế kiệu Mình Thánh Chúa qua Nhà Tạm được đặt để bên cánh phải của gian cung Thánh. Giờ chầu Thánh Thể được bắt đầu với sự hướng dẫn của một Thầy Học Viện.
Giờ Chầu Thánh Thể kết thúc, một số người ở lại cầu nguyện với Chúa cách đặc biệt hơn. Cứ thế, cộng đoàn trong thầm lặng ở lại với Chúa như lời Chúa kêu gọi các môn đệ xưa: “Anh em hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em”.
Người La Mã
Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu hoạt động bác ái trong tuần thánh
BTT. Dòng Mân Côi
15:58 24/03/2016
Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu
ĐTC Phanxicô trong bài giảng lễ sáng thứ năm, 07.01.2016 đã nhắc nhở các tín hữu rằng: “các công việc từ bi bác ái là trọng tâm đức tin, là tiêu chuẩn phân biệt chân giả trong hành trình đức tin của chúng ta”.
Thự thi các công việc bác ái như “dạy dỗ trẻ em, trông coi người bệnh” là sứ vụ của các chị em Mân Côi đã được Thiên Chúa trao ban qua Đấng Sáng Lập Dòng là Đức Cha Dominico Maria Hồ Ngọc Cẩn. Chính vì thế, trong tuần thánh này, Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu đã tổ chức các hoạt động bác ái cụ thể, thiết thực cho các chi thể đau khổ của Chúa Kitô từ ngày 21 đến ngày 24/03/2016.
Xem Hình
Chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo không phân biệt tôn giáo được các Dì tổ chức tại Bệnh xá Hội Dòng trong ba ngày từ 21 – 23/03 đã đem lại niềm vui, sức khỏe tinh thần cũng như thể xác cho trên 700 bệnh nhân đến từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Kontum, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái… Nhiều người khoác áo mưa, đạp xe đến tới Bệnh xá của Hội Dòng ngay từ 07 giờ sáng, một số nhờ người thân đưa tới bằng xe máy hay đi xe buýt, một người trong số bệnh nhân ấy còn di chuyển bằng xe lăn tới đến khám bệnh. Những trở ngại vì thời tiết như mưa phùn ẩm ướt hay quãng đường xa xôi đã không ngăn cản bước chân của các bệnh nhân nghèo đến với Hội Dòng. Có lẽ người ta đến với Hội Dòng không chỉ để được khám bệnh, nhận thuốc miễn phí nhưng vì khi được các Dì, an ủi, khích lệ làm cho thể xác họ khỏe mạnh hơn và tâm hồn được an vui ? Sự nhiệt tình hưởng ứng và niềm phấn khởi của các bệnh nhân cũng làm cho các Dì y bác sĩ quên đi những mệt mỏi dù phải làm việc rất vất vả trong suốt 03 ngày liền với lượng bệnh nhân mỗi ngày trên 200 người.
Trong dịp này, các chị em Mân Côi còn đến với những người kém may mắn để giúp cho họ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa nơi cuộc đời của họ cũng như Lòng Thương Xót của Chúa dành cho họ qua bữa “Tiệc Vượt Qua” vào buổi trưa ngày 24/03. Từ sáng sớm, một nhóm 15 chị em trong Hội Dòng cùng với thầy phó tế Gioan Vũ Hiến lên đường sang trại phong Vân Môn để tặng quà và phát cơm cho 540 bệnh nhân. Sự hiện diện cùng lời nói, thái độ, nụ cười, những cái bắt tay và những lời ca tiếng hát đã làm cho các bệnh nhân phong nơi đây bớt sự mặc cảm do sự xa lánh của xã hội. Đối với họ, hình ảnh các chị em Mân Côi đã trở nên quen thuộc nhờ sự hiện diện của các chị em trong Cộng đoàn Mân Côi Đông Thọ tại đây và các chị em từ Nhà Mẹ tới chia sẻ những bữa cơm huynh đệ mỗi dịp lễ, tết.
Sau khi thăm và chia sẻ bữa cơm trưa cùng bệnh nhân phong, đoàn lại mau chóng lên đường đến với gần 150 bệnh nhân tâm thần tại Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội tỉnh Nam Định. Ai đã một lần đến nơi đây, chắc hẳn sẽ không khỏi xót xa bởi niềm khao khát tình người nơi những con người bất hạnh, kém may mắn đang được xã hội quy tụ nơi đây để chăm sóc, nuôi dưỡng. Họ bị cách ly khỏi xã hội không phải vì tội lỗi của mình nhưng vì khổ đau tinh thần mà dẫn đến bệnh tật thể lý và buồn hơn nữa chính người thân họ cũng bỏ rơi, xa lánh họ. Khi các chị em tới thăm và trao tặng mỗi người một tấm bánh chưng thì ngay lập tức các bệnh nhân đã bóc và ăn hết cả tấm bánh mà phải 2 – 3 người bình thường mới có thể ăn hết một cách ngon lành. Những người kém may mắn nơi đây với chị em Mân Côi cũng đã trở nên khá quen thuộc, gần gũi nên khi các chị em tới là các bệnh nhân nữ tranh nhau kể chuyện và một người trong số đó không ngại đoán tướng cho mọi người trong đoàn tăng thêm niềm vui và hơi ấm trong trại.
Dầu muốn ở lại để chia sẻ niềm vui với bệnh nhân lâu hơn nhưng thời gian không cho phép, chị em đành từ giã họ ra về để chuẩn bị tham dự Tam Nhật Thánh của Giáo Hội.
Chút công việc bác ái nhỏ bé mà Hội Dòng thực thi với sự lỗ lực của mọi chị em cùng sự cộng tác, quảng đại trợ giúp của các ân nhân trong tuần thánh này dù rất nhỏ mọn nhưng phần nào đã làm xoa dịu bao nỗi khổ đau nơi những chi thể của Chúa Kitô. Chăm sóc các bệnh nhân và săn sóc những người bị xã hội gạt bỏ sẽ làm cho chị em trở nên thân thiện, gần gũi với họ. Và khi đó, chị em Mân Côi đã viết lên trang sử lòng thương xót Chúa trong cuộc đời mình cùng thực thi lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxico trong năm Thánh Lòng Thương Xót.
BTT. Dòng Mân Côi
ĐTC Phanxicô trong bài giảng lễ sáng thứ năm, 07.01.2016 đã nhắc nhở các tín hữu rằng: “các công việc từ bi bác ái là trọng tâm đức tin, là tiêu chuẩn phân biệt chân giả trong hành trình đức tin của chúng ta”.
Thự thi các công việc bác ái như “dạy dỗ trẻ em, trông coi người bệnh” là sứ vụ của các chị em Mân Côi đã được Thiên Chúa trao ban qua Đấng Sáng Lập Dòng là Đức Cha Dominico Maria Hồ Ngọc Cẩn. Chính vì thế, trong tuần thánh này, Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu đã tổ chức các hoạt động bác ái cụ thể, thiết thực cho các chi thể đau khổ của Chúa Kitô từ ngày 21 đến ngày 24/03/2016.
Xem Hình
Chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo không phân biệt tôn giáo được các Dì tổ chức tại Bệnh xá Hội Dòng trong ba ngày từ 21 – 23/03 đã đem lại niềm vui, sức khỏe tinh thần cũng như thể xác cho trên 700 bệnh nhân đến từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Kontum, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái… Nhiều người khoác áo mưa, đạp xe đến tới Bệnh xá của Hội Dòng ngay từ 07 giờ sáng, một số nhờ người thân đưa tới bằng xe máy hay đi xe buýt, một người trong số bệnh nhân ấy còn di chuyển bằng xe lăn tới đến khám bệnh. Những trở ngại vì thời tiết như mưa phùn ẩm ướt hay quãng đường xa xôi đã không ngăn cản bước chân của các bệnh nhân nghèo đến với Hội Dòng. Có lẽ người ta đến với Hội Dòng không chỉ để được khám bệnh, nhận thuốc miễn phí nhưng vì khi được các Dì, an ủi, khích lệ làm cho thể xác họ khỏe mạnh hơn và tâm hồn được an vui ? Sự nhiệt tình hưởng ứng và niềm phấn khởi của các bệnh nhân cũng làm cho các Dì y bác sĩ quên đi những mệt mỏi dù phải làm việc rất vất vả trong suốt 03 ngày liền với lượng bệnh nhân mỗi ngày trên 200 người.
Sau khi thăm và chia sẻ bữa cơm trưa cùng bệnh nhân phong, đoàn lại mau chóng lên đường đến với gần 150 bệnh nhân tâm thần tại Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội tỉnh Nam Định. Ai đã một lần đến nơi đây, chắc hẳn sẽ không khỏi xót xa bởi niềm khao khát tình người nơi những con người bất hạnh, kém may mắn đang được xã hội quy tụ nơi đây để chăm sóc, nuôi dưỡng. Họ bị cách ly khỏi xã hội không phải vì tội lỗi của mình nhưng vì khổ đau tinh thần mà dẫn đến bệnh tật thể lý và buồn hơn nữa chính người thân họ cũng bỏ rơi, xa lánh họ. Khi các chị em tới thăm và trao tặng mỗi người một tấm bánh chưng thì ngay lập tức các bệnh nhân đã bóc và ăn hết cả tấm bánh mà phải 2 – 3 người bình thường mới có thể ăn hết một cách ngon lành. Những người kém may mắn nơi đây với chị em Mân Côi cũng đã trở nên khá quen thuộc, gần gũi nên khi các chị em tới là các bệnh nhân nữ tranh nhau kể chuyện và một người trong số đó không ngại đoán tướng cho mọi người trong đoàn tăng thêm niềm vui và hơi ấm trong trại.
Dầu muốn ở lại để chia sẻ niềm vui với bệnh nhân lâu hơn nhưng thời gian không cho phép, chị em đành từ giã họ ra về để chuẩn bị tham dự Tam Nhật Thánh của Giáo Hội.
Chút công việc bác ái nhỏ bé mà Hội Dòng thực thi với sự lỗ lực của mọi chị em cùng sự cộng tác, quảng đại trợ giúp của các ân nhân trong tuần thánh này dù rất nhỏ mọn nhưng phần nào đã làm xoa dịu bao nỗi khổ đau nơi những chi thể của Chúa Kitô. Chăm sóc các bệnh nhân và săn sóc những người bị xã hội gạt bỏ sẽ làm cho chị em trở nên thân thiện, gần gũi với họ. Và khi đó, chị em Mân Côi đã viết lên trang sử lòng thương xót Chúa trong cuộc đời mình cùng thực thi lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxico trong năm Thánh Lòng Thương Xót.
BTT. Dòng Mân Côi
Thánh lễ làm phép dầu tại giáo phận Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
15:59 24/03/2016
Cuối tháng Ba, bước vào hè, tiết trời khá nóng nên các cuộc lễ lớn thường được tổ chức sớm hơn các tháng khác. Trong khuôn viên nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường, sáng ngày 24/3/2016, mới quá 7 giờ, nhưng đã tấp nập người và xe, cộng với tiếng kèn đồng rộn ràng báo trước một buổi lễ lớn sắp diễn ra.
Xem Hình
Đúng 8 giờ, sau lời giới thiệu, đoàn đồng tế đi đầu là hương lửa, Thánh giá nến cao, ban kèn đồng tấu lên khúc thánh ca quen thuộc, khoảng 130 cha cùng với hai Đức Cha tiến vào chánh điện nhà thờ một cách tôn nghiêm nhất để hiệp dâng thánh lễ Truyền Dầu, Tạ ơn thánh hiến.
Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường tọa lạc trên một đồi đất, cộng với tầng lầu tạo nên một điểm cao thông thoáng có nhiều gió, các cánh cửa to rộng nên đã đem lại một không khí thoải mái dễ chịu.
Thánh lễ được Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục giáo phận chủ tế, đồng tế có: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục giáo phận, cha Tổng đại diện Micae Lê Văn Khâm, quý cha quản hạt, quý cha bề trên, khoảng 130 cha triều và dòng, nhiều tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân trong giáo phận, tổng cộng khoảng 1200 người.
Thánh lễ hôm nay gọi là Lễ Dầu vì trong Thánh lễ có nghi thức làm phép dầu mới. Chính Đức Cha Giuse sẽ thánh hiến dầu Thánh, làm phép dầu Bệnh nhân và dầu Dự tòng, để dùng trong một số bí tích. Lễ Dầu còn biểu trưng cho mối dây hiệp thông giữa Linh mục đoàn với Đức Giám Mục giáo phận, qua nghi thức lập lại lời hứa trong ngày lãnh nhận tác vụ linh mục.
Giảng trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn ý thức và dấn thân hơn nữa cho sứ mạng loan báo Tin Mừng và chứng tá cho lòng thương xót của Chúa; đặc biệt quan tâm đến các tân tòng. Đối với các linh mục, Đức Cha nhắn nhủ: hãy luôn thể hiện lòng thương xót đối với đoàn chiên đã được trao phó, bằng những hành động dấn thân phục vụ và sự tận tụy hy sinh.
90 phút hướng lòng lên Chúa với tất cả lòng thành, mọi người đón nhận phép lành Toàn xá kết thúc Thánh lễ và ra về trong an bình và hân hoan.
Tôma Đỗ Lộc Sơn – Truyền thông giáo phận.
Xem Hình
Đúng 8 giờ, sau lời giới thiệu, đoàn đồng tế đi đầu là hương lửa, Thánh giá nến cao, ban kèn đồng tấu lên khúc thánh ca quen thuộc, khoảng 130 cha cùng với hai Đức Cha tiến vào chánh điện nhà thờ một cách tôn nghiêm nhất để hiệp dâng thánh lễ Truyền Dầu, Tạ ơn thánh hiến.
Thánh lễ được Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục giáo phận chủ tế, đồng tế có: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục giáo phận, cha Tổng đại diện Micae Lê Văn Khâm, quý cha quản hạt, quý cha bề trên, khoảng 130 cha triều và dòng, nhiều tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân trong giáo phận, tổng cộng khoảng 1200 người.
Thánh lễ hôm nay gọi là Lễ Dầu vì trong Thánh lễ có nghi thức làm phép dầu mới. Chính Đức Cha Giuse sẽ thánh hiến dầu Thánh, làm phép dầu Bệnh nhân và dầu Dự tòng, để dùng trong một số bí tích. Lễ Dầu còn biểu trưng cho mối dây hiệp thông giữa Linh mục đoàn với Đức Giám Mục giáo phận, qua nghi thức lập lại lời hứa trong ngày lãnh nhận tác vụ linh mục.
Giảng trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn ý thức và dấn thân hơn nữa cho sứ mạng loan báo Tin Mừng và chứng tá cho lòng thương xót của Chúa; đặc biệt quan tâm đến các tân tòng. Đối với các linh mục, Đức Cha nhắn nhủ: hãy luôn thể hiện lòng thương xót đối với đoàn chiên đã được trao phó, bằng những hành động dấn thân phục vụ và sự tận tụy hy sinh.
90 phút hướng lòng lên Chúa với tất cả lòng thành, mọi người đón nhận phép lành Toàn xá kết thúc Thánh lễ và ra về trong an bình và hân hoan.
Tôma Đỗ Lộc Sơn – Truyền thông giáo phận.
Thánh lễ Truyền Dầu tại nhà thờ Chính Toà Thái Bình
Chín Kiếm BTT
20:22 24/03/2016
Thánh lễ Truyền Dầu tại nhà thờ Chính Toà Thái Bình
Ngày 24 tháng 3 năm 2016, thứ Năm Tuần Thánh, Đức Cha Phêrô, Giám mục Giáo phận Thái Bình đã long trọng cử hành Thánh lễ Truyền Dầu tại Nhà thờ Chính tòa Thái Bình.
Xem Hình
Hiệp dâng thánh lễ cùng Đức Cha Giáo phận hôm nay, còn có 130 linh mục (gồm cả các linh mục các Dòng và Tu hội đang phục vụ tại giáo phận), quý thầy phó tế, quý thầy chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo anh chị em giáo dân đã tham dự Thánh lễ trọng đại này.
Đúng 8h00, Đoàn đồng tế với phẩm phục trắng nghiêm trang di chuyển từ Nhà Chung Giáo phận ra Thánh đường trong giai điệu trầm hùng của các ban kim nhạc giáo xứ Chính tòa.
Sau bài ca nhập lễ, Đức Cha Phêrô, vị chủ chăn, người cha chung của Giáo phận đã ngỏ lời cùng cộng đoàn về ý nghĩa trọng đại của Thánh lễ này: Chúng ta đang trong những ngày đỉnh cao của năm Phụng Vụ, chuẩn bị bước vào Tam nhật Thánh với mầu nhiệm Tử nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô. Ngày hôm nay là ngày kỉ niệm Chúa Giêsu lập Bí tích Truyền Chức Thánh. Vì thế, có thể gọi ngày hôm nay như là ngày Sinh nhật thiêng liêng của tất cả các Linh mục, Giám mục, cũng là ngày Lễ làm phép Dầu, để Dầu này cùng các linh mục đi khắp muôn nơi mang Chúa đến cho mọi người.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Phê-rô đã nhấn mạnh đến giá trị cao cả, trung tâm và chính yếu của Đạo Công Giáo là mầu nhiệm Chúa Ki-tô chịu nạn và chịu chết đền vì tội lỗi loài người ta.Và chính chúng ta - các linh mục và mỗi người tín hữu ở trong bậc sống của mình, đều có nhiệm vụ loan truyền mầu nhiệm cao cả này cho đến mãi mãi về sau. Cũng trong bài giảng, có lúc người cha chung của Giáo phận như trải lòng với Linh mục đoàn cùng mọi tín hữu khiến cộng đoàn xúc động khi ngài nhắc tới "chén đắng" mà Đức Ki-tô phải uống không chỉ là đòn roi, là gai đâm, là đinh sắt, là Thánh giá mà còn là những gì đau đớn hơn và "đắng" hơn thế nữa. Đó chính là sự vô ơn, là sự chối từ trước Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa. Và ngài lặp lại Lời Chúa Giêsu trên đường vác Thập giá lên núi Gôn-gô-tha "chớ khóc thương Ta làm chi, một khóc thương bay cùng con cháu bay ngày sau phải khốn mà chớ" Hãy khóc thương cho chính mình vì những tội lỗi đã phạm, đừng lặp đi lặp lại những thói quen sáo rỗng chỉ biết khóc thương Chúa khi thấy Chúa chịu đau khổ mà không biết sửa đổi chính mình; không quyết tâm dốc lòng chừa bỏ những thói hư nết xấu là chính gai đâm, là lưỡi đòng thâu qua Trái tim Chúa. Mỗi chúng ta, là linh mục hay giáo dân, trong một vị thế nào đó nếu bản thân chúng ta dốc lòng chừa bỏ thì không chỉ người đó được hưởng ơn phúc mà cả gia đình, vợ chồng, con cái hay cả một đoàn thể, một giáo xứ, một cộng đoàn cũng được ảnh hưởng theo.
Cuối bài giảng, Đức Giám Mục mời gọi cộng đoàn trong những ngày cuối của Mùa Chay Thánh, cùng quyết tâm xưng thú tội lỗi để tất cả chúng ta đều được Phục Sinh cùng với Đức Ki-tô.
Sau bài giảng, Linh mục đoàn hiện diện trong Thánh lễ đã lặp lại lời tuyên hứa với Đức Giám Mục của mình trong ngày lãnh nhận chức Thánh chức. Đức Cha Giáo phận cũng mời gọi cộng đoàn phụng vụ cầu nguyện cho các Linh mục được tràn đầy ân sủng của Đức Ki-tô Thượng Tế và cầu nguyện cho Giám mục Giáo phận để ngài trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa trao phó, nhờ đó ngài được trở nên hình ảnh sống động và trung thực hơn của Đức Ki-tô.
Sau nghi thức lặp lại lời tuyên hứa của các linh mục, những bình Dầu sẽ thánh hiến được kiệu từ cuối nhà thờ lên đặt tại nơi đã dọn sẵn trên cung thánh. Sau phần truyền phép Thánh Thể, Đức Cha làm phép Dầu OI - Dầu bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum) để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn, phù trợ những người chăm sóc, cứu thoát bệnh nhân, ban sự sống và sức khoẻ cho họ... giúp họ an tâm trong cuộc chiến đấu cuối cùng trước khi lên đường trở về quê trời.
Kết thúc lời nguyện hiệp lễ, Đức Cha làm phép Dầu OS - Dầu Dự Tòng, và Dầu SC - Dầu Thánh:
- Dầu Dự tòng (OS: Oleum Sanctum hay Oleum Catechumenorum) được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác.
- Dầu Thánh (SC: Sanctum Chrisma) là dầu có pha thuốc thơm và dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: được xức cho các tân tòng trong Bí Tích Rửa Tội, cho các kitô-hữu trong Bí Tích Thêm Sức, cho các Linh mục trong Bí Tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để cung hiến bàn thờ và nhà thờ.
Cuối Thánh lễ, Đức Cha ban phép lành Toàn xá cho tất cả mọi thành phần dân Chúa đã xưng tội và rước lễ cho nên; và ngài cầu chúc cho mọi thành phần dân Chúa trong toàn Giáo phận cử hành Tam Nhật Vượt Qua thật sốt sắng, đế có thể kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô và hưởng trọn niềm vui Phục Sinh của Người.
Kết thúc thánh lễ, những bình Dầu vừa làm phép được rước vào phòng thánh. Tại đó, quý cha đón nhận Dầu mang về các giáo xứ, để nhờ Dầu vừa được làm phép này, sẽ sinh nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh hồn.
Chín Kiếm - BTTGP
Ngày 24 tháng 3 năm 2016, thứ Năm Tuần Thánh, Đức Cha Phêrô, Giám mục Giáo phận Thái Bình đã long trọng cử hành Thánh lễ Truyền Dầu tại Nhà thờ Chính tòa Thái Bình.
Xem Hình
Hiệp dâng thánh lễ cùng Đức Cha Giáo phận hôm nay, còn có 130 linh mục (gồm cả các linh mục các Dòng và Tu hội đang phục vụ tại giáo phận), quý thầy phó tế, quý thầy chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo anh chị em giáo dân đã tham dự Thánh lễ trọng đại này.
Đúng 8h00, Đoàn đồng tế với phẩm phục trắng nghiêm trang di chuyển từ Nhà Chung Giáo phận ra Thánh đường trong giai điệu trầm hùng của các ban kim nhạc giáo xứ Chính tòa.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Phê-rô đã nhấn mạnh đến giá trị cao cả, trung tâm và chính yếu của Đạo Công Giáo là mầu nhiệm Chúa Ki-tô chịu nạn và chịu chết đền vì tội lỗi loài người ta.Và chính chúng ta - các linh mục và mỗi người tín hữu ở trong bậc sống của mình, đều có nhiệm vụ loan truyền mầu nhiệm cao cả này cho đến mãi mãi về sau. Cũng trong bài giảng, có lúc người cha chung của Giáo phận như trải lòng với Linh mục đoàn cùng mọi tín hữu khiến cộng đoàn xúc động khi ngài nhắc tới "chén đắng" mà Đức Ki-tô phải uống không chỉ là đòn roi, là gai đâm, là đinh sắt, là Thánh giá mà còn là những gì đau đớn hơn và "đắng" hơn thế nữa. Đó chính là sự vô ơn, là sự chối từ trước Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa. Và ngài lặp lại Lời Chúa Giêsu trên đường vác Thập giá lên núi Gôn-gô-tha "chớ khóc thương Ta làm chi, một khóc thương bay cùng con cháu bay ngày sau phải khốn mà chớ" Hãy khóc thương cho chính mình vì những tội lỗi đã phạm, đừng lặp đi lặp lại những thói quen sáo rỗng chỉ biết khóc thương Chúa khi thấy Chúa chịu đau khổ mà không biết sửa đổi chính mình; không quyết tâm dốc lòng chừa bỏ những thói hư nết xấu là chính gai đâm, là lưỡi đòng thâu qua Trái tim Chúa. Mỗi chúng ta, là linh mục hay giáo dân, trong một vị thế nào đó nếu bản thân chúng ta dốc lòng chừa bỏ thì không chỉ người đó được hưởng ơn phúc mà cả gia đình, vợ chồng, con cái hay cả một đoàn thể, một giáo xứ, một cộng đoàn cũng được ảnh hưởng theo.
Cuối bài giảng, Đức Giám Mục mời gọi cộng đoàn trong những ngày cuối của Mùa Chay Thánh, cùng quyết tâm xưng thú tội lỗi để tất cả chúng ta đều được Phục Sinh cùng với Đức Ki-tô.
Sau bài giảng, Linh mục đoàn hiện diện trong Thánh lễ đã lặp lại lời tuyên hứa với Đức Giám Mục của mình trong ngày lãnh nhận chức Thánh chức. Đức Cha Giáo phận cũng mời gọi cộng đoàn phụng vụ cầu nguyện cho các Linh mục được tràn đầy ân sủng của Đức Ki-tô Thượng Tế và cầu nguyện cho Giám mục Giáo phận để ngài trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa trao phó, nhờ đó ngài được trở nên hình ảnh sống động và trung thực hơn của Đức Ki-tô.
Sau nghi thức lặp lại lời tuyên hứa của các linh mục, những bình Dầu sẽ thánh hiến được kiệu từ cuối nhà thờ lên đặt tại nơi đã dọn sẵn trên cung thánh. Sau phần truyền phép Thánh Thể, Đức Cha làm phép Dầu OI - Dầu bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum) để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn, phù trợ những người chăm sóc, cứu thoát bệnh nhân, ban sự sống và sức khoẻ cho họ... giúp họ an tâm trong cuộc chiến đấu cuối cùng trước khi lên đường trở về quê trời.
Kết thúc lời nguyện hiệp lễ, Đức Cha làm phép Dầu OS - Dầu Dự Tòng, và Dầu SC - Dầu Thánh:
- Dầu Dự tòng (OS: Oleum Sanctum hay Oleum Catechumenorum) được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác.
- Dầu Thánh (SC: Sanctum Chrisma) là dầu có pha thuốc thơm và dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: được xức cho các tân tòng trong Bí Tích Rửa Tội, cho các kitô-hữu trong Bí Tích Thêm Sức, cho các Linh mục trong Bí Tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để cung hiến bàn thờ và nhà thờ.
Cuối Thánh lễ, Đức Cha ban phép lành Toàn xá cho tất cả mọi thành phần dân Chúa đã xưng tội và rước lễ cho nên; và ngài cầu chúc cho mọi thành phần dân Chúa trong toàn Giáo phận cử hành Tam Nhật Vượt Qua thật sốt sắng, đế có thể kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô và hưởng trọn niềm vui Phục Sinh của Người.
Kết thúc thánh lễ, những bình Dầu vừa làm phép được rước vào phòng thánh. Tại đó, quý cha đón nhận Dầu mang về các giáo xứ, để nhờ Dầu vừa được làm phép này, sẽ sinh nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh hồn.
Chín Kiếm - BTTGP
Đức Giám Mục Thái Bình cử hành thánh lễ Tiệc Ly tại Giáo họ Lạc Thiện
BTT GP Thái Bình
20:35 24/03/2016
Đức Giám Mục Thái Bình cử hành thánh lễ Tiệc Ly tại Giáo họ Lạc Thiện
Hôm nay (24/3/2016), giáo họ Lạc Thiện thuộc giáo xứ Lương Điền, Giáo hạt Bắc Tiền Hải hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô về cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly.
Đúng 16h30, Đức Cha cùng đoàn đã có mặt tại giáo họ Lạc Thiện và được cha Jos. Phạm Công Dũng, cha chánh xứ Lương Điền cùng cộng đoàn giáo họ tiếp đón rất nồng nhiệt. Trước niềm vui và thân tình của các tín hữu nơi đây dành cho ngài, Đức Cha ngỏ lời chào thăm và chúc mừng cộng đoàn được tràn đầy ơn Chúa Kitô trong Tam Nhật Thánh. Đến với Giáo họ Lạc Thiện hôm nay, cùng với việc chia sẻ và dâng lễ cầu nguyện cho cộng đoàn, ngài còn mang đến theo những chuỗi tràng hạt Mân Côi để khuyến khích mọi người thêm lòng sùng kính Đức mẹ và những phần quà bánh kẹo cho các em thiếu nhi.
Vào lúc 17h00, Đức Cha long trọng cử hành thánh lễ Tiệc Ly, tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể. Cùng hiệp thông với ngài có quý cha đang phục vụ tại Toà Giám mục, quý thầy phó tế, cùng cộng đoàn tín hữu trong những giáo họ lân cận thuộc xứ Lương Điền..
Trong thánh lễ hôm nay, Đức Cha nhấn mạnh đến tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Ngài nói: Vì yêu thương con người, Chúa đã xuống thế làm người và chịu chết chuộc tộc cho nhân loại. Trước khi chịu chết, Người còn thiết lập Bí tích Thánh Thể để ở lại với con chúng ta, ban chính Mình và Máu Người làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn cho ta. Do đó, mỗi khi tham dự thánh lễ, chúng ta hãy dọn tâm hồn cho xứng đáng để đón nhận của ăn thiêng liêng là chính Thịt và Máu Chúa Kitô. Đồng thời, mỗi khi chiêm ngắm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta không chỉ dừng lại ở sự đau khổ mà Người đã chịu, nhưng hãy hướng đến mầu nhiệm Cứu Độ trong sự Phục Sinh của Người…
Sau bài giảng, Đức Cha đã lặp lại cử chỉ của Chúa Giêsu đã làm khi xưa, bằng cách cởi áo ngoài, lấy khăn vải thắt lưng, quỳ xuống lấy nước rửa và hôn bàn chân 12 vị đã được tuyển chọn. Qua cử chỉ đầy khiêm nhường, Đức Cha muốn mời gọi mỗi người hãy biết sống yêu thương và phục vụ nhau như Chúa Giêsu đã dạy.
Chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Cha đã khép lại. Mọi người nơi đây đều cảm nhận được những ơn lành của Chúa ban qua sự hiện diện của vị Chủ chăn Giáo phận. Những cử chỉ mà Đức Cha lặp lại trong nghi thức rửa chân hôm nay đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tất cả mọi người.
BTTGP
Đúng 16h30, Đức Cha cùng đoàn đã có mặt tại giáo họ Lạc Thiện và được cha Jos. Phạm Công Dũng, cha chánh xứ Lương Điền cùng cộng đoàn giáo họ tiếp đón rất nồng nhiệt. Trước niềm vui và thân tình của các tín hữu nơi đây dành cho ngài, Đức Cha ngỏ lời chào thăm và chúc mừng cộng đoàn được tràn đầy ơn Chúa Kitô trong Tam Nhật Thánh. Đến với Giáo họ Lạc Thiện hôm nay, cùng với việc chia sẻ và dâng lễ cầu nguyện cho cộng đoàn, ngài còn mang đến theo những chuỗi tràng hạt Mân Côi để khuyến khích mọi người thêm lòng sùng kính Đức mẹ và những phần quà bánh kẹo cho các em thiếu nhi.
Vào lúc 17h00, Đức Cha long trọng cử hành thánh lễ Tiệc Ly, tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể. Cùng hiệp thông với ngài có quý cha đang phục vụ tại Toà Giám mục, quý thầy phó tế, cùng cộng đoàn tín hữu trong những giáo họ lân cận thuộc xứ Lương Điền..
Trong thánh lễ hôm nay, Đức Cha nhấn mạnh đến tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Ngài nói: Vì yêu thương con người, Chúa đã xuống thế làm người và chịu chết chuộc tộc cho nhân loại. Trước khi chịu chết, Người còn thiết lập Bí tích Thánh Thể để ở lại với con chúng ta, ban chính Mình và Máu Người làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn cho ta. Do đó, mỗi khi tham dự thánh lễ, chúng ta hãy dọn tâm hồn cho xứng đáng để đón nhận của ăn thiêng liêng là chính Thịt và Máu Chúa Kitô. Đồng thời, mỗi khi chiêm ngắm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta không chỉ dừng lại ở sự đau khổ mà Người đã chịu, nhưng hãy hướng đến mầu nhiệm Cứu Độ trong sự Phục Sinh của Người…
Sau bài giảng, Đức Cha đã lặp lại cử chỉ của Chúa Giêsu đã làm khi xưa, bằng cách cởi áo ngoài, lấy khăn vải thắt lưng, quỳ xuống lấy nước rửa và hôn bàn chân 12 vị đã được tuyển chọn. Qua cử chỉ đầy khiêm nhường, Đức Cha muốn mời gọi mỗi người hãy biết sống yêu thương và phục vụ nhau như Chúa Giêsu đã dạy.
Chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Cha đã khép lại. Mọi người nơi đây đều cảm nhận được những ơn lành của Chúa ban qua sự hiện diện của vị Chủ chăn Giáo phận. Những cử chỉ mà Đức Cha lặp lại trong nghi thức rửa chân hôm nay đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tất cả mọi người.
BTTGP
Lễ Rửa Chân tại Brunswick, Melbourne, Australia
Khắc Thái
21:18 24/03/2016
Thứ Năm tuần thánh tại giáo xứ Bến Sắn, Phú Cường
GX Bến Sắn
21:43 24/03/2016
Vào lúc 17 giờ 30 ngày 24/3/2016, thánh lễ Tiệc Ly đã được cử hành tại Giáo xứ Bến Sắn với rất đông bà con giáo dân trong và ngoài khu vực giáo xứ tham dự.
Xem Hình
Chủ tế thánh lễ này là Cha Đaminh Nguyễn Đức Trung - chánh xứ Bến Sắn, ngài đã cử hành lại các nghi thức mà năm xưa Chúa Giê su đã làm cho các môn đệ.
Vào ngày này, bốn sự kiện được kỷ niệm: việc rửa chân cho môn đệ của Chúa Giêsu, Bí Tích Thánh Thể được Chúa Giêsu thiết lập tại Bữa tiệc ly (Bữa ăn tối cuối cùng), sự đau khổ của Chúa Giêsu trong vườn Gethsemane và sự phản bội của Giuđa Iscariot. Lễ này diễn ra vào buổi tối, đánh dấu sự bắt đầu của Tam Nhật Thánh Phục Sinh.
Việc Chúa Giê su lập Bí Tích Thánh Thể đã trở nên một dấu chứng về tình yêu mà Ngài dành cho con người, Ngài hy sinh chính thân mình để cứu rỗi con người, là nguồn lương thực thần linh nuôi sống linh hồn.
Và khi Chúa Giê su hạ mình rửa chân cho các môn đệ để cho con người thấy rằng, Chúa yêu chúng ta thế nào thì chúng ta cũng hãy biết yêu thương anh em mình như thế đấy, biết hạ mình khiêm nhu phục vụ anh em.
Trong vườn cây dầu, Chúa Giê su đã phải cầu nguyện trong sự đau khổ đến nỗi đã phải đổ mồ hôi máu, Ngài đã mang nặng nhiều đau đớn Chúa Giêsu khi chịu mọi thứ đau khổ, đã dâng những đau khổ đó lên Chúa Cha, để đền tội cho nhân loại. Tuy, bị chìm trong biển khổ, Đức Giêsu chỉ xin được vâng theo ý Chúa Cha: “Xin đừng theo ý con, nhưng xin theo ý Cha mọi đàng” (Lc 22,42). Đó là một lời cầu đầy khiêm tốn, đầy phó thác , nhất là tuyệt đối hiếu thảo với Chúa Cha.
Xác tín được tình yêu bao la của Chúa Giêsu đối với nhân loại, mỗi người chúng ta khi tham dự các nghi thức này, cần có tâm tình biết ơn và tưởng niệm đến Đấng đã, đang và sẽ yêu thương chúng ta mãi mãi, Đấng đã quyết định chấp nhận cái chết tủi nhục, để đem lại cho ta sự sống vĩnh cửu.
Cuối thánh lễ, Cha chủ tế cung nghinh Mình Thánh Chúa sang bàn thờ tạm, để cộng đoàn có thể canh thức cùng với Chúa trước giờ Người ra đi chịu chết cho nhân loại tội lỗi yếu đuối.
Xem Hình
Chủ tế thánh lễ này là Cha Đaminh Nguyễn Đức Trung - chánh xứ Bến Sắn, ngài đã cử hành lại các nghi thức mà năm xưa Chúa Giê su đã làm cho các môn đệ.
Vào ngày này, bốn sự kiện được kỷ niệm: việc rửa chân cho môn đệ của Chúa Giêsu, Bí Tích Thánh Thể được Chúa Giêsu thiết lập tại Bữa tiệc ly (Bữa ăn tối cuối cùng), sự đau khổ của Chúa Giêsu trong vườn Gethsemane và sự phản bội của Giuđa Iscariot. Lễ này diễn ra vào buổi tối, đánh dấu sự bắt đầu của Tam Nhật Thánh Phục Sinh.
Việc Chúa Giê su lập Bí Tích Thánh Thể đã trở nên một dấu chứng về tình yêu mà Ngài dành cho con người, Ngài hy sinh chính thân mình để cứu rỗi con người, là nguồn lương thực thần linh nuôi sống linh hồn.
Và khi Chúa Giê su hạ mình rửa chân cho các môn đệ để cho con người thấy rằng, Chúa yêu chúng ta thế nào thì chúng ta cũng hãy biết yêu thương anh em mình như thế đấy, biết hạ mình khiêm nhu phục vụ anh em.
Trong vườn cây dầu, Chúa Giê su đã phải cầu nguyện trong sự đau khổ đến nỗi đã phải đổ mồ hôi máu, Ngài đã mang nặng nhiều đau đớn Chúa Giêsu khi chịu mọi thứ đau khổ, đã dâng những đau khổ đó lên Chúa Cha, để đền tội cho nhân loại. Tuy, bị chìm trong biển khổ, Đức Giêsu chỉ xin được vâng theo ý Chúa Cha: “Xin đừng theo ý con, nhưng xin theo ý Cha mọi đàng” (Lc 22,42). Đó là một lời cầu đầy khiêm tốn, đầy phó thác , nhất là tuyệt đối hiếu thảo với Chúa Cha.
Xác tín được tình yêu bao la của Chúa Giêsu đối với nhân loại, mỗi người chúng ta khi tham dự các nghi thức này, cần có tâm tình biết ơn và tưởng niệm đến Đấng đã, đang và sẽ yêu thương chúng ta mãi mãi, Đấng đã quyết định chấp nhận cái chết tủi nhục, để đem lại cho ta sự sống vĩnh cửu.
Cuối thánh lễ, Cha chủ tế cung nghinh Mình Thánh Chúa sang bàn thờ tạm, để cộng đoàn có thể canh thức cùng với Chúa trước giờ Người ra đi chịu chết cho nhân loại tội lỗi yếu đuối.
Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại TTVSL
Trần Văn Minh
16:06 24/03/2016
Melbourne, lúc 8 giờ tối Thứ Năm 24/3/2016. Tại khuôn viên Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh đã được cử hành trọng thể.
Mời xem hình
Thánh lễ ngoài trời với không khí mát mẻ, dưới tán dù rộng che phía trên và lễ đài trang trí thật trang trọng đầy ý nghĩa của lễ Chúa lập bí tích Thánh Thể để làm của ăn nuôi sống mọi người với hình bánh và chén Thánh. Hàng chữ: Thánh Thể Hy Lễ Tuyệt Vời của Lòng Thương Xót, được trang trọng treo trên lễ đài. Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, Ca đoàn Babylon và toàn thể cộng đoàn dâng lễ cùng với các nghi thức rửa chân cho các môn đệ của Chúa khi xưa.
Các vị đại diện cộng đoàn trong các giáo khu để lãnh nhận nghi thức rửa chân, vai đeo băng trắng có hình Thánh giá đã rước linh mục chủ tế lên lễ đài. Sau các bài đọc và lời Chúa. Linh mục chủ tế đã chia sẻ lời Chúa với ý nghĩa của bữa tiệc ly, và trước khi rời bỏ thế gian, Chúa Giê Su đã lập bí tích Thánh Thể để lại cho nhân loại làm của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn mỗi người chúng ta.
Sau bài giảng, mười hai vị đại diện đã được mời lên lễ đài, linh mục chủ tế đã thay áo, thắt lưng bằng vải lấy nước và quỳ gối rửa chân cho từng vị, năm nay là năm đầu tiên, tại Cộng đoàn đã có ba vị nữ được mời tham dự nghi thức rửa chân.
Thánh lễ xong, Cộng đoàn đã rước Thánh Thể Chúa lên trên nguyện đường và đặt trong nhà tạm để cùng cộng đoàn thay phiên chầu cho đến 12 giờ đêm. Các hội đoàn đoàn thể đã sốt sắng tham dự các giờ chầu, để canh thức cùng Chúa trong những giờ phút cầu nguyện sau cùng trong vườn cây Dầu khi xưa.
Mời xem hình
Thánh lễ ngoài trời với không khí mát mẻ, dưới tán dù rộng che phía trên và lễ đài trang trí thật trang trọng đầy ý nghĩa của lễ Chúa lập bí tích Thánh Thể để làm của ăn nuôi sống mọi người với hình bánh và chén Thánh. Hàng chữ: Thánh Thể Hy Lễ Tuyệt Vời của Lòng Thương Xót, được trang trọng treo trên lễ đài. Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, Ca đoàn Babylon và toàn thể cộng đoàn dâng lễ cùng với các nghi thức rửa chân cho các môn đệ của Chúa khi xưa.
Các vị đại diện cộng đoàn trong các giáo khu để lãnh nhận nghi thức rửa chân, vai đeo băng trắng có hình Thánh giá đã rước linh mục chủ tế lên lễ đài. Sau các bài đọc và lời Chúa. Linh mục chủ tế đã chia sẻ lời Chúa với ý nghĩa của bữa tiệc ly, và trước khi rời bỏ thế gian, Chúa Giê Su đã lập bí tích Thánh Thể để lại cho nhân loại làm của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn mỗi người chúng ta.
Sau bài giảng, mười hai vị đại diện đã được mời lên lễ đài, linh mục chủ tế đã thay áo, thắt lưng bằng vải lấy nước và quỳ gối rửa chân cho từng vị, năm nay là năm đầu tiên, tại Cộng đoàn đã có ba vị nữ được mời tham dự nghi thức rửa chân.
Thánh lễ xong, Cộng đoàn đã rước Thánh Thể Chúa lên trên nguyện đường và đặt trong nhà tạm để cùng cộng đoàn thay phiên chầu cho đến 12 giờ đêm. Các hội đoàn đoàn thể đã sốt sắng tham dự các giờ chầu, để canh thức cùng Chúa trong những giờ phút cầu nguyện sau cùng trong vườn cây Dầu khi xưa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khổ nạn dưới ngòi bút của Thánh Luca
Vũ Văn An
21:06 24/03/2016
Chúa Nhật Lễ Lá năm nay, Bài Thương Khó (Tin Mừng) trích từ Tin Mừng Thánh Luca, một Tin Mừng mà chính soạn giả đã quả quyết là được soạn thảo theo phương pháp sử học cổ điển thời ấy: “Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc” (Lc 1:1-4).
Ta hãy tìm hiểu xem, ngòi bút “sử gia” của Thánh Luca đã tường thuật ra sao biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu?
Trình thuật Khổ Nạn
Trước khi đi vào trình thuật Khổ Nạn của Thánh Luca, ta hãy tìm hiểu các nét chung của trình thuật Khổ Nạn.
Theo linh mục Joseph A. Fitzmeyer, S.J, trong The Gospel According to Luke (X-XXIV), giống trình thuật tuổi thơ và trình thuật phục sinh, trình thuật khổ nạn là một trong các phân hạng của thể loại văn chương tin mừng. Ngay từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các học giả Thánh Kinh vốn đã có thói quen coi trình thuật khổ nạn là phần đầu tiên của truyền thống tin mừng đã đạt tới hình thức một trình thuật liên tục hay có liên kết với nhau.
Ta có thể dựa vào một số điểm sau đây để thấy rõ điều vừa nói:
1) Thánh Phaolô có biết đến “câu truyện thập giá” (1Cr 1:18). Tiếng Hy Lạp, thực ra là logos được Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch sang tiếng Việt là “lời rao giảng”. Tuy nhiên, với Thánh Phaolô, hạn từ này dùng để chỉ bản tóm lược các biến cố nổi tiếng và được nhắc đi nhắc lại liên quan tới việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh và qua đời.
2) Dù tỏ ra ít lưu ý tới chính lời Chúa Giêsu nói (thí dụ 1Tx 4:15, chỉ cho biết Chúa Giêsu có nói, nhưng không trích chính lời Người nói), Thánh Phaolô nhắc rất nhiều tới cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, việc Người qua đời và được chôn cất: Bữa Tiệc Ly, bị phản bội, chịu đau khổ, thập giá, chịu đóng đinh, “bị treo trên cây”, chết, được chôn cất, “những người Do Thái giết Chúa Giêsu”… Dù các biến cố này được nhắc lẻ tẻ trong các trước tác của Thánh Phaolô, và thường được nhắc trong ngữ cảnh thần học nhiều hơn là sử học, chúng vẫn cho thấy Thánh Phaolô biết rõ “câu truyện thập giá’ theo nghĩa một trình thuật có liên kết.
3) Cả bốn tin mừng chính thức đều có trình thuật khổ nạn với những điểm tương tự rất đáng lưu ý: Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội, bữa tiệc ly với các môn đệ, bị bắt ở khu vực bên ngoài thành phố, Phêrô chối Thầy, bị tra khảo trước mặt thượng tế, xuất hiện trước Philatô, bị dẫn đi chịu tử hình, bị đóng đinh, có bản án trên thập tự, chết và chôn cất. Các điểm tương tự này hiếm thấy trong các phần còn lại của các Tin Mừng. Nó “có bản chất một trình thuật lịch sử có tính nối kết hơn bất cứ phần nào khác của truyền thống; nó chứng tỏ: các Tin Mừng Gia đã sử dụng được một phức hợp tương đối ổn định của các câu truyện.
4) Xem ra cái cốt lõi tiên khởi của nhiều câu truyện được kết nối với nhau này có được là nhờ việc mở rộng một tuyên xưng nào đó mà các mảnh sơ truyền còn được lưu truyền ở 1Cr 15:3-4: Chúa Kitô chết vì tội lỗi ta… được mai táng… sống lại vào ngày thứ ba.
5) Việc thấy cần phải có một trình thuật liên tục hay nối kết với nhau như trên chắc chắn phát sinh từ kinh nghiệm của các nhà rao giảng hay truyền bá Kitô Giáo tiên khởi trong việc đương đầu với các bác khước đại loại như “Vậy, nếu ông ấy là Đấng Mêxia của Thiên Chúa, thì tại sao kết cục lại bị đóng đinh? Nếu ông ấy là tác nhân của Thiên Chúa trong việc cứu rỗi con người, thì tại sao Thiên Chúa lại để ông ấy chịu chết như một phạm nhân trên thập giá?” Trong tình huống như thế, Người mau chóng trở thành “một ô nhục đối với người Do Thái, một điên rồ đối với người Ngoại Giáo” (1Cr 1:23). Như M. Dibelius, trong From Tradition to Gospel (New York, Scribner’s 1939), từng viết:
“Nếu điều được rao giảng là chứng tá cứu rỗi, thì, trong số tất cả các tư liệu có liên quan, chỉ có tư liệu này, Cuộc Khổ Nạn, mới có ý nghĩa thực sự trong sứ điệp. Vì điều phải xử lý chính là hành vi đầu tiên của ngày chung cục thế giới như lúc ấy đang tin tưởng và hy vọng. Ở đây, ơn cứu rỗi là điều trông thấy không những trong con người và lời nói của Chúa, mà còn cả trong sự nối tiếp nhau của một số biến cố. Đặt các vấn đề này vào thế nối kết của chúng tương ứng với một nhu cầu, và càng cần hơn nữa vì một bản mô tả duy nhất các hậu quả của Khổ Nạn và Phục Sinh mới giải quyết được nghịch lý của Thập Giá, chỉ duy một nối kết hữu cơ các biến cố mới thoả mãn được nhu cầu giải thích, và chỉ duy việc nối lại với nhau các biến cố cá thể mới giải quyết được vấn đề trách nhiệm”.
Với câu hỏi trên, lời của Thánh Phêrô có thể được coi là câu trả lời: “Đấng Giêsu này, Đấng mà các ông đã đóng đinh, Thiên Chúa đã biến thành cả Chúa Tể lẫn Đấng Mêxia” (Công Vụ 2:36).
Tuy nhiên, trước thời Thánh Máccô, có phải đã có một câu truyện liên tục làm trình thuật khổ nạn nguyên khởi dưới hình thức viết hay không? Đây là một câu hỏi khó trả lời. Một số học giả Thánh Kinh đồng hóa trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô với hình thức nguyên khởi mà ngài được truyền thụ. Nhưng các dị biệt trong các Tin Mừng Máccô, Luca và Gioan cho thấy các tin mừng gia đã thừa hưởng một trình thuât ngắn hơn so với trình thuật Máccô. Đây là nhận định của những học giả như X. Léon-Dufour (Récits de la Passion, 1425). Họ cho rằng trình thuật nguyên khởi đó bắt đầu với việc bắt giữ Chúa Giêsu. Vì trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan chỉ nhất trí với trình thuật của Thánh Máccô một cách lỏng lẻo từ lúc Chúa Giêsu vào Giêrusalem cho tới lúc Người bị bắt, nhưng sau đó thì nhất trí với nhau nhiều hơn nhiều.
Các học giả trên cho rằng việc khai triển truyền thống trên diễn biến như sau: a) Trước hết là lời tuyên xưng sơ truyền như trong 1Cr 15:3b-5; b) một trình thuật ngắn, bắt đầu với việc Chúa Giêsu bị bắt; c) một trình thuật dài, bắt đầu với việc Chúa Giêsu vào Giêrusalem và bao gồm việc Người thanh tẩy Đền Thờ, Chúa Giêsu bị hạch hỏi về thẩm quyền, công bố việc Giuđa phản bội, Bữa Tiệc Ly, và lời cầu nguyện ở Diệtsimani; d) trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này dựa vào việc phê bình soạn thảo (redaction-critical) cho thấy thực ra Thánh Máccô đã xây dựng trình thuật khổ nạn của ngài từ nhiều truyền thống cá thể, hệt như ngài đã làm với các phần khác trong Tin Mừng của ngài (xem E. Linnemann, Studien zur Passionsgeschichte, 174-175).
Các chủ đề quán xuyến trong trình thuật khổ nạn
Đọc kỹ các trình thuật khổ nạn trong bốn Tin Mừng chính qui (canonical), ta sẽ thấy đây không hẳn chỉ là việc thuật lại các biến cố thực sự xẩy ra. Duy các dị biệt giữa các trình thuật cũng đủ nói lên điều ấy. Nhiều nhân tố hay chủ đề quán xuyến (motifs) đã hiện diện trong đó. Ta cần khám phá ra các chủ đề này, trước khi đi vào trình thuật khổ nạn của Thánh Luca. Có hai loại chủ đề như thế: chủ đề thần học và chủ đề hộ giáo.
A. Chủ đề thần học
1. Sự nổi bật của đức tin vào Chúa Kitô phục sinh: Việc vang vọng lại sơ truyền nguyên khởi này (1Cr 15:3-5; Rm 4:25; Cv 2:36; 4:10) đã cho thấy điều này dù câu truyện thập giá được thuật lại, người ta vẫn luôn thấy nó đạt tới đỉnh cao ở praeconium paschale (tuyên xưng Phục Sinh): “Người không còn ở đây, nhưng đã sống lại!” (Lc 24:6; xem Mc 16:6; Mt 28:6). Các chi tiết bị bắt, bị tra vấn, bị Philatô xét xử, và đóng đinh không được thuật lại chỉ như một thất bại trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu, nhưng được sắp xếp qui hướng về việc tuyên xưng chiến thắng của Người đối với các bến cố ấy nhờ quyền năng Thiên Chúa. Chủ đề Christus victor mortis thời giáo phụ và thời trung cổ đã đủ nói lên những điều hàm chứa trong chính trình thuật khổ nạn.
2. Sự hoàn thành thánh ý Thiên Chúa: Điều này thấy rõ ở việc ám chỉ tới hay trích dẫn các đoạn Cựu Ước. Tin Mừng Luca 22:37 trích dẫn Bài Ca Người Tôi Tớ trong Isaia 53:12; Luca 23:34b-35 ám chỉ Thánh Vịnh người công chính (Tv 22:8, 19); Luca 23:36 ám chỉ Thánh Vịnh 69:22; Luca 23:46 ám chỉ Thánh Vịnh 31:6.
3. Khuynh hướng muốn cho thấy thân phận không chỉ có tính nhân bản của Chúa Giêsu: Sự biết trước và loan báo mơ hồ về việc Người bị phản bội (Mc 14:18-21; Lc 22:21-23) đã trở thành minh nhiên, khi tên của Giuđa được nhắc đến (Mt 26:25; Ga 13:21-26). Hay lời ám chỉ quyền năng của Người: hãy so sánh việc bắt giữ bình thường ở Mc 14:46 (=Mt 26:50) với việc nhắc đến “12 đạo binh thiên thần” và câu trả lời đầy uy nghi “Ta đây” (Ga 18:6) khiến những kẻ đến bắt Người phải té nhào. Hay việc bỏ lời kêu than cuối cùng của Chúa Giêsu trên Thánh Giá: trong Mc 15:34, lời kêu than đó là: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?” (Tv 22:1; xem Mt 27:46). Lời kêu than đó đã không được Thánh Luca ghi lại, có lẽ vì ngài nghĩ không thích hợp với môi miệng Con Thiên Chúa, thay vào đó, ngài ghi: “Lạy Cha, con phó linh hồn Con trong tay Cha!” (Lc 23:46; so sánh Tv31:6). Trong Tin Mừng Gioan (19:30), câu đó trở thành “thế là hoàn tất”.
B. Chủ đề hộ giáo
1. Xác quyết sự vô tội của Chúa Giêsu: Lời kết án Chúa Giêsu được ghi ở Mc 14:64c, Mt 26:66b, đã không còn trong Tin Mừng Luca (xem 22:71), thay vào đó, là ba lời xác quyết sự vô tội của Người (Lc 23:4, 14-15, 22 so sánh với Ga 18:38; 19:4, 6; Cv 3:13).
2. Khuynh hướng muốn gỡ tội cho Philatô và muốn đổ tội cho các lãnh tụ Do Thái: Khuynh hướng này thấy rõ khi ta so sánh giữa bốn Tin Mừng với nhau. Trong Mc 14: 1, 43, 53, 55; 15:1, 11 các lãnh tụ Do Thái được nhắc tới, và trong Mc 15:15, cả Philatô cũng bị ám chỉ “vì muốn làm đám đông thỏa lòng”. Trình thuật khổ nạn của Tin Mừng Mátthêu khác chút đỉnh so với trình thuật Máccô trong những đoạn song hành (Mt 26:3, 47, 57, 59; 27:1, 20). Nhưng một cách đặc biệt, các điều Thánh Mátthêu thêm vào đã phần nào thay đổi vai trò của Philatô: (a) Vợ ông ta cảnh giác ông ta đừng làm gì “với người vô tội ấy” (Mt 27:19); (b). Philatô rửa tay và công khai tuyên bố mình vô can “tôi vô tội đối với máu của người này; các ngươi hãy tự lo liệu lấy”. Và toàn dân đã đáp lại “máu hắn đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27:24-25); (c) Các thượng tế và Biệt Phái yêu cầu Philatô cung cấp lính canh mồ (Mt 27:62). Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca, một trình thuật cũng lệ thuộc trình thuật Máccô nhưng độc lập đối với trình thuật Mátthêu, tiếp tục khuynh hướng này một cách khác. Thánh Luca thường tách biệt “dân” hay “đám đông” (Lc 22:2, 23:27, 35a, 48) ra khỏi các nhà lãnh đạo hay các “trưởng lão, thượng tế và kinh sĩ” (Lc 22:2, 52, 54; 23:1, 4, 13, 35b, 51). Ngài loại bỏ mọi việc nhắc tới các chứng từ hay cáo buộc gian dối về việc phá hủy Đền Thờ và thay vào đó, trình bầy Chúa Giêsu bị các nhà lãnh đạo cáo buộc phạm tội khuấy động chính trị mà thôi (Lc 23:2, 5, 18-19). Philatô tuyên bố Chúa Giêsu vô tội ba lần (Lc 23:4, 14-15, 22). Khi cuối cùng Philatô đầu hàng, Thánh Luca giải thích “tiếng nói của họ đã thắng thế” và Philatô trao Chúa Giêsu “theo ý họ muốn” (Lc 23: 23-25); và họ “điệu Chúa Giêsu đi” đóng đinh (câu 26). Trong các câu này, “họ” có thể chỉ muốn nói tới “các trưởng tế, thủ lãnh, và dân chúng” (câu 13). Chỉ ở câu 36, lính Rôma mới xuất hiện. Điều nghịch lý là, chính viên bách quản Rôma đã tuyên xưng “người này quả vô tội” (câu 47). Cuối cùng, trong trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan, điều xuất hiện trong trình thuật Luca đã được nói tới một cách trọn vẹn. Caipha tuyên bố sự thích đáng của án tử dành cho Chúa Giêsu (Ga 11:47-53, nhất là câu 50). Binh lính và các sĩ quan của các thượng tế và Biệt Phái thương lượng với Giuđa (Ga 18:3, 12-14). Khi Chúa Giêsu bị điệu tới trước Philatô, Người lại được tuyên bố vô tội 3 lần (Ga 18: 38; 19:4, 6), và Philatô tìm cách tha Người (Ga 18:31; 19:12). Và khi Philatô nhượng bộ (Ga 19:16), ông ta trao Chúa Giêsu “cho họ” (các thượng tế nói ở câu 15) và họ lãnh Chúa Giêsu, “Người đi ra, vai vác thập giá” (Ga 19:17).
3. Khuynh hướng muốn lượng thứ tội đào ngũ của các môn đệ: Trong Mc 14:50, “tất cả đều bỏ rơi Người” và hình thức đào ngũ tồi tệ hơn cả đã được tượng trưng bằng việc mô tả một thanh niên bỏ cả áo xống mà chạy truồng (Mc 14: 51-52). Tin Mừng Luca không có câu nào song hành với Mc 14:50, nhưng trong số các người đứng cạnh cảnh đóng đinh, không những có các phụ nữ theo Người từ Galilê, mà còn có “tất cả những người quen biết Chúa Giêsu” (pantes hoi gnostoi [giống đực!]: Lc 23:49). Trong Ga 18:8c, Chúa Giêsu cho phép họ đi! Trong khi lời tiên đoán đào ngũ liên quan tới mọi môn đệ trong Mc 14:27 và Mt 26:31, thì chỉ có Phêrô là sa lưới Satan trong Lc 22:31-34.
Các chủ đề trên, do đó, đã thêm mầu sắc cho các trình thuật khổ nạn và cho thấy những nét trong đó vượt quá việc chỉ phúc trình các sự kiện. Trong các trình thuật này, còn có đặc điểm cổ vũ nữa, vì cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mau chóng trở thành khuôn mẫu cho sự đau khổ và bị bách hại của các môn đệ Người. Cuộc tử đạo của Stêphanô trong Công Vụ 7:54-8:1 đã được thuật lại phỏng theo cái chết của Chúa Giêsu. Một số chủ đề quán xuyến như tỉnh thức, cầu nguyện, sự cam chịu của Chúa Giêsu… đã được đưa vào trình thuật chắc chắn vì lý do này.
Điều cũng rõ ràng là một số dị biệt giữa các trình thuật khổ nạn chính qui là do việc chọn lựa tài liệu. Các chủ đề và khuynh hướng đã khám phá được có thể giải thích một số chọn lựa này hay việc sắp đặt chúng. Nhưng điều nên coi như hiển nhiên là không tin mừng gia nào đã kể trọn câu truyện như nó diễn ra thực sự. Nếu, ở điểm này, truyền thống Tin Mừng vẫn duy trì được sự tiếp xúc tốt đẹp nhất với các sự kiện lịch sử, thì hẳn nó cũng đã lên mầu sắc cho chúng bằng các chủ đề và khuynh hướng này. Cũng nên coi như rõ ràng điều này nữa: cái phần mà bộ phận của truyền thống này vốn đóng trong đời sống Giáo Hội sơ khai không phải chỉ là phần kể lại những điều thực sự đã xẩy ra. Điều quan trọng hơn nhiều là những gì rao giảng phải đề cập tới những gì Chúa Giêsu thành Nadarét hoàn thành cho nhân loại. Ở phần này của truyền thống Tin Mừng, chúng ta không những được nghe một trình thuật về những gì thực sự xẩy ra trong những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu trên dương thế, mà hơn nữa, còn được đọc lời giải thích ưu tuyển, vì được linh hứng, về nó nữa. Lời giải thích này sẽ được vang vọng nhiều cách xuyên suốt các trước tác khác của Tân Ước.
Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca
Trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô là trình thuật ngắn nhất trong 4 trình thuật chính qui và không có bất cứ truyền thống đặc biệt riêng nào ngoại trừ việc chạy trốn của người môn đệ trẻ không quần áo (Mc 4:51-52). Nếu tách chi tiết này ra khỏi câu truyện Chúa Giêsu bị bắt (Mc 14: 43-50), thì trình thuật của Thánh Máccô sẽ gồm 18 tình tiết. Hai mươi tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca tương hợp với 14 tình tiết của Thánh Máccô với hầu như cùng một thứ tự. Sợi chỉ xuyên suốt trình thuật của ngài là dựa vào Thánh Máccô. Sự tương hợp có ý nghĩa này cho thấy rõ sự tùy thuộc của Thánh Luca vào trình thuật của Thánh Máccô ở phần này của Tin Mừng do ngài soạn thảo. Sự dị biệt giữa Thánh Luca và thánh Máccô trong phương diện này phần lớn chỉ là những bỏ bớt hay thêm thắt nhỏ nhoi. Thánh Luca bỏ 4 tình tiết: xức dầu thơm tại Bêtania (Mc 14:3-9, vì đã có Lc 7:36-50); Chúa Giêsu tiên đóan các môn đệ sẽ bỏ trốn (Mc 14: 27-28, vì các môn đệ không bỏ trốn trong Tin Mừng của ngài); người môn đệ trần truồng chạy trốn (cả câu trước đó, câu 50, Mc 14:51-2); và các binh sĩ nhạo báng (Mc 15:16-20abc). Nhưng Tin Mừng Luca thêm bài diễn văn 4 phần vào cuối câu truyện Tiệc Ly (Lc 22:21-23, 24-30, 31-34, 35-38), và hai trình thuật: Chúa Giêsu tới Hêrốt (Lc 23:6-12; và Philatô xét xử (Lc 23:13-16).
Tuy nhiên, chất liệu của các tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca thì thỉnh thoảng khá khác với chất liệu trong các câu song hành của Thánh Máccô. Cũng như ở những chỗ khác trong Tin Mừng của mình, Thánh Luca được linh hứng bởi trình thuật khổ nạn của nguồn Máccô, nhất là thứ tự của nó, nhưng một là ngài tích hợp vào đó những gì đã rút tỉa được từ các chất liệu khác (từ nguồn Luca) hai là soạn lại các chất liệu của Thánh Máccô, có lẽ mạnh hơn những chỗ khác, hoặc ngay cả việc tự ý soạn ra một số câu. Chứng cớ của nguồn “Q” trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca chỉ tìm thấy ở Lc 22:28-30 mà thôi.
Trong thế kỷ 20, người ta đặt câu hỏi liệu Thánh Luca có dùng một trình thuật khổ nạn gắn bó, độc lập khác song song với nguồn Máccô hay không. Một số các học giả Thánh Kinh trả lời khẳng định. Họ trưng ra ba lý do sau đây: (a) Ở chỗ này, một số lượng khá lớn các chất liệu của nguồn Luca đã được sử dụng cùng với những gì phát xuất từ nguồn Máccô; (b) khá nhiều các trường hợp trong đó hai trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan và của Thánh Luca giống nhau, trong khi các chi tiết chính xác thì không thấy có trong các trình thuật của Thánh Máccô và của Thánh Mátthêu; và (c) Ở đây, Thánh Luca ít duy trì các chữ hay các câu của Thánh Máccô hơn ở các chỗ khác trong Tin Mừng của ngài (chỉ là 27 phần trăm so với 50 phần trăm ở các chỗ khác).
Tuy nhiên, cũng gần bằng ấy các học giả Thánh Kinh cho rằng Thánh Luca chỉ sửa đổi trình thuật khổ nạn của truyền thống Máccô mà thôi bằng cách thêm vào đó một số sự kiện hay lời nói khác lấy từ nguồn Luca, hoặc nguồn Q, hay biên tập nguồn Máccô và tự ý soạn thảo một số chất liệu.
Quan điểm thứ hai xem ra hữu lý hơn. Một phần vì có tới 14 tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca tương tự với các tình tiết trong trình thuật của Thánh Máccô, cả trong thứ tự của chúng. Các tương tự này bao gồm: (a) các biến cố mở đầu (Lc 22:1-38) và (b) khổ nạn, chết và chôn xác Chúa Giêsu (Lc 22:39-56a). Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, các biến cố mở đầu phải được coi là thành phần của trình thuật khổ nạn.
Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca nhằm trình bầy số phận của Chúa Giêsu một cách khá chuyên biệt. Sau đây là các yếu tố lên đặc điểm cho trình thuật của Thánh Luca:
a) Khung cảnh của câu truyện không còn là Đền Thờ nữa. Đền Thờ, “nhà Cha Ta” (Lc 2:49) đã được thanh tẩy để trở thành khung cảnh cho thừa tác vụ giảng dậy của Chúa Giêsu ở Giêrusalem. Ở đấy, Người tuyên đọc lời phán xử chính Giêrusalem (Lc 21:20) và các lãnh tụ của nó (Lc 20:19). Giờ đây, Giêrusalem và các lãnh tụ của nó sẽ tuyên đọc lời phán xử Chúa Giêsu. Phần này của Tin Mừng Luca bắt đầu với âm mưu của các lãnh tụ mà đỉnh cao sẽ là việc xét xử Người.
b) Chiến thắng của Chúa Giêsu đối với sự ác được mô tả trong vai trò của Satan, hiện thân của sự ác. Sau khi lìa bỏ Chúa Giêsu “để đợi dịp” (Lc 4:13), nay nó trở lại bằng cách “nhập vào Giuđa” (Lc 22:3), tìm cách “sàng” các môn đệ “như sàng lúa” (Lc 22:31) và đã thành công trong việc làm cho Thánh Phêrô chối chúa Giêsu, vì nay là “giờ” của nó và giờ của nó là “quyền lực tối tăm” (Lc 22:53). Sự can dự của Satan vào trình thuật khổ nạn là độc đáo đối với Thánh Luca trong truyền thống Nhất Lãm; nhưng đây là một yếu tố ngài chia sẻ với Thánh Gioan (Ga 13:2, 27: cả trpng cách dùng từ chuyên biệt, chính xác). Thành thử, không phải người Rôma đóng vai chủ yếu đối với số phận của Chúa Giêsu mà là người môn đệ bị quỉ nhập, một môn đệ Do Thái quê ở Palestine, một “người trong nhóm Mười Hai” (Lc 22:3). Tuy nhiên, chiến thắng của Chúa Giêsu trên sự ác của ma quỉ đã được ngụ ý trong lời Chúa Giêsu cầu nguyện cho Thánh Phêrô (Lc 22:31) và trong lời Người nói với người trộm lành trên thập giá (Lc 23:43).
c) Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca chia sẻ với các trình thuật Nhất Lãm khác hình ảnh Chúa Giêsu thanh thản đối diện với sự chết vì hiểu rõ rằng đây là thánh ý Chúa Cha dành cho Người (Lc 22:39-46). Nhưng Thánh Luca có lối diễn tả chuyên biệt cho hình ảnh này ở Lc 22: 37 trong Bữa Tiệc Ly (xem thêm Lc 24:7, 26). Điều này vượt trên mọi nhấn mạnh của Thánh Luca về lòng thương xót, sự tha thứ, sức mạnh chữa lành, việc cầu nguyện và cảm thương của Chúa Giêsu. Hơn nữa, Chúa Giêsu của Thánh Luca đối diện với sự chết, không bị bỏ trốn, cô đơn và cô lập như trong Tin Mừng Máccô, nhưng được “đi theo” bởi các “con gái Giêrusalem” than khóc (Lc 23:28), “những người đàn bà cùng đến với Người từ Galilê” và “tất cả những kẻ quen biết” Người (Lc 23:49). Cũng nên kể tới thiện cảm của tội nhân đã xám hối cùng chịu đóng đinh với Người, khiến Người nói lời cảm thương sau cùng với anh ta “Hôm nay, bạn sẽ ở trên Thiên Đường với tôi” (Lc 23:43).
d) Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca là sự tiếp nối của trình thuật du hành ở điểm trước nhất, nó là “con đường” Chúa Giêsu sẽ du hành trong chuyến trở về với Chúa Cha (xem Lc 9:51; 17:25; 24:7,26). Người du hành trên con đường này theo một nghĩa đặc biệt như vị tiền hô, người tiền phong, và mở đường, đúng là người bị thúc đẩy trực diện với số phận mình (xem Lc 13:33; 17:25; 22:37). Và Người đã trực diện số phận này tại Giêrusalem như một người chính trực (Lc 23:41, 47), và, trên hết, hoàn toàn sẵn lòng (Lc 22:42, 51).
e) Sự chiến thắng của Chúa Giêsu đối với sự ác của Satan cũng đem lại cho trình thuật khổ nạn của Thánh Luca một khía cạnh cổ vũ mà các Tin Mừng khác không có. Theo học giả M. Dibelius (From Tradition to Gospel 201):
“Đấng Cứu Thế đau khổ là Người của Thiên Chúa đang bị tấn công bời các quyền lực sự ác, và qua lòng kiên nhẫn và tha thứ, là mẫu mực của người vô tội chịu đau khổ. Thánh Luca coi các biến cố này…không như để hoàn tất công trình cứu rỗi cho bằng như câu truyện về một người thánh thiện kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Hiệu quả văn chương của quan điểm này là Thánh Luca trình bầy cuộc Khổ Nạn như một cuộc tử đạo”.
Quả thực Chúa Giêsu của Thánh Luca chết như “mẫu mực của người vô tội chịu đau khổ”, nhưng Người cũng hoàn tất công trình cứu rỗi cho nhân loại, dù cái chết của Người là một hình thức tử đạo. X. Léo-Dufour đúng hơn khi cho rằng trình thuật khổ nạn của Thánh Luca là một bi kịch trong đó độc giả được mời tham dự, tương kết giống như Simong thành Cyrene, vác thập giá phía sau Chúa Giêsu:
“Độc giả được mời, không còn để làm một hành vi đức tin đơn giản vào Thiên Chúa, Đấng đã hoàn tất Thánh Kinh và vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa được tỏ hiện trong cái chết của Người. Không như Thánh Máccô, Thánh Luca giải thích mầu nhiệm đang diễn ra, giống như Thánh Mátthêu. Độc giả không còn được mời một cách chuyên biệt để thờ lạy con người của Chúa Giêsu mà lúc này đã tự tỏ lộ là Con Thiên Chúa, là Chúa Tể Toàn Năng (Mátthêu), mà là để thừa nhận điểm yếu của Người với Thánh Phêrô và cái xấu của ngài cũng như với tất cả những người kết án Chúa Giêsu, để thờ lạy lòng thương xót vô bờ của Chúa Giêsu… và đặc biệt tham dự vào sự kiên nhẫn của Người… Chúa Giêsu không chỉ là một mẫu mực; Người tiêu biểu cho những người công chính bị bách hại, tự đảm nhận vào con người của Người cơn bách hại của mọi thời đại và qua chính cuộc chiến thắng của Người, Người mạc khải cuộc chiến thắng của các môn đệ” (Récits de la Passion, Dictionnaire de la Bible 6 [1960] 1476).
Ta hãy tìm hiểu xem, ngòi bút “sử gia” của Thánh Luca đã tường thuật ra sao biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu?
Trình thuật Khổ Nạn
Trước khi đi vào trình thuật Khổ Nạn của Thánh Luca, ta hãy tìm hiểu các nét chung của trình thuật Khổ Nạn.
Theo linh mục Joseph A. Fitzmeyer, S.J, trong The Gospel According to Luke (X-XXIV), giống trình thuật tuổi thơ và trình thuật phục sinh, trình thuật khổ nạn là một trong các phân hạng của thể loại văn chương tin mừng. Ngay từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các học giả Thánh Kinh vốn đã có thói quen coi trình thuật khổ nạn là phần đầu tiên của truyền thống tin mừng đã đạt tới hình thức một trình thuật liên tục hay có liên kết với nhau.
Ta có thể dựa vào một số điểm sau đây để thấy rõ điều vừa nói:
1) Thánh Phaolô có biết đến “câu truyện thập giá” (1Cr 1:18). Tiếng Hy Lạp, thực ra là logos được Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch sang tiếng Việt là “lời rao giảng”. Tuy nhiên, với Thánh Phaolô, hạn từ này dùng để chỉ bản tóm lược các biến cố nổi tiếng và được nhắc đi nhắc lại liên quan tới việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh và qua đời.
2) Dù tỏ ra ít lưu ý tới chính lời Chúa Giêsu nói (thí dụ 1Tx 4:15, chỉ cho biết Chúa Giêsu có nói, nhưng không trích chính lời Người nói), Thánh Phaolô nhắc rất nhiều tới cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, việc Người qua đời và được chôn cất: Bữa Tiệc Ly, bị phản bội, chịu đau khổ, thập giá, chịu đóng đinh, “bị treo trên cây”, chết, được chôn cất, “những người Do Thái giết Chúa Giêsu”… Dù các biến cố này được nhắc lẻ tẻ trong các trước tác của Thánh Phaolô, và thường được nhắc trong ngữ cảnh thần học nhiều hơn là sử học, chúng vẫn cho thấy Thánh Phaolô biết rõ “câu truyện thập giá’ theo nghĩa một trình thuật có liên kết.
3) Cả bốn tin mừng chính thức đều có trình thuật khổ nạn với những điểm tương tự rất đáng lưu ý: Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội, bữa tiệc ly với các môn đệ, bị bắt ở khu vực bên ngoài thành phố, Phêrô chối Thầy, bị tra khảo trước mặt thượng tế, xuất hiện trước Philatô, bị dẫn đi chịu tử hình, bị đóng đinh, có bản án trên thập tự, chết và chôn cất. Các điểm tương tự này hiếm thấy trong các phần còn lại của các Tin Mừng. Nó “có bản chất một trình thuật lịch sử có tính nối kết hơn bất cứ phần nào khác của truyền thống; nó chứng tỏ: các Tin Mừng Gia đã sử dụng được một phức hợp tương đối ổn định của các câu truyện.
4) Xem ra cái cốt lõi tiên khởi của nhiều câu truyện được kết nối với nhau này có được là nhờ việc mở rộng một tuyên xưng nào đó mà các mảnh sơ truyền còn được lưu truyền ở 1Cr 15:3-4: Chúa Kitô chết vì tội lỗi ta… được mai táng… sống lại vào ngày thứ ba.
5) Việc thấy cần phải có một trình thuật liên tục hay nối kết với nhau như trên chắc chắn phát sinh từ kinh nghiệm của các nhà rao giảng hay truyền bá Kitô Giáo tiên khởi trong việc đương đầu với các bác khước đại loại như “Vậy, nếu ông ấy là Đấng Mêxia của Thiên Chúa, thì tại sao kết cục lại bị đóng đinh? Nếu ông ấy là tác nhân của Thiên Chúa trong việc cứu rỗi con người, thì tại sao Thiên Chúa lại để ông ấy chịu chết như một phạm nhân trên thập giá?” Trong tình huống như thế, Người mau chóng trở thành “một ô nhục đối với người Do Thái, một điên rồ đối với người Ngoại Giáo” (1Cr 1:23). Như M. Dibelius, trong From Tradition to Gospel (New York, Scribner’s 1939), từng viết:
“Nếu điều được rao giảng là chứng tá cứu rỗi, thì, trong số tất cả các tư liệu có liên quan, chỉ có tư liệu này, Cuộc Khổ Nạn, mới có ý nghĩa thực sự trong sứ điệp. Vì điều phải xử lý chính là hành vi đầu tiên của ngày chung cục thế giới như lúc ấy đang tin tưởng và hy vọng. Ở đây, ơn cứu rỗi là điều trông thấy không những trong con người và lời nói của Chúa, mà còn cả trong sự nối tiếp nhau của một số biến cố. Đặt các vấn đề này vào thế nối kết của chúng tương ứng với một nhu cầu, và càng cần hơn nữa vì một bản mô tả duy nhất các hậu quả của Khổ Nạn và Phục Sinh mới giải quyết được nghịch lý của Thập Giá, chỉ duy một nối kết hữu cơ các biến cố mới thoả mãn được nhu cầu giải thích, và chỉ duy việc nối lại với nhau các biến cố cá thể mới giải quyết được vấn đề trách nhiệm”.
Với câu hỏi trên, lời của Thánh Phêrô có thể được coi là câu trả lời: “Đấng Giêsu này, Đấng mà các ông đã đóng đinh, Thiên Chúa đã biến thành cả Chúa Tể lẫn Đấng Mêxia” (Công Vụ 2:36).
Tuy nhiên, trước thời Thánh Máccô, có phải đã có một câu truyện liên tục làm trình thuật khổ nạn nguyên khởi dưới hình thức viết hay không? Đây là một câu hỏi khó trả lời. Một số học giả Thánh Kinh đồng hóa trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô với hình thức nguyên khởi mà ngài được truyền thụ. Nhưng các dị biệt trong các Tin Mừng Máccô, Luca và Gioan cho thấy các tin mừng gia đã thừa hưởng một trình thuât ngắn hơn so với trình thuật Máccô. Đây là nhận định của những học giả như X. Léon-Dufour (Récits de la Passion, 1425). Họ cho rằng trình thuật nguyên khởi đó bắt đầu với việc bắt giữ Chúa Giêsu. Vì trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan chỉ nhất trí với trình thuật của Thánh Máccô một cách lỏng lẻo từ lúc Chúa Giêsu vào Giêrusalem cho tới lúc Người bị bắt, nhưng sau đó thì nhất trí với nhau nhiều hơn nhiều.
Các học giả trên cho rằng việc khai triển truyền thống trên diễn biến như sau: a) Trước hết là lời tuyên xưng sơ truyền như trong 1Cr 15:3b-5; b) một trình thuật ngắn, bắt đầu với việc Chúa Giêsu bị bắt; c) một trình thuật dài, bắt đầu với việc Chúa Giêsu vào Giêrusalem và bao gồm việc Người thanh tẩy Đền Thờ, Chúa Giêsu bị hạch hỏi về thẩm quyền, công bố việc Giuđa phản bội, Bữa Tiệc Ly, và lời cầu nguyện ở Diệtsimani; d) trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này dựa vào việc phê bình soạn thảo (redaction-critical) cho thấy thực ra Thánh Máccô đã xây dựng trình thuật khổ nạn của ngài từ nhiều truyền thống cá thể, hệt như ngài đã làm với các phần khác trong Tin Mừng của ngài (xem E. Linnemann, Studien zur Passionsgeschichte, 174-175).
Các chủ đề quán xuyến trong trình thuật khổ nạn
Đọc kỹ các trình thuật khổ nạn trong bốn Tin Mừng chính qui (canonical), ta sẽ thấy đây không hẳn chỉ là việc thuật lại các biến cố thực sự xẩy ra. Duy các dị biệt giữa các trình thuật cũng đủ nói lên điều ấy. Nhiều nhân tố hay chủ đề quán xuyến (motifs) đã hiện diện trong đó. Ta cần khám phá ra các chủ đề này, trước khi đi vào trình thuật khổ nạn của Thánh Luca. Có hai loại chủ đề như thế: chủ đề thần học và chủ đề hộ giáo.
A. Chủ đề thần học
1. Sự nổi bật của đức tin vào Chúa Kitô phục sinh: Việc vang vọng lại sơ truyền nguyên khởi này (1Cr 15:3-5; Rm 4:25; Cv 2:36; 4:10) đã cho thấy điều này dù câu truyện thập giá được thuật lại, người ta vẫn luôn thấy nó đạt tới đỉnh cao ở praeconium paschale (tuyên xưng Phục Sinh): “Người không còn ở đây, nhưng đã sống lại!” (Lc 24:6; xem Mc 16:6; Mt 28:6). Các chi tiết bị bắt, bị tra vấn, bị Philatô xét xử, và đóng đinh không được thuật lại chỉ như một thất bại trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu, nhưng được sắp xếp qui hướng về việc tuyên xưng chiến thắng của Người đối với các bến cố ấy nhờ quyền năng Thiên Chúa. Chủ đề Christus victor mortis thời giáo phụ và thời trung cổ đã đủ nói lên những điều hàm chứa trong chính trình thuật khổ nạn.
2. Sự hoàn thành thánh ý Thiên Chúa: Điều này thấy rõ ở việc ám chỉ tới hay trích dẫn các đoạn Cựu Ước. Tin Mừng Luca 22:37 trích dẫn Bài Ca Người Tôi Tớ trong Isaia 53:12; Luca 23:34b-35 ám chỉ Thánh Vịnh người công chính (Tv 22:8, 19); Luca 23:36 ám chỉ Thánh Vịnh 69:22; Luca 23:46 ám chỉ Thánh Vịnh 31:6.
3. Khuynh hướng muốn cho thấy thân phận không chỉ có tính nhân bản của Chúa Giêsu: Sự biết trước và loan báo mơ hồ về việc Người bị phản bội (Mc 14:18-21; Lc 22:21-23) đã trở thành minh nhiên, khi tên của Giuđa được nhắc đến (Mt 26:25; Ga 13:21-26). Hay lời ám chỉ quyền năng của Người: hãy so sánh việc bắt giữ bình thường ở Mc 14:46 (=Mt 26:50) với việc nhắc đến “12 đạo binh thiên thần” và câu trả lời đầy uy nghi “Ta đây” (Ga 18:6) khiến những kẻ đến bắt Người phải té nhào. Hay việc bỏ lời kêu than cuối cùng của Chúa Giêsu trên Thánh Giá: trong Mc 15:34, lời kêu than đó là: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?” (Tv 22:1; xem Mt 27:46). Lời kêu than đó đã không được Thánh Luca ghi lại, có lẽ vì ngài nghĩ không thích hợp với môi miệng Con Thiên Chúa, thay vào đó, ngài ghi: “Lạy Cha, con phó linh hồn Con trong tay Cha!” (Lc 23:46; so sánh Tv31:6). Trong Tin Mừng Gioan (19:30), câu đó trở thành “thế là hoàn tất”.
B. Chủ đề hộ giáo
1. Xác quyết sự vô tội của Chúa Giêsu: Lời kết án Chúa Giêsu được ghi ở Mc 14:64c, Mt 26:66b, đã không còn trong Tin Mừng Luca (xem 22:71), thay vào đó, là ba lời xác quyết sự vô tội của Người (Lc 23:4, 14-15, 22 so sánh với Ga 18:38; 19:4, 6; Cv 3:13).
2. Khuynh hướng muốn gỡ tội cho Philatô và muốn đổ tội cho các lãnh tụ Do Thái: Khuynh hướng này thấy rõ khi ta so sánh giữa bốn Tin Mừng với nhau. Trong Mc 14: 1, 43, 53, 55; 15:1, 11 các lãnh tụ Do Thái được nhắc tới, và trong Mc 15:15, cả Philatô cũng bị ám chỉ “vì muốn làm đám đông thỏa lòng”. Trình thuật khổ nạn của Tin Mừng Mátthêu khác chút đỉnh so với trình thuật Máccô trong những đoạn song hành (Mt 26:3, 47, 57, 59; 27:1, 20). Nhưng một cách đặc biệt, các điều Thánh Mátthêu thêm vào đã phần nào thay đổi vai trò của Philatô: (a) Vợ ông ta cảnh giác ông ta đừng làm gì “với người vô tội ấy” (Mt 27:19); (b). Philatô rửa tay và công khai tuyên bố mình vô can “tôi vô tội đối với máu của người này; các ngươi hãy tự lo liệu lấy”. Và toàn dân đã đáp lại “máu hắn đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27:24-25); (c) Các thượng tế và Biệt Phái yêu cầu Philatô cung cấp lính canh mồ (Mt 27:62). Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca, một trình thuật cũng lệ thuộc trình thuật Máccô nhưng độc lập đối với trình thuật Mátthêu, tiếp tục khuynh hướng này một cách khác. Thánh Luca thường tách biệt “dân” hay “đám đông” (Lc 22:2, 23:27, 35a, 48) ra khỏi các nhà lãnh đạo hay các “trưởng lão, thượng tế và kinh sĩ” (Lc 22:2, 52, 54; 23:1, 4, 13, 35b, 51). Ngài loại bỏ mọi việc nhắc tới các chứng từ hay cáo buộc gian dối về việc phá hủy Đền Thờ và thay vào đó, trình bầy Chúa Giêsu bị các nhà lãnh đạo cáo buộc phạm tội khuấy động chính trị mà thôi (Lc 23:2, 5, 18-19). Philatô tuyên bố Chúa Giêsu vô tội ba lần (Lc 23:4, 14-15, 22). Khi cuối cùng Philatô đầu hàng, Thánh Luca giải thích “tiếng nói của họ đã thắng thế” và Philatô trao Chúa Giêsu “theo ý họ muốn” (Lc 23: 23-25); và họ “điệu Chúa Giêsu đi” đóng đinh (câu 26). Trong các câu này, “họ” có thể chỉ muốn nói tới “các trưởng tế, thủ lãnh, và dân chúng” (câu 13). Chỉ ở câu 36, lính Rôma mới xuất hiện. Điều nghịch lý là, chính viên bách quản Rôma đã tuyên xưng “người này quả vô tội” (câu 47). Cuối cùng, trong trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan, điều xuất hiện trong trình thuật Luca đã được nói tới một cách trọn vẹn. Caipha tuyên bố sự thích đáng của án tử dành cho Chúa Giêsu (Ga 11:47-53, nhất là câu 50). Binh lính và các sĩ quan của các thượng tế và Biệt Phái thương lượng với Giuđa (Ga 18:3, 12-14). Khi Chúa Giêsu bị điệu tới trước Philatô, Người lại được tuyên bố vô tội 3 lần (Ga 18: 38; 19:4, 6), và Philatô tìm cách tha Người (Ga 18:31; 19:12). Và khi Philatô nhượng bộ (Ga 19:16), ông ta trao Chúa Giêsu “cho họ” (các thượng tế nói ở câu 15) và họ lãnh Chúa Giêsu, “Người đi ra, vai vác thập giá” (Ga 19:17).
3. Khuynh hướng muốn lượng thứ tội đào ngũ của các môn đệ: Trong Mc 14:50, “tất cả đều bỏ rơi Người” và hình thức đào ngũ tồi tệ hơn cả đã được tượng trưng bằng việc mô tả một thanh niên bỏ cả áo xống mà chạy truồng (Mc 14: 51-52). Tin Mừng Luca không có câu nào song hành với Mc 14:50, nhưng trong số các người đứng cạnh cảnh đóng đinh, không những có các phụ nữ theo Người từ Galilê, mà còn có “tất cả những người quen biết Chúa Giêsu” (pantes hoi gnostoi [giống đực!]: Lc 23:49). Trong Ga 18:8c, Chúa Giêsu cho phép họ đi! Trong khi lời tiên đoán đào ngũ liên quan tới mọi môn đệ trong Mc 14:27 và Mt 26:31, thì chỉ có Phêrô là sa lưới Satan trong Lc 22:31-34.
Các chủ đề trên, do đó, đã thêm mầu sắc cho các trình thuật khổ nạn và cho thấy những nét trong đó vượt quá việc chỉ phúc trình các sự kiện. Trong các trình thuật này, còn có đặc điểm cổ vũ nữa, vì cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mau chóng trở thành khuôn mẫu cho sự đau khổ và bị bách hại của các môn đệ Người. Cuộc tử đạo của Stêphanô trong Công Vụ 7:54-8:1 đã được thuật lại phỏng theo cái chết của Chúa Giêsu. Một số chủ đề quán xuyến như tỉnh thức, cầu nguyện, sự cam chịu của Chúa Giêsu… đã được đưa vào trình thuật chắc chắn vì lý do này.
Điều cũng rõ ràng là một số dị biệt giữa các trình thuật khổ nạn chính qui là do việc chọn lựa tài liệu. Các chủ đề và khuynh hướng đã khám phá được có thể giải thích một số chọn lựa này hay việc sắp đặt chúng. Nhưng điều nên coi như hiển nhiên là không tin mừng gia nào đã kể trọn câu truyện như nó diễn ra thực sự. Nếu, ở điểm này, truyền thống Tin Mừng vẫn duy trì được sự tiếp xúc tốt đẹp nhất với các sự kiện lịch sử, thì hẳn nó cũng đã lên mầu sắc cho chúng bằng các chủ đề và khuynh hướng này. Cũng nên coi như rõ ràng điều này nữa: cái phần mà bộ phận của truyền thống này vốn đóng trong đời sống Giáo Hội sơ khai không phải chỉ là phần kể lại những điều thực sự đã xẩy ra. Điều quan trọng hơn nhiều là những gì rao giảng phải đề cập tới những gì Chúa Giêsu thành Nadarét hoàn thành cho nhân loại. Ở phần này của truyền thống Tin Mừng, chúng ta không những được nghe một trình thuật về những gì thực sự xẩy ra trong những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu trên dương thế, mà hơn nữa, còn được đọc lời giải thích ưu tuyển, vì được linh hứng, về nó nữa. Lời giải thích này sẽ được vang vọng nhiều cách xuyên suốt các trước tác khác của Tân Ước.
Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca
Trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô là trình thuật ngắn nhất trong 4 trình thuật chính qui và không có bất cứ truyền thống đặc biệt riêng nào ngoại trừ việc chạy trốn của người môn đệ trẻ không quần áo (Mc 4:51-52). Nếu tách chi tiết này ra khỏi câu truyện Chúa Giêsu bị bắt (Mc 14: 43-50), thì trình thuật của Thánh Máccô sẽ gồm 18 tình tiết. Hai mươi tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca tương hợp với 14 tình tiết của Thánh Máccô với hầu như cùng một thứ tự. Sợi chỉ xuyên suốt trình thuật của ngài là dựa vào Thánh Máccô. Sự tương hợp có ý nghĩa này cho thấy rõ sự tùy thuộc của Thánh Luca vào trình thuật của Thánh Máccô ở phần này của Tin Mừng do ngài soạn thảo. Sự dị biệt giữa Thánh Luca và thánh Máccô trong phương diện này phần lớn chỉ là những bỏ bớt hay thêm thắt nhỏ nhoi. Thánh Luca bỏ 4 tình tiết: xức dầu thơm tại Bêtania (Mc 14:3-9, vì đã có Lc 7:36-50); Chúa Giêsu tiên đóan các môn đệ sẽ bỏ trốn (Mc 14: 27-28, vì các môn đệ không bỏ trốn trong Tin Mừng của ngài); người môn đệ trần truồng chạy trốn (cả câu trước đó, câu 50, Mc 14:51-2); và các binh sĩ nhạo báng (Mc 15:16-20abc). Nhưng Tin Mừng Luca thêm bài diễn văn 4 phần vào cuối câu truyện Tiệc Ly (Lc 22:21-23, 24-30, 31-34, 35-38), và hai trình thuật: Chúa Giêsu tới Hêrốt (Lc 23:6-12; và Philatô xét xử (Lc 23:13-16).
Tuy nhiên, chất liệu của các tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca thì thỉnh thoảng khá khác với chất liệu trong các câu song hành của Thánh Máccô. Cũng như ở những chỗ khác trong Tin Mừng của mình, Thánh Luca được linh hứng bởi trình thuật khổ nạn của nguồn Máccô, nhất là thứ tự của nó, nhưng một là ngài tích hợp vào đó những gì đã rút tỉa được từ các chất liệu khác (từ nguồn Luca) hai là soạn lại các chất liệu của Thánh Máccô, có lẽ mạnh hơn những chỗ khác, hoặc ngay cả việc tự ý soạn ra một số câu. Chứng cớ của nguồn “Q” trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca chỉ tìm thấy ở Lc 22:28-30 mà thôi.
Trong thế kỷ 20, người ta đặt câu hỏi liệu Thánh Luca có dùng một trình thuật khổ nạn gắn bó, độc lập khác song song với nguồn Máccô hay không. Một số các học giả Thánh Kinh trả lời khẳng định. Họ trưng ra ba lý do sau đây: (a) Ở chỗ này, một số lượng khá lớn các chất liệu của nguồn Luca đã được sử dụng cùng với những gì phát xuất từ nguồn Máccô; (b) khá nhiều các trường hợp trong đó hai trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan và của Thánh Luca giống nhau, trong khi các chi tiết chính xác thì không thấy có trong các trình thuật của Thánh Máccô và của Thánh Mátthêu; và (c) Ở đây, Thánh Luca ít duy trì các chữ hay các câu của Thánh Máccô hơn ở các chỗ khác trong Tin Mừng của ngài (chỉ là 27 phần trăm so với 50 phần trăm ở các chỗ khác).
Tuy nhiên, cũng gần bằng ấy các học giả Thánh Kinh cho rằng Thánh Luca chỉ sửa đổi trình thuật khổ nạn của truyền thống Máccô mà thôi bằng cách thêm vào đó một số sự kiện hay lời nói khác lấy từ nguồn Luca, hoặc nguồn Q, hay biên tập nguồn Máccô và tự ý soạn thảo một số chất liệu.
Quan điểm thứ hai xem ra hữu lý hơn. Một phần vì có tới 14 tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca tương tự với các tình tiết trong trình thuật của Thánh Máccô, cả trong thứ tự của chúng. Các tương tự này bao gồm: (a) các biến cố mở đầu (Lc 22:1-38) và (b) khổ nạn, chết và chôn xác Chúa Giêsu (Lc 22:39-56a). Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, các biến cố mở đầu phải được coi là thành phần của trình thuật khổ nạn.
Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca nhằm trình bầy số phận của Chúa Giêsu một cách khá chuyên biệt. Sau đây là các yếu tố lên đặc điểm cho trình thuật của Thánh Luca:
a) Khung cảnh của câu truyện không còn là Đền Thờ nữa. Đền Thờ, “nhà Cha Ta” (Lc 2:49) đã được thanh tẩy để trở thành khung cảnh cho thừa tác vụ giảng dậy của Chúa Giêsu ở Giêrusalem. Ở đấy, Người tuyên đọc lời phán xử chính Giêrusalem (Lc 21:20) và các lãnh tụ của nó (Lc 20:19). Giờ đây, Giêrusalem và các lãnh tụ của nó sẽ tuyên đọc lời phán xử Chúa Giêsu. Phần này của Tin Mừng Luca bắt đầu với âm mưu của các lãnh tụ mà đỉnh cao sẽ là việc xét xử Người.
b) Chiến thắng của Chúa Giêsu đối với sự ác được mô tả trong vai trò của Satan, hiện thân của sự ác. Sau khi lìa bỏ Chúa Giêsu “để đợi dịp” (Lc 4:13), nay nó trở lại bằng cách “nhập vào Giuđa” (Lc 22:3), tìm cách “sàng” các môn đệ “như sàng lúa” (Lc 22:31) và đã thành công trong việc làm cho Thánh Phêrô chối chúa Giêsu, vì nay là “giờ” của nó và giờ của nó là “quyền lực tối tăm” (Lc 22:53). Sự can dự của Satan vào trình thuật khổ nạn là độc đáo đối với Thánh Luca trong truyền thống Nhất Lãm; nhưng đây là một yếu tố ngài chia sẻ với Thánh Gioan (Ga 13:2, 27: cả trpng cách dùng từ chuyên biệt, chính xác). Thành thử, không phải người Rôma đóng vai chủ yếu đối với số phận của Chúa Giêsu mà là người môn đệ bị quỉ nhập, một môn đệ Do Thái quê ở Palestine, một “người trong nhóm Mười Hai” (Lc 22:3). Tuy nhiên, chiến thắng của Chúa Giêsu trên sự ác của ma quỉ đã được ngụ ý trong lời Chúa Giêsu cầu nguyện cho Thánh Phêrô (Lc 22:31) và trong lời Người nói với người trộm lành trên thập giá (Lc 23:43).
c) Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca chia sẻ với các trình thuật Nhất Lãm khác hình ảnh Chúa Giêsu thanh thản đối diện với sự chết vì hiểu rõ rằng đây là thánh ý Chúa Cha dành cho Người (Lc 22:39-46). Nhưng Thánh Luca có lối diễn tả chuyên biệt cho hình ảnh này ở Lc 22: 37 trong Bữa Tiệc Ly (xem thêm Lc 24:7, 26). Điều này vượt trên mọi nhấn mạnh của Thánh Luca về lòng thương xót, sự tha thứ, sức mạnh chữa lành, việc cầu nguyện và cảm thương của Chúa Giêsu. Hơn nữa, Chúa Giêsu của Thánh Luca đối diện với sự chết, không bị bỏ trốn, cô đơn và cô lập như trong Tin Mừng Máccô, nhưng được “đi theo” bởi các “con gái Giêrusalem” than khóc (Lc 23:28), “những người đàn bà cùng đến với Người từ Galilê” và “tất cả những kẻ quen biết” Người (Lc 23:49). Cũng nên kể tới thiện cảm của tội nhân đã xám hối cùng chịu đóng đinh với Người, khiến Người nói lời cảm thương sau cùng với anh ta “Hôm nay, bạn sẽ ở trên Thiên Đường với tôi” (Lc 23:43).
d) Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca là sự tiếp nối của trình thuật du hành ở điểm trước nhất, nó là “con đường” Chúa Giêsu sẽ du hành trong chuyến trở về với Chúa Cha (xem Lc 9:51; 17:25; 24:7,26). Người du hành trên con đường này theo một nghĩa đặc biệt như vị tiền hô, người tiền phong, và mở đường, đúng là người bị thúc đẩy trực diện với số phận mình (xem Lc 13:33; 17:25; 22:37). Và Người đã trực diện số phận này tại Giêrusalem như một người chính trực (Lc 23:41, 47), và, trên hết, hoàn toàn sẵn lòng (Lc 22:42, 51).
e) Sự chiến thắng của Chúa Giêsu đối với sự ác của Satan cũng đem lại cho trình thuật khổ nạn của Thánh Luca một khía cạnh cổ vũ mà các Tin Mừng khác không có. Theo học giả M. Dibelius (From Tradition to Gospel 201):
“Đấng Cứu Thế đau khổ là Người của Thiên Chúa đang bị tấn công bời các quyền lực sự ác, và qua lòng kiên nhẫn và tha thứ, là mẫu mực của người vô tội chịu đau khổ. Thánh Luca coi các biến cố này…không như để hoàn tất công trình cứu rỗi cho bằng như câu truyện về một người thánh thiện kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Hiệu quả văn chương của quan điểm này là Thánh Luca trình bầy cuộc Khổ Nạn như một cuộc tử đạo”.
Quả thực Chúa Giêsu của Thánh Luca chết như “mẫu mực của người vô tội chịu đau khổ”, nhưng Người cũng hoàn tất công trình cứu rỗi cho nhân loại, dù cái chết của Người là một hình thức tử đạo. X. Léo-Dufour đúng hơn khi cho rằng trình thuật khổ nạn của Thánh Luca là một bi kịch trong đó độc giả được mời tham dự, tương kết giống như Simong thành Cyrene, vác thập giá phía sau Chúa Giêsu:
“Độc giả được mời, không còn để làm một hành vi đức tin đơn giản vào Thiên Chúa, Đấng đã hoàn tất Thánh Kinh và vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa được tỏ hiện trong cái chết của Người. Không như Thánh Máccô, Thánh Luca giải thích mầu nhiệm đang diễn ra, giống như Thánh Mátthêu. Độc giả không còn được mời một cách chuyên biệt để thờ lạy con người của Chúa Giêsu mà lúc này đã tự tỏ lộ là Con Thiên Chúa, là Chúa Tể Toàn Năng (Mátthêu), mà là để thừa nhận điểm yếu của Người với Thánh Phêrô và cái xấu của ngài cũng như với tất cả những người kết án Chúa Giêsu, để thờ lạy lòng thương xót vô bờ của Chúa Giêsu… và đặc biệt tham dự vào sự kiên nhẫn của Người… Chúa Giêsu không chỉ là một mẫu mực; Người tiêu biểu cho những người công chính bị bách hại, tự đảm nhận vào con người của Người cơn bách hại của mọi thời đại và qua chính cuộc chiến thắng của Người, Người mạc khải cuộc chiến thắng của các môn đệ” (Récits de la Passion, Dictionnaire de la Bible 6 [1960] 1476).
Thứ Năm Tuần Thánh : Linh Mục chứng nhân Đức Kitô
Trần Văn Cảnh
10:12 24/03/2016
THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI
« MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ »
Truyện kể rằng : Thầy Tử lộ yết kiến đức Khổng Tử. Đức Khổng Tử hỏi: -Thế nào là người trí, thế nào là người nhân ? Thầy Tử lộ thưa : -Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết mình, người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình. Đức Khổng Tử bảo : -Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn .
Thầy Tử lộ ra. Thầy Tử Cống vào. Đức Khổng Tử lại hỏi người trí, người nhân là thế nào. Thầy Tử Cống thưa : -Người trí là người biết người, người nhân là người yêu người. Đức Khổng Tử bảo : -Nhà ngươi nói như vậy, cũng khá gọi là người có học vấn.
Thầy Tử Cống ra. Thầy Nhan Hồi vào. Đức Khổng lại đem trí, nhân ra hỏi. Thầy Nhan Hồi thưa: -Người trí là người tự biết mình, người nhân là người tự yêu mình. Đức Khổng Tử bảo : -Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi là bậc sĩ quân tử.
Lời bàn:
Cũng một chữ Trí, một chữ Nhân mà ba người đáp mỗi người một khác. Không phải là trí với nhân có lắm nghĩa, thay đổi khác nhau, đó là tuỳ theo cái trình độ học vấn, kiến thức của mỗi người, mà tư tưởng thuyết minh có phần hơn, kém, khác. Thầy Tử Lộ (Học trò giỏi của đức Khổng Tử, có tiếng về khoa chính sự yết kiến : đến thăm, hầu người trên học vấn : học để cho biết nhiều, hỏi để cho tỉnh) đáp như thế là người vụ ngoại, chỉ cần cho người ta biết mình, yêu mình mà thôi . Thầy Tử Cống (học trò giỏi của đức Khổng, có tiếng về khoa ngôn ngữ) đáp như thế là người quên mình chỉ biết người, yêu người mà thôi. So với thầy Tử Lộ thì cao hơn một bậc . Song chưa bằng thầy Nhan Hồi (học trò giỏi nhất của đức Khổng, có tiếng về khoa đức hạnh, sĩ quân tử : bậc người thượng lưu trong xã hội, có đức hạnh, có học vấn, có kiến thức) học như thế mới là học vị kỷ, nghĩa là học để tự biết mình và yêu mình trước rồi mới suy rộng ra đến biết người, yêu người. Biết mình yêu mình, không phải là có lòng tư kỷ hẹp hòi . Có biết mình thì mới tu tỉnh được tâm thần, cải quá, thiên thiện mà nên người ngay, người khá. [[1]].
Trong một lần người viết được chỉ định tham dự phái đoàn giáo xứ lên gặp Đức Ông Rambaud, trách nhiệm các tu sĩ, linh mục và cộng đoàn hải ngoại của Địa phận Paris. Mở đầu câu chuyện, Đức Ông Rambaud đã xác nhận với chúng tôi rằng ngài rất quí mến và tôn kính một linh mục, là Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, vì tính khiêm nhường và đơn sơ của ngài.
Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh trong cách hành xử khiêm nhường là một Nhan Hồi thời mới, không cần phải cho người ta biết mình. Đức Ông Giuse kín đáo và khiêm nhường suy nghĩ, tìm hiểu, nghiên cứu tích trữ cho mình một kho những khái niệm, trách nhiệm và công việc của « Một linh mục chứng nhân Kitô ». Cụ thể, Đức Ông Giuse biết rõ vai trò và sứ mệnh linh mục chứng nhân của mình. Rồi sau đó, về đường hành xử, ngài cũng có một thái độ cẩn trọng để làm đúng và làm tốt những công việc linh mục chứng nhân mà mình đã biết. Từ đó, một kết quả thiêng liêng liên tục và tích cực đã được Chúa giúp cho thâu nhận.
1. LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ BIẾT RÕ TRÁCH NHIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA MÌNH
Hai nguồn tài liệu cho thấy những ý nghĩ và quan niệm về linh mục chính xứ của cha Mai Đức Vinh. Thứ nhất là những đoạn nghiên cứu, viết trong sách « Hội Đồng Quí Chức », luận án tiến sĩ thần học mục vụ trình năm 1977, về « Trách nhiệm của linh mục trong họ đạo ». Thứ hai là loạt sáu bài trích dẫn những tài liệu chình thức của Giáo Hội, đặc biệt là của Công Đồng Vatican II, về những quan niệm liên hệ đến « Vai trò của linh mục trong giáo xứ » mà ngài muốn chia sẻ với cộng đoàn, khi mới được bổ nhiệm làm giám đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, được in trong tuần san mục vụ « Giáo Xứ Việt Nam », từ ngày 02.08.1981 đến ngày 28.09.1981.
11. TRÁCH NHIỆM CỦA LINH MỤC TRONG HỌ ĐẠO VIỆT NAM
Những đoạn nghiên cứu về « Trách nhiệm của linh mục trong họ đạo Việt nam » sau đây được trích ra từ tác phẩm « Hội Đồng quí chức », nguyên là luận án tiến sĩ thần học mục vụ của cha Mai Đức Vinh, trình năm 1977 về đề tài « Quý chức Họ đạo ở Việt Nam tham gia vào Thừa tác vụ của Linh mục »[[2]].
111. Trách nhiệm tổng quát của linh mục trong họ đạo
Là nguời duy nhất có trách nhiệm làm trôi chảy mọi việc trong họ đạo đã được trao phó cho ngài. Vì vậy ngài là người đứng đầu chỉ huy họ đạo hay giáo xứ. Ngài nắm trong tay tất cả mọi quyền cần thiết để điều khiển giáo xứ, trừ truờng hợp Giáo luật dành riêng cho Đức Giám Mục. Để trông nom những giáo dân được ủy nhiệm cho ngài, ngài có một dấu triện riêng.
Đối với người Công Giáo Việt Nam, nhất là đối với những chức việc, linh mục là cha linh hồn, là người đại diện cho Chúa, là thầy dạy. Mọi người đều nghe theo, kính trọng, tin tưởng và vâng lời ngài. Nhưng cùng lúc, giáo dân theo dõi đời sống của linh mục.
Họ xem như một tai tiếng lớn khi thấy linh mục thiếu trang nghiêm trong đời sống mục vụ. Và do đó có những chuyện đáng tiếc xảy ra giữa họ đạo và linh mục. Vì ý thức được những vấn đề này, trong những thư chung của các giám mục, những cuốn Chỉ Nam và văn bản các công nghị đã luôn khuyến khích các linh mục phải gắng sức sống cho đúng đời sống tu trì: lòng đạo sâu xa, sự nhiệt tình trong công việc tông đồ, chăm sóc và kiên nhẫn với giáo dân, kín đáo trong mục vụ, nghiêm chỉnh trong cách ăn mặc, về lời nói, trong đời sống riêng tư cũng như khi thi hành công việc mục vụ. Linh mục là con người mô phạm.
Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi hân hạnh đưa ra dưới đây những văn bản thực tế về mục vụ của linh mục họ đạo.
1111. Tận tụy trong công việc tông đồ : Tận tụy là đức tính đặc trưng của các mục tử. Dù là cha sở hay cha phó, linh mục luôn nhớ rằng: một khi lãnh nhận thừa tác mục vụ và sứ vụ tông đồ, các ngài phải lo phục vụ dân Chúa bằng đức tính tận tụy và cứu rỗi các linh hồn bằng đời sống thánh thiện. Vậy, trước hết linh mục phải săn sóc những giáo dân đã được rửa tội và những người tân tòng đang học giáo lý. Nhưng ngài cũng không quên những người dân ngoại đang khao khát Tin Mừng và cần được giúp đỡ.
1112. Kiên nhẫn với giáo dân : Tự bản tính, người Việt Nam ít nóng nảy và rất kiên nhẫn. Vì thế các linh mục phải giữ sao không nên nóng giận: đạt được sự bình thản là yếu tố cần có của những người lãnh đạo… Nóng giận làm giảm bớt uy tín, sự kiên nhẫn của linh mục làm cho mọi người nghe theo và kính trọng hơn là sự thông minh trong công việc hoạt động : Patientia opus perfectum habet.
1113. Đời sống gương mẫu : Ở nơi cha, con người và linh mục chỉ làm một, nghĩa là ngài luôn là linh mục ở mọi nơi và mọi lúc. Đời sống của ngài là sự thực hành những gì ngài giảng dậy. Người ta sẽ đặt câu hỏi khi thấy một linh mục giảng trước công chúng phải hãm mình nhưng thích tìm kiếm thức ăn ngon; ca tụng điều đơn giản, không bám víu, nhưng lại xa hoa trong cách sống và phục sức; ca ngợi giá trị đức khó nghèo nhưng chính mình lại chạy theo tiền bạc. Sống làm sao để giáo dân có thể thấy những gì cha giảng dậy là điều cha thực hành mỗi ngày, lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau. Có như vậy, việc tông đồ mới trổ sinh hoa trái. Một linh mục sống như vậy mới có thể kéo níu sự hợp tác của giáo dân trong việc tông đồ, mà đầu tiên là các chức việc [[3]].
112. Trách nhiệm thánh hóa
1121. Trong đời sống bí tích, đặc biệt là bí tích rửa tội. Rửa tội là bí tích tối cần thiết. Bởi vậy, các nhà truyền giáo thời trước, không những yêu cầu sự tiếp tay của các quí chức, mà còn cần sự trợ giúp của các y sĩ, 'bà mụ', 'cô mụ' vào công việc của các vị. Trong những trang kế tiếp, chúng tôi dựa vào các tài liệu chính thức, trình bày về những người ban phép Rửa Tội trong xứ đạo, bổn phận của quí chức trong việc rửa tội và của linh mục đối với việc đào tạo những người cộng tác trong việc thánh thiện này : 1- Chọn và lập những người nam, nữ ban phép rửa tội trong xứ đạo, nghĩa là theo Đức Cha Puginier "đào tạo những quí chức, những y sĩ, những bà mụ, và tất cả những người có thói quen rửa tội trong họ đạo, để họ biết cử hành bí tích Rửa Tội cho đúng nghi thức" ; 2- Khảo sát ít nhất mỗi năm một lần, chẳng hạn vào dịp xưng tội thường niên, xem các người nam, nữ ban phép rửa tội có cử hành đúng nghi thức không ; 3- Kiểm soát lại sổ ghi và tờ khai rửa tội mà các quí chức hay những người ban phép rửa tội đã ghi ; 4- Mỗi năm trao lại cho bề trên bản báo cáo trong đó khai rõ số người được rửa tội trong giáo xứ và tên tuổi... của họ[[4]].
1122. Trong đời sống đạo đức. Như đã nói ở trên, tại Việt Nam, một giáo xứ thường gồm một họ đạo chính và nhiều họ đạo nhỏ cách xa nhau. Mỗi linh mục không chỉ giúp một hay hai họ đạo mà nhiều khi tới ba, năm chục họ đạo. Nhiều họ đạo chỉ có khoảng hai, ba chục người, hầu hết là những người sùng đạo. Do đó, để đáp ứng lòng đạo đức của họ, linh mục thường phải di chuyển chứ không ở yên tại họ chính của ngài. Giáo dân Việt Nam quen nói "cha đi làm phúc". Cụm từ này có nghĩa là linh mục đi giúp giáo dân sống đạo và đi truyền giáo cho lương dân. "Làm phúc" nghĩa là "đem hạnh phúc" đến cho người khác, vì phúc thật ban xuống từ trời và ơn trở lại thì mở ra cho mọi người. Câu nói này thật sự không sai. Một năm hai lần, linh mục lần lượt đi từ nhà thờ này tới nhà nguyện khác, từ nhà nguyện đến những túp lều tranh được sắp xếp lại. Ngài ở đây một tuần, chỗ kia năm ngày, chỗ khác ba ngày, tùy theo sự cần thiết của 'đàn chiên nhỏ'.
Thật vậy, theo luật giáo phận và các giám mục thường hay nhắc nhở: cha sở, hoặc cha phó, phải đi "truyền giáo" trong các họ đạo ít nhất mỗi năm hai lần, một vào mùa Chay, hai vào mùa Thu.
Dĩ nhiên cha sở phải báo trước ngày ngài sẽ ở lại nhà của ông trùm họ. Ông trùm họ có bổn phận thông báo cho giáo dân biết và sửa soạn đón cha sở trong khi ngài thi hành nhiệm vụ: sắp sửa nhà thờ hay nhà nguyện, từ trong ra ngoài, giải quyết những vấn đề của họ đạo, sắp sẵn sổ Rửa Tội, sổ Nhân Danh...; nói với giáo dân cầu nguyện cho cha sở hoàn thành sứ mạng sắp tới và cho phép các gia đình thay phiên tổ chức những bữa ăn (cơm lượt) cho cha sở v.v. [[5]].
113. Trách nhiệm giảng huấn :
1131. Việc rao giảng tin mừng. Linh mục chọn những người ngoại giáo như một phần gia nghiệp trong cánh đồng của Chúa. Các ngài yêu thương họ hết lòng. Giống như anh nông phu gắn bó với ruộng vườn, nên hết lòng cày bừa cho kỹ. Linh mục phải luôn giầu lòng bác ái đối với họ, cố làm những gì có thể giúp anh em ngoại giáo, nhằm dẫn đưa họ về đức tin. Ngài bắt đầu bằng việc cầu nguyện. Nếu linh mục thân thiết với phần gia nghiệp của ngài là người ngoại giáo thân thương, thì ngài sẽ liên lỉ cầu nguyện để họ được ơn trở lại. Không có lời cầu nguyện, lòng nhiệt thành sẽ không mang lại hiệu quả bền bỉ và lâu dài. Nếu một người ngoại giáo nào đó tìm gặp một linh mục để nói chuyện về tôn giáo, thì ít là vì những lý do riêng, ngài không nên từ chối cuộc đàm thoại này. Ngài cần tỏ ra lịch thiệp và kiên tâm. Không nên quá thúc dục người nghe và ép họ trở thành tín hữu. Ngài sẽ trình bày những chân lý đức tin làm sao cho họ có thiện cảm và niềm xác tín; ngài cân nhắc mọi lời nói khi bàn về tà thần, ngẫu tượng và lối thờ cúng…
Như chúng ta thấy, môi trường hoạt động của linh mục rất rộng rãi. May thay, ngài có những cộng sự viên, giúp ngài tại một hay nhiều họ đạo xa cách nhau hay nằm gọn trong những làng ngoại giáo. Cộng tác viên của linh mục là những thầy giảng, nữ tu hay đại chủng sinh đang đi thực tập, và những tín hữu đạo đức và nhiệt tâm tông đồ, nhất là các chức việc của mỗi họ đạo. Ngài phải huấn luyện những người tín hữu ưu tuyển này thành những tông đồ của Tin Mừng [[6]].
1132. Trong việc tông đồ. Việc chăm sóc linh hồn luôn luôn phải được thấm nhuần tinh thần truyền giáo làm sao để lan rộng cách thích đáng tới mọi người sống trong giáo xứ. Trong trường hợp các cha sở không thể đến được với một số nhóm người, các ngài phải kêu gọi những người khác kể cả giáo dân, giúp đỡ đặc biệt các ngài trong công việc tông đồ, bởi lẽ người giáo dân được kêu gọi cộng tác gần gũi với công việc tông đồ của hàng giáo phẩm, và trở thành những người cộng tác của chân lý [[7]]
114. Trách nhiệm quản trị
1141. Quản trị. Sự cẩn trọng cần thiết của linh mục trong thừa tác vụ quản trị : Ý trí đầu tiên của các đấng bề trên, khi chọn các chức việc họ đạo, là nhằm mục đích thiêng liêng, sau đó mới nhắm vào việc quản trị của họ đạo. Mục đích thứ hai hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích thứ nhất. Đúng vậy. Vì hai chương trước đây, chúng tôi đã bàn về mục đích thứ nhất: tham gia của các chức việc vào thừa tác vụ thánh hóa (officium sanctificandi) và vào thừa tác vụ giảng dạy (officium docendi) của các linh mục. Trong chương này, chúng tôi sẽ bàn về thừa tác vụ thứ ba, tức sự tham gia của chức việc vào thừa tác vụ điều hành hay quản trị (officium regendi) của linh mục trong việc quản trị họ đạo.
Đời sống tín hữu trong mỗi họ đạo thường phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cha xứ và các chức việc. Nguyên tắc này đưa ra vai trò trung gian của các chức việc giữa cha xứ và bổn đạo, nhất là trong việc quản trị họ đạo. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu trình bày mục này bằng cách nêu bật những tương liên giữa các chức việc và cha xứ.
Chẳng thiếu gì chuyện thường diễn ra giữa cha xứ, các chức việc hay bổn đạo. Cha Cadière đã viết một cách tế nhị: "Tôi không muốn rằng khi có sự bất đồng giữa cha xứ và giáo dân, lỗi lầm bị quy trách cho cha xứ ! Thường thì như vậy. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà sự bất hòa là do phía giáo dân".
Chúng tôi lấy câu chuyện của các chức việc tại Tầm Hưng làm ví dụ: "Khi cha Ân đến thay cha Vân tại Họ Tầm Hưng, một trong những ưu tư của ngài là làm sao cho sổ chi tiêu của họ đạo được minh bạch. Vì khi vắng linh mục, trong nhiều họ đạo, các chức việc quản tri tiền bạc mà không ghi chép gì cả. Có thể sẽ có những lạm dụng và thất thoát. Khi cha xứ yêu cầu các chức việc phải trao lại sổ sách, nhiều người bất bình, phản đối và muốn từ chức. Và vì phải tuân theo đúng quy tắc, cha Ân đã không nhượng bộ ".
Để tránh tối đa những trường hợp đáng tiếc này, các bề trên có thẩm quyền mong mỏi các chức việc phải biết lắng nghe và luôn tuân phục linh mục, luôn sẵn sàng và tận tụy với nhiệm vụ. Và các cha xứ hẳn không bao giờ quên lời nhắn nhủ khôn ngoan của cha Cadière: 'Chúa ơi, việc tuyển chọn các chức việc trong họ đạo thật phức tạp! Cha xứ không nên hành động, quyết định một mình. Ngài phải tham khảo các chức việc trước khi bầu một ứng viên'. Rồi còn giáo huấn của Công Nghị Bắc Kỳ năm 1900: 'Cha xứ phải nâng đỡ tối đa uy tín của các chức việc', và Công Đồng Đông Dương bảo: "Để được những thành phần ưu tú trợ giúp, thì cha xứ phải chu toàn nhiệm vụ của mình trước »[[8]].
1142. Việc quản lý tài sản của họ đạo. Tài sản của họ đạo, ruộng đất, thóc lúa, tiền bạc, do cha xứ quản nhiệm với sự trợ giúp của Hội Đồng Quí Chức, đặc biệt là ông thủ qũy hay người được ủy nhiệm riêng. Trách nhiệm đã được qui định đầu tiên là do các cuốn Chỉ Nam của các giáo phận. Cuốn Chỉ Nam của giáo phận Qui Nhơn tuyên bố: "Bình thường thì cha xứ là người quản trị tài sản của họ đạo. Ngài là người duy nhất có trách nhiệm, nhưng ngài cũng được Hội Đồng Quí Chức trợ giúp". Đó cũng là điều mà Công Nghị Bắc Kỳ năm 1900 mong mỏi: "Kỳ vọng rằng trong mỗi họ đạo hay giáo xứ, đều có một hội đồng để bảo quản, dưới sự chỉ đạo và thẩm quyền của linh mục (ngài chịu trách nhiệm trước giám mục), mọi tài sản của Giáo Hội, tức nhà thờ, nhà xứ, nghĩa trang, và mọi lãnh vực khác, như hoa lợi dành cho nhà thờ" [[9]].
115.Tổ chức giáo xứ theo Công Đồng Vatican II
1151. Điểm tiêu cực phải tránh : thuyết phụ đạo của các cha sở. Chúng ta đã đề cập đến sự hợp tác giữa các chức việc với các cha sở: Sự hợp tác này cần thiết cho thừa tác vụ của linh mục trong họ đạo, hơn nữa, nó nêu bật những khía cạnh tích cực và đáng khích lệ. Nhưng đối lại với những khía cạnh tích cực và đáng khâm phục, lại nổi bật ít ra một điểm tiêu cực, là các linh mục thường nghiêng quá đà về thuyết phụ đạo. Đối xử với quí chức như những người giúp việc trong nhà, xem họ như những dụng cụ làm việc hơn là những người cộng tác, những người giáo dân trợ tá, những người trung gian giữa linh mục và giáo dân. Quả thật, các linh mục quên rằng: "Mặc dù theo ý Chúa Kitô, có những người được chọn đi rao giảng, làm người phân phát các mầu nhiệm hay chủ chăn lo cho kẻ khác, nhưng giữa tất cả mọi người vẫn có bình đẳng thực sự, bình đẳng về phương diện phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu để xây dựng thân thể Chúa Kitô ; Các linh mục quên rằng: nghĩa vụ và quyền hạn làm tông đồ là chung cho tất cả mọi tín hữu, không phân biệt giáo sĩ hay giáo dân, và trong việc xây dựng Giáo Hội, giáo dân cũng có phần riêng của họ. Vì thế các linh mục phải cùng với giáo dân làm việc trong Giáo Hội và cho Giáo Hội với tinh thần huynh đệ. Các ngài còn phải đặc biệt để tâm lo cho giáo dân trong khi họ làm việc tông đồ [[10]].
1152. Hội đồng Giáo xứ thay thế Hội đồng quí chức. Ngày nay, nhiều giáo phận ở Việt Nam đã ấn hành bản Quy Chế Hội Đồng Giáo Xứ phù hợp với tinh thần Công Đồng Vatican II, đặc biệt về với le motu proprio "Ecclesae Sanctae" (Tự sắc 'Giáo Hội') ra ngày 6 tháng 8 năm 1966. Tất cả các bản quy chế đều công bố rằng "Hội Đồng Giáo Xứ thay thế Hội Đồng Quí Chức".
Rồi trong sắc lệnh 'Tông Đồ Giáo Dân' (Apostolicam Actuositatem) người ta cũng đề cập tới nhiều hội đồng tương tự nhưng không nói rõ về một hội đồng và các chức năng của các hội đồng thì rộng rãi. Nhiệm vụ của những hội đồng này là 'yểm trợ mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội cả trên bình diện truyền giáo và thánh hóa cũng như trên bình diện bác ái, xã hội hay các hoạt động khác… Những hội đồng này sẽ có thể giúp phối hợp hoạt động giữa những hội đoàn khác nhau hay giữa những công việc tông đồ của giáo dân mà vẫn tôn trọng bản chất cá biệt và quyền tự trị của mỗi hội đoàn. Sắc lệnh còn nói thêm rằng 'nếu có thể, nên lập những hội đồng tương tự như vậy ở cấp giáo xứ, liên giáo xứ, giáo phận và cả trên bình diện quốc gia hay quốc tế' [[11]].
1153. Những nét căn bản của Hội Đồng Giáo Xứ. Như vậy, không có một quy định nào rõ rệt từ các tài liệu của Công Đồng hoặc từ tự sắc "Giáo Hội" của Đức Giáo Hoàng Phaolo VI, đã đề cập một cách trực tiếp về Hội Đồng Giáo Xứ. Tất cả đều để cho các giám mục và các linh mục tùy nghi xướng xuất. Do đó, khi khảo xét các bản quy chế của các Hội Đồng Giáo Xứ đã có từ trước ở Việt Nam, chúng tôi thấy được một vài đặc điểm của Hội Đồng Giáo Xứ như sau:
a) Cơ quan có tính cách đại diện nhất của giáo xứ không phải là ban mục vụ nhưng là Hội Đồng Giáo Xứ. Bởi vì bên trong Hội Đồng Giáo Xứ, sau ban thường vụ gồm có chủ tịch, nhiều phó chủ tịch, thư ký và thủ quỹ, thì còn có những đại diện của các khu, các xóm và các hội đoàn của giáo xứ.
b) Thành viên của Hội Đồng Giáo Xứ chỉ là những tín hữu giáo dân, không phải là người tu trì (nam hoặc nữ).
c) Hội Đồng Giáo Xứ làm việc bằng cách cộng tác với cha sở và dưới sự hướng dẫn của ngài, tuy nhiên chủ tịch hội đồng là một giáo dân được tuyển chọn bởi cộng đoàn giáo dân chứ không phải do cha sở.
d) Môi trường hoạt động của Hội Đồng Giáo Xứ có tính cách thực tiễn và sâu rộng hơn là môi trường của Hội Đồng Mục Vụ.
e) Thực tế chỉ có một ban mục vụ trong mỗi giáo xứ mà những người trách nhiệm là các thành viên của Hội Đồng Giáo Xứ.
f) Các Hội Đồng Giáo Xứ địa phương cũng quy tụ lại trong một tổ chức trung ương trên bình diện giáo phận.
g) Như vậy, Hội Đồng Giáo Xứ thật là đầu não hoạch thảo chương trình mục vụ, là trung tâm phối hợp các sinh hoạt và các hội đoàn hiện hữu trong giáo xứ để công việc chung được tiến hành và thăng tiến tốt đẹp hơn; sau hết đó là điểm gặp gỡ và hiệp thông giữa những con người thuộc nhiều giai tầng xã hội, thuộc nhiều văn hóa khác nhau; là nơi mà người ta có thể bày tỏ mọi vấn đề, mọi nhu cầu, mọi mong ước của cộng đoàn; là nơi người ta có thể tham dự vào việc hình thành các dự án và vào bất cứ vụ việc gì tương quan tới đời sống của giáo xứ.
h) Về chức năng, phần hành của Hội Đồng Giáo Xứ là hợp tác với cha sở để nghiên cứu và thẩm định tình trạng hiện hữu của giáo xứ, nhất là trình độ hiểu biết về giáo lý, về đời sống đức tin, về sự gắn bó với giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội, về đời sống bí tích, đời sống phụng vụ, về hoạt động bác ái từ thiện… đồng thời tìm kiếm và đề nghị các biện pháp thực hành với những hoạt động cụ thể, nêu ra những phương tiện tương xứng để thực hiện cách hiệu quả các dự án mục vụ của giáo xứ hay của giáo phận [[12]].
12. VAI TRÒ CỦA LINH MỤC TRONG GIÁO XỨ
Khi mới nhận bài sai làm chính xứ Giáo xứ Việt Nam Paris vào cuối năm 1980, cha Mai Đức Vinh đã thâu thập những tài liệu Công Đồng Vatican II về « Vai trò của linh mục trong giáo xứ » và đã phổ biến chia sẻ với cộng đoàn trong 6 số báo tuần san mục vụ « Giáo xứ Việt Nam », từ 02.08.1981 đến 20.09.1981. Loạt bài này gồm 17 điều, qui tụ vào 6 nhóm ý tưởng chính sau đây.
121. Vai trò tổng quát của linh mục
1211. Linh mục là giáo dân được Chúa chọn. Nhờ phép rửa tội, toàn thể giáo dân trở thành « Dân tộc thánh, dân riêng của Chúa » (IP, 2, 9).
Để xây dựng và phát triển dân tộc thánh này, « mỗi chi thể, mỗi phần thân thể phải có nhiệm vụ riêng » (Rm 12,4). Do đó, chúa đã kén chọn giữa hàng giáo dân một số người, đặt họ làm thừa tác viên, cho họ có quyền tế lễ và tha tội, để họ thi hành chức vị linh mục, phục vụ giáo dân và loài người nhân danh Chúa Kitô » (SLDSLM 2).
Trong ba năm rao giảng, chính Chúa Kitô đã chọn ngay giữa những người dân đến nghe Chúa, một số nhỏ người, rồi huấn luyện họ và trao cho họ chức linh mục. Chúa đã chọn 12 tông đố (Mt 10, 1-14 ; Mc 3, 13-19) mà Phêrô là thủ lĩnh (Gn 21, 15-17). Chúa ban cho họ quyền tế lễ (Lc 22, 19 ; I Cor 11, 23-25), quyền tha tội (Gn 20, 21-23), quyền rửa tội và rao giảng (Mt 28, 19-20). Chúa lại hứa « sẽ ở với họ cho đến tận thế » (Mt 28,20)
1212. Linh mục thuộc phẩm trật Chúa thiết lập. Chúa đã lập bí tích truyền chức thánh, để cắt cử một số giáo dân được kén chọn làm thành một phẩm trật gồm :
Giám mục, gọi là linh mục thừa kế các tông đồ ;
Linh mục, gọi là linh mục cộng sự viên của giám mục ;
Phó tế, gọi là người phục vụ bàn thờ, lo công việc từ thiện.
Như vậy, hàng giáo phẩm gồm ba cấp bậc khác nhau : giám mục, linh mục và phó tế, được hợp nhất nhờ chức giám mục và trong mục đích phục vụ dân Chúa.
Việc tuyển chọn người và truyền chức thánh thuộc hoạt động của Chúa Thánh Thần. Chính ngài hướng dẫn các tông đồ đặt tay, cầu nguyện, truyền chức cho những người xứng đáng (Cvtd, 13, 2-3 ; I Tim, 1, 18).
1213. Những chức vụ chính yếu của linh mục. Công đồng Vatican dậy : « Nhờ bí tích truyền chức thánh, linh mục tham dự vào chức linh mục thượng phẩm của Chúa Kitô, rao giảng phúc âm, chăn dắt tín hữu và cử hành nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa. Thánh lễ là tột đỉnh và trung tâm của việc thờ phượng. Trong thánh lễ, linh mục thay mặt Chúa Kitô, công bố mầu nhiệm cứu chuộc, kết hợp mọi ước nguyện của giáo dân vào lễ vật tinh tuyền của Chúa Giêsu. Linh mục chu toàn chức vụ giao hòa và an ủi đối với các tín hữu thống hối và bệnh tật. Linh mục dâng lên Chúa Cha các nhu cầu và lời khẩn nguyện của các tín hữu. Trong quyền hạn mình, linh mục thi hành nhiệm vụ của Chúa Kitô mục tử và thủ lãnh, tụ họp dân Chúa thành cộng đoàn hiệp nhất và dẫn họ về với Thiên Chúa. Linh mục thờ lậy Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý giữa đoàn chiên. Linh mục phải kiên trì trong việc dậu dỗ giáo dân và nhiệ thành với việc truyền đạo. Linh mục tin những gì đã đọc thấy và suy niệm trong lề luật Chúa. Dạy dỗ những điều mình tin và sống những điều mình dậy » (SLDSLM 28) [[13]].
122. Linh mục với giám mục
1221. Linh mục là tay chân, là hiện thân và là cộng tác viên của giám mục. « Linh mục là cộng tác viên đắc lực của giám mục trong việc phục vụ dân Chúa. Bằng những chức vụ khác nhau, linh mục liên kết với giám mục, làm lên linh mục đoàn duy nhất trong giáo phận.
Trong họ đạo, linh mục là hiện thân của giám mục giữa giáo dân, mang trên mình những ưu tư mục vụ của giám mục và nhiệt tâm thi hành mọi chương trình mục vụ có lợi cho giáo dân, theo như chỉ thị và nguyện ước của giám mục.
Vì tham dự vào chức linh mục và vào sứ mạng của giám mục, linh mục phải nhìn nhận giám mục là cha và kính cẩn vâng lời ngài (HY 28).
1222. Linh mục phải đi theo hướng mục vụ của giám mục hay của địa phận. Linh mục coi giáo dân của họ đạo là những cộng tác viên đặc biệt của giám mục. Trong khi thi hành sứ mệnh giảng dậy, thánh hóa và cai quản họ đạo, linh mục phải làm cho cộng đoàn giáo dân cảm thấy mình là phần tử của địa phận và của toàn thể hội thánh (GM 30).
Nói khác, họ đạo không phải là phần riêng của linh mục. Do đó, việc tông đồ của linh mục trong họ đạo phải đi theo và đóng góp vào việc mục vụ chung của giáo phận (HT 28), đặc biệt những sinh hoạt phụng vụ (PV 42).
1223. Linh mục phải vâng lời và hiệp nhất với giám mục. Linh mục hãy tôn trọng nơi giám mục quyền chúa chiên tối cao của Chúa Kitô, hãy thành thật quí chuộng, yêu mến và vâng lời ngài. Đức vâng lời của linh mục ở đây làm nổi bật tinh thần cộng tác hay việc tham dự chức vụ giám mục, mà linh mục đã lãnh lấy khi chịu chức và khi nhận bài sai.
Sự hợp nhất với giám mục ngày nay càng cần thiết hơn, vì ngày nay nhiều lý do làm cho các hoạt động mục vụ vượt ra ngoài ranh giới họ đạo. Không một linh mục nào có thể làm đầy đủ sứ mạng một cách lẻ loi và riêng biệt một mình, mà cần phải hợp lực với các linh mục khác, dưới quyền điều khiển của chủ chăn là giám mục (LM 7) [[14]].
123. Linh mục với các linh mục khác
1231. Tình huynh đệ linh mục. Nhờ bí tích truyền chức, linh mục hợp thành đoàn, liên kết với nhau trong tình huynh đệ thiêng liêng. Tình huynh đệ này càng thân thiết và ràng buộc hơn khi linh mục được chỉ định giúp việc trong một địa phận…, các linh mục cùng thi hành cùng một sứ mệnh chung : xây dựng Giáo Hội, phục vụ dân Chúa.
Bởi vậy, tất cả cả các linh mục địa phận, hoặc tu sĩ nam nữ, cần phải giúp nhau để luôn luôn là cộng tác viên của chân lý. Hãy hợp tác với nhau bằng những dây liên lạc bác ái, tông đồ, tình huynh đệ và cầu nguyện. Hãy làm sáng lên sự hợp nhất trọn lành mà Chúa Kitô muốn thực hiện giữa các môn đệ của Ngài, để thế gian nhận biết Đức Chúa Cha đã sai Ngài (Gn 17, 23) ; (DSLM 8).
1232. Kính trọng nhau và học hỏi nhau. Các linh mục lớn tuổi hãy coi các linh mục trẻ tuổi như các em và giúp đỡ họ trong công việc mục vụ ; nhẫn nại tìm hiểu họ, quảng đại lấp đầy những khác biệt, và thiện chí đề cao những nỗ lực của tuổi trẻ.
Ngược lại, các linh mục trẻ tuổi phải tôn trọng tuổi tác và kinh nghiệm của các linh mục đàn anh ; bàn hỏi với các ngài về những sáng kiến mục vụ, khiêm tốn và chân thành cộng tác với các bậc cao niên.
Trong tinh thần huynh đệ, các linh mục năng họp mặt nhau, vui vẻ, giải trí, cầu nguyện, trao đổi…tùy theo nhu cầu cá nhân và mục vụ (DSLM 8).
1233. Những trường hợp phải nâng đỡ đặc biệt. Với những linh mục đau yếu, chán nản, vất vả, cô đơn, bị lưu đầy, bị bách hại,… phải nâng đỡ họ một cách đặc biệt. Với những linh mục « gặp khó khăn », phải giúp họ cấp thời và nếu cần, phải khuyến cáo họ cách kín đáo. Với những linh mục « đã yếu đuối cách nào », phải luôn luôn lấy tình bác ái huynh đệ và lòng quảng đại mà đối xử với họ, sốt sắng cầu nguyện cho họ và luôn tỏ ra là anh em và là bạn hữu thật tình của họ (DSLM 8) [[15]].
124. Bổn phận giảng lời Chúa và dậy giáo lý cho giáo dân
1241. Giảng lời Chúa. Linh mục phải rao giảng Lời Chúa cho hết mọi người tín hữu để họ lớn lên trong Chúa Kitô, sau khi đã ăn rễ vào đức Tin, đức Cậy và đức Mến (NVGM). Đặc biệt, trong họ đạo việc rao giảng Lời Chúa thật cần thiết để thúc đẩy giáo dân lãnh nhận các bí tích (DSLM 4).
Chất liệu của bài giảng phải múc lấy trước tiên và căn bản là Thánh Kinh. Giảng là đem Lời Chúa đến cho giáo dân, chứ không phải là phô bày ý kiến riêng của mình (HT 28 ; MK 21 ; DSLM 13). Nói khác, « Giảng Lời Chúa » là một phần quan trọng trong mọi cử hành phụng vụ, nên linh mục phải chu tất việc giảng dậy cách trung kiên và đúng luật phụng vụ. Bài giảng trước hết phải được múc lấy nơi nguồn Thánh Kinh và Phụng Vụ (PV 35).
Tuy nhiên, để đánh động lòng thính giả, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn hiện nay, linh mục không được trình bày Lời Chúa cách tổng quát và trừu tượng, một phải áp dụng chân lý ngàn đời của Phúc Âm vào hoàn cảnh cụ thể của đời sống (DSLM 4).
1242. Dạy giáo lý. Dậy giáo lý phải được lưu tâm đến trước tiên trong việc giáo dục (GDG 3). Đó là bổn phận của giám mục (GM 12-14), của phụ huynh (GH 41 ; TDGD 11, 30), của giáo dân (TDGD 10, 24), nhưng đặc biệt là của linh mục làm việc trong họ đạo (GM 30, DSLM 4, 6).
Mục đích của việc dậy giáo lý là làm vững mạnh đức tin của giáo dân. Dưới quyền giám mục địa phận, các linh mục trong họ đạo phải nhiệt tâm lo đến việc trau dồi giáo lý cho cả thanh thiếu niên, lẫn người trưởng thành. Phải có một chương trình và một phương pháp dậy giáo lý thích hợp với từng lứa tuổi, khả năng và tâm lý của giáo dân. Việc dậy giáo lý luôn dựa trên nền tảng Thánh Kinh, Thánh truyền, Phụng vụ, Quyền giáo huấn và đời sống của Giáo Hội (GM 16).
Để chu toàn nhiệm vụ cao trọng này, linh mục phải mời gọi sự cộng tác của các linh mục khác, các tu sĩ nam nữ và giáo dân trong họ đạo (TG 26) [[16]].
125. Bổn phận huấn luyện giáo dân làm việc tông đồ
1251. Mời gọi và huấn luyện giáo dân làm việc tông đồ. Để chu toàn nhiệm vụ chủ chăn, các linh mục làm việc trong họ đạo phải lo tìm hiểu giáo dân của mình. Là « tôi tớ » của mọi giáo dân, linh mục phải lo làm lớn mạnh đời sống đức tin trong mỗi giáo dân, cũng như trong mỗi hội đoàn, nhất là những hội đoàn làm việc tông đồ, và sau cùng là toàn thể họ đạo. Đặc biệt, linh mục phải nhiệt tâm lo cho thanh thiếu niên, thương yêu những người nghèo khổ bệnh tật, và khuyến khích giáo dân tiếp tay làm việc tông đồ (MVGM 30). Làm việc trong họ đạo, linh mục phải luôn luôn quan tâm đến mục tiêu huấn luyện tông đồ trong việc dậy giáo lý, giảng Lời Chúa, hướng dẫn các linh hồn, cũng như trong bất cứ hoạt động mục vụ nào khác (TĐGD 30).
1252. Đặc biệt tinh thần tông đồ của giới trẻ. Giới trẻ làm thành một sức mạnh rất quan trọng trong xã hội hiện nay. Bản tính của giới trẻ lại tự nhiên hướng về hoạt động, hoạt động hăng say. Vậy, trong khi vươn tới những vai trò xã hội và chính trị mỗi ngày một thêm quan trọng, giới trẻ phải được huấn luyện hoạt động với ý thức trách nhiệm, có tư cách và tinh thần tông đồ. Nếu sự hăng say hoạt động của tuổi trẻ thâm nhiễm tinh thần Phúc Âm và được những người trách nhiệm trong Giáo Hội hướng dẫn, sẽ đem lại nhiều thành quả tốt đẹp. Giới trẻ phải là tông đồ đầu tiên và trực tiếp của giới trẻ : họ hoạt động tông đồ với nhau, nhờ nhau theo đúng môi trường xã hội họ sống.
Ngay những các em nhỏ tuổi, các em có những hoạt động tông đồ riêng của các em. Tùy khả năng và hoàn cảnh, các em có thể là chứng nhân sống của Chúa Kitô giữa các bạn nhỏ (TĐGD 12). Do đó, phải huấn luyện thế nào để trẻ em và các bạn trẻ nhận ra tình thương của Chúa đối với mọi người, biết vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình mà nghĩ tới những cộng đoàn rộng lớn : họ đạo, Giáo Hội, đất nước,v.v …, dấn thân xây dựng cộng đàn địa phương và ý thức mình là thành phần sống động của dân Thiên Chúa (TĐGD 30) [[17]].
126. Bổn phận mục vụ họ đạo
1261. Phục vụ và làm gương cho giáo dân. Làm việc trong họ đạo, linh mục đừng lo tìm ích riêng mình nhưng cộng tác với giáo dân tìm lợi ích cho Chúa Kitô, và theo gương Chúa Kitô phục vụ giáo dân (ĐSLM 9).
Đối với các tín hữu mà linh mục đã sinh ra cách thiêng liêng bằng phép rửa tội và lời rao giảng, các linh mục săn sóc như cha trong Chúa Kitô. Linh mục phải làm gương sáng, phải dẫn dắt và phục vụ cộng đoàn địa phương của mình, để họ xứng đáng mang danh là dân Thiên Chúa duy nhất. Hằng ngày, bằng lời nói và việc làm, linh mục phải tỏ ra cho tín hữu và người vô tín ngưỡng, cho người Công Giáo và người ngoài Công Giáo, khuân mặt thực của Đấng chăn chiên nhân lành (GM 8).
1262. Lắng nghe, tín nhiệm và làm việc với giáo dân. Linh mục phải thành thực nhìn nhận và phát triển các giá trị và địa vị riêng biệt của giáo dân trong sứ mạng của họ. Linh mục phải thành thực tôn trọng sự tự do chân chính mà mọi người được hưởng trong xã hội trần gian. Lại phải để ý lắng nghe giáo dân, cứu xét các nguyện vọng của họ, nhìn nhận kinh nghiệm và khả năng của họ trong các phạm vi hoạt động nhân loại của họ ngõ hầu cùng với họ, tìm ra những dấu chỉ của thời đại. Các ngài cũng phải tín nhiệm vào giáo dân và trao cho họ những trách nhiệm trong Giáo Hội. Lại cho họ đủ tự do và khả năng hoạt động ; hơn nữa, các ngài phải tùy nghi kêu gọi họ tự động làm việc (DSLM 9).
1263. Với Đức Giám Mục, lo xây dựng hợp nhất cộng đoàn. Linh mục được đặt giữa giáo dân là để dẫn đưa họ đến chỗ hợp nhất bác ái : « Yêu nhau trong tình huynh đệ và tôn trọng lẫn nhau » (Rm 12, 10). Các ngài phải hòa hợp các khuynh hướng và tâm lý khác nhau, để trong cộng đàn, không một ai cảm thấy mình là người xa lạ. Các ngài là kẻ bảo vệ công ích nhân danh Đức Giám Mục, và là chứng nhân can đảm của sự thật, để giáo dân khỏi bị cuốn theo một luồng tư tưởng khác (ĐSLM 9).
Nhân loại hiện nay càng ngày càng tiến tới sự hiệp nhất về dân sự, kinh tế và xã hội, các linh mục càng có trách nhiệm cấp bách phải hiệp nhất công việc và phương tiện của mình dưới quyền Đức Giám Mục, để bài trừ tất cả mọi hình thức chia rẽ và đưa toàn thể nhân loại đoàn tụ trong gia đình Thiên Chúa (GM 28) [[18]].
Qua những nghiên cứu, tìm tòi trích dẫn và suy nghĩ trên đây, những nét chính yếu về vai trò, chức vụ, trách nhiệm và bổn phận của linh mục đã được minh thị xác định. Về vai trò, linh mục là giáo dân được Chúa chọn, và thuộc phẩm trật Chúa thiết lậm. Về chức vụ, ngài có ba chức vụ chính : thánh hóa, giảng huấn và quản trị họ đạo. Về trách nhiệm và bổn phận : 1- với giám mục, linh mục là cộng tác viên và có bổn phận phải đi theo, vâng lời và hợp nhất ; 2- với các linh mục khác, linh mục là anh em, phải kính trọng nhau, học hỏi lẫn nhau và nâng đỡ nhau, đặc biệt với những vị gặp khó khăn ; 3- với giáo dân, trong chức vụ giảng huấn, linh mục đặc biệt phải chú ý đến hai bổn phận chính là giảng lời Chúa, và dậy giáo lý ; trong chức vụ thánh hóa, linh mục phải giúp giáo dân sống các bí tích và sống đời đạo đức ; trong chức vụ truyền giáo, linh mục phải mời gọi và huấn luyện giáo dân làm việc tông đồ, đặc biệt là giới trẻ ; trong chức vụ quản trị, linh mục phải phục vụ và làm gương sáng cho giáo dân ; phải lắng nghe, tín nhiệm và làm việc với giáo dân ; phải tận tụy trong công việc tông đồ và kiên nhẫn với giáo dân ; phải quản lý cơ sở ; Và cùng với giám mục, phải lo xây dựng hợp nhất cộng đoàn ; trong chức vụ tổ chức, linh mục phải tránh thuyết phụ đạo, và tổ chức Hội Đồng Mục Vụ hay Hội Đồng Giáo Xứ.
Qua những nét căn bản về quan niệm của cha Mai Đức Vinh trên đây, rõ rệt ai cũng nhận thấy đó là một quan niệm đa chiều và tổng quát. Quan niệm này, dựa trên những khái niệm trích ra từ Thánh kinh và Công Đồng Vatican II, huấn quyền của Giáo Hội, diễn tả đầy đủ những mong đợi của Chúa và Giáo Hội nơi một linh mục trong giáo xứ. Quan niệm và ý thức này về linh mục chứng nhân Kitô đã được thể hiện một cách cụ thể và thực tế như thế nào trong công việc mục vụ của cha Mai Đức Vinh ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, từ 1977 đến nay, đặc biệt trong chức vụ chính xứ từ 1980 đến nay, 2015 ?
2. LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ BIẾT LÀM TỐT CÔNG VIỆC MỤC VỤ CỦA MÌNH
Từ ngày lãnh chức linh mục vào năm 1965 cho đến năm nay 2015, cha Mai Đức Vinh đã sống 50 năm đời sống linh mục trong năm sứ mệnh mục vụ khác nhau : 1- Mục vụ đào tạo linh mục, từ 1965 đến 1966 : giáo sư tiểu chủng viện Nha Trang và từ 1969 đến 1974 : giáo sư đại chủng viện Xuân Bích Huế. 2- Mục vụ xứ đạo, như cha phó đặc trách việc dậy giáo lý cho trẻ em ở GXVN Paris, từ 1974 đến 1980, dưới thời chánh xứ của cha Trương Đình Hòe và của cha Lương Tấn Hoằng. 3- Mục vụ xứ đạo, như cha chính xứ Giáo Xứ Việt Nam Paris, từ 1980, khi ngài được Tòa Tổng Giám Mục Paris bổ nhiệm, và liên tục tái bổ nhiệm cho đến ngày nay, 2015. 4- Mục vụ huynh đệ linh mục, từ 1985 đến 1991 và từ 2004 đến 2007, thời gian mà, làm cha chính xứ GXVN Paris, cha Mai Đức Vinh phải kiêm nhiệm thêm chức vụ Liên lạc Trưởng do Hội Liên Tu sĩ Việt Nam tại Pháp bầu. 5- Mục vụ các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, từ 1990 đến 1996, do Hội Đồng Giám Mục Pháp bổ nhiệm, theo đề nghị của các tuyên úy Việt Nam tại Pháp, cha Mai Đức Vinh phải kiêm nhiệm thêm chức vụ Tổng tuyên úy các cộng đoàn Công Giáo Việt nam tại Pháp.
Trong năm môi trường mục vụ ấy, thiết tưởng sứ mệnh linh mục chính xứ Giáo Xứ Việt Nam Paris là dài và quan trọng hơn cả. Và đó cũng là môi trường mà cha Giuse Mai Đức Vinh đã cống hiến nhiều thời gian nhất của đời mình.
Có năm tác phẩm xa gần đóng góp nói về những thực hiện mục vụ của linh mục chính xứ Giuse Mai Đức Vinh ở Giáo Xứ Việt Nam Paris. Hai tác phẩm do Ban Tu thư Giáo xứ biên soạn. Và ba tác phẩm do người viết thực hiện.
Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 » ; Paris : 1997 ; A4 ; 110 trang.
60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007 », Paris : 2010 ; A5 ; 2 tập, 1190 trang.
Trần Văn Cảnh : Cây văn hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris ; trong « Văn hóa và Đức Tin » ; Paris ; 2004 ; A5 ; trang 505-636
Trần Văn Cảnh : Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; Paris : 2011 ; A4 ; 3 cuốn ; 336 tr. ; 322 tr. ; 176 tr.
Trần Văn Cảnh : Lịch sử biên niên Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1787-2013 ; Paris : 2014 ; A5 ; 412 trang.
Cả năm tác phẩm, dẫu bố cục và văn phong khác nhau, đều mô tả các hành động mục vụ của cha Giuse Mai Đức Vinh ở Giáo xứ Việt nam Paris. Hoặc mô tả từng hành động một (Xem Trần Văn Cảnh ; « Lịch Sử Biên Niên GXVN Paris, 1787-2013 », 2014). Hoặc thu gọn vào các nhóm chính, gồm các lãnh vực chính : tổ chức, thiêng liêng, văn hóa, xã hội, tài chánh, cơ sở ; hay giới thiệu theo cách xẩy ra : bình thường hằng năm, đặc biệt, bất thường (Xem Trần Văn Cảnh ; « Giáo xứ Việt Nam Paris, 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010 », 2011). Hoặc trình bày qua các đơn vị mục vụ chính, địa điểm họ lẻ, phong trào, hội đoàn, ban, nhóm (Xem « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1946-1977 », 1977 và « 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris », 2010).
Về quá trình « tri - hành » hiện thực [[19]], hai giáo sư Lorin W. Anderson (Đại học Texas) et David R. Krathwohl (Đại học quốc gia Michigan) [[20]] đã coi lại « Phân loại những mục tiêu giáo dục của Benjamin Bloom », tiến sĩ khoa học giáo dục, giáo sư đại học Chicago [[21]] và đã đưa ra 6 bước tiến trên đường « tri hành » học làm, nhìn theo 6 khả năng :
Ghi nhớ là khả năng ghi những điều ngũ quan thâu nhận, đặc biệt là học, đọc, quan sát và thử nghiệm, mà giữ vào trí nhớ và có thể lấy ra, phục hồi, phục nguyên lại, hầu tạo nên cho mình một hệ thống kiến thức có thể xử dụng được khi cần.
Hiểu cái mình ghi nhớ, là khả năng có thể cắt nghĩa được, so sánh được, tìm ra ví dụ cụ thể được, giải nghĩa được, diễn giải được cái mình ghi nhận trong trí nhớ với những cái mình thấy cụ thể trong thực tế.
Áp dụng thực tế, nghĩa là có khả năng chọn và chuyển dịch những dữ kiện, chuyển những ghi nhớ sang hành động, chuyển những điều biết qua điều làm, chuyển tri thức thành khả năng, tài khéo.
Phân tích là khả năng phân biệt được, xếp loại được, nhìn nhận ra được những yếu tố khác nhau của một ý tưởng, một công việc, một tổ chức.
Thẩm lượng là khả năng biết ước tính, định giá, phê bình, nhận ra được những cái xấu tốt, đúng sai, đẹp xấu của một ý tưởng, hành xử, việc làm, đưa ra được những phán đoán, dựa vào những chuẩn mực, qui phạm, hay cụ thể hơn, nhận ra sai biệt giữa mục tiêu tiên liệu và kết quả thực hiện.
Và sáng tạo, cái khái khả năng tưởng tượng, dự kiến, thiết kế, tu chỉnh, thích ứng, thay đổi, lập mới một ý tưởng, một công việc, một dụng cụ, một phương pháp.
Để thực hiện việc chứng nhân linh mục Kitô, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã tóm gọn những khả năng trên mà thực hiện bốn nhóm tri hành : 1- Biết, ghi nhớ và hiểu một cách cụ thể những trách nhiệm của mình ; 2- những chương trình mình phải thực hiện ; 3- Những cách phải làm ; 4- Và những thích ứng, sáng tạo phải thiết kế.
21. BIẾT THỰC HIỆN BÀI SAI MÀ GIÁM MỤC GIÁO PHẬN TRAO PHÓ VÀ MONG CHỜ
Sự mong chờ của Giáo Hội nơi một linh mục được bày tỏ trong các tài liệu thánh kinh và huấn quyền của Giáo Hội. Sự mong chờ của Giáo Phận nơi một cha chính xứ địa phương thường được diễn tả một cách cụ thể trong bài sai. Ba bài sai của ba cha giám đốc giáo xứ Việt Nam Paris viết không giống nhau. Ngoài ra, giáo phận thường hay phổ biến các chương trình mục vụ hằng năm hay nhiều năm mà sự học hiểu và cộng tác của linh mục chính xứ thực sự cần thiết.
Cha Giuse Mai Đức Vinh thực tế đã nhận được bài sai cho mình, và đã biết nội dung bài sai của các vị tiền nhiệm [[22]]. Rồi qua các việc kiểm điểm mục vụ và dự án mục vụ ngài thực hiện, rõ rệt ngài đã biết rõ những chương trình mục vụ của Giáo Phận Paris.
211. Mười trách nhiệm và công việc mà giáo phận Paris mong chờ cha chính xứ Paris.
Ba bài sai của ba cha giám đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris viết không giống nhau. Bài sai của cha Trương Đình Hòe [[23]], giám đốc từ năm 1977 đến 1979, đã được Đức Cha Daniel PEZERIL viết :
TÒA TỔNG GIÁM MỤC PARIS
Paris, ngày 13 tháng 9 năm 1977
Kính gửi Cha Samuel TRƯƠNG ĐÌNH HOÈ
Kính Cha,
Tôi vui mừng báo tin Cha hay : sau khi hỏi ý Hội Đồng Giám Mục, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Paris vừa bổ nhiệm
1. Cha phụ trách “viểc coi sóc linh hồn” kiều bào Việt nam của cha tại Paris. Trong nhiệm vụ này, Cha kế túc cha TOÁN, người mà tôi phải cám ơn vì lòng tận tụy của ngài cũng như của những người cộng tác với ngài, trong hoàn cảnh khó khăn chúng ta đã trải qua.
2. Từ đây Cha là người có trách nhiệm về Cộng Đoàn các người Việt Nam Công Giáo.
3. Cộng Đoàn này phải thành một cộng đoàn cầu nguyện
4. và sống đời bí tích thánh,
5. một cộng đoàn biết tương thân tương trợ
6. và có tình bác ái anh em,
7. một cộng đoàn ra sức diễn đạt đức tin Công Giáo qua truyền thống và văn hóa Việt Nam.
8. Công tác này chỉ thể hiện được bằng một lòng cởi mở với tất cả kiều bào của Cha theo tinh thần Phúc âm.
9. Đó là công việc mà Cha sẽ cùng tiến hành với các linh mục, các nam nữ tu sĩ và Cha sẽ lưu tâm để giáo dân được cùng tham gia.
10. Tôi ước nguyện cho Cộng Đoàn Việt Nam được đồng tâm nhất trí, để Chúa Kitô là “tất cả trong mọi người”.
Trong những quyết định và sáng kiến của Cha, Cha có thể tin cậy vào sự nâng đỡ của đức Tổng Giám Mục và giáo phận Paris.
Cũng như trong quá khứ, tôi kết hợp với Cha hết lòng và xin chúc lành cho Cha trong ơn nghĩa Chúa.
Giám mục Daniel PEZERIL
Giám mục phụ tá Paris.
212. Năm công việc phương tiện mà Tổng Giáo Phận Paris mong chờ cha sở.
Bài sai cho cha Lương Tấn Hoằng [[24]] và cho cha Mai Đức Vinh, được Đức Cha Georges GILSON viết hệt như nhau. Bài sai của cha Mai Đức Vinh [[25]] ghi như sau :
Hồng Y FRANCOIS MARTY,
Tổng Giáo Mục Paris
Kính thưa cha Giuse Mai Đức Vinh, linh mục dòng Xuân Bích,
Với sự đồng ý của các bề trên của cha, cha đã được bổ nhiệm làm giám đốc « coi sóc các linh hồn » ở Giáo xứ Việt nam Paris, kể từ ngày 01.11.1980.
1. Bởi vậy, để cha có thể hoàn thành thừa tác vụ của cha, cha được ban trao sứ mệnh loan báo Lời Chúa
2. và quyền hành được nghe lời xưng tội của tất cả mọi tín hữu.
3. Ngoài ra, cha cũng được phép rao giảng
4. và có quyền giải tội trên toàn lãnh thổ địa phận Paris, với sự đồng ý của các cha sở và các giám đốc của các nhà thờ và nhà nguyện.
5. Những quyền hạn này có giá trị, trừ khi bị rút lại.
Làm tại Paris, ngày 28 tháng 11 năm 1980
Giám mục Georges GILSON
Giám mục phụ tá
213. Tổng Giáo Phận Paris mong chờ nơi cha sở Giáo Xứ Việt Nam Paris 15 điều.
Cả hai thư bổ nhiệm đều nói đến chức phận làm giám đốc giáo xứ “coi sóc các linh hồn”. Trong thư của cha Trương Đình Hòe, chức phận coi sóc các linh hồn được diễn tả qua 10 chi tiết, có tính cách trách nhiệm phải thực hiện. Trong thơ bổ nhiệm của hai cha Lương Tấn Hoằng và Mai Đức Vinh, chức phận “coi sóc các linh hồn lại chỉ được diễn tả qua 5 chi tiết, có tính cách phương tiện nên dùng nhiều hơn. Vị chi chức phận “coi sóc các linh hồn“ của cha sở Giáo Xứ Việt Nam Paris có 15 điều, nói lên 15 mong chờ của Đức Tổng Giám Mục Paris và của Giáo Hội nói chung :
1. Từ đây Cha là người có trách nhiệm về Cộng Đoàn các người Việt Nam Công Giáo.
2. Cộng Đoàn này phải thành một cộng đoàn cầu nguyện
3. và sống đời bí tích thánh,
4. một cộng đoàn biết tương thân tương trợ
5. và có tình bác ái anh em,
6. một cộng đoàn ra sức diễn đạt đức tin Công Giáo qua truyền thống và văn hóa Việt Nam.
7. Công tác này chỉ thể hiện được bằng một lòng cởi mở với tất cả kiều bào của Cha theo tinh thần Phúc âm.
8. Đó là công việc mà Cha sẽ cùng tiến hành với các linh mục, các nam nữ tu sĩ
9. và Cha sẽ lưu tâm để giáo dân được cùng tham gia.
10. Tôi ước nguyện cho Cộng Đoàn Việt Nam được đồng tâm nhất trí, để Chúa Kitô là “tất cả trong mọi người”.
11. Bởi vậy, để cha có thể hoàn thành thừa tác vụ của cha, cha được ban trao sứ mệnh loan báo Lời Chúa
12. và quyền hành được nghe lời xưng tội của tất cả mọi tín hữu.
13. Ngoài ra, cha cũng được phép rao giảng
14. và có quyền giải tội trên toàn lãnh thổ địa phận Paris, với sự đồng ý của các cha sở và các giám đốc của các nhà thờ và nhà nguyện.
15. Những quyền hạn này có giá trị, trừ khi bị rút lại.
22. BIẾT LẤY SÁNG KIẾN THỰC HIỆN ĐÚNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC VỤ CỦA GIÁO PHẬN
Hai tài liệu cho biết mức độ định hướng chương trình mục của Giáo Xứ Việt Nam Paris theo Chương Trình Mục Vụ của Tổng Giáo Phận Paris. Một là Biên bản các Đại Hội Mục Vụ. Hai là Bản Tường Trình của Ban Giám Đốc gửi lên Tòa Tổng Giám Mục hằng năm. Trong các Đại Hội Mục Vụ, chương trình luôn luôn có mục dành cho chương trình năm tới. Ngược lại, trong Bản Báo Cáo mục vụ hằng năm của Ban Giám Đốc gửi lên Tòa Giám Mục, chỉ có mục chương trình năm tới, từ báo cáo năm 2003. Và những gì nói về chương trình năm tới ở đây, đều là dịch lại những điều đã nói đến trong Đại Hội Mục Vụ, là tài liệu gốc.
Xem lại chương trình của các Đại Hội Mục Vụ, liên quan đến chương trình mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris và sự hội nhập vào đó, có 4 niên đại quan trọng mà chúng ta sẽ xem sau đây.
221. Từ 1980 : Ưu tiên theo hướng mục vụ sinh tồn khẩn thiết.
Biến cố 30.04.1975 đã tạo ra một làn sóng di cư tỵ nạn chưa từng thấy của người Việt Nam đến Pháp. Đợt 1, từ 1975 đến 1977, có 5.270 người ; Đợt 2, từ 1978 đến 1980, có 14.146 người ; Đợt 3, từ 1981 đến 1990, có 23.278 người và đợt 4, từ 1991 đến 1994, có 3.300 người ; Tổng cộng có 45.990 người đến Pháp xin tỵ nạn cộng sản từ 1975 đến 1994. Số người di cư mới đến này cộng với số người Việt Nam đã đến trước, tính tất cả số người Việt Nam ở Pháp vào năm 1995 khoảng 150.000. (Một vài ước tính khác lại đưa ra con số 200.000, hoặc 250.000). Riêng ở Vùng Paris, có khoảng 44.769 người Việt Nam, trong đó khoảng từ 17.000 đến 18.000 sống trong nội thành Paris [[26]]. Phúc trình mục vụ 2006 của Giáo Xứ Việt Nam Paris ước lượng số người Công Giáo Việt Nam ở vùng Paris được khoảng từ 13 đến 16.000 người [[27]].
2211. Nhu cầu khẩn thiết của giáo dân. Sau nhiều năm bị tước đoạt của cải, bị tù đầy cải tạo hành hạ, những người Việt Nam đến tỵ nạn tại Pháp chẳng những đã gặp những khó khăn lớn về vật chất, như cơm ăn, áo mặc, nhà ở; nhưng còn cả những khó khăn xã hội, tâm thần nữa, như ngôn ngữ, thói tục, giấy tờ, di chuyển,… Đường hướng mục vụ đổ dồn vào lãnh vực xã hội cứu tế.
Niên khóa 1982-1983, nữ tu Têrêsa để lại một bản bá cáo sinh hoạt thường trực và một dự án ngân sách của Văn Phòng Xã Hội như sau :
1. Trực Văn Phòng Xã Hội: Thường trực để tiếp đón các gia đình, người cô đơn, người tị nạn mới tới (Việt Nam hay Á Châu ở Paris hay ngoại ô). Mục đích giúp họ giải quyết những khó khăn trong vấn đề giấy tờ và hội nhập, việc làm, nhà ở, giáo dục con cái, giúp tiền bạc khi khẩn cấp, khi đau yếu, cho quần áo, giúp học tiếng Pháp… Trong trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 6.000f, vậy phải xin Giáo Xứ cho: 3.000f
2. Hoạt động xã hội bên những người già cả, đau yếu, những người trẻ tật nguyền, mà thường không có gia đình tại Pháp. Nếu Văn phòng xã hội của Giáo Xứ không đáp ứng được thì phải kêu gọi hay giới thiệu đến các cơ quan liên hệ hầu giúp ho ïvề tiền bạc, về giấy tờ hành chánh. Trong trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 4.500f, vậy phải xin Giáo Xứ cho 2.500f
3. Những hoạt động bên cạnh người trẻ tị nạn á châu từ 17 đến 25 tuổi (phần đông không có gia đình tại Pháp. Giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất khi người trẻ bị khủng khoảng. Cứ hai tháng có một buổi gặp gỡ, trao đổi, giải trí, học hỏi theo nhóm… đặc biệt vào các dịp lễ Giáng Sinh, Tết, Phục Sinh, kỳ hè… Nhiều khi phải giúp người trẻ tìm nhà ở, tìm khóa học nghề… Trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 8.000f, vậy phải xin Giáo Xứ 5.000f
4. Công tác giúp các trẻ em Á Châu làm quen và hội nhập: Tổ chức những ngày gặp gỡ để trao đổi, gây tình bạn, huấn luyện, giải trí, dùng cơm chung, xem phim, tặng quà… Tổ chúc đi hè theo từng nhóm, tham quan Paris hay ngoại ô Paris, học tiếng Việt… Đôi khi tìm gia đình bảo trợ… Trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 10.000f, vậy phải xin Giáo Xứ 5.000f
5. Phí tổn về di chuyển, bữa ăn, hội hè, điện thoại… cho một cán sự xã hội và nhân viên Văn phòng. Trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 12.000f (mỗi tháng 1.000f), vậy xin Giáo Xứ cho mỗi lục cá nguyệt 6.000f
Tóm lại: Những sinh hoạt thường trực của Văn phòng Xã Hội trình bày ở trên đòi phải có một ngân qũy 40.000f. Giáo Xứ chỉ cho được 27.500f. Bởi vậy Văn phòng phải hạn chế nhiều sinh hoạt và nhiều giúp đỡ tiền bạc đối với những người tị nạn đến với mình. (ký tên: Nữ tu Têrêsa Huỳnh Thị Na, Cán sự xã hội [[28]]. Đó là về phía giáo dân.
2212. Nhu cầu khẩn thiết của giáo xứ
Giúp giáo dân làm nhẹ những khó khăn cơm áo gạo tiền, nhà ở, như nói trên đây, đã là một nhu cầu khẩn cấp cho Giáo Xứ rồi. Thêm vào đó, Giáo Xứ còn có những khó khăn riêng của mình nữa. Nhà nguyện và cơ sở giáo xứ ở vào một tình trạng thê thảm. Trước đây, mỗi lễ Chúa Nhật chỉ dăm ba chục người. Ngày nay, cả dăm ba trăm người. Dự lễ, đi chậm một chút là đứng đường. Các văn phòng, cái nào cũng bé nhỏ, chật chội. Vấn đề lớn nhất của Giáo Xứ lúc đó là vấn đề cơ sở. Cả 14 năm dài, chương trình nới rộng cơ sở, đổi mới cơ sở luôn là đề tài thảo luận, suốt từ 1984 đến 1998, khi Đức Hồng Y Lustiger can thiệp, giúp Giáo Xứ được xử dụng cơ sở 38, rue des Epinettes cho đến hiện nay.
1983 : Thành lập Hội Đồng Mục Vụ. Đại Hội Mục Vụ đầu tiên, tổ chức vào ngày 17.06.1984, đã có một cách định hướng đặc biệt, là do mọi người thảo luận và trao đổi nhóm rồi tổng kết lại. 6 nhóm đã thảo luận về 6 đề tài : 1- Sự sinh tồn của cộng đoàn ; 2- Điều kiện phát triển cộng đoàn ; 3- Sứ mệnh tôn giáo và văn hóa của cộng đoàn ; 4- Tạo dựng cơ sở cho cộng đoàn ; 5- Phân tích tài liệu 1 về « Gây quĩ cơ sở » ; 6- Phân tích tài liệu 2 về « Vấn đề cơ sở ». Kết cục, chương trình cho năm tới 1985 hướng về vấn đề cơ sở và đặc biệt lo gây quỹ cơ sở.
1997 : Tòa Giám Mục Paris đã đề nghị cơ sở tại số 38, rue des Epinettes cho Giáo Xứ. Và Giáo Xứ đã chấp nhận. Nhưng tài chánh bảo trì cơ sở vẫn là mối ưu tư lớn của Giáo Xứ. Vì vậy, một « Kế hoạch ngũ niên 1998-2003 tài chánh cơ sở » đã được đưa ra.
222. Từ 1998 : Một số chương trình theo hướng mục vụ của Giáo Phận Paris.
Quả thật vấn đề cơ sở với những chi tiêu của nó, do kinh nghiệm quá khứ, đã là mối ưu tư rất lớn của những người trách nhiệm, đặc biệt là Ban Giám Đốc. Nhưng những luồng gió Thánh Linh mới đang thổi vào Giáo Xứ, khiến Giáo Xứ đã xích lại gần Tổng Địa Phận Paris hơn, để rồi tích cực tham gia hơn, và đi đến hội nhập hoàn toàn.
2221. Giáo xứ xích lại gần hơn với Tổng Địa Phận Paris. Những khó khăn về vật chất và tinh thần của giáo dân Việt Nam dần dà giảm bới. Ngôn ngữ múa máy dễ hiểu hơn. Di chuyển không cần phải đếm số trạm mà xuống, hay lên, nhưng đã đọc được tên trạm, nói được, « Bonjour », « Merci », « S’il-vous plait », « Pardon ». Công ăn việc làm ổn định hơn. Áo quần ấm áp hơn. Nhà cửa đã an cư. Hoàn cảnh thuận lợi hơn để Giáo Xứ xích gần hơn với Tổng Địa Phận Paris. Hai biến cố khích lệ sự xích lại này.
Thứ nhất là sự kiện « ngày 28.03.1998, Thầy Phạm Bá Nha và Nguyễn Văn Thạch lãnh chức phó tế vĩnh viễn tại Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà Paris, do Đức Hồng Y Lustiger chủ phong. Chia sẻ Lời Chúa, ĐHY đưa mắt nhìn những giáo hữu Việt Nam có mặt khá đông và nói : « Đây là lần đầu tiên tại Nhà Thờ Đức Bà Paris có hai thầy ngoại quốc được truyền chức Phó Tế. Là ngoại quốc, các thầy nguyên quán tại Việt Nam. Nhưng hai thầy là thành phần của Tổng Giáo Phận Paris đem lại hoa trái dồi dào. Hai thầy tiếp nối tình huynh đệ của Giáo Hội giữa hai nước » [[29]].
Thứ hail à sự kiện « ngày 15.11.1998, lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger, Tổng Giám Mục Paris, đã đích thân đến địa điểm mới của Giáo Xứ dâng lễ để chính thức trao cơ sở mới cho Giáo Xứ Việt Nam, « Ăn mừng Nhà Thờ Mới » với Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam. Chia sẻ Lời Chúa, Ngài nói với Cộng đoàn : « Anh em hãy quên đi tình trạng xa xứ. Vì ở đây, Thủ Đô nước Pháp, anh em ở nhà mình. Là con cháu các Thánh Tử Đạo, Anh em hãy làm chứng niềm tin hy vọng Phúc Âm giữa lòng Thành Phố Paris ».
Đức Hồng Y cũng chính tay trao quyết định ngày 12.11.1998 của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ (Cappello Di Sua Santita) cho Linh mục giám đốc Giuse Mai Đức Vinh. Ngài nói : « Kể từ ngày 16.11.1980 [[30]], trong việc hành xử chức vụ giám đốc chuyên trách linh hồn các tín hữu, Tân Đức Ông không ngừng củng cố và phát triển Giáo Xứ. Với sự cộng tác chặt chẽ của Ban Giám Đốc, Ngài có công biến Cộng Đoàn trở nên một trong những cộng đoàn ngoại kiều lớn mạnh ở Thủ Đô. Ngoài mục vụ, Cộng Đoàn còn có sinh hoạt đa dạng, phong phú về văn hóa và giáo dục thanh thiếu niên ».
Và để ghi nhớ ngày quan trọng này, ĐHY ghi Sổ Vàng Lưu Niệm : « Xin Chúa ban cho anh em Bình An và Vui Mừng » [[31]].
2222. Giáo xứ nhận được « Chương trình bác ái năm 2000 » và tích cực tham dự. ngày 16.01.1998, ÐHY Jean Marie Lustiger, Tổng Giám Mục Paris đã công bố một chương trình Bác Ái để chuẩn bị năm thánh 2000, nâng mức sống đạo của các giáo xứ trong Tổng Ðịa Phận và mở ra một đường lối mục vụ mới đi vào thế kỳ XXI. Một Ủy Ban « Bác Ái năm 2000 » đã được thành lập. Cả một chương trình học hỏi và trao đổi đã được đưa ra, khởi đầu từ Chúa Nhật 15.11.1998 với chủ đề « Ðức Bác Ái thúc bách chúng tôi » (2Cor 5, 14) và kết thúc vào Lễ Hiển Linh 01.01.2001. Cả một kế hoạch dự trù, từ việc phát hành tập hướng dẫn về « Bác Ái năm 2000 », qua các triển lãm, Hoà nhạc, đến các bích chương quảng cáo,… Cả một sổ liệt kê những công tác do các tiểu ban tổ chức : chăm sóc người cao niên, giúp người gặp khó khăn, kèm học sinh, thăm viếng bệnh nhân, nâng đỡ học sinh và giới trẻ, học hỏi Thánh Kinh, các công việc xã hội khác, như kiếm việc, tiếp đón.
Tham dự tích cực chương trình «Bác Ái Năm 2000», Ban Giám Ðốc Giáo Xứ Việt Nam đã chọn tiểu ban cuối cùng và đã đưa ra một sáng kiến rất độc đáo « sống bác ái qua liên đới nghề nghiệp ». Một lá thư ngỏ đã được phổ biến trong các thánh lễ Chúa Nhật trong các tháng hai và ba năm 1999 và được phổ biến rộng rãi qua báo Giáo Xứ Việt Nam, số 151, ngày 01.03.1999.
Bầu khí sôi động tiến về « tam thiên niên kỷ » hiện nay của Giáo Hội và Xã Hội, hoàn vũ và địa phương, cũng như những lý do chính yếu vừa trình bày ở trên, mờo gọi và thúc đẩy chúng ta phải thực hiện chương trình mục vụ « Liên Ðới Nghề Nghiệp » của Giáo Xứ trong năm 1999 này. Hình thức tổ chức cần hiệu lực và đơn giản, nhẹ nhàng. Chúng tôi xin đề nghị :
1. Phân chia ngành nghề.
Xây dựng (Techniciens de bâtiment, de construction) : 1- Chuyên viên ngành chỉnh trang (rénovateur), 2- Chuyên viên ngành điện (électricien), 3-Chuyên viên ngành khóa cửa (serrurier), chuyên viên ngành nước-sưởi (plombier), 5- Chuyên viên ngành mộc (menuisier), chuyên viên ngành sơn (peintre),..
Doanh thương (Entrepreneur) : 1- Nhà hàng (restaurant, plats à emporter, traiteur), 2- Tiệm may (Confection), Tiệm sửa quần áo (Retouche), 3- Giặt ủi (laverie), 4- Quán cà phê (caféteria), 5- Cây xăng (Station d’essence), 6- Hãng sửa xe (garage), 7- Cửa tiệm (Petit magasin).
Dịch. Dịch Vụ (Salariés du secteur tertiaire) : 1- Chuyên viên Ngân Hàng (banquier), 2- Chuyên viên Vi Tính (informaticien), 3- Chuyên vien Điện Tử (électronicien), 4- Chuyên viên Kế Toán (comptable), 5- Chuyên viên Cơ Khí (mécanicien), 6- Thủ Kho (magasinier), 7- Bán Hàng (vendeur), 8- Thu Ngân (caissière), 9- Thợ May (couturier), 10- Thư Ký (secrétaire), 11- Công Chức (fonctionnaire), 12- Y Tá (infirmier)
Chuyên Gia (expert) : Kỹ Sư ingénieur), Bác Sĩ (médecin), Nha Sĩ (dentiste), Dược Sĩ (pharmacien), Luật Gia (juriste), Tư Vấn (consultant),…
2. Tổ chức sinh hoạt
Ban Ðồng Hành (Comité d’Accompagnement). Ðể việc tổ chức được phong phú và hữu hiệu, Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ tự phân công thành Ban Ðồng Hành với mỗi Ngành Nghề như sau : 1- Ngành xây dựng : Cha Mai Ðức Vinh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ông Nguyễn Khắc Ðạt ; 2- Ng)nh Doanh Thương : Cha Nguyễn Văn Cẩn, Thầy Phạm Bá Nha, Ông Ngô Triệu Hùng ; Ngành Dỉch Vụ : Cha Trần Anh Dũng, Chị Nguyễn Mỹ Phước, Anh Bùi Văn Triển, Chị Phạm Mai Hương ; Ngành Chuyên Gia : Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, Thầy Nguyễn Văn Thạch, Ông Nguyễn Ngọc Ðỉnh, Ông Lê Ðình Thông.
Ban Ðại Diện. Trách nhiệm của « Ban Ðồng Hành » là : 1- qui tụ các thành viên thuộc ngành nghề của mình ; 2-. lập ban đại diện ; 3- cố vấn các hoạt động của ban đại diện.
Sinh hoạt. Tùy theo sáng kiến và điều kiện về thời gian, về các yếu tố chuyên biệt, mỗi ngành nghề sẽ tự đưa ra một hình thức sinh hoạt thích hợp. Dĩ nhiên, luôn nằm trong tiêu chuẩn mục vụ của năm « Bác Ái 2000 » của TGP Paris.
Phối Hợp các ban. Tùy theo nhu cầu, Ban Ðồng Hành và Ban Ðại Diện của mỗi ngành nghề sẽ có những buổi hội chia sẻ kinh nghiệm và góp ý xây dựng cho sinh hoạt chung.
3. Tiêu chuẩn đạt tới
Ước ao là năm nay 1999, mỗi ngành nghề ít ra có một « Ngày gặp gỡ ». Mục đích của « Ngày gặp gỡ » : biết nhau, làm quen, trao đổi, tương trợ, cầu nguyện chung.
4. Ngày thành lập
QUYẾT NGHỊ CỦA ÐẠI HỘI LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIỆP
Trong khuân khổ năm thánh 2000, theo tinh thần mục vụ Năm Bác Ái (Charité 2000) của Tổng Giáo Phận Paris, các thành phần Liên Ðới Nghề Nghiệp đã cùng nhau gặp gỡ và trao đổi tại Giáo Xứ, từ 14 giờ ngày 01-05-2000, nhằm lễ Thánh Giuse Thợ. Ðại Hội đã biểu hiện « sức sống và tinh thần hiệp nhất của Giáo Xứ », đồng thời tạo điều kiện « biết nhau, làm quen, trao đổi, tương trợ, cầu nguyện chung », theo đúng tinh thần Lá Thư Ngỏ của Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ gửi cộng đoàn vào tháng 3-1999 [[32]].
Sau khi trao đổi và thảo luận, Ðại Hội quyết nghị :
Thành lập năm nhóm Liên Ðới Nghề Nghiệp : Xây dựng, Doanh thương, Dịch vụ, Thân hữu Taxi và Chuyên gia. Ban Ðại Diện mỗi nhóm sẽ tiếp tục « qui tụ các thành viên thuộc ngành nghề của mình, trao đổi với các thành viên để đưa ra moi65t chương trình sinh hoạt thích hợp ».
Ban Ðồng Hành và Ban Ðại Diện năm nhóm sẽ có các buổi họp chung định kỳ nhằm « trao đổi kinh nghiệm » và « góp ý xâu dựng cho sinh hoạt chung », để hình thức sinh hoạt này ngày càng phát huy tinh thần « tương trợ huynh đệ của Giáo Xứ ».
Tổ chức Ðại Hội Liên Ðới Nghề Nghiệp hàng năm vào lễ Thánh Giuse Thợ, nhằm ngày Lễ Lao Ðộng 01-05.
Ngày 01 tháng 5 năm thánh 2000
Năm trưởng nhóm : Chuyên gia, Dịch Vụ, Doanh Thương, Thân Hữu Taxi, Xây Dựng (chữ ký)
Chuẩn y : Giám Ðốc Giáo Xứ, Linh mục Mai Đức Vinh(chữ ký)
Phó Thự : Chủ Tịch Ban Thường Vụ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh (chữ ký) [[33]].
Công việc mục vụ bác ái liên đới nghề nghiệp đã tạo cho Giáo Xứ Việt Nam Paris một bầu khí rất phấn khởi, trong cả chục năm, 1998-2007. Sự phấn khởi này được biểu lộ qua sự tham dự và dấn thân của toàn thể mọi nhân viên trong Ban Giám Đốc, đặc biệt là ba cha Giuse Mai Đức Vinh, Giuse Đinh Đồng Thượng Sách và Giuse Trần Anh Dũng, và của hai thầy sáu vĩnh viễn Phạm Bá Nha và Nguyễn ăn Thạch. Kéo theo sự phấn khởi và tích cực tham dự của 233 người, thuộc mọi tầng lớp giáo dân vào những công việc mục vụ chung.
Chuyên gia qui tụ 113 người trong 16 ngành : Mua bán kỹ nghệ, Trợ tá xã hội, Bác sĩ, Dược sĩ, Dân số học, Kế toán, Giảng sư đại học, Giáo Sư, Nghiên cứu khoa học, Kiến trúc sư, Kỹ sư, Luật sư, Nghiên cứu văn học, Nha sĩ, Chưởng khế, Tâm lý gia.
Doanh thương qui tụ 24 người trong 11 nghề : Chìa khóa, Chụp hình, Sửa giầy, Sửa xe, Mua bán nhà, Nhà hàng ăn, Bán đồ ăn nấu sẵn, Giặt ủi, Sửa quần áo, sửa máy móc télé, vi tính.
Dịch vụ qui tụ 30 người với những nghề khác biệt : Chuyên viên ngân hang, Vi tính, Điện tử, Kế toán, Cơ khí, Thủ kho, Bán hang, Thu ngân, Thư ký, Công chức, Y tá.
Taxi qui tụ 43 người lái taxi.
Xây dựng qui tụ 23 người với 8 nghề : Chỉnh trang, Điện, Hàn mộc, Mộc, Óng nước, Sưởi, Sơn mộc, Sơn nề [[34]].
Cả một thời chục năm hưng thịnh 1998-2007 trong giáo xứ !
223. Từ 2003 : Hoàn toàn theo hướng mục vụ của Giáo Phận Paris.
Từ năm 1998, xích lại gần hơn với Giáo phận Paris và nhận được « Chương trình bác ái năm 2000 », Giáo Xứ đã tham dự một cách tích cực với nhiều sáng kiến và kéo theo rất nhiều giáo dân. Cả một phong trào đã vùng lên, thâu nhận 233 người. Nhuệ khí và phấn khởi, từ 2003, Ban Giám Đốc đã quyết định hoàn toàn theo hướng mục vụ của Giáo Phận Paris. Báo cáo mục vụ hằng năm của Ban Giám Đốc gửi lên Tòa Tổng Giám Mục, từ 1981 đến 2002, chỉ có 5 mục : Tổng quan, Đời sống thiêng liêng, Đời sống xã hội, Đời sống văn hóa và Hợp tác. Từ 2003, thêm mục thứ 6 : Hướng mục vụ năm tới.
2231. Những hướng mục vụ Giáo xứ Việt Nam theo chương trình Giáo Phận Paris. Sau đây là hướng mục vụ năm tới trong các Bản Báo Cáo từ năm 2003 :
2003 hướng về 2004 : Năm Phúc Âm Hóa
2004 hướng về 2005 : (Không tìm ra tài liệu)
2005 hướng về 2006 : Liên đới Tin Mừng
2006 hướng về 2007 : Năm Hồng Ân 60 năm thành lập Giáo Xứ 1947-2007
2007 hướng về 2008 : Liên đới Phúc Âm
2008 hướng về 2009 : Thánh Phaolô và Năm Ơn Gọi
2009 hướng về 2010 : Năm các linh mục và Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Chính Tòa Việt Nam, 1960-2010
2010 hướng về 2011 : Năm gia đình và tuổi trẻ
2011 hướng về 2012 : Năm liên đới Niềm Tin
2012 hướng về 2013 : Năm liên đới Đức Tin
2013 hướng về 2014 : Năm mời gọi
2914 hướng về 2015 : Năm ơn gọi tận hiến
2232. Hướng mục vụ không chỉ nêu mục đích và kết quả mà còn gợi ra những hành động cụ thể. Trong Đại Hội Mục Vụ ngày Chúa Nhật 14 tháng 12 năm 2008, Đức Ông Mai Đức Vinh đã giới thiệu hướng đi mục vụ của Giáo Xứ cho năm 2008-2009, đã được Ban Giám Đốc chấp nhận và Ban Thường Vụ thông qua. Hướng đi này gồm hai chương trình chính : Năm thánh Phaolô của toàn Giáo Hội và Năm Ơn gọi của Tổng Giáo Phận Paris.
Năm Thánh Phao-lô
Với Giáo Hội hoàn vũ, và theo chương trình Tòa thánh, GX đả bắt đầu năm Thánh Phao-lô từ 29-06-2008 đến 29-06-2009. Mục đích Giáo Hội mời gọi chúng ta tìm hiểu con người của thánh nhân, học hỏi giáo lý của ngài qua sách Tông đồ Công vụ ( từ chương 9) và trong 12 thư ngài viết , để từ đó chúng ta sống vững niềm tin vào Chúa Kitô và dấn thân truyền giáo theo gương thánh Phao-lô, GX đã khởi sự từ đầu tháng 9-2008. Vì vậy việc làm cơ bản của mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi hội đoàn, Ban, Nhóm, tùy theo hoàn cảnh,học hỏi, chia sẻ về cách sống và giáo huấn của Thánh nhân ( Xin đọc lại số 247 báo GX tr 22-23 )
Năm Ơn gọi
Với chủ đề “ Tất cả cho ơn gọi “ ( Tout pour les Vocations ), dưới tiêu đề “Năm của Linh mục“ (Année du Prêtre), văn phòng về ơn gọi củaTổng Giáo phận muốn mỗi họ đạo thể hiện một sinh hoạt nào đó nhằm 4 mục đích : 1-Gây ý thức về ơn gọi nơi các em nhỏ ; 2-Cổ võ ơn gọi nơi giới trẻ ; 3- Giúp các phụ huynh nhận ra bổn phận hướng dẫn con cái về việc lựa chọn ơn gọi ; 4- Liên kết mọi người trong lời cầu nguyện cho ơn gọi.
Giáo Xứ chúng ta dành năm 2009 để hòa nhịp vào sinh hoạt mục vụ ơn gọi của Tổng Giáo Phận Paris qua những thể hiện cụ thể :
Xin mỗi vị giảng lể cố hướng về ơn gọi.
Nhắc nhở và tổ chức các chiến dịch cầu nguyện cho ơn gọi
Thứ bảy và Chúa Nhật II mỗi tháng sẽ mời một linh mục, thầy sáu, tu sĩ hay giáo dân giảng lễ và cho chứng từ về ơn gọi.
Chỉnh đốn lại “ nhóm các em giúp lể “ : đi đều đặn, học biết về cách giúp lể, học hiểu về ý nghỉa và các cử chỉ phụng vụ trong việc giúp lễ.
Chỉnh đốn lại Hội Yểm trợ Ơn gọi : Nên có thư liên lạc để nhắc nhở các hội viên cầu nguyên, góp tiền niên liễm. và cổ động hội viên mới.
Cần mở rộng quan điểm về ơn gọi : Ơn gọi linh mục, ơn gọi tu sĩ, ơn gọi giáo dân tận hiến, ơn gọi phó tế vĩnh viễn, ơn gọi lập gia đình.
Cổ động cho các địa điểm mục vụ , các hội đoàn tham gia chương trình của năm ơn gọi : dâng lể, giờ thánh, trao đổi về ơn gọi…
Mỗi tháng báo GX dành 1-2 ” trang về ơn gọi “.
Mở ” Trang Ơn gọi “ trên site Internet của GX.
Dành bảng lớn để trình bày hình ảnh, tin tức về ơn gọi.
23. LÀM ĐÚNG VÀ TỐT CÔNG VIỆC MỤC VỤ NHỜ BIẾT ĐỊNH HƯỚNG TRƯỚC VÀ KIỂM ĐIỂM SAU TRONG MỌI CÔNG VIỆC MỤC VỤ
Bài sai là một tài liệu cá nhân mà giám mục địa phận gửi cho từng linh mục để chỉ rõ địa sở trách nhiệm, những công việc và mục tiêu cần đạt. Đức Ông chính xứ Giuse Mai Đức Vinh biết bài sai của mình và của hai vị tiền nhiệm. Đức Ông cũng dần dà biết những chương trình mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris. Sự kiểm điểm công việc đã làm và định hướng dự án mới sẽ làm trong 2 Đại Hội Mục Vụ, tháng 6 và tháng 12 hằng năm, chứng minh rõ rệt sự hiểu biết này. Nó cũng cắt nghĩa tại sao các công việc mục vụ do Đức Ông điều hành đã đạt được những kết quả tốt.
Công việc kiểm điểm và định hướng được Đức Ông chính xứ Giuse Mai Đức Vinh thực hiện ở bốn mức độ :
1- Mỗi ngày, mức độ cá nhân : không kể việc cầu nguyện và dâng lễ sáng chiều, Đức Ông dành buổi sáng để làm và kiểm công việc, buổi trưa - chiều để đi thăm bệnh nhân dự tòng, người già,.., và buổi tối để viết bài hoặc suy nghĩ phác thảo dự án mới.
2- Mỗi tuần, mức độ Ban Giám Đốc : Chiều thứ năm, họp Ban Giám Đốc để thông tin, trao đổi, và kiểm điểm việc làm đã qua, và đưa ra dự án mới.
3- Mỗi 6 tháng, mức độ Hội Đồng Mục Vụ : cùng các thành viên khác trong Ban Giám Đốc và mọi giáo dân thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ, Đức Ông họp Đại Hội Mục Vụ để kiểm điểm và làm dự án mục vụ mới.
4- Mỗi năm, mức độ Giáo Phận Paris, Đức Ông cùng với Ban Giám Đốc làm phúc trình vào khoảng tháng ba mỗi năm về kết quả năm trước và dự án năm mới lên Tòa Tổng Giám Mục Paris.
Công việc kiểm điểm và làm dự án mới, mỗi năm 2 lần, vào tháng 6 và tháng 12 trong Đại Hội Mục Vụ có lẽ là thích thú và ý nghĩa hơn cả, vì có sự tham dự của mọi thành phần giáo dân và giáo sĩ, và đề cập đến mọi vấn đề liên quan đến giáo xứ. Trừ những Đại Hội Mục Vụ bầu lại Ban Thường Vụ, thì rút gọn lại, để dành ưu tiên cho việc bầu Ban Thường Vụ mới. Còn bình thường, chương trình một Đại Hội Mục Vụ, qui tụ các đại diện của các địa điểm và của các hội đoàn, phong trào, ban, nhóm, xoay quanh 5 điểm chính, và đã bắt đầu từ 1984.
Đại Hội Mục Vụ ngày 17.06.1984 (Đại hội đầu tiên của Ban Thường vụ đầu tiên, 1983-1985) có chương trình với 5 điêm như sau : 1- Khai Mạc Đại Hội ; 2- Phúc trình tổng quát về Giáo Xứ (Cha Mai Đức Vinh) ; 3- Phúc trình về Hội Đồng Mục Vụ (Chủ Tịch Phan Quang) ; 4- Trình bày chương trình sinh hoạt năm mới (Tổng Thơ Ký Trần Văn Cảnh điều hành). 5- Linh tinh và bế mạc.
Sau đây là tóm tắt bản phóng sự (dài 16 trang A4) của chị Thục Hiền và anh Giang Minh Đức về Đại Hội Mục Vụ ngày 08.12. 2013, qua ba việc chính : Báo cáo sinh hoạt đã thực hiện năm 2013, Giới thiệu chiều hướng mục vụ năm tới 2014 và Linh tinh « Đúc kết phần trao đổi về hướng đi Mục Vụ cho năm tới 2014 ».
231. Báo cáo sinh hoạt đã qua trong năm 2013, do Ông Chủ Tịch HĐMV.
Bác sĩ Chủ Tịch Nguyễn Ngọc Đỉnh báo cáo :
Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp XIV (01/05/2013): quy tụ trên 200 người để mừng Lễ Thánh Giuse Thợ qua bữa cơm huynh đệ, trao đổi về đề tài "Kinh nghiệm sống Đức Tin trong nghề nghiệp" và dự Thánh Lễ chung.
Hai ngày Kermesse (18 & 19/05/2013): Số người tham dự đông đảo, nhiều gian hàng mới lạ. Kết quả thu được là 17444€ cho quỹ điều hành của Giáo Xứ.
Đại Hội Mục Vụ 60 (09/06/2013): Chuẩn bị cho việc tham dự Đại Hội Hành Hương Lộ Đức từ 01 đến 05.08.2013 và mừng kỷ niệm 30 năm Hội Đồng Mục Vụ, 30 năm Báo Giáo Xứ.
Rước Lễ Lần Đầu (01/06/2013): 34 em thiếu nhi tại nguyện đường Giáo Xứ.
Chịu Phép Thêm Sức (08/06/2013): 43 em qua tay Đức Cha Jérôme Beau tại nguyện đường Giáo Xứ.
Các hội đoàn cấm phòng kết thúc năm mục vụ 2012-2013: Cursillo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Các Bà Mẹ Công Giáo...
Phong trào Cursillo Việt Nam Âu Châu mừng 20 năm sinh hoạt tại Lisieux (05-07/07/2013): 195 người tham dự đến từ Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Na Uy...với đề tài "Đức Tin hóa môi trường".
Tham dự Đại Hội Hành Hương Lộ Đức từ 01 đến 05/08/2013 với các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp: Trên 1200 giáo dân dẫn tụ về Lộ Đức, trong đó có khoảng 300 giáo dân của Giáo Xứ Việt Nam Paris. Vì các cộng đoàn đang sống "Năm Đức Tin" và mừng 25 năm lễ phong hiển thánh của 117 vị Chân Phước Tử Đạo Việt Nam nên chủ đề của Đại Hội được đặt tên "Sống Đức Tin theo gương các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân".
Sinh hoạt trại hè cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể tại Solesme, tu viện của các Cha Biển Đức (10-25/08/2013): Ngoài việc vui chơi, đây còn là thời gian để các em học tập và trau dồi thêm tiếng Việt.
Những buổi tĩnh tâm đầu năm mục vụ: Trong hai tháng 09 và 10 đã có nhiều buổi tĩnh tâm do các hội đoàn, ban, nhóm... tổ chức để bắt đầu năm mục vụ mới. Đây là thói lành đã có từ lâu, thời gian kéo dài một hoặc hai ngày (hay một cuối tuần) để cầu nguyện và lên kế hoạch hay chương trình hoạt động sắp tới. Năm nay bắt đầu là Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ, sau đó đến phong trào Cursillo, hội Đạo Binh Đức Mẹ, ban Giáo Lý, Giới Trẻ, phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, hội Yểm Trợ Ơn Gọi...
Bắt đầu năm sinh hoạt: Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (01/09/2013), Lớp Pháp Văn (09/09/2013), Lớp Giáo Lý (14/09/2013), Phong Trào Cursillo (22/09/2013), Giới Trẻ (06/10/2013)...
Hành hương lãnh Ơn Toàn Xá tại Thánh Đường Sacré Coeur de Montmartre (13/10/2013): Trong khuôn khổ năm Đức Tin mừng kính 25 năm tôn phong Hiển Thánh 117 vị Tử Đạo Việt Nam và kỷ niệm 850 năm tuổi Vương Cung Thánh Đường Notre Dame de Paris, hơn 600 giáo dân Việt Nam đã quay về tề tựu chiêm ngẫm, xưng tội, dâng Thánh Lễ và nhận lãnh Ơn Toàn Xá với cả tấm lòng sốt sắng chan chứa niềm tin.
Bữa cơm liên đới truyền giáo (19/10/2013): Đây là năm thứ ba, phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp tổ chức buổi họp mặt thân hữu gây quỹ truyền giáo giúp Hội Đồng Giám Mục tại Việt Nam. Điạ điểm tổ chức vẫn là nhà hàng China Town ở quận 13 của thủ đô Paris và số tiền thu được là 5000€.
Lễ Giỗ 50 năm của cựu Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và em trai Cố Vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu (02/11/2013): Hai anh em ông là ngưởi Công Giáo gương mẫu, sống Đức Tin mạnh mẽ và nhờ đó họ có lòng yêu quê hương cách sâu sắc và triệt để. Đây là dịp đề cao gương sáng của hai ông và, cũng để cảm tạ Chúa, gia đình hai ông cũng như nhiều cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên thế giới đã đông đảo tổ chức ngày lễ kim khánh tạ thế cho hai ông. Sau Thánh Lễ là bữa cơm huynh đệ, triển lãm tranh ảnh về gia đình hai ông và giới thiệu cuốn sách "La République du Vietnam et les Ngô Đình" của ba tác giả Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên (mất năm 2012) và Jacqueline Willemetz do nhà xuất bản L'Harmattan phát hành.
Diễn Nguyện Thánh Ca & Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt nam (17/11/2013): Để kết thúc Năm Đức Tin và mừng 25 năm lễ phong hiển thánh của 117 vị Chân Phước Tử Đạo Việt Nam, Giáo Xứ đã tổ chức một đại lễ long trọng với 26 linh mục đồng tế và 1300 giáo dân tham dự trong bầu khí thật sốt sắng và nghiêm trang. 14 ca đoàn thuộc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã xuất sắc thay nhau diễn hát những bài thánh ca khi hùng hồn như sóng thác, lúc êm dịu như suối nguồn để tôn vinh, bày tỏ lòng biết ơn các Thánh đã bao phen chịu đựng khổ nhục, bắt bớ, tù đày hòng đổi lấy cái chết vì Đức Tin.
Sau lời báo cáo chung của Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh, các đơn vị hiện diện cũng đã báo cáo về sinh hoạt đã qua của mình. 1- Giới Trẻ (anh Quỳnh & Cha Sinh), 2- Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (bà Nathalie Vũ), 3- Hội Đạo Binh Đức Mẹ (anh Trần Huynh), 4- Nhóm Thân Hữu Taxi (anh Hải), 5- Nhóm Chuyên Gia (chị Xuân Phương), 6- Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến (ông Cần & chị Tuyết) 7- Nhóm Cơm Chúa Nhật (chị Hiện), 8- Ban Tiền Giúp Giáo Hội (chị Nga), 9- Phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp (anh Chiểu), 10- Ban Mục Vụ Hôn Nhân & Gia Đình (LS Lê Đình Thông), 11- Ban Giáo Lý (chị Đào Kim Phượng), 12. Ca Đoàn Giáo Xứ (chị Mai Thị Ngọc Châu), 13- Ca Đoàn Triều Dâng (anh Phạm Quốc Châu), 14- Ban Phụng Ca Lê Bảo Tịnh (LS Lê Đình Thông), 15- Nhóm Xây Dựng (ông Nguyễn Văn Thơm): 16. Phong Trào Cursillo (chị Lâm Thị Ngọc Cương): 17. Nhóm Gia Đình Trẻ (anh Giang Minh Đức).
232. Xướng ra chiều hướng mục vụ năm tới, 2014, do Cha Giám Đốc
Tôi hân hạnh gửi đến quý ông bà và anh chị em lời chào thân ái trong ‘Niềm Tin của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam’.Tôi chọn lời chào này, bởi vì : Chúng ta vừa kết thúc một năm mục vụ với hai chủ đề : Chủ đề thứ nhất, là cùng với Giáo Hội hoàn vũ chúng ta sống Năm Đức Tin ; chủ đề thứ hai là cùng với Giáo Hội Mẹ Việt Nam cũng như với các Cộng Đoàn Việt Nam tại Pháp và khắp thế giới, chúng ta sống 25 năm Đại Lễ Phong Hiển Thánh của 117 vị Chân Phước Tử Đạo Tiền Nhân. Vì thế, chủ đề sống mục vụ của chúng ta trong năm vừa qua là : ‘Sống Đức Tin Theo guơng các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân’.
Bước qua năm mục vụ mới, 2014, Giáo Xứ chúng ta cũng có hai chủ đề lớn.
Chủ đề thứ nhất là : ‘Để tiếp nối ‘sống năm Đức Tin’, kể từ Chúa Nhật I Mùa Vọng vừa qua, chúng ta lại cùng với Giáo Hội hoàn vũ và tổng giáo phận Paris bắt đầu sống ‘Năm Mời gọi’ (Année d’Appel).
Chủ đề thứ hai là mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Mục Vụ (1983-2013) và 30 năm tái bản tờ báo ‘Giáo Xứ Việt Nam’ (1984-2014).
Năm ‘MỜI GỌI’, hiểu thế nào về hai chữ ‘mời gọi’ ? Trước tiên, trong bài giảng của ngày 25/06/2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng hình ảnh của tổ phụ Abraham mà nhắc nhở chúng ta : «Sống kitô hữu là một mời gọi tình yêu và tình bạn. Chúa muốn nói với mỗi kitô hữu nhu đã nói với tổ phụ Abraham : ‘Ta gọi đích danh con, Con hãy tiến lên, cha ở với con, cha đồng hành bên cạnh con’ (P/ND.9.13 p.14). Riêng Đức Hồng Y André Vingt-Trois, ngài đã kêu gọi giáo dân Paris hướng về Mùa Vọng 2014, thời điểm bắt đầu Năm Mời Gọi với lời tha thiết sau đây : « Anh chị em đã chịu phép Rửa Tội, anh chị em hãy lắng nghe tiếng Chúa mời gọi mỗi ngày, ngay trong đời sống của anh chị em. Anh chị em hãy quan tâm đến những nhu cầu của những người chung quanh anh chị em. Anh chị em có nghĩ rằng Giáo Hội có thể và Giáo Hội phải làm một cái gì cho phần rỗi của những người nam và người nữ của thế kỷ XXI này không? Anh chị em hãy tự nhủ mình :Thiên Chúa mời gọi anh chị em và cũng trao cho chị em sứ mệnh này » (P/ND 9.13 p. 12). Như vậy có nghĩa là, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng như Đức Hồng Y André Vingt-Trois đều nhắc nhở chúng ta rằng : ‘là những người đã chịu phép Rửa Tội, tất cả chúng ta đều đã được Thiên Chúa mời gọi, mời gọi để sống tình yêu và tình bạn với Ngài, mời gọi để lo phần rỗi cho mọi người. Và chính Thiên Chúa luôn đồng hành với chúng ta mỗi ngày’. Do đó, theo tôi nghĩ, sống Năm Mời Gọi là chúng ta cố gắng sống trọn vẹn ơn của Bí Tích Rửa Tội và làm sáng tỏ danh nghĩa ‘chúng ta là kitô hữu, tức là người đã chịu phép rửa tội’ đặc biệt trong khuôn khổ của Giáo Xứ.
Sau đây là những việc cụ thể mà mỗi người chúng ta hay cả tập thể Giáo Xứ sẽ cố gắng thực hiện :
1- Mỗi người cám ơn Chúa về Bí Tích Rửa Tội mình đã lãnh nhận, hãnh diện về danh xưng Kitô hữu của mình, - bằng lời cầu nguyện mỗi ngày, - bằng cách chính mình đeo trong người một ảnh Thánh Giá (hay ảnh Đức Mẹ), - bằng việc làm dấu trước khi dùng cơm bất cứ ở trong gia đình hay ở bất cứ môi trường nào. - Xin các phụ huynh khích lệ con cái của mình làm dấu Thánh Giá và đeo ảnh Thánh Giá.
2- Xin mỗi người hay mỗi gia đình trong xứ làm hai việc : âm thầm cầu nguyện suốt cả năm 2014 này cho một người bạn hay một gia đình thân quen (một người hay một gia đình luơng dân cho họ tin theo Chúa, hay một người, một gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt). Nếu thuận tiện, có thể mời họ đến tham dự thánh lễ hay một lễ hội, rồi mời họ ăn cơm… và nói cho họ biết sinh hoạt của Giáo Xứ…
3- Trong Thánh Lễ Chúa Nhật đầu tháng (thứ bảy đầu tháng của Thiếu Nhi), thay vì đọc kinh cáo mình, sẽ rảy nước thánh và hát bài hãy đến tung hô Chúa. – Thay vì đọc kinh Tin Kính, sẽ nhắc ba lời tuyên hứa của Bí Tích Rửa Tội.
4- Trong khuôn khổ các Hội Đoàn và Ban Nhóm, chúng ta sẽ đọc lại và học hỏi một số đoạn của Tông Huấn ‘Người Tín Hữu Giáo Dân’ mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành năm 1988.
5- Chúng ta phát hành cuốn lịch Phụng Vụ Thánh Kinh năm 2014 với chủ dề ‘Hội Đồng Mục Vụ Nồng Cốt Của Cộng Đoàn’.
6- Chúng ta tổ chức thi hang đá lần thứ 6 với chủ đề ‘Chúa mời gọi’.
7- Xin báo Giáo Xứ Việt Nam, báo Cursillo, báo Legio Mariae dành một vài số đặc biệt về Năm Mời Gọi, về Hội Đồng Mục Vụ … của Giáo Xứ.
8- Chúng ta sẽ mừng trọng thể Lễ Thánh Giuse Quan Thày của Giáo Xứ cũng coi như ‘Quan Thày của Hội Đồng Mục Vụ’. Ít ra có ba phần chính : Thánh lễ do Đức Cha George Soubrier, cựu giám mục phụ tá Paris, cựu giám mục giáo phận Nantes, chủ lễ, - Sau Thánh lễ tiếp tân cộng đoàn – Văn nghệ mừng Hội Đồng Mục Vụ và Báo Giáo Xứ 30 năm.
Kính thưa Đại Hội, tôi tha thiết xin các vị Đại Diện của Diạ Điểm Mục Vụ hay của Phong Trào, Hội Đoàn và Ban Nhóm hồ hởi góp ý cho những đề nghị sinh hoạt cụ thể trên đây. Sau đó chúng ta sẽ phổ biến và tích cực thi hành để giúp CỘNG ĐOÀN SỐNG TỐT NĂM MỜI GỌI như thánh ý của Thiên Chúa và ước nguyện của các Bề Trên. Một lần nữa tôi kính chúc Đại Hội thành công tốt đẹp.
233. Đúc kết phần trao đổi về hướng đi Mục Vụ cho năm tới 2014 :
Đề nghị của Đức Ông Giuse về việc đeo tượng trên mình, làm dấu thánh giá trước khi ăn ở mọi nơi và cầu nguyện âm thầm cho người thân, bạn bè, có đạo hay không, được đại hội ủng hộ và sẽ bắt tay vào ngay trong năm Mời Gọi này.
Theo Đức Ông Giuse, việc thể hiện cách cụ thể đó chứng minh mình đã được rửa tội và có tinh thần truyền giáo. Đây là việc học lại của Giáo Hội Triều Tiên, sau khi 103 vị Tử Đạo được hiển phong lên hàng chức Thánh. Mục đích của việc làm này là truyền giáo để các gia đình trở lại đạo. Kết quả của việc làm này đã làm tăng gấp đôi con số bổn đạo của họ, nên giáo xứ chúng ta đi theo chiều hướng đó trong năm Mời Gọi này. Từ mấy năm nay, số tân tòng ở Giáo Xứ chúng ta giảm sút rõ rệt. Đây cũng là một cách truyền giáo, khơi lên sự tìm tòi Thiên Chúa cho họ.
Phương pháp tặng ảnh tượng nhau trong gia đình hay bạn bè thân nhân cũng là cách hữu hiệu cho việc áp dụng cụ thể trên.
Việc làm dấu thánh giá còn giúp trấn an và thoát sự sợ hãi.
Tâm lý của một số người trước là ngại ngùng trước người khác, nhưng sau đó muốn tuyên xưng đức tin của mình, nên mọi ngại ngùng đều bị đẩy lui.
Có những trường học cấm đeo ảnh tượng (vì sợ mọi tôn giáo đều thể hiện niềm tin như đeo voan …), trong trường hợp đó, các em có thể đeo tượng Chuá hoặc Đức Mẹ mà không tỏ lộ ra ngoài, chỉ mang ở bên trong thôi cho đến khi đã vô trường và khi ra về.
Về vấn đề kêu gọi các thành viên mới cho nhóm Giới Trẻ : anh Nhân và anh Mẫn quá bận rộn nên chưa tìm kiếm và liên lạc được với các em đã rời Thiếu Nhi Thánh Thể. Đây là một việc làm không đơn giản và đòi hỏi nhiều công sức.
Một phụ huynh đề nghị Thiếu Nhi nên níu chân các em học xong giáo lý để các em này tiếp tục sinh hoạt ở Giáo Xứ...
24. LIÊN TỤC LÀM TỐT HƠN NHỜ BIẾT SÁNG TẠO
Trên đường học vấn, mức học đại học cao nhất kết thúc bằng một sáng tạo là viết và trình một luận án tiến sĩ giới thiệu một cái gì mới trong ngành học của mình. Trên đường làm việc cũng vậy, những người chuyên môn, ở bất cứ lãnh vực nào, ở bất cứ trình độ nào, chỉ là chuyên môn thực sự khi đạt được mức sáng tạo trong công việc của mình. Dưới khía cạnh chức vụ quan trọng mà mình nắm giữ, những người làm việc có khả năng và trách nhiệm phải biết liên tục sáng tạo ở ba mức độ chính : 1- ở mức độ thực hiện công việc thường ngày của mỗi người, 2- ở mức độ lãnh đạo điều hành một lãnh vực mà công việc luôn liên hệ đến nhiều khía cạnh hay chức vụ quản trị khác, 3- và ở mức độ lãnh đạo tối cao chiến lược cho toàn đơn vị trong những công việc liên hệ đến quyết định về sản phẩm và khách hàng.
Dưới khía cạnh thích ứng công việc vào môi trường và hoàn cảnh của mình, mỗi người làm việc ở mọi chức vụ, nhất là ở những chức vụ lãnh đạo, đều có thể và phải biết sáng tạo để đạt ba mục tiêu khác nhau : cải tiến, thích ứng và đổi mới. Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh bình thường vẫn làm những công việc của mình theo thói thường ; nhưng khi cần, đã biết uyển chuyển và tích cực làm ba loại sáng tạo này.
241. Sáng tạo sửa đổi và cải tiến liên tục những công việc thường ngày.
Công việc sáng tạo này được thể hiện trong mọi mức độ và cách thực hiện của công việc. Xin nêu vài thí dụ điển hình. Những sáng tạo loại này đã được thực hiện rất nhiều. Sau đây chỉ xin giới thiệu ba việc.
2411. Sáng tạo cách giảng mới. Giảng là công việc thường ngày và thường tình của linh mục. Bình thường, linh mục đứng trước mặt giáo dân, giảng về một đề tài, quảng diễn ý nghĩa của những bài đọc và phúc âm trong thánh lễ. Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 16.11.2008 cho Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã bắt chước kiểu đọc bài thương khó tuần thánh, mời thầy phó tế Phạm Bá Nha phụ giúp chia sẻ Lời Chúa một cách đặc biệt sống động và cảm kích. Bài chia sẻ của Đức ông có tựa đề là « Di chúc của các Thánh Tiền nhân » và trình bày 4 di chúc : 1- cho cả họ đạo, giáo xứ hay cả cộng đoàn tín hữu ; 2- cho các linh mục, tu sĩ và chủng sinh ; 3- cho các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ gia đình ; 4- Và cho con cái hay cho giới trẻ, thế hệ tương lai. Đức Ông đóng vai người kể chuyện (viết chữ thẳng), thầy phó tế đóng vai các thánh tử đạo nói lời di chúc (viết chữ nghiêng). Xin trích một đoạn về di chúc thứ nhất.
« Thưa quý ông bà và anh chị em,
Hàng năm chúng ta quây quần lại trong nhà thờ này để tưởng nhớ đến các Thánh Tiền Nhân. Chúng ta rất tự hào được thuộc về dòng giống anh hùng của 130.000 vị tử đạo. Theo một nghĩa thực tế, ‘tưởng nhớ các thánh tiền nhân’ có nghĩa là để ôn lại những lời khuyên răn được coi như những lời di chúc các Thánh để lại cho chúng ta, con cháu của các Ngài. Con cháu của các Ngài là ai hôm nay ? Xin thưa, là các linh mục tu sĩ, là mọi giáo dân cao niên trong cộng đoàn hay họ đạo, là các bậc phụ huynh gia đình, là những người trẻ nam nữ và và các em thiếu nhi mầm sống của Giáo Hội, nói tắt là tất cả chúng ta.
Di chúc cho cả họ đạo, giáo xứ hay cả cộng đoàn tín hữu : Mối lo lớn nhất của các thánh tử đạo, giám mục, linh mục, thầy giảng hay ông trùm họ, là nghĩ đến họ đạo của mình, giáo dân của mình. Các ngài ngồi tù không yên vì vẫn nghĩ đến giáo dân đau khổ, tân tòng mồ côi. Không muốn để giáo dân trong họ đạo phải tốn tiền chuộc mình về, các ngài nhất tâm tỏ cho họ thấy lòng can đảm tuyên xưng đức tin, các ngài cầu nguyện cho họ luôn hiệp nhất và can trường sống đức tin. Đây, lời di chúc của thánh giám mục Giuse An, dòng Đaminh bị chém đầu năm1857. Đức Cha giơ tay, xin với viên chức xử chém rằng : «Tôi xin gửi quan lớn 30 đồng tiền để quan cho một ân huệ, là đừng chém tôi một nhát, nhưng chém ba nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Chúa đã dựng nên tôi và cho tôi tới đất Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ cha mẹ sinh thành ra tôi. Còn nhát thứ ba là lời di chúc tôi gửi lại cho bổn đạo của tôi, để họ hiệp nhất với nhau mà bền vững sống đức tin, và can tràng tuyên xưng đức tin». Trước khi lãnh án xử, Đức Cha đã viết cho các linh mục và thầy giảng một thư vắn tắt như sau : « Tôi chấp nhận những gì Chúa quan phòng định liệu cho tôi ; Tôi chỉ thương các cha và các Thầy đang vất vả trong cơn nguy hiểm. Tôi ước mong dòng máu sắp chảy, thành của lễ mang lại thanh bình và hiệp nhất » Còn thánh linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan, trước khi bị điệu ra pháp tường năm 1858, đã xin phép đi một vòng nhà tù an ủi các đồng bạn, trong đó có giáo dân của ngài : «Giờ cuối cùng của tôi đã đến. Tôi chào anh chị em được can tràng và hiệp nhất. Anh chị em hãy trung tín đến cùng. Xin Anh chị em cầu nguyện cho tôi hoàn thành ý Chúa».
2412. Sáng tạo nội dung mới cho giờ chầu thánh thể. Chầu Thánh Thể là một hành động mục vụ hay được thực hiện. Thậm chí có những nhóm mục vụ coi việc chầu Thánh Thể là một sinh hoạt quan trọng của mình, và họ chầu Thánh Thể mỗi tháng ít là một lần. Đó là các nhóm huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh thể, phụ huynh Thiếu Nhi Thánh Thể, Giới Trẻ, Hội các bà mẹ Công Giáo, nhiều tiểu đội Đạo Binh Đức Mẹ, các nhóm Phong trào Cursillo, nhóm Thân Hữu Taxi, …Các nhóm này chầu Thánh Thể một cách tự phát. Ai có ý tưởng gì, thì tự cầu nguyện to tiếng để chia sẻ chung với anh chị em.
Ở mức độ giáo xứ, mỗi tháng ít nhất một lần chầu Thánh Thể, thường là vào Chúa Nhật thứ ba trong tháng. Vì đông người, giờ chầu Thánh Thể giáo xứ thường theo một mẫu đã được Ban Giám Đốc dọn sẵn. Bốn tập « GIỜ THÁNH » đã được sáng tác và ấn hành, qui tụ 33 mẫu khác nhau, xoay quanh nhiều chủ đề khác nhau, và tổ chức theo những cách khác nhau.
Giờ Thánh tập I gồm 7 mẫu:
1. Đền tạ Chúa Thánh Thể
2. Đền tạ Thánh Tâm
3. Cầu cho sự hiệp nhất
4. Sống mùa Vọng
5. Suy niệm kinh mân côi
6. Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam
7. Cầu cho ơn gọi
Giờ Thánh tập II gồm 8 mẫu
8. Cầu cho quê hương
9. Cầu cho giới trẻ
10. Thánh hóa gia đình
11. Các bà mẹ Công Giáo
12. Cảm tạ Chúa sang tạo và quan phòng
13. Gẫm đường thánh giá
14. Ngắm đàng thánh giá
15. Bảy sự thương khó Đức Mẹ
Giờ Tháng tập III gốm 11 mẫu
16. Giáng Sinh an bình
17. Sống mùa chay
18. Hãy đến với Chúa Giêsu Thánh Thề
19. Một giờ với Chúa Giêsu Thánh Thể 1
20. Một giờ với Chúa Giêsu Thánh Thể 2
21. Chúa Giêsu Vua
22. Suy niệm mầu nhiệm ánh sang
23. Maria mẹ nguồn ơn phúc
24. Giờ cầu cho các đẳng
25. Cầu nguyện cho các đẳng
26. Suy gẫm đàng thánh giá
Giờ Thánh tập IV gồm 7 mẫu
27. Cầu cho bệnh nhân 1
28. Cầu cho bệnh nhân 2
29. Cầu cho gia đình và giới trẻ
30. Cầu cho các linh mục
31. Cầu cho sự sống
32. Suy tôn long thương xót của Thiên Chúa
33. Cầu nguyện cho giới trẻ theo sách huấn ca
2413. Đổi sinh hoạt Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp vào hai dịp trong năm thay vì một. Được thành lập vào ngày 01.05.2000, từ năm 2001, năm Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp tổ chức Đại Hội hằng năm vào dịp Lễ Thánh Giuse Thợ, Lễ Lao Động, gồm hai việc : 1- Đại Hội để gặp nhau, dự Bí Tích Thánh Thể chung, kiểm điểm sinh hoạt năm qua, chung cho liên ngành và riêng cho mỗi ngành, rồi gợi ý sinh hoạt cho năm tới, mà không quên học hỏi, trao đổi về một đề tài ; Và Tiệc Liên Đới Truyền Giáo, mở ra gặp gỡ nhiều bạn không phải Công Giáo, và không phải Việt Nam, mà tiền thâu được gửi về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam giúp việc truyền giáo.
Trong Đại Hội 2012, một trong bốn gợi ý đã được đưa ra, đề nghị làm hai việc trên vào tháng năm cho đại hội, và vào tháng 10 cho tiệc truyền giáo. « Giữ ngày Đại Hội 01/05, tuy nhiên có thể dời Bữa Tiệc Liên Đới ăn qua tháng 10, vì theo Quyết Nghị của Đại Hội Thành Lập Liên Đới Nghề Nghiệp 01.05.2000, Đại Hội LĐNN sẽ diễn ra hàng năm vào lễ Thánh Giuse Thợ, nhằm ngày Lễ Lao động. Chúng ta phải giữ ngày 01/05 làm đại hội hằng năm, để cử hành Thánh Lễ và tổ chức thảo luận chung. Thảo luận về đề tài chung của Liên Ngàng và thảo luận về đề tài riêng của mỗi nhóm ngành nghề, xem như là dịp gặp mặt của các thành viên trong nhóm. Chúng ta cũng phải giữ thói quen đã thực hiện từ đầu là làm một việc cụ thể giúp việc truyền giáo bằng việc tổ chức Tiệc Truyền Giáo. Có điều vào những tháng đầu năm, đã có nhiều bữa ăn tại Giáo Xứ. Và hàng năm, lịch phụng vụ của Giáo Hội đã dành một tuần lễ cho việc truyền giáo vào Chúa Nhật III tháng 10. Chúng ta nên dời Tiệc Truyền Giáo vào dịp tháng 10, để bữa tiệc đi sát hơn với mục đích truyền đạo của Giáo Hội và Giáo Xứ ». Đề nghị này đã được đa số chấp nhận. Từ 2013 vào dịp 01.05, có Đại Hội ; và vào tuần lễ truyền giáo tháng 10, có Tiệc Truyền Giáo.
242. Sáng tạo thích ứng liên tục với những đòi hỏi mới của môi trường.
Trong tông huấn « Niềm Vui Tin Mừng » mới phổ biến ngày 24.11.2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ, đề nghị và khuyến khích một phương pháp hành động là « luôn tỉnh táo dò xét các dấu chỉ thời đại ». Trong công việc mục vụ cha sở của mình, Cha Giuse Mai Đức Vinh đã xử dụng phương pháp của ĐGH Phanxicô là tỉnh táo dò xét để nhận ra những thách thức hầu tìm ra giải đáp thích ứng. Những sáng tạo loại này khó thực hiện hơn, vì không dễ mà nhận ra nhu cầu mới thời thế, nhất là những nhu cầu thực sự thực tế và mang lại ích chung đáng kể. Sau đây, xin giới thiệu ba sáng tạo thích ứng đã được thực hiện.
2421. Cải tiến báo « Giáo Xứ Việt Nam » thành nguyệt san năm 1984. Ngày 22.01.1984, trong số 269, báo « Giáo Xứ Việt Nam » ra đời từ tháng 11.1968, thu lại trên một tờ A4, hai mặt từ 1977, phổ biến mỗi sáng Chúa Nhật, cha Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh loan báo hai điều : 1- sẽ cho phát hành báo “Giáo Xứ Việt Nam” bộ mới, nguyệt san, số 1, số ra mắt, ngày 01.02.1984 ; 2- sẽ đình bản tờ tuần san “Giáo Xứ Việt Nam”, số cuối cùng, số 269, Chúa Nhật 22.01.1984.
Nhu cầu cải tiến. Những cuộc thăm dò vào cuối năm 1983 cho thấy 4 nhu cầu sau đây :
Nhu cầu tin tức. Báo chí và truyền thanh truyền hình ở Pháp có nhiều, nhưng hoặc vì kiến thức pháp văn không đủ, hoặc vì lòng yêu tiếng mẹ, người Công Giáo Việt Nam nào ở Pháp cũng muốn được biết tin tức bằng tiếng việt : tin về các sinh hoạt cụ thể hàng ngày của giáo xứ, từ lịch lễ lậy, bí tích đến các sinh hoảt đặc biệt về văn hoá, xã hội ; tin về Tòa thánh Vatican, về Giáo Hội hoàn vũ, về Giáo Hội Việt Nam, về Giáo Xứ Việt Nam ; tin về thế giới, về Á châu, về các Cộng đoàn Việt Nam trên thế giới, về quê hương Việt Nam,...
Nhu cầu học hiểu giáo lý và bồi dưỡng đức tin. Hàng ngày vật lộn với cuộc sống vất vả, đức tin Công Giáo cần phải được bồi dưỡng và hâm nóng qua những bài vắn gọn, giải thich phúc âm, cắt ngiã giáo lý và bí tich, tường thuật những gương lành thánh của lịch sử Giáo Hội và của cuộc sống Giáo Hội hiện đại. Đó là nhu cầu mà nhiều người công khai xác nhận.
Nhu cầu văn hoá và văn học Việt nam. Sống xa quê hương, hàng ngày phải dùng tiếng ngoại quốc nhiều hơn là tiếng việt nam, văn thơ việt nam quên dần, nhiều người ước ao được đọc lại những câu ca dao tục ngữ, những vần thơ bình dân lục bát, những áng văn vắn gọn tiếng việt, những bài phân tích về phong tục, lịch sử, văn minh việt nam, những phóng tác, phóng sự về điạ dư, chính trị, kinh tế việt nam,..
Nhu cầu đơn sơ sáng sủa. Về hình thức, ai cũng chỉ ước ao có một tờ báo ngắn gọn, đơn sơ, dể đọc, dễ hiểu ; không cần plải có mầu. Bìa và trình bày chỉ cần sáng sủa.
Nội dung và hình thức. Chiều theo những nhu cầu trên, ban biên tập báo ‘GIÁO XỨ VIỆT NAM’ đã lấy hai quyết định tạo hình chất lượng cho tờ báo :
Về nội dung : Bốn đề tài quan trọng, chiếm một số trang tương tự trong mỗi số báo là : tin tức ; các đề tài có mục đích học hiểu giáo lý và bồi dưỡng đức tin ; các bài có nội dung văn minh, văn hoá và văn chương việt nam ; các bài đề cập đến đời sống hàng ngày của Giáo Xứ. Bốn thể loại thường năng dùng là : Biên khảo ngắn ; Tường thuật, phóng sự, bút ký, hỏi thưa, Truyện ngắn ; Thơ
Về quản trị, kỹ thuật và hình thức : Ban quản trị rất đơn giản, chính thức chỉ có cha Mai Đức Vinh trách niệm ; Về kỹ thuật : với những phương tiện đơn giản mà Giáo Xứ có : Đánh máy bằng chữ IBM, tiếng pháp, rồi bỏ dấu tiếng việt. Khổ giấy A4 đánh máy xong, mang làm bản sao (photocopie), rồi xiết kẽm lại, gởi đi cho độc giả. Hình thức cũng lấy nguyên tắc đơn giản làm chỉ nam. Chữ là quan trọng. Vẽ được giới hạn vào trang bià và để lấp những chỗ trống. Họa huần một vài bức hình cần thiết đã được sao lại với những kỹ thuật đơn giản của Giáo Xứ.
Kết quả tốt đẹp : số độc giả tăng mau. Khởi thủy vào số phát hành ngày 1-2-1984, số độc giả ghi tên mua báo Giáo Xứ đếm được khoảng 200. Ba bốn tháng sau, trước khi nghỉ hè vào tháng bảy 1984, số độc giả tăng lên gấp đôi, đếm được khoảng 400. Một năm sau, khoảng đầu năm 1985, sỉ số độc giả gởi tiền ghi tên mua báo Giáo Xứ đếm được khoảng trên dưới 800. Vào những năm này, tôi cùng cộng tác viết cho hai tờ báo khác : ’Dân Chúa Ău châu’ (phát hành từ tháng giêng năm 1982 tại Đức) và ‘Chiến Hữu‘ ( phát hành từ tháng năm năm 1982 tại Paris). ’Dân Chúa Ău châu’ được bao nhiêu độc giả thì tôi không rõ lắm. ‘Chiến Hữu‘, theo lời ông chủ nhiệm nói với tôi, sau ba năm phát hành, chỉ được khoảng hai ba trăm. Nhưng số độc giả báo Giáo Xứ không ngừng ở số 800. Năm 1998, dọn về số 38, đường Epinettes, quận 17 Paris, số độc giả tăng vọt hẳn lên đến 1000 người. Rồi tháng giêng 2004, số độc giả đếm được 1350. Hôm nay, tháng hai 2007, số độc gia cũng ở số 1350 [[35]].
2422. Thành lập Ban Tu thư năm 1997. Nếu cải tiến tuần san mục vụ « Giáo xứ Việt Nam » thành nguyệt san thông tin « Giáo xứ Việt Nam » bộ mới vào tháng 02.1984 là đổi mới gần như hoàn toàn một công việc đã có, thì việc thành lập « Ban Tu Thư » Giáo Xứ Việt Nam vào năm 1997 là một sáng tạo hầu như từ số không. Nhưng cả hai đều đã đáp ứng những nhu cầu rất khẩn thiết và rất thực tế.
Nhiều nhu cầu văn hóa và thiêng liêng khẩn thiết. 1- Nhu cầu mục vụ và sống đạo của đồng bào Công Giáo ồ ạt đến Pháp vào những năm 75-90 ; 2- Nhu cầu sinh hoạt mục vụ của những người trách nhiệm các ban nhóm, phong trào, hội đoàn ; 3- trách nhiệm hoàn tất dự án dịch bộ sách « Lịch Sử Giáo Hộỉ bị bỏ dở của Hội Liên Tu Sĩ.
Lại thêm có dịp may qui tụ được những người viết chuyên nghiệp. Đó là những vị đến từ báo « Giáo Xứ Việt Nam, những vị đến từ Ban Mục Vụ Gia Đình, và vài vị đến trực tiếp vào Ban Tu Thư. Đó là 14 vị nòng cốt sau đây : 1-Ðức Ông Mai Ðức Vinh, 2-Linh mục Ðinh Ðồng Thượng Sách, 3-Giáo sư Trần Văn Cảnh, 4-Giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh, 5-Phó tế Phạm Bá Nha, 6-Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái, 7-Tiến Sĩ Lê Ðình Thông, 8-Phó tế Nguyễn Văn Thạch, 9-Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Ðỉnh, 10-Bác Sĩ Tạ Thanh Minh, 11-Bà Tuyết Hằng, 12-Ông Nguyễn Văn Tài, 13-Linh mục Trần Anh Dũng và 14-Ông bà Bình Huyên.
Kết quả rất khích lệ. Cuốn sách mà quí độc giả đang cầm đọc là cuốn thứ 41. Quí độc giả có thể biết đầy đủ về sổ liệt kê toàn bộ sách ở trang cuối sách này. Một kết quả tinh thần khác rất đáng khích lệ nữa là: nhiều cuốn đã được in lại và phổ biến ở Việt Nam hay ở những nơi khác.
243. Sáng tạo đổi mới thăng tiến khai thác những khả năng ưu việt, cải tiến tổ chức, đối tượng hay kết quả.
Loại sáng tạo này ít hơn hai loại sáng tạo trên. Đây là sáng tạo có tính cách chiến lược, là công việc mà người lãnh đạo tối cao phải đích thân điều hành, vì nó liên quan trực tiếp đến tất cả mọi thành phần, ở mọi cấp bậc, mọi lãnh vực của tổ chức. Ở Giáo Xứ Việt Nam, người ta có thể xếp vào loại sáng tạo này việc thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp năm 2000 (Xin xem số 2222 ở trên), và nhất là việc thành lập ba đơn vị sau đây :
2431. Việc thành lập Hội Đồng Mục Vụ năm 1983, vì nó thay đổi hẳn cơ cấu tổ chức của Giáo Xứ, và có khả năng làm phát triển rộng lớn hay làm lụn bại mau chóng. Nhờ ơn Chúa thương, Hội Đồng Mục Vụ đã giúp Giáo Xứ Phát triển rầt mạnh trong 35 năm qua, 1980-2015. Chỉ nhìn vào số các Địa Điểm Mục Vụ và số các Hội Đoàn, Phong Trào, Ban Nhóm mục vụ năm 1980 và năm 2015, thì người ta đã thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ rồi.
2432. Việc thành lập Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể năm 1986. Nếu việc lập Hội Đồng Mục Vụ có hiệu quả ngay cho Giáo Xứ hôm nay, thì việc lập Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể lại là một công việc chuẩn bị trực tiếp cho tương lai của Giáo Xứ. Và người ta đã thấy những dấu hiệu. Nhiều nhân viên Hội Đồng Mục Vụ hôm nay đã là các Thiếu Nhi Thánh Thể cách đây 30, 20, 10 năm nay.
2433. Thành lập Phong Trào Cursillo năm 1993. Xin dừng lại ở đây lâu hơn, vì không được nói đến cho đủ ở Giáo Xứ Việt Nam. Phong Trào Cursillos đã được thành lập do sáng kiến của các giáo dân, đáp lại một nhu cầu sống đạo và đào tạo những người có khả năng lãnh đạo tông đồ. Sau nhiều thử thách và khó khăn, Phong trào Cursillos đã được thành lập vào tháng 08.1993, với việc mở hai khóa : 1 cho nam với 48 khóa sinh và 2 cho nữ với 62 khóa sinh ; vị chi tổng số hai khóa Cursillo đầu tiên ở Paris, tháng 08 năm 1993 là 110 người nam nữ. Xin vắn tắt ghi lại tiến trình thành lập Phong Trào Cursillo ở Giáo Xứ Việt Nam Paris như sau :
Sau biến cố 1975, có khoảng 10 cựu cursillistas đến ở Paris. Nhờ cha Nguyễn Hậu cũng là cựu cursillista giúp đỡ, Họ đã quy tụ nhau họp Ultreya hàng tháng tại nhà Dòng Chúa Cứu Thế, Montparnasse, Paris. Trong những cuộc họp Ultreya này, ý kiến mở khóa Cursillo ở Pháp và Âu châu đã được đưa ra. Vì là người đã gợi ý và xướng xuất, ông Khán đã được đề cử đi gặp cha Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris. Ông Trương thành Kh
án đã đến gặp cha Mai Đức Vinh nhiều lần vào năm 1992.
1. Lần gặp 1, Cha Vinh đã cho ông Khán biết có chứng kiến không tốt về Cursillo.
2. Lần gặp 2 : Cha Vinh đề nghị ông Khán thuyết trình trước cộng đoàn giáo xứ để giới thiệu Cursillo
3. Lần gặp 3 : Cha Vinh mời cộng đoàn giáo xứ đến nghe và đích thân ngài cũng đến nghe
4. Lần gặp 4 : Cha Vinh cho ông Khán biết quyết định thuận chiều của ngài là sẽ đi trình bày với Đức Tổng Giám Mục
5. Lần 5, cha Vinh cho ông Khán biết quyết định tích cực của Tòa Tổng Giám Mục và đề nghị ông cung cấp thêm tài liệu về Cursillo.
6. Lần 6 cha Vinh cho ông Khán biết lòng Ngài sẵn sàng giúp đỡ Cursillo trong những việc có thể.
7. Lần 7 : Ông Khán đi Mỹ gặp các cursillistas, được họ nhận lời giúp đỡ về nhân sự và tiền bạc, vật chất để tổ chức hai khóa Cursillos Âu Châu đầu tiên, dự định vào khoảng tháng 08 năm 1993. Trở về Pháp, ông đến gặp Cha Vinh cho Ngài tin vui này và xin ngài giúp giải quyết vấn đề mở compte. Ngài đã chấp nhận và đề nghị một giải đáp thực tế.
Sau khi đã được cha Mai Đức Vinh cho phép mở Khóa Cursillo ở Paris và bằng lòng cho mời các Cursillistas Việt Nam Hoa Kỳ và Úc giúp đỡ, Ông Khán đã đi Mỹ cầu viện. Ông đã được anh em rộng lượng nhận lời.
Không kể những yếu tố vừa nêu trên, về yếu tố Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris, ông Trương Thành Khán có đề cập sơ qua đến sự hỗ trợ của một giáo dân Paris là Ông Thể, người quản lý Maison de Grégoire ở Rungis, nơi mà giáo xứ vẫn thường liên lạc để được xử dụng cho những việc mục vụ cần nơi ăn ngủ với một giá rẻ.
Theo kinh nghiệm làm việc ở giáo xứ và thiển ý, người viết nghĩ rằng trong vụ xử dụng trung tâm Maison de Grégoire với một giá rất rẻ này, chắc chắn có sự liên hệ gần xa của Giáo Xứ.
Thêm vào sự giúp đỡ cụ thể vật chất trên, chắc chắn Ban Giám Đốc Giáo Xứ đã huy động bộ máy Mục Vụ của Giáo xứ để hỗ trợ việc thành lập Cursillo. Đó là thói quen làm việc của Giáo Xứ Việt Nam Paris, từ 1980.
Việc chuẩn bị đi qua một vòng các khía cạnh chính : khía cạnh giáo luật và kỹ thuật của công việc xem có được phép làm không và làm làm sao. Trong việc thành lập Phong Trào Cursillo, cha Mai Đức Vinh đã đặc biệt làm việc với một linh mục Việt Nam ở bên Mỹ, với Ông Trương Thành Khán, và với Đức Cha phó Paris. Ngoài ra chắc chắn cha Vinh cũng đã hỏi ý kiến một số vị khác, đặc biệt là những cố vấn của Ngài.
Về khía cạnh hiệp thông là thông tin, loan báo và hỏi ý kiến về công việc để cộng đoàn tham dự, thì cha Mai Đức Vinh chắc chắn đã bàn bạc với Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ, trước khi nhờ ông Khán nói chuyện, và chắc chắn đã nhiều lần rao trong lễ Chúa Nhật về việc mở hai khóa Cursillo đầu tiên vào tháng 08 năm 1993.
Về khía cạnh thiêng liêng là cầu nguyện cho công việc để tìm ý Chúa và xét lợi ích chung của công việc cho cộng đoàn, thì chẳng những cha Giám Đốc đã làm riêng, mà còn cho rao trong nhà thờ, để cộng đoàn cầu nguyện cho.
Còn dưới khía cạnh quản trị, thì việc lập Phong Trào Cursillo chẳng những đã là đối tượng làm việc giữa cha Vinh với ông Khán và các chuyên viên liên hệ, mà còn của cả toàn Ban Giám Đốc và của Hội Đồng Mục Vụ nữa, trong nhiều phiên họp, hầu phác thảo một chương trình làm việc để mọi người biết phải làm thế nào mà đóng góp công sức và làm cho hiệu quả.
Dưới khía cạnh thâu khóa sinh, thì cha Mai Đức Vinh rất cẩn trọng. Chắc chắn ngài đã nhắm tới một số người. Chắc chắn, xa gần, ngài đã liên hệ và đề cập với họ về Cursillo, và về sự tham dự như khóa sinh cursillo. Thêm vào đó, vấn đề chắc chắn đã được đưa ra bàn trong một vài phiên họp hàng tháng của Hội Đồng Mục Vụ.
Vào thời điểm 1993, bầu khí sùng đạo và sốt sắng có lẽ có giảm hơn so với những năm 1980-1990, nhưng vẫn còn cao độ. Nhiều công việc mục vụ quan trọng đã được thành lập trong thời gian này : Ban Thần Học Giáo Dân năm 1980 ; Hội Đồng Mục Vụ năm 1983 ; Báo Giáo Xứ năm 1984 ; Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể năm 1986 ; Khởi xướng Tiệc Xuân Giáo Xứ năm 1986. Phong chức Phó Tế Vĩnh Viễn cho Thầy Girard Xavier năm 1988 ; Lập Hội Yểm trợ Ơn Gọi Tận Hiến năm 1989 ; Khai trương Thư Viện Giáo Xứ 1990 ;…
Việc tuyển chọn và thâu nhận các khóa sinh Cursillo là khó ; Nhưng những giáo dân có tinh thần dấn thân vẫn còn nhiều. Đó là lý do khiến người ta đã tìm được 110 khóa sinh, tự nguyện đi theo học 2 khóa Cursillo đầu tiên tại Paris vào tháng 08 năm 1993.
Với tất cả những yếu tố thuận tiện trên đây : Chúa ban Ân Sủng; Giáo dân sáng kiến và đề nghị nhiệt tình ; Cha sở khôn nhoan quyết định ; Ban Huấn luyện kinh nghiệm và nhiệt tình truyền dậy, Cộng đoàn hỗ trợ tổng quát và tuyển chọn khóa sinh dấn thân, kết quả thật là tốt đẹp.
Ông Khán kể tiếp : « Khóa đầu tiên của chúng tôi vô cùng tốt đẹp và Linh Mục đi dự khóa đầu tiên là cha Mai Đức Vinh, là người mà trước kia chúng tôi gặp khó khăn. Chính Ngài là người tham dự không phải là trợ tá mà là khóa sinh, và chỉ có một linh mục đó thôi. Số tham dự đầu tiên được Chúa thương một cách kỳ lạ lắm, khoảng chừng nam 50 người, nữ 50 người, chúng tôi thấy quá tốt đẹp.
Và nếu Cụ Trương Thành Khán còn sống và thấy được sự tham dự tích cực của các cursillistas vào hết mọi cơ cấu của giáo xứ, từ Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Ban Thường Vụ, qua các Địa Điểm Mục Vụ, đến các Hội Đoàn, Phong Trào, Ban Nhóm Mục Vụ,… và nhất là tinh thần tích cực, hiệp nhất, vị thaz, lòng chuyên cần học đạo, nhiệt thành sống đạo và tận tụy truyền đạo của các cursillistas,… thì chắc cụ còn vui mừng hơn nữa.
Xin cho Cụ được vui mừng và hạnh phúc nghỉ an trong Chúa.
3. LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ THÂU NHẬN ĐƯỢC NHỮNG THÀNH QUẢ THIÊNG LIÊNG LIÊN TỤC VÀ TÍCH CỰC
Dưới đây là bảng thống kê số lượng về 35 năm sinh hoạt mục vụ thiêng liêng, 1980-2014 của Giáo Xứ Việt Nam Paris. Tất cả những số liệu nguồn đều rút ra từ Báo Cáo chính thức hằng năm mà Ban Giám Đốc Giáo Xứ thực hiện để gửi lên Tòa Tổng Giám Mục Paris, từ năm 1980 đến năm 2014.
Năm 1980 là năm Cha Giuse Mai Đức Vinh được bổ nhiệm làm Giám Đốc Giáo Xứ. Năm 2014 là năm cuối cùng mà chúng ta có được Báo Cáo Mục Vụ. Cuối tháng 03, đầu tháng 04.2015 chúng ta có Báo Cáo Mục Vụ cho năm 2014. Cuối tháng 03, đầu tháng 04.2016 thì chúng ta sẽ có Báo Cáo Mục Vụ cho năm 2015. Bảng thống kê này khởi đầu từ năm 1980 và ngừng lại vào cuối năm 2014. Qua đó, ta biết gì về những thành quả sinh hoạt mục vụ thiêng liêng bí tích mà giáo xứ đã thân đạt được ? Ta có thể nghĩ tới sáu điều.
Hình 1: Thành quả 35 năm mục vụ thiêng liêng GXVN Paris 1980-2014
31. TỔNG CỘNG 35 NĂM, 1980-2014
Bảng thống kê cho biết số lượng khách quan về kết quả của những sinh hoạt mục vụ thiêng liêng bí tích trong 35 năm, 1980-2014.
2061 trẻ em đã được rửa tội. Số lượng này còn gợi ra số lượng trẻ em Công Giáo đã được sinh ra, và phần nào diễn tả sự tăng trưởng của số giáo dân trong Giáo Xứ.
7299 trẻ em đã đến học giáo lý tại Giáo Xứ, trong đó, từ 80% đến 90% ở lại học nhiều năm tiếp theo. Thực tế, mỗi năm trung bình có 209 trẻ em đến Giáo Xứ học giáo lý, học tiếng Việt, sinh hoạt đoàn thể và dâng thánh lễ vào mỗi chiền thứ bảy.
749 trẻ em rước lễ lần đầu, lãnh nhận hai bí tích Giải tội và Mình Thánh Chúa.
1058 trè em lãnh nhận bí tích Thêm sức.
833 cặp nam nữ làm bí tích Hôn Phối.
909 người lớn trở lại đạo, lãnh nhận bí tích Rửa tội.
943 người lớn lãnh nhận bí tích Thêm Sức.
32. TRUNG BÌNH MỖI NĂM
Bên cạnh số lượng tổng cộng, bảng thống kê còn cho biết số lượng trung bình mỗi năm của 35 năm. Cụ thể, mỗi năm, Giáo xứ có :
59 trẻ em được rửa tội.
209 trẻ em đến học giáo lý tại Giáo xứ.
21 trẻ em rước lễ lần đầu.
31 trẻ em nhận bí tích Thêm Sức.
24 cặp thanh niên làm bí tích Hôn Phối.
26 người lớn trở lại đạo, nhận bí tích Rửa Tội.
27 người lớn nhận bí tích Thêm Sức.
33. CHIỀU HƯỚNG BIẾN CHUYỂN TRUNG BÌNH MỖI NĂM TRONG BỐN THẬP NIÊN 1980, 1900, 2000 VÀ 2010 CHO MỖI SỰ KIỆN
Trong bảng số lượng tổng quát trên, tỉnh mắt người ta có thể nhìn ra sự biến chuyển của mỗi sự kiện trong 35 năm liên hệ, từ 1980 đến hết 2014. Bảng thống kê nhỏ về trung bình mỗi năm trong bốn thập niên sau đây giúp ta dễ dàng nhìn ra sự biến chuyển này hơn trong 4 thập niên 80, 90, 2000 và 2010.
Hình 2 : Biến chuyển của 7 sự kiện thiêng liêng trong 4 thập niên 80, 90, 2000 và 2010
Khuynh hướng biến chuyển của 7 sự kiện thiêng liêng bí tích đi như sau.
331. Có 3 sinh hoạt biến chuyển tăng là trẻ em đi học giáo lý, trẻ em rước lễ lần đầu và trẻ em nhận bí tích thêm sức.
Trẻ em học giáo lý : tổng quan đi lên. Từ 113 em mỗi năm cho những năm 80, tăng lên 190 vào những năm 90 và tăng tiếp lên 272 vào những năm 2000, rổi tăng cao đến 312 em mỗi năm vào thập niên 2010.
Trẻ em rước lễ lần đầu, cũng vậy, tăng liên tục : từ 18 em mỗi năm cho những năm 80, và 90, tăng lên 21 cho những năm 2000 và vọt lên đến 34 vào những năm thập niên 2010.
Trẻ em thêm sức là sự kiện thứ ba, dẫu không liên tục, nhưng có chiều hướng tăng trong bốn thập niên : từ 33 em mỗi năm vào những năm 80, giảm xuống 25 vào những năm 90, nhưng rồi tăng lên 28 vào những năm 2000, và vọt hẳn lên đến 44 em mỗi năm vào thập niên 2010.
332. Và 4 sinh hoạt biến chuyển giảm là trẻ em rửa tội, hôn phối, người lớn rửa tội và người lớn thêm sức.
Trẻ em rửa tội : tổng quan đi xuống, từ 61 em mỗi năm vào thập niên 80, tăng lên 69 vào thập niên 90, rồi xuống 57 vào thập niên 2000, để trụt hẳn xuống 38 em mỗi năm vào thập niên 2010.
Hôn phối là sự kiện thứ hai có tổng quan đi xuống : Từ 32 đôi nam nữ vào thập niên 80 và 90, nhưng rồi giảm xuống 16 vào thập niên 2000 và trụt hẳn xuống 9 đôi vào những năm thập niên 2010.
Người lớn rửa tội tổng quan giảm liên tục : từ 32 người mỗi năm cho thập niên 80, giảm xuống 30 vào thập niên 90, giảm tiếp xuống 21 cho thập niên 2000, rồi xuống nữa, đến 17 người vào thập niên 2010.
Người lớn thêm sức : từ 36 người mỗi năm vào những năm 80, giảm xuống 30 vào những năm 90, rồi lại giảm hẳn xuống đến 20 vào những năm 2000 và giảm xuống 18 vào những năm thập niên 2010.
Biểu đồ sau đây cho thấy rõ biến chuyển tăng, giảm của 7 sự kiện thiêng liêng bí tích của Giáo Xứ Việt Nam Paris cho bốn thập niên 80, 90, 2000 và 2010.
Hình 3 : Biểu đồ biến chuyển của 7 sự kiện thiêng liêng trong 4 thập niên 80, 90, 2000 và 2010
34. HỌC ĐẠO, HỌC GÌ ?
Qua những bảng và biểu đồ trên đây, hai nhóm học đạo đã có thể được nhìn ra. Nội dung học đạo của mỗi nhóm có thể tìm ra trong những tài liệu khác.
341. Nhóm thứ nhất là sự học đạo của những tín hữu được sinh ra trong những gia đình đã có truyền thống Công Giáo.
Cụ thể là các trẻ em đi học giáo lý. Các em học đạo bằng những cách khác nhau : học đạo qua gương lành và quyết định của cha mẹ trong gia đình, tại giáo xứ trong những lớp giáo lý Thiếu Nhi Thánh Thể, qua một chương trình 12 lớp liên tục khác nhau [[36]].
1). Khai tâm I: các em từ 6/7 tuổi: giúp các em có một khái niệm về Thiên Chúa qua đời sống thiên nhiên, đời sống con người Chúa đã dựng nên theo hình ảnh Chúa (Eveil à la Foi).
2). Khai tâm II: các em 7/8 tuổi: chuẩn bị cho các em Rước Lễ Lần Đầu năm thứ nhất (1ère année de la préparation à la 1ère communion) Sách dạy: "Cheminements de la Foi", Hướng dẫn các em về đời sống Đức Tin.
3). Khai tâm III: cá em 8/9 tuổi: chuẩn bị cho các em rước lễ lần đầu năm thứ hai. Sách dạy: "Grandir dans la Foi et Initiation à la Prière". (Lớn lên trong Đức Tin và dạy các em cầu nguyện).
4). Lớp Rước Lễ Lần Đầu: các em 9/10 tuổi : sách dạy: "Seigneur, ouvre mes yeux et les sacrements de l'Eucharistie et de la Réconciliation" (Lạy Chúa xin mở mắt con và cách riêng bí tích Mình Thánh Chúa và bí tích Hoà Giải).
5). Lớp sau Rước Lễ Lần Đầu năm I: các em 10/11 tuổi : Sách dạy: "Je vous appelle mes amis" (Thầy gọi chúng con là bạn hữu). Lớp nầy chú trọng cách riêng và giúp các em đào sâu về bí tích Thánh Thể.
6). Lớp sau Rước Lễ Lần Đầu năm II: các em 11/12 tuổi : Sách dạy: "Parle Seigneur ton serviteur T'écoute" (Lạy Chúa xin hãy nói vì tôi tớ Chúa lắng nghe Lời Chúa). Lớp nầy chú trọng cách riêng và giúp các em đào sâu về bí tích Hoà Giải.
7). Lớp chuẩn bị Thêm Sức năm I: các em 12/13 tuổi : Sách dạy: "Les Sacrements". Học về các bí tích.
8). Lớp chuẩn bị Thêm Sức năm II: các em 13/14 tuổi : Sách dạy:"Je Bâtirai mon Eglise 1ère étape" học về Giáo Hội, phần 1.
9). Lớp Thêm Sức: các em 14/15 tuổi : Sách dạy : "Le Sacrement de la Confirmation et l'Esprit Saint à travers l'Ecriture Sainte". Bí tích Thêm Sức và Chúa Thánh Thần qua Thánh Kinh.
10). Lớp Rước Lễ Trọng Thể: các em 15/16 tuổi : Sách dậy : "Je Bâtirai mon Eglise, 2ème étape". Học về Giáo Hội phần 2.
11). Lớp Tuyên Xưng Đức Tin: các em 16/17 tuổi : Sách học : "Les Ecritures Saintes selon l'année liturgique". Học về Thánh Kinh và năm Phụng Vụ.
12). Nhóm Chứng Nhân: các em 17/18 tuổi : Sống Đức tin qua đời sống hằng ngày "Vivre la Foi dans la vie quotidienne". Chuẩn bị cho các em vào Huynh Trưởng hay trở thành giáo lý viên.
Hoặc một lớp đặc biệt, dành cho các em từ 9 đến 14 tuổi chưa Rửa Tội hoặc chưa Rước lễ Lần Đầu (Préparation au Baptême ou à la 1ère Communion pour les enfants de 9 à 14 ans).
(Các sách dạy trên đây là theo các sách giáo lý của địa phận Paris hay của địa phận Lyon Pháp).
342. Nhóm thứ hai là việc học đạo của những người không Công Giáo
Nhờ một biến cố nào đó, có những người không Công Giáo đã tự đi tìm học đạo và đã trở lại đạo. Chương trình học đạo đại cương xoay quanh 6 phần như sau [[37]]:
I. Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU
Thiên Chúa là Tình Yêu.
Đạo Công Giáo là Đạo Tình Yêu.
Tình Yêu dẫn đến Đức Tin
Cầu Nguyện là một cách bày tỏ Đức Tin.
II. ĐẠO NÀO CŨNG GIỐNG NHAU ?
Nhìn chung về các tôn giáo trên thế giới.
Các tôn giáo độïc thần : Do Thái giáo – Kitô giáo – Hồi giáo (tìm hiểu Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, và Coran)
Các tôn giáo đa thần : Linh hồn giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo.
Các Kitô giáo : Công Giáo – Chính Thống – Tin Lành
Đạo nào cũng giống nhau ? : So sánh Công Giáo và Phật giáo.
III. TÌNH YÊU Thiên Chúa ĐỐI VỚI LOÀI NGƯỜI
Thiên Chúa Sáng Tạo (nhấn mạnh : Đức tin và tiến bộ của khoa học).
Thiên Chúa Quan Phòng (nhấn mạnh : Giá trị vật chất, tiền bạc).
Tự do.
Lương tâm.
Vấn đề đau khổ, sự ác, tội.
IV. ĐỨC KITÔ ĐẾN TRẦN GIAN ĐỂ THỂ HIỆN TÌNH YÊU CỨU THẾ.
Đức Giêsu-Kitô
Đức Maria.
Giáo Hội
V. SỐNG BÍ TÍCH LÀ SỐNG TÌNH YÊU
Bí tích Rửa Tội
Bí tích Thêm Sức
Bí tích Giải Tội
Bí tích Mình Thánh;
Bí tích Truyền Chức.
Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân
Bí tích Hôn Phối.
VI. SỐNG ĐẠO LÀ SỐNG TÌNH YÊU.
Trong đời sống cá nhân
Trong đời sống gia đình
Trong đời sống cộng đoàn
35. SỐNG ĐẠO, SỐNG LÀM SAO ?
Bảng thống kê đã kể đến 7 sinh hoạt sống đạo là : Trẻ em rửa tội, Trẻ em học giáo lý, Trẻ em xưng tội lần đầu, trẻ em thêm sức, Hôn phối, Người lớn rửa tội và Người lớn thêm sức. Thực tế, sống đạo còn được biểu lộ bằng nhiều hoạt động khác nữa, qui về 15 nhóm sinh hoạt mục vụ mà Giáo Xứ đã dần dà khám phá ra [[38]]:
1. Những sinh hoạt thiêng liêng giáo huấn : giáo lý, thánh kinh, thánh truyền, đức tin, giáo luật, tuyên xưng đức tin, hội học có mục tiêu truyền giáo,…. Được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : bài học, kể truyện, bài khảo, diễn tuồng, diễn thuyết, diễn nguyện, bài báo, ca hát, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm…
2. Những sinh hoạt thiêng liêng thánh hoá qua bí tích, từ rửa tội, thêm sức, thánh thể, thống hối, xức dầu bệnh nhân, truyền chức, đến hôn phối. Được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : học hỏi, cử hành, diễn tuồng, diễn thuyết, bài báo, ca hát, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm…
3. Những sinh hoạt thiêng liêng thánh hoá qua phụng tự khác, kinh nguyện, cầu nguyện, giờ chầu thánh, cấm phòng, hành hương, thi hang đá Giáng Sinh, rước kiệu, ngày bệnh nhân, lộc Lời Chúa đầu năm, liên lạc, thăm viếng, truyền giáo, diễn nguyện thánh ca, hoạt cảnh Phục sinh, tuồng thương khó, bó hoa thiêng cho bệnh nhân mùa chay.
4. Những sinh hoạt thiêng liêng Phúc Âm Hóa môi trường, qua những sinh hoạt sống đạo và truyền đạo cụ thể trong những môi trường sống cụ thể của mỗi người : gia đình, trường học, sở làm, chỗ sống với những người hàng xóm.
5. Những sinh hoạt thiêng liêng hiệp thông với những cộng đoàn khác: các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, Giáo xứ hàng xóm Pháp Epinettes, Các giáo xứ, hội đoàn, tổ chức của Tổng Giáo Phận Paris và của Giáo Hội Phám, đặc biệt là Sở Ngoại Kiều ; Các Cộng Đoàn Công Giáo HViệt Nam Hải Ngoại khác ,trên thế giới, và đặc biệt với Giáo Hội iệt Nam.
6. Những sinh hoạt văn hoá tổng quát : báo chí của giáo xứ và của các đơn vị mục vụ, thuyết trình hội học ở mức giáo xứ và ở mức đơn vị địa phương hay ban nhóm, thư viện, mạng lưới tin học, sáng tác và dịch thuật, xuất bản và tu thư, các buổi văn nghệ ca nhạc kịch. Tìm học nơi người khác và giúp người khác học với mình.
7. Những sinh hoạt văn hóa giáo dục khởi đầu cho các lớp tuổi ấu nhi, thiếu nhi, giới trẻ ; về tổng quát, như giáo lý, tiếng việt, thánh lễ, sinh hoạt ; hoặc về chuyên biệt hay liên tục, như các lớp pháp văn, các lớp chuẩn bị hôn nhân, các lớp đàn tranh, các lớp ca trưởng, các ca đoàn,…
8. Những sinh hoạt văn hóa giáo dục liên tục trong các khóa học huấn luyện cán bộ mục vụ trưởng thành, trong các sinh hoạt của Nhóm Gia Đình Trẻ, trong các khóa huấn luyện thánh ca, trong các buổi họp của các hội Légio Mariae, của Liên Đới Nghề Nghiệp, của Cursillo,…
9. Những sinh hoạt văn hóa phương pháp quản trị : xác định rõ rệt đường hướng Phúc Âm Kytô và 8 mối Phúc Thật, tìm ra những điểm chung : một dòng giống, một ngôn ngữ, một niềm tin, một hoàn cảnh ngoại kiều ; tìm hiểu những nguyên tắc quản trị tổng quát ISO 9000, và tổ chức mục vụ chung của Giáo Xứ là Hội Đồng Mục Vụ với văn bản Nội Quy Đơn Giản.
10. Những sinh hoạt xã hội tổng quát và vật chất : tiếp đón người việt tỵ nạn và giúp ổn định về công ăn việc làm, nhà ở ; cứu trợ Việt Nam trong các tai nạn chiến tranh, bệnh tật, lụt lội bão tố ; giúp các quĩ truyền giáo, các đại chủng viện, một số cơ quan giáo dục và xã hội của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam ; các sinh hoạt xã hội truyền thống : tiếp và giúp đỡ các sinh viên mới từ Việt Nam qua, quán cơm, thăm viếng, chiến dịch giúp người nghèo mùa chay.. ; liên đới nghề nghiệp, hướng nghiệp, tư vấn luật pháp, tài chánh, gia đình, xã hội, sức khoẻ ; tìm kiếm và chỉnh trang cơ sở vật chất.
11. Những sinh hoạt Xã Hội Văn Hóa Việt Nam Công Giáo : các lễ hội dân tộc, các lễ hội Công Giáo, các lễ hội xã hội Pháp, các lễ hội giáo xứ.
12. Những sinh hoạt Xã hội Gia Đình : Khóa chuẩn bị Hôn Phối, Nhóm Gia Đình trẻ, Ngày Gia Đình Trẻ, Khánh nhật hôn nhân, Khánh nhật thượng thọ, lễ nghi cưới hỏi, tang chế, giỗ chạp, hội Tobia.
13. Những sinh hoạt xã hội quản trị cơ sở vật chất : vệ sinh và an toàn hàng ngày, bảo trì và chỉnh trang hàng tháng, hàng năm.
14. Những sinh hoạt xã hội quản trị tài chính : Sổ chi thu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, kiểm kê hàng năm và mỗi 3 năm, đồng thời dự án năm tới và ba năm tới, tiền giúp Giáo Hội, nguồn tài trợ. Không ỷ lại, nhưng tìm nguồn tài chánh. Đi đến và Giữ độc lập tài chánh, tự quản, tự lo, và có thể giúp Giáo Hội Paris, Pháp, Giáo Hội Việt Nam,…
15. Những sinh hoạt mục vụ hội nhập Tổng Giáo Phận Paris : tổng kết và báo cáo mục vụ và tài chánh hàng năm, tham dự những buổi họp và sinh hoạt mục vụ liên hệ, tham dự chương trình mục vụ hàng năm và ba năm [[39]].
36. TRUYỀN ĐẠO, CHO AI ? AI LÀM ?
Bảng thống kê đề cập đến hai kết quả của sinh hoạt truyền đạo, qua hai bí tích dành cho người lớn : người lớn rửa tội và người lớn thêm sức. Truyền đạo cho mọi người, nhưng đăc biệt là cho lương dân. Người làm việc truyền đạo có thể làm trực tiếp hay gián tiếp. Một tài liệu của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh ghi lại kinh nghiệm riêng Ngài đã thực hiện ở Giáo Xứ Việt Nam Paris giúp chúng ta hiểu hơn về công việc Truyền Giáo ở Giáo Xứ Việt Nam Paris. Xin trích hai đoạn, 1- Động lực khiến lương dân Việt Nam trở lại đạo ; 2- Những người góp phần truyền giáo.
361- Động lực khiến lương dân Việt Nam trở lại đạo.
Những động lực nào đã thúc đẩy người Việt Nam xin học giáo lý để gia nhập đạo Công Giáo? Xin thưa : vì đã khấn hứa với Chúa và Đức Mẹ (đặc biệt trước khi rời Việt Nam…), vì đã lãnh nhận một ân huệ Chúa và Đức Mẹ ban (ơn khỏi bệnh, thoát nạn, được việc làm…), vì muốn gia đình được hiệp nhất trọn vẹn và bảo đảm hạnh phúc lâu bền (các đôi bạn đã lập gia đình một số năm, hay sắp lập gia đình), vì cảm mến đạo Công Giáo (thấy đạo Công Giáo quan tâm nhiều về bác ái nhân đạo, có những nhân vật nổi tiếng như Mẹ Têrêsa Calcutta, Abbé Pierre, Đức Gioan Phaolô II, hoạt động bác ái của Giáo xứ Việt nam…), vì ảnh hưởng tốt của các bạn Công Giáo (ngoại quốc hay Việt Nam, có khi đã quen thân lâu năm, có khi những năm ở ca đoàn, trong một sinh hoạt … như JMJ, trại hè).
362- Những người góp phần truyền giáo ở Giáo xứ.
Cũng như trong mọi xứ đạo, mọi cộng đoàn, tại Giáo Xứ Việt Nam, việc dẫn đưa qúy dự tòng về với Chúa là một công việc chung toàn bộ giáo xứ tham gia, trực tiếp hay gián tiếp. Đúng theo lời dạy của Hội Đồng Giám Mục Pháp : "Giáo lý dự tòng, trước tiên là nhiệm vụ của các chủ chăn trong Giáo Hội và đặc biệt là các Giám Mục. Nhưng các tu sĩ và giáo dân, hợp nhất với các chủ chăn, cũng phải chu toàn phần trách nhiệm của mình. Thật vậy, mối bận tâm của anh em cùng đức tin, và anh em trong cộng đoàn là mối bận tâm của mọi kitô hữu… Việc đón tiếp các dự tòng, huấn luyện và giúp đỡ họ hội nhập vào các cộng đoàn kitô hữu, đối với Giáo Hội cũng là những trách nhiệm quan trọng hàng đầu. Vì khi họ tỏ bày rõ ràng ý muốn xin rửa tội, người dự tòng đã được đón nhận vào Giáo Hội rồi, và "Giáo Hội phải bao che họ như người nhà mình, và săn sóc họ trong tình thương mến" (GH 14) (GLNTT 334).
3621. Những người trực tiếp ảnh hưởng. Họ là những người có đời sống và liên hệ hằng ngày với dự tòng, những người đồng hành lâu dài với dự tòng, những người giúp giáo lý cho dự tòng, những người nhận đỡ đầu cho dự tòng.
1. Người bạn đời: Nhiều dự tòng đã sống đời sống gia đình lâu năm, ban dầu "cứng lòng" không muốn trở lại đạo Công Giáo, nhưng nhờ ảnh hưởng của người bạn đời tốt lành đạo đức, chăm chỉ việc sống đạo, tận tụy với bổn phận làm vợ (làm chồng) làm mẹ (làm cha) và cả bổn phận làm con đối với cha mẹ đôi bên, anh chị em nội ngoại… nên đã dần dà trở nên "mềm lòng" và đón nhận đức tin.
2. Người bạn tốt : Nhiều dự tòng trở lại đạo do ảnh hưởng tốt lành của một người hay một gia đình Công Giáo đã quen nhau thân thiết từ lâu năm. Tình yêu của một người trẻ Công Giáo đạo đức, đứng đắn cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng mạnh trên người bạn đời tương lai…
Ảnh hưởng lâu dài : Những trường hợp trên đây, nhất là trường hợp "đôi bạn đời", người bạn Công Giáo phải "nhẫn nại và khôn ngoan đồng hành lâu dài" trước khi người bạn ngoài Công Giáo trở thành dự tòng. Nhiều khi thời gian gây ảnh hưởng này kéo dài tới mười mấy, hai mươi hay hơn nữa… Đặc biệt khi dự tòng thuộc giới trí thức hay giới chức quyền cao cấp.
3. Người dạy giáo lý : Vì Giáo Xứ Paris có nhiều người giúp giáo lý (hiện nay có 4 linh mục, 3 phó tế và nhiều giáo lý viên), nên dự tòng tự do chọn lựa. Dĩ nhiên, người giúp giáo lý trở thành người có ảnh hưởng mạnh mẽ trên người dự tòng, ít ra trong thời gian chuẩn bị đi đến giếng rửa tội. Giúp giáo lý không phải chỉ là cho "kiến thức về đạo", nhưng trước tiên và cần thiết là "ơn Chúa, là gương sáng về đức tin…về cuộc sống thường ngày".
Riêng về "những giáo dân giúp giáo lý dự tòng" : Tôi luôn cám ơn Chúa, vì Ngài đã ban cho Giáo Xứ Việt Nam Paris một số giáo dân có khả năng về trí thức, về cơ bản thần học và đời sống đức tin vững mạnh, tinh thần tông đồ cao, sẵn sàng giúp các linh mục, tu sĩ trong "công tác mục vụ này". Nhưng phải thú nhận hai khuyết điểm lớn : Chưa bao giờ Giáo Xứ có một buổi họp mặt trao đổi chung giữa giáo dân, giáo sĩ về mục vụ giáo lý dự tòng, cũng không có những "khóa bồi dưỡng" cho giáo dân. Tuy nhiên từ hơn mười năm, Giáo Xứ đã gửi đi mỗi năm hai người tương đối còn trẻ (Jeunes adultes) đi học "chương trình huấn luyện những người gánh trách nhiệm cộng đoàn" (Formation des Responsables Communautaires). Chương trình dài hai năm, học ba tối mỗi tuần, tại "Ecole- Cathédrale" của tổng giáo phận Paris. Đa số những người này hiện làm việc cho Giáo Xứ trong nhiều công tác khác nhau, và một số là những "người giúp giáo lý dự tòng".
4. Người đỡ đầu : Người đỡ đầu hoặc đã thân quen với dự tòng lâu trước rồi, hay mới thân quen, mới được dự tòng chọn lựa hay người giúp giáo lý giới thiệu… luôn là người có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đối với người dự tòng và tân tòng. Ở đây, cũng phải nêu lên những thiếu sót của Giáo Xứ : Cho tới nay, không có một tổ chức hay một khóa học nào để gây ý thức, trao đổi kinh nghiệm và huấn luyện những người đỡ đầu. Nhiều khi họ bị ép buộc hay vị nể để "đỡ dầu cho một dự tòng mà không quen biết trước và không có liên lạc về sau. Do đó xẩy ra "trường hợp một người có tới hai hay ba chục "người con đỡ đầu" và họ không thể chu toàn nghĩa vụ. Do đó họ không gây được ảnh hưởng, không giữ vững mối liên hệ với "các con tinh thần", và trong thực tế, người dự tòng thành "mồ côi" xem (x. Giáo Luật, Đ 872-874 ; và GLNTT 394).
3622. Những người ảnh hưởng gián tiếp. Ảnh hưởng này chủ yếu là những sinh hoạt âm thầm và thiêng liêng, được thể hiện hoặc do từng cá nhân, từng hội đoàn hay chung cho cả Giáo Xứ.
1. Những người âm thầm cầu nguyện chung cho các dự tòng hay cho riêng một dự tòng, là các bạn hữu, là cả cộng đoàn giáo xứ. Đặc biệt, hội Đạo Binh Đức Mẹ, hội Các Bà Mẹ Công Giáo, phong trào Cursillo đều theo đuổi mục đích truyền giáo trong chiều hướng này. Thông báo hàng tuần của Giáo Xứ vẫn nhắc đi nhắc lại "việc cầu nguyện cho có thêm số dự tòng mỗi năm". Tôi vui mừng về hiệu lực nom thấy của việc cầu nguyện chung này.
2. Cầu nguyện chung có tổ chức : Tinh thần cầu nguyện cho dự tòng được cụ thể hóa và tổ chức quy mô trong ba năm 2004, 2005 và 2006. Tôi xin tóm luợc như sau:
Năm 2004, "Sống Truyền Giáo với Tổng Giáo Phận Paris" : Cả Cộng Đoàn Giáo Xứ đã tích cực sống theo chương trình mà đức Hồng Y Jean Marie Lustiger đề ra cho các họ đạo. Riêng Giáo Xứ Việt Nam làm bốn việc chung : -cầu nguyện cho việc tái truyền giáo Paris, - Thi hang đá lần thứ hai với chủ đề "Gìới thiệu Chúa Giêsu cho người khác", - In ra, phổ biến và học hỏi 33 đoạn Tân Ước liên quan tới việc Truyền Giáo, - Ra một số báo đặc biệt về Truyền Giáo (số 202, 04.2004), - Tham gia Ngày Đại Hội Truyền Giáo "Toussaints 2004" và cuốn sách "Đời Sống" (Livre de Vie) do tổng giáo phận tổ chức.
Năm 2005, "Năm Liên Đới Truyền Giáo" : Tiếp tục tinh thần truyền giáo đang được tổ chức lần lượt tại các tổng giáo phận thủ đô Vienne (Aùo, 2003), Paris (Pháp, 2004), Lisbonne (Bồ Ban Nha, 2005), Bruxelles (Bỉ, 2006), Madrid (Tây Ban Nha, 2007). Trong năm này, Giáo Xứ tổ chức triển lãm Truyền Giáo trong hai tháng, ra hai số báo đặc biệt "Trao Truyền Đức Tin Và Văn Hóa" (05.2004) và "Noi Gương Truyền Giáo" (11.2004). Ngoài ra còn tổ chức "Cây Thông Truyền Giáo" vào dịp lễ Giáng Sinh 2005 vừa để kết thúc Năm Liên Đới Truyền Giáo (2004) vừa để sốt sáng đi vào năm Thánh Thể (2005) : Mỗi người hay mỗi gia đình nào muốn, có thể viết vào một phiếu cầu nguyện, bỏ vào một phong bì và treo lên cây thông. Nội dung của phiếu cầu nguyện là "Hiệp với Cộng Đoàn, Gia đình chúng con (hay Bản thân con) quyết tâm cầu nguyện trong suốt năm Thánh Thể 2005 này cho Một gia đình (hay một người) chưa Công Giáo được ơn nhận biết Thiên Chúa và gia nhập Giáo Hội. Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, xin nhậm lời chúng con". Kết quả là có 177 phong bì treo trên Cây Thông với 232 ý cầu nguyện (BGX số 210, o2.2005, tr 12-13).
Năm 2006, "Năm Liên Đới Tin Mừng" : Năm Liên Đới Truyền Giáo 2005 còn được kéo dài sang cả năm 2006 với ý lựïc "Liên Đới Tin Mừng". Những việc làm chính yếu: - kể từ 01.01.2006, mỗi lễ Chúa Nhật, sau khi rước lễ, cả Cộng Đoàn đọc chung "Kinh Truyền Giáo" (BGX 221,03.2006, tr. 26), - Tiếp tục Cây Thông Giáng Sinh Truyền Giáo, - Phổ biến và học hỏi trong khuôn khổ các Đoàn, Hội, Nhóm, Ban … hai văn kiện của Công đồng Vatican II : sắc lệnh "Tông Đồ Giáo Dân" và sắc lệnh "Truyền Giáo" (BGX 220, 02.2006, tr 18).
3. Thăm viếng : Đây là công việc mục vụ của các linh mục, và công tác tông đồ đặc biệt của hai hội đoàn : Legio Mariae và Các Bà Mẹ Công Giáo. Đối tượng của việc thăm viếng là những người cao niên, những người đau bệnh lâu dài, những người cô đơn, những người đang gặp khó khăn… Thăm hỏi, tiếp xúc ở nhà thương, viện dưỡng lão hay tại tư gia, hoặc qua điện thoại.
4. Tình bạn : Tùy theo lứa tuổi, già với già, trẻ với trẻ hay tùy theo nghề nghiệp và hoàn cảnh sống… Người Công Giáo quen thân một người ngoài Công Giáo, rồi khi có dịp tốt mời họ đến Giáo Xứ ; mời họ tham gia sinh hoạt giới trẻ (hát ca đoàn, lễ giới trẻ, đi du ngọan…), hay sinh hoạt giới trưởng thành (dự Kermesse, dùng cơm thân hữu, dự thánh lễ, đi hành hương…)… Với thời gian, người bạn ngoài Công Giáo mến đạo dần dần theo "hơi thổi của Chúa Thánh Thần" và "hương thơm của Chúa Giêsu"… đến giếng Rửa Tội.
5. Góp sức cụ thể vào công việc truyền giáo : Tôi muốn nói đến những lần tổ chức văn nghệ và bữa cơm với chủ đích dành số tiền thu được gửi về Ủy Ban Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam : Bữa cơm Liên Đới Nghề Nghiệp năm 2005 (3.000€), 2006 (2.500€), Tối văn nghệ và bữa cơm "Hạt Giống Tin Mừng" tết Ất Dậu 2005€ (7.145e) [[40]].
Năm hành động của đời sống thiêng liêng bí tích của mỗi tín hữu Kitô là rửa tội, học giáo lý, rước lễ lần đầu, thêm sức và hôn phối, kết hợp với hai kết quả truyền giáo, là người lớn rửa tội và người lớn thêm sức, tạo thành bảy hành động tiêu biểu của mỗi cộng đoàn giáo xứ Công Giáo. Bảy hành động này, với những ghi nhận số liệu cụ thể của chúng về tổng số, về trung bình, và về khuynh hướng biến chuyển, có thể diễn tả sự thăng trầm, trồi sụt của đời sống Đức Tin và mục vụ của một Giáo Xứ, gồm ba việc chính là học đạo, sống đạo và truyền đạo. Ghi nhận, đọc và hiểu những con số của Bảng Thống Kê tổng quát về các sinh hoạt thiêng liêng ở Giáo Xứ Việt Nam Paris trong 35 năm, 1980-2014, hai nhóm biến chuyển đã được nhận ra.
Một nhóm biến chuyển theo chiều tăng là : trẻ em đi học giáo lý, trẻ em rước lễ lần đầu và trẻ em nhận bí tích thêm sức.
Một nhóm biến chuyển theo chiều giảm, gồm trẻ em rửa tội, hôn phối, người lớn rửa tội và người lớn thêm sức. Với những biến chuyển này, dãu chỉ là tương đối, ai cũng đã nhận ra rằng: đây là một thước đo, thỉnh thoảng phải làm để nhận ra đường mình đi, có còn đi hay đã ngưng rồi, đang tăng tiến hay đang giảm lùi.
Tổng quan, thì qua bảng thống kê 34 năm mục vụ này, 1980-2014, sự học đạo, sống đạo và truyền đạo có biến chuyển trồi sụt ; sụt về số hôn phối, về số người lớn rửa tội và thêm sức, mà sụt lớn nhất là số trẻ em rửa tội, từ 61 em mỗi năm vào thập niên 80, sụt xuống 38 em mỗi năm vào thập niên 2010, sụt tới -38%.
Nhưng, với số tăng +276% của trẻ em học giáo lý, từ thập niên 80 với 113, tăng đến 312 em mỗi năm vào thập niên 2010 ; với số tăng +189% của trẻ em rước lễ lần đầu, từ thấp niên 80 với 18 em mỗi năm, tăng lên 34 em mỗi năm vào thập niên 2010 và với số tăng +133% của trẻ em thêm sức, từ thập niên 80 với 33, tăng lên 44 em mỗi năm vào thập niên 2010, ta vẫn có thể bảo rằng : « Đây là một thành quả đáng khích lệ, hay một hồng ân lớn mà Chúa, Đức Mẹ Lavang và các Thánh Tử đạo khấng ban cho Giáo Xứ. Bổn phận của mọi thành phần, linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân trong Xứ là phải cố gắng làm tăng thêm hay ít ra không để giảm sút » [[41]].
LỜI KẾT
Cha Giuse Mai Đức Vinh đã được thụ phong linh mục ngày 27.04.1965. Trong 12 năm đầu, 1965-1977, ý Chúa nhiệm mầu, cha đã được sai đi đào tạo linh mục tương lai, trong 6 năm : 1 năm ở Tiểu Chủng Viện Nha Trang và 5 năm ở Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế. Và 6 năm khác được gửi đi du học ở Rôma, 3 năm học 2 cử nhân giáo luật và thần học và 3 năm dọn 2 tiến sĩ giáo luật năm 1975 với luận án “Ngăn trở dị giáo trước và sau Công Đồng Vatican II” và tiến sĩ thần học mục vụ năm 1977 với luận án “Quý chức Họ đạo ở Việt Nam tham gia vào Thừa tác vụ của Linh mục ». Trong 38 năm sau, 1977-2015, cha được sai đi làm mục vụ ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, trong đó, 2 năm làm phó xứ và 36 năm làm chánh xứ. Hai luận án của cha là kết quả của nghiên cứu, hướng về Đức Tin và Hiệp Nhất. 38 năm làm mục vụ linh mục chứng nhân Kitô, cha Mai Đức Vinh cũng hướng cộng đoàn mà ngài trách nhiệm, tiến lên trong Đức Tin và hướng về Hiệp Nhất trong Đức Tin.
Cả cuộc đời linh mục của cha Giuse Mai Đức Vinh là tìm biết và thực hiện Đức Tin và Hiệp Nhất trong Đức Tin. Tìm biết Đức Tin là tìm biết Đức Kitô. Thực hiện Đức Kitô là sống theo gương và làm chứng về Đức Kitô mà mình biết. Hiệp nhất trong Đức Tin là sống cộng đồng yêu thương hòa thuận có một trái tim của những người biết, sống và làm chứng về Đức Kitô. Cha Giuse Mai Đức Vinh có “Tri Hành” hợp nhất về “linh mục chứng nhân Kitô”. Cho nên ngài “Biết rõ ”, “Làm tốt” và thâu nhận được những kết quả liên tục và tích cực trong chức vụ “Linh Mục Chứng Nhân Kitô”.
“Biết rõ ”, vì cha Giuse Mai Đức Vinh đã nghiên cứu kỹ và rõ về “Trách nhiệm của linh mục trong họ đạo Việt Nam”, từ trách nhiệm tổng quát đến 4 trách nhiệm chuyên biệt là : thánh hóa, giảng huấn, quản trị và tổ chức. Ngài lại tóm lược những tài liệu Công Đồng II, mà lập cho mình một thủ bản liệt kê những chi tiết quan trọng về “Vai trò của linh mục trong giáo xứ”, đi qua 6 điểm chính : vai trò tổng quát của linh mục, với giám mục, với các linh mục khác, bổn phận giảng lời Chúa và dậy giáo lý cho giáo dân, bổn phận huấn luyện giáo dân làm việc tông đồ, và bổn phận mục vụ họ đạo.
Cái hiểu biết tổng quát trên đây là ngọn đuốc soi lối cho cha Giuse Mai Đức Vinh biết “Làm tốt” trong thực tế với tinh thần và hành xử tốt của “Linh Mục Chứng Nhân Kitô”. 1- Cha Giuse biết rõ và thực hiện những sứ mệnh thực tế của linh mục chánh xứ Giáo Xứ Việt Nam Paris. 2- Cha Giuse dần dà biết và thực hiện các chương trình mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris. 3- Cha Giuse biết làm tốt công việc mục vụ nhờ biết định hướng trước và kiểm điểm sau. 4. Cha Giuse biết làm tốt hơn các công việc mục vụ, nhờ biết sáng tạo.
Kết quả là Chúa đã gửi đến cho cha Giuse và các giáo sĩ cộng tác của ngài cũng như cho Giáo xứ Việt nam Paris những kết quả thiêng liêng liên tục mà một nửa là tích cực thăng tiến, đặc biệt là cho các trẻ em học giáo lý, rước lễ lần đầu và lãnh nhận phép thêm sức.
Từ ngày 28.11.1980, được bổ nhiệm làm Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, rất tha thiết với vai trò tích cực của giáo dân trong giáo họ, giáo xứ và Giáo Hội, Cha Giuse Mai Đức Vinh đã chọn việc qui tụ giáo dân để cùng làm việc chung với ngài. Đầu tiên ngài qui tụ một nhóm nhỏ 7 người trong Ban Thần Học Giáo Dân. Nhóm làm việc với cộng đoàn. Sau 3 năm làm việc, nhóm Thần Học Giáo Dân qui tụ được 51 người tham dự đều đặn. Từ nhóm này, 28 vị trách nhiệm các địa điểm và hội đoàn mục vụ đã được chọn vào Hội Đồng Mục Vụ đầu tiên năm 1983. Hội Đồng Mục Vụ làm việc tích cực, nhiều địa điểm, hội đoàn, phong trào, ban nhóm mới đã được thành lập, nâng số trách nhiệm đơn vị mục vụ, cũng là thành viên Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ 2014-2017 lên tới 118 vị. Giả sử rằng mỗi vị trách nhiệm đơn vị mục vụ chỉ liên hệ được với 10 hội viên, thì ta đã có 1180 người hoạt động mục vụ rồi. Cha Giám Đốc Giuse đã nhìn ra nguồn nhân lực và sự quan trọng cũng như sức mạnh của nó trong sinh hoạt mục vụ Giáo Xứ, biến người khô khan thành mộ đạo, biến lương dân thành Kitô hữu.
Chính nhờ nguồn nhân lực này mà Giáo Xứ Việt Nam Paris đã luôn là một Giáo Hội Nhỏ, nghĩa là là một Cộng Đoàn Đức Tin, Một Cộng Đoàn Hiệp Nhất và Liên Đới Huynh Đệ. Được như vậy, một phần không nhỏ là do sự đóng góp liên tục và tích cực của Cha Giám Đốc, lan ra Ban Giám Đốc 10 vị, lan ra 118 đại diện các đơn vị mục vụ, lan ra 1180 người hoạt động mục vụ. Trong Thánh lễ Tiệc Xuân Quý Tỵ 2013, tổ chức ngày Chúa Nhật 27.01.2013, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, khi chia sẻ Lời Chúa, đã xác định như vậy, khi nói : « Cộng đoàn chúng ta là cộng đoàn đức tin, Cộng đoàn chúng ta là cộng đoàn hiệp nhất và liên đới huynh đệ ».
Lời xác định này không chỉ có ý nghĩa mục tiêu, nhưng cũng có ý nghĩa kết quả đã đạt được, mà nhiều vị chủ chăn khi viếng thăm Giáo Xứ đã nhận ra và có lời khen.
Đức Hồng Y Lustiger, khi đến Giáo Xứ ngày 15.11.1998 để trao cơ sở mới và trao quyết định của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ cho Linh mục giám đốc Mai Đức Vinh đã nói : « Kể từ ngày 16.11.1980 (ngày mà Đức Cha Daniel PÉZÉRIL đến chủ lễ và bổ nhiệm chính thức cha Giuse Mai Đức Vinh vào chức phận Giám Đốc Giáo Xứ), trong việc hành xử chức vụ giám đốc chuyên trách linh hồn các tín hữu, Tân Đức Ông không ngừng củng cố và phát triển Giáo Xứ. Với sự cộng tác chặt chẽ của Ban Giám Đốc, Ngài có công biến Cộng Đoàn trở nên một trong những cộng đoàn ngoại kiều lớn mạnh ở Thủ Đô. Ngoài mục vụ, Cộng Đoàn còn có sinh hoạt đa dạng, phong phú về văn hóa và giáo dục thanh thiếu niên » [[42]].
Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, sau chuyến công dự tham dự thánh lễ phong Á Thánh cho Chân Phước Anrê Phú Yên tại Rôma, đã ghé thăm và dâng thánh lễ với Cộng Đoàn Giáo Xứ ngày 19.03.2000. Ngài ghi vào Sổ Vàng Giáo Xứ rằng « Nhân dịp viếng thăm GXVN tại Paris, tôi rất vui mừng nhận thấy Cộng Đoàn Giáo Xứ tiến triển về mọi mặt. Hợp ý cảm tạ Chúa » [[43]].
Đức Cha Nguyễn Sơn Lâm, GM Thanh Hóa và Đức Cha Nguyễn Soạn, GM Quy Nhơn, sau một số ngày ở lại thăm Giáo Xứ, khi chủ sự nghi lễ lãnh ơn toàn xá của Cộng Đoàn tại Sacré Cœur ngày 10.04.2000, đã nhận xét rằng : « Những ngày ở tại Giáo xứ Việt nam Paris đã cho chúng tôi có cơ hội chứng kiến phong cách làm việc tận tụy, đơn sơ, đạo đức và hài hòa của các cha, các thầy và mọi người trong nhà. Các thánh lễ cử hành tại đây thu hút đông đảo bà con đến tham dự sốt sắng, thanh thản, chan chứa tình đồng bào và anh em. Chúng tôi cũng đã được nhìn thấy các lớp học chăm chỉ và vui tươi, các lúc sinh hoạt nhẹ nhàng, dễ thương. Do đó, chúng tôi ra về với những kỷ niệm thân thương về Giáo Xứ Việt nam Paris. Xin cám ơn sự đón tiếm nồng hậu, chân tình, rộng rãi của mọi người. Và quên sao được thánh lễ kỷ niệm dành cho chúng tôi giữa nhiều anh em linh mục, tu sĩ và giáo dân, ngày 18.03.2000 vừa qua. Cầu chúc Giáo xứ Paris tiến mạnh hơn nữa nhờ tác động Năm Thánh 2000 » [[44]].
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ghé thăm Giáo Xứ tháng 10.2004, để lại lưu bút như sau trong Sổ Vàng Lưu Niệm : « Nhân dịp ghé thăm Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, tôi được biết các hoạt động của GXVN trong năm Truyền Giáo 2004, đặc biệt là cuộc triển lãm truyền giáo. Các hoạt động này vừa diễn tả mối hiệp nhất của Giáo Xứ với Tổng Giáo Phận Paris, vừa nói lên sự hiệp thông của Giáo Xứ với Giáo Hội Việt Nam, trong năm Truyền Giáo, kỷ niệm 470 năm (1533-2004) hạt giống đức tin được gieo trồng trên quê hương yêu dấu. Tôi thành thực khen ngợi những cố gắng trên đây và xin Chúa Kitô, nhờ lời bầu cử của của Đức Mẹ Lavang và của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ban nhiều ơn lành cho toàn thể GXVN, đặc biệt trong đạl lễ Truyền Giáo » [[45]].
Ðức Cha Fortunato BALDELLI, Sứ Thần Toà Thánh, khi đến chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn, kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, Chúa Nhật 24-06-2007, đã ghi trong Sổ Vàng Lưu Niệm : « Tôi muốn bầy tỏ niềm vui của tôi được gặp gỡ Cộng Ðoàn ; Tôi cũng thành thực khen ngợi lòng tôn kính mộ đạo của Cộng Ðoàn. Tôi cầu chúc Cộng Ðoàn tiếp tục lớn mạnh mãi, làm chứng cho tin mừng và luôn can đảm » [[46]].
ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, đã đến Giáo Xứ tối thứ tư 11/06/2008, nói chuyện về việc CỬ HÀNH NĂM THÁNH 2010 tại Việt Nam, đã tổng kết cuộc gặp gỡ như sau : « Tôi rất vui mừng. Chưa bao giờ tôi được tham gia một cuộc trao đổi, góp ý như thế này. Chắc là vì các anh các chị đã được phúc làm việc chung với Đức Ông nên được lây nhiễm cung cách làm việc sâu rộng. Những góp ý của các anh các chị vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng. Thật là một khích lệ lớn cho tôi được tham dự những buổi gặp gỡ như thế này. Tôi muốn có một biên bản để đọc và phổ biến cho mọi người » [[47]].
Cả đời mình, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh là một linh mục chứng nhân Kitô. Những lời khen này nói rõ hơn rằng quả thật Đức Ông Giuse là « Một Linh Mục Chứng Nhân Kitô », theo như lời Đức Kitô đã căn dặn các môn đệ trước khi lên trời : « Các con sẽ làm chứng về Thầy tại Giêrusalem, toàn thể Giu đê, Samaria, mãi đến cùng cõi địa cầu » [[48]].
Paris, ngày Lễ Thánh Giuse, 19.03.2015
Đọc lại và cập nhật thứ năm tuần thánh, ngày 24 tháng 03 năm 2016
Giuse Trần Văn Cảnh
[1] https://www.facebook.com/permalink.php?id=509323105745395&story_fbid=609071272437244
[2] Mai Đức Vinh; Hội Đồng Quí Chức, Paris ; 2008; 444 trang
[3] Ibid. tr. 124-126.
[4] Ibid. tr. 165
[5] Ibid. tr. 179-180
[6] Ibid. tr. 212-213
[7] Ibid. tr. 300
[8] Ibid. 245-248
[9] Ibid. tr. 272-273
[10] Ibid. tr. 308
[11] Ibid. tr. 310-311
[12] Ibid. Tr. 112-113
[13] MĐV ; Linh mục 1 ; Giáo xứ Việt Nam Paris, số 158 ngày 02.08.1981
[14] MĐV : Linh mục 2 ; Giáo xứ Việt nam, số 159, ngày 09.08.1981
[15] MĐV : Linh mục 3 ; Giáo xứ Việt Nam Paris ; số 160 ; ngày 23.08.1981
[16] MĐV : Linh mục 4 ; Giáo xứ Việt nam ; số 161 ; ngày 30.08.1981
[17] MĐV : Linh mục 5 ; Giáo xứ Việt nam, số 162, ngày 06.09.1981
[18] MĐV : Linh mục 6 ; Giáo xứ Việt nam, số 164, ngày 20.09.1981
[19] Quan niệm tri hành của Á châu chỉ có 2 bước là tri và hành. Và chữ hành gồm 4 cách hành là tu, tề, trị, bình trong 4 môi trường khác nhau là thân, gia, quốc, thiên hạ mà tạo thành « Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ ».
[20] Lorin W. Anderson, David R. Krathwohl, (và một số vị khác), A taxonomy for learning, teaching, and assessing: a revision of Bloom's taxonomy of educational objectives; Ađison Wesley Longman, Inc. 2001.
[21] Benjamin BLOOM, Taxonomie des objectifs pédagogiques, Editions Nouvelles, MONTREAL, 1969
[22] Kỷ yếu 50 năm thành lậo GXVN Paris, 1947-1997, tr. 31-37
[23] Trần Văn Cảnh ; Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt nam Paris 1787-2013 ; Paris : 2014, tr. 239-240
[24] Ibid ; tr. 344
[25] Ibid ; tr. 345
[26] Lam Thanh Liem et Jean Maïs, LA DIASPORA VIETNAMIENNE EN FRANCE UN CAS PARTICULIER : LA REGION PARISIENNE, dans Bulletin EDA, n° 207, octobre 1995
[27] Trần Văn Cảnh, Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010, GXVN-P, 2011, tập I, tr. 61-62.
[28] VKGX, ‘Rapports Pastoraux 1971-1983’ tr. 137-139
[29] Trần Văn Cảnh ; Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, Sđd, tr. 172
[30] Ngày 16.11.1980 là ngày mà Đức Cha Daniel PÉZÉRIL đến chủ lễ 10g30 thay vì 11g00 và bổ nhiệm chính thức cha Giuse Mai Đức Vinh vào chức vụ Giám Đốc Giáo Xứ.
[31] Trần Văn Cảnh ; Ibid. tr. 175-176
[32] Trần Văn Cảnh ; Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010; Paris: 2011, tr.225-228
[33] Ibid. tr. 234
[34] Niên giám Liên Đới Nghề Nghiệp 2007, tr. 77-100
[35] Trần Văn Cảnh : Giáo Xứ Việt Nam Paris, 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, O.C., tr. 114-126
[36] Trần Văn Cảnh ; Lịch sử biên niên Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1787-2013 ; tr. 213-214.
[37] Mai Đức Vinh ; Giáo lý dự tòng : Đường dẫn đến Thiên Chúa Tình Yêu ; trong 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007; trang 570-622.
[38] Trần Văn Cảnh, op.cit. tr. 320-322.
[39] Trần Văn Cảnh, op.cit. tr. 320-322.
[40] Mai Đức Vinh ; op.cit., tr. 572-577.
[41] Ibid. 612-616
[42] Trần Văn Cảnh ; op. cit. tr. 175-176
[43] Trần Văn Cảnh ; op. cit. tr. 181
[44] Ibidem, tr. 181-182
[45] Ibidem, tr. 201
[46] Ibidem, tr. 226
[47] Ibidem, tr. 237
[48] Tông Đồ Công Vụ, I, 8
« MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ »
Truyện kể rằng : Thầy Tử lộ yết kiến đức Khổng Tử. Đức Khổng Tử hỏi: -Thế nào là người trí, thế nào là người nhân ? Thầy Tử lộ thưa : -Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết mình, người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình. Đức Khổng Tử bảo : -Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn .
Thầy Tử lộ ra. Thầy Tử Cống vào. Đức Khổng Tử lại hỏi người trí, người nhân là thế nào. Thầy Tử Cống thưa : -Người trí là người biết người, người nhân là người yêu người. Đức Khổng Tử bảo : -Nhà ngươi nói như vậy, cũng khá gọi là người có học vấn.
Thầy Tử Cống ra. Thầy Nhan Hồi vào. Đức Khổng lại đem trí, nhân ra hỏi. Thầy Nhan Hồi thưa: -Người trí là người tự biết mình, người nhân là người tự yêu mình. Đức Khổng Tử bảo : -Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi là bậc sĩ quân tử.
Lời bàn:
Cũng một chữ Trí, một chữ Nhân mà ba người đáp mỗi người một khác. Không phải là trí với nhân có lắm nghĩa, thay đổi khác nhau, đó là tuỳ theo cái trình độ học vấn, kiến thức của mỗi người, mà tư tưởng thuyết minh có phần hơn, kém, khác. Thầy Tử Lộ (Học trò giỏi của đức Khổng Tử, có tiếng về khoa chính sự yết kiến : đến thăm, hầu người trên học vấn : học để cho biết nhiều, hỏi để cho tỉnh) đáp như thế là người vụ ngoại, chỉ cần cho người ta biết mình, yêu mình mà thôi . Thầy Tử Cống (học trò giỏi của đức Khổng, có tiếng về khoa ngôn ngữ) đáp như thế là người quên mình chỉ biết người, yêu người mà thôi. So với thầy Tử Lộ thì cao hơn một bậc . Song chưa bằng thầy Nhan Hồi (học trò giỏi nhất của đức Khổng, có tiếng về khoa đức hạnh, sĩ quân tử : bậc người thượng lưu trong xã hội, có đức hạnh, có học vấn, có kiến thức) học như thế mới là học vị kỷ, nghĩa là học để tự biết mình và yêu mình trước rồi mới suy rộng ra đến biết người, yêu người. Biết mình yêu mình, không phải là có lòng tư kỷ hẹp hòi . Có biết mình thì mới tu tỉnh được tâm thần, cải quá, thiên thiện mà nên người ngay, người khá. [[1]].
Trong một lần người viết được chỉ định tham dự phái đoàn giáo xứ lên gặp Đức Ông Rambaud, trách nhiệm các tu sĩ, linh mục và cộng đoàn hải ngoại của Địa phận Paris. Mở đầu câu chuyện, Đức Ông Rambaud đã xác nhận với chúng tôi rằng ngài rất quí mến và tôn kính một linh mục, là Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, vì tính khiêm nhường và đơn sơ của ngài.
Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh trong cách hành xử khiêm nhường là một Nhan Hồi thời mới, không cần phải cho người ta biết mình. Đức Ông Giuse kín đáo và khiêm nhường suy nghĩ, tìm hiểu, nghiên cứu tích trữ cho mình một kho những khái niệm, trách nhiệm và công việc của « Một linh mục chứng nhân Kitô ». Cụ thể, Đức Ông Giuse biết rõ vai trò và sứ mệnh linh mục chứng nhân của mình. Rồi sau đó, về đường hành xử, ngài cũng có một thái độ cẩn trọng để làm đúng và làm tốt những công việc linh mục chứng nhân mà mình đã biết. Từ đó, một kết quả thiêng liêng liên tục và tích cực đã được Chúa giúp cho thâu nhận.
1. LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ BIẾT RÕ TRÁCH NHIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA MÌNH
Hai nguồn tài liệu cho thấy những ý nghĩ và quan niệm về linh mục chính xứ của cha Mai Đức Vinh. Thứ nhất là những đoạn nghiên cứu, viết trong sách « Hội Đồng Quí Chức », luận án tiến sĩ thần học mục vụ trình năm 1977, về « Trách nhiệm của linh mục trong họ đạo ». Thứ hai là loạt sáu bài trích dẫn những tài liệu chình thức của Giáo Hội, đặc biệt là của Công Đồng Vatican II, về những quan niệm liên hệ đến « Vai trò của linh mục trong giáo xứ » mà ngài muốn chia sẻ với cộng đoàn, khi mới được bổ nhiệm làm giám đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, được in trong tuần san mục vụ « Giáo Xứ Việt Nam », từ ngày 02.08.1981 đến ngày 28.09.1981.
11. TRÁCH NHIỆM CỦA LINH MỤC TRONG HỌ ĐẠO VIỆT NAM
Những đoạn nghiên cứu về « Trách nhiệm của linh mục trong họ đạo Việt nam » sau đây được trích ra từ tác phẩm « Hội Đồng quí chức », nguyên là luận án tiến sĩ thần học mục vụ của cha Mai Đức Vinh, trình năm 1977 về đề tài « Quý chức Họ đạo ở Việt Nam tham gia vào Thừa tác vụ của Linh mục »[[2]].
111. Trách nhiệm tổng quát của linh mục trong họ đạo
Là nguời duy nhất có trách nhiệm làm trôi chảy mọi việc trong họ đạo đã được trao phó cho ngài. Vì vậy ngài là người đứng đầu chỉ huy họ đạo hay giáo xứ. Ngài nắm trong tay tất cả mọi quyền cần thiết để điều khiển giáo xứ, trừ truờng hợp Giáo luật dành riêng cho Đức Giám Mục. Để trông nom những giáo dân được ủy nhiệm cho ngài, ngài có một dấu triện riêng.
Đối với người Công Giáo Việt Nam, nhất là đối với những chức việc, linh mục là cha linh hồn, là người đại diện cho Chúa, là thầy dạy. Mọi người đều nghe theo, kính trọng, tin tưởng và vâng lời ngài. Nhưng cùng lúc, giáo dân theo dõi đời sống của linh mục.
Họ xem như một tai tiếng lớn khi thấy linh mục thiếu trang nghiêm trong đời sống mục vụ. Và do đó có những chuyện đáng tiếc xảy ra giữa họ đạo và linh mục. Vì ý thức được những vấn đề này, trong những thư chung của các giám mục, những cuốn Chỉ Nam và văn bản các công nghị đã luôn khuyến khích các linh mục phải gắng sức sống cho đúng đời sống tu trì: lòng đạo sâu xa, sự nhiệt tình trong công việc tông đồ, chăm sóc và kiên nhẫn với giáo dân, kín đáo trong mục vụ, nghiêm chỉnh trong cách ăn mặc, về lời nói, trong đời sống riêng tư cũng như khi thi hành công việc mục vụ. Linh mục là con người mô phạm.
Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi hân hạnh đưa ra dưới đây những văn bản thực tế về mục vụ của linh mục họ đạo.
1111. Tận tụy trong công việc tông đồ : Tận tụy là đức tính đặc trưng của các mục tử. Dù là cha sở hay cha phó, linh mục luôn nhớ rằng: một khi lãnh nhận thừa tác mục vụ và sứ vụ tông đồ, các ngài phải lo phục vụ dân Chúa bằng đức tính tận tụy và cứu rỗi các linh hồn bằng đời sống thánh thiện. Vậy, trước hết linh mục phải săn sóc những giáo dân đã được rửa tội và những người tân tòng đang học giáo lý. Nhưng ngài cũng không quên những người dân ngoại đang khao khát Tin Mừng và cần được giúp đỡ.
1112. Kiên nhẫn với giáo dân : Tự bản tính, người Việt Nam ít nóng nảy và rất kiên nhẫn. Vì thế các linh mục phải giữ sao không nên nóng giận: đạt được sự bình thản là yếu tố cần có của những người lãnh đạo… Nóng giận làm giảm bớt uy tín, sự kiên nhẫn của linh mục làm cho mọi người nghe theo và kính trọng hơn là sự thông minh trong công việc hoạt động : Patientia opus perfectum habet.
1113. Đời sống gương mẫu : Ở nơi cha, con người và linh mục chỉ làm một, nghĩa là ngài luôn là linh mục ở mọi nơi và mọi lúc. Đời sống của ngài là sự thực hành những gì ngài giảng dậy. Người ta sẽ đặt câu hỏi khi thấy một linh mục giảng trước công chúng phải hãm mình nhưng thích tìm kiếm thức ăn ngon; ca tụng điều đơn giản, không bám víu, nhưng lại xa hoa trong cách sống và phục sức; ca ngợi giá trị đức khó nghèo nhưng chính mình lại chạy theo tiền bạc. Sống làm sao để giáo dân có thể thấy những gì cha giảng dậy là điều cha thực hành mỗi ngày, lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau. Có như vậy, việc tông đồ mới trổ sinh hoa trái. Một linh mục sống như vậy mới có thể kéo níu sự hợp tác của giáo dân trong việc tông đồ, mà đầu tiên là các chức việc [[3]].
112. Trách nhiệm thánh hóa
1121. Trong đời sống bí tích, đặc biệt là bí tích rửa tội. Rửa tội là bí tích tối cần thiết. Bởi vậy, các nhà truyền giáo thời trước, không những yêu cầu sự tiếp tay của các quí chức, mà còn cần sự trợ giúp của các y sĩ, 'bà mụ', 'cô mụ' vào công việc của các vị. Trong những trang kế tiếp, chúng tôi dựa vào các tài liệu chính thức, trình bày về những người ban phép Rửa Tội trong xứ đạo, bổn phận của quí chức trong việc rửa tội và của linh mục đối với việc đào tạo những người cộng tác trong việc thánh thiện này : 1- Chọn và lập những người nam, nữ ban phép rửa tội trong xứ đạo, nghĩa là theo Đức Cha Puginier "đào tạo những quí chức, những y sĩ, những bà mụ, và tất cả những người có thói quen rửa tội trong họ đạo, để họ biết cử hành bí tích Rửa Tội cho đúng nghi thức" ; 2- Khảo sát ít nhất mỗi năm một lần, chẳng hạn vào dịp xưng tội thường niên, xem các người nam, nữ ban phép rửa tội có cử hành đúng nghi thức không ; 3- Kiểm soát lại sổ ghi và tờ khai rửa tội mà các quí chức hay những người ban phép rửa tội đã ghi ; 4- Mỗi năm trao lại cho bề trên bản báo cáo trong đó khai rõ số người được rửa tội trong giáo xứ và tên tuổi... của họ[[4]].
1122. Trong đời sống đạo đức. Như đã nói ở trên, tại Việt Nam, một giáo xứ thường gồm một họ đạo chính và nhiều họ đạo nhỏ cách xa nhau. Mỗi linh mục không chỉ giúp một hay hai họ đạo mà nhiều khi tới ba, năm chục họ đạo. Nhiều họ đạo chỉ có khoảng hai, ba chục người, hầu hết là những người sùng đạo. Do đó, để đáp ứng lòng đạo đức của họ, linh mục thường phải di chuyển chứ không ở yên tại họ chính của ngài. Giáo dân Việt Nam quen nói "cha đi làm phúc". Cụm từ này có nghĩa là linh mục đi giúp giáo dân sống đạo và đi truyền giáo cho lương dân. "Làm phúc" nghĩa là "đem hạnh phúc" đến cho người khác, vì phúc thật ban xuống từ trời và ơn trở lại thì mở ra cho mọi người. Câu nói này thật sự không sai. Một năm hai lần, linh mục lần lượt đi từ nhà thờ này tới nhà nguyện khác, từ nhà nguyện đến những túp lều tranh được sắp xếp lại. Ngài ở đây một tuần, chỗ kia năm ngày, chỗ khác ba ngày, tùy theo sự cần thiết của 'đàn chiên nhỏ'.
Thật vậy, theo luật giáo phận và các giám mục thường hay nhắc nhở: cha sở, hoặc cha phó, phải đi "truyền giáo" trong các họ đạo ít nhất mỗi năm hai lần, một vào mùa Chay, hai vào mùa Thu.
Dĩ nhiên cha sở phải báo trước ngày ngài sẽ ở lại nhà của ông trùm họ. Ông trùm họ có bổn phận thông báo cho giáo dân biết và sửa soạn đón cha sở trong khi ngài thi hành nhiệm vụ: sắp sửa nhà thờ hay nhà nguyện, từ trong ra ngoài, giải quyết những vấn đề của họ đạo, sắp sẵn sổ Rửa Tội, sổ Nhân Danh...; nói với giáo dân cầu nguyện cho cha sở hoàn thành sứ mạng sắp tới và cho phép các gia đình thay phiên tổ chức những bữa ăn (cơm lượt) cho cha sở v.v. [[5]].
113. Trách nhiệm giảng huấn :
1131. Việc rao giảng tin mừng. Linh mục chọn những người ngoại giáo như một phần gia nghiệp trong cánh đồng của Chúa. Các ngài yêu thương họ hết lòng. Giống như anh nông phu gắn bó với ruộng vườn, nên hết lòng cày bừa cho kỹ. Linh mục phải luôn giầu lòng bác ái đối với họ, cố làm những gì có thể giúp anh em ngoại giáo, nhằm dẫn đưa họ về đức tin. Ngài bắt đầu bằng việc cầu nguyện. Nếu linh mục thân thiết với phần gia nghiệp của ngài là người ngoại giáo thân thương, thì ngài sẽ liên lỉ cầu nguyện để họ được ơn trở lại. Không có lời cầu nguyện, lòng nhiệt thành sẽ không mang lại hiệu quả bền bỉ và lâu dài. Nếu một người ngoại giáo nào đó tìm gặp một linh mục để nói chuyện về tôn giáo, thì ít là vì những lý do riêng, ngài không nên từ chối cuộc đàm thoại này. Ngài cần tỏ ra lịch thiệp và kiên tâm. Không nên quá thúc dục người nghe và ép họ trở thành tín hữu. Ngài sẽ trình bày những chân lý đức tin làm sao cho họ có thiện cảm và niềm xác tín; ngài cân nhắc mọi lời nói khi bàn về tà thần, ngẫu tượng và lối thờ cúng…
Như chúng ta thấy, môi trường hoạt động của linh mục rất rộng rãi. May thay, ngài có những cộng sự viên, giúp ngài tại một hay nhiều họ đạo xa cách nhau hay nằm gọn trong những làng ngoại giáo. Cộng tác viên của linh mục là những thầy giảng, nữ tu hay đại chủng sinh đang đi thực tập, và những tín hữu đạo đức và nhiệt tâm tông đồ, nhất là các chức việc của mỗi họ đạo. Ngài phải huấn luyện những người tín hữu ưu tuyển này thành những tông đồ của Tin Mừng [[6]].
1132. Trong việc tông đồ. Việc chăm sóc linh hồn luôn luôn phải được thấm nhuần tinh thần truyền giáo làm sao để lan rộng cách thích đáng tới mọi người sống trong giáo xứ. Trong trường hợp các cha sở không thể đến được với một số nhóm người, các ngài phải kêu gọi những người khác kể cả giáo dân, giúp đỡ đặc biệt các ngài trong công việc tông đồ, bởi lẽ người giáo dân được kêu gọi cộng tác gần gũi với công việc tông đồ của hàng giáo phẩm, và trở thành những người cộng tác của chân lý [[7]]
114. Trách nhiệm quản trị
1141. Quản trị. Sự cẩn trọng cần thiết của linh mục trong thừa tác vụ quản trị : Ý trí đầu tiên của các đấng bề trên, khi chọn các chức việc họ đạo, là nhằm mục đích thiêng liêng, sau đó mới nhắm vào việc quản trị của họ đạo. Mục đích thứ hai hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích thứ nhất. Đúng vậy. Vì hai chương trước đây, chúng tôi đã bàn về mục đích thứ nhất: tham gia của các chức việc vào thừa tác vụ thánh hóa (officium sanctificandi) và vào thừa tác vụ giảng dạy (officium docendi) của các linh mục. Trong chương này, chúng tôi sẽ bàn về thừa tác vụ thứ ba, tức sự tham gia của chức việc vào thừa tác vụ điều hành hay quản trị (officium regendi) của linh mục trong việc quản trị họ đạo.
Đời sống tín hữu trong mỗi họ đạo thường phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cha xứ và các chức việc. Nguyên tắc này đưa ra vai trò trung gian của các chức việc giữa cha xứ và bổn đạo, nhất là trong việc quản trị họ đạo. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu trình bày mục này bằng cách nêu bật những tương liên giữa các chức việc và cha xứ.
Chẳng thiếu gì chuyện thường diễn ra giữa cha xứ, các chức việc hay bổn đạo. Cha Cadière đã viết một cách tế nhị: "Tôi không muốn rằng khi có sự bất đồng giữa cha xứ và giáo dân, lỗi lầm bị quy trách cho cha xứ ! Thường thì như vậy. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà sự bất hòa là do phía giáo dân".
Chúng tôi lấy câu chuyện của các chức việc tại Tầm Hưng làm ví dụ: "Khi cha Ân đến thay cha Vân tại Họ Tầm Hưng, một trong những ưu tư của ngài là làm sao cho sổ chi tiêu của họ đạo được minh bạch. Vì khi vắng linh mục, trong nhiều họ đạo, các chức việc quản tri tiền bạc mà không ghi chép gì cả. Có thể sẽ có những lạm dụng và thất thoát. Khi cha xứ yêu cầu các chức việc phải trao lại sổ sách, nhiều người bất bình, phản đối và muốn từ chức. Và vì phải tuân theo đúng quy tắc, cha Ân đã không nhượng bộ ".
Để tránh tối đa những trường hợp đáng tiếc này, các bề trên có thẩm quyền mong mỏi các chức việc phải biết lắng nghe và luôn tuân phục linh mục, luôn sẵn sàng và tận tụy với nhiệm vụ. Và các cha xứ hẳn không bao giờ quên lời nhắn nhủ khôn ngoan của cha Cadière: 'Chúa ơi, việc tuyển chọn các chức việc trong họ đạo thật phức tạp! Cha xứ không nên hành động, quyết định một mình. Ngài phải tham khảo các chức việc trước khi bầu một ứng viên'. Rồi còn giáo huấn của Công Nghị Bắc Kỳ năm 1900: 'Cha xứ phải nâng đỡ tối đa uy tín của các chức việc', và Công Đồng Đông Dương bảo: "Để được những thành phần ưu tú trợ giúp, thì cha xứ phải chu toàn nhiệm vụ của mình trước »[[8]].
1142. Việc quản lý tài sản của họ đạo. Tài sản của họ đạo, ruộng đất, thóc lúa, tiền bạc, do cha xứ quản nhiệm với sự trợ giúp của Hội Đồng Quí Chức, đặc biệt là ông thủ qũy hay người được ủy nhiệm riêng. Trách nhiệm đã được qui định đầu tiên là do các cuốn Chỉ Nam của các giáo phận. Cuốn Chỉ Nam của giáo phận Qui Nhơn tuyên bố: "Bình thường thì cha xứ là người quản trị tài sản của họ đạo. Ngài là người duy nhất có trách nhiệm, nhưng ngài cũng được Hội Đồng Quí Chức trợ giúp". Đó cũng là điều mà Công Nghị Bắc Kỳ năm 1900 mong mỏi: "Kỳ vọng rằng trong mỗi họ đạo hay giáo xứ, đều có một hội đồng để bảo quản, dưới sự chỉ đạo và thẩm quyền của linh mục (ngài chịu trách nhiệm trước giám mục), mọi tài sản của Giáo Hội, tức nhà thờ, nhà xứ, nghĩa trang, và mọi lãnh vực khác, như hoa lợi dành cho nhà thờ" [[9]].
115.Tổ chức giáo xứ theo Công Đồng Vatican II
1151. Điểm tiêu cực phải tránh : thuyết phụ đạo của các cha sở. Chúng ta đã đề cập đến sự hợp tác giữa các chức việc với các cha sở: Sự hợp tác này cần thiết cho thừa tác vụ của linh mục trong họ đạo, hơn nữa, nó nêu bật những khía cạnh tích cực và đáng khích lệ. Nhưng đối lại với những khía cạnh tích cực và đáng khâm phục, lại nổi bật ít ra một điểm tiêu cực, là các linh mục thường nghiêng quá đà về thuyết phụ đạo. Đối xử với quí chức như những người giúp việc trong nhà, xem họ như những dụng cụ làm việc hơn là những người cộng tác, những người giáo dân trợ tá, những người trung gian giữa linh mục và giáo dân. Quả thật, các linh mục quên rằng: "Mặc dù theo ý Chúa Kitô, có những người được chọn đi rao giảng, làm người phân phát các mầu nhiệm hay chủ chăn lo cho kẻ khác, nhưng giữa tất cả mọi người vẫn có bình đẳng thực sự, bình đẳng về phương diện phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu để xây dựng thân thể Chúa Kitô ; Các linh mục quên rằng: nghĩa vụ và quyền hạn làm tông đồ là chung cho tất cả mọi tín hữu, không phân biệt giáo sĩ hay giáo dân, và trong việc xây dựng Giáo Hội, giáo dân cũng có phần riêng của họ. Vì thế các linh mục phải cùng với giáo dân làm việc trong Giáo Hội và cho Giáo Hội với tinh thần huynh đệ. Các ngài còn phải đặc biệt để tâm lo cho giáo dân trong khi họ làm việc tông đồ [[10]].
1152. Hội đồng Giáo xứ thay thế Hội đồng quí chức. Ngày nay, nhiều giáo phận ở Việt Nam đã ấn hành bản Quy Chế Hội Đồng Giáo Xứ phù hợp với tinh thần Công Đồng Vatican II, đặc biệt về với le motu proprio "Ecclesae Sanctae" (Tự sắc 'Giáo Hội') ra ngày 6 tháng 8 năm 1966. Tất cả các bản quy chế đều công bố rằng "Hội Đồng Giáo Xứ thay thế Hội Đồng Quí Chức".
Rồi trong sắc lệnh 'Tông Đồ Giáo Dân' (Apostolicam Actuositatem) người ta cũng đề cập tới nhiều hội đồng tương tự nhưng không nói rõ về một hội đồng và các chức năng của các hội đồng thì rộng rãi. Nhiệm vụ của những hội đồng này là 'yểm trợ mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội cả trên bình diện truyền giáo và thánh hóa cũng như trên bình diện bác ái, xã hội hay các hoạt động khác… Những hội đồng này sẽ có thể giúp phối hợp hoạt động giữa những hội đoàn khác nhau hay giữa những công việc tông đồ của giáo dân mà vẫn tôn trọng bản chất cá biệt và quyền tự trị của mỗi hội đoàn. Sắc lệnh còn nói thêm rằng 'nếu có thể, nên lập những hội đồng tương tự như vậy ở cấp giáo xứ, liên giáo xứ, giáo phận và cả trên bình diện quốc gia hay quốc tế' [[11]].
1153. Những nét căn bản của Hội Đồng Giáo Xứ. Như vậy, không có một quy định nào rõ rệt từ các tài liệu của Công Đồng hoặc từ tự sắc "Giáo Hội" của Đức Giáo Hoàng Phaolo VI, đã đề cập một cách trực tiếp về Hội Đồng Giáo Xứ. Tất cả đều để cho các giám mục và các linh mục tùy nghi xướng xuất. Do đó, khi khảo xét các bản quy chế của các Hội Đồng Giáo Xứ đã có từ trước ở Việt Nam, chúng tôi thấy được một vài đặc điểm của Hội Đồng Giáo Xứ như sau:
a) Cơ quan có tính cách đại diện nhất của giáo xứ không phải là ban mục vụ nhưng là Hội Đồng Giáo Xứ. Bởi vì bên trong Hội Đồng Giáo Xứ, sau ban thường vụ gồm có chủ tịch, nhiều phó chủ tịch, thư ký và thủ quỹ, thì còn có những đại diện của các khu, các xóm và các hội đoàn của giáo xứ.
b) Thành viên của Hội Đồng Giáo Xứ chỉ là những tín hữu giáo dân, không phải là người tu trì (nam hoặc nữ).
c) Hội Đồng Giáo Xứ làm việc bằng cách cộng tác với cha sở và dưới sự hướng dẫn của ngài, tuy nhiên chủ tịch hội đồng là một giáo dân được tuyển chọn bởi cộng đoàn giáo dân chứ không phải do cha sở.
d) Môi trường hoạt động của Hội Đồng Giáo Xứ có tính cách thực tiễn và sâu rộng hơn là môi trường của Hội Đồng Mục Vụ.
e) Thực tế chỉ có một ban mục vụ trong mỗi giáo xứ mà những người trách nhiệm là các thành viên của Hội Đồng Giáo Xứ.
f) Các Hội Đồng Giáo Xứ địa phương cũng quy tụ lại trong một tổ chức trung ương trên bình diện giáo phận.
g) Như vậy, Hội Đồng Giáo Xứ thật là đầu não hoạch thảo chương trình mục vụ, là trung tâm phối hợp các sinh hoạt và các hội đoàn hiện hữu trong giáo xứ để công việc chung được tiến hành và thăng tiến tốt đẹp hơn; sau hết đó là điểm gặp gỡ và hiệp thông giữa những con người thuộc nhiều giai tầng xã hội, thuộc nhiều văn hóa khác nhau; là nơi mà người ta có thể bày tỏ mọi vấn đề, mọi nhu cầu, mọi mong ước của cộng đoàn; là nơi người ta có thể tham dự vào việc hình thành các dự án và vào bất cứ vụ việc gì tương quan tới đời sống của giáo xứ.
h) Về chức năng, phần hành của Hội Đồng Giáo Xứ là hợp tác với cha sở để nghiên cứu và thẩm định tình trạng hiện hữu của giáo xứ, nhất là trình độ hiểu biết về giáo lý, về đời sống đức tin, về sự gắn bó với giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội, về đời sống bí tích, đời sống phụng vụ, về hoạt động bác ái từ thiện… đồng thời tìm kiếm và đề nghị các biện pháp thực hành với những hoạt động cụ thể, nêu ra những phương tiện tương xứng để thực hiện cách hiệu quả các dự án mục vụ của giáo xứ hay của giáo phận [[12]].
12. VAI TRÒ CỦA LINH MỤC TRONG GIÁO XỨ
Khi mới nhận bài sai làm chính xứ Giáo xứ Việt Nam Paris vào cuối năm 1980, cha Mai Đức Vinh đã thâu thập những tài liệu Công Đồng Vatican II về « Vai trò của linh mục trong giáo xứ » và đã phổ biến chia sẻ với cộng đoàn trong 6 số báo tuần san mục vụ « Giáo xứ Việt Nam », từ 02.08.1981 đến 20.09.1981. Loạt bài này gồm 17 điều, qui tụ vào 6 nhóm ý tưởng chính sau đây.
121. Vai trò tổng quát của linh mục
1211. Linh mục là giáo dân được Chúa chọn. Nhờ phép rửa tội, toàn thể giáo dân trở thành « Dân tộc thánh, dân riêng của Chúa » (IP, 2, 9).
Để xây dựng và phát triển dân tộc thánh này, « mỗi chi thể, mỗi phần thân thể phải có nhiệm vụ riêng » (Rm 12,4). Do đó, chúa đã kén chọn giữa hàng giáo dân một số người, đặt họ làm thừa tác viên, cho họ có quyền tế lễ và tha tội, để họ thi hành chức vị linh mục, phục vụ giáo dân và loài người nhân danh Chúa Kitô » (SLDSLM 2).
Trong ba năm rao giảng, chính Chúa Kitô đã chọn ngay giữa những người dân đến nghe Chúa, một số nhỏ người, rồi huấn luyện họ và trao cho họ chức linh mục. Chúa đã chọn 12 tông đố (Mt 10, 1-14 ; Mc 3, 13-19) mà Phêrô là thủ lĩnh (Gn 21, 15-17). Chúa ban cho họ quyền tế lễ (Lc 22, 19 ; I Cor 11, 23-25), quyền tha tội (Gn 20, 21-23), quyền rửa tội và rao giảng (Mt 28, 19-20). Chúa lại hứa « sẽ ở với họ cho đến tận thế » (Mt 28,20)
1212. Linh mục thuộc phẩm trật Chúa thiết lập. Chúa đã lập bí tích truyền chức thánh, để cắt cử một số giáo dân được kén chọn làm thành một phẩm trật gồm :
Giám mục, gọi là linh mục thừa kế các tông đồ ;
Linh mục, gọi là linh mục cộng sự viên của giám mục ;
Phó tế, gọi là người phục vụ bàn thờ, lo công việc từ thiện.
Như vậy, hàng giáo phẩm gồm ba cấp bậc khác nhau : giám mục, linh mục và phó tế, được hợp nhất nhờ chức giám mục và trong mục đích phục vụ dân Chúa.
Việc tuyển chọn người và truyền chức thánh thuộc hoạt động của Chúa Thánh Thần. Chính ngài hướng dẫn các tông đồ đặt tay, cầu nguyện, truyền chức cho những người xứng đáng (Cvtd, 13, 2-3 ; I Tim, 1, 18).
1213. Những chức vụ chính yếu của linh mục. Công đồng Vatican dậy : « Nhờ bí tích truyền chức thánh, linh mục tham dự vào chức linh mục thượng phẩm của Chúa Kitô, rao giảng phúc âm, chăn dắt tín hữu và cử hành nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa. Thánh lễ là tột đỉnh và trung tâm của việc thờ phượng. Trong thánh lễ, linh mục thay mặt Chúa Kitô, công bố mầu nhiệm cứu chuộc, kết hợp mọi ước nguyện của giáo dân vào lễ vật tinh tuyền của Chúa Giêsu. Linh mục chu toàn chức vụ giao hòa và an ủi đối với các tín hữu thống hối và bệnh tật. Linh mục dâng lên Chúa Cha các nhu cầu và lời khẩn nguyện của các tín hữu. Trong quyền hạn mình, linh mục thi hành nhiệm vụ của Chúa Kitô mục tử và thủ lãnh, tụ họp dân Chúa thành cộng đoàn hiệp nhất và dẫn họ về với Thiên Chúa. Linh mục thờ lậy Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý giữa đoàn chiên. Linh mục phải kiên trì trong việc dậu dỗ giáo dân và nhiệ thành với việc truyền đạo. Linh mục tin những gì đã đọc thấy và suy niệm trong lề luật Chúa. Dạy dỗ những điều mình tin và sống những điều mình dậy » (SLDSLM 28) [[13]].
122. Linh mục với giám mục
1221. Linh mục là tay chân, là hiện thân và là cộng tác viên của giám mục. « Linh mục là cộng tác viên đắc lực của giám mục trong việc phục vụ dân Chúa. Bằng những chức vụ khác nhau, linh mục liên kết với giám mục, làm lên linh mục đoàn duy nhất trong giáo phận.
Trong họ đạo, linh mục là hiện thân của giám mục giữa giáo dân, mang trên mình những ưu tư mục vụ của giám mục và nhiệt tâm thi hành mọi chương trình mục vụ có lợi cho giáo dân, theo như chỉ thị và nguyện ước của giám mục.
Vì tham dự vào chức linh mục và vào sứ mạng của giám mục, linh mục phải nhìn nhận giám mục là cha và kính cẩn vâng lời ngài (HY 28).
1222. Linh mục phải đi theo hướng mục vụ của giám mục hay của địa phận. Linh mục coi giáo dân của họ đạo là những cộng tác viên đặc biệt của giám mục. Trong khi thi hành sứ mệnh giảng dậy, thánh hóa và cai quản họ đạo, linh mục phải làm cho cộng đoàn giáo dân cảm thấy mình là phần tử của địa phận và của toàn thể hội thánh (GM 30).
Nói khác, họ đạo không phải là phần riêng của linh mục. Do đó, việc tông đồ của linh mục trong họ đạo phải đi theo và đóng góp vào việc mục vụ chung của giáo phận (HT 28), đặc biệt những sinh hoạt phụng vụ (PV 42).
1223. Linh mục phải vâng lời và hiệp nhất với giám mục. Linh mục hãy tôn trọng nơi giám mục quyền chúa chiên tối cao của Chúa Kitô, hãy thành thật quí chuộng, yêu mến và vâng lời ngài. Đức vâng lời của linh mục ở đây làm nổi bật tinh thần cộng tác hay việc tham dự chức vụ giám mục, mà linh mục đã lãnh lấy khi chịu chức và khi nhận bài sai.
Sự hợp nhất với giám mục ngày nay càng cần thiết hơn, vì ngày nay nhiều lý do làm cho các hoạt động mục vụ vượt ra ngoài ranh giới họ đạo. Không một linh mục nào có thể làm đầy đủ sứ mạng một cách lẻ loi và riêng biệt một mình, mà cần phải hợp lực với các linh mục khác, dưới quyền điều khiển của chủ chăn là giám mục (LM 7) [[14]].
123. Linh mục với các linh mục khác
1231. Tình huynh đệ linh mục. Nhờ bí tích truyền chức, linh mục hợp thành đoàn, liên kết với nhau trong tình huynh đệ thiêng liêng. Tình huynh đệ này càng thân thiết và ràng buộc hơn khi linh mục được chỉ định giúp việc trong một địa phận…, các linh mục cùng thi hành cùng một sứ mệnh chung : xây dựng Giáo Hội, phục vụ dân Chúa.
Bởi vậy, tất cả cả các linh mục địa phận, hoặc tu sĩ nam nữ, cần phải giúp nhau để luôn luôn là cộng tác viên của chân lý. Hãy hợp tác với nhau bằng những dây liên lạc bác ái, tông đồ, tình huynh đệ và cầu nguyện. Hãy làm sáng lên sự hợp nhất trọn lành mà Chúa Kitô muốn thực hiện giữa các môn đệ của Ngài, để thế gian nhận biết Đức Chúa Cha đã sai Ngài (Gn 17, 23) ; (DSLM 8).
1232. Kính trọng nhau và học hỏi nhau. Các linh mục lớn tuổi hãy coi các linh mục trẻ tuổi như các em và giúp đỡ họ trong công việc mục vụ ; nhẫn nại tìm hiểu họ, quảng đại lấp đầy những khác biệt, và thiện chí đề cao những nỗ lực của tuổi trẻ.
Ngược lại, các linh mục trẻ tuổi phải tôn trọng tuổi tác và kinh nghiệm của các linh mục đàn anh ; bàn hỏi với các ngài về những sáng kiến mục vụ, khiêm tốn và chân thành cộng tác với các bậc cao niên.
Trong tinh thần huynh đệ, các linh mục năng họp mặt nhau, vui vẻ, giải trí, cầu nguyện, trao đổi…tùy theo nhu cầu cá nhân và mục vụ (DSLM 8).
1233. Những trường hợp phải nâng đỡ đặc biệt. Với những linh mục đau yếu, chán nản, vất vả, cô đơn, bị lưu đầy, bị bách hại,… phải nâng đỡ họ một cách đặc biệt. Với những linh mục « gặp khó khăn », phải giúp họ cấp thời và nếu cần, phải khuyến cáo họ cách kín đáo. Với những linh mục « đã yếu đuối cách nào », phải luôn luôn lấy tình bác ái huynh đệ và lòng quảng đại mà đối xử với họ, sốt sắng cầu nguyện cho họ và luôn tỏ ra là anh em và là bạn hữu thật tình của họ (DSLM 8) [[15]].
124. Bổn phận giảng lời Chúa và dậy giáo lý cho giáo dân
1241. Giảng lời Chúa. Linh mục phải rao giảng Lời Chúa cho hết mọi người tín hữu để họ lớn lên trong Chúa Kitô, sau khi đã ăn rễ vào đức Tin, đức Cậy và đức Mến (NVGM). Đặc biệt, trong họ đạo việc rao giảng Lời Chúa thật cần thiết để thúc đẩy giáo dân lãnh nhận các bí tích (DSLM 4).
Chất liệu của bài giảng phải múc lấy trước tiên và căn bản là Thánh Kinh. Giảng là đem Lời Chúa đến cho giáo dân, chứ không phải là phô bày ý kiến riêng của mình (HT 28 ; MK 21 ; DSLM 13). Nói khác, « Giảng Lời Chúa » là một phần quan trọng trong mọi cử hành phụng vụ, nên linh mục phải chu tất việc giảng dậy cách trung kiên và đúng luật phụng vụ. Bài giảng trước hết phải được múc lấy nơi nguồn Thánh Kinh và Phụng Vụ (PV 35).
Tuy nhiên, để đánh động lòng thính giả, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn hiện nay, linh mục không được trình bày Lời Chúa cách tổng quát và trừu tượng, một phải áp dụng chân lý ngàn đời của Phúc Âm vào hoàn cảnh cụ thể của đời sống (DSLM 4).
1242. Dạy giáo lý. Dậy giáo lý phải được lưu tâm đến trước tiên trong việc giáo dục (GDG 3). Đó là bổn phận của giám mục (GM 12-14), của phụ huynh (GH 41 ; TDGD 11, 30), của giáo dân (TDGD 10, 24), nhưng đặc biệt là của linh mục làm việc trong họ đạo (GM 30, DSLM 4, 6).
Mục đích của việc dậy giáo lý là làm vững mạnh đức tin của giáo dân. Dưới quyền giám mục địa phận, các linh mục trong họ đạo phải nhiệt tâm lo đến việc trau dồi giáo lý cho cả thanh thiếu niên, lẫn người trưởng thành. Phải có một chương trình và một phương pháp dậy giáo lý thích hợp với từng lứa tuổi, khả năng và tâm lý của giáo dân. Việc dậy giáo lý luôn dựa trên nền tảng Thánh Kinh, Thánh truyền, Phụng vụ, Quyền giáo huấn và đời sống của Giáo Hội (GM 16).
Để chu toàn nhiệm vụ cao trọng này, linh mục phải mời gọi sự cộng tác của các linh mục khác, các tu sĩ nam nữ và giáo dân trong họ đạo (TG 26) [[16]].
125. Bổn phận huấn luyện giáo dân làm việc tông đồ
1251. Mời gọi và huấn luyện giáo dân làm việc tông đồ. Để chu toàn nhiệm vụ chủ chăn, các linh mục làm việc trong họ đạo phải lo tìm hiểu giáo dân của mình. Là « tôi tớ » của mọi giáo dân, linh mục phải lo làm lớn mạnh đời sống đức tin trong mỗi giáo dân, cũng như trong mỗi hội đoàn, nhất là những hội đoàn làm việc tông đồ, và sau cùng là toàn thể họ đạo. Đặc biệt, linh mục phải nhiệt tâm lo cho thanh thiếu niên, thương yêu những người nghèo khổ bệnh tật, và khuyến khích giáo dân tiếp tay làm việc tông đồ (MVGM 30). Làm việc trong họ đạo, linh mục phải luôn luôn quan tâm đến mục tiêu huấn luyện tông đồ trong việc dậy giáo lý, giảng Lời Chúa, hướng dẫn các linh hồn, cũng như trong bất cứ hoạt động mục vụ nào khác (TĐGD 30).
1252. Đặc biệt tinh thần tông đồ của giới trẻ. Giới trẻ làm thành một sức mạnh rất quan trọng trong xã hội hiện nay. Bản tính của giới trẻ lại tự nhiên hướng về hoạt động, hoạt động hăng say. Vậy, trong khi vươn tới những vai trò xã hội và chính trị mỗi ngày một thêm quan trọng, giới trẻ phải được huấn luyện hoạt động với ý thức trách nhiệm, có tư cách và tinh thần tông đồ. Nếu sự hăng say hoạt động của tuổi trẻ thâm nhiễm tinh thần Phúc Âm và được những người trách nhiệm trong Giáo Hội hướng dẫn, sẽ đem lại nhiều thành quả tốt đẹp. Giới trẻ phải là tông đồ đầu tiên và trực tiếp của giới trẻ : họ hoạt động tông đồ với nhau, nhờ nhau theo đúng môi trường xã hội họ sống.
Ngay những các em nhỏ tuổi, các em có những hoạt động tông đồ riêng của các em. Tùy khả năng và hoàn cảnh, các em có thể là chứng nhân sống của Chúa Kitô giữa các bạn nhỏ (TĐGD 12). Do đó, phải huấn luyện thế nào để trẻ em và các bạn trẻ nhận ra tình thương của Chúa đối với mọi người, biết vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình mà nghĩ tới những cộng đoàn rộng lớn : họ đạo, Giáo Hội, đất nước,v.v …, dấn thân xây dựng cộng đàn địa phương và ý thức mình là thành phần sống động của dân Thiên Chúa (TĐGD 30) [[17]].
126. Bổn phận mục vụ họ đạo
1261. Phục vụ và làm gương cho giáo dân. Làm việc trong họ đạo, linh mục đừng lo tìm ích riêng mình nhưng cộng tác với giáo dân tìm lợi ích cho Chúa Kitô, và theo gương Chúa Kitô phục vụ giáo dân (ĐSLM 9).
Đối với các tín hữu mà linh mục đã sinh ra cách thiêng liêng bằng phép rửa tội và lời rao giảng, các linh mục săn sóc như cha trong Chúa Kitô. Linh mục phải làm gương sáng, phải dẫn dắt và phục vụ cộng đoàn địa phương của mình, để họ xứng đáng mang danh là dân Thiên Chúa duy nhất. Hằng ngày, bằng lời nói và việc làm, linh mục phải tỏ ra cho tín hữu và người vô tín ngưỡng, cho người Công Giáo và người ngoài Công Giáo, khuân mặt thực của Đấng chăn chiên nhân lành (GM 8).
1262. Lắng nghe, tín nhiệm và làm việc với giáo dân. Linh mục phải thành thực nhìn nhận và phát triển các giá trị và địa vị riêng biệt của giáo dân trong sứ mạng của họ. Linh mục phải thành thực tôn trọng sự tự do chân chính mà mọi người được hưởng trong xã hội trần gian. Lại phải để ý lắng nghe giáo dân, cứu xét các nguyện vọng của họ, nhìn nhận kinh nghiệm và khả năng của họ trong các phạm vi hoạt động nhân loại của họ ngõ hầu cùng với họ, tìm ra những dấu chỉ của thời đại. Các ngài cũng phải tín nhiệm vào giáo dân và trao cho họ những trách nhiệm trong Giáo Hội. Lại cho họ đủ tự do và khả năng hoạt động ; hơn nữa, các ngài phải tùy nghi kêu gọi họ tự động làm việc (DSLM 9).
1263. Với Đức Giám Mục, lo xây dựng hợp nhất cộng đoàn. Linh mục được đặt giữa giáo dân là để dẫn đưa họ đến chỗ hợp nhất bác ái : « Yêu nhau trong tình huynh đệ và tôn trọng lẫn nhau » (Rm 12, 10). Các ngài phải hòa hợp các khuynh hướng và tâm lý khác nhau, để trong cộng đàn, không một ai cảm thấy mình là người xa lạ. Các ngài là kẻ bảo vệ công ích nhân danh Đức Giám Mục, và là chứng nhân can đảm của sự thật, để giáo dân khỏi bị cuốn theo một luồng tư tưởng khác (ĐSLM 9).
Nhân loại hiện nay càng ngày càng tiến tới sự hiệp nhất về dân sự, kinh tế và xã hội, các linh mục càng có trách nhiệm cấp bách phải hiệp nhất công việc và phương tiện của mình dưới quyền Đức Giám Mục, để bài trừ tất cả mọi hình thức chia rẽ và đưa toàn thể nhân loại đoàn tụ trong gia đình Thiên Chúa (GM 28) [[18]].
Qua những nghiên cứu, tìm tòi trích dẫn và suy nghĩ trên đây, những nét chính yếu về vai trò, chức vụ, trách nhiệm và bổn phận của linh mục đã được minh thị xác định. Về vai trò, linh mục là giáo dân được Chúa chọn, và thuộc phẩm trật Chúa thiết lậm. Về chức vụ, ngài có ba chức vụ chính : thánh hóa, giảng huấn và quản trị họ đạo. Về trách nhiệm và bổn phận : 1- với giám mục, linh mục là cộng tác viên và có bổn phận phải đi theo, vâng lời và hợp nhất ; 2- với các linh mục khác, linh mục là anh em, phải kính trọng nhau, học hỏi lẫn nhau và nâng đỡ nhau, đặc biệt với những vị gặp khó khăn ; 3- với giáo dân, trong chức vụ giảng huấn, linh mục đặc biệt phải chú ý đến hai bổn phận chính là giảng lời Chúa, và dậy giáo lý ; trong chức vụ thánh hóa, linh mục phải giúp giáo dân sống các bí tích và sống đời đạo đức ; trong chức vụ truyền giáo, linh mục phải mời gọi và huấn luyện giáo dân làm việc tông đồ, đặc biệt là giới trẻ ; trong chức vụ quản trị, linh mục phải phục vụ và làm gương sáng cho giáo dân ; phải lắng nghe, tín nhiệm và làm việc với giáo dân ; phải tận tụy trong công việc tông đồ và kiên nhẫn với giáo dân ; phải quản lý cơ sở ; Và cùng với giám mục, phải lo xây dựng hợp nhất cộng đoàn ; trong chức vụ tổ chức, linh mục phải tránh thuyết phụ đạo, và tổ chức Hội Đồng Mục Vụ hay Hội Đồng Giáo Xứ.
Qua những nét căn bản về quan niệm của cha Mai Đức Vinh trên đây, rõ rệt ai cũng nhận thấy đó là một quan niệm đa chiều và tổng quát. Quan niệm này, dựa trên những khái niệm trích ra từ Thánh kinh và Công Đồng Vatican II, huấn quyền của Giáo Hội, diễn tả đầy đủ những mong đợi của Chúa và Giáo Hội nơi một linh mục trong giáo xứ. Quan niệm và ý thức này về linh mục chứng nhân Kitô đã được thể hiện một cách cụ thể và thực tế như thế nào trong công việc mục vụ của cha Mai Đức Vinh ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, từ 1977 đến nay, đặc biệt trong chức vụ chính xứ từ 1980 đến nay, 2015 ?
2. LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ BIẾT LÀM TỐT CÔNG VIỆC MỤC VỤ CỦA MÌNH
Từ ngày lãnh chức linh mục vào năm 1965 cho đến năm nay 2015, cha Mai Đức Vinh đã sống 50 năm đời sống linh mục trong năm sứ mệnh mục vụ khác nhau : 1- Mục vụ đào tạo linh mục, từ 1965 đến 1966 : giáo sư tiểu chủng viện Nha Trang và từ 1969 đến 1974 : giáo sư đại chủng viện Xuân Bích Huế. 2- Mục vụ xứ đạo, như cha phó đặc trách việc dậy giáo lý cho trẻ em ở GXVN Paris, từ 1974 đến 1980, dưới thời chánh xứ của cha Trương Đình Hòe và của cha Lương Tấn Hoằng. 3- Mục vụ xứ đạo, như cha chính xứ Giáo Xứ Việt Nam Paris, từ 1980, khi ngài được Tòa Tổng Giám Mục Paris bổ nhiệm, và liên tục tái bổ nhiệm cho đến ngày nay, 2015. 4- Mục vụ huynh đệ linh mục, từ 1985 đến 1991 và từ 2004 đến 2007, thời gian mà, làm cha chính xứ GXVN Paris, cha Mai Đức Vinh phải kiêm nhiệm thêm chức vụ Liên lạc Trưởng do Hội Liên Tu sĩ Việt Nam tại Pháp bầu. 5- Mục vụ các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, từ 1990 đến 1996, do Hội Đồng Giám Mục Pháp bổ nhiệm, theo đề nghị của các tuyên úy Việt Nam tại Pháp, cha Mai Đức Vinh phải kiêm nhiệm thêm chức vụ Tổng tuyên úy các cộng đoàn Công Giáo Việt nam tại Pháp.
Trong năm môi trường mục vụ ấy, thiết tưởng sứ mệnh linh mục chính xứ Giáo Xứ Việt Nam Paris là dài và quan trọng hơn cả. Và đó cũng là môi trường mà cha Giuse Mai Đức Vinh đã cống hiến nhiều thời gian nhất của đời mình.
Có năm tác phẩm xa gần đóng góp nói về những thực hiện mục vụ của linh mục chính xứ Giuse Mai Đức Vinh ở Giáo Xứ Việt Nam Paris. Hai tác phẩm do Ban Tu thư Giáo xứ biên soạn. Và ba tác phẩm do người viết thực hiện.
Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 » ; Paris : 1997 ; A4 ; 110 trang.
60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007 », Paris : 2010 ; A5 ; 2 tập, 1190 trang.
Trần Văn Cảnh : Cây văn hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris ; trong « Văn hóa và Đức Tin » ; Paris ; 2004 ; A5 ; trang 505-636
Trần Văn Cảnh : Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; Paris : 2011 ; A4 ; 3 cuốn ; 336 tr. ; 322 tr. ; 176 tr.
Trần Văn Cảnh : Lịch sử biên niên Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1787-2013 ; Paris : 2014 ; A5 ; 412 trang.
Cả năm tác phẩm, dẫu bố cục và văn phong khác nhau, đều mô tả các hành động mục vụ của cha Giuse Mai Đức Vinh ở Giáo xứ Việt nam Paris. Hoặc mô tả từng hành động một (Xem Trần Văn Cảnh ; « Lịch Sử Biên Niên GXVN Paris, 1787-2013 », 2014). Hoặc thu gọn vào các nhóm chính, gồm các lãnh vực chính : tổ chức, thiêng liêng, văn hóa, xã hội, tài chánh, cơ sở ; hay giới thiệu theo cách xẩy ra : bình thường hằng năm, đặc biệt, bất thường (Xem Trần Văn Cảnh ; « Giáo xứ Việt Nam Paris, 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010 », 2011). Hoặc trình bày qua các đơn vị mục vụ chính, địa điểm họ lẻ, phong trào, hội đoàn, ban, nhóm (Xem « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1946-1977 », 1977 và « 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris », 2010).
Về quá trình « tri - hành » hiện thực [[19]], hai giáo sư Lorin W. Anderson (Đại học Texas) et David R. Krathwohl (Đại học quốc gia Michigan) [[20]] đã coi lại « Phân loại những mục tiêu giáo dục của Benjamin Bloom », tiến sĩ khoa học giáo dục, giáo sư đại học Chicago [[21]] và đã đưa ra 6 bước tiến trên đường « tri hành » học làm, nhìn theo 6 khả năng :
Ghi nhớ là khả năng ghi những điều ngũ quan thâu nhận, đặc biệt là học, đọc, quan sát và thử nghiệm, mà giữ vào trí nhớ và có thể lấy ra, phục hồi, phục nguyên lại, hầu tạo nên cho mình một hệ thống kiến thức có thể xử dụng được khi cần.
Hiểu cái mình ghi nhớ, là khả năng có thể cắt nghĩa được, so sánh được, tìm ra ví dụ cụ thể được, giải nghĩa được, diễn giải được cái mình ghi nhận trong trí nhớ với những cái mình thấy cụ thể trong thực tế.
Áp dụng thực tế, nghĩa là có khả năng chọn và chuyển dịch những dữ kiện, chuyển những ghi nhớ sang hành động, chuyển những điều biết qua điều làm, chuyển tri thức thành khả năng, tài khéo.
Phân tích là khả năng phân biệt được, xếp loại được, nhìn nhận ra được những yếu tố khác nhau của một ý tưởng, một công việc, một tổ chức.
Thẩm lượng là khả năng biết ước tính, định giá, phê bình, nhận ra được những cái xấu tốt, đúng sai, đẹp xấu của một ý tưởng, hành xử, việc làm, đưa ra được những phán đoán, dựa vào những chuẩn mực, qui phạm, hay cụ thể hơn, nhận ra sai biệt giữa mục tiêu tiên liệu và kết quả thực hiện.
Và sáng tạo, cái khái khả năng tưởng tượng, dự kiến, thiết kế, tu chỉnh, thích ứng, thay đổi, lập mới một ý tưởng, một công việc, một dụng cụ, một phương pháp.
Để thực hiện việc chứng nhân linh mục Kitô, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã tóm gọn những khả năng trên mà thực hiện bốn nhóm tri hành : 1- Biết, ghi nhớ và hiểu một cách cụ thể những trách nhiệm của mình ; 2- những chương trình mình phải thực hiện ; 3- Những cách phải làm ; 4- Và những thích ứng, sáng tạo phải thiết kế.
21. BIẾT THỰC HIỆN BÀI SAI MÀ GIÁM MỤC GIÁO PHẬN TRAO PHÓ VÀ MONG CHỜ
Sự mong chờ của Giáo Hội nơi một linh mục được bày tỏ trong các tài liệu thánh kinh và huấn quyền của Giáo Hội. Sự mong chờ của Giáo Phận nơi một cha chính xứ địa phương thường được diễn tả một cách cụ thể trong bài sai. Ba bài sai của ba cha giám đốc giáo xứ Việt Nam Paris viết không giống nhau. Ngoài ra, giáo phận thường hay phổ biến các chương trình mục vụ hằng năm hay nhiều năm mà sự học hiểu và cộng tác của linh mục chính xứ thực sự cần thiết.
Cha Giuse Mai Đức Vinh thực tế đã nhận được bài sai cho mình, và đã biết nội dung bài sai của các vị tiền nhiệm [[22]]. Rồi qua các việc kiểm điểm mục vụ và dự án mục vụ ngài thực hiện, rõ rệt ngài đã biết rõ những chương trình mục vụ của Giáo Phận Paris.
211. Mười trách nhiệm và công việc mà giáo phận Paris mong chờ cha chính xứ Paris.
Ba bài sai của ba cha giám đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris viết không giống nhau. Bài sai của cha Trương Đình Hòe [[23]], giám đốc từ năm 1977 đến 1979, đã được Đức Cha Daniel PEZERIL viết :
TÒA TỔNG GIÁM MỤC PARIS
Paris, ngày 13 tháng 9 năm 1977
Kính gửi Cha Samuel TRƯƠNG ĐÌNH HOÈ
Kính Cha,
Tôi vui mừng báo tin Cha hay : sau khi hỏi ý Hội Đồng Giám Mục, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Paris vừa bổ nhiệm
1. Cha phụ trách “viểc coi sóc linh hồn” kiều bào Việt nam của cha tại Paris. Trong nhiệm vụ này, Cha kế túc cha TOÁN, người mà tôi phải cám ơn vì lòng tận tụy của ngài cũng như của những người cộng tác với ngài, trong hoàn cảnh khó khăn chúng ta đã trải qua.
2. Từ đây Cha là người có trách nhiệm về Cộng Đoàn các người Việt Nam Công Giáo.
3. Cộng Đoàn này phải thành một cộng đoàn cầu nguyện
4. và sống đời bí tích thánh,
5. một cộng đoàn biết tương thân tương trợ
6. và có tình bác ái anh em,
7. một cộng đoàn ra sức diễn đạt đức tin Công Giáo qua truyền thống và văn hóa Việt Nam.
8. Công tác này chỉ thể hiện được bằng một lòng cởi mở với tất cả kiều bào của Cha theo tinh thần Phúc âm.
9. Đó là công việc mà Cha sẽ cùng tiến hành với các linh mục, các nam nữ tu sĩ và Cha sẽ lưu tâm để giáo dân được cùng tham gia.
10. Tôi ước nguyện cho Cộng Đoàn Việt Nam được đồng tâm nhất trí, để Chúa Kitô là “tất cả trong mọi người”.
Trong những quyết định và sáng kiến của Cha, Cha có thể tin cậy vào sự nâng đỡ của đức Tổng Giám Mục và giáo phận Paris.
Cũng như trong quá khứ, tôi kết hợp với Cha hết lòng và xin chúc lành cho Cha trong ơn nghĩa Chúa.
Giám mục Daniel PEZERIL
Giám mục phụ tá Paris.
212. Năm công việc phương tiện mà Tổng Giáo Phận Paris mong chờ cha sở.
Bài sai cho cha Lương Tấn Hoằng [[24]] và cho cha Mai Đức Vinh, được Đức Cha Georges GILSON viết hệt như nhau. Bài sai của cha Mai Đức Vinh [[25]] ghi như sau :
Hồng Y FRANCOIS MARTY,
Tổng Giáo Mục Paris
Kính thưa cha Giuse Mai Đức Vinh, linh mục dòng Xuân Bích,
Với sự đồng ý của các bề trên của cha, cha đã được bổ nhiệm làm giám đốc « coi sóc các linh hồn » ở Giáo xứ Việt nam Paris, kể từ ngày 01.11.1980.
1. Bởi vậy, để cha có thể hoàn thành thừa tác vụ của cha, cha được ban trao sứ mệnh loan báo Lời Chúa
2. và quyền hành được nghe lời xưng tội của tất cả mọi tín hữu.
3. Ngoài ra, cha cũng được phép rao giảng
4. và có quyền giải tội trên toàn lãnh thổ địa phận Paris, với sự đồng ý của các cha sở và các giám đốc của các nhà thờ và nhà nguyện.
5. Những quyền hạn này có giá trị, trừ khi bị rút lại.
Làm tại Paris, ngày 28 tháng 11 năm 1980
Giám mục Georges GILSON
Giám mục phụ tá
213. Tổng Giáo Phận Paris mong chờ nơi cha sở Giáo Xứ Việt Nam Paris 15 điều.
Cả hai thư bổ nhiệm đều nói đến chức phận làm giám đốc giáo xứ “coi sóc các linh hồn”. Trong thư của cha Trương Đình Hòe, chức phận coi sóc các linh hồn được diễn tả qua 10 chi tiết, có tính cách trách nhiệm phải thực hiện. Trong thơ bổ nhiệm của hai cha Lương Tấn Hoằng và Mai Đức Vinh, chức phận “coi sóc các linh hồn lại chỉ được diễn tả qua 5 chi tiết, có tính cách phương tiện nên dùng nhiều hơn. Vị chi chức phận “coi sóc các linh hồn“ của cha sở Giáo Xứ Việt Nam Paris có 15 điều, nói lên 15 mong chờ của Đức Tổng Giám Mục Paris và của Giáo Hội nói chung :
1. Từ đây Cha là người có trách nhiệm về Cộng Đoàn các người Việt Nam Công Giáo.
2. Cộng Đoàn này phải thành một cộng đoàn cầu nguyện
3. và sống đời bí tích thánh,
4. một cộng đoàn biết tương thân tương trợ
5. và có tình bác ái anh em,
6. một cộng đoàn ra sức diễn đạt đức tin Công Giáo qua truyền thống và văn hóa Việt Nam.
7. Công tác này chỉ thể hiện được bằng một lòng cởi mở với tất cả kiều bào của Cha theo tinh thần Phúc âm.
8. Đó là công việc mà Cha sẽ cùng tiến hành với các linh mục, các nam nữ tu sĩ
9. và Cha sẽ lưu tâm để giáo dân được cùng tham gia.
10. Tôi ước nguyện cho Cộng Đoàn Việt Nam được đồng tâm nhất trí, để Chúa Kitô là “tất cả trong mọi người”.
11. Bởi vậy, để cha có thể hoàn thành thừa tác vụ của cha, cha được ban trao sứ mệnh loan báo Lời Chúa
12. và quyền hành được nghe lời xưng tội của tất cả mọi tín hữu.
13. Ngoài ra, cha cũng được phép rao giảng
14. và có quyền giải tội trên toàn lãnh thổ địa phận Paris, với sự đồng ý của các cha sở và các giám đốc của các nhà thờ và nhà nguyện.
15. Những quyền hạn này có giá trị, trừ khi bị rút lại.
22. BIẾT LẤY SÁNG KIẾN THỰC HIỆN ĐÚNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC VỤ CỦA GIÁO PHẬN
Hai tài liệu cho biết mức độ định hướng chương trình mục của Giáo Xứ Việt Nam Paris theo Chương Trình Mục Vụ của Tổng Giáo Phận Paris. Một là Biên bản các Đại Hội Mục Vụ. Hai là Bản Tường Trình của Ban Giám Đốc gửi lên Tòa Tổng Giám Mục hằng năm. Trong các Đại Hội Mục Vụ, chương trình luôn luôn có mục dành cho chương trình năm tới. Ngược lại, trong Bản Báo Cáo mục vụ hằng năm của Ban Giám Đốc gửi lên Tòa Giám Mục, chỉ có mục chương trình năm tới, từ báo cáo năm 2003. Và những gì nói về chương trình năm tới ở đây, đều là dịch lại những điều đã nói đến trong Đại Hội Mục Vụ, là tài liệu gốc.
Xem lại chương trình của các Đại Hội Mục Vụ, liên quan đến chương trình mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris và sự hội nhập vào đó, có 4 niên đại quan trọng mà chúng ta sẽ xem sau đây.
221. Từ 1980 : Ưu tiên theo hướng mục vụ sinh tồn khẩn thiết.
Biến cố 30.04.1975 đã tạo ra một làn sóng di cư tỵ nạn chưa từng thấy của người Việt Nam đến Pháp. Đợt 1, từ 1975 đến 1977, có 5.270 người ; Đợt 2, từ 1978 đến 1980, có 14.146 người ; Đợt 3, từ 1981 đến 1990, có 23.278 người và đợt 4, từ 1991 đến 1994, có 3.300 người ; Tổng cộng có 45.990 người đến Pháp xin tỵ nạn cộng sản từ 1975 đến 1994. Số người di cư mới đến này cộng với số người Việt Nam đã đến trước, tính tất cả số người Việt Nam ở Pháp vào năm 1995 khoảng 150.000. (Một vài ước tính khác lại đưa ra con số 200.000, hoặc 250.000). Riêng ở Vùng Paris, có khoảng 44.769 người Việt Nam, trong đó khoảng từ 17.000 đến 18.000 sống trong nội thành Paris [[26]]. Phúc trình mục vụ 2006 của Giáo Xứ Việt Nam Paris ước lượng số người Công Giáo Việt Nam ở vùng Paris được khoảng từ 13 đến 16.000 người [[27]].
2211. Nhu cầu khẩn thiết của giáo dân. Sau nhiều năm bị tước đoạt của cải, bị tù đầy cải tạo hành hạ, những người Việt Nam đến tỵ nạn tại Pháp chẳng những đã gặp những khó khăn lớn về vật chất, như cơm ăn, áo mặc, nhà ở; nhưng còn cả những khó khăn xã hội, tâm thần nữa, như ngôn ngữ, thói tục, giấy tờ, di chuyển,… Đường hướng mục vụ đổ dồn vào lãnh vực xã hội cứu tế.
Niên khóa 1982-1983, nữ tu Têrêsa để lại một bản bá cáo sinh hoạt thường trực và một dự án ngân sách của Văn Phòng Xã Hội như sau :
1. Trực Văn Phòng Xã Hội: Thường trực để tiếp đón các gia đình, người cô đơn, người tị nạn mới tới (Việt Nam hay Á Châu ở Paris hay ngoại ô). Mục đích giúp họ giải quyết những khó khăn trong vấn đề giấy tờ và hội nhập, việc làm, nhà ở, giáo dục con cái, giúp tiền bạc khi khẩn cấp, khi đau yếu, cho quần áo, giúp học tiếng Pháp… Trong trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 6.000f, vậy phải xin Giáo Xứ cho: 3.000f
2. Hoạt động xã hội bên những người già cả, đau yếu, những người trẻ tật nguyền, mà thường không có gia đình tại Pháp. Nếu Văn phòng xã hội của Giáo Xứ không đáp ứng được thì phải kêu gọi hay giới thiệu đến các cơ quan liên hệ hầu giúp ho ïvề tiền bạc, về giấy tờ hành chánh. Trong trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 4.500f, vậy phải xin Giáo Xứ cho 2.500f
3. Những hoạt động bên cạnh người trẻ tị nạn á châu từ 17 đến 25 tuổi (phần đông không có gia đình tại Pháp. Giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất khi người trẻ bị khủng khoảng. Cứ hai tháng có một buổi gặp gỡ, trao đổi, giải trí, học hỏi theo nhóm… đặc biệt vào các dịp lễ Giáng Sinh, Tết, Phục Sinh, kỳ hè… Nhiều khi phải giúp người trẻ tìm nhà ở, tìm khóa học nghề… Trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 8.000f, vậy phải xin Giáo Xứ 5.000f
4. Công tác giúp các trẻ em Á Châu làm quen và hội nhập: Tổ chức những ngày gặp gỡ để trao đổi, gây tình bạn, huấn luyện, giải trí, dùng cơm chung, xem phim, tặng quà… Tổ chúc đi hè theo từng nhóm, tham quan Paris hay ngoại ô Paris, học tiếng Việt… Đôi khi tìm gia đình bảo trợ… Trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 10.000f, vậy phải xin Giáo Xứ 5.000f
5. Phí tổn về di chuyển, bữa ăn, hội hè, điện thoại… cho một cán sự xã hội và nhân viên Văn phòng. Trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 12.000f (mỗi tháng 1.000f), vậy xin Giáo Xứ cho mỗi lục cá nguyệt 6.000f
Tóm lại: Những sinh hoạt thường trực của Văn phòng Xã Hội trình bày ở trên đòi phải có một ngân qũy 40.000f. Giáo Xứ chỉ cho được 27.500f. Bởi vậy Văn phòng phải hạn chế nhiều sinh hoạt và nhiều giúp đỡ tiền bạc đối với những người tị nạn đến với mình. (ký tên: Nữ tu Têrêsa Huỳnh Thị Na, Cán sự xã hội [[28]]. Đó là về phía giáo dân.
2212. Nhu cầu khẩn thiết của giáo xứ
Giúp giáo dân làm nhẹ những khó khăn cơm áo gạo tiền, nhà ở, như nói trên đây, đã là một nhu cầu khẩn cấp cho Giáo Xứ rồi. Thêm vào đó, Giáo Xứ còn có những khó khăn riêng của mình nữa. Nhà nguyện và cơ sở giáo xứ ở vào một tình trạng thê thảm. Trước đây, mỗi lễ Chúa Nhật chỉ dăm ba chục người. Ngày nay, cả dăm ba trăm người. Dự lễ, đi chậm một chút là đứng đường. Các văn phòng, cái nào cũng bé nhỏ, chật chội. Vấn đề lớn nhất của Giáo Xứ lúc đó là vấn đề cơ sở. Cả 14 năm dài, chương trình nới rộng cơ sở, đổi mới cơ sở luôn là đề tài thảo luận, suốt từ 1984 đến 1998, khi Đức Hồng Y Lustiger can thiệp, giúp Giáo Xứ được xử dụng cơ sở 38, rue des Epinettes cho đến hiện nay.
1983 : Thành lập Hội Đồng Mục Vụ. Đại Hội Mục Vụ đầu tiên, tổ chức vào ngày 17.06.1984, đã có một cách định hướng đặc biệt, là do mọi người thảo luận và trao đổi nhóm rồi tổng kết lại. 6 nhóm đã thảo luận về 6 đề tài : 1- Sự sinh tồn của cộng đoàn ; 2- Điều kiện phát triển cộng đoàn ; 3- Sứ mệnh tôn giáo và văn hóa của cộng đoàn ; 4- Tạo dựng cơ sở cho cộng đoàn ; 5- Phân tích tài liệu 1 về « Gây quĩ cơ sở » ; 6- Phân tích tài liệu 2 về « Vấn đề cơ sở ». Kết cục, chương trình cho năm tới 1985 hướng về vấn đề cơ sở và đặc biệt lo gây quỹ cơ sở.
1997 : Tòa Giám Mục Paris đã đề nghị cơ sở tại số 38, rue des Epinettes cho Giáo Xứ. Và Giáo Xứ đã chấp nhận. Nhưng tài chánh bảo trì cơ sở vẫn là mối ưu tư lớn của Giáo Xứ. Vì vậy, một « Kế hoạch ngũ niên 1998-2003 tài chánh cơ sở » đã được đưa ra.
222. Từ 1998 : Một số chương trình theo hướng mục vụ của Giáo Phận Paris.
Quả thật vấn đề cơ sở với những chi tiêu của nó, do kinh nghiệm quá khứ, đã là mối ưu tư rất lớn của những người trách nhiệm, đặc biệt là Ban Giám Đốc. Nhưng những luồng gió Thánh Linh mới đang thổi vào Giáo Xứ, khiến Giáo Xứ đã xích lại gần Tổng Địa Phận Paris hơn, để rồi tích cực tham gia hơn, và đi đến hội nhập hoàn toàn.
2221. Giáo xứ xích lại gần hơn với Tổng Địa Phận Paris. Những khó khăn về vật chất và tinh thần của giáo dân Việt Nam dần dà giảm bới. Ngôn ngữ múa máy dễ hiểu hơn. Di chuyển không cần phải đếm số trạm mà xuống, hay lên, nhưng đã đọc được tên trạm, nói được, « Bonjour », « Merci », « S’il-vous plait », « Pardon ». Công ăn việc làm ổn định hơn. Áo quần ấm áp hơn. Nhà cửa đã an cư. Hoàn cảnh thuận lợi hơn để Giáo Xứ xích gần hơn với Tổng Địa Phận Paris. Hai biến cố khích lệ sự xích lại này.
Thứ nhất là sự kiện « ngày 28.03.1998, Thầy Phạm Bá Nha và Nguyễn Văn Thạch lãnh chức phó tế vĩnh viễn tại Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà Paris, do Đức Hồng Y Lustiger chủ phong. Chia sẻ Lời Chúa, ĐHY đưa mắt nhìn những giáo hữu Việt Nam có mặt khá đông và nói : « Đây là lần đầu tiên tại Nhà Thờ Đức Bà Paris có hai thầy ngoại quốc được truyền chức Phó Tế. Là ngoại quốc, các thầy nguyên quán tại Việt Nam. Nhưng hai thầy là thành phần của Tổng Giáo Phận Paris đem lại hoa trái dồi dào. Hai thầy tiếp nối tình huynh đệ của Giáo Hội giữa hai nước » [[29]].
Thứ hail à sự kiện « ngày 15.11.1998, lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger, Tổng Giám Mục Paris, đã đích thân đến địa điểm mới của Giáo Xứ dâng lễ để chính thức trao cơ sở mới cho Giáo Xứ Việt Nam, « Ăn mừng Nhà Thờ Mới » với Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam. Chia sẻ Lời Chúa, Ngài nói với Cộng đoàn : « Anh em hãy quên đi tình trạng xa xứ. Vì ở đây, Thủ Đô nước Pháp, anh em ở nhà mình. Là con cháu các Thánh Tử Đạo, Anh em hãy làm chứng niềm tin hy vọng Phúc Âm giữa lòng Thành Phố Paris ».
Đức Hồng Y cũng chính tay trao quyết định ngày 12.11.1998 của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ (Cappello Di Sua Santita) cho Linh mục giám đốc Giuse Mai Đức Vinh. Ngài nói : « Kể từ ngày 16.11.1980 [[30]], trong việc hành xử chức vụ giám đốc chuyên trách linh hồn các tín hữu, Tân Đức Ông không ngừng củng cố và phát triển Giáo Xứ. Với sự cộng tác chặt chẽ của Ban Giám Đốc, Ngài có công biến Cộng Đoàn trở nên một trong những cộng đoàn ngoại kiều lớn mạnh ở Thủ Đô. Ngoài mục vụ, Cộng Đoàn còn có sinh hoạt đa dạng, phong phú về văn hóa và giáo dục thanh thiếu niên ».
Và để ghi nhớ ngày quan trọng này, ĐHY ghi Sổ Vàng Lưu Niệm : « Xin Chúa ban cho anh em Bình An và Vui Mừng » [[31]].
2222. Giáo xứ nhận được « Chương trình bác ái năm 2000 » và tích cực tham dự. ngày 16.01.1998, ÐHY Jean Marie Lustiger, Tổng Giám Mục Paris đã công bố một chương trình Bác Ái để chuẩn bị năm thánh 2000, nâng mức sống đạo của các giáo xứ trong Tổng Ðịa Phận và mở ra một đường lối mục vụ mới đi vào thế kỳ XXI. Một Ủy Ban « Bác Ái năm 2000 » đã được thành lập. Cả một chương trình học hỏi và trao đổi đã được đưa ra, khởi đầu từ Chúa Nhật 15.11.1998 với chủ đề « Ðức Bác Ái thúc bách chúng tôi » (2Cor 5, 14) và kết thúc vào Lễ Hiển Linh 01.01.2001. Cả một kế hoạch dự trù, từ việc phát hành tập hướng dẫn về « Bác Ái năm 2000 », qua các triển lãm, Hoà nhạc, đến các bích chương quảng cáo,… Cả một sổ liệt kê những công tác do các tiểu ban tổ chức : chăm sóc người cao niên, giúp người gặp khó khăn, kèm học sinh, thăm viếng bệnh nhân, nâng đỡ học sinh và giới trẻ, học hỏi Thánh Kinh, các công việc xã hội khác, như kiếm việc, tiếp đón.
Tham dự tích cực chương trình «Bác Ái Năm 2000», Ban Giám Ðốc Giáo Xứ Việt Nam đã chọn tiểu ban cuối cùng và đã đưa ra một sáng kiến rất độc đáo « sống bác ái qua liên đới nghề nghiệp ». Một lá thư ngỏ đã được phổ biến trong các thánh lễ Chúa Nhật trong các tháng hai và ba năm 1999 và được phổ biến rộng rãi qua báo Giáo Xứ Việt Nam, số 151, ngày 01.03.1999.
Bầu khí sôi động tiến về « tam thiên niên kỷ » hiện nay của Giáo Hội và Xã Hội, hoàn vũ và địa phương, cũng như những lý do chính yếu vừa trình bày ở trên, mờo gọi và thúc đẩy chúng ta phải thực hiện chương trình mục vụ « Liên Ðới Nghề Nghiệp » của Giáo Xứ trong năm 1999 này. Hình thức tổ chức cần hiệu lực và đơn giản, nhẹ nhàng. Chúng tôi xin đề nghị :
1. Phân chia ngành nghề.
Xây dựng (Techniciens de bâtiment, de construction) : 1- Chuyên viên ngành chỉnh trang (rénovateur), 2- Chuyên viên ngành điện (électricien), 3-Chuyên viên ngành khóa cửa (serrurier), chuyên viên ngành nước-sưởi (plombier), 5- Chuyên viên ngành mộc (menuisier), chuyên viên ngành sơn (peintre),..
Doanh thương (Entrepreneur) : 1- Nhà hàng (restaurant, plats à emporter, traiteur), 2- Tiệm may (Confection), Tiệm sửa quần áo (Retouche), 3- Giặt ủi (laverie), 4- Quán cà phê (caféteria), 5- Cây xăng (Station d’essence), 6- Hãng sửa xe (garage), 7- Cửa tiệm (Petit magasin).
Dịch. Dịch Vụ (Salariés du secteur tertiaire) : 1- Chuyên viên Ngân Hàng (banquier), 2- Chuyên viên Vi Tính (informaticien), 3- Chuyên vien Điện Tử (électronicien), 4- Chuyên viên Kế Toán (comptable), 5- Chuyên viên Cơ Khí (mécanicien), 6- Thủ Kho (magasinier), 7- Bán Hàng (vendeur), 8- Thu Ngân (caissière), 9- Thợ May (couturier), 10- Thư Ký (secrétaire), 11- Công Chức (fonctionnaire), 12- Y Tá (infirmier)
Chuyên Gia (expert) : Kỹ Sư ingénieur), Bác Sĩ (médecin), Nha Sĩ (dentiste), Dược Sĩ (pharmacien), Luật Gia (juriste), Tư Vấn (consultant),…
2. Tổ chức sinh hoạt
Ban Ðồng Hành (Comité d’Accompagnement). Ðể việc tổ chức được phong phú và hữu hiệu, Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ tự phân công thành Ban Ðồng Hành với mỗi Ngành Nghề như sau : 1- Ngành xây dựng : Cha Mai Ðức Vinh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ông Nguyễn Khắc Ðạt ; 2- Ng)nh Doanh Thương : Cha Nguyễn Văn Cẩn, Thầy Phạm Bá Nha, Ông Ngô Triệu Hùng ; Ngành Dỉch Vụ : Cha Trần Anh Dũng, Chị Nguyễn Mỹ Phước, Anh Bùi Văn Triển, Chị Phạm Mai Hương ; Ngành Chuyên Gia : Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, Thầy Nguyễn Văn Thạch, Ông Nguyễn Ngọc Ðỉnh, Ông Lê Ðình Thông.
Ban Ðại Diện. Trách nhiệm của « Ban Ðồng Hành » là : 1- qui tụ các thành viên thuộc ngành nghề của mình ; 2-. lập ban đại diện ; 3- cố vấn các hoạt động của ban đại diện.
Sinh hoạt. Tùy theo sáng kiến và điều kiện về thời gian, về các yếu tố chuyên biệt, mỗi ngành nghề sẽ tự đưa ra một hình thức sinh hoạt thích hợp. Dĩ nhiên, luôn nằm trong tiêu chuẩn mục vụ của năm « Bác Ái 2000 » của TGP Paris.
Phối Hợp các ban. Tùy theo nhu cầu, Ban Ðồng Hành và Ban Ðại Diện của mỗi ngành nghề sẽ có những buổi hội chia sẻ kinh nghiệm và góp ý xây dựng cho sinh hoạt chung.
3. Tiêu chuẩn đạt tới
Ước ao là năm nay 1999, mỗi ngành nghề ít ra có một « Ngày gặp gỡ ». Mục đích của « Ngày gặp gỡ » : biết nhau, làm quen, trao đổi, tương trợ, cầu nguyện chung.
4. Ngày thành lập
QUYẾT NGHỊ CỦA ÐẠI HỘI LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIỆP
Trong khuân khổ năm thánh 2000, theo tinh thần mục vụ Năm Bác Ái (Charité 2000) của Tổng Giáo Phận Paris, các thành phần Liên Ðới Nghề Nghiệp đã cùng nhau gặp gỡ và trao đổi tại Giáo Xứ, từ 14 giờ ngày 01-05-2000, nhằm lễ Thánh Giuse Thợ. Ðại Hội đã biểu hiện « sức sống và tinh thần hiệp nhất của Giáo Xứ », đồng thời tạo điều kiện « biết nhau, làm quen, trao đổi, tương trợ, cầu nguyện chung », theo đúng tinh thần Lá Thư Ngỏ của Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ gửi cộng đoàn vào tháng 3-1999 [[32]].
Sau khi trao đổi và thảo luận, Ðại Hội quyết nghị :
Thành lập năm nhóm Liên Ðới Nghề Nghiệp : Xây dựng, Doanh thương, Dịch vụ, Thân hữu Taxi và Chuyên gia. Ban Ðại Diện mỗi nhóm sẽ tiếp tục « qui tụ các thành viên thuộc ngành nghề của mình, trao đổi với các thành viên để đưa ra moi65t chương trình sinh hoạt thích hợp ».
Ban Ðồng Hành và Ban Ðại Diện năm nhóm sẽ có các buổi họp chung định kỳ nhằm « trao đổi kinh nghiệm » và « góp ý xâu dựng cho sinh hoạt chung », để hình thức sinh hoạt này ngày càng phát huy tinh thần « tương trợ huynh đệ của Giáo Xứ ».
Tổ chức Ðại Hội Liên Ðới Nghề Nghiệp hàng năm vào lễ Thánh Giuse Thợ, nhằm ngày Lễ Lao Ðộng 01-05.
Ngày 01 tháng 5 năm thánh 2000
Năm trưởng nhóm : Chuyên gia, Dịch Vụ, Doanh Thương, Thân Hữu Taxi, Xây Dựng (chữ ký)
Chuẩn y : Giám Ðốc Giáo Xứ, Linh mục Mai Đức Vinh(chữ ký)
Phó Thự : Chủ Tịch Ban Thường Vụ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh (chữ ký) [[33]].
Công việc mục vụ bác ái liên đới nghề nghiệp đã tạo cho Giáo Xứ Việt Nam Paris một bầu khí rất phấn khởi, trong cả chục năm, 1998-2007. Sự phấn khởi này được biểu lộ qua sự tham dự và dấn thân của toàn thể mọi nhân viên trong Ban Giám Đốc, đặc biệt là ba cha Giuse Mai Đức Vinh, Giuse Đinh Đồng Thượng Sách và Giuse Trần Anh Dũng, và của hai thầy sáu vĩnh viễn Phạm Bá Nha và Nguyễn ăn Thạch. Kéo theo sự phấn khởi và tích cực tham dự của 233 người, thuộc mọi tầng lớp giáo dân vào những công việc mục vụ chung.
Chuyên gia qui tụ 113 người trong 16 ngành : Mua bán kỹ nghệ, Trợ tá xã hội, Bác sĩ, Dược sĩ, Dân số học, Kế toán, Giảng sư đại học, Giáo Sư, Nghiên cứu khoa học, Kiến trúc sư, Kỹ sư, Luật sư, Nghiên cứu văn học, Nha sĩ, Chưởng khế, Tâm lý gia.
Doanh thương qui tụ 24 người trong 11 nghề : Chìa khóa, Chụp hình, Sửa giầy, Sửa xe, Mua bán nhà, Nhà hàng ăn, Bán đồ ăn nấu sẵn, Giặt ủi, Sửa quần áo, sửa máy móc télé, vi tính.
Dịch vụ qui tụ 30 người với những nghề khác biệt : Chuyên viên ngân hang, Vi tính, Điện tử, Kế toán, Cơ khí, Thủ kho, Bán hang, Thu ngân, Thư ký, Công chức, Y tá.
Taxi qui tụ 43 người lái taxi.
Xây dựng qui tụ 23 người với 8 nghề : Chỉnh trang, Điện, Hàn mộc, Mộc, Óng nước, Sưởi, Sơn mộc, Sơn nề [[34]].
Cả một thời chục năm hưng thịnh 1998-2007 trong giáo xứ !
223. Từ 2003 : Hoàn toàn theo hướng mục vụ của Giáo Phận Paris.
Từ năm 1998, xích lại gần hơn với Giáo phận Paris và nhận được « Chương trình bác ái năm 2000 », Giáo Xứ đã tham dự một cách tích cực với nhiều sáng kiến và kéo theo rất nhiều giáo dân. Cả một phong trào đã vùng lên, thâu nhận 233 người. Nhuệ khí và phấn khởi, từ 2003, Ban Giám Đốc đã quyết định hoàn toàn theo hướng mục vụ của Giáo Phận Paris. Báo cáo mục vụ hằng năm của Ban Giám Đốc gửi lên Tòa Tổng Giám Mục, từ 1981 đến 2002, chỉ có 5 mục : Tổng quan, Đời sống thiêng liêng, Đời sống xã hội, Đời sống văn hóa và Hợp tác. Từ 2003, thêm mục thứ 6 : Hướng mục vụ năm tới.
2231. Những hướng mục vụ Giáo xứ Việt Nam theo chương trình Giáo Phận Paris. Sau đây là hướng mục vụ năm tới trong các Bản Báo Cáo từ năm 2003 :
2003 hướng về 2004 : Năm Phúc Âm Hóa
2004 hướng về 2005 : (Không tìm ra tài liệu)
2005 hướng về 2006 : Liên đới Tin Mừng
2006 hướng về 2007 : Năm Hồng Ân 60 năm thành lập Giáo Xứ 1947-2007
2007 hướng về 2008 : Liên đới Phúc Âm
2008 hướng về 2009 : Thánh Phaolô và Năm Ơn Gọi
2009 hướng về 2010 : Năm các linh mục và Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Chính Tòa Việt Nam, 1960-2010
2010 hướng về 2011 : Năm gia đình và tuổi trẻ
2011 hướng về 2012 : Năm liên đới Niềm Tin
2012 hướng về 2013 : Năm liên đới Đức Tin
2013 hướng về 2014 : Năm mời gọi
2914 hướng về 2015 : Năm ơn gọi tận hiến
2232. Hướng mục vụ không chỉ nêu mục đích và kết quả mà còn gợi ra những hành động cụ thể. Trong Đại Hội Mục Vụ ngày Chúa Nhật 14 tháng 12 năm 2008, Đức Ông Mai Đức Vinh đã giới thiệu hướng đi mục vụ của Giáo Xứ cho năm 2008-2009, đã được Ban Giám Đốc chấp nhận và Ban Thường Vụ thông qua. Hướng đi này gồm hai chương trình chính : Năm thánh Phaolô của toàn Giáo Hội và Năm Ơn gọi của Tổng Giáo Phận Paris.
Năm Thánh Phao-lô
Với Giáo Hội hoàn vũ, và theo chương trình Tòa thánh, GX đả bắt đầu năm Thánh Phao-lô từ 29-06-2008 đến 29-06-2009. Mục đích Giáo Hội mời gọi chúng ta tìm hiểu con người của thánh nhân, học hỏi giáo lý của ngài qua sách Tông đồ Công vụ ( từ chương 9) và trong 12 thư ngài viết , để từ đó chúng ta sống vững niềm tin vào Chúa Kitô và dấn thân truyền giáo theo gương thánh Phao-lô, GX đã khởi sự từ đầu tháng 9-2008. Vì vậy việc làm cơ bản của mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi hội đoàn, Ban, Nhóm, tùy theo hoàn cảnh,học hỏi, chia sẻ về cách sống và giáo huấn của Thánh nhân ( Xin đọc lại số 247 báo GX tr 22-23 )
Năm Ơn gọi
Với chủ đề “ Tất cả cho ơn gọi “ ( Tout pour les Vocations ), dưới tiêu đề “Năm của Linh mục“ (Année du Prêtre), văn phòng về ơn gọi củaTổng Giáo phận muốn mỗi họ đạo thể hiện một sinh hoạt nào đó nhằm 4 mục đích : 1-Gây ý thức về ơn gọi nơi các em nhỏ ; 2-Cổ võ ơn gọi nơi giới trẻ ; 3- Giúp các phụ huynh nhận ra bổn phận hướng dẫn con cái về việc lựa chọn ơn gọi ; 4- Liên kết mọi người trong lời cầu nguyện cho ơn gọi.
Giáo Xứ chúng ta dành năm 2009 để hòa nhịp vào sinh hoạt mục vụ ơn gọi của Tổng Giáo Phận Paris qua những thể hiện cụ thể :
Xin mỗi vị giảng lể cố hướng về ơn gọi.
Nhắc nhở và tổ chức các chiến dịch cầu nguyện cho ơn gọi
Thứ bảy và Chúa Nhật II mỗi tháng sẽ mời một linh mục, thầy sáu, tu sĩ hay giáo dân giảng lễ và cho chứng từ về ơn gọi.
Chỉnh đốn lại “ nhóm các em giúp lể “ : đi đều đặn, học biết về cách giúp lể, học hiểu về ý nghỉa và các cử chỉ phụng vụ trong việc giúp lễ.
Chỉnh đốn lại Hội Yểm trợ Ơn gọi : Nên có thư liên lạc để nhắc nhở các hội viên cầu nguyên, góp tiền niên liễm. và cổ động hội viên mới.
Cần mở rộng quan điểm về ơn gọi : Ơn gọi linh mục, ơn gọi tu sĩ, ơn gọi giáo dân tận hiến, ơn gọi phó tế vĩnh viễn, ơn gọi lập gia đình.
Cổ động cho các địa điểm mục vụ , các hội đoàn tham gia chương trình của năm ơn gọi : dâng lể, giờ thánh, trao đổi về ơn gọi…
Mỗi tháng báo GX dành 1-2 ” trang về ơn gọi “.
Mở ” Trang Ơn gọi “ trên site Internet của GX.
Dành bảng lớn để trình bày hình ảnh, tin tức về ơn gọi.
23. LÀM ĐÚNG VÀ TỐT CÔNG VIỆC MỤC VỤ NHỜ BIẾT ĐỊNH HƯỚNG TRƯỚC VÀ KIỂM ĐIỂM SAU TRONG MỌI CÔNG VIỆC MỤC VỤ
Bài sai là một tài liệu cá nhân mà giám mục địa phận gửi cho từng linh mục để chỉ rõ địa sở trách nhiệm, những công việc và mục tiêu cần đạt. Đức Ông chính xứ Giuse Mai Đức Vinh biết bài sai của mình và của hai vị tiền nhiệm. Đức Ông cũng dần dà biết những chương trình mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris. Sự kiểm điểm công việc đã làm và định hướng dự án mới sẽ làm trong 2 Đại Hội Mục Vụ, tháng 6 và tháng 12 hằng năm, chứng minh rõ rệt sự hiểu biết này. Nó cũng cắt nghĩa tại sao các công việc mục vụ do Đức Ông điều hành đã đạt được những kết quả tốt.
Công việc kiểm điểm và định hướng được Đức Ông chính xứ Giuse Mai Đức Vinh thực hiện ở bốn mức độ :
1- Mỗi ngày, mức độ cá nhân : không kể việc cầu nguyện và dâng lễ sáng chiều, Đức Ông dành buổi sáng để làm và kiểm công việc, buổi trưa - chiều để đi thăm bệnh nhân dự tòng, người già,.., và buổi tối để viết bài hoặc suy nghĩ phác thảo dự án mới.
2- Mỗi tuần, mức độ Ban Giám Đốc : Chiều thứ năm, họp Ban Giám Đốc để thông tin, trao đổi, và kiểm điểm việc làm đã qua, và đưa ra dự án mới.
3- Mỗi 6 tháng, mức độ Hội Đồng Mục Vụ : cùng các thành viên khác trong Ban Giám Đốc và mọi giáo dân thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ, Đức Ông họp Đại Hội Mục Vụ để kiểm điểm và làm dự án mục vụ mới.
4- Mỗi năm, mức độ Giáo Phận Paris, Đức Ông cùng với Ban Giám Đốc làm phúc trình vào khoảng tháng ba mỗi năm về kết quả năm trước và dự án năm mới lên Tòa Tổng Giám Mục Paris.
Công việc kiểm điểm và làm dự án mới, mỗi năm 2 lần, vào tháng 6 và tháng 12 trong Đại Hội Mục Vụ có lẽ là thích thú và ý nghĩa hơn cả, vì có sự tham dự của mọi thành phần giáo dân và giáo sĩ, và đề cập đến mọi vấn đề liên quan đến giáo xứ. Trừ những Đại Hội Mục Vụ bầu lại Ban Thường Vụ, thì rút gọn lại, để dành ưu tiên cho việc bầu Ban Thường Vụ mới. Còn bình thường, chương trình một Đại Hội Mục Vụ, qui tụ các đại diện của các địa điểm và của các hội đoàn, phong trào, ban, nhóm, xoay quanh 5 điểm chính, và đã bắt đầu từ 1984.
Đại Hội Mục Vụ ngày 17.06.1984 (Đại hội đầu tiên của Ban Thường vụ đầu tiên, 1983-1985) có chương trình với 5 điêm như sau : 1- Khai Mạc Đại Hội ; 2- Phúc trình tổng quát về Giáo Xứ (Cha Mai Đức Vinh) ; 3- Phúc trình về Hội Đồng Mục Vụ (Chủ Tịch Phan Quang) ; 4- Trình bày chương trình sinh hoạt năm mới (Tổng Thơ Ký Trần Văn Cảnh điều hành). 5- Linh tinh và bế mạc.
Sau đây là tóm tắt bản phóng sự (dài 16 trang A4) của chị Thục Hiền và anh Giang Minh Đức về Đại Hội Mục Vụ ngày 08.12. 2013, qua ba việc chính : Báo cáo sinh hoạt đã thực hiện năm 2013, Giới thiệu chiều hướng mục vụ năm tới 2014 và Linh tinh « Đúc kết phần trao đổi về hướng đi Mục Vụ cho năm tới 2014 ».
231. Báo cáo sinh hoạt đã qua trong năm 2013, do Ông Chủ Tịch HĐMV.
Bác sĩ Chủ Tịch Nguyễn Ngọc Đỉnh báo cáo :
Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp XIV (01/05/2013): quy tụ trên 200 người để mừng Lễ Thánh Giuse Thợ qua bữa cơm huynh đệ, trao đổi về đề tài "Kinh nghiệm sống Đức Tin trong nghề nghiệp" và dự Thánh Lễ chung.
Hai ngày Kermesse (18 & 19/05/2013): Số người tham dự đông đảo, nhiều gian hàng mới lạ. Kết quả thu được là 17444€ cho quỹ điều hành của Giáo Xứ.
Đại Hội Mục Vụ 60 (09/06/2013): Chuẩn bị cho việc tham dự Đại Hội Hành Hương Lộ Đức từ 01 đến 05.08.2013 và mừng kỷ niệm 30 năm Hội Đồng Mục Vụ, 30 năm Báo Giáo Xứ.
Rước Lễ Lần Đầu (01/06/2013): 34 em thiếu nhi tại nguyện đường Giáo Xứ.
Chịu Phép Thêm Sức (08/06/2013): 43 em qua tay Đức Cha Jérôme Beau tại nguyện đường Giáo Xứ.
Các hội đoàn cấm phòng kết thúc năm mục vụ 2012-2013: Cursillo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Các Bà Mẹ Công Giáo...
Phong trào Cursillo Việt Nam Âu Châu mừng 20 năm sinh hoạt tại Lisieux (05-07/07/2013): 195 người tham dự đến từ Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Na Uy...với đề tài "Đức Tin hóa môi trường".
Tham dự Đại Hội Hành Hương Lộ Đức từ 01 đến 05/08/2013 với các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp: Trên 1200 giáo dân dẫn tụ về Lộ Đức, trong đó có khoảng 300 giáo dân của Giáo Xứ Việt Nam Paris. Vì các cộng đoàn đang sống "Năm Đức Tin" và mừng 25 năm lễ phong hiển thánh của 117 vị Chân Phước Tử Đạo Việt Nam nên chủ đề của Đại Hội được đặt tên "Sống Đức Tin theo gương các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân".
Sinh hoạt trại hè cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể tại Solesme, tu viện của các Cha Biển Đức (10-25/08/2013): Ngoài việc vui chơi, đây còn là thời gian để các em học tập và trau dồi thêm tiếng Việt.
Những buổi tĩnh tâm đầu năm mục vụ: Trong hai tháng 09 và 10 đã có nhiều buổi tĩnh tâm do các hội đoàn, ban, nhóm... tổ chức để bắt đầu năm mục vụ mới. Đây là thói lành đã có từ lâu, thời gian kéo dài một hoặc hai ngày (hay một cuối tuần) để cầu nguyện và lên kế hoạch hay chương trình hoạt động sắp tới. Năm nay bắt đầu là Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ, sau đó đến phong trào Cursillo, hội Đạo Binh Đức Mẹ, ban Giáo Lý, Giới Trẻ, phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, hội Yểm Trợ Ơn Gọi...
Bắt đầu năm sinh hoạt: Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (01/09/2013), Lớp Pháp Văn (09/09/2013), Lớp Giáo Lý (14/09/2013), Phong Trào Cursillo (22/09/2013), Giới Trẻ (06/10/2013)...
Hành hương lãnh Ơn Toàn Xá tại Thánh Đường Sacré Coeur de Montmartre (13/10/2013): Trong khuôn khổ năm Đức Tin mừng kính 25 năm tôn phong Hiển Thánh 117 vị Tử Đạo Việt Nam và kỷ niệm 850 năm tuổi Vương Cung Thánh Đường Notre Dame de Paris, hơn 600 giáo dân Việt Nam đã quay về tề tựu chiêm ngẫm, xưng tội, dâng Thánh Lễ và nhận lãnh Ơn Toàn Xá với cả tấm lòng sốt sắng chan chứa niềm tin.
Bữa cơm liên đới truyền giáo (19/10/2013): Đây là năm thứ ba, phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp tổ chức buổi họp mặt thân hữu gây quỹ truyền giáo giúp Hội Đồng Giám Mục tại Việt Nam. Điạ điểm tổ chức vẫn là nhà hàng China Town ở quận 13 của thủ đô Paris và số tiền thu được là 5000€.
Lễ Giỗ 50 năm của cựu Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và em trai Cố Vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu (02/11/2013): Hai anh em ông là ngưởi Công Giáo gương mẫu, sống Đức Tin mạnh mẽ và nhờ đó họ có lòng yêu quê hương cách sâu sắc và triệt để. Đây là dịp đề cao gương sáng của hai ông và, cũng để cảm tạ Chúa, gia đình hai ông cũng như nhiều cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên thế giới đã đông đảo tổ chức ngày lễ kim khánh tạ thế cho hai ông. Sau Thánh Lễ là bữa cơm huynh đệ, triển lãm tranh ảnh về gia đình hai ông và giới thiệu cuốn sách "La République du Vietnam et les Ngô Đình" của ba tác giả Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên (mất năm 2012) và Jacqueline Willemetz do nhà xuất bản L'Harmattan phát hành.
Diễn Nguyện Thánh Ca & Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt nam (17/11/2013): Để kết thúc Năm Đức Tin và mừng 25 năm lễ phong hiển thánh của 117 vị Chân Phước Tử Đạo Việt Nam, Giáo Xứ đã tổ chức một đại lễ long trọng với 26 linh mục đồng tế và 1300 giáo dân tham dự trong bầu khí thật sốt sắng và nghiêm trang. 14 ca đoàn thuộc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã xuất sắc thay nhau diễn hát những bài thánh ca khi hùng hồn như sóng thác, lúc êm dịu như suối nguồn để tôn vinh, bày tỏ lòng biết ơn các Thánh đã bao phen chịu đựng khổ nhục, bắt bớ, tù đày hòng đổi lấy cái chết vì Đức Tin.
Sau lời báo cáo chung của Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh, các đơn vị hiện diện cũng đã báo cáo về sinh hoạt đã qua của mình. 1- Giới Trẻ (anh Quỳnh & Cha Sinh), 2- Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (bà Nathalie Vũ), 3- Hội Đạo Binh Đức Mẹ (anh Trần Huynh), 4- Nhóm Thân Hữu Taxi (anh Hải), 5- Nhóm Chuyên Gia (chị Xuân Phương), 6- Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến (ông Cần & chị Tuyết) 7- Nhóm Cơm Chúa Nhật (chị Hiện), 8- Ban Tiền Giúp Giáo Hội (chị Nga), 9- Phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp (anh Chiểu), 10- Ban Mục Vụ Hôn Nhân & Gia Đình (LS Lê Đình Thông), 11- Ban Giáo Lý (chị Đào Kim Phượng), 12. Ca Đoàn Giáo Xứ (chị Mai Thị Ngọc Châu), 13- Ca Đoàn Triều Dâng (anh Phạm Quốc Châu), 14- Ban Phụng Ca Lê Bảo Tịnh (LS Lê Đình Thông), 15- Nhóm Xây Dựng (ông Nguyễn Văn Thơm): 16. Phong Trào Cursillo (chị Lâm Thị Ngọc Cương): 17. Nhóm Gia Đình Trẻ (anh Giang Minh Đức).
232. Xướng ra chiều hướng mục vụ năm tới, 2014, do Cha Giám Đốc
Tôi hân hạnh gửi đến quý ông bà và anh chị em lời chào thân ái trong ‘Niềm Tin của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam’.Tôi chọn lời chào này, bởi vì : Chúng ta vừa kết thúc một năm mục vụ với hai chủ đề : Chủ đề thứ nhất, là cùng với Giáo Hội hoàn vũ chúng ta sống Năm Đức Tin ; chủ đề thứ hai là cùng với Giáo Hội Mẹ Việt Nam cũng như với các Cộng Đoàn Việt Nam tại Pháp và khắp thế giới, chúng ta sống 25 năm Đại Lễ Phong Hiển Thánh của 117 vị Chân Phước Tử Đạo Tiền Nhân. Vì thế, chủ đề sống mục vụ của chúng ta trong năm vừa qua là : ‘Sống Đức Tin Theo guơng các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân’.
Bước qua năm mục vụ mới, 2014, Giáo Xứ chúng ta cũng có hai chủ đề lớn.
Chủ đề thứ nhất là : ‘Để tiếp nối ‘sống năm Đức Tin’, kể từ Chúa Nhật I Mùa Vọng vừa qua, chúng ta lại cùng với Giáo Hội hoàn vũ và tổng giáo phận Paris bắt đầu sống ‘Năm Mời gọi’ (Année d’Appel).
Chủ đề thứ hai là mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Mục Vụ (1983-2013) và 30 năm tái bản tờ báo ‘Giáo Xứ Việt Nam’ (1984-2014).
Năm ‘MỜI GỌI’, hiểu thế nào về hai chữ ‘mời gọi’ ? Trước tiên, trong bài giảng của ngày 25/06/2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng hình ảnh của tổ phụ Abraham mà nhắc nhở chúng ta : «Sống kitô hữu là một mời gọi tình yêu và tình bạn. Chúa muốn nói với mỗi kitô hữu nhu đã nói với tổ phụ Abraham : ‘Ta gọi đích danh con, Con hãy tiến lên, cha ở với con, cha đồng hành bên cạnh con’ (P/ND.9.13 p.14). Riêng Đức Hồng Y André Vingt-Trois, ngài đã kêu gọi giáo dân Paris hướng về Mùa Vọng 2014, thời điểm bắt đầu Năm Mời Gọi với lời tha thiết sau đây : « Anh chị em đã chịu phép Rửa Tội, anh chị em hãy lắng nghe tiếng Chúa mời gọi mỗi ngày, ngay trong đời sống của anh chị em. Anh chị em hãy quan tâm đến những nhu cầu của những người chung quanh anh chị em. Anh chị em có nghĩ rằng Giáo Hội có thể và Giáo Hội phải làm một cái gì cho phần rỗi của những người nam và người nữ của thế kỷ XXI này không? Anh chị em hãy tự nhủ mình :Thiên Chúa mời gọi anh chị em và cũng trao cho chị em sứ mệnh này » (P/ND 9.13 p. 12). Như vậy có nghĩa là, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng như Đức Hồng Y André Vingt-Trois đều nhắc nhở chúng ta rằng : ‘là những người đã chịu phép Rửa Tội, tất cả chúng ta đều đã được Thiên Chúa mời gọi, mời gọi để sống tình yêu và tình bạn với Ngài, mời gọi để lo phần rỗi cho mọi người. Và chính Thiên Chúa luôn đồng hành với chúng ta mỗi ngày’. Do đó, theo tôi nghĩ, sống Năm Mời Gọi là chúng ta cố gắng sống trọn vẹn ơn của Bí Tích Rửa Tội và làm sáng tỏ danh nghĩa ‘chúng ta là kitô hữu, tức là người đã chịu phép rửa tội’ đặc biệt trong khuôn khổ của Giáo Xứ.
Sau đây là những việc cụ thể mà mỗi người chúng ta hay cả tập thể Giáo Xứ sẽ cố gắng thực hiện :
1- Mỗi người cám ơn Chúa về Bí Tích Rửa Tội mình đã lãnh nhận, hãnh diện về danh xưng Kitô hữu của mình, - bằng lời cầu nguyện mỗi ngày, - bằng cách chính mình đeo trong người một ảnh Thánh Giá (hay ảnh Đức Mẹ), - bằng việc làm dấu trước khi dùng cơm bất cứ ở trong gia đình hay ở bất cứ môi trường nào. - Xin các phụ huynh khích lệ con cái của mình làm dấu Thánh Giá và đeo ảnh Thánh Giá.
2- Xin mỗi người hay mỗi gia đình trong xứ làm hai việc : âm thầm cầu nguyện suốt cả năm 2014 này cho một người bạn hay một gia đình thân quen (một người hay một gia đình luơng dân cho họ tin theo Chúa, hay một người, một gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt). Nếu thuận tiện, có thể mời họ đến tham dự thánh lễ hay một lễ hội, rồi mời họ ăn cơm… và nói cho họ biết sinh hoạt của Giáo Xứ…
3- Trong Thánh Lễ Chúa Nhật đầu tháng (thứ bảy đầu tháng của Thiếu Nhi), thay vì đọc kinh cáo mình, sẽ rảy nước thánh và hát bài hãy đến tung hô Chúa. – Thay vì đọc kinh Tin Kính, sẽ nhắc ba lời tuyên hứa của Bí Tích Rửa Tội.
4- Trong khuôn khổ các Hội Đoàn và Ban Nhóm, chúng ta sẽ đọc lại và học hỏi một số đoạn của Tông Huấn ‘Người Tín Hữu Giáo Dân’ mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành năm 1988.
5- Chúng ta phát hành cuốn lịch Phụng Vụ Thánh Kinh năm 2014 với chủ dề ‘Hội Đồng Mục Vụ Nồng Cốt Của Cộng Đoàn’.
6- Chúng ta tổ chức thi hang đá lần thứ 6 với chủ đề ‘Chúa mời gọi’.
7- Xin báo Giáo Xứ Việt Nam, báo Cursillo, báo Legio Mariae dành một vài số đặc biệt về Năm Mời Gọi, về Hội Đồng Mục Vụ … của Giáo Xứ.
8- Chúng ta sẽ mừng trọng thể Lễ Thánh Giuse Quan Thày của Giáo Xứ cũng coi như ‘Quan Thày của Hội Đồng Mục Vụ’. Ít ra có ba phần chính : Thánh lễ do Đức Cha George Soubrier, cựu giám mục phụ tá Paris, cựu giám mục giáo phận Nantes, chủ lễ, - Sau Thánh lễ tiếp tân cộng đoàn – Văn nghệ mừng Hội Đồng Mục Vụ và Báo Giáo Xứ 30 năm.
Kính thưa Đại Hội, tôi tha thiết xin các vị Đại Diện của Diạ Điểm Mục Vụ hay của Phong Trào, Hội Đoàn và Ban Nhóm hồ hởi góp ý cho những đề nghị sinh hoạt cụ thể trên đây. Sau đó chúng ta sẽ phổ biến và tích cực thi hành để giúp CỘNG ĐOÀN SỐNG TỐT NĂM MỜI GỌI như thánh ý của Thiên Chúa và ước nguyện của các Bề Trên. Một lần nữa tôi kính chúc Đại Hội thành công tốt đẹp.
233. Đúc kết phần trao đổi về hướng đi Mục Vụ cho năm tới 2014 :
Đề nghị của Đức Ông Giuse về việc đeo tượng trên mình, làm dấu thánh giá trước khi ăn ở mọi nơi và cầu nguyện âm thầm cho người thân, bạn bè, có đạo hay không, được đại hội ủng hộ và sẽ bắt tay vào ngay trong năm Mời Gọi này.
Theo Đức Ông Giuse, việc thể hiện cách cụ thể đó chứng minh mình đã được rửa tội và có tinh thần truyền giáo. Đây là việc học lại của Giáo Hội Triều Tiên, sau khi 103 vị Tử Đạo được hiển phong lên hàng chức Thánh. Mục đích của việc làm này là truyền giáo để các gia đình trở lại đạo. Kết quả của việc làm này đã làm tăng gấp đôi con số bổn đạo của họ, nên giáo xứ chúng ta đi theo chiều hướng đó trong năm Mời Gọi này. Từ mấy năm nay, số tân tòng ở Giáo Xứ chúng ta giảm sút rõ rệt. Đây cũng là một cách truyền giáo, khơi lên sự tìm tòi Thiên Chúa cho họ.
Phương pháp tặng ảnh tượng nhau trong gia đình hay bạn bè thân nhân cũng là cách hữu hiệu cho việc áp dụng cụ thể trên.
Việc làm dấu thánh giá còn giúp trấn an và thoát sự sợ hãi.
Tâm lý của một số người trước là ngại ngùng trước người khác, nhưng sau đó muốn tuyên xưng đức tin của mình, nên mọi ngại ngùng đều bị đẩy lui.
Có những trường học cấm đeo ảnh tượng (vì sợ mọi tôn giáo đều thể hiện niềm tin như đeo voan …), trong trường hợp đó, các em có thể đeo tượng Chuá hoặc Đức Mẹ mà không tỏ lộ ra ngoài, chỉ mang ở bên trong thôi cho đến khi đã vô trường và khi ra về.
Về vấn đề kêu gọi các thành viên mới cho nhóm Giới Trẻ : anh Nhân và anh Mẫn quá bận rộn nên chưa tìm kiếm và liên lạc được với các em đã rời Thiếu Nhi Thánh Thể. Đây là một việc làm không đơn giản và đòi hỏi nhiều công sức.
Một phụ huynh đề nghị Thiếu Nhi nên níu chân các em học xong giáo lý để các em này tiếp tục sinh hoạt ở Giáo Xứ...
24. LIÊN TỤC LÀM TỐT HƠN NHỜ BIẾT SÁNG TẠO
Trên đường học vấn, mức học đại học cao nhất kết thúc bằng một sáng tạo là viết và trình một luận án tiến sĩ giới thiệu một cái gì mới trong ngành học của mình. Trên đường làm việc cũng vậy, những người chuyên môn, ở bất cứ lãnh vực nào, ở bất cứ trình độ nào, chỉ là chuyên môn thực sự khi đạt được mức sáng tạo trong công việc của mình. Dưới khía cạnh chức vụ quan trọng mà mình nắm giữ, những người làm việc có khả năng và trách nhiệm phải biết liên tục sáng tạo ở ba mức độ chính : 1- ở mức độ thực hiện công việc thường ngày của mỗi người, 2- ở mức độ lãnh đạo điều hành một lãnh vực mà công việc luôn liên hệ đến nhiều khía cạnh hay chức vụ quản trị khác, 3- và ở mức độ lãnh đạo tối cao chiến lược cho toàn đơn vị trong những công việc liên hệ đến quyết định về sản phẩm và khách hàng.
Dưới khía cạnh thích ứng công việc vào môi trường và hoàn cảnh của mình, mỗi người làm việc ở mọi chức vụ, nhất là ở những chức vụ lãnh đạo, đều có thể và phải biết sáng tạo để đạt ba mục tiêu khác nhau : cải tiến, thích ứng và đổi mới. Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh bình thường vẫn làm những công việc của mình theo thói thường ; nhưng khi cần, đã biết uyển chuyển và tích cực làm ba loại sáng tạo này.
241. Sáng tạo sửa đổi và cải tiến liên tục những công việc thường ngày.
Công việc sáng tạo này được thể hiện trong mọi mức độ và cách thực hiện của công việc. Xin nêu vài thí dụ điển hình. Những sáng tạo loại này đã được thực hiện rất nhiều. Sau đây chỉ xin giới thiệu ba việc.
2411. Sáng tạo cách giảng mới. Giảng là công việc thường ngày và thường tình của linh mục. Bình thường, linh mục đứng trước mặt giáo dân, giảng về một đề tài, quảng diễn ý nghĩa của những bài đọc và phúc âm trong thánh lễ. Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 16.11.2008 cho Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã bắt chước kiểu đọc bài thương khó tuần thánh, mời thầy phó tế Phạm Bá Nha phụ giúp chia sẻ Lời Chúa một cách đặc biệt sống động và cảm kích. Bài chia sẻ của Đức ông có tựa đề là « Di chúc của các Thánh Tiền nhân » và trình bày 4 di chúc : 1- cho cả họ đạo, giáo xứ hay cả cộng đoàn tín hữu ; 2- cho các linh mục, tu sĩ và chủng sinh ; 3- cho các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ gia đình ; 4- Và cho con cái hay cho giới trẻ, thế hệ tương lai. Đức Ông đóng vai người kể chuyện (viết chữ thẳng), thầy phó tế đóng vai các thánh tử đạo nói lời di chúc (viết chữ nghiêng). Xin trích một đoạn về di chúc thứ nhất.
« Thưa quý ông bà và anh chị em,
Hàng năm chúng ta quây quần lại trong nhà thờ này để tưởng nhớ đến các Thánh Tiền Nhân. Chúng ta rất tự hào được thuộc về dòng giống anh hùng của 130.000 vị tử đạo. Theo một nghĩa thực tế, ‘tưởng nhớ các thánh tiền nhân’ có nghĩa là để ôn lại những lời khuyên răn được coi như những lời di chúc các Thánh để lại cho chúng ta, con cháu của các Ngài. Con cháu của các Ngài là ai hôm nay ? Xin thưa, là các linh mục tu sĩ, là mọi giáo dân cao niên trong cộng đoàn hay họ đạo, là các bậc phụ huynh gia đình, là những người trẻ nam nữ và và các em thiếu nhi mầm sống của Giáo Hội, nói tắt là tất cả chúng ta.
Di chúc cho cả họ đạo, giáo xứ hay cả cộng đoàn tín hữu : Mối lo lớn nhất của các thánh tử đạo, giám mục, linh mục, thầy giảng hay ông trùm họ, là nghĩ đến họ đạo của mình, giáo dân của mình. Các ngài ngồi tù không yên vì vẫn nghĩ đến giáo dân đau khổ, tân tòng mồ côi. Không muốn để giáo dân trong họ đạo phải tốn tiền chuộc mình về, các ngài nhất tâm tỏ cho họ thấy lòng can đảm tuyên xưng đức tin, các ngài cầu nguyện cho họ luôn hiệp nhất và can trường sống đức tin. Đây, lời di chúc của thánh giám mục Giuse An, dòng Đaminh bị chém đầu năm1857. Đức Cha giơ tay, xin với viên chức xử chém rằng : «Tôi xin gửi quan lớn 30 đồng tiền để quan cho một ân huệ, là đừng chém tôi một nhát, nhưng chém ba nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Chúa đã dựng nên tôi và cho tôi tới đất Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ cha mẹ sinh thành ra tôi. Còn nhát thứ ba là lời di chúc tôi gửi lại cho bổn đạo của tôi, để họ hiệp nhất với nhau mà bền vững sống đức tin, và can tràng tuyên xưng đức tin». Trước khi lãnh án xử, Đức Cha đã viết cho các linh mục và thầy giảng một thư vắn tắt như sau : « Tôi chấp nhận những gì Chúa quan phòng định liệu cho tôi ; Tôi chỉ thương các cha và các Thầy đang vất vả trong cơn nguy hiểm. Tôi ước mong dòng máu sắp chảy, thành của lễ mang lại thanh bình và hiệp nhất » Còn thánh linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan, trước khi bị điệu ra pháp tường năm 1858, đã xin phép đi một vòng nhà tù an ủi các đồng bạn, trong đó có giáo dân của ngài : «Giờ cuối cùng của tôi đã đến. Tôi chào anh chị em được can tràng và hiệp nhất. Anh chị em hãy trung tín đến cùng. Xin Anh chị em cầu nguyện cho tôi hoàn thành ý Chúa».
2412. Sáng tạo nội dung mới cho giờ chầu thánh thể. Chầu Thánh Thể là một hành động mục vụ hay được thực hiện. Thậm chí có những nhóm mục vụ coi việc chầu Thánh Thể là một sinh hoạt quan trọng của mình, và họ chầu Thánh Thể mỗi tháng ít là một lần. Đó là các nhóm huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh thể, phụ huynh Thiếu Nhi Thánh Thể, Giới Trẻ, Hội các bà mẹ Công Giáo, nhiều tiểu đội Đạo Binh Đức Mẹ, các nhóm Phong trào Cursillo, nhóm Thân Hữu Taxi, …Các nhóm này chầu Thánh Thể một cách tự phát. Ai có ý tưởng gì, thì tự cầu nguyện to tiếng để chia sẻ chung với anh chị em.
Ở mức độ giáo xứ, mỗi tháng ít nhất một lần chầu Thánh Thể, thường là vào Chúa Nhật thứ ba trong tháng. Vì đông người, giờ chầu Thánh Thể giáo xứ thường theo một mẫu đã được Ban Giám Đốc dọn sẵn. Bốn tập « GIỜ THÁNH » đã được sáng tác và ấn hành, qui tụ 33 mẫu khác nhau, xoay quanh nhiều chủ đề khác nhau, và tổ chức theo những cách khác nhau.
Giờ Thánh tập I gồm 7 mẫu:
1. Đền tạ Chúa Thánh Thể
2. Đền tạ Thánh Tâm
3. Cầu cho sự hiệp nhất
4. Sống mùa Vọng
5. Suy niệm kinh mân côi
6. Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam
7. Cầu cho ơn gọi
Giờ Thánh tập II gồm 8 mẫu
8. Cầu cho quê hương
9. Cầu cho giới trẻ
10. Thánh hóa gia đình
11. Các bà mẹ Công Giáo
12. Cảm tạ Chúa sang tạo và quan phòng
13. Gẫm đường thánh giá
14. Ngắm đàng thánh giá
15. Bảy sự thương khó Đức Mẹ
Giờ Tháng tập III gốm 11 mẫu
16. Giáng Sinh an bình
17. Sống mùa chay
18. Hãy đến với Chúa Giêsu Thánh Thề
19. Một giờ với Chúa Giêsu Thánh Thể 1
20. Một giờ với Chúa Giêsu Thánh Thể 2
21. Chúa Giêsu Vua
22. Suy niệm mầu nhiệm ánh sang
23. Maria mẹ nguồn ơn phúc
24. Giờ cầu cho các đẳng
25. Cầu nguyện cho các đẳng
26. Suy gẫm đàng thánh giá
Giờ Thánh tập IV gồm 7 mẫu
27. Cầu cho bệnh nhân 1
28. Cầu cho bệnh nhân 2
29. Cầu cho gia đình và giới trẻ
30. Cầu cho các linh mục
31. Cầu cho sự sống
32. Suy tôn long thương xót của Thiên Chúa
33. Cầu nguyện cho giới trẻ theo sách huấn ca
2413. Đổi sinh hoạt Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp vào hai dịp trong năm thay vì một. Được thành lập vào ngày 01.05.2000, từ năm 2001, năm Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp tổ chức Đại Hội hằng năm vào dịp Lễ Thánh Giuse Thợ, Lễ Lao Động, gồm hai việc : 1- Đại Hội để gặp nhau, dự Bí Tích Thánh Thể chung, kiểm điểm sinh hoạt năm qua, chung cho liên ngành và riêng cho mỗi ngành, rồi gợi ý sinh hoạt cho năm tới, mà không quên học hỏi, trao đổi về một đề tài ; Và Tiệc Liên Đới Truyền Giáo, mở ra gặp gỡ nhiều bạn không phải Công Giáo, và không phải Việt Nam, mà tiền thâu được gửi về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam giúp việc truyền giáo.
Trong Đại Hội 2012, một trong bốn gợi ý đã được đưa ra, đề nghị làm hai việc trên vào tháng năm cho đại hội, và vào tháng 10 cho tiệc truyền giáo. « Giữ ngày Đại Hội 01/05, tuy nhiên có thể dời Bữa Tiệc Liên Đới ăn qua tháng 10, vì theo Quyết Nghị của Đại Hội Thành Lập Liên Đới Nghề Nghiệp 01.05.2000, Đại Hội LĐNN sẽ diễn ra hàng năm vào lễ Thánh Giuse Thợ, nhằm ngày Lễ Lao động. Chúng ta phải giữ ngày 01/05 làm đại hội hằng năm, để cử hành Thánh Lễ và tổ chức thảo luận chung. Thảo luận về đề tài chung của Liên Ngàng và thảo luận về đề tài riêng của mỗi nhóm ngành nghề, xem như là dịp gặp mặt của các thành viên trong nhóm. Chúng ta cũng phải giữ thói quen đã thực hiện từ đầu là làm một việc cụ thể giúp việc truyền giáo bằng việc tổ chức Tiệc Truyền Giáo. Có điều vào những tháng đầu năm, đã có nhiều bữa ăn tại Giáo Xứ. Và hàng năm, lịch phụng vụ của Giáo Hội đã dành một tuần lễ cho việc truyền giáo vào Chúa Nhật III tháng 10. Chúng ta nên dời Tiệc Truyền Giáo vào dịp tháng 10, để bữa tiệc đi sát hơn với mục đích truyền đạo của Giáo Hội và Giáo Xứ ». Đề nghị này đã được đa số chấp nhận. Từ 2013 vào dịp 01.05, có Đại Hội ; và vào tuần lễ truyền giáo tháng 10, có Tiệc Truyền Giáo.
242. Sáng tạo thích ứng liên tục với những đòi hỏi mới của môi trường.
Trong tông huấn « Niềm Vui Tin Mừng » mới phổ biến ngày 24.11.2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ, đề nghị và khuyến khích một phương pháp hành động là « luôn tỉnh táo dò xét các dấu chỉ thời đại ». Trong công việc mục vụ cha sở của mình, Cha Giuse Mai Đức Vinh đã xử dụng phương pháp của ĐGH Phanxicô là tỉnh táo dò xét để nhận ra những thách thức hầu tìm ra giải đáp thích ứng. Những sáng tạo loại này khó thực hiện hơn, vì không dễ mà nhận ra nhu cầu mới thời thế, nhất là những nhu cầu thực sự thực tế và mang lại ích chung đáng kể. Sau đây, xin giới thiệu ba sáng tạo thích ứng đã được thực hiện.
2421. Cải tiến báo « Giáo Xứ Việt Nam » thành nguyệt san năm 1984. Ngày 22.01.1984, trong số 269, báo « Giáo Xứ Việt Nam » ra đời từ tháng 11.1968, thu lại trên một tờ A4, hai mặt từ 1977, phổ biến mỗi sáng Chúa Nhật, cha Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh loan báo hai điều : 1- sẽ cho phát hành báo “Giáo Xứ Việt Nam” bộ mới, nguyệt san, số 1, số ra mắt, ngày 01.02.1984 ; 2- sẽ đình bản tờ tuần san “Giáo Xứ Việt Nam”, số cuối cùng, số 269, Chúa Nhật 22.01.1984.
Nhu cầu cải tiến. Những cuộc thăm dò vào cuối năm 1983 cho thấy 4 nhu cầu sau đây :
Nhu cầu tin tức. Báo chí và truyền thanh truyền hình ở Pháp có nhiều, nhưng hoặc vì kiến thức pháp văn không đủ, hoặc vì lòng yêu tiếng mẹ, người Công Giáo Việt Nam nào ở Pháp cũng muốn được biết tin tức bằng tiếng việt : tin về các sinh hoạt cụ thể hàng ngày của giáo xứ, từ lịch lễ lậy, bí tích đến các sinh hoảt đặc biệt về văn hoá, xã hội ; tin về Tòa thánh Vatican, về Giáo Hội hoàn vũ, về Giáo Hội Việt Nam, về Giáo Xứ Việt Nam ; tin về thế giới, về Á châu, về các Cộng đoàn Việt Nam trên thế giới, về quê hương Việt Nam,...
Nhu cầu học hiểu giáo lý và bồi dưỡng đức tin. Hàng ngày vật lộn với cuộc sống vất vả, đức tin Công Giáo cần phải được bồi dưỡng và hâm nóng qua những bài vắn gọn, giải thich phúc âm, cắt ngiã giáo lý và bí tich, tường thuật những gương lành thánh của lịch sử Giáo Hội và của cuộc sống Giáo Hội hiện đại. Đó là nhu cầu mà nhiều người công khai xác nhận.
Nhu cầu văn hoá và văn học Việt nam. Sống xa quê hương, hàng ngày phải dùng tiếng ngoại quốc nhiều hơn là tiếng việt nam, văn thơ việt nam quên dần, nhiều người ước ao được đọc lại những câu ca dao tục ngữ, những vần thơ bình dân lục bát, những áng văn vắn gọn tiếng việt, những bài phân tích về phong tục, lịch sử, văn minh việt nam, những phóng tác, phóng sự về điạ dư, chính trị, kinh tế việt nam,..
Nhu cầu đơn sơ sáng sủa. Về hình thức, ai cũng chỉ ước ao có một tờ báo ngắn gọn, đơn sơ, dể đọc, dễ hiểu ; không cần plải có mầu. Bìa và trình bày chỉ cần sáng sủa.
Nội dung và hình thức. Chiều theo những nhu cầu trên, ban biên tập báo ‘GIÁO XỨ VIỆT NAM’ đã lấy hai quyết định tạo hình chất lượng cho tờ báo :
Về nội dung : Bốn đề tài quan trọng, chiếm một số trang tương tự trong mỗi số báo là : tin tức ; các đề tài có mục đích học hiểu giáo lý và bồi dưỡng đức tin ; các bài có nội dung văn minh, văn hoá và văn chương việt nam ; các bài đề cập đến đời sống hàng ngày của Giáo Xứ. Bốn thể loại thường năng dùng là : Biên khảo ngắn ; Tường thuật, phóng sự, bút ký, hỏi thưa, Truyện ngắn ; Thơ
Về quản trị, kỹ thuật và hình thức : Ban quản trị rất đơn giản, chính thức chỉ có cha Mai Đức Vinh trách niệm ; Về kỹ thuật : với những phương tiện đơn giản mà Giáo Xứ có : Đánh máy bằng chữ IBM, tiếng pháp, rồi bỏ dấu tiếng việt. Khổ giấy A4 đánh máy xong, mang làm bản sao (photocopie), rồi xiết kẽm lại, gởi đi cho độc giả. Hình thức cũng lấy nguyên tắc đơn giản làm chỉ nam. Chữ là quan trọng. Vẽ được giới hạn vào trang bià và để lấp những chỗ trống. Họa huần một vài bức hình cần thiết đã được sao lại với những kỹ thuật đơn giản của Giáo Xứ.
Kết quả tốt đẹp : số độc giả tăng mau. Khởi thủy vào số phát hành ngày 1-2-1984, số độc giả ghi tên mua báo Giáo Xứ đếm được khoảng 200. Ba bốn tháng sau, trước khi nghỉ hè vào tháng bảy 1984, số độc giả tăng lên gấp đôi, đếm được khoảng 400. Một năm sau, khoảng đầu năm 1985, sỉ số độc giả gởi tiền ghi tên mua báo Giáo Xứ đếm được khoảng trên dưới 800. Vào những năm này, tôi cùng cộng tác viết cho hai tờ báo khác : ’Dân Chúa Ău châu’ (phát hành từ tháng giêng năm 1982 tại Đức) và ‘Chiến Hữu‘ ( phát hành từ tháng năm năm 1982 tại Paris). ’Dân Chúa Ău châu’ được bao nhiêu độc giả thì tôi không rõ lắm. ‘Chiến Hữu‘, theo lời ông chủ nhiệm nói với tôi, sau ba năm phát hành, chỉ được khoảng hai ba trăm. Nhưng số độc giả báo Giáo Xứ không ngừng ở số 800. Năm 1998, dọn về số 38, đường Epinettes, quận 17 Paris, số độc giả tăng vọt hẳn lên đến 1000 người. Rồi tháng giêng 2004, số độc giả đếm được 1350. Hôm nay, tháng hai 2007, số độc gia cũng ở số 1350 [[35]].
2422. Thành lập Ban Tu thư năm 1997. Nếu cải tiến tuần san mục vụ « Giáo xứ Việt Nam » thành nguyệt san thông tin « Giáo xứ Việt Nam » bộ mới vào tháng 02.1984 là đổi mới gần như hoàn toàn một công việc đã có, thì việc thành lập « Ban Tu Thư » Giáo Xứ Việt Nam vào năm 1997 là một sáng tạo hầu như từ số không. Nhưng cả hai đều đã đáp ứng những nhu cầu rất khẩn thiết và rất thực tế.
Nhiều nhu cầu văn hóa và thiêng liêng khẩn thiết. 1- Nhu cầu mục vụ và sống đạo của đồng bào Công Giáo ồ ạt đến Pháp vào những năm 75-90 ; 2- Nhu cầu sinh hoạt mục vụ của những người trách nhiệm các ban nhóm, phong trào, hội đoàn ; 3- trách nhiệm hoàn tất dự án dịch bộ sách « Lịch Sử Giáo Hộỉ bị bỏ dở của Hội Liên Tu Sĩ.
Lại thêm có dịp may qui tụ được những người viết chuyên nghiệp. Đó là những vị đến từ báo « Giáo Xứ Việt Nam, những vị đến từ Ban Mục Vụ Gia Đình, và vài vị đến trực tiếp vào Ban Tu Thư. Đó là 14 vị nòng cốt sau đây : 1-Ðức Ông Mai Ðức Vinh, 2-Linh mục Ðinh Ðồng Thượng Sách, 3-Giáo sư Trần Văn Cảnh, 4-Giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh, 5-Phó tế Phạm Bá Nha, 6-Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái, 7-Tiến Sĩ Lê Ðình Thông, 8-Phó tế Nguyễn Văn Thạch, 9-Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Ðỉnh, 10-Bác Sĩ Tạ Thanh Minh, 11-Bà Tuyết Hằng, 12-Ông Nguyễn Văn Tài, 13-Linh mục Trần Anh Dũng và 14-Ông bà Bình Huyên.
Kết quả rất khích lệ. Cuốn sách mà quí độc giả đang cầm đọc là cuốn thứ 41. Quí độc giả có thể biết đầy đủ về sổ liệt kê toàn bộ sách ở trang cuối sách này. Một kết quả tinh thần khác rất đáng khích lệ nữa là: nhiều cuốn đã được in lại và phổ biến ở Việt Nam hay ở những nơi khác.
243. Sáng tạo đổi mới thăng tiến khai thác những khả năng ưu việt, cải tiến tổ chức, đối tượng hay kết quả.
Loại sáng tạo này ít hơn hai loại sáng tạo trên. Đây là sáng tạo có tính cách chiến lược, là công việc mà người lãnh đạo tối cao phải đích thân điều hành, vì nó liên quan trực tiếp đến tất cả mọi thành phần, ở mọi cấp bậc, mọi lãnh vực của tổ chức. Ở Giáo Xứ Việt Nam, người ta có thể xếp vào loại sáng tạo này việc thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp năm 2000 (Xin xem số 2222 ở trên), và nhất là việc thành lập ba đơn vị sau đây :
2431. Việc thành lập Hội Đồng Mục Vụ năm 1983, vì nó thay đổi hẳn cơ cấu tổ chức của Giáo Xứ, và có khả năng làm phát triển rộng lớn hay làm lụn bại mau chóng. Nhờ ơn Chúa thương, Hội Đồng Mục Vụ đã giúp Giáo Xứ Phát triển rầt mạnh trong 35 năm qua, 1980-2015. Chỉ nhìn vào số các Địa Điểm Mục Vụ và số các Hội Đoàn, Phong Trào, Ban Nhóm mục vụ năm 1980 và năm 2015, thì người ta đã thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ rồi.
2432. Việc thành lập Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể năm 1986. Nếu việc lập Hội Đồng Mục Vụ có hiệu quả ngay cho Giáo Xứ hôm nay, thì việc lập Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể lại là một công việc chuẩn bị trực tiếp cho tương lai của Giáo Xứ. Và người ta đã thấy những dấu hiệu. Nhiều nhân viên Hội Đồng Mục Vụ hôm nay đã là các Thiếu Nhi Thánh Thể cách đây 30, 20, 10 năm nay.
2433. Thành lập Phong Trào Cursillo năm 1993. Xin dừng lại ở đây lâu hơn, vì không được nói đến cho đủ ở Giáo Xứ Việt Nam. Phong Trào Cursillos đã được thành lập do sáng kiến của các giáo dân, đáp lại một nhu cầu sống đạo và đào tạo những người có khả năng lãnh đạo tông đồ. Sau nhiều thử thách và khó khăn, Phong trào Cursillos đã được thành lập vào tháng 08.1993, với việc mở hai khóa : 1 cho nam với 48 khóa sinh và 2 cho nữ với 62 khóa sinh ; vị chi tổng số hai khóa Cursillo đầu tiên ở Paris, tháng 08 năm 1993 là 110 người nam nữ. Xin vắn tắt ghi lại tiến trình thành lập Phong Trào Cursillo ở Giáo Xứ Việt Nam Paris như sau :
Sau biến cố 1975, có khoảng 10 cựu cursillistas đến ở Paris. Nhờ cha Nguyễn Hậu cũng là cựu cursillista giúp đỡ, Họ đã quy tụ nhau họp Ultreya hàng tháng tại nhà Dòng Chúa Cứu Thế, Montparnasse, Paris. Trong những cuộc họp Ultreya này, ý kiến mở khóa Cursillo ở Pháp và Âu châu đã được đưa ra. Vì là người đã gợi ý và xướng xuất, ông Khán đã được đề cử đi gặp cha Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris. Ông Trương thành Kh
án đã đến gặp cha Mai Đức Vinh nhiều lần vào năm 1992.
1. Lần gặp 1, Cha Vinh đã cho ông Khán biết có chứng kiến không tốt về Cursillo.
2. Lần gặp 2 : Cha Vinh đề nghị ông Khán thuyết trình trước cộng đoàn giáo xứ để giới thiệu Cursillo
3. Lần gặp 3 : Cha Vinh mời cộng đoàn giáo xứ đến nghe và đích thân ngài cũng đến nghe
4. Lần gặp 4 : Cha Vinh cho ông Khán biết quyết định thuận chiều của ngài là sẽ đi trình bày với Đức Tổng Giám Mục
5. Lần 5, cha Vinh cho ông Khán biết quyết định tích cực của Tòa Tổng Giám Mục và đề nghị ông cung cấp thêm tài liệu về Cursillo.
6. Lần 6 cha Vinh cho ông Khán biết lòng Ngài sẵn sàng giúp đỡ Cursillo trong những việc có thể.
7. Lần 7 : Ông Khán đi Mỹ gặp các cursillistas, được họ nhận lời giúp đỡ về nhân sự và tiền bạc, vật chất để tổ chức hai khóa Cursillos Âu Châu đầu tiên, dự định vào khoảng tháng 08 năm 1993. Trở về Pháp, ông đến gặp Cha Vinh cho Ngài tin vui này và xin ngài giúp giải quyết vấn đề mở compte. Ngài đã chấp nhận và đề nghị một giải đáp thực tế.
Sau khi đã được cha Mai Đức Vinh cho phép mở Khóa Cursillo ở Paris và bằng lòng cho mời các Cursillistas Việt Nam Hoa Kỳ và Úc giúp đỡ, Ông Khán đã đi Mỹ cầu viện. Ông đã được anh em rộng lượng nhận lời.
Không kể những yếu tố vừa nêu trên, về yếu tố Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris, ông Trương Thành Khán có đề cập sơ qua đến sự hỗ trợ của một giáo dân Paris là Ông Thể, người quản lý Maison de Grégoire ở Rungis, nơi mà giáo xứ vẫn thường liên lạc để được xử dụng cho những việc mục vụ cần nơi ăn ngủ với một giá rẻ.
Theo kinh nghiệm làm việc ở giáo xứ và thiển ý, người viết nghĩ rằng trong vụ xử dụng trung tâm Maison de Grégoire với một giá rất rẻ này, chắc chắn có sự liên hệ gần xa của Giáo Xứ.
Thêm vào sự giúp đỡ cụ thể vật chất trên, chắc chắn Ban Giám Đốc Giáo Xứ đã huy động bộ máy Mục Vụ của Giáo xứ để hỗ trợ việc thành lập Cursillo. Đó là thói quen làm việc của Giáo Xứ Việt Nam Paris, từ 1980.
Việc chuẩn bị đi qua một vòng các khía cạnh chính : khía cạnh giáo luật và kỹ thuật của công việc xem có được phép làm không và làm làm sao. Trong việc thành lập Phong Trào Cursillo, cha Mai Đức Vinh đã đặc biệt làm việc với một linh mục Việt Nam ở bên Mỹ, với Ông Trương Thành Khán, và với Đức Cha phó Paris. Ngoài ra chắc chắn cha Vinh cũng đã hỏi ý kiến một số vị khác, đặc biệt là những cố vấn của Ngài.
Về khía cạnh hiệp thông là thông tin, loan báo và hỏi ý kiến về công việc để cộng đoàn tham dự, thì cha Mai Đức Vinh chắc chắn đã bàn bạc với Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ, trước khi nhờ ông Khán nói chuyện, và chắc chắn đã nhiều lần rao trong lễ Chúa Nhật về việc mở hai khóa Cursillo đầu tiên vào tháng 08 năm 1993.
Về khía cạnh thiêng liêng là cầu nguyện cho công việc để tìm ý Chúa và xét lợi ích chung của công việc cho cộng đoàn, thì chẳng những cha Giám Đốc đã làm riêng, mà còn cho rao trong nhà thờ, để cộng đoàn cầu nguyện cho.
Còn dưới khía cạnh quản trị, thì việc lập Phong Trào Cursillo chẳng những đã là đối tượng làm việc giữa cha Vinh với ông Khán và các chuyên viên liên hệ, mà còn của cả toàn Ban Giám Đốc và của Hội Đồng Mục Vụ nữa, trong nhiều phiên họp, hầu phác thảo một chương trình làm việc để mọi người biết phải làm thế nào mà đóng góp công sức và làm cho hiệu quả.
Dưới khía cạnh thâu khóa sinh, thì cha Mai Đức Vinh rất cẩn trọng. Chắc chắn ngài đã nhắm tới một số người. Chắc chắn, xa gần, ngài đã liên hệ và đề cập với họ về Cursillo, và về sự tham dự như khóa sinh cursillo. Thêm vào đó, vấn đề chắc chắn đã được đưa ra bàn trong một vài phiên họp hàng tháng của Hội Đồng Mục Vụ.
Vào thời điểm 1993, bầu khí sùng đạo và sốt sắng có lẽ có giảm hơn so với những năm 1980-1990, nhưng vẫn còn cao độ. Nhiều công việc mục vụ quan trọng đã được thành lập trong thời gian này : Ban Thần Học Giáo Dân năm 1980 ; Hội Đồng Mục Vụ năm 1983 ; Báo Giáo Xứ năm 1984 ; Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể năm 1986 ; Khởi xướng Tiệc Xuân Giáo Xứ năm 1986. Phong chức Phó Tế Vĩnh Viễn cho Thầy Girard Xavier năm 1988 ; Lập Hội Yểm trợ Ơn Gọi Tận Hiến năm 1989 ; Khai trương Thư Viện Giáo Xứ 1990 ;…
Việc tuyển chọn và thâu nhận các khóa sinh Cursillo là khó ; Nhưng những giáo dân có tinh thần dấn thân vẫn còn nhiều. Đó là lý do khiến người ta đã tìm được 110 khóa sinh, tự nguyện đi theo học 2 khóa Cursillo đầu tiên tại Paris vào tháng 08 năm 1993.
Với tất cả những yếu tố thuận tiện trên đây : Chúa ban Ân Sủng; Giáo dân sáng kiến và đề nghị nhiệt tình ; Cha sở khôn nhoan quyết định ; Ban Huấn luyện kinh nghiệm và nhiệt tình truyền dậy, Cộng đoàn hỗ trợ tổng quát và tuyển chọn khóa sinh dấn thân, kết quả thật là tốt đẹp.
Ông Khán kể tiếp : « Khóa đầu tiên của chúng tôi vô cùng tốt đẹp và Linh Mục đi dự khóa đầu tiên là cha Mai Đức Vinh, là người mà trước kia chúng tôi gặp khó khăn. Chính Ngài là người tham dự không phải là trợ tá mà là khóa sinh, và chỉ có một linh mục đó thôi. Số tham dự đầu tiên được Chúa thương một cách kỳ lạ lắm, khoảng chừng nam 50 người, nữ 50 người, chúng tôi thấy quá tốt đẹp.
Và nếu Cụ Trương Thành Khán còn sống và thấy được sự tham dự tích cực của các cursillistas vào hết mọi cơ cấu của giáo xứ, từ Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Ban Thường Vụ, qua các Địa Điểm Mục Vụ, đến các Hội Đoàn, Phong Trào, Ban Nhóm Mục Vụ,… và nhất là tinh thần tích cực, hiệp nhất, vị thaz, lòng chuyên cần học đạo, nhiệt thành sống đạo và tận tụy truyền đạo của các cursillistas,… thì chắc cụ còn vui mừng hơn nữa.
Xin cho Cụ được vui mừng và hạnh phúc nghỉ an trong Chúa.
3. LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ THÂU NHẬN ĐƯỢC NHỮNG THÀNH QUẢ THIÊNG LIÊNG LIÊN TỤC VÀ TÍCH CỰC
Dưới đây là bảng thống kê số lượng về 35 năm sinh hoạt mục vụ thiêng liêng, 1980-2014 của Giáo Xứ Việt Nam Paris. Tất cả những số liệu nguồn đều rút ra từ Báo Cáo chính thức hằng năm mà Ban Giám Đốc Giáo Xứ thực hiện để gửi lên Tòa Tổng Giám Mục Paris, từ năm 1980 đến năm 2014.
Năm 1980 là năm Cha Giuse Mai Đức Vinh được bổ nhiệm làm Giám Đốc Giáo Xứ. Năm 2014 là năm cuối cùng mà chúng ta có được Báo Cáo Mục Vụ. Cuối tháng 03, đầu tháng 04.2015 chúng ta có Báo Cáo Mục Vụ cho năm 2014. Cuối tháng 03, đầu tháng 04.2016 thì chúng ta sẽ có Báo Cáo Mục Vụ cho năm 2015. Bảng thống kê này khởi đầu từ năm 1980 và ngừng lại vào cuối năm 2014. Qua đó, ta biết gì về những thành quả sinh hoạt mục vụ thiêng liêng bí tích mà giáo xứ đã thân đạt được ? Ta có thể nghĩ tới sáu điều.
Hình 1: Thành quả 35 năm mục vụ thiêng liêng GXVN Paris 1980-2014
31. TỔNG CỘNG 35 NĂM, 1980-2014
Bảng thống kê cho biết số lượng khách quan về kết quả của những sinh hoạt mục vụ thiêng liêng bí tích trong 35 năm, 1980-2014.
2061 trẻ em đã được rửa tội. Số lượng này còn gợi ra số lượng trẻ em Công Giáo đã được sinh ra, và phần nào diễn tả sự tăng trưởng của số giáo dân trong Giáo Xứ.
7299 trẻ em đã đến học giáo lý tại Giáo Xứ, trong đó, từ 80% đến 90% ở lại học nhiều năm tiếp theo. Thực tế, mỗi năm trung bình có 209 trẻ em đến Giáo Xứ học giáo lý, học tiếng Việt, sinh hoạt đoàn thể và dâng thánh lễ vào mỗi chiền thứ bảy.
749 trẻ em rước lễ lần đầu, lãnh nhận hai bí tích Giải tội và Mình Thánh Chúa.
1058 trè em lãnh nhận bí tích Thêm sức.
833 cặp nam nữ làm bí tích Hôn Phối.
909 người lớn trở lại đạo, lãnh nhận bí tích Rửa tội.
943 người lớn lãnh nhận bí tích Thêm Sức.
32. TRUNG BÌNH MỖI NĂM
Bên cạnh số lượng tổng cộng, bảng thống kê còn cho biết số lượng trung bình mỗi năm của 35 năm. Cụ thể, mỗi năm, Giáo xứ có :
59 trẻ em được rửa tội.
209 trẻ em đến học giáo lý tại Giáo xứ.
21 trẻ em rước lễ lần đầu.
31 trẻ em nhận bí tích Thêm Sức.
24 cặp thanh niên làm bí tích Hôn Phối.
26 người lớn trở lại đạo, nhận bí tích Rửa Tội.
27 người lớn nhận bí tích Thêm Sức.
33. CHIỀU HƯỚNG BIẾN CHUYỂN TRUNG BÌNH MỖI NĂM TRONG BỐN THẬP NIÊN 1980, 1900, 2000 VÀ 2010 CHO MỖI SỰ KIỆN
Trong bảng số lượng tổng quát trên, tỉnh mắt người ta có thể nhìn ra sự biến chuyển của mỗi sự kiện trong 35 năm liên hệ, từ 1980 đến hết 2014. Bảng thống kê nhỏ về trung bình mỗi năm trong bốn thập niên sau đây giúp ta dễ dàng nhìn ra sự biến chuyển này hơn trong 4 thập niên 80, 90, 2000 và 2010.
Hình 2 : Biến chuyển của 7 sự kiện thiêng liêng trong 4 thập niên 80, 90, 2000 và 2010
Khuynh hướng biến chuyển của 7 sự kiện thiêng liêng bí tích đi như sau.
331. Có 3 sinh hoạt biến chuyển tăng là trẻ em đi học giáo lý, trẻ em rước lễ lần đầu và trẻ em nhận bí tích thêm sức.
Trẻ em học giáo lý : tổng quan đi lên. Từ 113 em mỗi năm cho những năm 80, tăng lên 190 vào những năm 90 và tăng tiếp lên 272 vào những năm 2000, rổi tăng cao đến 312 em mỗi năm vào thập niên 2010.
Trẻ em rước lễ lần đầu, cũng vậy, tăng liên tục : từ 18 em mỗi năm cho những năm 80, và 90, tăng lên 21 cho những năm 2000 và vọt lên đến 34 vào những năm thập niên 2010.
Trẻ em thêm sức là sự kiện thứ ba, dẫu không liên tục, nhưng có chiều hướng tăng trong bốn thập niên : từ 33 em mỗi năm vào những năm 80, giảm xuống 25 vào những năm 90, nhưng rồi tăng lên 28 vào những năm 2000, và vọt hẳn lên đến 44 em mỗi năm vào thập niên 2010.
332. Và 4 sinh hoạt biến chuyển giảm là trẻ em rửa tội, hôn phối, người lớn rửa tội và người lớn thêm sức.
Trẻ em rửa tội : tổng quan đi xuống, từ 61 em mỗi năm vào thập niên 80, tăng lên 69 vào thập niên 90, rồi xuống 57 vào thập niên 2000, để trụt hẳn xuống 38 em mỗi năm vào thập niên 2010.
Hôn phối là sự kiện thứ hai có tổng quan đi xuống : Từ 32 đôi nam nữ vào thập niên 80 và 90, nhưng rồi giảm xuống 16 vào thập niên 2000 và trụt hẳn xuống 9 đôi vào những năm thập niên 2010.
Người lớn rửa tội tổng quan giảm liên tục : từ 32 người mỗi năm cho thập niên 80, giảm xuống 30 vào thập niên 90, giảm tiếp xuống 21 cho thập niên 2000, rồi xuống nữa, đến 17 người vào thập niên 2010.
Người lớn thêm sức : từ 36 người mỗi năm vào những năm 80, giảm xuống 30 vào những năm 90, rồi lại giảm hẳn xuống đến 20 vào những năm 2000 và giảm xuống 18 vào những năm thập niên 2010.
Biểu đồ sau đây cho thấy rõ biến chuyển tăng, giảm của 7 sự kiện thiêng liêng bí tích của Giáo Xứ Việt Nam Paris cho bốn thập niên 80, 90, 2000 và 2010.
Hình 3 : Biểu đồ biến chuyển của 7 sự kiện thiêng liêng trong 4 thập niên 80, 90, 2000 và 2010
34. HỌC ĐẠO, HỌC GÌ ?
Qua những bảng và biểu đồ trên đây, hai nhóm học đạo đã có thể được nhìn ra. Nội dung học đạo của mỗi nhóm có thể tìm ra trong những tài liệu khác.
341. Nhóm thứ nhất là sự học đạo của những tín hữu được sinh ra trong những gia đình đã có truyền thống Công Giáo.
Cụ thể là các trẻ em đi học giáo lý. Các em học đạo bằng những cách khác nhau : học đạo qua gương lành và quyết định của cha mẹ trong gia đình, tại giáo xứ trong những lớp giáo lý Thiếu Nhi Thánh Thể, qua một chương trình 12 lớp liên tục khác nhau [[36]].
1). Khai tâm I: các em từ 6/7 tuổi: giúp các em có một khái niệm về Thiên Chúa qua đời sống thiên nhiên, đời sống con người Chúa đã dựng nên theo hình ảnh Chúa (Eveil à la Foi).
2). Khai tâm II: các em 7/8 tuổi: chuẩn bị cho các em Rước Lễ Lần Đầu năm thứ nhất (1ère année de la préparation à la 1ère communion) Sách dạy: "Cheminements de la Foi", Hướng dẫn các em về đời sống Đức Tin.
3). Khai tâm III: cá em 8/9 tuổi: chuẩn bị cho các em rước lễ lần đầu năm thứ hai. Sách dạy: "Grandir dans la Foi et Initiation à la Prière". (Lớn lên trong Đức Tin và dạy các em cầu nguyện).
4). Lớp Rước Lễ Lần Đầu: các em 9/10 tuổi : sách dạy: "Seigneur, ouvre mes yeux et les sacrements de l'Eucharistie et de la Réconciliation" (Lạy Chúa xin mở mắt con và cách riêng bí tích Mình Thánh Chúa và bí tích Hoà Giải).
5). Lớp sau Rước Lễ Lần Đầu năm I: các em 10/11 tuổi : Sách dạy: "Je vous appelle mes amis" (Thầy gọi chúng con là bạn hữu). Lớp nầy chú trọng cách riêng và giúp các em đào sâu về bí tích Thánh Thể.
6). Lớp sau Rước Lễ Lần Đầu năm II: các em 11/12 tuổi : Sách dạy: "Parle Seigneur ton serviteur T'écoute" (Lạy Chúa xin hãy nói vì tôi tớ Chúa lắng nghe Lời Chúa). Lớp nầy chú trọng cách riêng và giúp các em đào sâu về bí tích Hoà Giải.
7). Lớp chuẩn bị Thêm Sức năm I: các em 12/13 tuổi : Sách dạy: "Les Sacrements". Học về các bí tích.
8). Lớp chuẩn bị Thêm Sức năm II: các em 13/14 tuổi : Sách dạy:"Je Bâtirai mon Eglise 1ère étape" học về Giáo Hội, phần 1.
9). Lớp Thêm Sức: các em 14/15 tuổi : Sách dạy : "Le Sacrement de la Confirmation et l'Esprit Saint à travers l'Ecriture Sainte". Bí tích Thêm Sức và Chúa Thánh Thần qua Thánh Kinh.
10). Lớp Rước Lễ Trọng Thể: các em 15/16 tuổi : Sách dậy : "Je Bâtirai mon Eglise, 2ème étape". Học về Giáo Hội phần 2.
11). Lớp Tuyên Xưng Đức Tin: các em 16/17 tuổi : Sách học : "Les Ecritures Saintes selon l'année liturgique". Học về Thánh Kinh và năm Phụng Vụ.
12). Nhóm Chứng Nhân: các em 17/18 tuổi : Sống Đức tin qua đời sống hằng ngày "Vivre la Foi dans la vie quotidienne". Chuẩn bị cho các em vào Huynh Trưởng hay trở thành giáo lý viên.
Hoặc một lớp đặc biệt, dành cho các em từ 9 đến 14 tuổi chưa Rửa Tội hoặc chưa Rước lễ Lần Đầu (Préparation au Baptême ou à la 1ère Communion pour les enfants de 9 à 14 ans).
(Các sách dạy trên đây là theo các sách giáo lý của địa phận Paris hay của địa phận Lyon Pháp).
342. Nhóm thứ hai là việc học đạo của những người không Công Giáo
Nhờ một biến cố nào đó, có những người không Công Giáo đã tự đi tìm học đạo và đã trở lại đạo. Chương trình học đạo đại cương xoay quanh 6 phần như sau [[37]]:
I. Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU
Thiên Chúa là Tình Yêu.
Đạo Công Giáo là Đạo Tình Yêu.
Tình Yêu dẫn đến Đức Tin
Cầu Nguyện là một cách bày tỏ Đức Tin.
II. ĐẠO NÀO CŨNG GIỐNG NHAU ?
Nhìn chung về các tôn giáo trên thế giới.
Các tôn giáo độïc thần : Do Thái giáo – Kitô giáo – Hồi giáo (tìm hiểu Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, và Coran)
Các tôn giáo đa thần : Linh hồn giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo.
Các Kitô giáo : Công Giáo – Chính Thống – Tin Lành
Đạo nào cũng giống nhau ? : So sánh Công Giáo và Phật giáo.
III. TÌNH YÊU Thiên Chúa ĐỐI VỚI LOÀI NGƯỜI
Thiên Chúa Sáng Tạo (nhấn mạnh : Đức tin và tiến bộ của khoa học).
Thiên Chúa Quan Phòng (nhấn mạnh : Giá trị vật chất, tiền bạc).
Tự do.
Lương tâm.
Vấn đề đau khổ, sự ác, tội.
IV. ĐỨC KITÔ ĐẾN TRẦN GIAN ĐỂ THỂ HIỆN TÌNH YÊU CỨU THẾ.
Đức Giêsu-Kitô
Đức Maria.
Giáo Hội
V. SỐNG BÍ TÍCH LÀ SỐNG TÌNH YÊU
Bí tích Rửa Tội
Bí tích Thêm Sức
Bí tích Giải Tội
Bí tích Mình Thánh;
Bí tích Truyền Chức.
Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân
Bí tích Hôn Phối.
VI. SỐNG ĐẠO LÀ SỐNG TÌNH YÊU.
Trong đời sống cá nhân
Trong đời sống gia đình
Trong đời sống cộng đoàn
35. SỐNG ĐẠO, SỐNG LÀM SAO ?
Bảng thống kê đã kể đến 7 sinh hoạt sống đạo là : Trẻ em rửa tội, Trẻ em học giáo lý, Trẻ em xưng tội lần đầu, trẻ em thêm sức, Hôn phối, Người lớn rửa tội và Người lớn thêm sức. Thực tế, sống đạo còn được biểu lộ bằng nhiều hoạt động khác nữa, qui về 15 nhóm sinh hoạt mục vụ mà Giáo Xứ đã dần dà khám phá ra [[38]]:
1. Những sinh hoạt thiêng liêng giáo huấn : giáo lý, thánh kinh, thánh truyền, đức tin, giáo luật, tuyên xưng đức tin, hội học có mục tiêu truyền giáo,…. Được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : bài học, kể truyện, bài khảo, diễn tuồng, diễn thuyết, diễn nguyện, bài báo, ca hát, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm…
2. Những sinh hoạt thiêng liêng thánh hoá qua bí tích, từ rửa tội, thêm sức, thánh thể, thống hối, xức dầu bệnh nhân, truyền chức, đến hôn phối. Được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : học hỏi, cử hành, diễn tuồng, diễn thuyết, bài báo, ca hát, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm…
3. Những sinh hoạt thiêng liêng thánh hoá qua phụng tự khác, kinh nguyện, cầu nguyện, giờ chầu thánh, cấm phòng, hành hương, thi hang đá Giáng Sinh, rước kiệu, ngày bệnh nhân, lộc Lời Chúa đầu năm, liên lạc, thăm viếng, truyền giáo, diễn nguyện thánh ca, hoạt cảnh Phục sinh, tuồng thương khó, bó hoa thiêng cho bệnh nhân mùa chay.
4. Những sinh hoạt thiêng liêng Phúc Âm Hóa môi trường, qua những sinh hoạt sống đạo và truyền đạo cụ thể trong những môi trường sống cụ thể của mỗi người : gia đình, trường học, sở làm, chỗ sống với những người hàng xóm.
5. Những sinh hoạt thiêng liêng hiệp thông với những cộng đoàn khác: các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, Giáo xứ hàng xóm Pháp Epinettes, Các giáo xứ, hội đoàn, tổ chức của Tổng Giáo Phận Paris và của Giáo Hội Phám, đặc biệt là Sở Ngoại Kiều ; Các Cộng Đoàn Công Giáo HViệt Nam Hải Ngoại khác ,trên thế giới, và đặc biệt với Giáo Hội iệt Nam.
6. Những sinh hoạt văn hoá tổng quát : báo chí của giáo xứ và của các đơn vị mục vụ, thuyết trình hội học ở mức giáo xứ và ở mức đơn vị địa phương hay ban nhóm, thư viện, mạng lưới tin học, sáng tác và dịch thuật, xuất bản và tu thư, các buổi văn nghệ ca nhạc kịch. Tìm học nơi người khác và giúp người khác học với mình.
7. Những sinh hoạt văn hóa giáo dục khởi đầu cho các lớp tuổi ấu nhi, thiếu nhi, giới trẻ ; về tổng quát, như giáo lý, tiếng việt, thánh lễ, sinh hoạt ; hoặc về chuyên biệt hay liên tục, như các lớp pháp văn, các lớp chuẩn bị hôn nhân, các lớp đàn tranh, các lớp ca trưởng, các ca đoàn,…
8. Những sinh hoạt văn hóa giáo dục liên tục trong các khóa học huấn luyện cán bộ mục vụ trưởng thành, trong các sinh hoạt của Nhóm Gia Đình Trẻ, trong các khóa huấn luyện thánh ca, trong các buổi họp của các hội Légio Mariae, của Liên Đới Nghề Nghiệp, của Cursillo,…
9. Những sinh hoạt văn hóa phương pháp quản trị : xác định rõ rệt đường hướng Phúc Âm Kytô và 8 mối Phúc Thật, tìm ra những điểm chung : một dòng giống, một ngôn ngữ, một niềm tin, một hoàn cảnh ngoại kiều ; tìm hiểu những nguyên tắc quản trị tổng quát ISO 9000, và tổ chức mục vụ chung của Giáo Xứ là Hội Đồng Mục Vụ với văn bản Nội Quy Đơn Giản.
10. Những sinh hoạt xã hội tổng quát và vật chất : tiếp đón người việt tỵ nạn và giúp ổn định về công ăn việc làm, nhà ở ; cứu trợ Việt Nam trong các tai nạn chiến tranh, bệnh tật, lụt lội bão tố ; giúp các quĩ truyền giáo, các đại chủng viện, một số cơ quan giáo dục và xã hội của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam ; các sinh hoạt xã hội truyền thống : tiếp và giúp đỡ các sinh viên mới từ Việt Nam qua, quán cơm, thăm viếng, chiến dịch giúp người nghèo mùa chay.. ; liên đới nghề nghiệp, hướng nghiệp, tư vấn luật pháp, tài chánh, gia đình, xã hội, sức khoẻ ; tìm kiếm và chỉnh trang cơ sở vật chất.
11. Những sinh hoạt Xã Hội Văn Hóa Việt Nam Công Giáo : các lễ hội dân tộc, các lễ hội Công Giáo, các lễ hội xã hội Pháp, các lễ hội giáo xứ.
12. Những sinh hoạt Xã hội Gia Đình : Khóa chuẩn bị Hôn Phối, Nhóm Gia Đình trẻ, Ngày Gia Đình Trẻ, Khánh nhật hôn nhân, Khánh nhật thượng thọ, lễ nghi cưới hỏi, tang chế, giỗ chạp, hội Tobia.
13. Những sinh hoạt xã hội quản trị cơ sở vật chất : vệ sinh và an toàn hàng ngày, bảo trì và chỉnh trang hàng tháng, hàng năm.
14. Những sinh hoạt xã hội quản trị tài chính : Sổ chi thu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, kiểm kê hàng năm và mỗi 3 năm, đồng thời dự án năm tới và ba năm tới, tiền giúp Giáo Hội, nguồn tài trợ. Không ỷ lại, nhưng tìm nguồn tài chánh. Đi đến và Giữ độc lập tài chánh, tự quản, tự lo, và có thể giúp Giáo Hội Paris, Pháp, Giáo Hội Việt Nam,…
15. Những sinh hoạt mục vụ hội nhập Tổng Giáo Phận Paris : tổng kết và báo cáo mục vụ và tài chánh hàng năm, tham dự những buổi họp và sinh hoạt mục vụ liên hệ, tham dự chương trình mục vụ hàng năm và ba năm [[39]].
36. TRUYỀN ĐẠO, CHO AI ? AI LÀM ?
Bảng thống kê đề cập đến hai kết quả của sinh hoạt truyền đạo, qua hai bí tích dành cho người lớn : người lớn rửa tội và người lớn thêm sức. Truyền đạo cho mọi người, nhưng đăc biệt là cho lương dân. Người làm việc truyền đạo có thể làm trực tiếp hay gián tiếp. Một tài liệu của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh ghi lại kinh nghiệm riêng Ngài đã thực hiện ở Giáo Xứ Việt Nam Paris giúp chúng ta hiểu hơn về công việc Truyền Giáo ở Giáo Xứ Việt Nam Paris. Xin trích hai đoạn, 1- Động lực khiến lương dân Việt Nam trở lại đạo ; 2- Những người góp phần truyền giáo.
361- Động lực khiến lương dân Việt Nam trở lại đạo.
Những động lực nào đã thúc đẩy người Việt Nam xin học giáo lý để gia nhập đạo Công Giáo? Xin thưa : vì đã khấn hứa với Chúa và Đức Mẹ (đặc biệt trước khi rời Việt Nam…), vì đã lãnh nhận một ân huệ Chúa và Đức Mẹ ban (ơn khỏi bệnh, thoát nạn, được việc làm…), vì muốn gia đình được hiệp nhất trọn vẹn và bảo đảm hạnh phúc lâu bền (các đôi bạn đã lập gia đình một số năm, hay sắp lập gia đình), vì cảm mến đạo Công Giáo (thấy đạo Công Giáo quan tâm nhiều về bác ái nhân đạo, có những nhân vật nổi tiếng như Mẹ Têrêsa Calcutta, Abbé Pierre, Đức Gioan Phaolô II, hoạt động bác ái của Giáo xứ Việt nam…), vì ảnh hưởng tốt của các bạn Công Giáo (ngoại quốc hay Việt Nam, có khi đã quen thân lâu năm, có khi những năm ở ca đoàn, trong một sinh hoạt … như JMJ, trại hè).
362- Những người góp phần truyền giáo ở Giáo xứ.
Cũng như trong mọi xứ đạo, mọi cộng đoàn, tại Giáo Xứ Việt Nam, việc dẫn đưa qúy dự tòng về với Chúa là một công việc chung toàn bộ giáo xứ tham gia, trực tiếp hay gián tiếp. Đúng theo lời dạy của Hội Đồng Giám Mục Pháp : "Giáo lý dự tòng, trước tiên là nhiệm vụ của các chủ chăn trong Giáo Hội và đặc biệt là các Giám Mục. Nhưng các tu sĩ và giáo dân, hợp nhất với các chủ chăn, cũng phải chu toàn phần trách nhiệm của mình. Thật vậy, mối bận tâm của anh em cùng đức tin, và anh em trong cộng đoàn là mối bận tâm của mọi kitô hữu… Việc đón tiếp các dự tòng, huấn luyện và giúp đỡ họ hội nhập vào các cộng đoàn kitô hữu, đối với Giáo Hội cũng là những trách nhiệm quan trọng hàng đầu. Vì khi họ tỏ bày rõ ràng ý muốn xin rửa tội, người dự tòng đã được đón nhận vào Giáo Hội rồi, và "Giáo Hội phải bao che họ như người nhà mình, và săn sóc họ trong tình thương mến" (GH 14) (GLNTT 334).
3621. Những người trực tiếp ảnh hưởng. Họ là những người có đời sống và liên hệ hằng ngày với dự tòng, những người đồng hành lâu dài với dự tòng, những người giúp giáo lý cho dự tòng, những người nhận đỡ đầu cho dự tòng.
1. Người bạn đời: Nhiều dự tòng đã sống đời sống gia đình lâu năm, ban dầu "cứng lòng" không muốn trở lại đạo Công Giáo, nhưng nhờ ảnh hưởng của người bạn đời tốt lành đạo đức, chăm chỉ việc sống đạo, tận tụy với bổn phận làm vợ (làm chồng) làm mẹ (làm cha) và cả bổn phận làm con đối với cha mẹ đôi bên, anh chị em nội ngoại… nên đã dần dà trở nên "mềm lòng" và đón nhận đức tin.
2. Người bạn tốt : Nhiều dự tòng trở lại đạo do ảnh hưởng tốt lành của một người hay một gia đình Công Giáo đã quen nhau thân thiết từ lâu năm. Tình yêu của một người trẻ Công Giáo đạo đức, đứng đắn cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng mạnh trên người bạn đời tương lai…
Ảnh hưởng lâu dài : Những trường hợp trên đây, nhất là trường hợp "đôi bạn đời", người bạn Công Giáo phải "nhẫn nại và khôn ngoan đồng hành lâu dài" trước khi người bạn ngoài Công Giáo trở thành dự tòng. Nhiều khi thời gian gây ảnh hưởng này kéo dài tới mười mấy, hai mươi hay hơn nữa… Đặc biệt khi dự tòng thuộc giới trí thức hay giới chức quyền cao cấp.
3. Người dạy giáo lý : Vì Giáo Xứ Paris có nhiều người giúp giáo lý (hiện nay có 4 linh mục, 3 phó tế và nhiều giáo lý viên), nên dự tòng tự do chọn lựa. Dĩ nhiên, người giúp giáo lý trở thành người có ảnh hưởng mạnh mẽ trên người dự tòng, ít ra trong thời gian chuẩn bị đi đến giếng rửa tội. Giúp giáo lý không phải chỉ là cho "kiến thức về đạo", nhưng trước tiên và cần thiết là "ơn Chúa, là gương sáng về đức tin…về cuộc sống thường ngày".
Riêng về "những giáo dân giúp giáo lý dự tòng" : Tôi luôn cám ơn Chúa, vì Ngài đã ban cho Giáo Xứ Việt Nam Paris một số giáo dân có khả năng về trí thức, về cơ bản thần học và đời sống đức tin vững mạnh, tinh thần tông đồ cao, sẵn sàng giúp các linh mục, tu sĩ trong "công tác mục vụ này". Nhưng phải thú nhận hai khuyết điểm lớn : Chưa bao giờ Giáo Xứ có một buổi họp mặt trao đổi chung giữa giáo dân, giáo sĩ về mục vụ giáo lý dự tòng, cũng không có những "khóa bồi dưỡng" cho giáo dân. Tuy nhiên từ hơn mười năm, Giáo Xứ đã gửi đi mỗi năm hai người tương đối còn trẻ (Jeunes adultes) đi học "chương trình huấn luyện những người gánh trách nhiệm cộng đoàn" (Formation des Responsables Communautaires). Chương trình dài hai năm, học ba tối mỗi tuần, tại "Ecole- Cathédrale" của tổng giáo phận Paris. Đa số những người này hiện làm việc cho Giáo Xứ trong nhiều công tác khác nhau, và một số là những "người giúp giáo lý dự tòng".
4. Người đỡ đầu : Người đỡ đầu hoặc đã thân quen với dự tòng lâu trước rồi, hay mới thân quen, mới được dự tòng chọn lựa hay người giúp giáo lý giới thiệu… luôn là người có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đối với người dự tòng và tân tòng. Ở đây, cũng phải nêu lên những thiếu sót của Giáo Xứ : Cho tới nay, không có một tổ chức hay một khóa học nào để gây ý thức, trao đổi kinh nghiệm và huấn luyện những người đỡ đầu. Nhiều khi họ bị ép buộc hay vị nể để "đỡ dầu cho một dự tòng mà không quen biết trước và không có liên lạc về sau. Do đó xẩy ra "trường hợp một người có tới hai hay ba chục "người con đỡ đầu" và họ không thể chu toàn nghĩa vụ. Do đó họ không gây được ảnh hưởng, không giữ vững mối liên hệ với "các con tinh thần", và trong thực tế, người dự tòng thành "mồ côi" xem (x. Giáo Luật, Đ 872-874 ; và GLNTT 394).
3622. Những người ảnh hưởng gián tiếp. Ảnh hưởng này chủ yếu là những sinh hoạt âm thầm và thiêng liêng, được thể hiện hoặc do từng cá nhân, từng hội đoàn hay chung cho cả Giáo Xứ.
1. Những người âm thầm cầu nguyện chung cho các dự tòng hay cho riêng một dự tòng, là các bạn hữu, là cả cộng đoàn giáo xứ. Đặc biệt, hội Đạo Binh Đức Mẹ, hội Các Bà Mẹ Công Giáo, phong trào Cursillo đều theo đuổi mục đích truyền giáo trong chiều hướng này. Thông báo hàng tuần của Giáo Xứ vẫn nhắc đi nhắc lại "việc cầu nguyện cho có thêm số dự tòng mỗi năm". Tôi vui mừng về hiệu lực nom thấy của việc cầu nguyện chung này.
2. Cầu nguyện chung có tổ chức : Tinh thần cầu nguyện cho dự tòng được cụ thể hóa và tổ chức quy mô trong ba năm 2004, 2005 và 2006. Tôi xin tóm luợc như sau:
Năm 2004, "Sống Truyền Giáo với Tổng Giáo Phận Paris" : Cả Cộng Đoàn Giáo Xứ đã tích cực sống theo chương trình mà đức Hồng Y Jean Marie Lustiger đề ra cho các họ đạo. Riêng Giáo Xứ Việt Nam làm bốn việc chung : -cầu nguyện cho việc tái truyền giáo Paris, - Thi hang đá lần thứ hai với chủ đề "Gìới thiệu Chúa Giêsu cho người khác", - In ra, phổ biến và học hỏi 33 đoạn Tân Ước liên quan tới việc Truyền Giáo, - Ra một số báo đặc biệt về Truyền Giáo (số 202, 04.2004), - Tham gia Ngày Đại Hội Truyền Giáo "Toussaints 2004" và cuốn sách "Đời Sống" (Livre de Vie) do tổng giáo phận tổ chức.
Năm 2005, "Năm Liên Đới Truyền Giáo" : Tiếp tục tinh thần truyền giáo đang được tổ chức lần lượt tại các tổng giáo phận thủ đô Vienne (Aùo, 2003), Paris (Pháp, 2004), Lisbonne (Bồ Ban Nha, 2005), Bruxelles (Bỉ, 2006), Madrid (Tây Ban Nha, 2007). Trong năm này, Giáo Xứ tổ chức triển lãm Truyền Giáo trong hai tháng, ra hai số báo đặc biệt "Trao Truyền Đức Tin Và Văn Hóa" (05.2004) và "Noi Gương Truyền Giáo" (11.2004). Ngoài ra còn tổ chức "Cây Thông Truyền Giáo" vào dịp lễ Giáng Sinh 2005 vừa để kết thúc Năm Liên Đới Truyền Giáo (2004) vừa để sốt sáng đi vào năm Thánh Thể (2005) : Mỗi người hay mỗi gia đình nào muốn, có thể viết vào một phiếu cầu nguyện, bỏ vào một phong bì và treo lên cây thông. Nội dung của phiếu cầu nguyện là "Hiệp với Cộng Đoàn, Gia đình chúng con (hay Bản thân con) quyết tâm cầu nguyện trong suốt năm Thánh Thể 2005 này cho Một gia đình (hay một người) chưa Công Giáo được ơn nhận biết Thiên Chúa và gia nhập Giáo Hội. Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, xin nhậm lời chúng con". Kết quả là có 177 phong bì treo trên Cây Thông với 232 ý cầu nguyện (BGX số 210, o2.2005, tr 12-13).
Năm 2006, "Năm Liên Đới Tin Mừng" : Năm Liên Đới Truyền Giáo 2005 còn được kéo dài sang cả năm 2006 với ý lựïc "Liên Đới Tin Mừng". Những việc làm chính yếu: - kể từ 01.01.2006, mỗi lễ Chúa Nhật, sau khi rước lễ, cả Cộng Đoàn đọc chung "Kinh Truyền Giáo" (BGX 221,03.2006, tr. 26), - Tiếp tục Cây Thông Giáng Sinh Truyền Giáo, - Phổ biến và học hỏi trong khuôn khổ các Đoàn, Hội, Nhóm, Ban … hai văn kiện của Công đồng Vatican II : sắc lệnh "Tông Đồ Giáo Dân" và sắc lệnh "Truyền Giáo" (BGX 220, 02.2006, tr 18).
3. Thăm viếng : Đây là công việc mục vụ của các linh mục, và công tác tông đồ đặc biệt của hai hội đoàn : Legio Mariae và Các Bà Mẹ Công Giáo. Đối tượng của việc thăm viếng là những người cao niên, những người đau bệnh lâu dài, những người cô đơn, những người đang gặp khó khăn… Thăm hỏi, tiếp xúc ở nhà thương, viện dưỡng lão hay tại tư gia, hoặc qua điện thoại.
4. Tình bạn : Tùy theo lứa tuổi, già với già, trẻ với trẻ hay tùy theo nghề nghiệp và hoàn cảnh sống… Người Công Giáo quen thân một người ngoài Công Giáo, rồi khi có dịp tốt mời họ đến Giáo Xứ ; mời họ tham gia sinh hoạt giới trẻ (hát ca đoàn, lễ giới trẻ, đi du ngọan…), hay sinh hoạt giới trưởng thành (dự Kermesse, dùng cơm thân hữu, dự thánh lễ, đi hành hương…)… Với thời gian, người bạn ngoài Công Giáo mến đạo dần dần theo "hơi thổi của Chúa Thánh Thần" và "hương thơm của Chúa Giêsu"… đến giếng Rửa Tội.
5. Góp sức cụ thể vào công việc truyền giáo : Tôi muốn nói đến những lần tổ chức văn nghệ và bữa cơm với chủ đích dành số tiền thu được gửi về Ủy Ban Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam : Bữa cơm Liên Đới Nghề Nghiệp năm 2005 (3.000€), 2006 (2.500€), Tối văn nghệ và bữa cơm "Hạt Giống Tin Mừng" tết Ất Dậu 2005€ (7.145e) [[40]].
Năm hành động của đời sống thiêng liêng bí tích của mỗi tín hữu Kitô là rửa tội, học giáo lý, rước lễ lần đầu, thêm sức và hôn phối, kết hợp với hai kết quả truyền giáo, là người lớn rửa tội và người lớn thêm sức, tạo thành bảy hành động tiêu biểu của mỗi cộng đoàn giáo xứ Công Giáo. Bảy hành động này, với những ghi nhận số liệu cụ thể của chúng về tổng số, về trung bình, và về khuynh hướng biến chuyển, có thể diễn tả sự thăng trầm, trồi sụt của đời sống Đức Tin và mục vụ của một Giáo Xứ, gồm ba việc chính là học đạo, sống đạo và truyền đạo. Ghi nhận, đọc và hiểu những con số của Bảng Thống Kê tổng quát về các sinh hoạt thiêng liêng ở Giáo Xứ Việt Nam Paris trong 35 năm, 1980-2014, hai nhóm biến chuyển đã được nhận ra.
Một nhóm biến chuyển theo chiều tăng là : trẻ em đi học giáo lý, trẻ em rước lễ lần đầu và trẻ em nhận bí tích thêm sức.
Một nhóm biến chuyển theo chiều giảm, gồm trẻ em rửa tội, hôn phối, người lớn rửa tội và người lớn thêm sức. Với những biến chuyển này, dãu chỉ là tương đối, ai cũng đã nhận ra rằng: đây là một thước đo, thỉnh thoảng phải làm để nhận ra đường mình đi, có còn đi hay đã ngưng rồi, đang tăng tiến hay đang giảm lùi.
Tổng quan, thì qua bảng thống kê 34 năm mục vụ này, 1980-2014, sự học đạo, sống đạo và truyền đạo có biến chuyển trồi sụt ; sụt về số hôn phối, về số người lớn rửa tội và thêm sức, mà sụt lớn nhất là số trẻ em rửa tội, từ 61 em mỗi năm vào thập niên 80, sụt xuống 38 em mỗi năm vào thập niên 2010, sụt tới -38%.
Nhưng, với số tăng +276% của trẻ em học giáo lý, từ thập niên 80 với 113, tăng đến 312 em mỗi năm vào thập niên 2010 ; với số tăng +189% của trẻ em rước lễ lần đầu, từ thấp niên 80 với 18 em mỗi năm, tăng lên 34 em mỗi năm vào thập niên 2010 và với số tăng +133% của trẻ em thêm sức, từ thập niên 80 với 33, tăng lên 44 em mỗi năm vào thập niên 2010, ta vẫn có thể bảo rằng : « Đây là một thành quả đáng khích lệ, hay một hồng ân lớn mà Chúa, Đức Mẹ Lavang và các Thánh Tử đạo khấng ban cho Giáo Xứ. Bổn phận của mọi thành phần, linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân trong Xứ là phải cố gắng làm tăng thêm hay ít ra không để giảm sút » [[41]].
LỜI KẾT
Cha Giuse Mai Đức Vinh đã được thụ phong linh mục ngày 27.04.1965. Trong 12 năm đầu, 1965-1977, ý Chúa nhiệm mầu, cha đã được sai đi đào tạo linh mục tương lai, trong 6 năm : 1 năm ở Tiểu Chủng Viện Nha Trang và 5 năm ở Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế. Và 6 năm khác được gửi đi du học ở Rôma, 3 năm học 2 cử nhân giáo luật và thần học và 3 năm dọn 2 tiến sĩ giáo luật năm 1975 với luận án “Ngăn trở dị giáo trước và sau Công Đồng Vatican II” và tiến sĩ thần học mục vụ năm 1977 với luận án “Quý chức Họ đạo ở Việt Nam tham gia vào Thừa tác vụ của Linh mục ». Trong 38 năm sau, 1977-2015, cha được sai đi làm mục vụ ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, trong đó, 2 năm làm phó xứ và 36 năm làm chánh xứ. Hai luận án của cha là kết quả của nghiên cứu, hướng về Đức Tin và Hiệp Nhất. 38 năm làm mục vụ linh mục chứng nhân Kitô, cha Mai Đức Vinh cũng hướng cộng đoàn mà ngài trách nhiệm, tiến lên trong Đức Tin và hướng về Hiệp Nhất trong Đức Tin.
Cả cuộc đời linh mục của cha Giuse Mai Đức Vinh là tìm biết và thực hiện Đức Tin và Hiệp Nhất trong Đức Tin. Tìm biết Đức Tin là tìm biết Đức Kitô. Thực hiện Đức Kitô là sống theo gương và làm chứng về Đức Kitô mà mình biết. Hiệp nhất trong Đức Tin là sống cộng đồng yêu thương hòa thuận có một trái tim của những người biết, sống và làm chứng về Đức Kitô. Cha Giuse Mai Đức Vinh có “Tri Hành” hợp nhất về “linh mục chứng nhân Kitô”. Cho nên ngài “Biết rõ ”, “Làm tốt” và thâu nhận được những kết quả liên tục và tích cực trong chức vụ “Linh Mục Chứng Nhân Kitô”.
“Biết rõ ”, vì cha Giuse Mai Đức Vinh đã nghiên cứu kỹ và rõ về “Trách nhiệm của linh mục trong họ đạo Việt Nam”, từ trách nhiệm tổng quát đến 4 trách nhiệm chuyên biệt là : thánh hóa, giảng huấn, quản trị và tổ chức. Ngài lại tóm lược những tài liệu Công Đồng II, mà lập cho mình một thủ bản liệt kê những chi tiết quan trọng về “Vai trò của linh mục trong giáo xứ”, đi qua 6 điểm chính : vai trò tổng quát của linh mục, với giám mục, với các linh mục khác, bổn phận giảng lời Chúa và dậy giáo lý cho giáo dân, bổn phận huấn luyện giáo dân làm việc tông đồ, và bổn phận mục vụ họ đạo.
Cái hiểu biết tổng quát trên đây là ngọn đuốc soi lối cho cha Giuse Mai Đức Vinh biết “Làm tốt” trong thực tế với tinh thần và hành xử tốt của “Linh Mục Chứng Nhân Kitô”. 1- Cha Giuse biết rõ và thực hiện những sứ mệnh thực tế của linh mục chánh xứ Giáo Xứ Việt Nam Paris. 2- Cha Giuse dần dà biết và thực hiện các chương trình mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris. 3- Cha Giuse biết làm tốt công việc mục vụ nhờ biết định hướng trước và kiểm điểm sau. 4. Cha Giuse biết làm tốt hơn các công việc mục vụ, nhờ biết sáng tạo.
Kết quả là Chúa đã gửi đến cho cha Giuse và các giáo sĩ cộng tác của ngài cũng như cho Giáo xứ Việt nam Paris những kết quả thiêng liêng liên tục mà một nửa là tích cực thăng tiến, đặc biệt là cho các trẻ em học giáo lý, rước lễ lần đầu và lãnh nhận phép thêm sức.
Từ ngày 28.11.1980, được bổ nhiệm làm Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, rất tha thiết với vai trò tích cực của giáo dân trong giáo họ, giáo xứ và Giáo Hội, Cha Giuse Mai Đức Vinh đã chọn việc qui tụ giáo dân để cùng làm việc chung với ngài. Đầu tiên ngài qui tụ một nhóm nhỏ 7 người trong Ban Thần Học Giáo Dân. Nhóm làm việc với cộng đoàn. Sau 3 năm làm việc, nhóm Thần Học Giáo Dân qui tụ được 51 người tham dự đều đặn. Từ nhóm này, 28 vị trách nhiệm các địa điểm và hội đoàn mục vụ đã được chọn vào Hội Đồng Mục Vụ đầu tiên năm 1983. Hội Đồng Mục Vụ làm việc tích cực, nhiều địa điểm, hội đoàn, phong trào, ban nhóm mới đã được thành lập, nâng số trách nhiệm đơn vị mục vụ, cũng là thành viên Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ 2014-2017 lên tới 118 vị. Giả sử rằng mỗi vị trách nhiệm đơn vị mục vụ chỉ liên hệ được với 10 hội viên, thì ta đã có 1180 người hoạt động mục vụ rồi. Cha Giám Đốc Giuse đã nhìn ra nguồn nhân lực và sự quan trọng cũng như sức mạnh của nó trong sinh hoạt mục vụ Giáo Xứ, biến người khô khan thành mộ đạo, biến lương dân thành Kitô hữu.
Chính nhờ nguồn nhân lực này mà Giáo Xứ Việt Nam Paris đã luôn là một Giáo Hội Nhỏ, nghĩa là là một Cộng Đoàn Đức Tin, Một Cộng Đoàn Hiệp Nhất và Liên Đới Huynh Đệ. Được như vậy, một phần không nhỏ là do sự đóng góp liên tục và tích cực của Cha Giám Đốc, lan ra Ban Giám Đốc 10 vị, lan ra 118 đại diện các đơn vị mục vụ, lan ra 1180 người hoạt động mục vụ. Trong Thánh lễ Tiệc Xuân Quý Tỵ 2013, tổ chức ngày Chúa Nhật 27.01.2013, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, khi chia sẻ Lời Chúa, đã xác định như vậy, khi nói : « Cộng đoàn chúng ta là cộng đoàn đức tin, Cộng đoàn chúng ta là cộng đoàn hiệp nhất và liên đới huynh đệ ».
Lời xác định này không chỉ có ý nghĩa mục tiêu, nhưng cũng có ý nghĩa kết quả đã đạt được, mà nhiều vị chủ chăn khi viếng thăm Giáo Xứ đã nhận ra và có lời khen.
Đức Hồng Y Lustiger, khi đến Giáo Xứ ngày 15.11.1998 để trao cơ sở mới và trao quyết định của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ cho Linh mục giám đốc Mai Đức Vinh đã nói : « Kể từ ngày 16.11.1980 (ngày mà Đức Cha Daniel PÉZÉRIL đến chủ lễ và bổ nhiệm chính thức cha Giuse Mai Đức Vinh vào chức phận Giám Đốc Giáo Xứ), trong việc hành xử chức vụ giám đốc chuyên trách linh hồn các tín hữu, Tân Đức Ông không ngừng củng cố và phát triển Giáo Xứ. Với sự cộng tác chặt chẽ của Ban Giám Đốc, Ngài có công biến Cộng Đoàn trở nên một trong những cộng đoàn ngoại kiều lớn mạnh ở Thủ Đô. Ngoài mục vụ, Cộng Đoàn còn có sinh hoạt đa dạng, phong phú về văn hóa và giáo dục thanh thiếu niên » [[42]].
Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, sau chuyến công dự tham dự thánh lễ phong Á Thánh cho Chân Phước Anrê Phú Yên tại Rôma, đã ghé thăm và dâng thánh lễ với Cộng Đoàn Giáo Xứ ngày 19.03.2000. Ngài ghi vào Sổ Vàng Giáo Xứ rằng « Nhân dịp viếng thăm GXVN tại Paris, tôi rất vui mừng nhận thấy Cộng Đoàn Giáo Xứ tiến triển về mọi mặt. Hợp ý cảm tạ Chúa » [[43]].
Đức Cha Nguyễn Sơn Lâm, GM Thanh Hóa và Đức Cha Nguyễn Soạn, GM Quy Nhơn, sau một số ngày ở lại thăm Giáo Xứ, khi chủ sự nghi lễ lãnh ơn toàn xá của Cộng Đoàn tại Sacré Cœur ngày 10.04.2000, đã nhận xét rằng : « Những ngày ở tại Giáo xứ Việt nam Paris đã cho chúng tôi có cơ hội chứng kiến phong cách làm việc tận tụy, đơn sơ, đạo đức và hài hòa của các cha, các thầy và mọi người trong nhà. Các thánh lễ cử hành tại đây thu hút đông đảo bà con đến tham dự sốt sắng, thanh thản, chan chứa tình đồng bào và anh em. Chúng tôi cũng đã được nhìn thấy các lớp học chăm chỉ và vui tươi, các lúc sinh hoạt nhẹ nhàng, dễ thương. Do đó, chúng tôi ra về với những kỷ niệm thân thương về Giáo Xứ Việt nam Paris. Xin cám ơn sự đón tiếm nồng hậu, chân tình, rộng rãi của mọi người. Và quên sao được thánh lễ kỷ niệm dành cho chúng tôi giữa nhiều anh em linh mục, tu sĩ và giáo dân, ngày 18.03.2000 vừa qua. Cầu chúc Giáo xứ Paris tiến mạnh hơn nữa nhờ tác động Năm Thánh 2000 » [[44]].
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ghé thăm Giáo Xứ tháng 10.2004, để lại lưu bút như sau trong Sổ Vàng Lưu Niệm : « Nhân dịp ghé thăm Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, tôi được biết các hoạt động của GXVN trong năm Truyền Giáo 2004, đặc biệt là cuộc triển lãm truyền giáo. Các hoạt động này vừa diễn tả mối hiệp nhất của Giáo Xứ với Tổng Giáo Phận Paris, vừa nói lên sự hiệp thông của Giáo Xứ với Giáo Hội Việt Nam, trong năm Truyền Giáo, kỷ niệm 470 năm (1533-2004) hạt giống đức tin được gieo trồng trên quê hương yêu dấu. Tôi thành thực khen ngợi những cố gắng trên đây và xin Chúa Kitô, nhờ lời bầu cử của của Đức Mẹ Lavang và của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ban nhiều ơn lành cho toàn thể GXVN, đặc biệt trong đạl lễ Truyền Giáo » [[45]].
Ðức Cha Fortunato BALDELLI, Sứ Thần Toà Thánh, khi đến chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn, kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, Chúa Nhật 24-06-2007, đã ghi trong Sổ Vàng Lưu Niệm : « Tôi muốn bầy tỏ niềm vui của tôi được gặp gỡ Cộng Ðoàn ; Tôi cũng thành thực khen ngợi lòng tôn kính mộ đạo của Cộng Ðoàn. Tôi cầu chúc Cộng Ðoàn tiếp tục lớn mạnh mãi, làm chứng cho tin mừng và luôn can đảm » [[46]].
ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, đã đến Giáo Xứ tối thứ tư 11/06/2008, nói chuyện về việc CỬ HÀNH NĂM THÁNH 2010 tại Việt Nam, đã tổng kết cuộc gặp gỡ như sau : « Tôi rất vui mừng. Chưa bao giờ tôi được tham gia một cuộc trao đổi, góp ý như thế này. Chắc là vì các anh các chị đã được phúc làm việc chung với Đức Ông nên được lây nhiễm cung cách làm việc sâu rộng. Những góp ý của các anh các chị vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng. Thật là một khích lệ lớn cho tôi được tham dự những buổi gặp gỡ như thế này. Tôi muốn có một biên bản để đọc và phổ biến cho mọi người » [[47]].
Cả đời mình, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh là một linh mục chứng nhân Kitô. Những lời khen này nói rõ hơn rằng quả thật Đức Ông Giuse là « Một Linh Mục Chứng Nhân Kitô », theo như lời Đức Kitô đã căn dặn các môn đệ trước khi lên trời : « Các con sẽ làm chứng về Thầy tại Giêrusalem, toàn thể Giu đê, Samaria, mãi đến cùng cõi địa cầu » [[48]].
Paris, ngày Lễ Thánh Giuse, 19.03.2015
Đọc lại và cập nhật thứ năm tuần thánh, ngày 24 tháng 03 năm 2016
Giuse Trần Văn Cảnh
[1] https://www.facebook.com/permalink.php?id=509323105745395&story_fbid=609071272437244
[2] Mai Đức Vinh; Hội Đồng Quí Chức, Paris ; 2008; 444 trang
[3] Ibid. tr. 124-126.
[4] Ibid. tr. 165
[5] Ibid. tr. 179-180
[6] Ibid. tr. 212-213
[7] Ibid. tr. 300
[8] Ibid. 245-248
[9] Ibid. tr. 272-273
[10] Ibid. tr. 308
[11] Ibid. tr. 310-311
[12] Ibid. Tr. 112-113
[13] MĐV ; Linh mục 1 ; Giáo xứ Việt Nam Paris, số 158 ngày 02.08.1981
[14] MĐV : Linh mục 2 ; Giáo xứ Việt nam, số 159, ngày 09.08.1981
[15] MĐV : Linh mục 3 ; Giáo xứ Việt Nam Paris ; số 160 ; ngày 23.08.1981
[16] MĐV : Linh mục 4 ; Giáo xứ Việt nam ; số 161 ; ngày 30.08.1981
[17] MĐV : Linh mục 5 ; Giáo xứ Việt nam, số 162, ngày 06.09.1981
[18] MĐV : Linh mục 6 ; Giáo xứ Việt nam, số 164, ngày 20.09.1981
[19] Quan niệm tri hành của Á châu chỉ có 2 bước là tri và hành. Và chữ hành gồm 4 cách hành là tu, tề, trị, bình trong 4 môi trường khác nhau là thân, gia, quốc, thiên hạ mà tạo thành « Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ ».
[20] Lorin W. Anderson, David R. Krathwohl, (và một số vị khác), A taxonomy for learning, teaching, and assessing: a revision of Bloom's taxonomy of educational objectives; Ađison Wesley Longman, Inc. 2001.
[21] Benjamin BLOOM, Taxonomie des objectifs pédagogiques, Editions Nouvelles, MONTREAL, 1969
[22] Kỷ yếu 50 năm thành lậo GXVN Paris, 1947-1997, tr. 31-37
[23] Trần Văn Cảnh ; Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt nam Paris 1787-2013 ; Paris : 2014, tr. 239-240
[24] Ibid ; tr. 344
[25] Ibid ; tr. 345
[26] Lam Thanh Liem et Jean Maïs, LA DIASPORA VIETNAMIENNE EN FRANCE UN CAS PARTICULIER : LA REGION PARISIENNE, dans Bulletin EDA, n° 207, octobre 1995
[27] Trần Văn Cảnh, Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010, GXVN-P, 2011, tập I, tr. 61-62.
[28] VKGX, ‘Rapports Pastoraux 1971-1983’ tr. 137-139
[29] Trần Văn Cảnh ; Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, Sđd, tr. 172
[30] Ngày 16.11.1980 là ngày mà Đức Cha Daniel PÉZÉRIL đến chủ lễ 10g30 thay vì 11g00 và bổ nhiệm chính thức cha Giuse Mai Đức Vinh vào chức vụ Giám Đốc Giáo Xứ.
[31] Trần Văn Cảnh ; Ibid. tr. 175-176
[32] Trần Văn Cảnh ; Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010; Paris: 2011, tr.225-228
[33] Ibid. tr. 234
[34] Niên giám Liên Đới Nghề Nghiệp 2007, tr. 77-100
[35] Trần Văn Cảnh : Giáo Xứ Việt Nam Paris, 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, O.C., tr. 114-126
[36] Trần Văn Cảnh ; Lịch sử biên niên Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1787-2013 ; tr. 213-214.
[37] Mai Đức Vinh ; Giáo lý dự tòng : Đường dẫn đến Thiên Chúa Tình Yêu ; trong 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007; trang 570-622.
[38] Trần Văn Cảnh, op.cit. tr. 320-322.
[39] Trần Văn Cảnh, op.cit. tr. 320-322.
[40] Mai Đức Vinh ; op.cit., tr. 572-577.
[41] Ibid. 612-616
[42] Trần Văn Cảnh ; op. cit. tr. 175-176
[43] Trần Văn Cảnh ; op. cit. tr. 181
[44] Ibidem, tr. 181-182
[45] Ibidem, tr. 201
[46] Ibidem, tr. 226
[47] Ibidem, tr. 237
[48] Tông Đồ Công Vụ, I, 8
Văn Hóa
Paraguay - Sống tuần thánh
Lm Trần Xuân Sang, SVD
21:45 24/03/2016
PARAGUAY - SỐNG TUẦN THÁNH
Hơn một tháng trở lại xứ truyền giáo Paraguay sau kì nghỉ phép ngắn ngủi nhưng thú vị và ý nghĩa ở một số nước Âu Châu và quê mẹ Việt Nam với các cộng đồng người Việt ở hải ngoại và những người thân yêu tại quê nhà. Đây cũng là dịp để nạp thêm năng lượng tâm linh để tiếp tục chiến đấu khi trở lại vùng truyền giáo.
Thật tình mà nói nhìn một cách tổng quan thì Việt Nam có nhiều thay đổi về cơ sở hạ tầng như đường xá, nhà cửa được nâng cấp, ai ai cũng có điện thoại Smartphone và nhiều gia đình có của ăn, của để trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, nhưng đó chỉ mới là phần ngọn. Còn phần gốc thì Việt Nam chúng ta vẫn còn thua xa các quốc gia láng giềng như về nhiều phương diện, trong đó có lĩnh vực về tôn giáo. Nhiều anh em linh mục đang lam việc ở các vùng xa xôi thuộc các tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khan trong việc cử hành các bí tích, nhất là dâng lễ vào các dịp lễ lớn như Giáng sinh, Tạ ơn linh mục… Đến năm 2016 rồi mà vẫn còn cơ chế xin-cho thì thật là bất công. Tỉnh Dòng Việt Nam có nhã ý mời chúng tôi về giúp Tỉnh Dòng sau nhiều năm làm việc ở hải ngoại nhưng chúng tôi cảm thấy có lẽ chưa đúng lúc vì còn nhiều điều phải suy nghĩ.
Những ngày ở Việt Nam chúng tôi được mời dâng lễ ở nhiều giáo xứ, cộng đoàn khác nhau và được hiểu thêm tình hình sống đạo của người Việt Nam. Chúng tôi cũng có dịp nói chuyện riêng với một số Giám mục khả kính để có một cái nhìn khách quan hơn về Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam của mình với các các Giáo Hội Công Giáo tại châu Mỹ La-tinh nơi chúng tôi đang làm việc. Công bình mà nói người Việt Nam mình giữ đạo rất sốt sắng dù giớ trẻ Việt Nam bây giờ (trong đó có nhiều đứa cháu ruột của chúng tôi) bắt đầu sống thờ ơ và nguội lạnh trong việc sống đạo vì trào lưu tục hóa đang len lỏi từng ngày vào đời sống của người Việt.
Trở lại Paraguay vào giữa tháng 2 khi trời hãy còn nắng nóng và học sinh bắt đầu tựu trường (Paraguay và các quốc gia Nam Mỹ thường khai giảng vào tuần thứ 3 của tháng 2 hàng năm) và phải bắt tay vào việc ngay dù đồng hồ sinh học chưa điều chỉnh kịp thời do sự thay đổi quá nhanh khi từ Việt Nam quá cảnh nhiều nước hơn 42 tiếng đồng hồ trước khi về đến Paraguay. Tuy khá mêt mỏi nhưng gặp lại những người mà mình phục vụ chợ đợi thăm hỏi mình từng ngày khiến lòng mình ấm lại dù đôi lúc cũng khá bực mình với họ.
Ở trường học năm nay số học sinh vẫn giữ con số khoảng 1.500 em từ lớp mẫu giáo đến cấp III nhưng số giáo viên có tăng lên 2 người vì nhu cầu chăm sóc cho các em mầm non đòi hỏi nhiều hơn. Vì là trường tư thục nên vấn đề tài chính thu-chi cũng khá đau đầu nếu đến cuối tháng mà không cỏ khoản thu từ gia đình học sinh để trả lương cho giáo viên và nhân viên thì phải lo sốt vó. Người tu trì đâu dám hành xử dao to, búa lớn để “đòi nợ” từ các gia đình học sinh nên cũng vì thế mà nhiều gia đình lợi dụng và ù lì. Nhiều khi muốn đuổi một số em có hạnh kiểm xấu hay nợ học phí nhiều tháng nhưng thấy tội nghiệp làm sao! Có lễ vì điều này mà nhiều lần chúng tôi đã xin bề trên “xin cất chén đắng này” là đừng cho chúng tôi làm hiệu trưởng hay làm nhà đào tạo trong chủng viện vì mình không nở lòng nào “đuổi” học trò hay chủng sinh mà mình đang phụ trách được. Nhưng có lẽ vì cái “nghiệp chướng” mà nhiều năm rồi cứ hết làm việc ở chủng viện lại bị chuyển qua làm trường học như một cái vòng lẩn quẩn và không biết bao giờ mới thoát ra được khi phải vâng phục sự bổ nhiệm của bề trên.
Mùa chay năm nay ở trường học cũng như ở giáo xứ chúng tôi tổ chức những cuộc tĩnh tâm về Lòng Chúa Thương Xót, và chúng tôi có mời một số linh mục ngồi tòa. Các em học sinh, các thầy cô giáo và giáo dân cùng nhau hưởng ứng sốt sắng và có lẽ phần nào họ cũng nhận ra rằng nếu không có lòn Chúa Thương Xót thì chúng ta sẽ chẳng là gì cả. Rất nhiều người lâu nay không đi nhà thờ hay lãnh nhận các bí tích cũng rủ nhau đến tham dự các buổi tĩnh tâm và nhận bí tích hòa giải. Không gì vui hơn trong đời linh mục khi những gì mì gieo trồng trước đây, giờ bắt đầu thu hoạch kết quả.
Chúng ta đang sống những này quan trọng nhất trong năm phụng vụ: Tuần Thánh. Gọi là Tuần Thánh vì đây là những ngày cuối cùng của Chúa Giê-su ở với các môn đệ của Ngài trước khi ngài bị bắt, bị thẩm vấn, bị tra tấn, bị kết án và chịu đóng đinh cách bất công để cứu độ chúng ta. Tuần Thánh bắt đầu vào Chúa Nhật Lễ Lá và kết thúc vào Chúa Nhật Phục Sinh. Chúa Nhật Lễ Lá, mở đầu Tuần Thánh và kỷ niệm việc Chúa Giêsu được những người dân tốt lành cùng các trẻ em đón rước long trọng tiến vào Thành Thánh Giêrusalem. Chúa Nhật Lễ Lá còn được gọi là Chúa Nhật Chịu Nạn. Trước Thánh Lễ có làm phép lá và long trọng rước lá vào Thánh Đường để cử hành Thánh Lễ. Trong Thánh Lễ, chủ tế sẽ đọc bài Thương Khó của Chúa Giêsu, thay vì bài Tin Mừng. Lá đã được làm phép, giáo dân có thể mang về nhà và để trên bàn thờ, để nhắc nhở mọi người trong gia đình về những ngày Thánh trong Tuần Thương Khó. Những ngày Thứ Hai, ba và Thứ Tư Tuần Thánh là những ngày chúng ta “nạp năng lượng tâm linh” để bắt đầu sống những ngày “Rất Thánh” được bắt đầu vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Ba ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy trong Tuần Thánh, được gọi là Tam Nhật Thánh (Triduo Pascual). Đó là những ngày Thánh để kỷ niệm những biến cố trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại: Ngày Thứ Năm kỷ niệm bữa Tiệc Ly, ngày Thứ Sáu kỷ niệm Chúa Giêsu chịu khổ nạn, ngày Thứ Bảy kỷ niệm Chúa Giêsu chịu táng trong mộ đá. Sau đó là Chúa Nhật Phục Sinh. Vì thế, Tuần Thánh không chỉ mang ý nghĩa bề ngoài là chúng ta tham dự các nghi thức nhưng còn là sống lại những giây phút sau cùng của Chúa Giê-su với các môn đệ nên đời hỏi chúng ta phải chiêm ngắm mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Chúa cách sốt sắng như một người thân yêu nhất của mình đang gặp cơn nguy biến.
Trong Tuần Thánh năm nay có ba sự kiện nổi bật vừa xảy ra là vụng khủng bố ở Bỉ khiến nhiều người chết và bị thương bởi những tên cực đoan hồi giáo thuộc quốc gia tự xưng ISIS, và vụ này khiến thế giới một lần nữa lến án những tên hồi giáo khát máu nhưng danh Thượng Đế Allah của họ để giết người vô tội và làm cho mọi người nghi kỵ lẫn nhau. Chính Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã lên án bạo lực mù quáng gây ra bao nhiêu đau khổ và khẩn cầu Thiên Chúa ban ơn hòa bình. Ngài cầu xin Chúa chúc lành cho các gia đình bị thử thách và cho dân tộc Bỉ.
Sự kiện thứ hai xảy ra tại nước Paraguay khi báo chí và truyền hình lần lượt đưa tin tới tấp về vụ hai linh mục người Paraguay thuộc Dòng Truyền Giáo Vô Nhiễm Mẹ Maria (OMI) về tội ấu dâm dù sự kiện đang trong tiến trình điều tra. Những người thuộc phe chống Công Giáo và bài giáo sĩ đã lên án không thương tiếc chẳng những hai linh mục này mà còn qui chụp luôn tất cả các linh mục Công Giáo. Họ làm như sắp tận thế đến nơi và muốn mọi sự phải đưa ra ánh sáng. Nhà Dòng của hai linh mục này cùng với Liên Tu Sĩ và Hội Đồng Giám Mục tại Paraguay đã ra một thông cáo nêu rõ trong tiến trình điều tra thì tạm thời ngưng chức hai linh mục này và sẵn sàng làm mọi việc có thể mà không bao che những hành vi sai trái. Truyền thông đưa ra tin giật gân này vào Tuần Thánh như một con dao hai lưỡi để làm lung lạc niềm tin người giáo dân. Nhưng có lẽ họ nhầm vì người giáo dân của thế kỷ XXI không còn nhẹ dạ, cả tin như trước đây. Cũng có vài người thắc mắc với chúng tôi về chuyện này nhưng chúng tôi đã giải thích với họ là nếu mọi chuyện đúng như những gì tố cáo thì ai sai người đó sẽ bị phán xét.
Sự kiện thứ ba là cũng trong Tuần Thánh 2016 này Tỉnh Dòng Paraguay chúng tôi vừa nhận một giáo xứ mà hơn 50 năm qua không có lình mục và phương tiện đi lại duy nhất là máy bay quân sự hay là những chiếc thuyền hải quân từ nhiều năm trước để lại. Năm ngoái trong cuộc Đại Hội Tỉnh Dòng để xem ai tình nguyện ra đi đến vùng đất truyền giáo mới “nơi thiếu sữa và mật!” thì ngay cả những anh em người Paraguay và người châu Phí không ai dám xung phong vì họ sợ khó, sợ khổ. Chỉ có anh em Việt Nam và anh em Indonesia dám xông ra chiến trận và cuối cùng thì Nhà Dòng gởi hai anh em linh mục Việt Nam và một linh mục người Indonesia như là những người tiên phong trong trận chiến mới này. Dưới mắt nhiều người thì họ cho rằng các anh em này “dại” vì tự nhiên đâm đầu vào chỗ khó khăn, khổ sở vì phải bắt đầu từ con số 0. Nhưng khi tâm sự với người anh em đồng hương và cũng là bạn học từ thời bước vào Dòng, thì anh nói rằng anh cảm thấy hạnh phúc khi đến với những người thổ dân. Cảm ơn anh đã cho chúng tôi một bài học dù anh rất ít nói, ít viết nhưng anh có một tấm lòng của một vị mục tử như Chúa.
Hôm nay là Thứ Năm Tuần Thánh - kỷ niệm Chúa Giê-su lập phép Thánh Thể và Bí Tích Truyền Chức, ngày sinh nhật của các linh mục. Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho các linh mục nên giống Chúa, vị Mục Tử hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
Người ta ví linh mục như những chiếc máy bay. Mỗi ngày có hàng ngàn chiếc máy bay đưa, tiễn hành khách trên bầu trời nhưng không mấy ai quan tâm. Tuy nhiên, khi có một chiếc máy bay gặp nạn vì nhiều nguyên nhân: Hết nhiên liệu, khủng bố, thời tiết xấu, trục trặc kỹ thuật... thì người ta lại biết ngay qua tin tức.
Rất nhiều người chỉ trích các linh mục khi một trong số họ bị sa ngã, nhưng rất ít người cầu nguyện cho các ngài!!! Hãy cầu nguyện cho các linh mục vì các ngài cũng yếu đuối, mỏng dòn và... tội lỗi nữa, để các ngài biết khiêm nhường phục vụ và trung thành với ơn gọi của mình.
Lạy Chúa Giê-su linh mục. Con là một linh mục kém cói, yếu đuối và tội lỗi. Đã nhiều lần con muốn buông trôi theo dòng đời đẩy đưa để chuyện gì đến cứ đến, nhưng con cảm thấy tình Ngài thương con quá cao vời nên con lại tiếp tục đứng dậy để chiến đấu. Hôm nay trong Thánh Lễ truyền dầu với giám mục và các anh em linh mục đồng môn của con, con mới chợt nhận ra rằng con quá ích kỷ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình trong khi biết bao người khác đang cần đến bàn tay của con, chính là khí cụ của Ngài, để nhận lấy lòng thương xót của Ngài. Xin cho chúng con, những linh mục bất xứng của Ngài, biết dấn thân hơn trong ơn gọi linh mục để cho Năm Thánh về Lòng Chúa Thương Xót thật sự là Năm Hồng Ân. Xin chúc mừng tất cả mọi người sống Thánh Thiện trong những ngày Tuần Thánh và Mừng lễ Phục Sinh đến tất cả.
Paraguay, Thứ Năm Tuần Thánh - 24 tháng 03 năm 2016
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Thật tình mà nói nhìn một cách tổng quan thì Việt Nam có nhiều thay đổi về cơ sở hạ tầng như đường xá, nhà cửa được nâng cấp, ai ai cũng có điện thoại Smartphone và nhiều gia đình có của ăn, của để trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, nhưng đó chỉ mới là phần ngọn. Còn phần gốc thì Việt Nam chúng ta vẫn còn thua xa các quốc gia láng giềng như về nhiều phương diện, trong đó có lĩnh vực về tôn giáo. Nhiều anh em linh mục đang lam việc ở các vùng xa xôi thuộc các tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khan trong việc cử hành các bí tích, nhất là dâng lễ vào các dịp lễ lớn như Giáng sinh, Tạ ơn linh mục… Đến năm 2016 rồi mà vẫn còn cơ chế xin-cho thì thật là bất công. Tỉnh Dòng Việt Nam có nhã ý mời chúng tôi về giúp Tỉnh Dòng sau nhiều năm làm việc ở hải ngoại nhưng chúng tôi cảm thấy có lẽ chưa đúng lúc vì còn nhiều điều phải suy nghĩ.
Những ngày ở Việt Nam chúng tôi được mời dâng lễ ở nhiều giáo xứ, cộng đoàn khác nhau và được hiểu thêm tình hình sống đạo của người Việt Nam. Chúng tôi cũng có dịp nói chuyện riêng với một số Giám mục khả kính để có một cái nhìn khách quan hơn về Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam của mình với các các Giáo Hội Công Giáo tại châu Mỹ La-tinh nơi chúng tôi đang làm việc. Công bình mà nói người Việt Nam mình giữ đạo rất sốt sắng dù giớ trẻ Việt Nam bây giờ (trong đó có nhiều đứa cháu ruột của chúng tôi) bắt đầu sống thờ ơ và nguội lạnh trong việc sống đạo vì trào lưu tục hóa đang len lỏi từng ngày vào đời sống của người Việt.
Trở lại Paraguay vào giữa tháng 2 khi trời hãy còn nắng nóng và học sinh bắt đầu tựu trường (Paraguay và các quốc gia Nam Mỹ thường khai giảng vào tuần thứ 3 của tháng 2 hàng năm) và phải bắt tay vào việc ngay dù đồng hồ sinh học chưa điều chỉnh kịp thời do sự thay đổi quá nhanh khi từ Việt Nam quá cảnh nhiều nước hơn 42 tiếng đồng hồ trước khi về đến Paraguay. Tuy khá mêt mỏi nhưng gặp lại những người mà mình phục vụ chợ đợi thăm hỏi mình từng ngày khiến lòng mình ấm lại dù đôi lúc cũng khá bực mình với họ.
Ở trường học năm nay số học sinh vẫn giữ con số khoảng 1.500 em từ lớp mẫu giáo đến cấp III nhưng số giáo viên có tăng lên 2 người vì nhu cầu chăm sóc cho các em mầm non đòi hỏi nhiều hơn. Vì là trường tư thục nên vấn đề tài chính thu-chi cũng khá đau đầu nếu đến cuối tháng mà không cỏ khoản thu từ gia đình học sinh để trả lương cho giáo viên và nhân viên thì phải lo sốt vó. Người tu trì đâu dám hành xử dao to, búa lớn để “đòi nợ” từ các gia đình học sinh nên cũng vì thế mà nhiều gia đình lợi dụng và ù lì. Nhiều khi muốn đuổi một số em có hạnh kiểm xấu hay nợ học phí nhiều tháng nhưng thấy tội nghiệp làm sao! Có lễ vì điều này mà nhiều lần chúng tôi đã xin bề trên “xin cất chén đắng này” là đừng cho chúng tôi làm hiệu trưởng hay làm nhà đào tạo trong chủng viện vì mình không nở lòng nào “đuổi” học trò hay chủng sinh mà mình đang phụ trách được. Nhưng có lẽ vì cái “nghiệp chướng” mà nhiều năm rồi cứ hết làm việc ở chủng viện lại bị chuyển qua làm trường học như một cái vòng lẩn quẩn và không biết bao giờ mới thoát ra được khi phải vâng phục sự bổ nhiệm của bề trên.
Mùa chay năm nay ở trường học cũng như ở giáo xứ chúng tôi tổ chức những cuộc tĩnh tâm về Lòng Chúa Thương Xót, và chúng tôi có mời một số linh mục ngồi tòa. Các em học sinh, các thầy cô giáo và giáo dân cùng nhau hưởng ứng sốt sắng và có lẽ phần nào họ cũng nhận ra rằng nếu không có lòn Chúa Thương Xót thì chúng ta sẽ chẳng là gì cả. Rất nhiều người lâu nay không đi nhà thờ hay lãnh nhận các bí tích cũng rủ nhau đến tham dự các buổi tĩnh tâm và nhận bí tích hòa giải. Không gì vui hơn trong đời linh mục khi những gì mì gieo trồng trước đây, giờ bắt đầu thu hoạch kết quả.
Chúng ta đang sống những này quan trọng nhất trong năm phụng vụ: Tuần Thánh. Gọi là Tuần Thánh vì đây là những ngày cuối cùng của Chúa Giê-su ở với các môn đệ của Ngài trước khi ngài bị bắt, bị thẩm vấn, bị tra tấn, bị kết án và chịu đóng đinh cách bất công để cứu độ chúng ta. Tuần Thánh bắt đầu vào Chúa Nhật Lễ Lá và kết thúc vào Chúa Nhật Phục Sinh. Chúa Nhật Lễ Lá, mở đầu Tuần Thánh và kỷ niệm việc Chúa Giêsu được những người dân tốt lành cùng các trẻ em đón rước long trọng tiến vào Thành Thánh Giêrusalem. Chúa Nhật Lễ Lá còn được gọi là Chúa Nhật Chịu Nạn. Trước Thánh Lễ có làm phép lá và long trọng rước lá vào Thánh Đường để cử hành Thánh Lễ. Trong Thánh Lễ, chủ tế sẽ đọc bài Thương Khó của Chúa Giêsu, thay vì bài Tin Mừng. Lá đã được làm phép, giáo dân có thể mang về nhà và để trên bàn thờ, để nhắc nhở mọi người trong gia đình về những ngày Thánh trong Tuần Thương Khó. Những ngày Thứ Hai, ba và Thứ Tư Tuần Thánh là những ngày chúng ta “nạp năng lượng tâm linh” để bắt đầu sống những ngày “Rất Thánh” được bắt đầu vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Ba ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy trong Tuần Thánh, được gọi là Tam Nhật Thánh (Triduo Pascual). Đó là những ngày Thánh để kỷ niệm những biến cố trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại: Ngày Thứ Năm kỷ niệm bữa Tiệc Ly, ngày Thứ Sáu kỷ niệm Chúa Giêsu chịu khổ nạn, ngày Thứ Bảy kỷ niệm Chúa Giêsu chịu táng trong mộ đá. Sau đó là Chúa Nhật Phục Sinh. Vì thế, Tuần Thánh không chỉ mang ý nghĩa bề ngoài là chúng ta tham dự các nghi thức nhưng còn là sống lại những giây phút sau cùng của Chúa Giê-su với các môn đệ nên đời hỏi chúng ta phải chiêm ngắm mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Chúa cách sốt sắng như một người thân yêu nhất của mình đang gặp cơn nguy biến.
Trong Tuần Thánh năm nay có ba sự kiện nổi bật vừa xảy ra là vụng khủng bố ở Bỉ khiến nhiều người chết và bị thương bởi những tên cực đoan hồi giáo thuộc quốc gia tự xưng ISIS, và vụ này khiến thế giới một lần nữa lến án những tên hồi giáo khát máu nhưng danh Thượng Đế Allah của họ để giết người vô tội và làm cho mọi người nghi kỵ lẫn nhau. Chính Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã lên án bạo lực mù quáng gây ra bao nhiêu đau khổ và khẩn cầu Thiên Chúa ban ơn hòa bình. Ngài cầu xin Chúa chúc lành cho các gia đình bị thử thách và cho dân tộc Bỉ.
Sự kiện thứ hai xảy ra tại nước Paraguay khi báo chí và truyền hình lần lượt đưa tin tới tấp về vụ hai linh mục người Paraguay thuộc Dòng Truyền Giáo Vô Nhiễm Mẹ Maria (OMI) về tội ấu dâm dù sự kiện đang trong tiến trình điều tra. Những người thuộc phe chống Công Giáo và bài giáo sĩ đã lên án không thương tiếc chẳng những hai linh mục này mà còn qui chụp luôn tất cả các linh mục Công Giáo. Họ làm như sắp tận thế đến nơi và muốn mọi sự phải đưa ra ánh sáng. Nhà Dòng của hai linh mục này cùng với Liên Tu Sĩ và Hội Đồng Giám Mục tại Paraguay đã ra một thông cáo nêu rõ trong tiến trình điều tra thì tạm thời ngưng chức hai linh mục này và sẵn sàng làm mọi việc có thể mà không bao che những hành vi sai trái. Truyền thông đưa ra tin giật gân này vào Tuần Thánh như một con dao hai lưỡi để làm lung lạc niềm tin người giáo dân. Nhưng có lẽ họ nhầm vì người giáo dân của thế kỷ XXI không còn nhẹ dạ, cả tin như trước đây. Cũng có vài người thắc mắc với chúng tôi về chuyện này nhưng chúng tôi đã giải thích với họ là nếu mọi chuyện đúng như những gì tố cáo thì ai sai người đó sẽ bị phán xét.
Sự kiện thứ ba là cũng trong Tuần Thánh 2016 này Tỉnh Dòng Paraguay chúng tôi vừa nhận một giáo xứ mà hơn 50 năm qua không có lình mục và phương tiện đi lại duy nhất là máy bay quân sự hay là những chiếc thuyền hải quân từ nhiều năm trước để lại. Năm ngoái trong cuộc Đại Hội Tỉnh Dòng để xem ai tình nguyện ra đi đến vùng đất truyền giáo mới “nơi thiếu sữa và mật!” thì ngay cả những anh em người Paraguay và người châu Phí không ai dám xung phong vì họ sợ khó, sợ khổ. Chỉ có anh em Việt Nam và anh em Indonesia dám xông ra chiến trận và cuối cùng thì Nhà Dòng gởi hai anh em linh mục Việt Nam và một linh mục người Indonesia như là những người tiên phong trong trận chiến mới này. Dưới mắt nhiều người thì họ cho rằng các anh em này “dại” vì tự nhiên đâm đầu vào chỗ khó khăn, khổ sở vì phải bắt đầu từ con số 0. Nhưng khi tâm sự với người anh em đồng hương và cũng là bạn học từ thời bước vào Dòng, thì anh nói rằng anh cảm thấy hạnh phúc khi đến với những người thổ dân. Cảm ơn anh đã cho chúng tôi một bài học dù anh rất ít nói, ít viết nhưng anh có một tấm lòng của một vị mục tử như Chúa.
Hôm nay là Thứ Năm Tuần Thánh - kỷ niệm Chúa Giê-su lập phép Thánh Thể và Bí Tích Truyền Chức, ngày sinh nhật của các linh mục. Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho các linh mục nên giống Chúa, vị Mục Tử hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
Người ta ví linh mục như những chiếc máy bay. Mỗi ngày có hàng ngàn chiếc máy bay đưa, tiễn hành khách trên bầu trời nhưng không mấy ai quan tâm. Tuy nhiên, khi có một chiếc máy bay gặp nạn vì nhiều nguyên nhân: Hết nhiên liệu, khủng bố, thời tiết xấu, trục trặc kỹ thuật... thì người ta lại biết ngay qua tin tức.
Rất nhiều người chỉ trích các linh mục khi một trong số họ bị sa ngã, nhưng rất ít người cầu nguyện cho các ngài!!! Hãy cầu nguyện cho các linh mục vì các ngài cũng yếu đuối, mỏng dòn và... tội lỗi nữa, để các ngài biết khiêm nhường phục vụ và trung thành với ơn gọi của mình.
Lạy Chúa Giê-su linh mục. Con là một linh mục kém cói, yếu đuối và tội lỗi. Đã nhiều lần con muốn buông trôi theo dòng đời đẩy đưa để chuyện gì đến cứ đến, nhưng con cảm thấy tình Ngài thương con quá cao vời nên con lại tiếp tục đứng dậy để chiến đấu. Hôm nay trong Thánh Lễ truyền dầu với giám mục và các anh em linh mục đồng môn của con, con mới chợt nhận ra rằng con quá ích kỷ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình trong khi biết bao người khác đang cần đến bàn tay của con, chính là khí cụ của Ngài, để nhận lấy lòng thương xót của Ngài. Xin cho chúng con, những linh mục bất xứng của Ngài, biết dấn thân hơn trong ơn gọi linh mục để cho Năm Thánh về Lòng Chúa Thương Xót thật sự là Năm Hồng Ân. Xin chúc mừng tất cả mọi người sống Thánh Thiện trong những ngày Tuần Thánh và Mừng lễ Phục Sinh đến tất cả.
Paraguay, Thứ Năm Tuần Thánh - 24 tháng 03 năm 2016
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Sầu Bi
Dominic Đức Nguyễn
18:58 24/03/2016
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Mẹ Sầu Bi, ôi Mẹ của tình thương!
Xin giúp con biết nhìn lên Thánh Giá
Nơi yêu thương hoá thành ơn cứu độ
Tình Chúa Trời tưới gội đất nhân sinh.
(Trích thơ của Hương Kinh Trà Lũ)
Thánh Ca
Phút Linh Thiêng -Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
00:05 24/03/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây