Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:02 24/03/2012
LÊN ĐỒNG
Có một người chuyên nghề lên đồng dạy để tử.
Một hôm, người lên đồng đi khỏi nhà thì gặp lúc có người đến mời lên đồng, người đệ tử dù chỉ mới học đánh trống hát hò mà thôi, chứ chưa học qua niệm chú cầu thần, nhưng hắn ta vẫn cứ dũng cảm đi lên đồng.
Khi lên đồng hắn ta múa nhảy rất lâu mà vẫn không thấy ông thần nào nhập vào mình, thế là hắn ta nói làm xàm ba láp một hồi như người điên, kết quả là hắn ta được chủ nhà hậu đãi rất nhiều tiền bạc.
Đệ tử trở về nhà đem chuyện hắn ta nói làm xàm ba láp kể lại một lượt, sư phụ rất kinh ngạc hỏi đệ tử:
- “Từ trước đến nay khi lên đồng ta đều làm như thế, sao mày biết được ?”
Suy tư:
Thánh lễ là việc cử hành phụng thờ Thiên Chúa cách công khai của Giáo Hội Công Giáo, nó có tầm quan trọng và trang nghiêm bậc nhất, bởi vì chính Đức Chúa Giê-su đang dâng thánh lễ qua tay linh mục của Ngài, do đó mà vị chủ tế thánh lễ cũng như những người tham dự thánh lễ đều phải có thái độ trang nghiêm không những bên ngoài, mà còn thanh tịnh bên trong tâm hồn nữa.
Có những giáo dân khi tham dự thánh lễ xong, thì phê bình cha chủ tế làm lễ mà thái độ cử chỉ hấp tấp như người sợ lỡ hẹn với người yêu; có những người phê bình cha chủ tế khi đọc các lời nguyện thì ê a giống như đọc sớ táo quân; lại có người nói mình đi dự thánh lễ mà giống như đi coi cha chủ tế biểu diễn tài lợi khẩu của mình, bởi vì ngài thích nói lúc nào thì nói, bất kể trước hoặc sau khi truyền phép Thánh Thể.v.v…
Nếu chúng ta –các linh mục- không sốt sắng nghiêm trang và tâm tình khi dâng thánh lễ, thì chẳng khác gì chúng ta đang lên đồng; nếu chúng ta –những giáo dân- khi tham dự thánh lễ mà chỉ có ê a đọc hết kinh này qua kinh khác mà không suy niệm những kinh mình đọc, thì chẳng khác gì người lên đồng nói những lời mà chính bản than mình cũng không biết mình nói gì…
Thánh lễ là việc cử hành phụng vụ cách công khai cho nên cần phải trang nghiêm trật tự; là việc thờ phượng Thiên Chúa cách cao trọng nhất, cho nên phải có đức tin và tâm tình sốt sắng.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người chuyên nghề lên đồng dạy để tử.
Một hôm, người lên đồng đi khỏi nhà thì gặp lúc có người đến mời lên đồng, người đệ tử dù chỉ mới học đánh trống hát hò mà thôi, chứ chưa học qua niệm chú cầu thần, nhưng hắn ta vẫn cứ dũng cảm đi lên đồng.
Khi lên đồng hắn ta múa nhảy rất lâu mà vẫn không thấy ông thần nào nhập vào mình, thế là hắn ta nói làm xàm ba láp một hồi như người điên, kết quả là hắn ta được chủ nhà hậu đãi rất nhiều tiền bạc.
Đệ tử trở về nhà đem chuyện hắn ta nói làm xàm ba láp kể lại một lượt, sư phụ rất kinh ngạc hỏi đệ tử:
- “Từ trước đến nay khi lên đồng ta đều làm như thế, sao mày biết được ?”
Suy tư:
Thánh lễ là việc cử hành phụng thờ Thiên Chúa cách công khai của Giáo Hội Công Giáo, nó có tầm quan trọng và trang nghiêm bậc nhất, bởi vì chính Đức Chúa Giê-su đang dâng thánh lễ qua tay linh mục của Ngài, do đó mà vị chủ tế thánh lễ cũng như những người tham dự thánh lễ đều phải có thái độ trang nghiêm không những bên ngoài, mà còn thanh tịnh bên trong tâm hồn nữa.
Có những giáo dân khi tham dự thánh lễ xong, thì phê bình cha chủ tế làm lễ mà thái độ cử chỉ hấp tấp như người sợ lỡ hẹn với người yêu; có những người phê bình cha chủ tế khi đọc các lời nguyện thì ê a giống như đọc sớ táo quân; lại có người nói mình đi dự thánh lễ mà giống như đi coi cha chủ tế biểu diễn tài lợi khẩu của mình, bởi vì ngài thích nói lúc nào thì nói, bất kể trước hoặc sau khi truyền phép Thánh Thể.v.v…
Nếu chúng ta –các linh mục- không sốt sắng nghiêm trang và tâm tình khi dâng thánh lễ, thì chẳng khác gì chúng ta đang lên đồng; nếu chúng ta –những giáo dân- khi tham dự thánh lễ mà chỉ có ê a đọc hết kinh này qua kinh khác mà không suy niệm những kinh mình đọc, thì chẳng khác gì người lên đồng nói những lời mà chính bản than mình cũng không biết mình nói gì…
Thánh lễ là việc cử hành phụng vụ cách công khai cho nên cần phải trang nghiêm trật tự; là việc thờ phượng Thiên Chúa cách cao trọng nhất, cho nên phải có đức tin và tâm tình sốt sắng.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:04 24/03/2012
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY
Tin Mừng: Ga 12, 20-33
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
Anh chị em thân mến,
Hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất, bị thối nát thì sinh được nhiều hạt khác, đó là sự khiêm tốn nảy sinh ra nhiều tình yêu; người tử tội bị đóng đinh trên thập giá chảy đến giọt máu cuối cùng đã trở nên dấu chỉ của ơn tha tội và là hồng ân cứu chuộc của nhân loại. Hạt lúa mì ấy, người bị đóng đinh ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta.
1. Hạt lúa mì.
Đức Chúa Giê-su -người tử tội ấy- bị giương cao trên thập giá đã không kêu la oán trách những người đóng đinh mình, nhưng trái lại chính Ngài đã cầu xin Thiên Chúa thứ tha tội ấy cho họ, Ngài đã kéo người thù hận đến gần bên mình, bên lòng từ bi và thương xót của mình, để họ nhìn thấy tận tường quả tim bị đâm thâu thắm đầy máu của tình yêu, tình yêu và sự tha thứ. Ngài đã thực hiện lời Ngài đã nói qua :
“Không có tình thương nào cao cả,
hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng
vì bạn hữu của mình”
Hạt lúa mì óng ánh màu vàng của sức sống ấy đã bị chôn vùi trong lòng đất, phải bị mục nát, không kêu ca, không không oán hờn và không ghen ghét, không khiếu nại phân bì, nhưng đã âm thầm mọc lên và sinh ra nhiều hạt khác. Hạt lúa mì vĩ đại ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta, Ngài đã bị chôn vùi trong lòng đất ba ngày và đã sống lại, trở thành sức sống cho những kẻ tin vào Ngài, và là án phạt cho những kẻ không tin và không chấp nhận Ngài. Ngài đã làm cho những kẻ tin vào Ngài trở thành những hạt lúa chắc mẫm, trở nên bánh thơm ngon phục vụ anh em chị em mình trong cuộc sống hôm nay.
2. Khiêm tốn và yêu thương.
Con người ta khi được “giương cao lên” thì đắc ý cho mình là đứng cao trên mọi người, cho nên từ hành vi cử chỉ cho đến lời nói đều toả ra nét kiêu căng và thỏa mãn. Nhưng người Ki-tô hữu khi được “giương cao lên” thì càng phải thấy rõ tình liên đới giữa với người, giữa mình và tha nhân có một liên quan đặc biệt trong tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải được “giương cao lên” để “đì sói trán” người mà mình không ưa, không thích ; được “giương cao lên” là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho chúng ta, chứ không phải chúng ta tự mình “giương cao lên” trên mọi anh em.
“Hạt lúa mì bị mục nát” và “bị đóng đinh trên thập giá”, cả hai sự việc đều nói lên một tính cách: khiêm tốn và yêu thương, bởi vì khiêm tốn và yêu thương chính là bày tỏ một sự hi sinh vô vị lợi, một sự hi sinh mà chỉ có Đấng là tình yêu mới cảm nghiệm được và chia sẻ cho nhân loại. Sự hi sinh ấy, yêu thương ấy và khiêm tốn ấy, ngày hôm nay mỗi người trong chúng ta đều có thể thực hành được dưới ánh sáng của Lời Chúa :
“Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà.
Nếu họ đã bắt bớ Thầy,
họ cũng sẽ bắt bớ anh em.
Nếu họ tuân giữ lời Thầy,
họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em”.
Như thế thì đã quá rõ ràng: hạt lúa mì phải thối đi, người môn đệ của Đức Chúa Giê-su phải bị bách hại, bị đủ điều tệ hại, người môn đệ Chúa phải đươc giương cao lên và trở nên dấu chỉ của tình yêu cho mọi người.
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn một tuần nữa thôi là chúng bước vào Tuần Thánh, tuần lễ rất đặc biệt của năm phụng vụ, trong tuần này, chúng ta hãy dành nhiều thời gian cho việc suy tư, cầu nguyện, hi sinh, rồi chúng ta sẽ thấy hạt lúa mì bị mục nát và người bị đóng đinh trên thập giá ấy chính là nguồn ơn cứu độ của chúng ta, ngoài Ngài ra, sẽ không còn ai khác.
Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất bị mục nát, nghĩa là chúng ta khiêm tốn chấp nhận những thiệt thòi khi tranh chấp, chấp nhận bị sỉ nhục, mĩm cười khi bị chỉ trích, lạc quan vui vẻ trong hoàn cảnh bi quan với tất cả yêu thương và tha thứ, để không những mình được phục sinh, mà ngay cả những người khác cũng được tái sinh trong tình yêu của Chúa, qua sự mục nát (hi sinh) của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Ga 12, 20-33
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
Anh chị em thân mến,
Hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất, bị thối nát thì sinh được nhiều hạt khác, đó là sự khiêm tốn nảy sinh ra nhiều tình yêu; người tử tội bị đóng đinh trên thập giá chảy đến giọt máu cuối cùng đã trở nên dấu chỉ của ơn tha tội và là hồng ân cứu chuộc của nhân loại. Hạt lúa mì ấy, người bị đóng đinh ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta.
1. Hạt lúa mì.
Đức Chúa Giê-su -người tử tội ấy- bị giương cao trên thập giá đã không kêu la oán trách những người đóng đinh mình, nhưng trái lại chính Ngài đã cầu xin Thiên Chúa thứ tha tội ấy cho họ, Ngài đã kéo người thù hận đến gần bên mình, bên lòng từ bi và thương xót của mình, để họ nhìn thấy tận tường quả tim bị đâm thâu thắm đầy máu của tình yêu, tình yêu và sự tha thứ. Ngài đã thực hiện lời Ngài đã nói qua :
“Không có tình thương nào cao cả,
hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng
vì bạn hữu của mình”
Hạt lúa mì óng ánh màu vàng của sức sống ấy đã bị chôn vùi trong lòng đất, phải bị mục nát, không kêu ca, không không oán hờn và không ghen ghét, không khiếu nại phân bì, nhưng đã âm thầm mọc lên và sinh ra nhiều hạt khác. Hạt lúa mì vĩ đại ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta, Ngài đã bị chôn vùi trong lòng đất ba ngày và đã sống lại, trở thành sức sống cho những kẻ tin vào Ngài, và là án phạt cho những kẻ không tin và không chấp nhận Ngài. Ngài đã làm cho những kẻ tin vào Ngài trở thành những hạt lúa chắc mẫm, trở nên bánh thơm ngon phục vụ anh em chị em mình trong cuộc sống hôm nay.
2. Khiêm tốn và yêu thương.
Con người ta khi được “giương cao lên” thì đắc ý cho mình là đứng cao trên mọi người, cho nên từ hành vi cử chỉ cho đến lời nói đều toả ra nét kiêu căng và thỏa mãn. Nhưng người Ki-tô hữu khi được “giương cao lên” thì càng phải thấy rõ tình liên đới giữa với người, giữa mình và tha nhân có một liên quan đặc biệt trong tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải được “giương cao lên” để “đì sói trán” người mà mình không ưa, không thích ; được “giương cao lên” là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho chúng ta, chứ không phải chúng ta tự mình “giương cao lên” trên mọi anh em.
“Hạt lúa mì bị mục nát” và “bị đóng đinh trên thập giá”, cả hai sự việc đều nói lên một tính cách: khiêm tốn và yêu thương, bởi vì khiêm tốn và yêu thương chính là bày tỏ một sự hi sinh vô vị lợi, một sự hi sinh mà chỉ có Đấng là tình yêu mới cảm nghiệm được và chia sẻ cho nhân loại. Sự hi sinh ấy, yêu thương ấy và khiêm tốn ấy, ngày hôm nay mỗi người trong chúng ta đều có thể thực hành được dưới ánh sáng của Lời Chúa :
“Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà.
Nếu họ đã bắt bớ Thầy,
họ cũng sẽ bắt bớ anh em.
Nếu họ tuân giữ lời Thầy,
họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em”.
Như thế thì đã quá rõ ràng: hạt lúa mì phải thối đi, người môn đệ của Đức Chúa Giê-su phải bị bách hại, bị đủ điều tệ hại, người môn đệ Chúa phải đươc giương cao lên và trở nên dấu chỉ của tình yêu cho mọi người.
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn một tuần nữa thôi là chúng bước vào Tuần Thánh, tuần lễ rất đặc biệt của năm phụng vụ, trong tuần này, chúng ta hãy dành nhiều thời gian cho việc suy tư, cầu nguyện, hi sinh, rồi chúng ta sẽ thấy hạt lúa mì bị mục nát và người bị đóng đinh trên thập giá ấy chính là nguồn ơn cứu độ của chúng ta, ngoài Ngài ra, sẽ không còn ai khác.
Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất bị mục nát, nghĩa là chúng ta khiêm tốn chấp nhận những thiệt thòi khi tranh chấp, chấp nhận bị sỉ nhục, mĩm cười khi bị chỉ trích, lạc quan vui vẻ trong hoàn cảnh bi quan với tất cả yêu thương và tha thứ, để không những mình được phục sinh, mà ngay cả những người khác cũng được tái sinh trong tình yêu của Chúa, qua sự mục nát (hi sinh) của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:06 24/03/2012
N2T |
26. Không có thử thách của cám dỗ thì đức hạnh là cái gì chứ ? Bởi vì không có địch quân thì làm gì có chiến tranh, không có chiến tranh thì không có thắng lợi.
(Thánh Lê-ô)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:10 24/03/2012
THÂM
Khi giáo dân không hiểu việc ngài làm, ngài không bao giờ nói cho giáo dân biết là họ sai, nhưng ngài thích nói xiên nói xẹo giáo dân trên tòa giảng; khi có ai đó không về “phe””của ngài, thì ngài rỉ tai người này người nọ nói xấu những kẻ không thuộc phe ngài…
Ngài thường hay giảng về đức ái, nhưng giáo dân biết đức ái của ngài chính là: chỉ yêu thương và giúp đỡ những giáo dân nào thuộc về phe của ngài, còn những giáo giáo khác thì ngài “đì” và nói xấu họ tối đa khi có dịp…
Giáo dân nói ngài là “öng cha thâm”, bởi vì ngài không bao giờ nói thẳng nói thật với giáo dân, mà chỉ nói xấu sau lưng họ với những người thuộc phe nhóm của ngài.
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Khi giáo dân không hiểu việc ngài làm, ngài không bao giờ nói cho giáo dân biết là họ sai, nhưng ngài thích nói xiên nói xẹo giáo dân trên tòa giảng; khi có ai đó không về “phe””của ngài, thì ngài rỉ tai người này người nọ nói xấu những kẻ không thuộc phe ngài…
Ngài thường hay giảng về đức ái, nhưng giáo dân biết đức ái của ngài chính là: chỉ yêu thương và giúp đỡ những giáo dân nào thuộc về phe của ngài, còn những giáo giáo khác thì ngài “đì” và nói xấu họ tối đa khi có dịp…
Giáo dân nói ngài là “öng cha thâm”, bởi vì ngài không bao giờ nói thẳng nói thật với giáo dân, mà chỉ nói xấu sau lưng họ với những người thuộc phe nhóm của ngài.
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 33
VietCatholic Network
05:08 24/03/2012
(Trích từ bài giảng của Thánh Leo Cả).
Dù sang, dù hèn đến đâu, không người nào bị chối từ chia sẻ vinh quang của thập giá. Máu Thánh Ðức Kitô đã dập tắt lưỡi gươm nóng đỏ đang canh giữ đường đến cây trường sinh (St 3:24). Ðêm đen tội lỗi xưa được nhường chỗ cho ánh sáng chân thật, và người Kitô hữu được mời gọi chia sẻ sự giàu sang nơi thiên đường. Tất cả những ai được tái sinh, đều có con đường mở ra trước mặt dẫn về quê hương, từ nơi mà họ đã bị lưu đầy.
Lòng sùng kính thật sự vì sự thương khó của Chúa có nghĩa là hướng tâm hồn chúng ta lên Chúa Giê-su bị đóng đinh và nhận ra nơi Ngài bản tính nhân loại của chúng ta. Là Thiên Chúa, Ngài đã mang lấy bản tính nhân loại chúng ta để nên dấu chỉ Ngài rất yêu thương thế gian và không để người nào không được hưởng lòng xót thương của Ngài.
Ai không thể nhận ra Chúa Kitô đã mang chính bản tính yếu đuối? Ai sẽ không nhận ra Ðức Kitô cùng ăn uống và ngủ nghĩ, cùng có nỗi buồn và rơi lệ vì tình thương là những tiêu chuẩn bản tính của một người nô lệ? Ðó không phải là bản tính của một người nô lệ đã mang vết thương thời tiền sử được chữa lành và được tẩy sạch sự ô nhục của tội lỗi sao?
Thân xác nằm bất động tại ngôi mộ là của chúng ta. Thân xác được sống lại vào ngày thứ ba là của chúng ta. Thân xác được lên ngự bên hữu Ðức Chúa Cha là của chúng ta. Nếu chúng đi theo đường lối của huấn lệnh Ngài, và không xấu hổ nhận thức với một thân xác tầm thường, Ngài đã trả giá để cứu độ chúng ta, chúng ta cũng sẽ sống lại để chia sẻ vinh quang của Ngài. Lời hứa đã được ứng nghiệm: "Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời"(Mt 10:32).
"Lạy Chúa Cha toàn năng của Chúa Giê-su Ki-tô chúng con, Cha đã gởi Con Cha được sinh ra bởi người phụ nữ và chết trên cây thập giá, để qua sự vâng phục của một người, sự bất hòa được hủy đi cho mọi người. Xin hướng dẫn trí lòng con bằng chân lý của Cha và củng cố đời sống chúng con bằng bài học qua cái chết của Người, để chúng con luôn sống kết hiệp với Cha trên thiên quốc Cha đã hứa".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Dù sang, dù hèn đến đâu, không người nào bị chối từ chia sẻ vinh quang của thập giá. Máu Thánh Ðức Kitô đã dập tắt lưỡi gươm nóng đỏ đang canh giữ đường đến cây trường sinh (St 3:24). Ðêm đen tội lỗi xưa được nhường chỗ cho ánh sáng chân thật, và người Kitô hữu được mời gọi chia sẻ sự giàu sang nơi thiên đường. Tất cả những ai được tái sinh, đều có con đường mở ra trước mặt dẫn về quê hương, từ nơi mà họ đã bị lưu đầy.
Lòng sùng kính thật sự vì sự thương khó của Chúa có nghĩa là hướng tâm hồn chúng ta lên Chúa Giê-su bị đóng đinh và nhận ra nơi Ngài bản tính nhân loại của chúng ta. Là Thiên Chúa, Ngài đã mang lấy bản tính nhân loại chúng ta để nên dấu chỉ Ngài rất yêu thương thế gian và không để người nào không được hưởng lòng xót thương của Ngài.
Ai không thể nhận ra Chúa Kitô đã mang chính bản tính yếu đuối? Ai sẽ không nhận ra Ðức Kitô cùng ăn uống và ngủ nghĩ, cùng có nỗi buồn và rơi lệ vì tình thương là những tiêu chuẩn bản tính của một người nô lệ? Ðó không phải là bản tính của một người nô lệ đã mang vết thương thời tiền sử được chữa lành và được tẩy sạch sự ô nhục của tội lỗi sao?
Thân xác nằm bất động tại ngôi mộ là của chúng ta. Thân xác được sống lại vào ngày thứ ba là của chúng ta. Thân xác được lên ngự bên hữu Ðức Chúa Cha là của chúng ta. Nếu chúng đi theo đường lối của huấn lệnh Ngài, và không xấu hổ nhận thức với một thân xác tầm thường, Ngài đã trả giá để cứu độ chúng ta, chúng ta cũng sẽ sống lại để chia sẻ vinh quang của Ngài. Lời hứa đã được ứng nghiệm: "Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời"(Mt 10:32).
"Lạy Chúa Cha toàn năng của Chúa Giê-su Ki-tô chúng con, Cha đã gởi Con Cha được sinh ra bởi người phụ nữ và chết trên cây thập giá, để qua sự vâng phục của một người, sự bất hòa được hủy đi cho mọi người. Xin hướng dẫn trí lòng con bằng chân lý của Cha và củng cố đời sống chúng con bằng bài học qua cái chết của Người, để chúng con luôn sống kết hiệp với Cha trên thiên quốc Cha đã hứa".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Lễ Truyền Tin: Vâng lời trọn hảo
Anmai, CSsR
08:33 24/03/2012
LỜI XIN VÂNG TRỌN HẢO (Is 7, 10-14, Dt 10, 4-10, Lc 1, 26-38)
Mở lại những trang đầu của Thánh Kinh, chúng ta thấy một tình yêu hết sức đẹp, thơ mộng giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ muôn loài, Thiên Chúa tạo dựng con người và đặc biệt khi tạo dựng xong, Thiên Chúa cho con người thừa hưởng tất cả những gì Thiên Chúa tạo dựng.
Có lẽ không tìm ra được ông chủ nào tuyệt vời hơn Thiên Chúa. Chỉ có một chuyện duy nhất ông chủ muốn nói với con người rằng cây trái gì trong vườn, thích thì cứ ăn, thích thì cứ hưởng dùng, duy chỉ một trái thôi con người không được ăn. Đáng tiếc thay con người đã ăn. Chuyện trái cây nó chẳng là gì cả. Thật ra cả cái vườn đó thì sá gì là trái táo. Cả cây táo ăn chủ cũng chẳng bận tâm nhưng chuyện quan trọng con người nhận ra đó chính là sự vâng lời chủ.
Con người đầu tiên trên mặt đất này đã bất tuân. Người đàn bà cũng như dòng giống người đàn bà đó đã phải đón nhận sự trừng phạt của Thiên Chúa. Thế nhưng mà, giận thì giận mà thương thì thương và có giận thì giận trong giây lát nhưng yêu thương lại thương suốt cả đời. Vẫn thương và đã báo cho con rắn - đầu mối của tội lỗi - về hình ảnh của con người hay nói đúng hơn là người nữ sẽ cứu nhân loại khỏi tội lỗi. Hình ảnh người nữ ấy đã được báo trước cho nhân loại.
Vẫn sợ, đúng lắm ! sợ vì biết tính của con người, lòng dạ con người bất nhất vì đã hơn một lần kinh nghiệm. Khi ban ơn cứu độ xuống cho con người, Thiên Chúa đã chọn một trinh nữ có tên là Maria. Maria thật nhỏ bé, thật đơn sơ, thật lặng lẽ. Cũng như bao thiếu nữ khác, Maria lên đền thờ cầu nguyện, nghe Thánh Kinh để đón chờ Đấng Mêsia. Đấng Cứu Độ trần gian như các ngôn sứ đã loan báo.
Một ngày kia, sứ thần đến với Trinh Nữ và đã loan báo lời Thiên Chúa.
Chúng ta vừa nghe Thánh Sử Luca thuật lại cho chúng ta hình ảnh hay gần hơn là giây phút linh thiêng, giây phút tuyệt vời nhất của nhân loại : Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria.
Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ".
Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".
Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"
Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Đấng Bà sinh ra, sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".
Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt Bà.
Vâng ! Lời xin vâng của Trinh Nữ Maria sao mà hay quá ! Sao mà tuyệt vời quá ! Không phải Maria xin vâng trong mù quáng, trong sợ hãi, trong bó buộc nhưng Maria xin vâng trong tâm tình tín thác và tín thác một cách vô đối.
Lời xin vâng lúc sứ thần truyền ấy Maria đã giữ trong lòng. Không chỉ ngay giây phút ấy nhưng cả cuộc đời, Maria xin vâng và xin vâng cho đến cùng dưới chân thập giá. Có lẽ không ai trên cõi đời này đã can đảm nói lời xin vâng, sống lời xin vâng như Mẹ.
Thật ra, thưa lời xin vâng, nói lời xin vâng thật dễ nhưng sống lời xin vâng ấy trong đời mình không phải là chuyện đơn giản.
Và, có lẽ nhờ ơn Chúa nên Maria đã sống trọn vẹn lời xin vâng ấy. Để sống được lời xin vâng ấy. Maria ngày mỗi ngày lắng nghe tiếng Chúa trong từng giây từng phút của cuộc đời và hình như Maria đã đắm chìm cuộc đời mình trong từng biến cố. Maria chỉ biết phó thác và hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa cuộc đời của mình,
Với Thiên Chúa, có lẽ lời đáp đẹp nhất vẫn là lời đáp xin vâng. Xin vâng theo tất cả ý của Ngài trên cuộc đời. Với tâm tình đó, chúng ta vừa nghe thư gửi tín hữu Do Thái mời gọi tín hữu sống lời xin vâng vào Thiên Chúa. Lời xin vâng ấy được nói quá chính Thánh Tử Giêsu, con Mẹ Maria - người Mẹ có tâm tình xin vâng tuyệt vời. Chúa Giêsu, trong tâm tình xin vâng theo thánh ý Cha nên đã nói : "Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho con một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội. Nên con nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa, như đã nói về con ở đoạn đầu cuốn sách. Sách ấy bắt đầu như thế này: Của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Chúa không muốn cũng không nhận, mặc dầu được hiến dâng theo lề luật. Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa".
Chúa Giêsu, trong cái thân phận làm người mỏng dòn và yếu đuối, Ngài vẫn hoảng sợ khi đón nhận thập giá đau thương : "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất cho con khỏi chén này nhưng xin đừng theo ý con mà xin theo ý Cha".
Cả cuộc đời của Chúa Giêsu, cũng như Mẹ Maria, Chúa Giêsu luôn kết hiệp cùng Cha, luôn hướng về Cha trong từng biến cố, trong từng ngày sống của cuộc đời. Có như vậy, lời xin vâng của Chúa Giêsu đã thành trọn hảo, đã trở thành của lễ đẹp lòng Cha.
Thật ra, sống lời xin vâng của ai đó đã khó, sống lời xin vâng với Thiên Chúa lại càng khó. Khó vì lẽ nhiều lúc lòng chúng ta không hề muốn những biến cố đau đớn, khó khăn đến với chúng ta. Lẽ dĩ nhiên và thường tình là như thế ! Trên đời này chẳng ai muốn mình khổ đau cả. Thế nhưng mà trong chiều kích của niềm tin, khi chúng ta hoàn toàn tín thác cuộc đời chúng ta trong tay Chúa thì mọi sự sẽ nhẹ nhàng. Khi chúng ta vùng vẫy, chúng ta cựa quậy, chúng ta càng muốn theo ý chúng ta thì hình như cuộc đời chúng ta càng khổ đau.
Những kinh nghiệm sống đó có lẽ không ai hiểu bằng chính mỗi người chúng ta. Đã nhiều lần, chúng ta kinh nghiệm được tất cả những khổ đau trong cuộc đời, những trái ý trái tính trong cuộc đời này đến với chúng ta ban đầu thì khổ thật nhưng rồi qua chặng đường, qua khổ ải đó chúng ta lại thấy lóe lên một tình yêu, một sự quan phòng, một sự chở che của Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng ta.
Dừng lại một chút cái kinh nghiệm của Giuse, vì sự hờn ghen, vì lòng ganh tỵ của các anh, Giuse đã bị bán sang Ai Cập. Tưởng chừng cuộc đời Giuse tới đó là chấm hết, tới đó là đi vào ngõ cụt, tới đó là nghìn trùng xa cách thế nhưng mà Thiên Chúa vẫn có cách của Ngài. Đọc tiếp cuộc đời của Giuse, không ai có thể ngờ được vì lẽ bàn tay, sự chở che, sự quan phòng, sự yêu thương của Thiên Chúa không như người ta tưởng và người ta nghĩ.
Chắc có lẽ Chúa không bán chúng ta như anh em đã bán Giuse, Chúa cũng không thử thách cuộc đời chúng ta như thử thách Mẹ Maria. Chúng ta hạnh phúc hơn Giuse, chúng ta hạnh phúc hơn Mẹ Maria nhưng chúng ta không nhận ra.
Cũng chẳng trách được, cuộc đời của chúng ta quá nhiều lo toan, quá nhiều ồn ào và náo nhiệt để rồi chúng ta không đủ nhạy bén để nhận ra ý Chúa nữa. Khi không nhận ra ý Chúa chúng ta dễ có khuynh hướng làm theo ý chúng ta và khi làm theo ý chúng ta thì chúng ta sẽ đón nhận những hậu quả khôn lường.
Trong cuộc sống, xin cho được chậm lại, xin cho được lặng lẽ lại, xin cho được khiêm tốn lại để nhận ra tất cả không ngoài chương trình của Chúa, không ngoài con đường Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Chúa yêu thương chúng ta mỗi người mỗi cách theo ý của Ngài.
Xin Chúa thêm ơn cho chúng ta và xin Mẹ Maria chuyển cầu cho chúng ta để trong tất cả những biến cố của cuộc đời chúng ta luôn nhận ra đó là hồng ân như Mẹ Maria. Khi chúng ta nhận ra đó là hồng ân thì chúng ta cũng sẵn sàng xin thưa với Chúa hai tiếng xin vâng như Mẹ vậy.
Mở lại những trang đầu của Thánh Kinh, chúng ta thấy một tình yêu hết sức đẹp, thơ mộng giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ muôn loài, Thiên Chúa tạo dựng con người và đặc biệt khi tạo dựng xong, Thiên Chúa cho con người thừa hưởng tất cả những gì Thiên Chúa tạo dựng.
Có lẽ không tìm ra được ông chủ nào tuyệt vời hơn Thiên Chúa. Chỉ có một chuyện duy nhất ông chủ muốn nói với con người rằng cây trái gì trong vườn, thích thì cứ ăn, thích thì cứ hưởng dùng, duy chỉ một trái thôi con người không được ăn. Đáng tiếc thay con người đã ăn. Chuyện trái cây nó chẳng là gì cả. Thật ra cả cái vườn đó thì sá gì là trái táo. Cả cây táo ăn chủ cũng chẳng bận tâm nhưng chuyện quan trọng con người nhận ra đó chính là sự vâng lời chủ.
Con người đầu tiên trên mặt đất này đã bất tuân. Người đàn bà cũng như dòng giống người đàn bà đó đã phải đón nhận sự trừng phạt của Thiên Chúa. Thế nhưng mà, giận thì giận mà thương thì thương và có giận thì giận trong giây lát nhưng yêu thương lại thương suốt cả đời. Vẫn thương và đã báo cho con rắn - đầu mối của tội lỗi - về hình ảnh của con người hay nói đúng hơn là người nữ sẽ cứu nhân loại khỏi tội lỗi. Hình ảnh người nữ ấy đã được báo trước cho nhân loại.
Vẫn sợ, đúng lắm ! sợ vì biết tính của con người, lòng dạ con người bất nhất vì đã hơn một lần kinh nghiệm. Khi ban ơn cứu độ xuống cho con người, Thiên Chúa đã chọn một trinh nữ có tên là Maria. Maria thật nhỏ bé, thật đơn sơ, thật lặng lẽ. Cũng như bao thiếu nữ khác, Maria lên đền thờ cầu nguyện, nghe Thánh Kinh để đón chờ Đấng Mêsia. Đấng Cứu Độ trần gian như các ngôn sứ đã loan báo.
Một ngày kia, sứ thần đến với Trinh Nữ và đã loan báo lời Thiên Chúa.
Chúng ta vừa nghe Thánh Sử Luca thuật lại cho chúng ta hình ảnh hay gần hơn là giây phút linh thiêng, giây phút tuyệt vời nhất của nhân loại : Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria.
Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ".
Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".
Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"
Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Đấng Bà sinh ra, sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".
Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt Bà.
Vâng ! Lời xin vâng của Trinh Nữ Maria sao mà hay quá ! Sao mà tuyệt vời quá ! Không phải Maria xin vâng trong mù quáng, trong sợ hãi, trong bó buộc nhưng Maria xin vâng trong tâm tình tín thác và tín thác một cách vô đối.
Lời xin vâng lúc sứ thần truyền ấy Maria đã giữ trong lòng. Không chỉ ngay giây phút ấy nhưng cả cuộc đời, Maria xin vâng và xin vâng cho đến cùng dưới chân thập giá. Có lẽ không ai trên cõi đời này đã can đảm nói lời xin vâng, sống lời xin vâng như Mẹ.
Thật ra, thưa lời xin vâng, nói lời xin vâng thật dễ nhưng sống lời xin vâng ấy trong đời mình không phải là chuyện đơn giản.
Và, có lẽ nhờ ơn Chúa nên Maria đã sống trọn vẹn lời xin vâng ấy. Để sống được lời xin vâng ấy. Maria ngày mỗi ngày lắng nghe tiếng Chúa trong từng giây từng phút của cuộc đời và hình như Maria đã đắm chìm cuộc đời mình trong từng biến cố. Maria chỉ biết phó thác và hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa cuộc đời của mình,
Với Thiên Chúa, có lẽ lời đáp đẹp nhất vẫn là lời đáp xin vâng. Xin vâng theo tất cả ý của Ngài trên cuộc đời. Với tâm tình đó, chúng ta vừa nghe thư gửi tín hữu Do Thái mời gọi tín hữu sống lời xin vâng vào Thiên Chúa. Lời xin vâng ấy được nói quá chính Thánh Tử Giêsu, con Mẹ Maria - người Mẹ có tâm tình xin vâng tuyệt vời. Chúa Giêsu, trong tâm tình xin vâng theo thánh ý Cha nên đã nói : "Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho con một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội. Nên con nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa, như đã nói về con ở đoạn đầu cuốn sách. Sách ấy bắt đầu như thế này: Của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Chúa không muốn cũng không nhận, mặc dầu được hiến dâng theo lề luật. Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa".
Chúa Giêsu, trong cái thân phận làm người mỏng dòn và yếu đuối, Ngài vẫn hoảng sợ khi đón nhận thập giá đau thương : "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất cho con khỏi chén này nhưng xin đừng theo ý con mà xin theo ý Cha".
Cả cuộc đời của Chúa Giêsu, cũng như Mẹ Maria, Chúa Giêsu luôn kết hiệp cùng Cha, luôn hướng về Cha trong từng biến cố, trong từng ngày sống của cuộc đời. Có như vậy, lời xin vâng của Chúa Giêsu đã thành trọn hảo, đã trở thành của lễ đẹp lòng Cha.
Thật ra, sống lời xin vâng của ai đó đã khó, sống lời xin vâng với Thiên Chúa lại càng khó. Khó vì lẽ nhiều lúc lòng chúng ta không hề muốn những biến cố đau đớn, khó khăn đến với chúng ta. Lẽ dĩ nhiên và thường tình là như thế ! Trên đời này chẳng ai muốn mình khổ đau cả. Thế nhưng mà trong chiều kích của niềm tin, khi chúng ta hoàn toàn tín thác cuộc đời chúng ta trong tay Chúa thì mọi sự sẽ nhẹ nhàng. Khi chúng ta vùng vẫy, chúng ta cựa quậy, chúng ta càng muốn theo ý chúng ta thì hình như cuộc đời chúng ta càng khổ đau.
Những kinh nghiệm sống đó có lẽ không ai hiểu bằng chính mỗi người chúng ta. Đã nhiều lần, chúng ta kinh nghiệm được tất cả những khổ đau trong cuộc đời, những trái ý trái tính trong cuộc đời này đến với chúng ta ban đầu thì khổ thật nhưng rồi qua chặng đường, qua khổ ải đó chúng ta lại thấy lóe lên một tình yêu, một sự quan phòng, một sự chở che của Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng ta.
Dừng lại một chút cái kinh nghiệm của Giuse, vì sự hờn ghen, vì lòng ganh tỵ của các anh, Giuse đã bị bán sang Ai Cập. Tưởng chừng cuộc đời Giuse tới đó là chấm hết, tới đó là đi vào ngõ cụt, tới đó là nghìn trùng xa cách thế nhưng mà Thiên Chúa vẫn có cách của Ngài. Đọc tiếp cuộc đời của Giuse, không ai có thể ngờ được vì lẽ bàn tay, sự chở che, sự quan phòng, sự yêu thương của Thiên Chúa không như người ta tưởng và người ta nghĩ.
Chắc có lẽ Chúa không bán chúng ta như anh em đã bán Giuse, Chúa cũng không thử thách cuộc đời chúng ta như thử thách Mẹ Maria. Chúng ta hạnh phúc hơn Giuse, chúng ta hạnh phúc hơn Mẹ Maria nhưng chúng ta không nhận ra.
Cũng chẳng trách được, cuộc đời của chúng ta quá nhiều lo toan, quá nhiều ồn ào và náo nhiệt để rồi chúng ta không đủ nhạy bén để nhận ra ý Chúa nữa. Khi không nhận ra ý Chúa chúng ta dễ có khuynh hướng làm theo ý chúng ta và khi làm theo ý chúng ta thì chúng ta sẽ đón nhận những hậu quả khôn lường.
Trong cuộc sống, xin cho được chậm lại, xin cho được lặng lẽ lại, xin cho được khiêm tốn lại để nhận ra tất cả không ngoài chương trình của Chúa, không ngoài con đường Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Chúa yêu thương chúng ta mỗi người mỗi cách theo ý của Ngài.
Xin Chúa thêm ơn cho chúng ta và xin Mẹ Maria chuyển cầu cho chúng ta để trong tất cả những biến cố của cuộc đời chúng ta luôn nhận ra đó là hồng ân như Mẹ Maria. Khi chúng ta nhận ra đó là hồng ân thì chúng ta cũng sẵn sàng xin thưa với Chúa hai tiếng xin vâng như Mẹ vậy.
Lựa Chọn Khôn Ngoan Từ Thập Giá
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
19:54 24/03/2012
Lời tuyên bố trên của Đức Giêsu được khởi đi từ chính trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Thánh Phaolo đã diễn tả lời đó như sau: “Đức Kitô đã học vâng phục do những đau khổ Ngài phải chịu và khi hoàn tất thì Ngài đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Ngài”(Dt 5,8). Như vậy, Đức Giêsu Kitô đã lấy cái chết của chính Ngài để ban sự sống cho những ai chết, và như vậy, “hạt lúa mì rơi xuống đất” mà Đức Kitô lấy làm hình ảnh minh họa để cho chúng ta thấy sự sống lại thoát lên từ trong cái chết. Nói như thế, để thấy nơi mỗi người không phải là một sự trao đổi mà là một sự trao ban. Đức Giêsu Kitô đã trao mạng sống của Ngài cho chúng ta và Đức Giêsu Kitô đã lãnh nhận cái chết của loài người chúng ta vào thân thể của Ngài. Một sự trao ban lạ lùng này, chúng ta không thể gặp thấy ở đâu hay bất cứ một ngưỡng cửa chân lý nào. Chỉ có một chân lý duy nhất. Chỉ có một con đường duy nhất. Chỉ có một sự sống đích thực trong cùng một con người đã xưng mình là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Đấng ấy đã cho chúng ta thoát lên từ trong cái chết, gặp được sự sống và ngược lại, Ngài đã chết thay cho án phạt phải chết của tất cả loài người chúng ta.
Chính vì Ngài đã chết thay cho án phạt phải chết của tất cả loài người, mà chúng ta nhận ra giá trị của Thập Giá: “Khi nào Ta được đưa lên cao trên Thập Giá, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”(Ga 12,32). Đây không phải là một lời hiệu triệu mà đây là một lời thông báo. Đức Giêsu thông báo cho mọi người biết rằng cái chết của Ngài là giờ hiệu triệu, là giờ mà Ngài sẽ kéo mọi sự lên cùng Ngài. Cái chết của Đức Giêsu liên hệ tới sự sống của loài người chúng ta. Thông điệp mà Ngài gửi tới cho trái đất là khởi đi từ Thập Giá. Vì vậy, ai là người biết lắng nghe, biết đón nhận thì họ sẽ là người đạt tới sự sống trong Đức Kitô. Đức Giêsu kêu gọi: “Ai phụng sự Ta thì kẻ đó sẽ theo Ta và Ta ở đâu thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó”(Ga 12,26a).
Có phải chúng ta sẽ ở mãi trên Thập Giá với Đức Kitô không? Có phải chúng ta ở trong nấm mồ với Ngài không? Nếu Đức Giêsu Kitô kết thúc ở Thập Giá, kết thúc ở nấm mồ và đưa tất cả chúng ta cũng ở đó với Ngài – trong nấm mồ của sự chết – thì đó là một sự thất bại thảm hại và một cái kết không có hậu. Nhưng nếu Đức Giêsu Kitô đã đón nhận cái chết và Ngài trao sự sống của Ngài cho chúng ta, thì sự sống đích thực của Đức Kitô là sự sống đời đời. Ngài đón nhận cái chết trong thời gian, nhưng Ngài trao ban sự sống trong vĩnh cửu. Ngài cho chúng ta sự sống vĩnh cửu mà Ngài chấp nhận cái chết của con người xác đất phận hèn! Chúng ta không thể hiểu được điều đó được. Một mầu nhiệm tình yêu lại có thể trao đổi lạ lùng như thế. Nhưng khi nào chúng ta được đến với Chúa, ở cùng Chúa thì chúng ta sẽ hiểu điều đó. Vậy nên, những người khao khát ngay từ bây giờ, ao ước mình được đi vào trong sự trao đổi đó. Đi vào trong một mối tương quan lạ lùng đó, là đi đến “Ta ở đâu thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó”. Đấy sẽ là câu trả lời, một sự cảm nghiệm và một sự thông tuệ mà Chúa cho những người phụng sự Chúa hiểu tất cả những gì mà mình đã khát khao.
Người Kitô hữu hôm nay không làm gì khác hơn là tin tưởng và bước đi theo Đức Giêsu Kitô. Nếu như họ, tự bản thân mình, đi tìm cõi sống như bao nhiêu những người danh tiếng trong lịch sử như Tần Thủy Hoàng (259 – 210 TCN), như Alexandre Đại Đế (356-323 TCN) đã cất công đi tìm thứ thuốc trường sinh bất tử thì kết quả là con số 0! Họ thuộc vào thành phần Chúa nói hôm nay: “Ai tìm mình thì sẽ mất”. Trong khi đó, người Kitô hữu không ước vọng đi tìm thuốc trường sinh bất tử, không có ước mơ để mình sống mãi thiên tuế, vạn tuế đời này. Họ chỉ là những người bước theo Đức Giêsu Kitô và dù Đức Giêsu Kitô bước vào cõi chết, bước lên thập giá thì những người phụng sự Ngài, tin tưởng ở nơi Ngài cũng bước theo. Vì họ đã nhận được ở nơi Ngài tình yêu, họ đã nhận được một sự bảo lãnh mà Đức Giêsu Kitô trao ban cho họ. Và khi họ dám bước theo Đức Kitô như vậy, thì quả thực, họ sẽ đạt tới sự sống đời đời. Bởi không phải một mình Đức Giêsu Kitô, nhưng Ngài nói tiếp: “Ai phụng sự Ta thì Cha Ta sẽ tôn vinh người đó”(Ga 12,26b). Cha sẽ tôn vinh những người biết phụng sự, biết đi theo Đức Giêsu Kitô vì chính Đức Giêsu Kitô đã xin Cha: “Lạy Cha, Con muốn rằng Con ở đâu thì chúng cũng ở đấy với Con”(Ga 17,24). Và nơi ở đích thực của Đức Giêsu Kitô là sự sống đời đời. Cho nên, trong tiến trình của ơn cứu độ, Đức Giêsu đi xuyên qua cái chết để đi vào cõi sống, thì những người dám đi theo Ngài, dám chấp nhận những liều lĩnh đòi hỏi của lòng tin sẽ nhìn thấy kết quả của lòng tin đó, là sự sống, là sự tôn vinh. Đấy chính là một thách đố rất lớn.
Đứng trước ngưỡng cửa của sự chết và sự sống, người ta dám làm tất cả. Ở đây đặt ra cho chúng ta không phải một ngưỡng cửa, mà là hai ngưỡng cửa. Một ngưỡng cửa để bước vào sự sống đời đời. Còn một ngưỡng cửa để người ta chỉ tìm cõi sống ở đời này. Những người đi theo Đức Giêsu Kitô đã đi vào ngưỡng cửa của sự sống đời đời. Còn những người đi tìm mình, họ bước vào trong ngưỡng cửa của ảo mộng để mong kéo dài cuộc sống ở đời này. Cái kết thúc của nó đã được thể hiện rất rõ ràng. Và chính ở đây chúng ta mới hiểu được, tại sao Đức Giêsu muốn kéo chúng ta từ trên Thập Giá. Vì Thập Giá chính là ngưỡng cửa của cái chết, nhưng lại mở ra, đi vào cõi sống. Thập Giá đưa chúng ta về với Chúa Cha. Như vậy, lòng tin của chúng ta đứng trước thách đố của sự sống và sự chết, buộc người ta phải lựa chọn.
Những người sợ Thập Giá, những người coi Thập Giá là dại dột, là điên rồ, như thánh Phaolo đã diễn tả: “Chúng tôi rao giảng Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy Lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cr 1,23-25).
Khôn ngoan ở đây là gì? Là họ nhìn thấy Thánh Giá là chìa khóa mở cửa vào Nước Trời. Họ nhìn thấy Thánh Giá là ngưỡng cửa để đi vào trong sự sống đời đời. Cho nên: “Ai phụng sự Ta thì kẻ đó sẽ theo Ta và Ta ở đâu thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó”. Chính ở trên Thập Giá, chúng ta mới nghe được Lời Đức Giêsu phán rằng: “Mọi sự đã hoàn tất”(Ga 19,30). Chính ở trên Thập Giá, chúng ta mới được nghe thấy rằng: “Khi nào Ta được đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”. Thì ra Thập Giá là con đường, con đường mà Đức Giêsu Kitô đã chọn để đi vào vinh quang của Nước Chúa. Cho nên, khôn ngoan của Thập Giá chính là một sự lựa chọn, lựa chọn sự sống thay cho cái chết. Hay nói cách khác, đi qua cái chết để vào cõi sống. Thập Giá cho chúng ta triết lý của sự khôn ngoan. Thập Giá của Đức Giêsu Kitô mở ra cho chúng ta con đường cứu độ.
Hôm nay, một lần nữa, Đức Giêsu Kitô đang tiến sát đến hành trình cuối của ơn cứu độ. Ngài nói kỹ hơn về Thập Giá, Ngài nói kỹ hơn về cái chết và Ngài cũng nói rõ hơn về số phận của những người đi theo Ngài. Là Ki tô hữu, chúng ta được mời gọi là đi theo sát bước chân của Đức Giêsu Kitô. Người ta không bỏ cuộc khi mà cái chết về thể lý làm cho những người Kitô hữu trở về với bùn đất. Người ta không mất niềm hy vọng, khi mà thế gian này không thể tác động được gì hơn nữa trong cuộc sống của con người, và chính đó là lúc Thập Giá Đức Kitô hiện ra, là con đường, là sự sáng dẫn người ta về với bến bờ của niềm hy vọng, nơi có những giải đáp cho những câu hỏi ngàn đời mà nhân loại không tìm ra được đáp án.
Vâng! Lời giải đáp đó là: “Khi nào Ta bị đưa lên cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta” (Ga 12,32).
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Hạt lúa mì rơi xuống đất,
chết đi,
vẫn trổ sinh sự sống mới.
Ai bước theo Chúa lên Thập Giá,
như sự chết cắt ngang cuộc đời,
thì lập tức tình yêu lại đi vào nơi vĩnh cửu.
Xin cho mỗi người chúng con,
là những người sống ở đời này,
đem hết lòng tin, cậy, mến phụng sự Chúa.
Xin cho chúng con được thực hiện Lời Chúa hứa:
“Ai phụng sự Ta thì kẻ đó sẽ theo Ta
và Ta ở đâu thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó,
và Cha Ta sẽ tôn vinh người đó”. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tầm mức quan trọng chuyến thăm viếng của Đức Giáo Hoàng đến Mexicô và Cuba
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
08:37 24/03/2012
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã lên đường khởi hành đi đến Châu Mỹ Latinh, vùng nói tiếng Tây Ban Nha vào sáng thứ sáu, 23/3/2012. Đây là chuyến Tông Du Mục Vụ thứ 23 của vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo từ năm 2005.
Trong đoàn tháp tùng gần 120 người, trong đó có 90 nhà báo quốc tế. Những người quan trọng hàng đầu gồm có Đức Hồng Y Tarcisio Bertone (Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh), ĐHY Javier Lozano Barragan, người Mexicô (chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về mục vụ cho các nhân viên y tế), Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu (thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh và đã từng là sứ thần Tòa Thánh tại Cuba trong nhiều năm), Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi (Phát ngôn viên của Tòa Thánh), bác sĩ riêng Dr. Patrizio Polisca. Kế đến hai người thân cận nhất không thể thiếu được trong các cuộc Tông Du là những thư ký riêng của ĐGH: Đức ông Georg Gänswein (người Đức) và Alfred Xuereb (người Malta).
Một cái nhìn nhanh vào những con số dự đoán cho cuộc Tông Du tại Mexicô và Cuba theo đài Vatican: 1.500.000 khách hành hương, 2.000 nhà báo từ 500 cơ quan báo chí khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và trang Web, ít nhất có 3.000 cảnh sát và quân đội lo về an ninh. Phải nhắc đến con số 15.000 khách danh dự được mời đến tham dự trong các thánh lễ đại trào.
Theo cách nhìn mê tín của người Ý, họ cho rằng con số 23 sẽ mang lại điều may mắn, thì người ta nhìn thấy có dự đoán tốt về Đức Giáo Hoàng cho chuyến Tông Du Châu Mỹ Latinh này: Chuyến Tông Du lần thứ 23, Ngài thăm 23 quốc gia và hôm nay khởi hành đúng vào ngày 23/3. Nếu may mắn đến cho một cuộc hành trình dài và khó nhọc thì ai mà chẳng cần, nhất là cho một cụ già đã gần 85 tuổi.
Quốc gia Mexicô đã 6 lần được đón tiếp vị đứng đầu Hội Thánh đến thăm, còn Cuba đây là lần thứ hai. Chân Phước GH Gioan Phaolô II đã đến thăm Mexicô 5 lần và Cuba 1 lần.
Lần này phải nhắc đến sự kiện chuyến Tông Du của vị Giáo Hoàng lớn tuổi nhất từ trước đến nay, ngày 16/4/2012 tới này ĐGH Bênêđictô XVI sẽ mừng thượng thọ 85 tuổi. Và chúng ta cũng có thể nói ĐGH Bênêđictô XVI đang là một vị nguyên thủ quốc gia lớn tuổi nhất trên thế giới vẫn còn làm việc với một nhịp độ rất chăm chỉ.
Theo thông tấn xã Reuters hôm nay đưa tin, để trả lời cho một câu hỏi thú vị của một nhà báo trên máy bay, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhận định rằng: "Chủ nghiã Mác-xít, như đã được xây dựng ban đầu, không còn phù hợp với thời đại". Tại Cuba, một mô hình xã hội mới phải được tìm ra. Giáo Hội Công Giáo đang chuẩn bị để hỗ trợ đảo quốc Cuba trong việc tìm kiếm các mô thức tiến bộ mới.
Trong chương trình 3 ngày tại Cuba sẽ không có cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng với các nhà bất đồng chính kiến Cuba. Tuy nhiên, Ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo luôn luôn đứng về phía tự do tôn giáo và tự do lương tâm; và thực hành trong chiều hướng này. Khoảng 60% của 11.000.000 người Cuba được rửa tội gia nhập Giáo Hội Công giáo, theo số liệu của Tòa Thánh Vatican.
Tòa Thánh Vatican đã một lần bác bỏ sự lo ngại về việc chính quyền cộng sản ở Cuba có thể lợi dụng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhằm vào mục đích tuyên truyền. Thay vào đó, theo Đức Hồng Y Tarcisio Bertone - người quan trọng số hai tại Vatican cho biết chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng nhằm để thúc đẩy dân chủ trên quốc đảo này.
Cũng theo ĐHY Bertone, một cuộc gặp gỡ với Fidel Castro đã không được lên kế hoạch, nếu điều ấy có thể xảy ra, thì đã được thông báo chính thức từ Tòa Thánh Vatican.
Một thánh lễ đại trào sẽ được tổ chức tại quảng trường cách mạng Antonio Maceo ở thủ đô Havanna và sẽ có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Raul Castro.
Một điều thế giới vẫn chú ý về cuộc viếng thăm của Chân Phước GH Gioan Phaolô II tại Cuba vào năm 1998, ở mọi nơi từ phi trường đến các thánh lễ đại trào đều có sự hiện diện của chủ tịch Fidel Castro trong trang phục veston với càràvạt, khắc hẳn mọi khi ở những chỗ đông người ông ta đều mang trang phục quân đội màu ôliu, một biểu hiệu chiến thắng cách mạng của ông.
Hội Đồng Giám Mục Mêxicô đã thiết lập trang website: www.benedictomexico.mx để mọi người có thể theo dõi tin tức và hình ảnh về chuyến Tông Du của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tại Mexicô. Nhà nước Cuba cũng cho biết sẽ thành lập một trang mạng đưa tin về chuyến viếng thăm của ĐGH tại Cuba, nhưng hiện thời người ta chưa biết được tên miền này.
Một cái nhìn nhanh vào những con số dự đoán cho cuộc Tông Du tại Mexicô và Cuba theo đài Vatican: 1.500.000 khách hành hương, 2.000 nhà báo từ 500 cơ quan báo chí khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và trang Web, ít nhất có 3.000 cảnh sát và quân đội lo về an ninh. Phải nhắc đến con số 15.000 khách danh dự được mời đến tham dự trong các thánh lễ đại trào.
Theo cách nhìn mê tín của người Ý, họ cho rằng con số 23 sẽ mang lại điều may mắn, thì người ta nhìn thấy có dự đoán tốt về Đức Giáo Hoàng cho chuyến Tông Du Châu Mỹ Latinh này: Chuyến Tông Du lần thứ 23, Ngài thăm 23 quốc gia và hôm nay khởi hành đúng vào ngày 23/3. Nếu may mắn đến cho một cuộc hành trình dài và khó nhọc thì ai mà chẳng cần, nhất là cho một cụ già đã gần 85 tuổi.
Quốc gia Mexicô đã 6 lần được đón tiếp vị đứng đầu Hội Thánh đến thăm, còn Cuba đây là lần thứ hai. Chân Phước GH Gioan Phaolô II đã đến thăm Mexicô 5 lần và Cuba 1 lần.
Lần này phải nhắc đến sự kiện chuyến Tông Du của vị Giáo Hoàng lớn tuổi nhất từ trước đến nay, ngày 16/4/2012 tới này ĐGH Bênêđictô XVI sẽ mừng thượng thọ 85 tuổi. Và chúng ta cũng có thể nói ĐGH Bênêđictô XVI đang là một vị nguyên thủ quốc gia lớn tuổi nhất trên thế giới vẫn còn làm việc với một nhịp độ rất chăm chỉ.
Theo thông tấn xã Reuters hôm nay đưa tin, để trả lời cho một câu hỏi thú vị của một nhà báo trên máy bay, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhận định rằng: "Chủ nghiã Mác-xít, như đã được xây dựng ban đầu, không còn phù hợp với thời đại". Tại Cuba, một mô hình xã hội mới phải được tìm ra. Giáo Hội Công Giáo đang chuẩn bị để hỗ trợ đảo quốc Cuba trong việc tìm kiếm các mô thức tiến bộ mới.
Trong chương trình 3 ngày tại Cuba sẽ không có cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng với các nhà bất đồng chính kiến Cuba. Tuy nhiên, Ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo luôn luôn đứng về phía tự do tôn giáo và tự do lương tâm; và thực hành trong chiều hướng này. Khoảng 60% của 11.000.000 người Cuba được rửa tội gia nhập Giáo Hội Công giáo, theo số liệu của Tòa Thánh Vatican.
Tòa Thánh Vatican đã một lần bác bỏ sự lo ngại về việc chính quyền cộng sản ở Cuba có thể lợi dụng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhằm vào mục đích tuyên truyền. Thay vào đó, theo Đức Hồng Y Tarcisio Bertone - người quan trọng số hai tại Vatican cho biết chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng nhằm để thúc đẩy dân chủ trên quốc đảo này.
Cũng theo ĐHY Bertone, một cuộc gặp gỡ với Fidel Castro đã không được lên kế hoạch, nếu điều ấy có thể xảy ra, thì đã được thông báo chính thức từ Tòa Thánh Vatican.
Một thánh lễ đại trào sẽ được tổ chức tại quảng trường cách mạng Antonio Maceo ở thủ đô Havanna và sẽ có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Raul Castro.
Một điều thế giới vẫn chú ý về cuộc viếng thăm của Chân Phước GH Gioan Phaolô II tại Cuba vào năm 1998, ở mọi nơi từ phi trường đến các thánh lễ đại trào đều có sự hiện diện của chủ tịch Fidel Castro trong trang phục veston với càràvạt, khắc hẳn mọi khi ở những chỗ đông người ông ta đều mang trang phục quân đội màu ôliu, một biểu hiệu chiến thắng cách mạng của ông.
Hội Đồng Giám Mục Mêxicô đã thiết lập trang website: www.benedictomexico.mx để mọi người có thể theo dõi tin tức và hình ảnh về chuyến Tông Du của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tại Mexicô. Nhà nước Cuba cũng cho biết sẽ thành lập một trang mạng đưa tin về chuyến viếng thăm của ĐGH tại Cuba, nhưng hiện thời người ta chưa biết được tên miền này.
Đám đông hân hoan đón chào Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Mễ Tây Cơ
Bùi Hữu Thư
09:52 24/03/2012
Đức Thánh Cha bầy tỏ niềm hy vọng là sẽ tăng sức đức tin cho các tín hữu
GUANAJUATO, Mễ Tây Cơ, ngày 23, tháng 3, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tới Mễ Tây Cơ hôm nay trong khung cảnh và âm thanh của một sự đón tiếp hết sức nồng hậu, trong khi các đám đông hân hoan, hoan hô và hô to "Se ve, se siente, el Papa está presente!" (chúng tôi đã thấy, chúng tôi đã cảm nhận, Đức Thánh Cha đã đến đây!).
Vì thời giờ thay đổi và chuyến bay 14 tiếng đồng hồ, đối với Đức Thánh Cha trọng tuổi có lẽ là một ngày dài không hết, nhưng ngài dường như đã ôm trọn sự sốt mến của đám đông, và đáp lại diễn văn chào mừng của tổng thống Felipe Calderón bằng bài diễn từ của ngài về niềm hy vọng cho Mễ Tây Cơ.
Sau bài diễn văn và chào mừng từng cá nhân trong nội các của ông Calderon và các giới chức Giáo Hội điạ phương, Đức Thánh Cha dành thì giờ để ban phép lành, ôm ấp và khuyến khích một hàng người trẻ rất dài, một số là người khuyết tật, trong khi phu nhân tổng thống Calderon tháp tùng ngài, bà đã giúp cho một vài trẻ em đến gần được Đức Thánh Cha. Sau đó là một hành trình trên chiếc Popemobile, chạy chậm trên đoạn đường dài hơn 30 cây số từ phi trường, trong khi nhiều đám đông hoan hô và phất cờ trên suốt lộ trình. Tới khi Đức Thánh Cha cuối cùng được đi nghỉ đêm thì đã là buổi sáng sớm tại Roma.
Bài diễn văn đầu tiên
Được nói bằng tiếng Tây Ban Nha, mặc dầu giọng ngài hơi khan tiếng, bài diễn văn của ngài tại phi trường đề cập đến một số các điểm chính của sứ điệp Đức Thánh Cha sẽ để lại tại Mễ Tây Cơ.
Đức Thánh Cha nói: "Tôi đến như một khách hành hương của đức tin, đức cậy và đức ái, tôi muốn tăng sức cho những ai tin vào Chúa Kitô qua đức tin của họ, bằng cách tăng cường và khuyến khích họ phục hồi sức sống mới cho đức tin của họ bằng việc lắng nghe Lời Chúa, cử hành các bí tích và sống ý thức hơn. Bằng cách này, họ sẽ có thể chia xẻ đức tin với người khác như những nhà truyền giáo cho những người anh em của họ và để sinh hoạt như muối men trong xã hội của họ, và đóng góp cho một đời sống chung, tôn trong lẫn nhau và hòa bình dựa trên một phẩm giá không thể so sánh của tất cả mọi con người được Thiên Chúa dựng nên, và không ai có quyền quên lãng hay xóa bỏ. Phẩm giá này đặc biệt được biểu hiệu trong quyền căn bản là tự do tôn giáo, trong ý nghĩa và sự toàn vẹn của nó."
Mặc dầu dân số Công Giáo tại Mễ Tây Cơ nhiều hơn 80%, tự do Công Giáo tại quốc gia này phải đối phó với một tiếng vang của những hạn chế đã đưa đến Chiến Tranh Cristero trong thập niên 1920.
Về mẫu mực với ba điểm để tái phục hồi đức tin (ý thức, bí tích và Lời Chúa), Đức Thánh Cha có thể đã muốn đề cập một phần đến sắc thái văn hóa trong tôn giáo Mễ Tây Cơ, là điều tạo nên hiện tượng là nhiều người Công Giáo mặc dầu cử hành những ngày lễ tôn giáo bình dân, như Lễ Hiển Linh, hay Lễ Các Đẳng Linh Hồn, nhưng lại không thường xuyên tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, và không được dậy giáo lý đầy đủ.
Thay đổi thế giới
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nói với Mễ Tây Cơ về niềm hy vọng, quốc gia này đang chịu đau khổ vì cuộc chiến bạo tàn về ma túy.
Ngài nói: "Tin tưởng nơi Thiên Chúa cho chúng ta sự đảm bảo là được gặp gỡ Người, được ban cho ân sủng của Người; niềm hy vọng của tín hữu phải dựa trên điều này. Và ý thức được như vậy, chúng ta cố gắng cải tổ cấu trúc hiện đại và những biến cố không được tốt đẹp và dường như không thể lay chuyển và vượt thắng, trong khi giúp đỡ những ai không thấy được ý nghĩa của một tương lại trong đời sống. Phải, niềm hy vọng thay đổi được sự hiện hữu thực tế của mỗi người nam và nữ một cách chính thật[...] Quốc gia này và toàn thể đại lục được mời gọi để sống niềm hy vọng trong Thiên Chúa như một niềm tin sâu xa, biến đổi thành một thái độ của con tim và một cam kết thực tiễn là đồng hành trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn."
Đức Thánh Cha kết luận bằng lời hứa cầu nguyện với Đức Mẹ Guadalupe.
Ngài nói trong khi đám đông hoan hô vang dội: "Tôi biết là tôi đang ở tại một quốc gia rất hãnh diện về sự hiếu khách và không muốn một ai cảm thấy không được tiếp đón. Tôi đã biết điều này, và bây giờ tôi có thể thấy và cảm nhận được trong lòng. Tôi chân thành hy vọng là những người Mễ Tây Cơ đang sống xa quê hương cũng sẽ cảm thấy như vậy và không có gì có thể làm cho họ quên điều này hay đánh mất ước nguyện thấy điều này gia tăng trong hòa điệu và trong một sự phát triển toàn vẹn và chân chính. Cám ơn quý vị!"
GUANAJUATO, Mễ Tây Cơ, ngày 23, tháng 3, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tới Mễ Tây Cơ hôm nay trong khung cảnh và âm thanh của một sự đón tiếp hết sức nồng hậu, trong khi các đám đông hân hoan, hoan hô và hô to "Se ve, se siente, el Papa está presente!" (chúng tôi đã thấy, chúng tôi đã cảm nhận, Đức Thánh Cha đã đến đây!).
Vì thời giờ thay đổi và chuyến bay 14 tiếng đồng hồ, đối với Đức Thánh Cha trọng tuổi có lẽ là một ngày dài không hết, nhưng ngài dường như đã ôm trọn sự sốt mến của đám đông, và đáp lại diễn văn chào mừng của tổng thống Felipe Calderón bằng bài diễn từ của ngài về niềm hy vọng cho Mễ Tây Cơ.
Sau bài diễn văn và chào mừng từng cá nhân trong nội các của ông Calderon và các giới chức Giáo Hội điạ phương, Đức Thánh Cha dành thì giờ để ban phép lành, ôm ấp và khuyến khích một hàng người trẻ rất dài, một số là người khuyết tật, trong khi phu nhân tổng thống Calderon tháp tùng ngài, bà đã giúp cho một vài trẻ em đến gần được Đức Thánh Cha. Sau đó là một hành trình trên chiếc Popemobile, chạy chậm trên đoạn đường dài hơn 30 cây số từ phi trường, trong khi nhiều đám đông hoan hô và phất cờ trên suốt lộ trình. Tới khi Đức Thánh Cha cuối cùng được đi nghỉ đêm thì đã là buổi sáng sớm tại Roma.
Bài diễn văn đầu tiên
Được nói bằng tiếng Tây Ban Nha, mặc dầu giọng ngài hơi khan tiếng, bài diễn văn của ngài tại phi trường đề cập đến một số các điểm chính của sứ điệp Đức Thánh Cha sẽ để lại tại Mễ Tây Cơ.
Đức Thánh Cha nói: "Tôi đến như một khách hành hương của đức tin, đức cậy và đức ái, tôi muốn tăng sức cho những ai tin vào Chúa Kitô qua đức tin của họ, bằng cách tăng cường và khuyến khích họ phục hồi sức sống mới cho đức tin của họ bằng việc lắng nghe Lời Chúa, cử hành các bí tích và sống ý thức hơn. Bằng cách này, họ sẽ có thể chia xẻ đức tin với người khác như những nhà truyền giáo cho những người anh em của họ và để sinh hoạt như muối men trong xã hội của họ, và đóng góp cho một đời sống chung, tôn trong lẫn nhau và hòa bình dựa trên một phẩm giá không thể so sánh của tất cả mọi con người được Thiên Chúa dựng nên, và không ai có quyền quên lãng hay xóa bỏ. Phẩm giá này đặc biệt được biểu hiệu trong quyền căn bản là tự do tôn giáo, trong ý nghĩa và sự toàn vẹn của nó."
Mặc dầu dân số Công Giáo tại Mễ Tây Cơ nhiều hơn 80%, tự do Công Giáo tại quốc gia này phải đối phó với một tiếng vang của những hạn chế đã đưa đến Chiến Tranh Cristero trong thập niên 1920.
Về mẫu mực với ba điểm để tái phục hồi đức tin (ý thức, bí tích và Lời Chúa), Đức Thánh Cha có thể đã muốn đề cập một phần đến sắc thái văn hóa trong tôn giáo Mễ Tây Cơ, là điều tạo nên hiện tượng là nhiều người Công Giáo mặc dầu cử hành những ngày lễ tôn giáo bình dân, như Lễ Hiển Linh, hay Lễ Các Đẳng Linh Hồn, nhưng lại không thường xuyên tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, và không được dậy giáo lý đầy đủ.
Thay đổi thế giới
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nói với Mễ Tây Cơ về niềm hy vọng, quốc gia này đang chịu đau khổ vì cuộc chiến bạo tàn về ma túy.
Ngài nói: "Tin tưởng nơi Thiên Chúa cho chúng ta sự đảm bảo là được gặp gỡ Người, được ban cho ân sủng của Người; niềm hy vọng của tín hữu phải dựa trên điều này. Và ý thức được như vậy, chúng ta cố gắng cải tổ cấu trúc hiện đại và những biến cố không được tốt đẹp và dường như không thể lay chuyển và vượt thắng, trong khi giúp đỡ những ai không thấy được ý nghĩa của một tương lại trong đời sống. Phải, niềm hy vọng thay đổi được sự hiện hữu thực tế của mỗi người nam và nữ một cách chính thật[...] Quốc gia này và toàn thể đại lục được mời gọi để sống niềm hy vọng trong Thiên Chúa như một niềm tin sâu xa, biến đổi thành một thái độ của con tim và một cam kết thực tiễn là đồng hành trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn."
Đức Thánh Cha kết luận bằng lời hứa cầu nguyện với Đức Mẹ Guadalupe.
Ngài nói trong khi đám đông hoan hô vang dội: "Tôi biết là tôi đang ở tại một quốc gia rất hãnh diện về sự hiếu khách và không muốn một ai cảm thấy không được tiếp đón. Tôi đã biết điều này, và bây giờ tôi có thể thấy và cảm nhận được trong lòng. Tôi chân thành hy vọng là những người Mễ Tây Cơ đang sống xa quê hương cũng sẽ cảm thấy như vậy và không có gì có thể làm cho họ quên điều này hay đánh mất ước nguyện thấy điều này gia tăng trong hòa điệu và trong một sự phát triển toàn vẹn và chân chính. Cám ơn quý vị!"
Kitô giáo Hàn Quốc kêu gọi thả giáo sĩ bị bắt ở Jeju
Lã Thụ Nhân
10:08 24/03/2012
Kitô giáo Hàn Quốc kêu gọi thả giáo sĩ bị bắt ở Jeju
Seoul (AsiaNews) - Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc lên tiếng kêu gọi chính phủ phóng thích một linh mục Công giáo và một mục sư Tin Lành đã bị bắt giữ vì phản đối vụ nổ mìn tại Bãi biển Gurumbi, trên đảo Jeju, nơi chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân mặc dù có sự phản đối của địa phương.
Yêu cầu đã được đưa ra trong một Thánh Lễ lớn được tổ chức bởi Hội đồng các Bề Trên Thượng Cấp các Dòng Tu Nam và Các Tu hội Đời sống Tông Đồ. Nghi thức được tổ chức tại Trung tâm Tông Đồ của các tu sĩ Dòng Tên tại Seoul, với sự đồng tế của 60 linh mục và khoảng 500 tu sĩ cùng giáo dân.
Các tham dự viên kêu gọi chính phủ phóng thích hai giáo sĩ, Cha Kim Jeong-uk và Mục sư Yi Jeong-hun, tuyên bố rằng vụ bắt giữ của họ vi phạm nguyên tắc tự do tôn giáo như được hiến pháp thừa nhận.
Đối với các Kitô hữu, hai giáo sĩ đã hành động theo lương tâm tôn giáo và xác tín Tin Mừng của họ. Một phái đoàn đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên Ủy viên Công tố yêu cầu phóng thích họ.
Vào năm 2008, sau khi gặp phải những lời chỉ trích mạnh mẽ từ các nhóm xã hội dân sự và Giáo Hội, chính phủ đã hoãn kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân trên đảo. Tuy nhiên, với sự phản đối của địa phương bị bỏ qua, công trình xây dựng bắt đầu vào ngày 8 tháng Ba năm nay, bằng việc nổ mìn trên bãi biển.
Nổi tiếng với bản chất nguyên sơ và cảnh quan đẹp, Đảo Jeju nằm phía nam bán đảo Hàn Quốc ở eo biển Hàn Quốc và được quản lý như là một tỉnh tự trị.
Những người phản đối căn cứ hải quân muốn bảo vệ môi trường địa phương và ngành du lịch. Chính phủ nói rằng căn cứ 970 triệu Mỹ kim là cần thiết cho an ninh quốc gia.
Seoul (AsiaNews) - Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc lên tiếng kêu gọi chính phủ phóng thích một linh mục Công giáo và một mục sư Tin Lành đã bị bắt giữ vì phản đối vụ nổ mìn tại Bãi biển Gurumbi, trên đảo Jeju, nơi chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân mặc dù có sự phản đối của địa phương.
Yêu cầu đã được đưa ra trong một Thánh Lễ lớn được tổ chức bởi Hội đồng các Bề Trên Thượng Cấp các Dòng Tu Nam và Các Tu hội Đời sống Tông Đồ. Nghi thức được tổ chức tại Trung tâm Tông Đồ của các tu sĩ Dòng Tên tại Seoul, với sự đồng tế của 60 linh mục và khoảng 500 tu sĩ cùng giáo dân.
Các tham dự viên kêu gọi chính phủ phóng thích hai giáo sĩ, Cha Kim Jeong-uk và Mục sư Yi Jeong-hun, tuyên bố rằng vụ bắt giữ của họ vi phạm nguyên tắc tự do tôn giáo như được hiến pháp thừa nhận.
Đối với các Kitô hữu, hai giáo sĩ đã hành động theo lương tâm tôn giáo và xác tín Tin Mừng của họ. Một phái đoàn đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên Ủy viên Công tố yêu cầu phóng thích họ.
Vào năm 2008, sau khi gặp phải những lời chỉ trích mạnh mẽ từ các nhóm xã hội dân sự và Giáo Hội, chính phủ đã hoãn kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân trên đảo. Tuy nhiên, với sự phản đối của địa phương bị bỏ qua, công trình xây dựng bắt đầu vào ngày 8 tháng Ba năm nay, bằng việc nổ mìn trên bãi biển.
Nổi tiếng với bản chất nguyên sơ và cảnh quan đẹp, Đảo Jeju nằm phía nam bán đảo Hàn Quốc ở eo biển Hàn Quốc và được quản lý như là một tỉnh tự trị.
Những người phản đối căn cứ hải quân muốn bảo vệ môi trường địa phương và ngành du lịch. Chính phủ nói rằng căn cứ 970 triệu Mỹ kim là cần thiết cho an ninh quốc gia.
ĐTC Bênêđictô XVI đến Mexico như là 'người hành hương của đức tin, hy vọng, tình yêu'
Lã Thụ Nhân
10:11 24/03/2012
ĐTC Bênêđictô XVI đến Mexico như là 'người hành hương của đức tin, hy vọng, tình yêu'
Leon, Mexico (CNA / EWTN News) - Sau khi máy bay của Đức Giáo Hoàng hạ cánh xuống Guanajuato, Mêxicô chiều 23/03, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói với đám đông nhiệt thành rằng ngài đến đất nước của họ như một "người hành hương của đức tin, hy vọng và tình yêu".
Trong bài diễn văn chào mừng chính thức vào đầu chuyến tông du từ 23 đến 26/03, Đức Thánh Cha nói với những người tụ họp chào đón rằng ngài mong muốn củng cố và khuyến khích những người tin vào Chúa Kitô.
Ngài thúc giục người Công Giáo "hành động như những người truyền giáo" để đóng góp vào "sự chung sống tôn trọng và hòa bình" đến từ "phẩm giá vô song của mỗi con người" và "không ai có quyền xem thường". Ngài nhấn mạnh: "Phẩm giá này được thể hiện đặc biệt là trong quyền căn bản về tự do tôn giáo".
Lưu ý rằng bạo lực gần đây đã hoành hành tại khu vực này, Đức Thánh Cha kêu gọi người dân Mễ Tây Cơ và tất cả mọi người Mỹ Châu La tinh sống niềm hy vọng của họ vào Thiên Chúa để làm nên một "dấn thân thực sự" nhằm xây dựng một "thế giới tốt đẹp hơn".
Từ năm 2006 đến 2011, chính phủ Mêxicô ước tính có hơn 47.000 công dân đã bị thiệt mạng vì bạo lực liên quan đến ma túy.
Đức Thánh Cha cầu nguyện đặc biệt cho "những người đau đớn" vì "tất cả các hình thức của bạo lực", nhưng cũng nói rằng ngài biết mình đang ở một đất nước “tự hào về sự hiếu khách của mình và mong muốn không ai cảm thấy không được hoan nghênh".
Đức Giáo Hoàng đặc biệt tạ ơn Thiên Chúa "đã cho phép tôi thực hiện mong muốn" đã ấp ủ rất lâu để cuối cùng được thăm viếng "quốc gia vĩ đại" Mêxicô. Ngài hy vọng ngay cả những người Mễ Tây Cơ "xa quê hương của mình" không thể "mất đi niềm mong ước nhìn thấy sự tăng trưởng trong sự hài hòa và phát triển toàn diện đích thực".
Trong những năm gần đây, nhiều nước Mỹ Châu Latinh đã tổ chức lễ kỷ niệm hai trăm năm độc lập của họ. Đức Trinh Nữ Maria, đã "được kêu cầu tha thiết" để tỏ rỏ cho mọi người rằng "Chúa yêu thương tất cả mọi người và tự hiến mình vì họ mà không phân biệt họ là ai".
Đức Thánh Cha cầu xin sự chuyển cầu của Đức Mẹ Guadalupe cho người dân Mễ Tây Cơ" sống thật với đức tin mà anh chị em đã đón nhận".
Trong số 23 chuyến tông du nước ngoài của mình kể từ khi trở thành Giáo Hoàng vào năm 2005, đây là chuyến đi đầu tiên tới Mỹ Châu Latinh. Đức Giáo Hoàng sẽ lưu lại Mêxicô đến ngày 26/03, sau đó ngài sẽ đến Cuba trước khi trở về Rôma vào ngày 29/03
Trong bài diễn văn chào mừng chính thức vào đầu chuyến tông du từ 23 đến 26/03, Đức Thánh Cha nói với những người tụ họp chào đón rằng ngài mong muốn củng cố và khuyến khích những người tin vào Chúa Kitô.
Ngài thúc giục người Công Giáo "hành động như những người truyền giáo" để đóng góp vào "sự chung sống tôn trọng và hòa bình" đến từ "phẩm giá vô song của mỗi con người" và "không ai có quyền xem thường". Ngài nhấn mạnh: "Phẩm giá này được thể hiện đặc biệt là trong quyền căn bản về tự do tôn giáo".
Lưu ý rằng bạo lực gần đây đã hoành hành tại khu vực này, Đức Thánh Cha kêu gọi người dân Mễ Tây Cơ và tất cả mọi người Mỹ Châu La tinh sống niềm hy vọng của họ vào Thiên Chúa để làm nên một "dấn thân thực sự" nhằm xây dựng một "thế giới tốt đẹp hơn".
Từ năm 2006 đến 2011, chính phủ Mêxicô ước tính có hơn 47.000 công dân đã bị thiệt mạng vì bạo lực liên quan đến ma túy.
Đức Thánh Cha cầu nguyện đặc biệt cho "những người đau đớn" vì "tất cả các hình thức của bạo lực", nhưng cũng nói rằng ngài biết mình đang ở một đất nước “tự hào về sự hiếu khách của mình và mong muốn không ai cảm thấy không được hoan nghênh".
Đức Giáo Hoàng đặc biệt tạ ơn Thiên Chúa "đã cho phép tôi thực hiện mong muốn" đã ấp ủ rất lâu để cuối cùng được thăm viếng "quốc gia vĩ đại" Mêxicô. Ngài hy vọng ngay cả những người Mễ Tây Cơ "xa quê hương của mình" không thể "mất đi niềm mong ước nhìn thấy sự tăng trưởng trong sự hài hòa và phát triển toàn diện đích thực".
Trong những năm gần đây, nhiều nước Mỹ Châu Latinh đã tổ chức lễ kỷ niệm hai trăm năm độc lập của họ. Đức Trinh Nữ Maria, đã "được kêu cầu tha thiết" để tỏ rỏ cho mọi người rằng "Chúa yêu thương tất cả mọi người và tự hiến mình vì họ mà không phân biệt họ là ai".
Đức Thánh Cha cầu xin sự chuyển cầu của Đức Mẹ Guadalupe cho người dân Mễ Tây Cơ" sống thật với đức tin mà anh chị em đã đón nhận".
Trong số 23 chuyến tông du nước ngoài của mình kể từ khi trở thành Giáo Hoàng vào năm 2005, đây là chuyến đi đầu tiên tới Mỹ Châu Latinh. Đức Giáo Hoàng sẽ lưu lại Mêxicô đến ngày 26/03, sau đó ngài sẽ đến Cuba trước khi trở về Rôma vào ngày 29/03
Mêxicô mở rộng vòng tay đón tiếp ĐTC BênêđictôXVI
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:55 24/03/2012
ROMA, (zenit.org)- « Người dân Mêxicô mở rộngvòng tay đón tiếp Đức Thánh Cha », đó là lời của Tổng Thống Liên Bang Mêxicô,ông Felipe Calderon, trong diễn văn chào đón Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI hômqua Thứ Sáu, ngày 23 tháng 3 tại phi trường Leon, với sự hiện diện của các nhàchức trách dân sự, các đấng bậc trong Giáo Hội tại Mêxicô, trong niềm phấn khởicủa khoảng 3500 người vây quanh.
Hòa vang trong tiếng vỗ tay và lời hoan hô, Tổng ThốngCalderon nhiệt liệt chào đón Đức Thánh Cha và bày tỏ « nỗi niềm, tình cảmcủa hàng triệu người dân Mêxicô » dành cho ngài, trong sự đồng thanh hôvang không ngớt danh tánh của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Thay mặt Chính Phủvà nhân dân Mêxicô, Tổng Thống cám ơn Đức Giáo Hoàng về sự hiện diện của ngài ».
Vị Tổng Thống nói rằng thật là hạnh phúc khi Đức ThánhCha chấp nhận lời mời của ông trong chuyến viếng thăm chính thức Vatican vào năm 2007.
Tổng Thống đã thẳng thắn nói rằng Mêxicô đang phảiđương đầu với các « thách đố » và đang trong « thời khắc khókhăn » : sự viếng thăm của Đức Thánh Cha càng tăng « thêm ýnghĩa ». Nhân Dân Mêxicô « đã chịu đựng rất nhiều và làm hết sức mìnhđể nuôi dưỡng, giáo dục con em mình, và cũng như một số nước khác đang phảihứng chịu cuộc khủng hoảng quốc tế ».
Người điều hành đất nước cũng đề cập đến thách đố về « bạolực băng đảng », « tội phạm có tổ chức », các thảm họa thiêntai, lụt lội, động đất và dịch bệnh.
Mặc dầu vậy, Tổng Thống Calderon nhấn mạnh - luôn bịgián đoạn bởi tiếng hoan hô của công chúng - rằng nhân dân Mêxicô luôn « đứngthẳng », vì đây là « một dân tộc mạnh mẽ », một dân tộc « nhẫnnại trong niềm hy vọng » trong việc đối phó với tinh thần « tráchnhiệm » của mình.
« Ông tintưởng , vị Tổng Thống chỉ rõ, vào gia đình, tự do, công lý, nền dân chủ, tìnhyêu nơi người khác », và đó cũng là « các giá trị đặc thù » manglại cho ông niềm vui đứng trước « thử thách ».
Sau những lời tung hô, Tổng Thống Mêxicô nói tiếp :« Đó là một dân tộc cao thượng, hào hiệp, vui vẻ » đang dành cho « ĐứcThánh Cha sự trìu mến cao quý ».
« Nhữngngười nam và người nữ Mêxicô, Tổng Thống tiếp lời, khát khao công lý và hòabình, cũng như lợi ích chung » : « Chúng ta cùng hành động nhằmđem lại một tương lai tốt đẹp cho con cháu trở nên những thanh niên thiếu nữcủa thiện hảo và hòa bình, cho gia đình có những điều kiện về sự an toàn để thăng tiến một cách trọn vẹn ».
Tổng Thống Calderon hy vọng chuyến viếng thăm của ĐứcThánh Cha sẽ soi sáng nhân dân Mêxicô qua « tư tưởng vững vàng, ý tưởngquả quyết, các giá trị cá nhân, và đức tin của ngài, đồng thời cũng mang đếncho họ những lời an ủi, và nguồn cảm hứng để làm mới lại niềm hy vọng cho hàngtriệu người dân Mêxicô ».
Cuối cùng Tổng Thống Calderon nói rằng Mêxicô rấtvinh dự vì là quốc gia đầu tiên nói Tiếng Tây Ban Nha tại lục địa Châu Mỹ LaTình được đón tiếp Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Những lời của Tổng Thống mộtlần nữa được đáp lại bằng những tiếng hoan hô và những cử động đầy phấn khích củanhững cờ hiệu màu vàng trắng.
Trong một đất nước có 92 triệu người công giáo trêntổng số 108 triệu dân, không kể kiều dân đang sống tại Hoa Kỳ, Tổng Thống nóirõ Mêxicô là nước Công Giáo đông và hàng thứ hai trên thế giới sau Brazil. TổngThống cũng không quên nhắc đến những người Công Giáo làm rạng danh đất nước nhưBartholomée de las Casas. Ông cũng gợi lại chuyến tông du của Chân Phước GioanPhaolô II và chào mừng « giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Mêxicô vàTòa Thánh ».
Tổng Thống Felipe Calderon mô tả một đất nước hànhđộng cho nền dân chủ, tự do thờ tự, đa chính trị và tôn giáo cũng như ý thức hệđang đón tiếp Đức Thánh Cha « trong niềm phấn khởi và xúc động » với « cánhtay rộng mở » bằng « tình yêu và tình cảm của hàng triệu người dân Mêxicô ».
Hòa vang trong tiếng vỗ tay và lời hoan hô, Tổng ThốngCalderon nhiệt liệt chào đón Đức Thánh Cha và bày tỏ « nỗi niềm, tình cảmcủa hàng triệu người dân Mêxicô » dành cho ngài, trong sự đồng thanh hôvang không ngớt danh tánh của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Thay mặt Chính Phủvà nhân dân Mêxicô, Tổng Thống cám ơn Đức Giáo Hoàng về sự hiện diện của ngài ».
Vị Tổng Thống nói rằng thật là hạnh phúc khi Đức ThánhCha chấp nhận lời mời của ông trong chuyến viếng thăm chính thức Vatican vào năm 2007.
Tổng Thống đã thẳng thắn nói rằng Mêxicô đang phảiđương đầu với các « thách đố » và đang trong « thời khắc khókhăn » : sự viếng thăm của Đức Thánh Cha càng tăng « thêm ýnghĩa ». Nhân Dân Mêxicô « đã chịu đựng rất nhiều và làm hết sức mìnhđể nuôi dưỡng, giáo dục con em mình, và cũng như một số nước khác đang phảihứng chịu cuộc khủng hoảng quốc tế ».
Người điều hành đất nước cũng đề cập đến thách đố về « bạolực băng đảng », « tội phạm có tổ chức », các thảm họa thiêntai, lụt lội, động đất và dịch bệnh.
Mặc dầu vậy, Tổng Thống Calderon nhấn mạnh - luôn bịgián đoạn bởi tiếng hoan hô của công chúng - rằng nhân dân Mêxicô luôn « đứngthẳng », vì đây là « một dân tộc mạnh mẽ », một dân tộc « nhẫnnại trong niềm hy vọng » trong việc đối phó với tinh thần « tráchnhiệm » của mình.
« Ông tintưởng , vị Tổng Thống chỉ rõ, vào gia đình, tự do, công lý, nền dân chủ, tìnhyêu nơi người khác », và đó cũng là « các giá trị đặc thù » manglại cho ông niềm vui đứng trước « thử thách ».
Sau những lời tung hô, Tổng Thống Mêxicô nói tiếp :« Đó là một dân tộc cao thượng, hào hiệp, vui vẻ » đang dành cho « ĐứcThánh Cha sự trìu mến cao quý ».
« Nhữngngười nam và người nữ Mêxicô, Tổng Thống tiếp lời, khát khao công lý và hòabình, cũng như lợi ích chung » : « Chúng ta cùng hành động nhằmđem lại một tương lai tốt đẹp cho con cháu trở nên những thanh niên thiếu nữcủa thiện hảo và hòa bình, cho gia đình có những điều kiện về sự an toàn để thăng tiến một cách trọn vẹn ».
Tổng Thống Calderon hy vọng chuyến viếng thăm của ĐứcThánh Cha sẽ soi sáng nhân dân Mêxicô qua « tư tưởng vững vàng, ý tưởngquả quyết, các giá trị cá nhân, và đức tin của ngài, đồng thời cũng mang đếncho họ những lời an ủi, và nguồn cảm hứng để làm mới lại niềm hy vọng cho hàngtriệu người dân Mêxicô ».
Cuối cùng Tổng Thống Calderon nói rằng Mêxicô rấtvinh dự vì là quốc gia đầu tiên nói Tiếng Tây Ban Nha tại lục địa Châu Mỹ LaTình được đón tiếp Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Những lời của Tổng Thống mộtlần nữa được đáp lại bằng những tiếng hoan hô và những cử động đầy phấn khích củanhững cờ hiệu màu vàng trắng.
Trong một đất nước có 92 triệu người công giáo trêntổng số 108 triệu dân, không kể kiều dân đang sống tại Hoa Kỳ, Tổng Thống nóirõ Mêxicô là nước Công Giáo đông và hàng thứ hai trên thế giới sau Brazil. TổngThống cũng không quên nhắc đến những người Công Giáo làm rạng danh đất nước nhưBartholomée de las Casas. Ông cũng gợi lại chuyến tông du của Chân Phước GioanPhaolô II và chào mừng « giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Mêxicô vàTòa Thánh ».
Tổng Thống Felipe Calderon mô tả một đất nước hànhđộng cho nền dân chủ, tự do thờ tự, đa chính trị và tôn giáo cũng như ý thức hệđang đón tiếp Đức Thánh Cha « trong niềm phấn khởi và xúc động » với « cánhtay rộng mở » bằng « tình yêu và tình cảm của hàng triệu người dân Mêxicô ».
Diễn từ của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ tại quảng trường La Paz
J.B. Đặng Minh An dịch
23:39 24/03/2012
Các bạn trẻ thân mến,
Cha hạnh phúc được gặp gỡ các con và nhìn thấy khuôn mặt các con mỉm cười khi các con đứng chật quảng trường xinh đẹp này. Các con có một chỗ rất đặc biệt trong trái tim của vị Giáo Hoàng này. Và trong những giây phút này, cha muốn tất cả trẻ em Mễ Tây Cơ biết điều đó, đặc biệt là những trẻ em phải chịu gánh nặng của đau khổ, bạo lực, bỏ rơi hoặc đói khát, trong những tháng gần đây, vì hạn hán đã làm tình hình tồi tệ hơn trong một số khu vực. Cha biết ơn vì cuộc gặp gỡ trong đức tin này, vì sự hiện diện tưng bừng và vui tươi thể hiện trong bài hát. Hôm nay chúng ta đang hân hoan, và điều này là quan trọng. Thiên Chúa muốn chúng ta luôn luôn hạnh phúc. Ngài biết chúng ta và yêu thương chúng ta. Nếu chúng ta để cho tình yêu của Chúa Kitô thay đổi con tim chúng ta thì chúng ta có thể thay đổi thế giới. Đây là bí quyết của hạnh phúc đích thực.
Nơi này, nơi chúng ta đang đứng ngày hôm nay có một cái tên thể hiện một khao khát khôn nguôi trong trái tim của mỗi một người: "La Paz", Hòa Bình. Đây là một món quà đến từ trời cao. "Bình an cho các con" (Ga 20:21). Đây là những lời của Chúa Phục Sinh. Chúng ta nghe thấy những lời này trong mỗi Thánh lễ, và ngày nay những lời ấy lại vang dội một lần nữa ở nơi này, với hy vọng rằng mỗi một trong các con sẽ được biến đổi, trở thành người gieo giống và sứ giả của bình an mà chính Chúa Kitô đã thí mạng sống mình để mang đến cho chúng ta.
Các môn đệ của Chúa Giêsu không đáp trả điều ác này bằng một điều ác khác, nhưng thay vào đó luôn luôn là một khí cụ của sự thiện, một sứ giả của thứ tha, một người mang đến hạnh phúc, một người đầy tớ của sự hiệp nhất. Chúa Giêsu muốn viết trong mỗi cuộc sống các con một câu chuyện về tình bạn. Hãy bám chặt vào Ngài như người bạn tốt nhất. Ngài sẽ không bao giờ mệt mỏi trò chuyện với những ai luôn yêu thương và luôn làm việc thiện. Các con sẽ nghe tiếng Ngài, nếu các con cố gắng giành giật từng phút giây để ở với Ngài, là người sẽ giúp các con trong các tình huống khó khăn hơn.
Cha đã đến để các con cảm nhận tình cảm mà cha dành cho các con. Mỗi một người trong các con là một món quà Thiên Chúa gởi đến cho Mễ Tây Cơ và thế giới. Gia đình, Giáo Hội, mái trường của các con và những người có trách nhiệm trong xã hội phải làm việc với nhau để đảm bảo rằng các con nhận được như gia sản của mình một thế giới tốt đẹp trong đó không có đố kỵ và chia rẽ.
Đó là lý do tại sao cha muốn cất lên tiếng nói kêu mời tất cả mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc cho trẻ em, để không có gì có thể dập tắt nụ cười của các con, nhưng thay vào đó các con có thể sống trong hòa bình và nhìn về tương lai đầy tự tin.
Các con, các bạn trẻ thân mến của cha, các con không đơn côi. Các con có thể tin cậy vào sự giúp đỡ của Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài để sống một lối sống Kitô giáo. Hãy tham gia trong các Thánh Lễ Chúa Nhật, trong các lớp dạy giáo lý, trong các công việc tông đồ, hãy tìm kiếm những dịp cầu nguyện, tình huynh đệ, và lòng bác ái. Các vị Chân phước Cristóbal, Antonio và Juan, các vị tử đạo trẻ của Tlaxcala, đã sống theo cách này, và đã nhận biết Chúa Giêsu, trong suốt thời gian truyền giáo tiên khởi tại Mễ Tây Cơ. Họ phát hiện ra rằng không có kho báu nào lớn hơn Chúa Giêsu. Các vị ấy cũng là các thanh thiếu niên như các con, và từ nơi họ, chúng ta có thể biết rằng chúng ta không bao giờ quá trẻ để yêu thương và phục vụ.
Cha muốn dành nhiều thời gian cho tất cả các con biết là dường nào, nhưng đã đến giờ cha phải đi. Chúng ta sẽ vẫn gần gũi nhau trong lời cầu nguyện. Vì vậy, cha mời các con cầu nguyện liên lỉ, ngay cả trong gia đình các con, qua đó, các con sẽ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc khi nói về Thiên Chúa với gia đình các con. Xin cầu nguyện cho tất cả mọi người, và cả cho cha nữa. Cha sẽ cầu nguyện cho tất cả các con, để Mễ Tây Cơ có thể là một nơi mà tất cả mọi người có thể sống trong thanh bình và hòa hợp. Cha chúc lành cho tất cả các bạn từ trái tim của cha và xin các con chuyển những tình cảm và sự chúc lành của Đức Giáo Hoàng đến cha mẹ, anh chị em, và những người thân yêu khác. Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành với các con. Cám ơn các con rất nhiều, các bạn trẻ thân yêu của cha.
Meeting With Young People - Address Of His Holiness Benedict XVI
Plaza de la Paz, Guanajuato
(From the balcony of the house of Count Rul)
Saturday, 24 March 2012
Dear Young People,
I am happy to be able to meet with you and to see your smiling faces as you fill this beautiful square. You have a very special place in the Pope’s heart. And in these moments, I would like all the children of Mexico to know this, especially those who have to bear the burden of suffering, abandonment, violence or hunger, which in recent months, because of drought, has made itself strongly felt in some regions. I am grateful for this encounter of faith, and for the festive and joyful presence expressed in song. Today we are full of jubilation, and this is important. God wants us to be happy always. He knows us and he loves us. If we allow the love of Christ to change our heart, then we can change the world. This is the secret of authentic happiness.
This place where we stand today has a name which expresses the yearning present in the heart of each and every person: “la paz”, Peace. This is a gift which comes from on high. “Peace be with you” (Jn 20:21). These are the words of the Risen Lord. We hear them during each Mass, and today they resound anew in this place, with the hope that each one of you will be transformed, becoming a sower and messenger of that peace for which Christ offered his life.
The disciple of Jesus does not respond to evil with evil, but is always an instrument of good instead, a herald of pardon, a bearer of happiness, a servant of unity. He wishes to write in each of your lives a story of friendship. Hold on to him, then, as the best of friends. He will never tire of speaking to those who always love and who do good. This you will hear, if you strive in each moment to be with him who will help you in more difficult situations.
I have come that you may know my affection. Each one of you is a gift of God to Mexico and to the world. Your family, the Church, your school and those who have responsibility in society must work together to ensure that you receive a better world as your inheritance, without jealousies and divisions.
That is why I wish to lift up my voice, inviting everyone to protect and to care for children, so that nothing may extinguish their smile, but that they may live in peace and look to the future with confidence.
You, my dear young friends, are not alone. You can count on the help of Christ and his Church in order to live a Christian lifestyle. Participate in Sunday Mass, in catechesis, in apostolic works, looking for occasions of prayer, fraternity and charity. Blessed Cristóbal, Antonio and Juan, the child martyrs of Tlaxcala, lived this way, and knowing Jesus, during the time of the initial evangelization of Mexico, they discovered that there is no greater treasure than he. They were children like you, and from them we can learn that we are never too young to love and serve.
How I would like to spend more time with all of you, but the time has already come for me to go. We will remain close in prayer. So I invite you to pray continually, even in your homes; in this way, you will experience the happiness of speaking about God with your families. Pray for everyone, and also for me. I will pray for all of you, so that Mexico may be a place in which everyone can live in serenity and harmony. I bless all of you from my heart and I ask you to bring the affection and blessing of the Pope to your parents, brothers and sisters, and other loved ones. May the Virgin accompany you. Thank you very much, my dear young friends.
© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
Cha hạnh phúc được gặp gỡ các con và nhìn thấy khuôn mặt các con mỉm cười khi các con đứng chật quảng trường xinh đẹp này. Các con có một chỗ rất đặc biệt trong trái tim của vị Giáo Hoàng này. Và trong những giây phút này, cha muốn tất cả trẻ em Mễ Tây Cơ biết điều đó, đặc biệt là những trẻ em phải chịu gánh nặng của đau khổ, bạo lực, bỏ rơi hoặc đói khát, trong những tháng gần đây, vì hạn hán đã làm tình hình tồi tệ hơn trong một số khu vực. Cha biết ơn vì cuộc gặp gỡ trong đức tin này, vì sự hiện diện tưng bừng và vui tươi thể hiện trong bài hát. Hôm nay chúng ta đang hân hoan, và điều này là quan trọng. Thiên Chúa muốn chúng ta luôn luôn hạnh phúc. Ngài biết chúng ta và yêu thương chúng ta. Nếu chúng ta để cho tình yêu của Chúa Kitô thay đổi con tim chúng ta thì chúng ta có thể thay đổi thế giới. Đây là bí quyết của hạnh phúc đích thực.
Nơi này, nơi chúng ta đang đứng ngày hôm nay có một cái tên thể hiện một khao khát khôn nguôi trong trái tim của mỗi một người: "La Paz", Hòa Bình. Đây là một món quà đến từ trời cao. "Bình an cho các con" (Ga 20:21). Đây là những lời của Chúa Phục Sinh. Chúng ta nghe thấy những lời này trong mỗi Thánh lễ, và ngày nay những lời ấy lại vang dội một lần nữa ở nơi này, với hy vọng rằng mỗi một trong các con sẽ được biến đổi, trở thành người gieo giống và sứ giả của bình an mà chính Chúa Kitô đã thí mạng sống mình để mang đến cho chúng ta.
Các môn đệ của Chúa Giêsu không đáp trả điều ác này bằng một điều ác khác, nhưng thay vào đó luôn luôn là một khí cụ của sự thiện, một sứ giả của thứ tha, một người mang đến hạnh phúc, một người đầy tớ của sự hiệp nhất. Chúa Giêsu muốn viết trong mỗi cuộc sống các con một câu chuyện về tình bạn. Hãy bám chặt vào Ngài như người bạn tốt nhất. Ngài sẽ không bao giờ mệt mỏi trò chuyện với những ai luôn yêu thương và luôn làm việc thiện. Các con sẽ nghe tiếng Ngài, nếu các con cố gắng giành giật từng phút giây để ở với Ngài, là người sẽ giúp các con trong các tình huống khó khăn hơn.
Cha đã đến để các con cảm nhận tình cảm mà cha dành cho các con. Mỗi một người trong các con là một món quà Thiên Chúa gởi đến cho Mễ Tây Cơ và thế giới. Gia đình, Giáo Hội, mái trường của các con và những người có trách nhiệm trong xã hội phải làm việc với nhau để đảm bảo rằng các con nhận được như gia sản của mình một thế giới tốt đẹp trong đó không có đố kỵ và chia rẽ.
Đó là lý do tại sao cha muốn cất lên tiếng nói kêu mời tất cả mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc cho trẻ em, để không có gì có thể dập tắt nụ cười của các con, nhưng thay vào đó các con có thể sống trong hòa bình và nhìn về tương lai đầy tự tin.
Các con, các bạn trẻ thân mến của cha, các con không đơn côi. Các con có thể tin cậy vào sự giúp đỡ của Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài để sống một lối sống Kitô giáo. Hãy tham gia trong các Thánh Lễ Chúa Nhật, trong các lớp dạy giáo lý, trong các công việc tông đồ, hãy tìm kiếm những dịp cầu nguyện, tình huynh đệ, và lòng bác ái. Các vị Chân phước Cristóbal, Antonio và Juan, các vị tử đạo trẻ của Tlaxcala, đã sống theo cách này, và đã nhận biết Chúa Giêsu, trong suốt thời gian truyền giáo tiên khởi tại Mễ Tây Cơ. Họ phát hiện ra rằng không có kho báu nào lớn hơn Chúa Giêsu. Các vị ấy cũng là các thanh thiếu niên như các con, và từ nơi họ, chúng ta có thể biết rằng chúng ta không bao giờ quá trẻ để yêu thương và phục vụ.
Cha muốn dành nhiều thời gian cho tất cả các con biết là dường nào, nhưng đã đến giờ cha phải đi. Chúng ta sẽ vẫn gần gũi nhau trong lời cầu nguyện. Vì vậy, cha mời các con cầu nguyện liên lỉ, ngay cả trong gia đình các con, qua đó, các con sẽ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc khi nói về Thiên Chúa với gia đình các con. Xin cầu nguyện cho tất cả mọi người, và cả cho cha nữa. Cha sẽ cầu nguyện cho tất cả các con, để Mễ Tây Cơ có thể là một nơi mà tất cả mọi người có thể sống trong thanh bình và hòa hợp. Cha chúc lành cho tất cả các bạn từ trái tim của cha và xin các con chuyển những tình cảm và sự chúc lành của Đức Giáo Hoàng đến cha mẹ, anh chị em, và những người thân yêu khác. Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành với các con. Cám ơn các con rất nhiều, các bạn trẻ thân yêu của cha.
Meeting With Young People - Address Of His Holiness Benedict XVI
Plaza de la Paz, Guanajuato
(From the balcony of the house of Count Rul)
Saturday, 24 March 2012
Dear Young People,
I am happy to be able to meet with you and to see your smiling faces as you fill this beautiful square. You have a very special place in the Pope’s heart. And in these moments, I would like all the children of Mexico to know this, especially those who have to bear the burden of suffering, abandonment, violence or hunger, which in recent months, because of drought, has made itself strongly felt in some regions. I am grateful for this encounter of faith, and for the festive and joyful presence expressed in song. Today we are full of jubilation, and this is important. God wants us to be happy always. He knows us and he loves us. If we allow the love of Christ to change our heart, then we can change the world. This is the secret of authentic happiness.
This place where we stand today has a name which expresses the yearning present in the heart of each and every person: “la paz”, Peace. This is a gift which comes from on high. “Peace be with you” (Jn 20:21). These are the words of the Risen Lord. We hear them during each Mass, and today they resound anew in this place, with the hope that each one of you will be transformed, becoming a sower and messenger of that peace for which Christ offered his life.
The disciple of Jesus does not respond to evil with evil, but is always an instrument of good instead, a herald of pardon, a bearer of happiness, a servant of unity. He wishes to write in each of your lives a story of friendship. Hold on to him, then, as the best of friends. He will never tire of speaking to those who always love and who do good. This you will hear, if you strive in each moment to be with him who will help you in more difficult situations.
I have come that you may know my affection. Each one of you is a gift of God to Mexico and to the world. Your family, the Church, your school and those who have responsibility in society must work together to ensure that you receive a better world as your inheritance, without jealousies and divisions.
That is why I wish to lift up my voice, inviting everyone to protect and to care for children, so that nothing may extinguish their smile, but that they may live in peace and look to the future with confidence.
You, my dear young friends, are not alone. You can count on the help of Christ and his Church in order to live a Christian lifestyle. Participate in Sunday Mass, in catechesis, in apostolic works, looking for occasions of prayer, fraternity and charity. Blessed Cristóbal, Antonio and Juan, the child martyrs of Tlaxcala, lived this way, and knowing Jesus, during the time of the initial evangelization of Mexico, they discovered that there is no greater treasure than he. They were children like you, and from them we can learn that we are never too young to love and serve.
How I would like to spend more time with all of you, but the time has already come for me to go. We will remain close in prayer. So I invite you to pray continually, even in your homes; in this way, you will experience the happiness of speaking about God with your families. Pray for everyone, and also for me. I will pray for all of you, so that Mexico may be a place in which everyone can live in serenity and harmony. I bless all of you from my heart and I ask you to bring the affection and blessing of the Pope to your parents, brothers and sisters, and other loved ones. May the Virgin accompany you. Thank you very much, my dear young friends.
© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
Top Stories
Pope arrives in Mexico, denouncing violence
Nicolle Winfield
10:09 24/03/2012
SILAO, Mexico (AP) — Pope Benedict XVI began a pilgrimage to the New World on Friday calling on Mexicans to conquer an "idolatry of money" that feeds drug violence and urged Cuba to leave behind a Marxism that "no longer responds to reality."
Mexican President Felipe Calderon and first lady Margarita Zavala greeted the pope and escorted him along a red carpet amid a clanging of church bells and cheers from a crowd waving Vatican flags. A swelling throng gathered to cheer him along his path from the airport on his first visit to Spanish-speaking Latin America.
"Benedict, brother, you are now Mexican," people shouted from the crowd.
He descended the stairs without the cane he had used when he walked to the plane in Rome, the first time he had walked with it in public.
Upon his arrival, Benedict referred again to the everyday violence that ordinary Mexicans confront, saying he was praying for all in need "particularly those who suffer because of old and new rivalries, resentments and all forms of violence."
He said he was coming to Mexico as a pilgrim of hope, to encourage Mexicans to "transform the present structures and events which are less than satisfactory and seem immovable or insurmountable while also helping those who do not see meaning or a future in life."
After the Alitalia plane carrying the pope landed, the streets of Leon took on a carnival atmospheres as the crowds and their enthusiasm grew steadly. Police blocked traffic on the central boulevard the pope would travel, and people lined up three and four deep on both sides of the avenue. Everyone stopped to watch the arrival on restaurant and shop televisions.
"Mexico is standing because we're a country that perseveres with hope and solidarity, we're a people with values and principals that believe in family, liberty, justice and democracy," Calderon said in a speech on the tarmac to cheers of "Viva!" from the crowd. "Your visit fills us with joy in moments of great tribulation."
Benedict acknowledged the historic nature of John Paul's first trip to Mexico — the first by any pope. The 1979 visit, just months after being elected pope and his first foreign trip, came at a time in which Mexico's anti-religion laws were so restrictive that John Paul was technically breaking the law by wearing clerical garb in public.
Mentions of Pope John Paul II by the president and Benedict brought cheers.
John Paul also made a historic visit to Cuba in 1998, where upon his arrival in Havana he pronounced the now-famous words: "May Cuba, with all its magnificent potential, open itself up to the world, and may the world open itself up to Cuba."
Benedict told reporters those words remain true even today, and that John Paul's visit had launched a path of "collaboration and constructive dialogue" that continues, albeit slowly.
On Monday, Benedict will head for Cuba. He said it is "evident that Marxist ideology as it was conceived no longer responds to reality," and he urged Cubans to "find new models, with patience, and in a constructive way."
The comment about Marxism, in response to questions from a journalist, was as blunt as anything his predecessor, John Paul II, made during his groundbreaking 1998 trip to Cuba, though the earlier pope is widely credited with helping bring down socialism in eastern Europe.
Benedict cautioned that "this process requires patience and also decisiveness."
Asked about reports that dissidents in Cuba are still routinely harassed and arrested, including in the weeks leading up to his visit, Benedict said that the church wants "to help in the spirit of dialogue to avoid trauma and to help bring about a just and fraternal society, as we want in the whole world."
"We want to collaborate in this sense, and it's obvious that the church is always on the side of freedom, freedom of conscience, freedom of religion," the pope said.
Benedict said John Paul's visit to Cuba ushered in a slow process of dialogue and cooperation between church and state on the island.
During that trip, John Paul made a clear if cautious call for then-President Fidel Castro to open up Cuban society, take steady if gradual steps toward democracy and give the church a greater voice. He also called for the release of political prisoners while giving Castro what he wanted, a condemnation of the U.S. embargo.
Asked about Benedict's statement, Cuban Foreign Minister Bruno Rodriguez said the government respects all opinions. "We consider the exchange of ideas to be useful. Our people have deep convictions developed over the course of our history," he said, adding that the Cuban system "is a democratic social project ... which is constantly perfecting itself."
In Mexico, Benedict said, violence is destroying the nation's young.
The "great responsibility of the church is to educate the conscience, teach moral responsibility and strip off the mask (from) the idolatry of money that enslaves mankind, and unmask the false promise, this lie that is behind" the drug culture, he said.
It is a message that Enrique Abundes, one of thousands lining the papal route, was waiting to hear. The 46-year-old shoe-factory worker and father of five said he believed Benedict would inspire Mexicans to keep their children away from the temptations of organized crime.
"The pope's visit to our city will call attention to the violence and, for us, to be good examples to our children," he said.
The weeklong trip to Mexico and Cuba, Benedict's first to both countries, will be a test of stamina for the pope, who turns 85 next month. At the airport on Friday in Rome, the pope used a cane, apparently for the first time in public, as he walked about 100 yards (meters) to the airliner's steps.
Papal aides, speaking on condition of anonymity, said Benedict has been using the cane in private for about two months because it makes him feel more secure, not for any medical reason. Last fall, Benedict started using a wheeled platform to navigate the vast spaces of St. Peter's Basilica during ceremonies. The Vatican has said that device was employed to help the pope save his energy.
John Paul II was just 58 when he made the first of five visits to Mexico, where he is literally venerated by many Mexican Catholics.
The pope's plane set down Friday afternoon in Guanajuato, a deeply conservative state in sun-baked central Mexico, and his route into the city of Leon was thronged with thousands of people eager to get a glimpse of the pontiff.
Maria Jesus Caudillo, a stationery story owner in Leon, found a spot early on the Popemobile route with her four nieces and nephews.
"John Paul came to Mexico but never to Leon and never this pope," she said. "It's a miracle that in all the country, he chose to come to Leon."
Volunteers led the crowds in chants of "Benedicto! Benedicto!" as passing drivers pounded their horns in encouragement. Vendors sold Benedict buttons, T-shirts, Vatican flags and key chains with the image of the pope and the Virgin of Guadalupe.
By mid-afternoon, many spectators sought refuge from the hot sun under trees on the roadside, fanning themselves or even falling asleep.
Vendors complained about small crowds and lack of sales.
"We thought there would be more people," said Agustin Rodriguez, a 55-year old fruit seller.
Jorge Alfredo, a 15-year-old delivery boy, rolled his bicycle down the sidewalk past drowsy spectators and said he wouldn't be waiting around to see Benedict. None of his friends would be coming either, he said.
"They prefer the other pope," he said.
Many businesses and schools had closed for the day in Leon, and thousands of people were traveling in on buses from across the country.
Still about 30 percent of the city's 6,000 hotel rooms were still empty, said Fabiola Vera, president of the Association of Hotels and Motels of Leon. She said people may have been discouraged by rumors that there weren't enough rooms.
The main campground in Leon, meant for tens of thousands of pilgrims, remained empty. The only evidence of preparations early Friday were about a dozen portable toilets, a single police patrol and a group of three men and a woman putting up a tent to sell T-shirts and photos of Benedict.
Church officials say as many as 300,000 people are expected for Sunday's Mass and Carlos Aguiar, president of the Mexican Episcopal Conference, said he expected the faithful to begin arriving later Friday.
Benedict is visiting a church battling to overcome painful setbacks that include legalized abortion and gay marriage in the capital of the most populous Catholic country in the Spanish-speaking world.
Guanajuato's constitution declares that life begins at conception and bars abortion with extremely limited exceptions. Seven women were jailed there in 2010 for the deaths of their newborns and later released. The women said they had miscarriages, not abortions.
Benedict's church is encouraging more such laws across Mexico, and a measure before Congress would strip away many of the remaining restrictions on religion that were imposed during conflicts more than a century ago.
Church leaders also are trying to overcome a scandal over the most influential Mexican figure in the church.
The Rev. Marcial Maciel founded the Legionaries of Christ order, which John Paul II praised as a model of rectitude. But a series of investigations forced the order to acknowledge in 2010 that Maciel had sexually abused seminarians and fathered three children. Church documents released in a book this week reveal the Vatican had been told of Maciel's drug abuse and pederasty decades ago.
(Associated Press writers Michael Weissenstein, E. Eduardo Castillo and Dario Lopez-Mills in Leon, Mexico, and Frances D'Emilio in Rome contributed to this report.)
Mexican President Felipe Calderon and first lady Margarita Zavala greeted the pope and escorted him along a red carpet amid a clanging of church bells and cheers from a crowd waving Vatican flags. A swelling throng gathered to cheer him along his path from the airport on his first visit to Spanish-speaking Latin America.
"Benedict, brother, you are now Mexican," people shouted from the crowd.
He descended the stairs without the cane he had used when he walked to the plane in Rome, the first time he had walked with it in public.
Upon his arrival, Benedict referred again to the everyday violence that ordinary Mexicans confront, saying he was praying for all in need "particularly those who suffer because of old and new rivalries, resentments and all forms of violence."
He said he was coming to Mexico as a pilgrim of hope, to encourage Mexicans to "transform the present structures and events which are less than satisfactory and seem immovable or insurmountable while also helping those who do not see meaning or a future in life."
After the Alitalia plane carrying the pope landed, the streets of Leon took on a carnival atmospheres as the crowds and their enthusiasm grew steadly. Police blocked traffic on the central boulevard the pope would travel, and people lined up three and four deep on both sides of the avenue. Everyone stopped to watch the arrival on restaurant and shop televisions.
"Mexico is standing because we're a country that perseveres with hope and solidarity, we're a people with values and principals that believe in family, liberty, justice and democracy," Calderon said in a speech on the tarmac to cheers of "Viva!" from the crowd. "Your visit fills us with joy in moments of great tribulation."
Benedict acknowledged the historic nature of John Paul's first trip to Mexico — the first by any pope. The 1979 visit, just months after being elected pope and his first foreign trip, came at a time in which Mexico's anti-religion laws were so restrictive that John Paul was technically breaking the law by wearing clerical garb in public.
Mentions of Pope John Paul II by the president and Benedict brought cheers.
John Paul also made a historic visit to Cuba in 1998, where upon his arrival in Havana he pronounced the now-famous words: "May Cuba, with all its magnificent potential, open itself up to the world, and may the world open itself up to Cuba."
Benedict told reporters those words remain true even today, and that John Paul's visit had launched a path of "collaboration and constructive dialogue" that continues, albeit slowly.
On Monday, Benedict will head for Cuba. He said it is "evident that Marxist ideology as it was conceived no longer responds to reality," and he urged Cubans to "find new models, with patience, and in a constructive way."
The comment about Marxism, in response to questions from a journalist, was as blunt as anything his predecessor, John Paul II, made during his groundbreaking 1998 trip to Cuba, though the earlier pope is widely credited with helping bring down socialism in eastern Europe.
Benedict cautioned that "this process requires patience and also decisiveness."
Asked about reports that dissidents in Cuba are still routinely harassed and arrested, including in the weeks leading up to his visit, Benedict said that the church wants "to help in the spirit of dialogue to avoid trauma and to help bring about a just and fraternal society, as we want in the whole world."
"We want to collaborate in this sense, and it's obvious that the church is always on the side of freedom, freedom of conscience, freedom of religion," the pope said.
Benedict said John Paul's visit to Cuba ushered in a slow process of dialogue and cooperation between church and state on the island.
During that trip, John Paul made a clear if cautious call for then-President Fidel Castro to open up Cuban society, take steady if gradual steps toward democracy and give the church a greater voice. He also called for the release of political prisoners while giving Castro what he wanted, a condemnation of the U.S. embargo.
Asked about Benedict's statement, Cuban Foreign Minister Bruno Rodriguez said the government respects all opinions. "We consider the exchange of ideas to be useful. Our people have deep convictions developed over the course of our history," he said, adding that the Cuban system "is a democratic social project ... which is constantly perfecting itself."
In Mexico, Benedict said, violence is destroying the nation's young.
The "great responsibility of the church is to educate the conscience, teach moral responsibility and strip off the mask (from) the idolatry of money that enslaves mankind, and unmask the false promise, this lie that is behind" the drug culture, he said.
It is a message that Enrique Abundes, one of thousands lining the papal route, was waiting to hear. The 46-year-old shoe-factory worker and father of five said he believed Benedict would inspire Mexicans to keep their children away from the temptations of organized crime.
"The pope's visit to our city will call attention to the violence and, for us, to be good examples to our children," he said.
The weeklong trip to Mexico and Cuba, Benedict's first to both countries, will be a test of stamina for the pope, who turns 85 next month. At the airport on Friday in Rome, the pope used a cane, apparently for the first time in public, as he walked about 100 yards (meters) to the airliner's steps.
Papal aides, speaking on condition of anonymity, said Benedict has been using the cane in private for about two months because it makes him feel more secure, not for any medical reason. Last fall, Benedict started using a wheeled platform to navigate the vast spaces of St. Peter's Basilica during ceremonies. The Vatican has said that device was employed to help the pope save his energy.
John Paul II was just 58 when he made the first of five visits to Mexico, where he is literally venerated by many Mexican Catholics.
The pope's plane set down Friday afternoon in Guanajuato, a deeply conservative state in sun-baked central Mexico, and his route into the city of Leon was thronged with thousands of people eager to get a glimpse of the pontiff.
Maria Jesus Caudillo, a stationery story owner in Leon, found a spot early on the Popemobile route with her four nieces and nephews.
"John Paul came to Mexico but never to Leon and never this pope," she said. "It's a miracle that in all the country, he chose to come to Leon."
Volunteers led the crowds in chants of "Benedicto! Benedicto!" as passing drivers pounded their horns in encouragement. Vendors sold Benedict buttons, T-shirts, Vatican flags and key chains with the image of the pope and the Virgin of Guadalupe.
By mid-afternoon, many spectators sought refuge from the hot sun under trees on the roadside, fanning themselves or even falling asleep.
Vendors complained about small crowds and lack of sales.
"We thought there would be more people," said Agustin Rodriguez, a 55-year old fruit seller.
Jorge Alfredo, a 15-year-old delivery boy, rolled his bicycle down the sidewalk past drowsy spectators and said he wouldn't be waiting around to see Benedict. None of his friends would be coming either, he said.
"They prefer the other pope," he said.
Many businesses and schools had closed for the day in Leon, and thousands of people were traveling in on buses from across the country.
Still about 30 percent of the city's 6,000 hotel rooms were still empty, said Fabiola Vera, president of the Association of Hotels and Motels of Leon. She said people may have been discouraged by rumors that there weren't enough rooms.
The main campground in Leon, meant for tens of thousands of pilgrims, remained empty. The only evidence of preparations early Friday were about a dozen portable toilets, a single police patrol and a group of three men and a woman putting up a tent to sell T-shirts and photos of Benedict.
Church officials say as many as 300,000 people are expected for Sunday's Mass and Carlos Aguiar, president of the Mexican Episcopal Conference, said he expected the faithful to begin arriving later Friday.
Benedict is visiting a church battling to overcome painful setbacks that include legalized abortion and gay marriage in the capital of the most populous Catholic country in the Spanish-speaking world.
Guanajuato's constitution declares that life begins at conception and bars abortion with extremely limited exceptions. Seven women were jailed there in 2010 for the deaths of their newborns and later released. The women said they had miscarriages, not abortions.
Benedict's church is encouraging more such laws across Mexico, and a measure before Congress would strip away many of the remaining restrictions on religion that were imposed during conflicts more than a century ago.
Church leaders also are trying to overcome a scandal over the most influential Mexican figure in the church.
The Rev. Marcial Maciel founded the Legionaries of Christ order, which John Paul II praised as a model of rectitude. But a series of investigations forced the order to acknowledge in 2010 that Maciel had sexually abused seminarians and fathered three children. Church documents released in a book this week reveal the Vatican had been told of Maciel's drug abuse and pederasty decades ago.
(Associated Press writers Michael Weissenstein, E. Eduardo Castillo and Dario Lopez-Mills in Leon, Mexico, and Frances D'Emilio in Rome contributed to this report.)
Pope: in Mexico, no one can limit or despise God-given human dignity
AsiaNews
10:12 24/03/2012
Benedict XVI arrives in Leon, welcomed in a festive atmosphere by at least a hundred thousand people. Pilgrim of faith, hope and charity, to give new vigor to mission. "Continue to move forward without being discouraged in building a society based on the development of common good, the triumph of love and dissemination of justice."
Leon (AsiaNews) - The Pope is in Mexico on a pilgrimage of faith, hope and charity, to give new vigor to the mission of proclaiming the Gospel in a continent that is celebrating the bicentennial of its independence. This sense of the visit was summed up in the address that Benedict XVI delivered on his arrival in Leon, in the afternoon (about 22.30 GMT), where he was welcomed in a festive atmosphere by at least a hundred thousand people.
Greeted by the President of the Republic, Felipe de Jesús Calderón Hinojosa, the Pope said he came to Mexico "as a pilgrim of faith, hope and charity. I wish to confirm those who believe in Christ in their faith, by strengthening and encouraging them to revitalize their faith by listening to the Word of God, celebrating the sacraments and living coherently. In this way, they will be able to share their faith with others as missionaries to their brothers and sisters and to act as a leaven in society, contributing to a respectful and peaceful coexistence based on the incomparable dignity of every human being, created by God, which no one has the right to forget or disregard. This dignity is expressed especially in the fundamental right to freedom of religion, in its full meaning and integrity."
"As a pilgrim of hope,- he added - I speak to them in the words of Saint Paul: "But we would not have you ignorant, brethren, concerning those who are asleep, that you may not grieve as others do who have no hope" (1 Th. 4:13). Confidence in God offers the certainty of meeting him, of receiving his grace; the believer's hope is based on this. And, aware of this, we strive to transform the present structures and events which are less than satisfactory and seem immovable or insurmountable, while also helping those who do not see meaning or a future in life. Yes, hope changes the practical existence of each man and woman in a real way (cf. Spe Salvi, 2). Hope points to "a new heaven and a new earth" (Rev. 21:1), that is already making visible some of its reflections. Moreover, when it takes root in a people, when it is shared, it shines as light that dispels the darkness which blinds and takes hold of us. This country and the entire continent are called to live their hope in God as a profound conviction, transforming it into an attitude of the heart and a practical commitment to walk together in the building of a better world. As I said in Rome, "continue progressing untiringly in the building of a society founded upon the development of the good, the triumph of love and the spread of justice".
"Together with faith and hope, the believer in Christ - indeed the whole Church - lives and practises charity as an essential element of mission. In its primary meaning, charity "is first of all the simple response to immediate needs and specific situations" (Deus Caritas Est, 31), as we help those who suffer from hunger, lack shelter, or are in need in some way in their life. Nobody is excluded on account of their origin or belief from this mission of the Church, which does not compete with other private or public initiatives. In fact, the Church willingly works with those who pursue the same ends. Nor does she have any aim other than doing good in an unselfish and respectful way to those in need, who often lack signs of authentic love".
"In these days - he concluded - I will pray to the Lord and to Our Lady of Guadalupe for all of you so that you may be true to the faith which you have received and to its best traditions. I will pray especially for those in need, particularly for those who suffer because of old and new rivalries, resentments and all forms of violence. I know that I am in a country which is proud of its hospitality and wishes no one to feel unwelcome. I already knew this, and now I can see it and feel it in my heart. I sincerely hope that many Mexicans who live far from their homeland will feel the same way and that nothing will cause them to forget it or to lose the wish to see it growth in harmony and in authentic integral development".
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-in-Mexico,-no-one-can-limit-or-despise-God-given-human-dignity-24327.html)
Leon (AsiaNews) - The Pope is in Mexico on a pilgrimage of faith, hope and charity, to give new vigor to the mission of proclaiming the Gospel in a continent that is celebrating the bicentennial of its independence. This sense of the visit was summed up in the address that Benedict XVI delivered on his arrival in Leon, in the afternoon (about 22.30 GMT), where he was welcomed in a festive atmosphere by at least a hundred thousand people.
Greeted by the President of the Republic, Felipe de Jesús Calderón Hinojosa, the Pope said he came to Mexico "as a pilgrim of faith, hope and charity. I wish to confirm those who believe in Christ in their faith, by strengthening and encouraging them to revitalize their faith by listening to the Word of God, celebrating the sacraments and living coherently. In this way, they will be able to share their faith with others as missionaries to their brothers and sisters and to act as a leaven in society, contributing to a respectful and peaceful coexistence based on the incomparable dignity of every human being, created by God, which no one has the right to forget or disregard. This dignity is expressed especially in the fundamental right to freedom of religion, in its full meaning and integrity."
"As a pilgrim of hope,- he added - I speak to them in the words of Saint Paul: "But we would not have you ignorant, brethren, concerning those who are asleep, that you may not grieve as others do who have no hope" (1 Th. 4:13). Confidence in God offers the certainty of meeting him, of receiving his grace; the believer's hope is based on this. And, aware of this, we strive to transform the present structures and events which are less than satisfactory and seem immovable or insurmountable, while also helping those who do not see meaning or a future in life. Yes, hope changes the practical existence of each man and woman in a real way (cf. Spe Salvi, 2). Hope points to "a new heaven and a new earth" (Rev. 21:1), that is already making visible some of its reflections. Moreover, when it takes root in a people, when it is shared, it shines as light that dispels the darkness which blinds and takes hold of us. This country and the entire continent are called to live their hope in God as a profound conviction, transforming it into an attitude of the heart and a practical commitment to walk together in the building of a better world. As I said in Rome, "continue progressing untiringly in the building of a society founded upon the development of the good, the triumph of love and the spread of justice".
"Together with faith and hope, the believer in Christ - indeed the whole Church - lives and practises charity as an essential element of mission. In its primary meaning, charity "is first of all the simple response to immediate needs and specific situations" (Deus Caritas Est, 31), as we help those who suffer from hunger, lack shelter, or are in need in some way in their life. Nobody is excluded on account of their origin or belief from this mission of the Church, which does not compete with other private or public initiatives. In fact, the Church willingly works with those who pursue the same ends. Nor does she have any aim other than doing good in an unselfish and respectful way to those in need, who often lack signs of authentic love".
"In these days - he concluded - I will pray to the Lord and to Our Lady of Guadalupe for all of you so that you may be true to the faith which you have received and to its best traditions. I will pray especially for those in need, particularly for those who suffer because of old and new rivalries, resentments and all forms of violence. I know that I am in a country which is proud of its hospitality and wishes no one to feel unwelcome. I already knew this, and now I can see it and feel it in my heart. I sincerely hope that many Mexicans who live far from their homeland will feel the same way and that nothing will cause them to forget it or to lose the wish to see it growth in harmony and in authentic integral development".
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-in-Mexico,-no-one-can-limit-or-despise-God-given-human-dignity-24327.html)
Pope's trip sparks hopes for change in Cuba
Jeff Franks /AP
10:21 24/03/2012
HAVANA (Reuters) - For years at Havana's historic Cristobal Colon cemetery, Communist Party members refused to enter the Roman Catholic chapel there for funeral services.
They stayed outside while others honored the dead because religious believers were banned from the party and being seen in a church, particularly a Catholic one, could bring trouble even for someone in mourning.
But those days are gone and the Church has taken a bigger role in Cuban society since the visit of Pope John Paul II in 1998, said 68-year-old Erick Osio, who remembers standing outside the cemetery chapel.
"Things relaxed and that taboo ended. Everything has changed for religion in Cuba since then," said the retired army colonel who now works as a parking attendant.
"John Paul began a different evolution here that opened things up for believers."
Fourteen years after John Paul's epochal trip to Cuba, Pope Benedict will come to the island on Monday after a three-day stop in Mexico, on a visit that was not predicted to be as groundbreaking, but has sparked hopes for more economic and political change among some Cubans.
He may have signaled more ambitious aspirations than expected, and jarred the Cuban government on Friday when he told reporters the Caribbean island needed a new economic model because communism had failed.
"Today it is evident that Marxist ideology in the way it was conceived no longer corresponds to reality," the pope said on the flight to Mexico, where he landed on Friday afternoon.
"In this way we can no longer respond and build a society. New models must be found with patience and in a constructive way," he said, extending the Church's offer to help with a transition in one of the world's last communist countries.
When asked about the comments at the opening on Friday of a press center for the papal visit in Havana, Cuban Foreign Minister Bruno Rodriguez said only that Cuba would listen respectfully to the pontiff during his three-day visit and considered the exchange of ideas "useful."
Benedict's predecessor is a tough act to follow because, even though the Communist Party ended its ban on religious believers in 1991, Cubans generally view John Paul's visit seven years later as the landmark moment that led to improved Church-state relations after decades of hostility that followed the island's 1959 revolution.
This pope's work will be to build on recent gains by the Church in its relations with the government and seeking a bigger role in a time of change under President Raul Castro.
Cardinal Jaime Ortega, the leader of the Cuban Church, has emphasized the spiritual side of the visit and the hope of re-energizing religion on the island that for 15 years under former leader Fidel Castro officially declared itself an atheist state.
A senior Vatican official, who requested anonymity, said recently the pope wanted to assure the Cuban government that its former enemy only wanted to be helpful, not threatening, as Raul Castro undertakes reforms to improve Cuba's Soviet-style economy.
"The pope wants to help Catholic leaders convince the government that it has nothing to fear from the Church in Cuba," the official told Reuters.
"The Church wants to help in education, in teaching moral values. That can only help all of Cuban society as it embarks on many changes in the political and social spheres."
The Cuban rumor mill has been in full swing with speculation that as a gesture to the 84-year-old pope, the Cuban president might release more political prisoners, free jailed American contractor Alan Gross or finally unveil immigration reforms he promised last year.
Gross, 62, is serving a 15-year sentence for illegally setting up Internet networks in a case that has stalled U.S.-Cuba relations.
FRUSTRATIONS
Cubans said this week they believed the pope's visit was a good thing for the country and that it could use the Church's help on several fronts, particularly the economy.
"The pope comes at an opportune time because there is no work," said 19-year-old Carlos Gonzalez as he waited in line for ice cream in Havana's Vedado district. "I've looked for work for two years and I don't find it, and the jobs here have low salaries."
"Young people want to leave because we don't have anything. The only thing we have is the beach and the Malecon," the thin, clean-cut teenager said, referring to the city's spectacular seawall.
"May the changes come very soon," said his friend Yusniel Garcia Suarez, also 19 and jobless.
He smoked a cigarette, wore a faded gray T-shirt with the words "Power Hitter" on the front and, like several people interviewed, said he was religious but did not go to church.
His ambitions were not high, but they would require a lot more money than the average Cuban salary of $19 a month, and immigration reforms making it easier to come and go from his homeland.
"I don't want to leave Cuba. I just want to be able to go to Cancun for a few days with my girlfriend," Garcia said.
Communist Party member Laurent Barredo, 46, warned that no one should expect miracles from the pope's visit because the Cuban government would only make changes at its own pace.
"Nothing is going to change because of the pope. The changes that have happened are going to continue because they are the only thing that will bring internal development to Cuba," he said, adding he thought the trip would help the government.
"It will give prestige to the Cuban revolution. I think that the principles of the Church are the same principles as the revolution. You can believe that God exists and I can believe that he doesn't, but if we are honest, work, produce and help each other, it's the same," he said.
Some anti-Castro groups complain that papal visits give Cuba's communist rulers a legitimacy they do not deserve, although criticism before this trip has been more muted than in 1998, even in Miami, the home of many Cuban exiles.
Cardinal Tarcisio Bertone, the Vatican's No. 2, said in a newspaper interview this week that the visit would help the process of developing democracy and open up new spaces for the presence and activity (of the Church)."
In Havana, retired school teacher and non-believer Galicia Cabrera, 68, said she did not want Benedict's visit to bring a return to pre-revolution days when the Church was a bigger and more powerful part of Cuban society.
A Church survey in 1954 found that 72.5 percent of Cubans were Catholic and 24 percent of them were regular churchgoers. Today, Church officials say about 60 percent of Cubans are baptized, but only 5 percent always go to Mass.
"Everything is good the way it is. Don't change because now is the only way we can live in Cuba - the Church in one part and the government in another part," Cabrera said while looking up from reading Granma, the Communist Party newspaper.
Osio said he thought the pope would do something to improve U.S.-Cuba relations, which have been hostile since the revolution.
The United States has imposed a trade embargo on Cuba for 50 years, which the Cuban government and many Cubans blame for their country's chronic economic woes.
"It looks to me like the pope is going to help tighten or redefine relations between the United States and Cuba. Remember that I said that," he said, wagging his finger.
(Source: http://news.yahoo.com/popes-trip-sparks-hopes-change-cuba-020802429.html, Editing by David Adams and Peter Cooney)
They stayed outside while others honored the dead because religious believers were banned from the party and being seen in a church, particularly a Catholic one, could bring trouble even for someone in mourning.
But those days are gone and the Church has taken a bigger role in Cuban society since the visit of Pope John Paul II in 1998, said 68-year-old Erick Osio, who remembers standing outside the cemetery chapel.
"Things relaxed and that taboo ended. Everything has changed for religion in Cuba since then," said the retired army colonel who now works as a parking attendant.
"John Paul began a different evolution here that opened things up for believers."
Fourteen years after John Paul's epochal trip to Cuba, Pope Benedict will come to the island on Monday after a three-day stop in Mexico, on a visit that was not predicted to be as groundbreaking, but has sparked hopes for more economic and political change among some Cubans.
He may have signaled more ambitious aspirations than expected, and jarred the Cuban government on Friday when he told reporters the Caribbean island needed a new economic model because communism had failed.
"Today it is evident that Marxist ideology in the way it was conceived no longer corresponds to reality," the pope said on the flight to Mexico, where he landed on Friday afternoon.
"In this way we can no longer respond and build a society. New models must be found with patience and in a constructive way," he said, extending the Church's offer to help with a transition in one of the world's last communist countries.
When asked about the comments at the opening on Friday of a press center for the papal visit in Havana, Cuban Foreign Minister Bruno Rodriguez said only that Cuba would listen respectfully to the pontiff during his three-day visit and considered the exchange of ideas "useful."
Benedict's predecessor is a tough act to follow because, even though the Communist Party ended its ban on religious believers in 1991, Cubans generally view John Paul's visit seven years later as the landmark moment that led to improved Church-state relations after decades of hostility that followed the island's 1959 revolution.
This pope's work will be to build on recent gains by the Church in its relations with the government and seeking a bigger role in a time of change under President Raul Castro.
Cardinal Jaime Ortega, the leader of the Cuban Church, has emphasized the spiritual side of the visit and the hope of re-energizing religion on the island that for 15 years under former leader Fidel Castro officially declared itself an atheist state.
A senior Vatican official, who requested anonymity, said recently the pope wanted to assure the Cuban government that its former enemy only wanted to be helpful, not threatening, as Raul Castro undertakes reforms to improve Cuba's Soviet-style economy.
"The pope wants to help Catholic leaders convince the government that it has nothing to fear from the Church in Cuba," the official told Reuters.
"The Church wants to help in education, in teaching moral values. That can only help all of Cuban society as it embarks on many changes in the political and social spheres."
The Cuban rumor mill has been in full swing with speculation that as a gesture to the 84-year-old pope, the Cuban president might release more political prisoners, free jailed American contractor Alan Gross or finally unveil immigration reforms he promised last year.
Gross, 62, is serving a 15-year sentence for illegally setting up Internet networks in a case that has stalled U.S.-Cuba relations.
FRUSTRATIONS
Cubans said this week they believed the pope's visit was a good thing for the country and that it could use the Church's help on several fronts, particularly the economy.
"The pope comes at an opportune time because there is no work," said 19-year-old Carlos Gonzalez as he waited in line for ice cream in Havana's Vedado district. "I've looked for work for two years and I don't find it, and the jobs here have low salaries."
"Young people want to leave because we don't have anything. The only thing we have is the beach and the Malecon," the thin, clean-cut teenager said, referring to the city's spectacular seawall.
"May the changes come very soon," said his friend Yusniel Garcia Suarez, also 19 and jobless.
He smoked a cigarette, wore a faded gray T-shirt with the words "Power Hitter" on the front and, like several people interviewed, said he was religious but did not go to church.
His ambitions were not high, but they would require a lot more money than the average Cuban salary of $19 a month, and immigration reforms making it easier to come and go from his homeland.
"I don't want to leave Cuba. I just want to be able to go to Cancun for a few days with my girlfriend," Garcia said.
Communist Party member Laurent Barredo, 46, warned that no one should expect miracles from the pope's visit because the Cuban government would only make changes at its own pace.
"Nothing is going to change because of the pope. The changes that have happened are going to continue because they are the only thing that will bring internal development to Cuba," he said, adding he thought the trip would help the government.
"It will give prestige to the Cuban revolution. I think that the principles of the Church are the same principles as the revolution. You can believe that God exists and I can believe that he doesn't, but if we are honest, work, produce and help each other, it's the same," he said.
Some anti-Castro groups complain that papal visits give Cuba's communist rulers a legitimacy they do not deserve, although criticism before this trip has been more muted than in 1998, even in Miami, the home of many Cuban exiles.
Cardinal Tarcisio Bertone, the Vatican's No. 2, said in a newspaper interview this week that the visit would help the process of developing democracy and open up new spaces for the presence and activity (of the Church)."
In Havana, retired school teacher and non-believer Galicia Cabrera, 68, said she did not want Benedict's visit to bring a return to pre-revolution days when the Church was a bigger and more powerful part of Cuban society.
A Church survey in 1954 found that 72.5 percent of Cubans were Catholic and 24 percent of them were regular churchgoers. Today, Church officials say about 60 percent of Cubans are baptized, but only 5 percent always go to Mass.
"Everything is good the way it is. Don't change because now is the only way we can live in Cuba - the Church in one part and the government in another part," Cabrera said while looking up from reading Granma, the Communist Party newspaper.
Osio said he thought the pope would do something to improve U.S.-Cuba relations, which have been hostile since the revolution.
The United States has imposed a trade embargo on Cuba for 50 years, which the Cuban government and many Cubans blame for their country's chronic economic woes.
"It looks to me like the pope is going to help tighten or redefine relations between the United States and Cuba. Remember that I said that," he said, wagging his finger.
(Source: http://news.yahoo.com/popes-trip-sparks-hopes-change-cuba-020802429.html, Editing by David Adams and Peter Cooney)
Meeting With Young People - Address Of His Holiness Benedict XVI
VietCatholic Network
21:56 24/03/2012
Meeting With Young People - Address Of His Holiness Benedict XVI
Plaza de la Paz, Guanajuato
(From the balcony of the house of Count Rul)
Saturday, 24 March 2012
Dear Young People,
I am happy to be able to meet with you and to see your smiling faces as you fill this beautiful square. You have a very special place in the Pope’s heart. And in these moments, I would like all the children of Mexico to know this, especially those who have to bear the burden of suffering, abandonment, violence or hunger, which in recent months, because of drought, has made itself strongly felt in some regions. I am grateful for this encounter of faith, and for the festive and joyful presence expressed in song. Today we are full of jubilation, and this is important. God wants us to be happy always. He knows us and he loves us. If we allow the love of Christ to change our heart, then we can change the world. This is the secret of authentic happiness.
This place where we stand today has a name which expresses the yearning present in the heart of each and every person: “la paz”, Peace. This is a gift which comes from on high. “Peace be with you” (Jn 20:21). These are the words of the Risen Lord. We hear them during each Mass, and today they resound anew in this place, with the hope that each one of you will be transformed, becoming a sower and messenger of that peace for which Christ offered his life.
The disciple of Jesus does not respond to evil with evil, but is always an instrument of good instead, a herald of pardon, a bearer of happiness, a servant of unity. He wishes to write in each of your lives a story of friendship. Hold on to him, then, as the best of friends. He will never tire of speaking to those who always love and who do good. This you will hear, if you strive in each moment to be with him who will help you in more difficult situations.
I have come that you may know my affection. Each one of you is a gift of God to Mexico and to the world. Your family, the Church, your school and those who have responsibility in society must work together to ensure that you receive a better world as your inheritance, without jealousies and divisions.
That is why I wish to lift up my voice, inviting everyone to protect and to care for children, so that nothing may extinguish their smile, but that they may live in peace and look to the future with confidence.
You, my dear young friends, are not alone. You can count on the help of Christ and his Church in order to live a Christian lifestyle. Participate in Sunday Mass, in catechesis, in apostolic works, looking for occasions of prayer, fraternity and charity. Blessed Cristóbal, Antonio and Juan, the child martyrs of Tlaxcala, lived this way, and knowing Jesus, during the time of the initial evangelization of Mexico, they discovered that there is no greater treasure than he. They were children like you, and from them we can learn that we are never too young to love and serve.
How I would like to spend more time with all of you, but the time has already come for me to go. We will remain close in prayer. So I invite you to pray continually, even in your homes; in this way, you will experience the happiness of speaking about God with your families. Pray for everyone, and also for me. I will pray for all of you, so that Mexico may be a place in which everyone can live in serenity and harmony. I bless all of you from my heart and I ask you to bring the affection and blessing of the Pope to your parents, brothers and sisters, and other loved ones. May the Virgin accompany you. Thank you very much, my dear young friends.
© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
Plaza de la Paz, Guanajuato
(From the balcony of the house of Count Rul)
Saturday, 24 March 2012
Dear Young People,
I am happy to be able to meet with you and to see your smiling faces as you fill this beautiful square. You have a very special place in the Pope’s heart. And in these moments, I would like all the children of Mexico to know this, especially those who have to bear the burden of suffering, abandonment, violence or hunger, which in recent months, because of drought, has made itself strongly felt in some regions. I am grateful for this encounter of faith, and for the festive and joyful presence expressed in song. Today we are full of jubilation, and this is important. God wants us to be happy always. He knows us and he loves us. If we allow the love of Christ to change our heart, then we can change the world. This is the secret of authentic happiness.
This place where we stand today has a name which expresses the yearning present in the heart of each and every person: “la paz”, Peace. This is a gift which comes from on high. “Peace be with you” (Jn 20:21). These are the words of the Risen Lord. We hear them during each Mass, and today they resound anew in this place, with the hope that each one of you will be transformed, becoming a sower and messenger of that peace for which Christ offered his life.
The disciple of Jesus does not respond to evil with evil, but is always an instrument of good instead, a herald of pardon, a bearer of happiness, a servant of unity. He wishes to write in each of your lives a story of friendship. Hold on to him, then, as the best of friends. He will never tire of speaking to those who always love and who do good. This you will hear, if you strive in each moment to be with him who will help you in more difficult situations.
I have come that you may know my affection. Each one of you is a gift of God to Mexico and to the world. Your family, the Church, your school and those who have responsibility in society must work together to ensure that you receive a better world as your inheritance, without jealousies and divisions.
That is why I wish to lift up my voice, inviting everyone to protect and to care for children, so that nothing may extinguish their smile, but that they may live in peace and look to the future with confidence.
You, my dear young friends, are not alone. You can count on the help of Christ and his Church in order to live a Christian lifestyle. Participate in Sunday Mass, in catechesis, in apostolic works, looking for occasions of prayer, fraternity and charity. Blessed Cristóbal, Antonio and Juan, the child martyrs of Tlaxcala, lived this way, and knowing Jesus, during the time of the initial evangelization of Mexico, they discovered that there is no greater treasure than he. They were children like you, and from them we can learn that we are never too young to love and serve.
How I would like to spend more time with all of you, but the time has already come for me to go. We will remain close in prayer. So I invite you to pray continually, even in your homes; in this way, you will experience the happiness of speaking about God with your families. Pray for everyone, and also for me. I will pray for all of you, so that Mexico may be a place in which everyone can live in serenity and harmony. I bless all of you from my heart and I ask you to bring the affection and blessing of the Pope to your parents, brothers and sisters, and other loved ones. May the Virgin accompany you. Thank you very much, my dear young friends.
© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Lễ Acies Legio Mariae ở Sydney
Diệp Hải Dung
08:31 24/03/2012
Sáng thứ Bảy 24/03/2012 các anh chị em hội viên Hoạt Động và Tán Trợ thuộc các Giáo đoàn Cabramatta, Fairfiled, Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, Plumpton, và Revesby đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba tham dự ngày Đại Lễ Acies hàng năm của Legio Mariae.
Xem hình ảnh
Sau khi chấm dứt giờ đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui. Cha Phanxicô
Xavie Nguyễn Văn Tuyết Linh Hướng đã ban huấn từ và chia sẽ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Lễ, sau đó anh Nguyễn Văn Phi Phó Curia Mân Côi Sydney lên báo cáo những hoạt động của Hội Đồng Legio Maria Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney trong năm qua như thăm viếng những bệnh nhân ở bệnh viện và tư gia, thăm viếng những người già yếu trong Viện Dưỡng Lão, thăm viếng các gia đình không Công Giáo, ngoài ra Hội còn đảm trách những việc dạy Giáo Lý cho Thiếu Nhi và Tân Tòng, chia sẽ công tác Cộng Đồng và Giáo Đoàn v.v..
Kế tiếp là nghi thức tuyên thệ dâng mình cho Đức Mẹ, tất cả các Hội Viên tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ đặt tay lên Vesilium Quân Kỳ của Legio Mariae đọc lời tuyên thệ. Sau khi chấm dứt nghi thức tuyên thệ, Thánh lễ cử hành gồm quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Cựu Linh Hướng Nguyễn Thái Hoạch và Cha Cựu Linh Hướng Mai Đào Hiền cùng đồng tế. Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết thuyết giảng năm nay Giáo Hội hoàn vũ sống năm Đức Tin và Giáo hội Úc sống năm Hồng Ân. Cuộc đời con người ai cũng trải qua giai đoạn chuyển tiếp khác nhau và thường đòi hỏi mỗi người phải đưa ra những sự lựa chọn bắt buộc, từ bỏ và hy sinh. Đức Mẹ đã được Chúa đặt trong những giây phút quyết định của lịch sữ cứu độ, và Mẹ đã luôn biết phải đáp ứng thể nào với tâm hồn hoàn toàn sẵng sàng, vì thế trong năm Hồng Ân và Đức Tin, chúng ta cũng luôn sẵn sàng phó thác cho Mẹ và cho Chúa Giêsu Thánh Thể mọi giai đoạn của cuộc sống từ bây giờ và ngay cả giây phút cuối cùng của cuộc sống, có như thế chúng ta mới chu toàn được lời mà chúng ta vừa tuyên hứa “ Lạy Nữ Vương là Mẹ con ! Toàn thân con thuộc về Mẹ. Mọi việc của con là của Mẹ..”
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trưởng Curia Mân Côi TGP Sydney Lý Ngọc Thuyên lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ quý ân nhân và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại lễ Acies , đặc biệt cám ơn ca đoàn thanh niên Legio Mariae đã đóng góp lời ca tiếng hát trong Thánh lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng. Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người đều ở lại qua bên hội trường của nhà thờ tham dự bữa ăn trưa thân mật và cùng thưởng lãm văn nghệ cây nhà lá vườn do các hội viên Legio trình diễn. Sau đó chấm dứt vào lúc 2pm.
Xem hình ảnh
Sau khi chấm dứt giờ đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui. Cha Phanxicô
Xavie Nguyễn Văn Tuyết Linh Hướng đã ban huấn từ và chia sẽ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Lễ, sau đó anh Nguyễn Văn Phi Phó Curia Mân Côi Sydney lên báo cáo những hoạt động của Hội Đồng Legio Maria Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney trong năm qua như thăm viếng những bệnh nhân ở bệnh viện và tư gia, thăm viếng những người già yếu trong Viện Dưỡng Lão, thăm viếng các gia đình không Công Giáo, ngoài ra Hội còn đảm trách những việc dạy Giáo Lý cho Thiếu Nhi và Tân Tòng, chia sẽ công tác Cộng Đồng và Giáo Đoàn v.v..
Kế tiếp là nghi thức tuyên thệ dâng mình cho Đức Mẹ, tất cả các Hội Viên tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ đặt tay lên Vesilium Quân Kỳ của Legio Mariae đọc lời tuyên thệ. Sau khi chấm dứt nghi thức tuyên thệ, Thánh lễ cử hành gồm quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Cựu Linh Hướng Nguyễn Thái Hoạch và Cha Cựu Linh Hướng Mai Đào Hiền cùng đồng tế. Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết thuyết giảng năm nay Giáo Hội hoàn vũ sống năm Đức Tin và Giáo hội Úc sống năm Hồng Ân. Cuộc đời con người ai cũng trải qua giai đoạn chuyển tiếp khác nhau và thường đòi hỏi mỗi người phải đưa ra những sự lựa chọn bắt buộc, từ bỏ và hy sinh. Đức Mẹ đã được Chúa đặt trong những giây phút quyết định của lịch sữ cứu độ, và Mẹ đã luôn biết phải đáp ứng thể nào với tâm hồn hoàn toàn sẵng sàng, vì thế trong năm Hồng Ân và Đức Tin, chúng ta cũng luôn sẵn sàng phó thác cho Mẹ và cho Chúa Giêsu Thánh Thể mọi giai đoạn của cuộc sống từ bây giờ và ngay cả giây phút cuối cùng của cuộc sống, có như thế chúng ta mới chu toàn được lời mà chúng ta vừa tuyên hứa “ Lạy Nữ Vương là Mẹ con ! Toàn thân con thuộc về Mẹ. Mọi việc của con là của Mẹ..”
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trưởng Curia Mân Côi TGP Sydney Lý Ngọc Thuyên lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ quý ân nhân và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại lễ Acies , đặc biệt cám ơn ca đoàn thanh niên Legio Mariae đã đóng góp lời ca tiếng hát trong Thánh lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng. Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người đều ở lại qua bên hội trường của nhà thờ tham dự bữa ăn trưa thân mật và cùng thưởng lãm văn nghệ cây nhà lá vườn do các hội viên Legio trình diễn. Sau đó chấm dứt vào lúc 2pm.
Phái đoàn Vatican không sang Việt Nam được nữa vì bị chính quyền VN rút lại Visa
Đồng Nhân
16:08 24/03/2012
SÀI GÒN - Theo tin chúng tôi nhận được và đã kiểm chứng thì Phái đoàn của Tòa Thánh dự trù đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ 24 Tháng Ba đến 27 Tháng Ba để thu thập chứng cứ trong tiến trình phong thánh cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã bị “Tòa đại sứ Việt Nam tại Italia thu hồi visa nhập cảnh của phái đoàn Tòa Thánh Vatican.”
Qua bức thư thông báo của Ðức Hồng Y Peter Turkson thì Phái đoàn Tòa thánh với mục đích điều tra án phong thánh cho Cố hồng y Nguyễn Văn Thuận không thể đến Việt Nam được lý do là vì phái đoàn Tòa Thánh không còn được cấp visa đến Việt Nam nữa.
Chuyện cấp visa cho nhập cảnh rồi đột ngột lấy lại thỉnh thoảng xảy ra đối với những nhân vật hoặc vụ việc có tính cách “nhạy cảm” đối với chế độ Hà Nội. Một số người được cấp visa về tới phi trường Tân Sơn Nhất hoặc Nội Bài thì bị công an giữ lại và đẩy lên một máy bay khác quay về.
Mới đây qua văn thư và thông tin của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Tổng Giáo Phận Hà Nội, Giáo phận Nha Trang và của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đều đưa tin phái đoàn Tòa Thánh đến Việt Nam và kêu gọi những ai “muốn làm nhân chứng” cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thì viết thành văn bản và gửi về 3 địa chỉ ở Sài Gòn, Hà Nội và Nha Trang, các nơi phái đoàn dự trù đến tiếp xúc.
Phái đoàn dự trù đến Sài Gòn các ngày từ 24 Tháng Ba đến 27 Tháng Ba 2012, có mặt ở Nha Trang các ngày từ 29 đến 31 Tháng Ba 2012, ở Hà Nội từ 5 đến 7 Tháng Tư 2012.
Ngày 21 Tháng Ba 2012, Zenit.org, hãng thông tấn của Tòa Thánh Vatican, loan tin một phái đoàn Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh do một vị hồng y tới Việt Nam từ ngày 23 Tháng Ba đến ngày 9 Tháng Tư 2012 “thu thập các lời điều trần về cuộc đời và các công trình hoạt động của Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận, có thể hữu ích cho việc phong thánh”.
Trong khi phái đoàn của Đức Hồng Y Peter Turkson bị rút lại visa, 2 ngày trước, hãng tin Công Giáo Fides của Tòa Thánh cho biết “trong số các lời khai tại Tổng Giáo Phận Huế (miền Trung Việt Nam), đã có hai phụ nữ (một nữ tu và một nữ giáo dân) khai rằng họ đã được chữa lành bệnh qua sự can thiệp của Ðức Hồng Y”.
Bản tin Fides tóm tắt hai câu chuyện như sau. “Nữ tu Maria Ðỗ Thị Lan, Dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm, cho biết vào năm 2009, chị đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật khó khăn cho đôi mắt. Các bác sĩ không đảm bảo rằng thị lực của chị sẽ được khôi phục và có nguy cơ bị mù. Chị Maria nói: ‘Tôi cầu nguyện với Ðức Hồng Y và rồi đôi mắt của tôi đã được chữa lành mà không cần phẫu thuật nữa’.
Cũng tại Tổng Giáo Phận Huế, bà Maria Lê Thị Thân (70 tuổi) là một giáo dân thuộc giáo xứ Thạch Hãn đã nằm liệt giường hơn 40 năm qua vì một hội chứng thuộc về dây thần kinh. Bà đã cậy trông vào lời cầu nguyện và cầu bầu của Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ðến thời gian gần đây, bà đã chữa lành để tiếp tục cuộc sống bình thường, làm việc hàng ngày mà trong nhiều thập kỷ qua bà không thể làm được.’
Hãng tin của Tòa Thánh Zenit.org ngày 21 Tháng Ba 2012 nói có một danh sách rất dài những người muốn làm chứng cho việc phong thánh của Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời năm 2002, thọ 74 tuổi, khi làm chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình tại Tòa Thánh. Năm 2010, Tòa Thánh chính thức khởi sự tiến trình phong chân phước cho ngài ba năm sau khi Hội Ðồng Công Lý và Hòa Bình ra quyết định.
Huế là nơi mà Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được sinh ra, lớn lên và được thụ phong linh mục. Ngài cũng giữ chức hiệu trưởng Chủng Viện Hoan Thiện và chức tổng đại diện của giáo phận này.
Chỉ ít ngày trước khi miền Nam sụp đổ, Giám Mục Nguyễn Văn Thuận được Tòa Thánh cử làm tổng giám mục phó với quyền thừa kế Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Nhưng ngài tới Sài Gòn một tuần lễ sau 30 Tháng Tư 1975 thì bị cộng sản cản không cho nhậm chức rồi bắt bỏ tù 4 tháng sau đó.
Ngài bị giam qua nhiều nhà tù khác nhau cho tới cuối năm 1988. Ra tù, ngài bị quản chế ít tháng rồi cho ngài sang Úc thăm thân nhân. Ngài trở về Việt Nam lại thì phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ðược giải phẩm ở Hà Nội năm 1989 rồi sang chữa bệnh tiếp ở Roma. Năm 1990, nhà cầm quyền Hà Nội loan báo cấm ngài quay về Việt Nam.
Qua bức thư thông báo của Ðức Hồng Y Peter Turkson thì Phái đoàn Tòa thánh với mục đích điều tra án phong thánh cho Cố hồng y Nguyễn Văn Thuận không thể đến Việt Nam được lý do là vì phái đoàn Tòa Thánh không còn được cấp visa đến Việt Nam nữa.
Chuyện cấp visa cho nhập cảnh rồi đột ngột lấy lại thỉnh thoảng xảy ra đối với những nhân vật hoặc vụ việc có tính cách “nhạy cảm” đối với chế độ Hà Nội. Một số người được cấp visa về tới phi trường Tân Sơn Nhất hoặc Nội Bài thì bị công an giữ lại và đẩy lên một máy bay khác quay về.
Mới đây qua văn thư và thông tin của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Tổng Giáo Phận Hà Nội, Giáo phận Nha Trang và của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đều đưa tin phái đoàn Tòa Thánh đến Việt Nam và kêu gọi những ai “muốn làm nhân chứng” cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thì viết thành văn bản và gửi về 3 địa chỉ ở Sài Gòn, Hà Nội và Nha Trang, các nơi phái đoàn dự trù đến tiếp xúc.
Phái đoàn dự trù đến Sài Gòn các ngày từ 24 Tháng Ba đến 27 Tháng Ba 2012, có mặt ở Nha Trang các ngày từ 29 đến 31 Tháng Ba 2012, ở Hà Nội từ 5 đến 7 Tháng Tư 2012.
Ngày 21 Tháng Ba 2012, Zenit.org, hãng thông tấn của Tòa Thánh Vatican, loan tin một phái đoàn Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh do một vị hồng y tới Việt Nam từ ngày 23 Tháng Ba đến ngày 9 Tháng Tư 2012 “thu thập các lời điều trần về cuộc đời và các công trình hoạt động của Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận, có thể hữu ích cho việc phong thánh”.
Trong khi phái đoàn của Đức Hồng Y Peter Turkson bị rút lại visa, 2 ngày trước, hãng tin Công Giáo Fides của Tòa Thánh cho biết “trong số các lời khai tại Tổng Giáo Phận Huế (miền Trung Việt Nam), đã có hai phụ nữ (một nữ tu và một nữ giáo dân) khai rằng họ đã được chữa lành bệnh qua sự can thiệp của Ðức Hồng Y”.
Bản tin Fides tóm tắt hai câu chuyện như sau. “Nữ tu Maria Ðỗ Thị Lan, Dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm, cho biết vào năm 2009, chị đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật khó khăn cho đôi mắt. Các bác sĩ không đảm bảo rằng thị lực của chị sẽ được khôi phục và có nguy cơ bị mù. Chị Maria nói: ‘Tôi cầu nguyện với Ðức Hồng Y và rồi đôi mắt của tôi đã được chữa lành mà không cần phẫu thuật nữa’.
Cũng tại Tổng Giáo Phận Huế, bà Maria Lê Thị Thân (70 tuổi) là một giáo dân thuộc giáo xứ Thạch Hãn đã nằm liệt giường hơn 40 năm qua vì một hội chứng thuộc về dây thần kinh. Bà đã cậy trông vào lời cầu nguyện và cầu bầu của Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ðến thời gian gần đây, bà đã chữa lành để tiếp tục cuộc sống bình thường, làm việc hàng ngày mà trong nhiều thập kỷ qua bà không thể làm được.’
Hãng tin của Tòa Thánh Zenit.org ngày 21 Tháng Ba 2012 nói có một danh sách rất dài những người muốn làm chứng cho việc phong thánh của Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời năm 2002, thọ 74 tuổi, khi làm chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình tại Tòa Thánh. Năm 2010, Tòa Thánh chính thức khởi sự tiến trình phong chân phước cho ngài ba năm sau khi Hội Ðồng Công Lý và Hòa Bình ra quyết định.
Huế là nơi mà Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được sinh ra, lớn lên và được thụ phong linh mục. Ngài cũng giữ chức hiệu trưởng Chủng Viện Hoan Thiện và chức tổng đại diện của giáo phận này.
Chỉ ít ngày trước khi miền Nam sụp đổ, Giám Mục Nguyễn Văn Thuận được Tòa Thánh cử làm tổng giám mục phó với quyền thừa kế Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Nhưng ngài tới Sài Gòn một tuần lễ sau 30 Tháng Tư 1975 thì bị cộng sản cản không cho nhậm chức rồi bắt bỏ tù 4 tháng sau đó.
Ngài bị giam qua nhiều nhà tù khác nhau cho tới cuối năm 1988. Ra tù, ngài bị quản chế ít tháng rồi cho ngài sang Úc thăm thân nhân. Ngài trở về Việt Nam lại thì phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ðược giải phẩm ở Hà Nội năm 1989 rồi sang chữa bệnh tiếp ở Roma. Năm 1990, nhà cầm quyền Hà Nội loan báo cấm ngài quay về Việt Nam.
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
04:42 24/03/2012
Chuyện phiếm Đạo Đời: Suy tư Lời Chúa Xuyên Qua Cuộc Sống
“Bao nhiêu nàng tiên… nỉ non,”
Làm huyên náo, Thiên Đường lạnh lẽo.”
(Phạm Duy – Cành Hoa Trắng)
(Mt 25: 31-46)
“Thiên Đường” đã có “nàng tiên nỉ non” rồi, sao “lạnh lẽo”? Hay, đó chỉ là tư tưởng vụt thoáng cũng rất xưa của nghệ sĩ già họ Phạm? Thế còn, lập trường nhà Đạo thì sao? Vẫn trẻ trung kiểu “Vũ Như Cẫn” tức “vẫn như cũ” đấy chứ!
Nhà Đạo lâu nay quan niệm “Thiên Đường là đây”, như sau:
“Trong lời Chúa Yêsu thấy rõ: Nước Thiên Chúa tuy sẽ đến, nhưng cũng là ơn huệ cánh chung xuất hiện trong đời Chúa Yêsu được dạm ban cho người ta. Ai chịu lấy quà tặng và được dẫn dắt trong đời sống thực tế, như những người nhận được quà đó, nghĩa là tin vào Cha, thì kẻ đó sẽ chịu lấy như trẻ con nhận quà nơi tay Cha mình. Nước Thiên Chúa không dựa trên những dữ kiện người ta phải có, đã ban cho trẻ con, là kẻ chưa có thể vịn vào công nghiệp gì ở đời mình: đó là đạo lý lạ không thấy ở tôn giáo nào khác.
Vậy Nước Thiên Đường mà Chúa Yêsu rao giảng là ơn cứu rỗi vừa sẽ đến, vừa hiện tại. Đó là nghịch lý gặp ở Chúa Yêsu buổi sinh thời của Ngài: Ngài là Đấng Mêsia đã có mặt (nhưng trong hèn hạ), mà cũng là Đấng Mêsia sẽ đến trong vinh quang.
Hội thánh cũng có tính nghịch lý tương tự như thế: cộng đoàn nhân loại gồm những người tội lỗi, nhưng cũng là cộng đoàn cánh chung được hưởng ơn cứu độ, Thiên Đường.” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR, Mặc Khải Cứu Rỗi: Chúc Lành Cho Trẻ Con, Tài Liệu Giảng Huấn Phổ Biến Nội Bộ, www.giadinhanphong.blogspot.com 15.02.2012)
Thần học gia nhà mình thường quả quyết như thế. Tuy nhiên, thời buổi này, vẫn có nhiều đấng bậc vị vọng lại cứ quan niệm Thiên Đường/Hoả ngục rất ư là “trần tục”. Trần và tục, đến độ các đấng tuy có dựa vào Kinh Sách để biểu trưng, nhưng hãy cứ để mắt xem các cụ lý luận/biện bạch rất “huyên thuyên” nói rất mạnh nhưng chẳng thuyết phục được bao nhiêu người trẻ, thời hôm nay. Tuy nhiên, trước mắt, cũng nên lẳng lặng mà nghe thêm ca từ nghệ sĩ già nhà ta vẫn từng hát:
“Trời đầy cô tiên nữ
Xuống đầu thai thành hoa
Giữa đêm mờ, hoa nở ngát hương
Người về trong đêm tối
Ôm cành hoa tả tơi
Bóng in dài gác đời lẻ loi.”
(Phạm Duy – bđd)
Nghe hát xong, nay đề nghị bạn và tôi, ta nghe tiếp những phán quyết ỉ ôi kiểu “ôi thôi rồi nồi xôi” như sau:
“Theo tôi hiểu, thì bạn rất thương mến các linh hồn ở chốn hoả hào nên mới cầu nguyện cho họ đến như thế. Nhưng ở đây, tôi phải lên tiếng nhắn bảo rằng: có cầu nguyện cho các linh hồn nhiều như thế, cũng không mấy cần thiết. Bởi, Chúa và Giáo Hội ta từng khẳng định rằng: việc Chúa trừng phạt linh hồn khi chết đi mà trong lòng còn vương vấn tội trọng thì sẽ bị đẩy vào chốn hoả ngục triền miên vĩnh cửu, không bao giờ có thể ra khỏi được.
Tin Mừng vẫn còn ghi lời Chúa nói:
“Hỡi quân bị nguyền rủa kia, hãy đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống… Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời." (Mt 25: 31-46)
Dựa vào lời Chúa ở trên cũng như nhiều đoạn khác trong Tin Mừng, Hội thánh không ngừng răn bảo con cái mình về việc các linh hồn bị giáng phạt nơi hoả ngục cách triền miên, xuyên suốt như sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo còn viết thêm: “Giáo huấn Hội thánh vẫn khẳng định sự hiện hữu của hoả ngục và tính miên trường của chốn này.” (xem GLHTCG đoạn 1035)
Thật khó mà hiểu rõ ý niệm này cho rành rọt. Hãy cứ để qua một bên chuyện thực hư nơi lập trường ấy. Bởi, đây nói đến chuyện các linh hồn chịu thống khổ nơi ngục thất đầy những lửa như một trừng phạt đời đời và không hy vọng có ngày ra khỏi. Hơn nữa, nỗi thống khổ chịu hình phạt như thế sẽ còn tệ hơn bất cứ khổ đau nào khác mà con người chịu đựng trên trái đất.
Nghe thế, hẳn có người sẽ bảo: làm sao Đấng đầy lòng xót thương như Chúa lại nỡ lòng giáng phạt các linh hồn vào chốn lửa nóng đời đời như thế được? Câu trả lời, thật đơn giản: sở dĩ có chuyện ấy là vì chính con người tự chọn cho mình hình phạt ấy chứ chẳng phải ai. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng giải thích thêm: ”Khi con người chết đi mà trong lòng vẫn tràn đầy những tội mà không biết ăn năn hối cải cùng đền tội cho phải phép, ngõ hầu được Chúa xót thương, thì như thế có nghĩa: người ấy sẽ phải xa rời Chúa một cách vĩnh viễn. Việc này do con người tự mình chọn lựa. Trạng thái tự tách rời Chúa và các thánh cách vĩnh viễn, Hội thánh gọi đó là chốn ngục tù nóng bỏng, tức hoả ngục.” (xem. GLHTCG đoạn 1033)
Bằng một chọn lựa chung cuộc trước khi chết, người sắp chết hiểu rằng việc mình chấp nhận xin Chúa tha thứ tội khiên bằng cách xưng hết các tội còn sót lại, mới thoát khỏi chốn khổ hình vĩnh viễn, bằng không cũng chẳng có cách gì đảo ngược được quyết định ấy hết. Hệt như thế, các thiên thần xấu xa tồi tệ đã hiểu rõ là nếu họ không nghe lời Chúa thì họ cũng xa cách Chúa mà vào chốn ngục tù trọn đời mãi mãi.” (x. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 05/02/2012 tr. 10)
Hẳn những ai theo dõi mục hỏi/đáp đầy giáo luật này, sẽ mất đi tính hồn nhiên tươi trẻ, để rồi lại sẽ lo âu/hãi sợ. Nhưng, (lại chữ “nhưng”quan trọng) rằng: chắc ngày nay cũng chẳng có nhiều người còn thắc mắc chuyện thiêu đốt, nóng bỏng nữa. Có lẽ họ vẫn tin chắc Chúa lòng lành vô cùng Ngài vẫn thương xót kẻ tội lỗi đầy mình, đâu nào dám tin vào lời của đức thày ở trên dù thày rất giỏi về tu đức và giáo luật!
Chừng như các thánh viết Tin Mừng đều diễn tả tình Chúa xót thương chiên đàn bé nhỏ nên mới viết là: Ngài đã bỏ mặc 99 chiên con hiền lành ở đó, để đi tìm chỉ mỗi chú chiên bê bối dám cả gan phạm lỗi bỏ đàn chiên ngoan mà phạm tội đi hoang.
Thế nên, giới trẻ nay lại sẽ xa rời đấng bậc mục tử chuyên hù doạ, để về với giòng nhạc đầy tươi mát hát rằng:
“Một đàn chim tóc trắng
Bay về qua trần gian
Báo tin rằng: Có Nàng Giáng Hương
Nàng ngồi trên cung vắng,
Trong một đêm tàn trăng,
Phá then vàng bước vào vườn hoang.
Không gian tràn dâng niềm thương
Rồi tiếng hát suôi cuộc tình duyên…”
(Phạm Duy – bđd)
“Không gian tràn dâng niềm thương” hôm nay có là Thiên đường là Nước Trời hoặc có hoả ngục là lòng người gian ác ở trần gian không, vẫn còn đó bóng dáng Nàng Giáng Hương thiên thần trên cung vắng, vẫn đón chờ mọi người. Chính vì thế, nên đức thày nay thấy ngượng bèn lại có lời thêm thắt gỡ gạc, rất đôi câu: “Dĩ nhiên, ta sẽ hỏi: nếu linh hồn tội lỗi phải vào chốn tù ngục đầy lửa nóng thì còn đâu lòng thương xót của Chúa?
Thêm và thắt, hay thêm rồi thắt, là lập trường của các cụ Đạo rất cổ và rất hủ, vẫn biện luận:
“Trước hết, lòng xót thương của Chúa được thấy nơi việc Chúa chịu khổ hình và nỗi chết trên thập giá là để cứu rỗi linh hồn. Như Đức Giêsu có nói ở Tin Mừng thánh Gioan rằng: “Không có lòng mến nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu. Các ngươi là bạn hữu của Ta, nếu như các ngươi làm điều Ta vẫn truyền dạy.” (Ga 15: 13-14)
Lòng Chúa thương con người biểu lộ ngang qua cuộc sống của chúng ta khi Ngài ban cho ta mọi ân huệ ta cần và đem ta trở về với Ngài khi ta sa ngã và xin Ngài tha thứ. Ngài sẽ thứ tha cho ta cả ngàn lần trước khi ta đi vào cõi chết. Đó mới là xót thương.
Cuối cùng thì, lòng thương xót của Chúa được tỏ lộ ngay ở việc giáng phạt linh hồn vào chốn hoả ngục; ở đó, các linh hồn đã không phải gánh chịu khổ nhục do tội lỗi của họ đáng lẽ ra còn đáng bị phạt nặng hơn nữa. Nếu ai nghĩ rằng tội của mình xúc phạm đến tình thương yêu vô bờ và lòng nhân lành của Chúa, ắt sẽ hiểu được nỗi thống khổ muôn kiếp cũng không đủ để họ dám vi phạm chỉ một lỗi nặng thôi. Bởi thế nên, Thiên Chúa vì lòng nhân lành xót thương của Ngài, đã cho phép các linh hồn trong chốn hoả ngục chịu đau khổ ít hơn là tội lỗi của họ đáng lý còn phải chịu nhiều hơn thế.
Thánh Catarina thành Gênôa có viết trong cuốn “Lửa Tình Thương” (nxb Sophia Institute Press 1996) như sau: “ Đối với người chết trong tội lỗi lẽ đáng phải chịu thống khổ cách vô biên trong thời gian kéo dài vô tận; nhưng vì Chúa lòng lành hay thương xót, nên Ngài biến sự vô tận để cho linh hồn có thời gian hạn định và làm bớt nỗi khổ trong cường độ nào đó, thôi. Cứ thẳng thừng mà giáng phạt theo lẽ công bằng, thì Chúa lẽ đáng ra sẽ còn đem đến cho linh hồn ấy nhiều khổ đau hơn.” (xem Ln John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 05/02/2012 tr.10)
Cứ nhìn vào ngày giờ đức thày viết bài trên, người đọc chắc sẽ phải khóc thét lên mà khiếp sợ. Sợ, tính căng thẳng của lý sự về luật và luật. Nhất thứ, luật ấy mang tính chất rất Đạo. Nói về lòng thương vô bờ bến của Chúa, mà lại nói về luật và lệ của người xưa như thánh nữ Katarina, e khó thuyết phục được giới trẻ. Và, nguy hiểm nhất là đấng bậc nói về luật mà lại quên mất luật tình thương yêu vô bờ Chúa dạy, há nào nói về luật mà quên mất lệ.
Kỳ thực, thì luật và lệ của tình thương như Kinh thánh nói, là như sau:
“Cả anh em nữa,
xưa kia anh em là những người xa lạ,
là thù địch của Thiên Chúa vì những tư tưởng
và hành động xấu xa của anh em.
Nhưng nay nhờ Đức Giêsu là con người bằng xương bằng thịt đã chịu chết,
Thiên Chúa cho anh em được hoà giải với Người,
để anh em trở nên thánh thiện tinh tuyền
và không có gì đáng trách trước mặt Người.
Anh em chỉ cần giữ vững đức tin,
cần được xây dựng vững chắc,
kiên quyết và đừng vì nao núng mà lìa bỏ niềm hy vọng anh em đã nhận
khi nghe loan báo Tin Mừng.”
(Cô 1: 21-22)
Thật ra thì, vấn đề đặt ra hôm nay, cho tôi và cho bạn, là: người đọc Tin Mừng hôm nay dù đã thâm niêm tu trì hoặc mới chỉ đang lớn, lớn người lớn xác lớn cả tinh thần, thì không thể và không nên coi Lời Chúa nói ở các chương đoạn trong Kinh Sách như một câu nói lịch sử hoặc một dữ kiện mang tính khoa học rất có thực, rất hiện đại như vi tính, vv. Mà, chỉ nên xem tác giả Tin Mừng muốn truyền đạt điều gì qua giòng chữ hoặc ý từ đặt để cho Chúa nói.
Nói khác đi, Tin Mừng do các thánh viết vào thời điểm trên dưới 4 thập niên sau khi Đức Giêsu quá vãng, về với Cha. Và, thiên đường/hoả ngục mà các thánh diễn tả ở Tin Mừng đâu có là thời gian hoặc không gian/nơi chốn có lửa nóng cháy hoặc có khói, bao giờ. Dù lửa đó có là lửa ngọn hay lửa điện từ, điện tử, vi tính cũng đâu đốt cháy được linh hồn đâu mà sợ. Linh hồn là ý nhiệm tâm linh chứ đâu là xác thể vật chất, để sẽ bị đốt cháy thiêu rụi cả ngàn đời! Vậy, cũng nên hiểu rõ đại ý của tác giả khi viết Tin Mừng là doãn lại lời Đức Giêsu Kitô trong bối cảnh/ngôn ngữ thời Chúa sống.
Nói chung, cũng nên hiểu thiên đường/hoả ngục như trạng huống tốt/xấu, phúc/hoạ rất nghĩa bóng mà thôi. Nói về nếp sống tốt lành rất thiên đường, là phải nói như vị thày triết và thần học ở Đại học Công giáo miệt dưới rất Melbourne của nước Úc là Lm Andrew Hamilton sj, cũng từng viết và nói như sau:
“Xã hội nào cũng có những đường lối tư riêng để khích lệ mọi người đối xử tử tế với nhau. Họ đề cao thăng tiến các nhân vật tiêu biểu để vinh danh và cũng để nói cho mọi người biết mà sống cho đúng chức năng của mình cho đáng sống. Sống cho vui, cho đúng, rất đáng phục.
Kinh Sách cũng đem đến cho ta nhiều tài nguyên nhu liệu để suy nghĩ. Sách Cựu Ước trưng rất nhiều nhân vật tiêu biểu , như: Abraham, Môsê là những vị chung thuỷ đến tận cùng. Như: Tôbit là vị gia trưởng khá năng nổ, sùng đạo. Trong khi đó, bà Giuđita lại hy sinh tâm tình của riêng mình vì lợi ích của toàn dân.
Các sách Cựu Ước lại bao gồm một loạt các bộ luật để hướng dẫn dân con mọi người sống cho tốt, cho vui với mọi người. Mười điều Giáo lệnh chỉ là một trong các ví dụ cụ thể, thôi. Sách Khôn ngoan phản ánh những gì được quan niệm để trở nên người tốt và còn cho ra những phương châm nhằm diễn tả người tốt phải hành xử ra sao trong công việc, đời sống hôn nhân, gia đình và giữ Đạo.
Thế nhưng, ở Cựu Ước điểm chính yếu để trở thành người tốt lành không nằm ở những việc mình làm cho bằng ở tinh thần giúp mình thực hiện việc sống tốt lành. Người người thời Cựu Ước vẫn sống trong cảm kích về những gì Chúa đã làm cho dân Israel. Chính nhờ vào quan hệ đầy cảm kích đối với Chúa đã đem đến cho mọi người hơi ấm nồng nàn và lòng độ lượng được gán kết với chúng dân vẫn sống tốt lành…
Tân Ước cũng bao gồm một trộn lẫn các nhân vật tiêu biểu, các giáo huấn khôn ngoan và luật lệ giúp ta hiểu thấu đáo việc sống tốt lành là thế nào. Các tác giả Tin Mừng vẫn kể nhiều truyện về Đức Giêsu sống hiền lành khiêm nhượng biết chừng nào. Những vị như người Samaritanô tốt lành và người con hoang tàng để giúp ta sống cho đúng, cho tốt.
Thế nhưng, trọng tâm của việc sống cho tốt không tuỳ thuộc việc tuân thủ luật lệ hoặc làm những điều vẫn được bảo. Mà, là tuỳ vào việc ta cảm kích biết ơn Chúa vì những gì Ngài đã làm cho ta, ngang qua Đức Giêsu Kitô. Cảm kích biết ơn đối với Chúa và tình thân thương với Đức Giêsu là cung cách giúp ta đến với Chúa. Là, hơi ấm cho cuộc sống ta đang sống. Là, bổn phận ta phải thực hiện để sống cho tốt.
Trong Hội thánh Nước Trời, ta vẫn khuyến khích nhau sống cuộc sống cho tốt. Các thánh vẫn là mẫu mực để ta học đòi bắt chước. Các vị tử đạo như Thomas More, Oscar Romero là gương sáng để ta bắt chước. Và, Frederic Ozanam cương quyết giúp đỡ người khó nghèo bằng cung cách thực tiễn, như Mary MacKillop tìm ra con đường Chúa thực hiện và qua được mọi khó khăn mình đang gặp. Thánh Phaxicô Atxi cũng là nhân vật điển hình làm mẫu để ta sống…
Nói tóm lại, tâm điểm để sẽ sống cuộc sống tốt đẹp là biết được lúc nào mình hành xử không tốt và biết nói lời “xin lỗi” với những người mình từng xử tệ, rồi cố gắng chỉnh sửa để mọi việc trở nên tốt đẹp lành mạnh. Tắt một lời, nếu người người muốn sống cuộc sống tốt lành như các thần tượng mà mình chiêm ngưỡng thán phục, thì lời lẽ hay nhất cần học hỏi là biết nói lời “xin lỗi” với mọi người. Mọi sự.” (x. Lm Andrew Hamilton, The Importance of being Good, Australiancatholics.com.au Summer 2012
Nói cho cùng, cũng nên xem người ngoài Đạo nói và hiểu thiên đường/hoả ngục theo nghĩa nào, để rồi mình cùng quan hệ và nói năng với bạn bè ngoài luồng, cũng rất nên. Nói theo kiểu người thường ngoài luồng, ngoài Đạo về Thiên đường/hoả ngục là nói bằng truyện kể không dông dài, lễ mễ hoặc dễ nể, mà chỉ đơn thuần mỗi bây nhiêu:
“Có tướng quân nọ tìm đến thiền sư Ekaku để hỏi một đôi câu, như sau:
-Bạch thày. Thiên đường và hoả ngục có thật hay không?
-Thế ngài là ai?
Tôi là tướng quân.
Nghe thế, bất ngờ vị thiền sự bật cười lớn tiếng rồi nói:
-A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm tướng vậy? Trông ông chỉ giống anh hàng thịt!
Tướng quân nổi giận bèn rút gươm khỏi vỏ và nói:
-Tao quyết băm xác mày ra ngay bây giờ!!!
Thiền sư Ekaku vẫn điềm tĩnh nói tiếp:
-Thế là ngươi đang mở cửa hoả ngục đấy!
Chợt giác ngộ, vị tướng quân bèn sụp xuống lạy lục:
-Xin thày bỏ lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.
-Đây mới là thiên đường ông đang mở cửa…
Nói rồi, thiền sư Ekaku tủm tỉm cười rồi ngồi thiền.
Truyện kể về thiên đường/hoả ngục, chỉ có thế. Nhưng không chỉ thế mà thôi, vì người kể lại muốn thêm một lời bàn, mà bảo rằng: Thiên đường/hoả ngục không là chỗ con người đạt đến sau khi chết; nhưng nó vẫn ở đây, bây giờ. Mọi chuyện lành hay dữ đều do tư tưởng mà ra. Thiên đường hoặc hoả ngục vẫn mở ra bất cứ vào thời khắc nào mà người người đối xử với nhau, trong quan hệ.
Có kể nhiều truyện và bàn luận nhiều về truyện kể cũng chỉ để nói lên một tâm tình khác, vẫn được tác h nhân Phaolô từng minh xác ở thư từ gửi giáo đoàn Côloxê, rất rõ ràng như sau:
“Trước kia, anh em là những kẻ chết vì anh em đã sa ngã,
và vì thân xác anh em không được cắt bì,
nay Thiên Chúa đã cho anh em được cùng sống với Đức Ki-tô:
Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta.
Người đã xoá sổ nợ bất lợi cho chúng ta,
sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta.
Người đã huỷ bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá.”
(Cô 2: 13-14)
Nắm bắt điều ấy rồi, nay đề nghị bạn và tôi, ta cứ vô tư/thoải mái, mà ca hát. Hát rằng:
“Không gian tràn dâng niềm thương,
rồi tiếng hát xui cuộc tình duyên.
Bao nhiêu nàng tiên nỉ non,
Làm huyên nào thiên đường lạnh lẽo…”
(Phạm Duy – bđd)
Hát, thì hát thế. Chứ, thiên đường nay hết lạnh, và hoả ngục nay đâu còn nóng, khi mọi sự cũng đã xong. Xong, một nhận định. Rồi, một quyết tâm. Quyết và định rồi ra mai ngày ta sẽ sống trong tinh thần thiên đường của Nước Trời đầm ấm. Thân thương. Hạnh phúc. Rất bây giờ.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn quan niệm thiên đường
theo nghĩa yêu thương,
bình thường.
lại rất đúng.
“Bao nhiêu nàng tiên… nỉ non,”
Làm huyên náo, Thiên Đường lạnh lẽo.”
(Phạm Duy – Cành Hoa Trắng)
(Mt 25: 31-46)
“Thiên Đường” đã có “nàng tiên nỉ non” rồi, sao “lạnh lẽo”? Hay, đó chỉ là tư tưởng vụt thoáng cũng rất xưa của nghệ sĩ già họ Phạm? Thế còn, lập trường nhà Đạo thì sao? Vẫn trẻ trung kiểu “Vũ Như Cẫn” tức “vẫn như cũ” đấy chứ!
Nhà Đạo lâu nay quan niệm “Thiên Đường là đây”, như sau:
“Trong lời Chúa Yêsu thấy rõ: Nước Thiên Chúa tuy sẽ đến, nhưng cũng là ơn huệ cánh chung xuất hiện trong đời Chúa Yêsu được dạm ban cho người ta. Ai chịu lấy quà tặng và được dẫn dắt trong đời sống thực tế, như những người nhận được quà đó, nghĩa là tin vào Cha, thì kẻ đó sẽ chịu lấy như trẻ con nhận quà nơi tay Cha mình. Nước Thiên Chúa không dựa trên những dữ kiện người ta phải có, đã ban cho trẻ con, là kẻ chưa có thể vịn vào công nghiệp gì ở đời mình: đó là đạo lý lạ không thấy ở tôn giáo nào khác.
Vậy Nước Thiên Đường mà Chúa Yêsu rao giảng là ơn cứu rỗi vừa sẽ đến, vừa hiện tại. Đó là nghịch lý gặp ở Chúa Yêsu buổi sinh thời của Ngài: Ngài là Đấng Mêsia đã có mặt (nhưng trong hèn hạ), mà cũng là Đấng Mêsia sẽ đến trong vinh quang.
Hội thánh cũng có tính nghịch lý tương tự như thế: cộng đoàn nhân loại gồm những người tội lỗi, nhưng cũng là cộng đoàn cánh chung được hưởng ơn cứu độ, Thiên Đường.” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR, Mặc Khải Cứu Rỗi: Chúc Lành Cho Trẻ Con, Tài Liệu Giảng Huấn Phổ Biến Nội Bộ, www.giadinhanphong.blogspot.com 15.02.2012)
Thần học gia nhà mình thường quả quyết như thế. Tuy nhiên, thời buổi này, vẫn có nhiều đấng bậc vị vọng lại cứ quan niệm Thiên Đường/Hoả ngục rất ư là “trần tục”. Trần và tục, đến độ các đấng tuy có dựa vào Kinh Sách để biểu trưng, nhưng hãy cứ để mắt xem các cụ lý luận/biện bạch rất “huyên thuyên” nói rất mạnh nhưng chẳng thuyết phục được bao nhiêu người trẻ, thời hôm nay. Tuy nhiên, trước mắt, cũng nên lẳng lặng mà nghe thêm ca từ nghệ sĩ già nhà ta vẫn từng hát:
“Trời đầy cô tiên nữ
Xuống đầu thai thành hoa
Giữa đêm mờ, hoa nở ngát hương
Người về trong đêm tối
Ôm cành hoa tả tơi
Bóng in dài gác đời lẻ loi.”
(Phạm Duy – bđd)
Nghe hát xong, nay đề nghị bạn và tôi, ta nghe tiếp những phán quyết ỉ ôi kiểu “ôi thôi rồi nồi xôi” như sau:
“Theo tôi hiểu, thì bạn rất thương mến các linh hồn ở chốn hoả hào nên mới cầu nguyện cho họ đến như thế. Nhưng ở đây, tôi phải lên tiếng nhắn bảo rằng: có cầu nguyện cho các linh hồn nhiều như thế, cũng không mấy cần thiết. Bởi, Chúa và Giáo Hội ta từng khẳng định rằng: việc Chúa trừng phạt linh hồn khi chết đi mà trong lòng còn vương vấn tội trọng thì sẽ bị đẩy vào chốn hoả ngục triền miên vĩnh cửu, không bao giờ có thể ra khỏi được.
Tin Mừng vẫn còn ghi lời Chúa nói:
“Hỡi quân bị nguyền rủa kia, hãy đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống… Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời." (Mt 25: 31-46)
Dựa vào lời Chúa ở trên cũng như nhiều đoạn khác trong Tin Mừng, Hội thánh không ngừng răn bảo con cái mình về việc các linh hồn bị giáng phạt nơi hoả ngục cách triền miên, xuyên suốt như sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo còn viết thêm: “Giáo huấn Hội thánh vẫn khẳng định sự hiện hữu của hoả ngục và tính miên trường của chốn này.” (xem GLHTCG đoạn 1035)
Thật khó mà hiểu rõ ý niệm này cho rành rọt. Hãy cứ để qua một bên chuyện thực hư nơi lập trường ấy. Bởi, đây nói đến chuyện các linh hồn chịu thống khổ nơi ngục thất đầy những lửa như một trừng phạt đời đời và không hy vọng có ngày ra khỏi. Hơn nữa, nỗi thống khổ chịu hình phạt như thế sẽ còn tệ hơn bất cứ khổ đau nào khác mà con người chịu đựng trên trái đất.
Nghe thế, hẳn có người sẽ bảo: làm sao Đấng đầy lòng xót thương như Chúa lại nỡ lòng giáng phạt các linh hồn vào chốn lửa nóng đời đời như thế được? Câu trả lời, thật đơn giản: sở dĩ có chuyện ấy là vì chính con người tự chọn cho mình hình phạt ấy chứ chẳng phải ai. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng giải thích thêm: ”Khi con người chết đi mà trong lòng vẫn tràn đầy những tội mà không biết ăn năn hối cải cùng đền tội cho phải phép, ngõ hầu được Chúa xót thương, thì như thế có nghĩa: người ấy sẽ phải xa rời Chúa một cách vĩnh viễn. Việc này do con người tự mình chọn lựa. Trạng thái tự tách rời Chúa và các thánh cách vĩnh viễn, Hội thánh gọi đó là chốn ngục tù nóng bỏng, tức hoả ngục.” (xem. GLHTCG đoạn 1033)
Bằng một chọn lựa chung cuộc trước khi chết, người sắp chết hiểu rằng việc mình chấp nhận xin Chúa tha thứ tội khiên bằng cách xưng hết các tội còn sót lại, mới thoát khỏi chốn khổ hình vĩnh viễn, bằng không cũng chẳng có cách gì đảo ngược được quyết định ấy hết. Hệt như thế, các thiên thần xấu xa tồi tệ đã hiểu rõ là nếu họ không nghe lời Chúa thì họ cũng xa cách Chúa mà vào chốn ngục tù trọn đời mãi mãi.” (x. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 05/02/2012 tr. 10)
Hẳn những ai theo dõi mục hỏi/đáp đầy giáo luật này, sẽ mất đi tính hồn nhiên tươi trẻ, để rồi lại sẽ lo âu/hãi sợ. Nhưng, (lại chữ “nhưng”quan trọng) rằng: chắc ngày nay cũng chẳng có nhiều người còn thắc mắc chuyện thiêu đốt, nóng bỏng nữa. Có lẽ họ vẫn tin chắc Chúa lòng lành vô cùng Ngài vẫn thương xót kẻ tội lỗi đầy mình, đâu nào dám tin vào lời của đức thày ở trên dù thày rất giỏi về tu đức và giáo luật!
Chừng như các thánh viết Tin Mừng đều diễn tả tình Chúa xót thương chiên đàn bé nhỏ nên mới viết là: Ngài đã bỏ mặc 99 chiên con hiền lành ở đó, để đi tìm chỉ mỗi chú chiên bê bối dám cả gan phạm lỗi bỏ đàn chiên ngoan mà phạm tội đi hoang.
Thế nên, giới trẻ nay lại sẽ xa rời đấng bậc mục tử chuyên hù doạ, để về với giòng nhạc đầy tươi mát hát rằng:
“Một đàn chim tóc trắng
Bay về qua trần gian
Báo tin rằng: Có Nàng Giáng Hương
Nàng ngồi trên cung vắng,
Trong một đêm tàn trăng,
Phá then vàng bước vào vườn hoang.
Không gian tràn dâng niềm thương
Rồi tiếng hát suôi cuộc tình duyên…”
(Phạm Duy – bđd)
“Không gian tràn dâng niềm thương” hôm nay có là Thiên đường là Nước Trời hoặc có hoả ngục là lòng người gian ác ở trần gian không, vẫn còn đó bóng dáng Nàng Giáng Hương thiên thần trên cung vắng, vẫn đón chờ mọi người. Chính vì thế, nên đức thày nay thấy ngượng bèn lại có lời thêm thắt gỡ gạc, rất đôi câu: “Dĩ nhiên, ta sẽ hỏi: nếu linh hồn tội lỗi phải vào chốn tù ngục đầy lửa nóng thì còn đâu lòng thương xót của Chúa?
Thêm và thắt, hay thêm rồi thắt, là lập trường của các cụ Đạo rất cổ và rất hủ, vẫn biện luận:
“Trước hết, lòng xót thương của Chúa được thấy nơi việc Chúa chịu khổ hình và nỗi chết trên thập giá là để cứu rỗi linh hồn. Như Đức Giêsu có nói ở Tin Mừng thánh Gioan rằng: “Không có lòng mến nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu. Các ngươi là bạn hữu của Ta, nếu như các ngươi làm điều Ta vẫn truyền dạy.” (Ga 15: 13-14)
Lòng Chúa thương con người biểu lộ ngang qua cuộc sống của chúng ta khi Ngài ban cho ta mọi ân huệ ta cần và đem ta trở về với Ngài khi ta sa ngã và xin Ngài tha thứ. Ngài sẽ thứ tha cho ta cả ngàn lần trước khi ta đi vào cõi chết. Đó mới là xót thương.
Cuối cùng thì, lòng thương xót của Chúa được tỏ lộ ngay ở việc giáng phạt linh hồn vào chốn hoả ngục; ở đó, các linh hồn đã không phải gánh chịu khổ nhục do tội lỗi của họ đáng lẽ ra còn đáng bị phạt nặng hơn nữa. Nếu ai nghĩ rằng tội của mình xúc phạm đến tình thương yêu vô bờ và lòng nhân lành của Chúa, ắt sẽ hiểu được nỗi thống khổ muôn kiếp cũng không đủ để họ dám vi phạm chỉ một lỗi nặng thôi. Bởi thế nên, Thiên Chúa vì lòng nhân lành xót thương của Ngài, đã cho phép các linh hồn trong chốn hoả ngục chịu đau khổ ít hơn là tội lỗi của họ đáng lý còn phải chịu nhiều hơn thế.
Thánh Catarina thành Gênôa có viết trong cuốn “Lửa Tình Thương” (nxb Sophia Institute Press 1996) như sau: “ Đối với người chết trong tội lỗi lẽ đáng phải chịu thống khổ cách vô biên trong thời gian kéo dài vô tận; nhưng vì Chúa lòng lành hay thương xót, nên Ngài biến sự vô tận để cho linh hồn có thời gian hạn định và làm bớt nỗi khổ trong cường độ nào đó, thôi. Cứ thẳng thừng mà giáng phạt theo lẽ công bằng, thì Chúa lẽ đáng ra sẽ còn đem đến cho linh hồn ấy nhiều khổ đau hơn.” (xem Ln John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 05/02/2012 tr.10)
Cứ nhìn vào ngày giờ đức thày viết bài trên, người đọc chắc sẽ phải khóc thét lên mà khiếp sợ. Sợ, tính căng thẳng của lý sự về luật và luật. Nhất thứ, luật ấy mang tính chất rất Đạo. Nói về lòng thương vô bờ bến của Chúa, mà lại nói về luật và lệ của người xưa như thánh nữ Katarina, e khó thuyết phục được giới trẻ. Và, nguy hiểm nhất là đấng bậc nói về luật mà lại quên mất luật tình thương yêu vô bờ Chúa dạy, há nào nói về luật mà quên mất lệ.
Kỳ thực, thì luật và lệ của tình thương như Kinh thánh nói, là như sau:
“Cả anh em nữa,
xưa kia anh em là những người xa lạ,
là thù địch của Thiên Chúa vì những tư tưởng
và hành động xấu xa của anh em.
Nhưng nay nhờ Đức Giêsu là con người bằng xương bằng thịt đã chịu chết,
Thiên Chúa cho anh em được hoà giải với Người,
để anh em trở nên thánh thiện tinh tuyền
và không có gì đáng trách trước mặt Người.
Anh em chỉ cần giữ vững đức tin,
cần được xây dựng vững chắc,
kiên quyết và đừng vì nao núng mà lìa bỏ niềm hy vọng anh em đã nhận
khi nghe loan báo Tin Mừng.”
(Cô 1: 21-22)
Thật ra thì, vấn đề đặt ra hôm nay, cho tôi và cho bạn, là: người đọc Tin Mừng hôm nay dù đã thâm niêm tu trì hoặc mới chỉ đang lớn, lớn người lớn xác lớn cả tinh thần, thì không thể và không nên coi Lời Chúa nói ở các chương đoạn trong Kinh Sách như một câu nói lịch sử hoặc một dữ kiện mang tính khoa học rất có thực, rất hiện đại như vi tính, vv. Mà, chỉ nên xem tác giả Tin Mừng muốn truyền đạt điều gì qua giòng chữ hoặc ý từ đặt để cho Chúa nói.
Nói khác đi, Tin Mừng do các thánh viết vào thời điểm trên dưới 4 thập niên sau khi Đức Giêsu quá vãng, về với Cha. Và, thiên đường/hoả ngục mà các thánh diễn tả ở Tin Mừng đâu có là thời gian hoặc không gian/nơi chốn có lửa nóng cháy hoặc có khói, bao giờ. Dù lửa đó có là lửa ngọn hay lửa điện từ, điện tử, vi tính cũng đâu đốt cháy được linh hồn đâu mà sợ. Linh hồn là ý nhiệm tâm linh chứ đâu là xác thể vật chất, để sẽ bị đốt cháy thiêu rụi cả ngàn đời! Vậy, cũng nên hiểu rõ đại ý của tác giả khi viết Tin Mừng là doãn lại lời Đức Giêsu Kitô trong bối cảnh/ngôn ngữ thời Chúa sống.
Nói chung, cũng nên hiểu thiên đường/hoả ngục như trạng huống tốt/xấu, phúc/hoạ rất nghĩa bóng mà thôi. Nói về nếp sống tốt lành rất thiên đường, là phải nói như vị thày triết và thần học ở Đại học Công giáo miệt dưới rất Melbourne của nước Úc là Lm Andrew Hamilton sj, cũng từng viết và nói như sau:
“Xã hội nào cũng có những đường lối tư riêng để khích lệ mọi người đối xử tử tế với nhau. Họ đề cao thăng tiến các nhân vật tiêu biểu để vinh danh và cũng để nói cho mọi người biết mà sống cho đúng chức năng của mình cho đáng sống. Sống cho vui, cho đúng, rất đáng phục.
Kinh Sách cũng đem đến cho ta nhiều tài nguyên nhu liệu để suy nghĩ. Sách Cựu Ước trưng rất nhiều nhân vật tiêu biểu , như: Abraham, Môsê là những vị chung thuỷ đến tận cùng. Như: Tôbit là vị gia trưởng khá năng nổ, sùng đạo. Trong khi đó, bà Giuđita lại hy sinh tâm tình của riêng mình vì lợi ích của toàn dân.
Các sách Cựu Ước lại bao gồm một loạt các bộ luật để hướng dẫn dân con mọi người sống cho tốt, cho vui với mọi người. Mười điều Giáo lệnh chỉ là một trong các ví dụ cụ thể, thôi. Sách Khôn ngoan phản ánh những gì được quan niệm để trở nên người tốt và còn cho ra những phương châm nhằm diễn tả người tốt phải hành xử ra sao trong công việc, đời sống hôn nhân, gia đình và giữ Đạo.
Thế nhưng, ở Cựu Ước điểm chính yếu để trở thành người tốt lành không nằm ở những việc mình làm cho bằng ở tinh thần giúp mình thực hiện việc sống tốt lành. Người người thời Cựu Ước vẫn sống trong cảm kích về những gì Chúa đã làm cho dân Israel. Chính nhờ vào quan hệ đầy cảm kích đối với Chúa đã đem đến cho mọi người hơi ấm nồng nàn và lòng độ lượng được gán kết với chúng dân vẫn sống tốt lành…
Tân Ước cũng bao gồm một trộn lẫn các nhân vật tiêu biểu, các giáo huấn khôn ngoan và luật lệ giúp ta hiểu thấu đáo việc sống tốt lành là thế nào. Các tác giả Tin Mừng vẫn kể nhiều truyện về Đức Giêsu sống hiền lành khiêm nhượng biết chừng nào. Những vị như người Samaritanô tốt lành và người con hoang tàng để giúp ta sống cho đúng, cho tốt.
Thế nhưng, trọng tâm của việc sống cho tốt không tuỳ thuộc việc tuân thủ luật lệ hoặc làm những điều vẫn được bảo. Mà, là tuỳ vào việc ta cảm kích biết ơn Chúa vì những gì Ngài đã làm cho ta, ngang qua Đức Giêsu Kitô. Cảm kích biết ơn đối với Chúa và tình thân thương với Đức Giêsu là cung cách giúp ta đến với Chúa. Là, hơi ấm cho cuộc sống ta đang sống. Là, bổn phận ta phải thực hiện để sống cho tốt.
Trong Hội thánh Nước Trời, ta vẫn khuyến khích nhau sống cuộc sống cho tốt. Các thánh vẫn là mẫu mực để ta học đòi bắt chước. Các vị tử đạo như Thomas More, Oscar Romero là gương sáng để ta bắt chước. Và, Frederic Ozanam cương quyết giúp đỡ người khó nghèo bằng cung cách thực tiễn, như Mary MacKillop tìm ra con đường Chúa thực hiện và qua được mọi khó khăn mình đang gặp. Thánh Phaxicô Atxi cũng là nhân vật điển hình làm mẫu để ta sống…
Nói tóm lại, tâm điểm để sẽ sống cuộc sống tốt đẹp là biết được lúc nào mình hành xử không tốt và biết nói lời “xin lỗi” với những người mình từng xử tệ, rồi cố gắng chỉnh sửa để mọi việc trở nên tốt đẹp lành mạnh. Tắt một lời, nếu người người muốn sống cuộc sống tốt lành như các thần tượng mà mình chiêm ngưỡng thán phục, thì lời lẽ hay nhất cần học hỏi là biết nói lời “xin lỗi” với mọi người. Mọi sự.” (x. Lm Andrew Hamilton, The Importance of being Good, Australiancatholics.com.au Summer 2012
Nói cho cùng, cũng nên xem người ngoài Đạo nói và hiểu thiên đường/hoả ngục theo nghĩa nào, để rồi mình cùng quan hệ và nói năng với bạn bè ngoài luồng, cũng rất nên. Nói theo kiểu người thường ngoài luồng, ngoài Đạo về Thiên đường/hoả ngục là nói bằng truyện kể không dông dài, lễ mễ hoặc dễ nể, mà chỉ đơn thuần mỗi bây nhiêu:
“Có tướng quân nọ tìm đến thiền sư Ekaku để hỏi một đôi câu, như sau:
-Bạch thày. Thiên đường và hoả ngục có thật hay không?
-Thế ngài là ai?
Tôi là tướng quân.
Nghe thế, bất ngờ vị thiền sự bật cười lớn tiếng rồi nói:
-A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm tướng vậy? Trông ông chỉ giống anh hàng thịt!
Tướng quân nổi giận bèn rút gươm khỏi vỏ và nói:
-Tao quyết băm xác mày ra ngay bây giờ!!!
Thiền sư Ekaku vẫn điềm tĩnh nói tiếp:
-Thế là ngươi đang mở cửa hoả ngục đấy!
Chợt giác ngộ, vị tướng quân bèn sụp xuống lạy lục:
-Xin thày bỏ lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.
-Đây mới là thiên đường ông đang mở cửa…
Nói rồi, thiền sư Ekaku tủm tỉm cười rồi ngồi thiền.
Truyện kể về thiên đường/hoả ngục, chỉ có thế. Nhưng không chỉ thế mà thôi, vì người kể lại muốn thêm một lời bàn, mà bảo rằng: Thiên đường/hoả ngục không là chỗ con người đạt đến sau khi chết; nhưng nó vẫn ở đây, bây giờ. Mọi chuyện lành hay dữ đều do tư tưởng mà ra. Thiên đường hoặc hoả ngục vẫn mở ra bất cứ vào thời khắc nào mà người người đối xử với nhau, trong quan hệ.
Có kể nhiều truyện và bàn luận nhiều về truyện kể cũng chỉ để nói lên một tâm tình khác, vẫn được tác h nhân Phaolô từng minh xác ở thư từ gửi giáo đoàn Côloxê, rất rõ ràng như sau:
“Trước kia, anh em là những kẻ chết vì anh em đã sa ngã,
và vì thân xác anh em không được cắt bì,
nay Thiên Chúa đã cho anh em được cùng sống với Đức Ki-tô:
Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta.
Người đã xoá sổ nợ bất lợi cho chúng ta,
sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta.
Người đã huỷ bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá.”
(Cô 2: 13-14)
Nắm bắt điều ấy rồi, nay đề nghị bạn và tôi, ta cứ vô tư/thoải mái, mà ca hát. Hát rằng:
“Không gian tràn dâng niềm thương,
rồi tiếng hát xui cuộc tình duyên.
Bao nhiêu nàng tiên nỉ non,
Làm huyên nào thiên đường lạnh lẽo…”
(Phạm Duy – bđd)
Hát, thì hát thế. Chứ, thiên đường nay hết lạnh, và hoả ngục nay đâu còn nóng, khi mọi sự cũng đã xong. Xong, một nhận định. Rồi, một quyết tâm. Quyết và định rồi ra mai ngày ta sẽ sống trong tinh thần thiên đường của Nước Trời đầm ấm. Thân thương. Hạnh phúc. Rất bây giờ.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn quan niệm thiên đường
theo nghĩa yêu thương,
bình thường.
lại rất đúng.
VietCatholic TV
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Léon
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:22 24/03/2012
Sáng thứ Sáu 23 tháng 3, lúc 09:30 sáng, Đức Thánh Cha đã ra sân bay quốc tế Leonardo Da Vinci hay còn gọi là phi trường Fiumicino của Rôma để đáp chuyến bay sang León Mễ Tây Cơ.
Trên chuyến bay kéo dài đến 14 tiếng đồng hồ, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã có cuộc họp báo với các phóng viên tháp tùng theo chuyến bay của ngài.
Lúc 16 giờ 30, phi cơ của Đức Thánh Cha đã đáp xuống sân bay León. Ra đón Đức Thánh Cha có Tổng Thống Mễ Tây Cơ ông Felipe Calderon, Đức Tổng Giám Mục Jose Guadalupe Martin Rabago, các vị Hồng Y và Tổng Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ và đại diện các Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu và vùng Caribê.
Trong đáp từ của mình gởi đến tổng thống Felipe Calderon, Đức Thánh Cha nói:
Kính thưa Tổng thống,
Thưa các vị Hồng Y,
Các hiền huynh Giám Mục và Linh Mục thân mến,
Thưa các nhà chức trách dân sự,
và người dân vùng đất Guanajuato, Mexico thân mến,
Tôi rất hạnh phúc được hiện diện nơi đây, và tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho phép tôi thực hiện mong muốn đã ôm ấp trong trái tim của tôi rất lâu, để xác nhận trong đức tin của Dân Chúa tại quốc gia vĩ đại này trên mảnh đất của chính họ. Tình cảm của người dân Mexico đối với người Kế Vị Thánh Phêrô, là người mà họ luôn luôn ghi nhớ trong lời cầu nguyện của họ, là điều ai cũng biết. Tôi muốn nói lên điều đó ở đây, nơi được coi là trung tâm địa lý của đất nước, mà người tiền nhiệm đáng kính của tôi, là Chân Phước Gioan Phaolô II, muốn đến thăm trong chuyến tông du đầu tiên của ngài. Mặc dù ngài đã không thể tới được, trong dịp đó, ngài đã gởi một thông điệp khích lệ khi đang bay qua không phận của thành phố này. Tôi rất hạnh phúc được lặp lại những lời của ngài ở đây trên mảnh đất của các bạn. Trong điện tín ngày 30 tháng 1 năm 1979, ngài đã nói: "Tôi biết ơn các tín hữu tại El Bajío và Guanajuato về tình cảm của anh chị em đối với Đức Giáo Hoàng và lòng trung thành của bạn với Chúa. Cầu xin Thiên Chúa ở cùng các bạn luôn mãi"
Với điều này trong tâm trí, tôi cám ơn Tổng thống vì những lời chào đón nồng nhiệt và tôi trân trọng chào đón phu nhân tổng thống cũng như các giới chức của chính quyền dân sự đã dành tôi vinh dự qua sự hiện diện của họ nơi đây. Tôi gởi một lời chào đặc biệt đến Đức Cha José Guadalupe Martín Rábago, là Tổng Giám Mục của León, và Đức Cha Carlos Aguiar Retes, là Tổng Giám Mục của Tlalnepantla và cũng là Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Mexico và Hội đồng Giám mục châu Mỹ La tinh. Với chuyến thăm ngắn ngủi này, tôi muốn gở lời chào đến tất cả người Mexico và tất cả các quốc gia và dân tộc của châu Mỹ La tinh, được đại diện bởi các vị Giám Mục. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi ở đây, nơi tượng đài hùng vĩ Chúa Kitô Vua trên núi Cubilete, đưa ra một chứng tá cho căn tính sâu xa của đức tin Công Giáo giữa lòng dân tộc Mexico, là những người nhận được liên tục những ẩn sủng trong tất cả những thăng trầm của họ.
Mexico, và phần lớn các quốc gia thuộc Châu Mỹ Latinh trong những năm gần đây đã tổ chức lễ mừng hai trăm năm ngày độc lập của họ. Đã có nhiều lễ hội tôn giáo để tạ ơn Thiên Chúa trong thời điểm quan trọng đầy ý nghĩa này. Trong các lễ kỷ niệm ấy, như trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường thánh Phê rô ở Rome vào ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe, Rất Thánh Đức Mẹ Maria đã được kêu cầu hết sức nhiệt thành, Mẹ là đấng dịu hiền đã chỉ cho chúng ta thấy tình Chúa yêu thương tất cả mọi loài và đã tự hiến mình cho chúng ta bất kể chúng ta là ai. Mẹ Thiên Quốc của chúng ta đã liên lỉ cầu nguyện cho đức tin của con cái Mẹ từ khi các quốc gia này được hình thành và Mẹ đến bây giờ vẫn tiếp tục cầu bầu cho con cái Mẹ khi các thử thách mới vẫn liên tục tuôn đến.
Tôi đến đây với tư cách một người hành hương của đức tin, hy vọng, và tình yêu. Tôi muốn được thêm sức cho những ai tin vào Chúa Kitô bằng đức tin của chính họ, bằng cách tán trợ và khuyến khích để họ khôi phục niềm tin của mình bằng cách lắng nghe Lời Chúa, bằng việc cử hành các bí tích và sống kết hợp. Bằng cách này, họ sẽ có thể chia sẻ đức tin của mình với những người khác với tư cách là những người truyền giáo cho anh chị em mình và hoạt động như chất men trong lòng xã hội, góp phần vào việc tạo dựng một xã hội chung sống hoà bình và tôn trọng lẫn nhau, dựa trên phẩm giá vô song của mỗi con người được Thiên Chúa tạo dựng, mà không ai có quyền quên đi hoặc bỏ qua. Phẩm giá này được thể hiện đặc biệt nơi những quyền tự do tôn giáo cơ bản, trong ý nghĩa đầy đủ và toàn vẹn của nó.
Là một người hành hương của hy vọng, tôi nói với họ bằng những lời của Thánh Phaolô: "Nhưng chúng tôi sẽ không để anh em không biết gì, khi nói về những người đang còn mê ngủ, anh em có thể không đau buồn như những người không có hy vọng "(1 Th. 4:13). Sự tự tin vào Thiên Chúa cho ta điều chắc chắn là chúng ta sẽ được gặp Ngài, được đón nhận được ân sủng của Ngài, Niềm hy vọng cho những ai tin vào Chúa được đặt căn bản ở đây. Và, khi nhận thức được điều này, chúng ta cố gắng để biến đổi cơ cấu và các sự kiện hiện tại, những cái không mấy làm chúng ta thỏa mãn và dường như bất động hoặc không thể vượt qua, trong khi cũng giúp những người không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống hay tương lai cho chính họ. Vâng, hy vọng làm thay đổi sự tồn tại thực tế của mỗi người trong thực tại (x. Spe Salvi, 2). Hy vọng chỉ ra một "trời mới và đất mới" (Khải Huyền 21:01), đã được, điều đang làm cho phản xạ của nó trở thành hiển thị. Hơn nữa, khi hy vọng bắt đầu bén rễ trong mỗi con người, hay khi được chia sẻ, nó sẽ lan tỏa như ánh sáng xua tan bóng tối đã làm chúng ta mù loà và điều khiển chúng ta bấy lâu nay. Đất nước này và cả đại lục này được mời gọi để sống bằng niềm hy vọng vào Chúa như một xác tín sâu xa, biến đổi nó thành một thái độ của con tim và sự cam kết thực tế để cùng sánh bước bên nhau trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Như tôi đã nói ở Rome "Hãy tiếp tục tiến bộ không mệt mỏi trong việc xây dựng một xã hội được thành lập theo sự phát triển của điều tốt lành, của chiến thắng,tình yêu và sự lan tràn của công lý "(Bài giảng lễ, 12 tháng 12, 2011).
Với đức tin và hy vọng, người tín hữu trong Chúa Kitô - thực ra là toàn thể Giáo Hội - sống và thực hành đức bác ái như một yếu tố thiết yếu của một sứ mạng. Trong ý nghĩa chính của nó, đức bác ái chính là " khởi đầu của tất cả các đáp ứng đơn giản trước những nhu cầu cấp bách và tình huống cụ thể "(Deus Caritas Est, 31), như chúng ta giúp đỡ những người đói khổ, không nơi cu ngụ, hoặc có nhu cầu nào đó trong cuộc sống của họ. Không ai bị loại trừ vì nguồn gốc hoặc đức tin của mình trong sứ mạng này của Giáo Hội,một sứ mạng không hề cạnh tranh với những khởi động khác của tư nhân hoặc của cộng đồng. Trong thực tế, Giáo Hội sẵn sàng làm việc với những người theo đuổi cùng một mục đích. Cũng không phải Giáo Hội có bất kỳ mục đích nào khác hơn là làm việc thiện một cách không ích kỷ và tôn trọng những người cần được giúp đỡ, những người thiếu thốn một tình thương đích thực.
Kính thưa Tổng thống và các bạn thân mến của tôi, trong những ngày này tôi sẽ cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ Guadalupe cho tất cả anh chị em để anh chị em có thể sống thật với đức tin mà anh chị em đã đón nhận bằng truyền thống tốt nhất của mình. Tôi sẽ cầu nguyện đặc biệt cho những ai cần giúp đỡ, đặc biệt là đối với những người đau khổ vì sự ganh đua cũ và mới, bởi lòng oán giận và tất cả các hình thức bạo lực. Tôi biết rằng tôi đang có mặt tại một đất nước rất tự hào về sự hiếu khách của mình và không muốn ai cảm thấy họ không được hoan nghênh ở đây. Tôi đã biết điều này, và bây giờ tôi có thể thấy nó và cảm nhận được nó trong trái tim mình. Tôi chân thành hy vọng rằng những anh em Mexico, những người hiện đang phải sống xa quê hương sẽ cảm thấy như vậy và sẽ không có gì sẽ làm cho họ quên hoặc bị mất đi ước muốn được thấy sự tiến bộ của đất nước mình bằng sự hòa hợp và bằng những phát triển liên đới thiết thực.
Xin cảm ơn quý anh chị em!
Trên chuyến bay kéo dài đến 14 tiếng đồng hồ, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã có cuộc họp báo với các phóng viên tháp tùng theo chuyến bay của ngài.
Lúc 16 giờ 30, phi cơ của Đức Thánh Cha đã đáp xuống sân bay León. Ra đón Đức Thánh Cha có Tổng Thống Mễ Tây Cơ ông Felipe Calderon, Đức Tổng Giám Mục Jose Guadalupe Martin Rabago, các vị Hồng Y và Tổng Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ và đại diện các Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu và vùng Caribê.
Trong đáp từ của mình gởi đến tổng thống Felipe Calderon, Đức Thánh Cha nói:
Kính thưa Tổng thống,
Thưa các vị Hồng Y,
Các hiền huynh Giám Mục và Linh Mục thân mến,
Thưa các nhà chức trách dân sự,
và người dân vùng đất Guanajuato, Mexico thân mến,
Tôi rất hạnh phúc được hiện diện nơi đây, và tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho phép tôi thực hiện mong muốn đã ôm ấp trong trái tim của tôi rất lâu, để xác nhận trong đức tin của Dân Chúa tại quốc gia vĩ đại này trên mảnh đất của chính họ. Tình cảm của người dân Mexico đối với người Kế Vị Thánh Phêrô, là người mà họ luôn luôn ghi nhớ trong lời cầu nguyện của họ, là điều ai cũng biết. Tôi muốn nói lên điều đó ở đây, nơi được coi là trung tâm địa lý của đất nước, mà người tiền nhiệm đáng kính của tôi, là Chân Phước Gioan Phaolô II, muốn đến thăm trong chuyến tông du đầu tiên của ngài. Mặc dù ngài đã không thể tới được, trong dịp đó, ngài đã gởi một thông điệp khích lệ khi đang bay qua không phận của thành phố này. Tôi rất hạnh phúc được lặp lại những lời của ngài ở đây trên mảnh đất của các bạn. Trong điện tín ngày 30 tháng 1 năm 1979, ngài đã nói: "Tôi biết ơn các tín hữu tại El Bajío và Guanajuato về tình cảm của anh chị em đối với Đức Giáo Hoàng và lòng trung thành của bạn với Chúa. Cầu xin Thiên Chúa ở cùng các bạn luôn mãi"
Với điều này trong tâm trí, tôi cám ơn Tổng thống vì những lời chào đón nồng nhiệt và tôi trân trọng chào đón phu nhân tổng thống cũng như các giới chức của chính quyền dân sự đã dành tôi vinh dự qua sự hiện diện của họ nơi đây. Tôi gởi một lời chào đặc biệt đến Đức Cha José Guadalupe Martín Rábago, là Tổng Giám Mục của León, và Đức Cha Carlos Aguiar Retes, là Tổng Giám Mục của Tlalnepantla và cũng là Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Mexico và Hội đồng Giám mục châu Mỹ La tinh. Với chuyến thăm ngắn ngủi này, tôi muốn gở lời chào đến tất cả người Mexico và tất cả các quốc gia và dân tộc của châu Mỹ La tinh, được đại diện bởi các vị Giám Mục. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi ở đây, nơi tượng đài hùng vĩ Chúa Kitô Vua trên núi Cubilete, đưa ra một chứng tá cho căn tính sâu xa của đức tin Công Giáo giữa lòng dân tộc Mexico, là những người nhận được liên tục những ẩn sủng trong tất cả những thăng trầm của họ.
Mexico, và phần lớn các quốc gia thuộc Châu Mỹ Latinh trong những năm gần đây đã tổ chức lễ mừng hai trăm năm ngày độc lập của họ. Đã có nhiều lễ hội tôn giáo để tạ ơn Thiên Chúa trong thời điểm quan trọng đầy ý nghĩa này. Trong các lễ kỷ niệm ấy, như trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường thánh Phê rô ở Rome vào ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe, Rất Thánh Đức Mẹ Maria đã được kêu cầu hết sức nhiệt thành, Mẹ là đấng dịu hiền đã chỉ cho chúng ta thấy tình Chúa yêu thương tất cả mọi loài và đã tự hiến mình cho chúng ta bất kể chúng ta là ai. Mẹ Thiên Quốc của chúng ta đã liên lỉ cầu nguyện cho đức tin của con cái Mẹ từ khi các quốc gia này được hình thành và Mẹ đến bây giờ vẫn tiếp tục cầu bầu cho con cái Mẹ khi các thử thách mới vẫn liên tục tuôn đến.
Tôi đến đây với tư cách một người hành hương của đức tin, hy vọng, và tình yêu. Tôi muốn được thêm sức cho những ai tin vào Chúa Kitô bằng đức tin của chính họ, bằng cách tán trợ và khuyến khích để họ khôi phục niềm tin của mình bằng cách lắng nghe Lời Chúa, bằng việc cử hành các bí tích và sống kết hợp. Bằng cách này, họ sẽ có thể chia sẻ đức tin của mình với những người khác với tư cách là những người truyền giáo cho anh chị em mình và hoạt động như chất men trong lòng xã hội, góp phần vào việc tạo dựng một xã hội chung sống hoà bình và tôn trọng lẫn nhau, dựa trên phẩm giá vô song của mỗi con người được Thiên Chúa tạo dựng, mà không ai có quyền quên đi hoặc bỏ qua. Phẩm giá này được thể hiện đặc biệt nơi những quyền tự do tôn giáo cơ bản, trong ý nghĩa đầy đủ và toàn vẹn của nó.
Là một người hành hương của hy vọng, tôi nói với họ bằng những lời của Thánh Phaolô: "Nhưng chúng tôi sẽ không để anh em không biết gì, khi nói về những người đang còn mê ngủ, anh em có thể không đau buồn như những người không có hy vọng "(1 Th. 4:13). Sự tự tin vào Thiên Chúa cho ta điều chắc chắn là chúng ta sẽ được gặp Ngài, được đón nhận được ân sủng của Ngài, Niềm hy vọng cho những ai tin vào Chúa được đặt căn bản ở đây. Và, khi nhận thức được điều này, chúng ta cố gắng để biến đổi cơ cấu và các sự kiện hiện tại, những cái không mấy làm chúng ta thỏa mãn và dường như bất động hoặc không thể vượt qua, trong khi cũng giúp những người không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống hay tương lai cho chính họ. Vâng, hy vọng làm thay đổi sự tồn tại thực tế của mỗi người trong thực tại (x. Spe Salvi, 2). Hy vọng chỉ ra một "trời mới và đất mới" (Khải Huyền 21:01), đã được, điều đang làm cho phản xạ của nó trở thành hiển thị. Hơn nữa, khi hy vọng bắt đầu bén rễ trong mỗi con người, hay khi được chia sẻ, nó sẽ lan tỏa như ánh sáng xua tan bóng tối đã làm chúng ta mù loà và điều khiển chúng ta bấy lâu nay. Đất nước này và cả đại lục này được mời gọi để sống bằng niềm hy vọng vào Chúa như một xác tín sâu xa, biến đổi nó thành một thái độ của con tim và sự cam kết thực tế để cùng sánh bước bên nhau trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Như tôi đã nói ở Rome "Hãy tiếp tục tiến bộ không mệt mỏi trong việc xây dựng một xã hội được thành lập theo sự phát triển của điều tốt lành, của chiến thắng,tình yêu và sự lan tràn của công lý "(Bài giảng lễ, 12 tháng 12, 2011).
Với đức tin và hy vọng, người tín hữu trong Chúa Kitô - thực ra là toàn thể Giáo Hội - sống và thực hành đức bác ái như một yếu tố thiết yếu của một sứ mạng. Trong ý nghĩa chính của nó, đức bác ái chính là " khởi đầu của tất cả các đáp ứng đơn giản trước những nhu cầu cấp bách và tình huống cụ thể "(Deus Caritas Est, 31), như chúng ta giúp đỡ những người đói khổ, không nơi cu ngụ, hoặc có nhu cầu nào đó trong cuộc sống của họ. Không ai bị loại trừ vì nguồn gốc hoặc đức tin của mình trong sứ mạng này của Giáo Hội,một sứ mạng không hề cạnh tranh với những khởi động khác của tư nhân hoặc của cộng đồng. Trong thực tế, Giáo Hội sẵn sàng làm việc với những người theo đuổi cùng một mục đích. Cũng không phải Giáo Hội có bất kỳ mục đích nào khác hơn là làm việc thiện một cách không ích kỷ và tôn trọng những người cần được giúp đỡ, những người thiếu thốn một tình thương đích thực.
Kính thưa Tổng thống và các bạn thân mến của tôi, trong những ngày này tôi sẽ cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ Guadalupe cho tất cả anh chị em để anh chị em có thể sống thật với đức tin mà anh chị em đã đón nhận bằng truyền thống tốt nhất của mình. Tôi sẽ cầu nguyện đặc biệt cho những ai cần giúp đỡ, đặc biệt là đối với những người đau khổ vì sự ganh đua cũ và mới, bởi lòng oán giận và tất cả các hình thức bạo lực. Tôi biết rằng tôi đang có mặt tại một đất nước rất tự hào về sự hiếu khách của mình và không muốn ai cảm thấy họ không được hoan nghênh ở đây. Tôi đã biết điều này, và bây giờ tôi có thể thấy nó và cảm nhận được nó trong trái tim mình. Tôi chân thành hy vọng rằng những anh em Mexico, những người hiện đang phải sống xa quê hương sẽ cảm thấy như vậy và sẽ không có gì sẽ làm cho họ quên hoặc bị mất đi ước muốn được thấy sự tiến bộ của đất nước mình bằng sự hòa hợp và bằng những phát triển liên đới thiết thực.
Xin cảm ơn quý anh chị em!
Mễ Tây Cơ nhiệt liệt chào đón Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:22 24/03/2012
Khoảng 3,000 người đã chờ đợi Đức Giáo Hoàng khi ngài đến Mễ Tây Cơ buổi chiều thứ Sáu 24 tháng Ba. Đám đông đã hoan hô Đức Thánh Cha nhiệt liệt với những khẩu hiệu như "Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 là người anh của chúng con, Đức Thánh Cha đã là người Mễ Tây Cơ" và " Mễ Tây Cơ luôn luôn trung thành với Đức Thánh Cha."
Sau khi Đức Thánh Cha bước ra khỏi máy bay, ngài đã được chào đón bởi Tổng thống Mễ Tây Cơ ông Felipe Calderon và vợ của mình, là bà Margarita Zavala. Về phía giáo quyền có Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận Leon, là Đức Cha Jose Guadalupe Marin Rabago, Đức Cha Carlos Aguiar Retes, là Tổng Giám Mục của Tlalnepantla và cũng là Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ và Hội đồng Giám mục châu Mỹ La tinh và đông đảo các Giám Mục và linh mục khác.
Một nhóm 4 trẻ em, mặc quần áo truyền thống Mễ Tây Cơ, đã dâng tặng Đức Giáo Hoàng một món quà.
Những người dân, bao gồm cả tổng thống, rõ ràng là đã rất vui mừng được chào đón Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du đầu tiên tại đất nước này. Trong diễn từ đầu tiên của mình tại Mễ Tây Cơ, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế và sự gia tăng bạo lực tại nước này.
Đức Thánh Cha nói:
“Kính thưa Tổng thống và các bạn thân mến, trong những ngày này tôi sẽ cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ Guadalupe cho tất cả anh chị em để anh chị em có thể sống chân thật với đức tin mà anh chị em đã đón nhận, và với những truyền thống tốt nhất của đức tin ấy. Tôi sẽ cầu nguyện đặc biệt cho những ai cần giúp đỡ, đặc biệt là đối với những người đau khổ vì sự đố kị cũ và mới, bởi lòng oán giận và tất cả các hình thức bạo lực.”
Đức Giáo Hoàng nói ngài đến thăm Mễ Tây Cơ như là một người 'hành hương trong hy vọng, đức tin và bác ái. Ngài cũng nói rằng ngài đến để củng cố đức tin của Mễ Tây Cơ .
"Đất nước này và toàn bộ lục địa được kêu gọi để sống niềm hy vọng của họ vào Thiên Chúa như là một niềm xác tín sâu xa, biến nó thành một thái độ của con tim và một dấn thân cụ thể để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn."
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến việc hàng triệu người Mễ Tây Cơ sống ở nước ngoài, nhưng vẫn giữ Mễ Tây Cơ trong tim mình.
Ngài nói:
"Tôi biết rằng tôi đang ở một đất nước tự hào về lòng hiếu khách của mình và mong muốn không có ai sẽ cảm thấy không được hoan nghênh. Tôi biết điều này, và bây giờ tôi có thể nhìn thấy nó và cảm thấy nó trong trái tim tôi. Tôi chân thành hy vọng rằng nhiều người Mễ Tây Cơ đang sống xa quê hương của họ, nhưng luôn luôn ghi nhớ về đất nước, sẽ cảm thấy như vậy. Và rằng không có gì sẽ làm cho họ quên đi hoặc đánh mất đi lòng mong muốn nhìn thấy đất nước phát triển trong sự hài hòa và trong một sự phát triển chân thực. "
Để tăng phần phong phú cho buổi lễ chào đón Đức Thánh Cha, các vũ công truyền thống từ trường Đại học Guanajuato, đã biểu diễn những tiết mục chào mừng Đức Giáo Hoàng.
Dọc theo con đường từ sân bay về Học Viện Miraflores, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ nghỉ đêm khoảng 20 dặm tức khoảng 32 km, khoảng 700.000 người đã tuốn ra hai bên đường để chào đón Đức Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng đã đi qua các đường phố của Leon trong chiếc xe popemobile của mình.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tại Mễ Tây Cơ. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm Mễ Tây Cơ tổng cộng năm lần.
Sau khi Đức Thánh Cha bước ra khỏi máy bay, ngài đã được chào đón bởi Tổng thống Mễ Tây Cơ ông Felipe Calderon và vợ của mình, là bà Margarita Zavala. Về phía giáo quyền có Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận Leon, là Đức Cha Jose Guadalupe Marin Rabago, Đức Cha Carlos Aguiar Retes, là Tổng Giám Mục của Tlalnepantla và cũng là Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ và Hội đồng Giám mục châu Mỹ La tinh và đông đảo các Giám Mục và linh mục khác.
Một nhóm 4 trẻ em, mặc quần áo truyền thống Mễ Tây Cơ, đã dâng tặng Đức Giáo Hoàng một món quà.
Những người dân, bao gồm cả tổng thống, rõ ràng là đã rất vui mừng được chào đón Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du đầu tiên tại đất nước này. Trong diễn từ đầu tiên của mình tại Mễ Tây Cơ, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế và sự gia tăng bạo lực tại nước này.
Đức Thánh Cha nói:
“Kính thưa Tổng thống và các bạn thân mến, trong những ngày này tôi sẽ cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ Guadalupe cho tất cả anh chị em để anh chị em có thể sống chân thật với đức tin mà anh chị em đã đón nhận, và với những truyền thống tốt nhất của đức tin ấy. Tôi sẽ cầu nguyện đặc biệt cho những ai cần giúp đỡ, đặc biệt là đối với những người đau khổ vì sự đố kị cũ và mới, bởi lòng oán giận và tất cả các hình thức bạo lực.”
Đức Giáo Hoàng nói ngài đến thăm Mễ Tây Cơ như là một người 'hành hương trong hy vọng, đức tin và bác ái. Ngài cũng nói rằng ngài đến để củng cố đức tin của Mễ Tây Cơ .
"Đất nước này và toàn bộ lục địa được kêu gọi để sống niềm hy vọng của họ vào Thiên Chúa như là một niềm xác tín sâu xa, biến nó thành một thái độ của con tim và một dấn thân cụ thể để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn."
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến việc hàng triệu người Mễ Tây Cơ sống ở nước ngoài, nhưng vẫn giữ Mễ Tây Cơ trong tim mình.
Ngài nói:
"Tôi biết rằng tôi đang ở một đất nước tự hào về lòng hiếu khách của mình và mong muốn không có ai sẽ cảm thấy không được hoan nghênh. Tôi biết điều này, và bây giờ tôi có thể nhìn thấy nó và cảm thấy nó trong trái tim tôi. Tôi chân thành hy vọng rằng nhiều người Mễ Tây Cơ đang sống xa quê hương của họ, nhưng luôn luôn ghi nhớ về đất nước, sẽ cảm thấy như vậy. Và rằng không có gì sẽ làm cho họ quên đi hoặc đánh mất đi lòng mong muốn nhìn thấy đất nước phát triển trong sự hài hòa và trong một sự phát triển chân thực. "
Để tăng phần phong phú cho buổi lễ chào đón Đức Thánh Cha, các vũ công truyền thống từ trường Đại học Guanajuato, đã biểu diễn những tiết mục chào mừng Đức Giáo Hoàng.
Dọc theo con đường từ sân bay về Học Viện Miraflores, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ nghỉ đêm khoảng 20 dặm tức khoảng 32 km, khoảng 700.000 người đã tuốn ra hai bên đường để chào đón Đức Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng đã đi qua các đường phố của Leon trong chiếc xe popemobile của mình.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tại Mễ Tây Cơ. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm Mễ Tây Cơ tổng cộng năm lần.