Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay 24/3/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:01 23/03/2019
Bài Ðọc I: Xh 3, 1-8a. 13-15
"Ðấng hiện hữu sai tôi đến với anh em".
Trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Môsê chăn chiên cho ông nhạc là Giêtrô, tư tế xứ Mađian. Ông lùa đoàn chiên qua sa mạc, đến núi Horeb là núi của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện ra với ông trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai. Ông nhìn thấy bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Môsê nói: "Ta hãy lại xem cảnh tượng kỳ lạ này, vì sao bụi gai không bị thiêu rụi".
Thiên Chúa thấy ông lại xem, từ giữa bụi gai Người gọi ông: "Môsê! Môsê!" Ông thưa: "Dạ con đây!" Chúa nói: "Ngươi đừng đến gần đây. Hãy cởi dép ở chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh". Chúa lại nói: "Ta là Thiên Chúa của Tổ phụ ngươi. Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp". Môsê che mặt, vì không dám nhìn Thiên Chúa. Chúa nói: "Ta đã thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai-cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than kẻ đốc công áp bức. Ta biết nỗi đau khổ của chúng, nên Ta xuống cứu chúng thoát khỏi tay người Ai-cập và đưa ra khỏi đất ấy đến miền đất tốt tươi rộng lớn, đất tràn trề sữa và mật".
Môsê thưa với Thiên Chúa rằng: "Này con sẽ đến với con cái Israel và bảo họ: Thiên Chúa của tổ phụ anh em đã sai tôi đến với anh em. Nếu họ hỏi con: "Tên Người là gì?", con sẽ nói sao với họ?" Thiên Chúa nói với Môsê: "Ta là Ðấng Tự Hữu". Chúa nói: "Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: "Ðấng Tự Hữu sai tôi đến với anh em".
Thiên Chúa lại nói với Môsê: "Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: "Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em". Ðó là danh Ta cho đến muôn đời, đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7. 8 và 11
Ðáp: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).
Xướng: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.
Xướng: Người đã thứ tha cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng.
Xướng: Chúa thi hành những sự việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel.
Xướng: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người.
Bài Ðọc II: 1 Cr 10, 1-6. 10-12
"Ðời sống dân chúng đối với Môsê trong hoang địa được viết ra để răn bảo chúng ta".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết điều này, là tất cả cha ông chúng ta đã được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ Môsê mà được thanh tẩy, dưới áng mây và trong lòng biển; tất cả đã ăn cùng một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng liêng. Thật vậy, tất cả đã uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng liêng đi theo họ: tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên, không phải phần đông trong họ đã sống đẹp lòng Chúa, vì họ đã bị gục ngã trong hoang địa.
Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho chúng ta, để chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như những người đó đã chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như một số người trong bọn họ đã làm, và đã vong mạng bởi tay một sứ thần huỷ diệt. Những việc đó đã xảy đến cho họ để làm gương, và đã được ghi chép để răn bảo chúng ta là những người đang sống trong thời đại cuối cùng. Thế nên, ai tưởng mình đang đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6, 2
Này là lúc thuận tiện, này là ngày cứu độ.
Phúc Âm: Lc 13, 1-9
"Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên tiếng bảo: "Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Ngài nói với họ dụ ngôn này: "Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: "Kìa, ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!" Nhưng anh ta đáp rằng: "Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân; may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi".
Ðó là lời Chúa.
"Ðấng hiện hữu sai tôi đến với anh em".
Trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Môsê chăn chiên cho ông nhạc là Giêtrô, tư tế xứ Mađian. Ông lùa đoàn chiên qua sa mạc, đến núi Horeb là núi của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện ra với ông trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai. Ông nhìn thấy bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Môsê nói: "Ta hãy lại xem cảnh tượng kỳ lạ này, vì sao bụi gai không bị thiêu rụi".
Thiên Chúa thấy ông lại xem, từ giữa bụi gai Người gọi ông: "Môsê! Môsê!" Ông thưa: "Dạ con đây!" Chúa nói: "Ngươi đừng đến gần đây. Hãy cởi dép ở chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh". Chúa lại nói: "Ta là Thiên Chúa của Tổ phụ ngươi. Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp". Môsê che mặt, vì không dám nhìn Thiên Chúa. Chúa nói: "Ta đã thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai-cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than kẻ đốc công áp bức. Ta biết nỗi đau khổ của chúng, nên Ta xuống cứu chúng thoát khỏi tay người Ai-cập và đưa ra khỏi đất ấy đến miền đất tốt tươi rộng lớn, đất tràn trề sữa và mật".
Môsê thưa với Thiên Chúa rằng: "Này con sẽ đến với con cái Israel và bảo họ: Thiên Chúa của tổ phụ anh em đã sai tôi đến với anh em. Nếu họ hỏi con: "Tên Người là gì?", con sẽ nói sao với họ?" Thiên Chúa nói với Môsê: "Ta là Ðấng Tự Hữu". Chúa nói: "Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: "Ðấng Tự Hữu sai tôi đến với anh em".
Thiên Chúa lại nói với Môsê: "Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: "Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em". Ðó là danh Ta cho đến muôn đời, đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7. 8 và 11
Ðáp: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).
Xướng: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.
Xướng: Người đã thứ tha cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng.
Xướng: Chúa thi hành những sự việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel.
Xướng: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người.
Bài Ðọc II: 1 Cr 10, 1-6. 10-12
"Ðời sống dân chúng đối với Môsê trong hoang địa được viết ra để răn bảo chúng ta".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết điều này, là tất cả cha ông chúng ta đã được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ Môsê mà được thanh tẩy, dưới áng mây và trong lòng biển; tất cả đã ăn cùng một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng liêng. Thật vậy, tất cả đã uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng liêng đi theo họ: tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên, không phải phần đông trong họ đã sống đẹp lòng Chúa, vì họ đã bị gục ngã trong hoang địa.
Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho chúng ta, để chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như những người đó đã chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như một số người trong bọn họ đã làm, và đã vong mạng bởi tay một sứ thần huỷ diệt. Những việc đó đã xảy đến cho họ để làm gương, và đã được ghi chép để răn bảo chúng ta là những người đang sống trong thời đại cuối cùng. Thế nên, ai tưởng mình đang đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6, 2
Này là lúc thuận tiện, này là ngày cứu độ.
Phúc Âm: Lc 13, 1-9
"Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên tiếng bảo: "Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Ngài nói với họ dụ ngôn này: "Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: "Kìa, ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!" Nhưng anh ta đáp rằng: "Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân; may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi".
Ðó là lời Chúa.
Múa Chay, Con xin Chúa ...
Lm. Jb Nguyễn Minh Hùng
04:20 23/03/2019
Lạy Chúa, hợp cùng những người đang cầu nguyện, con xin dâng lên Chúa lời cầu nguyện trong suốt mùa Chay này, đó là:
Xin hãy dạy con tìm thấy niềm vui trong từng khoảnh khắc sống.
Để con không tính toán cho riêng mình, nhưng luôn sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng cho đi, không chỉ tiền của, vật chất mà còn cả tính mạng, sự sống, thời gian, sức lực, khả năng, suy tư, tình yêu, sự nghiệp... Tất cả những gì được xem là của con và toàn thân con.
Để con luôn can đảm và không khiếp sợ trước mọi thử thách như: chấp nhận sự nhọc nhằn, đau khổ; chấp nhận những hiểu lầm khi thực hiện một hành vi tốt, một việc làm đẹp; chấp nhận lời khó nghe của người bất đồng quan điểm, bất đồng ý kiến; chấp nhận sự khó chịu của ai đó khi con cao rao lời Chúa, trình bày sự thật; chấp nhận đi một mình, khi nhận ra đám đông không vì chân lý, không vì tình đồng loại, dẫu phải đối mặt nhiều đắng cay, nhiều thiệt thòi, thậm chí bị loại trừ; chấp nhận bước ra khỏi thế giới của sự xu nịnh, dù có thể ảnh hưởng xấu đến tương lai, sự nghiệp, và cả sự an toàn của bản thân...
Để con bền gan đóng đinh tính xác thịt mình vào thánh giá mỗi ngày; bền gan đi trọn lý tưởng mà bản thân đã quyết tâm chọn lựa; bền gan giữ trọn niềm yêu mà bản thân đã ký kết; bền gan sống ngày càng mãnh liệt con đường mà bản thân đã nhiều lần xác định là con đường duy nhất phù hợp để đạt tới đích của đức thờ phượng; bền gan thực hiện điều đã xác tín, dẫu phải trầy xướt, cả đến đổ máu, thiệt thân; bền gan để theo đuổi đến cùng quyết tâm đã đề ra cho những nấc thang tiến tới hoàn thiện.
Để con có thể sớt chia khi lòng muốn giữ cho mình; biết mỉm cười khi giấc mơ bị chính người có trách nhiệm với mình cướp mất; biết giữ nét mặt thật tươi dẫu trong lòng những thương đau dọc ngang mắc cưỡi; biết bước tới khi sức lực đã gần như cạn kiệt; biết nở thắm đôi môi khi con tim muốn khóc; biết vững vàng khi phải đấu tranh cho công bằng, sự sống, tình yêu và chân lý.
Để con có thể yêu thương, ngay cả khi xung quanh không còn gì tốt, không còn người lành, không còn bất cứ cái gì để yêu.
Để con luôn tha thứ khi lòng mình uất ức, chỉ muốn nổi giận và nổi hận.
Để con biết kính phục người chính trực, kính phục người dám sống chết cho tình người, cho những gì là trong sáng, lành mạnh, đạo đức.
Để con luôn im lặng trước những điều mà lòng mình như muốn gào thét, muốn nổi loạn nhằm phản đối hay chống đối.
Để con tha thứ cho bản thân khi cần tha thứ, nhằm giúp tâm hồn bình lặng hơn, tỉnh táo hơn mà tiếp tục đi tới, tiếp tục vai trò và nghĩa vụ, nhờ đó không ấu trĩ nhưng dễ phóng mình vào tương lai.
Để con tha thứ cho người xung quanh, nhờ đó tương quan sẽ tiếp nối, an bình được thiết lập, bầu khí thuận thảo mãi mãi được theo đuổi.
Trên hết mọi sự, xin Chúa cho con biết tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, dẫu có lúc tưởng chừng xung quanh không còn gì để mà tin tưởng; xin cho con cảm nghiệm Chúa luôn hiện diện, nhờ đó, con có thể giáo dục mình thành người công chính và ngày càng vươn lên trong ơn gọi nên thánh.
Lạy Chúa, xin ban ơn sức mạnh giúp con sống mùa Chay, sống những điều con cam kết và sống trọn vẹn những lời nguyện mà con vẫn thầm thỉ thưa cùng Chúa. Amen.
Xin hãy dạy con tìm thấy niềm vui trong từng khoảnh khắc sống.
Để con không tính toán cho riêng mình, nhưng luôn sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng cho đi, không chỉ tiền của, vật chất mà còn cả tính mạng, sự sống, thời gian, sức lực, khả năng, suy tư, tình yêu, sự nghiệp... Tất cả những gì được xem là của con và toàn thân con.
Để con luôn can đảm và không khiếp sợ trước mọi thử thách như: chấp nhận sự nhọc nhằn, đau khổ; chấp nhận những hiểu lầm khi thực hiện một hành vi tốt, một việc làm đẹp; chấp nhận lời khó nghe của người bất đồng quan điểm, bất đồng ý kiến; chấp nhận sự khó chịu của ai đó khi con cao rao lời Chúa, trình bày sự thật; chấp nhận đi một mình, khi nhận ra đám đông không vì chân lý, không vì tình đồng loại, dẫu phải đối mặt nhiều đắng cay, nhiều thiệt thòi, thậm chí bị loại trừ; chấp nhận bước ra khỏi thế giới của sự xu nịnh, dù có thể ảnh hưởng xấu đến tương lai, sự nghiệp, và cả sự an toàn của bản thân...
Để con bền gan đóng đinh tính xác thịt mình vào thánh giá mỗi ngày; bền gan đi trọn lý tưởng mà bản thân đã quyết tâm chọn lựa; bền gan giữ trọn niềm yêu mà bản thân đã ký kết; bền gan sống ngày càng mãnh liệt con đường mà bản thân đã nhiều lần xác định là con đường duy nhất phù hợp để đạt tới đích của đức thờ phượng; bền gan thực hiện điều đã xác tín, dẫu phải trầy xướt, cả đến đổ máu, thiệt thân; bền gan để theo đuổi đến cùng quyết tâm đã đề ra cho những nấc thang tiến tới hoàn thiện.
Để con có thể sớt chia khi lòng muốn giữ cho mình; biết mỉm cười khi giấc mơ bị chính người có trách nhiệm với mình cướp mất; biết giữ nét mặt thật tươi dẫu trong lòng những thương đau dọc ngang mắc cưỡi; biết bước tới khi sức lực đã gần như cạn kiệt; biết nở thắm đôi môi khi con tim muốn khóc; biết vững vàng khi phải đấu tranh cho công bằng, sự sống, tình yêu và chân lý.
Để con có thể yêu thương, ngay cả khi xung quanh không còn gì tốt, không còn người lành, không còn bất cứ cái gì để yêu.
Để con luôn tha thứ khi lòng mình uất ức, chỉ muốn nổi giận và nổi hận.
Để con biết kính phục người chính trực, kính phục người dám sống chết cho tình người, cho những gì là trong sáng, lành mạnh, đạo đức.
Để con luôn im lặng trước những điều mà lòng mình như muốn gào thét, muốn nổi loạn nhằm phản đối hay chống đối.
Để con tha thứ cho bản thân khi cần tha thứ, nhằm giúp tâm hồn bình lặng hơn, tỉnh táo hơn mà tiếp tục đi tới, tiếp tục vai trò và nghĩa vụ, nhờ đó không ấu trĩ nhưng dễ phóng mình vào tương lai.
Để con tha thứ cho người xung quanh, nhờ đó tương quan sẽ tiếp nối, an bình được thiết lập, bầu khí thuận thảo mãi mãi được theo đuổi.
Trên hết mọi sự, xin Chúa cho con biết tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, dẫu có lúc tưởng chừng xung quanh không còn gì để mà tin tưởng; xin cho con cảm nghiệm Chúa luôn hiện diện, nhờ đó, con có thể giáo dục mình thành người công chính và ngày càng vươn lên trong ơn gọi nên thánh.
Lạy Chúa, xin ban ơn sức mạnh giúp con sống mùa Chay, sống những điều con cam kết và sống trọn vẹn những lời nguyện mà con vẫn thầm thỉ thưa cùng Chúa. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:07 23/03/2019
117. Nếu như một người có thể nhìn thấy sự thưởng công của đức hạnh ngày sau, thì họ chỉ có toàn tâm toàn ý hành thiện, bất chấp nguy hiểm hoặc lao công khổ nhọc.
(Thánh nữ Catharina)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:09 23/03/2019
66. KHÔNG NÊN TRỞ VỀ
Có người con gái nọ đi lấy chồng, khi rước dâu thì khóc rất là thảm thiết, kiệu phu chịu không nổi bèn nói với cô dâu:
- “Tiểu nương tử, tôi khiêng cô trở về được chứ ?”
Cô dâu vừa nghe thì lên tiếng chửi, rồi nói:
- “Không khóc nữa, bây giờ thì không khóc nữa !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 66:
Ki-tô hữu là người đang đi trên đường về quê trời, trên đường đi họ cũng gặp nhiều đau khổ ra nước mắt nhưng họ quyết không ngó lui, quyết không trở về lại nơi chốn đã làm cho họ đau khổ là tội lỗi.
Người Ki-tô hữu là những anh hùng đã dứt khoát với tội lỗi thì quyết không màng đến những cám dỗ của tội lỗi, dù cho gặp nhiều nước mắt và đau khổ.
Người Ki-tô hữu là những người trung tín ngay cả trong việc nhỏ nhất, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói với họ: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn.”
Trung tín làm một việc lành nho nhỏ, trung tín với người nghèo khó, trung tín với người không ưa thích mình, trung tín với trách nhiệm nhỏ cũng như trung tín trong trách nhiệm lớn đều là những hình thức ra đi không ngoái lại của người Ki-tô hữu, đó cũng là điều mà Tin Mừng nhắc nhở chúng ta đã “cầm cày đừng ngó lui” vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người con gái nọ đi lấy chồng, khi rước dâu thì khóc rất là thảm thiết, kiệu phu chịu không nổi bèn nói với cô dâu:
- “Tiểu nương tử, tôi khiêng cô trở về được chứ ?”
Cô dâu vừa nghe thì lên tiếng chửi, rồi nói:
- “Không khóc nữa, bây giờ thì không khóc nữa !”
(Tiếu phủ)
Suy tư 66:
Ki-tô hữu là người đang đi trên đường về quê trời, trên đường đi họ cũng gặp nhiều đau khổ ra nước mắt nhưng họ quyết không ngó lui, quyết không trở về lại nơi chốn đã làm cho họ đau khổ là tội lỗi.
Người Ki-tô hữu là những anh hùng đã dứt khoát với tội lỗi thì quyết không màng đến những cám dỗ của tội lỗi, dù cho gặp nhiều nước mắt và đau khổ.
Người Ki-tô hữu là những người trung tín ngay cả trong việc nhỏ nhất, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói với họ: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn.”
Trung tín làm một việc lành nho nhỏ, trung tín với người nghèo khó, trung tín với người không ưa thích mình, trung tín với trách nhiệm nhỏ cũng như trung tín trong trách nhiệm lớn đều là những hình thức ra đi không ngoái lại của người Ki-tô hữu, đó cũng là điều mà Tin Mừng nhắc nhở chúng ta đã “cầm cày đừng ngó lui” vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 3 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:11 23/03/2019
Chúa Nhật 3 MÙA CHAY
Tin mừng: Lc 13, 1-9
“Nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”
Bạn thân mến,
Dụ ngôn cây vả không ra trái mà bạn và tôi vừa nghe trong bài Tin Mừng hôm nay, đã cho chúng ta thấy rất rõ ràng tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại như thế nào, Đức Chúa Giê-su không khách sáo nói lên ý của ông chủ là muốn đốn cây vả vô dụng, nhưng đồng thời Ngài cũng cho thấy Thiên Chúa đã vì tình yêu mà kiên nhẫn và chờ đợi chúng ta hối cải...
1. Yêu thương là kiên nhẫn.
Ông chủ đã kiên nhẫn với cây vả thêm một năm nữa và hi vọng nó sẽ ra trái thơm ngon, bố mẹ kiên nhẫn với con cái để nó nhận biết cái sai của mình mà tha thứ, người yêu kiên nhẫn với những khuyết điểm của người bạn mình, tất cả những kiên nhẫn này đều bắt nguồn từ sự yêu thương
Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại, đã kiên nhẫn trước những tội lỗi mà nhân loại đã xúc phạm đến Ngài, mà chưa hối cải và nhìn nhận Ngài là Cha rất nhân từ của họ, tình yêu này được thôi thúc lên bởi sự hi sinh của Con Một Ngài là Đức Giê-su Ki-tô, Ngài đã chết trên thập giá để xin Chúa Cha kiên nhẫn với những cứng đầu vô ơn bội nghĩa của nhân loại để họ hối cải, Ngài đã chết trên thập giá để làm một bằng chứng yêu thương và sự kiên nhẫn của Thiên Chúa Cha.
2. Yêu thương là chờ đợi.
Khi yêu nhau người ta thường hay chờ đợi, dù cho sự chờ đợi này có hạn chế trong một ngày hoặc một hai năm, yêu nhau người ta cũng lấy làm vui mừng để mà chờ đợi nhau khi có hẹn hò dù cho mưa gió bão bùng, và sự chờ đợi nào của con người cũng có giới hạn của nó. Nhưng sự chờ đợi của Thiên Chúa thì khác với nhân loại, Ngài không chờ đợi một hai hay ba năm, nhưng Ngài sẽ chờ đợi cho đến lúc nào chúng ta biết hối cải ăn năn...
Có người Thiên Chúa đã chờ đợi họ hai mươi năm, có người Thiên Chúa đã chờ đợi họ đến ba mươi năm, có người bốn mươi năm và có người bảy mươi, tám mươi năm thời gian dài cả một đời người, vậy mà Thiên Chúa vẫn chờ đợi, Ngài chờ đợi trong yêu thương chứ không trách móc, trong tha thứ chứ không phải án phạt...
Bạn thân mến,
Mùa chay là mùa của yêu thương, mùa của hối cải và trở về với Cha nhân từ trên trời, do đó Ngài muốn mỗi người trong chúng ta học nơi Ngài cách yêu thương anh em như Ngài đã yêu thương chúng ta, đó là kiên nhẫn và chờ đợi anh em khi họ cố chấp mà xúc phạm đến mình:
- Kiên nhẫn khi người khác nóng giận với mình đó là yêu thương.
- Kiên nhẫn khi người khác coi thường mình đó là yêu thương.
- Kiên nhẫn khi người khác nói móc họng mình đó là yêu thương.
- Chờ đợi và cầu nguyện khi anh em tỏ ra bất mãn với mình, đó là yêu thương.
- Chờ đợi và cầu nguyện khi anh em hiểu lầm mình đó là yêu thương.
Kiên nhẫn và chờ đợi là ý lực sống và thực hành của bạn và tôi đối với tất cả mọi người trong tuần mùa chay này.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Lc 13, 1-9
“Nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”
Bạn thân mến,
Dụ ngôn cây vả không ra trái mà bạn và tôi vừa nghe trong bài Tin Mừng hôm nay, đã cho chúng ta thấy rất rõ ràng tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại như thế nào, Đức Chúa Giê-su không khách sáo nói lên ý của ông chủ là muốn đốn cây vả vô dụng, nhưng đồng thời Ngài cũng cho thấy Thiên Chúa đã vì tình yêu mà kiên nhẫn và chờ đợi chúng ta hối cải...
1. Yêu thương là kiên nhẫn.
Ông chủ đã kiên nhẫn với cây vả thêm một năm nữa và hi vọng nó sẽ ra trái thơm ngon, bố mẹ kiên nhẫn với con cái để nó nhận biết cái sai của mình mà tha thứ, người yêu kiên nhẫn với những khuyết điểm của người bạn mình, tất cả những kiên nhẫn này đều bắt nguồn từ sự yêu thương
Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại, đã kiên nhẫn trước những tội lỗi mà nhân loại đã xúc phạm đến Ngài, mà chưa hối cải và nhìn nhận Ngài là Cha rất nhân từ của họ, tình yêu này được thôi thúc lên bởi sự hi sinh của Con Một Ngài là Đức Giê-su Ki-tô, Ngài đã chết trên thập giá để xin Chúa Cha kiên nhẫn với những cứng đầu vô ơn bội nghĩa của nhân loại để họ hối cải, Ngài đã chết trên thập giá để làm một bằng chứng yêu thương và sự kiên nhẫn của Thiên Chúa Cha.
2. Yêu thương là chờ đợi.
Khi yêu nhau người ta thường hay chờ đợi, dù cho sự chờ đợi này có hạn chế trong một ngày hoặc một hai năm, yêu nhau người ta cũng lấy làm vui mừng để mà chờ đợi nhau khi có hẹn hò dù cho mưa gió bão bùng, và sự chờ đợi nào của con người cũng có giới hạn của nó. Nhưng sự chờ đợi của Thiên Chúa thì khác với nhân loại, Ngài không chờ đợi một hai hay ba năm, nhưng Ngài sẽ chờ đợi cho đến lúc nào chúng ta biết hối cải ăn năn...
Có người Thiên Chúa đã chờ đợi họ hai mươi năm, có người Thiên Chúa đã chờ đợi họ đến ba mươi năm, có người bốn mươi năm và có người bảy mươi, tám mươi năm thời gian dài cả một đời người, vậy mà Thiên Chúa vẫn chờ đợi, Ngài chờ đợi trong yêu thương chứ không trách móc, trong tha thứ chứ không phải án phạt...
Bạn thân mến,
Mùa chay là mùa của yêu thương, mùa của hối cải và trở về với Cha nhân từ trên trời, do đó Ngài muốn mỗi người trong chúng ta học nơi Ngài cách yêu thương anh em như Ngài đã yêu thương chúng ta, đó là kiên nhẫn và chờ đợi anh em khi họ cố chấp mà xúc phạm đến mình:
- Kiên nhẫn khi người khác nóng giận với mình đó là yêu thương.
- Kiên nhẫn khi người khác coi thường mình đó là yêu thương.
- Kiên nhẫn khi người khác nói móc họng mình đó là yêu thương.
- Chờ đợi và cầu nguyện khi anh em tỏ ra bất mãn với mình, đó là yêu thương.
- Chờ đợi và cầu nguyện khi anh em hiểu lầm mình đó là yêu thương.
Kiên nhẫn và chờ đợi là ý lực sống và thực hành của bạn và tôi đối với tất cả mọi người trong tuần mùa chay này.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mùa Chay Và Câu Chuyện “Cởi Dép”
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:26 23/03/2019
Chúa Nhật 3 Mùa Chay năm C 2019
Chúa Nhật 3 Mùa Chay hôm nay, với những gợi ý rõ ràng và thâm thúy của Lời Chúa, đang gọi mời chúng ta đi sâu vào đòi hỏi căn bản của Mùa Chay : SÁM HỐI.
Thật vậy, đây chính là thái độ đức tin căn bản của Mùa Chay mà ngay từ ngày Lễ Tro khai mạc Mùa Chay thánh, khi lãnh nhận Tro Thánh trên đầu, chúng ta đã được nhắc nhở qua chính lời của Đức Kitô tuyên cáo trong buổi khai trương cuộc đời rao giảng : “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
Tuy nhiên, chúng ta đừng ngộ nhận một cách giản đơn rằng : Sám hối chay tịnh là chuyện riêng của Mùa Chay, là hành vi khổ chế mang tính thời vụ và thuần nhân bản; hay thậm chí, là phong cách “thời thượng” của những kẻ giàu có, ăn không ngồi rồi, căng da thừa mỡ… : “ăn chay hãm mình để giảm cân, giữ dáng, chữa bệnh…”.
Không, sám hối là chuyện chung của cả cuộc đời kitô hữu, là thái độ căn bản dành cho những ai muốn thuộc về Chúa Kitô và đi trên nẻo Tin Mừng, là cuộc “hành trình dài hơi” để chiến đấu và chiến thắng, là cuộc “xuất hành quyết định” để “vượt qua bến bờ nô lệ” và sẵn sàng cho cuộc “cập bờ đất hứa” !
Chính vì thế, cuộc hành trình của Mùa Chay hôm nay, một cách nào đó, luôn được quy chiếu về cuộc “XUẤT HÀNH” của dân Do Thái ngày xưa. Bởi vì chính qua giai đoạn Lịch sử Cứu Độ quan trọng nầy, mà dân Chúa hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi luôn tìm thấy những chỉ dẫn cần thiết để “vượt qua” kiếp sống ngục tù nô lệ của tội lỗi và dục vọng, của chào thua và yếu đuối, để tiến về miền đất hứa của ân sủng và tự do.
Trong Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 3 Mùa Chay (Năm C) hôm nay, biến cố Xuất Hành lại được nhắc đến như một minh hoạ cụ thể để dẫn chúng ta vào nội dung sứ điệp Lời Chúa mà trọng tâm chính là SÁM HỐI.
Trước hết, chúng ta có thể nhận ra một ý nghĩa đầy thâm thuý của thái độ “Sám Hối” qua câu chuyện về cuộc hội ngộ giữa Mô-sê và Thiên Chúa trong hoang mạc Madian : sám hối là thái độ phải có của con người trước Thiên Chúa.
Câu chuyện được bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa một chàng Môsê đang trốn chạy như một tên tội phạm nguy hiểm của triều đình Pharaô và tiếng nói kỳ diệu phát ra từ “Bụi gai bốc cháy” giữa hoang mạc. Hình ảnh nầy với mệnh lệnh : “Hãy cởi dép ra…” đã cho thấy một nhân loại yếu đuối, tội lỗi, nhơ bẩn và một Thiên Chúa thánh thiện, uy quyền; và muốn được gặp gỡ Thiên Chúa, muốn được chuyện vãn với Ngài thì tác động đầu tiên phải là “cởi dép”.
Với các anh chị em dự tòng sắp lãnh nhận các Bí tích Nhập Đạo, thái độ “cởi dép” chính là đòi hỏi căn bản của Giáo Hội mà họ sẽ nghiêm túc và trân trọng trả lời trước khi được nhận lãnh bí tích : Chủ lễ : “Để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa, ông (bà, anh, chị, em, con) có từ bỏ tội lỗi không?”. Dự tòng đáp : “Thưa từ bỏ”. (Nghi thức đơn giản nhập đạo của người lớn).
Với chúng ta, “cởi dép” chính là trút bỏ cái tôi trần tục, là vứt bỏ những “trang phục” giả hình kệch cởm, là trở về với con người đích thực của mình…Đó không là hành vi “sám hối sao” ? Đó không là một “thái độ thường xuyên” của con người, của chúng ta, những tạo vật yếu hèn thuộc dòng giống A-đam – E-va, và là một “nhịp sống tâm linh” cần thiết, liên hệ đến chính “sinh mệnh” của đời mình, như chính Đức Kitô đã cảnh báo trong trích đoạn Tin Mừng hôm nay nhân hai biến cố thời sự về các vụ chết người của vùng Palestina : vụ án Philatô giết các người Galilê và vụ 18 người bị tháp Siloê sụp đè chết : “Nếu các ngươi không chịu sám hối các ngươi cũng sẽ chết như thế”.
Chúng ta hôm nay cũng vậy : “Đừng tưởng” mình thánh thiện, vô tội mà dửng dưng với lời gọi mời sám hối của Mùa Chay và của cuộc hành trình hoán cải trong nhịp sống kitô hữu. Đứng trước sự toàn thánh của Thiên Chúa không ai có thể trịch thượng “mang nguyên đôi dép dơ bẩn” của cuộc đời mình, của “cái tôi” trần trụi, dơ dáng dị hình của mình !
Đây cũng chính là điều được Thánh Phaolô ân cần nhắc bảo cộng đoàn tín hữu Cô-rin-tô, một cộng đoàn đang đối diện với bao thách đố của tinh thần thế tục, phóng túng, duy vật và bao nhiêu đồi truỵ của tâm thức ngoại giáo. Ngài đã nhắc lại những cuộc đời thất bại, gục ngã của thế hệ cha ông ngài thời Xuất Hành vì đã chủ quan, kiêu ngạo, quay lưng thách thức Thiên Chúa. Ngài muốn anh chị em tín hữu Cô-rin-tô hôm nay không đi theo vết xe đổ ngày xưa để phải bị huỷ diệt. Nhưng khiêm hạ nhìn nhận thân phận yếu đuối, giới hạn của mình để trở về với Thiên Chúa trong tin yêu phó thác. Lời giáo huấn đó đã cô đọng thành một câu tục ngữ vẫn còn giá trị mãi tới hôm nay : “Ai tưởng mình đang đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã” (Bđ 2).
Nhưng dù sao, “cởi dép” đó mới chỉ là thái độ cần thiết khởi đầu, là việc sám hối mang tính “quy kỷ nhân bản” mà sách giáo lý vẫn thường gọi bằng danh xưng "ăn năn tội vì mình". Một cách nào đó, theo nhãn quan Phật Giáo, thái độ nầy là một dạng “chánh kiến” để nhận thức “tham, sân, si”, căn nguyên của con đường khổ não, hoặc đơn giản, chỉ là hành vi “tự kiểm” mà các tổ chức chính trị xã hội vẫn thường áp dụng cho các thành viên.
Thái độ hay hành vi sám hối mà Lời Chúa đề nghị hôm nay còn thế nữa. Sám hối là dám tin vào tình yêu của Thiên Chúa.
Thật vậy, điều cốt yếu của thái độ sám hối Kitô giáo phải đặt trọng tâm vào tình yêu đối với Thiên Chúa, phải là một quy hướng của lòng hiếu thảo tin yêu về chính Ngài, là Đấng giàu lòng xót thương và đầy khoan nhân tha thứ để quyết tâm làm lại cuộc đời trong tin yêu phó thác. Đó chính là thái độ ăn năn sám hối đích thực mà sách giáo lý gọi là "Ăn năn tội vì Chúa" ; và đó chính là tiêu đích của câu chuyện kế tiếp của sách Xuất Hành khi Thiên Chúa mạc khải Danh của Ngài và ý định cứu độ của Ngài cho Môsê : “Ta là Đấng hằng hữu….Ta đã thấy cảnh khổ cực của Dân ta bên Ai-Cập, ta đã nghe tiếng chúng kêu than...ta biết nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-Cập… và đưa chúng từ đó tới một miền đất tốt tươi rộng lớn....”.
Thiên Chúa của chúng ta là như thế. Một Thiên Chúa đang biết rõ nỗi lầm than khốn khổ, và thân phận tội lỗi yếu hèn của chúng ta để tìm phương cứu thoát, để mở đường cứu độ, để tha thứ khoan dung...
Thiên Chúa hằng hữu chính là Thiên Chúa của tình yêu, của cảm thông, tha thứ, khoan dung và đồng hành.
Sám hối chân thực chính là “dám tin vào tình thương của Chúa để đứng lên trở về”. Trình thuật Tin Mừng về bi kịch Khổ Nạn đã cho chúng ta thấy hai mẫu người đối lập đã dẫn tới hai kết cục khác nhau : Bằng những giọt nước mắt sám hối và vững tin vào ánh mắt nhân từ của Thầy Chí Thánh, cho dù chối Thầy 3 lần, Phêrô vẫn được Thầy thứ tha, đón nhận và tín nhiệm giao cho thánh vụ chăn dắt Giáo hội. Trong khi đó, Giu-đa quay lưng lầm lũi bước đi trong bóng tối cô độc của cái tôi kiêu căng và khước từ vĩnh viễn tình thương yêu tha thứ để cuối cùng kết thúc cuộc sống bằng chiếc dây thòng lọng của tuyệt vọng.
Như thế, hành trình sám hối của Mùa Chay thánh luôn mang dáng đứng của niềm tin yêu hy vọng, hy vọng sẽ có một miền "đất hứa" tâm linh xinh tươi và đầy hoa thơm cỏ lạ, một "mái ấm nhà cha” đầy ắp tiếng cười của anh em sum họp một nhà, một tiệc cưới Phục Sinh mà mọi người chúng ta đều hân hoan trong chiếc áo trắng tinh của ân sủng.
Và đó chính là điểm quy chiếu của dụ ngôn Tin mừng về Cây Vả không trái mà Chúa Giêsu đã quảng diễn liền sau câu chuyện “nếu các ngươi không sám hối”. Sám hối, chay tịnh phải luôn mang lại những hoa quả phúc đức, những trái ngọt thiêng liêng…
Đây cũng chính là những đòi hỏi căn bản mà Giáo Hội dành cho các anh chị em dự tòng sắp được gia nhập Kitô giáo sau thời gian học hỏi giáo lý đức tin, hoán cải cuộc đời, cam kết dấn thân cho một đức tin mới. Sự chọn lựa đó, hoán cải đó phải đi đôi với những thực hành đức tin cụ thể, như những hoa trái thiêng liêng : “Vậy trước đây ông (bà, anh, chị, em, con…) đã nghe lời Người, đã muốn tuân giữ giới răn Người, đã sống trong tình huynh đệ và cầu nguyện chưa ? Để trở thành Kitô hữu ông (bà, anh, chị, em, con…) đã làm tất cả những điều ấy chưa ?” (Nghi thức đơn giản nhập đạo của người lớn)
Với chúng ta, những Kitô hữu, làm sao chúng ta lại để Mùa Chay qua đi mà mình chẳng được gì, để "thời thuận tiện, giờ cứu độ" trôi qua mà chúng ta vẫn đứng lại trong “đôi dép” cũ mèm của cái tôi đáng ghét ? Đâu cần tới những “lát gươm xử trảm của Philatô”, hay “tháp Siloe đổ sập” chúng ta mới bị giết chết, mà quả thật, nếu không SÁM HỐI, chúng ta đã chết tự bao giờ trong chính tội lỗi và sự tự mãn của chính mình…
Ai lại muốn đứng im làm “cây vả khô chồi choán đất” trong suốt cả Mùa Chay; và cũng chẳng vui gì khi tiến về mừng đại tiệc Phục Sinh trong “đôi dép cũ mèm” !
Ngay từ hôm nay, tôi phải quyết tiến lên bằng đôi chân không ăn năn sám hối cho dẫu phải trầy trụa rướm máu để gặp được “Bụi gai rực lửa” là Thiên Chúa của tình yêu cứu độ; và tôi phải sớm trở thành một cây vả sai trái đầy hoa để khỏi bị bứng đi quăng vào hố rác, hay kinh khủng hơn, bị ném hẵn vào hỏa ngục trong một ngày không xa nơi cuối cuộc hành trình về “Đất Hứa” ! Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Chúa Nhật 3 Mùa Chay hôm nay, với những gợi ý rõ ràng và thâm thúy của Lời Chúa, đang gọi mời chúng ta đi sâu vào đòi hỏi căn bản của Mùa Chay : SÁM HỐI.
Thật vậy, đây chính là thái độ đức tin căn bản của Mùa Chay mà ngay từ ngày Lễ Tro khai mạc Mùa Chay thánh, khi lãnh nhận Tro Thánh trên đầu, chúng ta đã được nhắc nhở qua chính lời của Đức Kitô tuyên cáo trong buổi khai trương cuộc đời rao giảng : “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
Tuy nhiên, chúng ta đừng ngộ nhận một cách giản đơn rằng : Sám hối chay tịnh là chuyện riêng của Mùa Chay, là hành vi khổ chế mang tính thời vụ và thuần nhân bản; hay thậm chí, là phong cách “thời thượng” của những kẻ giàu có, ăn không ngồi rồi, căng da thừa mỡ… : “ăn chay hãm mình để giảm cân, giữ dáng, chữa bệnh…”.
Không, sám hối là chuyện chung của cả cuộc đời kitô hữu, là thái độ căn bản dành cho những ai muốn thuộc về Chúa Kitô và đi trên nẻo Tin Mừng, là cuộc “hành trình dài hơi” để chiến đấu và chiến thắng, là cuộc “xuất hành quyết định” để “vượt qua bến bờ nô lệ” và sẵn sàng cho cuộc “cập bờ đất hứa” !
Chính vì thế, cuộc hành trình của Mùa Chay hôm nay, một cách nào đó, luôn được quy chiếu về cuộc “XUẤT HÀNH” của dân Do Thái ngày xưa. Bởi vì chính qua giai đoạn Lịch sử Cứu Độ quan trọng nầy, mà dân Chúa hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi luôn tìm thấy những chỉ dẫn cần thiết để “vượt qua” kiếp sống ngục tù nô lệ của tội lỗi và dục vọng, của chào thua và yếu đuối, để tiến về miền đất hứa của ân sủng và tự do.
Trong Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 3 Mùa Chay (Năm C) hôm nay, biến cố Xuất Hành lại được nhắc đến như một minh hoạ cụ thể để dẫn chúng ta vào nội dung sứ điệp Lời Chúa mà trọng tâm chính là SÁM HỐI.
Trước hết, chúng ta có thể nhận ra một ý nghĩa đầy thâm thuý của thái độ “Sám Hối” qua câu chuyện về cuộc hội ngộ giữa Mô-sê và Thiên Chúa trong hoang mạc Madian : sám hối là thái độ phải có của con người trước Thiên Chúa.
Câu chuyện được bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa một chàng Môsê đang trốn chạy như một tên tội phạm nguy hiểm của triều đình Pharaô và tiếng nói kỳ diệu phát ra từ “Bụi gai bốc cháy” giữa hoang mạc. Hình ảnh nầy với mệnh lệnh : “Hãy cởi dép ra…” đã cho thấy một nhân loại yếu đuối, tội lỗi, nhơ bẩn và một Thiên Chúa thánh thiện, uy quyền; và muốn được gặp gỡ Thiên Chúa, muốn được chuyện vãn với Ngài thì tác động đầu tiên phải là “cởi dép”.
Với các anh chị em dự tòng sắp lãnh nhận các Bí tích Nhập Đạo, thái độ “cởi dép” chính là đòi hỏi căn bản của Giáo Hội mà họ sẽ nghiêm túc và trân trọng trả lời trước khi được nhận lãnh bí tích : Chủ lễ : “Để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa, ông (bà, anh, chị, em, con) có từ bỏ tội lỗi không?”. Dự tòng đáp : “Thưa từ bỏ”. (Nghi thức đơn giản nhập đạo của người lớn).
Với chúng ta, “cởi dép” chính là trút bỏ cái tôi trần tục, là vứt bỏ những “trang phục” giả hình kệch cởm, là trở về với con người đích thực của mình…Đó không là hành vi “sám hối sao” ? Đó không là một “thái độ thường xuyên” của con người, của chúng ta, những tạo vật yếu hèn thuộc dòng giống A-đam – E-va, và là một “nhịp sống tâm linh” cần thiết, liên hệ đến chính “sinh mệnh” của đời mình, như chính Đức Kitô đã cảnh báo trong trích đoạn Tin Mừng hôm nay nhân hai biến cố thời sự về các vụ chết người của vùng Palestina : vụ án Philatô giết các người Galilê và vụ 18 người bị tháp Siloê sụp đè chết : “Nếu các ngươi không chịu sám hối các ngươi cũng sẽ chết như thế”.
Chúng ta hôm nay cũng vậy : “Đừng tưởng” mình thánh thiện, vô tội mà dửng dưng với lời gọi mời sám hối của Mùa Chay và của cuộc hành trình hoán cải trong nhịp sống kitô hữu. Đứng trước sự toàn thánh của Thiên Chúa không ai có thể trịch thượng “mang nguyên đôi dép dơ bẩn” của cuộc đời mình, của “cái tôi” trần trụi, dơ dáng dị hình của mình !
Đây cũng chính là điều được Thánh Phaolô ân cần nhắc bảo cộng đoàn tín hữu Cô-rin-tô, một cộng đoàn đang đối diện với bao thách đố của tinh thần thế tục, phóng túng, duy vật và bao nhiêu đồi truỵ của tâm thức ngoại giáo. Ngài đã nhắc lại những cuộc đời thất bại, gục ngã của thế hệ cha ông ngài thời Xuất Hành vì đã chủ quan, kiêu ngạo, quay lưng thách thức Thiên Chúa. Ngài muốn anh chị em tín hữu Cô-rin-tô hôm nay không đi theo vết xe đổ ngày xưa để phải bị huỷ diệt. Nhưng khiêm hạ nhìn nhận thân phận yếu đuối, giới hạn của mình để trở về với Thiên Chúa trong tin yêu phó thác. Lời giáo huấn đó đã cô đọng thành một câu tục ngữ vẫn còn giá trị mãi tới hôm nay : “Ai tưởng mình đang đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã” (Bđ 2).
Nhưng dù sao, “cởi dép” đó mới chỉ là thái độ cần thiết khởi đầu, là việc sám hối mang tính “quy kỷ nhân bản” mà sách giáo lý vẫn thường gọi bằng danh xưng "ăn năn tội vì mình". Một cách nào đó, theo nhãn quan Phật Giáo, thái độ nầy là một dạng “chánh kiến” để nhận thức “tham, sân, si”, căn nguyên của con đường khổ não, hoặc đơn giản, chỉ là hành vi “tự kiểm” mà các tổ chức chính trị xã hội vẫn thường áp dụng cho các thành viên.
Thái độ hay hành vi sám hối mà Lời Chúa đề nghị hôm nay còn thế nữa. Sám hối là dám tin vào tình yêu của Thiên Chúa.
Thật vậy, điều cốt yếu của thái độ sám hối Kitô giáo phải đặt trọng tâm vào tình yêu đối với Thiên Chúa, phải là một quy hướng của lòng hiếu thảo tin yêu về chính Ngài, là Đấng giàu lòng xót thương và đầy khoan nhân tha thứ để quyết tâm làm lại cuộc đời trong tin yêu phó thác. Đó chính là thái độ ăn năn sám hối đích thực mà sách giáo lý gọi là "Ăn năn tội vì Chúa" ; và đó chính là tiêu đích của câu chuyện kế tiếp của sách Xuất Hành khi Thiên Chúa mạc khải Danh của Ngài và ý định cứu độ của Ngài cho Môsê : “Ta là Đấng hằng hữu….Ta đã thấy cảnh khổ cực của Dân ta bên Ai-Cập, ta đã nghe tiếng chúng kêu than...ta biết nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-Cập… và đưa chúng từ đó tới một miền đất tốt tươi rộng lớn....”.
Thiên Chúa của chúng ta là như thế. Một Thiên Chúa đang biết rõ nỗi lầm than khốn khổ, và thân phận tội lỗi yếu hèn của chúng ta để tìm phương cứu thoát, để mở đường cứu độ, để tha thứ khoan dung...
Thiên Chúa hằng hữu chính là Thiên Chúa của tình yêu, của cảm thông, tha thứ, khoan dung và đồng hành.
Sám hối chân thực chính là “dám tin vào tình thương của Chúa để đứng lên trở về”. Trình thuật Tin Mừng về bi kịch Khổ Nạn đã cho chúng ta thấy hai mẫu người đối lập đã dẫn tới hai kết cục khác nhau : Bằng những giọt nước mắt sám hối và vững tin vào ánh mắt nhân từ của Thầy Chí Thánh, cho dù chối Thầy 3 lần, Phêrô vẫn được Thầy thứ tha, đón nhận và tín nhiệm giao cho thánh vụ chăn dắt Giáo hội. Trong khi đó, Giu-đa quay lưng lầm lũi bước đi trong bóng tối cô độc của cái tôi kiêu căng và khước từ vĩnh viễn tình thương yêu tha thứ để cuối cùng kết thúc cuộc sống bằng chiếc dây thòng lọng của tuyệt vọng.
Như thế, hành trình sám hối của Mùa Chay thánh luôn mang dáng đứng của niềm tin yêu hy vọng, hy vọng sẽ có một miền "đất hứa" tâm linh xinh tươi và đầy hoa thơm cỏ lạ, một "mái ấm nhà cha” đầy ắp tiếng cười của anh em sum họp một nhà, một tiệc cưới Phục Sinh mà mọi người chúng ta đều hân hoan trong chiếc áo trắng tinh của ân sủng.
Và đó chính là điểm quy chiếu của dụ ngôn Tin mừng về Cây Vả không trái mà Chúa Giêsu đã quảng diễn liền sau câu chuyện “nếu các ngươi không sám hối”. Sám hối, chay tịnh phải luôn mang lại những hoa quả phúc đức, những trái ngọt thiêng liêng…
Đây cũng chính là những đòi hỏi căn bản mà Giáo Hội dành cho các anh chị em dự tòng sắp được gia nhập Kitô giáo sau thời gian học hỏi giáo lý đức tin, hoán cải cuộc đời, cam kết dấn thân cho một đức tin mới. Sự chọn lựa đó, hoán cải đó phải đi đôi với những thực hành đức tin cụ thể, như những hoa trái thiêng liêng : “Vậy trước đây ông (bà, anh, chị, em, con…) đã nghe lời Người, đã muốn tuân giữ giới răn Người, đã sống trong tình huynh đệ và cầu nguyện chưa ? Để trở thành Kitô hữu ông (bà, anh, chị, em, con…) đã làm tất cả những điều ấy chưa ?” (Nghi thức đơn giản nhập đạo của người lớn)
Với chúng ta, những Kitô hữu, làm sao chúng ta lại để Mùa Chay qua đi mà mình chẳng được gì, để "thời thuận tiện, giờ cứu độ" trôi qua mà chúng ta vẫn đứng lại trong “đôi dép” cũ mèm của cái tôi đáng ghét ? Đâu cần tới những “lát gươm xử trảm của Philatô”, hay “tháp Siloe đổ sập” chúng ta mới bị giết chết, mà quả thật, nếu không SÁM HỐI, chúng ta đã chết tự bao giờ trong chính tội lỗi và sự tự mãn của chính mình…
Ai lại muốn đứng im làm “cây vả khô chồi choán đất” trong suốt cả Mùa Chay; và cũng chẳng vui gì khi tiến về mừng đại tiệc Phục Sinh trong “đôi dép cũ mèm” !
Ngay từ hôm nay, tôi phải quyết tiến lên bằng đôi chân không ăn năn sám hối cho dẫu phải trầy trụa rướm máu để gặp được “Bụi gai rực lửa” là Thiên Chúa của tình yêu cứu độ; và tôi phải sớm trở thành một cây vả sai trái đầy hoa để khỏi bị bứng đi quăng vào hố rác, hay kinh khủng hơn, bị ném hẵn vào hỏa ngục trong một ngày không xa nơi cuối cuộc hành trình về “Đất Hứa” ! Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khai Tử Tổ Chức Khủng Bố Daech
Lê Đình Thông
09:18 23/03/2019
Tổ chức hồi giáo cực đoan DAECH, từng giết hại nhiều giáo sĩ và tín đồ Công Giáo. Sáng 23/09, trang Twitter của Lực lượng Dân chủ Syrie loan báo tổ chức DAECH bị tận diệt tại hang ổ cuối cùng ở Baghouz.
DAECH là tổ chức khủng bố quốc tế. Ngày 09/04/2014, tổ chức này tự nhận là Nhà nước Hồi giáo, chiếm cứ một phần lãnh thổ Irak và Cham (Islamic State of Irak and Sham). Từ mùa hè 2014 đến mùa đông 2017, DAECH đã mở rộng địa bàn hoạt động tại nhiều khu vực trong lãnh thổ Syrie và Irak. Từ năm 2015, DAECH gây nhiều vụ khủng bố tại châu Âu và tại Bắc Mỹ.
Lê Đình Thông
Chương trình thăm viếng đền thánh Đức Mẹ Loreto và ký Tông huấn dành cho giới trẻ
Đặng Tự Do
17:05 23/03/2019
Lúc 8g sáng thứ Hai 25 tháng Ba, Lễ Thiên thần Truyền tin cho Đức Bà Maria, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Vatican để bay đến Đền Thánh Đức Mẹ Loreto cách Vatican 280km về phía Đông Bắc.
Sau một giờ bay, lúc 9g, trực thăng sẽ hạ cánh xuống sân thể thao của Trung tâm Thanh thiếu niên Gioan Phaolô II tại Montorso.
Ra đón Đức Thánh Cha, có Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin của tổng giáo phận Loreto, Tiến sĩ Luca Ceriscioli, chủ tịch miền Marche, Tiến sĩ Antonio D'Acunto, tỉnh trưởng Ancona, và Tiến sĩ Paolo Niccoletti, thị trưởng thành phố Loreto.
Từ đây, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng xe hơi đến đền thánh Đức Mẹ Loreto vào lúc 9g30.
Ra đón Đức Thánh Cha tại Đền Thánh Đức Mẹ Loreto, có Cha Franco Carollo, giám đốc Đền Thánh Đức Mẹ Loreto, Cha Andrea Principini và Cha Vincenzo Mattia đại diện cho các linh mục coi sóc đền thánh.
Lúc 9g45, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ trong Nhà Thánh.
Kết thúc Thánh lễ, ngay trong Nhà Thánh, Đức Thánh Cha sẽ ký Tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Tông huấn này có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.
Tựa đề này cũng là những lời mở đầu của văn bản gốc bằng tiếng Tây Ban Nha của Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên được trình bày dưới hình thức một lá thư gửi đến giới trẻ.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 20 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh giải thích như sau: “Với cử chỉ này, Đức Thánh Cha có ý phó dâng cho Đức Trinh Nữ Maria tài liệu hoàn thành công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục được tổ chức tại Vatican từ ngày 3 đến 28 tháng 10 năm ngoái, 2018, với chủ đề: ‘Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi’”.
Sau nghi thức này, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với cộng đồng tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin trong đền thánh.
Đức Thánh Cha cũng sẽ chào đón những người bệnh và chào thăm các tín hữu từ tiền đình của Đền thờ .
Tại đây, Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin của tổng giáo phận Loreto sẽ có lời cám ơn Đức Thánh Cha.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha sẽ cùng đọc kinh Truyền tin với các tín hữu.
Lúc 12g30, ngài ăn trưa với các giám mục.
Lúc 14g30, Đức Thánh Cha sẽ từ giã Đền thờ để ra sân bay trực thăng Montorso.
Lúc 15g45, Đức Thánh Cha sẽ về đến sân bay trực thăng Vatican.
Source:Libreria Editrice Vaticana VISITA DEL SANTO PADRE FRANCESCO A LORETO 25 MARZO 2019
Sau một giờ bay, lúc 9g, trực thăng sẽ hạ cánh xuống sân thể thao của Trung tâm Thanh thiếu niên Gioan Phaolô II tại Montorso.
Ra đón Đức Thánh Cha, có Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin của tổng giáo phận Loreto, Tiến sĩ Luca Ceriscioli, chủ tịch miền Marche, Tiến sĩ Antonio D'Acunto, tỉnh trưởng Ancona, và Tiến sĩ Paolo Niccoletti, thị trưởng thành phố Loreto.
Từ đây, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng xe hơi đến đền thánh Đức Mẹ Loreto vào lúc 9g30.
Ra đón Đức Thánh Cha tại Đền Thánh Đức Mẹ Loreto, có Cha Franco Carollo, giám đốc Đền Thánh Đức Mẹ Loreto, Cha Andrea Principini và Cha Vincenzo Mattia đại diện cho các linh mục coi sóc đền thánh.
Lúc 9g45, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ trong Nhà Thánh.
Kết thúc Thánh lễ, ngay trong Nhà Thánh, Đức Thánh Cha sẽ ký Tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Tông huấn này có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.
Tựa đề này cũng là những lời mở đầu của văn bản gốc bằng tiếng Tây Ban Nha của Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên được trình bày dưới hình thức một lá thư gửi đến giới trẻ.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 20 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh giải thích như sau: “Với cử chỉ này, Đức Thánh Cha có ý phó dâng cho Đức Trinh Nữ Maria tài liệu hoàn thành công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục được tổ chức tại Vatican từ ngày 3 đến 28 tháng 10 năm ngoái, 2018, với chủ đề: ‘Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi’”.
Sau nghi thức này, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với cộng đồng tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin trong đền thánh.
Đức Thánh Cha cũng sẽ chào đón những người bệnh và chào thăm các tín hữu từ tiền đình của Đền thờ .
Tại đây, Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin của tổng giáo phận Loreto sẽ có lời cám ơn Đức Thánh Cha.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha sẽ cùng đọc kinh Truyền tin với các tín hữu.
Lúc 12g30, ngài ăn trưa với các giám mục.
Lúc 14g30, Đức Thánh Cha sẽ từ giã Đền thờ để ra sân bay trực thăng Montorso.
Lúc 15g45, Đức Thánh Cha sẽ về đến sân bay trực thăng Vatican.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Acies Legio Mariae Sydney.
Diệp Hải Dung.
09:24 23/03/2019
Sáng thứ Bảy 22/3/2019 rất đông đủ anh chị em hội viên Hoạt Động và Tán Trợ Legio Mariae thuộc các Giáo Bankstown, Georges Hall, Cabramatta, Fairfield, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, và Revesby đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự ngày Đại Hội Acies hàng năm của Legio Mariae.
Tất cả mọi người đều tập trung trong sân trường nhà thờ và cùng với Cha Linh giám Paul Văn Chi dâng giờ đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui. Sau đó kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ rước vào nhà thờ và an vị trước bàn thờ.
Xem Hình
Cha Paul Văn Chi Linh Giám ban huấn từ và chia sẻ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Hội sống tận hiến thân xác chúng ta, linh hồn chúng ta và gia đình chúng ta cho Mẹ và đó cũng là tâm niệm của quan binh Legio Mariae toàn thế giới. Đặc biệt vũ khí của chúng ta chính là tràng chuỗi Mân Côi bách chiến bách thắng mà Mẹ trao cho chúng ta…Acies là mặt trận để tất cả đồng hành cùng Nữ tướng Maria của Legio Mariae lên đường để làm sứ mạng Tông đồ…
Kế tiếp là nghi thức tuyên thệ dâng mình cho Đức Mẹ, Quý Cha Linh Giám, Cựu Linh Giám, qúy Sơ Trợ Giám và tất cả các Hội Viên tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ đặt tay lên Vexilium Quân Kỳ của Legio Mariae đọc lời tuyên thệ. Sau đó quý Cha Paul Văn Chi Linh Giám, Cha Nguyễn Văn Tuyết Cựu Linh Giám, Cha Nguyễn Thái Hoạch Cựu Linh Giám và Cha Trần Bạch Hổ cùng hiệp dâng Thánh Lễ.
Trong bài giảng Cha Trần Bạch Hổ kể vài mẫu truyện về Đức Mẹ Maria và Cha cũng nhắc lại lời giảng huấn của Cha Linh Giám Paul Văn Chi “ vũ khí của quân binh Legio Mariae chính là tràng chuỗi Mân Côi” và cũng nhờ tràng chuỗi Mân Côi đưa ta đến với Mẹ và Mẹ dẫn dắt ta đến với Chúa và chúng ta tận hiến cho Mẹ thì cũng là chúng ta tận hiến cho Chúa Giêsu…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Hà Pi Liến Trưởng Curia Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại lễ Acies , quý ân nhân và ca đoàn Legio đã đóng góp lời ca tiếng hát trong Thánh lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng.
Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người đều ở lại qua bên hội trường của nhà thờ tham dự bữa ăn trưa thân mật và kết thúc vào lúc 2pm.
Diệp Hải Dung.
Tất cả mọi người đều tập trung trong sân trường nhà thờ và cùng với Cha Linh giám Paul Văn Chi dâng giờ đền tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui. Sau đó kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ rước vào nhà thờ và an vị trước bàn thờ.
Xem Hình
Cha Paul Văn Chi Linh Giám ban huấn từ và chia sẻ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Hội sống tận hiến thân xác chúng ta, linh hồn chúng ta và gia đình chúng ta cho Mẹ và đó cũng là tâm niệm của quan binh Legio Mariae toàn thế giới. Đặc biệt vũ khí của chúng ta chính là tràng chuỗi Mân Côi bách chiến bách thắng mà Mẹ trao cho chúng ta…Acies là mặt trận để tất cả đồng hành cùng Nữ tướng Maria của Legio Mariae lên đường để làm sứ mạng Tông đồ…
Kế tiếp là nghi thức tuyên thệ dâng mình cho Đức Mẹ, Quý Cha Linh Giám, Cựu Linh Giám, qúy Sơ Trợ Giám và tất cả các Hội Viên tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ đặt tay lên Vexilium Quân Kỳ của Legio Mariae đọc lời tuyên thệ. Sau đó quý Cha Paul Văn Chi Linh Giám, Cha Nguyễn Văn Tuyết Cựu Linh Giám, Cha Nguyễn Thái Hoạch Cựu Linh Giám và Cha Trần Bạch Hổ cùng hiệp dâng Thánh Lễ.
Trong bài giảng Cha Trần Bạch Hổ kể vài mẫu truyện về Đức Mẹ Maria và Cha cũng nhắc lại lời giảng huấn của Cha Linh Giám Paul Văn Chi “ vũ khí của quân binh Legio Mariae chính là tràng chuỗi Mân Côi” và cũng nhờ tràng chuỗi Mân Côi đưa ta đến với Mẹ và Mẹ dẫn dắt ta đến với Chúa và chúng ta tận hiến cho Mẹ thì cũng là chúng ta tận hiến cho Chúa Giêsu…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Hà Pi Liến Trưởng Curia Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại lễ Acies , quý ân nhân và ca đoàn Legio đã đóng góp lời ca tiếng hát trong Thánh lễ thêm phần trang nghiêm sốt sắng.
Sau khi chấm dứt Thánh lễ mọi người đều ở lại qua bên hội trường của nhà thờ tham dự bữa ăn trưa thân mật và kết thúc vào lúc 2pm.
Diệp Hải Dung.
Văn Hóa
Hòa Lan –Đổi Mới Tâm Hồn
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
15:19 23/03/2019
Hòa Lan –Đổi Mới Tâm Hồn
Vụ xả súng xảy ra ngày đầu tuần qua ở thành phố Utrecht miền trung Hòa Lan khiến 3 người chết và nhiều người khác bị thương đã làm bàng hoàng người dân Hòa Lan vốn dĩ rất yên bình và được xem là một trong những quốc gia đáng sống. Tay súng người Thổ Nhỉ Kỳ đã bị bắt ngay trong ngày và người ta đang điều tra xem liệu đây có phải là vụ khủng bố không. Phải công nhận rằng hệ thống an ninh ở đây rất tuyệt vời và các nhân viên công lực làm việc không chê vào đâu được trước sự việc vừa xảy ra. Những vị lãnh đạo đất nước hoa Tu-líp này đã hết lòng vì dân, vì nước và xem việc an toàn quốc gia là trên hết.
Tháng 3 thời tiết bắt đầu ấm lại dù thi thoảng vẫn có những cơn mưa phùn và những đợt gió lạnh khiến ta có cảm giác quốc gia này lúc nào cũng là mùa Đông nên đi đâu cũng phải luôn mang theo chiếc áo khoát bên mình.Vườn hoa Keukenhof đẹp như tranh vẽ cũng bắt đầu mở để đón khách thập hương tham quan trong dịp xuân này.Người dân ở đây cũng đang sống tâm tình mùa chay dù việc giữ đạo của họ không giống kiểu người Việt Nam mình. Ngày Thứ Tư Lễ Tro chúng tôi cử hành thánh lễ cho người Hòa Lan và họ tham gia rất đông và sốt sắng. Hỏi ra thì họ sống đạo còn tốt hơn mình và nhiều người đã giữ chay và kiêng thịt vào tất cả các thứ sáu và không hề đụng đến bia rượu trong suốt mùa chay dù rượu, bia ở đây lúc nào cũng đầy trong nhà. Họ còn tự nguyện chia sẻ những thức ăn và đồ dùng của mình để những tổ chức thiện nguyện giúp đỡ những người di dân và người nghèo không phân biệt tôn giáo. Những người về hưu đã trở thành những người thiện nguyện theo nghề nghiệp và khả năng của mình để giúp đỡ người khác. Những sắc dân châu Mỹ Latinh ở đây vẫn còn não trạng lề mề và giữ đạo khá hời hợt nên vẫn khó hội nhập với người bản xứ.
Chúng tôi làm việc với các linh mục và phó tế vĩnh viễn người Hòa Lan. Trước đây thì mỗi nhà thờ có ít nhất một cha xứ nhưng hiện giờ thì một linh mục phải trông coi nhiều nhà thờ vì không có ơn gọi và thiếu linh mục. Do đó, nhiều người nam có gia đình ở đây được khuyến khích học để trở thành phó tế. Và những phó tế vĩnh viễn làm việc khá đắc lực trong ban mục vụ giáo xứ. Vả lại, lương của những phó tế vĩnh viễn cao gấp 3 lần lương của những linh mục dù làm việc ít hơn linh mục và một số phó tế vĩnh viễn ở đây khi người vợ qua đời đã được phong chức linh mục.
Làm chung với nhóm mục vụ cho người bản xứ cũng như những sắc dân nên phải rất tế nhị và phải lắng nghe nhiều hơn vì dẫu sao mình cũng là người mới đến đây và hiện giờ vẫn đang học việc vì tiếng Hòa Lan chỉ tạm đủ để giao tiếp và dâng thánh lễ chứ chưa đủ để làm những chuyện khác. Người Hòa Lan làm việc rất giờ giấc và theo chương trình rõ ràng, cụ thế nhiều khi khá cứng nhắc; trong khi người di dân thì cứ cần khi nào thì gọi điện và muốn làm theo nhu cầu của mình. Vị cha xứ người Hòa Lan đang làm việc với chúng tôi mà trước đây từng là phó tế vĩnh viễn, nhưng khi người vợ qua đời đã xin giám mục phong chức và nay đã là linh mục được vài năm nên ông không có nhiều kinh nghiệm mục vụ trong việc điều hành giáo xứ đa văn hóa và ông luôn sợ giáo dân mến các cha khác hơn mình nên ông thường ôm việc nhiều. Chúng tôi không quan tâm nhiều về chuyện này vì nhập gia phải tùy tục và chỉ làm những gì ban điều hành giao cho mình và phần còn làm mình làm việc của nhà Dòng.
Những ngày trong mùa chay chúng tôi có gặp gỡ, ngồi tòa và nói chuyện với nhiều người gồm cả người bản xứ, người sắc dân và người đồng hương Việt Nam. Người bản xứ Hòa Lan có lẽ là người ít có vấn đề nhất vì họ rất hạnh phúc khi sống trong một xã hội công bằng, văn minh vì không phải lo lắng về cơm áo, gạo tiền và việc học hành cho con cái vì nhà nước đã đáp ứng đủ nhu cầu cho họ. Nhu cầu tâm linh của họ khá tự do thực hành niềm tin của mình và không hề bị áp đặt bất cứ luật lệ nào. Không hề có vị lãnh đạo tôn giáo nào dám cấm cản họ điều này, điều kia hay dọa dứt phép thông công. Những người thuộc các sắc dân Nam Mỹ hay Phi châu thì khá an phận khi sống ở một quốc gia văn minh và họ sẵn sàng chụp lấy những thời cơ thuận tiện khi đến với mình. Họ chỉ than thở một điều là ước gì có một giáo xứ riêng cho họ và ước mong có một cha xứ là người của họ, hiểu được văn hóa, phong tục tập quán của họ vì những cha xứ người Hòa Lan nói tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Anh rất tốt nhưng cái đầu vẫn là của người Âu châu nên họ khó gần và việc tham dự thánh lễ với họ chỉ là bổn phận cho xong mà thôi.
Riêng với người đồng hương Việt Nam mà chúng tôi gặp gỡ và nói chuyện, họ là những người rất cần cù và đạo đức theo lối sống bình dân. Những người từ 50 tuổi trở lên dù đã sống ở đây lâu năm nhưng vẫn còn rất Việt Nam và luôn hướng về đất mẹ Việt Nam cũng như những truyền thống, thói quen mà họ thụ hưởng được khi còn ở quê nhà. Thật tình mà nói họ không giỏi về ngôn ngữ vì khi đặt chân đến đây phải đầu tắt, mặt tối để nuôi sống bản thân, gia đình và còn lo gởi tiền về giúp cho người thân ở quê hương. Bao nhiêu chuyện đó đã làm cho những người tha hương rất mệt mỏi nhưng họ còn phải lo tìm nhà thờ để tham dự thánh lễ Chúa Nhật và các ngày lễ trọng nhưng ở đây nhà thờ thì có nhưng linh mục thì không. Nhiều ngày Chúa Nhật trời lạnh lẽo tuyết rơi nhưng họ cũng phải đi cả tiếng đồng hồ để đến nhà thờ tham dự thánh lễ mà chỉ lát đát có vài người nhưng xuôi thay lại không có lễ mà chỉ có thấy một bà hay một ông bận đồ thùng thình cử hành nghi thức Lời Chúa. Ai ở trong hoàn cảnh này mới hiểu được là tại sao từ đó nhiều anh chị em Việt Nam lại “làm biếng” đi lễ ngày Chúa Nhật, và nếu những anh chị em này có dịp về Việt Nam thăm người thân và đi xưng tội với các linh mục người đồng hương lại bị mắng xối xả chỉ vì bỏ lễ ngày Chúa Nhật mà không chịu nghe họ giải thích vì sợ mất giờ! Chia sẻ ra đây để chúng ta cùng hiểu nhau và đừng mang gánh nặng cho nhau nhưng cùng nhau chia sẻ gánh nặng để cuộc đời ngày càng vui hơn khi mọi người biết cảm thông, chia sẻ.
Qua những cuộc chia sẻ chúng tôi hiểu được tâm trạng của một người mẹ Việt Nam từng sống ở đây gần 40 năm và chỉ mới năm vừa rồi chị mới bắt đầu liên lạc lại với người đồng hương và tham dự những sinh hoạt tôn giáo của người Việt. Chị có hai người con một trai, một gái nhưng cuộc sống gia đình không được hạnh phúc từ ngày đặt chân đến vùng đất này nên phải chia tay. Một mình phải nuôi hai con dù được nhà nước trợ cấp tiền ăn học cho con cái nhưng người mẹ đơn thân ấy phải quần quật làm việc để lo cho mái ấm của mình cũng như lo giúp cả hai gia đình bên Việt Nam. Khi đứa con trai khôn lớn thành tài lại đi kết hôn ở một quốc gia khác và lâu lâu mẹ con mới được gặp nhau. Mừng vui với đứa cháu nội chưa được bao lâu thì chị lại nhận được hung tin khi con trai chị, con dâu chị và đứa cháu nội yêu quí vừa mới biết gọi tiếng bà đã vĩnh viễn ra đi trong một tai nạn giao thông bên xứ người khi cả gia đình nhỏ bé này đang đi du lịch ở một tiểu bang khác. Đau xót, hụt hẫng, thất vọng khi phải chứng kiến cảnh mẹ già tóc bạc phải tiễn người con trai và đứa cháu nội yêu dấu đầu vẫn còn xanh trong tai nạn đáng tiếc ấy, người mẹ này như bị rơi xuống vực thẳm và cũng từ đó bà như bị tự kỷ và không muốn tiếp xúc với ai sau khi xong công việc của mình ở công ty. Bà cũng thầm trách Chúa và không bao giờ đến nhà thờ nữa dù trước đây bà không hề bỏ sót một buổi cầu nguyện hay thánh lễ nào. Cũng may là trong một dịp gần đây vì tình thân nên bà có tham dự một lễ an táng của một người đồng hương và chúng tôi được gặp bà. Rồi cũng từ đó bà có số phone là liên lạc với chúng tôi.Lắng nghe câu chuyện của bà mà không biết mình có làm gì được cho bà không ngoài lời cầu nguyện. Người ta thường nói cái mà dễ nhất để làm là cho lời khuyên nhưng chúng tôi không muốn khuyên răn gì ngoài việc lắng nghe và đồng cảm với bà vì mình cũng từng lâm vào hoàn cảnh như thế. Rất may là bà đã tham dự lại các thánh lễ và thấy vui hơn dù chúng tôi nhìn thấy trong đôi mắt bà vẫn còn điều gì đó xót xa và man mác buồn.
Chúng ta đã gần đi hết nửa đoạn đườn của mùa chay và Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay tới đây Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đừng bao giờ đoán xét một điều gì đó theo cảm tính và thành kiến vì điều đó sẽ khiến mọi điều phức tạp hơn. Mạng xã hội ngày nay đầy tràn những tin tức giật gân khiến nhiều lúc chúng ta không biết đâu là thật, đâu là giả và thường thì chúng ta có khuynh hướng kết án lập tức những người mà chúng ta không thích mà không qua kiểm chứng. Chúng ta thường ảo tưởng là bản thân mình có thể làm được điều này, điều kia nếu mình được ở vào vị trí ấy và thường lên tiếng chỉ trích người khác vô dụng, bất tài. Đừng ảo tưởng đổi mới xã hội, cải tạo thế giới.Trước hết, hãy đổi mới chính mình, cải tạo bản thân mình. Tục ngữ Trung Hoa có câu: Nếu mỗi người cham sóc vườn hoa trước cửa nhà mình, cả thế giới sẽ biến thành một vườn hoa đẹp. Đổi mới chính mình đó là góp phần vào đổi mới thế giới. Mùa Chay mời gọi chúng ta ăn năn, sám hối. Sám hối là đổi mới tâm hồn.Muốn đổi mới tâm hồn, phải đổi mới cách nhìn về con người và cuộc đời, về bản thân và tha nhân. Xin Chúa giúp chúng con biết đổi mới từng ngày và loại bỏ những định kiến, kết án anh em mình. Amen.
Hòa Lan,23 tháng 03năm 2019–
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Vụ xả súng xảy ra ngày đầu tuần qua ở thành phố Utrecht miền trung Hòa Lan khiến 3 người chết và nhiều người khác bị thương đã làm bàng hoàng người dân Hòa Lan vốn dĩ rất yên bình và được xem là một trong những quốc gia đáng sống. Tay súng người Thổ Nhỉ Kỳ đã bị bắt ngay trong ngày và người ta đang điều tra xem liệu đây có phải là vụ khủng bố không. Phải công nhận rằng hệ thống an ninh ở đây rất tuyệt vời và các nhân viên công lực làm việc không chê vào đâu được trước sự việc vừa xảy ra. Những vị lãnh đạo đất nước hoa Tu-líp này đã hết lòng vì dân, vì nước và xem việc an toàn quốc gia là trên hết.
Chúng tôi làm việc với các linh mục và phó tế vĩnh viễn người Hòa Lan. Trước đây thì mỗi nhà thờ có ít nhất một cha xứ nhưng hiện giờ thì một linh mục phải trông coi nhiều nhà thờ vì không có ơn gọi và thiếu linh mục. Do đó, nhiều người nam có gia đình ở đây được khuyến khích học để trở thành phó tế. Và những phó tế vĩnh viễn làm việc khá đắc lực trong ban mục vụ giáo xứ. Vả lại, lương của những phó tế vĩnh viễn cao gấp 3 lần lương của những linh mục dù làm việc ít hơn linh mục và một số phó tế vĩnh viễn ở đây khi người vợ qua đời đã được phong chức linh mục.
Làm chung với nhóm mục vụ cho người bản xứ cũng như những sắc dân nên phải rất tế nhị và phải lắng nghe nhiều hơn vì dẫu sao mình cũng là người mới đến đây và hiện giờ vẫn đang học việc vì tiếng Hòa Lan chỉ tạm đủ để giao tiếp và dâng thánh lễ chứ chưa đủ để làm những chuyện khác. Người Hòa Lan làm việc rất giờ giấc và theo chương trình rõ ràng, cụ thế nhiều khi khá cứng nhắc; trong khi người di dân thì cứ cần khi nào thì gọi điện và muốn làm theo nhu cầu của mình. Vị cha xứ người Hòa Lan đang làm việc với chúng tôi mà trước đây từng là phó tế vĩnh viễn, nhưng khi người vợ qua đời đã xin giám mục phong chức và nay đã là linh mục được vài năm nên ông không có nhiều kinh nghiệm mục vụ trong việc điều hành giáo xứ đa văn hóa và ông luôn sợ giáo dân mến các cha khác hơn mình nên ông thường ôm việc nhiều. Chúng tôi không quan tâm nhiều về chuyện này vì nhập gia phải tùy tục và chỉ làm những gì ban điều hành giao cho mình và phần còn làm mình làm việc của nhà Dòng.
Những ngày trong mùa chay chúng tôi có gặp gỡ, ngồi tòa và nói chuyện với nhiều người gồm cả người bản xứ, người sắc dân và người đồng hương Việt Nam. Người bản xứ Hòa Lan có lẽ là người ít có vấn đề nhất vì họ rất hạnh phúc khi sống trong một xã hội công bằng, văn minh vì không phải lo lắng về cơm áo, gạo tiền và việc học hành cho con cái vì nhà nước đã đáp ứng đủ nhu cầu cho họ. Nhu cầu tâm linh của họ khá tự do thực hành niềm tin của mình và không hề bị áp đặt bất cứ luật lệ nào. Không hề có vị lãnh đạo tôn giáo nào dám cấm cản họ điều này, điều kia hay dọa dứt phép thông công. Những người thuộc các sắc dân Nam Mỹ hay Phi châu thì khá an phận khi sống ở một quốc gia văn minh và họ sẵn sàng chụp lấy những thời cơ thuận tiện khi đến với mình. Họ chỉ than thở một điều là ước gì có một giáo xứ riêng cho họ và ước mong có một cha xứ là người của họ, hiểu được văn hóa, phong tục tập quán của họ vì những cha xứ người Hòa Lan nói tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Anh rất tốt nhưng cái đầu vẫn là của người Âu châu nên họ khó gần và việc tham dự thánh lễ với họ chỉ là bổn phận cho xong mà thôi.
Qua những cuộc chia sẻ chúng tôi hiểu được tâm trạng của một người mẹ Việt Nam từng sống ở đây gần 40 năm và chỉ mới năm vừa rồi chị mới bắt đầu liên lạc lại với người đồng hương và tham dự những sinh hoạt tôn giáo của người Việt. Chị có hai người con một trai, một gái nhưng cuộc sống gia đình không được hạnh phúc từ ngày đặt chân đến vùng đất này nên phải chia tay. Một mình phải nuôi hai con dù được nhà nước trợ cấp tiền ăn học cho con cái nhưng người mẹ đơn thân ấy phải quần quật làm việc để lo cho mái ấm của mình cũng như lo giúp cả hai gia đình bên Việt Nam. Khi đứa con trai khôn lớn thành tài lại đi kết hôn ở một quốc gia khác và lâu lâu mẹ con mới được gặp nhau. Mừng vui với đứa cháu nội chưa được bao lâu thì chị lại nhận được hung tin khi con trai chị, con dâu chị và đứa cháu nội yêu quí vừa mới biết gọi tiếng bà đã vĩnh viễn ra đi trong một tai nạn giao thông bên xứ người khi cả gia đình nhỏ bé này đang đi du lịch ở một tiểu bang khác. Đau xót, hụt hẫng, thất vọng khi phải chứng kiến cảnh mẹ già tóc bạc phải tiễn người con trai và đứa cháu nội yêu dấu đầu vẫn còn xanh trong tai nạn đáng tiếc ấy, người mẹ này như bị rơi xuống vực thẳm và cũng từ đó bà như bị tự kỷ và không muốn tiếp xúc với ai sau khi xong công việc của mình ở công ty. Bà cũng thầm trách Chúa và không bao giờ đến nhà thờ nữa dù trước đây bà không hề bỏ sót một buổi cầu nguyện hay thánh lễ nào. Cũng may là trong một dịp gần đây vì tình thân nên bà có tham dự một lễ an táng của một người đồng hương và chúng tôi được gặp bà. Rồi cũng từ đó bà có số phone là liên lạc với chúng tôi.Lắng nghe câu chuyện của bà mà không biết mình có làm gì được cho bà không ngoài lời cầu nguyện. Người ta thường nói cái mà dễ nhất để làm là cho lời khuyên nhưng chúng tôi không muốn khuyên răn gì ngoài việc lắng nghe và đồng cảm với bà vì mình cũng từng lâm vào hoàn cảnh như thế. Rất may là bà đã tham dự lại các thánh lễ và thấy vui hơn dù chúng tôi nhìn thấy trong đôi mắt bà vẫn còn điều gì đó xót xa và man mác buồn.
Chúng ta đã gần đi hết nửa đoạn đườn của mùa chay và Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay tới đây Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đừng bao giờ đoán xét một điều gì đó theo cảm tính và thành kiến vì điều đó sẽ khiến mọi điều phức tạp hơn. Mạng xã hội ngày nay đầy tràn những tin tức giật gân khiến nhiều lúc chúng ta không biết đâu là thật, đâu là giả và thường thì chúng ta có khuynh hướng kết án lập tức những người mà chúng ta không thích mà không qua kiểm chứng. Chúng ta thường ảo tưởng là bản thân mình có thể làm được điều này, điều kia nếu mình được ở vào vị trí ấy và thường lên tiếng chỉ trích người khác vô dụng, bất tài. Đừng ảo tưởng đổi mới xã hội, cải tạo thế giới.Trước hết, hãy đổi mới chính mình, cải tạo bản thân mình. Tục ngữ Trung Hoa có câu: Nếu mỗi người cham sóc vườn hoa trước cửa nhà mình, cả thế giới sẽ biến thành một vườn hoa đẹp. Đổi mới chính mình đó là góp phần vào đổi mới thế giới. Mùa Chay mời gọi chúng ta ăn năn, sám hối. Sám hối là đổi mới tâm hồn.Muốn đổi mới tâm hồn, phải đổi mới cách nhìn về con người và cuộc đời, về bản thân và tha nhân. Xin Chúa giúp chúng con biết đổi mới từng ngày và loại bỏ những định kiến, kết án anh em mình. Amen.
Hòa Lan,23 tháng 03năm 2019–
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Song Lộc Triều Nguyên
Nguyễn Trung Tây Lm.
08:45 23/03/2019
SONG LỘC TRIỀU NGUYÊN
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng!
Thơm tho bay cho tới cõi thiên đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể!
(Trích thơ của Hàn Mặc Tử)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng!
Thơm tho bay cho tới cõi thiên đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể!
(Trích thơ của Hàn Mặc Tử)