“Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiết lộ trải nghiệm của hai phụ nữ vượt qua những ‘lũng âm u’: một vô tội, một có tội. May thay, cả hai gặp được người của Thiên Chúa: một gặp được Đaniel, thời Cựu Ước; một gặp được Giêsu, thời Tân Ước. Và tuyệt vời thay! Cả hai thoát khỏi ‘lũng âm u’ và bước đi trong ân sủng xót thương của Thiên Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng”.
Trước hết, câu chuyện oan khiên của cô Susanna, một người kính sợ Chúa; dù sắp chết trong ‘lũng âm u’, cô vẫn cậy trông vào Ngài. Sách Đaniel kể, “Susanna khóc lóc, ngước mắt lên trời, vì tâm hồn cô tin tưởng nơi Chúa”; trên đường đi đến án tử, cô đã gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa qua sự phân xử của cậu bé Đaniel. Người phụ nữ của Tin Mừng hôm nay cũng ê chề không kém, cô cũng trải qua những giờ phút hải hùng của ‘lũng âm u’ đời mình; khác chăng ở đây, không oan khiên, không lên tiếng và cũng không phủ nhận. Thay vào đó, cô lặng trân một cách nhục nhã, chờ đợi sự trừng phạt dành cho mình với một trái tim nát tan. May mắn hơn, chính nơi sâu thẳm của ‘lũng âm u’ lòng mình, cô gặp được Con Thiên Chúa.
Cô ấy là một tội nhân? Đúng thế. Vậy mà câu chuyện không thiên về việc cô có phải là tội nhân hay không; thay vào đó, thiên về thái độ đối với tội nhân. Ngạc nhiên thay! Chúa Giêsu có một thái độ khác với mọi người, Ngài nhìn thấy sự sỉ nhục do tội của một con người cũng có thể là một trải nghiệm mạnh mẽ có khả năng mang lại cho họ lòng thống hối thực sự. Trước người phụ nữ đã hiển nhiên phạm tội và bị sỉ nhục vì tội đã phạm, Chúa Giêsu đã đối xử với cô bằng lòng trắc ẩn; bởi lẽ, với Ngài, phẩm giá của con người luôn luôn đứng trên tội lỗi; nói cách khác, phẩm giá thay thế tội lỗi của họ. Với Ngài, mỗi người vốn đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa đều đáng được xót thương; Ngài ghét tội, chứ không ghét bỏ tội nhân. Thái độ của Ngài chỉ còn là xót thương; vì lẽ, nơi một con người đang ngoi ngóp trong ‘lũng âm u’, trải nghiệm một nỗi buồn vì phạm tội, trải nghiệm nỗi sỉ nhục, thì tâm hồn họ đã là một mảnh đất mỡ màu sẵn sàng cho hạt ân sủng xót thương của Thiên Chúa gieo xuống. Những người Pharisêu ‘công chính’ không thấy được điều đó.
Thiên Chúa xót thương người phụ nữ có tội lẫn người phụ nữ vô tội; và với mỗi người, cách thức Ngài cứu chữa lại khác nhau. Chúa Giêsu cũng đang thương xót đám đông, những người hăm he ném đá người phụ nữ; Ngài chỉ cho họ chìa khoá để mở cửa xót thương của lòng mình, “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi!”. Sau đó, Ngài thay đổi họ bằng sự im lặng; Ngài cúi xuống ‘viết trên đất’, để họ cũng có thể cúi xuống ‘đọc trong lòng’. Ngài giúp họ trầm mình im ắng nhìn xuống mà bớt hung hãn nhìn lên để kết án; thay vào đó, nhìn xuống bản thân. Quả thế, thuật im lặng của Ngài thật hiệu quả; họ bỏ đi, “bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất”.
Steven J. Lawson nhận định, “Có lẽ bạn đang gặp bão tố hay qua ‘lũng âm u’. Có bao giờ bạn nghĩ rằng, chính vì mục đích riêng của Ngài mà Thiên Chúa có thể đang dẫn bạn vào bão tố hay lũng tối? Ngài có sức mạnh để bảo vệ bạn vượt qua bão tố và bóng tối; và cuối cùng, cũng có một kế hoạch để dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy nhìn vào Chúa Kitô, tin cậy vào Lời Ngài. Khi mọi sự xem ra tan tành, bạn vẫn có thể đang làm một điều gì đó đúng đắn, ‘Đưa tay cho Ngài!’”.
Anh Chị em,
Bao lần Chúa Giêsu dẫn chúng ta vượt qua ‘lũng âm u’ và bão tố; hãy cảm tạ Ngài và học lấy thái độ trắc ẩn của Ngài đối với anh chị em mình. Như Chúa Giêsu, chúng ta cũng hãy mở ra những con đường xót thương, đặc biệt cho những anh chị em đang ngắc ngoải trong ‘lũng âm u’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa thấy tội con, thấy cả trái tim con. Xin cho con biết, con đang được Chúa xót thương; từ đó, con biết đem những ai đang ở trong ‘lũng âm u’ ra với ân sủng xót thương của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
PHÚC ÂM: Ga 8, 21-30
“Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: “Ta ra đi, các ông sẽ tìm kiếm Ta và sẽ chết trong tội của các ông. Nơi Ta đi các ông không thể tới được”. Người Do-thái nói với nhau rằng: “Ông ta sắp tự vẫn hay sao mà lại nói “Nơi Ta đi các ông không thể tới được”?” Chúa Giêsu nói tiếp: “Các ông thuộc về hạ giới; còn Ta, Ta bởi trời cao. Các ông thuộc về thế gian này; còn Ta, Ta không thuộc về thế gian này. Ta đã nói: Các ông sẽ chết trong tội các ông. Vì, nếu các ông không tin Ta, các ông sẽ chết trong tội của các ông”. Vậy họ liền hỏi: “Ông là ai?” Chúa Giêsu trả lời: “Là Nguyên thuỷ đang nói với các ông đây! Ta có nhiều điều phải nói và đoán xét về các ông, nhưng Ðấng đã sai Ta là Ðấng chân thật, và điều Ta nói ra trong thế gian đây, chính là điều Ta đã nghe biết ở Ngài”. Nhưng họ không hiểu là Người nói về Chúa Cha, vì thế Chúa Giêsu nói: “Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai. Ta không tự mình làm điều gì. Ðiều Ta nói, chính là điều Chúa Cha đã dạy Ta. Ðấng đã sai Ta đang ở với Ta; Ngài không để Ta một mình, bởi vì Ta luôn luôn làm điều đẹp lòng Ngài”. Khi Người nói những điều ấy thì có nhiều kẻ tin vào Người.
Ðó là lời Chúa.
(Lễ Truyền Tin – Acies của Curia Qui Nhơn – 2021)
Không biết truyền thống đạo đức nầy đã có tự bao giờ, nhưng mãi đến hôm nay, vẫn còn duy trì ở rất nhiều nơi trong các cộng đoàn Kitô hữu: cứ đúng “giờ Ngọ” (đúng giữa trưa, thường là 12 giờ) chuông nhà thờ vang lên theo nhịp Kinh Truyền Tin; và dĩ nhiên, với những Kitô hữu đạo hạnh, đây là giây phút “tĩnh nguyện” ngắn ngủi, dừng lại mọi công việc, để thầm thỉ kinh nguyện Truyền Tin truyền thống của Giáo Hội mà những câu mở đầu đó là: “Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên thần truyền tin cho rất thánh Đức Bà Maria/ Và rất thánh Đức bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần…”. Trong khi đó, tại các cuộc họp của cộng đoàn để cử hành việc đạo đức hay phụng vụ, trong hay ngoài thánh đường, sáng, trưa, tối…, thì kinh Truyền Tin cũng là lời kinh mở đầu không thể thiếu.
Như vậy, có thể nói được rằng, Hội Thánh, trong sự khôn ngoan đầy Thánh Thần của mình, đã muốn cho con cái luôn ý thức và xác tín về sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa qua mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Con; và từ đó, luôn đáp trả tình yêu và thánh ý Chúa bằng thái độ “xin vâng” trước là của Ngôi Hai “Nầy con xin đến để thi hành thánh ý Cha” (Dt 10,9); và sau đó là của Đức Trinh Nữ Maria “Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên thần truyền” (Lc 1,38).
Riêng trong chu kỳ Năm Phụng vụ của Hội Thánh, Lễ Truyền Tin cũng là một “cột mốc” mang dấu ấn đặc biệt trong “trường ca Vượt Qua” của Đấng vừa là “EMMANUEL” vừa là “ECCE HOMO” !
Thật vậy, ở giữa bầu khí mang sắc thái chiến đấu khắc khổ của Mùa Chay để tiến tới cuộc tưởng- niệm- tái- diễn những ngày sau cùng trong cuộc đời trần thế của Đức Kitô (“Ecce Homo”), cũng là tâm điểm của mầu nhiệm Vượt Qua, Phụng Vụ lại mang chúng ta trở lại giây phút ban đầu của Mầu Nhiệm Nhập Thể: giây phút Ngôi Hai chính thức đi vào trần gian, chính thức mang lấy kiếp phận con người trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria (“Emmanuel”). Và giây phút nhiệm mầu, huyền diệu nầy được thực hiện tức khắc sau tiếng thưa chỉ với mấy lời đáp trả giản đơn của một người thôn nữ vô danh tiểu tốt ở làng Nadarét: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền” (Lc 1,38).
Cho dù “các nhà phụng vụ” muốn mặc cho huyền nhiệm Nhập Thể “tấm áo ý nghĩa nhân bản” khi đặt thời điểm lễ Truyền Tin (25/3) trước lễ Giáng Sinh 9 tháng (Đức Mẹ phải cưu mang 9 tháng mới sinh con !), thì cộng đoàn dân Chúa, qua dòng chảy sống động của “đức tin Tông truyền”, vẫn tìm thấy nhiều ý nghĩa phong phú từ sứ điệp TRUYỀN TIN; nhất là cho cuộc hành trình Mùa Chay thánh trong những ngày sắp kết thúc để tiến vào “những ngày Vượt Qua Thánh” sắp sửa diễn ra nầy.
Thật vậy, sứ điệp Truyền Tin chẳng phải mang đến cho chúng ta ý nghĩa của cuộc tự hạ thẳm sâu của Thiên Chúa: từ thân phận của một Thiên Chúa quyền năng chấp nhận hạ mình mang thân cát bụi: “Đức Giêsu Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thieein Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy hân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…” (Pl 2,6-8). Chính sự khiêm hạ nầy một lần nữa nhắc nhớ chúng ta nhớ lại tiếng gọi mời của ngày khai mạc Mùa Chay-Lễ Tro, khi chúng ta lãnh nhận chút tro trên đầu: “Hãy nhớ mình là tro bụi sẽ trở về bụi tro”. Chúa mà đã khiêm hạ đến thế, thì chúng ta là cái “thớ” gì để lên mặt kiêu căng !
Và rồi, chúng ta lại nhận ra rằng: động lực cốt yếu cho hành vi “tự hạ thẳm sâu” của Chúa Con lại chính là thái độ “vâng phục tuyệt đối thánh ý Chúa Cha”. Điều nầy đã được minh thị trong Thánh vịnh 39 và được thư Do Thái đặt lên môi miệng Đức Kitô mà chúng ta vưa nghe qua BĐ 2: “khi đến trong thế gian, Chúa Giêsu phán: “Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho con một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội. Nên con nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa” (Dt 10, 5-7). Đây lại là điều cốt thiết của việc chay tịnh Kitô giáo: từ bỏ ý riêng, dục vọng cá nhân, để uốn mình theo tiếng gọi của Lời Chúa, của luật Chúa. Chúng ta cũng đừng quên rằng: tiếng xin vâng của Đức Kitô chỉ “khép lại”, hoàn tất khi Ngài thân thưa lời cuối cùng với Chúa Cha trên Thánh giá: “Con xin phó thác linh hồn trong tay Cha” !
Thế nhưng, để Thiên Chúa thực hiện trọn hảo và cụ thể việc “tự hạ-xin vâng” mang ơn cứu độ nầy, không thể thiếu vắng “yếu tố nhân loại”; nói cách khác, Thiên Chúa đã tìm được một địa chỉ “có một không hai” để Con Thiên Chúa “tự hạ vào đời” và để “Người Con Một” đó thực thi thánh ý Chúa Cha – cứu độ nhân loại. Địa chỉ đó chính là Đức Trinh Nữ Maria mà thái độ “Xin Vâng” của Ngài đã nói lên tất cả: cuộc đời, sứ mệnh và sự thánh thiện. Vâng, qua hai tiếng “xin vâng”, có thể nói được, Đức Mẹ đã cho Thiên Chúa nhiều điều, như cách diễn tả của một bài thơ: “Mẹ Maria cho Thiên Chúa một thân xác, hình hài để mắt trần có thể nhìn thấy, để Ngài chạm đến vết thương đau của những người phong cùi. Mẹ Maria cho Thiên Chúa đôi tay để chúc lành các trẻ thơ bé nhỏ, để làm phép lạ nuôi đám đông no nê. Mẹ Maria cho Thiên Chúa đôi chân để đi đến với người đau yếu, để kiếm tìm người tội lỗi. Mẹ cho Thiên Chúa đôi mắt để khóc thương bên nấm mồ người bạn, để nhìn vào tận đáy lòng con người…”.
Thế nhưng, để có được một thái độ, một cuộc đời “xin vâng trọn hảo” như thế, Đức Mẹ đã âm thầm lặng lẽ chuẩn bị một “mảnh đất tâm hồn” tỉnh thức, lắng nghe trong suy niệm nguyện cầu. Cho dù Thánh sử Luca không cho biết “sự kiện Truyền Tin” diễn ra lúc nào; nhưng cứ theo “chỉ dẫn của sách Khôn Ngoan”, thì đây là cuộc gặp gỡ, đối thoại trong bầu khí thinh lặng của đêm khuya: “Khi vạn vật chìm sâu trong thinh lặng, lúc đêm trường chừng như điểm canh ba, thì từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài đã rời bỏ ngôi báu, ví tựa người chiến sĩ can trường xông vào giữa miền đất bị tru diệt…” (Kn 18,14-15).
Như vậy, chúng ta có thể nói được, thiên thần Gabrien đã tìm đúng “địa chỉ” để “truyền tin”. Và như thế, khi cử hành đại lễ Truyền Tin hôm nay, ở giữa mùa Chay thánh nầy, chúng ta hãy tự hỏi, liệu chúng ta có trở thành một “địa chỉ đáng tin cậy” để Thiên Chúa tiếp tục truyền tin hay chăng? Bởi vì, công cuộc cứu độ của nhân loại, công cuộc xây dựng Vương Quốc Nước Trời vẫn còn bao chuyện “ngổn ngang ra đó” mà Thiên Chúa vẫn đang cần, rất cần mỗi người chúng ta cọng tác bằng thái độ “xin vâng” của Đức Trinh Nữ Maria.
Riêng, với các anh chị em thuộc Hội Legio Mariae thì thái độ nầy lại càng gần gũi và cần thiết. Bởi vì chúng ta là “những người chiến sĩ trong đoàn quân của Mẹ” – Legio Mariae. Có lẽ cũng vì ý nghĩa nầy mà ngài Phan Đức khi sáng lập phong trào Legio Mariae đã đặt cuộc đại hội ACIES vào dịp lễ Truyền Tin để gọi mời con cái mẹ như một “ĐẠO BINH ĐANG DÀN TRẬN” chuẩn bị tiến lên phía trước để xông vào cuộc chiến đức tin, cuộc chiến đấu cho công cuộc cứu độ thế giới do Đức Kitô thực hiện: “…mỗi năm vào ngày 25 tháng 3, hay một ngày nào gần đó, các hội viên sẽ dâng mình và đoàn thể mình cho Đức Mẹ, trong một ngày đại hội là Acies, với ý nghĩa một đạo binh sẵn sàng vào trận.”.
Và phải chăng, Nghi thức tuyên hứa trước “hiệu kỳ” (vexillum) là dấu chỉ sống động nói lên sự trung thành và quyết tâm trong sứ mệnh tông đồ cao cả nầy. Chúng ta đừng quên “Thủ bản Legio 13 lần nhấn mạnh đến ý Chúa, 42 lần nhắc nhở ta vâng lời, vâng phục, vâng lệnh. Thưa vâng như Chúa Cứu Thế và như Mẹ Ngài là chìa khóa để ta không lạc vào chỗ mải mê theo công cuộc riêng nhưng sẽ chuyên chăm góp phần cho công cuộc của Thiên Chúa”.
Lễ Truyền Tin về giữa Mùa Chay thánh, mùa Phụng vụ âm vang tiếng Chúa mời gọi chúng ta sám hối và tin vào Tin Mừng, mùa của thống hối ăn ăn, mùa của đổi mới cuộc đời, quay trở về với Chúa, với anh em, với sứ điệp tình yêu của Chúa Giêsu, với con đường của hy sinh thập giá và hy vọng phục sinh. Cùng với tiếng gọi mời của Mùa Chay thánh đó, sứ điệp Truyền Tin hôm nay đang khơi dậy nơi chúng ta lời “Xin Vâng” của Ngôi Lời Nhập Thể: “Nầy con xin đến để thực thi thánh ý Cha”, lời “xin vâng” của Mẹ Maria, mà điệp khúc của một bài ca, bài “Từ lúc Mẹ nói lời xin vâng” của nhạc sĩ Trầm hương, đã diễn tả cách thâm thuý: “Mẹ thưa xin vâng, xin vâng trọn thánh ý Chúa Cha, Mẹ thưa xin vâng với Tin Mừng của Con Chí Thánh. Mẹ thưa xin vâng với tác động của Chúa Thánh Linh. Con muốn theo Mẹ sống xin vâng với trái tim thảo hiền…”.
Vâng, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, trong Thánh lễ Truyền Tin nầy, hay mỗi ngày, với lời nhắc bảo của “tiếng chuông truyền tin”, cùng “theo Mẹ sống xin vâng với trái tim thảo hiền”. Amen.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
55. Nếu ai muốn hướng dẫn linh hồn người khác, thì phải từ bỏ ý nghĩ riêng tư của mình và ý kiến cá nhân mình.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Phụ thân dạy con trai rằng:
- “Phàm khi nói chuyện với người ta thì nói giống hệt, không thể mỗi câu đều nói cứng đơ”.
Con trai hỏi thế nào là giống hệt, vừa vặn lúc đó có người hàng xóm qua mượn đồ, phụ thân bèn nói:
- “Ví dụ như hàng xóm đến mượn đồ, mày không thể nói đều có hoặc đều không, mày chỉ nên nói có thứ ở nhà, cũng có thứ không ở nhà, như thế gọi là giống hệt, phàm việc gì cũng đều theo đó mà làm”.
Qua mấy ngày sau, có người khách đến thăm, hỏi:
- “Lệnh tôn đại nhân có nhà không?”
Con trai ông ta trả lời:
- “Có thứ ở nhà, cũng có thứ không có nhà”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 98:
Nói giống hệt là nói giống y chang lời của người khác, chứ không thể nói lập lờ nước đôi.
Nói “giống hệt” của người Ki-tô hữu là nói theo tinh thần Phúc Âm, nói theo lời dạy của Đức Chúa Giê-su, tức là nói sự thật và nói những lời dễ nghe, nói những lời an ủi và nói những lời tha thứ cho nhau.
Có những người Ki-tô hữu đọc Thánh Kinh rất nhiều lần và hiểu rõ Thánh Kinh, nhưng cuộc sống của họ thì không giống hệt như Thánh Kinh dạy, có những lúc họ dùng những lời trong Thánh Kinh để “đá” nhau, có những lần họ lấy lời của Đức Chúa Giê-su để công kích đối phương là người anh em cũng có niềm niềm tin như họ, xét cho cùng thì bởi vì họ tự ái và tự cao tự đại mà thôi, vứt cái tự ái và tự cao tự đại ấy đi, thì chắc chắn là họ sẽ nói và thực hành những lời giống hệt y chang trong Thánh Kinh vậy.
Nói giống hệt là nói ý chang đôi khi cũng có thể là nói như con vẹt, nhưng người Ki-tô hữu không những nói giống hệt mà còn làm y chang như lời dạy của Đức Chúa Giê-su trong Phúc Âm...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ông Nazmul Haque, giám đốc bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 ở thủ đô Dhaka, cho biết các bệnh nhân đang sử dụng máy thở trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện đã tử vong sau khi ngọn lửa bùng lên, khiến các nhân viên y tế bỏ chạy. Họ di tản được một số bệnh nhân nhưng quên mất 3 bệnh nhân này.
Sau khi ngọn lửa được khống chế, họ phát hiện ra 3 bệnh nhân này đã chết. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ cháy, một viên chức của sở cứu hỏa thủ đô cho biết.
Các bệnh viện đang phải vật lộn để đối phó với sự gia tăng đột biến trong các ca nhiễm coronavirus trong tháng này ở Bangladesh. Thủ đô Dhaka đã báo cáo 559,168 trường hợp nhiễm coronavirus và 8,571 trường hợp tử vong.
Các quy định lỏng lẻo và việc thực thi kém thường được cho là nguyên nhân dẫn đến các vụ hỏa hoạn lớn ở quốc gia Nam Á khiến hàng trăm người thiệt mạng trong những năm gần đây.
Năm ngoái, Giáo Hội Công Giáo ở Bangladesh đã phải khóc thương Đức Tổng Giám Mục Moses Costa của TGP Chittagong, Bangladesh qua đời ở tuổi 69. Ngài là giáo sĩ cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo Bangladesh qua đời vì đại dịch coronavirus.
Đức Tổng Giám Mục đã được các bác sĩ chẩn đoán âm tính với Covid-19 vào ngày 22 tháng 6, và Ngài tiếp tục ở lại bệnh viện để điều trị. Nhưng tình hình sức khỏe của ngài có vấn đề vào ngày 8 tháng 7. Ngài được đưa vào khu trợ thở ICU. Ngài bị đột quỵ và bị xuất huyết não ngày 9 tháng 7, nên qua đời vào sáng thứ Hai 13 tháng 7
Source:Reuters
Báo cáo Gercke có lẽ là nghiên cứu minh bạch và toàn diện nhất từng được thực hiện bởi một tổ chức ở Đức về chủ đề bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên: Việc công bố Báo cáo Gercke độc lập dày 800 trang hôm 18 tháng 3, là nhằm làm rõ vai trò và trách nhiệm trong Tổng giáo phận Köln. Báo cáo này được Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục của Köln, ra lệnh thực hiện từ năm 2014.
Vào tháng 12 năm 2018, tổng giáo phận đã ủy quyền cho công ty luật Westpfahl Spilker Wastl ở Munich kiểm tra các hồ sơ nhân sự liên quan từ năm 1975 trở đi để xác định “những thiếu sót cá nhân, hệ thống hoặc định chế nào đã phải chịu trách nhiệm trước đây đối với các vụ lạm dụng tình dục được che đậy hoặc không bị trừng phạt một cách đến nơi đến chốn”.
Sau khi các luật sư tư vấn cho tổng giáo phận nêu lên những lo ngại về “những thiếu sót về phương pháp luận” trong nghiên cứu của công ty luật này, Đức Hồng Y Woelki đã ủy quyền cho chuyên gia luật hình sự có trụ sở tại Köln, là Giáo sư Björn Gercke viết một báo cáo mới.
Đức Hồng Y Woelki bị các thành phần cấp tiến xem là một trở ngại cho Tiến Trình Công Nghị tại Đức. Cho nên, khi ngài không công bố ngay báo cáo của công ty luật Westpfahl Spilker Wastl, ngài đã bị cáo buộc là có ý bao che, và liên tục bị các phương tiện truyền thông yêu cầu từ chức.
Tháng 12 vừa qua, để mọi việc được minh bạch, Đức Hồng Y Woelki đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô mở cuộc điều tra về cách làm việc của chính ngài trong nỗ lực chống nạn lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNA Deutsch vào ngày 18 tháng 3, Đức Tổng Giám Mục của Köln đã nói về việc công bố báo cáo Gercke và những bước tiếp theo.
Thưa Đức Hồng Y, phản ứng của riêng ngài như thế nào khi cuối cùng ngài đã cầm trên tay bản báo cáo được mong đợi từ lâu trong ngày hôm nay?
Tôi chưa từng đọc qua báo cáo này cho đến ngày hôm nay, cũng như công chúng và bất kỳ ai có vai trò trách nhiệm trong Tổng giáo phận Köln. Sau cùng, tôi đã hứa sẽ có một quan điểm pháp lý thực sự độc lập, trên cơ sở đó các viên chức có hành vi sai trái trong việc xử lý các vụ lạm dụng có thể phải chịu trách nhiệm.
Tôi an tâm phần nào rằng, nhờ cuộc điều tra của chuyên gia này, giờ đây chúng tôi cuối cùng đã xác định rõ ràng về quá khứ. Đồng thời, tôi rất buồn và rúng động bởi những gì chúng ta đã nghe về hành vi sai trái đã được xác định. Nhìn chung, tôi cảm thấy có trách nhiệm rất lớn cho chặng đường phía trước. Đối với tôi, điều đó có nghĩa là rút ra các kết luận cần thiết dựa trên các dữ kiện và kết quả hiện có sẵn cho chúng tôi.
Các bước tiếp theo là gì, thưa Đức Hồng Y?
Trước hết, tôi sẽ đọc tất cả 800 trang trong bản báo cáo này. Trong vài ngày tới, tôi sẽ có nhiều cuộc thảo luận với các nhân viên của mình và tất nhiên, với những người ở vị trí chịu trách nhiệm, nhằm mục đích công bố bất kỳ thay đổi nhân sự và tổ chức nào vào ngày 23 tháng 3. Báo cáo Gercke không phải là kết luận chung cuộc công việc chúng tôi, mà là điểm khởi đầu cho các đánh giá tiếp theo.
Đức Hồng Y có thể hiểu các cuộc thảo luận về tiến trình điều tra, sự cần thiết của một báo cáo thứ hai và những mối quan tâm được nêu ra không?
Vâng, tôi có thể hiểu được sự không hài lòng về sự chậm trễ và sự thiếu kiên nhẫn được thể hiện trong một số thành phần. Tôi chân thành xin lỗi vì chúng tôi đã gây thêm đau đớn cho các nạn nhân bằng con đường khó khăn khi đối mặt với bạo lực tình dục ở Tổng giáo phận Köln. Thật không may, chúng tôi không có lựa chọn thay thế cho quyết định đưa ra ý kiến của chuyên gia thứ hai, bởi vì chúng tôi cần một sự minh bạch về phương pháp luận và một cơ sở vững chắc để xác định rõ trách nhiệm về mặt tổ chức trong Giáo Hội của chúng ta và để có thể ngăn ngừa những sai lầm tương tự xảy ra trong tương lai.
Source:Catholic News Agency
Hôm thứ Năm 18 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Hamburg đã thông báo rằng ngài đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô và yêu cầu được “từ chức ngay lập tức” khỏi mọi trách nhiệm.
Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg đã đưa ra tuyên bố ngắn gọn của mình trực tiếp trên YouTube vào ngày 18 tháng 3, và nói rằng: “Tôi tin chắc rằng nhận trách nhiệm là một phần trong các nghĩa vụ của chúng tôi để chủ động đối phó với chương đen tối này theo cách tốt nhất có thể và hướng tới một kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai cho tất cả mọi người, trước hết là cho chính các nạn nhân”.
“Tôi chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ sự che đậy nào. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về những thiếu sót của hệ thống”, Đức Cha Heße nói.
Đức Tổng Giám Mục phụ trách nhân sự mục vụ tại Tổng giáo phận Köln từ năm 2006 đến năm 2012. Ngài đảm nhiệm cương vị tổng đại diện từ năm 2012 đến năm 2015 trước khi được tấn phong Tổng Giám Mục Hamburg vào ngày 14 tháng 3 năm 2015.
Một báo cáo được chờ đợi từ lâu vừa được công bố vào hôm thứ Năm đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về một số vụ xảy ra trong thời gian ngài phục vụ ở Köln.
Báo cáo Gercke dài 800 trang, được gọi là “Cuộc điều tra độc lập về việc xử lý bạo lực tình dục ở Tổng giáo phận Köln,” bao gồm giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2018 và kiểm tra 236 hồ sơ chi tiết để xác định các tội lỗi và các vi phạm pháp luật, đồng thời những người phải chịu trách nhiệm về những điều này.
Báo cáo Gercke không quy lỗi trực tiếp cho Đức Cha Heße. Tuy nhiên, theo báo cáo, có 9 trường hợp riêng biệt với 11 tội danh đã xảy ra trong thời gian ngài phụ trách nhân sự mục vụ tại Tổng giáo phận Köln.
“Tôi phải và tôi sẽ rút ra những hậu quả từ những hành động của mình vào thời điểm đó và cả những vụ việc liên quan đến nghĩa vụ mà tôi đang thi hành. Tôi rất hối hận nếu tôi đã gây thêm đau khổ cho những người bị ảnh hưởng và người thân của họ do hành động của tôi hoặc những thiếu sót của tôi”, Đức Tổng Giám Mục nói trong tuyên bố của mình.
Thực ra, chúng ta nên biết điều này: Tờ Die Tagespost cảnh báo rằng tình trạng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ cùng lắm thì cũng như ở các quốc gia khác, không phải là vấn đề nổi cộm. Vấn đề trở thành nghiêm trọng không phải vì con số các vụ lạm dụng tính dục mà là chính sách “lạm dụng tội lỗi lạm dụng”. Nói cho dễ hiểu hơn là chính một số Giám Mục đã và đang lợi dụng các tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ để cổ vũ cho các ý thức hệ xa lìa đức tin dưới chiêu bài đối phó với tội lỗi lạm dụng tình dục. Cho người Tin lành rước lễ hay chúc lành cho các kết hiệp đồng tính thì có liên quan gì đến việc đối phó với tội lỗi lạm dụng tình dục?
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, là người đã được minh oan bởi bản báo cáo, đã tuyên bố hôm thứ Năm rằng, bước đầu tiên, ngài sẽ “tạm thời ngưng chức” hai viên chức là Đức Cha Dominikus Schwaderlapp, một Giám Mục Phụ Tá của Köln và là một cựu tổng đại diện, và Cha Günter Assenmacher, một viên chức của tổng giáo phận.
Báo cáo của Gercke xác định những lo ngại về việc hai vị này giải quyết các trường hợp lạm dụng và các vị sẽ bị đình chỉ cho đến khi các cáo buộc được làm rõ.
Tổng giáo phận tổ chức một cuộc họp báo vào ngày thứ hai 23 tháng 3, trong đó Đức Hồng Y Woelki bình luận chi tiết hơn về phản ứng của ngài đối với báo cáo này, với những hậu quả có thể xảy ra đối với các viên chức bị chỉ trích trong báo cáo.
Source:Catholic News Agency
Hai nhà lãnh đạo đã nhận định về tình hình bất ổn hiện nay tại bờ biển phía đông châu Phi, địa lý chính trị tại Sahel bị tác động bởi nội chiến ở Lybie, tranh chấp tại bắc Mali, cuộc nổi loạn của bộ lạc Boko Haram, sau cùng là tình hình tại Liban.
Về địa lý chính trị tại Trung Đông, TT Macron đã nhận định cuộc tông du của ĐTC Phanxicô tại Irak từ ngày 5 đến 8/3/2021 thực sự là bước ngoặt có khả năng đưa đến ổn định toàn khu vực.
Cũng trong cuộc điện đàm, TT Pháp Macron đã chính thức mời ĐTC Phanxicô viếng thăm nước Pháp và đã được ĐTC đã ghi nhận.
ĐTC Phanxicô cũng đã thông báo việc Tòa thánh vừa thành lập một ủy ban chuyên trách về các vấn đề hậu Covid-19. Ngày 26/03 vừa qua, ngài đã trao đổi với các vị lãnh đạo ủy ban để ấn định đường hướng công tác.
Đây là lần thứ tư ĐTC Phanxicô điện đàm với TT Macron. Lần nói chuyện điện thoại trước đây vào ngày 30/10, sau vụ khủng bố hồi giáo tấn công bằng dao vào sáng ngày 29/10/2020 tại Vương cung Thánh đường Notre-Dame de l’Assomption (Nice).
Năm ngoái, vào ngày 20/04/2020, ĐTC đã trao đổi với nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, trong số có thủ tướng Đức Angela Merkel và TT Pháp Emmanuel Macron, trong lúc đại dịch bùng phát khắp nơi trên thế giới.
Lê Đình Thông
Một số quốc gia châu Âu - bao gồm Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha - đã đình chỉ việc sử dụng vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca hôm thứ Hai do báo cáo về các cục máu đông nguy hiểm ở một số người nhận, mặc dù công ty và các nhà quản lý quốc tế nói rằng không có bằng chứng nào là do kết quả của việc tiêm vắc-xin này.
AstraZeneca là một trong ba loại vắc xin được sử dụng trên lục địa. Nhưng mối lo ngại leo thang là một trở ngại khác đối với chiến dịch tiêm chủng của Liên minh Âu Châu, vốn đang bị cản trở bởi tình trạng thiếu hụt và các rào cản khác và đang tụt hậu rất nhiều so với các chiến dịch ở Anh và Mỹ.
Cơ quan quản lý dược phẩm của Âu Châu đã triệu tập một cuộc họp vào thứ Năm để xem xét việc phát hiện của các chuyên gia về AstraZeneca và quyết định xem có cần phải hành động hay không.
Sự phản đối diễn ra khi phần lớn Âu Châu đang thắt chặt các hạn chế đối với trường học và doanh nghiệp trong bối cảnh các trường hợp COVID-19 gia tăng.
Bộ trưởng Y tế Đức cho biết quyết định đình chỉ tiêm vắc-xin AstraZeneca được đưa ra theo lời khuyên của cơ quan quản lý vắc-xin nước này. Viện Paul Ehrlich đã kêu gọi điều tra thêm về bảy trường hợp xảy ra các cục máu đông trong não của những người đã được tiêm chủng.
“Quyết định hôm nay là một biện pháp phòng ngừa hoàn toàn”, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp cũng sẽ ngừng cấp phát vắc-xin. Ý cũng công bố lệnh cấm tạm thời, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Slovenia cũng vậy.
Các quốc gia khác đã làm như vậy trong vài ngày qua bao gồm Đan Mạch, quốc gia đầu tiên, cũng như Ái Nhĩ Lan, Thái Lan, Hà Lan, Na Uy, Iceland, Congo và Bulgaria. Canada và Anh hiện đang đứng về phía vắc-xin.
Tưởng cũng nên nhắc lại là Bộ trưởng Y tế và Dịch Vụ Xã Hội của Quebec là Christian Dubé đã lên tiếng chỉ trích Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada về lời khuyên đối với vắc xin của các ngài.
Các giám mục đề nghị người Công Giáo nên “ưu tiên” cho các loại vắc-xin Pfizer-BioNTech và Moderna vì chúng có thể “được chấp nhận về mặt đạo đức” hơn những vắc-xin do AstraZeneca và Johnson & Johnson sản xuất.
“Tôi cực lực phản đối tuyên bố của Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada”, Dubé nói qua Twitter. “Tôi mời tất cả những người dân Quebec hãy tin tưởng vào các chuyên gia của chúng tôi và những người từ khắp nơi trên thế giới: tất cả các loại vắc xin mà chúng tôi quản lý đều có hiệu quả”.
Tuyên bố của Dubé được xem là sống sượng và có tính chất kích động dư luận chống các Giám Mục Canada. Thực ra, tuyên bố của các ngài không liên quan gì đến vấn đề hiệu quả hay không, các ngài chỉ đề cập đến tính chất hợp luân lý của việc phát triển các loại vắc xin khác nhau. Nay té ra, có hàng loạt nước cũng đang đặt vấn đề về AstraZeneca.
Source:AP
Brazil hôm thứ Ba báo cáo số ca tử vong vì COVID-19 đạt đến kỷ lục ngay khi ứng viên Bộ trưởng Y tế mới của nước này cam kết tiếp tục các chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Jair Bolsonaro, người đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.
Những bình luận ban đầu của bác sĩ tim mạch Marcelo Queiroga, một ngày sau khi được Bolsonaro bổ nhiệm, làm tiêu tan hy vọng về sự thay đổi đáng kể nhằm hạn chế một đại dịch tồi tệ đã giết chết hơn 280,000 người ở Brazil, nơi đã có số người chết hàng tuần tồi tệ nhất trên thế giới trong tuần qua.
Vào chiều thứ Ba, lần đầu tiên Brazil ghi nhận 2,841 trường hợp tử vong chỉ trong 24 giờ.
Queiroga đã yêu cầu người Brazil đeo khẩu trang và rửa tay nhưng ông không ủng hộ việc giãn cách xã hội hoặc khóa cửa để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Bàn về việc đeo khẩu trang và rửa tay, ông nói:
“Đây là những biện pháp đơn giản nhưng rất quan trọng, bởi vì mọi người có thể thực hiện những biện pháp này để tránh phải đóng cửa nền kinh tế của đất nước”, Queiroga cho biết trong một cuộc họp báo cùng với Bộ trưởng Y tế sắp mãn nhiệm Eduardo Pazuello, một tướng lãnh đang tại ngũ.
Pazuello đã phải chịu áp lực khi số người chết tăng cao, mặc dù ông miễn cưỡng ủng hộ chính sách chống khóa cửa của Bolsonaro. Ông cũng ủng hộ việc tổng thống cho dùng thuốc chống sốt rét để điều trị COVID-19. Hiệu quả của thuốc này bị nhiều chuyên gia y tế tranh cãi.
Queiroga nói thêm rằng chính sách y tế tổng thể do tổng thống đặt ra và bộ trưởng ở đó để thực hiện nó.
Việc bổ nhiệm chính thức Queiroga, người đã vận động cho Bolsonaro vào năm 2018 và phục vụ trong nhóm chuyển tiếp của ông, đã diễn ra vào hôm thứ Tư. Queiroga là bộ trưởng y tế thứ tư của Brazil kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Queiroga, chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Brazil, đã chỉ trích việc sử dụng hydroxychloroquine chống sốt rét để điều trị bệnh nhân COVID-19 trong một cuộc phỏng vấn trên báo vào hôm Chúa Nhật, nói rằng không có bằng chứng khoa học cho thấy nó có hiệu quả, nhưng ông nói thêm rằng các bác sĩ được tự do kê đơn thuốc.
Ông cũng nói rằng việc đóng cửa không phải là cách để ngăn chặn đại dịch, và lặp lại lập trường của Bolsonaro khi tổng thống thách thức các chuyên gia y tế công cộng và các thống đốc bang ở Brazil chứng minh cho ông thấy ích lợi của việc khóa cửa.
Source:Reuters
Một giám mục Anh cho biết ngài sợ rằng Tiến Trình Công Nghị ở Đức sẽ dẫn đến một “ly giáo trên thực tế”. Ly giáo trên thực tế có nghĩa là bề ngoài vẫn xưng danh là Công Giáo nhưng hệ thống tín lý đã hoàn toàn khác.
Đức Cha Philip Egan của Portsmouth nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ngài tin rằng mình có nhiệm vụ lên tiếng về Tiến Trình Công Nghị kéo dài trong nhiều năm nhằm tập hợp các giáo dân và giám mục Đức thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Ngài nói: “Là một giám mục, tôi có trách nhiệm không chỉ đối với Giáo hội trong giáo phận này mà còn đối với Giáo hội hoàn vũ. Tôi có những người bạn Đức và giống như tôi, họ đã quan tâm đến Tiến Trình Công Nghị trong một thời gian”.
“Cách thức mà nó được thiết lập chắc chắn sẽ dẫn đến những kết luận thỏa hiệp về mặt đức tin và xung khắc với Truyền thống của Giáo hội”.
Đức Cha Egan, người đã lãnh đạo giáo phận miền nam nước Anh của ngài từ năm 2012, nói rõ rằng ngài không phản đối việc thảo luận về “các vấn đề nóng bỏng” do các nhà tổ chức của Tiến Trình Công Nghị lựa chọn.
“Tuy nhiên, một phương pháp đúng cách Công Giáo là cần thiết cho một cuộc thảo luận như vậy có thể xảy ra. Điều này sẽ trình bày rõ ràng đạo lý Công Giáo và làm rõ ý nghĩa và giá trị của những đạo lý ấy đối với con người ngày nay”.
Các giám mục Công Giáo Đức đang tiến hành Tiến Trình Công Nghị với sự hợp tác của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK), một tổ chức giáo dân có ảnh hưởng tại quốc gia này.
Các nhóm công tác của Tiến Trình Công Nghị đang chuẩn bị các đề xuất cải cách về các vấn đề giáo huấn và kỷ luật của Giáo hội về hôn nhân, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục và thay đổi giáo huấn về đạo đức tình dục.
Ban đầu người Đức cho rằng Tiến Trình Công Nghị này sẽ cho hệ quả “ràng buộc” tại Đức và cả trên toàn cầu khiến Tòa Thánh phải can thiệp.
Một số ít các giám mục Đức đã công khai bày tỏ quan ngại về tiến trình này.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln đã nói vào tháng 9 năm ngoái rằng kết quả tồi tệ nhất sẽ là Tiến Trình Công Nghị này “dẫn đến sự chia rẽ và do đó tách Giáo hội Đức ra khỏi tình hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ”.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA, Đức Hồng Y nói rằng ngài lo lắng rằng điều này sẽ tạo ra “một cái gì đó giống như một Giáo Hội quốc gia Đức”.
Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg đã chỉ trích Tiến Trình Công Nghị Đức, cáo buộc các nhà tổ chức thiếu minh bạch.
Đức Cha Egan nói với CNA: “Nỗi lo lắng của tôi là chúng ta đang ở rất gần điểm không thể quay trở lại của Tiến Trình Công Nghị này - khi các giám mục và mọi người đưa ra các quan điểm khác với huấn quyền phổ quát và kỷ luật của Giáo hội, ví dụ như việc truyền chức linh mục cho phụ nữ, cho người Tin lành rước lễ”
“Điều này sẽ dẫn đến một cuộc ly giáo trên thực tế sẽ rất khó sửa chữa (và phức tạp về mặt thần học)”.
Source:Catholic News Agency
Ngày 25 tháng 3, Thánh bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống, phối hợp với Bộ Truyền thông khai mạc một chương trình mới đánh dấu năm năm Tông huấn “Niềm Vui Yêu Thương” (Amoris laetitia) được phát hành. Mười gia đình từ nhiều nơi trên thế giới đã chia sẻ những cảm nghiệm của gia đình họ, trong một video khai mạc. Đức Hồng Y Farrell gọi đó là "một lời mời gọi đáp trả những thách thức của thời đại ngày nay và nói lên những hạnh phúc của cuộc sống gia đình."
(Tin Vatican - Alessandro De Carolis)
"Niềm Vui Tình Yêu mà các gia đình cảm nghiệm được cũng là niềm vui của Giáo Hội."
Những lời mở đầu của Tông huấn “Niềm Vui Yêu Thương” (Amoris laetitia), được Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 19 tháng 3 năm 2016, nói lên những tình cảm lo lắng của Giáo hội hoàn vũ dành cho các "giáo hội tại gia" là các gia đình.
Với một sự cẩn trọng sâu sắc, 325 đoạn trong tài liệu của Tông huấn đã tìm hiểu sâu xa “thần học thân xác” trước những thách đố trong cuộc sống gia đình và làm sống lại vẻ đẹp ban sơ của chương trình tạo dựng mà Thiên Chúa mong muốn.
Kỷ niệm 5 năm
Năm năm sau, Thánh Bộ về Giáo dân, Gia đình và Đời sống đã quyết định tổ chức lễ kỷ niệm này và phát động một năm đặc biệt mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn, đã được Tông huấn “Niềm Vui Yêu Thương” (Amoris laetitia) truyền cảm hứng bằng cách đưa ra một loạt những sáng kiến...
Mở đầu bằng sự chia sẻ cảm nghiệm cụ thể của mười gia đình từ nhiều nơi chốn khác nhau, bắt đầu vào ngày 25 tháng 3, những chia sẻ về cuộc sống và đức tin, đồng thời đối chiếu cuộc sống của các gia đình đó với những lời giáo huấn của Đức Thánh Cha. Hàng tháng sẽ có 10 cặp khác nhau chia sẻ và ĐTC sẽ tập chú vào một phần của tài liệu.
Các video, kèm theo những trợ giúp mục vụ có thể tải xuống được phát hành với sự hợp tác của Thánh Bộ Truyền thông, sẽ được xuất bản bằng năm thứ tiếng trên cổng thông tin “Vatican”, cũng như trên trang mạng web www.amorislaetitia.va
Món quà của Đức Thánh Cha
Khi trình bày về dự án, Đức Hồng Y Kevin Farrell, người đứng đầu Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống cho hay những video tài liệu này là "món quà mà Đức Thánh Cha Phanxicô ban cho mỗi người chúng ta." Chúng cũng là "một khoảnh khắc để ghi nhớ những giáo huấn tuyệt vời này có liên quan đến thế giới chúng ta ngày nay."
Đức Hồng Y Farrell kết luận: "Tôi hy vọng và cầu nguyện cho tất cả chúng ta có thể đến với nhau để nghe, để cảm nhận và ý thức được tầm quan trọng của tài liệu này đối với thế giới chúng ta ngày nay. Đây là những giây phút lịch sử của nhân loại, là thời điểm đòi hỏi mỗi người chúng ta phải cam kết tìm hiểu rõ hơn những thách đố và ơn phước của cuộc sống gia đình, vì lợi ích của nhân loại và cho xã hội chúng ta nói chung."
“Nếu phát hiện khoa học bị bỏ qua và không được ghi nhận, như trong trường hợp của tuyên bố này, Huấn Quyền làm suy yếu thẩm quyền của mình”, tuyên bố nói.
“Văn bản được đặc trưng bởi một cử chỉ cha chú, bề trên và phân biệt đối xử với những người đồng tính luyến ái và kế hoạch cuộc sống của họ”.
Tuyên bố này mang nặng tính chất hàm hồ. Nó không chỉ ra cụ thể thế nào là “thiếu chiều sâu thần học, thiếu hiểu biết về khoa chú giải Kinh Thánh và chỉ giải thích một cách giáo điều.”
Tưởng cũng nên nhắc lại, Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, đã ban hành một “Responsum ad dubium” nghiã là một bản “phúc đáp cho một vấn đề hồ nghi” vào ngày 15 tháng 3 để trả lời câu hỏi, “Giáo hội có quyền ban phép lành cho các kết hiệp đồng tính hay không?”. CDF đã trả lời, ‘Không’, kèm theo một bản giải thích lý do rất chi tiết với các luận điểm thần học và tín lý, và có cả một bài bình luận.
Phán quyết đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận và truyền công bố và được ký bởi Đức Hồng Y Tổng trưởng CDF Luis Ladaria và thư ký là Đức Tổng Giám Mục Giacomo Morandi.
Văn kiện đã gây ra phản ứng mạnh ở các nước nói tiếng Đức, nơi một số giám mục đã công khai lên tiếng ủng hộ việc ban phép lành cho các kết hiệp đồng tính. Tiêu biểu nhất là Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.
Chỉ vài giờ sau khi CDF đưa ra tuyên bố này, Giám mục Bätzing nói rằng câu trả lời của CDF đối với câu hỏi về khả năng ban phép lành cho các kết hiệp đồng giới phản ánh “tình trạng giáo huấn của Giáo hội như được thể hiện trong một số tài liệu của Giáo triều Rôma”, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo.
Ông nói tiếp: “Tại Đức và các nơi khác của Giáo hội trên toàn thế giới, đã có những cuộc thảo luận trong một thời gian về cách thức mà giáo huấn và việc phát triển giáo lý này nói chung có thể được nâng cao với những lập luận khả thi - trên cơ sở những chân lý căn bản của đức tin và luân lý, những suy tư thần học tiến bộ, và cũng là sự cởi mở với những kết quả gần đây hơn của khoa học nhân văn và hoàn cảnh sống của con người ngày nay. Không có câu trả lời dễ dàng cho những câu hỏi kiểu này”.
Một số linh mục Công Giáo cho biết trên mạng xã hội rằng họ sẽ tiếp tục ban phép lành cho các kết hiệp đồng tính luyến ái, trong khi một số nhà thờ Công Giáo đã treo cờ cầu vồng, bao gồm cả nhà thờ chính tòa của Giáo phận Rottenburg-Stuttgart.
Nhưng các giám mục Đức khác đã hoan nghênh việc làm sáng tỏ của Vatican, bao gồm Đức Cha Rudolf Voderholzer, Giám Mục Regensburg và Đức Cha Stefan Oster, Giám Mục Passau.
Source:Catholic News Agency
Cha Robert P. Imbelli, một linh mục của Tổng giáo phận New York, là tác giả của cuốn sách “Rekindling the Christic Imagination”, nghĩa là “Khơi dậy trí tưởng tượng về Chúa Kitô”. Hôm 19 tháng Ba, ngài đã có một bài nhận định liên quan đến các phản ứng chống báng tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc không thể chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
By Fr. Robert P. Imbelli
Tình trạng vô đạo hiện tại
Không cần đến sự tinh anh sáng suốt, người ta cũng có thể dự đoán được một số phản ứng tiêu cực gây sốt đối với tuyên bố gần đây của Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, trong đó tuyên bố việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính là bất hợp pháp. Người ta chỉ cần nhớ lại câu châm ngôn đã cũ kỹ của Scholastics: “Quidquid pititur ad modum receiveris recitur” - “bất cứ thứ gì nhận được đều đã được tiếp nhận tùy theo khả năng của người nhận”.
“Phương thức tiếp nhận” thống trị hiện nay đã được nhà văn quá cố Philip Rieff phác họa vào giữa những năm chuyển đổi văn hóa vào thập niên 1960 trong cuốn sách “The Triumph of the Therapy” – “Sự Khải Hoàn của Liệu Pháp [Tuỳ Cơ Ứng Biến]”, một cuốn sách mang tính tổng kết và tính tiên tri. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa bị thống trị bởi tính chủ quan và duy cảm xúc, mà hàng ngày bánh mì của nó là việc công bố long trọng “câu chuyện của tôi”, “sự thật của tôi”, và “vùng thoải mái của tôi”. Phản ứng phổ biến đối với tuyên bố của CDF là sự than van vì “bị tổn thương” chỉ đưa ra cho chúng ta một sự xác nhận cho luận điểm của Rieff.
Trong một nền văn hóa như vậy, khi CDF đề cập đến những biểu thức như “sự thật của các nghi thức phụng vụ”, “chính bản chất của các á bí tích”, “đòi hỏi một cách khách quan”, thì những biểu thức như thế chắc chắn sẽ vấp phải trở ngại. Và lời tuyên bố dám kết luận với khẳng định đanh thép rằng “Thiên Chúa không bao giờ ngừng chúc phúc cho mỗi người con lữ hành của Ngài trên thế giới này... Nhưng Ngài không và không thể ban phước cho bất kỳ tội lỗi nào” chỉ là một tai tiếng trong tâm trí của nhiều người.
Điều quan trọng là phải nhận ra rằng phản ứng của CDF thừa nhận mối quan tâm mục vụ thực sự của nhiều người ủng hộ việc chúc lành đó. CDF đánh giá cao mong muốn “chào đón và đồng hành” với các cá nhân khi họ trưởng thành trong đức tin. Tuy nhiên, không giống như một số người nói một cách dễ dàng thoải mái về “sự đồng hành”, tuyên bố này nêu bật rất rõ ràng về mục tiêu của sự đồng hành và nội dung của đức tin: đó là sự thánh khiết mà tất cả những người đã chịu phép rửa tội đều được mời gọi - một sự thánh khiết được Chúa Giêsu Kitô thể hiện và kích hoạt. Và, mặc dù không được trích dẫn rõ ràng, lời khuyến khích của Thánh Phaolô đối với các tín hữu thành Rôma có thể đã được sử dụng như lời khuyến cáo của tuyên bố: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12: 1–2).
Tuyên bố của CDF, mặc dù xem ra như tập trung vào vấn đề chúc phúc cho các kết hiệp đồng tính, nhưng lại có ảnh hưởng rộng rãi hơn nhiều. Tuyên bố ấy đối diện với cuộc khủng hoảng đang lan tràn trong đạo Công Giáo kể từ khi Công đồng kết thúc. Cuộc khủng hoảng đi sâu xa hơn những tương phản về “phong cách” của một giáo hoàng nào đó, hoặc sự cân bằng thích hợp cần được đề cập đến giữa “thể chế” và “đặc sủng” hay giữa “pháp lý” và “ mục vụ. “ Nó liên quan đến bản chất bí tích, là hình thức nổi bật của Nhiệm thể Chúa Kitô.
Sự can thiệp của CDF dường như là vì tình hình của Giáo hội ở Đức, nơi mà việc chúc lành cho các kết hiệp kiểu đó đang được đề cao và thực hiện, với sự khuyến khích, ngấm ngầm hoặc công khai, của một số giám mục. Nhưng bối cảnh rộng hơn là cái gọi là “Tiến Trình Công Nghị” đang được tiến hành ở đó. Các tài liệu sơ bộ của Tiến Trình Công Nghị đã làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi rằng những gì đang diễn ra không phải là sự phát triển của đạo lý, mà là sự tương đối hóa và phá hoại đạo lý. Và điều này kết hợp quá chặt chẽ với liệu pháp tuỳ cơ ứng biến đặc trưng cho phần lớn Công Giáo phương Tây.
Cuộc khủng hoảng hiện tại của chúng ta đã được Thánh John Henry Newman dự đoán cách đây 150 năm. Trong một bài diễn văn khánh thành Chủng viện Thánh Bernard, Đức Hồng Y Newman thừa nhận rằng mọi thời đại đều có những nguy cơ riêng biệt, và Giáo hội sẽ luôn bị tàn phá do những hành vi sai trái và thất bại của các thành viên, cũng như bởi những cuộc tấn công của kẻ thù. Nhưng hiện tại ngài đã cảnh báo rằng “Kitô Giáo chưa bao giờ có kinh nghiệm về một thế giới đơn giản là phi tôn giáo” - chúng ta có thể nói đó là một thế giới của những “Nones” – tức là những người thờ ơ với tôn giáo. Và vì vậy Đức Hồng Y Newman đặt tiêu đề cho bài diễn văn của mình là “Tình trạng vô đạo trong tương lai”.
Tất nhiên, đối với Đức Hồng Y Newman, một dấu hiệu chính của cuộc khủng hoảng sắp xảy ra này là cái mà ngài gọi là “tinh thần cấp tiến trong tôn giáo”. Theo tinh thần này “những gì được mạc khải trong tôn giáo không phải là chân lý, nhưng là tình cảm và thị hiếu; không phải là một đức tin khách quan”. Điều này dẫn đến niềm tin rằng “mỗi cá nhân có quyền khi nói về những gì gây ấn tượng với sở thích của mình”. Mặc dù Đức Hồng Y Newman thừa nhận rằng tư duy này có thể mang nhiều chiêu bài khác nhau ở các quốc gia khác nhau, “đặc điểm chung và giống nhau ở mọi nơi là tính chất bội giáo” của nó.
“Bội giáo” có nhiều hình thái đa dạng, nhưng tất cả đều có một hệ quả sinh tử. Sáu mươi năm sau bài phát biểu của Đức Hồng Y Newman, H. Richard Niebuhr đã viết một cáo phó cho ngõ cụt đáng buồn của đạo Tin lành cấp tiến: “Các thừa tác viên coi mình là Chúa Kitô không có Thập tự giá đã trình bày một Đức Chúa Trời không có cơn thịnh nộ, và đã đưa những người không muốn phạm tội vào một vương quốc không có sự phán xét.” Trong Mùa Chay này, Newman và Niebuhr cung cấp một lời mời gọi tự vấn lương tâm cho tất cả những người Công Giáo.
Source:First Things
Trước thánh lễ,cộng đoàn đi kiệu cung nghinh Thánh Giuse.Kế đó, trong lời đầu lễ,Linh mục chánh xứ mời gọi tất cả mọi người cùng tin tưởng vào sự bảo trợ của Thánh Giuse,ngài đã gìn giữ giáo xứ trong suốt dòng lịch sử.
Xem Hình
Trong phần chia sẻ Tin Mừng,Linh mục chánh xứ Vinh sơn phác họa vài nét về Thánh Giuse trong vai trò là cha nuôi của Chúa Giêsu.Thánh Giuse bằng tình phụ tử,trong sự âm thầm bé nhỏ, ngài hết mực yêu thương chăm sóc gia đình thánh,Chúa Giêsu và Đức Maria.Thánh Giuse là người cha hiền lành, làm nhiều hơn nói, Trong tình hình dịch bệnh Covid 19 như hiện nay, chúng ta thấy có những người làm việc âm thầm lặng lẽ nhưng lại vai trò của họ rất quan trọng,họ đã hết lòng xả thân phục vụ vì tình yêu thương,đó là những bác sĩ,nhân viên y tế ở bệnh viện, những người ở các cơ sở chăm sóc bệnh nhận.Trong những người âm thầm đó có các linh mục,dù trong hoàn cảnh nào, các ngài vẫn phải thi hành tác vụ thánh của mình ngay cả trong mùa đại dịch,vẫn phải đi ban các bí tích.
Tình yêu của Thánh Giuse dành cho gia đình thánh là tình yêu tự hiến.Yêu thương là làm cho người mình yêu được nâng lên.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,chúng ta học yêu thương là biết chấp nhận như Thánh Giuse,đón nhận Đức Maria đang mang thai về làm vợ mình,trở thành Hôn Phu của Đức Maria.Điều này cũng có nghĩa là,Thánh Giuse “xin vâng” với Thánh ý Thiên Chúa, chấp nhận làm cha của Đức Giêsu về pháp lý,cộng tác trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Trong cuộc sống, chúng ta học nơi Thánh Giuse thái độ biết chấp nhận thánh ý Thiên Chúa,chấp nhận những nghịch cảnh xảy đến,khi gặp những gian nan,khi chịu những mất mát thiệt thòi chúng ta vẫn “xin vâng”.Hơn nữa, Đức Kitô mời gọi chúng ta bước đi, chính Đức Kitô đón nhận Thập Giá chịu chết tủi nhục đau thương để sống lại vinh quang.Thánh Giuse với trái tim của người cha luôn can đảm bước đi trước mọi khó khăn gian khổ,Thiên Chúa truyền dạy sao thì thánh nhân làm vậy.Vì thế, Thánh Giuse là mẫu gương của những gia trưởng,những người mẹ và tất cả chúng ta trong việc đón nhận thánh ý Chúa.
Linh mục chánh xứ kết luận: Thiên Chúa sẽ làm những điều tốt đẹp cho chúng ta.Hãy cộng tác với Thiên Chúa như Thánh Giuse.Mỗi người chúng ta chỉ cần làm những việc nhỏ bé âm thầm thôi,nhưng kết quả thì lại tốt đẹp ngoài sự tưởng tượng của chúng ta.
Trong phần trước khi kết lễ,ông Giuse Trần Đình Chiến,Chức vụ tạm thời xử lý thường vụ HĐMVGX đại diện giáo xứ có những tâm tình tri ân linh mục chánh xứ.Sau đó,Linh mục chánh xứ cầu chúc cho giáo xứ luôn phát triển,mọi người biết cộng tác với nhau trong những công việc chung.
Thánh lễ kết thúc vào khoảng 19g30,cộng đoàn giáo xứ tham dự buổi hội trại thật vui tươi nhân ngày bổn mạng giáo xứ.
Bài viết: Martinô Lê Hoàng Vũ
Hình ảnh: Phan Long
Mở đầu là nghi thức tiếp nhận ở cuối nhà thờ, sau đó các anh chị em dự tòng rước Lm chủ tế lên cung thánh bắt đầu Thánh lễ tạ ơn.
Xem Hình
Trong bài giảng, Lm chủ tế chia sẻ: Thánh lễ hôm nay là một Thánh lễ đặc biệt vì hôm nay có 17 anh chị em lãnh nhận các bí tích khai tâm, 7 anh chị em lãnh nhận bí tích Thêm sức và 4 đôi hợp thức hóa hôn nhân, niềm vui thật lớn lao cho giáo xứ chúng ta vì trong thời gian qua xã hội giãn cách vì dịch cúm Corona, nhưng vì yêu mến Chúa các anh chị em vẫn được các anh chị hướng dẫn đễ rồi hôm nay, các anh chị em ký kết với Chúa một giáo ước tình yêu để trở thành con cái Chúa.
Nhìn lại lịch sử cứu độ chúng ta thấy sau khi ông bà nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đã không bỏ con người và Thiên Chúa đã hứa sẽ ban đấng cứu độ đến để cứu con người. Trong bài đọc 1 chúng ta thấy Thiên Chúa hứa sẽ ký một giao ước mới, giáo ước này là giao ước vĩnh cửu mà mỗi khi cừ hành thánh lễ chúng ta thấy lời của Chúa khi Ngài thiết lập” Đây là máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho an hem được tha tội”.
Ngài quảng diễn: Chúng ta những người tin Chúa mong Chúa đến cứu độ chúng ta đã được ký kết giao ước đó trong ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Và lát nữa đây các anh chị em sẽ cam kết từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng niềm tin của mình.để ký kết với Chúa một giao ước mới, giao ước yêu thương.
Sau bài giảng Lm chủ tế ban các bí tích khai tâm Kitô giáo.
Rửa Tội: Khi anh chị em lãnh nhận nước này, từ đây anh chị em trở nên một với Đức Kitô, chịu chết, mai táng và phục sinh với Ngài.
Trao áo trắng: Áo trắng anh chị em mặc và hãy giử nó tinh tuyền cho đến khi ra trình diện trước mặt Đức Kitô.
Trao nến phục sinh: Anh chị em hãy giữ ngọn lửa đức tin trong lòng, để khi Đức Kitô đến, anh chị em ra đón rước Người.
Bí tích Thêm sức: Anh chị em lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Người sẽ ban cho anh chị em thêm sức mạnh trong đức tin, ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, lòng can đảm và biết kính sợ Thiên Chúa.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ
Thánh lễ kết thúc lúc 18g30. Sau đó Lm chánh xứ chụp hình chung với các anh chị em tân tòng.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Thập niên 1990, Tổng liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney có tổ chức chương trình giáo lý cho các cấp. Các cấp khác tìm được tài liệu giáo khoa dễ dàng, riêng cấp ba nghĩa sĩ thì gặp nhiều ưu tư hơn về loại tài liệu này. Để giúp các giảng viên giáo lý và các em nghĩa sĩ có tài liệu đọc thêm chúng tôi đã tìm tòi một số bài viết đó đây liên quan đến nội dung bài giáo lý được trình bầy. Chúng tôi đã cho phổ biến trên VietCatholic News một số bài viết đó như Đức Tin Đại Học (08/Nov/2020), Ngày của Chúa (15/Nov/2020), Áo choàng Nôe (15/Nov/2020), Thấy Mặt Anh Em (17/Nov/2020), Theo hay không theo (21/Nov/2020). Nay, xin được gửi tới qúi độc giả Một số suy tư về sự sống
1. Mẹ tôi:
Mẹ tôi mang thai tôi lúc người đã ngoài bốn mươi. Bác sĩ cho người hay rất có thể tôi sẽ bị dị hình lúc sinh ra, vì vậy ông khuyên người nên phá thai. Về phương diện y khoa, người ta chứng minh rằng các phụ nữ lớn tuổi thường dễ sinh con mang hội chứng Downs (đầu to,bẹt, mắt xếch và đần độn) (Marieb, 1089). May mắn một điều, vì đức tin của mẹ tôi, người đã tiếp tục mang thai tôi, và tháng Mười năm 1981, tôi sinh ra đời hoàn toàn lành lặn.
Nếu mẹ tôi bằng lòng phá thai, thì việc phá thai của người được mệnh danh là Phá Thai Vì Lý Do Y Khoa khác với lối Phá Thai Do Yêu Càu rất thường xẩy ra nơi những bà mẹ trẻ hơn. Tờ Daily Telegraph số ngày 25 tháng Giêng năm 1996 cho hay một cuộc nghiên cứu mới đây do Hiệp Hội Y Khoa Mỹ thực hiện chứng tỏ rằng phá thai có thể gia tăng nguy cơ ung thư vú. Hiệp hội Tranh Đấu Quyền Sống tại Queensland công bố rằng phá thai đem lại nhiều rủi ro y khoa đáng kể, như tử vong cho người mẹ, các biến chứng tức thời và các biến chứng cho những lần có thai sau. Các xáo trộn tâm lý như mặc cảm tội lỗi, lo âu xao xuyến và cô độc cũng là những hậu quả đã được nhận dạng (Hiệp Hội Tranh Đấu Quyền Sống ở Canberra, năm 1994).
Nếu mẹ tôi bằng lòng phá thai, hôm nay tôi đã chẳng có mặt ở đây. Tôi chẳng làm sao nghe được tiếng chim hót, thưởng thức được hoa thơm cỏ lạ, cùng muôn điều tốt đẹp Chúa đã dựng nên cho hết thẩy chúng ta cùng hưởng.
Jodie Roche, Australian Catholics, Spring 1996
Với quyền do Chúa Kitô ban cho Thánh Phêrô và các Đấng Kế vị, trong niềm hiệp thông với các giám mục, Tôi tuyên bố rằng trực tiếp phá thai, tức là nhắm phá thai như một mục đích hoặc như một phương tiện, luôn luôn là một sự lỗi luật luân lý một cách nặng nề, vì đó là sự cố tình sát hại một con người vô tội. Đạo lý này dựa trên luật tự nhiên và lời Chúa được ghi chép; đạo lý này đã được truyền thống của Giáo hội truyền lại và được Huấn quyền bình thường và phổ quát của Giáo Hội tuyên dạy
ĐTC Gioan Phaolô 2, Phúc Âm Sự Sống, 62
2. Người hành khất:
Một người đàn ông chán đời nọ đang đứng nhìn xuống giòng nước từ một chiếc cầu cao. Ông đốt một điếu thuốc lá cuối cùng trước khi kết liễu cuộc đời.
Ông không còn lối thoát nào khác hơn nữa. Ông đã làm đủ mọi cách để lấp đầy nỗi chán chường trong tâm hồn. Ông đã đi đây đi đó, ông đã tìm lạc thú trong các cuộc vui chơi trác táng, ông đã đến với mọi hơi men và khói thuốc. Nhưng chán chường vẫn cứ chán chường. Ông thử thời vận lần cuối cùng bằng một cuộc hôn nhân, nhưng không có một ngưòi đàn bà nào có thể ở bên cạnh ông được vài tháng, bởi vì ông đòi hỏi quá nhiều, nhưng lại không biết nghĩ đến người khác. Ông đã nhận ra rằng ông đã chán chường mà cũng không ai được hạnh phúc bên cạnh ông. Chỉ còn giòng sông may ra mới mang lại cho ông sự thanh thản. Người đàn ông chưa hút xong điếu thuốc thì có một người hành khất cũng đi qua chiếc cầu. Con người rách rưới đó dừng lại nhìn người đàn ông và chìa tay xin giúp đỡ. Người đàn ông chán đời không ngần ngại rút cả ví tiền và trao cho người hành khất. Ông giải thích rằng bên kia thế giới, ông không cần tiền bạc nữa. Người hành khất cầm lấy chiếc ví một lúc rồi trao lại cho khổ chủ. Ông ta nhìn thẳng vào đôi mắt của kẻ chán đời và nói: Thưa ông, tôi không cần một số tiền lớn như thế. Tuy là một người hành khất, nhưng tôi không là một kẻ hèn nhát. Tôi cũng không muốn cầm tiền của một kẻ hèn nhát. Ông hãy giữ lại tiền của ông và đem qua bên kia thế giới của ông. Nói xong, người hành khất ném cả chiếc ví tiền xuống giòng sông rồi lặng lẽ bước đi, bỏ mặc kẻ chán đời tiếp tục gậm nhắm nỗi đắng cay chua xót của mình.
Đã hút xong điếu thuốc, nhưng kẻ chán đời vẫn chưa muốn kết liễu cuộc đời. Ông nhìn theo người hành khất đang khuất xa dần. Tự nhiên, ông không còn muốn chết nữa, mà chỉ muốn nhặt lại chiếc ví để trao tặng cho người hành khất. Chưa một lần nào trong đời, ông biết mở ví trao tặng cho bất cứ người nào. Giờ phút này, ông muốn mở rộng tâm hồn, mở rộng đôi tay để trao tặng và tiếp tục sống. Nghĩ như thế, kẻ chán đời đứng thẳng lên, rời bỏ cây cầu và tiếp tục đuổi theo cho kỳ được người hành khất.
Lẽ Sống, tr.56-57.
3. Phúc âm sự sống:
Ngày 25 tháng 3 năm 1995, nhân ngày lễ Truyền Tin, từ điện Vatican, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô cho công bố Phúc Âm Sự Sống không riêng gửi các tín hữu Công Giáo mà thôi, mà là gửi toàn thể nhân loại, chủ đích đề cập đến giá trị và tính cách bất khả xâm phạm của sự sống con người. Ông Kenneth L. Woodward, trong bài Sự Sống, Sự Chết Và Đức Giáo Hoàng đăng trên tạp chí Time, cho rằng mỗi vị giáo hoàng đều để lại một dấu ấn trong lịch sử qua một thông điệp. Đối với Đức Gioan 23, đó là thông điệp Hoà Bình Trên Thế Giới (Pacem In Terris), đối với Đức Phaolô 6, đó là Sự Sống Con Người (Humanae Vitae), còn đối với Đức Gioan Phaolồ 2, đó chính là Phúc Âm Sự Sống (Evangelium Vitae), thông điệp thứ 11 của ngài. Thực vậy, nó là thông điệp sáng sủa nhất, tha thiết nhất và cũng gây ấn tượng mạnh mẽ nhất.
Trong thông điệp này, ngài bàn đến những vấn đề sôi động nhất hiện nay có liên hệ trực tiếp đến sự sống con người: phá thai, giết người êm ái (euthanasia), dùng bào thai người trong nghiên cứu y khoa và án tử hình. Tất cả, theo ngài, đều là dấu chỉ của một thứ văn hoá chết chóc đang đe doạ phẩm giá và tự do của con người. Đây là một trong những văn kiện hiếm có trong lịch sử Giáo hội trong đó một vị giáo hoàng phải nại tới thẩm quyền giáo huấn của Giáo hội để tuyên bố một số hành vi, nhất là phá thai và giết người êm ái, là luôn luôn xấu. Tuy nhiên, thông điệp này không phải chỉ là một bản liệt kê (litany) những điều cấm chỉ (Thou Shall Not), mà cũng đưa lại nhiều điều mới mẻ và đầy hy vọng, một mời gọi căn để có tính cách phúc âm để tạo nên một văn hóa mới, Văn Hoá Sự Sống, nhằm tôn trọng phẩm giá con người từ lúc mới được tượng thai cho đến lúc qua đời.
Bản thông điệp mới này xuất hiện ở một thời điểm trong đó vị Giáo hoàng 74 tuổi đang được nhiều người ngưỡng mộ. Cuốn sách truớc đó của Ngài tức cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới,với hơn 1.6 triệu bản được bán riêng tại Hoa Kỳ. Cuốn Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo đã bán đến 2.3 triệu bản, và đang được Nhà Doubleday tái bản. Chính vì thế, một nhà xuất bản đời khác là Times Books đang biến Phúc Âm Sự Sống thành một sách bán liền với 180,000 đơn đặt hàng trong lúc đang in. Đây cũng là văn kiện đầu tiên được Vatican phát hành dưới dạng dĩa nhựa cho máy vi tính và được gửi tới hàng giám mục thế giới qua hệ thống E-Mail.
Điều lý thú là, khi nói đến vấn đề phá thai và giết người êm ái, có người cho rằng Thánh Kinh đâu có đề cập gì đến hai chuyện ấy. Đức Gioan Phaolô 2 đồng ý như vậy, nhưng cho hay: Thánh kinh không đề cập đến hai vấn đề đó vì những việc như làm hại, tấn công và khước từ sự sống trong những trường hợp như thế là điều hoàn toàn xa lạ đối với lối suy nghĩ tôn giáo và văn hóa của dân Chúa. Mặt khác, nếu chú tâm đến câu chuyện Cain giết em, đến các Tiên Tri và Thánh Vịnh, ta sẽ thấy Cựu Ước đã coi trọng quà phúc sự sống như thế nào và coi việc sát hại kẻ vô tội như xúc phạm đến phẩm giá con người ra sao. Rồi lại có quan điểm cho rằng bào thai đâu đã là người mà cần phải tôn trọng. Đức Giáo Hoàng cho hay: nó sẽ không bao giờ thành người nếu nó đã không là người rồi.
Chủ điểm của Thông điệp là: sự sống con người là thánh thiêng, và chỉ mình Thiên Chúa mới là chủ tể sự sống. Điều ấy đúng đối với mọi giai đoạn của đời sống con người: đối với người đã sinh ra và đối với người còn trong lòng mẹ, đối với người khỏe mạnh cũng như đối với người khuyết tật hay bệnh họan, với người trẻ cũng như với người già. Mục sư Billy Graham ca ngợi Đức Giáo Hoàng đã can đảm và sáng suốt bênh vực tính cách thánh thiêng của sự sống con người trước bước chân khinh xuất của thế giới hiện đại đang bước vào bạo lực và chết chóc không cần thiết.
Kỳ sau: Hạnh Phúc
1. Bệnh viện quá đông ba bệnh nhân COVID bị bỏ quên chết trong vụ cháy bệnh viện Bangladesh
Ông Nazmul Haque, giám đốc bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 ở thủ đô Dhaka, cho biết các bệnh nhân đang sử dụng máy thở trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện đã tử vong sau khi ngọn lửa bùng lên, khiến các nhân viên y tế bỏ chạy. Họ di tản được một số bệnh nhân nhưng quên mất 3 bệnh nhân này.
Sau khi ngọn lửa được khống chế, họ phát hiện ra 3 bệnh nhân này đã chết. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ cháy, một viên chức của sở cứu hỏa thủ đô cho biết.
Các bệnh viện đang phải vật lộn để đối phó với sự gia tăng đột biến trong các ca nhiễm coronavirus trong tháng này ở Bangladesh. Thủ đô Dhaka đã báo cáo 559,168 trường hợp nhiễm coronavirus và 8,571 trường hợp tử vong.
Các quy định lỏng lẻo và việc thực thi kém thường được cho là nguyên nhân dẫn đến các vụ hỏa hoạn lớn ở quốc gia Nam Á khiến hàng trăm người thiệt mạng trong những năm gần đây.
Năm ngoái, Giáo Hội Công Giáo ở Bangladesh đã phải khóc thương Đức Tổng Giám Mục Moses Costa của TGP Chittagong, Bangladesh qua đời ở tuổi 69. Ngài là giáo sĩ cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo Bangladesh qua đời vì đại dịch coronavirus.
Đức Tổng Giám Mục đã được các bác sĩ chẩn đoán âm tính với Covid-19 vào ngày 22 tháng 6, và Ngài tiếp tục ở lại bệnh viện để điều trị. Nhưng tình hình sức khỏe của ngài có vấn đề vào ngày 8 tháng 7. Ngài được đưa vào khu trợ thở ICU. Ngài bị đột quỵ và bị xuất huyết não ngày 9 tháng 7, nên qua đời vào sáng thứ Hai 13 tháng 7
Source:Reuters
2. Cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Woelki về báo cáo Gercke
Báo cáo Gercke có lẽ là nghiên cứu minh bạch và toàn diện nhất từng được thực hiện bởi một tổ chức ở Đức về chủ đề bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên: Việc công bố Báo cáo Gercke độc lập dày 800 trang hôm 18 tháng 3, là nhằm làm rõ vai trò và trách nhiệm trong Tổng giáo phận Köln. Báo cáo này được Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục của Köln, ra lệnh thực hiện từ năm 2014.
Vào tháng 12 năm 2018, tổng giáo phận đã ủy quyền cho công ty luật Westpfahl Spilker Wastl ở Munich kiểm tra các hồ sơ nhân sự liên quan từ năm 1975 trở đi để xác định “những thiếu sót cá nhân, hệ thống hoặc định chế nào đã phải chịu trách nhiệm trước đây đối với các vụ lạm dụng tình dục được che đậy hoặc không bị trừng phạt một cách đến nơi đến chốn”.
Sau khi các luật sư tư vấn cho tổng giáo phận nêu lên những lo ngại về “những thiếu sót về phương pháp luận” trong nghiên cứu của công ty luật này, Đức Hồng Y Woelki đã ủy quyền cho chuyên gia luật hình sự có trụ sở tại Köln, là Giáo sư Björn Gercke viết một báo cáo mới.
Đức Hồng Y Woelki bị các thành phần cấp tiến xem là một trở ngại cho Tiến Trình Công Nghị tại Đức. Cho nên, khi ngài không công bố ngay báo cáo của công ty luật Westpfahl Spilker Wastl, ngài đã bị cáo buộc là có ý bao che, và liên tục bị các phương tiện truyền thông yêu cầu từ chức.
Tháng 12 vừa qua, để mọi việc được minh bạch, Đức Hồng Y Woelki đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô mở cuộc điều tra về cách làm việc của chính ngài trong nỗ lực chống nạn lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNA Deutsch vào ngày 18 tháng 3, Đức Tổng Giám Mục của Köln đã nói về việc công bố báo cáo Gercke và những bước tiếp theo.
Thưa Đức Hồng Y, phản ứng của riêng ngài như thế nào khi cuối cùng ngài đã cầm trên tay bản báo cáo được mong đợi từ lâu trong ngày hôm nay?
Tôi chưa từng đọc qua báo cáo này cho đến ngày hôm nay, cũng như công chúng và bất kỳ ai có vai trò trách nhiệm trong Tổng giáo phận Köln. Sau cùng, tôi đã hứa sẽ có một quan điểm pháp lý thực sự độc lập, trên cơ sở đó các viên chức có hành vi sai trái trong việc xử lý các vụ lạm dụng có thể phải chịu trách nhiệm.
Tôi an tâm phần nào rằng, nhờ cuộc điều tra của chuyên gia này, giờ đây chúng tôi cuối cùng đã xác định rõ ràng về quá khứ. Đồng thời, tôi rất buồn và rúng động bởi những gì chúng ta đã nghe về hành vi sai trái đã được xác định. Nhìn chung, tôi cảm thấy có trách nhiệm rất lớn cho chặng đường phía trước. Đối với tôi, điều đó có nghĩa là rút ra các kết luận cần thiết dựa trên các dữ kiện và kết quả hiện có sẵn cho chúng tôi.
Các bước tiếp theo là gì, thưa Đức Hồng Y?
Trước hết, tôi sẽ đọc tất cả 800 trang trong bản báo cáo này. Trong vài ngày tới, tôi sẽ có nhiều cuộc thảo luận với các nhân viên của mình và tất nhiên, với những người ở vị trí chịu trách nhiệm, nhằm mục đích công bố bất kỳ thay đổi nhân sự và tổ chức nào vào ngày 23 tháng 3. Báo cáo Gercke không phải là kết luận chung cuộc công việc chúng tôi, mà là điểm khởi đầu cho các đánh giá tiếp theo.
Đức Hồng Y có thể hiểu các cuộc thảo luận về tiến trình điều tra, sự cần thiết của một báo cáo thứ hai và những mối quan tâm được nêu ra không?
Vâng, tôi có thể hiểu được sự không hài lòng về sự chậm trễ và sự thiếu kiên nhẫn được thể hiện trong một số thành phần. Tôi chân thành xin lỗi vì chúng tôi đã gây thêm đau đớn cho các nạn nhân bằng con đường khó khăn khi đối mặt với bạo lực tình dục ở Tổng giáo phận Köln. Thật không may, chúng tôi không có lựa chọn thay thế cho quyết định đưa ra ý kiến của chuyên gia thứ hai, bởi vì chúng tôi cần một sự minh bạch về phương pháp luận và một cơ sở vững chắc để xác định rõ trách nhiệm về mặt tổ chức trong Giáo Hội của chúng ta và để có thể ngăn ngừa những sai lầm tương tự xảy ra trong tương lai.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Tổng Giám Mục Hamburg xin từ chức sau báo cáo về các trường hợp lạm dụng tại tổng giáo phận Köln
Hôm thứ Năm 18 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Hamburg đã thông báo rằng ngài đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô và yêu cầu được “từ chức ngay lập tức” khỏi mọi trách nhiệm.
Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg đã đưa ra tuyên bố ngắn gọn của mình trực tiếp trên YouTube vào ngày 18 tháng 3, và nói rằng: “Tôi tin chắc rằng nhận trách nhiệm là một phần trong các nghĩa vụ của chúng tôi để chủ động đối phó với chương đen tối này theo cách tốt nhất có thể và hướng tới một kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai cho tất cả mọi người, trước hết là cho chính các nạn nhân”.
“Tôi chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ sự che đậy nào. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về những thiếu sót của hệ thống”, Đức Cha Heße nói.
Đức Tổng Giám Mục phụ trách nhân sự mục vụ tại Tổng giáo phận Köln từ năm 2006 đến năm 2012. Ngài đảm nhiệm cương vị tổng đại diện từ năm 2012 đến năm 2015 trước khi được tấn phong Tổng Giám Mục Hamburg vào ngày 14 tháng 3 năm 2015.
Một báo cáo được chờ đợi từ lâu vừa được công bố vào hôm thứ Năm đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về một số vụ xảy ra trong thời gian ngài phục vụ ở Köln.
Báo cáo Gercke dài 800 trang, được gọi là “Cuộc điều tra độc lập về việc xử lý bạo lực tình dục ở Tổng giáo phận Köln,” bao gồm giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2018 và kiểm tra 236 hồ sơ chi tiết để xác định các tội lỗi và các vi phạm pháp luật, đồng thời những người phải chịu trách nhiệm về những điều này.
Báo cáo Gercke không quy lỗi trực tiếp cho Đức Cha Heße. Tuy nhiên, theo báo cáo, có 9 trường hợp riêng biệt với 11 tội danh đã xảy ra trong thời gian ngài phụ trách nhân sự mục vụ tại Tổng giáo phận Köln.
“Tôi phải và tôi sẽ rút ra những hậu quả từ những hành động của mình vào thời điểm đó và cả những vụ việc liên quan đến nghĩa vụ mà tôi đang thi hành. Tôi rất hối hận nếu tôi đã gây thêm đau khổ cho những người bị ảnh hưởng và người thân của họ do hành động của tôi hoặc những thiếu sót của tôi”, Đức Tổng Giám Mục nói trong tuyên bố của mình.
Thực ra, chúng ta nên biết điều này: Tờ Die Tagespost cảnh báo rằng tình trạng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ cùng lắm thì cũng như ở các quốc gia khác, không phải là vấn đề nổi cộm. Vấn đề trở thành nghiêm trọng không phải vì con số các vụ lạm dụng tính dục mà là chính sách “lạm dụng tội lỗi lạm dụng”. Nói cho dễ hiểu hơn là chính một số Giám Mục đã và đang lợi dụng các tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ để cổ vũ cho các ý thức hệ xa lìa đức tin dưới chiêu bài đối phó với tội lỗi lạm dụng tình dục. Cho người Tin lành rước lễ hay chúc lành cho các kết hiệp đồng tính thì có liên quan gì đến việc đối phó với tội lỗi lạm dụng tình dục?
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, là người đã được minh oan bởi bản báo cáo, đã tuyên bố hôm thứ Năm rằng, bước đầu tiên, ngài sẽ “tạm thời ngưng chức” hai viên chức là Đức Cha Dominikus Schwaderlapp, một Giám Mục Phụ Tá của Köln và là một cựu tổng đại diện, và Cha Günter Assenmacher, một viên chức của tổng giáo phận.
Báo cáo của Gercke xác định những lo ngại về việc hai vị này giải quyết các trường hợp lạm dụng và các vị sẽ bị đình chỉ cho đến khi các cáo buộc được làm rõ.
Tổng giáo phận tổ chức một cuộc họp báo vào ngày thứ hai 23 tháng 3, trong đó Đức Hồng Y Woelki bình luận chi tiết hơn về phản ứng của ngài đối với báo cáo này, với những hậu quả có thể xảy ra đối với các viên chức bị chỉ trích trong báo cáo.
Source:Catholic News Agency
4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, trong số những người lên dự lễ, có mấy người Hy lạp. Họ đến gặp Philipphê quê ở Bêtania, xứ Galilêa, và nói với ông rằng: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Philip-phê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đáp: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha”. Lúc đó có tiếng từ trời phán: “Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa”. Ðám đông đứng đó nghe thấy và nói đó là tiếng sấm. Kẻ khác lại rằng: “Một thiên thần nói với Ngài”. Chúa Giêsu đáp: “Tiếng đó phán ra không phải vì Ta, nhưng vì các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xử, bây giờ là lúc thủ lãnh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”. Người nói thế để chỉ Người phải chết cách nào.
Trong bài huấn dụ từ thư viện của Dinh Tông Tòa trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Vào Chúa Nhật thứ năm của Mùa Chay, phụng vụ công bố bài Tin Mừng, trong đó Thánh Gioan đề cập đến một sự kiện xảy ra trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Kitô, ngay trước cuộc Khổ nạn (x. Ga 12: 20-33). Trong khi Chúa Giêsu đang ở Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, một số người Hy Lạp, bị hấp dẫn bởi những gì Ngài đang làm, bày tỏ mong muốn được gặp Ngài. Đến gần Tông đồ Philipphê, họ nói với ông rằng: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu” (câu 21). “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Chúng ta hãy ghi nhớ điều ước ao này: “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Philipphê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Theo yêu cầu của những người Hy Lạp đó, chúng ta có thể thấy câu hỏi mà rất nhiều người nam nữ, từ mọi nơi và mọi lúc, gửi đến Giáo hội và đến cả với mỗi người chúng ta: “Chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”.
Và Chúa Giêsu đáp ứng yêu cầu đó như thế nào? Thưa: Theo một cách khiến anh chị em phải suy nghĩ. Ngài nói như vậy: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh […] Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt (cc. 23-24). Những từ này dường như không trả lời câu hỏi mà những người Hy Lạp đó đặt ra. Thực ra, những lời ấy còn đi xa hơn. Thật vậy, Chúa Giêsu tiết lộ rằng đối với mọi người muốn tìm kiếm Ngài, Chúa Giêsu là hạt giống không lộ ra sẵn sàng chết để sinh nhiều hoa trái. Như muốn nói: nếu bạn muốn biết tôi, nếu bạn muốn hiểu tôi, hãy nhìn vào hạt lúa mì chết trong lòng đất, tức là hãy nhìn vào thập giá.
Chúng ta phải nghĩ đến dấu chỉ thánh giá, qua nhiều thế kỷ đã trở thành biểu tượng xuất sắc của các Kitô hữu. Ngay cả những người ngày nay cũng muốn “gặp gỡ Chúa Giêsu”, có lẽ đến từ các quốc gia và nền văn hóa mà Kitô Giáo ít được biết đến, trước hết họ thấy điều gì? Dấu hiệu phổ biến nhất mà họ gặp được là gì? Cây thánh giá, chính là cây thánh giá. Trong nhà thờ, trong nhà của các tín hữu Kitô, là những người cũng mang biểu tượng ấy trên chính thân xác của mình. Điều quan trọng là dấu chỉ ấy phù hợp với Tin Mừng: Thập giá chỉ có thể diễn tả tình yêu, sự phục vụ, tự hiến mà không cần phải đặt trước: chỉ bằng cách này, nó mới thực sự là “cây sự sống”, một sự sống dồi dào.
Ngay cả ngày nay, nhiều người, thường không nói ra điều đó một cách minh nhiên, họ cũng muốn “gặp Chúa Giêsu”, gặp Ngài, biết Ngài. Từ đây, chúng tôi hiểu trách nhiệm lớn lao của các Kitô hữu và cộng đồng của chúng ta. Chúng ta cũng phải đáp lại bằng các chứng tá về một cuộc sống được ban cho để phục vụ, một cuộc sống mang phong cách của Thiên Chúa – đó là gần gũi, từ bi, dịu dàng, và hiến thân phục vụ. Đó là gieo mầm yêu thương không phải bằng những lời nói cao siêu, mà bằng những tấm gương cụ thể, giản dị và dũng cảm, không phải bằng những lý thuyết lên án mà bằng những cử chỉ yêu thương. Sau đó, với ân sủng của Ngài, Chúa làm cho chúng ta sinh hoa trái, ngay cả khi mặt đất khô cằn do hiểu lầm, khó khăn hoặc bắt bớ, hoặc những tuyên bố về pháp lý hay luân lý xuất phát từ chủ nghĩa giáo sĩ trị. Đây là mảnh đất khô cằn. Ngay lúc đó, trong thử thách và cô độc, khi hạt giống chết đi, thì lại là thời điểm cho sự sống nảy mầm, sinh hoa kết trái đúng lúc. Chính trong sự đan xen giữa cái chết và sự sống, chúng ta có thể cảm nghiệm được niềm vui và hoa trái đích thực của tình yêu, điều mà tôi luôn nhắc lại, được ban cho theo phong cách của Thiên Chúa: gần gũi, từ bi, dịu dàng.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta bước theo Chúa Giêsu, bước đi mạnh mẽ và hạnh phúc trên con đường phục vụ, để tình yêu của Chúa Kitô tỏa sáng trong mọi thái độ của chúng ta và ngày càng trở thành nếp sống hằng ngày của chúng ta.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay ở Ý là Ngày Tưởng niệm và Cam kết để tưởng nhớ các nạn nhân vô tội của mafias. Mafias có mặt ở nhiều nơi trên thế giới và bằng cách khai thác đại dịch, chúng làm giàu bằng tham nhũng. Thánh Gioan Phaolô II đã tố cáo “văn hóa chết chóc” của chúng và Đức Bênêđíctô XVI đã lên án chúng là “ những con đường chết chóc”. Những cấu trúc tội lỗi, như cấu trúc mafia, trái với Phúc âm của Chúa Kitô, trong đó người ta đánh đổi đức tin bằng việc thờ ngẫu tượng. Hôm nay chúng ta tưởng nhớ tất cả các nạn nhân và làm mới cam kết của chúng ta chống lại mafias.
Ngày mai là Ngày Nước Thế giới, mời gọi chúng ta suy ngẫm về giá trị của ân sủng tuyệt vời và không thể thay thế này của Thiên Chúa. Đối với những tín hữu chúng ta, “chị nước” không phải là một thứ hàng hóa: nhưng là một biểu tượng phổ quát và là nguồn sống và sức khỏe. Có quá nhiều anh em khó tiếp cận được với nước và có lẽ phải chấp nhận những nguồn nước bị ô nhiễm! Cần bảo đảm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cho mọi người. Tôi cảm ơn và khuyến khích tất cả những người, với sự chuyên nghiệp và trách nhiệm khác nhau, làm việc cho mục đích rất quan trọng này. Ví dụ, tôi đang nghĩ về trường Đại học Nước, ở quê hương tôi, về những người làm việc để mang nó về phía trước và làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của nước. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh chị em người Á Căn Đình đang làm việc tại trường Đại học Nước này.
Tôi chào tất cả anh chị em, những người được kết nối thông qua các phương tiện truyền thông, với một kỷ niệm đặc biệt dành cho những người bệnh và người cô đơn. Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa vui vẻ và tạm biệt!
Source:Holy See Press Office
1. Một linh mục cho rằng phép lạ của Thánh Giuse đã xảy ra khi chiếc máy bay gãy đôi mà không ai thiệt mạng
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết Cha Gonzalo Mazarrasa, một linh mục người Tây Ban Nha, đã ghi công Thánh Giuse vì sự sống sót của tất cả hành khách trên chiếc máy bay mà anh trai ngài Jaime Mazarrasa đang lái vào năm 1992. Chiếc máy bay gặp nạn đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống phi trường quốc tế Granada.
Cha Mazarrasa, vào thời điểm đó, đang là một chủng sinh học ở Rôma và vừa hoàn thành 30 ngày cầu nguyện với Thánh Giuse về “những điều không thể xảy ra” thì cùng ngày hôm đó chiếc máy bay của anh trai ngài bị gãy làm đôi trên đường băng.
Theo báo chí địa phương, 26 trong số 94 hành khách bị thương nhưng không ai thiệt mạng. Chương trình truyền hình Tây Ban Nha El Hormiguero gọi nó là “chiếc máy bay thần kỳ”.
Trong một bài báo gần đây được công bố trên mạng truyền thông xã hội Công Giáo Hozana, Cha Mazarrasa đã kể câu chuyện về chiếc máy bay “máy bay thần kỳ” của hãng hàng không Aviaco và cho rằng đó là nhờ lời cầu bầu của Thánh Giuse, vị thánh “có quyền lực rất lớn trước ngai Thiên Chúa”.
Vị linh mục nói: “Trong những ngày đó, tôi đang học ở Rôma vào năm 1992 và cư trú tại Trường Cao đẳng Thánh Giuse của Tây Ban Nha, nơi mà năm đó đã kỷ niệm một trăm năm thành lập”.
“Tôi đang hoàn thành buổi cầu nguyện 30 ngày để cầu xin Thánh Giuse cho những điều không thể xảy ra và một chiếc máy bay đã gãy đôi khi hạ cánh ở Granada với gần một trăm người trên máy bay: người phi công là anh trai tôi”.
“Chỉ có một người đàn ông bị thương nặng nhưng đã hồi phục. Từ hôm đó tôi xác tín rằng Thánh Giuse có rất nhiều quyền năng trước Ngai Thiên Chúa”, vị linh mục nói.
“Năm nay tôi đã một lần nữa cầu nguyện 30 ngày với Người phối ngẫu của Đức Maria vào tháng Ba, là tháng của ngài. Tôi đã làm điều đó ba mươi năm nay và Thánh Giuse chưa bao giờ làm tôi thất vọng, trái lại ngài đã vượt xa mọi kỳ vọng của tôi”.
“Tôi biết mình đã đặt niềm tin vào ai. Để bước vào thế giới này, Chúa chỉ cần một người phụ nữ. Nhưng cũng cần một người đàn ông chăm sóc bà và Con bà, và Thiên Chúa nghĩ đến một người con của Nhà Đavít: là Thánh Giuse.”
Vị linh mục khuyến khích mọi người cầu xin “Thánh Cả Giuse dạy chúng ta mang Mẹ Maria và Chúa Giêsu vào nhà của chúng ta, như Thánh Giuse đã làm, để chúng ta luôn sống trong ơn nghĩa với Chúa.”
Source:Catholic News Agency
2. Các quốc gia lớn ở Âu Châu đình chỉ sử dụng vắc xin AstraZeneca
Một số quốc gia châu Âu - bao gồm Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha - đã đình chỉ việc sử dụng vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca hôm thứ Hai do báo cáo về các cục máu đông nguy hiểm ở một số người nhận, mặc dù công ty và các nhà quản lý quốc tế nói rằng không có bằng chứng nào là do kết quả của việc tiêm vắc-xin này.
AstraZeneca là một trong ba loại vắc xin được sử dụng trên lục địa. Nhưng mối lo ngại leo thang là một trở ngại khác đối với chiến dịch tiêm chủng của Liên minh Âu Châu, vốn đang bị cản trở bởi tình trạng thiếu hụt và các rào cản khác và đang tụt hậu rất nhiều so với các chiến dịch ở Anh và Mỹ.
Cơ quan quản lý dược phẩm của Âu Châu đã triệu tập một cuộc họp vào thứ Năm để xem xét việc phát hiện của các chuyên gia về AstraZeneca và quyết định xem có cần phải hành động hay không.
Sự phản đối diễn ra khi phần lớn Âu Châu đang thắt chặt các hạn chế đối với trường học và doanh nghiệp trong bối cảnh các trường hợp COVID-19 gia tăng.
Bộ trưởng Y tế Đức cho biết quyết định đình chỉ tiêm vắc-xin AstraZeneca được đưa ra theo lời khuyên của cơ quan quản lý vắc-xin nước này. Viện Paul Ehrlich đã kêu gọi điều tra thêm về bảy trường hợp xảy ra các cục máu đông trong não của những người đã được tiêm chủng.
“Quyết định hôm nay là một biện pháp phòng ngừa hoàn toàn”, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp cũng sẽ ngừng cấp phát vắc-xin. Ý cũng công bố lệnh cấm tạm thời, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Slovenia cũng vậy.
Các quốc gia khác đã làm như vậy trong vài ngày qua bao gồm Đan Mạch, quốc gia đầu tiên, cũng như Ái Nhĩ Lan, Thái Lan, Hà Lan, Na Uy, Iceland, Congo và Bulgaria. Canada và Anh hiện đang đứng về phía vắc-xin.
Tưởng cũng nên nhắc lại là Bộ trưởng Y tế và Dịch Vụ Xã Hội của Quebec là Christian Dubé đã lên tiếng chỉ trích Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada về lời khuyên đối với vắc xin của các ngài.
Các giám mục đề nghị người Công Giáo nên “ưu tiên” cho các loại vắc-xin Pfizer-BioNTech và Moderna vì chúng có thể “được chấp nhận về mặt đạo đức” hơn những vắc-xin do AstraZeneca và Johnson & Johnson sản xuất.
“Tôi cực lực phản đối tuyên bố của Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada”, Dubé nói qua Twitter. “Tôi mời tất cả những người dân Quebec hãy tin tưởng vào các chuyên gia của chúng tôi và những người từ khắp nơi trên thế giới: tất cả các loại vắc xin mà chúng tôi quản lý đều có hiệu quả”.
Tuyên bố của Dubé được xem là sống sượng và có tính chất kích động dư luận chống các Giám Mục Canada. Thực ra, tuyên bố của các ngài không liên quan gì đến vấn đề hiệu quả hay không, các ngài chỉ đề cập đến tính chất hợp luân lý của việc phát triển các loại vắc xin khác nhau. Nay té ra, có hàng loạt nước cũng đang đặt vấn đề về AstraZeneca.
Source:AP
3. Brazil có số ca tử vong vì COVID-19 đạt kỷ lục khi bộ trưởng y tế mới chuẩn bị nhậm chức
Brazil hôm thứ Ba báo cáo số ca tử vong vì COVID-19 đạt đến kỷ lục ngay khi ứng viên Bộ trưởng Y tế mới của nước này cam kết tiếp tục các chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Jair Bolsonaro, người đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.
Những bình luận ban đầu của bác sĩ tim mạch Marcelo Queiroga, một ngày sau khi được Bolsonaro bổ nhiệm, làm tiêu tan hy vọng về sự thay đổi đáng kể nhằm hạn chế một đại dịch tồi tệ đã giết chết hơn 280,000 người ở Brazil, nơi đã có số người chết hàng tuần tồi tệ nhất trên thế giới trong tuần qua.
Vào chiều thứ Ba, lần đầu tiên Brazil ghi nhận 2,841 trường hợp tử vong chỉ trong 24 giờ.
Queiroga đã yêu cầu người Brazil đeo khẩu trang và rửa tay nhưng ông không ủng hộ việc giãn cách xã hội hoặc khóa cửa để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Bàn về việc đeo khẩu trang và rửa tay, ông nói:
“Đây là những biện pháp đơn giản nhưng rất quan trọng, bởi vì mọi người có thể thực hiện những biện pháp này để tránh phải đóng cửa nền kinh tế của đất nước”, Queiroga cho biết trong một cuộc họp báo cùng với Bộ trưởng Y tế sắp mãn nhiệm Eduardo Pazuello, một tướng lãnh đang tại ngũ.
Pazuello đã phải chịu áp lực khi số người chết tăng cao, mặc dù ông miễn cưỡng ủng hộ chính sách chống khóa cửa của Bolsonaro. Ông cũng ủng hộ việc tổng thống cho dùng thuốc chống sốt rét để điều trị COVID-19. Hiệu quả của thuốc này bị nhiều chuyên gia y tế tranh cãi.
Queiroga nói thêm rằng chính sách y tế tổng thể do tổng thống đặt ra và bộ trưởng ở đó để thực hiện nó.
Việc bổ nhiệm chính thức Queiroga, người đã vận động cho Bolsonaro vào năm 2018 và phục vụ trong nhóm chuyển tiếp của ông, đã diễn ra vào hôm thứ Tư. Queiroga là bộ trưởng y tế thứ tư của Brazil kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Queiroga, chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Brazil, đã chỉ trích việc sử dụng hydroxychloroquine chống sốt rét để điều trị bệnh nhân COVID-19 trong một cuộc phỏng vấn trên báo vào hôm Chúa Nhật, nói rằng không có bằng chứng khoa học cho thấy nó có hiệu quả, nhưng ông nói thêm rằng các bác sĩ được tự do kê đơn thuốc.
Ông cũng nói rằng việc đóng cửa không phải là cách để ngăn chặn đại dịch, và lặp lại lập trường của Bolsonaro khi tổng thống thách thức các chuyên gia y tế công cộng và các thống đốc bang ở Brazil chứng minh cho ông thấy ích lợi của việc khóa cửa.
Source:Reuters
4. Giám mục Công Giáo Anh lo ngại Tiến Trình Công Nghị của Đức sẽ dẫn đến ‘cuộc ly giáo trên thực tế’
Một giám mục Anh cho biết ngài sợ rằng Tiến Trình Công Nghị ở Đức sẽ dẫn đến một “ly giáo trên thực tế”. Ly giáo trên thực tế có nghĩa là bề ngoài vẫn xưng danh là Công Giáo nhưng hệ thống tín lý đã hoàn toàn khác.
Đức Cha Philip Egan của Portsmouth nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ngài tin rằng mình có nhiệm vụ lên tiếng về Tiến Trình Công Nghị kéo dài trong nhiều năm nhằm tập hợp các giáo dân và giám mục Đức thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Ngài nói: “Là một giám mục, tôi có trách nhiệm không chỉ đối với Giáo hội trong giáo phận này mà còn đối với Giáo hội hoàn vũ. Tôi có những người bạn Đức và giống như tôi, họ đã quan tâm đến Tiến Trình Công Nghị trong một thời gian”.
“Cách thức mà nó được thiết lập chắc chắn sẽ dẫn đến những kết luận thỏa hiệp về mặt đức tin và xung khắc với Truyền thống của Giáo hội”.
Đức Cha Egan, người đã lãnh đạo giáo phận miền nam nước Anh của ngài từ năm 2012, nói rõ rằng ngài không phản đối việc thảo luận về “các vấn đề nóng bỏng” do các nhà tổ chức của Tiến Trình Công Nghị lựa chọn.
“Tuy nhiên, một phương pháp đúng cách Công Giáo là cần thiết cho một cuộc thảo luận như vậy có thể xảy ra. Điều này sẽ trình bày rõ ràng đạo lý Công Giáo và làm rõ ý nghĩa và giá trị của những đạo lý ấy đối với con người ngày nay”.
Các giám mục Công Giáo Đức đang tiến hành Tiến Trình Công Nghị với sự hợp tác của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK), một tổ chức giáo dân có ảnh hưởng tại quốc gia này.
Các nhóm công tác của Tiến Trình Công Nghị đang chuẩn bị các đề xuất cải cách về các vấn đề giáo huấn và kỷ luật của Giáo hội về hôn nhân, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục và thay đổi giáo huấn về đạo đức tình dục.
Ban đầu người Đức cho rằng Tiến Trình Công Nghị này sẽ cho hệ quả “ràng buộc” tại Đức và cả trên toàn cầu khiến Tòa Thánh phải can thiệp.
Một số ít các giám mục Đức đã công khai bày tỏ quan ngại về tiến trình này.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln đã nói vào tháng 9 năm ngoái rằng kết quả tồi tệ nhất sẽ là Tiến Trình Công Nghị này “dẫn đến sự chia rẽ và do đó tách Giáo hội Đức ra khỏi tình hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ”.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA, Đức Hồng Y nói rằng ngài lo lắng rằng điều này sẽ tạo ra “một cái gì đó giống như một Giáo Hội quốc gia Đức”.
Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg đã chỉ trích Tiến Trình Công Nghị Đức, cáo buộc các nhà tổ chức thiếu minh bạch.
Đức Cha Egan nói với CNA: “Nỗi lo lắng của tôi là chúng ta đang ở rất gần điểm không thể quay trở lại của Tiến Trình Công Nghị này - khi các giám mục và mọi người đưa ra các quan điểm khác với huấn quyền phổ quát và kỷ luật của Giáo hội, ví dụ như việc truyền chức linh mục cho phụ nữ, cho người Tin lành rước lễ”
“Điều này sẽ dẫn đến một cuộc ly giáo trên thực tế sẽ rất khó sửa chữa (và phức tạp về mặt thần học)”.
Source:Catholic News Agency